SlideShare a Scribd company logo
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
---o0o---
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
PHÒNG NGỪA RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN
HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN VIỆT NAM
SINH VIÊN THỰC HIỆN : NGUYỄN DUY KHANH
MÃ SINH VIÊN : A16384
CHUYÊN NGÀNH : TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
HÀ NỘI - 2013
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
---o0o---
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
PHÒNG NGỪA RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN
HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN VIỆT NAM
Giáo viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Thị Thúy
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Duy Khanh
Mã sinh viên : A16384
Chuyên ngành : Tài chính – Ngân hàng
HÀ NỘI - 2013
Thang Long University Library
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn và chỉ bảo nhiệt tình của cô giáo,
Tiến sỹ Nguyễn Thị Thúy trong suốt thời gian thực hiện khóa luận tốt nghiệp. Bên cạnh đó,
em xin gửi lời cảm ơn đến toàn thể các thầy cô trong Khoa Kinh tế Quản lý - trường Đại học
Thăng Long cũng như Ban lãnh đạo nhà trường đã tạo những điều kiện tốt nhất để em có thể
hoàn thành bài khóa luận này.
Em cũng xin chân thành cảm ơn các anh, chị tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển
nông thôn Việt Nam nói chung và các anh chị tại Phòng Tín dụng của ngân hàng nói riêng đã
tận tình giúp đỡ em trong suốt thời gian thực hiện bài khóa luận này.
Do còn nhiều hạn chế về kiến thức cũng như những kinh nghiệm thực tiễn nên bài
khóa luận khó có thể tránh khỏi những sai sót, em rất mong nhận được sự đóng góp, chỉ bảo
của các thầy cô giáo và các bạn sinh viên để bài khóa luận được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
Nguyễn Duy Khanh
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nhìn nhận trên giác độ tăng trưởng và phát triển, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được
những tiến bộ quan trọng trong hai thập kỷ qua. Có thể nói đó là những thành tựu hết sức ấn
tượng, góp phần cải thiện mức sống của người dân khá rõ rệt. Một trong những động lực
chính cho sự tăng trưởng và phát triển là việc thực hiện những cuộc cải cách kinh tế, khởi
xướng việc chuyển đổi từ một nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường
định hướng XHCN. Khu vực tài chính đóng vai trò quan trọng và trở thành trung tâm cho
những nỗ lực nhằm cải cách nền kinh tế Việt Nam. Việc hình thành một khu vực tài chính
mang tính thị trường đã cải thiển đáng kể hoạt động huy động vốn, đa dạng hoá các loại hình
dịch vụ ngân hàng và phân bổ hợp lý các nguồn lực trong nền kinh tế. Với những cải cách
hiện thời và trong tương lai tới khu vực tài chính sẽ hy vọng vào một sự thay đổi sâu sắc
nhằm tạo ra một cơ cấu phù hợp hơn với mô hình quản lý kinh tế ở Việt Nam.
Hệ thống Ngân hàng là huyết mạch của nền kinh tế và luôn giữ vai trò vô cùng quan
trọng. Trong những năm qua, Hệ thống Ngân hàng Việt Nam đã đạt được những thành tựu
đáng khích lệ như góp phần ổn định và kiềm chế lạm phát, thực thi hiệu quả chính sách tiền
tệ quốc gia,…Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trường, rủi ro kinh doanh là điều khó tránh
khỏi, đặc biệt là rủi ro trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh Ngân hàng bởi nó có khả năng
gây ra phản ứng dây truyền lây lan và càng ngày càng biểu hiện phức tạp. Sự sụp đổ của một
ngân hàng ảnh hưởng tiêu cực đến toàn bộ đời sống kinh tế - chính trị - xã hội, có thể lan
rộng ra khỏi phạm vi một quốc gia thậm chí là cả khu vực và toàn cầu.
Trước xu thế hội nhập, các tổ chức tài chính Ngân hàng sẽ luôn phải đối mặt với sự
cạnh tranh cũng như nhiều loại hình rủi ro khác nhau. Ở Việt Nam, do xuất phát điểm của
các Ngân hàng trong nước thấp hơn so với trung bình trong khu vực nên việc tập trung phát
triển và quan tâm đến lợi nhuận luôn được đặt lên hàng đầu. Điều này đã khiến cho công tác
quản lý rủi ro của các Ngân hàng dường như vẫn đang bị bỏ ngỏ và chưa được đầu tư xây
dựng một cách thoả đáng và chuyên nghiệp. Đó là nguyên nhân khiến tỉ lệ nợ xấu cũng như
nhiều vấn đề phát sinh do mất khả năng kiểm soát đang trở thành bài toán chưa có lời giải tại
hầu hết các NHTM hiện nay. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam
(NHNNo&PTNT VN) cũng không phải ngoại lệ bởi bản thân ngân hàng là một định chế tài
chính hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực nông với hoạt động tín dụng là chủ đạo (chiếm tỷ
trọng 90% trong tổng thu nhập Ngân hàng). Do vậy, công tác phòng ngừa rủi ro tín dụng có
ý nghĩa quyết định đến sự đi lên của NHNNo&PTNT VN.
Trước thực tiễn yêu cầu như trên, tác giả đã chọn vấn đề: “ Phòng ngừa rủi ro tín
dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu
cho khoá luận của mình.
Thang Long University Library
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Luận giải và hệ thống hoá những lý luận cơ bản về phòng ngừa rủi ro tín dụng nói
chung cũng như vấn đề rủi ro tín dụng của ngân hàng nói riêng.
Nghiên cứu các nội dung liên quan đến phòng ngừa rủi ro tín dụng áp dụng với các
NHTM Việt Nam nói chung và NHNNo&PTNT VN nói riêng
Trên cơ sở lý luận thực tiễn kết hợp với phân tích thực trạng và đặc thù hành động của
NHNNo&PTNT VN để xây dựng một chiến lược phòng ngừa rủi ro tín dụng hiệu quả, từ đó
đề xuất các giải pháp, kiến nghị hoàn thiện nâng cao công tác phòng ngừa rủi ro tín dụng của
NHNNo&PTNT VN góp phần vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế Nông nghiệp, nông
thôn theo hướng Công nghiệp hoá – Hiện đại hoá, thúc đẩy nền kinh tế nước ta hội nhập và
phát triển.
3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Công tác phòng ngừa rủi ro tín dụng tại NHNNo&PTNT Việt
Nam.
Phạm vi nghiên cứu: Tâp trung nghiên cứu và đánh giá thực trạng phòng ngừa rủi ro
tín dụng của NHNNo&PTNT VN giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2012. Từ đó đề xuất các
kiến nghị và giải pháp hoàn thiện hơn công tác phòng ngừa rủi ro tín dụng tại
NHNNo&PTNT VN.
4. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu được áp dụng trong khoá luận này bao gồm: phương
pháp thu thập dữ liệu, so sánh, thống kê, phân tích, đánh giá và tổng hợp… kết hợp với
những minh hoạ bằng sơ đồ, bảng biểu, đồ thị nhằm làm cho nghiên cứu trở nên trực quan
hơn.
5. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của khoá luận bao gồm 3 chương:
Chương 1: Phòng ngừa rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại.
Chương 2: Thực trạng phòng ngừa rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn Việt Nam.
Chương 3: Giải pháp phòng ngừa trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.
MỤC LỤC
CHƯƠNG1. PHÒNG NGỪA RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI ............................................................................................................................1 
1.1  Rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại ...................................................1 
1.1.1  Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng .....................................................1 
1.1.2  Một số dấu hiệu cơ bản để nhận biết rủi ro tín dụng..............................6 
1.1.3  Hậu quả của rủi ro tín dụng ..................................................................12 
1.2  Phòng ngừa rủi ro tín dụng trong hoạt động của ngân hàng thương mại..14 
1.2.1  Khái niệm phòng ngừa rủi ro tín dụng..................................................14 
1.2.2  Vai trò của công tác phòng ngừa rủi ro tín dụng..................................14 
1.2.3  Nội dung phòng ngừa rủi ro tín dụng....................................................15 
1.2.4  Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác phòng ngừa rủi ro tín dụng .......17 
CHƯƠNG2. THỰC TRẠNG PHÒNG NGỪA RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN
HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM ......................20 
2.1  Tổng quan về ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam20 
2.1.1  Sự hình thành và phát triển của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn Việt Nam ........................................................................................20 
2.1.2  Sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng Nông nghiệp&Phát triển nông thôn
Việt Nam..........................................................................................................22 
2.1.3  Kết quả hoạt động kinh doanh chủ yếu của Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn Việt Nam.......................................................................23 
2.1.4  Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn Việt Nam ...............................................................................30 
2.2  Thực trạng phòng ngừa rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn Việt Nam...........................................................................31 
2.2.1  Mô hình phòng ngừa rủi ro tín dụng.....................................................31 
2.2.2  Cơ chế và chính sách tín dụng đối với khách hàng...............................32 
2.2.3  Quy trình nghiệp vụ tín dụng ................................................................32 
2.2.4  Hệ thống chấm điểm và xếp hạng khách hàng ......................................33 
2.2.5  Thông tin phòng ngừa rủi ro tín dụng...................................................38 
Thang Long University Library
2.2.6  Phương thức cho vay và cơ chế tín dụng nông nghiệp - nông thôn ......41 
2.2.7  Tổ chức phân loại nợ và quản lý nợ xấu ...............................................42 
2.2.8  Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Việt Nam..........................................................................................................44 
2.2.9  Trích lập dự phòng rủi ro và xử lý rủi ro tín dụng...............................50 
2.3  Đánh giá thực trạng phòng ngừa rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam..........................................................53 
2.3.1  Những kết quả đạt được ........................................................................53 
2.3.2  Những hạn chế .......................................................................................56 
2.3.3  Nguyên nhân của những hạn chế...........................................................58 
CHƯƠNG3. GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT
ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN VIỆT NAM ......................................................................................................65 
3.1  Định hướng hoạt động phòng ngừa rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh
doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam ..........65 
3.1.1  Định hướng hoạt động kinh doanh........................................................65 
3.1.2  Định hướng phòng ngừa rủi ro tín dụng ...............................................65 
3.2  Giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn Việt Nam...................................................................................68 
3.2.1  Tăng cường hiệu quả của việc thẩm định hồ sơ cho vay.......................68 
3.2.2  Tăng cường cho vay có bảo đảm bằng tài sản, bảo lãnh và bảo hiểm ..69 
3.2.3  Nâng cao hiệu quả trong hoạt động kiềm soát tín dụng........................70 
3.2.4  Thực hiện tốt việc trích lập dự phòng rủi ro tín dụng, thu hồi nợ đã xử
lý rủi ro............................................................................................................71 
3.2.5  Nâng cao chất lượng cán bộ của Ngân hàng..........................................72 
3.2.6  Tăng cường nhận biết dấu hiệu và cảnh báo sớm .................................73 
3.3  Kiến nghị .......................................................................................................74 
3.3.1  Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước ......................................................74 
3.3.2  Kiến nghị với Nhà nước........................................................................75 
DANH MỤC VIẾT TẮT
CBTD
CĐTD
CIH
CIC
DNNQD
DNVVN
: Cán bộ tín dụng
: Chấm điểm tín dụng
: Trung tâm điều hành
: Trung tâm thông tin tín dụng
: Doanh nghiệp ngoài quốc doanh
: Doanh nghiệp vừa và nhỏ
DNNN : Doanh nghiệp nhà nước
DPC : Dự phòng chung
DPCT : Dự phòng cụ thể
HSX CN : Hộ sản xuất cá nhân
HĐQT : Hội đồng quản trị
NHNN
NHTM
NHNNo&PTNT VN
: Ngân hàng Nhà nước
: Ngân hàng thương mại
: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn Việt Nam
RRTD : Rủi ro tín dụng
XLRR : Xử lý rủi ro
TCTD
TTTD
TSĐB
PGD
PGĐ
QĐ
: Tổ chức tín dụng
: Thông tin tín dụng
: Tài sản đảm bảo
: Phòng giao dịch
: Phó giám đốc
: Quyết định
Thang Long University Library
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 Tình hình huy động vốn tại NHNNo&PTNT VN giai đoạn 2010 – 2012........ 25 
Bảng 2.2 Tình hình hoạt động tín dụng tại NHNNo&PTNT VN giai đoạn 2010 – 2012
....................................................................................................................................................... 28 
Bảng 2.3 Xếp hạng doanh nghiệp theo mức độ rủi ro......................................................... 34 
Bảng 2.4 Hệ thống các chỉ tiêu xếp hạng tín dụng............................................................... 35 
Bảng 2.5 Chấm điểm các chỉ tiêu phi tài chính................................................................... 36 
Bảng 2.6 Tổng hợp điểm và xếp hạng doanh nghiệp........................................................... 37 
Bảng 2.7 Tình hình dự nợ cho vay phân theo nhóm nợ...................................................... 43 
Bảng 2.8 Tình hình nợ quá hạn tại NHNNo&PTNT VN giai đoạn 2010-2012............... 45 
Bảng 2.9 Nợ quá hạn phân theo loại khách hàng................................................................. 46 
Bảng 2.10 Tỷ trọng nợ xấu phân theo từng nhóm nợ ......................................................... 47 
Bảng 2.11 Tỷ trọng nợ xấu phân theo từng nhóm nợ ......................................................... 48 
Bảng 2.12 Tình hình nợ xấu trên nợ quá hạn tại NHNNo&PTNT VN ........................... 49 
Bảng 2.13 Tình hình thu nợ đã xử lý rủi ro theo khu vực tại NHNNo&PTNT VN....... 53 
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1 Mô hình tổ chức của Ngân hàng Nông nghiệp&Phát triển Nông Thôn......... 21 
Sơ đồ 2.2 Hệ thống thông tin rủi ro tín dụng........................................................................ 40 
 
 
1
CHƯƠNG1. PHÒNG NGỪA RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI
1.1 Rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại
Hoạt động kinh doanh của ngân hàng rất đặc biệt và nhạy cảm, đóng vai trò trung gian,
liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau trong nền kinh tế và cũng chịu khá nhiều ảnh hưởng
bởi những yếu tố khách quan và chủ quan. Ngoài ra ngân hàng thường có đặc điểm là có hệ
số nợ cao, do đó trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng tiềm ẩn khá nhiều rủi ro, nhất là
rủi ro tín dụng.
Có nhiều định nghĩa khác nhau về rủi ro tín dụng, tuy nhiên, trong khuôn khổ đề tài có
thể định nghĩa rủi ro tín dụng là rủi ro về sự tổn thất tài chính (trực tiếp hoặc gián tiếp) xuất
phát từ việc người đi vay không thực hiện nghĩa vụ trả nợ đúng hạn theo cam kết hoặc mất
khả năng thanh toán. Điều này có ý nghĩa là rủi ro tín dụng phát sinh trong trường hợp ngân
hàng không thu được đầy đủ gốc, lãi hoặc cả gốc lẫn lãi của khoản vay; hoặc việc thanh toán
khoản vay của khách hàng không đúng kỳ hạn.
Trong tài liệu “ Công nghệ ngân hàng dành cho các nước đang phát triển”, rủi ro tín
dụng được định nghĩa là thiệt hại kinh tế của ngân hàng do một khách hàng hoặc một nhóm
khách hàng không hoàn trả được nợ vay ngân hàng.
Theo Thomas P.Fitch thì rủi ro tín dụng là loại rủi ro xảy ra khi người vay không thanh
toán được nợ theo thoả thuận hợp đồng dẫn đến sai hẹn trong nghĩa vụ trả nợ, rủi ro tín dụng
là một trong những rủi ro chủ yếu trong hoạt động cho vay ngân hàng.
Còn theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN, “Rủi ro tín dụng
trong hoạt động ngân hàng của TCTD là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng
của TCTD khi khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thưc hiện nghĩa vụ của
mình theo cam kết.”
Như vậy, việc khách hàng không trả hoặc trả không đầy đủ các khoản nợ vay sẽ làm
giảm thu nhập của ngân hàng, không những thế ngân hàng vừa phải trả tiền gốc và lãi khi
huy động cho vay vừa phải mất chi phí để huy động nguồn khác bù đắp. Chưa kể ngân hàng
cũng phải trích lập dự phòng rủi ro tín dụng khi khách hàng không trả nợ đúng hạn, điều này
cũng làm tăng chi phí cho ngân hàng. Nói chung, rủi ro tín dụng lúc nào cũng gây cho ngân
hàng nhiều tổn thất về mặt tài chính.
1.1.1 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng
A.Rủi ro tín dụng do nguyên nhân khách quan
- Rủi ro do môi trường kinh tế không ổn định:
+ Sự biến động quá nhanh và không dự đoán được của thị trường thế giới
Thang Long University Library
2
Nền kinh tế Việt Nam còn lệ thuộc quá nhiều vào sản xuất nông nghiệp và công
nghiệp phục vụ nông nghiệp (nuôi trồng, chế biến thực phẩm và nguyên liệu…) vốn rất
nhạy cảm với rủi ro thời tiết và giá cả thế giới nên dễ bị tổn thương khi thị trường thế
giới biến động xấu.
Ngành dệt may trong một số năm gần đây đã gặp không ít khó khăn vì bị khống
chế hạn ngạch làm ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nói
riêng và của các ngân hàng cho vay nói chung. Ngành thuỷ sản cũng gặp nhiều lao đao
vì các vụ kiện bán phá giá tại thị trường Mỹ những năm vừa qua.
Không chỉ xuất khẩu, các mặt hàng nhập khẩu cũng dễ bị tổn thương không kém.
Mặt hàng sắt thép cũng bị ảnh hưởng của giá thép thế giới. Việc tăng giá phôi thép làm
cho một số doanmh nghiệp sản xuất thép trong nước phải ngưng sản xuất do chi phí giá
thành rất cao trong khi không tiêu thụ được sản phẩm.
+ Rủi ro tất yếu của quá trình tự do hoá tài chính, hội nhập quốc tế
Quá trình tự do hoá tài chính và hội nhập quốc tế có thể làm cho nợ xấu gia tăng khi
tạo ra một môi trường cạnh tranh gay gắt, khiến hầu hết các doanh nghiệp, những khách
hàng thường xuyên của ngân hàng phải đối mặt với nguy cơ thua lỗ và quy luật chọn lọc
khắc nghiệt của thị trường. Bên cạnh đó, bản thân sự cạnh tranh của các NHTM trong nước
và quốc tế trong môi trường hội nhập kinh tế cũng khiến cho các ngân hàng trong nước với
hệ thống quản lý yếu kém gặp phải nguy cơ rủi ro nợ xấu tăng lên bởi hầu hết các khách
hàng có tiềm lực tài chính lớn sẽ bị ngân hàng nước ngoài thu hút.
+ Sự tấn công của hàng nhập lậu
Việt Nam với hàng trăm km biên giới trên bộ và trên biển cùng địa hình phức tạp và
tình hình đời sống nghèo khó của dân cư vùng biên giới, cuộc chiến buôn lậu đã kéo dài
dai dẳng từ nhiều năm nay mà kết quả là hàng lậu vẫn tràn lan tại các thành phố lớn, làm
điêu đứng các doanh nghiệp trong nước và các ngân hàng đầu tư vốn cho các doanh
nghiệp này. Các mặt hàng kim khí điện máy, gạch men, vải vóc, quần áo, mỹ phẩm, thiết
bị điện tử,.. là những ví dụ tiêu biểu cho tình hình buôn lậu ở nước ta.
+ Thiếu sự quy hoạch, phân bổ đầu tư một cách hợp lý đã dẫn đến khủng hoảng về
đầu tư trong một số ngành
Nền kinh tế thị trường tất yếu sẽ dẫn đến cạnh tranh, các nhà kinh doanh sẽ tìm
kiếm ngành nào có lợi nhất để đầu tư và rời bỏ những ngành không đem lại lợi nhuận cho
họ. Do đó, sự chuyển dịch vốn từ ngành này qua ngành khác là một hiện tượng khách
quan. Tuy nhiên, ở nước ta những nằm gần đây, sự cạnh tranh đã phát triển một cách tự
phát, hoàn toàn không đi kèm với sự quy hoạch hợp lý, phân công lao động, chuyên môn
hoá lao động, sự bất lực trong vai trò của hiệp hội nghề nghiệp và sự điều tiết vĩ mô của
3
Nhà Nước. Điều này dẫn đến sự gia tăng quá nhiều vốn đầu tư vào một số ngành, dẫn đến
khủng hoảng thừa, lãng phí nguồn tài nguyên quốc gia.
- Rủi ro do môi trường pháp lý chưa thuận lợi
+ Sự kém hiệu quả của cơ quan pháp luật cấp địa phương
Trong những năm qua, Chính phủ, Quốc hội và Ngân hàng Nhà nước đã ban hành
nhiều luật, văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành luật liên quan đến hoạt động tín dụng của
ngân hàng. Tuy nhiên, luật và các văn bản đã có song việc triển khai vào hoạt động ngân
hàng lại hết sức chậm chạp và còn nhiều vướng mắc bất cập như một số văn bản cưỡng chế
thu hồi nợ. Những văn bản này đều có quy định: Trong trường hợp khách hàng không trả
được nợ, NHTM có quyền xử lý tài sản đảm bảo nợ vay. Trên thực tế, các NHTM không
làm được điều này vì ngân hàng là một tổ chức kinh tế, không phải là cơ quan quyền lực nhà
nước, không có chức năng cưỡng chế buộc khách hàng bàn giao tài sản đảm bảo cho ngân
hàng để xử lý hoặc chuyển tài sản đảm bảo nợ vay để Toà án xứ lý qua con đường tố
tụng…cùng nhiều các quy định khác dẫn đến tình trạng NHTM không thể giải quyết được
nợ tồn đọng và tài sản tồn đọng.
+ Sự thanh tra, kiểm tra, giám sát chưa hiệu quả của NHNN
Bên cạnh những cố gắng và kết quả đạt được, hoạt động thanh tra ngân hàng và đảm
bảo an toàn hệ thống chưa có những sự cải thiện căn bản về chất lượng. Năng lực cán bộ
thanh tra, giám sát chưa đáp ứng được yêu cầu, thậm chí một số nghiệp vụ kinh doanh và
công nghệ mới thanh tra ngân hàng còn chưa theo kịp. Nội dung và phương pháp thanh tra
còn lạc hậu, chậm được đổi mới. Vai trò kiểm soát chưa được phát huy và hệ thống thông tin
chưa được tổ chức một cách hữu hiệu. Thanh tra tại chỗ vẫn là phương pháp chủ yếu, khả
năng kiểm soát toàn bộ thị trường tiền tệ và giám sát rủi ro còn yếu. Thanh tra ngân hàng còn
hoạt động một cách thụ động theo kiểu xử lý vụ việc đã phát sinh, ít có khả năng ngăn chặn
và phòng ngừa rủi ro vi phạm. Mô hình tổ chức của thanh tra ngân hàng còn nhiều bất cập.
Do vậy mà có những sai phạm của các NHTM không được thanh tra NHNN cảnh báo, có
biện pháp ngăn chặn từ đầu, để đến khi hậu quả nặng nề đã xảy ra rồi mới can thiệp. Hàng
loạt các sai phạm về cho vay, bảo lãnh tín dụng ở các NHTM dẫn đến những rủi ro rất lớn,
có nguy cơ đe doạ sự an toàn của cả hệ thống lẽ ra có thể đã được ngăn chặn ngay từ đầu nếu
bộ máy thanh tra phát hiện và xử lý sớm.
+ Hệ thống thông tin quản lý còn bất cập
Hiện nay, Việt Nam chưa có một cơ chế công bố thông tin đầy đủ về doanh nghiệp và
ngân hàng. Trung tâm thông tin khách hàng (CIC) của NHNN đã hoạt động hơn một thập
niên và đã đạt được những kết quả bước đầu rất đáng khích lệ trong việc cung cấp thông tin
kịp thời về tình hình hoạt động tín dụng nhưng chưa phải là cơ quan định mức tín nhiệm
Thang Long University Library
4
doanh nghiệp một cách độc lập và hiệu quả, thông tin cung cấp còn đơn điệu, thiếu cập nhật
và ngoài ra việc kết nối thông tin với trang Web – CIC qua đường X25 của Cục Công nghệ
tin học ngân hàng thuộc NHNN còn nhiều trục trặc, chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu tra cứu
thông tin tại các thành phố lớn. Đó cũng là thách thức cho hệ thống ngân hàng trong việc mở
rộng và kiểm soát tín dụng cho nền kinh tế trong điều kiện thiếu một hệ thống thông tin tương
xứng. Nếu các ngân hàng cố chạy theo thành tích, mở rộng tín dụng trong điều kiện môi
trường thông tin không cân xứng thì sẽ gia tăng nguy cơ nợ xấu cho hệ thống ngân hàng.
B. Rủi ro tín dụng do nguyên nhân chủ quan
- Rủi ro do các nguyên nhân từ phía khách hàng vay là tổ chức:
+ Sử dụng vốn sai mục đích, không có thiện chí trong việc trả nợ vay: Đa số các
doanh nghiệp khi vay vốn ngân hàng đều có các phương án kinh doanh cụ thể, khả thi. Số
lượng doanh nghiệp sử dụng vốn sai mục đích, cố ý lừa đảo ngân hàng để chiếm đoạt tài
sản không nhiều. Tuy nhiên, khi vụ việc phát sinh lại hết sức nặng nề, liên quan đến uy tín
của các cán bộ, làm ảnh hưởng xấu đến các doanh nghiệp khác.
+ Khả năng quản lý kinh doanh kém: Khi các doanh nghiệp vay tiền ngân hàng để
mở rộng quy mô kinh doanh, đa phần là tập trung vốn đầu tư vào tài sản vật chất chứ ít
doanh nghiệp nào mạnh dạn đổi mới cung cách quản lý, đầu tư cho bộ máy giám sát kinh
doanh, tài chính, kế toán theo đúng chuẩn mực. Quy mô kinh doanh phình ra quá to so với
tư duy quản lý là nguyên nhân dẫn đến sự phá sản của các phương án kinh doanh đầy khả
thi mà lẽ ra nó phải thành công trên thực tế.
+ Tình hình tài chính doanh nghiệp yếu kém, thiếu minh bạch: Quy mô tài sản,
nguồn vốn nhỏ bé, tỷ lệ nợ cao so với vốn tự có là đặc điểm chung của hầu hết doanh
nghiệp ở nước ta. Ngoài ra, thói quen ghi chép đầy đủ, chính xác, rõ ràng các sổ sách kế
toán vẫn chưa được các doanh nghiệp tuân thủ nghiêm chỉnh và trung thực. Do vậy, sổ sách
kế toán mà các doanh nghiệp cung cấp cho ngân hàng nhiều khi chỉ mang tính chất hình
thức hơn là thực tế. Khi cán bộ ngân hàng lập các bản phân tích tài chính của doanh nghiệp
dựa trên số liệu do các doanh nghiệp cung cấp, thường thiếu thực tế và xác thực. Đây cũng
là nguyên nhân vì sao mà ngân hàng vẫn luôn xem nặng phần tài sản thế chấp như là chỗ
dựa cuối cùng để phòng chống rủi ro tín dụng. Chính điều này đã gây tác động lớn và ảnh
hưởng làm hạn chế đến khả năng cung ứng và tiếp cận nguồn vốn của các NHTM.
- Rủi ro do các nguyên nhân đến từ khách hàng vay là cá nhân:
Mặc dù quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng là cá nhân đơn giản hơn nhiều so với các
doanh nghiệp, song trên thực tế, số lượng khách hàng cá nhân lại rất lớn, phân tán trong khi giá
trị các món vay lại nhỏ nên việc tìm hiểu nguyên nhân từ phía khách hàng này có ý nghĩa hết
sức quan trọng.
5
Với khách hàng là cá nhân, nguyên nhân rủi ro có thể là:
+ Hoạt đông kinh doanh không thuận lợi, gặp khó khăn, khả năng quản lý yếu kém.
+ Nguồn hoàn trả chính từ thu nhập cơ bản bị mất hoặc suy giảm do mất việc,
chuyển sang công việc kém hơn hoặc không còn khả năng lao động….
+ Cá nhân gặp những chuyện bất thường trong cuộc sống, vì vậy họ phải sử dụng
một số tiền lớn ảnh hưởng tới khả năng hoàn trả nợ ngân hàng.
+ Đạo đức cá nhân không tốt, cố tình lừa đảo ngân hàng, sử dụng tiền vay bừa bãi…
- Rủi ro do các nguyên nhân đến từ phía ngân hàng cho vay
+ Lỏng lẻo trong công tác kiểm tra nội bộ các ngân hàng
Kiểm tra nội bộ có điểm mạnh hơn thanh tra NHNN ở tính thời gian vì nó nhanh
chóng, kịp thời ngay khi vừa phát sinh vẫn đề và tính sâu sát của người kiểm tra viên, do việc
kiểm tra thường xuyên cùng với công việc kinh doanh. Nhưng trong thời gian trước đây,
công việc kiểm tra nội bộ của các ngân hàng hầu như chỉ tồn tại trên hình thức, bố máy, con
người và cơ cấu chưa phù hợp… Kiểm tra nội bộ cần phải được xem như một hệ thống
“thắng” của cỗ xe tín dụng. Cỗ xe càng lao đi với vận tốc lớn thì hệ thống này càng phải an
toàn, hiệu quả thì mới tránh được cho cỗ xe khỏi đi vào những ngã rẻ rủi ro vốn luôn luôn tồn
tại thường trực trên con đường đi tới.
+ Bố trí cán bộ thiếu đạo đức và trình độ chuyên môn nghiệp vụ
Một số vụ án kinh tế lớn trong thời gian qua có những liên quan nhiều đến cán bộ
NHTM, đều có sự tiếp tay của một số cán bộ ngân hàng cũng với khách hàng làm giả hồ sơ
vay, hay nâng giá tài sản thế chấp, cầm cố lên quá cao so với thực tế để rút tiền ngân hàng.
Đạo đức cán bộ là một trong những yếu tố tối quan trọng để giải quyết vẫn đề hạn
chế rủi ro tín dụng. Một cán bộ kém về năng lực có thể bồi dưỡng thêm, nhưng một cán bộ
tha hoá về đạo đức dù có giỏi về mặt nghiệp vụ thì thật vô cùng nguy hiểm khi được bố trí
trong công tác tín dụng.
+ Thiếu giám sát và quản lý sau khi cho vay
Các ngân hàng thường có thói quen tập trung nhiều công sức cho việc thẩm định
trước khi cho vay mà lơi lỏng quá trình kiểm tra, kiểm soát đồng vốn sau khi cho vay. Khi
ngân hàng cho vay thì khoản vay cần phải được quản lý một cách chủ động để đảm bảo sẽ
được hoàn trả đúng hạn. Theo dõi nợ là một trong những trách nhiệm quan trọng nhất của
cán bộ tín dụng nói riếng và ngân hàng nói chung. Việc theo dõi hoạt động của khách hàng
vay nhằm tuân thủ các điều khoản hợp đồng tín dụng giữa khách hàng và ngân hàng nhằm
tìm ra những cơ hội kinh doanh mới và mở rộng cơ hội kinh doanh. Điều này một phần do
yếu tố tâm lý ngại gây phiền hà cho khách hàng của cán bộ ngân hàng, một phần do hệ
Thang Long University Library
6
thống thông tin quản lý phục vụ kinh doanh tại các doanh nghiệp quá lạc hậu, không cung
cấp được kịp thời, đẩy đủ các thông tin mà NHTM yêu cầu.
+ Sự hợp tác giữa các ngân hàng thương mại quá lỏng lẻo, vai trò của thông tin tín
dụng chưa thực sự hiệu quả
Kinh doanh ngân hàng là một nghề đặc biệt huy động vốn để cho vay hay nói cách
khác là đi vay để cho vay. Do vậy, vấn đề rủi ro trong hoạt động tín dụng là không thể
tránh khỏi, các ngân hàng cần phải hợp tác chặt chẽ với nhau nhằm hạn chế rủi ro. Sự hợp
tác này sinh ra do nhu cầu quản lý rủi ro đối với khách hàng khi khách hàng này vay tiền
tại nhiều ngân hàng. Trong quản trị tài chính khi khách hàng, khả năng trả nợ một khách
hàng là một con số cụ thể, có giới hạn của nó. Nếu do sự thiếu trao đổi thông tin, dẫn đến
việc nhiều ngân hàng cùng cho vay một khách hàng đến mức vượt quá giới hạn tối đa này
thì rủi ro chia đều cho tất cả chứ không chứa một ngân hàng nào.
Trong tình hình cạnh tranh giữa các NHTM ngày càng gay gắt như hiện này, vai trò
của thông tin tín dụng là rất quan trọng trong việc cung cấp thông tin kịp thời, chính xác để
các ngân hàng có quyết định cho vay hợp lý. Đáng tiếc là hiện nay ngân hàng dữ liệu của
thông tin tín dụng chưa đầy đủ và thông tin còn quá đơn điệu, chưa được cập nhật và xử lý
kịp thời.
Như vậy, rủi ro tín dụng có thể phát sinh do rất nhiều nguyên nhân chủ quan hoặc
khách quan. Các biện pháp phòng chống rủi ro có thể nằm trong tầm tay của các NHTM
nhưng cũng có những biện pháp vượt ngoài khả năng của riêng từng ngân hàng, liên quan
đến vấn đề nội tại của bản thân nền kinh tế nhất là các nền kinh tế đang trong quá trình
chuyển đổi.
1.1.2 Một số dấu hiệu cơ bản để nhận biết rủi ro tín dụng
Hoạt động ngân hàng nói chung và rủi ro tín dụng nói riêng luôn tiềm ẩn những
rủi ro tiềm tàng có thể bùng phát bất kỳ khi nào, việc chuẩn hóa và đưa ra những đánh
giá để nhận biết dấu hiệu rủi ro tín dụng của các NHTM luôn là một bài toán cần phải
có lời giải đáp. Quan điểm của Ủy ban Basel cho rằng sự yếu kém trong hệ thống ngân
hàng của một quốc gia, dù là quốc gia phát triển hay đang phát triển đều có thể đe dọa
đến sự ổn định về mặt tài chính trong cả nội bộ quốc gia và trên thị trường quốc tế. Nhu
cầu cần nâng cao sức mạnh của hệ thống tài chính đòi hỏi bản thân các NHTM phải đưa
ra những giải pháp để phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trong đó có việc nhận biết
phát hiện sớm những rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động tín dụng luôn đóng một vai trò tiên
quyết.
7
A.Phát hiện sớm các dấu hiệu:
Đối với một ngân hàng không chỉ là vấn đề làm sao để quản lý tốt mà còn là việc sẽ đối
mặt với những vấn đề về cấp tín dụng trong một số giai đoạn như thế nào.
Các khoản tín dụng và nợ có vấn đề sẽ gia tăng khi khách hàng vay không thể thực
hiện đầy đủ những điều khoản đã cam kết hoặc thường xuyên xảy ra việc những người vay
thiếu trách nhiệm, cố ý không trả nợ, vi phạm nghiêm trọng kỷ luật tài chính.
Kiểm soát hiệu quả các khoản tín dụng có vấn đề phụ thuộc vào hai yếu tố cơ bản sau:
- Phát hiện sớm vấn đề
- Ngay lập tức tiến hành điều chỉnh thực hiện dung
Hầu hết các sai phạm được phát hiện sớm nhờ vào những dấu hiệu báo trước. Các dấu
hiệu báo trước thông thường có những biểu hiện sau:
- Nhóm dấu hiệu báo trước từ rủi ro về ngành nghề kinh doanh – đặc điểm phân
tích ngành nghề kinh doanh:
+ Lượng hàng bán trước đây và lợi nhuận;
+ Độ bền (nghĩa là sẽ kéo dài được bao lâu?);
+ Chính sách của Chính phủ;
+ Các điều kiện lao động;
+ Các điều kiện cạnh tranh;
+ Chu kỳ của ngành nghề kinh doanh;
- Nhóm dấu hiệu báo trước từ rủi ro trong kinh doanh (rủi ro về cơ cấu chiến
lược và hoạt động)
+ Kế hoạch chiến lược và sự không đồng nhất trong việc lập kế hoạch;
+ Việc mua và bán với quy mô lớn;
+ Cơ cấu lại qui mô lớn, mở rộng hay thu hẹp công ty;
+ Sụt giá cổ phiếu trên thị trường;
+ Những thay đổi trong nhu cầu thị trường, cổ phiếu bị ảnh hưởng bởi công nghệ
hay các qui chế hoặc việc bỏ qui chế;
+ Giới thiệu hay hủy bỏ sản phẩm và dịch vụ chính;
+ Không có sự phân biệt về sản phẩm có cơ cấu chi phí cao;
+ Chất lượng sản phẩm giảm;
Thang Long University Library
8
+ Những điều chỉnh quan trọng của luật pháp ảnh hưởng tới tính cạnh tranh;
+ Việc giao hàng không hiệu quả;
+ Hệ thống phân phối không hiệu quả trong điều kiện thị trường biến động;
+ Sự thay đổi của giá đầu vào, giá hàng bán và cầu bán hàng;
+ Khả năng điều chỉnh giá đầu ra theo những thay đổi giá đầu vào;
+ Đòn bẩy hoạt động (tỷ lệ chi phí cố định).
- Nhóm dấu hiệu báo trước thông qua thông tin tài chính:
+ Kiểm soát tài chính yếu kém và không thống nhất trong báo cáo
+ Báo cáo muộn hoặc không đầy đủ về thong tin tài chính;
+ Trì hoãn việc chuẩn bị các báo cáo tài chính;
+ Những dấu hiệu hạch toán sáng tạo hay tô vẽ tài chính
+ Thay đổi đơn vị kiểm toán;
+ Giảm các khả năng tài chính;
+ Tỷ lệ nợ trên vốn cổ phần (vốn khả dụng, luồng tiền, giới hạn, tỷ lệ chi phí xấu đi);
+ Lỗ và các khoản dự phòng quá lớn, ngoài dự kiến;
+ Tài khoản rút có quá số dư không?
+ Tổng số dư của khách hàng có tình trạng rút quá triền miên
+ Số dư có thay đổi bất thường hay có sự gia tăng số dư gốc không?
+ Doanh số trên tài khoản đối vói các nghiệp vụ: Chuyển tiền, thu nợ, thư tín dụng
thực hiện qua ngân hàng có giảm xuống không?
+ Có hiện tượng sai phạm hay thanh toán chậm các nghĩa vụ không?
+ Giá trị các khoản đảm bảo có được kiểm tra thường xuyên không?
+ Ngân hàng có nhận được kịp thời các thông tin về hàng trong khi và các tài khoản
phải thu không?
+ Có sự chậm trễ quá mức nào trong việc nhận báo cáo tài chính, đặc biệt nếu hợp
đồng vay có điều khoản yêu cầu giao hàng phải thực hiện trong một khoản thời gian nhất
định?
+ Những giải thích về sự chậm trễ của khách hàng thường là những dấu hiệu báo
trước về bản thân khách hàng.
9
- Nhóm dấu hiệu báo trước thông qua thông tin cá nhân/Công tác quản lý:
+ Lối sống phung phí của các vị giám đốc
+ Việc né tránh của các nhà quản lý công ty;
+ Những yêu cầu xin miễn khoản đảm bảo;
+ Những yêu cầu xin miễn bảo lãnh cá nhân;
+ Sức ép thanh toán của nhà cung cấp;
+ Tinh thần nhân viên kém;
+ Những thay đổi bất thường trong cán bộ quản lý hoặc cán bộ chủ chốt;
+ Ban quản lý bị chi phối bởi một người sáng lập,v..v..
+ Năng lực của ban quản lý không đủ;
+ Thông tin quản lý chậm và thiển cận;
+ Các chỉ tiêu không đạt được mà không có sự phản hổi của ban quản lý;
+ Không có hệ thống quản lý chi phí.
- Nhóm dấu hiệu báo trước thông qua thông tin bên ngoài:
+ Thông tin về thị trường và ngành nghề kinh doanh không đủ;
+ Ngành nghề kinh doanh đang gặp khó khăn gì?
+ Thông tin từ các ngân hàng khác cho thấy tình hình không mấy thuận lợi;
+ Công ty có gia tăng các khoản vay không?
+ Chú ý tới dư luận xã hội
B. Nhận diện rủi ro qua các dấu hiệu cảnh báo
Nhận diện rủi ro, qua đó có những giải pháp tối ưu giúp ngăn ngừa và xử lý các tín
dụng có rủi ro là khâu quan trọng quyết dịnh đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Sau
khi khoản vay phát sinh và được phân loại, cán bộ tín dụng phải theo dõi, giám sát vay để
nhận diện rủi ro thông qua các dấu hiệu cảnh bảo sau:
- Nhóm dấu hiệu phát sinh từ phía khách hàng:
+ Nhóm các dấu hiệu có liên quan đến mối quan hệ với ngân hàng–biểu hiện cụ thể:
+ Trì hoãn hoặc gây khó khăn, trở ngại với ngân hàng trong quá trình kiểm tra định
kì (đột xuất) tình hình sử dụng vốn vay, tình hình tài chính, hoạt động sản xuất kinh doanh
của khách hàng mà không có sự giải thích minh bạch, thuyết phục;
Thang Long University Library
10
+ Có dấu hiệu không thực hiện đầy đủ các quy định, vi phạm pháp luật trong quá
trình quan hệ tín dụng;
+ Chậm gửi hoặc trì hoãn gửi các báo cáo tài chính theo yêu cầu mà không có sự giải
thích minh bạch, rõ ràng;
+ Đề nghị gia hạn, điều chỉnh kỳ hạn nợ nhiều lần không rõ lý do hoặc thiếu căn cứ
thuyết phục mang tính khách quan về gia hạn hay điều chỉnh kỳ hạn nợ;
+ Sự sụt giảm bất thường số dư tài khoản tiền gửi tại ngân hàng; xuất phát những
thay đổi bất thường ngoài dự kiến và không giải thích được về tổng mức lưu chuyển tiền
gửi thanh toán của khách hàng;
+ Chậm thanh toán các khoản lãi đến hạn;
+ Thanh toán các khoản nợ gốc không đầy đủ, đúng hạn;
+ Xuất hiện nợ quá hạn do khách hàng không có khả năng hoàn trả hoặc khách hàng
không muốn trả nợ hoặc do việc tiêu thụ, thu hồi công nợ chậm hơn dự tính;
+ Mức vay thường xuyên gia tăng, yêu cầu các khoản vay vượt quá nhu cầu dự kiến;
+ Tài sản đảm bảo không đủ tiêu chuẩn, giá trị tài sản bị giảm sút so với định giá khi
cho vay, có dấu hiệu tài sản đã cho người khác thuê, bán hay trao đổi hoặc đã biến mất,
không còn tồn tại;
+ Có dấu hiệu cho thấy khách hàng trông chờ các nguồn thu nhập bất thường khác
không phải từ hoạt động sản xuất kinh doanh chính hoặc từ hoạt động được đề xuất trong
phương án vay vốn để đáp ứng các nghĩa vụ thanh toán;
+ Có dấu hiệu sử dụng nguồn vốn với giá cao với mọi điều kiện
- Nhóm các dấu hiệu liên quan đến phương pháp quản lý, tình hình tài chính và
hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng:
Cũng như nhóm dấu hiệu liên quan đến mối quan hệ với ngân hàng, nhóm các dấu hiệu
này có tác động trực tiếp tới chất lượng khoản tín dụng nhưng tốc độ chậm hơn. Các dấu hiệu
này xuất phát từ chính hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng và không dễ nhận diện
nếu thiếu sự quản lý chặt chẽ, sâu sắc của cán bộ tín dụng. Nó cũng đòi hỏi các giải pháp và
chiến lược xử lý có tính dài hạn hơn. Biểu hiện cụ thể:
+ Có chênh lệch lớn giữa doanh thu hay dòng tiền thực tế so với mức dự kiến khi
khách hàng đề nghị cấp tín dụng;
+ Những thay đổi bất lợi trong cơ cấu nguồn vốn, tỷ lệ thanh khoản hay mức độ hoạt
động của khách hàng;
11
+ Xuất hiện ngày càng nhiều các khoản chi phí quảng cáo, tiếp khách, tập trung quá
mức chi phí để gây ấn tượng như thiết bị văn phòng rất hiện đại, xe cộ đắt tiền.
+ Thay đổi thường xuyên tổ chức của ban điều hành. Xuất hiện bất đồng và mâu
thuẫn trong quản trị điều hành, tranh chấp trong quá trình quản lý;
+ Xuất hiện hội chứng hợp đồng lớn: sẵn sang từ bỏ các hợp đồng nhỏ và vừa nhưng
có khả năng thu được tỷ suất lợi nhuận cao để tìm kiếm các hợp đồng có giá trị lớn với các
bạn hàng có “tên tuổi” dù lợi nhuận thu về có khả năng đạt thấp hơn; sẵn sàng cắt giảm lợi
nhuận để đạt được các hợp đồng lớn, theo đuổi chiến lược “mượn thương hiệu nổi”.
+ Xuất hiện dấu hiệu hội chứng sản phẩm đẹp mắt: mải mê theo đuổi một sản phẩm
không thích hợp về mặt thời gian và năng lực hiện tại mà không chú ý đến các yếu tố khác;
+ Có dấu hiệu phát hiện ra quá trình khảo sát, thẩm định dự án sai dẫn đến việc đầu
tư dự án không hiệu quả;
+ Những thay đổi từ chính sách của Nhà nước, đặc biệt là tác động của các chính
sách thuế, xuất nhập khẩu, thay đổi các biến cố kinh tế vĩ mô: tỷ giá, lãi suất. Thay đổi
công nghệ kỹ thuật sản xuất, thị hiếu tiêu dùng; mất nhà cung ứng hoặc khách hàng lớn.
Thêm đối thủ cạnh tranh tác động bất lợi đến chiến lược và kế hoạc sản xuất, kinh doanh
của khách hàng;
+ Do áp lực nội bộ dẫn tới tung ra thị trường các sản phẩm dịch vụ quá sớm khi chưa
hội đủ các điều kiện chín muồi hoặc đặt ra các hạn mức thời gian kinh doanh, doanh số
không thực tế, tạo mong đợi trên thị trường không đúng lúc;
+ Khó khăn trong phát triển sản phẩm, dịch vụ mới.
- Nhóm dấu hiệu xuất phát từ chính sách tín dụng của ngân hàng, cụ thể gồm:
+ Sự đánh giá và phân loại không chính xác về mức độ rủi ro của khách hàng, ví dụ:
đánh giá quá cao năng lực tài chính của khách hàng so với thực tế; đánh giá khách hàng chỉ
thông qua thông tin “tĩnh” do khách hàng cung cấp mà thiều đi thông tin “động” và các
thông tin nhạy cảm từ những kênh thông tin khác; bỏ qua các “nghi ngờ” được phản ánh
qua cấu trúc và cơ cấu số liệu khi phân tích dữ liệu tài chính, có dấu hiệu che giấu việc
“đảo nợ” của khách hàng thông qua việc cấp đều đặn, thường xuyên và liên tục các khoản
vay mới hay che giấu “nợ quá hạn” thông qua việc điều chỉnh kỳ hạn và gia hạn nợ tràn lan
thiếu căn cứ xác thực;
+ Cấp tín dụng dựa trên các cam kết không chắc chắn và thiếu tính bảo đảm của
khách hàng về việc duy trì một khoản tiền gửi lớn hay các lợi ích do khách hàng đem lại từ
khoản tín dụng được cấp;
Thang Long University Library
12
+ Tốc độ tăng trưởng tín dụng quá nhanh, vượt quá khả năng và năng lực kiểm soát
cũng như nguồn vốn của ngân hàng;
+ Cho vay dựa trên các sự kiện bất thường xảy ra, chẳng hạn như sáp nhật, thay đổi
địa vị pháp lý từ chi nhánh lên công ty “con” hạch toán độc lập;
+ Các điều kiện ràng buộc trong hợp đồng tín dụng mập mờ, không rõ ràng; không
xác định rõ lịch hoàn trả đối với từng khoản vay; cố ý thỏa hiệp các nguyên tắc tín dụng
với khách hàng mặc dù biết có tiềm ẩn rủi ro;
+ Chính sách tín dụng quá cứng nhắc hoặc lỏng để kẽ hở cho khách hàng lời dụng;
+ Cung cấp tín dụng với khối lượng lớn cho khách hàng không thuộc phân đoạn thị
trường tối ưu của ngân hàng;
+ Hồ sơ tín dụng không đầy đủ, thiếu sự tuân thủ không đầy đủ các quy định hiện
hành về phê duyệt tín dụng;
+ Có khuynh hướng cạnh tranh thái quá: giảm thấp lãi suất cho vay, phí dịch vụ hay
thực hiện chiến lược “giữ chân” khách hàng bằng các khoản tín dụng khác mặc dù biết rõ
các khoản tín dụng sẽ cấp tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cao.
1.1.3 Hậu quả của rủi ro tín dụng
Đối với nền kinh tế
Rủi ro tín dụng tác động đến nền kinh tế một cách gián tiếp thông qua các hoạt động
của ngân hàng. Do ngân hàng là kênh huy động vốn, trung gian của nền kinh tế. Ngân hàng
nhận tiền gửi từ dân cư và các tổ chức kinh tế để cho vay và đầu tư vào nên kinh tế, cho nên
một khi xảy ra rủi ro tín dụng làm mất khả năng thanh toán của ngân hàng khiến cho việc hạn
chế việc cho vay đối với các doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh. Dẫn tới làm giảm luồng
tiền chảy vào nền kinh tế, kìm hãm sự tăng trưởng và phát triển kinh tế do những doanh
nghiệp không có vốn để sản xuất hay bị phá sản. Việc hạn chế tín dụng, cũng ảnh hưởng tới
các cá nhân trong xã hội, do nhu cầu vay vốn để phục vụ đời sống cũng gặp khó khăn. Ngoài
ra việc mất thanh khoản cũng khiến cho hiện tượng dân cư ồ ạt đến rút tiền có thể lan sang
ngân hàng khác, gây ra sự bất lợi cho hệ thống ngân hàng, dễ xảy ra khủng hoảng tài chính.
Nếu không có NHTW như là một cứu cánh cuối cùng đứng ra đảm bảo khả năng thanh
toán cho ngân hàng một khi ngân hàng lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán khi xảy ra
rủi ro tín dụng, thực tế là tất cả những người gửi tiền, cho vay ngân hàng sẽ có khả năng
không lấy lại được những khoản tiền gửi, tiền cho vay, đời sống cũng như hoạt động sản xuất
kinh doanh trở nên khó khăn. Như vậy những hậu quả của rủi ro tín dụng không chỉ xảy đến
cho ngân hàng, người đi vay mà ngay cả bản thân những người cung cấp vốn cho ngân hàng.
13
Tín dụng cũng là một công cụ điều hành hoạt động vĩ mô nền kinh tế của Chính phủ.
Khi ngân hàng bị phá sản, gặp khó khăn hay hoạt động đình trệ thì hiệu quả của chính sách
tiền tệ của chính phủ bị giảm xuống, gây xáo trộn nền kinh tế vĩ mô.
Đối với ngân hàng
+ Làm tăng chi phí và giảm lợi nhuận
Có thể nói thu nhập của ngân hàng từ lãi cho vay chiếm tỷ lệ cao trong tổng thu
nhập của ngân hàng, một khi xảy ra rủi ro tín dụng, ngân hàng không những không thu
hồi được khoản nợ gốc và lãi mà còn bị giảm lợi nhuận tín dụng. Ngoài ra việc không
thu hồi được vốn cũng khiến cho ngân hàng mất đi lợi nhuận vì không thể tái đầu tư
vốn vào phương án đầu tư khả thi khác. Khi khoản vay gặp rủi ro ngân hàng buộc phải
trích lập dự phòng rủi ro và tìm kiếm nguồn huy động vốn khác khiến cho chi phí hoạt
động của ngân hàng tăng lên.
+ Giảm khả năng thanh toán và nguy cơ phá sản
Không những thế rủi ro tín dụng còn dẫn tới khả năng mất thanh khoản của ngân
hàng với việc khách hàng ồ ạt rút tiền ra khỏi ngân hàng. Tình thế này khiến ngân hàng
có khả năng phải buộc đóng cửa và tuyên bố phá sản nếu như ngân hàng mất khả năng
thanh toán. Không những thế một ngân hàng bị khó khăn về thanh khoán sẽ chịu những
quy định kinh doanh hạn chế của NHNN.
Rủi ro tín dụng làm gia tăng chi phí hoạt động của ngân hàng, để đảm bảo lợi
nhuận không bị giảm, ngân hàng buộc phải giảm chi phí khác như tiền lương, giảm lao
động, giảm đầu tư vào công nghệ, hạn chế việc mở rộng mạng lưới chi nhánh… Điều
này phần nào ảnh hưởng không tốt tới mặt nhân sự, công nghệ, thị phần hoạt động và
nhất là uy tín của ngân hàng trên thương trường.
+ Giảm uy tín và năng lực canh trạnh
Khi ngân hàng rơi vào tình trạng rủi ro tín dụng và mất khả năng thanh toán thì bắt
buộc phải đi vay nhiều nguồn khác nhau, uy tín của ngân hàng trên thị trường tài chính sẽ bị
suy giảm đáng kể. Hơn thế nữa tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ cao khiến cho việc huy động
vốn trở nên khó khăn do ảnh hưởng tâm lý của các đối tác cho vay vốn và gặp nhiều sự cạnh
trạnh từ các ngân hàng khác.
Nói chung, rủi ro tín dụng của một ngân hàng xảy ra ở mức độ khác nhau: nhẹ
nhất thì ngân hàng bị giảm lợi nhuận, không thu hổi được lãi cho vay, nặng nhất khi
ngân hàng không thu được cả vốn và lãi, nợ thất thu với tỷ lệ cao dẫn đến ngân hàng bị
lỗ và mất vốn. Nếu trình trạng kéo dài không khắc phục được, ngân hàng sẽ bị phá sản,
gây hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng.
Thang Long University Library
14
1.2 Phòng ngừa rủi ro tín dụng trong hoạt động của ngân hàng thương mại
1.2.1 Khái niệm phòng ngừa rủi ro tín dụng
Hoạt động tín dụng của ngân hàng luôn tiềm ẩn những rủi ro, phát sinh nợ quá hạn, nợ
xấu khiến ngân hàng gặp khó khăn trong việc thu hồi nợ và chịu tổn thất. Do đó việc chấp
nhận rủi ro để có những biện pháp phòng ngừa và xử lý rủi ro là việc làm cần thiết và mang
lại hiệu quả trong hoạt động tín dụng ngân hàng nói chung và hoạt động cho vay nói riêng.
Phòng ngừa rủi ro tín dụng là những biện pháp được xây dựng và thực thi những chính
sách hạn chế rủi ro trong quá trình cho vay nhằm đảm bảo mục tiêu an toàn, hiệu quả và phát
triển bền vững của ngân hàng.
1.2.2 Vai trò của công tác phòng ngừa rủi ro tín dụng
Rủi ro trong kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng trong nền kinh tế thị trường
luôn luôn là vấn đề cần được quan tâm, do hoạt động ngân hàng có tính nhạy cảm cao,
ảnh hưởng mạnh đến sự ổn định kinh tế - xã hội. Nếu một ngân hàng nào đó gặp rủi ro,
lâm vào tình trạng thiếu khả năng thanh toán, có nguy cơ hoặc thực sự đi đến phá sản, dễ
gây tâm lý hoảng loạn, khiến mọi nguời đổ xô đi rút tiền gửi của mình thật nhanh chóng
để tránh bị tổn thất, gây đổ vỡ hệ thống.
Lịch sử hoạt động ngân hàng trên thế giới đã chứng kiến không ít các ngân hàng lớn
bị phá sản, mà hậu quả của nó thậm chí không giới hạn trong phạm vi một quốc gia mà
lan ra cả nhiều nước trong khu vực hay toàn cầu.
Cuộc khủng hoảng tài chính, tiền tệ tại Châu Á năm 1997 đã làm cho nhiều ngân
hàng, tổ chức tín dụng tài chính của các nước trong khu vực bị phá sản. Nhiều ngân hàng
nhỏ ở Thái Lan, Nhật Bản, Indonesia phải sáp nhập hoặc bị các ngân hàng lớn mua lại,
nhiều công ty tài chính, môi giới chứng khoán bị phá sản.
Tương tự như vậy cuộc khủng hoảng tín dụng thứ cấp nhà ở tại Mỹ cuối năm 2008
đã ảnh hưởng đến hàng loạt nền kinh tế khác và gây nên khủng hoảng tài chính toàn cầu,
được ví như cuộc khủng hoảng lớn nhất từ sau năm 1933 đến nay. Nếu những tổn thất
trong rủi ro tín dụng gây ra ở mức kiểm soát được thì xử lý tương đối dễ dàng trong giới
hạn cho phép của quỹ dự phòng rủi ro của TCTD. Nhưng khi tổn thất lớn, gây hậu quả
nghiêm trọng, khó lường không những cho chính TCTD đó, mà còn cho cả những TCTD
và doanh nghiệp khác có liên quan, ảnh hưởng tới quyền lợi người gửi tiền và cuối cùng,
ảnh hưởng tới toàn bộ kinh tế, là nguy cơ tiềm ẩn cho khủng hoàng tài chính.
Tóm lại, công tác phòng ngừa rủi ro trong hoạt động ngân hàng nói chung và trong
hoạt động tín dụng nói riêng có vai trò hết sức quan trọng đối với sự tồn tại của mỗi ngân
15
hàng. Nếu công tác phòng ngừa rủi ro tín dụng được thực hiện tốt sẽ hạn chế được những
rủi ro xảy ra đối với ngân hàng, làm tăng thu nhập của ngân hàng. Ngoài ra, công tác
phòng ngừa rủi ro nếu được thực hiên tốt còn tạo điều kiện cho sự phát triển của toàn bộ
nền kinh tế nói chung. Vì khi rủi ro được hạn chế, tức là ngân hàng đã cung cấp vốn một
cách có hiệu quả cho nền kinh tế và đó chính là động lực phát triển nền kinh tế.
1.2.3 Nội dung phòng ngừa rủi ro tín dụng
Nội dung công tác phòng ngừa rủi ro tín dụng có thể được hiểu là những giải pháp
được các ngân hàng thực hiện nhằm phòng ngừa, hạn chế những tổn thất và khả năng xảy ra
tổn thất trong hoạt động cho vay của ngân hàng. Do ảnh hưởng tiêu cực của rủi ro tín dụng,
mỗi ngân hàng đều tìm những biện pháp riêng biệt nhằm hạn chế rủi ro tín dụng, khắc phục
những tổn thất trong hoạt động cho vay của ngân hàng. Nội dung công tác phòng ngừa rủi ro
tín dụng là:
Chính sách tín dụng: Hoạt động tín dụng của ngân hàng rất phong phú, đa dạng nhưng
đồng thời cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro, xây dựng một chính sách tín dụng nhất quán và
hợp lý, phù hợp với đặc điểm của từng ngân hàng sẽ giúp phát huy được các thế mạnh của
mỗi ngân hàng, từ đó giúp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng, kiểm soát rủi ro tín dụng
ngân hàng.
Quy trình tín dụng: Quy trình tín dụng là những bước quy định cụ thể các bước
nghiệp vụ từ khi nhận hồ sơ tín dụng cho đến khi quyết định cho vay, thu nợ. Xây dựng
một quy trình tín dụng hợp lý sẽ giúp cho công tác quản lý tín dụng được thống nhất, khoa
học, đồng thời nâng cao trách nhiệm của từng cán bộ thực hiện quy trình tín dụng thường
được quy định trách nhiệm của từng bộ phận tham gia thực hiện công tác tín dụng.
Chấm điểm khách hàng: Chấm điểm khách hàng là quá trình xếp hạng khách hàng
theo các cấp độ khác nhau dựa trên các yếu tố định tính và định lượng. Việc chấm điểm
khách hàng sẽ giúp ngân hàng sang lọc được những khách hàng không tốt, từ đó có
những chính sách cụ thể đối với mỗi loại khách hàng (chính sách cấp tín dụng, lãi suất).
Nhận diện rủi ro liên quan đến khách hàng vay: Thông qua quá trình kiểm tra trước,
trong và sau khi cho vay bằng các kênh thông tin, cán bộ tín dụng phải luôn bám sát, theo
dõi khoản vay để kịp thời nhận diện rủi ro, từ đó có những biện pháp tối ưu để khắc phục.
Các dấu hiệu có thể gây ra rủi ro tín dụng từ phía khách hàng như: khách hàng trì hoãn, gây
khó khăn cho ngân hàng trong việc kiểm tra định kì hoặc kiểm tra đột xuất tình hình sử
dụng vốn vay, tình hình tài chính, hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng; chậm
gửi hoặc trì hoãn gửi báo cáo tài chính; chậm thanh toán các khoản nợ đến hạn…
Vấn đề kiểm tra, kiểm soát trong hoạt động tín dụng: Kiểm tra, kiểm soát tín dụng là
một công việc vô cùng quan trọng để phòng ngừa rủi ro tín dụng. Nó không những giúp
Thang Long University Library
16
nhà quản trị rủi ro nhận ra được những vấn đề một cách nhanh chóng, mà còn biết được
xem cán bộ tín dụng có chấp hành đúng chính sách tín dụng của ngân hàng hay không?
Bộ phận kiểm tra tín dụng là bộ phận độc lập, tách rời khỏi bộ phận tín dụng cho vay
nhằm đảm bảo tính khách quan và chính xác trong quá trình thực hiện. Việc thực hiện
kiểm tra, kiểm soát tín dụng giúp ban lãnh đạo đánh giá được tình hình rủi ro tín dụng đối
với ngân hàng, từ đó đề ra các biện pháp phòng ngừa, hạn chế tổn thất do rủi ro tín dụng
có thể gây ra.
Chính sách trích lập dự phòng và xử lý rủi ro tín dụng: Tỷ lệ trích lập quỹ dự
phòng rủi ro thường được quy định ở mỗi nước khác nhau. Tỷ lệ này thường được đưa
ra dựa trên cơ sở thống kê hiện tại về mức độ rủi ro của các ngân hàng. Ở những nước
có hệ thống pháp luật cho việc quản lý các khoản nợ phát triển thì áp dụng tỷ lệ trích
lập thấp hơn. Điển hình như ở Mỹ quy định mức trích lập dự phòng khoảng 10% đối
với các khoản tín dụng không đủ tiêu chuẩn, 50% đối với các khoản nợ khó đòi và
100% với những khoản tín dụng mất mát, thua lỗ. Còn ở những nước đang phát triển
như Thái Lan có mức độ trích lập vào khoảng 20-25% đối với những khoản nợ không
đủ tiêu chuẩn, 50-75% đối với những khoản nợ khó đòi và 100% với khoản nợ mất mát.
Quỹ dự phòng là nguồn bù đắp chủ yếu của những khoản tín dụng bị tổn thất. Quỹ
thường được trích lập từ lợi nhuận sau thuế. Theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN và
Thông tư 18/2007 của NHNN VN: Dự phòng rủi ro bao gồm dự phòng cụ thể và dự
phòng chung thì tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với các nhóm nợ 1,2,3,4 và 5 lần
lượt là 0%, 5%, 20%, 50% và 100%.
Trong đó dự phòng cụ thể được trích lập theo công thức sau:
R= max[0.(A-C)*R
R: Số tiền cụ thể phải trích
A: là giá trị khoản nợ
C: Giá trị taì sản đảm bảo
R: Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể
Còn tỷ lệ trích lập dự phòng chung được tính toán bằng việc trích lập và duy trì
bằng 0,75% tổng giá trị của các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4 được quy định tại
Điều 6 và Điều 7.
Bảo hiểm và mua bán nợ trong hoạt động tín dụng: Ngân hàng mua bảo hiểm tín
dụng, nếu rủi ro xảy ra thì công ty bảo hiểm sẽ chịu trách nhiệm bồi thường cho ngân
hàng theo quy định.
17
Vấn đề bảo hiểm áp dụng trong hoạt động tín dụng ngân hàng khá quan trọng trong
cho vay hiện đại, chủ yếu là bảo hiểm tài sản đảm bảo nhằm tránh tổn thất trong hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh và quản lý tài sản đảm bảo
tiền vay. Ngoài ra việc mua bán nợ cũng là một giải pháp hữu hiệu để thu hồi nợ nhanh,
tăng vòng quay vốn đầu tư tín dụng cho ngân hàng khi ngân hàng chuyển giao các khoản
nợ cho công ty mua bán nợ.
1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác phòng ngừa rủi ro tín dụng
Hoạt động kinh doanh của ngân hàng luôn tiềm ẩn những rủi ro, đặc biệt là rủi ro tín
dụng nên ngân hàng cần có những biện pháp phòng ngừa để giảm khả năng xảy ra rủi ro tín
dụng và những tổn thất của nó có thể xảy ra. Tuy nhiên công tác phòng ngừa rủi ro tín dụng
có được nhiều hay ít lại phụ thuộc vào một số yếu tố sau:
- Chính sách quản lý rủi ro tín dụng
Chính sách quản lý rủi ro là một hệ thống các quy định nhằm điều hành hoạt động
tín dụng nói chung và cho vay nói riêng phù hợp với chiến lược kinh doanh của ngân
hàng theo từng thời kỳ. Chính sách quản lý rủi ro giúp ngân hàng điều hướng phát triển
hoạt động cho vay trên cơ sở chấp nhận một mức độ rủi ro nhất định, đồng thời cũng sẽ
tác động trực tiếp đến việc xây dựng các biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng
trong hoạt động cho vay. Việc nới lỏng hay thắt chặt chính sách quản lý rủi ro đều phải
luôn tuân theo mức độ chấp nhận rủi ro của ngân hàng. Khi tỷ lệ rủi ro tín dụng gia tăng
thì ngân hàng sẽ có được ngay những biện pháp hữu hiệu để hạn chế xảy ra tổn thất và
thực hiện phòng ngừa trong tương lai để tránh tiếp diễn.
- Quy trình cho vay
Mỗi ngân hàng khi triển khai hoạt động cho vay thì đều có những quy trình hướng
dẫn cụ thể về cách thức thực hiện. Việc ban hành quy trình cho vay chi tiết, rõ ràng có tác
dụng như là một biện pháp phòng ngừa giúp cho nhân viên ngân hàng hiểu và thực hiện
nghiệp vụ có hiệu quả, tránh được những sai sót, vi phạm không chủ đích, gây ảnh hưởng
tới chất lượng khoản vay và làm khoản vay của ngân hàng bị rủi ro.
- Nhân tố con người trong đó có cán bộ Ngân hàng thương mại
Trình độ của cán bộ ngân hàng các cấp là một yếu tố rất quan trọng quyết định hiệu
quả của công tác phòng ngừa rủi ro tín dụng. Công tác phòng ngừa rủi ro tín dụng chỉ có
thể đạt được hiệu quả nhất định khi có một đội ngũ lãnh đạo ngân hàng có trình độ cao,
tầm hiểu biết sâu, có khả năng tổng hợp phân tích và tầm nhìn dài hạn.
Trên cơ sở năng lực của đội ngũ lãnh đạo, nhân viên, ngân hàng sẽ xây dựng được
những chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng phù hợp.Với một đội ngũ nhân viên giàu kinh
nghiệm, trình độ chuyên môn tốt trong thẩm định cho vay, thì ngân hàng sẽ có những
Thang Long University Library
18
biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro ở mức bình thường và ngược lại nếu đội ngũ
nhân viên có chất lượng chuyên môn chưa tốt, thì các biện pháp phòng ngừa rủi ro tín
dụng được xây dựng chặt chẽ, kiểm tra giám sát liên tục.
- Nhân tố công nghệ ngân hàng
Công nghệ ngân hàng hiện đại là một trong những đòi hỏi quan trong hàng đầu để
hỗ trợ hoạt động phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng. Với sự hỗ trợ của các hệ thông
phần mềm tổng hợp và phân tích thông tin một cách nhanh chóng, chính xác giúp cho
các CBTD có thể ra được những quyết định đúng đắn, hợp lý và khoa học dựa trên
những kết quả xử lý thông tin.
- Sự biến động của môi trường vĩ mô như bất ổn chính trị, thiên tai, chiến tranh
Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô luôn có sự ảnh hưởng nhất định đến công tác
phòng ngừa rủi ro, do đặc thù kinh doanh của ngân hàng rất nhạy cảm. Vì vậy một ngân
hàng hoạt động trong điều kiện môi trường kinh doanh thường biến động nhiều thì yêu
cầu đối với hoạt động quản trị rủi ro tín dụng càng cao, đặc biệt là công tác phòng ngừa
rủi ro tín dụng .
- Tính hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ ngân hàng
Hệ thống kiểm soát đóng vài trò quan trọng đối với công tác phòng ngừa rủi ro
tín dụng nói riêng và quản trị rủi ro tín dụng nói chung. Nó quyết định tính chính xác và
tin cậy của thông tin trong nội bộ ngân hàng. Một ngân hàng có hệ thống kiểm soát nội
bộ được tổ chức một cách có hệ thống và có sự phân quyền giữa các bộ phận quản lý và
bộ phận điều hành, đảm bảo tính độc lập trong hoạt động sẽ giúp ích rất nhiều cho công
tác quản trị và phòng ngừa rủi ro tín dụng.
- Nhân tố khách hàng
Phân loại khách hàng tốt sẽ giúp ngân hàng dễ dàng hơn trong việc đưa ra chính
sách tín dụng nói chung và các biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động
cho vay nói riêng. Dựa trên kết quả chấm điểm và xếp hạng tín dụng nội bộ đánh giá
tính chất các khoản nợ, ngân hàng sẽ có những biện pháp phòng ngừa cụ thể với từng
loại nợ.
Đối với nhóm khách hàng doanh nghiệp, rủi ro tín dụng sẽ được đo lường dựa trên
những phân tích về tính hình tài chính, tính pháp lý của hoạt động kinh doanh, quan hệ đối
tác, đặc điểm hoạt động kinh doanh. Từ đó đưa ra được những đánh giá để có thể lường
trước phòng ngừa những rủi ro xảy ra trong tương lai và tìm cách hạn chế nó.
19
Đối với khách hàng cá nhân, việc đo lường rủi ro tín dụng sẽ dựa trên tình hình tài
chính cá nhân (khoản thu nhập như lương, đầu tư chứng khoán, góp vốn kinh doanh..)
các mối quan hệ họ hàng, tài sản đảm bảo, người bảo lãnh…
Có thể nói khách hàng cũng là một nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới biện pháp
phòng ngừa rủi ro tín dụng của ngân hàng. Ví như khách hàng có hồ sơ chất lượng tín
dụng tốt thì ngân hàng sẽ không cần có nhiều yêu cầu khắt khe về thời hạn, tài sản đảm
bảo khi cho vay.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Rủi ro tín dụng có thể phát sinh do nhiều nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan.
Hiện nay các ngân hàng thương mại Việt Nam hoạt động như một ngân hàng tập hợp
các chi nhánh, chưa kinh doanh đa năng, sản phẩm dịch vụ chưa phong phú, công nghệ
còn lạc hậu, chưa kết nối với nhau và liên kết với khách hàng dẫn đến rủi ro gia tăng.
Nếu ngân hàng chú trọng đến những loại rủi ro này thì chúng đều có thể xác định được
thông qua các công cụ đo lường, các chỉ tiêu đánh giá. Do đó để thực hiện công tác
phòng ngừa rủi ro tín dụng và xây dựng được những mô hình phòng ngừa rủi ro tín
dụng cho riêng mình thì các NHTM cần phải có được các mô hình đánh giá và đo lường
rủi ro tín dụng cả theo phương pháp truyền thống lẫn hiện đại. Có như vậy các ngân
hàng mới tránh được tổn thất phát sinh, chi phí trích lập dự phòng rủi ro và tăng được
lợi nhuận.
Thang Long University Library
20
CHƯƠNG2. THỰC TRẠNG PHÒNG NGỪA RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN
HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM
2.1 Tổng quan về ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
2.1.1 Sự hình thành và phát triển của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn Việt Nam
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam được thành lập theo Nghị
định số 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) với tên gọi
ban đầu là Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông
thôn. Năm 1990, Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam đổi tên thành Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (NHNNo&PTNT VN) là NHTM đa năng,
hoạt động chủ yếu trên lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, là một pháp nhân, hạch toán kinh tế
độc lập, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước pháp luật.
Năm 2009, NHNNo&PTNT VN vinh dự được Đảng, Nhà nước, Chính phủ, ngành
ngân hàng, nhiều tổ chức uy tín trên thế giới trao tặng bằng khen cùng nhiều phần thưởng
cao quý: TOP 10 giải Sao vàng đất việt, TOP 10 Thương hiệu Việt Nam uy tín nhất, danh
hiệu “Doanh nghiệp phát triển bền vững” do Bộ Công thương công nhận, TOP 10 Doanh
nghiệp Việt Nam theo xếp hạng của VNR500.
Năm 2010, NHNNo&PTNT VN là Top 10 trong 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt
Nam. Ngày 28/6/2010 NHNNo&PTNT VN chính thức khai trương Chi nhánh nước ngoài
đầu tiên tại Campuchia.
Năm 2011, thực hiện Quyết định số 214/QĐ-NHNN, ngày 31/01/2011, của Thống đốc
NHNN Việt Nam, NHNNo&PTNT VN chuyển đổi hoạt động sang mô hình Công ty Trách
nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu 100% vốn điều lệ.
Năm 2012, vượt lên khó khăn của tình hình kinh tế thế giới và trong nước, hoạt động
kinh doanh của NHNNo&PTNT VN tiếp tục phát triển ổn định. Tổng tài sản có của
NHNNo&PTNT VN đạt 617.859 tỷ đồng (tương đương 20% GDP), tăng 10% so với năm
2011; vốn điều lệ 29.605 tỷ đồng; tổng nguồn vốn trên 540.000 tỷ đồng; tổng dư nợ trên
480.000 tỷ đồng; đội ngũ cán bộ nhân viên gần 40.000 người; gần 2.300 chi nhánh và phòng
giao dịch, chi nhánh Campuchia; quan hệ đại lý với 1.043 ngân hàng tại 92 quốc gia và vùng
lãnh thổ; được hàng triệu khách hàng tin tưởng lựa chọn…
(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2012 của NHNNo&PTNT VN)
21
Sơ đồ 2.1 Mô hình tổ chức của Ngân hàng Nông nghiệp&Phát triển Nông Thôn
(Nguồn: Báo cáo tổng kết 25 năm hoạt động của NHNNo & PTNT Việt Nam)
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
BAN THƯ KÝ HĐQT UB QUẢN LÝ RỦI ROBAN KIỂM SOÁT
TỔNG GIÁM ĐỐC
KẾ TOÁN TRƯỞNG CÁC PHÓ TỔNG BAN KIỂM TRA NỘI BỘ
CÁC PHÒNG BAN CHUYÊN MÔN NGHIỆP VỤ
SỞ
GIAO
DỊCH
CHI NHÁNH
NƯỚC
NGOÀI
CHI NHÁNH
LOẠI I, II
VĂN
PHÒNG ĐẠI
DIỆN
ĐƠN VỊ SỰ
NGHIỆP
CT TRỰC
THUỘC
PHÒNG GIAO DỊCH CHI NHÁNH LOẠI III PHÒNG GIAO DỊCH
PHÒNG GIAO DỊCH
Thang Long University Library
22
2.1.2 Sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng Nông nghiệp&Phát triển nông thôn Việt Nam
- Nhóm sản phẩm dịch vụ Huy động vốn
Hiện nay NHNNo&PTNT VN có 36 sản phẩm huy động vốn với các kỳ hạn khác
nhau, tập trung huy động vốn ở lĩnh vực tiền gửi dân cư, tiền gửi có kỳ hạn với các hình thức
lãi suất linh hoạt áp dụng cho từng đối tường khách hàng, khu vực và thời điểm khác nhau.
- Nhóm sản phẩm dịch vụ Tín dụng
Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn vay thì hiện tại sản phẩm tín dụng của
NHNNo&PTNT VN gồm có: Cho vay tiêu dùng (mua xe, mua nhà trả bằng lương, bằng thu
nhập, mua sắm vật dụng gia đình…); Cho vay kinh doanh bất động sản; Cho vay kinh doanh
chứng khoán; Cho vay du học; Cho vay đi lao động nước ngoài; Cho vay bổ sung vốn lưu
động sản xuất kinh doanh; Cho vay lưu vụ; Cho vay tài trợ xuất nhập khẩu; Cho vay mua
sắm tài sản cố định, đầu tư dự án. Và thêm hai hình thức cho vay mới là Cho vay thuê mua
nhà thu nhập thấp tại khu đô thị và Cho vay với thuyền viên tàu cá gần bờ tại Hàn Quốc. Đến
nay thì NHNNo&PTNT VN đã có tới 44 sản phẩm tín dụng phục vụ khách hàng.
- Nhóm sản phẩm bảo lãnh trong nước
Một số loại hình sản phẩm bảo lãnh trong nước như bảo lãnh dự thầu; bảo lãnh thanh
toán; bảo lãnh thực hiện hợp đồng; bảo lãnh vay vốn…Với sự đầu tư về công nghệ cao, sử
dụng hệ thống thanh toán bù trừ liên ngân hàng song phương và bù trừ, hệ thống thanh toán
điện tử liên ngân hàng, hệ thống thanh toán nội bộ và kế toán khách hàng IPCAS giúp cho
ngân hàng đảm bảo việc kết nối với khách hàng, thực hiện dịch vụ thanh toán nhanh trên
phạm vị toàn quốc.
- Nhóm sản phẩm thanh toán quốc tế
Với mảng thanh toán quốc tế thì hiện nay NHNNo&PTNT VN cung cấp các dịch vụ
sau: Mở L/C, Uỷ nhiệm Thu, Uỷ nhiệm Chi, Nhờ thu, Chuyển tiền…
- Nhóm sản phẩm dịch vụ thẻ
Hiện nay NHNNo&PTNT VN là một trong ba ngân hàng dẫn đầu thị trường về số
lượng thẻ phát hành, doanh số sử dụng thẻ, doanh số thanh toán thẻ và hệ thống ATM. Một
số loại hình thẻ cung cấp cho khách hàng cá nhân như sau:
Thẻ thanh toán trực tuyến E-commmerce; Thẻ quốc tế NHNNo&PTNT VN
Visa/Mastercard; Thẻ ghi nợ nội địa Success; Thẻ ATM NHNNo&PTNT VN.
- Nhóm sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử Mobile Banking
Hiện nay, các dịch vụ Mobile Banking của NHNNo&PTNT VN có khả năng cạnh
tranh cao bao gồm các dịch vụ sau: Nhóm dịch vụ SMS Banking, nhóm dịch vụ VnTopup,
dịch vụ chuyển khoản, dịch vụ thanh toán hóa đơn cước viễn thông và điện lực. Bên cạnh đó,
23
NHNNo&PTNT VN tiếp tục nghiên cứu, triển khai một số dịch vụ tiện ích mới đáp ứng nhu
cầu của khách hàng như: dịch vụ chi trả kiều hối qua tin nhắn SMS, dịch vụ Bank Plus với
Viettel, dịch vụ Ví điện tử NHNNo&PTNT VN – Payoo, dịch vụ thu ngân sách cho Kho bạc
Nhà nước qua kênh SMS,…
- Nhóm sản phẩm dịch vụ thanh toán biên mậu và kinh doanh ngoại tệ
Chuyển tiền bằng chứng từ chuyên dùng biên mâu; Dịch vụ chuyển tiền điện TTR biên
mậu; Dịch vụ thanh toan hối phiếu biên mậu.
Mua bán ngoại tệ giao ngay; giao dịch quyền chọn; mua bán ngoại tệ kỳ hạn.
2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh chủ yếu của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn Việt Nam
2.1.3.1 Hoạt động huy động vốn
Hiện nay Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam có thị phần và
tổng nguồn vốn huy động lớn nhất so với các NHTM CP khác tại Việt Nam. Tuy những năm
gần đây, tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động của ngân hàng có xu hướng sụt giảm,
nhưng nhận thức rõ được tầm quan trọng của nguồn vốn huy động, Ngân hàng đã thay đổi cơ
cấu nguồn vốn huy động theo hướng ổn định và tăng trưởng nguốn vốn kinh doanh theo cơ
cấu hợp lý. Với nhiều hình thức huy động vốn đa dạng, phong phú, nhiều loại tiền gửi khác
nhau với lãi suất và kỳ hạn linh hoạt hấp dẫn, thu hút khách hàng.
Nhìn vào bảng 2.1 dưới đây ta nhận thấy rõ tổng nguồn vốn huy động của
NHNNo&PTNT VN không ngừng tăng trưởng qua các năm 2010, 2011, 2012 đảm bảo
nguồn vốn dồi dào, đáp ứng một cách tối đa nhu cầu vay vốn của khách hàng. Cụ thể năm
2011, tổng nguồn vốn huy động đạt 505.792 tỷ đồng, tăng 30.851 tỷ đồng so với năm 2010,
tương ứng với mức tăng là 6,50%. Sang đến năm 2012, tổng nguồn vốn huy động đã đạt tới
con số 557.028 tỷ đồng, tăng 51.236 tỷ đồng (tương ứng tăng 10,13%) so với năm 2011. Sự
suy thoái kinh tế thế giới, khủng hoảng tài chính Mỹ đã ảnh hưởng rất nhiều đến nền kinh tế
Việt Nam trong giai đoạn 2011 – 2012. Nền kinh tế có dấu hiệu mất ổn định, tăng trưởng
chững lại, lạm phát tăng cao, tỷ giá ngoại tệ biến động phức tạp, những cuộc chạy đua lãi
suất ngầm giữa các NHTM là những nguyên nhân khiến cho mức tăng trưởng nguồn vốn của
NHNNo&PTNT VN không được ở mức cao như kỳ vọng của Ban lãnh đạo ngân hàng.
Trong nguồn vốn huy động của NHNNo&PTNT VN, vốn huy động từ khách hàng
chiếm tỷ trọng cao nhất trong suốt thời gian qua, cụ thể là nguồn huy động từ tiền gửi khách
hàng năm 2010 chiếm tỷ trọng 89,98% , năm 2011 giảm xuống còn 85,42%, đến năm 2012
lại tăng lên đạt mức 91,30% trong tổng nguồn vốn. Trong số lượng vốn huy động từ khách
hàng, tiền gửi từ dân cư chiếm tỷ trọng cao nhất, có mức tăng trưởng ổn định và cao qua các
năm. Đây là nguồn vốn dồi dào trong nền kinh tế và có mức huy động với chi phí thấp nên
được NHNNo&PTNT VN chú trọng phát triển các hình thức huy động với lãi suất kì hạn
linh hoạt, các hình thức gửi tiết kiệm trúng thưởng thu hút được nhiều khách hàng.
Thang Long University Library
24
Các hình thức huy động vốn khác tuy chiếm tỷ lệ nhỏ nhưng cũng có nhiều sự biến
động. Nguồn vồn huy động từ việc vay NHNN trong năm 2010 là 20.830 tỷ đồng, năm 2011
đã tăng lên 12.65 tỷ đồng tương đương mức tăng 60,73% so với năm 2010, có chiều hướng
giảm xuống trong năm 2012, khi chỉ còn 25.558 tỷ đồng, giảm 7.922 tỷ đồng tương đương
mức giảm 23,66%. Việc vay vốn NHNN VN là để đảm bảo các khoản chi trả và giao dịch
thông qua hệ thống điện tử liên ngân hàng. Cũng như vậy nguồn vốn vay từ các TCTD khác
chủ yếu là vay qua thị trường liên ngân hàng cũng có sự biến động tương tự, khi mà năm
2011 là 28.154 tỷ đồng, tăng lên 11.184 tỷ đồng, tương ứng tăng 65,90% so với năm 2010,
đến năm 2012 là 11.385 tỷ đồng, giảm 16.769 tỷ đồng tương đương giảm 59,56% so với
năm 2011. Việc vay vốn trên thị trường liên ngân hàng giúp NHNNo&PTNT VN bổ sung
được nguồn vốn để tăng tính thanh khoản và đáp ứng những nhu cầu thanh toán, giao dịch
cho khách hàng. Tuy nhiên việc vay quá nhiều trên thị trường liên ngân hàng sẽ tạo sự lệ
thuộc và tốn chi phí cao hơn, chính vì vậy khi mà nguồn vốn năm 2012 dồi dào hơn,
NHNNo&PTNT VN đã chủ động giảm mức vay vốn trên thị trường liên ngân hàng. Còn lại
các nguồn UTĐT cũng có sự thay đổi không lớn lắm, năm 2010 là 9.769 tỷ đồng, năm 2011
đạt 12.086 tỷ đồng, tăng lên 23,72% so với năm 2010, còn năm 2012 thì là 11.519 tỷ đồng,
giảm xuống 4,69% so với năm 2011.
Nhìn chung nguồn vốn huy động hiện nay của NHNNo&PTNT VN phụ thuộc rất
nhiều vào huy động tiền gửi của khách hàng, luôn chiếm một tỷ trọng hơn 90% trong tổng
nguồn vốn của ngân hàng. Nắm rõ được tầm quan trọng của nguồn vốn huy động và việc
huy động vốn, trong thời gian vừa qua NHNNo&PTNT VN đã chú trọng phát triển rất nhiều
hình thức huy động vốn, đa dạng hoá loại hình tiền gửi phù hợp với từng loại khách hàng,
từng nhu cầu của khách hàng đã được triển khai, áp dụng lãi suất linh hoạt tiền gửi tiết kiệm.
Rất nhiều chương trình tiếp thị, PR được thực hiện, nhiều chương trình tiền gửi tiết kiệm
trúng thưởng được sự quan tâm và ủng hộ của khách hàng.
25
Bảng 2.1 Tình hình huy động vốn tại NHNNo&PTNT VN giai đoạn 2010 – 2012
Đơn vị tính: Tỷ đồng
(Nguồn: Báo cáo thường niên của NHNNo&PTNT Việt Nam năm 2010, 2011, 2012)
Chỉ tiêu
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Chênh lệch
2011/2010
Chênh lệch
2012/2011
Số tiền
Tỉ
trọng
(%)
Số tiền
Tỉ
trọng
(%)
Số tiền
Tỉ
trọng
(%)
Tuyệt
đối
Tương
đối (%)
Tuyệt
đối
Tương
đối (%)
1. Vay Ngân hàng Nhà nước 20.830 4,39 33.480 6,62 25.558 4,59 12.650 60,73 (7.922) (23,66)
2. Tiền gửi, tiền vay TCTD 16.970 3,57 28.154 5,57 11.385 2,04 11.184 65,90 (16.769) (59,56)
3.Vốn ủy thác đầu tư 9.769 2,06 12.086 2,39 11.519 2,07 2.317 23,72 (567) (4,69)
4. Vốn huy động từ khách hàng 427.372 89,98 432.072 85,42 508.565 91,30 4.700 1,10 76.493 17,70
- Tiền gửi dân cư 257.901 60,35 306.675 70,98 395.038 77,68 48.774 18,91 88.363 28,81
- Tiền gửi TCKT 137.353 32,14 104.292 24,14 95.743 18,83 (33.061) (24,07) (8.549) (8,20)
- Tiền gửi Kho bạc Nhà nước 32.118 7,52 21.105 4,88 17.748 3,49 (11.013) (34,29) (3.357) (15,91)
Tổng nguồn vốn huy động 474.941 100 505.792 100 557.028 100 30.851 6,50 51.236 10,13
Thang Long University Library
26
2.1.3.2 Hoạt động tín dụng (chủ yếu là hoạt động cho vay)
Nhìn vào bảng 2.2 ta có nhận thấy, tổng dư nợ cho vay của nền kinh tế năm 2011 là
443.476 tỷ đồng, tăng lên 28.721 tỷ đồng tương đương mức tăng 6,92% so với năm 2010.
Sang đến năm 2012, con số này đạt mức 480.453 tỷ đồng, tăng lên 8,34% tương ứng mức
tăng 36.977 tỷ đồng.
Như vậy qua 3 năm, tổng dư nợ cho vay nền kinh tế của NHNNo&PTNT VN đã có
mức tăng lên nhanh chóng, điều này do ngân hàng đã có những điều chỉnh kịp thời trong cơ
cấu cho vay. Tập trung cho vay trong lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn, cho vay
với lãi suất ưu đãi đối với các hộ nông dân, hộ sản xuất và cá nhân nghèo, cơ cấu lại nợ, giảm
lãi suất cho vay và cho vay vốn thêm để giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp tục sản xuất
kinh doanh, tránh phá sản. Hỗ trợ các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong vay vốn ngoại tệ
và xây dựng nhiều gói tín dụng phù hợp với tình hình thực tế. Tuy nhiên, trong năm 2011
mức tăng lên của dư nợ tín dụng là thấp hơn so với năm 2012. Nguyên nhân là do trong năm
2011 nền kinh tế Việt Nam rơi vào suy thoái, hoạt động sản xuất kinh doanh trì trệ khiến
nhiều doanh nghiệp không có nguồn trả nợ ngân hàng, khiến việc tiếp tục xin vay vốn thêm
là điều không thể. Bên cạnh đó NHNN lại không có những biện pháp điều chỉnh kịp thời khi
mức tăng trưởng kinh tế chững lại, lạm phát quá cao và lãi suất biến động phức tạp. Đến năm
2012, sau khi có những chính sách lãi suất mới của NHNN, tình hình dư nợ cho vay của
NHNNo&PTNT VN có mức khả quan hơn, với việc giảm lãi suất cho vay, áp dụng thêm
nhiều cơ chế chính sách cho vay ưu đãi thì mức tăng trưởng dư nợ tín dụng ở mức khá tốt.
Mặc dù nền kinh tế Việt Nam có mức tăng trưởng thấp hơn dự báo, lạm phát vẫn cao, hoạt
động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thu hẹp và cầm chừng, nhu cầu chi tiêu của
người dân giảm sút là nguyên nhân khiến cho tăng trưởng tín dụng thấp trong giai đoạn vừa
qua, kéo theo nhiều hệ luỵ như tình trạng nợ xấu, nợ quá hạn đang ở mức báo động.
Nếu phân loại dư nợ theo thời gian đáo hạn ta thấy, dư nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ
trọng cao hơn so với dư nợ trung, dài hạn trong tổng dư nợ cho vay đối với nền kinh tế của
NHNNo&PTNT VN. Cụ thể như sau: năm 2010 thì dư nợ ngắn hạn đạt mức 253.416 tỷ
đồng, chiếm 61,1%. Năm 2011, dư nợ ngắn hạn tăng lên 28.192 tỷ đồng, tương đương mức
tăng 11,12% so với năm 2010 và chiếm tỷ lệ 61,10% tổng dư nợ. Sang đến năm 2012, con số
này đạt 310.329 tỷ đồng, chiếm 64,59%, tăng lên 28.722 tỷ đồng tương đương mức tăng lên
10,20% so với năm 2011. Việc dư nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng dư
nợ là do NHNNo&PTNT VN có tỷ lệ cho vay vốn đối với khu vực nông nghiệp nông thôn
lên tới hơn 70%, chủ yếu cho vay sản xuất theo thời vụ, tích trữ lúa gạo vụ Đông Xuân.
Trong khi đó, dư nợ cho vay trung, dài hạn trong 3 năm qua không có sự biến động quá
lớn, luôn duy trì ở mức tỷ lệ ổn định trong tổng dư nợ. Năm 2010 dư nợ trung, dài hạn là
161.339 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 38,90% trong tổng dư nợ. Đến năm 2011, con số này là 161.869
27
tỷ đồng, tăng lên 0.53 tỷ đồng tương đương mức tăng 0,33%, chiếm tỷ lệ khoảng 36,50%.
Cho đến cuối năm 2012, dư nợ trung và dài hạn đạt mức 170.124 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ
35,41%, tăng lên 8.255 tỷ đồng tương ứng mức tăng 5,1% so với năm 2011. Dễ nhận thấy
được là tỷ trọng dư nợ trung và dài hạn có chiều hướng giảm đi qua từng năm. Nguyên nhân
là do việc vay vốn trung và dài hạn thường gặp phải rủi ro về lãi suất cao hơn vay ngắn hạn
cộng thêm có sự điều chỉnh lãi suất huy động của NHNN, các điều kiện cho vay khá chặt chẽ
khiến nhiều doanh nghiệp không đáp ứng được. Ngoài ra, thời gian trả lãi vay dài tạo ra
nhiều áp lực về chi phí tài chính liên quan đến việc trả nợ lãi vay cho các doanh nghiệp. Do
đó dư nợ cho vay trung và dài hạn thường chiếm tỷ lệ thấp hơn và ngày càng giảm đi so với dư
nợ ngắn hạn.
Còn phân theo thành phần kinh tế, ta nhận thấy cho vay đối với các doanh nghiệp có
chiều hướng tăng lên ít hơn so dư nợ cho vay đối với các cá nhân & hộ gia đình. Số liệu cụ
thể như sau: Năm 2010, dư nợ cho vay doanh nghiệp đạt 201.986 tỷ đồng, chiếm 48,70%.
Sang đến năm 2011, các doanh nghiệp đã vay nhiều hơn so với năm trước, mức dư nợ cho
vay đạt 231.512 tỷ đồng, tăng 29.526 tỷ đồng tương đương mức tăng 14,62%, chiếm tỷ trọng
52,20%. Sự tăng lên của dư nợ cho vay trong năm 2011 vẫn chủ yếu là các khoản vay dành
cho các doanh nghiệp lớn, có uy tín và khách hàng lâu năm của NHNNo&PTNT VN, tại
thời điểm đó sự biến động quá lớn của lãi suất huy động vốn đã khiến nhiều doanh nghiệp
vừa và nhỏ không thể tiếp cận nguồn vốn vay do lãi suất vay bị đẩy lên ở mức quá cao. Tới
năm 2012, lượng vốn vay của các doanh nghiệp có chiều hướng giảm, đạt 225.236 tỷ đồng,
giảm 2,71% so với cùng kì năm trước và tỷ trọng đã giảm xuống còn 46,88%.
Dư nợ cho vay đối với cá nhân & hộ gia đình có nhiều biến động trong giai đoạn 2010 -
2012 vừa qua và có xu hướng chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ cho vay của nền kinh tế.
Năm 2011 số tiền cho vay là 211.964 tỷ đồng, giảm 0.805 tỷ đồng tương ứng giảm 0,38% so
với năm 2010 là 212.769 tỷ đồng. Năm 2012 dư nợ cho vay đạt 255.217 tỷ đồng, tăng lên
20,41% tương ứng 43.253 tỷ đồng. Lý giải cho việc giảm xuống của dư nợ cho vay trong năm
2011 là dó kinh tế khó khăn ảnh hưởng lớn đến các hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu
dùng của cá nhân và các hộ gia đình, nhất là tại khu vực nông thôn. Đây là khu vực mà
NHNNo&PTNT VN tập trung cho vay vốn rất nhiều nhất, nhưng sự biến động của lãi suất
huy động vốn đã khiến cho số lượng tiền được giải ngân cho vay vốn đã giảm xuống so với
năm trước. Ngay cả tại khu vực thành thị thì mức tiêu dùng của dân cư cũng giảm xuống, các
khoản cho vay tiêu dùng mua sắm xe cộ, nhà đất hay các sản phẩm khác phục vụ đời sống đều
có số dư nợ giảm xuống do lãi suất vay vốn quá cao khiến nhiều cá nhân từ bỏ ý định mua
sắm. Sang năm 2012, nền kinh tế cũng đã có một chút khởi sắc, chính phủ đã tích cực kìm hãm
lạm phát và tăng lương cơ bản cho cán bộ, nhân viên đã làm cho nhu cầu tiêu dùng của cá nhân
lại tăng lên.
Thang Long University Library
28
Bảng 2.2 Tình hình hoạt động tín dụng tại NHNNo&PTNT VN giai đoạn 2010 – 2012
Đơn vị tính: Tỷ đồng
(Nguồn: Báo cáo thương niên của NHNNo&PTNT VN năm 2010, 2011, 2012)
Chỉ tiêu
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Chênh lêch
2011/2010
Chênh lệch
2011/2012
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Tuyệt
đối
Tương đối
(%)
Tuyệt
đối
Tương
đối
(%)
1. Tổng dư nợ cho vay 414.755 443.476 480.453 28.721 6,92 36.977 8,34
2. Dư nợ theo thời hạn vay 414.755 100 443.476 100 480.453 100 28.721 6,92 36.977 8,34
- Ngắn hạn 253.416 61,10 281.607 63,50 310.329 64,59 28.191 11,12 28.722 10,20
- Trung và dài hạn 161.339 38,90 161.869 36,50 170.124 35,41 530 0,33 8.255 5,10
3.Dư nợ theo TPKT 414.755 100 443.476 100 480.453 100 28.721 6,92 36.977 8,34
- Hộ gia đình và cá nhân 212.769 51,30 211.964 47,80 255.217 53,12 (805) (0,38) 43.253 20,41
- Doanh nghiệp 201.986 48,7 231.512 52,20 225.236 46,88 29.526 14,62 (6.276) (2,71)
Tổng dư nợ 414.755 100 443.476 100 480.453 100 28.721 6,92 36.977 8,34
Đề tài  phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp, RẤT HAY, HOT 2018
Đề tài  phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp, RẤT HAY, HOT 2018
Đề tài  phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp, RẤT HAY, HOT 2018
Đề tài  phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp, RẤT HAY, HOT 2018
Đề tài  phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp, RẤT HAY, HOT 2018
Đề tài  phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp, RẤT HAY, HOT 2018
Đề tài  phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp, RẤT HAY, HOT 2018
Đề tài  phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp, RẤT HAY, HOT 2018
Đề tài  phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp, RẤT HAY, HOT 2018
Đề tài  phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp, RẤT HAY, HOT 2018
Đề tài  phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp, RẤT HAY, HOT 2018
Đề tài  phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp, RẤT HAY, HOT 2018
Đề tài  phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp, RẤT HAY, HOT 2018
Đề tài  phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp, RẤT HAY, HOT 2018
Đề tài  phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp, RẤT HAY, HOT 2018
Đề tài  phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp, RẤT HAY, HOT 2018
Đề tài  phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp, RẤT HAY, HOT 2018
Đề tài  phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp, RẤT HAY, HOT 2018
Đề tài  phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp, RẤT HAY, HOT 2018
Đề tài  phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp, RẤT HAY, HOT 2018
Đề tài  phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp, RẤT HAY, HOT 2018
Đề tài  phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp, RẤT HAY, HOT 2018
Đề tài  phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp, RẤT HAY, HOT 2018
Đề tài  phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp, RẤT HAY, HOT 2018
Đề tài  phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp, RẤT HAY, HOT 2018
Đề tài  phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp, RẤT HAY, HOT 2018
Đề tài  phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp, RẤT HAY, HOT 2018
Đề tài  phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp, RẤT HAY, HOT 2018
Đề tài  phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp, RẤT HAY, HOT 2018
Đề tài  phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp, RẤT HAY, HOT 2018
Đề tài  phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp, RẤT HAY, HOT 2018
Đề tài  phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp, RẤT HAY, HOT 2018
Đề tài  phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp, RẤT HAY, HOT 2018
Đề tài  phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp, RẤT HAY, HOT 2018
Đề tài  phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp, RẤT HAY, HOT 2018
Đề tài  phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp, RẤT HAY, HOT 2018
Đề tài  phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp, RẤT HAY, HOT 2018
Đề tài  phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp, RẤT HAY, HOT 2018
Đề tài  phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp, RẤT HAY, HOT 2018
Đề tài  phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp, RẤT HAY, HOT 2018
Đề tài  phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp, RẤT HAY, HOT 2018
Đề tài  phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp, RẤT HAY, HOT 2018
Đề tài  phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp, RẤT HAY, HOT 2018
Đề tài  phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp, RẤT HAY, HOT 2018
Đề tài  phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp, RẤT HAY, HOT 2018
Đề tài  phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp, RẤT HAY, HOT 2018
Đề tài  phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp, RẤT HAY, HOT 2018
Đề tài  phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp, RẤT HAY, HOT 2018
Đề tài  phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp, RẤT HAY, HOT 2018
Đề tài  phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp, RẤT HAY, HOT 2018

More Related Content

What's hot

Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng Dịch vụ Ngân hàng bán lẻ
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng Dịch vụ Ngân hàng bán lẻĐề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng Dịch vụ Ngân hàng bán lẻ
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng Dịch vụ Ngân hàng bán lẻ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn:Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng thương mại cổ phầ...
Luận văn:Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng thương mại cổ phầ...Luận văn:Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng thương mại cổ phầ...
Luận văn:Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng thương mại cổ phầ...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Đề tài: Chất lượng tín dụng tại Ngân hàng thương mại dầu khí, 9đ
Đề tài: Chất lượng tín dụng tại Ngân hàng thương mại dầu khí, 9đĐề tài: Chất lượng tín dụng tại Ngân hàng thương mại dầu khí, 9đ
Đề tài: Chất lượng tín dụng tại Ngân hàng thương mại dầu khí, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng
Quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàngQuản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng
Quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Giải pháp mở rộng hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng thương mại cổ phần quân độ...
Giải pháp mở rộng hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng thương mại cổ phần quân độ...Giải pháp mở rộng hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng thương mại cổ phần quân độ...
Giải pháp mở rộng hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng thương mại cổ phần quân độ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Giải pháp phát triển kinh doanh
Giải pháp phát triển kinh doanhGiải pháp phát triển kinh doanh
Giải pháp phát triển kinh doanh
Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
Luận văn: Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng thương mại cổ ph...
Luận văn: Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng thương mại cổ ph...Luận văn: Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng thương mại cổ ph...
Luận văn: Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng thương mại cổ ph...
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Phân tích hoạt động thanh toán quốc tế tại Sacombank
Phân tích hoạt động thanh toán quốc tế tại SacombankPhân tích hoạt động thanh toán quốc tế tại Sacombank
Phân tích hoạt động thanh toán quốc tế tại Sacombank
Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
Luận văn: Kinh doanh dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng
Luận văn: Kinh doanh dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàngLuận văn: Kinh doanh dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng
Luận văn: Kinh doanh dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đạiGiải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại
Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
Đề tài chất lượng cho vay ngắn hạn, ĐIỂM 8
Đề tài chất lượng cho vay ngắn hạn, ĐIỂM 8Đề tài chất lượng cho vay ngắn hạn, ĐIỂM 8
Đề tài chất lượng cho vay ngắn hạn, ĐIỂM 8
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Giải pháp mở rộng cho vay ngắn hạn
Giải pháp mở rộng cho vay ngắn hạnGiải pháp mở rộng cho vay ngắn hạn
Giải pháp mở rộng cho vay ngắn hạn
Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
Đề tài: Nâng cao năng lực cạnh tranh tại ngân hàng Agribank, HOT
Đề tài: Nâng cao năng lực cạnh tranh tại ngân hàng Agribank, HOTĐề tài: Nâng cao năng lực cạnh tranh tại ngân hàng Agribank, HOT
Đề tài: Nâng cao năng lực cạnh tranh tại ngân hàng Agribank, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng hay
Đề tài hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng hayĐề tài hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng hay
Đề tài hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng hay
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Giải pháp phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại Ngân hàng TMCP Đầu tư v...
Luận văn: Giải pháp phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại Ngân hàng TMCP Đầu tư v...Luận văn: Giải pháp phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại Ngân hàng TMCP Đầu tư v...
Luận văn: Giải pháp phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại Ngân hàng TMCP Đầu tư v...
Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Zalo/Telegram 0917193864
 
Đề tài: Yếu tố tác động đến sự chấp nhận dịch vụ mobile banking
Đề tài: Yếu tố tác động đến sự chấp nhận dịch vụ mobile bankingĐề tài: Yếu tố tác động đến sự chấp nhận dịch vụ mobile banking
Đề tài: Yếu tố tác động đến sự chấp nhận dịch vụ mobile banking
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Giải pháp phát triển hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần ...
Giải pháp phát triển hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần ...Giải pháp phát triển hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần ...
Giải pháp phát triển hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài: Hoạt động thực tập thực tế tại Ngân Hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam VIB - ...
Đề tài: Hoạt động thực tập thực tế tại Ngân Hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam VIB - ...Đề tài: Hoạt động thực tập thực tế tại Ngân Hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam VIB - ...
Đề tài: Hoạt động thực tập thực tế tại Ngân Hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam VIB - ...
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Đề tài: Tình hình cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Sacombank, HOT
Đề tài: Tình hình cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Sacombank, HOTĐề tài: Tình hình cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Sacombank, HOT
Đề tài: Tình hình cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Sacombank, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

What's hot (19)

Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng Dịch vụ Ngân hàng bán lẻ
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng Dịch vụ Ngân hàng bán lẻĐề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng Dịch vụ Ngân hàng bán lẻ
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng Dịch vụ Ngân hàng bán lẻ
 
Luận văn:Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng thương mại cổ phầ...
Luận văn:Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng thương mại cổ phầ...Luận văn:Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng thương mại cổ phầ...
Luận văn:Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng thương mại cổ phầ...
 
Đề tài: Chất lượng tín dụng tại Ngân hàng thương mại dầu khí, 9đ
Đề tài: Chất lượng tín dụng tại Ngân hàng thương mại dầu khí, 9đĐề tài: Chất lượng tín dụng tại Ngân hàng thương mại dầu khí, 9đ
Đề tài: Chất lượng tín dụng tại Ngân hàng thương mại dầu khí, 9đ
 
Quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng
Quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàngQuản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng
Quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng
 
Giải pháp mở rộng hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng thương mại cổ phần quân độ...
Giải pháp mở rộng hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng thương mại cổ phần quân độ...Giải pháp mở rộng hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng thương mại cổ phần quân độ...
Giải pháp mở rộng hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng thương mại cổ phần quân độ...
 
Giải pháp phát triển kinh doanh
Giải pháp phát triển kinh doanhGiải pháp phát triển kinh doanh
Giải pháp phát triển kinh doanh
 
Luận văn: Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng thương mại cổ ph...
Luận văn: Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng thương mại cổ ph...Luận văn: Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng thương mại cổ ph...
Luận văn: Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng thương mại cổ ph...
 
Phân tích hoạt động thanh toán quốc tế tại Sacombank
Phân tích hoạt động thanh toán quốc tế tại SacombankPhân tích hoạt động thanh toán quốc tế tại Sacombank
Phân tích hoạt động thanh toán quốc tế tại Sacombank
 
Luận văn: Kinh doanh dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng
Luận văn: Kinh doanh dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàngLuận văn: Kinh doanh dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng
Luận văn: Kinh doanh dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng
 
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đạiGiải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại
 
Đề tài chất lượng cho vay ngắn hạn, ĐIỂM 8
Đề tài chất lượng cho vay ngắn hạn, ĐIỂM 8Đề tài chất lượng cho vay ngắn hạn, ĐIỂM 8
Đề tài chất lượng cho vay ngắn hạn, ĐIỂM 8
 
Giải pháp mở rộng cho vay ngắn hạn
Giải pháp mở rộng cho vay ngắn hạnGiải pháp mở rộng cho vay ngắn hạn
Giải pháp mở rộng cho vay ngắn hạn
 
Đề tài: Nâng cao năng lực cạnh tranh tại ngân hàng Agribank, HOT
Đề tài: Nâng cao năng lực cạnh tranh tại ngân hàng Agribank, HOTĐề tài: Nâng cao năng lực cạnh tranh tại ngân hàng Agribank, HOT
Đề tài: Nâng cao năng lực cạnh tranh tại ngân hàng Agribank, HOT
 
Đề tài hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng hay
Đề tài hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng hayĐề tài hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng hay
Đề tài hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng hay
 
Luận văn: Giải pháp phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại Ngân hàng TMCP Đầu tư v...
Luận văn: Giải pháp phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại Ngân hàng TMCP Đầu tư v...Luận văn: Giải pháp phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại Ngân hàng TMCP Đầu tư v...
Luận văn: Giải pháp phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại Ngân hàng TMCP Đầu tư v...
 
Đề tài: Yếu tố tác động đến sự chấp nhận dịch vụ mobile banking
Đề tài: Yếu tố tác động đến sự chấp nhận dịch vụ mobile bankingĐề tài: Yếu tố tác động đến sự chấp nhận dịch vụ mobile banking
Đề tài: Yếu tố tác động đến sự chấp nhận dịch vụ mobile banking
 
Giải pháp phát triển hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần ...
Giải pháp phát triển hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần ...Giải pháp phát triển hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần ...
Giải pháp phát triển hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần ...
 
Đề tài: Hoạt động thực tập thực tế tại Ngân Hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam VIB - ...
Đề tài: Hoạt động thực tập thực tế tại Ngân Hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam VIB - ...Đề tài: Hoạt động thực tập thực tế tại Ngân Hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam VIB - ...
Đề tài: Hoạt động thực tập thực tế tại Ngân Hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam VIB - ...
 
Đề tài: Tình hình cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Sacombank, HOT
Đề tài: Tình hình cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Sacombank, HOTĐề tài: Tình hình cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Sacombank, HOT
Đề tài: Tình hình cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Sacombank, HOT
 

Similar to Đề tài phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp, RẤT HAY, HOT 2018

Đề tài phòng ngừa rủi ro tín dụng, , ĐIỂM 8
Đề tài phòng ngừa rủi ro tín dụng, , ĐIỂM 8Đề tài phòng ngừa rủi ro tín dụng, , ĐIỂM 8
Đề tài phòng ngừa rủi ro tín dụng, , ĐIỂM 8
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VÀ CHO VAY NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VÀ CHO VAY NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VÀ CHO VAY NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VÀ CHO VAY NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Chi nhánh Agribank Mê Linh - Gửi miễ...
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Chi nhánh Agribank Mê Linh - Gửi miễ...Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Chi nhánh Agribank Mê Linh - Gửi miễ...
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Chi nhánh Agribank Mê Linh - Gửi miễ...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Khoá Luận Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng Agribank.
Khoá Luận Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng Agribank.Khoá Luận Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng Agribank.
Khoá Luận Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng Agribank.
Nhận Viết Thuê Đề Tài Vietkhoaluan.com / Zalo : 0917.193.864
 
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VÀ CHO VAY NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁ...
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VÀ CHO VAY NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁ...PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VÀ CHO VAY NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁ...
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VÀ CHO VAY NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁ...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt N...
Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt N...Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt N...
Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt N...
NuioKila
 
Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Uông Bí.pdf
Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Uông Bí.pdfRủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Uông Bí.pdf
Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Uông Bí.pdf
HanaTiti
 
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...
NOT
 
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Phân Tích Tài Chính Ngân Hàng Vietinbank
Khoá Luận Tốt Nghiệp Phân Tích Tài Chính Ngân Hàng VietinbankKhoá Luận Tốt Nghiệp Phân Tích Tài Chính Ngân Hàng Vietinbank
Khoá Luận Tốt Nghiệp Phân Tích Tài Chính Ngân Hàng Vietinbank
Nhận Viết Thuê Đề Tài Vietkhoaluan.com / Zalo : 0917.193.864
 
Đề tài nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng, HOT 2018
Đề tài nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng, HOT 2018Đề tài nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng, HOT 2018
Đề tài nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng, HOT 2018
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tailieu.vncty.com luu thi-viet_hoa_0866
Tailieu.vncty.com   luu thi-viet_hoa_0866Tailieu.vncty.com   luu thi-viet_hoa_0866
Tailieu.vncty.com luu thi-viet_hoa_0866
Tài Liệu Thư Viện
 
Đề tài quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Hàng Hải, RẤT HAY,
Đề tài  quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Hàng Hải, RẤT HAY,Đề tài  quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Hàng Hải, RẤT HAY,
Đề tài quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Hàng Hải, RẤT HAY,
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải chi nhánh ...
Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải chi nhánh ...Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải chi nhánh ...
Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải chi nhánh ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng tại Agribank, HOT
Luận văn: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng tại Agribank, HOTLuận văn: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng tại Agribank, HOT
Luận văn: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng tại Agribank, HOT
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc Dân
Luận văn: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc DânLuận văn: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc Dân
Luận văn: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc Dân
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
BÀI MẪU Khóa luận về rủi ro tín dụng, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận về rủi ro tín dụng, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Khóa luận về rủi ro tín dụng, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận về rủi ro tín dụng, HAY, 9 ĐIỂM
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Luận văn: Ảnh hưởng của các yếu tố nội tại, yếu tố ngành, và yếu tố vĩ mô đến...
Luận văn: Ảnh hưởng của các yếu tố nội tại, yếu tố ngành, và yếu tố vĩ mô đến...Luận văn: Ảnh hưởng của các yếu tố nội tại, yếu tố ngành, và yếu tố vĩ mô đến...
Luận văn: Ảnh hưởng của các yếu tố nội tại, yếu tố ngành, và yếu tố vĩ mô đến...
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Ảnh hưởng của các yếu tố nội tại, yếu tố ngành, và yếu tố vĩ mô đến...
Luận văn: Ảnh hưởng của các yếu tố nội tại, yếu tố ngành, và yếu tố vĩ mô đến...Luận văn: Ảnh hưởng của các yếu tố nội tại, yếu tố ngành, và yếu tố vĩ mô đến...
Luận văn: Ảnh hưởng của các yếu tố nội tại, yếu tố ngành, và yếu tố vĩ mô đến...
Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Zalo/Telegram 0917193864
 

Similar to Đề tài phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp, RẤT HAY, HOT 2018 (20)

Đề tài phòng ngừa rủi ro tín dụng, , ĐIỂM 8
Đề tài phòng ngừa rủi ro tín dụng, , ĐIỂM 8Đề tài phòng ngừa rủi ro tín dụng, , ĐIỂM 8
Đề tài phòng ngừa rủi ro tín dụng, , ĐIỂM 8
 
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VÀ CHO VAY NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VÀ CHO VAY NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VÀ CHO VAY NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VÀ CHO VAY NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
 
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Chi nhánh Agribank Mê Linh - Gửi miễ...
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Chi nhánh Agribank Mê Linh - Gửi miễ...Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Chi nhánh Agribank Mê Linh - Gửi miễ...
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Chi nhánh Agribank Mê Linh - Gửi miễ...
 
Khoá Luận Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng Agribank.
Khoá Luận Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng Agribank.Khoá Luận Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng Agribank.
Khoá Luận Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng Agribank.
 
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VÀ CHO VAY NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁ...
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VÀ CHO VAY NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁ...PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VÀ CHO VAY NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁ...
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VÀ CHO VAY NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁ...
 
Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt N...
Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt N...Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt N...
Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt N...
 
Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Uông Bí.pdf
Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Uông Bí.pdfRủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Uông Bí.pdf
Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Uông Bí.pdf
 
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...
 
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Phân Tích Tài Chính Ngân Hàng Vietinbank
Khoá Luận Tốt Nghiệp Phân Tích Tài Chính Ngân Hàng VietinbankKhoá Luận Tốt Nghiệp Phân Tích Tài Chính Ngân Hàng Vietinbank
Khoá Luận Tốt Nghiệp Phân Tích Tài Chính Ngân Hàng Vietinbank
 
Đề tài nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng, HOT 2018
Đề tài nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng, HOT 2018Đề tài nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng, HOT 2018
Đề tài nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng, HOT 2018
 
Tailieu.vncty.com luu thi-viet_hoa_0866
Tailieu.vncty.com   luu thi-viet_hoa_0866Tailieu.vncty.com   luu thi-viet_hoa_0866
Tailieu.vncty.com luu thi-viet_hoa_0866
 
Đề tài quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Hàng Hải, RẤT HAY,
Đề tài  quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Hàng Hải, RẤT HAY,Đề tài  quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Hàng Hải, RẤT HAY,
Đề tài quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Hàng Hải, RẤT HAY,
 
Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải chi nhánh ...
Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải chi nhánh ...Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải chi nhánh ...
Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải chi nhánh ...
 
Luận văn: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng tại Agribank, HOT
Luận văn: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng tại Agribank, HOTLuận văn: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng tại Agribank, HOT
Luận văn: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng tại Agribank, HOT
 
Luận văn: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc Dân
Luận văn: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc DânLuận văn: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc Dân
Luận văn: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc Dân
 
BÀI MẪU Khóa luận về rủi ro tín dụng, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận về rủi ro tín dụng, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Khóa luận về rủi ro tín dụng, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận về rủi ro tín dụng, HAY, 9 ĐIỂM
 
Luận văn: Ảnh hưởng của các yếu tố nội tại, yếu tố ngành, và yếu tố vĩ mô đến...
Luận văn: Ảnh hưởng của các yếu tố nội tại, yếu tố ngành, và yếu tố vĩ mô đến...Luận văn: Ảnh hưởng của các yếu tố nội tại, yếu tố ngành, và yếu tố vĩ mô đến...
Luận văn: Ảnh hưởng của các yếu tố nội tại, yếu tố ngành, và yếu tố vĩ mô đến...
 
Luận văn: Ảnh hưởng của các yếu tố nội tại, yếu tố ngành, và yếu tố vĩ mô đến...
Luận văn: Ảnh hưởng của các yếu tố nội tại, yếu tố ngành, và yếu tố vĩ mô đến...Luận văn: Ảnh hưởng của các yếu tố nội tại, yếu tố ngành, và yếu tố vĩ mô đến...
Luận văn: Ảnh hưởng của các yếu tố nội tại, yếu tố ngành, và yếu tố vĩ mô đến...
 
37. DO THI BICH TUYEN .doc
37. DO THI BICH TUYEN .doc37. DO THI BICH TUYEN .doc
37. DO THI BICH TUYEN .doc
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Recently uploaded

Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
ngocnguyensp1
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
chinhkt50
 
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docxHỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
giangnguyen312210254
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
duykhoacao
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
nhanviet247
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
Điện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTUChuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
nvlinhchi1612
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
nvlinhchi1612
 
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in englishAV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
Qucbo964093
 

Recently uploaded (12)

Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
 
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docxHỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
 
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
 
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTUChuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
 
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in englishAV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
 

Đề tài phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp, RẤT HAY, HOT 2018

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG ---o0o--- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: PHÒNG NGỪA RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM SINH VIÊN THỰC HIỆN : NGUYỄN DUY KHANH MÃ SINH VIÊN : A16384 CHUYÊN NGÀNH : TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG HÀ NỘI - 2013
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG ---o0o--- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: PHÒNG NGỪA RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM Giáo viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Thị Thúy Sinh viên thực hiện : Nguyễn Duy Khanh Mã sinh viên : A16384 Chuyên ngành : Tài chính – Ngân hàng HÀ NỘI - 2013 Thang Long University Library
  • 3. LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn và chỉ bảo nhiệt tình của cô giáo, Tiến sỹ Nguyễn Thị Thúy trong suốt thời gian thực hiện khóa luận tốt nghiệp. Bên cạnh đó, em xin gửi lời cảm ơn đến toàn thể các thầy cô trong Khoa Kinh tế Quản lý - trường Đại học Thăng Long cũng như Ban lãnh đạo nhà trường đã tạo những điều kiện tốt nhất để em có thể hoàn thành bài khóa luận này. Em cũng xin chân thành cảm ơn các anh, chị tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam nói chung và các anh chị tại Phòng Tín dụng của ngân hàng nói riêng đã tận tình giúp đỡ em trong suốt thời gian thực hiện bài khóa luận này. Do còn nhiều hạn chế về kiến thức cũng như những kinh nghiệm thực tiễn nên bài khóa luận khó có thể tránh khỏi những sai sót, em rất mong nhận được sự đóng góp, chỉ bảo của các thầy cô giáo và các bạn sinh viên để bài khóa luận được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên Nguyễn Duy Khanh
  • 4. LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nhìn nhận trên giác độ tăng trưởng và phát triển, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được những tiến bộ quan trọng trong hai thập kỷ qua. Có thể nói đó là những thành tựu hết sức ấn tượng, góp phần cải thiện mức sống của người dân khá rõ rệt. Một trong những động lực chính cho sự tăng trưởng và phát triển là việc thực hiện những cuộc cải cách kinh tế, khởi xướng việc chuyển đổi từ một nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Khu vực tài chính đóng vai trò quan trọng và trở thành trung tâm cho những nỗ lực nhằm cải cách nền kinh tế Việt Nam. Việc hình thành một khu vực tài chính mang tính thị trường đã cải thiển đáng kể hoạt động huy động vốn, đa dạng hoá các loại hình dịch vụ ngân hàng và phân bổ hợp lý các nguồn lực trong nền kinh tế. Với những cải cách hiện thời và trong tương lai tới khu vực tài chính sẽ hy vọng vào một sự thay đổi sâu sắc nhằm tạo ra một cơ cấu phù hợp hơn với mô hình quản lý kinh tế ở Việt Nam. Hệ thống Ngân hàng là huyết mạch của nền kinh tế và luôn giữ vai trò vô cùng quan trọng. Trong những năm qua, Hệ thống Ngân hàng Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ như góp phần ổn định và kiềm chế lạm phát, thực thi hiệu quả chính sách tiền tệ quốc gia,…Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trường, rủi ro kinh doanh là điều khó tránh khỏi, đặc biệt là rủi ro trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh Ngân hàng bởi nó có khả năng gây ra phản ứng dây truyền lây lan và càng ngày càng biểu hiện phức tạp. Sự sụp đổ của một ngân hàng ảnh hưởng tiêu cực đến toàn bộ đời sống kinh tế - chính trị - xã hội, có thể lan rộng ra khỏi phạm vi một quốc gia thậm chí là cả khu vực và toàn cầu. Trước xu thế hội nhập, các tổ chức tài chính Ngân hàng sẽ luôn phải đối mặt với sự cạnh tranh cũng như nhiều loại hình rủi ro khác nhau. Ở Việt Nam, do xuất phát điểm của các Ngân hàng trong nước thấp hơn so với trung bình trong khu vực nên việc tập trung phát triển và quan tâm đến lợi nhuận luôn được đặt lên hàng đầu. Điều này đã khiến cho công tác quản lý rủi ro của các Ngân hàng dường như vẫn đang bị bỏ ngỏ và chưa được đầu tư xây dựng một cách thoả đáng và chuyên nghiệp. Đó là nguyên nhân khiến tỉ lệ nợ xấu cũng như nhiều vấn đề phát sinh do mất khả năng kiểm soát đang trở thành bài toán chưa có lời giải tại hầu hết các NHTM hiện nay. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (NHNNo&PTNT VN) cũng không phải ngoại lệ bởi bản thân ngân hàng là một định chế tài chính hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực nông với hoạt động tín dụng là chủ đạo (chiếm tỷ trọng 90% trong tổng thu nhập Ngân hàng). Do vậy, công tác phòng ngừa rủi ro tín dụng có ý nghĩa quyết định đến sự đi lên của NHNNo&PTNT VN. Trước thực tiễn yêu cầu như trên, tác giả đã chọn vấn đề: “ Phòng ngừa rủi ro tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu cho khoá luận của mình. Thang Long University Library
  • 5. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài Luận giải và hệ thống hoá những lý luận cơ bản về phòng ngừa rủi ro tín dụng nói chung cũng như vấn đề rủi ro tín dụng của ngân hàng nói riêng. Nghiên cứu các nội dung liên quan đến phòng ngừa rủi ro tín dụng áp dụng với các NHTM Việt Nam nói chung và NHNNo&PTNT VN nói riêng Trên cơ sở lý luận thực tiễn kết hợp với phân tích thực trạng và đặc thù hành động của NHNNo&PTNT VN để xây dựng một chiến lược phòng ngừa rủi ro tín dụng hiệu quả, từ đó đề xuất các giải pháp, kiến nghị hoàn thiện nâng cao công tác phòng ngừa rủi ro tín dụng của NHNNo&PTNT VN góp phần vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế Nông nghiệp, nông thôn theo hướng Công nghiệp hoá – Hiện đại hoá, thúc đẩy nền kinh tế nước ta hội nhập và phát triển. 3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Công tác phòng ngừa rủi ro tín dụng tại NHNNo&PTNT Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu: Tâp trung nghiên cứu và đánh giá thực trạng phòng ngừa rủi ro tín dụng của NHNNo&PTNT VN giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2012. Từ đó đề xuất các kiến nghị và giải pháp hoàn thiện hơn công tác phòng ngừa rủi ro tín dụng tại NHNNo&PTNT VN. 4. Phương pháp nghiên cứu Các phương pháp nghiên cứu được áp dụng trong khoá luận này bao gồm: phương pháp thu thập dữ liệu, so sánh, thống kê, phân tích, đánh giá và tổng hợp… kết hợp với những minh hoạ bằng sơ đồ, bảng biểu, đồ thị nhằm làm cho nghiên cứu trở nên trực quan hơn. 5. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của khoá luận bao gồm 3 chương: Chương 1: Phòng ngừa rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại. Chương 2: Thực trạng phòng ngừa rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. Chương 3: Giải pháp phòng ngừa trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.
  • 6. MỤC LỤC CHƯƠNG1. PHÒNG NGỪA RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ............................................................................................................................1  1.1  Rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại ...................................................1  1.1.1  Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng .....................................................1  1.1.2  Một số dấu hiệu cơ bản để nhận biết rủi ro tín dụng..............................6  1.1.3  Hậu quả của rủi ro tín dụng ..................................................................12  1.2  Phòng ngừa rủi ro tín dụng trong hoạt động của ngân hàng thương mại..14  1.2.1  Khái niệm phòng ngừa rủi ro tín dụng..................................................14  1.2.2  Vai trò của công tác phòng ngừa rủi ro tín dụng..................................14  1.2.3  Nội dung phòng ngừa rủi ro tín dụng....................................................15  1.2.4  Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác phòng ngừa rủi ro tín dụng .......17  CHƯƠNG2. THỰC TRẠNG PHÒNG NGỪA RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM ......................20  2.1  Tổng quan về ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam20  2.1.1  Sự hình thành và phát triển của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam ........................................................................................20  2.1.2  Sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng Nông nghiệp&Phát triển nông thôn Việt Nam..........................................................................................................22  2.1.3  Kết quả hoạt động kinh doanh chủ yếu của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.......................................................................23  2.1.4  Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam ...............................................................................30  2.2  Thực trạng phòng ngừa rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam...........................................................................31  2.2.1  Mô hình phòng ngừa rủi ro tín dụng.....................................................31  2.2.2  Cơ chế và chính sách tín dụng đối với khách hàng...............................32  2.2.3  Quy trình nghiệp vụ tín dụng ................................................................32  2.2.4  Hệ thống chấm điểm và xếp hạng khách hàng ......................................33  2.2.5  Thông tin phòng ngừa rủi ro tín dụng...................................................38  Thang Long University Library
  • 7. 2.2.6  Phương thức cho vay và cơ chế tín dụng nông nghiệp - nông thôn ......41  2.2.7  Tổ chức phân loại nợ và quản lý nợ xấu ...............................................42  2.2.8  Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam..........................................................................................................44  2.2.9  Trích lập dự phòng rủi ro và xử lý rủi ro tín dụng...............................50  2.3  Đánh giá thực trạng phòng ngừa rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam..........................................................53  2.3.1  Những kết quả đạt được ........................................................................53  2.3.2  Những hạn chế .......................................................................................56  2.3.3  Nguyên nhân của những hạn chế...........................................................58  CHƯƠNG3. GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM ......................................................................................................65  3.1  Định hướng hoạt động phòng ngừa rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam ..........65  3.1.1  Định hướng hoạt động kinh doanh........................................................65  3.1.2  Định hướng phòng ngừa rủi ro tín dụng ...............................................65  3.2  Giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam...................................................................................68  3.2.1  Tăng cường hiệu quả của việc thẩm định hồ sơ cho vay.......................68  3.2.2  Tăng cường cho vay có bảo đảm bằng tài sản, bảo lãnh và bảo hiểm ..69  3.2.3  Nâng cao hiệu quả trong hoạt động kiềm soát tín dụng........................70  3.2.4  Thực hiện tốt việc trích lập dự phòng rủi ro tín dụng, thu hồi nợ đã xử lý rủi ro............................................................................................................71  3.2.5  Nâng cao chất lượng cán bộ của Ngân hàng..........................................72  3.2.6  Tăng cường nhận biết dấu hiệu và cảnh báo sớm .................................73  3.3  Kiến nghị .......................................................................................................74  3.3.1  Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước ......................................................74  3.3.2  Kiến nghị với Nhà nước........................................................................75 
  • 8. DANH MỤC VIẾT TẮT CBTD CĐTD CIH CIC DNNQD DNVVN : Cán bộ tín dụng : Chấm điểm tín dụng : Trung tâm điều hành : Trung tâm thông tin tín dụng : Doanh nghiệp ngoài quốc doanh : Doanh nghiệp vừa và nhỏ DNNN : Doanh nghiệp nhà nước DPC : Dự phòng chung DPCT : Dự phòng cụ thể HSX CN : Hộ sản xuất cá nhân HĐQT : Hội đồng quản trị NHNN NHTM NHNNo&PTNT VN : Ngân hàng Nhà nước : Ngân hàng thương mại : Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam RRTD : Rủi ro tín dụng XLRR : Xử lý rủi ro TCTD TTTD TSĐB PGD PGĐ QĐ : Tổ chức tín dụng : Thông tin tín dụng : Tài sản đảm bảo : Phòng giao dịch : Phó giám đốc : Quyết định Thang Long University Library
  • 9. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1 Tình hình huy động vốn tại NHNNo&PTNT VN giai đoạn 2010 – 2012........ 25  Bảng 2.2 Tình hình hoạt động tín dụng tại NHNNo&PTNT VN giai đoạn 2010 – 2012 ....................................................................................................................................................... 28  Bảng 2.3 Xếp hạng doanh nghiệp theo mức độ rủi ro......................................................... 34  Bảng 2.4 Hệ thống các chỉ tiêu xếp hạng tín dụng............................................................... 35  Bảng 2.5 Chấm điểm các chỉ tiêu phi tài chính................................................................... 36  Bảng 2.6 Tổng hợp điểm và xếp hạng doanh nghiệp........................................................... 37  Bảng 2.7 Tình hình dự nợ cho vay phân theo nhóm nợ...................................................... 43  Bảng 2.8 Tình hình nợ quá hạn tại NHNNo&PTNT VN giai đoạn 2010-2012............... 45  Bảng 2.9 Nợ quá hạn phân theo loại khách hàng................................................................. 46  Bảng 2.10 Tỷ trọng nợ xấu phân theo từng nhóm nợ ......................................................... 47  Bảng 2.11 Tỷ trọng nợ xấu phân theo từng nhóm nợ ......................................................... 48  Bảng 2.12 Tình hình nợ xấu trên nợ quá hạn tại NHNNo&PTNT VN ........................... 49  Bảng 2.13 Tình hình thu nợ đã xử lý rủi ro theo khu vực tại NHNNo&PTNT VN....... 53  DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1 Mô hình tổ chức của Ngân hàng Nông nghiệp&Phát triển Nông Thôn......... 21  Sơ đồ 2.2 Hệ thống thông tin rủi ro tín dụng........................................................................ 40     
  • 10. 1 CHƯƠNG1. PHÒNG NGỪA RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1 Rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại Hoạt động kinh doanh của ngân hàng rất đặc biệt và nhạy cảm, đóng vai trò trung gian, liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau trong nền kinh tế và cũng chịu khá nhiều ảnh hưởng bởi những yếu tố khách quan và chủ quan. Ngoài ra ngân hàng thường có đặc điểm là có hệ số nợ cao, do đó trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng tiềm ẩn khá nhiều rủi ro, nhất là rủi ro tín dụng. Có nhiều định nghĩa khác nhau về rủi ro tín dụng, tuy nhiên, trong khuôn khổ đề tài có thể định nghĩa rủi ro tín dụng là rủi ro về sự tổn thất tài chính (trực tiếp hoặc gián tiếp) xuất phát từ việc người đi vay không thực hiện nghĩa vụ trả nợ đúng hạn theo cam kết hoặc mất khả năng thanh toán. Điều này có ý nghĩa là rủi ro tín dụng phát sinh trong trường hợp ngân hàng không thu được đầy đủ gốc, lãi hoặc cả gốc lẫn lãi của khoản vay; hoặc việc thanh toán khoản vay của khách hàng không đúng kỳ hạn. Trong tài liệu “ Công nghệ ngân hàng dành cho các nước đang phát triển”, rủi ro tín dụng được định nghĩa là thiệt hại kinh tế của ngân hàng do một khách hàng hoặc một nhóm khách hàng không hoàn trả được nợ vay ngân hàng. Theo Thomas P.Fitch thì rủi ro tín dụng là loại rủi ro xảy ra khi người vay không thanh toán được nợ theo thoả thuận hợp đồng dẫn đến sai hẹn trong nghĩa vụ trả nợ, rủi ro tín dụng là một trong những rủi ro chủ yếu trong hoạt động cho vay ngân hàng. Còn theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN, “Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của TCTD khi khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thưc hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết.” Như vậy, việc khách hàng không trả hoặc trả không đầy đủ các khoản nợ vay sẽ làm giảm thu nhập của ngân hàng, không những thế ngân hàng vừa phải trả tiền gốc và lãi khi huy động cho vay vừa phải mất chi phí để huy động nguồn khác bù đắp. Chưa kể ngân hàng cũng phải trích lập dự phòng rủi ro tín dụng khi khách hàng không trả nợ đúng hạn, điều này cũng làm tăng chi phí cho ngân hàng. Nói chung, rủi ro tín dụng lúc nào cũng gây cho ngân hàng nhiều tổn thất về mặt tài chính. 1.1.1 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng A.Rủi ro tín dụng do nguyên nhân khách quan - Rủi ro do môi trường kinh tế không ổn định: + Sự biến động quá nhanh và không dự đoán được của thị trường thế giới Thang Long University Library
  • 11. 2 Nền kinh tế Việt Nam còn lệ thuộc quá nhiều vào sản xuất nông nghiệp và công nghiệp phục vụ nông nghiệp (nuôi trồng, chế biến thực phẩm và nguyên liệu…) vốn rất nhạy cảm với rủi ro thời tiết và giá cả thế giới nên dễ bị tổn thương khi thị trường thế giới biến động xấu. Ngành dệt may trong một số năm gần đây đã gặp không ít khó khăn vì bị khống chế hạn ngạch làm ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nói riêng và của các ngân hàng cho vay nói chung. Ngành thuỷ sản cũng gặp nhiều lao đao vì các vụ kiện bán phá giá tại thị trường Mỹ những năm vừa qua. Không chỉ xuất khẩu, các mặt hàng nhập khẩu cũng dễ bị tổn thương không kém. Mặt hàng sắt thép cũng bị ảnh hưởng của giá thép thế giới. Việc tăng giá phôi thép làm cho một số doanmh nghiệp sản xuất thép trong nước phải ngưng sản xuất do chi phí giá thành rất cao trong khi không tiêu thụ được sản phẩm. + Rủi ro tất yếu của quá trình tự do hoá tài chính, hội nhập quốc tế Quá trình tự do hoá tài chính và hội nhập quốc tế có thể làm cho nợ xấu gia tăng khi tạo ra một môi trường cạnh tranh gay gắt, khiến hầu hết các doanh nghiệp, những khách hàng thường xuyên của ngân hàng phải đối mặt với nguy cơ thua lỗ và quy luật chọn lọc khắc nghiệt của thị trường. Bên cạnh đó, bản thân sự cạnh tranh của các NHTM trong nước và quốc tế trong môi trường hội nhập kinh tế cũng khiến cho các ngân hàng trong nước với hệ thống quản lý yếu kém gặp phải nguy cơ rủi ro nợ xấu tăng lên bởi hầu hết các khách hàng có tiềm lực tài chính lớn sẽ bị ngân hàng nước ngoài thu hút. + Sự tấn công của hàng nhập lậu Việt Nam với hàng trăm km biên giới trên bộ và trên biển cùng địa hình phức tạp và tình hình đời sống nghèo khó của dân cư vùng biên giới, cuộc chiến buôn lậu đã kéo dài dai dẳng từ nhiều năm nay mà kết quả là hàng lậu vẫn tràn lan tại các thành phố lớn, làm điêu đứng các doanh nghiệp trong nước và các ngân hàng đầu tư vốn cho các doanh nghiệp này. Các mặt hàng kim khí điện máy, gạch men, vải vóc, quần áo, mỹ phẩm, thiết bị điện tử,.. là những ví dụ tiêu biểu cho tình hình buôn lậu ở nước ta. + Thiếu sự quy hoạch, phân bổ đầu tư một cách hợp lý đã dẫn đến khủng hoảng về đầu tư trong một số ngành Nền kinh tế thị trường tất yếu sẽ dẫn đến cạnh tranh, các nhà kinh doanh sẽ tìm kiếm ngành nào có lợi nhất để đầu tư và rời bỏ những ngành không đem lại lợi nhuận cho họ. Do đó, sự chuyển dịch vốn từ ngành này qua ngành khác là một hiện tượng khách quan. Tuy nhiên, ở nước ta những nằm gần đây, sự cạnh tranh đã phát triển một cách tự phát, hoàn toàn không đi kèm với sự quy hoạch hợp lý, phân công lao động, chuyên môn hoá lao động, sự bất lực trong vai trò của hiệp hội nghề nghiệp và sự điều tiết vĩ mô của
  • 12. 3 Nhà Nước. Điều này dẫn đến sự gia tăng quá nhiều vốn đầu tư vào một số ngành, dẫn đến khủng hoảng thừa, lãng phí nguồn tài nguyên quốc gia. - Rủi ro do môi trường pháp lý chưa thuận lợi + Sự kém hiệu quả của cơ quan pháp luật cấp địa phương Trong những năm qua, Chính phủ, Quốc hội và Ngân hàng Nhà nước đã ban hành nhiều luật, văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành luật liên quan đến hoạt động tín dụng của ngân hàng. Tuy nhiên, luật và các văn bản đã có song việc triển khai vào hoạt động ngân hàng lại hết sức chậm chạp và còn nhiều vướng mắc bất cập như một số văn bản cưỡng chế thu hồi nợ. Những văn bản này đều có quy định: Trong trường hợp khách hàng không trả được nợ, NHTM có quyền xử lý tài sản đảm bảo nợ vay. Trên thực tế, các NHTM không làm được điều này vì ngân hàng là một tổ chức kinh tế, không phải là cơ quan quyền lực nhà nước, không có chức năng cưỡng chế buộc khách hàng bàn giao tài sản đảm bảo cho ngân hàng để xử lý hoặc chuyển tài sản đảm bảo nợ vay để Toà án xứ lý qua con đường tố tụng…cùng nhiều các quy định khác dẫn đến tình trạng NHTM không thể giải quyết được nợ tồn đọng và tài sản tồn đọng. + Sự thanh tra, kiểm tra, giám sát chưa hiệu quả của NHNN Bên cạnh những cố gắng và kết quả đạt được, hoạt động thanh tra ngân hàng và đảm bảo an toàn hệ thống chưa có những sự cải thiện căn bản về chất lượng. Năng lực cán bộ thanh tra, giám sát chưa đáp ứng được yêu cầu, thậm chí một số nghiệp vụ kinh doanh và công nghệ mới thanh tra ngân hàng còn chưa theo kịp. Nội dung và phương pháp thanh tra còn lạc hậu, chậm được đổi mới. Vai trò kiểm soát chưa được phát huy và hệ thống thông tin chưa được tổ chức một cách hữu hiệu. Thanh tra tại chỗ vẫn là phương pháp chủ yếu, khả năng kiểm soát toàn bộ thị trường tiền tệ và giám sát rủi ro còn yếu. Thanh tra ngân hàng còn hoạt động một cách thụ động theo kiểu xử lý vụ việc đã phát sinh, ít có khả năng ngăn chặn và phòng ngừa rủi ro vi phạm. Mô hình tổ chức của thanh tra ngân hàng còn nhiều bất cập. Do vậy mà có những sai phạm của các NHTM không được thanh tra NHNN cảnh báo, có biện pháp ngăn chặn từ đầu, để đến khi hậu quả nặng nề đã xảy ra rồi mới can thiệp. Hàng loạt các sai phạm về cho vay, bảo lãnh tín dụng ở các NHTM dẫn đến những rủi ro rất lớn, có nguy cơ đe doạ sự an toàn của cả hệ thống lẽ ra có thể đã được ngăn chặn ngay từ đầu nếu bộ máy thanh tra phát hiện và xử lý sớm. + Hệ thống thông tin quản lý còn bất cập Hiện nay, Việt Nam chưa có một cơ chế công bố thông tin đầy đủ về doanh nghiệp và ngân hàng. Trung tâm thông tin khách hàng (CIC) của NHNN đã hoạt động hơn một thập niên và đã đạt được những kết quả bước đầu rất đáng khích lệ trong việc cung cấp thông tin kịp thời về tình hình hoạt động tín dụng nhưng chưa phải là cơ quan định mức tín nhiệm Thang Long University Library
  • 13. 4 doanh nghiệp một cách độc lập và hiệu quả, thông tin cung cấp còn đơn điệu, thiếu cập nhật và ngoài ra việc kết nối thông tin với trang Web – CIC qua đường X25 của Cục Công nghệ tin học ngân hàng thuộc NHNN còn nhiều trục trặc, chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu tra cứu thông tin tại các thành phố lớn. Đó cũng là thách thức cho hệ thống ngân hàng trong việc mở rộng và kiểm soát tín dụng cho nền kinh tế trong điều kiện thiếu một hệ thống thông tin tương xứng. Nếu các ngân hàng cố chạy theo thành tích, mở rộng tín dụng trong điều kiện môi trường thông tin không cân xứng thì sẽ gia tăng nguy cơ nợ xấu cho hệ thống ngân hàng. B. Rủi ro tín dụng do nguyên nhân chủ quan - Rủi ro do các nguyên nhân từ phía khách hàng vay là tổ chức: + Sử dụng vốn sai mục đích, không có thiện chí trong việc trả nợ vay: Đa số các doanh nghiệp khi vay vốn ngân hàng đều có các phương án kinh doanh cụ thể, khả thi. Số lượng doanh nghiệp sử dụng vốn sai mục đích, cố ý lừa đảo ngân hàng để chiếm đoạt tài sản không nhiều. Tuy nhiên, khi vụ việc phát sinh lại hết sức nặng nề, liên quan đến uy tín của các cán bộ, làm ảnh hưởng xấu đến các doanh nghiệp khác. + Khả năng quản lý kinh doanh kém: Khi các doanh nghiệp vay tiền ngân hàng để mở rộng quy mô kinh doanh, đa phần là tập trung vốn đầu tư vào tài sản vật chất chứ ít doanh nghiệp nào mạnh dạn đổi mới cung cách quản lý, đầu tư cho bộ máy giám sát kinh doanh, tài chính, kế toán theo đúng chuẩn mực. Quy mô kinh doanh phình ra quá to so với tư duy quản lý là nguyên nhân dẫn đến sự phá sản của các phương án kinh doanh đầy khả thi mà lẽ ra nó phải thành công trên thực tế. + Tình hình tài chính doanh nghiệp yếu kém, thiếu minh bạch: Quy mô tài sản, nguồn vốn nhỏ bé, tỷ lệ nợ cao so với vốn tự có là đặc điểm chung của hầu hết doanh nghiệp ở nước ta. Ngoài ra, thói quen ghi chép đầy đủ, chính xác, rõ ràng các sổ sách kế toán vẫn chưa được các doanh nghiệp tuân thủ nghiêm chỉnh và trung thực. Do vậy, sổ sách kế toán mà các doanh nghiệp cung cấp cho ngân hàng nhiều khi chỉ mang tính chất hình thức hơn là thực tế. Khi cán bộ ngân hàng lập các bản phân tích tài chính của doanh nghiệp dựa trên số liệu do các doanh nghiệp cung cấp, thường thiếu thực tế và xác thực. Đây cũng là nguyên nhân vì sao mà ngân hàng vẫn luôn xem nặng phần tài sản thế chấp như là chỗ dựa cuối cùng để phòng chống rủi ro tín dụng. Chính điều này đã gây tác động lớn và ảnh hưởng làm hạn chế đến khả năng cung ứng và tiếp cận nguồn vốn của các NHTM. - Rủi ro do các nguyên nhân đến từ khách hàng vay là cá nhân: Mặc dù quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng là cá nhân đơn giản hơn nhiều so với các doanh nghiệp, song trên thực tế, số lượng khách hàng cá nhân lại rất lớn, phân tán trong khi giá trị các món vay lại nhỏ nên việc tìm hiểu nguyên nhân từ phía khách hàng này có ý nghĩa hết sức quan trọng.
  • 14. 5 Với khách hàng là cá nhân, nguyên nhân rủi ro có thể là: + Hoạt đông kinh doanh không thuận lợi, gặp khó khăn, khả năng quản lý yếu kém. + Nguồn hoàn trả chính từ thu nhập cơ bản bị mất hoặc suy giảm do mất việc, chuyển sang công việc kém hơn hoặc không còn khả năng lao động…. + Cá nhân gặp những chuyện bất thường trong cuộc sống, vì vậy họ phải sử dụng một số tiền lớn ảnh hưởng tới khả năng hoàn trả nợ ngân hàng. + Đạo đức cá nhân không tốt, cố tình lừa đảo ngân hàng, sử dụng tiền vay bừa bãi… - Rủi ro do các nguyên nhân đến từ phía ngân hàng cho vay + Lỏng lẻo trong công tác kiểm tra nội bộ các ngân hàng Kiểm tra nội bộ có điểm mạnh hơn thanh tra NHNN ở tính thời gian vì nó nhanh chóng, kịp thời ngay khi vừa phát sinh vẫn đề và tính sâu sát của người kiểm tra viên, do việc kiểm tra thường xuyên cùng với công việc kinh doanh. Nhưng trong thời gian trước đây, công việc kiểm tra nội bộ của các ngân hàng hầu như chỉ tồn tại trên hình thức, bố máy, con người và cơ cấu chưa phù hợp… Kiểm tra nội bộ cần phải được xem như một hệ thống “thắng” của cỗ xe tín dụng. Cỗ xe càng lao đi với vận tốc lớn thì hệ thống này càng phải an toàn, hiệu quả thì mới tránh được cho cỗ xe khỏi đi vào những ngã rẻ rủi ro vốn luôn luôn tồn tại thường trực trên con đường đi tới. + Bố trí cán bộ thiếu đạo đức và trình độ chuyên môn nghiệp vụ Một số vụ án kinh tế lớn trong thời gian qua có những liên quan nhiều đến cán bộ NHTM, đều có sự tiếp tay của một số cán bộ ngân hàng cũng với khách hàng làm giả hồ sơ vay, hay nâng giá tài sản thế chấp, cầm cố lên quá cao so với thực tế để rút tiền ngân hàng. Đạo đức cán bộ là một trong những yếu tố tối quan trọng để giải quyết vẫn đề hạn chế rủi ro tín dụng. Một cán bộ kém về năng lực có thể bồi dưỡng thêm, nhưng một cán bộ tha hoá về đạo đức dù có giỏi về mặt nghiệp vụ thì thật vô cùng nguy hiểm khi được bố trí trong công tác tín dụng. + Thiếu giám sát và quản lý sau khi cho vay Các ngân hàng thường có thói quen tập trung nhiều công sức cho việc thẩm định trước khi cho vay mà lơi lỏng quá trình kiểm tra, kiểm soát đồng vốn sau khi cho vay. Khi ngân hàng cho vay thì khoản vay cần phải được quản lý một cách chủ động để đảm bảo sẽ được hoàn trả đúng hạn. Theo dõi nợ là một trong những trách nhiệm quan trọng nhất của cán bộ tín dụng nói riếng và ngân hàng nói chung. Việc theo dõi hoạt động của khách hàng vay nhằm tuân thủ các điều khoản hợp đồng tín dụng giữa khách hàng và ngân hàng nhằm tìm ra những cơ hội kinh doanh mới và mở rộng cơ hội kinh doanh. Điều này một phần do yếu tố tâm lý ngại gây phiền hà cho khách hàng của cán bộ ngân hàng, một phần do hệ Thang Long University Library
  • 15. 6 thống thông tin quản lý phục vụ kinh doanh tại các doanh nghiệp quá lạc hậu, không cung cấp được kịp thời, đẩy đủ các thông tin mà NHTM yêu cầu. + Sự hợp tác giữa các ngân hàng thương mại quá lỏng lẻo, vai trò của thông tin tín dụng chưa thực sự hiệu quả Kinh doanh ngân hàng là một nghề đặc biệt huy động vốn để cho vay hay nói cách khác là đi vay để cho vay. Do vậy, vấn đề rủi ro trong hoạt động tín dụng là không thể tránh khỏi, các ngân hàng cần phải hợp tác chặt chẽ với nhau nhằm hạn chế rủi ro. Sự hợp tác này sinh ra do nhu cầu quản lý rủi ro đối với khách hàng khi khách hàng này vay tiền tại nhiều ngân hàng. Trong quản trị tài chính khi khách hàng, khả năng trả nợ một khách hàng là một con số cụ thể, có giới hạn của nó. Nếu do sự thiếu trao đổi thông tin, dẫn đến việc nhiều ngân hàng cùng cho vay một khách hàng đến mức vượt quá giới hạn tối đa này thì rủi ro chia đều cho tất cả chứ không chứa một ngân hàng nào. Trong tình hình cạnh tranh giữa các NHTM ngày càng gay gắt như hiện này, vai trò của thông tin tín dụng là rất quan trọng trong việc cung cấp thông tin kịp thời, chính xác để các ngân hàng có quyết định cho vay hợp lý. Đáng tiếc là hiện nay ngân hàng dữ liệu của thông tin tín dụng chưa đầy đủ và thông tin còn quá đơn điệu, chưa được cập nhật và xử lý kịp thời. Như vậy, rủi ro tín dụng có thể phát sinh do rất nhiều nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan. Các biện pháp phòng chống rủi ro có thể nằm trong tầm tay của các NHTM nhưng cũng có những biện pháp vượt ngoài khả năng của riêng từng ngân hàng, liên quan đến vấn đề nội tại của bản thân nền kinh tế nhất là các nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi. 1.1.2 Một số dấu hiệu cơ bản để nhận biết rủi ro tín dụng Hoạt động ngân hàng nói chung và rủi ro tín dụng nói riêng luôn tiềm ẩn những rủi ro tiềm tàng có thể bùng phát bất kỳ khi nào, việc chuẩn hóa và đưa ra những đánh giá để nhận biết dấu hiệu rủi ro tín dụng của các NHTM luôn là một bài toán cần phải có lời giải đáp. Quan điểm của Ủy ban Basel cho rằng sự yếu kém trong hệ thống ngân hàng của một quốc gia, dù là quốc gia phát triển hay đang phát triển đều có thể đe dọa đến sự ổn định về mặt tài chính trong cả nội bộ quốc gia và trên thị trường quốc tế. Nhu cầu cần nâng cao sức mạnh của hệ thống tài chính đòi hỏi bản thân các NHTM phải đưa ra những giải pháp để phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trong đó có việc nhận biết phát hiện sớm những rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động tín dụng luôn đóng một vai trò tiên quyết.
  • 16. 7 A.Phát hiện sớm các dấu hiệu: Đối với một ngân hàng không chỉ là vấn đề làm sao để quản lý tốt mà còn là việc sẽ đối mặt với những vấn đề về cấp tín dụng trong một số giai đoạn như thế nào. Các khoản tín dụng và nợ có vấn đề sẽ gia tăng khi khách hàng vay không thể thực hiện đầy đủ những điều khoản đã cam kết hoặc thường xuyên xảy ra việc những người vay thiếu trách nhiệm, cố ý không trả nợ, vi phạm nghiêm trọng kỷ luật tài chính. Kiểm soát hiệu quả các khoản tín dụng có vấn đề phụ thuộc vào hai yếu tố cơ bản sau: - Phát hiện sớm vấn đề - Ngay lập tức tiến hành điều chỉnh thực hiện dung Hầu hết các sai phạm được phát hiện sớm nhờ vào những dấu hiệu báo trước. Các dấu hiệu báo trước thông thường có những biểu hiện sau: - Nhóm dấu hiệu báo trước từ rủi ro về ngành nghề kinh doanh – đặc điểm phân tích ngành nghề kinh doanh: + Lượng hàng bán trước đây và lợi nhuận; + Độ bền (nghĩa là sẽ kéo dài được bao lâu?); + Chính sách của Chính phủ; + Các điều kiện lao động; + Các điều kiện cạnh tranh; + Chu kỳ của ngành nghề kinh doanh; - Nhóm dấu hiệu báo trước từ rủi ro trong kinh doanh (rủi ro về cơ cấu chiến lược và hoạt động) + Kế hoạch chiến lược và sự không đồng nhất trong việc lập kế hoạch; + Việc mua và bán với quy mô lớn; + Cơ cấu lại qui mô lớn, mở rộng hay thu hẹp công ty; + Sụt giá cổ phiếu trên thị trường; + Những thay đổi trong nhu cầu thị trường, cổ phiếu bị ảnh hưởng bởi công nghệ hay các qui chế hoặc việc bỏ qui chế; + Giới thiệu hay hủy bỏ sản phẩm và dịch vụ chính; + Không có sự phân biệt về sản phẩm có cơ cấu chi phí cao; + Chất lượng sản phẩm giảm; Thang Long University Library
  • 17. 8 + Những điều chỉnh quan trọng của luật pháp ảnh hưởng tới tính cạnh tranh; + Việc giao hàng không hiệu quả; + Hệ thống phân phối không hiệu quả trong điều kiện thị trường biến động; + Sự thay đổi của giá đầu vào, giá hàng bán và cầu bán hàng; + Khả năng điều chỉnh giá đầu ra theo những thay đổi giá đầu vào; + Đòn bẩy hoạt động (tỷ lệ chi phí cố định). - Nhóm dấu hiệu báo trước thông qua thông tin tài chính: + Kiểm soát tài chính yếu kém và không thống nhất trong báo cáo + Báo cáo muộn hoặc không đầy đủ về thong tin tài chính; + Trì hoãn việc chuẩn bị các báo cáo tài chính; + Những dấu hiệu hạch toán sáng tạo hay tô vẽ tài chính + Thay đổi đơn vị kiểm toán; + Giảm các khả năng tài chính; + Tỷ lệ nợ trên vốn cổ phần (vốn khả dụng, luồng tiền, giới hạn, tỷ lệ chi phí xấu đi); + Lỗ và các khoản dự phòng quá lớn, ngoài dự kiến; + Tài khoản rút có quá số dư không? + Tổng số dư của khách hàng có tình trạng rút quá triền miên + Số dư có thay đổi bất thường hay có sự gia tăng số dư gốc không? + Doanh số trên tài khoản đối vói các nghiệp vụ: Chuyển tiền, thu nợ, thư tín dụng thực hiện qua ngân hàng có giảm xuống không? + Có hiện tượng sai phạm hay thanh toán chậm các nghĩa vụ không? + Giá trị các khoản đảm bảo có được kiểm tra thường xuyên không? + Ngân hàng có nhận được kịp thời các thông tin về hàng trong khi và các tài khoản phải thu không? + Có sự chậm trễ quá mức nào trong việc nhận báo cáo tài chính, đặc biệt nếu hợp đồng vay có điều khoản yêu cầu giao hàng phải thực hiện trong một khoản thời gian nhất định? + Những giải thích về sự chậm trễ của khách hàng thường là những dấu hiệu báo trước về bản thân khách hàng.
  • 18. 9 - Nhóm dấu hiệu báo trước thông qua thông tin cá nhân/Công tác quản lý: + Lối sống phung phí của các vị giám đốc + Việc né tránh của các nhà quản lý công ty; + Những yêu cầu xin miễn khoản đảm bảo; + Những yêu cầu xin miễn bảo lãnh cá nhân; + Sức ép thanh toán của nhà cung cấp; + Tinh thần nhân viên kém; + Những thay đổi bất thường trong cán bộ quản lý hoặc cán bộ chủ chốt; + Ban quản lý bị chi phối bởi một người sáng lập,v..v.. + Năng lực của ban quản lý không đủ; + Thông tin quản lý chậm và thiển cận; + Các chỉ tiêu không đạt được mà không có sự phản hổi của ban quản lý; + Không có hệ thống quản lý chi phí. - Nhóm dấu hiệu báo trước thông qua thông tin bên ngoài: + Thông tin về thị trường và ngành nghề kinh doanh không đủ; + Ngành nghề kinh doanh đang gặp khó khăn gì? + Thông tin từ các ngân hàng khác cho thấy tình hình không mấy thuận lợi; + Công ty có gia tăng các khoản vay không? + Chú ý tới dư luận xã hội B. Nhận diện rủi ro qua các dấu hiệu cảnh báo Nhận diện rủi ro, qua đó có những giải pháp tối ưu giúp ngăn ngừa và xử lý các tín dụng có rủi ro là khâu quan trọng quyết dịnh đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Sau khi khoản vay phát sinh và được phân loại, cán bộ tín dụng phải theo dõi, giám sát vay để nhận diện rủi ro thông qua các dấu hiệu cảnh bảo sau: - Nhóm dấu hiệu phát sinh từ phía khách hàng: + Nhóm các dấu hiệu có liên quan đến mối quan hệ với ngân hàng–biểu hiện cụ thể: + Trì hoãn hoặc gây khó khăn, trở ngại với ngân hàng trong quá trình kiểm tra định kì (đột xuất) tình hình sử dụng vốn vay, tình hình tài chính, hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng mà không có sự giải thích minh bạch, thuyết phục; Thang Long University Library
  • 19. 10 + Có dấu hiệu không thực hiện đầy đủ các quy định, vi phạm pháp luật trong quá trình quan hệ tín dụng; + Chậm gửi hoặc trì hoãn gửi các báo cáo tài chính theo yêu cầu mà không có sự giải thích minh bạch, rõ ràng; + Đề nghị gia hạn, điều chỉnh kỳ hạn nợ nhiều lần không rõ lý do hoặc thiếu căn cứ thuyết phục mang tính khách quan về gia hạn hay điều chỉnh kỳ hạn nợ; + Sự sụt giảm bất thường số dư tài khoản tiền gửi tại ngân hàng; xuất phát những thay đổi bất thường ngoài dự kiến và không giải thích được về tổng mức lưu chuyển tiền gửi thanh toán của khách hàng; + Chậm thanh toán các khoản lãi đến hạn; + Thanh toán các khoản nợ gốc không đầy đủ, đúng hạn; + Xuất hiện nợ quá hạn do khách hàng không có khả năng hoàn trả hoặc khách hàng không muốn trả nợ hoặc do việc tiêu thụ, thu hồi công nợ chậm hơn dự tính; + Mức vay thường xuyên gia tăng, yêu cầu các khoản vay vượt quá nhu cầu dự kiến; + Tài sản đảm bảo không đủ tiêu chuẩn, giá trị tài sản bị giảm sút so với định giá khi cho vay, có dấu hiệu tài sản đã cho người khác thuê, bán hay trao đổi hoặc đã biến mất, không còn tồn tại; + Có dấu hiệu cho thấy khách hàng trông chờ các nguồn thu nhập bất thường khác không phải từ hoạt động sản xuất kinh doanh chính hoặc từ hoạt động được đề xuất trong phương án vay vốn để đáp ứng các nghĩa vụ thanh toán; + Có dấu hiệu sử dụng nguồn vốn với giá cao với mọi điều kiện - Nhóm các dấu hiệu liên quan đến phương pháp quản lý, tình hình tài chính và hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng: Cũng như nhóm dấu hiệu liên quan đến mối quan hệ với ngân hàng, nhóm các dấu hiệu này có tác động trực tiếp tới chất lượng khoản tín dụng nhưng tốc độ chậm hơn. Các dấu hiệu này xuất phát từ chính hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng và không dễ nhận diện nếu thiếu sự quản lý chặt chẽ, sâu sắc của cán bộ tín dụng. Nó cũng đòi hỏi các giải pháp và chiến lược xử lý có tính dài hạn hơn. Biểu hiện cụ thể: + Có chênh lệch lớn giữa doanh thu hay dòng tiền thực tế so với mức dự kiến khi khách hàng đề nghị cấp tín dụng; + Những thay đổi bất lợi trong cơ cấu nguồn vốn, tỷ lệ thanh khoản hay mức độ hoạt động của khách hàng;
  • 20. 11 + Xuất hiện ngày càng nhiều các khoản chi phí quảng cáo, tiếp khách, tập trung quá mức chi phí để gây ấn tượng như thiết bị văn phòng rất hiện đại, xe cộ đắt tiền. + Thay đổi thường xuyên tổ chức của ban điều hành. Xuất hiện bất đồng và mâu thuẫn trong quản trị điều hành, tranh chấp trong quá trình quản lý; + Xuất hiện hội chứng hợp đồng lớn: sẵn sang từ bỏ các hợp đồng nhỏ và vừa nhưng có khả năng thu được tỷ suất lợi nhuận cao để tìm kiếm các hợp đồng có giá trị lớn với các bạn hàng có “tên tuổi” dù lợi nhuận thu về có khả năng đạt thấp hơn; sẵn sàng cắt giảm lợi nhuận để đạt được các hợp đồng lớn, theo đuổi chiến lược “mượn thương hiệu nổi”. + Xuất hiện dấu hiệu hội chứng sản phẩm đẹp mắt: mải mê theo đuổi một sản phẩm không thích hợp về mặt thời gian và năng lực hiện tại mà không chú ý đến các yếu tố khác; + Có dấu hiệu phát hiện ra quá trình khảo sát, thẩm định dự án sai dẫn đến việc đầu tư dự án không hiệu quả; + Những thay đổi từ chính sách của Nhà nước, đặc biệt là tác động của các chính sách thuế, xuất nhập khẩu, thay đổi các biến cố kinh tế vĩ mô: tỷ giá, lãi suất. Thay đổi công nghệ kỹ thuật sản xuất, thị hiếu tiêu dùng; mất nhà cung ứng hoặc khách hàng lớn. Thêm đối thủ cạnh tranh tác động bất lợi đến chiến lược và kế hoạc sản xuất, kinh doanh của khách hàng; + Do áp lực nội bộ dẫn tới tung ra thị trường các sản phẩm dịch vụ quá sớm khi chưa hội đủ các điều kiện chín muồi hoặc đặt ra các hạn mức thời gian kinh doanh, doanh số không thực tế, tạo mong đợi trên thị trường không đúng lúc; + Khó khăn trong phát triển sản phẩm, dịch vụ mới. - Nhóm dấu hiệu xuất phát từ chính sách tín dụng của ngân hàng, cụ thể gồm: + Sự đánh giá và phân loại không chính xác về mức độ rủi ro của khách hàng, ví dụ: đánh giá quá cao năng lực tài chính của khách hàng so với thực tế; đánh giá khách hàng chỉ thông qua thông tin “tĩnh” do khách hàng cung cấp mà thiều đi thông tin “động” và các thông tin nhạy cảm từ những kênh thông tin khác; bỏ qua các “nghi ngờ” được phản ánh qua cấu trúc và cơ cấu số liệu khi phân tích dữ liệu tài chính, có dấu hiệu che giấu việc “đảo nợ” của khách hàng thông qua việc cấp đều đặn, thường xuyên và liên tục các khoản vay mới hay che giấu “nợ quá hạn” thông qua việc điều chỉnh kỳ hạn và gia hạn nợ tràn lan thiếu căn cứ xác thực; + Cấp tín dụng dựa trên các cam kết không chắc chắn và thiếu tính bảo đảm của khách hàng về việc duy trì một khoản tiền gửi lớn hay các lợi ích do khách hàng đem lại từ khoản tín dụng được cấp; Thang Long University Library
  • 21. 12 + Tốc độ tăng trưởng tín dụng quá nhanh, vượt quá khả năng và năng lực kiểm soát cũng như nguồn vốn của ngân hàng; + Cho vay dựa trên các sự kiện bất thường xảy ra, chẳng hạn như sáp nhật, thay đổi địa vị pháp lý từ chi nhánh lên công ty “con” hạch toán độc lập; + Các điều kiện ràng buộc trong hợp đồng tín dụng mập mờ, không rõ ràng; không xác định rõ lịch hoàn trả đối với từng khoản vay; cố ý thỏa hiệp các nguyên tắc tín dụng với khách hàng mặc dù biết có tiềm ẩn rủi ro; + Chính sách tín dụng quá cứng nhắc hoặc lỏng để kẽ hở cho khách hàng lời dụng; + Cung cấp tín dụng với khối lượng lớn cho khách hàng không thuộc phân đoạn thị trường tối ưu của ngân hàng; + Hồ sơ tín dụng không đầy đủ, thiếu sự tuân thủ không đầy đủ các quy định hiện hành về phê duyệt tín dụng; + Có khuynh hướng cạnh tranh thái quá: giảm thấp lãi suất cho vay, phí dịch vụ hay thực hiện chiến lược “giữ chân” khách hàng bằng các khoản tín dụng khác mặc dù biết rõ các khoản tín dụng sẽ cấp tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cao. 1.1.3 Hậu quả của rủi ro tín dụng Đối với nền kinh tế Rủi ro tín dụng tác động đến nền kinh tế một cách gián tiếp thông qua các hoạt động của ngân hàng. Do ngân hàng là kênh huy động vốn, trung gian của nền kinh tế. Ngân hàng nhận tiền gửi từ dân cư và các tổ chức kinh tế để cho vay và đầu tư vào nên kinh tế, cho nên một khi xảy ra rủi ro tín dụng làm mất khả năng thanh toán của ngân hàng khiến cho việc hạn chế việc cho vay đối với các doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh. Dẫn tới làm giảm luồng tiền chảy vào nền kinh tế, kìm hãm sự tăng trưởng và phát triển kinh tế do những doanh nghiệp không có vốn để sản xuất hay bị phá sản. Việc hạn chế tín dụng, cũng ảnh hưởng tới các cá nhân trong xã hội, do nhu cầu vay vốn để phục vụ đời sống cũng gặp khó khăn. Ngoài ra việc mất thanh khoản cũng khiến cho hiện tượng dân cư ồ ạt đến rút tiền có thể lan sang ngân hàng khác, gây ra sự bất lợi cho hệ thống ngân hàng, dễ xảy ra khủng hoảng tài chính. Nếu không có NHTW như là một cứu cánh cuối cùng đứng ra đảm bảo khả năng thanh toán cho ngân hàng một khi ngân hàng lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán khi xảy ra rủi ro tín dụng, thực tế là tất cả những người gửi tiền, cho vay ngân hàng sẽ có khả năng không lấy lại được những khoản tiền gửi, tiền cho vay, đời sống cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh trở nên khó khăn. Như vậy những hậu quả của rủi ro tín dụng không chỉ xảy đến cho ngân hàng, người đi vay mà ngay cả bản thân những người cung cấp vốn cho ngân hàng.
  • 22. 13 Tín dụng cũng là một công cụ điều hành hoạt động vĩ mô nền kinh tế của Chính phủ. Khi ngân hàng bị phá sản, gặp khó khăn hay hoạt động đình trệ thì hiệu quả của chính sách tiền tệ của chính phủ bị giảm xuống, gây xáo trộn nền kinh tế vĩ mô. Đối với ngân hàng + Làm tăng chi phí và giảm lợi nhuận Có thể nói thu nhập của ngân hàng từ lãi cho vay chiếm tỷ lệ cao trong tổng thu nhập của ngân hàng, một khi xảy ra rủi ro tín dụng, ngân hàng không những không thu hồi được khoản nợ gốc và lãi mà còn bị giảm lợi nhuận tín dụng. Ngoài ra việc không thu hồi được vốn cũng khiến cho ngân hàng mất đi lợi nhuận vì không thể tái đầu tư vốn vào phương án đầu tư khả thi khác. Khi khoản vay gặp rủi ro ngân hàng buộc phải trích lập dự phòng rủi ro và tìm kiếm nguồn huy động vốn khác khiến cho chi phí hoạt động của ngân hàng tăng lên. + Giảm khả năng thanh toán và nguy cơ phá sản Không những thế rủi ro tín dụng còn dẫn tới khả năng mất thanh khoản của ngân hàng với việc khách hàng ồ ạt rút tiền ra khỏi ngân hàng. Tình thế này khiến ngân hàng có khả năng phải buộc đóng cửa và tuyên bố phá sản nếu như ngân hàng mất khả năng thanh toán. Không những thế một ngân hàng bị khó khăn về thanh khoán sẽ chịu những quy định kinh doanh hạn chế của NHNN. Rủi ro tín dụng làm gia tăng chi phí hoạt động của ngân hàng, để đảm bảo lợi nhuận không bị giảm, ngân hàng buộc phải giảm chi phí khác như tiền lương, giảm lao động, giảm đầu tư vào công nghệ, hạn chế việc mở rộng mạng lưới chi nhánh… Điều này phần nào ảnh hưởng không tốt tới mặt nhân sự, công nghệ, thị phần hoạt động và nhất là uy tín của ngân hàng trên thương trường. + Giảm uy tín và năng lực canh trạnh Khi ngân hàng rơi vào tình trạng rủi ro tín dụng và mất khả năng thanh toán thì bắt buộc phải đi vay nhiều nguồn khác nhau, uy tín của ngân hàng trên thị trường tài chính sẽ bị suy giảm đáng kể. Hơn thế nữa tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ cao khiến cho việc huy động vốn trở nên khó khăn do ảnh hưởng tâm lý của các đối tác cho vay vốn và gặp nhiều sự cạnh trạnh từ các ngân hàng khác. Nói chung, rủi ro tín dụng của một ngân hàng xảy ra ở mức độ khác nhau: nhẹ nhất thì ngân hàng bị giảm lợi nhuận, không thu hổi được lãi cho vay, nặng nhất khi ngân hàng không thu được cả vốn và lãi, nợ thất thu với tỷ lệ cao dẫn đến ngân hàng bị lỗ và mất vốn. Nếu trình trạng kéo dài không khắc phục được, ngân hàng sẽ bị phá sản, gây hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng. Thang Long University Library
  • 23. 14 1.2 Phòng ngừa rủi ro tín dụng trong hoạt động của ngân hàng thương mại 1.2.1 Khái niệm phòng ngừa rủi ro tín dụng Hoạt động tín dụng của ngân hàng luôn tiềm ẩn những rủi ro, phát sinh nợ quá hạn, nợ xấu khiến ngân hàng gặp khó khăn trong việc thu hồi nợ và chịu tổn thất. Do đó việc chấp nhận rủi ro để có những biện pháp phòng ngừa và xử lý rủi ro là việc làm cần thiết và mang lại hiệu quả trong hoạt động tín dụng ngân hàng nói chung và hoạt động cho vay nói riêng. Phòng ngừa rủi ro tín dụng là những biện pháp được xây dựng và thực thi những chính sách hạn chế rủi ro trong quá trình cho vay nhằm đảm bảo mục tiêu an toàn, hiệu quả và phát triển bền vững của ngân hàng. 1.2.2 Vai trò của công tác phòng ngừa rủi ro tín dụng Rủi ro trong kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng trong nền kinh tế thị trường luôn luôn là vấn đề cần được quan tâm, do hoạt động ngân hàng có tính nhạy cảm cao, ảnh hưởng mạnh đến sự ổn định kinh tế - xã hội. Nếu một ngân hàng nào đó gặp rủi ro, lâm vào tình trạng thiếu khả năng thanh toán, có nguy cơ hoặc thực sự đi đến phá sản, dễ gây tâm lý hoảng loạn, khiến mọi nguời đổ xô đi rút tiền gửi của mình thật nhanh chóng để tránh bị tổn thất, gây đổ vỡ hệ thống. Lịch sử hoạt động ngân hàng trên thế giới đã chứng kiến không ít các ngân hàng lớn bị phá sản, mà hậu quả của nó thậm chí không giới hạn trong phạm vi một quốc gia mà lan ra cả nhiều nước trong khu vực hay toàn cầu. Cuộc khủng hoảng tài chính, tiền tệ tại Châu Á năm 1997 đã làm cho nhiều ngân hàng, tổ chức tín dụng tài chính của các nước trong khu vực bị phá sản. Nhiều ngân hàng nhỏ ở Thái Lan, Nhật Bản, Indonesia phải sáp nhập hoặc bị các ngân hàng lớn mua lại, nhiều công ty tài chính, môi giới chứng khoán bị phá sản. Tương tự như vậy cuộc khủng hoảng tín dụng thứ cấp nhà ở tại Mỹ cuối năm 2008 đã ảnh hưởng đến hàng loạt nền kinh tế khác và gây nên khủng hoảng tài chính toàn cầu, được ví như cuộc khủng hoảng lớn nhất từ sau năm 1933 đến nay. Nếu những tổn thất trong rủi ro tín dụng gây ra ở mức kiểm soát được thì xử lý tương đối dễ dàng trong giới hạn cho phép của quỹ dự phòng rủi ro của TCTD. Nhưng khi tổn thất lớn, gây hậu quả nghiêm trọng, khó lường không những cho chính TCTD đó, mà còn cho cả những TCTD và doanh nghiệp khác có liên quan, ảnh hưởng tới quyền lợi người gửi tiền và cuối cùng, ảnh hưởng tới toàn bộ kinh tế, là nguy cơ tiềm ẩn cho khủng hoàng tài chính. Tóm lại, công tác phòng ngừa rủi ro trong hoạt động ngân hàng nói chung và trong hoạt động tín dụng nói riêng có vai trò hết sức quan trọng đối với sự tồn tại của mỗi ngân
  • 24. 15 hàng. Nếu công tác phòng ngừa rủi ro tín dụng được thực hiện tốt sẽ hạn chế được những rủi ro xảy ra đối với ngân hàng, làm tăng thu nhập của ngân hàng. Ngoài ra, công tác phòng ngừa rủi ro nếu được thực hiên tốt còn tạo điều kiện cho sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế nói chung. Vì khi rủi ro được hạn chế, tức là ngân hàng đã cung cấp vốn một cách có hiệu quả cho nền kinh tế và đó chính là động lực phát triển nền kinh tế. 1.2.3 Nội dung phòng ngừa rủi ro tín dụng Nội dung công tác phòng ngừa rủi ro tín dụng có thể được hiểu là những giải pháp được các ngân hàng thực hiện nhằm phòng ngừa, hạn chế những tổn thất và khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động cho vay của ngân hàng. Do ảnh hưởng tiêu cực của rủi ro tín dụng, mỗi ngân hàng đều tìm những biện pháp riêng biệt nhằm hạn chế rủi ro tín dụng, khắc phục những tổn thất trong hoạt động cho vay của ngân hàng. Nội dung công tác phòng ngừa rủi ro tín dụng là: Chính sách tín dụng: Hoạt động tín dụng của ngân hàng rất phong phú, đa dạng nhưng đồng thời cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro, xây dựng một chính sách tín dụng nhất quán và hợp lý, phù hợp với đặc điểm của từng ngân hàng sẽ giúp phát huy được các thế mạnh của mỗi ngân hàng, từ đó giúp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng, kiểm soát rủi ro tín dụng ngân hàng. Quy trình tín dụng: Quy trình tín dụng là những bước quy định cụ thể các bước nghiệp vụ từ khi nhận hồ sơ tín dụng cho đến khi quyết định cho vay, thu nợ. Xây dựng một quy trình tín dụng hợp lý sẽ giúp cho công tác quản lý tín dụng được thống nhất, khoa học, đồng thời nâng cao trách nhiệm của từng cán bộ thực hiện quy trình tín dụng thường được quy định trách nhiệm của từng bộ phận tham gia thực hiện công tác tín dụng. Chấm điểm khách hàng: Chấm điểm khách hàng là quá trình xếp hạng khách hàng theo các cấp độ khác nhau dựa trên các yếu tố định tính và định lượng. Việc chấm điểm khách hàng sẽ giúp ngân hàng sang lọc được những khách hàng không tốt, từ đó có những chính sách cụ thể đối với mỗi loại khách hàng (chính sách cấp tín dụng, lãi suất). Nhận diện rủi ro liên quan đến khách hàng vay: Thông qua quá trình kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay bằng các kênh thông tin, cán bộ tín dụng phải luôn bám sát, theo dõi khoản vay để kịp thời nhận diện rủi ro, từ đó có những biện pháp tối ưu để khắc phục. Các dấu hiệu có thể gây ra rủi ro tín dụng từ phía khách hàng như: khách hàng trì hoãn, gây khó khăn cho ngân hàng trong việc kiểm tra định kì hoặc kiểm tra đột xuất tình hình sử dụng vốn vay, tình hình tài chính, hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng; chậm gửi hoặc trì hoãn gửi báo cáo tài chính; chậm thanh toán các khoản nợ đến hạn… Vấn đề kiểm tra, kiểm soát trong hoạt động tín dụng: Kiểm tra, kiểm soát tín dụng là một công việc vô cùng quan trọng để phòng ngừa rủi ro tín dụng. Nó không những giúp Thang Long University Library
  • 25. 16 nhà quản trị rủi ro nhận ra được những vấn đề một cách nhanh chóng, mà còn biết được xem cán bộ tín dụng có chấp hành đúng chính sách tín dụng của ngân hàng hay không? Bộ phận kiểm tra tín dụng là bộ phận độc lập, tách rời khỏi bộ phận tín dụng cho vay nhằm đảm bảo tính khách quan và chính xác trong quá trình thực hiện. Việc thực hiện kiểm tra, kiểm soát tín dụng giúp ban lãnh đạo đánh giá được tình hình rủi ro tín dụng đối với ngân hàng, từ đó đề ra các biện pháp phòng ngừa, hạn chế tổn thất do rủi ro tín dụng có thể gây ra. Chính sách trích lập dự phòng và xử lý rủi ro tín dụng: Tỷ lệ trích lập quỹ dự phòng rủi ro thường được quy định ở mỗi nước khác nhau. Tỷ lệ này thường được đưa ra dựa trên cơ sở thống kê hiện tại về mức độ rủi ro của các ngân hàng. Ở những nước có hệ thống pháp luật cho việc quản lý các khoản nợ phát triển thì áp dụng tỷ lệ trích lập thấp hơn. Điển hình như ở Mỹ quy định mức trích lập dự phòng khoảng 10% đối với các khoản tín dụng không đủ tiêu chuẩn, 50% đối với các khoản nợ khó đòi và 100% với những khoản tín dụng mất mát, thua lỗ. Còn ở những nước đang phát triển như Thái Lan có mức độ trích lập vào khoảng 20-25% đối với những khoản nợ không đủ tiêu chuẩn, 50-75% đối với những khoản nợ khó đòi và 100% với khoản nợ mất mát. Quỹ dự phòng là nguồn bù đắp chủ yếu của những khoản tín dụng bị tổn thất. Quỹ thường được trích lập từ lợi nhuận sau thuế. Theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN và Thông tư 18/2007 của NHNN VN: Dự phòng rủi ro bao gồm dự phòng cụ thể và dự phòng chung thì tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với các nhóm nợ 1,2,3,4 và 5 lần lượt là 0%, 5%, 20%, 50% và 100%. Trong đó dự phòng cụ thể được trích lập theo công thức sau: R= max[0.(A-C)*R R: Số tiền cụ thể phải trích A: là giá trị khoản nợ C: Giá trị taì sản đảm bảo R: Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể Còn tỷ lệ trích lập dự phòng chung được tính toán bằng việc trích lập và duy trì bằng 0,75% tổng giá trị của các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4 được quy định tại Điều 6 và Điều 7. Bảo hiểm và mua bán nợ trong hoạt động tín dụng: Ngân hàng mua bảo hiểm tín dụng, nếu rủi ro xảy ra thì công ty bảo hiểm sẽ chịu trách nhiệm bồi thường cho ngân hàng theo quy định.
  • 26. 17 Vấn đề bảo hiểm áp dụng trong hoạt động tín dụng ngân hàng khá quan trọng trong cho vay hiện đại, chủ yếu là bảo hiểm tài sản đảm bảo nhằm tránh tổn thất trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh và quản lý tài sản đảm bảo tiền vay. Ngoài ra việc mua bán nợ cũng là một giải pháp hữu hiệu để thu hồi nợ nhanh, tăng vòng quay vốn đầu tư tín dụng cho ngân hàng khi ngân hàng chuyển giao các khoản nợ cho công ty mua bán nợ. 1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác phòng ngừa rủi ro tín dụng Hoạt động kinh doanh của ngân hàng luôn tiềm ẩn những rủi ro, đặc biệt là rủi ro tín dụng nên ngân hàng cần có những biện pháp phòng ngừa để giảm khả năng xảy ra rủi ro tín dụng và những tổn thất của nó có thể xảy ra. Tuy nhiên công tác phòng ngừa rủi ro tín dụng có được nhiều hay ít lại phụ thuộc vào một số yếu tố sau: - Chính sách quản lý rủi ro tín dụng Chính sách quản lý rủi ro là một hệ thống các quy định nhằm điều hành hoạt động tín dụng nói chung và cho vay nói riêng phù hợp với chiến lược kinh doanh của ngân hàng theo từng thời kỳ. Chính sách quản lý rủi ro giúp ngân hàng điều hướng phát triển hoạt động cho vay trên cơ sở chấp nhận một mức độ rủi ro nhất định, đồng thời cũng sẽ tác động trực tiếp đến việc xây dựng các biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay. Việc nới lỏng hay thắt chặt chính sách quản lý rủi ro đều phải luôn tuân theo mức độ chấp nhận rủi ro của ngân hàng. Khi tỷ lệ rủi ro tín dụng gia tăng thì ngân hàng sẽ có được ngay những biện pháp hữu hiệu để hạn chế xảy ra tổn thất và thực hiện phòng ngừa trong tương lai để tránh tiếp diễn. - Quy trình cho vay Mỗi ngân hàng khi triển khai hoạt động cho vay thì đều có những quy trình hướng dẫn cụ thể về cách thức thực hiện. Việc ban hành quy trình cho vay chi tiết, rõ ràng có tác dụng như là một biện pháp phòng ngừa giúp cho nhân viên ngân hàng hiểu và thực hiện nghiệp vụ có hiệu quả, tránh được những sai sót, vi phạm không chủ đích, gây ảnh hưởng tới chất lượng khoản vay và làm khoản vay của ngân hàng bị rủi ro. - Nhân tố con người trong đó có cán bộ Ngân hàng thương mại Trình độ của cán bộ ngân hàng các cấp là một yếu tố rất quan trọng quyết định hiệu quả của công tác phòng ngừa rủi ro tín dụng. Công tác phòng ngừa rủi ro tín dụng chỉ có thể đạt được hiệu quả nhất định khi có một đội ngũ lãnh đạo ngân hàng có trình độ cao, tầm hiểu biết sâu, có khả năng tổng hợp phân tích và tầm nhìn dài hạn. Trên cơ sở năng lực của đội ngũ lãnh đạo, nhân viên, ngân hàng sẽ xây dựng được những chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng phù hợp.Với một đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, trình độ chuyên môn tốt trong thẩm định cho vay, thì ngân hàng sẽ có những Thang Long University Library
  • 27. 18 biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro ở mức bình thường và ngược lại nếu đội ngũ nhân viên có chất lượng chuyên môn chưa tốt, thì các biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng được xây dựng chặt chẽ, kiểm tra giám sát liên tục. - Nhân tố công nghệ ngân hàng Công nghệ ngân hàng hiện đại là một trong những đòi hỏi quan trong hàng đầu để hỗ trợ hoạt động phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng. Với sự hỗ trợ của các hệ thông phần mềm tổng hợp và phân tích thông tin một cách nhanh chóng, chính xác giúp cho các CBTD có thể ra được những quyết định đúng đắn, hợp lý và khoa học dựa trên những kết quả xử lý thông tin. - Sự biến động của môi trường vĩ mô như bất ổn chính trị, thiên tai, chiến tranh Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô luôn có sự ảnh hưởng nhất định đến công tác phòng ngừa rủi ro, do đặc thù kinh doanh của ngân hàng rất nhạy cảm. Vì vậy một ngân hàng hoạt động trong điều kiện môi trường kinh doanh thường biến động nhiều thì yêu cầu đối với hoạt động quản trị rủi ro tín dụng càng cao, đặc biệt là công tác phòng ngừa rủi ro tín dụng . - Tính hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ ngân hàng Hệ thống kiểm soát đóng vài trò quan trọng đối với công tác phòng ngừa rủi ro tín dụng nói riêng và quản trị rủi ro tín dụng nói chung. Nó quyết định tính chính xác và tin cậy của thông tin trong nội bộ ngân hàng. Một ngân hàng có hệ thống kiểm soát nội bộ được tổ chức một cách có hệ thống và có sự phân quyền giữa các bộ phận quản lý và bộ phận điều hành, đảm bảo tính độc lập trong hoạt động sẽ giúp ích rất nhiều cho công tác quản trị và phòng ngừa rủi ro tín dụng. - Nhân tố khách hàng Phân loại khách hàng tốt sẽ giúp ngân hàng dễ dàng hơn trong việc đưa ra chính sách tín dụng nói chung và các biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay nói riêng. Dựa trên kết quả chấm điểm và xếp hạng tín dụng nội bộ đánh giá tính chất các khoản nợ, ngân hàng sẽ có những biện pháp phòng ngừa cụ thể với từng loại nợ. Đối với nhóm khách hàng doanh nghiệp, rủi ro tín dụng sẽ được đo lường dựa trên những phân tích về tính hình tài chính, tính pháp lý của hoạt động kinh doanh, quan hệ đối tác, đặc điểm hoạt động kinh doanh. Từ đó đưa ra được những đánh giá để có thể lường trước phòng ngừa những rủi ro xảy ra trong tương lai và tìm cách hạn chế nó.
  • 28. 19 Đối với khách hàng cá nhân, việc đo lường rủi ro tín dụng sẽ dựa trên tình hình tài chính cá nhân (khoản thu nhập như lương, đầu tư chứng khoán, góp vốn kinh doanh..) các mối quan hệ họ hàng, tài sản đảm bảo, người bảo lãnh… Có thể nói khách hàng cũng là một nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng của ngân hàng. Ví như khách hàng có hồ sơ chất lượng tín dụng tốt thì ngân hàng sẽ không cần có nhiều yêu cầu khắt khe về thời hạn, tài sản đảm bảo khi cho vay. KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Rủi ro tín dụng có thể phát sinh do nhiều nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan. Hiện nay các ngân hàng thương mại Việt Nam hoạt động như một ngân hàng tập hợp các chi nhánh, chưa kinh doanh đa năng, sản phẩm dịch vụ chưa phong phú, công nghệ còn lạc hậu, chưa kết nối với nhau và liên kết với khách hàng dẫn đến rủi ro gia tăng. Nếu ngân hàng chú trọng đến những loại rủi ro này thì chúng đều có thể xác định được thông qua các công cụ đo lường, các chỉ tiêu đánh giá. Do đó để thực hiện công tác phòng ngừa rủi ro tín dụng và xây dựng được những mô hình phòng ngừa rủi ro tín dụng cho riêng mình thì các NHTM cần phải có được các mô hình đánh giá và đo lường rủi ro tín dụng cả theo phương pháp truyền thống lẫn hiện đại. Có như vậy các ngân hàng mới tránh được tổn thất phát sinh, chi phí trích lập dự phòng rủi ro và tăng được lợi nhuận. Thang Long University Library
  • 29. 20 CHƯƠNG2. THỰC TRẠNG PHÒNG NGỪA RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM 2.1 Tổng quan về ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam 2.1.1 Sự hình thành và phát triển của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam được thành lập theo Nghị định số 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) với tên gọi ban đầu là Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Năm 1990, Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam đổi tên thành Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (NHNNo&PTNT VN) là NHTM đa năng, hoạt động chủ yếu trên lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, là một pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước pháp luật. Năm 2009, NHNNo&PTNT VN vinh dự được Đảng, Nhà nước, Chính phủ, ngành ngân hàng, nhiều tổ chức uy tín trên thế giới trao tặng bằng khen cùng nhiều phần thưởng cao quý: TOP 10 giải Sao vàng đất việt, TOP 10 Thương hiệu Việt Nam uy tín nhất, danh hiệu “Doanh nghiệp phát triển bền vững” do Bộ Công thương công nhận, TOP 10 Doanh nghiệp Việt Nam theo xếp hạng của VNR500. Năm 2010, NHNNo&PTNT VN là Top 10 trong 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam. Ngày 28/6/2010 NHNNo&PTNT VN chính thức khai trương Chi nhánh nước ngoài đầu tiên tại Campuchia. Năm 2011, thực hiện Quyết định số 214/QĐ-NHNN, ngày 31/01/2011, của Thống đốc NHNN Việt Nam, NHNNo&PTNT VN chuyển đổi hoạt động sang mô hình Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu 100% vốn điều lệ. Năm 2012, vượt lên khó khăn của tình hình kinh tế thế giới và trong nước, hoạt động kinh doanh của NHNNo&PTNT VN tiếp tục phát triển ổn định. Tổng tài sản có của NHNNo&PTNT VN đạt 617.859 tỷ đồng (tương đương 20% GDP), tăng 10% so với năm 2011; vốn điều lệ 29.605 tỷ đồng; tổng nguồn vốn trên 540.000 tỷ đồng; tổng dư nợ trên 480.000 tỷ đồng; đội ngũ cán bộ nhân viên gần 40.000 người; gần 2.300 chi nhánh và phòng giao dịch, chi nhánh Campuchia; quan hệ đại lý với 1.043 ngân hàng tại 92 quốc gia và vùng lãnh thổ; được hàng triệu khách hàng tin tưởng lựa chọn… (Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2012 của NHNNo&PTNT VN)
  • 30. 21 Sơ đồ 2.1 Mô hình tổ chức của Ngân hàng Nông nghiệp&Phát triển Nông Thôn (Nguồn: Báo cáo tổng kết 25 năm hoạt động của NHNNo & PTNT Việt Nam) HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN THƯ KÝ HĐQT UB QUẢN LÝ RỦI ROBAN KIỂM SOÁT TỔNG GIÁM ĐỐC KẾ TOÁN TRƯỞNG CÁC PHÓ TỔNG BAN KIỂM TRA NỘI BỘ CÁC PHÒNG BAN CHUYÊN MÔN NGHIỆP VỤ SỞ GIAO DỊCH CHI NHÁNH NƯỚC NGOÀI CHI NHÁNH LOẠI I, II VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CT TRỰC THUỘC PHÒNG GIAO DỊCH CHI NHÁNH LOẠI III PHÒNG GIAO DỊCH PHÒNG GIAO DỊCH Thang Long University Library
  • 31. 22 2.1.2 Sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng Nông nghiệp&Phát triển nông thôn Việt Nam - Nhóm sản phẩm dịch vụ Huy động vốn Hiện nay NHNNo&PTNT VN có 36 sản phẩm huy động vốn với các kỳ hạn khác nhau, tập trung huy động vốn ở lĩnh vực tiền gửi dân cư, tiền gửi có kỳ hạn với các hình thức lãi suất linh hoạt áp dụng cho từng đối tường khách hàng, khu vực và thời điểm khác nhau. - Nhóm sản phẩm dịch vụ Tín dụng Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn vay thì hiện tại sản phẩm tín dụng của NHNNo&PTNT VN gồm có: Cho vay tiêu dùng (mua xe, mua nhà trả bằng lương, bằng thu nhập, mua sắm vật dụng gia đình…); Cho vay kinh doanh bất động sản; Cho vay kinh doanh chứng khoán; Cho vay du học; Cho vay đi lao động nước ngoài; Cho vay bổ sung vốn lưu động sản xuất kinh doanh; Cho vay lưu vụ; Cho vay tài trợ xuất nhập khẩu; Cho vay mua sắm tài sản cố định, đầu tư dự án. Và thêm hai hình thức cho vay mới là Cho vay thuê mua nhà thu nhập thấp tại khu đô thị và Cho vay với thuyền viên tàu cá gần bờ tại Hàn Quốc. Đến nay thì NHNNo&PTNT VN đã có tới 44 sản phẩm tín dụng phục vụ khách hàng. - Nhóm sản phẩm bảo lãnh trong nước Một số loại hình sản phẩm bảo lãnh trong nước như bảo lãnh dự thầu; bảo lãnh thanh toán; bảo lãnh thực hiện hợp đồng; bảo lãnh vay vốn…Với sự đầu tư về công nghệ cao, sử dụng hệ thống thanh toán bù trừ liên ngân hàng song phương và bù trừ, hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng, hệ thống thanh toán nội bộ và kế toán khách hàng IPCAS giúp cho ngân hàng đảm bảo việc kết nối với khách hàng, thực hiện dịch vụ thanh toán nhanh trên phạm vị toàn quốc. - Nhóm sản phẩm thanh toán quốc tế Với mảng thanh toán quốc tế thì hiện nay NHNNo&PTNT VN cung cấp các dịch vụ sau: Mở L/C, Uỷ nhiệm Thu, Uỷ nhiệm Chi, Nhờ thu, Chuyển tiền… - Nhóm sản phẩm dịch vụ thẻ Hiện nay NHNNo&PTNT VN là một trong ba ngân hàng dẫn đầu thị trường về số lượng thẻ phát hành, doanh số sử dụng thẻ, doanh số thanh toán thẻ và hệ thống ATM. Một số loại hình thẻ cung cấp cho khách hàng cá nhân như sau: Thẻ thanh toán trực tuyến E-commmerce; Thẻ quốc tế NHNNo&PTNT VN Visa/Mastercard; Thẻ ghi nợ nội địa Success; Thẻ ATM NHNNo&PTNT VN. - Nhóm sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử Mobile Banking Hiện nay, các dịch vụ Mobile Banking của NHNNo&PTNT VN có khả năng cạnh tranh cao bao gồm các dịch vụ sau: Nhóm dịch vụ SMS Banking, nhóm dịch vụ VnTopup, dịch vụ chuyển khoản, dịch vụ thanh toán hóa đơn cước viễn thông và điện lực. Bên cạnh đó,
  • 32. 23 NHNNo&PTNT VN tiếp tục nghiên cứu, triển khai một số dịch vụ tiện ích mới đáp ứng nhu cầu của khách hàng như: dịch vụ chi trả kiều hối qua tin nhắn SMS, dịch vụ Bank Plus với Viettel, dịch vụ Ví điện tử NHNNo&PTNT VN – Payoo, dịch vụ thu ngân sách cho Kho bạc Nhà nước qua kênh SMS,… - Nhóm sản phẩm dịch vụ thanh toán biên mậu và kinh doanh ngoại tệ Chuyển tiền bằng chứng từ chuyên dùng biên mâu; Dịch vụ chuyển tiền điện TTR biên mậu; Dịch vụ thanh toan hối phiếu biên mậu. Mua bán ngoại tệ giao ngay; giao dịch quyền chọn; mua bán ngoại tệ kỳ hạn. 2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh chủ yếu của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam 2.1.3.1 Hoạt động huy động vốn Hiện nay Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam có thị phần và tổng nguồn vốn huy động lớn nhất so với các NHTM CP khác tại Việt Nam. Tuy những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động của ngân hàng có xu hướng sụt giảm, nhưng nhận thức rõ được tầm quan trọng của nguồn vốn huy động, Ngân hàng đã thay đổi cơ cấu nguồn vốn huy động theo hướng ổn định và tăng trưởng nguốn vốn kinh doanh theo cơ cấu hợp lý. Với nhiều hình thức huy động vốn đa dạng, phong phú, nhiều loại tiền gửi khác nhau với lãi suất và kỳ hạn linh hoạt hấp dẫn, thu hút khách hàng. Nhìn vào bảng 2.1 dưới đây ta nhận thấy rõ tổng nguồn vốn huy động của NHNNo&PTNT VN không ngừng tăng trưởng qua các năm 2010, 2011, 2012 đảm bảo nguồn vốn dồi dào, đáp ứng một cách tối đa nhu cầu vay vốn của khách hàng. Cụ thể năm 2011, tổng nguồn vốn huy động đạt 505.792 tỷ đồng, tăng 30.851 tỷ đồng so với năm 2010, tương ứng với mức tăng là 6,50%. Sang đến năm 2012, tổng nguồn vốn huy động đã đạt tới con số 557.028 tỷ đồng, tăng 51.236 tỷ đồng (tương ứng tăng 10,13%) so với năm 2011. Sự suy thoái kinh tế thế giới, khủng hoảng tài chính Mỹ đã ảnh hưởng rất nhiều đến nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 2011 – 2012. Nền kinh tế có dấu hiệu mất ổn định, tăng trưởng chững lại, lạm phát tăng cao, tỷ giá ngoại tệ biến động phức tạp, những cuộc chạy đua lãi suất ngầm giữa các NHTM là những nguyên nhân khiến cho mức tăng trưởng nguồn vốn của NHNNo&PTNT VN không được ở mức cao như kỳ vọng của Ban lãnh đạo ngân hàng. Trong nguồn vốn huy động của NHNNo&PTNT VN, vốn huy động từ khách hàng chiếm tỷ trọng cao nhất trong suốt thời gian qua, cụ thể là nguồn huy động từ tiền gửi khách hàng năm 2010 chiếm tỷ trọng 89,98% , năm 2011 giảm xuống còn 85,42%, đến năm 2012 lại tăng lên đạt mức 91,30% trong tổng nguồn vốn. Trong số lượng vốn huy động từ khách hàng, tiền gửi từ dân cư chiếm tỷ trọng cao nhất, có mức tăng trưởng ổn định và cao qua các năm. Đây là nguồn vốn dồi dào trong nền kinh tế và có mức huy động với chi phí thấp nên được NHNNo&PTNT VN chú trọng phát triển các hình thức huy động với lãi suất kì hạn linh hoạt, các hình thức gửi tiết kiệm trúng thưởng thu hút được nhiều khách hàng. Thang Long University Library
  • 33. 24 Các hình thức huy động vốn khác tuy chiếm tỷ lệ nhỏ nhưng cũng có nhiều sự biến động. Nguồn vồn huy động từ việc vay NHNN trong năm 2010 là 20.830 tỷ đồng, năm 2011 đã tăng lên 12.65 tỷ đồng tương đương mức tăng 60,73% so với năm 2010, có chiều hướng giảm xuống trong năm 2012, khi chỉ còn 25.558 tỷ đồng, giảm 7.922 tỷ đồng tương đương mức giảm 23,66%. Việc vay vốn NHNN VN là để đảm bảo các khoản chi trả và giao dịch thông qua hệ thống điện tử liên ngân hàng. Cũng như vậy nguồn vốn vay từ các TCTD khác chủ yếu là vay qua thị trường liên ngân hàng cũng có sự biến động tương tự, khi mà năm 2011 là 28.154 tỷ đồng, tăng lên 11.184 tỷ đồng, tương ứng tăng 65,90% so với năm 2010, đến năm 2012 là 11.385 tỷ đồng, giảm 16.769 tỷ đồng tương đương giảm 59,56% so với năm 2011. Việc vay vốn trên thị trường liên ngân hàng giúp NHNNo&PTNT VN bổ sung được nguồn vốn để tăng tính thanh khoản và đáp ứng những nhu cầu thanh toán, giao dịch cho khách hàng. Tuy nhiên việc vay quá nhiều trên thị trường liên ngân hàng sẽ tạo sự lệ thuộc và tốn chi phí cao hơn, chính vì vậy khi mà nguồn vốn năm 2012 dồi dào hơn, NHNNo&PTNT VN đã chủ động giảm mức vay vốn trên thị trường liên ngân hàng. Còn lại các nguồn UTĐT cũng có sự thay đổi không lớn lắm, năm 2010 là 9.769 tỷ đồng, năm 2011 đạt 12.086 tỷ đồng, tăng lên 23,72% so với năm 2010, còn năm 2012 thì là 11.519 tỷ đồng, giảm xuống 4,69% so với năm 2011. Nhìn chung nguồn vốn huy động hiện nay của NHNNo&PTNT VN phụ thuộc rất nhiều vào huy động tiền gửi của khách hàng, luôn chiếm một tỷ trọng hơn 90% trong tổng nguồn vốn của ngân hàng. Nắm rõ được tầm quan trọng của nguồn vốn huy động và việc huy động vốn, trong thời gian vừa qua NHNNo&PTNT VN đã chú trọng phát triển rất nhiều hình thức huy động vốn, đa dạng hoá loại hình tiền gửi phù hợp với từng loại khách hàng, từng nhu cầu của khách hàng đã được triển khai, áp dụng lãi suất linh hoạt tiền gửi tiết kiệm. Rất nhiều chương trình tiếp thị, PR được thực hiện, nhiều chương trình tiền gửi tiết kiệm trúng thưởng được sự quan tâm và ủng hộ của khách hàng.
  • 34. 25 Bảng 2.1 Tình hình huy động vốn tại NHNNo&PTNT VN giai đoạn 2010 – 2012 Đơn vị tính: Tỷ đồng (Nguồn: Báo cáo thường niên của NHNNo&PTNT Việt Nam năm 2010, 2011, 2012) Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 Số tiền Tỉ trọng (%) Số tiền Tỉ trọng (%) Số tiền Tỉ trọng (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) 1. Vay Ngân hàng Nhà nước 20.830 4,39 33.480 6,62 25.558 4,59 12.650 60,73 (7.922) (23,66) 2. Tiền gửi, tiền vay TCTD 16.970 3,57 28.154 5,57 11.385 2,04 11.184 65,90 (16.769) (59,56) 3.Vốn ủy thác đầu tư 9.769 2,06 12.086 2,39 11.519 2,07 2.317 23,72 (567) (4,69) 4. Vốn huy động từ khách hàng 427.372 89,98 432.072 85,42 508.565 91,30 4.700 1,10 76.493 17,70 - Tiền gửi dân cư 257.901 60,35 306.675 70,98 395.038 77,68 48.774 18,91 88.363 28,81 - Tiền gửi TCKT 137.353 32,14 104.292 24,14 95.743 18,83 (33.061) (24,07) (8.549) (8,20) - Tiền gửi Kho bạc Nhà nước 32.118 7,52 21.105 4,88 17.748 3,49 (11.013) (34,29) (3.357) (15,91) Tổng nguồn vốn huy động 474.941 100 505.792 100 557.028 100 30.851 6,50 51.236 10,13 Thang Long University Library
  • 35. 26 2.1.3.2 Hoạt động tín dụng (chủ yếu là hoạt động cho vay) Nhìn vào bảng 2.2 ta có nhận thấy, tổng dư nợ cho vay của nền kinh tế năm 2011 là 443.476 tỷ đồng, tăng lên 28.721 tỷ đồng tương đương mức tăng 6,92% so với năm 2010. Sang đến năm 2012, con số này đạt mức 480.453 tỷ đồng, tăng lên 8,34% tương ứng mức tăng 36.977 tỷ đồng. Như vậy qua 3 năm, tổng dư nợ cho vay nền kinh tế của NHNNo&PTNT VN đã có mức tăng lên nhanh chóng, điều này do ngân hàng đã có những điều chỉnh kịp thời trong cơ cấu cho vay. Tập trung cho vay trong lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn, cho vay với lãi suất ưu đãi đối với các hộ nông dân, hộ sản xuất và cá nhân nghèo, cơ cấu lại nợ, giảm lãi suất cho vay và cho vay vốn thêm để giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp tục sản xuất kinh doanh, tránh phá sản. Hỗ trợ các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong vay vốn ngoại tệ và xây dựng nhiều gói tín dụng phù hợp với tình hình thực tế. Tuy nhiên, trong năm 2011 mức tăng lên của dư nợ tín dụng là thấp hơn so với năm 2012. Nguyên nhân là do trong năm 2011 nền kinh tế Việt Nam rơi vào suy thoái, hoạt động sản xuất kinh doanh trì trệ khiến nhiều doanh nghiệp không có nguồn trả nợ ngân hàng, khiến việc tiếp tục xin vay vốn thêm là điều không thể. Bên cạnh đó NHNN lại không có những biện pháp điều chỉnh kịp thời khi mức tăng trưởng kinh tế chững lại, lạm phát quá cao và lãi suất biến động phức tạp. Đến năm 2012, sau khi có những chính sách lãi suất mới của NHNN, tình hình dư nợ cho vay của NHNNo&PTNT VN có mức khả quan hơn, với việc giảm lãi suất cho vay, áp dụng thêm nhiều cơ chế chính sách cho vay ưu đãi thì mức tăng trưởng dư nợ tín dụng ở mức khá tốt. Mặc dù nền kinh tế Việt Nam có mức tăng trưởng thấp hơn dự báo, lạm phát vẫn cao, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thu hẹp và cầm chừng, nhu cầu chi tiêu của người dân giảm sút là nguyên nhân khiến cho tăng trưởng tín dụng thấp trong giai đoạn vừa qua, kéo theo nhiều hệ luỵ như tình trạng nợ xấu, nợ quá hạn đang ở mức báo động. Nếu phân loại dư nợ theo thời gian đáo hạn ta thấy, dư nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao hơn so với dư nợ trung, dài hạn trong tổng dư nợ cho vay đối với nền kinh tế của NHNNo&PTNT VN. Cụ thể như sau: năm 2010 thì dư nợ ngắn hạn đạt mức 253.416 tỷ đồng, chiếm 61,1%. Năm 2011, dư nợ ngắn hạn tăng lên 28.192 tỷ đồng, tương đương mức tăng 11,12% so với năm 2010 và chiếm tỷ lệ 61,10% tổng dư nợ. Sang đến năm 2012, con số này đạt 310.329 tỷ đồng, chiếm 64,59%, tăng lên 28.722 tỷ đồng tương đương mức tăng lên 10,20% so với năm 2011. Việc dư nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng dư nợ là do NHNNo&PTNT VN có tỷ lệ cho vay vốn đối với khu vực nông nghiệp nông thôn lên tới hơn 70%, chủ yếu cho vay sản xuất theo thời vụ, tích trữ lúa gạo vụ Đông Xuân. Trong khi đó, dư nợ cho vay trung, dài hạn trong 3 năm qua không có sự biến động quá lớn, luôn duy trì ở mức tỷ lệ ổn định trong tổng dư nợ. Năm 2010 dư nợ trung, dài hạn là 161.339 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 38,90% trong tổng dư nợ. Đến năm 2011, con số này là 161.869
  • 36. 27 tỷ đồng, tăng lên 0.53 tỷ đồng tương đương mức tăng 0,33%, chiếm tỷ lệ khoảng 36,50%. Cho đến cuối năm 2012, dư nợ trung và dài hạn đạt mức 170.124 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 35,41%, tăng lên 8.255 tỷ đồng tương ứng mức tăng 5,1% so với năm 2011. Dễ nhận thấy được là tỷ trọng dư nợ trung và dài hạn có chiều hướng giảm đi qua từng năm. Nguyên nhân là do việc vay vốn trung và dài hạn thường gặp phải rủi ro về lãi suất cao hơn vay ngắn hạn cộng thêm có sự điều chỉnh lãi suất huy động của NHNN, các điều kiện cho vay khá chặt chẽ khiến nhiều doanh nghiệp không đáp ứng được. Ngoài ra, thời gian trả lãi vay dài tạo ra nhiều áp lực về chi phí tài chính liên quan đến việc trả nợ lãi vay cho các doanh nghiệp. Do đó dư nợ cho vay trung và dài hạn thường chiếm tỷ lệ thấp hơn và ngày càng giảm đi so với dư nợ ngắn hạn. Còn phân theo thành phần kinh tế, ta nhận thấy cho vay đối với các doanh nghiệp có chiều hướng tăng lên ít hơn so dư nợ cho vay đối với các cá nhân & hộ gia đình. Số liệu cụ thể như sau: Năm 2010, dư nợ cho vay doanh nghiệp đạt 201.986 tỷ đồng, chiếm 48,70%. Sang đến năm 2011, các doanh nghiệp đã vay nhiều hơn so với năm trước, mức dư nợ cho vay đạt 231.512 tỷ đồng, tăng 29.526 tỷ đồng tương đương mức tăng 14,62%, chiếm tỷ trọng 52,20%. Sự tăng lên của dư nợ cho vay trong năm 2011 vẫn chủ yếu là các khoản vay dành cho các doanh nghiệp lớn, có uy tín và khách hàng lâu năm của NHNNo&PTNT VN, tại thời điểm đó sự biến động quá lớn của lãi suất huy động vốn đã khiến nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ không thể tiếp cận nguồn vốn vay do lãi suất vay bị đẩy lên ở mức quá cao. Tới năm 2012, lượng vốn vay của các doanh nghiệp có chiều hướng giảm, đạt 225.236 tỷ đồng, giảm 2,71% so với cùng kì năm trước và tỷ trọng đã giảm xuống còn 46,88%. Dư nợ cho vay đối với cá nhân & hộ gia đình có nhiều biến động trong giai đoạn 2010 - 2012 vừa qua và có xu hướng chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ cho vay của nền kinh tế. Năm 2011 số tiền cho vay là 211.964 tỷ đồng, giảm 0.805 tỷ đồng tương ứng giảm 0,38% so với năm 2010 là 212.769 tỷ đồng. Năm 2012 dư nợ cho vay đạt 255.217 tỷ đồng, tăng lên 20,41% tương ứng 43.253 tỷ đồng. Lý giải cho việc giảm xuống của dư nợ cho vay trong năm 2011 là dó kinh tế khó khăn ảnh hưởng lớn đến các hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu dùng của cá nhân và các hộ gia đình, nhất là tại khu vực nông thôn. Đây là khu vực mà NHNNo&PTNT VN tập trung cho vay vốn rất nhiều nhất, nhưng sự biến động của lãi suất huy động vốn đã khiến cho số lượng tiền được giải ngân cho vay vốn đã giảm xuống so với năm trước. Ngay cả tại khu vực thành thị thì mức tiêu dùng của dân cư cũng giảm xuống, các khoản cho vay tiêu dùng mua sắm xe cộ, nhà đất hay các sản phẩm khác phục vụ đời sống đều có số dư nợ giảm xuống do lãi suất vay vốn quá cao khiến nhiều cá nhân từ bỏ ý định mua sắm. Sang năm 2012, nền kinh tế cũng đã có một chút khởi sắc, chính phủ đã tích cực kìm hãm lạm phát và tăng lương cơ bản cho cán bộ, nhân viên đã làm cho nhu cầu tiêu dùng của cá nhân lại tăng lên. Thang Long University Library
  • 37. 28 Bảng 2.2 Tình hình hoạt động tín dụng tại NHNNo&PTNT VN giai đoạn 2010 – 2012 Đơn vị tính: Tỷ đồng (Nguồn: Báo cáo thương niên của NHNNo&PTNT VN năm 2010, 2011, 2012) Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lêch 2011/2010 Chênh lệch 2011/2012 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) 1. Tổng dư nợ cho vay 414.755 443.476 480.453 28.721 6,92 36.977 8,34 2. Dư nợ theo thời hạn vay 414.755 100 443.476 100 480.453 100 28.721 6,92 36.977 8,34 - Ngắn hạn 253.416 61,10 281.607 63,50 310.329 64,59 28.191 11,12 28.722 10,20 - Trung và dài hạn 161.339 38,90 161.869 36,50 170.124 35,41 530 0,33 8.255 5,10 3.Dư nợ theo TPKT 414.755 100 443.476 100 480.453 100 28.721 6,92 36.977 8,34 - Hộ gia đình và cá nhân 212.769 51,30 211.964 47,80 255.217 53,12 (805) (0,38) 43.253 20,41 - Doanh nghiệp 201.986 48,7 231.512 52,20 225.236 46,88 29.526 14,62 (6.276) (2,71) Tổng dư nợ 414.755 100 443.476 100 480.453 100 28.721 6,92 36.977 8,34