SlideShare a Scribd company logo
LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC VIỆT NAM 
1. Điều kiện hình thành, phát triển và những đặc điểm cơ bản 
a) Điều kiện hình thành và phát triển 
- Là một nước nằm ở phía Đông – Nam Châu Á, Việt Nam có vị trí địa lý rất thuận lợi 
cho việc giao lưu về kinh tế, chính trị, văn hóa với hai nước có sự phát triển sớm là Trung 
Quốc và Ấn Độ. Từ thời cận đại trở đi, Việt nam còn có sự tiếp xúc với nền tư tưởng và văn 
hóa thế giới. 
- Với phương thức sản xuất Châu Á, qua hàng ngàn năm các dân tộc Việt Nam thực hiện 
nền kinh tế nông nghiệp, mà chủ yếu là tiểu nông lúa nước dựa vào thiên nhiên và trình độ lao 
động thủ công - kinh nghiệm truyền đời của mình1. Dù đất đai và các tài nguyên khác đều 
thuộc quyền sở hữu pháp lý của nhà nước, nhưng có sự phân cấp giao quyền sở hữu thực tế 
cho các tổ chức làng xã quản lý và sử dụng. Chế độ tư hữu về ruộng đất manh nha từ cuối thời 
Lý và phát triển vào thời cận đại đã làm xuất hiện một bộ phận nhỏ địa chủ trong xã hội; 
nhưng nói chung, trong lịch sử lâu dài của dân tộc Việt Nam, về căn bản, không diễn ra sự 
phân hóa giai cấp sâu sắc. Chỉ khi thực dân Pháp xâm lược và đặt ách cai trị thuộc địa mới 
dẫn tới sự phân hóa giai cấp mạnh mẽ. Vì vậy, về cơ bản, lực lượng thống trị trong xã hội 
Việt Nam truyền thống là đẳng cấp phong kiến cấu kết với lực lượng nhỏ lẻ giai cấp địa chủ 
trong các cơ sở làng xã nông thôn. Trong những thời kỳ Bắc thuộc và Pháp thuộc, một bộ 
phận lực lượng thống trị đó thường trở thành công cụ cai trị của các thế lực ngoại xâm, nhưng 
một bộ phận khác cấp tiến và có tinh thần dân tộc đã tổ chức dân cư đấu tranh, khởi nghĩa 
chống lại các thế lực thống trị đó để giành độc lập dân tộc. 
- Với một lịch sử có trên hai ngàn năm văn hiến, dân tộc ta phải trải qua hơn một ngàn 
năm đấu tranh dựng nước và giữ nước. Do vậy, lịch sử chính trị Việt Nam trước hết là lịch sử 
chống giặc ngoại xâm để xây dựng, bảo vệ và củng cố nền độc lập dân tộc. Nhưng dù trong 
thời kỳ nào, cơ cấu tổ chức xã hội truyền thống Việt Nam cũng là một hệ thống kép mà hệ 
thống dưới là cơ cấu các làng xã khép kín của các nhóm cư dân nông nghiệp2. Trong xã hội 
phong kiến độc lập tự chủ Việt Nam (từ thế kỷ X đến thế kỷ XVIII), nhà nước quan liêu đó 
luôn có hai nhiệm vụ cơ bản là tổ chức dân cư các làng xã chống giặc ngoại xâm và xây dựng, 
bảo trì hệ thống thủy lợi, tức là thực hiện chức năng kinh tế và an ninh của nhà nước phong 
kiến Việt Nam. Tuy nhiên, từ khi thực dân Pháp áp đặt nền cai trị theo chế độ thuộc địa (kiểu 
cũ), cơ cấu xã hội Việt Nam truyền thống đó bắt đầu có những thay đổi, và thay đổi rất cơ bản 
trong thời kỳ cách mạng thành công và công cuộc đổi mới hiện nay. 
- Phương thức sản xuất châu Á được thực hiện trong một nền kinh tế nông nghiệp lạc 
hậu tồn tại hàng ngàn năm, lại được bảo tồn bằng một cơ cấu xã hội khép kín của các làng xã 
đã trở thành cơ sở hiện thực của một “văn hóa làng mạc”. Tri thức cơ bản của các cư dân 
nông nghiệp truyền thống Việt Nam là tri thức kinh nghiệm, được hình thành một cách tự 
phát từ trong sinh hoạt sống hàng ngày. Những tri thức như vậy không đủ để hệ thống hóa 
thành các lý luận khoa học tự nhiên, thành các hệ thống triết học thật sự3, nhưng chúng góp 
phần làm nảy sinh lịch sử tư tưởng Việt Nam, trong đó có tư tưởng triết học. 
b) Những đặc điểm cơ bản: Quá trình hình thành và phát triển các tư tưởng triết học 
Việt Nam là quá trình phát triển thống nhất trong mình hai xu hướng là xu hướng tự thân từ 
hiện thực cuộc sống của dân tộc Việt nam và xu hướng tiếp biến các tư tưởng triết học được 
1 
Cuối thế kỷ XX mới có cuộc cách mạng trong lực lượng sản xuất nông nghiệp nhưng rất hạn chế. 
2 
Mỗi làng xã Việt Nam là một cơ cấu kinh tế – chính trị – văn hóa hoàn chỉnh khép kín và rất ổn định qua nhiều thế kỷ. 
3 
Một số tri thức về nghề thủ công với tư cách là nghề phụ trong các làng xã không đủ để đạt tới trình độ của công nghiệp và sản xuất hàng 
hóa phổ biến. Nó thường được phát hiện ngẫu nhiên và trở thành bí quyết của các làng nghề truyền thống. Các tri thức về xã hội của người 
Việt Nam truyền thống căn bản bị giới hạn ở các hiểu biết mang tính quy phạm giao tiếp trong tổ chức làng xã. Thêm vào đó là những hiểu 
biết về truyền thống dân tộc mà chủ yếu là qua truyền khẩu. Khi có sự giao lưu tri thức với các học thuyết lớn từ Trung Quốc và Ấn Độ, một 
tầng lớp trí thức không lớn đã có điều kiện tiếp thu theo tinh thần thực tiễn Việt Nam. Tuy nhiên, những tri thức từ các học thuyết này chủ 
yếu là các tri thức về chính trị - xã hội…
du nhập từ bên ngoài như Nho giáo từ Trung Quốc và Phật giáo có gốc từ Ấn Độ trước đó, 
còn hiện nay là chủ nghĩa Mác - Lênin. Rất nhiều quan điểm triết học các của học thuyết nói 
trên đã được biến đổi cho phù hợp phong cách tư duy triết học truyền thống của người Việt 
Nam, trở thành nhân tố chủ đạo tạo nên quan điểm triết học của người Việt Nam. 
- Về nội dung, tư tưởng triết học Việt Nam không chỉ phản ánh nhu cầu cố kết cộng đồng 
dân cư làng xã và cộng đồng quốc gia dân tộc để tạo nên nội lực (xu thế hướng nội) mà còn 
phản ánh nhu cầu học tập người nước ngoài để chống lại sự xâm lược nhằm bảo vệ nền độc 
lập dân tộc để tìm kiếm thêm ngoại lực (xu thế hướng ngoại). Do vậy mà ý thức về cộng 
đồng, về độc lập chủ quyền đã được nảy sinh rất sớm, được nâng lên thành tư tưởng yêu nước 
và thường xuyên được nuôi dưỡng, phát triển trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc để ngày nay 
trở thành chủ nghĩa yêu nước Việt Nam. 
- Về hình thức thể hiện, các tư tưởng triết học Việt Nam được thể hiện qua rất nhiều hình 
thức phong phú, chứ không giới hạn trong các trước tác của các nhà tư tưởng. Từ các triết lý 
thể hiện thông qua các truyền thuyết, ca dao, tục ngữ mang nặng tính dân gian cho đến những 
tư tưởng được gọt dũa khá kỹ trong các tác phẩm; thậm chí, ngay cả hoạt động của các phong 
trào dân tộc cũng là một hình thức và là một phương thức thể hiện tư tưởng ở chiều sâu của tư 
duy triết học. 
2. Những nội dung cơ bản của lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam 
a) Những tư tưởng triết học chính trị, đạo đức và nhân văn 
 Tư tưởng yêu nước: Trong lịch sử tư tưởng Việt Nam, tư tưởng yêu nước vừa là 
một tư tưởng chính trị vừa là một tư tưởng đạo đức, nhân văn; nó không ngừng được suy tư, 
chiêm nghiệm trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước; cho nên xuyên qua chiều dài 
lịch sử dân tộc nó đã đạt được chiều sâu của triết lý và trở thành chủ nghĩa yêu nước Việt 
Nam. Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam là một thể thống nhất ba quan niệm sâu sắc về dân tộc và 
độc lập dân tộc; về một quốc gia độc lập ngang hàng với phương Bắc; về nguồn gốc, động lực 
của cuộc chiến tranh cứu nước và giữ nước. 
- Quan niệm về dân tộc và độc lập dân tộc đã nảy sinh rất sớm (ở các cư dân người Việt 
thuộc giai đoạn trước khi giành được quyền độc lập dân tộc nhằm xây dựng một quốc gia có 
chủ quyền ngang hàng với các triều đại phong kiến phương Bắc) rồi dần dần phát triển thành 
lý luận (trong giai đoạn lịch sử mới khi dân tộc đã giành được quyền độc lập tự chủ). Dựa trên 
sự khác biệt về thiên văn và địa lý, người Việt Nam đã từng bước khẳng định sự tồn tại độc 
lập, không phụ thuộc của dân tộc mình vào tộc Hán; cho dù người Hán bằng mọi cách ra sức 
từng khẳng định điều ngược lại để làm cơ sở tư tưởng cho các cuộc xâm lược xuống phía 
Nam. Tư tưởng độc lập đó, đến thời Lý đã được Lý Thường Kiệt kế thừa và khẳng định “Nam 
quốc sơn hà Nam đế cư”. Cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm đã buộc các nhà tư tưởng 
phải khái quát về mặt lý luận tư tưởng trên. Trong các bức thư gửi quân Minh và nhất là trong 
tác phẩm Đại cáo bình Ngô, Nguyễn Trãi đã chứng minh rằng, cộng đồng tộc Việt có đủ các 
yếu tố địa lý, cương vực, phong tục, lịch sử, nhân tài nên nó đã là một cộng đồng người có bề 
dày lịch sử ngang hàng với cộng đồng người của phương Bắc, không phụ thuộc vào phương 
Bắc. Nhận thức đó của Nguyễn Trãi đã nêu lên được các yếu tố cần thiết làm nên một dân 
tộc, đã đặt cơ sở lý luận cho sự độc lập dân tộc. Lý luận đó đã đạt tới đỉnh cao của quan niệm 
về dân tộc độc lập dưới thời kỳ phong kiến Việt Nam. Nó tạo nên sức mạnh cho cộng đồng 
người Việt Nam trong cuộc đấu tranh chống quân Minh xâm lược ở đầu thế kỷ XV và cả giai 
đoạn lịch sử sau này. Nhưng khi thực dân Pháp xâm lược Việt Nam, lý luận trên tỏ ra bất lực. 
Phải hơn nửa thế kỷ sau, vào những năm 20 của thế kỷ XX, Hồ Chí Minh mới tìm ra được lý 
luận cứu nước mới và Người đã làm cho khái niệm dân tộc và dân tộc độc lập có nội dung và 
sắc thái ngang tầm thời đại mới trên một cơ sở thế giới quan mới. 
- Quan niệm về nhà nước của một quốc gia độc lập ngang hàng với phương Bắc. Ở Việt 
Nam trước và sau khi giành được độc lập dân tộc từ sự thống trị của các tập đoàn phong kiến 
phương Bắc, phạm trù dân tộc nằm trong hệ tư tưởng của giai cấp phong kiến, gắn với tính 
chất và địa vị cũng như với chế độ chính trị - xã hội đã trở thành hình thức đặc biệt quan trọng
để cố kết các yếu tố cấu thành dân tộc và là điều kiện để thực hiện quyền dân tộc. Trước khi 
người Hán đến, tộc Việt đã có nhà nước Văn Lang và Âu Lạc của mình. Người Hán đến, nhà 
nước Âu Lạc bị tiêu diệt, lãnh thổ của tộc Việt bị biến thành một bộ phận của tộc Hán. Người 
Việt đấu tranh chống lại sự thống trị của người Hán cũng có nghĩa là đấu tranh giành quyền tổ 
chức ra nhà nước riêng của mình, chế độ riêng của mình. Quyền xây dựng nhà nước riêng, 
chế độ riêng là mục tiêu hàng đầu của các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc. Xây dựng 
nhà nước trong lúc bấy giờ không thể không tính tới các yếu tố quốc hiệu, quốc đô, đế hiệu, 
niên hiệu,… Cần phải làm sao để các quốc danh, quốc hiệu đó vừa thể hiện được sự độc lập 
dân tộc, vừa cho thấy sự bền vững, sự phát triển và sự ngang hàng với các triều đại phương 
Bắc4. 
- Quan niệm nguồn gốc, động lực của cuộc chiến tranh cứu nước và giữ nước. Muốn 
chiến thắng được kẻ thù đông đảo và hùng mạnh cần phải động viên được sức mạnh của toàn 
dân. Do vậy, những suy tư ở chiều sâu triết học về nguồn gốc và động lực của cuộc chiến 
tranh cứu nước và giữ nước cũng đã trở thành một nội dung cơ bản của chủ nghĩa yêu nước 
Việt Nam. Lý Công Uẩn từng nhấn mạnh “Trên vâng mệnh trời, dưới theo ý dân, thấy thuận 
tiện thì thay đổi”. Lý Phật Mã nói: “Nếu trăm họ mà no đủ thì ta lo gì thiếu thốn”. Trần Nhân 
Tông thì nói: “Ngày thường có thị vệ hai bên, đến khi nước nhà hoạn nạn thì chỉ có bọn gia 
nô đi theo thôi”. Nguyễn Trãi nói: “Chở thuyền là dân mà lật thuyền cũng là dân”, v.v. Lý 
Thường Kiệt nói “Đạo làm chủ dân cốt ở nuôi dân”, v.v. Đến thời đại Hồ Chí Minh, quan 
niệm về dân đã được phát triển đến một trình độ cao hơn và có cơ sở lý luận của chủ nghĩa 
Mác - Lênin. Tư tưởng trọng dân đã là cơ sở cho đường lối đề cao nhân, nghĩa và cho đối 
sách nhân hậu, cho những biện pháp nhằm hạn chế mâu thuẫn giai cấp trong xã hội. 
 Quan niệm về đạo làm người: Quan niệm này có liên quan mật thiết với việc xác 
định cơ sở tư tưởng của hành động chính trị, đạo đức và nhân sinh. Quá trình suy tư về đạo 
làm người đã làm cho các nhà tư tưởng Việt Nam tiếp thu và kết hợp tinh hoa của cả ba đạo 
Nho, Phật, Lão - Trang thành một tư tưởng thống nhất phù hợp với điều kiện lịch sử chính trị, 
đạo đức và cuộc sống của con người Việt Nam. Họ không chỉ thấm nhuần tư tưởng này mà 
còn thể hiện nó thành hành động trong cuộc sống. Tuy nhiên, tùy theo các điều kiện lịch sử cụ 
thể mà có thể nhận thấy vai trò trội hơn của mỗi đạo trong mỗi nhà tư tưởng cũng như trong 
mỗi tình huống cụ thể. Trong giai đoạn lịch sử Lý - Trần, đạo Phật và đạo Lão - Trang có xu 
hướng phát triển và ảnh hưởng trội hơn đạo Nho. Ngược lại, trong giai đoạn lịch sử thời Lê - 
Nguyễn, đạo Nho lại có xu hướng được tôn vinh. Mỗi nhà tư tưởng khi nhập thế vào đời phò 
vua, giúp nước thường chịu nhiều ảnh hưởng của những tư tưởng đạo Nho. Ngược lại, khi lui 
về ở ẩn hoặc trong thời kỳ thanh bình của đất nước lại có xu hướng tôn vinh những tư tưởng 
của đạo Phật và đạo Lão - Trang. 
b) Tiếp biến một số tư tưởng triết học Phật giáo 
- Trên phương diện bản thể, các nhà trí thức thời Lý - Trần đã suy ngẫm những tư tưởng 
siêu hình học của triết học phật giáo Ấn Độ đã được Trung Hoa hóa và truyền bá vào Việt 
Nam. Ví dụ, phái Thiền tông coi phạm trù triết học trung tâm là bản thể chân như (thực tướng 
các pháp hay bản thể như lai). Theo phái này, các hiện tượng (pháp hữu vi) luôn biến đổi 
không ngừng trong thế giới chỉ là sự biểu hiện cụ thể của một cơ sở thống nhất chung - bản 
thể chân như. Vì vậy, muốn đạt tới sự giác ngộ cần phải vượt qua thế giới các hiện tượng để 
đạt tới bản thể chân như bằng con đường siêu việt vượt qua các hiện tượng, chứ không phải 
bằng con đường đi từ trực quan sinh động đến bản chất trừu tượng. 
- Trên phương diện nhân sinh, Phật giáo Việt Nam rất coi trọng phạm trù từ bi. Dựa trên 
phạm trù vô ngã trong triết học Phật giáo Ấn Độ cổ đại, phạm trù từ bi nói lên là tinh thần bao 
4 
Để thực hiện điều này, Lý Bí đã từng từ bỏ luôn các tên gọi mà họ đã áp đặt cho nước ta, như “Giao Chỉ”, “Giao Châu”, “Nam Giao”, 
“Lĩnh Nam” v.v. Đó là những tên gọi gắn liền với sự phụ thuộc vào phong kiến phương Bắc. Lý Bí đã đặt tên nước ta là Vạn Xuân. Sau này 
nhà Đinh đặt tên nước là Đại Cồ Việt, còn nhà Lý lại đặt quốc hiệu là Đại Việt… “Hiệu” của người đứng đầu quốc gia cũng được chuyển từ 
Vương hiệu sang Đế hiệu để chứng tỏ sự độc lập ngang hàng với Hoàng Đế phương Bắc. Kinh đô cũng được chuyển từ Cổ Loa đến Hoa Lư, 
rồi từ Hoa Lư đến Thăng Long để có được nơi “Trung tâm của bờ cõi đất nước… vị trí ở giữa bốn phương, muôn vật phong phú tốt tươi… 
chỗ tụ họp của bốn phương” (Chiếu dời đô của Lý Công Uẩn), nơi xứng đáng là kinh đô của một nước độc lập và phát triển phồn thịnh.
dung giữa con người với nhau cũng như với muôn loài vô tình và hữu tình. Với phạm trù từ 
bi, triết học Phật giáo Việt Nam đã góp phần tạo dựng một cơ sở lý luận cho tư tưởng nhân ái 
Việt Nam, vốn đã có cơ sở hiện thực từ lịch sử cố kết cộng đồng dân tộc. 
c) Tiếp biến một số tư tưởng triết học Nho giáo 
- Các nhà nho lỗi lạc của Việt Nam như Nguyễn Bỉnh Khiêm, Ngô Thời Nhậm tiếp tục 
đi sâu vào triết lý ở tầm siêu hình học, gắn liền với sách Trung Dung (trong Tứ thư) và những 
chú giải của các nhà Nho học Trung Hoa đối với bộ Chu Dịch (trong Ngũ Kinh). 
- Nhiều tư tưởng tiến bộ trong các quan điểm về chính trị đạo đức của Nho giáo đã được 
các nhà tư tưởng Việt Nam kế thừa theo tinh thần thực tiễn của dân tộc nhằm xác lập ý thức 
hệ cai trị phong kiến theo mô hình chế độ trung ương tập quyền. Đó là tư tưởng thân dân, 
trọng dân, coi dân là gốc của quốc gia; đó là tư tưởng nhân, nghĩa trong đời sống chính trị - xã 
hội; đó là mối quan hệ biện chứng song trùng giữa vua - tôi, cha - con, chồng - vợ; đó là các 
phạm trù đạo đức trung, hiếu, tiết, nghĩa v.v. Trong khi kế thừa và sử dụng các tư tưởng tiến 
bộ đó, các nhà tư tưởng Việt Nam đã bổ sung và làm thay đổi các nội hàm một số khái niệm 
vốn có của Nho giáo Trung Hoa. 
d) Sự đối lập giữa thế giới quan duy vật và duy tâm, triết học và tôn giáo trong lịch sử 
tư tưởng triết học Việt Nam 
- Trong suốt thời đại phong kiến, quá trình giao lưu, tiếp biến văn hóa các hệ tư tưởng 
bên ngoài du nhập vào Việt Nam được bản địa hóa thông qua cuộc đấu tranh gay gắt giữa thế 
giới quan duy vật và thế giới quan duy tâm, giữa triết học và tôn giáo, tín ngưỡng. Cuộc đấu 
tranh đó chỉ thật sự lắng dịu khi các hệ tư tưởng triết học phương Tây, đặc biệt là triết học 
Mác - Lênin được truyền bá vào Việt Nam. Ranh giới cuộc đấu tranh này không được phân 
định rõ ràng và trải rộng trên nhiều vấn đề; trong đó, chủ nghĩa duy tâm và tôn giáo thường 
biểu hiện ra như một hệ thống lý luận khá chặt chẽ (do sự giao thoa và có xu hướng hợp nhất 
của ba đạo Nho, Phật và Lão - Trang với tín ngưỡng dân gian cổ truyền của người Việt) còn 
các quan điểm duy vật và vô thần còn đậm tính chất kinh nghiệm, ngẫu nhiên, lẻ tẻ. Đó là 
cuộc đấu tranh để xác định mối quan hệ giữa tâm – vật, linh hồn – thể xác, lý – khí …; để 
vạch ra nguyên nhân, nguồn gốc của các sự kiện chính trị của đất nước, sự an – nguy, hưng - 
vong của các triều đại; bản tính - số mệnh của mỗi con người; đạo trời - đạo người, v.v.. 
- Mỗi khái niệm được sử dụng trong lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam, mà tiêu biểu là 
các khái niệm mệnh trời, nghiệp, kiếp, linh hồn, thể xác, v.v. đều bao hàm trong mình sự đan 
xen, giao thoa của bốn chiều tư tưởng Nho - Phật - Đạo - Tín ngưỡng dân gian. Vì vậy, cùng 
một thuật ngữ (khái niệm) nhưng trong nội hàm của nó có thể bao hàm những dấu hiệu khác 
nhau, thậm chí tư tưởng trái ngược nhau (do thuộc về các thế giới quan khác nhau). Trong quá 
trình phát triển, các quan điểm duy tâm và tôn giáo đã tự bộc lộ những hạn chế của mình 
trong việc giải thích phù hợp với thực tiễn các sự kiện chính trị - xã hội; do đó, các quan điểm 
theo lập trường duy vật và vô thần xuất hiện thay thế. Tuy nhiên, cách giải thích này không 
thể không sử dụng các thuật ngữ vốn có của triết học đạo Nho, Phật hay Lão – Trang; do vậy, 
nó chỉ mang tính duy vật và vô thần tự phát và thiếu triệt để. Thiên mệnh vốn là thuật ngữ của 
Nho giáo nhưng được giải thích theo quan điểm duy vật và vô thần, khi đó, nó được coi là các 
lực lượng khách quan, tất yếu của giới tự nhiên mà không phải là lực lượng thần bí và nhân 
cách hóa. Vận dụng lý lẽ về sự biến đổi tất yếu khách quan được viết trong Kinh Dịch, một số 
nhà tư tưởng Việt Nam đã giải thích khái niệm thời - thế theo nguyên tắc duy vật và có tính 
biện chứng sâu sắc. Những tư tưởng duy vật và vô thần thường là lý luận của tầng lớp trí thức 
cai trị tiến bộ và quần chúng nhân dân nhằm cải biến vận mệnh của đất nước; do đó, chúng 
thường được hình thành từ thực tiễn lao động và bảo vệ chủ quyền quốc gia dân tộc, xây dựng 
quốc gia độc lập tự chủ trước các thế lực ngoại xâm và phù hợp với những triết lý của nhân 
dân. 
 Tóm lại, xét về nguồn gốc, lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam là sự phản ánh lịch 
sử trên hai ngàn năm cố kết cộng đồng dân tộc để dựng nước và giữ nước; là lịch sử phát sinh 
và phát triển của tư tưởng triết học trong quá trình thường xuyên có sự giao lưu, tiếp biến đối
với các tư tưởng triết học lớn được du nhập từ bên ngoài mà trước hết là từ Trung Hoa và Ấn 
Độ; còn xét về cấu trúc, lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam lấy chủ nghĩa yêu nước Việt Nam 
làm cốt lõi để tiếp biến các lý luận bên ngoài. Những tư tưởng đó đã được nâng lên ở tầm cao 
mới trong thời đại Hồ Chí Minh với sự du nhập chủ nghĩa Mác - Lênin và dựa trên thực tiễn 
mới của thời đại. 
3. Vai trò của Hồ Chí Minh đối với sự phát triển của tư tưởng triết học Việt Nam 
Từ khi thực dân Pháp xâm lược và đặt ách cai trị thực dân ở Việt Nam đã làm xuất hiện 
hai nhu cầu lớn của lịch sử: một là, giải thích sự thất bại của triều đại phong kiến nhà Nguyễn; 
và hai là, tìm con đường cứu nước, giải phóng dân tộc. 
 Để giải quyết hai nhu cầu đó của lịch sử, các nhà tư tưởng Việt Nam thời kỳ này 
đã trở về với các hệ tư tưởng đã có trong lịch sử - thế giới quan và phương pháp luận của Nho 
giáo và Phật giáo (Ví dụ, Phong trào chấn hưng Phật giáo ở Nam Kỳ vào cuối thế kỷ XIX, 
đầu thế kỷ XX). Tuy nhiên, mọi cố gắng của các nhà tư tưởng Việt Nam thời kỳ này đều thất 
bại. Bởi lẽ: Về mặt thực tế, sự thất bại của triều đại phong kiến nhà Nguyễn là sự thất bại của 
một phương thức sản xuất ở trình độ thấp hơn phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Ở 
phương Tây, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đã chứng minh sức mạnh của nó bằng 
việc tiêu diệt không thương tiếc phương thức sản xuất phong kiến và tiếp tục bành trướng sức 
mạnh của nó trên phạm vi quốc tế. Về mặt ý thức, hệ tư tưởng tư sản ở trình độ phát triển cao 
hơn hệ tư tưởng phong kiến, nó dựa trên một thế giới quan duy vật thời cận đại, gắn liền với 
những tri thức khoa học tự nhiên ở thế kỷ XVII – XVIII, trong khi đó, hệ tư tưởng phong kiến 
Việt Nam trong lịch sử gần một ngàn năm thời kỳ độc lập tự chủ (từ thế kỷ X) là hệ tư tưởng 
được xác lập trên nền tảng duy tâm, gắn với những quan niệm tôn giáo và tín ngưỡng - đó là 
thế giới quan và phương pháp luận của Nho giáo và Phật giáo5. Vì vậy, mọi nỗ lực của các 
nhà tư tưởng Việt Nam thời cận đại tìm kiếm lời giải đáp những nguyên nhân thất bại của 
triều đại Nhà Nguyễn cũng như con đường giải phóng dân tộc đều thất bại. 
 Để tạo ra tầng lớp trí thức phục vụ cho mục tiêu khai thác thuộc địa, thực dân 
Pháp đã tiến hành tạo dựng một hệ thống giáo dục - đào tạo Tây học với nội dung cơ bản là 
các kiến thức khoa học kỹ thuật. Điều này đã tạo cơ hội cho sự du nhập những tư tưởng triết 
học phương Tây vào Việt Nam; nhưng những tư tưởng triết học phương Tây được du nhập 
vào Việt Nam qua tầng lớp trí thức Tây học căn bản là những tư tưởng triết học Tây Âu thời 
cận đại, thể hiện thế giới quan duy vật siêu hình, không triệt để (duy vật trong quan niệm về 
tự nhiên, còn duy tâm quan niệm về xã hội). Dù một số nhà tư tưởng Tây học có lòng yêu 
nước nhiệt thành nhưng với thế giới quan duy vật siêu hình, không triệt để họ đã không thể 
giải đáp được những nhu cầu lớn lao của lịch sử Việt Nam. 
 Trước sự thất bại của tất cả các thế giới quan và phương pháp luận truyền thống 
Nho học, Phật học cũng như Tây học, Hồ Chí Minh đã ra đi tìm con đường cứu nước, giải 
phóng dân tộc. 
- Điểm xuất phát để Hồ Chí Minh đi ra nước ngoài tìm con đường cứu nước không phải 
trực tiếp là nhu cầu đi tìm một thế giới quan và một phương pháp luận triết học mới, không 
phải là một lý luận triết học trừu tượng, mà là những lý luận, những biện pháp có khả năng 
thực tế nhất để dẫn dắt, lãnh đạo phong trào yêu nước đi đến thành công trong thực tiễn chính 
trị là giải phóng dân tộc - cứu dân, cứu nước; là làm sao để dân tộc Việt Nam được độc lập, 
đồng bào Việt Nam ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành. Cũng tức là độc lập 
cho dân tộc và tự do, hạnh phúc cho mỗi người dân lao động. Suốt ba mươi năm tìm đường 
cứu nước, như một tất yếu lịch sử Hồ Chí Minh đã đến với chủ nghĩa Mác – Lênin, đến với hệ 
tư tưởng cách mạng và khoa học nhất của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, đến với 
học thuyết thống nhất ba bộ phận lý luận cấu thành là Triết học, Kinh tế chính trị học và Chủ 
nghĩa xã hội khoa học. 
5 
Về mặt thế giới quan và phương pháp luận, Nho giáo, dù là ở Trung Quốc hay ở Việt Nam, về căn bản đều là duy tâm về lịch sử; còn Phật 
giáo ở Aán Độ cổ đại có nhiều yếu tố duy vật bên cạnh những tư tưởng biện chứng sâu sắc, nhưng khi du nhập vào Việt Nam về cơ bản là 
những tư tưởng Phật giáo đã ít nhiều Trung Hoa hóa, nên về tổng thể và cơ bản, đó vẫn là thế giới quan duy tâm.
- Triết học Mác - Lênin chính là thế giới quan và phương pháp luận khoa học và cách 
mạng nhất; là thành quả vĩ đại của lịch sử triết học thế giới. Linh hồn của nó, sức sống mãnh 
liệt nhất của nó là phép biện chứng duy vật ở trình độ lý luận cao nhất, khoa học nhất, vược 
qua không những phép siêu hình của triết học duy vật cận đại Tây Âu mà còn vượt qua phép 
biện chứng duy tâm cổ điển Đức. Thế giới quan duy vật của triết học Mác - Lênin đã khắc 
phục được hạn chế của thế giới quan duy vật cận đại Tây Âu chính ở chỗ nó đã đem lại một 
quan niệm duy vật và biện chứng về quá trình phát triển của lịch sử xã hội loài người, lịch sử 
phát triển của nhân loại. Trung tâm của những quan điểm duy vật về lịch sử chính là học 
thuyết về hình thái kinh tế - xã hội. Chỉ có thế giới quan duy vật biện chứng và phép biện 
chứng duy vật của triết học Mác - Lênin mới có khả năng lý giải được một cách đúng đắn 
khoa học đối với các sự kiện lịch sử, dù là các sự kiện lịch sử ở phương Tây hay phương 
Đông Á6. 
- Hồ Chí Minh đã vận dụng thế giới quan duy vật biện chứng và phép biện chứng duy 
vật để lý giải một cách đúng đắn khoa học những câu hỏi đặt ra của lịch sử Việt Nam thời cận 
đại mà không một nhà tư tưởng tiến bộ nào có thể làm được và đỉnh cao của sự vận dụng đó 
là tìm ra lý luận và phương pháp giải quyết đúng đắn khoa học con đường giải phóng dân tộc 
đồng thời xác định hướng phát triển của xã hội Việt Nam lên hình thái kinh tế - xã hội mới 
sau khi giành được độc lập - đó là con đường định hướng phát triển xã hội - xã hội chủ nghĩa. 
Điều này đã được khẳng định trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng 
Cộng sản Việt Nam: “Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống các quan điểm toàn diện và sâu 
sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát 
triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển 
các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người, về độc 
lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội…”. Trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh, tư tưởng 
triết học Hồ Chí Minh đóng vai trò là thế giới quan và phương pháp luận khoa học, cách 
mạng của những tư tưởng về độc lập dân tộc, về chủ nghĩa xã hội, về văn hóa, về đạo đức, 
nhân văn… Thế giới quan và phương pháp luận Hồ Chí Minh là một hệ thống toàn vẹn, thống 
nhất của những quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Hạt nhân của thế giới quan 
đó là triết học Mác - Lênin; sự phong phú của thế giới quan đó là những tổng kết kinh nghiệm 
cách mạng Việt Nam và cách mạng thế giới; vẻ đẹp của thế giới quan đó được tạo ra bởi sự 
kết hợp chặt chẽ giữa tính khoa học của thế giới quan Mác - Lênin với các giá trị triết học 
truyền thống Việt Nam, cũng như các giá trị của lịch sử triết học phương Đông và phương 
Tây. 
Chúng ta có thể tìm thấy trong mỗi lời nói, việc làm, bài viết của Hồ Chí Minh sự vững 
chắc của các nguyên lý triết học Mác - Lênin, sự tinh tế của các triết lý trong nền triết học 
phương Đông, phương Tây và một chiều sâu thẳm của các giá trị tư tưởng triết học Việt Nam 
về độc lập dân tộc, về nhân văn, về đạo sống, đạo làm người của dân tộc Việt Nam. Với Hồ 
Chí Minh, lịch sử triết học Việt Nam đã chuyển sang một thời kỳ phát triển mới, hiện đại. 
Thời kỳ hiện đại của lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam là thời kỳ phát triển tư tưởng triết 
học với nội dung cơ bản của nó là nguyên cứu, vận dụng và phát triển các nguyên lý của triết 
học Mác - Lênin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam. Đó cũng là quá trình vượt qua những 
hạn chế và kế thừa có chọn lọc các giá trị trong lịch sử triết học Việt Nam cũng như lịch sử 
triết học phương Đông và phương Tây theo mục tiêu giải quyết các nhiệm vụ của công cuộc 
xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. 
6 
Không phải ngẫu nhiên mà khi nhận xét về giá trị của các học thuyết đã có trong lịch sử, Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh rằng cái hay của chủ 
nghĩa Mác là phương pháp làm việc biện chứng. Ở đây, Hồ Chí Minh đã khẳng định không phải chỉ là cái hay của phương pháp tư duy biện 
chứng mà quan trọng hơn là phương pháp biện chứng duy vật trong tổ chức hoạt động thực tiễn.
- Triết học Mác - Lênin chính là thế giới quan và phương pháp luận khoa học và cách 
mạng nhất; là thành quả vĩ đại của lịch sử triết học thế giới. Linh hồn của nó, sức sống mãnh 
liệt nhất của nó là phép biện chứng duy vật ở trình độ lý luận cao nhất, khoa học nhất, vược 
qua không những phép siêu hình của triết học duy vật cận đại Tây Âu mà còn vượt qua phép 
biện chứng duy tâm cổ điển Đức. Thế giới quan duy vật của triết học Mác - Lênin đã khắc 
phục được hạn chế của thế giới quan duy vật cận đại Tây Âu chính ở chỗ nó đã đem lại một 
quan niệm duy vật và biện chứng về quá trình phát triển của lịch sử xã hội loài người, lịch sử 
phát triển của nhân loại. Trung tâm của những quan điểm duy vật về lịch sử chính là học 
thuyết về hình thái kinh tế - xã hội. Chỉ có thế giới quan duy vật biện chứng và phép biện 
chứng duy vật của triết học Mác - Lênin mới có khả năng lý giải được một cách đúng đắn 
khoa học đối với các sự kiện lịch sử, dù là các sự kiện lịch sử ở phương Tây hay phương 
Đông Á6. 
- Hồ Chí Minh đã vận dụng thế giới quan duy vật biện chứng và phép biện chứng duy 
vật để lý giải một cách đúng đắn khoa học những câu hỏi đặt ra của lịch sử Việt Nam thời cận 
đại mà không một nhà tư tưởng tiến bộ nào có thể làm được và đỉnh cao của sự vận dụng đó 
là tìm ra lý luận và phương pháp giải quyết đúng đắn khoa học con đường giải phóng dân tộc 
đồng thời xác định hướng phát triển của xã hội Việt Nam lên hình thái kinh tế - xã hội mới 
sau khi giành được độc lập - đó là con đường định hướng phát triển xã hội - xã hội chủ nghĩa. 
Điều này đã được khẳng định trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng 
Cộng sản Việt Nam: “Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống các quan điểm toàn diện và sâu 
sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát 
triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển 
các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người, về độc 
lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội…”. Trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh, tư tưởng 
triết học Hồ Chí Minh đóng vai trò là thế giới quan và phương pháp luận khoa học, cách 
mạng của những tư tưởng về độc lập dân tộc, về chủ nghĩa xã hội, về văn hóa, về đạo đức, 
nhân văn… Thế giới quan và phương pháp luận Hồ Chí Minh là một hệ thống toàn vẹn, thống 
nhất của những quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Hạt nhân của thế giới quan 
đó là triết học Mác - Lênin; sự phong phú của thế giới quan đó là những tổng kết kinh nghiệm 
cách mạng Việt Nam và cách mạng thế giới; vẻ đẹp của thế giới quan đó được tạo ra bởi sự 
kết hợp chặt chẽ giữa tính khoa học của thế giới quan Mác - Lênin với các giá trị triết học 
truyền thống Việt Nam, cũng như các giá trị của lịch sử triết học phương Đông và phương 
Tây. 
Chúng ta có thể tìm thấy trong mỗi lời nói, việc làm, bài viết của Hồ Chí Minh sự vững 
chắc của các nguyên lý triết học Mác - Lênin, sự tinh tế của các triết lý trong nền triết học 
phương Đông, phương Tây và một chiều sâu thẳm của các giá trị tư tưởng triết học Việt Nam 
về độc lập dân tộc, về nhân văn, về đạo sống, đạo làm người của dân tộc Việt Nam. Với Hồ 
Chí Minh, lịch sử triết học Việt Nam đã chuyển sang một thời kỳ phát triển mới, hiện đại. 
Thời kỳ hiện đại của lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam là thời kỳ phát triển tư tưởng triết 
học với nội dung cơ bản của nó là nguyên cứu, vận dụng và phát triển các nguyên lý của triết 
học Mác - Lênin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam. Đó cũng là quá trình vượt qua những 
hạn chế và kế thừa có chọn lọc các giá trị trong lịch sử triết học Việt Nam cũng như lịch sử 
triết học phương Đông và phương Tây theo mục tiêu giải quyết các nhiệm vụ của công cuộc 
xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. 
6 
Không phải ngẫu nhiên mà khi nhận xét về giá trị của các học thuyết đã có trong lịch sử, Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh rằng cái hay của chủ 
nghĩa Mác là phương pháp làm việc biện chứng. Ở đây, Hồ Chí Minh đã khẳng định không phải chỉ là cái hay của phương pháp tư duy biện 
chứng mà quan trọng hơn là phương pháp biện chứng duy vật trong tổ chức hoạt động thực tiễn.

More Related Content

What's hot

Luận văn: Kỹ năng giao tiếp của sinh viên Sư phạm trường Cao đẳng Cần Thơ
Luận văn:  Kỹ năng giao tiếp của sinh viên Sư phạm trường Cao đẳng Cần ThơLuận văn:  Kỹ năng giao tiếp của sinh viên Sư phạm trường Cao đẳng Cần Thơ
Luận văn: Kỹ năng giao tiếp của sinh viên Sư phạm trường Cao đẳng Cần Thơ
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Vùng văn hóa châu thổ Bắc Bộ
Vùng văn hóa châu thổ Bắc BộVùng văn hóa châu thổ Bắc Bộ
Vùng văn hóa châu thổ Bắc BộHoàng Mai
 
CSVHVN. C1
CSVHVN. C1CSVHVN. C1
CSVHVN. C1
Huỳnh Thái
 
Đề cương đường lối
Đề cương đường lối Đề cương đường lối
Đề cương đường lối
Ngọc Thái Trương
 
Tâm Lí Học Lứa Tuổi Và Tâm Lí Học Sư Phạm.pdf
Tâm Lí Học Lứa Tuổi Và Tâm Lí Học Sư Phạm.pdfTâm Lí Học Lứa Tuổi Và Tâm Lí Học Sư Phạm.pdf
Tâm Lí Học Lứa Tuổi Và Tâm Lí Học Sư Phạm.pdf
HanaTiti
 
Chương 4 TRUYỀN THỐNG VĂN HÓA VÀ NHỮNG GIÁ TRỊ CƠ BẢN CỦA TRUYỀN THỐNG VĂN H...
Chương 4 TRUYỀN THỐNG VĂN HÓA VÀ NHỮNG GIÁ TRỊ CƠ BẢN  CỦA TRUYỀN THỐNG VĂN H...Chương 4 TRUYỀN THỐNG VĂN HÓA VÀ NHỮNG GIÁ TRỊ CƠ BẢN  CỦA TRUYỀN THỐNG VĂN H...
Chương 4 TRUYỀN THỐNG VĂN HÓA VÀ NHỮNG GIÁ TRỊ CƠ BẢN CỦA TRUYỀN THỐNG VĂN H...
Minh Chanh
 
GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC HỌC - TẬP 1
GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC HỌC - TẬP 1 GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC HỌC - TẬP 1
GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC HỌC - TẬP 1
nataliej4
 
Tài liệu tâm lý học thcs
Tài liệu   tâm lý học thcsTài liệu   tâm lý học thcs
Tài liệu tâm lý học thcs
tranthemy42
 
đề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minh
đề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minhđề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minh
đề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minhcongatrong82
 
Dẫn luận ngôn ngữ học
Dẫn luận ngôn ngữ họcDẫn luận ngôn ngữ học
Dẫn luận ngôn ngữ họcLee Inxu
 
Văn hóa việt nam thống nhất trong đa dạng
Văn hóa việt nam thống nhất trong đa dạngVăn hóa việt nam thống nhất trong đa dạng
Văn hóa việt nam thống nhất trong đa dạng
Pham Van Tam
 
Luận văn: Thực trạng về khả năng tự học của sinh viên các khoa và các hướng h...
Luận văn: Thực trạng về khả năng tự học của sinh viên các khoa và các hướng h...Luận văn: Thực trạng về khả năng tự học của sinh viên các khoa và các hướng h...
Luận văn: Thực trạng về khả năng tự học của sinh viên các khoa và các hướng h...
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
triết lý âm dương trong đời sống người Việt
triết lý âm dương trong đời sống người Việttriết lý âm dương trong đời sống người Việt
triết lý âm dương trong đời sống người Việt
yenlyly
 
Bài giảng học phần dẫn luận ngôn ngữ học chương trình đại học ngành sư phạm n...
Bài giảng học phần dẫn luận ngôn ngữ học chương trình đại học ngành sư phạm n...Bài giảng học phần dẫn luận ngôn ngữ học chương trình đại học ngành sư phạm n...
Bài giảng học phần dẫn luận ngôn ngữ học chương trình đại học ngành sư phạm n...
nataliej4
 
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC PHẦN: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC PHẦN: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINHĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC PHẦN: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC PHẦN: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
Phan Minh Trí
 
Cơ Sở VăN HóA ViệT Nam
Cơ Sở VăN HóA ViệT NamCơ Sở VăN HóA ViệT Nam
Cơ Sở VăN HóA ViệT Namguest2414f
 
Triết học nho giáo và ảnh hưởng của triết học nho giáo đến nền văn hóa truyền...
Triết học nho giáo và ảnh hưởng của triết học nho giáo đến nền văn hóa truyền...Triết học nho giáo và ảnh hưởng của triết học nho giáo đến nền văn hóa truyền...
Triết học nho giáo và ảnh hưởng của triết học nho giáo đến nền văn hóa truyền...Huynh Loc
 
Chương 2. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
Chương 2. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhânChương 2. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
Chương 2. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
VuKirikou
 
56 câu hỏi tự luận và đáp án môn Tư tưởng Hồ Chí Minh
56 câu hỏi tự luận và đáp án môn Tư tưởng Hồ Chí Minh 56 câu hỏi tự luận và đáp án môn Tư tưởng Hồ Chí Minh
56 câu hỏi tự luận và đáp án môn Tư tưởng Hồ Chí Minh
Phước Nguyễn
 
Quan điểm sáng tạo của hồ chí minh về cách mạng giải phóng dân tộc
Quan điểm sáng tạo của hồ chí minh về cách mạng giải phóng dân tộcQuan điểm sáng tạo của hồ chí minh về cách mạng giải phóng dân tộc
Quan điểm sáng tạo của hồ chí minh về cách mạng giải phóng dân tộcFørgët Løvë
 

What's hot (20)

Luận văn: Kỹ năng giao tiếp của sinh viên Sư phạm trường Cao đẳng Cần Thơ
Luận văn:  Kỹ năng giao tiếp của sinh viên Sư phạm trường Cao đẳng Cần ThơLuận văn:  Kỹ năng giao tiếp của sinh viên Sư phạm trường Cao đẳng Cần Thơ
Luận văn: Kỹ năng giao tiếp của sinh viên Sư phạm trường Cao đẳng Cần Thơ
 
Vùng văn hóa châu thổ Bắc Bộ
Vùng văn hóa châu thổ Bắc BộVùng văn hóa châu thổ Bắc Bộ
Vùng văn hóa châu thổ Bắc Bộ
 
CSVHVN. C1
CSVHVN. C1CSVHVN. C1
CSVHVN. C1
 
Đề cương đường lối
Đề cương đường lối Đề cương đường lối
Đề cương đường lối
 
Tâm Lí Học Lứa Tuổi Và Tâm Lí Học Sư Phạm.pdf
Tâm Lí Học Lứa Tuổi Và Tâm Lí Học Sư Phạm.pdfTâm Lí Học Lứa Tuổi Và Tâm Lí Học Sư Phạm.pdf
Tâm Lí Học Lứa Tuổi Và Tâm Lí Học Sư Phạm.pdf
 
Chương 4 TRUYỀN THỐNG VĂN HÓA VÀ NHỮNG GIÁ TRỊ CƠ BẢN CỦA TRUYỀN THỐNG VĂN H...
Chương 4 TRUYỀN THỐNG VĂN HÓA VÀ NHỮNG GIÁ TRỊ CƠ BẢN  CỦA TRUYỀN THỐNG VĂN H...Chương 4 TRUYỀN THỐNG VĂN HÓA VÀ NHỮNG GIÁ TRỊ CƠ BẢN  CỦA TRUYỀN THỐNG VĂN H...
Chương 4 TRUYỀN THỐNG VĂN HÓA VÀ NHỮNG GIÁ TRỊ CƠ BẢN CỦA TRUYỀN THỐNG VĂN H...
 
GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC HỌC - TẬP 1
GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC HỌC - TẬP 1 GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC HỌC - TẬP 1
GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC HỌC - TẬP 1
 
Tài liệu tâm lý học thcs
Tài liệu   tâm lý học thcsTài liệu   tâm lý học thcs
Tài liệu tâm lý học thcs
 
đề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minh
đề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minhđề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minh
đề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minh
 
Dẫn luận ngôn ngữ học
Dẫn luận ngôn ngữ họcDẫn luận ngôn ngữ học
Dẫn luận ngôn ngữ học
 
Văn hóa việt nam thống nhất trong đa dạng
Văn hóa việt nam thống nhất trong đa dạngVăn hóa việt nam thống nhất trong đa dạng
Văn hóa việt nam thống nhất trong đa dạng
 
Luận văn: Thực trạng về khả năng tự học của sinh viên các khoa và các hướng h...
Luận văn: Thực trạng về khả năng tự học của sinh viên các khoa và các hướng h...Luận văn: Thực trạng về khả năng tự học của sinh viên các khoa và các hướng h...
Luận văn: Thực trạng về khả năng tự học của sinh viên các khoa và các hướng h...
 
triết lý âm dương trong đời sống người Việt
triết lý âm dương trong đời sống người Việttriết lý âm dương trong đời sống người Việt
triết lý âm dương trong đời sống người Việt
 
Bài giảng học phần dẫn luận ngôn ngữ học chương trình đại học ngành sư phạm n...
Bài giảng học phần dẫn luận ngôn ngữ học chương trình đại học ngành sư phạm n...Bài giảng học phần dẫn luận ngôn ngữ học chương trình đại học ngành sư phạm n...
Bài giảng học phần dẫn luận ngôn ngữ học chương trình đại học ngành sư phạm n...
 
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC PHẦN: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC PHẦN: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINHĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC PHẦN: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC PHẦN: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
 
Cơ Sở VăN HóA ViệT Nam
Cơ Sở VăN HóA ViệT NamCơ Sở VăN HóA ViệT Nam
Cơ Sở VăN HóA ViệT Nam
 
Triết học nho giáo và ảnh hưởng của triết học nho giáo đến nền văn hóa truyền...
Triết học nho giáo và ảnh hưởng của triết học nho giáo đến nền văn hóa truyền...Triết học nho giáo và ảnh hưởng của triết học nho giáo đến nền văn hóa truyền...
Triết học nho giáo và ảnh hưởng của triết học nho giáo đến nền văn hóa truyền...
 
Chương 2. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
Chương 2. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhânChương 2. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
Chương 2. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
 
56 câu hỏi tự luận và đáp án môn Tư tưởng Hồ Chí Minh
56 câu hỏi tự luận và đáp án môn Tư tưởng Hồ Chí Minh 56 câu hỏi tự luận và đáp án môn Tư tưởng Hồ Chí Minh
56 câu hỏi tự luận và đáp án môn Tư tưởng Hồ Chí Minh
 
Quan điểm sáng tạo của hồ chí minh về cách mạng giải phóng dân tộc
Quan điểm sáng tạo của hồ chí minh về cách mạng giải phóng dân tộcQuan điểm sáng tạo của hồ chí minh về cách mạng giải phóng dân tộc
Quan điểm sáng tạo của hồ chí minh về cách mạng giải phóng dân tộc
 

Viewers also liked

Vài nét về sự phát triển TRIẾT HỌC TRUNG HOA
Vài nét về sự phát triển TRIẾT HỌC TRUNG HOAVài nét về sự phát triển TRIẾT HỌC TRUNG HOA
Vài nét về sự phát triển TRIẾT HỌC TRUNG HOAvinhbinh2010
 
Nganhangcauhoionthitriet
NganhangcauhoionthitrietNganhangcauhoionthitriet
Nganhangcauhoionthitriet
dongaduythuat123
 
Tư tưởng biện chứng trong trếit học của hêraclít
Tư tưởng biện chứng trong trếit học của hêraclítTư tưởng biện chứng trong trếit học của hêraclít
Tư tưởng biện chứng trong trếit học của hêraclít
nguyenthanh141
 
Ikidoc.com-Các câu hỏi tự luận môn triết học mác lênin
Ikidoc.com-Các câu hỏi tự luận môn triết học mác lêninIkidoc.com-Các câu hỏi tự luận môn triết học mác lênin
Ikidoc.com-Các câu hỏi tự luận môn triết học mác lênin
voxeoto68
 
Tổng hợp 35 câu hỏi phần triết học kèm trả lời
Tổng hợp 35 câu hỏi phần triết học kèm trả lờiTổng hợp 35 câu hỏi phần triết học kèm trả lời
Tổng hợp 35 câu hỏi phần triết học kèm trả lời
Van-Duyet Le
 
Ngan_hang_cau_hoi_on_thi_triet
Ngan_hang_cau_hoi_on_thi_trietNgan_hang_cau_hoi_on_thi_triet
Ngan_hang_cau_hoi_on_thi_trietrobodientu
 
đề Cương triết học mác lê nin
đề Cương triết học mác lê ninđề Cương triết học mác lê nin
đề Cương triết học mác lê nin
Le Khac Thien Luan
 
Launching
LaunchingLaunching
Launching
Eric Grimaldi
 
proje analizi
proje analiziproje analizi
proje analizi
Esra Çimen
 
Ppm assi1
Ppm assi1Ppm assi1
Duty of care in the PE Setting
Duty of care in the PE SettingDuty of care in the PE Setting
Duty of care in the PE Setting
Geoff Reynolds
 
Bab i budaya politik
Bab i budaya politik Bab i budaya politik
Bab i budaya politik
ahmad akhyar
 
Bad Effects of Worrying
Bad Effects of WorryingBad Effects of Worrying
Bad Effects of Worrying
Good Hand Security Products
 
Humility and meek
Humility and meekHumility and meek
Humility and meek
Good Hand Security Products
 
Connections to Community: Bronzeville
Connections to Community: BronzevilleConnections to Community: Bronzeville
Connections to Community: Bronzeville
Shannon18155
 
Google Analytics
Google Analytics Google Analytics
Google Analytics
Sleek Marketing University
 
The mother we share - lyrics planning
The mother we share - lyrics planningThe mother we share - lyrics planning
The mother we share - lyrics planning
Surajramm98
 
Fruit & tree
Fruit & treeFruit & tree

Viewers also liked (20)

La0788
La0788La0788
La0788
 
Vài nét về sự phát triển TRIẾT HỌC TRUNG HOA
Vài nét về sự phát triển TRIẾT HỌC TRUNG HOAVài nét về sự phát triển TRIẾT HỌC TRUNG HOA
Vài nét về sự phát triển TRIẾT HỌC TRUNG HOA
 
Edunews.7.2558
Edunews.7.2558Edunews.7.2558
Edunews.7.2558
 
Nganhangcauhoionthitriet
NganhangcauhoionthitrietNganhangcauhoionthitriet
Nganhangcauhoionthitriet
 
Tư tưởng biện chứng trong trếit học của hêraclít
Tư tưởng biện chứng trong trếit học của hêraclítTư tưởng biện chứng trong trếit học của hêraclít
Tư tưởng biện chứng trong trếit học của hêraclít
 
Ikidoc.com-Các câu hỏi tự luận môn triết học mác lênin
Ikidoc.com-Các câu hỏi tự luận môn triết học mác lêninIkidoc.com-Các câu hỏi tự luận môn triết học mác lênin
Ikidoc.com-Các câu hỏi tự luận môn triết học mác lênin
 
Tổng hợp 35 câu hỏi phần triết học kèm trả lời
Tổng hợp 35 câu hỏi phần triết học kèm trả lờiTổng hợp 35 câu hỏi phần triết học kèm trả lời
Tổng hợp 35 câu hỏi phần triết học kèm trả lời
 
Ngan_hang_cau_hoi_on_thi_triet
Ngan_hang_cau_hoi_on_thi_trietNgan_hang_cau_hoi_on_thi_triet
Ngan_hang_cau_hoi_on_thi_triet
 
đề Cương triết học mác lê nin
đề Cương triết học mác lê ninđề Cương triết học mác lê nin
đề Cương triết học mác lê nin
 
Launching
LaunchingLaunching
Launching
 
proje analizi
proje analiziproje analizi
proje analizi
 
Ppm assi1
Ppm assi1Ppm assi1
Ppm assi1
 
Duty of care in the PE Setting
Duty of care in the PE SettingDuty of care in the PE Setting
Duty of care in the PE Setting
 
Bab i budaya politik
Bab i budaya politik Bab i budaya politik
Bab i budaya politik
 
Bad Effects of Worrying
Bad Effects of WorryingBad Effects of Worrying
Bad Effects of Worrying
 
Humility and meek
Humility and meekHumility and meek
Humility and meek
 
Connections to Community: Bronzeville
Connections to Community: BronzevilleConnections to Community: Bronzeville
Connections to Community: Bronzeville
 
Google Analytics
Google Analytics Google Analytics
Google Analytics
 
The mother we share - lyrics planning
The mother we share - lyrics planningThe mother we share - lyrics planning
The mother we share - lyrics planning
 
Fruit & tree
Fruit & treeFruit & tree
Fruit & tree
 

Similar to 8. triết học việt nam

Chuong trinh GTLSD (khong chuyen) Chương 1.pdf
Chuong trinh GTLSD (khong chuyen) Chương 1.pdfChuong trinh GTLSD (khong chuyen) Chương 1.pdf
Chuong trinh GTLSD (khong chuyen) Chương 1.pdf
TranLy59
 
Đề cương ôn tập tư tưởng Hồ Chí Minh
Đề cương ôn tập tư tưởng Hồ Chí Minh Đề cương ôn tập tư tưởng Hồ Chí Minh
Đề cương ôn tập tư tưởng Hồ Chí Minh
VuKirikou
 
đề Cương tư tưởng
đề Cương tư tưởngđề Cương tư tưởng
đề Cương tư tưởng
Tan Nguyen
 
Chương 1, tư tưởng hchinh
Chương 1, tư tưởng hchinhChương 1, tư tưởng hchinh
Chương 1, tư tưởng hchinhmai_mai_yb
 
Dc on tap_tu_tuong_hcm
Dc on tap_tu_tuong_hcmDc on tap_tu_tuong_hcm
Dc on tap_tu_tuong_hcmPhan Binh Minh
 
Dc on tap_tu_tuong_hcm
Dc on tap_tu_tuong_hcmDc on tap_tu_tuong_hcm
Dc on tap_tu_tuong_hcmPhan Binh Minh
 
Chng1ttnghchinh 121023115826-phpapp02
Chng1ttnghchinh 121023115826-phpapp02Chng1ttnghchinh 121023115826-phpapp02
Chng1ttnghchinh 121023115826-phpapp02
Vũ Thanh
 
Bài giảng môn CNXH KH - Chương 6.docx
Bài giảng môn CNXH KH - Chương 6.docxBài giảng môn CNXH KH - Chương 6.docx
Bài giảng môn CNXH KH - Chương 6.docx
KhanhLinh716771
 
De cuong tu tuong hcm khoa iv
De cuong tu tuong hcm  khoa ivDe cuong tu tuong hcm  khoa iv
De cuong tu tuong hcm khoa ivNguyen Van Hung
 
Câu hỏi ôn thi đường lối - có đáp án chuẩn
 Câu hỏi ôn thi đường lối - có đáp án chuẩn Câu hỏi ôn thi đường lối - có đáp án chuẩn
Câu hỏi ôn thi đường lối - có đáp án chuẩn
Thích Hô Hấp
 
De cuong on thi mon tu tuong hcm
De cuong on thi mon tu tuong hcmDe cuong on thi mon tu tuong hcm
De cuong on thi mon tu tuong hcmbuiconghong
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh: ôn tập toàn bộ các nội dung cần thiết nhất
Tư tưởng Hồ Chí Minh: ôn tập toàn bộ các nội dung cần thiết nhấtTư tưởng Hồ Chí Minh: ôn tập toàn bộ các nội dung cần thiết nhất
Tư tưởng Hồ Chí Minh: ôn tập toàn bộ các nội dung cần thiết nhất
Phan Minh Trí
 
DCSVN
DCSVNDCSVN
DCSVN
Nu Nguyen
 
de_cuong_tuyen_truyen_ky_niem_88_nam_thanh_lap_dang.doc
de_cuong_tuyen_truyen_ky_niem_88_nam_thanh_lap_dang.docde_cuong_tuyen_truyen_ky_niem_88_nam_thanh_lap_dang.doc
de_cuong_tuyen_truyen_ky_niem_88_nam_thanh_lap_dang.doc
McNhin12
 
de_cuong_tuyen_truyen_ky_niem_88_nam_thanh_lap_dang.doc
de_cuong_tuyen_truyen_ky_niem_88_nam_thanh_lap_dang.docde_cuong_tuyen_truyen_ky_niem_88_nam_thanh_lap_dang.doc
de_cuong_tuyen_truyen_ky_niem_88_nam_thanh_lap_dang.doc
hongxuan1987
 
Tiểu luận vấn đề dân tộc và những nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa mác lenin t...
Tiểu luận vấn đề dân tộc và những nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa mác lenin t...Tiểu luận vấn đề dân tộc và những nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa mác lenin t...
Tiểu luận vấn đề dân tộc và những nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa mác lenin t...
Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Zalo/Telegram 0917193864
 
Chương 1
Chương 1Chương 1
Chương 1
Dân Chơi
 
C2.tthcm về vấn đề dân tộc và cmgpdt
C2.tthcm về vấn đề dân tộc và cmgpdtC2.tthcm về vấn đề dân tộc và cmgpdt
C2.tthcm về vấn đề dân tộc và cmgpdtSusutryoh
 

Similar to 8. triết học việt nam (20)

Chuong trinh GTLSD (khong chuyen) Chương 1.pdf
Chuong trinh GTLSD (khong chuyen) Chương 1.pdfChuong trinh GTLSD (khong chuyen) Chương 1.pdf
Chuong trinh GTLSD (khong chuyen) Chương 1.pdf
 
Đề cương ôn tập tư tưởng Hồ Chí Minh
Đề cương ôn tập tư tưởng Hồ Chí Minh Đề cương ôn tập tư tưởng Hồ Chí Minh
Đề cương ôn tập tư tưởng Hồ Chí Minh
 
đề Cương tư tưởng
đề Cương tư tưởngđề Cương tư tưởng
đề Cương tư tưởng
 
Chương 1, tư tưởng hchinh
Chương 1, tư tưởng hchinhChương 1, tư tưởng hchinh
Chương 1, tư tưởng hchinh
 
Dc on tap_tu_tuong_hcm
Dc on tap_tu_tuong_hcmDc on tap_tu_tuong_hcm
Dc on tap_tu_tuong_hcm
 
Dc on tap_tu_tuong_hcm
Dc on tap_tu_tuong_hcmDc on tap_tu_tuong_hcm
Dc on tap_tu_tuong_hcm
 
Chng1ttnghchinh 121023115826-phpapp02
Chng1ttnghchinh 121023115826-phpapp02Chng1ttnghchinh 121023115826-phpapp02
Chng1ttnghchinh 121023115826-phpapp02
 
Bài giảng môn CNXH KH - Chương 6.docx
Bài giảng môn CNXH KH - Chương 6.docxBài giảng môn CNXH KH - Chương 6.docx
Bài giảng môn CNXH KH - Chương 6.docx
 
De cuong tu tuong hcm khoa iv
De cuong tu tuong hcm  khoa ivDe cuong tu tuong hcm  khoa iv
De cuong tu tuong hcm khoa iv
 
Thi
ThiThi
Thi
 
Câu hỏi ôn thi đường lối - có đáp án chuẩn
 Câu hỏi ôn thi đường lối - có đáp án chuẩn Câu hỏi ôn thi đường lối - có đáp án chuẩn
Câu hỏi ôn thi đường lối - có đáp án chuẩn
 
Tu tuong
Tu tuongTu tuong
Tu tuong
 
De cuong on thi mon tu tuong hcm
De cuong on thi mon tu tuong hcmDe cuong on thi mon tu tuong hcm
De cuong on thi mon tu tuong hcm
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh: ôn tập toàn bộ các nội dung cần thiết nhất
Tư tưởng Hồ Chí Minh: ôn tập toàn bộ các nội dung cần thiết nhấtTư tưởng Hồ Chí Minh: ôn tập toàn bộ các nội dung cần thiết nhất
Tư tưởng Hồ Chí Minh: ôn tập toàn bộ các nội dung cần thiết nhất
 
DCSVN
DCSVNDCSVN
DCSVN
 
de_cuong_tuyen_truyen_ky_niem_88_nam_thanh_lap_dang.doc
de_cuong_tuyen_truyen_ky_niem_88_nam_thanh_lap_dang.docde_cuong_tuyen_truyen_ky_niem_88_nam_thanh_lap_dang.doc
de_cuong_tuyen_truyen_ky_niem_88_nam_thanh_lap_dang.doc
 
de_cuong_tuyen_truyen_ky_niem_88_nam_thanh_lap_dang.doc
de_cuong_tuyen_truyen_ky_niem_88_nam_thanh_lap_dang.docde_cuong_tuyen_truyen_ky_niem_88_nam_thanh_lap_dang.doc
de_cuong_tuyen_truyen_ky_niem_88_nam_thanh_lap_dang.doc
 
Tiểu luận vấn đề dân tộc và những nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa mác lenin t...
Tiểu luận vấn đề dân tộc và những nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa mác lenin t...Tiểu luận vấn đề dân tộc và những nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa mác lenin t...
Tiểu luận vấn đề dân tộc và những nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa mác lenin t...
 
Chương 1
Chương 1Chương 1
Chương 1
 
C2.tthcm về vấn đề dân tộc và cmgpdt
C2.tthcm về vấn đề dân tộc và cmgpdtC2.tthcm về vấn đề dân tộc và cmgpdt
C2.tthcm về vấn đề dân tộc và cmgpdt
 

Recently uploaded

trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxdddddddddddddddddtrắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
my21xn0084
 
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docxVăn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
metamngoc123
 
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docxBÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
HngL891608
 
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdfCau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
HngMLTh
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang ThiềuBiểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyetinsulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
lmhong80
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thươngPLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
hieutrinhvan27052005
 
SLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdf
SLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdfSLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdf
SLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdf
UyenDang34
 
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
khanhthy3000
 
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptxFSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
deviv80273
 
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptxLỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
12D241NguynPhmMaiTra
 
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdfTHONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
QucHHunhnh
 
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
NguynDimQunh33
 
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀNGiải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
linh miu
 
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024juneSmartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
SmartBiz
 
Halloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary schoolHalloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary school
AnhPhm265031
 

Recently uploaded (18)

trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxdddddddddddddddddtrắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
 
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docxVăn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
 
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docxBÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
 
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdfCau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
 
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang ThiềuBiểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
 
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyetinsulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
 
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thươngPLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
 
SLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdf
SLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdfSLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdf
SLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdf
 
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
 
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptxFSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
 
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptxLỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
 
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdfTHONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
 
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
 
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀNGiải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
 
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024juneSmartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
 
Halloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary schoolHalloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary school
 

8. triết học việt nam

  • 1. LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC VIỆT NAM 1. Điều kiện hình thành, phát triển và những đặc điểm cơ bản a) Điều kiện hình thành và phát triển - Là một nước nằm ở phía Đông – Nam Châu Á, Việt Nam có vị trí địa lý rất thuận lợi cho việc giao lưu về kinh tế, chính trị, văn hóa với hai nước có sự phát triển sớm là Trung Quốc và Ấn Độ. Từ thời cận đại trở đi, Việt nam còn có sự tiếp xúc với nền tư tưởng và văn hóa thế giới. - Với phương thức sản xuất Châu Á, qua hàng ngàn năm các dân tộc Việt Nam thực hiện nền kinh tế nông nghiệp, mà chủ yếu là tiểu nông lúa nước dựa vào thiên nhiên và trình độ lao động thủ công - kinh nghiệm truyền đời của mình1. Dù đất đai và các tài nguyên khác đều thuộc quyền sở hữu pháp lý của nhà nước, nhưng có sự phân cấp giao quyền sở hữu thực tế cho các tổ chức làng xã quản lý và sử dụng. Chế độ tư hữu về ruộng đất manh nha từ cuối thời Lý và phát triển vào thời cận đại đã làm xuất hiện một bộ phận nhỏ địa chủ trong xã hội; nhưng nói chung, trong lịch sử lâu dài của dân tộc Việt Nam, về căn bản, không diễn ra sự phân hóa giai cấp sâu sắc. Chỉ khi thực dân Pháp xâm lược và đặt ách cai trị thuộc địa mới dẫn tới sự phân hóa giai cấp mạnh mẽ. Vì vậy, về cơ bản, lực lượng thống trị trong xã hội Việt Nam truyền thống là đẳng cấp phong kiến cấu kết với lực lượng nhỏ lẻ giai cấp địa chủ trong các cơ sở làng xã nông thôn. Trong những thời kỳ Bắc thuộc và Pháp thuộc, một bộ phận lực lượng thống trị đó thường trở thành công cụ cai trị của các thế lực ngoại xâm, nhưng một bộ phận khác cấp tiến và có tinh thần dân tộc đã tổ chức dân cư đấu tranh, khởi nghĩa chống lại các thế lực thống trị đó để giành độc lập dân tộc. - Với một lịch sử có trên hai ngàn năm văn hiến, dân tộc ta phải trải qua hơn một ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước. Do vậy, lịch sử chính trị Việt Nam trước hết là lịch sử chống giặc ngoại xâm để xây dựng, bảo vệ và củng cố nền độc lập dân tộc. Nhưng dù trong thời kỳ nào, cơ cấu tổ chức xã hội truyền thống Việt Nam cũng là một hệ thống kép mà hệ thống dưới là cơ cấu các làng xã khép kín của các nhóm cư dân nông nghiệp2. Trong xã hội phong kiến độc lập tự chủ Việt Nam (từ thế kỷ X đến thế kỷ XVIII), nhà nước quan liêu đó luôn có hai nhiệm vụ cơ bản là tổ chức dân cư các làng xã chống giặc ngoại xâm và xây dựng, bảo trì hệ thống thủy lợi, tức là thực hiện chức năng kinh tế và an ninh của nhà nước phong kiến Việt Nam. Tuy nhiên, từ khi thực dân Pháp áp đặt nền cai trị theo chế độ thuộc địa (kiểu cũ), cơ cấu xã hội Việt Nam truyền thống đó bắt đầu có những thay đổi, và thay đổi rất cơ bản trong thời kỳ cách mạng thành công và công cuộc đổi mới hiện nay. - Phương thức sản xuất châu Á được thực hiện trong một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu tồn tại hàng ngàn năm, lại được bảo tồn bằng một cơ cấu xã hội khép kín của các làng xã đã trở thành cơ sở hiện thực của một “văn hóa làng mạc”. Tri thức cơ bản của các cư dân nông nghiệp truyền thống Việt Nam là tri thức kinh nghiệm, được hình thành một cách tự phát từ trong sinh hoạt sống hàng ngày. Những tri thức như vậy không đủ để hệ thống hóa thành các lý luận khoa học tự nhiên, thành các hệ thống triết học thật sự3, nhưng chúng góp phần làm nảy sinh lịch sử tư tưởng Việt Nam, trong đó có tư tưởng triết học. b) Những đặc điểm cơ bản: Quá trình hình thành và phát triển các tư tưởng triết học Việt Nam là quá trình phát triển thống nhất trong mình hai xu hướng là xu hướng tự thân từ hiện thực cuộc sống của dân tộc Việt nam và xu hướng tiếp biến các tư tưởng triết học được 1 Cuối thế kỷ XX mới có cuộc cách mạng trong lực lượng sản xuất nông nghiệp nhưng rất hạn chế. 2 Mỗi làng xã Việt Nam là một cơ cấu kinh tế – chính trị – văn hóa hoàn chỉnh khép kín và rất ổn định qua nhiều thế kỷ. 3 Một số tri thức về nghề thủ công với tư cách là nghề phụ trong các làng xã không đủ để đạt tới trình độ của công nghiệp và sản xuất hàng hóa phổ biến. Nó thường được phát hiện ngẫu nhiên và trở thành bí quyết của các làng nghề truyền thống. Các tri thức về xã hội của người Việt Nam truyền thống căn bản bị giới hạn ở các hiểu biết mang tính quy phạm giao tiếp trong tổ chức làng xã. Thêm vào đó là những hiểu biết về truyền thống dân tộc mà chủ yếu là qua truyền khẩu. Khi có sự giao lưu tri thức với các học thuyết lớn từ Trung Quốc và Ấn Độ, một tầng lớp trí thức không lớn đã có điều kiện tiếp thu theo tinh thần thực tiễn Việt Nam. Tuy nhiên, những tri thức từ các học thuyết này chủ yếu là các tri thức về chính trị - xã hội…
  • 2. du nhập từ bên ngoài như Nho giáo từ Trung Quốc và Phật giáo có gốc từ Ấn Độ trước đó, còn hiện nay là chủ nghĩa Mác - Lênin. Rất nhiều quan điểm triết học các của học thuyết nói trên đã được biến đổi cho phù hợp phong cách tư duy triết học truyền thống của người Việt Nam, trở thành nhân tố chủ đạo tạo nên quan điểm triết học của người Việt Nam. - Về nội dung, tư tưởng triết học Việt Nam không chỉ phản ánh nhu cầu cố kết cộng đồng dân cư làng xã và cộng đồng quốc gia dân tộc để tạo nên nội lực (xu thế hướng nội) mà còn phản ánh nhu cầu học tập người nước ngoài để chống lại sự xâm lược nhằm bảo vệ nền độc lập dân tộc để tìm kiếm thêm ngoại lực (xu thế hướng ngoại). Do vậy mà ý thức về cộng đồng, về độc lập chủ quyền đã được nảy sinh rất sớm, được nâng lên thành tư tưởng yêu nước và thường xuyên được nuôi dưỡng, phát triển trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc để ngày nay trở thành chủ nghĩa yêu nước Việt Nam. - Về hình thức thể hiện, các tư tưởng triết học Việt Nam được thể hiện qua rất nhiều hình thức phong phú, chứ không giới hạn trong các trước tác của các nhà tư tưởng. Từ các triết lý thể hiện thông qua các truyền thuyết, ca dao, tục ngữ mang nặng tính dân gian cho đến những tư tưởng được gọt dũa khá kỹ trong các tác phẩm; thậm chí, ngay cả hoạt động của các phong trào dân tộc cũng là một hình thức và là một phương thức thể hiện tư tưởng ở chiều sâu của tư duy triết học. 2. Những nội dung cơ bản của lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam a) Những tư tưởng triết học chính trị, đạo đức và nhân văn  Tư tưởng yêu nước: Trong lịch sử tư tưởng Việt Nam, tư tưởng yêu nước vừa là một tư tưởng chính trị vừa là một tư tưởng đạo đức, nhân văn; nó không ngừng được suy tư, chiêm nghiệm trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước; cho nên xuyên qua chiều dài lịch sử dân tộc nó đã đạt được chiều sâu của triết lý và trở thành chủ nghĩa yêu nước Việt Nam. Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam là một thể thống nhất ba quan niệm sâu sắc về dân tộc và độc lập dân tộc; về một quốc gia độc lập ngang hàng với phương Bắc; về nguồn gốc, động lực của cuộc chiến tranh cứu nước và giữ nước. - Quan niệm về dân tộc và độc lập dân tộc đã nảy sinh rất sớm (ở các cư dân người Việt thuộc giai đoạn trước khi giành được quyền độc lập dân tộc nhằm xây dựng một quốc gia có chủ quyền ngang hàng với các triều đại phong kiến phương Bắc) rồi dần dần phát triển thành lý luận (trong giai đoạn lịch sử mới khi dân tộc đã giành được quyền độc lập tự chủ). Dựa trên sự khác biệt về thiên văn và địa lý, người Việt Nam đã từng bước khẳng định sự tồn tại độc lập, không phụ thuộc của dân tộc mình vào tộc Hán; cho dù người Hán bằng mọi cách ra sức từng khẳng định điều ngược lại để làm cơ sở tư tưởng cho các cuộc xâm lược xuống phía Nam. Tư tưởng độc lập đó, đến thời Lý đã được Lý Thường Kiệt kế thừa và khẳng định “Nam quốc sơn hà Nam đế cư”. Cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm đã buộc các nhà tư tưởng phải khái quát về mặt lý luận tư tưởng trên. Trong các bức thư gửi quân Minh và nhất là trong tác phẩm Đại cáo bình Ngô, Nguyễn Trãi đã chứng minh rằng, cộng đồng tộc Việt có đủ các yếu tố địa lý, cương vực, phong tục, lịch sử, nhân tài nên nó đã là một cộng đồng người có bề dày lịch sử ngang hàng với cộng đồng người của phương Bắc, không phụ thuộc vào phương Bắc. Nhận thức đó của Nguyễn Trãi đã nêu lên được các yếu tố cần thiết làm nên một dân tộc, đã đặt cơ sở lý luận cho sự độc lập dân tộc. Lý luận đó đã đạt tới đỉnh cao của quan niệm về dân tộc độc lập dưới thời kỳ phong kiến Việt Nam. Nó tạo nên sức mạnh cho cộng đồng người Việt Nam trong cuộc đấu tranh chống quân Minh xâm lược ở đầu thế kỷ XV và cả giai đoạn lịch sử sau này. Nhưng khi thực dân Pháp xâm lược Việt Nam, lý luận trên tỏ ra bất lực. Phải hơn nửa thế kỷ sau, vào những năm 20 của thế kỷ XX, Hồ Chí Minh mới tìm ra được lý luận cứu nước mới và Người đã làm cho khái niệm dân tộc và dân tộc độc lập có nội dung và sắc thái ngang tầm thời đại mới trên một cơ sở thế giới quan mới. - Quan niệm về nhà nước của một quốc gia độc lập ngang hàng với phương Bắc. Ở Việt Nam trước và sau khi giành được độc lập dân tộc từ sự thống trị của các tập đoàn phong kiến phương Bắc, phạm trù dân tộc nằm trong hệ tư tưởng của giai cấp phong kiến, gắn với tính chất và địa vị cũng như với chế độ chính trị - xã hội đã trở thành hình thức đặc biệt quan trọng
  • 3. để cố kết các yếu tố cấu thành dân tộc và là điều kiện để thực hiện quyền dân tộc. Trước khi người Hán đến, tộc Việt đã có nhà nước Văn Lang và Âu Lạc của mình. Người Hán đến, nhà nước Âu Lạc bị tiêu diệt, lãnh thổ của tộc Việt bị biến thành một bộ phận của tộc Hán. Người Việt đấu tranh chống lại sự thống trị của người Hán cũng có nghĩa là đấu tranh giành quyền tổ chức ra nhà nước riêng của mình, chế độ riêng của mình. Quyền xây dựng nhà nước riêng, chế độ riêng là mục tiêu hàng đầu của các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc. Xây dựng nhà nước trong lúc bấy giờ không thể không tính tới các yếu tố quốc hiệu, quốc đô, đế hiệu, niên hiệu,… Cần phải làm sao để các quốc danh, quốc hiệu đó vừa thể hiện được sự độc lập dân tộc, vừa cho thấy sự bền vững, sự phát triển và sự ngang hàng với các triều đại phương Bắc4. - Quan niệm nguồn gốc, động lực của cuộc chiến tranh cứu nước và giữ nước. Muốn chiến thắng được kẻ thù đông đảo và hùng mạnh cần phải động viên được sức mạnh của toàn dân. Do vậy, những suy tư ở chiều sâu triết học về nguồn gốc và động lực của cuộc chiến tranh cứu nước và giữ nước cũng đã trở thành một nội dung cơ bản của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam. Lý Công Uẩn từng nhấn mạnh “Trên vâng mệnh trời, dưới theo ý dân, thấy thuận tiện thì thay đổi”. Lý Phật Mã nói: “Nếu trăm họ mà no đủ thì ta lo gì thiếu thốn”. Trần Nhân Tông thì nói: “Ngày thường có thị vệ hai bên, đến khi nước nhà hoạn nạn thì chỉ có bọn gia nô đi theo thôi”. Nguyễn Trãi nói: “Chở thuyền là dân mà lật thuyền cũng là dân”, v.v. Lý Thường Kiệt nói “Đạo làm chủ dân cốt ở nuôi dân”, v.v. Đến thời đại Hồ Chí Minh, quan niệm về dân đã được phát triển đến một trình độ cao hơn và có cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin. Tư tưởng trọng dân đã là cơ sở cho đường lối đề cao nhân, nghĩa và cho đối sách nhân hậu, cho những biện pháp nhằm hạn chế mâu thuẫn giai cấp trong xã hội.  Quan niệm về đạo làm người: Quan niệm này có liên quan mật thiết với việc xác định cơ sở tư tưởng của hành động chính trị, đạo đức và nhân sinh. Quá trình suy tư về đạo làm người đã làm cho các nhà tư tưởng Việt Nam tiếp thu và kết hợp tinh hoa của cả ba đạo Nho, Phật, Lão - Trang thành một tư tưởng thống nhất phù hợp với điều kiện lịch sử chính trị, đạo đức và cuộc sống của con người Việt Nam. Họ không chỉ thấm nhuần tư tưởng này mà còn thể hiện nó thành hành động trong cuộc sống. Tuy nhiên, tùy theo các điều kiện lịch sử cụ thể mà có thể nhận thấy vai trò trội hơn của mỗi đạo trong mỗi nhà tư tưởng cũng như trong mỗi tình huống cụ thể. Trong giai đoạn lịch sử Lý - Trần, đạo Phật và đạo Lão - Trang có xu hướng phát triển và ảnh hưởng trội hơn đạo Nho. Ngược lại, trong giai đoạn lịch sử thời Lê - Nguyễn, đạo Nho lại có xu hướng được tôn vinh. Mỗi nhà tư tưởng khi nhập thế vào đời phò vua, giúp nước thường chịu nhiều ảnh hưởng của những tư tưởng đạo Nho. Ngược lại, khi lui về ở ẩn hoặc trong thời kỳ thanh bình của đất nước lại có xu hướng tôn vinh những tư tưởng của đạo Phật và đạo Lão - Trang. b) Tiếp biến một số tư tưởng triết học Phật giáo - Trên phương diện bản thể, các nhà trí thức thời Lý - Trần đã suy ngẫm những tư tưởng siêu hình học của triết học phật giáo Ấn Độ đã được Trung Hoa hóa và truyền bá vào Việt Nam. Ví dụ, phái Thiền tông coi phạm trù triết học trung tâm là bản thể chân như (thực tướng các pháp hay bản thể như lai). Theo phái này, các hiện tượng (pháp hữu vi) luôn biến đổi không ngừng trong thế giới chỉ là sự biểu hiện cụ thể của một cơ sở thống nhất chung - bản thể chân như. Vì vậy, muốn đạt tới sự giác ngộ cần phải vượt qua thế giới các hiện tượng để đạt tới bản thể chân như bằng con đường siêu việt vượt qua các hiện tượng, chứ không phải bằng con đường đi từ trực quan sinh động đến bản chất trừu tượng. - Trên phương diện nhân sinh, Phật giáo Việt Nam rất coi trọng phạm trù từ bi. Dựa trên phạm trù vô ngã trong triết học Phật giáo Ấn Độ cổ đại, phạm trù từ bi nói lên là tinh thần bao 4 Để thực hiện điều này, Lý Bí đã từng từ bỏ luôn các tên gọi mà họ đã áp đặt cho nước ta, như “Giao Chỉ”, “Giao Châu”, “Nam Giao”, “Lĩnh Nam” v.v. Đó là những tên gọi gắn liền với sự phụ thuộc vào phong kiến phương Bắc. Lý Bí đã đặt tên nước ta là Vạn Xuân. Sau này nhà Đinh đặt tên nước là Đại Cồ Việt, còn nhà Lý lại đặt quốc hiệu là Đại Việt… “Hiệu” của người đứng đầu quốc gia cũng được chuyển từ Vương hiệu sang Đế hiệu để chứng tỏ sự độc lập ngang hàng với Hoàng Đế phương Bắc. Kinh đô cũng được chuyển từ Cổ Loa đến Hoa Lư, rồi từ Hoa Lư đến Thăng Long để có được nơi “Trung tâm của bờ cõi đất nước… vị trí ở giữa bốn phương, muôn vật phong phú tốt tươi… chỗ tụ họp của bốn phương” (Chiếu dời đô của Lý Công Uẩn), nơi xứng đáng là kinh đô của một nước độc lập và phát triển phồn thịnh.
  • 4. dung giữa con người với nhau cũng như với muôn loài vô tình và hữu tình. Với phạm trù từ bi, triết học Phật giáo Việt Nam đã góp phần tạo dựng một cơ sở lý luận cho tư tưởng nhân ái Việt Nam, vốn đã có cơ sở hiện thực từ lịch sử cố kết cộng đồng dân tộc. c) Tiếp biến một số tư tưởng triết học Nho giáo - Các nhà nho lỗi lạc của Việt Nam như Nguyễn Bỉnh Khiêm, Ngô Thời Nhậm tiếp tục đi sâu vào triết lý ở tầm siêu hình học, gắn liền với sách Trung Dung (trong Tứ thư) và những chú giải của các nhà Nho học Trung Hoa đối với bộ Chu Dịch (trong Ngũ Kinh). - Nhiều tư tưởng tiến bộ trong các quan điểm về chính trị đạo đức của Nho giáo đã được các nhà tư tưởng Việt Nam kế thừa theo tinh thần thực tiễn của dân tộc nhằm xác lập ý thức hệ cai trị phong kiến theo mô hình chế độ trung ương tập quyền. Đó là tư tưởng thân dân, trọng dân, coi dân là gốc của quốc gia; đó là tư tưởng nhân, nghĩa trong đời sống chính trị - xã hội; đó là mối quan hệ biện chứng song trùng giữa vua - tôi, cha - con, chồng - vợ; đó là các phạm trù đạo đức trung, hiếu, tiết, nghĩa v.v. Trong khi kế thừa và sử dụng các tư tưởng tiến bộ đó, các nhà tư tưởng Việt Nam đã bổ sung và làm thay đổi các nội hàm một số khái niệm vốn có của Nho giáo Trung Hoa. d) Sự đối lập giữa thế giới quan duy vật và duy tâm, triết học và tôn giáo trong lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam - Trong suốt thời đại phong kiến, quá trình giao lưu, tiếp biến văn hóa các hệ tư tưởng bên ngoài du nhập vào Việt Nam được bản địa hóa thông qua cuộc đấu tranh gay gắt giữa thế giới quan duy vật và thế giới quan duy tâm, giữa triết học và tôn giáo, tín ngưỡng. Cuộc đấu tranh đó chỉ thật sự lắng dịu khi các hệ tư tưởng triết học phương Tây, đặc biệt là triết học Mác - Lênin được truyền bá vào Việt Nam. Ranh giới cuộc đấu tranh này không được phân định rõ ràng và trải rộng trên nhiều vấn đề; trong đó, chủ nghĩa duy tâm và tôn giáo thường biểu hiện ra như một hệ thống lý luận khá chặt chẽ (do sự giao thoa và có xu hướng hợp nhất của ba đạo Nho, Phật và Lão - Trang với tín ngưỡng dân gian cổ truyền của người Việt) còn các quan điểm duy vật và vô thần còn đậm tính chất kinh nghiệm, ngẫu nhiên, lẻ tẻ. Đó là cuộc đấu tranh để xác định mối quan hệ giữa tâm – vật, linh hồn – thể xác, lý – khí …; để vạch ra nguyên nhân, nguồn gốc của các sự kiện chính trị của đất nước, sự an – nguy, hưng - vong của các triều đại; bản tính - số mệnh của mỗi con người; đạo trời - đạo người, v.v.. - Mỗi khái niệm được sử dụng trong lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam, mà tiêu biểu là các khái niệm mệnh trời, nghiệp, kiếp, linh hồn, thể xác, v.v. đều bao hàm trong mình sự đan xen, giao thoa của bốn chiều tư tưởng Nho - Phật - Đạo - Tín ngưỡng dân gian. Vì vậy, cùng một thuật ngữ (khái niệm) nhưng trong nội hàm của nó có thể bao hàm những dấu hiệu khác nhau, thậm chí tư tưởng trái ngược nhau (do thuộc về các thế giới quan khác nhau). Trong quá trình phát triển, các quan điểm duy tâm và tôn giáo đã tự bộc lộ những hạn chế của mình trong việc giải thích phù hợp với thực tiễn các sự kiện chính trị - xã hội; do đó, các quan điểm theo lập trường duy vật và vô thần xuất hiện thay thế. Tuy nhiên, cách giải thích này không thể không sử dụng các thuật ngữ vốn có của triết học đạo Nho, Phật hay Lão – Trang; do vậy, nó chỉ mang tính duy vật và vô thần tự phát và thiếu triệt để. Thiên mệnh vốn là thuật ngữ của Nho giáo nhưng được giải thích theo quan điểm duy vật và vô thần, khi đó, nó được coi là các lực lượng khách quan, tất yếu của giới tự nhiên mà không phải là lực lượng thần bí và nhân cách hóa. Vận dụng lý lẽ về sự biến đổi tất yếu khách quan được viết trong Kinh Dịch, một số nhà tư tưởng Việt Nam đã giải thích khái niệm thời - thế theo nguyên tắc duy vật và có tính biện chứng sâu sắc. Những tư tưởng duy vật và vô thần thường là lý luận của tầng lớp trí thức cai trị tiến bộ và quần chúng nhân dân nhằm cải biến vận mệnh của đất nước; do đó, chúng thường được hình thành từ thực tiễn lao động và bảo vệ chủ quyền quốc gia dân tộc, xây dựng quốc gia độc lập tự chủ trước các thế lực ngoại xâm và phù hợp với những triết lý của nhân dân.  Tóm lại, xét về nguồn gốc, lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam là sự phản ánh lịch sử trên hai ngàn năm cố kết cộng đồng dân tộc để dựng nước và giữ nước; là lịch sử phát sinh và phát triển của tư tưởng triết học trong quá trình thường xuyên có sự giao lưu, tiếp biến đối
  • 5. với các tư tưởng triết học lớn được du nhập từ bên ngoài mà trước hết là từ Trung Hoa và Ấn Độ; còn xét về cấu trúc, lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam lấy chủ nghĩa yêu nước Việt Nam làm cốt lõi để tiếp biến các lý luận bên ngoài. Những tư tưởng đó đã được nâng lên ở tầm cao mới trong thời đại Hồ Chí Minh với sự du nhập chủ nghĩa Mác - Lênin và dựa trên thực tiễn mới của thời đại. 3. Vai trò của Hồ Chí Minh đối với sự phát triển của tư tưởng triết học Việt Nam Từ khi thực dân Pháp xâm lược và đặt ách cai trị thực dân ở Việt Nam đã làm xuất hiện hai nhu cầu lớn của lịch sử: một là, giải thích sự thất bại của triều đại phong kiến nhà Nguyễn; và hai là, tìm con đường cứu nước, giải phóng dân tộc.  Để giải quyết hai nhu cầu đó của lịch sử, các nhà tư tưởng Việt Nam thời kỳ này đã trở về với các hệ tư tưởng đã có trong lịch sử - thế giới quan và phương pháp luận của Nho giáo và Phật giáo (Ví dụ, Phong trào chấn hưng Phật giáo ở Nam Kỳ vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX). Tuy nhiên, mọi cố gắng của các nhà tư tưởng Việt Nam thời kỳ này đều thất bại. Bởi lẽ: Về mặt thực tế, sự thất bại của triều đại phong kiến nhà Nguyễn là sự thất bại của một phương thức sản xuất ở trình độ thấp hơn phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Ở phương Tây, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đã chứng minh sức mạnh của nó bằng việc tiêu diệt không thương tiếc phương thức sản xuất phong kiến và tiếp tục bành trướng sức mạnh của nó trên phạm vi quốc tế. Về mặt ý thức, hệ tư tưởng tư sản ở trình độ phát triển cao hơn hệ tư tưởng phong kiến, nó dựa trên một thế giới quan duy vật thời cận đại, gắn liền với những tri thức khoa học tự nhiên ở thế kỷ XVII – XVIII, trong khi đó, hệ tư tưởng phong kiến Việt Nam trong lịch sử gần một ngàn năm thời kỳ độc lập tự chủ (từ thế kỷ X) là hệ tư tưởng được xác lập trên nền tảng duy tâm, gắn với những quan niệm tôn giáo và tín ngưỡng - đó là thế giới quan và phương pháp luận của Nho giáo và Phật giáo5. Vì vậy, mọi nỗ lực của các nhà tư tưởng Việt Nam thời cận đại tìm kiếm lời giải đáp những nguyên nhân thất bại của triều đại Nhà Nguyễn cũng như con đường giải phóng dân tộc đều thất bại.  Để tạo ra tầng lớp trí thức phục vụ cho mục tiêu khai thác thuộc địa, thực dân Pháp đã tiến hành tạo dựng một hệ thống giáo dục - đào tạo Tây học với nội dung cơ bản là các kiến thức khoa học kỹ thuật. Điều này đã tạo cơ hội cho sự du nhập những tư tưởng triết học phương Tây vào Việt Nam; nhưng những tư tưởng triết học phương Tây được du nhập vào Việt Nam qua tầng lớp trí thức Tây học căn bản là những tư tưởng triết học Tây Âu thời cận đại, thể hiện thế giới quan duy vật siêu hình, không triệt để (duy vật trong quan niệm về tự nhiên, còn duy tâm quan niệm về xã hội). Dù một số nhà tư tưởng Tây học có lòng yêu nước nhiệt thành nhưng với thế giới quan duy vật siêu hình, không triệt để họ đã không thể giải đáp được những nhu cầu lớn lao của lịch sử Việt Nam.  Trước sự thất bại của tất cả các thế giới quan và phương pháp luận truyền thống Nho học, Phật học cũng như Tây học, Hồ Chí Minh đã ra đi tìm con đường cứu nước, giải phóng dân tộc. - Điểm xuất phát để Hồ Chí Minh đi ra nước ngoài tìm con đường cứu nước không phải trực tiếp là nhu cầu đi tìm một thế giới quan và một phương pháp luận triết học mới, không phải là một lý luận triết học trừu tượng, mà là những lý luận, những biện pháp có khả năng thực tế nhất để dẫn dắt, lãnh đạo phong trào yêu nước đi đến thành công trong thực tiễn chính trị là giải phóng dân tộc - cứu dân, cứu nước; là làm sao để dân tộc Việt Nam được độc lập, đồng bào Việt Nam ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành. Cũng tức là độc lập cho dân tộc và tự do, hạnh phúc cho mỗi người dân lao động. Suốt ba mươi năm tìm đường cứu nước, như một tất yếu lịch sử Hồ Chí Minh đã đến với chủ nghĩa Mác – Lênin, đến với hệ tư tưởng cách mạng và khoa học nhất của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, đến với học thuyết thống nhất ba bộ phận lý luận cấu thành là Triết học, Kinh tế chính trị học và Chủ nghĩa xã hội khoa học. 5 Về mặt thế giới quan và phương pháp luận, Nho giáo, dù là ở Trung Quốc hay ở Việt Nam, về căn bản đều là duy tâm về lịch sử; còn Phật giáo ở Aán Độ cổ đại có nhiều yếu tố duy vật bên cạnh những tư tưởng biện chứng sâu sắc, nhưng khi du nhập vào Việt Nam về cơ bản là những tư tưởng Phật giáo đã ít nhiều Trung Hoa hóa, nên về tổng thể và cơ bản, đó vẫn là thế giới quan duy tâm.
  • 6. - Triết học Mác - Lênin chính là thế giới quan và phương pháp luận khoa học và cách mạng nhất; là thành quả vĩ đại của lịch sử triết học thế giới. Linh hồn của nó, sức sống mãnh liệt nhất của nó là phép biện chứng duy vật ở trình độ lý luận cao nhất, khoa học nhất, vược qua không những phép siêu hình của triết học duy vật cận đại Tây Âu mà còn vượt qua phép biện chứng duy tâm cổ điển Đức. Thế giới quan duy vật của triết học Mác - Lênin đã khắc phục được hạn chế của thế giới quan duy vật cận đại Tây Âu chính ở chỗ nó đã đem lại một quan niệm duy vật và biện chứng về quá trình phát triển của lịch sử xã hội loài người, lịch sử phát triển của nhân loại. Trung tâm của những quan điểm duy vật về lịch sử chính là học thuyết về hình thái kinh tế - xã hội. Chỉ có thế giới quan duy vật biện chứng và phép biện chứng duy vật của triết học Mác - Lênin mới có khả năng lý giải được một cách đúng đắn khoa học đối với các sự kiện lịch sử, dù là các sự kiện lịch sử ở phương Tây hay phương Đông Á6. - Hồ Chí Minh đã vận dụng thế giới quan duy vật biện chứng và phép biện chứng duy vật để lý giải một cách đúng đắn khoa học những câu hỏi đặt ra của lịch sử Việt Nam thời cận đại mà không một nhà tư tưởng tiến bộ nào có thể làm được và đỉnh cao của sự vận dụng đó là tìm ra lý luận và phương pháp giải quyết đúng đắn khoa học con đường giải phóng dân tộc đồng thời xác định hướng phát triển của xã hội Việt Nam lên hình thái kinh tế - xã hội mới sau khi giành được độc lập - đó là con đường định hướng phát triển xã hội - xã hội chủ nghĩa. Điều này đã được khẳng định trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam: “Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống các quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người, về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội…”. Trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh, tư tưởng triết học Hồ Chí Minh đóng vai trò là thế giới quan và phương pháp luận khoa học, cách mạng của những tư tưởng về độc lập dân tộc, về chủ nghĩa xã hội, về văn hóa, về đạo đức, nhân văn… Thế giới quan và phương pháp luận Hồ Chí Minh là một hệ thống toàn vẹn, thống nhất của những quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Hạt nhân của thế giới quan đó là triết học Mác - Lênin; sự phong phú của thế giới quan đó là những tổng kết kinh nghiệm cách mạng Việt Nam và cách mạng thế giới; vẻ đẹp của thế giới quan đó được tạo ra bởi sự kết hợp chặt chẽ giữa tính khoa học của thế giới quan Mác - Lênin với các giá trị triết học truyền thống Việt Nam, cũng như các giá trị của lịch sử triết học phương Đông và phương Tây. Chúng ta có thể tìm thấy trong mỗi lời nói, việc làm, bài viết của Hồ Chí Minh sự vững chắc của các nguyên lý triết học Mác - Lênin, sự tinh tế của các triết lý trong nền triết học phương Đông, phương Tây và một chiều sâu thẳm của các giá trị tư tưởng triết học Việt Nam về độc lập dân tộc, về nhân văn, về đạo sống, đạo làm người của dân tộc Việt Nam. Với Hồ Chí Minh, lịch sử triết học Việt Nam đã chuyển sang một thời kỳ phát triển mới, hiện đại. Thời kỳ hiện đại của lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam là thời kỳ phát triển tư tưởng triết học với nội dung cơ bản của nó là nguyên cứu, vận dụng và phát triển các nguyên lý của triết học Mác - Lênin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam. Đó cũng là quá trình vượt qua những hạn chế và kế thừa có chọn lọc các giá trị trong lịch sử triết học Việt Nam cũng như lịch sử triết học phương Đông và phương Tây theo mục tiêu giải quyết các nhiệm vụ của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. 6 Không phải ngẫu nhiên mà khi nhận xét về giá trị của các học thuyết đã có trong lịch sử, Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh rằng cái hay của chủ nghĩa Mác là phương pháp làm việc biện chứng. Ở đây, Hồ Chí Minh đã khẳng định không phải chỉ là cái hay của phương pháp tư duy biện chứng mà quan trọng hơn là phương pháp biện chứng duy vật trong tổ chức hoạt động thực tiễn.
  • 7. - Triết học Mác - Lênin chính là thế giới quan và phương pháp luận khoa học và cách mạng nhất; là thành quả vĩ đại của lịch sử triết học thế giới. Linh hồn của nó, sức sống mãnh liệt nhất của nó là phép biện chứng duy vật ở trình độ lý luận cao nhất, khoa học nhất, vược qua không những phép siêu hình của triết học duy vật cận đại Tây Âu mà còn vượt qua phép biện chứng duy tâm cổ điển Đức. Thế giới quan duy vật của triết học Mác - Lênin đã khắc phục được hạn chế của thế giới quan duy vật cận đại Tây Âu chính ở chỗ nó đã đem lại một quan niệm duy vật và biện chứng về quá trình phát triển của lịch sử xã hội loài người, lịch sử phát triển của nhân loại. Trung tâm của những quan điểm duy vật về lịch sử chính là học thuyết về hình thái kinh tế - xã hội. Chỉ có thế giới quan duy vật biện chứng và phép biện chứng duy vật của triết học Mác - Lênin mới có khả năng lý giải được một cách đúng đắn khoa học đối với các sự kiện lịch sử, dù là các sự kiện lịch sử ở phương Tây hay phương Đông Á6. - Hồ Chí Minh đã vận dụng thế giới quan duy vật biện chứng và phép biện chứng duy vật để lý giải một cách đúng đắn khoa học những câu hỏi đặt ra của lịch sử Việt Nam thời cận đại mà không một nhà tư tưởng tiến bộ nào có thể làm được và đỉnh cao của sự vận dụng đó là tìm ra lý luận và phương pháp giải quyết đúng đắn khoa học con đường giải phóng dân tộc đồng thời xác định hướng phát triển của xã hội Việt Nam lên hình thái kinh tế - xã hội mới sau khi giành được độc lập - đó là con đường định hướng phát triển xã hội - xã hội chủ nghĩa. Điều này đã được khẳng định trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam: “Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống các quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người, về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội…”. Trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh, tư tưởng triết học Hồ Chí Minh đóng vai trò là thế giới quan và phương pháp luận khoa học, cách mạng của những tư tưởng về độc lập dân tộc, về chủ nghĩa xã hội, về văn hóa, về đạo đức, nhân văn… Thế giới quan và phương pháp luận Hồ Chí Minh là một hệ thống toàn vẹn, thống nhất của những quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Hạt nhân của thế giới quan đó là triết học Mác - Lênin; sự phong phú của thế giới quan đó là những tổng kết kinh nghiệm cách mạng Việt Nam và cách mạng thế giới; vẻ đẹp của thế giới quan đó được tạo ra bởi sự kết hợp chặt chẽ giữa tính khoa học của thế giới quan Mác - Lênin với các giá trị triết học truyền thống Việt Nam, cũng như các giá trị của lịch sử triết học phương Đông và phương Tây. Chúng ta có thể tìm thấy trong mỗi lời nói, việc làm, bài viết của Hồ Chí Minh sự vững chắc của các nguyên lý triết học Mác - Lênin, sự tinh tế của các triết lý trong nền triết học phương Đông, phương Tây và một chiều sâu thẳm của các giá trị tư tưởng triết học Việt Nam về độc lập dân tộc, về nhân văn, về đạo sống, đạo làm người của dân tộc Việt Nam. Với Hồ Chí Minh, lịch sử triết học Việt Nam đã chuyển sang một thời kỳ phát triển mới, hiện đại. Thời kỳ hiện đại của lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam là thời kỳ phát triển tư tưởng triết học với nội dung cơ bản của nó là nguyên cứu, vận dụng và phát triển các nguyên lý của triết học Mác - Lênin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam. Đó cũng là quá trình vượt qua những hạn chế và kế thừa có chọn lọc các giá trị trong lịch sử triết học Việt Nam cũng như lịch sử triết học phương Đông và phương Tây theo mục tiêu giải quyết các nhiệm vụ của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. 6 Không phải ngẫu nhiên mà khi nhận xét về giá trị của các học thuyết đã có trong lịch sử, Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh rằng cái hay của chủ nghĩa Mác là phương pháp làm việc biện chứng. Ở đây, Hồ Chí Minh đã khẳng định không phải chỉ là cái hay của phương pháp tư duy biện chứng mà quan trọng hơn là phương pháp biện chứng duy vật trong tổ chức hoạt động thực tiễn.