SlideShare a Scribd company logo
1 of 126
Chủ nghĩa công năng
Phong cách quốc tế
Nhóm 10:
Nguyễn Thị Ngọc Anh
Trần Thị Phương Anh
Vũ Ngân Giang
Hoàng Nhật Minh
Mục lục
Chủ nghĩa Công năng (1920s-1970s) và Phong cách quốc tế
- Giai đoạn giữa hai cuộc thế chiến (1918 đến cuối năm 1939)................................3
+ Bối cảnh lịch sử và KT-XH................................................................................5
+ Đặc điểm của chủ nghĩa công năng..................................................................15
+ Cá nhân và tổ chức tiêu biểu:...........................................................................24
* Học phái Bauhaus và Walter Gropius...............................................25
* Le Corbusier......................................................................................47
* Mies Van Der Rohe...........................................................................75
- Giai đoạn sau 1945.................................................................................................96
+ Bối cảnh lịch sử, KT-XH...................................................................................97
+ Đặc điểm...........................................................................................................98
+ Cá nhân tiêu biểu: W. Gropius, Le Corbusier và Mies Van der Rohe.............107
- Chủ nghĩa công năng thoái trào
Chủ nghĩa Công năng (1920s-
1970s)
Chủ nghĩa Công năng (1920s-1970s)
Là chủ nghĩa với quan
điểm cho rằng công
năng là yếu tố cơ bản
chi phối giải pháp tổ
chức không gian và
hình thức của công
trình.
Bối cảnh giữa hai cuộc thế chiến (1918-1939)
Bối cảnh lịch sử trước thế chiến thứ II
Chiến tranh TG lần thứ
nhất đem đến những
biến động mạnh mẽ về
kinh tế, chính trị, xã hội
tại các các quốc gia công
nghiệp, đặc biệt là ở
châu Âu. Đây là giai
đoạn các nước Châu Âu
phải vật lộn để phục hồi
những tổn thất sau thế
chiến lần thứ nhất
Hình ảnh về những tổn thất sau chiến tranh thế
giới thứ nhất
Bối cảnh xã hội
Nhiều quốc gia rũ bỏ chế độ quân
chủ, bước vào XH mới. Các phong
trào XH phát triển mạnh mẽ: Quốc
tế Cộng sản (Liên Xô, 1919), các
đảng cộng sản, đảng xã hội trên toàn
thế giới, mặt trận bình dân ở Pháp,
1936-1939,... Tinh thần bình đẳng
giai cấp cùng những đòi hỏi canh
tân XH trở thành hơi thở của thời
đại
Bối cảnh kinh tế
Các quốc gia công nghiệp bước vào giai đoạn tái thiết, tích luỹ tư bản. Nhu cầu về nhà ở chưa
từng thấy do quá trình tái thiết lập và sự tập trung dân cư về thành thị. Các ngành sản xuất phát
triển mạnh, nhà máy, công xưởng, nhà ở cho công nhân cũng vì thế mà được xây dựng nhiều
hơn khiến cho công nghệ xây lắp có bước nhảy vọt đáng kể
1916-1920: Lạm phát khiến giá cả của vật liệu tăng cao cùng sự thiếu hụt nguyên vật liệu đã
khuyến khích việc sử dụng bê tông cốt thép cho nhà ở.
Vật liệu mới
Từ cuối thế kỷ XIX bê tông cốt thép đã
bắt đầu được sử dụng tại Châu Âu, đặc
biệt là ở Pháp, nhưng mới phần nhiều là
trong các công trình giao thông, công
nghiệp, cho đến đầu thế kỷ XX bê tông
cốt thép, với ưu thể tạo hình của mình đã
chiếm được vị trí quan trọng trong giải
pháp thiết kế kiến trúc của các kiến trúc
sư hàng đầu , tiêu biểu là Auguste
Vật liệu mới
Song song với bê tông, những vật liệu công nghiệp
như kim loại, chất dẻo, kính lớn như nhôm, mica,
fomic,…, có khả năng chịu nhiệt, chống cháy, cách
âm tốt cũng trở thành những phương tiện quen
thuộc cho các nhà thiết kế, kiến trúc sư vì khả năng
thích ứng của chúng với sản xuất công nghiệp quy
mô lớn, đáp ứng những đòi hỏi như vô tận sau
chiến tranh. Các vật liệu mới, ngoài ưu thế về khả
năng đáp ứng số lượng nhờ sản xuất công nghiệp,
còn chứng tỏ được ưu thế về kinh tế (giá thành rẻ)
phù hợp với khả năng thu nhập của quần chúng lao
động trong xã hội.
Vật liệu mới
Thép không gỉ
Thép mạ crom
Vật liệu mới
Mica Fomic
Kết luận về bối cảnh
Để đáp ứng với nhu cầu của các công trình nhà
ở, nhà xưởng được xây lên nhiều, nhanh và rẻ,
các kiến trúc sư phải tính toán, nghiên cứu kĩ
lưỡng hơn trong việc tìm ra các giải pháp kết
cấu, bố trì không gian mới, bớt đi những phần
trang trí rườm rà không phục vụ cho mục đích
cụ thể nào, công trình cần được tinh giản, ưu tiên
phục vụ cho đời sống sinh hoạt của con người.
Từ đó, kiến trúc hiện đại, cụ thể hơn là chủ
nghĩa công năng, đã ra đời.
Đặc điểm của chủ nghĩa công năng
(1918-1938)
Chủ nghĩa Công năng, đúng
với tên gọi của nó, nhấn
mạnh sự quan trọng sự hoàn
thiện tổ chức công năng của
công trình. Nó chống lại
quan điểm tồn tại một hình
thức có sẵn áp dụng cho giải
pháp về mặt bằng, hình
khối.
Đặc điểm
Vitruvius, tác giả của cuốn sách nối tiếng “De
Architecture” đã đưa ra ba quan điểm về kiến trúc: Bền
vững – Tiện nghi – Đẹp, còn được gọi là tam giác
Vitruvius. Với các kiến trúc sư của chủ nghĩa công năng,
suy nghĩ của họ có phần giống với phong cách kiến trúc
Tân cổ điển, tân gothic (neo-gothic). Cụ thể hơn,
Augustus Welby Pugin, kiến trúc sư tiên phong của chủ
nghĩa tân gothic, cho rằng: "there should be no features
about a building which are not necessary for convenience,
construction, or propriety" và "all ornament should
consist of enrichment of the essential construction of the
building"
Tiện
nghi
(utility)
Đẹp
Bền
vững
Phong cách quốc tế
Ở châu Âu nói chung, người ta gọi sự hiện đại hóa trong kiến trúc là chủ nghĩa công
năng. Còn định nghĩa “phong cách quốc tế” được đặt ra vào năm 1932 bởi Philip Johnson và
Henry Hitchcock tại Triển lãm quốc tế về Kiến trúc Hiện đại tại Tây Âu. Nó được Johnson mô tả
là “có lẽ là phong cách cơ bản đầu tiên và được phân phối rộng rãi kể từ thời Gothic.” Triển lãm,
cùng với một danh mục đi kèm, đã đặt ra các nguyên tắc cho kiến trúc hiện đại. Phong cách quốc
tế được đặc trưng bởi tính hình học đơn giản và một sự thiếu hụt tính trang trí, điển hình là những
toà nhà chọc trời nguyên khối với hệ vách, mái bằng và kính có mặt ở khắp nơi.
Triển lãm đi kèm với một danh mục phong phú, được dùng như một công cụ giáo dục.
Được xuất bản lần đầu với tựa đề “ Phong cách quốc tế : Kiến trúc từ năm 1922”. Cuốn sách đã
liệt kê các yếu tố hình thái và cấu tạo của phong cách mới, do đó không chỉ đóng vai trò là một
tài liệu lịch sử quan trọng mà còn là một cuốn sách hướng dẫn cho kiến trúc Hiện đại
Có thể nói, Phong cách quốc tế là biểu hiện cho quan điểm và hệ tư tưởng của chủ nghĩa
công năng.
Phong cách quốc tế
Trong khi chủ nghĩa công năng đang lên ngôi tại châu Âu thì
Phong cách quốc tế, hay còn được dùng lẫn với cái tên chủ
nghĩa duy lý, chủ nghĩa hiện đại, đang du nhập vào Đức,
Pháp và Hà Lan, Ba Lan,... Rồi lan rộng ra ngoài châu Âu,
nở rộ ở châu Mĩ. Có thể nói Phong cách Quốc tế và chủ
nghĩa công năng có nhiều nguyên lý tương tự nhau, nhưng
Phong cách Quốc tế, đúng như tên gọi của nó, có mặt ở
phạm vi địa lý lớn hơn so với chủ nghĩa công năng.
Cũng như chủ nghĩa công năng, Phong cách quốc tế ra đời
cùng thời đại, cùng với sự đổi mới trong vật liệu, cách xây
dựng, kết cấu công trình,...
Triển lãm MoMA (1932)
• Triển lãm của kiến trúc hiện đại:
Triển lãm Quốc tế. Tại bảo tàng
nghệ thuật hiện đại (Museum of
Modern Art), New York, Mĩ.
Đây chính là triển lãm khởi nguồn cho
sự ra đời của cuốn catolog Triển lãm
Quốc tế hiện đại. Và cuốn sách
“Phong cách quốc tế: Kiến trúc từ năm
1922” (xuất bản bởi W. W. Norton &
Co năm 1922)
Catalog của Triển lãm Phong cách Quốc tế
Trong cuốn catalog
có các tác phẩm
sau được giới thiệu:
Phong cách quốc tế
Trong đó tiêu biểu là các công trình sau:
Phong cách quốc tế
Đây là các tác phẩm của các kiến trúc sư tiên phong của kiến trúc hiện đại. Các tác phẩm phần nhiều được tạo bởi các
khối hộp, sắc cạnh, vật liệu phần lớn là bê tông, kính, thép, mang hơi thở hiện đại. Trong đó một vài công trình như
Villa Savoye, Bauhaus School, Barcelona Pavillion đồng thời cũng được nhận diện là các tác phẩm nổi tiếng của chủ
nghĩa công năng tại Châu Âu. Các đặc điểm cơ bản của Phong cách Quốc tế phù hợp với quan điểm của chủ nghĩa
Công năng trong việc tối ưu hóa cấu kiện, thể hiện vẻ đẹp của công trình qua sự tổ chức không gian chứ không phải
những chi tiết trang trí tối nghĩa, rườm rà.
Quan điểm cơ bản của chủ nghĩa công năng
• Bản thân công trình kiến trúc cần có
liên hệ một cách logic, chặt chẽ giữa
các thành phần không gian và có sơ
đồ lưu tuyến rõ ràng.
• Mỗi không gian trong công trình đều
phục vụ công năng rõ ràng.
Quan điểm cơ bản
• Sử dụng vật liệu và kết cấu
tối ưu
• Chính sự hoàn thiện trong
công năng và tổ chức không
gian tự nó thể hiện cái đẹp
của kiến trúc mà không cần
phải có những khuân mẫu
trang trí rườm rà.
• Chú ý đến vai trò xã hội của
kiến trúc
Nguyên lý thiết kế chung
• Mặt bằng tổ chức tự
do, không cần đối xứng,
nhà được chia thành
từng khối với từng
nhóm phòng có chức
năng đồng nhất, được
liên hệ với nhau bằng
lối đi, kín hoặc hở
=> Công trình minh họa
Bản vẽ thiết kế công trình theo chủ nghĩa công năng tại Czech: Indian
Ship được xây năm 1936 theo lời Vladimír Grégr, một kiến trúc sư
người Czech
Mặt bằng tầng 1
Phân tích ví dụ
Mặt bằng tầng 2 Mặt bằng tầng 3
Phân tích ví dụ
Mặt đứng
Nguyên lý thiết kế
• Kiến trúc có hình khối
hình học đơn giản,
nhấn mạnh phân vị
ngang của nhà, dùng
các băng cửa kính lớn,
thậm chí là tường kính
để được chiếu sáng tốt
và đồng đều, mái bằng
là chủ yếu.
• Các bộ phận thành
phần kiến trúc phải
được tiêu chuẩn hóa,
điển hình hóa để có
thể sản xuất công
nghiệp rộng rãi
Các quan điểm của cá nhân tiêu biểu
Walter Gropius và học phái
Bauhaus
Le Corbusier Mies Van Der Rohe
W. Gropius và Bauhaus
Học phái Bauhaus và Walter Gropius
- Hai vấn đề tìm tòi chủ yếu của học phái Bauhaus:
+ Nghiên cứu mối quan hệ giữa sinh lý, vật lý
với kiến trúc dựa trên kích thước con người, điều kiện
sinh hoạt để quyết định thống nhất về sử dụng không
gian, xác định khoảng cách nhà, phân tích chiếu sáng,
thông gió
+ Tiến hành modul hóa cấu kiện, cơ giới hóa thi
công, thông dụng hóa gia cụ, nhằm giúp việc sản xuất
công nghiệp trở nên thuận lợi hơn.
Học phái Bauhaus
Trong lý luận của của trường Bauhaus nổi lên 4 điểm chủ
đạo:
+ Công năng là thuộc tính chủ yếu của kiến trúc
+ Nội dung phức tạp của kiến trúc phải được giải quyết trên
cơ sở tổng hợp công năng, kỹ thuật, nghệ thuật.
+ Coi trọng điều tra, nghiên cứu và phân tích kĩ thuật
+ Gắn liền kiến trúc nhà ở với các vấn đề xã hội
Walter Gropius
Một kiến trúc sư người Đức,
ông là một trong những
người sáng lập trường
Bauhaus, là người tiên phong
của kiến trúc hiện đại và
cũng là một kiến trúc sư bậc
thầy hàng đầu của phong
cách quốc tế.
Walter Gropius
• Trong giai đoạn đầu ở Bauhaus, Gropius
chưa xây dựng nhiều, ông chủ yếu nghiên
cứu về nhà ở, đặc biệt là nhà ở xã hội, thiết
kế một số nhà ở nhỏ và phương án dự thi
• Các nghiên cứu về xây dựng nhà ở xã hội
của Walter Gropius tập trung vào khía cạnh
tiêu chuẩn hóa, modul hóa cấu kiện, khối để
đáp ứng khả năng xây dựng hàng loạt trong
quá trình công nghiệp hóa xây dựng.
Nghiên
cứu của
Gropius
về điển
hình
hóa,
modul
hóa
Nghiên cứu của Gropius
Walter Gropius – Bauhaus School
Công trình nổi bật nhất của Walter Gropius và
học phái Bauhaus là trường Bauhaus, được xây
dựng từ năm 1923-1926. Đây được coi là “một nỗ
lực thu thập toàn bộ tinh thần sáng tạo, thống nhất
mọi bộ môn nghệ thuật, điêu khắc, hội họa, đồ
họa, thủ công – mĩ nghệ vào một thứ duy nhất là
công trình kiến trúc hoàn toàn mới” (Gropius)
Trường Bauhaus
Trường được bố cục theo các
khối học gồm các xưởng, ký túc
xá với các hình khối đối lập,
không đối xứng được nối với
nhau bằng hành lang.
(Mặt bằng tổng thể)
Trường Bauhaus
Kiến trúc của tất cả các mặt
nhà đều được coi trọng như
nhau, không chia chính phụ.
Nội dung sử dụng của riêng
từng khối nhà được phản
ánh một cách trung thực
trên mặt đứng.
Trường Bauhaus
Những mảng tường
kính phủ suốt mấy tầng
nhà đã làm tăng cảm
nhận không gian ba
chiều theo một cách
khác hẳn so với các thời
kì trước. Ở đây, tác giả
đã căn cứ vào chức
năng của từng bộ phận
mà xác định giải pháp
kết cấu cho phù hợp.
Chẳng hạn, khu lớp học dùng khung thép khẩu độ nhỏ, khu ký túc
xá dùng hỗn hợp bê tông cốt thép và gạch còn nhà xưởng lại dùng
consol thép kết hợp khung bê tông gắn kính cao suốt ba tầng. Ngôi
nhà ở cho sinh viên cao 6 tầng và có 28 buồng.
Trường Bauhaus – mô hình
Trường Bauhaus
Khu nhà dành cho các giáo
sư đặt trong một rừng cây
nằm cạnh trường, gồm
những biệt thự kép hai tầng,
các phòng ở và sáng tác độc
lập có cửa kính lớn, ban
công rộng, và một ngôi nhà
đầy đủ tiện nghi cho hiệu
trưởng.
Một số công trình khác của W. Gropius:
• Phương án dự thi cung Xô Viết ở Nga năm 1931, với bố cục hình tròn hết sức cô đọng,
trong đó có phòng họp lớn với hơn 15000 chỗ ngồi và một nhà hát 5000 chỗ ngồi.
Một số công trình khác của W. Gropius:
• Quần thể trường đại học
Havard ở Cambridge
gồm các ngôi nhà 2-3
tầng được nối với nhau
bằng nhà cầu khá thoáng
đãng, nhẹ nhàng.
Một số công trình khác của W. Gropius:
• Trường trung học Attleboro ở Mỹ
2 tầng với bố cục tự do. Các khối
chức năng được phân khu mạch
lạc: khối thí nghiệm, học vẽ, nữ
công gia chánh, khối giám hiệu
và giáo viên, khối các phòng học,
phòng thể dục, phòng ăn với 250
chỗ ngồi, khối thư viện và một
hội trường 250 chỗ ngồi
Một số công trình khác của W. Gropius:
• Khu nhà ở kiểu mới 8-12 tầng đặt cách nhau khá xa. Giữa
các nhà là vườn cây xanh. Bằng cách này, Gropius muốn
xóa hẳn kiểu hành lang – phố rất thịnh hành trước đó.
Trong khu còn có một tổ hợp bao gồm tòa nhà văn phòng
40 tầng, siêu thị, khách sạn, v..v...
Siemenstadt,
1929
Weissenhof, Stuttgart
Một số công trình khác của W. Gropius:
• Đài kỉ niệm những chiến
sĩ cách mạng dân chủ
Đức (hoàn thành năm
1922), Đại học Bagdad ở
Irac (hoàn thành sau ngày
ông qua đời)
Đài tưởng niệm
Một số công trình khác của W. Gropius:
Đại học Baghdad
Một số công trình khác của W. Gropius:
• Khi bị thế lực Phát xít ép ra nước
ngoài năm 1933, Gropius sang Anh
rồi định cư tại Mĩ. Ở đây, ông xây
dựng một trong những tác phẩm
quan trọng khác trước chiến tranh
TG thứ 2, đó là căn nhà riêng của
ông tại Lihncon, Massachusett, Mỹ.
Nhà của Gropius
Căn nhà của Walter Gropius được xây
dựng năm 1938. Căn nhà thể hiện trọn
vẹn nét đặc trưng của kiến trúc hiện
đại nói chung và triết lý thiết kế của
Gropius nói riêng: Hình khối kỷ hà
đơn giản, màu sắc thuần nhất, chi tiết
giản dị, không gian tổ chức tự do,
phân vùng rõ rệt theo công năng.
Nhà của Gropius
Đặc biệt trong căn nhà của mình, ông sử
dụng thủ pháp không gian lưu thông
nhằm tạo nên những không gian động kết
nối các không gian riêng. Bên cạnh đó,
tòa nhà còn có được sự kết nối không
gian nội thất và ngoại thất nhờ nhiều cửa
kính rộng và không gian mở ra thiên
nhiên như hiên lớn trên tầng 2, phòng
mùa hè bằng kính lớn ở tầng 1
Kết luận về Walter Gropius
So với các kiến trúc sư hiện đại thế hệ
đầu tiên, dù không có nhiều tác phẩm nổi bật
và tuyên ngôn mạnh mẽ như Mies Van Der
Rohe, Le Corbusier,… nhưng Walter Gropius
lại có một sự nghiệp toàn diện nhất. Ông đã có
những đóng góp hết sức lớn lao trong kiến trúc
nói chung và cho kiến trúc hiện đại nói riêng ở
cả 3 mặt: lý luận – sáng tác – đào tạo. Giá trị từ
những quan điểm kiến trúc, quan điểm đào tạo
của ông và trường Bauhaus vẫn còn tồn tại mãi
mãi.
Le Corbusier
Le Corbusier (trước thế chiến II)
Le Corbusier, nhà lý luận, kiến trúc
sư kiệt suất người Thụy Sĩ, sống và
làm việc tại Pháp. Các tác phẩm và
tư tưởng của ông đã có ảnh hưởng
sâu rộng và lâu dài đến nhiều kiến
trúc sư trên thế giới trong ba phần tư
thế kỉ 20.
Trải nghiệm của Le Corbusier
• Thứ nhất là chuyến đi du lịch tới Địa Trung Hải,
đi qua những cái nôi văn minh của nhân loại tại Ý,
Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kì, Ai Cập,… Ông khám phá
những giá trị của kiến trúc cổ đại bằng cách tham
quan, vẽ ghi lại nhiều góc của những công trình
kiến trúc nổi tiếng. Qua đó, Le Corbusier cảm
nhận tầm quan trọng của vị trí của công trình, ánh
sáng, chất liệu, mối quan hệ giữa công trình và địa
điểm, tầm quan trọng của tỷ lệ và vẻ đẹp vĩnh cửu
của những hình khối Platon điều chi khối tác
phẩm, lý luận sáng tác của ông và nhiều kiến trúc
sư.
Trải nghiệm của Le Corbusier
• Thứ hai là quãng thời gian làm việc trong văn
phòng của Auguste Perret tại Pháp từ năm
1909 đến 1911. Tại đây ông học hỏi từ bậc
thầy Perret kỹ thuật sử dụng bê tông và kiến
thức về xây dựng hiện đại. Le Corbusier tìm
thấy ở bê tông tiềm năng to lớn về hai mặt:
công nghệ xây dựng và khă năng biểu hiện
thẩm mĩ. Với vật liệu bê tông, ông có thể tạo
ra những hình khối theo ý muốn, có thể tổ
chức không gian một cách tự do. Bên cạnh
đó, bê tông cũng là vật liệu thích hợp nhất
vào thời đó để công nghiệp hóa xây dựng.
Nhà thờ Ronchamp, Pháp, 1955
Trải nghiệm của Le Corbusier
• Thứ ba là thời gian đắm chìm trong nghệ thuật Lập
thể, tiếp xúc với các tư tưởng và tiến bộ xã hội tại
Paris từ năm 1917. Điều này ảnh hưởng lớn đến
cách tạo hình kiến trúc cũng như nội thất của Le
Corbusier. Paris lúc này là trung tâm của các phong
trào xã hội và những luồng tư tưởng tiến bộ của
châu Âu, sống trong môi trường đó, ông hướng con
đường sáng tạo của mình đến nhu cầu của xã hội,
của người lao động cũng như hướng tới những giá
trị thẩm mĩ trong sáng, giản dị trong các thiết kế của
mình. Ông bắt đầu ấp ủ những ý tưởng về nhà ở xã
hội, về xây dựng hàng loạt, về đô thị của tương lai. Tranh tĩnh vật của Le Corbusier, 1920
Các lí luận và ví dụ tiêu biểu của Le Corbusier
trước thế chiến thứ II
• Năm 1914, Le Corbusier công bố mô
hình nhà ở Domino với mặt bằng và
kết cấu tiêu chuẩn hóa, nhấn mạnh
đến việc modul hóa cấu kiện, khối,
xây dựng hàng loạt, những vấn đề cơ
bản của xây dựng hiện đại.
• Năm 1922, Le Corbusier thiết kế mẫu nhà
Citrohan, nhà ở cho thành phố Châu Âu hiện đại
của lớp thị dân điển hình. Khác với W. Gropius và
học phái Bauhaus, ông đề cao ánh sáng, không khí,
cây xanh cho đời sống con người đồng thời hướng
đến cái đẹp giản dị, trong sáng thuần nhất qua cách
tạo hình lập thể, nhấn mạng vẻ đẹp tự thân của
hình khối, bóng đổ và ánh sáng. Có thể nói, từ mẫu
nhà Citrohan, Le Corbusier đã bước đầu đặt nền
móng cho những lý thuyết mới về kiến trúc của
mình. Đó là luận thuyết “Năm điểm kiến trúc mới”
(1926) và tuyên ngôn nổi tiếng “Nhà là cái máy để
ở”.
“Năm điểm kiến trúc mới” (1926)
• Nhà ở trên cột, giải phóng tầng 1 cho
cây xanh
• Mặt bằng tự do, không gian linh hoạt
• Mặt đứng tự do, kết cấu consol giải
phóng kết cấu khỏi bước, cột, sàn
• Cửa sổ hình băng ngang
• Mái bằng, trên mái có cây xanh để
làm không gian nghỉ ngơi
Một số ví dụ:
Villa Savoye, Pháp, 1926-1931 Biệt thự tại Weissenhof, Stuttgart, Đức
Villa Stein, Garche, Pháp (1926-1928)
Mô hình biệt thự Stein
Villa Stein
Tỉ lệ phân chia mặt đứng biệt thự
này được cho là hiện thân của sự
hài hòa của hình thức cũng như
sự chặt chẽ, hợp lý của không
gian công trình, đúng với ý nghĩa
“Nhà là cái máy để ở”. Mặt đứng
của biệt thự có tỉ lệ hết sức hoàn
chỉnh, được nghiên cứu kĩ tới
từng chi tiết, mọi hình khối được
cấu thành theo tỉ lệ vàng, hình
chữ nhật vàng.
Villa Stein
• Lối vào tầng trệt là một hành lang
lớn, xung quanh là lối vào nhỏ hơn
của người hầu. Bên trong bao gồm
phòng kĩ thuật và gara.
Mặt bằng tầng trệt
Villa Stein
• Một cầu thang lệch tầng riêng biệt liên kết
lối đi chính ở tầng trệt với phòng bếp và nhà
ăn ở tầng 1, đây là khu vực sinh hoạt chung.
• Một bực tường cong ngăn cách phòng ăn và
salon, đây là không gian treo, như một ban
công trên tiền sảnh, che chắn cho tầng dưới.
Biệt thự Stein cố ý nâng cấp cách làm của
Frank Lloyd Wright cho căn nhà (phong
cách nhà thảo nguyên), khiến căn nhà hòa
vào với thiên nhiên xung quanh.
Mặt bằng tầng 1
Villa Stein
• Tầng 2 là nơi dành cho không gian riêng tư, gồm
các phòng ngủ, đi lên bằng cầu thang bộ có vị trí
khác với cầu thang tầng dưới. Các phòng ngủ
được bố trí linh hoạt và hợp lí như dòng chảy
của không gian.
• Ở tầng này, sự phân chia không gian rõ ràng
hơn, trở thành hai khu vực riêng biệt: mỗi khu có
các phòng ngủ và nhà phụ. Thiết kế này cho
thấy, kiến thức nghệ thuật phân bố của L.
Corbusier ảnh hưởng nhiều bởi các kiến trúc sư
người Pháp như “Jacques-Francois Blondel)
Mặt bằng tầng 2
Villa Stein
• Tầng trên cùng là mái bằng
với sân thượng rộng, kết nối
với tầng dưới bằng một cầu
thang xoắn ốc, có một cửa sổ
chữ nhật mở ra phía trước ngôi
nhà và nhiều cửa sổ hơn mở về
phía vườn
Villa Stein
Một số hình ảnh về mặt đứng
Villa Savoye
Villa Savoye là một biệt
thự hiện đại ở Possy, ngoại ô
Paris, Pháp xây dựng từ năm
1928 đến năm 1931 bằng bê
tông cốt thép. Một ví dụ điển
hình hơn cho “Năm điểm”
của Le Corbusier, biệt thự là
đại diện cho nguồn gốc của
kiến trúc hiện đại và là một
trong những ví dụ dễ nhận
biết và nổi tiếng nhất về
phong cách quốc tế.
Villa Savoye
• Mái nhà có chức năng như một khu vườn và sân
thượng, khai hoang cho thiên nhiên đất bị chiếm đóng
bởi tòa nhà.
• Một mặt bằng sàn, không có tường chịu tải, cho phép
các bức tường được đặt tự do và chỉ khi cần thiết về mặt
thẩm mỹ.
• Cửa sổ ngang dài để chiếu sáng và thông gió.
• Mặt tiền được thiết kế tự do và không bị hạn chế bởi
những cân nhắc chịu lực
Villa Savoye
Villa Savoye
Ngôi nhà được thiết kế như một nơi cư trú
thứ hai và nằm ở ngoại ô Paris, được thiết kế
với hình ảnh chiếc xe trong tâm trí. Cảm giác
di chuyển của chiếc xe được chuyển thành
cảm giác chuyển động không thể thiếu đối
với tòa nhà. Ngay cả vòng cung cong của
kính công nghiệp của lối vào tầng trệt cũng
được lấy ý bởi vòng bánh xe của một chiếc
xe hơi. Hệ cột xung quanh nhà tạo nên một
lối đi cho xe hơi.
Villa Savoye
Mặt bằng được thiết kế sử dụng các tỷ lệ Vàng: trong trường hợp này
một hình vuông được chia thành mười sáu phần bằng nhau, mở rộng
trên hai mặt, và sau đó tiếp tục chia thành vị trí của sảnh chính và lối
vào cho gia nhân.
Bốn cột trong sảnh vào dường như hướng dẫn khách lối đi lên trên.
Đoạn đường nối này, có thể được nhìn thấy từ hầu hết mọi nơi trong
nhà, tiếp tục đến khu vực sinh hoạt và thẩm mỹ viện ở tầng một trước
khi tiếp tục từ sân thượng tầng một đến phòng tắm nắng tầng hai.
Villa Savoye
Mô hình quá trình phát triển hệ
cột và tường của villa savoye
Villa Savoye
Villa Savoye sử dụng các cửa sổ hình băng
ngang được tìm thấy trong các biệt thự trước đó
của ông. Không giống như những người cùng
thời, Le Corbusier thường chọn sử dụng cửa sổ
gỗ thay vì cửa sổ bằng kim loại. Có ý kiến cho
rằng điều này là do ông quan tâm đến thủy tinh
vì tính chất sinh cảnh của nó, và vị trí đặt lại của
kính trong khung gỗ cho phép mặt tiền được
xem như một loạt các mặt bằng song song.
Mô hình nhà chung cư Immeuble-villas
Ngoài những nhà ở đơn lẻ,
trong thời kỳ này, Le
Corbusier còn hướng mối
quan tâm của mình đến
không gian sống của cộng
đồng, của xã hội, bắt đầu từ
mô hình nhà chung cư gồm
120 căn hộ 2 tầng có tên là
Immeuble-villas.
Khu đô thị vườn Weissenhof, Stuttgart
Đô thị vườn Weissenhof xây dựng năm
1928, hầu hết các kiến trúc sư tiên phong
chủ nghĩa hiện đại Châu Âu đương thời
như như Peter Behrens, Walter Gropius,
Mies Van Der Rohe,…đều được mời tham
gia thiết kế các công trình nhà ở tại đó. Le
Corbusier cũng thiết kế một quần thể nhỏ
gồm 2 căn nhà với cấu trúc điển hình cho
nguyên tắc “Năm điểm kiến trúc mới”.
Khu nhà ở tại Pessac, Bordeaux, Pháp
Nhưng trước đó, từ năm 1924, tại thị
trấn Pessac, Bordeaux, Pháp, ông đã
thực hiện thành công dự án khu ở cho
công nhân do nhà thư bản Henry
Fruges đặt hàng. Le Corb tổ chức khu
ở theo mô hình đô thị vườn và ứng
dụng mẫu nhà Citrohan, có biến đổi
cho các căn nhà ở.
Khu nhà ở tại Pessac, Bordeaux, Pháp
Lần đầu tiên, ông thực hiện xây dựng nhà ở cho
khu đô thị theo phương pháp tiêu chuẩn hóa, xây
dựng hàng loạt, tuy ở mức độ thấp và chưa thực sự
hiệu quả về kinh tế nhưng đã cho kết quả rất đáng
khích lệ. Về mặt quy hoạch kiến trúc, khu đô thị
đã tạo được hình ảnh thống nhất, trật tự nhưng
không bị khô cứng nhờ có tỉ lệ cây xanh cao, mật
độ xây dựng hợp lí và cách sử dụng màu sắc, gia
giảm chi tiết phong phú cho các công trình.
Kí túc xá đại học Paris
Tòa nhà Thụy Sĩ trong kí túc xá trường đại học
Paris thể hiện phương pháp thiết kế mặt đứng
mẫu mực của Le Corb qua việc nhấn mạnh sự
tương phản, các phân vị, chất cảm vật liệu cũng
như tạo dáng kết cấu của ông. Chi tiết cột bê
tông tầng 1 của tòa nhà này đã tạo cảm hứng cho
rất nhiều công trình kiến trúc hiện đại giai đoạn
sau.
Ludwig Mies Van Der Rohe
Ludwig Mies Van der Rohe
Ludwig Mies Van Der Rohe, kiến trúc sư người Đức, sinh năm
1886, cùng với Walter Gropius, Le Corbusier and Frank Lloyd
Wright là những tác giả có ảnh hưởng lớn đến kiến trúc hiện đại
thế giới thế kỉ 20.
Quá trình phát triển của Mies Van der Rohe
Thời trẻ, Mies Van Der Rohe làm việc một thời gian
(1908-1914) trong văn phòng thiết kế của kiến trúc sư
Peter Behrens và chịu ảnh hưởng quan trọng từ người
thầy này.
Hình ảnh Mies Van der Rohe (bên trái ngoài
cùng) và các trợ lý của Peter Behrens
Quá trình phát triển của Mies Van der Rohe
Cho đến năm 1913 ông bắt đầu hoạt
động độc lập tham gia truyền bá tư
tưởng mới về kiến trúc, công bố các đề
án, thực hiện những công trình xây
dựng thực tế gây chú ý trong giới kiến
trúc. Tháng 8 năm 1930, Mies Van Der
Rohe được bổ nhiệm làm hiệu trưởng
trường Bauhaus cho tới khi trường kết
thúc sự tồn tại của mình ở Châu Âu.
Ảnh Mies cùng học sinh tại Bauhaus
Quan điểm sáng tác
Quan điểm sáng tác
Về mặt thẩm mỹ, Mies Van Der Rohe coi
trong tỉ lệ , tính thống nhất của chi tiết và
các vật liệu công nghiệp mới. Cũng như các
kiến trúc sư hiện đại cùng thế hệ ở Châu Âu,
ông loại bỏ gần như hoàn toàn yếu tố trang
trí khỏi các thiết kế của mình. Đối với Mies
Van Der Rohe thẩm mỹ kiến trúc chính là ở
vẻ đẹp tự thân của tỉ lệ, của vật liệu kính,
thép, bê tông của bản thân cấu trúc kết cấu.
Quan điểm sáng tác
Về công năng và kết cấu, yếu tố “vạn năng”
chính là điểm đặc trưng quan trọng nhất thể
hiện đúng chất “ít tức là nhiều” của Mies
Van Der Rohe. Những công trình của ông
đều có không gian được giải phóng đến
mức tối đa với hệ kết cấu ô vuông đều đặn,
nhịp lớn, trừ khu vực kĩ thuật, để có thể sử
dụng (ngăn chia vách nhẹ) cho mọi chức
năng có thể tùy theo nhu cầu hiện tại cũng
như tương lai.
Farnsworth House, gần như không có sự
phân chia rạch ròi trong không gian
Quan điểm sáng tác
Mies Van Der Rohe là bậc thầy lớn về nghệ
thuật cấu trúc thép, ngay từ những đồ án, tác
phẩm xây dựng thực tế đầu tiên, ông đã lựa
chọn thép làm giải pháp kết cấu chính.
Phương thức sử dụng kết cấu thép được Mies
hoàn thiện và nâng tầm lên một mức cao hơn
với việc đưa ra “mối nối duy lý”
Quan điểm sáng tác
Như vậy, với Mies Van Der Rohe, yếu tố kĩ thuật được ông coi trọng hàng
đầu, tương tự với học phái Bauhaus nhưng có phần cực đoan hơn:
• Đơn giản hóa hệ thống kết cấu nhằm đạt hiệu quả đơn giản, trong sáng,
thuần khiết về tạo hình
• Sử dụng kết cấu không gian lớn, chia cắt tự do, tường ngoài bằng kính lớn
• Phân biệt rõ kết cấu chịu lực và ngăn che, dùng vật liệu kính, thép là chủ
yếu.
Những tác phẩm chính
Khi bắt đầu được chú ý như là một kiến
trúc sư hiện đại tiên phong của Châu
Âu, năm 1927, MiesVDR được mời
tham gia trong một dự án thu hút hầu
hết các kiến trúc sư danh tiếng thời đó
là khu nhà ở Weissenhof, Stuttgart,
Đức. Mies Van Der Rohe đã xây dựng
tại đây một tòa chung cư, công trình có
quy mô lớn nhất dự án.
Weissenhof, Stuttgart
Mặt đứng trước và sau của
tòa chung cư
Một phần mặt bằng tầng 2
và tầng 4
Weissenhof, Stuttgart
Ngôi nhà là thử nghiệm của ông về nhà ở xây
dựng tiêu chuẩn hóa, mặt bằng tự do chỉ có
những modul tổng thể căn hộ là cố định còn các
phòng ở phân chia bằng vách nhẹ hoặc hệ tủ
tường. Mặt đứng tòa nhà chia thành các phân
đoạn cửa kính băng ngang hết bước kết cấu kết
hợp với ban công nhỏ không chịu sự ảnh hưởng
của việc thay đổi ngăn chia không gian bên
trong. Công trình thể hiện những ý tưởng mà
nhà chung cư hiện nay vẫn đang sử dụng.
Barcelona Pavilion
Năm 1929, Mies Van der
Rohe đã gây chấn động
kiến trúc châu Âu và thế
giới bằng tác phẩm nhà
triển lãm ở Đức tại
Barcelona.
Barcelona Pavilion
Đồ án biệt thự bằng gạch trước
đó
Barcelona Pavilion
Nhà triển lãm không hề có vật trưng bày,
chỉ có kết cấu đi kèm với một bức tượng
điêu khắc và đồ nội thất do chính Mies
thiết kế (ghế barcelona). Việc này cho
phép MiesVDR xóa nhòa ranh giới giữa
không gian bên trong và bên ngoài, tạo
thành hệ thống không gian lưu thông.
Không gian bên trong Barcelona Pavilion
Biệt thự Tugendhat, Cộng hòa Séc
Biệt thự Tugendhat ở Brno, Cộng
hòa Séc là một tác phẩm xuất sắc
khác của Mies VDR. Tòa nhà mang
dáng vẻ điển hình của biệt thự kiểu
hiện đại, tổng thể không gian công
trình chia làm hai khu vực rõ rệt.
Không gian sinh hoạt chung gồm
phòng ăn, bếp, phòng khách ở tầng
dưới, không gian riêng tư gồm
phòng ngủ, phòng vệ sinh ở tầng
trên.
Tugendhat villa
Mặt bằng tầng 1
Tugendhat villa
Mặt bằng tầng 2
Học viện công nghệ Illinois, Chicago, Mĩ
Sang Mĩ sau khi trường
Bauhaus ở Đức bị đóng cửa,
đến năm 1939, MiesVDR
bắt tay vào thiết kế một công
trình mở ra thời kì mới trong
hoạt động sáng tác của ông,
đó là học viện công nghệ
Illinois ở Chicago, một trung
tâm kiến trúc hiện đại ở Mĩ.
Học viện công nghệ Illinois
Được giao thiết kế từ tổng thể đến chi tiết học
viện công nghệ Illinois, đây trở thành nơi Mies
thể nghiệm phương châm “ít tức là nhiều” của
mình. Mặt bằng tổng thể trường được ông xây
dựng trên một lưới ô vuông thống nhất, tất cả các
tòa nhà đều có hình khối chủ đạo là hình hộp chữ
nhật với ngôn ngữ biểu hiện trên mặt đứng cũng
thống nhất là hệ lưới vuông và chữ nhật, nhấn
mạnh vẻ đẹp của kết cấu thép và kính. Tất cả các
tòa nhà đều gần như giống nhau từ giải pháp
hình thức cho đến kết cấu và bản chất của không
gian vạn năng tạo cho quần thể công trình một vẻ
đẹp thuần khiết nhưng có phần khô khan.
Chủ nghĩa Công năng sau 1945
Chủ nghĩa công năng sau 1945
Sau đại chiến thế giới lần thứ 2, Châu Âu bước vào
giai đoạn tái thiết mạnh mẽ, còn ở bên kia đại dương,
nền xây dựng của Mĩ cũng hết sức phát triển nhờ
nguồn lực kinh thế được giải phóng sau chiến tranh.
Trong bối cảnh đó, chủ nghĩa công năng trong kiến
trúc hiện đại có được mảnh đất màu mỡ để phát triển.
Những kiến trúc sư hiện đại bậc thầy thế hệ thứ nhất
từng đóng vai trò quan trọng trong phát triển kiến trúc
giữa hai cuộc thế chiến vẫn tiếp tục khuấy động diễn
đàn kiến trúc. Nổi bật nhất trong số đó là Mies Van der
Rohe và Le Corbusier. Berlin sau thế chiến thứ II
Đặc điểm của chủ nghĩa công năng sau 1945
Đặc điểm chủ yếu của kiến trúc sau đại chiến thế giới
lần thứ II là tính đa dạng bắt đầu từ xu hướng và từng
kiến trúc sư. Nhưng mặt khác, những dị biệt đó chưa
thực sự hình thành mạnh mẽ, ổn định với từng tác giả
hoặc nhóm tác giả như ba thập kỉ cuối cùng của thế ky
XX. Vai trò của từng cá nhân kiến trúc sư có phần nổi
bật hơn các trường phái. Chủ nghĩa công năng đạt đến
đỉnh cao trong những năm 50 và nửa đầu thập niên 60,
đặc biệt là ở Bắc Mỹ và Châu Âu và cái tên phong cách
quốc tế cũng dần trở nên phổ biến hơn.
Đặc điểm và ví dụ tiêu biểu
Những quan điểm của Mies Van der Rohe có tác động
lớn đến sự phát triển của trào lưu “hoàn thiện kỹ thuật”
một xu hướng kiến trúc hướng đến cái đẹp kỹ thuật đơn
giản, chính xác nhưng cũng không kém hào nhoáng.
Trào lưu kiến trúc này đặc biệt phát triển ở Bắc Mỹ với
những tên tuổi như Eero Saarinen, Phillips Johnson (thời
kỳ đầu), hãng SOM (Skidmore, Owings và Merills),
Gordon Bunschaft… do thích hợp với quan điểm thực
dụng, hiệu quả trong văn hóa thương nghiệp ở đây.
Tòa nhà Lever, New York, Mỹ, 1952
KTS Gordon Bunschaft
Ví dụ
Glass House, Connecticut, Mỹ, 1949
KTS Phillips Johnson
Tòa Equitable, Atlanta, Georgia, 1986
KTS SOM
Ví dụ
Trong khi đó, kiến trúc Công năng –
Thẩm mỹ đứng đầu là Le Corbusier vẫn
đang có ảnh hưởng sâu rộng ở châu Âu
và các quốc gia đang trỗi dậy ở châu Á,
châu Phi, Mỹ Latinh nhờ quan điểm gắn
kiến trúc với các vấn đề xã hội. Nhiều
kiến trúc sư lớn đã chịu ảnh hưởng từ xu
hướng này trong từng giai đoạn hoặc
trong suốt cuộc đời sáng tác như Lucio
Costa, Oscar Niemeyer, Kenzo Tange,...
Tòa nhà quốc hội Brazil do Oscar Niemeyer thiết kế
Ví dụ
Ngoài những công trình đầy sức biểu
hiện, họ còn dành nhiều tâm sức vào
các dự án phát triển đô thị, nhà ở nhằm
giải quyết những vấn đề xã hội nói
chung cũng như nhu cầu trực tiếp của
đất nước họ nói riêng.
Dự án quy hoạch thành phố Brasilia, Brazil,
1950-1960 của Lucio Costa
Thành phố Brasilia
Thành phố Brasília được thiết kế có mặt bằng giống một con chim đang bay về hướng Đông, được
tạo thành bởi 2 trục không gian chính:
• Trục không gian theo hướng Bắc – Nam, hình tượng như cánh chim, được coi như một phần của
tuyến đường DF- 002. Dọc theo trục không gian này là các khu chức năng đô thị, tạo thành các
khu phố phía Bắc và phía Nam là nơi bố trí các công trình ngân hàng, khách sạn, kinh doanh và
nhà ở tạo thành khu vực trung tâm thành phố, xung quanh là khu vực nông thôn ngoại thị.
• Trục không gian chính giữa theo hướng Đông – Tây, như hình tượng thân của con chim. Điểm
đầu hướng Tây của trục không gian này là đài tưởng niệm Juscelino Kubitschek, điểm đầu hướng
Đông là nhà Quốc hội Braxin, dọc hai bên là các công trình quan trọng của Chính phủ, tượng đài
tưởng niệm…
Các trục không gian này được giới hạn bởi hai tuyến đường giao thông hai bên, giữa là không gian
cây xanh và các công trình mang tính biểu tượng.
Ví dụ
Tòa nhà quốc hội Mĩ, tại New York. KTS Le Corbusier
Bên cạnh đó cũng không thể không kể đến một hướng phát triển khác đi theo con đường
tìm tòi, phát huy vẻ đẹp của kết cấu mới, kết cấu nhịp lớn trong giải pháp thiết kế công
trình. Không chỉ có các kiến trúc sư mà nhiều kĩ sư công trình cũng bị hấp dẫn bởi sức
truyền cảm mãnh liệt, lãng mạn, đầy tính biểu tượng từ các cấu trúc dây căng, bê tông vỏ
mỏng, dàn không gian,... và sử dụng chúng như phương tiện chủ đạo để chuyển tải ý đồ
sáng tác của mình. Nổi bật nhất trong xu hướng này là kĩ sư nổi tiếng người Ý, Luigi
Nervi và người đồng nghiệp Gio Ponti.
Công trình sử
dụng kết cấu
dây căng
Dorton Arena,
New York, Mĩ,
1953
Luigi Nervi
Pier Luigi Nervi (1891-1979) là một kĩ
sư công trình người Italia. Tuy không
được đào tạo như một kiến trúc sư,
nhưng bằng tài năng thiên bẩm của
mình, các thiết kế của Nervi nổi tiếng
bởi vẻ đẹp tinh tế, giàu sức biểu cảm của
bê tông cốt thép và giải pháp kết cấu
sáng tạo, đối nghịch lại những công trình
kiến trúc nặng nề của chủ nghĩa Thô
mộc sau chiến tranh thế giới lần 2.
Hoạt động của các kiến trúc sư bậc thầy chủ nghĩa
Công năng sau chiến tranh thế giới thứ II
Hoạt động nghề nghiệp của năm kiến trúc sư hiện đại thế hệ thứ nhất sau Chiến tranh
TG thứ II gồm: Gropius, Le Corbusier, Mies, Wright và Aalto mang sắc thái khác nhau,
ít nhiều đều ảnh hưởng nhất định đến tiến trình phát triển nghề nghiệp của cá nhân cũng
như trường phái mà mình lãnh đạo, gây tiếng vang mạnh mẽ trong giới chuyên môn.
Walter Gropius sau 1945
• Kể từ sau năm 1945, W. Gropius, bậc thầy thành danh sớm nhất và giàu ảnh hưởng
nhất giai đoạn giữa hai cuộc thế chiến, hoạt động khá trầm lặng so với những tên tuổi
vĩ đại cùng thời. Vẫn kiên trì con đường đã đi qua với Buahaus, ông tiếp tục cống hiến
trên hai lĩnh vực, đào tạo kiến trúc sư và sáng tác thực tế. Walter Gropius chủ yếu tham
gia công tác giảng dạy tại đại học Havard, đồng thời vẫn làm thiết kế ở cả trong và
ngoài nước Mỹ, nhưng ít tác phẩm hơn thời gian còn ở châu Âu.
• Ngoài một số dự án cho vùng Trung Đông như trường đại học Bagdha tại Iraq ít được
chú ý, giai đoạn cuối sự nghiệp, kiến trúc sư Gropius có 3 tác phẩm quan tọng tại Châu
Âu và Mỹ gồm: chung cư Interbau, trung tâm sau trường đại học Havard và trụ sở
công ty Pan Am (sau này chuyển thành trụ sở cty Metlife, Mỹ).
Havard Graduate Center
Trung tâm Sau đại học, trường đại học Harvard,
Gropius và các cộng sự ở TAC thiết kế xây dựng
năm 1949-1950 là tác phẩm hoàn thành sớm nhất
sau chiến tranh và đồng thời cũng mang nhiều
đặc điểm kiến trúc Bauhaus nhất. Công trình gồm
nhiều khối nhà từ 2 đến 4 tầng, hình khối vuông
vắn, giản dị, cửa số kính khá lớn mở thành băng
dài. Một điểm mới lạ bắt đầu xuất hiện trong
quan điểm của Gropius là mặt ngoài công trình
dùng gạch trần làm chất liệu hoàn thiện khác thời
kỳ Bauhaus.
Interbau Apartment
Năm 1957, W.Gropius tiếp tục hợp tác
với TAC và Wils Elbert thiết kế chung
cư Interbau ở Berlin. Công trình tuy
vẫn tuân thủ quy tắc thiết kế của kiến
trúc công năng nhưng mặt bằng lại uốn
cong lạ mắt, không liên quan đến yêu
cầu chức năng.
Pan Am building (Metlife)
Với dự án trụ sở hãng Pan
Am, đóng vai trò tư vấn giúp
Emery Roth & Son, W.
Gropius có cơ hội thực hiện
một tòa nhà chọc trời thực sư
sau nhiều năm liền thiết kế
phương án nhà cao tầng nổi
tiếng cho báo Chicago
Trinbune. Xây dựng năm
1958, công trình nổi bật với
mặt bằng hình lục giác, không
lẫn vào đâu được giữa rừng
cao ốc của New York.
Le Corbusier sau 1945
Giai đoạn sau chiến tranh, Le Corb
bước vào thời điểm thăng hoa thứ
hai của cuộc đời sáng tạo, có thể
gọi là thời kỳ ứng dụng. Ông được
mời thực hiện nhiều dự án thực tế
lớn, mang tính xã hội cao trên hai
lĩnh vực nhà ở chung cư và quy
hoạch đô thị, đúng như ước nguyện
của ông.
Đơn vị nhà ở tại Marseilles, Pháp
Đầu những năm 50, với hai
dự án Đơn vị nhà ở lớn tại
Marseilles, Pháp và thành
phố Chandigarh, Punjab, Ấn
Độ, Le Corb đã đưa ra những
cách tiếp cận mới, hết sức táo
bạo về thiết kế nhà ở và tổ
chức không gian đô thị.
Đơn vị ở tại Marseilles
Cấu trúc không gian tổng thể của
công trình này cũng rất độc đáo
theo kiểu nhà vượt tầng. Phần lớn
căn hộ có 2 tầng, một tầng dành
cho sinh hoạt, một tầng để ngủ,
nên cứ 3 tầng mới cần có một
hành lang chung, tiết kiệm diện
tích giao thông đến mức tối đa
mà đảm bảo thoáng khí tốt.
Chandigarh
Từ năm 1950, Le Corb bắt đầu thực hiện dự
án lớn nhất trong toàn bộ sự nghiệp thiết kế
của mình, đó là thành phố mới Chandigarh,
thủ phủ bang Punjab tại Ấn Độ, ông đã dồn
toàn bộ tâm sức vào thành phố này trong
nhiều năm ròng. Ông vừa làm quy hoạch
tổng thể, quy hoạch chi tiết vừa trực tiếp
thiết kế hầu hết các công trình công cộng
quan trọng trong thành phố như cung tư
pháp, cung hội đồng, bảo tàng,…
Nửa sau thập kỷ 50
Khác với nhà ở và đô thị, các công trình này thể
hiện sự trăn trở về quan điểm và thay đổi phong
cách đáng kể của ông, đặc biệt qua nhà thời Notre
Dame ở Ronchamp, Pháp. Cũng bắt đầu từ đây, tại
hầu hết các tác phẩm của Le Corbusier, dù có quay
lại với hình thức hình học của chủ nghĩa công năng
thì vẫn xuất hiện đâu đó trong tổng thể những nét
cong, chéo, những hình khối khó xác định và dấu
án nhẹ của địa hình. Dường như bậc thầy lớn đã dự
cảm về bước chuyển biến của kiến trúc hiện đại thế
giới sau này.
Mies Van der Rohe
• Trong số các kiến trúc sư vĩ đại thế hệ thứ
nhất của chủ nghĩa công năng thì Mies là
người kiên định với con đường duy lý nhất.
Sau chiến tranh ông chỉ thay đổi đôi chút
trong quan điểm thiết kế, đó là hướng tới
tính vạn năng của không gian thay vì
phương châm hình thức theo đuổi không
gian. Nhưng phong cách sáng tác của ông
không hề thay đổi, vẫn những đặc điểm:
trật tự, đơn giản, chính xác, hoàn thiện.
Lakeshore, Chicago
• Gần như cùng một lúc với dự án Đơn vị ở tại Marseilles
của Le Corbusier bên kia bờ Đại Tây Dương, Mies Van der
Rohe xây dựng tổ hợp công trình Nhà ở bên hồ nổi tiếng tại
Chicago. Bắt đầu xây dựng năm 1948, chậm hơn 1 năm so
với tòa nhà của Le Corbusier, quy mô gần tương đương,
cao gần gấp đôi và sang trọng hơn nhưng Nhà bên hồ lại
hoàn thành sớm hơn 1 năm (1951). Đạt tiến độ xây dựng
cao là nhờ kết cấu nhà bằng khung théo, lắp dựng nhanh và
được nghiên cứu moodul hóa đơn giản đến mức tối đa chi
tiết, mối nối, hình khối, giảm tối đa loại cấu kiện.
Farnsworth House
• Khái niệm về tính “vạn
năng”, “ít tức là nhiều” của
các không gian mà Mies tạo
ra thể hiện rõ nhất qua hai
công trình nhà thấp tâng tiêu
biểu là Farnsworth House và
Crown Hall (khoa kiến trúc
đại học công nghệ Illinois)
Kết luận về Mies Van der Rohe
Xét đơn thuần về hiệu quả sử dụng, kỹ
thuật, quan điểm của Mies không sai.
Ông cho rằng công năng thay đổi theo
thời gian, theo nhu cầu của con người
nên chỉ cần một không gian ít thuộc tính
nhất, hình thức chung nhất để đáp ứng
những thay đổi đa dạng nhất, tức là lấy ít
để chứa nhiều,, lấy 1 không gian vạn
năng để chứa đựng hoặc dùng cho vô số
công năng bằng cách ngăn chia linh hoạt.
Saegram building (bên trái) và IBM Building (bên phải)

More Related Content

What's hot

Kiến trúc Romanesque và Gothic
Kiến trúc Romanesque và GothicKiến trúc Romanesque và Gothic
Kiến trúc Romanesque và GothicSylvia Chu
 
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP CHUNG CƯ CAO TẦNG
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP CHUNG CƯ CAO TẦNGCHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP CHUNG CƯ CAO TẦNG
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP CHUNG CƯ CAO TẦNGluongthuykhe
 
Những bảo tàng huyền thoại
Những bảo tàng huyền thoạiNhững bảo tàng huyền thoại
Những bảo tàng huyền thoạiHieu
 
Nghệ thuật thời phục hưng
Nghệ thuật thời phục hưngNghệ thuật thời phục hưng
Nghệ thuật thời phục hưngPham Van Tam
 
Nguyên lý thiết kế công trình kiến trúc công cộng của Tạ Trường Xuân
Nguyên lý thiết kế công trình kiến trúc công cộng của Tạ Trường XuânNguyên lý thiết kế công trình kiến trúc công cộng của Tạ Trường Xuân
Nguyên lý thiết kế công trình kiến trúc công cộng của Tạ Trường XuânCông ty thiết kế nhà đẹp 365
 
Nguyễn Bảo Quyên - LSKT Phương Tây.pdf
Nguyễn Bảo Quyên - LSKT Phương Tây.pdfNguyễn Bảo Quyên - LSKT Phương Tây.pdf
Nguyễn Bảo Quyên - LSKT Phương Tây.pdfQuyenNguyenBao3
 
Dinh độc lập
Dinh độc lậpDinh độc lập
Dinh độc lậpDam Nguyen
 
Đô thị châu Âu trung thế kỷ - Phục Hưng
Đô thị châu Âu trung thế kỷ - Phục HưngĐô thị châu Âu trung thế kỷ - Phục Hưng
Đô thị châu Âu trung thế kỷ - Phục Hưngluongthuykhe
 
Xu hướng Kiến trúc Deconstruction
Xu hướng Kiến trúc DeconstructionXu hướng Kiến trúc Deconstruction
Xu hướng Kiến trúc DeconstructionTran Ngoc Hoang Thao
 
Byzantine roman gothic
Byzantine roman gothicByzantine roman gothic
Byzantine roman gothicHuySiba
 
Bài giảng thiết kế nhà xưởng bài số 1 - cơ sở thiết kế mặt bằng xí nghiệp ...
Bài giảng thiết kế nhà xưởng   bài số  1 - cơ sở thiết kế mặt bằng xí nghiệp ...Bài giảng thiết kế nhà xưởng   bài số  1 - cơ sở thiết kế mặt bằng xí nghiệp ...
Bài giảng thiết kế nhà xưởng bài số 1 - cơ sở thiết kế mặt bằng xí nghiệp ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đồ áN-công-cộng-4 -----------cuối giai đoạn 1
đồ áN-công-cộng-4   -----------cuối giai đoạn 1đồ áN-công-cộng-4   -----------cuối giai đoạn 1
đồ áN-công-cộng-4 -----------cuối giai đoạn 1Khánh Nguyễn
 

What's hot (20)

KIẾN TRÚC PHỤC HƯNG
KIẾN TRÚC PHỤC HƯNGKIẾN TRÚC PHỤC HƯNG
KIẾN TRÚC PHỤC HƯNG
 
Kiến trúc Romanesque và Gothic
Kiến trúc Romanesque và GothicKiến trúc Romanesque và Gothic
Kiến trúc Romanesque và Gothic
 
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP CHUNG CƯ CAO TẦNG
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP CHUNG CƯ CAO TẦNGCHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP CHUNG CƯ CAO TẦNG
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP CHUNG CƯ CAO TẦNG
 
KIẾN TRÚC LA MÃ CỔ ĐẠI
KIẾN TRÚC LA MÃ CỔ ĐẠIKIẾN TRÚC LA MÃ CỔ ĐẠI
KIẾN TRÚC LA MÃ CỔ ĐẠI
 
KIẾN TRÚC LƯỠNG HÀ - BA TƯ CỔ ĐẠI
 KIẾN TRÚC LƯỠNG HÀ - BA TƯ CỔ ĐẠI KIẾN TRÚC LƯỠNG HÀ - BA TƯ CỔ ĐẠI
KIẾN TRÚC LƯỠNG HÀ - BA TƯ CỔ ĐẠI
 
KIẾN TRÚC AI CẬP CỔ ĐẠI
KIẾN TRÚC AI CẬP CỔ ĐẠIKIẾN TRÚC AI CẬP CỔ ĐẠI
KIẾN TRÚC AI CẬP CỔ ĐẠI
 
KIẾN TRÚC THIÊN CHÚA GIÁO TIÊN KỲ
KIẾN TRÚC THIÊN CHÚA GIÁO TIÊN KỲKIẾN TRÚC THIÊN CHÚA GIÁO TIÊN KỲ
KIẾN TRÚC THIÊN CHÚA GIÁO TIÊN KỲ
 
Những bảo tàng huyền thoại
Những bảo tàng huyền thoạiNhững bảo tàng huyền thoại
Những bảo tàng huyền thoại
 
Nghệ thuật thời phục hưng
Nghệ thuật thời phục hưngNghệ thuật thời phục hưng
Nghệ thuật thời phục hưng
 
Nguyên lý thiết kế công trình kiến trúc công cộng của Tạ Trường Xuân
Nguyên lý thiết kế công trình kiến trúc công cộng của Tạ Trường XuânNguyên lý thiết kế công trình kiến trúc công cộng của Tạ Trường Xuân
Nguyên lý thiết kế công trình kiến trúc công cộng của Tạ Trường Xuân
 
Nguyễn Bảo Quyên - LSKT Phương Tây.pdf
Nguyễn Bảo Quyên - LSKT Phương Tây.pdfNguyễn Bảo Quyên - LSKT Phương Tây.pdf
Nguyễn Bảo Quyên - LSKT Phương Tây.pdf
 
Nguyên lý thiết kế kiến trúc nhà ở
Nguyên lý thiết kế kiến trúc nhà ởNguyên lý thiết kế kiến trúc nhà ở
Nguyên lý thiết kế kiến trúc nhà ở
 
KIẾN TRÚC ROMAN
KIẾN TRÚC ROMANKIẾN TRÚC ROMAN
KIẾN TRÚC ROMAN
 
Dinh độc lập
Dinh độc lậpDinh độc lập
Dinh độc lập
 
Đô thị châu Âu trung thế kỷ - Phục Hưng
Đô thị châu Âu trung thế kỷ - Phục HưngĐô thị châu Âu trung thế kỷ - Phục Hưng
Đô thị châu Âu trung thế kỷ - Phục Hưng
 
Xu hướng Kiến trúc Deconstruction
Xu hướng Kiến trúc DeconstructionXu hướng Kiến trúc Deconstruction
Xu hướng Kiến trúc Deconstruction
 
Byzantine roman gothic
Byzantine roman gothicByzantine roman gothic
Byzantine roman gothic
 
Tài liệu về kiến trúc lưỡng hà cổ đại
Tài liệu về kiến trúc lưỡng hà cổ đạiTài liệu về kiến trúc lưỡng hà cổ đại
Tài liệu về kiến trúc lưỡng hà cổ đại
 
Bài giảng thiết kế nhà xưởng bài số 1 - cơ sở thiết kế mặt bằng xí nghiệp ...
Bài giảng thiết kế nhà xưởng   bài số  1 - cơ sở thiết kế mặt bằng xí nghiệp ...Bài giảng thiết kế nhà xưởng   bài số  1 - cơ sở thiết kế mặt bằng xí nghiệp ...
Bài giảng thiết kế nhà xưởng bài số 1 - cơ sở thiết kế mặt bằng xí nghiệp ...
 
đồ áN-công-cộng-4 -----------cuối giai đoạn 1
đồ áN-công-cộng-4   -----------cuối giai đoạn 1đồ áN-công-cộng-4   -----------cuối giai đoạn 1
đồ áN-công-cộng-4 -----------cuối giai đoạn 1
 

Similar to Chủ nghĩa Công năng (Lịch sử Kiến trúc Thế giới)

Kiến trúc cận đại phương tây II.2.docx
Kiến trúc cận đại phương tây II.2.docxKiến trúc cận đại phương tây II.2.docx
Kiến trúc cận đại phương tây II.2.docxTiNguynTun4
 
Giới Thiệu Về Kiến Trúc Tân Cổ Điển
Giới Thiệu Về Kiến Trúc Tân Cổ ĐiểnGiới Thiệu Về Kiến Trúc Tân Cổ Điển
Giới Thiệu Về Kiến Trúc Tân Cổ ĐiểnXây Dựng Doctor Home
 
lich-su-my-thuat-the-gioi
 lich-su-my-thuat-the-gioi lich-su-my-thuat-the-gioi
lich-su-my-thuat-the-gioithanh han
 
[Kho tài liệu ngành may] bst dạo phố dành cho nữ thanh niên từ 22 27 tuổi lấy...
[Kho tài liệu ngành may] bst dạo phố dành cho nữ thanh niên từ 22 27 tuổi lấy...[Kho tài liệu ngành may] bst dạo phố dành cho nữ thanh niên từ 22 27 tuổi lấy...
[Kho tài liệu ngành may] bst dạo phố dành cho nữ thanh niên từ 22 27 tuổi lấy...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Những thiết kế kiến trúc độc nhất thế giới
Những thiết kế  kiến trúc độc nhất thế giớiNhững thiết kế  kiến trúc độc nhất thế giới
Những thiết kế kiến trúc độc nhất thế giớiCarysil Vietnam
 
Kiến trúc pháp ở vn
Kiến trúc pháp ở vnKiến trúc pháp ở vn
Kiến trúc pháp ở vnTran Hoa
 
Dinh thự biệt thự kiến trúc phong cách Đông Dương tại Hà Nội
Dinh thự biệt thự kiến trúc phong cách Đông Dương tại Hà NộiDinh thự biệt thự kiến trúc phong cách Đông Dương tại Hà Nội
Dinh thự biệt thự kiến trúc phong cách Đông Dương tại Hà NộiCông ty CP Nội thất Bois
 
Kiến trúc hà nội qua các thời kỳ.
Kiến trúc hà nội qua các thời kỳ.Kiến trúc hà nội qua các thời kỳ.
Kiến trúc hà nội qua các thời kỳ.Zbrush tiếng Việt
 
Kien truc-cac-cong-trinh-xay-dung-tai-ha-noi
Kien truc-cac-cong-trinh-xay-dung-tai-ha-noiKien truc-cac-cong-trinh-xay-dung-tai-ha-noi
Kien truc-cac-cong-trinh-xay-dung-tai-ha-noiCIO
 
Phát đẹp trai
Phát đẹp traiPhát đẹp trai
Phát đẹp traiMarch Hare
 
Tạp chí kiến trúc MILI MAGAZINE số T7.2014
Tạp chí kiến trúc MILI MAGAZINE số T7.2014Tạp chí kiến trúc MILI MAGAZINE số T7.2014
Tạp chí kiến trúc MILI MAGAZINE số T7.2014Cường Lê
 
Kiến trúc nhà công cộng, Giáo trình đào tạo kiến trúc sư.pdf
Kiến trúc nhà công cộng, Giáo trình đào tạo kiến trúc sư.pdfKiến trúc nhà công cộng, Giáo trình đào tạo kiến trúc sư.pdf
Kiến trúc nhà công cộng, Giáo trình đào tạo kiến trúc sư.pdfMan_Ebook
 

Similar to Chủ nghĩa Công năng (Lịch sử Kiến trúc Thế giới) (20)

Kiến trúc cận đại phương tây II.2.docx
Kiến trúc cận đại phương tây II.2.docxKiến trúc cận đại phương tây II.2.docx
Kiến trúc cận đại phương tây II.2.docx
 
Giới Thiệu Về Kiến Trúc Tân Cổ Điển
Giới Thiệu Về Kiến Trúc Tân Cổ ĐiểnGiới Thiệu Về Kiến Trúc Tân Cổ Điển
Giới Thiệu Về Kiến Trúc Tân Cổ Điển
 
1001+ Mẫu Thiết Kế Biệt Thự Hiện Đại Đẹp Thi Công Trọn Gói 20022
1001+ Mẫu Thiết Kế Biệt Thự Hiện Đại Đẹp Thi Công Trọn Gói 200221001+ Mẫu Thiết Kế Biệt Thự Hiện Đại Đẹp Thi Công Trọn Gói 20022
1001+ Mẫu Thiết Kế Biệt Thự Hiện Đại Đẹp Thi Công Trọn Gói 20022
 
Frank o
Frank oFrank o
Frank o
 
lich-su-my-thuat-the-gioi
 lich-su-my-thuat-the-gioi lich-su-my-thuat-the-gioi
lich-su-my-thuat-the-gioi
 
[Kho tài liệu ngành may] bst dạo phố dành cho nữ thanh niên từ 22 27 tuổi lấy...
[Kho tài liệu ngành may] bst dạo phố dành cho nữ thanh niên từ 22 27 tuổi lấy...[Kho tài liệu ngành may] bst dạo phố dành cho nữ thanh niên từ 22 27 tuổi lấy...
[Kho tài liệu ngành may] bst dạo phố dành cho nữ thanh niên từ 22 27 tuổi lấy...
 
Luận văn: Kiến trúc Deconstructions và ứng dụng ở Việt Nam, 9đ
Luận văn: Kiến trúc Deconstructions và ứng dụng ở Việt Nam, 9đLuận văn: Kiến trúc Deconstructions và ứng dụng ở Việt Nam, 9đ
Luận văn: Kiến trúc Deconstructions và ứng dụng ở Việt Nam, 9đ
 
Những thiết kế kiến trúc độc nhất thế giới
Những thiết kế  kiến trúc độc nhất thế giớiNhững thiết kế  kiến trúc độc nhất thế giới
Những thiết kế kiến trúc độc nhất thế giới
 
Pixel hitech
Pixel hitechPixel hitech
Pixel hitech
 
Kiến trúc pháp ở vn
Kiến trúc pháp ở vnKiến trúc pháp ở vn
Kiến trúc pháp ở vn
 
+1001 Mẫu thiết kế biệt thự tân cổ điển đẹp thi công trọn gói 2022
+1001 Mẫu thiết kế biệt thự tân cổ điển đẹp thi công trọn gói 2022+1001 Mẫu thiết kế biệt thự tân cổ điển đẹp thi công trọn gói 2022
+1001 Mẫu thiết kế biệt thự tân cổ điển đẹp thi công trọn gói 2022
 
Dinh thự biệt thự kiến trúc phong cách Đông Dương tại Hà Nội
Dinh thự biệt thự kiến trúc phong cách Đông Dương tại Hà NộiDinh thự biệt thự kiến trúc phong cách Đông Dương tại Hà Nội
Dinh thự biệt thự kiến trúc phong cách Đông Dương tại Hà Nội
 
Kiến trúc hà nội qua các thời kỳ.
Kiến trúc hà nội qua các thời kỳ.Kiến trúc hà nội qua các thời kỳ.
Kiến trúc hà nội qua các thời kỳ.
 
Kien truc-cac-cong-trinh-xay-dung-tai-ha-noi
Kien truc-cac-cong-trinh-xay-dung-tai-ha-noiKien truc-cac-cong-trinh-xay-dung-tai-ha-noi
Kien truc-cac-cong-trinh-xay-dung-tai-ha-noi
 
Phát đẹp trai
Phát đẹp traiPhát đẹp trai
Phát đẹp trai
 
11111
1111111111
11111
 
Tạp chí kiến trúc MILI MAGAZINE số T7.2014
Tạp chí kiến trúc MILI MAGAZINE số T7.2014Tạp chí kiến trúc MILI MAGAZINE số T7.2014
Tạp chí kiến trúc MILI MAGAZINE số T7.2014
 
Tiểu Luận Tư Tưởng Triết Học Của Phơrăngxít Bêcơn
Tiểu Luận Tư Tưởng Triết Học Của Phơrăngxít BêcơnTiểu Luận Tư Tưởng Triết Học Của Phơrăngxít Bêcơn
Tiểu Luận Tư Tưởng Triết Học Của Phơrăngxít Bêcơn
 
Kiến trúc nhà công cộng, Giáo trình đào tạo kiến trúc sư.pdf
Kiến trúc nhà công cộng, Giáo trình đào tạo kiến trúc sư.pdfKiến trúc nhà công cộng, Giáo trình đào tạo kiến trúc sư.pdf
Kiến trúc nhà công cộng, Giáo trình đào tạo kiến trúc sư.pdf
 
Luận án: Âm nhạc Châu Âu ở thế kỉ XIX, HAY
Luận án: Âm nhạc Châu Âu ở thế kỉ XIX, HAYLuận án: Âm nhạc Châu Âu ở thế kỉ XIX, HAY
Luận án: Âm nhạc Châu Âu ở thế kỉ XIX, HAY
 

Chủ nghĩa Công năng (Lịch sử Kiến trúc Thế giới)

  • 1. Chủ nghĩa công năng Phong cách quốc tế Nhóm 10: Nguyễn Thị Ngọc Anh Trần Thị Phương Anh Vũ Ngân Giang Hoàng Nhật Minh
  • 2. Mục lục Chủ nghĩa Công năng (1920s-1970s) và Phong cách quốc tế - Giai đoạn giữa hai cuộc thế chiến (1918 đến cuối năm 1939)................................3 + Bối cảnh lịch sử và KT-XH................................................................................5 + Đặc điểm của chủ nghĩa công năng..................................................................15 + Cá nhân và tổ chức tiêu biểu:...........................................................................24 * Học phái Bauhaus và Walter Gropius...............................................25 * Le Corbusier......................................................................................47 * Mies Van Der Rohe...........................................................................75 - Giai đoạn sau 1945.................................................................................................96 + Bối cảnh lịch sử, KT-XH...................................................................................97 + Đặc điểm...........................................................................................................98 + Cá nhân tiêu biểu: W. Gropius, Le Corbusier và Mies Van der Rohe.............107 - Chủ nghĩa công năng thoái trào
  • 3. Chủ nghĩa Công năng (1920s- 1970s)
  • 4. Chủ nghĩa Công năng (1920s-1970s) Là chủ nghĩa với quan điểm cho rằng công năng là yếu tố cơ bản chi phối giải pháp tổ chức không gian và hình thức của công trình.
  • 5. Bối cảnh giữa hai cuộc thế chiến (1918-1939)
  • 6. Bối cảnh lịch sử trước thế chiến thứ II Chiến tranh TG lần thứ nhất đem đến những biến động mạnh mẽ về kinh tế, chính trị, xã hội tại các các quốc gia công nghiệp, đặc biệt là ở châu Âu. Đây là giai đoạn các nước Châu Âu phải vật lộn để phục hồi những tổn thất sau thế chiến lần thứ nhất
  • 7. Hình ảnh về những tổn thất sau chiến tranh thế giới thứ nhất
  • 8. Bối cảnh xã hội Nhiều quốc gia rũ bỏ chế độ quân chủ, bước vào XH mới. Các phong trào XH phát triển mạnh mẽ: Quốc tế Cộng sản (Liên Xô, 1919), các đảng cộng sản, đảng xã hội trên toàn thế giới, mặt trận bình dân ở Pháp, 1936-1939,... Tinh thần bình đẳng giai cấp cùng những đòi hỏi canh tân XH trở thành hơi thở của thời đại
  • 9. Bối cảnh kinh tế Các quốc gia công nghiệp bước vào giai đoạn tái thiết, tích luỹ tư bản. Nhu cầu về nhà ở chưa từng thấy do quá trình tái thiết lập và sự tập trung dân cư về thành thị. Các ngành sản xuất phát triển mạnh, nhà máy, công xưởng, nhà ở cho công nhân cũng vì thế mà được xây dựng nhiều hơn khiến cho công nghệ xây lắp có bước nhảy vọt đáng kể 1916-1920: Lạm phát khiến giá cả của vật liệu tăng cao cùng sự thiếu hụt nguyên vật liệu đã khuyến khích việc sử dụng bê tông cốt thép cho nhà ở.
  • 10. Vật liệu mới Từ cuối thế kỷ XIX bê tông cốt thép đã bắt đầu được sử dụng tại Châu Âu, đặc biệt là ở Pháp, nhưng mới phần nhiều là trong các công trình giao thông, công nghiệp, cho đến đầu thế kỷ XX bê tông cốt thép, với ưu thể tạo hình của mình đã chiếm được vị trí quan trọng trong giải pháp thiết kế kiến trúc của các kiến trúc sư hàng đầu , tiêu biểu là Auguste
  • 11. Vật liệu mới Song song với bê tông, những vật liệu công nghiệp như kim loại, chất dẻo, kính lớn như nhôm, mica, fomic,…, có khả năng chịu nhiệt, chống cháy, cách âm tốt cũng trở thành những phương tiện quen thuộc cho các nhà thiết kế, kiến trúc sư vì khả năng thích ứng của chúng với sản xuất công nghiệp quy mô lớn, đáp ứng những đòi hỏi như vô tận sau chiến tranh. Các vật liệu mới, ngoài ưu thế về khả năng đáp ứng số lượng nhờ sản xuất công nghiệp, còn chứng tỏ được ưu thế về kinh tế (giá thành rẻ) phù hợp với khả năng thu nhập của quần chúng lao động trong xã hội.
  • 12. Vật liệu mới Thép không gỉ Thép mạ crom
  • 14. Kết luận về bối cảnh Để đáp ứng với nhu cầu của các công trình nhà ở, nhà xưởng được xây lên nhiều, nhanh và rẻ, các kiến trúc sư phải tính toán, nghiên cứu kĩ lưỡng hơn trong việc tìm ra các giải pháp kết cấu, bố trì không gian mới, bớt đi những phần trang trí rườm rà không phục vụ cho mục đích cụ thể nào, công trình cần được tinh giản, ưu tiên phục vụ cho đời sống sinh hoạt của con người. Từ đó, kiến trúc hiện đại, cụ thể hơn là chủ nghĩa công năng, đã ra đời.
  • 15. Đặc điểm của chủ nghĩa công năng (1918-1938) Chủ nghĩa Công năng, đúng với tên gọi của nó, nhấn mạnh sự quan trọng sự hoàn thiện tổ chức công năng của công trình. Nó chống lại quan điểm tồn tại một hình thức có sẵn áp dụng cho giải pháp về mặt bằng, hình khối.
  • 16. Đặc điểm Vitruvius, tác giả của cuốn sách nối tiếng “De Architecture” đã đưa ra ba quan điểm về kiến trúc: Bền vững – Tiện nghi – Đẹp, còn được gọi là tam giác Vitruvius. Với các kiến trúc sư của chủ nghĩa công năng, suy nghĩ của họ có phần giống với phong cách kiến trúc Tân cổ điển, tân gothic (neo-gothic). Cụ thể hơn, Augustus Welby Pugin, kiến trúc sư tiên phong của chủ nghĩa tân gothic, cho rằng: "there should be no features about a building which are not necessary for convenience, construction, or propriety" và "all ornament should consist of enrichment of the essential construction of the building" Tiện nghi (utility) Đẹp Bền vững
  • 17. Phong cách quốc tế Ở châu Âu nói chung, người ta gọi sự hiện đại hóa trong kiến trúc là chủ nghĩa công năng. Còn định nghĩa “phong cách quốc tế” được đặt ra vào năm 1932 bởi Philip Johnson và Henry Hitchcock tại Triển lãm quốc tế về Kiến trúc Hiện đại tại Tây Âu. Nó được Johnson mô tả là “có lẽ là phong cách cơ bản đầu tiên và được phân phối rộng rãi kể từ thời Gothic.” Triển lãm, cùng với một danh mục đi kèm, đã đặt ra các nguyên tắc cho kiến trúc hiện đại. Phong cách quốc tế được đặc trưng bởi tính hình học đơn giản và một sự thiếu hụt tính trang trí, điển hình là những toà nhà chọc trời nguyên khối với hệ vách, mái bằng và kính có mặt ở khắp nơi. Triển lãm đi kèm với một danh mục phong phú, được dùng như một công cụ giáo dục. Được xuất bản lần đầu với tựa đề “ Phong cách quốc tế : Kiến trúc từ năm 1922”. Cuốn sách đã liệt kê các yếu tố hình thái và cấu tạo của phong cách mới, do đó không chỉ đóng vai trò là một tài liệu lịch sử quan trọng mà còn là một cuốn sách hướng dẫn cho kiến trúc Hiện đại Có thể nói, Phong cách quốc tế là biểu hiện cho quan điểm và hệ tư tưởng của chủ nghĩa công năng.
  • 18. Phong cách quốc tế Trong khi chủ nghĩa công năng đang lên ngôi tại châu Âu thì Phong cách quốc tế, hay còn được dùng lẫn với cái tên chủ nghĩa duy lý, chủ nghĩa hiện đại, đang du nhập vào Đức, Pháp và Hà Lan, Ba Lan,... Rồi lan rộng ra ngoài châu Âu, nở rộ ở châu Mĩ. Có thể nói Phong cách Quốc tế và chủ nghĩa công năng có nhiều nguyên lý tương tự nhau, nhưng Phong cách Quốc tế, đúng như tên gọi của nó, có mặt ở phạm vi địa lý lớn hơn so với chủ nghĩa công năng. Cũng như chủ nghĩa công năng, Phong cách quốc tế ra đời cùng thời đại, cùng với sự đổi mới trong vật liệu, cách xây dựng, kết cấu công trình,...
  • 19. Triển lãm MoMA (1932) • Triển lãm của kiến trúc hiện đại: Triển lãm Quốc tế. Tại bảo tàng nghệ thuật hiện đại (Museum of Modern Art), New York, Mĩ. Đây chính là triển lãm khởi nguồn cho sự ra đời của cuốn catolog Triển lãm Quốc tế hiện đại. Và cuốn sách “Phong cách quốc tế: Kiến trúc từ năm 1922” (xuất bản bởi W. W. Norton & Co năm 1922)
  • 20. Catalog của Triển lãm Phong cách Quốc tế Trong cuốn catalog có các tác phẩm sau được giới thiệu:
  • 21. Phong cách quốc tế Trong đó tiêu biểu là các công trình sau:
  • 22. Phong cách quốc tế Đây là các tác phẩm của các kiến trúc sư tiên phong của kiến trúc hiện đại. Các tác phẩm phần nhiều được tạo bởi các khối hộp, sắc cạnh, vật liệu phần lớn là bê tông, kính, thép, mang hơi thở hiện đại. Trong đó một vài công trình như Villa Savoye, Bauhaus School, Barcelona Pavillion đồng thời cũng được nhận diện là các tác phẩm nổi tiếng của chủ nghĩa công năng tại Châu Âu. Các đặc điểm cơ bản của Phong cách Quốc tế phù hợp với quan điểm của chủ nghĩa Công năng trong việc tối ưu hóa cấu kiện, thể hiện vẻ đẹp của công trình qua sự tổ chức không gian chứ không phải những chi tiết trang trí tối nghĩa, rườm rà.
  • 23. Quan điểm cơ bản của chủ nghĩa công năng • Bản thân công trình kiến trúc cần có liên hệ một cách logic, chặt chẽ giữa các thành phần không gian và có sơ đồ lưu tuyến rõ ràng. • Mỗi không gian trong công trình đều phục vụ công năng rõ ràng.
  • 24. Quan điểm cơ bản • Sử dụng vật liệu và kết cấu tối ưu • Chính sự hoàn thiện trong công năng và tổ chức không gian tự nó thể hiện cái đẹp của kiến trúc mà không cần phải có những khuân mẫu trang trí rườm rà. • Chú ý đến vai trò xã hội của kiến trúc
  • 25. Nguyên lý thiết kế chung • Mặt bằng tổ chức tự do, không cần đối xứng, nhà được chia thành từng khối với từng nhóm phòng có chức năng đồng nhất, được liên hệ với nhau bằng lối đi, kín hoặc hở => Công trình minh họa Bản vẽ thiết kế công trình theo chủ nghĩa công năng tại Czech: Indian Ship được xây năm 1936 theo lời Vladimír Grégr, một kiến trúc sư người Czech Mặt bằng tầng 1
  • 26. Phân tích ví dụ Mặt bằng tầng 2 Mặt bằng tầng 3
  • 27. Phân tích ví dụ Mặt đứng
  • 28. Nguyên lý thiết kế • Kiến trúc có hình khối hình học đơn giản, nhấn mạnh phân vị ngang của nhà, dùng các băng cửa kính lớn, thậm chí là tường kính để được chiếu sáng tốt và đồng đều, mái bằng là chủ yếu. • Các bộ phận thành phần kiến trúc phải được tiêu chuẩn hóa, điển hình hóa để có thể sản xuất công nghiệp rộng rãi
  • 29. Các quan điểm của cá nhân tiêu biểu Walter Gropius và học phái Bauhaus Le Corbusier Mies Van Der Rohe
  • 30. W. Gropius và Bauhaus
  • 31. Học phái Bauhaus và Walter Gropius - Hai vấn đề tìm tòi chủ yếu của học phái Bauhaus: + Nghiên cứu mối quan hệ giữa sinh lý, vật lý với kiến trúc dựa trên kích thước con người, điều kiện sinh hoạt để quyết định thống nhất về sử dụng không gian, xác định khoảng cách nhà, phân tích chiếu sáng, thông gió + Tiến hành modul hóa cấu kiện, cơ giới hóa thi công, thông dụng hóa gia cụ, nhằm giúp việc sản xuất công nghiệp trở nên thuận lợi hơn.
  • 32. Học phái Bauhaus Trong lý luận của của trường Bauhaus nổi lên 4 điểm chủ đạo: + Công năng là thuộc tính chủ yếu của kiến trúc + Nội dung phức tạp của kiến trúc phải được giải quyết trên cơ sở tổng hợp công năng, kỹ thuật, nghệ thuật. + Coi trọng điều tra, nghiên cứu và phân tích kĩ thuật + Gắn liền kiến trúc nhà ở với các vấn đề xã hội
  • 33. Walter Gropius Một kiến trúc sư người Đức, ông là một trong những người sáng lập trường Bauhaus, là người tiên phong của kiến trúc hiện đại và cũng là một kiến trúc sư bậc thầy hàng đầu của phong cách quốc tế.
  • 34. Walter Gropius • Trong giai đoạn đầu ở Bauhaus, Gropius chưa xây dựng nhiều, ông chủ yếu nghiên cứu về nhà ở, đặc biệt là nhà ở xã hội, thiết kế một số nhà ở nhỏ và phương án dự thi • Các nghiên cứu về xây dựng nhà ở xã hội của Walter Gropius tập trung vào khía cạnh tiêu chuẩn hóa, modul hóa cấu kiện, khối để đáp ứng khả năng xây dựng hàng loạt trong quá trình công nghiệp hóa xây dựng. Nghiên cứu của Gropius về điển hình hóa, modul hóa
  • 36. Walter Gropius – Bauhaus School Công trình nổi bật nhất của Walter Gropius và học phái Bauhaus là trường Bauhaus, được xây dựng từ năm 1923-1926. Đây được coi là “một nỗ lực thu thập toàn bộ tinh thần sáng tạo, thống nhất mọi bộ môn nghệ thuật, điêu khắc, hội họa, đồ họa, thủ công – mĩ nghệ vào một thứ duy nhất là công trình kiến trúc hoàn toàn mới” (Gropius)
  • 37. Trường Bauhaus Trường được bố cục theo các khối học gồm các xưởng, ký túc xá với các hình khối đối lập, không đối xứng được nối với nhau bằng hành lang. (Mặt bằng tổng thể)
  • 38. Trường Bauhaus Kiến trúc của tất cả các mặt nhà đều được coi trọng như nhau, không chia chính phụ. Nội dung sử dụng của riêng từng khối nhà được phản ánh một cách trung thực trên mặt đứng.
  • 39. Trường Bauhaus Những mảng tường kính phủ suốt mấy tầng nhà đã làm tăng cảm nhận không gian ba chiều theo một cách khác hẳn so với các thời kì trước. Ở đây, tác giả đã căn cứ vào chức năng của từng bộ phận mà xác định giải pháp kết cấu cho phù hợp. Chẳng hạn, khu lớp học dùng khung thép khẩu độ nhỏ, khu ký túc xá dùng hỗn hợp bê tông cốt thép và gạch còn nhà xưởng lại dùng consol thép kết hợp khung bê tông gắn kính cao suốt ba tầng. Ngôi nhà ở cho sinh viên cao 6 tầng và có 28 buồng.
  • 41. Trường Bauhaus Khu nhà dành cho các giáo sư đặt trong một rừng cây nằm cạnh trường, gồm những biệt thự kép hai tầng, các phòng ở và sáng tác độc lập có cửa kính lớn, ban công rộng, và một ngôi nhà đầy đủ tiện nghi cho hiệu trưởng.
  • 42. Một số công trình khác của W. Gropius: • Phương án dự thi cung Xô Viết ở Nga năm 1931, với bố cục hình tròn hết sức cô đọng, trong đó có phòng họp lớn với hơn 15000 chỗ ngồi và một nhà hát 5000 chỗ ngồi.
  • 43. Một số công trình khác của W. Gropius: • Quần thể trường đại học Havard ở Cambridge gồm các ngôi nhà 2-3 tầng được nối với nhau bằng nhà cầu khá thoáng đãng, nhẹ nhàng.
  • 44. Một số công trình khác của W. Gropius: • Trường trung học Attleboro ở Mỹ 2 tầng với bố cục tự do. Các khối chức năng được phân khu mạch lạc: khối thí nghiệm, học vẽ, nữ công gia chánh, khối giám hiệu và giáo viên, khối các phòng học, phòng thể dục, phòng ăn với 250 chỗ ngồi, khối thư viện và một hội trường 250 chỗ ngồi
  • 45. Một số công trình khác của W. Gropius: • Khu nhà ở kiểu mới 8-12 tầng đặt cách nhau khá xa. Giữa các nhà là vườn cây xanh. Bằng cách này, Gropius muốn xóa hẳn kiểu hành lang – phố rất thịnh hành trước đó. Trong khu còn có một tổ hợp bao gồm tòa nhà văn phòng 40 tầng, siêu thị, khách sạn, v..v... Siemenstadt, 1929 Weissenhof, Stuttgart
  • 46. Một số công trình khác của W. Gropius: • Đài kỉ niệm những chiến sĩ cách mạng dân chủ Đức (hoàn thành năm 1922), Đại học Bagdad ở Irac (hoàn thành sau ngày ông qua đời) Đài tưởng niệm
  • 47. Một số công trình khác của W. Gropius: Đại học Baghdad
  • 48. Một số công trình khác của W. Gropius: • Khi bị thế lực Phát xít ép ra nước ngoài năm 1933, Gropius sang Anh rồi định cư tại Mĩ. Ở đây, ông xây dựng một trong những tác phẩm quan trọng khác trước chiến tranh TG thứ 2, đó là căn nhà riêng của ông tại Lihncon, Massachusett, Mỹ.
  • 49. Nhà của Gropius Căn nhà của Walter Gropius được xây dựng năm 1938. Căn nhà thể hiện trọn vẹn nét đặc trưng của kiến trúc hiện đại nói chung và triết lý thiết kế của Gropius nói riêng: Hình khối kỷ hà đơn giản, màu sắc thuần nhất, chi tiết giản dị, không gian tổ chức tự do, phân vùng rõ rệt theo công năng.
  • 50. Nhà của Gropius Đặc biệt trong căn nhà của mình, ông sử dụng thủ pháp không gian lưu thông nhằm tạo nên những không gian động kết nối các không gian riêng. Bên cạnh đó, tòa nhà còn có được sự kết nối không gian nội thất và ngoại thất nhờ nhiều cửa kính rộng và không gian mở ra thiên nhiên như hiên lớn trên tầng 2, phòng mùa hè bằng kính lớn ở tầng 1
  • 51. Kết luận về Walter Gropius So với các kiến trúc sư hiện đại thế hệ đầu tiên, dù không có nhiều tác phẩm nổi bật và tuyên ngôn mạnh mẽ như Mies Van Der Rohe, Le Corbusier,… nhưng Walter Gropius lại có một sự nghiệp toàn diện nhất. Ông đã có những đóng góp hết sức lớn lao trong kiến trúc nói chung và cho kiến trúc hiện đại nói riêng ở cả 3 mặt: lý luận – sáng tác – đào tạo. Giá trị từ những quan điểm kiến trúc, quan điểm đào tạo của ông và trường Bauhaus vẫn còn tồn tại mãi mãi.
  • 53. Le Corbusier (trước thế chiến II) Le Corbusier, nhà lý luận, kiến trúc sư kiệt suất người Thụy Sĩ, sống và làm việc tại Pháp. Các tác phẩm và tư tưởng của ông đã có ảnh hưởng sâu rộng và lâu dài đến nhiều kiến trúc sư trên thế giới trong ba phần tư thế kỉ 20.
  • 54. Trải nghiệm của Le Corbusier • Thứ nhất là chuyến đi du lịch tới Địa Trung Hải, đi qua những cái nôi văn minh của nhân loại tại Ý, Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kì, Ai Cập,… Ông khám phá những giá trị của kiến trúc cổ đại bằng cách tham quan, vẽ ghi lại nhiều góc của những công trình kiến trúc nổi tiếng. Qua đó, Le Corbusier cảm nhận tầm quan trọng của vị trí của công trình, ánh sáng, chất liệu, mối quan hệ giữa công trình và địa điểm, tầm quan trọng của tỷ lệ và vẻ đẹp vĩnh cửu của những hình khối Platon điều chi khối tác phẩm, lý luận sáng tác của ông và nhiều kiến trúc sư.
  • 55. Trải nghiệm của Le Corbusier • Thứ hai là quãng thời gian làm việc trong văn phòng của Auguste Perret tại Pháp từ năm 1909 đến 1911. Tại đây ông học hỏi từ bậc thầy Perret kỹ thuật sử dụng bê tông và kiến thức về xây dựng hiện đại. Le Corbusier tìm thấy ở bê tông tiềm năng to lớn về hai mặt: công nghệ xây dựng và khă năng biểu hiện thẩm mĩ. Với vật liệu bê tông, ông có thể tạo ra những hình khối theo ý muốn, có thể tổ chức không gian một cách tự do. Bên cạnh đó, bê tông cũng là vật liệu thích hợp nhất vào thời đó để công nghiệp hóa xây dựng. Nhà thờ Ronchamp, Pháp, 1955
  • 56. Trải nghiệm của Le Corbusier • Thứ ba là thời gian đắm chìm trong nghệ thuật Lập thể, tiếp xúc với các tư tưởng và tiến bộ xã hội tại Paris từ năm 1917. Điều này ảnh hưởng lớn đến cách tạo hình kiến trúc cũng như nội thất của Le Corbusier. Paris lúc này là trung tâm của các phong trào xã hội và những luồng tư tưởng tiến bộ của châu Âu, sống trong môi trường đó, ông hướng con đường sáng tạo của mình đến nhu cầu của xã hội, của người lao động cũng như hướng tới những giá trị thẩm mĩ trong sáng, giản dị trong các thiết kế của mình. Ông bắt đầu ấp ủ những ý tưởng về nhà ở xã hội, về xây dựng hàng loạt, về đô thị của tương lai. Tranh tĩnh vật của Le Corbusier, 1920
  • 57. Các lí luận và ví dụ tiêu biểu của Le Corbusier trước thế chiến thứ II • Năm 1914, Le Corbusier công bố mô hình nhà ở Domino với mặt bằng và kết cấu tiêu chuẩn hóa, nhấn mạnh đến việc modul hóa cấu kiện, khối, xây dựng hàng loạt, những vấn đề cơ bản của xây dựng hiện đại.
  • 58. • Năm 1922, Le Corbusier thiết kế mẫu nhà Citrohan, nhà ở cho thành phố Châu Âu hiện đại của lớp thị dân điển hình. Khác với W. Gropius và học phái Bauhaus, ông đề cao ánh sáng, không khí, cây xanh cho đời sống con người đồng thời hướng đến cái đẹp giản dị, trong sáng thuần nhất qua cách tạo hình lập thể, nhấn mạng vẻ đẹp tự thân của hình khối, bóng đổ và ánh sáng. Có thể nói, từ mẫu nhà Citrohan, Le Corbusier đã bước đầu đặt nền móng cho những lý thuyết mới về kiến trúc của mình. Đó là luận thuyết “Năm điểm kiến trúc mới” (1926) và tuyên ngôn nổi tiếng “Nhà là cái máy để ở”.
  • 59. “Năm điểm kiến trúc mới” (1926) • Nhà ở trên cột, giải phóng tầng 1 cho cây xanh • Mặt bằng tự do, không gian linh hoạt • Mặt đứng tự do, kết cấu consol giải phóng kết cấu khỏi bước, cột, sàn • Cửa sổ hình băng ngang • Mái bằng, trên mái có cây xanh để làm không gian nghỉ ngơi
  • 60. Một số ví dụ: Villa Savoye, Pháp, 1926-1931 Biệt thự tại Weissenhof, Stuttgart, Đức
  • 61. Villa Stein, Garche, Pháp (1926-1928) Mô hình biệt thự Stein
  • 62. Villa Stein Tỉ lệ phân chia mặt đứng biệt thự này được cho là hiện thân của sự hài hòa của hình thức cũng như sự chặt chẽ, hợp lý của không gian công trình, đúng với ý nghĩa “Nhà là cái máy để ở”. Mặt đứng của biệt thự có tỉ lệ hết sức hoàn chỉnh, được nghiên cứu kĩ tới từng chi tiết, mọi hình khối được cấu thành theo tỉ lệ vàng, hình chữ nhật vàng.
  • 63. Villa Stein • Lối vào tầng trệt là một hành lang lớn, xung quanh là lối vào nhỏ hơn của người hầu. Bên trong bao gồm phòng kĩ thuật và gara. Mặt bằng tầng trệt
  • 64. Villa Stein • Một cầu thang lệch tầng riêng biệt liên kết lối đi chính ở tầng trệt với phòng bếp và nhà ăn ở tầng 1, đây là khu vực sinh hoạt chung. • Một bực tường cong ngăn cách phòng ăn và salon, đây là không gian treo, như một ban công trên tiền sảnh, che chắn cho tầng dưới. Biệt thự Stein cố ý nâng cấp cách làm của Frank Lloyd Wright cho căn nhà (phong cách nhà thảo nguyên), khiến căn nhà hòa vào với thiên nhiên xung quanh. Mặt bằng tầng 1
  • 65. Villa Stein • Tầng 2 là nơi dành cho không gian riêng tư, gồm các phòng ngủ, đi lên bằng cầu thang bộ có vị trí khác với cầu thang tầng dưới. Các phòng ngủ được bố trí linh hoạt và hợp lí như dòng chảy của không gian. • Ở tầng này, sự phân chia không gian rõ ràng hơn, trở thành hai khu vực riêng biệt: mỗi khu có các phòng ngủ và nhà phụ. Thiết kế này cho thấy, kiến thức nghệ thuật phân bố của L. Corbusier ảnh hưởng nhiều bởi các kiến trúc sư người Pháp như “Jacques-Francois Blondel) Mặt bằng tầng 2
  • 66. Villa Stein • Tầng trên cùng là mái bằng với sân thượng rộng, kết nối với tầng dưới bằng một cầu thang xoắn ốc, có một cửa sổ chữ nhật mở ra phía trước ngôi nhà và nhiều cửa sổ hơn mở về phía vườn
  • 67. Villa Stein Một số hình ảnh về mặt đứng
  • 68. Villa Savoye Villa Savoye là một biệt thự hiện đại ở Possy, ngoại ô Paris, Pháp xây dựng từ năm 1928 đến năm 1931 bằng bê tông cốt thép. Một ví dụ điển hình hơn cho “Năm điểm” của Le Corbusier, biệt thự là đại diện cho nguồn gốc của kiến trúc hiện đại và là một trong những ví dụ dễ nhận biết và nổi tiếng nhất về phong cách quốc tế.
  • 69. Villa Savoye • Mái nhà có chức năng như một khu vườn và sân thượng, khai hoang cho thiên nhiên đất bị chiếm đóng bởi tòa nhà. • Một mặt bằng sàn, không có tường chịu tải, cho phép các bức tường được đặt tự do và chỉ khi cần thiết về mặt thẩm mỹ. • Cửa sổ ngang dài để chiếu sáng và thông gió. • Mặt tiền được thiết kế tự do và không bị hạn chế bởi những cân nhắc chịu lực
  • 71. Villa Savoye Ngôi nhà được thiết kế như một nơi cư trú thứ hai và nằm ở ngoại ô Paris, được thiết kế với hình ảnh chiếc xe trong tâm trí. Cảm giác di chuyển của chiếc xe được chuyển thành cảm giác chuyển động không thể thiếu đối với tòa nhà. Ngay cả vòng cung cong của kính công nghiệp của lối vào tầng trệt cũng được lấy ý bởi vòng bánh xe của một chiếc xe hơi. Hệ cột xung quanh nhà tạo nên một lối đi cho xe hơi.
  • 72. Villa Savoye Mặt bằng được thiết kế sử dụng các tỷ lệ Vàng: trong trường hợp này một hình vuông được chia thành mười sáu phần bằng nhau, mở rộng trên hai mặt, và sau đó tiếp tục chia thành vị trí của sảnh chính và lối vào cho gia nhân. Bốn cột trong sảnh vào dường như hướng dẫn khách lối đi lên trên. Đoạn đường nối này, có thể được nhìn thấy từ hầu hết mọi nơi trong nhà, tiếp tục đến khu vực sinh hoạt và thẩm mỹ viện ở tầng một trước khi tiếp tục từ sân thượng tầng một đến phòng tắm nắng tầng hai.
  • 73. Villa Savoye Mô hình quá trình phát triển hệ cột và tường của villa savoye
  • 74. Villa Savoye Villa Savoye sử dụng các cửa sổ hình băng ngang được tìm thấy trong các biệt thự trước đó của ông. Không giống như những người cùng thời, Le Corbusier thường chọn sử dụng cửa sổ gỗ thay vì cửa sổ bằng kim loại. Có ý kiến cho rằng điều này là do ông quan tâm đến thủy tinh vì tính chất sinh cảnh của nó, và vị trí đặt lại của kính trong khung gỗ cho phép mặt tiền được xem như một loạt các mặt bằng song song.
  • 75. Mô hình nhà chung cư Immeuble-villas Ngoài những nhà ở đơn lẻ, trong thời kỳ này, Le Corbusier còn hướng mối quan tâm của mình đến không gian sống của cộng đồng, của xã hội, bắt đầu từ mô hình nhà chung cư gồm 120 căn hộ 2 tầng có tên là Immeuble-villas.
  • 76. Khu đô thị vườn Weissenhof, Stuttgart Đô thị vườn Weissenhof xây dựng năm 1928, hầu hết các kiến trúc sư tiên phong chủ nghĩa hiện đại Châu Âu đương thời như như Peter Behrens, Walter Gropius, Mies Van Der Rohe,…đều được mời tham gia thiết kế các công trình nhà ở tại đó. Le Corbusier cũng thiết kế một quần thể nhỏ gồm 2 căn nhà với cấu trúc điển hình cho nguyên tắc “Năm điểm kiến trúc mới”.
  • 77. Khu nhà ở tại Pessac, Bordeaux, Pháp Nhưng trước đó, từ năm 1924, tại thị trấn Pessac, Bordeaux, Pháp, ông đã thực hiện thành công dự án khu ở cho công nhân do nhà thư bản Henry Fruges đặt hàng. Le Corb tổ chức khu ở theo mô hình đô thị vườn và ứng dụng mẫu nhà Citrohan, có biến đổi cho các căn nhà ở.
  • 78. Khu nhà ở tại Pessac, Bordeaux, Pháp Lần đầu tiên, ông thực hiện xây dựng nhà ở cho khu đô thị theo phương pháp tiêu chuẩn hóa, xây dựng hàng loạt, tuy ở mức độ thấp và chưa thực sự hiệu quả về kinh tế nhưng đã cho kết quả rất đáng khích lệ. Về mặt quy hoạch kiến trúc, khu đô thị đã tạo được hình ảnh thống nhất, trật tự nhưng không bị khô cứng nhờ có tỉ lệ cây xanh cao, mật độ xây dựng hợp lí và cách sử dụng màu sắc, gia giảm chi tiết phong phú cho các công trình.
  • 79. Kí túc xá đại học Paris Tòa nhà Thụy Sĩ trong kí túc xá trường đại học Paris thể hiện phương pháp thiết kế mặt đứng mẫu mực của Le Corb qua việc nhấn mạnh sự tương phản, các phân vị, chất cảm vật liệu cũng như tạo dáng kết cấu của ông. Chi tiết cột bê tông tầng 1 của tòa nhà này đã tạo cảm hứng cho rất nhiều công trình kiến trúc hiện đại giai đoạn sau.
  • 80. Ludwig Mies Van Der Rohe
  • 81. Ludwig Mies Van der Rohe Ludwig Mies Van Der Rohe, kiến trúc sư người Đức, sinh năm 1886, cùng với Walter Gropius, Le Corbusier and Frank Lloyd Wright là những tác giả có ảnh hưởng lớn đến kiến trúc hiện đại thế giới thế kỉ 20.
  • 82. Quá trình phát triển của Mies Van der Rohe Thời trẻ, Mies Van Der Rohe làm việc một thời gian (1908-1914) trong văn phòng thiết kế của kiến trúc sư Peter Behrens và chịu ảnh hưởng quan trọng từ người thầy này. Hình ảnh Mies Van der Rohe (bên trái ngoài cùng) và các trợ lý của Peter Behrens
  • 83. Quá trình phát triển của Mies Van der Rohe Cho đến năm 1913 ông bắt đầu hoạt động độc lập tham gia truyền bá tư tưởng mới về kiến trúc, công bố các đề án, thực hiện những công trình xây dựng thực tế gây chú ý trong giới kiến trúc. Tháng 8 năm 1930, Mies Van Der Rohe được bổ nhiệm làm hiệu trưởng trường Bauhaus cho tới khi trường kết thúc sự tồn tại của mình ở Châu Âu. Ảnh Mies cùng học sinh tại Bauhaus
  • 85. Quan điểm sáng tác Về mặt thẩm mỹ, Mies Van Der Rohe coi trong tỉ lệ , tính thống nhất của chi tiết và các vật liệu công nghiệp mới. Cũng như các kiến trúc sư hiện đại cùng thế hệ ở Châu Âu, ông loại bỏ gần như hoàn toàn yếu tố trang trí khỏi các thiết kế của mình. Đối với Mies Van Der Rohe thẩm mỹ kiến trúc chính là ở vẻ đẹp tự thân của tỉ lệ, của vật liệu kính, thép, bê tông của bản thân cấu trúc kết cấu.
  • 86. Quan điểm sáng tác Về công năng và kết cấu, yếu tố “vạn năng” chính là điểm đặc trưng quan trọng nhất thể hiện đúng chất “ít tức là nhiều” của Mies Van Der Rohe. Những công trình của ông đều có không gian được giải phóng đến mức tối đa với hệ kết cấu ô vuông đều đặn, nhịp lớn, trừ khu vực kĩ thuật, để có thể sử dụng (ngăn chia vách nhẹ) cho mọi chức năng có thể tùy theo nhu cầu hiện tại cũng như tương lai. Farnsworth House, gần như không có sự phân chia rạch ròi trong không gian
  • 87. Quan điểm sáng tác Mies Van Der Rohe là bậc thầy lớn về nghệ thuật cấu trúc thép, ngay từ những đồ án, tác phẩm xây dựng thực tế đầu tiên, ông đã lựa chọn thép làm giải pháp kết cấu chính. Phương thức sử dụng kết cấu thép được Mies hoàn thiện và nâng tầm lên một mức cao hơn với việc đưa ra “mối nối duy lý”
  • 88. Quan điểm sáng tác Như vậy, với Mies Van Der Rohe, yếu tố kĩ thuật được ông coi trọng hàng đầu, tương tự với học phái Bauhaus nhưng có phần cực đoan hơn: • Đơn giản hóa hệ thống kết cấu nhằm đạt hiệu quả đơn giản, trong sáng, thuần khiết về tạo hình • Sử dụng kết cấu không gian lớn, chia cắt tự do, tường ngoài bằng kính lớn • Phân biệt rõ kết cấu chịu lực và ngăn che, dùng vật liệu kính, thép là chủ yếu.
  • 89. Những tác phẩm chính Khi bắt đầu được chú ý như là một kiến trúc sư hiện đại tiên phong của Châu Âu, năm 1927, MiesVDR được mời tham gia trong một dự án thu hút hầu hết các kiến trúc sư danh tiếng thời đó là khu nhà ở Weissenhof, Stuttgart, Đức. Mies Van Der Rohe đã xây dựng tại đây một tòa chung cư, công trình có quy mô lớn nhất dự án.
  • 90. Weissenhof, Stuttgart Mặt đứng trước và sau của tòa chung cư Một phần mặt bằng tầng 2 và tầng 4
  • 91. Weissenhof, Stuttgart Ngôi nhà là thử nghiệm của ông về nhà ở xây dựng tiêu chuẩn hóa, mặt bằng tự do chỉ có những modul tổng thể căn hộ là cố định còn các phòng ở phân chia bằng vách nhẹ hoặc hệ tủ tường. Mặt đứng tòa nhà chia thành các phân đoạn cửa kính băng ngang hết bước kết cấu kết hợp với ban công nhỏ không chịu sự ảnh hưởng của việc thay đổi ngăn chia không gian bên trong. Công trình thể hiện những ý tưởng mà nhà chung cư hiện nay vẫn đang sử dụng.
  • 92. Barcelona Pavilion Năm 1929, Mies Van der Rohe đã gây chấn động kiến trúc châu Âu và thế giới bằng tác phẩm nhà triển lãm ở Đức tại Barcelona.
  • 93. Barcelona Pavilion Đồ án biệt thự bằng gạch trước đó
  • 94. Barcelona Pavilion Nhà triển lãm không hề có vật trưng bày, chỉ có kết cấu đi kèm với một bức tượng điêu khắc và đồ nội thất do chính Mies thiết kế (ghế barcelona). Việc này cho phép MiesVDR xóa nhòa ranh giới giữa không gian bên trong và bên ngoài, tạo thành hệ thống không gian lưu thông.
  • 95. Không gian bên trong Barcelona Pavilion
  • 96. Biệt thự Tugendhat, Cộng hòa Séc Biệt thự Tugendhat ở Brno, Cộng hòa Séc là một tác phẩm xuất sắc khác của Mies VDR. Tòa nhà mang dáng vẻ điển hình của biệt thự kiểu hiện đại, tổng thể không gian công trình chia làm hai khu vực rõ rệt. Không gian sinh hoạt chung gồm phòng ăn, bếp, phòng khách ở tầng dưới, không gian riêng tư gồm phòng ngủ, phòng vệ sinh ở tầng trên.
  • 99. Học viện công nghệ Illinois, Chicago, Mĩ Sang Mĩ sau khi trường Bauhaus ở Đức bị đóng cửa, đến năm 1939, MiesVDR bắt tay vào thiết kế một công trình mở ra thời kì mới trong hoạt động sáng tác của ông, đó là học viện công nghệ Illinois ở Chicago, một trung tâm kiến trúc hiện đại ở Mĩ.
  • 100. Học viện công nghệ Illinois Được giao thiết kế từ tổng thể đến chi tiết học viện công nghệ Illinois, đây trở thành nơi Mies thể nghiệm phương châm “ít tức là nhiều” của mình. Mặt bằng tổng thể trường được ông xây dựng trên một lưới ô vuông thống nhất, tất cả các tòa nhà đều có hình khối chủ đạo là hình hộp chữ nhật với ngôn ngữ biểu hiện trên mặt đứng cũng thống nhất là hệ lưới vuông và chữ nhật, nhấn mạnh vẻ đẹp của kết cấu thép và kính. Tất cả các tòa nhà đều gần như giống nhau từ giải pháp hình thức cho đến kết cấu và bản chất của không gian vạn năng tạo cho quần thể công trình một vẻ đẹp thuần khiết nhưng có phần khô khan.
  • 101. Chủ nghĩa Công năng sau 1945
  • 102. Chủ nghĩa công năng sau 1945 Sau đại chiến thế giới lần thứ 2, Châu Âu bước vào giai đoạn tái thiết mạnh mẽ, còn ở bên kia đại dương, nền xây dựng của Mĩ cũng hết sức phát triển nhờ nguồn lực kinh thế được giải phóng sau chiến tranh. Trong bối cảnh đó, chủ nghĩa công năng trong kiến trúc hiện đại có được mảnh đất màu mỡ để phát triển. Những kiến trúc sư hiện đại bậc thầy thế hệ thứ nhất từng đóng vai trò quan trọng trong phát triển kiến trúc giữa hai cuộc thế chiến vẫn tiếp tục khuấy động diễn đàn kiến trúc. Nổi bật nhất trong số đó là Mies Van der Rohe và Le Corbusier. Berlin sau thế chiến thứ II
  • 103. Đặc điểm của chủ nghĩa công năng sau 1945 Đặc điểm chủ yếu của kiến trúc sau đại chiến thế giới lần thứ II là tính đa dạng bắt đầu từ xu hướng và từng kiến trúc sư. Nhưng mặt khác, những dị biệt đó chưa thực sự hình thành mạnh mẽ, ổn định với từng tác giả hoặc nhóm tác giả như ba thập kỉ cuối cùng của thế ky XX. Vai trò của từng cá nhân kiến trúc sư có phần nổi bật hơn các trường phái. Chủ nghĩa công năng đạt đến đỉnh cao trong những năm 50 và nửa đầu thập niên 60, đặc biệt là ở Bắc Mỹ và Châu Âu và cái tên phong cách quốc tế cũng dần trở nên phổ biến hơn.
  • 104. Đặc điểm và ví dụ tiêu biểu Những quan điểm của Mies Van der Rohe có tác động lớn đến sự phát triển của trào lưu “hoàn thiện kỹ thuật” một xu hướng kiến trúc hướng đến cái đẹp kỹ thuật đơn giản, chính xác nhưng cũng không kém hào nhoáng. Trào lưu kiến trúc này đặc biệt phát triển ở Bắc Mỹ với những tên tuổi như Eero Saarinen, Phillips Johnson (thời kỳ đầu), hãng SOM (Skidmore, Owings và Merills), Gordon Bunschaft… do thích hợp với quan điểm thực dụng, hiệu quả trong văn hóa thương nghiệp ở đây. Tòa nhà Lever, New York, Mỹ, 1952 KTS Gordon Bunschaft
  • 105. Ví dụ Glass House, Connecticut, Mỹ, 1949 KTS Phillips Johnson Tòa Equitable, Atlanta, Georgia, 1986 KTS SOM
  • 106. Ví dụ Trong khi đó, kiến trúc Công năng – Thẩm mỹ đứng đầu là Le Corbusier vẫn đang có ảnh hưởng sâu rộng ở châu Âu và các quốc gia đang trỗi dậy ở châu Á, châu Phi, Mỹ Latinh nhờ quan điểm gắn kiến trúc với các vấn đề xã hội. Nhiều kiến trúc sư lớn đã chịu ảnh hưởng từ xu hướng này trong từng giai đoạn hoặc trong suốt cuộc đời sáng tác như Lucio Costa, Oscar Niemeyer, Kenzo Tange,... Tòa nhà quốc hội Brazil do Oscar Niemeyer thiết kế
  • 107. Ví dụ Ngoài những công trình đầy sức biểu hiện, họ còn dành nhiều tâm sức vào các dự án phát triển đô thị, nhà ở nhằm giải quyết những vấn đề xã hội nói chung cũng như nhu cầu trực tiếp của đất nước họ nói riêng. Dự án quy hoạch thành phố Brasilia, Brazil, 1950-1960 của Lucio Costa
  • 108. Thành phố Brasilia Thành phố Brasília được thiết kế có mặt bằng giống một con chim đang bay về hướng Đông, được tạo thành bởi 2 trục không gian chính: • Trục không gian theo hướng Bắc – Nam, hình tượng như cánh chim, được coi như một phần của tuyến đường DF- 002. Dọc theo trục không gian này là các khu chức năng đô thị, tạo thành các khu phố phía Bắc và phía Nam là nơi bố trí các công trình ngân hàng, khách sạn, kinh doanh và nhà ở tạo thành khu vực trung tâm thành phố, xung quanh là khu vực nông thôn ngoại thị. • Trục không gian chính giữa theo hướng Đông – Tây, như hình tượng thân của con chim. Điểm đầu hướng Tây của trục không gian này là đài tưởng niệm Juscelino Kubitschek, điểm đầu hướng Đông là nhà Quốc hội Braxin, dọc hai bên là các công trình quan trọng của Chính phủ, tượng đài tưởng niệm… Các trục không gian này được giới hạn bởi hai tuyến đường giao thông hai bên, giữa là không gian cây xanh và các công trình mang tính biểu tượng.
  • 109. Ví dụ Tòa nhà quốc hội Mĩ, tại New York. KTS Le Corbusier
  • 110. Bên cạnh đó cũng không thể không kể đến một hướng phát triển khác đi theo con đường tìm tòi, phát huy vẻ đẹp của kết cấu mới, kết cấu nhịp lớn trong giải pháp thiết kế công trình. Không chỉ có các kiến trúc sư mà nhiều kĩ sư công trình cũng bị hấp dẫn bởi sức truyền cảm mãnh liệt, lãng mạn, đầy tính biểu tượng từ các cấu trúc dây căng, bê tông vỏ mỏng, dàn không gian,... và sử dụng chúng như phương tiện chủ đạo để chuyển tải ý đồ sáng tác của mình. Nổi bật nhất trong xu hướng này là kĩ sư nổi tiếng người Ý, Luigi Nervi và người đồng nghiệp Gio Ponti. Công trình sử dụng kết cấu dây căng Dorton Arena, New York, Mĩ, 1953
  • 111. Luigi Nervi Pier Luigi Nervi (1891-1979) là một kĩ sư công trình người Italia. Tuy không được đào tạo như một kiến trúc sư, nhưng bằng tài năng thiên bẩm của mình, các thiết kế của Nervi nổi tiếng bởi vẻ đẹp tinh tế, giàu sức biểu cảm của bê tông cốt thép và giải pháp kết cấu sáng tạo, đối nghịch lại những công trình kiến trúc nặng nề của chủ nghĩa Thô mộc sau chiến tranh thế giới lần 2.
  • 112. Hoạt động của các kiến trúc sư bậc thầy chủ nghĩa Công năng sau chiến tranh thế giới thứ II Hoạt động nghề nghiệp của năm kiến trúc sư hiện đại thế hệ thứ nhất sau Chiến tranh TG thứ II gồm: Gropius, Le Corbusier, Mies, Wright và Aalto mang sắc thái khác nhau, ít nhiều đều ảnh hưởng nhất định đến tiến trình phát triển nghề nghiệp của cá nhân cũng như trường phái mà mình lãnh đạo, gây tiếng vang mạnh mẽ trong giới chuyên môn.
  • 113. Walter Gropius sau 1945 • Kể từ sau năm 1945, W. Gropius, bậc thầy thành danh sớm nhất và giàu ảnh hưởng nhất giai đoạn giữa hai cuộc thế chiến, hoạt động khá trầm lặng so với những tên tuổi vĩ đại cùng thời. Vẫn kiên trì con đường đã đi qua với Buahaus, ông tiếp tục cống hiến trên hai lĩnh vực, đào tạo kiến trúc sư và sáng tác thực tế. Walter Gropius chủ yếu tham gia công tác giảng dạy tại đại học Havard, đồng thời vẫn làm thiết kế ở cả trong và ngoài nước Mỹ, nhưng ít tác phẩm hơn thời gian còn ở châu Âu. • Ngoài một số dự án cho vùng Trung Đông như trường đại học Bagdha tại Iraq ít được chú ý, giai đoạn cuối sự nghiệp, kiến trúc sư Gropius có 3 tác phẩm quan tọng tại Châu Âu và Mỹ gồm: chung cư Interbau, trung tâm sau trường đại học Havard và trụ sở công ty Pan Am (sau này chuyển thành trụ sở cty Metlife, Mỹ).
  • 114. Havard Graduate Center Trung tâm Sau đại học, trường đại học Harvard, Gropius và các cộng sự ở TAC thiết kế xây dựng năm 1949-1950 là tác phẩm hoàn thành sớm nhất sau chiến tranh và đồng thời cũng mang nhiều đặc điểm kiến trúc Bauhaus nhất. Công trình gồm nhiều khối nhà từ 2 đến 4 tầng, hình khối vuông vắn, giản dị, cửa số kính khá lớn mở thành băng dài. Một điểm mới lạ bắt đầu xuất hiện trong quan điểm của Gropius là mặt ngoài công trình dùng gạch trần làm chất liệu hoàn thiện khác thời kỳ Bauhaus.
  • 115. Interbau Apartment Năm 1957, W.Gropius tiếp tục hợp tác với TAC và Wils Elbert thiết kế chung cư Interbau ở Berlin. Công trình tuy vẫn tuân thủ quy tắc thiết kế của kiến trúc công năng nhưng mặt bằng lại uốn cong lạ mắt, không liên quan đến yêu cầu chức năng.
  • 116. Pan Am building (Metlife) Với dự án trụ sở hãng Pan Am, đóng vai trò tư vấn giúp Emery Roth & Son, W. Gropius có cơ hội thực hiện một tòa nhà chọc trời thực sư sau nhiều năm liền thiết kế phương án nhà cao tầng nổi tiếng cho báo Chicago Trinbune. Xây dựng năm 1958, công trình nổi bật với mặt bằng hình lục giác, không lẫn vào đâu được giữa rừng cao ốc của New York.
  • 117. Le Corbusier sau 1945 Giai đoạn sau chiến tranh, Le Corb bước vào thời điểm thăng hoa thứ hai của cuộc đời sáng tạo, có thể gọi là thời kỳ ứng dụng. Ông được mời thực hiện nhiều dự án thực tế lớn, mang tính xã hội cao trên hai lĩnh vực nhà ở chung cư và quy hoạch đô thị, đúng như ước nguyện của ông.
  • 118. Đơn vị nhà ở tại Marseilles, Pháp Đầu những năm 50, với hai dự án Đơn vị nhà ở lớn tại Marseilles, Pháp và thành phố Chandigarh, Punjab, Ấn Độ, Le Corb đã đưa ra những cách tiếp cận mới, hết sức táo bạo về thiết kế nhà ở và tổ chức không gian đô thị.
  • 119. Đơn vị ở tại Marseilles Cấu trúc không gian tổng thể của công trình này cũng rất độc đáo theo kiểu nhà vượt tầng. Phần lớn căn hộ có 2 tầng, một tầng dành cho sinh hoạt, một tầng để ngủ, nên cứ 3 tầng mới cần có một hành lang chung, tiết kiệm diện tích giao thông đến mức tối đa mà đảm bảo thoáng khí tốt.
  • 120. Chandigarh Từ năm 1950, Le Corb bắt đầu thực hiện dự án lớn nhất trong toàn bộ sự nghiệp thiết kế của mình, đó là thành phố mới Chandigarh, thủ phủ bang Punjab tại Ấn Độ, ông đã dồn toàn bộ tâm sức vào thành phố này trong nhiều năm ròng. Ông vừa làm quy hoạch tổng thể, quy hoạch chi tiết vừa trực tiếp thiết kế hầu hết các công trình công cộng quan trọng trong thành phố như cung tư pháp, cung hội đồng, bảo tàng,…
  • 121.
  • 122. Nửa sau thập kỷ 50 Khác với nhà ở và đô thị, các công trình này thể hiện sự trăn trở về quan điểm và thay đổi phong cách đáng kể của ông, đặc biệt qua nhà thời Notre Dame ở Ronchamp, Pháp. Cũng bắt đầu từ đây, tại hầu hết các tác phẩm của Le Corbusier, dù có quay lại với hình thức hình học của chủ nghĩa công năng thì vẫn xuất hiện đâu đó trong tổng thể những nét cong, chéo, những hình khối khó xác định và dấu án nhẹ của địa hình. Dường như bậc thầy lớn đã dự cảm về bước chuyển biến của kiến trúc hiện đại thế giới sau này.
  • 123. Mies Van der Rohe • Trong số các kiến trúc sư vĩ đại thế hệ thứ nhất của chủ nghĩa công năng thì Mies là người kiên định với con đường duy lý nhất. Sau chiến tranh ông chỉ thay đổi đôi chút trong quan điểm thiết kế, đó là hướng tới tính vạn năng của không gian thay vì phương châm hình thức theo đuổi không gian. Nhưng phong cách sáng tác của ông không hề thay đổi, vẫn những đặc điểm: trật tự, đơn giản, chính xác, hoàn thiện.
  • 124. Lakeshore, Chicago • Gần như cùng một lúc với dự án Đơn vị ở tại Marseilles của Le Corbusier bên kia bờ Đại Tây Dương, Mies Van der Rohe xây dựng tổ hợp công trình Nhà ở bên hồ nổi tiếng tại Chicago. Bắt đầu xây dựng năm 1948, chậm hơn 1 năm so với tòa nhà của Le Corbusier, quy mô gần tương đương, cao gần gấp đôi và sang trọng hơn nhưng Nhà bên hồ lại hoàn thành sớm hơn 1 năm (1951). Đạt tiến độ xây dựng cao là nhờ kết cấu nhà bằng khung théo, lắp dựng nhanh và được nghiên cứu moodul hóa đơn giản đến mức tối đa chi tiết, mối nối, hình khối, giảm tối đa loại cấu kiện.
  • 125. Farnsworth House • Khái niệm về tính “vạn năng”, “ít tức là nhiều” của các không gian mà Mies tạo ra thể hiện rõ nhất qua hai công trình nhà thấp tâng tiêu biểu là Farnsworth House và Crown Hall (khoa kiến trúc đại học công nghệ Illinois)
  • 126. Kết luận về Mies Van der Rohe Xét đơn thuần về hiệu quả sử dụng, kỹ thuật, quan điểm của Mies không sai. Ông cho rằng công năng thay đổi theo thời gian, theo nhu cầu của con người nên chỉ cần một không gian ít thuộc tính nhất, hình thức chung nhất để đáp ứng những thay đổi đa dạng nhất, tức là lấy ít để chứa nhiều,, lấy 1 không gian vạn năng để chứa đựng hoặc dùng cho vô số công năng bằng cách ngăn chia linh hoạt. Saegram building (bên trái) và IBM Building (bên phải)