SlideShare a Scribd company logo
1 of 28
Download to read offline
Kiến thức cơ bản về điện – điện tử trên ôtô và xe Bus

CHUYÊN ĐỀ 1: KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ HỆ THỐNG ĐIỆN – ĐIỆN TỬ
                        VÀ ĐIỀU KHIỂN TỰ ĐỘNG TRÊN ÔTÔ

1.1. CÁC LINH KIỆN THƯỜNG DÙNG TRÊN ÔTÔ

1.1.1. Cầu chì

       Cầu chì là thiết bị bảo vệ thông dụng nhất, được nối giữa nguồn điện và
phụ tải dùng để bảo vệ mạch điện khi dòng điện vượt quá giá trị định mức.




                                 a                          b
                                     Hình 1.1. Cầu chì
                             a. Bình thường; b. Khi tác động


       Trên ôtô cầu chì thường được bố trí thành từng cụm (hộp cầu chì). Hộp
cầu chì thường được bố trí dưới nắp capô hoặc dưới bảng táplô điều khiển.
       Trên ôtô thường sử dụng 2 loại cầu chì: loại dẹt (Blade fuse) và loại hộp
(Cartridge fuse).

                                                                     1
                                      3                                       3

                                                        2
                                 1
      2




                                           4
                    a                                                    b

                    Hình 1.2. Cấu tạo cầu chì; a. Loại dẹt; b.Loại hộp
          1. Phần tử nóng chảy; 2. Vỏ; 3. Dòng điện định mức; 4. Đầu nối




  Biên soạn: ThS. Phạm Quốc Thái                                             Trang 1
Kiến thức cơ bản về điện – điện tử trên ôtô và xe Bus

       Giá trị dòng điện định mức của cầu chì được ghi trên vỏ cầu chì hoặc
được mã hoá bằng màu.

                Bảng 1.1: Dòng điện định mức của các loại cầu chì

     Cầu chì loại dẹt (Blade fuse)            Cầu chì loại hộp (Cartridge fuse)

        Iđm                   Màu                       Iđm          Màu

          5                Vàng/nâu                     30           Hồng

         7.5                  Nâu                       40         Xanh đậm

         10                    Đỏ                       50            Đỏ

         15                Xanh nhạt                    60           Vàng

         20                  Vàng                       80            Đen

         25               Trong suốt                    100        Xanh nhạt

         30                Xanh đậm



1.1.2. Rơle (Relay)

       Rơle là thiết bị đóng mở trung gian, có chức năng như bộ khuếch đại dòng
(dùng dòng điện nhỏ điều khiển dòng lớn). Rơle được dùng hầu hết các mạch
điều khiển trên ôtô như: điều khiển còi, đèn, bơm nhiên liệu, khởi động, điều
hoà, quạt làm mát,…

       Rơle thường được bố trí thành từng cụm. Trên hầu hết các loại xe, các
rơle thường được bố trí dưới nắp capô hoặc dưới bảng táplô điều khiển,…

       Rơle bao gồm cuộn dây 2 được quấn trên lõi thép 1, cặp tiếp điểm 3 (gồm
tiếp điểm động và tiếp điểm tĩnh). Khi cuôn dây rơle được cấp dòng điện thì trên
lõi thép sinh ra lực điện từ làm hút cần tiếp điểm và đóng tiếp điểm, cấp nguồn
động lực cho hệ thống làm việc.




  Biên soạn: ThS. Phạm Quốc Thái                                            Trang 2
Kiến thức cơ bản về điện – điện tử trên ôtô và xe Bus


  a                                       b             2


                                              3
  4


      2


                                                        1                                3
                          1

                 Hình 1.3. Cấu tạo cầu chì; a. Từ nguồn; b. Đến phụ tải;
              1. Lõi thép; 2. Cuôn dây; 3. Tiếp điểm; 4. Công tắc điều khiển




                      Hình 1.4. Sơ đồ mạch các loại rơle trên ôtô


          Rơle dùng trên ôtô có nhiều hình dạng khác nhau: loại 3 chân, 4 chân,
5 chân.




                Hình 1.5. Sơ đồ chân các loại rơle điển hình trên ôtô


  Biên soạn: ThS. Phạm Quốc Thái                                               Trang 3
Kiến thức cơ bản về điện – điện tử trên ôtô và xe Bus

       Khi rơle ngắt, trên cuộn dây rơle xuất hiện sức điện động tự cảm có thể
lên đến 200V có chiều ngược lại, sức điện động này có thể làm hỏng thiết bị điều
khiển (Transistor) hỏng. Để dập tắt sức điện động ngược, bên trong cuộn dây
rơle được nối song song Điot hoặc điện trở (có giá trị lớn).




                  Hình 1.6. Sơ đồ mạch các loại rơle tích hợp Điot


       Việc kiểm tra, chẩn đoán rơle có thể thực hiện bằng cách: quan sát, dùng
đồng hồ đo, dùng nguồn điện.




                      Hình 1.7. Sơ đồ mạch điều khiển còi điện



  Biên soạn: ThS. Phạm Quốc Thái                                        Trang 4
Kiến thức cơ bản về điện – điện tử trên ôtô và xe Bus



1.1.3. Điot

1.1.3.1. Công dụng:

       Điot được cấu tạo từ hai lớp bán dẫn loại P và N tiếp xúc với nhau. Điot
chỉ cho dòng điện đi qua theo 1 chiều từ Anode sang Cathode. Nó được coi như
van một chiều trong mạch điện và được dùng rộng rãi trong các mạch chỉnh lưu,
mạch ổn áp, mạch bảo vệ,..




                                             Etx

                      Hình 1.8. Sơ đồ ký hiệu và cấu tạo của Điot


1.1.3.2. Cấu tạo, nguyên lý hoạt động:

       Khi cho hai lớp bán dẫn P và N tiếp xúc với nhau, các hạt dẫn điện sẽ
khuếch tán quan lớp tiếp giáp, hình thành điện trường tiếp xúc Etx có chiều từ N
sang P. Điện trường này tạo nên sự chuyển động gia tốc của các hạt và ngăn cản
sự khuếch tán, tạo nên trạng thái cân bằng động. Trạng thái cân bằng động này sẽ
bị phá vỡ nếu khi đặt vào hai lớp tiếp xúc một điện trường ngoài.

       Khi đặt vào Điot một nguồn điện ngoài Ung có chiều như hình 1.9, sẽ sinh
ra điện trường ngoài Eng có chiều cùng chiều với Etx (chiều từ N sang P). Khi đó,
điện trường ngoài Eng xếp chồng với điện trường Etx tạo nên điện trường tổng làm
cho các hạt dẫn bị dồn về phía hai đầu lớp bán dẫn, làm tăng bề rộng vùng nghèo
điện tích. Trong trường hợp này, Điot bị khoá (phân cực ngược).




  Biên soạn: ThS. Phạm Quốc Thái                                         Trang 5
Kiến thức cơ bản về điện – điện tử trên ôtô và xe Bus




                              P                          N




                                                   Etx
                                                   Eng




                                           Ung

                     Hình 1.9. Sơ đồ ký hiệu và cấu tạo của Điot


       Hình 1.10 thể hiện sơ đồ mạch khi phân cực ngược cho Điot, lúc này đèn
sẽ tắt (Lamp off).




              Hình 1.10. Sơ đồ mạch khi phân cực ngược cho Điot




       Khi đặt vào Điot một nguồn điện ngoài Ung có chiều như hình 1.11, sẽ
sinh ra điện trường ngoài Eng (có chiều từ P sang N) ngược chiều với Etx (nhưng
có cường độ lớn hơn nhiều so với Etx). Khi đó điện trường ngoài Eng xếp chồng
với điện trường Etx tạo nên điện trường tổng, gia tốc các hạt chuyển động ồ ạc
qua lớp tiếp giáp, làm phá vỡ lớp tiếp giáp. Trong trường hợp này, Điot được mở
(phân cực thuận).

       Như vậy, tiếp giáp P-N chỉ cho dòng chảy qua một chiều nhất định.




  Biên soạn: ThS. Phạm Quốc Thái                                       Trang 6
Kiến thức cơ bản về điện – điện tử trên ôtô và xe Bus

                            P                           N




                                                Etx
                                                Eng




                                        Ung

                   Hình 1.11. Sơ đồ ký hiệu và cấu tạo của Điot


       Hình 1.12 thể hiện sơ đồ mạch khi phân cực thuận cho Điot, lúc này đèn
sẽ sáng (Lamp on).




                   Hình 1.12. Sơ đồ ký hiệu và cấu tạo của Điot


1.1.3.3. Đặc tuyến Vôn – Ampe của Điot:

       Đặc tuyến Điot biễu thị mối quan hệ giữa dòng điện qua Điot và điện áp
đặt trên hai cực A và K của nó (Hình 1.13). Trên đặc tuyến V-A của Điôt có 3
vùng rõ rệt:

       Vùng (1): Điot được phân cực thuận, với đặc trưng: dòng điện lớn (mA),
điện áp nhỏ, điện trở nhỏ. Khi đạt giá trị uAK ≥ u0 thì Điot phân cực (u0 = 0.7V:
đối với bán dẫn loại Si; u0 = 0.3V: đối với bán dẫn loại Ge).

       Vùng (2): Điot phân cực ngược (khoá), với đặc trưng: điện trở lớn

       Vùng (3): Vùng đánh thủng tiếp giáp P-N, với đặc trưng: dòng điện ngược
tăng mạnh, điện trở nhỏ, điện áp gần như không đổi và đạt giá trị uđt




  Biên soạn: ThS. Phạm Quốc Thái                                           Trang 7
Kiến thức cơ bản về điện – điện tử trên ôtô và xe Bus

                                        IA(mA)



                                                  (1)

                  uđt
                                 (2)
                                                                   uAK(V)
                                                 u0
                      (3)



                      Hình 1.13. Đặc tuyến V-A của Điot bán dẫn
         (1): Vùng Điot phân cực thuận; (2): Vùng Điot phân cực ngược;
                            (3): Vùng đánh thủng tiếp giáp P-N
               uđt: điện áp đánh thủng; u0: điện áp ngưỡng mở Điot


1.1.3.4. Phân loại:

           Theo vật liệu chế tạo: Điot có 2 loại: Si và Ge.

           Theo tần số làm việc giới hạn: Điot tần số cao và Điot tần số thấp.

           Theo công suất: Điot công suất thấp (IAK <300mA), Điot công suất
           cao.

           Theo nguyên lý hoạt động và phạm vi ứng dụng:




                                a                         b




                                c                          d

                                Hình 1.14. Ký hiệu các loại Điot
          a. Điot chỉnh lưu; b. Điot biến dung; c. Điot quang; Điot Zener



  Biên soạn: ThS. Phạm Quốc Thái                                            Trang 8
Kiến thức cơ bản về điện – điện tử trên ôtô và xe Bus

           - Điot chỉnh lưu: dùng để chỉnh lưu nguồn điện xoay chiều thành
nguồn một chiều.

           - Điot ổn định điện áp (Zener): hoạt động theo cơ chế phân cực ngược.
Khi phân cực thuận thì Điot Zener hoạt động như Điot chỉnh lưu nhưng khi phân
cực ngược thì Điot Zener sẽ giữ cố định điện áp bằng giá trị điện áp trên Zener.


Cathode(-)                Anode(+)



              Hình 1.15. Ký hiệu và hình dạng thực tế của Điot Zener


           - Điot quang (photo Diode): bao gồm: điot phát quang (Light Emitting
Diode_LED): khi được phân cực thuận Điot sẽ phát sáng và Điot cảm quang
(photo Diode): khi chiếu ánh sáng vào thì Điot sẽ dẫn.




 Cathode(-)                 Anode(+)




          Hình 1.16. Ký hiệu và hình dạng thực tế của Điot phát quang




   Cathode(-)                Anode(+)




           Hình 1.17. Ký hiệu và hình dạng thực tế của Điot cảm quang



          - Điot biến dung (Varicap Diode): thường dùng trong kỹ thuật giao
  động để ổn định hay điều chỉnh tần số.



  Biên soạn: ThS. Phạm Quốc Thái                                          Trang 9
Kiến thức cơ bản về điện – điện tử trên ôtô và xe Bus




1.1.3.5. Ứng dụng:

a. Ứng dụng Điot chỉnh lưu

   - Chỉnh lưu nửa chu kỳ:

                                                 u

                                            uv(AC)
                Diode        IR
                                                                              t

  uv                              uR
          AC
                                             uR(DC)

                                                                              t

           Hình 1.18. Sơ đồ mạch và dạng tín hiệu chỉnh lưu nửa chu kỳ




   - Chỉnh lưu hai nửa chu kỳ

                                                        u
                                               uv(AC)

                    D2            D1
                                                                                    t
 uv(AC)                                 uR

                        D3         D4
                                        R
                                               uR (DC)


                                                                                    t

               Hình 1.19. Sơ đồ mạch và dạng tín hiệu chỉnh lưu nửa chu kỳ




  Biên soạn: ThS. Phạm Quốc Thái                                         Trang 10
Kiến thức cơ bản về điện – điện tử trên ôtô và xe Bus




   - Chỉnh lưu cầu ba pha

           Cuäün dáy stato           Điot t
                                     Âi äú


                                              D1        D3        D5
                             A
                                              1
                                                        2
                C                B                                         Taíi
                                                                  3

                                                  D2        D4        D6




                         Hình 1.20. Sơ đồ chỉnh lưu cầu 3 pha




        Hình 1.21. Sơ đồ mạch hệ thống cung cấp trên ôtô (chỉnh lưu cầu ba

b. Ổn định điện áp (Điot Zener):




             Input

                                                                 Output


                       Hình 1.22. Sơ đồ mạch ổn định điện áp




  Biên soạn: ThS. Phạm Quốc Thái                                                  Trang 11
Kiến thức cơ bản về điện – điện tử trên ôtô và xe Bus




e. Ứng dụng vệ thiết bị điều khiển




     Hình 1.23. Sơ đồ mạch điều khiển động cơ điện (Điot bảo vệ Transistor)




                                                                 Blower
                                                             M   Motor
      12 BATT



                                     A/C ECU                       Power T/R

       Hình 1.24. Sơ đồ mạch điều khiển quạt A/C (Điot bảo vệ Transistor)


f. Ứng dụng Điot quang :




                                      Photo diode

                Battery 12 volts                                       Lamp




            Hình 1.25. Sơ đồ mạch điều khiển đèn dùng Điot cảm quang




  Biên soạn: ThS. Phạm Quốc Thái                                        Trang 12
Kiến thức cơ bản về điện – điện tử trên ôtô và xe Bus

1.1.3.6. Kiểm tra, chẩn đoán:




                 a                       b                             c

                         Hình 1.26. Hình dạng một số loại Điot
                     a. Điot chỉnh lưu; b. Điot Zener; c. Điot quang

       Việc kiểm tra và chẩn đoán Điot bằng cách dùng đồng hồ điện, được tiến
hành như sau:

       - Ở thang đo điện trở Rx1 ta tiến hành đặt hai que đo vào hai đầu Điot,
sau đó đảo đầu hai que đo.

       - Nếu quan sát thấy kim đồng hồ một lần lên hết, một lần không lên thì
Điot hoạt động tốt.

       - Nếu quan sát thấy kim đồng hồ một lần lên hết, một lần lên 1/3 vạch thì
Điot bị rò rỉ.

       - Nếu quan sát thấy kim đồng hồ hai lần đều lên hết thì Điot bị thủng.

       - Nếu quan sát thấy kim đồng hồ hai lần không lên hết thì Điot bị đứt.




                       Hình 1.27. Kiểm tra Điot bằng đồng hồ kim




  Biên soạn: ThS. Phạm Quốc Thái                                           Trang 13
Kiến thức cơ bản về điện – điện tử trên ôtô và xe Bus

1.1.4. Transistor (BJT)

1.1.4.1. Công dụng:

       Transistor được cấu tạo từ ba lớp bán dẫn ghép với nhau, dùng để khuếch
đại tín hiệu. Transistor là linh kiện rất phổ biến và hầu như có mặt trong tất cả
các mạch điện tử.

1.1.4.2. Cấu tạo, nguyên lý hoạt:

       Transistor gồm ba lớp bán dẫn ghép với nhau hình thành hai lớp tiếp giáp
P-N. Nếu ghép theo thứ tự PNP ta có Transistor thuận, ngược lại nếu ghép theo
thứ tự NPN ta có Transistor nghịch. Về phương diện cấu tạo thì Transistor tương
đương với hai Điot nối ngược chiều nhau.




    Hình 1.28. Cấu tạo, sơ đồ tương đương và ký hiệu của Transistor loại NPN




    Hình 1.29. Cấu tạo, sơ đồ tương đương và ký hiệu của Transistor loại PNP


       Ba lớp bán dẫn được bối với ba cực:

       -   Cực giữa, ký hiệu B (Base) là cực gốc: được nối với lớp bán dẫn mỏng
nhất và mật độ hạt dẫn thấp nhất.

       -   Cực E (Emitter) là cực phát: được nối với lớp bán dẫn có mật độ hạt
dẫn lớn nhất.




  Biên soạn: ThS. Phạm Quốc Thái                                        Trang 14
Kiến thức cơ bản về điện – điện tử trên ôtô và xe Bus

       -     Cực C (Collector) là cực góp: được nối với lớp bán dẫn có mật độ hạt
dẫn trung bình.

       Để Transistor hoạt động thì phải đặt điện áp một chiều vào các cực của nó,
gọi là phân cực cho Transistor. Khi cấp nguồn UBE và UCE như trên hình 1.30
thì lớp tiếp giáp JE phân cực thuận và JC phân cực ngược.

       Đối với Transistor loại NPN, do lớp tiếp giáp JE phân cực thuận nên tạo ra
điện trường gia tốc các electron từ miền E phun qua lớp tiếp giáp JE tạo thành
dòng IE, một phần nhỏ các electron đi vào cực miền B tạo thành dòng IB. phần
còn lại các electron tiếp tục chuyển động sang lớp tiếp giáp JC, tại đây các
electron tiếp tục được gia tốc bởi điện trường (do JC phân cực ngược) và chuyển
động qua miền C, tạo thành dòng IC.




           Hình 1.30. Sơ đồ nguyên lý hoạt động của Transistor loại NPN


       Tương tự, đối với Transistor loại PNP, do lớp tiếp giáp JE phân cực thuận
(hình 1.31) nên tạo ra điện trường gia tốc lỗ trống từ miền E phun qua lớp tiếp
giáp JE tạo thành dòng IE, một phần nhỏ các lỗ trống đi vào cực miền B tạo
thành dòng IB. phần còn lại các lỗ trống tiếp tục chuyển động sang lớp tiếp giáp



  Biên soạn: ThS. Phạm Quốc Thái                                          Trang 15
Kiến thức cơ bản về điện – điện tử trên ôtô và xe Bus

JC, tại đây các lỗ trống tiếp tục được gia tốc bởi điện trường (do JC phân cực
ngược) và chuyển động qua miền C, tạo thành dòng IC.




           Hình 1.31. Sơ đồ nguyên lý hoạt động của Transistor loại NPN

       Quan hệ dòng điện qua các cực của Transistor:
              IE = IB + IC
       Để đánh giá mức độ điều khiển của dòng IB đến dòng IC, người ta định
nghĩa hệ số khuếch đại dòng điện của Transistor (β):
              β = IC/IB

              ⇒ IE = (1 + β)IB
       β có giá trị khoảng vài chục đến vài trăm.

       Như vậy, Transistor như là một khoá điện tử, trong đó B là cực điều
khiển. Để điều khiển phân cực cho Transistor thì:

       - Transistor loại PNP:      UEB ≥ 0.7V: đối với vật liệu bán dẫn Si và
UEB ≥ 0.3V: đối với vật liệu bán dẫn Ge.

       - Transistor loại NPN: UBE ≥ 0.7V: đối với vật liệu bán dẫn Si và
UBE ≥ 0.3V: đối với vật liệu bán dẫn Ge.



  Biên soạn: ThS. Phạm Quốc Thái                                          Trang 16
Kiến thức cơ bản về điện – điện tử trên ôtô và xe Bus

1.1.4.3. Đặc tính của Transistor

       Transistor có ba chế độ làm việc: chế độ khuếch đại, chế độ dẫn bão hoà
và chế độ ngắt. Trong các ứng dụng trên ôtô thường dùng Transistor ở chế độ
dẫn bão hoà và chế độ ngắt.




                         Hình 1.32. Đặc tính của Transistor
      (1): Vùng làm việc khuếch đại; (2): vùng dẫn bão hoà; (3): vùng ngắt


1.1.4.4. Phân loại Transistor

           Theo vật liệu lớp bán dẫn: Transistor PNP (thuận) và NPN (nghịch)

           Theo công suất: Transistor công suất thấp và transistor công suất cao.

           Theo chức năng làm việc: Transistor khuếch đại và Transistor chuyển
           mạch (dẫn bão hoà/ngắt).

           Theo cấu tạo và nguyên lý hoạt động: Transistor lưỡng cực (BJT:
Bipolar Junction Transistor) và Transistor trường (FET: Field - Effect
Transistor)

1.1.4.5. Ứng dụng :

       Trên ôtô Transistor được sử dụng rất phổ biến trong tấc cả các mạch:
mạch điều khiển động cơ quạt điều hoà, mạch điều chỉnh điện áp ( tiết chế bán
dẫn), mạch điều khiển đánh lửa, bên trong bộ điều khiển ECU đều có Transistor
để điều khiển cơ cấu chấp hành,…




  Biên soạn: ThS. Phạm Quốc Thái                                          Trang 17
Kiến thức cơ bản về điện – điện tử trên ôtô và xe Bus




                            R1=1㏀
                                                               M
                                     Collector
                                                                   Motor
                  12V                              D235 (NPN TR)
                                   Base
                                                 Emitter

                           1~100Ω
                           Variable resistor



              Hình 1.33. Sơ đồ mạch điều khiển tốc độ quạt điều hoà

                                                        From ignition key switch




                             Ground G11
                                                      Pin No 23




                     Hình 1.34. Sơ đồ mạch điều khiển đánh lửa




  Biên soạn: ThS. Phạm Quốc Thái                                              Trang 18
Kiến thức cơ bản về điện – điện tử trên ôtô và xe Bus




              Hình 1.35. Sơ đồ ECU điều khiển các cơ cấu chấp hành

1.1.4.5. Chẩn đoán và kiểm tra:




                      a                        b              c

                   Hình 1.36. Hình dạng một số loại Transistor
        a. Transistor BJT công suất nhỏ; b. Transistor BJT công suất lớn;
                            c. Transistor trường (MOSFET)

       Hiện nay trên thị trường có nhiều loại Transistor do nhiều hãng sản xuất
nhưng thông dụng nhất là các Transistor của Nhật, Mỹ và Trung Quốc sản xuất.

       - Transistor do Nhật sản xuất thường bắt đầu bằng các chữ cái: A, B, C,
D,…Ví dụ: A654, B733, C828, D1555,…Trong đó A, B ký hiệu cho Transistor
thuận PNP; các Transistor nghịch NPN ký hiệu C, D. Các transistor công suất
nhỏ ký hiệu: A, C; Các transistor công suất lớn ký hiệu: B, D. Thứ tự chân của
Transistor: từ trái sang phải: ECB với Transistor công suất nhỏ; BCE với
Transistor công suất lớn.




  Biên soạn: ThS. Phạm Quốc Thái                                        Trang 19
Kiến thức cơ bản về điện – điện tử trên ôtô và xe Bus

       - Transistor do Mỹ sản xuất thường bắt đầu bằng 2N,…Ví dụ: 2N2222,
2N3055, 2N4073,…Thứ tự chân của transistor: từ trái sang phải: EBC.

       - Transistor do Trung Quốc sản xuất: bắt đầu bằng số 3, tiếp theo là hai
chữ cái. Chữ cái thứ nhất cho biết loại Transistor: A, B là Transistor thuận PNP;
C, D là Transistor nghịch NPN. Ví dụ: 3CP25, 3AP20,.. Thứ tự chân của
transistor: từ trái sang phải: CBE.

       Để xác định các chân của Transistor có thể sử dụng một trong các biện
pháp sau:

       -    Nhớ nguyên tắc thứ tự chân như trên.

       -    Dựa vào sổ tay tra cứu.

       -    Tra cứu trên mạng internet.

       -    Dùng đồng hồ đo.

       Việc kiểm tra, chẩn đoán Transistor dùng đồng hồ đo (transistor tương
 đương với hai Điot đấu chung cực B).




                 Transistor ngược                 Transistor thuận

                  Hình 1.37. Sơ đồ tương đương của Transistor


       - Nếu đo từ B sang C và từ B sang E (theo chiều thuận) kim đều lên và
đảo vị trí hai que đo ( đo theo chiều ngược) thì kim không lên ⇒ Transistor còn
tốt.




   Biên soạn: ThS. Phạm Quốc Thái                                       Trang 20
Kiến thức cơ bản về điện – điện tử trên ôtô và xe Bus

       - Nếu đo từ B sang C và từ B sang E (theo chiều thuận) và đảo vị trí hai
que đo (đo theo chiều ngược) kim đều lên ⇒ Transistor bị chập hay bị rò.

       - Nếu đo chiều thuận từ B sang C hoặc từ B sang E theo chiều thuận mà
kim không lên ⇒ Transistor bị đứt BE hoặc BC.

       - Nếu đo từ E sang C mà kim lên ⇒ Transistor bị chập CE.

1.1.5. Mạch tích hợp (IC - Integrated Circuit)

       IC là một vi mạch gồm nhiều phần tử như: điện trở, tụ điện, Điot,
Transistor,… được tích hợp tại các bề mặt của một chất nền mỏng của vật liệu
bán dẫn và được bao bọc trong khối bằng nhựa hoặc gốm. Mạch tích hợp được
sử dụng trong hầu hết các thiết bị điện tử, đặc biệt là trong các vi mạch trên ôtô.




                           Hình 1.38. Mạch tích hợp (IC)


   Dựa vào mật độ các phần tử tích hợp bên trong, mạch tích hợp được chia làm
các loại:

       - Mạch tích hợp cỡ nhỏ (SSI): chứa ít hơn 100 phần tử

       - Mạch tích hợp cỡ trung bình (MSI): từ 100 - 1000 phần tử

       - Mạch tích hợp cỡ lớn (LSI): từ 1000 – 100.000 phần tử

       - Mạch tích hợp cỡ rất lớn (VLSI): chứa từ 100.000 phần tử trở lên

   Theo cấu trúc và ứng dụng, mạch tích hợp được chia làm:

       - Mạch tương tự: dùng để xử lý các tín hiệu tương tự. Tín hiệu tương tự là
tín hiệu liên tục theo thời gian. Đặc điểm của mạch tương tự là tín hiệu đầu ra tỷ




  Biên soạn: ThS. Phạm Quốc Thái                                            Trang 21
Kiến thức cơ bản về điện – điện tử trên ôtô và xe Bus

lệ tuyến tính với tín hiệu đầu vào. Các mạch tương tự thông dụng như: mạch
khuếch đại, mạch dao động.



          Input                                                     Output



                          Hình 1.39. Sơ đồ khối mạch tương tự


       - Mạch số: dùng để xử lý các tín hiệu số hay xung số. Các mạch số thông
dụng như: mạch logic cơ bản mạch Flip-Flop, mạch đếm,… ứng dụng nhiều
trong đo lường và xử lý thông tin.

       + Tín hiệu số: là tín hiệu thay đổi theo mức, biên độ của nó chỉ có hai giá
trị là mức cao (5V, 12V) và mức thấp (0V). Thời gian chuyển đổi từ mức biên độ
thấp lên cao hay từ cao xuống thấp được xem rất ngắn và được xem tức thời.

                  Input                                    Output




                           Hình 1.40. Sơ đồ khối mạch số

       Hình 1.41 minh họa về mạch số: Khi công tắc (switch) đóng thì Transistor
dẫn Uce = 0 (đầu ra mức tín hiệu thấp). Khi công tắc (switch) ngắt thi Transistor
khoá Uce = 12V (đầu ra mức tín hiệu thấp).



                      Switch


                     12 volts
                     Battery                                  Uce




                                Hình 1.41. Sơ đồ mạch số




  Biên soạn: ThS. Phạm Quốc Thái                                             Trang 22
Kiến thức cơ bản về điện – điện tử trên ôtô và xe Bus

            Uce         OFF            OFF              OFF
                                                                       12 volts

                                                                       0 volts
                   ON            ON            ON                 TR

                                Hình 1.42. Tín hiệu số


   Các IC số chứa nhiều phần tử khác nhau, được tạo thành từ các mạch logic.
Các mạch logic này có khả năng xử lý hai hay nhiều các tín hiệu, bao gồm các
mạch: AND, OR, XOR, NOT, NAND, NOR.

       - Cổng logic AND: đầu ra của cổng AND bằng “1” khi tất cả các tín hiệu
đầu vào có mức tín hiệu “1”. Khi có một tín hiệu đầu vào có mức logic “0” thì
đầu ra của cổng AND bằng “0”

       Ví dụ: đèn phanh sáng lên khi công tắc máy được mở và công tắc phanh
được tác động.

  Mạch tương đương          Mạch thực tế                Ký hiệu           Quan hệ vào/ra

                                                                           A B       C

                                                                           1   1      1
                                                                           1   0      0
                                                                           0   1      0
                                                                           0   0      0




                      Hình 1.43. Sơ đồ mạch cổng logic AND



  Biên soạn: ThS. Phạm Quốc Thái                                                   Trang 23
Kiến thức cơ bản về điện – điện tử trên ôtô và xe Bus

   - Cổng logic OR: đầu ra của cổng OR bằng “1” ít nhất một tín hiệu đầu vào
có mức tín hiệu “1”. Khi tất cả các tín hiệu vào bằng “0” thì đầu ra bằng “0”.


Mạch tương đương          Mạch thực tế             Ký hiệu        Quan hệ vào/ra

                                                                  A B           C

                                                                  1   1          1
                                                                  1   0          1
                                                                  0   1          1
                                                                  0   0          0




                      Hình 1.44. Sơ đồ mạch điều khiển đánh lửa


   - Cổng logic NOT: tín hiệu đầu ra của cổng NOT đảo với tín hiệu đầu vào.
Đầu ra bằng “1” khi tín hiệu đầu vào có mức tín hiệu “0” và ngược lại.


                                                                      Input/Output
   Representation            Actual Circuit        Logic Symbol
                                                                        relation
                                                                          A          B

                                                                          1          0

                                                                          0          1




  Biên soạn: ThS. Phạm Quốc Thái                                              Trang 24
Kiến thức cơ bản về điện – điện tử trên ôtô và xe Bus

   - Cổng logic NAND: là mạch tổ hợp giữa cổng AND và NOT. Đầu ra chỉ
bằng “0” khi tất cả các tín hiệu đầu vào có mức tín hiệu “1”


                     Ký hiệu                                   Quan hệ vào ra

                                                            Đầu vào             Đầu ra

                                                        A             B           Y
                                                        0             0           1
                                                        0             1           1
                                                        1             0           1
                                                        1             1           0

   - Cổng logic NOR: là mạch tổ hợp giữa cổng OR và NOT. Đầu ra chỉ bằng
“1” khi tất cả các tín hiệu đầu vào có mức tín hiệu “0”


                    Ký hiệu                                    Quan hệ vào ra

                                                            Đầu vào             Đầu ra

                                                        A             B            Y
                                                        0             0            1
                                                        0             1            0
                                                        1             0            0
                                                        1             1            0


1.1.6. Bộ điều khiển (máy tính)
       Bộ điều khiển là một vi mạch tổ hợp cỡ lớn dùng để nhận biết tín hiệu,
tính toán, lưu trữ thông tin, quyết định chức năng hoạt động và gửi các tín hiệu
điều khiển thích hợp đến các cơ cấu chấp hành.
       Trên ôtô có thể một hoặc nhiều bộ điều khiển. Bộ phận chủ yếu của nó là
bộ vi xử lý (Microprocessor) hay còn gọi là CPU, CPU lựa chọn các lệnh và xử
lý số liệu từ bộ nhớ ROM và RAM chứa các chương trình và dữ liệu ngõ vào ra
(I/O) điều khiển nhanh số liệu từ các cảm biến và chuyển các dữ liệu đã xử lý
đến điều khiển các cơ cấu chấp hành.




  Biên soạn: ThS. Phạm Quốc Thái                                                 Trang 25
Kiến thức cơ bản về điện – điện tử trên ôtô và xe Bus

         Bộ vi xử lý: Bộ vi xử lý có chức năng tính toán và ra quyết định. Nó là
‘‘bộ não’’ của bộ điều khiển.




              Hình 1.45. Sơ đồ khối cấu trúc bộ điều khiển trên ôtô

         Bộ nhớ: gồm các loại:
       - Bộ nhớ ROM (Read Only Memory): dùng trữ thông tin thường trực và
chỉ đọc thông tin từ đó ra chứ không thể ghi vào được. Chương trình điều khiển
động cơ do nhà sản xuất lập trình và được nạp sẵn trong bộ nhớ ROM.
       - RAM (Random Access Memory): bộ nhớ truy xuất ngẫu nhiên dùng để
lưu trữ thông tin mới tạm thời hoặc kết quả tính toán trung gian khi động cơ làm
việc. Khi mất nguồn cung cấp từ acquy đến máy tính thì dữ liệu trong bộ nhớ
RAM sẽ không còn.
         Đường truyền – BUS: có nhiệm vụ chuyển các lệnh và số liệu trong
giữa các bộ phận bên trong bộ điều khiển
           Mạch giao tiếp ngõ vào:
       - Bộ chuyển đổi A/D (Analog To Digital Converter): dùng để chuyển các
tín hiệu tương tự từ đầu vào với sự thay đổi điện áp trên các cảm biến thành các
tín hiệu số để đưa vào bộ xử lý.




  Biên soạn: ThS. Phạm Quốc Thái                                       Trang 26
Kiến thức cơ bản về điện – điện tử trên ôtô và xe Bus




                              5V


                                                                            Bäü
                     Dáy tên hiãûu                                          vi
                                         Bäü chuyãøn
                                          âäøi A/d                          xæí
                                                                            lyï




                                     Hình 1.46. Bộ chuyển đổi A/D


       - Bộ đếm (counter): đếm xung tín hiệu từ các cảm biến (tốc độ động cơ,
tốc độ xe) rồi gửi số đếm đến bộ vi xử lý.




                                                                      Bäü
                                                       Säú
                                                                      vi
              SENSOR                      Bäü âãúm                    xæí
                                                                      lyï
                                                       ECU



                                     Hình 1.47. Bộ đếm

       - Bộ khuếch đại (amplifier): Một số cảm biến có tín hiệu rất nhỏ nên trong
ECU cần phải có các bộ khuếch đại.




                      Tên hiãûu
                                              Tên hiãûu maûnh   Bäü
                      yãúu              Bäü
                                        vi                      vi
                                        xæí                     xæí
                                        lyï                     lyï
              Âiãûn aïp
              thay âäøi
                                                       ECU

                              Hình 1.48. Bộ khuếch đại



       - Bộ ổn áp:        bên trong ECU có các IC điều áp 7812 và 7805 để ổn áp:
12V và 5V. Nguồn 5V cung cấp cho các cảm biến làm việc.

  Biên soạn: ThS. Phạm Quốc Thái                                                  Trang 27
Kiến thức cơ bản về điện – điện tử trên ôtô và xe Bus

                                           B+ (12V)

                                                        Bäü
                                     Bäü äøn aïp        vi
                                                        xæí
                                                        lyï
                                       ECU
                                  Hình 1.49. Bộ ổn áp


         Giao tiếp ngõ ra: tín hiệu điều khiển từ bộ vi xử lý sẽ đưa đến các
transistor công suất điều khiển rơle, solenoid, môtơ, ...



                            Bäü                               Âiãöu khiãøn
                            vi
                            xæí                               Råle
                            lyï                               Mätå
                                                              Solenoi....
                                    ECU


                           Hình 1.50. Giao tiếp ngõ ra




  Biên soạn: ThS. Phạm Quốc Thái                                             Trang 28

More Related Content

What's hot

Tiểu luận tính toán nhiệt, động lực học trục khuỷu – thanh truyền, kiểm nghiệ...
Tiểu luận tính toán nhiệt, động lực học trục khuỷu – thanh truyền, kiểm nghiệ...Tiểu luận tính toán nhiệt, động lực học trục khuỷu – thanh truyền, kiểm nghiệ...
Tiểu luận tính toán nhiệt, động lực học trục khuỷu – thanh truyền, kiểm nghiệ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
đồ áN động cơ đốt trong tính toán động cơ đốt trong
đồ áN động cơ đốt trong tính toán động cơ đốt trongđồ áN động cơ đốt trong tính toán động cơ đốt trong
đồ áN động cơ đốt trong tính toán động cơ đốt tronghttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Giao trinh truyen dong dien tu dong khuong minh cong
Giao trinh truyen dong dien tu dong   khuong minh congGiao trinh truyen dong dien tu dong   khuong minh cong
Giao trinh truyen dong dien tu dong khuong minh congThanh Baron
 
Báo cáo thực tập chuyên ngành điện công nghiệp, 9 điểm
Báo cáo thực tập chuyên ngành điện công nghiệp, 9 điểmBáo cáo thực tập chuyên ngành điện công nghiệp, 9 điểm
Báo cáo thực tập chuyên ngành điện công nghiệp, 9 điểmLuanvantot.com 0934.573.149
 
Bài tập và ứng dụng PLC
Bài tập và ứng dụng PLCBài tập và ứng dụng PLC
Bài tập và ứng dụng PLCquanglocbp
 
4.4.1. nghiên cứu, phân tích và đánh giá động lực học hệ thống lái ô tô
4.4.1. nghiên cứu, phân tích và đánh giá động lực học hệ thống lái ô tô4.4.1. nghiên cứu, phân tích và đánh giá động lực học hệ thống lái ô tô
4.4.1. nghiên cứu, phân tích và đánh giá động lực học hệ thống lái ô tôhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
đồ án chi tiết máy 2 cấp phân đôi cấp nhanh
đồ án chi tiết máy 2 cấp phân đôi cấp nhanhđồ án chi tiết máy 2 cấp phân đôi cấp nhanh
đồ án chi tiết máy 2 cấp phân đôi cấp nhanhdongdienkha
 
Tài liệu lập trình plc s7 200 full-01_2011_v1
Tài liệu lập trình plc s7 200 full-01_2011_v1Tài liệu lập trình plc s7 200 full-01_2011_v1
Tài liệu lập trình plc s7 200 full-01_2011_v1quanglocbp
 
Các phần tử trong hệ thống điều khiển khí nén
Các phần tử trong hệ thống điều khiển khí nénCác phần tử trong hệ thống điều khiển khí nén
Các phần tử trong hệ thống điều khiển khí nénjackjohn45
 
Điều khiển khí nén thuỷ lực.pdf
Điều khiển khí nén thuỷ lực.pdfĐiều khiển khí nén thuỷ lực.pdf
Điều khiển khí nén thuỷ lực.pdfMan_Ebook
 
he-thong-bai-tap-plc-co-ban
he-thong-bai-tap-plc-co-banhe-thong-bai-tap-plc-co-ban
he-thong-bai-tap-plc-co-banbtminh
 

What's hot (20)

Tiểu luận tính toán nhiệt, động lực học trục khuỷu – thanh truyền, kiểm nghiệ...
Tiểu luận tính toán nhiệt, động lực học trục khuỷu – thanh truyền, kiểm nghiệ...Tiểu luận tính toán nhiệt, động lực học trục khuỷu – thanh truyền, kiểm nghiệ...
Tiểu luận tính toán nhiệt, động lực học trục khuỷu – thanh truyền, kiểm nghiệ...
 
đồ áN động cơ đốt trong tính toán động cơ đốt trong
đồ áN động cơ đốt trong tính toán động cơ đốt trongđồ áN động cơ đốt trong tính toán động cơ đốt trong
đồ áN động cơ đốt trong tính toán động cơ đốt trong
 
Giao trinh truyen dong dien tu dong khuong minh cong
Giao trinh truyen dong dien tu dong   khuong minh congGiao trinh truyen dong dien tu dong   khuong minh cong
Giao trinh truyen dong dien tu dong khuong minh cong
 
Đề tài: Hệ thống gạt nước mưa tự động ứng dụng trên ô tô, HAY
Đề tài: Hệ thống gạt nước mưa tự động ứng dụng trên ô tô, HAYĐề tài: Hệ thống gạt nước mưa tự động ứng dụng trên ô tô, HAY
Đề tài: Hệ thống gạt nước mưa tự động ứng dụng trên ô tô, HAY
 
Đề tài: Thiết kế bộ điều khiển tốc độ động cơ một chiều, HOT
Đề tài: Thiết kế bộ điều khiển tốc độ động cơ một chiều, HOTĐề tài: Thiết kế bộ điều khiển tốc độ động cơ một chiều, HOT
Đề tài: Thiết kế bộ điều khiển tốc độ động cơ một chiều, HOT
 
Báo cáo thực tập chuyên ngành điện công nghiệp, 9 điểm
Báo cáo thực tập chuyên ngành điện công nghiệp, 9 điểmBáo cáo thực tập chuyên ngành điện công nghiệp, 9 điểm
Báo cáo thực tập chuyên ngành điện công nghiệp, 9 điểm
 
Bài tập và ứng dụng PLC
Bài tập và ứng dụng PLCBài tập và ứng dụng PLC
Bài tập và ứng dụng PLC
 
4.4.1. nghiên cứu, phân tích và đánh giá động lực học hệ thống lái ô tô
4.4.1. nghiên cứu, phân tích và đánh giá động lực học hệ thống lái ô tô4.4.1. nghiên cứu, phân tích và đánh giá động lực học hệ thống lái ô tô
4.4.1. nghiên cứu, phân tích và đánh giá động lực học hệ thống lái ô tô
 
Đề tài: Thiết kế động cơ đốt trong, HAY, 9đ
Đề tài: Thiết kế động cơ đốt trong, HAY, 9đĐề tài: Thiết kế động cơ đốt trong, HAY, 9đ
Đề tài: Thiết kế động cơ đốt trong, HAY, 9đ
 
đồ án chi tiết máy 2 cấp phân đôi cấp nhanh
đồ án chi tiết máy 2 cấp phân đôi cấp nhanhđồ án chi tiết máy 2 cấp phân đôi cấp nhanh
đồ án chi tiết máy 2 cấp phân đôi cấp nhanh
 
Trang bi dien thang may
Trang bi dien thang mayTrang bi dien thang may
Trang bi dien thang may
 
Btl chi tiết máy
Btl chi tiết máyBtl chi tiết máy
Btl chi tiết máy
 
Tài liệu lập trình plc s7 200 full-01_2011_v1
Tài liệu lập trình plc s7 200 full-01_2011_v1Tài liệu lập trình plc s7 200 full-01_2011_v1
Tài liệu lập trình plc s7 200 full-01_2011_v1
 
Các phần tử trong hệ thống điều khiển khí nén
Các phần tử trong hệ thống điều khiển khí nénCác phần tử trong hệ thống điều khiển khí nén
Các phần tử trong hệ thống điều khiển khí nén
 
Chuong1 3
Chuong1 3Chuong1 3
Chuong1 3
 
Đề tài: Hệ thống điều khiển tốc độ động cơ DC sử dụng bộ PID
Đề tài: Hệ thống điều khiển tốc độ động cơ DC sử dụng bộ PIDĐề tài: Hệ thống điều khiển tốc độ động cơ DC sử dụng bộ PID
Đề tài: Hệ thống điều khiển tốc độ động cơ DC sử dụng bộ PID
 
Đề tài: Thiết kế hộp giảm tốc bánh răng côn dùng cho băng tải
Đề tài: Thiết kế hộp giảm tốc bánh răng côn dùng cho băng tảiĐề tài: Thiết kế hộp giảm tốc bánh răng côn dùng cho băng tải
Đề tài: Thiết kế hộp giảm tốc bánh răng côn dùng cho băng tải
 
Đề tài: Kết cấu và tính toán động cơ đốt trong, HAY
Đề tài: Kết cấu và tính toán động cơ đốt trong, HAYĐề tài: Kết cấu và tính toán động cơ đốt trong, HAY
Đề tài: Kết cấu và tính toán động cơ đốt trong, HAY
 
Điều khiển khí nén thuỷ lực.pdf
Điều khiển khí nén thuỷ lực.pdfĐiều khiển khí nén thuỷ lực.pdf
Điều khiển khí nén thuỷ lực.pdf
 
he-thong-bai-tap-plc-co-ban
he-thong-bai-tap-plc-co-banhe-thong-bai-tap-plc-co-ban
he-thong-bai-tap-plc-co-ban
 

Viewers also liked

Hệ thống điện trên ô tô
Hệ thống điện trên ô tôHệ thống điện trên ô tô
Hệ thống điện trên ô tôthuexesaigonnet
 
Tài Liệu chẩn đoán các hệ thống ô tô
Tài Liệu chẩn đoán các hệ thống ô tôTài Liệu chẩn đoán các hệ thống ô tô
Tài Liệu chẩn đoán các hệ thống ô tôthien phong
 
Tài liệu Hệ Thống Điện Lạnh Ô Tô
Tài liệu Hệ Thống Điện Lạnh Ô Tô Tài liệu Hệ Thống Điện Lạnh Ô Tô
Tài liệu Hệ Thống Điện Lạnh Ô Tô thien phong
 
Sơ đồ điện xe honda
Sơ đồ điện xe hondaSơ đồ điện xe honda
Sơ đồ điện xe hondakidhut88
 
Giáo trình kỹ thuật lái xe
Giáo trình kỹ thuật lái xeGiáo trình kỹ thuật lái xe
Giáo trình kỹ thuật lái xekidhut88
 
BÀI GIẢNG SỬA CHỮA BOARD MÁY LẠNH 2 CỤM (PHẦN CƠ BẢN)
BÀI GIẢNG SỬA CHỮA BOARD MÁY LẠNH 2 CỤM (PHẦN CƠ BẢN)BÀI GIẢNG SỬA CHỮA BOARD MÁY LẠNH 2 CỤM (PHẦN CƠ BẢN)
BÀI GIẢNG SỬA CHỮA BOARD MÁY LẠNH 2 CỤM (PHẦN CƠ BẢN)Hau Cao Trung
 
Ky thuat sua chua va bao duong xe honda air blade www.khotrithuc.com
Ky thuat sua chua va bao duong xe honda air blade www.khotrithuc.comKy thuat sua chua va bao duong xe honda air blade www.khotrithuc.com
Ky thuat sua chua va bao duong xe honda air blade www.khotrithuc.comSnoozeloop AF
 
THỰC HÀNH ĐIỆN TỬ TỪ A ĐẾN Z
THỰC HÀNH ĐIỆN TỬ TỪ A ĐẾN ZTHỰC HÀNH ĐIỆN TỬ TỪ A ĐẾN Z
THỰC HÀNH ĐIỆN TỬ TỪ A ĐẾN ZĐiện Tử Bách Khoa
 
Hdsd dieu hoa inverter ftxd,ftkd25,35
Hdsd dieu hoa inverter ftxd,ftkd25,35Hdsd dieu hoa inverter ftxd,ftkd25,35
Hdsd dieu hoa inverter ftxd,ftkd25,35123thue
 
Sửa chữa điện lạnh dân dụng 123thue
Sửa chữa điện lạnh dân dụng 123thueSửa chữa điện lạnh dân dụng 123thue
Sửa chữa điện lạnh dân dụng 123thue123thue
 
sơ đồ hệ thống điện động cơ xe cá mập và forturner
sơ đồ hệ thống điện động cơ xe cá mập và forturnersơ đồ hệ thống điện động cơ xe cá mập và forturner
sơ đồ hệ thống điện động cơ xe cá mập và forturnerlevanpy
 
Tổng hợp các lỗi thường gặp ở điều hòa
Tổng hợp các lỗi thường gặp ở điều hòaTổng hợp các lỗi thường gặp ở điều hòa
Tổng hợp các lỗi thường gặp ở điều hòa123thue
 
Quy trinh tieu chuan sua chua tu lanh 123thue
Quy trinh tieu chuan sua chua tu lanh 123thueQuy trinh tieu chuan sua chua tu lanh 123thue
Quy trinh tieu chuan sua chua tu lanh 123thue123thue
 
123thue.vn mã lỗi tất cả các loại điều hoà
123thue.vn mã lỗi tất cả các loại điều hoà123thue.vn mã lỗi tất cả các loại điều hoà
123thue.vn mã lỗi tất cả các loại điều hoà123thue
 
Mạch điện máy điều hòa hay nhất
Mạch điện máy điều hòa hay nhấtMạch điện máy điều hòa hay nhất
Mạch điện máy điều hòa hay nhấtle quoc
 
Những điều chưa biết về nghề sửa xe máy
Những điều chưa biết về nghề sửa xe máyNhững điều chưa biết về nghề sửa xe máy
Những điều chưa biết về nghề sửa xe máyTimViecNhanh.com
 
Hướng dẫn sửa chữa bếp từ trong thực tế
Hướng dẫn sửa chữa bếp từ trong thực tếHướng dẫn sửa chữa bếp từ trong thực tế
Hướng dẫn sửa chữa bếp từ trong thực tếĐiện Tử Bách Khoa
 

Viewers also liked (20)

Hệ thống điện trên ô tô
Hệ thống điện trên ô tôHệ thống điện trên ô tô
Hệ thống điện trên ô tô
 
Tài Liệu chẩn đoán các hệ thống ô tô
Tài Liệu chẩn đoán các hệ thống ô tôTài Liệu chẩn đoán các hệ thống ô tô
Tài Liệu chẩn đoán các hệ thống ô tô
 
Tài liệu Hệ Thống Điện Lạnh Ô Tô
Tài liệu Hệ Thống Điện Lạnh Ô Tô Tài liệu Hệ Thống Điện Lạnh Ô Tô
Tài liệu Hệ Thống Điện Lạnh Ô Tô
 
Sơ đồ điện xe honda
Sơ đồ điện xe hondaSơ đồ điện xe honda
Sơ đồ điện xe honda
 
Giáo trình kỹ thuật lái xe
Giáo trình kỹ thuật lái xeGiáo trình kỹ thuật lái xe
Giáo trình kỹ thuật lái xe
 
BÀI GIẢNG SỬA CHỮA BOARD MÁY LẠNH 2 CỤM (PHẦN CƠ BẢN)
BÀI GIẢNG SỬA CHỮA BOARD MÁY LẠNH 2 CỤM (PHẦN CƠ BẢN)BÀI GIẢNG SỬA CHỮA BOARD MÁY LẠNH 2 CỤM (PHẦN CƠ BẢN)
BÀI GIẢNG SỬA CHỮA BOARD MÁY LẠNH 2 CỤM (PHẦN CƠ BẢN)
 
Ky thuat sua chua va bao duong xe honda air blade www.khotrithuc.com
Ky thuat sua chua va bao duong xe honda air blade www.khotrithuc.comKy thuat sua chua va bao duong xe honda air blade www.khotrithuc.com
Ky thuat sua chua va bao duong xe honda air blade www.khotrithuc.com
 
Sua chua tu lanh
Sua chua tu lanhSua chua tu lanh
Sua chua tu lanh
 
THỰC HÀNH ĐIỆN TỬ TỪ A ĐẾN Z
THỰC HÀNH ĐIỆN TỬ TỪ A ĐẾN ZTHỰC HÀNH ĐIỆN TỬ TỪ A ĐẾN Z
THỰC HÀNH ĐIỆN TỬ TỪ A ĐẾN Z
 
Hdsd dieu hoa inverter ftxd,ftkd25,35
Hdsd dieu hoa inverter ftxd,ftkd25,35Hdsd dieu hoa inverter ftxd,ftkd25,35
Hdsd dieu hoa inverter ftxd,ftkd25,35
 
Sửa chữa điện lạnh dân dụng 123thue
Sửa chữa điện lạnh dân dụng 123thueSửa chữa điện lạnh dân dụng 123thue
Sửa chữa điện lạnh dân dụng 123thue
 
sơ đồ hệ thống điện động cơ xe cá mập và forturner
sơ đồ hệ thống điện động cơ xe cá mập và forturnersơ đồ hệ thống điện động cơ xe cá mập và forturner
sơ đồ hệ thống điện động cơ xe cá mập và forturner
 
Tổng hợp các lỗi thường gặp ở điều hòa
Tổng hợp các lỗi thường gặp ở điều hòaTổng hợp các lỗi thường gặp ở điều hòa
Tổng hợp các lỗi thường gặp ở điều hòa
 
Quy trinh tieu chuan sua chua tu lanh 123thue
Quy trinh tieu chuan sua chua tu lanh 123thueQuy trinh tieu chuan sua chua tu lanh 123thue
Quy trinh tieu chuan sua chua tu lanh 123thue
 
123thue.vn mã lỗi tất cả các loại điều hoà
123thue.vn mã lỗi tất cả các loại điều hoà123thue.vn mã lỗi tất cả các loại điều hoà
123thue.vn mã lỗi tất cả các loại điều hoà
 
Mạch điện máy điều hòa hay nhất
Mạch điện máy điều hòa hay nhấtMạch điện máy điều hòa hay nhất
Mạch điện máy điều hòa hay nhất
 
ĐIỆN TỬ CƠ BẢN NÂNG CAO
ĐIỆN TỬ CƠ BẢN NÂNG CAOĐIỆN TỬ CƠ BẢN NÂNG CAO
ĐIỆN TỬ CƠ BẢN NÂNG CAO
 
880 linh kien_dien_tu
880 linh kien_dien_tu880 linh kien_dien_tu
880 linh kien_dien_tu
 
Những điều chưa biết về nghề sửa xe máy
Những điều chưa biết về nghề sửa xe máyNhững điều chưa biết về nghề sửa xe máy
Những điều chưa biết về nghề sửa xe máy
 
Hướng dẫn sửa chữa bếp từ trong thực tế
Hướng dẫn sửa chữa bếp từ trong thực tếHướng dẫn sửa chữa bếp từ trong thực tế
Hướng dẫn sửa chữa bếp từ trong thực tế
 

Similar to Chuong 0 kien thuc co ban ve he thong dien va dien tu tren oto

Xây dựng hệ thống biến đổi DC-AC đốt đèn trong trường hợp mất điện lưới.pdf
Xây dựng hệ thống biến đổi DC-AC đốt đèn trong trường hợp mất điện lưới.pdfXây dựng hệ thống biến đổi DC-AC đốt đèn trong trường hợp mất điện lưới.pdf
Xây dựng hệ thống biến đổi DC-AC đốt đèn trong trường hợp mất điện lưới.pdfMan_Ebook
 
Hệ thống kiến thức điện xoay chiều
Hệ thống kiến thức điện xoay chiềuHệ thống kiến thức điện xoay chiều
Hệ thống kiến thức điện xoay chiềutuituhoc
 
Bài Giảng Kĩ Thuật Điện
Bài Giảng Kĩ Thuật ĐiệnBài Giảng Kĩ Thuật Điện
Bài Giảng Kĩ Thuật ĐiệnVũ Xuân Quỳnh
 
2008914165312484
20089141653124842008914165312484
2008914165312484Nam Pham
 
2839858-210304041614 (1).pdf
2839858-210304041614 (1).pdf2839858-210304041614 (1).pdf
2839858-210304041614 (1).pdfPhmVitTin3
 
Đồ án điện tử công suất: Thiết kế bộ chỉnh lưu hình tia ba pha
Đồ án điện tử công suất: Thiết kế bộ chỉnh lưu hình tia ba phaĐồ án điện tử công suất: Thiết kế bộ chỉnh lưu hình tia ba pha
Đồ án điện tử công suất: Thiết kế bộ chỉnh lưu hình tia ba phanataliej4
 
Bai giang may dien
Bai giang may dienBai giang may dien
Bai giang may dienLợi Tấn
 
Tom tat bai_giang_dien_tu_cong_suat
Tom tat bai_giang_dien_tu_cong_suatTom tat bai_giang_dien_tu_cong_suat
Tom tat bai_giang_dien_tu_cong_suatTuan Nguyen
 
Bảo vệ các phần tử chính
Bảo vệ các phần tử chínhBảo vệ các phần tử chính
Bảo vệ các phần tử chínhruoute12
 
Bai giang may dien12
Bai giang may dien12Bai giang may dien12
Bai giang may dien12Phi Phi
 
Chuong 1 mach dien 1
Chuong 1  mach dien 1Chuong 1  mach dien 1
Chuong 1 mach dien 1HaDuyHung
 
Backup of tom tat bai_giang_dien_tu_cong_suat
Backup of tom tat bai_giang_dien_tu_cong_suatBackup of tom tat bai_giang_dien_tu_cong_suat
Backup of tom tat bai_giang_dien_tu_cong_suatTuan Nguyen
 
Giao trinh linh kien dien tu gtvt01
Giao trinh linh kien dien tu gtvt01Giao trinh linh kien dien tu gtvt01
Giao trinh linh kien dien tu gtvt01Phi Phi
 
Phan tich mach_dien_8783
Phan tich mach_dien_8783Phan tich mach_dien_8783
Phan tich mach_dien_8783PU ZY
 
TÀI LIỆU ĐÀO TẠO HỆ THỐNG ĐiỆN XE Ô TÔ ĐÔNG PHONG.ppt
TÀI LIỆU ĐÀO TẠO HỆ THỐNG ĐiỆN XE Ô TÔ ĐÔNG PHONG.pptTÀI LIỆU ĐÀO TẠO HỆ THỐNG ĐiỆN XE Ô TÔ ĐÔNG PHONG.ppt
TÀI LIỆU ĐÀO TẠO HỆ THỐNG ĐiỆN XE Ô TÔ ĐÔNG PHONG.pptXunVinh10
 

Similar to Chuong 0 kien thuc co ban ve he thong dien va dien tu tren oto (20)

Xây dựng hệ thống biến đổi DC-AC đốt đèn trong trường hợp mất điện lưới.pdf
Xây dựng hệ thống biến đổi DC-AC đốt đèn trong trường hợp mất điện lưới.pdfXây dựng hệ thống biến đổi DC-AC đốt đèn trong trường hợp mất điện lưới.pdf
Xây dựng hệ thống biến đổi DC-AC đốt đèn trong trường hợp mất điện lưới.pdf
 
Hệ thống kiến thức điện xoay chiều
Hệ thống kiến thức điện xoay chiềuHệ thống kiến thức điện xoay chiều
Hệ thống kiến thức điện xoay chiều
 
Bài Giảng Kĩ Thuật Điện
Bài Giảng Kĩ Thuật ĐiệnBài Giảng Kĩ Thuật Điện
Bài Giảng Kĩ Thuật Điện
 
2008914165312484
20089141653124842008914165312484
2008914165312484
 
Giáo án 9
Giáo án 9Giáo án 9
Giáo án 9
 
2839858-210304041614 (1).pdf
2839858-210304041614 (1).pdf2839858-210304041614 (1).pdf
2839858-210304041614 (1).pdf
 
Đồ án điện tử công suất: Thiết kế bộ chỉnh lưu hình tia ba pha
Đồ án điện tử công suất: Thiết kế bộ chỉnh lưu hình tia ba phaĐồ án điện tử công suất: Thiết kế bộ chỉnh lưu hình tia ba pha
Đồ án điện tử công suất: Thiết kế bộ chỉnh lưu hình tia ba pha
 
Bai giang may dien
Bai giang may dienBai giang may dien
Bai giang may dien
 
Đề tài: Mô phỏng hệ thống điều khiển máy phát điện đồng bộ
Đề tài: Mô phỏng hệ thống điều khiển máy phát điện đồng bộĐề tài: Mô phỏng hệ thống điều khiển máy phát điện đồng bộ
Đề tài: Mô phỏng hệ thống điều khiển máy phát điện đồng bộ
 
Tom tat bai_giang_dien_tu_cong_suat
Tom tat bai_giang_dien_tu_cong_suatTom tat bai_giang_dien_tu_cong_suat
Tom tat bai_giang_dien_tu_cong_suat
 
Đề tài: Bộ điều chỉnh điện áp dòng điện xoay chiều 3 pha, 9đ
Đề tài: Bộ điều chỉnh điện áp dòng điện xoay chiều 3 pha, 9đĐề tài: Bộ điều chỉnh điện áp dòng điện xoay chiều 3 pha, 9đ
Đề tài: Bộ điều chỉnh điện áp dòng điện xoay chiều 3 pha, 9đ
 
Bộ điều chỉnh điện áp dòng xoay chiều 3 pha không tiếp điểm, HOT
Bộ điều chỉnh điện áp dòng xoay chiều 3 pha không tiếp điểm, HOTBộ điều chỉnh điện áp dòng xoay chiều 3 pha không tiếp điểm, HOT
Bộ điều chỉnh điện áp dòng xoay chiều 3 pha không tiếp điểm, HOT
 
Bảo vệ các phần tử chính
Bảo vệ các phần tử chínhBảo vệ các phần tử chính
Bảo vệ các phần tử chính
 
Bai giang may dien12
Bai giang may dien12Bai giang may dien12
Bai giang may dien12
 
Chuong 1 mach dien 1
Chuong 1  mach dien 1Chuong 1  mach dien 1
Chuong 1 mach dien 1
 
Backup of tom tat bai_giang_dien_tu_cong_suat
Backup of tom tat bai_giang_dien_tu_cong_suatBackup of tom tat bai_giang_dien_tu_cong_suat
Backup of tom tat bai_giang_dien_tu_cong_suat
 
Giao trinh linh kien dien tu gtvt01
Giao trinh linh kien dien tu gtvt01Giao trinh linh kien dien tu gtvt01
Giao trinh linh kien dien tu gtvt01
 
Chuong1
Chuong1Chuong1
Chuong1
 
Phan tich mach_dien_8783
Phan tich mach_dien_8783Phan tich mach_dien_8783
Phan tich mach_dien_8783
 
TÀI LIỆU ĐÀO TẠO HỆ THỐNG ĐiỆN XE Ô TÔ ĐÔNG PHONG.ppt
TÀI LIỆU ĐÀO TẠO HỆ THỐNG ĐiỆN XE Ô TÔ ĐÔNG PHONG.pptTÀI LIỆU ĐÀO TẠO HỆ THỐNG ĐiỆN XE Ô TÔ ĐÔNG PHONG.ppt
TÀI LIỆU ĐÀO TẠO HỆ THỐNG ĐiỆN XE Ô TÔ ĐÔNG PHONG.ppt
 

More from Bút Chì

Chuong 6 truyen thong noi tiep
Chuong 6 truyen thong noi tiepChuong 6 truyen thong noi tiep
Chuong 6 truyen thong noi tiepBút Chì
 
Chuong 5 hoat dong ngat
Chuong 5  hoat dong ngatChuong 5  hoat dong ngat
Chuong 5 hoat dong ngatBút Chì
 
Chuong 4 hoat dong dinh thoi
Chuong 4 hoat dong dinh thoiChuong 4 hoat dong dinh thoi
Chuong 4 hoat dong dinh thoiBút Chì
 
Chuong 3 khao sat tap lenh va ltrinh vdk
Chuong 3 khao sat tap lenh va ltrinh vdkChuong 3 khao sat tap lenh va ltrinh vdk
Chuong 3 khao sat tap lenh va ltrinh vdkBút Chì
 
Chuong 2 gioi thieu ve cau truc ho vdk 8051
Chuong 2 gioi thieu ve cau truc ho vdk 8051Chuong 2 gioi thieu ve cau truc ho vdk 8051
Chuong 2 gioi thieu ve cau truc ho vdk 8051Bút Chì
 
Chuong 1 gioi thieu ve vi xu ly
Chuong 1 gioi thieu ve vi xu lyChuong 1 gioi thieu ve vi xu ly
Chuong 1 gioi thieu ve vi xu lyBút Chì
 
Chuong 7 thiet ke giao tiep
Chuong 7 thiet ke giao tiepChuong 7 thiet ke giao tiep
Chuong 7 thiet ke giao tiepBút Chì
 

More from Bút Chì (7)

Chuong 6 truyen thong noi tiep
Chuong 6 truyen thong noi tiepChuong 6 truyen thong noi tiep
Chuong 6 truyen thong noi tiep
 
Chuong 5 hoat dong ngat
Chuong 5  hoat dong ngatChuong 5  hoat dong ngat
Chuong 5 hoat dong ngat
 
Chuong 4 hoat dong dinh thoi
Chuong 4 hoat dong dinh thoiChuong 4 hoat dong dinh thoi
Chuong 4 hoat dong dinh thoi
 
Chuong 3 khao sat tap lenh va ltrinh vdk
Chuong 3 khao sat tap lenh va ltrinh vdkChuong 3 khao sat tap lenh va ltrinh vdk
Chuong 3 khao sat tap lenh va ltrinh vdk
 
Chuong 2 gioi thieu ve cau truc ho vdk 8051
Chuong 2 gioi thieu ve cau truc ho vdk 8051Chuong 2 gioi thieu ve cau truc ho vdk 8051
Chuong 2 gioi thieu ve cau truc ho vdk 8051
 
Chuong 1 gioi thieu ve vi xu ly
Chuong 1 gioi thieu ve vi xu lyChuong 1 gioi thieu ve vi xu ly
Chuong 1 gioi thieu ve vi xu ly
 
Chuong 7 thiet ke giao tiep
Chuong 7 thiet ke giao tiepChuong 7 thiet ke giao tiep
Chuong 7 thiet ke giao tiep
 

Chuong 0 kien thuc co ban ve he thong dien va dien tu tren oto

  • 1. Kiến thức cơ bản về điện – điện tử trên ôtô và xe Bus CHUYÊN ĐỀ 1: KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ HỆ THỐNG ĐIỆN – ĐIỆN TỬ VÀ ĐIỀU KHIỂN TỰ ĐỘNG TRÊN ÔTÔ 1.1. CÁC LINH KIỆN THƯỜNG DÙNG TRÊN ÔTÔ 1.1.1. Cầu chì Cầu chì là thiết bị bảo vệ thông dụng nhất, được nối giữa nguồn điện và phụ tải dùng để bảo vệ mạch điện khi dòng điện vượt quá giá trị định mức. a b Hình 1.1. Cầu chì a. Bình thường; b. Khi tác động Trên ôtô cầu chì thường được bố trí thành từng cụm (hộp cầu chì). Hộp cầu chì thường được bố trí dưới nắp capô hoặc dưới bảng táplô điều khiển. Trên ôtô thường sử dụng 2 loại cầu chì: loại dẹt (Blade fuse) và loại hộp (Cartridge fuse). 1 3 3 2 1 2 4 a b Hình 1.2. Cấu tạo cầu chì; a. Loại dẹt; b.Loại hộp 1. Phần tử nóng chảy; 2. Vỏ; 3. Dòng điện định mức; 4. Đầu nối Biên soạn: ThS. Phạm Quốc Thái Trang 1
  • 2. Kiến thức cơ bản về điện – điện tử trên ôtô và xe Bus Giá trị dòng điện định mức của cầu chì được ghi trên vỏ cầu chì hoặc được mã hoá bằng màu. Bảng 1.1: Dòng điện định mức của các loại cầu chì Cầu chì loại dẹt (Blade fuse) Cầu chì loại hộp (Cartridge fuse) Iđm Màu Iđm Màu 5 Vàng/nâu 30 Hồng 7.5 Nâu 40 Xanh đậm 10 Đỏ 50 Đỏ 15 Xanh nhạt 60 Vàng 20 Vàng 80 Đen 25 Trong suốt 100 Xanh nhạt 30 Xanh đậm 1.1.2. Rơle (Relay) Rơle là thiết bị đóng mở trung gian, có chức năng như bộ khuếch đại dòng (dùng dòng điện nhỏ điều khiển dòng lớn). Rơle được dùng hầu hết các mạch điều khiển trên ôtô như: điều khiển còi, đèn, bơm nhiên liệu, khởi động, điều hoà, quạt làm mát,… Rơle thường được bố trí thành từng cụm. Trên hầu hết các loại xe, các rơle thường được bố trí dưới nắp capô hoặc dưới bảng táplô điều khiển,… Rơle bao gồm cuộn dây 2 được quấn trên lõi thép 1, cặp tiếp điểm 3 (gồm tiếp điểm động và tiếp điểm tĩnh). Khi cuôn dây rơle được cấp dòng điện thì trên lõi thép sinh ra lực điện từ làm hút cần tiếp điểm và đóng tiếp điểm, cấp nguồn động lực cho hệ thống làm việc. Biên soạn: ThS. Phạm Quốc Thái Trang 2
  • 3. Kiến thức cơ bản về điện – điện tử trên ôtô và xe Bus a b 2 3 4 2 1 3 1 Hình 1.3. Cấu tạo cầu chì; a. Từ nguồn; b. Đến phụ tải; 1. Lõi thép; 2. Cuôn dây; 3. Tiếp điểm; 4. Công tắc điều khiển Hình 1.4. Sơ đồ mạch các loại rơle trên ôtô Rơle dùng trên ôtô có nhiều hình dạng khác nhau: loại 3 chân, 4 chân, 5 chân. Hình 1.5. Sơ đồ chân các loại rơle điển hình trên ôtô Biên soạn: ThS. Phạm Quốc Thái Trang 3
  • 4. Kiến thức cơ bản về điện – điện tử trên ôtô và xe Bus Khi rơle ngắt, trên cuộn dây rơle xuất hiện sức điện động tự cảm có thể lên đến 200V có chiều ngược lại, sức điện động này có thể làm hỏng thiết bị điều khiển (Transistor) hỏng. Để dập tắt sức điện động ngược, bên trong cuộn dây rơle được nối song song Điot hoặc điện trở (có giá trị lớn). Hình 1.6. Sơ đồ mạch các loại rơle tích hợp Điot Việc kiểm tra, chẩn đoán rơle có thể thực hiện bằng cách: quan sát, dùng đồng hồ đo, dùng nguồn điện. Hình 1.7. Sơ đồ mạch điều khiển còi điện Biên soạn: ThS. Phạm Quốc Thái Trang 4
  • 5. Kiến thức cơ bản về điện – điện tử trên ôtô và xe Bus 1.1.3. Điot 1.1.3.1. Công dụng: Điot được cấu tạo từ hai lớp bán dẫn loại P và N tiếp xúc với nhau. Điot chỉ cho dòng điện đi qua theo 1 chiều từ Anode sang Cathode. Nó được coi như van một chiều trong mạch điện và được dùng rộng rãi trong các mạch chỉnh lưu, mạch ổn áp, mạch bảo vệ,.. Etx Hình 1.8. Sơ đồ ký hiệu và cấu tạo của Điot 1.1.3.2. Cấu tạo, nguyên lý hoạt động: Khi cho hai lớp bán dẫn P và N tiếp xúc với nhau, các hạt dẫn điện sẽ khuếch tán quan lớp tiếp giáp, hình thành điện trường tiếp xúc Etx có chiều từ N sang P. Điện trường này tạo nên sự chuyển động gia tốc của các hạt và ngăn cản sự khuếch tán, tạo nên trạng thái cân bằng động. Trạng thái cân bằng động này sẽ bị phá vỡ nếu khi đặt vào hai lớp tiếp xúc một điện trường ngoài. Khi đặt vào Điot một nguồn điện ngoài Ung có chiều như hình 1.9, sẽ sinh ra điện trường ngoài Eng có chiều cùng chiều với Etx (chiều từ N sang P). Khi đó, điện trường ngoài Eng xếp chồng với điện trường Etx tạo nên điện trường tổng làm cho các hạt dẫn bị dồn về phía hai đầu lớp bán dẫn, làm tăng bề rộng vùng nghèo điện tích. Trong trường hợp này, Điot bị khoá (phân cực ngược). Biên soạn: ThS. Phạm Quốc Thái Trang 5
  • 6. Kiến thức cơ bản về điện – điện tử trên ôtô và xe Bus P N Etx Eng Ung Hình 1.9. Sơ đồ ký hiệu và cấu tạo của Điot Hình 1.10 thể hiện sơ đồ mạch khi phân cực ngược cho Điot, lúc này đèn sẽ tắt (Lamp off). Hình 1.10. Sơ đồ mạch khi phân cực ngược cho Điot Khi đặt vào Điot một nguồn điện ngoài Ung có chiều như hình 1.11, sẽ sinh ra điện trường ngoài Eng (có chiều từ P sang N) ngược chiều với Etx (nhưng có cường độ lớn hơn nhiều so với Etx). Khi đó điện trường ngoài Eng xếp chồng với điện trường Etx tạo nên điện trường tổng, gia tốc các hạt chuyển động ồ ạc qua lớp tiếp giáp, làm phá vỡ lớp tiếp giáp. Trong trường hợp này, Điot được mở (phân cực thuận). Như vậy, tiếp giáp P-N chỉ cho dòng chảy qua một chiều nhất định. Biên soạn: ThS. Phạm Quốc Thái Trang 6
  • 7. Kiến thức cơ bản về điện – điện tử trên ôtô và xe Bus P N Etx Eng Ung Hình 1.11. Sơ đồ ký hiệu và cấu tạo của Điot Hình 1.12 thể hiện sơ đồ mạch khi phân cực thuận cho Điot, lúc này đèn sẽ sáng (Lamp on). Hình 1.12. Sơ đồ ký hiệu và cấu tạo của Điot 1.1.3.3. Đặc tuyến Vôn – Ampe của Điot: Đặc tuyến Điot biễu thị mối quan hệ giữa dòng điện qua Điot và điện áp đặt trên hai cực A và K của nó (Hình 1.13). Trên đặc tuyến V-A của Điôt có 3 vùng rõ rệt: Vùng (1): Điot được phân cực thuận, với đặc trưng: dòng điện lớn (mA), điện áp nhỏ, điện trở nhỏ. Khi đạt giá trị uAK ≥ u0 thì Điot phân cực (u0 = 0.7V: đối với bán dẫn loại Si; u0 = 0.3V: đối với bán dẫn loại Ge). Vùng (2): Điot phân cực ngược (khoá), với đặc trưng: điện trở lớn Vùng (3): Vùng đánh thủng tiếp giáp P-N, với đặc trưng: dòng điện ngược tăng mạnh, điện trở nhỏ, điện áp gần như không đổi và đạt giá trị uđt Biên soạn: ThS. Phạm Quốc Thái Trang 7
  • 8. Kiến thức cơ bản về điện – điện tử trên ôtô và xe Bus IA(mA) (1) uđt (2) uAK(V) u0 (3) Hình 1.13. Đặc tuyến V-A của Điot bán dẫn (1): Vùng Điot phân cực thuận; (2): Vùng Điot phân cực ngược; (3): Vùng đánh thủng tiếp giáp P-N uđt: điện áp đánh thủng; u0: điện áp ngưỡng mở Điot 1.1.3.4. Phân loại: Theo vật liệu chế tạo: Điot có 2 loại: Si và Ge. Theo tần số làm việc giới hạn: Điot tần số cao và Điot tần số thấp. Theo công suất: Điot công suất thấp (IAK <300mA), Điot công suất cao. Theo nguyên lý hoạt động và phạm vi ứng dụng: a b c d Hình 1.14. Ký hiệu các loại Điot a. Điot chỉnh lưu; b. Điot biến dung; c. Điot quang; Điot Zener Biên soạn: ThS. Phạm Quốc Thái Trang 8
  • 9. Kiến thức cơ bản về điện – điện tử trên ôtô và xe Bus - Điot chỉnh lưu: dùng để chỉnh lưu nguồn điện xoay chiều thành nguồn một chiều. - Điot ổn định điện áp (Zener): hoạt động theo cơ chế phân cực ngược. Khi phân cực thuận thì Điot Zener hoạt động như Điot chỉnh lưu nhưng khi phân cực ngược thì Điot Zener sẽ giữ cố định điện áp bằng giá trị điện áp trên Zener. Cathode(-) Anode(+) Hình 1.15. Ký hiệu và hình dạng thực tế của Điot Zener - Điot quang (photo Diode): bao gồm: điot phát quang (Light Emitting Diode_LED): khi được phân cực thuận Điot sẽ phát sáng và Điot cảm quang (photo Diode): khi chiếu ánh sáng vào thì Điot sẽ dẫn. Cathode(-) Anode(+) Hình 1.16. Ký hiệu và hình dạng thực tế của Điot phát quang Cathode(-) Anode(+) Hình 1.17. Ký hiệu và hình dạng thực tế của Điot cảm quang - Điot biến dung (Varicap Diode): thường dùng trong kỹ thuật giao động để ổn định hay điều chỉnh tần số. Biên soạn: ThS. Phạm Quốc Thái Trang 9
  • 10. Kiến thức cơ bản về điện – điện tử trên ôtô và xe Bus 1.1.3.5. Ứng dụng: a. Ứng dụng Điot chỉnh lưu - Chỉnh lưu nửa chu kỳ: u uv(AC) Diode IR t uv uR AC uR(DC) t Hình 1.18. Sơ đồ mạch và dạng tín hiệu chỉnh lưu nửa chu kỳ - Chỉnh lưu hai nửa chu kỳ u uv(AC) D2 D1 t uv(AC) uR D3 D4 R uR (DC) t Hình 1.19. Sơ đồ mạch và dạng tín hiệu chỉnh lưu nửa chu kỳ Biên soạn: ThS. Phạm Quốc Thái Trang 10
  • 11. Kiến thức cơ bản về điện – điện tử trên ôtô và xe Bus - Chỉnh lưu cầu ba pha Cuäün dáy stato Điot t Âi äú D1 D3 D5 A 1 2 C B Taíi 3 D2 D4 D6 Hình 1.20. Sơ đồ chỉnh lưu cầu 3 pha Hình 1.21. Sơ đồ mạch hệ thống cung cấp trên ôtô (chỉnh lưu cầu ba b. Ổn định điện áp (Điot Zener): Input Output Hình 1.22. Sơ đồ mạch ổn định điện áp Biên soạn: ThS. Phạm Quốc Thái Trang 11
  • 12. Kiến thức cơ bản về điện – điện tử trên ôtô và xe Bus e. Ứng dụng vệ thiết bị điều khiển Hình 1.23. Sơ đồ mạch điều khiển động cơ điện (Điot bảo vệ Transistor) Blower M Motor 12 BATT A/C ECU Power T/R Hình 1.24. Sơ đồ mạch điều khiển quạt A/C (Điot bảo vệ Transistor) f. Ứng dụng Điot quang : Photo diode Battery 12 volts Lamp Hình 1.25. Sơ đồ mạch điều khiển đèn dùng Điot cảm quang Biên soạn: ThS. Phạm Quốc Thái Trang 12
  • 13. Kiến thức cơ bản về điện – điện tử trên ôtô và xe Bus 1.1.3.6. Kiểm tra, chẩn đoán: a b c Hình 1.26. Hình dạng một số loại Điot a. Điot chỉnh lưu; b. Điot Zener; c. Điot quang Việc kiểm tra và chẩn đoán Điot bằng cách dùng đồng hồ điện, được tiến hành như sau: - Ở thang đo điện trở Rx1 ta tiến hành đặt hai que đo vào hai đầu Điot, sau đó đảo đầu hai que đo. - Nếu quan sát thấy kim đồng hồ một lần lên hết, một lần không lên thì Điot hoạt động tốt. - Nếu quan sát thấy kim đồng hồ một lần lên hết, một lần lên 1/3 vạch thì Điot bị rò rỉ. - Nếu quan sát thấy kim đồng hồ hai lần đều lên hết thì Điot bị thủng. - Nếu quan sát thấy kim đồng hồ hai lần không lên hết thì Điot bị đứt. Hình 1.27. Kiểm tra Điot bằng đồng hồ kim Biên soạn: ThS. Phạm Quốc Thái Trang 13
  • 14. Kiến thức cơ bản về điện – điện tử trên ôtô và xe Bus 1.1.4. Transistor (BJT) 1.1.4.1. Công dụng: Transistor được cấu tạo từ ba lớp bán dẫn ghép với nhau, dùng để khuếch đại tín hiệu. Transistor là linh kiện rất phổ biến và hầu như có mặt trong tất cả các mạch điện tử. 1.1.4.2. Cấu tạo, nguyên lý hoạt: Transistor gồm ba lớp bán dẫn ghép với nhau hình thành hai lớp tiếp giáp P-N. Nếu ghép theo thứ tự PNP ta có Transistor thuận, ngược lại nếu ghép theo thứ tự NPN ta có Transistor nghịch. Về phương diện cấu tạo thì Transistor tương đương với hai Điot nối ngược chiều nhau. Hình 1.28. Cấu tạo, sơ đồ tương đương và ký hiệu của Transistor loại NPN Hình 1.29. Cấu tạo, sơ đồ tương đương và ký hiệu của Transistor loại PNP Ba lớp bán dẫn được bối với ba cực: - Cực giữa, ký hiệu B (Base) là cực gốc: được nối với lớp bán dẫn mỏng nhất và mật độ hạt dẫn thấp nhất. - Cực E (Emitter) là cực phát: được nối với lớp bán dẫn có mật độ hạt dẫn lớn nhất. Biên soạn: ThS. Phạm Quốc Thái Trang 14
  • 15. Kiến thức cơ bản về điện – điện tử trên ôtô và xe Bus - Cực C (Collector) là cực góp: được nối với lớp bán dẫn có mật độ hạt dẫn trung bình. Để Transistor hoạt động thì phải đặt điện áp một chiều vào các cực của nó, gọi là phân cực cho Transistor. Khi cấp nguồn UBE và UCE như trên hình 1.30 thì lớp tiếp giáp JE phân cực thuận và JC phân cực ngược. Đối với Transistor loại NPN, do lớp tiếp giáp JE phân cực thuận nên tạo ra điện trường gia tốc các electron từ miền E phun qua lớp tiếp giáp JE tạo thành dòng IE, một phần nhỏ các electron đi vào cực miền B tạo thành dòng IB. phần còn lại các electron tiếp tục chuyển động sang lớp tiếp giáp JC, tại đây các electron tiếp tục được gia tốc bởi điện trường (do JC phân cực ngược) và chuyển động qua miền C, tạo thành dòng IC. Hình 1.30. Sơ đồ nguyên lý hoạt động của Transistor loại NPN Tương tự, đối với Transistor loại PNP, do lớp tiếp giáp JE phân cực thuận (hình 1.31) nên tạo ra điện trường gia tốc lỗ trống từ miền E phun qua lớp tiếp giáp JE tạo thành dòng IE, một phần nhỏ các lỗ trống đi vào cực miền B tạo thành dòng IB. phần còn lại các lỗ trống tiếp tục chuyển động sang lớp tiếp giáp Biên soạn: ThS. Phạm Quốc Thái Trang 15
  • 16. Kiến thức cơ bản về điện – điện tử trên ôtô và xe Bus JC, tại đây các lỗ trống tiếp tục được gia tốc bởi điện trường (do JC phân cực ngược) và chuyển động qua miền C, tạo thành dòng IC. Hình 1.31. Sơ đồ nguyên lý hoạt động của Transistor loại NPN Quan hệ dòng điện qua các cực của Transistor: IE = IB + IC Để đánh giá mức độ điều khiển của dòng IB đến dòng IC, người ta định nghĩa hệ số khuếch đại dòng điện của Transistor (β): β = IC/IB ⇒ IE = (1 + β)IB β có giá trị khoảng vài chục đến vài trăm. Như vậy, Transistor như là một khoá điện tử, trong đó B là cực điều khiển. Để điều khiển phân cực cho Transistor thì: - Transistor loại PNP: UEB ≥ 0.7V: đối với vật liệu bán dẫn Si và UEB ≥ 0.3V: đối với vật liệu bán dẫn Ge. - Transistor loại NPN: UBE ≥ 0.7V: đối với vật liệu bán dẫn Si và UBE ≥ 0.3V: đối với vật liệu bán dẫn Ge. Biên soạn: ThS. Phạm Quốc Thái Trang 16
  • 17. Kiến thức cơ bản về điện – điện tử trên ôtô và xe Bus 1.1.4.3. Đặc tính của Transistor Transistor có ba chế độ làm việc: chế độ khuếch đại, chế độ dẫn bão hoà và chế độ ngắt. Trong các ứng dụng trên ôtô thường dùng Transistor ở chế độ dẫn bão hoà và chế độ ngắt. Hình 1.32. Đặc tính của Transistor (1): Vùng làm việc khuếch đại; (2): vùng dẫn bão hoà; (3): vùng ngắt 1.1.4.4. Phân loại Transistor Theo vật liệu lớp bán dẫn: Transistor PNP (thuận) và NPN (nghịch) Theo công suất: Transistor công suất thấp và transistor công suất cao. Theo chức năng làm việc: Transistor khuếch đại và Transistor chuyển mạch (dẫn bão hoà/ngắt). Theo cấu tạo và nguyên lý hoạt động: Transistor lưỡng cực (BJT: Bipolar Junction Transistor) và Transistor trường (FET: Field - Effect Transistor) 1.1.4.5. Ứng dụng : Trên ôtô Transistor được sử dụng rất phổ biến trong tấc cả các mạch: mạch điều khiển động cơ quạt điều hoà, mạch điều chỉnh điện áp ( tiết chế bán dẫn), mạch điều khiển đánh lửa, bên trong bộ điều khiển ECU đều có Transistor để điều khiển cơ cấu chấp hành,… Biên soạn: ThS. Phạm Quốc Thái Trang 17
  • 18. Kiến thức cơ bản về điện – điện tử trên ôtô và xe Bus R1=1㏀ M Collector Motor 12V D235 (NPN TR) Base Emitter 1~100Ω Variable resistor Hình 1.33. Sơ đồ mạch điều khiển tốc độ quạt điều hoà From ignition key switch Ground G11 Pin No 23 Hình 1.34. Sơ đồ mạch điều khiển đánh lửa Biên soạn: ThS. Phạm Quốc Thái Trang 18
  • 19. Kiến thức cơ bản về điện – điện tử trên ôtô và xe Bus Hình 1.35. Sơ đồ ECU điều khiển các cơ cấu chấp hành 1.1.4.5. Chẩn đoán và kiểm tra: a b c Hình 1.36. Hình dạng một số loại Transistor a. Transistor BJT công suất nhỏ; b. Transistor BJT công suất lớn; c. Transistor trường (MOSFET) Hiện nay trên thị trường có nhiều loại Transistor do nhiều hãng sản xuất nhưng thông dụng nhất là các Transistor của Nhật, Mỹ và Trung Quốc sản xuất. - Transistor do Nhật sản xuất thường bắt đầu bằng các chữ cái: A, B, C, D,…Ví dụ: A654, B733, C828, D1555,…Trong đó A, B ký hiệu cho Transistor thuận PNP; các Transistor nghịch NPN ký hiệu C, D. Các transistor công suất nhỏ ký hiệu: A, C; Các transistor công suất lớn ký hiệu: B, D. Thứ tự chân của Transistor: từ trái sang phải: ECB với Transistor công suất nhỏ; BCE với Transistor công suất lớn. Biên soạn: ThS. Phạm Quốc Thái Trang 19
  • 20. Kiến thức cơ bản về điện – điện tử trên ôtô và xe Bus - Transistor do Mỹ sản xuất thường bắt đầu bằng 2N,…Ví dụ: 2N2222, 2N3055, 2N4073,…Thứ tự chân của transistor: từ trái sang phải: EBC. - Transistor do Trung Quốc sản xuất: bắt đầu bằng số 3, tiếp theo là hai chữ cái. Chữ cái thứ nhất cho biết loại Transistor: A, B là Transistor thuận PNP; C, D là Transistor nghịch NPN. Ví dụ: 3CP25, 3AP20,.. Thứ tự chân của transistor: từ trái sang phải: CBE. Để xác định các chân của Transistor có thể sử dụng một trong các biện pháp sau: - Nhớ nguyên tắc thứ tự chân như trên. - Dựa vào sổ tay tra cứu. - Tra cứu trên mạng internet. - Dùng đồng hồ đo. Việc kiểm tra, chẩn đoán Transistor dùng đồng hồ đo (transistor tương đương với hai Điot đấu chung cực B). Transistor ngược Transistor thuận Hình 1.37. Sơ đồ tương đương của Transistor - Nếu đo từ B sang C và từ B sang E (theo chiều thuận) kim đều lên và đảo vị trí hai que đo ( đo theo chiều ngược) thì kim không lên ⇒ Transistor còn tốt. Biên soạn: ThS. Phạm Quốc Thái Trang 20
  • 21. Kiến thức cơ bản về điện – điện tử trên ôtô và xe Bus - Nếu đo từ B sang C và từ B sang E (theo chiều thuận) và đảo vị trí hai que đo (đo theo chiều ngược) kim đều lên ⇒ Transistor bị chập hay bị rò. - Nếu đo chiều thuận từ B sang C hoặc từ B sang E theo chiều thuận mà kim không lên ⇒ Transistor bị đứt BE hoặc BC. - Nếu đo từ E sang C mà kim lên ⇒ Transistor bị chập CE. 1.1.5. Mạch tích hợp (IC - Integrated Circuit) IC là một vi mạch gồm nhiều phần tử như: điện trở, tụ điện, Điot, Transistor,… được tích hợp tại các bề mặt của một chất nền mỏng của vật liệu bán dẫn và được bao bọc trong khối bằng nhựa hoặc gốm. Mạch tích hợp được sử dụng trong hầu hết các thiết bị điện tử, đặc biệt là trong các vi mạch trên ôtô. Hình 1.38. Mạch tích hợp (IC) Dựa vào mật độ các phần tử tích hợp bên trong, mạch tích hợp được chia làm các loại: - Mạch tích hợp cỡ nhỏ (SSI): chứa ít hơn 100 phần tử - Mạch tích hợp cỡ trung bình (MSI): từ 100 - 1000 phần tử - Mạch tích hợp cỡ lớn (LSI): từ 1000 – 100.000 phần tử - Mạch tích hợp cỡ rất lớn (VLSI): chứa từ 100.000 phần tử trở lên Theo cấu trúc và ứng dụng, mạch tích hợp được chia làm: - Mạch tương tự: dùng để xử lý các tín hiệu tương tự. Tín hiệu tương tự là tín hiệu liên tục theo thời gian. Đặc điểm của mạch tương tự là tín hiệu đầu ra tỷ Biên soạn: ThS. Phạm Quốc Thái Trang 21
  • 22. Kiến thức cơ bản về điện – điện tử trên ôtô và xe Bus lệ tuyến tính với tín hiệu đầu vào. Các mạch tương tự thông dụng như: mạch khuếch đại, mạch dao động. Input Output Hình 1.39. Sơ đồ khối mạch tương tự - Mạch số: dùng để xử lý các tín hiệu số hay xung số. Các mạch số thông dụng như: mạch logic cơ bản mạch Flip-Flop, mạch đếm,… ứng dụng nhiều trong đo lường và xử lý thông tin. + Tín hiệu số: là tín hiệu thay đổi theo mức, biên độ của nó chỉ có hai giá trị là mức cao (5V, 12V) và mức thấp (0V). Thời gian chuyển đổi từ mức biên độ thấp lên cao hay từ cao xuống thấp được xem rất ngắn và được xem tức thời. Input Output Hình 1.40. Sơ đồ khối mạch số Hình 1.41 minh họa về mạch số: Khi công tắc (switch) đóng thì Transistor dẫn Uce = 0 (đầu ra mức tín hiệu thấp). Khi công tắc (switch) ngắt thi Transistor khoá Uce = 12V (đầu ra mức tín hiệu thấp). Switch 12 volts Battery Uce Hình 1.41. Sơ đồ mạch số Biên soạn: ThS. Phạm Quốc Thái Trang 22
  • 23. Kiến thức cơ bản về điện – điện tử trên ôtô và xe Bus Uce OFF OFF OFF 12 volts 0 volts ON ON ON TR Hình 1.42. Tín hiệu số Các IC số chứa nhiều phần tử khác nhau, được tạo thành từ các mạch logic. Các mạch logic này có khả năng xử lý hai hay nhiều các tín hiệu, bao gồm các mạch: AND, OR, XOR, NOT, NAND, NOR. - Cổng logic AND: đầu ra của cổng AND bằng “1” khi tất cả các tín hiệu đầu vào có mức tín hiệu “1”. Khi có một tín hiệu đầu vào có mức logic “0” thì đầu ra của cổng AND bằng “0” Ví dụ: đèn phanh sáng lên khi công tắc máy được mở và công tắc phanh được tác động. Mạch tương đương Mạch thực tế Ký hiệu Quan hệ vào/ra A B C 1 1 1 1 0 0 0 1 0 0 0 0 Hình 1.43. Sơ đồ mạch cổng logic AND Biên soạn: ThS. Phạm Quốc Thái Trang 23
  • 24. Kiến thức cơ bản về điện – điện tử trên ôtô và xe Bus - Cổng logic OR: đầu ra của cổng OR bằng “1” ít nhất một tín hiệu đầu vào có mức tín hiệu “1”. Khi tất cả các tín hiệu vào bằng “0” thì đầu ra bằng “0”. Mạch tương đương Mạch thực tế Ký hiệu Quan hệ vào/ra A B C 1 1 1 1 0 1 0 1 1 0 0 0 Hình 1.44. Sơ đồ mạch điều khiển đánh lửa - Cổng logic NOT: tín hiệu đầu ra của cổng NOT đảo với tín hiệu đầu vào. Đầu ra bằng “1” khi tín hiệu đầu vào có mức tín hiệu “0” và ngược lại. Input/Output Representation Actual Circuit Logic Symbol relation A B 1 0 0 1 Biên soạn: ThS. Phạm Quốc Thái Trang 24
  • 25. Kiến thức cơ bản về điện – điện tử trên ôtô và xe Bus - Cổng logic NAND: là mạch tổ hợp giữa cổng AND và NOT. Đầu ra chỉ bằng “0” khi tất cả các tín hiệu đầu vào có mức tín hiệu “1” Ký hiệu Quan hệ vào ra Đầu vào Đầu ra A B Y 0 0 1 0 1 1 1 0 1 1 1 0 - Cổng logic NOR: là mạch tổ hợp giữa cổng OR và NOT. Đầu ra chỉ bằng “1” khi tất cả các tín hiệu đầu vào có mức tín hiệu “0” Ký hiệu Quan hệ vào ra Đầu vào Đầu ra A B Y 0 0 1 0 1 0 1 0 0 1 1 0 1.1.6. Bộ điều khiển (máy tính) Bộ điều khiển là một vi mạch tổ hợp cỡ lớn dùng để nhận biết tín hiệu, tính toán, lưu trữ thông tin, quyết định chức năng hoạt động và gửi các tín hiệu điều khiển thích hợp đến các cơ cấu chấp hành. Trên ôtô có thể một hoặc nhiều bộ điều khiển. Bộ phận chủ yếu của nó là bộ vi xử lý (Microprocessor) hay còn gọi là CPU, CPU lựa chọn các lệnh và xử lý số liệu từ bộ nhớ ROM và RAM chứa các chương trình và dữ liệu ngõ vào ra (I/O) điều khiển nhanh số liệu từ các cảm biến và chuyển các dữ liệu đã xử lý đến điều khiển các cơ cấu chấp hành. Biên soạn: ThS. Phạm Quốc Thái Trang 25
  • 26. Kiến thức cơ bản về điện – điện tử trên ôtô và xe Bus Bộ vi xử lý: Bộ vi xử lý có chức năng tính toán và ra quyết định. Nó là ‘‘bộ não’’ của bộ điều khiển. Hình 1.45. Sơ đồ khối cấu trúc bộ điều khiển trên ôtô Bộ nhớ: gồm các loại: - Bộ nhớ ROM (Read Only Memory): dùng trữ thông tin thường trực và chỉ đọc thông tin từ đó ra chứ không thể ghi vào được. Chương trình điều khiển động cơ do nhà sản xuất lập trình và được nạp sẵn trong bộ nhớ ROM. - RAM (Random Access Memory): bộ nhớ truy xuất ngẫu nhiên dùng để lưu trữ thông tin mới tạm thời hoặc kết quả tính toán trung gian khi động cơ làm việc. Khi mất nguồn cung cấp từ acquy đến máy tính thì dữ liệu trong bộ nhớ RAM sẽ không còn. Đường truyền – BUS: có nhiệm vụ chuyển các lệnh và số liệu trong giữa các bộ phận bên trong bộ điều khiển Mạch giao tiếp ngõ vào: - Bộ chuyển đổi A/D (Analog To Digital Converter): dùng để chuyển các tín hiệu tương tự từ đầu vào với sự thay đổi điện áp trên các cảm biến thành các tín hiệu số để đưa vào bộ xử lý. Biên soạn: ThS. Phạm Quốc Thái Trang 26
  • 27. Kiến thức cơ bản về điện – điện tử trên ôtô và xe Bus 5V Bäü Dáy tên hiãûu vi Bäü chuyãøn âäøi A/d xæí lyï Hình 1.46. Bộ chuyển đổi A/D - Bộ đếm (counter): đếm xung tín hiệu từ các cảm biến (tốc độ động cơ, tốc độ xe) rồi gửi số đếm đến bộ vi xử lý. Bäü Säú vi SENSOR Bäü âãúm xæí lyï ECU Hình 1.47. Bộ đếm - Bộ khuếch đại (amplifier): Một số cảm biến có tín hiệu rất nhỏ nên trong ECU cần phải có các bộ khuếch đại. Tên hiãûu Tên hiãûu maûnh Bäü yãúu Bäü vi vi xæí xæí lyï lyï Âiãûn aïp thay âäøi ECU Hình 1.48. Bộ khuếch đại - Bộ ổn áp: bên trong ECU có các IC điều áp 7812 và 7805 để ổn áp: 12V và 5V. Nguồn 5V cung cấp cho các cảm biến làm việc. Biên soạn: ThS. Phạm Quốc Thái Trang 27
  • 28. Kiến thức cơ bản về điện – điện tử trên ôtô và xe Bus B+ (12V) Bäü Bäü äøn aïp vi xæí lyï ECU Hình 1.49. Bộ ổn áp Giao tiếp ngõ ra: tín hiệu điều khiển từ bộ vi xử lý sẽ đưa đến các transistor công suất điều khiển rơle, solenoid, môtơ, ... Bäü Âiãöu khiãøn vi xæí Råle lyï Mätå Solenoi.... ECU Hình 1.50. Giao tiếp ngõ ra Biên soạn: ThS. Phạm Quốc Thái Trang 28