SlideShare a Scribd company logo
1 of 71
Download to read offline
1
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
________*****________
BÁO CÁO
TỰ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ CHUẨN BỊ SẴN SÀNG
THỰC HIỆN REDD+ Ở VIỆT NAM
Hà Nội, tháng 7/2016
2
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
AD Số liệu hoạt động
Bộ NN&PTNT Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Bộ TN&MT Bộ Tài nguyên và Môi trường
Bộ KH&CN Bộ Khoa học và Công nghệ
Bộ KH&ĐT Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Bộ TC Bộ Tài chính
BDS Hệ thống chia sẻ lợi ích
BĐKH Biến đổi khí hậu
CIFOR Trung tâm nghiên cứu Lâm nghiệp quốc tế
COP Hội nghị các bên tham gia Công ước khung của Liên hiệp
quốc về biến đổi khí hậu
CERDA Trung tâm nghiên cứu và phát triển vùng cao
CSDM Trung tâm vì sự phát triển bền vững miền núi
CSO Tổ chức chính trị xã hội
Dự án FCPF Dự án Hỗ trợ chuẩn bị sẵn sàng thực hiện REDD+ ở Việt Nam
EF/RF Hệ số phát thải/hấp thụ
ER Giảm phát thải
ER-P Chương trình Giảm phát thải
ERPA Thỏa thuận chi trả giảm phát thải
ER-PD Văn kiện Chương trình Giảm phát thải
ER-PIN Ý tưởng đề xuất Chương trình Giảm phát thải
ESMF Khung quản lý môi trường và xã hội
FAO Tổ chức Nông lương Thế giới
FCPF Qũy đối tác các bon trong lâm nghiệp
FLEGT Thực thi lâm luật, quản trị và thương mại lâm sản
FORMIS Hệ thống thông tin quản lý ngành Lâm nghiệp
FPIC Đồng thuận dựa trên nguyên tắc tự nguyện, được thông báo
3
trước và cung cấp thông tin đầy đủ
FREL/FRL Mức phát thải tham chiếu rừng/ Mức tham chiếu rừng
FSC Hội đồng quản trị rừng quốc tế
GHG Khí nhà kính
GIZ Tổ chức Hợp tác phát triển Đức
IPCC Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu
JICA Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản
KfW Ngân hàng Tái thiết Đức
LULUCF Sử dụng đất, thay đổi sử dụng đất và lâm nghiệp
MB Ban quản lý
MBFP Ban quản lý các dự án Lâm nghiệp
MRV Hệ thống đo đạc, báo cáo và thẩm định
NCB Lợi ích phi các bon
NFI Điều tra rừng toàn quốc
NFIMAP Chương trình Điều tra, theo dõi và đánh giá tài nguyên rừng
toàn quốc
NFIS Dự án tổng điều tra, kiểm kê rừng
NFMS Hệ thống theo dõi rừng quốc gia
NRAP Chương trình hành động quốc gia về REDD+
NRF Qũy REDD+ quốc gia
PPMU Ban quản lý dự án tỉnh
PRAP Kế hoạch hành động REDD+ cấp tỉnh
REDD+ Giảm phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực hạn chế mất
rừng, suy thoái rừng, quản lý rừng bền vững, bảo tồn và nâng
cao trữ lượng các bon rừng.
RECOFTC Trung tâm vì con người và rừng
R-PP Đề xuất chuẩn bị sẵn sàng thực hiện REDD+
SNV Tổ chức Phát triển Hà Lan
4
SESA Đánh giá môi trường và xã hội chiến lược
SFM Quản lý rừng bền vững
SIS Hệ thống thông tin đảm bảo an toàn
SRD Trung tâm phát triển nông thôn bền vững
TCLN Tổng cục Lâm nghiệp
TWG Tiểu nhóm kỹ thuật
UNFCCC Công ước khung của Liên hiệp quốc về biến đổi khí hậu
UBND Uỷ ban Nhân dân
VRO Văn phòng REDD+ Việt Nam
WB Ngân hàng Thế giới
5
DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BẢNG BIỂU
Bảng 1: Số lượng dự án, tổng số vốn cam kết và giải ngân, giai đoạn 2009-2014
.............................................................................................................................16
Bảng 2: Vốn cam kết và giải ngân từ các nhà tài trợ chính phủ,........................17
Bảng 3: Kinh phí và nguồn kinh phí hoạt động REDD+ cho các tổ chức trên...21
Bảng 4: Kinh phí cho các hoạt động tham vấn và huy động sự tham gia...........30
Bảng 5: Số lượng tập huấn, nâng cao nhận thức, tham vấn tại các cấp..............35
Bảng 6: Số lượng và hình thức truyền thông tại các cấp ....................................36
Bảng 7: Kinh phí thực hiện .................................................................................48
Bảng 8: Phân loại rừng và sử dụng đất ...............................................................57
Bảng 9: Quá trình cải tiến và hoàn thiện các bản đồ hiện trạng rừng của
NFIMAP (kế thừa từ Hùng và cs 2015)..............................................................60
Bảng 10: Thời gian và địa điểm tham vấn ..........................................................77
Bảng 11: Số lượng người tham gia các cuộc tham vấn ......................................79
Bảng 12: Tổng số đại biểu tham gia các hội thảo...............................................79
Bảng 13: Mức độ đánh giá theo các nhóm đối tượng.........................................96
Bảng 14: Tổng hợp kết quả tham vấn .................................................................99
Bảng 15: Các hoạt động hoàn thiện chuẩn bị sẵn sàng REDD+ ở Việt Nam...129
Hình 1: Các chu kỳ của NFIMAP.......................................................................59
Hình 2: Phương pháp tiếp cận để ước tính phát thải...........................................67
Hình 3: Địa điểm tổ chức tham vấn ....................................................................78
Hình 4: Tỷ lệ thành phần các bên tham gia các hội thảo....................................80
Hình 5: Tỷ lệ giới trong các hội thảo tham vấn ..................................................80
Hình 6: Qúa trình tham vấn với các bên liên quan .............................................81
Hình 7: Tỷ lệ phân loại tiêu chí tại Hội thảo tham vấn Bắc Kạn........................84
Hình 8: Tỷ lệ phân loại tiêu chí tại Hội thảo tham vấn Lâm Đồng ....................86
Hình 9: Tỷ lệ phân loại tiêu chí tại Hội thảo tham vấn Cà Mau.........................87
Hình 10: Tỷ lệ phân loại tiêu chí tại Hội thảo tham vấn Quảng Bình ................88
Hình 11: Tỷ lệ phân loại tiêu chí Hội thảo tham vấn Hải Phòng........................90
Hình 12: Tỷ lệ phân loại tiêu chí tại Hội thảo tham vấn Hà Nội........................92
6
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.............................................................................................. 2
LỜI NÓI ĐẦU................................................................................................................................ 8
TÓM TẮT BÁO CÁO................................................................................................................ 9
I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TÁC CHUẨN BỊ SẴN SÀNG THỰC
HIỆN REDD+ Ở VIỆT NAM............................................................................................... 13
1. Công tác chuẩn bị sẵn sàng thực hiện REDD+ ở Việt Nam..................13
1.1. Qúa trình chuẩn bị sẵn sàng và thử nghiệm thực hiện REDD+............13
1.2. Hỗ trợ quốc tế............................................................................................15
1.3. Những thành quả chính ...........................................................................17
2. Tầm nhìn chiến lược thực hiện các hoạt động REDD+ ở Việt Nam ....18
II. TÓM TẮT QUÁ TRÌNH CHUẨN BỊ SẴN SÀNG THỰC HIỆN
REDD+ Ở VIỆT NAM............................................................................................................. 19
1. Hợpphần1:TổchứcvàthamvấnchuẩnbịsẵnsàngthựchiệnREDD+..........19
1.1. Tiểu hợp phần 1a: Cơ chế quản lý REDD+ quốc gia ..............................19
1.2. Tiểu hợp phần 1b: Tham vấn, tham gia và mở rộng................................29
2. Hợp phần 2: Chuẩn bị chiến lược REDD+.............................................37
2.1. Tiểu hợp phần 2a: Đánh giá sử dụng đất, nguyên nhân thay đổi sử dụng
đất, luật Lâm nghiệp, chính sách và quản trị rừng..........................................37
2.2. Tiểu hợp phần 2b: Phương án chiến lược REDD+ .................................43
2.3. Tiểu hợp phần 2c: Khung thực thi REDD+ .............................................46
2.4. Tiểu hợp phần 2d : Tác động xã hội và môi trường.................................52
3. Hợp phần 3: Mức phát thải tham chiếu..................................................55
3.1. Cơ sở chung của hợp phần...................................................................55
3.2. Tiêu chí đánh giá........................................................................................56
4. Hợp phần 4: Hệ thống theo dõi rừng và an toàn ...................................63
4.1. Tiểu hợp phần 4a: Hệ thống theo dõi rừng quốc gia..............................63
4.2. Tiểu hợp phần 4b: Hệ thống thông tin đa lợi ích, những tác động ........73
khác, quản trị và các biện pháp đảm bảo an toàn............................................73
7
III. BÁO CÁO QUÁ TRÌNH TỰ ĐÁNH GIÁ CÓ SỰ THAM GIA CỦA
CÁC BÊN LIÊN QUAN.......................................................................................................... 76
1. Chuẩn bị đánh giá............................................................................................................... 76
1.1. Tổ đánh giá, thúc đẩy viên, nhà tài trợ.....................................................76
1.2. Quá trình, lịch trình tham vấn và phân bổ ngân sách.............................77
1.3. Đối tượng tham gia tham vấn....................................................................79
2. Tiến hành đánh giá ...................................................................................81
2.1. Chuẩn bị tổ chức hội thảo .......................................................................81
2.2. Thúc đẩy quá trình đánh giá ...................................................................81
3. Truyền thông và mở rộng kết quả đánh giá...........................................82
3.1. Tổng hợp kết quả.......................................................................................82
3.2. Kết quả phân loại mức độ đạt được .........................................................94
IV. KẾT QUẢ QUÁ TRÌNH TỰ ĐÁNH GIÁ CÓ SỰ THAM GIA CỦA
CÁC BÊN LIÊN QUAN .................................................................................101
V. CÁC HOẠT ĐỘNG CẦN THIẾT ĐỂ HOÀN THIỆN CÔNG TÁC
CHUẨN BỊ SẴN SÀNG THỰC HIỆN REDD+ Ở VIỆT NAM ....................... 127
VI. KẾT LUẬN..............................................................................................131
VII. TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................133
8
LỜI NÓI ĐẦU
Báo cáo Đánh giá mức độ chuẩn bị sẵn sàng thực hiện REDD+ ở Việt Nam là
kết quả của quá trình tự đánh giá của các bên liên quan theo “Khung hướng dẫn
đánh giá mức độ chuẩn bị sẵn sàng” của Quỹ đối tác các bon trong Lâm nghiệp
(FCPF) ban hành tháng 6 năm 2013.
Quá trình tự đánh giá được thực hiện từ tháng 8 năm 2015 đến tháng 6 năm
2016 thông qua hàng loạt các đợt tham vấn từ cấp cộng đồng đến cấp tỉnh, cấp
vùng và cấp quốc gia. Do đó, báo cáo này là sản phẩm của sự tham gia tích cực,
hiệu quả của các tổ chức, cơ quan nhà nước cấp trung ương và địa phương, các
thành viên mạng lưới REDD+ quốc gia, các chương trình, dự án về REDD+, các
ban quản lý rừng và doanh nghiệp lâm nghiệp, các tổ chức chính trị, xã hội trong
nước, các cộng đồng người dân địa phương, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu
số sống trong và gần rừng, các tổ chức phi chính phủ quốc tế, các nhà tài trợ, các
tổ chức quốc tế và các bên liên quan khác.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Bộ NN&PTNT) đánh giá cao sự nỗ
lực của Dự án “Hỗ trợ chuẩn bị sẵn sàng thực hiện REDD+ ở Việt Nam” (Dự án
FCPF) đã hỗ trợ nguồn lực và kỹ thuật cho suốt quá trình đánh giá. Cảm ơn và
đánh giá cao sự nỗ lực của Văn phòng REDD+ Việt Nam, Tổng cục Lâm nghiệp
(TCLN), Chương trình UN-REDD Việt Nam giai đoạn II, Sở Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn các tỉnh Bắc Kạn, Quảng Bình, Lâm Đồng, Cà Mau và các
chuyên gia trong nước và quốc tế đã phối hợp chặt chẽ tổ chức thực hiện quá
trình đánh giá để hoàn thành báo cáo này.
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN.
9
TÓM TẮT BÁO CÁO
Báo cáo “Tự đánh giá mức độ chuẩn bị sẵn sàng thực hiện REDD+ ở Việt nam”
là kết quả quá trình đánh giá của các bên liên quan theo “Khung hướng dẫn đánh
giá mức độ chuẩn bị sẵn sàng” (tháng 6/2013) của Qũy đối tác các bon trong
Lâm nghiệp. Báo cáo làm rõ tầm nhìn chiến lược, cơ chế vận hành, các thành
quả chính, các mặt còn hạn chế và các hoạt động cần thực hiện trong thời gian
tới để sớm chuyển sang giai đoạn thử nghiệm và chi trả theo kết quả.
Quá trình tự đánh giá
Thu thập và phân tích thông tin: Từ tháng 7/2015 đến tháng 6/2016, các chuyên
gia tư vấn thu thập, tổng hợp và phân tích thông tin từ các dự án, Chương trình,
tổ chức tham gia thực hiện REDD+.
Quá trình tham vấn:
- Hội thảo khởi động tại Hà Nội ngày 7/10/2015 với các chuyên gia từ mạng
lưới REDD+ và các tiểu nhóm công tác kỹ thuật.
- Ba Hội thảo tham vấn với cộng đồng và người dân tại xã Mỹ Phương, huyện
Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn (31/12/2015); xã Lộc Phú, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng
(12/1/2016) và BQLRPH Nhưng Miên, huyện Nhưng Miên, Cà Mau
(31/3/2016).
- Hội thảo tham vấn với cán bộ sáu tỉnh vùng Bắc Trung Bộ tại Quảng Bình
ngày 17/3/2016).
- Hội thảo tham vấn với thành viên mạng lưới REDD+ quốc gia, các nhóm công
tác tại Hải Phòng ngày 28/4/2016.
- Hội thảo tham vấn với các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý dự án
để tổng hợp, phân tích kết quả tham vấn tại Hà Nội ngày 2/6/2016.
- Hội thảo quốc gia với các bộ, ban ngành của chính phủ, các địa phương, các
nhà tài trợ, các tổ chức phi chính phủ tại Hà Nội ngày 30/6/2016.
10
Kết quả đánh giá:
Bảng chú giải cho việc đánh giá tóm tắt: Đối với Hợp phần 1 và 2, các tiểu hợp
phần có kết quả theo tỉ lệ 50:50 cho vàng:màu xanh lá cây. Trong các trường
hợp này sẽ sử dụng màu thấp hơn (màu vàng) để hiển thị tiến độ tổng thể. Ví dụ
Hợp phần 1 này bao gồm sáu tiêu chí, trong đó ba tiêu chí được đánh giá màu
xanh lá cây và ba tiêu chí còn lại được đánh giá vàng, tuy nhiên màu vàng sẽ
được sử dụng để đánh giá tổng thể tiến độ thực hiện.
Những thành quả chính trong việc chuẩn bị sẵn sàng thực hiện REDD+ ở
Việt Nam:
(1) Phê duyệt Kế hoạch hành động REDD+ quốc gia (NRAP) – là một trong
những nước đầu tiên phê duyệt NRAP;
Phân loại
màu
Vàng
Vàng
Vàng
Vàng
Vàng
Vàng
Vàng
Vàng
Xanh
Vàng
Vàng
Vàng
Tiểu hợp phần 4a: Hệ thống theo dõi rừng quốc gia
Tiểu hợp phần 4b: Hệ thống thông tin về đa lợi ích, các tác động khác,
quản trị và các biện pháp đảm bảo an toàn
Tiêu chí
Hợp phần 3: Mức phát thải tham chiếu
Hợp phần 4: Hệ thống theo dõi rừng và hệ thống theo dõi đảm bảo an toàn
Tiểu hợp phần 1a: Cơ chế quản lý REDD+ quốc gia
Tiểu hợp phần 1b: Tham vấn có sự tham gia và tiếp cận
Tiểu hợp phần 2a: Đánh giá tình hình sử dụng đất, các nguyên nhân chuyển đổi
mục đích sử dụng đát, đánh giá luật lâm nghiệp, chính sách và quản trị rừng
Tiểu hợp phần 2b: Các phương án chiến lược REDD+
Tiểu hợp phần 2c: Khung thực hiện
Tiểu hợp phần 2d: Các tác động môi trường và xã hội
Hợp phần 2: Chuẩn bị chiến lược REDD+
Hợp phần 1: Tổ chức và tham vấn chuẩn bị sẵn sàng
11
(2) Phê duyệt 10 Kế hoạch hành động REDD+ cấp tỉnh;
(3) Trình đường phát thải tham chiếu quốc gia lên UNFCCC vào tháng 1/2016;
(4) Thành lập hệ thống giám sát rừng quốc gia;
(5) Ban hành Quyết định về thí điểm cơ chế chia sẻ lợi ích REDD+;
(6) Phê duyệt đề án thành lập Qũy REDD+;
(7) Dự thảo hướng dẫn FPIC;
(8) Dự thảo cơ chế phản hồi và khiếu kiện trong REDD+;
(9) Thiết lập hệ thống tổ chức quản lý REDD+;
(10) Đào tạo, nâng cao năng lực cho các bên liên quan; và
(11) Phát triển hệ thống thông tin tuyên truyền REDD+.
Các khoảng trống:
Các khoảng trống giữa yêu cầu đặt ra với REDD+ và hiện trạng phát triển của
Việt Nam:
1) Cơ chế phối hợp đa ngành và liên ngành trong thực thi REDD+ ở các cấp cần
được cải thiện;
2) Chương trình hành động REDD+ quốc gia được phê duyệt chưa đáp ứng các
yêu cầu đề ra. NRAP đang trong quá trình được sửa đổi;
3) Đánh giá tác động môi trường xã hội chiến lược và Khung quản lý môi
trường và xã hội chiến lược đang được xây dựng;
4) Hệ thống an toàn REDD+ đang được xây dựng; và
5) Hệ thống thông tin REDD+ chưa hoàn thiện.
Đề xuất chương trình hành động chuẩn bị sẵn sàng thực hiện REDD+:
1) Hoàn thiện các khung pháp lý liên quan đến REDD+ như quyền sử dụng đất,
sử dụng tài nguyên rừng, quyền hưởng lợi từ rừng, quyền các bon ..
2) Xây dựng cơ chế phối hợp giữa ngành Lâm nghiệp với Nông nghiệp, giữa
Nông nghiệp với Tài nguyên và Môi trường, giữa Lâm nghiệp với Phát triển cơ
sở hạ tầng, Thủy điện trong quá trình thực thi REDD+;
3) Kế hoạch hành động REDD+ các cấp cần được lồng ghép với kế hoạch bảo
vệ và phát triển rừng, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội;
4) Qũy REDD+ trung ương cần được thành lập trực thuộc Qũy bảo vệ và phát
triển rừng;
5) Các khung pháp lý liên quan đến khía cạnh kỹ thuật của REDD+ như các quy
trình khai thác tác động thấp, theo dõi các bon rừng, quy trình quản lý rừng bền
12
vững, cấp chứng chỉ rừng, cải thiện kế hoạch sử dụng đất và tập trung vào rừng
trồng chu kỳ dài…phải được xây dựng và thể chế hóa;
6) Cơ chế khiếu kiện và phản hồi thông tin trong REDD+ cần được thể chế hóa;
7) Hướng dẫn FPIC cần được thể chế hóa;
8) Cơ chế chia sẻ lợi ích trong REDD+ cần phải được Chính phủ phê duyệt;
9) Cần xây dựng và thực thi một chương trình đào tạo và nâng cao năng lực về
REDD+ cho cộng đồng, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số, các nhóm yếu thế;
10) Chiến lược truyền thông REDD+ cần phải được phê duyệt và đưa vào hoạt
động;
11) Điều chỉnh Chương trình hành động REDD+ quốc gia, trong đó làm rõ kế
hoạch hành động giai đoạn 2016 – 2020 và cải thiện hướng dẫn về chiến lược và
thực thi;
12) Xây dựng và thông qua SESA và ESMF;
13) Xây dựng và đưa vào vận hành cổng thông tin REDD+ quốc gia;
14) Phê chuẩn đường tham chiếu quốc gia và đường tham chiếu vùng Bắc
Trung Bộ;
15) Xây dựng và vận hành hệ thống MRV các cấp;
16) Hỗ trợ tăng cường thực thi FLEGT/VPA và kiểm soát khai thác gỗ trái phép
với Lào và Campuchia; và
17) Xây dựng và đưa vào vận hành Hệ thống thông tin về đảm bảo an toàn
(SIS).
Nguồn lực để thực hiện các hoạt động này dựa vào dự án của Qũy chuẩn bị sẵn
sàng thực hiện REDD+, Chương trình UN-REDD Việt Nam giai đoạn II, sự hỗ
trợ quốc tế, đặc biệt là JICA, GIZ.
13
I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TÁC CHUẨN BỊ SẴN SÀNG
THỰC HIỆN REDD+ Ở VIỆT NAM
1. Công tác chuẩn bị sẵn sàng thực hiện REDD+ ở Việt Nam
1.1. Qúa trình chuẩn bị sẵn sàng và thử nghiệm thực hiện REDD+
Báo cáo tự đánh giá này được thực hiện để phù hợp với yêu cầu quốc tế và đáp ứng
ý tưởng phát triển một khuôn khổ chung để đánh giá các bước tiến của một nước
trong việc thực hiện các hoạt động sẵn sàng REDD+ trọng tâm. Việc tự đánh giá
các bước tiến REDD+ (hay R-Assessment) là một cột mốc quan trọng trong tiến
trình sẵn sàng REDD+, hướng tới một Hiệp định chi trả giảm phát thải với Quỹ
Carbon, dự kiến sẽ đàm phán trong năm 2017.
Giai đoạn 2007 - 2011:
Các hoạt động REDD+ ở Việt Nam được triển khai sau COP13 tại Bali Indonesia.
Tháng 2/2008, Việt Nam đã gửi thư quan tâm đề xuất phương pháp, tiến trình thực
hiện REDD+ đồng thời tiến hành xây dựng Chương trình UN-REDD Việt Nam
giai đoạn I1
(ref.: UN-REDD phase I).
Cuộc họp Ban chỉ đạo FCPF chọn Việt Nam là thành viên tham gia FCPF2
. Việt
Nam đac nộp Ý tưởng đề xuất Chương trình sẵn sàng thực hiện REDD+ (R-PIN)
vào năm 2008.
Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt Khung Chương trình hành động thích ứng với
BĐKH3
vào năm 2008. Năm 2009, Bộ NN&PTNT thành lập Mạng lưới REDD+
quốc gia và sáu tiểu nhóm kỹ thuật4
. Năm 2010, Chính phủ ban hành Nghị định
995
về chi trả dịch vụ môi trường rừng, trong đó có đề cập đến dịch vụ hấp thụ
và lưu trữ các bon rừng. Năm 2011, Thủ tướng Chính phủ thành lập Ban chỉ đạo
quốc gia về REDD+6
do Bộ trưởng Bộ NN&PTNT làm trưởng ban và thành lập
Văn phòng REDD+ (VRO) quốc gia ngày 19/1/2011 trực thuộc TCLN.
1
Chương trình UN-REDD Việt Nam giai đoạn I có kinh phí 4,38 triệu USD, thực hiện từ Tháng 11/2009 đến
Tháng 4/2012.
2
Cuộc họp Ban chỉ đạo FCPF vào 9-10/7 ra Nghị quyết SM 2008-1.
3
Quyết định 2370 QĐ/BNN- KL ngày 05/8/2008 của Bộ trưởng Bộ NNPTNT Phê duyệt Đề án về chương trình
đầu tư xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng hệ thống rừng đặc dụng Việt Nam giai đoạn 2008 – 2020.
4
Sáu tiểu nhóm kỹ thuật gồm: 1) Quản trị REDD+, 2) MRV, 3) Tài chính REDD+ và BDS, 4) Triển khai
REDD+ tại địa phương, 5) Biện pháp đảm bảo an toàn môi trường và xã hội và 6) Liên kết khối tư nhân
5
Nghị định 99/2009/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ
rừng và quản lý lâm sản.
6
Quyết định 58/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Ban chỉ đạo Nhà nước về Kế hoạch bảo vệ
và phát triển rừng giai đoạn 2011 – 2020.
14
Giai đoạn 2009 - 2011 gắn với hoạt động của Chương trình UN-REDD Việt
Nam giai đoạn I và nộp Đề xuất chuẩn bị sẵn sàng thực hiện REDD+ (R-PP) của
Việt Nam. Các hoạt động phân tích ban đầu của dự án tập trung phát triển Hệ
thống chia sẻ lợi ích (BDS), hướng dẫn xây dựng Mức phát thải tham chiếu rừng
(FREL/FRL), phát triển và thử nghiệm Đồng thuận dựa trên nguyên tắc tự
nguyện, được thông báo trước và cung cấp thông tin đầy đủ (FPIC) cho REDD+
tại tỉnh Lâm Đồng cũng như xây dựng năng lực và truyền thông. Đã tiến hành
các nghiên cứu về cơ sở pháp lý thực hiện REDD+ tại Việt Nam.
Với sự hỗ trợ của FMT, ngày 18/11/2011 Việt Nam chính thức trình R-PP lên
FCPF. Trên cơ sở tài liệu R-PP và sự hỗ trợ từ Chương trình UN-REDD Việt
Nam giai đoạn I, Chương trình hành động REDD+ quốc gia7
(NRAP) đã được
xây dựng. Bên cạnh đó các nguyên nhân làm mất rừng, suy thoái rừng, giải pháp
phát triển REDD+ và các cơ sở pháp lý phát triển REDD+ ở Việt Nam cũng đã
được nghiên cứu và hỗ trợ thông qua các dự án có JICA, GIZ, CIFOR... tài trợ.
Giai đoạn 2012 - 2016 và tiếp theo
Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt NRAP giai đoạn 2011 – 2020 và Đề án quản
lý phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính, quản lý các hoạt động kinh doanh tín chỉ
các bon ra thị trường thế giới8
.
Ngày 09/11/2012 Việt Nam và Ngân hàng Thế giới (WB) đã ký Hiệp định về
khoản tài trợ không hoàn lại US$ 3,8 triệu từ FCPF cho Dự án FCPF. Mục tiêu
của dự án là góp phần hỗ trợ Việt Nam sẵn sàng thực hiện REDD+ trong tương
lai. Dự án có 3 hợp phần kỹ thuật là: Hỗ trợ xây dựng chính sách, nâng cao năng
lực kỹ thuật, quản lý và vận hành REDD+ ở cấp trung ương và địa phương; Hỗ
trợ nghiên cứu, xây dựng phương án thí điểm đổi mới các công ty lâm nghiệp
nhằm cung cấp dịch vụ REDD+ và các dịch vụ môi trường rừng; Hỗ trợ nâng
cao nhận thức, tăng cường năng lực, tham vấn các bên liên quan, đáp ứng yêu
cầu về các biện pháp đảm bảo an toàn (Safeguards), chia sẻ thông tin và kinh
nghiệm thực hiện REDD+ trong khu vực.
Chương trình UN-REDD Việt Nam giai đoạn II chính thức đi vào hoạt động từ
tháng 7/2013 và được thực hiện thí điểm tại 6 tỉnh là: Lào Cai, Bắc Kạn, Hà
Tĩnh, Lâm Đồng, Bình Thuận và Cà Mau.
7
Quyết định số 799/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về “Giảm phát thải khí nhà
kính thông qua nỗ lực hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, quản lý bền vững TNR, bảo tồn và nâng cao trữ
lượng các bon rừng” giai đoạn 2011-2020.
8
Quyết định 1775/QĐ-TTg về Phê duyệt đề án quản lý phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính, quản lý các hoạt
động kinh doanh tín chỉ các - bon ra thị trường thế giới.
15
Công tác chuẩn bị sẵn sàng thực hiện REDD+ được tiếp tục với các hoạt động
nâng cao năng lực và nhận thức về REDD+ cho các bên liên quan, xây dựng Kế
hoạch hành động REDD+ cấp tỉnh9
(PRAP) ở các tỉnh thí điểm, xúc tiến xây
dựng Đề án thành lập Qũy REDD+ quốc gia10
, xây dựng Đánh giá môi trường
và xã hội chiến lược (SESA) và Khung quản lý môi trường và xã hội (ESMF),
thử nghiệm Hệ thống chia sẻ lợi ích (BDS) tại sáu tỉnh của Chương trình UN-
REDD Việt Nam giai đoạn II, hoàn thiện đường phát thải tham chiếu quốc gia,
từng bước hình thành Hệ thống giám sát rừng quốc gia (NFMS), xây dựng Cơ
chế khiếu nại và phản hồi thông tin (FGRM)…
Hội đồng Quỹ các bon đã phê duyệt hỗ trợ Việt Nam US$ 650.00011
xây dựng
Văn kiện Chương trình Giảm phát thải (ER-PD) tại sáu tỉnh Bắc Trung bộ. Đây
là các hoạt động thử nghiệm chi trả REDD+. Hiện nay ER-PD đang được xây
dựng, theo kế hoạch sẽ gửi FCPF vào tháng 10/2016 và trình bày tại Hội nghị
các nước thành viên Quỹ Các-bon lần thứ 15 vào tháng 12/2016.
Trên cơ sở báo cáo đánh giá giữa kỳ, Dự án FCPF đã được Quỹ FCPF bổ sung 5
triệu USD12
phục vụ cho công tác chuẩn bị sẵn sàng thực hiện REDD+ ở Việt
Nam và gia hạn tới tháng 12/2019.
Chương trình UN-REDD Việt Nam giai đoạn II cũng đã được Bộ NN&PTNT và
nhà tài trợ đồng ý kéo dài thời gian thực hiện chương trình đến hết 31 tháng 12
năm 2018.
1.2. Hỗ trợ quốc tế
Theo báo cáo “Dòng tài chính REDD+ Việt Nam” của Forest Trends, trong giai
đoạn 2009 ‐ 2014, Việt Nam đã có 44 dự án liên quan đến REDD+ được triển
khai với tổng lượng vốn cam kết là 84,31 triệu USD. Hầu hết các dự án đều có
mục tiêu hỗ trợ việc chuẩn bị sẵn sàng thực thi REDD+. Trong đó, 24 dự án đã
kết thúc với tổng số vốn cam kết thực hiện là US$ 18,65 triệu; 20 dự án đang
hoạt động với tổng số vốn là US$ 65,66 triệu; 6 dự án lớn là Chương trình UN-
REDD Việt Nam giai đoạn II (US$ 30,23 triệu), Chương trình Rừng và Đồng
bằng (9,42 triệu USD), Dự án Carbi (5,14 triệu USD), Dự án FCPF (3,8 triệu
9
Quyết định 5414/QĐ-BNN-TCLN ngày 25/12/2015 phê duyệt Hướng dẫn xây dựng Kế hoạch hành động
REDD+ cấp tỉnh.
10
Quyết định 5337/QĐ-BNN-TCLN ngày 23 tháng 12 năm 2015 phê duyệt Đề án thành lập Quỹ REDD+ Việt
Nam.
11
Việt Nam nộp Ý tưởng Đề xuất Chương trình Giảm phát thải (ER-PIN) lên Quỹ Các bon vào tháng 6/2014 và
được phê duyệt trong Nghị quyết số CFM/10/2014/3 ngày 19 tháng 6 năm 2014.
12
Nghị quyết số PC/19/2015/4, Hội đồng FCPF đã phê duyệt báo cáo giữa kỳ và bổ sung 5 triệu USD cho Việt
Nam.
16
USD), Chương trình UN-REDD Việt Nam giai đoạn I (4,38 triệu USD), Dự án
Xác định khu vực tiềm năng cho REDD+ (6,4 triệu USD).
Trong số 44 dự án, có 3 dự án trực tiếp liên quan đến giảm phát thải khí nhà
kính với kinh phí là 11,826 triệu USD, 39 dự án liên quan đến công tác chuẩn bị
sẵn sàng thực hiện REDD+ với kinh phí là 72,280 triệu USD, 2 dự án liên quan
đến REDD+ với kinh phí hỗ trợ là 0,205 triệu USD.
Tính tới năm 2014, Việt Nam có 24 dự án liên quan tới REDD+ đã hoàn thành
với tổng nguồn vốn là 18,65 triệu USD, 20 dự án đang thực hiện với tổng vốn là
65,66 triệu USD và tổng giải ngân đạt 37,77 triệu USD (44.8%). Tới năm 2015,
tổng giải ngân đã tăng lên 60.2%.
Bảng 1: Số lượng dự án, tổng số vốn cam kết và giải ngân, giai đoạn 2009-2014
Nguồn: Dòng tài chính REDD+ tại Việt Nam, giai đoạn 2009-2014, Forest Trends (2015)
Các nhà tài trợ chính gồm: 1) Chính phủ các nước 38,07 triệu USD, chủ yếu từ
Đức, Hoa kỳ, Nhật Bản và Na Uy 2) Các tổ chức đa phương 39,25 triệu USD,
chủ yếu từ UN-REDD, FCPF, GEF và IFAD 3) Khu vực tư nhân 0,46 triệu USD
và 4) Liên minh châu Âu 0,92 triệu USD và 5) Vốn đối ứng từ Chính phủ Việt
Nam và đồng tài chính 5,6 triệu USD.
17
Bảng 2: Vốn cam kết và giải ngân từ các nhà tài trợ chính phủ,
giai đoạn 2009-2014
Nguồn: Dòng tài chính REDD+ tại Việt Nam, giai đoạn 2009-2014, Forest Trends (2015)
1.3. Những thành quả chính
Trong giai đoạn 2007 - 2016, Việt Nam đã ban hành và đưa vào sử dụng:
(1) Nghị định của Chính phủ về thực hiện và quản lý chi trả dịch vụ môi
trường rừng;
(2) Quyết định phê duyệt NRAP;
(3) Quyết định phê duyệt Đề án quản lý phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính
và quản lý các hoạt động kinh doanh tín chỉ các bon ra thị trường thế
giới;
(4) Quyết định thành lập Ban chỉ đạo quốc gia về REDD+;
(5) Thành lập Mạng lưới quốc gia về REDD+ và các tiểu nhóm kỹ
thuật;
(6) Phê duyệt Đề án thành lập Qũy REDD+ Việt Nam;
(7) Ban hành Hướng dẫn xây dựng PRAP;
(8) Phê duyệt 10 PRAP;
(9) Quyết định thí điểm chia sẻ lợi ích REDD+ trong khuôn khổ Chương
trình UN-REDD Việt Nam giai đoạn II;
(10) Trình đường phát thải tham chiếu quốc gia lên UNFCCC;
(11) Bước đầu thiết lập hợp tác khu vực với Lào và Campuchia;
(12) Đào tạo REDD+;
(13) Thông tin, tuyên truyền REDD+.
18
Hiện nay Việt Nam đang thử nghiệm: (1) Hướng dẫn FPIC, (2) FGRM, (3) BDS
và đang xây dựng (i) ESMF, (ii) MRV, (iii) ER-PD, (iv) Cơ chế tham gia của
người dân địa phương, dân tộc thiểu số vào REDD+, (v) Cơ chế tham gia của
các công ty lâm nghiệp, (vi) SIS và (vii) quy chế quản lý tài chính REDD+.
Tuy nhiên, vẫn còn một số hạng mục chưa xây dựng như: quyền các bon và
đăng ký quyền các bon.
2. Tầm nhìn chiến lược thực hiện các hoạt động REDD+ ở Việt Nam
NRAP quy định REDD+ cần phải được lồng ghép với Kế hoạch bảo vệ và phát
triển rừng giai đoạn 2011-202013
. Tính đến ngày 31/12/2014, diện tích rừng của
Việt Nam đạt 13,7 triệu ha. Mục tiêu đến năm 2020 nâng độ che phủ rừng lên
42% và sau đó duy trì bền vững và nâng cao chất lượng diện tích này. Trong giai
đoạn này dự kiến sẽ trồng mới 2,6 triệu ha rừng, khoanh nuôi tái sinh 750.000
ha rừng, cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt 350.000 ha, nâng cao chất lượng rừng
tự nhiên, năng suất rừng trồng tăng lên 25% vào năm 2020 so với năm 2011.
Đây là các mục tiêu gắn liền với các hoạt động REDD+ tại Việt Nam.
REDD+ đã được lồng ghép vào Chiến lược quốc gia về BĐKH14
. Trong chiến lược
có quy định “Giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và tăng khả năng hấp thụ khí nhà
kính trở thành chỉ tiêu bắt buộc trong phát triển kinh tế - xã hội”. Xây dựng, thực
hiện các chương trình giảm phát thải khí nhà kính thông qua những nỗ lực hạn chế
mất rừng, suy thoái rừng, quản lý rừng bền vững, nâng cao khả năng hấp thụ các
bon rừng kết hợp với duy trì và đa dạng hóa sinh kế dân cư của các vùng, huy động
sự tham gia của cộng đồng địa phương để hỗ trợ thích ứng với BĐKH là một nội
dung trong chiến lược này.
Giảm phát thải khí nhà kính thông qua việc đẩy nhanh tiến độ các dự án trồng
rừng, tăng chất lượng rừng, tăng khả năng hấp thụ khí CO2, tăng sinh khối rừng
là một trong các giải pháp trong Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh15
.
Thực hiện các chương trình về giảm phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực hạn
chế mất rừng và suy thoái rừng, quản lý rừng bền vững, kết hợp với đa dạng hóa
sinh kế cho người dân địa phương cũng là một giải pháp trong chiến lược này do
Bộ KH&ĐT chủ trì điều phối.
13
Quyết định 57-TTG ngày 9/1/2012 Phê duyệt Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011 - 2020.
14
Quyết định 2139/QĐ-TTG ngày 5/12/2011 Phê duyệt chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu.
15
Quyết định 1393/QĐ-TTg ngày 25/9/2012 về Phê duyệt chiến lược Quốc gia về Tăng trưởng xanh giai đoạn
2011-2030.
19
Năm 2011, Bộ NN&PTNT phê duyệt Đề án giảm phát thải khí nhà kính trong
nông nghiệp, nông thôn đến năm 2020, trong đó ngành lâm nghiệp có mục tiêu
hấp thụ 702 triệu tấn CO2e. Như vậy có thể thấy hoạt động REDD+ đã được kết
nối với hầu hết các chương trình và chiến lược quốc gia liên quan đến BĐKH,
phát triển xanh, phát triển ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn của Việt
Nam. REDD+ được coi là một giải pháp trong việc ứng phó với BĐKH trong
“Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH ngành Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn”16
.
II. TÓM TẮT QUÁ TRÌNH CHUẨN BỊ SẴN SÀNG THỰC HIỆN
REDD+ Ở VIỆT NAM
1. Hợpphần1:TổchứcvàthamvấnchuẩnbịsẵnsàngthựchiệnREDD+
1.1. Tiểu hợp phần 1a: Cơ chế quản lý REDD+ quốc gia
1.1.1. Cơ sở chung
Cơ chế quản lý REDD+ quốc gia (National REDD+ Management
Arrangements) bao hàm 2 thành tố chính là: Hệ thống tổ chức quản lý REDD+
quốc gia và các quy định về quản lý REDD+ quốc gia. Theo hướng dẫn của
FCPF, cơ chế quản lý REDD+ quốc gia có 5 chức năng chính là: 1) Quản lý
thực hiện quỹ REDD+, bao gồm cả các khoản viện trợ từ FCPF 2) Điều phối các
hoạt động REDD+ 3) Liên kết REDD+ với các chiến lược phát triển quốc gia và
của các ngành 4) FGRM trong quá trình chuẩn bị và thực thi REDD+ 5) Tổ chức
chia sẻ thông tin; tham vấn và thúc đẩy sự tham gia của các bên liên quan.
Hệ thống tổ chức REDD+ quốc gia ở Việt Nam bao gồm các tổ chức sau:
- Ban chỉ đạo REDD+ quốc gia: Tháng 1 năm 2011, Ban chỉ đạo REDD+ của
Việt Nam đã được thành lập dưới sự ủy quyền của Thủ tướng chính phủ do Bộ
trưởng Bộ NN&PTNT chủ trì.
- Các Bộ chức năng trực thuộc chính phủ tham gia gồm Bộ TN&MT, Bộ
NN&PTNT, Bộ KH&ĐT, Bộ TC, Bộ Thông tin và truyền thông, Uỷ ban Dân
tộc …
16
Quyết định số 819/QĐ-BNN ngày 14/3/2016 của Bộ NN&PTNT về “Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH
ngành NN&PTNT giai đoạn 2016-2020, tầm nhìn đến năm 2050.
20
- Các Đơn vị trực thuộc Bộ NN&PTNT: TCLN, VRO trực thuộc TCLN, Trang
mạng http://www.vietnam-redd.org.vn do VRO quản lý.
- Mạng lưới REDD+ quốc gia và 06 tiểu nhóm kỹ thuật.
- Ban chỉ đạo REDD+ cấp tỉnh, Sở NN&PTNT, các công ty Lâm nghiệp.
- Các tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp, tổ chức phi chính phủ và doanh
nghiệp.
- Ban quản lý các chương trình và dự án liên quan tới REDD+ ở Việt Nam,
trong đó chương trình, dự án đa phương về REDD+ (FCPF, UN-REDD), các
chương trình, dự án song phương (JICA, USAID, KFW ….), các chương trình,
dự án của các tổ chức phi chính phủ (WWF, FFI, SNV, Winrock …).
Các quy định về quản lý REDD+ quốc gia có liên quan đến các văn bản sau:
- Các luật có liên quan như: Luật bảo vệ môi trường 2014, Luật đất đai, Luật bảo vệ
và phát triển rừng, Luật hòa giải cơ sở, Luật khiếu nại và Luật cung cấp thông tin.
- Nghị định 05/2008/NĐ-CP17
về Qũy Bảo vệ và phát triển rừng, Nghị định
99/2010/NĐ-CP18
về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng.
- Chương trình mục tiêu quốc gia nhằm ứng phó với BĐKH, Chiến lược quốc gia
về BĐKH, Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh, Đề án quản lý phát thải khí
gây hiệu ứng nhà kính và quản lý các hoạt động kinh doanh tín chỉ các bon ra thị
trường thế giới, NRAP giai đoạn 2011 - 2020.
- Quyết định 2730 về Khung chương trình hành động thích ứng với BĐKH của
ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn giai đoạn 2008 - 2020, Quyết định
819 phê duyệt Kế hoạch hành động của ngành NN&PTNT ứng phó với BĐKH
giai đoạn 2011 - 2015 và tầm nhìn đến năm 2020, Quyết định 3119 phê duyệt
Đề án giảm phát thải khí nhà kính trong nông nghiệp, nông thôn đến năm 2020.
- Quyết định của liên Bộ NN&PTNT, TN&MT, KH&CN liên quan đến BĐKH,
tăng trưởng xanh.
- Quyết định 18 về Chiến lược phát triển Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 -
2020; Quyết định 57 về Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011 -
2020.
17
Nghị định 05/2008/NĐ-CP của Chính phủ ngày 14/01/2008.
18
Nghị định 99/2010/NĐ-CP của Chính phủ ngày 24/9/2010.
21
Kết quả thực hiện các chỉ số giám sát và đánh giá ở R-PP:
- Sự tham gia hiệu quả của các bên liên quan: Đã tổ chức được tám cuộc hội
thảo quốc gia, hội thảo về REDD+ được tổ chức tại chín tỉnh thí điểm của
Chương trình UN-REDD Việt Nam giai đoạn II và Dự án FCPF.
- Hỗ trợ cho chính phủ, các Bộ và ban, ngành: Hỗ trợ xây dựng NRAP, Hỗ trợ
Bộ NN&PTNT thành lập quỹ REDD+, tổ chức nhiều hội thảo quốc gia về
REDD+.
- Văn phòng REDD+ Việt Nam hoạt động: Văn phòng REDD+ đã được thành
lập và đi vào hoạt động từ năm 2011.
- Mạng lưới REDD+ được thành lập: Mạng lưới quốc gia về REDD+ đã hình
thành và đi vào hoạt động từ năm 2011.
- Tiểu nhóm kỹ thuật được thành lập: 6 tiểu nhóm kỹ thuật đã thành lập và đi
vào hoạt động từ năm 2011.
- Nhân sự nòng cốt cho các tiểu nhóm kỹ thuật: Đã lựa chọn được cán bộ cho
nhóm nòng cốt tiểu nhóm kỹ thuật về đảm bảo an toàn.
- 12 Ban chỉ đạo REDD+ cấp tỉnh đã được thành lập, có 619
Ban thuộc vùng Bắc
Trung bộ đang hoạt động.
Bảng 3: Kinh phí và nguồn kinh phí hoạt động REDD+ cho các tổ chức trên
Đơn vị: USD
Hỗ trợ các bên liên quan trong mạng
lưới REDD+ quốc gia
110.000
Hỗ trợ điều hành của chính phủ và các
ban, ngành
330.000
Quản lý nhóm công tác kỹ thuật 120.000
Hỗ trợ nhóm công tác kỹ thuật 96.000
Thành lập các tiểu nhóm kỹ thuật 130.000
Tổng số, trong đó: 786.000
Dự án FCPF 426.000
Chương trình UN-REDD 360.000
19
Năm trong sáu Ban chỉ đạo được thành lập đầy đủ, Ban thứ sáu thực chất là Nhóm chuyên trách ở Huế và
không có đầy đủ quyền quản lý và tài chính như ở các tỉnh khác, do Huế chỉ chính thức tham gia dự án FCPF
vào năm 2015 sau khi ER-PIN được phê duyệt năm 2014.
22
1.1.2. Tiêu chí đánh giá
Tiêu chí 01: Trách nhiệm giải trình và minh bạch
Tiêu chí này thể hiện tính công khai, chịu sự kiểm tra, giám sát của hệ thống tổ
chức REDD+ và thể chế hoạt động.
NRAP quy định “Bộ NN& PTNT chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên
quan tổ chức giám sát và đánh giá chương trình REDD+ theo từng giai đoạn;
giám sát, đánh giá được thực hiện ở cả cấp trung ương và cấp tỉnh. “Bộ Tài
chính giám sát các bên liên quan thực hiện đúng nội dung quản lý tài chính của
chương trình REDD+”.
NRAP quy định cơ chế, giám sát và đánh giá phải “Đảm bảo tính minh bạch,
công khai, có sự tham gia của đại diện các bên thực hiện chương trình REDD+,
cơ quan nhà nước và các tổ chức quốc tế liên quan (nếu cần thiết)”.
Các chương trình, dự án về REDD+ phải chịu sự kiểm tra, thanh tra của Bộ
NN&PTNT, UBND các tỉnh. Các chương trình, dự án về REDD+ cũng phải thi
hành các quy định về kiểm toán độc lập của chính phủ, kiểm toán chuyên ngành
v.v Tham gia kiểm tra, giám sát thực hiện chương trình REDD+ cũng được quy
định đối với các tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp, tổ chức phi chính phủ và
doanh nghiệp.
Chính phủ cũng quy định “Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm hướng
dẫn, chỉ đạo các cơ quan thông tấn báo chí tuyên truyền để nâng cao nhận thức
và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức và nhân dân trong việc bảo vệ và phát triển
rừng, thực hiện chương trình REDD+”.
Tại Việt Nam, tất cả các thông tin về các tổ chức quản lý REDD+ như quyết
định thành lập, chức năng, nhiệm vụ, cơ chế hoạt động đều được công khai trên
các phương tiện thông tin đại chúng như tạp chí ngành, báo ngành, đài phát
thanh và truyền hình v.v. Thông tin về các tổ chức REDD+ được đăng tải trên
các trang web của chính phủ, của các ngành,... Có riêng một trang web20
về
REDD+ do VRO quản lý.
Hệ thống thông tin REDD+ đang được thiết lập và đi vào hoạt động. Hiện nay đã
có kế hoạch lồng ghép cơ sở dữ liệu REDD+ vào nền tảng hệ thống thông tin quản
20
Website REDD+ Việt Nam.
23
lý ngành Lâm nghiệp do FORMIS21
xây dựng. Trên cơ sở đó sẽ trình TCLN công
bố cổng thông tin REDD+ quốc gia.
Tuy nhiên hiện nay nước ta chưa xây dựng được hệ thống giám sát và đánh giá
REDD+ phù hợp với luật pháp Việt Nam và thông lệ quốc tế. Hoạt động này sẽ
được hoàn thành vào cuối 2016 khi hoàn tất xây dựng NRAP giai đoạn 2016 -
2020.
Tiêu chí 02: Nhiệm vụ vận hành và kinh phí
Chức năng, nhiệm vụ vận hành REDD+ của các tổ chức đã được quy định cụ thể
trong NRAP như sau:
- Ban chỉ đạo quốc gia về REDD+: Ban chỉ đạo quốc gia quản lý, điều phối các
hoạt động liên ngành, liên tỉnh, các tổ chức tư nhân, phi chính phủ, tổ chức
chính trị và xã hội; chỉ đạo xây dựng và triển khai xây dựng chiến lược, các
chương trình và dự án REDD+ cấp quốc gia, điều phối các hoạt động hợp tác
quốc tế về REDD+. Tham gia ban chỉ đạo có đại diện của văn phòng chính phủ,
các Bộ chuyên ngành, Ủy ban Dân tộc…
- Bộ TN&MT: là cơ quan đầu mối về UNFCCC và công ước bảo tồn về đa dạng
sinh học. Bộ chịu trách nhiệm tích hợp số liệu về tiến trình và kết quả thực hiện
REDD+, phối hợp lồng ghép REDD+ vào quy hoạch sử dụng đất các cấp;
hướng dẫn UBND các tỉnh rà soát, hoàn thành việc giao đất gắn với giao rừng
và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có liên quan đến thực hiện REDD+.
- Bộ NN&PTNT là cơ quan đầu mối, chủ trì về REDD+. Bộ NN&PTNT chủ trì
xây dựng cơ chế, chính sách quản lý, điều hành, hướng dẫn thực hiện chương
trình REDD+ trình Thủ tướng phê duyệt; xây dựng, phê duyệt và tổ chức thực
hiện kế hoạch quốc gia 5 năm, hàng năm để triển khai chương trình REDD+;
chủ trì các cuộc đàm phán về REDD+.
- Bộ KH&ĐT cân đối, bố trí vốn đối ứng cho các dự án thực hiện chương trình
REDD+, lồng ghép chương trình REDD+ trong quá trình triển khai thực hiện
các chương trình mục tiêu quốc gia, phối hợp với Bộ NN&PTNT, Bộ TC xây
dựng cơ chế, chính sách để quản lý thực hiện chương trình REDD+.
- Bộ TC chủ trì phối hợp với Bộ NN&PTNT xây dựng cơ chế, chính sách liên
quan đến quản lý tài chính của chương trình REDD+, hướng dẫn thực hiện chế
độ quản lý và sử dụng nguồn tài chính Qũy REDD+ các cấp.
21
Quyết định 1439/QĐ-BNN-TCLN ngày 25/4/2016 Ban hành Quy chế quản lý và sử dụng Hệ thống thông tin
quản lý ngành Lâm nghiệp.
24
- TCLN trực thuộc Bộ NN&PTNT chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về lâm
nghiệp. Các thông tin về hoạt động lâm nghiệp, trong đó có REDD+, được đăng
tải trên trang web http://www.tongcuclamnghiep.gov.vn.
- VRO trực thuộc TCLN, thành lập ngày 19/01/2011, là cơ quan thường trực
cho Ban chỉ đạo quốc gia về REDD+.
- Trang mạng http://www.vietnam-redd.org cung cấp kiến thức cơ bản về
REDD+, chia sẻ thông tin về chính sách và tiến trình thực hiện REDD+ ở Việt
Nam.
- Mạng lưới REDD+ quốc gia22
có chức năng điều phối chung và hỗ trợ xây
dựng sẵn sàng thực hiện REDD+. Nhiệm vụ của mạng lưới bao gồm: góp phần
xây dựng kế hoạch hành động REDD+ quốc gia, chia sẻ kinh nghiệm và bài học
với các bên liên quan trong quá trình thực hiện REDD+, tham gia rà soát và
đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch, bảo đảm các hoạt động phù hợp và nhất
quán với kế hoạch hành động REDD+.
- Tiểu nhóm kỹ thuật do Bộ NN&PTNT quyết định thành lập năm 2011, hỗ trợ
cho hoạt động của Mạng lưới REDD+ quốc gia về các khía cạnh kỹ thuật và
hành chính. Các tổ công tác kỹ thuật có nhiệm vụ: phối hợp với các bên liên
quan để xác định các dự án REDD+ thí điểm ở Việt Nam, cập nhật các nhà tài
trợ cho việc xây dựng và thực hiện REDD+, rà soát các chương trình và dự án
REDD+ với các đối tác phát triển, thực hiện các hoạt động hành chính và quản
lý tài chính cho các khoản ngân sách phân bổ cho mạng lưới REDD+, tổ chức
các cuộc họp của Mạng lưới REDD+ quốc gia.
- Qũy REDD+ Việt Nam là một bộ phận của quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Việt
Nam, có cơ chế huy động, quản lý và sử dụng nguồn kinh phí riêng.
- Ban chỉ đạo REDD+ cấp tỉnh chịu trách nhiệm quản lý, điều phối các hoạt
động REDD+ tại tỉnh.
- Các tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp, tổ chức phi chính phủ và doanh
nghiệp tùy theo chức năng, nhiệm vụ và năng lực của mình, chủ động tham gia
vào các hoạt động liên quan đến chương trình REDD+, đặc biệt là lĩnh vực
thông tin, giáo dục và truyền thông, hỗ trợ và huy động sự tham gia của cộng
đồng, phổ biến kinh nghiệm thực hiện REDD+, kiểm tra, giám sát thực hiện
chương trình REDD+.
22
Thành lập theo Quyết định 2614/QĐ-BNN-LN ngày 16/09/2009.
25
Tuy nhiên, cơ chế điều phối giữa các cơ quan quản lý nhà nước các cấp tham gia
vào REDD+, đặc biệt giữa ngành NN&PTNT với TNMT và Tài chính chưa được
xây dựng đầy đủ, năng lực điều phối giữa người dân, cộng đồng, khối tư nhân và
các tổ chức xã hội, nghề nghiệp vào việc xây dựng và thực hiện chương trình, dự
án REDD+ còn hạn chế.
Về kinh phí, Quyết định số 1775/QĐ-TTg23
đề ra các giải pháp để quản lý phát
thải khí nhà kính và kinh doanh tín chỉ các bon đã được xác lập bao gồm: i) Xây
dựng cơ chế, chính sách tài chính để hình thành và vận hành thị trường các bon;
ii) Nâng cao năng lực của các nhà hoạch định chính sách, cán bộ quản lý các Bộ,
Ngành, địa phương trong việc quản lý các hoạt động kinh doanh tín chỉ các bon;
iii) Xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quản lý kinh doanh tín chỉ các bon
trong khuôn khổ Nghị định thư Kyoto và iv) Xây dựng quy định quản lý các
chương trình, dự án kinh doanh tín chỉ các bon ngoài khuôn khổ Nghị định thư
Kyoto.
Tiêu chí 03: Cơ chế hợp tác đa ngành và phối hợp liên ngành
REDD+ đã được kết nối với chiến lược phát triển, quy hoạch, kế hoạch phát
triển quốc gia và của các ngành, từng bước được lồng ghép vào Kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội của các địa phương.
Quyết định số 2139/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược
quốc gia về BĐKH quy định “Giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và tăng khả năng
hấp thụ khí nhà kính trở thành chỉ tiêu bắt buộc trong phát triển kinh tế - xã hội”.
Xây dựng, thực hiện các chương trình giảm phát thải khí nhà kính thông qua
những nỗ lực hạn chế mất rừng, suy thoái rừng, quản lý rừng bền vững, nâng
cao khả năng hấp thụ các bon rừng kết hợp với duy trì và đa dạng hóa sinh kế
dân cư của các vùng nông thôn, các địa phương, hỗ trợ thích ứng với BĐKH là
một nội dung trong chiến lược này.
REDD+ cũng đã được kết nối với Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai
đoạn 2011 - 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 25/09/2012. Giảm
phát thải khí nhà kính thông qua việc đẩy nhanh tiến độ các dự án trồng rừng,
tăng chất lượng rừng, tăng khả năng hấp thụ khí CO2, tăng sinh khối rừng là
một trong các giải pháp trong chiến lược tăng trưởng xanh. Thực hiện các
chương trình về giảm phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực hạn chế mất rừng
và suy thoái rừng, quản lý rừng bền vững, kết hợp với đa dạng hóa sinh kế cho
23
Quyết định 1775/QĐ-TTg về Phê duyệt đề án quản lý phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính, quản lý các hoạt
động kinh doanh tín chỉ các - bon ra thị trường thế giới.
26
người dân địa phương cũng là một giải pháp trong chiến lược này do Bộ
KH&ĐT chủ trì điều phối.
Quyết định 18/2007/QĐ-TTg24
đặt mục tiêu tăng nguồn thu từ các giá trị môi
trường rừng (trong đó có dịch vụ giảm khí thải CO2) đạt 2 tỷ USD. Quyết định
57/QĐ-TTg25
yêu cầu tăng cường hợp tác quốc tế về REDD+ và tiến hành xây
dựng, triển khai các dự án, đề án trọng điểm về cấp chứng chỉ quản lý rừng bền
vững theo tiêu chuẩn quốc tế.
Quyết định số 543/QĐ-BNN-KHCN26
yêu cầu phải tập trung xây dựng và triển
khai các chương trình, dự án liên quan đến REDD+, lồng ghép các nội dung
BĐKH vào chính sách, quy hoạch, kế hoạch phát triển của các lĩnh vực và của
địa phương. Quyết định 3119/QĐ-BNN-KHCN27
, mục tiêu giảm phát thải khí
nhà kính cho ngành lâm nghiệp được thể hiện qua chỉ số hấp thụ 702 triệu tấn
CO2e.
Chương trình UN-REDD Việt Nam giai đoạn II đề xuất các kế hoạch hành động
nhằm nâng cao tính bền vững trong sản xuất nguyên liệu của các ngành thủy
sản, cao su, cà phê và chế biến gỗ.
Như vậy có thể thấy REDD+ đã là một thành tố quan trọng trong tất cả các
chiến lược phát triển quốc gia như chống BĐKH, tăng trưởng xanh, quản lý phát
thải khí nhà kính. REDD+ cũng là một bộ phận trong kế hoạch hành động ứng
phó với BĐKH của ngành NN&PTNT, trong chiến lược và kế hoạch phát triển
của ngành lâm nghiệp.
Tuy nhiên, công tác điều phối giữa các ngành lớn như nông nghiệp, thủy điện,
khai khoáng v.v. tuy đã có các thông tư hướng dẫn nhưng chưa phát huy được
hiệu quả trong thực tiễn (ví dụ: TT 07/2011/TTLT-BNNPTNT-BTNMT Hướng
dẫn một số nội dung về giao rừng, thuê rừng gắn liền với giao đất, thuê đất lâm
nghiệp). Vai trò của chính quyền địa phương, nhất là cấp xã chưa rõ. Hiện vẫn
còn sự không thống nhất và trùng lặp giữa các bộ ngành, đặc biệt trong phân
loại, quy hoạch và quản lý đất; chưa lồng ghép REDD+ với kế hoạch bảo vệ và
phát triển rừng giai đoạn 2011 - 2020 ở tất cả các cấp; chưa kết nối được chiến
lược phát triển cây công nghiệp như cà phê, cao su với phát triển REDD+; chưa
24
Quyết định số 18/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 5/2/2007 phê duyệt Chiến lược phát triển lâm
nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 – 2020.
25
Quyết định 57-TTG của Thủ tướng Chính phủ ngày 9/1/2012 Phê duyệt Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng
giai đoạn 2011 - 2020.
26
Quyết định 543/QĐ-BNN-KHCN của Bộ NNPTNT ban hành Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí
hậu của ngành NNPTNT giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn đến năm 2050.
27
Quyết định 3119/QĐ-BNN-KHCN ngày 16/12/2011 Phê duyệt Đề án giảm phát thải khí nhà kính trong nông
nghiệp, nông thôn đến năm 2020.
27
kết nối đầy đủ REDD+ với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các địa
phương; chưa kết nối REDD+ với chiến lược phát triển cơ sở hạ tầng như giao
thông, thủy điện.
Tiêu chí 04: Năng lực giám sát kỹ thuật
Ban chỉ đạo quốc gia về REDD+ là cơ quan chịu trách nhiệm điều phối các hoạt
động chuẩn bị sẵn sàng thực hiện REDD+ đa ngành và liên ngành. Mạng lưới
REDD+ quốc gia có chức năng hỗ trợ Ban chỉ đạo quốc gia về REDD+ điều
phối chung và hỗ trợ xây dựng sẵn sàng thực hiện REDD+.
NRAP quy định: 1) Bộ NN&PTNT chủ trì xác định thời điểm gốc, số liệu và
tính toán mức phát thải khí nhà kính làm cơ sở đàm phán, đánh giá kết quả thực
hiện REDD+; chủ trì xây dựng và vận hành hệ thống đo đạc, báo cáo và thẩm
định (MRV); phối hợp với Bộ TN&MT và các Bộ khác lồng ghép các dự án
REDD+ với các chương trình, mục tiêu quốc gia về BĐKH và các chương trình,
dự án khác, 2) Bộ TN&MT cung cấp các kết quả kiểm kê quốc gia khí nhà kính
tại Việt Nam; phối hợp với Bộ NN&PTNT xây dựng hệ thống MRV,
FRELs/FRLs, đánh giá kết quả giảm phát thải của chương trình REDD+.
Chương trình hành động quốc gia về REDD+ quy định Bộ NN&PTNT chủ trì
phối hợp với các Bộ TN&MT, Bộ Công thương:
- Xây dựng hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn đối với các biện pháp lâm sinh trong
phát triển rừng, hướng dẫn xây dựng phương án quản lý rừng bền vững, phương
pháp điều tra, đánh giá, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng phục vụ cho việc tính
toán lượng giảm phát thải của REDD+.
- Hướng dẫn và áp dụng khai thác gỗ tác động thấp, phát triển hệ thống giám sát
những hoạt động khai thác, xác minh và truy xuất nguồn gốc gỗ, đảm bảo gỗ
hợp pháp trong khai thác, vận chuyển, chế biến và xuất khẩu, đảm bảo gỗ nhập
khẩu là gỗ hợp pháp.
- Nghiên cứu, xây dựng các tiêu chí theo dõi và giám sát việc thực hiện REDD+,
quy định việc quản lý dữ liệu REDD+ ở cấp trung ương và địa phương.
Các tiểu nhóm kỹ thuật hỗ trợ cho hoạt động của Mạng lưới REDD+ quốc gia về
các khía cạnh kỹ thuật và hành chính.
Tuy nhiên việc hoàn thiện khung pháp lý liên quan đến quản lý kỹ thuật của
REDD+ chưa được thực hiện như ban hành các quy trình, quy phạm kỹ thuật
liên quan đến điều tra, đánh giá, theo dõi diễn biến các bon rừng, mức độ hấp
28
thụ và lưu trữ các bon rừng. Năng lực điều phối và giám sát kỹ thuật cho cấp
tỉnh, huyện và cộng đồng còn thấp.
Tiêu chí 05: Năng lực quản lý Quỹ REDD+
NRAP quy định, Bộ NN&PTNT được thành lập Qũy REDD+ Việt Nam, ban
hành quy chế về tổ chức và hoạt động của quỹ REDD+ phù hợp với pháp luật
Việt Nam và thông lệ quốc tế. Bộ TC chủ trì, phối hợp với Bộ NN&PTNT xây
dựng cơ chế, chính sách liên quan đến quản lý tài chính của chương trình
REDD+, hướng dẫn thực hiện chế độ quản lý và sử dụng nguồn tài chính của
REDD+ các cấp, giám sát tình hình thực hiện của các bên liên quan. Qũy
REDD+ là một quỹ ủy thác trực thuộc Quỹ bảo vệ và phát triển rừng ở cấp trung
ương và cấp tỉnh. Qũy REDD+ có cơ cấu tổ chức và quy chế hoạt động theo cơ
chế của quỹ ủy thác phù hợp. Sẽ thiết lập hệ thống chi trả REDD+ từ trung ương
đến địa phương, xác định đối tượng, mức chi trả, phương thức chi trả dịch vụ
REDD+, tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá việc chi trả kết quả thực hiện
REDD+.
NRAP khẳng định vốn cho các dự án thuộc NRAP sẽ được cân đối từ ngân sách
mà Nhà nước bố trí thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về BĐKH, Kế
hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2020 và từ các chương trình và dự
án khác có liên quan, từ hỗ trợ của chính phủ các nước, các tổ chức quốc tế, các tổ
chức phi chính phủ nước ngoài, các cá nhân nước ngoài, các tổ chức và cá nhân
trong nước, trong đó nguồn vốn quốc tế đóng vai trò quyết định.
Vụ Kế hoạch Tài chính/Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng đang xây dựng khung
phân chia lợi ích từ REDD+, đề xuất xây dựng các quy định quản lý tài chính
phù hợp với luật pháp Việt Nam và quy định của các nhà tài trợ.
Ngày 23/12/2015, Bộ NN&PTNT đã phê duyệt Đề án thành lập Qũy REDD+
Việt Nam. Tuy nhiên việc hoàn thiện khung pháp lý liên quan đến quản lý tài
chính REDD+ như: phương thức chuyển các khoản tài chính quốc tế REDD+ về
Việt Nam, cơ chế điều phối và chia sẻ lợi ích từ nguồn tài chính REDD+ đang
được đề xuất. Chưa xây dựng được các văn bản pháp luật quy định về chuyển
nhượng, mua bán tín chỉ các bon rừng của Việt Nam với nước ngoài.
Tiêu chí 06: Cơ chế khiếu kiện và phản hồi thông tin
Tại Việt Nam, cơ chế khiếu kiện và phản hồi thông tin cấp quốc gia, cấp vùng
và cấp cộng đồng đã được quy định chung trong Luật đất đai, Luật bảo vệ và
phát triển rừng, Luật hòa giải cơ sở và Luật khiếu nại.
29
Luật đất đai năm 2013 quy định về giải quyết khiếu nại, khiếu kiện về đất đai.
Theo đó người sử dụng đất có quyền khiếu nại, khiếu kiện vi phạm hành chính về
quản lý đất đai. Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại thực hiện theo quy định của
pháp luật về khiếu nại. Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu kiện thực hiện theo quy
định của pháp luật về tố tụng hình sự. Cá nhân có quyền tố cáo các vi phạm pháp
luật về quản lý, sử dụng đất theo quy định của pháp luật về tố cáo.
Đối với các hoạt động REDD+ ở Việt Nam, cơ chế khiếu kiện và phản hồi thông
tin đang được tiến hành ở hai hoạt động cơ bản. Dự án FCPF lồng ghép xây
dựng cơ chế khiếu kiện và phản hồi thông tin cấp tỉnh và cộng đồng trong xây
dựng Kế hoạch hành động REDD+ của tỉnh Quảng Trị và xây dựng kế hoạch
hành động REDD+ cho hai công ty lâm nghiệp là công ty lâm nghiệp Bến Hải ở
Quảng Trị và công ty lâm công nghiệp Long Đại ở Quảng Bình.
Từ năm 2015, Chương trình UN-REDD Việt Nam giai đoạn II tiến hành rà soát
cơ chế khiếu kiện và phản hồi thông tin hiện có để đề xuất cơ chế mới hoặc củng
cố có chế hiện tại. Đánh giá thực hiện dựa trên Hướng dẫn chung của FCPF và
UN-REDD cho các nước tham gia REDD+: Thiết lập và củng cố cơ chế khiếu
kiện và phản hồi thông tin. Báo cáo đánh giá được chia sẻ tới các chuyên gia kỹ
thuật của Chương trình UN-REDD, nhóm quản lý của FCPF và các bên liên quan
cấp quốc gia để lấy ý kiến góp ý thông qua Tiểu nhóm kỹ thuật về quản trị.
Những phát hiện này là để cải thiện các cơ chế hiện tại đặc biệt về khả năng tiếp
cận, tính minh bạch, trách nhiệm giải trình, dự đoán và hiệu quả. Nhiều đề xuất
trong báo cáo này là về việc xây dựng năng lực để tiếp nhận, phân loại và quản lý
các thắc mắc và khiếu nại. Những khuyến nghị này đang được thử nghiệm tại 17
khu vực trên khắp sáu tỉnh thí điểm của Chương trình UN-REDD Việt Nam giai
đoạn II. Khung pháp lý liên quan đến cơ chế khiếu kiện và phản hồi thông tin
trong REDD+ ở Việt Nam sẽ được phê duyệt sau khi tổng kết hoạt động thí
điểm tại các tỉnh. Bài học kinh nghiệm sẽ được đúc rút để điều chỉnh các báo cáo
đánh giá ban đầu vào cuối năm 2016.
1.2. Tiểu hợp phần 1b: Tham vấn, tham gia và mở rộng
1.2.1. Cơ sở chung của tiểu hợp phần
Chính phủ Việt Nam, thông qua Bộ NN&PTNT là cơ quan đầu mối, tổ chức quản
lý, điều phối các hoạt động chuẩn bị sẵn sàng thực hiện và thực thi REDD+. Bộ
NN&PTNT chủ trì phối hợp với các Bộ chức năng xây dựng chính sách, chiến lược
30
phát triển, kế hoạch hoạt động, cơ chế quản lý các nguồn lực, xác định FREL/FRL,
xây dựng hệ thống MRV.... để thực thi REDD+.
Để xây dựng hệ thống cơ chế quản lý REDD+ và đưa vào hoạt động phù hợp
với điều kiện của Việt Nam, đảm bảo các yêu cầu của các nhà tài trợ, các cơ
quan quản lý của Chính phủ huy động sự tham gia tối đa của tất cả các bên liên
quan thông qua các cơ chế tham vấn rộng rãi. Chính phủ huy động nhiều bên
liên quan tham gia vào quá trình tham vấn cũng như khuyến khích nhiều bên
liên quan, đặc biệt là người dân và cộng đồng miền núi sống phụ thuộc vào rừng
cũng như các nhóm yếu thế, tham gia vào quá trình xây dựng và thực thi cơ chế
quản lý REDD+.
Qúa trình tham vấn và tham gia của các bên liên quan được thực hiện thông qua
nhiều hình thức khác nhau như: thành lập mạng lưới, các nhóm công tác, hội
thảo, internet hay đối thoại cộng đồng. Thông qua các hình thức này, quá trình
tham vấn và tham gia của tất cả các bên liên quan được thực hiện. Kết quả của
quá trình này được thể chế hóa và mở rộng thông qua các chương trình nâng cao
năng lực, thông tin tuyên truyền theo các hình thức phù hợp với văn hóa của
từng đối tượng.
Các chỉ số giám sát và đánh giá trong R-PP:
- Điều phối và vận hành quá trình tham vấn: Đối thoại công cộng, hiệu quả nâng
cao năng lực cộng đồng, các báo cáo tiến độ.
- Hội thảo các bên liên quan: Số lượng các cuộc hội thảo tham vấn các cấp
- Xây dựng năng lực cộng đồng: Đào tạo thúc đẩy viên cộng đồng, tổ chức các
cuộc họp và tham vấn và phân phát tài liệu truyền thông.
Qúa trình đánh giá cho thấy tất cả các chỉ số giám sát và đánh giá trên đều đã
được thực hiện.
Bảng 4: Kinh phí cho các hoạt động tham vấn và huy động sự tham gia
Đơn vị: USD
Điều phối các hoạt động tham vấn 110.000
Hội thảo 225.000
Nâng cao năng lực cộng đồng 300.000
Chia sẻ thông tin, nâng cao nhận thức 320.000
Tổng số 955.000
Trong đó:
FCPF 455.000
Chương trình UN- REDD 495.000
31
1.2.2. Tiêu chí đánh giá
Tiêu chí 07: Sự tham gia và kết nối với các bên liên quan chủ chốt
Kế hoạch tham vấn và tham gia trong R-PP của Việt Nam đã xác định rõ mục
tiêu của quá trình này nhằm 1) bảo đảm tất cả các bên liên quan chủ yếu được
cung cấp thông tin và huy động vào xây dựng NRAP, 2) được tham gia vào các
hoạt động REDD+ trong các chương trình, dự án và 3) bảo đảm các nhóm yếu
thế, đặc biệt là người dân địa phương nhận được các hưởng lợi phù hợp, huy
động các bên liên quan để giảm bớt các tác động tiêu cực và tăng cường các tác
động tích cực khi tham gia REDD+ trong quy trình SESA & ESMF.
Dựa trên phân tích các bên liên quan, Kế hoạch tham vấn và tham gia đã xác
định các nhóm liên quan chủ yếu ở các cấp. Cấp quốc gia bao gồm Chính phủ và
Văn phòng chính phủ, Bộ chuyên ngành, tổ chức chính phủ, tổ chức và nhà tài
trợ quốc tế, tổ chức phi chính phủ trong nước và quốc tế, tổ chức đào tạo và
nghiên cứu. Cấp tỉnh bao gồm UBND tỉnh và các sở chuyên ngành, doanh
nghiệp chế biến gỗ và lâm sản, công ty lâm nghiệp và ban quản lý rừng phòng
hộ và đặc dụng, ngành công nghiệp có liên quan. Cấp huyện và cộng đồng bao
gồm UBND huyện và các phòng chức năng, chủ rừng, cộng đồng thôn bản,
doanh nghiệp chế biến gỗ, tổ chức phi chính phủ và chính trị xã hội, nhóm dân
tộc thiểu số và doanh nghiệp tư nhân...
Sự tham gia của các bên liên quan đã được thể chế hóa thông qua các văn bản
sau:
- Luật bảo vệ môi trường năm 2015, Điều 20 quy định quyền của người dân và
cộng đồng tham gia trong quá trình đánh giá tác động môi trường đối với các dự
án triển khai trên địa bàn sinh sống của họ. Luật đất đai năm 2013, Điều 21 quy
định trình tự, thủ tục quy hoạch sử dụng đất phải được thực hiện trên nguyên tắc
công khai và minh bạch.
- Việt Nam cũng đã ban hành một số luật, trong đó cho phép người dân có
quyền tiếp cận thông tin như Luật phòng chống tham nhũng, Luật báo chí, Luật
khiếu nại, tố cáo, Luật cung cấp thông tin.
- Pháp lệnh dân chủ cơ sở khẳng định cộng đồng và người dân địa phương có
quyền góp ý kiến về những chính sách quan trọng liên quan đến quyền và nghĩa
vụ của họ. Khung pháp lý này tập trung chủ yếu về quyền của người dân địa
phương.
32
- Quyết định 799 xác định rõ quyền tham gia của “Các tổ chức chính trị, xã hội
và nghề nghiệp, các đoàn thể quần chúng, các tổ chức phi chính phủ và doanh
nghiệp tùy theo chức năng, nhiệm vụ, năng lực của mình, chủ động tham gia vào
các hoạt động liên quan đến chương trình REDD+, đặc biệt là lĩnh vực thông tin,
giáo dục và truyền thông, hỗ trợ và huy động sự tham gia của cộng đồng, phổ
biến kinh nghiệm thực hiện REDD+, kiểm tra, giám sát thực hiện chương trình
REDD+”.
- Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004, Điều 13 quy định quy trình lập và
phê duyệt quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng phải được thực hiện trên cơ sở
công khai với người dân. Ngoài ra các thông tin kỹ thuật cũng như chính sách
lâm nghiệp thường xuyên phải được cập nhật và cung cấp cho người dân sống
trong và xung quanh khu vực có rừng. Nhìn chung các dự án ODA đã tạo điều
kiện và tập trung nhiều vào sự tham gia và trao đổi thông tin, thúc đẩy quản lý
hợp tác bên ngoài của các dự án ODA, sự tham gia có ý nghĩa của cộng đồng địa
phương trong bất kỳ loại phương pháp tiếp cận hợp tác để quản lý rừng.
Những luật và cam kết trên hỗ trợ quyền tham gia và tiếp cận thông tin của người
dân và các quyền này được thực hiện trong quá trình thiết kế và thực hiện REDD+,
nhất là các hoạt động liên quan đến môi trường, đánh giá tác động môi trường, bảo
vệ và phát triển rừng. Ngoài ra các chính sách bảo vệ quyền tham gia của người
dân cũng được lồng ghép vào trong các chương trình, dự án về REDD+.
Quyền tham gia của người dân tộc thiểu số và cộng đồng sống phụ thuộc vào
rừng được thể hiện thông qua sự tham gia của các tổ chức đại diện của họ như
Uỷ ban Dân tộc, Mặt trận tổ quốc Việt Nam. Quyết định số 799 quy định “Uỷ
ban Dân tộc tham gia tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức và năng lực,
vận động đồng bào dân tộc thiểu số tích cực tham gia vào các hoạt động
REDD+, lồng ghép việc thực hiện Chương trình REDD+ với các chương trình,
dự án liên quan trong phạm vi quản lý nhà nước được giao”. Tuy vậy, Ủy ban
Dân tộc có những hạn chế về năng lực và nguồn lực.
Chương trình UN-REDD Việt Nam giai đoạn II đang xây dựng các biện pháp
đảm bảo quyền lợi, kinh nghiệm, kiến thức của đồng bào dân tộc thiểu số, cộng
đồng địa phương về bảo vệ và phát triển rừng; phối hợp với Trung tâm vì sự
phát triển bền vững miền núi (CSDM) khảo sát dân tộc thiểu số và bầu chọn dân
tộc thiểu số tại các tỉnh thí điểm; xây dựng cơ chế đảm bảo sự tham gia đầy đủ
và hiệu quả của các bên liên quan, đặc biệt là phụ nữ, cộng đồng địa phương và
người dân tộc thiểu số; đã ban hành dự thảo hướng dẫn về thực hiện FPIC trong
33
quá trình lập kế hoạch và thực hiện REDD+. Hướng dẫn về giới trong xây dựng
PRAP cũng đã được ban hành.
Tháng 3/2014, Chương trình UN-REDD Việt Nam giai đoạn II phối hợp với
CSDM tổ chức bầu chọn đại diện của người dân tộc thiểu số tham gia Ban chỉ
đạo REDD+. Chương trình đã tổ chức đối thoại với 20 đại biểu đại diện cho năm
dân tộc thiểu số đến từ sáu tỉnh thí điểm. Tháng 5/2014, chương trình đã phối
hợp với Tổ chức người bản địa châu Á tổ chức đối thoại với đại diện người dân
tộc thiểu số về cách thức và hình thức mà người dân tộc thiểu số có thể tham gia
vào chương trình REDD+ tại Việt Nam. CSDM cũng đã phối hợp với Tổ chức
người bản địa châu Á tổ chức hội thảo về sự tham gia của người dân tộc thiểu số
vào việc thực hiện REDD+. Chương trình cũng đã phối hợp với CSDM triển
khai kế hoạch kết nối mạng lưới người dân tộc thiểu số ở các tỉnh thí điểm.
Chương trình đã thống nhất được bộ tiêu chí chọn lựa đại diện người dân tộc
thiểu số, xác định nhiệm vụ cụ thể của người đại diện, xác định nhu cầu và mối
quan tâm của người dân tộc thiểu số liên quan đến bảo vệ rừng và tham gia thực
hiện chương trình REDD+. Sự tham gia của người dân tộc thiểu số và cộng
đồng địa phương đã được lồng ghép vào trong hướng dẫn xây dựng PRAP theo
nguyên tắc FPIC. Hiện nay đã thành lập mạng lưới của nhóm dân tộc thiểu số
trong REDD+, đã hoàn thành việc xây dựng quy chế làm việc và phê duyệt danh
sách các hoạt động trong thời gian tới.
Tuy nhiên việc thể chế hóa quyền tham gia của cộng đồng dân tộc thiểu số, cộng
đồng sống phụ thuộc vào rừng, phụ nữ trong quá trình chuẩn bị và thực thi
REDD+ chưa được thực hiện, số lượng đại diện của Uỷ ban Dân tộc trong các
Ban chỉ đạo REDD+ cấp tỉnh, mạng lưới REDD+ và các tiểu nhóm công tác còn
thấp.
Tiêu chí 08: Qúa trình tham vấn
Cơ chế tham vấn các bên liên quan được thực hiện thông qua các hình thức:
Hoạt động của mạng lưới và nhóm công tác REDD+, hội thảo quốc gia, internet,
SESA và ESMF, hội thảo tỉnh và huyện và đối thoại cộng đồng.
Mạng lưới REDD+ quốc gia đã được thành lập đi vào hoạt động với các thành
viên chủ chốt đến từ các Bộ chuyên ngành, các tổ chức nghiên cứu, đào tạo, đại
diện các nhà tài trợ, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ v.v. Thành
viên mạng lưới quốc gia để mở với tất cả các thành viên. Mạng lưới quốc gia tổ
chức họp sáu tháng một lần. Trên cơ sở hoạt động trên, các mạng lưới REDD+
34
cấp tỉnh và các cuộc họp cấp vùng cũng đã được thiết lập nhằm tạo điều kiện
cho các tổ chức, cá nhân tham gia vào các hoạt động REDD+.
Sáu tiểu nhóm kỹ thuật về: Quản trị REDD+, MRV, BDS, Triển khai REDD+
tại địa phương, Safeguards và Liên kết khối doanh nghiệp đã hỗ trợ cho Mạng
lưới REDD+ quốc gia về các khía cạnh kỹ thuật và hành chính. Thành viên của
các tiểu nhóm kỹ thuật cũng để mở với tất cả các bên liên quan. Các tiểu nhóm
họp định kỳ ba tháng một lần theo các chủ đề cụ thể. Chương trình và kết quả
các cuộc họp được công bố rộng rãi trên các phương tiện truyền thông của
REDD+. Chương trình công tác, kế hoạch làm việc, tài liệu tham vấn, tài liệu
họp tham vấn, biên bản họp được công bố trên webste REDD+ của Việt Nam.
Chương trình UN-REDD Việt Nam giai đoạn II và Dự án FCPF đã tổ chức được
tám hội thảo quốc gia về REDD+ với các chủ đề tham vấn về xây dựng NRAP,
thành lập quỹ REDD+, bảo vệ rừng khu vực biên giới Việt Nam- Lào-
Campuchia, hướng dẫn xây dựng PRAP.
Nhiều hội thảo tỉnh và huyện về REDD+ đã được tổ chức liên quan đến các chủ
đề về xây dựng kế hoạch REDD+ cấp tỉnh, huyện và địa phương, xây dựng
đường phát thải tham chiếu, cơ chế khiếu kiện và phản hồi thông tin, đánh giá
tác động xã hội và môi trường.
Chương trình UN-REDD Việt Nam giai đoạn I tổ chức 78 cuộc tham vấn cộng
đồng với 5.500 người tham gia về FPIC tại tỉnh Lâm Đồng. Dự án FCPF tổ chức
6 cuộc tham vấn cộng đồng về FPIC với trên 300 người tham gia tại Quảng Bình
và Quảng Trị. Dự án GIZ tổ chức được 4 cuộc tham vấn về FPIC tại Quảng
Bình…
Chương trình UN-REDD Việt Nam giai đoạn II cũng đã hoàn thiện hướng dẫn
lồng ghép giới và các vấn đề đảm bảo an toàn về mặt xã hội trong PRAP, xây
dựng khung giám sát giới và các vấn đề an toàn về môi trường, xã hội cho 6 tỉnh
thí điểm, công bố kết quả nghiên cứu phân tích giới đối với quá trình xây dựng
PRAP.
Tuy nhiên công tác tham vấn đối với đồng bào dân tộc, các nhóm yếu thế trong
REDD+ hiệu quả chưa cao, tư liệu hóa tham vấn còn yếu, chậm thể chế hóa cơ
chế tự quyết định tại cộng đồng, nhất là đối với đồng bào dân tộc thiểu số và các
nhóm yếu thế.
35
Tiêu chí 09: Chia sẻ và tiếp cận thông tin
Các chiến lược truyền thông do Dự án FCPF và Chương trình UN-REDD Việt
Nam giai đoạn II xây dựng đã làm rõ mục tiêu, nội dung, đối tượng chia sẻ và tiếp
cận thông tin về REDD+. Chia sẻ thông tin REDD+ cũng đã được thực hiện từ
Chương trình UN-REDD Việt Nam giai đoạn I, bắt đầu từ năm 2009. Các kênh
truyền thông chính đã được sử dụng bao gồm: xuất bản, hội thảo, website và
Internet, tham quan học tập, video/phim, email, phương tiện nghe, nhìn đại chúng,
thi truyền thông, chiến dịch tuyên truyền, truyền thông lưu động.
Bảng 5: Số lượng tập huấn, nâng cao nhận thức, tham vấn tại các cấp
Chương trình/
dự án
Thời gian thực
hiện
Số sự kiện Chủ đề
Chương trình
UN-REDD
Việt Nam giai
đoạn I
Tháng 8/2009
– Tháng
6/2012
138
- Nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu, các vấn
đề về REDD+, FPIC,
- Tập huấn về theo dõi thực hiện REDD+, kỹ năng
truyền thông/thúc đẩy, theo dõi các-bon có sự tham
gia.
- Tham vấn về chia sẻ lợi ích, safeguards, quản lý
quỹ REDD+, các chính sách REDD+.
Recoftc
Tháng 8/2010
– Tháng
6/2016
83
- Khái niệm về BĐHK, nguyên nhân và
tác động, vai trò của rừng, nguyên nhân mất rừng và
suy thoái rừng, khái niệm REDD+; quản lý rừng
bền vững, lợi ích và rủi ro của REDD+, biện pháp
an toàn
tập trung vào sự tham gia, giới và FPIC.
Chương trình
UN-REDD
Việt Nam giai
đoạn II (2013 -
2018)
2013 - 2016 243
- Nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu, các vấn đề
về REDD+, quản lý bảo vệ rừng.
- Tập huấn về kỹ năng truyền thông, lập kế hoạch
Si-RAPs, kỹ thuật phát triển sinh kế, quản lý quỹ.
- Tham vấn về xây dựng PRAPs và Si-RAPs.
Dự án FCPF
Tháng 1/2013
–2016
146 (tập
huấn và
nâng cao
nhận thức)
63 cuộc
tham vấn
- Nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu, các vấn
đề về REDD+, quản lý bảo vệ rừng, PFES, quản trị
rừng và FLEGT.
- Tập huấn về MRV, khai thác tác động thấp, FPIC.
- Tham vấn về chia sẻ lợi ích, giao đất giao rừng, sử
dụng đất và rừng, các vấn đề xuyên biên giới với
Lào và Campuchia.
36
Bảng 6: Số lượng và hình thức truyền thông tại các cấp
Chương trình/dự án
Số hạng mục tài liệu
sản xuất
Các hình thức tài liệu
Chương trình UN-REDD
Việt Nam giai đoạn I
35
Bản tin, tờ rơi, sách nhỏ, tờ thông tin,
áp phích, video clips, biểu đồ lật,…
Chương trình UN-REDD
Việt Nam giai đoạn II
36 áp phích, video clips, sách nhỏ…
Dự án FCPF 35
Bản tin, tờ rơi, sách nhỏ, áp phích,
video clips,…
CERDA
22 sách nhỏ, áp phích, sách hướng dẫn,
video clips,…
Chương trình UN-REDD Việt Nam giai đoạn II phối hợp với Cục Kiểm lâm,
TCLN phát động năm hành động về BV&PTR, hướng tới thực hiện sáng kiến
REDD+ trong lực lượng kiểm lâm, phối hợp với TCLN xây dựng chuyên mục
tuyên truyền phổ biến thông tin về lâm nghiệp và REDD+ trên báo chí.
Hiệu quả của truyền thông được phản ánh qua báo cáo đánh giá nâng cao nhận
thức của Chương trình UN-REDD Việt Nam giai đoạn I và nghiên cứu điểm của
nhóm tư vấn Dự án FCPF tại hiện trường. Nhìn chung, thông tin được chia sẻ
kịp thời, phù hợp với văn hóa của các đối tượng.
Tuy nhiên công tác truyền thông cho cộng đồng và các nhóm yếu thế còn hạn
chế, các chương trình, dự án của chính phủ chưa chú trọng đến truyền thông qua
ngôn ngữ của các nhóm dân tộc ít người.
Tiêu chí 10: Thực hiện và mở rộng kết quả tham vấn
Kết quả tham vấn được kết nối với các chính sách, chiến lược, kế hoạch phát
triển, cơ chế quản lý REDD+… Các kết quả tham vấn này được thực hiện và
37
nhân rộng thông qua hoạt động thông tin tuyên truyền và nâng cao năng lực cho
cộng đồng.
Dự án SUSRORM-NOW của JICA thực hiện thí điểm REDD+ tại tỉnh Điện
Biên đã hoàn thành 01 PRAP và thí điểm Si-RAP tại xã Mường Phăng và
Mường Muốn.
Các kết quả tham vấn tại cộng đồng đã được phản ánh thông qua việc thể chế
hóa 01 NRAP; 10 PRAPs, phê duyệt 11 Si-RAPs, 10 kế hoạch REDD+ của Ban
quản lý rừng, xây dựng phương án Quản lý rừng bền vững cho bốn công ty lâm
nghiệp.
Chương trình nâng cao nhận thức và năng lực cho người dân và cộng đồng về
REDD+ đã được thực hiện tại Chương trình UN-REDD Việt Nam giai đoạn I và
giai đoạn II, Dự án FCPF và một số dự án khác của JICA, GIZ, SNV… Chương
trình UN-REDD Việt Nam giai đoạn I đã tổ chức được 16 khóa đào tạo với trên
400 ngày - người tham gia từ năm 2009 đến 2011. Chương trình UN-REDD
Việt Nam giai đoạn II tổ chức tập huấn kỹ năng truyền thông và nâng cao nhận
thức về REDD+ cho 16 tỉnh trong năm 2014 và 2015, tổ chức hội thảo tập huấn
tiểu giáo viên về REDD+ cho thành viên mạng lưới truyền thông về REDD+ cấp
cơ sở cho 6 tỉnh thí điểm. Dự án FCPF Trung ương đã tổ chức được 24 khóa đào
tạo cho cán bộ thuộc các bộ, ban ngành cấp trung ương, cán bộ trong ngành lâm
nghiệp các cấp, các tổ chức phi chính phủ, các viện nghiên cứu, trường đại học,
các tổ chức xã hội dân sự, các công ty lâm nghiệp thí điểm và nhà báo với 2.880
ngày- người tham gia từ năm 2014 đến 2015 và nhiều cuộc tập huấn nâng cao
nhận thức do các tỉnh thí điểm tổ chức. Tuy nhiên công tác thể chế hóa kết quả
tham vấn còn chậm, đào tạo cho cộng đồng, nhất là đồng bào dân tộc ít người
còn hạn chế.
2. Hợp phần 2: Chuẩn bị chiến lược REDD+
2.1. Tiểu hợp phần 2a: Đánh giá sử dụng đất, nguyên nhân thay đổi sử
dụng đất, luật Lâm nghiệp, chính sách và quản trị rừng
2.1.1. Cơ sở chung của tiểu hợp phần
Với sự hỗ trợ của Chương trình UN-REDD Việt Nam giai đoạn I, ngay từ tháng
1/2011 dự thảo chương trình hành động REDD+ quốc gia đã được xây dựng với
sự tham gia của các tư vấn trong nước và quốc tế. Trên cơ sở dự thảo, hàng loạt
hội thảo quốc gia, thảo luận và tham vấn rộng rãi trong mạng lưới REDD+ quốc
38
gia đã được tổ chức. Một tổ công tác trực thuộc Bộ NN&PTNT đã soạn thảo dự
thảo Chương trình hành động REDD+ quốc gia. Bản dự thảo này đã được đưa
vào tham vấn cuối năm 2011 với các bên liên quan khác nhau, trong đó có các
đối tác quốc tế, các Bộ chức năng của chính phủ, chính quyền địa phương, thành
viên của mạng lưới lâm nghiệp cộng đồng. Bộ NN&PTNT thu thập tất cả các ý
kiến, hoàn thiện bản dự thảo lần hai, sau đó trình cho Văn phòng chính phủ vào
giữa tháng 6/2012. Văn phòng chính phủ đã thẩm định lại với các Bộ ban ngành.
Ngày 27/6/2012 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Chương trình hành động
quốc gia về giảm phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực hạn chế mất rừng và
suy thoái rừng, quản lý bền vững tài nguyên rừng, bảo tồn và nâng cao trữ lượng
các bon rừng, giai đoạn 2011-2020” (NRAP) trong Quyết định 799/QĐ-TTg.
NRAP tạo cơ sở pháp lý cho các hoạt động chuẩn bị và thực hiện REDD+, bao
gồm các mục tiêu chiến lược, các hoạt động chính và các giải pháp thực hiện.
Giai đoạn thực hiện từ 2011 đến 2020 cũng phù hợp với thời gian thực hiện
chiến lược lâm nghiệp, chiến lược phát triển bền vững và kế hoạch bảo vệ và
phát triển rừng quốc gia.
Mục đích của việc đánh giá sử dụng đất, nguyên nhân thay đổi sử dụng đất, luật
Lâm nghiệp, chính sách và quản trị rừng là nhằm tìm ra các nguyên nhân dẫn
đến mất rừng, suy thoái rừng cũng như tìm ra các hoạt động để bảo tồn rừng,
quản lý bền vững tài nguyên rừng và tăng cường trữ lượng các bon rừng.
Báo cáo của R-PP và các nghiên cứu chuyên đề đã xác định được các nguyên
nhân gây mất rừng và suy thoái rừng tại Việt Nam gồm: 1) Nguyên nhân trực
tiếp: Chuyển đổi đất lâm nghiệp sang đất canh tác nông nghiệp, sự chuyển đổi
nhanh sang trồng cao su, cà phê và hồ tiêu, khai thác không bền vững, phát triển
cơ sở hạ tầng, cháy rừng; 2) Nguyên nhân gián tiếp: Tăng nhu cầu về các sản
phẩm từ rừng và nông nghiệp, chính sách phát triển chậm đi vào thực tế, quản lý
không hiệu quả của các lâm trường quốc doanh, quản trị rừng yếu ở cấp địa
phương, quản lý đất đai yếu kém.
Báo cáo đã làm rõ các bất cập hiện nay trong việc sử dụng đất, trong việc xây
dựng và thực hiện luật lâm nghiệp, chính sách lâm nghiệp và quản trị rừng.
Chính các bất cập này đã góp phần đẩy nhanh quá trình mất rừng và suy thoái
rừng. Các mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với luật pháp, chính sách;
các mối quan hệ giữa cải thiện sinh kế người dân với quản lý các nguồn tài
nguyên thiên nhiên trong một hệ thống sinh thái - nhân văn cũng đã được phân
tích và làm rõ trong báo cáo tóm tắt.
39
Chỉ số giám sát và đánh giá trong R-PP gồm năm tiêu chí với việc thực hiện
các nghiên cứu sau:
- Tìm hiểu suy thoái rừng và cơ hội từ REDD+.
- Đánh giá tác động của phát triển cao su đến rừng tự nhiên ở Tây nguyên và
vùng sinh thái nông nghiệp Đông-Nam.
- Tìm hiểu phân loại rừng và quá trình phê duyệt để làm rõ các tác động đến
mất rừng và các đề xuất cải thiện.
- Đánh giá quá trình giao đất hiện nay và đề xuất để cải thiện hệ thống nhằm
phục vụ lợi ích cho cộng đồng.
- Tìm hiểu tác động của canh tác nương rẫy đến tỷ lệ che phủ rừng tại Tây
Bắc, Đông Bắc và Tây Nguyên.
- Đánh giá xã hội môi trường đối với các nhà máy thủy điện vừa và nhỏ với
đề xuất giảm nhẹ tác động đến rừng.
Đến nay hầu hết các nghiên cứu trên đã được thực hiện phục vụ cho việc xây
dựng chiến lược và chính sách REDD+.
Tổng kinh phí hỗ trợ cho tiểu hợp phần là: 235.000 USD, trong đó từ dự án
FCPF là 190.000 USD, Chương trình UN-REDD là 45.000 USD. Kinh phí tập
trung cho sáu nghiên cứu về sử dụng đất, chính sách lâm nghiệp và quản trị
rừng.
2.1.2. Tiêu chí đánh giá
Tiêu chí 11: Đánh giá và phân tích
Bản tóm tắt trong R-PP đã trình bày xu hướng thay đổi về rừng và đất lâm
nghiệp từ năm 1943 đến giai đoạn 1993, trong giai đoạn đó tỷ lệ che phủ rừng
đã giảm từ 43% xuống còn 28,2%, sau đó đã tăng lên 40,5% vào năm 2014.
Năm 2004, 2/3 rừng tự nhiên được xếp vào loại nghèo và mới phục hồi, rừng
giầu chỉ chiếm có 4,6%. Trong nghiên cứu “Bối cảnh thực hiện REDD+ tại Việt
Nam: nguyên nhân, tổ chức và thể chế”, CIFOR đã phân tích chi tiết sự thay đổi
rừng và tỷ lệ che phủ rừng ở Việt Nam qua các thời kỳ từ năm 1943 đến 2009,
phân tích tỷ lệ che phủ rừng và cơ cấu các loại rừng vào năm 2010 trong cả mối
quan hệ với tỷ lệ nghèo đói ở các vùng khác nhau.
Các vấn đề liên quan đến quyền sử dụng đất như: cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất (sổ đỏ) cho cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng và doanh nghiệp được
phân tích thông qua các chỉ số về quyền sử dụng đất đối với ba thành phần kinh
tế chủ yếu là: hộ gia đình, cộng đồng và nhà nước. Những khó khăn, bất cập
40
trong quá trình giao đất như: chậm tiến độ giao sổ đỏ, chồng chéo trong giao đất,
xung đột trong sử dụng đất, không rõ ràng ranh giới giao đất ngoài thực địa là
những vấn đề đã được đề cập. Khoán đất là một hình thức đặc thù của Việt Nam
nhưng hiện đang gặp khó khăn trong việc phối hợp giữa ngành NN&PTNT với
TN&MT.
Các tác động của Luật Đất đai và Luật Bảo vệ và Phát triển rừng đối với việc
thay đổi sử dụng đất, thay đổi diễn biến tài nguyên rừng cả về số lượng và chất
lượng trong thời gian qua đã được đề cập trong báo cáo tóm tắt. Tổ chức phát
triển Luật quốc tế (IDLO), trong báo cáo nghiên cứu “Chuẩn bị cơ sở pháp lý
cho REDD+ ở Việt Nam, tháng 11/2011 đã phân tích quyền sở hữu, quyền sử
dụng đất đai, phân tích các khung thể chế cho quản lý tài nguyên rừng. Báo cáo
cũng đã phân tích các thách thức chính đối với cơ sở pháp lý cho REDD+ tại
Việt Nam.
Các vấn đề liên quan đến quản trị rừng như: chiến lược phát triển, quy hoạch, kế
hoạch phát triển rừng, chương trình và dự án đầu tư trong mối liên hệ với
REDD+ cũng đã được đánh giá trong báo cáo tóm tắt.
Tuy nhiên, các vấn đề liên quan đến quản lý tài nguyên thiên nhiên như: quyền
sở hữu rừng, quyền sử dụng lâm sản ngoài gỗ, giao và khoán rừng, bảo tồn rừng,
đa dạng sinh học tuy đã được phân tích trong nhiều báo cáo nghiên cứu có liên
quan nhưng trong báo cáo tóm tắt của R-PP chưa được đề cập nhiều, thiếu các
phân tích định tính chuyên sâu về nguyên nhân gây mất rừng và suy thoái rừng ở
các vùng cụ thể, các đánh giá liên quan đến quản lý rừng bền vững, bảo tồn và
làm giầu các bon rừng còn mờ nhạt.
Tiêu chí 12: Ưu tiên các nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp/ các rào cản ảnh
hưởng đến tăng cường trữ lượng các bon rừng
Nguyên nhân trực tiếp, gián tiếp ảnh hưởng đến tăng cường trữ lượng các bon
rừng được xác định trong R-PP là do: 1) Khai thác không bền vững, 2) Cháy
rừng, và 3) Tăng nhu cầu các sản phẩm từ rừng và nông nghiệp. Khai thác không
bền vững và xâm lấn được xác định là nguyên nhân chính dẫn đến suy thoái rừng.
Khai thác gỗ (bao gồm cả hợp pháp và bất hợp pháp) xẩy ra ở cả rừng trồng và
rừng tự nhiên đã dẫn đến suy giảm đa dạng sinh học, giảm trữ lượng rừng. Trên 6
triệu ha rừng ở Việt Nam có nguy cơ cháy cao. Theo Tổng cục Lâm nghiệp, từ
năm 2002 đến 2010 trung bình mối năm xẩy ra tới 704 vụ cháy rừng, làm mất
5081,9 ha. Cháy rừng làm suy giảm đáng kế đến công tác tăng cường trữ lượng
các bon rừng. Do áp lực từ tăng dân số, nhu cầu các sản phẩm từ rừng và nông
BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ CHUẨN BỊ SẴN SÀNG THỰC HIỆN REDD+ Ở VIỆT NAM_10185812052019
BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ CHUẨN BỊ SẴN SÀNG THỰC HIỆN REDD+ Ở VIỆT NAM_10185812052019
BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ CHUẨN BỊ SẴN SÀNG THỰC HIỆN REDD+ Ở VIỆT NAM_10185812052019
BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ CHUẨN BỊ SẴN SÀNG THỰC HIỆN REDD+ Ở VIỆT NAM_10185812052019
BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ CHUẨN BỊ SẴN SÀNG THỰC HIỆN REDD+ Ở VIỆT NAM_10185812052019
BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ CHUẨN BỊ SẴN SÀNG THỰC HIỆN REDD+ Ở VIỆT NAM_10185812052019
BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ CHUẨN BỊ SẴN SÀNG THỰC HIỆN REDD+ Ở VIỆT NAM_10185812052019
BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ CHUẨN BỊ SẴN SÀNG THỰC HIỆN REDD+ Ở VIỆT NAM_10185812052019
BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ CHUẨN BỊ SẴN SÀNG THỰC HIỆN REDD+ Ở VIỆT NAM_10185812052019
BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ CHUẨN BỊ SẴN SÀNG THỰC HIỆN REDD+ Ở VIỆT NAM_10185812052019
BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ CHUẨN BỊ SẴN SÀNG THỰC HIỆN REDD+ Ở VIỆT NAM_10185812052019
BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ CHUẨN BỊ SẴN SÀNG THỰC HIỆN REDD+ Ở VIỆT NAM_10185812052019
BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ CHUẨN BỊ SẴN SÀNG THỰC HIỆN REDD+ Ở VIỆT NAM_10185812052019
BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ CHUẨN BỊ SẴN SÀNG THỰC HIỆN REDD+ Ở VIỆT NAM_10185812052019
BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ CHUẨN BỊ SẴN SÀNG THỰC HIỆN REDD+ Ở VIỆT NAM_10185812052019
BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ CHUẨN BỊ SẴN SÀNG THỰC HIỆN REDD+ Ở VIỆT NAM_10185812052019
BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ CHUẨN BỊ SẴN SÀNG THỰC HIỆN REDD+ Ở VIỆT NAM_10185812052019
BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ CHUẨN BỊ SẴN SÀNG THỰC HIỆN REDD+ Ở VIỆT NAM_10185812052019
BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ CHUẨN BỊ SẴN SÀNG THỰC HIỆN REDD+ Ở VIỆT NAM_10185812052019
BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ CHUẨN BỊ SẴN SÀNG THỰC HIỆN REDD+ Ở VIỆT NAM_10185812052019
BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ CHUẨN BỊ SẴN SÀNG THỰC HIỆN REDD+ Ở VIỆT NAM_10185812052019
BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ CHUẨN BỊ SẴN SÀNG THỰC HIỆN REDD+ Ở VIỆT NAM_10185812052019
BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ CHUẨN BỊ SẴN SÀNG THỰC HIỆN REDD+ Ở VIỆT NAM_10185812052019
BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ CHUẨN BỊ SẴN SÀNG THỰC HIỆN REDD+ Ở VIỆT NAM_10185812052019
BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ CHUẨN BỊ SẴN SÀNG THỰC HIỆN REDD+ Ở VIỆT NAM_10185812052019
BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ CHUẨN BỊ SẴN SÀNG THỰC HIỆN REDD+ Ở VIỆT NAM_10185812052019
BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ CHUẨN BỊ SẴN SÀNG THỰC HIỆN REDD+ Ở VIỆT NAM_10185812052019
BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ CHUẨN BỊ SẴN SÀNG THỰC HIỆN REDD+ Ở VIỆT NAM_10185812052019
BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ CHUẨN BỊ SẴN SÀNG THỰC HIỆN REDD+ Ở VIỆT NAM_10185812052019
BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ CHUẨN BỊ SẴN SÀNG THỰC HIỆN REDD+ Ở VIỆT NAM_10185812052019
BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ CHUẨN BỊ SẴN SÀNG THỰC HIỆN REDD+ Ở VIỆT NAM_10185812052019

More Related Content

Similar to BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ CHUẨN BỊ SẴN SÀNG THỰC HIỆN REDD+ Ở VIỆT NAM_10185812052019

đáNh giá tình hình thu gom và xử lý rác thải rắn sinh hoạt tại phường hợp gia...
đáNh giá tình hình thu gom và xử lý rác thải rắn sinh hoạt tại phường hợp gia...đáNh giá tình hình thu gom và xử lý rác thải rắn sinh hoạt tại phường hợp gia...
đáNh giá tình hình thu gom và xử lý rác thải rắn sinh hoạt tại phường hợp gia...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
PHÂN LOẠI CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI NGUỒN VÀ THU GOM, VẬN CHUYỂN, XỬ LÝ TẠI...
PHÂN LOẠI CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI NGUỒN VÀ THU GOM, VẬN CHUYỂN, XỬ LÝ TẠI...PHÂN LOẠI CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI NGUỒN VÀ THU GOM, VẬN CHUYỂN, XỬ LÝ TẠI...
PHÂN LOẠI CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI NGUỒN VÀ THU GOM, VẬN CHUYỂN, XỬ LÝ TẠI...nataliej4
 
Luận án: Xây dựng các tiêu chí đánh giá và chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật để đảm b...
Luận án: Xây dựng các tiêu chí đánh giá và chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật để đảm b...Luận án: Xây dựng các tiêu chí đánh giá và chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật để đảm b...
Luận án: Xây dựng các tiêu chí đánh giá và chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật để đảm b...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
DỰ ÁN PHÁT TRIỂN VÙNG NGUYÊN LIỆU XUẤT KHẨU
DỰ ÁN PHÁT TRIỂN VÙNG NGUYÊN LIỆU XUẤT KHẨUDỰ ÁN PHÁT TRIỂN VÙNG NGUYÊN LIỆU XUẤT KHẨU
DỰ ÁN PHÁT TRIỂN VÙNG NGUYÊN LIỆU XUẤT KHẨULẬP DỰ ÁN VIỆT
 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ CHÍNH SÁCH TIÊU DÙNG XANH Ở VIỆT NAM_10241412052019
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ CHÍNH SÁCH TIÊU DÙNG XANH Ở VIỆT NAM_10241412052019LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ CHÍNH SÁCH TIÊU DÙNG XANH Ở VIỆT NAM_10241412052019
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ CHÍNH SÁCH TIÊU DÙNG XANH Ở VIỆT NAM_10241412052019PinkHandmade
 
Luận án: Nâng cao năng lực cạnh tranh của khách sạn Vn trong thời gian tới
Luận án: Nâng cao năng lực cạnh tranh của khách sạn Vn trong thời gian tớiLuận án: Nâng cao năng lực cạnh tranh của khách sạn Vn trong thời gian tới
Luận án: Nâng cao năng lực cạnh tranh của khách sạn Vn trong thời gian tớiViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
đáNh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp quản lý chất thải rắn trên đị...
đáNh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp quản lý chất thải rắn trên đị...đáNh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp quản lý chất thải rắn trên đị...
đáNh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp quản lý chất thải rắn trên đị...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực làm việc cho cán bộ công chức tại Chi cục H...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực làm việc cho cán bộ công chức tại Chi cục H...Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực làm việc cho cán bộ công chức tại Chi cục H...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực làm việc cho cán bộ công chức tại Chi cục H...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 

Similar to BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ CHUẨN BỊ SẴN SÀNG THỰC HIỆN REDD+ Ở VIỆT NAM_10185812052019 (20)

Đề tài: Tuân thủ Luật bảo vệ môi trường tại doanh nghiệp ở Hải Phòng
Đề tài: Tuân thủ Luật bảo vệ môi trường tại doanh nghiệp ở Hải PhòngĐề tài: Tuân thủ Luật bảo vệ môi trường tại doanh nghiệp ở Hải Phòng
Đề tài: Tuân thủ Luật bảo vệ môi trường tại doanh nghiệp ở Hải Phòng
 
đáNh giá tình hình thu gom và xử lý rác thải rắn sinh hoạt tại phường hợp gia...
đáNh giá tình hình thu gom và xử lý rác thải rắn sinh hoạt tại phường hợp gia...đáNh giá tình hình thu gom và xử lý rác thải rắn sinh hoạt tại phường hợp gia...
đáNh giá tình hình thu gom và xử lý rác thải rắn sinh hoạt tại phường hợp gia...
 
Điều kiện khí hậu đối với du lịch nghỉ dưỡng vùng nam bộ, HAY
Điều kiện khí hậu đối với du lịch nghỉ dưỡng vùng nam bộ, HAYĐiều kiện khí hậu đối với du lịch nghỉ dưỡng vùng nam bộ, HAY
Điều kiện khí hậu đối với du lịch nghỉ dưỡng vùng nam bộ, HAY
 
PHÂN LOẠI CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI NGUỒN VÀ THU GOM, VẬN CHUYỂN, XỬ LÝ TẠI...
PHÂN LOẠI CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI NGUỒN VÀ THU GOM, VẬN CHUYỂN, XỬ LÝ TẠI...PHÂN LOẠI CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI NGUỒN VÀ THU GOM, VẬN CHUYỂN, XỬ LÝ TẠI...
PHÂN LOẠI CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI NGUỒN VÀ THU GOM, VẬN CHUYỂN, XỬ LÝ TẠI...
 
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Thương mại Lan Thành
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Thương mại Lan ThànhĐề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Thương mại Lan Thành
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Thương mại Lan Thành
 
Kỹ thuật QuEChERS GC/MS phân tích dư lượng chất bảo vệ thực vật
Kỹ thuật QuEChERS GC/MS phân tích dư lượng chất bảo vệ thực vậtKỹ thuật QuEChERS GC/MS phân tích dư lượng chất bảo vệ thực vật
Kỹ thuật QuEChERS GC/MS phân tích dư lượng chất bảo vệ thực vật
 
Luận án: Xây dựng các tiêu chí đánh giá và chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật để đảm b...
Luận án: Xây dựng các tiêu chí đánh giá và chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật để đảm b...Luận án: Xây dựng các tiêu chí đánh giá và chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật để đảm b...
Luận án: Xây dựng các tiêu chí đánh giá và chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật để đảm b...
 
DỰ ÁN PHÁT TRIỂN VÙNG NGUYÊN LIỆU XUẤT KHẨU
DỰ ÁN PHÁT TRIỂN VÙNG NGUYÊN LIỆU XUẤT KHẨUDỰ ÁN PHÁT TRIỂN VÙNG NGUYÊN LIỆU XUẤT KHẨU
DỰ ÁN PHÁT TRIỂN VÙNG NGUYÊN LIỆU XUẤT KHẨU
 
Đề tài: Tình hình Lợi nhuận của Công ty xuất nhập khẩu thủy sản
Đề tài: Tình hình Lợi nhuận của Công ty xuất nhập khẩu thủy sảnĐề tài: Tình hình Lợi nhuận của Công ty xuất nhập khẩu thủy sản
Đề tài: Tình hình Lợi nhuận của Công ty xuất nhập khẩu thủy sản
 
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOTĐề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ CHÍNH SÁCH TIÊU DÙNG XANH Ở VIỆT NAM_10241412052019
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ CHÍNH SÁCH TIÊU DÙNG XANH Ở VIỆT NAM_10241412052019LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ CHÍNH SÁCH TIÊU DÙNG XANH Ở VIỆT NAM_10241412052019
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ CHÍNH SÁCH TIÊU DÙNG XANH Ở VIỆT NAM_10241412052019
 
Luận án: Chính sách tiêu dùng xanh ở Việt Nam, HAY, 9đ
Luận án: Chính sách tiêu dùng xanh ở Việt Nam, HAY, 9đLuận án: Chính sách tiêu dùng xanh ở Việt Nam, HAY, 9đ
Luận án: Chính sách tiêu dùng xanh ở Việt Nam, HAY, 9đ
 
Luận văn: Quản trị chi phí sản xuất tại công ty xây dựng số 4, 9đ
Luận văn: Quản trị chi phí sản xuất tại công ty xây dựng số 4, 9đLuận văn: Quản trị chi phí sản xuất tại công ty xây dựng số 4, 9đ
Luận văn: Quản trị chi phí sản xuất tại công ty xây dựng số 4, 9đ
 
Luận án: Nâng cao năng lực cạnh tranh của khách sạn Vn trong thời gian tới
Luận án: Nâng cao năng lực cạnh tranh của khách sạn Vn trong thời gian tớiLuận án: Nâng cao năng lực cạnh tranh của khách sạn Vn trong thời gian tới
Luận án: Nâng cao năng lực cạnh tranh của khách sạn Vn trong thời gian tới
 
Hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của việt nam
Hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của việt namHiệu quả quản lý nợ nước ngoài của việt nam
Hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của việt nam
 
đáNh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp quản lý chất thải rắn trên đị...
đáNh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp quản lý chất thải rắn trên đị...đáNh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp quản lý chất thải rắn trên đị...
đáNh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp quản lý chất thải rắn trên đị...
 
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực làm việc cho cán bộ công chức tại Chi cục H...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực làm việc cho cán bộ công chức tại Chi cục H...Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực làm việc cho cán bộ công chức tại Chi cục H...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực làm việc cho cán bộ công chức tại Chi cục H...
 
Tác Động Của Đa Dạng Hóa Thu Nhập Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Tại Các Ngân Hàng
Tác Động Của Đa Dạng Hóa Thu Nhập Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Tại Các Ngân HàngTác Động Của Đa Dạng Hóa Thu Nhập Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Tại Các Ngân Hàng
Tác Động Của Đa Dạng Hóa Thu Nhập Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Tại Các Ngân Hàng
 
Đề tài: Quản lý về hoạt động kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật, HAY
Đề tài: Quản lý về hoạt động kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật, HAYĐề tài: Quản lý về hoạt động kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật, HAY
Đề tài: Quản lý về hoạt động kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật, HAY
 
Quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật
Quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh thuốc bảo vệ thực vậtQuản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật
Quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật
 

More from hanhha12

Báo cáo tình hình thực hiện Quyết định 322010QĐ-TTg về Pháttriển nghề Công Tá...
Báo cáo tình hình thực hiện Quyết định 322010QĐ-TTg về Pháttriển nghề Công Tá...Báo cáo tình hình thực hiện Quyết định 322010QĐ-TTg về Pháttriển nghề Công Tá...
Báo cáo tình hình thực hiện Quyết định 322010QĐ-TTg về Pháttriển nghề Công Tá...hanhha12
 
BÁO CÁO TÌNH HÌNH D TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH CHỒI CỎ HẠI MÍA VÀ KẾT QUẢ PHÒNG CH P...
BÁO CÁO TÌNH HÌNH D TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH CHỒI CỎ HẠI MÍA VÀ KẾT QUẢ PHÒNG CH P...BÁO CÁO TÌNH HÌNH D TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH CHỒI CỎ HẠI MÍA VÀ KẾT QUẢ PHÒNG CH P...
BÁO CÁO TÌNH HÌNH D TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH CHỒI CỎ HẠI MÍA VÀ KẾT QUẢ PHÒNG CH P...hanhha12
 
Báo cáo rà soát thể chế chuỗi giá trị lúa gạo_10490912092019
Báo cáo rà soát thể chế chuỗi giá trị lúa gạo_10490912092019Báo cáo rà soát thể chế chuỗi giá trị lúa gạo_10490912092019
Báo cáo rà soát thể chế chuỗi giá trị lúa gạo_10490912092019hanhha12
 
BÁO CÁO QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỈNH KHÁNH HOÀ ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌ...
BÁO CÁO QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỈNH KHÁNH HOÀ ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌ...BÁO CÁO QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỈNH KHÁNH HOÀ ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌ...
BÁO CÁO QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỈNH KHÁNH HOÀ ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌ...hanhha12
 
BÁO CÁO QUY HOẠCH CHI TIẾT NHÓM CẢNG BIỂN SỐ 5 (NHÓM CẢNG BIỂN ĐÔNG NAM BỘ)_1...
BÁO CÁO QUY HOẠCH CHI TIẾT NHÓM CẢNG BIỂN SỐ 5 (NHÓM CẢNG BIỂN ĐÔNG NAM BỘ)_1...BÁO CÁO QUY HOẠCH CHI TIẾT NHÓM CẢNG BIỂN SỐ 5 (NHÓM CẢNG BIỂN ĐÔNG NAM BỘ)_1...
BÁO CÁO QUY HOẠCH CHI TIẾT NHÓM CẢNG BIỂN SỐ 5 (NHÓM CẢNG BIỂN ĐÔNG NAM BỘ)_1...hanhha12
 
BÁO CÁO QUY HOẠCH CHI TIẾT NHÓM CẢNG BIỂN SỐ 5 (NHÓM CẢNG BIỂN ĐÔNG NAM BỘ) B...
BÁO CÁO QUY HOẠCH CHI TIẾT NHÓM CẢNG BIỂN SỐ 5 (NHÓM CẢNG BIỂN ĐÔNG NAM BỘ) B...BÁO CÁO QUY HOẠCH CHI TIẾT NHÓM CẢNG BIỂN SỐ 5 (NHÓM CẢNG BIỂN ĐÔNG NAM BỘ) B...
BÁO CÁO QUY HOẠCH CHI TIẾT NHÓM CẢNG BIỂN SỐ 5 (NHÓM CẢNG BIỂN ĐÔNG NAM BỘ) B...hanhha12
 
BÁO CÁO QUỐC GIA Về công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực an toàn bức xạ v...
BÁO CÁO QUỐC GIA Về công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực an toàn bức xạ v...BÁO CÁO QUỐC GIA Về công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực an toàn bức xạ v...
BÁO CÁO QUỐC GIA Về công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực an toàn bức xạ v...hanhha12
 
BÁO CÁO PHÂN TÍCH XU HƯỚNG CÔNG NGHỆ Chuyên đề CÔNG NGHỆ IN 3D – HƯỚNG ỨNG DỤ...
BÁO CÁO PHÂN TÍCH XU HƯỚNG CÔNG NGHỆ Chuyên đề CÔNG NGHỆ IN 3D – HƯỚNG ỨNG DỤ...BÁO CÁO PHÂN TÍCH XU HƯỚNG CÔNG NGHỆ Chuyên đề CÔNG NGHỆ IN 3D – HƯỚNG ỨNG DỤ...
BÁO CÁO PHÂN TÍCH XU HƯỚNG CÔNG NGHỆ Chuyên đề CÔNG NGHỆ IN 3D – HƯỚNG ỨNG DỤ...hanhha12
 
Báo cáo phát triển bền vững 2014 Vì Một Thế Giới Tốt Đẹp Hơn_10484412092019
Báo cáo phát triển bền vững 2014 Vì Một Thế Giới Tốt Đẹp Hơn_10484412092019Báo cáo phát triển bền vững 2014 Vì Một Thế Giới Tốt Đẹp Hơn_10484412092019
Báo cáo phát triển bền vững 2014 Vì Một Thế Giới Tốt Đẹp Hơn_10484412092019hanhha12
 
BÁO CÁO Nghiên cứu về khả năng tham gia Sáng kiến Đối tác Chính phủ mở (OGP) ...
BÁO CÁO Nghiên cứu về khả năng tham gia Sáng kiến Đối tác Chính phủ mở (OGP) ...BÁO CÁO Nghiên cứu về khả năng tham gia Sáng kiến Đối tác Chính phủ mở (OGP) ...
BÁO CÁO Nghiên cứu về khả năng tham gia Sáng kiến Đối tác Chính phủ mở (OGP) ...hanhha12
 
Báo cáo nghiên cứu trị trường Du lịch và Bất động sản du lịch biển Việt Nam_1...
Báo cáo nghiên cứu trị trường Du lịch và Bất động sản du lịch biển Việt Nam_1...Báo cáo nghiên cứu trị trường Du lịch và Bất động sản du lịch biển Việt Nam_1...
Báo cáo nghiên cứu trị trường Du lịch và Bất động sản du lịch biển Việt Nam_1...hanhha12
 
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU PHÂN VÙNG PHỤC VỤ QUY HOẠCH GIAI ĐOẠN 2021-2030_1048221209...
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU PHÂN VÙNG PHỤC VỤ QUY HOẠCH GIAI ĐOẠN 2021-2030_1048221209...BÁO CÁO NGHIÊN CỨU PHÂN VÙNG PHỤC VỤ QUY HOẠCH GIAI ĐOẠN 2021-2030_1048221209...
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU PHÂN VÙNG PHỤC VỤ QUY HOẠCH GIAI ĐOẠN 2021-2030_1048221209...hanhha12
 
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU Hiện trạng trải nghiệm y tế và nhu cầu chuyển đổi giới tín...
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU Hiện trạng trải nghiệm y tế và nhu cầu chuyển đổi giới tín...BÁO CÁO NGHIÊN CỨU Hiện trạng trải nghiệm y tế và nhu cầu chuyển đổi giới tín...
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU Hiện trạng trải nghiệm y tế và nhu cầu chuyển đổi giới tín...hanhha12
 
BÁO CÁO NGÀNH PHÂN BÓN VÔ CƠ_10481212092019
BÁO CÁO NGÀNH PHÂN BÓN VÔ CƠ_10481212092019BÁO CÁO NGÀNH PHÂN BÓN VÔ CƠ_10481212092019
BÁO CÁO NGÀNH PHÂN BÓN VÔ CƠ_10481212092019hanhha12
 
BÁO CÁO NGÀNH KHÍ -TĂNG TRƯỞNG BỀN VỮNG TIẾN ĐẾN CẠNH TRANH LÀNH MẠNH_1048101...
BÁO CÁO NGÀNH KHÍ -TĂNG TRƯỞNG BỀN VỮNG TIẾN ĐẾN CẠNH TRANH LÀNH MẠNH_1048101...BÁO CÁO NGÀNH KHÍ -TĂNG TRƯỞNG BỀN VỮNG TIẾN ĐẾN CẠNH TRANH LÀNH MẠNH_1048101...
BÁO CÁO NGÀNH KHÍ -TĂNG TRƯỞNG BỀN VỮNG TIẾN ĐẾN CẠNH TRANH LÀNH MẠNH_1048101...hanhha12
 
BÁO CÁO NGÀNH ĐƯỜNG _10480712092019
BÁO CÁO NGÀNH ĐƯỜNG _10480712092019BÁO CÁO NGÀNH ĐƯỜNG _10480712092019
BÁO CÁO NGÀNH ĐƯỜNG _10480712092019hanhha12
 
BÁO CÁO NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN_10480312092019
BÁO CÁO NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN_10480312092019BÁO CÁO NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN_10480312092019
BÁO CÁO NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN_10480312092019hanhha12
 
BÁO CÁO NGÀNH CẢNG BIỂN_10475912092019
BÁO CÁO NGÀNH CẢNG BIỂN_10475912092019BÁO CÁO NGÀNH CẢNG BIỂN_10475912092019
BÁO CÁO NGÀNH CẢNG BIỂN_10475912092019hanhha12
 
BÁO CÁO NGÀNH BIA_10475712092019
BÁO CÁO NGÀNH BIA_10475712092019BÁO CÁO NGÀNH BIA_10475712092019
BÁO CÁO NGÀNH BIA_10475712092019hanhha12
 
BÁO CÁO NGÀNH BIA - CÂU CHUYỆN THOÁI VỐN NHÀ NƯỚC VÀ DIỆN MẠO MỚI CHO NGÀNH B...
BÁO CÁO NGÀNH BIA - CÂU CHUYỆN THOÁI VỐN NHÀ NƯỚC VÀ DIỆN MẠO MỚI CHO NGÀNH B...BÁO CÁO NGÀNH BIA - CÂU CHUYỆN THOÁI VỐN NHÀ NƯỚC VÀ DIỆN MẠO MỚI CHO NGÀNH B...
BÁO CÁO NGÀNH BIA - CÂU CHUYỆN THOÁI VỐN NHÀ NƯỚC VÀ DIỆN MẠO MỚI CHO NGÀNH B...hanhha12
 

More from hanhha12 (20)

Báo cáo tình hình thực hiện Quyết định 322010QĐ-TTg về Pháttriển nghề Công Tá...
Báo cáo tình hình thực hiện Quyết định 322010QĐ-TTg về Pháttriển nghề Công Tá...Báo cáo tình hình thực hiện Quyết định 322010QĐ-TTg về Pháttriển nghề Công Tá...
Báo cáo tình hình thực hiện Quyết định 322010QĐ-TTg về Pháttriển nghề Công Tá...
 
BÁO CÁO TÌNH HÌNH D TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH CHỒI CỎ HẠI MÍA VÀ KẾT QUẢ PHÒNG CH P...
BÁO CÁO TÌNH HÌNH D TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH CHỒI CỎ HẠI MÍA VÀ KẾT QUẢ PHÒNG CH P...BÁO CÁO TÌNH HÌNH D TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH CHỒI CỎ HẠI MÍA VÀ KẾT QUẢ PHÒNG CH P...
BÁO CÁO TÌNH HÌNH D TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH CHỒI CỎ HẠI MÍA VÀ KẾT QUẢ PHÒNG CH P...
 
Báo cáo rà soát thể chế chuỗi giá trị lúa gạo_10490912092019
Báo cáo rà soát thể chế chuỗi giá trị lúa gạo_10490912092019Báo cáo rà soát thể chế chuỗi giá trị lúa gạo_10490912092019
Báo cáo rà soát thể chế chuỗi giá trị lúa gạo_10490912092019
 
BÁO CÁO QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỈNH KHÁNH HOÀ ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌ...
BÁO CÁO QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỈNH KHÁNH HOÀ ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌ...BÁO CÁO QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỈNH KHÁNH HOÀ ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌ...
BÁO CÁO QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỈNH KHÁNH HOÀ ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌ...
 
BÁO CÁO QUY HOẠCH CHI TIẾT NHÓM CẢNG BIỂN SỐ 5 (NHÓM CẢNG BIỂN ĐÔNG NAM BỘ)_1...
BÁO CÁO QUY HOẠCH CHI TIẾT NHÓM CẢNG BIỂN SỐ 5 (NHÓM CẢNG BIỂN ĐÔNG NAM BỘ)_1...BÁO CÁO QUY HOẠCH CHI TIẾT NHÓM CẢNG BIỂN SỐ 5 (NHÓM CẢNG BIỂN ĐÔNG NAM BỘ)_1...
BÁO CÁO QUY HOẠCH CHI TIẾT NHÓM CẢNG BIỂN SỐ 5 (NHÓM CẢNG BIỂN ĐÔNG NAM BỘ)_1...
 
BÁO CÁO QUY HOẠCH CHI TIẾT NHÓM CẢNG BIỂN SỐ 5 (NHÓM CẢNG BIỂN ĐÔNG NAM BỘ) B...
BÁO CÁO QUY HOẠCH CHI TIẾT NHÓM CẢNG BIỂN SỐ 5 (NHÓM CẢNG BIỂN ĐÔNG NAM BỘ) B...BÁO CÁO QUY HOẠCH CHI TIẾT NHÓM CẢNG BIỂN SỐ 5 (NHÓM CẢNG BIỂN ĐÔNG NAM BỘ) B...
BÁO CÁO QUY HOẠCH CHI TIẾT NHÓM CẢNG BIỂN SỐ 5 (NHÓM CẢNG BIỂN ĐÔNG NAM BỘ) B...
 
BÁO CÁO QUỐC GIA Về công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực an toàn bức xạ v...
BÁO CÁO QUỐC GIA Về công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực an toàn bức xạ v...BÁO CÁO QUỐC GIA Về công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực an toàn bức xạ v...
BÁO CÁO QUỐC GIA Về công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực an toàn bức xạ v...
 
BÁO CÁO PHÂN TÍCH XU HƯỚNG CÔNG NGHỆ Chuyên đề CÔNG NGHỆ IN 3D – HƯỚNG ỨNG DỤ...
BÁO CÁO PHÂN TÍCH XU HƯỚNG CÔNG NGHỆ Chuyên đề CÔNG NGHỆ IN 3D – HƯỚNG ỨNG DỤ...BÁO CÁO PHÂN TÍCH XU HƯỚNG CÔNG NGHỆ Chuyên đề CÔNG NGHỆ IN 3D – HƯỚNG ỨNG DỤ...
BÁO CÁO PHÂN TÍCH XU HƯỚNG CÔNG NGHỆ Chuyên đề CÔNG NGHỆ IN 3D – HƯỚNG ỨNG DỤ...
 
Báo cáo phát triển bền vững 2014 Vì Một Thế Giới Tốt Đẹp Hơn_10484412092019
Báo cáo phát triển bền vững 2014 Vì Một Thế Giới Tốt Đẹp Hơn_10484412092019Báo cáo phát triển bền vững 2014 Vì Một Thế Giới Tốt Đẹp Hơn_10484412092019
Báo cáo phát triển bền vững 2014 Vì Một Thế Giới Tốt Đẹp Hơn_10484412092019
 
BÁO CÁO Nghiên cứu về khả năng tham gia Sáng kiến Đối tác Chính phủ mở (OGP) ...
BÁO CÁO Nghiên cứu về khả năng tham gia Sáng kiến Đối tác Chính phủ mở (OGP) ...BÁO CÁO Nghiên cứu về khả năng tham gia Sáng kiến Đối tác Chính phủ mở (OGP) ...
BÁO CÁO Nghiên cứu về khả năng tham gia Sáng kiến Đối tác Chính phủ mở (OGP) ...
 
Báo cáo nghiên cứu trị trường Du lịch và Bất động sản du lịch biển Việt Nam_1...
Báo cáo nghiên cứu trị trường Du lịch và Bất động sản du lịch biển Việt Nam_1...Báo cáo nghiên cứu trị trường Du lịch và Bất động sản du lịch biển Việt Nam_1...
Báo cáo nghiên cứu trị trường Du lịch và Bất động sản du lịch biển Việt Nam_1...
 
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU PHÂN VÙNG PHỤC VỤ QUY HOẠCH GIAI ĐOẠN 2021-2030_1048221209...
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU PHÂN VÙNG PHỤC VỤ QUY HOẠCH GIAI ĐOẠN 2021-2030_1048221209...BÁO CÁO NGHIÊN CỨU PHÂN VÙNG PHỤC VỤ QUY HOẠCH GIAI ĐOẠN 2021-2030_1048221209...
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU PHÂN VÙNG PHỤC VỤ QUY HOẠCH GIAI ĐOẠN 2021-2030_1048221209...
 
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU Hiện trạng trải nghiệm y tế và nhu cầu chuyển đổi giới tín...
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU Hiện trạng trải nghiệm y tế và nhu cầu chuyển đổi giới tín...BÁO CÁO NGHIÊN CỨU Hiện trạng trải nghiệm y tế và nhu cầu chuyển đổi giới tín...
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU Hiện trạng trải nghiệm y tế và nhu cầu chuyển đổi giới tín...
 
BÁO CÁO NGÀNH PHÂN BÓN VÔ CƠ_10481212092019
BÁO CÁO NGÀNH PHÂN BÓN VÔ CƠ_10481212092019BÁO CÁO NGÀNH PHÂN BÓN VÔ CƠ_10481212092019
BÁO CÁO NGÀNH PHÂN BÓN VÔ CƠ_10481212092019
 
BÁO CÁO NGÀNH KHÍ -TĂNG TRƯỞNG BỀN VỮNG TIẾN ĐẾN CẠNH TRANH LÀNH MẠNH_1048101...
BÁO CÁO NGÀNH KHÍ -TĂNG TRƯỞNG BỀN VỮNG TIẾN ĐẾN CẠNH TRANH LÀNH MẠNH_1048101...BÁO CÁO NGÀNH KHÍ -TĂNG TRƯỞNG BỀN VỮNG TIẾN ĐẾN CẠNH TRANH LÀNH MẠNH_1048101...
BÁO CÁO NGÀNH KHÍ -TĂNG TRƯỞNG BỀN VỮNG TIẾN ĐẾN CẠNH TRANH LÀNH MẠNH_1048101...
 
BÁO CÁO NGÀNH ĐƯỜNG _10480712092019
BÁO CÁO NGÀNH ĐƯỜNG _10480712092019BÁO CÁO NGÀNH ĐƯỜNG _10480712092019
BÁO CÁO NGÀNH ĐƯỜNG _10480712092019
 
BÁO CÁO NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN_10480312092019
BÁO CÁO NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN_10480312092019BÁO CÁO NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN_10480312092019
BÁO CÁO NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN_10480312092019
 
BÁO CÁO NGÀNH CẢNG BIỂN_10475912092019
BÁO CÁO NGÀNH CẢNG BIỂN_10475912092019BÁO CÁO NGÀNH CẢNG BIỂN_10475912092019
BÁO CÁO NGÀNH CẢNG BIỂN_10475912092019
 
BÁO CÁO NGÀNH BIA_10475712092019
BÁO CÁO NGÀNH BIA_10475712092019BÁO CÁO NGÀNH BIA_10475712092019
BÁO CÁO NGÀNH BIA_10475712092019
 
BÁO CÁO NGÀNH BIA - CÂU CHUYỆN THOÁI VỐN NHÀ NƯỚC VÀ DIỆN MẠO MỚI CHO NGÀNH B...
BÁO CÁO NGÀNH BIA - CÂU CHUYỆN THOÁI VỐN NHÀ NƯỚC VÀ DIỆN MẠO MỚI CHO NGÀNH B...BÁO CÁO NGÀNH BIA - CÂU CHUYỆN THOÁI VỐN NHÀ NƯỚC VÀ DIỆN MẠO MỚI CHO NGÀNH B...
BÁO CÁO NGÀNH BIA - CÂU CHUYỆN THOÁI VỐN NHÀ NƯỚC VÀ DIỆN MẠO MỚI CHO NGÀNH B...
 

Recently uploaded

Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạowindcances
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...ChuThNgnFEFPLHN
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phươnghazzthuan
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhdangdinhkien2k4
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxDungxPeach
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptPhamThiThuThuy1
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoidnghia2002
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnpmtiendhti14a5hn
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfXem Số Mệnh
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiNgocNguyen591215
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 

Recently uploaded (20)

Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 

BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ CHUẨN BỊ SẴN SÀNG THỰC HIỆN REDD+ Ở VIỆT NAM_10185812052019

  • 1. 1 BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ________*****________ BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ CHUẨN BỊ SẴN SÀNG THỰC HIỆN REDD+ Ở VIỆT NAM Hà Nội, tháng 7/2016
  • 2. 2 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT AD Số liệu hoạt động Bộ NN&PTNT Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Bộ TN&MT Bộ Tài nguyên và Môi trường Bộ KH&CN Bộ Khoa học và Công nghệ Bộ KH&ĐT Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bộ TC Bộ Tài chính BDS Hệ thống chia sẻ lợi ích BĐKH Biến đổi khí hậu CIFOR Trung tâm nghiên cứu Lâm nghiệp quốc tế COP Hội nghị các bên tham gia Công ước khung của Liên hiệp quốc về biến đổi khí hậu CERDA Trung tâm nghiên cứu và phát triển vùng cao CSDM Trung tâm vì sự phát triển bền vững miền núi CSO Tổ chức chính trị xã hội Dự án FCPF Dự án Hỗ trợ chuẩn bị sẵn sàng thực hiện REDD+ ở Việt Nam EF/RF Hệ số phát thải/hấp thụ ER Giảm phát thải ER-P Chương trình Giảm phát thải ERPA Thỏa thuận chi trả giảm phát thải ER-PD Văn kiện Chương trình Giảm phát thải ER-PIN Ý tưởng đề xuất Chương trình Giảm phát thải ESMF Khung quản lý môi trường và xã hội FAO Tổ chức Nông lương Thế giới FCPF Qũy đối tác các bon trong lâm nghiệp FLEGT Thực thi lâm luật, quản trị và thương mại lâm sản FORMIS Hệ thống thông tin quản lý ngành Lâm nghiệp FPIC Đồng thuận dựa trên nguyên tắc tự nguyện, được thông báo
  • 3. 3 trước và cung cấp thông tin đầy đủ FREL/FRL Mức phát thải tham chiếu rừng/ Mức tham chiếu rừng FSC Hội đồng quản trị rừng quốc tế GHG Khí nhà kính GIZ Tổ chức Hợp tác phát triển Đức IPCC Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu JICA Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản KfW Ngân hàng Tái thiết Đức LULUCF Sử dụng đất, thay đổi sử dụng đất và lâm nghiệp MB Ban quản lý MBFP Ban quản lý các dự án Lâm nghiệp MRV Hệ thống đo đạc, báo cáo và thẩm định NCB Lợi ích phi các bon NFI Điều tra rừng toàn quốc NFIMAP Chương trình Điều tra, theo dõi và đánh giá tài nguyên rừng toàn quốc NFIS Dự án tổng điều tra, kiểm kê rừng NFMS Hệ thống theo dõi rừng quốc gia NRAP Chương trình hành động quốc gia về REDD+ NRF Qũy REDD+ quốc gia PPMU Ban quản lý dự án tỉnh PRAP Kế hoạch hành động REDD+ cấp tỉnh REDD+ Giảm phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực hạn chế mất rừng, suy thoái rừng, quản lý rừng bền vững, bảo tồn và nâng cao trữ lượng các bon rừng. RECOFTC Trung tâm vì con người và rừng R-PP Đề xuất chuẩn bị sẵn sàng thực hiện REDD+ SNV Tổ chức Phát triển Hà Lan
  • 4. 4 SESA Đánh giá môi trường và xã hội chiến lược SFM Quản lý rừng bền vững SIS Hệ thống thông tin đảm bảo an toàn SRD Trung tâm phát triển nông thôn bền vững TCLN Tổng cục Lâm nghiệp TWG Tiểu nhóm kỹ thuật UNFCCC Công ước khung của Liên hiệp quốc về biến đổi khí hậu UBND Uỷ ban Nhân dân VRO Văn phòng REDD+ Việt Nam WB Ngân hàng Thế giới
  • 5. 5 DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BẢNG BIỂU Bảng 1: Số lượng dự án, tổng số vốn cam kết và giải ngân, giai đoạn 2009-2014 .............................................................................................................................16 Bảng 2: Vốn cam kết và giải ngân từ các nhà tài trợ chính phủ,........................17 Bảng 3: Kinh phí và nguồn kinh phí hoạt động REDD+ cho các tổ chức trên...21 Bảng 4: Kinh phí cho các hoạt động tham vấn và huy động sự tham gia...........30 Bảng 5: Số lượng tập huấn, nâng cao nhận thức, tham vấn tại các cấp..............35 Bảng 6: Số lượng và hình thức truyền thông tại các cấp ....................................36 Bảng 7: Kinh phí thực hiện .................................................................................48 Bảng 8: Phân loại rừng và sử dụng đất ...............................................................57 Bảng 9: Quá trình cải tiến và hoàn thiện các bản đồ hiện trạng rừng của NFIMAP (kế thừa từ Hùng và cs 2015)..............................................................60 Bảng 10: Thời gian và địa điểm tham vấn ..........................................................77 Bảng 11: Số lượng người tham gia các cuộc tham vấn ......................................79 Bảng 12: Tổng số đại biểu tham gia các hội thảo...............................................79 Bảng 13: Mức độ đánh giá theo các nhóm đối tượng.........................................96 Bảng 14: Tổng hợp kết quả tham vấn .................................................................99 Bảng 15: Các hoạt động hoàn thiện chuẩn bị sẵn sàng REDD+ ở Việt Nam...129 Hình 1: Các chu kỳ của NFIMAP.......................................................................59 Hình 2: Phương pháp tiếp cận để ước tính phát thải...........................................67 Hình 3: Địa điểm tổ chức tham vấn ....................................................................78 Hình 4: Tỷ lệ thành phần các bên tham gia các hội thảo....................................80 Hình 5: Tỷ lệ giới trong các hội thảo tham vấn ..................................................80 Hình 6: Qúa trình tham vấn với các bên liên quan .............................................81 Hình 7: Tỷ lệ phân loại tiêu chí tại Hội thảo tham vấn Bắc Kạn........................84 Hình 8: Tỷ lệ phân loại tiêu chí tại Hội thảo tham vấn Lâm Đồng ....................86 Hình 9: Tỷ lệ phân loại tiêu chí tại Hội thảo tham vấn Cà Mau.........................87 Hình 10: Tỷ lệ phân loại tiêu chí tại Hội thảo tham vấn Quảng Bình ................88 Hình 11: Tỷ lệ phân loại tiêu chí Hội thảo tham vấn Hải Phòng........................90 Hình 12: Tỷ lệ phân loại tiêu chí tại Hội thảo tham vấn Hà Nội........................92
  • 6. 6 MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.............................................................................................. 2 LỜI NÓI ĐẦU................................................................................................................................ 8 TÓM TẮT BÁO CÁO................................................................................................................ 9 I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TÁC CHUẨN BỊ SẴN SÀNG THỰC HIỆN REDD+ Ở VIỆT NAM............................................................................................... 13 1. Công tác chuẩn bị sẵn sàng thực hiện REDD+ ở Việt Nam..................13 1.1. Qúa trình chuẩn bị sẵn sàng và thử nghiệm thực hiện REDD+............13 1.2. Hỗ trợ quốc tế............................................................................................15 1.3. Những thành quả chính ...........................................................................17 2. Tầm nhìn chiến lược thực hiện các hoạt động REDD+ ở Việt Nam ....18 II. TÓM TẮT QUÁ TRÌNH CHUẨN BỊ SẴN SÀNG THỰC HIỆN REDD+ Ở VIỆT NAM............................................................................................................. 19 1. Hợpphần1:TổchứcvàthamvấnchuẩnbịsẵnsàngthựchiệnREDD+..........19 1.1. Tiểu hợp phần 1a: Cơ chế quản lý REDD+ quốc gia ..............................19 1.2. Tiểu hợp phần 1b: Tham vấn, tham gia và mở rộng................................29 2. Hợp phần 2: Chuẩn bị chiến lược REDD+.............................................37 2.1. Tiểu hợp phần 2a: Đánh giá sử dụng đất, nguyên nhân thay đổi sử dụng đất, luật Lâm nghiệp, chính sách và quản trị rừng..........................................37 2.2. Tiểu hợp phần 2b: Phương án chiến lược REDD+ .................................43 2.3. Tiểu hợp phần 2c: Khung thực thi REDD+ .............................................46 2.4. Tiểu hợp phần 2d : Tác động xã hội và môi trường.................................52 3. Hợp phần 3: Mức phát thải tham chiếu..................................................55 3.1. Cơ sở chung của hợp phần...................................................................55 3.2. Tiêu chí đánh giá........................................................................................56 4. Hợp phần 4: Hệ thống theo dõi rừng và an toàn ...................................63 4.1. Tiểu hợp phần 4a: Hệ thống theo dõi rừng quốc gia..............................63 4.2. Tiểu hợp phần 4b: Hệ thống thông tin đa lợi ích, những tác động ........73 khác, quản trị và các biện pháp đảm bảo an toàn............................................73
  • 7. 7 III. BÁO CÁO QUÁ TRÌNH TỰ ĐÁNH GIÁ CÓ SỰ THAM GIA CỦA CÁC BÊN LIÊN QUAN.......................................................................................................... 76 1. Chuẩn bị đánh giá............................................................................................................... 76 1.1. Tổ đánh giá, thúc đẩy viên, nhà tài trợ.....................................................76 1.2. Quá trình, lịch trình tham vấn và phân bổ ngân sách.............................77 1.3. Đối tượng tham gia tham vấn....................................................................79 2. Tiến hành đánh giá ...................................................................................81 2.1. Chuẩn bị tổ chức hội thảo .......................................................................81 2.2. Thúc đẩy quá trình đánh giá ...................................................................81 3. Truyền thông và mở rộng kết quả đánh giá...........................................82 3.1. Tổng hợp kết quả.......................................................................................82 3.2. Kết quả phân loại mức độ đạt được .........................................................94 IV. KẾT QUẢ QUÁ TRÌNH TỰ ĐÁNH GIÁ CÓ SỰ THAM GIA CỦA CÁC BÊN LIÊN QUAN .................................................................................101 V. CÁC HOẠT ĐỘNG CẦN THIẾT ĐỂ HOÀN THIỆN CÔNG TÁC CHUẨN BỊ SẴN SÀNG THỰC HIỆN REDD+ Ở VIỆT NAM ....................... 127 VI. KẾT LUẬN..............................................................................................131 VII. TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................133
  • 8. 8 LỜI NÓI ĐẦU Báo cáo Đánh giá mức độ chuẩn bị sẵn sàng thực hiện REDD+ ở Việt Nam là kết quả của quá trình tự đánh giá của các bên liên quan theo “Khung hướng dẫn đánh giá mức độ chuẩn bị sẵn sàng” của Quỹ đối tác các bon trong Lâm nghiệp (FCPF) ban hành tháng 6 năm 2013. Quá trình tự đánh giá được thực hiện từ tháng 8 năm 2015 đến tháng 6 năm 2016 thông qua hàng loạt các đợt tham vấn từ cấp cộng đồng đến cấp tỉnh, cấp vùng và cấp quốc gia. Do đó, báo cáo này là sản phẩm của sự tham gia tích cực, hiệu quả của các tổ chức, cơ quan nhà nước cấp trung ương và địa phương, các thành viên mạng lưới REDD+ quốc gia, các chương trình, dự án về REDD+, các ban quản lý rừng và doanh nghiệp lâm nghiệp, các tổ chức chính trị, xã hội trong nước, các cộng đồng người dân địa phương, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số sống trong và gần rừng, các tổ chức phi chính phủ quốc tế, các nhà tài trợ, các tổ chức quốc tế và các bên liên quan khác. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Bộ NN&PTNT) đánh giá cao sự nỗ lực của Dự án “Hỗ trợ chuẩn bị sẵn sàng thực hiện REDD+ ở Việt Nam” (Dự án FCPF) đã hỗ trợ nguồn lực và kỹ thuật cho suốt quá trình đánh giá. Cảm ơn và đánh giá cao sự nỗ lực của Văn phòng REDD+ Việt Nam, Tổng cục Lâm nghiệp (TCLN), Chương trình UN-REDD Việt Nam giai đoạn II, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn các tỉnh Bắc Kạn, Quảng Bình, Lâm Đồng, Cà Mau và các chuyên gia trong nước và quốc tế đã phối hợp chặt chẽ tổ chức thực hiện quá trình đánh giá để hoàn thành báo cáo này. BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN.
  • 9. 9 TÓM TẮT BÁO CÁO Báo cáo “Tự đánh giá mức độ chuẩn bị sẵn sàng thực hiện REDD+ ở Việt nam” là kết quả quá trình đánh giá của các bên liên quan theo “Khung hướng dẫn đánh giá mức độ chuẩn bị sẵn sàng” (tháng 6/2013) của Qũy đối tác các bon trong Lâm nghiệp. Báo cáo làm rõ tầm nhìn chiến lược, cơ chế vận hành, các thành quả chính, các mặt còn hạn chế và các hoạt động cần thực hiện trong thời gian tới để sớm chuyển sang giai đoạn thử nghiệm và chi trả theo kết quả. Quá trình tự đánh giá Thu thập và phân tích thông tin: Từ tháng 7/2015 đến tháng 6/2016, các chuyên gia tư vấn thu thập, tổng hợp và phân tích thông tin từ các dự án, Chương trình, tổ chức tham gia thực hiện REDD+. Quá trình tham vấn: - Hội thảo khởi động tại Hà Nội ngày 7/10/2015 với các chuyên gia từ mạng lưới REDD+ và các tiểu nhóm công tác kỹ thuật. - Ba Hội thảo tham vấn với cộng đồng và người dân tại xã Mỹ Phương, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn (31/12/2015); xã Lộc Phú, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng (12/1/2016) và BQLRPH Nhưng Miên, huyện Nhưng Miên, Cà Mau (31/3/2016). - Hội thảo tham vấn với cán bộ sáu tỉnh vùng Bắc Trung Bộ tại Quảng Bình ngày 17/3/2016). - Hội thảo tham vấn với thành viên mạng lưới REDD+ quốc gia, các nhóm công tác tại Hải Phòng ngày 28/4/2016. - Hội thảo tham vấn với các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý dự án để tổng hợp, phân tích kết quả tham vấn tại Hà Nội ngày 2/6/2016. - Hội thảo quốc gia với các bộ, ban ngành của chính phủ, các địa phương, các nhà tài trợ, các tổ chức phi chính phủ tại Hà Nội ngày 30/6/2016.
  • 10. 10 Kết quả đánh giá: Bảng chú giải cho việc đánh giá tóm tắt: Đối với Hợp phần 1 và 2, các tiểu hợp phần có kết quả theo tỉ lệ 50:50 cho vàng:màu xanh lá cây. Trong các trường hợp này sẽ sử dụng màu thấp hơn (màu vàng) để hiển thị tiến độ tổng thể. Ví dụ Hợp phần 1 này bao gồm sáu tiêu chí, trong đó ba tiêu chí được đánh giá màu xanh lá cây và ba tiêu chí còn lại được đánh giá vàng, tuy nhiên màu vàng sẽ được sử dụng để đánh giá tổng thể tiến độ thực hiện. Những thành quả chính trong việc chuẩn bị sẵn sàng thực hiện REDD+ ở Việt Nam: (1) Phê duyệt Kế hoạch hành động REDD+ quốc gia (NRAP) – là một trong những nước đầu tiên phê duyệt NRAP; Phân loại màu Vàng Vàng Vàng Vàng Vàng Vàng Vàng Vàng Xanh Vàng Vàng Vàng Tiểu hợp phần 4a: Hệ thống theo dõi rừng quốc gia Tiểu hợp phần 4b: Hệ thống thông tin về đa lợi ích, các tác động khác, quản trị và các biện pháp đảm bảo an toàn Tiêu chí Hợp phần 3: Mức phát thải tham chiếu Hợp phần 4: Hệ thống theo dõi rừng và hệ thống theo dõi đảm bảo an toàn Tiểu hợp phần 1a: Cơ chế quản lý REDD+ quốc gia Tiểu hợp phần 1b: Tham vấn có sự tham gia và tiếp cận Tiểu hợp phần 2a: Đánh giá tình hình sử dụng đất, các nguyên nhân chuyển đổi mục đích sử dụng đát, đánh giá luật lâm nghiệp, chính sách và quản trị rừng Tiểu hợp phần 2b: Các phương án chiến lược REDD+ Tiểu hợp phần 2c: Khung thực hiện Tiểu hợp phần 2d: Các tác động môi trường và xã hội Hợp phần 2: Chuẩn bị chiến lược REDD+ Hợp phần 1: Tổ chức và tham vấn chuẩn bị sẵn sàng
  • 11. 11 (2) Phê duyệt 10 Kế hoạch hành động REDD+ cấp tỉnh; (3) Trình đường phát thải tham chiếu quốc gia lên UNFCCC vào tháng 1/2016; (4) Thành lập hệ thống giám sát rừng quốc gia; (5) Ban hành Quyết định về thí điểm cơ chế chia sẻ lợi ích REDD+; (6) Phê duyệt đề án thành lập Qũy REDD+; (7) Dự thảo hướng dẫn FPIC; (8) Dự thảo cơ chế phản hồi và khiếu kiện trong REDD+; (9) Thiết lập hệ thống tổ chức quản lý REDD+; (10) Đào tạo, nâng cao năng lực cho các bên liên quan; và (11) Phát triển hệ thống thông tin tuyên truyền REDD+. Các khoảng trống: Các khoảng trống giữa yêu cầu đặt ra với REDD+ và hiện trạng phát triển của Việt Nam: 1) Cơ chế phối hợp đa ngành và liên ngành trong thực thi REDD+ ở các cấp cần được cải thiện; 2) Chương trình hành động REDD+ quốc gia được phê duyệt chưa đáp ứng các yêu cầu đề ra. NRAP đang trong quá trình được sửa đổi; 3) Đánh giá tác động môi trường xã hội chiến lược và Khung quản lý môi trường và xã hội chiến lược đang được xây dựng; 4) Hệ thống an toàn REDD+ đang được xây dựng; và 5) Hệ thống thông tin REDD+ chưa hoàn thiện. Đề xuất chương trình hành động chuẩn bị sẵn sàng thực hiện REDD+: 1) Hoàn thiện các khung pháp lý liên quan đến REDD+ như quyền sử dụng đất, sử dụng tài nguyên rừng, quyền hưởng lợi từ rừng, quyền các bon .. 2) Xây dựng cơ chế phối hợp giữa ngành Lâm nghiệp với Nông nghiệp, giữa Nông nghiệp với Tài nguyên và Môi trường, giữa Lâm nghiệp với Phát triển cơ sở hạ tầng, Thủy điện trong quá trình thực thi REDD+; 3) Kế hoạch hành động REDD+ các cấp cần được lồng ghép với kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội; 4) Qũy REDD+ trung ương cần được thành lập trực thuộc Qũy bảo vệ và phát triển rừng; 5) Các khung pháp lý liên quan đến khía cạnh kỹ thuật của REDD+ như các quy trình khai thác tác động thấp, theo dõi các bon rừng, quy trình quản lý rừng bền
  • 12. 12 vững, cấp chứng chỉ rừng, cải thiện kế hoạch sử dụng đất và tập trung vào rừng trồng chu kỳ dài…phải được xây dựng và thể chế hóa; 6) Cơ chế khiếu kiện và phản hồi thông tin trong REDD+ cần được thể chế hóa; 7) Hướng dẫn FPIC cần được thể chế hóa; 8) Cơ chế chia sẻ lợi ích trong REDD+ cần phải được Chính phủ phê duyệt; 9) Cần xây dựng và thực thi một chương trình đào tạo và nâng cao năng lực về REDD+ cho cộng đồng, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số, các nhóm yếu thế; 10) Chiến lược truyền thông REDD+ cần phải được phê duyệt và đưa vào hoạt động; 11) Điều chỉnh Chương trình hành động REDD+ quốc gia, trong đó làm rõ kế hoạch hành động giai đoạn 2016 – 2020 và cải thiện hướng dẫn về chiến lược và thực thi; 12) Xây dựng và thông qua SESA và ESMF; 13) Xây dựng và đưa vào vận hành cổng thông tin REDD+ quốc gia; 14) Phê chuẩn đường tham chiếu quốc gia và đường tham chiếu vùng Bắc Trung Bộ; 15) Xây dựng và vận hành hệ thống MRV các cấp; 16) Hỗ trợ tăng cường thực thi FLEGT/VPA và kiểm soát khai thác gỗ trái phép với Lào và Campuchia; và 17) Xây dựng và đưa vào vận hành Hệ thống thông tin về đảm bảo an toàn (SIS). Nguồn lực để thực hiện các hoạt động này dựa vào dự án của Qũy chuẩn bị sẵn sàng thực hiện REDD+, Chương trình UN-REDD Việt Nam giai đoạn II, sự hỗ trợ quốc tế, đặc biệt là JICA, GIZ.
  • 13. 13 I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TÁC CHUẨN BỊ SẴN SÀNG THỰC HIỆN REDD+ Ở VIỆT NAM 1. Công tác chuẩn bị sẵn sàng thực hiện REDD+ ở Việt Nam 1.1. Qúa trình chuẩn bị sẵn sàng và thử nghiệm thực hiện REDD+ Báo cáo tự đánh giá này được thực hiện để phù hợp với yêu cầu quốc tế và đáp ứng ý tưởng phát triển một khuôn khổ chung để đánh giá các bước tiến của một nước trong việc thực hiện các hoạt động sẵn sàng REDD+ trọng tâm. Việc tự đánh giá các bước tiến REDD+ (hay R-Assessment) là một cột mốc quan trọng trong tiến trình sẵn sàng REDD+, hướng tới một Hiệp định chi trả giảm phát thải với Quỹ Carbon, dự kiến sẽ đàm phán trong năm 2017. Giai đoạn 2007 - 2011: Các hoạt động REDD+ ở Việt Nam được triển khai sau COP13 tại Bali Indonesia. Tháng 2/2008, Việt Nam đã gửi thư quan tâm đề xuất phương pháp, tiến trình thực hiện REDD+ đồng thời tiến hành xây dựng Chương trình UN-REDD Việt Nam giai đoạn I1 (ref.: UN-REDD phase I). Cuộc họp Ban chỉ đạo FCPF chọn Việt Nam là thành viên tham gia FCPF2 . Việt Nam đac nộp Ý tưởng đề xuất Chương trình sẵn sàng thực hiện REDD+ (R-PIN) vào năm 2008. Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt Khung Chương trình hành động thích ứng với BĐKH3 vào năm 2008. Năm 2009, Bộ NN&PTNT thành lập Mạng lưới REDD+ quốc gia và sáu tiểu nhóm kỹ thuật4 . Năm 2010, Chính phủ ban hành Nghị định 995 về chi trả dịch vụ môi trường rừng, trong đó có đề cập đến dịch vụ hấp thụ và lưu trữ các bon rừng. Năm 2011, Thủ tướng Chính phủ thành lập Ban chỉ đạo quốc gia về REDD+6 do Bộ trưởng Bộ NN&PTNT làm trưởng ban và thành lập Văn phòng REDD+ (VRO) quốc gia ngày 19/1/2011 trực thuộc TCLN. 1 Chương trình UN-REDD Việt Nam giai đoạn I có kinh phí 4,38 triệu USD, thực hiện từ Tháng 11/2009 đến Tháng 4/2012. 2 Cuộc họp Ban chỉ đạo FCPF vào 9-10/7 ra Nghị quyết SM 2008-1. 3 Quyết định 2370 QĐ/BNN- KL ngày 05/8/2008 của Bộ trưởng Bộ NNPTNT Phê duyệt Đề án về chương trình đầu tư xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng hệ thống rừng đặc dụng Việt Nam giai đoạn 2008 – 2020. 4 Sáu tiểu nhóm kỹ thuật gồm: 1) Quản trị REDD+, 2) MRV, 3) Tài chính REDD+ và BDS, 4) Triển khai REDD+ tại địa phương, 5) Biện pháp đảm bảo an toàn môi trường và xã hội và 6) Liên kết khối tư nhân 5 Nghị định 99/2009/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản. 6 Quyết định 58/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Ban chỉ đạo Nhà nước về Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011 – 2020.
  • 14. 14 Giai đoạn 2009 - 2011 gắn với hoạt động của Chương trình UN-REDD Việt Nam giai đoạn I và nộp Đề xuất chuẩn bị sẵn sàng thực hiện REDD+ (R-PP) của Việt Nam. Các hoạt động phân tích ban đầu của dự án tập trung phát triển Hệ thống chia sẻ lợi ích (BDS), hướng dẫn xây dựng Mức phát thải tham chiếu rừng (FREL/FRL), phát triển và thử nghiệm Đồng thuận dựa trên nguyên tắc tự nguyện, được thông báo trước và cung cấp thông tin đầy đủ (FPIC) cho REDD+ tại tỉnh Lâm Đồng cũng như xây dựng năng lực và truyền thông. Đã tiến hành các nghiên cứu về cơ sở pháp lý thực hiện REDD+ tại Việt Nam. Với sự hỗ trợ của FMT, ngày 18/11/2011 Việt Nam chính thức trình R-PP lên FCPF. Trên cơ sở tài liệu R-PP và sự hỗ trợ từ Chương trình UN-REDD Việt Nam giai đoạn I, Chương trình hành động REDD+ quốc gia7 (NRAP) đã được xây dựng. Bên cạnh đó các nguyên nhân làm mất rừng, suy thoái rừng, giải pháp phát triển REDD+ và các cơ sở pháp lý phát triển REDD+ ở Việt Nam cũng đã được nghiên cứu và hỗ trợ thông qua các dự án có JICA, GIZ, CIFOR... tài trợ. Giai đoạn 2012 - 2016 và tiếp theo Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt NRAP giai đoạn 2011 – 2020 và Đề án quản lý phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính, quản lý các hoạt động kinh doanh tín chỉ các bon ra thị trường thế giới8 . Ngày 09/11/2012 Việt Nam và Ngân hàng Thế giới (WB) đã ký Hiệp định về khoản tài trợ không hoàn lại US$ 3,8 triệu từ FCPF cho Dự án FCPF. Mục tiêu của dự án là góp phần hỗ trợ Việt Nam sẵn sàng thực hiện REDD+ trong tương lai. Dự án có 3 hợp phần kỹ thuật là: Hỗ trợ xây dựng chính sách, nâng cao năng lực kỹ thuật, quản lý và vận hành REDD+ ở cấp trung ương và địa phương; Hỗ trợ nghiên cứu, xây dựng phương án thí điểm đổi mới các công ty lâm nghiệp nhằm cung cấp dịch vụ REDD+ và các dịch vụ môi trường rừng; Hỗ trợ nâng cao nhận thức, tăng cường năng lực, tham vấn các bên liên quan, đáp ứng yêu cầu về các biện pháp đảm bảo an toàn (Safeguards), chia sẻ thông tin và kinh nghiệm thực hiện REDD+ trong khu vực. Chương trình UN-REDD Việt Nam giai đoạn II chính thức đi vào hoạt động từ tháng 7/2013 và được thực hiện thí điểm tại 6 tỉnh là: Lào Cai, Bắc Kạn, Hà Tĩnh, Lâm Đồng, Bình Thuận và Cà Mau. 7 Quyết định số 799/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về “Giảm phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, quản lý bền vững TNR, bảo tồn và nâng cao trữ lượng các bon rừng” giai đoạn 2011-2020. 8 Quyết định 1775/QĐ-TTg về Phê duyệt đề án quản lý phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính, quản lý các hoạt động kinh doanh tín chỉ các - bon ra thị trường thế giới.
  • 15. 15 Công tác chuẩn bị sẵn sàng thực hiện REDD+ được tiếp tục với các hoạt động nâng cao năng lực và nhận thức về REDD+ cho các bên liên quan, xây dựng Kế hoạch hành động REDD+ cấp tỉnh9 (PRAP) ở các tỉnh thí điểm, xúc tiến xây dựng Đề án thành lập Qũy REDD+ quốc gia10 , xây dựng Đánh giá môi trường và xã hội chiến lược (SESA) và Khung quản lý môi trường và xã hội (ESMF), thử nghiệm Hệ thống chia sẻ lợi ích (BDS) tại sáu tỉnh của Chương trình UN- REDD Việt Nam giai đoạn II, hoàn thiện đường phát thải tham chiếu quốc gia, từng bước hình thành Hệ thống giám sát rừng quốc gia (NFMS), xây dựng Cơ chế khiếu nại và phản hồi thông tin (FGRM)… Hội đồng Quỹ các bon đã phê duyệt hỗ trợ Việt Nam US$ 650.00011 xây dựng Văn kiện Chương trình Giảm phát thải (ER-PD) tại sáu tỉnh Bắc Trung bộ. Đây là các hoạt động thử nghiệm chi trả REDD+. Hiện nay ER-PD đang được xây dựng, theo kế hoạch sẽ gửi FCPF vào tháng 10/2016 và trình bày tại Hội nghị các nước thành viên Quỹ Các-bon lần thứ 15 vào tháng 12/2016. Trên cơ sở báo cáo đánh giá giữa kỳ, Dự án FCPF đã được Quỹ FCPF bổ sung 5 triệu USD12 phục vụ cho công tác chuẩn bị sẵn sàng thực hiện REDD+ ở Việt Nam và gia hạn tới tháng 12/2019. Chương trình UN-REDD Việt Nam giai đoạn II cũng đã được Bộ NN&PTNT và nhà tài trợ đồng ý kéo dài thời gian thực hiện chương trình đến hết 31 tháng 12 năm 2018. 1.2. Hỗ trợ quốc tế Theo báo cáo “Dòng tài chính REDD+ Việt Nam” của Forest Trends, trong giai đoạn 2009 ‐ 2014, Việt Nam đã có 44 dự án liên quan đến REDD+ được triển khai với tổng lượng vốn cam kết là 84,31 triệu USD. Hầu hết các dự án đều có mục tiêu hỗ trợ việc chuẩn bị sẵn sàng thực thi REDD+. Trong đó, 24 dự án đã kết thúc với tổng số vốn cam kết thực hiện là US$ 18,65 triệu; 20 dự án đang hoạt động với tổng số vốn là US$ 65,66 triệu; 6 dự án lớn là Chương trình UN- REDD Việt Nam giai đoạn II (US$ 30,23 triệu), Chương trình Rừng và Đồng bằng (9,42 triệu USD), Dự án Carbi (5,14 triệu USD), Dự án FCPF (3,8 triệu 9 Quyết định 5414/QĐ-BNN-TCLN ngày 25/12/2015 phê duyệt Hướng dẫn xây dựng Kế hoạch hành động REDD+ cấp tỉnh. 10 Quyết định 5337/QĐ-BNN-TCLN ngày 23 tháng 12 năm 2015 phê duyệt Đề án thành lập Quỹ REDD+ Việt Nam. 11 Việt Nam nộp Ý tưởng Đề xuất Chương trình Giảm phát thải (ER-PIN) lên Quỹ Các bon vào tháng 6/2014 và được phê duyệt trong Nghị quyết số CFM/10/2014/3 ngày 19 tháng 6 năm 2014. 12 Nghị quyết số PC/19/2015/4, Hội đồng FCPF đã phê duyệt báo cáo giữa kỳ và bổ sung 5 triệu USD cho Việt Nam.
  • 16. 16 USD), Chương trình UN-REDD Việt Nam giai đoạn I (4,38 triệu USD), Dự án Xác định khu vực tiềm năng cho REDD+ (6,4 triệu USD). Trong số 44 dự án, có 3 dự án trực tiếp liên quan đến giảm phát thải khí nhà kính với kinh phí là 11,826 triệu USD, 39 dự án liên quan đến công tác chuẩn bị sẵn sàng thực hiện REDD+ với kinh phí là 72,280 triệu USD, 2 dự án liên quan đến REDD+ với kinh phí hỗ trợ là 0,205 triệu USD. Tính tới năm 2014, Việt Nam có 24 dự án liên quan tới REDD+ đã hoàn thành với tổng nguồn vốn là 18,65 triệu USD, 20 dự án đang thực hiện với tổng vốn là 65,66 triệu USD và tổng giải ngân đạt 37,77 triệu USD (44.8%). Tới năm 2015, tổng giải ngân đã tăng lên 60.2%. Bảng 1: Số lượng dự án, tổng số vốn cam kết và giải ngân, giai đoạn 2009-2014 Nguồn: Dòng tài chính REDD+ tại Việt Nam, giai đoạn 2009-2014, Forest Trends (2015) Các nhà tài trợ chính gồm: 1) Chính phủ các nước 38,07 triệu USD, chủ yếu từ Đức, Hoa kỳ, Nhật Bản và Na Uy 2) Các tổ chức đa phương 39,25 triệu USD, chủ yếu từ UN-REDD, FCPF, GEF và IFAD 3) Khu vực tư nhân 0,46 triệu USD và 4) Liên minh châu Âu 0,92 triệu USD và 5) Vốn đối ứng từ Chính phủ Việt Nam và đồng tài chính 5,6 triệu USD.
  • 17. 17 Bảng 2: Vốn cam kết và giải ngân từ các nhà tài trợ chính phủ, giai đoạn 2009-2014 Nguồn: Dòng tài chính REDD+ tại Việt Nam, giai đoạn 2009-2014, Forest Trends (2015) 1.3. Những thành quả chính Trong giai đoạn 2007 - 2016, Việt Nam đã ban hành và đưa vào sử dụng: (1) Nghị định của Chính phủ về thực hiện và quản lý chi trả dịch vụ môi trường rừng; (2) Quyết định phê duyệt NRAP; (3) Quyết định phê duyệt Đề án quản lý phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính và quản lý các hoạt động kinh doanh tín chỉ các bon ra thị trường thế giới; (4) Quyết định thành lập Ban chỉ đạo quốc gia về REDD+; (5) Thành lập Mạng lưới quốc gia về REDD+ và các tiểu nhóm kỹ thuật; (6) Phê duyệt Đề án thành lập Qũy REDD+ Việt Nam; (7) Ban hành Hướng dẫn xây dựng PRAP; (8) Phê duyệt 10 PRAP; (9) Quyết định thí điểm chia sẻ lợi ích REDD+ trong khuôn khổ Chương trình UN-REDD Việt Nam giai đoạn II; (10) Trình đường phát thải tham chiếu quốc gia lên UNFCCC; (11) Bước đầu thiết lập hợp tác khu vực với Lào và Campuchia; (12) Đào tạo REDD+; (13) Thông tin, tuyên truyền REDD+.
  • 18. 18 Hiện nay Việt Nam đang thử nghiệm: (1) Hướng dẫn FPIC, (2) FGRM, (3) BDS và đang xây dựng (i) ESMF, (ii) MRV, (iii) ER-PD, (iv) Cơ chế tham gia của người dân địa phương, dân tộc thiểu số vào REDD+, (v) Cơ chế tham gia của các công ty lâm nghiệp, (vi) SIS và (vii) quy chế quản lý tài chính REDD+. Tuy nhiên, vẫn còn một số hạng mục chưa xây dựng như: quyền các bon và đăng ký quyền các bon. 2. Tầm nhìn chiến lược thực hiện các hoạt động REDD+ ở Việt Nam NRAP quy định REDD+ cần phải được lồng ghép với Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-202013 . Tính đến ngày 31/12/2014, diện tích rừng của Việt Nam đạt 13,7 triệu ha. Mục tiêu đến năm 2020 nâng độ che phủ rừng lên 42% và sau đó duy trì bền vững và nâng cao chất lượng diện tích này. Trong giai đoạn này dự kiến sẽ trồng mới 2,6 triệu ha rừng, khoanh nuôi tái sinh 750.000 ha rừng, cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt 350.000 ha, nâng cao chất lượng rừng tự nhiên, năng suất rừng trồng tăng lên 25% vào năm 2020 so với năm 2011. Đây là các mục tiêu gắn liền với các hoạt động REDD+ tại Việt Nam. REDD+ đã được lồng ghép vào Chiến lược quốc gia về BĐKH14 . Trong chiến lược có quy định “Giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và tăng khả năng hấp thụ khí nhà kính trở thành chỉ tiêu bắt buộc trong phát triển kinh tế - xã hội”. Xây dựng, thực hiện các chương trình giảm phát thải khí nhà kính thông qua những nỗ lực hạn chế mất rừng, suy thoái rừng, quản lý rừng bền vững, nâng cao khả năng hấp thụ các bon rừng kết hợp với duy trì và đa dạng hóa sinh kế dân cư của các vùng, huy động sự tham gia của cộng đồng địa phương để hỗ trợ thích ứng với BĐKH là một nội dung trong chiến lược này. Giảm phát thải khí nhà kính thông qua việc đẩy nhanh tiến độ các dự án trồng rừng, tăng chất lượng rừng, tăng khả năng hấp thụ khí CO2, tăng sinh khối rừng là một trong các giải pháp trong Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh15 . Thực hiện các chương trình về giảm phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, quản lý rừng bền vững, kết hợp với đa dạng hóa sinh kế cho người dân địa phương cũng là một giải pháp trong chiến lược này do Bộ KH&ĐT chủ trì điều phối. 13 Quyết định 57-TTG ngày 9/1/2012 Phê duyệt Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011 - 2020. 14 Quyết định 2139/QĐ-TTG ngày 5/12/2011 Phê duyệt chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu. 15 Quyết định 1393/QĐ-TTg ngày 25/9/2012 về Phê duyệt chiến lược Quốc gia về Tăng trưởng xanh giai đoạn 2011-2030.
  • 19. 19 Năm 2011, Bộ NN&PTNT phê duyệt Đề án giảm phát thải khí nhà kính trong nông nghiệp, nông thôn đến năm 2020, trong đó ngành lâm nghiệp có mục tiêu hấp thụ 702 triệu tấn CO2e. Như vậy có thể thấy hoạt động REDD+ đã được kết nối với hầu hết các chương trình và chiến lược quốc gia liên quan đến BĐKH, phát triển xanh, phát triển ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn của Việt Nam. REDD+ được coi là một giải pháp trong việc ứng phó với BĐKH trong “Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn”16 . II. TÓM TẮT QUÁ TRÌNH CHUẨN BỊ SẴN SÀNG THỰC HIỆN REDD+ Ở VIỆT NAM 1. Hợpphần1:TổchứcvàthamvấnchuẩnbịsẵnsàngthựchiệnREDD+ 1.1. Tiểu hợp phần 1a: Cơ chế quản lý REDD+ quốc gia 1.1.1. Cơ sở chung Cơ chế quản lý REDD+ quốc gia (National REDD+ Management Arrangements) bao hàm 2 thành tố chính là: Hệ thống tổ chức quản lý REDD+ quốc gia và các quy định về quản lý REDD+ quốc gia. Theo hướng dẫn của FCPF, cơ chế quản lý REDD+ quốc gia có 5 chức năng chính là: 1) Quản lý thực hiện quỹ REDD+, bao gồm cả các khoản viện trợ từ FCPF 2) Điều phối các hoạt động REDD+ 3) Liên kết REDD+ với các chiến lược phát triển quốc gia và của các ngành 4) FGRM trong quá trình chuẩn bị và thực thi REDD+ 5) Tổ chức chia sẻ thông tin; tham vấn và thúc đẩy sự tham gia của các bên liên quan. Hệ thống tổ chức REDD+ quốc gia ở Việt Nam bao gồm các tổ chức sau: - Ban chỉ đạo REDD+ quốc gia: Tháng 1 năm 2011, Ban chỉ đạo REDD+ của Việt Nam đã được thành lập dưới sự ủy quyền của Thủ tướng chính phủ do Bộ trưởng Bộ NN&PTNT chủ trì. - Các Bộ chức năng trực thuộc chính phủ tham gia gồm Bộ TN&MT, Bộ NN&PTNT, Bộ KH&ĐT, Bộ TC, Bộ Thông tin và truyền thông, Uỷ ban Dân tộc … 16 Quyết định số 819/QĐ-BNN ngày 14/3/2016 của Bộ NN&PTNT về “Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH ngành NN&PTNT giai đoạn 2016-2020, tầm nhìn đến năm 2050.
  • 20. 20 - Các Đơn vị trực thuộc Bộ NN&PTNT: TCLN, VRO trực thuộc TCLN, Trang mạng http://www.vietnam-redd.org.vn do VRO quản lý. - Mạng lưới REDD+ quốc gia và 06 tiểu nhóm kỹ thuật. - Ban chỉ đạo REDD+ cấp tỉnh, Sở NN&PTNT, các công ty Lâm nghiệp. - Các tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp, tổ chức phi chính phủ và doanh nghiệp. - Ban quản lý các chương trình và dự án liên quan tới REDD+ ở Việt Nam, trong đó chương trình, dự án đa phương về REDD+ (FCPF, UN-REDD), các chương trình, dự án song phương (JICA, USAID, KFW ….), các chương trình, dự án của các tổ chức phi chính phủ (WWF, FFI, SNV, Winrock …). Các quy định về quản lý REDD+ quốc gia có liên quan đến các văn bản sau: - Các luật có liên quan như: Luật bảo vệ môi trường 2014, Luật đất đai, Luật bảo vệ và phát triển rừng, Luật hòa giải cơ sở, Luật khiếu nại và Luật cung cấp thông tin. - Nghị định 05/2008/NĐ-CP17 về Qũy Bảo vệ và phát triển rừng, Nghị định 99/2010/NĐ-CP18 về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng. - Chương trình mục tiêu quốc gia nhằm ứng phó với BĐKH, Chiến lược quốc gia về BĐKH, Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh, Đề án quản lý phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính và quản lý các hoạt động kinh doanh tín chỉ các bon ra thị trường thế giới, NRAP giai đoạn 2011 - 2020. - Quyết định 2730 về Khung chương trình hành động thích ứng với BĐKH của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn giai đoạn 2008 - 2020, Quyết định 819 phê duyệt Kế hoạch hành động của ngành NN&PTNT ứng phó với BĐKH giai đoạn 2011 - 2015 và tầm nhìn đến năm 2020, Quyết định 3119 phê duyệt Đề án giảm phát thải khí nhà kính trong nông nghiệp, nông thôn đến năm 2020. - Quyết định của liên Bộ NN&PTNT, TN&MT, KH&CN liên quan đến BĐKH, tăng trưởng xanh. - Quyết định 18 về Chiến lược phát triển Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020; Quyết định 57 về Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011 - 2020. 17 Nghị định 05/2008/NĐ-CP của Chính phủ ngày 14/01/2008. 18 Nghị định 99/2010/NĐ-CP của Chính phủ ngày 24/9/2010.
  • 21. 21 Kết quả thực hiện các chỉ số giám sát và đánh giá ở R-PP: - Sự tham gia hiệu quả của các bên liên quan: Đã tổ chức được tám cuộc hội thảo quốc gia, hội thảo về REDD+ được tổ chức tại chín tỉnh thí điểm của Chương trình UN-REDD Việt Nam giai đoạn II và Dự án FCPF. - Hỗ trợ cho chính phủ, các Bộ và ban, ngành: Hỗ trợ xây dựng NRAP, Hỗ trợ Bộ NN&PTNT thành lập quỹ REDD+, tổ chức nhiều hội thảo quốc gia về REDD+. - Văn phòng REDD+ Việt Nam hoạt động: Văn phòng REDD+ đã được thành lập và đi vào hoạt động từ năm 2011. - Mạng lưới REDD+ được thành lập: Mạng lưới quốc gia về REDD+ đã hình thành và đi vào hoạt động từ năm 2011. - Tiểu nhóm kỹ thuật được thành lập: 6 tiểu nhóm kỹ thuật đã thành lập và đi vào hoạt động từ năm 2011. - Nhân sự nòng cốt cho các tiểu nhóm kỹ thuật: Đã lựa chọn được cán bộ cho nhóm nòng cốt tiểu nhóm kỹ thuật về đảm bảo an toàn. - 12 Ban chỉ đạo REDD+ cấp tỉnh đã được thành lập, có 619 Ban thuộc vùng Bắc Trung bộ đang hoạt động. Bảng 3: Kinh phí và nguồn kinh phí hoạt động REDD+ cho các tổ chức trên Đơn vị: USD Hỗ trợ các bên liên quan trong mạng lưới REDD+ quốc gia 110.000 Hỗ trợ điều hành của chính phủ và các ban, ngành 330.000 Quản lý nhóm công tác kỹ thuật 120.000 Hỗ trợ nhóm công tác kỹ thuật 96.000 Thành lập các tiểu nhóm kỹ thuật 130.000 Tổng số, trong đó: 786.000 Dự án FCPF 426.000 Chương trình UN-REDD 360.000 19 Năm trong sáu Ban chỉ đạo được thành lập đầy đủ, Ban thứ sáu thực chất là Nhóm chuyên trách ở Huế và không có đầy đủ quyền quản lý và tài chính như ở các tỉnh khác, do Huế chỉ chính thức tham gia dự án FCPF vào năm 2015 sau khi ER-PIN được phê duyệt năm 2014.
  • 22. 22 1.1.2. Tiêu chí đánh giá Tiêu chí 01: Trách nhiệm giải trình và minh bạch Tiêu chí này thể hiện tính công khai, chịu sự kiểm tra, giám sát của hệ thống tổ chức REDD+ và thể chế hoạt động. NRAP quy định “Bộ NN& PTNT chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức giám sát và đánh giá chương trình REDD+ theo từng giai đoạn; giám sát, đánh giá được thực hiện ở cả cấp trung ương và cấp tỉnh. “Bộ Tài chính giám sát các bên liên quan thực hiện đúng nội dung quản lý tài chính của chương trình REDD+”. NRAP quy định cơ chế, giám sát và đánh giá phải “Đảm bảo tính minh bạch, công khai, có sự tham gia của đại diện các bên thực hiện chương trình REDD+, cơ quan nhà nước và các tổ chức quốc tế liên quan (nếu cần thiết)”. Các chương trình, dự án về REDD+ phải chịu sự kiểm tra, thanh tra của Bộ NN&PTNT, UBND các tỉnh. Các chương trình, dự án về REDD+ cũng phải thi hành các quy định về kiểm toán độc lập của chính phủ, kiểm toán chuyên ngành v.v Tham gia kiểm tra, giám sát thực hiện chương trình REDD+ cũng được quy định đối với các tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp, tổ chức phi chính phủ và doanh nghiệp. Chính phủ cũng quy định “Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm hướng dẫn, chỉ đạo các cơ quan thông tấn báo chí tuyên truyền để nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức và nhân dân trong việc bảo vệ và phát triển rừng, thực hiện chương trình REDD+”. Tại Việt Nam, tất cả các thông tin về các tổ chức quản lý REDD+ như quyết định thành lập, chức năng, nhiệm vụ, cơ chế hoạt động đều được công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng như tạp chí ngành, báo ngành, đài phát thanh và truyền hình v.v. Thông tin về các tổ chức REDD+ được đăng tải trên các trang web của chính phủ, của các ngành,... Có riêng một trang web20 về REDD+ do VRO quản lý. Hệ thống thông tin REDD+ đang được thiết lập và đi vào hoạt động. Hiện nay đã có kế hoạch lồng ghép cơ sở dữ liệu REDD+ vào nền tảng hệ thống thông tin quản 20 Website REDD+ Việt Nam.
  • 23. 23 lý ngành Lâm nghiệp do FORMIS21 xây dựng. Trên cơ sở đó sẽ trình TCLN công bố cổng thông tin REDD+ quốc gia. Tuy nhiên hiện nay nước ta chưa xây dựng được hệ thống giám sát và đánh giá REDD+ phù hợp với luật pháp Việt Nam và thông lệ quốc tế. Hoạt động này sẽ được hoàn thành vào cuối 2016 khi hoàn tất xây dựng NRAP giai đoạn 2016 - 2020. Tiêu chí 02: Nhiệm vụ vận hành và kinh phí Chức năng, nhiệm vụ vận hành REDD+ của các tổ chức đã được quy định cụ thể trong NRAP như sau: - Ban chỉ đạo quốc gia về REDD+: Ban chỉ đạo quốc gia quản lý, điều phối các hoạt động liên ngành, liên tỉnh, các tổ chức tư nhân, phi chính phủ, tổ chức chính trị và xã hội; chỉ đạo xây dựng và triển khai xây dựng chiến lược, các chương trình và dự án REDD+ cấp quốc gia, điều phối các hoạt động hợp tác quốc tế về REDD+. Tham gia ban chỉ đạo có đại diện của văn phòng chính phủ, các Bộ chuyên ngành, Ủy ban Dân tộc… - Bộ TN&MT: là cơ quan đầu mối về UNFCCC và công ước bảo tồn về đa dạng sinh học. Bộ chịu trách nhiệm tích hợp số liệu về tiến trình và kết quả thực hiện REDD+, phối hợp lồng ghép REDD+ vào quy hoạch sử dụng đất các cấp; hướng dẫn UBND các tỉnh rà soát, hoàn thành việc giao đất gắn với giao rừng và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có liên quan đến thực hiện REDD+. - Bộ NN&PTNT là cơ quan đầu mối, chủ trì về REDD+. Bộ NN&PTNT chủ trì xây dựng cơ chế, chính sách quản lý, điều hành, hướng dẫn thực hiện chương trình REDD+ trình Thủ tướng phê duyệt; xây dựng, phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch quốc gia 5 năm, hàng năm để triển khai chương trình REDD+; chủ trì các cuộc đàm phán về REDD+. - Bộ KH&ĐT cân đối, bố trí vốn đối ứng cho các dự án thực hiện chương trình REDD+, lồng ghép chương trình REDD+ trong quá trình triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, phối hợp với Bộ NN&PTNT, Bộ TC xây dựng cơ chế, chính sách để quản lý thực hiện chương trình REDD+. - Bộ TC chủ trì phối hợp với Bộ NN&PTNT xây dựng cơ chế, chính sách liên quan đến quản lý tài chính của chương trình REDD+, hướng dẫn thực hiện chế độ quản lý và sử dụng nguồn tài chính Qũy REDD+ các cấp. 21 Quyết định 1439/QĐ-BNN-TCLN ngày 25/4/2016 Ban hành Quy chế quản lý và sử dụng Hệ thống thông tin quản lý ngành Lâm nghiệp.
  • 24. 24 - TCLN trực thuộc Bộ NN&PTNT chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về lâm nghiệp. Các thông tin về hoạt động lâm nghiệp, trong đó có REDD+, được đăng tải trên trang web http://www.tongcuclamnghiep.gov.vn. - VRO trực thuộc TCLN, thành lập ngày 19/01/2011, là cơ quan thường trực cho Ban chỉ đạo quốc gia về REDD+. - Trang mạng http://www.vietnam-redd.org cung cấp kiến thức cơ bản về REDD+, chia sẻ thông tin về chính sách và tiến trình thực hiện REDD+ ở Việt Nam. - Mạng lưới REDD+ quốc gia22 có chức năng điều phối chung và hỗ trợ xây dựng sẵn sàng thực hiện REDD+. Nhiệm vụ của mạng lưới bao gồm: góp phần xây dựng kế hoạch hành động REDD+ quốc gia, chia sẻ kinh nghiệm và bài học với các bên liên quan trong quá trình thực hiện REDD+, tham gia rà soát và đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch, bảo đảm các hoạt động phù hợp và nhất quán với kế hoạch hành động REDD+. - Tiểu nhóm kỹ thuật do Bộ NN&PTNT quyết định thành lập năm 2011, hỗ trợ cho hoạt động của Mạng lưới REDD+ quốc gia về các khía cạnh kỹ thuật và hành chính. Các tổ công tác kỹ thuật có nhiệm vụ: phối hợp với các bên liên quan để xác định các dự án REDD+ thí điểm ở Việt Nam, cập nhật các nhà tài trợ cho việc xây dựng và thực hiện REDD+, rà soát các chương trình và dự án REDD+ với các đối tác phát triển, thực hiện các hoạt động hành chính và quản lý tài chính cho các khoản ngân sách phân bổ cho mạng lưới REDD+, tổ chức các cuộc họp của Mạng lưới REDD+ quốc gia. - Qũy REDD+ Việt Nam là một bộ phận của quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam, có cơ chế huy động, quản lý và sử dụng nguồn kinh phí riêng. - Ban chỉ đạo REDD+ cấp tỉnh chịu trách nhiệm quản lý, điều phối các hoạt động REDD+ tại tỉnh. - Các tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp, tổ chức phi chính phủ và doanh nghiệp tùy theo chức năng, nhiệm vụ và năng lực của mình, chủ động tham gia vào các hoạt động liên quan đến chương trình REDD+, đặc biệt là lĩnh vực thông tin, giáo dục và truyền thông, hỗ trợ và huy động sự tham gia của cộng đồng, phổ biến kinh nghiệm thực hiện REDD+, kiểm tra, giám sát thực hiện chương trình REDD+. 22 Thành lập theo Quyết định 2614/QĐ-BNN-LN ngày 16/09/2009.
  • 25. 25 Tuy nhiên, cơ chế điều phối giữa các cơ quan quản lý nhà nước các cấp tham gia vào REDD+, đặc biệt giữa ngành NN&PTNT với TNMT và Tài chính chưa được xây dựng đầy đủ, năng lực điều phối giữa người dân, cộng đồng, khối tư nhân và các tổ chức xã hội, nghề nghiệp vào việc xây dựng và thực hiện chương trình, dự án REDD+ còn hạn chế. Về kinh phí, Quyết định số 1775/QĐ-TTg23 đề ra các giải pháp để quản lý phát thải khí nhà kính và kinh doanh tín chỉ các bon đã được xác lập bao gồm: i) Xây dựng cơ chế, chính sách tài chính để hình thành và vận hành thị trường các bon; ii) Nâng cao năng lực của các nhà hoạch định chính sách, cán bộ quản lý các Bộ, Ngành, địa phương trong việc quản lý các hoạt động kinh doanh tín chỉ các bon; iii) Xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quản lý kinh doanh tín chỉ các bon trong khuôn khổ Nghị định thư Kyoto và iv) Xây dựng quy định quản lý các chương trình, dự án kinh doanh tín chỉ các bon ngoài khuôn khổ Nghị định thư Kyoto. Tiêu chí 03: Cơ chế hợp tác đa ngành và phối hợp liên ngành REDD+ đã được kết nối với chiến lược phát triển, quy hoạch, kế hoạch phát triển quốc gia và của các ngành, từng bước được lồng ghép vào Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương. Quyết định số 2139/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược quốc gia về BĐKH quy định “Giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và tăng khả năng hấp thụ khí nhà kính trở thành chỉ tiêu bắt buộc trong phát triển kinh tế - xã hội”. Xây dựng, thực hiện các chương trình giảm phát thải khí nhà kính thông qua những nỗ lực hạn chế mất rừng, suy thoái rừng, quản lý rừng bền vững, nâng cao khả năng hấp thụ các bon rừng kết hợp với duy trì và đa dạng hóa sinh kế dân cư của các vùng nông thôn, các địa phương, hỗ trợ thích ứng với BĐKH là một nội dung trong chiến lược này. REDD+ cũng đã được kết nối với Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2011 - 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 25/09/2012. Giảm phát thải khí nhà kính thông qua việc đẩy nhanh tiến độ các dự án trồng rừng, tăng chất lượng rừng, tăng khả năng hấp thụ khí CO2, tăng sinh khối rừng là một trong các giải pháp trong chiến lược tăng trưởng xanh. Thực hiện các chương trình về giảm phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, quản lý rừng bền vững, kết hợp với đa dạng hóa sinh kế cho 23 Quyết định 1775/QĐ-TTg về Phê duyệt đề án quản lý phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính, quản lý các hoạt động kinh doanh tín chỉ các - bon ra thị trường thế giới.
  • 26. 26 người dân địa phương cũng là một giải pháp trong chiến lược này do Bộ KH&ĐT chủ trì điều phối. Quyết định 18/2007/QĐ-TTg24 đặt mục tiêu tăng nguồn thu từ các giá trị môi trường rừng (trong đó có dịch vụ giảm khí thải CO2) đạt 2 tỷ USD. Quyết định 57/QĐ-TTg25 yêu cầu tăng cường hợp tác quốc tế về REDD+ và tiến hành xây dựng, triển khai các dự án, đề án trọng điểm về cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững theo tiêu chuẩn quốc tế. Quyết định số 543/QĐ-BNN-KHCN26 yêu cầu phải tập trung xây dựng và triển khai các chương trình, dự án liên quan đến REDD+, lồng ghép các nội dung BĐKH vào chính sách, quy hoạch, kế hoạch phát triển của các lĩnh vực và của địa phương. Quyết định 3119/QĐ-BNN-KHCN27 , mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính cho ngành lâm nghiệp được thể hiện qua chỉ số hấp thụ 702 triệu tấn CO2e. Chương trình UN-REDD Việt Nam giai đoạn II đề xuất các kế hoạch hành động nhằm nâng cao tính bền vững trong sản xuất nguyên liệu của các ngành thủy sản, cao su, cà phê và chế biến gỗ. Như vậy có thể thấy REDD+ đã là một thành tố quan trọng trong tất cả các chiến lược phát triển quốc gia như chống BĐKH, tăng trưởng xanh, quản lý phát thải khí nhà kính. REDD+ cũng là một bộ phận trong kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH của ngành NN&PTNT, trong chiến lược và kế hoạch phát triển của ngành lâm nghiệp. Tuy nhiên, công tác điều phối giữa các ngành lớn như nông nghiệp, thủy điện, khai khoáng v.v. tuy đã có các thông tư hướng dẫn nhưng chưa phát huy được hiệu quả trong thực tiễn (ví dụ: TT 07/2011/TTLT-BNNPTNT-BTNMT Hướng dẫn một số nội dung về giao rừng, thuê rừng gắn liền với giao đất, thuê đất lâm nghiệp). Vai trò của chính quyền địa phương, nhất là cấp xã chưa rõ. Hiện vẫn còn sự không thống nhất và trùng lặp giữa các bộ ngành, đặc biệt trong phân loại, quy hoạch và quản lý đất; chưa lồng ghép REDD+ với kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011 - 2020 ở tất cả các cấp; chưa kết nối được chiến lược phát triển cây công nghiệp như cà phê, cao su với phát triển REDD+; chưa 24 Quyết định số 18/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 5/2/2007 phê duyệt Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 – 2020. 25 Quyết định 57-TTG của Thủ tướng Chính phủ ngày 9/1/2012 Phê duyệt Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011 - 2020. 26 Quyết định 543/QĐ-BNN-KHCN của Bộ NNPTNT ban hành Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của ngành NNPTNT giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn đến năm 2050. 27 Quyết định 3119/QĐ-BNN-KHCN ngày 16/12/2011 Phê duyệt Đề án giảm phát thải khí nhà kính trong nông nghiệp, nông thôn đến năm 2020.
  • 27. 27 kết nối đầy đủ REDD+ với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương; chưa kết nối REDD+ với chiến lược phát triển cơ sở hạ tầng như giao thông, thủy điện. Tiêu chí 04: Năng lực giám sát kỹ thuật Ban chỉ đạo quốc gia về REDD+ là cơ quan chịu trách nhiệm điều phối các hoạt động chuẩn bị sẵn sàng thực hiện REDD+ đa ngành và liên ngành. Mạng lưới REDD+ quốc gia có chức năng hỗ trợ Ban chỉ đạo quốc gia về REDD+ điều phối chung và hỗ trợ xây dựng sẵn sàng thực hiện REDD+. NRAP quy định: 1) Bộ NN&PTNT chủ trì xác định thời điểm gốc, số liệu và tính toán mức phát thải khí nhà kính làm cơ sở đàm phán, đánh giá kết quả thực hiện REDD+; chủ trì xây dựng và vận hành hệ thống đo đạc, báo cáo và thẩm định (MRV); phối hợp với Bộ TN&MT và các Bộ khác lồng ghép các dự án REDD+ với các chương trình, mục tiêu quốc gia về BĐKH và các chương trình, dự án khác, 2) Bộ TN&MT cung cấp các kết quả kiểm kê quốc gia khí nhà kính tại Việt Nam; phối hợp với Bộ NN&PTNT xây dựng hệ thống MRV, FRELs/FRLs, đánh giá kết quả giảm phát thải của chương trình REDD+. Chương trình hành động quốc gia về REDD+ quy định Bộ NN&PTNT chủ trì phối hợp với các Bộ TN&MT, Bộ Công thương: - Xây dựng hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn đối với các biện pháp lâm sinh trong phát triển rừng, hướng dẫn xây dựng phương án quản lý rừng bền vững, phương pháp điều tra, đánh giá, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng phục vụ cho việc tính toán lượng giảm phát thải của REDD+. - Hướng dẫn và áp dụng khai thác gỗ tác động thấp, phát triển hệ thống giám sát những hoạt động khai thác, xác minh và truy xuất nguồn gốc gỗ, đảm bảo gỗ hợp pháp trong khai thác, vận chuyển, chế biến và xuất khẩu, đảm bảo gỗ nhập khẩu là gỗ hợp pháp. - Nghiên cứu, xây dựng các tiêu chí theo dõi và giám sát việc thực hiện REDD+, quy định việc quản lý dữ liệu REDD+ ở cấp trung ương và địa phương. Các tiểu nhóm kỹ thuật hỗ trợ cho hoạt động của Mạng lưới REDD+ quốc gia về các khía cạnh kỹ thuật và hành chính. Tuy nhiên việc hoàn thiện khung pháp lý liên quan đến quản lý kỹ thuật của REDD+ chưa được thực hiện như ban hành các quy trình, quy phạm kỹ thuật liên quan đến điều tra, đánh giá, theo dõi diễn biến các bon rừng, mức độ hấp
  • 28. 28 thụ và lưu trữ các bon rừng. Năng lực điều phối và giám sát kỹ thuật cho cấp tỉnh, huyện và cộng đồng còn thấp. Tiêu chí 05: Năng lực quản lý Quỹ REDD+ NRAP quy định, Bộ NN&PTNT được thành lập Qũy REDD+ Việt Nam, ban hành quy chế về tổ chức và hoạt động của quỹ REDD+ phù hợp với pháp luật Việt Nam và thông lệ quốc tế. Bộ TC chủ trì, phối hợp với Bộ NN&PTNT xây dựng cơ chế, chính sách liên quan đến quản lý tài chính của chương trình REDD+, hướng dẫn thực hiện chế độ quản lý và sử dụng nguồn tài chính của REDD+ các cấp, giám sát tình hình thực hiện của các bên liên quan. Qũy REDD+ là một quỹ ủy thác trực thuộc Quỹ bảo vệ và phát triển rừng ở cấp trung ương và cấp tỉnh. Qũy REDD+ có cơ cấu tổ chức và quy chế hoạt động theo cơ chế của quỹ ủy thác phù hợp. Sẽ thiết lập hệ thống chi trả REDD+ từ trung ương đến địa phương, xác định đối tượng, mức chi trả, phương thức chi trả dịch vụ REDD+, tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá việc chi trả kết quả thực hiện REDD+. NRAP khẳng định vốn cho các dự án thuộc NRAP sẽ được cân đối từ ngân sách mà Nhà nước bố trí thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về BĐKH, Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2020 và từ các chương trình và dự án khác có liên quan, từ hỗ trợ của chính phủ các nước, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ nước ngoài, các cá nhân nước ngoài, các tổ chức và cá nhân trong nước, trong đó nguồn vốn quốc tế đóng vai trò quyết định. Vụ Kế hoạch Tài chính/Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng đang xây dựng khung phân chia lợi ích từ REDD+, đề xuất xây dựng các quy định quản lý tài chính phù hợp với luật pháp Việt Nam và quy định của các nhà tài trợ. Ngày 23/12/2015, Bộ NN&PTNT đã phê duyệt Đề án thành lập Qũy REDD+ Việt Nam. Tuy nhiên việc hoàn thiện khung pháp lý liên quan đến quản lý tài chính REDD+ như: phương thức chuyển các khoản tài chính quốc tế REDD+ về Việt Nam, cơ chế điều phối và chia sẻ lợi ích từ nguồn tài chính REDD+ đang được đề xuất. Chưa xây dựng được các văn bản pháp luật quy định về chuyển nhượng, mua bán tín chỉ các bon rừng của Việt Nam với nước ngoài. Tiêu chí 06: Cơ chế khiếu kiện và phản hồi thông tin Tại Việt Nam, cơ chế khiếu kiện và phản hồi thông tin cấp quốc gia, cấp vùng và cấp cộng đồng đã được quy định chung trong Luật đất đai, Luật bảo vệ và phát triển rừng, Luật hòa giải cơ sở và Luật khiếu nại.
  • 29. 29 Luật đất đai năm 2013 quy định về giải quyết khiếu nại, khiếu kiện về đất đai. Theo đó người sử dụng đất có quyền khiếu nại, khiếu kiện vi phạm hành chính về quản lý đất đai. Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại. Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu kiện thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự. Cá nhân có quyền tố cáo các vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất theo quy định của pháp luật về tố cáo. Đối với các hoạt động REDD+ ở Việt Nam, cơ chế khiếu kiện và phản hồi thông tin đang được tiến hành ở hai hoạt động cơ bản. Dự án FCPF lồng ghép xây dựng cơ chế khiếu kiện và phản hồi thông tin cấp tỉnh và cộng đồng trong xây dựng Kế hoạch hành động REDD+ của tỉnh Quảng Trị và xây dựng kế hoạch hành động REDD+ cho hai công ty lâm nghiệp là công ty lâm nghiệp Bến Hải ở Quảng Trị và công ty lâm công nghiệp Long Đại ở Quảng Bình. Từ năm 2015, Chương trình UN-REDD Việt Nam giai đoạn II tiến hành rà soát cơ chế khiếu kiện và phản hồi thông tin hiện có để đề xuất cơ chế mới hoặc củng cố có chế hiện tại. Đánh giá thực hiện dựa trên Hướng dẫn chung của FCPF và UN-REDD cho các nước tham gia REDD+: Thiết lập và củng cố cơ chế khiếu kiện và phản hồi thông tin. Báo cáo đánh giá được chia sẻ tới các chuyên gia kỹ thuật của Chương trình UN-REDD, nhóm quản lý của FCPF và các bên liên quan cấp quốc gia để lấy ý kiến góp ý thông qua Tiểu nhóm kỹ thuật về quản trị. Những phát hiện này là để cải thiện các cơ chế hiện tại đặc biệt về khả năng tiếp cận, tính minh bạch, trách nhiệm giải trình, dự đoán và hiệu quả. Nhiều đề xuất trong báo cáo này là về việc xây dựng năng lực để tiếp nhận, phân loại và quản lý các thắc mắc và khiếu nại. Những khuyến nghị này đang được thử nghiệm tại 17 khu vực trên khắp sáu tỉnh thí điểm của Chương trình UN-REDD Việt Nam giai đoạn II. Khung pháp lý liên quan đến cơ chế khiếu kiện và phản hồi thông tin trong REDD+ ở Việt Nam sẽ được phê duyệt sau khi tổng kết hoạt động thí điểm tại các tỉnh. Bài học kinh nghiệm sẽ được đúc rút để điều chỉnh các báo cáo đánh giá ban đầu vào cuối năm 2016. 1.2. Tiểu hợp phần 1b: Tham vấn, tham gia và mở rộng 1.2.1. Cơ sở chung của tiểu hợp phần Chính phủ Việt Nam, thông qua Bộ NN&PTNT là cơ quan đầu mối, tổ chức quản lý, điều phối các hoạt động chuẩn bị sẵn sàng thực hiện và thực thi REDD+. Bộ NN&PTNT chủ trì phối hợp với các Bộ chức năng xây dựng chính sách, chiến lược
  • 30. 30 phát triển, kế hoạch hoạt động, cơ chế quản lý các nguồn lực, xác định FREL/FRL, xây dựng hệ thống MRV.... để thực thi REDD+. Để xây dựng hệ thống cơ chế quản lý REDD+ và đưa vào hoạt động phù hợp với điều kiện của Việt Nam, đảm bảo các yêu cầu của các nhà tài trợ, các cơ quan quản lý của Chính phủ huy động sự tham gia tối đa của tất cả các bên liên quan thông qua các cơ chế tham vấn rộng rãi. Chính phủ huy động nhiều bên liên quan tham gia vào quá trình tham vấn cũng như khuyến khích nhiều bên liên quan, đặc biệt là người dân và cộng đồng miền núi sống phụ thuộc vào rừng cũng như các nhóm yếu thế, tham gia vào quá trình xây dựng và thực thi cơ chế quản lý REDD+. Qúa trình tham vấn và tham gia của các bên liên quan được thực hiện thông qua nhiều hình thức khác nhau như: thành lập mạng lưới, các nhóm công tác, hội thảo, internet hay đối thoại cộng đồng. Thông qua các hình thức này, quá trình tham vấn và tham gia của tất cả các bên liên quan được thực hiện. Kết quả của quá trình này được thể chế hóa và mở rộng thông qua các chương trình nâng cao năng lực, thông tin tuyên truyền theo các hình thức phù hợp với văn hóa của từng đối tượng. Các chỉ số giám sát và đánh giá trong R-PP: - Điều phối và vận hành quá trình tham vấn: Đối thoại công cộng, hiệu quả nâng cao năng lực cộng đồng, các báo cáo tiến độ. - Hội thảo các bên liên quan: Số lượng các cuộc hội thảo tham vấn các cấp - Xây dựng năng lực cộng đồng: Đào tạo thúc đẩy viên cộng đồng, tổ chức các cuộc họp và tham vấn và phân phát tài liệu truyền thông. Qúa trình đánh giá cho thấy tất cả các chỉ số giám sát và đánh giá trên đều đã được thực hiện. Bảng 4: Kinh phí cho các hoạt động tham vấn và huy động sự tham gia Đơn vị: USD Điều phối các hoạt động tham vấn 110.000 Hội thảo 225.000 Nâng cao năng lực cộng đồng 300.000 Chia sẻ thông tin, nâng cao nhận thức 320.000 Tổng số 955.000 Trong đó: FCPF 455.000 Chương trình UN- REDD 495.000
  • 31. 31 1.2.2. Tiêu chí đánh giá Tiêu chí 07: Sự tham gia và kết nối với các bên liên quan chủ chốt Kế hoạch tham vấn và tham gia trong R-PP của Việt Nam đã xác định rõ mục tiêu của quá trình này nhằm 1) bảo đảm tất cả các bên liên quan chủ yếu được cung cấp thông tin và huy động vào xây dựng NRAP, 2) được tham gia vào các hoạt động REDD+ trong các chương trình, dự án và 3) bảo đảm các nhóm yếu thế, đặc biệt là người dân địa phương nhận được các hưởng lợi phù hợp, huy động các bên liên quan để giảm bớt các tác động tiêu cực và tăng cường các tác động tích cực khi tham gia REDD+ trong quy trình SESA & ESMF. Dựa trên phân tích các bên liên quan, Kế hoạch tham vấn và tham gia đã xác định các nhóm liên quan chủ yếu ở các cấp. Cấp quốc gia bao gồm Chính phủ và Văn phòng chính phủ, Bộ chuyên ngành, tổ chức chính phủ, tổ chức và nhà tài trợ quốc tế, tổ chức phi chính phủ trong nước và quốc tế, tổ chức đào tạo và nghiên cứu. Cấp tỉnh bao gồm UBND tỉnh và các sở chuyên ngành, doanh nghiệp chế biến gỗ và lâm sản, công ty lâm nghiệp và ban quản lý rừng phòng hộ và đặc dụng, ngành công nghiệp có liên quan. Cấp huyện và cộng đồng bao gồm UBND huyện và các phòng chức năng, chủ rừng, cộng đồng thôn bản, doanh nghiệp chế biến gỗ, tổ chức phi chính phủ và chính trị xã hội, nhóm dân tộc thiểu số và doanh nghiệp tư nhân... Sự tham gia của các bên liên quan đã được thể chế hóa thông qua các văn bản sau: - Luật bảo vệ môi trường năm 2015, Điều 20 quy định quyền của người dân và cộng đồng tham gia trong quá trình đánh giá tác động môi trường đối với các dự án triển khai trên địa bàn sinh sống của họ. Luật đất đai năm 2013, Điều 21 quy định trình tự, thủ tục quy hoạch sử dụng đất phải được thực hiện trên nguyên tắc công khai và minh bạch. - Việt Nam cũng đã ban hành một số luật, trong đó cho phép người dân có quyền tiếp cận thông tin như Luật phòng chống tham nhũng, Luật báo chí, Luật khiếu nại, tố cáo, Luật cung cấp thông tin. - Pháp lệnh dân chủ cơ sở khẳng định cộng đồng và người dân địa phương có quyền góp ý kiến về những chính sách quan trọng liên quan đến quyền và nghĩa vụ của họ. Khung pháp lý này tập trung chủ yếu về quyền của người dân địa phương.
  • 32. 32 - Quyết định 799 xác định rõ quyền tham gia của “Các tổ chức chính trị, xã hội và nghề nghiệp, các đoàn thể quần chúng, các tổ chức phi chính phủ và doanh nghiệp tùy theo chức năng, nhiệm vụ, năng lực của mình, chủ động tham gia vào các hoạt động liên quan đến chương trình REDD+, đặc biệt là lĩnh vực thông tin, giáo dục và truyền thông, hỗ trợ và huy động sự tham gia của cộng đồng, phổ biến kinh nghiệm thực hiện REDD+, kiểm tra, giám sát thực hiện chương trình REDD+”. - Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004, Điều 13 quy định quy trình lập và phê duyệt quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng phải được thực hiện trên cơ sở công khai với người dân. Ngoài ra các thông tin kỹ thuật cũng như chính sách lâm nghiệp thường xuyên phải được cập nhật và cung cấp cho người dân sống trong và xung quanh khu vực có rừng. Nhìn chung các dự án ODA đã tạo điều kiện và tập trung nhiều vào sự tham gia và trao đổi thông tin, thúc đẩy quản lý hợp tác bên ngoài của các dự án ODA, sự tham gia có ý nghĩa của cộng đồng địa phương trong bất kỳ loại phương pháp tiếp cận hợp tác để quản lý rừng. Những luật và cam kết trên hỗ trợ quyền tham gia và tiếp cận thông tin của người dân và các quyền này được thực hiện trong quá trình thiết kế và thực hiện REDD+, nhất là các hoạt động liên quan đến môi trường, đánh giá tác động môi trường, bảo vệ và phát triển rừng. Ngoài ra các chính sách bảo vệ quyền tham gia của người dân cũng được lồng ghép vào trong các chương trình, dự án về REDD+. Quyền tham gia của người dân tộc thiểu số và cộng đồng sống phụ thuộc vào rừng được thể hiện thông qua sự tham gia của các tổ chức đại diện của họ như Uỷ ban Dân tộc, Mặt trận tổ quốc Việt Nam. Quyết định số 799 quy định “Uỷ ban Dân tộc tham gia tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức và năng lực, vận động đồng bào dân tộc thiểu số tích cực tham gia vào các hoạt động REDD+, lồng ghép việc thực hiện Chương trình REDD+ với các chương trình, dự án liên quan trong phạm vi quản lý nhà nước được giao”. Tuy vậy, Ủy ban Dân tộc có những hạn chế về năng lực và nguồn lực. Chương trình UN-REDD Việt Nam giai đoạn II đang xây dựng các biện pháp đảm bảo quyền lợi, kinh nghiệm, kiến thức của đồng bào dân tộc thiểu số, cộng đồng địa phương về bảo vệ và phát triển rừng; phối hợp với Trung tâm vì sự phát triển bền vững miền núi (CSDM) khảo sát dân tộc thiểu số và bầu chọn dân tộc thiểu số tại các tỉnh thí điểm; xây dựng cơ chế đảm bảo sự tham gia đầy đủ và hiệu quả của các bên liên quan, đặc biệt là phụ nữ, cộng đồng địa phương và người dân tộc thiểu số; đã ban hành dự thảo hướng dẫn về thực hiện FPIC trong
  • 33. 33 quá trình lập kế hoạch và thực hiện REDD+. Hướng dẫn về giới trong xây dựng PRAP cũng đã được ban hành. Tháng 3/2014, Chương trình UN-REDD Việt Nam giai đoạn II phối hợp với CSDM tổ chức bầu chọn đại diện của người dân tộc thiểu số tham gia Ban chỉ đạo REDD+. Chương trình đã tổ chức đối thoại với 20 đại biểu đại diện cho năm dân tộc thiểu số đến từ sáu tỉnh thí điểm. Tháng 5/2014, chương trình đã phối hợp với Tổ chức người bản địa châu Á tổ chức đối thoại với đại diện người dân tộc thiểu số về cách thức và hình thức mà người dân tộc thiểu số có thể tham gia vào chương trình REDD+ tại Việt Nam. CSDM cũng đã phối hợp với Tổ chức người bản địa châu Á tổ chức hội thảo về sự tham gia của người dân tộc thiểu số vào việc thực hiện REDD+. Chương trình cũng đã phối hợp với CSDM triển khai kế hoạch kết nối mạng lưới người dân tộc thiểu số ở các tỉnh thí điểm. Chương trình đã thống nhất được bộ tiêu chí chọn lựa đại diện người dân tộc thiểu số, xác định nhiệm vụ cụ thể của người đại diện, xác định nhu cầu và mối quan tâm của người dân tộc thiểu số liên quan đến bảo vệ rừng và tham gia thực hiện chương trình REDD+. Sự tham gia của người dân tộc thiểu số và cộng đồng địa phương đã được lồng ghép vào trong hướng dẫn xây dựng PRAP theo nguyên tắc FPIC. Hiện nay đã thành lập mạng lưới của nhóm dân tộc thiểu số trong REDD+, đã hoàn thành việc xây dựng quy chế làm việc và phê duyệt danh sách các hoạt động trong thời gian tới. Tuy nhiên việc thể chế hóa quyền tham gia của cộng đồng dân tộc thiểu số, cộng đồng sống phụ thuộc vào rừng, phụ nữ trong quá trình chuẩn bị và thực thi REDD+ chưa được thực hiện, số lượng đại diện của Uỷ ban Dân tộc trong các Ban chỉ đạo REDD+ cấp tỉnh, mạng lưới REDD+ và các tiểu nhóm công tác còn thấp. Tiêu chí 08: Qúa trình tham vấn Cơ chế tham vấn các bên liên quan được thực hiện thông qua các hình thức: Hoạt động của mạng lưới và nhóm công tác REDD+, hội thảo quốc gia, internet, SESA và ESMF, hội thảo tỉnh và huyện và đối thoại cộng đồng. Mạng lưới REDD+ quốc gia đã được thành lập đi vào hoạt động với các thành viên chủ chốt đến từ các Bộ chuyên ngành, các tổ chức nghiên cứu, đào tạo, đại diện các nhà tài trợ, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ v.v. Thành viên mạng lưới quốc gia để mở với tất cả các thành viên. Mạng lưới quốc gia tổ chức họp sáu tháng một lần. Trên cơ sở hoạt động trên, các mạng lưới REDD+
  • 34. 34 cấp tỉnh và các cuộc họp cấp vùng cũng đã được thiết lập nhằm tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân tham gia vào các hoạt động REDD+. Sáu tiểu nhóm kỹ thuật về: Quản trị REDD+, MRV, BDS, Triển khai REDD+ tại địa phương, Safeguards và Liên kết khối doanh nghiệp đã hỗ trợ cho Mạng lưới REDD+ quốc gia về các khía cạnh kỹ thuật và hành chính. Thành viên của các tiểu nhóm kỹ thuật cũng để mở với tất cả các bên liên quan. Các tiểu nhóm họp định kỳ ba tháng một lần theo các chủ đề cụ thể. Chương trình và kết quả các cuộc họp được công bố rộng rãi trên các phương tiện truyền thông của REDD+. Chương trình công tác, kế hoạch làm việc, tài liệu tham vấn, tài liệu họp tham vấn, biên bản họp được công bố trên webste REDD+ của Việt Nam. Chương trình UN-REDD Việt Nam giai đoạn II và Dự án FCPF đã tổ chức được tám hội thảo quốc gia về REDD+ với các chủ đề tham vấn về xây dựng NRAP, thành lập quỹ REDD+, bảo vệ rừng khu vực biên giới Việt Nam- Lào- Campuchia, hướng dẫn xây dựng PRAP. Nhiều hội thảo tỉnh và huyện về REDD+ đã được tổ chức liên quan đến các chủ đề về xây dựng kế hoạch REDD+ cấp tỉnh, huyện và địa phương, xây dựng đường phát thải tham chiếu, cơ chế khiếu kiện và phản hồi thông tin, đánh giá tác động xã hội và môi trường. Chương trình UN-REDD Việt Nam giai đoạn I tổ chức 78 cuộc tham vấn cộng đồng với 5.500 người tham gia về FPIC tại tỉnh Lâm Đồng. Dự án FCPF tổ chức 6 cuộc tham vấn cộng đồng về FPIC với trên 300 người tham gia tại Quảng Bình và Quảng Trị. Dự án GIZ tổ chức được 4 cuộc tham vấn về FPIC tại Quảng Bình… Chương trình UN-REDD Việt Nam giai đoạn II cũng đã hoàn thiện hướng dẫn lồng ghép giới và các vấn đề đảm bảo an toàn về mặt xã hội trong PRAP, xây dựng khung giám sát giới và các vấn đề an toàn về môi trường, xã hội cho 6 tỉnh thí điểm, công bố kết quả nghiên cứu phân tích giới đối với quá trình xây dựng PRAP. Tuy nhiên công tác tham vấn đối với đồng bào dân tộc, các nhóm yếu thế trong REDD+ hiệu quả chưa cao, tư liệu hóa tham vấn còn yếu, chậm thể chế hóa cơ chế tự quyết định tại cộng đồng, nhất là đối với đồng bào dân tộc thiểu số và các nhóm yếu thế.
  • 35. 35 Tiêu chí 09: Chia sẻ và tiếp cận thông tin Các chiến lược truyền thông do Dự án FCPF và Chương trình UN-REDD Việt Nam giai đoạn II xây dựng đã làm rõ mục tiêu, nội dung, đối tượng chia sẻ và tiếp cận thông tin về REDD+. Chia sẻ thông tin REDD+ cũng đã được thực hiện từ Chương trình UN-REDD Việt Nam giai đoạn I, bắt đầu từ năm 2009. Các kênh truyền thông chính đã được sử dụng bao gồm: xuất bản, hội thảo, website và Internet, tham quan học tập, video/phim, email, phương tiện nghe, nhìn đại chúng, thi truyền thông, chiến dịch tuyên truyền, truyền thông lưu động. Bảng 5: Số lượng tập huấn, nâng cao nhận thức, tham vấn tại các cấp Chương trình/ dự án Thời gian thực hiện Số sự kiện Chủ đề Chương trình UN-REDD Việt Nam giai đoạn I Tháng 8/2009 – Tháng 6/2012 138 - Nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu, các vấn đề về REDD+, FPIC, - Tập huấn về theo dõi thực hiện REDD+, kỹ năng truyền thông/thúc đẩy, theo dõi các-bon có sự tham gia. - Tham vấn về chia sẻ lợi ích, safeguards, quản lý quỹ REDD+, các chính sách REDD+. Recoftc Tháng 8/2010 – Tháng 6/2016 83 - Khái niệm về BĐHK, nguyên nhân và tác động, vai trò của rừng, nguyên nhân mất rừng và suy thoái rừng, khái niệm REDD+; quản lý rừng bền vững, lợi ích và rủi ro của REDD+, biện pháp an toàn tập trung vào sự tham gia, giới và FPIC. Chương trình UN-REDD Việt Nam giai đoạn II (2013 - 2018) 2013 - 2016 243 - Nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu, các vấn đề về REDD+, quản lý bảo vệ rừng. - Tập huấn về kỹ năng truyền thông, lập kế hoạch Si-RAPs, kỹ thuật phát triển sinh kế, quản lý quỹ. - Tham vấn về xây dựng PRAPs và Si-RAPs. Dự án FCPF Tháng 1/2013 –2016 146 (tập huấn và nâng cao nhận thức) 63 cuộc tham vấn - Nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu, các vấn đề về REDD+, quản lý bảo vệ rừng, PFES, quản trị rừng và FLEGT. - Tập huấn về MRV, khai thác tác động thấp, FPIC. - Tham vấn về chia sẻ lợi ích, giao đất giao rừng, sử dụng đất và rừng, các vấn đề xuyên biên giới với Lào và Campuchia.
  • 36. 36 Bảng 6: Số lượng và hình thức truyền thông tại các cấp Chương trình/dự án Số hạng mục tài liệu sản xuất Các hình thức tài liệu Chương trình UN-REDD Việt Nam giai đoạn I 35 Bản tin, tờ rơi, sách nhỏ, tờ thông tin, áp phích, video clips, biểu đồ lật,… Chương trình UN-REDD Việt Nam giai đoạn II 36 áp phích, video clips, sách nhỏ… Dự án FCPF 35 Bản tin, tờ rơi, sách nhỏ, áp phích, video clips,… CERDA 22 sách nhỏ, áp phích, sách hướng dẫn, video clips,… Chương trình UN-REDD Việt Nam giai đoạn II phối hợp với Cục Kiểm lâm, TCLN phát động năm hành động về BV&PTR, hướng tới thực hiện sáng kiến REDD+ trong lực lượng kiểm lâm, phối hợp với TCLN xây dựng chuyên mục tuyên truyền phổ biến thông tin về lâm nghiệp và REDD+ trên báo chí. Hiệu quả của truyền thông được phản ánh qua báo cáo đánh giá nâng cao nhận thức của Chương trình UN-REDD Việt Nam giai đoạn I và nghiên cứu điểm của nhóm tư vấn Dự án FCPF tại hiện trường. Nhìn chung, thông tin được chia sẻ kịp thời, phù hợp với văn hóa của các đối tượng. Tuy nhiên công tác truyền thông cho cộng đồng và các nhóm yếu thế còn hạn chế, các chương trình, dự án của chính phủ chưa chú trọng đến truyền thông qua ngôn ngữ của các nhóm dân tộc ít người. Tiêu chí 10: Thực hiện và mở rộng kết quả tham vấn Kết quả tham vấn được kết nối với các chính sách, chiến lược, kế hoạch phát triển, cơ chế quản lý REDD+… Các kết quả tham vấn này được thực hiện và
  • 37. 37 nhân rộng thông qua hoạt động thông tin tuyên truyền và nâng cao năng lực cho cộng đồng. Dự án SUSRORM-NOW của JICA thực hiện thí điểm REDD+ tại tỉnh Điện Biên đã hoàn thành 01 PRAP và thí điểm Si-RAP tại xã Mường Phăng và Mường Muốn. Các kết quả tham vấn tại cộng đồng đã được phản ánh thông qua việc thể chế hóa 01 NRAP; 10 PRAPs, phê duyệt 11 Si-RAPs, 10 kế hoạch REDD+ của Ban quản lý rừng, xây dựng phương án Quản lý rừng bền vững cho bốn công ty lâm nghiệp. Chương trình nâng cao nhận thức và năng lực cho người dân và cộng đồng về REDD+ đã được thực hiện tại Chương trình UN-REDD Việt Nam giai đoạn I và giai đoạn II, Dự án FCPF và một số dự án khác của JICA, GIZ, SNV… Chương trình UN-REDD Việt Nam giai đoạn I đã tổ chức được 16 khóa đào tạo với trên 400 ngày - người tham gia từ năm 2009 đến 2011. Chương trình UN-REDD Việt Nam giai đoạn II tổ chức tập huấn kỹ năng truyền thông và nâng cao nhận thức về REDD+ cho 16 tỉnh trong năm 2014 và 2015, tổ chức hội thảo tập huấn tiểu giáo viên về REDD+ cho thành viên mạng lưới truyền thông về REDD+ cấp cơ sở cho 6 tỉnh thí điểm. Dự án FCPF Trung ương đã tổ chức được 24 khóa đào tạo cho cán bộ thuộc các bộ, ban ngành cấp trung ương, cán bộ trong ngành lâm nghiệp các cấp, các tổ chức phi chính phủ, các viện nghiên cứu, trường đại học, các tổ chức xã hội dân sự, các công ty lâm nghiệp thí điểm và nhà báo với 2.880 ngày- người tham gia từ năm 2014 đến 2015 và nhiều cuộc tập huấn nâng cao nhận thức do các tỉnh thí điểm tổ chức. Tuy nhiên công tác thể chế hóa kết quả tham vấn còn chậm, đào tạo cho cộng đồng, nhất là đồng bào dân tộc ít người còn hạn chế. 2. Hợp phần 2: Chuẩn bị chiến lược REDD+ 2.1. Tiểu hợp phần 2a: Đánh giá sử dụng đất, nguyên nhân thay đổi sử dụng đất, luật Lâm nghiệp, chính sách và quản trị rừng 2.1.1. Cơ sở chung của tiểu hợp phần Với sự hỗ trợ của Chương trình UN-REDD Việt Nam giai đoạn I, ngay từ tháng 1/2011 dự thảo chương trình hành động REDD+ quốc gia đã được xây dựng với sự tham gia của các tư vấn trong nước và quốc tế. Trên cơ sở dự thảo, hàng loạt hội thảo quốc gia, thảo luận và tham vấn rộng rãi trong mạng lưới REDD+ quốc
  • 38. 38 gia đã được tổ chức. Một tổ công tác trực thuộc Bộ NN&PTNT đã soạn thảo dự thảo Chương trình hành động REDD+ quốc gia. Bản dự thảo này đã được đưa vào tham vấn cuối năm 2011 với các bên liên quan khác nhau, trong đó có các đối tác quốc tế, các Bộ chức năng của chính phủ, chính quyền địa phương, thành viên của mạng lưới lâm nghiệp cộng đồng. Bộ NN&PTNT thu thập tất cả các ý kiến, hoàn thiện bản dự thảo lần hai, sau đó trình cho Văn phòng chính phủ vào giữa tháng 6/2012. Văn phòng chính phủ đã thẩm định lại với các Bộ ban ngành. Ngày 27/6/2012 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Chương trình hành động quốc gia về giảm phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, quản lý bền vững tài nguyên rừng, bảo tồn và nâng cao trữ lượng các bon rừng, giai đoạn 2011-2020” (NRAP) trong Quyết định 799/QĐ-TTg. NRAP tạo cơ sở pháp lý cho các hoạt động chuẩn bị và thực hiện REDD+, bao gồm các mục tiêu chiến lược, các hoạt động chính và các giải pháp thực hiện. Giai đoạn thực hiện từ 2011 đến 2020 cũng phù hợp với thời gian thực hiện chiến lược lâm nghiệp, chiến lược phát triển bền vững và kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng quốc gia. Mục đích của việc đánh giá sử dụng đất, nguyên nhân thay đổi sử dụng đất, luật Lâm nghiệp, chính sách và quản trị rừng là nhằm tìm ra các nguyên nhân dẫn đến mất rừng, suy thoái rừng cũng như tìm ra các hoạt động để bảo tồn rừng, quản lý bền vững tài nguyên rừng và tăng cường trữ lượng các bon rừng. Báo cáo của R-PP và các nghiên cứu chuyên đề đã xác định được các nguyên nhân gây mất rừng và suy thoái rừng tại Việt Nam gồm: 1) Nguyên nhân trực tiếp: Chuyển đổi đất lâm nghiệp sang đất canh tác nông nghiệp, sự chuyển đổi nhanh sang trồng cao su, cà phê và hồ tiêu, khai thác không bền vững, phát triển cơ sở hạ tầng, cháy rừng; 2) Nguyên nhân gián tiếp: Tăng nhu cầu về các sản phẩm từ rừng và nông nghiệp, chính sách phát triển chậm đi vào thực tế, quản lý không hiệu quả của các lâm trường quốc doanh, quản trị rừng yếu ở cấp địa phương, quản lý đất đai yếu kém. Báo cáo đã làm rõ các bất cập hiện nay trong việc sử dụng đất, trong việc xây dựng và thực hiện luật lâm nghiệp, chính sách lâm nghiệp và quản trị rừng. Chính các bất cập này đã góp phần đẩy nhanh quá trình mất rừng và suy thoái rừng. Các mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với luật pháp, chính sách; các mối quan hệ giữa cải thiện sinh kế người dân với quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên trong một hệ thống sinh thái - nhân văn cũng đã được phân tích và làm rõ trong báo cáo tóm tắt.
  • 39. 39 Chỉ số giám sát và đánh giá trong R-PP gồm năm tiêu chí với việc thực hiện các nghiên cứu sau: - Tìm hiểu suy thoái rừng và cơ hội từ REDD+. - Đánh giá tác động của phát triển cao su đến rừng tự nhiên ở Tây nguyên và vùng sinh thái nông nghiệp Đông-Nam. - Tìm hiểu phân loại rừng và quá trình phê duyệt để làm rõ các tác động đến mất rừng và các đề xuất cải thiện. - Đánh giá quá trình giao đất hiện nay và đề xuất để cải thiện hệ thống nhằm phục vụ lợi ích cho cộng đồng. - Tìm hiểu tác động của canh tác nương rẫy đến tỷ lệ che phủ rừng tại Tây Bắc, Đông Bắc và Tây Nguyên. - Đánh giá xã hội môi trường đối với các nhà máy thủy điện vừa và nhỏ với đề xuất giảm nhẹ tác động đến rừng. Đến nay hầu hết các nghiên cứu trên đã được thực hiện phục vụ cho việc xây dựng chiến lược và chính sách REDD+. Tổng kinh phí hỗ trợ cho tiểu hợp phần là: 235.000 USD, trong đó từ dự án FCPF là 190.000 USD, Chương trình UN-REDD là 45.000 USD. Kinh phí tập trung cho sáu nghiên cứu về sử dụng đất, chính sách lâm nghiệp và quản trị rừng. 2.1.2. Tiêu chí đánh giá Tiêu chí 11: Đánh giá và phân tích Bản tóm tắt trong R-PP đã trình bày xu hướng thay đổi về rừng và đất lâm nghiệp từ năm 1943 đến giai đoạn 1993, trong giai đoạn đó tỷ lệ che phủ rừng đã giảm từ 43% xuống còn 28,2%, sau đó đã tăng lên 40,5% vào năm 2014. Năm 2004, 2/3 rừng tự nhiên được xếp vào loại nghèo và mới phục hồi, rừng giầu chỉ chiếm có 4,6%. Trong nghiên cứu “Bối cảnh thực hiện REDD+ tại Việt Nam: nguyên nhân, tổ chức và thể chế”, CIFOR đã phân tích chi tiết sự thay đổi rừng và tỷ lệ che phủ rừng ở Việt Nam qua các thời kỳ từ năm 1943 đến 2009, phân tích tỷ lệ che phủ rừng và cơ cấu các loại rừng vào năm 2010 trong cả mối quan hệ với tỷ lệ nghèo đói ở các vùng khác nhau. Các vấn đề liên quan đến quyền sử dụng đất như: cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) cho cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng và doanh nghiệp được phân tích thông qua các chỉ số về quyền sử dụng đất đối với ba thành phần kinh tế chủ yếu là: hộ gia đình, cộng đồng và nhà nước. Những khó khăn, bất cập
  • 40. 40 trong quá trình giao đất như: chậm tiến độ giao sổ đỏ, chồng chéo trong giao đất, xung đột trong sử dụng đất, không rõ ràng ranh giới giao đất ngoài thực địa là những vấn đề đã được đề cập. Khoán đất là một hình thức đặc thù của Việt Nam nhưng hiện đang gặp khó khăn trong việc phối hợp giữa ngành NN&PTNT với TN&MT. Các tác động của Luật Đất đai và Luật Bảo vệ và Phát triển rừng đối với việc thay đổi sử dụng đất, thay đổi diễn biến tài nguyên rừng cả về số lượng và chất lượng trong thời gian qua đã được đề cập trong báo cáo tóm tắt. Tổ chức phát triển Luật quốc tế (IDLO), trong báo cáo nghiên cứu “Chuẩn bị cơ sở pháp lý cho REDD+ ở Việt Nam, tháng 11/2011 đã phân tích quyền sở hữu, quyền sử dụng đất đai, phân tích các khung thể chế cho quản lý tài nguyên rừng. Báo cáo cũng đã phân tích các thách thức chính đối với cơ sở pháp lý cho REDD+ tại Việt Nam. Các vấn đề liên quan đến quản trị rừng như: chiến lược phát triển, quy hoạch, kế hoạch phát triển rừng, chương trình và dự án đầu tư trong mối liên hệ với REDD+ cũng đã được đánh giá trong báo cáo tóm tắt. Tuy nhiên, các vấn đề liên quan đến quản lý tài nguyên thiên nhiên như: quyền sở hữu rừng, quyền sử dụng lâm sản ngoài gỗ, giao và khoán rừng, bảo tồn rừng, đa dạng sinh học tuy đã được phân tích trong nhiều báo cáo nghiên cứu có liên quan nhưng trong báo cáo tóm tắt của R-PP chưa được đề cập nhiều, thiếu các phân tích định tính chuyên sâu về nguyên nhân gây mất rừng và suy thoái rừng ở các vùng cụ thể, các đánh giá liên quan đến quản lý rừng bền vững, bảo tồn và làm giầu các bon rừng còn mờ nhạt. Tiêu chí 12: Ưu tiên các nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp/ các rào cản ảnh hưởng đến tăng cường trữ lượng các bon rừng Nguyên nhân trực tiếp, gián tiếp ảnh hưởng đến tăng cường trữ lượng các bon rừng được xác định trong R-PP là do: 1) Khai thác không bền vững, 2) Cháy rừng, và 3) Tăng nhu cầu các sản phẩm từ rừng và nông nghiệp. Khai thác không bền vững và xâm lấn được xác định là nguyên nhân chính dẫn đến suy thoái rừng. Khai thác gỗ (bao gồm cả hợp pháp và bất hợp pháp) xẩy ra ở cả rừng trồng và rừng tự nhiên đã dẫn đến suy giảm đa dạng sinh học, giảm trữ lượng rừng. Trên 6 triệu ha rừng ở Việt Nam có nguy cơ cháy cao. Theo Tổng cục Lâm nghiệp, từ năm 2002 đến 2010 trung bình mối năm xẩy ra tới 704 vụ cháy rừng, làm mất 5081,9 ha. Cháy rừng làm suy giảm đáng kế đến công tác tăng cường trữ lượng các bon rừng. Do áp lực từ tăng dân số, nhu cầu các sản phẩm từ rừng và nông