SlideShare a Scribd company logo
1 of 20
Download to read offline
2
Biên mục trên xuất bản phẩm
của Thư viện Quốc gia Việt Nam
Phạm Văn Đức
Hỏi - đáp môn Triết học Mác - Lênin : Dành cho bậc
đại học hệ chuyên và không chuyên lý luận chính trị / Phạm
Văn Đức (ch.b.), Nguyễn Văn Tài, Nguyễn Anh Tuấn. - H. :
Chính trị quốc gia, 2022. - 272 tr. ; 21 cm
ISBN 978-604-57-7634-6
1. Triết học Mác - Lênin 2. Sách hỏi đáp
335.4110711 - dc23
CTL0285p-CIP
4
5
LỜI NHÀ XUẤT BẢN
hực hiện Kết luận số 94-KL/TW ngày 28/3/2014 của
Ban Bí thư Trung ương Đảng về tiếp tục đổi mới việc học
tập lý luận chính trị trong hệ thống giáo dục quốc dân, Ban
Tuyên giáo Trung ương Đảng, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã trực
tiếp chỉ đạo, biên soạn, phối hợp với Nhà xuất bản Chính trị
quốc gia Sự thật xuất bản bộ giáo trình lý luận chính trị dành
cho bậc đại học hệ chuyên và không chuyên lý luận chính trị,
gồm 5 môn: Giáo trình Triết học Mác - Lênin; Giáo trình Kinh
tế chính trị Mác - Lênin; Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học;
Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh; Giáo trình Lịch sử Đảng
Cộng sản Việt Nam. Hiện nay, bộ giáo trình đang được triển
khai giảng dạy, học tập trong các trường đại học theo khung
chương trình và hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Nhằm cung cấp tài liệu giảng dạy, học tập cho giảng viên,
sinh viên bậc đại học các trường đại học, cao đẳng theo chương
trình mới, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tổ chức
biên soạn và xuất bản bộ tài liệu hỏi - đáp về nội dung các môn
học gắn với các giáo trình lý luận chính trị, gồm 5 cuốn:
- Hỏi - đáp môn Triết học Mác - Lênin (Dành cho bậc đại
học hệ chuyên và không chuyên lý luận chính trị).
- Hỏi - đáp môn Kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dành cho
bậc đại học hệ chuyên và không chuyên lý luận chính trị).
- Hỏi - đáp môn Chủ nghĩa xã hội khoa học (Dành cho bậc
đại học hệ chuyên và không chuyên lý luận chính trị).
T
6
- Hỏi - đáp môn Tư tưởng Hồ Chí Minh (Dành cho bậc đại
học hệ chuyên và không chuyên lý luận chính trị).
- Hỏi - đáp môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (Dành cho
bậc đại học hệ chuyên và không chuyên lý luận chính trị).
Bộ tài liệu do các tác giả trong Hội đồng biên soạn giáo trình
trực tiếp biên soạn, tập trung vào những nội dung cơ bản, cốt lõi
của môn học, góp phần phục vụ việc giảng dạy, ra đề thi của giảng
viên; giúp cho sinh viên, học viên nắm chắc, hiểu sâu hơn kiến
thức, hình thành kỹ năng, tư tưởng cần thiết, đúng đắn trong quá
trình học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện.
Cuốn sách Hỏi - đáp môn Triết học Mác - Lênin (Dành cho
bậc đại học hệ chuyên và không chuyên lý luận chính trị)
do GS.TS. Phạm Văn Đức làm Chủ biên. Cuốn sách gồm 4 chương
với 69 câu hỏi và trả lời ngắn gọn về những nội dung chính trong
Giáo trình Triết học Mác - Lênin.
Cuốn sách cung cấp những tri thức có tính nền tảng và hệ thống
về triết học Mác - Lênin; xây dựng thế giới quan duy vật và phương
pháp luận biện chứng duy vật làm nền tảng lý luận cho việc nhận
thức các vấn đề, nội dung của các môn học khác; nhận thức được thực
chất giá trị, bản chất khoa học, cách mạng của triết học Mác - Lênin.
Đồng thời, giúp sinh viên vận dụng tri thức triết học Mác - Lênin,
thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng duy vật để
rèn luyện tư duy, giúp ích trong học tập và cuộc sống.
Mặc dù đã rất cố gắng trong quá trình biên soạn, biên tập, xuất
bản, song nội dung cuốn sách khó tránh khỏi những hạn chế, thiếu
sót. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của bạn đọc để nội dung
cuốn sách được hoàn thiện hơn trong lần xuất bản sau.
Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc.
Tháng 4 năm 2022
NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT
7
LỜI NÓI ĐẦU
riết học Mác - Lênin là hệ thống quan điểm duy vật biện
chứng về tự nhiên, xã hội và tư duy; đóng vai trò là hạt
nhân thế giới quan và phương pháp luận khoa học, cách
mạng của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và các lực
lượng xã hội tiến bộ trong nhận thức và cải tạo thế giới. Triết
học Mác - Lênin góp phần quan trọng trong xây dựng phẩm
chất trí tuệ cho sinh viên. Đặc biệt, trước sự tác động mạnh
mẽ của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, triết học
Mác - Lênin ngày càng chứng minh rõ hơn vai trò quan
trọng, không thể thiếu của mình. Định hướng cách học tập
triết học Mác - Lênin phù hợp, giúp cho sinh viên nâng cao
chất lượng học tập là việc làm có ý nghĩa quan trọng.
Triết học Mác - Lênin có vai trò quan trọng trong trang bị
thế giới quan, phương pháp luận khoa học, nên việc học tập
tốt môn học này có lợi ích rất lớn đối với sinh viên. Cụ thể, nếu
nắm vững tri thức triết học người học sẽ có phương pháp tư
duy tốt, có chiều sâu, giúp hình thành những phương pháp học
tập hợp lý, khoa học. Người học sẽ có kiến thức nền tảng và
phương pháp tốt trong tiếp cận, nghiên cứu các môn khoa học
khác. Đặc biệt tri thức triết học sẽ là cơ sở cho việc học tập
các môn học như kinh tế chính trị học Mác - Lênin, chủ nghĩa
xã hội khoa học, các môn khoa học lý luận chính trị và cả môn
T
8
khoa học chuyên ngành. Và quan trọng hơn, sinh viên sẽ có
phương pháp tư duy logic, phương pháp làm việc khoa học;
khả năng nhìn nhận, đánh giá, giải quyết các vấn đề một cách
sáng tạo, phù hợp với thực tiễn mà sau này sinh viên ra trường
công tác.
Triết học là môn khoa học được đúc rút, khái quát từ thực
tiễn; do đó, việc học tập và nghiên cứu triết học cũng cần gắn
với thực tiễn, xuất phát từ thực tiễn, đối chiếu những kiến
thức lý thuyết với thực tiễn để hiểu thực chất vấn đề. Trong
học tập, sinh viên cần chú ý những vấn đề thực tiễn mà
giảng viên gợi mở trong bài giảng, những vấn đề thực tiễn
được đề cập trong giáo trình, sách hướng dẫn ôn tập, những
vấn đề thực tiễn trong các sách, tạp chí và tài liệu tham khảo
khác. Đặc biệt, cần liên hệ phân tích những vấn đề chính trị -
thực tiễn của đất nước được đề cập trong các nghị quyết của
Đảng và các vấn đề thực tiễn trong cuộc sống mà mỗi sinh
viên quan tâm. Chỉ có như vậy mới hiểu biết sâu sắc được
những vấn đề lý luận triết học và việc học tập triết học mới
có tác dụng thiết thực. Phương châm học là học, hiểu và vận
dụng vào thực tiễn; đồng thời, trên cơ sở vận dụng vào thực
tiễn, đối chiếu với thực tiễn để có nhận thức, hiểu biết sâu
sắc hơn.
Để học tập môn triết học Mác - Lênin có kết quả tốt nhất
phụ thuộc vào sự nỗ lực của mỗi chủ thể học tập trong quá
trình tự học. Tự học triết học Mác - Lênin là một hình thức
học tập cơ bản mang tính độc lập sáng tạo của người học,
nhằm lĩnh hội, củng cố hệ thống các kiến thức triết học
trong quá trình học tập. Thực chất quá trình này là lấy tính
chủ động, tự giác của người học làm nền tảng, trong đó người
học tự tổ chức quá trình nhận thức để lĩnh hội các tri thức
9
triết học một cách độc lập, sáng tạo và tự giác. Thông qua
tự học, người học nắm vững hệ thống tri thức triết học;
hình thành phương pháp tư duy và củng cố lập trường thế
giới quan khoa học của mình trên nền tảng tri thức thu
nhận được.
Người giảng viên trong quá trình giảng bài không thể
trang bị hết toàn bộ tri thức mà chỉ trang bị những nội dung
căn bản có tính chất định hướng nghiên cứu cho người học; từ
đó, trên cơ sở hệ thống kiến thức nền đã được trang bị trên lớp
người học tự học có kết quả.
Thêm vào đó, triết học Mác - Lênin là một môn khoa học
có những nét đặc thù so với các môn khoa học khác nên mỗi
sinh viên phải tự xây dựng cho mình một kế hoạch học tập và
phương pháp riêng phù hợp với khả năng và thời gian tự học
của bản thân để lĩnh hội được nội dung căn bản của môn học.
Trong quá trình học tập, mỗi sinh viên phải tự hình thành
cho mình hệ thống các kỹ năng học tập, như kỹ năng nghe
giảng; đọc tài liệu và ghi chép; tự kiểm tra đánh giá kết quả
tự học. Phát huy tính độc lập của bản thân trong nghe giảng,
bút ký những nội dung căn bản làm cơ sở cho tự nghiên cứu,
phát triển nội dung; chú ý quan tâm đến các vấn đề gợi mở,
nêu vấn đề của giảng viên, vấn đề liên hệ giữa lý luận và
thực tiễn. Sau đây, chúng tôi xin trình bày một cách cụ thể
hơn một số ý kiến xung quanh câu hỏi làm thế nào để có thể
học tốt môn triết học Mác - Lênin.
Trước hết, cần phải nhận thấy rằng, cách thức và
phương pháp học tập ở bậc đại học khác rất nhiều so với ở
phổ thông trung học, bởi khối lượng, nội dung tri thức lẫn
hình thức giảng dạy. Triết học là một bộ môn khoa học có tính
khái quát và trừu tượng hóa cao, bao quát những khía cạnh
10
bản chất nhất của cả tự nhiên, xã hội và tư duy. Đó là môn
học rất khó hiểu, khó nhớ nhưng lại được dạy trong năm đầu
tiên của các trường đại học, do vậy, việc học môn triết học nói
chung và triết học Mác - Lênin nói riêng luôn đòi hỏi người
học phải có thái độ học tập nghiêm túc, có mục đích, động cơ
học tập đúng đắn và phương pháp học tập phù hợp mới có thể
đạt hiệu quả. Người học ngoài việc được trang bị kiến thức
căn bản về triết học trên giảng đường, còn phải có một
phương pháp tự học tập phù hợp và khoa học.
Để học tốt môn triết học, người học cần phải có hệ thống
tài liệu đầy đủ như: Giáo trình triết học Mác - Lênin; sách
hướng dẫn ôn tập (Câu hỏi ôn triết học); sách kinh điển
(C. Mác - Ph. Ăngghen, V.I. Lênin, Hồ Chí Minh toàn tập);
các văn kiện của Đảng (Đại hội Đảng, các Hội nghị Trung
ương) và các sách, tạp chí nghiên cứu triết học khác... Trong
đó, giáo trình và sách hướng dẫn ôn tập là những tài liệu cơ
bản tối thiểu cần phải có.
Trong quá trình học tập, để có thể nắm được nhanh chóng
nội dung bài giảng, sinh viên nên dành thời gian đọc toàn bộ
cuốn giáo trình để làm quen với nội dung sơ bộ của môn học.
Trong thực tế, có sinh viên đã đọc đến hai lần mới đạt mục
đích này. Sau khi đọc sơ bộ toàn giáo trình, các sinh viên hãy
quay lại đọc kỹ từng chương trước khi buổi học của môn học
bắt đầu, trước nghe khi thầy cô giảng bài trên lớp.
Khi đọc, sinh viên nên ghi lại một số câu hỏi quan trọng
mà mình chưa hiểu để hỏi giảng viên. Việc đọc trước giúp
sinh viên bớt bỡ ngỡ, lạ lẫm với môn học; đồng thời, tập cho
sinh viên tuân thủ yêu cầu ở đại học là đọc tài liệu môn học ở
nhà trước khi lên lớp và cũng rèn luyện khả năng tự tìm
hiểu, tự học, “học suốt đời” ngay khi còn trẻ tuổi. Bên cạnh
11
cuốn Giáo trình Triết học Mác - Lênin do Bộ Giáo dục và Đào
tạo ban hành, phần lớn các giảng viên dạy học phần triết học
ở các trường đại học đều biên soạn tài liệu hướng dẫn học
tập; trong đó có những câu hỏi tự luận và trắc nghiệm sát
hơn với nội dung học phần và chuyên môn đào tạo của từng
trường. Sinh viên cũng nên có và làm việc cùng tập tài liệu
này vì giảng viên thường cho câu hỏi và bài tập môn học từ
tài liệu do các thầy cô tự biên soạn trên cơ sở chương trình,
nội dung học tập đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định
thống nhất cho cả nước.
Trên cơ sở vốn tri thức nhờ tự đọc và những câu hỏi đã
được ghi chép, ngoài việc tập trung nghe giảng, sinh viên cần
chủ động, không ngần ngại, “xấu hổ” hỏi giảng viên và trao
đổi với nhau khi được phép về những câu hỏi, băn khoăn đó.
Việc này không chỉ giúp sinh viên định hình phương pháp
học tập hiệu quả chung cho mọi môn học ngay từ giờ học đầu
tiên, mà về lâu về dài giúp sinh viên có khả năng làm việc
nhóm, rèn luyện tính thẳng thắn, cởi mở, tự tin trong (trước)
tập thể. Phần lớn giảng viên có chính sách cho điểm (chuyên
cần, kiểm tra giữa kỳ) tích lũy theo số lần phát biểu, số câu
hỏi, phản biện “thông minh” của sinh viên trong suốt quá
trình học môn Triết học Mác - Lênin. Cách làm đó rất có lợi
cho sinh viên, vì bên cạnh việc lên lớp nghe giảng đầy đủ và
nghiêm túc làm bài kiểm tra giữa kỳ thì tinh thần hăng hái
phát biểu, nêu câu hỏi của sinh viên đã quyết định tới 40%
điểm môn học. Số điểm còn lại là điểm bài thi hết môn chỉ
chiếm 60%.
Trên cơ sở kiến thức của từng chủ đề, người học cần tự
mình xây dựng đề cương cho từng vấn đề để nắm được những
kiến thức cơ bản nhất của từng chủ đề và tổng thể toàn bộ
12
môn học. Đề cương ôn tập là một tài liệu cần thiết cho quá
trình ôn luyện, tự học sau này. Sinh viên có thể xây dựng đề
cương theo các cụm vấn đề tuần tự theo các nội dung của
giáo trình như: chủ nghĩa duy vật biện chứng; chủ nghĩa duy
vật lịch sử. Cần nắm vững tính logic giữa các phần của môn
học; trong đó, nội dung của phần đầu là tiền đề cho việc giải
quyết các phần tiếp theo.
Sinh viên cần dành thời gian nghiên cứu thêm tài liệu
kinh điển để mở rộng và hiểu sâu sắc hơn nội dung vấn đề
nghiên cứu; thường xuyên có sự trao đổi, tranh luận học
thuật để tạo ra sự hứng thú và đam mê trong quá trình học
tập môn học này.
Một trong những điều kiện không thể thiếu bảo đảm cho
hoạt động tự học đạt kết quả tốt đó là mỗi sinh viên phải tích
cực chủ động làm việc với các tài liệu như: giáo trình, sách,
các công trình khoa học đã công bố có liên quan đến nội dung
bài giảng... Đây là mắt khâu quan trọng của tự học triết học,
nên ngoài việc có tài liệu sinh viên cũng cần phải rèn giũa
cho bản thân phương pháp đọc và ghi chép tài liệu nghiên
cứu; quá trình đó phải biết đối chiếu, so sánh, phát hiện các
vấn đề mới của tài liệu đề cập và rút ra được bản chất của
vấn đề.
Phong cách học tập nêu trên sẽ giúp các em tránh được
tình trạng học thụ động, tập trung thời gian vào ôn tập dồn
dập cuối kỳ, cách học đó là cách học đối phó, chắc chắn là
không có hiệu quả, không giúp sinh viên nắm vững tri thức
môn học, chứ chưa nói đến việc vận dụng tri thức đó giải quyết
những vấn đề thực tiễn. Thời gian trước ngày thi nên dành
để chậm rãi đọc, chỉnh lý lại đáp án các câu hỏi ôn tập theo
tiến trình môn học (bộ câu hỏi đã có trong tài liệu hướng dẫn
13
nêu trên); suy nghĩ sâu các ý liên hệ với thực tiễn (thế giới, đất
nước, địa phương, ngành học...) của từng nội dung lớn, nhỏ đã
được học; từ đó có thể tự mình rút ra được ý nghĩa phương
pháp luận đối với việc học hiện tại và việc làm tương lai của
mình. Phần trả lời không dài này quyết định việc giảng viên
có chấm điểm giỏi, xuất sắc cho bài thi hay không; do vậy là
rất quan trọng. Vì thế sinh viên nên ứng xử một cách sáng tạo
trong thời điểm ôn thi này.
Hy vọng rằng, với việc tuân thủ quy trình học tập như
trên sinh viên sẽ đạt kết quả cao ở môn Triết học Mác -
Lênin; không còn thấy môn học khô khan và nhất là sẽ có
ước muốn quay trở lại với triết học khi các em đã trưởng
thành qua những va vấp khó tránh khỏi trong cuộc sống và
công việc!
Cuốn sách Hỏi - đáp môn Triết học Mác - Lênin được biên
soạn một cách có hệ thống, khái quát nhất những đơn vị kiến
thức cần có của môn triết học. Các vấn đề trong sách được trình
bày theo tuần tự các chủ đề của môn học; được diễn đạt một
cách ngắn gọn, dễ hiểu nhất. Do vậy, sinh viên có thể sử dụng
cuốn sách này cho các hoạt động học tập sau:
- Đọc các vấn đề trong cuốn sách trước lúc nghe giảng
trên lớp để hình dung được các nội dung cơ bản của chủ đề
cần học, làm cơ sở cho việc tiếp thu tốt bài giảng trên lớp.
- Dùng cuốn sách kết hợp với bài giảng và giáo trình
trong tự học. Đọc sách hỏi - đáp để nắm những vấn đề cơ bản
nhất, sau đó đối chiếu với giáo trình, bài giảng để mở rộng,
hiểu sâu kiến thức. Ngược lại, sau khi nghe giảng, đọc giáo
trình, cần đọc lại sách hỏi - đáp để nhớ được những đơn vị kiến
thức tối thiểu nhất, từ đó có cơ sở để phân tích mở rộng các
vấn đề chi tiết.
14
- Dùng sách để làm tài liệu biên soạn đề cương môn học
theo các chủ đề được các trường giảng dạy cho các đối tượng
sinh viên. Người học soạn đề cương phù hợp với chương trình
giảng dạy của trường mình và dùng đề cương đó để ôn tập.
- Cuốn sách đã có gợi mở một số vấn đề thực tiễn để sinh
viên biết cách vận dụng tri thức triết học vào phân tích
thực tiễn.
- Có thể sử dụng trực tiếp cho việc ôn thi môn triết học.
Trên đây là một số vấn đề cần lưu ý về phương pháp học tập
môn triết học, đặc biệt là cách sử dụng cuốn sách Hỏi - đáp môn
Triết học Mác - Lênin nhằm giúp cho sinh viên nâng cao chất
lượng học tập môn Triết học Mác - Lênin.
BAN BIÊN SOẠN
15
Chương 1
KHÁI LUẬN VỀ TRIẾT HỌC VÀ TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN
Câu hỏi 1: Trình bày nguồn gốc ra đời của triết học?
Trả lời:
Triết học là dạng tri thức lý luận xuất hiện sớm nhất
trong lịch sử các loại hình lý luận của nhân loại. Với tư cách
là một hình thái ý thức xã hội, triết học có nguồn gốc nhận
thức và nguồn gốc xã hội.
* Nguồn gốc nhận thức
Nhận thức thế giới là một nhu cầu tự nhiên, khách quan
của con người. Về mặt lịch sử, tư duy huyền thoại và tín
ngưỡng nguyên thủy là loại hình triết lý đầu tiên mà con
người dùng để giải thích thế giới bí ẩn xung quanh. Người
nguyên thủy kết nối những hiểu biết rời rạc, mơ hồ, phi
lôgích... của mình trong các quan niệm đầy xúc cảm và hoang
tưởng thành những huyền thoại để giải thích mọi hiện tượng.
Đỉnh cao của tư duy huyền thoại và tín ngưỡng nguyên thủy
là kho tàng những câu chuyện thần thoại và những tôn giáo
sơ khai như Tô tem giáo, Bái vật giáo, Saman giáo. Thời kỳ
triết học ra đời cũng là thời kỳ suy giảm và thu hẹp phạm vi
của các loại hình tư duy huyền thoại và tôn giáo nguyên
thủy. Triết học chính là hình thức tư duy lý luận đầu tiên
16
trong lịch sử tư tưởng nhân loại thay thế được cho tư duy
huyền thoại và tôn giáo.
Vào thời cổ đại, khi các loại hình tri thức còn ở trong tình
trạng tản mạn, dung hợp và sơ khai, các khoa học độc lập
chưa hình thành, thì triết học đóng vai trò là dạng nhận thức
lý luận tổng hợp, giải quyết tất cả các vấn đề lý luận chung
về tự nhiên, xã hội và tư duy. Từ buổi đầu lịch sử triết học và
tới tận thời kỳ trung cổ, triết học vẫn là tri thức bao trùm, là
“khoa học của các khoa học”. Trong hàng nghìn năm đó, triết
học được coi là có sứ mệnh mang trong mình mọi trí tuệ của
nhân loại. Sự dung hợp đó của triết học, một mặt phản ánh
tình trạng chưa chín muồi của các khoa học chuyên ngành;
mặt khác nói lên nguồn gốc nhận thức của chính triết học.
Triết học không thể hình thành từ mảnh đất trống, mà phải
dựa vào các tri thức khác để khái quát và định hướng ứng
dụng. Các loại hình tri thức cụ thể ở thế kỷ VII trước Công
nguyên thực tế đã khá phong phú, đa dạng. Nhiều thành
tựu mà về sau người ta xếp vào tri thức cơ học, toán học, y
học, nghệ thuật, kiến trúc, quân sự và cả chính trị... ở châu
Âu thời bấy giờ đã đạt tới mức mà đến nay vẫn còn khiến
con người ngạc nhiên. Dựa trên những tri thức như vậy,
triết học ra đời và khái quát các tri thức riêng lẻ thành luận
thuyết, trong đó có những khái niệm, phạm trù và quy
luật... của mình.
Như vậy, nói đến nguồn gốc nhận thức của triết học là nói
đến sự hình thành, phát triển của tư duy trừu tượng, của
năng lực khái quát trong nhận thức của con người. Đến một
giai đoạn nhất định, tri thức cụ thể, riêng lẻ về thế giới phải
được tổng hợp, trừu tượng hóa, khái quát hóa thành những
khái niệm, phạm trù, quan điểm, quy luật, luận thuyết... đủ sức
17
phổ quát để giải thích thế giới. Triết học ra đời đáp ứng nhu
cầu đó của nhận thức. Do nhu cầu của sự tồn tại, con người
không thỏa mãn với các tri thức riêng lẻ, cục bộ về thế giới,
càng không thỏa mãn với cách giải thích của các tín điều và
giáo lý tôn giáo. Tư duy triết học bắt đầu từ các triết lý, từ sự
khôn ngoan, từ tình yêu sự thông thái dần hình thành các hệ
thống những tri thức chung nhất về thế giới.
Triết học chỉ xuất hiện khi kho tàng tri thức của loài
người đã hình thành được một vốn hiểu biết nhất định và
trên cơ sở đó, tư duy con người cũng đã đạt đến trình độ có
khả năng rút ra được cái chung trong muôn vàn những sự
kiện, hiện tượng riêng lẻ.
* Nguồn gốc xã hội
Triết học ra đời khi nền sản xuất xã hội đã có sự phân
công lao động và loài người đã xuất hiện giai cấp, tức là khi
chế độ cộng sản nguyên thủy tan rã, chế độ chiếm hữu nô
lệ đã hình thành, phương thức sản xuất dựa trên sở hữu tư
nhân về tư liệu sản xuất đã xác định và ở trình độ khá
phát triển. Xã hội có giai cấp và nạn áp bức giai cấp hà
khắc đã được luật hóa. Nhà nước, công cụ trấn áp và điều
hòa lợi ích giai cấp đủ trưởng thành. Gắn liền với các hiện
tượng xã hội trên là lao động trí óc đã tách khỏi lao động
chân tay. Trí thức xuất hiện với tư cách là một tầng lớp xã
hội, có vị thế xã hội xác định. Vào khoảng thế kỷ VII - V
trước Công nguyên, tầng lớp quý tộc, tăng lữ, điền chủ, nhà
buôn, binh lính... đã chú ý đến việc học hành. Hoạt động giáo
dục đã trở thành một nghề trong xã hội. Tri thức toán học,
địa lý, thiên văn, cơ học, pháp luật, y học... đã được giảng
dạy. Điều đó có nghĩa là tầng lớp trí thức đã được xã hội ít
nhiều trọng vọng. Tầng lớp này có điều kiện và nhu cầu
18
nghiên cứu, có năng lực hệ thống hóa các quan niệm, quan
điểm thành học thuyết, lý luận. Những người xuất sắc trong
tầng lớp này đã hệ thống hóa thành công tri thức thời đại
dưới dạng các quan điểm, các học thuyết lý luận... có tính hệ
thống, giải thích được sự vận động, quy luật hay các quan hệ
nhân quả của một đối tượng nhất định, được xã hội công
nhận là các nhà thông thái, các triết gia (Wise man, Sage,
Scholars, Philosopher), tức là các nhà tư tưởng.
Như vậy, triết học chỉ ra đời khi xã hội loài người đã đạt
đến một trình độ tương đối cao của sản xuất xã hội, phân
công lao động xã hội hình thành, của cải tương đối dư thừa,
tư hữu hóa tư liệu sản xuất được luật định, giai cấp phân hóa
rõ và mạnh, nhà nước ra đời. Trong một xã hội như vậy, tầng
lớp trí thức xuất hiện, giáo dục và nhà trường hình thành và
phát triển, các nhà thông thái đã đủ năng lực tư duy để trừu
tượng hóa, khái quát hóa, hệ thống hóa toàn bộ tri thức thời
đại và các hiện tượng của tồn tại xã hội để xây dựng nên các
học thuyết, các lý luận, các triết thuyết. Với sự tồn tại mang
tính pháp lý của chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất,
của trật tự giai cấp và của bộ máy nhà nước, triết học đã
mang trong mình tính giai cấp sâu sắc, nó công khai tính
đảng là phục vụ cho lợi ích của những giai cấp, những lực
lượng xã hội nhất định.
Câu hỏi 2: Triết học là gì?
Trả lời:
Ở Trung Quốc, chữ triết (哲) đã có từ rất sớm, và ngày
nay, chữ triết học (哲學) được coi là tương đương với thuật
ngữ philosophia của Hy Lạp, với ý nghĩa là sự truy tìm bản
chất của đối tượng nhận thức, thường là con người, xã hội,
19
vũ trụ và tư tưởng. Triết học là biểu hiện cao của trí tuệ, là
sự hiểu biết sâu sắc của con người về toàn bộ thế giới thiên -
địa - nhân và định hướng nhân sinh quan cho con người.
Ở Ấn Độ, thuật ngữ Dar’sana (triết học) nghĩa gốc là
chiêm ngưỡng, hàm ý là tri thức dựa trên lý trí, là con đường
suy ngẫm để dẫn dắt con người đến với lẽ phải.
Ở phương Tây, thuật ngữ “triết học” như đang được sử
dụng phổ biến hiện nay, cũng như trong tất cả các hệ thống
nhà trường, chính là φιλοσοφία (tiếng Hy Lạp; được sử dụng
nghĩa gốc sang các ngôn ngữ khác: philosophy, philosophie,
философия). Triết học, philosophia, xuất hiện ở Hy Lạp cổ
đại, với nghĩa là yêu mến sự thông thái. Người Hy Lạp cổ đại
quan niệm, philosophia vừa mang nghĩa là giải thích vũ trụ,
định hướng nhận thức và hành vi, vừa nhấn mạnh đến khát
vọng tìm kiếm chân lý của con người.
Như vậy, cả ở phương Đông và phương Tây, ngay từ
đầu, triết học đã là hoạt động tinh thần bậc cao, là loại
hình nhận thức có trình độ trừu tượng hóa và khái quát
hóa rất cao. Triết học nhìn nhận và đánh giá đối tượng
thông qua thực tế và thông qua hiện tượng quan sát được
về con người và vũ trụ. Ngay cả khi triết học còn bao gồm
mọi thành tựu của nhận thức, loại hình tri thức đặc biệt
này đã tồn tại với tư cách là một hình thái ý thức xã hội.
Là loại hình tri thức đặc biệt của con người, triết học nào
cũng có tham vọng xây dựng nên bức tranh tổng quát nhất
về thế giới và về con người. Nhưng khác với các loại hình tri
thức trước triết học xây dựng thế giới quan dựa trên niềm tin
và quan niệm tưởng tượng về thế giới, triết học sử dụng
các công cụ lý tính, các tiêu chuẩn lôgích và những kinh
nghiệm khám phá thực tại của con người để diễn tả thế giới

More Related Content

Similar to CP111BK120230223153135.pdf

Hội đổng trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộ môn khoa học...
Hội đổng trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộ môn khoa học...Hội đổng trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộ môn khoa học...
Hội đổng trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộ môn khoa học...
Nam Cengroup
 
TRIET_Decuongchitiet_K2021.doc
TRIET_Decuongchitiet_K2021.docTRIET_Decuongchitiet_K2021.doc
TRIET_Decuongchitiet_K2021.doc
HuyDng48
 
Giáo trinh lý luận dạy học Sinh học - Nguyễn Phúc Chỉnh
Giáo trinh lý luận dạy học Sinh học - Nguyễn Phúc ChỉnhGiáo trinh lý luận dạy học Sinh học - Nguyễn Phúc Chỉnh
Giáo trinh lý luận dạy học Sinh học - Nguyễn Phúc Chỉnh
Tài liệu sinh học
 
Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam [Bộ GD&ĐT, CTQG 2021].pdf
Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam [Bộ GD&ĐT, CTQG 2021].pdfGiáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam [Bộ GD&ĐT, CTQG 2021].pdf
Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam [Bộ GD&ĐT, CTQG 2021].pdf
NguynHoiNam65
 

Similar to CP111BK120230223153135.pdf (20)

Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục và tâm lý
Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục và tâm lýPhương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục và tâm lý
Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục và tâm lý
 
Pp2
Pp2Pp2
Pp2
 
Pp2
Pp2Pp2
Pp2
 
Nâng cao chất lượng học tập môn những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa mác lê...
Nâng cao chất lượng học tập môn những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa mác   lê...Nâng cao chất lượng học tập môn những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa mác   lê...
Nâng cao chất lượng học tập môn những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa mác lê...
 
Hội đổng trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộ môn khoa học...
Hội đổng trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộ môn khoa học...Hội đổng trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộ môn khoa học...
Hội đổng trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộ môn khoa học...
 
TRIET_Decuongchitiet_K2021.doc
TRIET_Decuongchitiet_K2021.docTRIET_Decuongchitiet_K2021.doc
TRIET_Decuongchitiet_K2021.doc
 
Giáo trinh lý luận dạy học Sinh học - Nguyễn Phúc Chỉnh
Giáo trinh lý luận dạy học Sinh học - Nguyễn Phúc ChỉnhGiáo trinh lý luận dạy học Sinh học - Nguyễn Phúc Chỉnh
Giáo trinh lý luận dạy học Sinh học - Nguyễn Phúc Chỉnh
 
Những Kiến Thức Cơ Bản Của Tâm Lý Học Lứa Tuổi Và Tâm Lý Học Sư Phạm.pdf
Những Kiến Thức Cơ Bản Của Tâm Lý Học Lứa Tuổi Và Tâm Lý Học Sư Phạm.pdfNhững Kiến Thức Cơ Bản Của Tâm Lý Học Lứa Tuổi Và Tâm Lý Học Sư Phạm.pdf
Những Kiến Thức Cơ Bản Của Tâm Lý Học Lứa Tuổi Và Tâm Lý Học Sư Phạm.pdf
 
Những Kiến Thức Cơ Bản Của Tâm Lý Học Lứa Tuổi Và Tâm Lý Học Sư Phạm.pdf
Những Kiến Thức Cơ Bản Của Tâm Lý Học Lứa Tuổi Và Tâm Lý Học Sư Phạm.pdfNhững Kiến Thức Cơ Bản Của Tâm Lý Học Lứa Tuổi Và Tâm Lý Học Sư Phạm.pdf
Những Kiến Thức Cơ Bản Của Tâm Lý Học Lứa Tuổi Và Tâm Lý Học Sư Phạm.pdf
 
Luận văn: Giảng dạy môn triết học Mác-Lênin tại Trường Chính trị
Luận văn: Giảng dạy môn triết học Mác-Lênin tại Trường Chính trịLuận văn: Giảng dạy môn triết học Mác-Lênin tại Trường Chính trị
Luận văn: Giảng dạy môn triết học Mác-Lênin tại Trường Chính trị
 
Vấn đề giảng dạy môn triết học Mác-Lênin tại Trường Chính trị
Vấn đề giảng dạy môn triết học Mác-Lênin tại Trường Chính trịVấn đề giảng dạy môn triết học Mác-Lênin tại Trường Chính trị
Vấn đề giảng dạy môn triết học Mác-Lênin tại Trường Chính trị
 
dlcmcdcsvn
dlcmcdcsvndlcmcdcsvn
dlcmcdcsvn
 
Đề tài: Phương pháp dạy học nêu vấn đề, HAY
Đề tài: Phương pháp dạy học nêu vấn đề, HAYĐề tài: Phương pháp dạy học nêu vấn đề, HAY
Đề tài: Phương pháp dạy học nêu vấn đề, HAY
 
Dccthp tthcm
Dccthp tthcmDccthp tthcm
Dccthp tthcm
 
Báo cáo chủ đề 1 - NCKH
Báo cáo chủ đề 1 - NCKHBáo cáo chủ đề 1 - NCKH
Báo cáo chủ đề 1 - NCKH
 
Luận án: Xây dựng hệ thống câu hỏi phát triển năng lực đọc hiểu
Luận án: Xây dựng hệ thống câu hỏi phát triển năng lực đọc hiểuLuận án: Xây dựng hệ thống câu hỏi phát triển năng lực đọc hiểu
Luận án: Xây dựng hệ thống câu hỏi phát triển năng lực đọc hiểu
 
Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam [Bộ GD&ĐT, CTQG 2021].pdf
Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam [Bộ GD&ĐT, CTQG 2021].pdfGiáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam [Bộ GD&ĐT, CTQG 2021].pdf
Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam [Bộ GD&ĐT, CTQG 2021].pdf
 
Ảnh hưởng của Dung thông tam giáo đến tình hình chính trị và xã hội Việt Nam ...
Ảnh hưởng của Dung thông tam giáo đến tình hình chính trị và xã hội Việt Nam ...Ảnh hưởng của Dung thông tam giáo đến tình hình chính trị và xã hội Việt Nam ...
Ảnh hưởng của Dung thông tam giáo đến tình hình chính trị và xã hội Việt Nam ...
 
Phát triển ý thức chính trị của sinh viên Học viện Công nghệ, HAY
Phát triển ý thức chính trị của sinh viên Học viện Công nghệ, HAYPhát triển ý thức chính trị của sinh viên Học viện Công nghệ, HAY
Phát triển ý thức chính trị của sinh viên Học viện Công nghệ, HAY
 
Đề tài: Tích hợp liên môn trong dạy học tác phẩm chính luận hiện đại
Đề tài: Tích hợp liên môn trong dạy học tác phẩm chính luận hiện đạiĐề tài: Tích hợp liên môn trong dạy học tác phẩm chính luận hiện đại
Đề tài: Tích hợp liên môn trong dạy học tác phẩm chính luận hiện đại
 

Recently uploaded

Báo cáo thực tập môn logistics và quản lý chuỗi cung ứng
Báo cáo thực tập môn logistics và quản lý chuỗi cung ứngBáo cáo thực tập môn logistics và quản lý chuỗi cung ứng
Báo cáo thực tập môn logistics và quản lý chuỗi cung ứng
ngtrungkien12
 
bài tập trắc nghiệm cho sinh viên. (1)doc.doc
bài tập trắc nghiệm cho sinh viên. (1)doc.docbài tập trắc nghiệm cho sinh viên. (1)doc.doc
bài tập trắc nghiệm cho sinh viên. (1)doc.doc
LeHoaiDuyen
 

Recently uploaded (6)

Báo cáo thực tập môn logistics và quản lý chuỗi cung ứng
Báo cáo thực tập môn logistics và quản lý chuỗi cung ứngBáo cáo thực tập môn logistics và quản lý chuỗi cung ứng
Báo cáo thực tập môn logistics và quản lý chuỗi cung ứng
 
bài tập trắc nghiệm cho sinh viên. (1)doc.doc
bài tập trắc nghiệm cho sinh viên. (1)doc.docbài tập trắc nghiệm cho sinh viên. (1)doc.doc
bài tập trắc nghiệm cho sinh viên. (1)doc.doc
 
Chương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slide
Chương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slideChương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slide
Chương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slide
 
Căn hộ Aio City Bình Tân - Tập đoàn Hoa Lâm.pdf
Căn hộ Aio City Bình Tân - Tập đoàn Hoa Lâm.pdfCăn hộ Aio City Bình Tân - Tập đoàn Hoa Lâm.pdf
Căn hộ Aio City Bình Tân - Tập đoàn Hoa Lâm.pdf
 
Enter Digital - Ứng dụng Digital Marketing trong nhà hàng Nhật Bản - Minh Anh...
Enter Digital - Ứng dụng Digital Marketing trong nhà hàng Nhật Bản - Minh Anh...Enter Digital - Ứng dụng Digital Marketing trong nhà hàng Nhật Bản - Minh Anh...
Enter Digital - Ứng dụng Digital Marketing trong nhà hàng Nhật Bản - Minh Anh...
 
Tạp dề ngắn phục vụ cho nhà hàng, quán cafe
Tạp dề ngắn phục vụ cho nhà hàng, quán cafeTạp dề ngắn phục vụ cho nhà hàng, quán cafe
Tạp dề ngắn phục vụ cho nhà hàng, quán cafe
 

CP111BK120230223153135.pdf

  • 1.
  • 2.
  • 3. 2 Biên mục trên xuất bản phẩm của Thư viện Quốc gia Việt Nam Phạm Văn Đức Hỏi - đáp môn Triết học Mác - Lênin : Dành cho bậc đại học hệ chuyên và không chuyên lý luận chính trị / Phạm Văn Đức (ch.b.), Nguyễn Văn Tài, Nguyễn Anh Tuấn. - H. : Chính trị quốc gia, 2022. - 272 tr. ; 21 cm ISBN 978-604-57-7634-6 1. Triết học Mác - Lênin 2. Sách hỏi đáp 335.4110711 - dc23 CTL0285p-CIP
  • 4.
  • 5. 4
  • 6. 5 LỜI NHÀ XUẤT BẢN hực hiện Kết luận số 94-KL/TW ngày 28/3/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tiếp tục đổi mới việc học tập lý luận chính trị trong hệ thống giáo dục quốc dân, Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã trực tiếp chỉ đạo, biên soạn, phối hợp với Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản bộ giáo trình lý luận chính trị dành cho bậc đại học hệ chuyên và không chuyên lý luận chính trị, gồm 5 môn: Giáo trình Triết học Mác - Lênin; Giáo trình Kinh tế chính trị Mác - Lênin; Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học; Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh; Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. Hiện nay, bộ giáo trình đang được triển khai giảng dạy, học tập trong các trường đại học theo khung chương trình và hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Nhằm cung cấp tài liệu giảng dạy, học tập cho giảng viên, sinh viên bậc đại học các trường đại học, cao đẳng theo chương trình mới, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tổ chức biên soạn và xuất bản bộ tài liệu hỏi - đáp về nội dung các môn học gắn với các giáo trình lý luận chính trị, gồm 5 cuốn: - Hỏi - đáp môn Triết học Mác - Lênin (Dành cho bậc đại học hệ chuyên và không chuyên lý luận chính trị). - Hỏi - đáp môn Kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dành cho bậc đại học hệ chuyên và không chuyên lý luận chính trị). - Hỏi - đáp môn Chủ nghĩa xã hội khoa học (Dành cho bậc đại học hệ chuyên và không chuyên lý luận chính trị). T
  • 7. 6 - Hỏi - đáp môn Tư tưởng Hồ Chí Minh (Dành cho bậc đại học hệ chuyên và không chuyên lý luận chính trị). - Hỏi - đáp môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (Dành cho bậc đại học hệ chuyên và không chuyên lý luận chính trị). Bộ tài liệu do các tác giả trong Hội đồng biên soạn giáo trình trực tiếp biên soạn, tập trung vào những nội dung cơ bản, cốt lõi của môn học, góp phần phục vụ việc giảng dạy, ra đề thi của giảng viên; giúp cho sinh viên, học viên nắm chắc, hiểu sâu hơn kiến thức, hình thành kỹ năng, tư tưởng cần thiết, đúng đắn trong quá trình học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện. Cuốn sách Hỏi - đáp môn Triết học Mác - Lênin (Dành cho bậc đại học hệ chuyên và không chuyên lý luận chính trị) do GS.TS. Phạm Văn Đức làm Chủ biên. Cuốn sách gồm 4 chương với 69 câu hỏi và trả lời ngắn gọn về những nội dung chính trong Giáo trình Triết học Mác - Lênin. Cuốn sách cung cấp những tri thức có tính nền tảng và hệ thống về triết học Mác - Lênin; xây dựng thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng duy vật làm nền tảng lý luận cho việc nhận thức các vấn đề, nội dung của các môn học khác; nhận thức được thực chất giá trị, bản chất khoa học, cách mạng của triết học Mác - Lênin. Đồng thời, giúp sinh viên vận dụng tri thức triết học Mác - Lênin, thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng duy vật để rèn luyện tư duy, giúp ích trong học tập và cuộc sống. Mặc dù đã rất cố gắng trong quá trình biên soạn, biên tập, xuất bản, song nội dung cuốn sách khó tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của bạn đọc để nội dung cuốn sách được hoàn thiện hơn trong lần xuất bản sau. Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc. Tháng 4 năm 2022 NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT
  • 8. 7 LỜI NÓI ĐẦU riết học Mác - Lênin là hệ thống quan điểm duy vật biện chứng về tự nhiên, xã hội và tư duy; đóng vai trò là hạt nhân thế giới quan và phương pháp luận khoa học, cách mạng của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và các lực lượng xã hội tiến bộ trong nhận thức và cải tạo thế giới. Triết học Mác - Lênin góp phần quan trọng trong xây dựng phẩm chất trí tuệ cho sinh viên. Đặc biệt, trước sự tác động mạnh mẽ của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, triết học Mác - Lênin ngày càng chứng minh rõ hơn vai trò quan trọng, không thể thiếu của mình. Định hướng cách học tập triết học Mác - Lênin phù hợp, giúp cho sinh viên nâng cao chất lượng học tập là việc làm có ý nghĩa quan trọng. Triết học Mác - Lênin có vai trò quan trọng trong trang bị thế giới quan, phương pháp luận khoa học, nên việc học tập tốt môn học này có lợi ích rất lớn đối với sinh viên. Cụ thể, nếu nắm vững tri thức triết học người học sẽ có phương pháp tư duy tốt, có chiều sâu, giúp hình thành những phương pháp học tập hợp lý, khoa học. Người học sẽ có kiến thức nền tảng và phương pháp tốt trong tiếp cận, nghiên cứu các môn khoa học khác. Đặc biệt tri thức triết học sẽ là cơ sở cho việc học tập các môn học như kinh tế chính trị học Mác - Lênin, chủ nghĩa xã hội khoa học, các môn khoa học lý luận chính trị và cả môn T
  • 9. 8 khoa học chuyên ngành. Và quan trọng hơn, sinh viên sẽ có phương pháp tư duy logic, phương pháp làm việc khoa học; khả năng nhìn nhận, đánh giá, giải quyết các vấn đề một cách sáng tạo, phù hợp với thực tiễn mà sau này sinh viên ra trường công tác. Triết học là môn khoa học được đúc rút, khái quát từ thực tiễn; do đó, việc học tập và nghiên cứu triết học cũng cần gắn với thực tiễn, xuất phát từ thực tiễn, đối chiếu những kiến thức lý thuyết với thực tiễn để hiểu thực chất vấn đề. Trong học tập, sinh viên cần chú ý những vấn đề thực tiễn mà giảng viên gợi mở trong bài giảng, những vấn đề thực tiễn được đề cập trong giáo trình, sách hướng dẫn ôn tập, những vấn đề thực tiễn trong các sách, tạp chí và tài liệu tham khảo khác. Đặc biệt, cần liên hệ phân tích những vấn đề chính trị - thực tiễn của đất nước được đề cập trong các nghị quyết của Đảng và các vấn đề thực tiễn trong cuộc sống mà mỗi sinh viên quan tâm. Chỉ có như vậy mới hiểu biết sâu sắc được những vấn đề lý luận triết học và việc học tập triết học mới có tác dụng thiết thực. Phương châm học là học, hiểu và vận dụng vào thực tiễn; đồng thời, trên cơ sở vận dụng vào thực tiễn, đối chiếu với thực tiễn để có nhận thức, hiểu biết sâu sắc hơn. Để học tập môn triết học Mác - Lênin có kết quả tốt nhất phụ thuộc vào sự nỗ lực của mỗi chủ thể học tập trong quá trình tự học. Tự học triết học Mác - Lênin là một hình thức học tập cơ bản mang tính độc lập sáng tạo của người học, nhằm lĩnh hội, củng cố hệ thống các kiến thức triết học trong quá trình học tập. Thực chất quá trình này là lấy tính chủ động, tự giác của người học làm nền tảng, trong đó người học tự tổ chức quá trình nhận thức để lĩnh hội các tri thức
  • 10. 9 triết học một cách độc lập, sáng tạo và tự giác. Thông qua tự học, người học nắm vững hệ thống tri thức triết học; hình thành phương pháp tư duy và củng cố lập trường thế giới quan khoa học của mình trên nền tảng tri thức thu nhận được. Người giảng viên trong quá trình giảng bài không thể trang bị hết toàn bộ tri thức mà chỉ trang bị những nội dung căn bản có tính chất định hướng nghiên cứu cho người học; từ đó, trên cơ sở hệ thống kiến thức nền đã được trang bị trên lớp người học tự học có kết quả. Thêm vào đó, triết học Mác - Lênin là một môn khoa học có những nét đặc thù so với các môn khoa học khác nên mỗi sinh viên phải tự xây dựng cho mình một kế hoạch học tập và phương pháp riêng phù hợp với khả năng và thời gian tự học của bản thân để lĩnh hội được nội dung căn bản của môn học. Trong quá trình học tập, mỗi sinh viên phải tự hình thành cho mình hệ thống các kỹ năng học tập, như kỹ năng nghe giảng; đọc tài liệu và ghi chép; tự kiểm tra đánh giá kết quả tự học. Phát huy tính độc lập của bản thân trong nghe giảng, bút ký những nội dung căn bản làm cơ sở cho tự nghiên cứu, phát triển nội dung; chú ý quan tâm đến các vấn đề gợi mở, nêu vấn đề của giảng viên, vấn đề liên hệ giữa lý luận và thực tiễn. Sau đây, chúng tôi xin trình bày một cách cụ thể hơn một số ý kiến xung quanh câu hỏi làm thế nào để có thể học tốt môn triết học Mác - Lênin. Trước hết, cần phải nhận thấy rằng, cách thức và phương pháp học tập ở bậc đại học khác rất nhiều so với ở phổ thông trung học, bởi khối lượng, nội dung tri thức lẫn hình thức giảng dạy. Triết học là một bộ môn khoa học có tính khái quát và trừu tượng hóa cao, bao quát những khía cạnh
  • 11. 10 bản chất nhất của cả tự nhiên, xã hội và tư duy. Đó là môn học rất khó hiểu, khó nhớ nhưng lại được dạy trong năm đầu tiên của các trường đại học, do vậy, việc học môn triết học nói chung và triết học Mác - Lênin nói riêng luôn đòi hỏi người học phải có thái độ học tập nghiêm túc, có mục đích, động cơ học tập đúng đắn và phương pháp học tập phù hợp mới có thể đạt hiệu quả. Người học ngoài việc được trang bị kiến thức căn bản về triết học trên giảng đường, còn phải có một phương pháp tự học tập phù hợp và khoa học. Để học tốt môn triết học, người học cần phải có hệ thống tài liệu đầy đủ như: Giáo trình triết học Mác - Lênin; sách hướng dẫn ôn tập (Câu hỏi ôn triết học); sách kinh điển (C. Mác - Ph. Ăngghen, V.I. Lênin, Hồ Chí Minh toàn tập); các văn kiện của Đảng (Đại hội Đảng, các Hội nghị Trung ương) và các sách, tạp chí nghiên cứu triết học khác... Trong đó, giáo trình và sách hướng dẫn ôn tập là những tài liệu cơ bản tối thiểu cần phải có. Trong quá trình học tập, để có thể nắm được nhanh chóng nội dung bài giảng, sinh viên nên dành thời gian đọc toàn bộ cuốn giáo trình để làm quen với nội dung sơ bộ của môn học. Trong thực tế, có sinh viên đã đọc đến hai lần mới đạt mục đích này. Sau khi đọc sơ bộ toàn giáo trình, các sinh viên hãy quay lại đọc kỹ từng chương trước khi buổi học của môn học bắt đầu, trước nghe khi thầy cô giảng bài trên lớp. Khi đọc, sinh viên nên ghi lại một số câu hỏi quan trọng mà mình chưa hiểu để hỏi giảng viên. Việc đọc trước giúp sinh viên bớt bỡ ngỡ, lạ lẫm với môn học; đồng thời, tập cho sinh viên tuân thủ yêu cầu ở đại học là đọc tài liệu môn học ở nhà trước khi lên lớp và cũng rèn luyện khả năng tự tìm hiểu, tự học, “học suốt đời” ngay khi còn trẻ tuổi. Bên cạnh
  • 12. 11 cuốn Giáo trình Triết học Mác - Lênin do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, phần lớn các giảng viên dạy học phần triết học ở các trường đại học đều biên soạn tài liệu hướng dẫn học tập; trong đó có những câu hỏi tự luận và trắc nghiệm sát hơn với nội dung học phần và chuyên môn đào tạo của từng trường. Sinh viên cũng nên có và làm việc cùng tập tài liệu này vì giảng viên thường cho câu hỏi và bài tập môn học từ tài liệu do các thầy cô tự biên soạn trên cơ sở chương trình, nội dung học tập đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định thống nhất cho cả nước. Trên cơ sở vốn tri thức nhờ tự đọc và những câu hỏi đã được ghi chép, ngoài việc tập trung nghe giảng, sinh viên cần chủ động, không ngần ngại, “xấu hổ” hỏi giảng viên và trao đổi với nhau khi được phép về những câu hỏi, băn khoăn đó. Việc này không chỉ giúp sinh viên định hình phương pháp học tập hiệu quả chung cho mọi môn học ngay từ giờ học đầu tiên, mà về lâu về dài giúp sinh viên có khả năng làm việc nhóm, rèn luyện tính thẳng thắn, cởi mở, tự tin trong (trước) tập thể. Phần lớn giảng viên có chính sách cho điểm (chuyên cần, kiểm tra giữa kỳ) tích lũy theo số lần phát biểu, số câu hỏi, phản biện “thông minh” của sinh viên trong suốt quá trình học môn Triết học Mác - Lênin. Cách làm đó rất có lợi cho sinh viên, vì bên cạnh việc lên lớp nghe giảng đầy đủ và nghiêm túc làm bài kiểm tra giữa kỳ thì tinh thần hăng hái phát biểu, nêu câu hỏi của sinh viên đã quyết định tới 40% điểm môn học. Số điểm còn lại là điểm bài thi hết môn chỉ chiếm 60%. Trên cơ sở kiến thức của từng chủ đề, người học cần tự mình xây dựng đề cương cho từng vấn đề để nắm được những kiến thức cơ bản nhất của từng chủ đề và tổng thể toàn bộ
  • 13. 12 môn học. Đề cương ôn tập là một tài liệu cần thiết cho quá trình ôn luyện, tự học sau này. Sinh viên có thể xây dựng đề cương theo các cụm vấn đề tuần tự theo các nội dung của giáo trình như: chủ nghĩa duy vật biện chứng; chủ nghĩa duy vật lịch sử. Cần nắm vững tính logic giữa các phần của môn học; trong đó, nội dung của phần đầu là tiền đề cho việc giải quyết các phần tiếp theo. Sinh viên cần dành thời gian nghiên cứu thêm tài liệu kinh điển để mở rộng và hiểu sâu sắc hơn nội dung vấn đề nghiên cứu; thường xuyên có sự trao đổi, tranh luận học thuật để tạo ra sự hứng thú và đam mê trong quá trình học tập môn học này. Một trong những điều kiện không thể thiếu bảo đảm cho hoạt động tự học đạt kết quả tốt đó là mỗi sinh viên phải tích cực chủ động làm việc với các tài liệu như: giáo trình, sách, các công trình khoa học đã công bố có liên quan đến nội dung bài giảng... Đây là mắt khâu quan trọng của tự học triết học, nên ngoài việc có tài liệu sinh viên cũng cần phải rèn giũa cho bản thân phương pháp đọc và ghi chép tài liệu nghiên cứu; quá trình đó phải biết đối chiếu, so sánh, phát hiện các vấn đề mới của tài liệu đề cập và rút ra được bản chất của vấn đề. Phong cách học tập nêu trên sẽ giúp các em tránh được tình trạng học thụ động, tập trung thời gian vào ôn tập dồn dập cuối kỳ, cách học đó là cách học đối phó, chắc chắn là không có hiệu quả, không giúp sinh viên nắm vững tri thức môn học, chứ chưa nói đến việc vận dụng tri thức đó giải quyết những vấn đề thực tiễn. Thời gian trước ngày thi nên dành để chậm rãi đọc, chỉnh lý lại đáp án các câu hỏi ôn tập theo tiến trình môn học (bộ câu hỏi đã có trong tài liệu hướng dẫn
  • 14. 13 nêu trên); suy nghĩ sâu các ý liên hệ với thực tiễn (thế giới, đất nước, địa phương, ngành học...) của từng nội dung lớn, nhỏ đã được học; từ đó có thể tự mình rút ra được ý nghĩa phương pháp luận đối với việc học hiện tại và việc làm tương lai của mình. Phần trả lời không dài này quyết định việc giảng viên có chấm điểm giỏi, xuất sắc cho bài thi hay không; do vậy là rất quan trọng. Vì thế sinh viên nên ứng xử một cách sáng tạo trong thời điểm ôn thi này. Hy vọng rằng, với việc tuân thủ quy trình học tập như trên sinh viên sẽ đạt kết quả cao ở môn Triết học Mác - Lênin; không còn thấy môn học khô khan và nhất là sẽ có ước muốn quay trở lại với triết học khi các em đã trưởng thành qua những va vấp khó tránh khỏi trong cuộc sống và công việc! Cuốn sách Hỏi - đáp môn Triết học Mác - Lênin được biên soạn một cách có hệ thống, khái quát nhất những đơn vị kiến thức cần có của môn triết học. Các vấn đề trong sách được trình bày theo tuần tự các chủ đề của môn học; được diễn đạt một cách ngắn gọn, dễ hiểu nhất. Do vậy, sinh viên có thể sử dụng cuốn sách này cho các hoạt động học tập sau: - Đọc các vấn đề trong cuốn sách trước lúc nghe giảng trên lớp để hình dung được các nội dung cơ bản của chủ đề cần học, làm cơ sở cho việc tiếp thu tốt bài giảng trên lớp. - Dùng cuốn sách kết hợp với bài giảng và giáo trình trong tự học. Đọc sách hỏi - đáp để nắm những vấn đề cơ bản nhất, sau đó đối chiếu với giáo trình, bài giảng để mở rộng, hiểu sâu kiến thức. Ngược lại, sau khi nghe giảng, đọc giáo trình, cần đọc lại sách hỏi - đáp để nhớ được những đơn vị kiến thức tối thiểu nhất, từ đó có cơ sở để phân tích mở rộng các vấn đề chi tiết.
  • 15. 14 - Dùng sách để làm tài liệu biên soạn đề cương môn học theo các chủ đề được các trường giảng dạy cho các đối tượng sinh viên. Người học soạn đề cương phù hợp với chương trình giảng dạy của trường mình và dùng đề cương đó để ôn tập. - Cuốn sách đã có gợi mở một số vấn đề thực tiễn để sinh viên biết cách vận dụng tri thức triết học vào phân tích thực tiễn. - Có thể sử dụng trực tiếp cho việc ôn thi môn triết học. Trên đây là một số vấn đề cần lưu ý về phương pháp học tập môn triết học, đặc biệt là cách sử dụng cuốn sách Hỏi - đáp môn Triết học Mác - Lênin nhằm giúp cho sinh viên nâng cao chất lượng học tập môn Triết học Mác - Lênin. BAN BIÊN SOẠN
  • 16. 15 Chương 1 KHÁI LUẬN VỀ TRIẾT HỌC VÀ TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN Câu hỏi 1: Trình bày nguồn gốc ra đời của triết học? Trả lời: Triết học là dạng tri thức lý luận xuất hiện sớm nhất trong lịch sử các loại hình lý luận của nhân loại. Với tư cách là một hình thái ý thức xã hội, triết học có nguồn gốc nhận thức và nguồn gốc xã hội. * Nguồn gốc nhận thức Nhận thức thế giới là một nhu cầu tự nhiên, khách quan của con người. Về mặt lịch sử, tư duy huyền thoại và tín ngưỡng nguyên thủy là loại hình triết lý đầu tiên mà con người dùng để giải thích thế giới bí ẩn xung quanh. Người nguyên thủy kết nối những hiểu biết rời rạc, mơ hồ, phi lôgích... của mình trong các quan niệm đầy xúc cảm và hoang tưởng thành những huyền thoại để giải thích mọi hiện tượng. Đỉnh cao của tư duy huyền thoại và tín ngưỡng nguyên thủy là kho tàng những câu chuyện thần thoại và những tôn giáo sơ khai như Tô tem giáo, Bái vật giáo, Saman giáo. Thời kỳ triết học ra đời cũng là thời kỳ suy giảm và thu hẹp phạm vi của các loại hình tư duy huyền thoại và tôn giáo nguyên thủy. Triết học chính là hình thức tư duy lý luận đầu tiên
  • 17. 16 trong lịch sử tư tưởng nhân loại thay thế được cho tư duy huyền thoại và tôn giáo. Vào thời cổ đại, khi các loại hình tri thức còn ở trong tình trạng tản mạn, dung hợp và sơ khai, các khoa học độc lập chưa hình thành, thì triết học đóng vai trò là dạng nhận thức lý luận tổng hợp, giải quyết tất cả các vấn đề lý luận chung về tự nhiên, xã hội và tư duy. Từ buổi đầu lịch sử triết học và tới tận thời kỳ trung cổ, triết học vẫn là tri thức bao trùm, là “khoa học của các khoa học”. Trong hàng nghìn năm đó, triết học được coi là có sứ mệnh mang trong mình mọi trí tuệ của nhân loại. Sự dung hợp đó của triết học, một mặt phản ánh tình trạng chưa chín muồi của các khoa học chuyên ngành; mặt khác nói lên nguồn gốc nhận thức của chính triết học. Triết học không thể hình thành từ mảnh đất trống, mà phải dựa vào các tri thức khác để khái quát và định hướng ứng dụng. Các loại hình tri thức cụ thể ở thế kỷ VII trước Công nguyên thực tế đã khá phong phú, đa dạng. Nhiều thành tựu mà về sau người ta xếp vào tri thức cơ học, toán học, y học, nghệ thuật, kiến trúc, quân sự và cả chính trị... ở châu Âu thời bấy giờ đã đạt tới mức mà đến nay vẫn còn khiến con người ngạc nhiên. Dựa trên những tri thức như vậy, triết học ra đời và khái quát các tri thức riêng lẻ thành luận thuyết, trong đó có những khái niệm, phạm trù và quy luật... của mình. Như vậy, nói đến nguồn gốc nhận thức của triết học là nói đến sự hình thành, phát triển của tư duy trừu tượng, của năng lực khái quát trong nhận thức của con người. Đến một giai đoạn nhất định, tri thức cụ thể, riêng lẻ về thế giới phải được tổng hợp, trừu tượng hóa, khái quát hóa thành những khái niệm, phạm trù, quan điểm, quy luật, luận thuyết... đủ sức
  • 18. 17 phổ quát để giải thích thế giới. Triết học ra đời đáp ứng nhu cầu đó của nhận thức. Do nhu cầu của sự tồn tại, con người không thỏa mãn với các tri thức riêng lẻ, cục bộ về thế giới, càng không thỏa mãn với cách giải thích của các tín điều và giáo lý tôn giáo. Tư duy triết học bắt đầu từ các triết lý, từ sự khôn ngoan, từ tình yêu sự thông thái dần hình thành các hệ thống những tri thức chung nhất về thế giới. Triết học chỉ xuất hiện khi kho tàng tri thức của loài người đã hình thành được một vốn hiểu biết nhất định và trên cơ sở đó, tư duy con người cũng đã đạt đến trình độ có khả năng rút ra được cái chung trong muôn vàn những sự kiện, hiện tượng riêng lẻ. * Nguồn gốc xã hội Triết học ra đời khi nền sản xuất xã hội đã có sự phân công lao động và loài người đã xuất hiện giai cấp, tức là khi chế độ cộng sản nguyên thủy tan rã, chế độ chiếm hữu nô lệ đã hình thành, phương thức sản xuất dựa trên sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất đã xác định và ở trình độ khá phát triển. Xã hội có giai cấp và nạn áp bức giai cấp hà khắc đã được luật hóa. Nhà nước, công cụ trấn áp và điều hòa lợi ích giai cấp đủ trưởng thành. Gắn liền với các hiện tượng xã hội trên là lao động trí óc đã tách khỏi lao động chân tay. Trí thức xuất hiện với tư cách là một tầng lớp xã hội, có vị thế xã hội xác định. Vào khoảng thế kỷ VII - V trước Công nguyên, tầng lớp quý tộc, tăng lữ, điền chủ, nhà buôn, binh lính... đã chú ý đến việc học hành. Hoạt động giáo dục đã trở thành một nghề trong xã hội. Tri thức toán học, địa lý, thiên văn, cơ học, pháp luật, y học... đã được giảng dạy. Điều đó có nghĩa là tầng lớp trí thức đã được xã hội ít nhiều trọng vọng. Tầng lớp này có điều kiện và nhu cầu
  • 19. 18 nghiên cứu, có năng lực hệ thống hóa các quan niệm, quan điểm thành học thuyết, lý luận. Những người xuất sắc trong tầng lớp này đã hệ thống hóa thành công tri thức thời đại dưới dạng các quan điểm, các học thuyết lý luận... có tính hệ thống, giải thích được sự vận động, quy luật hay các quan hệ nhân quả của một đối tượng nhất định, được xã hội công nhận là các nhà thông thái, các triết gia (Wise man, Sage, Scholars, Philosopher), tức là các nhà tư tưởng. Như vậy, triết học chỉ ra đời khi xã hội loài người đã đạt đến một trình độ tương đối cao của sản xuất xã hội, phân công lao động xã hội hình thành, của cải tương đối dư thừa, tư hữu hóa tư liệu sản xuất được luật định, giai cấp phân hóa rõ và mạnh, nhà nước ra đời. Trong một xã hội như vậy, tầng lớp trí thức xuất hiện, giáo dục và nhà trường hình thành và phát triển, các nhà thông thái đã đủ năng lực tư duy để trừu tượng hóa, khái quát hóa, hệ thống hóa toàn bộ tri thức thời đại và các hiện tượng của tồn tại xã hội để xây dựng nên các học thuyết, các lý luận, các triết thuyết. Với sự tồn tại mang tính pháp lý của chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, của trật tự giai cấp và của bộ máy nhà nước, triết học đã mang trong mình tính giai cấp sâu sắc, nó công khai tính đảng là phục vụ cho lợi ích của những giai cấp, những lực lượng xã hội nhất định. Câu hỏi 2: Triết học là gì? Trả lời: Ở Trung Quốc, chữ triết (哲) đã có từ rất sớm, và ngày nay, chữ triết học (哲學) được coi là tương đương với thuật ngữ philosophia của Hy Lạp, với ý nghĩa là sự truy tìm bản chất của đối tượng nhận thức, thường là con người, xã hội,
  • 20. 19 vũ trụ và tư tưởng. Triết học là biểu hiện cao của trí tuệ, là sự hiểu biết sâu sắc của con người về toàn bộ thế giới thiên - địa - nhân và định hướng nhân sinh quan cho con người. Ở Ấn Độ, thuật ngữ Dar’sana (triết học) nghĩa gốc là chiêm ngưỡng, hàm ý là tri thức dựa trên lý trí, là con đường suy ngẫm để dẫn dắt con người đến với lẽ phải. Ở phương Tây, thuật ngữ “triết học” như đang được sử dụng phổ biến hiện nay, cũng như trong tất cả các hệ thống nhà trường, chính là φιλοσοφία (tiếng Hy Lạp; được sử dụng nghĩa gốc sang các ngôn ngữ khác: philosophy, philosophie, философия). Triết học, philosophia, xuất hiện ở Hy Lạp cổ đại, với nghĩa là yêu mến sự thông thái. Người Hy Lạp cổ đại quan niệm, philosophia vừa mang nghĩa là giải thích vũ trụ, định hướng nhận thức và hành vi, vừa nhấn mạnh đến khát vọng tìm kiếm chân lý của con người. Như vậy, cả ở phương Đông và phương Tây, ngay từ đầu, triết học đã là hoạt động tinh thần bậc cao, là loại hình nhận thức có trình độ trừu tượng hóa và khái quát hóa rất cao. Triết học nhìn nhận và đánh giá đối tượng thông qua thực tế và thông qua hiện tượng quan sát được về con người và vũ trụ. Ngay cả khi triết học còn bao gồm mọi thành tựu của nhận thức, loại hình tri thức đặc biệt này đã tồn tại với tư cách là một hình thái ý thức xã hội. Là loại hình tri thức đặc biệt của con người, triết học nào cũng có tham vọng xây dựng nên bức tranh tổng quát nhất về thế giới và về con người. Nhưng khác với các loại hình tri thức trước triết học xây dựng thế giới quan dựa trên niềm tin và quan niệm tưởng tượng về thế giới, triết học sử dụng các công cụ lý tính, các tiêu chuẩn lôgích và những kinh nghiệm khám phá thực tại của con người để diễn tả thế giới