SlideShare a Scribd company logo
1
Chương 1: KINH DOANH QUỐC TẾ TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA
1.1. Khái quát về kinh doanh quốc tế
1.1.1. Khái niệm về kinh doanh quốc tế
Ngày nay, nhiều doanh nghiệp ở các quốc gia trên thế giới thực hiện mở rộng hoạt động kinh
doanh vượt ra khỏi biên giới quốc gia của mình. Ví dụ:
- Honda (Nhật Bản) xây dựng các nhà máy lắp ráp ô tô, xe máy và hệ thống các cửa hàng bán lẻ
tại thị trường Việt Nam.
- Viettel (Việt Nam) đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở dịch vụ viễn thông và cung cấp dịch vụ viễn
thông tại Campuchia, Lào, Haiti, Mozambic,...
- Quá trình mở rộng hoạt động sang thị trường Việt Nam của HSBC: Với trụ sở chính tại Luân
Đôn, Tập đoàn HSBC có 7.200 văn phòng tại 85 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tổng giá trị tài sản của Tập
đoàn tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2011 là 2.556 tỉ đô la Mỹ. Năm 1870 HSBC mở văn phòng đầu tiên
tại Sài Gòn (nay là TP. Hồ Chí Minh). Tháng 8 năm 1995, chi nhánh TP. Hồ Chí Minh được cấp phép
hoạt động và cung cấp đầy đủ các dịch vụ tài chính ngân hàng. HSBC khai trương chi nhánh Hà Nội và
thành lập Văn phòng Đại diện tại Cần Thơ vào năm 2005.
Ngày 29 tháng 12 năm 2005, HSBC mua 10% cổ phần của Ngân hàng Cổ phần Kỹ thương Việt
Nam (Techcombank), một trong các ngân hàng thương mại cổ phần lớn nhất tại Việt Nam xét về vốn.
Tháng 07 năm 2007, HSBC mua thêm 5% cổ phần tại Techcombank. Tháng 09 năm 2008, HSBC hoàn
tất việc nâng cổ phần sở hữu tại Techcombank từ 15% lên 20%, trở thành ngân hàng nước ngoài đầu tiên
tại Việt Nam sở hữu 20% cổ phần tại một ngân hàng trong nước.
Tháng 09 năm 2007, HSBC ký hợp đồng mua 10% cổ phần của Tập Đoàn Bảo Việt, tập đoàn bảo
hiểm và tài chính hàng đầu của Việt Nam và trở thành đối tác chiến lược nước ngoài duy nhất của Bảo
Việt. Tháng 10 năm 2009, HSBC ký thoả thuận tăng tỷ lệ cổ phần nắm giữ tại Bảo Việt từ mức 10% lên
18% với trị giá 1,88 nghìn tỷ đồng (khoảng 105,3 triệu Đôla Mỹ).
Ngày 01 tháng 01 năm 2009, HSBC chính thức đưa ngân hàng con đi vào hoạt động, trở thành
ngân hàng nước ngoài đầu tiên đưa ngân hàng con vào hoạt động tại Việt Nam sau khi nhận được giấy
phép của Ngân hàng Nhà Nước để thành lập Ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam vào tháng 09
năm 2008. Ngân hàng mới có tên Ngân hàng TNHH một thành viên HSBC (Việt Nam) đặt trụ sở chính ở
tòa nhà Metropolitan, 235 Đồng Khởi, Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh. Với số vốn đăng kí 3.000 tỷ
đồng, Ngân hàng TNHH một thành viên HSBC (Việt Nam) thuộc 100% sở hữu của Ngân hàng Hồng
Kông và Thượng Hải, đơn vị sáng lập và thành viên chính thức của tập đoàn HSBC.
Tính đến tháng 7 năm 2011, mạng lưới hoạt động của HSBC Việt Nam mở rộng lên đến 16 điểm
trên toàn quốc bao gồm một hội sở, một chi nhánh và năm phòng giao dịch tại thành phố Hồ Chí Minh;
một chi nhánh, ba phòng giao dịch và một quỹ tiết kiệm tại Hà Nội và bốn chi nhánh tại Bình Dương, Cần
Thơ, Đà Nẵng và Đông Nai.
(http://www.hsbc.com.vn/1/2/about-hsbc/about_HSBC )
Qua đó cho thấy, các doanh nghiệp không chỉ tập trung cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho khách
hàng tại thị trường trong nước mà còn thực hiện xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của
khách hàng ở thị trường nước ngoài. Không chỉ thực hiện hoạt động xuất khẩu, các doanh nghiệp còn đầu
2
tư vốn, công nghệ sang thị trường nước ngoài để cung cấp hàng hóa và dịch vụ, tìm kiếm những cơ hội để
phát triển hoạt động kinh doanh, tăng doanh thu, lợi nhuận. Khi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
vượt ra khỏi biên giới của quốc gia, mang tầm quốc tế, đó chính là lúc các doanh nghiệp đang thực hiện
các hoạt động kinh doanh quốc tế. Có một số cách hiểu về “Kinh doanh quốc tế” như sau:
Kinh doanh quốc tế là tất cả các giao dịch mang tính thương mại của tư nhân hoặc chính phủ giữa
hai hay nhiều quốc gia1
. Các công ty tư nhân thực hiện các giao dịch này vì mục đích lợi nhuận, các chính
phủ thực hiện các giao dịch này có thể vì mục đích lợi nhuận hoặc không. Những giao dịch này bao gồm
bán hàng, đầu tư, vận tải. Như vậy, theo cách hiểu này, Kinh doanh quốc tế là hoạt động mua bán hàng
hóa và dịch vụ, hoặc hoạt động đầu tư giữa các chủ thể ở hai hay nhiều quốc gia. Cũng trong cuốn sách
này, một cách hiểu khác về Kinh doanh quốc tế được đưa ra, đó là các hoạt động gắn liền với lợi nhuận
được thực hiện qua biên giới của quốc gia. Một lần nữa, cách hiểu này cho thấy kinh doanh quốc tế bao
gồm những hoạt động vượt qua biên giới của quốc gia, được thực hiện vì mục đích sinh lợi.
Một cách hiểu khác về Kinh doanh quốc tế, đó là: Kinh doanh quốc tế (international business),
hiểu đơn giản, là việc thực hiện hoạt động đầu tư vào sản xuất, mua bán, trao đổi hàng hóa hoặc dịch vụ
nhằm mục đích sinh lợi có liên quan tới hai hay nhiều nước và khu vực khác nhau2
. Khái niệm này cho
thấy những hoạt động cụ thể của kinh doanh quốc tế, bao gồm đầu tư, mua bán hàng hóa và dịch vụ, đó là
những hoạt động được thực hiện nhằm mục đích sinh lợi, có liên quan giữa hai hay nhiều quốc gia hoặc
khu vực khác nhau.
Như vậy, từ những cách hiểu về Kinh doanh quốc tế được trình bày ở trên cho thấy Kinh doanh
quốc tế là những hoạt động được thực hiện bởi các chủ thể từ hai hay nhiều quốc gia khác nhau nhằm
mục đích sinh lợi, bao gồm những hoạt động như đầu tư, trao đổi thương mại hàng hóa và dịch vụ.
Từ những khái niệm và ví dụ về kinh doanh quốc tế trên đây cho thấy kinh doanh quốc tế có
những đặc điểm cơ bản như sau:
- Chủ thể tham gia hoạt động kinh doanh quốc tế có trụ sở ở các quốc gia khác nhau. Đây là đặc điểm
cơ bản đầu tiên có ý nghĩa quyết định tính quốc tế của hoạt động kinh doanh quốc tế. Chủ thể tham gia
hoạt động kinh doanh quốc tế chủ yếu là các doanh nghiệp ở mọi lĩnh vực, mọi loại hình, các loại quy mô,
từ những doanh nghiệp vừa và nhỏ tới những doanh nghiệp lớn, các tập đoàn kinh tế, các công ty quốc tế,
công ty đa quốc gia, xuyên quốc gia. Trong đó, các công ty đa quốc gia và các công ty xuyên quốc gia là
những chủ thể có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy dòng lưu chuyển hàng hóa dịch vụ giữa các quốc
gia, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở các nước, thậm chí các công ty đó còn là những chủ thể có vai trò đáng
kể trong việc thúc đẩy quá trình hình thành thị trường chung và quá trình liên kết giữa các quốc gia, phát
triển các mối quan hệ quốc tế.
- Hoạt động kinh doanh quốc tế chịu sự tác động bởi các yếu tố thuộc môi trường kinh doanh mang tính
quốc tế, bao gồm môi trường chính trị, pháp luật, kinh tế, văn hóa. Sự khác biệt về chính trị, luật pháp,
kinh tế, văn hóa ở các quốc gia khác nhau yêu cầu các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế phải có chiến
lược và cách thức thực hiện sao cho phù hợp nhằm đạt được mục đích kinh doanh của doanh nghiệp. Ví
1
Marios I.Katsioloudes, Spyros Hadjidakis, International Business – A global perspective, 2007.
2 TS Nguyễn Thị Hồng Yến, Giáo trình KDQT, 2011.
3
dụ “Tại Lào, thói quen không làm việc ngoài giờ và nghỉ toàn bộ các ngày cuối tuần của nhân viên bản xứ
khiến cho Viettel đã gặp nhiều khó khăn trong việc đảm bảo việc phục vụ khách hàng 24/7 như các công
ty viễn thông cần phải làm. Trong giao tiếp và làm việc, nhân viên người Lào thích được nói chuyện nhẹ
nhàng, chứ không quen với tác phong quân đội, chấp hành mệnh lệnh. Chính vì vậy, bộ máy nhân viên
Viettel đã quyết định vừa phải thay đổi bản thân, vừa phải thay đổi chính cách nhìn và làm việc của nhân
viên bản xứ”3
.
- Đồng tiền được sử dụng trong kinh doanh quốc tế cũng mang tính quốc tế. Trong kinh doanh quốc tế,
chủ thể có thể sử dụng đồng tiền của quốc gia mình, cũng có khi sử dụng đồng tiền của quốc gia của đối tác,
hoặc sử dụng đồng tiền của một nước thứ ba. Khi đó cần có sự chuyển đổi giữa các đồng tiền theo một tỷ
giá nhất định. Doanh nghiệp có thể có lợi hoặc bất lợi trước một diễn biến của tỷ giá mà diễn biến này phát
sinh do cung cầu thị trường hoặc do tác động từ một văn bản pháp luật của Nhà nước.
- Quản trị tại các doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh quốc tế khác với quản trị tại các doanh nghiệp
chỉ có hoạt động kinh doanh trong nước, đòi hỏi nhà quản trị phải có kỹ năng và nghệ thuật quản trị trong
môi trường có tính quốc tế với nhiều cơ hội nhưng không ít khó khăn thách thức, nhà quản trị cũng phải
có tầm nhìn mang tính chiến lược trên một phạm vi thị trường rộng lớn với rất nhiều yếu tố từ môi trường
kinh doanh tác động tới hoạt động kinh doanh quốc tế của doanh nghiệp. Điều này xuất phát từ chính sự
khác biệt về chính trị, pháp luật, văn hóa, kinh tế giữa các quốc gia.
1.1.2. Các chủ thể tham gia hoạt động kinh doanh quốc tế
Người tiêu dùng, các công ty, các tổ chức tài chính, các chính phủ, tất cả đều liên quan tới hoạt
động kinh doanh quốc tế và có vai trò quan trọng đối với các hoạt động kinh doanh quốc tế. Bởi lẽ người
tiêu dùng có nhu cầu đối với hàng hóa và dịch vụ từ các công ty quốc tế, các công ty này chính là người
sản xuất và cung cấp hàng hóa, dịch vụ đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, các tổ chức tài chính giúp
các công ty trong quá trình tham gia hoạt động kinh doanh quốc tế thông qua việc tài trợ vốn, trao đổi
ngoại tệ, chuyển tiền, còn chính phủ là người xây dựng các văn bản pháp lý để điều chỉnh các dòng trao
đổi hàng hóa, dịch vụ, con người, vốn giữa các quốc gia.
Tuy nhiên, chủ thể thực hiện các hoạt động kinh doanh quốc tế chủ yếu là các công ty, bao gồm
các công ty ở tất cả các loại hình, các loại quy mô và ở tất cả các ngành nghề lĩnh vực. Tất cả các công ty
sản xuất, công ty dịch vụ, công ty bán lẻ đều tìm kiếm khách hàng ngoài biên giới quốc gia của mình.
Một công ty kinh doanh quốc tế là công ty tham gia trực tiếp vào bất kỳ hình thức kinh doanh quốc tế nào
như xuất khẩu, nhập khẩu hay sản xuất quốc tế, đầu tư quốc tế. Nếu xét theo khía cạnh quy mô về vốn và
lao động, bên cạnh những doanh nghiệp nhỏ và vừa là các công ty mang tầm cỡ lớn như công ty đa quốc
gia, công ty xuyên quốc gia4
. Những công ty này có nguồn vốn lớn hơn cả GDP của một quốc gia, thậm
3
Mạnh Chung, Viettel đầu tư ra nước ngoài, kỹ thuật đi trước. Truy cập ngày 15 tháng 7 năm 2012 tại
http://vneconomy.vn/20110208100937782P0C5/viettel-dau-tu-ra-nuoc-ngoai-ky-thuat-di-truoc.htm
4
công ty đa quốc gia (MNC – multinational company), công ty xuyên quốc gia (TNC – transnational company):
Công ty đa quốc gia hay doanh nghiệp đa quốc gia (MNE) và công ty xuyên quốc gia đôi khi được sử dụng thay thế
cho nhau. HIện nay chưa có nghiên cứu nào đưa ra một khái niệm hoàn chỉnh về MNC và TNC. Từ năm 1973, Liên
hợp quốc đưa ra 21 định nghĩa về MNC trong khi trong các báo cáo hàng năm về đầu tư của thế giới do UNCTAD
4
chí có khả năng vận động các chính phủ đưa ra những văn bản pháp luật có lợi cho họ. Nếu căn cứ vào
chiến lược kinh doanh của công ty, chúng ta có thể gọi các công ty kinh doanh quốc tế với các tên gọi:
công ty đa quốc nội, công ty toàn cầu, công ty quốc tế5
.
Tóm lại chủ thế tham gia kinh doanh quốc tế chính là các doanh nghiệp, các công ty ở các loại
hình, các loại quy mô, ở các lĩnh vực ngành nghề, thực hiện các hoạt động kinh doanh vượt ra khỏi biên
giới của quốc gia và mang tính quốc tế như hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, đầu tư quốc tế,…
1.1.3. Mục đích của hoạt động kinh doanh quốc tế
Các chủ thể thực hiện kinh doanh quốc tế vì những mục đích cơ bản sau:
Thứ nhất, các công ty thực hiện kinh doanh quốc tế nhằm mở rộng thị trường, tăng doanh thu, lợi
nhuận, thị phần và củng cố năng lực cạnh tranh. Mục đích chính của các công ty khi thực hiện hoạt động
kinh doanh là lợi nhuận. Vì vậy, để tăng lợi nhuận, các công ty phải tìm kiếm các cơ hội giúp tăng doanh
thu và giảm chi phí. Mở rộng thị trường là một trong những cách giúp công ty có thể tăng doanh thu, tăng
thị phần, từ đó có thể nâng cao vị thế và năng lực cạnh tranh của công ty.
Ví dụ, năm 2006, Viettel bắt đầu nghiên cứu tìm kiếm thị trường ngoài nước. Tháng 2/2009,
Viettel đã chính thức khai trương mạng di động Metfone tại Cam-pu-chia, khởi đầu quá trình kinh doanh
tại nước ngoài. Ngay sau đó, Viettel tiếp tục mở rộng thị trường sang Lào với mạng di động mang thương
hiệu Unitel vào tháng 10/2009. Tháng 9/2011, Viettel tiến sang thị trường châu Mỹ với việc khai trương
mạng di động Natcom tại Ha-i-ti. Ngày 15/5/2012, Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) đã chính thức
khai trương mạng di động tại Mozambique, thị trường nước ngoài thứ 5 của Viettel và là thị trường đầu
tiên tạo đà để tập đoàn tiến quân mạnh hơn vào châu Phi. Thương hiệu của Viettel tại Mozambique có tên
là Movitel. Movitel là liên doanh giữa Viettel, SPI và Invespar (Mozambique), trong đó Viettel chiếm
70% vốn. Các mạng viễn thông mà Viettel đầu tư và kinh doanh ở nước ngoài chỉ sau hai năm đều bắt
đầu có lãi và trở thành công ty lớn ở nước sở tại. Năm 2011, Unitel trở thành công ty số một tại Lào (về
cả hạ tầng, thuê bao và doanh thu) với 42,23% thị phần. Doanh thu năm 2011 của Unitel đạt 110 triệu
USD, chiếm 1,4% tổng GDP của Lào. Còn tại Cam-pu-chia, mặc dù là DN thứ tám tham gia thị trường
viễn thông nước này nhưng chỉ sau hai năm hoạt động, Metfone cũng đã dẫn đầu thị trường với 49% thị
phần. Doanh thu năm 2011 của Metfone là 255 triệu USD, chiếm gần 2% tổng GDP của Cam-pu-chia.
Tại Ha-i-ti, là DN thứ ba tham gia thị trường nhưng ngay tại thời điểm khai trương, Natcom cũng đã là
công bố, tổ chức này chỉ đưa ra định nghĩa về công ty xuyên quốc gia và thường có những thông kê về hoạt động
của các công ty này. Nhìn chung, đây là những công ty có trụ sở chính/ công ty mẹ ở một quốc gia (nước chủ nhà,
nước chủ đầu tư – home country) và có hệ thống các chi nhánh, các công ty con ở nhiều quốc gia khác nhau (nước
tiếp nhận đầu tư – host country) thông qua hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
5
công ty đa quốc nội (MDC - multidomestic company): là một tổ chức luôn cố gắng cá biệt hóa sản phẩm, chiến
lược marketing và các hoạt động khác nhằm đáp ứng tốt nhất yêu cầu của thị trường ở từng quốc gia. Công ty toàn
cầu (GC – global company): là một tổ chức luôn cố gắng tiêu chuẩn hóa và nhất thể hóa các hoạt động trên phạm vi
toàn thế giới ở mọi bộ phận chức năng. Hay nói cách khác, công ty toàn cầu không có chiến lược cá biệt hóa sản
phẩm, chiến lược marketing hay các hoạt động khác theo những thị trường cụ thể. Công ty quốc tế (IC -
international company): là công ty vừa có hoạt động ở thị trường trong nước, vừa có hoạt động ở thị trường nước
ngoài.
5
công ty số một tại Ha-i-ti về hạ tầng mạng viễn thông với 1.300 trạm thu phát sóng di động 2G và 3G
(tương đương 74% tổng số trạm của toàn Ha-i-ti).
Hoạt động đầu tư ra nước ngoài của Viettel đã đóng góp đáng kể vào con số doanh thu của
Viettel. Năm 2011, Viettel đạt doanh thu gần sáu tỷ USD và có 60 triệu thuê bao đang hoạt động trên toàn
cầu. Sau ba năm kinh doanh ở nước ngoài, Viettel đã bắt đầu chuyển lợi nhuận về nước. Năm 2011, Tập
đoàn chuyển về nước hơn 40 triệu USD, lớn hơn số tiền mà Viettel đầu tư vào thị trường Cam-pu-chia.
Dự kiến lợi nhuận năm 2012 Viettel sẽ chuyển về nước đạt hơn 80 triệu USD6
.
Thứ hai, các công ty thực hiện kinh doanh quốc tế để sử dụng các nguồn lực một cách hiệu quả,
đó là nguồn lực về vốn, khoa học công nghệ, lao động và các yếu tố sản xuất khác. Để đạt được mục đích
sinh lợi, các công ty không chỉ mở rộng thị trường cho sản phẩm, dịch vụ nhằm tăng doanh thu, lợi
nhuận, thị phần mà họ còn phải thực hiện tối thiểu hóa chi phí đầu vào thông qua các hoạt động như mua
bán quốc tế hàng hóa và dịch vụ, đầu tư quốc tế, tiếp nhận đầu tư quốc tế. Với những công ty có lợi thế về
vốn, khoa học công nghệ, họ sẽ thực hiện đầu tư ra nước ngoài, vào những thị trường có nhu cầu về vốn,
khoa học công nghệ, đủ điều kiện đảm bảo an toàn cho hoạt động đầu tư, thậm chí đó là những thị trường
có lợi thế về lao động giá rẻ, nguồn tài nguyên dồi dào, phong phú,… Đồng thời, chính công ty tiếp nhận
đầu tư được giải quyết nhu cầu về vốn, công nghệ. Như vậy, các bên có thể sử dụng hiệu quả hơn nguồn
lực thông qua hoạt động kinh doanh quốc tế. Ví dụ, khi HONDA đầu tư vào Việt Nam, xây dựng nhà máy
và đầu tư công nghệ lắp ráp ô tô, xe máy tại Việt Nam, HONDA có cơ hội sử dụng nguồn lao động với
chi phí thấp hơn ở thị trường Nhật Bản, nhờ đó góp phần giảm giá thành của sản phẩm khi được lắp ráp
tại Việt Nam. Một ví dụ khác là các doanh nghiệp sản xuất phần mềm ở Mỹ đặt gia công sản xuất phần
mềm ở các nước khác như Trung Quốc, Việt Nam, Ấn Độ với mục đích là tranh thủ nguồn nhân công có
trình độ, có tay nghề nhưng chi phí cho người lao động thấp hơn ở Mỹ.
Thứ ba, các công ty thực hiện kinh doanh quốc tế để có thể tranh thủ những điều kiện thuận lợi từ thị
trường bên ngoài, đặc biệt khi thị trường trong nước không có đủ những điều kiện thuận lợi cho hoạt động
kinh doanh của công ty. Doanh nghiệp cần những điều kiện thuận lợi nhất định để phát triển hoạt động kinh
doanh của mình, đó là những điều kiện thuận lợi về khung pháp luật, cơ chế, chính sách, hay về điều kiện cạnh
tranh, nhu cầu của khách hàng,... Vì vậy, các doanh nghiệp phát triển hoạt động kinh doanh sang thị trường
nước ngoài nhằm tranh thủ những điều kiện thuận lợi hơn mà tại thị trường trong nước doanh nghiệp không
có. Chẳng hạn, tại thị trường trong nước khi xuất hiện nhiều nhà cung cấp dịch vụ viễn thông, thị trường trong
nước cũng trở nên bão hòa, Viettel đã mở rộng hoạt động kinh doanh của mình sang các thị trường nước
ngoài, vừa để tăng doanh thu, lợi nhuận, nâng cao vị thế của doanh nghiệp, vừa để tránh áp lực cạnh tranh tại
thị trường trong nước khi xuất hiện nhiều nhà cung cấp dịch vụ và nhu cầu trong nước đã được đáp ứng tương
đối đầy đủ.
Thứ tư, các doanh nghiệp thực hiện hoạt động kinh doanh quốc tế để phân tán, giảm thiểu rủi ro
trong kinh doanh. Việc đa dạng hóa lĩnh vực kinh doanh, đa dạng hóa thị trường giúp doanh nghiệp có thể
phân tán, giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh thay vì chỉ tập trung vào một hay một số thị trường hay đối
6
Tổng hợp từ các nguồn: http://www.nhandan.org.vn/cmlink/nhandandientu/thoisu/kinh-te/kinh-t-tin-chung/v-n-ra-
th-tr-ng-n-c-ngoai-1.348965?mode=print và http://vneconomy.vn/201205160902510P0C16/viettel-khai-truong-
mang-di-dong-o-mozambique.htm ngày 15/7/2012
6
tác. Ví dụ các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Việt Nam không chỉ xuất khẩu sang các thị trường
khu vực châu Âu mà còn mở rộng sang thị trường các nước thuộc khu vực châu Á, châu Mỹ,… Qua đó,
các doanh nghiệp vừa có cơ hội tăng doanh thu, lợi nhuận, vừa có cơ hội giảm thiểu rủi ro trước những
biến động từ một thị trường cụ thể.
1.2. Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế
1.2.1. Khái niệm về hội nhập kinh tế quốc tế và các mức độ hội nhập kinh tế quốc tế
Có nhiều cách hiểu về hội nhập kinh tế quốc tế. Cụ thể, có quan điểm cho rằng “hội nhập kinh tế quốc
tế là quá trình ở đó các quốc gia hợp tác với nhau để giảm thiểu hoặc dỡ bỏ những trở ngại đối với dòng lưu
chuyển quốc tế về hàng hóa, con người và vốn”7
. Theo cách hiểu này, hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình các
quốc gia hợp tác để đàm phán nhằm giảm và đi đến dỡ bỏ những yếu tố cản trở đối với sự di chuyển của hàng
hóa, vốn đầu tư và kể cả con người giữa các quốc gia. Hay nói cách khác, đó là quá trình hướng đến dỡ bỏ
những trở ngại đối với thương mại quốc tế và đầu tư quốc tế. Cũng có quan điểm thì khẳng định “hội nhập
kinh tế quốc tế là quá trình xóa bỏ thuế quan và những rào cản phi thuế đối với các dòng lưu chuyển hàng hóa,
dịch vụ và các yếu tố của quá trình sản xuất giữa các quốc gia với nhau”8
. Cách hiểu này, một lần nữa, cho
thấy hội nhập kinh tế quốc tế là một quá trình tiến tới xóa bỏ những trở ngại đối với dòng lưu chuyển của
hàng hóa, dịch vụ và các yếu tố của quá trình sản xuất. Cách hiểu thứ hai nêu rõ những yếu tố trở ngại cần
được các quốc gia dỡ bỏ là thuế quan và những rào cản phi thuế quan nhằm đảm bảo dòng lưu chuyển của
hàng hóa, dịch vụ và các yếu tố của quá trình sản xuất thông thoáng, thuận lợi. Như vậy, theo cách hiểu
thứ hai, hội nhập kinh tế quốc tế cũng là một quá trình ở đó các quốc gia tiến tới xóa bỏ những trở ngại
đối với dòng lưu chuyển của hàng hóa, dịch vụ và các yếu tố của quá trình sản xuất, đó là thuế quan và
các biện pháp phi thuế quan. Cách hiểu thứ ba cho rằng “hội nhập kinh tế là quá trình chủ động thực hiện
đồng thời hai việc: một mặt, gắn nền kinh tế và thị trường từng nước với thị trường khu vực và thế giới
thông qua các nỗ lực thực hiện mở cửa và thúc đẩy tự do hóa nền kinh tế quốc dân; mặt khác, gia nhập và
góp phần xây dựng các thể chế kinh tế khu vực và toàn cầu” (Nguyễn Xuân Thắng 2007, tr.21). Cách hiểu
này cho thấy hội nhập kinh tế quốc tế là một quá trình trong đó mỗi quốc gia, một mặt, thực hiện mở cửa
nền kinh tế, thực hiện tự do hóa các hoạt động thương mại, đầu tư, mặt khác gia nhập và góp phần xây
dựng các thể chế kinh tế khu vực và toàn cầu. Thực chất, đây cũng là quá trình liên kết và hợp tác giữa
các quốc gia nhằm xây dựng khuôn khổ pháp lý điều chỉnh các hoạt động kinh tế, thương mại giữa các
nước theo hướng ngày càng tự do, tạo thuận lợi cho dòng lưu chuyển hàng hóa, vốn, con người giữa các
quốc gia.
Như vậy, từ những cách hiểu trên đây, tác giả cho rằng hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình ở đó
có sự liên kết, hợp tác giữa hai hay nhiều quốc gia với nhau nhằm xây dựng và thực hiện một cơ chế
chung, thống nhất điều chỉnh dòng lưu chuyển của hàng hóa, dịch vụ và các yếu tố liên quan quá trình sản
7
Tiếng Anh là “Economic integration: A process whereby countries cooperate with one another to reduce or
eliminate barriers to the international flow of products, people or capital”, tác giả truy cập ngày 19 tháng 10 năm
2010 tại http://basiccollegeaccounting.com/the-meaning-and-level-of-economic-integration/
8
“Economic integration: The elimination of tariff and nontariff barriers to the flow of goods, services, and factors of
production between a group of nations, or different parts of the same nation”. Tác giả truy cập tại
http://www.businessdictionary.com/definition/economic-integration.html ngày 19 tháng 10 năm 2010.
7
xuất theo hướng ngày càng tự do, thông thoáng, thuận lợi, góp phần hình thành thể chế kinh tế khu vực
hoặc thế giới.
Hội nhập kinh tế quốc tế có thể diễn ra và thể hiện thông qua sự liên kết, hợp tác trên bình diện
song phương (giữa hai quốc gia với nhau hoặc giữa một quốc gia với một khu vực), hoặc hợp tác trong
khu vực (giữa các quốc gia trong cùng khu vực), hoặc hợp tác liên khu vực (giữa các quốc gia ở các khu
vực), thậm chí trên bình diện toàn thế giới, khi đó có sự tham gia, liên kết, hợp tác của hầu hết các quốc
gia trên thế giới.
Hội nhập kinh tế quốc tế là cả một quá trình, diễn ra từ giai đoạn thấp lên giai đoạn cao, hay nói
cách khác quá trình hội nhập kinh tế quốc tế trải qua các mức độ khác nhau. Lịch sử chứng minh có 5 giai
đoạn (hay mức độ) của hội nhập kinh tế quốc tế, đó là:
Khu vực mậu dịch tự do (free trade area): đây là mức độ hội nhập thấp nhất hay là giai đoạn ban
đầu của quá trình hội nhập, thường được thể hiện thông qua việc các quốc gia ký kết với nhau Thỏa thuận
thương mại tự do (FTA), theo đó họ dành cho nhau những ưu đãi (đặc biệt ưu đãi về thuế quan) trong
thương mại hàng hóa và dịch vụ. Tuy nhiên, mỗi Thành viên của FTA vẫn có quyền đối xử với các quốc
gia khác không phải là Thành viên của FTA bằng những quy định, chính sách của riêng mình. AFTA -
Thỏa thuận thương mại tự do giữa các nước ASEAN hay NAFTA – Thỏa thuận thương mại tự do giữa
các nước khu vực Bắc Mỹ,… là những ví dụ về khu vực mậu dịch tự do giữa các nước trong khu vực.
Liên minh thuế quan (custom union): là mức độ hay giai đoại thứ hai của quá trình hội nhập kinh
tế quốc tế, có tính liên kết, thống nhất cao hơn. Hơn cả việc dành cho nhau những ưu đãi, thuận lợi trong
hoạt động thương mại, các Thành viên trong liên minh thuế quan còn hợp tác để xây dựng một cơ chế hải
quan chung áp dụng thống nhất tại các Thành viên của liên minh và một biểu thuế quan thống nhất, kể cả
hạn ngạch nhập khẩu, để áp dụng trong hoạt động thương mại với các nước ngoài liên minh.
Thị trường chung (common market): đây là mức độ hội nhập sâu hơn giữa các quốc gia, thể hiện
ở việc các quốc gia trong khối thị trường chung thực hiện những quy định, cơ chế chung thống nhất nhằm
điểu chỉnh dòng lưu chuyển hàng hóa, vốn và con người giữa các quốc gia đó được tự do, thông thoáng,
thuận lợi. Tuy nhiên, các nước trong khối vẫn duy trì một hệ thống thuế quan thống nhất đối với các nước
ngoài khối. Thị trường chung châu Âu (cộng đồng kinh tế châu Âu) bao gồm 12 quốc gia đã được thành
lập từ năm 1957.
Liên minh kinh tế (economic union): đây là hình thức hội nhập ở mức độ cao hơn, sâu hơn so với
“thị trường chung”, bởi ngoài những đặc điểm của một thị trường chung, giữa các nước trong liên minh
kinh tế có một chính sách chung về tiền tệ và tài chính, sử dụng một đồng tiền chung. Tháng 1/1999, liên
minh châu Âu bao gồm 25 quốc gia đã được thành lập.
Liên minh chính trị (political union): đây là hình thức hội nhập ở mức độ cao nhất, đó là sự hội
nhập về thể chế, chính trị với sự ra đời của một Chính phủ chung. Liên minh châu Âu đã đạt được mức độ
hội nhập như vậy vào năm 2007, với luật pháp, các chính sách tiền tệ và tài chính chung, có nghị viện
châu Âu, hội đồng các Bộ trưởng,…
8
Ngoài ra, hội nhập kinh tế quốc tế còn được thể hiện thông qua quá trình gia nhập của một quốc
gia vào một tổ chức kinh tế quốc tế, chẳng hạn WTO – một tổ chức hiện có 161 Thành viên9
hoạt động
trên cơ sở những nguyên tắc và quy định nhằm điều chỉnh dòng lưu chuyển hàng hóa và dịch vụ giữa các
Thành viên theo hướng càng tự do, càng thông thoáng, càng khả đoán càng tốt.
Như vậy, về bản chất, hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình liên kết, hợp tác giữa hai hay nhiều
quốc gia nhằm giải quyết những vấn đề chủ yếu: (i) cắt giảm và đi đến xóa bỏ thuế quan cũng như những
hàng rào phi thuế đối với thương mại quốc tế; (ii) giảm bớt các hạn chế đối với đầu tư quốc tế; (iii) điều
chỉnh các chính sách thương mại, tài chính và triển khai các hoạt động văn hoá, giáo dục, y tế, ... có tính
chất toàn cầu. Đó là quá trình thể hiện sự đan xen, gắn bó và phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế
quốc gia với nền kinh tế khu vực và thế giới; là quá trình vừa hợp tác để phát triển, vừa đấu tranh rất phức
tạp, đặc biệt là đấu tranh của các nước đang phát triển để bảo vệ lợi ích của mình, vì một trật tự công
bằng, chống lại những áp đặt phi lý của các cường quốc kinh tế và các công ty xuyên quốc gia. Hội nhập
kinh tế quốc tế là quá trình xoá bỏ từng bước và từng phần các rào cản về thương mại và đầu tư giữa các
quốc gia theo hướng tự do hoá kinh tế; một mặt tạo điều kiện thuận lợi mới cho các doanh nghiệp trong
sản xuất kinh doanh, mặt khác buộc các doanh nghiệp phải có những đổi mới để nâng cao sức cạnh tranh
trên thương trường. Hội nhập kinh tế quốc tế tạo thuận lợi cho việc thực hiện các công cuộc cải cách ở
các quốc gia nhưng đồng thời cũng là yêu cầu, sức ép đối với các quốc gia trong việc đổi mới và hoàn
thiện thể chế kinh tế, đặc biệt là các chính sách và phương thức quản lý vĩ mô, tạo dựng các nhân tố mới
và điều kiện mới cho sự phát triển của từng quốc gia và cộng đồng quốc tế trên cơ sở trình độ phát triển
ngày càng cao và hiện đại của lực lượng sản xuất. Hội nhập kinh tế quốc tế cũng chính là sự khơi thông
các dòng chảy nguồn lực trong và ngoài nước, tạo điều kiện mở rộng thị trường, chuyển giao công nghệ
và chia sẻ các kinh nghiệm quản lý.
1.2.2. Khái niệm về toàn cầu hóa và nội dung của toàn cầu hóa
Trong quá trình toàn cầu hóa và khu vực hóa, nổi lên xu hướng liên kết kinh tế dẫn đến sự ra đời
của tổ chức kinh tế, chính trị, thương mại, tài chính quốc tế và khu vực như: Tổ chức thương mại thế giới
(WTO), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng thế giới (WB), Liên minh Châu Âu (EU), Hiệp hội các
nước Đông Nam Á (ASEAN), khu thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA), Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á
- Thái Bình Dương (APEC), thị trường tự do Nam Mỹ (Mercosur)...
Cũng trong quá trình toàn cầu hóa về kinh tế đã tác động mạnh mẽ đến chính trị dẫn đến sự ra đời
của các tổ chức chính trị quốc tế như Liên hợp quốc và các tổ chức của nó như UNDP, UNFPA,
UNESCO, UNICEP, INCTAD, FAO... đang tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của các nước trên phạm
vi toàn cầu. Cùng với sự hình thành các tổ chức chính trị quốc tế, quá trình toàn cầu hóa đã hình thành
luật pháp quốc tế như công ước quốc tế về luật biển năm 1982, tuyên bố thế giới về nhân quyền, công ước
LHQ về quyền trẻ em mà Việt nam là nước tham gia ký kết sớm nhất châu Á. Như vậy, không có quá
trình toàn cầu hóa thuần nhất về kinh tế. Toàn cầu hóa diễn ra ở mọi lĩnh vực đời sống bao gồm kinh tế,
chính trị, văn hóa, xã hội. Dưới đây là một số cách hiểu về toàn cầu hóa:
9
https://www.wto.org/english/thewto_e/whatis_e/tif_e/org6_e.htm, cập nhật tháng 7 năm 2015
9
- Thứ nhất, toàn cầu hóa là thuật ngữ được sử dụng để mô tả về quá trình quốc tế hóa thị trường hàng hóa
và dịch vụ, các phương tiện sản xuất, hệ thống tài chính,… Đây cũng là quá trình thúc đẩy dòng lưu
chuyển của vốn, quá trình đổi mới công nghệ trở nên nhanh hơn và làm tăng tính phụ thuộc, làm nhất thể
hóa thị trường các quốc gia10
.
- Thứ hai, toàn cầu hóa là quá trình liên kết, hội nhập giữa các cá nhân, công ty và chính phủ ở các quốc
gia khác nhau, quá trình đó phát triển nhờ có hoạt động thương mại quốc tế, đầu tư quốc tế, và được hỗ
trợ bởi công nghệ thông tin. Toàn cầu hóa có tác động đối với môi trường, văn hóa, hệ thống chính trị,
phát triển kinh tế và đời sống của con người11
.
- Thứ ba, toàn cầu hóa liên quan quá trình nhất thể hóa trật tự kinh tế thông qua việc giảm dần những rào
cản đối với thương mại quốc tế như thuế quan, phí XK, hạn ngạch NK. Theo đó, các nền kinh tế khu vực,
các xã hội và các nền văn hóa trở nên hội nhập thông qua liên lạc, vận tải và thương mại. Toàn cầu hóa
dường như được nhắc đến với ý nghĩa là quá trình toàn cầu hóa kinh tế, đó là quá trình hội nhập của nền
kinh tế các quốc gia với nền kinh tế thế giới thông qua thương mại, đầu tư, di chuyển thể nhân, và sự phát
triển của khoa học công nghệ. Quá trình toàn cầu hóa chịu sự tác động bởi các yếu tố kinh tế, khoa học
công nghệ, văn hóa xã hội, chính trị, công nghệ sinh học…12
- Thứ tư, toàn cầu hóa là quá trình hội nhập của các xã hội, các nền văn hóa và các nền kinh tế khác
nhau. Trong lĩnh vực kinh tế, toàn cầu hóa là quá trình tạo ra một thị trường chung, nơi đó có trao đổi
hàng hóa và dịch vụ giữa các quốc gia mà không bị giới hạn gì13
.
10
“The term globalisation is generally used to describe an increasing internationalisation of markets for goods and
services, the means of production, financial systems, competition, corporations, technology and industries.
Amongst other things this gives rise to increased mobility of capital, faster propagation of technological innovations
and an increasing interdependency and uniformity of national markets”. Nguồn: OECD glossary statistical terms,
2008.
11
Globalization is a process of interaction and integration among the people, companies, and governments of
different nations, a process driven by international trade and investment and aided by information technology. This
process has effects on the environment, on culture, on political systems, on economic development and prosperity,
and on human physical well-being in societies around the world.
(http://www.globalization101.org/What_is_Globalization.html)
12
Globalization refers to the increasing unification of the world's economic order through reduction of such barriers
to international trade as tariffs, export fees, and import quotas. The goal is to increase material wealth, goods, and
services through an international division of labor by efficiencies catalyzed by international relations, specialization
and competition. It describes the process by which regional economies, societies, and cultures have become
integrated through communication, transportation, and trade. The term is most closely associated with the term
economic globalization: the integration of national economies into the international economy through trade, foreign
direct investment, capital flows, migration, the spread of technology, and military presence.[1] However,
globalization is usually recognized as being driven by a combination of economic, technological, sociocultural,
political, and biological factors.[2] The term can also refer to the transnational circulation of ideas, languages, or
popular culture through acculturation. An aspect of the world which has gone through the process can be said to be
globalized. (http://en.wikipedia.org/wiki/Globalization)
13
Globalization is the integration of different societies, cultures and economies. In economic terms, globalization is
the creation of a common global market, where the exchange of goods and services between nations is not restricted.
10
Như vậy, qua những cách hiểu trên đây cho thấy, theo nghĩa rộng, toàn cầu hoá là một hiện
tượng, một quá trình, một xu thế liên kết trong quan hệ quốc tế làm tăng sự phụ thuộc lẫn nhau về nhiều
mặt của đời sống xã hội (từ kinh tế, chính trị, an ninh, văn hoá đến môi trường, v.v…) giữa các quốc gia.
Theo nghĩa hẹp, toàn cầu hoá là một khái niệm kinh tế chỉ quá trình hình thành thị trường toàn cầu làm
tăng sự tương tác và phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế quốc gia.
Nội dung của toàn cầu hóa
Nếu tiếp cận toàn cầu hóa từ góc độ mang tính khái quát, toàn cầu hóa được thể hiện qua 3 dấu
hiệu sau đây:
Thứ nhất, toàn cầu hóa thể hiện qua sự gia tăng ngày càng mạnh mẽ của các luồng giao lưu quốc
tế về hàng hoá, dịch vụ và các yếu tố sản xuất như vốn, công nghệ, nhân công... Có thể nói thương mại
quốc tế là thước đo đầu tiên của mức độ toàn cầu hóa và sự phụ thuộc lẫn nhau của các nước. Khi các
nước trao đổi hàng hóa và dịch vụ cho nhau đó cũng chính là quá trình các nước xóa nhòa dần sự biệt lập
giữa các nền kinh tế quốc gia. Thương mại thế giới đã tăng lên nhanh chóng. Trong vòng 100 năm từ 1850
– 1948, thương mại thế giới tăng lên 10 lần, trong giai đoạn 50 năm tiếp theo từ 1948 -1997, tăng 17 lần. Từ
giữa thập niên 1970 đến giữa thập niên 1990, mức tăng bình quân của xuất khẩu thế giới là 4,5%. Trong giai
đoạn này, đánh dấu bắt đầu từ năm 1985, hàng năm tốc độ tăng bình quân của xuất khẩu hàng hóa thế giới
là 6,7%, trong khi đó sản lượng thế giới chỉ tăng lên 6 lần. Sự phát triển của thương mại thế giới và khoảng
cách ngày càng tăng giữa tốc độ tăng trưởng kinh tế và tốc độ phát triển thương mại quốc tế thể hiện mức độ
toàn cầu hóa ngày càng cao.
Sự phát triển trao đổi dịch vụ giữa các nước ngày càng có vị trí quan trọng trong thương mại quốc
tế và đóng góp tích cực vào xu hướng toàn cầu hóa. Trong vòng 10 năm từ 1986 đến 1996, thương mại
dịch vụ thế giới tăng gấp gần 3 lần, từ 449 tỷ USD lên 1.260 tỷ USD. Các nước phát triển có mức tăng
thương mại dịch vụ cao gấp 3 lần so với mức tăng thương mại hàng hóa và trở thành khu vực đóng góp
chủ yếu vào GDP (Hoa Kỳ là 76%, Canada là 80%, Nhật Bản là 65%, EC là 64%).
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và sự di chuyển tư bản (vốn và tiền tệ) giữa các nước là một
yếu tố ngày càng quan trọng đối với từng nền kinh tế quốc gia nói riêng và toàn bộ nền kinh tế thế giới
nói chung. Các luồng FDI có tốc độ tăng nhanh hơn cả mức tăng của thương mại hàng hóa và dịch vụ
quốc tế, đóng góp quan trọng vào sự phát triển của toàn cầu hóa. Trong những năm 1970, các luồng FDI
hàng năm ở vào khoảng 27 – 30 tỷ USD; trong nửa đầu của thập niên 1980, con số này là 50 tỷ USD;
trong nửa cuối của thập niên của 1980 là 170 tỷ USD; năm 1995 gần 400 tỷ USD, 1998 là 845 tỷ USD,
năm 2000 vượt trên 1.000 tỷ USD, năm 2007 là 1.900 tỷ USD. Đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ tăng nhanh,
hiện nay chiếm khoảng 50%. Cac luồng FDI vào các nước phát triển chiếm ¾ tổng số FDI trên thế giới.
Tuy nhiên, đầu tư vào lĩnh vực sản xuất hàng xuất khẩu, gắn với luồng lưu chuyển hàng hóa và dịch vụ
bên trong hệ thống của các công ty đa quốc, xuyên quốc gia vào các nước đang phát triển từ năm 1990 có
xu hướng tăng lên.
Thứ hai, toàn cầu hóa thể hiện qua sự hình thành và phát triển các thị trường thống nhất trên
phạm vi khu vực và toàn cầu. Trong thời gian nửa đầu của thập kỷ 1990, theo thống kê của Tổ chức
(http://www.whatisglobalization.org/#read)
11
Thương mại Thế giới (WTO) có tới 33 thỏa thuận liên kết kinh tế khu vực dưới dạng các thỏa thuận
thương mại ưu đãi, khu vực mậu dịch tự do, liên minh thuế quan, liên minh kinh tế được ký kết đã thông
báo cho Ban thư ký của WTO. Số lượng này nhiều gấp 3 lần số lượng các thỏa thuận được ký trong thập
kỷ 1980 và bằng gần 1/3 tổng số các thỏa thuận liên kết khu vực được ký trong giai đoạn 1947 – 1995.
Riêng trong giai đoạn từ 2000 – 2008, có trên 140 thỏa thuận liên kết khu vực đã được thông báo cho
WTO. Cùng với các thỏa thuận trên, nhiều tổ chức hợp tác kinh tế đa phương thế giới và khu vực đã ra
đời, ngày càng được tăng cường về số lượng và cơ chế tổ chức. Theo số liệu thống kê của Liên minh các
Tổ chức Quốc tế, nếu như tính vào năm 1909, số lượng các tổ chức quốc tế trên toàn cầu chỉ là 213 thì
đến năm 1960, con số này là 1.422 tổ chức, năm 1981 là 14.273, năm 1991 là 28.200; năm 2001 là 55.282
và 2006 là 58.859 tổ chức. Trên phạm vi toàn cầu, ngoài các tổ chức kinh tế - tài chính được thành lập
trước đây như hệ thống các tổ chức thuộc Liên Hợp quốc, năm 1995, trên cơ sở Hiệp định chung về
Thương mại và Thuế quan (GATT), Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã được hình thành. Tính đến
tháng 3 năm 2013, WTO có 159 thành viên, chiếm tới trên 90% tổng giá trị thương mại thế giới. Ở phạm
vi khu vực, các tổ chức và cơ chế liên kết kinh tế cũng được tăng cường. Tại Châu Âu, Liên minh Châu
Âu EU với số lượng 27 nước thành viên hiện nay đã trở thành một liên kết quốc tế chặt chẽ toàn diện ở
hầu hết mọi lĩnh vực. Ở Châu Á-Thái Bình Dương, Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN), Hiệp hội
hợp tác khu vực Nam Á (SAARC), Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC)... đã ra
đời và ngày càng tích cực đóng góp vào quá trình tăng cường liên kết quốc tế về thương mại trong khu
vực. Tại Châu Mỹ, ta có thể sự hình thành liên kết khu vực qua việc hình thành Khu vực mậu dịch tự do
Bắc Hoa Kỳ (NAFTA), Hiệp hội liên kết Hoa Kỳ La Tinh (LAIA), Thị trường chung Nam Hoa Kỳ
(MERCOSUR), nhóm các nước ANDEAN, Cộng đồng Caribe và Thị trường chung (CARICOM), Thị
trường chung Trung Hoa Kỳ (CACM)... Tại Châu Phi, Cộng đồng kinh tế các nước Tây Phi (ECOWAS),
Liên minh kinh tế và thuế quan Trung Phi (UDEAC), Cộng đồng phát triển miền Nam Châu Phi (SADC),
Liên minh Châu Phi (AU) là những nỗ lực để hình thành những khối thị trường chung và thống nhất
trong khu vực.
Thứ ba, toàn cầu hóa thể hiện qua sự gia tăng số lượng, quy mô và vai trò ảnh hưởng các công
ty xuyên quốc gia tới nền kinh tế thế giới. Theo số liệu của UNCTAD, năm 1998 có 53.000 công ty
xuyên quốc gia với 450.000 công ty con ở nhiều nước khác nhau trên thế giới. Năm 2000, trên thế giới
có khoảng 63.000 công ty xuyên quốc gia với 700.000 các công ty con ở khắp các nước. Năm 1995, các
công ty xuyên quốc gia bán ra một lượng hàng hóa và dịch vụ có giá trị bằng 7.000 tỷ USD. Năm 1999,
tổng doanh số ban ra của công ty xuyên quốc gia đã đạt đến giá trị 14.000 tỷ USD. Hiện nay, các công
ty xuyên quốc gia chi phối và kiểm soát trên 80% thương mại thế giới, 4/5 nguồn vốn đầu tư trực tiếp ở
nước ngoài và 9/10 kết quả nghiên cứu chuyển giao công nghệ trên thế giới. Hệ thống dày đặc các công
ty xuyên quốc gia này không những đã tạo ra một bộ phận quan trọng của lực lượng sản xuất thế giới
mà còn liên kết các quốc giá lại với nhau ngày càng chặt chẽ hơn, góp phần làm cho quá trình toàn cầu
hóa trở nên sâu sắc hơn bao giờ hết.
Nếu tiếp cận toàn cầu hóa dưới góc nhìn của doanh nghiệp kinh doanh quốc tế, toàn cầu hóa có
thể nhìn nhận ở góc độ toàn cầu hóa thị trường và toàn cầu hóa quá trình sản xuất.
Toàn cầu hóa các thị trường (The globalization of markets)
12
Toàn cầu hóa các thị trường đề cập tới việc gắn kết (hợp nhất) các thị trường quốc gia vốn riêng
rẽ và tách biệt thành một thị trường rộng lớn mang tính toàn cầu. Việc hạ thấp các hàng rào đối với hoạt
động thương mại giữa các nước giúp cho việc bán hàng hóa trên phạm vi quốc tế trở nên dễ dàng hơn.
Đôi khi có những ý kiến cho rằng sở thích và thị hiếu của người tiêu dùng ở các quốc gia khác nhau đang
dần trở nên có sự đồng nhất, điều này giúp cho tạo nên thị trường toàn cầu. Các sản phẩm tiêu dùng như
thẻ tín dụng Citigroup, đồ uống Coca – Cola, các trò chơi video Sony PlayStation, bánh humberger
McDonald’s, và cà phê Starbucks thường được lấy làm ví dụ điển hình cho xu hướng này. Các doanh
nghiệp như Citygroup, Coca-Cola, McDonald’s, Starbucks và Sony không đơn thuần chỉ là những người
được hưởng lợi mà còn là những nhân tố tạo thuận lợi cho sự phát triển của xu hướng này. Bằng việc
cung cấp các sản phẩm cơ bản ra thị trường nước ngoài, họ đang góp phần giúp tạo nên một thị trường
toàn cầu. Một doanh nghiệp không cần phải có quy mô khổng lồ như một tập đoàn đa quốc gia mới có thể
gặp thuận lợi và thu được lợi ích từ việc toàn cầu hóa các thị trường. Ví dụ như ở Mỹ, gần 90% số lượng
các doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu là những doanh nghiệp quy mô nhỏ với số lượng lao động ít
hơn 100 người, và tỷ trọng của họ trong tổng sản lượng xuất khẩu của Mỹ đang tăng dần trong suốt thập
niên vừa qua và hiện đang vượt quá 20%. Các doanh nghiệp với số lượng lao động ít hơn 500 người
chiếm khoảng 97% số lượng các nhà xuất khẩu của Mỹ và chiếm 30% trong tổng giá trị xuất khẩu. Điển
hình trong số đó là Hytech, nhà sản xuất tấm nền năng lượng mặt trời có trụ sở tại New York đạt doanh
thu hàng năm là 3 triệu USD và 40% trong số đó là từ việc xuất khẩu sang 5 quốc gia khác. Hay B&S
Aircraft Alloys một doanh nghiệp khác ở New York cũng là ví dụ phù hợp khi mà 40% trong con số 8
triêu USD doanh thu hàng năm cũng đến từ hoạt động xuất khẩu. Tình trạng này cũng tương tự như ở một
số quốc gia khác. Ví dụ như ở Đức, các doanh nghiệp với ít hơn 500 lao động chiếm khoảng 30% số
lượng các doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu của quốc gia này. Bất chấp sự phổ biến của thẻ tín dụng
Citygroup, bánh humberger Mc Donald’s hay cà phê Starbucks, cần lưu ý rằng không nên đẩy quan điểm
tiếp cận đi quá xa khi cho rằng các thị trường quốc gia sẽ bị thay thế hoàn toàn bằng thị trường toàn cầu.
Có nhiều khác biệt đáng kể tồn tại giữa thị trường các nước theo các yếu tố liên quan, bao gồm sở thích
và thị hiếu của người tiêu dùng, các kênh phân phối, hệ thống các giá trị văn hóa, hệ thống kinh doanh và
các quy định pháp lý. Các khác biệt này thường đòi hỏi khi đưa ra chiến lược marketing, đặc trưng sản
phẩm, và tác nghiệp trong thực tế cần có những điều chỉnh cho phù hợp nhất với điều kiện thực tế ở mỗi
quốc gia. Ví dụ như các công ty ô tô sẽ xúc tiến bán các mẫu xe khác nhau căn cứ theo các yếu tố như chi
phí nhiên liệu ở địa phương đó, mức thu nhập, tình trạng tắc nghẽn giao thông, và các giá trị văn hóa.
Tương tự như vậy, nhiều doanh nghiệp cần điều chỉnh định hướng sản phẩm và tác nghiệp giữa các quốc
gia tùy theo sở thích và thị hiếu của từng nơi. Toàn cầu hóa thị trường hiện nay chủ yếu không phải dành
cho các sản phẩm tiêu dùng – khi mà giữa các quốc gia vẫn có những khác biệt về sở thích và thị hiếu và
đây vẫn là những nhân tố quan trọng góp phần kìm hãm xu hướng toàn cầu hóa. Toàn cầu hóa các thị
trường hiện này chủ yếu dành cho các hàng hóa và vật liệu công nghiệp đáp ứng cho nhu cầu trên phạm vi
toàn cầu. Điều này bao gồm thị trường cho các hàng hóa như nhôm, dầu mỏ, và lúa mì; thị trường đối với
các sản phẩm công nghiệp như vi mạch, DRAMs (chip nhớ của máy tính), và máy bay thương mại; thị
trường cho phần mềm máy tính; và các thị trường đối với các loại tài sản tài chính từ như tài sản của Mỹ,
trái phiếu Châu Âu, đồng peso Mehico. Ở nhiều thị trường toàn cầu, các doanh nghiệp cùng ngành
13
thường đương đầu với nhau ở các thị trường quốc gia. Ví dụ như hai đối thủ kình địch trên phạm vi toàn
cầu là Coca Cola và PepsiCo, hay như giữa Ford và Toyota, Boeing và Airbus, Caterpillar và Komatsui
trong lĩnh vực thiết bị đào đất, hay Sony, Nintendo và Microsoft trong lĩnh vực trò chơi video. Nếu một
doanh nghiệp tiến vào một thị trường nơi các đối thủ cạnh tranh chưa tiếp cận thì chắc chắn các doanh
nghiệp kình địch sẽ theo chân vào thị trường này để ngăn chặn đối thủ của mình thu được lợi ích và
chiếm ưu thế. Do các công ty nối đuôi nhau trên phạm vi toàn cầu nên họ thương mang theo mình các tài
sản để phục vụ hoat động sản xuất và kinh doanh ở các thị trường các quốc gia, bao gồm các sản phẩm,
chiến lược hoạt động, chiến lược tiếp thị, các tên nhãn hiệu, tạo nên tính đồng nhất ở khắp các thị trường.
Vì thế, tính đồng nhất ngày một tăng lên và dần thay thế cho tính đa dạng. Ngày một nhiều các lĩnh vực
sản xuất, khái niệm thị trường Đức, thị trường Mỹ, thị trường Brazin hay thị trường Nhật Bản dường như
không còn tồn tại nữa mà thay vào đó đối với nhiều doanh nghiệp chỉ tồn tại duy nhất một thị trường toàn
cầu.
Toàn cầu hóa hoạt động sản xuất (The globalization of production)
Toàn cầu hóa hoạt động sản xuất đề cập đến việc sử dụng các nguồn lực về hàng hóa và dịch vụ
từ các địa điểm khác nhau ở khắp nơi trên thế giới nhằm khai thác những lợi ích do sự khác biệt giữa các
quốc gia về chi phí và chất lượng của các yếu tố phục vụ sản xuất như (lao động, năng lượng, đất đai và
vốn). Bằng cách này, các công ty hy vọng có thể hạ thấp cấu trúc chi phí chung/hoặc cải thiện chất lượng
hoặc tăng khả năng chuyên môn hóa các chức năng trong hoạt động sản xuất, điều này cho phép các
doanh nghiệp cạnh tranh hiệu quả hơn. Xem xét trường hợp đối với mẫu máy bay thương mại 777 của
hãng Boeing. Có tám nhà cung cấp Nhật Bản tham gia sản xuất các phần như thân, cửa và cánh máy bay;
một doanh nghiệp từ Singapore cung cấp cửa cho càng hạ cánh; ba nhà cung cấp từ Italia chế tạo vỏ cánh
máy bay… Tổng cộng có khoảng 30% giá trị của chiếc máy bay 777 được cung cấp bởi các công ty nước
ngoài. Đối với chiếc máy bay 787, Boeing còn định đẩy mạnh xu hướng này nhiều hơn, họ dự định tới
65% giá trị của chiếc máy bay sẽ được thuê ngoài từ các công ty nước ngoài và 35% trong số đó sẽ đến từ
3 công ty lớn của Nhật Bản. Một phần lý do căn bản của Boeing khi thuê ngoài khá nhiều trong hoạt động
sản xuất đó là vì các nhà cung ứng nước ngoài này thực sự là những doanh nghiệp giỏi nhất trong lĩnh
vực chuyên môn của họ. Một mạng lưới toàn cầu các nhà cung cấp sẽ tạo ra những sản phẩm cuối cùng
tốt hơn, điều này cho phép Boeing có thêm cơ hội dành thị phần nhiều hơn trong tổng đơn hàng máy bay
thương mại so với đối thủ chính của họ là Airbus. Bên cạnh đó, việc Boeing outsource một số hoạt động
sản xuất ở các nước khác là nhằm tăng cơ hội dành được các đơn hàng quan trọng
từ các hãng hàng không có trụ sở ở nước đó.
Một ví dụ khác về mạng lưới các hoạt động toàn cầu, hãy xem xét chiếc laptop X31 của IBM.
Sản phầm này được các kỹ sư của IBM thiết kế tại Mỹ vì IBM tin rằng đây là địa điểm tốt nhất cho việc
thiết kế các mẫu sản phẩm. Vỏ máy, bàn phím và ổ đĩa cứng được sản xuất tại Thái Lan; màn hình hiển
thị và bộ nhớ được sản xuất tại Hàn Quốc; card không dây gắn trong được sản xuất tại Malaysia, và vi
mạch xử lý được chế tạo tại Mỹ. Trong mỗi case, các linh kiện này được sản xuất tại các địa điểm tối ưu
với các khoản chi phí sản xuất và vận chuyển. Các linh kiện này sẽ được chuyển tới bộ phận của IBM tại
Mehico để lắp ráp trước khi được chuyển về Mỹ để tiêu thụ. IBM thực hiện việc lắp ráp máy tính
ThinkPad tại Mehico vì các nhà quản lý tính toán rằng do chi phí nhân công ở quốc gia này khá rẻ, nên họ
14
có thể giảm thiểu chi phí lắp ráp khi thực hiện tại đây. Chiến lược marketing và bán hàng đối với thị
trường Bắc Mỹ do nhân sự của IBM tại Mỹ xây dựng và phát triển, chủ yếu là do công ty này tin rằng dựa
trên sự am hiểu về thị trường địa phương, nhân sự của IBM ở Mỹ sẽ tạo thêm giá trị cho sản phẩm thông
qua các nỗ lực marketing của họ hơn là nhân sự ở nơi khác. (Năm 2005, bộ phận kinh doanh các sản
phẩm máy tính cá nhân của IBM, bao gồm cả ThinkPad, đã được công ty Lenovo của Trung Quốc mua
lại và công ty này đã nhanh chóng chuyển trụ sở chính của mình về Mỹ vì tin rằng đây là nơi tốt nhất đề
điều hành công việc kinh doanh). Trong khi các hoạt động thuê ngoài (outsource) chủ yếu như Boeing và
IBM giới hạn đối với các doanh nghiệp chế tạo thì ngày càng nhiều công ty tận dụng sự tiến bộ của công
nghệ truyền thông, đặc biệt là Internet để outsource các hoạt động dịch vụ sang các nhà sản xuất với chi
phí thấp ở các nước khác. Ví dụ, Internet cho phép các bệnh viện ở Mỹ thuê ngoài (outsource) công việc
liên quan đến chẩn đoán bệnh thông qua phim chụp sang Ấn Độ, nơi mà hình ảnh của chụp cộng hưởng
từ và các phương pháp tương tự được phân tích vào ban đêm khi các bác sĩ điều trị ở Mỹ ngủ và kết quả
sẵn sàng cho họ vào sáng hôm sau. Tương tự như vậy vào tháng 12 năm 2003, IBM tuyên bố công ty này
sẽ chuyển công việc của khoảng 4,300 kỹ sư phần mềm từ Mỹ sang Ấn Độ và Trung Quốc (sản xuất phần
mềm được coi là một loại hoạt động dịch vụ). Nhiều công ty phần mềm hiện đang sử dụng kỹ sư người
Ấn Độ để thực hiện chức năng bảo trì đối với các phần mềm được thiết kế tại Mỹ. Do sự khác biệt về thời
gian, các kỹ sư Ấn Độ có thể thực hiện công việc kiểm tra debugging đối với các phần mềm được viết ở
Mỹ khi các kỹ sư bên Mỹ đi ngủ, và chuyển các mã đã được sửa lỗi về Mỹ thông qua kết nối Internet
được bảo mật và sẵn sàng cho các kỹ sư bên Mỹ tiếp tục công việc vào ngày hôm sau. Việc phân tách các
hoạt động tạo ra giá trị theo cách này có thể rút ngắn thời gian và giảm chi phí cần thiết để phát triển các
chương trình phần mềm mới. Các doanh nghiệp khác từ các công ty sản xuất máy tính đến các ngân hàng
cũng đang thực hiện việc outsource các chức năng dịch vụ khách hàng, chẳng hạn như trung tâm giải đáp
điện thoại, sang các quốc gia đang phát triển nơi mà chi phí lao động rẻ hơn. Robert Reich người đã từng
đảm nhiệm vị trí bộ trưởng lao động dưới thời chính quyền Clinton, cho rằng xu hướng mà các công ty
như Boeing, Microsoft hay IBM đang thực hiện dẫn tới kết quả là giờ đây nhiều trường hợp không còn
thích hợp khi nói đến hàng hóa của Mỹ, của Nhật Bản, của Đức hay của Hàn Quốc. Theo Reich, khi việc
outsourcing các hoạt động sản xuất sang các nhà cung ứng khác đang ngày một tăng như hiện nay thì kết
quả tất yếu của hoạt động toàn cầu hóa, người ta đã đề cập đến “sản phẩm toàn cầu”. Tuy nhiên, giống
như với việc toàn cầu hóa các thị trường, người ta cũng phải cẩn trọng tránh việc đẩy toàn cầu hóa hoạt
động sản xuất đi quá xa. Có rất nhiều trở ngại gây khó khăn cho các doanh nghiệp khi họ tìm cách phân
tán hoạt động sản xuất ra nhiều nơi trên phạm vi toàn cầu một cách tối ưu. Những trở ngại này bao gồm
các rào cản chính thức hoặc không chính thức cản trở hoạt động thương mại giữa các nước, các rào cản
đối với đầu tư nước ngoài, chi phí vận chuyển và các vấn đề liên quan đến rủi ro kinh tế và chính trị. Ví
dụ, như các quy định của Chính phủ hạn chế việc các bệnh viện thực hiện outsource công việc chẩn đoán
bệnh qua ảnh chụp cộng hưởng từ sang các nước đang phát triển nơi mà chi phí cho bác sĩ Xquang rẻ hơn.
Tuy nhiên, chúng ta đang tiến bước về một tương lai được đặc trưng bởi toàn cầu hóa các thị trường và
hoạt động sản xuất. Các doanh nghiệp hiện đại đóng vai trò nhân tố quan trọng trong xu thế này khi các
hoạt động của họ góp phần thúc đẩy toàn cầu hóa. Tuy vậy, các doanh nghiệp này cũng phản ứng lại một
cách hiệu quả với những thay đổi về điều kiện trong môi trường hoạt động.
15
1.2.3. Các nhân tố thúc đẩy toàn cầu hóa
Có hai nhân tố chính thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa, đó là việc dỡ bỏ các rào cản trong các hoạt
động thương mại và đầu tư ở các lĩnh vực; và sự phát triển của cách mạng khoa học và công nghệ.
Việc dỡ bỏ các rào cản trong các hoạt động thương mại, đầu tư, dịch vụ, công nghệ, sở hữu trí
tuệ giữa các nước và lãnh thổ trên phạm vi khu vực và toàn cầu cùng với sự hình thành và tăng cường các
quy định, nguyên tắc, luật lệ chung với cơ chế tổ chức để điều chỉnh và quản lý các hoạt động, giao dịch
kinh tế quốc tế theo hướng tự do hoá là động lực quan trọng thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa. Đối với lĩnh
vực hàng hóa, trong khuôn khổ của Hiệp định GATT, thương mại hàng hóa là lĩnh vực thể hiện rõ nét
nhất việc dỡ bỏ các rào cản theo hướng tự do hóa. Từ năm 1947 đến nay đã diễn ra 8 vòng đàm phán để
cắt giảm thuế quan. Kết quả của các vòng đàm phán đã đưa thuế quan của các nước công nghiệp phát
triển giảm xuống từ 40% năm 1947 xuống còn gần 10% vào cuối thập niên 1960 và dưới 4% sau khi hoàn
thành thực hiện các cam kết của vòng đàm phán Urugoay. Hiệp định đạt được tại vòng đàm phán
Urugoay làm giảm tới 38% mức thuế quan của hàng nghìn mặt hàng trên thế giới. Về hàng rào phi thuế
quan, tổ chức WTO cũng như các khuôn khổ khu vực đều đưa vào trong chương trình đàm phán. Vòng
đàm phán Urugoay đã đề cập tới một các lĩnh vực liên quan tới các hàng rào phí thuế quan như biện pháp
vệ sinh an toàn và kiểm dịch động thực vật, các rào cản kỹ thuật, các quy định về định giá hải quan, quy
tắc xuất xứ... Trên phạm vi khu vực, hàng rào thuế quan nội khối đã được gỡ bỏ như trong EU, NAFTA,
AFTA. Đối với lĩnh vực thương mại dịch vụ, Hiệp định GATS trong khuôn khổ của WTO là nỗ lực đầu
tiên nhằm xây dựng các quy định trên phạm vi toàn cầu để quản lý các luồng lưu chuyển dịch vụ giữa các
quốc gia. Hiệp định đã đưa ra các nguyên tắc mang tính chất khung, dựa vào đó các nước đưa ra những
cam kết cụ thể về mở cửa và tiếp cận thị trường.
Sự phát triển của cách mạng khoa học và công nghệ có tác động mạnh mẽ tới quá trình toàn
cầu hóa, là động lực quan trọng thúc đẩy quá trình này. Những tiến bộ của khoa học – kỹ thuật và công
nghệ bao gồm những phát minh, sáng chế, các biện pháp kỹ thuật tiên tiến, các giống mới, các phương
pháp công nghệ hiện đại, các lý thuyết và phương thức quản lý mới trong mọi lĩnh vực được áp dụng vào
thực tiễn sản xuất, kinh doanh làm tăng năng suất lao động, tạo ra ngày càng nhiều sản phẩm thặng dư
cho xã hội với chi phí thấp hơn, giá rẻ hơn, tạo ra tiền đề thúc đẩy sự hình thành và phát triển sự phân
công, chuyên môn hóa lao động, sản xuất và kinh doanh theo ngành nghề, vùng lãnh thổ và giữa các quốc
gia. Nhờ đó, thương mại và trao đổi quốc tế về hàng hóa, dịch vụ, vốn, lao động và tri thức ngày một
tăng.
Sự phát triển của khoa học – công nghệ, đặc biệt là cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất và
lần thứ hai đã mở đường cho sự hình thành và phát triển nhanh chóng của thị trường thế giới. Nếu cuộc
cách mạng công nghiệp lần thứ nhất chủ yếu dựa vào máy hơi nước, sắt và than thì cuộc cách mạng công
nghiệp lần thứ hai chủ yếu dựa vào máy chạy bằng nhiên liệu lỏng, điện và năng lượng nguyên tử và
những vật liệu đặc biệt: kim loại không sắt, chất dẻo, sợi hóa chất, đặc biệt là dựa vào những thành tựu
của lĩnh vực thông tin và phương thức quản lý mới. Việc ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ trong
ngành giao thông và kỹ thuật thông tin làm cho thế giới bị thu nhỏ lại về không gian và thời gian. Các chi
phí về vận tải, về thông tin ngày càng giảm, sự cách trở về địa lý dần được khắc phục, các quốc gia và dân
16
tộc trở nên gần gũi hơn với những hình ảnh và thông tin được truyền hình liên tục về các sự kiện đang xẩy
ra ở mọi nơi trên trái đất.
Trong thế kỷ XIX, sự ra đời của đường sắt đã làm giảm chi phí vận tải khoảng 85 – 95%. Trong
khoảng 10 – 15 năm, phí vận tải đường biển đã giảm khoảng 70%; phí vận tải hàng không giảm mỗi năm
khoảng 3 – 4%. Sự phát triển của máy tính cá nhân và thương mại điện tử đã diễn ra với tốc độ nhanh
chóng hơn. Năng suất trong ngành công nghệ thông tin suốt trên ba thập kỷ tăng khoảng 5% một năm,
cao gấp 5 lần so với tốc độ tăng năng suất chung của tất cả các ngành. Dưới tác động của cuộc cách mạng
công nghệ về công nghệ thông tin, kinh tế tri thức đang hình thành trong đó tri thức trở thành một lực
lượng sản xuất ngày càng quan trọng, chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong nền kinh tế nói chung và từng
loại hàng hóa và dịch vụ được sản xuất và tiêu thục trên thị trường quốc tế nói riêng.
Khoa học và công nghệ từ cuối thập niên 1970 đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp tham gia
vào quá trình sản xuất toàn cầu, làm thay đổi hầu hết mọi mặt hoạt động sản xuất cả về lượng và chất và
mang tính quốc tế hóa cao độ. Cuộc cách mạng khoa học công nghệ này đã làm cho nền kinh tế thế giới
phát triển với tốc độ trên 3%/năm trong vòng hơn 20 năm. Hai cuộc cách mạng công nghiệp trước đây đã
mang lại những biến đổi to lớn trong đời sống kinh tế và xã hội toàn cầu, đặc biệt là sự phát triển nhanh
chóng của sản xuất, tạo ra nguồn của cải phong phú cho loài người. Tuy nhiên, với hai cuộc cách mạng
đầu tiên, hàm lượng vật chất (năng lượng, nguyên nhiên liệu, thiết bị máy móc, vốn và lao động) vẫn
chiếm phần lớn trong một sản phẩm. Với cuộc cách mạng khoa học – công nghệ hiện nay, hàm lượng vật
chất trong các sản phẩm ngày càng giảm, hiện nay chỉ còn chiếm tỷ lệ bình quân từ 25 – 30% trong một
sản phẩm, phần còn lại là hàm lượng tri thức. Đặc điểm này cũng thể hiện tính toàn cầu, tính quốc tế hóa
của hoạt động lao động sản xuất ngày càng cao.
Cuộc cách mạng khoa học – công nghệ lần thứ ba gắn với sự ra đời của những công nghệ cao
trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực sinh học, thông tin, tự động hóa, vật liệu mới và năng lực.
Trong lĩnh vực sinh học, việc khám phá ra cấu trúc ADN, hiểu biết được mật mã của sự sống là
một bước ngoặt trong lịch sử sinh học. Với những kỹ thuật về di truyền học, về gien và nuôi cấy tế bào,
nhiều loại giống cây trồng, vật nuôi và nguồn dinh dưỡng mới được tạo ra, góp phần nâng cao năng suốt
nông nghiệp, tạo ra lương thực và thực phẩm dồi dào cho con người sử dụng và trao đổi. Trong vòng ba
thập kỷ, sản xuất lương thực thế giới tăng trên 100% trong khi dân số tăng trên 60%.
Lĩnh vực thông tin chứng kiến những tiến bộ phi thường, đóng vai trò quan trọng trong việc thúc
đẩy xu thế toàn cầu hóa. Với hệ thống các phương tiện và kỹ thuật thông tin hiện đại, cách mạng thông tin
toàn cầu như điện thoại, fax, Internet... mối liên hệ qua lại và giao dịch giữa các cá nhân và doanh nghiệp
ở mọi nơi trên thế giới trở nên nhanh chóng, thường xuyên và thuận tiện với chi phí ngày càng giảm dần;
biên giới giữa các quốc gia trên nhiều phương diện đã và đang bị xóa mờ. Sự biến đổi trong lĩnh vực
thông tin, đặc biệt đã biến thông tin trở thành môt thứ hàng hóa, truyền thông trở thành một trong những
ngành công nghiệp hàng đầu trên thế giới. Nhờ vào công nghệ thông tin, thương mại điện tử ra đời và
phát triển ngày càng mạnh mẽ. Nhờ vào công nghệ thông tin, phương thức tổ chức và quản lý sản xuất –
kinh doanh đã thay đổi vô cùng nhanh chóng. Một số nhà phân tích dự đoán rằng “Nền kinh tế điện tử„ sẽ
tạo ra nhiều công ty với quy mô nhỏ, hoạt động thông qua mạng điện tử với cơ chế tạm thời hoặc không
cần phải có một trụ sở làm việc chung.
17
Cuộc cách mạng khoa học – công nghệ cũng tạo ra nhiều loại vật liệu mới có chất lượng tốt hơn,
chi phí thấp hơn thay thế những vật liệu truyền thống. Từ những năm 1980 cho đến nay, thế giới đã tăng
cường sử dụng những nguồn năng lượng và vật liệu mới, khiến cho lượng dầu lửa do các nước công
nghiệp tiêu thụ giảm đi trung bình 1 tỷ tấn/năm. Tỷ lệ nguồn điện nguyên tử, thủy điện, năng lượng mặt
trời được sử dụng ngày càng cao trong sản xuất và đời sống. Các vật liệu mới như chất dẻo đặc biệt, vật
liệu tổng hợp, sợi quang học, gốm sứ... thay thế ngày càng nhiều nguyên liệu truyền thống. Tự động hóa
cũng trở thành một nét đặc trưng của khoa học – công nghệ, nhiều khâu trong sản xuất được tự động hóa,
lập trình khoa học.
1.3. Cơ hội và thách thức của toàn cầu hóa đối với hoạt động kinh doanh quốc tế
1.3.1. Cơ hội
Toàn cầu hóa vừa tạo cơ hội, vừa tạo thách thức cho các doanh nghiệp khi thực hiện hoạt động
kinh doanh quốc tế. Về mặt tích cực, toàn cầu hóa mang lại cho các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế
những cơ hội như:
- Thứ nhất, các doanh nghiệp có cơ hội mở rộng thị trường, tăng doanh thu, lợi nhuận, thị
phần. Đặc biệt, khi các quốc gia là thành viên của các liên kết khu vực, ở đó quan hệ thương mại giữa các
thành viên là các thỏa thuận thương mại tự do (chẳng hạn các nước ASEAN ký kết thỏa thuận thương mại
tự do AFTA, các nước thuộc khu vực Bắc Mỹ ký kết thỏa thuận thương mại tự do NAFTA) hoặc khi các
quốc gia là thành viên của một tổ chức kinh tế quốc tế, chẳng hạn Tổ chức thương mại thế giới (WTO), ở
đó quan hệ thương mại được điều chỉnh bởi những nguyên tắc và quy định nhằm đảm bảo thương mại
càng trở nên thông thoáng và khả đoán thì điều kiện tiếp cận thị trường trở e, thuận lợi hơn. Đây chính là
cơ hội tốt đối với các doanh nghiệp trong việc thâm nhập và mở rộng thị trường kinh doanh của mình.
- Thứ hai, toàn cầu hóa giúp các doanh nghiệp có thể tiếp cận và sử dụng được các nguồn lực
một cách tối ưu. Khi điều kiện tiếp cận thị trường trở nên thông thoáng, thuận lợi thì việc di chuyển các
nguồn lực giữa các quốc cũng trở nên dễ dàng, đó là sự di chuyển của nguồn vốn, nguồn lao động,kỹ
thuật, công nghệ,… Nhờ đó, các doanh nghiệp có thể tiếp cận với nguồn lực có chi phí thấp, góp phần
giảm chi phí và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Thứ ba, toàn cầu hóa giúp doanh nghiệp có cơ hội củng cố, nâng cao khả năng cạnh tranh
của doanh nghiệp. Dưới tác động của toàn cầu hóa, nền kinh tế mở cửa và hội nhập vào nền kinh tế khu
vực và thế giới, bởi vậy thị trường được mở rộng và thị trường trong nước cũng trở thành thị trường quốc
tế. Do đó, áp lực cạnh tranh đối với các doanh nghiệp tăng lên, đòi hỏi các doanh nghiệp phải củng cố và
nâng cao năng lực cạnh tranh để có thể giữ vững vị thế tại thị trường trong nước và ngoài nước. Điều đó
cũng có nghĩa là toàn cầu hóa đã mang lại cho các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế cơ hội củng cố khả
năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
1.3.2. Thách thức
Bên cạnh những tác động tích cực theo hướng tạo cơ hội cho các doanh nghiệp kinh doanh quốc
tế, toàn cầu hóa còn có những tác động không tích cực, tạo ra những thách thức cho các doanh nghiệp.
Những thách thức của quá trình toàn cầu hóa đối với các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế bao gồm:
18
- Thứ nhất, toàn cầu hóa khiến các doanh nghiệp phải đối mặt với áp lực cạnh tranh ngày càng
lớn.
- Thứ hai, toàn cầu hóa đặt ra cho các doanh nghiệp những thách thức trong việc củng cố
năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cũng như hoạt động quản trị doanh nghiệp.
- Thứ ba, toàn cầu hóa cũng đặt ra những thách thức cho các doanh nghiệp trong việc đáp ứng
những quy định pháp luật quốc gia và quốc tế, những yêu cầu, đòi hỏi của thị trường ở các quốc gia khác
nhau.
1.4. Hệ thống thương mại thế giới
1.4.1. Bán phá giá và các biện pháp chống bán phá giá
§iÒu VI - GATT 1947 quy ®Þnh: B¸n ph¸ gi¸ lµ hµnh ®éng mang s¶n phÈm cña mét n-íc sang
b¸n thµnh hµng ho¸ ë mét n-íc kh¸c, víi møc gi¸ xuÊt khÈu thÊp h¬n gi¸ b¸n th«ng th-êng cña s¶n
phÈm ®ã khi b¸n ë trong n-íc xuÊt khÈu. Kh¸i niÖm nµy sau ®ã tiÕp tôc ®-îc WTO sö dông trong
HiÖp ®Þnh vÒ chèng b¸n ph¸ gi¸. (§iÒu 2.1 ADA: Mét s¶n phÈm bÞ coi lµ b¸n ph¸ gi¸ - tøc lµ ®-îc ®-a
vµo l-u th«ng th-¬ng m¹i cña mét n-íc kh¸c thÊp h¬n trÞ gi¸ th«ng th-êng cña s¶n phÈm ®ã – nÕu nh-
gi¸ xuÊt khÈu cña s¶n phÈm ®-îc xuÊt khÈu tõ mét n-íc nµy sang mét n-íc kh¸c thÊp h¬n møc gi¸ cã
thÓ so s¸nh ®-îc cña s¶n phÈm t-¬ng tù ®-îc tiªu dïng t¹i n-íc xuÊt khÈu theo c¸c ®iÒu kiÖn th-¬ng
m¹i th«ng th-êng).
Chống bán phá giá là hành động đối kháng của Chính phủ nước nhập khẩu đối với hàng nhập
khẩu bị bán phá giá nhằm chống lại hành động cạnh tranh không công bằng, bảo vệ lợi ích của những nhà
sản xuất hàng hóa tương tự tại thị trường nước nhập khẩu. Theo Hiệp định ADA, để áp dụng biện pháp
chống bán phá giá, cơ quan điều tra của nước nhập khẩu phải trải qua quy trình điều tra và tìm các bằng
chứng để chứng minh hội đủ 3 điều kiện:
 Hµng nhËp khÈu bÞ b¸n ph¸ gi¸ (that dumping is occurring). Thông thường cơ quan điều tra phải
xác định biên độ phá giá. Biên độ phá giá = (giá thông thường – giá xuất khẩu)/ giá xuất khẩu. Nếu Biên
độ bán phá giá dương chứng tỏ hàng nhập khẩu bị bán phá giá. Thông thường cơ quan điều tra sẽ các định
thiệt hại của ngành sản xuất trong nước nếu biên độ phá giá lớn hơn 2%.
 Ngµnh s¶n xuÊt s¶n phÈm t-¬ng tù cña n-íc nhËp khÈu bÞ thiÖt h¹i ®¸ng kÓ hoÆc bÞ ®e däa
thiÖt h¹i ®¸ng kÓ, hoÆc ng¨n c¶n ®¸ng kÓ sù h×nh thµnh ngµnh s¶n xuÊt trong n-íc (that the domestic
industry producing the like product in the importing country is suffering material injury).
 Cã mèi quan hÖ nh©n qu¶ gi÷a viÖc hµng nhËp khÈu b¸n ph¸ gi¸ vµ thiÖt h¹i nãi trªn (that there
is a causal link between the two).
Khi có cơ sở khẳng định hội đủ 3 điều kiện trên, cơ quan điều tra đưa ra quyết định áp dụng biện
pháp chống bán phá giá. Ban đầu, biện pháp thường được sử dụng có thể là yêu cầu nâng giá xuất khẩu
hoặc biện pháp chống bán phá giá tạm thời (đó là một khoản tiền đối với hàng nhập khẩu phải nộp khi
làm thủ tục hải quan, được xác định trên cơ sở biên độ phá giá tạm thời). Sau 4 tháng áp dụng, nếu biện
pháp tạm thời không làm thay đổi tình trạng bán phá giá, cơ quan điều tra áp dụng biện pháp cuối cùng,
đó là thuế chống bán phá giá. Thuế chống bán phá giá là loại thuế đánh vào hàng nhập khẩu, được tính
toán trên cơ sở biên độ phá giá, không vượt quá biên độ phá giá và được sử dụng trong thời hạn không
quá 5 năm.
19
Vì vậy các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế cần tìm hiểu kỹ luật pháp về chống bán phá giá ở
các nước nhập khẩu, đảm bảo hệ thống kế toán minh bạch và theo chuẩn quốc tế để sẵn sàng cung cấp
bằng chứng chứng minh với cơ quan điều tra khi bị điều tra chống bán phá giá. Doanh nghiệp nên hợp tác
với cơ quan điều tra để quá trình điều tra diễn ra nhanh chóng, thuận lợi và có thể giảm thiểu thiệt hại đối
với doanh nghiệp. Ngoài ra, doanh nghiệp nên đa dạng hóa thị trường xuất khẩu để giảm thiểu những
thiệt hại nếu bị áp thuế chống bán phá giá.
1.4.2. Trợ cấp và các biện pháp chống trợ cấp
Trî cÊp (Subsidies) lµ viÖc chÝnh phñ dµnh cho c¸c doanh nghiÖp nh÷ng lîi Ých trùc tiÕp hay
gi¸n tiÕp mµ trong ®iÒu kiÖn th«ng th-êng doanh nghiÖp kh«ng thÓ cã.
Kh¸i niÖm lîi Ých ë ®©y lµ rÊt quan träng trong viÖc x¸c ®Þnh mét biÖn ph¸p cã ph¶i lµ mét trî
cÊp hay kh«ng. §èi víi mét quèc gia, c¸c chÝnh s¸ch, c¸c biÖn ph¸p ®Òu nh»m mang l¹i c¸c lîi Ých cho
doanh nghiÖp, nh-ng chØ c¸c ho¹t ®éng cña chÝnh phñ t¹o ra c¸c lîi Ých cho doanh nghiÖp kh«ng phï
hîp víi c¸ch tÝnh th-¬ng m¹i th«ng th-êng míi ®-îc coi lµ trî cÊp.
Nh÷ng lîi Ých nµy cã thÓ ph¸t sinh tõ viÖc chÝnh phñ trùc tiÕp cung cÊp tiÒn cho doanh
nghiÖp, cho vay víi ®iÒu kiÖn -u ®·i hoÆc b¶o l·nh cho vay, hoÆc chÝnh phñ miÔn, ho·n c¸c kho¶n
thuÕ ph¶i thu, hoÆc viÖc cung cÊp hay mua hµng ho¸ dÞch vô víi gi¸ c¶ thuËn lîi cho doanh nghiÖp,
hoÆc hç trî thu nhËp hay trî gÝa cho c¸c doanh nghiÖp.
Trong WTO, trợ cấp và các biện pháp đối kháng trong thương mại hàng phi nông sản được điều
chỉnh bởi Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng (Hiệp định SCM), trong khi trợ cấp trong
thương mại hàng nông sản được quy định và điều chỉnh theo Hiệp định nông nghiệp (hiệp định AoA).
Ph©n lo¹i trî cÊp
Nhằm đảm bảo trợ cấp và các biện pháp chống tMçi mét lo¹i trî cÊp sÏ cã c¸c t¸c ®éng kh¸c nhau
®Õn ho¹t ®éng th-¬ng m¹i quèc tÕ. §Ó cã c¸c c¨n cø ¸p dông c¸c biÖn ph¸p ®èi víi tõng lo¹i trî cÊp, hiÖp
®Þnh SCM ph©n trî cÊp thµnh ba lo¹i nh- sau:
Trî cÊp bÞ cÊm (trî cÊp ®Ìn ®á - Prohibited subsidies)
Trõ mét sè ngo¹i lÖ nh- ®èi xö -u tiªn ®èi víi c¸c n-íc ®ang ph¸t triÓn vµ c¸c nÒn kinh tÕ
chuyÓn ®æi, tÊt c¶ c¸c trî cÊp ®Ìn ®á ®Òu bÞ cÊm sö dông, nÕu mét trî cÊp ®Ìn ®á ®-îc sö dông, nã
sÏ trë thµnh ®èi t-îng bÞ ®iÒu chØnh.
Trî cÊp bÞ cÊm bao gåm trî cÊp xuÊt khÈu (export subsidies) vµ trî cÊp sö dông hµng néi (local
content subsidies) thay cho hµng nhËp khÈu
Theo HiÖp ®Þnh, c¸c biÖn ph¸p sau ®©y ®-îc coi lµ trî cÊp xuÊt khÈu:
- ChÝnh phñ trî cÊp trùc tiÕp cho c¸c doanh nghiÖp hay ngµnh c«ng nghiÖp ®Ó thùc hiÖn ho¹t ®éng
xuÊt khÈu
- C¸c biÖn ph¸p gióp b¶o l-u tiÒn hoÆc bÊt cø ho¹t ®éng t-¬ng tù nµo liªn quan tíi viÖc trî cÊp cho hµng
xuÊt khÈu
- C¸c biÖn ph¸p trong viÖc vËn chuyÓn trong n-íc hoÆc c-íc phÝ vËn t¶i ®èi víi hµng xuÊt khÈu ®-îc
-u tiªn h¬n so víi hµng tiªu dïng néi ®Þa
- C¸c biÖn ph¸p cung cÊp hµng ho¸ vµ dÞch vô ®Ó s¶n xuÊt hµng xuÊt khÈu ®-îc -u ®·i h¬n so víi s¶n
xuÊt hµng tiªu dïng trong n-íc.
20
- C¸c biÖn ph¸p miÔn toµn bé hay mét phÇn, c¾t gi¶m hoÆc ho·n thu c¸c lo¹i thuÕ trùc thu hay chi phÝ
phóc lîi x· héi mµ c¸c doanh nghiÖp ph¶i tr¶ cã liªn quan tíi hµng xuÊt khÈu.
- C¸c biÖn ph¸p miÔn hay c¾t gi¶m riªng ®èi víi hµng xuÊt khÈu c¸c lo¹i thuÕ gi¸n thu nh- thuÕ gi¸ trÞ
gia t¨ng.
- C¸c biÖn ph¸p cung cÊp ®¶m b¶o tÝn dông xuÊt khÈu hoÆc c¸c ch-¬ng tr×nh b¶o hiÓm xuÊt khÈu víi
møc phÝ kh«ng ®ñ bï ®¾p c¸c chi phi ho¹t ®éng dµi h¹n còng nh- c¸c rñi ro cña ch-¬ng tr×nh.
Trî cÊp cã thÓ bÞ khiÕu n¹i (trî cÊp ®Ìn vµng - Actionable subsidies)
§©y lµ lo¹i trî cÊp ®Æc thï chØ ¸p dông cho mét doanh nghiÖp hay mét nhãm doanh nghiÖp,
mét lÜnh vùc c«ng nghiÖp, mét ngµnh c«ng nghiÖp, hay cho mét khu vùc ®Þa lý.
Trî cÊp cã thÓ bÞ khiÕu n¹i lµ trî cÊp ®-îc chÊp nhËn trong khu«n khæ cña HiÖp ®Þnh trong
chõng mùc kh«ng g©y bÊt lîi trùc tiÕp hoÆc gi¸n tiÕp ®Õn lîi Ých cña ngµnh hoÆc lîi Ých th-¬ng m¹i
cña n-íc kh¸c vµ chØ bÞ khiÕu kiÖn khi g©y t¸c ®éng tiªu cùc ®Õn quyÒn lîi cña thµnh viªn kh¸c, cô
thÓ:
- Hµng nhËp khÈu ®-îc trî cÊp g©y tæn h¹i ®Õn lîi Ých cña n-íc kh¸c
- Hµng nhËp khÈu ®-îc trî cÊp lµm ph-¬ng h¹i ®Õn nÒn s¶n xuÊt trong n-íc nhËp khÈu.
- Lµm v« hiÖu hoÆc suy gi¶m quyÒn lîi mµ c¸c thµnh viªn trùc tiÕp hoÆc gi¸n tiÕp ®-îc h-íng tõ
GATT .
Trî cÊp kh«ng bÞ khiÕu kiÖn (trî cÊp ®Ìn xanh - non-actionable subsidies)
 Trợ cấp không cá biệt: Tức là các loại trợ cấp không hướng tới một (một nhóm) doanh
nghiệp/ngành/khu vực địa lý nào. Tiêu chí để hưởng trợ cấp là khách quan; không cho cơ quan có thẩm
quyền cấp khả năng tuỳ tiện xem xét và không tạo ra hệ quả ưu đãi riêng đối với bất kỳ đối tượng nào;
hoặc
 Các trợ cấp sau (dù cá biệt hay không cá biệt):
- Trợ cấp cho hoạt động nghiên cứu do các công ty, tổ chức nghiên cứu tiến hành (với một số điều kiện
về loại trợ cấp và mức trợ cấp cụ thể);
- Trợ cấp cho các khu vực khó khăn (với các tiêu chí xác định cụ thể về mức thu nhập bình quân hoặc tỷ
lệ thất nghiệp)
- Trợ cấp để hỗ trợ điều chỉnh các điều kiện sản xuất cho phù hợp với môi trường kinh doanh mới. Các
nước thành viên có thể áp dụng các hình thức này mà không bị thành viên khác khiếu kiện (tức là loại trợ
cấp được phép vô điều kiện).
C¸c biÖn ph¸p ®èi kh¸ng
C¸c biÖn ph¸p ®èi kh¸ng (countervailing measures) ®-îc ¸p dông ®èi víi trî cÊp ®Ìn ®á vµ ®Ìn
vµng khi hµng ho¸ nhËp khÈu ®-îc trî cÊp lµm ph-¬ng h¹i tíi nghµnh c«ng nghiÖp trong n-íc.
ThuÕ chèng trî cÊp lµ kho¶n thuÕ bæ sung ngoµi kho¶n thuÕ NK th«ng th-êng ®¸nh vµo hµng
nhËp khÈu ®-îc trî cÊp nh»m lo¹i bá t¸c ®éng lµm thiÖt h¹i cho ngµnh s¶n xuÊt trong n-íc nhËp khÈu.
SCM quy ®Þnh c¸c biÖn ph¸p ®èi kh¸ng sÏ ®-îc ¸p dông sau khi c¬ quan cã thÈm quyÒn cña
n-íc nhËp khÈu tiÕn hµnh ®iÒu tra vµ ®-a ra kÕt luËn kh¼ng ®Þnh sù tån t¹i cña c¶ 3 ®iÒu kiÖn sau:
21
- Hµng NK ®-îc trî cÊp víi biªn ®é trî cÊp h¬n 1%. Biªn ®é trî cÊp lµ phÇn tr¨m møc trî cÊp trªn
trÞ gi¸ hµng hãa. Møc trî cÊp ®-îc x¸c ®Þnh tu©n thñ theo luËt ph¸p n-íc nhËp khÈu. Nh×n chung møc
trî cÊp ®-îc tÝnh theo h-íng dÉn:
 Nếu Nhà nước cho doanh nghiệp vay một khoản với mức lãi suất thấp hơn mức lãi suất
thương mại bình thường cho khoản vay tương tự: Mức trợ cấp được tính là phần chênh lệch giữa 2 mức
lãi suất này;
 Nếu Nhà nước bảo lãnh vay với phí bảo lãnh thấp hơn chi phí mà doanh nghiệp phải trả
cho khoản vay thương mại tương tự nếu không có bảo lãnh của Nhà nước: Mức trợ cấp sẽ được tính là
phần chênh lệch giữa 2 mức này
 Nếu Nhà nước mua hoặc cung cấp hàng hoá, dịch vụ với giá mua cao hơn mức hợp lý
hoặc giá cung cấp thấp hơn mức hợp lý (xác định theo các điều kiện thị trường của hàng hoá/dịch vụ liên
quan): mức trợ cấp là mức chênh lệnh giá.
- Ngµnh s¶n xuÊt s¶n phÈm t-¬ng tù cña n-íc nhËp khÈu bÞ thiÖt h¹i ®¸ng kÓ hoÆc bÞ
®e däa thiÖt h¹i ®¸ng kÓ hoÆc ng¨n c¶n ®¸ng kÓ sù h×nh thµnh cña ngµnh s¶n xuÊt trong n-íc.
- Cã mèi quan hÖ nh©n qu¶ gi¸ hµng nhËp khÈu ®-îc trî cÊp vµ thiÖt h¹i.
Về nguyên tắc, mức thuế chống trợ cấp được tính riêng cho từng nhà sản xuất, xuất khẩu nước
ngoài và không cao hơn biên độ trợ cấp xác định cho họ; Trường hợp các nhà sản xuất, xuất khẩu nước
ngoài không được lựa chọn để tham gia cuộc điều tra thì mức thuế chống trợ cấp áp dụng cho họ không
cao hơn biên độ trợ cấp trung bình của tất cả các nhà sản xuất, xuất khẩu nước ngoài được lựa chọn điều
tra.
Sau khi áp thuế một thời gian (thường là theo từng năm) cơ quan có thẩm quyền sẽ điều tra lại để
xem xét tăng, giảm mức thuế hoặc chấm dứt việc áp thuế đối kháng nếu có yêu cầu; Việc áp thuế chống
trợ cấp không được kéo dài quá 5 năm kể từ ngày có Quyết định áp thuế hoặc kể từ ngày tiến hành rà soát
lại trừ khi cơ quan có thẩm quyền thấy rằng việc chấm dứt áp thuế sẽ dẫn tới việc tái trợ cấp hoặc gây
thiệt hại; Quyết định áp thuế chỉ có hiệu lực đối với hàng hoá liên quan nhập khẩu sau thời điểm ban hành
Quyết định; việc áp dụng hồi tố (áp dụng cho những lô hàng nhập khẩu trước thời điểm ban hành Quyết
định) chỉ được thực hiện nếu thiệt hại gây ra cho ngành sản xuất nội địa là thiệt hại thực tế.
Trong thương mại hàng nông sản, theo Hiệp định AoA, trợ cấp được chia thành các nhóm:
- Trợ cấp hộp màu xanh lá cây bao gồm những trợ cấp không có tác động trực tiếp làm bóp méo
thương mại hàng nông sản như trợ cấp để ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ, trợ cấp phát triển hạ
tầng cơ sở nông thôn, trợ cấp để phòng trừ dịch, bệnh, trợ cấp để đảm bảo an ninh lương thực,…
- Trợ cấp hộp màu xanh da trời bao gồm trợ cấp cho vùng sâu vùng xa, vùng có hoàn cảnh khó
khăn, …
- Trợ cấp hộp màu hổ phách, bao gồm những trợ cấp có tác động trực tiếp làm bóp méo thương
mại hàng nông sản như trợ cấp thu mua giống và vật tư đầu vào, trợ giá bán hoặc trợ cấp xuất khẩu,…
Các thành viên của WTO đều cam kết cắt giảm trợ cấp đối với nông nghiệp, thậm chí nhiều thành
viên cam kết không trợ cấp xuất khẩu cho hàng nông sản.
Các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế cần chú ý luật pháp về trợ cấp và các biện pháp đối kháng
của thị trường trong nước cũng như thị trường nhập khẩu để đảm bảo cạnh tranh lành mạnh, tránh những
22
tổn thất, thiệt hại có thể có khi bị nước nhập khẩu sử dụng các biện pháp đối kháng. Doanh nghiệp nên
tăng khả năng cạnh tranh cho sản phẩm bằng chất lượng của hàng hóa, bao bì, kiểu dáng, dịch vụ kèm
theo,… hơn là cạnh tranh bằng việc xin trợ cấp từ chính phủ hoặc bán phá giá. Ngoài ra doanh nghiệp cần
đa dạng hóa thị trường, áp dụng chế độ kế toán minh bạch phù hợp tiêu chuẩn quốc tế và hợp tác với cơ
quan điều tra khi cần thiết để tránh những thiệt hại có thể có đối với doanh nghiệp.
1.4.3. Biện pháp tự vệ trong thương mại quốc tế
Tự vệ là biện pháp được nước nhập khẩu sử dụng dưới hình thức t¹m thêi h¹n chÕ nhËp khÈu
nÕu sau khi ®iÒu tra kh¼ng ®Þnh r»ng hµng nhËp khÈu ®ang t¨ng ®ét biÕn theo nghÜa t-¬ng ®èi vµ
tuyÖt ®èi sÏ g©y thiÖt h¹i nghiªm träng cho ngµnh s¶n xuÊt trong n-íc vµ s¶n xuÊt ra c¸c s¶n phÈm
t-¬ng tù.
Theo HiÖp ®Þnh tù vÖ (AS) cña WTO, viÖc ®iÒu tra ®Ó ¸p dông biÖn ph¸p tù vÖ cã thÓ do
ChÝnh phñ hoÆc mét ngµnh c«ng nghiÖp yªu cÇu tiÕn hµnh. ViÖc ®iÒu tra ph¶i ®-îc th«ng b¸o c«ng
khai ®Ó c¸c nhµ nhËp khÈu, xuÊt khÈu vµ c¸c bªn liªn quan kh¸c cã thÓ ®-a ra chøng cí vµ quan ®iÓm
cña m×nh.
ViÖc ¸p dông c¸c biÖn ph¸p tù vÖ chØ ®-îc tiÕn hµnh khi viÖc ®iÒu tra x¸c ®Þnh ®-îc r»ng:
+ S¶n phÈm ®ang nhËp khÈu víi sè l-îng t¨ng theo nghÜa tuyÖt ®èi vµ t-¬ng ®èi.
+ Trong ®iÒu kiÖn ®ã sÏ g©y ra hoÆc ®e do¹ g©y ra thiÖt h¹i nghiªm träng ®èi víi nÒn s¶n xuÊt
c¸c s¶n phÈm t-¬ng tù hoÆc trùc tiÕp c¹nh tranh.
C¸c biÖn ph¸p tù vÖ chØ ®-îc ¸p dông trong thêi h¹n t¹m thêi ®Ó t¹o ®iÒu kiÖn cho ngµnh c«ng
nghiÖp bÞ thiÖt h¹i tiÕn hµnh c¸c b-íc tù ®iÒu chØnh nh»m thÝch øng víi c¹nh tranh khi ngõng ¸p dông
c¸c biÖn ph¸p tù vÖ ®ã.
MÆt kh¸c, c¸c biÖn ph¸p tù vÖ chØ ®-îc ¸p dông ë møc ®é cÇn thiÕt ®Ó ng¨n ngõa hoÆc kh¾c
phôc thiÖt h¹i nghiªm träng vµ thóc ®Èy ®iÒu chØnh vµ dùa trªn nguyªn t¾c kh«ng ph©n biÖt ®èi xö
®èi víi hµng nhËp khÈu tõ c¸c nguån kh¸c nhau.
Cã hai h×nh thøc tù vÖ lµ t¨ng møc thuÕ trÇn hoÆc ¸p dông h¹n chÕ sè l-îng. Trong tr-êng hîp sö
dông h¹n ng¹ch, h¹n ng¹ch ®-îc ph©n bæ trªn c¬ së thÞ phÇn nhËp khÈu cña c¸c n-íc nµy trong thêi gian
nhÊt ®Þnh tr-íc ®ã, cã tÝnh ®Õn c¸c nhµ cung cÊp míi.
- Thêi gian ¸p dông biÖn ph¸p tù vÖ vµ båi th-êng thiÖt h¹i th-¬ng m¹i
Thêi gian ¸p dông c¸c biÖn ph¸p tù vÖ tèi ®a lµ 4 n¨m, ®-îc phÐp kÐo dµi nh-ng kh«ng qu¸ 8
n¨m, thêi gian kÐo dµi møc tù vÖ kh«ng ®-îc cao h¬n thêi gian chÝnh thøc.
Cho phÐp n-íc nhËp khÈu ®-îc phÐp t¸i ®iÒu tra ®Ó ¸p dông biÖn ph¸p tù vÖ víi mét mÆt hµng
sau kho¶ng thêi gian b»ng thêi gian tù vÖ lÇn tr-íc nh-ng kh«ng Ýt h¬n 2 n¨m.
¸p dông biÖn ph¸p tù vÖ sÏ g©y tæn thÊt cho c¸c n-íc bÞ ¸p dông. V× vËy, c¸c n-íc thµnh viªn dù
®Þnh ¸p dông c¸c biÖn ph¸p tù vÖ sÏ ®-a ra ®Ò nghÞ bèi th-êng cho n-íc cã lîi Ých th-¬ng m¹i bÞ ¶nh
h-ëng do viÖc ¸p dông c¸c biÖn ph¸p tù vÖ nµy.
ViÖc båi th-êng cã thÓ ®-îc tho¶ thuËn d-íi h×nh thøc n-íc muèn ¸p dông biÖn ph¸p tù vÖ sÏ gi¶m
thuÕ ®¸nh vµo c¸c mÆt hµng xuÊt khÈu kh¸c cña n-íc bÞ ¸p dông biÖn ph¸p tù vÖ. ViÖc båi th-êng ph¶i
theo nguyªn t¾c t-¬ng ®-¬ng, nÕu kh«ng tho¶ thuËn ®-îc møc ®é båi th-êng th× c¸c n-íc thµnh viªn
xuÊt khÈu cã thÓ ¸p dông c¸c biÖn ph¸p tr¶ ®òa.
Bgkdqt cô phan thu trang dhtm
Bgkdqt cô phan thu trang dhtm
Bgkdqt cô phan thu trang dhtm
Bgkdqt cô phan thu trang dhtm
Bgkdqt cô phan thu trang dhtm
Bgkdqt cô phan thu trang dhtm
Bgkdqt cô phan thu trang dhtm
Bgkdqt cô phan thu trang dhtm
Bgkdqt cô phan thu trang dhtm
Bgkdqt cô phan thu trang dhtm
Bgkdqt cô phan thu trang dhtm
Bgkdqt cô phan thu trang dhtm
Bgkdqt cô phan thu trang dhtm
Bgkdqt cô phan thu trang dhtm
Bgkdqt cô phan thu trang dhtm
Bgkdqt cô phan thu trang dhtm
Bgkdqt cô phan thu trang dhtm
Bgkdqt cô phan thu trang dhtm
Bgkdqt cô phan thu trang dhtm
Bgkdqt cô phan thu trang dhtm
Bgkdqt cô phan thu trang dhtm
Bgkdqt cô phan thu trang dhtm
Bgkdqt cô phan thu trang dhtm
Bgkdqt cô phan thu trang dhtm
Bgkdqt cô phan thu trang dhtm
Bgkdqt cô phan thu trang dhtm
Bgkdqt cô phan thu trang dhtm
Bgkdqt cô phan thu trang dhtm
Bgkdqt cô phan thu trang dhtm
Bgkdqt cô phan thu trang dhtm
Bgkdqt cô phan thu trang dhtm
Bgkdqt cô phan thu trang dhtm
Bgkdqt cô phan thu trang dhtm
Bgkdqt cô phan thu trang dhtm
Bgkdqt cô phan thu trang dhtm
Bgkdqt cô phan thu trang dhtm
Bgkdqt cô phan thu trang dhtm
Bgkdqt cô phan thu trang dhtm
Bgkdqt cô phan thu trang dhtm
Bgkdqt cô phan thu trang dhtm
Bgkdqt cô phan thu trang dhtm
Bgkdqt cô phan thu trang dhtm
Bgkdqt cô phan thu trang dhtm
Bgkdqt cô phan thu trang dhtm
Bgkdqt cô phan thu trang dhtm
Bgkdqt cô phan thu trang dhtm
Bgkdqt cô phan thu trang dhtm
Bgkdqt cô phan thu trang dhtm
Bgkdqt cô phan thu trang dhtm
Bgkdqt cô phan thu trang dhtm
Bgkdqt cô phan thu trang dhtm
Bgkdqt cô phan thu trang dhtm
Bgkdqt cô phan thu trang dhtm
Bgkdqt cô phan thu trang dhtm
Bgkdqt cô phan thu trang dhtm
Bgkdqt cô phan thu trang dhtm
Bgkdqt cô phan thu trang dhtm
Bgkdqt cô phan thu trang dhtm
Bgkdqt cô phan thu trang dhtm
Bgkdqt cô phan thu trang dhtm
Bgkdqt cô phan thu trang dhtm
Bgkdqt cô phan thu trang dhtm
Bgkdqt cô phan thu trang dhtm
Bgkdqt cô phan thu trang dhtm
Bgkdqt cô phan thu trang dhtm
Bgkdqt cô phan thu trang dhtm
Bgkdqt cô phan thu trang dhtm
Bgkdqt cô phan thu trang dhtm
Bgkdqt cô phan thu trang dhtm
Bgkdqt cô phan thu trang dhtm
Bgkdqt cô phan thu trang dhtm
Bgkdqt cô phan thu trang dhtm
Bgkdqt cô phan thu trang dhtm
Bgkdqt cô phan thu trang dhtm
Bgkdqt cô phan thu trang dhtm
Bgkdqt cô phan thu trang dhtm
Bgkdqt cô phan thu trang dhtm
Bgkdqt cô phan thu trang dhtm

More Related Content

What's hot

Đòn bẩy kinh doanh DOL
Đòn bẩy kinh doanh DOLĐòn bẩy kinh doanh DOL
Đòn bẩy kinh doanh DOL
caoxuanthang
 
Đề cương ôn tập Marketing Dịch vụ
Đề cương ôn tập Marketing Dịch vụĐề cương ôn tập Marketing Dịch vụ
Đề cương ôn tập Marketing Dịch vụ
Sương Tuyết
 
Bài giảng thống kê (chương ii)
Bài giảng thống kê (chương ii)Bài giảng thống kê (chương ii)
Bài giảng thống kê (chương ii)Học Huỳnh Bá
 
tiền tệ và chính sách tiền tệ
tiền tệ và chính sách tiền tệtiền tệ và chính sách tiền tệ
tiền tệ và chính sách tiền tệLyLy Tran
 
Yếu tố môi trường ảnh hưởng đến hoạt động marketing của công ty Vinamilk
Yếu tố môi trường ảnh hưởng đến hoạt động marketing của công ty VinamilkYếu tố môi trường ảnh hưởng đến hoạt động marketing của công ty Vinamilk
Yếu tố môi trường ảnh hưởng đến hoạt động marketing của công ty Vinamilk
thaoweasley
 
CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT MẬU DỊCH QUỐC TẾ CỔ ĐIỂN
CHƯƠNG 1:LÝ THUYẾT MẬU DỊCH QUỐC TẾ CỔ ĐIỂNCHƯƠNG 1:LÝ THUYẾT MẬU DỊCH QUỐC TẾ CỔ ĐIỂN
CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT MẬU DỊCH QUỐC TẾ CỔ ĐIỂN
Zelda NGUYEN
 
Chuong 7 chính sách phân phối. marketing căn bản
Chuong 7   chính sách phân phối. marketing căn bảnChuong 7   chính sách phân phối. marketing căn bản
Chuong 7 chính sách phân phối. marketing căn bảnKhanh Duy Kd
 
Chien luoc-san-pham-va-dich-vu
Chien luoc-san-pham-va-dich-vuChien luoc-san-pham-va-dich-vu
Chien luoc-san-pham-va-dich-vuHiếu Kều
 
Slide - Các lý thuyết thương mại quốc tế
Slide - Các lý thuyết thương mại quốc tếSlide - Các lý thuyết thương mại quốc tế
Slide - Các lý thuyết thương mại quốc tế
Ho Van Tan
 
Chương 4 phân đoạn thị trường lựa chọn thị trường mục tiêu và định vị sản phẩm
Chương 4 phân đoạn thị trường lựa chọn thị trường mục tiêu và định vị sản phẩmChương 4 phân đoạn thị trường lựa chọn thị trường mục tiêu và định vị sản phẩm
Chương 4 phân đoạn thị trường lựa chọn thị trường mục tiêu và định vị sản phẩm
Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
BÀI TẬP MÔN TIỀN TỆ THANH TOÁN QUỐC TẾ
BÀI TẬP MÔN TIỀN TỆ THANH TOÁN QUỐC TẾBÀI TẬP MÔN TIỀN TỆ THANH TOÁN QUỐC TẾ
BÀI TẬP MÔN TIỀN TỆ THANH TOÁN QUỐC TẾ
Học Huỳnh Bá
 
Kế hoạch khởi sự kinh doanh thành lập cửa hàng quần áo thời trang nữ my lan m...
Kế hoạch khởi sự kinh doanh thành lập cửa hàng quần áo thời trang nữ my lan m...Kế hoạch khởi sự kinh doanh thành lập cửa hàng quần áo thời trang nữ my lan m...
Kế hoạch khởi sự kinh doanh thành lập cửa hàng quần áo thời trang nữ my lan m...
Thanh Hoa
 
Chính sách sản phẩm
Chính sách sản phẩmChính sách sản phẩm
Chính sách sản phẩm
Lan Anh Nguyễn
 
Vai trò của ODA đối với các nước đang và kém phát triển
Vai trò của ODA đối với các nước đang và kém phát triểnVai trò của ODA đối với các nước đang và kém phát triển
Vai trò của ODA đối với các nước đang và kém phát triểnKaly Nguyen
 
Chien-luoc-marketing-mix-cua-cafe-trung-nguyen
Chien-luoc-marketing-mix-cua-cafe-trung-nguyenChien-luoc-marketing-mix-cua-cafe-trung-nguyen
Chien-luoc-marketing-mix-cua-cafe-trung-nguyen
Royal Scent
 
ĐẠO ĐỨC TRONG QUAN HỆ VỚI CÁC ĐỐI TƯỢNG HỮU QUAN  TS. BÙI QUANG XUÂN
ĐẠO ĐỨC TRONG QUAN HỆ VỚI CÁC ĐỐI TƯỢNG HỮU QUAN    TS. BÙI QUANG XUÂNĐẠO ĐỨC TRONG QUAN HỆ VỚI CÁC ĐỐI TƯỢNG HỮU QUAN    TS. BÙI QUANG XUÂN
ĐẠO ĐỨC TRONG QUAN HỆ VỚI CÁC ĐỐI TƯỢNG HỮU QUAN  TS. BÙI QUANG XUÂN
Bùi Quang Xuân
 
Chiến lược sản phẩm
Chiến lược sản phẩmChiến lược sản phẩm
Chiến lược sản phẩm
Cẩm Tú
 
Bảng các thông số trong hồi quy eview
Bảng các thông số trong hồi quy eviewBảng các thông số trong hồi quy eview
Bảng các thông số trong hồi quy eviewthewindcold
 

What's hot (20)

Đòn bẩy kinh doanh DOL
Đòn bẩy kinh doanh DOLĐòn bẩy kinh doanh DOL
Đòn bẩy kinh doanh DOL
 
Đề cương ôn tập Marketing Dịch vụ
Đề cương ôn tập Marketing Dịch vụĐề cương ôn tập Marketing Dịch vụ
Đề cương ôn tập Marketing Dịch vụ
 
Bài giảng thống kê (chương ii)
Bài giảng thống kê (chương ii)Bài giảng thống kê (chương ii)
Bài giảng thống kê (chương ii)
 
tiền tệ và chính sách tiền tệ
tiền tệ và chính sách tiền tệtiền tệ và chính sách tiền tệ
tiền tệ và chính sách tiền tệ
 
Yếu tố môi trường ảnh hưởng đến hoạt động marketing của công ty Vinamilk
Yếu tố môi trường ảnh hưởng đến hoạt động marketing của công ty VinamilkYếu tố môi trường ảnh hưởng đến hoạt động marketing của công ty Vinamilk
Yếu tố môi trường ảnh hưởng đến hoạt động marketing của công ty Vinamilk
 
CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT MẬU DỊCH QUỐC TẾ CỔ ĐIỂN
CHƯƠNG 1:LÝ THUYẾT MẬU DỊCH QUỐC TẾ CỔ ĐIỂNCHƯƠNG 1:LÝ THUYẾT MẬU DỊCH QUỐC TẾ CỔ ĐIỂN
CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT MẬU DỊCH QUỐC TẾ CỔ ĐIỂN
 
Chuong 7 chính sách phân phối. marketing căn bản
Chuong 7   chính sách phân phối. marketing căn bảnChuong 7   chính sách phân phối. marketing căn bản
Chuong 7 chính sách phân phối. marketing căn bản
 
bài tập tình huống marketing
bài tập tình huống marketingbài tập tình huống marketing
bài tập tình huống marketing
 
Chien luoc-san-pham-va-dich-vu
Chien luoc-san-pham-va-dich-vuChien luoc-san-pham-va-dich-vu
Chien luoc-san-pham-va-dich-vu
 
Slide - Các lý thuyết thương mại quốc tế
Slide - Các lý thuyết thương mại quốc tếSlide - Các lý thuyết thương mại quốc tế
Slide - Các lý thuyết thương mại quốc tế
 
Chương 4 phân đoạn thị trường lựa chọn thị trường mục tiêu và định vị sản phẩm
Chương 4 phân đoạn thị trường lựa chọn thị trường mục tiêu và định vị sản phẩmChương 4 phân đoạn thị trường lựa chọn thị trường mục tiêu và định vị sản phẩm
Chương 4 phân đoạn thị trường lựa chọn thị trường mục tiêu và định vị sản phẩm
 
BÀI TẬP MÔN TIỀN TỆ THANH TOÁN QUỐC TẾ
BÀI TẬP MÔN TIỀN TỆ THANH TOÁN QUỐC TẾBÀI TẬP MÔN TIỀN TỆ THANH TOÁN QUỐC TẾ
BÀI TẬP MÔN TIỀN TỆ THANH TOÁN QUỐC TẾ
 
Kế hoạch khởi sự kinh doanh thành lập cửa hàng quần áo thời trang nữ my lan m...
Kế hoạch khởi sự kinh doanh thành lập cửa hàng quần áo thời trang nữ my lan m...Kế hoạch khởi sự kinh doanh thành lập cửa hàng quần áo thời trang nữ my lan m...
Kế hoạch khởi sự kinh doanh thành lập cửa hàng quần áo thời trang nữ my lan m...
 
Chính sách sản phẩm
Chính sách sản phẩmChính sách sản phẩm
Chính sách sản phẩm
 
Bai 2 gdp
Bai 2  gdpBai 2  gdp
Bai 2 gdp
 
Vai trò của ODA đối với các nước đang và kém phát triển
Vai trò của ODA đối với các nước đang và kém phát triểnVai trò của ODA đối với các nước đang và kém phát triển
Vai trò của ODA đối với các nước đang và kém phát triển
 
Chien-luoc-marketing-mix-cua-cafe-trung-nguyen
Chien-luoc-marketing-mix-cua-cafe-trung-nguyenChien-luoc-marketing-mix-cua-cafe-trung-nguyen
Chien-luoc-marketing-mix-cua-cafe-trung-nguyen
 
ĐẠO ĐỨC TRONG QUAN HỆ VỚI CÁC ĐỐI TƯỢNG HỮU QUAN  TS. BÙI QUANG XUÂN
ĐẠO ĐỨC TRONG QUAN HỆ VỚI CÁC ĐỐI TƯỢNG HỮU QUAN    TS. BÙI QUANG XUÂNĐẠO ĐỨC TRONG QUAN HỆ VỚI CÁC ĐỐI TƯỢNG HỮU QUAN    TS. BÙI QUANG XUÂN
ĐẠO ĐỨC TRONG QUAN HỆ VỚI CÁC ĐỐI TƯỢNG HỮU QUAN  TS. BÙI QUANG XUÂN
 
Chiến lược sản phẩm
Chiến lược sản phẩmChiến lược sản phẩm
Chiến lược sản phẩm
 
Bảng các thông số trong hồi quy eview
Bảng các thông số trong hồi quy eviewBảng các thông số trong hồi quy eview
Bảng các thông số trong hồi quy eview
 

Viewers also liked

A Novel Technology
A Novel TechnologyA Novel Technology
A Novel TechnologyGwen Jordaan
 
Internet de las cosas (1)
Internet de las cosas (1)Internet de las cosas (1)
Internet de las cosas (1)
yaimes87
 
Revista restaurantes
Revista restaurantesRevista restaurantes
Revista restaurantes
José Buitrón
 
Cover laporan kkn
Cover laporan kknCover laporan kkn
Cover laporan kkn
ilmanbakri
 
Marketing
MarketingMarketing
Marketing
allisondahyana
 
Marketing Plan for an Android app - ProntoXcel
Marketing Plan for an Android app - ProntoXcelMarketing Plan for an Android app - ProntoXcel
Marketing Plan for an Android app - ProntoXcel
Sagarika Khanna
 
Ets
EtsEts
Web solutions done right Webtage
Web solutions done right WebtageWeb solutions done right Webtage
Web solutions done right Webtage
reenajoseph261
 
7.taldea2
7.taldea27.taldea2
7.taldea2
EscobosaIlzarbe
 
Tic
TicTic
Herrea karoll pinzon marcela 11 04
Herrea karoll pinzon marcela 11 04Herrea karoll pinzon marcela 11 04
Herrea karoll pinzon marcela 11 04
laura marcela pinzon cardenas
 
Presentaciones en Linea
Presentaciones en LineaPresentaciones en Linea
Presentaciones en Linea
yaimes87
 
La ciencia y tecnología en los países en desarrollo
La ciencia y tecnología en los países en desarrolloLa ciencia y tecnología en los países en desarrollo
La ciencia y tecnología en los países en desarrollo
Luis Rodriguez Hernandez
 
Tic
TicTic
A Novel Technology for Fracking Wastewater Treatment
A Novel Technology for Fracking Wastewater TreatmentA Novel Technology for Fracking Wastewater Treatment
A Novel Technology for Fracking Wastewater Treatment
Gwen Jordaan
 
Tic
TicTic

Viewers also liked (17)

CV Rob engels (word)
CV  Rob engels (word)CV  Rob engels (word)
CV Rob engels (word)
 
A Novel Technology
A Novel TechnologyA Novel Technology
A Novel Technology
 
Internet de las cosas (1)
Internet de las cosas (1)Internet de las cosas (1)
Internet de las cosas (1)
 
Revista restaurantes
Revista restaurantesRevista restaurantes
Revista restaurantes
 
Cover laporan kkn
Cover laporan kknCover laporan kkn
Cover laporan kkn
 
Marketing
MarketingMarketing
Marketing
 
Marketing Plan for an Android app - ProntoXcel
Marketing Plan for an Android app - ProntoXcelMarketing Plan for an Android app - ProntoXcel
Marketing Plan for an Android app - ProntoXcel
 
Ets
EtsEts
Ets
 
Web solutions done right Webtage
Web solutions done right WebtageWeb solutions done right Webtage
Web solutions done right Webtage
 
7.taldea2
7.taldea27.taldea2
7.taldea2
 
Tic
TicTic
Tic
 
Herrea karoll pinzon marcela 11 04
Herrea karoll pinzon marcela 11 04Herrea karoll pinzon marcela 11 04
Herrea karoll pinzon marcela 11 04
 
Presentaciones en Linea
Presentaciones en LineaPresentaciones en Linea
Presentaciones en Linea
 
La ciencia y tecnología en los países en desarrollo
La ciencia y tecnología en los países en desarrolloLa ciencia y tecnología en los países en desarrollo
La ciencia y tecnología en los países en desarrollo
 
Tic
TicTic
Tic
 
A Novel Technology for Fracking Wastewater Treatment
A Novel Technology for Fracking Wastewater TreatmentA Novel Technology for Fracking Wastewater Treatment
A Novel Technology for Fracking Wastewater Treatment
 
Tic
TicTic
Tic
 

Similar to Bgkdqt cô phan thu trang dhtm

Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (44).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (44).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (44).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (44).docNguyễn Công Huy
 
26 cau hi_on_tp_kinh_doanh_quc_t_i_4
26 cau hi_on_tp_kinh_doanh_quc_t_i_426 cau hi_on_tp_kinh_doanh_quc_t_i_4
26 cau hi_on_tp_kinh_doanh_quc_t_i_4
nhi Nguyen
 
Thanh toán quốc tế đối với hoạt động xuất khẩu
Thanh toán quốc tế đối với hoạt động xuất khẩuThanh toán quốc tế đối với hoạt động xuất khẩu
Thanh toán quốc tế đối với hoạt động xuất khẩu
guest3c41775
 
Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển thương mại.docx
Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển thương mại.docxCơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển thương mại.docx
Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển thương mại.docx
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói ☎☎☎ Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 👍👍
 
Luận văn tốt nghiệp
Luận văn tốt nghiệpLuận văn tốt nghiệp
Luận văn tốt nghiệp
guest3c41775
 
Giải Pháp Mở Rộng Thị Phần Thanh Toán Hàng Xuất Khẩu Của Ngân Hàng Công Thươ...
Giải Pháp Mở Rộng Thị Phần Thanh Toán Hàng Xuất Khẩu Của  Ngân Hàng Công Thươ...Giải Pháp Mở Rộng Thị Phần Thanh Toán Hàng Xuất Khẩu Của  Ngân Hàng Công Thươ...
Giải Pháp Mở Rộng Thị Phần Thanh Toán Hàng Xuất Khẩu Của Ngân Hàng Công Thươ...
luanvantrust
 
Giải Pháp Mở Rộng Thị Phần Thanh Toán Hàng Xuất Khẩu Của Ngân Hàng Công Thươ...
Giải Pháp Mở Rộng Thị Phần Thanh Toán Hàng Xuất Khẩu Của  Ngân Hàng Công Thươ...Giải Pháp Mở Rộng Thị Phần Thanh Toán Hàng Xuất Khẩu Của  Ngân Hàng Công Thươ...
Giải Pháp Mở Rộng Thị Phần Thanh Toán Hàng Xuất Khẩu Của Ngân Hàng Công Thươ...
luanvantrust
 
MỞ RỘNG VÀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG M...
MỞ RỘNG VÀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG M...MỞ RỘNG VÀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG M...
MỞ RỘNG VÀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG M...
vietlod.com
 
Luận văn: Mở rộng và phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ của các Ngân hàn...
Luận văn: Mở rộng và phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ của các Ngân hàn...Luận văn: Mở rộng và phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ của các Ngân hàn...
Luận văn: Mở rộng và phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ của các Ngân hàn...
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển thương mại bền vững.docx
Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển thương mại bền vững.docxCơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển thương mại bền vững.docx
Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển thương mại bền vững.docx
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói ☎☎☎ Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 👍👍
 
500-cau-trac-nghiem-luat-kinh-te-co-dap-an-p7
500-cau-trac-nghiem-luat-kinh-te-co-dap-an-p7500-cau-trac-nghiem-luat-kinh-te-co-dap-an-p7
500-cau-trac-nghiem-luat-kinh-te-co-dap-an-p7
vietlod.com
 
Kinh tế ngoại thương.doc
Kinh tế ngoại thương.docKinh tế ngoại thương.doc
Kinh tế ngoại thương.doc
MinhNguyetNguyen26
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Xuất Nhập Khẩu Tại Công Ty I...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Xuất Nhập Khẩu Tại Công Ty I...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Xuất Nhập Khẩu Tại Công Ty I...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Xuất Nhập Khẩu Tại Công Ty I...
Dịch Vụ Viết Thuê Luận Văn Zalo : 0932.091.562
 
Giải pháp phát triển kinh doanh
Giải pháp phát triển kinh doanhGiải pháp phát triển kinh doanh
Giải pháp phát triển kinh doanh
Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
Đề tài: Giải pháp nhằm tăng cường huy động vốn tại Ngân Hàng
Đề tài: Giải pháp nhằm tăng cường huy động vốn tại Ngân HàngĐề tài: Giải pháp nhằm tăng cường huy động vốn tại Ngân Hàng
Đề tài: Giải pháp nhằm tăng cường huy động vốn tại Ngân Hàng
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Cơ sở lý luận về ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường.docx
Cơ sở lý luận về ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường.docxCơ sở lý luận về ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường.docx
Cơ sở lý luận về ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường.docx
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói ☎☎☎ Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 👍👍
 
Thực Trạng Và Một Số Giải Pháp Nhằm Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính D...
Thực Trạng Và Một Số Giải Pháp Nhằm Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính D...Thực Trạng Và Một Số Giải Pháp Nhằm Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính D...
Thực Trạng Và Một Số Giải Pháp Nhằm Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính D...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Đề tài: Hiệu quả cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng Công Thương
Đề tài: Hiệu quả cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng Công ThươngĐề tài: Hiệu quả cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng Công Thương
Đề tài: Hiệu quả cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng Công Thương
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tiểu luận FDI và vai trò của FDI trong tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam_Nhận là...
Tiểu luận FDI và vai trò của FDI trong tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam_Nhận là...Tiểu luận FDI và vai trò của FDI trong tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam_Nhận là...
Tiểu luận FDI và vai trò của FDI trong tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam_Nhận là...
Nguyễn Thị Thanh Tươi
 

Similar to Bgkdqt cô phan thu trang dhtm (20)

Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (44).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (44).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (44).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (44).doc
 
26 cau hi_on_tp_kinh_doanh_quc_t_i_4
26 cau hi_on_tp_kinh_doanh_quc_t_i_426 cau hi_on_tp_kinh_doanh_quc_t_i_4
26 cau hi_on_tp_kinh_doanh_quc_t_i_4
 
Thanh toán quốc tế đối với hoạt động xuất khẩu
Thanh toán quốc tế đối với hoạt động xuất khẩuThanh toán quốc tế đối với hoạt động xuất khẩu
Thanh toán quốc tế đối với hoạt động xuất khẩu
 
Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển thương mại.docx
Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển thương mại.docxCơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển thương mại.docx
Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển thương mại.docx
 
Luận văn tốt nghiệp
Luận văn tốt nghiệpLuận văn tốt nghiệp
Luận văn tốt nghiệp
 
Giải Pháp Mở Rộng Thị Phần Thanh Toán Hàng Xuất Khẩu Của Ngân Hàng Công Thươ...
Giải Pháp Mở Rộng Thị Phần Thanh Toán Hàng Xuất Khẩu Của  Ngân Hàng Công Thươ...Giải Pháp Mở Rộng Thị Phần Thanh Toán Hàng Xuất Khẩu Của  Ngân Hàng Công Thươ...
Giải Pháp Mở Rộng Thị Phần Thanh Toán Hàng Xuất Khẩu Của Ngân Hàng Công Thươ...
 
Giải Pháp Mở Rộng Thị Phần Thanh Toán Hàng Xuất Khẩu Của Ngân Hàng Công Thươ...
Giải Pháp Mở Rộng Thị Phần Thanh Toán Hàng Xuất Khẩu Của  Ngân Hàng Công Thươ...Giải Pháp Mở Rộng Thị Phần Thanh Toán Hàng Xuất Khẩu Của  Ngân Hàng Công Thươ...
Giải Pháp Mở Rộng Thị Phần Thanh Toán Hàng Xuất Khẩu Của Ngân Hàng Công Thươ...
 
MỞ RỘNG VÀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG M...
MỞ RỘNG VÀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG M...MỞ RỘNG VÀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG M...
MỞ RỘNG VÀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG M...
 
Luận văn: Mở rộng và phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ của các Ngân hàn...
Luận văn: Mở rộng và phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ của các Ngân hàn...Luận văn: Mở rộng và phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ của các Ngân hàn...
Luận văn: Mở rộng và phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ của các Ngân hàn...
 
Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển thương mại bền vững.docx
Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển thương mại bền vững.docxCơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển thương mại bền vững.docx
Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển thương mại bền vững.docx
 
500-cau-trac-nghiem-luat-kinh-te-co-dap-an-p7
500-cau-trac-nghiem-luat-kinh-te-co-dap-an-p7500-cau-trac-nghiem-luat-kinh-te-co-dap-an-p7
500-cau-trac-nghiem-luat-kinh-te-co-dap-an-p7
 
Kinh tế ngoại thương.doc
Kinh tế ngoại thương.docKinh tế ngoại thương.doc
Kinh tế ngoại thương.doc
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Xuất Nhập Khẩu Tại Công Ty I...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Xuất Nhập Khẩu Tại Công Ty I...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Xuất Nhập Khẩu Tại Công Ty I...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Xuất Nhập Khẩu Tại Công Ty I...
 
Giải pháp phát triển kinh doanh
Giải pháp phát triển kinh doanhGiải pháp phát triển kinh doanh
Giải pháp phát triển kinh doanh
 
Đề tài: Giải pháp nhằm tăng cường huy động vốn tại Ngân Hàng
Đề tài: Giải pháp nhằm tăng cường huy động vốn tại Ngân HàngĐề tài: Giải pháp nhằm tăng cường huy động vốn tại Ngân Hàng
Đề tài: Giải pháp nhằm tăng cường huy động vốn tại Ngân Hàng
 
Da 48
Da 48Da 48
Da 48
 
Cơ sở lý luận về ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường.docx
Cơ sở lý luận về ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường.docxCơ sở lý luận về ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường.docx
Cơ sở lý luận về ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường.docx
 
Thực Trạng Và Một Số Giải Pháp Nhằm Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính D...
Thực Trạng Và Một Số Giải Pháp Nhằm Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính D...Thực Trạng Và Một Số Giải Pháp Nhằm Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính D...
Thực Trạng Và Một Số Giải Pháp Nhằm Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính D...
 
Đề tài: Hiệu quả cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng Công Thương
Đề tài: Hiệu quả cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng Công ThươngĐề tài: Hiệu quả cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng Công Thương
Đề tài: Hiệu quả cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng Công Thương
 
Tiểu luận FDI và vai trò của FDI trong tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam_Nhận là...
Tiểu luận FDI và vai trò của FDI trong tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam_Nhận là...Tiểu luận FDI và vai trò của FDI trong tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam_Nhận là...
Tiểu luận FDI và vai trò của FDI trong tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam_Nhận là...
 

Recently uploaded

Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiện trạng môi trường nước sinh hoạt tr...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiện trạng môi trường nước sinh hoạt tr...Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiện trạng môi trường nước sinh hoạt tr...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiện trạng môi trường nước sinh hoạt tr...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Bài tiêu luận Xây dựng tài liệu kỹ thuật cho mã hàng áo Jacket 2 lớp và áo Ve...
Bài tiêu luận Xây dựng tài liệu kỹ thuật cho mã hàng áo Jacket 2 lớp và áo Ve...Bài tiêu luận Xây dựng tài liệu kỹ thuật cho mã hàng áo Jacket 2 lớp và áo Ve...
Bài tiêu luận Xây dựng tài liệu kỹ thuật cho mã hàng áo Jacket 2 lớp và áo Ve...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Báo cáo thực tập tại CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH VÀ DỊCH VỤ HÙNG ANH
Báo cáo thực tập tại CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH VÀ DỊCH VỤ HÙNG ANHBáo cáo thực tập tại CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH VÀ DỊCH VỤ HÙNG ANH
Báo cáo thực tập tại CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH VÀ DỊCH VỤ HÙNG ANH
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiện trạng môi trường xung quanh khu vự...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiện trạng môi trường xung quanh khu vự...Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiện trạng môi trường xung quanh khu vự...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiện trạng môi trường xung quanh khu vự...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Chương 2- LSĐ historyyyyyyyyyyyyy-2023.ppt
Chương 2- LSĐ historyyyyyyyyyyyyy-2023.pptChương 2- LSĐ historyyyyyyyyyyyyy-2023.ppt
Chương 2- LSĐ historyyyyyyyyyyyyy-2023.ppt
AnhNguyenLeTram
 
Báo cáo thực tập tại Công ty Cổ phần Đào tạo, Triển khai dịch vụ Công nghệ th...
Báo cáo thực tập tại Công ty Cổ phần Đào tạo, Triển khai dịch vụ Công nghệ th...Báo cáo thực tập tại Công ty Cổ phần Đào tạo, Triển khai dịch vụ Công nghệ th...
Báo cáo thực tập tại Công ty Cổ phần Đào tạo, Triển khai dịch vụ Công nghệ th...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
BÁO CÁO KẾT THÚC HỌC PHẦN KỸ NĂNG THỰC HÀNH NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP
BÁO CÁO KẾT THÚC HỌC PHẦN KỸ NĂNG THỰC HÀNH NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆPBÁO CÁO KẾT THÚC HỌC PHẦN KỸ NĂNG THỰC HÀNH NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP
BÁO CÁO KẾT THÚC HỌC PHẦN KỸ NĂNG THỰC HÀNH NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 

Recently uploaded (7)

Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiện trạng môi trường nước sinh hoạt tr...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiện trạng môi trường nước sinh hoạt tr...Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiện trạng môi trường nước sinh hoạt tr...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiện trạng môi trường nước sinh hoạt tr...
 
Bài tiêu luận Xây dựng tài liệu kỹ thuật cho mã hàng áo Jacket 2 lớp và áo Ve...
Bài tiêu luận Xây dựng tài liệu kỹ thuật cho mã hàng áo Jacket 2 lớp và áo Ve...Bài tiêu luận Xây dựng tài liệu kỹ thuật cho mã hàng áo Jacket 2 lớp và áo Ve...
Bài tiêu luận Xây dựng tài liệu kỹ thuật cho mã hàng áo Jacket 2 lớp và áo Ve...
 
Báo cáo thực tập tại CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH VÀ DỊCH VỤ HÙNG ANH
Báo cáo thực tập tại CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH VÀ DỊCH VỤ HÙNG ANHBáo cáo thực tập tại CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH VÀ DỊCH VỤ HÙNG ANH
Báo cáo thực tập tại CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH VÀ DỊCH VỤ HÙNG ANH
 
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiện trạng môi trường xung quanh khu vự...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiện trạng môi trường xung quanh khu vự...Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiện trạng môi trường xung quanh khu vự...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiện trạng môi trường xung quanh khu vự...
 
Chương 2- LSĐ historyyyyyyyyyyyyy-2023.ppt
Chương 2- LSĐ historyyyyyyyyyyyyy-2023.pptChương 2- LSĐ historyyyyyyyyyyyyy-2023.ppt
Chương 2- LSĐ historyyyyyyyyyyyyy-2023.ppt
 
Báo cáo thực tập tại Công ty Cổ phần Đào tạo, Triển khai dịch vụ Công nghệ th...
Báo cáo thực tập tại Công ty Cổ phần Đào tạo, Triển khai dịch vụ Công nghệ th...Báo cáo thực tập tại Công ty Cổ phần Đào tạo, Triển khai dịch vụ Công nghệ th...
Báo cáo thực tập tại Công ty Cổ phần Đào tạo, Triển khai dịch vụ Công nghệ th...
 
BÁO CÁO KẾT THÚC HỌC PHẦN KỸ NĂNG THỰC HÀNH NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP
BÁO CÁO KẾT THÚC HỌC PHẦN KỸ NĂNG THỰC HÀNH NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆPBÁO CÁO KẾT THÚC HỌC PHẦN KỸ NĂNG THỰC HÀNH NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP
BÁO CÁO KẾT THÚC HỌC PHẦN KỸ NĂNG THỰC HÀNH NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP
 

Bgkdqt cô phan thu trang dhtm

  • 1. 1 Chương 1: KINH DOANH QUỐC TẾ TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA 1.1. Khái quát về kinh doanh quốc tế 1.1.1. Khái niệm về kinh doanh quốc tế Ngày nay, nhiều doanh nghiệp ở các quốc gia trên thế giới thực hiện mở rộng hoạt động kinh doanh vượt ra khỏi biên giới quốc gia của mình. Ví dụ: - Honda (Nhật Bản) xây dựng các nhà máy lắp ráp ô tô, xe máy và hệ thống các cửa hàng bán lẻ tại thị trường Việt Nam. - Viettel (Việt Nam) đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở dịch vụ viễn thông và cung cấp dịch vụ viễn thông tại Campuchia, Lào, Haiti, Mozambic,... - Quá trình mở rộng hoạt động sang thị trường Việt Nam của HSBC: Với trụ sở chính tại Luân Đôn, Tập đoàn HSBC có 7.200 văn phòng tại 85 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tổng giá trị tài sản của Tập đoàn tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2011 là 2.556 tỉ đô la Mỹ. Năm 1870 HSBC mở văn phòng đầu tiên tại Sài Gòn (nay là TP. Hồ Chí Minh). Tháng 8 năm 1995, chi nhánh TP. Hồ Chí Minh được cấp phép hoạt động và cung cấp đầy đủ các dịch vụ tài chính ngân hàng. HSBC khai trương chi nhánh Hà Nội và thành lập Văn phòng Đại diện tại Cần Thơ vào năm 2005. Ngày 29 tháng 12 năm 2005, HSBC mua 10% cổ phần của Ngân hàng Cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank), một trong các ngân hàng thương mại cổ phần lớn nhất tại Việt Nam xét về vốn. Tháng 07 năm 2007, HSBC mua thêm 5% cổ phần tại Techcombank. Tháng 09 năm 2008, HSBC hoàn tất việc nâng cổ phần sở hữu tại Techcombank từ 15% lên 20%, trở thành ngân hàng nước ngoài đầu tiên tại Việt Nam sở hữu 20% cổ phần tại một ngân hàng trong nước. Tháng 09 năm 2007, HSBC ký hợp đồng mua 10% cổ phần của Tập Đoàn Bảo Việt, tập đoàn bảo hiểm và tài chính hàng đầu của Việt Nam và trở thành đối tác chiến lược nước ngoài duy nhất của Bảo Việt. Tháng 10 năm 2009, HSBC ký thoả thuận tăng tỷ lệ cổ phần nắm giữ tại Bảo Việt từ mức 10% lên 18% với trị giá 1,88 nghìn tỷ đồng (khoảng 105,3 triệu Đôla Mỹ). Ngày 01 tháng 01 năm 2009, HSBC chính thức đưa ngân hàng con đi vào hoạt động, trở thành ngân hàng nước ngoài đầu tiên đưa ngân hàng con vào hoạt động tại Việt Nam sau khi nhận được giấy phép của Ngân hàng Nhà Nước để thành lập Ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam vào tháng 09 năm 2008. Ngân hàng mới có tên Ngân hàng TNHH một thành viên HSBC (Việt Nam) đặt trụ sở chính ở tòa nhà Metropolitan, 235 Đồng Khởi, Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh. Với số vốn đăng kí 3.000 tỷ đồng, Ngân hàng TNHH một thành viên HSBC (Việt Nam) thuộc 100% sở hữu của Ngân hàng Hồng Kông và Thượng Hải, đơn vị sáng lập và thành viên chính thức của tập đoàn HSBC. Tính đến tháng 7 năm 2011, mạng lưới hoạt động của HSBC Việt Nam mở rộng lên đến 16 điểm trên toàn quốc bao gồm một hội sở, một chi nhánh và năm phòng giao dịch tại thành phố Hồ Chí Minh; một chi nhánh, ba phòng giao dịch và một quỹ tiết kiệm tại Hà Nội và bốn chi nhánh tại Bình Dương, Cần Thơ, Đà Nẵng và Đông Nai. (http://www.hsbc.com.vn/1/2/about-hsbc/about_HSBC ) Qua đó cho thấy, các doanh nghiệp không chỉ tập trung cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng tại thị trường trong nước mà còn thực hiện xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của khách hàng ở thị trường nước ngoài. Không chỉ thực hiện hoạt động xuất khẩu, các doanh nghiệp còn đầu
  • 2. 2 tư vốn, công nghệ sang thị trường nước ngoài để cung cấp hàng hóa và dịch vụ, tìm kiếm những cơ hội để phát triển hoạt động kinh doanh, tăng doanh thu, lợi nhuận. Khi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vượt ra khỏi biên giới của quốc gia, mang tầm quốc tế, đó chính là lúc các doanh nghiệp đang thực hiện các hoạt động kinh doanh quốc tế. Có một số cách hiểu về “Kinh doanh quốc tế” như sau: Kinh doanh quốc tế là tất cả các giao dịch mang tính thương mại của tư nhân hoặc chính phủ giữa hai hay nhiều quốc gia1 . Các công ty tư nhân thực hiện các giao dịch này vì mục đích lợi nhuận, các chính phủ thực hiện các giao dịch này có thể vì mục đích lợi nhuận hoặc không. Những giao dịch này bao gồm bán hàng, đầu tư, vận tải. Như vậy, theo cách hiểu này, Kinh doanh quốc tế là hoạt động mua bán hàng hóa và dịch vụ, hoặc hoạt động đầu tư giữa các chủ thể ở hai hay nhiều quốc gia. Cũng trong cuốn sách này, một cách hiểu khác về Kinh doanh quốc tế được đưa ra, đó là các hoạt động gắn liền với lợi nhuận được thực hiện qua biên giới của quốc gia. Một lần nữa, cách hiểu này cho thấy kinh doanh quốc tế bao gồm những hoạt động vượt qua biên giới của quốc gia, được thực hiện vì mục đích sinh lợi. Một cách hiểu khác về Kinh doanh quốc tế, đó là: Kinh doanh quốc tế (international business), hiểu đơn giản, là việc thực hiện hoạt động đầu tư vào sản xuất, mua bán, trao đổi hàng hóa hoặc dịch vụ nhằm mục đích sinh lợi có liên quan tới hai hay nhiều nước và khu vực khác nhau2 . Khái niệm này cho thấy những hoạt động cụ thể của kinh doanh quốc tế, bao gồm đầu tư, mua bán hàng hóa và dịch vụ, đó là những hoạt động được thực hiện nhằm mục đích sinh lợi, có liên quan giữa hai hay nhiều quốc gia hoặc khu vực khác nhau. Như vậy, từ những cách hiểu về Kinh doanh quốc tế được trình bày ở trên cho thấy Kinh doanh quốc tế là những hoạt động được thực hiện bởi các chủ thể từ hai hay nhiều quốc gia khác nhau nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm những hoạt động như đầu tư, trao đổi thương mại hàng hóa và dịch vụ. Từ những khái niệm và ví dụ về kinh doanh quốc tế trên đây cho thấy kinh doanh quốc tế có những đặc điểm cơ bản như sau: - Chủ thể tham gia hoạt động kinh doanh quốc tế có trụ sở ở các quốc gia khác nhau. Đây là đặc điểm cơ bản đầu tiên có ý nghĩa quyết định tính quốc tế của hoạt động kinh doanh quốc tế. Chủ thể tham gia hoạt động kinh doanh quốc tế chủ yếu là các doanh nghiệp ở mọi lĩnh vực, mọi loại hình, các loại quy mô, từ những doanh nghiệp vừa và nhỏ tới những doanh nghiệp lớn, các tập đoàn kinh tế, các công ty quốc tế, công ty đa quốc gia, xuyên quốc gia. Trong đó, các công ty đa quốc gia và các công ty xuyên quốc gia là những chủ thể có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy dòng lưu chuyển hàng hóa dịch vụ giữa các quốc gia, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở các nước, thậm chí các công ty đó còn là những chủ thể có vai trò đáng kể trong việc thúc đẩy quá trình hình thành thị trường chung và quá trình liên kết giữa các quốc gia, phát triển các mối quan hệ quốc tế. - Hoạt động kinh doanh quốc tế chịu sự tác động bởi các yếu tố thuộc môi trường kinh doanh mang tính quốc tế, bao gồm môi trường chính trị, pháp luật, kinh tế, văn hóa. Sự khác biệt về chính trị, luật pháp, kinh tế, văn hóa ở các quốc gia khác nhau yêu cầu các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế phải có chiến lược và cách thức thực hiện sao cho phù hợp nhằm đạt được mục đích kinh doanh của doanh nghiệp. Ví 1 Marios I.Katsioloudes, Spyros Hadjidakis, International Business – A global perspective, 2007. 2 TS Nguyễn Thị Hồng Yến, Giáo trình KDQT, 2011.
  • 3. 3 dụ “Tại Lào, thói quen không làm việc ngoài giờ và nghỉ toàn bộ các ngày cuối tuần của nhân viên bản xứ khiến cho Viettel đã gặp nhiều khó khăn trong việc đảm bảo việc phục vụ khách hàng 24/7 như các công ty viễn thông cần phải làm. Trong giao tiếp và làm việc, nhân viên người Lào thích được nói chuyện nhẹ nhàng, chứ không quen với tác phong quân đội, chấp hành mệnh lệnh. Chính vì vậy, bộ máy nhân viên Viettel đã quyết định vừa phải thay đổi bản thân, vừa phải thay đổi chính cách nhìn và làm việc của nhân viên bản xứ”3 . - Đồng tiền được sử dụng trong kinh doanh quốc tế cũng mang tính quốc tế. Trong kinh doanh quốc tế, chủ thể có thể sử dụng đồng tiền của quốc gia mình, cũng có khi sử dụng đồng tiền của quốc gia của đối tác, hoặc sử dụng đồng tiền của một nước thứ ba. Khi đó cần có sự chuyển đổi giữa các đồng tiền theo một tỷ giá nhất định. Doanh nghiệp có thể có lợi hoặc bất lợi trước một diễn biến của tỷ giá mà diễn biến này phát sinh do cung cầu thị trường hoặc do tác động từ một văn bản pháp luật của Nhà nước. - Quản trị tại các doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh quốc tế khác với quản trị tại các doanh nghiệp chỉ có hoạt động kinh doanh trong nước, đòi hỏi nhà quản trị phải có kỹ năng và nghệ thuật quản trị trong môi trường có tính quốc tế với nhiều cơ hội nhưng không ít khó khăn thách thức, nhà quản trị cũng phải có tầm nhìn mang tính chiến lược trên một phạm vi thị trường rộng lớn với rất nhiều yếu tố từ môi trường kinh doanh tác động tới hoạt động kinh doanh quốc tế của doanh nghiệp. Điều này xuất phát từ chính sự khác biệt về chính trị, pháp luật, văn hóa, kinh tế giữa các quốc gia. 1.1.2. Các chủ thể tham gia hoạt động kinh doanh quốc tế Người tiêu dùng, các công ty, các tổ chức tài chính, các chính phủ, tất cả đều liên quan tới hoạt động kinh doanh quốc tế và có vai trò quan trọng đối với các hoạt động kinh doanh quốc tế. Bởi lẽ người tiêu dùng có nhu cầu đối với hàng hóa và dịch vụ từ các công ty quốc tế, các công ty này chính là người sản xuất và cung cấp hàng hóa, dịch vụ đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, các tổ chức tài chính giúp các công ty trong quá trình tham gia hoạt động kinh doanh quốc tế thông qua việc tài trợ vốn, trao đổi ngoại tệ, chuyển tiền, còn chính phủ là người xây dựng các văn bản pháp lý để điều chỉnh các dòng trao đổi hàng hóa, dịch vụ, con người, vốn giữa các quốc gia. Tuy nhiên, chủ thể thực hiện các hoạt động kinh doanh quốc tế chủ yếu là các công ty, bao gồm các công ty ở tất cả các loại hình, các loại quy mô và ở tất cả các ngành nghề lĩnh vực. Tất cả các công ty sản xuất, công ty dịch vụ, công ty bán lẻ đều tìm kiếm khách hàng ngoài biên giới quốc gia của mình. Một công ty kinh doanh quốc tế là công ty tham gia trực tiếp vào bất kỳ hình thức kinh doanh quốc tế nào như xuất khẩu, nhập khẩu hay sản xuất quốc tế, đầu tư quốc tế. Nếu xét theo khía cạnh quy mô về vốn và lao động, bên cạnh những doanh nghiệp nhỏ và vừa là các công ty mang tầm cỡ lớn như công ty đa quốc gia, công ty xuyên quốc gia4 . Những công ty này có nguồn vốn lớn hơn cả GDP của một quốc gia, thậm 3 Mạnh Chung, Viettel đầu tư ra nước ngoài, kỹ thuật đi trước. Truy cập ngày 15 tháng 7 năm 2012 tại http://vneconomy.vn/20110208100937782P0C5/viettel-dau-tu-ra-nuoc-ngoai-ky-thuat-di-truoc.htm 4 công ty đa quốc gia (MNC – multinational company), công ty xuyên quốc gia (TNC – transnational company): Công ty đa quốc gia hay doanh nghiệp đa quốc gia (MNE) và công ty xuyên quốc gia đôi khi được sử dụng thay thế cho nhau. HIện nay chưa có nghiên cứu nào đưa ra một khái niệm hoàn chỉnh về MNC và TNC. Từ năm 1973, Liên hợp quốc đưa ra 21 định nghĩa về MNC trong khi trong các báo cáo hàng năm về đầu tư của thế giới do UNCTAD
  • 4. 4 chí có khả năng vận động các chính phủ đưa ra những văn bản pháp luật có lợi cho họ. Nếu căn cứ vào chiến lược kinh doanh của công ty, chúng ta có thể gọi các công ty kinh doanh quốc tế với các tên gọi: công ty đa quốc nội, công ty toàn cầu, công ty quốc tế5 . Tóm lại chủ thế tham gia kinh doanh quốc tế chính là các doanh nghiệp, các công ty ở các loại hình, các loại quy mô, ở các lĩnh vực ngành nghề, thực hiện các hoạt động kinh doanh vượt ra khỏi biên giới của quốc gia và mang tính quốc tế như hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, đầu tư quốc tế,… 1.1.3. Mục đích của hoạt động kinh doanh quốc tế Các chủ thể thực hiện kinh doanh quốc tế vì những mục đích cơ bản sau: Thứ nhất, các công ty thực hiện kinh doanh quốc tế nhằm mở rộng thị trường, tăng doanh thu, lợi nhuận, thị phần và củng cố năng lực cạnh tranh. Mục đích chính của các công ty khi thực hiện hoạt động kinh doanh là lợi nhuận. Vì vậy, để tăng lợi nhuận, các công ty phải tìm kiếm các cơ hội giúp tăng doanh thu và giảm chi phí. Mở rộng thị trường là một trong những cách giúp công ty có thể tăng doanh thu, tăng thị phần, từ đó có thể nâng cao vị thế và năng lực cạnh tranh của công ty. Ví dụ, năm 2006, Viettel bắt đầu nghiên cứu tìm kiếm thị trường ngoài nước. Tháng 2/2009, Viettel đã chính thức khai trương mạng di động Metfone tại Cam-pu-chia, khởi đầu quá trình kinh doanh tại nước ngoài. Ngay sau đó, Viettel tiếp tục mở rộng thị trường sang Lào với mạng di động mang thương hiệu Unitel vào tháng 10/2009. Tháng 9/2011, Viettel tiến sang thị trường châu Mỹ với việc khai trương mạng di động Natcom tại Ha-i-ti. Ngày 15/5/2012, Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) đã chính thức khai trương mạng di động tại Mozambique, thị trường nước ngoài thứ 5 của Viettel và là thị trường đầu tiên tạo đà để tập đoàn tiến quân mạnh hơn vào châu Phi. Thương hiệu của Viettel tại Mozambique có tên là Movitel. Movitel là liên doanh giữa Viettel, SPI và Invespar (Mozambique), trong đó Viettel chiếm 70% vốn. Các mạng viễn thông mà Viettel đầu tư và kinh doanh ở nước ngoài chỉ sau hai năm đều bắt đầu có lãi và trở thành công ty lớn ở nước sở tại. Năm 2011, Unitel trở thành công ty số một tại Lào (về cả hạ tầng, thuê bao và doanh thu) với 42,23% thị phần. Doanh thu năm 2011 của Unitel đạt 110 triệu USD, chiếm 1,4% tổng GDP của Lào. Còn tại Cam-pu-chia, mặc dù là DN thứ tám tham gia thị trường viễn thông nước này nhưng chỉ sau hai năm hoạt động, Metfone cũng đã dẫn đầu thị trường với 49% thị phần. Doanh thu năm 2011 của Metfone là 255 triệu USD, chiếm gần 2% tổng GDP của Cam-pu-chia. Tại Ha-i-ti, là DN thứ ba tham gia thị trường nhưng ngay tại thời điểm khai trương, Natcom cũng đã là công bố, tổ chức này chỉ đưa ra định nghĩa về công ty xuyên quốc gia và thường có những thông kê về hoạt động của các công ty này. Nhìn chung, đây là những công ty có trụ sở chính/ công ty mẹ ở một quốc gia (nước chủ nhà, nước chủ đầu tư – home country) và có hệ thống các chi nhánh, các công ty con ở nhiều quốc gia khác nhau (nước tiếp nhận đầu tư – host country) thông qua hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). 5 công ty đa quốc nội (MDC - multidomestic company): là một tổ chức luôn cố gắng cá biệt hóa sản phẩm, chiến lược marketing và các hoạt động khác nhằm đáp ứng tốt nhất yêu cầu của thị trường ở từng quốc gia. Công ty toàn cầu (GC – global company): là một tổ chức luôn cố gắng tiêu chuẩn hóa và nhất thể hóa các hoạt động trên phạm vi toàn thế giới ở mọi bộ phận chức năng. Hay nói cách khác, công ty toàn cầu không có chiến lược cá biệt hóa sản phẩm, chiến lược marketing hay các hoạt động khác theo những thị trường cụ thể. Công ty quốc tế (IC - international company): là công ty vừa có hoạt động ở thị trường trong nước, vừa có hoạt động ở thị trường nước ngoài.
  • 5. 5 công ty số một tại Ha-i-ti về hạ tầng mạng viễn thông với 1.300 trạm thu phát sóng di động 2G và 3G (tương đương 74% tổng số trạm của toàn Ha-i-ti). Hoạt động đầu tư ra nước ngoài của Viettel đã đóng góp đáng kể vào con số doanh thu của Viettel. Năm 2011, Viettel đạt doanh thu gần sáu tỷ USD và có 60 triệu thuê bao đang hoạt động trên toàn cầu. Sau ba năm kinh doanh ở nước ngoài, Viettel đã bắt đầu chuyển lợi nhuận về nước. Năm 2011, Tập đoàn chuyển về nước hơn 40 triệu USD, lớn hơn số tiền mà Viettel đầu tư vào thị trường Cam-pu-chia. Dự kiến lợi nhuận năm 2012 Viettel sẽ chuyển về nước đạt hơn 80 triệu USD6 . Thứ hai, các công ty thực hiện kinh doanh quốc tế để sử dụng các nguồn lực một cách hiệu quả, đó là nguồn lực về vốn, khoa học công nghệ, lao động và các yếu tố sản xuất khác. Để đạt được mục đích sinh lợi, các công ty không chỉ mở rộng thị trường cho sản phẩm, dịch vụ nhằm tăng doanh thu, lợi nhuận, thị phần mà họ còn phải thực hiện tối thiểu hóa chi phí đầu vào thông qua các hoạt động như mua bán quốc tế hàng hóa và dịch vụ, đầu tư quốc tế, tiếp nhận đầu tư quốc tế. Với những công ty có lợi thế về vốn, khoa học công nghệ, họ sẽ thực hiện đầu tư ra nước ngoài, vào những thị trường có nhu cầu về vốn, khoa học công nghệ, đủ điều kiện đảm bảo an toàn cho hoạt động đầu tư, thậm chí đó là những thị trường có lợi thế về lao động giá rẻ, nguồn tài nguyên dồi dào, phong phú,… Đồng thời, chính công ty tiếp nhận đầu tư được giải quyết nhu cầu về vốn, công nghệ. Như vậy, các bên có thể sử dụng hiệu quả hơn nguồn lực thông qua hoạt động kinh doanh quốc tế. Ví dụ, khi HONDA đầu tư vào Việt Nam, xây dựng nhà máy và đầu tư công nghệ lắp ráp ô tô, xe máy tại Việt Nam, HONDA có cơ hội sử dụng nguồn lao động với chi phí thấp hơn ở thị trường Nhật Bản, nhờ đó góp phần giảm giá thành của sản phẩm khi được lắp ráp tại Việt Nam. Một ví dụ khác là các doanh nghiệp sản xuất phần mềm ở Mỹ đặt gia công sản xuất phần mềm ở các nước khác như Trung Quốc, Việt Nam, Ấn Độ với mục đích là tranh thủ nguồn nhân công có trình độ, có tay nghề nhưng chi phí cho người lao động thấp hơn ở Mỹ. Thứ ba, các công ty thực hiện kinh doanh quốc tế để có thể tranh thủ những điều kiện thuận lợi từ thị trường bên ngoài, đặc biệt khi thị trường trong nước không có đủ những điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của công ty. Doanh nghiệp cần những điều kiện thuận lợi nhất định để phát triển hoạt động kinh doanh của mình, đó là những điều kiện thuận lợi về khung pháp luật, cơ chế, chính sách, hay về điều kiện cạnh tranh, nhu cầu của khách hàng,... Vì vậy, các doanh nghiệp phát triển hoạt động kinh doanh sang thị trường nước ngoài nhằm tranh thủ những điều kiện thuận lợi hơn mà tại thị trường trong nước doanh nghiệp không có. Chẳng hạn, tại thị trường trong nước khi xuất hiện nhiều nhà cung cấp dịch vụ viễn thông, thị trường trong nước cũng trở nên bão hòa, Viettel đã mở rộng hoạt động kinh doanh của mình sang các thị trường nước ngoài, vừa để tăng doanh thu, lợi nhuận, nâng cao vị thế của doanh nghiệp, vừa để tránh áp lực cạnh tranh tại thị trường trong nước khi xuất hiện nhiều nhà cung cấp dịch vụ và nhu cầu trong nước đã được đáp ứng tương đối đầy đủ. Thứ tư, các doanh nghiệp thực hiện hoạt động kinh doanh quốc tế để phân tán, giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh. Việc đa dạng hóa lĩnh vực kinh doanh, đa dạng hóa thị trường giúp doanh nghiệp có thể phân tán, giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh thay vì chỉ tập trung vào một hay một số thị trường hay đối 6 Tổng hợp từ các nguồn: http://www.nhandan.org.vn/cmlink/nhandandientu/thoisu/kinh-te/kinh-t-tin-chung/v-n-ra- th-tr-ng-n-c-ngoai-1.348965?mode=print và http://vneconomy.vn/201205160902510P0C16/viettel-khai-truong- mang-di-dong-o-mozambique.htm ngày 15/7/2012
  • 6. 6 tác. Ví dụ các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Việt Nam không chỉ xuất khẩu sang các thị trường khu vực châu Âu mà còn mở rộng sang thị trường các nước thuộc khu vực châu Á, châu Mỹ,… Qua đó, các doanh nghiệp vừa có cơ hội tăng doanh thu, lợi nhuận, vừa có cơ hội giảm thiểu rủi ro trước những biến động từ một thị trường cụ thể. 1.2. Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế 1.2.1. Khái niệm về hội nhập kinh tế quốc tế và các mức độ hội nhập kinh tế quốc tế Có nhiều cách hiểu về hội nhập kinh tế quốc tế. Cụ thể, có quan điểm cho rằng “hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình ở đó các quốc gia hợp tác với nhau để giảm thiểu hoặc dỡ bỏ những trở ngại đối với dòng lưu chuyển quốc tế về hàng hóa, con người và vốn”7 . Theo cách hiểu này, hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình các quốc gia hợp tác để đàm phán nhằm giảm và đi đến dỡ bỏ những yếu tố cản trở đối với sự di chuyển của hàng hóa, vốn đầu tư và kể cả con người giữa các quốc gia. Hay nói cách khác, đó là quá trình hướng đến dỡ bỏ những trở ngại đối với thương mại quốc tế và đầu tư quốc tế. Cũng có quan điểm thì khẳng định “hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình xóa bỏ thuế quan và những rào cản phi thuế đối với các dòng lưu chuyển hàng hóa, dịch vụ và các yếu tố của quá trình sản xuất giữa các quốc gia với nhau”8 . Cách hiểu này, một lần nữa, cho thấy hội nhập kinh tế quốc tế là một quá trình tiến tới xóa bỏ những trở ngại đối với dòng lưu chuyển của hàng hóa, dịch vụ và các yếu tố của quá trình sản xuất. Cách hiểu thứ hai nêu rõ những yếu tố trở ngại cần được các quốc gia dỡ bỏ là thuế quan và những rào cản phi thuế quan nhằm đảm bảo dòng lưu chuyển của hàng hóa, dịch vụ và các yếu tố của quá trình sản xuất thông thoáng, thuận lợi. Như vậy, theo cách hiểu thứ hai, hội nhập kinh tế quốc tế cũng là một quá trình ở đó các quốc gia tiến tới xóa bỏ những trở ngại đối với dòng lưu chuyển của hàng hóa, dịch vụ và các yếu tố của quá trình sản xuất, đó là thuế quan và các biện pháp phi thuế quan. Cách hiểu thứ ba cho rằng “hội nhập kinh tế là quá trình chủ động thực hiện đồng thời hai việc: một mặt, gắn nền kinh tế và thị trường từng nước với thị trường khu vực và thế giới thông qua các nỗ lực thực hiện mở cửa và thúc đẩy tự do hóa nền kinh tế quốc dân; mặt khác, gia nhập và góp phần xây dựng các thể chế kinh tế khu vực và toàn cầu” (Nguyễn Xuân Thắng 2007, tr.21). Cách hiểu này cho thấy hội nhập kinh tế quốc tế là một quá trình trong đó mỗi quốc gia, một mặt, thực hiện mở cửa nền kinh tế, thực hiện tự do hóa các hoạt động thương mại, đầu tư, mặt khác gia nhập và góp phần xây dựng các thể chế kinh tế khu vực và toàn cầu. Thực chất, đây cũng là quá trình liên kết và hợp tác giữa các quốc gia nhằm xây dựng khuôn khổ pháp lý điều chỉnh các hoạt động kinh tế, thương mại giữa các nước theo hướng ngày càng tự do, tạo thuận lợi cho dòng lưu chuyển hàng hóa, vốn, con người giữa các quốc gia. Như vậy, từ những cách hiểu trên đây, tác giả cho rằng hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình ở đó có sự liên kết, hợp tác giữa hai hay nhiều quốc gia với nhau nhằm xây dựng và thực hiện một cơ chế chung, thống nhất điều chỉnh dòng lưu chuyển của hàng hóa, dịch vụ và các yếu tố liên quan quá trình sản 7 Tiếng Anh là “Economic integration: A process whereby countries cooperate with one another to reduce or eliminate barriers to the international flow of products, people or capital”, tác giả truy cập ngày 19 tháng 10 năm 2010 tại http://basiccollegeaccounting.com/the-meaning-and-level-of-economic-integration/ 8 “Economic integration: The elimination of tariff and nontariff barriers to the flow of goods, services, and factors of production between a group of nations, or different parts of the same nation”. Tác giả truy cập tại http://www.businessdictionary.com/definition/economic-integration.html ngày 19 tháng 10 năm 2010.
  • 7. 7 xuất theo hướng ngày càng tự do, thông thoáng, thuận lợi, góp phần hình thành thể chế kinh tế khu vực hoặc thế giới. Hội nhập kinh tế quốc tế có thể diễn ra và thể hiện thông qua sự liên kết, hợp tác trên bình diện song phương (giữa hai quốc gia với nhau hoặc giữa một quốc gia với một khu vực), hoặc hợp tác trong khu vực (giữa các quốc gia trong cùng khu vực), hoặc hợp tác liên khu vực (giữa các quốc gia ở các khu vực), thậm chí trên bình diện toàn thế giới, khi đó có sự tham gia, liên kết, hợp tác của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Hội nhập kinh tế quốc tế là cả một quá trình, diễn ra từ giai đoạn thấp lên giai đoạn cao, hay nói cách khác quá trình hội nhập kinh tế quốc tế trải qua các mức độ khác nhau. Lịch sử chứng minh có 5 giai đoạn (hay mức độ) của hội nhập kinh tế quốc tế, đó là: Khu vực mậu dịch tự do (free trade area): đây là mức độ hội nhập thấp nhất hay là giai đoạn ban đầu của quá trình hội nhập, thường được thể hiện thông qua việc các quốc gia ký kết với nhau Thỏa thuận thương mại tự do (FTA), theo đó họ dành cho nhau những ưu đãi (đặc biệt ưu đãi về thuế quan) trong thương mại hàng hóa và dịch vụ. Tuy nhiên, mỗi Thành viên của FTA vẫn có quyền đối xử với các quốc gia khác không phải là Thành viên của FTA bằng những quy định, chính sách của riêng mình. AFTA - Thỏa thuận thương mại tự do giữa các nước ASEAN hay NAFTA – Thỏa thuận thương mại tự do giữa các nước khu vực Bắc Mỹ,… là những ví dụ về khu vực mậu dịch tự do giữa các nước trong khu vực. Liên minh thuế quan (custom union): là mức độ hay giai đoại thứ hai của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, có tính liên kết, thống nhất cao hơn. Hơn cả việc dành cho nhau những ưu đãi, thuận lợi trong hoạt động thương mại, các Thành viên trong liên minh thuế quan còn hợp tác để xây dựng một cơ chế hải quan chung áp dụng thống nhất tại các Thành viên của liên minh và một biểu thuế quan thống nhất, kể cả hạn ngạch nhập khẩu, để áp dụng trong hoạt động thương mại với các nước ngoài liên minh. Thị trường chung (common market): đây là mức độ hội nhập sâu hơn giữa các quốc gia, thể hiện ở việc các quốc gia trong khối thị trường chung thực hiện những quy định, cơ chế chung thống nhất nhằm điểu chỉnh dòng lưu chuyển hàng hóa, vốn và con người giữa các quốc gia đó được tự do, thông thoáng, thuận lợi. Tuy nhiên, các nước trong khối vẫn duy trì một hệ thống thuế quan thống nhất đối với các nước ngoài khối. Thị trường chung châu Âu (cộng đồng kinh tế châu Âu) bao gồm 12 quốc gia đã được thành lập từ năm 1957. Liên minh kinh tế (economic union): đây là hình thức hội nhập ở mức độ cao hơn, sâu hơn so với “thị trường chung”, bởi ngoài những đặc điểm của một thị trường chung, giữa các nước trong liên minh kinh tế có một chính sách chung về tiền tệ và tài chính, sử dụng một đồng tiền chung. Tháng 1/1999, liên minh châu Âu bao gồm 25 quốc gia đã được thành lập. Liên minh chính trị (political union): đây là hình thức hội nhập ở mức độ cao nhất, đó là sự hội nhập về thể chế, chính trị với sự ra đời của một Chính phủ chung. Liên minh châu Âu đã đạt được mức độ hội nhập như vậy vào năm 2007, với luật pháp, các chính sách tiền tệ và tài chính chung, có nghị viện châu Âu, hội đồng các Bộ trưởng,…
  • 8. 8 Ngoài ra, hội nhập kinh tế quốc tế còn được thể hiện thông qua quá trình gia nhập của một quốc gia vào một tổ chức kinh tế quốc tế, chẳng hạn WTO – một tổ chức hiện có 161 Thành viên9 hoạt động trên cơ sở những nguyên tắc và quy định nhằm điều chỉnh dòng lưu chuyển hàng hóa và dịch vụ giữa các Thành viên theo hướng càng tự do, càng thông thoáng, càng khả đoán càng tốt. Như vậy, về bản chất, hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình liên kết, hợp tác giữa hai hay nhiều quốc gia nhằm giải quyết những vấn đề chủ yếu: (i) cắt giảm và đi đến xóa bỏ thuế quan cũng như những hàng rào phi thuế đối với thương mại quốc tế; (ii) giảm bớt các hạn chế đối với đầu tư quốc tế; (iii) điều chỉnh các chính sách thương mại, tài chính và triển khai các hoạt động văn hoá, giáo dục, y tế, ... có tính chất toàn cầu. Đó là quá trình thể hiện sự đan xen, gắn bó và phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế quốc gia với nền kinh tế khu vực và thế giới; là quá trình vừa hợp tác để phát triển, vừa đấu tranh rất phức tạp, đặc biệt là đấu tranh của các nước đang phát triển để bảo vệ lợi ích của mình, vì một trật tự công bằng, chống lại những áp đặt phi lý của các cường quốc kinh tế và các công ty xuyên quốc gia. Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình xoá bỏ từng bước và từng phần các rào cản về thương mại và đầu tư giữa các quốc gia theo hướng tự do hoá kinh tế; một mặt tạo điều kiện thuận lợi mới cho các doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh, mặt khác buộc các doanh nghiệp phải có những đổi mới để nâng cao sức cạnh tranh trên thương trường. Hội nhập kinh tế quốc tế tạo thuận lợi cho việc thực hiện các công cuộc cải cách ở các quốc gia nhưng đồng thời cũng là yêu cầu, sức ép đối với các quốc gia trong việc đổi mới và hoàn thiện thể chế kinh tế, đặc biệt là các chính sách và phương thức quản lý vĩ mô, tạo dựng các nhân tố mới và điều kiện mới cho sự phát triển của từng quốc gia và cộng đồng quốc tế trên cơ sở trình độ phát triển ngày càng cao và hiện đại của lực lượng sản xuất. Hội nhập kinh tế quốc tế cũng chính là sự khơi thông các dòng chảy nguồn lực trong và ngoài nước, tạo điều kiện mở rộng thị trường, chuyển giao công nghệ và chia sẻ các kinh nghiệm quản lý. 1.2.2. Khái niệm về toàn cầu hóa và nội dung của toàn cầu hóa Trong quá trình toàn cầu hóa và khu vực hóa, nổi lên xu hướng liên kết kinh tế dẫn đến sự ra đời của tổ chức kinh tế, chính trị, thương mại, tài chính quốc tế và khu vực như: Tổ chức thương mại thế giới (WTO), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng thế giới (WB), Liên minh Châu Âu (EU), Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN), khu thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA), Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC), thị trường tự do Nam Mỹ (Mercosur)... Cũng trong quá trình toàn cầu hóa về kinh tế đã tác động mạnh mẽ đến chính trị dẫn đến sự ra đời của các tổ chức chính trị quốc tế như Liên hợp quốc và các tổ chức của nó như UNDP, UNFPA, UNESCO, UNICEP, INCTAD, FAO... đang tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của các nước trên phạm vi toàn cầu. Cùng với sự hình thành các tổ chức chính trị quốc tế, quá trình toàn cầu hóa đã hình thành luật pháp quốc tế như công ước quốc tế về luật biển năm 1982, tuyên bố thế giới về nhân quyền, công ước LHQ về quyền trẻ em mà Việt nam là nước tham gia ký kết sớm nhất châu Á. Như vậy, không có quá trình toàn cầu hóa thuần nhất về kinh tế. Toàn cầu hóa diễn ra ở mọi lĩnh vực đời sống bao gồm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Dưới đây là một số cách hiểu về toàn cầu hóa: 9 https://www.wto.org/english/thewto_e/whatis_e/tif_e/org6_e.htm, cập nhật tháng 7 năm 2015
  • 9. 9 - Thứ nhất, toàn cầu hóa là thuật ngữ được sử dụng để mô tả về quá trình quốc tế hóa thị trường hàng hóa và dịch vụ, các phương tiện sản xuất, hệ thống tài chính,… Đây cũng là quá trình thúc đẩy dòng lưu chuyển của vốn, quá trình đổi mới công nghệ trở nên nhanh hơn và làm tăng tính phụ thuộc, làm nhất thể hóa thị trường các quốc gia10 . - Thứ hai, toàn cầu hóa là quá trình liên kết, hội nhập giữa các cá nhân, công ty và chính phủ ở các quốc gia khác nhau, quá trình đó phát triển nhờ có hoạt động thương mại quốc tế, đầu tư quốc tế, và được hỗ trợ bởi công nghệ thông tin. Toàn cầu hóa có tác động đối với môi trường, văn hóa, hệ thống chính trị, phát triển kinh tế và đời sống của con người11 . - Thứ ba, toàn cầu hóa liên quan quá trình nhất thể hóa trật tự kinh tế thông qua việc giảm dần những rào cản đối với thương mại quốc tế như thuế quan, phí XK, hạn ngạch NK. Theo đó, các nền kinh tế khu vực, các xã hội và các nền văn hóa trở nên hội nhập thông qua liên lạc, vận tải và thương mại. Toàn cầu hóa dường như được nhắc đến với ý nghĩa là quá trình toàn cầu hóa kinh tế, đó là quá trình hội nhập của nền kinh tế các quốc gia với nền kinh tế thế giới thông qua thương mại, đầu tư, di chuyển thể nhân, và sự phát triển của khoa học công nghệ. Quá trình toàn cầu hóa chịu sự tác động bởi các yếu tố kinh tế, khoa học công nghệ, văn hóa xã hội, chính trị, công nghệ sinh học…12 - Thứ tư, toàn cầu hóa là quá trình hội nhập của các xã hội, các nền văn hóa và các nền kinh tế khác nhau. Trong lĩnh vực kinh tế, toàn cầu hóa là quá trình tạo ra một thị trường chung, nơi đó có trao đổi hàng hóa và dịch vụ giữa các quốc gia mà không bị giới hạn gì13 . 10 “The term globalisation is generally used to describe an increasing internationalisation of markets for goods and services, the means of production, financial systems, competition, corporations, technology and industries. Amongst other things this gives rise to increased mobility of capital, faster propagation of technological innovations and an increasing interdependency and uniformity of national markets”. Nguồn: OECD glossary statistical terms, 2008. 11 Globalization is a process of interaction and integration among the people, companies, and governments of different nations, a process driven by international trade and investment and aided by information technology. This process has effects on the environment, on culture, on political systems, on economic development and prosperity, and on human physical well-being in societies around the world. (http://www.globalization101.org/What_is_Globalization.html) 12 Globalization refers to the increasing unification of the world's economic order through reduction of such barriers to international trade as tariffs, export fees, and import quotas. The goal is to increase material wealth, goods, and services through an international division of labor by efficiencies catalyzed by international relations, specialization and competition. It describes the process by which regional economies, societies, and cultures have become integrated through communication, transportation, and trade. The term is most closely associated with the term economic globalization: the integration of national economies into the international economy through trade, foreign direct investment, capital flows, migration, the spread of technology, and military presence.[1] However, globalization is usually recognized as being driven by a combination of economic, technological, sociocultural, political, and biological factors.[2] The term can also refer to the transnational circulation of ideas, languages, or popular culture through acculturation. An aspect of the world which has gone through the process can be said to be globalized. (http://en.wikipedia.org/wiki/Globalization) 13 Globalization is the integration of different societies, cultures and economies. In economic terms, globalization is the creation of a common global market, where the exchange of goods and services between nations is not restricted.
  • 10. 10 Như vậy, qua những cách hiểu trên đây cho thấy, theo nghĩa rộng, toàn cầu hoá là một hiện tượng, một quá trình, một xu thế liên kết trong quan hệ quốc tế làm tăng sự phụ thuộc lẫn nhau về nhiều mặt của đời sống xã hội (từ kinh tế, chính trị, an ninh, văn hoá đến môi trường, v.v…) giữa các quốc gia. Theo nghĩa hẹp, toàn cầu hoá là một khái niệm kinh tế chỉ quá trình hình thành thị trường toàn cầu làm tăng sự tương tác và phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế quốc gia. Nội dung của toàn cầu hóa Nếu tiếp cận toàn cầu hóa từ góc độ mang tính khái quát, toàn cầu hóa được thể hiện qua 3 dấu hiệu sau đây: Thứ nhất, toàn cầu hóa thể hiện qua sự gia tăng ngày càng mạnh mẽ của các luồng giao lưu quốc tế về hàng hoá, dịch vụ và các yếu tố sản xuất như vốn, công nghệ, nhân công... Có thể nói thương mại quốc tế là thước đo đầu tiên của mức độ toàn cầu hóa và sự phụ thuộc lẫn nhau của các nước. Khi các nước trao đổi hàng hóa và dịch vụ cho nhau đó cũng chính là quá trình các nước xóa nhòa dần sự biệt lập giữa các nền kinh tế quốc gia. Thương mại thế giới đã tăng lên nhanh chóng. Trong vòng 100 năm từ 1850 – 1948, thương mại thế giới tăng lên 10 lần, trong giai đoạn 50 năm tiếp theo từ 1948 -1997, tăng 17 lần. Từ giữa thập niên 1970 đến giữa thập niên 1990, mức tăng bình quân của xuất khẩu thế giới là 4,5%. Trong giai đoạn này, đánh dấu bắt đầu từ năm 1985, hàng năm tốc độ tăng bình quân của xuất khẩu hàng hóa thế giới là 6,7%, trong khi đó sản lượng thế giới chỉ tăng lên 6 lần. Sự phát triển của thương mại thế giới và khoảng cách ngày càng tăng giữa tốc độ tăng trưởng kinh tế và tốc độ phát triển thương mại quốc tế thể hiện mức độ toàn cầu hóa ngày càng cao. Sự phát triển trao đổi dịch vụ giữa các nước ngày càng có vị trí quan trọng trong thương mại quốc tế và đóng góp tích cực vào xu hướng toàn cầu hóa. Trong vòng 10 năm từ 1986 đến 1996, thương mại dịch vụ thế giới tăng gấp gần 3 lần, từ 449 tỷ USD lên 1.260 tỷ USD. Các nước phát triển có mức tăng thương mại dịch vụ cao gấp 3 lần so với mức tăng thương mại hàng hóa và trở thành khu vực đóng góp chủ yếu vào GDP (Hoa Kỳ là 76%, Canada là 80%, Nhật Bản là 65%, EC là 64%). Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và sự di chuyển tư bản (vốn và tiền tệ) giữa các nước là một yếu tố ngày càng quan trọng đối với từng nền kinh tế quốc gia nói riêng và toàn bộ nền kinh tế thế giới nói chung. Các luồng FDI có tốc độ tăng nhanh hơn cả mức tăng của thương mại hàng hóa và dịch vụ quốc tế, đóng góp quan trọng vào sự phát triển của toàn cầu hóa. Trong những năm 1970, các luồng FDI hàng năm ở vào khoảng 27 – 30 tỷ USD; trong nửa đầu của thập niên 1980, con số này là 50 tỷ USD; trong nửa cuối của thập niên của 1980 là 170 tỷ USD; năm 1995 gần 400 tỷ USD, 1998 là 845 tỷ USD, năm 2000 vượt trên 1.000 tỷ USD, năm 2007 là 1.900 tỷ USD. Đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ tăng nhanh, hiện nay chiếm khoảng 50%. Cac luồng FDI vào các nước phát triển chiếm ¾ tổng số FDI trên thế giới. Tuy nhiên, đầu tư vào lĩnh vực sản xuất hàng xuất khẩu, gắn với luồng lưu chuyển hàng hóa và dịch vụ bên trong hệ thống của các công ty đa quốc, xuyên quốc gia vào các nước đang phát triển từ năm 1990 có xu hướng tăng lên. Thứ hai, toàn cầu hóa thể hiện qua sự hình thành và phát triển các thị trường thống nhất trên phạm vi khu vực và toàn cầu. Trong thời gian nửa đầu của thập kỷ 1990, theo thống kê của Tổ chức (http://www.whatisglobalization.org/#read)
  • 11. 11 Thương mại Thế giới (WTO) có tới 33 thỏa thuận liên kết kinh tế khu vực dưới dạng các thỏa thuận thương mại ưu đãi, khu vực mậu dịch tự do, liên minh thuế quan, liên minh kinh tế được ký kết đã thông báo cho Ban thư ký của WTO. Số lượng này nhiều gấp 3 lần số lượng các thỏa thuận được ký trong thập kỷ 1980 và bằng gần 1/3 tổng số các thỏa thuận liên kết khu vực được ký trong giai đoạn 1947 – 1995. Riêng trong giai đoạn từ 2000 – 2008, có trên 140 thỏa thuận liên kết khu vực đã được thông báo cho WTO. Cùng với các thỏa thuận trên, nhiều tổ chức hợp tác kinh tế đa phương thế giới và khu vực đã ra đời, ngày càng được tăng cường về số lượng và cơ chế tổ chức. Theo số liệu thống kê của Liên minh các Tổ chức Quốc tế, nếu như tính vào năm 1909, số lượng các tổ chức quốc tế trên toàn cầu chỉ là 213 thì đến năm 1960, con số này là 1.422 tổ chức, năm 1981 là 14.273, năm 1991 là 28.200; năm 2001 là 55.282 và 2006 là 58.859 tổ chức. Trên phạm vi toàn cầu, ngoài các tổ chức kinh tế - tài chính được thành lập trước đây như hệ thống các tổ chức thuộc Liên Hợp quốc, năm 1995, trên cơ sở Hiệp định chung về Thương mại và Thuế quan (GATT), Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã được hình thành. Tính đến tháng 3 năm 2013, WTO có 159 thành viên, chiếm tới trên 90% tổng giá trị thương mại thế giới. Ở phạm vi khu vực, các tổ chức và cơ chế liên kết kinh tế cũng được tăng cường. Tại Châu Âu, Liên minh Châu Âu EU với số lượng 27 nước thành viên hiện nay đã trở thành một liên kết quốc tế chặt chẽ toàn diện ở hầu hết mọi lĩnh vực. Ở Châu Á-Thái Bình Dương, Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN), Hiệp hội hợp tác khu vực Nam Á (SAARC), Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC)... đã ra đời và ngày càng tích cực đóng góp vào quá trình tăng cường liên kết quốc tế về thương mại trong khu vực. Tại Châu Mỹ, ta có thể sự hình thành liên kết khu vực qua việc hình thành Khu vực mậu dịch tự do Bắc Hoa Kỳ (NAFTA), Hiệp hội liên kết Hoa Kỳ La Tinh (LAIA), Thị trường chung Nam Hoa Kỳ (MERCOSUR), nhóm các nước ANDEAN, Cộng đồng Caribe và Thị trường chung (CARICOM), Thị trường chung Trung Hoa Kỳ (CACM)... Tại Châu Phi, Cộng đồng kinh tế các nước Tây Phi (ECOWAS), Liên minh kinh tế và thuế quan Trung Phi (UDEAC), Cộng đồng phát triển miền Nam Châu Phi (SADC), Liên minh Châu Phi (AU) là những nỗ lực để hình thành những khối thị trường chung và thống nhất trong khu vực. Thứ ba, toàn cầu hóa thể hiện qua sự gia tăng số lượng, quy mô và vai trò ảnh hưởng các công ty xuyên quốc gia tới nền kinh tế thế giới. Theo số liệu của UNCTAD, năm 1998 có 53.000 công ty xuyên quốc gia với 450.000 công ty con ở nhiều nước khác nhau trên thế giới. Năm 2000, trên thế giới có khoảng 63.000 công ty xuyên quốc gia với 700.000 các công ty con ở khắp các nước. Năm 1995, các công ty xuyên quốc gia bán ra một lượng hàng hóa và dịch vụ có giá trị bằng 7.000 tỷ USD. Năm 1999, tổng doanh số ban ra của công ty xuyên quốc gia đã đạt đến giá trị 14.000 tỷ USD. Hiện nay, các công ty xuyên quốc gia chi phối và kiểm soát trên 80% thương mại thế giới, 4/5 nguồn vốn đầu tư trực tiếp ở nước ngoài và 9/10 kết quả nghiên cứu chuyển giao công nghệ trên thế giới. Hệ thống dày đặc các công ty xuyên quốc gia này không những đã tạo ra một bộ phận quan trọng của lực lượng sản xuất thế giới mà còn liên kết các quốc giá lại với nhau ngày càng chặt chẽ hơn, góp phần làm cho quá trình toàn cầu hóa trở nên sâu sắc hơn bao giờ hết. Nếu tiếp cận toàn cầu hóa dưới góc nhìn của doanh nghiệp kinh doanh quốc tế, toàn cầu hóa có thể nhìn nhận ở góc độ toàn cầu hóa thị trường và toàn cầu hóa quá trình sản xuất. Toàn cầu hóa các thị trường (The globalization of markets)
  • 12. 12 Toàn cầu hóa các thị trường đề cập tới việc gắn kết (hợp nhất) các thị trường quốc gia vốn riêng rẽ và tách biệt thành một thị trường rộng lớn mang tính toàn cầu. Việc hạ thấp các hàng rào đối với hoạt động thương mại giữa các nước giúp cho việc bán hàng hóa trên phạm vi quốc tế trở nên dễ dàng hơn. Đôi khi có những ý kiến cho rằng sở thích và thị hiếu của người tiêu dùng ở các quốc gia khác nhau đang dần trở nên có sự đồng nhất, điều này giúp cho tạo nên thị trường toàn cầu. Các sản phẩm tiêu dùng như thẻ tín dụng Citigroup, đồ uống Coca – Cola, các trò chơi video Sony PlayStation, bánh humberger McDonald’s, và cà phê Starbucks thường được lấy làm ví dụ điển hình cho xu hướng này. Các doanh nghiệp như Citygroup, Coca-Cola, McDonald’s, Starbucks và Sony không đơn thuần chỉ là những người được hưởng lợi mà còn là những nhân tố tạo thuận lợi cho sự phát triển của xu hướng này. Bằng việc cung cấp các sản phẩm cơ bản ra thị trường nước ngoài, họ đang góp phần giúp tạo nên một thị trường toàn cầu. Một doanh nghiệp không cần phải có quy mô khổng lồ như một tập đoàn đa quốc gia mới có thể gặp thuận lợi và thu được lợi ích từ việc toàn cầu hóa các thị trường. Ví dụ như ở Mỹ, gần 90% số lượng các doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu là những doanh nghiệp quy mô nhỏ với số lượng lao động ít hơn 100 người, và tỷ trọng của họ trong tổng sản lượng xuất khẩu của Mỹ đang tăng dần trong suốt thập niên vừa qua và hiện đang vượt quá 20%. Các doanh nghiệp với số lượng lao động ít hơn 500 người chiếm khoảng 97% số lượng các nhà xuất khẩu của Mỹ và chiếm 30% trong tổng giá trị xuất khẩu. Điển hình trong số đó là Hytech, nhà sản xuất tấm nền năng lượng mặt trời có trụ sở tại New York đạt doanh thu hàng năm là 3 triệu USD và 40% trong số đó là từ việc xuất khẩu sang 5 quốc gia khác. Hay B&S Aircraft Alloys một doanh nghiệp khác ở New York cũng là ví dụ phù hợp khi mà 40% trong con số 8 triêu USD doanh thu hàng năm cũng đến từ hoạt động xuất khẩu. Tình trạng này cũng tương tự như ở một số quốc gia khác. Ví dụ như ở Đức, các doanh nghiệp với ít hơn 500 lao động chiếm khoảng 30% số lượng các doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu của quốc gia này. Bất chấp sự phổ biến của thẻ tín dụng Citygroup, bánh humberger Mc Donald’s hay cà phê Starbucks, cần lưu ý rằng không nên đẩy quan điểm tiếp cận đi quá xa khi cho rằng các thị trường quốc gia sẽ bị thay thế hoàn toàn bằng thị trường toàn cầu. Có nhiều khác biệt đáng kể tồn tại giữa thị trường các nước theo các yếu tố liên quan, bao gồm sở thích và thị hiếu của người tiêu dùng, các kênh phân phối, hệ thống các giá trị văn hóa, hệ thống kinh doanh và các quy định pháp lý. Các khác biệt này thường đòi hỏi khi đưa ra chiến lược marketing, đặc trưng sản phẩm, và tác nghiệp trong thực tế cần có những điều chỉnh cho phù hợp nhất với điều kiện thực tế ở mỗi quốc gia. Ví dụ như các công ty ô tô sẽ xúc tiến bán các mẫu xe khác nhau căn cứ theo các yếu tố như chi phí nhiên liệu ở địa phương đó, mức thu nhập, tình trạng tắc nghẽn giao thông, và các giá trị văn hóa. Tương tự như vậy, nhiều doanh nghiệp cần điều chỉnh định hướng sản phẩm và tác nghiệp giữa các quốc gia tùy theo sở thích và thị hiếu của từng nơi. Toàn cầu hóa thị trường hiện nay chủ yếu không phải dành cho các sản phẩm tiêu dùng – khi mà giữa các quốc gia vẫn có những khác biệt về sở thích và thị hiếu và đây vẫn là những nhân tố quan trọng góp phần kìm hãm xu hướng toàn cầu hóa. Toàn cầu hóa các thị trường hiện này chủ yếu dành cho các hàng hóa và vật liệu công nghiệp đáp ứng cho nhu cầu trên phạm vi toàn cầu. Điều này bao gồm thị trường cho các hàng hóa như nhôm, dầu mỏ, và lúa mì; thị trường đối với các sản phẩm công nghiệp như vi mạch, DRAMs (chip nhớ của máy tính), và máy bay thương mại; thị trường cho phần mềm máy tính; và các thị trường đối với các loại tài sản tài chính từ như tài sản của Mỹ, trái phiếu Châu Âu, đồng peso Mehico. Ở nhiều thị trường toàn cầu, các doanh nghiệp cùng ngành
  • 13. 13 thường đương đầu với nhau ở các thị trường quốc gia. Ví dụ như hai đối thủ kình địch trên phạm vi toàn cầu là Coca Cola và PepsiCo, hay như giữa Ford và Toyota, Boeing và Airbus, Caterpillar và Komatsui trong lĩnh vực thiết bị đào đất, hay Sony, Nintendo và Microsoft trong lĩnh vực trò chơi video. Nếu một doanh nghiệp tiến vào một thị trường nơi các đối thủ cạnh tranh chưa tiếp cận thì chắc chắn các doanh nghiệp kình địch sẽ theo chân vào thị trường này để ngăn chặn đối thủ của mình thu được lợi ích và chiếm ưu thế. Do các công ty nối đuôi nhau trên phạm vi toàn cầu nên họ thương mang theo mình các tài sản để phục vụ hoat động sản xuất và kinh doanh ở các thị trường các quốc gia, bao gồm các sản phẩm, chiến lược hoạt động, chiến lược tiếp thị, các tên nhãn hiệu, tạo nên tính đồng nhất ở khắp các thị trường. Vì thế, tính đồng nhất ngày một tăng lên và dần thay thế cho tính đa dạng. Ngày một nhiều các lĩnh vực sản xuất, khái niệm thị trường Đức, thị trường Mỹ, thị trường Brazin hay thị trường Nhật Bản dường như không còn tồn tại nữa mà thay vào đó đối với nhiều doanh nghiệp chỉ tồn tại duy nhất một thị trường toàn cầu. Toàn cầu hóa hoạt động sản xuất (The globalization of production) Toàn cầu hóa hoạt động sản xuất đề cập đến việc sử dụng các nguồn lực về hàng hóa và dịch vụ từ các địa điểm khác nhau ở khắp nơi trên thế giới nhằm khai thác những lợi ích do sự khác biệt giữa các quốc gia về chi phí và chất lượng của các yếu tố phục vụ sản xuất như (lao động, năng lượng, đất đai và vốn). Bằng cách này, các công ty hy vọng có thể hạ thấp cấu trúc chi phí chung/hoặc cải thiện chất lượng hoặc tăng khả năng chuyên môn hóa các chức năng trong hoạt động sản xuất, điều này cho phép các doanh nghiệp cạnh tranh hiệu quả hơn. Xem xét trường hợp đối với mẫu máy bay thương mại 777 của hãng Boeing. Có tám nhà cung cấp Nhật Bản tham gia sản xuất các phần như thân, cửa và cánh máy bay; một doanh nghiệp từ Singapore cung cấp cửa cho càng hạ cánh; ba nhà cung cấp từ Italia chế tạo vỏ cánh máy bay… Tổng cộng có khoảng 30% giá trị của chiếc máy bay 777 được cung cấp bởi các công ty nước ngoài. Đối với chiếc máy bay 787, Boeing còn định đẩy mạnh xu hướng này nhiều hơn, họ dự định tới 65% giá trị của chiếc máy bay sẽ được thuê ngoài từ các công ty nước ngoài và 35% trong số đó sẽ đến từ 3 công ty lớn của Nhật Bản. Một phần lý do căn bản của Boeing khi thuê ngoài khá nhiều trong hoạt động sản xuất đó là vì các nhà cung ứng nước ngoài này thực sự là những doanh nghiệp giỏi nhất trong lĩnh vực chuyên môn của họ. Một mạng lưới toàn cầu các nhà cung cấp sẽ tạo ra những sản phẩm cuối cùng tốt hơn, điều này cho phép Boeing có thêm cơ hội dành thị phần nhiều hơn trong tổng đơn hàng máy bay thương mại so với đối thủ chính của họ là Airbus. Bên cạnh đó, việc Boeing outsource một số hoạt động sản xuất ở các nước khác là nhằm tăng cơ hội dành được các đơn hàng quan trọng từ các hãng hàng không có trụ sở ở nước đó. Một ví dụ khác về mạng lưới các hoạt động toàn cầu, hãy xem xét chiếc laptop X31 của IBM. Sản phầm này được các kỹ sư của IBM thiết kế tại Mỹ vì IBM tin rằng đây là địa điểm tốt nhất cho việc thiết kế các mẫu sản phẩm. Vỏ máy, bàn phím và ổ đĩa cứng được sản xuất tại Thái Lan; màn hình hiển thị và bộ nhớ được sản xuất tại Hàn Quốc; card không dây gắn trong được sản xuất tại Malaysia, và vi mạch xử lý được chế tạo tại Mỹ. Trong mỗi case, các linh kiện này được sản xuất tại các địa điểm tối ưu với các khoản chi phí sản xuất và vận chuyển. Các linh kiện này sẽ được chuyển tới bộ phận của IBM tại Mehico để lắp ráp trước khi được chuyển về Mỹ để tiêu thụ. IBM thực hiện việc lắp ráp máy tính ThinkPad tại Mehico vì các nhà quản lý tính toán rằng do chi phí nhân công ở quốc gia này khá rẻ, nên họ
  • 14. 14 có thể giảm thiểu chi phí lắp ráp khi thực hiện tại đây. Chiến lược marketing và bán hàng đối với thị trường Bắc Mỹ do nhân sự của IBM tại Mỹ xây dựng và phát triển, chủ yếu là do công ty này tin rằng dựa trên sự am hiểu về thị trường địa phương, nhân sự của IBM ở Mỹ sẽ tạo thêm giá trị cho sản phẩm thông qua các nỗ lực marketing của họ hơn là nhân sự ở nơi khác. (Năm 2005, bộ phận kinh doanh các sản phẩm máy tính cá nhân của IBM, bao gồm cả ThinkPad, đã được công ty Lenovo của Trung Quốc mua lại và công ty này đã nhanh chóng chuyển trụ sở chính của mình về Mỹ vì tin rằng đây là nơi tốt nhất đề điều hành công việc kinh doanh). Trong khi các hoạt động thuê ngoài (outsource) chủ yếu như Boeing và IBM giới hạn đối với các doanh nghiệp chế tạo thì ngày càng nhiều công ty tận dụng sự tiến bộ của công nghệ truyền thông, đặc biệt là Internet để outsource các hoạt động dịch vụ sang các nhà sản xuất với chi phí thấp ở các nước khác. Ví dụ, Internet cho phép các bệnh viện ở Mỹ thuê ngoài (outsource) công việc liên quan đến chẩn đoán bệnh thông qua phim chụp sang Ấn Độ, nơi mà hình ảnh của chụp cộng hưởng từ và các phương pháp tương tự được phân tích vào ban đêm khi các bác sĩ điều trị ở Mỹ ngủ và kết quả sẵn sàng cho họ vào sáng hôm sau. Tương tự như vậy vào tháng 12 năm 2003, IBM tuyên bố công ty này sẽ chuyển công việc của khoảng 4,300 kỹ sư phần mềm từ Mỹ sang Ấn Độ và Trung Quốc (sản xuất phần mềm được coi là một loại hoạt động dịch vụ). Nhiều công ty phần mềm hiện đang sử dụng kỹ sư người Ấn Độ để thực hiện chức năng bảo trì đối với các phần mềm được thiết kế tại Mỹ. Do sự khác biệt về thời gian, các kỹ sư Ấn Độ có thể thực hiện công việc kiểm tra debugging đối với các phần mềm được viết ở Mỹ khi các kỹ sư bên Mỹ đi ngủ, và chuyển các mã đã được sửa lỗi về Mỹ thông qua kết nối Internet được bảo mật và sẵn sàng cho các kỹ sư bên Mỹ tiếp tục công việc vào ngày hôm sau. Việc phân tách các hoạt động tạo ra giá trị theo cách này có thể rút ngắn thời gian và giảm chi phí cần thiết để phát triển các chương trình phần mềm mới. Các doanh nghiệp khác từ các công ty sản xuất máy tính đến các ngân hàng cũng đang thực hiện việc outsource các chức năng dịch vụ khách hàng, chẳng hạn như trung tâm giải đáp điện thoại, sang các quốc gia đang phát triển nơi mà chi phí lao động rẻ hơn. Robert Reich người đã từng đảm nhiệm vị trí bộ trưởng lao động dưới thời chính quyền Clinton, cho rằng xu hướng mà các công ty như Boeing, Microsoft hay IBM đang thực hiện dẫn tới kết quả là giờ đây nhiều trường hợp không còn thích hợp khi nói đến hàng hóa của Mỹ, của Nhật Bản, của Đức hay của Hàn Quốc. Theo Reich, khi việc outsourcing các hoạt động sản xuất sang các nhà cung ứng khác đang ngày một tăng như hiện nay thì kết quả tất yếu của hoạt động toàn cầu hóa, người ta đã đề cập đến “sản phẩm toàn cầu”. Tuy nhiên, giống như với việc toàn cầu hóa các thị trường, người ta cũng phải cẩn trọng tránh việc đẩy toàn cầu hóa hoạt động sản xuất đi quá xa. Có rất nhiều trở ngại gây khó khăn cho các doanh nghiệp khi họ tìm cách phân tán hoạt động sản xuất ra nhiều nơi trên phạm vi toàn cầu một cách tối ưu. Những trở ngại này bao gồm các rào cản chính thức hoặc không chính thức cản trở hoạt động thương mại giữa các nước, các rào cản đối với đầu tư nước ngoài, chi phí vận chuyển và các vấn đề liên quan đến rủi ro kinh tế và chính trị. Ví dụ, như các quy định của Chính phủ hạn chế việc các bệnh viện thực hiện outsource công việc chẩn đoán bệnh qua ảnh chụp cộng hưởng từ sang các nước đang phát triển nơi mà chi phí cho bác sĩ Xquang rẻ hơn. Tuy nhiên, chúng ta đang tiến bước về một tương lai được đặc trưng bởi toàn cầu hóa các thị trường và hoạt động sản xuất. Các doanh nghiệp hiện đại đóng vai trò nhân tố quan trọng trong xu thế này khi các hoạt động của họ góp phần thúc đẩy toàn cầu hóa. Tuy vậy, các doanh nghiệp này cũng phản ứng lại một cách hiệu quả với những thay đổi về điều kiện trong môi trường hoạt động.
  • 15. 15 1.2.3. Các nhân tố thúc đẩy toàn cầu hóa Có hai nhân tố chính thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa, đó là việc dỡ bỏ các rào cản trong các hoạt động thương mại và đầu tư ở các lĩnh vực; và sự phát triển của cách mạng khoa học và công nghệ. Việc dỡ bỏ các rào cản trong các hoạt động thương mại, đầu tư, dịch vụ, công nghệ, sở hữu trí tuệ giữa các nước và lãnh thổ trên phạm vi khu vực và toàn cầu cùng với sự hình thành và tăng cường các quy định, nguyên tắc, luật lệ chung với cơ chế tổ chức để điều chỉnh và quản lý các hoạt động, giao dịch kinh tế quốc tế theo hướng tự do hoá là động lực quan trọng thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa. Đối với lĩnh vực hàng hóa, trong khuôn khổ của Hiệp định GATT, thương mại hàng hóa là lĩnh vực thể hiện rõ nét nhất việc dỡ bỏ các rào cản theo hướng tự do hóa. Từ năm 1947 đến nay đã diễn ra 8 vòng đàm phán để cắt giảm thuế quan. Kết quả của các vòng đàm phán đã đưa thuế quan của các nước công nghiệp phát triển giảm xuống từ 40% năm 1947 xuống còn gần 10% vào cuối thập niên 1960 và dưới 4% sau khi hoàn thành thực hiện các cam kết của vòng đàm phán Urugoay. Hiệp định đạt được tại vòng đàm phán Urugoay làm giảm tới 38% mức thuế quan của hàng nghìn mặt hàng trên thế giới. Về hàng rào phi thuế quan, tổ chức WTO cũng như các khuôn khổ khu vực đều đưa vào trong chương trình đàm phán. Vòng đàm phán Urugoay đã đề cập tới một các lĩnh vực liên quan tới các hàng rào phí thuế quan như biện pháp vệ sinh an toàn và kiểm dịch động thực vật, các rào cản kỹ thuật, các quy định về định giá hải quan, quy tắc xuất xứ... Trên phạm vi khu vực, hàng rào thuế quan nội khối đã được gỡ bỏ như trong EU, NAFTA, AFTA. Đối với lĩnh vực thương mại dịch vụ, Hiệp định GATS trong khuôn khổ của WTO là nỗ lực đầu tiên nhằm xây dựng các quy định trên phạm vi toàn cầu để quản lý các luồng lưu chuyển dịch vụ giữa các quốc gia. Hiệp định đã đưa ra các nguyên tắc mang tính chất khung, dựa vào đó các nước đưa ra những cam kết cụ thể về mở cửa và tiếp cận thị trường. Sự phát triển của cách mạng khoa học và công nghệ có tác động mạnh mẽ tới quá trình toàn cầu hóa, là động lực quan trọng thúc đẩy quá trình này. Những tiến bộ của khoa học – kỹ thuật và công nghệ bao gồm những phát minh, sáng chế, các biện pháp kỹ thuật tiên tiến, các giống mới, các phương pháp công nghệ hiện đại, các lý thuyết và phương thức quản lý mới trong mọi lĩnh vực được áp dụng vào thực tiễn sản xuất, kinh doanh làm tăng năng suất lao động, tạo ra ngày càng nhiều sản phẩm thặng dư cho xã hội với chi phí thấp hơn, giá rẻ hơn, tạo ra tiền đề thúc đẩy sự hình thành và phát triển sự phân công, chuyên môn hóa lao động, sản xuất và kinh doanh theo ngành nghề, vùng lãnh thổ và giữa các quốc gia. Nhờ đó, thương mại và trao đổi quốc tế về hàng hóa, dịch vụ, vốn, lao động và tri thức ngày một tăng. Sự phát triển của khoa học – công nghệ, đặc biệt là cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất và lần thứ hai đã mở đường cho sự hình thành và phát triển nhanh chóng của thị trường thế giới. Nếu cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất chủ yếu dựa vào máy hơi nước, sắt và than thì cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai chủ yếu dựa vào máy chạy bằng nhiên liệu lỏng, điện và năng lượng nguyên tử và những vật liệu đặc biệt: kim loại không sắt, chất dẻo, sợi hóa chất, đặc biệt là dựa vào những thành tựu của lĩnh vực thông tin và phương thức quản lý mới. Việc ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ trong ngành giao thông và kỹ thuật thông tin làm cho thế giới bị thu nhỏ lại về không gian và thời gian. Các chi phí về vận tải, về thông tin ngày càng giảm, sự cách trở về địa lý dần được khắc phục, các quốc gia và dân
  • 16. 16 tộc trở nên gần gũi hơn với những hình ảnh và thông tin được truyền hình liên tục về các sự kiện đang xẩy ra ở mọi nơi trên trái đất. Trong thế kỷ XIX, sự ra đời của đường sắt đã làm giảm chi phí vận tải khoảng 85 – 95%. Trong khoảng 10 – 15 năm, phí vận tải đường biển đã giảm khoảng 70%; phí vận tải hàng không giảm mỗi năm khoảng 3 – 4%. Sự phát triển của máy tính cá nhân và thương mại điện tử đã diễn ra với tốc độ nhanh chóng hơn. Năng suất trong ngành công nghệ thông tin suốt trên ba thập kỷ tăng khoảng 5% một năm, cao gấp 5 lần so với tốc độ tăng năng suất chung của tất cả các ngành. Dưới tác động của cuộc cách mạng công nghệ về công nghệ thông tin, kinh tế tri thức đang hình thành trong đó tri thức trở thành một lực lượng sản xuất ngày càng quan trọng, chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong nền kinh tế nói chung và từng loại hàng hóa và dịch vụ được sản xuất và tiêu thục trên thị trường quốc tế nói riêng. Khoa học và công nghệ từ cuối thập niên 1970 đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất toàn cầu, làm thay đổi hầu hết mọi mặt hoạt động sản xuất cả về lượng và chất và mang tính quốc tế hóa cao độ. Cuộc cách mạng khoa học công nghệ này đã làm cho nền kinh tế thế giới phát triển với tốc độ trên 3%/năm trong vòng hơn 20 năm. Hai cuộc cách mạng công nghiệp trước đây đã mang lại những biến đổi to lớn trong đời sống kinh tế và xã hội toàn cầu, đặc biệt là sự phát triển nhanh chóng của sản xuất, tạo ra nguồn của cải phong phú cho loài người. Tuy nhiên, với hai cuộc cách mạng đầu tiên, hàm lượng vật chất (năng lượng, nguyên nhiên liệu, thiết bị máy móc, vốn và lao động) vẫn chiếm phần lớn trong một sản phẩm. Với cuộc cách mạng khoa học – công nghệ hiện nay, hàm lượng vật chất trong các sản phẩm ngày càng giảm, hiện nay chỉ còn chiếm tỷ lệ bình quân từ 25 – 30% trong một sản phẩm, phần còn lại là hàm lượng tri thức. Đặc điểm này cũng thể hiện tính toàn cầu, tính quốc tế hóa của hoạt động lao động sản xuất ngày càng cao. Cuộc cách mạng khoa học – công nghệ lần thứ ba gắn với sự ra đời của những công nghệ cao trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực sinh học, thông tin, tự động hóa, vật liệu mới và năng lực. Trong lĩnh vực sinh học, việc khám phá ra cấu trúc ADN, hiểu biết được mật mã của sự sống là một bước ngoặt trong lịch sử sinh học. Với những kỹ thuật về di truyền học, về gien và nuôi cấy tế bào, nhiều loại giống cây trồng, vật nuôi và nguồn dinh dưỡng mới được tạo ra, góp phần nâng cao năng suốt nông nghiệp, tạo ra lương thực và thực phẩm dồi dào cho con người sử dụng và trao đổi. Trong vòng ba thập kỷ, sản xuất lương thực thế giới tăng trên 100% trong khi dân số tăng trên 60%. Lĩnh vực thông tin chứng kiến những tiến bộ phi thường, đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy xu thế toàn cầu hóa. Với hệ thống các phương tiện và kỹ thuật thông tin hiện đại, cách mạng thông tin toàn cầu như điện thoại, fax, Internet... mối liên hệ qua lại và giao dịch giữa các cá nhân và doanh nghiệp ở mọi nơi trên thế giới trở nên nhanh chóng, thường xuyên và thuận tiện với chi phí ngày càng giảm dần; biên giới giữa các quốc gia trên nhiều phương diện đã và đang bị xóa mờ. Sự biến đổi trong lĩnh vực thông tin, đặc biệt đã biến thông tin trở thành môt thứ hàng hóa, truyền thông trở thành một trong những ngành công nghiệp hàng đầu trên thế giới. Nhờ vào công nghệ thông tin, thương mại điện tử ra đời và phát triển ngày càng mạnh mẽ. Nhờ vào công nghệ thông tin, phương thức tổ chức và quản lý sản xuất – kinh doanh đã thay đổi vô cùng nhanh chóng. Một số nhà phân tích dự đoán rằng “Nền kinh tế điện tử„ sẽ tạo ra nhiều công ty với quy mô nhỏ, hoạt động thông qua mạng điện tử với cơ chế tạm thời hoặc không cần phải có một trụ sở làm việc chung.
  • 17. 17 Cuộc cách mạng khoa học – công nghệ cũng tạo ra nhiều loại vật liệu mới có chất lượng tốt hơn, chi phí thấp hơn thay thế những vật liệu truyền thống. Từ những năm 1980 cho đến nay, thế giới đã tăng cường sử dụng những nguồn năng lượng và vật liệu mới, khiến cho lượng dầu lửa do các nước công nghiệp tiêu thụ giảm đi trung bình 1 tỷ tấn/năm. Tỷ lệ nguồn điện nguyên tử, thủy điện, năng lượng mặt trời được sử dụng ngày càng cao trong sản xuất và đời sống. Các vật liệu mới như chất dẻo đặc biệt, vật liệu tổng hợp, sợi quang học, gốm sứ... thay thế ngày càng nhiều nguyên liệu truyền thống. Tự động hóa cũng trở thành một nét đặc trưng của khoa học – công nghệ, nhiều khâu trong sản xuất được tự động hóa, lập trình khoa học. 1.3. Cơ hội và thách thức của toàn cầu hóa đối với hoạt động kinh doanh quốc tế 1.3.1. Cơ hội Toàn cầu hóa vừa tạo cơ hội, vừa tạo thách thức cho các doanh nghiệp khi thực hiện hoạt động kinh doanh quốc tế. Về mặt tích cực, toàn cầu hóa mang lại cho các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế những cơ hội như: - Thứ nhất, các doanh nghiệp có cơ hội mở rộng thị trường, tăng doanh thu, lợi nhuận, thị phần. Đặc biệt, khi các quốc gia là thành viên của các liên kết khu vực, ở đó quan hệ thương mại giữa các thành viên là các thỏa thuận thương mại tự do (chẳng hạn các nước ASEAN ký kết thỏa thuận thương mại tự do AFTA, các nước thuộc khu vực Bắc Mỹ ký kết thỏa thuận thương mại tự do NAFTA) hoặc khi các quốc gia là thành viên của một tổ chức kinh tế quốc tế, chẳng hạn Tổ chức thương mại thế giới (WTO), ở đó quan hệ thương mại được điều chỉnh bởi những nguyên tắc và quy định nhằm đảm bảo thương mại càng trở nên thông thoáng và khả đoán thì điều kiện tiếp cận thị trường trở e, thuận lợi hơn. Đây chính là cơ hội tốt đối với các doanh nghiệp trong việc thâm nhập và mở rộng thị trường kinh doanh của mình. - Thứ hai, toàn cầu hóa giúp các doanh nghiệp có thể tiếp cận và sử dụng được các nguồn lực một cách tối ưu. Khi điều kiện tiếp cận thị trường trở nên thông thoáng, thuận lợi thì việc di chuyển các nguồn lực giữa các quốc cũng trở nên dễ dàng, đó là sự di chuyển của nguồn vốn, nguồn lao động,kỹ thuật, công nghệ,… Nhờ đó, các doanh nghiệp có thể tiếp cận với nguồn lực có chi phí thấp, góp phần giảm chi phí và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. - Thứ ba, toàn cầu hóa giúp doanh nghiệp có cơ hội củng cố, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Dưới tác động của toàn cầu hóa, nền kinh tế mở cửa và hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới, bởi vậy thị trường được mở rộng và thị trường trong nước cũng trở thành thị trường quốc tế. Do đó, áp lực cạnh tranh đối với các doanh nghiệp tăng lên, đòi hỏi các doanh nghiệp phải củng cố và nâng cao năng lực cạnh tranh để có thể giữ vững vị thế tại thị trường trong nước và ngoài nước. Điều đó cũng có nghĩa là toàn cầu hóa đã mang lại cho các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế cơ hội củng cố khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. 1.3.2. Thách thức Bên cạnh những tác động tích cực theo hướng tạo cơ hội cho các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế, toàn cầu hóa còn có những tác động không tích cực, tạo ra những thách thức cho các doanh nghiệp. Những thách thức của quá trình toàn cầu hóa đối với các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế bao gồm:
  • 18. 18 - Thứ nhất, toàn cầu hóa khiến các doanh nghiệp phải đối mặt với áp lực cạnh tranh ngày càng lớn. - Thứ hai, toàn cầu hóa đặt ra cho các doanh nghiệp những thách thức trong việc củng cố năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cũng như hoạt động quản trị doanh nghiệp. - Thứ ba, toàn cầu hóa cũng đặt ra những thách thức cho các doanh nghiệp trong việc đáp ứng những quy định pháp luật quốc gia và quốc tế, những yêu cầu, đòi hỏi của thị trường ở các quốc gia khác nhau. 1.4. Hệ thống thương mại thế giới 1.4.1. Bán phá giá và các biện pháp chống bán phá giá §iÒu VI - GATT 1947 quy ®Þnh: B¸n ph¸ gi¸ lµ hµnh ®éng mang s¶n phÈm cña mét n-íc sang b¸n thµnh hµng ho¸ ë mét n-íc kh¸c, víi møc gi¸ xuÊt khÈu thÊp h¬n gi¸ b¸n th«ng th-êng cña s¶n phÈm ®ã khi b¸n ë trong n-íc xuÊt khÈu. Kh¸i niÖm nµy sau ®ã tiÕp tôc ®-îc WTO sö dông trong HiÖp ®Þnh vÒ chèng b¸n ph¸ gi¸. (§iÒu 2.1 ADA: Mét s¶n phÈm bÞ coi lµ b¸n ph¸ gi¸ - tøc lµ ®-îc ®-a vµo l-u th«ng th-¬ng m¹i cña mét n-íc kh¸c thÊp h¬n trÞ gi¸ th«ng th-êng cña s¶n phÈm ®ã – nÕu nh- gi¸ xuÊt khÈu cña s¶n phÈm ®-îc xuÊt khÈu tõ mét n-íc nµy sang mét n-íc kh¸c thÊp h¬n møc gi¸ cã thÓ so s¸nh ®-îc cña s¶n phÈm t-¬ng tù ®-îc tiªu dïng t¹i n-íc xuÊt khÈu theo c¸c ®iÒu kiÖn th-¬ng m¹i th«ng th-êng). Chống bán phá giá là hành động đối kháng của Chính phủ nước nhập khẩu đối với hàng nhập khẩu bị bán phá giá nhằm chống lại hành động cạnh tranh không công bằng, bảo vệ lợi ích của những nhà sản xuất hàng hóa tương tự tại thị trường nước nhập khẩu. Theo Hiệp định ADA, để áp dụng biện pháp chống bán phá giá, cơ quan điều tra của nước nhập khẩu phải trải qua quy trình điều tra và tìm các bằng chứng để chứng minh hội đủ 3 điều kiện:  Hµng nhËp khÈu bÞ b¸n ph¸ gi¸ (that dumping is occurring). Thông thường cơ quan điều tra phải xác định biên độ phá giá. Biên độ phá giá = (giá thông thường – giá xuất khẩu)/ giá xuất khẩu. Nếu Biên độ bán phá giá dương chứng tỏ hàng nhập khẩu bị bán phá giá. Thông thường cơ quan điều tra sẽ các định thiệt hại của ngành sản xuất trong nước nếu biên độ phá giá lớn hơn 2%.  Ngµnh s¶n xuÊt s¶n phÈm t-¬ng tù cña n-íc nhËp khÈu bÞ thiÖt h¹i ®¸ng kÓ hoÆc bÞ ®e däa thiÖt h¹i ®¸ng kÓ, hoÆc ng¨n c¶n ®¸ng kÓ sù h×nh thµnh ngµnh s¶n xuÊt trong n-íc (that the domestic industry producing the like product in the importing country is suffering material injury).  Cã mèi quan hÖ nh©n qu¶ gi÷a viÖc hµng nhËp khÈu b¸n ph¸ gi¸ vµ thiÖt h¹i nãi trªn (that there is a causal link between the two). Khi có cơ sở khẳng định hội đủ 3 điều kiện trên, cơ quan điều tra đưa ra quyết định áp dụng biện pháp chống bán phá giá. Ban đầu, biện pháp thường được sử dụng có thể là yêu cầu nâng giá xuất khẩu hoặc biện pháp chống bán phá giá tạm thời (đó là một khoản tiền đối với hàng nhập khẩu phải nộp khi làm thủ tục hải quan, được xác định trên cơ sở biên độ phá giá tạm thời). Sau 4 tháng áp dụng, nếu biện pháp tạm thời không làm thay đổi tình trạng bán phá giá, cơ quan điều tra áp dụng biện pháp cuối cùng, đó là thuế chống bán phá giá. Thuế chống bán phá giá là loại thuế đánh vào hàng nhập khẩu, được tính toán trên cơ sở biên độ phá giá, không vượt quá biên độ phá giá và được sử dụng trong thời hạn không quá 5 năm.
  • 19. 19 Vì vậy các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế cần tìm hiểu kỹ luật pháp về chống bán phá giá ở các nước nhập khẩu, đảm bảo hệ thống kế toán minh bạch và theo chuẩn quốc tế để sẵn sàng cung cấp bằng chứng chứng minh với cơ quan điều tra khi bị điều tra chống bán phá giá. Doanh nghiệp nên hợp tác với cơ quan điều tra để quá trình điều tra diễn ra nhanh chóng, thuận lợi và có thể giảm thiểu thiệt hại đối với doanh nghiệp. Ngoài ra, doanh nghiệp nên đa dạng hóa thị trường xuất khẩu để giảm thiểu những thiệt hại nếu bị áp thuế chống bán phá giá. 1.4.2. Trợ cấp và các biện pháp chống trợ cấp Trî cÊp (Subsidies) lµ viÖc chÝnh phñ dµnh cho c¸c doanh nghiÖp nh÷ng lîi Ých trùc tiÕp hay gi¸n tiÕp mµ trong ®iÒu kiÖn th«ng th-êng doanh nghiÖp kh«ng thÓ cã. Kh¸i niÖm lîi Ých ë ®©y lµ rÊt quan träng trong viÖc x¸c ®Þnh mét biÖn ph¸p cã ph¶i lµ mét trî cÊp hay kh«ng. §èi víi mét quèc gia, c¸c chÝnh s¸ch, c¸c biÖn ph¸p ®Òu nh»m mang l¹i c¸c lîi Ých cho doanh nghiÖp, nh-ng chØ c¸c ho¹t ®éng cña chÝnh phñ t¹o ra c¸c lîi Ých cho doanh nghiÖp kh«ng phï hîp víi c¸ch tÝnh th-¬ng m¹i th«ng th-êng míi ®-îc coi lµ trî cÊp. Nh÷ng lîi Ých nµy cã thÓ ph¸t sinh tõ viÖc chÝnh phñ trùc tiÕp cung cÊp tiÒn cho doanh nghiÖp, cho vay víi ®iÒu kiÖn -u ®·i hoÆc b¶o l·nh cho vay, hoÆc chÝnh phñ miÔn, ho·n c¸c kho¶n thuÕ ph¶i thu, hoÆc viÖc cung cÊp hay mua hµng ho¸ dÞch vô víi gi¸ c¶ thuËn lîi cho doanh nghiÖp, hoÆc hç trî thu nhËp hay trî gÝa cho c¸c doanh nghiÖp. Trong WTO, trợ cấp và các biện pháp đối kháng trong thương mại hàng phi nông sản được điều chỉnh bởi Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng (Hiệp định SCM), trong khi trợ cấp trong thương mại hàng nông sản được quy định và điều chỉnh theo Hiệp định nông nghiệp (hiệp định AoA). Ph©n lo¹i trî cÊp Nhằm đảm bảo trợ cấp và các biện pháp chống tMçi mét lo¹i trî cÊp sÏ cã c¸c t¸c ®éng kh¸c nhau ®Õn ho¹t ®éng th-¬ng m¹i quèc tÕ. §Ó cã c¸c c¨n cø ¸p dông c¸c biÖn ph¸p ®èi víi tõng lo¹i trî cÊp, hiÖp ®Þnh SCM ph©n trî cÊp thµnh ba lo¹i nh- sau: Trî cÊp bÞ cÊm (trî cÊp ®Ìn ®á - Prohibited subsidies) Trõ mét sè ngo¹i lÖ nh- ®èi xö -u tiªn ®èi víi c¸c n-íc ®ang ph¸t triÓn vµ c¸c nÒn kinh tÕ chuyÓn ®æi, tÊt c¶ c¸c trî cÊp ®Ìn ®á ®Òu bÞ cÊm sö dông, nÕu mét trî cÊp ®Ìn ®á ®-îc sö dông, nã sÏ trë thµnh ®èi t-îng bÞ ®iÒu chØnh. Trî cÊp bÞ cÊm bao gåm trî cÊp xuÊt khÈu (export subsidies) vµ trî cÊp sö dông hµng néi (local content subsidies) thay cho hµng nhËp khÈu Theo HiÖp ®Þnh, c¸c biÖn ph¸p sau ®©y ®-îc coi lµ trî cÊp xuÊt khÈu: - ChÝnh phñ trî cÊp trùc tiÕp cho c¸c doanh nghiÖp hay ngµnh c«ng nghiÖp ®Ó thùc hiÖn ho¹t ®éng xuÊt khÈu - C¸c biÖn ph¸p gióp b¶o l-u tiÒn hoÆc bÊt cø ho¹t ®éng t-¬ng tù nµo liªn quan tíi viÖc trî cÊp cho hµng xuÊt khÈu - C¸c biÖn ph¸p trong viÖc vËn chuyÓn trong n-íc hoÆc c-íc phÝ vËn t¶i ®èi víi hµng xuÊt khÈu ®-îc -u tiªn h¬n so víi hµng tiªu dïng néi ®Þa - C¸c biÖn ph¸p cung cÊp hµng ho¸ vµ dÞch vô ®Ó s¶n xuÊt hµng xuÊt khÈu ®-îc -u ®·i h¬n so víi s¶n xuÊt hµng tiªu dïng trong n-íc.
  • 20. 20 - C¸c biÖn ph¸p miÔn toµn bé hay mét phÇn, c¾t gi¶m hoÆc ho·n thu c¸c lo¹i thuÕ trùc thu hay chi phÝ phóc lîi x· héi mµ c¸c doanh nghiÖp ph¶i tr¶ cã liªn quan tíi hµng xuÊt khÈu. - C¸c biÖn ph¸p miÔn hay c¾t gi¶m riªng ®èi víi hµng xuÊt khÈu c¸c lo¹i thuÕ gi¸n thu nh- thuÕ gi¸ trÞ gia t¨ng. - C¸c biÖn ph¸p cung cÊp ®¶m b¶o tÝn dông xuÊt khÈu hoÆc c¸c ch-¬ng tr×nh b¶o hiÓm xuÊt khÈu víi møc phÝ kh«ng ®ñ bï ®¾p c¸c chi phi ho¹t ®éng dµi h¹n còng nh- c¸c rñi ro cña ch-¬ng tr×nh. Trî cÊp cã thÓ bÞ khiÕu n¹i (trî cÊp ®Ìn vµng - Actionable subsidies) §©y lµ lo¹i trî cÊp ®Æc thï chØ ¸p dông cho mét doanh nghiÖp hay mét nhãm doanh nghiÖp, mét lÜnh vùc c«ng nghiÖp, mét ngµnh c«ng nghiÖp, hay cho mét khu vùc ®Þa lý. Trî cÊp cã thÓ bÞ khiÕu n¹i lµ trî cÊp ®-îc chÊp nhËn trong khu«n khæ cña HiÖp ®Þnh trong chõng mùc kh«ng g©y bÊt lîi trùc tiÕp hoÆc gi¸n tiÕp ®Õn lîi Ých cña ngµnh hoÆc lîi Ých th-¬ng m¹i cña n-íc kh¸c vµ chØ bÞ khiÕu kiÖn khi g©y t¸c ®éng tiªu cùc ®Õn quyÒn lîi cña thµnh viªn kh¸c, cô thÓ: - Hµng nhËp khÈu ®-îc trî cÊp g©y tæn h¹i ®Õn lîi Ých cña n-íc kh¸c - Hµng nhËp khÈu ®-îc trî cÊp lµm ph-¬ng h¹i ®Õn nÒn s¶n xuÊt trong n-íc nhËp khÈu. - Lµm v« hiÖu hoÆc suy gi¶m quyÒn lîi mµ c¸c thµnh viªn trùc tiÕp hoÆc gi¸n tiÕp ®-îc h-íng tõ GATT . Trî cÊp kh«ng bÞ khiÕu kiÖn (trî cÊp ®Ìn xanh - non-actionable subsidies)  Trợ cấp không cá biệt: Tức là các loại trợ cấp không hướng tới một (một nhóm) doanh nghiệp/ngành/khu vực địa lý nào. Tiêu chí để hưởng trợ cấp là khách quan; không cho cơ quan có thẩm quyền cấp khả năng tuỳ tiện xem xét và không tạo ra hệ quả ưu đãi riêng đối với bất kỳ đối tượng nào; hoặc  Các trợ cấp sau (dù cá biệt hay không cá biệt): - Trợ cấp cho hoạt động nghiên cứu do các công ty, tổ chức nghiên cứu tiến hành (với một số điều kiện về loại trợ cấp và mức trợ cấp cụ thể); - Trợ cấp cho các khu vực khó khăn (với các tiêu chí xác định cụ thể về mức thu nhập bình quân hoặc tỷ lệ thất nghiệp) - Trợ cấp để hỗ trợ điều chỉnh các điều kiện sản xuất cho phù hợp với môi trường kinh doanh mới. Các nước thành viên có thể áp dụng các hình thức này mà không bị thành viên khác khiếu kiện (tức là loại trợ cấp được phép vô điều kiện). C¸c biÖn ph¸p ®èi kh¸ng C¸c biÖn ph¸p ®èi kh¸ng (countervailing measures) ®-îc ¸p dông ®èi víi trî cÊp ®Ìn ®á vµ ®Ìn vµng khi hµng ho¸ nhËp khÈu ®-îc trî cÊp lµm ph-¬ng h¹i tíi nghµnh c«ng nghiÖp trong n-íc. ThuÕ chèng trî cÊp lµ kho¶n thuÕ bæ sung ngoµi kho¶n thuÕ NK th«ng th-êng ®¸nh vµo hµng nhËp khÈu ®-îc trî cÊp nh»m lo¹i bá t¸c ®éng lµm thiÖt h¹i cho ngµnh s¶n xuÊt trong n-íc nhËp khÈu. SCM quy ®Þnh c¸c biÖn ph¸p ®èi kh¸ng sÏ ®-îc ¸p dông sau khi c¬ quan cã thÈm quyÒn cña n-íc nhËp khÈu tiÕn hµnh ®iÒu tra vµ ®-a ra kÕt luËn kh¼ng ®Þnh sù tån t¹i cña c¶ 3 ®iÒu kiÖn sau:
  • 21. 21 - Hµng NK ®-îc trî cÊp víi biªn ®é trî cÊp h¬n 1%. Biªn ®é trî cÊp lµ phÇn tr¨m møc trî cÊp trªn trÞ gi¸ hµng hãa. Møc trî cÊp ®-îc x¸c ®Þnh tu©n thñ theo luËt ph¸p n-íc nhËp khÈu. Nh×n chung møc trî cÊp ®-îc tÝnh theo h-íng dÉn:  Nếu Nhà nước cho doanh nghiệp vay một khoản với mức lãi suất thấp hơn mức lãi suất thương mại bình thường cho khoản vay tương tự: Mức trợ cấp được tính là phần chênh lệch giữa 2 mức lãi suất này;  Nếu Nhà nước bảo lãnh vay với phí bảo lãnh thấp hơn chi phí mà doanh nghiệp phải trả cho khoản vay thương mại tương tự nếu không có bảo lãnh của Nhà nước: Mức trợ cấp sẽ được tính là phần chênh lệch giữa 2 mức này  Nếu Nhà nước mua hoặc cung cấp hàng hoá, dịch vụ với giá mua cao hơn mức hợp lý hoặc giá cung cấp thấp hơn mức hợp lý (xác định theo các điều kiện thị trường của hàng hoá/dịch vụ liên quan): mức trợ cấp là mức chênh lệnh giá. - Ngµnh s¶n xuÊt s¶n phÈm t-¬ng tù cña n-íc nhËp khÈu bÞ thiÖt h¹i ®¸ng kÓ hoÆc bÞ ®e däa thiÖt h¹i ®¸ng kÓ hoÆc ng¨n c¶n ®¸ng kÓ sù h×nh thµnh cña ngµnh s¶n xuÊt trong n-íc. - Cã mèi quan hÖ nh©n qu¶ gi¸ hµng nhËp khÈu ®-îc trî cÊp vµ thiÖt h¹i. Về nguyên tắc, mức thuế chống trợ cấp được tính riêng cho từng nhà sản xuất, xuất khẩu nước ngoài và không cao hơn biên độ trợ cấp xác định cho họ; Trường hợp các nhà sản xuất, xuất khẩu nước ngoài không được lựa chọn để tham gia cuộc điều tra thì mức thuế chống trợ cấp áp dụng cho họ không cao hơn biên độ trợ cấp trung bình của tất cả các nhà sản xuất, xuất khẩu nước ngoài được lựa chọn điều tra. Sau khi áp thuế một thời gian (thường là theo từng năm) cơ quan có thẩm quyền sẽ điều tra lại để xem xét tăng, giảm mức thuế hoặc chấm dứt việc áp thuế đối kháng nếu có yêu cầu; Việc áp thuế chống trợ cấp không được kéo dài quá 5 năm kể từ ngày có Quyết định áp thuế hoặc kể từ ngày tiến hành rà soát lại trừ khi cơ quan có thẩm quyền thấy rằng việc chấm dứt áp thuế sẽ dẫn tới việc tái trợ cấp hoặc gây thiệt hại; Quyết định áp thuế chỉ có hiệu lực đối với hàng hoá liên quan nhập khẩu sau thời điểm ban hành Quyết định; việc áp dụng hồi tố (áp dụng cho những lô hàng nhập khẩu trước thời điểm ban hành Quyết định) chỉ được thực hiện nếu thiệt hại gây ra cho ngành sản xuất nội địa là thiệt hại thực tế. Trong thương mại hàng nông sản, theo Hiệp định AoA, trợ cấp được chia thành các nhóm: - Trợ cấp hộp màu xanh lá cây bao gồm những trợ cấp không có tác động trực tiếp làm bóp méo thương mại hàng nông sản như trợ cấp để ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ, trợ cấp phát triển hạ tầng cơ sở nông thôn, trợ cấp để phòng trừ dịch, bệnh, trợ cấp để đảm bảo an ninh lương thực,… - Trợ cấp hộp màu xanh da trời bao gồm trợ cấp cho vùng sâu vùng xa, vùng có hoàn cảnh khó khăn, … - Trợ cấp hộp màu hổ phách, bao gồm những trợ cấp có tác động trực tiếp làm bóp méo thương mại hàng nông sản như trợ cấp thu mua giống và vật tư đầu vào, trợ giá bán hoặc trợ cấp xuất khẩu,… Các thành viên của WTO đều cam kết cắt giảm trợ cấp đối với nông nghiệp, thậm chí nhiều thành viên cam kết không trợ cấp xuất khẩu cho hàng nông sản. Các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế cần chú ý luật pháp về trợ cấp và các biện pháp đối kháng của thị trường trong nước cũng như thị trường nhập khẩu để đảm bảo cạnh tranh lành mạnh, tránh những
  • 22. 22 tổn thất, thiệt hại có thể có khi bị nước nhập khẩu sử dụng các biện pháp đối kháng. Doanh nghiệp nên tăng khả năng cạnh tranh cho sản phẩm bằng chất lượng của hàng hóa, bao bì, kiểu dáng, dịch vụ kèm theo,… hơn là cạnh tranh bằng việc xin trợ cấp từ chính phủ hoặc bán phá giá. Ngoài ra doanh nghiệp cần đa dạng hóa thị trường, áp dụng chế độ kế toán minh bạch phù hợp tiêu chuẩn quốc tế và hợp tác với cơ quan điều tra khi cần thiết để tránh những thiệt hại có thể có đối với doanh nghiệp. 1.4.3. Biện pháp tự vệ trong thương mại quốc tế Tự vệ là biện pháp được nước nhập khẩu sử dụng dưới hình thức t¹m thêi h¹n chÕ nhËp khÈu nÕu sau khi ®iÒu tra kh¼ng ®Þnh r»ng hµng nhËp khÈu ®ang t¨ng ®ét biÕn theo nghÜa t-¬ng ®èi vµ tuyÖt ®èi sÏ g©y thiÖt h¹i nghiªm träng cho ngµnh s¶n xuÊt trong n-íc vµ s¶n xuÊt ra c¸c s¶n phÈm t-¬ng tù. Theo HiÖp ®Þnh tù vÖ (AS) cña WTO, viÖc ®iÒu tra ®Ó ¸p dông biÖn ph¸p tù vÖ cã thÓ do ChÝnh phñ hoÆc mét ngµnh c«ng nghiÖp yªu cÇu tiÕn hµnh. ViÖc ®iÒu tra ph¶i ®-îc th«ng b¸o c«ng khai ®Ó c¸c nhµ nhËp khÈu, xuÊt khÈu vµ c¸c bªn liªn quan kh¸c cã thÓ ®-a ra chøng cí vµ quan ®iÓm cña m×nh. ViÖc ¸p dông c¸c biÖn ph¸p tù vÖ chØ ®-îc tiÕn hµnh khi viÖc ®iÒu tra x¸c ®Þnh ®-îc r»ng: + S¶n phÈm ®ang nhËp khÈu víi sè l-îng t¨ng theo nghÜa tuyÖt ®èi vµ t-¬ng ®èi. + Trong ®iÒu kiÖn ®ã sÏ g©y ra hoÆc ®e do¹ g©y ra thiÖt h¹i nghiªm träng ®èi víi nÒn s¶n xuÊt c¸c s¶n phÈm t-¬ng tù hoÆc trùc tiÕp c¹nh tranh. C¸c biÖn ph¸p tù vÖ chØ ®-îc ¸p dông trong thêi h¹n t¹m thêi ®Ó t¹o ®iÒu kiÖn cho ngµnh c«ng nghiÖp bÞ thiÖt h¹i tiÕn hµnh c¸c b-íc tù ®iÒu chØnh nh»m thÝch øng víi c¹nh tranh khi ngõng ¸p dông c¸c biÖn ph¸p tù vÖ ®ã. MÆt kh¸c, c¸c biÖn ph¸p tù vÖ chØ ®-îc ¸p dông ë møc ®é cÇn thiÕt ®Ó ng¨n ngõa hoÆc kh¾c phôc thiÖt h¹i nghiªm träng vµ thóc ®Èy ®iÒu chØnh vµ dùa trªn nguyªn t¾c kh«ng ph©n biÖt ®èi xö ®èi víi hµng nhËp khÈu tõ c¸c nguån kh¸c nhau. Cã hai h×nh thøc tù vÖ lµ t¨ng møc thuÕ trÇn hoÆc ¸p dông h¹n chÕ sè l-îng. Trong tr-êng hîp sö dông h¹n ng¹ch, h¹n ng¹ch ®-îc ph©n bæ trªn c¬ së thÞ phÇn nhËp khÈu cña c¸c n-íc nµy trong thêi gian nhÊt ®Þnh tr-íc ®ã, cã tÝnh ®Õn c¸c nhµ cung cÊp míi. - Thêi gian ¸p dông biÖn ph¸p tù vÖ vµ båi th-êng thiÖt h¹i th-¬ng m¹i Thêi gian ¸p dông c¸c biÖn ph¸p tù vÖ tèi ®a lµ 4 n¨m, ®-îc phÐp kÐo dµi nh-ng kh«ng qu¸ 8 n¨m, thêi gian kÐo dµi møc tù vÖ kh«ng ®-îc cao h¬n thêi gian chÝnh thøc. Cho phÐp n-íc nhËp khÈu ®-îc phÐp t¸i ®iÒu tra ®Ó ¸p dông biÖn ph¸p tù vÖ víi mét mÆt hµng sau kho¶ng thêi gian b»ng thêi gian tù vÖ lÇn tr-íc nh-ng kh«ng Ýt h¬n 2 n¨m. ¸p dông biÖn ph¸p tù vÖ sÏ g©y tæn thÊt cho c¸c n-íc bÞ ¸p dông. V× vËy, c¸c n-íc thµnh viªn dù ®Þnh ¸p dông c¸c biÖn ph¸p tù vÖ sÏ ®-a ra ®Ò nghÞ bèi th-êng cho n-íc cã lîi Ých th-¬ng m¹i bÞ ¶nh h-ëng do viÖc ¸p dông c¸c biÖn ph¸p tù vÖ nµy. ViÖc båi th-êng cã thÓ ®-îc tho¶ thuËn d-íi h×nh thøc n-íc muèn ¸p dông biÖn ph¸p tù vÖ sÏ gi¶m thuÕ ®¸nh vµo c¸c mÆt hµng xuÊt khÈu kh¸c cña n-íc bÞ ¸p dông biÖn ph¸p tù vÖ. ViÖc båi th-êng ph¶i theo nguyªn t¾c t-¬ng ®-¬ng, nÕu kh«ng tho¶ thuËn ®-îc møc ®é båi th-êng th× c¸c n-íc thµnh viªn xuÊt khÈu cã thÓ ¸p dông c¸c biÖn ph¸p tr¶ ®òa.