SlideShare a Scribd company logo
1 of 12
MỤC LỤC
Lời người dịch 13
Lời tựa 17
Lời mở đầu 21
Lời tri ân 25
DẪN NHẬP 27
TRƯỜNG HỢP CÔNG TY CREDITICA SOFTWARE 33
PHẦN I!NỀN TẢNG CỦA PHƯƠNG PHÁP ĐẦU TƯ MẠO HIỂM
Chương 1 HOẠCH ĐỊNH BẢN ĐỒ TÀI CHÍNH 47
Thiết lập chuỗi stepping-stone cho doanh nghiệp khởi nghiệp 48
Liên kết chiến lược tài chính với hệ thống stepping-stone 49
Xây dựng bản đồ stepping-stone 51
Hoạt động then chốt có khả năng thất bại 53
Các lựa chọn trong tương lai 53
Hoạch định bản đồ stepping-stone 55
Các bước thực thi của nhà khởi nghiệp 57
Cố gắng nắm lấy tối đa phần thưởng nếu có thể 61
Chương 2 CHẠM ĐẾN STEPPING-STONE ĐẦU TIÊN 63
Vì sao doanh nghiệp khởi nghiệp khó lòng nhận được
toàn bộ dòng vốn cần thiết ngay từ giai đoạn khởi đầu? 65
Đào sâu về stepping-stone đầu tiên 66
Các lựa chọn ở cuối một giai đoạn đầu tư 69
Chief Financial Officer (CFO) đóng vai trò chiến lược gia 71
Vì sao các doanh nghiệp lớn không mấy thành công
trong những mô hình kinh doanh mới? 77
Chương 3 TÍNH CHẤT ĐẶC THÙ CỦA
DÒNG TIỀN VÀ RỦI RO TRONG STARTUP 79
Chi phí tính được – doanh thu mù mờ 80
Đường cong chữ J và đỉnh đói vốn 85
Cung ứng nguồn vốn theo milestone: lựa chọn hay đầu tư? 92
Đồng hồ sẽ điểm sau 12 đến 24 tháng 97
Mọi thứ đều liên quan đến thời điểm – mua rẻ, bán đắt 99
Cuộc marathon kéo dài 5-7 năm với 3-4 giai đoạn 101
Biên lợi nhuận gộp 80-100% 102
Lượng vốn huy động được chẳng
liên quan gì đến khả năng thành công 104
Sự căng thẳng khi đi trên dây giữa “thung lũng chết”
và “quả chanh thối sớm” 105
Cơ cấu phần thưởng nhị phân – “thắng hoặc thua” mà thôi 107
PHẦN II!HUY ĐỘNG NGUỒN TÀI CHÍNH
Chương 4 XÁC ĐỊNH LƯỢNG VỐN
CẦN HUY ĐỘNG VÀ MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG 113
Doanh nghiệp đã ổn định – ước lượng số vốn cần huy động 114
Doanh nghiệp non trẻ – ước lượng số vốn cần huy động 115
Các hoạt động tiêu hao vốn trong startup 116
Tài sản vốn 118
Góc nhìn của nhà đầu tư mạo hiểm
đối với 5 loại hoạt động tiêu hao vốn 128
Các mô hình kinh doanh với hình thức tiêu hao vốn khác nhau 132
Chương 5 THẤU HIỂU LỐI TƯ DUY CỦA
CÔNG TY ĐẦU TƯ MẠO HIỂM 135
Cơ cấu của các quỹ đầu tư mạo hiểm 136
Các loại nhà đầu tư của các quỹ đầu tư mạo hiểm 139
Độ lớn và cơ cấu nội bộ của các công ty đầu tư mạo hiểm 142
Công ty đầu tư mạo hiểm được trả công như thế nào? 143
Giá trị startup trong danh mục đầu tư của quỹ mạo hiểm 146
Dòng tiền và đường cong chữ J dưới góc nhìn của quỹ mạo hiểm 149
Lợi nhuận kỳ vọng từ quỹ mạo hiểm 152
Tỷ lệ hoàn vốn kỳ vọng đối với
mỗi startup trong một quỹ mạo hiểm 156
Tất cả xoay quanh những kẻ thắng cuộc vĩ đại 158
Xây dựng danh mục đầu tư mạo hiểm 159
Giải quyết xung đột lợi ích 161
Chương 6 XÂY DỰNG MỘT KẾ HOẠCH
KINH DOANH ĐẦY THUYẾT PHỤC 165
Sức mạnh thị trường – thành phần quan trọng bị lãng quên 166
Minh chứng thành công cần được đưa vào kế hoạch kinh doanh 167
1. Tiềm năng tăng trưởng nhanh trong một
thị trường lớn và có thể tiếp cận được 168
2. Vị thế của sức mạnh thị trường 173
3. Đội ngũ quản trị có năng lực, tham vọng và đáng tin cậy 180
4. Hệ thống các stepping-stone hợp lý, giúp gia tăng định giá 181
5. Định giá sát với thực tế 182
6. Khả năng exit đầy tiềm năng và hứa hẹn 182
PHẦN III!ĐỊNH GIÁ STARTUP
Chương 7 ĐỊNH GIÁ STARTUP 185
Vì sao các phương pháp định giá truyền thống
không hiệu quả đối với startup? 186
Định giá của các công ty công nghệ có quá điên rồ? 190
Lý thuyết tài chính doanh nghiệp
trong định giá công ty công nghệ 191
Phép tam giác đạc của nhà đầu tư mạo hiểm 195
Các startup nên tối đa hóa định giá như thế nào? 206
Động lực nào sau hoạt động mua lại các công ty nhỏ? 207
Giá trị của startup trong mắt các doanh nghiệp lớn 208
PHẦN IV!ĐÀM PHÁN ĐẦU TƯ STARTUP: TERM SHEET
Chương 8 THỎA THUẬN MỘT TERM SHEET
VỚI NHÀ ĐẦU TƯ MẠO HIỂM 215
Phần trăm sở hữu dành cho nhà đầu tư mạo hiểm 215
Các bên muốn giành lấy điều gì trong term sheet? 219
Vì sao mọi chuyện khác xa với đầu tư cổ phiếu niêm yết? 221
Chương 9 CÁC ĐIỀU KHOẢN VỀ PHÂN BỔ LỢI NHUẬN 225
1. Ưu tiên thanh khoản liên quan đến loại cổ phiếu ưu đãi 226
2. Giai đoạn hóa quá trình đầu tư dựa trên milestone 240
3. Lựa chọn đầu tư thêm với một mức giá định trước 241
4. Ưu đãi cổ tức 242
5. Chống pha loãng 243
Những vấn đề liên quan tới cơ chế hãm ngược 254
Điều khoản pay-to-play 257
Các vòng tài chính đoạt quyền – nhấn chìm và giải thoát 260
Chương 10 PHÂN BỔ QUYỀN LỰC GIỮA
NHÀ KHỞI NGHIỆP VÀ NHÀ ĐẦU TƯ 263
Các giao dịch hạn chế/giao ước phủ định 263
Cơ cấu của hội đồng quản trị 271
Yêu cầu chuộc lại cổ phiếu 278
Điều khoản bắt buộc thanh khoản 279
Đăng ký quyền 282
Quyền bán theo và quyền kéo theo 282
Quyền thông tin 286
Quyền tiếp cận tài sản, sổ sách và quyền chỉ định tư vấn viên 286
Quyền ưu tiên mua trước 286
Điều khoản chuyển nhượng 287
Điều khoản độc quyền 288
Chương 11 THỐNG NHẤT QUYỀN LỢI GIỮA NHÀ SÁNG LẬP/
ĐỘI NGŨ LÃNH ĐẠO VÀ NHÀ ĐẦU TƯ 291
Cổ phần sáng lập 292
Option pool 293
Hệ thống sắp xếp vesting 294
Các thỏa thuận chống cạnh tranh 300
Việc chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ 301
Bảo chứng và đại diện 301
PHẦN V!BÀI TẬP
Chương 12 BÀI TẬP VỀ TERM SHEET 305
Phụ lục A CÔNG TY SECURITY PORTAL 325
Phụ lục B CÁC ĐIỀU KHOẢN TIÊU CHUẨN
TRONG TERM SHEET 333
Về tác giả 342
Về người dịch 343
DẪN NHẬP
Những doanh nghiệp non trẻ thường bị xem là có tội cho đến
khi được chứng minh là vô tội. Đa số các doanh nghiệp ấy
thất bại. Nhà đầu tư biết rõ điều này. Nhà khởi nghiệp thì không –
hoặc ít nhất lựa chọn không tin. Họ tin rằng doanh nghiệp của mình
sẽ khác với số đông.
Liệu sự khác biệt trong góc nhìn này có trở thành vấn đề lớn?
Doanh nghiệp cần nguồn vốn để đầu tư vào con người, tài sản thực, tồn
kho và nhiều thứ khác. Nhưng nhà đầu tư thì bị kìm kẹp bởi nỗi sợ thất
bại và khả năng mất vốn. Dĩ nhiên, họ cũng bị hấp dẫn (vâng, cả thèm
khát nữa) trước lợi nhuận kiếm được nếu doanh nghiệp thành công.
Nhà khởi nghiệp thì bị cơ hội kinh doanh quyến rũ và có thể mù
quáng khi bàn tới khả năng thất bại. Thực ra, nhà khởi nghiệp phải
hành xử như vậy. Nếu không, họ sẽ không tài nào bắt đầu trên hành
trình khởi nghiệp điên rồ này.
Vậy làm thế nào hai bên có thể hợp tác với nhau? Liệu đây có phải
là một trò chơi với tổng bằng 0 khi nhà đầu tư mất cả chì lẫn chài khi
đem tiền đổ vào câu chuyện của nhà khởi nghiệp hay khi nhà khởi
nghiệp bị áp đặt tầm nhìn của nhà đầu tư và từ bỏ dự án? Hai loại tư
duy của nhà đầu tư và nhà khởi nghiệp sẽ hiếm khi tương đồng và cho
dù nguyên nhân từ phía nào đi chăng nữa, những cơ hội để khởi sự
những doanh nghiệp tuyệt vời sẽ bị bỏ lỡ. Và lúc đó, tất cả chúng ta
đều thất bại.
Phương pháp Đầu tư Mạo hiểm (Venture Capital – VC) giải quyết
được câu hỏi hóc búa này. Phương pháp này đóng vai trò cầu nối giữa
28 CHIẾN LƯỢC HUY ĐỘNG VỐN MẠO HIỂM
nỗi sợ của nhà đầu tư và niềm hy vọng của nhà khởi nghiệp. Trong hai
nhóm, không nhóm nào cần phải chấp nhận hoàn toàn quan điểm
của nhóm còn lại. Hơn thế nữa, phương pháp VC chấp nhận cả hai
góc nhìn, và VC đưa ra một cơ cấu tài chính năng động để có một định
hướng linh hoạt giữa hai hệ thống tư duy.
Cuốn sách này bao hàm những thành tố chính yếu của cơ cấu tài
chính năng động ấy. Nó bắt đầu với một doanh nghiệp tưởng tượng
tên là Creditica Inc. Creditica là một công ty phần mềm với một kế
hoạch kinh doanh rất khái quát. Công ty này dự định khởi sự với một
sản phẩm thử nghiệm cấp beta7
, cung cấp sản phẩm này cho một số
khách hàng được giới thiệu qua quen biết và xây dựng doanh nghiệp
từ đó. Xuyên suốt cuốn sách, phương pháp VC được ứng dụng cho
Creditica. Do đó, chúng ta sẽ làm quen với Creditica trước khi nghiên
cứu các chương của cuốn sách.
Chương 1 phác họa cách phân tách cuộc trường chinh (5 tới 7
năm hoặc hơn) xây dựng một doanh nghiệp giá trị thành hệ thống các
stepping-stone8
(bậc thang tăng trưởng) – thông thường mỗi bậc thang
cách nhau khoảng 12 đến 18 tháng. Một bậc thang bao gồm một nhóm
các cột mốc mục tiêu ảnh hưởng sâu sắc đến nhau (liên quan đến sản
phẩm, thị trường, khách hàng, quản trị, v.v.). Các bậc thang này tương
tự như những trạm dừng chân trên cuộc trường chinh. Chúng đại
diện cho những tiến triển rõ ràng trên hành trình hướng tới mục đích
chân chính. Chúng cũng là nơi phù hợp để ta dừng lại và chiêm
nghiệm về hành trình sắp tới. Liệu lộ trình đã được hoạch định có còn
đúng chăng? Có lộ trình nào khác ngắn hơn và ít rủi ro hơn không? Và
thực sự, liệu vạch đích mà ta đưa ra ngay từ đầu có còn là nơi xứng
đáng nhất để đạt đến?
Những bậc thang này cho chúng ta một cơ cấu phát triển khả dĩ
để huy động vốn. Nhà đầu tư không cần phải cung ứng tài chính cho
7 Thử nghiệm cấp beta: Chiến dịch thử nghiệm với khách hàng thật ở quy mô nhỏ để xác
thực cơ hội trước khi đưa sản phẩm ra thị trường. (ND)
8 Stepping-stone: Một hệ thống các tiêu chí được doanh nghiệp hoạch định trước nhằm
định hướng quá trình phát triển. (ND)
DẪN NHẬP 29
toàn bộ hành trình vì họ hiếm khi đủ niềm tin vào kế hoạch kinh
doanh ngay từ khi khởi sự. Họ chỉ cần cung ứng đủ nguồn vốn cho
doanh nghiệp trong hành trình lên đến bậc thang tiếp theo. Nhờ đó
nhà khởi nghiệp sẽ có đủ nguồn vốn để khởi sự và đạt được những
thành tựu nhất định mà họ có thể dùng để thu hút thêm đầu tư lần
lượt trên suốt chặng đường còn lại. Khi bước lên một stepping-stone
mới, khả năng đạt được thành công trở nên khả thi hơn và chi phí cho
nguồn vốn đầu tư cũng giảm dần.
Chương 2 tập trung vào những stepping-stone đầu tiên. Những
loại mục tiêu nào nên được xác lập? Những loại bậc thang khác nhau
nào mà doanh nghiệp có thể lưu tâm trong giai đoạn này? CFO9
nên
đóng vai trò như thế nào trong hoạt động phát triển chiến lược của
doanh nghiệp?
Hành trình 12 đến 18 tháng hướng đến bậc thang đầu tiên cực kỳ
ấn tượng. Liệu nhà khởi nghiệp có thể thực hiện tốt, tối ưu hóa nguồn
vốn khởi sự và đưa doanh nghiệp của mình chinh phục được những
thành tựu quan trọng để bước lên bậc thang này? Nếu thành công, nhà
đầu tư lúc đó có sẵn sàng gửi thêm niềm tin vào giấc mơ của nhà khởi
nghiệp bằng việc tiếp tục đầu tư? Nếu bất thành, nhà đầu tư có nên
dừng lại và để doanh nghiệp thất bại không? Hay là doanh nghiệp nên
được tái cấu trúc (quá trình có thể mang lại nhiều tổn thất cho nhà
khởi nghiệp)?
Việc phân tích hành trình này thành nhiều stepping-stone sẽ đưa
ra hằng hà sa số lựa chọn trong việc thay đổi giữa chừng các chiến lược,
cách tiếp cận tài chính và nhân sự.
Cũng chính bởi cơ cấu stepping-stone này, doanh nghiệp khởi
nghiệp chỉ có nguồn lực tài chính cho thời gian dài nhất là 12 đến 18
tháng. Điều này dẫn tới một loạt động thái rủi ro và dòng tiền mang
những đặc tính bất thường. Đồng hồ luôn kêu tích tắc trong hành
trình này. Mỗi doanh nghiệp luôn có một đường băng đầy áp lực về
9 CFO (Chief Financial Officer): Chức vụ cao cấp trong doanh nghiệp phụ trách các hoạt
động liên quan đến tài chính. Từ này sẽ được dùng nguyên văn để giữ nguyên ý nghĩa.
(ND)
30 CHIẾN LƯỢC HUY ĐỘNG VỐN MẠO HIỂM
thời gian; nếu chuyến bay không cất cánh và tạo ra được giá trị trước
khi chạy hết đường băng, hậu quả sẽ nghiêm trọng – có thể thảm
khốc. Chương 3 liệt kê 10 đặc tính đáng lưu ý của dòng tiền và rủi ro
bắt nguồn từ cơ cấu tài chính theo stepping-stone.
Chương 4 xác lập lượng vốn một doanh nghiệp nên cố gắng huy
động trong một vòng gọi vốn và quan trọng hơn là nên dùng nguồn
vốn này vào các hoạt động nào. Nếu phân loại một cách đơn giản, nhà
khởi nghiệp có thể dùng nguồn vốn VC vào 5 khoản mục sau – tài sản
vốn, chi phí phát triển sản phẩm, chi phí quản trị doanh nghiệp, vốn
lưu động và chi phí khởi động hệ thống kinh doanh. Bản chất tỷ suất
hoàn vốn đầu tư của các hoạt động này rất thấp. Chỉ một số hoạt động
có tiềm năng tạo ra giá trị khổng lồ. Nhà khởi nghiệp cần nắm chắc
hoạt động nào có tiềm năng sinh được lợi nhuận mà nhà đầu tư mạo
hiểm mong muốn. Họ phải tránh hoặc giảm thiểu hết sức các hoạt
động còn lại, hay tốt hơn hết là tìm cách để ai khác đảm nhận phần chi
phí này.
Các quỹ VC thường được hình thành theo hình thức hợp danh
với những điều khoản được thỏa thuận từ trước. Doanh thu mà các
nhà đầu tư mạo hiểm mong chờ đến từ hai nguồn – phí quản lý và một
phần lợi nhuận từ hoạt động đầu tư (còn gọi là “carry”). Chương 5 mô
tả sự tác động từ cách cơ cấu của quỹ và cách hình thành lợi nhuận
đến hành vi và tư duy của nhà đầu tư mạo hiểm.
Đã có rất nhiều cuốn sách và bài viết chuyên sâu về chủ đề kế
hoạch kinh doanh và đã liệt kê nhiều vấn đề liên quan. Đa số các tài
liệu này chỉ chạm đến bề nổi của vấn đề. Kế hoạch kinh doanh đơn
giản là một công cụ để hoạch định cách doanh nghiệp thiết lập và khai
thác sức mạnh thị trường trong một thị trường mục tiêu nào đó. Kế
hoạch kinh doanh cần xác định được nguồn gốc của sức mạnh thị
trường, sắp xếp các bằng chứng liên quan một cách hệ thống và trình
bày chúng một cách đơn giản, dễ hiểu. Nhà khởi nghiệp cũng cần lưu
tâm tại sao doanh nghiệp có thể đạt được và duy trì sức mạnh thị
trường này một cách bền vững. Chương 6 bao gồm các bằng chứng
mà một nhà đầu tư điển hình sẽ muốn.
DẪN NHẬP 31
Định giá một doanh nghiệp mới hình thành là nghệ thuật hắc ám
đối với số đông, những người không tham gia sâu sát vào hoạt động
của doanh nghiệp. Những phương pháp truyền thống như chiết khấu
dòng tiền và lập bội số cho thặng dư trên doanh thu không áp dụng
được đối với doanh nghiệp khởi nghiệp. Tuy vậy, nhà đầu tư và nhà
khởi nghiệp vẫn cần có sự đồng thuận với nhau trong định giá doanh
nghiệp. Thế thì việc định giá diễn ra như thế nào trên thực tế? Các quy
tắc kinh nghiệm ở đây là gì, và vì sao chúng hợp lý? Chương 7 tiếp cận
chủ đề mà nhiều cuốn sách về VC phớt lờ – làm cách nào để định giá
một doanh nghiệp khởi nghiệp một cách hợp lý.
Chương 8 giới thiệu khái niệm term sheet10
. Nếu trong một công
ty đại chúng, tất cả cổ phần có giá trị ngang nhau thì trong một doanh
nghiệp nhận vốn đầu tư mạo hiểm, nhà đầu tư thường mua cổ phiếu
ưu đãi. Những cổ phiếu này mang lại cho họ 3 lợi thế chính. Đầu tiên
là cổ phiếu ưu đãi được ưu tiên hoàn trả vốn hơn so với cổ phiếu
thường. Những cơ chế của lợi thế này được mô tả trong Chương 9.
Thứ hai, cổ phiếu ưu đãi cho phép nhà đầu tư có quyền kiểm soát nhất
định mặc dù lượng cổ phiếu họ nắm giữ thường không nhiều. Họ có
thể kiểm soát bằng cách giữ lại một số quyền quyết định nào đó hoặc
chỉ định thành viên hội đồng quản trị có thể thay họ làm việc đó. Các
vấn đề này sẽ được trình bày trong Chương 10. Cuối cùng, cổ phiếu ưu
đãi hỗ trợ thiết lập sự đồng thuận về mặt kinh tế cho cả nhà đầu tư và
nhà khởi nghiệp thông qua một số kỹ thuật như vesting11
và
warranties12
. Chương 11 sẽ phân tích chủ đề này. Từ Chương 8 đến
Chương 11, nhà khởi nghiệp cũng sẽ được cung cấp một số bí quyết
liên quan đến chiến thuật thương thuyết về từng chủ điểm, bao gồm
những cạm bẫy cần tránh và những đề xuất cần lưu tâm.
10 Term sheet: Văn bản đề xuất các điều khoản và điều kiện có thể được ký kết trong một
thỏa thuận/hợp đồng kinh doanh, không có giá trị ràng buộc cao như hợp đồng. (ND)
11 Vesting: Quá trình các nhân sự trong một startup phải cống hiến để có thể nhận được
một lượng tài sản nào đó, thường là cổ phần. (ND)
12 Warranties: Sự bảo đảm mà nhà khởi nghiệp dành cho nhà đầu tư về tình trạng của
startup ngay trước lúc nhận đầu tư. (ND)
32 CHIẾN LƯỢC HUY ĐỘNG VỐN MẠO HIỂM
Chương cuối của cuốn sách – Chương 12, Bài tập term sheet –
tổng hợp những bài học từ các chương trước và tổ chức thành một
chuỗi những tình huống tài chính mà các doanh nghiệp khởi nghiệp
phải đối mặt. Nếu bạn có thể nhận thức được quá trình tư duy của nhà
đầu tư mạo hiểm trong từng trường hợp (mà không cần đọc đáp án),
bạn có thể sẵn sàng dấn bước trên hành trình thấu hiểu phương pháp
của VC rồi. Tuy nhiên, bạn không nên cố gắng giải các bài tập này nếu
chưa có những kiến thức cơ bản từ các chương liên quan đến term
sheet và các quỹ VC.
Cuốn sách này có hai phần phụ lục. Phần thứ nhất mô tả bản đồ
stepping-stone của công ty Security Portal Inc. Phần thứ hai là một
term sheet trên thực tế được các VC sử dụng. Bảng term sheet này sẽ
hỗ trợ hoạt động so sánh chi tiết từng điều khoản trong Chương 8, 9
và 10.
Chúng ta hãy rõ ràng với nhau. Phương pháp của VC chắc chắn
không phải là một dây chuyền sản xuất trơn tru, suôn sẻ từ đầu đến
cuối và đảm bảo thành công trong đầu tư khởi nghiệp. Lộn xộn, phức
tạp, thượng tôn pháp luật, sáng tạo và thường cay đắng là những từ
ngữ có thể nhắc đến khi bàn về phương pháp của VC. Đừng bất ngờ vì
thực tế về VC là như vậy. Trên thực tế, sẽ không có một thỏa thuận nào
nhẹ nhàng đến từ một nhà đầu tư nhân từ nào đó giúp nhà khởi
nghiệp hiện thực hóa ước mơ của mình. Điều thật sự đang diễn ra
quanh ta là những giao kèo không khoan nhượng mà cả hai bên đều
cố gắng đào bới để thỏa mãn những hy vọng trái ngược nhau trong
suốt cuộc hành trình đi cùng nhau.
Nếu bạn có thể dần thấu hiểu giá trị của cách tiếp cận các
stepping-stone, định giá startup dựa trên bội số trong tương lai, tâm lý
học về VC và các cấp độ của term sheet, bạn có thể tuyên bố mình
trắng án giữa cuộc chơi tài chính rộng lớn và đầy tranh đấu này.

More Related Content

Similar to [Đọc thử] Sách "Chiến Lược Huy Động Vốn Mạo Hiểm - Dành cho nhà khởi nghiệp nghiêm túc"

Phan tich tai chinh doanh nghiep
Phan tich tai chinh doanh nghiepPhan tich tai chinh doanh nghiep
Phan tich tai chinh doanh nghiepAnh Bùi
 
Chương 5 Chiến lược trong kinh doanh
Chương 5 Chiến lược trong kinh doanh Chương 5 Chiến lược trong kinh doanh
Chương 5 Chiến lược trong kinh doanh Hoa Le
 
Khởi tạo Doanh nghiệp
Khởi tạo Doanh nghiệpKhởi tạo Doanh nghiệp
Khởi tạo Doanh nghiệpManh Hiep
 
Cfo chuong trinh dao tao1
Cfo   chuong trinh dao tao1Cfo   chuong trinh dao tao1
Cfo chuong trinh dao tao1Kethao
 
4_Hoi Nghi Dau Tu_2013-Dominic Scriven_VN
4_Hoi Nghi Dau Tu_2013-Dominic Scriven_VN4_Hoi Nghi Dau Tu_2013-Dominic Scriven_VN
4_Hoi Nghi Dau Tu_2013-Dominic Scriven_VNTuan Nguyen
 
Đa ngành và tập trung - Hội nghị đầu tư 2013
Đa ngành và tập trung - Hội nghị đầu tư 2013Đa ngành và tập trung - Hội nghị đầu tư 2013
Đa ngành và tập trung - Hội nghị đầu tư 2013KMF Branding
 
75 bí mật của khởi sự kinh doanh ( dành cho nvkd )
75 bí mật của khởi sự kinh doanh ( dành cho nvkd )75 bí mật của khởi sự kinh doanh ( dành cho nvkd )
75 bí mật của khởi sự kinh doanh ( dành cho nvkd )Hoàng Vương
 
SmartBiz_Phuong phap quan ly doanh nghiep tot nhat_B14_ 20221026.pdf
SmartBiz_Phuong phap quan ly doanh nghiep tot nhat_B14_ 20221026.pdfSmartBiz_Phuong phap quan ly doanh nghiep tot nhat_B14_ 20221026.pdf
SmartBiz_Phuong phap quan ly doanh nghiep tot nhat_B14_ 20221026.pdfSmartBiz
 
Tiểu luận thương mại điện tử Phân tích mô hình kinh doanh của Shopee
Tiểu luận thương mại điện tử Phân tích mô hình kinh doanh của ShopeeTiểu luận thương mại điện tử Phân tích mô hình kinh doanh của Shopee
Tiểu luận thương mại điện tử Phân tích mô hình kinh doanh của ShopeeDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
bai giang- Cty.pptx
bai giang- Cty.pptxbai giang- Cty.pptx
bai giang- Cty.pptxThùy Dung
 
Unit 2 - Chien luoc va KH marketing.pdf
Unit 2 - Chien luoc va KH marketing.pdfUnit 2 - Chien luoc va KH marketing.pdf
Unit 2 - Chien luoc va KH marketing.pdfLngLinh20
 
baolxps20551-Test1.pptx
baolxps20551-Test1.pptxbaolxps20551-Test1.pptx
baolxps20551-Test1.pptxTrungLHong3
 
Khue radar news letter no 3
Khue radar news letter no 3Khue radar news letter no 3
Khue radar news letter no 3Doan Trac Khue
 
Kế hoạch Tài chính Doanh Nghiệp
Kế hoạch Tài chính Doanh NghiệpKế hoạch Tài chính Doanh Nghiệp
Kế hoạch Tài chính Doanh NghiệpSi Thinh Hoang
 

Similar to [Đọc thử] Sách "Chiến Lược Huy Động Vốn Mạo Hiểm - Dành cho nhà khởi nghiệp nghiêm túc" (20)

Phan tich tai chinh doanh nghiep
Phan tich tai chinh doanh nghiepPhan tich tai chinh doanh nghiep
Phan tich tai chinh doanh nghiep
 
Chương 5 Chiến lược trong kinh doanh
Chương 5 Chiến lược trong kinh doanh Chương 5 Chiến lược trong kinh doanh
Chương 5 Chiến lược trong kinh doanh
 
Khởi tạo Doanh nghiệp
Khởi tạo Doanh nghiệpKhởi tạo Doanh nghiệp
Khởi tạo Doanh nghiệp
 
Kinh Doanh
Kinh Doanh Kinh Doanh
Kinh Doanh
 
Cfo chuong trinh dao tao1
Cfo   chuong trinh dao tao1Cfo   chuong trinh dao tao1
Cfo chuong trinh dao tao1
 
4_Hoi Nghi Dau Tu_2013-Dominic Scriven_VN
4_Hoi Nghi Dau Tu_2013-Dominic Scriven_VN4_Hoi Nghi Dau Tu_2013-Dominic Scriven_VN
4_Hoi Nghi Dau Tu_2013-Dominic Scriven_VN
 
Đa ngành và tập trung - Hội nghị đầu tư 2013
Đa ngành và tập trung - Hội nghị đầu tư 2013Đa ngành và tập trung - Hội nghị đầu tư 2013
Đa ngành và tập trung - Hội nghị đầu tư 2013
 
75 bí mật của khởi sự kinh doanh ( dành cho nvkd )
75 bí mật của khởi sự kinh doanh ( dành cho nvkd )75 bí mật của khởi sự kinh doanh ( dành cho nvkd )
75 bí mật của khởi sự kinh doanh ( dành cho nvkd )
 
SmartBiz_Phuong phap quan ly doanh nghiep tot nhat_B14_ 20221026.pdf
SmartBiz_Phuong phap quan ly doanh nghiep tot nhat_B14_ 20221026.pdfSmartBiz_Phuong phap quan ly doanh nghiep tot nhat_B14_ 20221026.pdf
SmartBiz_Phuong phap quan ly doanh nghiep tot nhat_B14_ 20221026.pdf
 
Tiểu luận thương mại điện tử Phân tích mô hình kinh doanh của Shopee
Tiểu luận thương mại điện tử Phân tích mô hình kinh doanh của ShopeeTiểu luận thương mại điện tử Phân tích mô hình kinh doanh của Shopee
Tiểu luận thương mại điện tử Phân tích mô hình kinh doanh của Shopee
 
Nguyen tac khoi nghiep pdf
Nguyen tac khoi nghiep pdfNguyen tac khoi nghiep pdf
Nguyen tac khoi nghiep pdf
 
bai giang- Cty.pptx
bai giang- Cty.pptxbai giang- Cty.pptx
bai giang- Cty.pptx
 
Đề cương khoá luận chiến lược quản trị kinh doanh
Đề cương khoá luận chiến lược quản trị kinh doanhĐề cương khoá luận chiến lược quản trị kinh doanh
Đề cương khoá luận chiến lược quản trị kinh doanh
 
Đồ án mini MBA: Xây dựng chiến lược kinh doanh, 9 ĐIỂM!
Đồ án mini MBA: Xây dựng chiến lược kinh doanh, 9 ĐIỂM!Đồ án mini MBA: Xây dựng chiến lược kinh doanh, 9 ĐIỂM!
Đồ án mini MBA: Xây dựng chiến lược kinh doanh, 9 ĐIỂM!
 
Unit 2 - Chien luoc va KH marketing.pdf
Unit 2 - Chien luoc va KH marketing.pdfUnit 2 - Chien luoc va KH marketing.pdf
Unit 2 - Chien luoc va KH marketing.pdf
 
Nguyên tắc khởi nghiệp
Nguyên tắc khởi nghiệp Nguyên tắc khởi nghiệp
Nguyên tắc khởi nghiệp
 
baolxps20551-Test1.pptx
baolxps20551-Test1.pptxbaolxps20551-Test1.pptx
baolxps20551-Test1.pptx
 
Cơ sở lý luận về phân tích hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp.docx
Cơ sở lý luận về phân tích hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp.docxCơ sở lý luận về phân tích hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp.docx
Cơ sở lý luận về phân tích hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp.docx
 
Khue radar news letter no 3
Khue radar news letter no 3Khue radar news letter no 3
Khue radar news letter no 3
 
Kế hoạch Tài chính Doanh Nghiệp
Kế hoạch Tài chính Doanh NghiệpKế hoạch Tài chính Doanh Nghiệp
Kế hoạch Tài chính Doanh Nghiệp
 

Recently uploaded

Phân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptx
Phân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptxPhân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptx
Phân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptxtung2072003
 
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướngTạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướngMay Ong Vang
 
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdfCatalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdfOrient Homes
 
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdfcatalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdfOrient Homes
 
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdf
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdfCatalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdf
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdfOrient Homes
 
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdfCatalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdfOrient Homes
 
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdf
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdfCatalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdf
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdfOrient Homes
 
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdfCATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdfOrient Homes
 
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdf
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdfCATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdf
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdfOrient Homes
 
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdfCATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdfOrient Homes
 
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdf
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdfCATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdf
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdfOrient Homes
 
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdfOrient Homes
 
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdfCatalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdfOrient Homes
 
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdfDây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdfOrient Homes
 

Recently uploaded (14)

Phân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptx
Phân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptxPhân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptx
Phân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptx
 
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướngTạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
 
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdfCatalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
 
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdfcatalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
 
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdf
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdfCatalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdf
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdf
 
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdfCatalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
 
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdf
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdfCatalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdf
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdf
 
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdfCATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
 
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdf
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdfCATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdf
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdf
 
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdfCATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
 
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdf
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdfCATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdf
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdf
 
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf
 
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdfCatalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
 
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdfDây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
 

[Đọc thử] Sách "Chiến Lược Huy Động Vốn Mạo Hiểm - Dành cho nhà khởi nghiệp nghiêm túc"

  • 1.
  • 2. MỤC LỤC Lời người dịch 13 Lời tựa 17 Lời mở đầu 21 Lời tri ân 25 DẪN NHẬP 27 TRƯỜNG HỢP CÔNG TY CREDITICA SOFTWARE 33 PHẦN I!NỀN TẢNG CỦA PHƯƠNG PHÁP ĐẦU TƯ MẠO HIỂM Chương 1 HOẠCH ĐỊNH BẢN ĐỒ TÀI CHÍNH 47 Thiết lập chuỗi stepping-stone cho doanh nghiệp khởi nghiệp 48 Liên kết chiến lược tài chính với hệ thống stepping-stone 49 Xây dựng bản đồ stepping-stone 51 Hoạt động then chốt có khả năng thất bại 53 Các lựa chọn trong tương lai 53 Hoạch định bản đồ stepping-stone 55 Các bước thực thi của nhà khởi nghiệp 57 Cố gắng nắm lấy tối đa phần thưởng nếu có thể 61 Chương 2 CHẠM ĐẾN STEPPING-STONE ĐẦU TIÊN 63 Vì sao doanh nghiệp khởi nghiệp khó lòng nhận được toàn bộ dòng vốn cần thiết ngay từ giai đoạn khởi đầu? 65 Đào sâu về stepping-stone đầu tiên 66 Các lựa chọn ở cuối một giai đoạn đầu tư 69 Chief Financial Officer (CFO) đóng vai trò chiến lược gia 71 Vì sao các doanh nghiệp lớn không mấy thành công trong những mô hình kinh doanh mới? 77
  • 3. Chương 3 TÍNH CHẤT ĐẶC THÙ CỦA DÒNG TIỀN VÀ RỦI RO TRONG STARTUP 79 Chi phí tính được – doanh thu mù mờ 80 Đường cong chữ J và đỉnh đói vốn 85 Cung ứng nguồn vốn theo milestone: lựa chọn hay đầu tư? 92 Đồng hồ sẽ điểm sau 12 đến 24 tháng 97 Mọi thứ đều liên quan đến thời điểm – mua rẻ, bán đắt 99 Cuộc marathon kéo dài 5-7 năm với 3-4 giai đoạn 101 Biên lợi nhuận gộp 80-100% 102 Lượng vốn huy động được chẳng liên quan gì đến khả năng thành công 104 Sự căng thẳng khi đi trên dây giữa “thung lũng chết” và “quả chanh thối sớm” 105 Cơ cấu phần thưởng nhị phân – “thắng hoặc thua” mà thôi 107 PHẦN II!HUY ĐỘNG NGUỒN TÀI CHÍNH Chương 4 XÁC ĐỊNH LƯỢNG VỐN CẦN HUY ĐỘNG VÀ MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG 113 Doanh nghiệp đã ổn định – ước lượng số vốn cần huy động 114 Doanh nghiệp non trẻ – ước lượng số vốn cần huy động 115 Các hoạt động tiêu hao vốn trong startup 116 Tài sản vốn 118 Góc nhìn của nhà đầu tư mạo hiểm đối với 5 loại hoạt động tiêu hao vốn 128 Các mô hình kinh doanh với hình thức tiêu hao vốn khác nhau 132 Chương 5 THẤU HIỂU LỐI TƯ DUY CỦA CÔNG TY ĐẦU TƯ MẠO HIỂM 135 Cơ cấu của các quỹ đầu tư mạo hiểm 136 Các loại nhà đầu tư của các quỹ đầu tư mạo hiểm 139 Độ lớn và cơ cấu nội bộ của các công ty đầu tư mạo hiểm 142
  • 4. Công ty đầu tư mạo hiểm được trả công như thế nào? 143 Giá trị startup trong danh mục đầu tư của quỹ mạo hiểm 146 Dòng tiền và đường cong chữ J dưới góc nhìn của quỹ mạo hiểm 149 Lợi nhuận kỳ vọng từ quỹ mạo hiểm 152 Tỷ lệ hoàn vốn kỳ vọng đối với mỗi startup trong một quỹ mạo hiểm 156 Tất cả xoay quanh những kẻ thắng cuộc vĩ đại 158 Xây dựng danh mục đầu tư mạo hiểm 159 Giải quyết xung đột lợi ích 161 Chương 6 XÂY DỰNG MỘT KẾ HOẠCH KINH DOANH ĐẦY THUYẾT PHỤC 165 Sức mạnh thị trường – thành phần quan trọng bị lãng quên 166 Minh chứng thành công cần được đưa vào kế hoạch kinh doanh 167 1. Tiềm năng tăng trưởng nhanh trong một thị trường lớn và có thể tiếp cận được 168 2. Vị thế của sức mạnh thị trường 173 3. Đội ngũ quản trị có năng lực, tham vọng và đáng tin cậy 180 4. Hệ thống các stepping-stone hợp lý, giúp gia tăng định giá 181 5. Định giá sát với thực tế 182 6. Khả năng exit đầy tiềm năng và hứa hẹn 182 PHẦN III!ĐỊNH GIÁ STARTUP Chương 7 ĐỊNH GIÁ STARTUP 185 Vì sao các phương pháp định giá truyền thống không hiệu quả đối với startup? 186 Định giá của các công ty công nghệ có quá điên rồ? 190 Lý thuyết tài chính doanh nghiệp trong định giá công ty công nghệ 191 Phép tam giác đạc của nhà đầu tư mạo hiểm 195
  • 5. Các startup nên tối đa hóa định giá như thế nào? 206 Động lực nào sau hoạt động mua lại các công ty nhỏ? 207 Giá trị của startup trong mắt các doanh nghiệp lớn 208 PHẦN IV!ĐÀM PHÁN ĐẦU TƯ STARTUP: TERM SHEET Chương 8 THỎA THUẬN MỘT TERM SHEET VỚI NHÀ ĐẦU TƯ MẠO HIỂM 215 Phần trăm sở hữu dành cho nhà đầu tư mạo hiểm 215 Các bên muốn giành lấy điều gì trong term sheet? 219 Vì sao mọi chuyện khác xa với đầu tư cổ phiếu niêm yết? 221 Chương 9 CÁC ĐIỀU KHOẢN VỀ PHÂN BỔ LỢI NHUẬN 225 1. Ưu tiên thanh khoản liên quan đến loại cổ phiếu ưu đãi 226 2. Giai đoạn hóa quá trình đầu tư dựa trên milestone 240 3. Lựa chọn đầu tư thêm với một mức giá định trước 241 4. Ưu đãi cổ tức 242 5. Chống pha loãng 243 Những vấn đề liên quan tới cơ chế hãm ngược 254 Điều khoản pay-to-play 257 Các vòng tài chính đoạt quyền – nhấn chìm và giải thoát 260 Chương 10 PHÂN BỔ QUYỀN LỰC GIỮA NHÀ KHỞI NGHIỆP VÀ NHÀ ĐẦU TƯ 263 Các giao dịch hạn chế/giao ước phủ định 263 Cơ cấu của hội đồng quản trị 271 Yêu cầu chuộc lại cổ phiếu 278 Điều khoản bắt buộc thanh khoản 279 Đăng ký quyền 282 Quyền bán theo và quyền kéo theo 282 Quyền thông tin 286 Quyền tiếp cận tài sản, sổ sách và quyền chỉ định tư vấn viên 286
  • 6. Quyền ưu tiên mua trước 286 Điều khoản chuyển nhượng 287 Điều khoản độc quyền 288 Chương 11 THỐNG NHẤT QUYỀN LỢI GIỮA NHÀ SÁNG LẬP/ ĐỘI NGŨ LÃNH ĐẠO VÀ NHÀ ĐẦU TƯ 291 Cổ phần sáng lập 292 Option pool 293 Hệ thống sắp xếp vesting 294 Các thỏa thuận chống cạnh tranh 300 Việc chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ 301 Bảo chứng và đại diện 301 PHẦN V!BÀI TẬP Chương 12 BÀI TẬP VỀ TERM SHEET 305 Phụ lục A CÔNG TY SECURITY PORTAL 325 Phụ lục B CÁC ĐIỀU KHOẢN TIÊU CHUẨN TRONG TERM SHEET 333 Về tác giả 342 Về người dịch 343
  • 7. DẪN NHẬP Những doanh nghiệp non trẻ thường bị xem là có tội cho đến khi được chứng minh là vô tội. Đa số các doanh nghiệp ấy thất bại. Nhà đầu tư biết rõ điều này. Nhà khởi nghiệp thì không – hoặc ít nhất lựa chọn không tin. Họ tin rằng doanh nghiệp của mình sẽ khác với số đông. Liệu sự khác biệt trong góc nhìn này có trở thành vấn đề lớn? Doanh nghiệp cần nguồn vốn để đầu tư vào con người, tài sản thực, tồn kho và nhiều thứ khác. Nhưng nhà đầu tư thì bị kìm kẹp bởi nỗi sợ thất bại và khả năng mất vốn. Dĩ nhiên, họ cũng bị hấp dẫn (vâng, cả thèm khát nữa) trước lợi nhuận kiếm được nếu doanh nghiệp thành công. Nhà khởi nghiệp thì bị cơ hội kinh doanh quyến rũ và có thể mù quáng khi bàn tới khả năng thất bại. Thực ra, nhà khởi nghiệp phải hành xử như vậy. Nếu không, họ sẽ không tài nào bắt đầu trên hành trình khởi nghiệp điên rồ này. Vậy làm thế nào hai bên có thể hợp tác với nhau? Liệu đây có phải là một trò chơi với tổng bằng 0 khi nhà đầu tư mất cả chì lẫn chài khi đem tiền đổ vào câu chuyện của nhà khởi nghiệp hay khi nhà khởi nghiệp bị áp đặt tầm nhìn của nhà đầu tư và từ bỏ dự án? Hai loại tư duy của nhà đầu tư và nhà khởi nghiệp sẽ hiếm khi tương đồng và cho dù nguyên nhân từ phía nào đi chăng nữa, những cơ hội để khởi sự những doanh nghiệp tuyệt vời sẽ bị bỏ lỡ. Và lúc đó, tất cả chúng ta đều thất bại. Phương pháp Đầu tư Mạo hiểm (Venture Capital – VC) giải quyết được câu hỏi hóc búa này. Phương pháp này đóng vai trò cầu nối giữa
  • 8. 28 CHIẾN LƯỢC HUY ĐỘNG VỐN MẠO HIỂM nỗi sợ của nhà đầu tư và niềm hy vọng của nhà khởi nghiệp. Trong hai nhóm, không nhóm nào cần phải chấp nhận hoàn toàn quan điểm của nhóm còn lại. Hơn thế nữa, phương pháp VC chấp nhận cả hai góc nhìn, và VC đưa ra một cơ cấu tài chính năng động để có một định hướng linh hoạt giữa hai hệ thống tư duy. Cuốn sách này bao hàm những thành tố chính yếu của cơ cấu tài chính năng động ấy. Nó bắt đầu với một doanh nghiệp tưởng tượng tên là Creditica Inc. Creditica là một công ty phần mềm với một kế hoạch kinh doanh rất khái quát. Công ty này dự định khởi sự với một sản phẩm thử nghiệm cấp beta7 , cung cấp sản phẩm này cho một số khách hàng được giới thiệu qua quen biết và xây dựng doanh nghiệp từ đó. Xuyên suốt cuốn sách, phương pháp VC được ứng dụng cho Creditica. Do đó, chúng ta sẽ làm quen với Creditica trước khi nghiên cứu các chương của cuốn sách. Chương 1 phác họa cách phân tách cuộc trường chinh (5 tới 7 năm hoặc hơn) xây dựng một doanh nghiệp giá trị thành hệ thống các stepping-stone8 (bậc thang tăng trưởng) – thông thường mỗi bậc thang cách nhau khoảng 12 đến 18 tháng. Một bậc thang bao gồm một nhóm các cột mốc mục tiêu ảnh hưởng sâu sắc đến nhau (liên quan đến sản phẩm, thị trường, khách hàng, quản trị, v.v.). Các bậc thang này tương tự như những trạm dừng chân trên cuộc trường chinh. Chúng đại diện cho những tiến triển rõ ràng trên hành trình hướng tới mục đích chân chính. Chúng cũng là nơi phù hợp để ta dừng lại và chiêm nghiệm về hành trình sắp tới. Liệu lộ trình đã được hoạch định có còn đúng chăng? Có lộ trình nào khác ngắn hơn và ít rủi ro hơn không? Và thực sự, liệu vạch đích mà ta đưa ra ngay từ đầu có còn là nơi xứng đáng nhất để đạt đến? Những bậc thang này cho chúng ta một cơ cấu phát triển khả dĩ để huy động vốn. Nhà đầu tư không cần phải cung ứng tài chính cho 7 Thử nghiệm cấp beta: Chiến dịch thử nghiệm với khách hàng thật ở quy mô nhỏ để xác thực cơ hội trước khi đưa sản phẩm ra thị trường. (ND) 8 Stepping-stone: Một hệ thống các tiêu chí được doanh nghiệp hoạch định trước nhằm định hướng quá trình phát triển. (ND)
  • 9. DẪN NHẬP 29 toàn bộ hành trình vì họ hiếm khi đủ niềm tin vào kế hoạch kinh doanh ngay từ khi khởi sự. Họ chỉ cần cung ứng đủ nguồn vốn cho doanh nghiệp trong hành trình lên đến bậc thang tiếp theo. Nhờ đó nhà khởi nghiệp sẽ có đủ nguồn vốn để khởi sự và đạt được những thành tựu nhất định mà họ có thể dùng để thu hút thêm đầu tư lần lượt trên suốt chặng đường còn lại. Khi bước lên một stepping-stone mới, khả năng đạt được thành công trở nên khả thi hơn và chi phí cho nguồn vốn đầu tư cũng giảm dần. Chương 2 tập trung vào những stepping-stone đầu tiên. Những loại mục tiêu nào nên được xác lập? Những loại bậc thang khác nhau nào mà doanh nghiệp có thể lưu tâm trong giai đoạn này? CFO9 nên đóng vai trò như thế nào trong hoạt động phát triển chiến lược của doanh nghiệp? Hành trình 12 đến 18 tháng hướng đến bậc thang đầu tiên cực kỳ ấn tượng. Liệu nhà khởi nghiệp có thể thực hiện tốt, tối ưu hóa nguồn vốn khởi sự và đưa doanh nghiệp của mình chinh phục được những thành tựu quan trọng để bước lên bậc thang này? Nếu thành công, nhà đầu tư lúc đó có sẵn sàng gửi thêm niềm tin vào giấc mơ của nhà khởi nghiệp bằng việc tiếp tục đầu tư? Nếu bất thành, nhà đầu tư có nên dừng lại và để doanh nghiệp thất bại không? Hay là doanh nghiệp nên được tái cấu trúc (quá trình có thể mang lại nhiều tổn thất cho nhà khởi nghiệp)? Việc phân tích hành trình này thành nhiều stepping-stone sẽ đưa ra hằng hà sa số lựa chọn trong việc thay đổi giữa chừng các chiến lược, cách tiếp cận tài chính và nhân sự. Cũng chính bởi cơ cấu stepping-stone này, doanh nghiệp khởi nghiệp chỉ có nguồn lực tài chính cho thời gian dài nhất là 12 đến 18 tháng. Điều này dẫn tới một loạt động thái rủi ro và dòng tiền mang những đặc tính bất thường. Đồng hồ luôn kêu tích tắc trong hành trình này. Mỗi doanh nghiệp luôn có một đường băng đầy áp lực về 9 CFO (Chief Financial Officer): Chức vụ cao cấp trong doanh nghiệp phụ trách các hoạt động liên quan đến tài chính. Từ này sẽ được dùng nguyên văn để giữ nguyên ý nghĩa. (ND)
  • 10. 30 CHIẾN LƯỢC HUY ĐỘNG VỐN MẠO HIỂM thời gian; nếu chuyến bay không cất cánh và tạo ra được giá trị trước khi chạy hết đường băng, hậu quả sẽ nghiêm trọng – có thể thảm khốc. Chương 3 liệt kê 10 đặc tính đáng lưu ý của dòng tiền và rủi ro bắt nguồn từ cơ cấu tài chính theo stepping-stone. Chương 4 xác lập lượng vốn một doanh nghiệp nên cố gắng huy động trong một vòng gọi vốn và quan trọng hơn là nên dùng nguồn vốn này vào các hoạt động nào. Nếu phân loại một cách đơn giản, nhà khởi nghiệp có thể dùng nguồn vốn VC vào 5 khoản mục sau – tài sản vốn, chi phí phát triển sản phẩm, chi phí quản trị doanh nghiệp, vốn lưu động và chi phí khởi động hệ thống kinh doanh. Bản chất tỷ suất hoàn vốn đầu tư của các hoạt động này rất thấp. Chỉ một số hoạt động có tiềm năng tạo ra giá trị khổng lồ. Nhà khởi nghiệp cần nắm chắc hoạt động nào có tiềm năng sinh được lợi nhuận mà nhà đầu tư mạo hiểm mong muốn. Họ phải tránh hoặc giảm thiểu hết sức các hoạt động còn lại, hay tốt hơn hết là tìm cách để ai khác đảm nhận phần chi phí này. Các quỹ VC thường được hình thành theo hình thức hợp danh với những điều khoản được thỏa thuận từ trước. Doanh thu mà các nhà đầu tư mạo hiểm mong chờ đến từ hai nguồn – phí quản lý và một phần lợi nhuận từ hoạt động đầu tư (còn gọi là “carry”). Chương 5 mô tả sự tác động từ cách cơ cấu của quỹ và cách hình thành lợi nhuận đến hành vi và tư duy của nhà đầu tư mạo hiểm. Đã có rất nhiều cuốn sách và bài viết chuyên sâu về chủ đề kế hoạch kinh doanh và đã liệt kê nhiều vấn đề liên quan. Đa số các tài liệu này chỉ chạm đến bề nổi của vấn đề. Kế hoạch kinh doanh đơn giản là một công cụ để hoạch định cách doanh nghiệp thiết lập và khai thác sức mạnh thị trường trong một thị trường mục tiêu nào đó. Kế hoạch kinh doanh cần xác định được nguồn gốc của sức mạnh thị trường, sắp xếp các bằng chứng liên quan một cách hệ thống và trình bày chúng một cách đơn giản, dễ hiểu. Nhà khởi nghiệp cũng cần lưu tâm tại sao doanh nghiệp có thể đạt được và duy trì sức mạnh thị trường này một cách bền vững. Chương 6 bao gồm các bằng chứng mà một nhà đầu tư điển hình sẽ muốn.
  • 11. DẪN NHẬP 31 Định giá một doanh nghiệp mới hình thành là nghệ thuật hắc ám đối với số đông, những người không tham gia sâu sát vào hoạt động của doanh nghiệp. Những phương pháp truyền thống như chiết khấu dòng tiền và lập bội số cho thặng dư trên doanh thu không áp dụng được đối với doanh nghiệp khởi nghiệp. Tuy vậy, nhà đầu tư và nhà khởi nghiệp vẫn cần có sự đồng thuận với nhau trong định giá doanh nghiệp. Thế thì việc định giá diễn ra như thế nào trên thực tế? Các quy tắc kinh nghiệm ở đây là gì, và vì sao chúng hợp lý? Chương 7 tiếp cận chủ đề mà nhiều cuốn sách về VC phớt lờ – làm cách nào để định giá một doanh nghiệp khởi nghiệp một cách hợp lý. Chương 8 giới thiệu khái niệm term sheet10 . Nếu trong một công ty đại chúng, tất cả cổ phần có giá trị ngang nhau thì trong một doanh nghiệp nhận vốn đầu tư mạo hiểm, nhà đầu tư thường mua cổ phiếu ưu đãi. Những cổ phiếu này mang lại cho họ 3 lợi thế chính. Đầu tiên là cổ phiếu ưu đãi được ưu tiên hoàn trả vốn hơn so với cổ phiếu thường. Những cơ chế của lợi thế này được mô tả trong Chương 9. Thứ hai, cổ phiếu ưu đãi cho phép nhà đầu tư có quyền kiểm soát nhất định mặc dù lượng cổ phiếu họ nắm giữ thường không nhiều. Họ có thể kiểm soát bằng cách giữ lại một số quyền quyết định nào đó hoặc chỉ định thành viên hội đồng quản trị có thể thay họ làm việc đó. Các vấn đề này sẽ được trình bày trong Chương 10. Cuối cùng, cổ phiếu ưu đãi hỗ trợ thiết lập sự đồng thuận về mặt kinh tế cho cả nhà đầu tư và nhà khởi nghiệp thông qua một số kỹ thuật như vesting11 và warranties12 . Chương 11 sẽ phân tích chủ đề này. Từ Chương 8 đến Chương 11, nhà khởi nghiệp cũng sẽ được cung cấp một số bí quyết liên quan đến chiến thuật thương thuyết về từng chủ điểm, bao gồm những cạm bẫy cần tránh và những đề xuất cần lưu tâm. 10 Term sheet: Văn bản đề xuất các điều khoản và điều kiện có thể được ký kết trong một thỏa thuận/hợp đồng kinh doanh, không có giá trị ràng buộc cao như hợp đồng. (ND) 11 Vesting: Quá trình các nhân sự trong một startup phải cống hiến để có thể nhận được một lượng tài sản nào đó, thường là cổ phần. (ND) 12 Warranties: Sự bảo đảm mà nhà khởi nghiệp dành cho nhà đầu tư về tình trạng của startup ngay trước lúc nhận đầu tư. (ND)
  • 12. 32 CHIẾN LƯỢC HUY ĐỘNG VỐN MẠO HIỂM Chương cuối của cuốn sách – Chương 12, Bài tập term sheet – tổng hợp những bài học từ các chương trước và tổ chức thành một chuỗi những tình huống tài chính mà các doanh nghiệp khởi nghiệp phải đối mặt. Nếu bạn có thể nhận thức được quá trình tư duy của nhà đầu tư mạo hiểm trong từng trường hợp (mà không cần đọc đáp án), bạn có thể sẵn sàng dấn bước trên hành trình thấu hiểu phương pháp của VC rồi. Tuy nhiên, bạn không nên cố gắng giải các bài tập này nếu chưa có những kiến thức cơ bản từ các chương liên quan đến term sheet và các quỹ VC. Cuốn sách này có hai phần phụ lục. Phần thứ nhất mô tả bản đồ stepping-stone của công ty Security Portal Inc. Phần thứ hai là một term sheet trên thực tế được các VC sử dụng. Bảng term sheet này sẽ hỗ trợ hoạt động so sánh chi tiết từng điều khoản trong Chương 8, 9 và 10. Chúng ta hãy rõ ràng với nhau. Phương pháp của VC chắc chắn không phải là một dây chuyền sản xuất trơn tru, suôn sẻ từ đầu đến cuối và đảm bảo thành công trong đầu tư khởi nghiệp. Lộn xộn, phức tạp, thượng tôn pháp luật, sáng tạo và thường cay đắng là những từ ngữ có thể nhắc đến khi bàn về phương pháp của VC. Đừng bất ngờ vì thực tế về VC là như vậy. Trên thực tế, sẽ không có một thỏa thuận nào nhẹ nhàng đến từ một nhà đầu tư nhân từ nào đó giúp nhà khởi nghiệp hiện thực hóa ước mơ của mình. Điều thật sự đang diễn ra quanh ta là những giao kèo không khoan nhượng mà cả hai bên đều cố gắng đào bới để thỏa mãn những hy vọng trái ngược nhau trong suốt cuộc hành trình đi cùng nhau. Nếu bạn có thể dần thấu hiểu giá trị của cách tiếp cận các stepping-stone, định giá startup dựa trên bội số trong tương lai, tâm lý học về VC và các cấp độ của term sheet, bạn có thể tuyên bố mình trắng án giữa cuộc chơi tài chính rộng lớn và đầy tranh đấu này.