SlideShare a Scribd company logo
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
PHÂN TÍCH
HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN
TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ
VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH SÓC TRĂNG
TỪ NĂM 2011 ĐẾN NĂM 2013
Ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH
Chuyên ngành: QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP
Giảng viên hướng dẫn: TS. NGUYỄN NGỌC DƯƠNG
Sinh viên thực hiện : VĂN THỊ HOÀI THƯƠNG
MSSV: 1054010738 Lớp: 10DQD04
TP. Hồ Chí Minh, 2014
i
LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp này được hoàn thành dựa trên các kết
quả nghiên cứu của em và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ
đề tài nào khác.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 11 tháng 7 năm 2014
Sinh viên thực hiện
Văn Thị Hoài Thương
ii
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban lãnh đạo, Khoa
Quản trị kinh doanh, quý Thầy Cô trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh đã
tạo cho em cơ hội tiếp cận với môi trường thực tế thông qua đợt thực tập ý nghĩa và
để em có cơ sở để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc, cán bộ - nhân viên phòng Tín dụng
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Sóc
Trăng đã tạo điều kiện thuận lợi trong suốt thời gian em thực tập. Em đã tiếp thu
được những kiến thức bổ ích từ thực tế, góp phần hoàn thiện kỹ năng, kiến thức
chuyên môn.
Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn Thầy - TS Nguyễn Ngọc Dương đã hết
lòng giúp đỡ, hướng dẫn để em hoàn thành báo cáo khóa luận tốt nghiệp đúng thời
gian quy định.
Với thời gian thực tập ngắn, cơ hội tiếp cận thực tế và hoàn thiện bài viết tuy
có cố gắng nhưng sẽ còn nhiều thiếu sót. Rất mong nhận được ý kiến phản hồi từ
quý Thầy Cô. Trên cơ sở các vấn đề đã giải quyết, em sẽ tiếp tục tìm hiểu, nghiên
cứu để ngày càng hoàn thiện kỹ năng, kiến thức chuyên môn của mình.
Trân trọng cảm ơn.
iii
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Khóa luận tốt nghiệp : “Phân tích hoạt động tín dụng cá nhân tại Ngân
hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Sóc
Trăng giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2013”.
NƠI THỰC TẬP: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển
Việt Nam chi nhánh Sóc Trăng
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: TS. Nguyễn Ngọc Dương
SINH VIÊN THỰC TẬP: Văn Thị Hoài Thương
.......................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
TP. Hồ Chí Minh, ngày …. tháng …. năm 2014
iv
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................................1
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.........................................................................................1
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .................................................................................1
Mục tiêu chung......................................................................................................1
Mục tiêu cụ thể......................................................................................................1
3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU....................................................................................2
Không gian nghiên cứu.........................................................................................2
Thời gian nghiên cứu............................................................................................2
Đối tượng nghiên cứu ...........................................................................................2
Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................2
Phương pháp phân tích số liệu.............................................................................2
4. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI ......................................................................................3
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN......................................................................................................4
1.1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÍN DỤNG ...................................................4
1.1.1 Khái niệm tín dụng ......................................................................................4
1.1.2 Nguyên tắc tín dụng.....................................................................................4
1.1.3 Bảo đảm tín dụng........................................................................................4
1.1.4 Các hình thức cho vay .................................................................................5
1.1.5 Rủi ro tín dụng.............................................................................................6
1.2 KHÁI QUÁT TÍN DỤNG CÁ NHÂN...............................................................8
1.2.1. Đặc điểm tâm lý giao dịch khách hàng cá nhân.......................................8
1.2.2 Các sản phẩm tín dụng dành cho khách hàng cá nhân............................9
1.3 CÁC CHỈ SỐ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN .............9
1.3.1 Doanh số cho vay .........................................................................................9
1.3.2 Doanh số thu nợ .........................................................................................10
1.3.3 Dư nợ...........................................................................................................10
1.3.4 Nợ xấu.........................................................................................................10
1.4 CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN.........10
1.4.1 Dư nợ trên nguồn vốn huy động...............................................................10
1.4.2 Dư nợ theo thời hạn trên tổng dư nợ .......................................................10
1.4.3 Vòng quay vốn tín dụng ............................................................................11
1.4.4 Tỷ lệ nợ xấu ................................................................................................11
1.4.5 Hệ số thu nợ................................................................................................11
v
CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ
PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH SÓC TRĂNG ...................................13
2.1. TỔNG QUAN VỀ BIDV SÓC TRĂNG.........................................................13
2.1.1 Tổng quan về BIDV Việt Nam..................................................................13
2.1.2 Tổng quan về BIDV Sóc Trăng ...............................................................15
2.1.2.1 Quá trình hình thành phát triển ..........................................................15
2.1.2.2 Cơ cấu tổ chức của BIDV Sóc Trăng.................................................15
2.1.2.2.1 Chi nhánh gồm có 1 Giám Đốc và 2 Phó Giám Đốc.................16
2.1.2.2.2 Phòng quan hệ khách hàng cá nhân và Doanh nghiệp:............17
2.1.2.2.3 Phòng qản lý rủi ro :..................................................................17
2.1.2.2.4 Phòng quản trị tín dụng :...........................................................17
2.1.2.2.5 Phòng Giao dịch khách hàng : ..................................................17
2.1.2.2.6 Phòng quản lý và dịch vụ ngân quỹ :.........................................18
2.1.2.2.7 Phòng tổ chức hành chính :.......................................................18
2.1.2.2.8 Phòng tài chính kế toán :...........................................................18
2.1.2.2.9 Phòng kế hoạch tổng hợp và Tổ điện toán : ..............................19
2.1.2.2.10 Phòng giao dịch Sóc Trăng : ...................................................19
2.1.2.3 Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Sóc Trăng giai
đoạn 2011 đến năm 2013 ...............................................................................19
2.1.2.3.1 Thu nhập.....................................................................................21
2.1.2.3.2 Chi phí........................................................................................22
2.1.2.3.3 Lợi nhuận ...................................................................................23
2.1.2.4 Những thuận lợi, khó khăn và định hướng hoạt động của BIDV Sóc
Trăng trong năm 2014....................................................................................24
2.1.2.4.1 Thuận lợi ....................................................................................24
2.1.2.4.2 Khó khăn ....................................................................................25
2.1.2.4.3 Định hướng phát triển................................................................25
2.2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG
CÁ NHÂN TẠI BIDV SÓC TRĂNG ....................................................................26
2.2.1 Tình hình nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn giai đoạn từ năm 2011 đến
năm 2013..............................................................................................................26
2.2.1.1 Tình hình nguồn vốn..........................................................................26
2.2.1.1.1 Vốn tự huy động .........................................................................29
vi
2.2.1.1.2 Vốn điều chuyển.........................................................................31
2.2.1.2 Tình hình sử dụng vốn .......................................................................32
2.2.1.2.1 Dư nợ trong hạn.........................................................................34
2.2.1.2.2 Dư nợ quá hạn ...........................................................................35
2.2.2 Phân tích hoạt động tín dụng cá nhân giai đoạn năm 2011 đến năm
2013 ......................................................................................................................35
2.2.2.1 Doanh số cho vay khách hàng cá nhân ..............................................35
2.2.2.1.1 Doanh số cho vay khách hàng cá nhân theo thời hạn ...............37
2.2.2.1.2 Doanh số cho vay khách hàng cá nhân theo mục đích sử dụng 37
2.2.2.2 Doanh số thu nợ khách hàng cá nhân.................................................40
2.2.2.2.1 Doanh số thu nợ khách hàng cá nhân theo thời hạn .................42
2.2.2.2.2 Doanh số thu nợ khách hàng cá nhân theo mục đích sử dụng .42
2.2.2.3 Dư nợ cho vay khách hàng cá nhân ...................................................44
2.2.2.3.1 Dư nợ cho vay khách hàng cá nhân theo thời hạn ....................46
2.2.2.3.2 Dư nợ cho vay khách hàng cá nhân theo mục đích sử dụng .....46
2.2.2.4 Nợ xấu cho vay khách hàng cá nhân..................................................47
2.2.2.4.1 Nợ xấu cho vay khách hàng cá nhân theo thời hạn...................49
2.2.2.4.2 Nợ xấu cho vay khách hàng cá nhân theo mục đích sử dụng....49
2.2.3 Đánh giá hoạt động tín dụng cá nhân của BIDV Sóc Trăng thông qua
một số chỉ tiêu tài chính......................................................................................50
2.2.3.1 Dư nợ/vốn huy động...........................................................................51
2.2.3.2 Dư nợ ngắn hạn/tổng dư nợ................................................................52
2.2.3.3 Dư nợ trung-dài hạn/tổng dư nợ.........................................................52
2.2.3.4 Tỷ lệ nợ xấu........................................................................................52
2.2.3.5 Hệ số thu nợ .......................................................................................53
2.2.3.6 Vòng quay vốn tín dụng.....................................................................53
CHƯƠNG 3..............................................................................................................55
GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................55
3.1 GIẢI PHÁP........................................................................................................55
3.1.1 Cơ sở của giải pháp....................................................................................55
3.1.1.1 Tồn tại ................................................................................................55
3.1.1.2 Nguyên nhân ......................................................................................55
3.1.1.2.1 Nguyên nhân khách quan...........................................................55
3.1.1.2.2 Các yếu tố chủ quan...................................................................56
vii
3.1.2 Giải pháp nâng cao kết quả hoạt động tín dụng nhân tại BIDV Sóc
Trăng....................................................................................................................56
3.1.2.1 Đối với công tác huy động vốn cá nhân.............................................56
3.1.2.2. Đối với hoạt động tín dụng ...............................................................57
3.1.2.2.1 Một số giải pháp chung..............................................................57
3.1.2.2.2 Giải pháp riêng cho từng nhóm đối tượng khách hàng.............61
3.1.3 Kết quả dự kiến của giải pháp..................................................................62
3.2 KIẾN NGHỊ.......................................................................................................63
3.2.1 Đối với Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước ...........................................63
3.2.1.1 Đơn giản hơn nữa thủ tục vay vốn....................................................63
3.2.1.2 Hỗ trợ và dành một phần tín dụng cho lĩnh vực phát triển nông
nghiệp, nông thôn...........................................................................................63
3.2.1.3 Ngân hàng Nhà nước tăng cường công tác quản lý ..........................64
3.2.1.4 Xem xét, chỉ đạo, rà soát, kiểm tra toàn diện về tổ chức và hoạt động
của các tổ chức tín dụng.................................................................................65
3.2.1.5 Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các ngân hàng thương mại chú trọng
nâng cao chất lượng dịch vụ rút tiền qua thẻ .................................................65
3.2.2 Đối với ngân hàng Hội sở..........................................................................66
KẾT LUẬN..............................................................................................................67
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................68
viii
DANH SÁCH CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
BIDV Ngân hàng Thương mại Cổ phần
Đầu tư và Phát triển Việt Nam
BIDV Sóc Trăng Ngân hàng Thương mại Cổ phần
Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh
Sóc Trăng
TCTD Tồ chức tín dụng
NHTM Ngân hàng thương mại
CBCNV Cán bộ Công nhân viên
QHKH Quan hệ khách hàng
TGTK Tiền gửi tiết kiệm
GTCG Giấy tờ có giá
TCKT Tổ chức kinh tế
CPI Chỉ số giá tiêu dùng
ix
DANH SÁCH CÁC BẢNG SỬ DỤNG
Bảng 1.1 Công thức dư nợ cuối kỳ
Bảng 1.2 Công thức dư nợ trên vốn huy động
Bảng 1.3 Công thức Dư nợ ngắn hạn trên tổng dư nợ
Bảng 1.4 Công thức Dư nợ trung hạn trên tổng dư nợ
Bảng 1.5 Công thức Dư nợ dài hạn trên tổng dư nợ
Bảng 1.6 Công thức Vòng quay vốn tín dụng
Bảng 1.7 Công thức Dư nợ bình quân
Bảng 1.8 Công thức Tỷ lệ nợ xấu
Bảng 1.9 Công thức Hệ số thu nợ
Bảng 2.1
Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Sóc Trăng giai
đoạn 2011 - 2013
Bảng 2.2
Kết cấu nguồn vốn của BIDV Sóc Trăng giai đoạn 2011
- 2013
Bảng 2.3
Tình hình sử dụng vốn của BIDV Sóc Trăng giai đoạn
2011 - 2013
Bảng 2.4
Doanh số cho vay tín dụng cá nhân của BIDV Sóc
Trăng giai đoạn 2011 - 2013
Bảng 2.5
Doanh số thu nợ tín dụng cá nhân của BIDV Sóc Trăng
giai đoạn 2011 - 2013
Bảng 2.6
Dư nợ tín dụng khách hàng cá nhân tại BIDV Sóc Trăng
giai đoạn 2011 - 2013
Bảng 2.7
Nợ xấu tín dụng khách hàng cá nhân tại BIDV Sóc
Trăng giai đoạn 2011 - 2013
Bảng 2.8
Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng cá
nhân của BIDV Sóc Trăng giai đoạn 2011 - 2013
x
DANH SÁCH SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1 Rủi ro tín dụng
Sơ đồ 2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Ngân
hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và
Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Sóc
Trăng
Sơ đồ 2.2 Mức tăng trưởng nguồn vốn của
BIDV Sóc Trăng (2011 – 2013)
Sơ đồ 2.3 Tỷ trọng dư nợ trong hạn và quá
hạn (2011- 2013)
Sơ đồ 2.4 Doanh số cho vay theo thời hạn
của BIDV Sóc Trăng (2011 - 2013)
Sơ đồ 2.5 Doanh số cho vay theo mục đích
sử dụng của BIDV Sóc Trăng (2011 -
2013)
Sơ đồ 2.6 Doanh số thu nợ khách hàng cá
nhân theo thời hạn của BIDV Sóc Trăng
(2011 – 2013)
1
LỜI MỞ ĐẦU
1.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Sự phát triển kinh tế không những đã khẳng định vị trí quan trọng của nó
trong sự phát triển của một đất nước ở quá khứ mà ở hiện tại và về tương lai, nền
kinh tế sẽ vẫn đóng vai trò chiến lược, nòng cốt cho sự phát triển của một đất nước.
Có nhiều thành phần đóng góp nên nền kinh tế năng động như hiện nay, và để cho
các thành phần đó hoạt động nhịp nhàng, tiện lợi thì không thể không nhắc tới trung
gian tài chính là các NHTM.
Các NHTM càng ngày càng khẳng định tầm quan trọng của mình khi thực
hiện 3 chức năng quan trọng là: trung gian tín dụng, trung gian tài chính, chức năng
tạo tiền. Ở đề tài này, em xin được phân tích sâu về chức năng trung gian tín dụng
của ngân hàng, cụ thể là tín dụng cá nhân.
Thêm nữa, Sóc Trăng, quê hương em là một vùng đất trù phú được tạo hóa
ban cho sự màu mỡ của đất, sự ưu ái về khí hậu, và phong cảnh thanh bình cùng
người dân lương thiện với ba dân tộc Kinh – Hoa – Khmer nơi đây, đã tạo nên một
Sóc Trăng rất đa dạng về các ngành nghề giao thoa của ba nền văn hóa. Đa dạng về
văn hóa dẫn đến nền kinh tế cũng hết sức đa dạng khi người dân đến với các NHTM
có những nhu cầu về tín dụng, cụ thể là tín dụng cá nhân cũng hết sức riêng biệt.
Vì những lý do trên, em xin chọn đề tài tốt nghiệp:
“Phân tích hoạt động tín dụng cá nhân tại BIDV Sóc Trăng giai đoạn từ
năm 2011 đến năm 2013”.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
 Mục tiêu chung
Phân tích thực trạng hoạt động tín dụng cá nhân tại BIDV Sóc Trăng giai
đoạn từ năm 2011 năm 2013 và đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt
động tín dụng cá nhân tại ngân hàng.
 Mục tiêu cụ thể
Mục tiêu 1: Đánh giá hoạt động tín dụng cá nhân tại BIDV Sóc Trăng giai
đoạn từ năm 2011 đến năm 2013.
Mục tiêu 2: Phân tích các chỉ số về hoạt động tín dụng cá nhân tại BIDV Sóc
Trăng giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2013.
2
Mục tiêu 3: Đề ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả tín dụng cá nhân tại
BIDV Sóc Trăng.
3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
 Không gian nghiên cứu
Đề tài được thực hiện tại BIDV Sóc Trăng.
 Thời gian nghiên cứu
Đề tài lấy số liệu trong thời gian thực tập từ ngày 24/02/2014 đến 24/04/2014
và tiếp tục nghiên cứu đến tháng 7/2014.
Số liệu được sử dụng trong đề tài là số liệu thứ cấp trong giai đoạn từ năm
2011 đến năm 2013.
 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề trong lĩnh vực tín dụng cá nhân tại
BIDV Sóc Trăng và xem xét các chỉ tiêu dùng để đánh giá hoạt động tín dụng này.
Từ đó đưa ra những giải pháp và kiến nghị phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt
động tín dụng cá nhân của ngân hàng.
 Phương pháp nghiên cứu
 Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu được sử dụng trong đề tài là số liệu thứ cấp được thu thập từ các báo
cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm 2011, 2012 và 2013 do BIDV Sóc
Trăng cung cấp.
Sử dụng các thông tin từ giáo trình, tạp chí kinh tế, các báo cáo khoa học và
các trang tin điện tử liên quan.
 Phương pháp phân tích số liệu
Các phương pháp đề tài sử dụng: phương pháp thống kê mô tả, phương pháp
so sánh, phương pháp tỷ trọng.
- Phương pháp thống kê mô tả: dựa trên số liệu thống kê thu nhập được để
mô tả thực trạng tình hình hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng.
- Phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối: là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh quy
mô, khối lượng của sự kiện; là kết quả của phép trừ giữa trị số và của kỳ phân tích
so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế.
∆Y = Y1 – Y0
Trong đó:
3
Y1: chỉ tiêu kinh tế ở kỳ phân tích
Y0: chỉ tiêu kinh tế kỳ gốc
∆Y: là phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế
Phương pháp này sử dụng để so sánh số liệu năm tính với số liệu năm trước
của các chỉ tiêu xem có biến động không và tìm nguyên nhân biến động của các chỉ
tiêu kinh tế, từ đó đưa ra biện pháp khắc phục.
- Phương pháp so sánh bằng số tương đối: là chỉ tiêu tổng hợp biểu hiện bằng
số lần (%), phản ánh tình hình sự kiện khi số tuyệt đối không thể phản ánh lên được.
Y =
Y1 – Y0
x 100 %
Y0
Trong đó:
Y1: chỉ tiêu kinh tế ở kỳ phân tích
Y0: chỉ tiêu kinh tế kỳ gốc
∆Y: biểu hiện tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế
Kỹ thuật so sánh này dùng để làm rõ tình hình biến động mức độ của các chỉ
tiêu kinh tế trong thời gian nào đó. So sánh tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu giữa các
năm và so sánh tốc độ tăng trưởng giữa các chỉ tiêu. Từ đó tìm ra nguyên nhân và
biện pháp khắc phục.
- Phương pháp tỷ trọng
%X =
X
x 100%
Y
Trong đó:
%X: là tỷ trọng của chỉ tiêu X so với chỉ tiêu Y.
X, Y: là các chỉ tiêu kinh tế có liên quan
Phương pháp này dùng để tính toán cơ cấu của các khoản mục so với tổng
thể qua các kỳ hoạt động kinh doanh khác.
4. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI
CHƯƠNG 1: Cơ sở lý luận
CHƯƠNG 2 :Tổng quan về BIDV Sóc Trăng
CHƯƠNG 3 : Phân tích thực trạng hoạt động tín dụng cá nhân tại BIDV Sóc Trăng
4
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÍN DỤNG
1.1.1 Khái niệm tín dụng
Tín dụng ngân hàng là quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ ngân
hàng cho khách hàng trong một thời gian xác định với một khoản chi phí nhất định.
Tín dụng ngân hàng chứa đựng 3 nội dung:
- Có sự chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ người sở hữu sang cho người sử
dụng.
- Sự chuyển nhượng này có thời hạn.
- Sự chuyển nhượng này có kèm theo chi phí.
1.1.2 Nguyên tắc tín dụng
Theo Châu Văn Thưởng – Phùng Hữu Hạnh (2013). Tín dụng ngân hàng.
Các nghiệp vụ cơ bản ngân hàng thương mại Việt Nam. Nhà xuất bản tài chính.
Tp.HCM, 60-61 tín dụng ngân hàng có 2 nguyên tắc:
- Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.
- Hoàn trả nợ gốc và lãi vốn vay đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng
tín dụng.
1.1.3 Bảo đảm tín dụng
Theo Châu Văn Thưởng – Phùng Hữu Hạnh (2013). Tín dụng ngân hàng.
Các nghiệp vụ cơ bản ngân hàng thương mại Việt Nam. Nhà xuất bản tài chính.
Tp.HCM, 79-86.
Bảo đảm tín dụng là việc mà khách hàng sử dụng tài sản thuộc sở hữu hợp
pháp của mình (hoặc của một người thứ 3) để làm cơ sở bảo đảm cho dư nợ tín
dụng tại ngân hàng trong một khoảng thời gian nhất định. Nếu đến hạn, khách hàng
không hoàn thành nghĩa vụ hoàn trả nợ gốc và lãi, thì ngân hàng có quyền phát mãi
tài sản bảo đảm của khách hàng để thu hồi nợ. Các hình thức bảo đảm tín dụng:
a) Bảo đảm tín dụng bằng tài sản thế chấp: thế chấp tài sản là việc một bên
(bên thế chấp) dùng tài sản là bất động sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực
hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên kia.
5
b) Cầm cố tài sản: cầm cố tài sản là việc một bên (bên cầm cố) dùng tài sản là
động sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (bên nhận cầm cố) để bảo đảm
thực hiện nghĩa vụ dân sự.
c) Bảo đảm tín dụng bằng hình thức bảo lãnh: Là một hợp đồng, qua đó bên
thứ ba – người bảo lãnh, cam kết với ngân hàng rằng sẽ thực hiện nghĩa vụ trả nợ
thay cho người đi vay trong trường hợp người đi vay không có khả năng trả nợ cho
ngân hàng. Gồm 2 loại: bảo lãnh bằng tài sản và bảo lãnh bằng tín chấp.
d) Bảo đảm tài sản hình thành từ vốn vay: Bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình
thành từ vốn vay là việc khách hàng vay sử dụng tài sản hình thành từ vốn vay để
đảm bảo thực hiện nhiệm vụ trả nợ cho chính khoản vay đó đối với ngân hàng.
1.1.4 Các hình thức cho vay
Theo Châu Văn Thưởng – Phùng Hữu Hạnh (2013). Nghiệp vụ cho vay. Các
nghiệp vụ cơ bản ngân hàng thương mại Việt Nam. Nhà xuất bản tài chính.
Tp.HCM, 92-95
a) Căn cứ vào thời hạn cho vay:
 Cho vay ngắn hạn: Khoản cho vay có thời hạn từ 12 tháng trở xuống.
Nhằm bù đắp sự thiếu hụt vốn của doanh nghiệp hay nhu cầu chi tiêu ngắn hạn cá
nhân.
 Cho vay trung và dài hạn: Khoản cho vay có thời hạn trên 12 tháng.
Nhằm đáp ứng nhu cầu trang bị , đầu tư tài sản cố định, mở rộng sản xuất, thực hiện
dự án đầu tư.
b) Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn
 Cho vay sản xuất kinh doanh: bổ sung nhu cầu đầu tư tài sản cố định,
mở rộng sản xuất, bổ sung vốn thiếu hụt.
 Cho vay sinh hoạt tiêu dùng: dùng để chi tiêu cá nhân như mua nhà,
phương tiện đi lại.
c) Căn cứ vào khách hàng vay
 Khách hàng là doanh nghiệp
 Khách hàng là cá nhân
d) Căn cứ vào phương thức cho vay
6
 Cho vay từng lần: mỗi lần vay vốn khách hàng và tổ chức tín dụng thực
hiện thủ tục vay vốn cần thiết và ký kết hợp đồng tín dụng.
 Cho vay theo hạn mức tín dụng: tổ chức tín dụng và khách hàng xác định
và thỏa thuận một hạn mức tín dụng duy trì trong một khoảng thời gian nhất định.
 Cho vay theo dự án đầu tư: tổ chức tín dụng cho khách hàng vay vốn để
thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các dự án đầu
tư phục vụ đời sống.
 Cho vay trả góp: khi vay vốn, tổ chức tín dụng và khách hàng xác định và
thỏa thuận số lãi vốn vay phải trả cộng với số nợ gốc đưa chia ra để trả nợ theo
nhiều kỳ hạn trong thời hạn cho vay.
 Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng: tổ chức
tín dụng chấp thuận cho khách hàng được sử dụng số vốn vay trong phạm vi hạn
mức tín dụng để thanh toán tiền mua hàng hóa, dịch vụ và rút tiền mặt tại máy rút
tiền tự động hoặc điểm ứng tiền mặt là đại lý của tổ chức tín dụng. Khi cho vay phát
hàng và sử dụng thẻ tín dụng, tổ chức tín dụng và khách hàng phải tuân theo các
quy định của Chính phủ và NHNN Việt Nam về phát hành và sử dụng thẻ tín dụng.
 Cho vay theo hạn mức thấu chi: là việc cho vay mà tổ chức tín dụng thỏa
thuận bằng văn bản chấp thuận cho khách hàng chi vượt số tiền có trên tài khoản
thanh toán của khách hàng phù hợp với các quy định của Chính phủ và NHNN Việt
Nam về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.
 Các phương thức cho vay khác: pháp luật không cấm, phù hợp với quy
định tại quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN và điều kiện hoạt động kinh doanh của tổ
chức tín dụng, đặc điểm của khách hàng vay.
1.1.5 Rủi ro tín dụng
Rủi ro tín dụng là sự xuất hiện những biến cố không bình thường trong quan
hệ tín dụng, từ đó tác động xấu đến hoạt động của ngân hàng và có thể làm cho
ngân hàng lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán cho ngân hàng.
Rủi ro tín dụng được phân chia thành các loại:
7
Sơ đồ 1: Rủi ro tín dụng
a) Rủi ro giao dịch:
 Rủi ro lựa chọn: là rủi ro liên quan đến thẩm định và phân tích tín dụng
 Rủi ro đảm bảo: xuất phát từ các tiêu chuẩn đảm bảo như các điều khoản
trong hợp đồng cho vay, các loại tài sảm đảm bảo và mức an toàn của nó.
 Rủi ro nghiệp vụ: lả rủi ro liên quan đến quản trị hoạt động cho vay như
xây dựng và thực hiện chính sách tín dụng để định hướng cho việc thực hiện cho
vay và kiểm soát danh mục cho vay, tái xét và giám xét danh mục cho vay bao gồm
cả việc sử dụng hệ thống xếp hạng rủi ro và kỹ thuật xử lý các khaorn cho vay có
vấn đề.
b) Rủi ro danh mục:
 Rủi ro nội tại: xuất phát từ các yếu tố riêng biệt của mỗi chủ thể đi vay
hoặc ngành kinh tế.
 Rủi ro tập trung: là mức dư nợ cho vay được dồn một số khách hàng, một
số ngành kinh tế hoặc một số loại cho vay hoặc một khu vực địa lý
 Theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ban hành vào ngày 22 tháng 4 năm
2005 và Quyết định sửa đổi bổ sung số 18/2007/QĐ-NHNN ban hành vào ngày 25
tháng 4 năm 2007, việc phân loại nợ và nợ xấu được xác định như sau:
Biểu hiện của rủi ro tín dụng chính là nợ xấu ngày càng cao. Nợ xấu là các
nhóm nợ thuộc nhóm 3, 4 và 5.
- Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn)
RỦI RO DANH MỤCRỦI RO GIAO DỊCH
RỦI RO
TÍN DỤNG
RỦI RO
LỰA CHỌN
RỦI RO
ĐẢM BẢO
RỦI RO
NGHIỆP VỤ
RỦI RO
NỘI TẠI
RỦI RO
TẬP TRUNG
8
+ Nợ trong hạn và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và
lãi đúng hạn.
+ Nợ quá hạn dưới 10 ngày và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ nợ
gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi còn lại đúng hạn.
- Nhóm 2 (Nợ đủ tiêu chuẩn)
+ Nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày.
+ Nợ điều chỉnh kì hạn trả nợ lần đầu.
- Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn)
+ Nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày.
+ Nợ gia hạn lần đầu.
+ Nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy
đủ theo hợp đồng tín dụng.
- Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ)
+ Nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày.
+ Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả
nợ được cơ cấu lại lần đầu.
+ Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai.
- Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn)
+ Nợ quá hạn trên 360 ngày.
+ Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời
hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu.
+ Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được
cơ cấu lại lần thứ hai.
+ Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc
đã quá hạn.
1.2 KHÁI QUÁT TÍN DỤNG CÁ NHÂN
1.2.1. Đặc điểm tâm lý giao dịch khách hàng cá nhân
- Mang nặng tâm lý ngại rủi ro khi giao dịch tiền bạc với ngân hàng.
- Ngại phiền phức thủ tục khi giao dịch với ngân hàng.
- Ngại giao dịch với ngân hàng sẽ lộ thông tin về thu nhập đối với người có
thu nhập cao.
9
- Mặc cảm không dám giao dịch với ngân hàng đối với người có thu nhập
không cao.
1.2.2 Các sản phẩm tín dụng dành cho khách hàng cá nhân
- Cho vay sinh hoạt tiêu dùng: sản phẩm này được thiết kế và cung cấp nhằm
đáp ứng nhu cầu chi tiêu gia đình như mua sắm vật dụng gia đình, mua xe, cưới hỏi,
du lịch, chữa bệnh,...
- Cho vay hỗ trợ tiêu dùng: sản phẩm được thiết kế và cung cấp cho khách
hàng có thu nhập ổn định hàng tháng. Số tiền này nhằm hỗ trợ thêm cho tiêu dùng
trong khi chờ đợi thu nhập đến kỳ.
- Cho vay xây dựng, sửa chữa nhà: sản phẩm này được thiết kế và cung cấp
nhằm hỗ trợ nhu cầu xây dựng, sửa chữa, trang trí nội thất nhà ở của khách hàng.
- Cho vay mua nhà, nền nhà, hoán đổi nhà: sản phẩm này được thiết kế và
cung cấp cho khách hàng có nhu cầu về nhà, đất, và cần sự hỗ trợ tài chính. Tài sản
thế chấp trong trường hợp này chính là căn nhà hoặc nền nhà khách hàng mua.
- Cho vay sản xuất kinh doanh: sản phẩm này được thiết kế và cung cấp cho
khách hàng có nhu cầu bổ sung vốn lưu động, mở rộng quy mô sản xuất kinh
doanh,... Cho vay sản xuất kinh doanh mục đích có thể là để bổ sung vốn lưu động
thiếu hụt trong quá trình sản xuất kinh doanh, để thanh toán tiền mua máy móc thiết
bị, phương tiện vận chuyển, nâng cấp hoặc mở rộng cơ sở sản xuất kinh doanh.
- Cho vay mua xe cơ giới: sản phẩm này được thiết kế và cung cấp cho khách
hàng có nhu cầu sở hữu một xe hơi hay xe tải nhưng tích lũy chưa đủ.
- Cho vay hỗ trợ du học: sản phẩm này được thiết kế và cung cấp cho khách
hàng có nhu cầu hỗ trợ tài chính cho con em mình đi du học. Số tiền cho vay theo
nhu cầu và trên giá trị tài sản thế chấp do Ngân hàng định giá.
1.3. Các chỉ số phân tích hoạt động tín dụng cá nhân
1.3.1 Doanh số cho vay
Doanh số cho vay là chỉ tiêu đánh giá một cách khái quát có hệ thống đối với
những khoản vay của ngân hàng. Khi xác định doanh số cho vay, chưa có sự đánh
giá cụ thể về chất lượng các khoản vay trong một thời kỳ nhất định (trong ngày,
tháng, quý, năm) nhưng là chỉ tiêu cho biết khả năng luân chuyển sử dụng vốn của
ngân hàng, quy mô đầu tư và cấp vốn tín dụng của ngân hàng đó đối với nền kinh tế
trong một thời kỳ.
10
1.3.2 Doanh số thu nợ
Doanh số thu nợ là chỉ tiêu phản ánh khả năng thu hồi nợ của những khoản
cho vay khi đến thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.
1.3.3 Dư nợ
Dư nợ tín dụng thể hiện mối quan hệ tín dụng giữa ngân hàng với khách
hàng, là chỉ tiêu phản ánh phần vốn đầu tư hiện đang còn lại tại một thời điểm của
ngân hàng mà ngân hàng đã cho vay chưa thu về. Đồng thời phản ánh mối quan hệ
giữa doanh số cho vay với khả năng đáp ứng của nguồn vốn của các ngân hàng
thương mại đối với những nhu cầu sử dụng vốn trong nền kinh tế như sau:
Dư nợ cuối kỳ = Dư nợ đầu kỳ + Doanh số cho vay – Doanh số thu nợ
(1.1)
1.3.4 Nợ xấu
Nợ xấu ngày càng cao chính là biểu hiện của rủi ro tín dụng. Nợ xấu thuộc
các nhóm 3, 4 và 5.
1.4 Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng cá nhân
1.4.1 Dư nợ trên nguồn vốn huy động
Chỉ tiêu này cho biết có bao nhiêu đồng vốn huy động được sử dụng để cho
vay đối với nền kinh tế. Dư nợ trên vốn huy động còn gián tiếp phản ánh khả năng
huy động vốn của ngân hàng.Chỉ tiêu này lớn chứng tỏ vốn huy động tham gia vào
dư nợ ít, khả năng huy động vốn của ngân hàng chưa được tốt.
Dư nợ trên vốn huy động =
Dư nợ
x 100% (1.2)
Vốn huy động
1.4.2 Dư nợ theo thời hạn trên tổng dư nợ
Chỉ số này dùng để xác định cơ cấu tín dụng theo thời hạn. Chỉ số này giúp
nhà phân tích đánh giá được cơ cấu đầu tư như vậy có hợp lý hay chưa và có giải
pháp điều chỉnh kịp thời.
Dư nợ ngắn hạn trên tổng dư nợ =
Dư nợ ngắn hạn
x 100%
(
(1.3)Tổng dư nợ
11
Dư nợ trung hạn trên tổng dư nợ =
Dư nợ trung hạn
x 100%
(
(1.4)Tổng dư nợ
Dư nợ dài hạn trên tổng dư nợ =
Dư nợ dài hạn
x 100%
(
(1.5)Tổng dư nợ
1.4.3 Vòng quay vốn tín dụng
Vòng quay vốn tín dụng dùng để đo lường tốc độ luân chuyển vốn của tín
dụng ngân hàng, nó cho thấy thời gian thu hồi nợ nhanh hay chậm. Nếu vòng quay
vốn tín dụng nhanh, tức việc đưa vốn vào sản xuất, kinh doanh của ngân hàng đạt
hiệu quả cao.
Vòng quay vốn tín dụng =
Doanh số thu nợ (
(1.6)Dư nợ bình quân
Dư nợ bình quân =
Dư nợ đầu kỳ + Dư nợ cuối kỳ (
(1.7)2
1.4.4 Tỷ lệ nợ xấu
Chỉ số này đo lường chất lượng nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng. Những
ngân hàng có chỉ số này thấp cũng có nghĩa là chất lượng tín dụng của ngân hàng
này cao.
Tỷ lệ nợ xấu =
Nợ xấu
x 100%
(
(1.8)Tổng dư nợ
1.4.5 Hệ số thu nợ
Hệ số thu nợ cao cho thấy công tác thu nợ đang tiến triển tốt, rủi ro tín dụng
thấp. Chỉ tiêu này còn biểu hiện khả năng thu hồi nợ của ngân hàng từ việc cho
khách hàng vay.
Hệ số thu nợ =
Doanh số thu nợ
x 100%
(
(1.9)Doanh số cho vay
12
Tóm tắt chương 1 : Chương 1 đã nêu ra một số khái niệm về tín dụng nói chung và
tín dụng cá nhân nói riêng, làm cơ sở để đánh giá, phân tích tình hình tín dụng cá
nhân tại BIDV Sóc Trăng giai đoạn 2011 – 2013.
13
CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ
VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH SÓC TRĂNG
2.1. TỔNG QUAN VỀ BIDV SÓC TRĂNG
2.1.1 Tổng quan về BIDV Việt Nam
Tên đầy đủ : Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt
Nam.
Tên giao dịch quốc tế: Joint Stock Commercial Bank for Investment and
Development of Vietnam.
Tên gọi tắt : BIDV.
Địa chỉ : Tháp BIDV, 35 Hàng Vôi, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Điện thoại : 04.2220.5544.
Fax : 04. 2220.0399.
Email : Info@bidv.com.vn
Website : www.bidv.com.vn
- Được thành lập ngày 26/4/1957 với tên gọi là Ngân hàng Kiến thiết Việt
Nam.
- Ngày 24/ 6/ 1981 chuyển thành Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam.
- Ngày 14/ 11/ 1990 chuyển thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
- Ngày 27/ 4/ 2012 chính thức trở thành Ngân hàng Thương mại Cổ phần
Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
Nhiệm vụ : Kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực về tài chính, tiền tệ, tín dụng,
dịch vụ Ngân hàng và phi Ngân hàng phù hợp với quy định của pháp luật, không
ngừng nâng cao lợi nhuận cũng như thương hiệu của Ngân hàng; góp phần thực
hiện chính sách tiền tệ quốc gia, phục vụ phát triển kinh tế đất nước.
Phương châm hoạt động : Lợi ích khách hàng là mục tiêu hoạt động của
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam; Chia sẻ cơ hội –
Hợp tác thành công.
Mục tiêu hoạt động : Trở thành Ngân hàng chất lượng – uy tín hàng đầu Việt
Nam.
14
Chính sách kinh doanh : Chất lượng – tăng trưởng bền vững – hiệu quả an
toàn.
Khách hàng : Là cá nhân, doanh nghiệp, các tổ chức tín dụng, công ty tài
chính…
Đối tác : Có quan hệ hợp tác kinh doanh với hơn 800 Ngân hàng trên thế
giới; Là thành viên của Hệp hội Ngân hàng Châu Á, Hiệp hội Ngân hàng ASEAN,
Hiệp hội các định chế tài chính phát triển Châu Á – Thái Bình Dương (ADFIAP),
Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam.
Lĩnh vực hoạt động kinh doanh :
- Ngân hàng : là một Ngân hàng có kinh nghiệm hàng đầu cung cấp đầy đủ
các sản phẩm, dịch vụ Ngân hàng hiện đại và tiện ích.
- Bảo hiểm : cung cấp các sản phẩm Bảo hiểm phi nhân thọ được thiết kế
phù hợp trong tổng thể các sản phẩm trọn gói của Ngân hàng Thương mại Cổ phần
Đầu tư và Phát triển Việt Nam tới khách hàng.
- Chứng khoán : cung cấp đa dạng các dịch vụ môi giới, đầu tư và tư vấn đầu
tư cùng khả năng phát triển nhanh chóng hệ thống các đại lý nhận lệnh trên toàn
quốc.
- Đầu tư tài chính : góp vốn thành lập doanh nghiệp để đầu tư các dự án,
trong đó nổi bật là vai trò chủ trì điều phối các dự án trọng điểm của đất nước như :
Công ty Cổ phần cho thuê Hàng không (VALC), Công ty phát triển đường cao tốc
(BEDC), Đầu tư sân bay Quốc tế Long Thành…
Nhân lực :
- Hơn 16.000 cán bộ, nhân viên là các chuyên gia tư vấn tài chính được đào
tạo bài bản, có kinh nghiệm được tích luỹ và chuyển giao trong hơn nửa thế kỷ,
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam luôn đem đến cho
khách hàng lợi ích và sự tin cậy.
Mạng lưới :
- Mạng lưới Ngân hàng : Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát
triển Việt Nam có 118 chi nhánh và trên 500 điểm mạng lưới, hàng nghìn ATM/
POS tại 63 tỉnh/ thành phố trên toàn quốc.
15
- Mạng lưới phi Ngân hàng : Gồm các Công ty Chứng khoán Đầu tư (BSC),
Công ty Cho thuê tài chính, Công ty Bảo hiểm Đầu tư (BIC) với 20 chi nhánh trong
cả nước…
- Hiện diện thương mại tại nước ngoài : Lào, Campuchia, Myanmar, Nga,
Séc...
- Các liên doanh với nước ngoài : Ngân hàng Liên doanh VID - Public (đối
tác Malaysia), Ngân hàng Liên doanh Lào - Việt (với đối tác Lào), Ngân hàng Liên
doanh Việt Nga - VRB (với đối tác Nga), Công ty Liên doanh Tháp BIDV (đối tác
Singapore), Liên doanh quản lý đầu tư BIDV - Việt Nam Partners (đối tác Mỹ)…
2.1.2 Tổng quan về BIDV Sóc Trăng
2.1.2.1 Quá trình hình thành phát triển
Chi nhánh Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển chi nhánh
Sóc Trăng tiền thân là Ngân hàng Kiến thiết Hậu Giang được thành lập năm 1977,
theo Quyết định số 32/CP của Chính phủ. Lúc bấy giờ Ngân hàng Kiến thiết Hậu
Giang có nhiệm vụ chủ yếu là cấp phát vốn đầu tư cơ bản được bố trí theo kế hoạch
của Nhà nước.
Ngày 14/11/1990 Hội đồng Bộ trưởng ra quyết định số 401/HĐBT thành lập
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Hậu Giang. Hoạt động của ngân hàng đã
chuyển từ cơ chế bao cấp sang cơ chế hạch toán kinh doanh Xã hội Chủ nghĩa.
Đầu năm 1992, tỉnh Hậu Giang được tách thành 2 tỉnh Cần Thơ và Sóc
Trăng. Cùng với việc hình thành tỉnh Sóc Trăng, Ngân hàng Thương mại Cổ phần
Đầu tư và Phát triển chi nhánh Sóc Trăng cũng được thành lập vào ngày 01/4/1992
và chính thức đi vào hoạt động theo tinh thần của Nghị quyết 29/QT-NH ngày
29/01/1992 của Thống đốc NHNN.
- Tên gọi: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam –
chi nhánh Sóc Trăng.
- Địa chỉ: 05 Trần Hưng Đạo, thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng.
- Điện thoại: 079 3 822239 – 3 822795
- Fax: 079 3 822531
- Email: bidv_soctrang@hcm.vnn.vn
2.1.2.2 Cơ cấu tổ chức của BIDV Sóc Trăng
16
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của BIDV Sóc Trăng
Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban
2.1.2.2.1 Chi nhánh gồm có 1 Giám Đốc và 2 Phó Giám Đốc
- Giám Đốc :
+ Trực tiếp điều hành mọi hoạt động của đơn vị theo chức năng, nhiệm vụ và
phạm vi hoạt động của đơn vị.
+ Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận và nhận thông tin phản hồi từ
các Phòng, Ban.
+ Có quyền quyết định tổ chức, bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật
hay nâng lương cán bộ công nhân viên trong đơn vị theo quy định của Ngân hàng
Thương mại Cổ phần Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam, ngoại trừ trưởng phòng kế
toán do Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam trực tiếp
bổ nhiệm.
- Phó Giám Đốc :
Chia làm 2 bộ phận : Phó Giám Đốc chuyên về kế toán và Phó Giám Đốc
chuyên về tín dụng làm nhiệm vụ hỗ trợ Giám Đốc trong việc tổ chức điều hành
mọi hoạt động chung của toàn chi nhánh, các nhiệm vụ cụ thể trong việc tổ chức
hành chính, thẩm định, công tác nguồn vốn, công tác tín dụng.
GIÁM ĐỐC
Phó Giám đốc phụ trách tác nghiệpPhó Giám đốc phụ trách QHKH
Phòng
QHKH
Phòng
Dịch vụ
Phòng QL
và
Phòng
QHKH
Phòng
QTTD
Phòng
KHTH và
Tổ điện
Phòng GD
TP. Sóc
Trăng
Phòng
Quản lý
rủi ro
Phòng Tổ
chức hành
chính
Phòng
Tài
chính kế
17
2.1.2.2.2 Phòng quan hệ khách hàng cá nhân và Doanh nghiệp:
- Công tác tiếp thị và phát triển quan hệ khách hàng : tham mưu đề xuất
chính sách, kế hoạch phát triển quan hệ khách hàng, xác định thị trường mục tiêu,
khách hàng mục tiêu, tìm hiểu nhu cầu khách hàng, tư vấn khách hàng lựa chọn sử
dụng những sản phẩm tín dụng, dịch vụ của Ngân hàng; Phổ biến, hướng dẫn và
giải đáp thắc mắc cho khách hàng về quy định, quy trình tín dụng, dịch vụ Ngân
hàng; Thu nhập, cập nhật hồ sơ, thông tin khách hàng.
- Công tác tín dụng : Trực tiếp thực hiện nghiệp vụ tín dụng theo phạm vi
được phân công theo đúng quy định và quy trình tín dụng. Theo dõi, quản lý tình
hình hoạt động của khách hàng, kiểm tra giám sát quá trình sử dụng vốn vay, tài sản
đảm bảo nợ vay. Đôn đốc khách hàng trả nợ gốc và lãi, xử lý khi khách hàng không
đáp ứng được các điều kiện tín dụng. Quản lý hồ sơ tín dụng theo quy định; Tổng
hợp, phân tích quản lý thông tin tín dụng.
2.1.2.2.3 Phòng qản lý rủi ro :
- Quản lý, giám sát, phân tích, đánh giá rủi ro tìm ẩn đối với danh mục tín
dụng cùa Chi nhánh.
- Thực hiện việc quản lý nợ xấu : Đề xuất các phương án xử lý trực tiếp và
gián tiếp các khoản nợ xấu; Xem xét, trình lãnh đạo về việc giảm lãi, miễn lãi; Quản
lý, lưu trữ hồ sơ các khoản nợ xấu đã được xử lý.
- Thực hiện công tác quản lý rủi ro tín dụng, rủi ro tác nghiệp, công tác kiểm
tra nội bộ, phòng chống rửa tiền, quản lý hệ thống chất lượng ISO.
2.1.2.2.4 Phòng quản trị tín dụng :
- Trực tiếp thực hiện tác nghiệp và quản lý cho vay, bảo lãnh đối với khách
hàng. Kiểm tra, rà soát bảo đảm tín đầy đủ, chính xác của hồ sơ tín dụng.
- Quản lý kế hoạch giải ngân, theo dõi thu nợ và thông báo các khoản nợ đến
hạng chuyển giao cho phòng quan hệ khách hàng xử lý. Giám sát khách hàng thực
hiện đúng các bản hợp đồng tín dụng, bảo lãnh và đảm bảo nợ vay, theo dõi diễn
biến các khoản tín dụng.
2.1.2.2.5 Phòng Giao dịch khách hàng :
Trực tiếp bán sản phẩm, dịch vụ tại quầy, giao dịch với khách hàng, quản lý
tài khoản, mở tài khoản tiền gửi, xử lý giao dịch tài khoản theo yêu cầu của khách
hàng, nhận tiền gửi, rút tiền, thanh toán, chuyển tiền trong nước và quốc tế, thu đổi
18
mua bán ngoại tệ; giải ngân vốn, trực tiếp thực hiện các giao dịch về thẻ; chi trả
kiều hối đoái của khách hàng theo hạn mục giao dịch; tiếp nhận ý kiến phản hồi của
khách hàng về sản phẩm, dịch vụ, thủ tục, phong cách giao dịch…để phản ánh với
lãnh đạo.
2.1.2.2.6 Phòng quản lý và dịch vụ ngân quỹ :
- Trực tiếp thực hiện nghiệp vụ về quản lý kho và xuất nhập quỹ : Quản 11
kho tiển và quỹ nghiệp vụ (tiền mặt, hồ sơ, tài sản thế chấp, cầm đồ, chứng từ có
giá…) của Ngân hàng và khách hàng.
- Trực tiếp thực hiện các giao dịch thu chi tiền mặt phục vụ khách hàng theo
quy định.
- Chịu trách nhiệm hoàn toàn về đảm bảo an toàn kho quỹ và an ninh tiền tệ,
bảo đảm an toàn tài sản của chi nhánh và của khách hàng.
2.1.2.2.7 Phòng tổ chức hành chính :
Hướng dẫn cán bộ thực hiện các chế độ chính sách pháp luật về trách nhiệm
và quyền lợi của người sử dụng lao động và người lao động. Phối hợp xây dựng kế
hoạch phát triển mạng lưới. Thành lập, giải thể các đơn vị trực thuộc chi nhánh, lập
kế hoạch và tuyển dụng nhân sự. Quản lý, thực hiện các chế độ lương, bảo đảm
ngày công lao động, nội quy cơ quan. Thực hiện công tác hậu cần, bảo vệ an toàn
cho người lao động.
2.1.2.2.8 Phòng tài chính kế toán :
- Thực hiện chế độ báo cáo kế toán , công tác quyết toán của chi nhánh, trực
tiếp xử lý hoạch toán kế toán các nghiệp vụ phát sinh tại phân hệ kế toán tổng hợp.
- Thực hiện công tác hậu kiểm đối với hoạt động tài chính kế toán của toàn
chi nhánh, thực hiện công tác hậu kiểm chứng từ giao dịch, từ các phòng dịch vụ
khách hàng, phòng giao dịch sau một ngày giao dịch.
- Quản lý, lưu trữ toàn bộ chứng từ kế toán phát sinh tại chi nhánh.
- Theo dõi, quản lý tài sản, vốn và các quỹ của chi nhánh, thực hiện nghĩa vụ
với ngân sách.
- Định kỳ phân tích, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch tài chính và hoạt
động kinh doanh của toàn chi nhánh để phục vụ quản trị điều hành.
19
2.1.2.2.9 Phòng kế hoạch tổng hợp và Tổ điện toán :
Phòng kế hoạch tổng hợp và Tổ điện toán sinh hoạt hành chính chung trong
một phòng nhưng về chuyên môn cả hai bộ phận điều trực thuộc Ban Giám Đốc.
- Phòng kế hoạch tổng hợp :
+ Thu thập thông tin, tổng hợp, phân tích, đánh giá về tình hình kinh tế,
chính trị xã hội của địa phương, về đối tác, đối thủ cạnh tranh của chi nhánh.
+ Trực tiếp thực hiện nghiệp vụ kinh doanh tiền tệ với khách hàng. Chịu
trách nhiệm quản lý an toàn trong hoạt động kinh doanh, đảm bảo khả năng thanh
toán, trạng thái ngoại hối của chi nhánh.
- Tổ điện toán :
+ Tổ chức vận hành hệ thống công nghệ thông tin phục vụ hoạt động kinh
doanh, bảo đảm liên tục, thông suốt. Thực hiện bảo trì, xử lý sự cố máy móc, thiết
bị.
+ Thực hiện quản trị mạng, quản trị hệ thống chương trình ứng dụng, quản trị
an toàn thông tin, quản lý kho dữ liệu thuộc phạm vi của chi nhánh.
+ Hướng dẫn, đào tạo, hỗ trợ, kiểm tra các phòng, các đơn vị trực thuộc chi
nhánh, các cán bộ trực tiếp sử dụng để vận hành thành thạo, đúng thẩm quyền, chấp
hành quy định và quy trình của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát
triển trong lĩnh vực công nghệ thông tin.
2.1.2.2.10 Phòng giao dịch Sóc Trăng :
Trực thuộc chi nhánh, thực hiện huy động vốn và cho vay theo ủy quyền
mức phán quyết của Giám Đốc chi nhánh. Trực tiếp giao dịch với khách hàng, tiếp
thị và cung cấp các sản phẩm, dịch vụ của Ngân hàng.
2.1.2.3 Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Sóc Trăng giai đoạn
2011 đến năm 2013
20
Bảng 2.1.Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Sóc Trăng giai đoạn 2011 – 2013
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 2012 – 2011 2013 – 2012
Mức % Mức % Mức % Mức % Mức %
1. Thu nhập 230.214 100,00 357.742 100,00 395.249 100,00 127.528 55,40 37.507 10,48
a. Thu nhập từ lãi 128.845 55,97 160.668 44,91 184.757 46,74 31.823 24,70 24.089 14,99
b. Thu nhập ngoài lãi 101.369 44,03 197.074 55,09 210.492 53,26 95.706 94,41 13.418 6,81
- Thu nhập từ hoạt động kinh doanh 1.633 0,71 5.283 1,48 11.352 2,87 3.650 223,56 6.069 114,87
- Thu phí dịch vụ 5.100 2,22 5.259 1,47 5.617 1,42 159 3,13 358 6,81
- Thu nhập nội bộ hệ thống BIDV 94.746 41,04 179.298 50,12 193.462 48,95 84.822 89,78 14.164 7,90
- Thu hoàn nhập dự phòng 0 0,00 743 0,21 0 0,00 743 743,00 -743 -100,00
- Thu nhập khác, bất thường 160 0,07 6.491 1,81 61 0,02 6.331 3.953,90 -6.430 -99,06
2. Chi phí 203.031 100,00 325.477 100,00 365.904 100,00 122.446 60,31 40.427 12,42
a. Chi phí lãi 71.283 35,11 107.626 33,07 124.116 33,92 36.343 50,98 16.490 15,32
b. Chi phí ngoài lãi 131.748 64,89 217.851 66,93 241.788 66,08 86.103 65,35 23.936 10,99
- Chi phí hoạt động kinh doanh 3.004 1,48 7.517 2,31 22.922 6,26 4.513 150,23 15.405 204,94
- Chi phí dịch vụ 199 0,10 1.114 0,34 199 0,05 915 460,50 -915 -82,17
- Chi phí quản lý 12.315 6,07 19.194 5,90 27.955 7,64 6.879 55,86 8.761 45,64
- Chi phí dự phòng 10.188 5,02 2.333 0,72 5.459 1,49 -7,855 -77,10 3.126 134,00
- Chi phí nội bộ hệ thống BIDV 106.027 52,22 187.641 57,65 184.344 50,38 81.614 76,98 -3.297 -1,76
- Chi phí khác 15 0,01 53 0,02 909 0,45 37 240,26 856 1.629,79
3. Lợi nhuận trước thuế 27.183 100,00 32.265 100,00 29.345 100,00 5.082 18,70 -2.920 -9,05
21
2.1.2.3.1 Thu nhập
Nhìn chung, thu nhập của BIDV Sóc Trăng đều tăng qua các năm. Cụ thể, thu
nhập năm 2012 tăng 55,40% so với năm 2011, năm 2013 tăng 10,48% so với năm
2012. Tổng thu nhập tăng là do thu nhập từ lãi và các khoản thu ngoài lãi cùng tăng.
Đối với thu nhập từ lãi, nhờ vào việc Ngân hàng Nhà nước điều hành chính
sách tiền tệ, tỷ giá theo hướng nới lỏng, thận trọng, hỗ trợ thanh khoản tạo điều kiện
cho các tổ chức tín dụng mở rộng tín dụng hiệu quả, góp phần chống suy giảm kinh tế
vì vậy thu nhập từ hoạt động tín dụng của ngân hàng trong giai đoạn này có sự gia tăng
đáng kể. Năm 2012, nguồn thu từ lãi tăng thêm 24,70% so với năm 2011, đạt mức
160.668 triệu đồng. Đến năm 2013, tốc độ tăng là 14,99% nhỏ hơn so với mức 24,70%
năm 2012, nguyên nhân là do quy mô tín dụng tiếp tục được mở rộng tuy nhiên tác
động từ chính sách ổn định lãi suất, giảm lãi suất huy động nhằm góp phần giảm mặt
bằng lãi suất cho vay giúp cho trần lãi suất giảm xuống làm chậm lại tốc độ tăng
trưởng của thu nhập từ lãi.
Thu nhập ngoài lãi cũng có sự tăng trưởng liên tục qua các năm qua. Từ mức
101.369 triệu đồng năm 2011 tăng thêm tới 95.706 triệu đồng năm 2012, tăng 94,41%.
Đến năm 2013 thu nhập ngoài lãi tiếp tục tăng thêm 6,81% lên mức 210.492 triệu
đồng. Thu nhập ngoài lãi tăng nhờ sự đóng góp chủ yếu từ các khoản mục thu nhập từ
hoạt động kinh doanh, từ điều chuyển vốn nội bộ trong hệ thống Ngân hàng Thương
mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam ngoài ra còn nhờ vào các khoản thu nhập
bất thường trong năm 2011.
- Thu nhập từ hoạt động kinh doanh: chủ yếu thu từ kinh doanh ngoại tệ. Khoản
mục này tăng trưởng mạnh các năm từ mức 1.633 triệu đồng năm 2011 lên mức
11.352 triệu đồng vào năm. Có mức tăng trên chủ yếu là nhờ vào sự ổn định tỷ giá của
Ngân hàng Nhà nước, ở mức 20.828 VNĐ/USD trong giai đoạn 2011 và năm 2013 từ
đó giúp cho các tổ chức và cá nhân dễ dàng hơn trong việc mua bán ngoại tệ với ngân
hàng giúp cho thu nhập từ buôn bán ngoại tệ của ngân hàng tăng trưởng trong giai
đoạn vừa qua.
- Thu nhập từ điều chuyển vốn nội bộ: Đây là một khoản mục mang về cho
ngân hàng thu nhập lớn và không ngừng tăng mạnh qua mỗi năm. Nếu như trong năm
2011, hoạt động này chỉ mang về 94.476 triệu đồng thì đến năm 2013, đã đạt mức
193.462 triệu đồng. Tuy mang về cho ngân hàng nguồn thu nhập lớn nhưng sự tăng
22
trưởng trên cũng cho thấy sự biến động lớn về nguồn vốn của hệ thống ngân hàng
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam giữa các khu vực khi
phải điều chuyển vốn liên tục giữa các khu vực thừa và thiếu vốn để đảm bảo tính
thanh khoản trong hệ thống.
- Thu nhập khác và thu nhập bất thường: Trong giai đoạn 2011 đến năm 2013,
các khoản thu nhập khác, thu nhập bất thường (chủ yếu là từ hoạt động thanh lý,
nhường bán tài sản cố định, công cụ lao động...) chỉ ở mức thấp. Tuy nhiên, giai đoạn
năm 2012 thu nhập khác bất thường tăng lên đột biến. Khoản mục thu nhập khác, thu
nhập bất thường đột biến tăng gần 4.000% so với năm 2011, đạt gần 6.500 triệu đồng.
Nguyên nhân là do trong năm này ngân hàng khởi kiện, phát mãi tài sản đảm bảo nên
thu được nợ gốc và lãi của một số khoản nợ ngoại bảng. Số nợ thu được thì tính vào
nguồn thu nhập bất thường. Do đó làm thu nhập năm 2012 của nguồn này tăng mạnh,
đóng góp vào sự tăng trưởng của tổng thu nhập ngoài lãi trong năm.
2.1.2.3.2 Chi phí
Nhìn chung, trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2013, chi phí của ngân hàng
biến động tỷ lệ thuận với thu nhập của ngân hàng. Cũng như thu nhập, tổng chi phí
qua các năm là do chi phí lãi và chi phí ngoài lãi cũng tăng.
Đối với chi phí lãi tăng chủ yếu do ngân hàng tăng cường huy động vốn từ các
nguồn trong xã hội. Trong năm 2013 chi phí từ lãi đã tăng hơn so với năm 2012 nhưng
tốc độ đã giảm còn 15,32% so với tốc độ tăng 50,98% của năm trước đó chủ yếu do
năm 2011 là một năm rất khó khăn của nền kinh tế Việt Nam với nhiều cung bậc khác
nhau. Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước đã có những chính sách, quyết định kịp thời
và quyết liệt nhằm ổn định kinh tế, giảm bớt gánh nặng cho doanh nghiệp và giải cứu
nợ xấu ở các ngân hàng. Một trong những biện pháp được Ngân hàng Nhà nước áp
dụng trong năm 2013 là hạ trần lãi suất huy động ngắn hạn bằng VNĐ nhằm tạo tiền
đề giảm lãi suất cho vay, tháo dỡ khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.
Trong năm, trần lãi suất huy động ngắn hạn VNĐ do Ngân hàng Nhà nước quy định
đã giảm từ 14%/năm ở thời điểm đầu năm xuống còn 8%/năm ở thời điểm cuối năm
2012. Vì vậy đã hạn chế một phần đáng kể chi phí trả lãi từ đó giúp hạn chế tốc độ
tăng của chi phí lãi.
23
Đồng thời chi phí tăng còn do các chi phí ngoài lãi, trong đó tập trung nhiều ở
các khoản chi phí hoạt động kinh doanh, chi phí quản lý và chi phí điều chuyển vốn
nội bộ Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
- Chi phí hoạt động kinh doanh chủ yếu là chi phí từ hoạt động mua bán ngoại
tệ. Có thể thấy đây là hoạt động có chi phí tăng liên tục qua các năm trong đó giai
đoạn 2012 – 2013 với tỷ lệ hơn 200%, chủ yếu là nhờ vào sự ổn định tỷ giá của Ngân
hàng Nhà nước nên tạo điều kiện mua bán ngoại tệ từ đó làm cho chi phí của ngân
hàng ở khoản mục này cũng tăng lên.
- Đối với chi phí quản lý, đây là khoản chi không hề thiếu trong hoạt động của
một ngân hàng nhằm đảm bảo cho ngân hàng hoạt đông một cách bình thường và an
toàn. Chi phí quản lý tăng qua các năm do ngân hàng có chiều hướng mở rộng quy mô
trong đó việc đầu tư cho hệ thống quản lý hiện đại cũng đã làm tăng chi phí quản lý
của ngân hàng.
- Chi phí vốn điều chuyển trong nội bộ Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư
và Phát triển Việt Nam, trong các khoản chi phí ngoài lãi, chi phí này rất đáng lưu tâm.
Nó luôn giữ tỷ trọng lớn nhất trong các khoản chi phí ngoài lãi với tỷ trọng trên
50%.Điều này xuất phát từ việc ngân hàng đã sử dụng quá nhiều vốn điều
chuyển.Ngân hàng cần xem xét và có kế hoạch sử dụng vốn phù hợp để giảm bớt việc
phụ thuộc vào lượng vốn điều chuyển mà mình sử dụng nhằm giảm chi phí cho ngân
hàng.
2.1.2.3.3 Lợi nhuận
Lợi nhuận trước thuế của ngân hàng nhìn chung có nhiều biến động. Giai đoạn
2011 – 2012, lợi nhuận của ngân hàng cũng có tăng 18,7% tương ứng với mức tăng
5.082 triệu đồng. Còn trong giai đoạn 2012 – 2013, lợi nhuận của ngân hàng lại giảm
với tỷ lệ giảm là 9,05%.
Giai đoạn năm 2011 – 2012, lợi nhuận của chi nhánh tăng là do kết quả của
nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó chủ yếu do hoạt động tín dụng trong giai đoạn
này phát triển mạnh và lãi suất VNĐ trên thị trường ở mức cao giúp cho ngân hàng có
thể tăng được nguồn thu nhập. Những năm gần đây, nhu cầu về nguồn vốn đầu tư phát
triển kinh tế tại tỉnh nhà là rất lớn, BIDV Sóc Trăng đã nắm bắt được cơ hội này, vận
dụng các sản phẩm cho vay linh hoạt đưa đến cho các khách hàng như cho vay kinh
doanh, vay tiểu thương chợ, vay phát triển kinh tế gia đình... giúp cho ngân hàng đa
24
dạng hóa khách hàng từ đó tăng thu nhập từ lãi. Từ những điều này, chúng ta thấy
được rằng lợi nhuận của chi nhánh tăng mạnh như vậy trong giai đoạn này là do chi
nhánh luôn nhận được chỉ đạo sát sao, kịp thời và đúng đắn từ Hội sở, luôn đổi mới
liên tục, cho ra đời nhiều sản phẩm dịch vụ phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Đặc
biệt, chi nhánh luôn có đội ngũ nhân viên năng động, đầy nhiệt huyết với công việc
cũng đã góp phần đưa lợi nhuận của chi nhánh trong giai đoạn này tăng cao.
Đến giai đoạn 2012 – 2013, tuy kinh tế tại tỉnh nhà vướng phải nhiều khó khăn,
ngoài ra, còn có nhiều doanh nghiệp bị giải thể, phá sản, điển hình là vụ đổ vỡ của
Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Phương Nam. Tất cả những yếu tố trên đã phần
nào ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh, bởi ngân hàng là nơi
cung cấp vốn cho nền kinh tế thực hiện sản xuất và lưu thông hàng hóa, nên khi sản
xuất kinh doanh bị đình trệ, người vay không trả được tiền gốc và lãi vay đúng hạn thì
tất yếu lợi nhuận của ngân hàng sẽ bị sụt giảm.
2.1.2.4 Những thuận lợi, khó khăn và định hướng hoạt động của BIDV Sóc Trăng
trong năm 2014
2.1.2.4.1 Thuận lợi
Hoạt động tín dụng tại chi nhánh BIDV Sóc Trăng trong những năm gần đây
đạt được những kết quả rất khả quan chính là nhờ vào những thuận lợi sau:
- Được sự quan tâm chỉ đạo của Ban lãnh đạo ngân hàng, sự chỉ đạo nhiệt tình
của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban ngành đoàn thể, nhân dân địa phương.
- Sự đoàn kết thống nhất trong ban lãnh đạo, sự nhiệt huyết cống hiến hết mình
của toàn thể cán bộ nhân viên chi nhánh.
- Đã tạo được lượng khách hàng khá ổn định, cũng như mối quan hệ gắn bó
thân thiết với các khách hàng quan trọng và chính quyền địa phương.
- Địa điểm, trụ sở thuận lợi khang trang, cơ sở vật chất đáp ứng tốt nhu cầu
phục vụ khách hàng.
- Phần lớn viên chức cán bộ ngân hàng đổi mới phong cách giao dịch và đã
nhận thức được sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng trên cùng địa bàn.
- Các chế độ, quy chế của ngành được thực hiện tốt, hoạt động thi đua của các
chi bộ và công đoàn luôn được duy trì tốt, từ đó góp phần lãnh đạo, giáo dục, động
viên về chính trị, tư tưởng kịp thời cho từng cán bộ công nhân viên, thường xuyên mở
các lớp đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn.
25
- Phong trào thi đua được phát động liên tục, tất cả cán bộ công nhân viên đều
hăng hái và nhiệt tình hưởng ứng.
- Các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng đa dạng, phong phú, luôn được nghiên
cứu làm mới nhằm phục vụ khách hàng một cách tốt nhất.
- Thường xuyên tổ chức các chương trình khuyến mãi, rút thăm trúng thưởng
nên được sự quan tâm đông đảo từ phía khách hàng.
- Bộ máy tổ chức ngày càng được chuyên môn hóa thuận tiện cho khách hàng
đến giao dịch.
Những thuận lợi trên đã góp phần rất lớn giúp chi nhánh BIDV Sóc Trăng luôn
hoạt động kinh doanh có hiệu quả và đứng vững trên thị trường.
2.1.2.4.2 Khó khăn
Tuy có nhiều thuận lợi, song hoạt động của ngân hàng không thể tránh khỏi
những khó khăn xảy ra làm hạn chế hiệu quả hoạt động của ngân hàng hiện nay đó là
các vấn đề:
Sức cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt, chênh lệch lãi suất huy
động và cho vay ngày càng thấp, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.
Trong điều kiện cạnh tranh như hiện nay, chi nhánh phải huy động vốn với lãi
suất, các chi phí về khuyến mãi, tuyên truyền quảng bá khá cao, trong khi chênh lệch
lãi suất đầu vào – đầu ra ngày càng thu hẹp nên việc đảm bảo thu nhập cho chi nhánh
sẽ gặp khó khăn.
Tình hình kinh tế phức tạp do nhiều yếu tố tác động như: lạm phát tăng cao, giá
xăng dầu leo thang, thiên tai, dịch bệnh đe dọa... làm ảnh hưởng đến tình hình trả nợ
của khách hàng vay vốn.
2.1.2.4.3 Định hướng phát triển
Tiếp tục duy trì hoạt động truyền thống, bên cạnh đó mở rộng các quan hệ hợp
tác để tìm kiếm nguồn tài chính hỗ trợ, nhằm phát triển các dịch vụ, sản phẩm trong
hoạt động.
Tăng cường công tác đào tạo, nâng cao năng lực cho cán bộ, nhân viên. Xây
dựng và quy hoạch đội ngũ cán bộ kế thừa vững mạnh. Việc đào tạo sẽ thông qua
nhiều hình thức thích hợp, từ đào tạo tập trung, đào tạo tại chỗ, kết hợp với giao lưu
học hỏi kinh nghiệm với các ngân hàng khác trong hệ thống.
26
Tiếp tục huy động nguồn tiền nhàn rỗi từ các tầng lớp dân cư để tạo tiền đề phát
triển các hoạt động kinh doanh khác của chi nhánh.
Đẩy mạnh cho vay phân tán (cho vay khách hàng cá nhân) với lãi suất hợp lý,
chuyên nghiệp như cho vay nông nghiệp, cho vay hộ sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ, cho
vay cán bộ nhân viên... nhằm góp phần tăng hiệu quả sử dụng vốn.
Tái cơ cấu danh mục cho vay, sàng lọc những khách hàng hiện hữu, loại bỏ dần
những khách hàng không hiệu quả, chỉ thuần sử dụng sản phẩm tiền vay, những khách
hàng trả nợ không đúng hạn, tình hình tài chính suy giảm,... Thay thế bằng những
khách hàng lớn – tiềm năng – sử dụng nhiều sản phẩm dịch vụ ngân hàng.
Triển khai các chương trình khuyến mãi do Hội sở đưa ra đến tất cả khách hàng
trong tỉnh thông qua việc tiếp thị trực tiếp tại từng địa bàn và quảng cáo trên đài phát
thanh.
2.2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ
NHÂN TẠI BIDV SÓC TRĂNG
2.2.1 Tình hình nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn giai đoạn từ năm 2011
đến năm 2013
2.2.1.1 Tình hình nguồn vốn
Nguồn vốn là toàn bộ các nguồn tiền tệ mà ngân hàng tạo lập và huy động được
để đầu tư cho vay và đáp ứng các nhu cầu khác trong hoạt động kinh doanh của ngân
hàng. Và hoạt động của ngân hàng gắn liền với hai hoạt động chủ yếu là huy động vốn
và cấp tín dụng, trong đó huy động vốn mang lại nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh
của ngân hàng, còn cấp tín dụng tạo ra nguồn thu chủ yếu cho ngân hàng. Đây là hai
hoạt động có quan hệ mật thiết với nhau và nếu thiếu một trong hai thì ngân hàng sẽ
không thể hoạt động bình thường. Tại BIDV Sóc Trăng, nguồn vốn cho hoạt động
kinh doanh bao gồm vốn tự huy động, vốn điều chuyển và các nguồn vốn khác.
Trong đó, vốn huy động là nguồn vốn mà chi nhánh được toàn quyền sử dụng
sau khi đã trích lập tỷ lệ dự trữ do NHNN quy định. Khi sử dụng nguồn vốn này, chi
nhánh có trách nhiệm trả lãi và gốc đúng hạn cho khách hàng gửi tiền. Tại BIDV Sóc
Trăng, hoạt động huy động vốn luôn được chú trọng thông qua việc huy động nguồn
tiền nhàn rỗi từ các kênh như tiền gửi tiết kiệm của tổ chức kinh tế, tiền gửi tiết kiệm
của dân cư và chứng chỉ tiền gửi.
27
Còn nguồn vốn điều chuyển là nguồn vốn từ cấp trên, chi nhánh sử dụng nguồn
vốn này khi nguồn vốn huy động không đáp ứng đủ nhu cầu cho vay tại chi nhánh và
lãi suất vốn điều chuyển luôn cao hơn lãi suất huy động, do đó nếu sử dụng nguồn vốn
này quá nhiều sẽ làm tăng chi phí của ngân hàng.
Vốn khác là nguồn vốn trong trường hợp cần vốn gấp với số lượng lớn hoặc cần
thiết để bù đắp những thiếu hụt tạm thời thì buộc ngân hàng phải đi vay các ngân hàng
khác hoặc của NHNN... Nguồn vốn khác còn là nguồn vốn do ủy thác đầu tư, tài trợ
của Chính phủ hoặc nước ngoài để đầu tư cho các chương trình, dự án phát triển kinh
tế, văn hóa, xã hội. Để hiểu rõ hơn cơ cấu nguồn vốn của BIDV Sóc Trăng chúng ta sẽ
xem xét bảng sau:
28
Bảng 2.2 Kết cấu nguồn vốn của BIDV Sóc Trăng giai đoạn 2011 – 2013
Đơn vị tính: triệu đồng
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 2012 – 2011 2013 – 2012
Mức % Mức % Mức % Mức % Mức %
1. Vốn tự huy động 816.307 69,42 1.013.442 47,54 1.150.887 47,11 197.135 24,15 137.445 13,56
a. TGTK của dân cư 662.203 56,31 849.379 39,84 997.466 40,83 187.136 28,27 148.087 17,43
b. Tiền gửi của TCKT 151.267 12,86 160.446 7,53 144.336 5,91 9.179 6,07 16.110 10,04
c. Phát hành GTCG 2.837 0,24 3.617 0,17 9.085 0,37 780 27,49 5.468 151,18
2. Vốn điều chuyển 323.336 27,50 941.836 44,18 977.998 40,03 618.499 191,29 36.163 3,84
3. Vốn khác 36.333 3,09 176.652 8,29 314.059 12,86 140.319 386,20 137.406 77,78
Nguồn: Phòng kế toán tổng hợp BIDV Sóc Trăng
29
Sơ đồ 2.2: Mức tăng trưởng nguồn vốn của BIDV Sóc Trăng (2011 – 2013)
Đơn vị: triệu đồng
Qua bảng 2.2 và sơ đồ 2.2 ta thấy tổng nguồn vốn của ngân hàng tăng qua các
năm. Năm 2011, tổng nguồn vốn là 1.175.976 triệu đồng, năm 2012 tăng thêm
955.954 triệu đồng, tương ứng tăng 81,29% so với năm 2011, đạt 2.131.930 triệu
đồng. Đến năm 2013, tổng nguồn vốn đạt 2.442.944 triệu đồng, tăng 311.014 triệu
đồng so với năm 2012, tương ứng với tỷ lệ tăng là 14,59%. Việc phân tích các yếu tố
đóng góp cho nguồn vốn sẽ giúp hiểu rõ hơn các biểu hiện trên.
2.2.1.1.1 Vốn tự huy động
Với lợi thế là chi nhánh của một ngân hàng có uy tín, nguồn vốn huy động từ
tiền gửi của BIDV không ngừng tăng lên trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2013.
Năm 2012 nguồn tiền này tăng 1.013.442 triệu đồng, tương đương tăng 24,15% so với
năm trước. Bước sang năm 2013, tăng thêm 13,56% so với năm 2012. Đạt được sự
tăng trưởng huy động này là do ngân hàng có sự điều chỉnh lãi suất hợp lý, tạo sức hấp
dẫn thu hút được khách hàng, áp dụng nhiều chương trình, chính sách khuyến mãi giá
trị cao như chương trình “Tiết kiệm Dự thưởng 55 năm của NHTMCP Đầu tư và Phát
30
triển Việt Nam”... cùng với nhiều ưu đãi cho khách hàng gửi tiền. Hơn nữa, vi trí của
Chi nhánh nằm ở nơi rất thuận lợi, ngay trung tâm thành phố, là địa điểm giao dịch rất
thuận tiện cho khách hàng. Cùng với những trang thiết bị hiện đại tạo sự thoải mái cho
khách hàng khi đến giao dịch cũng là một lợi thế nữa của ngân hàng.
Tiền gửi tiết kiệm từ dân cư: Đây là loại tiền huy động từ các cá nhân. Mục đích
khi gửi tiền theo loại hình này chủ yếu là nhằm để sinh lợi từ số tiền nhàn rỗi của
mình. Do đó, những khách hàng thường xuyên chọn hình thức tiết kiệm với kỳ hạn
ngắn hạn, vừa đảm bảo tính sinh lợi, vừa có thể linh động hơn khi có nhu cầu tiêu
dùng. Nguồn vốn này luôn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu nguồn vốn. Do đó, ngân
hàng đặc biệt chú trọng nâng cao số dư tài khoản tiền gửi loại này.
Với các chương trình tiết kiệm dự thưởng được áp dụng liên tục cùng với
thương hiệu lâu năm, BIDV Sóc Trăng đã thu hút được một số vốn lớn từ lượng tiền
nhàn rỗi trong dân cư tại địa phương. Số tiền huy động từ dân cư đều tăng qua các
năm, giữ vai trò đóng góp chủ đạo vào sự tăng trưởng của tổng nguồn vốn huy động.
Tiền gửi tiết kiệm của dân cư tính đến cuối năm 2011 là 849.379 triệu đồng, tăng so
với năm 2010 là 187.176 triệu đồng, tỷ lệ tăng 28,27%. Nguyên nhân nguồn tiền gửi
dân cư tăng mạnh trong năm này là do cuộc chạy đua “lãi suất ngầm” giữa các ngân
hàng, buộc các ngân hàng không ngừng tăng lãi suất hoặc có thêm nhiều hình thức
khuyến mãi. Do đó, việc gửi tiền ngân hàng tỏ ra hấp dẫn hơn các kênh đầu tư khác
nên nguồn tiền này tăng mạnh trong giai đoạn 2011 – 2012. Sau đó, NHNN đã có
những biện pháp thích hợp ngăn chặn tình trạng chạy đua lãi suất nên nguồn tiền gửi
dân cư tuy có tăng nhưng không còn nhanh như trước. Tính đến cuối năm 2013, nguồn
tiền này là 997.466 triệu đồng, tăng so với năm 2012 là 148.087 triệu đồng, tỷ lệ tăng
17,43%. Tỷ trọng nguồn vốn từ dân cư luôn ở mức cao trong giai đoạn vừa qua thể
hiện sự tăng trưởng ổn định của nguồn vốn tại chỗ. Nguồn vốn này tăng trưởng không
ngừng nhờ vào kinh nghiệm lâu năm và uy tín của BIDV trong khu vực.
Tiền gửi của các tổ chức kinh tế: Phần lớn loại tiền gửi này dùng để giao dịch
thanh toán vì thế mà lượng tiền này chiếm tỷ trọng không cao, mặt khác do nhu cầu
làm ăn nên các tổ chức kinh tế đòi hỏi các dịch vụ của ngân hàng phải hiện đại, thuận
tiện cho nhu cầu của họ. Nhìn chung, tiền gửi của các tổ chức kinh tế có nhiều biến
động qua các năm. Nếu như năm 2012 thì tiền huy động từ nguồn này tăng 9.179 triệu
đồng so với năm 2011 tuy nhiên tỷ trọng của nguồn này trong tổng nguồn vốn đã giảm
31
từ mức 12,86% năm 2011 còn 7,53% trong năm 2012. Và đến năm 2013, nguồn vốn
từ các tổ chức kinh tế đã giảm 16.110 triệu đồng tương ứng với mức giảm 10,04% so
với năm 2012. Nguyên nhân do Sóc Trăng vẫn còn là tỉnh nhỏ, các doanh nghiệp
không nhiều, cộng sự với sự cạnh tranh gay gắt từ phía các ngân hàng đối thủ trong địa
bàn nên nguồn vốn huy động này có xu hướng giảm hoặc chỉ tăng rất thấp. Đồng thời,
tình hình kinh tế khó khăn trong những năm gần đây cũng làm cho các tổ chức kinh tế
gặp khó khăn về tài chính.
Từ phát hành GTCG: Trong năm 2012, lượng tiền huy động từ nguồn này tăng
lên 27,49% so với năm trước, nhưng chỉ ở mức 3.617 triệu đồng, chiếm tỷ trọng là
0,17% trong tổng nguồn vốn. Đến năm 2013, lượng vốn từ nguồn này tăng thêm 5.468
triệu đồng, đạt mức 9.085 triệu đồng nhưng tỷ trọng trong cơ cấu nguồn vốn chỉ chiếm
0,43%. Nguyên nhân là do trong năm 2011 và 2012 lạm phát cao, do đó tỷ suất lợi
nhuận nhà đầu tư đòi hỏi cũng tăng lên nhưng nền kinh tế vẫn chưa phục hồi hoàn
toàn, việc kinh doanh vẫn chưa ổn định hay tăng trưởng trở lại, do đó các tổ chức phát
hành không muốn trả lãi suất cao, trong khi lãi suất huy động của các ngân hàng đang
ở mức cao hơn nên GTCG trong những năm này không hấp dẫn nhiều nhà đầu tư, do
đó lượng vốn huy động từ nguồn này tăng trưởng rất thấp.
2.2.1.1.2 Vốn điều chuyển
Do lượng vốn huy động vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu vay khách hàng nên bắt
buộc BIDV Sóc Trăng phải sử dụng đến lượng vốn điều chuyển và vốn vay mượn khá
nhiều. Trong năm 2011, lượng vốn điều chuyển là 323.336 triệu đồng chiếm 27,50%,
đến năm 2012, lượng vốn này tiếp tục tăng 618.499 triệu đồng tương ứng với mức
tăng 191,29% làm tăng tỷ trọng của lượng vốn điều chuyển trong năm này lên mức
44,18% trong tổng nguồn vốn. Đến năm 2013, lượng vốn này tăng thêm 36.163 triệu
đồng nhưng tốc độ tăng đã giảm chỉ còn 3,84% tuy nhiên tỷ trọng của vốn điều chuyển
vẫn đạt mức 40,03% trong tổng nguồn vốn. Việc vốn điều chuyển chiếm tỷ trọng cao
trong cơ cấu nguồn vốn sẽ làm lợi nhuận của ngân hàng do lãi suất của vốn điều
chuyển, vốn vay khá cao vì vậy BIDV Sóc Trăng cần có chủ trương, kế hoạch kịp thời
nhằm thu hút nhiều hơn nữa lượng vốn nhàn rỗi từ dân cư và các tổ chức kinh tế để
hạn chế lượng vốn điều chuyển hay vốn vay mà chi nhánh sử dụng.
32
2.2.1.2 Tình hình sử dụng vốn
Hoạt động sử dụng vốn là một hoạt động vô cùng quan trọng đối với ngân hàng.
Việc nguồn vốn có sử dụng hiệu quả hay không quyết định cho việc ngân hàng có lợi
nhuận và có thể duy trì hoạt động cũng như cạnh tranh với các ngân hàng khác trong
khu vực. Ngoài ra trong thời kỳ nền kinh tế gặp nhiều khó khăn việc các khách hàng
khó trả được nợ hoặc sử dụng nguồn vốn của ngân hàng cho các khách hàng đi vay
gặp nhiều rủi ro. Sau đây chúng ta sẽ phân tích tình hình sử dụng vốn thông qua tình
hình dư nợ của ngân hàng. Dư nợ của ngân hàng tăng dần trong giai đoạn 2011 đến
2013. Dư nợ trong hạn và dư nợ quá hạn của ngân hàng cũng đồng loạt tăng qua các
năm.
33
Bảng 2.3 Tình hình sử dụng vốn của BIDV Sóc Trăng giai đoạn 2011 – 2013
Đơn vị tính: triệu đồng
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 2012– 2011 2013 – 2012
Mức % Mức % Mức % Mức % Mức %
1. Dư nợ trong hạn 1.105.902 96,83 1.549.468 97,60 1.619.632 97,53 443.566 40,11 70.164 4,53
- Ngắn hạn 947.838 82,99 1.404.745 88,49 1.487.958 86,60 456.907 48,21 83.213 5,92
- Trung, dài hạn 158.065 13,84 144.723 9,12 131.675 7,93 13.342 8,44 13.048 9,02
2. Dư nợ quá hạn 36.160 3,17 38.031 2,40 40.977 2,47 1.871 5,17 2.946 7,75
Tổng dư nợ 1.142.062 100,00 1.587.499 100,00 1.660.609 100,00 445.437 39,00 73.110 4,61
Nguồn: Phòng kế toán tổng hợp BIDV Sóc Trăng
34
Sơ đồ 2.3: Tỷ trọng dư nợ trong hạn và quá hạn (2011- 2013)
Đơn vị: %
2.2.1.2.1 Dư nợ trong hạn
Trong giai đoạn 2011 đến năm 2013, dư nợ cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng
trên 80% trong tổng dư nợ, với mức tăng đều qua các năm. Trong năm 2011 dư nợ
cho vay ngắn hạn trong hạn là 947.838 triệu đồng đến năm 2011 tăng thêm 48,21%
đạt mức 1.404.745 triệu đồng. Trong năm 2013, tiếp tục tăng thêm 83.213 triệu
đồng và đạt mức 1.487.958 triệu đồng. Nguyên nhân là do các công ty, doanh
nghiệp gặp nhiều khó khăn nên họ thu hẹp sản xuất kinh doanh, một số doanh
nghiệp có dấu hiệu suy giảm tình hình hoạt động nên chi nhánh đã chủ động hạn
chế cho vay đối với các đối tượng này. Thay vào đó tập trung vào cho vay các đối
tượng là cá nhân và các hộ sản xuất nhỏ lẻ chủ yếu vay theo thời hạn ngắn. Vì thế
làm cho dư nợ ngắn hạn tăng, trong khi đó dư nợ cho vay dài hạn thì có xu hướng
thu hẹp dần tỷ trọng cũng như giá trị qua các năm. Cho vay dài hạn nhằm đáp ứng
nhu cầu phát triển kinh tế về lâu dài, do thời hạn cho vay từ trên 60 tháng nên đây là
khoản cho vay tiềm ẩn nhiều rủi ro cho ngân hàng. Bên cạnh đó, do kinh tế trong
nước cũng như tại tỉnh nhà khó khăn nên chi nhánh cũng rất lo ngại các khoản cho
vay dài hạn sẽ làm phát sinh nợ xấu vì vậy đã khống chế tỷ trọng cho vay dài hạn ở
mức thấp nhất để hạn chế rủi ro.
35
2.2.1.2.2 Dư nợ quá hạn
Dư nợ quá hạn của ngân hàng tăng qua các năm, trong năm 2011 là 36.160
triệu đồng đến năm 2012 tăng thêm 5,17% đạt mức 38.031 triệu đồng, trong năm
2013 tăng thêm 7,75% và đạt mức 40.977 triệu đồng. Tuy tăng nhưng tỷ trọng của
dư nợ quá hạn giữ ở mức thấp khoảng dưới 3% tổng dư nợ đây là một cố gắng lớn
của BIDV Sóc Trăng đặc biệt trong tình hình kinh tế giai đoạn 2011 – 2013 có
nhiều khó khăn. Giai đoạn 2011 – 2013, các khoản cho vay doanh nghiệp và cá
nhân đều gặp nhiều khó khăn trong việc thu hồi nợ. Trong đó, nợ quá hạn của doanh
nghiệp là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến tổng nợ quá hạn của ngân
hàng, do các khoản tín dụng cấp cho doanh nghiệp thường lớn, thời gian cho vay
dài và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Ngành thủy sản và sản xuất nông nghiệp vốn là thế
mạnh của tỉnh Sóc Trăng, tuy nhiên, tình hình kinh tế bất ổn và điều kiện sản xuất
không thuận lợi đã ảnh hưởng mạnh đến các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản,
doanh nghiệp phải chịu lãi suất cao, thị trường xuất khẩu gặp nhiều rào cản, nhiều
doanh nghiệp đứng bên lề phá sản. Ngoài ra, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng
nợ công tại khu vực đồng tiền chung Châu Âu và việc Mỹ áp thuế chống bán phá
giá đối với cá tra Việt Nam nên đã làm thu hẹp thị trường xuất khẩu cũng như làm
tăng hàng tồn kho của các doanh nghiệp, gây ảnh hưởng đến việc thu hồi nợ gốc và
lãi đúng hạn của ngân hàng.
2.2.2 Phân tích hoạt động tín dụng cá nhân giai đoạn năm 2011 đến năm 2013
2.2.2.1 Doanh số cho vay khách hàng cá nhân
Doanh số cho vay là chỉ tiêu phản ánh số tiền mà ngân hàng đã giải ngân cho
khách hàng trong một khoảng thời gian nhất định. Trong giai đoạn từ năm 2011 đến
năm 2013, doanh số cho vay khách hàng cá nhân tại chi nhánh có xu hướng tăng
qua các năm. Doanh số cho vay năm 2012 tăng 19,31% so với năm 2011, năm 2013
chỉ tiêu này tăng 20,03% so với năm 2012 và đạt mức 661.921 triệu đồng. Sau đây
chúng ta sẽ cùng tìm hiểu rõ hơn về tình hình doanh số cho vay tại BIDV Sóc Trăng
trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2013 thông qua chỉ tiêu về thời hạn và mục
đích sử dụng.
36
Bảng 2.4. Doanh số cho vay tín dụng cá nhân của BIDV Sóc Trăng giai đoạn 2011 – 2013
Đơn vị tính: triệu đồng
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 2012 – 2011 2013 – 2012
Mức % Mức % Mức % Mức % Mức %
1. Theo thời hạn 462.204 100,00 551.461 100,00 661.921 100,00 89.257 19,31 110.460 20,03
- Cho vay ngắn hạn 414.722 89,73 496.233 89,99 590.895 89,27 81.511 19,65 94.662 19,08
- Cho vay trung hạn – dài hạn 47.482 10,27 55.228 10,01 71.026 10,73 7.746 16,31 15.798 28,61
2. Theo mục đích sử dụng 462.204 100,00 551.461 100,00 661.921 100,00 89.257 19,31 110.460 20,03
- Cho vay hỗ trợ nhà ở 20.492 4,43 22.000 3,99 28.383 4,29 1.508 7,36 6.383 29,01
- Cho vay CBCNV 20.347 4,40 30.600 5,55 36.885 5,57 10.253 50,39 6.285 20,54
- Cho vay kinh doanh 370.860 80,24 444.811 80,66 540.021 81,58 73.951 19,94 95.210 21,40
- Cho vay nuôi tôm 22.190 4,80 15.833 2,87 10.672 1,61 -6.357 -28,65 -5.161 -32,60
- Cho vay khác 28.315 6,13 38.217 6,93 45.960 6,94 9.902 34,97 7.743 20,26
Nguồn: Phòng quan hệ khách hàng cá nhân BIDV Sóc Trăng
CBCNV: Cán bộ công nhân viên
37
2.2.2.1.1 Doanh số cho vay khách hàng cá nhân theo thời hạn
Sơ đồ 2.4: Doanh số cho vay theo thời hạn của BIDV Sóc Trăng (2011 -
2013)
Đơn vị: triệu đồng
Qua phân tích bảng 2.4 và sơ đồ 2.4, ta thấy doanh số cho vay của ngân hàng
tăng dần từ năm 2011 đến năm 2013, chứng tỏ ngân hàng đã đáp ứng ngày một tốt
hơn nhu cầu vốn của các cá nhân, đặc biệt là nhu cầu vốn ngắn hạn.
Trong giai đoạn 2012 – 2011, Doanh số cho vay ngắn hạn trong năm 2012
tăng thêm 81.511 triệu đồng, tương đương tăng 19,65% so với năm trước, đạt
496.233 triệu đồng. Còn cho vay trung và dài hạn doanh số cho vay tăng 16,31% so
với năm 2011, đạt 55.228 triệu đồng.
Trong năm 2013, tiếp tục tăng trưởng với mức tăng của khu vực ngắn hạn là
19,08% còn trung và dài hạn là 28,61% so với năm 2012. Điều đó cho thấy sự tâp
trung phát triển khu vực cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng đang được đẩy
mạnh.
2.2.2.1.2 Doanh số cho vay khách hàng cá nhân theo mục đích sử dụng
38
Sơ đồ 2.5: Doanh số cho vay theo mục đích sử dụng của BIDV Sóc Trăng
(2011 - 2013)
Đơn vị: triệu đồng
a) Cho vay hỗ trợ nhà ở
Thành công trong việc đầu tư xây dựng nhà “giá mềm” tại Sóc Trăng phải kể
đến khu dân cư Trần Hưng Đạo với quy môn hơn 8,2 hecta do công ty Cổ phần 586
Sóc Trăng đầu tư và phối hợp với BIDV Sóc Trăng thực hiện hỗ trợ khách hàng vay
vốn mua nhà. Bên cạnh đó số lượng khách hàng có nhu cầu vay mua nhà ở với giá
mềm ngày càng nhiều nên doanh số cho vay mua nhà ở của ngân hàng tăng qua các
năm từ mức 20.492 triệu đồng năm 2011 tăng thêm 7,36% tương ướng với tăng
1.508 triệu đồng đạt mức 22.000 triệu đồng năm 2012, đến năm 2013 tuy kinh tế
còn nhiều khó khăn nhưng nhờ vào các chính sách về cải tạo đô thị cũng như việc
các công ty xây dựng chuyển hướng xây nhà thu nhập thấp đã giúp nhu cầu vay vốn
mua nhà của người dân tăng lên giúp cho doanh số cho vay tăng lên 29,01% so với
năm 2012 và đạt mức 28.383 triệu đồng. Tuy nhiên, dù doanh số cho vay hỗ trợ nhà
ở không ngừng tăng lên nhưng khoản mục cho vay này vẫn chỉ chiếm một tỷ trọng
39
nhỏ trong tổng doanh số cho vay cá nhân tại ngân hàng, cụ thể là 4,43% vào năm
2011; 3,99% trong năm 2012, 4,29% vào năm 2013.
b) Cho vay cán bộ công nhân viên
Cho vay CBCNV là một hình thức cho vay mà BIDV Sóc Trăng phát triển
dựa trên sản phẩm cho vay tiêu dùng tín chấp của Hội sở nhằm phù hợp hơn với
thực tế hoạt động cho vay tiêu dùng ở Sóc Trăng.
Giai đoạn 2011 đến năm 2013, lạm phát trong nền kinh tế đã dần được ổn
định, các chính sách kích thích kinh tế cũng như kích cầu tiêu dùng nhằm duy trì ổn
định giá cả trong nước dần hiệu quả. Nhờ đó nhu cầu tiêu dùng của người dân tăng
lên trong đó CBCNV với thu nhập ổn định cũng là một thành phần có nhu cầu vay
tiêu dùng rất lớn nên doanh số cho vay CBCNV trong thời gian qua của ngân hàng
tăng khá nhanh. Nếu như trong năm 2011, doanh số cho vay CBCNV là 20.347
triệu đồng thì năm 2012, doanh số cho vay tăng khá mạnh đến 50,39%, đạt mức
30.600 triệu đồng và năm 2013, doanh số cho vay tiếp tục tăng, đạt 36.885 triệu
đồng, tương đương tăng 20,54% so với năm trước.
c) Cho vay sản xuất kinh doanh
Đây là phân khúc chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng doanh số cho vay khách
hàng cá nhân trên 80% nên rất được ngân hàng tập trung phát triển. Do đó, doanh số
cho vay ở lĩnh vực này của ngân hàng đều tăng lên qua mỗi năm. Cụ thể, năm 2012,
ngân hàng cho vay sản xuất kinh doanh được 444.811 triệu đồng, tăng 19,94% so
với năm 2011. Đến năm 2013, doanh số cho vay sản xuất kinh doanh tăng thêm
95.210 triệu đồng, tương đương tăng 21,40% so với năm 2012, đạt 540.021 triệu
đồng.
d) Cho vay nuôi tôm
Nghề nuôi trồng thủy sản phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, kỹ thuât nuôi
trồng... cũng như chịu ảnh hưởng lớn khi có dịch bệnh, thiên tai... dẫn đến tình hình
sản xuất của khách hàng dễ gặp bất ổn, từ đó làm tăng rủi ro tín dụng. Do đó, BIDV
Sóc Trăng đang hạn chế cho vay trong lĩnh vực này nên doanh số cho vay nuôi tôm
của ngân hàng giảm dần qua các năm. Cụ thể, năm 2012, doanh số cho vay nuôi
tôm là 15.833 triệu đồng, giảm 28,65% so với năm 2011. Sang năm 2013, doanh số
cho vay nuôi tôm tiếp tục giảm, chỉ còn 10.672 triệu đồng, tương đương giảm
32,60% so với năm 2012.
40
e) Cho vay khác
Cho vay khác bao gồm các sản phẩm tín dụng cá nhân còn lại như cho vay
chiết khấu/cầm cố GTCG, thẻ tiết kiệm; cho vay du học, cho vay đi du lịch, cho vay
ứng trước tiền bán chứng khoán, cho vay mua ô tô... Tuy nhiên, hiện tại khoản mục
cho vay ứng trước tiền bán chứng khoán, cho vay chiết khấu/cầm cố GTCG, thẻ tiết
kiệm chưa được khách hàng ở Sóc Trăng sử dụng.
Tuy các lĩnh vực này vẫn chưa phát triển nhiều ở Sóc Trăng nhưng vì những
khách hàng sử dụng sản phẩm cho vay này đa số là những người có năng lực về tài
chính nhưng chưa đủ cho nhu cầu nên cần hỗ trợ thêm một phần. Do đó, ngân hàng
vẫn tập trung phát triển và doanh số cho vay khác hằng năm đều tăng. Năm 2012,
doanh số hạng mục này đạt 38.217 triệu đồng, tăng 34,97% so với năm 2011. Trong
năm 2013, tăng thêm 7.743 triệu đồng, tương đương tăng 20,26% so với năm trước.
2.2.2.2 Doanh số thu nợ khách hàng cá nhân
Doanh số thu nợ là chỉ tiêu phản ánh số tiền mà ngân hàng thu về từ các
khoản cho vay, bao gồm cả những khoản cho vay của những năm trước.
Đề tài phân tích hoạt động tín dụng cá nhân, ĐIỂM CAO, HOT 2018
Đề tài phân tích hoạt động tín dụng cá nhân, ĐIỂM CAO, HOT 2018
Đề tài phân tích hoạt động tín dụng cá nhân, ĐIỂM CAO, HOT 2018
Đề tài phân tích hoạt động tín dụng cá nhân, ĐIỂM CAO, HOT 2018
Đề tài phân tích hoạt động tín dụng cá nhân, ĐIỂM CAO, HOT 2018
Đề tài phân tích hoạt động tín dụng cá nhân, ĐIỂM CAO, HOT 2018
Đề tài phân tích hoạt động tín dụng cá nhân, ĐIỂM CAO, HOT 2018
Đề tài phân tích hoạt động tín dụng cá nhân, ĐIỂM CAO, HOT 2018
Đề tài phân tích hoạt động tín dụng cá nhân, ĐIỂM CAO, HOT 2018
Đề tài phân tích hoạt động tín dụng cá nhân, ĐIỂM CAO, HOT 2018
Đề tài phân tích hoạt động tín dụng cá nhân, ĐIỂM CAO, HOT 2018
Đề tài phân tích hoạt động tín dụng cá nhân, ĐIỂM CAO, HOT 2018
Đề tài phân tích hoạt động tín dụng cá nhân, ĐIỂM CAO, HOT 2018
Đề tài phân tích hoạt động tín dụng cá nhân, ĐIỂM CAO, HOT 2018
Đề tài phân tích hoạt động tín dụng cá nhân, ĐIỂM CAO, HOT 2018
Đề tài phân tích hoạt động tín dụng cá nhân, ĐIỂM CAO, HOT 2018
Đề tài phân tích hoạt động tín dụng cá nhân, ĐIỂM CAO, HOT 2018
Đề tài phân tích hoạt động tín dụng cá nhân, ĐIỂM CAO, HOT 2018
Đề tài phân tích hoạt động tín dụng cá nhân, ĐIỂM CAO, HOT 2018
Đề tài phân tích hoạt động tín dụng cá nhân, ĐIỂM CAO, HOT 2018
Đề tài phân tích hoạt động tín dụng cá nhân, ĐIỂM CAO, HOT 2018
Đề tài phân tích hoạt động tín dụng cá nhân, ĐIỂM CAO, HOT 2018
Đề tài phân tích hoạt động tín dụng cá nhân, ĐIỂM CAO, HOT 2018
Đề tài phân tích hoạt động tín dụng cá nhân, ĐIỂM CAO, HOT 2018
Đề tài phân tích hoạt động tín dụng cá nhân, ĐIỂM CAO, HOT 2018
Đề tài phân tích hoạt động tín dụng cá nhân, ĐIỂM CAO, HOT 2018
Đề tài phân tích hoạt động tín dụng cá nhân, ĐIỂM CAO, HOT 2018
Đề tài phân tích hoạt động tín dụng cá nhân, ĐIỂM CAO, HOT 2018

More Related Content

What's hot

Luận văn: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại Vietcombank, 9đ
Luận văn: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại Vietcombank, 9đLuận văn: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại Vietcombank, 9đ
Luận văn: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại Vietcombank, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng, 2018
Đề tài  phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng,  2018Đề tài  phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng,  2018
Đề tài phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng, 2018
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...
OnTimeVitThu
 
Luận văn: Chất lượng tín dụng khách hàng tại Ngân hàng thương mại
Luận văn: Chất lượng tín dụng khách hàng tại Ngân hàng thương mạiLuận văn: Chất lượng tín dụng khách hàng tại Ngân hàng thương mại
Luận văn: Chất lượng tín dụng khách hàng tại Ngân hàng thương mại
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay tại ngân hàng Vietcombank
Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay tại ngân hàng VietcombankGiải pháp mở rộng hoạt động cho vay tại ngân hàng Vietcombank
Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay tại ngân hàng Vietcombank
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG ...
PHÂN TÍCH HOẠT  ĐỘNG TÍN DỤNG  TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ  PHÁT TRIỂN NÔNG ...PHÂN TÍCH HOẠT  ĐỘNG TÍN DỤNG  TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ  PHÁT TRIỂN NÔNG ...
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG ...
Nguyễn Công Huy
 
BIDV -Thực trạng cho vay tiêu dùng tại Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Na...
BIDV -Thực trạng cho vay tiêu dùng tại Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Na...BIDV -Thực trạng cho vay tiêu dùng tại Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Na...
BIDV -Thực trạng cho vay tiêu dùng tại Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Na...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Phân tích tình hình cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP xuất n...
Phân tích tình hình cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP xuất n...Phân tích tình hình cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP xuất n...
Phân tích tình hình cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP xuất n...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
BÀI MẪU Báo cáo thực tập Cho VAY TIÊU DÙNG tại ngân hàng AGRIBANK [Bình luận...
BÀI MẪU Báo cáo thực tập Cho VAY TIÊU DÙNG tại ngân  hàng AGRIBANK [Bình luận...BÀI MẪU Báo cáo thực tập Cho VAY TIÊU DÙNG tại ngân  hàng AGRIBANK [Bình luận...
BÀI MẪU Báo cáo thực tập Cho VAY TIÊU DÙNG tại ngân hàng AGRIBANK [Bình luận...
Nam Hương
 
Đề tài hoạt động cho vay bất động sản, ĐIỂM 8, RẤT HAY
Đề tài hoạt động cho vay bất động sản, ĐIỂM 8, RẤT HAYĐề tài hoạt động cho vay bất động sản, ĐIỂM 8, RẤT HAY
Đề tài hoạt động cho vay bất động sản, ĐIỂM 8, RẤT HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Hoạt động cho vay ngắn hạn tại Ngân Hàng Agribank, 9đ
Đề tài: Hoạt động cho vay ngắn hạn tại Ngân Hàng Agribank, 9đĐề tài: Hoạt động cho vay ngắn hạn tại Ngân Hàng Agribank, 9đ
Đề tài: Hoạt động cho vay ngắn hạn tại Ngân Hàng Agribank, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay tại Sacombank, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay tại Sacombank, HAYĐề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay tại Sacombank, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay tại Sacombank, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Phân tích hoạt động kinh doanh ngân hàng Eximbank, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Phân tích hoạt động kinh doanh ngân hàng Eximbank, 9 ĐIỂM!Đề tài: Phân tích hoạt động kinh doanh ngân hàng Eximbank, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Phân tích hoạt động kinh doanh ngân hàng Eximbank, 9 ĐIỂM!
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Thịnh Vượng
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Thịnh VượngĐề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Thịnh Vượng
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Thịnh Vượng
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Công thương, HOT
Luận văn: Huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Công thương, HOTLuận văn: Huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Công thương, HOT
Luận văn: Huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Công thương, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp
Luận văn: Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp Luận văn: Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp
Luận văn: Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 
Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng THẾ CHẤP tại ngân hàng Tiên phong.
Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng THẾ CHẤP  tại ngân hàng Tiên phong.Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng THẾ CHẤP  tại ngân hàng Tiên phong.
Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng THẾ CHẤP tại ngân hàng Tiên phong.
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Đề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Sacombank, 9đ
Đề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Sacombank, 9đĐề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Sacombank, 9đ
Đề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Sacombank, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay của Ngân hàng Thương mại
Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay của Ngân hàng Thương mạiGiải pháp mở rộng hoạt động cho vay của Ngân hàng Thương mại
Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay của Ngân hàng Thương mại
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương...Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương...
https://www.facebook.com/garmentspace
 

What's hot (20)

Luận văn: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại Vietcombank, 9đ
Luận văn: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại Vietcombank, 9đLuận văn: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại Vietcombank, 9đ
Luận văn: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại Vietcombank, 9đ
 
Đề tài phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng, 2018
Đề tài  phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng,  2018Đề tài  phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng,  2018
Đề tài phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng, 2018
 
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...
 
Luận văn: Chất lượng tín dụng khách hàng tại Ngân hàng thương mại
Luận văn: Chất lượng tín dụng khách hàng tại Ngân hàng thương mạiLuận văn: Chất lượng tín dụng khách hàng tại Ngân hàng thương mại
Luận văn: Chất lượng tín dụng khách hàng tại Ngân hàng thương mại
 
Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay tại ngân hàng Vietcombank
Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay tại ngân hàng VietcombankGiải pháp mở rộng hoạt động cho vay tại ngân hàng Vietcombank
Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay tại ngân hàng Vietcombank
 
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG ...
PHÂN TÍCH HOẠT  ĐỘNG TÍN DỤNG  TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ  PHÁT TRIỂN NÔNG ...PHÂN TÍCH HOẠT  ĐỘNG TÍN DỤNG  TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ  PHÁT TRIỂN NÔNG ...
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG ...
 
BIDV -Thực trạng cho vay tiêu dùng tại Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Na...
BIDV -Thực trạng cho vay tiêu dùng tại Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Na...BIDV -Thực trạng cho vay tiêu dùng tại Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Na...
BIDV -Thực trạng cho vay tiêu dùng tại Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Na...
 
Phân tích tình hình cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP xuất n...
Phân tích tình hình cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP xuất n...Phân tích tình hình cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP xuất n...
Phân tích tình hình cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP xuất n...
 
BÀI MẪU Báo cáo thực tập Cho VAY TIÊU DÙNG tại ngân hàng AGRIBANK [Bình luận...
BÀI MẪU Báo cáo thực tập Cho VAY TIÊU DÙNG tại ngân  hàng AGRIBANK [Bình luận...BÀI MẪU Báo cáo thực tập Cho VAY TIÊU DÙNG tại ngân  hàng AGRIBANK [Bình luận...
BÀI MẪU Báo cáo thực tập Cho VAY TIÊU DÙNG tại ngân hàng AGRIBANK [Bình luận...
 
Đề tài hoạt động cho vay bất động sản, ĐIỂM 8, RẤT HAY
Đề tài hoạt động cho vay bất động sản, ĐIỂM 8, RẤT HAYĐề tài hoạt động cho vay bất động sản, ĐIỂM 8, RẤT HAY
Đề tài hoạt động cho vay bất động sản, ĐIỂM 8, RẤT HAY
 
Đề tài: Hoạt động cho vay ngắn hạn tại Ngân Hàng Agribank, 9đ
Đề tài: Hoạt động cho vay ngắn hạn tại Ngân Hàng Agribank, 9đĐề tài: Hoạt động cho vay ngắn hạn tại Ngân Hàng Agribank, 9đ
Đề tài: Hoạt động cho vay ngắn hạn tại Ngân Hàng Agribank, 9đ
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay tại Sacombank, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay tại Sacombank, HAYĐề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay tại Sacombank, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay tại Sacombank, HAY
 
Đề tài: Phân tích hoạt động kinh doanh ngân hàng Eximbank, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Phân tích hoạt động kinh doanh ngân hàng Eximbank, 9 ĐIỂM!Đề tài: Phân tích hoạt động kinh doanh ngân hàng Eximbank, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Phân tích hoạt động kinh doanh ngân hàng Eximbank, 9 ĐIỂM!
 
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Thịnh Vượng
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Thịnh VượngĐề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Thịnh Vượng
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Thịnh Vượng
 
Luận văn: Huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Công thương, HOT
Luận văn: Huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Công thương, HOTLuận văn: Huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Công thương, HOT
Luận văn: Huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Công thương, HOT
 
Luận văn: Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp
Luận văn: Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp Luận văn: Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp
Luận văn: Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp
 
Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng THẾ CHẤP tại ngân hàng Tiên phong.
Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng THẾ CHẤP  tại ngân hàng Tiên phong.Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng THẾ CHẤP  tại ngân hàng Tiên phong.
Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng THẾ CHẤP tại ngân hàng Tiên phong.
 
Đề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Sacombank, 9đ
Đề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Sacombank, 9đĐề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Sacombank, 9đ
Đề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Sacombank, 9đ
 
Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay của Ngân hàng Thương mại
Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay của Ngân hàng Thương mạiGiải pháp mở rộng hoạt động cho vay của Ngân hàng Thương mại
Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay của Ngân hàng Thương mại
 
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương...Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương...
 

Similar to Đề tài phân tích hoạt động tín dụng cá nhân, ĐIỂM CAO, HOT 2018

Đề tài giải pháp tín dụng đối với doanh nghiệp, HOT 2018
Đề tài giải pháp tín dụng đối với doanh nghiệp, HOT 2018Đề tài giải pháp tín dụng đối với doanh nghiệp, HOT 2018
Đề tài giải pháp tín dụng đối với doanh nghiệp, HOT 2018
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Thực trạng và giải pháp hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập ...
Đề tài: Thực trạng và giải pháp hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập ...Đề tài: Thực trạng và giải pháp hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập ...
Đề tài: Thực trạng và giải pháp hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập ...
Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Zalo/Telegram 0917193864
 
Đề tài hoạt động huy động vốn,ĐIỂM 8
Đề tài hoạt động huy động vốn,ĐIỂM 8Đề tài hoạt động huy động vốn,ĐIỂM 8
Đề tài hoạt động huy động vốn,ĐIỂM 8
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Thực trạng và giải pháp hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập ...
Đề tài: Thực trạng và giải pháp hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập ...Đề tài: Thực trạng và giải pháp hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập ...
Đề tài: Thực trạng và giải pháp hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập ...
Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Zalo/Telegram 0917193864
 
Đề tài: Ảnh hưởng của biến động lãi suất và biến động tỷ giá hối đoái đến lợi...
Đề tài: Ảnh hưởng của biến động lãi suất và biến động tỷ giá hối đoái đến lợi...Đề tài: Ảnh hưởng của biến động lãi suất và biến động tỷ giá hối đoái đến lợi...
Đề tài: Ảnh hưởng của biến động lãi suất và biến động tỷ giá hối đoái đến lợi...
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Đề tài: Ảnh hưởng của biến động lãi suất và biến động tỷ giá hối đoái đến lợi...
Đề tài: Ảnh hưởng của biến động lãi suất và biến động tỷ giá hối đoái đến lợi...Đề tài: Ảnh hưởng của biến động lãi suất và biến động tỷ giá hối đoái đến lợi...
Đề tài: Ảnh hưởng của biến động lãi suất và biến động tỷ giá hối đoái đến lợi...
Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Zalo/Telegram 0917193864
 
Đề tài hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế, HAY
Đề tài  hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế, HAYĐề tài  hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế, HAY
Đề tài hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế bằng tín dụng, 9đ
Đề tài: Hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế bằng tín dụng, 9đĐề tài: Hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế bằng tín dụng, 9đ
Đề tài: Hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế bằng tín dụng, 9đ
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế, ĐIỂM 8, HAY
Đề tài hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế, ĐIỂM 8, HAYĐề tài hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế, ĐIỂM 8, HAY
Đề tài hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế, ĐIỂM 8, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Nâng cao hoạt động Quản trị nguồn nhân lực tại công ty cơ điện - sdt/ ZALO 09...
Nâng cao hoạt động Quản trị nguồn nhân lực tại công ty cơ điện - sdt/ ZALO 09...Nâng cao hoạt động Quản trị nguồn nhân lực tại công ty cơ điện - sdt/ ZALO 09...
Nâng cao hoạt động Quản trị nguồn nhân lực tại công ty cơ điện - sdt/ ZALO 09...
Viết thuê báo cáo thực tập giá rẻ
 
Đề tài phân tích hoạt động quản trị nguồn nhân lực, HAY
Đề tài  phân tích hoạt động quản trị nguồn nhân lực, HAYĐề tài  phân tích hoạt động quản trị nguồn nhân lực, HAY
Đề tài phân tích hoạt động quản trị nguồn nhân lực, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản trị đào tạo tại viettel
Quản trị đào tạo tại viettelQuản trị đào tạo tại viettel
Quản trị đào tạo tại viettel
https://www.facebook.com/garmentspace
 
QUẢN TRỊ ĐÀO TẠO TẠI VIETTEL
QUẢN TRỊ ĐÀO TẠO TẠI VIETTELQUẢN TRỊ ĐÀO TẠO TẠI VIETTEL
QUẢN TRỊ ĐÀO TẠO TẠI VIETTELPhuong Tran
 
Quản trị đào tạo nhân viên chăm sóc khách hàng tại công ty viettel_Nhan lam l...
Quản trị đào tạo nhân viên chăm sóc khách hàng tại công ty viettel_Nhan lam l...Quản trị đào tạo nhân viên chăm sóc khách hàng tại công ty viettel_Nhan lam l...
Quản trị đào tạo nhân viên chăm sóc khách hàng tại công ty viettel_Nhan lam l...
Nguyễn Thị Thanh Tươi
 
PHÁT TRIỂN CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUỐC DÂN
PHÁT TRIỂN CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUỐC DÂNPHÁT TRIỂN CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUỐC DÂN
PHÁT TRIỂN CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUỐC DÂN
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đề tài giải pháp động viên nhân viên, RẤT HAY, ĐIỂM CAO
Đề tài giải pháp động viên nhân viên, RẤT HAY, ĐIỂM CAOĐề tài giải pháp động viên nhân viên, RẤT HAY, ĐIỂM CAO
Đề tài giải pháp động viên nhân viên, RẤT HAY, ĐIỂM CAO
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài hạn chế rủi ro khi thanh toán tín dụng, RẤT HAY
Đề tài hạn chế rủi ro khi thanh toán tín dụng, RẤT HAYĐề tài hạn chế rủi ro khi thanh toán tín dụng, RẤT HAY
Đề tài hạn chế rủi ro khi thanh toán tín dụng, RẤT HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài hạn chế rủi ro khi thanh toán tín dụng, ĐIỂM CAO, HOT
Đề tài hạn chế rủi ro khi thanh toán tín dụng, ĐIỂM CAO, HOTĐề tài hạn chế rủi ro khi thanh toán tín dụng, ĐIỂM CAO, HOT
Đề tài hạn chế rủi ro khi thanh toán tín dụng, ĐIỂM CAO, HOT
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
100707 nguyen thi thanh tuyen
100707   nguyen thi thanh tuyen100707   nguyen thi thanh tuyen
100707 nguyen thi thanh tuyenLan Nguyễn
 
Đề tài: Phát triển dịch vụ bán lẻ tại Ngân hàng BIDV Thanh Xuân, 9đ
Đề tài: Phát triển dịch vụ bán lẻ tại Ngân hàng BIDV Thanh Xuân, 9đĐề tài: Phát triển dịch vụ bán lẻ tại Ngân hàng BIDV Thanh Xuân, 9đ
Đề tài: Phát triển dịch vụ bán lẻ tại Ngân hàng BIDV Thanh Xuân, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

Similar to Đề tài phân tích hoạt động tín dụng cá nhân, ĐIỂM CAO, HOT 2018 (20)

Đề tài giải pháp tín dụng đối với doanh nghiệp, HOT 2018
Đề tài giải pháp tín dụng đối với doanh nghiệp, HOT 2018Đề tài giải pháp tín dụng đối với doanh nghiệp, HOT 2018
Đề tài giải pháp tín dụng đối với doanh nghiệp, HOT 2018
 
Đề tài: Thực trạng và giải pháp hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập ...
Đề tài: Thực trạng và giải pháp hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập ...Đề tài: Thực trạng và giải pháp hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập ...
Đề tài: Thực trạng và giải pháp hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập ...
 
Đề tài hoạt động huy động vốn,ĐIỂM 8
Đề tài hoạt động huy động vốn,ĐIỂM 8Đề tài hoạt động huy động vốn,ĐIỂM 8
Đề tài hoạt động huy động vốn,ĐIỂM 8
 
Đề tài: Thực trạng và giải pháp hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập ...
Đề tài: Thực trạng và giải pháp hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập ...Đề tài: Thực trạng và giải pháp hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập ...
Đề tài: Thực trạng và giải pháp hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập ...
 
Đề tài: Ảnh hưởng của biến động lãi suất và biến động tỷ giá hối đoái đến lợi...
Đề tài: Ảnh hưởng của biến động lãi suất và biến động tỷ giá hối đoái đến lợi...Đề tài: Ảnh hưởng của biến động lãi suất và biến động tỷ giá hối đoái đến lợi...
Đề tài: Ảnh hưởng của biến động lãi suất và biến động tỷ giá hối đoái đến lợi...
 
Đề tài: Ảnh hưởng của biến động lãi suất và biến động tỷ giá hối đoái đến lợi...
Đề tài: Ảnh hưởng của biến động lãi suất và biến động tỷ giá hối đoái đến lợi...Đề tài: Ảnh hưởng của biến động lãi suất và biến động tỷ giá hối đoái đến lợi...
Đề tài: Ảnh hưởng của biến động lãi suất và biến động tỷ giá hối đoái đến lợi...
 
Đề tài hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế, HAY
Đề tài  hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế, HAYĐề tài  hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế, HAY
Đề tài hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế, HAY
 
Đề tài: Hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế bằng tín dụng, 9đ
Đề tài: Hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế bằng tín dụng, 9đĐề tài: Hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế bằng tín dụng, 9đ
Đề tài: Hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế bằng tín dụng, 9đ
 
Đề tài hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế, ĐIỂM 8, HAY
Đề tài hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế, ĐIỂM 8, HAYĐề tài hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế, ĐIỂM 8, HAY
Đề tài hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế, ĐIỂM 8, HAY
 
Nâng cao hoạt động Quản trị nguồn nhân lực tại công ty cơ điện - sdt/ ZALO 09...
Nâng cao hoạt động Quản trị nguồn nhân lực tại công ty cơ điện - sdt/ ZALO 09...Nâng cao hoạt động Quản trị nguồn nhân lực tại công ty cơ điện - sdt/ ZALO 09...
Nâng cao hoạt động Quản trị nguồn nhân lực tại công ty cơ điện - sdt/ ZALO 09...
 
Đề tài phân tích hoạt động quản trị nguồn nhân lực, HAY
Đề tài  phân tích hoạt động quản trị nguồn nhân lực, HAYĐề tài  phân tích hoạt động quản trị nguồn nhân lực, HAY
Đề tài phân tích hoạt động quản trị nguồn nhân lực, HAY
 
Quản trị đào tạo tại viettel
Quản trị đào tạo tại viettelQuản trị đào tạo tại viettel
Quản trị đào tạo tại viettel
 
QUẢN TRỊ ĐÀO TẠO TẠI VIETTEL
QUẢN TRỊ ĐÀO TẠO TẠI VIETTELQUẢN TRỊ ĐÀO TẠO TẠI VIETTEL
QUẢN TRỊ ĐÀO TẠO TẠI VIETTEL
 
Quản trị đào tạo nhân viên chăm sóc khách hàng tại công ty viettel_Nhan lam l...
Quản trị đào tạo nhân viên chăm sóc khách hàng tại công ty viettel_Nhan lam l...Quản trị đào tạo nhân viên chăm sóc khách hàng tại công ty viettel_Nhan lam l...
Quản trị đào tạo nhân viên chăm sóc khách hàng tại công ty viettel_Nhan lam l...
 
PHÁT TRIỂN CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUỐC DÂN
PHÁT TRIỂN CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUỐC DÂNPHÁT TRIỂN CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUỐC DÂN
PHÁT TRIỂN CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUỐC DÂN
 
Đề tài giải pháp động viên nhân viên, RẤT HAY, ĐIỂM CAO
Đề tài giải pháp động viên nhân viên, RẤT HAY, ĐIỂM CAOĐề tài giải pháp động viên nhân viên, RẤT HAY, ĐIỂM CAO
Đề tài giải pháp động viên nhân viên, RẤT HAY, ĐIỂM CAO
 
Đề tài hạn chế rủi ro khi thanh toán tín dụng, RẤT HAY
Đề tài hạn chế rủi ro khi thanh toán tín dụng, RẤT HAYĐề tài hạn chế rủi ro khi thanh toán tín dụng, RẤT HAY
Đề tài hạn chế rủi ro khi thanh toán tín dụng, RẤT HAY
 
Đề tài hạn chế rủi ro khi thanh toán tín dụng, ĐIỂM CAO, HOT
Đề tài hạn chế rủi ro khi thanh toán tín dụng, ĐIỂM CAO, HOTĐề tài hạn chế rủi ro khi thanh toán tín dụng, ĐIỂM CAO, HOT
Đề tài hạn chế rủi ro khi thanh toán tín dụng, ĐIỂM CAO, HOT
 
100707 nguyen thi thanh tuyen
100707   nguyen thi thanh tuyen100707   nguyen thi thanh tuyen
100707 nguyen thi thanh tuyen
 
Đề tài: Phát triển dịch vụ bán lẻ tại Ngân hàng BIDV Thanh Xuân, 9đ
Đề tài: Phát triển dịch vụ bán lẻ tại Ngân hàng BIDV Thanh Xuân, 9đĐề tài: Phát triển dịch vụ bán lẻ tại Ngân hàng BIDV Thanh Xuân, 9đ
Đề tài: Phát triển dịch vụ bán lẻ tại Ngân hàng BIDV Thanh Xuân, 9đ
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Recently uploaded

Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
nvlinhchi1612
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
phamthuhoai20102005
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
Điện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
chinhkt50
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
duykhoacao
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in englishAV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
Qucbo964093
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
ngocnguyensp1
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (10)

Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
 
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in englishAV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
 

Đề tài phân tích hoạt động tín dụng cá nhân, ĐIỂM CAO, HOT 2018

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH SÓC TRĂNG TỪ NĂM 2011 ĐẾN NĂM 2013 Ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH Chuyên ngành: QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP Giảng viên hướng dẫn: TS. NGUYỄN NGỌC DƯƠNG Sinh viên thực hiện : VĂN THỊ HOÀI THƯƠNG MSSV: 1054010738 Lớp: 10DQD04 TP. Hồ Chí Minh, 2014
  • 2. i LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của em và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ đề tài nào khác. TP. Hồ Chí Minh, ngày 11 tháng 7 năm 2014 Sinh viên thực hiện Văn Thị Hoài Thương
  • 3. ii LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban lãnh đạo, Khoa Quản trị kinh doanh, quý Thầy Cô trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh đã tạo cho em cơ hội tiếp cận với môi trường thực tế thông qua đợt thực tập ý nghĩa và để em có cơ sở để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc, cán bộ - nhân viên phòng Tín dụng Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Sóc Trăng đã tạo điều kiện thuận lợi trong suốt thời gian em thực tập. Em đã tiếp thu được những kiến thức bổ ích từ thực tế, góp phần hoàn thiện kỹ năng, kiến thức chuyên môn. Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn Thầy - TS Nguyễn Ngọc Dương đã hết lòng giúp đỡ, hướng dẫn để em hoàn thành báo cáo khóa luận tốt nghiệp đúng thời gian quy định. Với thời gian thực tập ngắn, cơ hội tiếp cận thực tế và hoàn thiện bài viết tuy có cố gắng nhưng sẽ còn nhiều thiếu sót. Rất mong nhận được ý kiến phản hồi từ quý Thầy Cô. Trên cơ sở các vấn đề đã giải quyết, em sẽ tiếp tục tìm hiểu, nghiên cứu để ngày càng hoàn thiện kỹ năng, kiến thức chuyên môn của mình. Trân trọng cảm ơn.
  • 4. iii NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN Khóa luận tốt nghiệp : “Phân tích hoạt động tín dụng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Sóc Trăng giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2013”. NƠI THỰC TẬP: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Sóc Trăng GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: TS. Nguyễn Ngọc Dương SINH VIÊN THỰC TẬP: Văn Thị Hoài Thương ....................................................................................................................... ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ TP. Hồ Chí Minh, ngày …. tháng …. năm 2014
  • 5. iv MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................................1 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.........................................................................................1 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .................................................................................1 Mục tiêu chung......................................................................................................1 Mục tiêu cụ thể......................................................................................................1 3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU....................................................................................2 Không gian nghiên cứu.........................................................................................2 Thời gian nghiên cứu............................................................................................2 Đối tượng nghiên cứu ...........................................................................................2 Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................2 Phương pháp phân tích số liệu.............................................................................2 4. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI ......................................................................................3 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN......................................................................................................4 1.1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÍN DỤNG ...................................................4 1.1.1 Khái niệm tín dụng ......................................................................................4 1.1.2 Nguyên tắc tín dụng.....................................................................................4 1.1.3 Bảo đảm tín dụng........................................................................................4 1.1.4 Các hình thức cho vay .................................................................................5 1.1.5 Rủi ro tín dụng.............................................................................................6 1.2 KHÁI QUÁT TÍN DỤNG CÁ NHÂN...............................................................8 1.2.1. Đặc điểm tâm lý giao dịch khách hàng cá nhân.......................................8 1.2.2 Các sản phẩm tín dụng dành cho khách hàng cá nhân............................9 1.3 CÁC CHỈ SỐ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN .............9 1.3.1 Doanh số cho vay .........................................................................................9 1.3.2 Doanh số thu nợ .........................................................................................10 1.3.3 Dư nợ...........................................................................................................10 1.3.4 Nợ xấu.........................................................................................................10 1.4 CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN.........10 1.4.1 Dư nợ trên nguồn vốn huy động...............................................................10 1.4.2 Dư nợ theo thời hạn trên tổng dư nợ .......................................................10 1.4.3 Vòng quay vốn tín dụng ............................................................................11 1.4.4 Tỷ lệ nợ xấu ................................................................................................11 1.4.5 Hệ số thu nợ................................................................................................11
  • 6. v CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH SÓC TRĂNG ...................................13 2.1. TỔNG QUAN VỀ BIDV SÓC TRĂNG.........................................................13 2.1.1 Tổng quan về BIDV Việt Nam..................................................................13 2.1.2 Tổng quan về BIDV Sóc Trăng ...............................................................15 2.1.2.1 Quá trình hình thành phát triển ..........................................................15 2.1.2.2 Cơ cấu tổ chức của BIDV Sóc Trăng.................................................15 2.1.2.2.1 Chi nhánh gồm có 1 Giám Đốc và 2 Phó Giám Đốc.................16 2.1.2.2.2 Phòng quan hệ khách hàng cá nhân và Doanh nghiệp:............17 2.1.2.2.3 Phòng qản lý rủi ro :..................................................................17 2.1.2.2.4 Phòng quản trị tín dụng :...........................................................17 2.1.2.2.5 Phòng Giao dịch khách hàng : ..................................................17 2.1.2.2.6 Phòng quản lý và dịch vụ ngân quỹ :.........................................18 2.1.2.2.7 Phòng tổ chức hành chính :.......................................................18 2.1.2.2.8 Phòng tài chính kế toán :...........................................................18 2.1.2.2.9 Phòng kế hoạch tổng hợp và Tổ điện toán : ..............................19 2.1.2.2.10 Phòng giao dịch Sóc Trăng : ...................................................19 2.1.2.3 Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Sóc Trăng giai đoạn 2011 đến năm 2013 ...............................................................................19 2.1.2.3.1 Thu nhập.....................................................................................21 2.1.2.3.2 Chi phí........................................................................................22 2.1.2.3.3 Lợi nhuận ...................................................................................23 2.1.2.4 Những thuận lợi, khó khăn và định hướng hoạt động của BIDV Sóc Trăng trong năm 2014....................................................................................24 2.1.2.4.1 Thuận lợi ....................................................................................24 2.1.2.4.2 Khó khăn ....................................................................................25 2.1.2.4.3 Định hướng phát triển................................................................25 2.2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI BIDV SÓC TRĂNG ....................................................................26 2.2.1 Tình hình nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2013..............................................................................................................26 2.2.1.1 Tình hình nguồn vốn..........................................................................26 2.2.1.1.1 Vốn tự huy động .........................................................................29
  • 7. vi 2.2.1.1.2 Vốn điều chuyển.........................................................................31 2.2.1.2 Tình hình sử dụng vốn .......................................................................32 2.2.1.2.1 Dư nợ trong hạn.........................................................................34 2.2.1.2.2 Dư nợ quá hạn ...........................................................................35 2.2.2 Phân tích hoạt động tín dụng cá nhân giai đoạn năm 2011 đến năm 2013 ......................................................................................................................35 2.2.2.1 Doanh số cho vay khách hàng cá nhân ..............................................35 2.2.2.1.1 Doanh số cho vay khách hàng cá nhân theo thời hạn ...............37 2.2.2.1.2 Doanh số cho vay khách hàng cá nhân theo mục đích sử dụng 37 2.2.2.2 Doanh số thu nợ khách hàng cá nhân.................................................40 2.2.2.2.1 Doanh số thu nợ khách hàng cá nhân theo thời hạn .................42 2.2.2.2.2 Doanh số thu nợ khách hàng cá nhân theo mục đích sử dụng .42 2.2.2.3 Dư nợ cho vay khách hàng cá nhân ...................................................44 2.2.2.3.1 Dư nợ cho vay khách hàng cá nhân theo thời hạn ....................46 2.2.2.3.2 Dư nợ cho vay khách hàng cá nhân theo mục đích sử dụng .....46 2.2.2.4 Nợ xấu cho vay khách hàng cá nhân..................................................47 2.2.2.4.1 Nợ xấu cho vay khách hàng cá nhân theo thời hạn...................49 2.2.2.4.2 Nợ xấu cho vay khách hàng cá nhân theo mục đích sử dụng....49 2.2.3 Đánh giá hoạt động tín dụng cá nhân của BIDV Sóc Trăng thông qua một số chỉ tiêu tài chính......................................................................................50 2.2.3.1 Dư nợ/vốn huy động...........................................................................51 2.2.3.2 Dư nợ ngắn hạn/tổng dư nợ................................................................52 2.2.3.3 Dư nợ trung-dài hạn/tổng dư nợ.........................................................52 2.2.3.4 Tỷ lệ nợ xấu........................................................................................52 2.2.3.5 Hệ số thu nợ .......................................................................................53 2.2.3.6 Vòng quay vốn tín dụng.....................................................................53 CHƯƠNG 3..............................................................................................................55 GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................55 3.1 GIẢI PHÁP........................................................................................................55 3.1.1 Cơ sở của giải pháp....................................................................................55 3.1.1.1 Tồn tại ................................................................................................55 3.1.1.2 Nguyên nhân ......................................................................................55 3.1.1.2.1 Nguyên nhân khách quan...........................................................55 3.1.1.2.2 Các yếu tố chủ quan...................................................................56
  • 8. vii 3.1.2 Giải pháp nâng cao kết quả hoạt động tín dụng nhân tại BIDV Sóc Trăng....................................................................................................................56 3.1.2.1 Đối với công tác huy động vốn cá nhân.............................................56 3.1.2.2. Đối với hoạt động tín dụng ...............................................................57 3.1.2.2.1 Một số giải pháp chung..............................................................57 3.1.2.2.2 Giải pháp riêng cho từng nhóm đối tượng khách hàng.............61 3.1.3 Kết quả dự kiến của giải pháp..................................................................62 3.2 KIẾN NGHỊ.......................................................................................................63 3.2.1 Đối với Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước ...........................................63 3.2.1.1 Đơn giản hơn nữa thủ tục vay vốn....................................................63 3.2.1.2 Hỗ trợ và dành một phần tín dụng cho lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn...........................................................................................63 3.2.1.3 Ngân hàng Nhà nước tăng cường công tác quản lý ..........................64 3.2.1.4 Xem xét, chỉ đạo, rà soát, kiểm tra toàn diện về tổ chức và hoạt động của các tổ chức tín dụng.................................................................................65 3.2.1.5 Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các ngân hàng thương mại chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ rút tiền qua thẻ .................................................65 3.2.2 Đối với ngân hàng Hội sở..........................................................................66 KẾT LUẬN..............................................................................................................67 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................68
  • 9. viii DANH SÁCH CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT BIDV Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam BIDV Sóc Trăng Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Sóc Trăng TCTD Tồ chức tín dụng NHTM Ngân hàng thương mại CBCNV Cán bộ Công nhân viên QHKH Quan hệ khách hàng TGTK Tiền gửi tiết kiệm GTCG Giấy tờ có giá TCKT Tổ chức kinh tế CPI Chỉ số giá tiêu dùng
  • 10. ix DANH SÁCH CÁC BẢNG SỬ DỤNG Bảng 1.1 Công thức dư nợ cuối kỳ Bảng 1.2 Công thức dư nợ trên vốn huy động Bảng 1.3 Công thức Dư nợ ngắn hạn trên tổng dư nợ Bảng 1.4 Công thức Dư nợ trung hạn trên tổng dư nợ Bảng 1.5 Công thức Dư nợ dài hạn trên tổng dư nợ Bảng 1.6 Công thức Vòng quay vốn tín dụng Bảng 1.7 Công thức Dư nợ bình quân Bảng 1.8 Công thức Tỷ lệ nợ xấu Bảng 1.9 Công thức Hệ số thu nợ Bảng 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Sóc Trăng giai đoạn 2011 - 2013 Bảng 2.2 Kết cấu nguồn vốn của BIDV Sóc Trăng giai đoạn 2011 - 2013 Bảng 2.3 Tình hình sử dụng vốn của BIDV Sóc Trăng giai đoạn 2011 - 2013 Bảng 2.4 Doanh số cho vay tín dụng cá nhân của BIDV Sóc Trăng giai đoạn 2011 - 2013 Bảng 2.5 Doanh số thu nợ tín dụng cá nhân của BIDV Sóc Trăng giai đoạn 2011 - 2013 Bảng 2.6 Dư nợ tín dụng khách hàng cá nhân tại BIDV Sóc Trăng giai đoạn 2011 - 2013 Bảng 2.7 Nợ xấu tín dụng khách hàng cá nhân tại BIDV Sóc Trăng giai đoạn 2011 - 2013 Bảng 2.8 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng cá nhân của BIDV Sóc Trăng giai đoạn 2011 - 2013
  • 11. x DANH SÁCH SƠ ĐỒ Sơ đồ 1 Rủi ro tín dụng Sơ đồ 2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Sóc Trăng Sơ đồ 2.2 Mức tăng trưởng nguồn vốn của BIDV Sóc Trăng (2011 – 2013) Sơ đồ 2.3 Tỷ trọng dư nợ trong hạn và quá hạn (2011- 2013) Sơ đồ 2.4 Doanh số cho vay theo thời hạn của BIDV Sóc Trăng (2011 - 2013) Sơ đồ 2.5 Doanh số cho vay theo mục đích sử dụng của BIDV Sóc Trăng (2011 - 2013) Sơ đồ 2.6 Doanh số thu nợ khách hàng cá nhân theo thời hạn của BIDV Sóc Trăng (2011 – 2013)
  • 12. 1 LỜI MỞ ĐẦU 1.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Sự phát triển kinh tế không những đã khẳng định vị trí quan trọng của nó trong sự phát triển của một đất nước ở quá khứ mà ở hiện tại và về tương lai, nền kinh tế sẽ vẫn đóng vai trò chiến lược, nòng cốt cho sự phát triển của một đất nước. Có nhiều thành phần đóng góp nên nền kinh tế năng động như hiện nay, và để cho các thành phần đó hoạt động nhịp nhàng, tiện lợi thì không thể không nhắc tới trung gian tài chính là các NHTM. Các NHTM càng ngày càng khẳng định tầm quan trọng của mình khi thực hiện 3 chức năng quan trọng là: trung gian tín dụng, trung gian tài chính, chức năng tạo tiền. Ở đề tài này, em xin được phân tích sâu về chức năng trung gian tín dụng của ngân hàng, cụ thể là tín dụng cá nhân. Thêm nữa, Sóc Trăng, quê hương em là một vùng đất trù phú được tạo hóa ban cho sự màu mỡ của đất, sự ưu ái về khí hậu, và phong cảnh thanh bình cùng người dân lương thiện với ba dân tộc Kinh – Hoa – Khmer nơi đây, đã tạo nên một Sóc Trăng rất đa dạng về các ngành nghề giao thoa của ba nền văn hóa. Đa dạng về văn hóa dẫn đến nền kinh tế cũng hết sức đa dạng khi người dân đến với các NHTM có những nhu cầu về tín dụng, cụ thể là tín dụng cá nhân cũng hết sức riêng biệt. Vì những lý do trên, em xin chọn đề tài tốt nghiệp: “Phân tích hoạt động tín dụng cá nhân tại BIDV Sóc Trăng giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2013”. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU  Mục tiêu chung Phân tích thực trạng hoạt động tín dụng cá nhân tại BIDV Sóc Trăng giai đoạn từ năm 2011 năm 2013 và đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng.  Mục tiêu cụ thể Mục tiêu 1: Đánh giá hoạt động tín dụng cá nhân tại BIDV Sóc Trăng giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2013. Mục tiêu 2: Phân tích các chỉ số về hoạt động tín dụng cá nhân tại BIDV Sóc Trăng giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2013.
  • 13. 2 Mục tiêu 3: Đề ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả tín dụng cá nhân tại BIDV Sóc Trăng. 3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU  Không gian nghiên cứu Đề tài được thực hiện tại BIDV Sóc Trăng.  Thời gian nghiên cứu Đề tài lấy số liệu trong thời gian thực tập từ ngày 24/02/2014 đến 24/04/2014 và tiếp tục nghiên cứu đến tháng 7/2014. Số liệu được sử dụng trong đề tài là số liệu thứ cấp trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2013.  Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề trong lĩnh vực tín dụng cá nhân tại BIDV Sóc Trăng và xem xét các chỉ tiêu dùng để đánh giá hoạt động tín dụng này. Từ đó đưa ra những giải pháp và kiến nghị phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng cá nhân của ngân hàng.  Phương pháp nghiên cứu  Phương pháp thu thập số liệu Số liệu được sử dụng trong đề tài là số liệu thứ cấp được thu thập từ các báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm 2011, 2012 và 2013 do BIDV Sóc Trăng cung cấp. Sử dụng các thông tin từ giáo trình, tạp chí kinh tế, các báo cáo khoa học và các trang tin điện tử liên quan.  Phương pháp phân tích số liệu Các phương pháp đề tài sử dụng: phương pháp thống kê mô tả, phương pháp so sánh, phương pháp tỷ trọng. - Phương pháp thống kê mô tả: dựa trên số liệu thống kê thu nhập được để mô tả thực trạng tình hình hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng. - Phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối: là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh quy mô, khối lượng của sự kiện; là kết quả của phép trừ giữa trị số và của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế. ∆Y = Y1 – Y0 Trong đó:
  • 14. 3 Y1: chỉ tiêu kinh tế ở kỳ phân tích Y0: chỉ tiêu kinh tế kỳ gốc ∆Y: là phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế Phương pháp này sử dụng để so sánh số liệu năm tính với số liệu năm trước của các chỉ tiêu xem có biến động không và tìm nguyên nhân biến động của các chỉ tiêu kinh tế, từ đó đưa ra biện pháp khắc phục. - Phương pháp so sánh bằng số tương đối: là chỉ tiêu tổng hợp biểu hiện bằng số lần (%), phản ánh tình hình sự kiện khi số tuyệt đối không thể phản ánh lên được. Y = Y1 – Y0 x 100 % Y0 Trong đó: Y1: chỉ tiêu kinh tế ở kỳ phân tích Y0: chỉ tiêu kinh tế kỳ gốc ∆Y: biểu hiện tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế Kỹ thuật so sánh này dùng để làm rõ tình hình biến động mức độ của các chỉ tiêu kinh tế trong thời gian nào đó. So sánh tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu giữa các năm và so sánh tốc độ tăng trưởng giữa các chỉ tiêu. Từ đó tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục. - Phương pháp tỷ trọng %X = X x 100% Y Trong đó: %X: là tỷ trọng của chỉ tiêu X so với chỉ tiêu Y. X, Y: là các chỉ tiêu kinh tế có liên quan Phương pháp này dùng để tính toán cơ cấu của các khoản mục so với tổng thể qua các kỳ hoạt động kinh doanh khác. 4. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI CHƯƠNG 1: Cơ sở lý luận CHƯƠNG 2 :Tổng quan về BIDV Sóc Trăng CHƯƠNG 3 : Phân tích thực trạng hoạt động tín dụng cá nhân tại BIDV Sóc Trăng
  • 15. 4 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÍN DỤNG 1.1.1 Khái niệm tín dụng Tín dụng ngân hàng là quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ ngân hàng cho khách hàng trong một thời gian xác định với một khoản chi phí nhất định. Tín dụng ngân hàng chứa đựng 3 nội dung: - Có sự chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ người sở hữu sang cho người sử dụng. - Sự chuyển nhượng này có thời hạn. - Sự chuyển nhượng này có kèm theo chi phí. 1.1.2 Nguyên tắc tín dụng Theo Châu Văn Thưởng – Phùng Hữu Hạnh (2013). Tín dụng ngân hàng. Các nghiệp vụ cơ bản ngân hàng thương mại Việt Nam. Nhà xuất bản tài chính. Tp.HCM, 60-61 tín dụng ngân hàng có 2 nguyên tắc: - Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng. - Hoàn trả nợ gốc và lãi vốn vay đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng. 1.1.3 Bảo đảm tín dụng Theo Châu Văn Thưởng – Phùng Hữu Hạnh (2013). Tín dụng ngân hàng. Các nghiệp vụ cơ bản ngân hàng thương mại Việt Nam. Nhà xuất bản tài chính. Tp.HCM, 79-86. Bảo đảm tín dụng là việc mà khách hàng sử dụng tài sản thuộc sở hữu hợp pháp của mình (hoặc của một người thứ 3) để làm cơ sở bảo đảm cho dư nợ tín dụng tại ngân hàng trong một khoảng thời gian nhất định. Nếu đến hạn, khách hàng không hoàn thành nghĩa vụ hoàn trả nợ gốc và lãi, thì ngân hàng có quyền phát mãi tài sản bảo đảm của khách hàng để thu hồi nợ. Các hình thức bảo đảm tín dụng: a) Bảo đảm tín dụng bằng tài sản thế chấp: thế chấp tài sản là việc một bên (bên thế chấp) dùng tài sản là bất động sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên kia.
  • 16. 5 b) Cầm cố tài sản: cầm cố tài sản là việc một bên (bên cầm cố) dùng tài sản là động sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự. c) Bảo đảm tín dụng bằng hình thức bảo lãnh: Là một hợp đồng, qua đó bên thứ ba – người bảo lãnh, cam kết với ngân hàng rằng sẽ thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay cho người đi vay trong trường hợp người đi vay không có khả năng trả nợ cho ngân hàng. Gồm 2 loại: bảo lãnh bằng tài sản và bảo lãnh bằng tín chấp. d) Bảo đảm tài sản hình thành từ vốn vay: Bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay là việc khách hàng vay sử dụng tài sản hình thành từ vốn vay để đảm bảo thực hiện nhiệm vụ trả nợ cho chính khoản vay đó đối với ngân hàng. 1.1.4 Các hình thức cho vay Theo Châu Văn Thưởng – Phùng Hữu Hạnh (2013). Nghiệp vụ cho vay. Các nghiệp vụ cơ bản ngân hàng thương mại Việt Nam. Nhà xuất bản tài chính. Tp.HCM, 92-95 a) Căn cứ vào thời hạn cho vay:  Cho vay ngắn hạn: Khoản cho vay có thời hạn từ 12 tháng trở xuống. Nhằm bù đắp sự thiếu hụt vốn của doanh nghiệp hay nhu cầu chi tiêu ngắn hạn cá nhân.  Cho vay trung và dài hạn: Khoản cho vay có thời hạn trên 12 tháng. Nhằm đáp ứng nhu cầu trang bị , đầu tư tài sản cố định, mở rộng sản xuất, thực hiện dự án đầu tư. b) Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn  Cho vay sản xuất kinh doanh: bổ sung nhu cầu đầu tư tài sản cố định, mở rộng sản xuất, bổ sung vốn thiếu hụt.  Cho vay sinh hoạt tiêu dùng: dùng để chi tiêu cá nhân như mua nhà, phương tiện đi lại. c) Căn cứ vào khách hàng vay  Khách hàng là doanh nghiệp  Khách hàng là cá nhân d) Căn cứ vào phương thức cho vay
  • 17. 6  Cho vay từng lần: mỗi lần vay vốn khách hàng và tổ chức tín dụng thực hiện thủ tục vay vốn cần thiết và ký kết hợp đồng tín dụng.  Cho vay theo hạn mức tín dụng: tổ chức tín dụng và khách hàng xác định và thỏa thuận một hạn mức tín dụng duy trì trong một khoảng thời gian nhất định.  Cho vay theo dự án đầu tư: tổ chức tín dụng cho khách hàng vay vốn để thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các dự án đầu tư phục vụ đời sống.  Cho vay trả góp: khi vay vốn, tổ chức tín dụng và khách hàng xác định và thỏa thuận số lãi vốn vay phải trả cộng với số nợ gốc đưa chia ra để trả nợ theo nhiều kỳ hạn trong thời hạn cho vay.  Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng: tổ chức tín dụng chấp thuận cho khách hàng được sử dụng số vốn vay trong phạm vi hạn mức tín dụng để thanh toán tiền mua hàng hóa, dịch vụ và rút tiền mặt tại máy rút tiền tự động hoặc điểm ứng tiền mặt là đại lý của tổ chức tín dụng. Khi cho vay phát hàng và sử dụng thẻ tín dụng, tổ chức tín dụng và khách hàng phải tuân theo các quy định của Chính phủ và NHNN Việt Nam về phát hành và sử dụng thẻ tín dụng.  Cho vay theo hạn mức thấu chi: là việc cho vay mà tổ chức tín dụng thỏa thuận bằng văn bản chấp thuận cho khách hàng chi vượt số tiền có trên tài khoản thanh toán của khách hàng phù hợp với các quy định của Chính phủ và NHNN Việt Nam về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.  Các phương thức cho vay khác: pháp luật không cấm, phù hợp với quy định tại quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN và điều kiện hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng, đặc điểm của khách hàng vay. 1.1.5 Rủi ro tín dụng Rủi ro tín dụng là sự xuất hiện những biến cố không bình thường trong quan hệ tín dụng, từ đó tác động xấu đến hoạt động của ngân hàng và có thể làm cho ngân hàng lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán cho ngân hàng. Rủi ro tín dụng được phân chia thành các loại:
  • 18. 7 Sơ đồ 1: Rủi ro tín dụng a) Rủi ro giao dịch:  Rủi ro lựa chọn: là rủi ro liên quan đến thẩm định và phân tích tín dụng  Rủi ro đảm bảo: xuất phát từ các tiêu chuẩn đảm bảo như các điều khoản trong hợp đồng cho vay, các loại tài sảm đảm bảo và mức an toàn của nó.  Rủi ro nghiệp vụ: lả rủi ro liên quan đến quản trị hoạt động cho vay như xây dựng và thực hiện chính sách tín dụng để định hướng cho việc thực hiện cho vay và kiểm soát danh mục cho vay, tái xét và giám xét danh mục cho vay bao gồm cả việc sử dụng hệ thống xếp hạng rủi ro và kỹ thuật xử lý các khaorn cho vay có vấn đề. b) Rủi ro danh mục:  Rủi ro nội tại: xuất phát từ các yếu tố riêng biệt của mỗi chủ thể đi vay hoặc ngành kinh tế.  Rủi ro tập trung: là mức dư nợ cho vay được dồn một số khách hàng, một số ngành kinh tế hoặc một số loại cho vay hoặc một khu vực địa lý  Theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ban hành vào ngày 22 tháng 4 năm 2005 và Quyết định sửa đổi bổ sung số 18/2007/QĐ-NHNN ban hành vào ngày 25 tháng 4 năm 2007, việc phân loại nợ và nợ xấu được xác định như sau: Biểu hiện của rủi ro tín dụng chính là nợ xấu ngày càng cao. Nợ xấu là các nhóm nợ thuộc nhóm 3, 4 và 5. - Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) RỦI RO DANH MỤCRỦI RO GIAO DỊCH RỦI RO TÍN DỤNG RỦI RO LỰA CHỌN RỦI RO ĐẢM BẢO RỦI RO NGHIỆP VỤ RỦI RO NỘI TẠI RỦI RO TẬP TRUNG
  • 19. 8 + Nợ trong hạn và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn. + Nợ quá hạn dưới 10 ngày và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi còn lại đúng hạn. - Nhóm 2 (Nợ đủ tiêu chuẩn) + Nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày. + Nợ điều chỉnh kì hạn trả nợ lần đầu. - Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) + Nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày. + Nợ gia hạn lần đầu. + Nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng. - Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) + Nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày. + Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu. + Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai. - Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) + Nợ quá hạn trên 360 ngày. + Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu. + Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai. + Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn. 1.2 KHÁI QUÁT TÍN DỤNG CÁ NHÂN 1.2.1. Đặc điểm tâm lý giao dịch khách hàng cá nhân - Mang nặng tâm lý ngại rủi ro khi giao dịch tiền bạc với ngân hàng. - Ngại phiền phức thủ tục khi giao dịch với ngân hàng. - Ngại giao dịch với ngân hàng sẽ lộ thông tin về thu nhập đối với người có thu nhập cao.
  • 20. 9 - Mặc cảm không dám giao dịch với ngân hàng đối với người có thu nhập không cao. 1.2.2 Các sản phẩm tín dụng dành cho khách hàng cá nhân - Cho vay sinh hoạt tiêu dùng: sản phẩm này được thiết kế và cung cấp nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu gia đình như mua sắm vật dụng gia đình, mua xe, cưới hỏi, du lịch, chữa bệnh,... - Cho vay hỗ trợ tiêu dùng: sản phẩm được thiết kế và cung cấp cho khách hàng có thu nhập ổn định hàng tháng. Số tiền này nhằm hỗ trợ thêm cho tiêu dùng trong khi chờ đợi thu nhập đến kỳ. - Cho vay xây dựng, sửa chữa nhà: sản phẩm này được thiết kế và cung cấp nhằm hỗ trợ nhu cầu xây dựng, sửa chữa, trang trí nội thất nhà ở của khách hàng. - Cho vay mua nhà, nền nhà, hoán đổi nhà: sản phẩm này được thiết kế và cung cấp cho khách hàng có nhu cầu về nhà, đất, và cần sự hỗ trợ tài chính. Tài sản thế chấp trong trường hợp này chính là căn nhà hoặc nền nhà khách hàng mua. - Cho vay sản xuất kinh doanh: sản phẩm này được thiết kế và cung cấp cho khách hàng có nhu cầu bổ sung vốn lưu động, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh,... Cho vay sản xuất kinh doanh mục đích có thể là để bổ sung vốn lưu động thiếu hụt trong quá trình sản xuất kinh doanh, để thanh toán tiền mua máy móc thiết bị, phương tiện vận chuyển, nâng cấp hoặc mở rộng cơ sở sản xuất kinh doanh. - Cho vay mua xe cơ giới: sản phẩm này được thiết kế và cung cấp cho khách hàng có nhu cầu sở hữu một xe hơi hay xe tải nhưng tích lũy chưa đủ. - Cho vay hỗ trợ du học: sản phẩm này được thiết kế và cung cấp cho khách hàng có nhu cầu hỗ trợ tài chính cho con em mình đi du học. Số tiền cho vay theo nhu cầu và trên giá trị tài sản thế chấp do Ngân hàng định giá. 1.3. Các chỉ số phân tích hoạt động tín dụng cá nhân 1.3.1 Doanh số cho vay Doanh số cho vay là chỉ tiêu đánh giá một cách khái quát có hệ thống đối với những khoản vay của ngân hàng. Khi xác định doanh số cho vay, chưa có sự đánh giá cụ thể về chất lượng các khoản vay trong một thời kỳ nhất định (trong ngày, tháng, quý, năm) nhưng là chỉ tiêu cho biết khả năng luân chuyển sử dụng vốn của ngân hàng, quy mô đầu tư và cấp vốn tín dụng của ngân hàng đó đối với nền kinh tế trong một thời kỳ.
  • 21. 10 1.3.2 Doanh số thu nợ Doanh số thu nợ là chỉ tiêu phản ánh khả năng thu hồi nợ của những khoản cho vay khi đến thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng. 1.3.3 Dư nợ Dư nợ tín dụng thể hiện mối quan hệ tín dụng giữa ngân hàng với khách hàng, là chỉ tiêu phản ánh phần vốn đầu tư hiện đang còn lại tại một thời điểm của ngân hàng mà ngân hàng đã cho vay chưa thu về. Đồng thời phản ánh mối quan hệ giữa doanh số cho vay với khả năng đáp ứng của nguồn vốn của các ngân hàng thương mại đối với những nhu cầu sử dụng vốn trong nền kinh tế như sau: Dư nợ cuối kỳ = Dư nợ đầu kỳ + Doanh số cho vay – Doanh số thu nợ (1.1) 1.3.4 Nợ xấu Nợ xấu ngày càng cao chính là biểu hiện của rủi ro tín dụng. Nợ xấu thuộc các nhóm 3, 4 và 5. 1.4 Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng cá nhân 1.4.1 Dư nợ trên nguồn vốn huy động Chỉ tiêu này cho biết có bao nhiêu đồng vốn huy động được sử dụng để cho vay đối với nền kinh tế. Dư nợ trên vốn huy động còn gián tiếp phản ánh khả năng huy động vốn của ngân hàng.Chỉ tiêu này lớn chứng tỏ vốn huy động tham gia vào dư nợ ít, khả năng huy động vốn của ngân hàng chưa được tốt. Dư nợ trên vốn huy động = Dư nợ x 100% (1.2) Vốn huy động 1.4.2 Dư nợ theo thời hạn trên tổng dư nợ Chỉ số này dùng để xác định cơ cấu tín dụng theo thời hạn. Chỉ số này giúp nhà phân tích đánh giá được cơ cấu đầu tư như vậy có hợp lý hay chưa và có giải pháp điều chỉnh kịp thời. Dư nợ ngắn hạn trên tổng dư nợ = Dư nợ ngắn hạn x 100% ( (1.3)Tổng dư nợ
  • 22. 11 Dư nợ trung hạn trên tổng dư nợ = Dư nợ trung hạn x 100% ( (1.4)Tổng dư nợ Dư nợ dài hạn trên tổng dư nợ = Dư nợ dài hạn x 100% ( (1.5)Tổng dư nợ 1.4.3 Vòng quay vốn tín dụng Vòng quay vốn tín dụng dùng để đo lường tốc độ luân chuyển vốn của tín dụng ngân hàng, nó cho thấy thời gian thu hồi nợ nhanh hay chậm. Nếu vòng quay vốn tín dụng nhanh, tức việc đưa vốn vào sản xuất, kinh doanh của ngân hàng đạt hiệu quả cao. Vòng quay vốn tín dụng = Doanh số thu nợ ( (1.6)Dư nợ bình quân Dư nợ bình quân = Dư nợ đầu kỳ + Dư nợ cuối kỳ ( (1.7)2 1.4.4 Tỷ lệ nợ xấu Chỉ số này đo lường chất lượng nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng. Những ngân hàng có chỉ số này thấp cũng có nghĩa là chất lượng tín dụng của ngân hàng này cao. Tỷ lệ nợ xấu = Nợ xấu x 100% ( (1.8)Tổng dư nợ 1.4.5 Hệ số thu nợ Hệ số thu nợ cao cho thấy công tác thu nợ đang tiến triển tốt, rủi ro tín dụng thấp. Chỉ tiêu này còn biểu hiện khả năng thu hồi nợ của ngân hàng từ việc cho khách hàng vay. Hệ số thu nợ = Doanh số thu nợ x 100% ( (1.9)Doanh số cho vay
  • 23. 12 Tóm tắt chương 1 : Chương 1 đã nêu ra một số khái niệm về tín dụng nói chung và tín dụng cá nhân nói riêng, làm cơ sở để đánh giá, phân tích tình hình tín dụng cá nhân tại BIDV Sóc Trăng giai đoạn 2011 – 2013.
  • 24. 13 CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH SÓC TRĂNG 2.1. TỔNG QUAN VỀ BIDV SÓC TRĂNG 2.1.1 Tổng quan về BIDV Việt Nam Tên đầy đủ : Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Tên giao dịch quốc tế: Joint Stock Commercial Bank for Investment and Development of Vietnam. Tên gọi tắt : BIDV. Địa chỉ : Tháp BIDV, 35 Hàng Vôi, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Điện thoại : 04.2220.5544. Fax : 04. 2220.0399. Email : Info@bidv.com.vn Website : www.bidv.com.vn - Được thành lập ngày 26/4/1957 với tên gọi là Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam. - Ngày 24/ 6/ 1981 chuyển thành Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam. - Ngày 14/ 11/ 1990 chuyển thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. - Ngày 27/ 4/ 2012 chính thức trở thành Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Nhiệm vụ : Kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực về tài chính, tiền tệ, tín dụng, dịch vụ Ngân hàng và phi Ngân hàng phù hợp với quy định của pháp luật, không ngừng nâng cao lợi nhuận cũng như thương hiệu của Ngân hàng; góp phần thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, phục vụ phát triển kinh tế đất nước. Phương châm hoạt động : Lợi ích khách hàng là mục tiêu hoạt động của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam; Chia sẻ cơ hội – Hợp tác thành công. Mục tiêu hoạt động : Trở thành Ngân hàng chất lượng – uy tín hàng đầu Việt Nam.
  • 25. 14 Chính sách kinh doanh : Chất lượng – tăng trưởng bền vững – hiệu quả an toàn. Khách hàng : Là cá nhân, doanh nghiệp, các tổ chức tín dụng, công ty tài chính… Đối tác : Có quan hệ hợp tác kinh doanh với hơn 800 Ngân hàng trên thế giới; Là thành viên của Hệp hội Ngân hàng Châu Á, Hiệp hội Ngân hàng ASEAN, Hiệp hội các định chế tài chính phát triển Châu Á – Thái Bình Dương (ADFIAP), Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh : - Ngân hàng : là một Ngân hàng có kinh nghiệm hàng đầu cung cấp đầy đủ các sản phẩm, dịch vụ Ngân hàng hiện đại và tiện ích. - Bảo hiểm : cung cấp các sản phẩm Bảo hiểm phi nhân thọ được thiết kế phù hợp trong tổng thể các sản phẩm trọn gói của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam tới khách hàng. - Chứng khoán : cung cấp đa dạng các dịch vụ môi giới, đầu tư và tư vấn đầu tư cùng khả năng phát triển nhanh chóng hệ thống các đại lý nhận lệnh trên toàn quốc. - Đầu tư tài chính : góp vốn thành lập doanh nghiệp để đầu tư các dự án, trong đó nổi bật là vai trò chủ trì điều phối các dự án trọng điểm của đất nước như : Công ty Cổ phần cho thuê Hàng không (VALC), Công ty phát triển đường cao tốc (BEDC), Đầu tư sân bay Quốc tế Long Thành… Nhân lực : - Hơn 16.000 cán bộ, nhân viên là các chuyên gia tư vấn tài chính được đào tạo bài bản, có kinh nghiệm được tích luỹ và chuyển giao trong hơn nửa thế kỷ, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam luôn đem đến cho khách hàng lợi ích và sự tin cậy. Mạng lưới : - Mạng lưới Ngân hàng : Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam có 118 chi nhánh và trên 500 điểm mạng lưới, hàng nghìn ATM/ POS tại 63 tỉnh/ thành phố trên toàn quốc.
  • 26. 15 - Mạng lưới phi Ngân hàng : Gồm các Công ty Chứng khoán Đầu tư (BSC), Công ty Cho thuê tài chính, Công ty Bảo hiểm Đầu tư (BIC) với 20 chi nhánh trong cả nước… - Hiện diện thương mại tại nước ngoài : Lào, Campuchia, Myanmar, Nga, Séc... - Các liên doanh với nước ngoài : Ngân hàng Liên doanh VID - Public (đối tác Malaysia), Ngân hàng Liên doanh Lào - Việt (với đối tác Lào), Ngân hàng Liên doanh Việt Nga - VRB (với đối tác Nga), Công ty Liên doanh Tháp BIDV (đối tác Singapore), Liên doanh quản lý đầu tư BIDV - Việt Nam Partners (đối tác Mỹ)… 2.1.2 Tổng quan về BIDV Sóc Trăng 2.1.2.1 Quá trình hình thành phát triển Chi nhánh Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển chi nhánh Sóc Trăng tiền thân là Ngân hàng Kiến thiết Hậu Giang được thành lập năm 1977, theo Quyết định số 32/CP của Chính phủ. Lúc bấy giờ Ngân hàng Kiến thiết Hậu Giang có nhiệm vụ chủ yếu là cấp phát vốn đầu tư cơ bản được bố trí theo kế hoạch của Nhà nước. Ngày 14/11/1990 Hội đồng Bộ trưởng ra quyết định số 401/HĐBT thành lập Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Hậu Giang. Hoạt động của ngân hàng đã chuyển từ cơ chế bao cấp sang cơ chế hạch toán kinh doanh Xã hội Chủ nghĩa. Đầu năm 1992, tỉnh Hậu Giang được tách thành 2 tỉnh Cần Thơ và Sóc Trăng. Cùng với việc hình thành tỉnh Sóc Trăng, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển chi nhánh Sóc Trăng cũng được thành lập vào ngày 01/4/1992 và chính thức đi vào hoạt động theo tinh thần của Nghị quyết 29/QT-NH ngày 29/01/1992 của Thống đốc NHNN. - Tên gọi: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Sóc Trăng. - Địa chỉ: 05 Trần Hưng Đạo, thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng. - Điện thoại: 079 3 822239 – 3 822795 - Fax: 079 3 822531 - Email: bidv_soctrang@hcm.vnn.vn 2.1.2.2 Cơ cấu tổ chức của BIDV Sóc Trăng
  • 27. 16 Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của BIDV Sóc Trăng Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban 2.1.2.2.1 Chi nhánh gồm có 1 Giám Đốc và 2 Phó Giám Đốc - Giám Đốc : + Trực tiếp điều hành mọi hoạt động của đơn vị theo chức năng, nhiệm vụ và phạm vi hoạt động của đơn vị. + Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận và nhận thông tin phản hồi từ các Phòng, Ban. + Có quyền quyết định tổ chức, bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật hay nâng lương cán bộ công nhân viên trong đơn vị theo quy định của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam, ngoại trừ trưởng phòng kế toán do Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam trực tiếp bổ nhiệm. - Phó Giám Đốc : Chia làm 2 bộ phận : Phó Giám Đốc chuyên về kế toán và Phó Giám Đốc chuyên về tín dụng làm nhiệm vụ hỗ trợ Giám Đốc trong việc tổ chức điều hành mọi hoạt động chung của toàn chi nhánh, các nhiệm vụ cụ thể trong việc tổ chức hành chính, thẩm định, công tác nguồn vốn, công tác tín dụng. GIÁM ĐỐC Phó Giám đốc phụ trách tác nghiệpPhó Giám đốc phụ trách QHKH Phòng QHKH Phòng Dịch vụ Phòng QL và Phòng QHKH Phòng QTTD Phòng KHTH và Tổ điện Phòng GD TP. Sóc Trăng Phòng Quản lý rủi ro Phòng Tổ chức hành chính Phòng Tài chính kế
  • 28. 17 2.1.2.2.2 Phòng quan hệ khách hàng cá nhân và Doanh nghiệp: - Công tác tiếp thị và phát triển quan hệ khách hàng : tham mưu đề xuất chính sách, kế hoạch phát triển quan hệ khách hàng, xác định thị trường mục tiêu, khách hàng mục tiêu, tìm hiểu nhu cầu khách hàng, tư vấn khách hàng lựa chọn sử dụng những sản phẩm tín dụng, dịch vụ của Ngân hàng; Phổ biến, hướng dẫn và giải đáp thắc mắc cho khách hàng về quy định, quy trình tín dụng, dịch vụ Ngân hàng; Thu nhập, cập nhật hồ sơ, thông tin khách hàng. - Công tác tín dụng : Trực tiếp thực hiện nghiệp vụ tín dụng theo phạm vi được phân công theo đúng quy định và quy trình tín dụng. Theo dõi, quản lý tình hình hoạt động của khách hàng, kiểm tra giám sát quá trình sử dụng vốn vay, tài sản đảm bảo nợ vay. Đôn đốc khách hàng trả nợ gốc và lãi, xử lý khi khách hàng không đáp ứng được các điều kiện tín dụng. Quản lý hồ sơ tín dụng theo quy định; Tổng hợp, phân tích quản lý thông tin tín dụng. 2.1.2.2.3 Phòng qản lý rủi ro : - Quản lý, giám sát, phân tích, đánh giá rủi ro tìm ẩn đối với danh mục tín dụng cùa Chi nhánh. - Thực hiện việc quản lý nợ xấu : Đề xuất các phương án xử lý trực tiếp và gián tiếp các khoản nợ xấu; Xem xét, trình lãnh đạo về việc giảm lãi, miễn lãi; Quản lý, lưu trữ hồ sơ các khoản nợ xấu đã được xử lý. - Thực hiện công tác quản lý rủi ro tín dụng, rủi ro tác nghiệp, công tác kiểm tra nội bộ, phòng chống rửa tiền, quản lý hệ thống chất lượng ISO. 2.1.2.2.4 Phòng quản trị tín dụng : - Trực tiếp thực hiện tác nghiệp và quản lý cho vay, bảo lãnh đối với khách hàng. Kiểm tra, rà soát bảo đảm tín đầy đủ, chính xác của hồ sơ tín dụng. - Quản lý kế hoạch giải ngân, theo dõi thu nợ và thông báo các khoản nợ đến hạng chuyển giao cho phòng quan hệ khách hàng xử lý. Giám sát khách hàng thực hiện đúng các bản hợp đồng tín dụng, bảo lãnh và đảm bảo nợ vay, theo dõi diễn biến các khoản tín dụng. 2.1.2.2.5 Phòng Giao dịch khách hàng : Trực tiếp bán sản phẩm, dịch vụ tại quầy, giao dịch với khách hàng, quản lý tài khoản, mở tài khoản tiền gửi, xử lý giao dịch tài khoản theo yêu cầu của khách hàng, nhận tiền gửi, rút tiền, thanh toán, chuyển tiền trong nước và quốc tế, thu đổi
  • 29. 18 mua bán ngoại tệ; giải ngân vốn, trực tiếp thực hiện các giao dịch về thẻ; chi trả kiều hối đoái của khách hàng theo hạn mục giao dịch; tiếp nhận ý kiến phản hồi của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ, thủ tục, phong cách giao dịch…để phản ánh với lãnh đạo. 2.1.2.2.6 Phòng quản lý và dịch vụ ngân quỹ : - Trực tiếp thực hiện nghiệp vụ về quản lý kho và xuất nhập quỹ : Quản 11 kho tiển và quỹ nghiệp vụ (tiền mặt, hồ sơ, tài sản thế chấp, cầm đồ, chứng từ có giá…) của Ngân hàng và khách hàng. - Trực tiếp thực hiện các giao dịch thu chi tiền mặt phục vụ khách hàng theo quy định. - Chịu trách nhiệm hoàn toàn về đảm bảo an toàn kho quỹ và an ninh tiền tệ, bảo đảm an toàn tài sản của chi nhánh và của khách hàng. 2.1.2.2.7 Phòng tổ chức hành chính : Hướng dẫn cán bộ thực hiện các chế độ chính sách pháp luật về trách nhiệm và quyền lợi của người sử dụng lao động và người lao động. Phối hợp xây dựng kế hoạch phát triển mạng lưới. Thành lập, giải thể các đơn vị trực thuộc chi nhánh, lập kế hoạch và tuyển dụng nhân sự. Quản lý, thực hiện các chế độ lương, bảo đảm ngày công lao động, nội quy cơ quan. Thực hiện công tác hậu cần, bảo vệ an toàn cho người lao động. 2.1.2.2.8 Phòng tài chính kế toán : - Thực hiện chế độ báo cáo kế toán , công tác quyết toán của chi nhánh, trực tiếp xử lý hoạch toán kế toán các nghiệp vụ phát sinh tại phân hệ kế toán tổng hợp. - Thực hiện công tác hậu kiểm đối với hoạt động tài chính kế toán của toàn chi nhánh, thực hiện công tác hậu kiểm chứng từ giao dịch, từ các phòng dịch vụ khách hàng, phòng giao dịch sau một ngày giao dịch. - Quản lý, lưu trữ toàn bộ chứng từ kế toán phát sinh tại chi nhánh. - Theo dõi, quản lý tài sản, vốn và các quỹ của chi nhánh, thực hiện nghĩa vụ với ngân sách. - Định kỳ phân tích, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch tài chính và hoạt động kinh doanh của toàn chi nhánh để phục vụ quản trị điều hành.
  • 30. 19 2.1.2.2.9 Phòng kế hoạch tổng hợp và Tổ điện toán : Phòng kế hoạch tổng hợp và Tổ điện toán sinh hoạt hành chính chung trong một phòng nhưng về chuyên môn cả hai bộ phận điều trực thuộc Ban Giám Đốc. - Phòng kế hoạch tổng hợp : + Thu thập thông tin, tổng hợp, phân tích, đánh giá về tình hình kinh tế, chính trị xã hội của địa phương, về đối tác, đối thủ cạnh tranh của chi nhánh. + Trực tiếp thực hiện nghiệp vụ kinh doanh tiền tệ với khách hàng. Chịu trách nhiệm quản lý an toàn trong hoạt động kinh doanh, đảm bảo khả năng thanh toán, trạng thái ngoại hối của chi nhánh. - Tổ điện toán : + Tổ chức vận hành hệ thống công nghệ thông tin phục vụ hoạt động kinh doanh, bảo đảm liên tục, thông suốt. Thực hiện bảo trì, xử lý sự cố máy móc, thiết bị. + Thực hiện quản trị mạng, quản trị hệ thống chương trình ứng dụng, quản trị an toàn thông tin, quản lý kho dữ liệu thuộc phạm vi của chi nhánh. + Hướng dẫn, đào tạo, hỗ trợ, kiểm tra các phòng, các đơn vị trực thuộc chi nhánh, các cán bộ trực tiếp sử dụng để vận hành thành thạo, đúng thẩm quyền, chấp hành quy định và quy trình của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển trong lĩnh vực công nghệ thông tin. 2.1.2.2.10 Phòng giao dịch Sóc Trăng : Trực thuộc chi nhánh, thực hiện huy động vốn và cho vay theo ủy quyền mức phán quyết của Giám Đốc chi nhánh. Trực tiếp giao dịch với khách hàng, tiếp thị và cung cấp các sản phẩm, dịch vụ của Ngân hàng. 2.1.2.3 Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Sóc Trăng giai đoạn 2011 đến năm 2013
  • 31. 20 Bảng 2.1.Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Sóc Trăng giai đoạn 2011 – 2013 Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 2012 – 2011 2013 – 2012 Mức % Mức % Mức % Mức % Mức % 1. Thu nhập 230.214 100,00 357.742 100,00 395.249 100,00 127.528 55,40 37.507 10,48 a. Thu nhập từ lãi 128.845 55,97 160.668 44,91 184.757 46,74 31.823 24,70 24.089 14,99 b. Thu nhập ngoài lãi 101.369 44,03 197.074 55,09 210.492 53,26 95.706 94,41 13.418 6,81 - Thu nhập từ hoạt động kinh doanh 1.633 0,71 5.283 1,48 11.352 2,87 3.650 223,56 6.069 114,87 - Thu phí dịch vụ 5.100 2,22 5.259 1,47 5.617 1,42 159 3,13 358 6,81 - Thu nhập nội bộ hệ thống BIDV 94.746 41,04 179.298 50,12 193.462 48,95 84.822 89,78 14.164 7,90 - Thu hoàn nhập dự phòng 0 0,00 743 0,21 0 0,00 743 743,00 -743 -100,00 - Thu nhập khác, bất thường 160 0,07 6.491 1,81 61 0,02 6.331 3.953,90 -6.430 -99,06 2. Chi phí 203.031 100,00 325.477 100,00 365.904 100,00 122.446 60,31 40.427 12,42 a. Chi phí lãi 71.283 35,11 107.626 33,07 124.116 33,92 36.343 50,98 16.490 15,32 b. Chi phí ngoài lãi 131.748 64,89 217.851 66,93 241.788 66,08 86.103 65,35 23.936 10,99 - Chi phí hoạt động kinh doanh 3.004 1,48 7.517 2,31 22.922 6,26 4.513 150,23 15.405 204,94 - Chi phí dịch vụ 199 0,10 1.114 0,34 199 0,05 915 460,50 -915 -82,17 - Chi phí quản lý 12.315 6,07 19.194 5,90 27.955 7,64 6.879 55,86 8.761 45,64 - Chi phí dự phòng 10.188 5,02 2.333 0,72 5.459 1,49 -7,855 -77,10 3.126 134,00 - Chi phí nội bộ hệ thống BIDV 106.027 52,22 187.641 57,65 184.344 50,38 81.614 76,98 -3.297 -1,76 - Chi phí khác 15 0,01 53 0,02 909 0,45 37 240,26 856 1.629,79 3. Lợi nhuận trước thuế 27.183 100,00 32.265 100,00 29.345 100,00 5.082 18,70 -2.920 -9,05
  • 32. 21 2.1.2.3.1 Thu nhập Nhìn chung, thu nhập của BIDV Sóc Trăng đều tăng qua các năm. Cụ thể, thu nhập năm 2012 tăng 55,40% so với năm 2011, năm 2013 tăng 10,48% so với năm 2012. Tổng thu nhập tăng là do thu nhập từ lãi và các khoản thu ngoài lãi cùng tăng. Đối với thu nhập từ lãi, nhờ vào việc Ngân hàng Nhà nước điều hành chính sách tiền tệ, tỷ giá theo hướng nới lỏng, thận trọng, hỗ trợ thanh khoản tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng mở rộng tín dụng hiệu quả, góp phần chống suy giảm kinh tế vì vậy thu nhập từ hoạt động tín dụng của ngân hàng trong giai đoạn này có sự gia tăng đáng kể. Năm 2012, nguồn thu từ lãi tăng thêm 24,70% so với năm 2011, đạt mức 160.668 triệu đồng. Đến năm 2013, tốc độ tăng là 14,99% nhỏ hơn so với mức 24,70% năm 2012, nguyên nhân là do quy mô tín dụng tiếp tục được mở rộng tuy nhiên tác động từ chính sách ổn định lãi suất, giảm lãi suất huy động nhằm góp phần giảm mặt bằng lãi suất cho vay giúp cho trần lãi suất giảm xuống làm chậm lại tốc độ tăng trưởng của thu nhập từ lãi. Thu nhập ngoài lãi cũng có sự tăng trưởng liên tục qua các năm qua. Từ mức 101.369 triệu đồng năm 2011 tăng thêm tới 95.706 triệu đồng năm 2012, tăng 94,41%. Đến năm 2013 thu nhập ngoài lãi tiếp tục tăng thêm 6,81% lên mức 210.492 triệu đồng. Thu nhập ngoài lãi tăng nhờ sự đóng góp chủ yếu từ các khoản mục thu nhập từ hoạt động kinh doanh, từ điều chuyển vốn nội bộ trong hệ thống Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam ngoài ra còn nhờ vào các khoản thu nhập bất thường trong năm 2011. - Thu nhập từ hoạt động kinh doanh: chủ yếu thu từ kinh doanh ngoại tệ. Khoản mục này tăng trưởng mạnh các năm từ mức 1.633 triệu đồng năm 2011 lên mức 11.352 triệu đồng vào năm. Có mức tăng trên chủ yếu là nhờ vào sự ổn định tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước, ở mức 20.828 VNĐ/USD trong giai đoạn 2011 và năm 2013 từ đó giúp cho các tổ chức và cá nhân dễ dàng hơn trong việc mua bán ngoại tệ với ngân hàng giúp cho thu nhập từ buôn bán ngoại tệ của ngân hàng tăng trưởng trong giai đoạn vừa qua. - Thu nhập từ điều chuyển vốn nội bộ: Đây là một khoản mục mang về cho ngân hàng thu nhập lớn và không ngừng tăng mạnh qua mỗi năm. Nếu như trong năm 2011, hoạt động này chỉ mang về 94.476 triệu đồng thì đến năm 2013, đã đạt mức 193.462 triệu đồng. Tuy mang về cho ngân hàng nguồn thu nhập lớn nhưng sự tăng
  • 33. 22 trưởng trên cũng cho thấy sự biến động lớn về nguồn vốn của hệ thống ngân hàng Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam giữa các khu vực khi phải điều chuyển vốn liên tục giữa các khu vực thừa và thiếu vốn để đảm bảo tính thanh khoản trong hệ thống. - Thu nhập khác và thu nhập bất thường: Trong giai đoạn 2011 đến năm 2013, các khoản thu nhập khác, thu nhập bất thường (chủ yếu là từ hoạt động thanh lý, nhường bán tài sản cố định, công cụ lao động...) chỉ ở mức thấp. Tuy nhiên, giai đoạn năm 2012 thu nhập khác bất thường tăng lên đột biến. Khoản mục thu nhập khác, thu nhập bất thường đột biến tăng gần 4.000% so với năm 2011, đạt gần 6.500 triệu đồng. Nguyên nhân là do trong năm này ngân hàng khởi kiện, phát mãi tài sản đảm bảo nên thu được nợ gốc và lãi của một số khoản nợ ngoại bảng. Số nợ thu được thì tính vào nguồn thu nhập bất thường. Do đó làm thu nhập năm 2012 của nguồn này tăng mạnh, đóng góp vào sự tăng trưởng của tổng thu nhập ngoài lãi trong năm. 2.1.2.3.2 Chi phí Nhìn chung, trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2013, chi phí của ngân hàng biến động tỷ lệ thuận với thu nhập của ngân hàng. Cũng như thu nhập, tổng chi phí qua các năm là do chi phí lãi và chi phí ngoài lãi cũng tăng. Đối với chi phí lãi tăng chủ yếu do ngân hàng tăng cường huy động vốn từ các nguồn trong xã hội. Trong năm 2013 chi phí từ lãi đã tăng hơn so với năm 2012 nhưng tốc độ đã giảm còn 15,32% so với tốc độ tăng 50,98% của năm trước đó chủ yếu do năm 2011 là một năm rất khó khăn của nền kinh tế Việt Nam với nhiều cung bậc khác nhau. Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước đã có những chính sách, quyết định kịp thời và quyết liệt nhằm ổn định kinh tế, giảm bớt gánh nặng cho doanh nghiệp và giải cứu nợ xấu ở các ngân hàng. Một trong những biện pháp được Ngân hàng Nhà nước áp dụng trong năm 2013 là hạ trần lãi suất huy động ngắn hạn bằng VNĐ nhằm tạo tiền đề giảm lãi suất cho vay, tháo dỡ khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Trong năm, trần lãi suất huy động ngắn hạn VNĐ do Ngân hàng Nhà nước quy định đã giảm từ 14%/năm ở thời điểm đầu năm xuống còn 8%/năm ở thời điểm cuối năm 2012. Vì vậy đã hạn chế một phần đáng kể chi phí trả lãi từ đó giúp hạn chế tốc độ tăng của chi phí lãi.
  • 34. 23 Đồng thời chi phí tăng còn do các chi phí ngoài lãi, trong đó tập trung nhiều ở các khoản chi phí hoạt động kinh doanh, chi phí quản lý và chi phí điều chuyển vốn nội bộ Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam. - Chi phí hoạt động kinh doanh chủ yếu là chi phí từ hoạt động mua bán ngoại tệ. Có thể thấy đây là hoạt động có chi phí tăng liên tục qua các năm trong đó giai đoạn 2012 – 2013 với tỷ lệ hơn 200%, chủ yếu là nhờ vào sự ổn định tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước nên tạo điều kiện mua bán ngoại tệ từ đó làm cho chi phí của ngân hàng ở khoản mục này cũng tăng lên. - Đối với chi phí quản lý, đây là khoản chi không hề thiếu trong hoạt động của một ngân hàng nhằm đảm bảo cho ngân hàng hoạt đông một cách bình thường và an toàn. Chi phí quản lý tăng qua các năm do ngân hàng có chiều hướng mở rộng quy mô trong đó việc đầu tư cho hệ thống quản lý hiện đại cũng đã làm tăng chi phí quản lý của ngân hàng. - Chi phí vốn điều chuyển trong nội bộ Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam, trong các khoản chi phí ngoài lãi, chi phí này rất đáng lưu tâm. Nó luôn giữ tỷ trọng lớn nhất trong các khoản chi phí ngoài lãi với tỷ trọng trên 50%.Điều này xuất phát từ việc ngân hàng đã sử dụng quá nhiều vốn điều chuyển.Ngân hàng cần xem xét và có kế hoạch sử dụng vốn phù hợp để giảm bớt việc phụ thuộc vào lượng vốn điều chuyển mà mình sử dụng nhằm giảm chi phí cho ngân hàng. 2.1.2.3.3 Lợi nhuận Lợi nhuận trước thuế của ngân hàng nhìn chung có nhiều biến động. Giai đoạn 2011 – 2012, lợi nhuận của ngân hàng cũng có tăng 18,7% tương ứng với mức tăng 5.082 triệu đồng. Còn trong giai đoạn 2012 – 2013, lợi nhuận của ngân hàng lại giảm với tỷ lệ giảm là 9,05%. Giai đoạn năm 2011 – 2012, lợi nhuận của chi nhánh tăng là do kết quả của nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó chủ yếu do hoạt động tín dụng trong giai đoạn này phát triển mạnh và lãi suất VNĐ trên thị trường ở mức cao giúp cho ngân hàng có thể tăng được nguồn thu nhập. Những năm gần đây, nhu cầu về nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế tại tỉnh nhà là rất lớn, BIDV Sóc Trăng đã nắm bắt được cơ hội này, vận dụng các sản phẩm cho vay linh hoạt đưa đến cho các khách hàng như cho vay kinh doanh, vay tiểu thương chợ, vay phát triển kinh tế gia đình... giúp cho ngân hàng đa
  • 35. 24 dạng hóa khách hàng từ đó tăng thu nhập từ lãi. Từ những điều này, chúng ta thấy được rằng lợi nhuận của chi nhánh tăng mạnh như vậy trong giai đoạn này là do chi nhánh luôn nhận được chỉ đạo sát sao, kịp thời và đúng đắn từ Hội sở, luôn đổi mới liên tục, cho ra đời nhiều sản phẩm dịch vụ phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Đặc biệt, chi nhánh luôn có đội ngũ nhân viên năng động, đầy nhiệt huyết với công việc cũng đã góp phần đưa lợi nhuận của chi nhánh trong giai đoạn này tăng cao. Đến giai đoạn 2012 – 2013, tuy kinh tế tại tỉnh nhà vướng phải nhiều khó khăn, ngoài ra, còn có nhiều doanh nghiệp bị giải thể, phá sản, điển hình là vụ đổ vỡ của Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Phương Nam. Tất cả những yếu tố trên đã phần nào ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh, bởi ngân hàng là nơi cung cấp vốn cho nền kinh tế thực hiện sản xuất và lưu thông hàng hóa, nên khi sản xuất kinh doanh bị đình trệ, người vay không trả được tiền gốc và lãi vay đúng hạn thì tất yếu lợi nhuận của ngân hàng sẽ bị sụt giảm. 2.1.2.4 Những thuận lợi, khó khăn và định hướng hoạt động của BIDV Sóc Trăng trong năm 2014 2.1.2.4.1 Thuận lợi Hoạt động tín dụng tại chi nhánh BIDV Sóc Trăng trong những năm gần đây đạt được những kết quả rất khả quan chính là nhờ vào những thuận lợi sau: - Được sự quan tâm chỉ đạo của Ban lãnh đạo ngân hàng, sự chỉ đạo nhiệt tình của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban ngành đoàn thể, nhân dân địa phương. - Sự đoàn kết thống nhất trong ban lãnh đạo, sự nhiệt huyết cống hiến hết mình của toàn thể cán bộ nhân viên chi nhánh. - Đã tạo được lượng khách hàng khá ổn định, cũng như mối quan hệ gắn bó thân thiết với các khách hàng quan trọng và chính quyền địa phương. - Địa điểm, trụ sở thuận lợi khang trang, cơ sở vật chất đáp ứng tốt nhu cầu phục vụ khách hàng. - Phần lớn viên chức cán bộ ngân hàng đổi mới phong cách giao dịch và đã nhận thức được sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng trên cùng địa bàn. - Các chế độ, quy chế của ngành được thực hiện tốt, hoạt động thi đua của các chi bộ và công đoàn luôn được duy trì tốt, từ đó góp phần lãnh đạo, giáo dục, động viên về chính trị, tư tưởng kịp thời cho từng cán bộ công nhân viên, thường xuyên mở các lớp đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn.
  • 36. 25 - Phong trào thi đua được phát động liên tục, tất cả cán bộ công nhân viên đều hăng hái và nhiệt tình hưởng ứng. - Các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng đa dạng, phong phú, luôn được nghiên cứu làm mới nhằm phục vụ khách hàng một cách tốt nhất. - Thường xuyên tổ chức các chương trình khuyến mãi, rút thăm trúng thưởng nên được sự quan tâm đông đảo từ phía khách hàng. - Bộ máy tổ chức ngày càng được chuyên môn hóa thuận tiện cho khách hàng đến giao dịch. Những thuận lợi trên đã góp phần rất lớn giúp chi nhánh BIDV Sóc Trăng luôn hoạt động kinh doanh có hiệu quả và đứng vững trên thị trường. 2.1.2.4.2 Khó khăn Tuy có nhiều thuận lợi, song hoạt động của ngân hàng không thể tránh khỏi những khó khăn xảy ra làm hạn chế hiệu quả hoạt động của ngân hàng hiện nay đó là các vấn đề: Sức cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt, chênh lệch lãi suất huy động và cho vay ngày càng thấp, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Trong điều kiện cạnh tranh như hiện nay, chi nhánh phải huy động vốn với lãi suất, các chi phí về khuyến mãi, tuyên truyền quảng bá khá cao, trong khi chênh lệch lãi suất đầu vào – đầu ra ngày càng thu hẹp nên việc đảm bảo thu nhập cho chi nhánh sẽ gặp khó khăn. Tình hình kinh tế phức tạp do nhiều yếu tố tác động như: lạm phát tăng cao, giá xăng dầu leo thang, thiên tai, dịch bệnh đe dọa... làm ảnh hưởng đến tình hình trả nợ của khách hàng vay vốn. 2.1.2.4.3 Định hướng phát triển Tiếp tục duy trì hoạt động truyền thống, bên cạnh đó mở rộng các quan hệ hợp tác để tìm kiếm nguồn tài chính hỗ trợ, nhằm phát triển các dịch vụ, sản phẩm trong hoạt động. Tăng cường công tác đào tạo, nâng cao năng lực cho cán bộ, nhân viên. Xây dựng và quy hoạch đội ngũ cán bộ kế thừa vững mạnh. Việc đào tạo sẽ thông qua nhiều hình thức thích hợp, từ đào tạo tập trung, đào tạo tại chỗ, kết hợp với giao lưu học hỏi kinh nghiệm với các ngân hàng khác trong hệ thống.
  • 37. 26 Tiếp tục huy động nguồn tiền nhàn rỗi từ các tầng lớp dân cư để tạo tiền đề phát triển các hoạt động kinh doanh khác của chi nhánh. Đẩy mạnh cho vay phân tán (cho vay khách hàng cá nhân) với lãi suất hợp lý, chuyên nghiệp như cho vay nông nghiệp, cho vay hộ sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ, cho vay cán bộ nhân viên... nhằm góp phần tăng hiệu quả sử dụng vốn. Tái cơ cấu danh mục cho vay, sàng lọc những khách hàng hiện hữu, loại bỏ dần những khách hàng không hiệu quả, chỉ thuần sử dụng sản phẩm tiền vay, những khách hàng trả nợ không đúng hạn, tình hình tài chính suy giảm,... Thay thế bằng những khách hàng lớn – tiềm năng – sử dụng nhiều sản phẩm dịch vụ ngân hàng. Triển khai các chương trình khuyến mãi do Hội sở đưa ra đến tất cả khách hàng trong tỉnh thông qua việc tiếp thị trực tiếp tại từng địa bàn và quảng cáo trên đài phát thanh. 2.2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI BIDV SÓC TRĂNG 2.2.1 Tình hình nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2013 2.2.1.1 Tình hình nguồn vốn Nguồn vốn là toàn bộ các nguồn tiền tệ mà ngân hàng tạo lập và huy động được để đầu tư cho vay và đáp ứng các nhu cầu khác trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Và hoạt động của ngân hàng gắn liền với hai hoạt động chủ yếu là huy động vốn và cấp tín dụng, trong đó huy động vốn mang lại nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng, còn cấp tín dụng tạo ra nguồn thu chủ yếu cho ngân hàng. Đây là hai hoạt động có quan hệ mật thiết với nhau và nếu thiếu một trong hai thì ngân hàng sẽ không thể hoạt động bình thường. Tại BIDV Sóc Trăng, nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh bao gồm vốn tự huy động, vốn điều chuyển và các nguồn vốn khác. Trong đó, vốn huy động là nguồn vốn mà chi nhánh được toàn quyền sử dụng sau khi đã trích lập tỷ lệ dự trữ do NHNN quy định. Khi sử dụng nguồn vốn này, chi nhánh có trách nhiệm trả lãi và gốc đúng hạn cho khách hàng gửi tiền. Tại BIDV Sóc Trăng, hoạt động huy động vốn luôn được chú trọng thông qua việc huy động nguồn tiền nhàn rỗi từ các kênh như tiền gửi tiết kiệm của tổ chức kinh tế, tiền gửi tiết kiệm của dân cư và chứng chỉ tiền gửi.
  • 38. 27 Còn nguồn vốn điều chuyển là nguồn vốn từ cấp trên, chi nhánh sử dụng nguồn vốn này khi nguồn vốn huy động không đáp ứng đủ nhu cầu cho vay tại chi nhánh và lãi suất vốn điều chuyển luôn cao hơn lãi suất huy động, do đó nếu sử dụng nguồn vốn này quá nhiều sẽ làm tăng chi phí của ngân hàng. Vốn khác là nguồn vốn trong trường hợp cần vốn gấp với số lượng lớn hoặc cần thiết để bù đắp những thiếu hụt tạm thời thì buộc ngân hàng phải đi vay các ngân hàng khác hoặc của NHNN... Nguồn vốn khác còn là nguồn vốn do ủy thác đầu tư, tài trợ của Chính phủ hoặc nước ngoài để đầu tư cho các chương trình, dự án phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Để hiểu rõ hơn cơ cấu nguồn vốn của BIDV Sóc Trăng chúng ta sẽ xem xét bảng sau:
  • 39. 28 Bảng 2.2 Kết cấu nguồn vốn của BIDV Sóc Trăng giai đoạn 2011 – 2013 Đơn vị tính: triệu đồng Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 2012 – 2011 2013 – 2012 Mức % Mức % Mức % Mức % Mức % 1. Vốn tự huy động 816.307 69,42 1.013.442 47,54 1.150.887 47,11 197.135 24,15 137.445 13,56 a. TGTK của dân cư 662.203 56,31 849.379 39,84 997.466 40,83 187.136 28,27 148.087 17,43 b. Tiền gửi của TCKT 151.267 12,86 160.446 7,53 144.336 5,91 9.179 6,07 16.110 10,04 c. Phát hành GTCG 2.837 0,24 3.617 0,17 9.085 0,37 780 27,49 5.468 151,18 2. Vốn điều chuyển 323.336 27,50 941.836 44,18 977.998 40,03 618.499 191,29 36.163 3,84 3. Vốn khác 36.333 3,09 176.652 8,29 314.059 12,86 140.319 386,20 137.406 77,78 Nguồn: Phòng kế toán tổng hợp BIDV Sóc Trăng
  • 40. 29 Sơ đồ 2.2: Mức tăng trưởng nguồn vốn của BIDV Sóc Trăng (2011 – 2013) Đơn vị: triệu đồng Qua bảng 2.2 và sơ đồ 2.2 ta thấy tổng nguồn vốn của ngân hàng tăng qua các năm. Năm 2011, tổng nguồn vốn là 1.175.976 triệu đồng, năm 2012 tăng thêm 955.954 triệu đồng, tương ứng tăng 81,29% so với năm 2011, đạt 2.131.930 triệu đồng. Đến năm 2013, tổng nguồn vốn đạt 2.442.944 triệu đồng, tăng 311.014 triệu đồng so với năm 2012, tương ứng với tỷ lệ tăng là 14,59%. Việc phân tích các yếu tố đóng góp cho nguồn vốn sẽ giúp hiểu rõ hơn các biểu hiện trên. 2.2.1.1.1 Vốn tự huy động Với lợi thế là chi nhánh của một ngân hàng có uy tín, nguồn vốn huy động từ tiền gửi của BIDV không ngừng tăng lên trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2013. Năm 2012 nguồn tiền này tăng 1.013.442 triệu đồng, tương đương tăng 24,15% so với năm trước. Bước sang năm 2013, tăng thêm 13,56% so với năm 2012. Đạt được sự tăng trưởng huy động này là do ngân hàng có sự điều chỉnh lãi suất hợp lý, tạo sức hấp dẫn thu hút được khách hàng, áp dụng nhiều chương trình, chính sách khuyến mãi giá trị cao như chương trình “Tiết kiệm Dự thưởng 55 năm của NHTMCP Đầu tư và Phát
  • 41. 30 triển Việt Nam”... cùng với nhiều ưu đãi cho khách hàng gửi tiền. Hơn nữa, vi trí của Chi nhánh nằm ở nơi rất thuận lợi, ngay trung tâm thành phố, là địa điểm giao dịch rất thuận tiện cho khách hàng. Cùng với những trang thiết bị hiện đại tạo sự thoải mái cho khách hàng khi đến giao dịch cũng là một lợi thế nữa của ngân hàng. Tiền gửi tiết kiệm từ dân cư: Đây là loại tiền huy động từ các cá nhân. Mục đích khi gửi tiền theo loại hình này chủ yếu là nhằm để sinh lợi từ số tiền nhàn rỗi của mình. Do đó, những khách hàng thường xuyên chọn hình thức tiết kiệm với kỳ hạn ngắn hạn, vừa đảm bảo tính sinh lợi, vừa có thể linh động hơn khi có nhu cầu tiêu dùng. Nguồn vốn này luôn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu nguồn vốn. Do đó, ngân hàng đặc biệt chú trọng nâng cao số dư tài khoản tiền gửi loại này. Với các chương trình tiết kiệm dự thưởng được áp dụng liên tục cùng với thương hiệu lâu năm, BIDV Sóc Trăng đã thu hút được một số vốn lớn từ lượng tiền nhàn rỗi trong dân cư tại địa phương. Số tiền huy động từ dân cư đều tăng qua các năm, giữ vai trò đóng góp chủ đạo vào sự tăng trưởng của tổng nguồn vốn huy động. Tiền gửi tiết kiệm của dân cư tính đến cuối năm 2011 là 849.379 triệu đồng, tăng so với năm 2010 là 187.176 triệu đồng, tỷ lệ tăng 28,27%. Nguyên nhân nguồn tiền gửi dân cư tăng mạnh trong năm này là do cuộc chạy đua “lãi suất ngầm” giữa các ngân hàng, buộc các ngân hàng không ngừng tăng lãi suất hoặc có thêm nhiều hình thức khuyến mãi. Do đó, việc gửi tiền ngân hàng tỏ ra hấp dẫn hơn các kênh đầu tư khác nên nguồn tiền này tăng mạnh trong giai đoạn 2011 – 2012. Sau đó, NHNN đã có những biện pháp thích hợp ngăn chặn tình trạng chạy đua lãi suất nên nguồn tiền gửi dân cư tuy có tăng nhưng không còn nhanh như trước. Tính đến cuối năm 2013, nguồn tiền này là 997.466 triệu đồng, tăng so với năm 2012 là 148.087 triệu đồng, tỷ lệ tăng 17,43%. Tỷ trọng nguồn vốn từ dân cư luôn ở mức cao trong giai đoạn vừa qua thể hiện sự tăng trưởng ổn định của nguồn vốn tại chỗ. Nguồn vốn này tăng trưởng không ngừng nhờ vào kinh nghiệm lâu năm và uy tín của BIDV trong khu vực. Tiền gửi của các tổ chức kinh tế: Phần lớn loại tiền gửi này dùng để giao dịch thanh toán vì thế mà lượng tiền này chiếm tỷ trọng không cao, mặt khác do nhu cầu làm ăn nên các tổ chức kinh tế đòi hỏi các dịch vụ của ngân hàng phải hiện đại, thuận tiện cho nhu cầu của họ. Nhìn chung, tiền gửi của các tổ chức kinh tế có nhiều biến động qua các năm. Nếu như năm 2012 thì tiền huy động từ nguồn này tăng 9.179 triệu đồng so với năm 2011 tuy nhiên tỷ trọng của nguồn này trong tổng nguồn vốn đã giảm
  • 42. 31 từ mức 12,86% năm 2011 còn 7,53% trong năm 2012. Và đến năm 2013, nguồn vốn từ các tổ chức kinh tế đã giảm 16.110 triệu đồng tương ứng với mức giảm 10,04% so với năm 2012. Nguyên nhân do Sóc Trăng vẫn còn là tỉnh nhỏ, các doanh nghiệp không nhiều, cộng sự với sự cạnh tranh gay gắt từ phía các ngân hàng đối thủ trong địa bàn nên nguồn vốn huy động này có xu hướng giảm hoặc chỉ tăng rất thấp. Đồng thời, tình hình kinh tế khó khăn trong những năm gần đây cũng làm cho các tổ chức kinh tế gặp khó khăn về tài chính. Từ phát hành GTCG: Trong năm 2012, lượng tiền huy động từ nguồn này tăng lên 27,49% so với năm trước, nhưng chỉ ở mức 3.617 triệu đồng, chiếm tỷ trọng là 0,17% trong tổng nguồn vốn. Đến năm 2013, lượng vốn từ nguồn này tăng thêm 5.468 triệu đồng, đạt mức 9.085 triệu đồng nhưng tỷ trọng trong cơ cấu nguồn vốn chỉ chiếm 0,43%. Nguyên nhân là do trong năm 2011 và 2012 lạm phát cao, do đó tỷ suất lợi nhuận nhà đầu tư đòi hỏi cũng tăng lên nhưng nền kinh tế vẫn chưa phục hồi hoàn toàn, việc kinh doanh vẫn chưa ổn định hay tăng trưởng trở lại, do đó các tổ chức phát hành không muốn trả lãi suất cao, trong khi lãi suất huy động của các ngân hàng đang ở mức cao hơn nên GTCG trong những năm này không hấp dẫn nhiều nhà đầu tư, do đó lượng vốn huy động từ nguồn này tăng trưởng rất thấp. 2.2.1.1.2 Vốn điều chuyển Do lượng vốn huy động vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu vay khách hàng nên bắt buộc BIDV Sóc Trăng phải sử dụng đến lượng vốn điều chuyển và vốn vay mượn khá nhiều. Trong năm 2011, lượng vốn điều chuyển là 323.336 triệu đồng chiếm 27,50%, đến năm 2012, lượng vốn này tiếp tục tăng 618.499 triệu đồng tương ứng với mức tăng 191,29% làm tăng tỷ trọng của lượng vốn điều chuyển trong năm này lên mức 44,18% trong tổng nguồn vốn. Đến năm 2013, lượng vốn này tăng thêm 36.163 triệu đồng nhưng tốc độ tăng đã giảm chỉ còn 3,84% tuy nhiên tỷ trọng của vốn điều chuyển vẫn đạt mức 40,03% trong tổng nguồn vốn. Việc vốn điều chuyển chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu nguồn vốn sẽ làm lợi nhuận của ngân hàng do lãi suất của vốn điều chuyển, vốn vay khá cao vì vậy BIDV Sóc Trăng cần có chủ trương, kế hoạch kịp thời nhằm thu hút nhiều hơn nữa lượng vốn nhàn rỗi từ dân cư và các tổ chức kinh tế để hạn chế lượng vốn điều chuyển hay vốn vay mà chi nhánh sử dụng.
  • 43. 32 2.2.1.2 Tình hình sử dụng vốn Hoạt động sử dụng vốn là một hoạt động vô cùng quan trọng đối với ngân hàng. Việc nguồn vốn có sử dụng hiệu quả hay không quyết định cho việc ngân hàng có lợi nhuận và có thể duy trì hoạt động cũng như cạnh tranh với các ngân hàng khác trong khu vực. Ngoài ra trong thời kỳ nền kinh tế gặp nhiều khó khăn việc các khách hàng khó trả được nợ hoặc sử dụng nguồn vốn của ngân hàng cho các khách hàng đi vay gặp nhiều rủi ro. Sau đây chúng ta sẽ phân tích tình hình sử dụng vốn thông qua tình hình dư nợ của ngân hàng. Dư nợ của ngân hàng tăng dần trong giai đoạn 2011 đến 2013. Dư nợ trong hạn và dư nợ quá hạn của ngân hàng cũng đồng loạt tăng qua các năm.
  • 44. 33 Bảng 2.3 Tình hình sử dụng vốn của BIDV Sóc Trăng giai đoạn 2011 – 2013 Đơn vị tính: triệu đồng Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 2012– 2011 2013 – 2012 Mức % Mức % Mức % Mức % Mức % 1. Dư nợ trong hạn 1.105.902 96,83 1.549.468 97,60 1.619.632 97,53 443.566 40,11 70.164 4,53 - Ngắn hạn 947.838 82,99 1.404.745 88,49 1.487.958 86,60 456.907 48,21 83.213 5,92 - Trung, dài hạn 158.065 13,84 144.723 9,12 131.675 7,93 13.342 8,44 13.048 9,02 2. Dư nợ quá hạn 36.160 3,17 38.031 2,40 40.977 2,47 1.871 5,17 2.946 7,75 Tổng dư nợ 1.142.062 100,00 1.587.499 100,00 1.660.609 100,00 445.437 39,00 73.110 4,61 Nguồn: Phòng kế toán tổng hợp BIDV Sóc Trăng
  • 45. 34 Sơ đồ 2.3: Tỷ trọng dư nợ trong hạn và quá hạn (2011- 2013) Đơn vị: % 2.2.1.2.1 Dư nợ trong hạn Trong giai đoạn 2011 đến năm 2013, dư nợ cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng trên 80% trong tổng dư nợ, với mức tăng đều qua các năm. Trong năm 2011 dư nợ cho vay ngắn hạn trong hạn là 947.838 triệu đồng đến năm 2011 tăng thêm 48,21% đạt mức 1.404.745 triệu đồng. Trong năm 2013, tiếp tục tăng thêm 83.213 triệu đồng và đạt mức 1.487.958 triệu đồng. Nguyên nhân là do các công ty, doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn nên họ thu hẹp sản xuất kinh doanh, một số doanh nghiệp có dấu hiệu suy giảm tình hình hoạt động nên chi nhánh đã chủ động hạn chế cho vay đối với các đối tượng này. Thay vào đó tập trung vào cho vay các đối tượng là cá nhân và các hộ sản xuất nhỏ lẻ chủ yếu vay theo thời hạn ngắn. Vì thế làm cho dư nợ ngắn hạn tăng, trong khi đó dư nợ cho vay dài hạn thì có xu hướng thu hẹp dần tỷ trọng cũng như giá trị qua các năm. Cho vay dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế về lâu dài, do thời hạn cho vay từ trên 60 tháng nên đây là khoản cho vay tiềm ẩn nhiều rủi ro cho ngân hàng. Bên cạnh đó, do kinh tế trong nước cũng như tại tỉnh nhà khó khăn nên chi nhánh cũng rất lo ngại các khoản cho vay dài hạn sẽ làm phát sinh nợ xấu vì vậy đã khống chế tỷ trọng cho vay dài hạn ở mức thấp nhất để hạn chế rủi ro.
  • 46. 35 2.2.1.2.2 Dư nợ quá hạn Dư nợ quá hạn của ngân hàng tăng qua các năm, trong năm 2011 là 36.160 triệu đồng đến năm 2012 tăng thêm 5,17% đạt mức 38.031 triệu đồng, trong năm 2013 tăng thêm 7,75% và đạt mức 40.977 triệu đồng. Tuy tăng nhưng tỷ trọng của dư nợ quá hạn giữ ở mức thấp khoảng dưới 3% tổng dư nợ đây là một cố gắng lớn của BIDV Sóc Trăng đặc biệt trong tình hình kinh tế giai đoạn 2011 – 2013 có nhiều khó khăn. Giai đoạn 2011 – 2013, các khoản cho vay doanh nghiệp và cá nhân đều gặp nhiều khó khăn trong việc thu hồi nợ. Trong đó, nợ quá hạn của doanh nghiệp là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến tổng nợ quá hạn của ngân hàng, do các khoản tín dụng cấp cho doanh nghiệp thường lớn, thời gian cho vay dài và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Ngành thủy sản và sản xuất nông nghiệp vốn là thế mạnh của tỉnh Sóc Trăng, tuy nhiên, tình hình kinh tế bất ổn và điều kiện sản xuất không thuận lợi đã ảnh hưởng mạnh đến các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản, doanh nghiệp phải chịu lãi suất cao, thị trường xuất khẩu gặp nhiều rào cản, nhiều doanh nghiệp đứng bên lề phá sản. Ngoài ra, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng nợ công tại khu vực đồng tiền chung Châu Âu và việc Mỹ áp thuế chống bán phá giá đối với cá tra Việt Nam nên đã làm thu hẹp thị trường xuất khẩu cũng như làm tăng hàng tồn kho của các doanh nghiệp, gây ảnh hưởng đến việc thu hồi nợ gốc và lãi đúng hạn của ngân hàng. 2.2.2 Phân tích hoạt động tín dụng cá nhân giai đoạn năm 2011 đến năm 2013 2.2.2.1 Doanh số cho vay khách hàng cá nhân Doanh số cho vay là chỉ tiêu phản ánh số tiền mà ngân hàng đã giải ngân cho khách hàng trong một khoảng thời gian nhất định. Trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2013, doanh số cho vay khách hàng cá nhân tại chi nhánh có xu hướng tăng qua các năm. Doanh số cho vay năm 2012 tăng 19,31% so với năm 2011, năm 2013 chỉ tiêu này tăng 20,03% so với năm 2012 và đạt mức 661.921 triệu đồng. Sau đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu rõ hơn về tình hình doanh số cho vay tại BIDV Sóc Trăng trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2013 thông qua chỉ tiêu về thời hạn và mục đích sử dụng.
  • 47. 36 Bảng 2.4. Doanh số cho vay tín dụng cá nhân của BIDV Sóc Trăng giai đoạn 2011 – 2013 Đơn vị tính: triệu đồng Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 2012 – 2011 2013 – 2012 Mức % Mức % Mức % Mức % Mức % 1. Theo thời hạn 462.204 100,00 551.461 100,00 661.921 100,00 89.257 19,31 110.460 20,03 - Cho vay ngắn hạn 414.722 89,73 496.233 89,99 590.895 89,27 81.511 19,65 94.662 19,08 - Cho vay trung hạn – dài hạn 47.482 10,27 55.228 10,01 71.026 10,73 7.746 16,31 15.798 28,61 2. Theo mục đích sử dụng 462.204 100,00 551.461 100,00 661.921 100,00 89.257 19,31 110.460 20,03 - Cho vay hỗ trợ nhà ở 20.492 4,43 22.000 3,99 28.383 4,29 1.508 7,36 6.383 29,01 - Cho vay CBCNV 20.347 4,40 30.600 5,55 36.885 5,57 10.253 50,39 6.285 20,54 - Cho vay kinh doanh 370.860 80,24 444.811 80,66 540.021 81,58 73.951 19,94 95.210 21,40 - Cho vay nuôi tôm 22.190 4,80 15.833 2,87 10.672 1,61 -6.357 -28,65 -5.161 -32,60 - Cho vay khác 28.315 6,13 38.217 6,93 45.960 6,94 9.902 34,97 7.743 20,26 Nguồn: Phòng quan hệ khách hàng cá nhân BIDV Sóc Trăng CBCNV: Cán bộ công nhân viên
  • 48. 37 2.2.2.1.1 Doanh số cho vay khách hàng cá nhân theo thời hạn Sơ đồ 2.4: Doanh số cho vay theo thời hạn của BIDV Sóc Trăng (2011 - 2013) Đơn vị: triệu đồng Qua phân tích bảng 2.4 và sơ đồ 2.4, ta thấy doanh số cho vay của ngân hàng tăng dần từ năm 2011 đến năm 2013, chứng tỏ ngân hàng đã đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu vốn của các cá nhân, đặc biệt là nhu cầu vốn ngắn hạn. Trong giai đoạn 2012 – 2011, Doanh số cho vay ngắn hạn trong năm 2012 tăng thêm 81.511 triệu đồng, tương đương tăng 19,65% so với năm trước, đạt 496.233 triệu đồng. Còn cho vay trung và dài hạn doanh số cho vay tăng 16,31% so với năm 2011, đạt 55.228 triệu đồng. Trong năm 2013, tiếp tục tăng trưởng với mức tăng của khu vực ngắn hạn là 19,08% còn trung và dài hạn là 28,61% so với năm 2012. Điều đó cho thấy sự tâp trung phát triển khu vực cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng đang được đẩy mạnh. 2.2.2.1.2 Doanh số cho vay khách hàng cá nhân theo mục đích sử dụng
  • 49. 38 Sơ đồ 2.5: Doanh số cho vay theo mục đích sử dụng của BIDV Sóc Trăng (2011 - 2013) Đơn vị: triệu đồng a) Cho vay hỗ trợ nhà ở Thành công trong việc đầu tư xây dựng nhà “giá mềm” tại Sóc Trăng phải kể đến khu dân cư Trần Hưng Đạo với quy môn hơn 8,2 hecta do công ty Cổ phần 586 Sóc Trăng đầu tư và phối hợp với BIDV Sóc Trăng thực hiện hỗ trợ khách hàng vay vốn mua nhà. Bên cạnh đó số lượng khách hàng có nhu cầu vay mua nhà ở với giá mềm ngày càng nhiều nên doanh số cho vay mua nhà ở của ngân hàng tăng qua các năm từ mức 20.492 triệu đồng năm 2011 tăng thêm 7,36% tương ướng với tăng 1.508 triệu đồng đạt mức 22.000 triệu đồng năm 2012, đến năm 2013 tuy kinh tế còn nhiều khó khăn nhưng nhờ vào các chính sách về cải tạo đô thị cũng như việc các công ty xây dựng chuyển hướng xây nhà thu nhập thấp đã giúp nhu cầu vay vốn mua nhà của người dân tăng lên giúp cho doanh số cho vay tăng lên 29,01% so với năm 2012 và đạt mức 28.383 triệu đồng. Tuy nhiên, dù doanh số cho vay hỗ trợ nhà ở không ngừng tăng lên nhưng khoản mục cho vay này vẫn chỉ chiếm một tỷ trọng
  • 50. 39 nhỏ trong tổng doanh số cho vay cá nhân tại ngân hàng, cụ thể là 4,43% vào năm 2011; 3,99% trong năm 2012, 4,29% vào năm 2013. b) Cho vay cán bộ công nhân viên Cho vay CBCNV là một hình thức cho vay mà BIDV Sóc Trăng phát triển dựa trên sản phẩm cho vay tiêu dùng tín chấp của Hội sở nhằm phù hợp hơn với thực tế hoạt động cho vay tiêu dùng ở Sóc Trăng. Giai đoạn 2011 đến năm 2013, lạm phát trong nền kinh tế đã dần được ổn định, các chính sách kích thích kinh tế cũng như kích cầu tiêu dùng nhằm duy trì ổn định giá cả trong nước dần hiệu quả. Nhờ đó nhu cầu tiêu dùng của người dân tăng lên trong đó CBCNV với thu nhập ổn định cũng là một thành phần có nhu cầu vay tiêu dùng rất lớn nên doanh số cho vay CBCNV trong thời gian qua của ngân hàng tăng khá nhanh. Nếu như trong năm 2011, doanh số cho vay CBCNV là 20.347 triệu đồng thì năm 2012, doanh số cho vay tăng khá mạnh đến 50,39%, đạt mức 30.600 triệu đồng và năm 2013, doanh số cho vay tiếp tục tăng, đạt 36.885 triệu đồng, tương đương tăng 20,54% so với năm trước. c) Cho vay sản xuất kinh doanh Đây là phân khúc chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng doanh số cho vay khách hàng cá nhân trên 80% nên rất được ngân hàng tập trung phát triển. Do đó, doanh số cho vay ở lĩnh vực này của ngân hàng đều tăng lên qua mỗi năm. Cụ thể, năm 2012, ngân hàng cho vay sản xuất kinh doanh được 444.811 triệu đồng, tăng 19,94% so với năm 2011. Đến năm 2013, doanh số cho vay sản xuất kinh doanh tăng thêm 95.210 triệu đồng, tương đương tăng 21,40% so với năm 2012, đạt 540.021 triệu đồng. d) Cho vay nuôi tôm Nghề nuôi trồng thủy sản phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, kỹ thuât nuôi trồng... cũng như chịu ảnh hưởng lớn khi có dịch bệnh, thiên tai... dẫn đến tình hình sản xuất của khách hàng dễ gặp bất ổn, từ đó làm tăng rủi ro tín dụng. Do đó, BIDV Sóc Trăng đang hạn chế cho vay trong lĩnh vực này nên doanh số cho vay nuôi tôm của ngân hàng giảm dần qua các năm. Cụ thể, năm 2012, doanh số cho vay nuôi tôm là 15.833 triệu đồng, giảm 28,65% so với năm 2011. Sang năm 2013, doanh số cho vay nuôi tôm tiếp tục giảm, chỉ còn 10.672 triệu đồng, tương đương giảm 32,60% so với năm 2012.
  • 51. 40 e) Cho vay khác Cho vay khác bao gồm các sản phẩm tín dụng cá nhân còn lại như cho vay chiết khấu/cầm cố GTCG, thẻ tiết kiệm; cho vay du học, cho vay đi du lịch, cho vay ứng trước tiền bán chứng khoán, cho vay mua ô tô... Tuy nhiên, hiện tại khoản mục cho vay ứng trước tiền bán chứng khoán, cho vay chiết khấu/cầm cố GTCG, thẻ tiết kiệm chưa được khách hàng ở Sóc Trăng sử dụng. Tuy các lĩnh vực này vẫn chưa phát triển nhiều ở Sóc Trăng nhưng vì những khách hàng sử dụng sản phẩm cho vay này đa số là những người có năng lực về tài chính nhưng chưa đủ cho nhu cầu nên cần hỗ trợ thêm một phần. Do đó, ngân hàng vẫn tập trung phát triển và doanh số cho vay khác hằng năm đều tăng. Năm 2012, doanh số hạng mục này đạt 38.217 triệu đồng, tăng 34,97% so với năm 2011. Trong năm 2013, tăng thêm 7.743 triệu đồng, tương đương tăng 20,26% so với năm trước. 2.2.2.2 Doanh số thu nợ khách hàng cá nhân Doanh số thu nợ là chỉ tiêu phản ánh số tiền mà ngân hàng thu về từ các khoản cho vay, bao gồm cả những khoản cho vay của những năm trước.