SlideShare a Scribd company logo
1 of 36
Download to read offline
4 Tháng 5 - 2014
“Việt Nam hiện xuất khẩu 90% cà phê
nhân thô. Số hạt cà phê này không hề có
thương hiệu. Điều đó cần phải được thay
đổi,” Đặng Lê Nguyên Vũ, Tổng giám đốc
Tập đoàn Cà phê Trung Nguyên, người
được coi là “Vua cà phê” của Việt Nam,
từng phát biểu như vậy. Tôi khâm phục
cái khát vọng lớn lao ở con người anh, mà
song hành với nó luôn là sự tìm tòi tỉ mỉ, tư
duy sắc bén, và sức lao động cần mẫn phi
thường để biến khát vọng của mình thành
sự thật. Nguyên Vũ không chỉ thành công
trong việc đưa những hạt cà phê mộc mạc
của vùng đất đỏ Tây Nguyên đến với mọi
miền tổ quốc mà còn vươn ra nhiều châu
lục trên thế giới, qua những sản phẩm tinh
tế với hương vị có một không hai.
Là người có nhiều dịp tiếp xúc với
Nguyên Vũ, tôi muốn gọi anh với cái tên
“Người nghệ sĩ Trung Nguyên” hơn là vị
Tổng giám đốc bởi công việc sáng tạo ra
những sản phẩm mới và hoàn hảo của anh
không khác gì công việc trau truốt, nắn
nót từng nốt nhạc của những người nhạc
sĩ như chúng tôi. Khi nói chuyện với anh,
tôi cũng cảm nhận rõ ràng rằng, đôi khi
anh giống như một triết gia, một chính trị
gia, một diễn giả tài hoa; đôi khi lại hết
sức bình dị và chân thành như một người
bạn quý.
Mối duyên của tôi với anh còn được
thắt chặt thêm bởi âm nhạc. Anh là người
cho tôi nguồn cảm hứng để viết nên
những tác phẩm về Tây Nguyên. Anh lấy
cà phê Tây Nguyên làm cảm hứng sáng
tạo, còn tôi lấy thiên nhiên và con người
của Tây Nguyên, trong đó có anh, làm
nguồn cảm hứng sáng tác. Và từ ba năm
nay, Tập đoàn Cà phê Trung Nguyên của
anh lại trở thành người đỡ đầu cho Câu
lạc bộ Âm nhạc Thính phòng CEG (lấy
theo tên của ba nốt nhạc Đồ-Mi-Son) do
tôi khởi xướng với sự đồng hành đầy nhiệt
huyết của nhạc sĩ trẻ Ngọc Thuấn. CLB
của chúng tôi biểu diễn mỗi tháng một lần
tại Không gian Sáng tạo Trung Nguyên
52 Hai Bà Trưng, Hà Nội, không bán vé,
cũng không có cat-sê cao dành cho nghệ
sĩ nhưng đến với chúng tôi là những nhạc
công và ca sĩ thính phòng hàng đầu ở Việt
Nam, những người cùng chia sẻ ước mơ
về một sân chơi âm nhạc sang trọng, chuẩn
mực nhưng gần gũi cho chính mình và
thính giả thủ đô. Chúng tôi bắt tay thành
lập CLB trước rất nhiều sự nghi ngại về
tính khả thi của CLB, nhưng với tấm lòng
của người nghệ sĩ, với hỗ trợ của Trung
Nguyên về không gian biểu diễn và cả tài
chính trong giai đoạn đầu, CLB đã thu
được những thành công ngoài sức tưởng
tượng. Mỗi buổi biểu diễn của chúng tôi
giờ đây thu hút gần 200 khách, trong khi
ban đầu chúng tôi chỉ dám hình dung về
nó như một salon văn hóa nhỏ xinh cho
vài chục người. Khác với sự xa cách giữa
người nghệ sĩ và khán giả trong nhà hát
hay các phòng hòa nhạc, nhạc thính phòng
tại CLB âm nhạc CEG gần gũi và chân
thực, lột tả tài năng đích thực của người
biểu diễn. Không có bất kỳ máy móc tăng
NGƯỜI LÃNH ĐẠO
NGƯỜI NGHỆ SĨ
âm nào, các nghệ sĩ hoàn toàn hát bằng
giọng thật của mình để đi thẳng đến trái
tim người nghe. Mặc dù CLB đã trải qua
mấy chục buổi biểu diễn nhưng lần nào
tôi cũng không khỏi xúc động trước bầu
không khí tĩnh lặng như ở ngôi đền thiêng
khi nghệ sĩ bắt đầu biểu diễn, một sự tĩnh
lặng khiến ta có thể nghe được cả nhịp đập
con tim của mình và người bên cạnh. Tôi
xin chân thành gửi lời cảm ơn đến Trung
Nguyên đã tạo điều kiện cho CEG có một
không gian âm nhạc tuyệt vời như vậy.
Không những thế, cũng từ ba năm nay,
cứ mỗi dịp hè về, CEG lại đứng ra tổ chức
chương trình tìm kiếm tài năng piano trẻ
toàn quốc với tên gọi Festival Piano CEG,
và chúng tôi lại may mắn có Tập đoàn
Trung Nguyên của Nguyên Vũ đồng hành
trong hoạt động này với vai trò là đơn vị tài
5Tháng 5 - 2014NGƯỜI LÃNH ĐẠO
TRUNG NGUYÊN
CLB Thính phòng CEG có buổi biểu diễn đầu tiên tại Không gian Sáng tạo Trung
Nguyên, Hà Nội vào tháng 3/2012, và cuối năm đó, hoạt động này được các phóng
viên văn hóa bình chọn vào Mười sự kiện nổi bật nhất của năm. CLB đã đón hàng
trăm nghệ sĩ nổi tiếng đến biểu diễn như Nghệ sĩ piano Đào Trọng Tuyên, Lưu Hồng
Quang, vợ chồng nghệ sĩ piano Trang Trịnh – Pak Sung Min; nghệ sĩ violon Nguyễn
Công Đại; nghệ sĩ Cello Trần Thị Mơ; các ca sĩ thính phòng Việt Hoàn, Khánh Linh,
Hà Linh, Hà Phạm Thăng Long, Vũ Mạnh Dũng, Xuân Hiểu, Nhóm Bel Canto, Dàn
hợp xướng Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương; cùng nhiều nghệ sĩ nước
ngoài như nghệ sĩ piano người Mỹ Anne Chamberlain hay Dàn hợp xướng HANOI
HARMONY của những người Hàn Quốc sống và làm việc tại Việt Nam… Chương
trình cũng đã đón hàng nghìn lượt khách nghe nhạc, trong đó có nhiều trí thức, văn
nghệ sĩ nổi tiếng như nhà sử học Dương Trung Quốc, GS Nguyễn Lân Cường, nhà
văn – nhà giáo Phạm Toàn, nhà thơ Vi Thùy Linh… và cả không ít vị quan chức như
Thứ trưởng bộ Công thương, Thứ trưởng bộ Nội vụ, Thứ trưởng bộ Khoa học và Công
nghệ…
Festival Piano do CEG tổ chức cũng là sân chơi thường niên duy nhất dành cho các
bạn nhỏ say mê đàn phím trên toàn quốc và ngày càng thu hút nhiều thí sinh.	
Nguyễn Cường
Thực hiện: Thái Thanh
trợ về địa điểm tổ chức các buổi họp báo,
thử sức, và sơ khảo cho thí sinh khắp mọi
miền đất nước về thủ đô tranh tài.
Giờ đây, nhắc đến Trung Nguyên, ngoài
nhớ đến hương vị cà phê tuyệt vời, tôi tin
chắc rằng không ít người sẽ nhớ đến những
buổi tối thần tiên với CLB âm nhạc thính
phòng CEG diễn ra vào Thứ Sáu cuối cùng
của tháng hay Festival Piano CEG tưng
bừng mỗi dịp hè về.
Tôi luôn mong rằng sợi tơ duyên âm
nhạc sẽ luôn gắn kết CEG với Trung
Nguyên để chúng ta cùng thăng hoa trên
con đường sáng tạo.
Giám đốc nghệ thuật CEG
6 Tháng 5 - 2014 CÂU CHUYỆN THƯƠNG HIỆU
Đ
ầu năm 2014, Trung Nguyên bất ngờ công bố chuỗi
nhượng quyền mới toanh mang tên Brain Station Cof-
fee, đồng thời nhảy vào thương mại điện tử với một
website bán lẻ chuyên về ngành cà phê. Dễ dàng nhận ra Trung
Nguyên đang quyết đối đầu với các đối thủ ở nhiều mặt trận khác
nhau bắt đầu từ năm 2014.
Đầu tiên là Brain Station Coffee. Theo thông tin từ Trung
Nguyên, chuỗi Brain Station Coffee là mô hình nhượng quyền
mang phong cách nhanh gọn và tiện lợi (take-away), và nằm ở
phân khúc trung bình đang phát triển nhanh tại Việt Nam. Ở phân
khúc này, Trung Nguyên sẽ có nhiều đối thủ cạnh tranh khá nặng
ký, ít nhiều đã tạo được thành công trong việc nhân rộng chuỗi
quán. Song, với sức mạnh của một nhà tiên phong, với hệ thống
chuỗi nhượng quyền đầu tiên tại Việt Nam thực hiện nhượng
quyền thành công ra thế giới, Trung Nguyên đang phát triển
mạnh mẽ chuỗi hệ thống quán cà phê Trung Nguyên cao cấp và
tự tin sẽ thành công với mô hình Brain Station Coffee. Vượt lên
ý nghĩa thuần túy về kinh doanh, Brain Stations đặc biệt là mô
hình nhằm hỗ trợ và cung cấp phương pháp giúp các bạn trẻ có
số vốn vừa tầm khởi nghiệp bằng cà phê. Brain Station Coffee
của Trung Nguyên khai thác tối đa thế mạnh hiện có từ sản phẩm
chất lượng, dịch vụ tốt cho đến thể hiện sự sáng tạo với không
gian trưng bày đẹp mắt. Nếu như chi phí xây dựng mới của một
cửa hàng cùng cấp là 800-1 tỉ đồng, thì mức đầu tư khởi điểm cho
một chi nhánh nhượng quyền Brain Station Coffee chỉ từ 250-
350 triệu đồng. Cộng với tên tuổi đã được biết đến rộng rãi của
Trung Nguyên, Brain Station Coffee hoàn toàn có thể được mở
rộng một cách nhanh chóng. Ngoài ra, việc chọn thị trường Hà
Nội để khởi đầu cũng là một bước tính toán chiến lược rất thông
minh của Trung Nguyên để chuỗi cà phê take-away của Trung
Nguyên vừa tránh được đối đầu trực diện với nhiều đối thủ dù
đi trước nhưng vẫn tập trung chủ yếu ở TP.HCM, trong khi thị
trường Hà Nội khá ít đối thủ và trào lưu dịch chuyển từ cà phê
sang trà ở Miền Bắc đang gia tăng rõ nét.
“Trung Nguyên xác định sân chơi của Brain Station Coffee là
thị trường toàn cầu. Hiện tại, chúng tôi đang trong giai đoạn đóng
gói mô hình để phát triển nhanh tại Việt Nam và tập trung phủ
sóng tại TP.HCM, Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, Nha
Trang cũng như tất cả các tỉnh thành khác trên cả nước. Bước tiếp
theo, Brain Station Coffee sẽ nhượng quyền ra khối ASEAN+1,
tạo bước đệm chinh phục Mỹ và các quốc gia phát triển”, ông
Nguyễn Nguyên, Giám đốc Nghiên cứu & Phát triển Kinh doanh
của Trung Nguyên, cho biết.
Nếu như ở cuộc chiến chuỗi cà phê trung cấp, Trung Nguyên
dù ra đời sau đối thủ nhưng vẫn có nhiều lợi thế để mở rộng
nhượng quyền nhanh chóng, thì ở mặt trận chuỗi cà phê cao cấp,
họ cũng là đối thủ mà chuỗi cà phê số 1 thế giới phải dè chừng.
Thực tế, không lâu sau thời điểm Trung Nguyên đầu tư nâng
cấp chuỗi 60 cửa hàng lên định vị cao cấp nhằm đón đầu các đối
thủ quốc tế, thì chuỗi cà phê đứng thứ 2 tại Việt Nam cũng thay
đổi hệ thống nhận diện mới để tăng khả năng cạnh tranh ở phân
khúc này. Theo đó, toàn bộ chuỗi 62 cửa hàng trong nước và
20 cửa hàng ở nước ngoài của đối thủ đã được nâng cấp mạnh
mẽ sau khi chuỗi này về tay Tập đoàn Jollibee (Philippines) –
chuyên kinh doanh thức ăn nhanh.
Thế nhưng có thể khẳng định, vị thế ở thị trường chuỗi cà phê
sẽ là điều mà Trung Nguyên tự tin chiếm lĩnh. Với việc tung ra
chuỗi nhượng quyền Brain Station Coffee và nâng cấp hệ thống
cửa hàng cà phê Trung Nguyên, rõ ràng thị trường này vẫn nằm
trong chiến lược đầu tư chủ đạo của Trung Nguyên. Quan trọng
hơn, chuỗi nhượng quyền take-away Brain Station Coffee vốn
được định hướng để mở rộng ở thị trường ASEAN+1 (Trung
Quốc) sẽ cho phép Trung Nguyên đẩy mạnh doanh thu từ thị
trường đông dân nhất thế giới này.
“Chúng tôi đã định hướng Trung Quốc là thị trường xuất khẩu
quan trọng. Chúng tôi mong muốn sẽ lấy của mỗi người Trung
Quốc 1 USD cà phê mỗi năm”, ông chủ Trung Nguyên tuyên bố
CUỘC CHIẾN MỚI CỦA
TRUNG NGUYÊN
7Tháng 5 - 2014
tại một sự kiện diễn ra hồi cuối năm ngoái.
Riêng tại Trung Quốc, một thị trường có văn hóa uống trà, cà
phê hòa tan G7 của Trung Nguyên đã thâm nhập thành công ở
đây cũng như đã thâm nhập thành công hơn 60 quốc gia khác
trên thế giới. Trung Nguyên từng cho biết, doanh số tại Trung
Quốc từ năm 2011 đã đạt mức 50 triệu USD trên tổng doanh thu
151 triệu USD của Trung Nguyên. Tháng 3.2012, Trung Nguyên
đã cho khánh thành nhà máy chế biến cà phê hòa tan thứ hai tại
Bắc Giang trong kế hoạch từng bước chiếm lĩnh thị trường Trung
Quốc và trở thành công ty có hệ thống nhà máy sản xuất cà phê
lớn nhất Đông Nam Á với 4 nhà máy khắp Việt Nam.
Ngoài ra, Trung Nguyên còn có một lợi thế cạnh tranh khác
biệt mà các đối thủ khác rất khó có được – đó là việc Trung
Nguyên có đầy đủ và tham gia khép kín chuỗi sản xuất và cung
ứng cà phê từ khâu trồng, chế biến, đóng gói sản xuất cả cà phê
rang xay, hòa tan, phân phối bán lẻ, xuất khẩu trực tiếp, kinh
doanh quán cà phê, dịch vụ du lịch cà phê, các sản phẩm cộng
hưởng với cà phê như đường, sữa và mới đây nhất là thương
mại điện tử cà phê – điều này giúp Trung Nguyên có lợi thế gia
tăng được giá trị trong từng chuỗi cung ứng cà phê đến với nhiều
khách hàng khác nhau.
Năm 2014 cũng là thời điểm Trung Nguyên bắt đầu nhảy vào
lĩnh vực thương mại điện tử, một xu hướng tất yếu ngày nay. Vừa
qua, Công ty đã giới thiệu siêu thị trực tuyến café (cafe.net.vn)
kinh doanh tất cả các sản phẩm liên quan đến ngành nghề. Tuy
không mới nhưng tại Việt Nam, bước đi này của Trung Nguyên
được xem là tiên phong. Trước Trung Nguyên, chưa có doanh
nghiệp kinh doanh bán lẻ nào chủ động tích hợp kênh phân phối
trực tuyến với đầy đủ chức năng của một website thương mại
điện tử thực thụ.
Giống như mô hình thương mại điện tử của các tập đoàn toàn
cầu, siêu thị trực tuyến cà phê của Trung Nguyên kinh doanh đầy
đủ các trang thiết bị và nguyên liệu theo chuẩn của ngành nghề,
hướng đến khách hàng là cộng đồng muốn khởi nghiệp với café
cũng như gia đình có nhu cầu thưởng thức café tại nhà.
“Trung Nguyên đã có sẵn lợi thế hệ thống phân phối tại thị
trường Việt Nam với hàng trăm ngàn điểm bán lẻ, hệ thống cửa
hàng và những nền tảng khác về hạ tầng để tạo nên lợi thế phát
triển thương mại điện tử một cách vững chắc. Ngành cà phê mặc
dù có những giai đoạn thăng trầm nhưng xu hướng phát triển
tốt trong dài hạn là chắc chắn. Việc Trung Nguyên gia tăng thêm
kênh phân phối trực tuyến là phù hợp với tốc độ tăng trưởng
thị trường”, ông Nguyễn Nguyên, Giám đốc Nghiên cứu & Phát
triển Kinh doanh của Trung Nguyên, kết luận.
Bảo Hà
Theo Báo Nhịp cầu đầu tư
CÂU CHUYỆN THƯƠNG HIỆU
9Tháng 5 - 2014
T
háng 6 vừa qua Công ty TNHH
Đầu tư du lịch Đặng Lê (Đặng
Lê Tourist), đơn vị thành viên
của Tập đoàn cà phê Trung Nguyên, đã
khai trương các xe bán hàng lưu động và
điểm đến Trung Nguyên Coffee Shop tại
thành phố biển Nha Trang xinh đẹp.
Mở đầu cho chiến lược phát triển thị
trường tại Nha Trang, trong tháng 6 Đặng
Lê Tourist đã khai trương 3 xe bán hàng
lưu động, với mong muốn hình thức bán
hàng này sẽ phù hợp cho những khách
hàng không có đủ thời gian thưởng thức
cà phê. Cũng chính vì vậy KDL Vinpearl
Land, chợ đêm….được chọn làm địa điểm
đặt trạm đầu tiên bởi du khách ở đây khá
đông. Nhằm phục vụ tốt hơn cho nhu cầu
đa dạng của người yêu cà phê, xe bán hàng
lưu động có thêm các sản phẩm hàng lưu
niệm, bên cạnh các mặt hàng cà phê trong
đó có cà phê take away G7.. Mô hình xe
bán hàng lưu động trong thời gian tới hứa
hẹn sẽ được nhân rộng tại Nha Trang.
Bên cạnh mô hình xe bán hàng lưu
động, vào ngày 28/6, Đặng Lê Tourist-
khai trương một điểm đến mới, Trung
Nguyên Coffee Shop địa chỉ số 86, Phan
Bội Châu, thành phố Nha Trang, được xây
dựng và đi vào hoạt động nhằm mục đích
phục vụ người dân Nha Trang nói riêng
và khách du lịch tại thành phố biển nói
chung. Trung Nguyên coffee shop bao
gồm không gian thưởng thức cà phê, dịch
vụ du lịch cung cấp các chương trình
tour, góc cà phê bột với những sản phẩm
cà phê của Trung Nguyên. Trong tuần lễ
khai trương (từ ngày 28/6 – 6/7), Trung
Nguyên Coffee Shop đã nhận được nhiều
sự quan tâm của người dân Nha Trang.
Đặc biệt, trong 2 ngày đầu vào những giờ
cao điểm lượng khách đến tham quan và
sử dụng dịch vụ rất đông. Bên cạnh không
gian thưởng thức cà phê, gian cà phê bột
với cách trang trí bắt mắt mang dấu ấn
riêng của Tây Nguyên đã thực sự thu hút
các khách hàng dừng chân và chọn mua
sản phẩm.
Để tiếp nối sự thành công ban đầu,
trong thời gian tới Đặng Lê Tourist sẽ
tiếp tục mở thêm các điểm đến mới tại
thành phố Nha Trang nhằm đáp ứng đầy
đủ nhu cầu của khách hàng yêu và đam
mê cà phê trên địa bàn.
Thực hiện: Minh Hồng
DU LỊCH CÀ PHÊ Ở NHA TRANG
TIN TỨC TRUNG NGUYÊN
10 Tháng 5 - 2014 TIN TỨC TRUNG NGUYÊN
Với mong muốn tạo ra một sân
chơi cà phê thú vị cho người tiêu
dùng và những người yêu bóng đá trong
mùa World Cup 2014, từ ngày 12/06 –
14/07/2014, cà phê Trung Nguyên và
cà phê hòa tan G7 tổ chức chương trình
khuyến mại “Cùng Trung Nguyên thử tài
tiên tri bóng đá” tại website http://bongda.
trungnguyen.com.vn/
Đã có 64 chiếc TV LCD 32 inch và hàng
trăm sản phẩm G7 Gu Mạnh X2 được trao
đến tay những người dự đoán tỷ số nhanh
và chính xác nhất, mang lại một sân chơi
thú vị cho người tiêu dùng yêu thích cà
phê Trung Nguyên và có niềm đam mê với
những trận cầu đỉnh cao trong mùa FIFA
World Cup 2014.
Đồng thời, Từ ngày 21/6 – 13 /07/2014,
Công ty Cổ phần Tập đoàn Trung Nguyên
tổ chức chương trình giới thiệu sản phẩm
cà phê hòa tan G7 Gu mạnh X2 (2in1 và
3in1) và các hoạt động hoạt náo “Thử tài
World Cup” tại một số siêu thị lớn ở TP
Hồ Chí Minh & Hà Nội. Khách hàng chỉ
cần trả lời đúng câu hỏi, quy vòng quay
may mắn với cơ hội trúng thưởng 100%
sản phẩm. Fanpage facebook G7 Coffee tổ
chức minigame “Bình luận viên thứ thiệt”
với nhiều phần quà hấp dẫn thu hút đông
đảo các bạn trẻ tham gia. Song song với
chương trình tại siêu thị, cùng thời điểm
trên Trung Nguyên cũng đã triển khai
chương trình hoạt náo tại các quán cà phê
Trung Nguyên tại TP.HCM và Hà Nội.
Không khí tại các quán diễn ra sôi động và
náo nhiệt, lượng khách tham gia chương
trình tăng gấp đôi so với thường ngày.
Thực hiện: Duy Linh
TRAO THƯỞNG CHO KHÁCH HÀNG DỰ ĐOÁN
KẾT QUẢ WORLD CUP
11Tháng 5 - 2014
TIN TỨC TRUNG NGUYÊN
Trong tháng 6/2014 vừa qua, Trung Nguyên đã trao thưởng 8
chiếc xe tải cho các nhà phân phối hoàn thành chỉ tiêu doanh số
xuất sắc trên toàn quốc. Sau khi chính thức cầm chiếc chìa khóa
xe và giấy tờ hợp lệ cùng chiếc xe tải nổi bật mang phong cách
Trung Nguyên, các ông chủ tỏ ra khá vui vẻ và phấn khích.
Được biết, song song với hoạt động trao thưởng xe tải, các nhà
phân phối đạt chỉ tiêu còn lại cũng đã được “tận hưởng” với 15
chuyến du lịch Hàn Quốc và 43 tặng phẩm cà phê Trung Nguyên.
TRAO THƯỞNG XE TẢI
CHO 8 NHÀ PHÂN PHỐI
XUẤT SẮC
TIN TỨC TRUNG NGUYÊN
Sáng 8-7, tại tòa soạn Báo Bình Dương, ông Nguyễn Huỳnh
Đình, Phó Chủ tịch UBMTTQVN tỉnh đã tiếp nhận hơn 30
triệu đồng do CB-CNV thuộc Công ty Cổ phần Cà phê Hòa tan
Trung Nguyên trao tặng. Đây là số tiền mà CB-CNV công ty
đóng góp một ngày lương ủng hộ ngư dân, lực lượng kiểm ngư và
cảnh sát biển đang thực thi nhiệm vụ trên biển.
Tại buổi tiếp nhận, ông Nguyễn Huỳnh Đình đã cảm ơn Trung
Nguyên và cho biết, UBMTTQVN tỉnh sẽ trực tiếp chuyển số
tiền trên đến ngư dân, lực lượng kiểm ngư và cảnh sát biển để
động viên tinh thần các chiến sĩ đang ngày đêm bảo vệ chủ quyền
biển đảo thiêng liêng của tổ quốc.
TRỌNG MINH
Theo báo Bình Dương
CÁN BỘ- CÔNG NHÂN VIÊN
NHÀ MÁY BÌNH DƯƠNG
QUYÊN GÓP MỘT NGÀY LƯƠNG
ỦNG HỘ BIỂN ĐẢO
Đại diện Công ty Cổ phần Cà phê hòa tan Trung Nguyên (trái) trao 30
triệu đồng ủng hộ ngư dân, lực lượng kiểm ngư và cảnh sát biển cho lãnh
đạo UBMTTQVN tỉnh.
Thực hiện: Ngoc Liên
12 Tháng 5 - 2014 TIN TỨC TRUNG NGUYÊN
Đến văn phòng Công ty Cổ phần
Trung Nguyên Franchising TNF vào thứ
6 ngày 27/6/2014, khách hàng sẽ nhầm
lẫn với văn phòng của ngày Chủ nhật.
Không đèn, không máy lạnh, không
tiếng máy chạy, không một nhân viên…
Vì tất cả 62 nhân viên văn phòng TNF
đang làm việc tại 32 quán Trung Nguyên
Coffee trên khắp các quận của TPHCM.
Đây chính là Ngày hội Bán hàng TNF
do công ty phát động nhằm tạo cơ hội cho
nhân viên văn phòng có dịp trải nghiệm
công việc thực tế của nhân viên tại quán,
bên cạnh đó khuyến khích tinh thần làm
việc đồng đội, thể hiện tinh thần “chiến
binh Trung Nguyên” luôn tiên phong,
không ngại khó trong công việc.
62 nhân viên TNF, từ cấp Trưởng
phòng, Quản lý, Giám sát đến người nhân
viên bình thường đều trở thành Nhân viên
Bán hàng, Lễ tân, Phục vụ, Hậu cần pha
chế, Hậu cần bếp… trong Ngày hội bán
hàng. Các anh, chị đã thực hiện tròn vai
nhân viên tại vị trí được giao, hào hứng
trong công việc, hỗ trợ đồng đội và tích
cực giới thiệu các sản phẩm đến khách
hàng nhằm đóng góp doanh số cho quán.
Các anh, chị TNF đã trở thành động lực rất
lớn, nêu cao tinh thần “Chiến binh Trung
Nguyên” cho toàn thể nhân viên Trung
Nguyên Coffee, những người đang thầm
lặng đóng góp và phục vụ khách hàng.
Tại ngày hội, Chị Vũ Đoan Thùy – Phó
Giám Đốc TNF chia sẻ: “Hôm nay thực sự
là một ngày hội của TNF khi tất cả nhân
viên đều tham gia đầy đủ, nhiệt tình và
hết lòng phục vụ khách hàng, cùng nhau
làm việc và các bạn đã xóa đi khoảng cách
nhân viên văn phòng và nhân viên quán.
Với tinh thần đó, doanh thu bán hàng của
ngày hôm nay tăng gần gấp đôi những
ngày bình thường. Điều này cho thấy sự
sáng tạo, tinh thần đồng đội, sức trẻ, niềm
đam mê và sự chia sẻ luôn là điều cần thiết
trong công việc và cuộc sống. Với tinh
thần khi cùng nhau không gì là không thể,
các bạn TNF đã có một ngày trải nghiệm
tuyệt vời tại quán”.
Tham gia bán hàng cùng với các đồng
nghiệp, chị Nguyễn Thị Vân Quỳnh –
Trưởng phòng Nhân sự TNF cũng cho biết
“Tôi rất thú vị khi có một ngày được cùng
các bạn làm việc tại quán. Điều này đã
giúp tôi hiểu hơn những khó khăn của các
bạn. Các bạn đã truyền tình cảm vào trong
từng sản phẩm, hết lòng trong việc phục
vụ với mục tiêu dù khách đến bất kỳ quán
Trung Nguyên nào cũng sẽ thưởng thức
đúng ly café Trung Nguyên ngon nhất và
trong không gian đặc biệt nhất”.
Thực hiện: Nguyễn Thủy
TƯNG BỪNG NGÀY HỘI BÁN HÀNG TNF
TIN TỨC TRUNG NGUYÊN
13Tháng 5 - 2014
Người ta gọi tôi là nhân viên kinh doanh, nhân viên phát
triển thị trường, đại diện thương mại, nhân viên tiếp thị
và nhiều tên gọi khác. Với tôi thì đó chỉ là cách dùng từ, không
quan trọng. Tôi và các Anh Em đồng nghiệp thích nhất khi người
ta gọi mình là SALES. Ngắn gọn nhưng đủ ý. Làm Sales là làm
gì? Salesman cần có cá tính gì? Hai câu hỏi tôi đặt ra từ những
ngày đầu đi làm Sales. Qua mấy năm mưa nắng thị trường, áo
thun quần jean lê la đủ thứ đường xá, chợ, siêu thị, khách sạn, nhà
hàng, quán nhậu và cũng không ít lần phải chỉnh tề, áo vest, giày
tây vào các tòa nhà, cao ốc văn phòng sang trọng thì ngẫm lại
thấy cái nghề mình đang làm đầy thử thách. Khó là vì Salesman
phải hội tụ nhiều kĩ năng: kiên trì, nhẫn nại, siêng năng (không nề
hà giờ giấc, khách hàng alo là Go), dạn dĩ ( nói thẳng ra là không
biết ngại, chẳng biết chẳng quen mà cứ xắn vào: Anh ơi, chị ơi,
Em Sales). Và một điều không thể thiếu: Uy tín ( Đã hứa là phải
giữ lời hứa), theo sau là 1 danh sách tính cách : hài hước, chuyên
nghiệp, đúng giờ, làm việc nhóm…..
Những cá tính trên được hun đúc từ tinh thần cầu tiến, từ mục
tiêu trở thành một Sales chuyên nghiệp, một Sales có nhiều đam
mê. Khát khao thành công, đam mê bán hàng, đạt chỉ tiêu, đạt
doanh số, không ngừng học hỏi. Và ngọn lửa đam mê này được
duy trì bằng kế hoạch hành động chi tiết, kỷ luật nhà binh. Phải rõ
ràng đến từng chi tiết: bán bao nhiêu đơn hàng 1 ngày, bao nhiêu
Sku (*), bao nhiêu tiền, gặp bao nhiêu khách hàng mới, thăm bao
nhiêu khách hàng cũ, mấy giờ gửi báo cáo, mấy giờ họp…. Mỗi
ngày đều chiến đấu với tinh thần của một chiến binh không ngại
khó ngại khổ.
Thử thách, áp lực là thế nhưng với tình yêu nghề và khát khao
thành công. Mỗi công việc đều trở nên thú vị theo cách riêng
của nó. Ví dụ như đi Field(**), ra thị trường là 1 ngày được gặp
gỡ khách hàng cả cũ lẫn mới, cập nhật những thông tin mới của
khách hàng và thị trường, nhờ thế mà có ý tưởng cho những kế
hoạch tiếp theo. Trong kế hoạch làm việc, tôi luôn sắp xếp 1
khoảng thời gian cố định cho việc đi Field để có thể làm mới
mình hơn, gần gũi thị trường, gần gũi khách hàng và gần gũi Anh
Em hơn.
Vài dòng chia sẻ với các anh chị về nghề của chúng tôi - Nghề
Sales - Cái nghề lắm thử thách nhưng cũng nhiều thú vị.
Chúc Anh Em Sales nhiều sức khỏe và luôn nuôi dưỡng tình
yêu nghề.
NÀO CHÚNG TA CÙNG RA FIELD LẤY SỐ MÁ (***)
Thực hiện: Thế Vinh
TIN TỨC TRUNG NGUYÊN
BẠN LÀ AI? TÔI LÀ SALES!
(*): Sales Key Unit: Đơn vị sản phẩm.
(**):Field: Thị trường
(***): Số Má: Được hiểu trong giới Sales là doanh số bán hàng.
14 Tháng 5 - 2014
Khai trương vào ngày 07/07/2014, Không gian cà phê Trung
Nguyên 25/88 Nguyễn Bỉnh Khiêm tự hào trở thành thành
viên chính thức của chuỗi cà phê số 1 Việt Nam.
Với thiết kế tinh tế, màu sắc hài hòa, ghế dài sofa thoải mái, tầm
nhìn thoáng và xanh... , đây là không gian thích hợp trao đổi công
việc hoặc thư giãn nhẹ nhàng, và là không gian cho sự sáng tạo
của bạn.
Đặc biệt, trong thời gian khai trương tháng 7, Quý khách sẽ được
tham gia loạt chương trình hấp dẫn tại quán như: tặng 300 thẻ
khách hàng thân thiết, Tặng cà phê cho lần dùng sau, Mua 2 được
3 tặng cà phê đá xay khi mua 2 sản phẩm...
Thực hiện: Ngọc Thủy
KHAI TRƯƠNG KHÔNG GIAN CÀ PHÊ TRUNG NGUYÊN
25/88 NGUYỄN BỈNH KHIÊM, Q.1, TP.HCM
TIN TỨC TRUNG NGUYÊNTIN TỨC TRUNG NGUYÊN14 Tháng 5 - 2014
Trong tháng 7 & 8/2014, Trung Nguyên Franchise sẽ
mở thêm nhiều Không gian mới ra mắt tại:
- Quận 1, Quận 10, Quận Phú Nhuận - TPHCM
- TP Cần Thơ
- Hà Nội
15Tháng 5 - 2014
Được khởi động từ 3/6/2014 tại trụ sở Tập đoàn cà phê
Trung Nguyên, hành trình kỳ thi Hạt cho nhân viên TNF,
nhằm nâng cao kỹ năng pha chế cũng như sự am hiểu về cà
phê. cuộc thi diễn ra trong hai tuần với các nội dung: LÝ
THUYẾT - THỰC HÀNH - PHA CHẾ
Đây là cuộc thi có quy mô lớn nhất từ trước đến nay do Phòng
đào tạo Công ty cổ phần Trung Nguyên Franchising tổ chức với
tổng thí sinh tham gia là 241 nhân viên thuộc các cấp bậc: Xuất
phát, 1 hạt, 2 hạt và 3 hạt.
Từ ngày 3/6 đến 6/6/2014 là hai phần thi thực hành và lý
thuyết, từ 9/6 đến 16/6/2014 là phần thi pha chế, thao tác trên
máy và dụng cụ. Ban Giám Khảo gồm các chuyên viên, giám sát
viên của Phòng đào tạo Công ty cổ phần Trung Nguyên Franchis-
ing, Phòng Nghiên cứu phát triển sản phẩm của Tập đoàn Trung
Nguyên, giám khảo phụ do các Barista hàng đầu của Trung
Nguyên Coffee phụ trách.
Ghi nhận từ hình ảnh các thí sinh cho thấy không khí cuộc thi
được diễn ra trong sự nghiêm túc và chặt chẽ từ Ban tổ chức.
Mong muốn và yêu cầu của các cấp quản lý – những người đã
kiến tạo nên cuộc thi là mang lại sự chuyên nghiệp và chất lượng
cho đội ngũ nhân viên, giúp nâng cao kỹ năng trong công việc,
đồng thời đây là cơ hội thăng tiến cho các bạn.
Thực hiện: Thủy Nguyễn + Duy Linh
NHÂN VIÊN TNF
THAM GIA
CUỘC THI “HẠT”
TIN TỨC TRUNG NGUYÊNTIN TỨC TRUNG NGUYÊN
15Tháng 5 - 2014
Thực hiện: Ngọc Thủy
16 Tháng 5 - 2014 TIN TỨC TRUNG NGUYÊN
17Tháng 5 - 2014
TIN TỨC TRUNG NGUYÊN
18 Tháng 5 - 201418 Tháng 5 - 2014 CÀ PHÊ - VĂN HÓA & NGHỆ THUẬT
C
ó lẽ không phải bàn cãi nhiều khi
nói rằng: “đi cà phê” (gọi tắt của
việc đến quán cà phê) là hoạt động
quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày
của rất nhiều người, từ người lớn tuổi đến
thanh niên, từ sinh viên đến nhân viên văn
phòng, từ nam đến nữ,... Tuy nhiên, bạn
đã bao giờ đặt câu hỏi: vì sao người ta
không dùng cà phê ở nhà, mà lại thường
“đi cà phê”, hoặc người ta thường “đi cà
phê” để làm gì?
Danh sách tổng hợp dưới đây có thể
cho bạn nhiều bất ngờ thú vị. Hãy xem
bạn đã rơi vào bao nhiêu trường hợp, và
nếu bạn có những mục đích “đi cà phê”
cũng thú vị không kém, hãy bổ sung cùng
Coffee News nhé!
1. Để nói chuyện
“Đi cà phê” - có lẽ là lựa chọn phù
hợp, được ưa thích nhất của các cuộc gặp
gỡ bạn bè để... nói chuyện. Có thể nói,
“không gian cà phê” vừa công cộng mà
cũng vừa riêng tư. Một quán tuy có nhiều
bàn được bố trí khá gần nhau, nhưng với
những người thường xuyên “đi cà phê”
thì ít ai quan tâm đến chuyện của bàn
bên cạnh. Vì thế, khi đến quán cà phê,
có nghĩa là bạn đã có được một không
gian riêng thể nói được bất cứ chuyện từ
“Đông Tây Kim Cổ” nào mà không ngại
bị ai làm phiền hoặc làm phiền đến ai.
2. Để sáng tạo
Từ lâu, nhiều tài liệu nghiên cứu đã
chứng minh rằng, chất caffeine có trong
cà phê khi được hấp thu vào cơ thể người,
sẽ được chuyển hóa và hoạt động theo một
cơ chế đặc biệt để có tác dụng giúp trí não
nhận thức mạnh mẽ, nâng cao các chức
năng học hỏi và ghi nhớ lâu hơn. Từ đó,
kích thích trí não sáng tạo thật hiệu quả.
Đây chắc chắn là một trong những bí
quyết sáng tạo đặc biệt của nhiều người
hoạt động trong những lĩnh vực sáng tạo,
nghệ thuật. Đơn cử, có thể kể đến lĩnh vực
âm nhạc ở Việt Nam, các nhạc sĩ (NS)
nổi tiếng có thói quen đến quán cà phê để
sáng tác như: NS Quốc Bảo, NS Võ Thiện
Thanh, NS Huy Tuấn, NS Phạm Toàn
Thắng,...
3. Để nghe nhạc, xem kịch, xem phim,
đọc sách, báo,...
Đó là những nhu cầu “phụ trội” của
nhiều thực khách hiện đại. “Đi cà phê”
để vừa được nhâm nhi tách cà phê thơm
nồng, vừa được thưởng thức thêm một
loại hình văn hóa lành mạnh khác mà
không phải mất thêm khoản chi phí nào
khác. Quả là “lời” rồi còn gì!
4. Làm việc
Đây là lý do ngày càng trở nên phổ
biến. Làm việc ở đây, có thể là mang lap-
top đến quán cà phê để làm việc, cũng có
thể là hẹn gặp đối tác đến quán cà phê để
bàn việc. Đến quán cà phê để làm việc,
ngoài ly cà phê giúp tinh thần thoải mái,
kích thích não sáng tạo, thì không gian cà
phê cũng góp phần giúp tăng sự kết nối
trong ý tưởng và giao tiếp. Từ đó, công
việc trở nên nhẹ nhàng, thuận lợi hơn.
5. Cho buổi hẹn đầu tiên
Ở đâu để vừa lịch sự, vừa sang trọng lại
vừa lãng mạn cho buổi hẹn hò đầu tiên?
Một quán cà phê “ruột” là tiêu chí hàng
đầu để bắt đầu nhiều câu chuyện đẹp.
BẠN THƯỜNG
“ĐiCàPhê”
ĐỂ LÀM GÌ?
18 Tháng 5 - 2014
1
2
3
4
5
19Tháng 5 - 2014TIN TỨC TRUNG NGUYÊN 19Tháng 5 - 2014
6. Tìm những kỷ niệm đã qua
Mục đích này thoạt nghe có vẻ... “sến”.
Nhưng lại quá hợp lý nếu bạn không phủ
nhận mục 5 ở trên(!)
Một bản nhạc hay, một không gian đẹp
với chiếc bình hoa nhỏ xinh trên bàn cạnh
cửa sổ có ánh nắng sớm chiếu nghiêng
nghiêng, một ly cà phê pha “đúng điệu”,...
ở quán cà phê mà đã là một phần ký ức, thì
đây là mục đích rất đỗi chân phương của
những ai thích hoài niệm.
7. Để gửi thiệp
Xem đến đây có thể bạn đã quá bất
ngờ. Nhưng thử nghĩ, trong cuộc sống
hiện đại đầy hối hả, mấy ai có điều kiện
thuận lợi đến từng địa chỉ để gửi những
thư mời như đám cưới, đám hỏi,... nhằm
thể hiện sự trân trọng đến người nhận
đây? Vậy thì hẹn gặp ở quán cà phê theo
từng nhóm bạn là cách tốt nhất, để vừa
nhận tấm thiệp báo tin vui, vừa ôn lại kỷ
niệm xưa trong không gian vừa lịch sự,
ấm cúng để thể hiện sự trân trọng, vừa
thuận lợi, vui cả đôi đàng.
8. Để “check in” (thuật ngữ cho biết
bạn đang ở đâu)
“Xì tin là phải check in” - một khẩu
ngữ quen thuộc của một bộ phận giới trẻ
ngày nay. Nếu không bàn đến việc này là
tốt hay không tốt, thì đây đơn giản là một
xu hướng đi lên nhờ vào công nghệ (như
smartphone) và tính truyền thông tương
tác hiện đại (mạng xã hội). Đến một quán
cà phê sang trọng, thức uống ngon, phục
vụ tốt, hài lòng và thích thú, chụp vài cái
ảnh, chỉnh sửa bằng phần mềm một tí, rồi
chia sẻ cùng mọi người,... là hoạt động
không thể thiếu khi “đi cà phê” của một
bộ phận “thượng đế” ngày nay.
9. Một thói quen
Đôi khi, hay nhiều lúc hoặc luôn luôn,
bạn đến cà phê để... chẳng để làm gì cả(!)
Chỉ đơn giản là một thói quen không thể
thiếu, như hít thở vậy.
10. Uống cà phê
Vâng, đương nhiên!
Tuyết Nhung
CÀ PHÊ - VĂN HÓA & NGHỆ THUẬT 19Tháng 5 - 2014
6
7 8
9
10
20 Tháng 5 - 201420 Tháng 5 - 2014 CÀ PHÊ - VĂN HÓA & NGHỆ THUẬT
21Tháng 5 - 2014
địa danh thứ hai của châu Âu, sau Venice –
Italy, cần phải nhắc đến là cảng Marseilles,
Pháp: cà phê đ. được nhập khẩu và chuyển
cảng tại đây. Từ năm 1669, cà phê Thổ Nhĩ
Kỳ mới trở thành hàng hóa thời thượng tại
Paris, nhờ các thủy thủ và thương nhân từ
Marseilles đem đến. Thực ra trong tổng sản
lượng khoảng 1.9 tấn cà phê Mocha (từ Ai
Cập) đến cảng Marseilles thì chỉ có một
phần ba được mang về Paris để bán lẻ cho
người tiêu dùng, c.n lại đều được tái xuất
khẩu sang miền Bắc nước Ý, Thụy Sĩ và
các quốc gia Bắc Âu khác. Tuy nhiên, Mar-
seilles khi đó chỉ là cảng xuất nhập khẩu
cà phê mà thôi – cho đến năm 1671 thì
cửa hàng kinh doanh café bột đầu tiên mới
được khai trương tại thành phố cảng này.
Tháng 7 năm 1669, đại sứ SolimanAga của
vua Thổ Nhĩ Kỳ (Mehmet đệ Tứ) đến Paris
để yết kiến nhà vua Louis XI V. Tuy nhiên
nhà vua Pháp chẳng đếm xỉa g. đến ông
đại sứ này trong thời gian khá dài – c.n vị
đại sứ vẫn kiên nhẫn: ông ta thuê một dinh
cơ hoành tráng, sang trọng ngay trong thủ
đô Paris để hàng ngày đón tiếp nhiều nhân
vật danh tiếng của nước Pháp. Aga dùng cà
phê trong các tách sứ để chào đón khách.
Ai cũng muốn được thử thức uống
này và ông ta tiếp xúc được với vô số
nhân vật quan trọng của nước Pháp
– đàn ông cũng như phụ nữ. Giới
tinh hoa Pháp tiếp xúc với cà phê
lần đầu thôqua kênh này. Đến năm 1672,
một người Armenia tên là Pascal đến nước
Pháp và khai trương quán café đầu tiên
tại Paris. Từ sau đó trở đi, hàng loạt quán
khác mọc lên nhanh chóng. Tuy nhiên đến
năm 1695 thì cảnh sát Pháp tuyên bố “quán
café thường là nơi tụ tập của bọn trộm cắp,
lừa đảo và những tên chơi bời khác”, vậy
nên chúng phải tuân thủ chế độ “giờ giới
nghiêm”.
Quán café xuất hiện tại Pháp từ thế kỷ 17.
Ban đầu các trang thiết bị dùng trong quán
của người Pháp là những dụng cụ của
phương Đông được “địa phương hóa”: ví
dụ như thiết bị rang không chỉ là những
cái chảo mà được thay đổi thành dạng h.nh
trụ, làm bằng thiếc hay đồng thau, không
dùng ngọn lửa để làm nóng mà dùng hơi
nước hay khí gas. Đơn vị nổi danh nhất của
nước Pháp trong việc sản xuất các trang
thiết bị cà phê là h.ng Peugoet (1840). Các
dụng cụ dạng truyền thống vẫn được sử
dụng trong các hộ gia đ.nh m.i đến những
năm 1920. Thậm chí những cối xay cà phê
dùng tay, làm bằng gỗ vẫn có thể được tìm
thấy tại các ngôi nhà riêng trong những
năm 1960, với ngăn kéo hình hộp.
Thành ngữ Pháp có câu “cà phê nấu sôi là
cà phê đã hỏng: café bouillu, café foutu”
và thực tế cho thấy họ đã biết pha chế theo
cách thức khéo hơn: thay vì nấu bột cà
21Tháng 5 - 2014CÀ PHÊ - VĂN HÓA & NGHỆ THUẬT
22 Tháng 5 - 2014
phê trong nước sôi thì họ chỉ ngâm chất
bột, do đó bảo quản được hương vị. Cách
pha chế này có thể được coi là “cuộc cách
mạng nhung” trong ngành cà phê Pháp từ
năm 1710, với sự xuất hiện của bình và
túi lọc. Bột cà phê được cho vào túi, sau
đó nước sôi được tưới lên. Đến gần 100
năm sau, Jean Bapstite de Belloy đã cống
hiến một phát minh quan trọng hơn: phin
cà phê. Nước sôi được rót từ trên chảy
xuống, giọt cà phê chảy nhỏ giọt xuống
tách ở dưới cùng. Nguyên bản dụng cụ
pha chế kiểu nhỏ giọt này làm bằng thiếc,
sau đó được biến tấu thành nguyên liệu
sành sứ. Phương pháp này được gọi là De
Belloy: dụng cụ pha phin bằng sứ, có lỗ
rất nhỏ để nước sôi chảy qua cà phê bột.
Ngày nay các dụng cụ này vẫn c.n được
sử dụng.
Người ta tin rằng đại văn hào Balzac,
người dùng khoảng 50 tách cà phê mỗi
ngày, cũng áp dụng phương pháp pha chế
De Belloy nói trên. Trong tác phẩm văn
học Traité des excitants modernes (1839),
tạm dịch Những điều k. thú, Balzac đ. viết
“khi cà phê được pha chế trong phin sành
sứ theo dạng De Belloy, người ta
có thể dùng nước lạnh để pha và dường
như cà phê pha bằng nước lạnh c.n ngon
hơn so với dùng nước sôi. Đại văn hào
h.nh như bị cà phê “ám ảnh” mới có thể
viết được những kiệt tác bằng tiếng Pháp,
trong đó có tác phẩm Eugenie Grandet với
nhân vật Charles đã hướng
dẫn người dì của anh ta pha cà phê bằng
bình Chaptal. Bình pha cà phê Chaptal
thực ra cũng là biến thể của De Belloy mà
thôi, theo đó người ta sử dụng hạt cà phê
Mocha trộn lẫn với các hạt Bourbon và
Martinique được xay nhuyễn. Balzac là
người sành điệu về cà phê, ông dành thời
gian cả ngày trời để tìm mua cho đúng
những loại hạt ưa thích.
Vua Louis XV cũng là người sành cà phê,
chỉ thưởng lãm loại cà phê được trồng từ
Verseilles trong các nhà kính dành riêng
cho cây cà phê của ông. Nhà vua cũng
tự mình rang xay cà phê trong những cái
chảo và cối bằng vàng. Danh sách những
người quý tộc Pháp yêu cà phê còn dài
nữa: Madame de Pompadour,
Fontenelle, Voltaire, Jean-Jacques Rous-
seau và Napoleon… Còn giới bình dân
cũng tiếp cận được cà phê bắt đầu từ năm
1736, khi hạt cà phê được gieo trồng từ
miền Tây Ấn độ đã bắt đầu được nhập
khẩu vào Pháp. Đây là loại hạt mới nên
chi phí thấp hơn, kích thích tiêu dùng cà
phê cao hơn. Cà phê dần dần thay thế
cho món súp trong bữa ăn sáng của dân
Pháp. Hiện tượng này được ghi lại trong
tờ báo La Vie privee des Francaise (1782)
như sau: “tại không gian thị trường của
Pháp, người ta đã thấy những phụ nữ đi
bán cà phê sữa nóng trên khắp các con
phố.” Trong thế kỷ 19, công nhân Pháp
uống cà phê để chống lại cơn đói và lạnh.
Tác giả Emile Zola trong tiểu thuyết Ger-
minal đ. mô tả: đối với những người thợ
mỏ tại miền bắc nước Pháp khi đó thì vai
trò của cà phê không thua kém gì so với
bánh mỳ. Tương tự như vậy, tác
giả Pierre Jakez-Helias trong cuốn The
Horse of pride (tạm dịch: Chú ngựa vinh
quang) cũng mô tả “những phụ nữ Breton
có thể mua cà phê bằng mọi giá, cả làng sẽ
thơm nức mùi cà phê và ai
nấy đều dễ thở hơn.” Quả thật cà phê đã
trở thành một truyền thống sâu sắc của
dân Pháp.
Người dân Pháp đến với nhau bên bàn cà
phê. Trung tâm của cà phê Pháp là Paris,
nơi đây quy tụ rất nhiều nhân vật trí thức,
văn nghệ sĩ và cả chính trị gia. Như đã đề
cập ở phần trên: Pascal là người đàn ông
đầu tiên mở quán cà phê tại Paris và mặc
dù sau đó ông này phá sản nhưng đã khơi
mào cho hàng loạt quán café
khác ra đời. Chủ sở hữu của chúng thời
bấy giờ thường là người Armenia, Syria
hoặc Hy Lạp. Một đặc điểm đáng chú í
về các quán café Pháp trong giai đoạn này
là: chúng thường không tồn tại lâu bởi vì
người ta đánh đồng quán café với những
quán rượu rẻ tiền, bình dân và khách hàng
dùng cà phê không muốn bị coi là những
“khách nhậu” bình dân như vậy.
Họ e ngại vào quán café.
Người đầu tiên hiểu được vai trò của
không gian quán café là một người Pháp
gốc Sicille tên là Francesco Procopio dei
Coltelli, đến Pháp khi mới 20 tuổi. Năm
1672, khi 22 tuổi, anh chàng này đã đi
làm thuê trong quán café của Pascal và
22 Tháng 5 - 2014 CÀ PHÊ - VĂN HÓA & NGHỆ THUẬT
23Tháng 5 - 2014
đến năm 1686 anh mua hẳn 3
căn nhà nhỏ liền kề nhau trên
phố Fosse-Saitn-Germain,
đập bỏ các vách tường ngăn
cách để xây dựng quán cà phê
Procope: rất trang trọng với kính trang trí,
bàn đá cẩm thạch. Vị trí quán này đối diện
với rạp hát Jeu de Paume và cách vài bước
chân so với rạp Odeon. Thế là quán café
này nhanh chóng trở thành nơi tụ tập của
thanh thiếu niên, các nhà viết kịch, diễn
viên và nhạc sĩ. Phụ nữ ngại vào quán
cũng vẫn được phục vụ: họ cứ ngồi trên
xe ngựa, nhân viên sẽ mang cà phê ra tận
nơi.
Quán Procope tồn tại khá lâu. Sang thế kỷ
18, khi phong trào Khai sáng lan rộng tại
nước Pháp thì nơi này tập trung được rất
nhiều nhân vật nổi tiếng: Buffon, Diderot,
Rousseau và cả D’Alembert (với ý tưởng
về Bách khoa toàn thư). Đó là chưa kể đến
Voltaire, Fontenelle, Condorcet và Crebil-
lon. Thành công của quán này khơi nguồn
cảm hứng cho nhiều quán café khác ra đời
và tính đến năm 1720 thì Paris đã có hàng
trăm quán. Quán café thực sự là nơi chốn
đóng vai trò chất xúc tác cho Cách mạng
Pháp. Quán La Regence và Mecanique là
những nơi mà các nhà khai sáng tụ tập và
tranh luận với nhau. Hầu hết những quán
này đều đã không còn tồn tại đến ngày nay.
Một sự kiện đáng lưu ý sau cùng: tháng
Bảy, ngày 12 năm 1789 tại quán café De
Foy, Bộ trưởng Tài chính Pháp khi đó là
Jacques Necker bị bãi nhiệm và Camille
Desmoulins đã tranh thủ kích động quần
chúng đứng lên vũ trang chống lại nhà
vua. Các hành động sau đó là lịch sử.
Trong thế kỷ 19 nước Pháp chứng kiến
hiện
tượng: rất nhiều người thuộc tầng lớp lao
động bình dân Paris đã trở thành chủ quán
café, khi thành phố xuất hiện thêm nhiều
đại lộ và các nhà hát Opera. Giới tư sản
nước Pháp hay tụ tập tại các quán trên
đường Tortoni, hoặc góc ngã tư Italiens –
Taibout. Những ai có vấn đề về danh dự
có thể hẹn đối thủ để đấu tay đôi tại những
quán café như thế này, trong các phòng
riêng. Không chỉ có cà phê, nhiều quán
còn có bàn bi-da cho khách giải trí. Loại
hình cà phê bi-da này đầu tiên xuất hiện
tại Grand Café năm 1895. Đây cũng là
nơi đầu tiên trình chiếu một thể loại phim
hoạt hình sơ khai nhất, trong đó các tấm
ảnh được di chuyển nhanh để tạo thành
sự chuyển động. Về sản phẩm cà phê,
bên cạnh các loại truyền thống như cà
phê đen, cà phê sữa th. các quán của Pháp
cũng phục vụ những biến thể khác: cà phê
pha với rượu
cognac hay rượu mạnh, được gọi là gloria.
Loại rượu phổ biến nhất được pha chung
VUA LOUIS XV CŨNG LÀ
NGƯỜI SÀNH CÀ PHÊ,
CHỈ THƯỞNG LÃM LOẠI
CÀ PHÊ ĐƯỢC TRỒNG TỪ
VERSEILLES TRONG CÁC
NHÀ KÍNH DÀNH RIÊNG
CHO CÂY CÀ PHÊ CỦA
ÔNG. NHÀ VUA CŨNG TỰ
MÌNH RANG XAY CÀ PHÊ
TRONG NHỮNG CÁI CHẢO
VÀ CỐI BẰNG VÀNG.
23Tháng 5 - 2014CÀ PHÊ - VĂN HÓA & NGHỆ THUẬT
24 Tháng 5 - 2014 CÀ PHÊ - VĂN HÓA & NGHỆ THUẬT
với cà phê lúc bấy giờ là rượu Calvados
đến từ Normandy, do đó thức uống mang
tên café-calva. Sang thế kỷ 20, quán café
của Pháp là nơi tập trung nhiều văn nghệ
sĩ và các nhà trí thức, học thuật. Các tên
tuổi có thể nhắc đến là Guillaume Apol-
linaire, Andre Breton, John
Dos Passos, Ernest Hemmingway, và Pa-
blo Picasso. Sau Thế chiến II , quán Saint-
Germain des Pres trở thành trung tâm văn
chương của đất nước. Tác giả Leon Paul
Fargue viết trong quyển Độc hại: “thời
đại của chúng ta vẫn coi quán café là một
trong những thứ tương tự như
hộp đêm, quán rượu và chúng là điều khó
chịu nhất đối với mọi thể chế của nước
Pháp…” Ngày nay Pháp có khoảng 70
ngàn quán café phục vụ 5 triệu người
khách mỗi ngày. Số lượng này đang có
xu hướng giảm, khi mà thói quen sử dụng
thức ăn nhanh phát triển hơn và người ta
thích ngồi tại nhà thay vì ghé vào quán
café để gọi một ly cà phê đen. Dân Pháp
bây giờ thích mua cà phê và các dụng cụ,
rồi tự tạo cho mình không gian quán ngay
tại nhà riêng. Trong quán café cũng như
tại nhà riêng, người ta đều muốn thưởng
thức thứ cà phê gần giống như espresso
Italy. Nếu là tại nhà, họ sử dụng máy pha
cà phê cỡ nhỏ, sử dụng hơi nước nóng và
các thiết bị pha chế sữa cho cà phê capu-
chinno. Tuy nhiên trong quán café thì
người ta khó có thể có một tách espresso
hoàn hảo đúng kiểu Ý: phương pháp pha
chế không phải là đơn giản. Thêm vào đó,
trang thiết bị pha chế cà phê của người
Pháp cũng không ưu việt như của người
Đức. Nguyên nhân của hiện tượng này
là: Pháp chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực,
mang tính truyền thống trong việc thưởng
lãm cà phê. Đầu tiên, do thừa hưởng lối
rang quá đen của Trung Đông mà người
Pháp đã không thể giữ được hương vị thật
của cà phê. Thứ hai, người Pháp còn có
truyền thống pha chung cà phê với cây rau
diếp xoăn (chicory) nên vị cà phê bị mất
nhiều. Nguyên nhân thứ ba là do kinh tế:
trong cuối thế kỷ 19 kéo dài đến thập niên
1960, thị trường nội địa của Pháp xuất
hiện nhu cầu cà phê thứ cấp với hạt cà
phê Robusta nhập khẩu từ các thuộc địa
châu Phi. Vậy là một lần nữa đất nước này
lại nảy sinh nhu cầu đối với sản phẩm giá
rẻ, chất lượng thấp. Hậu quả là thị trường
Pháp hiện diện một lượng lớn café au lait
với hơn một nửa lượng cà phê nhân là ro-
busta. Đến thời điểm
ngày nay thì các nhà rang xay Pháp mới
bắt đầu tìm kiếm những hạt arabica tuyệt
hảo để có sản phẩm cà phê đúng.
NGÀY NAY, NƯỚC PHÁP CÓ KHOẢNG
70.000 QUÁN CAFÉ PHỤC VỤ 5 TRIỆU
NGƯỜI MỖI NGÀY. SỐ LƯỢNG NÀY
ĐANG CÓ XU HƯỚNG GIẢM, KHI MÀ
THÓI QUEN SỬ DỤNG THỨC ĂN NHANH
PHÁT TRIỂN HƠN VÀ NGƯỜI TA THÍCH
NGỒI TẠI NHÀ THAY V. GHÉ VÀO QUÁN
CAFÉ ĐỂ GỌI MỘT LY CÀ PHÊ ĐEN.
24 Tháng 5 - 2014 CÀ PHÊ - VĂN HÓA & NGHỆ THUẬT
25Tháng 5 - 2014
E
thiopia, cái tên mà nếu như ta không tìm hiểu rõ sẽ không
thể nào biết được đây là đất nước cổ xưa nhất châu Phi -
Nơi mà ta hay gọi là “Cái Nôi của loài người” và cũng là nơi
hạt cà phê đầu tiên xuất hiện.
Đối với những ai đam mê cà phê, thì đây đơn giản chỉ là một
loại thức uống trên cả tuyệt vời. Nhưng khi đến với Ethiopia,
một đất nước cổ xưa nhất, cà phê không chỉ là truyền thống của
quốc gia,nó còn là biểu tượng của quyền lực cổ xưa, là thức uống
của đấng thần linh tối cao. Và uống cà phê không chỉ đơn giản là
thưởng thức, cảm nhận, người dân nơi đây xem nghi thức pha và
uống cà phê như là một nghi lễ tâm linh. Vì khi tiến hành nghi lễ
này, người Ethiopia cho rằng đang giao tiếp với đấng thần linh của
quốc gia. Và sau khi dâng lên đấng tối cao, thì hạt cà phê sau khi
“chết” sẽ nằm trong đất và bảo vệ cho sự yên bình của đất nước.
Để pha thành một ly Buna - tên gọi của cà phê tại quốc gia này,
cần phải mất đến 2 giờ với các nghi thức truyền thống luôn do
một người phụ nữ trẻ đảm nhận. Và ở Ethiopia, một ngày chúng
ta có đến 3 lần thực hiện nghi thức truyền thống từ cà phê. Thay
vì dùng với đường và sữa, người Ethiopia lại thưởng thức cà phê
với muối hoặc bơ.
Chính vì sự quan trọng và mang tính chất tâm linh nên nghi
thức truyền thống cổ xưa này không phải ai cũng có thể trực tiếp
chứng kiến.
Tuy nhiên, điều đặc biệt là khi đến với show diễn Barista của
Coffee Tour, bạn sẽ được tận mắt trải nghiệm cũng như là một
phần của nghi lễ người Ethiopia, xem cách họ pha cà phê và giao
tiếp với đấng tối cao mà họ tôn thờ - Vị thần Cà phê.
Show diễn Barista tại Làng cà phê Trung Nguyên do Coffee Tour tổ chức
Quy trình pha chế Cà phê Ethiopia
Thực hiện: Trường Giang
BÍ ẨN CÀ PHÊ
Ethiopia
CÀ PHÊ - VĂN HÓA & NGHỆ THUẬT 25Tháng 5 - 2014
26 Tháng 5 - 2014
C
hương trình cà phê thứ 7 diễn ra vào ngày 21/06/2014
vừa qua với sự góp mặt của các khách mời là những nhà
báo kỳ cựu đương hoặc đã từng làm nghề, trải qua không
ít khó khăn của những năm cuối thế kỷ 20 nhưng cũng đã từng
nếm trải nhiều lần dư vị của sự vinh quang đầy tự hào. Họ đã hồi
tưởng, đã trăn trở và mong muốn một tương lai tốt đẹp hơn cho
chất lượng báo chí nước nhà…
Nghề báo, nghề của vinh quang
Đó là nhận định của các khách mời là diễn giả tại chương
trình, là các nhà báo kỳ cựu gồm bà Vũ Kim Hạnh - Nguyên
TBT Báo Tuổi Trẻ, Giám đốc BSA và ông Nguyễn Xuân Trung
– Phó Tổng biên tập báo Tuổi Trẻ. Đây cũng là dịp các nhà báo
hồi tưởng lại thời quá khứ vàng son của mình, khi tờ báo nhận
được sự ủng hộ của bạn đọc với nhiều chuyên mục, nhiều thông
tin nóng hổi phục vụ đúng nhu cầu của bạn đọc. Sự vinh quang
của nghề cũng đồng hành với tinh thần “vượt lên chính mình để
đi đến cùng sự thật”.
Trong câu chuyện của mình, nhà báo Vũ Kim Hạnh đã hồi
tưởng lại thời kì làm báo những năm 70 – 80, khi những nhà báo
trẻ băng rừng vượt suối để lấy thông tin mà không màng đến số
nhuận bút nhỏ nhoi nhận được sau đó. Đó là áp lực của người làm
nghề trong bối cảnh thông tin được tiếp nhận bằng văn thư chứ
không phải bằng “email, sms, mobile, laptop”, các anh em luôn
phải trong tình trạng suy tính làm sao thông tin được đăng tải kịp
thời. Trèo đèo lội suối lấy thông tin chưa xong, mà phải lặn lội
tìm đến các điểm đóng của bộ đội để đi nhờ xe đến bưu điện gửi
tin nhanh cho tòa soạn mới được gọi là hoàn thành nhiệm vụ. Để
rồi ngày hôm sau, niềm hạnh phúc của các anh em là được thấy
bài viết của mình trên mặt báo, nghĩa là nhân dân đã kịp thời nắm
được thông tin.
Thách thức của giới trẻ trước nền báo chí đương đại
“Những khó khăn của chúng tôi thời bấy giờ vẫn không thách
thức bằng những gì các bạn phóng viên trẻ đang đối mặt trong
thời đại ngày nay, khi mà các bạn có rất nhiều nguồn thông tin,
có điều kiện thuận lợi để tiếp cận nhưng việc lựa chọn thông tin
đúng và chất lượng là một khó khăn lớn”. Chia sẻ của nhà báo
Kim Hạnh đã phản ánh phần nào thực trạng nền báo chí hiện nay
cũng như thách thức của các nhà báo trẻ khi làm nghề.
Đồng cảm với nhà báo Kim Hạnh, nhà báo Nguyễn Vạn Phú
– một blogger khá nổi trong giới cho biết: “Lượng bạn đọc báo
giấy hiện đang giảm nhanh do sự phát triển của mạng xã hội,
internet, máy tính bảng, điện thoại thông minh… Người đọc chỉ
quan tâm đến thông tin mà không quan trọng là báo nào đứng
viết. Đây là nguyên nhân làm giảm doanh thu, báo không có điều
kiện cho phóng viên thực hiện các phóng sự dài kỳ và công tác
xa. Bên cạnh đó là việc chuộng những tin giật gân, gây hiếu kỳ
của bạn đọc cũng làm giảm chất lượng tờ báo, làm cho người
làm báo chân chính không còn động lực và tâm huyết với nghề”.
Có thể chính vì tờ báo không còn đủ sức hấp dẫn với bạn đọc,
thông tin chưa đủ sâu để làm cho người đọc phải suy tư cùng với
người viết nên Giáo sư TSKH Nguyễn Đăng Hưng với tư cách
khách tham dự đã lên tiếng: “Bây giờ tôi đọc tờ Tuổi Trẻ chỉ có
10 phút là buông tờ báo xuống và cũng không còn cất đi để buổi
chiều đọc tiếp như lúc trước nữa”. Theo giáo sư, những vấn đề xã
hội quan tâm hiện nay không thấy xuất hiện hoặc xuất hiện khá
chậm trên mặt báo, nội dung mờ nhạt. Thừa nhận những quan
điểm trên, Phó Tổng báo Tuổi Trẻ - Ông Nguyễn Xuân Trung bày
tỏ: “Bản thân tôi vẫn chưa hài lòng với tờ báo hiện nay, tôi muốn
nội dung báo phải “nóng” hơn, đứng về phía người cô thế, nói
lên những câu chuyện thực tế của phận người, của cuộc sống. Tôi
đòi hỏi người phóng viên hai điểm: yêu nghề và viết “sạch nước
cạn”, đi đến cùng bản chất câu chuyện mình viết. Với nghề báo,
tâm lực là đức, bút lực là tài, các bạn cần đạt được cả hai yếu tố
đó thì mới có thể dùng ngòi bút đấu tranh cho lẽ phải, cho người
cô thế trong xã hội”.
Nếu thể hiện được tài – đức trong công việc, chắc chắn người
làm báo dù ở lĩnh vực nào cũng sẽ được trân trọng, như chia sẻ
của Bà Phạm Thị Thu Thủy – Phó Tổng biên tập báo Thể thao
và Văn hóa về chuyến tham quan tòa báo ở New York khi gặp
các đồng nghiệp nước ngoài đã khoe với mình về một tin viết
“nhỏ xíu” bằng vẻ tự hào và hãnh diện. Đó chính là sự tôn trọng,
nghiêm túc với công việc, với đóng góp, tác phẩm mình tạo ra và
mỗi phóng viên trẻ hãy liên tục trau dồi tài – đức cho mình để làm
báo không chỉ là một nghề mà chính là cuộc sống.
Thực hiện: Thủy Nguyễn
CÀ PHÊ THỨ 7 – NGÀY BÁO CHÍ VIỆT NAM 21/6:
CÀ PHÊ - VĂN HÓA & NGHỆ THUẬT
NGHỀ BÁO – THÁCH THỨC
MỚI CỦA NGƯỜI TRẺ
26 Tháng 5 - 2014
27Tháng 5 - 2014
ĐÁNH CẮP Ý TƯỞNG – Steve Cone
Mục đích chính của bất kỳ một chiến
dịch marketing đều là thu hút sự chú ý và
nhận được sự phản hồi tích cực từ khách
hàng. Để đạt được thành công, chiến dịch
marketing phải hội đủ ba yếu tố: sức lôi
cuốn, nội dung mới lạ và động lực thúc
đẩy khách hàng hành động. Đây cũng
chính là một trong những đúc kết kinh
nghiệm mà Steve Cone đã chia sẻ trong
quyển “Steal These Ideas” ( tác phẩm đã
được NXB Trẻ xuất bản với tựa đề “Đánh
Cắp Ý Tưởng”).
Steve Cone hiện là một trong những
chuyên gia marketing hàng đầu trong lĩnh
vực dịch vụ tài chính, với hơn 30 năm kinh
nghiệm làm việc trong các công ty hàng
đầu thế giới như: Citigroup, American Ex-
press, Epsilon,Apple…Bằng lời lẽ súc tích,
rõ ràng, ông đưa ra dẫn chứng cũng như
nhận định về những mẫu quảng cáo hoặc
những thủ thuật marketing tiêu biểu cả đột
phá lẫn nhàm chán. Đó có thể là một mẫu
quảng cáo trên báo giống như :“TUYỂN
NAM cho Chuyến Đi Mạo Hiểm với các
điều kiện: lương thấp, trời lạnh giá, nhiều
tháng trời trong đêm đen, đầy hiểm nguy,
không chắc ngày về an toàn nhưng có danh
vọng và được tôn vinh nếu thành công”;
hoặc như bức thư mà Hunter S. Thompson
– Tổng biên tập của tờ Rolling Stone đã
viết gửi cho độc giả để yêu cầu họ tiếp tục
đặt báo dài hạn… Đây là những kiểu mar-
keting được Steve Cone đánh giá là hội đủ
các yếu tố thành.
Đối với những ai đam mê hoặc đang
theo đuổi con đường trở thành nhà market-
ing chuyên nghiệp thì đây chính là bài học
quý giá và là kim chỉ nam dẫn đến thành
công. Giống như Jon Linen - Phó chủ
tịch hãng American Express đã nhận xét:
“Cuốn sách này có thể giúp việc marketing
của mọi doanh nghiệp từ chỗ tẻ nhạt, chán
ngắt nhanh chóng trở nên vượt trội.”
ĐẮC NHÂN TÂM - Dale Carnegie
Người Việt Nam ta từ xưa đã có câu:
“Lời nói không mất tiền mua, lựa lời
mà nói cho vừa lòng nhau”. Thế nhưng
không phải ai trong chúng ta cũng làm
được điều này. Khi bạn biết cách ứng xử
khéo léo và tế nhị bạn sẽ có những mối
quan hệ tốt đẹp, đặc biệt là trong mối quan
hệ kinh doanh. Tuy nhiên làm thế nào để
được mọi người quý trọng, tin tưởng và
nghe theo lời của bạn đó là cả một nghệ
thuật. Bạn sẽ tìm thấy lời giải đáp về nghệ
thuật đối nhân xử thế qua từng trang trong
cuốn sách “Đắc Nhân Tâm” của tác giả
Dale Carnegie. Những nguyên tắc vàng
mà Dale Carnegie gửi gắm trong “Đắc
Nhân Tâm” chắc chắn sẽ thay đổi rất
nhiều quan điểm của bạn về cuộc sống
hàng ngày cũng như trong công việc kinh
doanh.
Xuất thân trong một gia đình nông dân
nghèo, Dale Carnegie đã phải làm rất
nhiều ngành nghề khác nhau trước khi
trở thành một nhà thuyết trình nổi tiếng.
“ Đắc Nhân Tâm” là thành tựu lớn nhất
của ông. Khác với suy nghĩ của rất nhiều
người cho rằng “Đắc NhânTâm” đơn
thuần chỉ là một “giáo trình” dạy bạn cách
để lấy lòng hoặc tạo được thiện cảm với
người khác, hơn thế từng trang trong “Đắc
Nhân Tâm” sẽ là chiếc gương phản chiếu
chân thật những hành vi cư xử của bạn,
giúp bạn hiểu rõ hơn và thành thật hơn
với chính mình, từ đó bạn mới có được
thái độ chân thành và tích cực trong giao
tiếp với những người xung quanh, giống
như Dale Carnegie đã viết : “Biểu lộ sự
quan tâm chân thành đối với người khác
không những giúp bạn có thêm bạn bè
mà còn có thể làm tăng lòng trung thành
của khách hàng đối với công ty bạn”. Đây
mới chính là điều tạo nên sức hút của“Đắc
NhânTâm” đối với hàng triệu đọc giả trên
toàn thế giới. Dàn trải qua 30 chương của
cuốn sách, Dale Carnegie muốn gửi gắm
đến bạn một thông điệp rằng: bằng việc
quan tâm đến những người xung quanh,
lắng nghe, tôn trọng và khơi dậy những
tiềm năng nơi họ, bạn sẽ xây dựng nên
những mối quan hệ tốt đẹp và bền vững.
Và tất yếu điều này chính là chìa khóa dẫn
đến thành công trong mỗi chúng ta.
MẶC KỆ NÓ! LÀM TỚI ĐI!
Richard Branson
“Bất kể bạn muốn đạt được điều gì trong
đời, nếu không cố gắng, bạn sẽ không đạt
được mục tiêu”. Một lời nhắc nhở chân
thực cho những ai đang loay hoay tìm
con đường hiện thực hóa giấc mơ. Không
bao giờ từ bỏ là thái độ sống của Richard
Branson, như chú kiến tìm mọi cách vượt
qua trở ngại mang thức ăn về hang, leo qua
chướng ngại vật, vòng qua hay tìm con
đường khác. Luôn linh động phương pháp
nhưng mục tiêu thì phải giữ vững. Những
trải nghiệm được truyền đạt đã nêu cao tinh
thần nhiệt huyết của một người, luôn yêu
thương cuộc sống và sống hết mình.
Mười bốn chương sách là những giai
thoại sống động, chân thật. Không cầu kỳ
trong ngôn từ, không ca tụng về thành quả
đã có. Mà chỉ những lời gửi gắm gần gũi,
chia sẻ thực tế trong từng giai đoạn khởi
nghiệp, trong từng trải nghiệm và những
nhận thức đúng đắn đã theo thời gian được
chứng minh ngày càng rõ nét. “ Mặc kệ
nó! Làm tới đi”, khẩu hiệu của người trẻ
được dùng làm tiêu chí hoạt động cho một
tập đoàn gồm hơn 200 công ty khắp thế
giới. Tựa sách được lột tả rất chu đáo và
chi tiết trong từng dòng văn, từng triết lý
sống, và từng quan điểm kinh doanh đúng
đắn trong sách. Những điều tưởng như
đơn giản trong cuộc sống, ai cũng biết lại
được xem là một cách đã tạo dựng thương
hiệu Virgin lâu bền: “ Chuẩn bị kỹ càng,
tin tưởng vào bản thân, giữ lời hứa, yêu
thương cuộc sống và sống hết mình...”
Có thay đổi làm cho thế giới tốt đẹp hơn
không? Đây là tất cả những câu hỏi đã tạo
nên một kết quả vững bền và rộng lớn –
Tập đoàn Virgin và Richard Branson.
ĐIỂM SÁCH
CÀ PHÊ - VĂN HÓA & NGHỆ THUẬT
Thực hiện: Khánh Linh & Thế Vinh
28 Tháng 5 - 2014 CÀ PHÊ VÀ SỨC KHỎE
Một nghiên cứu mới đã mang lại
niềm vui cho những người yêu
thích cà phê: uống cà phê thường xuyên
(khoảng 6 tách một ngày) không hề làm
tăng tỉ lệ tử vong dù ở đàn ông hay phụ
nữ. Thực tế, cà phê có caffein hay không
caffein đều liên quan đến tỉ lệ tử vong thấp
đối với người mắc bệnh tim.
Esther Lopez-Garcia, PhD., đồng thời
là tác giả chính của nghiên cứu cho biết:
“Thói quen uống cà phê liên quan đến rất
nhiều tác động có lợi cũng như có hại đối
với sức khỏe nhưng vẫn chưa có nhiều
dữ liệu về mối liên quan của thói quen đó
đối với tỉ lệ tử vong. Uống cà phê không
liên quan đến tỉ lệ tử vong cao hơn ở đàn
ông và phụ nữ tuổi trung niên. Mối liên hệ
giữa lợi ích của thói quen uống cà phê với
bệnh tim, ung thư và các nguyên nhân gây
tử vong khác sẽ được nghiên cứu về sau”.
Phụ nữ uống khoảng 2 đến 3 tách cà phê
có caffein mỗi ngày khiến nguy cơ tử vong
giảm đi 25% đối với bệnh tim trong suốt
thời gian theo dõi tiến hành nghiên cứu (từ
năm 1980 đến năm 2004 với 84.214 phụ
nữ tham gia) so với người không uống cà
phê. Nguy cơ tử vong giảm đi 18% đối
với các nguyên nhân gây tử vong khác
ngoài bệnh tim và ung thư đối với người
có uống cà phê so với người không uống
trong suốt thời gian theo dõi. Với nam
giới, mức độ uống cà phê không làm tỉ lệ
tử vong giảm đi hay tăng lên trong khoảng
thời gian theo dõi từ năm 1986 cho đến
năm 2004 với 41.736 người tham gia.
Các nhà nghiên cứu đã tiến hành phân
tích dữ liệu từ 84.214 phụ nữ tham gia
vào Nghiên cứu sức khỏe và 41.736 đàn
ông tham gia vào Nghiên cứu sức khỏe
chuyên nghiệp tiếp theo. Để tham gia tiếp
vào nghiên cứu hiện nay, người tham gia
phải đảm bảo điều kiện không mắc ung
thư hay bệnh tim tại thời điểm khởi đầu
nghiên cứu.
Họ phải hoàn thành bảng câu hỏi cứ hai
đến bốn năm một lần bao gồm các câu hỏi
về mức độ thường xuyên uống cà phê, các
thói quen ăn uống khác, hút thuốc và tình
trạng sức khỏe. Các nhà nghiên cứu sau
đó so sánh tần số tử vong đối với bất kì
nguyên nhân nào, do bệnh tim và do ung
thư ở những người có thói quen uống cà
phê khác nhau.
Trong số phụ nữ tham gia, 2.368 người
đã chết vì bệnh tim, 5.011 người chết vì
ung thư, còn 3.716 người chết do các
nguyên nhân khác. Đối với đàn ông, 2.049
người chết vì bệnh tim, 2.491 người chết
vì ung thư, và 2.348 người chết vì các
nguyên nhân khác.
Trong khi suy tính các các yếu tố nguy
cơ khác, như kích cỡ cơ thể, thói quen hút
thuốc, ăn uống cũng như các bệnh cụ thể,
các nhà nghiên cứu nhận thấy người uống
nhiều cà phê có tỉ lệ tử thấp hơn trong suốt
khoảng thời gian theo dõi. Nguyên nhân
có thể là do nguy cơ tử vong vì bệnh tim
ở những người uống cà phê thấp. Tuy
nhiên không tìm được mối liên hệ nào
giữa thói quen uống cà phê và tử vong do
ung thư. Dường như điều này không liên
quan đến caffein do những người uống cà
phê không có caffein có tỉ lệ tử thấp hơn
những người không uống cà phê.
Các biên tập viên của tờ Annals of
Internal Medicine cảnh báo rằng nghiên
cứu chưa chắc chắn rằng cà phê có thể làm
giảm nguy cơ tử vong sớm. Có lẽ tồn tại
một điều nào đó đã bảo vệ những người
uống cà phê. Đồng thời lỗi tính toán trong
việc đánh giá thói quen uống cà phê là
không tránh khỏi bởi thói quen ước lượng
này là do người tham gia tự thông báo.
Nghiên cứu được Viện y tế quốc gia tài trợ.
Theo bài viết “The Relationship of Coffee
Consumption with Mortality” của tác giả
Lopez-Garcia, van Dam, Li, Rodriguez-Artale-
jo, và Hu.Trà Mi và ScienceDaily
UỐNG CÀ PHÊ
GIẢM TỈ LỆ
TỬ VONG
29Tháng 5 - 2014
CÀ PHÊ VÀ SỨC KHỎE
29Tháng 5 - 2014
30 Tháng 5 - 2014
Tôi bán cà phê quán cóc đã hơn ba
chục năm nay. Quán của tôi dù rất
nhỏ nhưng cũng là nơi hội tụ bao nỗi buồn
vui có đủ, là nơi có thể ngồi nghỉ chân
của ai đó nhất thời chưa định được đích
đến, cũng là điểm hẹn của nhiều người
thức trắng đêm xem bóng đá. Đặc biệt
hơn cả, quán tôi thường xuyên được đón
tiếp một vị khách có cái tên rất dễ nhớ:
“ Chú Năm thứ trưởng”, ai cũng gọi ông
như vậy. Chú Năm uống cà phê ở quán đã
lâu nên thành thân quen, ông uống không
đường mà đăc sệt. Chỉ có tôi mới pha cho
ông được. Kể cũng lạ, một con người có
thể nhận rõ cảm xúc vui buồn qua độ đậm
nhạt của cà phê. Cả cái cách uống cà phê
của ông cũng làm người ta ngờ ngợ, ngồi
trầm ngâm nhấp từng ngụm, từng ngụm.
Phải là người nhiều nỗi niềm lắm mới
uống cà phê kiểu đó. Tôi thường nghĩ thế,
và đúng, một lần quán vắng khách ông
Năm đã bất ngờ tâm sự.
* * *
- “ Chỉ cần nếm một giọt, thưởng thức
vị của nó là có thể nhận biết loại cà phê gì
và được trồng ở đâu”. Đó là tài nghệ của
Hoàng. Đâu dễ mấy ai uống cà phê không
đường mà vẫn cảm nhận được vị ngọt như
cậu ta. Chúng tôi cùng học Trường Cao
đẳng Canh Nông, cùng nghiên cứu cây cà
phê, nhưng tôi lại chẳng thích và chẳng
ghiền cái thứ nước nâu nâu sóng sánh hấp
dẫn đối với bao nhiêu người. Còn Hoàng,
bạn tôi không những ghiền nặng mà còn
hễ có dịp là vù lên Tây nguyên, có khi ở
đó cả tháng trời. Hoàng say sưa cắt tỉa,
chiết ghép, nghiên cứu các chủng loại cà
phê khác nhau, thậm chí quan tâm đến cả
thổ nhưỡng… và đặc biệt cái cách mà cậu
ta uống cà phê không đường thì chẳng ai
sánh được.
Kháng chiến chống Pháp bùng nổ,
chúng tôi xếp bút nghiên lên đường đi
chiến đấu bảo vệ tổ quốc như hàng triệu
người dân Việt Nam lúc bấy giờ. Trong
bóng dáng của Tây nguyên năm nào còn
ghi tạc hình ảnh những người lính giản dị
cùng ăn cùng ở với đồng bào dân tộc: có
cả tôi và có cả Hoàng. Những năm tháng
đó, nếu nói ngay thẳng thì tôi cũng chỉ tầm
tầm không có gì nổi bật, còn Hoàng là một
chiến sĩ vô cùng anh dũng, cậu ta đã được
đề bạt chỉ huy đại đội.
Hòa bình lập lại, tập kết ra Bắc, chúng
tôi được phân công về một nông trường
cà phê. Hết cầm súng lại cầm cày cầm
cuốc, những người lính hồ hởi tràn ngập
khí thế xây dựng non sông. Là người
năng nổ, thông minh và là thủ trưởng nên
Hoàng được cử làm giám đốc, còn tôi,
một anh lính quèn cũng được Hoàng cất
nhắc làm phó. Suy cho cùng thì tôi còn
hơn cậu ta nhiều thứ: con nhà khá giả,
học hành thuộc loại nhất nhì trong lớp
(tất nhiên chỉ giỏi lý thuyết thôi, còn thực
hành thì kém vì tôi chẳng thích chân lấm
tay bùn như Hoàng).
Nông trường rộng mênh mông và cà
phê bạt ngàn, nhưng cây đã quá già cỗi
nên năng suất không cao. Gần một ngàn
con người ngày này qua ngày khác bán
bụng cho đất và bán lưng cho trời vậy mà
thu hoạch chẳng được là bao. Hoàng tỏ ra
hết sức cay cú và nóng lòng với điều đó.
Nhiều đêm thao thức không ngủ được vì
nâng cao năng suất cà phê, Hoàng đã gọi
tôi đến nhà để đàm đạo. Tự tay Hoàng pha
cà phê. Cậu ta nén thật chặt cái phin nên
từng giọt, từng giọt cà phê rơi. Tôi lặng
yên nhìn và lặng yên nghe cái âm thanh
rơi trong lòng cái phin nhỏ xíu đến não cả
lòng! Hai chúng tôi ngồi nhâm nhi ly cà
phê không đường và thưởng thức cái vị
ngọt của nó – như Hoàng vẫn bảo. Riêng
đối với tôi thì đó là một vị đắng, cái đắng
đến cứng cả lưỡi của một kẻ không biết
thưởng thức cà phê. Hoàng đã hỏi tôi về
nhiều phương án.
- Đốn hết và trồng mới?
- Lấy đâu ra cây giống để trồng mới
cho hàng ngàn hecta? Và ai kiên nhẫn đợi
được năm sáu năm sau cây mới bói quả? -
Hoàng hỏi tôi.
- Vô phương! Tôi đành thúc thủ.
Sau nhiều đêm trăn trở, cuối cùng
Hoàng mạnh dạn đưa ra phương án “đốn
sạch cây”. Sáng kiến này được thảo luận từ
mùa thu sang cuối đông. Lực lượng ủng hộ
và chống đối ngang nhau. Tôi với tư cách
là một kỹ sư canh nông mà chẳng dám
phản đối cũng chẳng đồng tình. Tôi sợ,
phản đối Hoàng, không khéo người ta vu
cho tội chống Đảng, còn nếu đồng tình lỡ
mai này có bề chi không khéo lại vạ lây…
Hoàng vốn là người thông minh có năng
lực và quyết đoán, hơn thế nữa cậu ta là
người sẵn sàng chịu trách nhiệm đối với
những việc mình làm. Cuối cùng bằng
quyền hạn của giám đốc, Hoàng đã quyết.
Trong cái rét như cắt vào da vào thịt, hàng
trăm con người đua nhau chặt phá. Rừng
cà phê đang xanh tươi bỗng chốc trơ ra
những gộc là gộc. Nắng lửa và gió Lào
thổi qua nông trường, cà phê chỏng chơ
như một rừng chông. Ai nhìn cũng xót.
Mùa xuân nữa lại đến, cây cà phê cũng chỉ
lèo tèo vài cành non phất phơ èo uột. Một
mùa cà phê không hạt. Người ta đâm ra
tiếc của. Tôi bắt đầu lo cho Hoàng. Nhưng
trong bụng tôi lại mừng thầm:” Thất bại
rồi ông tướng ạ!”. Tiếng xì xầm đã bắt đầu
công khai: “Ông ta là đồ phá hoại!”, hoặc
“Sao mà cấp trên lại tin…?”. “Tôi cầm
chắc, đó là thất bại ê chề!”. Những thông
tin như vậy được tôi bơm vào đầu hàng
trăm con người ít học để từ đó trở thành
những cơn sóng dữ. Nhưng Hoàng vẫn tin
ở sáng kiến của mình.
Đợt cải cách ruộng đất thứ năm ào ạt
CÀ PHÊ TỪNG GIỌT
Truyện ngắn của Nguyễn Đình Phư
TRUYỆN NGẮN
31Tháng 5 - 2014
đổ về khắp hang cùng ngõ hẻm vừa dứt
thì đợt chỉnh đốn Đảng lại tới. Nhân dịp
này, chúng tôi ghép cho Hoàng là kẻ phá
hoại. Và sai lầm này đã chôn vùi không
chỉ sự nghiệp nghiên cứu khoa học mà
cả cuộc đời: Hoàng bị bắt, bị đấu tố rồi
bị bắn sau đó. Còn tôi lại được đề bạt làm
giám đốc thay Hoàng.
Tôi lầm lũi trong ráng chiều đỏ ối của
miền Tây. Rừng cà phê đang trỗi dậy. Tôi
nghe trong gió lời trăn trối của Hoàng: “
Rồi các vị sẽ thấy!”. Đêm về, tôi lần giở
những ghi chép của Hoàng - mớ tài liệu
ít ỏi của một đời làm khoa học. Thì ra, đó
là phương pháp trẻ hóa cà phê bằng cách
chặt trụi cành. Cây cà phê sau khi đốn, nếu
được chăm sóc tốt sẽ trỗi dậy. Chỉ hai vụ
thôi, cà phê lại cho những mùa bội thu.
Năng suất cao gấp ba bốn lần trước khi
chưa đốn. Cần phải có thời gian! Nhưng
thời gian chưa kịp đến mà Hoàng đã bị
buộc phải ra đi. Đúng thế thật, ngay sau
khi Hoàng bị bắn thì rừng cà phê đã trỗi
dậy, không bao lâu đã xanh bạt ngàn. Tôi
cảm thấy bần thần, điều gì đó không yên
trong lòng, sáng sáng chiều chiều trong
những làn gió xào xạc đi qua rừng cà phê
tốt tươi, đượm trái. Tôi luôn luôn cảm
thấy như có đôi mắt của Hoàng đang nhìn
mình, đôi mắt nhìn như muốn nói “giờ thì
các vị thấy rồi đấy! ”.
Mùa vẫn trôi đi như không có chuyện
gì xảy ra. Ngoài các loại phân vô cơ theo
tiêu chuẩn, tôi còn khuyến khích các tổ
đội làm phân xanh hữu cơ bón cho cà phê.
Nông trường lại xanh bạt ngàn. Những
mùa cà phê bội thu trở lại, tôi được ca
tụng, được khen thưởng và được đề bạt,
với mọi người tôi thành ông Trời con lúc
đó, nhưng riêng tôi trong lòng rất đỗi day
dứt, tôi được đề bạt là nhờ thành tích của
mình? - Không phải, nó đã được đánh đổi
bằng cái chết của Hoàng!
Nói đoạn, chú Năm thứ trưởng òa khóc.
Dù đã ngoài bảy mươi mà những giọt
nước mắt ông vẫn chảy thành dòng nóng
hổi. Tôi đưa khăn lau nhẹ mặt ông và hỏi:
- Nhưng tại sao chú Năm lại có biệt
danh là thứ trưởng?
- Tôi đâm ra ghiền cà phê từ đó. Cách
uống cũng chẳng khác gì Hoàng: nhấm
nha những giọt cà phê không đường,
cảm nhận vị ngọt để tìm cái hương vị tận
cùng sâu lắng của sự quyến rũ tuyệt vời.
Chức quyền cũng dồn dập đến với tôi. Tôi
được điều về Bộ làm vụ trưởng, rồi thứ
trưởng – bây giờ nghĩ lại mới thấy, những
năm tháng ngồi trên những chiếc ghế đầy
quyền lực mà không làm được gì, chỉ lo
giữ chỗ ngồi.
Đang nói chuyện bổng dưng ông
Năm bỏ về, không thanh toán cả tiền cà
phê. Hôm sau ổng cũng chẳng thèm ra.
* * *
Ông bị nhồi máu cơ tim phải cấp cứu ở
bệnh viện Thống nhất rồi ra đi mãi mãi.
Hôm tiễn ông, tôi mua một vòng hoa:
“Kính viếng Chú Năm thứ trưởng”. Người
ta thường bảo chết là hết, là về với đất
không vướng gì nợ trần nữa, nhưng không
hiểu sao hôm tiễn chú Năm thứ trưởng
đến nơi an nghỉ cuối cùng tôi cứ phân vân
nghĩ – chưa hẳn là thế. Sáng nào tôi cũng
pha một ly cà phê không đường và thắp
một nén nhang vái ông ba vái. Kể từ ngày
đó quán cà phê này ăn nên làm ra. Quán
bắt đầu nổi tiếng. Bây giờ thì khách ra vào
nườm nượp, toàn các bạn trẻ. Khách đến
uống cà phê là dân sành điệu: đi xe tay
ga xịn, xài điện thoại di động model mới
nhất. Lâu lâu lại có một vài cô bé nghiêng
ngữa nhìn góc thờ ông Năm thứ trưởng. Ở
đó vẫn luôn có một ly cà phê không đường.
Tôi chắc rằng cà phê ấy vẫn mang một vị
ngọt mà không dễ mấy ai cảm nhận được!
Gió heo may lại về, một vụ cà phê nữa
đang được thu họach. Chủ quán đang thả
mình cùng hương cà phê Ban Mê… Ráng
chiều mang màu đỏ.
TRUYỆN NGẮN
32 Tháng 5 - 2014
Ý TƯỞNG MỚI
Andrew Stordy, người chế tạo ra
chiếc máy Ikawa sử dụng phần
mềm theo dõi nhiệt độ và thời
gian để rang cà phê, cho rằng máy này
giúp pha chế một cốc cà phê tươi hơn và
giúp người tiêu dùng có một mối liên kết
gần gũi hơn với nông dân trồng cà phê,
bởi họ có thể nhận cà phê chuyển trực tiếp
từ nông trại và tự rang hạt cà phê chưa qua
xử lý công nghiệp.
“Ikawa” có nghĩa là “cà phê” trong
tiếng Kirundi, ngôn ngữ của người Bu-
rundi ở Châu Phi. Ý tưởng này được nung
nấu từ thời thơ ấu, khi Stordy theo cha mẹ
là những người truyền giáo sống ở nhiều
đất nước trồng cà phê khác nhau như
Papua New Guinea, Vanuatu, và Burundi.
Được tiếp xúc nhiều với đời sống người
nông dân trồng cà phê nên Stordy hiểu
những vẫn đề mà họ phải đối mặt.
Việc sản xuất cà phê cũng tương tự
như sản xuất rượu vang, nhưng khác với
rượu vang, đối với cà phê, người tiêu dùng
thường quan tâm đến các thương hiệu trên
kệ siêu thị hơn là xuất xứ của cà phê. Điều
này đồng nghĩa với việc người nông dân
có ít quyền lực và chỉ được chia một phần
rất ít những gì khách hàng trả cho sản
phẩm.
Stordy nói: “Ý tưởng của Ikawa là giúp
bạn biến việc tự rang cà phê thành một thú
vui có thể làm tại nhà, nhờ vậy đơn giản
hóa chuỗi cung cấp, tiết kiệm chi phí sản
xuất và người nông dân có thể nhận nhiều
hơn số tiền người tiêu dùng trả cho sản
phẩm.” Đặc biệt là máy rang này được lập
trình bởi một phần mềm trên điện thoại
thông minh, giúp cung cấp thông tin về
hạt cà phê và xác định cho máy công thức
rang lý tưởng nhất đối với từng loại hạt.
Ban đầu, Stordy – người đã tốt nghiệp
khoa Thiết kế công nghiệp tại Đại học
Nghệ thuật Hoàng gia ở London - chế tạo
ra một loại máy “tất cả- trong- một” có thể
rang, xay và pha cà phê, nhưng sản phẩm
cho ra lại có vị rất tệ. Sau đó anh cùng
với bạn đồng môn Rombout Frieling phát
triển một loại máy bàn có thể rang hạt cà
phê xanh bằng hơi nóng trong vòng 3-15
phút. Hạt cà phê trong máy sẽ tự tách lớp
vỏ và sau khi rang xong sẽ được đổ ra một
lọ thủy tinh để xay.
Thời lượng và nhiệt độ chính xác để
rang hạt cà phê được quy định bởi một
phần mềm liên kết với máy rang qua cổng
Bluetooth. Đây chính là đặc điểm nổi bật
phân biệt Ikawa với các loại máy rang gia
dụng khác. “Hương vị của cà phê được
quyết định bởi hạt cà phê, nhưng cũng
phụ thuộc nhiều vào cách xử lý hạt cà phê.
Cũng như rượu vang, có rất nhiều loại vị
cà phê khác nhau,” Stordy cho biết.
Hiện tại đã có 30 kiểu máy rang
chuyên nghiệp này được bán ra trong
ngành công nghiệp cà phê với giá 2.200
bảng mỗi máy, được dùng để thử các hạt
cà phê mẫu.
Tháng Mười này, Stordy sẽ bắt đầu
chiến dịch tung ra thị trường loại máy
thứ hai với giá 500 bảng/máy, nhắm tới
những cá nhân sành cà phê, khuyến khích
họ sáng tạo và chia sẻ với nhau các công
thức pha cà phê qua công nghệ điện thoại
thông minh.
Đến năm sau, Stordy hi vọng sẽ tung ra
tiếp được loại máy gia dụng giá 350 bảng.
Người sử dụng sẽ có thể mua hạt cà phê
từ chính công ty với bao bì in thông tin
về từng cách rang cụ thể và được gắn mã
vạch mà máy rang có thể đọc được.
Hạt cà phê xanh mua trực tiếp từ nông
dân có thể giữ hương vị trong vòng một
năm, trong khi hạt cà phê đã rang rồi giảm
chất lượng rất nhanh khi tiếp xúc với
không khí, độ ẩm và độ nóng. Với Ikawa,
người tiêu dùng được thưởng thức cà phê
tươi hơn là cà phê mua ở siêu thị.
Stordy nói: “Chúng tôi đang cố gắng
sáng tạo ra một trải nghiệm cà phê mới.
Thực tế sẽ cho thấy không phải tất cả mọi
người đều bị hấp dẫn bởi trải nghiệm mới
này. Nhu cầu cho cà phê rang sẵn sẽ còn
rất lớn. Nhưng cà phê nói chung là một thị
trường rộng, bởi vậy rất có tiềm năng để
tạo dựng một thị trường đặc biệt với trải
nghiệm cà phê mới này.”
Hiện nay, công ty mới đang tập trung
phát triển công nghệ máy rang cà phê. Họ
ước tính phải một năm nữa mới có thể bắt
đầu bán hạt cà phê trực tiếp từ người nông
dân. Tuy vậy, họ đã thu hút được 400.000
bảng từ các nhà đầu tư tên tuổi và ước tính
sẽ bắt đầu thu được lợi nhuận trong năm
nay.
Khánh Minh
theo theguardian.com
MÁY RANG
CÀ PHÊ BẰNG
PHẦN MỀM
Andrew Stordy (bìa phải) và Rombout Frieling (giữa) bên các mẫu sản phẩm của mình
33Tháng 5 - 2014
34 Tháng 5 - 2014
35Tháng 5 - 2014
36 Tháng 5 - 2014

More Related Content

Viewers also liked

Phân tích 2 thị trường Philippines và UAE cho sản phẩm G7 của cà phê Trung Ng...
Phân tích 2 thị trường Philippines và UAE cho sản phẩm G7 của cà phê Trung Ng...Phân tích 2 thị trường Philippines và UAE cho sản phẩm G7 của cà phê Trung Ng...
Phân tích 2 thị trường Philippines và UAE cho sản phẩm G7 của cà phê Trung Ng...Phong Olympia
 
Kinh nghiệm thâm nhập thị trường mỹ của TN
Kinh nghiệm thâm nhập thị trường mỹ của TNKinh nghiệm thâm nhập thị trường mỹ của TN
Kinh nghiệm thâm nhập thị trường mỹ của TNBội Quỳnh Nguyễn Đặng
 
Cafe trung nguyên
Cafe trung nguyên Cafe trung nguyên
Cafe trung nguyên 福 阮
 
Starbucks vs Trung Nguyên
Starbucks vs Trung NguyênStarbucks vs Trung Nguyên
Starbucks vs Trung NguyênHolly Nmn
 
Kế hoạch Marketing cho sản phẩm cà phê G7 tại thị trường Philippines
Kế hoạch Marketing cho sản phẩm cà phê G7 tại thị trường PhilippinesKế hoạch Marketing cho sản phẩm cà phê G7 tại thị trường Philippines
Kế hoạch Marketing cho sản phẩm cà phê G7 tại thị trường PhilippinesPhong Olympia
 
Kế hoạch marketing sản phẩm cà phê
Kế hoạch marketing sản phẩm cà phêKế hoạch marketing sản phẩm cà phê
Kế hoạch marketing sản phẩm cà phêlananhdhm
 
Chien-luoc-marketing-mix-cua-cafe-trung-nguyen
Chien-luoc-marketing-mix-cua-cafe-trung-nguyenChien-luoc-marketing-mix-cua-cafe-trung-nguyen
Chien-luoc-marketing-mix-cua-cafe-trung-nguyenRoyal Scent
 
11BSM4_Internet Marketing Strategy_Trung Nguyen Coffee
11BSM4_Internet Marketing Strategy_Trung Nguyen Coffee11BSM4_Internet Marketing Strategy_Trung Nguyen Coffee
11BSM4_Internet Marketing Strategy_Trung Nguyen CoffeeDuyen Le
 
Quản lý khủng hoảng - Len Studio - Starbucks vượt qua khủng hoảng như thế nào
Quản lý khủng hoảng - Len Studio - Starbucks vượt qua khủng hoảng như thế nàoQuản lý khủng hoảng - Len Studio - Starbucks vượt qua khủng hoảng như thế nào
Quản lý khủng hoảng - Len Studio - Starbucks vượt qua khủng hoảng như thế nàoTrần Tuấn
 
Tong Hop Mẫu Slide - Best Slide
Tong Hop Mẫu Slide - Best SlideTong Hop Mẫu Slide - Best Slide
Tong Hop Mẫu Slide - Best Slidekuhaiku
 
Kế hoạch quảng cáo Starbucks
Kế hoạch quảng cáo StarbucksKế hoạch quảng cáo Starbucks
Kế hoạch quảng cáo StarbucksPhong Phi Phàm
 

Viewers also liked (17)

Coffee news 32
Coffee news 32Coffee news 32
Coffee news 32
 
Trung Nguyen Coffee News 24
Trung Nguyen Coffee News 24Trung Nguyen Coffee News 24
Trung Nguyen Coffee News 24
 
Phân tích 2 thị trường Philippines và UAE cho sản phẩm G7 của cà phê Trung Ng...
Phân tích 2 thị trường Philippines và UAE cho sản phẩm G7 của cà phê Trung Ng...Phân tích 2 thị trường Philippines và UAE cho sản phẩm G7 của cà phê Trung Ng...
Phân tích 2 thị trường Philippines và UAE cho sản phẩm G7 của cà phê Trung Ng...
 
cafe G7 3in1
cafe G7 3in1cafe G7 3in1
cafe G7 3in1
 
Kinh nghiệm thâm nhập thị trường mỹ của TN
Kinh nghiệm thâm nhập thị trường mỹ của TNKinh nghiệm thâm nhập thị trường mỹ của TN
Kinh nghiệm thâm nhập thị trường mỹ của TN
 
Trung nguyen
Trung nguyenTrung nguyen
Trung nguyen
 
Cafe trung nguyên
Cafe trung nguyên Cafe trung nguyên
Cafe trung nguyên
 
Starbucks vs Trung Nguyên
Starbucks vs Trung NguyênStarbucks vs Trung Nguyên
Starbucks vs Trung Nguyên
 
Kế hoạch Marketing cho sản phẩm cà phê G7 tại thị trường Philippines
Kế hoạch Marketing cho sản phẩm cà phê G7 tại thị trường PhilippinesKế hoạch Marketing cho sản phẩm cà phê G7 tại thị trường Philippines
Kế hoạch Marketing cho sản phẩm cà phê G7 tại thị trường Philippines
 
Kế hoạch marketing sản phẩm cà phê
Kế hoạch marketing sản phẩm cà phêKế hoạch marketing sản phẩm cà phê
Kế hoạch marketing sản phẩm cà phê
 
Chien-luoc-marketing-mix-cua-cafe-trung-nguyen
Chien-luoc-marketing-mix-cua-cafe-trung-nguyenChien-luoc-marketing-mix-cua-cafe-trung-nguyen
Chien-luoc-marketing-mix-cua-cafe-trung-nguyen
 
11BSM4_Internet Marketing Strategy_Trung Nguyen Coffee
11BSM4_Internet Marketing Strategy_Trung Nguyen Coffee11BSM4_Internet Marketing Strategy_Trung Nguyen Coffee
11BSM4_Internet Marketing Strategy_Trung Nguyen Coffee
 
Quản lý khủng hoảng - Len Studio - Starbucks vượt qua khủng hoảng như thế nào
Quản lý khủng hoảng - Len Studio - Starbucks vượt qua khủng hoảng như thế nàoQuản lý khủng hoảng - Len Studio - Starbucks vượt qua khủng hoảng như thế nào
Quản lý khủng hoảng - Len Studio - Starbucks vượt qua khủng hoảng như thế nào
 
STARBUCKS IN VIETNAM 2013
STARBUCKS IN VIETNAM 2013 STARBUCKS IN VIETNAM 2013
STARBUCKS IN VIETNAM 2013
 
Starbucks
StarbucksStarbucks
Starbucks
 
Tong Hop Mẫu Slide - Best Slide
Tong Hop Mẫu Slide - Best SlideTong Hop Mẫu Slide - Best Slide
Tong Hop Mẫu Slide - Best Slide
 
Kế hoạch quảng cáo Starbucks
Kế hoạch quảng cáo StarbucksKế hoạch quảng cáo Starbucks
Kế hoạch quảng cáo Starbucks
 

Similar to Coffee news 28

Tinh yeu ca phe viet nam
Tinh yeu ca phe viet namTinh yeu ca phe viet nam
Tinh yeu ca phe viet namLuc Tran
 
Sach Tinh yeu ca phe Viet
Sach Tinh yeu ca phe VietSach Tinh yeu ca phe Viet
Sach Tinh yeu ca phe VietLê Xuân
 
Tinh yeu ca phe viet nam
Tinh yeu ca phe viet namTinh yeu ca phe viet nam
Tinh yeu ca phe viet namtrungnguyenk35
 
Van hoa ca phe viet
Van hoa ca phe vietVan hoa ca phe viet
Van hoa ca phe vietLuc Tran
 
Thanh lịch hà nội
 Thanh lịch hà nội Thanh lịch hà nội
Thanh lịch hà nộiVo Hieu Nghia
 
Chiến lược vươn ra quốc tế của cafe Trung Nguyên
Chiến lược vươn ra quốc tế của cafe Trung NguyênChiến lược vươn ra quốc tế của cafe Trung Nguyên
Chiến lược vươn ra quốc tế của cafe Trung Nguyênluanvantrust
 
quán cafe đẹp ở huế.docx
quán cafe đẹp ở huế.docxquán cafe đẹp ở huế.docx
quán cafe đẹp ở huế.docxMoinhatThoitiet
 

Similar to Coffee news 28 (20)

Coffee news 30
Coffee news 30Coffee news 30
Coffee news 30
 
Coffee news 30
Coffee news 30Coffee news 30
Coffee news 30
 
Nội san Sức trẻ số 43
Nội san Sức trẻ số 43Nội san Sức trẻ số 43
Nội san Sức trẻ số 43
 
Tiểu luận quản trị
Tiểu luận quản trịTiểu luận quản trị
Tiểu luận quản trị
 
du-an-dsfsdfsd.docx
du-an-dsfsdfsd.docxdu-an-dsfsdfsd.docx
du-an-dsfsdfsd.docx
 
Tinh yeu ca phe viet nam
Tinh yeu ca phe viet namTinh yeu ca phe viet nam
Tinh yeu ca phe viet nam
 
Sach Tinh yeu ca phe Viet
Sach Tinh yeu ca phe VietSach Tinh yeu ca phe Viet
Sach Tinh yeu ca phe Viet
 
Tinh yeu ca phe viet nam
Tinh yeu ca phe viet namTinh yeu ca phe viet nam
Tinh yeu ca phe viet nam
 
Bản tin Coffee News 29
Bản tin Coffee News 29Bản tin Coffee News 29
Bản tin Coffee News 29
 
Coffee news – số 27
Coffee news – số 27Coffee news – số 27
Coffee news – số 27
 
Coffee news 27 trang don
Coffee news 27  trang donCoffee news 27  trang don
Coffee news 27 trang don
 
Van hoa ca phe viet
Van hoa ca phe vietVan hoa ca phe viet
Van hoa ca phe viet
 
Coffee news – số 27
Coffee news – số 27Coffee news – số 27
Coffee news – số 27
 
Lập dự án kinh doanh cửa hàng trà sữa
Lập dự án kinh doanh cửa hàng trà sữaLập dự án kinh doanh cửa hàng trà sữa
Lập dự án kinh doanh cửa hàng trà sữa
 
Thanh lịch hà nội
 Thanh lịch hà nội Thanh lịch hà nội
Thanh lịch hà nội
 
Chiến lược vươn ra quốc tế của cafe Trung Nguyên
Chiến lược vươn ra quốc tế của cafe Trung NguyênChiến lược vươn ra quốc tế của cafe Trung Nguyên
Chiến lược vươn ra quốc tế của cafe Trung Nguyên
 
[YMC] Nội san Sức trẻ số 38
[YMC] Nội san Sức trẻ số 38[YMC] Nội san Sức trẻ số 38
[YMC] Nội san Sức trẻ số 38
 
Nội san Sức trẻ số 50
Nội san Sức trẻ số 50Nội san Sức trẻ số 50
Nội san Sức trẻ số 50
 
Lập dự án kinh doanh cửa hàng trà sữa.
Lập dự án kinh doanh cửa hàng trà sữa.Lập dự án kinh doanh cửa hàng trà sữa.
Lập dự án kinh doanh cửa hàng trà sữa.
 
quán cafe đẹp ở huế.docx
quán cafe đẹp ở huế.docxquán cafe đẹp ở huế.docx
quán cafe đẹp ở huế.docx
 

More from TrungNguyenCoffee

More from TrungNguyenCoffee (6)

Coffee News Trung Nguyen 07/2015
Coffee News Trung Nguyen 07/2015Coffee News Trung Nguyen 07/2015
Coffee News Trung Nguyen 07/2015
 
Coffee news 34 - 04/2015
Coffee news 34 - 04/2015Coffee news 34 - 04/2015
Coffee news 34 - 04/2015
 
Coffee news 31
Coffee news 31Coffee news 31
Coffee news 31
 
Coffee news
Coffee newsCoffee news
Coffee news
 
Trung nguyen pce 110714-sofresh
Trung nguyen pce 110714-sofreshTrung nguyen pce 110714-sofresh
Trung nguyen pce 110714-sofresh
 
Coffee news – số 26
Coffee news – số 26Coffee news – số 26
Coffee news – số 26
 

Recently uploaded

CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdfCATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdfOrient Homes
 
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdfcatalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdfOrient Homes
 
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdfCATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdfOrient Homes
 
Phân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptx
Phân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptxPhân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptx
Phân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptxtung2072003
 
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdf
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdfCATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdf
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdfOrient Homes
 
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdf
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdfCatalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdf
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdfOrient Homes
 
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướngTạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướngMay Ong Vang
 
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdfOrient Homes
 
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdf
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdfCATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdf
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdfOrient Homes
 
Xu hướng tạp dề đồng phục hiện đại trong các ngành nghề
Xu hướng tạp dề đồng phục hiện đại trong các ngành nghềXu hướng tạp dề đồng phục hiện đại trong các ngành nghề
Xu hướng tạp dề đồng phục hiện đại trong các ngành nghềMay Ong Vang
 
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdf
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdfCatalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdf
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdfOrient Homes
 
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdfCatalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdfOrient Homes
 
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdfCatalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdfOrient Homes
 
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdfDây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdfOrient Homes
 
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdfCatalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdfOrient Homes
 

Recently uploaded (15)

CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdfCATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
 
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdfcatalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
 
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdfCATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
 
Phân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptx
Phân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptxPhân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptx
Phân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptx
 
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdf
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdfCATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdf
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdf
 
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdf
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdfCatalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdf
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdf
 
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướngTạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
 
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf
 
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdf
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdfCATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdf
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdf
 
Xu hướng tạp dề đồng phục hiện đại trong các ngành nghề
Xu hướng tạp dề đồng phục hiện đại trong các ngành nghềXu hướng tạp dề đồng phục hiện đại trong các ngành nghề
Xu hướng tạp dề đồng phục hiện đại trong các ngành nghề
 
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdf
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdfCatalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdf
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdf
 
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdfCatalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
 
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdfCatalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
 
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdfDây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
 
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdfCatalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
 

Coffee news 28

  • 1.
  • 2.
  • 3.
  • 4. 4 Tháng 5 - 2014 “Việt Nam hiện xuất khẩu 90% cà phê nhân thô. Số hạt cà phê này không hề có thương hiệu. Điều đó cần phải được thay đổi,” Đặng Lê Nguyên Vũ, Tổng giám đốc Tập đoàn Cà phê Trung Nguyên, người được coi là “Vua cà phê” của Việt Nam, từng phát biểu như vậy. Tôi khâm phục cái khát vọng lớn lao ở con người anh, mà song hành với nó luôn là sự tìm tòi tỉ mỉ, tư duy sắc bén, và sức lao động cần mẫn phi thường để biến khát vọng của mình thành sự thật. Nguyên Vũ không chỉ thành công trong việc đưa những hạt cà phê mộc mạc của vùng đất đỏ Tây Nguyên đến với mọi miền tổ quốc mà còn vươn ra nhiều châu lục trên thế giới, qua những sản phẩm tinh tế với hương vị có một không hai. Là người có nhiều dịp tiếp xúc với Nguyên Vũ, tôi muốn gọi anh với cái tên “Người nghệ sĩ Trung Nguyên” hơn là vị Tổng giám đốc bởi công việc sáng tạo ra những sản phẩm mới và hoàn hảo của anh không khác gì công việc trau truốt, nắn nót từng nốt nhạc của những người nhạc sĩ như chúng tôi. Khi nói chuyện với anh, tôi cũng cảm nhận rõ ràng rằng, đôi khi anh giống như một triết gia, một chính trị gia, một diễn giả tài hoa; đôi khi lại hết sức bình dị và chân thành như một người bạn quý. Mối duyên của tôi với anh còn được thắt chặt thêm bởi âm nhạc. Anh là người cho tôi nguồn cảm hứng để viết nên những tác phẩm về Tây Nguyên. Anh lấy cà phê Tây Nguyên làm cảm hứng sáng tạo, còn tôi lấy thiên nhiên và con người của Tây Nguyên, trong đó có anh, làm nguồn cảm hứng sáng tác. Và từ ba năm nay, Tập đoàn Cà phê Trung Nguyên của anh lại trở thành người đỡ đầu cho Câu lạc bộ Âm nhạc Thính phòng CEG (lấy theo tên của ba nốt nhạc Đồ-Mi-Son) do tôi khởi xướng với sự đồng hành đầy nhiệt huyết của nhạc sĩ trẻ Ngọc Thuấn. CLB của chúng tôi biểu diễn mỗi tháng một lần tại Không gian Sáng tạo Trung Nguyên 52 Hai Bà Trưng, Hà Nội, không bán vé, cũng không có cat-sê cao dành cho nghệ sĩ nhưng đến với chúng tôi là những nhạc công và ca sĩ thính phòng hàng đầu ở Việt Nam, những người cùng chia sẻ ước mơ về một sân chơi âm nhạc sang trọng, chuẩn mực nhưng gần gũi cho chính mình và thính giả thủ đô. Chúng tôi bắt tay thành lập CLB trước rất nhiều sự nghi ngại về tính khả thi của CLB, nhưng với tấm lòng của người nghệ sĩ, với hỗ trợ của Trung Nguyên về không gian biểu diễn và cả tài chính trong giai đoạn đầu, CLB đã thu được những thành công ngoài sức tưởng tượng. Mỗi buổi biểu diễn của chúng tôi giờ đây thu hút gần 200 khách, trong khi ban đầu chúng tôi chỉ dám hình dung về nó như một salon văn hóa nhỏ xinh cho vài chục người. Khác với sự xa cách giữa người nghệ sĩ và khán giả trong nhà hát hay các phòng hòa nhạc, nhạc thính phòng tại CLB âm nhạc CEG gần gũi và chân thực, lột tả tài năng đích thực của người biểu diễn. Không có bất kỳ máy móc tăng NGƯỜI LÃNH ĐẠO NGƯỜI NGHỆ SĨ âm nào, các nghệ sĩ hoàn toàn hát bằng giọng thật của mình để đi thẳng đến trái tim người nghe. Mặc dù CLB đã trải qua mấy chục buổi biểu diễn nhưng lần nào tôi cũng không khỏi xúc động trước bầu không khí tĩnh lặng như ở ngôi đền thiêng khi nghệ sĩ bắt đầu biểu diễn, một sự tĩnh lặng khiến ta có thể nghe được cả nhịp đập con tim của mình và người bên cạnh. Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến Trung Nguyên đã tạo điều kiện cho CEG có một không gian âm nhạc tuyệt vời như vậy. Không những thế, cũng từ ba năm nay, cứ mỗi dịp hè về, CEG lại đứng ra tổ chức chương trình tìm kiếm tài năng piano trẻ toàn quốc với tên gọi Festival Piano CEG, và chúng tôi lại may mắn có Tập đoàn Trung Nguyên của Nguyên Vũ đồng hành trong hoạt động này với vai trò là đơn vị tài
  • 5. 5Tháng 5 - 2014NGƯỜI LÃNH ĐẠO TRUNG NGUYÊN CLB Thính phòng CEG có buổi biểu diễn đầu tiên tại Không gian Sáng tạo Trung Nguyên, Hà Nội vào tháng 3/2012, và cuối năm đó, hoạt động này được các phóng viên văn hóa bình chọn vào Mười sự kiện nổi bật nhất của năm. CLB đã đón hàng trăm nghệ sĩ nổi tiếng đến biểu diễn như Nghệ sĩ piano Đào Trọng Tuyên, Lưu Hồng Quang, vợ chồng nghệ sĩ piano Trang Trịnh – Pak Sung Min; nghệ sĩ violon Nguyễn Công Đại; nghệ sĩ Cello Trần Thị Mơ; các ca sĩ thính phòng Việt Hoàn, Khánh Linh, Hà Linh, Hà Phạm Thăng Long, Vũ Mạnh Dũng, Xuân Hiểu, Nhóm Bel Canto, Dàn hợp xướng Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương; cùng nhiều nghệ sĩ nước ngoài như nghệ sĩ piano người Mỹ Anne Chamberlain hay Dàn hợp xướng HANOI HARMONY của những người Hàn Quốc sống và làm việc tại Việt Nam… Chương trình cũng đã đón hàng nghìn lượt khách nghe nhạc, trong đó có nhiều trí thức, văn nghệ sĩ nổi tiếng như nhà sử học Dương Trung Quốc, GS Nguyễn Lân Cường, nhà văn – nhà giáo Phạm Toàn, nhà thơ Vi Thùy Linh… và cả không ít vị quan chức như Thứ trưởng bộ Công thương, Thứ trưởng bộ Nội vụ, Thứ trưởng bộ Khoa học và Công nghệ… Festival Piano do CEG tổ chức cũng là sân chơi thường niên duy nhất dành cho các bạn nhỏ say mê đàn phím trên toàn quốc và ngày càng thu hút nhiều thí sinh. Nguyễn Cường Thực hiện: Thái Thanh trợ về địa điểm tổ chức các buổi họp báo, thử sức, và sơ khảo cho thí sinh khắp mọi miền đất nước về thủ đô tranh tài. Giờ đây, nhắc đến Trung Nguyên, ngoài nhớ đến hương vị cà phê tuyệt vời, tôi tin chắc rằng không ít người sẽ nhớ đến những buổi tối thần tiên với CLB âm nhạc thính phòng CEG diễn ra vào Thứ Sáu cuối cùng của tháng hay Festival Piano CEG tưng bừng mỗi dịp hè về. Tôi luôn mong rằng sợi tơ duyên âm nhạc sẽ luôn gắn kết CEG với Trung Nguyên để chúng ta cùng thăng hoa trên con đường sáng tạo. Giám đốc nghệ thuật CEG
  • 6. 6 Tháng 5 - 2014 CÂU CHUYỆN THƯƠNG HIỆU Đ ầu năm 2014, Trung Nguyên bất ngờ công bố chuỗi nhượng quyền mới toanh mang tên Brain Station Cof- fee, đồng thời nhảy vào thương mại điện tử với một website bán lẻ chuyên về ngành cà phê. Dễ dàng nhận ra Trung Nguyên đang quyết đối đầu với các đối thủ ở nhiều mặt trận khác nhau bắt đầu từ năm 2014. Đầu tiên là Brain Station Coffee. Theo thông tin từ Trung Nguyên, chuỗi Brain Station Coffee là mô hình nhượng quyền mang phong cách nhanh gọn và tiện lợi (take-away), và nằm ở phân khúc trung bình đang phát triển nhanh tại Việt Nam. Ở phân khúc này, Trung Nguyên sẽ có nhiều đối thủ cạnh tranh khá nặng ký, ít nhiều đã tạo được thành công trong việc nhân rộng chuỗi quán. Song, với sức mạnh của một nhà tiên phong, với hệ thống chuỗi nhượng quyền đầu tiên tại Việt Nam thực hiện nhượng quyền thành công ra thế giới, Trung Nguyên đang phát triển mạnh mẽ chuỗi hệ thống quán cà phê Trung Nguyên cao cấp và tự tin sẽ thành công với mô hình Brain Station Coffee. Vượt lên ý nghĩa thuần túy về kinh doanh, Brain Stations đặc biệt là mô hình nhằm hỗ trợ và cung cấp phương pháp giúp các bạn trẻ có số vốn vừa tầm khởi nghiệp bằng cà phê. Brain Station Coffee của Trung Nguyên khai thác tối đa thế mạnh hiện có từ sản phẩm chất lượng, dịch vụ tốt cho đến thể hiện sự sáng tạo với không gian trưng bày đẹp mắt. Nếu như chi phí xây dựng mới của một cửa hàng cùng cấp là 800-1 tỉ đồng, thì mức đầu tư khởi điểm cho một chi nhánh nhượng quyền Brain Station Coffee chỉ từ 250- 350 triệu đồng. Cộng với tên tuổi đã được biết đến rộng rãi của Trung Nguyên, Brain Station Coffee hoàn toàn có thể được mở rộng một cách nhanh chóng. Ngoài ra, việc chọn thị trường Hà Nội để khởi đầu cũng là một bước tính toán chiến lược rất thông minh của Trung Nguyên để chuỗi cà phê take-away của Trung Nguyên vừa tránh được đối đầu trực diện với nhiều đối thủ dù đi trước nhưng vẫn tập trung chủ yếu ở TP.HCM, trong khi thị trường Hà Nội khá ít đối thủ và trào lưu dịch chuyển từ cà phê sang trà ở Miền Bắc đang gia tăng rõ nét. “Trung Nguyên xác định sân chơi của Brain Station Coffee là thị trường toàn cầu. Hiện tại, chúng tôi đang trong giai đoạn đóng gói mô hình để phát triển nhanh tại Việt Nam và tập trung phủ sóng tại TP.HCM, Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, Nha Trang cũng như tất cả các tỉnh thành khác trên cả nước. Bước tiếp theo, Brain Station Coffee sẽ nhượng quyền ra khối ASEAN+1, tạo bước đệm chinh phục Mỹ và các quốc gia phát triển”, ông Nguyễn Nguyên, Giám đốc Nghiên cứu & Phát triển Kinh doanh của Trung Nguyên, cho biết. Nếu như ở cuộc chiến chuỗi cà phê trung cấp, Trung Nguyên dù ra đời sau đối thủ nhưng vẫn có nhiều lợi thế để mở rộng nhượng quyền nhanh chóng, thì ở mặt trận chuỗi cà phê cao cấp, họ cũng là đối thủ mà chuỗi cà phê số 1 thế giới phải dè chừng. Thực tế, không lâu sau thời điểm Trung Nguyên đầu tư nâng cấp chuỗi 60 cửa hàng lên định vị cao cấp nhằm đón đầu các đối thủ quốc tế, thì chuỗi cà phê đứng thứ 2 tại Việt Nam cũng thay đổi hệ thống nhận diện mới để tăng khả năng cạnh tranh ở phân khúc này. Theo đó, toàn bộ chuỗi 62 cửa hàng trong nước và 20 cửa hàng ở nước ngoài của đối thủ đã được nâng cấp mạnh mẽ sau khi chuỗi này về tay Tập đoàn Jollibee (Philippines) – chuyên kinh doanh thức ăn nhanh. Thế nhưng có thể khẳng định, vị thế ở thị trường chuỗi cà phê sẽ là điều mà Trung Nguyên tự tin chiếm lĩnh. Với việc tung ra chuỗi nhượng quyền Brain Station Coffee và nâng cấp hệ thống cửa hàng cà phê Trung Nguyên, rõ ràng thị trường này vẫn nằm trong chiến lược đầu tư chủ đạo của Trung Nguyên. Quan trọng hơn, chuỗi nhượng quyền take-away Brain Station Coffee vốn được định hướng để mở rộng ở thị trường ASEAN+1 (Trung Quốc) sẽ cho phép Trung Nguyên đẩy mạnh doanh thu từ thị trường đông dân nhất thế giới này. “Chúng tôi đã định hướng Trung Quốc là thị trường xuất khẩu quan trọng. Chúng tôi mong muốn sẽ lấy của mỗi người Trung Quốc 1 USD cà phê mỗi năm”, ông chủ Trung Nguyên tuyên bố CUỘC CHIẾN MỚI CỦA TRUNG NGUYÊN
  • 7. 7Tháng 5 - 2014 tại một sự kiện diễn ra hồi cuối năm ngoái. Riêng tại Trung Quốc, một thị trường có văn hóa uống trà, cà phê hòa tan G7 của Trung Nguyên đã thâm nhập thành công ở đây cũng như đã thâm nhập thành công hơn 60 quốc gia khác trên thế giới. Trung Nguyên từng cho biết, doanh số tại Trung Quốc từ năm 2011 đã đạt mức 50 triệu USD trên tổng doanh thu 151 triệu USD của Trung Nguyên. Tháng 3.2012, Trung Nguyên đã cho khánh thành nhà máy chế biến cà phê hòa tan thứ hai tại Bắc Giang trong kế hoạch từng bước chiếm lĩnh thị trường Trung Quốc và trở thành công ty có hệ thống nhà máy sản xuất cà phê lớn nhất Đông Nam Á với 4 nhà máy khắp Việt Nam. Ngoài ra, Trung Nguyên còn có một lợi thế cạnh tranh khác biệt mà các đối thủ khác rất khó có được – đó là việc Trung Nguyên có đầy đủ và tham gia khép kín chuỗi sản xuất và cung ứng cà phê từ khâu trồng, chế biến, đóng gói sản xuất cả cà phê rang xay, hòa tan, phân phối bán lẻ, xuất khẩu trực tiếp, kinh doanh quán cà phê, dịch vụ du lịch cà phê, các sản phẩm cộng hưởng với cà phê như đường, sữa và mới đây nhất là thương mại điện tử cà phê – điều này giúp Trung Nguyên có lợi thế gia tăng được giá trị trong từng chuỗi cung ứng cà phê đến với nhiều khách hàng khác nhau. Năm 2014 cũng là thời điểm Trung Nguyên bắt đầu nhảy vào lĩnh vực thương mại điện tử, một xu hướng tất yếu ngày nay. Vừa qua, Công ty đã giới thiệu siêu thị trực tuyến café (cafe.net.vn) kinh doanh tất cả các sản phẩm liên quan đến ngành nghề. Tuy không mới nhưng tại Việt Nam, bước đi này của Trung Nguyên được xem là tiên phong. Trước Trung Nguyên, chưa có doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ nào chủ động tích hợp kênh phân phối trực tuyến với đầy đủ chức năng của một website thương mại điện tử thực thụ. Giống như mô hình thương mại điện tử của các tập đoàn toàn cầu, siêu thị trực tuyến cà phê của Trung Nguyên kinh doanh đầy đủ các trang thiết bị và nguyên liệu theo chuẩn của ngành nghề, hướng đến khách hàng là cộng đồng muốn khởi nghiệp với café cũng như gia đình có nhu cầu thưởng thức café tại nhà. “Trung Nguyên đã có sẵn lợi thế hệ thống phân phối tại thị trường Việt Nam với hàng trăm ngàn điểm bán lẻ, hệ thống cửa hàng và những nền tảng khác về hạ tầng để tạo nên lợi thế phát triển thương mại điện tử một cách vững chắc. Ngành cà phê mặc dù có những giai đoạn thăng trầm nhưng xu hướng phát triển tốt trong dài hạn là chắc chắn. Việc Trung Nguyên gia tăng thêm kênh phân phối trực tuyến là phù hợp với tốc độ tăng trưởng thị trường”, ông Nguyễn Nguyên, Giám đốc Nghiên cứu & Phát triển Kinh doanh của Trung Nguyên, kết luận. Bảo Hà Theo Báo Nhịp cầu đầu tư CÂU CHUYỆN THƯƠNG HIỆU
  • 8.
  • 9. 9Tháng 5 - 2014 T háng 6 vừa qua Công ty TNHH Đầu tư du lịch Đặng Lê (Đặng Lê Tourist), đơn vị thành viên của Tập đoàn cà phê Trung Nguyên, đã khai trương các xe bán hàng lưu động và điểm đến Trung Nguyên Coffee Shop tại thành phố biển Nha Trang xinh đẹp. Mở đầu cho chiến lược phát triển thị trường tại Nha Trang, trong tháng 6 Đặng Lê Tourist đã khai trương 3 xe bán hàng lưu động, với mong muốn hình thức bán hàng này sẽ phù hợp cho những khách hàng không có đủ thời gian thưởng thức cà phê. Cũng chính vì vậy KDL Vinpearl Land, chợ đêm….được chọn làm địa điểm đặt trạm đầu tiên bởi du khách ở đây khá đông. Nhằm phục vụ tốt hơn cho nhu cầu đa dạng của người yêu cà phê, xe bán hàng lưu động có thêm các sản phẩm hàng lưu niệm, bên cạnh các mặt hàng cà phê trong đó có cà phê take away G7.. Mô hình xe bán hàng lưu động trong thời gian tới hứa hẹn sẽ được nhân rộng tại Nha Trang. Bên cạnh mô hình xe bán hàng lưu động, vào ngày 28/6, Đặng Lê Tourist- khai trương một điểm đến mới, Trung Nguyên Coffee Shop địa chỉ số 86, Phan Bội Châu, thành phố Nha Trang, được xây dựng và đi vào hoạt động nhằm mục đích phục vụ người dân Nha Trang nói riêng và khách du lịch tại thành phố biển nói chung. Trung Nguyên coffee shop bao gồm không gian thưởng thức cà phê, dịch vụ du lịch cung cấp các chương trình tour, góc cà phê bột với những sản phẩm cà phê của Trung Nguyên. Trong tuần lễ khai trương (từ ngày 28/6 – 6/7), Trung Nguyên Coffee Shop đã nhận được nhiều sự quan tâm của người dân Nha Trang. Đặc biệt, trong 2 ngày đầu vào những giờ cao điểm lượng khách đến tham quan và sử dụng dịch vụ rất đông. Bên cạnh không gian thưởng thức cà phê, gian cà phê bột với cách trang trí bắt mắt mang dấu ấn riêng của Tây Nguyên đã thực sự thu hút các khách hàng dừng chân và chọn mua sản phẩm. Để tiếp nối sự thành công ban đầu, trong thời gian tới Đặng Lê Tourist sẽ tiếp tục mở thêm các điểm đến mới tại thành phố Nha Trang nhằm đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách hàng yêu và đam mê cà phê trên địa bàn. Thực hiện: Minh Hồng DU LỊCH CÀ PHÊ Ở NHA TRANG TIN TỨC TRUNG NGUYÊN
  • 10. 10 Tháng 5 - 2014 TIN TỨC TRUNG NGUYÊN Với mong muốn tạo ra một sân chơi cà phê thú vị cho người tiêu dùng và những người yêu bóng đá trong mùa World Cup 2014, từ ngày 12/06 – 14/07/2014, cà phê Trung Nguyên và cà phê hòa tan G7 tổ chức chương trình khuyến mại “Cùng Trung Nguyên thử tài tiên tri bóng đá” tại website http://bongda. trungnguyen.com.vn/ Đã có 64 chiếc TV LCD 32 inch và hàng trăm sản phẩm G7 Gu Mạnh X2 được trao đến tay những người dự đoán tỷ số nhanh và chính xác nhất, mang lại một sân chơi thú vị cho người tiêu dùng yêu thích cà phê Trung Nguyên và có niềm đam mê với những trận cầu đỉnh cao trong mùa FIFA World Cup 2014. Đồng thời, Từ ngày 21/6 – 13 /07/2014, Công ty Cổ phần Tập đoàn Trung Nguyên tổ chức chương trình giới thiệu sản phẩm cà phê hòa tan G7 Gu mạnh X2 (2in1 và 3in1) và các hoạt động hoạt náo “Thử tài World Cup” tại một số siêu thị lớn ở TP Hồ Chí Minh & Hà Nội. Khách hàng chỉ cần trả lời đúng câu hỏi, quy vòng quay may mắn với cơ hội trúng thưởng 100% sản phẩm. Fanpage facebook G7 Coffee tổ chức minigame “Bình luận viên thứ thiệt” với nhiều phần quà hấp dẫn thu hút đông đảo các bạn trẻ tham gia. Song song với chương trình tại siêu thị, cùng thời điểm trên Trung Nguyên cũng đã triển khai chương trình hoạt náo tại các quán cà phê Trung Nguyên tại TP.HCM và Hà Nội. Không khí tại các quán diễn ra sôi động và náo nhiệt, lượng khách tham gia chương trình tăng gấp đôi so với thường ngày. Thực hiện: Duy Linh TRAO THƯỞNG CHO KHÁCH HÀNG DỰ ĐOÁN KẾT QUẢ WORLD CUP
  • 11. 11Tháng 5 - 2014 TIN TỨC TRUNG NGUYÊN Trong tháng 6/2014 vừa qua, Trung Nguyên đã trao thưởng 8 chiếc xe tải cho các nhà phân phối hoàn thành chỉ tiêu doanh số xuất sắc trên toàn quốc. Sau khi chính thức cầm chiếc chìa khóa xe và giấy tờ hợp lệ cùng chiếc xe tải nổi bật mang phong cách Trung Nguyên, các ông chủ tỏ ra khá vui vẻ và phấn khích. Được biết, song song với hoạt động trao thưởng xe tải, các nhà phân phối đạt chỉ tiêu còn lại cũng đã được “tận hưởng” với 15 chuyến du lịch Hàn Quốc và 43 tặng phẩm cà phê Trung Nguyên. TRAO THƯỞNG XE TẢI CHO 8 NHÀ PHÂN PHỐI XUẤT SẮC TIN TỨC TRUNG NGUYÊN Sáng 8-7, tại tòa soạn Báo Bình Dương, ông Nguyễn Huỳnh Đình, Phó Chủ tịch UBMTTQVN tỉnh đã tiếp nhận hơn 30 triệu đồng do CB-CNV thuộc Công ty Cổ phần Cà phê Hòa tan Trung Nguyên trao tặng. Đây là số tiền mà CB-CNV công ty đóng góp một ngày lương ủng hộ ngư dân, lực lượng kiểm ngư và cảnh sát biển đang thực thi nhiệm vụ trên biển. Tại buổi tiếp nhận, ông Nguyễn Huỳnh Đình đã cảm ơn Trung Nguyên và cho biết, UBMTTQVN tỉnh sẽ trực tiếp chuyển số tiền trên đến ngư dân, lực lượng kiểm ngư và cảnh sát biển để động viên tinh thần các chiến sĩ đang ngày đêm bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của tổ quốc. TRỌNG MINH Theo báo Bình Dương CÁN BỘ- CÔNG NHÂN VIÊN NHÀ MÁY BÌNH DƯƠNG QUYÊN GÓP MỘT NGÀY LƯƠNG ỦNG HỘ BIỂN ĐẢO Đại diện Công ty Cổ phần Cà phê hòa tan Trung Nguyên (trái) trao 30 triệu đồng ủng hộ ngư dân, lực lượng kiểm ngư và cảnh sát biển cho lãnh đạo UBMTTQVN tỉnh. Thực hiện: Ngoc Liên
  • 12. 12 Tháng 5 - 2014 TIN TỨC TRUNG NGUYÊN Đến văn phòng Công ty Cổ phần Trung Nguyên Franchising TNF vào thứ 6 ngày 27/6/2014, khách hàng sẽ nhầm lẫn với văn phòng của ngày Chủ nhật. Không đèn, không máy lạnh, không tiếng máy chạy, không một nhân viên… Vì tất cả 62 nhân viên văn phòng TNF đang làm việc tại 32 quán Trung Nguyên Coffee trên khắp các quận của TPHCM. Đây chính là Ngày hội Bán hàng TNF do công ty phát động nhằm tạo cơ hội cho nhân viên văn phòng có dịp trải nghiệm công việc thực tế của nhân viên tại quán, bên cạnh đó khuyến khích tinh thần làm việc đồng đội, thể hiện tinh thần “chiến binh Trung Nguyên” luôn tiên phong, không ngại khó trong công việc. 62 nhân viên TNF, từ cấp Trưởng phòng, Quản lý, Giám sát đến người nhân viên bình thường đều trở thành Nhân viên Bán hàng, Lễ tân, Phục vụ, Hậu cần pha chế, Hậu cần bếp… trong Ngày hội bán hàng. Các anh, chị đã thực hiện tròn vai nhân viên tại vị trí được giao, hào hứng trong công việc, hỗ trợ đồng đội và tích cực giới thiệu các sản phẩm đến khách hàng nhằm đóng góp doanh số cho quán. Các anh, chị TNF đã trở thành động lực rất lớn, nêu cao tinh thần “Chiến binh Trung Nguyên” cho toàn thể nhân viên Trung Nguyên Coffee, những người đang thầm lặng đóng góp và phục vụ khách hàng. Tại ngày hội, Chị Vũ Đoan Thùy – Phó Giám Đốc TNF chia sẻ: “Hôm nay thực sự là một ngày hội của TNF khi tất cả nhân viên đều tham gia đầy đủ, nhiệt tình và hết lòng phục vụ khách hàng, cùng nhau làm việc và các bạn đã xóa đi khoảng cách nhân viên văn phòng và nhân viên quán. Với tinh thần đó, doanh thu bán hàng của ngày hôm nay tăng gần gấp đôi những ngày bình thường. Điều này cho thấy sự sáng tạo, tinh thần đồng đội, sức trẻ, niềm đam mê và sự chia sẻ luôn là điều cần thiết trong công việc và cuộc sống. Với tinh thần khi cùng nhau không gì là không thể, các bạn TNF đã có một ngày trải nghiệm tuyệt vời tại quán”. Tham gia bán hàng cùng với các đồng nghiệp, chị Nguyễn Thị Vân Quỳnh – Trưởng phòng Nhân sự TNF cũng cho biết “Tôi rất thú vị khi có một ngày được cùng các bạn làm việc tại quán. Điều này đã giúp tôi hiểu hơn những khó khăn của các bạn. Các bạn đã truyền tình cảm vào trong từng sản phẩm, hết lòng trong việc phục vụ với mục tiêu dù khách đến bất kỳ quán Trung Nguyên nào cũng sẽ thưởng thức đúng ly café Trung Nguyên ngon nhất và trong không gian đặc biệt nhất”. Thực hiện: Nguyễn Thủy TƯNG BỪNG NGÀY HỘI BÁN HÀNG TNF TIN TỨC TRUNG NGUYÊN
  • 13. 13Tháng 5 - 2014 Người ta gọi tôi là nhân viên kinh doanh, nhân viên phát triển thị trường, đại diện thương mại, nhân viên tiếp thị và nhiều tên gọi khác. Với tôi thì đó chỉ là cách dùng từ, không quan trọng. Tôi và các Anh Em đồng nghiệp thích nhất khi người ta gọi mình là SALES. Ngắn gọn nhưng đủ ý. Làm Sales là làm gì? Salesman cần có cá tính gì? Hai câu hỏi tôi đặt ra từ những ngày đầu đi làm Sales. Qua mấy năm mưa nắng thị trường, áo thun quần jean lê la đủ thứ đường xá, chợ, siêu thị, khách sạn, nhà hàng, quán nhậu và cũng không ít lần phải chỉnh tề, áo vest, giày tây vào các tòa nhà, cao ốc văn phòng sang trọng thì ngẫm lại thấy cái nghề mình đang làm đầy thử thách. Khó là vì Salesman phải hội tụ nhiều kĩ năng: kiên trì, nhẫn nại, siêng năng (không nề hà giờ giấc, khách hàng alo là Go), dạn dĩ ( nói thẳng ra là không biết ngại, chẳng biết chẳng quen mà cứ xắn vào: Anh ơi, chị ơi, Em Sales). Và một điều không thể thiếu: Uy tín ( Đã hứa là phải giữ lời hứa), theo sau là 1 danh sách tính cách : hài hước, chuyên nghiệp, đúng giờ, làm việc nhóm….. Những cá tính trên được hun đúc từ tinh thần cầu tiến, từ mục tiêu trở thành một Sales chuyên nghiệp, một Sales có nhiều đam mê. Khát khao thành công, đam mê bán hàng, đạt chỉ tiêu, đạt doanh số, không ngừng học hỏi. Và ngọn lửa đam mê này được duy trì bằng kế hoạch hành động chi tiết, kỷ luật nhà binh. Phải rõ ràng đến từng chi tiết: bán bao nhiêu đơn hàng 1 ngày, bao nhiêu Sku (*), bao nhiêu tiền, gặp bao nhiêu khách hàng mới, thăm bao nhiêu khách hàng cũ, mấy giờ gửi báo cáo, mấy giờ họp…. Mỗi ngày đều chiến đấu với tinh thần của một chiến binh không ngại khó ngại khổ. Thử thách, áp lực là thế nhưng với tình yêu nghề và khát khao thành công. Mỗi công việc đều trở nên thú vị theo cách riêng của nó. Ví dụ như đi Field(**), ra thị trường là 1 ngày được gặp gỡ khách hàng cả cũ lẫn mới, cập nhật những thông tin mới của khách hàng và thị trường, nhờ thế mà có ý tưởng cho những kế hoạch tiếp theo. Trong kế hoạch làm việc, tôi luôn sắp xếp 1 khoảng thời gian cố định cho việc đi Field để có thể làm mới mình hơn, gần gũi thị trường, gần gũi khách hàng và gần gũi Anh Em hơn. Vài dòng chia sẻ với các anh chị về nghề của chúng tôi - Nghề Sales - Cái nghề lắm thử thách nhưng cũng nhiều thú vị. Chúc Anh Em Sales nhiều sức khỏe và luôn nuôi dưỡng tình yêu nghề. NÀO CHÚNG TA CÙNG RA FIELD LẤY SỐ MÁ (***) Thực hiện: Thế Vinh TIN TỨC TRUNG NGUYÊN BẠN LÀ AI? TÔI LÀ SALES! (*): Sales Key Unit: Đơn vị sản phẩm. (**):Field: Thị trường (***): Số Má: Được hiểu trong giới Sales là doanh số bán hàng.
  • 14. 14 Tháng 5 - 2014 Khai trương vào ngày 07/07/2014, Không gian cà phê Trung Nguyên 25/88 Nguyễn Bỉnh Khiêm tự hào trở thành thành viên chính thức của chuỗi cà phê số 1 Việt Nam. Với thiết kế tinh tế, màu sắc hài hòa, ghế dài sofa thoải mái, tầm nhìn thoáng và xanh... , đây là không gian thích hợp trao đổi công việc hoặc thư giãn nhẹ nhàng, và là không gian cho sự sáng tạo của bạn. Đặc biệt, trong thời gian khai trương tháng 7, Quý khách sẽ được tham gia loạt chương trình hấp dẫn tại quán như: tặng 300 thẻ khách hàng thân thiết, Tặng cà phê cho lần dùng sau, Mua 2 được 3 tặng cà phê đá xay khi mua 2 sản phẩm... Thực hiện: Ngọc Thủy KHAI TRƯƠNG KHÔNG GIAN CÀ PHÊ TRUNG NGUYÊN 25/88 NGUYỄN BỈNH KHIÊM, Q.1, TP.HCM TIN TỨC TRUNG NGUYÊNTIN TỨC TRUNG NGUYÊN14 Tháng 5 - 2014 Trong tháng 7 & 8/2014, Trung Nguyên Franchise sẽ mở thêm nhiều Không gian mới ra mắt tại: - Quận 1, Quận 10, Quận Phú Nhuận - TPHCM - TP Cần Thơ - Hà Nội
  • 15. 15Tháng 5 - 2014 Được khởi động từ 3/6/2014 tại trụ sở Tập đoàn cà phê Trung Nguyên, hành trình kỳ thi Hạt cho nhân viên TNF, nhằm nâng cao kỹ năng pha chế cũng như sự am hiểu về cà phê. cuộc thi diễn ra trong hai tuần với các nội dung: LÝ THUYẾT - THỰC HÀNH - PHA CHẾ Đây là cuộc thi có quy mô lớn nhất từ trước đến nay do Phòng đào tạo Công ty cổ phần Trung Nguyên Franchising tổ chức với tổng thí sinh tham gia là 241 nhân viên thuộc các cấp bậc: Xuất phát, 1 hạt, 2 hạt và 3 hạt. Từ ngày 3/6 đến 6/6/2014 là hai phần thi thực hành và lý thuyết, từ 9/6 đến 16/6/2014 là phần thi pha chế, thao tác trên máy và dụng cụ. Ban Giám Khảo gồm các chuyên viên, giám sát viên của Phòng đào tạo Công ty cổ phần Trung Nguyên Franchis- ing, Phòng Nghiên cứu phát triển sản phẩm của Tập đoàn Trung Nguyên, giám khảo phụ do các Barista hàng đầu của Trung Nguyên Coffee phụ trách. Ghi nhận từ hình ảnh các thí sinh cho thấy không khí cuộc thi được diễn ra trong sự nghiêm túc và chặt chẽ từ Ban tổ chức. Mong muốn và yêu cầu của các cấp quản lý – những người đã kiến tạo nên cuộc thi là mang lại sự chuyên nghiệp và chất lượng cho đội ngũ nhân viên, giúp nâng cao kỹ năng trong công việc, đồng thời đây là cơ hội thăng tiến cho các bạn. Thực hiện: Thủy Nguyễn + Duy Linh NHÂN VIÊN TNF THAM GIA CUỘC THI “HẠT” TIN TỨC TRUNG NGUYÊNTIN TỨC TRUNG NGUYÊN 15Tháng 5 - 2014 Thực hiện: Ngọc Thủy
  • 16. 16 Tháng 5 - 2014 TIN TỨC TRUNG NGUYÊN
  • 17. 17Tháng 5 - 2014 TIN TỨC TRUNG NGUYÊN
  • 18. 18 Tháng 5 - 201418 Tháng 5 - 2014 CÀ PHÊ - VĂN HÓA & NGHỆ THUẬT C ó lẽ không phải bàn cãi nhiều khi nói rằng: “đi cà phê” (gọi tắt của việc đến quán cà phê) là hoạt động quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày của rất nhiều người, từ người lớn tuổi đến thanh niên, từ sinh viên đến nhân viên văn phòng, từ nam đến nữ,... Tuy nhiên, bạn đã bao giờ đặt câu hỏi: vì sao người ta không dùng cà phê ở nhà, mà lại thường “đi cà phê”, hoặc người ta thường “đi cà phê” để làm gì? Danh sách tổng hợp dưới đây có thể cho bạn nhiều bất ngờ thú vị. Hãy xem bạn đã rơi vào bao nhiêu trường hợp, và nếu bạn có những mục đích “đi cà phê” cũng thú vị không kém, hãy bổ sung cùng Coffee News nhé! 1. Để nói chuyện “Đi cà phê” - có lẽ là lựa chọn phù hợp, được ưa thích nhất của các cuộc gặp gỡ bạn bè để... nói chuyện. Có thể nói, “không gian cà phê” vừa công cộng mà cũng vừa riêng tư. Một quán tuy có nhiều bàn được bố trí khá gần nhau, nhưng với những người thường xuyên “đi cà phê” thì ít ai quan tâm đến chuyện của bàn bên cạnh. Vì thế, khi đến quán cà phê, có nghĩa là bạn đã có được một không gian riêng thể nói được bất cứ chuyện từ “Đông Tây Kim Cổ” nào mà không ngại bị ai làm phiền hoặc làm phiền đến ai. 2. Để sáng tạo Từ lâu, nhiều tài liệu nghiên cứu đã chứng minh rằng, chất caffeine có trong cà phê khi được hấp thu vào cơ thể người, sẽ được chuyển hóa và hoạt động theo một cơ chế đặc biệt để có tác dụng giúp trí não nhận thức mạnh mẽ, nâng cao các chức năng học hỏi và ghi nhớ lâu hơn. Từ đó, kích thích trí não sáng tạo thật hiệu quả. Đây chắc chắn là một trong những bí quyết sáng tạo đặc biệt của nhiều người hoạt động trong những lĩnh vực sáng tạo, nghệ thuật. Đơn cử, có thể kể đến lĩnh vực âm nhạc ở Việt Nam, các nhạc sĩ (NS) nổi tiếng có thói quen đến quán cà phê để sáng tác như: NS Quốc Bảo, NS Võ Thiện Thanh, NS Huy Tuấn, NS Phạm Toàn Thắng,... 3. Để nghe nhạc, xem kịch, xem phim, đọc sách, báo,... Đó là những nhu cầu “phụ trội” của nhiều thực khách hiện đại. “Đi cà phê” để vừa được nhâm nhi tách cà phê thơm nồng, vừa được thưởng thức thêm một loại hình văn hóa lành mạnh khác mà không phải mất thêm khoản chi phí nào khác. Quả là “lời” rồi còn gì! 4. Làm việc Đây là lý do ngày càng trở nên phổ biến. Làm việc ở đây, có thể là mang lap- top đến quán cà phê để làm việc, cũng có thể là hẹn gặp đối tác đến quán cà phê để bàn việc. Đến quán cà phê để làm việc, ngoài ly cà phê giúp tinh thần thoải mái, kích thích não sáng tạo, thì không gian cà phê cũng góp phần giúp tăng sự kết nối trong ý tưởng và giao tiếp. Từ đó, công việc trở nên nhẹ nhàng, thuận lợi hơn. 5. Cho buổi hẹn đầu tiên Ở đâu để vừa lịch sự, vừa sang trọng lại vừa lãng mạn cho buổi hẹn hò đầu tiên? Một quán cà phê “ruột” là tiêu chí hàng đầu để bắt đầu nhiều câu chuyện đẹp. BẠN THƯỜNG “ĐiCàPhê” ĐỂ LÀM GÌ? 18 Tháng 5 - 2014 1 2 3 4 5
  • 19. 19Tháng 5 - 2014TIN TỨC TRUNG NGUYÊN 19Tháng 5 - 2014 6. Tìm những kỷ niệm đã qua Mục đích này thoạt nghe có vẻ... “sến”. Nhưng lại quá hợp lý nếu bạn không phủ nhận mục 5 ở trên(!) Một bản nhạc hay, một không gian đẹp với chiếc bình hoa nhỏ xinh trên bàn cạnh cửa sổ có ánh nắng sớm chiếu nghiêng nghiêng, một ly cà phê pha “đúng điệu”,... ở quán cà phê mà đã là một phần ký ức, thì đây là mục đích rất đỗi chân phương của những ai thích hoài niệm. 7. Để gửi thiệp Xem đến đây có thể bạn đã quá bất ngờ. Nhưng thử nghĩ, trong cuộc sống hiện đại đầy hối hả, mấy ai có điều kiện thuận lợi đến từng địa chỉ để gửi những thư mời như đám cưới, đám hỏi,... nhằm thể hiện sự trân trọng đến người nhận đây? Vậy thì hẹn gặp ở quán cà phê theo từng nhóm bạn là cách tốt nhất, để vừa nhận tấm thiệp báo tin vui, vừa ôn lại kỷ niệm xưa trong không gian vừa lịch sự, ấm cúng để thể hiện sự trân trọng, vừa thuận lợi, vui cả đôi đàng. 8. Để “check in” (thuật ngữ cho biết bạn đang ở đâu) “Xì tin là phải check in” - một khẩu ngữ quen thuộc của một bộ phận giới trẻ ngày nay. Nếu không bàn đến việc này là tốt hay không tốt, thì đây đơn giản là một xu hướng đi lên nhờ vào công nghệ (như smartphone) và tính truyền thông tương tác hiện đại (mạng xã hội). Đến một quán cà phê sang trọng, thức uống ngon, phục vụ tốt, hài lòng và thích thú, chụp vài cái ảnh, chỉnh sửa bằng phần mềm một tí, rồi chia sẻ cùng mọi người,... là hoạt động không thể thiếu khi “đi cà phê” của một bộ phận “thượng đế” ngày nay. 9. Một thói quen Đôi khi, hay nhiều lúc hoặc luôn luôn, bạn đến cà phê để... chẳng để làm gì cả(!) Chỉ đơn giản là một thói quen không thể thiếu, như hít thở vậy. 10. Uống cà phê Vâng, đương nhiên! Tuyết Nhung CÀ PHÊ - VĂN HÓA & NGHỆ THUẬT 19Tháng 5 - 2014 6 7 8 9 10
  • 20. 20 Tháng 5 - 201420 Tháng 5 - 2014 CÀ PHÊ - VĂN HÓA & NGHỆ THUẬT
  • 21. 21Tháng 5 - 2014 địa danh thứ hai của châu Âu, sau Venice – Italy, cần phải nhắc đến là cảng Marseilles, Pháp: cà phê đ. được nhập khẩu và chuyển cảng tại đây. Từ năm 1669, cà phê Thổ Nhĩ Kỳ mới trở thành hàng hóa thời thượng tại Paris, nhờ các thủy thủ và thương nhân từ Marseilles đem đến. Thực ra trong tổng sản lượng khoảng 1.9 tấn cà phê Mocha (từ Ai Cập) đến cảng Marseilles thì chỉ có một phần ba được mang về Paris để bán lẻ cho người tiêu dùng, c.n lại đều được tái xuất khẩu sang miền Bắc nước Ý, Thụy Sĩ và các quốc gia Bắc Âu khác. Tuy nhiên, Mar- seilles khi đó chỉ là cảng xuất nhập khẩu cà phê mà thôi – cho đến năm 1671 thì cửa hàng kinh doanh café bột đầu tiên mới được khai trương tại thành phố cảng này. Tháng 7 năm 1669, đại sứ SolimanAga của vua Thổ Nhĩ Kỳ (Mehmet đệ Tứ) đến Paris để yết kiến nhà vua Louis XI V. Tuy nhiên nhà vua Pháp chẳng đếm xỉa g. đến ông đại sứ này trong thời gian khá dài – c.n vị đại sứ vẫn kiên nhẫn: ông ta thuê một dinh cơ hoành tráng, sang trọng ngay trong thủ đô Paris để hàng ngày đón tiếp nhiều nhân vật danh tiếng của nước Pháp. Aga dùng cà phê trong các tách sứ để chào đón khách. Ai cũng muốn được thử thức uống này và ông ta tiếp xúc được với vô số nhân vật quan trọng của nước Pháp – đàn ông cũng như phụ nữ. Giới tinh hoa Pháp tiếp xúc với cà phê lần đầu thôqua kênh này. Đến năm 1672, một người Armenia tên là Pascal đến nước Pháp và khai trương quán café đầu tiên tại Paris. Từ sau đó trở đi, hàng loạt quán khác mọc lên nhanh chóng. Tuy nhiên đến năm 1695 thì cảnh sát Pháp tuyên bố “quán café thường là nơi tụ tập của bọn trộm cắp, lừa đảo và những tên chơi bời khác”, vậy nên chúng phải tuân thủ chế độ “giờ giới nghiêm”. Quán café xuất hiện tại Pháp từ thế kỷ 17. Ban đầu các trang thiết bị dùng trong quán của người Pháp là những dụng cụ của phương Đông được “địa phương hóa”: ví dụ như thiết bị rang không chỉ là những cái chảo mà được thay đổi thành dạng h.nh trụ, làm bằng thiếc hay đồng thau, không dùng ngọn lửa để làm nóng mà dùng hơi nước hay khí gas. Đơn vị nổi danh nhất của nước Pháp trong việc sản xuất các trang thiết bị cà phê là h.ng Peugoet (1840). Các dụng cụ dạng truyền thống vẫn được sử dụng trong các hộ gia đ.nh m.i đến những năm 1920. Thậm chí những cối xay cà phê dùng tay, làm bằng gỗ vẫn có thể được tìm thấy tại các ngôi nhà riêng trong những năm 1960, với ngăn kéo hình hộp. Thành ngữ Pháp có câu “cà phê nấu sôi là cà phê đã hỏng: café bouillu, café foutu” và thực tế cho thấy họ đã biết pha chế theo cách thức khéo hơn: thay vì nấu bột cà 21Tháng 5 - 2014CÀ PHÊ - VĂN HÓA & NGHỆ THUẬT
  • 22. 22 Tháng 5 - 2014 phê trong nước sôi thì họ chỉ ngâm chất bột, do đó bảo quản được hương vị. Cách pha chế này có thể được coi là “cuộc cách mạng nhung” trong ngành cà phê Pháp từ năm 1710, với sự xuất hiện của bình và túi lọc. Bột cà phê được cho vào túi, sau đó nước sôi được tưới lên. Đến gần 100 năm sau, Jean Bapstite de Belloy đã cống hiến một phát minh quan trọng hơn: phin cà phê. Nước sôi được rót từ trên chảy xuống, giọt cà phê chảy nhỏ giọt xuống tách ở dưới cùng. Nguyên bản dụng cụ pha chế kiểu nhỏ giọt này làm bằng thiếc, sau đó được biến tấu thành nguyên liệu sành sứ. Phương pháp này được gọi là De Belloy: dụng cụ pha phin bằng sứ, có lỗ rất nhỏ để nước sôi chảy qua cà phê bột. Ngày nay các dụng cụ này vẫn c.n được sử dụng. Người ta tin rằng đại văn hào Balzac, người dùng khoảng 50 tách cà phê mỗi ngày, cũng áp dụng phương pháp pha chế De Belloy nói trên. Trong tác phẩm văn học Traité des excitants modernes (1839), tạm dịch Những điều k. thú, Balzac đ. viết “khi cà phê được pha chế trong phin sành sứ theo dạng De Belloy, người ta có thể dùng nước lạnh để pha và dường như cà phê pha bằng nước lạnh c.n ngon hơn so với dùng nước sôi. Đại văn hào h.nh như bị cà phê “ám ảnh” mới có thể viết được những kiệt tác bằng tiếng Pháp, trong đó có tác phẩm Eugenie Grandet với nhân vật Charles đã hướng dẫn người dì của anh ta pha cà phê bằng bình Chaptal. Bình pha cà phê Chaptal thực ra cũng là biến thể của De Belloy mà thôi, theo đó người ta sử dụng hạt cà phê Mocha trộn lẫn với các hạt Bourbon và Martinique được xay nhuyễn. Balzac là người sành điệu về cà phê, ông dành thời gian cả ngày trời để tìm mua cho đúng những loại hạt ưa thích. Vua Louis XV cũng là người sành cà phê, chỉ thưởng lãm loại cà phê được trồng từ Verseilles trong các nhà kính dành riêng cho cây cà phê của ông. Nhà vua cũng tự mình rang xay cà phê trong những cái chảo và cối bằng vàng. Danh sách những người quý tộc Pháp yêu cà phê còn dài nữa: Madame de Pompadour, Fontenelle, Voltaire, Jean-Jacques Rous- seau và Napoleon… Còn giới bình dân cũng tiếp cận được cà phê bắt đầu từ năm 1736, khi hạt cà phê được gieo trồng từ miền Tây Ấn độ đã bắt đầu được nhập khẩu vào Pháp. Đây là loại hạt mới nên chi phí thấp hơn, kích thích tiêu dùng cà phê cao hơn. Cà phê dần dần thay thế cho món súp trong bữa ăn sáng của dân Pháp. Hiện tượng này được ghi lại trong tờ báo La Vie privee des Francaise (1782) như sau: “tại không gian thị trường của Pháp, người ta đã thấy những phụ nữ đi bán cà phê sữa nóng trên khắp các con phố.” Trong thế kỷ 19, công nhân Pháp uống cà phê để chống lại cơn đói và lạnh. Tác giả Emile Zola trong tiểu thuyết Ger- minal đ. mô tả: đối với những người thợ mỏ tại miền bắc nước Pháp khi đó thì vai trò của cà phê không thua kém gì so với bánh mỳ. Tương tự như vậy, tác giả Pierre Jakez-Helias trong cuốn The Horse of pride (tạm dịch: Chú ngựa vinh quang) cũng mô tả “những phụ nữ Breton có thể mua cà phê bằng mọi giá, cả làng sẽ thơm nức mùi cà phê và ai nấy đều dễ thở hơn.” Quả thật cà phê đã trở thành một truyền thống sâu sắc của dân Pháp. Người dân Pháp đến với nhau bên bàn cà phê. Trung tâm của cà phê Pháp là Paris, nơi đây quy tụ rất nhiều nhân vật trí thức, văn nghệ sĩ và cả chính trị gia. Như đã đề cập ở phần trên: Pascal là người đàn ông đầu tiên mở quán cà phê tại Paris và mặc dù sau đó ông này phá sản nhưng đã khơi mào cho hàng loạt quán café khác ra đời. Chủ sở hữu của chúng thời bấy giờ thường là người Armenia, Syria hoặc Hy Lạp. Một đặc điểm đáng chú í về các quán café Pháp trong giai đoạn này là: chúng thường không tồn tại lâu bởi vì người ta đánh đồng quán café với những quán rượu rẻ tiền, bình dân và khách hàng dùng cà phê không muốn bị coi là những “khách nhậu” bình dân như vậy. Họ e ngại vào quán café. Người đầu tiên hiểu được vai trò của không gian quán café là một người Pháp gốc Sicille tên là Francesco Procopio dei Coltelli, đến Pháp khi mới 20 tuổi. Năm 1672, khi 22 tuổi, anh chàng này đã đi làm thuê trong quán café của Pascal và 22 Tháng 5 - 2014 CÀ PHÊ - VĂN HÓA & NGHỆ THUẬT
  • 23. 23Tháng 5 - 2014 đến năm 1686 anh mua hẳn 3 căn nhà nhỏ liền kề nhau trên phố Fosse-Saitn-Germain, đập bỏ các vách tường ngăn cách để xây dựng quán cà phê Procope: rất trang trọng với kính trang trí, bàn đá cẩm thạch. Vị trí quán này đối diện với rạp hát Jeu de Paume và cách vài bước chân so với rạp Odeon. Thế là quán café này nhanh chóng trở thành nơi tụ tập của thanh thiếu niên, các nhà viết kịch, diễn viên và nhạc sĩ. Phụ nữ ngại vào quán cũng vẫn được phục vụ: họ cứ ngồi trên xe ngựa, nhân viên sẽ mang cà phê ra tận nơi. Quán Procope tồn tại khá lâu. Sang thế kỷ 18, khi phong trào Khai sáng lan rộng tại nước Pháp thì nơi này tập trung được rất nhiều nhân vật nổi tiếng: Buffon, Diderot, Rousseau và cả D’Alembert (với ý tưởng về Bách khoa toàn thư). Đó là chưa kể đến Voltaire, Fontenelle, Condorcet và Crebil- lon. Thành công của quán này khơi nguồn cảm hứng cho nhiều quán café khác ra đời và tính đến năm 1720 thì Paris đã có hàng trăm quán. Quán café thực sự là nơi chốn đóng vai trò chất xúc tác cho Cách mạng Pháp. Quán La Regence và Mecanique là những nơi mà các nhà khai sáng tụ tập và tranh luận với nhau. Hầu hết những quán này đều đã không còn tồn tại đến ngày nay. Một sự kiện đáng lưu ý sau cùng: tháng Bảy, ngày 12 năm 1789 tại quán café De Foy, Bộ trưởng Tài chính Pháp khi đó là Jacques Necker bị bãi nhiệm và Camille Desmoulins đã tranh thủ kích động quần chúng đứng lên vũ trang chống lại nhà vua. Các hành động sau đó là lịch sử. Trong thế kỷ 19 nước Pháp chứng kiến hiện tượng: rất nhiều người thuộc tầng lớp lao động bình dân Paris đã trở thành chủ quán café, khi thành phố xuất hiện thêm nhiều đại lộ và các nhà hát Opera. Giới tư sản nước Pháp hay tụ tập tại các quán trên đường Tortoni, hoặc góc ngã tư Italiens – Taibout. Những ai có vấn đề về danh dự có thể hẹn đối thủ để đấu tay đôi tại những quán café như thế này, trong các phòng riêng. Không chỉ có cà phê, nhiều quán còn có bàn bi-da cho khách giải trí. Loại hình cà phê bi-da này đầu tiên xuất hiện tại Grand Café năm 1895. Đây cũng là nơi đầu tiên trình chiếu một thể loại phim hoạt hình sơ khai nhất, trong đó các tấm ảnh được di chuyển nhanh để tạo thành sự chuyển động. Về sản phẩm cà phê, bên cạnh các loại truyền thống như cà phê đen, cà phê sữa th. các quán của Pháp cũng phục vụ những biến thể khác: cà phê pha với rượu cognac hay rượu mạnh, được gọi là gloria. Loại rượu phổ biến nhất được pha chung VUA LOUIS XV CŨNG LÀ NGƯỜI SÀNH CÀ PHÊ, CHỈ THƯỞNG LÃM LOẠI CÀ PHÊ ĐƯỢC TRỒNG TỪ VERSEILLES TRONG CÁC NHÀ KÍNH DÀNH RIÊNG CHO CÂY CÀ PHÊ CỦA ÔNG. NHÀ VUA CŨNG TỰ MÌNH RANG XAY CÀ PHÊ TRONG NHỮNG CÁI CHẢO VÀ CỐI BẰNG VÀNG. 23Tháng 5 - 2014CÀ PHÊ - VĂN HÓA & NGHỆ THUẬT
  • 24. 24 Tháng 5 - 2014 CÀ PHÊ - VĂN HÓA & NGHỆ THUẬT với cà phê lúc bấy giờ là rượu Calvados đến từ Normandy, do đó thức uống mang tên café-calva. Sang thế kỷ 20, quán café của Pháp là nơi tập trung nhiều văn nghệ sĩ và các nhà trí thức, học thuật. Các tên tuổi có thể nhắc đến là Guillaume Apol- linaire, Andre Breton, John Dos Passos, Ernest Hemmingway, và Pa- blo Picasso. Sau Thế chiến II , quán Saint- Germain des Pres trở thành trung tâm văn chương của đất nước. Tác giả Leon Paul Fargue viết trong quyển Độc hại: “thời đại của chúng ta vẫn coi quán café là một trong những thứ tương tự như hộp đêm, quán rượu và chúng là điều khó chịu nhất đối với mọi thể chế của nước Pháp…” Ngày nay Pháp có khoảng 70 ngàn quán café phục vụ 5 triệu người khách mỗi ngày. Số lượng này đang có xu hướng giảm, khi mà thói quen sử dụng thức ăn nhanh phát triển hơn và người ta thích ngồi tại nhà thay vì ghé vào quán café để gọi một ly cà phê đen. Dân Pháp bây giờ thích mua cà phê và các dụng cụ, rồi tự tạo cho mình không gian quán ngay tại nhà riêng. Trong quán café cũng như tại nhà riêng, người ta đều muốn thưởng thức thứ cà phê gần giống như espresso Italy. Nếu là tại nhà, họ sử dụng máy pha cà phê cỡ nhỏ, sử dụng hơi nước nóng và các thiết bị pha chế sữa cho cà phê capu- chinno. Tuy nhiên trong quán café thì người ta khó có thể có một tách espresso hoàn hảo đúng kiểu Ý: phương pháp pha chế không phải là đơn giản. Thêm vào đó, trang thiết bị pha chế cà phê của người Pháp cũng không ưu việt như của người Đức. Nguyên nhân của hiện tượng này là: Pháp chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực, mang tính truyền thống trong việc thưởng lãm cà phê. Đầu tiên, do thừa hưởng lối rang quá đen của Trung Đông mà người Pháp đã không thể giữ được hương vị thật của cà phê. Thứ hai, người Pháp còn có truyền thống pha chung cà phê với cây rau diếp xoăn (chicory) nên vị cà phê bị mất nhiều. Nguyên nhân thứ ba là do kinh tế: trong cuối thế kỷ 19 kéo dài đến thập niên 1960, thị trường nội địa của Pháp xuất hiện nhu cầu cà phê thứ cấp với hạt cà phê Robusta nhập khẩu từ các thuộc địa châu Phi. Vậy là một lần nữa đất nước này lại nảy sinh nhu cầu đối với sản phẩm giá rẻ, chất lượng thấp. Hậu quả là thị trường Pháp hiện diện một lượng lớn café au lait với hơn một nửa lượng cà phê nhân là ro- busta. Đến thời điểm ngày nay thì các nhà rang xay Pháp mới bắt đầu tìm kiếm những hạt arabica tuyệt hảo để có sản phẩm cà phê đúng. NGÀY NAY, NƯỚC PHÁP CÓ KHOẢNG 70.000 QUÁN CAFÉ PHỤC VỤ 5 TRIỆU NGƯỜI MỖI NGÀY. SỐ LƯỢNG NÀY ĐANG CÓ XU HƯỚNG GIẢM, KHI MÀ THÓI QUEN SỬ DỤNG THỨC ĂN NHANH PHÁT TRIỂN HƠN VÀ NGƯỜI TA THÍCH NGỒI TẠI NHÀ THAY V. GHÉ VÀO QUÁN CAFÉ ĐỂ GỌI MỘT LY CÀ PHÊ ĐEN. 24 Tháng 5 - 2014 CÀ PHÊ - VĂN HÓA & NGHỆ THUẬT
  • 25. 25Tháng 5 - 2014 E thiopia, cái tên mà nếu như ta không tìm hiểu rõ sẽ không thể nào biết được đây là đất nước cổ xưa nhất châu Phi - Nơi mà ta hay gọi là “Cái Nôi của loài người” và cũng là nơi hạt cà phê đầu tiên xuất hiện. Đối với những ai đam mê cà phê, thì đây đơn giản chỉ là một loại thức uống trên cả tuyệt vời. Nhưng khi đến với Ethiopia, một đất nước cổ xưa nhất, cà phê không chỉ là truyền thống của quốc gia,nó còn là biểu tượng của quyền lực cổ xưa, là thức uống của đấng thần linh tối cao. Và uống cà phê không chỉ đơn giản là thưởng thức, cảm nhận, người dân nơi đây xem nghi thức pha và uống cà phê như là một nghi lễ tâm linh. Vì khi tiến hành nghi lễ này, người Ethiopia cho rằng đang giao tiếp với đấng thần linh của quốc gia. Và sau khi dâng lên đấng tối cao, thì hạt cà phê sau khi “chết” sẽ nằm trong đất và bảo vệ cho sự yên bình của đất nước. Để pha thành một ly Buna - tên gọi của cà phê tại quốc gia này, cần phải mất đến 2 giờ với các nghi thức truyền thống luôn do một người phụ nữ trẻ đảm nhận. Và ở Ethiopia, một ngày chúng ta có đến 3 lần thực hiện nghi thức truyền thống từ cà phê. Thay vì dùng với đường và sữa, người Ethiopia lại thưởng thức cà phê với muối hoặc bơ. Chính vì sự quan trọng và mang tính chất tâm linh nên nghi thức truyền thống cổ xưa này không phải ai cũng có thể trực tiếp chứng kiến. Tuy nhiên, điều đặc biệt là khi đến với show diễn Barista của Coffee Tour, bạn sẽ được tận mắt trải nghiệm cũng như là một phần của nghi lễ người Ethiopia, xem cách họ pha cà phê và giao tiếp với đấng tối cao mà họ tôn thờ - Vị thần Cà phê. Show diễn Barista tại Làng cà phê Trung Nguyên do Coffee Tour tổ chức Quy trình pha chế Cà phê Ethiopia Thực hiện: Trường Giang BÍ ẨN CÀ PHÊ Ethiopia CÀ PHÊ - VĂN HÓA & NGHỆ THUẬT 25Tháng 5 - 2014
  • 26. 26 Tháng 5 - 2014 C hương trình cà phê thứ 7 diễn ra vào ngày 21/06/2014 vừa qua với sự góp mặt của các khách mời là những nhà báo kỳ cựu đương hoặc đã từng làm nghề, trải qua không ít khó khăn của những năm cuối thế kỷ 20 nhưng cũng đã từng nếm trải nhiều lần dư vị của sự vinh quang đầy tự hào. Họ đã hồi tưởng, đã trăn trở và mong muốn một tương lai tốt đẹp hơn cho chất lượng báo chí nước nhà… Nghề báo, nghề của vinh quang Đó là nhận định của các khách mời là diễn giả tại chương trình, là các nhà báo kỳ cựu gồm bà Vũ Kim Hạnh - Nguyên TBT Báo Tuổi Trẻ, Giám đốc BSA và ông Nguyễn Xuân Trung – Phó Tổng biên tập báo Tuổi Trẻ. Đây cũng là dịp các nhà báo hồi tưởng lại thời quá khứ vàng son của mình, khi tờ báo nhận được sự ủng hộ của bạn đọc với nhiều chuyên mục, nhiều thông tin nóng hổi phục vụ đúng nhu cầu của bạn đọc. Sự vinh quang của nghề cũng đồng hành với tinh thần “vượt lên chính mình để đi đến cùng sự thật”. Trong câu chuyện của mình, nhà báo Vũ Kim Hạnh đã hồi tưởng lại thời kì làm báo những năm 70 – 80, khi những nhà báo trẻ băng rừng vượt suối để lấy thông tin mà không màng đến số nhuận bút nhỏ nhoi nhận được sau đó. Đó là áp lực của người làm nghề trong bối cảnh thông tin được tiếp nhận bằng văn thư chứ không phải bằng “email, sms, mobile, laptop”, các anh em luôn phải trong tình trạng suy tính làm sao thông tin được đăng tải kịp thời. Trèo đèo lội suối lấy thông tin chưa xong, mà phải lặn lội tìm đến các điểm đóng của bộ đội để đi nhờ xe đến bưu điện gửi tin nhanh cho tòa soạn mới được gọi là hoàn thành nhiệm vụ. Để rồi ngày hôm sau, niềm hạnh phúc của các anh em là được thấy bài viết của mình trên mặt báo, nghĩa là nhân dân đã kịp thời nắm được thông tin. Thách thức của giới trẻ trước nền báo chí đương đại “Những khó khăn của chúng tôi thời bấy giờ vẫn không thách thức bằng những gì các bạn phóng viên trẻ đang đối mặt trong thời đại ngày nay, khi mà các bạn có rất nhiều nguồn thông tin, có điều kiện thuận lợi để tiếp cận nhưng việc lựa chọn thông tin đúng và chất lượng là một khó khăn lớn”. Chia sẻ của nhà báo Kim Hạnh đã phản ánh phần nào thực trạng nền báo chí hiện nay cũng như thách thức của các nhà báo trẻ khi làm nghề. Đồng cảm với nhà báo Kim Hạnh, nhà báo Nguyễn Vạn Phú – một blogger khá nổi trong giới cho biết: “Lượng bạn đọc báo giấy hiện đang giảm nhanh do sự phát triển của mạng xã hội, internet, máy tính bảng, điện thoại thông minh… Người đọc chỉ quan tâm đến thông tin mà không quan trọng là báo nào đứng viết. Đây là nguyên nhân làm giảm doanh thu, báo không có điều kiện cho phóng viên thực hiện các phóng sự dài kỳ và công tác xa. Bên cạnh đó là việc chuộng những tin giật gân, gây hiếu kỳ của bạn đọc cũng làm giảm chất lượng tờ báo, làm cho người làm báo chân chính không còn động lực và tâm huyết với nghề”. Có thể chính vì tờ báo không còn đủ sức hấp dẫn với bạn đọc, thông tin chưa đủ sâu để làm cho người đọc phải suy tư cùng với người viết nên Giáo sư TSKH Nguyễn Đăng Hưng với tư cách khách tham dự đã lên tiếng: “Bây giờ tôi đọc tờ Tuổi Trẻ chỉ có 10 phút là buông tờ báo xuống và cũng không còn cất đi để buổi chiều đọc tiếp như lúc trước nữa”. Theo giáo sư, những vấn đề xã hội quan tâm hiện nay không thấy xuất hiện hoặc xuất hiện khá chậm trên mặt báo, nội dung mờ nhạt. Thừa nhận những quan điểm trên, Phó Tổng báo Tuổi Trẻ - Ông Nguyễn Xuân Trung bày tỏ: “Bản thân tôi vẫn chưa hài lòng với tờ báo hiện nay, tôi muốn nội dung báo phải “nóng” hơn, đứng về phía người cô thế, nói lên những câu chuyện thực tế của phận người, của cuộc sống. Tôi đòi hỏi người phóng viên hai điểm: yêu nghề và viết “sạch nước cạn”, đi đến cùng bản chất câu chuyện mình viết. Với nghề báo, tâm lực là đức, bút lực là tài, các bạn cần đạt được cả hai yếu tố đó thì mới có thể dùng ngòi bút đấu tranh cho lẽ phải, cho người cô thế trong xã hội”. Nếu thể hiện được tài – đức trong công việc, chắc chắn người làm báo dù ở lĩnh vực nào cũng sẽ được trân trọng, như chia sẻ của Bà Phạm Thị Thu Thủy – Phó Tổng biên tập báo Thể thao và Văn hóa về chuyến tham quan tòa báo ở New York khi gặp các đồng nghiệp nước ngoài đã khoe với mình về một tin viết “nhỏ xíu” bằng vẻ tự hào và hãnh diện. Đó chính là sự tôn trọng, nghiêm túc với công việc, với đóng góp, tác phẩm mình tạo ra và mỗi phóng viên trẻ hãy liên tục trau dồi tài – đức cho mình để làm báo không chỉ là một nghề mà chính là cuộc sống. Thực hiện: Thủy Nguyễn CÀ PHÊ THỨ 7 – NGÀY BÁO CHÍ VIỆT NAM 21/6: CÀ PHÊ - VĂN HÓA & NGHỆ THUẬT NGHỀ BÁO – THÁCH THỨC MỚI CỦA NGƯỜI TRẺ 26 Tháng 5 - 2014
  • 27. 27Tháng 5 - 2014 ĐÁNH CẮP Ý TƯỞNG – Steve Cone Mục đích chính của bất kỳ một chiến dịch marketing đều là thu hút sự chú ý và nhận được sự phản hồi tích cực từ khách hàng. Để đạt được thành công, chiến dịch marketing phải hội đủ ba yếu tố: sức lôi cuốn, nội dung mới lạ và động lực thúc đẩy khách hàng hành động. Đây cũng chính là một trong những đúc kết kinh nghiệm mà Steve Cone đã chia sẻ trong quyển “Steal These Ideas” ( tác phẩm đã được NXB Trẻ xuất bản với tựa đề “Đánh Cắp Ý Tưởng”). Steve Cone hiện là một trong những chuyên gia marketing hàng đầu trong lĩnh vực dịch vụ tài chính, với hơn 30 năm kinh nghiệm làm việc trong các công ty hàng đầu thế giới như: Citigroup, American Ex- press, Epsilon,Apple…Bằng lời lẽ súc tích, rõ ràng, ông đưa ra dẫn chứng cũng như nhận định về những mẫu quảng cáo hoặc những thủ thuật marketing tiêu biểu cả đột phá lẫn nhàm chán. Đó có thể là một mẫu quảng cáo trên báo giống như :“TUYỂN NAM cho Chuyến Đi Mạo Hiểm với các điều kiện: lương thấp, trời lạnh giá, nhiều tháng trời trong đêm đen, đầy hiểm nguy, không chắc ngày về an toàn nhưng có danh vọng và được tôn vinh nếu thành công”; hoặc như bức thư mà Hunter S. Thompson – Tổng biên tập của tờ Rolling Stone đã viết gửi cho độc giả để yêu cầu họ tiếp tục đặt báo dài hạn… Đây là những kiểu mar- keting được Steve Cone đánh giá là hội đủ các yếu tố thành. Đối với những ai đam mê hoặc đang theo đuổi con đường trở thành nhà market- ing chuyên nghiệp thì đây chính là bài học quý giá và là kim chỉ nam dẫn đến thành công. Giống như Jon Linen - Phó chủ tịch hãng American Express đã nhận xét: “Cuốn sách này có thể giúp việc marketing của mọi doanh nghiệp từ chỗ tẻ nhạt, chán ngắt nhanh chóng trở nên vượt trội.” ĐẮC NHÂN TÂM - Dale Carnegie Người Việt Nam ta từ xưa đã có câu: “Lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Thế nhưng không phải ai trong chúng ta cũng làm được điều này. Khi bạn biết cách ứng xử khéo léo và tế nhị bạn sẽ có những mối quan hệ tốt đẹp, đặc biệt là trong mối quan hệ kinh doanh. Tuy nhiên làm thế nào để được mọi người quý trọng, tin tưởng và nghe theo lời của bạn đó là cả một nghệ thuật. Bạn sẽ tìm thấy lời giải đáp về nghệ thuật đối nhân xử thế qua từng trang trong cuốn sách “Đắc Nhân Tâm” của tác giả Dale Carnegie. Những nguyên tắc vàng mà Dale Carnegie gửi gắm trong “Đắc Nhân Tâm” chắc chắn sẽ thay đổi rất nhiều quan điểm của bạn về cuộc sống hàng ngày cũng như trong công việc kinh doanh. Xuất thân trong một gia đình nông dân nghèo, Dale Carnegie đã phải làm rất nhiều ngành nghề khác nhau trước khi trở thành một nhà thuyết trình nổi tiếng. “ Đắc Nhân Tâm” là thành tựu lớn nhất của ông. Khác với suy nghĩ của rất nhiều người cho rằng “Đắc NhânTâm” đơn thuần chỉ là một “giáo trình” dạy bạn cách để lấy lòng hoặc tạo được thiện cảm với người khác, hơn thế từng trang trong “Đắc Nhân Tâm” sẽ là chiếc gương phản chiếu chân thật những hành vi cư xử của bạn, giúp bạn hiểu rõ hơn và thành thật hơn với chính mình, từ đó bạn mới có được thái độ chân thành và tích cực trong giao tiếp với những người xung quanh, giống như Dale Carnegie đã viết : “Biểu lộ sự quan tâm chân thành đối với người khác không những giúp bạn có thêm bạn bè mà còn có thể làm tăng lòng trung thành của khách hàng đối với công ty bạn”. Đây mới chính là điều tạo nên sức hút của“Đắc NhânTâm” đối với hàng triệu đọc giả trên toàn thế giới. Dàn trải qua 30 chương của cuốn sách, Dale Carnegie muốn gửi gắm đến bạn một thông điệp rằng: bằng việc quan tâm đến những người xung quanh, lắng nghe, tôn trọng và khơi dậy những tiềm năng nơi họ, bạn sẽ xây dựng nên những mối quan hệ tốt đẹp và bền vững. Và tất yếu điều này chính là chìa khóa dẫn đến thành công trong mỗi chúng ta. MẶC KỆ NÓ! LÀM TỚI ĐI! Richard Branson “Bất kể bạn muốn đạt được điều gì trong đời, nếu không cố gắng, bạn sẽ không đạt được mục tiêu”. Một lời nhắc nhở chân thực cho những ai đang loay hoay tìm con đường hiện thực hóa giấc mơ. Không bao giờ từ bỏ là thái độ sống của Richard Branson, như chú kiến tìm mọi cách vượt qua trở ngại mang thức ăn về hang, leo qua chướng ngại vật, vòng qua hay tìm con đường khác. Luôn linh động phương pháp nhưng mục tiêu thì phải giữ vững. Những trải nghiệm được truyền đạt đã nêu cao tinh thần nhiệt huyết của một người, luôn yêu thương cuộc sống và sống hết mình. Mười bốn chương sách là những giai thoại sống động, chân thật. Không cầu kỳ trong ngôn từ, không ca tụng về thành quả đã có. Mà chỉ những lời gửi gắm gần gũi, chia sẻ thực tế trong từng giai đoạn khởi nghiệp, trong từng trải nghiệm và những nhận thức đúng đắn đã theo thời gian được chứng minh ngày càng rõ nét. “ Mặc kệ nó! Làm tới đi”, khẩu hiệu của người trẻ được dùng làm tiêu chí hoạt động cho một tập đoàn gồm hơn 200 công ty khắp thế giới. Tựa sách được lột tả rất chu đáo và chi tiết trong từng dòng văn, từng triết lý sống, và từng quan điểm kinh doanh đúng đắn trong sách. Những điều tưởng như đơn giản trong cuộc sống, ai cũng biết lại được xem là một cách đã tạo dựng thương hiệu Virgin lâu bền: “ Chuẩn bị kỹ càng, tin tưởng vào bản thân, giữ lời hứa, yêu thương cuộc sống và sống hết mình...” Có thay đổi làm cho thế giới tốt đẹp hơn không? Đây là tất cả những câu hỏi đã tạo nên một kết quả vững bền và rộng lớn – Tập đoàn Virgin và Richard Branson. ĐIỂM SÁCH CÀ PHÊ - VĂN HÓA & NGHỆ THUẬT Thực hiện: Khánh Linh & Thế Vinh
  • 28. 28 Tháng 5 - 2014 CÀ PHÊ VÀ SỨC KHỎE Một nghiên cứu mới đã mang lại niềm vui cho những người yêu thích cà phê: uống cà phê thường xuyên (khoảng 6 tách một ngày) không hề làm tăng tỉ lệ tử vong dù ở đàn ông hay phụ nữ. Thực tế, cà phê có caffein hay không caffein đều liên quan đến tỉ lệ tử vong thấp đối với người mắc bệnh tim. Esther Lopez-Garcia, PhD., đồng thời là tác giả chính của nghiên cứu cho biết: “Thói quen uống cà phê liên quan đến rất nhiều tác động có lợi cũng như có hại đối với sức khỏe nhưng vẫn chưa có nhiều dữ liệu về mối liên quan của thói quen đó đối với tỉ lệ tử vong. Uống cà phê không liên quan đến tỉ lệ tử vong cao hơn ở đàn ông và phụ nữ tuổi trung niên. Mối liên hệ giữa lợi ích của thói quen uống cà phê với bệnh tim, ung thư và các nguyên nhân gây tử vong khác sẽ được nghiên cứu về sau”. Phụ nữ uống khoảng 2 đến 3 tách cà phê có caffein mỗi ngày khiến nguy cơ tử vong giảm đi 25% đối với bệnh tim trong suốt thời gian theo dõi tiến hành nghiên cứu (từ năm 1980 đến năm 2004 với 84.214 phụ nữ tham gia) so với người không uống cà phê. Nguy cơ tử vong giảm đi 18% đối với các nguyên nhân gây tử vong khác ngoài bệnh tim và ung thư đối với người có uống cà phê so với người không uống trong suốt thời gian theo dõi. Với nam giới, mức độ uống cà phê không làm tỉ lệ tử vong giảm đi hay tăng lên trong khoảng thời gian theo dõi từ năm 1986 cho đến năm 2004 với 41.736 người tham gia. Các nhà nghiên cứu đã tiến hành phân tích dữ liệu từ 84.214 phụ nữ tham gia vào Nghiên cứu sức khỏe và 41.736 đàn ông tham gia vào Nghiên cứu sức khỏe chuyên nghiệp tiếp theo. Để tham gia tiếp vào nghiên cứu hiện nay, người tham gia phải đảm bảo điều kiện không mắc ung thư hay bệnh tim tại thời điểm khởi đầu nghiên cứu. Họ phải hoàn thành bảng câu hỏi cứ hai đến bốn năm một lần bao gồm các câu hỏi về mức độ thường xuyên uống cà phê, các thói quen ăn uống khác, hút thuốc và tình trạng sức khỏe. Các nhà nghiên cứu sau đó so sánh tần số tử vong đối với bất kì nguyên nhân nào, do bệnh tim và do ung thư ở những người có thói quen uống cà phê khác nhau. Trong số phụ nữ tham gia, 2.368 người đã chết vì bệnh tim, 5.011 người chết vì ung thư, còn 3.716 người chết do các nguyên nhân khác. Đối với đàn ông, 2.049 người chết vì bệnh tim, 2.491 người chết vì ung thư, và 2.348 người chết vì các nguyên nhân khác. Trong khi suy tính các các yếu tố nguy cơ khác, như kích cỡ cơ thể, thói quen hút thuốc, ăn uống cũng như các bệnh cụ thể, các nhà nghiên cứu nhận thấy người uống nhiều cà phê có tỉ lệ tử thấp hơn trong suốt khoảng thời gian theo dõi. Nguyên nhân có thể là do nguy cơ tử vong vì bệnh tim ở những người uống cà phê thấp. Tuy nhiên không tìm được mối liên hệ nào giữa thói quen uống cà phê và tử vong do ung thư. Dường như điều này không liên quan đến caffein do những người uống cà phê không có caffein có tỉ lệ tử thấp hơn những người không uống cà phê. Các biên tập viên của tờ Annals of Internal Medicine cảnh báo rằng nghiên cứu chưa chắc chắn rằng cà phê có thể làm giảm nguy cơ tử vong sớm. Có lẽ tồn tại một điều nào đó đã bảo vệ những người uống cà phê. Đồng thời lỗi tính toán trong việc đánh giá thói quen uống cà phê là không tránh khỏi bởi thói quen ước lượng này là do người tham gia tự thông báo. Nghiên cứu được Viện y tế quốc gia tài trợ. Theo bài viết “The Relationship of Coffee Consumption with Mortality” của tác giả Lopez-Garcia, van Dam, Li, Rodriguez-Artale- jo, và Hu.Trà Mi và ScienceDaily UỐNG CÀ PHÊ GIẢM TỈ LỆ TỬ VONG
  • 29. 29Tháng 5 - 2014 CÀ PHÊ VÀ SỨC KHỎE 29Tháng 5 - 2014
  • 30. 30 Tháng 5 - 2014 Tôi bán cà phê quán cóc đã hơn ba chục năm nay. Quán của tôi dù rất nhỏ nhưng cũng là nơi hội tụ bao nỗi buồn vui có đủ, là nơi có thể ngồi nghỉ chân của ai đó nhất thời chưa định được đích đến, cũng là điểm hẹn của nhiều người thức trắng đêm xem bóng đá. Đặc biệt hơn cả, quán tôi thường xuyên được đón tiếp một vị khách có cái tên rất dễ nhớ: “ Chú Năm thứ trưởng”, ai cũng gọi ông như vậy. Chú Năm uống cà phê ở quán đã lâu nên thành thân quen, ông uống không đường mà đăc sệt. Chỉ có tôi mới pha cho ông được. Kể cũng lạ, một con người có thể nhận rõ cảm xúc vui buồn qua độ đậm nhạt của cà phê. Cả cái cách uống cà phê của ông cũng làm người ta ngờ ngợ, ngồi trầm ngâm nhấp từng ngụm, từng ngụm. Phải là người nhiều nỗi niềm lắm mới uống cà phê kiểu đó. Tôi thường nghĩ thế, và đúng, một lần quán vắng khách ông Năm đã bất ngờ tâm sự. * * * - “ Chỉ cần nếm một giọt, thưởng thức vị của nó là có thể nhận biết loại cà phê gì và được trồng ở đâu”. Đó là tài nghệ của Hoàng. Đâu dễ mấy ai uống cà phê không đường mà vẫn cảm nhận được vị ngọt như cậu ta. Chúng tôi cùng học Trường Cao đẳng Canh Nông, cùng nghiên cứu cây cà phê, nhưng tôi lại chẳng thích và chẳng ghiền cái thứ nước nâu nâu sóng sánh hấp dẫn đối với bao nhiêu người. Còn Hoàng, bạn tôi không những ghiền nặng mà còn hễ có dịp là vù lên Tây nguyên, có khi ở đó cả tháng trời. Hoàng say sưa cắt tỉa, chiết ghép, nghiên cứu các chủng loại cà phê khác nhau, thậm chí quan tâm đến cả thổ nhưỡng… và đặc biệt cái cách mà cậu ta uống cà phê không đường thì chẳng ai sánh được. Kháng chiến chống Pháp bùng nổ, chúng tôi xếp bút nghiên lên đường đi chiến đấu bảo vệ tổ quốc như hàng triệu người dân Việt Nam lúc bấy giờ. Trong bóng dáng của Tây nguyên năm nào còn ghi tạc hình ảnh những người lính giản dị cùng ăn cùng ở với đồng bào dân tộc: có cả tôi và có cả Hoàng. Những năm tháng đó, nếu nói ngay thẳng thì tôi cũng chỉ tầm tầm không có gì nổi bật, còn Hoàng là một chiến sĩ vô cùng anh dũng, cậu ta đã được đề bạt chỉ huy đại đội. Hòa bình lập lại, tập kết ra Bắc, chúng tôi được phân công về một nông trường cà phê. Hết cầm súng lại cầm cày cầm cuốc, những người lính hồ hởi tràn ngập khí thế xây dựng non sông. Là người năng nổ, thông minh và là thủ trưởng nên Hoàng được cử làm giám đốc, còn tôi, một anh lính quèn cũng được Hoàng cất nhắc làm phó. Suy cho cùng thì tôi còn hơn cậu ta nhiều thứ: con nhà khá giả, học hành thuộc loại nhất nhì trong lớp (tất nhiên chỉ giỏi lý thuyết thôi, còn thực hành thì kém vì tôi chẳng thích chân lấm tay bùn như Hoàng). Nông trường rộng mênh mông và cà phê bạt ngàn, nhưng cây đã quá già cỗi nên năng suất không cao. Gần một ngàn con người ngày này qua ngày khác bán bụng cho đất và bán lưng cho trời vậy mà thu hoạch chẳng được là bao. Hoàng tỏ ra hết sức cay cú và nóng lòng với điều đó. Nhiều đêm thao thức không ngủ được vì nâng cao năng suất cà phê, Hoàng đã gọi tôi đến nhà để đàm đạo. Tự tay Hoàng pha cà phê. Cậu ta nén thật chặt cái phin nên từng giọt, từng giọt cà phê rơi. Tôi lặng yên nhìn và lặng yên nghe cái âm thanh rơi trong lòng cái phin nhỏ xíu đến não cả lòng! Hai chúng tôi ngồi nhâm nhi ly cà phê không đường và thưởng thức cái vị ngọt của nó – như Hoàng vẫn bảo. Riêng đối với tôi thì đó là một vị đắng, cái đắng đến cứng cả lưỡi của một kẻ không biết thưởng thức cà phê. Hoàng đã hỏi tôi về nhiều phương án. - Đốn hết và trồng mới? - Lấy đâu ra cây giống để trồng mới cho hàng ngàn hecta? Và ai kiên nhẫn đợi được năm sáu năm sau cây mới bói quả? - Hoàng hỏi tôi. - Vô phương! Tôi đành thúc thủ. Sau nhiều đêm trăn trở, cuối cùng Hoàng mạnh dạn đưa ra phương án “đốn sạch cây”. Sáng kiến này được thảo luận từ mùa thu sang cuối đông. Lực lượng ủng hộ và chống đối ngang nhau. Tôi với tư cách là một kỹ sư canh nông mà chẳng dám phản đối cũng chẳng đồng tình. Tôi sợ, phản đối Hoàng, không khéo người ta vu cho tội chống Đảng, còn nếu đồng tình lỡ mai này có bề chi không khéo lại vạ lây… Hoàng vốn là người thông minh có năng lực và quyết đoán, hơn thế nữa cậu ta là người sẵn sàng chịu trách nhiệm đối với những việc mình làm. Cuối cùng bằng quyền hạn của giám đốc, Hoàng đã quyết. Trong cái rét như cắt vào da vào thịt, hàng trăm con người đua nhau chặt phá. Rừng cà phê đang xanh tươi bỗng chốc trơ ra những gộc là gộc. Nắng lửa và gió Lào thổi qua nông trường, cà phê chỏng chơ như một rừng chông. Ai nhìn cũng xót. Mùa xuân nữa lại đến, cây cà phê cũng chỉ lèo tèo vài cành non phất phơ èo uột. Một mùa cà phê không hạt. Người ta đâm ra tiếc của. Tôi bắt đầu lo cho Hoàng. Nhưng trong bụng tôi lại mừng thầm:” Thất bại rồi ông tướng ạ!”. Tiếng xì xầm đã bắt đầu công khai: “Ông ta là đồ phá hoại!”, hoặc “Sao mà cấp trên lại tin…?”. “Tôi cầm chắc, đó là thất bại ê chề!”. Những thông tin như vậy được tôi bơm vào đầu hàng trăm con người ít học để từ đó trở thành những cơn sóng dữ. Nhưng Hoàng vẫn tin ở sáng kiến của mình. Đợt cải cách ruộng đất thứ năm ào ạt CÀ PHÊ TỪNG GIỌT Truyện ngắn của Nguyễn Đình Phư TRUYỆN NGẮN
  • 31. 31Tháng 5 - 2014 đổ về khắp hang cùng ngõ hẻm vừa dứt thì đợt chỉnh đốn Đảng lại tới. Nhân dịp này, chúng tôi ghép cho Hoàng là kẻ phá hoại. Và sai lầm này đã chôn vùi không chỉ sự nghiệp nghiên cứu khoa học mà cả cuộc đời: Hoàng bị bắt, bị đấu tố rồi bị bắn sau đó. Còn tôi lại được đề bạt làm giám đốc thay Hoàng. Tôi lầm lũi trong ráng chiều đỏ ối của miền Tây. Rừng cà phê đang trỗi dậy. Tôi nghe trong gió lời trăn trối của Hoàng: “ Rồi các vị sẽ thấy!”. Đêm về, tôi lần giở những ghi chép của Hoàng - mớ tài liệu ít ỏi của một đời làm khoa học. Thì ra, đó là phương pháp trẻ hóa cà phê bằng cách chặt trụi cành. Cây cà phê sau khi đốn, nếu được chăm sóc tốt sẽ trỗi dậy. Chỉ hai vụ thôi, cà phê lại cho những mùa bội thu. Năng suất cao gấp ba bốn lần trước khi chưa đốn. Cần phải có thời gian! Nhưng thời gian chưa kịp đến mà Hoàng đã bị buộc phải ra đi. Đúng thế thật, ngay sau khi Hoàng bị bắn thì rừng cà phê đã trỗi dậy, không bao lâu đã xanh bạt ngàn. Tôi cảm thấy bần thần, điều gì đó không yên trong lòng, sáng sáng chiều chiều trong những làn gió xào xạc đi qua rừng cà phê tốt tươi, đượm trái. Tôi luôn luôn cảm thấy như có đôi mắt của Hoàng đang nhìn mình, đôi mắt nhìn như muốn nói “giờ thì các vị thấy rồi đấy! ”. Mùa vẫn trôi đi như không có chuyện gì xảy ra. Ngoài các loại phân vô cơ theo tiêu chuẩn, tôi còn khuyến khích các tổ đội làm phân xanh hữu cơ bón cho cà phê. Nông trường lại xanh bạt ngàn. Những mùa cà phê bội thu trở lại, tôi được ca tụng, được khen thưởng và được đề bạt, với mọi người tôi thành ông Trời con lúc đó, nhưng riêng tôi trong lòng rất đỗi day dứt, tôi được đề bạt là nhờ thành tích của mình? - Không phải, nó đã được đánh đổi bằng cái chết của Hoàng! Nói đoạn, chú Năm thứ trưởng òa khóc. Dù đã ngoài bảy mươi mà những giọt nước mắt ông vẫn chảy thành dòng nóng hổi. Tôi đưa khăn lau nhẹ mặt ông và hỏi: - Nhưng tại sao chú Năm lại có biệt danh là thứ trưởng? - Tôi đâm ra ghiền cà phê từ đó. Cách uống cũng chẳng khác gì Hoàng: nhấm nha những giọt cà phê không đường, cảm nhận vị ngọt để tìm cái hương vị tận cùng sâu lắng của sự quyến rũ tuyệt vời. Chức quyền cũng dồn dập đến với tôi. Tôi được điều về Bộ làm vụ trưởng, rồi thứ trưởng – bây giờ nghĩ lại mới thấy, những năm tháng ngồi trên những chiếc ghế đầy quyền lực mà không làm được gì, chỉ lo giữ chỗ ngồi. Đang nói chuyện bổng dưng ông Năm bỏ về, không thanh toán cả tiền cà phê. Hôm sau ổng cũng chẳng thèm ra. * * * Ông bị nhồi máu cơ tim phải cấp cứu ở bệnh viện Thống nhất rồi ra đi mãi mãi. Hôm tiễn ông, tôi mua một vòng hoa: “Kính viếng Chú Năm thứ trưởng”. Người ta thường bảo chết là hết, là về với đất không vướng gì nợ trần nữa, nhưng không hiểu sao hôm tiễn chú Năm thứ trưởng đến nơi an nghỉ cuối cùng tôi cứ phân vân nghĩ – chưa hẳn là thế. Sáng nào tôi cũng pha một ly cà phê không đường và thắp một nén nhang vái ông ba vái. Kể từ ngày đó quán cà phê này ăn nên làm ra. Quán bắt đầu nổi tiếng. Bây giờ thì khách ra vào nườm nượp, toàn các bạn trẻ. Khách đến uống cà phê là dân sành điệu: đi xe tay ga xịn, xài điện thoại di động model mới nhất. Lâu lâu lại có một vài cô bé nghiêng ngữa nhìn góc thờ ông Năm thứ trưởng. Ở đó vẫn luôn có một ly cà phê không đường. Tôi chắc rằng cà phê ấy vẫn mang một vị ngọt mà không dễ mấy ai cảm nhận được! Gió heo may lại về, một vụ cà phê nữa đang được thu họach. Chủ quán đang thả mình cùng hương cà phê Ban Mê… Ráng chiều mang màu đỏ. TRUYỆN NGẮN
  • 32. 32 Tháng 5 - 2014 Ý TƯỞNG MỚI Andrew Stordy, người chế tạo ra chiếc máy Ikawa sử dụng phần mềm theo dõi nhiệt độ và thời gian để rang cà phê, cho rằng máy này giúp pha chế một cốc cà phê tươi hơn và giúp người tiêu dùng có một mối liên kết gần gũi hơn với nông dân trồng cà phê, bởi họ có thể nhận cà phê chuyển trực tiếp từ nông trại và tự rang hạt cà phê chưa qua xử lý công nghiệp. “Ikawa” có nghĩa là “cà phê” trong tiếng Kirundi, ngôn ngữ của người Bu- rundi ở Châu Phi. Ý tưởng này được nung nấu từ thời thơ ấu, khi Stordy theo cha mẹ là những người truyền giáo sống ở nhiều đất nước trồng cà phê khác nhau như Papua New Guinea, Vanuatu, và Burundi. Được tiếp xúc nhiều với đời sống người nông dân trồng cà phê nên Stordy hiểu những vẫn đề mà họ phải đối mặt. Việc sản xuất cà phê cũng tương tự như sản xuất rượu vang, nhưng khác với rượu vang, đối với cà phê, người tiêu dùng thường quan tâm đến các thương hiệu trên kệ siêu thị hơn là xuất xứ của cà phê. Điều này đồng nghĩa với việc người nông dân có ít quyền lực và chỉ được chia một phần rất ít những gì khách hàng trả cho sản phẩm. Stordy nói: “Ý tưởng của Ikawa là giúp bạn biến việc tự rang cà phê thành một thú vui có thể làm tại nhà, nhờ vậy đơn giản hóa chuỗi cung cấp, tiết kiệm chi phí sản xuất và người nông dân có thể nhận nhiều hơn số tiền người tiêu dùng trả cho sản phẩm.” Đặc biệt là máy rang này được lập trình bởi một phần mềm trên điện thoại thông minh, giúp cung cấp thông tin về hạt cà phê và xác định cho máy công thức rang lý tưởng nhất đối với từng loại hạt. Ban đầu, Stordy – người đã tốt nghiệp khoa Thiết kế công nghiệp tại Đại học Nghệ thuật Hoàng gia ở London - chế tạo ra một loại máy “tất cả- trong- một” có thể rang, xay và pha cà phê, nhưng sản phẩm cho ra lại có vị rất tệ. Sau đó anh cùng với bạn đồng môn Rombout Frieling phát triển một loại máy bàn có thể rang hạt cà phê xanh bằng hơi nóng trong vòng 3-15 phút. Hạt cà phê trong máy sẽ tự tách lớp vỏ và sau khi rang xong sẽ được đổ ra một lọ thủy tinh để xay. Thời lượng và nhiệt độ chính xác để rang hạt cà phê được quy định bởi một phần mềm liên kết với máy rang qua cổng Bluetooth. Đây chính là đặc điểm nổi bật phân biệt Ikawa với các loại máy rang gia dụng khác. “Hương vị của cà phê được quyết định bởi hạt cà phê, nhưng cũng phụ thuộc nhiều vào cách xử lý hạt cà phê. Cũng như rượu vang, có rất nhiều loại vị cà phê khác nhau,” Stordy cho biết. Hiện tại đã có 30 kiểu máy rang chuyên nghiệp này được bán ra trong ngành công nghiệp cà phê với giá 2.200 bảng mỗi máy, được dùng để thử các hạt cà phê mẫu. Tháng Mười này, Stordy sẽ bắt đầu chiến dịch tung ra thị trường loại máy thứ hai với giá 500 bảng/máy, nhắm tới những cá nhân sành cà phê, khuyến khích họ sáng tạo và chia sẻ với nhau các công thức pha cà phê qua công nghệ điện thoại thông minh. Đến năm sau, Stordy hi vọng sẽ tung ra tiếp được loại máy gia dụng giá 350 bảng. Người sử dụng sẽ có thể mua hạt cà phê từ chính công ty với bao bì in thông tin về từng cách rang cụ thể và được gắn mã vạch mà máy rang có thể đọc được. Hạt cà phê xanh mua trực tiếp từ nông dân có thể giữ hương vị trong vòng một năm, trong khi hạt cà phê đã rang rồi giảm chất lượng rất nhanh khi tiếp xúc với không khí, độ ẩm và độ nóng. Với Ikawa, người tiêu dùng được thưởng thức cà phê tươi hơn là cà phê mua ở siêu thị. Stordy nói: “Chúng tôi đang cố gắng sáng tạo ra một trải nghiệm cà phê mới. Thực tế sẽ cho thấy không phải tất cả mọi người đều bị hấp dẫn bởi trải nghiệm mới này. Nhu cầu cho cà phê rang sẵn sẽ còn rất lớn. Nhưng cà phê nói chung là một thị trường rộng, bởi vậy rất có tiềm năng để tạo dựng một thị trường đặc biệt với trải nghiệm cà phê mới này.” Hiện nay, công ty mới đang tập trung phát triển công nghệ máy rang cà phê. Họ ước tính phải một năm nữa mới có thể bắt đầu bán hạt cà phê trực tiếp từ người nông dân. Tuy vậy, họ đã thu hút được 400.000 bảng từ các nhà đầu tư tên tuổi và ước tính sẽ bắt đầu thu được lợi nhuận trong năm nay. Khánh Minh theo theguardian.com MÁY RANG CÀ PHÊ BẰNG PHẦN MỀM Andrew Stordy (bìa phải) và Rombout Frieling (giữa) bên các mẫu sản phẩm của mình
  • 33. 33Tháng 5 - 2014
  • 34. 34 Tháng 5 - 2014
  • 35. 35Tháng 5 - 2014
  • 36. 36 Tháng 5 - 2014