SlideShare a Scribd company logo
2017
BÁO CÁO
NGHIÊN CỨU MÔI TRƯỜNG KINH DOANH VAS TẠI MYANMAR
NGUYỄN QUANG HIẾU
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU MÔI TRƯỜNG KINH DOANH TẠI MYANMAR | QUANG HIẾU
1
LỜI NÓI ĐẦU
Việc nghiên cứu thị trường và phân tích các yếu tố ảnh hưởng là bước đầu tiên
và là bước quan trọng nhất để xây dựng chiến lược kinh doanh cho một doanh
nghiệp, một sản phẩm hay một dịch vụ. Đối với lĩnh vực VAS, để xác định chiến
lược kinh doanh và xác định lộ trình cung cấp các dịch vụ, các doanh nghiệp
cũng cần phân tích chi tiết và tổng thể các yếu tố có thể ảnh hưởng đến quá trình
định hướng kinh doanh của doanh nghiệp mình, các yếu tố ảnh hưởng này bao
gồm các yếu tố bên ngoài và các yếu tố bên trong. Yếu tố bên ngoài lại bao gồm
các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô và các yếu tố thuộc môi trường vi mô.
Báo cáo này là cung cấp những thông tin ngắn gọn về các yếu tố ảnh hưởng
đến việc định hướng kinh doanh các dịch vụ VAS tại thị trường Myanmar. Tài
liệu này được viết cho các doanh nghiệp Việt Nam đang quan tâm và có nhu cầu
tìm hiểu để đầu tư kinh doanh VAS tại thị trường này.
Các cá nhân, đơn vị quan tâm hoặc muốn qua trực tiếp để tìm hiểu thị trường
Myanmar về lĩnh vực VAS và dịch vụ CNTT, có thể trao đổi trực tiếp với tác giả
để có thêm các thông tin hỗ trợ khác.
Trân trọng!
Quang Hiếu
http://linkedin.com/in/quanghieu
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU MÔI TRƯỜNG KINH DOANH TẠI MYANMAR | QUANG HIẾU
2
CÁC NHÂN TỐ VĨ MÔ
Vị trí địa lý: Myanmar là đất nước có diện tích lớn nhất trong khu vực Đông Nam
Á với diện tích khoảng 678.500Km2
, đứng thứ 40 trên thế giới. Là một đất nước
có giàu khoáng sản, đa dạng địa hình và khí hậu phong phú thuận lợi cho việc
phát triển Công nghiệp, Nông nghiệp và cả lĩnh vực dịch vụ. Ngoài ra, Myanmar
còn có đường bở biển dài và có đường biên giới tiếp giáp với nhiều nước lớn
như Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan... Đây là những cơ sở để Myanmar phát triển
kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân. Đối với việc phát
triển các dịch vụ VAS, từ đặc điểm này có thể thấy cần phát triển đa dạng loại
hình dịch vụ, phong phú về nội dung để phù hợp với từng vùng miền.
Kinh tế: Myanmar vẫn là một nước nghèo, nền kinh tế đứng thứ 27/49 ở khu
vực châu á và đứng thứ 7/11 trong khối ASEAN (Vietnam dứng thứ 6). GDP năm
2015 là 64.87 tỷ USD, lạm phát vẫn ở mức cao (năm 2015 là 12,2%), tuy nhiên
với tốc độ tăng trưởng GDP trung bình là 7% mỗi năm và với những thuận lợi về
vị trí và nguồn tài nguyên thiên nhiên, Myanmar được đánh giá là một thị trường
đầy tiềm năng trong 5-10 năm tới. Kinh tế Myanmar đang phát triển, vì vậy, các
dịch vụ VAS cần bám sát các lĩnh vực có tốc độ tăng trưởng tốt, ngoài việc cung
cấp các thông tin giải trí cho tập khách hàng “mới nổi”, VAS cần phải có những
dịch vụ hỗ trợ, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế nói chung của Myanmar.
Chính trị và hệ thống Luật pháp: Tình hình chính trị tại Myanmar vẫn còn tiếp
tục diễn biến phức tạp, vẫn còn tồn tại nhiều mâu thuẫn chính trị và vẫn còn xung
đột sắc tộc ở một số Bang. Hệ thống luật pháp chưa thực sự chặt chẽ, hiệu lực
quản lý của cơ quan nhà nước còn chưa thực sự mạnh. Các văn bản luật liên
quan đến lực vực nội dung số và sở hữu trí tuệ còn chưa được hoàn thiện, nội
dung còn sơ sài, chưa bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cho các nội dung nước ngoài
(audio, video). Các phân tích này cho thấy, việc cung cấp nội dung của các dịch
vụ VAS chỉ nên tập trung vào lĩnh vực giải trí và kinh tế, hạn chế tối đa liên quan
đến các vấn đề chính trị và pháp luật. Liên quan đến việc kiểm soát bản quyền
nội dung, cần có đội ngũ tư vấn luật để dảm bảo không xảy ra các khiếu kiện làm
ảnh hưởng đến hình ảnh và thương hiệu của Công ty. Đã có những Công ty Việt
Nam triển khai kinh doanh một số dịch vụ nội dung tại Myanmar như HDC và
cũng có những công ty đã từng bị phạt vì việc kinh doanh dịch vụ không có bản
quyền hoặc bị phạt vì việc trả thưởng bằng tiền mặt mà chưa được cấp phép.
Dân số: các số liệu về dân số của Myanmar chỉ mang tính chất tương đối vì các
chương trình thống kê của nhà nước được thực hiện từ nhiều năm trước và cũng
không được làm chi tiết, đầy đủ. Hiện tại Myanmar là 59 triệu, với tốc độ tăng
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU MÔI TRƯỜNG KINH DOANH TẠI MYANMAR | QUANG HIẾU
3
thấp (0,8%/năm). Là một nước có dân số trẻ, tỷ lệ người trong độ tuổi lao động
chiếm 68,5% và tỷ lệ nam/nữ là 48/52. Theo các báo cáo của GSMA thì Nam
giới có như cầu sử dụng dịch vụ giá trị gia tăng hơn, nữ giới thường chỉ dùng
Facebook, vì vậy mà các dịch vụ giải trí trên nền 4G trước hết cần tập trung vào
nhóm đối tượng nam giới, để phát triển các dịch vụ cho nữ giới và tạo thói quen
cần có những ứng dụng hoặc nội dung chuyên biệt.
Cơ sở hạ tầng: Myanmar có hệ thống hạ tầng nghèo nàn, đường xá còn chưa
được mở rộng và phần lớn là đường đất, các tòa nhà hầu hết được xây dựng từ
thế hệ trước, đến nay đã xuống cấp rất nhiều. Nổi cộm là vấn đề thiếu điện, chỉ
có khoảng 2% gia đình thắp sáng bằng điện và nguồn nước chủ yếu là từ giếng
khoan, hệ thống cung cấp nước sạch cũng chưa đáp ứng được. Mặc dù cơ sở
hạ tầng cho các lĩnh vực còn nghèo nàn nhưng những năm gần đây, dưới sự
đầu tư của các Công ty nước ngoài, Myanmar đang có những thay đổi rõ rệt,
đặc biệt là trong lĩnh vực viễn thông và hạ tầng cơ sở như nhà ở, đường xá; Các
lĩnh vực khác cũng đang trong giai đoạn chuyển mình rõ rệt. Sự phát triển về hạ
tầng trong tất cả các lĩnh vực của Myanmar là cơ hội cho các dịch vụ VAS và
dịch vụ công nghệ thông tin phát triển, Nhà mạng cần xây dựng lộ trình để từng
bước đưa các dịch vụ vào ngay từ giai đoạn này, như ứng dụng quản lý hệ thống
điện, nước, y tế, giáo dục...
Giáo dục: Myanmar có tỷ lệ biết chữ rất cao, hơn 90% dân số. Hệ thống giáo
dục của Myanmar vẫn giữ nguyên theo chuẩn của Vương Quốc Anh từ thời còn
thuộc địa, tuy nhiên, do trải qua một thời gian dài bị hạn chế giáo dục đại học
(trải dài từ năm 1962 đến đầu những năm 2000) nên hiện tại chất lượng đào tạo
còn thấp, lực lượng lao động có trình độ cao còn thiếu rất nhiều. Những năm
gần đây, chính phủ đã có nhiều chính sách khuyến khích phát triển giáo dục trở
lại, vì vậy, đây là một cơ hội lớn cho các dịch vụ elearning phát triển, vừa tạo
điều kiện thúc đẩy giáo dục phát triển, vừa tận dụng được sự ủng hộ của chính
phủ.
Xã hội: theo báo cáo của TNS thì “gia đình” là trái tim, là nhân tố quan trọng nhất
đối với mỗi người Myanmar. Đa số mọi người làm việc là để gia đình và con cái
của họ có cuộc sống tốt hơn, người Myanmar cũng dành nhiều thời gian cho gia
đình hơn dành cho bạn bè và dành cho các hoạt động xã hội. Cũng vì thế mà sự
tin tưởng, tôn trọng người lớn tuổi trong gia đình luôn được coi trọng, các thế hệ
tiếp theo nhau cũng vì thế mà ảnh hưởng sâu sắc bởi thế hệ trước đó. Vì vậy
mà các dịch vụ cần phải hướng tới mục tiêu là giúp người Myanmar chăm sóc
tốt hơn gia đình của mình, hoặc các dịch vụ giải trí tại nhà cho cả gia đình, giúp
gắn kết hơn nữa tình cảm gia đình giữa các thế hệ.
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU MÔI TRƯỜNG KINH DOANH TẠI MYANMAR | QUANG HIẾU
4
Văn hóa - Tôn giáo: Myanmar có nhiều tôn giáo khác nhau, tuy nhiên, có đến
90% dân số theo Đạo Phật. Đạo phật có ảnh hưởng rất lớn, vì vậy mà cuộc sống,
thói quen sinh hoạt, văn hóa của người dân không tách rời với các nghi lễ của
Phật giáo. Phật giáo đi sâu vào văn hóa và là cốt lõi của văn hóa Myanmar, trong
các làng truyền thống, chùa triền là trung tâm của đời sống văn hóa, các nhà sư
được sùng kính và người dân luôn quỳ trước mặt để tỏ lòng tôn trọng. Nét văn
hóa của người Myanmar được thể hiện rõ nét trong các lễ hội truyền thống, các
quy ước, các phong tục và các điều cấm kị. Điều này đặc biệt cần lưu ý và nghiên
cứu kỹ khi đề xuất dịch vụ và định hướng nội dung cho các dịch vụ VAS, cần tôn
trọng các quy ước, thói quen sinh hoạt và cần tránh phạm phải các điều cấm kị
gắn liền với phật giáo. Bên cạnh đó, vì Myanmar vẫn có những xung đột về tôn
giáo, vì vậy khi kinh doanh các dịch vụ liên quan đến tôn giáo cần tránh ra những
hiểu lầm làm cho bộ phận tôn giáo khác có cơ hội nói xấu, làm ảnh hưởng đến
thương hiệu.
Tiểu kết 1: Thông qua việc phân tích các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô, có thể
thấy Myanmar là một đất nước có nhiều tiềm năng để trở thành một nước phát
triển trong tương lai gần. Sự thay đổi về thể chế chính trị, các chính sách mở
cửa của nhà nước đang giúp cho nền kinh tế có những bước tiến đáng kể, hạ
tầng cơ sở được cải thiện rất nhanh qua mỗi năm. Đây là một thị trường tiềm
năng để phát triển các dịch vụ giá trị gia tăng, các dịch vụ giải trí “số” và phát
triển các dịch vụ Công nghệ thông tin trong tất cả các lĩnh vực. Tuy nhiên, việc
phát triển các dịch vụ cần quan tâm và gắn liền với đời sống liên quan đến tôn
giáo của người dân, đồng thời hướng các dịch vụ đến các hộ gia đình hơn là cá
nhân đơn lẻ.
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU MÔI TRƯỜNG KINH DOANH TẠI MYANMAR | QUANG HIẾU
5
CÁC NHÂN TỐ VI MÔ
Đối thủ cạnh tranh: Về thị trường viễn thông, mật độ thâm nhập di động của
Myanmar khá cao (2015 là 68%) với thị thần lớn nhất là MPT (49%, 18tr, ARPU
$4,5), tiếp theo là Telenor (37%, 13,7tr, ARPU $4,41), cuối cùng là Ooredoo
(14%, 5,3tr, ARPU $5). Mật độ thâm nhập handset 3G lên tới con số 70%, cao
nhất trong khu vực. Các con số cho thấy, thị trường viễn thông tại Myanmar đã
gần đến bão hòa, số lượng thuê bao lớn, ARPU trung bình đã ngang với các
nước đang phát triển trong khu vực, cho thấy mức tiêu dùng của người dân cho
dịch vụ viễn thông là không nhỏ và cần phát triển các dịch vụ giá trị gia tăng, đặc
biệt là các dịch vụ trên nền Data để tăng ARPU khách hàng lên. Điểm đáng chú
ý là mật độ máy 3G lớn là tiền đề để phát triển các dịch vụ trên nền data này, vì
vậy mà Myanmar thực sự sẽ là một thị trường tiềm năng để phát triển các dịch
vụ VAS.
Về lĩnh vực VAS. Các dịch vụ được cung cấp bởi 3 nhà mạng chủ yếu là các
dịch vụ tiện ích và đa số miễn phí cho khách hàng, vì vậy mà mặc dù số lượng
dịch vụ nhiều (Ooredoo 26, Telenor 11, MPT 12) nhưng tổng doanh thu do các
dịch vụ này tạo ra còn chưa nhiều (khoảng 2% tiêu dùng gốc), các dịch vụ tạo ra
doanh thu chủ yếu là các dịch vụ nội dung liên quan đến âm nhạc (CRBT), thông
tin trên nền SMS (gói tin tức các lĩnh vực), chỉ rất ít doanh thu đến từ các dịch vụ
nội dung trên nền 3G/4G. Các nhà mạng hiện chưa quan tâm đúng mức tới việc
phát triển các dịch vụ VAS, là một thị trường tiềm năng nhưng hiện tại mới chỉ có
các dịch vụ cơ bản và ít có các dịch vụ mới ra mắt. Đây sẽ là điểm đáng chú ý
cho những Nhà mạng muốn xây dựng thương hiệu năng động, luôn đổi mới,
quan tâm toàn diện và liên tục tạo ra các giá trị mới cho khách hàng.
Khách hàng: Đối tượng khách hàng của dịch vụ VAS là những người trẻ tuổi,
năng động, thường tập trung ở khu vực thành thị và là người luôn mong muốn
tiếp cận cái mới, có nhu cầu cao về các dịch vụ giải trí. Myanmar có dân số trẻ,
có sở hữu smartphone, đa số biết chữ và sẽ sớm gia nhập tầng lớp có thu nhập
trung bình, đây là điều kiện rất tốt để phát triển các dịch vụ VAS. Nhà mạng cần
nghiên cứu và định hướng vào tập khách hàng này, không chỉ để tạo ra doanh
thu cho các dịch vụ VAS (vì giới trẻ là đối tượng chủ yếu sẵn sàng chi tiêu cho
các dịch vụ mới) mà các dịch vụ VAS sẽ là yếu tố key để giúp phát triển và gìn
giữ thuê bao di động. Chính vì vậy, các nhà mạng sẽ rất cần phát triển mạnh các
dịch vụ VAS như là một lợi thế cạnh tranh của mình so với nhà mạng khác.
Nhà cung cấp: trong 5 năm trở lại đây, Myanmar đã chú trọng phát triển Công
nghệ thông tin vì vậy đã có rất nhiều các doanh nghiệp ICT được mở ra tại các
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU MÔI TRƯỜNG KINH DOANH TẠI MYANMAR | QUANG HIẾU
6
thành phố lớn như Yangon và Mandalay. Bên cạnh đó, sự gia nhập thị trường
của Ooredoo và Telenor 3 năm trước cũng đã mở đường cho các doanh nghiệp
cung cấp dịch vụ VAS phát triển. Hiện tại, Myanmar có khoảng 50 doanh nghiệp
sẵn sàng cung cấp các giải pháp công nghệ cho ngành VAS, các doanh nghiệp
nước ngoài đến từ Ấn Độ, Thái Lan, Singapore và Việt Nam cũng đã tiếp cận và
giới thiệu các giải pháp của mình. Vấn đề khó khăn và quan trọng đối với lĩnh
vực này là việc thiếu các nội dung trong nước (local), đặc biệt là nội dung số. Do
trước đây nhà nước kiểm duyệt nội dung chặt chẽ, chi phí sản xuất nội dung lớn,
hạ tầng để kinh doanh nội dung cũng chưa phát triển vì vậy thị trường nội dung
số vẫn còn ở dạng tiềm năng. Như vậy, các giải pháp kỹ thuật cho VAS đã rất
sẵn sàng, tuy nhiên, khó khăn lớn đến từ việc biên tập và sản xuất nội dung. Kể
cả việc sử dụng các nội dung quốc tế thì cũng cần rất nhiều thời gian để biên tập
lại thành ngôn ngữ địa phương, trong khi đó, ở giai đoạn đầu, khi tập khách hàng
của Nhà mạng còn ít, chưa hấp dẫn được đối tác cung cấp nội dung, vì vậy, vấn
đề đảm bảo nội dung cho các dịch vụ VAS cần được xem xét kỹ lưỡng và có
chiến lược cụ thể, dài hạn.
Tiểu kết 2: Qua phân tích các yếu tố vi mô, cho thấy, thị trường để kinh doanh
các dịch vụ VAS hiện vẫn ở dạng tiềm năng, các đối thủ chưa thực sự quan tâm
và đầu tư đúng mức để phát triển các dịch vụ. Tuy nhiên, sự phát triển của hạ
tầng viễn thông và ngành Công nghệ thông tin đang tạo ra những đòn bẩy mạnh
mẽ để phát triển ngành kinh doanh dịch vụ VAS này. Cơ sở hạ tầng, nhà cung
cấp, khách hàng tiềm năng cơ bản đã sẵn sàng, do đó, Nhà mạng cần nhanh
chóng chiếm lĩnh thị trường để chiếm ưu thế và trở thành nhà mạng tiên phong
trong lĩnh vực cung cấp các dịch vụ giải trí chất lượng cao và trở thành nhà mạng
quan tâm đến việc tạo ra những giá trị mới cho khách hàng.
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU MÔI TRƯỜNG KINH DOANH TẠI MYANMAR | QUANG HIẾU
7
XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN VAS
Xu hướng thế giới: thị trường dịch vụ VAS trên thế giới cũng đang thay đổi để
phù hợp với sự phát triển của các nền tảng công nghệ. Các dịch vụ trên nền IP
băng thông rộng, dần thay thế các dịch vụ trên nền tảng 2G/3G cũ. Ngay cả các
dịch vụ thoại/SMS truyền thống cũng thay đổi, đòi hỏi thoại chất lượng HD, thấy
hình và SMS cũng phải tăng cường thêm các tính năng mới để tăng trải nghiệm
người dùng khi giao tiếp. Làn sóng các dịch vụ OTT và các dịch vụ IoT đang dần
biến nhà cung cấp dịch vụ viễn thông trở thành nhà cung cấp hạ tầng thuần tuý,
nhà mạng đã dần mất đi vai trò dẫn dắt cuộc chơi của mình. Trước áp lực đổi
mới đó, nhà mạng buộc phải tìm cách thay đổi phương thức kinh doanh của
mình, hoặc là trở thành nhà cung cấp dịch vụ đa phương tiện, hoặc trở thành
nhà cung cấp hạ tầng thuần tuý. Những thay đổi này diễn ra với tốc độ chậm,
nhưng là một xu hướng không thể cưỡng lại, các nhà mạng đang mất dần doanh
thu truyền thống của mình vào tay các nhà cung cấp dịch vụ.
Xu hướng của Myanmar: mặc dù ra nhập muộn, nhưng Myanmar đã có tốc độ
tăng trưởng bùng nổ trong những năm gần đây. Việc áp dụng những nền tảng
công nghệ mới nhất cho thị trường (3G/4G) và tỷ lệ khách hàng sở hữu
smartphone của Myanmar rất lớn là cơ sở để phát triển các dịch vụ VAS. Bước
tiến lớn của Myanmar trong việc xây dựng hạ tầng và phát triển thuê bao chắc
chắn cũng sẽ tạo ra một sự bùng nổ thứ 2 về việc phát triển các dịch vụ VAS và
Công nghệ thông tin. Một khi đời sống người dân được cải thiện, cơ sở hạ tầng
về CNTT được trang bị rộng khắp đến các cơ quan, doanh nghiệp, thì khi đó việc
phát triển các dịch vụ VAS và CNTT cho người sử dụng sẽ là tất yếu.
Tiểu kết 3: Thị trường viễn thông của Myanmar đã phát triển với tốc độ đáng kể,
hạ tầng viễn thông và mức tiêu dùng của thuê bao di động Myanmar đã ngang
bằng với mức trung bình của thế giới. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cũng góp phần
cải thiện thu nhập và đời sống của người dân một cách đáng kể. Như vậy, có
thể dự báo rằng xu hướng phát triển các ngành dịch vụ nói chung, và các dịch
vụ VAS nói riêng sẽ nhanh chóng bắt kịp đà phát triển chung của thế giới. Vì vậy
mà Nhà mạng cần bắt nhịp ngay từ đầu để nắm bắt cơ hội và dẫn dắt sự phát
triển này ở Myanmar.

More Related Content

What's hot

[Keynotes] 2. mr. dinh duy hoa ministry of home affairs
[Keynotes] 2. mr. dinh duy hoa   ministry of home affairs[Keynotes] 2. mr. dinh duy hoa   ministry of home affairs
[Keynotes] 2. mr. dinh duy hoa ministry of home affairs
IDG Vietnam Public Sector
 

What's hot (6)

[Keynotes] 2. mr. dinh duy hoa ministry of home affairs
[Keynotes] 2. mr. dinh duy hoa   ministry of home affairs[Keynotes] 2. mr. dinh duy hoa   ministry of home affairs
[Keynotes] 2. mr. dinh duy hoa ministry of home affairs
 
Luận văn: Chính sách hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp tại TPHCM
Luận văn: Chính sách hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp tại TPHCMLuận văn: Chính sách hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp tại TPHCM
Luận văn: Chính sách hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp tại TPHCM
 
Tài liệu bồi dưỡng về phòng, chống tham nhũng
Tài liệu bồi dưỡng về phòng, chống tham nhũngTài liệu bồi dưỡng về phòng, chống tham nhũng
Tài liệu bồi dưỡng về phòng, chống tham nhũng
 
Baocao tmdt2010
Baocao tmdt2010Baocao tmdt2010
Baocao tmdt2010
 
Chính sách hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế tại huyện Phú Ninh
Chính sách hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế tại huyện Phú NinhChính sách hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế tại huyện Phú Ninh
Chính sách hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế tại huyện Phú Ninh
 
Luận văn: Chính sách phổ biến pháp luật công nhân tỉnh Bình Dương
Luận văn: Chính sách phổ biến pháp luật công nhân tỉnh Bình DươngLuận văn: Chính sách phổ biến pháp luật công nhân tỉnh Bình Dương
Luận văn: Chính sách phổ biến pháp luật công nhân tỉnh Bình Dương
 

Similar to Bao cao moi truong kinh doanh VAS tai myanmar

KẾ HOẠCH GIẢM TỈ LỆ SINH CON THỨ 3 TRỞ LÊN, CHO CÁC HỘ GIA ĐÌNH TẠI QUẬN BÌNH...
KẾ HOẠCH GIẢM TỈ LỆ SINH CON THỨ 3 TRỞ LÊN, CHO CÁC HỘ GIA ĐÌNH TẠI QUẬN BÌNH...KẾ HOẠCH GIẢM TỈ LỆ SINH CON THỨ 3 TRỞ LÊN, CHO CÁC HỘ GIA ĐÌNH TẠI QUẬN BÌNH...
KẾ HOẠCH GIẢM TỈ LỆ SINH CON THỨ 3 TRỞ LÊN, CHO CÁC HỘ GIA ĐÌNH TẠI QUẬN BÌNH...
Nguyen Khue
 
Eprimer ecom-vietnamese-version
Eprimer ecom-vietnamese-versionEprimer ecom-vietnamese-version
Eprimer ecom-vietnamese-version
Sarah Nguyen
 

Similar to Bao cao moi truong kinh doanh VAS tai myanmar (20)

Bcvtvn q1 2015
Bcvtvn q1 2015Bcvtvn q1 2015
Bcvtvn q1 2015
 
Đề tài: Giải pháp Marketing hướng tới các mối quan hệ trong kinh doanh dịch v...
Đề tài: Giải pháp Marketing hướng tới các mối quan hệ trong kinh doanh dịch v...Đề tài: Giải pháp Marketing hướng tới các mối quan hệ trong kinh doanh dịch v...
Đề tài: Giải pháp Marketing hướng tới các mối quan hệ trong kinh doanh dịch v...
 
Báo cáo thực tập tại ngân hàng MHB Càng Long, HAY, 9 ĐIỂM
Báo cáo thực tập tại ngân hàng MHB Càng Long, HAY, 9 ĐIỂMBáo cáo thực tập tại ngân hàng MHB Càng Long, HAY, 9 ĐIỂM
Báo cáo thực tập tại ngân hàng MHB Càng Long, HAY, 9 ĐIỂM
 
Báo cáo thực tập tại ngân hàng Đồng bằng sông cửu long, HAY, 9 ĐIỂM
Báo cáo thực tập tại ngân hàng Đồng bằng sông cửu long, HAY, 9 ĐIỂMBáo cáo thực tập tại ngân hàng Đồng bằng sông cửu long, HAY, 9 ĐIỂM
Báo cáo thực tập tại ngân hàng Đồng bằng sông cửu long, HAY, 9 ĐIỂM
 
Đề tài: Giải pháp phát triển dịch vụ hỗ trợ kinh doanh cho doanh nghiệp nhỏ v...
Đề tài: Giải pháp phát triển dịch vụ hỗ trợ kinh doanh cho doanh nghiệp nhỏ v...Đề tài: Giải pháp phát triển dịch vụ hỗ trợ kinh doanh cho doanh nghiệp nhỏ v...
Đề tài: Giải pháp phát triển dịch vụ hỗ trợ kinh doanh cho doanh nghiệp nhỏ v...
 
KẾ HOẠCH GIẢM TỈ LỆ SINH CON THỨ 3 TRỞ LÊN, CHO CÁC HỘ GIA ĐÌNH TẠI QUẬN BÌNH...
KẾ HOẠCH GIẢM TỈ LỆ SINH CON THỨ 3 TRỞ LÊN, CHO CÁC HỘ GIA ĐÌNH TẠI QUẬN BÌNH...KẾ HOẠCH GIẢM TỈ LỆ SINH CON THỨ 3 TRỞ LÊN, CHO CÁC HỘ GIA ĐÌNH TẠI QUẬN BÌNH...
KẾ HOẠCH GIẢM TỈ LỆ SINH CON THỨ 3 TRỞ LÊN, CHO CÁC HỘ GIA ĐÌNH TẠI QUẬN BÌNH...
 
Eprimer ecom-vietnamese-version
Eprimer ecom-vietnamese-versionEprimer ecom-vietnamese-version
Eprimer ecom-vietnamese-version
 
Thực Thi Chính Sách Đào Tạo, Bồi Dưỡng Công Chức Cấp Xã Tại Huyện Phù Cát, T...
Thực Thi Chính Sách Đào Tạo,  Bồi Dưỡng Công Chức Cấp Xã Tại Huyện Phù Cát, T...Thực Thi Chính Sách Đào Tạo,  Bồi Dưỡng Công Chức Cấp Xã Tại Huyện Phù Cát, T...
Thực Thi Chính Sách Đào Tạo, Bồi Dưỡng Công Chức Cấp Xã Tại Huyện Phù Cát, T...
 
Cập nhật xu hướng chọn ngành nghề năm 2020
Cập nhật xu hướng chọn ngành nghề năm 2020Cập nhật xu hướng chọn ngành nghề năm 2020
Cập nhật xu hướng chọn ngành nghề năm 2020
 
TIỂU LUẬN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌCTIỂU LUẬN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
 
Tim hieu kinh te truyen hinh (2)
Tim hieu kinh te truyen hinh (2)Tim hieu kinh te truyen hinh (2)
Tim hieu kinh te truyen hinh (2)
 
Chính sách xây dựng nông thôn mới huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi
Chính sách xây dựng nông thôn mới huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng NgãiChính sách xây dựng nông thôn mới huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi
Chính sách xây dựng nông thôn mới huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Dịch Vụ Phát Triển Kinh Doanh Và Một Số Giải Pháp Phát T...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Dịch Vụ Phát Triển Kinh Doanh Và Một Số Giải Pháp Phát T...Khoá Luận Tốt Nghiệp Dịch Vụ Phát Triển Kinh Doanh Và Một Số Giải Pháp Phát T...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Dịch Vụ Phát Triển Kinh Doanh Và Một Số Giải Pháp Phát T...
 
Slide Lập phân tích dự án đầu tư
Slide Lập phân tích dự án đầu tưSlide Lập phân tích dự án đầu tư
Slide Lập phân tích dự án đầu tư
 
luan an phat trien doanh nghiep vua va nho tai lang nghe tinh bac ninh
luan an phat trien doanh nghiep vua va nho tai lang nghe tinh bac ninhluan an phat trien doanh nghiep vua va nho tai lang nghe tinh bac ninh
luan an phat trien doanh nghiep vua va nho tai lang nghe tinh bac ninh
 
Luận văn: Chính sách phát triển nguồn nhân lực tỉnh Đắk Nông
Luận văn: Chính sách phát triển nguồn nhân lực tỉnh Đắk NôngLuận văn: Chính sách phát triển nguồn nhân lực tỉnh Đắk Nông
Luận văn: Chính sách phát triển nguồn nhân lực tỉnh Đắk Nông
 
Bcvtvn q1 2014
Bcvtvn q1 2014Bcvtvn q1 2014
Bcvtvn q1 2014
 
Chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Quảng Nam
Chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Quảng NamChính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Quảng Nam
Chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Quảng Nam
 
Luận văn: Thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn
Luận văn: Thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thônLuận văn: Thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn
Luận văn: Thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thu Hút Vốn Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Của Nhật Bản Vào...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thu Hút Vốn Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Của Nhật Bản Vào...Khoá Luận Tốt Nghiệp Thu Hút Vốn Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Của Nhật Bản Vào...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thu Hút Vốn Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Của Nhật Bản Vào...
 

Bao cao moi truong kinh doanh VAS tai myanmar

  • 1. 2017 BÁO CÁO NGHIÊN CỨU MÔI TRƯỜNG KINH DOANH VAS TẠI MYANMAR NGUYỄN QUANG HIẾU
  • 2. BÁO CÁO NGHIÊN CỨU MÔI TRƯỜNG KINH DOANH TẠI MYANMAR | QUANG HIẾU 1 LỜI NÓI ĐẦU Việc nghiên cứu thị trường và phân tích các yếu tố ảnh hưởng là bước đầu tiên và là bước quan trọng nhất để xây dựng chiến lược kinh doanh cho một doanh nghiệp, một sản phẩm hay một dịch vụ. Đối với lĩnh vực VAS, để xác định chiến lược kinh doanh và xác định lộ trình cung cấp các dịch vụ, các doanh nghiệp cũng cần phân tích chi tiết và tổng thể các yếu tố có thể ảnh hưởng đến quá trình định hướng kinh doanh của doanh nghiệp mình, các yếu tố ảnh hưởng này bao gồm các yếu tố bên ngoài và các yếu tố bên trong. Yếu tố bên ngoài lại bao gồm các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô và các yếu tố thuộc môi trường vi mô. Báo cáo này là cung cấp những thông tin ngắn gọn về các yếu tố ảnh hưởng đến việc định hướng kinh doanh các dịch vụ VAS tại thị trường Myanmar. Tài liệu này được viết cho các doanh nghiệp Việt Nam đang quan tâm và có nhu cầu tìm hiểu để đầu tư kinh doanh VAS tại thị trường này. Các cá nhân, đơn vị quan tâm hoặc muốn qua trực tiếp để tìm hiểu thị trường Myanmar về lĩnh vực VAS và dịch vụ CNTT, có thể trao đổi trực tiếp với tác giả để có thêm các thông tin hỗ trợ khác. Trân trọng! Quang Hiếu http://linkedin.com/in/quanghieu
  • 3. BÁO CÁO NGHIÊN CỨU MÔI TRƯỜNG KINH DOANH TẠI MYANMAR | QUANG HIẾU 2 CÁC NHÂN TỐ VĨ MÔ Vị trí địa lý: Myanmar là đất nước có diện tích lớn nhất trong khu vực Đông Nam Á với diện tích khoảng 678.500Km2 , đứng thứ 40 trên thế giới. Là một đất nước có giàu khoáng sản, đa dạng địa hình và khí hậu phong phú thuận lợi cho việc phát triển Công nghiệp, Nông nghiệp và cả lĩnh vực dịch vụ. Ngoài ra, Myanmar còn có đường bở biển dài và có đường biên giới tiếp giáp với nhiều nước lớn như Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan... Đây là những cơ sở để Myanmar phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân. Đối với việc phát triển các dịch vụ VAS, từ đặc điểm này có thể thấy cần phát triển đa dạng loại hình dịch vụ, phong phú về nội dung để phù hợp với từng vùng miền. Kinh tế: Myanmar vẫn là một nước nghèo, nền kinh tế đứng thứ 27/49 ở khu vực châu á và đứng thứ 7/11 trong khối ASEAN (Vietnam dứng thứ 6). GDP năm 2015 là 64.87 tỷ USD, lạm phát vẫn ở mức cao (năm 2015 là 12,2%), tuy nhiên với tốc độ tăng trưởng GDP trung bình là 7% mỗi năm và với những thuận lợi về vị trí và nguồn tài nguyên thiên nhiên, Myanmar được đánh giá là một thị trường đầy tiềm năng trong 5-10 năm tới. Kinh tế Myanmar đang phát triển, vì vậy, các dịch vụ VAS cần bám sát các lĩnh vực có tốc độ tăng trưởng tốt, ngoài việc cung cấp các thông tin giải trí cho tập khách hàng “mới nổi”, VAS cần phải có những dịch vụ hỗ trợ, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế nói chung của Myanmar. Chính trị và hệ thống Luật pháp: Tình hình chính trị tại Myanmar vẫn còn tiếp tục diễn biến phức tạp, vẫn còn tồn tại nhiều mâu thuẫn chính trị và vẫn còn xung đột sắc tộc ở một số Bang. Hệ thống luật pháp chưa thực sự chặt chẽ, hiệu lực quản lý của cơ quan nhà nước còn chưa thực sự mạnh. Các văn bản luật liên quan đến lực vực nội dung số và sở hữu trí tuệ còn chưa được hoàn thiện, nội dung còn sơ sài, chưa bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cho các nội dung nước ngoài (audio, video). Các phân tích này cho thấy, việc cung cấp nội dung của các dịch vụ VAS chỉ nên tập trung vào lĩnh vực giải trí và kinh tế, hạn chế tối đa liên quan đến các vấn đề chính trị và pháp luật. Liên quan đến việc kiểm soát bản quyền nội dung, cần có đội ngũ tư vấn luật để dảm bảo không xảy ra các khiếu kiện làm ảnh hưởng đến hình ảnh và thương hiệu của Công ty. Đã có những Công ty Việt Nam triển khai kinh doanh một số dịch vụ nội dung tại Myanmar như HDC và cũng có những công ty đã từng bị phạt vì việc kinh doanh dịch vụ không có bản quyền hoặc bị phạt vì việc trả thưởng bằng tiền mặt mà chưa được cấp phép. Dân số: các số liệu về dân số của Myanmar chỉ mang tính chất tương đối vì các chương trình thống kê của nhà nước được thực hiện từ nhiều năm trước và cũng không được làm chi tiết, đầy đủ. Hiện tại Myanmar là 59 triệu, với tốc độ tăng
  • 4. BÁO CÁO NGHIÊN CỨU MÔI TRƯỜNG KINH DOANH TẠI MYANMAR | QUANG HIẾU 3 thấp (0,8%/năm). Là một nước có dân số trẻ, tỷ lệ người trong độ tuổi lao động chiếm 68,5% và tỷ lệ nam/nữ là 48/52. Theo các báo cáo của GSMA thì Nam giới có như cầu sử dụng dịch vụ giá trị gia tăng hơn, nữ giới thường chỉ dùng Facebook, vì vậy mà các dịch vụ giải trí trên nền 4G trước hết cần tập trung vào nhóm đối tượng nam giới, để phát triển các dịch vụ cho nữ giới và tạo thói quen cần có những ứng dụng hoặc nội dung chuyên biệt. Cơ sở hạ tầng: Myanmar có hệ thống hạ tầng nghèo nàn, đường xá còn chưa được mở rộng và phần lớn là đường đất, các tòa nhà hầu hết được xây dựng từ thế hệ trước, đến nay đã xuống cấp rất nhiều. Nổi cộm là vấn đề thiếu điện, chỉ có khoảng 2% gia đình thắp sáng bằng điện và nguồn nước chủ yếu là từ giếng khoan, hệ thống cung cấp nước sạch cũng chưa đáp ứng được. Mặc dù cơ sở hạ tầng cho các lĩnh vực còn nghèo nàn nhưng những năm gần đây, dưới sự đầu tư của các Công ty nước ngoài, Myanmar đang có những thay đổi rõ rệt, đặc biệt là trong lĩnh vực viễn thông và hạ tầng cơ sở như nhà ở, đường xá; Các lĩnh vực khác cũng đang trong giai đoạn chuyển mình rõ rệt. Sự phát triển về hạ tầng trong tất cả các lĩnh vực của Myanmar là cơ hội cho các dịch vụ VAS và dịch vụ công nghệ thông tin phát triển, Nhà mạng cần xây dựng lộ trình để từng bước đưa các dịch vụ vào ngay từ giai đoạn này, như ứng dụng quản lý hệ thống điện, nước, y tế, giáo dục... Giáo dục: Myanmar có tỷ lệ biết chữ rất cao, hơn 90% dân số. Hệ thống giáo dục của Myanmar vẫn giữ nguyên theo chuẩn của Vương Quốc Anh từ thời còn thuộc địa, tuy nhiên, do trải qua một thời gian dài bị hạn chế giáo dục đại học (trải dài từ năm 1962 đến đầu những năm 2000) nên hiện tại chất lượng đào tạo còn thấp, lực lượng lao động có trình độ cao còn thiếu rất nhiều. Những năm gần đây, chính phủ đã có nhiều chính sách khuyến khích phát triển giáo dục trở lại, vì vậy, đây là một cơ hội lớn cho các dịch vụ elearning phát triển, vừa tạo điều kiện thúc đẩy giáo dục phát triển, vừa tận dụng được sự ủng hộ của chính phủ. Xã hội: theo báo cáo của TNS thì “gia đình” là trái tim, là nhân tố quan trọng nhất đối với mỗi người Myanmar. Đa số mọi người làm việc là để gia đình và con cái của họ có cuộc sống tốt hơn, người Myanmar cũng dành nhiều thời gian cho gia đình hơn dành cho bạn bè và dành cho các hoạt động xã hội. Cũng vì thế mà sự tin tưởng, tôn trọng người lớn tuổi trong gia đình luôn được coi trọng, các thế hệ tiếp theo nhau cũng vì thế mà ảnh hưởng sâu sắc bởi thế hệ trước đó. Vì vậy mà các dịch vụ cần phải hướng tới mục tiêu là giúp người Myanmar chăm sóc tốt hơn gia đình của mình, hoặc các dịch vụ giải trí tại nhà cho cả gia đình, giúp gắn kết hơn nữa tình cảm gia đình giữa các thế hệ.
  • 5. BÁO CÁO NGHIÊN CỨU MÔI TRƯỜNG KINH DOANH TẠI MYANMAR | QUANG HIẾU 4 Văn hóa - Tôn giáo: Myanmar có nhiều tôn giáo khác nhau, tuy nhiên, có đến 90% dân số theo Đạo Phật. Đạo phật có ảnh hưởng rất lớn, vì vậy mà cuộc sống, thói quen sinh hoạt, văn hóa của người dân không tách rời với các nghi lễ của Phật giáo. Phật giáo đi sâu vào văn hóa và là cốt lõi của văn hóa Myanmar, trong các làng truyền thống, chùa triền là trung tâm của đời sống văn hóa, các nhà sư được sùng kính và người dân luôn quỳ trước mặt để tỏ lòng tôn trọng. Nét văn hóa của người Myanmar được thể hiện rõ nét trong các lễ hội truyền thống, các quy ước, các phong tục và các điều cấm kị. Điều này đặc biệt cần lưu ý và nghiên cứu kỹ khi đề xuất dịch vụ và định hướng nội dung cho các dịch vụ VAS, cần tôn trọng các quy ước, thói quen sinh hoạt và cần tránh phạm phải các điều cấm kị gắn liền với phật giáo. Bên cạnh đó, vì Myanmar vẫn có những xung đột về tôn giáo, vì vậy khi kinh doanh các dịch vụ liên quan đến tôn giáo cần tránh ra những hiểu lầm làm cho bộ phận tôn giáo khác có cơ hội nói xấu, làm ảnh hưởng đến thương hiệu. Tiểu kết 1: Thông qua việc phân tích các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô, có thể thấy Myanmar là một đất nước có nhiều tiềm năng để trở thành một nước phát triển trong tương lai gần. Sự thay đổi về thể chế chính trị, các chính sách mở cửa của nhà nước đang giúp cho nền kinh tế có những bước tiến đáng kể, hạ tầng cơ sở được cải thiện rất nhanh qua mỗi năm. Đây là một thị trường tiềm năng để phát triển các dịch vụ giá trị gia tăng, các dịch vụ giải trí “số” và phát triển các dịch vụ Công nghệ thông tin trong tất cả các lĩnh vực. Tuy nhiên, việc phát triển các dịch vụ cần quan tâm và gắn liền với đời sống liên quan đến tôn giáo của người dân, đồng thời hướng các dịch vụ đến các hộ gia đình hơn là cá nhân đơn lẻ.
  • 6. BÁO CÁO NGHIÊN CỨU MÔI TRƯỜNG KINH DOANH TẠI MYANMAR | QUANG HIẾU 5 CÁC NHÂN TỐ VI MÔ Đối thủ cạnh tranh: Về thị trường viễn thông, mật độ thâm nhập di động của Myanmar khá cao (2015 là 68%) với thị thần lớn nhất là MPT (49%, 18tr, ARPU $4,5), tiếp theo là Telenor (37%, 13,7tr, ARPU $4,41), cuối cùng là Ooredoo (14%, 5,3tr, ARPU $5). Mật độ thâm nhập handset 3G lên tới con số 70%, cao nhất trong khu vực. Các con số cho thấy, thị trường viễn thông tại Myanmar đã gần đến bão hòa, số lượng thuê bao lớn, ARPU trung bình đã ngang với các nước đang phát triển trong khu vực, cho thấy mức tiêu dùng của người dân cho dịch vụ viễn thông là không nhỏ và cần phát triển các dịch vụ giá trị gia tăng, đặc biệt là các dịch vụ trên nền Data để tăng ARPU khách hàng lên. Điểm đáng chú ý là mật độ máy 3G lớn là tiền đề để phát triển các dịch vụ trên nền data này, vì vậy mà Myanmar thực sự sẽ là một thị trường tiềm năng để phát triển các dịch vụ VAS. Về lĩnh vực VAS. Các dịch vụ được cung cấp bởi 3 nhà mạng chủ yếu là các dịch vụ tiện ích và đa số miễn phí cho khách hàng, vì vậy mà mặc dù số lượng dịch vụ nhiều (Ooredoo 26, Telenor 11, MPT 12) nhưng tổng doanh thu do các dịch vụ này tạo ra còn chưa nhiều (khoảng 2% tiêu dùng gốc), các dịch vụ tạo ra doanh thu chủ yếu là các dịch vụ nội dung liên quan đến âm nhạc (CRBT), thông tin trên nền SMS (gói tin tức các lĩnh vực), chỉ rất ít doanh thu đến từ các dịch vụ nội dung trên nền 3G/4G. Các nhà mạng hiện chưa quan tâm đúng mức tới việc phát triển các dịch vụ VAS, là một thị trường tiềm năng nhưng hiện tại mới chỉ có các dịch vụ cơ bản và ít có các dịch vụ mới ra mắt. Đây sẽ là điểm đáng chú ý cho những Nhà mạng muốn xây dựng thương hiệu năng động, luôn đổi mới, quan tâm toàn diện và liên tục tạo ra các giá trị mới cho khách hàng. Khách hàng: Đối tượng khách hàng của dịch vụ VAS là những người trẻ tuổi, năng động, thường tập trung ở khu vực thành thị và là người luôn mong muốn tiếp cận cái mới, có nhu cầu cao về các dịch vụ giải trí. Myanmar có dân số trẻ, có sở hữu smartphone, đa số biết chữ và sẽ sớm gia nhập tầng lớp có thu nhập trung bình, đây là điều kiện rất tốt để phát triển các dịch vụ VAS. Nhà mạng cần nghiên cứu và định hướng vào tập khách hàng này, không chỉ để tạo ra doanh thu cho các dịch vụ VAS (vì giới trẻ là đối tượng chủ yếu sẵn sàng chi tiêu cho các dịch vụ mới) mà các dịch vụ VAS sẽ là yếu tố key để giúp phát triển và gìn giữ thuê bao di động. Chính vì vậy, các nhà mạng sẽ rất cần phát triển mạnh các dịch vụ VAS như là một lợi thế cạnh tranh của mình so với nhà mạng khác. Nhà cung cấp: trong 5 năm trở lại đây, Myanmar đã chú trọng phát triển Công nghệ thông tin vì vậy đã có rất nhiều các doanh nghiệp ICT được mở ra tại các
  • 7. BÁO CÁO NGHIÊN CỨU MÔI TRƯỜNG KINH DOANH TẠI MYANMAR | QUANG HIẾU 6 thành phố lớn như Yangon và Mandalay. Bên cạnh đó, sự gia nhập thị trường của Ooredoo và Telenor 3 năm trước cũng đã mở đường cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ VAS phát triển. Hiện tại, Myanmar có khoảng 50 doanh nghiệp sẵn sàng cung cấp các giải pháp công nghệ cho ngành VAS, các doanh nghiệp nước ngoài đến từ Ấn Độ, Thái Lan, Singapore và Việt Nam cũng đã tiếp cận và giới thiệu các giải pháp của mình. Vấn đề khó khăn và quan trọng đối với lĩnh vực này là việc thiếu các nội dung trong nước (local), đặc biệt là nội dung số. Do trước đây nhà nước kiểm duyệt nội dung chặt chẽ, chi phí sản xuất nội dung lớn, hạ tầng để kinh doanh nội dung cũng chưa phát triển vì vậy thị trường nội dung số vẫn còn ở dạng tiềm năng. Như vậy, các giải pháp kỹ thuật cho VAS đã rất sẵn sàng, tuy nhiên, khó khăn lớn đến từ việc biên tập và sản xuất nội dung. Kể cả việc sử dụng các nội dung quốc tế thì cũng cần rất nhiều thời gian để biên tập lại thành ngôn ngữ địa phương, trong khi đó, ở giai đoạn đầu, khi tập khách hàng của Nhà mạng còn ít, chưa hấp dẫn được đối tác cung cấp nội dung, vì vậy, vấn đề đảm bảo nội dung cho các dịch vụ VAS cần được xem xét kỹ lưỡng và có chiến lược cụ thể, dài hạn. Tiểu kết 2: Qua phân tích các yếu tố vi mô, cho thấy, thị trường để kinh doanh các dịch vụ VAS hiện vẫn ở dạng tiềm năng, các đối thủ chưa thực sự quan tâm và đầu tư đúng mức để phát triển các dịch vụ. Tuy nhiên, sự phát triển của hạ tầng viễn thông và ngành Công nghệ thông tin đang tạo ra những đòn bẩy mạnh mẽ để phát triển ngành kinh doanh dịch vụ VAS này. Cơ sở hạ tầng, nhà cung cấp, khách hàng tiềm năng cơ bản đã sẵn sàng, do đó, Nhà mạng cần nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường để chiếm ưu thế và trở thành nhà mạng tiên phong trong lĩnh vực cung cấp các dịch vụ giải trí chất lượng cao và trở thành nhà mạng quan tâm đến việc tạo ra những giá trị mới cho khách hàng.
  • 8. BÁO CÁO NGHIÊN CỨU MÔI TRƯỜNG KINH DOANH TẠI MYANMAR | QUANG HIẾU 7 XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN VAS Xu hướng thế giới: thị trường dịch vụ VAS trên thế giới cũng đang thay đổi để phù hợp với sự phát triển của các nền tảng công nghệ. Các dịch vụ trên nền IP băng thông rộng, dần thay thế các dịch vụ trên nền tảng 2G/3G cũ. Ngay cả các dịch vụ thoại/SMS truyền thống cũng thay đổi, đòi hỏi thoại chất lượng HD, thấy hình và SMS cũng phải tăng cường thêm các tính năng mới để tăng trải nghiệm người dùng khi giao tiếp. Làn sóng các dịch vụ OTT và các dịch vụ IoT đang dần biến nhà cung cấp dịch vụ viễn thông trở thành nhà cung cấp hạ tầng thuần tuý, nhà mạng đã dần mất đi vai trò dẫn dắt cuộc chơi của mình. Trước áp lực đổi mới đó, nhà mạng buộc phải tìm cách thay đổi phương thức kinh doanh của mình, hoặc là trở thành nhà cung cấp dịch vụ đa phương tiện, hoặc trở thành nhà cung cấp hạ tầng thuần tuý. Những thay đổi này diễn ra với tốc độ chậm, nhưng là một xu hướng không thể cưỡng lại, các nhà mạng đang mất dần doanh thu truyền thống của mình vào tay các nhà cung cấp dịch vụ. Xu hướng của Myanmar: mặc dù ra nhập muộn, nhưng Myanmar đã có tốc độ tăng trưởng bùng nổ trong những năm gần đây. Việc áp dụng những nền tảng công nghệ mới nhất cho thị trường (3G/4G) và tỷ lệ khách hàng sở hữu smartphone của Myanmar rất lớn là cơ sở để phát triển các dịch vụ VAS. Bước tiến lớn của Myanmar trong việc xây dựng hạ tầng và phát triển thuê bao chắc chắn cũng sẽ tạo ra một sự bùng nổ thứ 2 về việc phát triển các dịch vụ VAS và Công nghệ thông tin. Một khi đời sống người dân được cải thiện, cơ sở hạ tầng về CNTT được trang bị rộng khắp đến các cơ quan, doanh nghiệp, thì khi đó việc phát triển các dịch vụ VAS và CNTT cho người sử dụng sẽ là tất yếu. Tiểu kết 3: Thị trường viễn thông của Myanmar đã phát triển với tốc độ đáng kể, hạ tầng viễn thông và mức tiêu dùng của thuê bao di động Myanmar đã ngang bằng với mức trung bình của thế giới. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cũng góp phần cải thiện thu nhập và đời sống của người dân một cách đáng kể. Như vậy, có thể dự báo rằng xu hướng phát triển các ngành dịch vụ nói chung, và các dịch vụ VAS nói riêng sẽ nhanh chóng bắt kịp đà phát triển chung của thế giới. Vì vậy mà Nhà mạng cần bắt nhịp ngay từ đầu để nắm bắt cơ hội và dẫn dắt sự phát triển này ở Myanmar.