SlideShare a Scribd company logo
Tác phẩm: BỘ SƯU TẬP CÁT
Nguyên tác: COLLEZIONE DI SABBIA
Tác giả: Italo Calvino
Bản Việt ngữ này được dịch từ bản tiếng Anh Collection of Sand - Essays,
do Martin McLaughlin dịch, Mariner Books, 2013;
tham khảo nguyên tác tiếng Ý: Collezione di sabia, Garzanti, 1984.
Copyright © 2002, The Estate of Italo Calvino
Published by the arrangement with The Estate of Italo Calvino
c/o The Wylie Agency (UK) Ltd,
VIETNAMESE Edition copyright © 2021 Phanbook
All rights reserved.
Xuất bản theo hợp đồng chuyển giao bản quyền với The Estate of Italo Calvino
thông qua The Wylie Agency (UK) Ltd,
Bản quyền tác phẩm đã được bảo hộ. Mọi hình thức sử dụng, sao chụp, in ấn
dưới dạng sách in hoặc sách điện tử mà không có sự cho phép bằng văn bản của
công ty Phanbook và tác giả đều là vi phạm pháp luật và vi phạm đến quyền sở
hữu tác giả tác phẩm theo Luật Sở hữu trí tuệ và Công ước quốc tế Berne.
(Bản Việt ngữ này được dịch từ bản tiếng Anh
Collection of Sand - Essays, do Martin McLaughlin dịch,
Mariner Books, 2013; tham khảo nguyên tác tiếng Ý:
Collezione di sabia, Garzanti, 1984.)
MỤC LỤC
Lời giới thiệu của dịch giả 7
Trình bày của tác giả về tập sách 21
Ghi chú về văn bản 23
Ghi chú về hình ảnh 25
I. TRIỂN LÃM VÀ KHÁM PHÁ 27
Bộ sưu tập cát 28
Thế giới Mới mới như thế nào 37
Lữ khách trong tấm bản đồ 51
Bảo tàng những quái vật sáp 63
Di sản của rồng 74
Trước khi có bảng chữ cái 84
Những kỳ tích của báo chí phổ thông 95
Tiểu thuyết trong tranh 105
Những nút thắt biết nói 118
Nhà văn vẽ tranh 125
II. NHỮNG TIA NHÌN 137
Tưởng niệm Roland Barthes 138
Bầy phù du trong pháo đài 147
Con heo và nhà khảo cổ học 152
Câu chuyện kể của Cột Trajan 165
Thành phố chữ viết: minh văn và graffiti 179
Tư duy thành phố: thước đo không gian 191
Sự cứu chuộc của đồ vật 200
Ánh sáng trong mắt 210
III. CHUYỆN KỂ HUYỄN TƯỞNG 221
Cuộc phiêu lưu của ba thợ đồng hồ và ba người máy 222
Địa lý học về thần tiên 231
Quần đảo của những địa danh tưởng tượng 240
Những con tem của tâm thái 248
Bách khoa toàn thư của một nhà huyễn tưởng 257
IV. HÌNH DẠNG CỦA THỜI GIAN 267
• NHẬT BẢN 269
Bà cụ mặc bộ kimono màu tím 269
Mặt trái của cái siêu phàm 281
Ngôi đền gỗ 292
Ngàn ngôi vườn 297
Trăng đuổi theo trăng 304
Thanh gươm và chiếc lá 307
Trò chơi bắn bi cô độc 311
Dục tính và sự bất liên tục 316
Cây thứ chín mươi chín 319
• MEXICO 325
Hình dạng của cây 325
Thời gian và cành nhánh 331
Khu rừng và các vị thần 336
• IRAN 341
Mihrab 341
Ngọn lửa trong ngọn lửa 348
Điêu khắc tượng và dân du mục 358
7
Lời giới thiệu của dịch giả
[bản Anh ngữ, 2013]
Bộ sưu tập cát được xuất bản bằng tiếng Ý với nhan đề
Collezione di sabbia vào tháng 10 năm 1984. Đây là tập sách
hữu cơ cuối cùng của tác phẩm mới do Italo Calvino tập hợp
trong đời mình (cuốn sách duy nhất xuất hiện sau đó và trước
khi tác giả qua đời vào năm 1985 là tuyển tập cuối cùng, gồm
những câu chuyện cosmicomic [vũ trụ kỳ thú] mà phần lớn
đã xuất bản trước đó, chỉ thêm hai truyện mới). Bộ sưu tập
cát là tập hợp phi hư cấu trọng yếu thứ hai mà tác giả đã xuất
bản. Cuốn tiểu luận trước đó có tựa đề Una pietra sopra (Bước
tiếp) đã xuất hiện vào năm 1980 gồm các bài viết về chính trị,
xã hội và văn học. Calvino đã chọn nhan đề đầu tiên – Una
pietra sopra, nghĩa đen là “đặt một viên đá lên”, nói cách khác
là “việc đã xong” – bởi vào năm 1980, ông đã coi đây là một
giai đoạn nhất định trong đời mình, giai đoạn của một trí thức
cánh tả dấn thân giờ đây đã đi đến hồi kết vì cái thế giới quá
8
phức tạp không dễ thay đổi bằng một loại thái độ vốn đã giúp
ông giữ vững trong thời trẻ và trưởng thành. Khát vọng ban
đầu của ông là muốn viết văn bằng cách nào đó sẽ dẫn tới
một xã hội mới đã bị chìm nghỉm vì rõ ràng giới trí thức có rất
ít quyền lực để gây ảnh hưởng đến các biến cố trong những
thập niên 1960 và 1970 (thập niên sau đó ở Ý được đặc trưng
bằng những mức độ khủng bố chính trị chưa từng có, đỉnh
điểm là việc Lữ đoàn Đỏ bắt và giết Thủ tướng Aldo Moro của
Đảng Dân chủ Kitô giáo vào năm 1978 và vụ đánh bom nhà ga
xe lửa Bologna của phe phát-xít mới vào năm 1980).
Các nhà phê bình đã ghi nhận sự say mê của Calvino với
hình ảnh khoáng chất được phản ánh ra sao trong những
nhan đề tiếng Ý của hai tuyển tập tiểu luận trọng yếu này
(đá, cát), và không còn nghi ngờ rằng hình ảnh những tảng
đá cuối cùng biến thành cát, biểu trưng cho sự trôi qua chậm
chạp của những kỷ nguyên địa chất, là một chủ đề vũ trụ hiển
nhiên trong những tác phẩm khác của nhà văn. Tuy nhiên,
những khác biệt giữa hai tập sách thậm chí còn đáng lưu ý
hơn. Viên đá đơn nhất của nhan đề đầu tiên đã nhường chỗ
cho những hạt cát trong nhan đề thứ hai, hình ảnh sau này
phản ánh sự phân mảnh và bối rối của chính tác giả trước
một thế giới đang thay đổi nhanh chóng hơn bao giờ hết.
Trong Bộ sưu tập cát, nhà trí thức dấn thân của tập tiểu luận
đầu tiên, người đã viết về xã hội và văn học, biến mất để thay
vào đó là một người hoàn toàn tách rời khỏi bối cảnh văn
học-chính trị-xã hội Ý: Giờ đây ông là một nhà bình luận các
cuộc triển lãm, người quan sát các tác phẩm nghệ thuật và
9
sách nghệ thuật, đồng thời là người du lịch ở các quốc gia
ngoài châu Âu (Nhật Bản, Mexico, Iran). Calvino ở đây tự
nhận mình viết như người không chuyên (ông không phải là
một nhà sử học nghệ thuật cũng không phải là một cây viết
du ký từng trải), tuy nhiên, như ông đã nói trong lời giới thiệu
về ấn bản đầu tiên của tuyển tập này, những gì thể hiện trong
các tiểu luận này là sự hiếu kỳ bách khoa của ông và ham
muốn quan sát tỉ mỉ để cố gắng hiểu cái mà ông gọi là “sự
thật của thế giới”. Một thông điệp ngầm ở đây thì đó là người
quan sát nghệ thuật và các quốc gia khác một cách kín đáo có
lẽ và có thể cống hiến cũng bằng như người trí thức dấn thân
đối với người đọc đang cố gắng hiểu những xã hội và những
nền văn hóa.
Cuốn sách được chia thành bốn phần chính. Đầu tiên,
một phần mang tiêu đề “Triển lãm – Khám phá”, bao gồm
mười bài đánh giá, hầu hết là các cuộc triển lãm mà Calvino
đã xem ở Paris từ 1980-1984. Phần thứ hai, “Những tia nhìn”,
bao gồm tám tác phẩm trong cùng thời kỳ, dành cho các
khía cạnh của thị giác, từ một bài luận về cuốn sách về nhiếp
ảnh của Roland Barthes, và một miêu tả điêu luyện về “Cột
Trajan”, cho đến bài phê bình cuốn sách về lịch sử quang học
và những ý tưởng về cách mà con mắt nhìn thấy. Phần III,
“Những chuyện kể huyễn tưởng”, cũng từ đầu những năm
1980, chuyển sang thế giới tưởng tượng, gồm năm bài điểm
sách, từ một chuyên khảo Scotland thế kỷ XVII về địa lý của
thần tiên tới các tác phẩm của những nghệ sĩ huyễn tưởng thị
giác đương đại đáng chú ý, chẳng hạn như Donald Evans và
10
Luigi Serafini. Phần thứ tư và cũng là phần cuối cùng, “Hình
dạng của thời gian”, bao gồm 15 ký sự du lịch (chín dành cho
Nhật Bản và ba dành cho Mexico và Iran), các bài về Nhật
Bản và Mexico được viết vào năm 1976, còn các bài về Iran
được viết vào năm 1975. Như tiêu đề phần cuối cùng gợi ý,
đây không chỉ là tường thuật về những hành trình vượt qua
không gian địa lý mà còn là những ức đoán với những câu hỏi
lớn hơn về thời gian và lịch sử.
Điều thống nhất trong số 30 bài tiểu luận theo chủ đề là
sự say mê của Calvino với tất cả các khía cạnh của thế giới
thị giác và của việc thấy: không chỉ những gì chúng ta thấy
mà cả cách chúng ta nhìn và cách diễn giải những gì đã thấy.
Về thể loại, hầu hết những miêu tả về các tác phẩm nghệ
thuật và các địa điểm này là những ví dụ về thuật miêu tả
hình ảnh (ekphrasis), những bức chân dung bằng lời về các
tác phẩm nghệ thuật, nhưng cũng mau chóng trở nên rõ ràng
đồng thời là một tập tiểu luận ekphrastic, cuốn sách này cũng
là tác phẩm của Calvino – người tường thuật: nhiều bài phê
bình về triển lãm hoặc tác phẩm nghệ thuật chuyển thành
những tường thuật hấp dẫn (như trong các bài về Cột Trajan,
trong Nữ thần Tự do dẫn dắt nhân dân của Delacroix, v.v.).
Nếu một ekphrasis ban đầu là việc miêu tả một tác phẩm
nghệ thuật nhằm cung cấp một sự ra ngoài đề tương phản
với câu chuyện chính (ví dụ đầu tiên trong văn học phương
Tây là miêu tả của Homer về tấm khiên của Achilles trong sử
thi Iliad), thì Calvino cung cấp cho chúng ta ở đây một loạt
những ekphrase, nhưng tất cả chúng đều lan tỏa vào trong sự
11
tường thuật, và nhiều miêu tả trong đó làm nổi bật năng lực
của ông với tư cách là một nhà văn kể chuyện. Đây là những
truyện thị giác cũng như những tiểu luận trực quan.
Các thành phần của Bộ sưu tập cát có thể được coi là
những mẫu mực về một “Calvino cuối đời” (ông qua đời
vào tháng 9 năm 1985, chưa đầy một năm kể từ khi xuất bản
cuốn sách này), nhưng tất cả chúng đều liên quan đến các
chủ đề điển hình cho phong cách của Calvino tìm thấy ở các
bộ phận khác nhau trong tác phẩm của ông. Sự say mê của
Calvino đối với hình ảnh thể hiện rõ ràng trong mọi tác phẩm
của ông: khi nói về sự hình thành của bộ ba tác phẩm Tổ tiên
ta (bản tiếng Anh: Our Ancestors; tiếng Ý: I Nostri Antenati),
ông cho rằng tất cả các câu chuyện của ông đều bắt đầu từ
một hình ảnh thị giác trong đầu. Trong những bài tiểu luận
này, hình ảnh được cung cấp cho trí tưởng tượng của ông
thông qua một cuộc triển lãm, một cuốn sách hoặc một địa
điểm, nhưng chúng cũng dẫn đến những tường thuật tao nhã
và sâu sắc ở đây: Như ông nói trong một tiểu luận, “não bộ
bắt đầu từ con mắt”. Chúng đặc biệt gợi nhớ đến những đoản
văn tạo nên Palomar, tác phẩm hư cấu của Calvino năm 1983
(và phần lớn trong số chúng được viết cùng thời điểm), mỗi
đoản văn trong đó – theo lời của Seamus Heaney – giống như
một nguồn cảm hứng đơn nhất được nắm bắt ngay khi nó
vừa trỗi lên và được chơi giỡn để khám phá tiềm năng tối đa
của nó. Giống như Mr Palomar, ở đây tác giả cũng thể hiện
mối quan tâm với sự hoang vu, hỗn độn và thảm họa sắp xảy
ra. Không ngạc nhiên, nhiều bài tiểu luận cũng nói về sự viết,
12
về thời điểm chữ viết lần đầu tiên xuất hiện, về việc sử dụng
các hệ thống ký hiệu học khác như nút thắt, về cách các nhà
văn chuyển sang vẽ khi không hài lòng với chữ viết, là những
ý tưởng được khám phá xuyên suốt tác phẩm của Calvino.
Đây là những tiểu luận ôm choàng cả thế giới lẫn ngôn
từ. Nhưng cũng như chủ đề về đá và cát tiềm ẩn trong tiêu
đề và hiển nhiên trong nhiều tiểu luận, mối ưu tư của tác
giả với thế giới tự nhiên, và đặc biệt nổi bật là cây cối. Cha
của Calvino, Mario, một nhà nông học, đã sống ở Mexico và
Cuba trong những năm đầu thế kỷ XX, ông làm tư vấn cho cư
dân về nông nghiệp và trồng trọt: sự thực là ông đã ở Cuba
khi Italo được sinh ra ở đó vào năm 1923. Cây cối và thực vật
thường xuất hiện trong tiểu thuyết của Calvino: bài tụng ca
tuyệt vời của tác giả về thế giới thực vật có thể thấy trong Nam
tước trên cây, đặc biệt là chương 10, với miêu tả chính xác về
lá và vỏ của những loại cây khác nhau tạo nên môi trường
sống của nhân vật chính. Nhưng ở đây, trong thể loại phi hư
cấu, chúng ta thấy cây cối ở khắp mọi nơi, thường đi kèm với
những mô tả tỉ mỉ tương tự: chúng xuất hiện trong tiểu luận
về Tân Thế giới, trong bài “Lữ khách trong tấm bản đồ” về số
lượng cây cối chính xác trong những khu rừng Pháp, trong nỗ
lực phân loại cây được thể hiện trên Cột Trajan, trong những
mô tả trìu mến về cây phong và ngân hạnh (bạch quả) ở Nhật
Bản, và ở cuối tập là mô tả chi tiết về Cây Tule khổng lồ ở
Mexico. Chủ đề cây cối xum xuê này tương phản rõ ràng với
hình ảnh khoáng chất của đá và cát bụi.
13
Bộ sưu tập cát tập hợp nhiều mô-típ cộng hưởng khắp
đây đó trong tác phẩm của Calvino. Chi tiết về những vũ khí
đổi phe trong tác phẩm Nữ thần Tự do dẫn dắt nhân dân của
Delacroix là một chi tiết khiến nhà văn thích thú, vì ông đã
lần đầu tiên trải nghiệm nó trong những ngày còn là đội viên
du kích, đã đọc về nó trong tác phẩm của Ariosto mà ông yêu
quý, và đã viết về nó trong cuốn tiểu thuyết đầu tay. Sự nhiệt
tình của ông đối với thời kỳ Ánh sáng vốn đã xuất hiện qua
hình thức tường thuật trong Nam tước trên cây, cũng hiện
diện ở đây trong nhiều đề cập về thế kỷ XVIII và những thành
tựu của nó. Tương tự như vậy, mặt trăng, một trong những
hình ảnh yêu thích của ông, nổi lên ở đây thành nhiều mảnh,
thường mang dư âm của Leopardi (đặc biệt là trong “Trăng
đuổi trăng”). Nhưng Calvino không chỉ bị thu hút bởi thời
đại của mình và quá khứ gần. Mối quan tâm của ông đối với
nghệ thuật cổ điển và khảo cổ học trong các bài tiểu luận về
Cột Trajan và cuộc khai quật tại Settefinestre đồng điệu với
sự quay trở lại của tác giả với các tác phẩm kinh điển Hi Lạp
- La Mã trong các tiểu luận nổi tiếng khác vào cuối những
năm 1970 và đầu những năm 1980, đặc biệt là những tiểu
luận trong cuốn Tại sao đọc tác phẩm kinh điển? Tuy nhiên,
những tác phẩm hư cấu thường gợi lên bằng những tiểu luận
này là Những thành phố vô hình và Palomar. Có một số đề
cập đến Venice, những bàn luận về các thành phố lý tưởng và
tưởng tượng và những phát biểu nghịch lý gợi nhớ đến việc
viết lại các chuyến du hành của Marco Polo: như khi mô tả về
các cung điện hoàng gia trơ trụi và không trang trí ở Nhật Bản
14
khiến tác giả cho rằng những cung điện này chỉ có thể tồn
tại bởi vì có những ngôi nhà khác trong vùng quê “chật ních
người và dụng cụ, đồ cũ và phế liệu, với mùi thức ăn chiên,
mồ hôi, giấc ngủ, những ngôi nhà đầy tâm trạng tồi tệ, những
người hối hả, nơi người ta bóc vỏ đậu, làm cá, những đôi tất
bẩn thỉu, giặt khăn trải giường, đổ bô”. (Mặt trái của cái siêu
phàm, 1976). Thật vậy, chuyến thăm Nhật Bản dường như
là một chuyến đi cực kỳ phong phú về mặt sáng tạo vì một
khoảnh khắc cụ thể đã truyền cảm hứng cho hai loại văn
bản hoàn toàn khác nhau: miêu tả về những chiếc lá của
cây ngân hạnh rơi trên mặt đất và hiện diện trong một trong
những du ký ở đây (Mặt trái của cái siêu phàm), nhưng vài
năm sau trong Nếu một đêm đông có người lữ khách, trường
cảnh tương tự với những chiếc lá ngân hạnh rơi xuống lại
xuất hiện khi mở đầu vi-tiểu thuyết nhục cảm kiểu Nhật Bản
(Trên thảm lá sáng ánh trăng) trong tác phẩm năm 1979 đó
(cũng lấy cảm hứng từ tiểu luận ngắn ở đây về các bản in
tranh shunga [xuân họa] của Nhật Bản). Việc quan sát một
chi tiết thiên nhiên có thể khơi dậy trí tưởng tượng của tác giả
thành sự sáng tạo hư cấu hoặc phi hư cấu.
Ba quốc gia tạo nên chủ đề cho phần cuối của cuốn sách
này – Nhật Bản, Mexico, Iran – là ba quốc gia mà nhân vật
“nam chính” cùng tên đã viếng thăm trong phần trung tâm
của cuốn Palomar: một lần nữa, độc giả có thể so sánh sự
miêu tả của khu vườn cát chùa Ryoanji (Long An Tự) ở đây
với bản tương tứng của nó trong tác phẩm hư cấu này và đối
chiếu hai cách khác nhau trong đó những tường thuật khai
15
triển. Tương tự như vậy, lối miêu tả về ngôi đền Aztec bị rừng
mọc um tùm trong tập tiểu luận này được phản hồi trong
các thuật ngữ tường thuật cả trong câu chuyện Mexico của
Palomar và trong truyện nhan đề Dưới ánh mặt trời báo đốm
(Under the Jaguar Sun). Niềm đam mê của Calvino đối với
các nền văn hóa của ba quốc gia phi phương Tây này một
phần được giải thích bởi thực tế là ông bị ám ảnh do quan
niệm rằng văn học và văn hóa phải tránh những giới hạn, do
đó mối quan tâm của ông trong những năm 1970 và 1980 đối
với cả hai hệ thống tư tưởng ngoài Tây Âu, và trong mọi khía
cạnh của thế giới thị giác. Tóm lại, đây là những tiểu luận về
cái mà Palomar gọi là bề mặt vô cùng vô tận của sự vật.
Một trong những khoái cảm lớn khi đọc tuyển tập này là
thưởng thức phong cách không thể mô phỏng của Calvino
với tư cách là cây viết tiểu luận. Ông luôn là người ủng hộ
nhiệt tình lối văn phong ngắn gọn (brevitas), và ông thích
bắt đầu các tiểu luận bằng một câu ngắn gọn, rõ ràng. Ở đây
có một số ví dụ nổi bật về các câu mở đầu ngắn, một mệnh
đề: “Có một người đi sưu tập cát”; “Thuộc tính đầu tiên của
chúng là nhẹ nhàng”; “Khởi thủy là ngôn ngữ”. Tuy nhiên,
trong những trường hợp khác, ngược lại, ông mở đầu bằng
một câu dài, không vô cớ mà thường phản ánh chủ đề, chẳng
hạn như câu đầu tiên mô tả [vòm cửa giả] Mihrab, hoặc một
câu giới thiệu về ngôi đền Mexico bị rừng rậm che khuất: “Ở
Palenque, những ngôi đền bậc thang cao vút nổi bật trên nền
của khu rừng mọc lên phía trên đầy những tán cây rậm rạp
thậm chí còn cao hơn cả những ngôi đền: những cây đa có
16
nhiều thân trông giống như rễ cây, những cây bơ với lá bóng
láng, những dãy cây bò, cây treo và cây leo” (Khu rừng và các
vị thần).
Calvino cũng là một bậc thầy về câu kết: những ví dụ điển
hình là những lời cuối của tiểu luận về Delacroix (“Sau một số
thăng trầm khác, dưới thời Đệ tam Cộng hòa, tác phẩm được
đưa vào Bảo tàng Louvre, kể từ đó đã đi vào sảnh đường vinh
quang của thế giới”), hoặc bài về khảo cổ học (“Cái thuổng
và cái bay của nhà khảo cổ học cố gắng tái tạo tính liên tục
của lịch sử qua những khoảng thời gian dài trong bóng tối”).
Ở những nơi khác ngoài câu mở đầu và kết, chúng ta thấy
nhiều ví dụ về sự thông đạt trong phong cách văn xuôi của
ông, chẳng hạn ông thích những nghịch lý (xem đoạn văn về
“sự cô độc đông đúc” của pachinko Nhật Bản hoặc trò chơi
bắn bi) và sự yêu thích của ông đối với những hình ảnh nhẹ
nhàng, chẳng hạn như sự đúc kết của ông về dự án tem của
Donald Evans, được mô tả là “một nghi thức kỷ niệm riêng,
kỷ niệm những cuộc gặp gỡ tối thiểu, và thánh hóa những
thứ độc nhất và không thể thay thế: cây húng quế, một con
bướm, một quả ô liu”. Những hình ảnh nổi bật này gợi lên sự
sùng bái tính nhẹ nhàng của tác giả, như được thể hiện trong
bài giảng đầu tiên ở Harvard về chủ đề này, trong di cảo Sáu
điểm ghi nhớ cho thiên niên kỷ tới.
Các tiểu luận trong Bộ sưu tập cát có vẻ ngẫu nhiên và
không đồng nhất nhưng chúng đều có chung mối quan tâm
theo chủ đề về thị giác và chữ viết, đồng thời có nhiều mối liên
hệ giữa các tiểu luận riêng lẻ. Mô-típ cát xuất hiện trong tiểu
17
luận đầu tiên lại nổi lên trong lớp bụi mà Cột Trajan đang tan
rã, xuất hiện trở lại trong một trong những tiểu luận ở phần
cuối về cát mặt trăng trong một khu vườn Thiền Nhật Bản, và
xuất hiện lần cuối trong tiểu luận cuối về những tượng điêu
khắc đá ở Persepolis và Naqsh-e Rustam ở Iran. Tương tự như
vậy, các nền văn minh Nhật Bản và Aztec chủ đạo phần cuối
của tập sách xuất hiện ngay từ tiểu luận thứ ba về “Lữ khách
trong tấm bản đồ”. Một mô-típ bao quát cuối cùng là nhiếp
ảnh, xuất hiện trong nhiều tiểu luận, từ những bức ảnh về tội
ác trong bài luận trên báo chí phổ thông, tới những phản tư
về nhiếp ảnh trong bài viết về Barthes cho tới việc miêu tả về
những du khách Nhật Bản hài lòng với máy ảnh ở Mexico, ở
một trong những tiểu luận cuối cuốn sách.
Calvino là một cây viết tiểu luận và nhà bình luận sung
mãn. Tác phẩm phi hư cấu của ông sánh ngang với với lượng
tác phẩm hư cấu đồ sộ của ông, nhưng cho đến nay chỉ có
bốn tuyển tập bằng tiếng Anh xuất bản: Cỗ máy văn học (The
Literature Machine), xuất bản khi Calvino còn sống (1982),
chứa một số lượng nhỏ các tiểu luận trong Una pietra sopra
cùng với các tiểu luận khác từ nhiều nguồn khác nhau; các
tác phẩm phi hư cấu khác bằng tiếng Anh là di cảo ba tuyển
tập tiểu luận, Six Memos for the Next Millennium (Sáu điểm
ghi nhớ cho thiên niên kỷ tới, 1988), Why Read the Classics?
(Tại sao đọc tác phẩm kinh điển?, 1999), và tự truyện Hermit
in Paris (Ẩn sĩ ở Paris, 2003). Bộ sưu tập cát là bản dịch đầu
tiên sang tiếng Anh của một loạt các bài tiểu luận được chính
tác giả tập hợp lại theo một thứ tự đặc trưng khi còn sống.
18
Đó là một cuốn sách đa dạng nhưng cũng thống nhất, như
chúng ta thấy, và nó giống như một chuyến tham quan những
cuộc triển lãm bằng ngôn từ, những tác phẩm nghệ thuật và
những quốc gia theo chân một nhà bình luận nhiệt thành.
Bộ sưu tập cát, đủ thích hợp là một cuốn sách dạng hạt,
những bài riêng lẻ giống như những hạt cát trong một bộ
sưu tập. Trên thực tế, Calvino đã chọn tiểu luận đầu tiên làm
tiểu luận tiêu đề cho toàn bộ cuốn sách vì đối với ông nó là
một bản tuyên ngôn. Giống như câu chuyện mở đầu trong
Palomar (Đọc một làn sóng), cố tình đặt ở vị trí đầu cuốn sách
vì các ý tưởng của nó vượt xa đối tượng được quan sát trong
nỗ lực bao trùm vũ trụ.
Quả thật, dịp để viết bài tiểu luận tiêu đề ở đây là một
cuộc triển lãm hơi chóng mặt, một bộ sưu tập của những bộ
sưu tập, nhưng điều khiến tác giả cuốn hút trong cuộc triển
lãm đó là bộ sưu tập cát. Trong sở thích có phần lập dị này,
Calvino nhìn thấy điều gì đó thâm trầm và có ý nghĩa hơn
nhiều, nó ghi lại những gì còn lại của thế giới sau sự xói mòn
kéo dài hàng bao kỷ nguyên, điều gì đó “vừa là thực chất tối
hậu của thế giới vừa là sự phủ định vẻ ngoài phồn hoa và đa
dạng của thế giới”.
Tuy nhiên, ngoài chiều kích vũ trụ này, ông nhìn thấy
trong bộ sưu tập cát một điều gì đó riêng tư hơn, một ẩn dụ
cho tác phẩm của nhà văn, khi tự hỏi mình “điều gì được thể
hiện trong cát của những dòng chữ mà tôi đã xâu chuỗi lại
trong suốt cuộc đời mình, thứ cát đó đối với tôi giờ đây dường
19
như ở rất xa những bãi biển và sa mạc của đời sống”. Tiểu
luận cuối về các tác phẩm điêu khắc trên đá của các vị vua
Achaemenid và Sassanid ở Iran được cố tình đặt ở vị trí kết
thúc, vì nó ức đoán về cách thoát khỏi thời gian và phát triển
một sự tương phản thâm trầm giữa tính trường tồn của những
bức phù điêu đế quốc đó với những cuộc lang thang theo
mùa của dân du mục cư trú ở những vùng đó. Không phải
ngẫu nhiên mà một trong những từ xuất hiện thường xuyên
nhất trong các tiểu luận này, cát bụi, lại xuất hiện trong tiểu
luận cuối cùng này để đánh dấu sự tương phản giữa những
nhà cai trị bất tử trong đá và những người du mục: “Trong
nhiều thế kỷ, những người du mục đã băng qua những địa
hình khô cằn này giữa vịnh Ba Tư và biển Caspi mà không để
lại bất kỳ dấu vết nào ngoài dấu chân của họ trong cát bụi”.
Vấn đề đối với những nhà cai trị hùng mạnh, cho dù họ là
Trajan, Darius hay Shapur I, thì những tượng đài ngạo nghễ
của họ rồi sẽ trở thành cát bụi. Ý thức của nhà văn về cách xây
dựng và kết thúc một tuyển tập hiện ra rõ ràng ở đây, cũng
như trong các tác phẩm hư cấu của ông. Đọc Tuyển tập cát,
độc giả tiếng Anh sẽ khám phá ra rằng tiểu luận gia Calvino
cũng hấp dẫn và thỏa mãn như tiểu thuyết gia Calvino.
Martin McLaughlin
2013
21
Trình bày của tác giả
về tập sách1
Từ Paris, Italo Calvino theo định kỳ gửi một bài viết về
một cuộc triển lãm mới lạ tới tờ báo mà ông cộng tác [La
Repubblica]. Điều này cho phép ông kể một câu chuyện
thông qua một loạt sự vật: bản đồ hoặc quả địa cầu cổ, mô
hình người bằng sáp, bảng đất sét có chữ hình nêm, báo chí
phổ thông, dấu vết của các nền văn hóa bộ lạc, v.v… Một
số đặc điểm về diện mạo tác giả xuất hiện trong những bài
viết “không thường xuyên” này: có sự hiếu kỳ mang tính tạp
thực bách khoa và muốn kín đáo tách mình ra khỏi bất kỳ
hình thức chuyên môn nào; tôn trọng báo chí như một cách
cung cấp thông tin khách quan và niềm vui khi đưa ra ý kiến​​​​
riêng của mình vào những quan sát bên lề hoặc giấu chúng
1. Ghi chú ẩn danh này do Calvino viết cho bìa 4 trong ấn bản đầu tiên
của Collezione di sabbia (Milan: Garzanti, 1984).
22
giữa những dòng chữ; một sự tỉ mỉ đầy ám ảnh và sự chiêm
nghiệm vô tư khi liên quan đến sự thật của thế giới.
Cùng với mười trong số những tường thuật về việc đi dạo
qua các phòng trưng bày ở Paris, Bộ sưu tập cát bao gồm các
tiểu luận khác về “những thứ được quan sát”, hoặc các tiểu
luận cho dù chúng bắt đầu từ việc đọc một cuốn sách, đều có
chủ đề là sự nhìn thấy hoặc chính hành vi nhìn thấy (gồm cả
những gì mà trí tưởng tượng nhìn thấy). Tập sách được làm
tròn bởi ba phần chứa đựng những phản tư được viết trong
chuyến du hành của ông tới các nền văn minh khác: Iran,
Mexico, Nhật Bản. Những bài viết này bắt đầu từ “những thứ
được quan sát” và mở ra để cung cấp những cái nhìn thoáng
qua về các chiều khác của tâm trí.
23
Ghi chú về văn bản
Các tiểu luận trong phần I, II và III đều đã được xuất
bản trên tờ La Repubblica từ năm 1980 đến 1984, ngoại
trừ những bài sau: “Bộ sưu tập cát” (Corriere della Sera,
25 tháng 6 năm 1974); “Thế giới Mới mới như thế nào”
(một bình luận bằng giọng nói được đài RAI-TV phát
sóng, tháng 12 năm 1976); “Bách khoa thư của một nhà
huyễn tưởng” (FMR, tập I, tháng 3 năm 1982).
Phần thứ tư, “Hình dạng của Thời gian”, bao gồm
các bài viết về Nhật Bản và Mexico, từ năm 1976, được
xuất bản một phần trên Corriere della Sera và một phần
chưa được xuất bản, và những đoạn văn về Iran chưa
từng được xuất bản trước đây, từ những ghi chú thực
hiện trong chuyến hành trình đến đó vào năm 1975.
25
Ghi chú về hình ảnh
[Bản dịch tiếng Việt]
Trong phiên bản tiếng Việt mà quý độc giả đang
cầm trên tay, dịch giả Hà Vũ Trọng đã sưu tầm và bổ
sung những hình ảnh minh họa ứng với nội dung từng
bài viết.
Phần hình ảnh minh họa nói trên không có trong
nguyên tác tiếng Ý Collezione di sabia [Italo Calvino,
Garzanti, 1984] và bản dịch Collection of Sand [Martin
McLaughlin dịch, Mariner Books, 2013].
Hình ảnh được sưu tầm từ các nguồn trên mạng.
Việc làm này giúp bạn đọc bản dịch tiếng Việt dễ
hình dung và có thể đi sâu hơn vào những vấn đề tác giả
thể hiện qua các tiểu luận trong tác phẩm độc đáo này.
PHANBOOK
I.
TRIỂN LÃM
VÀ KHÁM PHÁ
28
BỘ SƯU TẬP CÁT
BỘ SƯU TẬP CÁT 29
C
ó một người đi sưu tập cát. Người này đi khắp thế
giới và mỗi khi đến một bãi biển, bờ sông hoặc bờ
hồ, sa mạc hoặc đất hoang, đều thu thập một nắm
cát rồi mang theo. Khi trở về nhà, hàng ngàn chai lọ nhỏ đang
chờ đợi, xếp thành hàng dài trên những chiếc kệ: bên trong
những chai lọ là cát xám mịn của hồ Balaton, những hạt trắng
tinh rực rỡ từ vịnh Xiêm La, cát đỏ trầm tích của sông Gambia
chảy qua Senegal, tất cả trưng bày vô số những sắc thái tuy
không dị biệt lớn nhưng lại phơi mở sự đồng nhất giống như bề
mặt của mặt trăng, bất chấp sự khác nhau về độ hạt và độ đặc,
từ cát đen và trắng của biển Caspi dường như vẫn còn ngâm
trong nước mặn, đến những hạt sỏi li ti từ bờ biển ​​
Maratea vốn
cũng có màu đen và trắng, cho đến bột trắng mịn lốm đốm vỏ
sò tím từ vịnh Turtle, gần Malindi ở Kenya.
Trong một cuộc triển lãm ở Paris gần đây về những bộ
sưu tập kỳ quặc – gồm những bộ sưu tập chuông lục lạc,

More Related Content

Similar to BO SUU TAP CAT (DOC THU).pdf

Luận văn: Nghệ thuật giễu nhại trong tiểu thuyết Ba ngôi của người
Luận văn: Nghệ thuật giễu nhại trong tiểu thuyết Ba ngôi của ngườiLuận văn: Nghệ thuật giễu nhại trong tiểu thuyết Ba ngôi của người
Luận văn: Nghệ thuật giễu nhại trong tiểu thuyết Ba ngôi của người
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Nghệ thuật giễu nhại trong tiểu thuyết Ba ngôi của người của Nguyễn...
Luận văn: Nghệ thuật giễu nhại trong tiểu thuyết Ba ngôi của người của Nguyễn...Luận văn: Nghệ thuật giễu nhại trong tiểu thuyết Ba ngôi của người của Nguyễn...
Luận văn: Nghệ thuật giễu nhại trong tiểu thuyết Ba ngôi của người của Nguyễn...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Chủ nghĩa tự nhiên trong văn học Kim Dong In qua tác phẩm Khoai tây. So sánh ...
Chủ nghĩa tự nhiên trong văn học Kim Dong In qua tác phẩm Khoai tây. So sánh ...Chủ nghĩa tự nhiên trong văn học Kim Dong In qua tác phẩm Khoai tây. So sánh ...
Chủ nghĩa tự nhiên trong văn học Kim Dong In qua tác phẩm Khoai tây. So sánh ...
NuioKila
 
ANH EM NHÀ KARAMAZOV CỦA DOSTOYEVSKY DƯỚI GÓC NHÌN PHÂN TÂM HỌC - TẢI FREE ZA...
ANH EM NHÀ KARAMAZOV CỦA DOSTOYEVSKY DƯỚI GÓC NHÌN PHÂN TÂM HỌC - TẢI FREE ZA...ANH EM NHÀ KARAMAZOV CỦA DOSTOYEVSKY DƯỚI GÓC NHÌN PHÂN TÂM HỌC - TẢI FREE ZA...
ANH EM NHÀ KARAMAZOV CỦA DOSTOYEVSKY DƯỚI GÓC NHÌN PHÂN TÂM HỌC - TẢI FREE ZA...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Tổ 1 lớp 11a2
Tổ 1   lớp 11a2Tổ 1   lớp 11a2
Tổ 1 lớp 11a2
1234tuananh
 
Cau Chuyen Nghe Thuat - E. H. Gombrich.pdf
Cau Chuyen Nghe Thuat - E. H. Gombrich.pdfCau Chuyen Nghe Thuat - E. H. Gombrich.pdf
Cau Chuyen Nghe Thuat - E. H. Gombrich.pdf
itexcel
 
Dong Kinh Nghia Thuc
Dong Kinh Nghia ThucDong Kinh Nghia Thuc
Dong Kinh Nghia ThucVũ Hiếu
 
Bàn về 12 luận điểm trống đồng
Bàn về 12 luận điểm trống đồngBàn về 12 luận điểm trống đồng
Bàn về 12 luận điểm trống đồng
Pham Long
 
Discovering-a-Genius-Vietnamese (2).pdf
Discovering-a-Genius-Vietnamese (2).pdfDiscovering-a-Genius-Vietnamese (2).pdf
Discovering-a-Genius-Vietnamese (2).pdf
Keryx International
 
Đề tài: Ý nghĩa hiện đại hóa thơ đầu thế kỉ XX trong Hai giọt lệ
Đề tài: Ý nghĩa hiện đại hóa thơ đầu thế kỉ XX trong Hai giọt lệĐề tài: Ý nghĩa hiện đại hóa thơ đầu thế kỉ XX trong Hai giọt lệ
Đề tài: Ý nghĩa hiện đại hóa thơ đầu thế kỉ XX trong Hai giọt lệ
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Vé máy bay vietnam airlines tân sân nhất đi washington giá rẻ
Vé máy bay vietnam airlines tân sân nhất đi washington giá rẻVé máy bay vietnam airlines tân sân nhất đi washington giá rẻ
Vé máy bay vietnam airlines tân sân nhất đi washington giá rẻ
thuy03baydep
 
Chủ nghĩa tân cổ điển và chủ nghĩa lãng mạn
Chủ nghĩa tân cổ điển và chủ nghĩa lãng mạnChủ nghĩa tân cổ điển và chủ nghĩa lãng mạn
Chủ nghĩa tân cổ điển và chủ nghĩa lãng mạn
trung tran
 
Luận văn: Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết của Trần Dần
Luận văn: Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết của Trần DầnLuận văn: Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết của Trần Dần
Luận văn: Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết của Trần Dần
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Tiểu thuyết Trăm Năm Cô Đơn của G. Marquez dưới góc nhìn phân tâm học
Tiểu thuyết Trăm Năm Cô Đơn của G. Marquez dưới góc nhìn phân tâm họcTiểu thuyết Trăm Năm Cô Đơn của G. Marquez dưới góc nhìn phân tâm học
Tiểu thuyết Trăm Năm Cô Đơn của G. Marquez dưới góc nhìn phân tâm học
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Chuyên đề VĂN HỌC HIỆN THỰC 30-45.docx
Chuyên đề VĂN HỌC HIỆN THỰC 30-45.docxChuyên đề VĂN HỌC HIỆN THỰC 30-45.docx
Chuyên đề VĂN HỌC HIỆN THỰC 30-45.docx
hiutrn809713
 
Thế giới nhân vật trong sáng tác của Nguyễn Tuân sau cách mạng tháng Tám
Thế giới nhân vật trong sáng tác của Nguyễn Tuân sau cách mạng tháng TámThế giới nhân vật trong sáng tác của Nguyễn Tuân sau cách mạng tháng Tám
Thế giới nhân vật trong sáng tác của Nguyễn Tuân sau cách mạng tháng Tám
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tailieu.vncty.com the gioi-nhan_vat_trong_truyen_ngan_nguyen_cong_hoan_va_t...
Tailieu.vncty.com   the gioi-nhan_vat_trong_truyen_ngan_nguyen_cong_hoan_va_t...Tailieu.vncty.com   the gioi-nhan_vat_trong_truyen_ngan_nguyen_cong_hoan_va_t...
Tailieu.vncty.com the gioi-nhan_vat_trong_truyen_ngan_nguyen_cong_hoan_va_t...
Trần Đức Anh
 

Similar to BO SUU TAP CAT (DOC THU).pdf (20)

Luận văn: Nghệ thuật giễu nhại trong tiểu thuyết Ba ngôi của người
Luận văn: Nghệ thuật giễu nhại trong tiểu thuyết Ba ngôi của ngườiLuận văn: Nghệ thuật giễu nhại trong tiểu thuyết Ba ngôi của người
Luận văn: Nghệ thuật giễu nhại trong tiểu thuyết Ba ngôi của người
 
Luận văn: Nghệ thuật giễu nhại trong tiểu thuyết Ba ngôi của người của Nguyễn...
Luận văn: Nghệ thuật giễu nhại trong tiểu thuyết Ba ngôi của người của Nguyễn...Luận văn: Nghệ thuật giễu nhại trong tiểu thuyết Ba ngôi của người của Nguyễn...
Luận văn: Nghệ thuật giễu nhại trong tiểu thuyết Ba ngôi của người của Nguyễn...
 
Tư tuong lang man
Tư tuong lang manTư tuong lang man
Tư tuong lang man
 
Chủ nghĩa tự nhiên trong văn học Kim Dong In qua tác phẩm Khoai tây. So sánh ...
Chủ nghĩa tự nhiên trong văn học Kim Dong In qua tác phẩm Khoai tây. So sánh ...Chủ nghĩa tự nhiên trong văn học Kim Dong In qua tác phẩm Khoai tây. So sánh ...
Chủ nghĩa tự nhiên trong văn học Kim Dong In qua tác phẩm Khoai tây. So sánh ...
 
ANH EM NHÀ KARAMAZOV CỦA DOSTOYEVSKY DƯỚI GÓC NHÌN PHÂN TÂM HỌC - TẢI FREE ZA...
ANH EM NHÀ KARAMAZOV CỦA DOSTOYEVSKY DƯỚI GÓC NHÌN PHÂN TÂM HỌC - TẢI FREE ZA...ANH EM NHÀ KARAMAZOV CỦA DOSTOYEVSKY DƯỚI GÓC NHÌN PHÂN TÂM HỌC - TẢI FREE ZA...
ANH EM NHÀ KARAMAZOV CỦA DOSTOYEVSKY DƯỚI GÓC NHÌN PHÂN TÂM HỌC - TẢI FREE ZA...
 
Chương 7
Chương 7Chương 7
Chương 7
 
Tổ 1 lớp 11a2
Tổ 1   lớp 11a2Tổ 1   lớp 11a2
Tổ 1 lớp 11a2
 
Cau Chuyen Nghe Thuat - E. H. Gombrich.pdf
Cau Chuyen Nghe Thuat - E. H. Gombrich.pdfCau Chuyen Nghe Thuat - E. H. Gombrich.pdf
Cau Chuyen Nghe Thuat - E. H. Gombrich.pdf
 
Dong Kinh Nghia Thuc
Dong Kinh Nghia ThucDong Kinh Nghia Thuc
Dong Kinh Nghia Thuc
 
Bàn về 12 luận điểm trống đồng
Bàn về 12 luận điểm trống đồngBàn về 12 luận điểm trống đồng
Bàn về 12 luận điểm trống đồng
 
Discovering-a-Genius-Vietnamese (2).pdf
Discovering-a-Genius-Vietnamese (2).pdfDiscovering-a-Genius-Vietnamese (2).pdf
Discovering-a-Genius-Vietnamese (2).pdf
 
Đề tài: Ý nghĩa hiện đại hóa thơ đầu thế kỉ XX trong Hai giọt lệ
Đề tài: Ý nghĩa hiện đại hóa thơ đầu thế kỉ XX trong Hai giọt lệĐề tài: Ý nghĩa hiện đại hóa thơ đầu thế kỉ XX trong Hai giọt lệ
Đề tài: Ý nghĩa hiện đại hóa thơ đầu thế kỉ XX trong Hai giọt lệ
 
Vé máy bay vietnam airlines tân sân nhất đi washington giá rẻ
Vé máy bay vietnam airlines tân sân nhất đi washington giá rẻVé máy bay vietnam airlines tân sân nhất đi washington giá rẻ
Vé máy bay vietnam airlines tân sân nhất đi washington giá rẻ
 
Nhóm 8
Nhóm 8Nhóm 8
Nhóm 8
 
Chủ nghĩa tân cổ điển và chủ nghĩa lãng mạn
Chủ nghĩa tân cổ điển và chủ nghĩa lãng mạnChủ nghĩa tân cổ điển và chủ nghĩa lãng mạn
Chủ nghĩa tân cổ điển và chủ nghĩa lãng mạn
 
Luận văn: Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết của Trần Dần
Luận văn: Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết của Trần DầnLuận văn: Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết của Trần Dần
Luận văn: Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết của Trần Dần
 
Tiểu thuyết Trăm Năm Cô Đơn của G. Marquez dưới góc nhìn phân tâm học
Tiểu thuyết Trăm Năm Cô Đơn của G. Marquez dưới góc nhìn phân tâm họcTiểu thuyết Trăm Năm Cô Đơn của G. Marquez dưới góc nhìn phân tâm học
Tiểu thuyết Trăm Năm Cô Đơn của G. Marquez dưới góc nhìn phân tâm học
 
Chuyên đề VĂN HỌC HIỆN THỰC 30-45.docx
Chuyên đề VĂN HỌC HIỆN THỰC 30-45.docxChuyên đề VĂN HỌC HIỆN THỰC 30-45.docx
Chuyên đề VĂN HỌC HIỆN THỰC 30-45.docx
 
Thế giới nhân vật trong sáng tác của Nguyễn Tuân sau cách mạng tháng Tám
Thế giới nhân vật trong sáng tác của Nguyễn Tuân sau cách mạng tháng TámThế giới nhân vật trong sáng tác của Nguyễn Tuân sau cách mạng tháng Tám
Thế giới nhân vật trong sáng tác của Nguyễn Tuân sau cách mạng tháng Tám
 
Tailieu.vncty.com the gioi-nhan_vat_trong_truyen_ngan_nguyen_cong_hoan_va_t...
Tailieu.vncty.com   the gioi-nhan_vat_trong_truyen_ngan_nguyen_cong_hoan_va_t...Tailieu.vncty.com   the gioi-nhan_vat_trong_truyen_ngan_nguyen_cong_hoan_va_t...
Tailieu.vncty.com the gioi-nhan_vat_trong_truyen_ngan_nguyen_cong_hoan_va_t...
 

More from Phan Book

CHUYEN NGHE CUA THUY DOC THU.pdf
CHUYEN NGHE CUA THUY DOC THU.pdfCHUYEN NGHE CUA THUY DOC THU.pdf
CHUYEN NGHE CUA THUY DOC THU.pdf
Phan Book
 
TUNG BUOC CHAN NO HOA - Doc thu.pdf
TUNG BUOC CHAN NO HOA - Doc thu.pdfTUNG BUOC CHAN NO HOA - Doc thu.pdf
TUNG BUOC CHAN NO HOA - Doc thu.pdf
Phan Book
 
MOT LUOC SU VAN VAT.pdf
MOT LUOC SU VAN VAT.pdfMOT LUOC SU VAN VAT.pdf
MOT LUOC SU VAN VAT.pdf
Phan Book
 
VAM MINH CAM DUA.pdf
VAM MINH CAM DUA.pdfVAM MINH CAM DUA.pdf
VAM MINH CAM DUA.pdf
Phan Book
 
DA NANG NGAY THANG CU (DOC THU).pdf
DA NANG NGAY THANG CU (DOC THU).pdfDA NANG NGAY THANG CU (DOC THU).pdf
DA NANG NGAY THANG CU (DOC THU).pdf
Phan Book
 
GIO NOI LEN (DOC THU).pdf
GIO NOI LEN (DOC THU).pdfGIO NOI LEN (DOC THU).pdf
GIO NOI LEN (DOC THU).pdf
Phan Book
 
TRIEU QUA DUA LUOI (DOC THU).pdf
TRIEU QUA DUA LUOI (DOC THU).pdfTRIEU QUA DUA LUOI (DOC THU).pdf
TRIEU QUA DUA LUOI (DOC THU).pdf
Phan Book
 
AO XUA DU NHAU DOC THU.pdf
AO XUA DU NHAU DOC THU.pdfAO XUA DU NHAU DOC THU.pdf
AO XUA DU NHAU DOC THU.pdf
Phan Book
 
TAI SAO TA YEU DOC THU.pdf
TAI SAO TA YEU DOC THU.pdfTAI SAO TA YEU DOC THU.pdf
TAI SAO TA YEU DOC THU.pdf
Phan Book
 
Xom cau moi
Xom cau moiXom cau moi
Xom cau moi
Phan Book
 
Hoi ky ve gia dinh Nguyen Tuong
Hoi ky ve gia dinh Nguyen TuongHoi ky ve gia dinh Nguyen Tuong
Hoi ky ve gia dinh Nguyen Tuong
Phan Book
 
Chon suc khoe chon organic
Chon suc khoe chon organicChon suc khoe chon organic
Chon suc khoe chon organic
Phan Book
 
Nhung tuy but cuoi cung cua du tu le
Nhung tuy but cuoi cung cua du tu leNhung tuy but cuoi cung cua du tu le
Nhung tuy but cuoi cung cua du tu le
Phan Book
 
Bui giang tuyen tap luan de
Bui giang tuyen tap luan deBui giang tuyen tap luan de
Bui giang tuyen tap luan de
Phan Book
 
Bien su nuoc
Bien su nuocBien su nuoc
Bien su nuoc
Phan Book
 
Song lam viec lam viec chet
Song lam viec lam viec chetSong lam viec lam viec chet
Song lam viec lam viec chet
Phan Book
 
Thuong nho hoang lan
Thuong nho hoang lanThuong nho hoang lan
Thuong nho hoang lan
Phan Book
 
Lua
LuaLua
Nha dien
Nha dienNha dien
Nha dien
Phan Book
 
Binh dia trong lua
Binh dia trong luaBinh dia trong lua
Binh dia trong lua
Phan Book
 

More from Phan Book (20)

CHUYEN NGHE CUA THUY DOC THU.pdf
CHUYEN NGHE CUA THUY DOC THU.pdfCHUYEN NGHE CUA THUY DOC THU.pdf
CHUYEN NGHE CUA THUY DOC THU.pdf
 
TUNG BUOC CHAN NO HOA - Doc thu.pdf
TUNG BUOC CHAN NO HOA - Doc thu.pdfTUNG BUOC CHAN NO HOA - Doc thu.pdf
TUNG BUOC CHAN NO HOA - Doc thu.pdf
 
MOT LUOC SU VAN VAT.pdf
MOT LUOC SU VAN VAT.pdfMOT LUOC SU VAN VAT.pdf
MOT LUOC SU VAN VAT.pdf
 
VAM MINH CAM DUA.pdf
VAM MINH CAM DUA.pdfVAM MINH CAM DUA.pdf
VAM MINH CAM DUA.pdf
 
DA NANG NGAY THANG CU (DOC THU).pdf
DA NANG NGAY THANG CU (DOC THU).pdfDA NANG NGAY THANG CU (DOC THU).pdf
DA NANG NGAY THANG CU (DOC THU).pdf
 
GIO NOI LEN (DOC THU).pdf
GIO NOI LEN (DOC THU).pdfGIO NOI LEN (DOC THU).pdf
GIO NOI LEN (DOC THU).pdf
 
TRIEU QUA DUA LUOI (DOC THU).pdf
TRIEU QUA DUA LUOI (DOC THU).pdfTRIEU QUA DUA LUOI (DOC THU).pdf
TRIEU QUA DUA LUOI (DOC THU).pdf
 
AO XUA DU NHAU DOC THU.pdf
AO XUA DU NHAU DOC THU.pdfAO XUA DU NHAU DOC THU.pdf
AO XUA DU NHAU DOC THU.pdf
 
TAI SAO TA YEU DOC THU.pdf
TAI SAO TA YEU DOC THU.pdfTAI SAO TA YEU DOC THU.pdf
TAI SAO TA YEU DOC THU.pdf
 
Xom cau moi
Xom cau moiXom cau moi
Xom cau moi
 
Hoi ky ve gia dinh Nguyen Tuong
Hoi ky ve gia dinh Nguyen TuongHoi ky ve gia dinh Nguyen Tuong
Hoi ky ve gia dinh Nguyen Tuong
 
Chon suc khoe chon organic
Chon suc khoe chon organicChon suc khoe chon organic
Chon suc khoe chon organic
 
Nhung tuy but cuoi cung cua du tu le
Nhung tuy but cuoi cung cua du tu leNhung tuy but cuoi cung cua du tu le
Nhung tuy but cuoi cung cua du tu le
 
Bui giang tuyen tap luan de
Bui giang tuyen tap luan deBui giang tuyen tap luan de
Bui giang tuyen tap luan de
 
Bien su nuoc
Bien su nuocBien su nuoc
Bien su nuoc
 
Song lam viec lam viec chet
Song lam viec lam viec chetSong lam viec lam viec chet
Song lam viec lam viec chet
 
Thuong nho hoang lan
Thuong nho hoang lanThuong nho hoang lan
Thuong nho hoang lan
 
Lua
LuaLua
Lua
 
Nha dien
Nha dienNha dien
Nha dien
 
Binh dia trong lua
Binh dia trong luaBinh dia trong lua
Binh dia trong lua
 

Recently uploaded

30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
ngocnguyensp1
 
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdfGIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
LngHu10
 
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdfDS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
thanhluan21
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptxCÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CNGTRC3
 
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
chinhkt50
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
Điện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
phamthuhoai20102005
 

Recently uploaded (11)

30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
 
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdfGIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
 
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdfDS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
 
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptxCÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
 
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
 

BO SUU TAP CAT (DOC THU).pdf

  • 1.
  • 2. Tác phẩm: BỘ SƯU TẬP CÁT Nguyên tác: COLLEZIONE DI SABBIA Tác giả: Italo Calvino Bản Việt ngữ này được dịch từ bản tiếng Anh Collection of Sand - Essays, do Martin McLaughlin dịch, Mariner Books, 2013; tham khảo nguyên tác tiếng Ý: Collezione di sabia, Garzanti, 1984. Copyright © 2002, The Estate of Italo Calvino Published by the arrangement with The Estate of Italo Calvino c/o The Wylie Agency (UK) Ltd, VIETNAMESE Edition copyright © 2021 Phanbook All rights reserved. Xuất bản theo hợp đồng chuyển giao bản quyền với The Estate of Italo Calvino thông qua The Wylie Agency (UK) Ltd, Bản quyền tác phẩm đã được bảo hộ. Mọi hình thức sử dụng, sao chụp, in ấn dưới dạng sách in hoặc sách điện tử mà không có sự cho phép bằng văn bản của công ty Phanbook và tác giả đều là vi phạm pháp luật và vi phạm đến quyền sở hữu tác giả tác phẩm theo Luật Sở hữu trí tuệ và Công ước quốc tế Berne.
  • 3. (Bản Việt ngữ này được dịch từ bản tiếng Anh Collection of Sand - Essays, do Martin McLaughlin dịch, Mariner Books, 2013; tham khảo nguyên tác tiếng Ý: Collezione di sabia, Garzanti, 1984.)
  • 4. MỤC LỤC Lời giới thiệu của dịch giả 7 Trình bày của tác giả về tập sách 21 Ghi chú về văn bản 23 Ghi chú về hình ảnh 25 I. TRIỂN LÃM VÀ KHÁM PHÁ 27 Bộ sưu tập cát 28 Thế giới Mới mới như thế nào 37 Lữ khách trong tấm bản đồ 51 Bảo tàng những quái vật sáp 63 Di sản của rồng 74 Trước khi có bảng chữ cái 84 Những kỳ tích của báo chí phổ thông 95 Tiểu thuyết trong tranh 105 Những nút thắt biết nói 118 Nhà văn vẽ tranh 125
  • 5. II. NHỮNG TIA NHÌN 137 Tưởng niệm Roland Barthes 138 Bầy phù du trong pháo đài 147 Con heo và nhà khảo cổ học 152 Câu chuyện kể của Cột Trajan 165 Thành phố chữ viết: minh văn và graffiti 179 Tư duy thành phố: thước đo không gian 191 Sự cứu chuộc của đồ vật 200 Ánh sáng trong mắt 210 III. CHUYỆN KỂ HUYỄN TƯỞNG 221 Cuộc phiêu lưu của ba thợ đồng hồ và ba người máy 222 Địa lý học về thần tiên 231 Quần đảo của những địa danh tưởng tượng 240 Những con tem của tâm thái 248 Bách khoa toàn thư của một nhà huyễn tưởng 257 IV. HÌNH DẠNG CỦA THỜI GIAN 267 • NHẬT BẢN 269 Bà cụ mặc bộ kimono màu tím 269 Mặt trái của cái siêu phàm 281 Ngôi đền gỗ 292 Ngàn ngôi vườn 297
  • 6. Trăng đuổi theo trăng 304 Thanh gươm và chiếc lá 307 Trò chơi bắn bi cô độc 311 Dục tính và sự bất liên tục 316 Cây thứ chín mươi chín 319 • MEXICO 325 Hình dạng của cây 325 Thời gian và cành nhánh 331 Khu rừng và các vị thần 336 • IRAN 341 Mihrab 341 Ngọn lửa trong ngọn lửa 348 Điêu khắc tượng và dân du mục 358
  • 7. 7 Lời giới thiệu của dịch giả [bản Anh ngữ, 2013] Bộ sưu tập cát được xuất bản bằng tiếng Ý với nhan đề Collezione di sabbia vào tháng 10 năm 1984. Đây là tập sách hữu cơ cuối cùng của tác phẩm mới do Italo Calvino tập hợp trong đời mình (cuốn sách duy nhất xuất hiện sau đó và trước khi tác giả qua đời vào năm 1985 là tuyển tập cuối cùng, gồm những câu chuyện cosmicomic [vũ trụ kỳ thú] mà phần lớn đã xuất bản trước đó, chỉ thêm hai truyện mới). Bộ sưu tập cát là tập hợp phi hư cấu trọng yếu thứ hai mà tác giả đã xuất bản. Cuốn tiểu luận trước đó có tựa đề Una pietra sopra (Bước tiếp) đã xuất hiện vào năm 1980 gồm các bài viết về chính trị, xã hội và văn học. Calvino đã chọn nhan đề đầu tiên – Una pietra sopra, nghĩa đen là “đặt một viên đá lên”, nói cách khác là “việc đã xong” – bởi vào năm 1980, ông đã coi đây là một giai đoạn nhất định trong đời mình, giai đoạn của một trí thức cánh tả dấn thân giờ đây đã đi đến hồi kết vì cái thế giới quá
  • 8. 8 phức tạp không dễ thay đổi bằng một loại thái độ vốn đã giúp ông giữ vững trong thời trẻ và trưởng thành. Khát vọng ban đầu của ông là muốn viết văn bằng cách nào đó sẽ dẫn tới một xã hội mới đã bị chìm nghỉm vì rõ ràng giới trí thức có rất ít quyền lực để gây ảnh hưởng đến các biến cố trong những thập niên 1960 và 1970 (thập niên sau đó ở Ý được đặc trưng bằng những mức độ khủng bố chính trị chưa từng có, đỉnh điểm là việc Lữ đoàn Đỏ bắt và giết Thủ tướng Aldo Moro của Đảng Dân chủ Kitô giáo vào năm 1978 và vụ đánh bom nhà ga xe lửa Bologna của phe phát-xít mới vào năm 1980). Các nhà phê bình đã ghi nhận sự say mê của Calvino với hình ảnh khoáng chất được phản ánh ra sao trong những nhan đề tiếng Ý của hai tuyển tập tiểu luận trọng yếu này (đá, cát), và không còn nghi ngờ rằng hình ảnh những tảng đá cuối cùng biến thành cát, biểu trưng cho sự trôi qua chậm chạp của những kỷ nguyên địa chất, là một chủ đề vũ trụ hiển nhiên trong những tác phẩm khác của nhà văn. Tuy nhiên, những khác biệt giữa hai tập sách thậm chí còn đáng lưu ý hơn. Viên đá đơn nhất của nhan đề đầu tiên đã nhường chỗ cho những hạt cát trong nhan đề thứ hai, hình ảnh sau này phản ánh sự phân mảnh và bối rối của chính tác giả trước một thế giới đang thay đổi nhanh chóng hơn bao giờ hết. Trong Bộ sưu tập cát, nhà trí thức dấn thân của tập tiểu luận đầu tiên, người đã viết về xã hội và văn học, biến mất để thay vào đó là một người hoàn toàn tách rời khỏi bối cảnh văn học-chính trị-xã hội Ý: Giờ đây ông là một nhà bình luận các cuộc triển lãm, người quan sát các tác phẩm nghệ thuật và
  • 9. 9 sách nghệ thuật, đồng thời là người du lịch ở các quốc gia ngoài châu Âu (Nhật Bản, Mexico, Iran). Calvino ở đây tự nhận mình viết như người không chuyên (ông không phải là một nhà sử học nghệ thuật cũng không phải là một cây viết du ký từng trải), tuy nhiên, như ông đã nói trong lời giới thiệu về ấn bản đầu tiên của tuyển tập này, những gì thể hiện trong các tiểu luận này là sự hiếu kỳ bách khoa của ông và ham muốn quan sát tỉ mỉ để cố gắng hiểu cái mà ông gọi là “sự thật của thế giới”. Một thông điệp ngầm ở đây thì đó là người quan sát nghệ thuật và các quốc gia khác một cách kín đáo có lẽ và có thể cống hiến cũng bằng như người trí thức dấn thân đối với người đọc đang cố gắng hiểu những xã hội và những nền văn hóa. Cuốn sách được chia thành bốn phần chính. Đầu tiên, một phần mang tiêu đề “Triển lãm – Khám phá”, bao gồm mười bài đánh giá, hầu hết là các cuộc triển lãm mà Calvino đã xem ở Paris từ 1980-1984. Phần thứ hai, “Những tia nhìn”, bao gồm tám tác phẩm trong cùng thời kỳ, dành cho các khía cạnh của thị giác, từ một bài luận về cuốn sách về nhiếp ảnh của Roland Barthes, và một miêu tả điêu luyện về “Cột Trajan”, cho đến bài phê bình cuốn sách về lịch sử quang học và những ý tưởng về cách mà con mắt nhìn thấy. Phần III, “Những chuyện kể huyễn tưởng”, cũng từ đầu những năm 1980, chuyển sang thế giới tưởng tượng, gồm năm bài điểm sách, từ một chuyên khảo Scotland thế kỷ XVII về địa lý của thần tiên tới các tác phẩm của những nghệ sĩ huyễn tưởng thị giác đương đại đáng chú ý, chẳng hạn như Donald Evans và
  • 10. 10 Luigi Serafini. Phần thứ tư và cũng là phần cuối cùng, “Hình dạng của thời gian”, bao gồm 15 ký sự du lịch (chín dành cho Nhật Bản và ba dành cho Mexico và Iran), các bài về Nhật Bản và Mexico được viết vào năm 1976, còn các bài về Iran được viết vào năm 1975. Như tiêu đề phần cuối cùng gợi ý, đây không chỉ là tường thuật về những hành trình vượt qua không gian địa lý mà còn là những ức đoán với những câu hỏi lớn hơn về thời gian và lịch sử. Điều thống nhất trong số 30 bài tiểu luận theo chủ đề là sự say mê của Calvino với tất cả các khía cạnh của thế giới thị giác và của việc thấy: không chỉ những gì chúng ta thấy mà cả cách chúng ta nhìn và cách diễn giải những gì đã thấy. Về thể loại, hầu hết những miêu tả về các tác phẩm nghệ thuật và các địa điểm này là những ví dụ về thuật miêu tả hình ảnh (ekphrasis), những bức chân dung bằng lời về các tác phẩm nghệ thuật, nhưng cũng mau chóng trở nên rõ ràng đồng thời là một tập tiểu luận ekphrastic, cuốn sách này cũng là tác phẩm của Calvino – người tường thuật: nhiều bài phê bình về triển lãm hoặc tác phẩm nghệ thuật chuyển thành những tường thuật hấp dẫn (như trong các bài về Cột Trajan, trong Nữ thần Tự do dẫn dắt nhân dân của Delacroix, v.v.). Nếu một ekphrasis ban đầu là việc miêu tả một tác phẩm nghệ thuật nhằm cung cấp một sự ra ngoài đề tương phản với câu chuyện chính (ví dụ đầu tiên trong văn học phương Tây là miêu tả của Homer về tấm khiên của Achilles trong sử thi Iliad), thì Calvino cung cấp cho chúng ta ở đây một loạt những ekphrase, nhưng tất cả chúng đều lan tỏa vào trong sự
  • 11. 11 tường thuật, và nhiều miêu tả trong đó làm nổi bật năng lực của ông với tư cách là một nhà văn kể chuyện. Đây là những truyện thị giác cũng như những tiểu luận trực quan. Các thành phần của Bộ sưu tập cát có thể được coi là những mẫu mực về một “Calvino cuối đời” (ông qua đời vào tháng 9 năm 1985, chưa đầy một năm kể từ khi xuất bản cuốn sách này), nhưng tất cả chúng đều liên quan đến các chủ đề điển hình cho phong cách của Calvino tìm thấy ở các bộ phận khác nhau trong tác phẩm của ông. Sự say mê của Calvino đối với hình ảnh thể hiện rõ ràng trong mọi tác phẩm của ông: khi nói về sự hình thành của bộ ba tác phẩm Tổ tiên ta (bản tiếng Anh: Our Ancestors; tiếng Ý: I Nostri Antenati), ông cho rằng tất cả các câu chuyện của ông đều bắt đầu từ một hình ảnh thị giác trong đầu. Trong những bài tiểu luận này, hình ảnh được cung cấp cho trí tưởng tượng của ông thông qua một cuộc triển lãm, một cuốn sách hoặc một địa điểm, nhưng chúng cũng dẫn đến những tường thuật tao nhã và sâu sắc ở đây: Như ông nói trong một tiểu luận, “não bộ bắt đầu từ con mắt”. Chúng đặc biệt gợi nhớ đến những đoản văn tạo nên Palomar, tác phẩm hư cấu của Calvino năm 1983 (và phần lớn trong số chúng được viết cùng thời điểm), mỗi đoản văn trong đó – theo lời của Seamus Heaney – giống như một nguồn cảm hứng đơn nhất được nắm bắt ngay khi nó vừa trỗi lên và được chơi giỡn để khám phá tiềm năng tối đa của nó. Giống như Mr Palomar, ở đây tác giả cũng thể hiện mối quan tâm với sự hoang vu, hỗn độn và thảm họa sắp xảy ra. Không ngạc nhiên, nhiều bài tiểu luận cũng nói về sự viết,
  • 12. 12 về thời điểm chữ viết lần đầu tiên xuất hiện, về việc sử dụng các hệ thống ký hiệu học khác như nút thắt, về cách các nhà văn chuyển sang vẽ khi không hài lòng với chữ viết, là những ý tưởng được khám phá xuyên suốt tác phẩm của Calvino. Đây là những tiểu luận ôm choàng cả thế giới lẫn ngôn từ. Nhưng cũng như chủ đề về đá và cát tiềm ẩn trong tiêu đề và hiển nhiên trong nhiều tiểu luận, mối ưu tư của tác giả với thế giới tự nhiên, và đặc biệt nổi bật là cây cối. Cha của Calvino, Mario, một nhà nông học, đã sống ở Mexico và Cuba trong những năm đầu thế kỷ XX, ông làm tư vấn cho cư dân về nông nghiệp và trồng trọt: sự thực là ông đã ở Cuba khi Italo được sinh ra ở đó vào năm 1923. Cây cối và thực vật thường xuất hiện trong tiểu thuyết của Calvino: bài tụng ca tuyệt vời của tác giả về thế giới thực vật có thể thấy trong Nam tước trên cây, đặc biệt là chương 10, với miêu tả chính xác về lá và vỏ của những loại cây khác nhau tạo nên môi trường sống của nhân vật chính. Nhưng ở đây, trong thể loại phi hư cấu, chúng ta thấy cây cối ở khắp mọi nơi, thường đi kèm với những mô tả tỉ mỉ tương tự: chúng xuất hiện trong tiểu luận về Tân Thế giới, trong bài “Lữ khách trong tấm bản đồ” về số lượng cây cối chính xác trong những khu rừng Pháp, trong nỗ lực phân loại cây được thể hiện trên Cột Trajan, trong những mô tả trìu mến về cây phong và ngân hạnh (bạch quả) ở Nhật Bản, và ở cuối tập là mô tả chi tiết về Cây Tule khổng lồ ở Mexico. Chủ đề cây cối xum xuê này tương phản rõ ràng với hình ảnh khoáng chất của đá và cát bụi.
  • 13. 13 Bộ sưu tập cát tập hợp nhiều mô-típ cộng hưởng khắp đây đó trong tác phẩm của Calvino. Chi tiết về những vũ khí đổi phe trong tác phẩm Nữ thần Tự do dẫn dắt nhân dân của Delacroix là một chi tiết khiến nhà văn thích thú, vì ông đã lần đầu tiên trải nghiệm nó trong những ngày còn là đội viên du kích, đã đọc về nó trong tác phẩm của Ariosto mà ông yêu quý, và đã viết về nó trong cuốn tiểu thuyết đầu tay. Sự nhiệt tình của ông đối với thời kỳ Ánh sáng vốn đã xuất hiện qua hình thức tường thuật trong Nam tước trên cây, cũng hiện diện ở đây trong nhiều đề cập về thế kỷ XVIII và những thành tựu của nó. Tương tự như vậy, mặt trăng, một trong những hình ảnh yêu thích của ông, nổi lên ở đây thành nhiều mảnh, thường mang dư âm của Leopardi (đặc biệt là trong “Trăng đuổi trăng”). Nhưng Calvino không chỉ bị thu hút bởi thời đại của mình và quá khứ gần. Mối quan tâm của ông đối với nghệ thuật cổ điển và khảo cổ học trong các bài tiểu luận về Cột Trajan và cuộc khai quật tại Settefinestre đồng điệu với sự quay trở lại của tác giả với các tác phẩm kinh điển Hi Lạp - La Mã trong các tiểu luận nổi tiếng khác vào cuối những năm 1970 và đầu những năm 1980, đặc biệt là những tiểu luận trong cuốn Tại sao đọc tác phẩm kinh điển? Tuy nhiên, những tác phẩm hư cấu thường gợi lên bằng những tiểu luận này là Những thành phố vô hình và Palomar. Có một số đề cập đến Venice, những bàn luận về các thành phố lý tưởng và tưởng tượng và những phát biểu nghịch lý gợi nhớ đến việc viết lại các chuyến du hành của Marco Polo: như khi mô tả về các cung điện hoàng gia trơ trụi và không trang trí ở Nhật Bản
  • 14. 14 khiến tác giả cho rằng những cung điện này chỉ có thể tồn tại bởi vì có những ngôi nhà khác trong vùng quê “chật ních người và dụng cụ, đồ cũ và phế liệu, với mùi thức ăn chiên, mồ hôi, giấc ngủ, những ngôi nhà đầy tâm trạng tồi tệ, những người hối hả, nơi người ta bóc vỏ đậu, làm cá, những đôi tất bẩn thỉu, giặt khăn trải giường, đổ bô”. (Mặt trái của cái siêu phàm, 1976). Thật vậy, chuyến thăm Nhật Bản dường như là một chuyến đi cực kỳ phong phú về mặt sáng tạo vì một khoảnh khắc cụ thể đã truyền cảm hứng cho hai loại văn bản hoàn toàn khác nhau: miêu tả về những chiếc lá của cây ngân hạnh rơi trên mặt đất và hiện diện trong một trong những du ký ở đây (Mặt trái của cái siêu phàm), nhưng vài năm sau trong Nếu một đêm đông có người lữ khách, trường cảnh tương tự với những chiếc lá ngân hạnh rơi xuống lại xuất hiện khi mở đầu vi-tiểu thuyết nhục cảm kiểu Nhật Bản (Trên thảm lá sáng ánh trăng) trong tác phẩm năm 1979 đó (cũng lấy cảm hứng từ tiểu luận ngắn ở đây về các bản in tranh shunga [xuân họa] của Nhật Bản). Việc quan sát một chi tiết thiên nhiên có thể khơi dậy trí tưởng tượng của tác giả thành sự sáng tạo hư cấu hoặc phi hư cấu. Ba quốc gia tạo nên chủ đề cho phần cuối của cuốn sách này – Nhật Bản, Mexico, Iran – là ba quốc gia mà nhân vật “nam chính” cùng tên đã viếng thăm trong phần trung tâm của cuốn Palomar: một lần nữa, độc giả có thể so sánh sự miêu tả của khu vườn cát chùa Ryoanji (Long An Tự) ở đây với bản tương tứng của nó trong tác phẩm hư cấu này và đối chiếu hai cách khác nhau trong đó những tường thuật khai
  • 15. 15 triển. Tương tự như vậy, lối miêu tả về ngôi đền Aztec bị rừng mọc um tùm trong tập tiểu luận này được phản hồi trong các thuật ngữ tường thuật cả trong câu chuyện Mexico của Palomar và trong truyện nhan đề Dưới ánh mặt trời báo đốm (Under the Jaguar Sun). Niềm đam mê của Calvino đối với các nền văn hóa của ba quốc gia phi phương Tây này một phần được giải thích bởi thực tế là ông bị ám ảnh do quan niệm rằng văn học và văn hóa phải tránh những giới hạn, do đó mối quan tâm của ông trong những năm 1970 và 1980 đối với cả hai hệ thống tư tưởng ngoài Tây Âu, và trong mọi khía cạnh của thế giới thị giác. Tóm lại, đây là những tiểu luận về cái mà Palomar gọi là bề mặt vô cùng vô tận của sự vật. Một trong những khoái cảm lớn khi đọc tuyển tập này là thưởng thức phong cách không thể mô phỏng của Calvino với tư cách là cây viết tiểu luận. Ông luôn là người ủng hộ nhiệt tình lối văn phong ngắn gọn (brevitas), và ông thích bắt đầu các tiểu luận bằng một câu ngắn gọn, rõ ràng. Ở đây có một số ví dụ nổi bật về các câu mở đầu ngắn, một mệnh đề: “Có một người đi sưu tập cát”; “Thuộc tính đầu tiên của chúng là nhẹ nhàng”; “Khởi thủy là ngôn ngữ”. Tuy nhiên, trong những trường hợp khác, ngược lại, ông mở đầu bằng một câu dài, không vô cớ mà thường phản ánh chủ đề, chẳng hạn như câu đầu tiên mô tả [vòm cửa giả] Mihrab, hoặc một câu giới thiệu về ngôi đền Mexico bị rừng rậm che khuất: “Ở Palenque, những ngôi đền bậc thang cao vút nổi bật trên nền của khu rừng mọc lên phía trên đầy những tán cây rậm rạp thậm chí còn cao hơn cả những ngôi đền: những cây đa có
  • 16. 16 nhiều thân trông giống như rễ cây, những cây bơ với lá bóng láng, những dãy cây bò, cây treo và cây leo” (Khu rừng và các vị thần). Calvino cũng là một bậc thầy về câu kết: những ví dụ điển hình là những lời cuối của tiểu luận về Delacroix (“Sau một số thăng trầm khác, dưới thời Đệ tam Cộng hòa, tác phẩm được đưa vào Bảo tàng Louvre, kể từ đó đã đi vào sảnh đường vinh quang của thế giới”), hoặc bài về khảo cổ học (“Cái thuổng và cái bay của nhà khảo cổ học cố gắng tái tạo tính liên tục của lịch sử qua những khoảng thời gian dài trong bóng tối”). Ở những nơi khác ngoài câu mở đầu và kết, chúng ta thấy nhiều ví dụ về sự thông đạt trong phong cách văn xuôi của ông, chẳng hạn ông thích những nghịch lý (xem đoạn văn về “sự cô độc đông đúc” của pachinko Nhật Bản hoặc trò chơi bắn bi) và sự yêu thích của ông đối với những hình ảnh nhẹ nhàng, chẳng hạn như sự đúc kết của ông về dự án tem của Donald Evans, được mô tả là “một nghi thức kỷ niệm riêng, kỷ niệm những cuộc gặp gỡ tối thiểu, và thánh hóa những thứ độc nhất và không thể thay thế: cây húng quế, một con bướm, một quả ô liu”. Những hình ảnh nổi bật này gợi lên sự sùng bái tính nhẹ nhàng của tác giả, như được thể hiện trong bài giảng đầu tiên ở Harvard về chủ đề này, trong di cảo Sáu điểm ghi nhớ cho thiên niên kỷ tới. Các tiểu luận trong Bộ sưu tập cát có vẻ ngẫu nhiên và không đồng nhất nhưng chúng đều có chung mối quan tâm theo chủ đề về thị giác và chữ viết, đồng thời có nhiều mối liên hệ giữa các tiểu luận riêng lẻ. Mô-típ cát xuất hiện trong tiểu
  • 17. 17 luận đầu tiên lại nổi lên trong lớp bụi mà Cột Trajan đang tan rã, xuất hiện trở lại trong một trong những tiểu luận ở phần cuối về cát mặt trăng trong một khu vườn Thiền Nhật Bản, và xuất hiện lần cuối trong tiểu luận cuối về những tượng điêu khắc đá ở Persepolis và Naqsh-e Rustam ở Iran. Tương tự như vậy, các nền văn minh Nhật Bản và Aztec chủ đạo phần cuối của tập sách xuất hiện ngay từ tiểu luận thứ ba về “Lữ khách trong tấm bản đồ”. Một mô-típ bao quát cuối cùng là nhiếp ảnh, xuất hiện trong nhiều tiểu luận, từ những bức ảnh về tội ác trong bài luận trên báo chí phổ thông, tới những phản tư về nhiếp ảnh trong bài viết về Barthes cho tới việc miêu tả về những du khách Nhật Bản hài lòng với máy ảnh ở Mexico, ở một trong những tiểu luận cuối cuốn sách. Calvino là một cây viết tiểu luận và nhà bình luận sung mãn. Tác phẩm phi hư cấu của ông sánh ngang với với lượng tác phẩm hư cấu đồ sộ của ông, nhưng cho đến nay chỉ có bốn tuyển tập bằng tiếng Anh xuất bản: Cỗ máy văn học (The Literature Machine), xuất bản khi Calvino còn sống (1982), chứa một số lượng nhỏ các tiểu luận trong Una pietra sopra cùng với các tiểu luận khác từ nhiều nguồn khác nhau; các tác phẩm phi hư cấu khác bằng tiếng Anh là di cảo ba tuyển tập tiểu luận, Six Memos for the Next Millennium (Sáu điểm ghi nhớ cho thiên niên kỷ tới, 1988), Why Read the Classics? (Tại sao đọc tác phẩm kinh điển?, 1999), và tự truyện Hermit in Paris (Ẩn sĩ ở Paris, 2003). Bộ sưu tập cát là bản dịch đầu tiên sang tiếng Anh của một loạt các bài tiểu luận được chính tác giả tập hợp lại theo một thứ tự đặc trưng khi còn sống.
  • 18. 18 Đó là một cuốn sách đa dạng nhưng cũng thống nhất, như chúng ta thấy, và nó giống như một chuyến tham quan những cuộc triển lãm bằng ngôn từ, những tác phẩm nghệ thuật và những quốc gia theo chân một nhà bình luận nhiệt thành. Bộ sưu tập cát, đủ thích hợp là một cuốn sách dạng hạt, những bài riêng lẻ giống như những hạt cát trong một bộ sưu tập. Trên thực tế, Calvino đã chọn tiểu luận đầu tiên làm tiểu luận tiêu đề cho toàn bộ cuốn sách vì đối với ông nó là một bản tuyên ngôn. Giống như câu chuyện mở đầu trong Palomar (Đọc một làn sóng), cố tình đặt ở vị trí đầu cuốn sách vì các ý tưởng của nó vượt xa đối tượng được quan sát trong nỗ lực bao trùm vũ trụ. Quả thật, dịp để viết bài tiểu luận tiêu đề ở đây là một cuộc triển lãm hơi chóng mặt, một bộ sưu tập của những bộ sưu tập, nhưng điều khiến tác giả cuốn hút trong cuộc triển lãm đó là bộ sưu tập cát. Trong sở thích có phần lập dị này, Calvino nhìn thấy điều gì đó thâm trầm và có ý nghĩa hơn nhiều, nó ghi lại những gì còn lại của thế giới sau sự xói mòn kéo dài hàng bao kỷ nguyên, điều gì đó “vừa là thực chất tối hậu của thế giới vừa là sự phủ định vẻ ngoài phồn hoa và đa dạng của thế giới”. Tuy nhiên, ngoài chiều kích vũ trụ này, ông nhìn thấy trong bộ sưu tập cát một điều gì đó riêng tư hơn, một ẩn dụ cho tác phẩm của nhà văn, khi tự hỏi mình “điều gì được thể hiện trong cát của những dòng chữ mà tôi đã xâu chuỗi lại trong suốt cuộc đời mình, thứ cát đó đối với tôi giờ đây dường
  • 19. 19 như ở rất xa những bãi biển và sa mạc của đời sống”. Tiểu luận cuối về các tác phẩm điêu khắc trên đá của các vị vua Achaemenid và Sassanid ở Iran được cố tình đặt ở vị trí kết thúc, vì nó ức đoán về cách thoát khỏi thời gian và phát triển một sự tương phản thâm trầm giữa tính trường tồn của những bức phù điêu đế quốc đó với những cuộc lang thang theo mùa của dân du mục cư trú ở những vùng đó. Không phải ngẫu nhiên mà một trong những từ xuất hiện thường xuyên nhất trong các tiểu luận này, cát bụi, lại xuất hiện trong tiểu luận cuối cùng này để đánh dấu sự tương phản giữa những nhà cai trị bất tử trong đá và những người du mục: “Trong nhiều thế kỷ, những người du mục đã băng qua những địa hình khô cằn này giữa vịnh Ba Tư và biển Caspi mà không để lại bất kỳ dấu vết nào ngoài dấu chân của họ trong cát bụi”. Vấn đề đối với những nhà cai trị hùng mạnh, cho dù họ là Trajan, Darius hay Shapur I, thì những tượng đài ngạo nghễ của họ rồi sẽ trở thành cát bụi. Ý thức của nhà văn về cách xây dựng và kết thúc một tuyển tập hiện ra rõ ràng ở đây, cũng như trong các tác phẩm hư cấu của ông. Đọc Tuyển tập cát, độc giả tiếng Anh sẽ khám phá ra rằng tiểu luận gia Calvino cũng hấp dẫn và thỏa mãn như tiểu thuyết gia Calvino. Martin McLaughlin 2013
  • 20.
  • 21. 21 Trình bày của tác giả về tập sách1 Từ Paris, Italo Calvino theo định kỳ gửi một bài viết về một cuộc triển lãm mới lạ tới tờ báo mà ông cộng tác [La Repubblica]. Điều này cho phép ông kể một câu chuyện thông qua một loạt sự vật: bản đồ hoặc quả địa cầu cổ, mô hình người bằng sáp, bảng đất sét có chữ hình nêm, báo chí phổ thông, dấu vết của các nền văn hóa bộ lạc, v.v… Một số đặc điểm về diện mạo tác giả xuất hiện trong những bài viết “không thường xuyên” này: có sự hiếu kỳ mang tính tạp thực bách khoa và muốn kín đáo tách mình ra khỏi bất kỳ hình thức chuyên môn nào; tôn trọng báo chí như một cách cung cấp thông tin khách quan và niềm vui khi đưa ra ý kiến​​​​ riêng của mình vào những quan sát bên lề hoặc giấu chúng 1. Ghi chú ẩn danh này do Calvino viết cho bìa 4 trong ấn bản đầu tiên của Collezione di sabbia (Milan: Garzanti, 1984).
  • 22. 22 giữa những dòng chữ; một sự tỉ mỉ đầy ám ảnh và sự chiêm nghiệm vô tư khi liên quan đến sự thật của thế giới. Cùng với mười trong số những tường thuật về việc đi dạo qua các phòng trưng bày ở Paris, Bộ sưu tập cát bao gồm các tiểu luận khác về “những thứ được quan sát”, hoặc các tiểu luận cho dù chúng bắt đầu từ việc đọc một cuốn sách, đều có chủ đề là sự nhìn thấy hoặc chính hành vi nhìn thấy (gồm cả những gì mà trí tưởng tượng nhìn thấy). Tập sách được làm tròn bởi ba phần chứa đựng những phản tư được viết trong chuyến du hành của ông tới các nền văn minh khác: Iran, Mexico, Nhật Bản. Những bài viết này bắt đầu từ “những thứ được quan sát” và mở ra để cung cấp những cái nhìn thoáng qua về các chiều khác của tâm trí.
  • 23. 23 Ghi chú về văn bản Các tiểu luận trong phần I, II và III đều đã được xuất bản trên tờ La Repubblica từ năm 1980 đến 1984, ngoại trừ những bài sau: “Bộ sưu tập cát” (Corriere della Sera, 25 tháng 6 năm 1974); “Thế giới Mới mới như thế nào” (một bình luận bằng giọng nói được đài RAI-TV phát sóng, tháng 12 năm 1976); “Bách khoa thư của một nhà huyễn tưởng” (FMR, tập I, tháng 3 năm 1982). Phần thứ tư, “Hình dạng của Thời gian”, bao gồm các bài viết về Nhật Bản và Mexico, từ năm 1976, được xuất bản một phần trên Corriere della Sera và một phần chưa được xuất bản, và những đoạn văn về Iran chưa từng được xuất bản trước đây, từ những ghi chú thực hiện trong chuyến hành trình đến đó vào năm 1975.
  • 24.
  • 25. 25 Ghi chú về hình ảnh [Bản dịch tiếng Việt] Trong phiên bản tiếng Việt mà quý độc giả đang cầm trên tay, dịch giả Hà Vũ Trọng đã sưu tầm và bổ sung những hình ảnh minh họa ứng với nội dung từng bài viết. Phần hình ảnh minh họa nói trên không có trong nguyên tác tiếng Ý Collezione di sabia [Italo Calvino, Garzanti, 1984] và bản dịch Collection of Sand [Martin McLaughlin dịch, Mariner Books, 2013]. Hình ảnh được sưu tầm từ các nguồn trên mạng. Việc làm này giúp bạn đọc bản dịch tiếng Việt dễ hình dung và có thể đi sâu hơn vào những vấn đề tác giả thể hiện qua các tiểu luận trong tác phẩm độc đáo này. PHANBOOK
  • 26.
  • 29. BỘ SƯU TẬP CÁT 29 C ó một người đi sưu tập cát. Người này đi khắp thế giới và mỗi khi đến một bãi biển, bờ sông hoặc bờ hồ, sa mạc hoặc đất hoang, đều thu thập một nắm cát rồi mang theo. Khi trở về nhà, hàng ngàn chai lọ nhỏ đang chờ đợi, xếp thành hàng dài trên những chiếc kệ: bên trong những chai lọ là cát xám mịn của hồ Balaton, những hạt trắng tinh rực rỡ từ vịnh Xiêm La, cát đỏ trầm tích của sông Gambia chảy qua Senegal, tất cả trưng bày vô số những sắc thái tuy không dị biệt lớn nhưng lại phơi mở sự đồng nhất giống như bề mặt của mặt trăng, bất chấp sự khác nhau về độ hạt và độ đặc, từ cát đen và trắng của biển Caspi dường như vẫn còn ngâm trong nước mặn, đến những hạt sỏi li ti từ bờ biển ​​ Maratea vốn cũng có màu đen và trắng, cho đến bột trắng mịn lốm đốm vỏ sò tím từ vịnh Turtle, gần Malindi ở Kenya. Trong một cuộc triển lãm ở Paris gần đây về những bộ sưu tập kỳ quặc – gồm những bộ sưu tập chuông lục lạc,