Successfully reported this slideshow.
Your SlideShare is downloading. ×

Chủ đề của chương

Ad
Ad
Ad
Ad
Ad
Ad
Ad
Ad
Ad
Ad
Ad
1. CHỦ ĐỀ CỦA CHƯƠNG:
CÁC ĐẶC ĐIỂM , HÀNH VI VÀ CÁC MỐI LIÊN HỆ
2. CÁC NỘI DUNG CHÍNH:
2.1 Tiếp cận lãnh đạo dựa vào đặc đ...
Ưu điểm của phong cách lãnh đạo dân chủ đó là nhân viên thích lãnh đạo hơn,
không khí trong tổ chức thân thiện, định hướng...
2.3 Lãnh đạo cá nhân
Lãnh đạo cá nhân dựa trên quan điểm cho rằng một lãnh đạo có thể phát triển một
mối quan hệ với từng ...
Advertisement
Loading in …3
×

Check these out next

1 of 5 Ad

More Related Content

Slideshows for you (20)

Advertisement

Similar to Chủ đề của chương (20)

Recently uploaded (20)

Advertisement

Chủ đề của chương

  1. 1. 1. CHỦ ĐỀ CỦA CHƯƠNG: CÁC ĐẶC ĐIỂM , HÀNH VI VÀ CÁC MỐI LIÊN HỆ 2. CÁC NỘI DUNG CHÍNH: 2.1 Tiếp cận lãnh đạo dựa vào đặc điểm Các đặc điểm quan trọng của nhà lãnh đạo - Tính cách tự tin - Tính trung thực và chính trực - Nghị lực 2.2 Tiếp cận hành vi Tiếp cận hành vi chi rằng bất cứ ai có những hành vi thích hợp đều có thể trở thành một nhà lãnh đạo tốt. 2.2.1 Phong cách lãnh đạo độc đoán và lãnh đạo dân chủ a. Phong cách lãnh đạo độc đoán: Phong cách lãnh đạo độc đoán: có khuynh hướng tập trung quyền lực và có được quyền dựa trên vị trí của người lãnh đạo, có quyền khen thưởng và gây áp lực. Ưu điểm của phong cách lãnh đạo này là người lãnh đạo giải quyết công việc nhanh chóng, triệt để và thống nhất, nắm bắt được thời cơ, cơ hội kinh doanh. Ngoài ra, phong cách lãnh đạo này đảm bảo quyền lực của nhà lãnh đạo. Nhược điểm của phong cách này là không phát huy tính sáng tạo của nhân viên cấp dưới, tạo ra sự căng thẳng, áp lực đối với nhân viên, có thể dẫn tới sự chống đối của cấp dưới. Đồng thời, nhân viên ít thích lãnh đạo, hiệu quả làm việc thấp khi không có mặt người lãnh đạo, không khí trong tổ chức ít thân thiện. b. Phong cách lãnh đạo dân chủ Phong cách lãnh đạo dân chủ: sử dụng cách phân quyền cho người khác, khuyến khích sự tham gia, tin tưởng vào sự hiểu biết của nhân viên trong việc hoàn thành nhiệm vụ và có ảnh hưởng dựa trên sự kính trọng của cấp dưới
  2. 2. Ưu điểm của phong cách lãnh đạo dân chủ đó là nhân viên thích lãnh đạo hơn, không khí trong tổ chức thân thiện, định hướng nhóm, định hướng nhiệm vụ rõ ràng. Mỗi thành viên trong tổ chức đều thấy cần phải gắn bó với nhau để cùng làm việc nhằm đem lại kết quả chung, hiệu quả công việc cao, kể cả khi không có mặt của người lãnh đạo. Nhược điểm của phong cách này là người lãnh đạo có thể tốn khá nhiều thời gian để ra được một quyếtđịnh, và đôi khi cũng khó đi đến thống nhất ý kiến trong một số vấn đề cụthể nếu không có người điều hành đủ chuyên môn, hiểu biết và sự quyếtđoán. 2.2.2 Phong cách quan tâm và cấu trúc: Phong cách quan tâm chỉ mức độ nhà lãnh đạo thông cảm với cấp dưới, tôn trọng ý kiến và tình cảm của họ, thiết lập sự tin tưởng lẫn nhau. Phong cách cấu trúc chỉ mức độ một nhà lãnh đạo định hướng vào công việc và giám sát những hoạt động của nhân viên nhằm đạt được mục tiêu Một nhà lãnh đạo kết hợp hai hành vi một cách khéo léo với nhau sẽ đem lại hiệu quả cao. 2.2.3 Phong cách lãnh đạo định hướng vào nhân viên và định hướng vào công việc Phong cách lãnh đạo định hướng vào nhân viên là những người chú trọng vào các đặc điểm cần có của nhân viên. Hai yếu tố chủ yếu là mức độ ủng hộ và tạo điều kiện hợp tác Phong cách lãnh đạo định hướng vào công việc sẽ gắn mọi hoạt động đến hiệu quả, giảm chi phí và lập chương trình chặt chẽ. Hai yếu tố chủ yếu là tầm quan trọng của mục tiêu và sự tạo điều kiện công việc. 2.2.4 Thuyết lãnh đạo cao – cao: Kiểu lãnh đạo cao –cao là một cách hữu hiệu nhất để đạt được thành công Bằng việc kết hợp cả hai hành vi lãnh đạo định hướng vào con người và định hướng vào nhiệm vụ
  3. 3. 2.3 Lãnh đạo cá nhân Lãnh đạo cá nhân dựa trên quan điểm cho rằng một lãnh đạo có thể phát triển một mối quan hệ với từng người phục vụ hay thành viên nhóm. Sự trao đổi lãnh đạo – thành viên Nghiên cứu trao đổi giữa lãnh đạo và hành viên xác định rằng có ba giai đoạn trải qua trong mối quan hệ giữa họ -Giai đoan đầu, họ là những người xa lạ , thăm dò lẫn nhau để tìm ra hành vi nào tạo sự thoải mái -Giai đoạn 2 : khi trở nên quen thuộc, lãnh đạo và thành viên ăn khớp và làm việc cùng nhâu -Giai đoan 3, khi vai trò đã chin chắn, mối quan hệ đạt được hành vi chuẩn mực. Sự tương tác có khuynh hướng xác định địa vị trong nhóm và ngoài nhóm. Hình thành sự cộng tác Nghiên cứu phát hiện những nhà lãnh đạo có khuynh hướng phân loại nhân viên của mình trong nhóm và ngoài nhóm ngay từ năm ngày bắt đầu quan hệ. Sự phân hóa thành viên trong nhóm và ngoài nhóm, dẫn đến người lãnh đạo trao những lợi ích và sự thuận lợi các thành viên trong nhóm, các thành viên ngoài nhóm có thể chống đối lại và dẫn đến những tổn hại đối với toàn bộ tổ chức. Hệ thống và mạng lưới Giai đoạn cuối của tiếp cận này cho rằng bộ đôi lãnh đạo có thể mở rộng đến một hệ thống lớn hơn. Mạng lưới lớn hơn xóa bỏ ranh giới giữa những đơn vị bao gồm cả người cùng địa vị, đồng đội và những người liên quan khác 3. Ý NGHĨA CỦA CHƯƠNG: Với lịch sử phát triển của thuyết lãnh đạo nêu bật những ý nghĩa về lãnh đạo. Đặc điểm cá nhân có thể đem đến sự thành công trong lãnh đạo , nhưng hành vi mới thật sự đem lại sự lãnh đạo hiệu quả .
  4. 4. Việc kết hợp các phong cách lãnh đạo trong đó kiểu lãnh đạo cao- cao được xem là hiệu quả nhất. Để đánh giá tác động của lãnh đạo lên kết quả đạt được ,khi nghiên cứu phải xem xét đến mối quan hệ giữa một nhà lãnh đạo và nhân viên 4. TỰ NHẬN XÉT BẢN THÂN THEO CHỦ ĐỀ Qua phân tích ở trên, chúng ta có thể thay rằng việc áp dụng một kiểu phong cách lãnh đạo nào đó trong hoạt động quản trị kinh doanh không đơn giản là áp dụng nguyên bản một kiểu phong cách nào đó trong thực tiễn sản xuất, kinh doanh mà đòi hỏi người quản trì phải vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo để tìm ra kiểu phong cách lãnh đạo thích hợp, tuỳ vào những điều kiện, tình huống cụ thể của doanh nghiệp. Như vậy, áp dụng phong cách quản lý của những nhà lãnh đạo các doanh nghiệp Việt Nam trong hoạt động quản trị kinh doanh cũng phải tuân theo cách làm trên. Một phong cách lãnh đạo phù hợp với các đặc điểm đặc thù của Việt Nam sẽ là phong cách lãnh đạo mà ở đó người lãnh đạo phải có tính quyết đoán thể hiện qua các phẩm chất dám nghe dám làm, dám chịu trách nhiệm, tự tin, ra được những quyết đính kịp thời trong những tình huống khó khăn. Bên cạnh đó, người lãnh đạo tạo ra được nhiều điều kiện thuận lợi để cấp dưới phát huy hết năng lực, trí lực, óc sáng tạo, lòng nhiệt tình vào công việc, có hệ thống chế độ đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật kịp thời, thích đáng nhằm động viên người lao động phát huy mọi tiềm năng, ổn định tinh thần và đảm bảo được cuộc sống. Các luồng thông tin trong quản lý phải luôn được đảm bảo theo các kênh từ trên xuống dưới, từ cấp dưới lên trên. Và một đặc điểm quan trọng trong phong cách quản lý này đó là phải tính tới những đặc điểm dân tộc, đạo đức, văn hoá của người Việt Nam. Như vậy, có thể nói rằng, một phong cách lãnh đạo tốt là một sản phẩm mang tính trí tuệ cao của người lãnh đạo, thể hiện sự nhuần nhuyễn trong cách sử dụng các
  5. 5. phong cách lãnh đạo khác nhau vào các tình huống khác nhau, đồng thời phù hợp với các đặc điểm văn hóa Việt Nam. 5. Phương hướng rèn luyện: - Xác định rõ đặc điểm cá nhân của một nhà lãnh đạo - Bản thân rèn luyện các đức tính nhà lãnh đạo trong công viêc. - Lựa chon phong cách lãnh đạo phù hợp - Điều chỉnh hành vi thích hợp - Xây dựng mối quan hệ cá nhân giữa lãnh đạo cấp trên và nhân viên. - Tránh tình trạng các thành viên chống đối dẫn đến sự tổn hại đối với toàn bộ tổ chức. - Hình thành sự cộng tác trong tổ chức và tạo dựng hệ thống mạng lưới.

×