SlideShare a Scribd company logo
ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM CHẤM ĐỀ PHỎNG VẤN SỐ 01
CHỨC DANH: VĂN THƯ TRƯỜNG HỌC
Câu hỏi 1: Theo quy định của Luật Viên chức số 58/2010/QH12 ngày 15 tháng
11 năm 2010 các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Viên chức quản lý là người được bổ nhiệm giữ chức vụ quản lý có thời hạn,
chịu trách nhiệm điều hành, tổ chức thực hiện một hoặc một số công việc trong
đơn vị sự nghiệp công lập nhưng không phải là công chức và được hưởng phụ
cấp chức vụ quản lý. (08 điểm)
2. Đạo đức nghề nghiệp là các chuẩn mực về nhận thức và hành vi phù hợp với
đặc thù của từng lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp do cơ quan, tổ chức có thẩm
quyền quy định. (08 điểm)
3. Quy tắc ứng xử là các chuẩn mực xử sự của viên chức trong thi hành nhiệm
vụ và trong quan hệ xã hội do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, phù
hợp với đặc thù công việc trong từng lĩnh vực hoạt động và được công khai để
nhân dân giám sát việc chấp hành. (08 điểm)
4. Tuyển dụng là việc lựa chọn người có phẩm chất, trình độ và năng lực vào
làm viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập. (08 điểm)
5. Hợp đồng làm việc là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa viên chức hoặc người
được tuyển dụng làm viên chức với người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập
về vị trí việc làm, tiền lương, chế độ đãi ngộ, điều kiện làm việc quyền và nghĩa
vụ của mỗi bên. (08 điểm)
Câu hỏi 2: Theo quy định tại Nghị định số 110/NĐ-CP về công tác Văn thư
ngày 08/4/2004 ban hành Trách nhiệm đối với công tác Văn thư như sau:
1. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, trong phạm vi quyền hạn được giao, có
trách nhiệm chỉ đạo công tác văn thư, chỉ đạo việc nghiên cứu, ứng dụng khoa
học và công nghệ vào công tác văn thư. (15 điểm)
2. Mọi cá nhân trong quá trình theo dõi, giải quyết công việc có liên quan đến
công tác văn thư, phải thực hiện nghiêm chỉnh quy định tại Nghị định này và
quy định khác của pháp luật về công tác văn thư. (15 điểm)
Câu hỏi 3: Theo quy định tại Nghị định số 110/NĐ-CP về công tác Văn thư
ngày 08/4/2004 ban hành Việc đánh máy, nhân bản văn bản phải bảo đảm
những yêu cầu sau:
1. Đánh máy đúng nguyên văn bản thảo, đúng thể thức và kỹ thuật trình bày
văn bản. Trường hợp phát hiện có sự sai sót hoặc không rõ ràng trong bản thảo
thì người đánh máy phải hỏi lại đơn vị hoặc cá nhân soạn thảo hoặc người
duyệt bản thảo đó; (10 điểm)
2. Nhân bản đúng số lượng quy định; (10 điểm)
3. Giữ gìn bí mật nội dung văn bản và thực hiện đánh máy, nhân bản theo đúng
thời gian quy định. (10 điểm)
ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM CHẤM ĐỀ PHỎNG VẤN SỐ 2
CHỨC DANH: VĂN THƯ TRƯỜNG HỌC
Câu hỏi 1: Theo quy định của Luật Viên chức số 58/2010/QH12 ngày 15 tháng
11 năm 2010 các nguyên tắc trong hoạt động nghề nghiệp của Viên chức như
sau: (40 điểm)
1. Tuân thủ pháp luật, chịu trách nhiệm trước pháp luật trong quá trình thực
hiện hoạt động nghề nghiệp. (10 điểm)
2. Tận tụy phục vụ nhân dân. (10 điểm)
3. Tuân thủ quy trình, quy định chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp
và quy tắc ứng xử. (10 điểm)
4. Chịu sự thanh tra, kiểm tra, giám sát của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền và
của nhân dân. (10 điểm)
Câu hỏi 2: Theo quy định tại Nghị định số 110/NĐ-CP về công tác Văn thư
ngày 08/4/2004 ban hành Các hình thức văn bản hình thành trong hoạt động
của các cơ quan, tổ chức bao gồm:
1. Văn bản quy phạm pháp luật theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy
phạm pháp luật ngày 12 tháng 11 năm 1996 và Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 16 tháng 12 năm
2002; (7.5 điểm)
2. Văn bản hành chính
Quyết định (cá biệt), chỉ thị (cá biệt), thông cáo, thông báo, chương trình, kế
hoạch, phương án, đề án, báo cáo, biên bản, tờ trình, hợp đồng, công văn, công
điện, giấy chứng nhận, giấy ủy nhiệm, giấy mời, giấy giới thiệu, giấy nghỉ
phép, giấy đi đường, giấy biên nhận hồ sơ, phiếu gửi, phiếu chuyển; (7.5 điểm)
3. Văn bản chuyên ngành
Các hình thức văn bản chuyên ngành do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan quản
lý ngành quy định sau khi thoả thuận thống nhất với Bộ trưởng Bộ Nội vụ; (7.5
điểm)
4. Văn bản của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội
Các hình thức văn bản của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội do người
đứng đầu cơ quan Trung ương của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội
quy định. (7.5 điểm)
Câu hỏi 3: Theo quy định tại Nghị định số 110/NĐ-CP về công tác Văn thư
ngày 08/4/2004 ban hành Trong Nghị định này, những từ ngữ dưới đây được
hiểu như sau:
1. “Bản thảo văn bản” là bản được viết hoặc đánh máy, hình thành trong quá
trình soạn thảo một văn bản của cơ quan, tổ chức; (4 điểm)
2. “Bản gốc văn bản” là bản thảo cuối cùng được người có thẩm quyền duyệt;
(04 điểm)
3. “Bản chính văn bản” là bản hoàn chỉnh về nội dung và thể thức văn bản được
cơ quan, tổ chức ban hành. Bản chính có thể được làm thành nhiều bản có giá
trị như nhau; (04 điểm)
4. “Bản sao y bản chính” là bản sao đầy đủ, chính xác nội dung của văn bản và
được trình bày theo thể thức quy định. Bản sao y bản chính phải được thực hiện
từ bản chính; (04 điểm)
5. “Bản trích sao” là bản sao một phần nội dung của văn bản và được trình bày
theo thể thức quy định. Bản trích sao phải được thực hiện từ bản chính; (04
điểm)
6. “Bản sao lục” là bản sao đầy đủ, chính xác nội dung của văn bản, được thực
hiện từ bản sao y bản chính và trình bày theo thể thức quy định; (03 điểm)
7. “Hồ sơ” là một tập văn bản, tài liệu có liên quan với nhau về một vấn đề, một
sự việc, một đối tượng cụ thể hoặc có một (hoặc một số) đặc điểm chung như
tên loại văn bản; cơ quan, tổ chức ban hành văn bản; thời gian hoặc những đặc
điểm khác, hình thành trong quá trình theo dõi, giải quyết công việc thuộc
phạm vi chức năng, nhiệm vụ của một cơ quan, tổ chức hoặc của một cá nhân;
(03 điểm)
8. “Lập hồ sơ” là việc tập hợp và sắp xếp văn bản, tài liệu hình thành trong quá
trình theo dõi, giải quyết công việc thành hồ sơ theo những nguyên tắc và
phương pháp nhất định. (04 điểm)
ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM CHẤM ĐỀ PHỎNG VẤN SỐ 3
CHỨC DANH: VĂN THƯ TRƯỜNG HỌC
Câu hỏi 1: Theo quy định của Luật Viên chức số 58/2010/QH12 ngày 15 tháng
11 năm 2010 Các nguyên tắc quản lý viên chức được hiểu như sau:
1. Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và sự thống nhất quản lý
của Nhà nước. (10 điểm)
2. Bảo đảm quyền chủ động và đề cao trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị
sự nghiệp công lập. (10 điểm)
3. Việc tuyển dụng, sử dụng, quản lý, đánh giá viên chức được thực hiện trên
cơ sở tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, vị trí việc làm và căn cứ vào hợp đồng
làm việc. (10 điểm)
4. Thực hiện bình đẳng giới, các chính sách ưu đãi của Nhà nước đối với viên
chức là người có tài năng, người dân tộc thiểu số, người có công với cách
mạng, viên chức làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa,
vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và
các chính sách ưu đãi khác của Nhà nước đối với viên chức. (10 điểm).
Câu hỏi 2: Theo quy định tại Nghị định số 110/NĐ-CP về công tác Văn thư
ngày 08/4/2004 ban hành Trình tự quản lý văn bản đến như sau:
Tất cả văn bản, kể cả đơn, thư do cá nhân gửi đến cơ quan, tổ chức (sau đây gọi
chung là văn bản đến) phải được quản lý theo trình tự sau:
1. Tiếp nhận, đăng ký văn bản đến; (10 điểm)
2. Trình, chuyển giao văn bản đến; (10 điểm)
3. Giải quyết và theo dõi, đôn đốc việc giải quyết văn bản đến. (10 điểm)
Câu hỏi 3: Theo quy định tại Nghị định số 110/NĐ-CP về công tác Văn thư
ngày 08/4/2004 ban hành Thể thức văn bản như sau:
1. Thể thức văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hành chính. (7.5 điểm)
a) Thể thức văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hành chính bao gồm các
thành phần sau: (2.5 điểm)
- Quốc hiệu;
- Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản;
- Số, ký hiệu của văn bản;
- Địa danh và ngày, tháng, năm ban hành văn bản;
- Tên loại và trích yếu nội dung của văn bản;
- Nội dung văn bản;
- Chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền;
- Dấu của cơ quan, tổ chức;
- Nơi nhận;
- Dấu chỉ mức độ khẩn, mật (đối với những văn bản loại khẩn, mật).
b) Đối với công văn, công điện, giấy giới thiệu, giấy mời, phiếu gửi, phiếu
chuyển, ngoài các thành phần được quy định tại điểm a của khoản này, có thể
bổ sung địa chỉ cơ quan, tổ chức; địa chỉ E-mail; số điện thoại, số Telex, số
Fax. (2.5 điểm)
c) Thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản do Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Bộ
trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ quy định. (2.5 điểm)
2. Thể thức văn bản chuyên ngành (7.5 điểm)
Thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản chuyên ngành do Bộ trưởng, Thủ trưởng
cơ quan quản lý ngành quy định sau khi thoả thuận thống nhất với Bộ trưởng
Bộ Nội vụ.
3. Thể thức văn bản của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội (7.5 điểm)
Thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị -
xã hội do người đứng đầu cơ quan Trung ương của tổ chức chính trị, tổ chức
chính trị - xã hội quy định.
4. Thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản trao đổi với cơ quan, tổ chức hoặc cá
nhân nước ngoài được thực hiện theo thông lệ quốc tế. (7.5 điểm)
ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM CHẤM ĐỀ PHỎNG VẤN SỐ 4
CHỨC DANH: VĂN THƯ TRƯỜNG HỌC
Câu hỏi 1: Theo quy định của Luật viên chức số 58/2010/QH12 ngày 15 tháng
11 năm 2010 Nghĩa vụ chung của viên chức như sau:
1. Chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam
và pháp luật của Nhà nước. (08 điểm)
2. Có nếp sống lành mạnh, trung thực, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.
(08 điểm)
3. Có ý thức tổ chức kỷ luật và trách nhiệm trong hoạt động nghề nghiệp; thực
hiện đúng các quy định, nội quy, quy chế làm việc của đơn vị sự nghiệp công
lập. (08 điểm)
4. Bảo vệ bí mật nhà nước; giữ gìn và bảo vệ của công, sử dụng hiệu quả tiết
kiệm tài sản được giao. (08 điểm)
5. Tu dưỡng, rèn luyện đạo đức nghề nghiệp, thực hiện quy tắc ứng xử của viên
chức. (08 điểm)
Câu hỏi 2: Theo quy định tại Nghị định số 110/NĐ-CP về công tác Văn thư
ngày 08/4/2004 ban hành Bản sao văn bản gồm theo những thứ tự sau:
1. Các hình thức bản sao được quy định tại Nghị định này gồm bản sao y bản
chính, bản trích sao và bản sao lục. (7.5 điểm)
2. Thể thức bản sao được quy định như sau:
Hình thức sao: sao y bản chính hoặc trích sao, hoặc sao lục; tên cơ quan, tổ
chức sao văn bản; số, ký hiệu bản sao; địa danh và ngày, tháng, năm sao; chức
vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền; dấu của cơ quan, tổ chức sao
văn bản; nơi nhận. (7.5 điểm)
3. Bản sao y bản chính, bản trích sao và bản sao lục được thực hiện theo đúng
quy định tại Nghị định này có giá trị pháp lý như bản chính. (7.5 điểm)
4. Bản sao chụp cả dấu và chữ ký của văn bản không được thực hiện theo đúng
thể thức quy định tại khoản 2 của Điều này, chỉ có giá trị thông tin, tham khảo.
(7.5 điểm)
Câu hỏi 3: Theo quy định tại Nghị định số 110/NĐ-CP về công tác Văn thư
ngày 08/4/2004 ban hành Giải quyết và theo dõi, đôn đốc việc giải quyết văn
bản đến như sau:
1. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có trách nhiệm chỉ đạo giải quyết kịp thời
văn bản đến. Cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức được giao chỉ đạo
giải quyết những văn bản đến theo sự uỷ nhiệm của người đứng đầu và những
văn bản đến th uộc các lĩnh vực được phân công phụ trách. (10 điểm)
2. Căn cứ nội dung văn bản đến, người đứng đầu cơ quan, tổ chức giao cho đơn
vị hoặc cá nhân giải quyết. Đơn vị hoặc cá nhân có trách nhiệm nghiên cứu,
giải quyết văn bản đến theo thời hạn được pháp luật quy định hoặc theo quy
định của cơ quan, tổ chức. (10 điểm)
3. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thể giao cho Chánh Văn phòng, Trưởng
phòng Hành chính hoặc người được giao trách nhiệm thực hiện những công
việc sau: (10 điểm)
a) Xem xét toàn bộ văn bản đến và báo cáo về những văn bản quan trọng, khẩn
cấp; (3.4 điểm)
b) Phân văn bản đến cho các đơn vị, cá nhân giải quyết; (3.3 điểm)
c) Theo dõi, đôn đốc việc giải quyết văn bản đến. (3.3 điểm)
ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM CHẤM ĐỀ PHỎNG VẤN SỐ 5
CHỨC DANH: VĂN THƯ TRƯỜNG HỌC
Câu hỏi 1: Theo quy định của Luật Viên chức số 58/2010/QH12 ngày 15 tháng
11 năm 2010 Nghĩa vụ của Viên chức trong hoạt động nghề nghiệp như sau:
1. Thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ được giao bảo đảm yêu cầu về thời gian
và chất lượng. (05 điểm)
2. Phối hợp tốt với đồng nghiệp trong thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ. (05
điểm)
3. Chấp hành sự phân công công tác của người có thẩm quyền. (05 điểm)
4. Thường xuyên học tập nâng cao trình độ, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ.
(05 điểm)
5. Khi phục vụ nhân dân, viên chức phải tuân thủ các quy định sau: (10 điểm)
a) Có thái độ lịch sự, tôn trọng nhân dân; (2.5 điểm)
b) Có tinh thần hợp tác, tác phong khiêm tốn; (2.5 điểm)
c) Không hách dịch, cửa quyền, gây khó khăn, phiền hà đối với nhân dân; (2.5
điểm)
d) Chấp hành các quy định về đạo đức nghề nghiệp. (2.5 điểm)
6. Chịu trách nhiệm về việc thực hiện hoạt động nghề nghiệp. (05 điểm)
7. Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật. (05 điểm)
Câu hỏi 2: Theo quy định tại Nghị định số 110/NĐ-CP về công tác Văn thư
ngày 08/4/2004 ban hành Trách nhiệm đối với công tác Văn thư như sau:
1. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, trong phạm vi quyền hạn được giao, có
trách nhiệm chỉ đạo công tác văn thư, chỉ đạo việc nghiên cứu, ứng dụng khoa
học và công nghệ vào công tác văn thư. (15 điểm)
2. Mọi cá nhân trong quá trình theo dõi, giải quyết công việc có liên quan đến
công tác văn thư, phải thực hiện nghiêm chỉnh quy định tại Nghị định này và
quy định khác của pháp luật về công tác văn thư. (15 điểm)
Câu hỏi 3: Theo quy định tại Nghị định số 110/NĐ-CP về công tác Văn thư
ngày 08/4/2004 ban hành Các hình thức văn bản hình thành trong hoạt động
của các cơ quan, tổ chức bao gồm:
1. Văn bản quy phạm pháp luật theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy
phạm pháp luật ngày 12 tháng 11 năm 1996 và Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 16 tháng 12 năm
2002; (7.5 điểm)
2. Văn bản hành chính
Quyết định (cá biệt), chỉ thị (cá biệt), thông cáo, thông báo, chương trình, kế
hoạch, phương án, đề án, báo cáo, biên bản, tờ trình, hợp đồng, công văn, công
điện, giấy chứng nhận, giấy ủy nhiệm, giấy mời, giấy giới thiệu, giấy nghỉ
phép, giấy đi đường, giấy biên nhận hồ sơ, phiếu gửi, phiếu chuyển; (7.5 điểm)
3. Văn bản chuyên ngành
Các hình thức văn bản chuyên ngành do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan quản
lý ngành quy định sau khi thoả thuận thống nhất với Bộ trưởng Bộ Nội vụ; (7.5
điểm)
4. Văn bản của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội
Các hình thức văn bản của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội do người
đứng đầu cơ quan Trung ương của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội
quy định. (7.5 điểm)
ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM CHẤM ĐỀ PHỎNG VẤN SỐ 6
CHỨC DANH: VĂN THƯ TRƯỜNG HỌC
Câu hỏi 1: Theo quy định của Luật viên chức số 58/2010/QH12 ngày 15 tháng
11 năm 2010 Những việc viên chức không được làm như sau:
1. Trốn tránh trách nhiệm, thoái thác công việc hoặc nhiệm vụ được giao; gây
bè phái, mất đoàn kết; tự ý bỏ việc; tham gia đình công. (06 điểm)
2. Sử dụng tài sản của cơ quan, tổ chức, đơn vị và của nhân dân trái với quy
định của pháp luật. (06 điểm)
3. Phân biệt đối xử dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo
dưới mọi hình thức. (07 điểm)
4. Lợi dụng hoạt động nghề nghiệp để tuyên truyền chống lại chủ trương đường
lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước hoặc gây phương hại đối với
thuần phong, mỹ tục, đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân và xã hội. (07
điểm)
5. Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác trong khi thực hiện
hoạt động nghề nghiệp. (07 điểm)
6. Những việc khác viên chức không được làm theo quy định của Luật phòng,
chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và các quy định
khác của pháp luật có liên quan. (07 điểm)
Câu hỏi 2: Theo quy định tại Nghị định số 110/NĐ-CP về công tác Văn thư
ngày 08/4/2004 ban hành:
* Tiếp nhận, đăng ký văn bản đến là:
Văn bản đến từ bất kỳ nguồn nào đều phải được tập trung tại văn thư cơ quan,
tổ chức để làm thủ tục tiếp nhận, đăng ký. Những văn bản đến không được
đăng ký tại văn thư, các đơn vị, cá nhân không có trách nhiệm giải quyết. . (15
điểm).
* Trình, chuyển giao văn bản đến là:
1. Văn bản đến phải được kịp thời trình cho người có trách nhiệm và chuyển
giao cho các đơn vị, cá nhân giải quyết. Văn bản đến có dấu chỉ các mức độ
khẩn phải được trình và chuyển giao ngay sau khi nhận được. . (7,5 điểm)
2. Việc chuyển giao văn bản phải bảo đảm chính xác và giữ gìn bí mật nội dung
văn bản. . (7,5 điểm)
Câu hỏi 3: Theo quy định tại Nghị định số 110/NĐ-CP về công tác Văn thư
ngày 08/4/2004 ban hành Kiểm tra văn bản trước khi ký ban hành như sau:
1. Thủ trưởng đơn vị hoặc cá nhân chủ trì soạn thảo văn bản phải kiểm tra và
chịu trách nhiệm về độ chính xác của nội dung văn bản. (15 điểm)
2. Chánh Văn phòng các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và
Ủy ban nhân dân các cấp (sau đây gọi tắt là Chánh Văn phòng); Trưởng phòng
Hành chính ở những cơ quan, tổ chức không có văn phòng (sau đây gọi tắt là
trưởng phòng hành chính); người được giao trách nhiệm giúp người đứng đầu
cơ quan, tổ chức quản
lý công tác văn thư ở những cơ quan, tổ chức khác (sau đây gọi tắt là người
được giao trách nhiệm) phải kiểm tra và chịu trách nhiệm về hình thức, thể
thức, kỹ thuật trình bày và thủ tục ban hành văn bản. . (15 điểm)
ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM CHẤM ĐỀ PHỎNG VẤN SỐ: 07
CHỨC DANH: NHÂN VIÊN VĂN THƯ
Câu 1: Theo quy định tại Luật viên chức ngày 15/11/2010 thì nguyên tắc tuyển
dụng viên chức phải đảm bảo các yêu cầu như sau: ( 40 điểm)
1. Bảo đảm công khai, minh bạch, công bằng, khách quan và đúng pháp
luật. (08 điểm)
2. Bảo đảm tính cạnh tranh. ( 08 điểm)
3. Tuyển chọn đúng người đáp ứng yêu cầu của vị trí việc làm. ( 08
điểm)
4. Đề cao trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.(08
điểm)
5. Ưu tiên người có tài năng, người có công với cách mạng, người dân
tộc thiểu số. ( 08 điểm)
Câu 2: Theo quy định tại Nghị định 110/2004/NĐ – CP ngày 08/4/2004 của
chính phủ ban hành Nghị định về công tác văn thư thì văn bản đi là văn bản do
cơ quan, tổ chức phát hành. phải được quản lý theo trình tự sau:
1. Kiểm tra thể thức, hình thức và kỹ thuật trình bày; ghi số, ký hiệu và
ngày, tháng của văn bản; ( 06 điểm)
2. Đóng dấu cơ quan và dấu mức độ khẩn, mật (nếu có); ( 06 điểm)
3. Đăng ký văn bản đi; ( 06 điểm)
4. Làm thủ tục, chuyển phát và theo dõi việc chuyển phát văn bản đi; ( 06
điểm)
5. Lưu văn bản đi. ( 06 điểm)
Câu 3: Theo quy định tại Nghị định 110/2004/NĐ – CP ngày 08/4/2004 của
chính phủ ban hành Nghị định về công tác văn thư thì việc Quản lý và sử dụng
con dấu là:
1. Việc quản lý và sử dụng con dấu trong công tác văn thư được thực
hiện theo quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng con dấu và các quy định
của Nghị định này ( 10 điểm)
2. Con dấu của cơ quan, tổ chức phải được giao cho nhân viên văn thư
giữ và đóng dấu tại cơ quan, tổ chức. Nhân viên văn thư có trách nhiệm thực
hiện những quy định sau:(10 điểm
a) Không giao con dấu cho người khác khi chưa được phép bằng văn bản
của người có thẩm quyền;(2,5 điểm)
b) Phải tự tay đóng dấu vào các văn bản, giấy tờ của cơ quan, tổ chức;
(2,5 điểm)
c) Chỉ được đóng dấu vào những văn bản, giấy tờ sau khi đã có chữ ký
của người có thẩm quyền; (2,5 điểm)
d) Không được đóng dấu khống chỉ. (2,5 điểm)
3. Việc sử dụng con dấu của cơ quan, tổ chức và con dấu của văn phòng
hay của đơn vị trong cơ quan, tổ chức được quy định như sau: (10 điểm)
a) Những văn bản do cơ quan, tổ chức ban hành phải đóng dấu của cơ
quan, tổ chức; (5 điểm)
b) Những văn bản do văn phòng hay đơn vị ban hành trong phạm vi
quyền hạn được giao phải đóng dấu của văn phòng hay dấu của đơn vị đó. (5
điểm)
ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM CHẤM ĐỀ PHỎNG VẤN SỐ: 08
CHỨC DANH: NHÂN VIÊN VĂN THƯ
Câu hỏi 1: Theo quy định tại Luật viên chức ngày 15/11/2010 thì việc phân
loại đánh giá viên chức được phân thành 4 loại như sau:( 40 điểm)
1. Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; ( 10 điểm)
2. Hoàn thành tốt nhiệm vụ, ( 10 điểm)
3. Hoàn thành nhiệm vụ; ( 10 điểm)
4. Không hoàn thành nhiệm vụ. ( 10 điểm)
Câu 2: Theo quy định tại Nghị định 110/2004/NĐ – CP ngày 08/4/2004 của
chính phủ ban hành Nghị định về công tác văn thư thì việc Quản lý và sử dụng
con dấu là:
1. Việc quản lý và sử dụng con dấu trong công tác văn thư được thực
hiện theo quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng con dấu và các quy định
của Nghị định này ( 10 điểm)
2. Con dấu của cơ quan, tổ chức phải được giao cho nhân viên văn thư
giữ và đóng dấu tại cơ quan, tổ chức. Nhân viên văn thư có trách nhiệm thực
hiện những quy định sau: (10 điểm)
a) Không giao con dấu cho người khác khi chưa được phép bằng văn bản
của người có thẩm quyền;(2,5 điểm)
b) Phải tự tay đóng dấu vào các văn bản, giấy tờ của cơ quan, tổ chức;
(2,5 điểm)
c) Chỉ được đóng dấu vào những văn bản, giấy tờ sau khi đã có chữ ký
của người có thẩm quyền; (2,5 điểm)
d) Không được đóng dấu khống chỉ. (2,5 điểm)
3. Việc sử dụng con dấu của cơ quan, tổ chức và con dấu của văn phòng
hay của đơn vị trong cơ quan, tổ chức được quy định như sau: (10 điểm)
a) Những văn bản do cơ quan, tổ chức ban hành phải đóng dấu của cơ
quan, tổ chức; (5 điểm)
b) Những văn bản do văn phòng hay đơn vị ban hành trong phạm vi
quyền hạn được giao phải đóng dấu của văn phòng hay dấu của đơn vị đó. (5
điểm)
Câu 3: Theo quy định tại Nghị định 110/2004/NĐ – CP ngày 08/4/2004 của
chính phủ ban hành Nghị định về công tác văn thư thì việc lưu văn bản đi được
trình bày như sau:
1. Mỗi văn bản đi phải lưu ít nhất hai bản chính; một bản lưu tại văn thư
cơ quan, tổ chức và một bản lưu trong hồ sơ. ( 10 điểm)
2. Bản lưu văn bản đi tại văn thư cơ quan, tổ chức phải được sắp xếp thứ
tự đăng ký. ( 10 điểm)
3. Bản lưu văn bản quy phạm pháp luật và văn bản quan trọng khác của
cơ quan, tổ chức phải được làm bằng loại giấy tốt, có độ pH trung tính và được
in bằng mực bền lâu. ( 10 điểm)
ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM CHẤM ĐỀ PHỎNG VẤN SỐ: 09
CHỨC DANH: NHÂN VIÊN VĂN THƯ
Câu 1: Theo quy định tại Luật viên chức ngày 15/11/2010 thì nội dung đánh
giá viên chức được xem xét như sau:
1. Việc đánh giá viên chức được xem xét theo các nội dung sau: ( 20 điểm)
a) Kết quả thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ theo hợp đồng làm việc đã
ký kết; ( 05 điểm)
b) Việc thực hiện quy định về đạo đức nghề nghiệp; ( 05 điểm)
c) Tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ nhân dân, tinh thần hợp tác với
đồng nghiệp và việc thực hiện quy tắc ứng xử của viên chức; ( 05 điểm)
d) Việc thực hiện các nghĩa vụ khác của viên chức. ( 05 điểm)
2. Việc đánh giá viên chức quản lý được xem xét theo các nội dung quy định tại
khoản 1 Điều này và các nội dung sau: ( 10 điểm)
a) Năng lực lãnh đạo, quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện nhiệm vụ;
( 05 điểm)
b) Kết quả hoạt động của đơn vị được giao quản lý, phụ trách. ( 05 điểm)
3. Việc đánh giá viên chức được thực hiện hàng năm; khi kết thúc thời gian tập
sự; trước khi ký tiếp hợp đồng làm việc; thay đổi vị trí việc làm; xét khen
thưởng, kỷ luật, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng. ( 10
điểm)
Câu 2: Theo quy định tại Nghị định 110/2004/NĐ – CP ngày 08/4/2004 của
chính phủ ban hành Nghị định về công tác văn thư thì việc đóng dấu được quy
định như sau:
1. Dấu đóng phải rõ ràng, ngay ngắn, đúng chiều và dùng đúng mực dấu
quy định. ( 7,5 điểm)
2. Khi đóng dấu lên chữ ký thì dấu đóng phải trùm lên khoảng 1/3 chữ ký
về phía bên trái. ( 7, 5 điểm)
3. Việc đóng dấu lên các phụ lục kèm theo văn bản chính do người ký
văn bản quyết định và dấu được đóng lên trang đầu, trùm lên một phần tên cơ
quan, tổ chức hoặc tên của phụ lục. ( 7,5 điểm)
4. Việc đóng dấu giáp lai, đóng dấu nổi trên văn bản, tài liệu chuyên
ngành được thực hiện theo quy định của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan quản
lý ngành. (7,5 điểm)
Câu 3: Theo quy định tại Nghị định 110/2004/NĐ – CP ngày 08/4/2004 của
chính phủ ban hành Nghị định về công tác văn thư thì nội dung lập hồ sơ hiện
hành bao gồm các bước sau:
a) Mở hồ sơ; ( 10 điểm)
b) Thu thập, cập nhật văn bản, tài liệu hình thành trong quá trình theo
dõi, giải quyết công việc vào hồ sơ; ( 10 điểm)
c) Kết thúc và biên mục hồ sơ. ( 10 điểm)
ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM CHẤM ĐỀ PHỎNG VẤN SỐ: 10
CHỨC DANH: NHÂN VIÊN VĂN THƯ
Câu hỏi 1: Theo quy định tại Luật viên chức ngày 15/11/2010 thì Viên chức vi
phạm các quy định của pháp luật:
1. Có 4 hình thức kỷ luật ( 20 điểm)
2. Các hình thức kỷ luật đó là: ( 20 điểm)
a. Khiển trách ( 05 điểm)
b. Cảnh cáo ( 05 điểm)
c. Cách chức ( 05 điểm)
d. Buộc thôi việc ( 05 điểm)
Câu 2: Theo quy định tại Nghị định 110/2004/NĐ – CP ngày 08/4/2004 của
chính phủ ban hành Nghị định về công tác văn thư thì thời gian giao nộp tài
liệu vào lưu trữ hiện hành được quy định như sau:
a) Tài liệu hành chính: sau một năm kể từ năm công việc kết thúc; ( 7,5
điểm)
b) Tài liệu nghiên cứu khoa học, ứng dụng khoa học và công nghệ: sau
một năm kể từ năm công trình được nghiệm thu chính thức; ( 7,5 điểm)
c) Tài liệu xây dựng cơ bản: sau ba tháng kể từ khi công trình được quyết
toán; ( 7,5 điểm)
d) Tài liệu ảnh, phim điện ảnh; mi-crô-phim; tài liệu ghi âm, ghi hình và
tài liệu khác: sau ba tháng kể từ khi công việc kết thúc. ( 7,5 điểm)
Câu 3: Theo quy định tại Nghị định 110/2004/NĐ – CP ngày 08/4/2004 của
chính phủ ban hành Nghị định về công tác văn thư thì trách nhiệm đối với công
tác lập hồ sơ và giao nộp tài liệu vào lưu trữ hiện hành được quy định đó là:
1. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có trách nhiệm chỉ đạo công tác lập
hồ sơ và giao nộp hồ sơ, tài liệu vào lưu trữ hiện hành đối với các cơ quan, tổ
chức thuộc phạm vi quản lý của mình. ( 7,5 điểm)
2. Chánh Văn phòng, Trưởng phòng Hành chính, người được giao trách
nhiệm có nhiệm vụ: ( 7,5 điểm)
a) Tham mưu cho người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong việc chỉ đạo,
kiểm tra, hướng dẫn việc lập hồ sơ và giao nộp hồ sơ, tài liệu vào lưu trữ hiện
hành đối với các cơ quan, tổ chức cấp dưới; (4,5 điểm)
b) Tổ chức thực hiện việc lập hồ sơ và giao nộp hồ sơ, tài liệu vào lưu trữ
hiện hành tại cơ quan, tổ chức mình. ( 03 điểm)
3. Thủ trưởng các đơn vị trong cơ quan, tổ chức chịu trách nhiệm trước
người đứng đầu cơ quan, tổ chức về việc lập hồ sơ, bảo quản và giao nộp hồ sơ,
tài liệu của đơn vị vào lưu trữ hiện hành của cơ quan, tổ chức. ( 7,5 điểm)
4. Trong quá trình theo dõi, giải quyết công việc, mỗi cá nhân phải lập hồ
sơ về công việc đó. ( 7,5 điểm)
ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM CHẤM ĐỀ PHỎNG VẤN SỐ: 11
CHỨC DANH: NHÂN VIÊN VĂN THƯ
Câu hỏi 1: Theo quy định tại Luật viên chức ngày 15/11/2010 thì các loại hợp
đồng làm việc đó là:
1. Hợp đồng làm việc xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên
xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời
gian từ đủ 12 tháng đến 36 tháng. Hợp đồng làm việc xác định thời hạn áp dụng
đối với người trúng tuyển vào viên chức, trừ trường hợp quy định tại điểm d và
điểm đ khoản 1 Điều 58 của Luật này. ( 20 điểm)
2. Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó
hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng.
Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn áp dụng đối với trường hợp đã
thực hiện xong hợp đồng làm việc xác định thời hạn và trường hợp cán bộ,
công chức chuyển thành viên chức theo quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1
Điều 58 của Luật này. ( 20 điểm)
Câu 2: Theo quy định tại Nghị định 110/2004/NĐ – CP ngày 08/4/2004 của
chính phủ ban hành Nghị định về công tác văn thư thì yêu cầu đối với hồ sơ
được lập là:
a) Hồ sơ được lập phải phản ánh đúng chức năng, nhiệm vụ của đơn vị
hoặc của cơ quan, tổ chức; (10 điểm)
b) Văn bản, tài liệu được thu thập vào hồ sơ phải có sự liên quan chặt chẽ
với nhau và phản ánh đúng trình tự diễn biến của sự việc hay trình tự giải quyết
công việc; (10 điểm)
c) Văn bản, tài liệu được thu thập vào hồ sơ phải có giá trị bảo quản
tương đối đồng đều. (10 điểm)
Câu 3: Theo quy định tại Nghị định 110/2004/NĐ – CP ngày 08/4/2004 của
chính phủ ban hành Nghị định về công tác văn thư thì thời gian giao nộp tài liệu
vào lưu trữ hiện hành được quy định như sau:
a) Tài liệu hành chính: sau một năm kể từ năm công việc kết thúc; ( 7,5
điểm)
b) Tài liệu nghiên cứu khoa học, ứng dụng khoa học và công nghệ: sau
một năm kể từ năm công trình được nghiệm thu chính thức; ( 7,5 điểm)
c) Tài liệu xây dựng cơ bản: sau ba tháng kể từ khi công trình được quyết
toán; ( 7,5 điểm)
d) Tài liệu ảnh, phim điện ảnh; mi- crô - phim; tài liệu ghi âm, ghi hình
và tài liệu khác: sau ba tháng kể từ khi công việc kết thúc. ( 7,5 điểm)
ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM CHẤM ĐỀ PHỎNG VẤN SỐ: 12
CHỨC DANH: NHÂN VIÊN VĂN THƯ
Câu hỏi 1: Theo quy định tại Luật viên chức ngày 15/11/2010 về trách nhiệm
và quyền lợi của viên chức trong đào tạo, bồi dưỡng được quy định như sau:
1. Viên chức tham gia đào tạo, bồi dưỡng phải chấp hành nghiêm chỉnh
quy chế đào tạo, bồi dưỡng và chịu sự quản lý của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng. (
10 điểm)
2. Viên chức được cử tham gia đào tạo, bồi dưỡng được hưởng tiền
lương và phụ cấp theo quy định của pháp luật và quy chế của đơn vị sự nghiệp
công lập; thời gian đào tạo, bồi dưỡng được tính là thời gian công tác liên tục,
được xét nâng lương.(20 điểm)
3. Viên chức được đơn vị sự nghiệp công lập cử đi đào tạo nếu đơn
phương chấm dứt hợp đồng làm việc hoặc tự ý bỏ việc phải đền bù chi phí đào
tạo theo quy định của Chính phủ. ( 10 điểm)
Câu 2: Theo quy định tại Nghị định 110/2004/NĐ – CP ngày 08/4/2004 của
chính phủ ban hành Nghị định về công tác văn thư đối với việc khiếu nại, tố
cáo đó là:
1. Tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại đối với các hành vi vi phạm pháp
luật về công tác văn thư. ( 10 điểm)
2. Cá nhân có quyền tố cáo đối với các hành vi vi phạm pháp luật về
công tác văn thư. ( 10 điểm)
3. Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong công tác văn thư được thực hiện
theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo. ( 10 điểm)
Câu 3: Theo quy định tại Nghị định 110/2004/NĐ – CP ngày 08/4/2004 của
chính phủ ban hành Nghị định về công tác văn thư thì nội dung quản lý nhà
nước được quy định như sau:
1. Xây dựng, ban hành và chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện các văn bản quy
phạm pháp luật về công tác văn thư; (05 điểm)
2. Quản lý thống nhất về nghiệp vụ công tác văn thư; (04 điểm)
3. Quản lý nghiên cứu khoa học, ứng dụng khoa học và công nghệ trong
công tác văn thư; (04 điểm)
4. Quản lý đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức văn thư;
quản lý công tác thi đua, khen thưởng trong công tác văn thư; (05 điểm)
5. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp
luật về công tác văn thư; (04 điểm)
6. Tổ chức sơ kết, tổng kết công tác văn thư; (04 điểm)
7. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực văn thư. (04 điểm)
ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM CHẤM ĐỀ PHỎNG VẤN SỐ: 13
CHỨC DANH: NHÂN VIÊN VĂN THƯ
Câu 1: Tại Điều 3, Nghị định Số: 27/2012/NĐ-CP ngày 06 tháng 4 năm
2012 của Chính phủ, Quy định về xử lý kỷ luật viên chức và trách nhiệm bồi
thường, hoàn trả của viên chức.Nguyên tắc xử lý kỷ luật được quy định như
sau:
1. Khách quan, công bằng, nghiêm minh, đúng pháp luật.(5 điểm)
2. Mỗi hành vi vi phạm pháp luật chỉ bị xử lý một hình thức kỷ luật. Nếu
viên chức có nhiều hành vi vi phạm pháp luật hoặc tiếp tục có hành vi vi phạm
pháp luật trong thời gian đang thi hành quyết định kỷ luật thì bị xử lý kỷ luật về
từng hành vi vi phạm pháp luật và chịu hình thức kỷ luật năng hơn một mức so
với hình thức kỷ luật áp dụng với hành vi vi phạm nặng nhất, trừ trường hợp có
hành vi vi phạm bị xử lý kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc. (15 điểm)
3. Thái độ tiếp thu, sửa chữa và chủ động khắc phục hậu quả của viên
chức có hành vi vi phạm pháp luật là yếu tố xem xét tăng nặng hoặc giảm nhẹ
khi áp dụng hình thức kỷ luật. (5 điểm)
4. Thời gian chưa xem xét xử lý kỷ luật đối với viên chức trong các trường
hợp quy định tại Điều 5 Nghị định này không tính vào thời hạn xử lý kỷ luật (5
điểm)
5. Không áp dụng hình thức xử phạt hành chính thay cho hình thức kỷ
luật. (5 điểm)
6. Cấm mọi hành vi xâm phạm thân thể, danh dự, nhân phẩm của viên
chức trong quá trình xử lý kỷ luật. (5 điểm)
Câu 2: Nội dung sửa đổi được quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 1 của
Nghị định Số: 09/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ
về Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 110/2004/NĐ-CP ngày 08
tháng 4 năm 2004 của Chính phủ về công tác văn thư.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 110/2004/NĐ-CP
ngày 08 tháng 4 năm 2004 của Chính phủ về công tác văn thư như sau:
1. Sửa đổi khoản 2 và khoản 3 Điều 2 như sau:
“2. “Bản gốc văn bản” là bản hoàn chỉnh về nội dung, thể thức văn bản được
cơ quan, tổ chức ban hành và có chữ ký trực tiếp của người có thẩm quyền; (6
điểm)
3. “Bản chính văn bản” là bản hoàn chỉnh về nội dung, thể thức văn bản và
được cơ quan, tổ chức ban hành”. (6 điểm)
2. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 và khoản 2 Điều 4 như sau:
“1. Văn bản quy phạm pháp luật theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy
phạm pháp luật và các văn bản quy định chi tiết biện pháp thi hành Luật này. (6
điểm)
2. Văn bản hành chính
Nghị quyết (cá biệt), quyết định (cá biệt), chỉ thị, quy chế, quy định, thông
cáo, thông báo, hướng dẫn, chương trình, kế hoạch, phương án, đề án, dự án,
báo cáo, biên bản, tờ trình, hợp đồng, công văn, công điện, bản ghi nhớ, bản
cam kết, bản thoả thuận, giấy chứng nhận, giấy uỷ quyền, giấy mời, giấy giới
thiệu, giấy nghỉ phép, giấy đi đường, giấy biên nhận hồ sơ, phiếu gửi, phiếu
chuyển, thư công”. (12 điểm)
Câu 3: Quy định về khổ giấy, kiểu trình bày, định lề trang văn bản được
quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 của điều 5 Thông tư Số: 01/2011/TT-
BNV ngày 19 tháng 01 năm 2011 của Bộ Nội vụ về Hướng dẫn thể thức và kĩ
thuật trình bày văn bản hành chính như sau:
Điều 5. Khổ giấy, kiểu trình bày, định lề trang văn bản và vị trí trình
bày
1. Khổ giấy
Văn bản hành chính được trình bày trên khổ giấy khổ A4 (210 mm x 297
mm).
Các văn bản như giấy giới thiệu, giấy biên nhận hồ sơ, phiếu gửi, phiếu
chuyển được trình bày trên khổ giấy A5 (148 mm x 210 mm) hoặc trên giấy
mẫu in sẵn (khổ A5). (10 điểm)
2. Kiểu trình bày
Văn bản hành chính được trình bày theo chiều dài của trang giấy khổ A4
(định hướng bản in theo chiều dài).
Trường hợp nội dung văn bản có các bảng, biểu nhưng không được làm
thành các phụ lục riêng thì văn bản có thể được trình bày theo chiều rộng của
trang giấy (định hướng bản in theo chiều rộng). (10 điểm)
3. Định lề trang văn bản (đối với khổ giấy A4)
Lề trên: cách mép trên từ 20 - 25 mm;
Lề dưới: cách mép dưới từ 20 - 25 mm;
Lề trái: cách mép trái từ 30 - 35 mm;
Lề phải: cách mép phải từ 15 - 20 mm. (10 điểm)
ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM CHẤM ĐỀ PHỎNG VẤN SỐ: 14
CHỨC DANH: NHÂN VIÊN VĂN THƯ
Câu 1: Tại Điều 4, Nghị định Số: 27/2012/NĐ-CP ngày 06 tháng 4 năm
2012 của Chính phủ, Quy định về xử lý kỷ luật viên chức và trách nhiệm bồi
thường, hoàn trả của viên chức. Viên chức bị xử lý kỷ luật khi có hành vi vi
phạm pháp luật trong các trường hợp sau:
1. Vi phạm việc thực hiện nghĩa vụ của viên chức và những việc viên chức
không được làm quy định tại Luật viên chức; (10 điểm)
2. Vi phạm các nghĩa vụ khác cam kết trong hợp đồng làm việc đã ký kết
với đơn vị sự nghiệp công lập; (10 điểm)
3. Vi phạm pháp luật bị Tòa án kết án bằng bản án có hiệu lực pháp luật;
(10 điểm)
4. Vi phạm quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; thực
hành tiết kiệm, chống lãng phí; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn xã hội và
các quy định khác của pháp luật liên quan đến viên chức nhưng chưa đến mức
bị truy cứu trách nhiệm hình sự. (10 điểm)
Câu 2: Nội dung sửa đổi được quy định tại điểm a khoản 3, Điều 1 của
Nghị định Số: 09/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ
về Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 110/2004/NĐ-CP ngày 08
tháng 4 năm 2004 của Chính phủ về công tác văn thư.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 110/2004/NĐ-CP
ngày 08 tháng 4 năm 2004 của Chính phủ về công tác văn thư như sau:
3. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 5 như sau:
a) Thể thức văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hành chính bao gồm
các thành phần sau:
- Quốc hiệu; (3 điểm)
- Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản; (3 điểm)
- Số, ký hiệu của văn bản; (3 điểm)
- Địa danh và ngày, tháng, năm ban hành văn bản; (3 điểm)
- Tên loại và trích yếu nội dung của văn bản; (3 điểm)
- Nội dung văn bản; (3 điểm)
- Chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền; (3 điểm)
- Dấu của cơ quan, tổ chức; (3 điểm)
- Nơi nhận; (3 điểm)
- Dấu chỉ mức độ khẩn, mật (đối với những văn bản loại khẩn, mật). (3
điểm)
Câu 3: Thể thức, kĩ thuật trình bày Quốc hiệu được quy định tại khoản 1,
khoản 2 của điều 6 Thông tư Số: 01/2011/TT-BNV ngày 19 tháng 01 năm
2011 của Bộ Nội vụ về Hướng dẫn thể thức và kĩ thuật trình bày văn bản hành
chính(không trình bày phần ví dụ) như sau:
Điều 6. Quốc hiệu
1. Thể thức
Quốc hiệu ghi trên văn bản bao gồm 2 dòng chữ: “CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM” và “Độc lập - Tự do - Hạnh phúc”. (5 điểm)
2. Kỹ thuật trình bày
Quốc hiệu được trình bày tại ô số 1; chiếm khoảng 1/2 trang giấy theo
chiều ngang, ở phía trên, bên phải. (5 điểm)
Dòng thứ nhất: “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM”
được trình bày bằng chữ in hoa, cỡ chữ từ 12 đến 13, kiểu chữ đứng, đậm; (5
điểm)
Dòng thứ hai: “Độc lập - Tự do - Hạnh phúc” được trình bày bằng chữ
in thường, cỡ chữ từ 13 đến 14 (nếu dòng thứ nhất cỡ chữ 12, thì dòng thứ hai
cỡ chữ 13; nếu dòng thứ nhất cỡ chữ 13, thì dòng thứ hai cỡ chữ 14), kiểu chữ
đứng, đậm; được đặt canh giữa dưới dòng thứ nhất; chữ cái đầu của các cụm từ
được viết hoa, giữa các cụm từ có gạch nối, có cách chữ; phía dưới có đường kẻ
ngang, nét liền, có độ dài bằng độ dài của dòng chữ (sử dụng lệnh Draw, không
dùng lệnh Underline), (10 điểm)
Hai dòng chữ trên được trình bày cách nhau dòng đơn. (5 điểm)
ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM CHẤM ĐỀ PHỎNG VẤN SỐ: 15
CHỨC DANH: NHÂN VIÊN VĂN THƯ
Câu 1: Tại Điều 12, Nghị định Số: 27/2012/NĐ-CP ngày 06 tháng 4 năm
2012 của Chính phủ, Quy định về xử lý kỷ luật viên chức và trách nhiệm bồi
thường, hoàn trả của viên chức. Hình thức kỷ luật cách chức áp dụng đối với
viên chức quản lý có một trong các hành vi vi phạm pháp luật sau đây:
1. Không hoàn thành nhiệm vụ quản lý, điều hành theo sự phân công mà
không có lý do chính đáng, để xảy ra hậu quả nghiêm trọng; (10 điểm)
2. Sử dụng giấy tờ không hợp pháp để được bổ nhiệm chức vụ; (10 điểm)
3. Bị phạt tù cho hưởng án treo hoặc cải tạo không giam giữ; (10 điểm)
4. Vi phạm ở mức độ nghiêm trọng quy định của pháp luật về phòng,
chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; bình đẳng giới; phòng,
chống tệ nạn xã hội và các quy định khác của pháp luật liên quan đến viên
chức. (10 điểm)
Câu 2: Nội dung sửa đổi được quy định tại khoản 7, khoản 8 Điều 1 của
Nghị định Số: 09/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ
về Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 110/2004/NĐ-CP ngày 08
tháng 4 năm 2004 của Chính phủ về công tác văn thư.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 110/2004/NĐ-CP
ngày 08 tháng 4 năm 2004 của Chính phủ về công tác văn thư như sau:
7. Sửa đổi, bổ sung Điều 18 như sau:
“Điều 18. Chuyển phát và đính chính văn bản đi
3. Văn bản đã phát hành nhưng có sai sót về nội dung phải được sửa đổi,
thay thế bằng văn bản có hình thức tương đương của cơ quan, tổ chức ban hành
văn bản. (8 điểm)
Văn bản đã phát hành nhưng có sai sót về thể thức, kỹ thuật trình bày, thủ
tục ban hành phải được đính chính bằng văn bản hành chính của cơ quan, tổ
chức ban hành văn bản”. (8 điểm)
8. Sửa đổi Điều 19 như sau:
“1. Mỗi văn bản đi phải lưu hai bản: bản gốc lưu tại Văn thư cơ quan, tổ
chức và bản chính lưu trong hồ sơ. (7 điểm)
2. Bản gốc lưu tại Văn thư cơ quan, tổ chức phải được đóng dấu và sắp
xếp theo thứ tự đăng ký”. (7 điểm)
Câu 3: Nội dung văn bản là thành phần chủ yếu của văn bản được quy
định tại điểm a khoản 1 của điều 11 Thông tư Số: 01/2011/TT-BNV ngày 19
tháng 01 năm 2011 của Bộ Nội vụ về Hướng dẫn thể thức và kĩ thuật trình bày
văn bản hành chính như sau:
Điều 11. Nội dung văn bản
1. Thể thức
a) Nội dung văn bản là thành phần chủ yếu của văn bản.
Nội dung văn bản phải bảo đảm những yêu cầu cơ bản sau:
- Phù hợp với hình thức văn bản được sử dụng; (3 điểm)
- Phù hợp với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng; phù hợp với
quy định của pháp luật; (3 điểm)
- Được trình bày ngắn gọn, rõ ràng, chính xác; (3 điểm)
- Sử dụng ngôn ngữ viết, cách diễn đạt đơn giản, dễ hiểu; (3 điểm)
- Dùng từ ngữ tiếng Việt Nam phổ thông (không dùng từ ngữ địa phương
và từ ngữ nước ngoài nếu không thực sự cần thiết). Đối với thuật ngữ chuyên
môn cần xác định rõ nội dung thì phải được giải thích trong văn bản; (5 điểm)
- Chỉ được viết tắt những từ, cụm từ thông dụng, những từ thuộc ngôn ngữ
tiếng Việt dễ hiểu. Đối với những từ, cụm từ được sử dụng nhiều lần trong văn
bản thì có thể viết tắt, nhưng các chữ viết tắt lần đầu của từ, cụm từ phải được
đặt trong dấu ngoặc đơn ngay sau từ, cụm từ đó; (5 điểm)
- Khi viện dẫn lần đầu văn bản có liên quan, phải ghi đầy đủ tên loại, số,
ký hiệu văn bản, ngày, tháng, năm ban hành văn bản, tên cơ quan, tổ chức ban
hành văn bản, trích yếu nội dung văn bản (đối với luật và pháp lệnh chỉ ghi tên
loại và tên của luật, pháp lệnh), ví dụ: “… được quy định tại Nghị định số
110/2004/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2004 của Chính phủ về công tác văn
thư”; trong các lần viện dẫn tiếp theo, chỉ ghi tên loại và số, ký hiệu của văn
bản đó; (5 điểm)
- Viết hoa trong văn bản hành chính được thực hiện theo Phụ lục VI - Quy
định viết hoa trong văn bản hành chính. (3 điểm)
ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM CHẤM ĐỀ PHỎNG VẤN SỐ: 16
CHỨC DANH: NHÂN VIÊN VĂN THƯ
Câu 1: Tại Điều 13, Nghị định Số: 27/2012/NĐ-CP ngày 06 tháng 4 năm
2012 của Chính phủ, Quy định về xử lý kỷ luật viên chức và trách nhiệm bồi
thường, hoàn trả của viên chức. Hình thức kỷ luật buộc thôi việc áp dụng đối
với viên chức có một trong các hành vi vi phạm pháp luật sau đây:
1. Bị phạt tù mà không được hưởng án treo hoặc bị Tòa án kết án về hành
vi tham nhũng; (5 điểm)
2. Không tuân thủ quy trình, quy định chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức
nghề nghiệp và quy tắc ứng xử trong khi thực hiện hoạt động nghề nghiệp gây
hậu quả đặc biệt nghiêm trọng; (7 điểm)
3. Sử dụng giấy tờ không hợp pháp để được tuyển dụng vào đơn vị sự
nghiệp công lập; (5 điểm)
4. Nghiện ma túy có xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền; (5 điểm)
5. Tự ý nghỉ việc, tổng số từ 07 ngày làm việc trở lên trong một tháng
hoặc từ 20 ngày làm việc trở lên trong một năm mà không có lý do chính đáng
được tính trong tháng dương lịch; năm dương lịch; (7 điểm)
6. Vi phạm ở mức độ đặc biệt nghiêm trọng quy định của pháp luật về
phòng, chống tham nhũng, nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình
sự; quy định của pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; kỷ luật lao
động; phòng, chống tệ nạn xã hội và các quy định khác của pháp luật liên quan
đến viên chức. (11 điểm)
Câu 2: Nội dung văn bản là thành phần chủ yếu của văn bản được quy
định tại điểm a khoản 1 của điều 11 Thông tư Số: 01/2011/TT-BNV ngày 19
tháng 01 năm 2011 của Bộ Nội vụ về Hướng dẫn thể thức và kĩ thuật trình bày
văn bản hành chính như sau:
Điều 11. Nội dung văn bản
1. Thể thức
a) Nội dung văn bản là thành phần chủ yếu của văn bản.
Nội dung văn bản phải bảo đảm những yêu cầu cơ bản sau:
- Phù hợp với hình thức văn bản được sử dụng; (3 điểm)
- Phù hợp với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng; phù hợp với
quy định
của pháp luật; (3 điểm)
- Được trình bày ngắn gọn, rõ ràng, chính xác; (3 điểm)
- Sử dụng ngôn ngữ viết, cách diễn đạt đơn giản, dễ hiểu; (3 điểm)
- Dùng từ ngữ tiếng Việt Nam phổ thông (không dùng từ ngữ địa phương
và từ ngữ nước ngoài nếu không thực sự cần thiết). Đối với thuật ngữ chuyên
môn cần xác định rõ nội dung thì phải được giải thích trong văn bản; (5 điểm)
- Chỉ được viết tắt những từ, cụm từ thông dụng, những từ thuộc ngôn ngữ
tiếng Việt dễ hiểu. Đối với những từ, cụm từ được sử dụng nhiều lần trong văn
bản thì có thể viết tắt, nhưng các chữ viết tắt lần đầu của từ, cụm từ phải được
đặt trong dấu ngoặc đơn ngay sau từ, cụm từ đó; (5 điểm)
- Khi viện dẫn lần đầu văn bản có liên quan, phải ghi đầy đủ tên loại, số,
ký hiệu văn bản, ngày, tháng, năm ban hành văn bản, tên cơ quan, tổ chức ban
hành văn bản, trích yếu nội dung văn bản (đối với luật và pháp lệnh chỉ ghi tên
loại và tên của luật, pháp lệnh), ví dụ: “… được quy định tại Nghị định số
110/2004/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2004 của Chính phủ về công tác văn
thư”; trong các lần viện dẫn tiếp theo, chỉ ghi tên loại và số, ký hiệu của văn
bản đó; (5 điểm)
- Viết hoa trong văn bản hành chính được thực hiện theo Phụ lục VI - Quy
định viết hoa trong văn bản hành chính. (3 điểm)
Câu 3: Các hình thức văn bản được quy định tại Điều 4 của Nghị định số
110/2004/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2004 của Chính phủ về công tác văn
thư như sau:
Điều 4. Hình thức văn bản
Các hình thức văn bản hình thành trong hoạt động của các cơ quan, tổ
chức bao gồm:
1. Văn bản quy phạm pháp luật theo quy định của Luật Ban hành văn bản
quy phạm pháp luật ngày 12 tháng 11 năm 1996 và Luật sửa đổi, bổ sung một
số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 16 tháng 12 năm
2002; (8 điểm)
2. Văn bản hành chính
Quyết định (cá biệt), chỉ thị (cá biệt), thông cáo, thông báo, chương trình,
kế hoạch, phương án, đề án, báo cáo, biên bản, tờ trình, hợp đồng, công văn,
công điện, giấy chứng nhận, giấy uỷ nhiệm, giấy mời, giấy giới thiệu, giấy nghỉ
phép, giấy đi đường, giấy biên nhận hồ sơ, phiếu gửi, phiếu chuyển; (8 điểm)
3. Văn bản chuyên ngành
Các hình thức văn bản chuyên ngành do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan
quản lý ngành quy định sau khi thoả thuận thống nhất với Bộ trưởng Bộ Nội
vụ; (7 điểm)
4. Văn bản của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội
Các hình thức văn bản của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội do
người đứng đầu cơ quan Trung ương của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị -
xã hội quy định. (7 điểm)
ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM CHẤM ĐỀ PHỎNG VẤN SỐ: 17
CHỨC DANH: NHÂN VIÊN VĂN THƯ
Câu 1: Tại Điều 4, Nghị định Số: 27/2012/NĐ-CP ngày 06 tháng 4 năm
2012 của Chính phủ, Quy định về xử lý kỷ luật viên chức và trách nhiệm bồi
thường, hoàn trả của viên chức. Viên chức bị xử lý kỷ luật khi có hành vi vi
phạm pháp luật trong các trường hợp sau:
1. Vi phạm việc thực hiện nghĩa vụ của viên chức và những việc viên chức
không được làm quy định tại Luật viên chức; (10 điểm)
2. Vi phạm các nghĩa vụ khác cam kết trong hợp đồng làm việc đã ký kết
với đơn vị sự nghiệp công lập; (10 điểm)
3. Vi phạm pháp luật bị Tòa án kết án bằng bản án có hiệu lực pháp luật;
(10 điểm)
4. Vi phạm quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; thực
hành tiết kiệm, chống lãng phí; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn xã hội và
các quy định khác của pháp luật liên quan đến viên chức nhưng chưa đến mức
bị truy cứu trách nhiệm hình sự. (10 điểm)
Câu 2: Thể thức, kĩ thuật trình bày Quốc hiệu được quy định tại khoản 1,
khoản 2 của điều 6 Thông tư Số: 01/2011/TT-BNV ngày 19 tháng 01 năm
2011 của Bộ Nội vụ về Hướng dẫn thể thức và kĩ thuật trình bày văn bản hành
chính(không trình bày phần ví dụ) như sau:
Điều 6. Quốc hiệu
1. Thể thức
Quốc hiệu ghi trên văn bản bao gồm 2 dòng chữ: “CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM” và “Độc lập - Tự do - Hạnh phúc”. (5 điểm)
2. Kỹ thuật trình bày
Quốc hiệu được trình bày tại ô số 1; chiếm khoảng 1/2 trang giấy theo
chiều ngang, ở phía trên, bên phải. (5 điểm)
Dòng thứ nhất: “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM”
được trình bày bằng chữ in hoa, cỡ chữ từ 12 đến 13, kiểu chữ đứng, đậm; (5
điểm)
Dòng thứ hai: “Độc lập - Tự do - Hạnh phúc” được trình bày bằng chữ
in thường, cỡ chữ từ 13 đến 14 (nếu dòng thứ nhất cỡ chữ 12, thì dòng thứ hai
cỡ chữ 13; nếu dòng thứ nhất cỡ chữ 13, thì dòng thứ hai cỡ chữ 14), kiểu chữ
đứng, đậm; được đặt canh giữa dưới dòng thứ nhất; chữ cái đầu của các cụm từ
được viết hoa, giữa các cụm từ có gạch nối, có cách chữ; phía dưới có đường kẻ
ngang, nét liền, có độ dài bằng độ dài của dòng chữ (sử dụng lệnh Draw, không
dùng lệnh Underline), (10 điểm)
Hai dòng chữ trên được trình bày cách nhau dòng đơn. (5 điểm)
Câu 3: Quản lí và sử dụng con dấu được quy định tại Điều 25 của Nghị
định số 110/2004/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2004 của Chính phủ về công tác
văn thư như sau:
Điều 25. Quản lý và sử dụng con dấu
1. Việc quản lý và sử dụng con dấu trong công tác văn thư được thực hiện
theo quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng con dấu và các quy định của
Nghị định này. (4 điểm)
2. Con dấu của cơ quan, tổ chức phải được giao cho nhân viên văn thư giữ
và đóng dấu tại cơ quan, tổ chức. Nhân viên văn thư có trách nhiệm thực hiện
những quy định sau: (4 điểm)
a) Không giao con dấu cho người khác khi chưa được phép bằng văn bản
của người có thẩm quyền; (4 điểm)
b) Phải tự tay đóng dấu vào các văn bản, giấy tờ của cơ quan, tổ chức;
(3điểm)
c) Chỉ được đóng dấu vào những văn bản, giấy tờ sau khi đã có chữ ký của
người có thẩm quyền; (4 điểm)
d) Không được đóng dấu khống chỉ. (3 điểm)
3. Việc sử dụng con dấu của cơ quan, tổ chức và con dấu của văn phòng
hay của đơn vị trong cơ quan, tổ chức được quy định như sau:
a) Những văn bản do cơ quan, tổ chức ban hành phải đóng dấu của cơ
quan, tổ chức; (4 điểm)
b) Những văn bản do văn phòng hay đơn vị ban hành trong phạm vi quyền
hạn được giao phải đóng dấu của văn phòng hay dấu của đơn vị đó. (5 điểm)
ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM CHẤM ĐỀ PHỎNG VẤN SỐ: 18
CHỨC DANH: NHÂN VIÊN VĂN THƯ
Câu 1: Tại Điều 13, Nghị định Số: 27/2012/NĐ-CP ngày 06 tháng 4 năm
2012 của Chính phủ, Quy định về xử lý kỷ luật viên chức và trách nhiệm bồi
thường, hoàn trả của viên chức. Hình thức kỷ luật buộc thôi việc áp dụng đối
với viên chức có một trong các hành vi vi phạm pháp luật sau đây:
1. Bị phạt tù mà không được hưởng án treo hoặc bị Tòa án kết án về hành
vi tham nhũng; (5 điểm)
2. Không tuân thủ quy trình, quy định chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức
nghề nghiệp và quy tắc ứng xử trong khi thực hiện hoạt động nghề nghiệp gây
hậu quả đặc biệt nghiêm trọng; (7 điểm)
3. Sử dụng giấy tờ không hợp pháp để được tuyển dụng vào đơn vị sự
nghiệp công lập; (5 điểm)
4. Nghiện ma túy có xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền; (5 điểm)
5. Tự ý nghỉ việc, tổng số từ 07 ngày làm việc trở lên trong một tháng
hoặc từ 20 ngày làm việc trở lên trong một năm mà không có lý do chính đáng
được tính trong tháng dương lịch; năm dương lịch; (7 điểm)
6. Vi phạm ở mức độ đặc biệt nghiêm trọng quy định của pháp luật về
phòng, chống tham nhũng, nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình
sự; quy định của pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; kỷ luật lao
động; phòng, chống tệ nạn xã hội và các quy định khác của pháp luật liên quan
đến viên chức. (11 điểm)
Câu 2: Nhiệm vụ của văn thư cơ quan, tổ chức được quy định tại khoản 2
Điều 29 của Nghị định số 110/2004/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2004 của
Chính phủ về công tác văn thư như sau:
Điều 29. Tổ chức, nhiệm vụ của văn thư cơ quan, tổ chức
2. Văn thư cơ quan có những nhiệm vụ cụ thể sau:
a) Tiếp nhận, đăng ký văn bản đến; (3 điểm)
b) Trình, chuyển giao văn bản đến cho các đơn vị, cá nhân; (3 điểm)
c) Giúp Chánh Văn phòng, Trưởng phòng Hành chính hoặc người được
giao trách
nhiệm theo dõi, đôn đốc việc giải quyết văn bản đến; (4 điểm)
d) Tiếp nhận các dự thảo văn bản trình người có thẩm quyền xem xét,
duyệt, ký ban hành; (3 điểm)
đ) Kiểm tra thể thức, hình thức và kỹ thuật trình bày; ghi số và ngày,
tháng; đóng dấu mức độ khẩn, mật; (4 điểm)
e) Đăng ký, làm thủ tục phát hành, chuyển phát và theo dõi việc chuyển
phát văn bản đi; (3 điểm)
g) Sắp xếp, bảo quản và phục vụ việc tra cứu, sử dụng bản lưu; (3 điểm)
h) Quản lý sổ sách và cơ sở dữ liệu đăng ký, quản lý văn bản; làm thủ tục
cấp giấy giới thiệu, giấy đi đường cho cán bộ, công chức, viên chức; (4 điểm)
i) Bảo quản, sử dụng con dấu của cơ quan, tổ chức và các loại con dấu
khác. (3điểm)
Câu 3: Nội dung sửa đổi được quy định tại điểm a khoản 3, Điều 1 của
Nghị định Số: 09/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ
về Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 110/2004/NĐ-CP ngày 08
tháng 4 năm 2004 của Chính phủ về công tác văn thư.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 110/2004/NĐ-CP
ngày 08 tháng 4 năm 2004 của Chính phủ về công tác văn thư như sau:
3. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 5 như sau:
a) Thể thức văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hành chính bao gồm
các thành phần sau:
- Quốc hiệu; (3 điểm)
- Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản; (3 điểm)
- Số, ký hiệu của văn bản; (3 điểm)
- Địa danh và ngày, tháng, năm ban hành văn bản; (3 điểm)
- Tên loại và trích yếu nội dung của văn bản; (3 điểm)
- Nội dung văn bản; (3 điểm)
- Chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền; (3 điểm)
- Dấu của cơ quan, tổ chức; (3 điểm)
- Nơi nhận; (3 điểm)
- Dấu chỉ mức độ khẩn, mật (đối với những văn bản loại khẩn, mật). (3
điểm)
ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM CHẤM ĐỀ PHỎNG VẤN SỐ 19
CHỨC DANH: VĂN THƯ TRƯỜNG HỌC
Câu 1: Theo Nghị định số: 27/2012/NĐ-CP ngày 06/04/2012 các quy định
liên quan đến việc thi hành kỷ luật viên chức gồm:
1. Viên chức bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc:
a) Viên chức bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc thì không được hưởng chế độ
thôi việc nhưng được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận thời gian làm việc đã
đóng bảo hiểm xã hội để thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của
pháp luật; (5 điểm)
b) Đơn vị sự nghiệp công lập có thẩm quyền quản lý viên chức lưu giữ hồ
sơ viên chức bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc có trách nhiệm cung cấp bản sao hồ
sơ lý lịch và nhận xét quá trình công tác (có xác nhận) khi viên chức bị xử lý kỷ
luật có nhu cầu. (5 điểm)
2. Quyết định xử lý kỷ luật đối với viên chức đã được cơ quan, tổ chức,
đơn vị có thẩm quyền hoặc Tòa án kết luận là bị oan, sai thì chậm nhất là 10
ngày làm việc kể từ ngày có văn bản kết luận của cơ quan, tổ chức, đơn vị có
thẩm quyền hoặc từ ngày quyết định của Tòa án có hiệu lực, người đứng đầu
đơn vị sự nghiệp công lập quản lý viên chức có trách nhiệm công bố công khai
tại đơn vị nơi viên chức đang công tác.
(10 điểm)
3. Viên chức bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cách chức, buộc thôi việc, sau
đó được cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền hoặc Tòa án kết luận là oan,
sai mà vị trí công tác cũ đã bố trí người khác thay thế, thì người đứng đầu đơn
vị sự nghiệp công lập có thẩm quyền có trách nhiệm bố trí vào vị trí công tác,
chức vụ quản lý phù hợp.
(10 điểm)
4. Trường hợp cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền giải quyết khiếu
nại, tố cáo kết luận xử lý kỷ luật viên chức tiến hành không đúng quy định về
áp dụng hình thức kỷ luật, trình tự, thủ tục và thẩm quyền xử lý kỷ luật thì
người có thẩm quyền đã ký quyết định kỷ luật phải ra quyết định hủy bỏ quyết
định xử lý kỷ luật; đồng thời đơn vị sự nghiệp công lập có thẩm quyền xử lý kỷ
luật phải tiến hành xem xét xử lý kỷ luật viên chức theo đúng quy định tại Nghị
định này. (10 điểm)
Câu 2: Theo Nghị định 09/2010/NĐ-CP ngày 08/02/2010 khoản 2 và
khoản 3 Điều 2 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"2. "Bản gốc văn bản" là bản hoàn chỉnh về nội dung, thể thức văn bản
được cơ quan tổ chức ban hành và có chữ ký trực tiếp của người có thẩm
quyền; (15 điểm)
3. "Bản chính văn bản" là bản hoàn chỉnh về nội dung, thể thức văn bản và
được cơ quan, tổ chức ban hành". ( 15 điểm)
Câu 3: Theo Thông tư số 01/2011/TT-BNV ngày 19/01/2011 kỹ thuật
trình bày băn bản và phông chữ trình bày văn bản được trình bày như sau:
- Kỹ thuật trình bày văn bản quy định tại Thông tư này bao gồm:
Khổ giấy, kiểu trình bày, định lề trang văn bản, vị trí trình bày các thành
phần thể thức, phông chữ, cỡ chữ, kiểu chữ và các chi tiết trình bày khác, được
áp dụng đối với văn bản soạn thảo trên máy vi tính và in ra giấy; văn bản được
soạn thảo bằng các phương pháp hay phương tiện kỹ thuật khác hoặc văn bản
được làm trên giấy mẫu in sẵn. (15 điểm)
Không áp dụng đối với văn bản được in thành sách, in trên báo, tạp chí và
các loại ấn phẩm khác. (05 điểm)
- Phông chữ sử dụng trình bày văn bản trên máy vi tính là phông chữ tiếng
Việt của bộ mã ký tự Unicode theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6909:2001.
(10 điểm)
ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM CHẤM ĐỀ PHỎNG VẤN SỐ 20
CHỨC DANH: VĂN THƯ TRƯỜNG HỌC
Câu 1: Theo quy định tại Nghị định số: 27/2012/NĐ-CP ngày 06/04/2012,
Thành phần Hội đồng xử lý trách nhiệm bồi thường có 05 thành viên, bao gồm:
a) Người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp
công lập làm Chủ tịch Hội đồng; (08 điểm)
b) Một ủy viên Hội đồng là đại diện Ban chấp hành công đoàn của đơn vị
sự nghiệp công lập; (08 điểm)
c) Một ủy viên Hội đồng là người trực tiếp quản lý hành chính và chuyên
môn, nghiệp vụ của viên chức phải bồi thường; (08 điểm)
d) Một ủy viên Hội đồng là chuyên gia về lĩnh vực có liên quan đến việc
xác định mức độ thiệt hại do đơn vị sự nghiệp công lập mời; (08 điểm)
đ) Một ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng là đại diện bộ phận tài chính – kế
toán của đơn vị sự nghiệp công lập. (08 điểm)
Câu 2: Theo Nghị định 09/2010/NĐ-CP ngày 08/02/2010 khoản 1 và
khoản 2 Điều 4 sửa đổi, bổ sung như sau:
"1. Văn bản quy phạm pháp luật theo quy định của Luật Ban hành văn
bản quy phạm pháp luật và các văn bản quy định chi tiết biện pháp thi hành
Luật này. (15 điểm)
2. Văn bản hành chính
Nghị quyết (cá biệt), quyết định (cá biệt), chỉ thị, quy chế, quy định,
thông cáo, thông báo, hướng dẫn, chương trình, kế hoạch, phương án, đề án, dự
án, báo cáo, biên bản, tờ trình, hợp đồng, công văn, công điện, bản ghi nhớ bản
cam kết, bản thoả thuận, giấy chứng nhận, giấy uỷ quyền, giấy mời, giấy giới
thiệu, giấy nghỉ phép, giấy đi đường, giấy biên nhận hồ sơ, phiếu gửi, phiếu
chuyển, thư công". (15 điểm)
Câu 3: Theo Thông tư số 01/2011/TT-BNV ngày 19/01/2011 khổ giấy,
kiểu trình bày, định lề trang văn bản được trình bày như sau:
1. Khổ giấy
Văn bản hành chính được trình bày trên khổ giấy khổ A4 (210 mm x 297
mm). (05 điểm)
Các văn bản như giấy giới thiệu, giấy biên nhận hồ sơ, phiếu gửi, phiếu
chuyển được trình bày trên khổ giấy A5 (148 mm x 210 mm) hoặc trên giấy
mẫu in sẵn (khổ A5). (05 điểm)
2. Kiểu trình bày
Văn bản hành chính được trình bày theo chiều dài của trang giấy khổ A4
(định hướng bản in theo chiều dài). (05 điểm)
Trường hợp nội dung văn bản có các bảng, biểu nhưng không được làm
thành các phụ lục riêng thì văn bản có thể được trình bày theo chiều rộng của
trang giấy (định hướng bản in theo chiều rộng). (05 điểm)
3. Định lề trang văn bản (đối với khổ giấy A4)
Lề trên: cách mép trên từ 20 - 25 mm; Lề dưới: cách mép dưới từ 20 - 25
mm; (05 điểm)
Lề trái: cách mép trái từ 30 - 35 mm; Lề phải: cách mép phải từ 15 - 20
mm. (05 điểm)
ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM CHẤM ĐỀ PHỎNG VẤN SỐ 21
CHỨC DANH: VĂN THƯ TRƯỜNG HỌC
Câu 1: Theo quy định tại Nghị định số: 27/2012/NĐ-CP ngày 06/04/2012
Hội đồng xử lý trách nhiệm bồi thường có các nhiệm vụ:
a) Xem xét, đánh giá tính chất của hành vi gây thiệt hại; mức độ thiệt hại;
(10 điểm)
b) Xác định trách nhiệm của viên chức gây ra thiệt hại và viên chức có liên
quan; (10 điểm)
c) Kiến nghị với người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập hoặc cấp có
thẩm quyền về mức và phương thức bồi thường; (10 điểm)
d) Trường hợp Hội đồng phát hiện hành vi của viên chức gây ra thiệt hại
vật chất có dấu hiệu cấu thành tội phạm thì Hội đồng kiến nghị với người có
thẩm quyền chuyển hồ sơ đến cơ quan chức năng để xử lý theo quy định của
pháp luật. (10 điểm)
Câu 2: Theo Nghị định 09/2010/NĐ-CP ngày 08/02/2010 Điều 9 được
sửa đổi, bổ sung như sau:
"Điều 9. Kiểm tra văn bản trước khi ký ban hành
1. Thủ trưởng đơn vị hoặc cá nhân chủ trì soạn thảo văn bản phải kiểm tra
và chịu trách nhiệm về nội dung văn bản trước người đímg đầu cơ quan, tổ
chức và trước pháp luật. (15 điểm)
2. Chánh Văn phòng; Trưởng Phòng Hành chính ở những cơ quan, tổ chức
không có Văn phòng; người được giao trách nhiệm giúp người đứng đầu cơ
quan tổ chức quản lý công tác văn thư ở những cơ quan, tổ chức khác phải kiểm
tra và chịu trách nhiệm về thể thức, kỹ thuật trình bày và thủ tục ban hành văn
bản trước người đứng đầu cơ quan, tổ chức và trước pháp luật". (15 điểm)
Câu 3: Theo Thông tư số 01/2011/TT-BNV ngày 19/01/2011 thể thức, kỹ
thuật trình bày Quốc hiệu được trình bày như sau:
1. Thể thức
Quốc hiệu ghi trên văn bản bao gồm 2 dòng chữ: “CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM” và “Độc lập - Tự do - Hạnh phúc”. (05 điểm)
2. Kỹ thuật trình bày
- Quốc hiệu được trình bày tại ô số 1; chiếm khoảng 1/2 trang giấy theo
chiều ngang, ở phía trên, bên phải. (05 điểm)
- Dòng thứ nhất: “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM”
được trình bày bằng chữ in hoa, cỡ chữ từ 12 đến 13, kiểu chữ đứng, đậm; (05
điểm)
- Dòng thứ hai:
+ “Độc lập - Tự do - Hạnh phúc” được trình bày bằng chữ in thường, cỡ
chữ từ 13 đến 14. (05 điểm)
+ nếu dòng thứ nhất cỡ chữ 12, thì dòng thứ hai cỡ chữ 13; nếu dòng thứ
nhất cỡ chữ 13, thì dòng thứ hai cỡ chữ 14. (05 điểm)
+ Kiểu chữ đứng, đậm; được đặt canh giữa dưới dòng thứ nhất; chữ cái
đầu của các cụm từ được viết hoa, giữa các cụm từ có gạch nối, có cách chữ;
phía dưới có đường kẻ ngang, nét liền, có độ dài bằng độ dài của dòng chữ (sử
dụng lệnh Draw, không dùng lệnh Underline. (05 điểm)
ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM CHẤM ĐỀ PHỎNG VẤN SỐ 22
CHỨC DANH: VĂN THƯ TRƯỜNG HỌC
Câu 1: Tại Nghị định số: 27/2012/NĐ-CP ngày 06/04/2012, Hội đồng xử
lý trách nhiệm bồi thường hoạt động theo các nguyên tắc sau:
a) Hội đồng họp khi có đủ 03 thành viên trở lên tham dự, trong đó có Chủ
tịch Hội đồng và Thư ký Hội đồng; (08 điểm)
b) Trong quá trình thảo luận và quyết định, các thành viên Hội đồng phải
công bằng, khách quan, dân chủ và tuân theo các quy định của pháp luật; (08
điểm)
c) Kiến nghị của Hội đồng về mức và phương thức bồi thường được thực
hiện bằng hình thức bỏ phiếu kín theo nguyên tắc đa số; (08 điểm)
d) Cuộc họp của Hội đồng phải có biên bản ghi ý kiến của các thành viên
dự họp và kết quả bỏ phiếu kiến nghị mức và phương thức bồi thường; (08
điểm)
đ) Các cuộc họp của Hội đồng phải có sự tham gia của viên chức gây ra
thiệt hại. Trường hợp viên chức gây ra thiệt hại vắng mặt sau 02 lần được Hội
đồng triệu tập mà không có lý do chính đáng thì đến lần thứ 03, sau khi Hội
đồng triệu tập, nếu viên chức đó tiếp tục vắng mặt thì Hội đồng vẫn họp và viên
chức gây ra thiệt hại phải thi hành quyết định bồi thường thiệt hại. (08 điểm)
Câu 2: Theo Nghị định 09/2010/NĐ-CP ngày 08/02/2010 khoản 1 và 3
Điều 10 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"1. ở cơ quan tổ chức làm việc theo chế độ thủ trưởng, người đứng đầu cơ
quan, tổ chức có thẩm quyền ký tất cả văn bản của cơ quan, tổ chức. Người
đứng đầu cơ quan, tổ chức có thể giao cho cấp phó của mình ký thay (KT.) các
văn bản thuộc các lĩnh vực được phân công phụ trách và một số văn bản thuộc
thẩm quyền của người đứng đầu. Cấp phó ký thay chịu trách nhiệm trước người
đứng đầu cơ quan, tổ chức và trước pháp luật.". (15 điểm)
"3. Ký thừa uỷ quyền
Trong trường hợp đặc biệt, người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thể uỷ
quyền cho người đứng đầu một đơn vị trong cơ quan, tổ chức ký thừa uỷ quyền
(TUQ.) một số văn bản mà mình phải ký. Việc giao ký thừa uỷ quyền phải
được quy định bằng văn bản và giới hạn trong một thời gian nhất định. Người
được ký thừa uỷ quyền không được uỷ quyền lại cho người khác ký. Văn bản
ký thừa uỷ quyền theo thể thức và đóng dấu của cơ quan, tổ chức uỷ quyền".
(15 điểm)
Câu 3: Theo Thông tư số 01/2011/TT-BNV ngày 19/01/2011 thể thức
trình bày: Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản được trình bày như sau:
Đối với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Văn phòng
Quốc hội; Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội hoặc Hội đồng nhân dân
và Ủy ban nhân dân các cấp; Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương; Tập đoàn Kinh tế nhà nước, Tổng công ty 91 không ghi cơ
quan chủ quản. (10 điểm)
Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản bao gồm tên của cơ quan, tổ chức
chủ quản trực tiếp (nếu có) (đối với các tổ chức kinh tế có thể là công ty mẹ) và
tên của cơ quan, tổ chức ban hành văn bản. (07 điểm)
a) Tên của cơ quan, tổ chức ban hành văn bản phải được ghi đầy đủ hoặc
được viết tắt theo quy định tại văn bản thành lập, quy định chức năng nhiệm vụ,
quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy, phê chuẩn, cấp giấy phép hoạt động hoặc
công nhận tư cách pháp nhân của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. (07 điểm)
b) Tên của cơ quan, tổ chức chủ quản trực tiếp có thể viết tắt những cụm
từ thông dụng như Ủy ban nhân dân (UBND), Hội đồng nhân dân (HĐND),
Việt Nam (VN). (06 điểm)
ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM ĐỀ PHỎNG VẤN SỐ 23
CHỨC DANH: VĂN THƯ TRƯỜNG HỌC
Câu 1: Theo quy định tại Nghị định số: 27/2012/NĐ-CP ngày 06/04/2012
hồ sơ xử lý trách nhiệm bồi thường của vụ việc bao gồm:
a) Biên bản về vụ việc (hoặc văn bản kết luận của cơ quan có thẩm quyền)
(08 điểm)
b) Các bản tường trình của viên chức gây thiệt hại và viên chức có liên
quan; (08
điểm)
c) Hồ sơ kinh tế - kỹ thuật (nếu có) của trang bị, thiết bị hoặc tài sản bị
mất, hư hỏng hoặc thiệt hại; (08 điểm)
d) Biên bản đánh giá sơ bộ giá trị tài sản bị thiệt hại theo quy định tại
khoản 1 Điều 26 Nghị định này; (08 điểm)
đ) Các văn bản khác có liên quan (nếu có). (08 điểm)
Câu 2: Theo Nghị định 09/2010/NĐ-CP ngày 08/02/2010 Điều 18 được
sửa đổi, bổ sung như sau:
"Điều 18. Chuyển phát và đính chính văn bản đi
3. Văn bản đã phát hành nhưng có sai sót về nội dung phải được sửa đổi,
thay thế bằng văn bản có hình thức tương đương của cơ quan, tổ chức ban hành
văn bản. (15 điểm)
Văn bản đã phát hành nhưng có sai sót về thế thức, kỹ thuật trình bày, thủ
tục ban hành phải được đính chính bằng văn bản hành chính của cơ quan, tổ
chức ban hành văn bản". (15 điểm)
Câu 3: Theo Thông tư số 01/2011/TT-BNV ngày 19/01/2011 thể thức, kỹ
thuật: Số của văn bản được trình bày như sau:
1. Thể thức Số của văn bản
Số của văn bản là số thứ tự đăng ký văn bản tại văn thư của cơ quan, tổ
chức. Số của văn bản được ghi bằng chữ số Ả-rập, bắt đầu từ số 01 vào ngày
đầu năm và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 hàng năm. (15 điểm)
2. Kỹ thuật trình bày Số của văn bản
Số văn bản được trình bày tại ô số 3, được đặt canh giữa dưới tên cơ quan,
tổ chức ban hành văn bản. (07 điểm)
Từ “Số” được trình bày bằng chữ in thường cỡ chữ 13, kiểu chữ đứng; sau
từ “Số” có dấu hai chấm; với những số nhỏ hơn 10 phải ghi thêm số 0 phía
trước (08 điểm)
ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM CHẤM ĐỀ PHỎNG VẤN SỐ 24
CHỨC DANH: VĂN THƯ TRƯỜNG HỌC
Câu 1: Theo quy định tại Nghị định số: 27/2012/NĐ-CP ngày 06/04/2012,
hội đồng xử lý trách nhiệm bồi thường họp xem xét giải quyết việc bồi thường
theo trình tự sau:
a) Chủ tịch Hội đồng công bố thành phần tham gia; (07 điểm)
b) Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng báo cáo về hành vi gây thiệt hại của
viên chức và mức bồi thường thiệt hại; (07 điểm)
c) Hội đồng nghe giải trình của viên chức phải bồi thường và nghe ý kiến
của các thành viên Hội đồng; (07 điểm)
d) Hội đồng thảo luận và bỏ phiếu kín về mức và phương thức bồi thường;
(07 điểm)
đ) Chủ tịch Hội đồng công bố kết quả bỏ phiếu kín và thông qua biên bản
cuộc họp; (06 điểm)
e) Chủ tịch Hội đồng và Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng ký vào biên bản
cuộc họp. (06 điểm)
Câu 2: Theo Nghị định 09/2010/NĐ-CP ngày 08/02/2010 Điều 19 được
sửa đổi, bổ sung như sau:
"1. Mỗi văn bản đi phải lưu hai bản: bản gốc lưu tại Văn thư cơ quan, tổ
chức và bản chính lưu trong hồ sơ. (15 điểm)
2. Bản gốc lưu tại Văn thư cơ quan, tổ chức phải được đóng dấu và sắp
xếp theo thứ tự đăng ký". (15 điểm)
Câu 3: Theo Thông tư số 01/2011/TT-BNV ngày 19/01 thể thức, kỹ thuật
trình bày: Ngày, tháng, năm ban hành văn bản được trình bày như sau:
1. Thể thức
Ngày, tháng, năm ban hành văn bản là ngày, tháng, năm văn bản được ban
hành. (05 điểm)
Ngày, tháng, năm ban hành văn bản phải được viết đầy đủ; các số chỉ
ngày, tháng, năm dùng chữ số Ả-rập; đối với những số chỉ ngày nhỏ hơn 10 và
tháng 1, 2 phải ghi thêm số 0 ở trước. (10 điểm)
2. Kỹ thuật trình bày
Ngày, tháng, năm ban hành văn bản được trình bày trên cùng một dòng
với số, ký hiệu văn bản, tại ô số 4, bằng chữ in thường, cỡ chữ từ 13 đến 14,
kiểu chữ nghiêng; các chữ cái đầu của địa danh phải viết hoa; sau địa danh có
dấu phẩy; địa danh và ngày, tháng, năm được đặt canh giữa dưới Quốc hiệu.
(15 điểm)
ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM CHẤM ĐỀ PHỎNG VẤN SỐ: 25
CHỨC DANH: VĂN THƯ TRƯỜNG HỌC
Câu 1: Theo quy định tại Quyết định số 03/2007/QĐ-BNV ngày
26/02/2007 của Bộ Nội vụ, Mục đích quy định Quy tắc ứng xử của cán bộ,
công chức, viên chức nhằm:
1. Quy định các chuẩn mực xử sự của cán bộ, công chức, viên chức khi thi
hành nhiệm vụ, công vụ và trong quan hệ xã hội, bao gồm những việc phải làm
hoặc không được làm nhằm bảo đảm sự liêm chính và trách nhiệm của cán bộ,
công chức, viên chức. (12 điểm)
2. Thực hiện công khai các hoạt động nhiệm vụ, công vụ và quan hệ xã
hội của cán bộ, công chức, viên chức; nâng cao ý thức, trách nhiệm của cán bộ,
công chức, viên chức trong công tác phòng, chống tham nhũng. (12 điểm)
3. Là căn cứ để các cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xử lý trách nhiệm khi
cán bộ, công chức, viên chức vi phạm các chuẩn mực xử sự trong thi hành
nhiệm vụ, công vụ và trong quan hệ xã hội, đồng thời là căn cứ để nhân dân
giám sát việc chấp hành các quy định pháp luật của cán bộ, công chức, viên
chức. (16 điểm)
Câu 2: Theo quy định tại điều 2, điều 3, điều 4 của chương I tại Thông tư
số 01/2011/TT-BNV ngày 19 tháng 01 năm 2011 về việc hướng dẫn thể thức và
kỹ thuật trình bày văn bản hành chính thì Thể thức văn bản, Kỹ thuật trình bày
văn bản và Phông chữ trình bày văn bản được quy định như sau:
1. Thể thức văn bản là tập hợp các thành phần cấu thành văn bản, bao gồm
những thành phần chung áp dụng đối với các loại văn bản và các thành phần bổ
sung trong những trường hợp cụ thể hoặc đối với một số loại văn bản nhất định
theo quy định tại Khoản 3, Điều 1 Nghị định số 09/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng
02 năm 2010 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 110/2004/NĐ-CP
ngày 08 tháng 4 năm 2004 của Chính phủ về công tác văn thư và hướng dẫn tại
Thông tư này. (10 điểm)
2. Kỹ thuật trình bày văn bản quy định tại Thông tư này bao gồm khổ
giấy, kiểu trình bày, định lề trang văn bản, vị trí trình bày các thành phần thể
thức, phông chữ, cỡ chữ, kiểu chữ và các chi tiết trình bày khác, được áp dụng
đối với văn bản soạn thảo trên máy vi tính và in ra giấy; văn bản được soạn
thảo bằng các phương pháp hay phương tiện kỹ thuật khác hoặc văn bản được
làm trên giấy mẫu in sẵn; không áp dụng đối với văn bản được in thành sách, in
trên báo, tạp chí và các loại ấn phẩm khác. (10 điểm)
3. Phông chữ sử dụng trình bày văn bản trên máy vi tính là phông chữ
tiếng Việt của bộ mã ký tự Unicode theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN
6909:2001. (10 điểm)
Câu 3: Tại Thông tư số 01/2011/TT-BNV ngày 19 tháng 01 năm 2011 của
Bộ Nội vụ về hướng dẫn thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính quy
định:
1. Thể thức Dấu chỉ mức độ mật như sau:
Việc xác định và đóng dấu độ mật (tuyệt mật, tối mật hoặc mật), dấu thu
hồi đối với văn bản có nội dung bí mật nhà nước được thực hiện theo quy định
tại Điều 5, 6, 7, 8 của Pháp lệnh Bảo vệ bí mật nhà nước năm 2000. (15 điểm)
2. Kỹ thuật trình bày Dấu chỉ mức độ mật như sau:
Con dấu các độ mật (TUYỆT MẬT, TỐI MẬT hoặc MẬT) và dấu thu hồi
được khắc sẵn theo quy định tại Mục 2 Thông tư số 12/2002/TT-BCA ngày 13
tháng 9 năm 2002 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 33/2002/NĐ-CP của
Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Bảo vệ bí mật nhà nước năm
2000. Dấu độ mật được đóng vào ô số 10a, dấu thu hồi được đóng vào ô số 11.
(15 điểm)
ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM CHẤM ĐỀ PHỎNG VẤN SỐ: 26
CHỨC DANH: VĂN THƯ TRƯỜNG HỌC
Câu 1: Các quy định chung về những việc cán bộ, công chức, viên chức
phải làm trong thi hành nhiệm vụ, công vụ được quy định tại Quyết định số
03/2007/QĐ-BNV ngày 26/02/2007 của Bộ Nội vụ về việc ban hành quy tắc
ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong bộ máy chính quyền
địa phương như sau:
1. Cán bộ, công chức, viên chức khi thi hành nhiệm vụ, công vụ phải thực
hiện đầy đủ và đúng các quy định về nghĩa vụ của cán bộ, công chức, viên chức
được quy định tại Điều 6, Điều 7, Điều 8 của Pháp lệnh Cán bộ, công chức. (10
điểm)
2. Cán bộ, công chức, viên chức có trách nhiệm phát hiện việc thực hiện
sai hoặc không đầy đủ, không đúng quy định của các cán bộ, công chức, viên
chức khác trong cùng cơ quan, đơn vị và cán bộ, công chức, viên chức các cơ
quan, đơn vị khác có liên quan trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ, phản ánh
đến cơ quan, đơn vị có thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức, viên chức đó và
chịu trách nhiệm cá nhân về những phản ảnh của mình. (15 điểm)
3. Người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu cơ quan, đơn vị có
thẩm quyền quản lý và sử dụng cán bộ, công chức, viên chức có trách nhiệm
đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức, viên
chức thuộc thẩm quyền và xử lý vi phạm đối với cán bộ, công chức, viên chức
vi phạm các quy định của pháp luật theo phân cấp quản lý cán bộ, công chức.
(15 điểm)
Câu 2: Theo quy định tại điều 5, chương I của Thông tư số 01/2011/TT-
BNV ngày 19 tháng 01 năm 2011 về việc hướng dẫn thể thức và kỹ thuật trình
bày văn bản hành chính thì khổ giấy và định lề trang văn bản được quy định
như sau:
1. Khổ giấy:
Văn bản hành chính được trình bày trên khổ giấy khổ A4 (210 mm x 297
mm). (05 điểm)
Các văn bản như giấy giới thiệu, giấy biên nhận hồ sơ, phiếu gửi, phiếu
chuyển được trình bày trên khổ giấy A5 (148 mm x 210 mm) hoặc trên giấy
mẫu in sẵn (khổ A5). (05 điểm)
2. Định lề trang văn bản (đối với khổ giấy A4):
Lề trên: cách mép trên từ 20 - 25 mm; (05 điểm)
Lề dưới: cách mép dưới từ 20 - 25 mm; (05 điểm)
Lề trái: cách mép trái từ 30 - 35 mm; (05 điểm)
Lề phải: cách mép phải từ 15 - 20 mm. (05 điểm)
Câu 3: Tại Thông tư số 01/2011/TT-BNV ngày 19 tháng 01 năm 2011
của Bộ Nội vụ về hướng dẫn thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính
quy định:
1. Thể thức Dấu chỉ mức độ khẩn
Tùy theo mức độ cần được chuyển phát nhanh, văn bản được xác định độ
khẩn theo bốn mức sau: khẩn, thượng khẩn, hỏa tốc, hỏa tốc hẹn giờ; khi soạn
thảo văn bản có tính chất khẩn, đơn vị hoặc cá nhân soạn thảo văn bản đề xuất
mức độ khẩn trình người ký văn bản quyết định. (15 điểm)
2. Kỹ thuật trình bày Dấu chỉ mức độ khẩn như sau:
Con dấu các độ khẩn được khắc sẵn hình chữ nhật có kích thước 30mm x
8mm, 40mm x 8mm và 20mm x 8mm, trên đó các từ “KHẨN”, “THƯỢNG
KHẨN”, “HỎA TỐC” và “HỎA TỐC HẸN GIỜ” trình bày bằng chữ in hoa,
phông chữ Times New Roman cỡ chữ từ 13 đến 14, kiểu chữ đứng, đậm và đặt
cân đối trong khung hình chữ nhật viền đơn. Dấu độ khẩn được đóng vào ô số
10b. Mực để đóng dấu độ khẩn dùng màu đỏ tươi. (15 điểm)
Chuc danh van thu dap an
Chuc danh van thu dap an
Chuc danh van thu dap an
Chuc danh van thu dap an
Chuc danh van thu dap an
Chuc danh van thu dap an
Chuc danh van thu dap an
Chuc danh van thu dap an
Chuc danh van thu dap an

More Related Content

What's hot

Bài giảng môn nghiệp vụ văn thư (chương 1)
Bài giảng môn nghiệp vụ  văn thư (chương 1)Bài giảng môn nghiệp vụ  văn thư (chương 1)
Bài giảng môn nghiệp vụ văn thư (chương 1)Học Huỳnh Bá
 
Chuyên đề văn bản và soạn thảo văn bản
Chuyên đề văn bản và soạn thảo văn bảnChuyên đề văn bản và soạn thảo văn bản
Chuyên đề văn bản và soạn thảo văn bảnHọc Huỳnh Bá
 
Đề thi công chức chuyên ngành khám chữa bệnh ( Thi Viết )
Đề thi công chức chuyên ngành khám chữa bệnh ( Thi Viết )Đề thi công chức chuyên ngành khám chữa bệnh ( Thi Viết )
Đề thi công chức chuyên ngành khám chữa bệnh ( Thi Viết )
Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
Luận văn: Các nguyên tắc xây dựng pháp luật thuế, HAY
Luận văn: Các nguyên tắc xây dựng pháp luật thuế, HAYLuận văn: Các nguyên tắc xây dựng pháp luật thuế, HAY
Luận văn: Các nguyên tắc xây dựng pháp luật thuế, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luật hành chính
Luật hành chínhLuật hành chính
Luật hành chính
N3 Q
 
Bài Giảng Luật Hôn Nhân Và Gia Đình
Bài Giảng Luật Hôn Nhân Và Gia Đình Bài Giảng Luật Hôn Nhân Và Gia Đình
Bài Giảng Luật Hôn Nhân Và Gia Đình
nataliej4
 
Quy chế lấy mẫu thuốc để xác định chất lượng
Quy chế lấy mẫu thuốc để xác định chất lượngQuy chế lấy mẫu thuốc để xác định chất lượng
Quy chế lấy mẫu thuốc để xác định chất lượng
Công ty cổ phần GMPc Việt Nam | Tư vấn GMP, HS GMP, CGMP ASEAN, EU GMP, WHO GMP
 
BÀI GIẢNG LUẬT HIẾN PHÁP - BỘ MÁY NHÀ NƯỚC NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆ...
BÀI GIẢNG LUẬT HIẾN PHÁP - BỘ MÁY NHÀ NƯỚC NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆ...BÀI GIẢNG LUẬT HIẾN PHÁP - BỘ MÁY NHÀ NƯỚC NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆ...
BÀI GIẢNG LUẬT HIẾN PHÁP - BỘ MÁY NHÀ NƯỚC NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆ...
Minh Chanh
 
Luật hanh chinh
Luật hanh chinhLuật hanh chinh
Luật hanh chinh
Anh Lâm
 
Luật an toàn lao động, vệ sinh lao động 2015
Luật an toàn lao động, vệ sinh lao động 2015Luật an toàn lao động, vệ sinh lao động 2015
Luật an toàn lao động, vệ sinh lao động 2015
kim chi
 
Tài liệu hướng dẫn báo cáo quyết toán hàng gc và sxxk trên ecus5 vnaccs
Tài liệu hướng dẫn báo cáo quyết toán hàng gc và sxxk trên ecus5 vnaccs Tài liệu hướng dẫn báo cáo quyết toán hàng gc và sxxk trên ecus5 vnaccs
Tài liệu hướng dẫn báo cáo quyết toán hàng gc và sxxk trên ecus5 vnaccs
Doan Tran Ngocvu
 
Luận văn: Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo pháp luật Việt NamLuận văn: Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo pháp luật Việt Nam
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Bài tập
Bài tập Bài tập
Bài tập
Khánh Ròm
 
Vi phạm hành chính
Vi phạm hành chínhVi phạm hành chính
Vi phạm hành chính
Hoa Pinkie
 
KỸ LUẬT LAO ĐỘNG & TRÁCH NHIỆM VẬT CHẤT
KỸ LUẬT LAO ĐỘNG & TRÁCH NHIỆM VẬT CHẤTKỸ LUẬT LAO ĐỘNG & TRÁCH NHIỆM VẬT CHẤT
KỸ LUẬT LAO ĐỘNG & TRÁCH NHIỆM VẬT CHẤT
ScarletTran2
 
Luận án: Nhân thân người phạm tội xâm phạm sở hữu, HAY
Luận án: Nhân thân người phạm tội xâm phạm sở hữu, HAYLuận án: Nhân thân người phạm tội xâm phạm sở hữu, HAY
Luận án: Nhân thân người phạm tội xâm phạm sở hữu, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH VÀ VẤN ĐỀ CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN...
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH VÀ VẤN ĐỀ CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN...THỦ TỤC HÀNH CHÍNH VÀ VẤN ĐỀ CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN...
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH VÀ VẤN ĐỀ CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN...
hieu anh
 
Luận văn: Các tội phạm về ma túy trên địa bàn tỉnh Điện Biên
Luận văn: Các tội phạm về ma túy trên địa bàn tỉnh Điện BiênLuận văn: Các tội phạm về ma túy trên địa bàn tỉnh Điện Biên
Luận văn: Các tội phạm về ma túy trên địa bàn tỉnh Điện Biên
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luật quản lý thuế
Luật quản lý thuếLuật quản lý thuế
Luật quản lý thuếNgoc Tran
 
đIều ước quốc tế mà việt nam tham gia
đIều ước quốc tế mà việt nam tham giađIều ước quốc tế mà việt nam tham gia
đIều ước quốc tế mà việt nam tham giaDoan Tran Ngocvu
 

What's hot (20)

Bài giảng môn nghiệp vụ văn thư (chương 1)
Bài giảng môn nghiệp vụ  văn thư (chương 1)Bài giảng môn nghiệp vụ  văn thư (chương 1)
Bài giảng môn nghiệp vụ văn thư (chương 1)
 
Chuyên đề văn bản và soạn thảo văn bản
Chuyên đề văn bản và soạn thảo văn bảnChuyên đề văn bản và soạn thảo văn bản
Chuyên đề văn bản và soạn thảo văn bản
 
Đề thi công chức chuyên ngành khám chữa bệnh ( Thi Viết )
Đề thi công chức chuyên ngành khám chữa bệnh ( Thi Viết )Đề thi công chức chuyên ngành khám chữa bệnh ( Thi Viết )
Đề thi công chức chuyên ngành khám chữa bệnh ( Thi Viết )
 
Luận văn: Các nguyên tắc xây dựng pháp luật thuế, HAY
Luận văn: Các nguyên tắc xây dựng pháp luật thuế, HAYLuận văn: Các nguyên tắc xây dựng pháp luật thuế, HAY
Luận văn: Các nguyên tắc xây dựng pháp luật thuế, HAY
 
Luật hành chính
Luật hành chínhLuật hành chính
Luật hành chính
 
Bài Giảng Luật Hôn Nhân Và Gia Đình
Bài Giảng Luật Hôn Nhân Và Gia Đình Bài Giảng Luật Hôn Nhân Và Gia Đình
Bài Giảng Luật Hôn Nhân Và Gia Đình
 
Quy chế lấy mẫu thuốc để xác định chất lượng
Quy chế lấy mẫu thuốc để xác định chất lượngQuy chế lấy mẫu thuốc để xác định chất lượng
Quy chế lấy mẫu thuốc để xác định chất lượng
 
BÀI GIẢNG LUẬT HIẾN PHÁP - BỘ MÁY NHÀ NƯỚC NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆ...
BÀI GIẢNG LUẬT HIẾN PHÁP - BỘ MÁY NHÀ NƯỚC NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆ...BÀI GIẢNG LUẬT HIẾN PHÁP - BỘ MÁY NHÀ NƯỚC NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆ...
BÀI GIẢNG LUẬT HIẾN PHÁP - BỘ MÁY NHÀ NƯỚC NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆ...
 
Luật hanh chinh
Luật hanh chinhLuật hanh chinh
Luật hanh chinh
 
Luật an toàn lao động, vệ sinh lao động 2015
Luật an toàn lao động, vệ sinh lao động 2015Luật an toàn lao động, vệ sinh lao động 2015
Luật an toàn lao động, vệ sinh lao động 2015
 
Tài liệu hướng dẫn báo cáo quyết toán hàng gc và sxxk trên ecus5 vnaccs
Tài liệu hướng dẫn báo cáo quyết toán hàng gc và sxxk trên ecus5 vnaccs Tài liệu hướng dẫn báo cáo quyết toán hàng gc và sxxk trên ecus5 vnaccs
Tài liệu hướng dẫn báo cáo quyết toán hàng gc và sxxk trên ecus5 vnaccs
 
Luận văn: Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo pháp luật Việt NamLuận văn: Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo pháp luật Việt Nam
 
Bài tập
Bài tập Bài tập
Bài tập
 
Vi phạm hành chính
Vi phạm hành chínhVi phạm hành chính
Vi phạm hành chính
 
KỸ LUẬT LAO ĐỘNG & TRÁCH NHIỆM VẬT CHẤT
KỸ LUẬT LAO ĐỘNG & TRÁCH NHIỆM VẬT CHẤTKỸ LUẬT LAO ĐỘNG & TRÁCH NHIỆM VẬT CHẤT
KỸ LUẬT LAO ĐỘNG & TRÁCH NHIỆM VẬT CHẤT
 
Luận án: Nhân thân người phạm tội xâm phạm sở hữu, HAY
Luận án: Nhân thân người phạm tội xâm phạm sở hữu, HAYLuận án: Nhân thân người phạm tội xâm phạm sở hữu, HAY
Luận án: Nhân thân người phạm tội xâm phạm sở hữu, HAY
 
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH VÀ VẤN ĐỀ CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN...
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH VÀ VẤN ĐỀ CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN...THỦ TỤC HÀNH CHÍNH VÀ VẤN ĐỀ CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN...
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH VÀ VẤN ĐỀ CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN...
 
Luận văn: Các tội phạm về ma túy trên địa bàn tỉnh Điện Biên
Luận văn: Các tội phạm về ma túy trên địa bàn tỉnh Điện BiênLuận văn: Các tội phạm về ma túy trên địa bàn tỉnh Điện Biên
Luận văn: Các tội phạm về ma túy trên địa bàn tỉnh Điện Biên
 
Luật quản lý thuế
Luật quản lý thuếLuật quản lý thuế
Luật quản lý thuế
 
đIều ước quốc tế mà việt nam tham gia
đIều ước quốc tế mà việt nam tham giađIều ước quốc tế mà việt nam tham gia
đIều ước quốc tế mà việt nam tham gia
 

Similar to Chuc danh van thu dap an

Dap an chuc danh luu tru 1-5
Dap an chuc danh luu tru  1-5Dap an chuc danh luu tru  1-5
Dap an chuc danh luu tru 1-5
tuyencongchuc
 
Nghị định số 092010 nđ cp
Nghị định số 092010 nđ cpNghị định số 092010 nđ cp
Nghị định số 092010 nđ cpHọc Huỳnh Bá
 
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ TỈNH >> TẢI MIỄN PHÍ ZALO: ...
 TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ TỈNH  >> TẢI MIỄN PHÍ ZALO: ... TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ TỈNH  >> TẢI MIỄN PHÍ ZALO: ...
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ TỈNH >> TẢI MIỄN PHÍ ZALO: ...
OnTimeVitThu
 
các yêu cầu đối với quyết định hành chính của ủy ban nhân dân tỉnh - một số v...
các yêu cầu đối với quyết định hành chính của ủy ban nhân dân tỉnh - một số v...các yêu cầu đối với quyết định hành chính của ủy ban nhân dân tỉnh - một số v...
các yêu cầu đối với quyết định hành chính của ủy ban nhân dân tỉnh - một số v...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận Văn Thạc Sĩ Cưỡng Chế Thi Hành Án Dân Sự Trên Địa Bàn Huyện Krông Nô
Luận Văn Thạc Sĩ Cưỡng Chế Thi Hành Án Dân Sự Trên Địa Bàn Huyện Krông NôLuận Văn Thạc Sĩ Cưỡng Chế Thi Hành Án Dân Sự Trên Địa Bàn Huyện Krông Nô
Luận Văn Thạc Sĩ Cưỡng Chế Thi Hành Án Dân Sự Trên Địa Bàn Huyện Krông Nô
Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Thạc Sĩ Cưỡng Chế Thi Hành Án Dân Sự Trên Địa Bàn Huyện Krông Nô
Luận Văn Thạc Sĩ Cưỡng Chế Thi Hành Án Dân Sự Trên Địa Bàn Huyện Krông NôLuận Văn Thạc Sĩ Cưỡng Chế Thi Hành Án Dân Sự Trên Địa Bàn Huyện Krông Nô
Luận Văn Thạc Sĩ Cưỡng Chế Thi Hành Án Dân Sự Trên Địa Bàn Huyện Krông Nô
Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI CỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ TỈNH >> TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 0777...
 BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI  CỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ TỈNH >> TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 0777... BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI  CỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ TỈNH >> TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 0777...
BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI CỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ TỈNH >> TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 0777...
OnTimeVitThu
 
Luận Văn Thạc Sĩ Cưỡng Chế Thi Hành Án Dân Sự Trên Địa Bàn Huyện Krông Nô
Luận Văn Thạc Sĩ Cưỡng Chế Thi Hành Án Dân Sự Trên Địa Bàn Huyện Krông NôLuận Văn Thạc Sĩ Cưỡng Chế Thi Hành Án Dân Sự Trên Địa Bàn Huyện Krông Nô
Luận Văn Thạc Sĩ Cưỡng Chế Thi Hành Án Dân Sự Trên Địa Bàn Huyện Krông Nô
Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Đề tài: Thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự theo pháp luật, HAY
Đề tài: Thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự theo pháp luật, HAYĐề tài: Thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự theo pháp luật, HAY
Đề tài: Thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự theo pháp luật, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP TẠI CHI CỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP TẠI CHI CỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰBÁO CÁO TỐT NGHIỆP TẠI CHI CỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP TẠI CHI CỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ
OnTimeVitThu
 
GIẢI QUYẾT VỤ ÁN HÀNH CHÍNH TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN TỪ THỰC TIỄN TỈNH ĐỒNG NAI
GIẢI QUYẾT VỤ ÁN HÀNH CHÍNH TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN TỪ THỰC TIỄN TỈNH ĐỒNG NAIGIẢI QUYẾT VỤ ÁN HÀNH CHÍNH TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN TỪ THỰC TIỄN TỈNH ĐỒNG NAI
GIẢI QUYẾT VỤ ÁN HÀNH CHÍNH TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN TỪ THỰC TIỄN TỈNH ĐỒNG NAI
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
ĐIỂM ĐỔI MỚI TRONG VIỆC TỔ CHỨC PHIÊN TÒA. TS. BÙI QUANG XUÂN
ĐIỂM ĐỔI MỚI TRONG VIỆC TỔ CHỨC PHIÊN TÒA. TS. BÙI QUANG XUÂNĐIỂM ĐỔI MỚI TRONG VIỆC TỔ CHỨC PHIÊN TÒA. TS. BÙI QUANG XUÂN
ĐIỂM ĐỔI MỚI TRONG VIỆC TỔ CHỨC PHIÊN TÒA. TS. BÙI QUANG XUÂN
Minh Chanh
 
Luận văn: Giải quyết vụ án hành chính tại Tòa án tỉnh Đồng Nai
Luận văn: Giải quyết vụ án hành chính tại Tòa án tỉnh Đồng NaiLuận văn: Giải quyết vụ án hành chính tại Tòa án tỉnh Đồng Nai
Luận văn: Giải quyết vụ án hành chính tại Tòa án tỉnh Đồng Nai
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Cải cách hệ thống tòa án VN theo xây dựng nhà nước pháp quyền
Cải cách hệ thống tòa án VN  theo xây dựng nhà nước pháp quyềnCải cách hệ thống tòa án VN  theo xây dựng nhà nước pháp quyền
Cải cách hệ thống tòa án VN theo xây dựng nhà nước pháp quyền
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Cải cách hệ thống tòa án Việt Nam xây dựng nhà nước pháp quyền
Cải cách hệ thống tòa án Việt Nam xây dựng nhà nước pháp quyềnCải cách hệ thống tòa án Việt Nam xây dựng nhà nước pháp quyền
Cải cách hệ thống tòa án Việt Nam xây dựng nhà nước pháp quyền
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

Similar to Chuc danh van thu dap an (20)

110
110110
110
 
Nghị định 110
Nghị định 110Nghị định 110
Nghị định 110
 
110 (1)
110 (1)110 (1)
110 (1)
 
Dap an chuc danh luu tru 1-5
Dap an chuc danh luu tru  1-5Dap an chuc danh luu tru  1-5
Dap an chuc danh luu tru 1-5
 
Nd0910 cp
Nd0910 cpNd0910 cp
Nd0910 cp
 
Nghị định số 092010 nđ cp
Nghị định số 092010 nđ cpNghị định số 092010 nđ cp
Nghị định số 092010 nđ cp
 
110
110110
110
 
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ TỈNH >> TẢI MIỄN PHÍ ZALO: ...
 TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ TỈNH  >> TẢI MIỄN PHÍ ZALO: ... TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ TỈNH  >> TẢI MIỄN PHÍ ZALO: ...
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ TỈNH >> TẢI MIỄN PHÍ ZALO: ...
 
các yêu cầu đối với quyết định hành chính của ủy ban nhân dân tỉnh - một số v...
các yêu cầu đối với quyết định hành chính của ủy ban nhân dân tỉnh - một số v...các yêu cầu đối với quyết định hành chính của ủy ban nhân dân tỉnh - một số v...
các yêu cầu đối với quyết định hành chính của ủy ban nhân dân tỉnh - một số v...
 
Luận Văn Thạc Sĩ Cưỡng Chế Thi Hành Án Dân Sự Trên Địa Bàn Huyện Krông Nô
Luận Văn Thạc Sĩ Cưỡng Chế Thi Hành Án Dân Sự Trên Địa Bàn Huyện Krông NôLuận Văn Thạc Sĩ Cưỡng Chế Thi Hành Án Dân Sự Trên Địa Bàn Huyện Krông Nô
Luận Văn Thạc Sĩ Cưỡng Chế Thi Hành Án Dân Sự Trên Địa Bàn Huyện Krông Nô
 
Luận Văn Thạc Sĩ Cưỡng Chế Thi Hành Án Dân Sự Trên Địa Bàn Huyện Krông Nô
Luận Văn Thạc Sĩ Cưỡng Chế Thi Hành Án Dân Sự Trên Địa Bàn Huyện Krông NôLuận Văn Thạc Sĩ Cưỡng Chế Thi Hành Án Dân Sự Trên Địa Bàn Huyện Krông Nô
Luận Văn Thạc Sĩ Cưỡng Chế Thi Hành Án Dân Sự Trên Địa Bàn Huyện Krông Nô
 
BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI CỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ TỈNH >> TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 0777...
 BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI  CỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ TỈNH >> TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 0777... BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI  CỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ TỈNH >> TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 0777...
BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI CỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ TỈNH >> TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 0777...
 
Luận Văn Thạc Sĩ Cưỡng Chế Thi Hành Án Dân Sự Trên Địa Bàn Huyện Krông Nô
Luận Văn Thạc Sĩ Cưỡng Chế Thi Hành Án Dân Sự Trên Địa Bàn Huyện Krông NôLuận Văn Thạc Sĩ Cưỡng Chế Thi Hành Án Dân Sự Trên Địa Bàn Huyện Krông Nô
Luận Văn Thạc Sĩ Cưỡng Chế Thi Hành Án Dân Sự Trên Địa Bàn Huyện Krông Nô
 
Đề tài: Thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự theo pháp luật, HAY
Đề tài: Thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự theo pháp luật, HAYĐề tài: Thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự theo pháp luật, HAY
Đề tài: Thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự theo pháp luật, HAY
 
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP TẠI CHI CỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP TẠI CHI CỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰBÁO CÁO TỐT NGHIỆP TẠI CHI CỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP TẠI CHI CỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ
 
GIẢI QUYẾT VỤ ÁN HÀNH CHÍNH TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN TỪ THỰC TIỄN TỈNH ĐỒNG NAI
GIẢI QUYẾT VỤ ÁN HÀNH CHÍNH TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN TỪ THỰC TIỄN TỈNH ĐỒNG NAIGIẢI QUYẾT VỤ ÁN HÀNH CHÍNH TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN TỪ THỰC TIỄN TỈNH ĐỒNG NAI
GIẢI QUYẾT VỤ ÁN HÀNH CHÍNH TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN TỪ THỰC TIỄN TỈNH ĐỒNG NAI
 
ĐIỂM ĐỔI MỚI TRONG VIỆC TỔ CHỨC PHIÊN TÒA. TS. BÙI QUANG XUÂN
ĐIỂM ĐỔI MỚI TRONG VIỆC TỔ CHỨC PHIÊN TÒA. TS. BÙI QUANG XUÂNĐIỂM ĐỔI MỚI TRONG VIỆC TỔ CHỨC PHIÊN TÒA. TS. BÙI QUANG XUÂN
ĐIỂM ĐỔI MỚI TRONG VIỆC TỔ CHỨC PHIÊN TÒA. TS. BÙI QUANG XUÂN
 
Luận văn: Giải quyết vụ án hành chính tại Tòa án tỉnh Đồng Nai
Luận văn: Giải quyết vụ án hành chính tại Tòa án tỉnh Đồng NaiLuận văn: Giải quyết vụ án hành chính tại Tòa án tỉnh Đồng Nai
Luận văn: Giải quyết vụ án hành chính tại Tòa án tỉnh Đồng Nai
 
Cải cách hệ thống tòa án VN theo xây dựng nhà nước pháp quyền
Cải cách hệ thống tòa án VN  theo xây dựng nhà nước pháp quyềnCải cách hệ thống tòa án VN  theo xây dựng nhà nước pháp quyền
Cải cách hệ thống tòa án VN theo xây dựng nhà nước pháp quyền
 
Cải cách hệ thống tòa án Việt Nam xây dựng nhà nước pháp quyền
Cải cách hệ thống tòa án Việt Nam xây dựng nhà nước pháp quyềnCải cách hệ thống tòa án Việt Nam xây dựng nhà nước pháp quyền
Cải cách hệ thống tòa án Việt Nam xây dựng nhà nước pháp quyền
 

More from tuyencongchuc

56 tb sldtbx_hh
56 tb sldtbx_hh56 tb sldtbx_hh
56 tb sldtbx_hh
tuyencongchuc
 
Sở nội vụ tỉnh thừa thiên huế thông báo một số thông tin, nội dung cụ thể như...
Sở nội vụ tỉnh thừa thiên huế thông báo một số thông tin, nội dung cụ thể như...Sở nội vụ tỉnh thừa thiên huế thông báo một số thông tin, nội dung cụ thể như...
Sở nội vụ tỉnh thừa thiên huế thông báo một số thông tin, nội dung cụ thể như...
tuyencongchuc
 
Tổng số chỉ tiêu tuyển dụng là 95 người
Tổng số chỉ tiêu tuyển dụng là 95 ngườiTổng số chỉ tiêu tuyển dụng là 95 người
Tổng số chỉ tiêu tuyển dụng là 95 người
tuyencongchuc
 
Bệnh viện mắt tỉnh nghệ an tuyển dụng viên chức năm 2017
Bệnh viện mắt tỉnh nghệ an tuyển dụng viên chức năm 2017Bệnh viện mắt tỉnh nghệ an tuyển dụng viên chức năm 2017
Bệnh viện mắt tỉnh nghệ an tuyển dụng viên chức năm 2017
tuyencongchuc
 
Khoa dược đh y dược tp.hcm tuyển dụng nhân sự như sau
Khoa dược   đh y dược tp.hcm tuyển dụng nhân sự như sauKhoa dược   đh y dược tp.hcm tuyển dụng nhân sự như sau
Khoa dược đh y dược tp.hcm tuyển dụng nhân sự như sau
tuyencongchuc
 
Trường đại học y dược cần thơ tuyển dụng nhân sự
Trường đại học y dược cần thơ tuyển dụng nhân sựTrường đại học y dược cần thơ tuyển dụng nhân sự
Trường đại học y dược cần thơ tuyển dụng nhân sự
tuyencongchuc
 
Chi cục kiểm lâm tỉnh bắc kạn tuyển dụng
Chi cục kiểm lâm tỉnh bắc kạn tuyển dụngChi cục kiểm lâm tỉnh bắc kạn tuyển dụng
Chi cục kiểm lâm tỉnh bắc kạn tuyển dụng
tuyencongchuc
 
1. chi tieu tuyen dung 2017
1. chi tieu tuyen dung 20171. chi tieu tuyen dung 2017
1. chi tieu tuyen dung 2017
tuyencongchuc
 
Thong bao tuyen dung vien chuc nam 2017 (1)
Thong bao tuyen dung vien chuc nam 2017 (1)Thong bao tuyen dung vien chuc nam 2017 (1)
Thong bao tuyen dung vien chuc nam 2017 (1)
tuyencongchuc
 
Ubnd huyện yên lạc, vĩnh phúc tuyển dụng công chức xã năm 2017
Ubnd huyện yên lạc, vĩnh phúc tuyển dụng công chức xã năm 2017Ubnd huyện yên lạc, vĩnh phúc tuyển dụng công chức xã năm 2017
Ubnd huyện yên lạc, vĩnh phúc tuyển dụng công chức xã năm 2017
tuyencongchuc
 
Trường cao đẳng nghề quảng bình tuyển dụng viên chức năm 2017
Trường cao đẳng nghề quảng bình tuyển dụng viên chức năm 2017Trường cao đẳng nghề quảng bình tuyển dụng viên chức năm 2017
Trường cao đẳng nghề quảng bình tuyển dụng viên chức năm 2017
tuyencongchuc
 
Ubnd tỉnh quảng ngãi ban hành kế hoạch​ tuyển dụng công chức hành chính năm 2017
Ubnd tỉnh quảng ngãi ban hành kế hoạch​ tuyển dụng công chức hành chính năm 2017Ubnd tỉnh quảng ngãi ban hành kế hoạch​ tuyển dụng công chức hành chính năm 2017
Ubnd tỉnh quảng ngãi ban hành kế hoạch​ tuyển dụng công chức hành chính năm 2017
tuyencongchuc
 
Ubnd quận 4, tp.hcm tuyển dụng viên chức các đơn vị sự nghiệp năm 2017
Ubnd quận 4, tp.hcm tuyển dụng viên chức các đơn vị sự nghiệp năm 2017Ubnd quận 4, tp.hcm tuyển dụng viên chức các đơn vị sự nghiệp năm 2017
Ubnd quận 4, tp.hcm tuyển dụng viên chức các đơn vị sự nghiệp năm 2017
tuyencongchuc
 
Ubnd phường thắng tam, tp.vũng tàu tuyển dụng nhân sự
Ubnd phường thắng tam, tp.vũng tàu tuyển dụng nhân sựUbnd phường thắng tam, tp.vũng tàu tuyển dụng nhân sự
Ubnd phường thắng tam, tp.vũng tàu tuyển dụng nhân sự
tuyencongchuc
 
Ubnd thị xã từ sơn, bắc ninh tuyển dụng công chức cấp xã năm 2017
Ubnd thị xã từ sơn, bắc ninh tuyển dụng công chức cấp xã năm 2017Ubnd thị xã từ sơn, bắc ninh tuyển dụng công chức cấp xã năm 2017
Ubnd thị xã từ sơn, bắc ninh tuyển dụng công chức cấp xã năm 2017
tuyencongchuc
 
đạI học y dược đại học huế tuyển dụng viên chức năm 2017
đạI học y dược   đại học huế tuyển dụng viên chức năm 2017đạI học y dược   đại học huế tuyển dụng viên chức năm 2017
đạI học y dược đại học huế tuyển dụng viên chức năm 2017
tuyencongchuc
 
Hội văn học nghệ thuật thái bình tuyển dụng năm 2017
Hội văn học nghệ thuật thái bình tuyển dụng năm 2017Hội văn học nghệ thuật thái bình tuyển dụng năm 2017
Hội văn học nghệ thuật thái bình tuyển dụng năm 2017
tuyencongchuc
 
0001 (1)(2)
0001 (1)(2)0001 (1)(2)
0001 (1)(2)
tuyencongchuc
 
Tb 24 (1)
Tb 24 (1)Tb 24 (1)
Tb 24 (1)
tuyencongchuc
 
Bệnh viện đa khoa quỳnh lưu, nghệ an thông báo tuyển dụng viên chức
Bệnh viện đa khoa quỳnh lưu, nghệ an thông báo tuyển dụng viên chứcBệnh viện đa khoa quỳnh lưu, nghệ an thông báo tuyển dụng viên chức
Bệnh viện đa khoa quỳnh lưu, nghệ an thông báo tuyển dụng viên chức
tuyencongchuc
 

More from tuyencongchuc (20)

56 tb sldtbx_hh
56 tb sldtbx_hh56 tb sldtbx_hh
56 tb sldtbx_hh
 
Sở nội vụ tỉnh thừa thiên huế thông báo một số thông tin, nội dung cụ thể như...
Sở nội vụ tỉnh thừa thiên huế thông báo một số thông tin, nội dung cụ thể như...Sở nội vụ tỉnh thừa thiên huế thông báo một số thông tin, nội dung cụ thể như...
Sở nội vụ tỉnh thừa thiên huế thông báo một số thông tin, nội dung cụ thể như...
 
Tổng số chỉ tiêu tuyển dụng là 95 người
Tổng số chỉ tiêu tuyển dụng là 95 ngườiTổng số chỉ tiêu tuyển dụng là 95 người
Tổng số chỉ tiêu tuyển dụng là 95 người
 
Bệnh viện mắt tỉnh nghệ an tuyển dụng viên chức năm 2017
Bệnh viện mắt tỉnh nghệ an tuyển dụng viên chức năm 2017Bệnh viện mắt tỉnh nghệ an tuyển dụng viên chức năm 2017
Bệnh viện mắt tỉnh nghệ an tuyển dụng viên chức năm 2017
 
Khoa dược đh y dược tp.hcm tuyển dụng nhân sự như sau
Khoa dược   đh y dược tp.hcm tuyển dụng nhân sự như sauKhoa dược   đh y dược tp.hcm tuyển dụng nhân sự như sau
Khoa dược đh y dược tp.hcm tuyển dụng nhân sự như sau
 
Trường đại học y dược cần thơ tuyển dụng nhân sự
Trường đại học y dược cần thơ tuyển dụng nhân sựTrường đại học y dược cần thơ tuyển dụng nhân sự
Trường đại học y dược cần thơ tuyển dụng nhân sự
 
Chi cục kiểm lâm tỉnh bắc kạn tuyển dụng
Chi cục kiểm lâm tỉnh bắc kạn tuyển dụngChi cục kiểm lâm tỉnh bắc kạn tuyển dụng
Chi cục kiểm lâm tỉnh bắc kạn tuyển dụng
 
1. chi tieu tuyen dung 2017
1. chi tieu tuyen dung 20171. chi tieu tuyen dung 2017
1. chi tieu tuyen dung 2017
 
Thong bao tuyen dung vien chuc nam 2017 (1)
Thong bao tuyen dung vien chuc nam 2017 (1)Thong bao tuyen dung vien chuc nam 2017 (1)
Thong bao tuyen dung vien chuc nam 2017 (1)
 
Ubnd huyện yên lạc, vĩnh phúc tuyển dụng công chức xã năm 2017
Ubnd huyện yên lạc, vĩnh phúc tuyển dụng công chức xã năm 2017Ubnd huyện yên lạc, vĩnh phúc tuyển dụng công chức xã năm 2017
Ubnd huyện yên lạc, vĩnh phúc tuyển dụng công chức xã năm 2017
 
Trường cao đẳng nghề quảng bình tuyển dụng viên chức năm 2017
Trường cao đẳng nghề quảng bình tuyển dụng viên chức năm 2017Trường cao đẳng nghề quảng bình tuyển dụng viên chức năm 2017
Trường cao đẳng nghề quảng bình tuyển dụng viên chức năm 2017
 
Ubnd tỉnh quảng ngãi ban hành kế hoạch​ tuyển dụng công chức hành chính năm 2017
Ubnd tỉnh quảng ngãi ban hành kế hoạch​ tuyển dụng công chức hành chính năm 2017Ubnd tỉnh quảng ngãi ban hành kế hoạch​ tuyển dụng công chức hành chính năm 2017
Ubnd tỉnh quảng ngãi ban hành kế hoạch​ tuyển dụng công chức hành chính năm 2017
 
Ubnd quận 4, tp.hcm tuyển dụng viên chức các đơn vị sự nghiệp năm 2017
Ubnd quận 4, tp.hcm tuyển dụng viên chức các đơn vị sự nghiệp năm 2017Ubnd quận 4, tp.hcm tuyển dụng viên chức các đơn vị sự nghiệp năm 2017
Ubnd quận 4, tp.hcm tuyển dụng viên chức các đơn vị sự nghiệp năm 2017
 
Ubnd phường thắng tam, tp.vũng tàu tuyển dụng nhân sự
Ubnd phường thắng tam, tp.vũng tàu tuyển dụng nhân sựUbnd phường thắng tam, tp.vũng tàu tuyển dụng nhân sự
Ubnd phường thắng tam, tp.vũng tàu tuyển dụng nhân sự
 
Ubnd thị xã từ sơn, bắc ninh tuyển dụng công chức cấp xã năm 2017
Ubnd thị xã từ sơn, bắc ninh tuyển dụng công chức cấp xã năm 2017Ubnd thị xã từ sơn, bắc ninh tuyển dụng công chức cấp xã năm 2017
Ubnd thị xã từ sơn, bắc ninh tuyển dụng công chức cấp xã năm 2017
 
đạI học y dược đại học huế tuyển dụng viên chức năm 2017
đạI học y dược   đại học huế tuyển dụng viên chức năm 2017đạI học y dược   đại học huế tuyển dụng viên chức năm 2017
đạI học y dược đại học huế tuyển dụng viên chức năm 2017
 
Hội văn học nghệ thuật thái bình tuyển dụng năm 2017
Hội văn học nghệ thuật thái bình tuyển dụng năm 2017Hội văn học nghệ thuật thái bình tuyển dụng năm 2017
Hội văn học nghệ thuật thái bình tuyển dụng năm 2017
 
0001 (1)(2)
0001 (1)(2)0001 (1)(2)
0001 (1)(2)
 
Tb 24 (1)
Tb 24 (1)Tb 24 (1)
Tb 24 (1)
 
Bệnh viện đa khoa quỳnh lưu, nghệ an thông báo tuyển dụng viên chức
Bệnh viện đa khoa quỳnh lưu, nghệ an thông báo tuyển dụng viên chứcBệnh viện đa khoa quỳnh lưu, nghệ an thông báo tuyển dụng viên chức
Bệnh viện đa khoa quỳnh lưu, nghệ an thông báo tuyển dụng viên chức
 

Chuc danh van thu dap an

  • 1. ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM CHẤM ĐỀ PHỎNG VẤN SỐ 01 CHỨC DANH: VĂN THƯ TRƯỜNG HỌC Câu hỏi 1: Theo quy định của Luật Viên chức số 58/2010/QH12 ngày 15 tháng 11 năm 2010 các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 1. Viên chức quản lý là người được bổ nhiệm giữ chức vụ quản lý có thời hạn, chịu trách nhiệm điều hành, tổ chức thực hiện một hoặc một số công việc trong đơn vị sự nghiệp công lập nhưng không phải là công chức và được hưởng phụ cấp chức vụ quản lý. (08 điểm) 2. Đạo đức nghề nghiệp là các chuẩn mực về nhận thức và hành vi phù hợp với đặc thù của từng lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quy định. (08 điểm) 3. Quy tắc ứng xử là các chuẩn mực xử sự của viên chức trong thi hành nhiệm vụ và trong quan hệ xã hội do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, phù hợp với đặc thù công việc trong từng lĩnh vực hoạt động và được công khai để nhân dân giám sát việc chấp hành. (08 điểm) 4. Tuyển dụng là việc lựa chọn người có phẩm chất, trình độ và năng lực vào làm viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập. (08 điểm) 5. Hợp đồng làm việc là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa viên chức hoặc người được tuyển dụng làm viên chức với người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập về vị trí việc làm, tiền lương, chế độ đãi ngộ, điều kiện làm việc quyền và nghĩa vụ của mỗi bên. (08 điểm) Câu hỏi 2: Theo quy định tại Nghị định số 110/NĐ-CP về công tác Văn thư ngày 08/4/2004 ban hành Trách nhiệm đối với công tác Văn thư như sau: 1. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, trong phạm vi quyền hạn được giao, có trách nhiệm chỉ đạo công tác văn thư, chỉ đạo việc nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ vào công tác văn thư. (15 điểm) 2. Mọi cá nhân trong quá trình theo dõi, giải quyết công việc có liên quan đến công tác văn thư, phải thực hiện nghiêm chỉnh quy định tại Nghị định này và quy định khác của pháp luật về công tác văn thư. (15 điểm) Câu hỏi 3: Theo quy định tại Nghị định số 110/NĐ-CP về công tác Văn thư ngày 08/4/2004 ban hành Việc đánh máy, nhân bản văn bản phải bảo đảm những yêu cầu sau: 1. Đánh máy đúng nguyên văn bản thảo, đúng thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản. Trường hợp phát hiện có sự sai sót hoặc không rõ ràng trong bản thảo thì người đánh máy phải hỏi lại đơn vị hoặc cá nhân soạn thảo hoặc người duyệt bản thảo đó; (10 điểm) 2. Nhân bản đúng số lượng quy định; (10 điểm) 3. Giữ gìn bí mật nội dung văn bản và thực hiện đánh máy, nhân bản theo đúng thời gian quy định. (10 điểm)
  • 2. ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM CHẤM ĐỀ PHỎNG VẤN SỐ 2 CHỨC DANH: VĂN THƯ TRƯỜNG HỌC Câu hỏi 1: Theo quy định của Luật Viên chức số 58/2010/QH12 ngày 15 tháng 11 năm 2010 các nguyên tắc trong hoạt động nghề nghiệp của Viên chức như sau: (40 điểm) 1. Tuân thủ pháp luật, chịu trách nhiệm trước pháp luật trong quá trình thực hiện hoạt động nghề nghiệp. (10 điểm) 2. Tận tụy phục vụ nhân dân. (10 điểm) 3. Tuân thủ quy trình, quy định chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp và quy tắc ứng xử. (10 điểm) 4. Chịu sự thanh tra, kiểm tra, giám sát của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền và của nhân dân. (10 điểm) Câu hỏi 2: Theo quy định tại Nghị định số 110/NĐ-CP về công tác Văn thư ngày 08/4/2004 ban hành Các hình thức văn bản hình thành trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức bao gồm: 1. Văn bản quy phạm pháp luật theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 12 tháng 11 năm 1996 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 16 tháng 12 năm 2002; (7.5 điểm) 2. Văn bản hành chính Quyết định (cá biệt), chỉ thị (cá biệt), thông cáo, thông báo, chương trình, kế hoạch, phương án, đề án, báo cáo, biên bản, tờ trình, hợp đồng, công văn, công điện, giấy chứng nhận, giấy ủy nhiệm, giấy mời, giấy giới thiệu, giấy nghỉ phép, giấy đi đường, giấy biên nhận hồ sơ, phiếu gửi, phiếu chuyển; (7.5 điểm) 3. Văn bản chuyên ngành Các hình thức văn bản chuyên ngành do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan quản lý ngành quy định sau khi thoả thuận thống nhất với Bộ trưởng Bộ Nội vụ; (7.5 điểm) 4. Văn bản của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội Các hình thức văn bản của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội do người đứng đầu cơ quan Trung ương của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội quy định. (7.5 điểm) Câu hỏi 3: Theo quy định tại Nghị định số 110/NĐ-CP về công tác Văn thư ngày 08/4/2004 ban hành Trong Nghị định này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 1. “Bản thảo văn bản” là bản được viết hoặc đánh máy, hình thành trong quá trình soạn thảo một văn bản của cơ quan, tổ chức; (4 điểm)
  • 3. 2. “Bản gốc văn bản” là bản thảo cuối cùng được người có thẩm quyền duyệt; (04 điểm) 3. “Bản chính văn bản” là bản hoàn chỉnh về nội dung và thể thức văn bản được cơ quan, tổ chức ban hành. Bản chính có thể được làm thành nhiều bản có giá trị như nhau; (04 điểm) 4. “Bản sao y bản chính” là bản sao đầy đủ, chính xác nội dung của văn bản và được trình bày theo thể thức quy định. Bản sao y bản chính phải được thực hiện từ bản chính; (04 điểm) 5. “Bản trích sao” là bản sao một phần nội dung của văn bản và được trình bày theo thể thức quy định. Bản trích sao phải được thực hiện từ bản chính; (04 điểm) 6. “Bản sao lục” là bản sao đầy đủ, chính xác nội dung của văn bản, được thực hiện từ bản sao y bản chính và trình bày theo thể thức quy định; (03 điểm) 7. “Hồ sơ” là một tập văn bản, tài liệu có liên quan với nhau về một vấn đề, một sự việc, một đối tượng cụ thể hoặc có một (hoặc một số) đặc điểm chung như tên loại văn bản; cơ quan, tổ chức ban hành văn bản; thời gian hoặc những đặc điểm khác, hình thành trong quá trình theo dõi, giải quyết công việc thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ của một cơ quan, tổ chức hoặc của một cá nhân; (03 điểm) 8. “Lập hồ sơ” là việc tập hợp và sắp xếp văn bản, tài liệu hình thành trong quá trình theo dõi, giải quyết công việc thành hồ sơ theo những nguyên tắc và phương pháp nhất định. (04 điểm)
  • 4. ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM CHẤM ĐỀ PHỎNG VẤN SỐ 3 CHỨC DANH: VĂN THƯ TRƯỜNG HỌC Câu hỏi 1: Theo quy định của Luật Viên chức số 58/2010/QH12 ngày 15 tháng 11 năm 2010 Các nguyên tắc quản lý viên chức được hiểu như sau: 1. Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và sự thống nhất quản lý của Nhà nước. (10 điểm) 2. Bảo đảm quyền chủ động và đề cao trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập. (10 điểm) 3. Việc tuyển dụng, sử dụng, quản lý, đánh giá viên chức được thực hiện trên cơ sở tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, vị trí việc làm và căn cứ vào hợp đồng làm việc. (10 điểm) 4. Thực hiện bình đẳng giới, các chính sách ưu đãi của Nhà nước đối với viên chức là người có tài năng, người dân tộc thiểu số, người có công với cách mạng, viên chức làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và các chính sách ưu đãi khác của Nhà nước đối với viên chức. (10 điểm). Câu hỏi 2: Theo quy định tại Nghị định số 110/NĐ-CP về công tác Văn thư ngày 08/4/2004 ban hành Trình tự quản lý văn bản đến như sau: Tất cả văn bản, kể cả đơn, thư do cá nhân gửi đến cơ quan, tổ chức (sau đây gọi chung là văn bản đến) phải được quản lý theo trình tự sau: 1. Tiếp nhận, đăng ký văn bản đến; (10 điểm) 2. Trình, chuyển giao văn bản đến; (10 điểm) 3. Giải quyết và theo dõi, đôn đốc việc giải quyết văn bản đến. (10 điểm) Câu hỏi 3: Theo quy định tại Nghị định số 110/NĐ-CP về công tác Văn thư ngày 08/4/2004 ban hành Thể thức văn bản như sau: 1. Thể thức văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hành chính. (7.5 điểm) a) Thể thức văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hành chính bao gồm các thành phần sau: (2.5 điểm) - Quốc hiệu; - Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản; - Số, ký hiệu của văn bản; - Địa danh và ngày, tháng, năm ban hành văn bản; - Tên loại và trích yếu nội dung của văn bản; - Nội dung văn bản;
  • 5. - Chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền; - Dấu của cơ quan, tổ chức; - Nơi nhận; - Dấu chỉ mức độ khẩn, mật (đối với những văn bản loại khẩn, mật). b) Đối với công văn, công điện, giấy giới thiệu, giấy mời, phiếu gửi, phiếu chuyển, ngoài các thành phần được quy định tại điểm a của khoản này, có thể bổ sung địa chỉ cơ quan, tổ chức; địa chỉ E-mail; số điện thoại, số Telex, số Fax. (2.5 điểm) c) Thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản do Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ quy định. (2.5 điểm) 2. Thể thức văn bản chuyên ngành (7.5 điểm) Thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản chuyên ngành do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan quản lý ngành quy định sau khi thoả thuận thống nhất với Bộ trưởng Bộ Nội vụ. 3. Thể thức văn bản của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội (7.5 điểm) Thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội do người đứng đầu cơ quan Trung ương của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội quy định. 4. Thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản trao đổi với cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài được thực hiện theo thông lệ quốc tế. (7.5 điểm)
  • 6. ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM CHẤM ĐỀ PHỎNG VẤN SỐ 4 CHỨC DANH: VĂN THƯ TRƯỜNG HỌC Câu hỏi 1: Theo quy định của Luật viên chức số 58/2010/QH12 ngày 15 tháng 11 năm 2010 Nghĩa vụ chung của viên chức như sau: 1. Chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam và pháp luật của Nhà nước. (08 điểm) 2. Có nếp sống lành mạnh, trung thực, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. (08 điểm) 3. Có ý thức tổ chức kỷ luật và trách nhiệm trong hoạt động nghề nghiệp; thực hiện đúng các quy định, nội quy, quy chế làm việc của đơn vị sự nghiệp công lập. (08 điểm) 4. Bảo vệ bí mật nhà nước; giữ gìn và bảo vệ của công, sử dụng hiệu quả tiết kiệm tài sản được giao. (08 điểm) 5. Tu dưỡng, rèn luyện đạo đức nghề nghiệp, thực hiện quy tắc ứng xử của viên chức. (08 điểm) Câu hỏi 2: Theo quy định tại Nghị định số 110/NĐ-CP về công tác Văn thư ngày 08/4/2004 ban hành Bản sao văn bản gồm theo những thứ tự sau: 1. Các hình thức bản sao được quy định tại Nghị định này gồm bản sao y bản chính, bản trích sao và bản sao lục. (7.5 điểm) 2. Thể thức bản sao được quy định như sau: Hình thức sao: sao y bản chính hoặc trích sao, hoặc sao lục; tên cơ quan, tổ chức sao văn bản; số, ký hiệu bản sao; địa danh và ngày, tháng, năm sao; chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền; dấu của cơ quan, tổ chức sao văn bản; nơi nhận. (7.5 điểm) 3. Bản sao y bản chính, bản trích sao và bản sao lục được thực hiện theo đúng quy định tại Nghị định này có giá trị pháp lý như bản chính. (7.5 điểm) 4. Bản sao chụp cả dấu và chữ ký của văn bản không được thực hiện theo đúng thể thức quy định tại khoản 2 của Điều này, chỉ có giá trị thông tin, tham khảo. (7.5 điểm) Câu hỏi 3: Theo quy định tại Nghị định số 110/NĐ-CP về công tác Văn thư ngày 08/4/2004 ban hành Giải quyết và theo dõi, đôn đốc việc giải quyết văn bản đến như sau: 1. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có trách nhiệm chỉ đạo giải quyết kịp thời văn bản đến. Cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức được giao chỉ đạo giải quyết những văn bản đến theo sự uỷ nhiệm của người đứng đầu và những văn bản đến th uộc các lĩnh vực được phân công phụ trách. (10 điểm)
  • 7. 2. Căn cứ nội dung văn bản đến, người đứng đầu cơ quan, tổ chức giao cho đơn vị hoặc cá nhân giải quyết. Đơn vị hoặc cá nhân có trách nhiệm nghiên cứu, giải quyết văn bản đến theo thời hạn được pháp luật quy định hoặc theo quy định của cơ quan, tổ chức. (10 điểm) 3. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thể giao cho Chánh Văn phòng, Trưởng phòng Hành chính hoặc người được giao trách nhiệm thực hiện những công việc sau: (10 điểm) a) Xem xét toàn bộ văn bản đến và báo cáo về những văn bản quan trọng, khẩn cấp; (3.4 điểm) b) Phân văn bản đến cho các đơn vị, cá nhân giải quyết; (3.3 điểm) c) Theo dõi, đôn đốc việc giải quyết văn bản đến. (3.3 điểm)
  • 8. ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM CHẤM ĐỀ PHỎNG VẤN SỐ 5 CHỨC DANH: VĂN THƯ TRƯỜNG HỌC Câu hỏi 1: Theo quy định của Luật Viên chức số 58/2010/QH12 ngày 15 tháng 11 năm 2010 Nghĩa vụ của Viên chức trong hoạt động nghề nghiệp như sau: 1. Thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ được giao bảo đảm yêu cầu về thời gian và chất lượng. (05 điểm) 2. Phối hợp tốt với đồng nghiệp trong thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ. (05 điểm) 3. Chấp hành sự phân công công tác của người có thẩm quyền. (05 điểm) 4. Thường xuyên học tập nâng cao trình độ, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ. (05 điểm) 5. Khi phục vụ nhân dân, viên chức phải tuân thủ các quy định sau: (10 điểm) a) Có thái độ lịch sự, tôn trọng nhân dân; (2.5 điểm) b) Có tinh thần hợp tác, tác phong khiêm tốn; (2.5 điểm) c) Không hách dịch, cửa quyền, gây khó khăn, phiền hà đối với nhân dân; (2.5 điểm) d) Chấp hành các quy định về đạo đức nghề nghiệp. (2.5 điểm) 6. Chịu trách nhiệm về việc thực hiện hoạt động nghề nghiệp. (05 điểm) 7. Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật. (05 điểm) Câu hỏi 2: Theo quy định tại Nghị định số 110/NĐ-CP về công tác Văn thư ngày 08/4/2004 ban hành Trách nhiệm đối với công tác Văn thư như sau: 1. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, trong phạm vi quyền hạn được giao, có trách nhiệm chỉ đạo công tác văn thư, chỉ đạo việc nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ vào công tác văn thư. (15 điểm) 2. Mọi cá nhân trong quá trình theo dõi, giải quyết công việc có liên quan đến công tác văn thư, phải thực hiện nghiêm chỉnh quy định tại Nghị định này và quy định khác của pháp luật về công tác văn thư. (15 điểm) Câu hỏi 3: Theo quy định tại Nghị định số 110/NĐ-CP về công tác Văn thư ngày 08/4/2004 ban hành Các hình thức văn bản hình thành trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức bao gồm: 1. Văn bản quy phạm pháp luật theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 12 tháng 11 năm 1996 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 16 tháng 12 năm 2002; (7.5 điểm) 2. Văn bản hành chính
  • 9. Quyết định (cá biệt), chỉ thị (cá biệt), thông cáo, thông báo, chương trình, kế hoạch, phương án, đề án, báo cáo, biên bản, tờ trình, hợp đồng, công văn, công điện, giấy chứng nhận, giấy ủy nhiệm, giấy mời, giấy giới thiệu, giấy nghỉ phép, giấy đi đường, giấy biên nhận hồ sơ, phiếu gửi, phiếu chuyển; (7.5 điểm) 3. Văn bản chuyên ngành Các hình thức văn bản chuyên ngành do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan quản lý ngành quy định sau khi thoả thuận thống nhất với Bộ trưởng Bộ Nội vụ; (7.5 điểm) 4. Văn bản của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội Các hình thức văn bản của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội do người đứng đầu cơ quan Trung ương của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội quy định. (7.5 điểm)
  • 10. ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM CHẤM ĐỀ PHỎNG VẤN SỐ 6 CHỨC DANH: VĂN THƯ TRƯỜNG HỌC Câu hỏi 1: Theo quy định của Luật viên chức số 58/2010/QH12 ngày 15 tháng 11 năm 2010 Những việc viên chức không được làm như sau: 1. Trốn tránh trách nhiệm, thoái thác công việc hoặc nhiệm vụ được giao; gây bè phái, mất đoàn kết; tự ý bỏ việc; tham gia đình công. (06 điểm) 2. Sử dụng tài sản của cơ quan, tổ chức, đơn vị và của nhân dân trái với quy định của pháp luật. (06 điểm) 3. Phân biệt đối xử dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo dưới mọi hình thức. (07 điểm) 4. Lợi dụng hoạt động nghề nghiệp để tuyên truyền chống lại chủ trương đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước hoặc gây phương hại đối với thuần phong, mỹ tục, đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân và xã hội. (07 điểm) 5. Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác trong khi thực hiện hoạt động nghề nghiệp. (07 điểm) 6. Những việc khác viên chức không được làm theo quy định của Luật phòng, chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và các quy định khác của pháp luật có liên quan. (07 điểm) Câu hỏi 2: Theo quy định tại Nghị định số 110/NĐ-CP về công tác Văn thư ngày 08/4/2004 ban hành: * Tiếp nhận, đăng ký văn bản đến là: Văn bản đến từ bất kỳ nguồn nào đều phải được tập trung tại văn thư cơ quan, tổ chức để làm thủ tục tiếp nhận, đăng ký. Những văn bản đến không được đăng ký tại văn thư, các đơn vị, cá nhân không có trách nhiệm giải quyết. . (15 điểm). * Trình, chuyển giao văn bản đến là: 1. Văn bản đến phải được kịp thời trình cho người có trách nhiệm và chuyển giao cho các đơn vị, cá nhân giải quyết. Văn bản đến có dấu chỉ các mức độ khẩn phải được trình và chuyển giao ngay sau khi nhận được. . (7,5 điểm) 2. Việc chuyển giao văn bản phải bảo đảm chính xác và giữ gìn bí mật nội dung văn bản. . (7,5 điểm) Câu hỏi 3: Theo quy định tại Nghị định số 110/NĐ-CP về công tác Văn thư ngày 08/4/2004 ban hành Kiểm tra văn bản trước khi ký ban hành như sau:
  • 11. 1. Thủ trưởng đơn vị hoặc cá nhân chủ trì soạn thảo văn bản phải kiểm tra và chịu trách nhiệm về độ chính xác của nội dung văn bản. (15 điểm) 2. Chánh Văn phòng các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp (sau đây gọi tắt là Chánh Văn phòng); Trưởng phòng Hành chính ở những cơ quan, tổ chức không có văn phòng (sau đây gọi tắt là trưởng phòng hành chính); người được giao trách nhiệm giúp người đứng đầu cơ quan, tổ chức quản lý công tác văn thư ở những cơ quan, tổ chức khác (sau đây gọi tắt là người được giao trách nhiệm) phải kiểm tra và chịu trách nhiệm về hình thức, thể thức, kỹ thuật trình bày và thủ tục ban hành văn bản. . (15 điểm)
  • 12. ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM CHẤM ĐỀ PHỎNG VẤN SỐ: 07 CHỨC DANH: NHÂN VIÊN VĂN THƯ Câu 1: Theo quy định tại Luật viên chức ngày 15/11/2010 thì nguyên tắc tuyển dụng viên chức phải đảm bảo các yêu cầu như sau: ( 40 điểm) 1. Bảo đảm công khai, minh bạch, công bằng, khách quan và đúng pháp luật. (08 điểm) 2. Bảo đảm tính cạnh tranh. ( 08 điểm) 3. Tuyển chọn đúng người đáp ứng yêu cầu của vị trí việc làm. ( 08 điểm) 4. Đề cao trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.(08 điểm) 5. Ưu tiên người có tài năng, người có công với cách mạng, người dân tộc thiểu số. ( 08 điểm) Câu 2: Theo quy định tại Nghị định 110/2004/NĐ – CP ngày 08/4/2004 của chính phủ ban hành Nghị định về công tác văn thư thì văn bản đi là văn bản do cơ quan, tổ chức phát hành. phải được quản lý theo trình tự sau: 1. Kiểm tra thể thức, hình thức và kỹ thuật trình bày; ghi số, ký hiệu và ngày, tháng của văn bản; ( 06 điểm) 2. Đóng dấu cơ quan và dấu mức độ khẩn, mật (nếu có); ( 06 điểm) 3. Đăng ký văn bản đi; ( 06 điểm) 4. Làm thủ tục, chuyển phát và theo dõi việc chuyển phát văn bản đi; ( 06 điểm) 5. Lưu văn bản đi. ( 06 điểm) Câu 3: Theo quy định tại Nghị định 110/2004/NĐ – CP ngày 08/4/2004 của chính phủ ban hành Nghị định về công tác văn thư thì việc Quản lý và sử dụng con dấu là: 1. Việc quản lý và sử dụng con dấu trong công tác văn thư được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng con dấu và các quy định của Nghị định này ( 10 điểm) 2. Con dấu của cơ quan, tổ chức phải được giao cho nhân viên văn thư giữ và đóng dấu tại cơ quan, tổ chức. Nhân viên văn thư có trách nhiệm thực hiện những quy định sau:(10 điểm a) Không giao con dấu cho người khác khi chưa được phép bằng văn bản của người có thẩm quyền;(2,5 điểm) b) Phải tự tay đóng dấu vào các văn bản, giấy tờ của cơ quan, tổ chức; (2,5 điểm)
  • 13. c) Chỉ được đóng dấu vào những văn bản, giấy tờ sau khi đã có chữ ký của người có thẩm quyền; (2,5 điểm) d) Không được đóng dấu khống chỉ. (2,5 điểm) 3. Việc sử dụng con dấu của cơ quan, tổ chức và con dấu của văn phòng hay của đơn vị trong cơ quan, tổ chức được quy định như sau: (10 điểm) a) Những văn bản do cơ quan, tổ chức ban hành phải đóng dấu của cơ quan, tổ chức; (5 điểm) b) Những văn bản do văn phòng hay đơn vị ban hành trong phạm vi quyền hạn được giao phải đóng dấu của văn phòng hay dấu của đơn vị đó. (5 điểm)
  • 14. ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM CHẤM ĐỀ PHỎNG VẤN SỐ: 08 CHỨC DANH: NHÂN VIÊN VĂN THƯ Câu hỏi 1: Theo quy định tại Luật viên chức ngày 15/11/2010 thì việc phân loại đánh giá viên chức được phân thành 4 loại như sau:( 40 điểm) 1. Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; ( 10 điểm) 2. Hoàn thành tốt nhiệm vụ, ( 10 điểm) 3. Hoàn thành nhiệm vụ; ( 10 điểm) 4. Không hoàn thành nhiệm vụ. ( 10 điểm) Câu 2: Theo quy định tại Nghị định 110/2004/NĐ – CP ngày 08/4/2004 của chính phủ ban hành Nghị định về công tác văn thư thì việc Quản lý và sử dụng con dấu là: 1. Việc quản lý và sử dụng con dấu trong công tác văn thư được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng con dấu và các quy định của Nghị định này ( 10 điểm) 2. Con dấu của cơ quan, tổ chức phải được giao cho nhân viên văn thư giữ và đóng dấu tại cơ quan, tổ chức. Nhân viên văn thư có trách nhiệm thực hiện những quy định sau: (10 điểm) a) Không giao con dấu cho người khác khi chưa được phép bằng văn bản của người có thẩm quyền;(2,5 điểm) b) Phải tự tay đóng dấu vào các văn bản, giấy tờ của cơ quan, tổ chức; (2,5 điểm) c) Chỉ được đóng dấu vào những văn bản, giấy tờ sau khi đã có chữ ký của người có thẩm quyền; (2,5 điểm) d) Không được đóng dấu khống chỉ. (2,5 điểm) 3. Việc sử dụng con dấu của cơ quan, tổ chức và con dấu của văn phòng hay của đơn vị trong cơ quan, tổ chức được quy định như sau: (10 điểm) a) Những văn bản do cơ quan, tổ chức ban hành phải đóng dấu của cơ quan, tổ chức; (5 điểm) b) Những văn bản do văn phòng hay đơn vị ban hành trong phạm vi quyền hạn được giao phải đóng dấu của văn phòng hay dấu của đơn vị đó. (5 điểm) Câu 3: Theo quy định tại Nghị định 110/2004/NĐ – CP ngày 08/4/2004 của chính phủ ban hành Nghị định về công tác văn thư thì việc lưu văn bản đi được trình bày như sau:
  • 15. 1. Mỗi văn bản đi phải lưu ít nhất hai bản chính; một bản lưu tại văn thư cơ quan, tổ chức và một bản lưu trong hồ sơ. ( 10 điểm) 2. Bản lưu văn bản đi tại văn thư cơ quan, tổ chức phải được sắp xếp thứ tự đăng ký. ( 10 điểm) 3. Bản lưu văn bản quy phạm pháp luật và văn bản quan trọng khác của cơ quan, tổ chức phải được làm bằng loại giấy tốt, có độ pH trung tính và được in bằng mực bền lâu. ( 10 điểm)
  • 16. ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM CHẤM ĐỀ PHỎNG VẤN SỐ: 09 CHỨC DANH: NHÂN VIÊN VĂN THƯ Câu 1: Theo quy định tại Luật viên chức ngày 15/11/2010 thì nội dung đánh giá viên chức được xem xét như sau: 1. Việc đánh giá viên chức được xem xét theo các nội dung sau: ( 20 điểm) a) Kết quả thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ theo hợp đồng làm việc đã ký kết; ( 05 điểm) b) Việc thực hiện quy định về đạo đức nghề nghiệp; ( 05 điểm) c) Tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ nhân dân, tinh thần hợp tác với đồng nghiệp và việc thực hiện quy tắc ứng xử của viên chức; ( 05 điểm) d) Việc thực hiện các nghĩa vụ khác của viên chức. ( 05 điểm) 2. Việc đánh giá viên chức quản lý được xem xét theo các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này và các nội dung sau: ( 10 điểm) a) Năng lực lãnh đạo, quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện nhiệm vụ; ( 05 điểm) b) Kết quả hoạt động của đơn vị được giao quản lý, phụ trách. ( 05 điểm) 3. Việc đánh giá viên chức được thực hiện hàng năm; khi kết thúc thời gian tập sự; trước khi ký tiếp hợp đồng làm việc; thay đổi vị trí việc làm; xét khen thưởng, kỷ luật, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng. ( 10 điểm) Câu 2: Theo quy định tại Nghị định 110/2004/NĐ – CP ngày 08/4/2004 của chính phủ ban hành Nghị định về công tác văn thư thì việc đóng dấu được quy định như sau: 1. Dấu đóng phải rõ ràng, ngay ngắn, đúng chiều và dùng đúng mực dấu quy định. ( 7,5 điểm) 2. Khi đóng dấu lên chữ ký thì dấu đóng phải trùm lên khoảng 1/3 chữ ký về phía bên trái. ( 7, 5 điểm) 3. Việc đóng dấu lên các phụ lục kèm theo văn bản chính do người ký văn bản quyết định và dấu được đóng lên trang đầu, trùm lên một phần tên cơ quan, tổ chức hoặc tên của phụ lục. ( 7,5 điểm) 4. Việc đóng dấu giáp lai, đóng dấu nổi trên văn bản, tài liệu chuyên ngành được thực hiện theo quy định của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan quản lý ngành. (7,5 điểm) Câu 3: Theo quy định tại Nghị định 110/2004/NĐ – CP ngày 08/4/2004 của chính phủ ban hành Nghị định về công tác văn thư thì nội dung lập hồ sơ hiện hành bao gồm các bước sau:
  • 17. a) Mở hồ sơ; ( 10 điểm) b) Thu thập, cập nhật văn bản, tài liệu hình thành trong quá trình theo dõi, giải quyết công việc vào hồ sơ; ( 10 điểm) c) Kết thúc và biên mục hồ sơ. ( 10 điểm)
  • 18. ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM CHẤM ĐỀ PHỎNG VẤN SỐ: 10 CHỨC DANH: NHÂN VIÊN VĂN THƯ Câu hỏi 1: Theo quy định tại Luật viên chức ngày 15/11/2010 thì Viên chức vi phạm các quy định của pháp luật: 1. Có 4 hình thức kỷ luật ( 20 điểm) 2. Các hình thức kỷ luật đó là: ( 20 điểm) a. Khiển trách ( 05 điểm) b. Cảnh cáo ( 05 điểm) c. Cách chức ( 05 điểm) d. Buộc thôi việc ( 05 điểm) Câu 2: Theo quy định tại Nghị định 110/2004/NĐ – CP ngày 08/4/2004 của chính phủ ban hành Nghị định về công tác văn thư thì thời gian giao nộp tài liệu vào lưu trữ hiện hành được quy định như sau: a) Tài liệu hành chính: sau một năm kể từ năm công việc kết thúc; ( 7,5 điểm) b) Tài liệu nghiên cứu khoa học, ứng dụng khoa học và công nghệ: sau một năm kể từ năm công trình được nghiệm thu chính thức; ( 7,5 điểm) c) Tài liệu xây dựng cơ bản: sau ba tháng kể từ khi công trình được quyết toán; ( 7,5 điểm) d) Tài liệu ảnh, phim điện ảnh; mi-crô-phim; tài liệu ghi âm, ghi hình và tài liệu khác: sau ba tháng kể từ khi công việc kết thúc. ( 7,5 điểm) Câu 3: Theo quy định tại Nghị định 110/2004/NĐ – CP ngày 08/4/2004 của chính phủ ban hành Nghị định về công tác văn thư thì trách nhiệm đối với công tác lập hồ sơ và giao nộp tài liệu vào lưu trữ hiện hành được quy định đó là: 1. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có trách nhiệm chỉ đạo công tác lập hồ sơ và giao nộp hồ sơ, tài liệu vào lưu trữ hiện hành đối với các cơ quan, tổ chức thuộc phạm vi quản lý của mình. ( 7,5 điểm) 2. Chánh Văn phòng, Trưởng phòng Hành chính, người được giao trách nhiệm có nhiệm vụ: ( 7,5 điểm)
  • 19. a) Tham mưu cho người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong việc chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn việc lập hồ sơ và giao nộp hồ sơ, tài liệu vào lưu trữ hiện hành đối với các cơ quan, tổ chức cấp dưới; (4,5 điểm) b) Tổ chức thực hiện việc lập hồ sơ và giao nộp hồ sơ, tài liệu vào lưu trữ hiện hành tại cơ quan, tổ chức mình. ( 03 điểm) 3. Thủ trưởng các đơn vị trong cơ quan, tổ chức chịu trách nhiệm trước người đứng đầu cơ quan, tổ chức về việc lập hồ sơ, bảo quản và giao nộp hồ sơ, tài liệu của đơn vị vào lưu trữ hiện hành của cơ quan, tổ chức. ( 7,5 điểm) 4. Trong quá trình theo dõi, giải quyết công việc, mỗi cá nhân phải lập hồ sơ về công việc đó. ( 7,5 điểm)
  • 20. ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM CHẤM ĐỀ PHỎNG VẤN SỐ: 11 CHỨC DANH: NHÂN VIÊN VĂN THƯ Câu hỏi 1: Theo quy định tại Luật viên chức ngày 15/11/2010 thì các loại hợp đồng làm việc đó là: 1. Hợp đồng làm việc xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 36 tháng. Hợp đồng làm việc xác định thời hạn áp dụng đối với người trúng tuyển vào viên chức, trừ trường hợp quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều 58 của Luật này. ( 20 điểm) 2. Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng. Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn áp dụng đối với trường hợp đã thực hiện xong hợp đồng làm việc xác định thời hạn và trường hợp cán bộ, công chức chuyển thành viên chức theo quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều 58 của Luật này. ( 20 điểm) Câu 2: Theo quy định tại Nghị định 110/2004/NĐ – CP ngày 08/4/2004 của chính phủ ban hành Nghị định về công tác văn thư thì yêu cầu đối với hồ sơ được lập là: a) Hồ sơ được lập phải phản ánh đúng chức năng, nhiệm vụ của đơn vị hoặc của cơ quan, tổ chức; (10 điểm) b) Văn bản, tài liệu được thu thập vào hồ sơ phải có sự liên quan chặt chẽ với nhau và phản ánh đúng trình tự diễn biến của sự việc hay trình tự giải quyết công việc; (10 điểm) c) Văn bản, tài liệu được thu thập vào hồ sơ phải có giá trị bảo quản tương đối đồng đều. (10 điểm) Câu 3: Theo quy định tại Nghị định 110/2004/NĐ – CP ngày 08/4/2004 của chính phủ ban hành Nghị định về công tác văn thư thì thời gian giao nộp tài liệu vào lưu trữ hiện hành được quy định như sau: a) Tài liệu hành chính: sau một năm kể từ năm công việc kết thúc; ( 7,5 điểm) b) Tài liệu nghiên cứu khoa học, ứng dụng khoa học và công nghệ: sau một năm kể từ năm công trình được nghiệm thu chính thức; ( 7,5 điểm) c) Tài liệu xây dựng cơ bản: sau ba tháng kể từ khi công trình được quyết toán; ( 7,5 điểm) d) Tài liệu ảnh, phim điện ảnh; mi- crô - phim; tài liệu ghi âm, ghi hình và tài liệu khác: sau ba tháng kể từ khi công việc kết thúc. ( 7,5 điểm)
  • 21. ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM CHẤM ĐỀ PHỎNG VẤN SỐ: 12 CHỨC DANH: NHÂN VIÊN VĂN THƯ Câu hỏi 1: Theo quy định tại Luật viên chức ngày 15/11/2010 về trách nhiệm và quyền lợi của viên chức trong đào tạo, bồi dưỡng được quy định như sau: 1. Viên chức tham gia đào tạo, bồi dưỡng phải chấp hành nghiêm chỉnh quy chế đào tạo, bồi dưỡng và chịu sự quản lý của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng. ( 10 điểm) 2. Viên chức được cử tham gia đào tạo, bồi dưỡng được hưởng tiền lương và phụ cấp theo quy định của pháp luật và quy chế của đơn vị sự nghiệp công lập; thời gian đào tạo, bồi dưỡng được tính là thời gian công tác liên tục, được xét nâng lương.(20 điểm) 3. Viên chức được đơn vị sự nghiệp công lập cử đi đào tạo nếu đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc hoặc tự ý bỏ việc phải đền bù chi phí đào tạo theo quy định của Chính phủ. ( 10 điểm) Câu 2: Theo quy định tại Nghị định 110/2004/NĐ – CP ngày 08/4/2004 của chính phủ ban hành Nghị định về công tác văn thư đối với việc khiếu nại, tố cáo đó là: 1. Tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại đối với các hành vi vi phạm pháp luật về công tác văn thư. ( 10 điểm) 2. Cá nhân có quyền tố cáo đối với các hành vi vi phạm pháp luật về công tác văn thư. ( 10 điểm) 3. Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong công tác văn thư được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo. ( 10 điểm) Câu 3: Theo quy định tại Nghị định 110/2004/NĐ – CP ngày 08/4/2004 của chính phủ ban hành Nghị định về công tác văn thư thì nội dung quản lý nhà nước được quy định như sau: 1. Xây dựng, ban hành và chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về công tác văn thư; (05 điểm) 2. Quản lý thống nhất về nghiệp vụ công tác văn thư; (04 điểm) 3. Quản lý nghiên cứu khoa học, ứng dụng khoa học và công nghệ trong công tác văn thư; (04 điểm) 4. Quản lý đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức văn thư; quản lý công tác thi đua, khen thưởng trong công tác văn thư; (05 điểm) 5. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về công tác văn thư; (04 điểm) 6. Tổ chức sơ kết, tổng kết công tác văn thư; (04 điểm) 7. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực văn thư. (04 điểm)
  • 22. ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM CHẤM ĐỀ PHỎNG VẤN SỐ: 13 CHỨC DANH: NHÂN VIÊN VĂN THƯ Câu 1: Tại Điều 3, Nghị định Số: 27/2012/NĐ-CP ngày 06 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ, Quy định về xử lý kỷ luật viên chức và trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của viên chức.Nguyên tắc xử lý kỷ luật được quy định như sau: 1. Khách quan, công bằng, nghiêm minh, đúng pháp luật.(5 điểm) 2. Mỗi hành vi vi phạm pháp luật chỉ bị xử lý một hình thức kỷ luật. Nếu viên chức có nhiều hành vi vi phạm pháp luật hoặc tiếp tục có hành vi vi phạm pháp luật trong thời gian đang thi hành quyết định kỷ luật thì bị xử lý kỷ luật về từng hành vi vi phạm pháp luật và chịu hình thức kỷ luật năng hơn một mức so với hình thức kỷ luật áp dụng với hành vi vi phạm nặng nhất, trừ trường hợp có hành vi vi phạm bị xử lý kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc. (15 điểm) 3. Thái độ tiếp thu, sửa chữa và chủ động khắc phục hậu quả của viên chức có hành vi vi phạm pháp luật là yếu tố xem xét tăng nặng hoặc giảm nhẹ khi áp dụng hình thức kỷ luật. (5 điểm) 4. Thời gian chưa xem xét xử lý kỷ luật đối với viên chức trong các trường hợp quy định tại Điều 5 Nghị định này không tính vào thời hạn xử lý kỷ luật (5 điểm) 5. Không áp dụng hình thức xử phạt hành chính thay cho hình thức kỷ luật. (5 điểm) 6. Cấm mọi hành vi xâm phạm thân thể, danh dự, nhân phẩm của viên chức trong quá trình xử lý kỷ luật. (5 điểm) Câu 2: Nội dung sửa đổi được quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 1 của Nghị định Số: 09/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ về Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 110/2004/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2004 của Chính phủ về công tác văn thư. Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 110/2004/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2004 của Chính phủ về công tác văn thư như sau: 1. Sửa đổi khoản 2 và khoản 3 Điều 2 như sau: “2. “Bản gốc văn bản” là bản hoàn chỉnh về nội dung, thể thức văn bản được cơ quan, tổ chức ban hành và có chữ ký trực tiếp của người có thẩm quyền; (6 điểm) 3. “Bản chính văn bản” là bản hoàn chỉnh về nội dung, thể thức văn bản và được cơ quan, tổ chức ban hành”. (6 điểm) 2. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 và khoản 2 Điều 4 như sau:
  • 23. “1. Văn bản quy phạm pháp luật theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản quy định chi tiết biện pháp thi hành Luật này. (6 điểm) 2. Văn bản hành chính Nghị quyết (cá biệt), quyết định (cá biệt), chỉ thị, quy chế, quy định, thông cáo, thông báo, hướng dẫn, chương trình, kế hoạch, phương án, đề án, dự án, báo cáo, biên bản, tờ trình, hợp đồng, công văn, công điện, bản ghi nhớ, bản cam kết, bản thoả thuận, giấy chứng nhận, giấy uỷ quyền, giấy mời, giấy giới thiệu, giấy nghỉ phép, giấy đi đường, giấy biên nhận hồ sơ, phiếu gửi, phiếu chuyển, thư công”. (12 điểm) Câu 3: Quy định về khổ giấy, kiểu trình bày, định lề trang văn bản được quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 của điều 5 Thông tư Số: 01/2011/TT- BNV ngày 19 tháng 01 năm 2011 của Bộ Nội vụ về Hướng dẫn thể thức và kĩ thuật trình bày văn bản hành chính như sau: Điều 5. Khổ giấy, kiểu trình bày, định lề trang văn bản và vị trí trình bày 1. Khổ giấy Văn bản hành chính được trình bày trên khổ giấy khổ A4 (210 mm x 297 mm). Các văn bản như giấy giới thiệu, giấy biên nhận hồ sơ, phiếu gửi, phiếu chuyển được trình bày trên khổ giấy A5 (148 mm x 210 mm) hoặc trên giấy mẫu in sẵn (khổ A5). (10 điểm) 2. Kiểu trình bày Văn bản hành chính được trình bày theo chiều dài của trang giấy khổ A4 (định hướng bản in theo chiều dài). Trường hợp nội dung văn bản có các bảng, biểu nhưng không được làm thành các phụ lục riêng thì văn bản có thể được trình bày theo chiều rộng của trang giấy (định hướng bản in theo chiều rộng). (10 điểm) 3. Định lề trang văn bản (đối với khổ giấy A4) Lề trên: cách mép trên từ 20 - 25 mm; Lề dưới: cách mép dưới từ 20 - 25 mm; Lề trái: cách mép trái từ 30 - 35 mm; Lề phải: cách mép phải từ 15 - 20 mm. (10 điểm)
  • 24. ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM CHẤM ĐỀ PHỎNG VẤN SỐ: 14 CHỨC DANH: NHÂN VIÊN VĂN THƯ Câu 1: Tại Điều 4, Nghị định Số: 27/2012/NĐ-CP ngày 06 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ, Quy định về xử lý kỷ luật viên chức và trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của viên chức. Viên chức bị xử lý kỷ luật khi có hành vi vi phạm pháp luật trong các trường hợp sau: 1. Vi phạm việc thực hiện nghĩa vụ của viên chức và những việc viên chức không được làm quy định tại Luật viên chức; (10 điểm) 2. Vi phạm các nghĩa vụ khác cam kết trong hợp đồng làm việc đã ký kết với đơn vị sự nghiệp công lập; (10 điểm) 3. Vi phạm pháp luật bị Tòa án kết án bằng bản án có hiệu lực pháp luật; (10 điểm) 4. Vi phạm quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn xã hội và các quy định khác của pháp luật liên quan đến viên chức nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự. (10 điểm) Câu 2: Nội dung sửa đổi được quy định tại điểm a khoản 3, Điều 1 của Nghị định Số: 09/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ về Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 110/2004/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2004 của Chính phủ về công tác văn thư. Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 110/2004/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2004 của Chính phủ về công tác văn thư như sau: 3. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 5 như sau: a) Thể thức văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hành chính bao gồm các thành phần sau: - Quốc hiệu; (3 điểm) - Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản; (3 điểm) - Số, ký hiệu của văn bản; (3 điểm) - Địa danh và ngày, tháng, năm ban hành văn bản; (3 điểm) - Tên loại và trích yếu nội dung của văn bản; (3 điểm) - Nội dung văn bản; (3 điểm) - Chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền; (3 điểm) - Dấu của cơ quan, tổ chức; (3 điểm) - Nơi nhận; (3 điểm) - Dấu chỉ mức độ khẩn, mật (đối với những văn bản loại khẩn, mật). (3 điểm)
  • 25. Câu 3: Thể thức, kĩ thuật trình bày Quốc hiệu được quy định tại khoản 1, khoản 2 của điều 6 Thông tư Số: 01/2011/TT-BNV ngày 19 tháng 01 năm 2011 của Bộ Nội vụ về Hướng dẫn thể thức và kĩ thuật trình bày văn bản hành chính(không trình bày phần ví dụ) như sau: Điều 6. Quốc hiệu 1. Thể thức Quốc hiệu ghi trên văn bản bao gồm 2 dòng chữ: “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM” và “Độc lập - Tự do - Hạnh phúc”. (5 điểm) 2. Kỹ thuật trình bày Quốc hiệu được trình bày tại ô số 1; chiếm khoảng 1/2 trang giấy theo chiều ngang, ở phía trên, bên phải. (5 điểm) Dòng thứ nhất: “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM” được trình bày bằng chữ in hoa, cỡ chữ từ 12 đến 13, kiểu chữ đứng, đậm; (5 điểm) Dòng thứ hai: “Độc lập - Tự do - Hạnh phúc” được trình bày bằng chữ in thường, cỡ chữ từ 13 đến 14 (nếu dòng thứ nhất cỡ chữ 12, thì dòng thứ hai cỡ chữ 13; nếu dòng thứ nhất cỡ chữ 13, thì dòng thứ hai cỡ chữ 14), kiểu chữ đứng, đậm; được đặt canh giữa dưới dòng thứ nhất; chữ cái đầu của các cụm từ được viết hoa, giữa các cụm từ có gạch nối, có cách chữ; phía dưới có đường kẻ ngang, nét liền, có độ dài bằng độ dài của dòng chữ (sử dụng lệnh Draw, không dùng lệnh Underline), (10 điểm) Hai dòng chữ trên được trình bày cách nhau dòng đơn. (5 điểm)
  • 26. ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM CHẤM ĐỀ PHỎNG VẤN SỐ: 15 CHỨC DANH: NHÂN VIÊN VĂN THƯ Câu 1: Tại Điều 12, Nghị định Số: 27/2012/NĐ-CP ngày 06 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ, Quy định về xử lý kỷ luật viên chức và trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của viên chức. Hình thức kỷ luật cách chức áp dụng đối với viên chức quản lý có một trong các hành vi vi phạm pháp luật sau đây: 1. Không hoàn thành nhiệm vụ quản lý, điều hành theo sự phân công mà không có lý do chính đáng, để xảy ra hậu quả nghiêm trọng; (10 điểm) 2. Sử dụng giấy tờ không hợp pháp để được bổ nhiệm chức vụ; (10 điểm) 3. Bị phạt tù cho hưởng án treo hoặc cải tạo không giam giữ; (10 điểm) 4. Vi phạm ở mức độ nghiêm trọng quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn xã hội và các quy định khác của pháp luật liên quan đến viên chức. (10 điểm) Câu 2: Nội dung sửa đổi được quy định tại khoản 7, khoản 8 Điều 1 của Nghị định Số: 09/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ về Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 110/2004/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2004 của Chính phủ về công tác văn thư. Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 110/2004/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2004 của Chính phủ về công tác văn thư như sau: 7. Sửa đổi, bổ sung Điều 18 như sau: “Điều 18. Chuyển phát và đính chính văn bản đi 3. Văn bản đã phát hành nhưng có sai sót về nội dung phải được sửa đổi, thay thế bằng văn bản có hình thức tương đương của cơ quan, tổ chức ban hành văn bản. (8 điểm) Văn bản đã phát hành nhưng có sai sót về thể thức, kỹ thuật trình bày, thủ tục ban hành phải được đính chính bằng văn bản hành chính của cơ quan, tổ chức ban hành văn bản”. (8 điểm) 8. Sửa đổi Điều 19 như sau: “1. Mỗi văn bản đi phải lưu hai bản: bản gốc lưu tại Văn thư cơ quan, tổ chức và bản chính lưu trong hồ sơ. (7 điểm) 2. Bản gốc lưu tại Văn thư cơ quan, tổ chức phải được đóng dấu và sắp xếp theo thứ tự đăng ký”. (7 điểm) Câu 3: Nội dung văn bản là thành phần chủ yếu của văn bản được quy định tại điểm a khoản 1 của điều 11 Thông tư Số: 01/2011/TT-BNV ngày 19
  • 27. tháng 01 năm 2011 của Bộ Nội vụ về Hướng dẫn thể thức và kĩ thuật trình bày văn bản hành chính như sau: Điều 11. Nội dung văn bản 1. Thể thức a) Nội dung văn bản là thành phần chủ yếu của văn bản. Nội dung văn bản phải bảo đảm những yêu cầu cơ bản sau: - Phù hợp với hình thức văn bản được sử dụng; (3 điểm) - Phù hợp với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng; phù hợp với quy định của pháp luật; (3 điểm) - Được trình bày ngắn gọn, rõ ràng, chính xác; (3 điểm) - Sử dụng ngôn ngữ viết, cách diễn đạt đơn giản, dễ hiểu; (3 điểm) - Dùng từ ngữ tiếng Việt Nam phổ thông (không dùng từ ngữ địa phương và từ ngữ nước ngoài nếu không thực sự cần thiết). Đối với thuật ngữ chuyên môn cần xác định rõ nội dung thì phải được giải thích trong văn bản; (5 điểm) - Chỉ được viết tắt những từ, cụm từ thông dụng, những từ thuộc ngôn ngữ tiếng Việt dễ hiểu. Đối với những từ, cụm từ được sử dụng nhiều lần trong văn bản thì có thể viết tắt, nhưng các chữ viết tắt lần đầu của từ, cụm từ phải được đặt trong dấu ngoặc đơn ngay sau từ, cụm từ đó; (5 điểm) - Khi viện dẫn lần đầu văn bản có liên quan, phải ghi đầy đủ tên loại, số, ký hiệu văn bản, ngày, tháng, năm ban hành văn bản, tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản, trích yếu nội dung văn bản (đối với luật và pháp lệnh chỉ ghi tên loại và tên của luật, pháp lệnh), ví dụ: “… được quy định tại Nghị định số 110/2004/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2004 của Chính phủ về công tác văn thư”; trong các lần viện dẫn tiếp theo, chỉ ghi tên loại và số, ký hiệu của văn bản đó; (5 điểm) - Viết hoa trong văn bản hành chính được thực hiện theo Phụ lục VI - Quy định viết hoa trong văn bản hành chính. (3 điểm)
  • 28. ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM CHẤM ĐỀ PHỎNG VẤN SỐ: 16 CHỨC DANH: NHÂN VIÊN VĂN THƯ Câu 1: Tại Điều 13, Nghị định Số: 27/2012/NĐ-CP ngày 06 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ, Quy định về xử lý kỷ luật viên chức và trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của viên chức. Hình thức kỷ luật buộc thôi việc áp dụng đối với viên chức có một trong các hành vi vi phạm pháp luật sau đây: 1. Bị phạt tù mà không được hưởng án treo hoặc bị Tòa án kết án về hành vi tham nhũng; (5 điểm) 2. Không tuân thủ quy trình, quy định chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp và quy tắc ứng xử trong khi thực hiện hoạt động nghề nghiệp gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng; (7 điểm) 3. Sử dụng giấy tờ không hợp pháp để được tuyển dụng vào đơn vị sự nghiệp công lập; (5 điểm) 4. Nghiện ma túy có xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền; (5 điểm) 5. Tự ý nghỉ việc, tổng số từ 07 ngày làm việc trở lên trong một tháng hoặc từ 20 ngày làm việc trở lên trong một năm mà không có lý do chính đáng được tính trong tháng dương lịch; năm dương lịch; (7 điểm) 6. Vi phạm ở mức độ đặc biệt nghiêm trọng quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng, nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự; quy định của pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; kỷ luật lao động; phòng, chống tệ nạn xã hội và các quy định khác của pháp luật liên quan đến viên chức. (11 điểm) Câu 2: Nội dung văn bản là thành phần chủ yếu của văn bản được quy định tại điểm a khoản 1 của điều 11 Thông tư Số: 01/2011/TT-BNV ngày 19 tháng 01 năm 2011 của Bộ Nội vụ về Hướng dẫn thể thức và kĩ thuật trình bày văn bản hành chính như sau: Điều 11. Nội dung văn bản 1. Thể thức a) Nội dung văn bản là thành phần chủ yếu của văn bản. Nội dung văn bản phải bảo đảm những yêu cầu cơ bản sau: - Phù hợp với hình thức văn bản được sử dụng; (3 điểm) - Phù hợp với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng; phù hợp với quy định của pháp luật; (3 điểm) - Được trình bày ngắn gọn, rõ ràng, chính xác; (3 điểm)
  • 29. - Sử dụng ngôn ngữ viết, cách diễn đạt đơn giản, dễ hiểu; (3 điểm) - Dùng từ ngữ tiếng Việt Nam phổ thông (không dùng từ ngữ địa phương và từ ngữ nước ngoài nếu không thực sự cần thiết). Đối với thuật ngữ chuyên môn cần xác định rõ nội dung thì phải được giải thích trong văn bản; (5 điểm) - Chỉ được viết tắt những từ, cụm từ thông dụng, những từ thuộc ngôn ngữ tiếng Việt dễ hiểu. Đối với những từ, cụm từ được sử dụng nhiều lần trong văn bản thì có thể viết tắt, nhưng các chữ viết tắt lần đầu của từ, cụm từ phải được đặt trong dấu ngoặc đơn ngay sau từ, cụm từ đó; (5 điểm) - Khi viện dẫn lần đầu văn bản có liên quan, phải ghi đầy đủ tên loại, số, ký hiệu văn bản, ngày, tháng, năm ban hành văn bản, tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản, trích yếu nội dung văn bản (đối với luật và pháp lệnh chỉ ghi tên loại và tên của luật, pháp lệnh), ví dụ: “… được quy định tại Nghị định số 110/2004/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2004 của Chính phủ về công tác văn thư”; trong các lần viện dẫn tiếp theo, chỉ ghi tên loại và số, ký hiệu của văn bản đó; (5 điểm) - Viết hoa trong văn bản hành chính được thực hiện theo Phụ lục VI - Quy định viết hoa trong văn bản hành chính. (3 điểm) Câu 3: Các hình thức văn bản được quy định tại Điều 4 của Nghị định số 110/2004/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2004 của Chính phủ về công tác văn thư như sau: Điều 4. Hình thức văn bản Các hình thức văn bản hình thành trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức bao gồm: 1. Văn bản quy phạm pháp luật theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 12 tháng 11 năm 1996 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 16 tháng 12 năm 2002; (8 điểm) 2. Văn bản hành chính Quyết định (cá biệt), chỉ thị (cá biệt), thông cáo, thông báo, chương trình, kế hoạch, phương án, đề án, báo cáo, biên bản, tờ trình, hợp đồng, công văn, công điện, giấy chứng nhận, giấy uỷ nhiệm, giấy mời, giấy giới thiệu, giấy nghỉ phép, giấy đi đường, giấy biên nhận hồ sơ, phiếu gửi, phiếu chuyển; (8 điểm) 3. Văn bản chuyên ngành Các hình thức văn bản chuyên ngành do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan quản lý ngành quy định sau khi thoả thuận thống nhất với Bộ trưởng Bộ Nội vụ; (7 điểm) 4. Văn bản của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội
  • 30. Các hình thức văn bản của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội do người đứng đầu cơ quan Trung ương của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội quy định. (7 điểm)
  • 31. ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM CHẤM ĐỀ PHỎNG VẤN SỐ: 17 CHỨC DANH: NHÂN VIÊN VĂN THƯ Câu 1: Tại Điều 4, Nghị định Số: 27/2012/NĐ-CP ngày 06 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ, Quy định về xử lý kỷ luật viên chức và trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của viên chức. Viên chức bị xử lý kỷ luật khi có hành vi vi phạm pháp luật trong các trường hợp sau: 1. Vi phạm việc thực hiện nghĩa vụ của viên chức và những việc viên chức không được làm quy định tại Luật viên chức; (10 điểm) 2. Vi phạm các nghĩa vụ khác cam kết trong hợp đồng làm việc đã ký kết với đơn vị sự nghiệp công lập; (10 điểm) 3. Vi phạm pháp luật bị Tòa án kết án bằng bản án có hiệu lực pháp luật; (10 điểm) 4. Vi phạm quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn xã hội và các quy định khác của pháp luật liên quan đến viên chức nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự. (10 điểm) Câu 2: Thể thức, kĩ thuật trình bày Quốc hiệu được quy định tại khoản 1, khoản 2 của điều 6 Thông tư Số: 01/2011/TT-BNV ngày 19 tháng 01 năm 2011 của Bộ Nội vụ về Hướng dẫn thể thức và kĩ thuật trình bày văn bản hành chính(không trình bày phần ví dụ) như sau: Điều 6. Quốc hiệu 1. Thể thức Quốc hiệu ghi trên văn bản bao gồm 2 dòng chữ: “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM” và “Độc lập - Tự do - Hạnh phúc”. (5 điểm) 2. Kỹ thuật trình bày Quốc hiệu được trình bày tại ô số 1; chiếm khoảng 1/2 trang giấy theo chiều ngang, ở phía trên, bên phải. (5 điểm) Dòng thứ nhất: “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM” được trình bày bằng chữ in hoa, cỡ chữ từ 12 đến 13, kiểu chữ đứng, đậm; (5 điểm) Dòng thứ hai: “Độc lập - Tự do - Hạnh phúc” được trình bày bằng chữ in thường, cỡ chữ từ 13 đến 14 (nếu dòng thứ nhất cỡ chữ 12, thì dòng thứ hai cỡ chữ 13; nếu dòng thứ nhất cỡ chữ 13, thì dòng thứ hai cỡ chữ 14), kiểu chữ đứng, đậm; được đặt canh giữa dưới dòng thứ nhất; chữ cái đầu của các cụm từ được viết hoa, giữa các cụm từ có gạch nối, có cách chữ; phía dưới có đường kẻ ngang, nét liền, có độ dài bằng độ dài của dòng chữ (sử dụng lệnh Draw, không dùng lệnh Underline), (10 điểm)
  • 32. Hai dòng chữ trên được trình bày cách nhau dòng đơn. (5 điểm) Câu 3: Quản lí và sử dụng con dấu được quy định tại Điều 25 của Nghị định số 110/2004/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2004 của Chính phủ về công tác văn thư như sau: Điều 25. Quản lý và sử dụng con dấu 1. Việc quản lý và sử dụng con dấu trong công tác văn thư được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng con dấu và các quy định của Nghị định này. (4 điểm) 2. Con dấu của cơ quan, tổ chức phải được giao cho nhân viên văn thư giữ và đóng dấu tại cơ quan, tổ chức. Nhân viên văn thư có trách nhiệm thực hiện những quy định sau: (4 điểm) a) Không giao con dấu cho người khác khi chưa được phép bằng văn bản của người có thẩm quyền; (4 điểm) b) Phải tự tay đóng dấu vào các văn bản, giấy tờ của cơ quan, tổ chức; (3điểm) c) Chỉ được đóng dấu vào những văn bản, giấy tờ sau khi đã có chữ ký của người có thẩm quyền; (4 điểm) d) Không được đóng dấu khống chỉ. (3 điểm) 3. Việc sử dụng con dấu của cơ quan, tổ chức và con dấu của văn phòng hay của đơn vị trong cơ quan, tổ chức được quy định như sau: a) Những văn bản do cơ quan, tổ chức ban hành phải đóng dấu của cơ quan, tổ chức; (4 điểm) b) Những văn bản do văn phòng hay đơn vị ban hành trong phạm vi quyền hạn được giao phải đóng dấu của văn phòng hay dấu của đơn vị đó. (5 điểm)
  • 33. ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM CHẤM ĐỀ PHỎNG VẤN SỐ: 18 CHỨC DANH: NHÂN VIÊN VĂN THƯ Câu 1: Tại Điều 13, Nghị định Số: 27/2012/NĐ-CP ngày 06 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ, Quy định về xử lý kỷ luật viên chức và trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của viên chức. Hình thức kỷ luật buộc thôi việc áp dụng đối với viên chức có một trong các hành vi vi phạm pháp luật sau đây: 1. Bị phạt tù mà không được hưởng án treo hoặc bị Tòa án kết án về hành vi tham nhũng; (5 điểm) 2. Không tuân thủ quy trình, quy định chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp và quy tắc ứng xử trong khi thực hiện hoạt động nghề nghiệp gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng; (7 điểm) 3. Sử dụng giấy tờ không hợp pháp để được tuyển dụng vào đơn vị sự nghiệp công lập; (5 điểm) 4. Nghiện ma túy có xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền; (5 điểm) 5. Tự ý nghỉ việc, tổng số từ 07 ngày làm việc trở lên trong một tháng hoặc từ 20 ngày làm việc trở lên trong một năm mà không có lý do chính đáng được tính trong tháng dương lịch; năm dương lịch; (7 điểm) 6. Vi phạm ở mức độ đặc biệt nghiêm trọng quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng, nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự; quy định của pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; kỷ luật lao động; phòng, chống tệ nạn xã hội và các quy định khác của pháp luật liên quan đến viên chức. (11 điểm) Câu 2: Nhiệm vụ của văn thư cơ quan, tổ chức được quy định tại khoản 2 Điều 29 của Nghị định số 110/2004/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2004 của Chính phủ về công tác văn thư như sau: Điều 29. Tổ chức, nhiệm vụ của văn thư cơ quan, tổ chức 2. Văn thư cơ quan có những nhiệm vụ cụ thể sau: a) Tiếp nhận, đăng ký văn bản đến; (3 điểm) b) Trình, chuyển giao văn bản đến cho các đơn vị, cá nhân; (3 điểm) c) Giúp Chánh Văn phòng, Trưởng phòng Hành chính hoặc người được giao trách nhiệm theo dõi, đôn đốc việc giải quyết văn bản đến; (4 điểm) d) Tiếp nhận các dự thảo văn bản trình người có thẩm quyền xem xét, duyệt, ký ban hành; (3 điểm)
  • 34. đ) Kiểm tra thể thức, hình thức và kỹ thuật trình bày; ghi số và ngày, tháng; đóng dấu mức độ khẩn, mật; (4 điểm) e) Đăng ký, làm thủ tục phát hành, chuyển phát và theo dõi việc chuyển phát văn bản đi; (3 điểm) g) Sắp xếp, bảo quản và phục vụ việc tra cứu, sử dụng bản lưu; (3 điểm) h) Quản lý sổ sách và cơ sở dữ liệu đăng ký, quản lý văn bản; làm thủ tục cấp giấy giới thiệu, giấy đi đường cho cán bộ, công chức, viên chức; (4 điểm) i) Bảo quản, sử dụng con dấu của cơ quan, tổ chức và các loại con dấu khác. (3điểm) Câu 3: Nội dung sửa đổi được quy định tại điểm a khoản 3, Điều 1 của Nghị định Số: 09/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ về Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 110/2004/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2004 của Chính phủ về công tác văn thư. Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 110/2004/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2004 của Chính phủ về công tác văn thư như sau: 3. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 5 như sau: a) Thể thức văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hành chính bao gồm các thành phần sau: - Quốc hiệu; (3 điểm) - Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản; (3 điểm) - Số, ký hiệu của văn bản; (3 điểm) - Địa danh và ngày, tháng, năm ban hành văn bản; (3 điểm) - Tên loại và trích yếu nội dung của văn bản; (3 điểm) - Nội dung văn bản; (3 điểm) - Chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền; (3 điểm) - Dấu của cơ quan, tổ chức; (3 điểm) - Nơi nhận; (3 điểm) - Dấu chỉ mức độ khẩn, mật (đối với những văn bản loại khẩn, mật). (3 điểm)
  • 35. ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM CHẤM ĐỀ PHỎNG VẤN SỐ 19 CHỨC DANH: VĂN THƯ TRƯỜNG HỌC Câu 1: Theo Nghị định số: 27/2012/NĐ-CP ngày 06/04/2012 các quy định liên quan đến việc thi hành kỷ luật viên chức gồm: 1. Viên chức bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc: a) Viên chức bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc thì không được hưởng chế độ thôi việc nhưng được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận thời gian làm việc đã đóng bảo hiểm xã hội để thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật; (5 điểm) b) Đơn vị sự nghiệp công lập có thẩm quyền quản lý viên chức lưu giữ hồ sơ viên chức bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc có trách nhiệm cung cấp bản sao hồ sơ lý lịch và nhận xét quá trình công tác (có xác nhận) khi viên chức bị xử lý kỷ luật có nhu cầu. (5 điểm) 2. Quyết định xử lý kỷ luật đối với viên chức đã được cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền hoặc Tòa án kết luận là bị oan, sai thì chậm nhất là 10 ngày làm việc kể từ ngày có văn bản kết luận của cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền hoặc từ ngày quyết định của Tòa án có hiệu lực, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quản lý viên chức có trách nhiệm công bố công khai tại đơn vị nơi viên chức đang công tác. (10 điểm) 3. Viên chức bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cách chức, buộc thôi việc, sau đó được cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền hoặc Tòa án kết luận là oan, sai mà vị trí công tác cũ đã bố trí người khác thay thế, thì người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập có thẩm quyền có trách nhiệm bố trí vào vị trí công tác, chức vụ quản lý phù hợp. (10 điểm) 4. Trường hợp cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo kết luận xử lý kỷ luật viên chức tiến hành không đúng quy định về áp dụng hình thức kỷ luật, trình tự, thủ tục và thẩm quyền xử lý kỷ luật thì người có thẩm quyền đã ký quyết định kỷ luật phải ra quyết định hủy bỏ quyết định xử lý kỷ luật; đồng thời đơn vị sự nghiệp công lập có thẩm quyền xử lý kỷ luật phải tiến hành xem xét xử lý kỷ luật viên chức theo đúng quy định tại Nghị định này. (10 điểm) Câu 2: Theo Nghị định 09/2010/NĐ-CP ngày 08/02/2010 khoản 2 và khoản 3 Điều 2 được sửa đổi, bổ sung như sau: "2. "Bản gốc văn bản" là bản hoàn chỉnh về nội dung, thể thức văn bản được cơ quan tổ chức ban hành và có chữ ký trực tiếp của người có thẩm quyền; (15 điểm)
  • 36. 3. "Bản chính văn bản" là bản hoàn chỉnh về nội dung, thể thức văn bản và được cơ quan, tổ chức ban hành". ( 15 điểm) Câu 3: Theo Thông tư số 01/2011/TT-BNV ngày 19/01/2011 kỹ thuật trình bày băn bản và phông chữ trình bày văn bản được trình bày như sau: - Kỹ thuật trình bày văn bản quy định tại Thông tư này bao gồm: Khổ giấy, kiểu trình bày, định lề trang văn bản, vị trí trình bày các thành phần thể thức, phông chữ, cỡ chữ, kiểu chữ và các chi tiết trình bày khác, được áp dụng đối với văn bản soạn thảo trên máy vi tính và in ra giấy; văn bản được soạn thảo bằng các phương pháp hay phương tiện kỹ thuật khác hoặc văn bản được làm trên giấy mẫu in sẵn. (15 điểm) Không áp dụng đối với văn bản được in thành sách, in trên báo, tạp chí và các loại ấn phẩm khác. (05 điểm) - Phông chữ sử dụng trình bày văn bản trên máy vi tính là phông chữ tiếng Việt của bộ mã ký tự Unicode theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6909:2001. (10 điểm)
  • 37. ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM CHẤM ĐỀ PHỎNG VẤN SỐ 20 CHỨC DANH: VĂN THƯ TRƯỜNG HỌC Câu 1: Theo quy định tại Nghị định số: 27/2012/NĐ-CP ngày 06/04/2012, Thành phần Hội đồng xử lý trách nhiệm bồi thường có 05 thành viên, bao gồm: a) Người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập làm Chủ tịch Hội đồng; (08 điểm) b) Một ủy viên Hội đồng là đại diện Ban chấp hành công đoàn của đơn vị sự nghiệp công lập; (08 điểm) c) Một ủy viên Hội đồng là người trực tiếp quản lý hành chính và chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức phải bồi thường; (08 điểm) d) Một ủy viên Hội đồng là chuyên gia về lĩnh vực có liên quan đến việc xác định mức độ thiệt hại do đơn vị sự nghiệp công lập mời; (08 điểm) đ) Một ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng là đại diện bộ phận tài chính – kế toán của đơn vị sự nghiệp công lập. (08 điểm) Câu 2: Theo Nghị định 09/2010/NĐ-CP ngày 08/02/2010 khoản 1 và khoản 2 Điều 4 sửa đổi, bổ sung như sau: "1. Văn bản quy phạm pháp luật theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản quy định chi tiết biện pháp thi hành Luật này. (15 điểm) 2. Văn bản hành chính Nghị quyết (cá biệt), quyết định (cá biệt), chỉ thị, quy chế, quy định, thông cáo, thông báo, hướng dẫn, chương trình, kế hoạch, phương án, đề án, dự án, báo cáo, biên bản, tờ trình, hợp đồng, công văn, công điện, bản ghi nhớ bản cam kết, bản thoả thuận, giấy chứng nhận, giấy uỷ quyền, giấy mời, giấy giới thiệu, giấy nghỉ phép, giấy đi đường, giấy biên nhận hồ sơ, phiếu gửi, phiếu chuyển, thư công". (15 điểm) Câu 3: Theo Thông tư số 01/2011/TT-BNV ngày 19/01/2011 khổ giấy, kiểu trình bày, định lề trang văn bản được trình bày như sau: 1. Khổ giấy Văn bản hành chính được trình bày trên khổ giấy khổ A4 (210 mm x 297 mm). (05 điểm) Các văn bản như giấy giới thiệu, giấy biên nhận hồ sơ, phiếu gửi, phiếu chuyển được trình bày trên khổ giấy A5 (148 mm x 210 mm) hoặc trên giấy mẫu in sẵn (khổ A5). (05 điểm)
  • 38. 2. Kiểu trình bày Văn bản hành chính được trình bày theo chiều dài của trang giấy khổ A4 (định hướng bản in theo chiều dài). (05 điểm) Trường hợp nội dung văn bản có các bảng, biểu nhưng không được làm thành các phụ lục riêng thì văn bản có thể được trình bày theo chiều rộng của trang giấy (định hướng bản in theo chiều rộng). (05 điểm) 3. Định lề trang văn bản (đối với khổ giấy A4) Lề trên: cách mép trên từ 20 - 25 mm; Lề dưới: cách mép dưới từ 20 - 25 mm; (05 điểm) Lề trái: cách mép trái từ 30 - 35 mm; Lề phải: cách mép phải từ 15 - 20 mm. (05 điểm)
  • 39. ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM CHẤM ĐỀ PHỎNG VẤN SỐ 21 CHỨC DANH: VĂN THƯ TRƯỜNG HỌC Câu 1: Theo quy định tại Nghị định số: 27/2012/NĐ-CP ngày 06/04/2012 Hội đồng xử lý trách nhiệm bồi thường có các nhiệm vụ: a) Xem xét, đánh giá tính chất của hành vi gây thiệt hại; mức độ thiệt hại; (10 điểm) b) Xác định trách nhiệm của viên chức gây ra thiệt hại và viên chức có liên quan; (10 điểm) c) Kiến nghị với người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập hoặc cấp có thẩm quyền về mức và phương thức bồi thường; (10 điểm) d) Trường hợp Hội đồng phát hiện hành vi của viên chức gây ra thiệt hại vật chất có dấu hiệu cấu thành tội phạm thì Hội đồng kiến nghị với người có thẩm quyền chuyển hồ sơ đến cơ quan chức năng để xử lý theo quy định của pháp luật. (10 điểm) Câu 2: Theo Nghị định 09/2010/NĐ-CP ngày 08/02/2010 Điều 9 được sửa đổi, bổ sung như sau: "Điều 9. Kiểm tra văn bản trước khi ký ban hành 1. Thủ trưởng đơn vị hoặc cá nhân chủ trì soạn thảo văn bản phải kiểm tra và chịu trách nhiệm về nội dung văn bản trước người đímg đầu cơ quan, tổ chức và trước pháp luật. (15 điểm) 2. Chánh Văn phòng; Trưởng Phòng Hành chính ở những cơ quan, tổ chức không có Văn phòng; người được giao trách nhiệm giúp người đứng đầu cơ quan tổ chức quản lý công tác văn thư ở những cơ quan, tổ chức khác phải kiểm tra và chịu trách nhiệm về thể thức, kỹ thuật trình bày và thủ tục ban hành văn bản trước người đứng đầu cơ quan, tổ chức và trước pháp luật". (15 điểm) Câu 3: Theo Thông tư số 01/2011/TT-BNV ngày 19/01/2011 thể thức, kỹ thuật trình bày Quốc hiệu được trình bày như sau: 1. Thể thức Quốc hiệu ghi trên văn bản bao gồm 2 dòng chữ: “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM” và “Độc lập - Tự do - Hạnh phúc”. (05 điểm) 2. Kỹ thuật trình bày - Quốc hiệu được trình bày tại ô số 1; chiếm khoảng 1/2 trang giấy theo chiều ngang, ở phía trên, bên phải. (05 điểm)
  • 40. - Dòng thứ nhất: “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM” được trình bày bằng chữ in hoa, cỡ chữ từ 12 đến 13, kiểu chữ đứng, đậm; (05 điểm) - Dòng thứ hai: + “Độc lập - Tự do - Hạnh phúc” được trình bày bằng chữ in thường, cỡ chữ từ 13 đến 14. (05 điểm) + nếu dòng thứ nhất cỡ chữ 12, thì dòng thứ hai cỡ chữ 13; nếu dòng thứ nhất cỡ chữ 13, thì dòng thứ hai cỡ chữ 14. (05 điểm) + Kiểu chữ đứng, đậm; được đặt canh giữa dưới dòng thứ nhất; chữ cái đầu của các cụm từ được viết hoa, giữa các cụm từ có gạch nối, có cách chữ; phía dưới có đường kẻ ngang, nét liền, có độ dài bằng độ dài của dòng chữ (sử dụng lệnh Draw, không dùng lệnh Underline. (05 điểm)
  • 41. ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM CHẤM ĐỀ PHỎNG VẤN SỐ 22 CHỨC DANH: VĂN THƯ TRƯỜNG HỌC Câu 1: Tại Nghị định số: 27/2012/NĐ-CP ngày 06/04/2012, Hội đồng xử lý trách nhiệm bồi thường hoạt động theo các nguyên tắc sau: a) Hội đồng họp khi có đủ 03 thành viên trở lên tham dự, trong đó có Chủ tịch Hội đồng và Thư ký Hội đồng; (08 điểm) b) Trong quá trình thảo luận và quyết định, các thành viên Hội đồng phải công bằng, khách quan, dân chủ và tuân theo các quy định của pháp luật; (08 điểm) c) Kiến nghị của Hội đồng về mức và phương thức bồi thường được thực hiện bằng hình thức bỏ phiếu kín theo nguyên tắc đa số; (08 điểm) d) Cuộc họp của Hội đồng phải có biên bản ghi ý kiến của các thành viên dự họp và kết quả bỏ phiếu kiến nghị mức và phương thức bồi thường; (08 điểm) đ) Các cuộc họp của Hội đồng phải có sự tham gia của viên chức gây ra thiệt hại. Trường hợp viên chức gây ra thiệt hại vắng mặt sau 02 lần được Hội đồng triệu tập mà không có lý do chính đáng thì đến lần thứ 03, sau khi Hội đồng triệu tập, nếu viên chức đó tiếp tục vắng mặt thì Hội đồng vẫn họp và viên chức gây ra thiệt hại phải thi hành quyết định bồi thường thiệt hại. (08 điểm) Câu 2: Theo Nghị định 09/2010/NĐ-CP ngày 08/02/2010 khoản 1 và 3 Điều 10 được sửa đổi, bổ sung như sau: "1. ở cơ quan tổ chức làm việc theo chế độ thủ trưởng, người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ký tất cả văn bản của cơ quan, tổ chức. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thể giao cho cấp phó của mình ký thay (KT.) các văn bản thuộc các lĩnh vực được phân công phụ trách và một số văn bản thuộc thẩm quyền của người đứng đầu. Cấp phó ký thay chịu trách nhiệm trước người đứng đầu cơ quan, tổ chức và trước pháp luật.". (15 điểm) "3. Ký thừa uỷ quyền Trong trường hợp đặc biệt, người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thể uỷ quyền cho người đứng đầu một đơn vị trong cơ quan, tổ chức ký thừa uỷ quyền (TUQ.) một số văn bản mà mình phải ký. Việc giao ký thừa uỷ quyền phải được quy định bằng văn bản và giới hạn trong một thời gian nhất định. Người được ký thừa uỷ quyền không được uỷ quyền lại cho người khác ký. Văn bản ký thừa uỷ quyền theo thể thức và đóng dấu của cơ quan, tổ chức uỷ quyền". (15 điểm)
  • 42. Câu 3: Theo Thông tư số 01/2011/TT-BNV ngày 19/01/2011 thể thức trình bày: Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản được trình bày như sau: Đối với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Văn phòng Quốc hội; Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội hoặc Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp; Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Tập đoàn Kinh tế nhà nước, Tổng công ty 91 không ghi cơ quan chủ quản. (10 điểm) Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản bao gồm tên của cơ quan, tổ chức chủ quản trực tiếp (nếu có) (đối với các tổ chức kinh tế có thể là công ty mẹ) và tên của cơ quan, tổ chức ban hành văn bản. (07 điểm) a) Tên của cơ quan, tổ chức ban hành văn bản phải được ghi đầy đủ hoặc được viết tắt theo quy định tại văn bản thành lập, quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy, phê chuẩn, cấp giấy phép hoạt động hoặc công nhận tư cách pháp nhân của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. (07 điểm) b) Tên của cơ quan, tổ chức chủ quản trực tiếp có thể viết tắt những cụm từ thông dụng như Ủy ban nhân dân (UBND), Hội đồng nhân dân (HĐND), Việt Nam (VN). (06 điểm)
  • 43. ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM ĐỀ PHỎNG VẤN SỐ 23 CHỨC DANH: VĂN THƯ TRƯỜNG HỌC Câu 1: Theo quy định tại Nghị định số: 27/2012/NĐ-CP ngày 06/04/2012 hồ sơ xử lý trách nhiệm bồi thường của vụ việc bao gồm: a) Biên bản về vụ việc (hoặc văn bản kết luận của cơ quan có thẩm quyền) (08 điểm) b) Các bản tường trình của viên chức gây thiệt hại và viên chức có liên quan; (08 điểm) c) Hồ sơ kinh tế - kỹ thuật (nếu có) của trang bị, thiết bị hoặc tài sản bị mất, hư hỏng hoặc thiệt hại; (08 điểm) d) Biên bản đánh giá sơ bộ giá trị tài sản bị thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều 26 Nghị định này; (08 điểm) đ) Các văn bản khác có liên quan (nếu có). (08 điểm) Câu 2: Theo Nghị định 09/2010/NĐ-CP ngày 08/02/2010 Điều 18 được sửa đổi, bổ sung như sau: "Điều 18. Chuyển phát và đính chính văn bản đi 3. Văn bản đã phát hành nhưng có sai sót về nội dung phải được sửa đổi, thay thế bằng văn bản có hình thức tương đương của cơ quan, tổ chức ban hành văn bản. (15 điểm) Văn bản đã phát hành nhưng có sai sót về thế thức, kỹ thuật trình bày, thủ tục ban hành phải được đính chính bằng văn bản hành chính của cơ quan, tổ chức ban hành văn bản". (15 điểm) Câu 3: Theo Thông tư số 01/2011/TT-BNV ngày 19/01/2011 thể thức, kỹ thuật: Số của văn bản được trình bày như sau: 1. Thể thức Số của văn bản Số của văn bản là số thứ tự đăng ký văn bản tại văn thư của cơ quan, tổ chức. Số của văn bản được ghi bằng chữ số Ả-rập, bắt đầu từ số 01 vào ngày đầu năm và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 hàng năm. (15 điểm) 2. Kỹ thuật trình bày Số của văn bản Số văn bản được trình bày tại ô số 3, được đặt canh giữa dưới tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản. (07 điểm)
  • 44. Từ “Số” được trình bày bằng chữ in thường cỡ chữ 13, kiểu chữ đứng; sau từ “Số” có dấu hai chấm; với những số nhỏ hơn 10 phải ghi thêm số 0 phía trước (08 điểm)
  • 45. ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM CHẤM ĐỀ PHỎNG VẤN SỐ 24 CHỨC DANH: VĂN THƯ TRƯỜNG HỌC Câu 1: Theo quy định tại Nghị định số: 27/2012/NĐ-CP ngày 06/04/2012, hội đồng xử lý trách nhiệm bồi thường họp xem xét giải quyết việc bồi thường theo trình tự sau: a) Chủ tịch Hội đồng công bố thành phần tham gia; (07 điểm) b) Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng báo cáo về hành vi gây thiệt hại của viên chức và mức bồi thường thiệt hại; (07 điểm) c) Hội đồng nghe giải trình của viên chức phải bồi thường và nghe ý kiến của các thành viên Hội đồng; (07 điểm) d) Hội đồng thảo luận và bỏ phiếu kín về mức và phương thức bồi thường; (07 điểm) đ) Chủ tịch Hội đồng công bố kết quả bỏ phiếu kín và thông qua biên bản cuộc họp; (06 điểm) e) Chủ tịch Hội đồng và Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng ký vào biên bản cuộc họp. (06 điểm) Câu 2: Theo Nghị định 09/2010/NĐ-CP ngày 08/02/2010 Điều 19 được sửa đổi, bổ sung như sau: "1. Mỗi văn bản đi phải lưu hai bản: bản gốc lưu tại Văn thư cơ quan, tổ chức và bản chính lưu trong hồ sơ. (15 điểm) 2. Bản gốc lưu tại Văn thư cơ quan, tổ chức phải được đóng dấu và sắp xếp theo thứ tự đăng ký". (15 điểm) Câu 3: Theo Thông tư số 01/2011/TT-BNV ngày 19/01 thể thức, kỹ thuật trình bày: Ngày, tháng, năm ban hành văn bản được trình bày như sau: 1. Thể thức Ngày, tháng, năm ban hành văn bản là ngày, tháng, năm văn bản được ban hành. (05 điểm) Ngày, tháng, năm ban hành văn bản phải được viết đầy đủ; các số chỉ ngày, tháng, năm dùng chữ số Ả-rập; đối với những số chỉ ngày nhỏ hơn 10 và tháng 1, 2 phải ghi thêm số 0 ở trước. (10 điểm) 2. Kỹ thuật trình bày Ngày, tháng, năm ban hành văn bản được trình bày trên cùng một dòng với số, ký hiệu văn bản, tại ô số 4, bằng chữ in thường, cỡ chữ từ 13 đến 14, kiểu chữ nghiêng; các chữ cái đầu của địa danh phải viết hoa; sau địa danh có dấu phẩy; địa danh và ngày, tháng, năm được đặt canh giữa dưới Quốc hiệu. (15 điểm)
  • 46. ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM CHẤM ĐỀ PHỎNG VẤN SỐ: 25 CHỨC DANH: VĂN THƯ TRƯỜNG HỌC Câu 1: Theo quy định tại Quyết định số 03/2007/QĐ-BNV ngày 26/02/2007 của Bộ Nội vụ, Mục đích quy định Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức nhằm: 1. Quy định các chuẩn mực xử sự của cán bộ, công chức, viên chức khi thi hành nhiệm vụ, công vụ và trong quan hệ xã hội, bao gồm những việc phải làm hoặc không được làm nhằm bảo đảm sự liêm chính và trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức. (12 điểm) 2. Thực hiện công khai các hoạt động nhiệm vụ, công vụ và quan hệ xã hội của cán bộ, công chức, viên chức; nâng cao ý thức, trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức trong công tác phòng, chống tham nhũng. (12 điểm) 3. Là căn cứ để các cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xử lý trách nhiệm khi cán bộ, công chức, viên chức vi phạm các chuẩn mực xử sự trong thi hành nhiệm vụ, công vụ và trong quan hệ xã hội, đồng thời là căn cứ để nhân dân giám sát việc chấp hành các quy định pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức. (16 điểm) Câu 2: Theo quy định tại điều 2, điều 3, điều 4 của chương I tại Thông tư số 01/2011/TT-BNV ngày 19 tháng 01 năm 2011 về việc hướng dẫn thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính thì Thể thức văn bản, Kỹ thuật trình bày văn bản và Phông chữ trình bày văn bản được quy định như sau: 1. Thể thức văn bản là tập hợp các thành phần cấu thành văn bản, bao gồm những thành phần chung áp dụng đối với các loại văn bản và các thành phần bổ sung trong những trường hợp cụ thể hoặc đối với một số loại văn bản nhất định theo quy định tại Khoản 3, Điều 1 Nghị định số 09/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 110/2004/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2004 của Chính phủ về công tác văn thư và hướng dẫn tại Thông tư này. (10 điểm) 2. Kỹ thuật trình bày văn bản quy định tại Thông tư này bao gồm khổ giấy, kiểu trình bày, định lề trang văn bản, vị trí trình bày các thành phần thể thức, phông chữ, cỡ chữ, kiểu chữ và các chi tiết trình bày khác, được áp dụng đối với văn bản soạn thảo trên máy vi tính và in ra giấy; văn bản được soạn thảo bằng các phương pháp hay phương tiện kỹ thuật khác hoặc văn bản được làm trên giấy mẫu in sẵn; không áp dụng đối với văn bản được in thành sách, in trên báo, tạp chí và các loại ấn phẩm khác. (10 điểm) 3. Phông chữ sử dụng trình bày văn bản trên máy vi tính là phông chữ tiếng Việt của bộ mã ký tự Unicode theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6909:2001. (10 điểm)
  • 47. Câu 3: Tại Thông tư số 01/2011/TT-BNV ngày 19 tháng 01 năm 2011 của Bộ Nội vụ về hướng dẫn thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính quy định: 1. Thể thức Dấu chỉ mức độ mật như sau: Việc xác định và đóng dấu độ mật (tuyệt mật, tối mật hoặc mật), dấu thu hồi đối với văn bản có nội dung bí mật nhà nước được thực hiện theo quy định tại Điều 5, 6, 7, 8 của Pháp lệnh Bảo vệ bí mật nhà nước năm 2000. (15 điểm) 2. Kỹ thuật trình bày Dấu chỉ mức độ mật như sau: Con dấu các độ mật (TUYỆT MẬT, TỐI MẬT hoặc MẬT) và dấu thu hồi được khắc sẵn theo quy định tại Mục 2 Thông tư số 12/2002/TT-BCA ngày 13 tháng 9 năm 2002 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 33/2002/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Bảo vệ bí mật nhà nước năm 2000. Dấu độ mật được đóng vào ô số 10a, dấu thu hồi được đóng vào ô số 11. (15 điểm)
  • 48. ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM CHẤM ĐỀ PHỎNG VẤN SỐ: 26 CHỨC DANH: VĂN THƯ TRƯỜNG HỌC Câu 1: Các quy định chung về những việc cán bộ, công chức, viên chức phải làm trong thi hành nhiệm vụ, công vụ được quy định tại Quyết định số 03/2007/QĐ-BNV ngày 26/02/2007 của Bộ Nội vụ về việc ban hành quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong bộ máy chính quyền địa phương như sau: 1. Cán bộ, công chức, viên chức khi thi hành nhiệm vụ, công vụ phải thực hiện đầy đủ và đúng các quy định về nghĩa vụ của cán bộ, công chức, viên chức được quy định tại Điều 6, Điều 7, Điều 8 của Pháp lệnh Cán bộ, công chức. (10 điểm) 2. Cán bộ, công chức, viên chức có trách nhiệm phát hiện việc thực hiện sai hoặc không đầy đủ, không đúng quy định của các cán bộ, công chức, viên chức khác trong cùng cơ quan, đơn vị và cán bộ, công chức, viên chức các cơ quan, đơn vị khác có liên quan trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ, phản ánh đến cơ quan, đơn vị có thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức, viên chức đó và chịu trách nhiệm cá nhân về những phản ảnh của mình. (15 điểm) 3. Người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền quản lý và sử dụng cán bộ, công chức, viên chức có trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức, viên chức thuộc thẩm quyền và xử lý vi phạm đối với cán bộ, công chức, viên chức vi phạm các quy định của pháp luật theo phân cấp quản lý cán bộ, công chức. (15 điểm) Câu 2: Theo quy định tại điều 5, chương I của Thông tư số 01/2011/TT- BNV ngày 19 tháng 01 năm 2011 về việc hướng dẫn thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính thì khổ giấy và định lề trang văn bản được quy định như sau: 1. Khổ giấy: Văn bản hành chính được trình bày trên khổ giấy khổ A4 (210 mm x 297 mm). (05 điểm) Các văn bản như giấy giới thiệu, giấy biên nhận hồ sơ, phiếu gửi, phiếu chuyển được trình bày trên khổ giấy A5 (148 mm x 210 mm) hoặc trên giấy mẫu in sẵn (khổ A5). (05 điểm) 2. Định lề trang văn bản (đối với khổ giấy A4): Lề trên: cách mép trên từ 20 - 25 mm; (05 điểm) Lề dưới: cách mép dưới từ 20 - 25 mm; (05 điểm) Lề trái: cách mép trái từ 30 - 35 mm; (05 điểm) Lề phải: cách mép phải từ 15 - 20 mm. (05 điểm)
  • 49. Câu 3: Tại Thông tư số 01/2011/TT-BNV ngày 19 tháng 01 năm 2011 của Bộ Nội vụ về hướng dẫn thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính quy định: 1. Thể thức Dấu chỉ mức độ khẩn Tùy theo mức độ cần được chuyển phát nhanh, văn bản được xác định độ khẩn theo bốn mức sau: khẩn, thượng khẩn, hỏa tốc, hỏa tốc hẹn giờ; khi soạn thảo văn bản có tính chất khẩn, đơn vị hoặc cá nhân soạn thảo văn bản đề xuất mức độ khẩn trình người ký văn bản quyết định. (15 điểm) 2. Kỹ thuật trình bày Dấu chỉ mức độ khẩn như sau: Con dấu các độ khẩn được khắc sẵn hình chữ nhật có kích thước 30mm x 8mm, 40mm x 8mm và 20mm x 8mm, trên đó các từ “KHẨN”, “THƯỢNG KHẨN”, “HỎA TỐC” và “HỎA TỐC HẸN GIỜ” trình bày bằng chữ in hoa, phông chữ Times New Roman cỡ chữ từ 13 đến 14, kiểu chữ đứng, đậm và đặt cân đối trong khung hình chữ nhật viền đơn. Dấu độ khẩn được đóng vào ô số 10b. Mực để đóng dấu độ khẩn dùng màu đỏ tươi. (15 điểm)