SlideShare a Scribd company logo
LOGO
Chương 2B:
SỰ VẬN ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI
DH28NH03 - Nhóm Keep Moving Forward
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HCM
Môn: Tài chính quốc tế
LOGO
1. Mô hình các nhân tố ảnh hưởng sự vận động
của tỷ giá hối đoái
THỊ TRƯỜNG HỐI ĐOÁI
Chính sách
can thiệp
MSBOP
Thông tin
và kì vọng
(Fundamental Factors)Technique Factors
1.1. Mô hình các nhân tố quyết định tỷ giá hối đoái
LOGO
1. Mô hình các nhân tố ảnh hưởng sự vận động
của tỷ giá hối đoái
1.2. Các nhân tố tác động tỷ giá
• BOP
- Cung cầu về ngoại tệ trên thị trường là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự biến động
của tỷ giá hối đoái.
- Nếu cán cân thanh toán quốc tế dư thừa có thể dẫn đến khả năng cung ngoại tệ lớn
hơn cầu ngoại tệ và ngược lại.
- Khi nền kinh tế có mức tăng trưởng ổn định nhu cầu về hàng hoá và dịch vụ nhập
khẩu sẽ tăng => nhu cầu về ngoại tệ cho thanh toán hàng nhập khẩu
tăng lên.
- Ngược lại, khi nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái thì các hoạt động sản xuất kinh
doanh và xuất nhập khẩu bị đình trệ => nguồn cung ngoại tệ giảm đi. Trong
khi nhu cầu nhập khẩu chưa kịp thời được điều chỉnh trong ngắn hạn, việc giảm cung
ngoại tệ sẽ đẩy tỷ giá lên cao.
LOGO
1. Mô hình các nhân tố ảnh hưởng sự vận động
của tỷ giá hối đoái
1.2. Các nhân tố tác động tỷ giá
• BOP
Dựa vào bảng BOP của Mỹ năm 2006, ta thấy, những khoản mục đánh dấu màu
xanh thể hiện cung ngoại tệ, khoản mục đánh dấu màu đỏ thể hiện cầu ngoại tệ
LOGO
1. Mô hình các nhân tố ảnh hưởng sự vận động
của tỷ giá hối đoái
1.2. Các nhân tố tác động tỷ giá
• BOP Giá cả hàng
hóa dịch vụ
Tương quan
thu nhậpNăng suất
kinh tế
Tương quan
lạm phát
Thị hiếu
tiêu dùng
Lưu chuyển thương
mại quốc tế
LOGO
1. Mô hình các nhân tố ảnh hưởng sự vận động
của tỷ giá hối đoái
1.2. Các nhân tố tác động tỷ giá
• BOP Tương quan
lãi suất
Tương quan
rủi ro
Tương quan
chi phí
Lưu chuyển vốn quốc tế
LOGO
MS (Money Supply) là toàn bộ lượng tiền đang lưu thông của cá nhân và
doanh nghiệp, không kể các tổ chức tín dụng và ngân hàng trung ương.
1.2. Các nhân tố tác động tỷ giá
• Tổng cung tiền tệ Ms
LOGO
1.2. Các nhân tố tác động tỷ giá
• Tổng cung tiền tệ Ms
LOGO
1.2. Các nhân tố tác động tỷ giá
• Tổng cung tiền tệ Ms
- Tương quan tổng cung tiền tệ
+ Ms = Md = f(P,Y,1/i)
+ Ms* = Md*= f(P*,Y*,1/i*)
- Nếu PPP tồn tại (S=P/P*), sự thay đổi của tỷ giá tùy thuộc vào tương quan cung
tiền giữa 2 quốc gia (+) tương quan lãi suất (+) và tương quan thu nhập (-)
- Hình thức tương đối của PPP có thể được sử dụng để ước tính giá sẽ thay đổi
như thế nào để phản ứng lại với chênh lệch lạm phát giữa các quốc gia như thế
nào
- Ví dụ: Giả sử tỷ giá ban đầu đạt trạng thái cân bằng. Sau đó đồng nội tệ chịu
mức lạm phát 5% trong khi mức lạm phát của đồng ngoại tệ là 3%. Theo lý
thuyết PPP, đồng ngoại tệ được điều chỉnh như sau:
1 + Ih
ef = -1 +
1 + If
= (1+0.55)/(1+0.03)-1 = 1.94%
=> Đồng ngoại tệ sẽ phải tăng giá 1.94% để phản ứng lại với mức lạm phát trong
nước cao hơn mức lạm phát ở nước ngoài.
LOGO
Can thiệp ( bán và mua ngoại tệ )
trên thị trường ngoại hối
Tác động đến các yếu tố vĩ mô như
lạm phát, lãi suất, mức thu nhập…
Chính sách
can thiệp của
Chính phủ
1. Mô hình các nhân tố ảnh hưởng sự vận động của tỷ giá hối đoái
1.2. Các nhân tố tác động tỷ giá
Áp đặt hàng rào ngoại thương
Hạn chế trao đổi ngoại tệ
* Chính sách can thiệp của Chính phủ
LOGO
Hạn chế trao đổi ngoại tệ
Chính phủ đè tỷ giá ngoại tệ
xuống bằng cách:
+ Mua ngoại tệ trên thị trường
bằng cách tung tiền đồng ra.
Nhưng nếu đưa ra quá mức để
hốt ngoại tệ thì sẽ ảnh hưởng đến
tổng cung trên FX, làm lạm phát
tăng cao, qua đó làm phá vỡ các
mục tiêu của chính sách tiền tệ
+ Trước khi cần ngoại tệ thì “ bật đèn “ trước
thị trường bằng cách bung ngoại tệ ra ( hợp
lí ), làm giá ngoại tệ rớt, làm tỷ giá về thấp
=> Cách này không gây bất ổn đến tổng
cung cầu ngoại tệ, nhưng nó mang tính rủi
ro cao, là “con dao hai lưỡi” nếu nền kinh tế
mất niềm tin vào Chính phủ và không đủ gây
áp lực lên tỷ giá.
LOGO
Áp đặt hàng rào ngoại thương
LOGO
Can thiệp ( bán và mua ngoại tệ ) trên thị trường
ngoại hối
+ Dùng luật pháp thiết lập các quy tắc vận
hành của tỷ giá hối đoái, áp đặt mức giá
trần, giá sàn trên thị trường
 Đây là biện pháp đánh trực tiếp vào thị
trường của Chính phủ
+ Can thiệp bằng chính sách tiền tệ,chính
sách tài khóa
- Đối tượng: Tổng cung, tổng cầu ( Ms, Md )
- Tổng cung tiền dù tăng hay giảm cũng sẽ
ảnh hưởng cung cầu nội tệ trên FX => ảnh
hưởng cung cầu ngoại tệ trên FX => Biến
động tỷ giá
=> Đây là chính sách đối nội trong sự can
thiệp gián tiếp của Chính phủ lên tỷ giá hối
đoái.
LOGO
Tác động đến các yếu tố vĩ mô
*Sự thay đổi của lãi suất tương đối ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư vào các
chứng khoán, từ đó ảnh hưởng đến cung cầu tiền tệ, do đó tác động đến tỷ giá hối
đoái.
*Thay đổi tỷ lệ lạm phát tương đối có thể ảnh hưởng đến hoạt động thương mại
quốc tế, từ đó tác động đến cung cầu ngoại tệ và do vậy ảnh hưởng đến tỷ giá hối
đoái.
LOGO
Dựa trên thông tin
và sự kiện liên
quan đến diễn biến
tỷ giá trong quá khứ,
các nhân tố tác
động đến tỷ giá,
điều hành chính
sách quản lí vĩ mô
1
Mức độ hữu hiệu
về thông tin của
thị trường
2
Cấu trúc và
đăc điểm của
thị trường
3
Hiệu ứng tâm lý
và hành vi
bầy đàn
4
Kỳ vọng thị trường
1. Mô hình các nhân tố ảnh hưởng sự vận động của tỷ giá hối đoái
1.2. Các nhân tố tác động tỷ giá
* Kỳ vọng thị trường
LOGO
1.3. Sự vận động của tỷ giá:
Trong dài hạn ta có thể tìm ra được xu hướng biến động của tỷ
giá. Nhưng trong ngắn hạn tỷ giá biến động rất nhanh, bất ngờ, khó có
thể dự báo chính xác hoàn toàn sự biến động ngắn hạn.
Ví dụ: như ở hình bên là tỷ
giá USD/EUR từ 2002-
2011, ta có thể thấy được xu
hướng giảm. Nhưng ở mỗi
khoảng thời gian ngắn, ta
thấy tỷ giá biến động tăng
giảm liên tục, nhanh chóng,
khó dự báo…
Nguồn:http://www.euro-dollar-
currency.com/eur_usd_exchange_r
ate.htm
LOGO
1993 1994 1995 1996 1997
Exchange rate components
Yen’s trade-
weighted
exchange value
Fundamentally
driven long-run
equilibrium path Fundamentally
driven medium-run
cyclical path
Technically driven
short-run
overshooting path
Fundamental
equilibrium path
Nguồn: giáo trình international economics. Tác giả:robert carbaugh
LOGO
*Lưu ý: khi ta phân tích một yếu tố giả định các yếu tố khác không đổi.
a. Hướng vận động tỷ giá dài hạn: chịu sự tác động của các nhân tố nền
tảng (market fundamental factors): lạm phát (inflation),thị hiếu tiêu dùng
(customer preferences), năng suất (productivity), chính sách thương mại
(government trade policy)…
Trong trung hạn, các tác nhân nền tảng có xu thế làm tỷ giá biến
động theo chu trình (medium-run cyclical path), sau đó tỷ giá luôn quay về
giá trị cân bằng (equilibrium path).
Ta xét ví dụ sau: tỷ giá cân bằng VND 20000/USD.Hiện tại tỷ giá
trên thị trường là VND 22000/USD. Khi đó giá hàng Việt Nam tại Mỹ sẽ rẻ
hơn, xuất khẩu sẽ lớn hơn nhập khẩu. từ đó cung đô la Mỹ lớn hơn cầu đô
la Mỹ, đồng đô la Mỹ mất giá, tỷ giá giảm về mức cân bằng.
Q usd
Usd/vnd
Q usd
Usd/vnd
22000
20000
20000
22000
D
S
D
S
LOGO
b. Hướng vận động tỷ giá ngắn hạn.
Trong ngắn hạn, tỷ giá thường biến động nhanh và mạnh do các
nhân tố: Sự chênh lệch lãi suất thực (real Interest Rate Differentials), kỳ
vọng thị trường (Market expectations), sự can thiệp của NHTW, các cú sốc
về kinh tế,chính trị, xã hội…
Với tốc độ phát triển của công
nghệ thông tin như hiện nay, thị trường
FOREX ngày càng trở nên sôi động hơn.
Chỉ cần một tuyên bố, hay là một số
thông tin trên báo, trên mạng về sự thay
đổi của các tác nhân đều tác động trực
tiếp và ngay lập tức đến kỳ vọng của các
nhà đầu cơ. Họ sẽ cập nhật rất nhanh
chóng, phân tích, tính toán và đưa ra
quyết định nên mua, bán đồng tiền
nào?đầu tư vào đâu? Hoặc có thể là
không giao dịch. Đấy là một trong những
nguyên nhân chính khiến cho tỷ giá trong
ngắn hạn luôn biến động nhanh, mạnh,
khó lường như hiện nay.
LOGO
c.Hiệu ứng tăng vọt của tỷ giá (overshooting): Mô hình tỷ giá tăng quá
mức là một mô hình về nền kinh tế vĩ mô mở do Rudi Dornbusch phát
triển.Giả thiết: những thay đổi về tiền tệ không ảnh hưởng đến khu vực tài sản
thực trong dài hạn và giá cả cứng nhắc trong ngắn hạn., nhà đầu tư không hề
dự tính đến việc tăng tỷ giá, tồn tại tương quan lãi suất giữa lãi suất trong
nước và nước ngoài.
Nguồn:http://vi.wikipedia.org/wiki/M%C3%B4_h%C3%ACnh_t%E1%BB%B7_gi%C
3%A1_t%C4%83ng_qu%C3%A1_m%E1%BB%A9c
Ngày này, các ngân hàng trung ương sử dụng chính
sách tiền tệ như một công cụ hữu hiệu để điều chỉnh nền kinh
tế. Khi mục tiêu là tăng trưởng nền kinh tế, ngân hàng trung
ương áp dụng chính sách nới lỏng tiền tệ, tăng cung tiền làm
giảm lãi suất. Khi đó, các nhà đầu tư, đầu cơ sẽ lập tức chuyển
đầu tư ra nước ngoài, dòng vốn sẽ chảy ra ngoài (KAout > KAin) .
Kết quả là đồng nội tệ giảm giá đột biến, tỷ giá sẽ tăng vọt lên.
Tuy nhiên, việc đồng nội tệ giảm giá đột biến mạnh trong ngắn
hạn sẽ được điều chỉnh lên giá dần dần trong dài hạn. Sự điều
chỉnh này sẽ không trở lại trạng thái cân bằng ban đầu mà được
xác định ở mức cân bằng mới, gọi là mức tỷ giá cân bằng trong
dài hạn.
Rudi Dornbusch
1942-2002
LOGO
2. Vai trò của thông tin đối với sự hình thành tỷ giá
Nhà đầu cơ hối đoái chủ yếu dựa trên kì vọng về tỷ giá. dựa vào việc
phân tích các thông tin, sự kiện để đưa ra kì vọng. Vì vậy, thông tin và sự kiện có
ý nghĩa quan trọng đối với sự vận động của tỷ giá trong ngắn hạn. Tuy nhiên,
đứng trước cùng một thông tin có thể có một kì vọng khác nhau, thậm chí là trái
ngược nhau, nhưng chúng ta không thể nói trước được dự báo nào là đúng, là
sai. Khi tham gia vào kinh doanh ngoại hối, các nhà đầu cơ luôn phải hiểu một
điều rằng “market is always right,you are not”. Không có một nhà đầu cơ nào có
thể biết chính xác diễn biến tỷ giá sẽ như thế nào trong tương lai. Các kì vọng
của họ không phải lúc nào cũng đúng, chuyện họ dự báo sai, đầu tư bị lỗ là rất
bình thường, điều quan trọng là họ giữ được tâm lí ổn định, rút ra bài học từ sai
lầm đó để làm cơ sở cho các lần đầu tư tiếp theo.
Ví dụ : Ngày 19/09/2013, Fed quyết định không cắt giảm quy mô của
chương trình QE thêm ít nhất một tháng nữa và duy trì lãi suất ở mức 0,25%. Khi
đó sẽ có rất nhiều dự báo:
TH a: Đô la Mỹ sẽ giảm giá. Fed nới lỏng định lượng tức là sẽ tăng cung
đô la Mỹ, lãi suất giảm. dòng vốn sẽ chảy ra nước ngoài.
TH b: Đô la Mỹ sẽ tăng giá lại khi Fed dừng gói QE.
TH c: khi đô la Mỹ mất giá sẽ khích thích xuất khẩu, giảm nhập khẩu, từ
đó đô la Mỹ lại lên giá
LOGO
3. Phân tích tác động của các nhân tố chủ yếu
đến sự vận động của tỷ giá
Thay đổi tỷ lệ lạm phát tương đối có thể ảnh hưởng đến
hoạt động kinh doanh thương mại quốc tế, từ đó tác động
đến cung và cầu ngoại tệ và do vậy ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái.
Nếu tỷ lệ lạm phát trong nước cao hơn lạm phát ở nước ngoài, hàng
hóa trong nước sẽ trở nên đắt đỏ hơn so với hàng hóa nước ngoài.
Nếu tỷ lệ lạm phát trong nước cao hơn lạm phát ở nước ngoài, hàng hóa
trong nước sẽ trở nên đắt đỏ hơn so với hàng hóa nước ngoài. Điều này
dẫn đến sự gia tăng nhu cầu hàng hóa ngoại nhập và sụt giảm nhu cầu
hàng hóa nội địa, từ đó mức cầu đồng tiền ngoại tệ tăng vì người tiêu
dùng và các doanh nghiệp trong nước có lạm phát cao có xu hướng tăng
nhập khẩu. Đồng thời, nhu cầu của người nước ngoài dối với hàng hóa
nội địa cũng sụt giảm do giá cao hơn trong nước, nghĩa là cung ngoại tệ
giảm. Do vậy, cả 2 yếu tố này tạo áp lực tăng giá đồng tiền ngoại tệ.
3.1 Tương quan lạm phát
LOGO
Ví dụ: Nếu lạm phát tại Mỹ tăng mạnh trong
khi lạm phát tại Anh vẫn giữ nguyên. (Giả sử
các công ty Anh và công ty Mỹ đều bán
những loại hàng hóa có thể thay thế cho
nhau). Sự tăng lên của lạm phát Mỹ sẽ làm
tăng nhu cầu của người Mỹ đối với hàng hóa
của Anh và do đó cũng làm tăng lượng cầu
của Mỹ đối với đồng bảng Anh (D0  D1).
Bên cạnh đó việc tăng lên của lạm phát Mỹ
sẽ làm giảm nhu cầu của người Anh đối với
hàng hóa Mỹ và bởi vậy làm giảm cung bảng
Anh ra thị trường (S0  S1). Từ đó gây áp
lực tăng giá đối với giá trị của đồng bảng
Anh.
Nếu lạm phát ở Anh tăng lên so với lạm phát tại Mỹ thì tình huống
ngược lại sẽ xuất hiện.
3.1 Tương quan lạm phát
LOGO
Ví dụ: Trong năm 2008
tỷ lệ lạm phát của Việt
Nam rất cao so với các
năm trước đó trong khi
tỷ lệ lạm phát của Mỹ,
Trung Quốc, Thái
Lan… và một số nước
vẫn ở mức bình
thường, do đó trong
năm 2008 nhu cầu
nhập khẩu của Việt
Nam tăng cao dẫn tới
nhu cầu USD tăng làm
cho tỷ giá USD/VND
tăng cao.
1.3.1 Tương quan lạm phát3.1 Tương quan lạm phát
LOGO1.3.1 Tương quan lạm phát
HỌC THUYẾT NGANG GIÁ SỨC MUA
Theo học thuyết ngang giá sức mua, tỷ lệ thay đổi tỷ giá sẽ biến động để
phản ánh tương quan lạm phát theo công thức:
∆e =
𝜋− 𝜋∗
1+ 𝜋∗
. 100%
Trong đó: ∆e là tỷ lệ % thay đổi tỷ giá sau một năm; π là tỷ lệ lạm
phát/năm trong nước; π* là tỷ lệ lạm phát/năm ở nước ngoài.
Ví dụ: Nếu tỷ lệ lạm phát của VND là 9,5%/năm, của USD là 3,0%/năm thì
tỷ giá USD/VND sẽ tăng là:
∆e =
0.095−0.03
1+0.03
. 100% = +6,31%
Vì π và π* là tỷ lệ lạm phát chỉ thay đổi từ từ trong dài hạn, nên tương
quan lạm phát giữa hai đồng tiền quyết định xu hướng vận động tỷ giá
trong dài hạn.
3.1 Tương quan lạm phát
LOGO3.2 Tương quan lãi suất
Sự thay đổi lãi suất tương đối ảnh hưởng đến
hoạt động đầu tư vào các chứng khoán nước
ngoài, từ đó ảnh hưởng đến cung và cầu tiền
tệ, do đó tác động đến tỷ giá hối đoái.
Nếu lãi suất trong nước tăng tương đối so với
lãi suất ngoại tệ thì tài sản tài chính nội địa trở
nên hấp dẫn các nhà đầu tư hơn tài sản tài
chính nước ngoài. Do đó, cung ngoại tệ đầu
tư vào trong nước tăng lên. Bên cạnh đó, lãi
suất trong nước hấp dẫn hơn so với lãi suất ở
nước ngoài nên cầu ngoại tệ đầu tư ra nước
ngoài giảm. Như vậy sự dịch chuyển sang
phải của đường cung ngoại tệ và sự dịch
chuyển sang trái của đường cầu ngoại tệ làm
cho ngoại tệ giảm.
LOGO
Lãi suất thực. Mặc dù lãi suất cao tương đối có thể thu hút dòng vốn
nước ngoài (để đầu tư vào những chứng khoán có lãi suất cao), nhưng
lãi suất cao tương đối có thể phản ánh dự tính về lạm phát cao tương
đối. Do lạm phát cao có thể tạo ra áp lực giảm giá của đồng nội tệ, việc
đầu tư vào chứng khoán được định giá bằng đồng tiền này có thể không
còn đủ hấp dẫn đối với nhà đầu tư nước ngoài nữa. Cho nên xem xét lãi
suất thực, tức là lãi suất danh nghĩa để điều chỉnh lạm phát, thực sự hữu
ích.
Lãi suất thực ≈ lãi suất danh nghĩa – Tỷ lệ lạm phát
Mối quan hệ này thường được gọi là hiệu ứng Fisher
Thông thường, lãi suất thực được so sánh giữa các
quốc gia để xem xét sự thay đổi của tỷ giá hối đoái vì
nó kết hợp hai yếu tố ảnh hưởng đễn tỷ giá hối đoái
là lãi suất danh nghĩa và lạm phát. Nếu các yếu tố
khác không đổi, mức lãi suất thực tại Mỹ cao tương
đối so với các quốc gia còn lại có xu hướng làm cho
đồng đô la tăng giá.
3.2 Tương quan lãi suất
LOGO
 Đây là yếu tố thứ 3 ảnh hưởng đến tỷ giá. Do thu nhập có thể ảnh hưởng
lượng cầu nhập khẩu nên nó có thể tác động đến tỷ giá.
3. Phân tích tác động của các nhân tố
chủ yếu đến sự vận động của tỷ giá
3.3 Tương quan thu nhập (tăng trưởng
kinh tế)
 VD: Giả sử rằng mức thu nhập tại Mỹ tăng một cách đáng kể trong khi
thu nhập tại Anh không đổi.
Xét ảnh hưởng này lên (1) đường cầu bảng Anh, (2) đường cung bảng
Anh để giao dịch, (3) tỷ giá cân bằng. Đầu tiên (1) sẽ dịch chuyển ra phía
ngoài, phản ánh mức tăng thu nhập tại Mỹ và do đó làm tăng lượng cầu
hàng hóa ở Anh. Thứ hai, (2) kỳ vọng sẽ không đổi. Bởi vậy, tỷ giá cân
bằng lúc này sẽ tăng như hình vẽ dưới đây.
LOGO
Với
các
yếu tố
khác
không
đổi
LOGO
 Nếu thu nhập của người dân trong nước tăng, kích thích tăng nhu cầu của
nhập khẩu, làm tăng cầu ngoại tệ, kết quả là nội tệ giảm giá, tức tỷ giá
tăng. Nếu thu nhập của người dân trong nước giảm, làm giảm cầu nhập
khẩu, làm giảm cầu ngoại tệ, kết quả là nội tệ tăng giá, tức tỷ giá giảm.
 Nếu thu nhập của người nước ngoài, tăng kích thích tăng nhập khẩu hàng
hóa thị trường nội địa, làm cho xuất khẩu hàng hóa của nội địa tăng, làm
tăng cung ngoại tệ, kết quả là nội tệ tăng giá, tức tỷ giá giảm.
 Mức thu nhập nội địa tăng, dẫn đến tăng mức chi
tiêu, đồng thời chi phí hàng hóa dịch vụ sẽ tăng theo
thời gian => lạm phát tăng, dẫn đến nội tệ mất giá
 Tăng cầu ngoại tệ để mua sắm (nhập khẩu) hàng hóa
dịch vụ nước ngoài
 Cung ngoại tệ không đổi (tại thời điểm tức thời) do
tính cứng trong tiêu dùng.
LOGO
 Trong thực tế, sự thay đổi của thu nhập có thể làm tỷ giá thay đổi một
cách gián tiếp thông qua ảnh hưởng của mức thu nhập lên lãi suất.
LOGO
 Ex: The analysis showed that common variations in exchange rate have an
important impact on profitability, with values of third-year income ranging
from a little above $4.0 million to around $1.5 million for net pens when
the U.S.–Canada exchange rate varies from $0.85 to $1.05 (see Figure 6).
The third-year income varies between $2.0 and -$1.0 million for RAS at
the same exchange rate values.
 http://www.dfo-mpo.gc.ca/aquaculture/lib-bib/nasapi-inpasa/BC-
aquaculture-CB-eng.htm
LOGO
 VD: Lãi suất tại Mỹ tăng tương đối so với lãi suất tại Anh. Kết quả theo dự
tính là sự tăng lên cung đồng bảng Anh để mua đôla Mỹ (để tận dụng mức
lãi suất cao ở thị trường tiền tệ tại Mỹ). Nhưng nếu như chính phủ Anh áp
mức thuế cao lên thu nhập từ lãi kiếm được do đầu tư nước ngoài, điều này
có thể hạn chế việc bán bảng Anh để mua đôla.
3.4 Chính sách can thiệp của Chính Phủ
LOGO
Rào cản của giao dịch hối đoái, quản lý ngoại hối
Hàng rào thương mại và phi thương mại
Kiểm soát lưu chuyển vốn
Can thiệp trực tiếp tên thị trường hối đoái
Chính sách tiền tệ, chính sách tài chính
Phá giá đồng nội tệ
Bơm ngoại tệ
Hấp thu ngoại tệ
Chính
sách
Các chính phủ của các nước ngoài có thể tác động đến tỷ giá cân bằng
theo nhiều hình thức, gồm:
LOGO
4. Dự báo tỷ giá:
4.1 Phương pháp dự báo tỷ giá:
• Các NHTM lớn liên tục theo dõi tỷ giá hối đoái trên thị trường ngoại hối.
Họ nỗ lực dự đoán tỷ giá cân bằng sẽ thay đổi như thế nào trong tương lai
gần dựa vào những điều kiện kinh tế hiện đại đã được xác định trong
chương này. Họ có thể đưa ra quyết định đầu tư vào một loại tiền tệ nào đó
để kiếm lợi nhuận từ những dự báo của họ. Họ cần xem xét lãi suất thị
trường mà tại đó họ có thể đầu tư hay vay mượn, cùng với dự báo của họ
về tỷ giá để đưa ra quyết định đầu tư vào ngoại tệ hay không.
Dự báo tỷ giá là quá trình xử lý thông tin có phương pháp nhằm tạo
lập kỳ vọng. Qua đó hỗ trợ cho việc ra quyết định.
LOGO
 Đầu cơ, arbitrage, phòng vệ, quyết định đầu tư dài hạn, quyết định tài trợ,
định giá,…
 Định hướng can thiệp chính sách
LOGO
4. Dự báo tỷ giá:
4.2 Các phương pháp phân tích và dự báo tỷ giá
4.2.1 Phương pháp phân tích cơ bản:
• Những người sử dụng phương pháp này dựa vào những phân tích về “những
nhân tố cơ bản” (biến giải thích) như GDP, đầu tư, tiết kiệm, sản lượng, lạm
phát, cán cân thanh toán … Những phân tích này không được mô hình hóa
bằng kinh tế lượng mà chỉ mang tính định tính nhằm xác định tác động của
nhân tố này đến xu hướng biến động dài hạn của tỷ giá. Đây là một phương
pháp được sử dụng rất phổ biến bởi các nhà kinh doanh ngoại tệ trên các thị
trường tài chính phát triển, bên cạnh phương pháp phân tích kỹ thuật.
• Trình tự phân tích và dự báo:
- Thiết lập mô hình quan hệ gồm các biến giải thích
- Ước lượng giá trị của các tham số trong mô hình
- Phân tích kết quả và đưa ra dự báo
LOGO
4.2.2 Phương pháp phân tích kỹ thuật
 Phương pháp này dựa trên những nguyên tắc của trường phái nghiên cứu “hành
vi học trong tài chính” (behavioral finance). Trường phái nghiên cứu hành vi học
trong tài chính nhìn nhận thị trường dưới góc độ là các nhà đầu tư không phải là
những người có hành vi hợp lý, theo ý nghĩa tối đa hóa độ thỏa dụng kỳ vọng
trong các lý thuyết tài chính cổ điển, và các lý thuyết về tâm lý có thể giúp giải
thích một phần các câu đố hiện tại về những gì chúng ta quan sát được trên thị
trường thực tại. Theo quan điểm này, các nhà phân tích kỹ thuật có thể dự báo
được những “mẫu hình” của thị trường bằng cách “đọc” các đồ thị tỷ giá, nói
cách khác, các “tín đồ” của trường phái này tin rằng “lịch sử sẽ lặp lại chính bản
thân mình”. Theo các nghiên cứu và điều tra gần đây thì phân tích kỹ thuật là
phương pháp dự báo được phần lớn các nhà đầu tư, nhà phân tích và các dealer
trên thị trường ngoại hối (và cả thị trường chứng khoán) quốc tế quan tâm sử
dụng. Phần tiếp theo, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu một số nguyên tắc, lý thuyết và
công cụ cơ bản của phương pháp phân tích kỹ thuật.
LOGO
4.2.2 Phương pháp phân tích kỹ thuật
Cơ sở lập luận của phân tích kỹ thuật:
1
Giá cả (tỷ giá)
được xác định bởi
tác động của cả
nhân tố duy lý lẫn
phi lý đến cung –
cầu thị trường.
2
Sự dịch chuyển
cung – cầu thị
trường hình thành
nên các xu hướng
diễn biến của giá
cả (tỷ giá).
3
Lịch sử sẽ lặp lại,
nghĩa là sự vận
động của giá cả
(tỷ giá) tuân theo
một khuôn mẫu
đã từng có.
LOGO
4.2.3 Các phương pháp khác
•Phương pháp dự báo tỷ giá hối đoái bằng phương pháp chuỗi thời gian: Phương
pháp này dự báo giá trị của biến cần dự báo vào thời điểm hiện tại dựa trên cơ sở các
giá trị của nó trong quá khứ cộng với một phần sai số, phần sai số này biến động ngẫu
nhiên. Phương pháp này dựa trên cơ sở là giá cả đã bao hàm tất cả các thông tin có liên
quan và do đó những “mẫu hình” trong quá khứ của tỷ giá sẽ không chứa đựng bất kỳ
thông tin nào hữu ích nữa nên không cần quan tâm đến mẫu hình trong quá khứ. Điều
này hình thành đặc tính là tỷ giá biến động ngẫu nhiên, tức là hành vi thay đổi trong
tương lai hoàn toàn độc lập với hành vi trong quá khứ. Hướng nghiên cứu này được sự
hỗ trợ của lý thuyết toán về xác suất, kinh tế lượng và lý thuyết hỗn loạn (chaos
theory).
Phương pháp này đòi hỏi nhà phân tích phải giải toán và có thể vận dụng công cụ tin
học trong phân tích dữ liệu kinh tế lượng. Kết hợp giữa lý thuyết về biến động ngẫu
nhiên và các mô hình chuỗi thời gian, căn cứ vào độ ổn định của biến, độ nhiễu, tính tự
tương quan …, các nhà nghiên cứu thường sử dụng 3 mô hình tương ứng là ARIMA,
ARCH, và GARCH. Ngoài ra còn nhiều mô hình tự tương quan phi tuyến khác như
STAR cũng được đề xuất trong những năm gần đây. Đặc điểm các mô hình này là có
tính dự báo cao trong ngắn và trung hạn.
LOGO
4.2.3 Các phương pháp khác
• Phương pháp mô hình kinh tế lượng về nhân tố xác định tỷ giá.
Theo đó, tỷ giá hối đoái được xem như một biến phụ thuộc có thể được giải
thích bằng các biến số kinh tế vĩ mô cơ bản như tăng trưởng, lạm phát, lãi suất,
tỷ giá thực, lý thuyết PPP … Các mô hình này nhắm tới mục tiêu dự báo dài
hạn với những điều kiện cân bằng vĩ mô dài hạn (vì vậy đôi khi được gọi là mô
hình cấu trúc hoặc mô hình cân bằng). Nhiều mô hình phi tuyến đã được đề
xuất nhưng tính phức tạp các mô hình thường cao, và hầu như đều không chứng
minh được tính vượt trội hoàn toàn so với phương pháp chuỗi thời gian biến
động ngẫu nhiên.
• Phương pháp phân tích theo “dòng chu chuyển lệnh” (order flow).
Đây là một phương pháp tiếp cận mới và ngược với phương pháp thứ hai, tức là
cho rằng tỷ giá chịu tác động chủ yếu bởi các cấu trúc vi mô của thị trường
ngoại hối: lệnh giao dịch, tin tức và điều chỉnh danh mục. Tuy nhiên, các mô
hình này tỏ ra còn phức tạp hơn các mô hình thuộc phương pháp thứ hai và tính
hiệu quả của mô hình này vẫn còn đang trong vòng kiểm định.
LOGO
Thuật ngữ
- Tỷ giá hối đoái (hay còn gọi là tỷ giá) là tỷ lệ chuyển đổi từ đơn vị tiền tệ
nước này sang đơn vị tiền tệ nước khác.
- BOP (Balance of Payment) Cán cân thanh toán là một bản báo cáo thống
kê tổng hợp có hệ thống, ghi chép lại giá trị tất cả các giao dịch kinh tế giữa
những người cư trú với những người không cư trú trong một thời kì nhất
định, thường là một năm (và công bố hàng tháng, quý, nửa năm)
- MS (Money Supply) là toàn bộ lượng tiền đang lưu thông của cá nhân và
doanh nghiệp, không kể các tổ chức tín dụng và ngân hàng trung ương.
- PPP (purchasing power parity) là sức mua tương đương. Đây là một kiểu
tính tỷ giá hối đoái giữa đơn vị tiền tệ của hai nước. Các nhà kinh tế học tính
xem cùng một lượng hàng của cùng một thứ hàng hóa khi bán ở hai nước
khác nhau bằng đơn vị tiền tệ của hai nước đó thì số tiền phải bỏ ra ra sao,
rồi từ đó so sánh lượng hai đơn vị tiền tệ.
LOGO
- Lạm phát: Trong kinh tế học, lạm phát là sự tăng lên theo thời gian của
mức giá chung của nền kinh tế.
- Lãi suất danh nghĩa: là thuật ngữ tài chính và kinh tế học để chỉ tỷ
lệ lãi trên giá trị danh nghĩa của một khoản tiền vay hoặc đầu tư... với hàm
ý nó là tỷ lệ lãi chưa được điều chỉnh ảnh hưởng của lạm phát hoặc ảnh
hưởng của việc tính lãi kép.
- Lãi suất thực tế: Là lãi suất đã bao gồm cả những tổn thất do lạm
phát gây ra do sự gia tăng của mức giá chung
- Tỷ lệ lạm phát (Inflation rate): Là tốc độ tăng mặt bằng giá của nền kinh
tế. Nó cho thấy mức độ lạm phát của nền kinh tế. Thông thường, người ta
tính tỷ lệ lạm phát dựa vào chỉ số giá tiêu dùng hoặc chỉ số giảm phát
GDP. Tỷ lệ lạm phát có thể được tính cho một tháng, một quý, nửa năm
hay một năm.
Thuật ngữ
LOGO
 Lãi suất: tỷ lệ mà theo đó tiền lãi được người vay trả cho việc sử dụng tiền mà
họ vay từ một người cho vay.
 Thị trường ngoại hối (Foreign exchange) là thị trường tiền tệ liên ngân hàng
quốc tế, còn được gọi là Thị trường tiền mặt hoặc thị trường liên ngân hàng
giao ngay.
 Các rào cản thương mại: Một dạng không hoàn hảo của thị trường trong kinh
doanh quốc tế là rào cản đối với thương mại quốc tế như việc đánh thuế nhập
khẩu hay hạn ngạch.
 Chính sách tài chính: là các chính sách của chính phủ nhằm tác động
lên định hướng phải triển của nền kinh tế thông qua những thay đổi
trong chi tiêu chính phủ và thuế khóa.
 Chính sách tiền tệ (monetary policy) là quá trình quản lý cung tiền của cơ quan
quản lý tiền tệ, thường là hướng tới một lãi suất mong muốn để đạt được những
mục đích ổn định và tăng trưởng kinh tế.
 Phá giá nội tệ: là việc giảm giá trị của đồng nội tệ so với các loại ngoại tệ so
với mức mà chính phủ đã cam kết duy trì trong chế độ tỷ giá hối đoái cố định.
Thuật ngữ
LOGO
- Hàng rào ngoại thương: là hình thức qui định về tiêu chuẩn kỹ thuật
của hàng hoá nhập khẩu như bao gồm các quy định về mức độ an toàn
kỹ thuật, an toàn về vệ sinh thực phẩm, thuốc men, các quy diịnh về an
toàn đối với môi trường sống, các quy định về bao gói, nhãn hiệu…của
các nước công nghiệp phát triển nhằm mục đính hạn chế lượng hàng
hoá nhập từ các nước khác tràn vào cạnh tranh gây khó khăn cho các
nhà sản xuất trong nước.
- Thuế quan ( hay còn gọi là thuế xuất nhập khẩu hay thuế xuất –
nhập khẩu ) là tên gọi chung để gọi hai loại thuế trong lĩnh vực thương
mai quốc tế, đó là thuế nhập khẩu và thuế xuất khẩu. Thuế nhập khẩu
là thuế đánh vào hàng hóa nhập khẩu, còn thuế xuất khẩu là thuế đánh
vào hàng hóa xuất khẩu.
Thuật ngữ
LOGO
Tỷ giá USD/VNĐ và thị trường ngoại hối đã trải qua một năm khá ổn định. Xu
hướng này được dự báo sẽ tiếp tục duy trì trong năm 2014 nếu có một chính sách tiền
tệ đúng đắn.
 Tỷ giá USD/VNĐ và thị trường ngoại hối đã có thêm một năm ổn định, đặc biệt là nguồn lực
dự trữ ngoại hối tiếp tục được củng cố (ước tính đạt trên 30 tỷ USD).
 Cũng đã có ý kiến đề cập tới những cơn sóng ngầm dưới bề mặt bình yên của tỷ giá. Đó là tính
chất thụ động khi tỷ giá lâu nay được quyết định chủ yếu bởi cung cầu ngoại tệ: khi nền kinh tế
có lượng ngoại tệ đổ dồi dào chảy vào thì áp lực lên tỷ giá sẽ yếu hoặc không có, vì thế không
cần phải điều chỉnh tỷ giá tăng lên và ngược lại.
 Hơn nữa, điều quan trọng trong điều hành tỷ giá là phải duy trì năng lực cạnh tranh của hàng
xuất khẩu, ngoài chuyện xem xét đến cán cân cung cầu ngoại tệ. Bởi nếu sự ổn định tỷ giá
được duy trì trong bối cảnh chênh lệch lạm phát giữa nước ta và Mỹ quá lớn (lạm phát của Mỹ
năm 2013 là 1,2% và năm nay dự kiến là 1,2%) sẽ làm cho giá cả hàng hóa sản xuất trong
nước trở nên đắt đỏ hơn một cách tương đối so với hàng ngoại nhập, làm giảm tính cạnh tranh
của hàng hóa đó sản xuất ở trong nước. Hậu quả là xuất khẩu sẽ giảm sút trong khi nhập khẩu
được khuyến khích, dẫn đến nhập siêu và thâm hụt thương mại – một nguồn gốc gây bất ổn
kinh tế vĩ mô.
Nguồn: http://cafef.vn/tai-chinh-ngan-hang/co-song-ngam-hay-khong-
2014011913292642311ca34.chn
MỞ RỘNG
LOGO
Bộ ba bất khả thi (impossible trinity) là một giả thiết kinh tế cho rằng không thể thực
hiện đồng thời 3 chính sách: chế độ tỷ giá hối đoái cố định, ổn định giá cả và tự
do lưu chuyển vốn.
Khủng hoảng tài chính châu Á 1997 là do đã cố gắng thực hiện bộ ba bất
khả thi. Khủng hoảng bắt đầu từ tháng 7/ 1997 ở Thái Lan. Indonesia, Hàn Quốc
và Thái Lan là những nước bị ảnh hưởng mạnh nhất bởi cuộc khủng hoảng này.
Kinh tế Đông Nam Á trong đó có Thái Lan tăng trưởng nhanh trong thập
niên 1980 và nửa đầu thập niên 1990, dẫn đến dòng vốn nước ngoài chảy vào đã
tạo ra sức ép tăng giá nội tệ. Để bảo vệ tỷ giá cố định, các NHTW Đông Nam Á đã
thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng. Kết quả là cung tiền tăng gây ra sức ép lạm
phát.
Nguyên nhân trực tiếp của khủng hoảng tài chính Đông Á năm 1997 là
những cuộc tấn công đầu cơ và việc rút vốn đồng loạt khỏi các nước châu Á khi các
nhà đầu cơ không còn tin rằng chính phủ đủ khả năng giữ nổi tỷ giá hối đoái cố
định. Tuy nhiên, khi mới bị tấn công, đáng lẽ phải lập tức thả nổi đồng tiền nhưng lại
cố bảo vệ tỷ giá để đến nối cạn kiệt cả dự trữ ngoại hối nhà nước và lại càng làm
cho tấn công đầu cơ thêm kéo dài.
http://vi.wikipedia.org/wiki/Kh%E1%BB%A7ng_ho%E1%BA%A3ng_t%C3%A0i_ch%C3%ADnh_ch%
C3%A2u_%C3%81_1997
MỞ RỘNG
LOGO
Bài học cho Việt Nam từ khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997
Trong nỗ lực thu hút vốn đầu tư nước ngoài, cần kiểm soát chặt chẽ,
phải có những quy định buộc nhà đầu tư nước ngoài phải tham gia giải quyết
khi có những biến động trên thị trường tài chính. Tránh tình trạng đầu cơ và
rút vốn ồ ạt gây biến động về tỷ giá, nguy cơ khủng hoảng. Đồng thời, cần
phải có hệ thống pháp luật rõ ràng, hệ thống ngân hàng giám sát chặt chẽ,
tránh tình trạng đầu cơ nước ngoài vào bất động sản, chứng khoán, tạo nên
các bong bóng tài chính có nguy cơ đổ vỡ, dẫn đến khủng hoảng.
Nguồn:http://dantri.com.vn/kinh-doanh/chau-a-hoc-duoc-gi-tu-cuoc-khung-hoang-
tai-chinh-1997-185816.htm
Đặc biệt phải biết kết
hợp chế độ tỷ giá, tự
do luồng vốn, ổn định
giá cả, dự trữ ngoại hối
theo các mô hình bộ 3
bất khả thi của nhóm
tác giả aizenman,
chinn, ito tại các nước
phát triển.
MỞ RỘNG
LOGO
Tỷ giá hối Việt Nam (so với USD) từ 2007 đến nay
Từ 2007 đến nay,Việt Nam đã chứng kiến sự thay đổi liên tục trong tỷ giá
công bố. Năm 2007, sau khi gia nhập WTO đã gia tăng ồ ạt luồng tiền đầu tư vào
Việt Nam. Nguồn vốn FDI đạt mức cao kỉ lục 20,3 tỷ USD, FII là 5,6 tỷ USD, nguồn
cung USD tăng mạnh, VND có nguy cơ lên giá. NHNN luôn phải điều chỉnh tỷ giá,
phá giá VND để khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu. Đồng thời, sau khủng
hoảng kinh tế 2007, chính phủ đã thực hiện kích cầu để kích thích tăng trưởng kinh
tế. Chính phủ thực hiện chính sách nới lỏng tiền tệ, tăng cung tiền, điều chỉnh biên
độ tỷ giá với USD làm cho VND mất giá.
Với chế độ tỷ giá thả nổi có sự điều tiết của
Nhà nước, tỷ giá được điều chỉnh linh hoạt
theo quan hệ cung cầu ngoại tệ trên thị
trường dưới sự quản lý, điều tiết của Chính
phủ. NHNN duy trì tỷ giá USD/VND cao
nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, hỗ trợ
xuất khẩu, bảo hộ các doanh nghiệp sản
xuất trong nước.
http://tapchitaichinh.vn/Trao-doi-Binh-luan/Chinh-
sach-ty-gia-doi-voi-phat-trien-kinh-te-Viet-Nam-
giai-doan-hien-nay/38930.tctc
MỞ RỘNG
LOGO
Tuy nhiên, VND mất giá có thể gây bất lợi cho ngay cả các DN xuất khẩu
nếu các DN này phải nhập khẩu các nguyên vật liệu sản xuất cho hàng xuất khẩu
của mình. Đồng thời, VND mất giá còn làm gia tăng giá trị các khoản nợ đối với các
DN có khoản vay nợ nước ngoài, kể cả các khoản nợ công của Chính phủ hiện
đang có xu hướng gia tăng trong thời gian gần đây. tình trạng đô la hóa của Việt
Nam, dẫn tới chức năng phương tiện thanh toán và bảo toàn giá trị của VND bị xói
mòn.
Nhận xét: NHNN cần tiếp tục điều hành tỷ giá theo hướng linh hoạt, trong
đó tỷ giá VND cần được xác định theo một rổ tiền tệ chủ chốt, không nên neo VND
theo USD. Cơ chế tỷ giá neo chặt vào USD có thể phát huy tác dụng trong giai
đoạn chịu sự tác động của khủng hoảng tài chính thế giới.
Mặc dù hiện nay, có thể tạm thời khẳng định Việt Nam đã thoát khỏi “bóng
đen” của cuộc khủng hoảng nên cơ chế neo tỷ giá USD có thể gây tác động tiêu
cực. Để điều hành chính sách tỷ giá linh hoạt, trong những năm tiếp theo, NHNN
cần nghiên cứu kỹ về việc lựa chọn những đồng tiền trong rổ tiền tệ và tỷ trọng của
chúng trong rổ tiền tệ là bao nhiêu.
Bên cạnh đó, công tác dự báo có vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa rủi ro
hoặc đầu cơ, vì vậy tăng cường chất lượng công tác dự báo tỷ giá cũng là điều cần
thiết.
Nguồn:http://doc.edu.vn/tai-lieu/de-tai-bo-ba-bat-kha-thi-ket-hop-toi-uu-cho-dieu-hanh-chinh-sach-vi-mo-
viet-nam-trong-boi-canh-kinh-te-2011-2020-44907/
MỞ RỘNG
LOGOMỞ RỘNG
1 Tỷ giá 2014 “nhảy” trong biên
độ nào?
Năm 2013, tỷ giá USD/VND tăng
1,3%, thị trường ngoại hối tiếp
tục có một năm ổn định. Dự trữ
ngoại hối tăng lên và ước tính đạt
trên 30 tỷ USD. Năm 2014, Chính
phủ đưa ra thông điệp sẽ điều
chỉnh tỷ giá không quá 2%.
Kết quả cuộc khảo sát cho
thấy có 9 người (hơn 56%) dự
báo tỷ giá sẽ biến động trong
biên độ “không quá 2%” như mục
tiêu Chính phủ đặt ra.
Nguồn:
http://vneconomy.vn/2014010511311
3460P0C6/goc-nhin-cua-toi-ty-gia-
2014-nhay-trong-bien-do-nao.htm
LOGOMỞ RỘNG
2 Vì sao nhân dân tệ mất giá?
Đồng nhân dân tệ (NDT) từ lâu đã gây ra nhiều tranh
cãi, đặc biệt là các chỉ trích liên quan tới việc đồng
tiền in hình Mao này bị giao dịch dưới giá trị để mang
lợi cho xuất khẩu TQ. Gần đây, NDT giảm giá so với
USD, xuống mức thấp nhất trong 6 tháng qua và tiếp
tục xu hướng giảm.
Mặc dù Ngân hàng Trung ương mua mạnh ngoại hối,
NDT vẫn tăng so với đồng USD ngay cả khi đồng tiền
của các thị trường mới nổi khác giảm mạnh (xem biểu
đồ). Kể từ khi TQ định giá lại NNT vào năm 2005 dưới
áp lực từ phía Mỹ, đồng tiền Mao đã tăng tổng cộng
33% so với USD, thu hút dòng tiền nóng đổ vào thị
trường TQ, dẫn đến tình trạng dư thừa tiền mặt ở thị
trường sôi động nhất thế giới. Vì thế, các nhà phân
tích cho rằng Ngân hàng Trung ương TQ can thiệp để
NNT mất giá trong thời gian gần đây nhằm ngăn chặn
nguồn vốn đầu cơ chảy vào.
LOGOMỞ RỘNG
2 Vì sao nhân dân tệ mất giá?
Tuy nhiên, các cơ quan chức năng của TQ
phủ nhận việc can thiệp vào đồng NDT.
Mặc dù vậy, sự can thiệp đã để lại dấu vết
trên tất cả các thị trường tiền tệ.
Đó là việc mua vào USD để làm suy yếu đồng tệ, đưa thêm NDT vào lưu
thông. Ngân hàng Trung ương rút một phần nhỏ của số tiền này thêm
bằng cách bán chứng khoán cho các ngân hàng. Nhưng các ngân hàng
vẫn còn NDT và cố gắng cho vay liên thông. Các hoạt động này làm giảm
lãi suất liên ngân hàng, bất chấp việc Ngân hàng trung ương rút tiền. Đặc
biệt, khi Ngân hàng Trung ương TQ đang mở đường cho nhân dân tệ thả
nổi tự do hơn nữa để mở rộng giao dịch NNT trên toàn cầu. Các nhà
phân tích dự báo Chính phủ TQ sẽ tiếp tục mở rộng phạm vi dao động
của tỷ giá NNT lên 1,5% hoặc 2%.
Nguồn:
http://m.doanhnhansaigon.vn/online/quoc-te/kinh-te/2014/03/1080124/vi-
sao-nhan-dan-te-mat-gia/
LOGO
 Tin từ Bloomberg cho hay, Chính phủ Venezuela sẽ giảm giá đồng Bolivar của
nước này 32% so với USD, đưa tỷ giá về mức 6,3 Bolivar đổi 1 USD, có hiệu lực từ
ngày 13/2 tới. Thông tin này vừa được Bộ trưởng Bộ Tài chính Venezuela, ông
Jorge Giordani, tuyên bố trong một cuộc họp báo ở thủ đô Caracas.
 Việc đánh tụt giá trị đồng nội tệ có thể giúp Venezuela thu hẹp mức thâm hụt ngân
sách, vì đồng nội tệ mất giá sẽ làm tăng số lượng tiền Bolivar mà Chính phủ nước
này thu được từ hoạt động xuất khẩu dầu.
 “Bất kỳ động thái nào nhằm giải quyết sự bóp méo kinh tế trên quy mô lớn của
Venezuela cũng được thị trường nhìn nhận tích cực. Chúng tôi cho rằng, Venezuela
cần phải hành động thêm để khắc phục tình trạng mất cân đối tài khóa và những
méo mó của nền kinh tế”, chiến lược gia Kathryn Rooney Vera thuộc công ty
Bulltick Capital Markets của Mỹ, nhận xét.
 Theo dự báo, đợt phá giá tiền tệ này có thể đẩy tốc độ lạm phát ở Venezuela lên
22%. Tuy nhiên, phá giá đồng tiền có thể giúp giải tỏa tình trạng thiếu hụt các loại
hàng hóa ở Venezuela
 http://vneconomy.vn/2013020908122964P0C99/venezuela-pha-gia-dong-noi-te.htm
1. Venezuela vừa thực hiện lần phá giá
nội tệ thứ 5 trong vòng 9 năm qua
MỞ RỘNG
LOGO
 Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa ký ban hành Nghị quyết 01/NQ-CP về
những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2014. Trong
đó Chính phủ, yêu cầu hạn chế sử dụng các biện pháp hành chính đối với
thị trường tiền tệ.
 Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước điều hành chủ động, linh hoạt các công
cụ chính sách tiền tệ, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa nhằm kiểm soát
lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và hỗ trợ tăng trưởng hợp lý; bảo đảm thanh
khoản của các tổ chức tín dụng và của nền kinh tế.
 Điều hành lãi suất, tỷ giá phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, lạm phát, thị
trường tiền tệ, bảo đảm giá trị đồng tiền Việt Nam; tăng dự trữ ngoại hối, cải
thiện cán cân thanh toán quốc tế; quản lý hiệu quả thị trường ngoại hối, thị
trường vàng, tiếp tục củng cố kết quả chống vàng hóa, kiên quyết đẩy nhanh
chống đô-la hóa.
 Ngân hàng Nhà nước phải đưa ra các biện pháp huy động nguồn lực từ vàng
phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; đẩy mạnh thực hiện thanh toán không dùng
tiền mặt; hạn chế sử dụng các biện pháp hành chính đối với thị trường tiền tệ..
 http://baodautu.vn/han-che-can-thiep-hanh-chinh-vao-thi-truong-tien-te.html
2 Hạn chế can thiệp hành chính vào thị trường tiền tệ
MỞ RỘNG
LOGO
• Arbitrage là gì?
 Hiểu một cách đơn giản, arbitrage (Kinh doanh chênh lệch giá) sẽ kiếm được lợi nhuận
một cách chắc chắn vượt quá lợi nhuận phi rủi ro. Theo ngôn ngữ của tài chính định
lượng, chúng ta có thể nói rằng một cơ hội arbitrage là một danh mục đầu tư có giá trị
hiện tại bằng 0. Sau một thời gian, giá trị của danh mục có giá trị dương với xác suất > 0
và có giá trị âm với xác suất bằng 0. Giả định rằng không có cơ hội arbitrage trong thị
trường là nguyên lý căn bản trong lý thuyết tài chính cổ điển. Quan điểm được biết đến
rộng hơn đó là “không có bữa ăn trưa miễn phí”.
 Ví dụ:
Một quyền chọn mua kiểu Âu at-the-money với giá thực hiện là 100 USD và kỳ hạn 6
tháng có giá là 8 USD. Một quyền chọn bán kiểu Âu có cùng giá thực hiện và kỳ hạn có
giá là 6 USD. Giả sử cổ phiếu không chia cổ tức và một trái phiếu zero-coupon có thời
hạn 6 tháng có mệnh giá 100 USD được bán với giá 97 USD.
Bạn lập danh mục mua Call và mua trái phiếu, bán Put và bán cổ phiếu, nó mang về cho
bạn -8-97+6+100 = 1 USD. Ở thời điểm đáo hạn của danh mục này bạn không cần bận
tâm xem cổ phiểu có bị mất giá bao bao nhiêu. Bạn sẽ kiếm được 1 USD mà hoàn toàn
không có rủi ro nào, Đây là một arbitrage. Nó là một ví dụ cho thấy vi phạm “hệ thức
Put-Call”.
Source: http://www.vnquants.com/bai-cua-khach/arbitrage-la-gi
MỞ RỘNG
LOGO
• ANZ: Tỷ giá ổn định trong năm 2014
 Báo cáo triển vọng các nền kinh tế mới nổi châu Á của Ngân hàng ANZ
vừa công bố dự báo, nhờ tỷ giá ổn định trong khi chứng khoán dù đã
tăng trưởng mạnh trong thời gian qua nhưng vẫn còn “rất rẻ” nên các
dòng tiền đầu tư trực tiếp và gián tiếp nước ngoài vẫn tiếp tục đổ mạnh
thị trường Việt Nam… cho phép NHNN tiếp tục củng cố dự trữ ngoại hối
trong năm.
 Báo cáo dự báo triển vọng các nền kinh tế mới nổi của châu Á của Ngân hàng
ANZ với chủ đề “Năm con ngựa sẽ là năm của lạm phát?” tiếp tục giữ dự báo
lạm phát tại Việt Nam năm nay sẽ ở mức 7,5-8% và GDP sẽ đạt mức tăng
5,6% trong năm 2014, 5,8% trong năm 2015.
 Báo cáo cũng dự báo ngành xuất khẩu sẽ tiếp tục tăng trưởng trong những
tháng tới và sản xuất liên quan đến xuất khẩu sẽ tiếp tục được hỗ trợ bởi dòng
vốn FDI trong trung hạn. Bên cạnh đó, Việt Nam còn được hưởng lợi từ sự
kích hoạt của chuỗi cung ứng ở các nền kinh tế như Hàn Quốc và Đài Loan.
MỞ RỘNG
LOGO
 ANZ cũng cho rằng, nhờ tỷ giá ổn định trong khi chứng khoán dù đã tăng
trưởng mạnh trong thời gian qua nhưng vẫn còn “rất rẻ” nên các dòng tiền
đầu tư trực tiếp và gián tiếp nước ngoài vẫn tiếp tục đổ mạnh thị trường Việt
Nam.
 Đồng nội tệ của Việt Nam cho thấy sự ổn định so với các đồng tiền khác
trong khu vực, bất kể những thách thức vẫn còn. Dự báo, tỷ giá USD/VND
sẽ ở mức 1 USD/21.900 VND vào cuối năm 2015. Dòng chảy liên tục của
FDI, kiều hối và cải thiện cán cân thương mại đã hỗ trợ cho đồng nội tệ cho
phép NHNN tiếp tục củng cố dự trữ ngoại hối trong năm.
 Liên quan đến việc tái cơ cấu hệ thống ngân hàng sẽ lớn đến đâu, báo cáo
nhấn mạnh: “Phụ thuộc vào ý chí chính trị của các nhà chức trách trong việc
giải quyết các khoản nợ xấu”.
• Source:http://tinnhanhchungkhoan.vn/tien-te/anz-ty-gia-on-dinh-trong-nam-
2014-89046.html
MỞ RỘNG
LOGO
• Trung Quốc mạnh tay nới biên độ giao động tỷ giá
+ Mới đây, NHTW Trung Quốc vừa thông báo tăng gấp đôi biên độ giao dịch
hàng ngày của đồng nhân dân tệ so với USD. Biên độ được nâng từ 1% lên 2%.
Mục đích chính của động thái này là tách biệt chính sách tiền tệ khỏi chính sách
quản lý tỷ giá.
+ Tỷ giá do thị trường quyết định luôn là mục
tiêu dài hạn của các NHTW. Biến động theo cả
hai chiều cũng giúp hạn chế hoạt động đầu cơ
và cho phép NHTW Trung Quốc rộng đường
thực hiện chính sách tiền tệ độc lập, chấm dứt
tình trạng lãi suất thấp như hiện nay.
=> Một bước quan trọng trong lộ trình quốc
tế hóa đồng nhân dân tệ và thị trường cũng
dự đoán được điều này sớm muộn cũng sẽ
xảy ra, nhà đầu tư đang chờ đợi Trung Quốc
sẽ có những cải cách mạnh mẽ hơn trong
tương lai
Link:http://cafef.vn/tai-chinh-quoc-te/trung-
quoc-manh-tay-noi-bien-do-dao-dong-ty-gia-
201403171226342808ca32.chn
Đồng nhân dân tệ của Trung Quốc
MỞ RỘNG
LOGO
* NHNN đã công bố điều chỉnh giảm một loạt các lãi suất chủ chốt
+ Lãi suất tái cấp vốn giảm từ 7% xuống 6,5%/năm;
+ Lãi suất tái chiết khấu giảm từ 5% xuống 4,5%/năm;
+ Lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng từ 8% xuống
7,5%/năm;
+ Trần lãi suất huy động VND các kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng giảm từ 7%
xuống 6%/năm.
+ Trần lãi suất huy động USD của cá nhân giảm từ 1,25% xuống 1%/năm. Lãi
suất huy động USD đối với các doanh nghiệp, tổ chức giữ nguyên tại 0,25%/năm.
+ Trần lãi suất cho vay đối với 5 lĩnh vực ưu tiên là nông nghiệp nông thôn, xuất
khẩu, công nghiệp hỗ trợ, danh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp ứng dụng công
nghệ cao giảm từ 9% xuống 8%/năm.
Nhân định: Việc giảm lãi suất huy động sẽ là động thái tích
cực và là “cơ sở ”để các ngân hàng hạ lãi suất cho vay,thúc
đẩy tăng trưởng tín dụng hiệu quả, doanh nghiệp có thêm
vốn cho sản xuất kinh doanh và việc giảm lãi suất làm tăng
niềm tin của VND, chống đô la hóa của Chính phủ.
Link: http://cafef.vn/tai-chinh-ngan-hang/chinh-thuc-dieu-chinh-giam-mot-loat-cac-
lai-suat-chu-chot-2014031713404720014ca34.chn
MỞ RỘNG
LOGO
• Những mặt tốt và xấu của đầu cơ ( Speculation )
+ Hoạt động đầu cơ diễn ra đối với tất cả các lọại hàng hoá như sản phẩm nông
sản, các sản phẩm xây dựng, bất động sản, vàng bạc, tiền tệ, chứng khoán.
+ Đầu cơ cũng là một nhân tố kích thích thị trường, không phải là hoàn toàn xấu.
Đầu cơ làm cho việc ổn định thị trường trong tương lai nhờ việc xác định được giá
cả mà dẫn tới việc ổn định về giá cả trong tương lai, giúp các nhà kinh tế quyết
định có nên mua bán hay không.
+ Lợi ích của hoạt động đầu cơ là nó cung cấp cho thị trường một lượng vốn lớn,
làm tăng tính thanh khoản cho thị trường và làm cho cho các nhà đầu tư khác dễ
dàng sử dung các nghiệp vụ như phòng vệ hay kinh doanh chênh lệch giá để loại
trừ rủi ro. Tuy nhiên đầu cơ cũng gây ra những tác động tiêu cực. Khi có hoạt động
đầu cơ giá lên diễn ra, giá của một loại hàng hoá nhất định có thể tăng đột ngột
vượt quá giá trị thực của nó, đơn giản vì việc đầu cơ đã làm gia tăng cái gọi là "cầu
ảo". Giá tăng lại tiếp tục làm các nhà kinh doanh khác nhảy vào thị trường này với
hi vọng giá sẽ còn lên nữa. Hiệu ứng tâm lý này tiếp tục đẩy giá lên, làm cho thị
trường này trở nên rất nóng và ẩn chứa rủi ro cao. Toàn bộ quá trình này được gọi
là "bong bóng kinh tế", một khi trái bong bóng này bị chọc thủng thì các nhà đầu cơ
trên thị trường này có thể gặp những tổn thất vô cùng nặng nề.
Link: http://dongsaigon.vn/index.php/vi/chuyen-muc/kinh-te/113-dau-co-speculation
MỞ RỘNG
LOGO
www.themegallery.com

More Related Content

What's hot

Ngang bằng lãi suất chương 3
Ngang bằng lãi suất chương 3Ngang bằng lãi suất chương 3
Ngang bằng lãi suất chương 3baconga
 
Chương 1: Tổng quan về thị trường tài chính và thị trường chứng khoán
Chương 1: Tổng quan về thị trường tài chính và thị trường chứng khoánChương 1: Tổng quan về thị trường tài chính và thị trường chứng khoán
Chương 1: Tổng quan về thị trường tài chính và thị trường chứng khoán
Thái Bửu San
 
TỶ GIÁ VÀ CAN THIỆP CHÍNH SÁCH
TỶ GIÁ VÀ CAN THIỆP CHÍNH SÁCHTỶ GIÁ VÀ CAN THIỆP CHÍNH SÁCH
TỶ GIÁ VÀ CAN THIỆP CHÍNH SÁCH
Anna Trương
 
Mô hình keynes
Mô hình keynesMô hình keynes
Mô hình keynesvxphuc
 
Cau hoi va bai tap TCQT
Cau hoi va bai tap TCQTCau hoi va bai tap TCQT
Cau hoi va bai tap TCQT
GIALANG
 
Chuong 2 tỷ giá hối đoái
Chuong 2 tỷ giá hối đoáiChuong 2 tỷ giá hối đoái
Chuong 2 tỷ giá hối đoáibaconga
 
Học thuyết ngang giá lãi suất Nho, 007
Học thuyết ngang giá lãi suất Nho, 007Học thuyết ngang giá lãi suất Nho, 007
Học thuyết ngang giá lãi suất Nho, 007
cobedaikho0110
 
Chương 3 lai suat
Chương 3 lai suatChương 3 lai suat
Chương 3 lai suatPhan Ninh
 
Tỷ giá hối đoái tcqt
Tỷ giá hối đoái tcqtTỷ giá hối đoái tcqt
Tỷ giá hối đoái tcqtHothuylinh17
 
Ngân hàng câu hỏi môn tài chính quốc tế
Ngân hàng câu hỏi môn tài chính quốc tếNgân hàng câu hỏi môn tài chính quốc tế
Ngân hàng câu hỏi môn tài chính quốc tếLe Nhung
 
Các công cụ của chính sách tiền tệ
Các công cụ của chính sách tiền tệCác công cụ của chính sách tiền tệ
Các công cụ của chính sách tiền tệNguyễn Minh
 
Sức mua ngang giá - PPP
Sức mua ngang giá - PPPSức mua ngang giá - PPP
Sức mua ngang giá - PPPLê Thiện Tín
 
Ngang bằng lãi suất
Ngang bằng lãi suấtNgang bằng lãi suất
Ngang bằng lãi suấtTIMgroup
 
Chương 6 thị trường các yếu tố sản xuất
Chương  6 thị trường các yếu tố sản xuấtChương  6 thị trường các yếu tố sản xuất
Chương 6 thị trường các yếu tố sản xuất
Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
Câu hỏi n tập tiền tệ ltđh copy
Câu hỏi n tập tiền tệ ltđh   copyCâu hỏi n tập tiền tệ ltđh   copy
Câu hỏi n tập tiền tệ ltđh copy
chickencute
 
Tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tếTăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tếLyLy Tran
 
Silde tài chính quốc tế
Silde tài chính quốc tếSilde tài chính quốc tế
Silde tài chính quốc tế
Nguyễn Ngọc Phan Văn
 

What's hot (20)

Lop ppp
Lop  pppLop  ppp
Lop ppp
 
Ngang bằng lãi suất chương 3
Ngang bằng lãi suất chương 3Ngang bằng lãi suất chương 3
Ngang bằng lãi suất chương 3
 
Chương 1: Tổng quan về thị trường tài chính và thị trường chứng khoán
Chương 1: Tổng quan về thị trường tài chính và thị trường chứng khoánChương 1: Tổng quan về thị trường tài chính và thị trường chứng khoán
Chương 1: Tổng quan về thị trường tài chính và thị trường chứng khoán
 
TỶ GIÁ VÀ CAN THIỆP CHÍNH SÁCH
TỶ GIÁ VÀ CAN THIỆP CHÍNH SÁCHTỶ GIÁ VÀ CAN THIỆP CHÍNH SÁCH
TỶ GIÁ VÀ CAN THIỆP CHÍNH SÁCH
 
Mô hình keynes
Mô hình keynesMô hình keynes
Mô hình keynes
 
Cau hoi va bai tap TCQT
Cau hoi va bai tap TCQTCau hoi va bai tap TCQT
Cau hoi va bai tap TCQT
 
Chuong 2 tỷ giá hối đoái
Chuong 2 tỷ giá hối đoáiChuong 2 tỷ giá hối đoái
Chuong 2 tỷ giá hối đoái
 
Học thuyết ngang giá lãi suất Nho, 007
Học thuyết ngang giá lãi suất Nho, 007Học thuyết ngang giá lãi suất Nho, 007
Học thuyết ngang giá lãi suất Nho, 007
 
Chương 3 lai suat
Chương 3 lai suatChương 3 lai suat
Chương 3 lai suat
 
Tỷ giá hối đoái tcqt
Tỷ giá hối đoái tcqtTỷ giá hối đoái tcqt
Tỷ giá hối đoái tcqt
 
Ngân hàng câu hỏi môn tài chính quốc tế
Ngân hàng câu hỏi môn tài chính quốc tếNgân hàng câu hỏi môn tài chính quốc tế
Ngân hàng câu hỏi môn tài chính quốc tế
 
Các công cụ của chính sách tiền tệ
Các công cụ của chính sách tiền tệCác công cụ của chính sách tiền tệ
Các công cụ của chính sách tiền tệ
 
Sức mua ngang giá - PPP
Sức mua ngang giá - PPPSức mua ngang giá - PPP
Sức mua ngang giá - PPP
 
Ngang bằng lãi suất
Ngang bằng lãi suấtNgang bằng lãi suất
Ngang bằng lãi suất
 
Chương 6 thị trường các yếu tố sản xuất
Chương  6 thị trường các yếu tố sản xuấtChương  6 thị trường các yếu tố sản xuất
Chương 6 thị trường các yếu tố sản xuất
 
Bai 2 gdp
Bai 2  gdpBai 2  gdp
Bai 2 gdp
 
Chương 1.
Chương 1.Chương 1.
Chương 1.
 
Câu hỏi n tập tiền tệ ltđh copy
Câu hỏi n tập tiền tệ ltđh   copyCâu hỏi n tập tiền tệ ltđh   copy
Câu hỏi n tập tiền tệ ltđh copy
 
Tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tếTăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế
 
Silde tài chính quốc tế
Silde tài chính quốc tếSilde tài chính quốc tế
Silde tài chính quốc tế
 

Viewers also liked

Parity presentation
Parity presentationParity presentation
Parity presentationKhanhVan07
 
Bai 1 gioi thieu chung
Bai 1 gioi thieu chungBai 1 gioi thieu chung
Bai 1 gioi thieu chungHuy Tran Ngoc
 
đề Tài số 4 khủng hoảng tài chính đông nam á 1997 (ch16 a) bai gui lop
đề Tài số 4 khủng hoảng tài chính đông nam á 1997 (ch16 a)   bai gui lopđề Tài số 4 khủng hoảng tài chính đông nam á 1997 (ch16 a)   bai gui lop
đề Tài số 4 khủng hoảng tài chính đông nam á 1997 (ch16 a) bai gui lop
Tentenqn19
 
Bài tcqt
Bài tcqtBài tcqt
Bài tcqt
Anhtho Tran
 
Tài chính quốc tế
Tài chính quốc tếTài chính quốc tế
Tài chính quốc tế
Levy Phan
 
Mô hình dự báo ARIMA
Mô hình dự báo ARIMAMô hình dự báo ARIMA
Mô hình dự báo ARIMA
Nghiên Cứu Định Lượng
 
tiền tệ và chính sách tiền tệ
tiền tệ và chính sách tiền tệtiền tệ và chính sách tiền tệ
tiền tệ và chính sách tiền tệLyLy Tran
 

Viewers also liked (7)

Parity presentation
Parity presentationParity presentation
Parity presentation
 
Bai 1 gioi thieu chung
Bai 1 gioi thieu chungBai 1 gioi thieu chung
Bai 1 gioi thieu chung
 
đề Tài số 4 khủng hoảng tài chính đông nam á 1997 (ch16 a) bai gui lop
đề Tài số 4 khủng hoảng tài chính đông nam á 1997 (ch16 a)   bai gui lopđề Tài số 4 khủng hoảng tài chính đông nam á 1997 (ch16 a)   bai gui lop
đề Tài số 4 khủng hoảng tài chính đông nam á 1997 (ch16 a) bai gui lop
 
Bài tcqt
Bài tcqtBài tcqt
Bài tcqt
 
Tài chính quốc tế
Tài chính quốc tếTài chính quốc tế
Tài chính quốc tế
 
Mô hình dự báo ARIMA
Mô hình dự báo ARIMAMô hình dự báo ARIMA
Mô hình dự báo ARIMA
 
tiền tệ và chính sách tiền tệ
tiền tệ và chính sách tiền tệtiền tệ và chính sách tiền tệ
tiền tệ và chính sách tiền tệ
 

Similar to Chương 2 b

Hành vi tỷ giá
Hành vi tỷ giáHành vi tỷ giá
Hành vi tỷ giánttdhnh102
 
Ty gia hoi doai tong hop
Ty gia hoi doai tong hopTy gia hoi doai tong hop
Ty gia hoi doai tong hopnhomhivong
 
hành vi tỷ giá
hành vi tỷ giáhành vi tỷ giá
hành vi tỷ giánhomhivong
 
hành vi tỷ giá
hành vi tỷ giáhành vi tỷ giá
hành vi tỷ giánhomhivong
 
Ty gia hoi doai tong hop
Ty gia hoi doai tong hopTy gia hoi doai tong hop
Ty gia hoi doai tong hopnhomhivong
 
Rate exchange vu duy bac
Rate exchange vu duy bacRate exchange vu duy bac
Rate exchange vu duy bac
Ncttvũ Phương
 
Lãi suất ảnh hưởng đến tỷ giá
Lãi suất ảnh hưởng đến tỷ giáLãi suất ảnh hưởng đến tỷ giá
Lãi suất ảnh hưởng đến tỷ giáhaiduabatluc
 
Presentation tuần 5 nhóm ift (hoàn thiện)
Presentation tuần 5   nhóm ift (hoàn thiện)Presentation tuần 5   nhóm ift (hoàn thiện)
Presentation tuần 5 nhóm ift (hoàn thiện)Hồ Nguyễn Như Quỳnh
 
Presentation tuần 5 nhóm ift (hoàn thành cuối)
Presentation tuần 5   nhóm ift (hoàn thành cuối)Presentation tuần 5   nhóm ift (hoàn thành cuối)
Presentation tuần 5 nhóm ift (hoàn thành cuối)Hồ Nguyễn Như Quỳnh
 
Presentation tuần 5 nhóm ift
Presentation tuần 5 nhóm iftPresentation tuần 5 nhóm ift
Presentation tuần 5 nhóm ift
Hồ Nguyễn Như Quỳnh
 
Sự vận động của tỷ giá hối đoái
Sự vận động của tỷ giá hối đoáiSự vận động của tỷ giá hối đoái
Sự vận động của tỷ giá hối đoáipikachukt04
 
Tỷ giá hối đoái 1
Tỷ giá hối đoái 1Tỷ giá hối đoái 1
Tỷ giá hối đoái 1nhomhivong
 
Phân tích tác động của các yếu tố đến tỷ giá
Phân tích tác động của các yếu tố đến tỷ giáPhân tích tác động của các yếu tố đến tỷ giá
Phân tích tác động của các yếu tố đến tỷ giáGoodbyemyBaBy
 
Sự vận động của tỷ giá hối đoái
Sự vận động của tỷ giá hối đoáiSự vận động của tỷ giá hối đoái
Sự vận động của tỷ giá hối đoáipikachukt04
 

Similar to Chương 2 b (20)

Su van dong cua ty gia hoi doai
Su van dong cua ty gia hoi doaiSu van dong cua ty gia hoi doai
Su van dong cua ty gia hoi doai
 
Su van dong cua ty gia hoi doai
Su van dong cua ty gia hoi doaiSu van dong cua ty gia hoi doai
Su van dong cua ty gia hoi doai
 
Su van dong cua ty gia hoi doai
Su van dong cua ty gia hoi doaiSu van dong cua ty gia hoi doai
Su van dong cua ty gia hoi doai
 
Hành vi tỷ giá
Hành vi tỷ giáHành vi tỷ giá
Hành vi tỷ giá
 
Ty gia hoi doai tong hop
Ty gia hoi doai tong hopTy gia hoi doai tong hop
Ty gia hoi doai tong hop
 
hành vi tỷ giá
hành vi tỷ giáhành vi tỷ giá
hành vi tỷ giá
 
hành vi tỷ giá
hành vi tỷ giáhành vi tỷ giá
hành vi tỷ giá
 
Ty gia hoi doai tong hop
Ty gia hoi doai tong hopTy gia hoi doai tong hop
Ty gia hoi doai tong hop
 
Rate exchange
Rate exchangeRate exchange
Rate exchange
 
Rate exchange vu duy bac
Rate exchange vu duy bacRate exchange vu duy bac
Rate exchange vu duy bac
 
Chương 2 b
Chương 2 bChương 2 b
Chương 2 b
 
Tài chính quốc tê
Tài chính quốc têTài chính quốc tê
Tài chính quốc tê
 
Lãi suất ảnh hưởng đến tỷ giá
Lãi suất ảnh hưởng đến tỷ giáLãi suất ảnh hưởng đến tỷ giá
Lãi suất ảnh hưởng đến tỷ giá
 
Presentation tuần 5 nhóm ift (hoàn thiện)
Presentation tuần 5   nhóm ift (hoàn thiện)Presentation tuần 5   nhóm ift (hoàn thiện)
Presentation tuần 5 nhóm ift (hoàn thiện)
 
Presentation tuần 5 nhóm ift (hoàn thành cuối)
Presentation tuần 5   nhóm ift (hoàn thành cuối)Presentation tuần 5   nhóm ift (hoàn thành cuối)
Presentation tuần 5 nhóm ift (hoàn thành cuối)
 
Presentation tuần 5 nhóm ift
Presentation tuần 5 nhóm iftPresentation tuần 5 nhóm ift
Presentation tuần 5 nhóm ift
 
Sự vận động của tỷ giá hối đoái
Sự vận động của tỷ giá hối đoáiSự vận động của tỷ giá hối đoái
Sự vận động của tỷ giá hối đoái
 
Tỷ giá hối đoái 1
Tỷ giá hối đoái 1Tỷ giá hối đoái 1
Tỷ giá hối đoái 1
 
Phân tích tác động của các yếu tố đến tỷ giá
Phân tích tác động của các yếu tố đến tỷ giáPhân tích tác động của các yếu tố đến tỷ giá
Phân tích tác động của các yếu tố đến tỷ giá
 
Sự vận động của tỷ giá hối đoái
Sự vận động của tỷ giá hối đoáiSự vận động của tỷ giá hối đoái
Sự vận động của tỷ giá hối đoái
 

Chương 2 b

  • 1. LOGO Chương 2B: SỰ VẬN ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI DH28NH03 - Nhóm Keep Moving Forward TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HCM Môn: Tài chính quốc tế
  • 2. LOGO 1. Mô hình các nhân tố ảnh hưởng sự vận động của tỷ giá hối đoái THỊ TRƯỜNG HỐI ĐOÁI Chính sách can thiệp MSBOP Thông tin và kì vọng (Fundamental Factors)Technique Factors 1.1. Mô hình các nhân tố quyết định tỷ giá hối đoái
  • 3. LOGO 1. Mô hình các nhân tố ảnh hưởng sự vận động của tỷ giá hối đoái 1.2. Các nhân tố tác động tỷ giá • BOP - Cung cầu về ngoại tệ trên thị trường là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự biến động của tỷ giá hối đoái. - Nếu cán cân thanh toán quốc tế dư thừa có thể dẫn đến khả năng cung ngoại tệ lớn hơn cầu ngoại tệ và ngược lại. - Khi nền kinh tế có mức tăng trưởng ổn định nhu cầu về hàng hoá và dịch vụ nhập khẩu sẽ tăng => nhu cầu về ngoại tệ cho thanh toán hàng nhập khẩu tăng lên. - Ngược lại, khi nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái thì các hoạt động sản xuất kinh doanh và xuất nhập khẩu bị đình trệ => nguồn cung ngoại tệ giảm đi. Trong khi nhu cầu nhập khẩu chưa kịp thời được điều chỉnh trong ngắn hạn, việc giảm cung ngoại tệ sẽ đẩy tỷ giá lên cao.
  • 4. LOGO 1. Mô hình các nhân tố ảnh hưởng sự vận động của tỷ giá hối đoái 1.2. Các nhân tố tác động tỷ giá • BOP Dựa vào bảng BOP của Mỹ năm 2006, ta thấy, những khoản mục đánh dấu màu xanh thể hiện cung ngoại tệ, khoản mục đánh dấu màu đỏ thể hiện cầu ngoại tệ
  • 5. LOGO 1. Mô hình các nhân tố ảnh hưởng sự vận động của tỷ giá hối đoái 1.2. Các nhân tố tác động tỷ giá • BOP Giá cả hàng hóa dịch vụ Tương quan thu nhậpNăng suất kinh tế Tương quan lạm phát Thị hiếu tiêu dùng Lưu chuyển thương mại quốc tế
  • 6. LOGO 1. Mô hình các nhân tố ảnh hưởng sự vận động của tỷ giá hối đoái 1.2. Các nhân tố tác động tỷ giá • BOP Tương quan lãi suất Tương quan rủi ro Tương quan chi phí Lưu chuyển vốn quốc tế
  • 7. LOGO MS (Money Supply) là toàn bộ lượng tiền đang lưu thông của cá nhân và doanh nghiệp, không kể các tổ chức tín dụng và ngân hàng trung ương. 1.2. Các nhân tố tác động tỷ giá • Tổng cung tiền tệ Ms
  • 8. LOGO 1.2. Các nhân tố tác động tỷ giá • Tổng cung tiền tệ Ms
  • 9. LOGO 1.2. Các nhân tố tác động tỷ giá • Tổng cung tiền tệ Ms - Tương quan tổng cung tiền tệ + Ms = Md = f(P,Y,1/i) + Ms* = Md*= f(P*,Y*,1/i*) - Nếu PPP tồn tại (S=P/P*), sự thay đổi của tỷ giá tùy thuộc vào tương quan cung tiền giữa 2 quốc gia (+) tương quan lãi suất (+) và tương quan thu nhập (-) - Hình thức tương đối của PPP có thể được sử dụng để ước tính giá sẽ thay đổi như thế nào để phản ứng lại với chênh lệch lạm phát giữa các quốc gia như thế nào - Ví dụ: Giả sử tỷ giá ban đầu đạt trạng thái cân bằng. Sau đó đồng nội tệ chịu mức lạm phát 5% trong khi mức lạm phát của đồng ngoại tệ là 3%. Theo lý thuyết PPP, đồng ngoại tệ được điều chỉnh như sau: 1 + Ih ef = -1 + 1 + If = (1+0.55)/(1+0.03)-1 = 1.94% => Đồng ngoại tệ sẽ phải tăng giá 1.94% để phản ứng lại với mức lạm phát trong nước cao hơn mức lạm phát ở nước ngoài.
  • 10. LOGO Can thiệp ( bán và mua ngoại tệ ) trên thị trường ngoại hối Tác động đến các yếu tố vĩ mô như lạm phát, lãi suất, mức thu nhập… Chính sách can thiệp của Chính phủ 1. Mô hình các nhân tố ảnh hưởng sự vận động của tỷ giá hối đoái 1.2. Các nhân tố tác động tỷ giá Áp đặt hàng rào ngoại thương Hạn chế trao đổi ngoại tệ * Chính sách can thiệp của Chính phủ
  • 11. LOGO Hạn chế trao đổi ngoại tệ Chính phủ đè tỷ giá ngoại tệ xuống bằng cách: + Mua ngoại tệ trên thị trường bằng cách tung tiền đồng ra. Nhưng nếu đưa ra quá mức để hốt ngoại tệ thì sẽ ảnh hưởng đến tổng cung trên FX, làm lạm phát tăng cao, qua đó làm phá vỡ các mục tiêu của chính sách tiền tệ + Trước khi cần ngoại tệ thì “ bật đèn “ trước thị trường bằng cách bung ngoại tệ ra ( hợp lí ), làm giá ngoại tệ rớt, làm tỷ giá về thấp => Cách này không gây bất ổn đến tổng cung cầu ngoại tệ, nhưng nó mang tính rủi ro cao, là “con dao hai lưỡi” nếu nền kinh tế mất niềm tin vào Chính phủ và không đủ gây áp lực lên tỷ giá.
  • 12. LOGO Áp đặt hàng rào ngoại thương
  • 13. LOGO Can thiệp ( bán và mua ngoại tệ ) trên thị trường ngoại hối + Dùng luật pháp thiết lập các quy tắc vận hành của tỷ giá hối đoái, áp đặt mức giá trần, giá sàn trên thị trường  Đây là biện pháp đánh trực tiếp vào thị trường của Chính phủ + Can thiệp bằng chính sách tiền tệ,chính sách tài khóa - Đối tượng: Tổng cung, tổng cầu ( Ms, Md ) - Tổng cung tiền dù tăng hay giảm cũng sẽ ảnh hưởng cung cầu nội tệ trên FX => ảnh hưởng cung cầu ngoại tệ trên FX => Biến động tỷ giá => Đây là chính sách đối nội trong sự can thiệp gián tiếp của Chính phủ lên tỷ giá hối đoái.
  • 14. LOGO Tác động đến các yếu tố vĩ mô *Sự thay đổi của lãi suất tương đối ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư vào các chứng khoán, từ đó ảnh hưởng đến cung cầu tiền tệ, do đó tác động đến tỷ giá hối đoái. *Thay đổi tỷ lệ lạm phát tương đối có thể ảnh hưởng đến hoạt động thương mại quốc tế, từ đó tác động đến cung cầu ngoại tệ và do vậy ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái.
  • 15. LOGO Dựa trên thông tin và sự kiện liên quan đến diễn biến tỷ giá trong quá khứ, các nhân tố tác động đến tỷ giá, điều hành chính sách quản lí vĩ mô 1 Mức độ hữu hiệu về thông tin của thị trường 2 Cấu trúc và đăc điểm của thị trường 3 Hiệu ứng tâm lý và hành vi bầy đàn 4 Kỳ vọng thị trường 1. Mô hình các nhân tố ảnh hưởng sự vận động của tỷ giá hối đoái 1.2. Các nhân tố tác động tỷ giá * Kỳ vọng thị trường
  • 16. LOGO 1.3. Sự vận động của tỷ giá: Trong dài hạn ta có thể tìm ra được xu hướng biến động của tỷ giá. Nhưng trong ngắn hạn tỷ giá biến động rất nhanh, bất ngờ, khó có thể dự báo chính xác hoàn toàn sự biến động ngắn hạn. Ví dụ: như ở hình bên là tỷ giá USD/EUR từ 2002- 2011, ta có thể thấy được xu hướng giảm. Nhưng ở mỗi khoảng thời gian ngắn, ta thấy tỷ giá biến động tăng giảm liên tục, nhanh chóng, khó dự báo… Nguồn:http://www.euro-dollar- currency.com/eur_usd_exchange_r ate.htm
  • 17. LOGO 1993 1994 1995 1996 1997 Exchange rate components Yen’s trade- weighted exchange value Fundamentally driven long-run equilibrium path Fundamentally driven medium-run cyclical path Technically driven short-run overshooting path Fundamental equilibrium path Nguồn: giáo trình international economics. Tác giả:robert carbaugh
  • 18. LOGO *Lưu ý: khi ta phân tích một yếu tố giả định các yếu tố khác không đổi. a. Hướng vận động tỷ giá dài hạn: chịu sự tác động của các nhân tố nền tảng (market fundamental factors): lạm phát (inflation),thị hiếu tiêu dùng (customer preferences), năng suất (productivity), chính sách thương mại (government trade policy)… Trong trung hạn, các tác nhân nền tảng có xu thế làm tỷ giá biến động theo chu trình (medium-run cyclical path), sau đó tỷ giá luôn quay về giá trị cân bằng (equilibrium path). Ta xét ví dụ sau: tỷ giá cân bằng VND 20000/USD.Hiện tại tỷ giá trên thị trường là VND 22000/USD. Khi đó giá hàng Việt Nam tại Mỹ sẽ rẻ hơn, xuất khẩu sẽ lớn hơn nhập khẩu. từ đó cung đô la Mỹ lớn hơn cầu đô la Mỹ, đồng đô la Mỹ mất giá, tỷ giá giảm về mức cân bằng. Q usd Usd/vnd Q usd Usd/vnd 22000 20000 20000 22000 D S D S
  • 19. LOGO b. Hướng vận động tỷ giá ngắn hạn. Trong ngắn hạn, tỷ giá thường biến động nhanh và mạnh do các nhân tố: Sự chênh lệch lãi suất thực (real Interest Rate Differentials), kỳ vọng thị trường (Market expectations), sự can thiệp của NHTW, các cú sốc về kinh tế,chính trị, xã hội… Với tốc độ phát triển của công nghệ thông tin như hiện nay, thị trường FOREX ngày càng trở nên sôi động hơn. Chỉ cần một tuyên bố, hay là một số thông tin trên báo, trên mạng về sự thay đổi của các tác nhân đều tác động trực tiếp và ngay lập tức đến kỳ vọng của các nhà đầu cơ. Họ sẽ cập nhật rất nhanh chóng, phân tích, tính toán và đưa ra quyết định nên mua, bán đồng tiền nào?đầu tư vào đâu? Hoặc có thể là không giao dịch. Đấy là một trong những nguyên nhân chính khiến cho tỷ giá trong ngắn hạn luôn biến động nhanh, mạnh, khó lường như hiện nay.
  • 20. LOGO c.Hiệu ứng tăng vọt của tỷ giá (overshooting): Mô hình tỷ giá tăng quá mức là một mô hình về nền kinh tế vĩ mô mở do Rudi Dornbusch phát triển.Giả thiết: những thay đổi về tiền tệ không ảnh hưởng đến khu vực tài sản thực trong dài hạn và giá cả cứng nhắc trong ngắn hạn., nhà đầu tư không hề dự tính đến việc tăng tỷ giá, tồn tại tương quan lãi suất giữa lãi suất trong nước và nước ngoài. Nguồn:http://vi.wikipedia.org/wiki/M%C3%B4_h%C3%ACnh_t%E1%BB%B7_gi%C 3%A1_t%C4%83ng_qu%C3%A1_m%E1%BB%A9c Ngày này, các ngân hàng trung ương sử dụng chính sách tiền tệ như một công cụ hữu hiệu để điều chỉnh nền kinh tế. Khi mục tiêu là tăng trưởng nền kinh tế, ngân hàng trung ương áp dụng chính sách nới lỏng tiền tệ, tăng cung tiền làm giảm lãi suất. Khi đó, các nhà đầu tư, đầu cơ sẽ lập tức chuyển đầu tư ra nước ngoài, dòng vốn sẽ chảy ra ngoài (KAout > KAin) . Kết quả là đồng nội tệ giảm giá đột biến, tỷ giá sẽ tăng vọt lên. Tuy nhiên, việc đồng nội tệ giảm giá đột biến mạnh trong ngắn hạn sẽ được điều chỉnh lên giá dần dần trong dài hạn. Sự điều chỉnh này sẽ không trở lại trạng thái cân bằng ban đầu mà được xác định ở mức cân bằng mới, gọi là mức tỷ giá cân bằng trong dài hạn. Rudi Dornbusch 1942-2002
  • 21. LOGO 2. Vai trò của thông tin đối với sự hình thành tỷ giá Nhà đầu cơ hối đoái chủ yếu dựa trên kì vọng về tỷ giá. dựa vào việc phân tích các thông tin, sự kiện để đưa ra kì vọng. Vì vậy, thông tin và sự kiện có ý nghĩa quan trọng đối với sự vận động của tỷ giá trong ngắn hạn. Tuy nhiên, đứng trước cùng một thông tin có thể có một kì vọng khác nhau, thậm chí là trái ngược nhau, nhưng chúng ta không thể nói trước được dự báo nào là đúng, là sai. Khi tham gia vào kinh doanh ngoại hối, các nhà đầu cơ luôn phải hiểu một điều rằng “market is always right,you are not”. Không có một nhà đầu cơ nào có thể biết chính xác diễn biến tỷ giá sẽ như thế nào trong tương lai. Các kì vọng của họ không phải lúc nào cũng đúng, chuyện họ dự báo sai, đầu tư bị lỗ là rất bình thường, điều quan trọng là họ giữ được tâm lí ổn định, rút ra bài học từ sai lầm đó để làm cơ sở cho các lần đầu tư tiếp theo. Ví dụ : Ngày 19/09/2013, Fed quyết định không cắt giảm quy mô của chương trình QE thêm ít nhất một tháng nữa và duy trì lãi suất ở mức 0,25%. Khi đó sẽ có rất nhiều dự báo: TH a: Đô la Mỹ sẽ giảm giá. Fed nới lỏng định lượng tức là sẽ tăng cung đô la Mỹ, lãi suất giảm. dòng vốn sẽ chảy ra nước ngoài. TH b: Đô la Mỹ sẽ tăng giá lại khi Fed dừng gói QE. TH c: khi đô la Mỹ mất giá sẽ khích thích xuất khẩu, giảm nhập khẩu, từ đó đô la Mỹ lại lên giá
  • 22. LOGO 3. Phân tích tác động của các nhân tố chủ yếu đến sự vận động của tỷ giá Thay đổi tỷ lệ lạm phát tương đối có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh thương mại quốc tế, từ đó tác động đến cung và cầu ngoại tệ và do vậy ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái. Nếu tỷ lệ lạm phát trong nước cao hơn lạm phát ở nước ngoài, hàng hóa trong nước sẽ trở nên đắt đỏ hơn so với hàng hóa nước ngoài. Nếu tỷ lệ lạm phát trong nước cao hơn lạm phát ở nước ngoài, hàng hóa trong nước sẽ trở nên đắt đỏ hơn so với hàng hóa nước ngoài. Điều này dẫn đến sự gia tăng nhu cầu hàng hóa ngoại nhập và sụt giảm nhu cầu hàng hóa nội địa, từ đó mức cầu đồng tiền ngoại tệ tăng vì người tiêu dùng và các doanh nghiệp trong nước có lạm phát cao có xu hướng tăng nhập khẩu. Đồng thời, nhu cầu của người nước ngoài dối với hàng hóa nội địa cũng sụt giảm do giá cao hơn trong nước, nghĩa là cung ngoại tệ giảm. Do vậy, cả 2 yếu tố này tạo áp lực tăng giá đồng tiền ngoại tệ. 3.1 Tương quan lạm phát
  • 23. LOGO Ví dụ: Nếu lạm phát tại Mỹ tăng mạnh trong khi lạm phát tại Anh vẫn giữ nguyên. (Giả sử các công ty Anh và công ty Mỹ đều bán những loại hàng hóa có thể thay thế cho nhau). Sự tăng lên của lạm phát Mỹ sẽ làm tăng nhu cầu của người Mỹ đối với hàng hóa của Anh và do đó cũng làm tăng lượng cầu của Mỹ đối với đồng bảng Anh (D0  D1). Bên cạnh đó việc tăng lên của lạm phát Mỹ sẽ làm giảm nhu cầu của người Anh đối với hàng hóa Mỹ và bởi vậy làm giảm cung bảng Anh ra thị trường (S0  S1). Từ đó gây áp lực tăng giá đối với giá trị của đồng bảng Anh. Nếu lạm phát ở Anh tăng lên so với lạm phát tại Mỹ thì tình huống ngược lại sẽ xuất hiện. 3.1 Tương quan lạm phát
  • 24. LOGO Ví dụ: Trong năm 2008 tỷ lệ lạm phát của Việt Nam rất cao so với các năm trước đó trong khi tỷ lệ lạm phát của Mỹ, Trung Quốc, Thái Lan… và một số nước vẫn ở mức bình thường, do đó trong năm 2008 nhu cầu nhập khẩu của Việt Nam tăng cao dẫn tới nhu cầu USD tăng làm cho tỷ giá USD/VND tăng cao. 1.3.1 Tương quan lạm phát3.1 Tương quan lạm phát
  • 25. LOGO1.3.1 Tương quan lạm phát HỌC THUYẾT NGANG GIÁ SỨC MUA Theo học thuyết ngang giá sức mua, tỷ lệ thay đổi tỷ giá sẽ biến động để phản ánh tương quan lạm phát theo công thức: ∆e = 𝜋− 𝜋∗ 1+ 𝜋∗ . 100% Trong đó: ∆e là tỷ lệ % thay đổi tỷ giá sau một năm; π là tỷ lệ lạm phát/năm trong nước; π* là tỷ lệ lạm phát/năm ở nước ngoài. Ví dụ: Nếu tỷ lệ lạm phát của VND là 9,5%/năm, của USD là 3,0%/năm thì tỷ giá USD/VND sẽ tăng là: ∆e = 0.095−0.03 1+0.03 . 100% = +6,31% Vì π và π* là tỷ lệ lạm phát chỉ thay đổi từ từ trong dài hạn, nên tương quan lạm phát giữa hai đồng tiền quyết định xu hướng vận động tỷ giá trong dài hạn. 3.1 Tương quan lạm phát
  • 26. LOGO3.2 Tương quan lãi suất Sự thay đổi lãi suất tương đối ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư vào các chứng khoán nước ngoài, từ đó ảnh hưởng đến cung và cầu tiền tệ, do đó tác động đến tỷ giá hối đoái. Nếu lãi suất trong nước tăng tương đối so với lãi suất ngoại tệ thì tài sản tài chính nội địa trở nên hấp dẫn các nhà đầu tư hơn tài sản tài chính nước ngoài. Do đó, cung ngoại tệ đầu tư vào trong nước tăng lên. Bên cạnh đó, lãi suất trong nước hấp dẫn hơn so với lãi suất ở nước ngoài nên cầu ngoại tệ đầu tư ra nước ngoài giảm. Như vậy sự dịch chuyển sang phải của đường cung ngoại tệ và sự dịch chuyển sang trái của đường cầu ngoại tệ làm cho ngoại tệ giảm.
  • 27. LOGO Lãi suất thực. Mặc dù lãi suất cao tương đối có thể thu hút dòng vốn nước ngoài (để đầu tư vào những chứng khoán có lãi suất cao), nhưng lãi suất cao tương đối có thể phản ánh dự tính về lạm phát cao tương đối. Do lạm phát cao có thể tạo ra áp lực giảm giá của đồng nội tệ, việc đầu tư vào chứng khoán được định giá bằng đồng tiền này có thể không còn đủ hấp dẫn đối với nhà đầu tư nước ngoài nữa. Cho nên xem xét lãi suất thực, tức là lãi suất danh nghĩa để điều chỉnh lạm phát, thực sự hữu ích. Lãi suất thực ≈ lãi suất danh nghĩa – Tỷ lệ lạm phát Mối quan hệ này thường được gọi là hiệu ứng Fisher Thông thường, lãi suất thực được so sánh giữa các quốc gia để xem xét sự thay đổi của tỷ giá hối đoái vì nó kết hợp hai yếu tố ảnh hưởng đễn tỷ giá hối đoái là lãi suất danh nghĩa và lạm phát. Nếu các yếu tố khác không đổi, mức lãi suất thực tại Mỹ cao tương đối so với các quốc gia còn lại có xu hướng làm cho đồng đô la tăng giá. 3.2 Tương quan lãi suất
  • 28. LOGO  Đây là yếu tố thứ 3 ảnh hưởng đến tỷ giá. Do thu nhập có thể ảnh hưởng lượng cầu nhập khẩu nên nó có thể tác động đến tỷ giá. 3. Phân tích tác động của các nhân tố chủ yếu đến sự vận động của tỷ giá 3.3 Tương quan thu nhập (tăng trưởng kinh tế)  VD: Giả sử rằng mức thu nhập tại Mỹ tăng một cách đáng kể trong khi thu nhập tại Anh không đổi. Xét ảnh hưởng này lên (1) đường cầu bảng Anh, (2) đường cung bảng Anh để giao dịch, (3) tỷ giá cân bằng. Đầu tiên (1) sẽ dịch chuyển ra phía ngoài, phản ánh mức tăng thu nhập tại Mỹ và do đó làm tăng lượng cầu hàng hóa ở Anh. Thứ hai, (2) kỳ vọng sẽ không đổi. Bởi vậy, tỷ giá cân bằng lúc này sẽ tăng như hình vẽ dưới đây.
  • 30. LOGO  Nếu thu nhập của người dân trong nước tăng, kích thích tăng nhu cầu của nhập khẩu, làm tăng cầu ngoại tệ, kết quả là nội tệ giảm giá, tức tỷ giá tăng. Nếu thu nhập của người dân trong nước giảm, làm giảm cầu nhập khẩu, làm giảm cầu ngoại tệ, kết quả là nội tệ tăng giá, tức tỷ giá giảm.  Nếu thu nhập của người nước ngoài, tăng kích thích tăng nhập khẩu hàng hóa thị trường nội địa, làm cho xuất khẩu hàng hóa của nội địa tăng, làm tăng cung ngoại tệ, kết quả là nội tệ tăng giá, tức tỷ giá giảm.  Mức thu nhập nội địa tăng, dẫn đến tăng mức chi tiêu, đồng thời chi phí hàng hóa dịch vụ sẽ tăng theo thời gian => lạm phát tăng, dẫn đến nội tệ mất giá  Tăng cầu ngoại tệ để mua sắm (nhập khẩu) hàng hóa dịch vụ nước ngoài  Cung ngoại tệ không đổi (tại thời điểm tức thời) do tính cứng trong tiêu dùng.
  • 31. LOGO  Trong thực tế, sự thay đổi của thu nhập có thể làm tỷ giá thay đổi một cách gián tiếp thông qua ảnh hưởng của mức thu nhập lên lãi suất.
  • 32. LOGO  Ex: The analysis showed that common variations in exchange rate have an important impact on profitability, with values of third-year income ranging from a little above $4.0 million to around $1.5 million for net pens when the U.S.–Canada exchange rate varies from $0.85 to $1.05 (see Figure 6). The third-year income varies between $2.0 and -$1.0 million for RAS at the same exchange rate values.  http://www.dfo-mpo.gc.ca/aquaculture/lib-bib/nasapi-inpasa/BC- aquaculture-CB-eng.htm
  • 33. LOGO  VD: Lãi suất tại Mỹ tăng tương đối so với lãi suất tại Anh. Kết quả theo dự tính là sự tăng lên cung đồng bảng Anh để mua đôla Mỹ (để tận dụng mức lãi suất cao ở thị trường tiền tệ tại Mỹ). Nhưng nếu như chính phủ Anh áp mức thuế cao lên thu nhập từ lãi kiếm được do đầu tư nước ngoài, điều này có thể hạn chế việc bán bảng Anh để mua đôla. 3.4 Chính sách can thiệp của Chính Phủ
  • 34. LOGO Rào cản của giao dịch hối đoái, quản lý ngoại hối Hàng rào thương mại và phi thương mại Kiểm soát lưu chuyển vốn Can thiệp trực tiếp tên thị trường hối đoái Chính sách tiền tệ, chính sách tài chính Phá giá đồng nội tệ Bơm ngoại tệ Hấp thu ngoại tệ Chính sách Các chính phủ của các nước ngoài có thể tác động đến tỷ giá cân bằng theo nhiều hình thức, gồm:
  • 35. LOGO 4. Dự báo tỷ giá: 4.1 Phương pháp dự báo tỷ giá: • Các NHTM lớn liên tục theo dõi tỷ giá hối đoái trên thị trường ngoại hối. Họ nỗ lực dự đoán tỷ giá cân bằng sẽ thay đổi như thế nào trong tương lai gần dựa vào những điều kiện kinh tế hiện đại đã được xác định trong chương này. Họ có thể đưa ra quyết định đầu tư vào một loại tiền tệ nào đó để kiếm lợi nhuận từ những dự báo của họ. Họ cần xem xét lãi suất thị trường mà tại đó họ có thể đầu tư hay vay mượn, cùng với dự báo của họ về tỷ giá để đưa ra quyết định đầu tư vào ngoại tệ hay không. Dự báo tỷ giá là quá trình xử lý thông tin có phương pháp nhằm tạo lập kỳ vọng. Qua đó hỗ trợ cho việc ra quyết định.
  • 36. LOGO  Đầu cơ, arbitrage, phòng vệ, quyết định đầu tư dài hạn, quyết định tài trợ, định giá,…  Định hướng can thiệp chính sách
  • 37. LOGO 4. Dự báo tỷ giá: 4.2 Các phương pháp phân tích và dự báo tỷ giá 4.2.1 Phương pháp phân tích cơ bản: • Những người sử dụng phương pháp này dựa vào những phân tích về “những nhân tố cơ bản” (biến giải thích) như GDP, đầu tư, tiết kiệm, sản lượng, lạm phát, cán cân thanh toán … Những phân tích này không được mô hình hóa bằng kinh tế lượng mà chỉ mang tính định tính nhằm xác định tác động của nhân tố này đến xu hướng biến động dài hạn của tỷ giá. Đây là một phương pháp được sử dụng rất phổ biến bởi các nhà kinh doanh ngoại tệ trên các thị trường tài chính phát triển, bên cạnh phương pháp phân tích kỹ thuật. • Trình tự phân tích và dự báo: - Thiết lập mô hình quan hệ gồm các biến giải thích - Ước lượng giá trị của các tham số trong mô hình - Phân tích kết quả và đưa ra dự báo
  • 38. LOGO 4.2.2 Phương pháp phân tích kỹ thuật  Phương pháp này dựa trên những nguyên tắc của trường phái nghiên cứu “hành vi học trong tài chính” (behavioral finance). Trường phái nghiên cứu hành vi học trong tài chính nhìn nhận thị trường dưới góc độ là các nhà đầu tư không phải là những người có hành vi hợp lý, theo ý nghĩa tối đa hóa độ thỏa dụng kỳ vọng trong các lý thuyết tài chính cổ điển, và các lý thuyết về tâm lý có thể giúp giải thích một phần các câu đố hiện tại về những gì chúng ta quan sát được trên thị trường thực tại. Theo quan điểm này, các nhà phân tích kỹ thuật có thể dự báo được những “mẫu hình” của thị trường bằng cách “đọc” các đồ thị tỷ giá, nói cách khác, các “tín đồ” của trường phái này tin rằng “lịch sử sẽ lặp lại chính bản thân mình”. Theo các nghiên cứu và điều tra gần đây thì phân tích kỹ thuật là phương pháp dự báo được phần lớn các nhà đầu tư, nhà phân tích và các dealer trên thị trường ngoại hối (và cả thị trường chứng khoán) quốc tế quan tâm sử dụng. Phần tiếp theo, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu một số nguyên tắc, lý thuyết và công cụ cơ bản của phương pháp phân tích kỹ thuật.
  • 39. LOGO 4.2.2 Phương pháp phân tích kỹ thuật Cơ sở lập luận của phân tích kỹ thuật: 1 Giá cả (tỷ giá) được xác định bởi tác động của cả nhân tố duy lý lẫn phi lý đến cung – cầu thị trường. 2 Sự dịch chuyển cung – cầu thị trường hình thành nên các xu hướng diễn biến của giá cả (tỷ giá). 3 Lịch sử sẽ lặp lại, nghĩa là sự vận động của giá cả (tỷ giá) tuân theo một khuôn mẫu đã từng có.
  • 40. LOGO 4.2.3 Các phương pháp khác •Phương pháp dự báo tỷ giá hối đoái bằng phương pháp chuỗi thời gian: Phương pháp này dự báo giá trị của biến cần dự báo vào thời điểm hiện tại dựa trên cơ sở các giá trị của nó trong quá khứ cộng với một phần sai số, phần sai số này biến động ngẫu nhiên. Phương pháp này dựa trên cơ sở là giá cả đã bao hàm tất cả các thông tin có liên quan và do đó những “mẫu hình” trong quá khứ của tỷ giá sẽ không chứa đựng bất kỳ thông tin nào hữu ích nữa nên không cần quan tâm đến mẫu hình trong quá khứ. Điều này hình thành đặc tính là tỷ giá biến động ngẫu nhiên, tức là hành vi thay đổi trong tương lai hoàn toàn độc lập với hành vi trong quá khứ. Hướng nghiên cứu này được sự hỗ trợ của lý thuyết toán về xác suất, kinh tế lượng và lý thuyết hỗn loạn (chaos theory). Phương pháp này đòi hỏi nhà phân tích phải giải toán và có thể vận dụng công cụ tin học trong phân tích dữ liệu kinh tế lượng. Kết hợp giữa lý thuyết về biến động ngẫu nhiên và các mô hình chuỗi thời gian, căn cứ vào độ ổn định của biến, độ nhiễu, tính tự tương quan …, các nhà nghiên cứu thường sử dụng 3 mô hình tương ứng là ARIMA, ARCH, và GARCH. Ngoài ra còn nhiều mô hình tự tương quan phi tuyến khác như STAR cũng được đề xuất trong những năm gần đây. Đặc điểm các mô hình này là có tính dự báo cao trong ngắn và trung hạn.
  • 41. LOGO 4.2.3 Các phương pháp khác • Phương pháp mô hình kinh tế lượng về nhân tố xác định tỷ giá. Theo đó, tỷ giá hối đoái được xem như một biến phụ thuộc có thể được giải thích bằng các biến số kinh tế vĩ mô cơ bản như tăng trưởng, lạm phát, lãi suất, tỷ giá thực, lý thuyết PPP … Các mô hình này nhắm tới mục tiêu dự báo dài hạn với những điều kiện cân bằng vĩ mô dài hạn (vì vậy đôi khi được gọi là mô hình cấu trúc hoặc mô hình cân bằng). Nhiều mô hình phi tuyến đã được đề xuất nhưng tính phức tạp các mô hình thường cao, và hầu như đều không chứng minh được tính vượt trội hoàn toàn so với phương pháp chuỗi thời gian biến động ngẫu nhiên. • Phương pháp phân tích theo “dòng chu chuyển lệnh” (order flow). Đây là một phương pháp tiếp cận mới và ngược với phương pháp thứ hai, tức là cho rằng tỷ giá chịu tác động chủ yếu bởi các cấu trúc vi mô của thị trường ngoại hối: lệnh giao dịch, tin tức và điều chỉnh danh mục. Tuy nhiên, các mô hình này tỏ ra còn phức tạp hơn các mô hình thuộc phương pháp thứ hai và tính hiệu quả của mô hình này vẫn còn đang trong vòng kiểm định.
  • 42. LOGO Thuật ngữ - Tỷ giá hối đoái (hay còn gọi là tỷ giá) là tỷ lệ chuyển đổi từ đơn vị tiền tệ nước này sang đơn vị tiền tệ nước khác. - BOP (Balance of Payment) Cán cân thanh toán là một bản báo cáo thống kê tổng hợp có hệ thống, ghi chép lại giá trị tất cả các giao dịch kinh tế giữa những người cư trú với những người không cư trú trong một thời kì nhất định, thường là một năm (và công bố hàng tháng, quý, nửa năm) - MS (Money Supply) là toàn bộ lượng tiền đang lưu thông của cá nhân và doanh nghiệp, không kể các tổ chức tín dụng và ngân hàng trung ương. - PPP (purchasing power parity) là sức mua tương đương. Đây là một kiểu tính tỷ giá hối đoái giữa đơn vị tiền tệ của hai nước. Các nhà kinh tế học tính xem cùng một lượng hàng của cùng một thứ hàng hóa khi bán ở hai nước khác nhau bằng đơn vị tiền tệ của hai nước đó thì số tiền phải bỏ ra ra sao, rồi từ đó so sánh lượng hai đơn vị tiền tệ.
  • 43. LOGO - Lạm phát: Trong kinh tế học, lạm phát là sự tăng lên theo thời gian của mức giá chung của nền kinh tế. - Lãi suất danh nghĩa: là thuật ngữ tài chính và kinh tế học để chỉ tỷ lệ lãi trên giá trị danh nghĩa của một khoản tiền vay hoặc đầu tư... với hàm ý nó là tỷ lệ lãi chưa được điều chỉnh ảnh hưởng của lạm phát hoặc ảnh hưởng của việc tính lãi kép. - Lãi suất thực tế: Là lãi suất đã bao gồm cả những tổn thất do lạm phát gây ra do sự gia tăng của mức giá chung - Tỷ lệ lạm phát (Inflation rate): Là tốc độ tăng mặt bằng giá của nền kinh tế. Nó cho thấy mức độ lạm phát của nền kinh tế. Thông thường, người ta tính tỷ lệ lạm phát dựa vào chỉ số giá tiêu dùng hoặc chỉ số giảm phát GDP. Tỷ lệ lạm phát có thể được tính cho một tháng, một quý, nửa năm hay một năm. Thuật ngữ
  • 44. LOGO  Lãi suất: tỷ lệ mà theo đó tiền lãi được người vay trả cho việc sử dụng tiền mà họ vay từ một người cho vay.  Thị trường ngoại hối (Foreign exchange) là thị trường tiền tệ liên ngân hàng quốc tế, còn được gọi là Thị trường tiền mặt hoặc thị trường liên ngân hàng giao ngay.  Các rào cản thương mại: Một dạng không hoàn hảo của thị trường trong kinh doanh quốc tế là rào cản đối với thương mại quốc tế như việc đánh thuế nhập khẩu hay hạn ngạch.  Chính sách tài chính: là các chính sách của chính phủ nhằm tác động lên định hướng phải triển của nền kinh tế thông qua những thay đổi trong chi tiêu chính phủ và thuế khóa.  Chính sách tiền tệ (monetary policy) là quá trình quản lý cung tiền của cơ quan quản lý tiền tệ, thường là hướng tới một lãi suất mong muốn để đạt được những mục đích ổn định và tăng trưởng kinh tế.  Phá giá nội tệ: là việc giảm giá trị của đồng nội tệ so với các loại ngoại tệ so với mức mà chính phủ đã cam kết duy trì trong chế độ tỷ giá hối đoái cố định. Thuật ngữ
  • 45. LOGO - Hàng rào ngoại thương: là hình thức qui định về tiêu chuẩn kỹ thuật của hàng hoá nhập khẩu như bao gồm các quy định về mức độ an toàn kỹ thuật, an toàn về vệ sinh thực phẩm, thuốc men, các quy diịnh về an toàn đối với môi trường sống, các quy định về bao gói, nhãn hiệu…của các nước công nghiệp phát triển nhằm mục đính hạn chế lượng hàng hoá nhập từ các nước khác tràn vào cạnh tranh gây khó khăn cho các nhà sản xuất trong nước. - Thuế quan ( hay còn gọi là thuế xuất nhập khẩu hay thuế xuất – nhập khẩu ) là tên gọi chung để gọi hai loại thuế trong lĩnh vực thương mai quốc tế, đó là thuế nhập khẩu và thuế xuất khẩu. Thuế nhập khẩu là thuế đánh vào hàng hóa nhập khẩu, còn thuế xuất khẩu là thuế đánh vào hàng hóa xuất khẩu. Thuật ngữ
  • 46. LOGO Tỷ giá USD/VNĐ và thị trường ngoại hối đã trải qua một năm khá ổn định. Xu hướng này được dự báo sẽ tiếp tục duy trì trong năm 2014 nếu có một chính sách tiền tệ đúng đắn.  Tỷ giá USD/VNĐ và thị trường ngoại hối đã có thêm một năm ổn định, đặc biệt là nguồn lực dự trữ ngoại hối tiếp tục được củng cố (ước tính đạt trên 30 tỷ USD).  Cũng đã có ý kiến đề cập tới những cơn sóng ngầm dưới bề mặt bình yên của tỷ giá. Đó là tính chất thụ động khi tỷ giá lâu nay được quyết định chủ yếu bởi cung cầu ngoại tệ: khi nền kinh tế có lượng ngoại tệ đổ dồi dào chảy vào thì áp lực lên tỷ giá sẽ yếu hoặc không có, vì thế không cần phải điều chỉnh tỷ giá tăng lên và ngược lại.  Hơn nữa, điều quan trọng trong điều hành tỷ giá là phải duy trì năng lực cạnh tranh của hàng xuất khẩu, ngoài chuyện xem xét đến cán cân cung cầu ngoại tệ. Bởi nếu sự ổn định tỷ giá được duy trì trong bối cảnh chênh lệch lạm phát giữa nước ta và Mỹ quá lớn (lạm phát của Mỹ năm 2013 là 1,2% và năm nay dự kiến là 1,2%) sẽ làm cho giá cả hàng hóa sản xuất trong nước trở nên đắt đỏ hơn một cách tương đối so với hàng ngoại nhập, làm giảm tính cạnh tranh của hàng hóa đó sản xuất ở trong nước. Hậu quả là xuất khẩu sẽ giảm sút trong khi nhập khẩu được khuyến khích, dẫn đến nhập siêu và thâm hụt thương mại – một nguồn gốc gây bất ổn kinh tế vĩ mô. Nguồn: http://cafef.vn/tai-chinh-ngan-hang/co-song-ngam-hay-khong- 2014011913292642311ca34.chn MỞ RỘNG
  • 47. LOGO Bộ ba bất khả thi (impossible trinity) là một giả thiết kinh tế cho rằng không thể thực hiện đồng thời 3 chính sách: chế độ tỷ giá hối đoái cố định, ổn định giá cả và tự do lưu chuyển vốn. Khủng hoảng tài chính châu Á 1997 là do đã cố gắng thực hiện bộ ba bất khả thi. Khủng hoảng bắt đầu từ tháng 7/ 1997 ở Thái Lan. Indonesia, Hàn Quốc và Thái Lan là những nước bị ảnh hưởng mạnh nhất bởi cuộc khủng hoảng này. Kinh tế Đông Nam Á trong đó có Thái Lan tăng trưởng nhanh trong thập niên 1980 và nửa đầu thập niên 1990, dẫn đến dòng vốn nước ngoài chảy vào đã tạo ra sức ép tăng giá nội tệ. Để bảo vệ tỷ giá cố định, các NHTW Đông Nam Á đã thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng. Kết quả là cung tiền tăng gây ra sức ép lạm phát. Nguyên nhân trực tiếp của khủng hoảng tài chính Đông Á năm 1997 là những cuộc tấn công đầu cơ và việc rút vốn đồng loạt khỏi các nước châu Á khi các nhà đầu cơ không còn tin rằng chính phủ đủ khả năng giữ nổi tỷ giá hối đoái cố định. Tuy nhiên, khi mới bị tấn công, đáng lẽ phải lập tức thả nổi đồng tiền nhưng lại cố bảo vệ tỷ giá để đến nối cạn kiệt cả dự trữ ngoại hối nhà nước và lại càng làm cho tấn công đầu cơ thêm kéo dài. http://vi.wikipedia.org/wiki/Kh%E1%BB%A7ng_ho%E1%BA%A3ng_t%C3%A0i_ch%C3%ADnh_ch% C3%A2u_%C3%81_1997 MỞ RỘNG
  • 48. LOGO Bài học cho Việt Nam từ khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997 Trong nỗ lực thu hút vốn đầu tư nước ngoài, cần kiểm soát chặt chẽ, phải có những quy định buộc nhà đầu tư nước ngoài phải tham gia giải quyết khi có những biến động trên thị trường tài chính. Tránh tình trạng đầu cơ và rút vốn ồ ạt gây biến động về tỷ giá, nguy cơ khủng hoảng. Đồng thời, cần phải có hệ thống pháp luật rõ ràng, hệ thống ngân hàng giám sát chặt chẽ, tránh tình trạng đầu cơ nước ngoài vào bất động sản, chứng khoán, tạo nên các bong bóng tài chính có nguy cơ đổ vỡ, dẫn đến khủng hoảng. Nguồn:http://dantri.com.vn/kinh-doanh/chau-a-hoc-duoc-gi-tu-cuoc-khung-hoang- tai-chinh-1997-185816.htm Đặc biệt phải biết kết hợp chế độ tỷ giá, tự do luồng vốn, ổn định giá cả, dự trữ ngoại hối theo các mô hình bộ 3 bất khả thi của nhóm tác giả aizenman, chinn, ito tại các nước phát triển. MỞ RỘNG
  • 49. LOGO Tỷ giá hối Việt Nam (so với USD) từ 2007 đến nay Từ 2007 đến nay,Việt Nam đã chứng kiến sự thay đổi liên tục trong tỷ giá công bố. Năm 2007, sau khi gia nhập WTO đã gia tăng ồ ạt luồng tiền đầu tư vào Việt Nam. Nguồn vốn FDI đạt mức cao kỉ lục 20,3 tỷ USD, FII là 5,6 tỷ USD, nguồn cung USD tăng mạnh, VND có nguy cơ lên giá. NHNN luôn phải điều chỉnh tỷ giá, phá giá VND để khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu. Đồng thời, sau khủng hoảng kinh tế 2007, chính phủ đã thực hiện kích cầu để kích thích tăng trưởng kinh tế. Chính phủ thực hiện chính sách nới lỏng tiền tệ, tăng cung tiền, điều chỉnh biên độ tỷ giá với USD làm cho VND mất giá. Với chế độ tỷ giá thả nổi có sự điều tiết của Nhà nước, tỷ giá được điều chỉnh linh hoạt theo quan hệ cung cầu ngoại tệ trên thị trường dưới sự quản lý, điều tiết của Chính phủ. NHNN duy trì tỷ giá USD/VND cao nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, hỗ trợ xuất khẩu, bảo hộ các doanh nghiệp sản xuất trong nước. http://tapchitaichinh.vn/Trao-doi-Binh-luan/Chinh- sach-ty-gia-doi-voi-phat-trien-kinh-te-Viet-Nam- giai-doan-hien-nay/38930.tctc MỞ RỘNG
  • 50. LOGO Tuy nhiên, VND mất giá có thể gây bất lợi cho ngay cả các DN xuất khẩu nếu các DN này phải nhập khẩu các nguyên vật liệu sản xuất cho hàng xuất khẩu của mình. Đồng thời, VND mất giá còn làm gia tăng giá trị các khoản nợ đối với các DN có khoản vay nợ nước ngoài, kể cả các khoản nợ công của Chính phủ hiện đang có xu hướng gia tăng trong thời gian gần đây. tình trạng đô la hóa của Việt Nam, dẫn tới chức năng phương tiện thanh toán và bảo toàn giá trị của VND bị xói mòn. Nhận xét: NHNN cần tiếp tục điều hành tỷ giá theo hướng linh hoạt, trong đó tỷ giá VND cần được xác định theo một rổ tiền tệ chủ chốt, không nên neo VND theo USD. Cơ chế tỷ giá neo chặt vào USD có thể phát huy tác dụng trong giai đoạn chịu sự tác động của khủng hoảng tài chính thế giới. Mặc dù hiện nay, có thể tạm thời khẳng định Việt Nam đã thoát khỏi “bóng đen” của cuộc khủng hoảng nên cơ chế neo tỷ giá USD có thể gây tác động tiêu cực. Để điều hành chính sách tỷ giá linh hoạt, trong những năm tiếp theo, NHNN cần nghiên cứu kỹ về việc lựa chọn những đồng tiền trong rổ tiền tệ và tỷ trọng của chúng trong rổ tiền tệ là bao nhiêu. Bên cạnh đó, công tác dự báo có vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa rủi ro hoặc đầu cơ, vì vậy tăng cường chất lượng công tác dự báo tỷ giá cũng là điều cần thiết. Nguồn:http://doc.edu.vn/tai-lieu/de-tai-bo-ba-bat-kha-thi-ket-hop-toi-uu-cho-dieu-hanh-chinh-sach-vi-mo- viet-nam-trong-boi-canh-kinh-te-2011-2020-44907/ MỞ RỘNG
  • 51. LOGOMỞ RỘNG 1 Tỷ giá 2014 “nhảy” trong biên độ nào? Năm 2013, tỷ giá USD/VND tăng 1,3%, thị trường ngoại hối tiếp tục có một năm ổn định. Dự trữ ngoại hối tăng lên và ước tính đạt trên 30 tỷ USD. Năm 2014, Chính phủ đưa ra thông điệp sẽ điều chỉnh tỷ giá không quá 2%. Kết quả cuộc khảo sát cho thấy có 9 người (hơn 56%) dự báo tỷ giá sẽ biến động trong biên độ “không quá 2%” như mục tiêu Chính phủ đặt ra. Nguồn: http://vneconomy.vn/2014010511311 3460P0C6/goc-nhin-cua-toi-ty-gia- 2014-nhay-trong-bien-do-nao.htm
  • 52. LOGOMỞ RỘNG 2 Vì sao nhân dân tệ mất giá? Đồng nhân dân tệ (NDT) từ lâu đã gây ra nhiều tranh cãi, đặc biệt là các chỉ trích liên quan tới việc đồng tiền in hình Mao này bị giao dịch dưới giá trị để mang lợi cho xuất khẩu TQ. Gần đây, NDT giảm giá so với USD, xuống mức thấp nhất trong 6 tháng qua và tiếp tục xu hướng giảm. Mặc dù Ngân hàng Trung ương mua mạnh ngoại hối, NDT vẫn tăng so với đồng USD ngay cả khi đồng tiền của các thị trường mới nổi khác giảm mạnh (xem biểu đồ). Kể từ khi TQ định giá lại NNT vào năm 2005 dưới áp lực từ phía Mỹ, đồng tiền Mao đã tăng tổng cộng 33% so với USD, thu hút dòng tiền nóng đổ vào thị trường TQ, dẫn đến tình trạng dư thừa tiền mặt ở thị trường sôi động nhất thế giới. Vì thế, các nhà phân tích cho rằng Ngân hàng Trung ương TQ can thiệp để NNT mất giá trong thời gian gần đây nhằm ngăn chặn nguồn vốn đầu cơ chảy vào.
  • 53. LOGOMỞ RỘNG 2 Vì sao nhân dân tệ mất giá? Tuy nhiên, các cơ quan chức năng của TQ phủ nhận việc can thiệp vào đồng NDT. Mặc dù vậy, sự can thiệp đã để lại dấu vết trên tất cả các thị trường tiền tệ. Đó là việc mua vào USD để làm suy yếu đồng tệ, đưa thêm NDT vào lưu thông. Ngân hàng Trung ương rút một phần nhỏ của số tiền này thêm bằng cách bán chứng khoán cho các ngân hàng. Nhưng các ngân hàng vẫn còn NDT và cố gắng cho vay liên thông. Các hoạt động này làm giảm lãi suất liên ngân hàng, bất chấp việc Ngân hàng trung ương rút tiền. Đặc biệt, khi Ngân hàng Trung ương TQ đang mở đường cho nhân dân tệ thả nổi tự do hơn nữa để mở rộng giao dịch NNT trên toàn cầu. Các nhà phân tích dự báo Chính phủ TQ sẽ tiếp tục mở rộng phạm vi dao động của tỷ giá NNT lên 1,5% hoặc 2%. Nguồn: http://m.doanhnhansaigon.vn/online/quoc-te/kinh-te/2014/03/1080124/vi- sao-nhan-dan-te-mat-gia/
  • 54. LOGO  Tin từ Bloomberg cho hay, Chính phủ Venezuela sẽ giảm giá đồng Bolivar của nước này 32% so với USD, đưa tỷ giá về mức 6,3 Bolivar đổi 1 USD, có hiệu lực từ ngày 13/2 tới. Thông tin này vừa được Bộ trưởng Bộ Tài chính Venezuela, ông Jorge Giordani, tuyên bố trong một cuộc họp báo ở thủ đô Caracas.  Việc đánh tụt giá trị đồng nội tệ có thể giúp Venezuela thu hẹp mức thâm hụt ngân sách, vì đồng nội tệ mất giá sẽ làm tăng số lượng tiền Bolivar mà Chính phủ nước này thu được từ hoạt động xuất khẩu dầu.  “Bất kỳ động thái nào nhằm giải quyết sự bóp méo kinh tế trên quy mô lớn của Venezuela cũng được thị trường nhìn nhận tích cực. Chúng tôi cho rằng, Venezuela cần phải hành động thêm để khắc phục tình trạng mất cân đối tài khóa và những méo mó của nền kinh tế”, chiến lược gia Kathryn Rooney Vera thuộc công ty Bulltick Capital Markets của Mỹ, nhận xét.  Theo dự báo, đợt phá giá tiền tệ này có thể đẩy tốc độ lạm phát ở Venezuela lên 22%. Tuy nhiên, phá giá đồng tiền có thể giúp giải tỏa tình trạng thiếu hụt các loại hàng hóa ở Venezuela  http://vneconomy.vn/2013020908122964P0C99/venezuela-pha-gia-dong-noi-te.htm 1. Venezuela vừa thực hiện lần phá giá nội tệ thứ 5 trong vòng 9 năm qua MỞ RỘNG
  • 55. LOGO  Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa ký ban hành Nghị quyết 01/NQ-CP về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2014. Trong đó Chính phủ, yêu cầu hạn chế sử dụng các biện pháp hành chính đối với thị trường tiền tệ.  Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước điều hành chủ động, linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và hỗ trợ tăng trưởng hợp lý; bảo đảm thanh khoản của các tổ chức tín dụng và của nền kinh tế.  Điều hành lãi suất, tỷ giá phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, lạm phát, thị trường tiền tệ, bảo đảm giá trị đồng tiền Việt Nam; tăng dự trữ ngoại hối, cải thiện cán cân thanh toán quốc tế; quản lý hiệu quả thị trường ngoại hối, thị trường vàng, tiếp tục củng cố kết quả chống vàng hóa, kiên quyết đẩy nhanh chống đô-la hóa.  Ngân hàng Nhà nước phải đưa ra các biện pháp huy động nguồn lực từ vàng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; đẩy mạnh thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt; hạn chế sử dụng các biện pháp hành chính đối với thị trường tiền tệ..  http://baodautu.vn/han-che-can-thiep-hanh-chinh-vao-thi-truong-tien-te.html 2 Hạn chế can thiệp hành chính vào thị trường tiền tệ MỞ RỘNG
  • 56. LOGO • Arbitrage là gì?  Hiểu một cách đơn giản, arbitrage (Kinh doanh chênh lệch giá) sẽ kiếm được lợi nhuận một cách chắc chắn vượt quá lợi nhuận phi rủi ro. Theo ngôn ngữ của tài chính định lượng, chúng ta có thể nói rằng một cơ hội arbitrage là một danh mục đầu tư có giá trị hiện tại bằng 0. Sau một thời gian, giá trị của danh mục có giá trị dương với xác suất > 0 và có giá trị âm với xác suất bằng 0. Giả định rằng không có cơ hội arbitrage trong thị trường là nguyên lý căn bản trong lý thuyết tài chính cổ điển. Quan điểm được biết đến rộng hơn đó là “không có bữa ăn trưa miễn phí”.  Ví dụ: Một quyền chọn mua kiểu Âu at-the-money với giá thực hiện là 100 USD và kỳ hạn 6 tháng có giá là 8 USD. Một quyền chọn bán kiểu Âu có cùng giá thực hiện và kỳ hạn có giá là 6 USD. Giả sử cổ phiếu không chia cổ tức và một trái phiếu zero-coupon có thời hạn 6 tháng có mệnh giá 100 USD được bán với giá 97 USD. Bạn lập danh mục mua Call và mua trái phiếu, bán Put và bán cổ phiếu, nó mang về cho bạn -8-97+6+100 = 1 USD. Ở thời điểm đáo hạn của danh mục này bạn không cần bận tâm xem cổ phiểu có bị mất giá bao bao nhiêu. Bạn sẽ kiếm được 1 USD mà hoàn toàn không có rủi ro nào, Đây là một arbitrage. Nó là một ví dụ cho thấy vi phạm “hệ thức Put-Call”. Source: http://www.vnquants.com/bai-cua-khach/arbitrage-la-gi MỞ RỘNG
  • 57. LOGO • ANZ: Tỷ giá ổn định trong năm 2014  Báo cáo triển vọng các nền kinh tế mới nổi châu Á của Ngân hàng ANZ vừa công bố dự báo, nhờ tỷ giá ổn định trong khi chứng khoán dù đã tăng trưởng mạnh trong thời gian qua nhưng vẫn còn “rất rẻ” nên các dòng tiền đầu tư trực tiếp và gián tiếp nước ngoài vẫn tiếp tục đổ mạnh thị trường Việt Nam… cho phép NHNN tiếp tục củng cố dự trữ ngoại hối trong năm.  Báo cáo dự báo triển vọng các nền kinh tế mới nổi của châu Á của Ngân hàng ANZ với chủ đề “Năm con ngựa sẽ là năm của lạm phát?” tiếp tục giữ dự báo lạm phát tại Việt Nam năm nay sẽ ở mức 7,5-8% và GDP sẽ đạt mức tăng 5,6% trong năm 2014, 5,8% trong năm 2015.  Báo cáo cũng dự báo ngành xuất khẩu sẽ tiếp tục tăng trưởng trong những tháng tới và sản xuất liên quan đến xuất khẩu sẽ tiếp tục được hỗ trợ bởi dòng vốn FDI trong trung hạn. Bên cạnh đó, Việt Nam còn được hưởng lợi từ sự kích hoạt của chuỗi cung ứng ở các nền kinh tế như Hàn Quốc và Đài Loan. MỞ RỘNG
  • 58. LOGO  ANZ cũng cho rằng, nhờ tỷ giá ổn định trong khi chứng khoán dù đã tăng trưởng mạnh trong thời gian qua nhưng vẫn còn “rất rẻ” nên các dòng tiền đầu tư trực tiếp và gián tiếp nước ngoài vẫn tiếp tục đổ mạnh thị trường Việt Nam.  Đồng nội tệ của Việt Nam cho thấy sự ổn định so với các đồng tiền khác trong khu vực, bất kể những thách thức vẫn còn. Dự báo, tỷ giá USD/VND sẽ ở mức 1 USD/21.900 VND vào cuối năm 2015. Dòng chảy liên tục của FDI, kiều hối và cải thiện cán cân thương mại đã hỗ trợ cho đồng nội tệ cho phép NHNN tiếp tục củng cố dự trữ ngoại hối trong năm.  Liên quan đến việc tái cơ cấu hệ thống ngân hàng sẽ lớn đến đâu, báo cáo nhấn mạnh: “Phụ thuộc vào ý chí chính trị của các nhà chức trách trong việc giải quyết các khoản nợ xấu”. • Source:http://tinnhanhchungkhoan.vn/tien-te/anz-ty-gia-on-dinh-trong-nam- 2014-89046.html MỞ RỘNG
  • 59. LOGO • Trung Quốc mạnh tay nới biên độ giao động tỷ giá + Mới đây, NHTW Trung Quốc vừa thông báo tăng gấp đôi biên độ giao dịch hàng ngày của đồng nhân dân tệ so với USD. Biên độ được nâng từ 1% lên 2%. Mục đích chính của động thái này là tách biệt chính sách tiền tệ khỏi chính sách quản lý tỷ giá. + Tỷ giá do thị trường quyết định luôn là mục tiêu dài hạn của các NHTW. Biến động theo cả hai chiều cũng giúp hạn chế hoạt động đầu cơ và cho phép NHTW Trung Quốc rộng đường thực hiện chính sách tiền tệ độc lập, chấm dứt tình trạng lãi suất thấp như hiện nay. => Một bước quan trọng trong lộ trình quốc tế hóa đồng nhân dân tệ và thị trường cũng dự đoán được điều này sớm muộn cũng sẽ xảy ra, nhà đầu tư đang chờ đợi Trung Quốc sẽ có những cải cách mạnh mẽ hơn trong tương lai Link:http://cafef.vn/tai-chinh-quoc-te/trung- quoc-manh-tay-noi-bien-do-dao-dong-ty-gia- 201403171226342808ca32.chn Đồng nhân dân tệ của Trung Quốc MỞ RỘNG
  • 60. LOGO * NHNN đã công bố điều chỉnh giảm một loạt các lãi suất chủ chốt + Lãi suất tái cấp vốn giảm từ 7% xuống 6,5%/năm; + Lãi suất tái chiết khấu giảm từ 5% xuống 4,5%/năm; + Lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng từ 8% xuống 7,5%/năm; + Trần lãi suất huy động VND các kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng giảm từ 7% xuống 6%/năm. + Trần lãi suất huy động USD của cá nhân giảm từ 1,25% xuống 1%/năm. Lãi suất huy động USD đối với các doanh nghiệp, tổ chức giữ nguyên tại 0,25%/năm. + Trần lãi suất cho vay đối với 5 lĩnh vực ưu tiên là nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, danh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao giảm từ 9% xuống 8%/năm. Nhân định: Việc giảm lãi suất huy động sẽ là động thái tích cực và là “cơ sở ”để các ngân hàng hạ lãi suất cho vay,thúc đẩy tăng trưởng tín dụng hiệu quả, doanh nghiệp có thêm vốn cho sản xuất kinh doanh và việc giảm lãi suất làm tăng niềm tin của VND, chống đô la hóa của Chính phủ. Link: http://cafef.vn/tai-chinh-ngan-hang/chinh-thuc-dieu-chinh-giam-mot-loat-cac- lai-suat-chu-chot-2014031713404720014ca34.chn MỞ RỘNG
  • 61. LOGO • Những mặt tốt và xấu của đầu cơ ( Speculation ) + Hoạt động đầu cơ diễn ra đối với tất cả các lọại hàng hoá như sản phẩm nông sản, các sản phẩm xây dựng, bất động sản, vàng bạc, tiền tệ, chứng khoán. + Đầu cơ cũng là một nhân tố kích thích thị trường, không phải là hoàn toàn xấu. Đầu cơ làm cho việc ổn định thị trường trong tương lai nhờ việc xác định được giá cả mà dẫn tới việc ổn định về giá cả trong tương lai, giúp các nhà kinh tế quyết định có nên mua bán hay không. + Lợi ích của hoạt động đầu cơ là nó cung cấp cho thị trường một lượng vốn lớn, làm tăng tính thanh khoản cho thị trường và làm cho cho các nhà đầu tư khác dễ dàng sử dung các nghiệp vụ như phòng vệ hay kinh doanh chênh lệch giá để loại trừ rủi ro. Tuy nhiên đầu cơ cũng gây ra những tác động tiêu cực. Khi có hoạt động đầu cơ giá lên diễn ra, giá của một loại hàng hoá nhất định có thể tăng đột ngột vượt quá giá trị thực của nó, đơn giản vì việc đầu cơ đã làm gia tăng cái gọi là "cầu ảo". Giá tăng lại tiếp tục làm các nhà kinh doanh khác nhảy vào thị trường này với hi vọng giá sẽ còn lên nữa. Hiệu ứng tâm lý này tiếp tục đẩy giá lên, làm cho thị trường này trở nên rất nóng và ẩn chứa rủi ro cao. Toàn bộ quá trình này được gọi là "bong bóng kinh tế", một khi trái bong bóng này bị chọc thủng thì các nhà đầu cơ trên thị trường này có thể gặp những tổn thất vô cùng nặng nề. Link: http://dongsaigon.vn/index.php/vi/chuyen-muc/kinh-te/113-dau-co-speculation MỞ RỘNG