SlideShare a Scribd company logo
1
ĐỀ CƯƠNG DÙNG CHO THI KẾT THÚC MÔN
NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN
(Đề cương chỉ mang tính chất tham khảo)
Câu 1: Trình bày những điều kiện, tiền đề cho sự ra đời của chủ nghĩa Mác ?
- Điều kiện kinh tế-xã hội
Vào cuối thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XIX, cuộc cách mạng công nghiệp diễn ra ở nước
Anh, sau đó mau chóng lan rộng ra các nước tây Âu tiên tiến.
Cuộc cách mạng đó đã không những đánh dấu bước chuyển từ sản xuất thủ công sang
sản xuất công nghiệp, làm cho phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa trở thành hệ thống kinh
tế thống trị, làm thay đổi sâu sắc cục diện xã hội mà trước hết là sự hình thành và phát triển
của giai cấp vô sản.
Mâu thuẫn giữa tính xã hội của quá trình sản xuất và trình độ phát triển ngày càng cao
của lực lượng sản xuất với hình thức sở hữu tư liệu sản xuất tư nhân và phân chia sản phẩm xã
hội ngày càng bất bình đẳng.
Sản phẩm xã hội tăng lên nhưng lý tưởng tự do, bình đẳng, bác ái không được thực hiện.
Thực tiễn xã hội như vậy nảy sinh yêu cầu khách quan là phải trả lời rõ ràng những vấn
đề mà mọi giai cấp trong xã hội quan tâm là số phận của loài người sẽ ra sao; lực lượng nào
đóng vai trò chủ yếu trong cuộc đấu tranh cho tương lai của nhân loại. Đó là điều kiện kinh tế-
xã hội cho sự xuất hiện của chủ nghĩa Mác
- Tiền đề lý luận
+ Triết học cổ điển Đức là nguồn gốc lý luận trực tiếp của triết học Mác (đặc biệt là
phép biện chứng duy tâm của Hêghen và tư tưởng duy vật về những vấn đề cơ bản của triết
học của Phoiơbắc).
+ KT9Trị cồ điển Anh: Đại biểu là Adam Smít và RicácĐô đã góp phần tích cực vào
việc hình thành quan niệm duy vật về lịch sử và nhận thức về bản chất của PTSX TBCN của
CNM.
+ Chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp với những phê phán xã hội tư bản và những dự
báo thiên tài của Xanh Ximông, Phuriê mà trước hết là lịch sử loài người là một quá trình tiến
hóa không ngừng, chế độ sau tiến bộ hơn chế độ trước; các ông cho rằng sự xuất hiện các giai
cấp đối kháng trong xã hội tư bản là kết quả của sự chiếm đoạt; đồng thời phê phán chủ nghĩa
tư bản là ở đó con người bị bóc lột và lừa bịp, chính phủ không quan tâm tới dân nghèo.
- Tiền đề khoa học tự nhiên.
+ Định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng của các nhà khoa học tự nhiên như
Lômônôxốp, Lenxơ (Nga),... chứng tỏ lực cơ học, nhiệt, ánh sáng, điện tử, các quá trình hoá
học không tách rời nhau, mà liên hệ với nhau và hơn thế nữa, trong những điều kiện nhất định,
chúng chuyển hoá cho nhau mà không mất đi, chỉ có sự chuyển hoá không ngừng của năng
lượng từ dạng này sang dạng khác. Định luật này đã dẫn đến kết luận triết học là sự phát triển
của vật chất là một quá trình vô tận của sự chuyển hoá những hình thức vận động của chúng.
+ Thuyết tế bào của Svannơ (sinh học) và Sơlâyđen (thực vật học) được xây dựng nhờ
các công trình nghiên cứu trước đó của Húc (1665), Vonphơ,... Thuyết này chứng minh rằng tế
bào là cơ sở của kết cấu và sự phát triển chung của thực vật và động vật; bản chất sự phát triển
của chúng đều nằm trong sự hình thành và phát triển của tế bào. Như vậy, thuyết tế bào đã xác
định sự thống nhất về mặt nguồn gốc và hình thức giữa động vật và thực vật; giải thích quá
trình phát triển của chúng; đặt cơ sở cho sự phát triển của toàn bộ nền sinh học; bác bỏ quan
niệm siêu hình về nguồn gốc và hình thức giữa thực vật với động vật.
2
+ Thuyết tiến hoá của Đácuyn (Anh), giải thích duy vật về nguồn gốc và sự phát triển của
các loài thực vật và động vật (1859). Các loài thực vật và động vật biến đổi, các loài đang tồn
tại được sinh ra từ các loài khác bằng con đường chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo. Phát
minh này đã khắc phục được quan điểm cho rằng giữa thực vật và động vật không có sự liên
hệ; là bất biến; do Thượng Đế tạo ra và đem lại cho sinh học cơ sở khoa học, xác định tính
biến dị và di truyền giữa các loài.
Câu 2: Trình bày nội dung cơ bản của quy luật từ những thay đổi về lượng thành sự thay
đổi về chất và ngược lại. Nêu ý nghĩa phương pháp luận của quy luật này.
a. Khái niệm chất, lượng
- Khái niệm “chất” dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật, hiện
tượng; là sự thống nhất hữu cơ các thuộc tính cấu thành nó, phân biệt nó với cái khác.
VD: Lương thực là 1 chất nhưng có nhiều thuộc tính: lúa, ngô, khoai..Nhưng Lúa lại có
những thuộc tính của nó nữa là: nếp, tấm, tẻ…
Mỗi sự vật, hiện tượng không chỉ có một chất, mà có nhiều chất, tùy thuộc vào các mối
quan hệ cụ thể của nó với những cái khác. Chất không tồn tại thuần túy tách rời sự vật, biểu
hiện tính ổn định tương đối của nó.
- Khái niệm “lượng” dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật về các
phương diện: số lượng các yếu tố cấu thành, quy mô của sự tồn tại, tốc độ, nhịp điệu của các
quá trình vận động, phát triển của sự vật.
VD: Thể tích của nước khi nó bay hơi có quy mô lớn hơn lới lượng nước ban đầu.
Một sự vật có thể tồn tại nhiều loại lượng khác nhau, được xác định bằng các phương
thức khác nhau phù hợp với từng loại lượng cụ thể của sự vật.
Chất và lượng là hai phương diện khác nhau của cùng một sự vật, hiện tượng. Hai
phương diện đó tồn tại một cách khách quan, tuy nhiên sự phân biệt giữa chất và lượng chỉ có
ý nghĩa tương đối: có cái trong mối quan hệ này đóng vai trò là chất nhưng trong mối quan hệ
khác lại là lượng.
b. Quan hệ biện chứng giữa chất và lượng
- Tính thống nhất giữa chất và lượng trong một sự vật
Sự vật, hiện tượng nào cũng là thể thống nhất giữa hai mặt chất và lượng. Hai mặt đó
không tách rời nhau mà tác động lẫn nhau một cách biện chứng. Sự thay đổi về lượng tất yếu
sẽ dẫn tới sự thay đổi về chất nhưng không phải sự thay đổi về lượng bất kỳ nào cũng dẫn đến
sự thay đổi về chất.
Ở một giới hạn nhất định sự thay đổi về lượng chưa dẫn đến sự thay đổi về chất. VD:
đốt nóng thanh kim loại ở 10000
C thì nó vẫn ở trang thái rắn chứ chưa chuyển sang trạng thái
lỏng. Giới hạn mà sự thay đổi về lượng chưa làm chất thay đổi được gọi là độ.VD: khoảng
giới hạn từ 00
C đến 10000
C
Độ: là phạm trù triết học dùng để chỉ khoảng giới hạn mà trong đó sự thay đổi về lượng
chưa làm thay đổi căn bản chất của sự vật, hiện tượng.
Vậy thì điểm giới hạn như 00
C hay 10000
C gọi là điểm nút
Điểm nút là phạm trù triết học dùng để chỉ điểm giới hạn mà tại đó sự thay đổi về lượng
đã đủ làm thay đổi về chất.
Sự vật tích luỹ đủ về lượng tại điểm nút sẽ tạo ra bước nhảy, chất mới ra đời.
Bước nhảy: là phạm trù triết học dùng để chỉ sự chuyển hoá về chất do sự thay đổi về
lượng trước đó gây nên.
- Quá trình chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất.
Sự vận động, biến đổi của sự vật, hiện tượng bắt đầu từ sự thay đổi về lượng. Lượng
3
biến đổi trong phạm vi “độ” chưa làm chất thay đổi nhưng khi lượng thay đổi đến một giới hạn
nhất định thì sẽ dẫn tới sự thay đổi về chất. Giới hạn đó chính là điểm nút. Sự thay đổi về
lượng khi đạt tới điểm nút, với những điều kiện xác định tất yếu sẽ dẫn đến sự ra đời của chất
mới. Sự thay đổi về chất gọi là bước nhảy. Bước nhảy là sự chuyển hóa tất yếu trong quá trình
phát triển của sự vật, hiện tượng; là sự kết thúc một giai đoạn vận động, phát triển đồng thời là
điểm khởi đầu cho một giai đoạn mới, là sự gián đoạn trong quá trình vận động, phát triển liên
tục của sự vật.
- Quá trình chuyển hóa từ những sự thay đổi về chất thành những sự thay đổi về lượng:
Khi chất mới ra đời, sẽ tác động trở lại lượng mới. Chất mới tác động tới lượng mới làm thay
đổi kết cấu, quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động, phát triển của sự vật.
VD: Khi sinh viên vượt qua điểm nút là kỳ thi tốt nghiệp, thì sinh viên ấy đã thực hiện
bước nhảy, lúc đó sinh viên sẽ nhận được bằng tốt nghiệp.Khi sinh viên nhận được bằng thì
trình độ văn hoá của sinh viên cao hơn trước, tạo điều kiện cho thay đổi kết cấu, quy mô=>
sinh viên tiến lên trình độ cao hơn.
Như vậy, bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cũng là sự thống nhất biện chứng giữa hai mặt
chất và lượng. Sự thay đổi về lượng tới điểm nút sẽ dẫn đến sự thay đổi về chất thông qua
bước nhảy. Chất mới ra đời sẽ tác động trở lại sự thay đổi của lượng mới. Quá trình đó liên tục
diễn ra, tạo thành phương thức phổ biến của các quá trình vận động, phát triển của sự vật, hiện
tượng trong tự nhiên, xã hội, tư duy.
c. Ý nghĩa phương pháp luận
- Bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cũng có phương diện chất và lượng tồn tại trong tính
quy định lẫn nhau, tác động và làm chuyển hóa lẫn nhau do đó trong thức tiễn và nhận thức
phải coi trọng cả hai phương diện chất và lượng.
- Những sự thay đổi về lượng sẽ dẫn đến sự thay đổi về chất trong điều kiện nhất định
và ngược lại do đó cần coi trọng quá trình tích lũy về lượng để làm thay đổi chất của sự vật
đồng thời phát huy tác động của chất mới để thúc đẩy sự thay đổi về lượng của sự vật.
- Sự thay đổi về lượng chỉ làm thay đổi chất khi lượng được tích lũy đến giới hạn điểm
nút do đó trong thực tiễn cần khắc phục bệnh nôn nóng tả khuynh, bảo thủ trì trệ.
- Bước nhảy của sự vật, hiện tượng là hết sức đa dạng, phong phú do vậy cần vận dụng
linh hoạt các hình thức của bước nhảy cho phù hợp với điều kiện cụ thể. Đặc biệt trong đời
sống xã hội, quá trình phát triển không chỉ phụ thuộc vào điều kiện khách quan, mà còn phụ
thuộc vào nhân tố chủ quan của con người. Do đó, cần phải nâng cao tính tích cực chủ động
của các chủ thể để thúc đẩy quá trình chuyển hóa từ lượng đến chất một cách hiệu quả nhất.
Câu 3: Thực tiễn là gì? Các hình thức hoạt động cơ bản của thực tiễn và vai trò của thực
tiễn đối với nhận thức.
Thực tiễn là những hoạt động vật chất có mục đích mang tính lịch sử - xã hội của con
người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội.
Thực tiễn gồm có những dạng cơ bản sau đây: Hoạt động sản xuất vật chất, Hoạt động
chính trị – xã hội, Hoạt động thực nghiệm khoa học.
Trong đó:
- Hoạt động sản xuất vật chất là hoạt động đầu tiên, cơ bản nhất . Nó tồn tại cùng với
quá trình tồn tại và phát triển của xã hội loài người, là quá trình con người sử dụng công cụ lao
động tác động vào tự nhiên.
- Hoạt động chính trị xã hội là hoạt động của cộng đồng người nhằm cải biến những
quan hệ chính trị - xã hội theo hướng tiến bộ.
4
- Hoạt động thực nghiệm khoa học là quá trình mô phỏng hiện thực khách quan dưới
hình thức thu nhỏ để chứng minh giả thuyết, những kết luận để hình thành chân lý hay để đề
xuất chân lý.
*Mỗi hình thức của hoạt động thực tiễn có một chức năng quan trọng khác nhau, không
thể thay thế cho nhau, song chúng có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau. Trong ba dạng cơ
bản trên, hoạt động sản xuất vật chất giữa vai trò quyết định, hai dạng hoạt động còn lại cũng
có sự tác động trở lại hoạt động sản xuất vật chất.
d) Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức
* Thực tiễn là cơ sở của nhận thức thể hiện ở chỗ: Thực tiễn là điểm xuất phát để nhận
thức. Con người có nhu cầu tất yếu khách quan là phải giải thích thế giới, cải tạo thế giới nên
con người phải tác động vào sự vật, hiện tượng bằng hoạt động thực tiễn của mình. Sự tác
động đó làm cho sự vật bộc lộ những thuộc tính, những mối quan hệ. Xét đến cùng mọi tri thức
của con người xét đến cùng đều bắt nguồn từ thực tiễn. Chính thực tiễn đã cung cấp những tài
liệu cho nhận thức, cho lý luận.
* Thực tiễn là động lực của nhận thức thể hiện ở chỗ: Thực tiễn luôn đặt ra nhu cầu,
nhiệm vụ và phương hướng cho nhận thức phát triển. Khi những tri thức, những kết quả của
nhận thức được vận dụng làm phương pháp chung cho hoạt động thực tiễn, mang lại lợi ích
cho con người, càng kích thích con người tích cực bám sát vào hoạt động thực tiễn.
* Thực tiễn là mục đích của nhận thức thể hiện ở chỗ: Mục đích cuối cùng của nhận
thức không phải là bản thân tri thức mà để cải tạo hiện thực khách quan. Thế nên nhận thức
của con người phải quay về phục vụ thực tiễn, kết quả nhận thức phải hướng dẫn, chỉ đạo thực
tiễn. Lý luận, khoa học chỉ có ý nghĩa thực sự khi chúng được vận dụng vào thực tiễn, cải tạo
thực tiễn.
*Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý
Để kiểm tra tính đúng đắn của nhận thức, ngoài tiêu chuẩn thực tiễn ra không có tiêu
chuẩn nào khác. Nói cách khác chỉ có đem tri thức thu được áp dụng vào trong thực tiễn mới
thấy được tính đúng đắn của tri thức.
Thông qua hoạt động thực tiễn, những tri thức đạt đến chân lý sẽ được bổ sung vào kho
tàng tri thức nhân loại, những kết luận chưa phù hợp với thực tiễn sẽ được tiếp tục bổ sung,
điều chỉnh và nhận thức lại. Giá trị của tri thức nhất thiết phải được chứng minh trong hoạt
động thực tiễn.
* Ý nghĩa phương pháp luận
Sự phân tích trên đây về vai trò của thực tiễn đối với nhận thức đòi hỏi chúng ta phải
quán triệt quan điểm thực tiễn. Quan điểm này yêu cầu việc nhận thức phải xuất phát từ thực
tiễn, dựa trên cơ sở thực tiễn, đi sâu vào thực tiễn, tổng kết thực tiễn. Hoạt động thực tiễn càng
phong phú và đa dạng thì tri thức sẽ càng đầy đủ và đa dạng hơn.
Đồng thời, lý luận phải đi đôi với thực tiễn, học đi đôi với hành. Nếu lý luận mà không
gắn với thực tiễn thì đó chỉ là lý luận suông, thực tiễn mà không gắn với lý luận sẽ trở thành
thực tiễn mù quáng. Nếu xa rời thực tiễn sẽ dẫn tới các bệnh chủ quan, giáo điều, máy móc…
Nếu tuyệt đối hóa vai trò của thực tiễn thì sẽ rơi vào chủ nghĩa thực dụng, chủ nghĩa kinh
nghiệm, thế nên cần phải thống nhất giữa lý luận và thực tiễn.
Câu 4: Trình bày nội dung quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của
lực lượng sản xuất.
a) Các khái niệm:
- Lực lượng sản xuất: Là mối quan hệ giữa con người với giới tự nhiên, là trình độ chinh
phục tự nhiên của con người, là mặt tự nhiên của phương thức sản xuất.
5
Lực lượng sản xuất bao gồm: Tư liệu sản xuất và người lao động với trình độ, kỹ năng và
thói quen trong lao động của họ. Trong lực lượng sản xuất, người lao động có vai trò quan
trọng nhất. Tư liệu sản xuất gồm có đối tượng lao động và công cụ lao động, trong đó công cụ
lao động là yếu tố quan trọng nhất .
- Quan hệ sản xuất: Là mối quan hệ giữa con người với con người trong quá trình sản
xuất, là mặt xã hội của phương thức sản xuất. Quan hệ sản xuất bao gồm:
+ Quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất
+ Quan hệ trong tổ chức, quản lý, phân công lao động
+ Quan hệ trong phân phối sản phẩm lao động.
Ba mặt đó quan hệ hữu cơ với nhau, có vai trò và vị trí khác nhau trong nền sản xuất,
trong đó quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất là mặt quyết định các quan hệ khác.
- Tính chất của lực lượng sản xuất là tính chất cá nhân hay tính chất xã hội trong việc sử
dụng tư liệu lao động, mà chủ yếu là công cụ lao động của con người để chế tạo sản phẩm.
- Trình độ của lực lượng sản xuất là trình độ phát triển khoa học công nghệ, khoa học –
kỹ thuật, công cụ lao động, phân công lao động và người lao động – trong đó, phân công lao
động và trình độ chuyên môn hóa là sự biểu hiện rõ ràng nhất, công cụ lao động là tiêu chí
quan trọng nhất phản ánh bậc thang phát triển của lực lượng sản xuất.
b) Mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất
- Lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất: sự quyết định của lực lượng sản xuất
đối với quan hệ sản xuất diễn ra như sau:
+ Tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất như thế nào thì nó đòi hỏi quan hệ sản
xuất phải như thế ấy để đảm bảo sự phù hợp.
+ Khi lực lượng sản xuất đã thay đổi về tính chất và trình độ thì quan hệ sản xuất cũng
phải thay đổi theo để đảm bảo sự phù hợp.
+ Khi lực lượng sản xuất cũ mất đi, lực lượng sản xuất mới ra đời thì quan hệ sản xuất cũ
cũng phải mất đi và quan hệ sản xuất mới phải ra đời để đảm bảo sự phù hợp, mở đường cho
lực lượng sản xuất phát triển.
- Quan hệ sản xuất tác động trở lại lực lượng sản xuất
+ Nếu quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất thì nó
thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, ngược lại nó kiềm hãm, thậm chí phá vỡ lực lượng sản
xuất. Do đó, không thể chấp nhận một quan hệ sản xuất quá bảo thủ, lạc hậu và cả quan hệ sản
xuất tiên tiến, vượt trước lực lượng sản xuất.
+ Một quan hệ sản xuất được gọi là phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản
xuất khi nó tạo ra tiền đề, điều kiện cho các yếu tố của lực lượng sản xuất kết hợp với nhau
một cách hài hòa để quá trình sản xuất diễn ra bình thường, đưa lại năng suất lao động cao.
+ Sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất với lực lượng sản xuất là một quá trình, một “cân
bằng động” – nó luôn trong xu hướng phá vỡ thế cân bằng cũ để thay thế bằng cân bằng mới
cao hơn.
Câu 5: Sản xuất hàng hóa là gì? Phân tích điều kiện ra đời của sản xuất hàng hóa?
a.. Khái niệm sản xuất hàng hoá:
Sản xuất hàng hoá là kiểu tổ chức kinh tế mà ở đó sản phẩm được sản xuất ra để trao
đổi hoặc mua bán trên thị trường.
b.. Điều kiện ra đời, tồn tại của sản xuất hàng hoá.
Sản xuất hàng hoá ra đời và tồn tại dựa trên hai điều kiện:
* Thứ nhất: Có sự phân công lao động xã hội :
6
- Phân công lao động xã hội là sự chuyên môn hoá sản xuất, phân chia lao động xã hội
thành các ngành, các lĩnh vực sản xuất khác nhau.
- Phân công lao động xã hội làm cho việc trao đổi sản phẩm trở thành tất yếu: bởi vì
mỗi ngành mỗi người chỉ sản xuất một vài thứ, trong khi đó nhu cầu cuộc sống lại đòi hỏi có
nhiều loại khác nhau. Vì vậy họ cần trao đổi với nhau
Như vậy: phân công lao động là tiền đề là cơ sở của sản xuất hàng hoá. Nhưng để
SXHH ra đời chỉ có phân công lao động xã hội thôi thì chưa đủ mà cần phải có điều kiện
nữa(điều kiện đủ) cần có điều kiện thứ hai
* Thứ hai: Có sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế của những người sản xuất
Sự tách biệt này là do các quan hệ sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất, mà khởi thủy là
chế độ tư hưu nhỏ về tư liệu sản xuất, đã xác định người sở hữu tư liệu sản xuất là người sở
hữu sản phẩm lao động.
Có chế độ tư hữu và sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất. Điều này làm cho người sản xuất
hàng hoá độc lập với nhau và mỗi người có quyền tự quyết định sản phẩm của mình, có quyền đem
bán hoặc trao đổi sản phẩm đó.
=> Đây là hai điều kiện cần và đủ của sản xuất hàng hoá. Thiếu một trong hai điều kiện
đó thì sản xuất hàng hoá không thể ra đời và cũng không thể tồn tại.
Câu 6: Trình bày nội dung, tác dụng và ý nghĩa của quy luật giá trị trong nền sản xuất
hàng hóa.
- Nội dung qui luật giá trị: Quy luật giá trị là quy luật nội dung quy lật kinh tế cơ bản
của sản xuất và trao đổi hàng hoá. Quy luật giá trị yêu cầu sản xuất và trao đổi hàng hoá dựa
trê trên cơ sở giá trị của nó, tức là trên cơ sở hao phí lao động xã hội càn thiết. Cụ thể là:
+ Trong sản xuất: Quy luật giá trịđòi hỏi người sản xuất phải căn cứ vào hao phí lao
động xã hội cần thiết, luôn có thức tìm cách hạ thấp hao phí lao động cá biệt xuống nhỏ hơn
hoặc bằng hao phí lao động xã hội cần thiết.
+ Trong lưu thông: Trao đổi phải thực hiện theo nguyên tắc ngang giá.
- Cơ chế tác động của Quy luật giá trị đối với nền kinh tế hàng hoá là thông qua sự lên
xuống của giá cả thị trường.
- Tác dụng của Quy luật giá trị:
+ Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá thông qua sự lên xuống giá cả, Quy luật giá
trị có tác dụng điều tiết và lưu thông.
Điều tiết sản xuất: Người sản xuất bỏ ngành có giá cả thấp, đổ xô ngành có giá cả sản
xuất cao, làm cho qui mô sản xuất của một số ngành được mở rộng, một số ngành bị thu hẹp.
Điều tiết lưu thông: Làm cho hàng hoá lưu chuyển từ nơi có giá cả thấp đến nơi có giá
cả cao. Như vậy, Quy luật giá trị cũng tham gia vào phân phối các nguồn hàng cho hợp lee
hơn giữa các vùng.
+ Kích thích cãi tiến kỹ, thuật, hợp lý hoá sản xuất tăng năng suất lao động, hạ giá
thành sản phẩm.
Các hàng hoá được sản xuất ra trong những điều kiện khác nhau. Nhưng trên thị trường
đều phải trao đổi theo mức phí lao động xã hội cần thiết. Người sản xuất nào có giá trị cá biệt
của hàng hoá thấp hơn giá trị xã hội thì sẽ có lợi. Vì vậy, mỗi người sản xuất hàng hoá đều tìm
cách giãm giá trị cá biệt hàng hoá hàng hoá của mình xuống dưới mức giá trị xã hội bằng các
cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất để tăng năng suất lao động. Sự cạnh tranh quyết liệt làm
cho năng suất lao động xã hội không ngừng tăng lên, chi phí sản xuất xã hội không ngừng
giãm xuống.
7
Phân bố những nhà sản xuất hàng hoá thành giàu, nghèo, làm xuất hiejn quan hệ sản
xuất tư bản chủ nghĩa.
Trong sản xuất hàng hoá, hàng hoá của nhà sản xuất nào có giá trị cá biệt thấp hơn giá
trị xã hội thì người đó có lợi, ngược lại thì bị bất lợi và phá sản. Vì vậy, một số người phát tài,
trở nên giàu có, một số thì trở nên nghèo đói. Từ đó những người giàu trực tiếp mở rộng sản
xuất kinh doanh, thuê them công nhân và trở thành tư bản; những người bị phá sản trở thành
những người lao động làm thuê.
* Ý nghĩa của việc phân tích trên:
+ Xem quy luật giá trị hoạt động trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay là một
yếu tố khách quan
+ Trong quá trình sản xuất cũng như trao đổi hàng hoá phải căn cứ vào thời gian lao
động xã hội càn thiết
+ Bản thân quy luật giá trị cũng có tính hai mặt (Tích cực và hạn chế). Đòi hỏi phải
nắm bắt và vận dụng tốt vào diều kiện sản xuất hàng hoá ở nước ta hiện nay.
Câu 7: Đặc điểm quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư, cho ví dụ và rút ra kết luận.
Quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa là sự thống nhất giữa quá trình sản xuất ra giá trị sử
dụng và quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư.
Quá trình sản xuất trong xí nghiệp tư bản đồng thời là quá trình nhà tư bản tiêu dùng
sức lao động và tư liệu sản xuất mà nhà tư bản đã mua, nên nó có các đặc điểm: một là, công
nhân làm việc dưới sự kiểm soát của nhà tư bản, giống như những yếu tố khác của sản xuất
được nhà tư bản sử dụng sao cho có hiệu quả nhất; hai là, sản phẩm được làm ra thuộc sở hữu
của nhà tư bản, chứ không thuộc về công nhân.
VD: Giả định để sản xuất 10 kg sợi trị giá trên thị trường là 15 $, cần 10 kg bông và giá
10 kg bông là 10 $. Để biến số bông đó thành sợi, một công nhân phải lao động trong 4 giờ và
hao mòn máy móc là 2 $; giá trị sức lao động trong một ngày là 3 $ và ngày lao động là 8 giờ.
Với giả định như vậy, nếu nhà tư bản chỉ bắt công nhân lao động trong 4 giờ, thì nhà tư
bản phải ứng ra là 15 $ và giá trị của sản phẩm mới (10 kg sợi) mà nhà tư bản thu được cũng là
15 $. Như vậy, nếu quá trình lao động chỉ kéo dài đến cái điểm đủ bù đắp lại giá trị sức lao
động (6 giờ), tức là bằng thời gian lao động tất yếu, thì chưa sản xuất ra giá trị thặng dư, do đó
tiền chưa biến thành tư bản.
Trong thực tế quá trình lao động không dừng lại ở điểm đó. Giá trị sức lao động mà nhà
tư bản phải trả khi mua và giá trị mà sức lao động đó có thể tạo ra cho nhà tư bản là hai đại
lượng khác nhau, mà nhà tư bản đã tính đến trước khi mua sức lao động. Nhà tư bản đã trả tiền
mua sức lao động trong một ngày (8 giờ). Như vậy trong 4 giờ tiếp theo, nhà tư bản chỉ cần
ứng ra 12 $ nhưng thu được 15 $.
Như vậy, toàn bộ chi phí sản xuất mà nhà tư bản bỏ ra là 27 $, còn giá trị của sản phẩm
mới (20 kg sợi) do công nhân sản xuất ra trong 8 giờ lao động là 30$. Vậy 27 $ ứng trước đã
chuyển hoá thành 30$, đã đem lại một giá trị thặng dư là 3$. Do đó tiền tệ ứng ra ban đầu đã
chuyển hoá thành tư bản bị nhà tư bản chiếm toàn bộ.
Như vậy ta có thể rút ra những kết luận sau đây:
Một là, phân tích giá trị sản phẩm được sản xuất ra , chúng ta thấy có hai phần: Giá trị
những tư liệu sản xuất nhờ lao động cụ thể của công nhân mà được bảo toàn và di chuyển vào
sản phẩm mới gọi là giá trị cũ Giá trị do lao động trừu tượng của công nhân tạo ra trong quá
trình sản xuất gọi là giá trị mới. Phần giá trị mới này lớn hơn giá trị sức lao động, nó bằng giá
trị sức lao động cộng với giá trị thặng dư.
8
Vậy giá trị thặng dư là một bộ phận của giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức lao động do
công nhân làm thuê tạo ra và bị nhà tư bản chiếm không. Quá trình sản xuất ra giá trị thặng
dư chỉ là quá trình tạo ra giá trị kéo dài quá cái điểm mà ở đó giá trị sức lao động do nhà tư
bản trả được hoàn lại bằng một vật ngang giá mới.
Hai là, ngày lao động của công nhân bao giờ cũng được chia thành hai phần: phần ngày
lao động mà người công nhân tạo ra một lượng giá trị ngang với giá trị sức lao động của mình
gọi là thời gian lao động cần thiết và lao động trong khoảng thời gian đó là lao động cần thiết.
Phần còn lại của ngày lao động gọi là thời gian lao động thặng dư, và lao động trong khoảng
thời gian đó gọi là lao động thặng dư.
Ba là, sau khi nghiên cứu quá trình sản xuất giá trị thặng dư, chúng ta nhận thấy mâu
thuẫn của công thức chung của tư bản đã được giải quyết: việc chuyển hoá của tiền thành tư
bản diễn ra trong lưu thông, mà đồng thời không diễn ra trong lĩnh vực đó. Chỉ có trong lưu
thông nhà tư bản mới mua được một thứ hàng hoá đặc biệt, đó là hàng hoá sức lao động. Sau
đó nhà tư bản sử dụng hàng hoá đặc biệt đó trong sản xuất, tức là ngoài lĩnh vực lưu thông
để sản xuất ra giá trị thặng dư cho nhà tư bản. Do đó tiền của nhà tư bản mới chuyển thành tư
bản.
Việc nghiên cứu giá trị thặng dư được sản xuất ra như thế nào đã vạch ra rõ ràng bản
chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản. Nhưng trong điều kiện hiện nay, do sự phát triển của công ty
cổ phần, mà trong đó một bộ phận nhỏ công nhân cũng có cổ phiếu và trở thành cổ đông, đã
xuất hiện quan niệm cho rằng không còn bóc lột giá trị thặng dư, chủ nghĩa tư bản ngày nay
đã thay đổi bản chất. Dựa vào đó một số học giả tư sản đưa ra thuyết "Chủ nghĩa tư bản nhân
dân". Song, trên thực tế, công nhân chỉ có một số cổ phiếu không đáng kể, do đó họ chỉ là
người sở hữu danh nghĩa không có vai trò chi phối doanh nghiệp, phần lớn lợi tức cổ phần vẫn
nằm trong tay các nhà tư bản, thu nhập của công nhân chủ yếu vẫn là tiền lương.
Câu 8: Trình bày hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối và tuyệt đối của
Chủ nghĩa tư bản. Nêu ý nghĩa hai phương pháp này đối với nền kinh tế nước ta hiện
nay.
- Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối.
Đây là phương pháp nhà tư bản thu được giá trị thặng dư do kéo dài ngày lao động,
vượt quá thời gian lao động tất yếu, nhờ đó kéo dài thời gian lao động thặng dư, trong khi năng
suất lao động và thời gian lao động tất yếu không thay đổi.
Tuy nhiên, phương pháp này cũng gặp phải những giới hạn như: độ dài ngày lao động,
thể chất và tinh thần người lao động, cuộc đấu tranh đòi hỏi ngày lao động tiêu chuẩn (8 giờ),
…….. nhà tư bản áp dụng tăng cường độ lao động hiểu theo nghĩa hao phí calo, điều này cũng
có nghĩa là kéo dài thời gian lao động.
Phương pháp này được áp dung phổ biến ở giai đoạn sau của CNTB.
- Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối.
Đây là phương pháp nhà tư bản thu được giá trị thặng dư do rút ngắn thời gian lao động
cần thiết, nhờ đó kéo dài tương ứng thời gian lao động thặng dư,bằng cách ha thấp giá trị sức
lao động, trong khi độ dài ngày lao động thong đổi.
Để rút ngắn thời gian lao động, tất yếu phải giảm giá trị sức lao động. muốn hạ thấp giá
trị sức lao động phải giảm giá trị những tư liệu sinh hoạt thuộc phạm vi tiêu dùng của công
nhân. Điều này chỉ co thể thực hiện được bằng cách tăng năng suất lao động trong các ngành
sản xuất ra tư liệu sản xuất để sản xuất ra những tư liệu sản xuất đó.
Đây là phương pháp phổ biến ở giai đoạn phát triển của chủ nghĩa tư bản.
9
Hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối và tương đối giống nhau về mục
đích và làm cho thời gian lao động thặng dư được kéo dài ra; nhưng giữa chúng co sự khác
nhau về giả thiết, cách thức tiến hành biện pháp,……
Ý nghĩa của việc nghiên cứu vấn đề này.
- Nếu gạt bỏ mục đích và tính chất của chủ nghĩa tư bản thì vận dụng các phương pháp
sản xuất giá trị thặng dư, nhất là phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối và giá trị
thặng dư siêu ngạch trong các doanh nghiệp sẽ kích thích sản xuất, tăng năng suất lao động xã
hội, sử dụng kỹ thuật – công nghệ mới, cải tiến tổ chức quản lý, tiết kiệm chi phí sản xuất.
- Gợi mở cách thức làm tăng của cải, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. đối với nước ta, cần
tận dụng triệt để các nguồn lực; nhất là nguồn lao động trong sản xuất kinh doanh. Về cơ bản
và lâu dài , giải pháp quan trọng cần phải coi trọng tăng năng suất lao động xã hội, phát triển
lực lượng sản xuất, đẩy mạnh công nghiệp hóa , hiện đại hóa đất nước.
Câu 9: Trình bày những điều kiện khách quan quy định sứ mệnh lịch sử của giai cấp
công nhân ?.
a. Địa vị kinh tế - xã hội của giai cấp công nhân: quy định một cách khách quan vai
trò sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. Bởi vì:
Thứ nhất, giai cấp công nhân là bộ phận quan trọng nhất, cách mạng nhất trong các bộ
phận cấu thành lực lượng sản xuất dưới chủ nghĩa tư bản. Trong nền sản xuất hiện đại, giai cấp
công nhân vừa là chủ thể trực tiếp, vừa là sản phẩm căn bản nhất của nền sản xuất đó. Tất cả
các giai cấp khác đều suy tàn và tiêu vong cùng với đại công nghiệp, còn giai cấp công nhân
lại là sản phẩm của bản thân nền đại công nghiệp. Giai cấp công nhân hiện đại có xu hướng
ngày càng được tri thức hóa.
Thứ hai, do không có tư liệu sản xuất nên giai cấp công nhân phải bán sức lao động của
mình cho nhà tư bản và bị nhà tư bản chiếm đoạt giá trị thặng dư, họ bị lệ thuộc hoàn toàn
trong quá trình phân phối các kết quả lao động của chính mình. Do vậy, về mặt lợi ích giai cấp
công nhân là giai cấp đối kháng trực tiếp với giai cấp tư sản. Xét về bản chất, họ là giai cấp
cách mạng triệt để nhất chống lại chế độ áp bức, bóc lột tư bản chủ nghĩa.
Thứ ba, giai cấp công nhân có lợi ích căn bản thống nhất với lợi ích của toàn thể nhân
dân lao động nên họ có thể tập hợp, đoàn kết, lãnh đạo đông đảo quần chúng đi theo làm cách
mạng, đồng thời họ cũng là người đi đầu trong cuộc đấu tranh của toàn thể nhân dân lao động
và của dân tộc vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
b. Đặc điểm chính trị - xã hội của giai cấp công nhân gồm:
Thứ nhất, giai cấp công nhân là giai cấp tiên phong cách mạng. Giai cấp công nhân là
đại diện cho lực lượng sản xuất tiên tiến nhất, chế độ xã hội tiên tiến nhất, do đó, họ đại diện
cho phương thức sản xuất tiến bộ hơn phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Giai cấp công
nhân luôn phát triển và lớn mạnh không chỉ về số lượng mà còn về chất lượng cùng với sự
phát triển của khoa học và công nghệ hiện đại.
Thứ hai, giai cấp công nhân là giai cấp có tính cách mạng triệt để. Trong Tuyên ngôn
của Đảng Cộng sản C.Mác và Ph.Ăngghen đã chỉ rõ: “Trong tất cả các giai cấp hiện đang đối
lập với giai cấp tư sản thì chỉ có giai cấp vô sản là giai cấp thực sự cách mạng, tất cả các giai
cấp khác đều là những tầng lớp trung đẳng ... Đó là do giai cấp công nhân không gắn với tư
hữu, do vậy, họ kiên định trong cuộc đấu tranh xóa bỏ chủ nghĩa tư bản và xây dựng xã hội
mới”
Thứ ba, giai cấp công nhân có ý thức tổ chức kỷ luật cao. Môi trường làm việc của giai
cấp công nhân là sản xuất tập trung cao và có trình độ kỹ thuật ngày càng hiện đại, có cơ cấu
10
tổ chức ngày càng chặt chẽ, làm việc theo dây chuyền buộc giai cấp công nhân phải luôn tuân
thủ nghiêm ngặt kỷ luật lao động.
Thứ tư, giai cấp công nhân có bản chất quốc tế. Giai cấp công nhân ở tất cả các nước
đều có chung một mục đích là giải phóng mình đồng thời giải phóng xã hội khỏi áp bức bóc
lột và họ đều có chung một kẻ thù là giai cấp tư sản bóc lột.
Câu 10: Trình bày những đặc trưng cơ bản của xã hội xã hội chủ nghĩa.
XHCH là giai đoạn thấp của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa. Nó có sự
khác nhau về chất và nguyên tắc xây dựng so với Chủ nghĩa tư bản. Dựa vào cơ sở lý luận
khoa học của các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin và thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã
hội, chúng ta có thể nêu ra những đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa xã hội như sau:
- Đặc trưng thứ nhất: cơ sở vật chất – kỹ thuật của Chủ nghĩa xã hội là nền sản xuất
công nghiệp hiện đại.
Chỉ có nền sản xuất công nghiệp hiện đại mới đưa năng suất lao động lên cao, tạo ra
ngày càng nhiều của cải vật chất cho xã hội, đảm bảo đáp ứng những nhu cầu về vật chất và
văn hóa của nhân dân, không ngừng nâng cao phúc lợi xã hội cho toàn dân. Nền công nghiệp
hiện đại đó được phát triển dựa trên lực lượng sản xuất đã phát triển cao. Ở những nước thực
hiện sự quá độ “bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa lên chủ nghĩa xã hội”, trong đó có Việt Nam
thì đương nhiên phải có quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa để từng bước xây dựng cơ sở
vật chất – kỹ thuật hiện đại cho chủ nghĩa xã hội.
- Đặc trưng thứ hai: Chủ nghĩa xã hội đã xóa bỏ chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa, thiết
lập chế độ công hữu về những tư liệu sản xuất chủ yếu.
Thủ tiêu chế độ tư hữu là cách nói vắn tắt nhất, tổng quát nhất về thực chất của công
cuộc cải tạo xã hội theo lập trường của giai cấp công nhân. Tuy nhiên, không phải xóa bỏ chế
độ tư hữu nói chung mà là xóa bỏ chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa.
Chủ nghĩa xã hội được hình thành dựa trên cơ sở từng bước thiết lập chế độ sở hữu xã
hội chủ nghĩa về tư liệu sản xuất, bao gồm sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể. Chế độ sở hữu
này được củng cố, hoàn thiện, bảo đảm thích ứng với tính chất và trình độ phát triển của lực
lượng sản xuất, mở đường cho lực lượng sản xuất phát triển, xóa bỏ dần những mâu thuẫn đối
kháng trong xã hội, làm cho mọi thành viên trong xã hội ngày càng gắn bó với nhau vì những
lợi ích căn bản.
- Đặc trưng thứ ba: Chủ nghĩa xã hội tạo ra cách tổ chức lao động và kỷ luật lao động
mới.
Quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa là một quá
trình hoạt động tự giác của đại đa số nhân dân lao động, vì lợi ích của đa số nhân dân. Chính
bản chất và mục đích đó, cần phải tổ chức lao động và kỷ luật lao động mới phù hợp với địa vị
làm chủ của người lao động, đồng thời khắc phục những tàn dư của tình trạng lao động bị tha
hóa trong xã hội cũ.
- Đặc trưng thứ tư: Chủ nghĩa xã hội thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động –
nguyên tắc phân phối cơ bản nhất.
Chủ nghĩa xã hội bảo đảm cho mọi người có quyển bình đẳng trong lao động sáng tạo
và hưởng thụ. Mọi người có sức lao động đều có việc làm và được hưởng thù lao theo nguyên
tắc “làm theo năng lực, hưởng theo lao động”. Đó là một trong những cơ sở của công bằng xã
hội ở giai đoạn này.
- Đặc trưng thứ năm: Chủ nghĩa xã hội có Nhà nước xã hội chủ nghĩa là nhà nước kiểu
mới, nhà nước mang bản chất giai cấp công nhân, tính nhân dân rộng rãi và tính dân tộc sâu
sắc; thực hiện quyền lực và lợi ích của nhân dân.
11
Nhà nước xã hội chủ nghĩa do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Thông qua nhà nước, Đảng
lãnh đạo toàn xã hội về mọi mặt và nhân dân lao động thực hiện quyền lực và lợi ích của mình
trên mọi mặt của xã hội. Nhân dân lao động tham gia nhiều vào công việc nhà nước. Đây là
một “nhà nước nửa nhà nước”, với tính tự giác, tự quản của nhân dân rất cao, thể hiện các
quyền dân chủ, làm chủ và lợi ích của chính mình ngày càng rõ hơn.
- Đặc trưng thứ sáu: CNXH đã giải phóng con người thoát khỏi áp bức bóc lột, thực
hiện công bằng, bình đẳng, tiến bộ xã hội, tạo những điều kiện cơ bản để con người phát triển
toàn diện.
Mục tiêu cao nhất của chủ nghĩa xã hội là giải phóng con người khỏi mọi ách áp bức về
kinh tế và nô dịch về tinh thần, bảo đảm sự phát triển toàn diện cá nhân, hình thành và phát
triển lối sống xã hội chủ nghĩa, làm cho mọi người phát huy tính tích cực của mình trong công
cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Nhờ xóa bỏ chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa mà
xóa bỏ sự đối kháng giai cấp, xóa bỏ tình trạng người bóc lột người, tình trạng nô dịch và áp
bức dân tộc, thực hiện được sự công bằng, bình đẳng xã hội.
Những đặc trưng trên phản ánh bản chất của chủ nghĩa xã hội, nói lên tính ưu việt của
chủ nghĩa xã hội. Và do đó, chủ nghĩa xã hội là một xã hội tốt đẹp, lý tưởng, ước mơ của toàn
thể nhân loại. Những đặc trưng đó có mối quan hệ mật thiết với nhau. Do đó, trong quá trình
xây dựng chủ nghĩa xã hội cần phải quan tâm đầy đủ tất cả các đặc trưng này.
Câu 11: Dân tộc là gì? Trình bày những nguyên tắc cơ bản của Chủ nghĩa Mác –
Lênin trong việc giải quyết vấn đề dân tộc.
Hiện nay, khái niệm dân tộc được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau, trong đó có hai
nghĩa được dùng phổ biến nhất:
- Chỉ cộng đồng người có mối liên hệ chặt chẽ và bền vững, có sinh hoạt kinh tế riêng,
có ngôn ngữ riêng, văn hoá có những đặc thù; xuất hiện sau bộ lạc, bộ tộc; kế thừa, phát triển
cao hơn những nhân tố tộc người ở bộ lạc, bộ tộc và thể hiện thành ý thức tự giác tộc người
của dân cư cộng đồng đó.
- Chỉ cộng đồng người ổn định làm thành nhân dân một nước, có lãnh thổ quốc gia, nên
kinh tế thống nhất, quốc ngữ chung và có ý thức về sự thống nhất của mình, gắn bó với nhau
bởi quyền lợi chính trị, kinh tế, truyền thống văn hoá và truyền thống đấu tranh chung trong
suốt quá trình lịch sử lâu dài dựng nước và giữ nước.
Với nghĩa thứ nhất, dân tộc là một bộ phận của quốc gia dân tộc, ví dụ: dân tộc Kinh, dân tộc
Bana... ở nước ta. Với nghĩa thứ hai, dân tộc là toàn bộ nhân dân quốc gia đó (quốc gia dân
tộc), ví dụ: dân tộc Ấn Độ, dân tộc Việt Nam...
Những nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin trong việc giải quyết vấn đề
dân tộc.
Những nguyên tắc này được trình bày rõ trong "Cương lĩnh dân tộc" của V.I.Lênin.
Cương lĩnh là cơ sở lý luận cho chủ trương, đường lối và chính sách dân tộc của các Đảng
cộng sản và nhà nước XHCN. Trong đó nêu ra 3 nguyên tắc căn bản trong việc giải quyết vấn
đề dân tộc:
1. Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng
Đây là quyền thiêng liêng của các dân tộc trong mối quan hệ giữa các dân tộc. Các dân
tộc hoàn toàn bình đẳng có nghĩa là: Các dân tộc lớn hay nhỏ (kể cả bộ tộc và chủng tộc)
không phân biệt trình độ phát triển cao hay thấp đều có nghĩa vụ và quyền lợi ngang nhau;
không một dân tộc nào được giữ đặc quyền đặc lợi và có quyền đi áp bức bóc lột dân tộc khác,
thể hiện trong luật pháp của mỗi nước và luật pháp quốc tế.
12
Trong một quốc gia có nhiều dân tộc, quyền bình đẳng giữa các dân tộc phải được pháp
luật bảo vệ và được thể hiện trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó việc phấn đấu
khắc phục sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế, văn hoá do lịch sử để lại có ý nghĩa cơ
bản.
Trên phạm vi giữa các quốc gia - dân tộc, đấu tranh cho sự bình đẳng giữa các dân tộc
trong giai đoạn hiện nay gắn liền với cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, chủ
nghĩa sôvanh; gắn liền với cuộc đấu tranh xây dựng một trật tự kinh tế thế giới mới; chống sự
áp bức bóc lột của các nước tư bản phát triển đối với các nước chậm phát triển về kinh tế.
2. Các dân tộc được quyền tự quyết
Quyền dân tộc tự quyết được hiểu trên hai khía cạnh:
Quyền tự quyết bên trong là quyền làm chủ của mỗi dân tộc đối với vận mệnh dân tộc
mình, quyền tự quyết định chế độ chính trị - xã hội và con đường phát triển của dân tộc mình
trong phạm vi của một quốc gia đang tồn tại.
Quyền tự quyết độc lập bao gồm quyền tự do độc lập về chính trị tách ra thành lập một
quốc gia dân tộc độc lập vì lợi ích của các dân tộc (chứ không phải vì mưu đồ và lợi ích của
một nhóm người nào) và cũng bao gồm quyền tự nguyện liên hiệp với các dân tộc khác trên cơ
sở bình đẳng cùng có lợi để có đủ sức mạnh chống nguy cơ xâm lược từ bên ngoài, giữ vững
độc lập chủ quyền và có thêm những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển quốc gia - dân tộc
hoặc có quyền sát nhập vào một quốc gia độc lập khác.
Quyền dân tộc tự quyết được phát triển từ một nguyên tắc mang tính chính trị, đạo đức
sang một quyền pháp lí đầy đủ, được pháp điển hóa trong những văn kiện pháp lý quan trọng
và được sự thừa nhận rộng rãi của cộng đồng quốc tế. Quyền dân tộc tự quyết có khả năng trở
thành tập quán quốc tế và là một nguyên tắc mang tính bắt buộc chung của luật quốc tế.
Khi xem xét, giải quyết quyền tự quyết của dân tộc cần đứng vững trên lập trường của
giai cấp công nhân. Triệt để ủng hộ các phong trào dân tộc tiến bộ phù hợp với lợi ích chính
đáng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Kiên quyết đấu tranh chống lại mọi âm
mưu, thủ đoạn của các thế lực đế quốc và phản động lợi dụng chiêu bài "dân tộc tự quyết" để
can thiệp vào công việc nội bộ của các nước, giúp đỡ các thế lực phản động dân tộc chủ nghĩa
(sôvanh, hẹp hòi) đàn áp các lực lượng tiến bộ, đòi ly khai và đi vào quỹ đạo của chủ nghĩa
thực dân mới, chủ nghĩa tư bản.
3. Liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc
Liên hiệp công nhân của tất cả các dân tộc là tư tưởng cơ bản trong cương lĩnh dân tộc
của V.I.Lênin. Nó phản ánh bản chất quốc tế của phong trào công nhân, phản ánh sự thống
nhất giữa sự nghiệp giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp. Là yếu tố bảo đảm cho phong
trào dân tộc có đủ sức mạnh đảm bảo cho giai cấp công nhân và các dân tộc bị áp bức giành
thắng lợi trước kẻ thù.
Liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc quy định mục tiêu hướng tới; quy định đường
lối, phương pháp xem xét cách giải quyết quyền dân tộc tự quyết, quyền bình đẳng dân tộc.
Đoàn kết, liên hiệp công nhân các dân tộc là cơ sở vững chắc để đoàn kết các tầng lớp
nhân dân lao động rộng rãi thuộc các dân tộc trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc vì
độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội. Vì vậy, nội dung liên hiệp công nhân các dân tộc đóng vai
trò liên kết cả ba nội dung của cương lĩnh thành một chỉnh thể. Đoàn kết giai cấp công nhân
các dân tộc là sự thể hiện thực tế tinh thần yêu nước mà thời đại ngày nay đã trở thành sức
mạnh cực kỳ to lớn. Nội dung đó phù hợp với tinh thần quốc tế chân chính đang lên tiếng kêu
gọi các dân tộc, quốc gia xích lại gần nhau.
13
Câu 12: Tôn giáo là gì? Trình bày những nguyên tắc cơ bản của Chủ nghĩa Mác –
Lênin trong việc giải quyết vấn đề tôn giáo.
- Khái niệm: Tôn giáo là hình thái ý thức xã hội phản ánh một cách hoang đường, hư
ảo, lệch lạc hiện thực khách quan, qua sự phản ánh của tôn giáo sức mạnh tự phát trong tự
nhiên và xã hội đều trở nên thần bí.
- Các nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin trong việc giải quyết vấn đề tôn giáo.
Việc giải quyết vấn đề tôn giáo trong quá trình xây dựng CNXH phải đúng như tinh
thần của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng ta là: Không
"tuyên chiến" với tôn giáo mà tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo và không tín ngưỡng
của nhân dân. Khi giải quyết những vấn đề nảy sinh từ tôn giáo phải hết sức thận trọng, tỉ mỉ
và chuẩn xác, vừa đòi hỏi giữ vững nguyên tắc, đồng thời phải mềm dẻo, linh hoạt và cần dựa
trên quan điểm sau:
- Một là, khắc phục dần những ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo trong đời sống xã hội
phải gắn liền với quá trình cải tạo xã hội cũ xây dựng xã hội mới; là yêu cầu quan trọng của sự
nghiệp xây dựng CNXH.
- Hai là, cần phát huy những nhân tố tích cực của tôn giáo, đăc biệt là giá trị đạo đức,
chủ nghĩa nhân đạo và tinh thần yêu nước.Tôn trọng và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng và
quyền tự do không tín ngưỡng của công dân. Công dân có tôn giáo hay không có tôn giáo đều
bình đẳng trước pháp luật, đều có quyền lợi và nghĩa vụ như nhau. Nghiêm cấm mọi hành vi
xâm phạm tự do tín ngưỡng của công dân.
- Ba là, thực hiện đoàn kết giữa những người theo tôn giáo với những người không theo
tôn giáo, đoàn kết các tôn giáo hợp pháp, chân chính. Đoàn kết toàn dân tộc xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc. Nghiêm cấm mọi hành vi chia rẽ dân tộc vì lý do tín ngưỡng tôn giáo.
- Bốn là, phân biệt rõ hai mặt chính trị và tư tưởng trong việc giải quyết vấn đề
tôn giáo.
- Năm là, phải có quan điểm lịch sử khi giải quyết vấn đề tôn giáo.

More Related Content

What's hot

Tam ly hoc dai cuong
Tam ly hoc dai cuongTam ly hoc dai cuong
Tam ly hoc dai cuong
foreman
 
Nhóm 2 đặc trưng kttt định hướng xhcn việt nam
Nhóm 2 đặc trưng kttt định hướng xhcn việt namNhóm 2 đặc trưng kttt định hướng xhcn việt nam
Nhóm 2 đặc trưng kttt định hướng xhcn việt nam
Trương Ý
 
Mối quan hệ giữa ba biến số vĩ mô cơ bản
Mối quan hệ giữa ba biến số vĩ mô cơ bảnMối quan hệ giữa ba biến số vĩ mô cơ bản
Mối quan hệ giữa ba biến số vĩ mô cơ bảnLyLy Tran
 
Kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế mở
Kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế mởKinh tế vĩ mô trong nền kinh tế mở
Kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế mởLyLy Tran
 
CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ
CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾCÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ
CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ
Quy Moke
 
Tiểu luận: Tôn trọng khách quan, phát huy tính năng động chủ quan
 Tiểu luận: Tôn trọng khách quan, phát huy tính năng động chủ quan  Tiểu luận: Tôn trọng khách quan, phát huy tính năng động chủ quan
Tiểu luận: Tôn trọng khách quan, phát huy tính năng động chủ quan
luanvantrust
 
bài thuyết trình về vấn đề triết học.pptx
bài thuyết trình về vấn đề triết học.pptxbài thuyết trình về vấn đề triết học.pptx
bài thuyết trình về vấn đề triết học.pptx
KhngCTn20
 
Trắc nghiệm Kinh tế chính trị - Bản chất của tích lũy tư bản
Trắc nghiệm Kinh tế chính trị - Bản chất của tích lũy tư bảnTrắc nghiệm Kinh tế chính trị - Bản chất của tích lũy tư bản
Trắc nghiệm Kinh tế chính trị - Bản chất của tích lũy tư bản
VuKirikou
 
TIỂU LUẬN: CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VIỆT NAM
TIỂU LUẬN: CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VIỆT NAMTIỂU LUẬN: CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VIỆT NAM
TIỂU LUẬN: CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VIỆT NAM
OnTimeVitThu
 
35 câu hỏi chu nghia mac
35 câu hỏi chu nghia mac35 câu hỏi chu nghia mac
35 câu hỏi chu nghia mac
Nguyễn Leonar
 
Giáo trình hệ thống thông tin quản lý chương 1
Giáo trình hệ thống thông tin quản lý  chương 1Giáo trình hệ thống thông tin quản lý  chương 1
Giáo trình hệ thống thông tin quản lý chương 1
ductran88
 
Trac nghiem tai_chinh_tien_te_9977
Trac nghiem tai_chinh_tien_te_9977Trac nghiem tai_chinh_tien_te_9977
Trac nghiem tai_chinh_tien_te_9977tranthaong
 
Tổng cầu và các hàm tổng cầu
Tổng cầu và các hàm tổng cầuTổng cầu và các hàm tổng cầu
Tổng cầu và các hàm tổng cầupehau93
 
Quá trình đổi mới nhận thức về kinh tế thị trường
Quá trình đổi mới nhận thức về kinh tế thị trườngQuá trình đổi mới nhận thức về kinh tế thị trường
Quá trình đổi mới nhận thức về kinh tế thị trườngSon Lã
 
80 câu trắc nghiệm mác lênin
80 câu trắc nghiệm mác   lênin80 câu trắc nghiệm mác   lênin
80 câu trắc nghiệm mác lênin
Thịnh NguyễnHuỳnh
 
Chuong V. KTCT.ppt
Chuong V. KTCT.pptChuong V. KTCT.ppt
Chuong V. KTCT.ppt
BinThuPhng
 
Bài giảng Toán kinh tế
Bài giảng Toán kinh tếBài giảng Toán kinh tế
Bài giảng Toán kinh tế
tuongnm
 
Noel
NoelNoel
12.ma trận và dịnh thức
12.ma trận và dịnh thức12.ma trận và dịnh thức
12.ma trận và dịnh thức
Trinh Yen
 
Thực trạng Đô la hóa Việt Nam
Thực trạng Đô la hóa Việt Nam Thực trạng Đô la hóa Việt Nam
Thực trạng Đô la hóa Việt Nam
Thu-Phuong DO
 

What's hot (20)

Tam ly hoc dai cuong
Tam ly hoc dai cuongTam ly hoc dai cuong
Tam ly hoc dai cuong
 
Nhóm 2 đặc trưng kttt định hướng xhcn việt nam
Nhóm 2 đặc trưng kttt định hướng xhcn việt namNhóm 2 đặc trưng kttt định hướng xhcn việt nam
Nhóm 2 đặc trưng kttt định hướng xhcn việt nam
 
Mối quan hệ giữa ba biến số vĩ mô cơ bản
Mối quan hệ giữa ba biến số vĩ mô cơ bảnMối quan hệ giữa ba biến số vĩ mô cơ bản
Mối quan hệ giữa ba biến số vĩ mô cơ bản
 
Kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế mở
Kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế mởKinh tế vĩ mô trong nền kinh tế mở
Kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế mở
 
CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ
CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾCÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ
CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ
 
Tiểu luận: Tôn trọng khách quan, phát huy tính năng động chủ quan
 Tiểu luận: Tôn trọng khách quan, phát huy tính năng động chủ quan  Tiểu luận: Tôn trọng khách quan, phát huy tính năng động chủ quan
Tiểu luận: Tôn trọng khách quan, phát huy tính năng động chủ quan
 
bài thuyết trình về vấn đề triết học.pptx
bài thuyết trình về vấn đề triết học.pptxbài thuyết trình về vấn đề triết học.pptx
bài thuyết trình về vấn đề triết học.pptx
 
Trắc nghiệm Kinh tế chính trị - Bản chất của tích lũy tư bản
Trắc nghiệm Kinh tế chính trị - Bản chất của tích lũy tư bảnTrắc nghiệm Kinh tế chính trị - Bản chất của tích lũy tư bản
Trắc nghiệm Kinh tế chính trị - Bản chất của tích lũy tư bản
 
TIỂU LUẬN: CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VIỆT NAM
TIỂU LUẬN: CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VIỆT NAMTIỂU LUẬN: CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VIỆT NAM
TIỂU LUẬN: CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VIỆT NAM
 
35 câu hỏi chu nghia mac
35 câu hỏi chu nghia mac35 câu hỏi chu nghia mac
35 câu hỏi chu nghia mac
 
Giáo trình hệ thống thông tin quản lý chương 1
Giáo trình hệ thống thông tin quản lý  chương 1Giáo trình hệ thống thông tin quản lý  chương 1
Giáo trình hệ thống thông tin quản lý chương 1
 
Trac nghiem tai_chinh_tien_te_9977
Trac nghiem tai_chinh_tien_te_9977Trac nghiem tai_chinh_tien_te_9977
Trac nghiem tai_chinh_tien_te_9977
 
Tổng cầu và các hàm tổng cầu
Tổng cầu và các hàm tổng cầuTổng cầu và các hàm tổng cầu
Tổng cầu và các hàm tổng cầu
 
Quá trình đổi mới nhận thức về kinh tế thị trường
Quá trình đổi mới nhận thức về kinh tế thị trườngQuá trình đổi mới nhận thức về kinh tế thị trường
Quá trình đổi mới nhận thức về kinh tế thị trường
 
80 câu trắc nghiệm mác lênin
80 câu trắc nghiệm mác   lênin80 câu trắc nghiệm mác   lênin
80 câu trắc nghiệm mác lênin
 
Chuong V. KTCT.ppt
Chuong V. KTCT.pptChuong V. KTCT.ppt
Chuong V. KTCT.ppt
 
Bài giảng Toán kinh tế
Bài giảng Toán kinh tếBài giảng Toán kinh tế
Bài giảng Toán kinh tế
 
Noel
NoelNoel
Noel
 
12.ma trận và dịnh thức
12.ma trận và dịnh thức12.ma trận và dịnh thức
12.ma trận và dịnh thức
 
Thực trạng Đô la hóa Việt Nam
Thực trạng Đô la hóa Việt Nam Thực trạng Đô la hóa Việt Nam
Thực trạng Đô la hóa Việt Nam
 

Similar to De cuong on_thi_ket_thuc_mon_nnlcb_cua_cnml

triết.doc
triết.doctriết.doc
triết.doc
VThThoNguyn
 
CHỦ ĐỀ 2 Nội dung và ý nghĩa của 3 quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vậ...
CHỦ ĐỀ 2 Nội dung và ý nghĩa của 3 quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vậ...CHỦ ĐỀ 2 Nội dung và ý nghĩa của 3 quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vậ...
CHỦ ĐỀ 2 Nội dung và ý nghĩa của 3 quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vậ...
DngDng879370
 
ppt-triết-học 15 (2) (3).pptx
ppt-triết-học 15 (2) (3).pptxppt-triết-học 15 (2) (3).pptx
ppt-triết-học 15 (2) (3).pptx
NamDngTun
 
TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN NHÓM 6.docx
TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN NHÓM 6.docxTIỂU LUẬN TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN NHÓM 6.docx
TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN NHÓM 6.docx
NguynThThyAnh8
 
ott.pdf
ott.pdfott.pdf
ott.pdf
ssuser68224d
 
Chương 2 phép duy vật biện chứng
Chương 2 phép duy vật biện chứngChương 2 phép duy vật biện chứng
Chương 2 phép duy vật biện chứng
Su Chann
 
chuong-2-triet-ml.pptxyyyyyyyyyyyyyyyyyyy
chuong-2-triet-ml.pptxyyyyyyyyyyyyyyyyyyychuong-2-triet-ml.pptxyyyyyyyyyyyyyyyyyyy
chuong-2-triet-ml.pptxyyyyyyyyyyyyyyyyyyy
AnhTung16
 
Thuyet trinh mac_lenin_9243
Thuyet trinh mac_lenin_9243Thuyet trinh mac_lenin_9243
Thuyet trinh mac_lenin_9243
Tín Trần
 
Thuyết trình TRIẾT tổ 44.pptx
Thuyết trình TRIẾT tổ 44.pptxThuyết trình TRIẾT tổ 44.pptx
Thuyết trình TRIẾT tổ 44.pptx
NguynQucVitTrn
 
Bài tập
Bài tập Bài tập
Bài tập
Khánh Ròm
 
BÁO CÁO TIỂU LUẬN PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT CẢM NHẬN VÀ VẬN DỤNG
BÁO CÁO TIỂU LUẬN PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT CẢM NHẬN VÀ VẬN DỤNGBÁO CÁO TIỂU LUẬN PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT CẢM NHẬN VÀ VẬN DỤNG
BÁO CÁO TIỂU LUẬN PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT CẢM NHẬN VÀ VẬN DỤNG
hieu anh
 
Báo cáo tiểu luận phép biện chứng duy vật cảm nhận và vận dụng
Báo cáo tiểu luận phép biện chứng duy vật cảm nhận và vận dụngBáo cáo tiểu luận phép biện chứng duy vật cảm nhận và vận dụng
Báo cáo tiểu luận phép biện chứng duy vật cảm nhận và vận dụng
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Tiểu luận Phân tích mối quan hệ giữa vật chất và ý thức theo quan niệm duy vậ...
Tiểu luận Phân tích mối quan hệ giữa vật chất và ý thức theo quan niệm duy vậ...Tiểu luận Phân tích mối quan hệ giữa vật chất và ý thức theo quan niệm duy vậ...
Tiểu luận Phân tích mối quan hệ giữa vật chất và ý thức theo quan niệm duy vậ...
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Đề cương những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin
Đề cương những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác LêninĐề cương những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin
Đề cương những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin
Huynh ICT
 
Vận Dụng Mối Quan Hệ Giữa Vật Chất Và Ý Thức Trong Việc Xây Dựng Nền Kinh Tế ...
Vận Dụng Mối Quan Hệ Giữa Vật Chất Và Ý Thức Trong Việc Xây Dựng Nền Kinh Tế ...Vận Dụng Mối Quan Hệ Giữa Vật Chất Và Ý Thức Trong Việc Xây Dựng Nền Kinh Tế ...
Vận Dụng Mối Quan Hệ Giữa Vật Chất Và Ý Thức Trong Việc Xây Dựng Nền Kinh Tế ...
DỊCH VỤ VIẾT ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO/ TEL: 0909.232.620
 
Vận dụng quan điểm triết học Mác về bản chất của con người để phân tích tầm q...
Vận dụng quan điểm triết học Mác về bản chất của con người để phân tích tầm q...Vận dụng quan điểm triết học Mác về bản chất của con người để phân tích tầm q...
Vận dụng quan điểm triết học Mác về bản chất của con người để phân tích tầm q...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
CĐ,TC-Môn chính trị.pdf
CĐ,TC-Môn chính trị.pdfCĐ,TC-Môn chính trị.pdf
CĐ,TC-Môn chính trị.pdf
ssuserb5d593
 
Nhom 1 - Khai luoc ve Triet hoc.ppt
Nhom 1 - Khai luoc ve Triet hoc.pptNhom 1 - Khai luoc ve Triet hoc.ppt
Nhom 1 - Khai luoc ve Triet hoc.ppt
VuSong1
 

Similar to De cuong on_thi_ket_thuc_mon_nnlcb_cua_cnml (20)

triết.doc
triết.doctriết.doc
triết.doc
 
CHỦ ĐỀ 2 Nội dung và ý nghĩa của 3 quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vậ...
CHỦ ĐỀ 2 Nội dung và ý nghĩa của 3 quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vậ...CHỦ ĐỀ 2 Nội dung và ý nghĩa của 3 quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vậ...
CHỦ ĐỀ 2 Nội dung và ý nghĩa của 3 quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vậ...
 
ppt-triết-học 15 (2) (3).pptx
ppt-triết-học 15 (2) (3).pptxppt-triết-học 15 (2) (3).pptx
ppt-triết-học 15 (2) (3).pptx
 
TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN NHÓM 6.docx
TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN NHÓM 6.docxTIỂU LUẬN TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN NHÓM 6.docx
TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN NHÓM 6.docx
 
ott.pdf
ott.pdfott.pdf
ott.pdf
 
Chinh tri
Chinh triChinh tri
Chinh tri
 
Chương 2 phép duy vật biện chứng
Chương 2 phép duy vật biện chứngChương 2 phép duy vật biện chứng
Chương 2 phép duy vật biện chứng
 
chuong-2-triet-ml.pptxyyyyyyyyyyyyyyyyyyy
chuong-2-triet-ml.pptxyyyyyyyyyyyyyyyyyyychuong-2-triet-ml.pptxyyyyyyyyyyyyyyyyyyy
chuong-2-triet-ml.pptxyyyyyyyyyyyyyyyyyyy
 
Thuyet trinh mac_lenin_9243
Thuyet trinh mac_lenin_9243Thuyet trinh mac_lenin_9243
Thuyet trinh mac_lenin_9243
 
Thuyết trình TRIẾT tổ 44.pptx
Thuyết trình TRIẾT tổ 44.pptxThuyết trình TRIẾT tổ 44.pptx
Thuyết trình TRIẾT tổ 44.pptx
 
Bài tập
Bài tập Bài tập
Bài tập
 
BÁO CÁO TIỂU LUẬN PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT CẢM NHẬN VÀ VẬN DỤNG
BÁO CÁO TIỂU LUẬN PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT CẢM NHẬN VÀ VẬN DỤNGBÁO CÁO TIỂU LUẬN PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT CẢM NHẬN VÀ VẬN DỤNG
BÁO CÁO TIỂU LUẬN PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT CẢM NHẬN VÀ VẬN DỤNG
 
Báo cáo tiểu luận phép biện chứng duy vật cảm nhận và vận dụng
Báo cáo tiểu luận phép biện chứng duy vật cảm nhận và vận dụngBáo cáo tiểu luận phép biện chứng duy vật cảm nhận và vận dụng
Báo cáo tiểu luận phép biện chứng duy vật cảm nhận và vận dụng
 
Tiểu luận Phân tích mối quan hệ giữa vật chất và ý thức theo quan niệm duy vậ...
Tiểu luận Phân tích mối quan hệ giữa vật chất và ý thức theo quan niệm duy vậ...Tiểu luận Phân tích mối quan hệ giữa vật chất và ý thức theo quan niệm duy vậ...
Tiểu luận Phân tích mối quan hệ giữa vật chất và ý thức theo quan niệm duy vậ...
 
Đề cương những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin
Đề cương những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác LêninĐề cương những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin
Đề cương những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin
 
Dc on tap_triet_hoc_mac_lenin
Dc on tap_triet_hoc_mac_leninDc on tap_triet_hoc_mac_lenin
Dc on tap_triet_hoc_mac_lenin
 
Vận Dụng Mối Quan Hệ Giữa Vật Chất Và Ý Thức Trong Việc Xây Dựng Nền Kinh Tế ...
Vận Dụng Mối Quan Hệ Giữa Vật Chất Và Ý Thức Trong Việc Xây Dựng Nền Kinh Tế ...Vận Dụng Mối Quan Hệ Giữa Vật Chất Và Ý Thức Trong Việc Xây Dựng Nền Kinh Tế ...
Vận Dụng Mối Quan Hệ Giữa Vật Chất Và Ý Thức Trong Việc Xây Dựng Nền Kinh Tế ...
 
Vận dụng quan điểm triết học Mác về bản chất của con người để phân tích tầm q...
Vận dụng quan điểm triết học Mác về bản chất của con người để phân tích tầm q...Vận dụng quan điểm triết học Mác về bản chất của con người để phân tích tầm q...
Vận dụng quan điểm triết học Mác về bản chất của con người để phân tích tầm q...
 
CĐ,TC-Môn chính trị.pdf
CĐ,TC-Môn chính trị.pdfCĐ,TC-Môn chính trị.pdf
CĐ,TC-Môn chính trị.pdf
 
Nhom 1 - Khai luoc ve Triet hoc.ppt
Nhom 1 - Khai luoc ve Triet hoc.pptNhom 1 - Khai luoc ve Triet hoc.ppt
Nhom 1 - Khai luoc ve Triet hoc.ppt
 

De cuong on_thi_ket_thuc_mon_nnlcb_cua_cnml

  • 1. 1 ĐỀ CƯƠNG DÙNG CHO THI KẾT THÚC MÔN NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN (Đề cương chỉ mang tính chất tham khảo) Câu 1: Trình bày những điều kiện, tiền đề cho sự ra đời của chủ nghĩa Mác ? - Điều kiện kinh tế-xã hội Vào cuối thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XIX, cuộc cách mạng công nghiệp diễn ra ở nước Anh, sau đó mau chóng lan rộng ra các nước tây Âu tiên tiến. Cuộc cách mạng đó đã không những đánh dấu bước chuyển từ sản xuất thủ công sang sản xuất công nghiệp, làm cho phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa trở thành hệ thống kinh tế thống trị, làm thay đổi sâu sắc cục diện xã hội mà trước hết là sự hình thành và phát triển của giai cấp vô sản. Mâu thuẫn giữa tính xã hội của quá trình sản xuất và trình độ phát triển ngày càng cao của lực lượng sản xuất với hình thức sở hữu tư liệu sản xuất tư nhân và phân chia sản phẩm xã hội ngày càng bất bình đẳng. Sản phẩm xã hội tăng lên nhưng lý tưởng tự do, bình đẳng, bác ái không được thực hiện. Thực tiễn xã hội như vậy nảy sinh yêu cầu khách quan là phải trả lời rõ ràng những vấn đề mà mọi giai cấp trong xã hội quan tâm là số phận của loài người sẽ ra sao; lực lượng nào đóng vai trò chủ yếu trong cuộc đấu tranh cho tương lai của nhân loại. Đó là điều kiện kinh tế- xã hội cho sự xuất hiện của chủ nghĩa Mác - Tiền đề lý luận + Triết học cổ điển Đức là nguồn gốc lý luận trực tiếp của triết học Mác (đặc biệt là phép biện chứng duy tâm của Hêghen và tư tưởng duy vật về những vấn đề cơ bản của triết học của Phoiơbắc). + KT9Trị cồ điển Anh: Đại biểu là Adam Smít và RicácĐô đã góp phần tích cực vào việc hình thành quan niệm duy vật về lịch sử và nhận thức về bản chất của PTSX TBCN của CNM. + Chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp với những phê phán xã hội tư bản và những dự báo thiên tài của Xanh Ximông, Phuriê mà trước hết là lịch sử loài người là một quá trình tiến hóa không ngừng, chế độ sau tiến bộ hơn chế độ trước; các ông cho rằng sự xuất hiện các giai cấp đối kháng trong xã hội tư bản là kết quả của sự chiếm đoạt; đồng thời phê phán chủ nghĩa tư bản là ở đó con người bị bóc lột và lừa bịp, chính phủ không quan tâm tới dân nghèo. - Tiền đề khoa học tự nhiên. + Định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng của các nhà khoa học tự nhiên như Lômônôxốp, Lenxơ (Nga),... chứng tỏ lực cơ học, nhiệt, ánh sáng, điện tử, các quá trình hoá học không tách rời nhau, mà liên hệ với nhau và hơn thế nữa, trong những điều kiện nhất định, chúng chuyển hoá cho nhau mà không mất đi, chỉ có sự chuyển hoá không ngừng của năng lượng từ dạng này sang dạng khác. Định luật này đã dẫn đến kết luận triết học là sự phát triển của vật chất là một quá trình vô tận của sự chuyển hoá những hình thức vận động của chúng. + Thuyết tế bào của Svannơ (sinh học) và Sơlâyđen (thực vật học) được xây dựng nhờ các công trình nghiên cứu trước đó của Húc (1665), Vonphơ,... Thuyết này chứng minh rằng tế bào là cơ sở của kết cấu và sự phát triển chung của thực vật và động vật; bản chất sự phát triển của chúng đều nằm trong sự hình thành và phát triển của tế bào. Như vậy, thuyết tế bào đã xác định sự thống nhất về mặt nguồn gốc và hình thức giữa động vật và thực vật; giải thích quá trình phát triển của chúng; đặt cơ sở cho sự phát triển của toàn bộ nền sinh học; bác bỏ quan niệm siêu hình về nguồn gốc và hình thức giữa thực vật với động vật.
  • 2. 2 + Thuyết tiến hoá của Đácuyn (Anh), giải thích duy vật về nguồn gốc và sự phát triển của các loài thực vật và động vật (1859). Các loài thực vật và động vật biến đổi, các loài đang tồn tại được sinh ra từ các loài khác bằng con đường chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo. Phát minh này đã khắc phục được quan điểm cho rằng giữa thực vật và động vật không có sự liên hệ; là bất biến; do Thượng Đế tạo ra và đem lại cho sinh học cơ sở khoa học, xác định tính biến dị và di truyền giữa các loài. Câu 2: Trình bày nội dung cơ bản của quy luật từ những thay đổi về lượng thành sự thay đổi về chất và ngược lại. Nêu ý nghĩa phương pháp luận của quy luật này. a. Khái niệm chất, lượng - Khái niệm “chất” dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật, hiện tượng; là sự thống nhất hữu cơ các thuộc tính cấu thành nó, phân biệt nó với cái khác. VD: Lương thực là 1 chất nhưng có nhiều thuộc tính: lúa, ngô, khoai..Nhưng Lúa lại có những thuộc tính của nó nữa là: nếp, tấm, tẻ… Mỗi sự vật, hiện tượng không chỉ có một chất, mà có nhiều chất, tùy thuộc vào các mối quan hệ cụ thể của nó với những cái khác. Chất không tồn tại thuần túy tách rời sự vật, biểu hiện tính ổn định tương đối của nó. - Khái niệm “lượng” dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật về các phương diện: số lượng các yếu tố cấu thành, quy mô của sự tồn tại, tốc độ, nhịp điệu của các quá trình vận động, phát triển của sự vật. VD: Thể tích của nước khi nó bay hơi có quy mô lớn hơn lới lượng nước ban đầu. Một sự vật có thể tồn tại nhiều loại lượng khác nhau, được xác định bằng các phương thức khác nhau phù hợp với từng loại lượng cụ thể của sự vật. Chất và lượng là hai phương diện khác nhau của cùng một sự vật, hiện tượng. Hai phương diện đó tồn tại một cách khách quan, tuy nhiên sự phân biệt giữa chất và lượng chỉ có ý nghĩa tương đối: có cái trong mối quan hệ này đóng vai trò là chất nhưng trong mối quan hệ khác lại là lượng. b. Quan hệ biện chứng giữa chất và lượng - Tính thống nhất giữa chất và lượng trong một sự vật Sự vật, hiện tượng nào cũng là thể thống nhất giữa hai mặt chất và lượng. Hai mặt đó không tách rời nhau mà tác động lẫn nhau một cách biện chứng. Sự thay đổi về lượng tất yếu sẽ dẫn tới sự thay đổi về chất nhưng không phải sự thay đổi về lượng bất kỳ nào cũng dẫn đến sự thay đổi về chất. Ở một giới hạn nhất định sự thay đổi về lượng chưa dẫn đến sự thay đổi về chất. VD: đốt nóng thanh kim loại ở 10000 C thì nó vẫn ở trang thái rắn chứ chưa chuyển sang trạng thái lỏng. Giới hạn mà sự thay đổi về lượng chưa làm chất thay đổi được gọi là độ.VD: khoảng giới hạn từ 00 C đến 10000 C Độ: là phạm trù triết học dùng để chỉ khoảng giới hạn mà trong đó sự thay đổi về lượng chưa làm thay đổi căn bản chất của sự vật, hiện tượng. Vậy thì điểm giới hạn như 00 C hay 10000 C gọi là điểm nút Điểm nút là phạm trù triết học dùng để chỉ điểm giới hạn mà tại đó sự thay đổi về lượng đã đủ làm thay đổi về chất. Sự vật tích luỹ đủ về lượng tại điểm nút sẽ tạo ra bước nhảy, chất mới ra đời. Bước nhảy: là phạm trù triết học dùng để chỉ sự chuyển hoá về chất do sự thay đổi về lượng trước đó gây nên. - Quá trình chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất. Sự vận động, biến đổi của sự vật, hiện tượng bắt đầu từ sự thay đổi về lượng. Lượng
  • 3. 3 biến đổi trong phạm vi “độ” chưa làm chất thay đổi nhưng khi lượng thay đổi đến một giới hạn nhất định thì sẽ dẫn tới sự thay đổi về chất. Giới hạn đó chính là điểm nút. Sự thay đổi về lượng khi đạt tới điểm nút, với những điều kiện xác định tất yếu sẽ dẫn đến sự ra đời của chất mới. Sự thay đổi về chất gọi là bước nhảy. Bước nhảy là sự chuyển hóa tất yếu trong quá trình phát triển của sự vật, hiện tượng; là sự kết thúc một giai đoạn vận động, phát triển đồng thời là điểm khởi đầu cho một giai đoạn mới, là sự gián đoạn trong quá trình vận động, phát triển liên tục của sự vật. - Quá trình chuyển hóa từ những sự thay đổi về chất thành những sự thay đổi về lượng: Khi chất mới ra đời, sẽ tác động trở lại lượng mới. Chất mới tác động tới lượng mới làm thay đổi kết cấu, quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động, phát triển của sự vật. VD: Khi sinh viên vượt qua điểm nút là kỳ thi tốt nghiệp, thì sinh viên ấy đã thực hiện bước nhảy, lúc đó sinh viên sẽ nhận được bằng tốt nghiệp.Khi sinh viên nhận được bằng thì trình độ văn hoá của sinh viên cao hơn trước, tạo điều kiện cho thay đổi kết cấu, quy mô=> sinh viên tiến lên trình độ cao hơn. Như vậy, bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cũng là sự thống nhất biện chứng giữa hai mặt chất và lượng. Sự thay đổi về lượng tới điểm nút sẽ dẫn đến sự thay đổi về chất thông qua bước nhảy. Chất mới ra đời sẽ tác động trở lại sự thay đổi của lượng mới. Quá trình đó liên tục diễn ra, tạo thành phương thức phổ biến của các quá trình vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội, tư duy. c. Ý nghĩa phương pháp luận - Bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cũng có phương diện chất và lượng tồn tại trong tính quy định lẫn nhau, tác động và làm chuyển hóa lẫn nhau do đó trong thức tiễn và nhận thức phải coi trọng cả hai phương diện chất và lượng. - Những sự thay đổi về lượng sẽ dẫn đến sự thay đổi về chất trong điều kiện nhất định và ngược lại do đó cần coi trọng quá trình tích lũy về lượng để làm thay đổi chất của sự vật đồng thời phát huy tác động của chất mới để thúc đẩy sự thay đổi về lượng của sự vật. - Sự thay đổi về lượng chỉ làm thay đổi chất khi lượng được tích lũy đến giới hạn điểm nút do đó trong thực tiễn cần khắc phục bệnh nôn nóng tả khuynh, bảo thủ trì trệ. - Bước nhảy của sự vật, hiện tượng là hết sức đa dạng, phong phú do vậy cần vận dụng linh hoạt các hình thức của bước nhảy cho phù hợp với điều kiện cụ thể. Đặc biệt trong đời sống xã hội, quá trình phát triển không chỉ phụ thuộc vào điều kiện khách quan, mà còn phụ thuộc vào nhân tố chủ quan của con người. Do đó, cần phải nâng cao tính tích cực chủ động của các chủ thể để thúc đẩy quá trình chuyển hóa từ lượng đến chất một cách hiệu quả nhất. Câu 3: Thực tiễn là gì? Các hình thức hoạt động cơ bản của thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức. Thực tiễn là những hoạt động vật chất có mục đích mang tính lịch sử - xã hội của con người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội. Thực tiễn gồm có những dạng cơ bản sau đây: Hoạt động sản xuất vật chất, Hoạt động chính trị – xã hội, Hoạt động thực nghiệm khoa học. Trong đó: - Hoạt động sản xuất vật chất là hoạt động đầu tiên, cơ bản nhất . Nó tồn tại cùng với quá trình tồn tại và phát triển của xã hội loài người, là quá trình con người sử dụng công cụ lao động tác động vào tự nhiên. - Hoạt động chính trị xã hội là hoạt động của cộng đồng người nhằm cải biến những quan hệ chính trị - xã hội theo hướng tiến bộ.
  • 4. 4 - Hoạt động thực nghiệm khoa học là quá trình mô phỏng hiện thực khách quan dưới hình thức thu nhỏ để chứng minh giả thuyết, những kết luận để hình thành chân lý hay để đề xuất chân lý. *Mỗi hình thức của hoạt động thực tiễn có một chức năng quan trọng khác nhau, không thể thay thế cho nhau, song chúng có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau. Trong ba dạng cơ bản trên, hoạt động sản xuất vật chất giữa vai trò quyết định, hai dạng hoạt động còn lại cũng có sự tác động trở lại hoạt động sản xuất vật chất. d) Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức * Thực tiễn là cơ sở của nhận thức thể hiện ở chỗ: Thực tiễn là điểm xuất phát để nhận thức. Con người có nhu cầu tất yếu khách quan là phải giải thích thế giới, cải tạo thế giới nên con người phải tác động vào sự vật, hiện tượng bằng hoạt động thực tiễn của mình. Sự tác động đó làm cho sự vật bộc lộ những thuộc tính, những mối quan hệ. Xét đến cùng mọi tri thức của con người xét đến cùng đều bắt nguồn từ thực tiễn. Chính thực tiễn đã cung cấp những tài liệu cho nhận thức, cho lý luận. * Thực tiễn là động lực của nhận thức thể hiện ở chỗ: Thực tiễn luôn đặt ra nhu cầu, nhiệm vụ và phương hướng cho nhận thức phát triển. Khi những tri thức, những kết quả của nhận thức được vận dụng làm phương pháp chung cho hoạt động thực tiễn, mang lại lợi ích cho con người, càng kích thích con người tích cực bám sát vào hoạt động thực tiễn. * Thực tiễn là mục đích của nhận thức thể hiện ở chỗ: Mục đích cuối cùng của nhận thức không phải là bản thân tri thức mà để cải tạo hiện thực khách quan. Thế nên nhận thức của con người phải quay về phục vụ thực tiễn, kết quả nhận thức phải hướng dẫn, chỉ đạo thực tiễn. Lý luận, khoa học chỉ có ý nghĩa thực sự khi chúng được vận dụng vào thực tiễn, cải tạo thực tiễn. *Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý Để kiểm tra tính đúng đắn của nhận thức, ngoài tiêu chuẩn thực tiễn ra không có tiêu chuẩn nào khác. Nói cách khác chỉ có đem tri thức thu được áp dụng vào trong thực tiễn mới thấy được tính đúng đắn của tri thức. Thông qua hoạt động thực tiễn, những tri thức đạt đến chân lý sẽ được bổ sung vào kho tàng tri thức nhân loại, những kết luận chưa phù hợp với thực tiễn sẽ được tiếp tục bổ sung, điều chỉnh và nhận thức lại. Giá trị của tri thức nhất thiết phải được chứng minh trong hoạt động thực tiễn. * Ý nghĩa phương pháp luận Sự phân tích trên đây về vai trò của thực tiễn đối với nhận thức đòi hỏi chúng ta phải quán triệt quan điểm thực tiễn. Quan điểm này yêu cầu việc nhận thức phải xuất phát từ thực tiễn, dựa trên cơ sở thực tiễn, đi sâu vào thực tiễn, tổng kết thực tiễn. Hoạt động thực tiễn càng phong phú và đa dạng thì tri thức sẽ càng đầy đủ và đa dạng hơn. Đồng thời, lý luận phải đi đôi với thực tiễn, học đi đôi với hành. Nếu lý luận mà không gắn với thực tiễn thì đó chỉ là lý luận suông, thực tiễn mà không gắn với lý luận sẽ trở thành thực tiễn mù quáng. Nếu xa rời thực tiễn sẽ dẫn tới các bệnh chủ quan, giáo điều, máy móc… Nếu tuyệt đối hóa vai trò của thực tiễn thì sẽ rơi vào chủ nghĩa thực dụng, chủ nghĩa kinh nghiệm, thế nên cần phải thống nhất giữa lý luận và thực tiễn. Câu 4: Trình bày nội dung quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. a) Các khái niệm: - Lực lượng sản xuất: Là mối quan hệ giữa con người với giới tự nhiên, là trình độ chinh phục tự nhiên của con người, là mặt tự nhiên của phương thức sản xuất.
  • 5. 5 Lực lượng sản xuất bao gồm: Tư liệu sản xuất và người lao động với trình độ, kỹ năng và thói quen trong lao động của họ. Trong lực lượng sản xuất, người lao động có vai trò quan trọng nhất. Tư liệu sản xuất gồm có đối tượng lao động và công cụ lao động, trong đó công cụ lao động là yếu tố quan trọng nhất . - Quan hệ sản xuất: Là mối quan hệ giữa con người với con người trong quá trình sản xuất, là mặt xã hội của phương thức sản xuất. Quan hệ sản xuất bao gồm: + Quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất + Quan hệ trong tổ chức, quản lý, phân công lao động + Quan hệ trong phân phối sản phẩm lao động. Ba mặt đó quan hệ hữu cơ với nhau, có vai trò và vị trí khác nhau trong nền sản xuất, trong đó quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất là mặt quyết định các quan hệ khác. - Tính chất của lực lượng sản xuất là tính chất cá nhân hay tính chất xã hội trong việc sử dụng tư liệu lao động, mà chủ yếu là công cụ lao động của con người để chế tạo sản phẩm. - Trình độ của lực lượng sản xuất là trình độ phát triển khoa học công nghệ, khoa học – kỹ thuật, công cụ lao động, phân công lao động và người lao động – trong đó, phân công lao động và trình độ chuyên môn hóa là sự biểu hiện rõ ràng nhất, công cụ lao động là tiêu chí quan trọng nhất phản ánh bậc thang phát triển của lực lượng sản xuất. b) Mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất - Lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất: sự quyết định của lực lượng sản xuất đối với quan hệ sản xuất diễn ra như sau: + Tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất như thế nào thì nó đòi hỏi quan hệ sản xuất phải như thế ấy để đảm bảo sự phù hợp. + Khi lực lượng sản xuất đã thay đổi về tính chất và trình độ thì quan hệ sản xuất cũng phải thay đổi theo để đảm bảo sự phù hợp. + Khi lực lượng sản xuất cũ mất đi, lực lượng sản xuất mới ra đời thì quan hệ sản xuất cũ cũng phải mất đi và quan hệ sản xuất mới phải ra đời để đảm bảo sự phù hợp, mở đường cho lực lượng sản xuất phát triển. - Quan hệ sản xuất tác động trở lại lực lượng sản xuất + Nếu quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất thì nó thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, ngược lại nó kiềm hãm, thậm chí phá vỡ lực lượng sản xuất. Do đó, không thể chấp nhận một quan hệ sản xuất quá bảo thủ, lạc hậu và cả quan hệ sản xuất tiên tiến, vượt trước lực lượng sản xuất. + Một quan hệ sản xuất được gọi là phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất khi nó tạo ra tiền đề, điều kiện cho các yếu tố của lực lượng sản xuất kết hợp với nhau một cách hài hòa để quá trình sản xuất diễn ra bình thường, đưa lại năng suất lao động cao. + Sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất với lực lượng sản xuất là một quá trình, một “cân bằng động” – nó luôn trong xu hướng phá vỡ thế cân bằng cũ để thay thế bằng cân bằng mới cao hơn. Câu 5: Sản xuất hàng hóa là gì? Phân tích điều kiện ra đời của sản xuất hàng hóa? a.. Khái niệm sản xuất hàng hoá: Sản xuất hàng hoá là kiểu tổ chức kinh tế mà ở đó sản phẩm được sản xuất ra để trao đổi hoặc mua bán trên thị trường. b.. Điều kiện ra đời, tồn tại của sản xuất hàng hoá. Sản xuất hàng hoá ra đời và tồn tại dựa trên hai điều kiện: * Thứ nhất: Có sự phân công lao động xã hội :
  • 6. 6 - Phân công lao động xã hội là sự chuyên môn hoá sản xuất, phân chia lao động xã hội thành các ngành, các lĩnh vực sản xuất khác nhau. - Phân công lao động xã hội làm cho việc trao đổi sản phẩm trở thành tất yếu: bởi vì mỗi ngành mỗi người chỉ sản xuất một vài thứ, trong khi đó nhu cầu cuộc sống lại đòi hỏi có nhiều loại khác nhau. Vì vậy họ cần trao đổi với nhau Như vậy: phân công lao động là tiền đề là cơ sở của sản xuất hàng hoá. Nhưng để SXHH ra đời chỉ có phân công lao động xã hội thôi thì chưa đủ mà cần phải có điều kiện nữa(điều kiện đủ) cần có điều kiện thứ hai * Thứ hai: Có sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế của những người sản xuất Sự tách biệt này là do các quan hệ sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất, mà khởi thủy là chế độ tư hưu nhỏ về tư liệu sản xuất, đã xác định người sở hữu tư liệu sản xuất là người sở hữu sản phẩm lao động. Có chế độ tư hữu và sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất. Điều này làm cho người sản xuất hàng hoá độc lập với nhau và mỗi người có quyền tự quyết định sản phẩm của mình, có quyền đem bán hoặc trao đổi sản phẩm đó. => Đây là hai điều kiện cần và đủ của sản xuất hàng hoá. Thiếu một trong hai điều kiện đó thì sản xuất hàng hoá không thể ra đời và cũng không thể tồn tại. Câu 6: Trình bày nội dung, tác dụng và ý nghĩa của quy luật giá trị trong nền sản xuất hàng hóa. - Nội dung qui luật giá trị: Quy luật giá trị là quy luật nội dung quy lật kinh tế cơ bản của sản xuất và trao đổi hàng hoá. Quy luật giá trị yêu cầu sản xuất và trao đổi hàng hoá dựa trê trên cơ sở giá trị của nó, tức là trên cơ sở hao phí lao động xã hội càn thiết. Cụ thể là: + Trong sản xuất: Quy luật giá trịđòi hỏi người sản xuất phải căn cứ vào hao phí lao động xã hội cần thiết, luôn có thức tìm cách hạ thấp hao phí lao động cá biệt xuống nhỏ hơn hoặc bằng hao phí lao động xã hội cần thiết. + Trong lưu thông: Trao đổi phải thực hiện theo nguyên tắc ngang giá. - Cơ chế tác động của Quy luật giá trị đối với nền kinh tế hàng hoá là thông qua sự lên xuống của giá cả thị trường. - Tác dụng của Quy luật giá trị: + Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá thông qua sự lên xuống giá cả, Quy luật giá trị có tác dụng điều tiết và lưu thông. Điều tiết sản xuất: Người sản xuất bỏ ngành có giá cả thấp, đổ xô ngành có giá cả sản xuất cao, làm cho qui mô sản xuất của một số ngành được mở rộng, một số ngành bị thu hẹp. Điều tiết lưu thông: Làm cho hàng hoá lưu chuyển từ nơi có giá cả thấp đến nơi có giá cả cao. Như vậy, Quy luật giá trị cũng tham gia vào phân phối các nguồn hàng cho hợp lee hơn giữa các vùng. + Kích thích cãi tiến kỹ, thuật, hợp lý hoá sản xuất tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm. Các hàng hoá được sản xuất ra trong những điều kiện khác nhau. Nhưng trên thị trường đều phải trao đổi theo mức phí lao động xã hội cần thiết. Người sản xuất nào có giá trị cá biệt của hàng hoá thấp hơn giá trị xã hội thì sẽ có lợi. Vì vậy, mỗi người sản xuất hàng hoá đều tìm cách giãm giá trị cá biệt hàng hoá hàng hoá của mình xuống dưới mức giá trị xã hội bằng các cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất để tăng năng suất lao động. Sự cạnh tranh quyết liệt làm cho năng suất lao động xã hội không ngừng tăng lên, chi phí sản xuất xã hội không ngừng giãm xuống.
  • 7. 7 Phân bố những nhà sản xuất hàng hoá thành giàu, nghèo, làm xuất hiejn quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa. Trong sản xuất hàng hoá, hàng hoá của nhà sản xuất nào có giá trị cá biệt thấp hơn giá trị xã hội thì người đó có lợi, ngược lại thì bị bất lợi và phá sản. Vì vậy, một số người phát tài, trở nên giàu có, một số thì trở nên nghèo đói. Từ đó những người giàu trực tiếp mở rộng sản xuất kinh doanh, thuê them công nhân và trở thành tư bản; những người bị phá sản trở thành những người lao động làm thuê. * Ý nghĩa của việc phân tích trên: + Xem quy luật giá trị hoạt động trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay là một yếu tố khách quan + Trong quá trình sản xuất cũng như trao đổi hàng hoá phải căn cứ vào thời gian lao động xã hội càn thiết + Bản thân quy luật giá trị cũng có tính hai mặt (Tích cực và hạn chế). Đòi hỏi phải nắm bắt và vận dụng tốt vào diều kiện sản xuất hàng hoá ở nước ta hiện nay. Câu 7: Đặc điểm quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư, cho ví dụ và rút ra kết luận. Quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa là sự thống nhất giữa quá trình sản xuất ra giá trị sử dụng và quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư. Quá trình sản xuất trong xí nghiệp tư bản đồng thời là quá trình nhà tư bản tiêu dùng sức lao động và tư liệu sản xuất mà nhà tư bản đã mua, nên nó có các đặc điểm: một là, công nhân làm việc dưới sự kiểm soát của nhà tư bản, giống như những yếu tố khác của sản xuất được nhà tư bản sử dụng sao cho có hiệu quả nhất; hai là, sản phẩm được làm ra thuộc sở hữu của nhà tư bản, chứ không thuộc về công nhân. VD: Giả định để sản xuất 10 kg sợi trị giá trên thị trường là 15 $, cần 10 kg bông và giá 10 kg bông là 10 $. Để biến số bông đó thành sợi, một công nhân phải lao động trong 4 giờ và hao mòn máy móc là 2 $; giá trị sức lao động trong một ngày là 3 $ và ngày lao động là 8 giờ. Với giả định như vậy, nếu nhà tư bản chỉ bắt công nhân lao động trong 4 giờ, thì nhà tư bản phải ứng ra là 15 $ và giá trị của sản phẩm mới (10 kg sợi) mà nhà tư bản thu được cũng là 15 $. Như vậy, nếu quá trình lao động chỉ kéo dài đến cái điểm đủ bù đắp lại giá trị sức lao động (6 giờ), tức là bằng thời gian lao động tất yếu, thì chưa sản xuất ra giá trị thặng dư, do đó tiền chưa biến thành tư bản. Trong thực tế quá trình lao động không dừng lại ở điểm đó. Giá trị sức lao động mà nhà tư bản phải trả khi mua và giá trị mà sức lao động đó có thể tạo ra cho nhà tư bản là hai đại lượng khác nhau, mà nhà tư bản đã tính đến trước khi mua sức lao động. Nhà tư bản đã trả tiền mua sức lao động trong một ngày (8 giờ). Như vậy trong 4 giờ tiếp theo, nhà tư bản chỉ cần ứng ra 12 $ nhưng thu được 15 $. Như vậy, toàn bộ chi phí sản xuất mà nhà tư bản bỏ ra là 27 $, còn giá trị của sản phẩm mới (20 kg sợi) do công nhân sản xuất ra trong 8 giờ lao động là 30$. Vậy 27 $ ứng trước đã chuyển hoá thành 30$, đã đem lại một giá trị thặng dư là 3$. Do đó tiền tệ ứng ra ban đầu đã chuyển hoá thành tư bản bị nhà tư bản chiếm toàn bộ. Như vậy ta có thể rút ra những kết luận sau đây: Một là, phân tích giá trị sản phẩm được sản xuất ra , chúng ta thấy có hai phần: Giá trị những tư liệu sản xuất nhờ lao động cụ thể của công nhân mà được bảo toàn và di chuyển vào sản phẩm mới gọi là giá trị cũ Giá trị do lao động trừu tượng của công nhân tạo ra trong quá trình sản xuất gọi là giá trị mới. Phần giá trị mới này lớn hơn giá trị sức lao động, nó bằng giá trị sức lao động cộng với giá trị thặng dư.
  • 8. 8 Vậy giá trị thặng dư là một bộ phận của giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức lao động do công nhân làm thuê tạo ra và bị nhà tư bản chiếm không. Quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư chỉ là quá trình tạo ra giá trị kéo dài quá cái điểm mà ở đó giá trị sức lao động do nhà tư bản trả được hoàn lại bằng một vật ngang giá mới. Hai là, ngày lao động của công nhân bao giờ cũng được chia thành hai phần: phần ngày lao động mà người công nhân tạo ra một lượng giá trị ngang với giá trị sức lao động của mình gọi là thời gian lao động cần thiết và lao động trong khoảng thời gian đó là lao động cần thiết. Phần còn lại của ngày lao động gọi là thời gian lao động thặng dư, và lao động trong khoảng thời gian đó gọi là lao động thặng dư. Ba là, sau khi nghiên cứu quá trình sản xuất giá trị thặng dư, chúng ta nhận thấy mâu thuẫn của công thức chung của tư bản đã được giải quyết: việc chuyển hoá của tiền thành tư bản diễn ra trong lưu thông, mà đồng thời không diễn ra trong lĩnh vực đó. Chỉ có trong lưu thông nhà tư bản mới mua được một thứ hàng hoá đặc biệt, đó là hàng hoá sức lao động. Sau đó nhà tư bản sử dụng hàng hoá đặc biệt đó trong sản xuất, tức là ngoài lĩnh vực lưu thông để sản xuất ra giá trị thặng dư cho nhà tư bản. Do đó tiền của nhà tư bản mới chuyển thành tư bản. Việc nghiên cứu giá trị thặng dư được sản xuất ra như thế nào đã vạch ra rõ ràng bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản. Nhưng trong điều kiện hiện nay, do sự phát triển của công ty cổ phần, mà trong đó một bộ phận nhỏ công nhân cũng có cổ phiếu và trở thành cổ đông, đã xuất hiện quan niệm cho rằng không còn bóc lột giá trị thặng dư, chủ nghĩa tư bản ngày nay đã thay đổi bản chất. Dựa vào đó một số học giả tư sản đưa ra thuyết "Chủ nghĩa tư bản nhân dân". Song, trên thực tế, công nhân chỉ có một số cổ phiếu không đáng kể, do đó họ chỉ là người sở hữu danh nghĩa không có vai trò chi phối doanh nghiệp, phần lớn lợi tức cổ phần vẫn nằm trong tay các nhà tư bản, thu nhập của công nhân chủ yếu vẫn là tiền lương. Câu 8: Trình bày hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối và tuyệt đối của Chủ nghĩa tư bản. Nêu ý nghĩa hai phương pháp này đối với nền kinh tế nước ta hiện nay. - Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối. Đây là phương pháp nhà tư bản thu được giá trị thặng dư do kéo dài ngày lao động, vượt quá thời gian lao động tất yếu, nhờ đó kéo dài thời gian lao động thặng dư, trong khi năng suất lao động và thời gian lao động tất yếu không thay đổi. Tuy nhiên, phương pháp này cũng gặp phải những giới hạn như: độ dài ngày lao động, thể chất và tinh thần người lao động, cuộc đấu tranh đòi hỏi ngày lao động tiêu chuẩn (8 giờ), …….. nhà tư bản áp dụng tăng cường độ lao động hiểu theo nghĩa hao phí calo, điều này cũng có nghĩa là kéo dài thời gian lao động. Phương pháp này được áp dung phổ biến ở giai đoạn sau của CNTB. - Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối. Đây là phương pháp nhà tư bản thu được giá trị thặng dư do rút ngắn thời gian lao động cần thiết, nhờ đó kéo dài tương ứng thời gian lao động thặng dư,bằng cách ha thấp giá trị sức lao động, trong khi độ dài ngày lao động thong đổi. Để rút ngắn thời gian lao động, tất yếu phải giảm giá trị sức lao động. muốn hạ thấp giá trị sức lao động phải giảm giá trị những tư liệu sinh hoạt thuộc phạm vi tiêu dùng của công nhân. Điều này chỉ co thể thực hiện được bằng cách tăng năng suất lao động trong các ngành sản xuất ra tư liệu sản xuất để sản xuất ra những tư liệu sản xuất đó. Đây là phương pháp phổ biến ở giai đoạn phát triển của chủ nghĩa tư bản.
  • 9. 9 Hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối và tương đối giống nhau về mục đích và làm cho thời gian lao động thặng dư được kéo dài ra; nhưng giữa chúng co sự khác nhau về giả thiết, cách thức tiến hành biện pháp,…… Ý nghĩa của việc nghiên cứu vấn đề này. - Nếu gạt bỏ mục đích và tính chất của chủ nghĩa tư bản thì vận dụng các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư, nhất là phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối và giá trị thặng dư siêu ngạch trong các doanh nghiệp sẽ kích thích sản xuất, tăng năng suất lao động xã hội, sử dụng kỹ thuật – công nghệ mới, cải tiến tổ chức quản lý, tiết kiệm chi phí sản xuất. - Gợi mở cách thức làm tăng của cải, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. đối với nước ta, cần tận dụng triệt để các nguồn lực; nhất là nguồn lao động trong sản xuất kinh doanh. Về cơ bản và lâu dài , giải pháp quan trọng cần phải coi trọng tăng năng suất lao động xã hội, phát triển lực lượng sản xuất, đẩy mạnh công nghiệp hóa , hiện đại hóa đất nước. Câu 9: Trình bày những điều kiện khách quan quy định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân ?. a. Địa vị kinh tế - xã hội của giai cấp công nhân: quy định một cách khách quan vai trò sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. Bởi vì: Thứ nhất, giai cấp công nhân là bộ phận quan trọng nhất, cách mạng nhất trong các bộ phận cấu thành lực lượng sản xuất dưới chủ nghĩa tư bản. Trong nền sản xuất hiện đại, giai cấp công nhân vừa là chủ thể trực tiếp, vừa là sản phẩm căn bản nhất của nền sản xuất đó. Tất cả các giai cấp khác đều suy tàn và tiêu vong cùng với đại công nghiệp, còn giai cấp công nhân lại là sản phẩm của bản thân nền đại công nghiệp. Giai cấp công nhân hiện đại có xu hướng ngày càng được tri thức hóa. Thứ hai, do không có tư liệu sản xuất nên giai cấp công nhân phải bán sức lao động của mình cho nhà tư bản và bị nhà tư bản chiếm đoạt giá trị thặng dư, họ bị lệ thuộc hoàn toàn trong quá trình phân phối các kết quả lao động của chính mình. Do vậy, về mặt lợi ích giai cấp công nhân là giai cấp đối kháng trực tiếp với giai cấp tư sản. Xét về bản chất, họ là giai cấp cách mạng triệt để nhất chống lại chế độ áp bức, bóc lột tư bản chủ nghĩa. Thứ ba, giai cấp công nhân có lợi ích căn bản thống nhất với lợi ích của toàn thể nhân dân lao động nên họ có thể tập hợp, đoàn kết, lãnh đạo đông đảo quần chúng đi theo làm cách mạng, đồng thời họ cũng là người đi đầu trong cuộc đấu tranh của toàn thể nhân dân lao động và của dân tộc vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. b. Đặc điểm chính trị - xã hội của giai cấp công nhân gồm: Thứ nhất, giai cấp công nhân là giai cấp tiên phong cách mạng. Giai cấp công nhân là đại diện cho lực lượng sản xuất tiên tiến nhất, chế độ xã hội tiên tiến nhất, do đó, họ đại diện cho phương thức sản xuất tiến bộ hơn phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Giai cấp công nhân luôn phát triển và lớn mạnh không chỉ về số lượng mà còn về chất lượng cùng với sự phát triển của khoa học và công nghệ hiện đại. Thứ hai, giai cấp công nhân là giai cấp có tính cách mạng triệt để. Trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản C.Mác và Ph.Ăngghen đã chỉ rõ: “Trong tất cả các giai cấp hiện đang đối lập với giai cấp tư sản thì chỉ có giai cấp vô sản là giai cấp thực sự cách mạng, tất cả các giai cấp khác đều là những tầng lớp trung đẳng ... Đó là do giai cấp công nhân không gắn với tư hữu, do vậy, họ kiên định trong cuộc đấu tranh xóa bỏ chủ nghĩa tư bản và xây dựng xã hội mới” Thứ ba, giai cấp công nhân có ý thức tổ chức kỷ luật cao. Môi trường làm việc của giai cấp công nhân là sản xuất tập trung cao và có trình độ kỹ thuật ngày càng hiện đại, có cơ cấu
  • 10. 10 tổ chức ngày càng chặt chẽ, làm việc theo dây chuyền buộc giai cấp công nhân phải luôn tuân thủ nghiêm ngặt kỷ luật lao động. Thứ tư, giai cấp công nhân có bản chất quốc tế. Giai cấp công nhân ở tất cả các nước đều có chung một mục đích là giải phóng mình đồng thời giải phóng xã hội khỏi áp bức bóc lột và họ đều có chung một kẻ thù là giai cấp tư sản bóc lột. Câu 10: Trình bày những đặc trưng cơ bản của xã hội xã hội chủ nghĩa. XHCH là giai đoạn thấp của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa. Nó có sự khác nhau về chất và nguyên tắc xây dựng so với Chủ nghĩa tư bản. Dựa vào cơ sở lý luận khoa học của các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin và thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội, chúng ta có thể nêu ra những đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa xã hội như sau: - Đặc trưng thứ nhất: cơ sở vật chất – kỹ thuật của Chủ nghĩa xã hội là nền sản xuất công nghiệp hiện đại. Chỉ có nền sản xuất công nghiệp hiện đại mới đưa năng suất lao động lên cao, tạo ra ngày càng nhiều của cải vật chất cho xã hội, đảm bảo đáp ứng những nhu cầu về vật chất và văn hóa của nhân dân, không ngừng nâng cao phúc lợi xã hội cho toàn dân. Nền công nghiệp hiện đại đó được phát triển dựa trên lực lượng sản xuất đã phát triển cao. Ở những nước thực hiện sự quá độ “bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa lên chủ nghĩa xã hội”, trong đó có Việt Nam thì đương nhiên phải có quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa để từng bước xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật hiện đại cho chủ nghĩa xã hội. - Đặc trưng thứ hai: Chủ nghĩa xã hội đã xóa bỏ chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa, thiết lập chế độ công hữu về những tư liệu sản xuất chủ yếu. Thủ tiêu chế độ tư hữu là cách nói vắn tắt nhất, tổng quát nhất về thực chất của công cuộc cải tạo xã hội theo lập trường của giai cấp công nhân. Tuy nhiên, không phải xóa bỏ chế độ tư hữu nói chung mà là xóa bỏ chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa. Chủ nghĩa xã hội được hình thành dựa trên cơ sở từng bước thiết lập chế độ sở hữu xã hội chủ nghĩa về tư liệu sản xuất, bao gồm sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể. Chế độ sở hữu này được củng cố, hoàn thiện, bảo đảm thích ứng với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, mở đường cho lực lượng sản xuất phát triển, xóa bỏ dần những mâu thuẫn đối kháng trong xã hội, làm cho mọi thành viên trong xã hội ngày càng gắn bó với nhau vì những lợi ích căn bản. - Đặc trưng thứ ba: Chủ nghĩa xã hội tạo ra cách tổ chức lao động và kỷ luật lao động mới. Quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa là một quá trình hoạt động tự giác của đại đa số nhân dân lao động, vì lợi ích của đa số nhân dân. Chính bản chất và mục đích đó, cần phải tổ chức lao động và kỷ luật lao động mới phù hợp với địa vị làm chủ của người lao động, đồng thời khắc phục những tàn dư của tình trạng lao động bị tha hóa trong xã hội cũ. - Đặc trưng thứ tư: Chủ nghĩa xã hội thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động – nguyên tắc phân phối cơ bản nhất. Chủ nghĩa xã hội bảo đảm cho mọi người có quyển bình đẳng trong lao động sáng tạo và hưởng thụ. Mọi người có sức lao động đều có việc làm và được hưởng thù lao theo nguyên tắc “làm theo năng lực, hưởng theo lao động”. Đó là một trong những cơ sở của công bằng xã hội ở giai đoạn này. - Đặc trưng thứ năm: Chủ nghĩa xã hội có Nhà nước xã hội chủ nghĩa là nhà nước kiểu mới, nhà nước mang bản chất giai cấp công nhân, tính nhân dân rộng rãi và tính dân tộc sâu sắc; thực hiện quyền lực và lợi ích của nhân dân.
  • 11. 11 Nhà nước xã hội chủ nghĩa do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Thông qua nhà nước, Đảng lãnh đạo toàn xã hội về mọi mặt và nhân dân lao động thực hiện quyền lực và lợi ích của mình trên mọi mặt của xã hội. Nhân dân lao động tham gia nhiều vào công việc nhà nước. Đây là một “nhà nước nửa nhà nước”, với tính tự giác, tự quản của nhân dân rất cao, thể hiện các quyền dân chủ, làm chủ và lợi ích của chính mình ngày càng rõ hơn. - Đặc trưng thứ sáu: CNXH đã giải phóng con người thoát khỏi áp bức bóc lột, thực hiện công bằng, bình đẳng, tiến bộ xã hội, tạo những điều kiện cơ bản để con người phát triển toàn diện. Mục tiêu cao nhất của chủ nghĩa xã hội là giải phóng con người khỏi mọi ách áp bức về kinh tế và nô dịch về tinh thần, bảo đảm sự phát triển toàn diện cá nhân, hình thành và phát triển lối sống xã hội chủ nghĩa, làm cho mọi người phát huy tính tích cực của mình trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Nhờ xóa bỏ chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa mà xóa bỏ sự đối kháng giai cấp, xóa bỏ tình trạng người bóc lột người, tình trạng nô dịch và áp bức dân tộc, thực hiện được sự công bằng, bình đẳng xã hội. Những đặc trưng trên phản ánh bản chất của chủ nghĩa xã hội, nói lên tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội. Và do đó, chủ nghĩa xã hội là một xã hội tốt đẹp, lý tưởng, ước mơ của toàn thể nhân loại. Những đặc trưng đó có mối quan hệ mật thiết với nhau. Do đó, trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội cần phải quan tâm đầy đủ tất cả các đặc trưng này. Câu 11: Dân tộc là gì? Trình bày những nguyên tắc cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin trong việc giải quyết vấn đề dân tộc. Hiện nay, khái niệm dân tộc được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau, trong đó có hai nghĩa được dùng phổ biến nhất: - Chỉ cộng đồng người có mối liên hệ chặt chẽ và bền vững, có sinh hoạt kinh tế riêng, có ngôn ngữ riêng, văn hoá có những đặc thù; xuất hiện sau bộ lạc, bộ tộc; kế thừa, phát triển cao hơn những nhân tố tộc người ở bộ lạc, bộ tộc và thể hiện thành ý thức tự giác tộc người của dân cư cộng đồng đó. - Chỉ cộng đồng người ổn định làm thành nhân dân một nước, có lãnh thổ quốc gia, nên kinh tế thống nhất, quốc ngữ chung và có ý thức về sự thống nhất của mình, gắn bó với nhau bởi quyền lợi chính trị, kinh tế, truyền thống văn hoá và truyền thống đấu tranh chung trong suốt quá trình lịch sử lâu dài dựng nước và giữ nước. Với nghĩa thứ nhất, dân tộc là một bộ phận của quốc gia dân tộc, ví dụ: dân tộc Kinh, dân tộc Bana... ở nước ta. Với nghĩa thứ hai, dân tộc là toàn bộ nhân dân quốc gia đó (quốc gia dân tộc), ví dụ: dân tộc Ấn Độ, dân tộc Việt Nam... Những nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin trong việc giải quyết vấn đề dân tộc. Những nguyên tắc này được trình bày rõ trong "Cương lĩnh dân tộc" của V.I.Lênin. Cương lĩnh là cơ sở lý luận cho chủ trương, đường lối và chính sách dân tộc của các Đảng cộng sản và nhà nước XHCN. Trong đó nêu ra 3 nguyên tắc căn bản trong việc giải quyết vấn đề dân tộc: 1. Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng Đây là quyền thiêng liêng của các dân tộc trong mối quan hệ giữa các dân tộc. Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng có nghĩa là: Các dân tộc lớn hay nhỏ (kể cả bộ tộc và chủng tộc) không phân biệt trình độ phát triển cao hay thấp đều có nghĩa vụ và quyền lợi ngang nhau; không một dân tộc nào được giữ đặc quyền đặc lợi và có quyền đi áp bức bóc lột dân tộc khác, thể hiện trong luật pháp của mỗi nước và luật pháp quốc tế.
  • 12. 12 Trong một quốc gia có nhiều dân tộc, quyền bình đẳng giữa các dân tộc phải được pháp luật bảo vệ và được thể hiện trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó việc phấn đấu khắc phục sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế, văn hoá do lịch sử để lại có ý nghĩa cơ bản. Trên phạm vi giữa các quốc gia - dân tộc, đấu tranh cho sự bình đẳng giữa các dân tộc trong giai đoạn hiện nay gắn liền với cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, chủ nghĩa sôvanh; gắn liền với cuộc đấu tranh xây dựng một trật tự kinh tế thế giới mới; chống sự áp bức bóc lột của các nước tư bản phát triển đối với các nước chậm phát triển về kinh tế. 2. Các dân tộc được quyền tự quyết Quyền dân tộc tự quyết được hiểu trên hai khía cạnh: Quyền tự quyết bên trong là quyền làm chủ của mỗi dân tộc đối với vận mệnh dân tộc mình, quyền tự quyết định chế độ chính trị - xã hội và con đường phát triển của dân tộc mình trong phạm vi của một quốc gia đang tồn tại. Quyền tự quyết độc lập bao gồm quyền tự do độc lập về chính trị tách ra thành lập một quốc gia dân tộc độc lập vì lợi ích của các dân tộc (chứ không phải vì mưu đồ và lợi ích của một nhóm người nào) và cũng bao gồm quyền tự nguyện liên hiệp với các dân tộc khác trên cơ sở bình đẳng cùng có lợi để có đủ sức mạnh chống nguy cơ xâm lược từ bên ngoài, giữ vững độc lập chủ quyền và có thêm những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển quốc gia - dân tộc hoặc có quyền sát nhập vào một quốc gia độc lập khác. Quyền dân tộc tự quyết được phát triển từ một nguyên tắc mang tính chính trị, đạo đức sang một quyền pháp lí đầy đủ, được pháp điển hóa trong những văn kiện pháp lý quan trọng và được sự thừa nhận rộng rãi của cộng đồng quốc tế. Quyền dân tộc tự quyết có khả năng trở thành tập quán quốc tế và là một nguyên tắc mang tính bắt buộc chung của luật quốc tế. Khi xem xét, giải quyết quyền tự quyết của dân tộc cần đứng vững trên lập trường của giai cấp công nhân. Triệt để ủng hộ các phong trào dân tộc tiến bộ phù hợp với lợi ích chính đáng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Kiên quyết đấu tranh chống lại mọi âm mưu, thủ đoạn của các thế lực đế quốc và phản động lợi dụng chiêu bài "dân tộc tự quyết" để can thiệp vào công việc nội bộ của các nước, giúp đỡ các thế lực phản động dân tộc chủ nghĩa (sôvanh, hẹp hòi) đàn áp các lực lượng tiến bộ, đòi ly khai và đi vào quỹ đạo của chủ nghĩa thực dân mới, chủ nghĩa tư bản. 3. Liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc Liên hiệp công nhân của tất cả các dân tộc là tư tưởng cơ bản trong cương lĩnh dân tộc của V.I.Lênin. Nó phản ánh bản chất quốc tế của phong trào công nhân, phản ánh sự thống nhất giữa sự nghiệp giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp. Là yếu tố bảo đảm cho phong trào dân tộc có đủ sức mạnh đảm bảo cho giai cấp công nhân và các dân tộc bị áp bức giành thắng lợi trước kẻ thù. Liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc quy định mục tiêu hướng tới; quy định đường lối, phương pháp xem xét cách giải quyết quyền dân tộc tự quyết, quyền bình đẳng dân tộc. Đoàn kết, liên hiệp công nhân các dân tộc là cơ sở vững chắc để đoàn kết các tầng lớp nhân dân lao động rộng rãi thuộc các dân tộc trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc vì độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội. Vì vậy, nội dung liên hiệp công nhân các dân tộc đóng vai trò liên kết cả ba nội dung của cương lĩnh thành một chỉnh thể. Đoàn kết giai cấp công nhân các dân tộc là sự thể hiện thực tế tinh thần yêu nước mà thời đại ngày nay đã trở thành sức mạnh cực kỳ to lớn. Nội dung đó phù hợp với tinh thần quốc tế chân chính đang lên tiếng kêu gọi các dân tộc, quốc gia xích lại gần nhau.
  • 13. 13 Câu 12: Tôn giáo là gì? Trình bày những nguyên tắc cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin trong việc giải quyết vấn đề tôn giáo. - Khái niệm: Tôn giáo là hình thái ý thức xã hội phản ánh một cách hoang đường, hư ảo, lệch lạc hiện thực khách quan, qua sự phản ánh của tôn giáo sức mạnh tự phát trong tự nhiên và xã hội đều trở nên thần bí. - Các nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin trong việc giải quyết vấn đề tôn giáo. Việc giải quyết vấn đề tôn giáo trong quá trình xây dựng CNXH phải đúng như tinh thần của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng ta là: Không "tuyên chiến" với tôn giáo mà tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo và không tín ngưỡng của nhân dân. Khi giải quyết những vấn đề nảy sinh từ tôn giáo phải hết sức thận trọng, tỉ mỉ và chuẩn xác, vừa đòi hỏi giữ vững nguyên tắc, đồng thời phải mềm dẻo, linh hoạt và cần dựa trên quan điểm sau: - Một là, khắc phục dần những ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo trong đời sống xã hội phải gắn liền với quá trình cải tạo xã hội cũ xây dựng xã hội mới; là yêu cầu quan trọng của sự nghiệp xây dựng CNXH. - Hai là, cần phát huy những nhân tố tích cực của tôn giáo, đăc biệt là giá trị đạo đức, chủ nghĩa nhân đạo và tinh thần yêu nước.Tôn trọng và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng và quyền tự do không tín ngưỡng của công dân. Công dân có tôn giáo hay không có tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật, đều có quyền lợi và nghĩa vụ như nhau. Nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm tự do tín ngưỡng của công dân. - Ba là, thực hiện đoàn kết giữa những người theo tôn giáo với những người không theo tôn giáo, đoàn kết các tôn giáo hợp pháp, chân chính. Đoàn kết toàn dân tộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nghiêm cấm mọi hành vi chia rẽ dân tộc vì lý do tín ngưỡng tôn giáo. - Bốn là, phân biệt rõ hai mặt chính trị và tư tưởng trong việc giải quyết vấn đề tôn giáo. - Năm là, phải có quan điểm lịch sử khi giải quyết vấn đề tôn giáo.