SlideShare a Scribd company logo
[2]
LỜI MỞ ĐẦU
Triết học Mác – Lênin ra đời từ nửa cuối thế kỉ XIX và phát triển cho đến ngày
hôm nay. Từ khi ra đời, Triết học Mác – Lênin đã tạo ra một cuộc cách mạng
trong lịch sử triết học và trở thành thế giới quan, phương pháp luận của hoạt
động nhận thức cũng như hoạt động thực tiễn của con người. Triết học nói
chúng và Triết học Mác – Lênin nói riêng đã đặt ra và giải quyết rất nhiều vấn đề
của đời sống xã hội như tổng kết, đánh giá tri thức của con người; phê phán, xác
định các giá trị, truy tìm chân lý; phát triển tư duy lý luận; xác định vị trí, vai trò
của con người trong mối quan hệ với thế giới bên ngoài; xác định mục tiêu,
phương hướng hoạt động của con người;… Vì vậy, Triết học mang trong mình
vai trò đặc biệt quan trọng và rất ý nghĩa đối với đời sống xã hội.
Khi làm bài tập lớn này, với tư cách là một sinh viên chuyên ngành Kế toán, em
muốn tìm hiểu kĩ hơn về Triết học Mác-Lênin thông qua bài tiểu luận với đề tài:
“Phân tích vai trò của Triết học đối với đời sống con người. Phân tích một tác
phẩm văn học nghệ thuật để thể hiện vai trò đó của Triết học ”.
Do đây là lần đầu tiên em làm bài tập lớn và kiến thức cũng như tầm hiểu biết
còn hạn chế nên bài viết của em không tránh khỏi những sai sót, rất mong được
cô giáo xem xét và góp ý cho bài của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn cô.
[3]
Mục lục
I. Cơ sở lý luận_______________________________________________ 4
___________________________________
_______________________________________
______________________________
_________________________
_______________________________
___________________________________
_____________________
II. Mối liên hệ giữa văn học- triết học đến thực tiễn__________________9
__________________________________
___________________________________
__________________________
___________________________
III. Kết luận_________________________________________________22
[4]
I. Cơ sở lý luận
Để có thể hiểu rõ về vai trò của thế giới quan và phương pháp luận trong triết
học, trước tiên, chúng ta cần phải nghiên cứu về định nghĩa và nguồn gốc của
chúng.
Khái niệm về thế giới quan
Thế giới quan được hiểu là toàn bộ những quan niệm của con người về thế giới,
bản thân, con người và vị trí của con người trong thế giới đó. Nó đóng vai trò
định hướng đối với toàn bộ cuộc sống của con người, từ thực tiễn cho đến hoạt
động nhận thức thế giới cũng như tự nhận thức bản thân, xác định lý tưởng, hệ
giá lối sống cũng như nếp sống của mình. (TongThom, 2021)
Thế giới quan thể hiện góc nhìn bao quát về thế giới xung quanh (bao gồm con
người, thế giới bên ngoài và mối quan hệ giữa hai bên) trong tiềm thức của mỗi
chủ thể, đóng vai trò làm thứ dẫn dắt hành vi, thái độ của chủ thể đối với thế giới
bên ngoài.
Phân loại thế giới quan
Bằng cách đối chiếu với quá trình phát triển của loài người, chúng ta có thể phân
các thế giới quan thành ba loại hình cơ bản.
Thế giới quan huyền thoại là phương thức cảm nhận thế giới xuất phát từ xã
hội nguyên thủy trong lịch sử sơ khai của loài người. Ở thời kỳ này, con người
nguyên thủy xây dựng nên những sự tích, thần thoại để giải thích các kết quả
cảm nhận ban đầu của họ về thế giới xung quanh, thể hiện quan niệm về thế giới
qua các yếu tố pha lẫn giữa hiện thực và tưởng tượng, tín ngưỡng và lý trí. Vì
[5]
vậy, Thế giới quan huyền thoại không phản ánh hiện thực một cách khách quan.
Mỗi dân tộc đều có nhiều huyền thoại để giải thích nguồn gốc các hiện tượng tự
nhiên xung quanh và nguồn gốc dân tộc mình. Một ví dụ điển hình là Sự tích Nữ
Oa – đấng sáng thế của thần thoại Trung Hoa và là quan niệm của người xưa về
sự ra đời của loài người.
Thế giới quan tôn giáo là loại hình được ra đời khi nhận thức của con người đã
phát triển, nhưng còn hạn chế, bất lực trước những lực lượng tự nhiên như sấm,
sét, bão, lụt, động đất… và trước cả những hiện tượng xã hội mà con người gặp
phải như chiến tranh, áp bức bóc lột, bất công trong xã hội, v.v. Nó phản ánh
hiện thực khách quan một cách hư ảo, mang yếu tố tín ngưỡng cao hơn yếu tố lý
trí, giải thích các hiện tượng đời sống dựa trên cơ sở siêu nhiên và thừa nhận sự
tồn tại của các thế lực thần thánh hơn người, gán cho chúng một sức mạnh vô
hạn. Tuy nhiên, tôn giáo cũng có khả năng “định hướng” cái thiện của con người
trong một chừng mực nhất định nào đó trong mối quan hệ với đạo đức, quan hệ
giữa cái thiện và cái ác dù là ở trong tư tưởng của tôn giáo. Hơn nữa, thế giới
quan tôn giáo là một trong những nguồn gốc hình thành phong tục tập, truyền
thống văn hoá của các dân tộc. Bởi vậy, Loại hình này vẫn còn tồn tại trong đời
sống tinh thần tới ngày nay, giúp con người thể hiện khát vọng được giải thoát
khỏi đau khổ, hướng tới một cuộc sống hạnh phúc.
Thế giới quan triết học được ra đời khi con người đã có trình độ tư duy và thực
tiễn cao hơn so với loại hình thế giới quan tôn giáo và huyền thoại. Phân biệt thế
giới quan triết học khác với thế giới quan khác, nhất là thế giới quan tôn giáo,
C.Mác viết: “… Các vị hướng về tình cảm, triết học hướng về lý trí, các vị
nguyền rủa, than vãn, triết học dạy bảo; các vị hứa hẹn thiên đường và toàn bộ
thế giới, triết học không hứa hẹn gì cả ngoài chân lý; các vị đòi hỏi tin tưởng tín
ngưỡng của các vị, triết học không đòi hỏi tin tưởng vào kết luận của nó, nó đòi
[6]
hỏi kiểm nghiệm các điều hoài nghi; các vị doạ dẫm, triết học an ủi. Và thật thế,
triết học biết cuộc sống khá đầy đủ để rằng những kết luận của nó không bao
dung sự khao khát hưởng lạc và lòng vị kỷ - của cả thiên giới lẫn thế giới trần
tục.” (NXB Chính trị Quốc gia, 1995)
Nó thể hiện các quan điểm của con người dưới dạng hệ thống những phạm trù,
quy luật, lý luận mang tính logic. Thế giới quan triết học không chỉ nêu ra các
quan điểm của mình mà còn chứng minh các quan điểm đó bằng lý tính, hay sự
suy luận lôgic. Ở giai đoạn phát triển này, tính tích cực trong trình độ tư duy của
con người đã có bước thay đổi về chất.
Điều kiện ra đời của thế giới quan
Thế giới quan được bắt nguồn từ sự sống. Tất cả các hoạt động của con người
đều bị chi phối bởi thế giới quan nhất định. Yếu tố cấu thành nên thế giới quan
đó chính là tri thức, lý trí, tình cảm và niềm tin; chúng liên kết với nhau tạo
thành một thể thống nhất, chi phối nhận thức và hành động thực tiễn của con
người. (TongThom, 2021)
Vai trò của thế giới quan trong triết học
Thế giới quan có vai trò rất quan trọng trong đời sống của mỗi con người, mỗi
giai cấp, mỗi cộng đồng và trong đời sống của xã hội nói chung.
Có một thế giới quan đúng đắn sẽ hướng con người có một nhân sinh quan tích
cực, trở thành khuôn mẫu điều chỉnh hành vi theo những phương thức tư duy
hợp lý mà góp phần vào sự thăng tiến của xã hội. Có thể đánh giá về sự tiến bộ
của một cộng đồng hay một cá nhân, dựa trên trình độ phát triển của thế giới
quan của chúng. Ngoài ra, thế giới quan của mỗi con người chính là cơ sở cho sự
[7]
hình thành tư tưởng về mặt nhân cách, chính trị, hành vi và đạo đức. Vì vậy,
những câu hỏi được đặt ra và tìm lời giải đáp trong triết học – bộ môn nghiên
cứu về những vấn đề chung và cơ bản của loài người – trước hết đều là những
vấn đề về thế giới quan, hay nói cách khác, triết học chính là hạt nhân của thế
giới quan.
Cụ thể hơn, thế giới quan có khả năng hướng dẫn con người nhận thức đúng
hoặc sai về sự vật. Nếu được định hướng bởi một thế giới quan mang tính khoa
học, con người sẽ xác định chính xác mối quan hệ giữa con người và thế giới bên
ngoài, và trên cơ sở đó nhận thức đúng đắn về quy luật vận động của thế giới, từ
đó có thể suy ra những cách giải quyết vấn đề hiệu quả và hợp lý do cuộc sống
đặt ra. Ngược lại, nếu được hướng dẫn bởi một thế giới quan không khoa học,
con người xác định sai lệch mối quan hệ giữa con người và thế giới bên ngoài,
không nhận thức đúng đắn về quy luật vận động của thế giới, và từ đó không suy
luận ra đúng mục tiêu, phương hướng và cách thức hoạt động, khiến hoạt động
không đem lại kết quả như mong muốn. Một trường hợp có thể đưa ra làm ví dụ
là khi con người dựa vào thế giới quan tôn giáo – đề cao một thế lực siêu nhiên
hơn người mà họ hoàn toàn phải lệ thuộc vào – họ sẽ dần dần đánh mất khả năng
chủ động sáng tạo và không còn tích cực hoạt động nữa, khiến xã hội trở nên trì
trệ và không phát triển.
Với tư cách là hệ thống tri thức lý luận chung nhất của con người về thế giới, về
vị trí, vai trò của con người trong thế giới đó, triết học đóng vai trò là hạt nhân lý
luận của thế giới quan. Triết học giữ vai trò định hướng cho quá trình củng cố và
phát triển thế giới quan của mỗi cá nhân, mỗi cộng đồng trong lịch sử.
Khái niệm về phương pháp luận
[8]
Phương pháp luận (hay lý luận về phương pháp) là hệ thống cơ sở lý luận cho
phương pháp nghiên cứu. Nói cách khác, phương pháp luận chính là lý luận về
phương pháp bao hàm hệ thống các phương pháp, nhân sinh quan và thế giới
quan của người sử dụng phương pháp và các nguyên tắc để giải quyết các vấn đề
đã đặt ra.
Phân loại phương pháp luận
Phương pháp luận có thể chia ra thành nhiều cấp độ khác nhau:
Phương pháp luận ngành là phương pháp luận cho các ngành khoa học cụ thể;
Phương pháp luận chung là các quan điểm, nguyên tắc chung hơn cấp độ
ngành, dùng để xác định phương pháp hay phương pháp luận của nhóm ngành có
đối tượng nghiên cứu chung nào đó;
Phương pháp luận chung nhất (phương pháp luận triết học) khái quát các
quan điểm, nguyên tắc chung nhất làm cơ sở cho việc xác định các phương pháp
luận ngành, chung và các phương pháp hoạt động cụ thể của nhận thức và thực
tiễn. Nói cách khác, có phương pháp luận chung nhất chúng ta mới có thể suy ra
phương pháp chung, phương pháp luận ngành.
Vì phương pháp luận mang tính lý luận cao nên nó mang màu sắc triết học, tuy
nhiên, không thể nói phương pháp luận chính là phương pháp luận triết học.
Điểm khác biệt giữa chúng chính là sự phân loại cấp độ.
Vai trò của phương pháp luận trong triết học
Ngoài thế giới quan, phương pháp luận là một trong hai chức năng cơ bản nhất
của triết học, định hướng cho con người cách xác định, lựa chọn, sử dụng
[9]
phương pháp trong nhận thức và hoạt động thực tiễn một cách hiệu quả (Trần,
2016). Vai trò của phương pháp luận triết học đối với nhận thức và thực tiễn
được thể hiện trong việc chỉ đạo sự tìm kiếm, xây dựng; lựa chọn và vận dụng
các phương pháp để thực hiện hoạt động nhận thức và thực tiễn; đóng vai trò
định hướng trong quá trình tìm tòi, lựa chọn và vận dụng phương pháp.
Trang bị thế giới quan đúng đắn mới chỉ là một mặt của triết học Mác - Lênin.
Với tư cách là hệ thống tri thức chung nhất của con người về thế giới và vai trò
của con người trong thế giới đó, triết học thực hiện chức năng phương pháp luận
chung nhất, phương pháp luận của triết học Mác - Lênin đã góp phần quan trọng
chỉ đạo, định hướng cho con người trong nhận thức và hoạt động thực tiễn.
II. Mối liên hệ giữa văn học- triết học đến thực tiễn
1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm:
Tiểu thuyết Thằng gù nhà thờ Đức Bà ( tên gốc tiếng Anh là: The hunchback
of Notre Dame) của nhà văn Victor Hugo được ví như tượng đài to lớn của dòng
sách tiểu thuyết lãng mạn Pháp những năm 1800.
1.1 . Tác giả:
Suốt cuộc đời Victor Hugo đã phải trải qua rất nhiều thăng trầm, phải chịu biết
bao tổn thương: thuở nhỏ, nhà văn không được nhận nhiều tình cảm từ người cha
của mình; sau này, ông phải trải qua một cuộc hôn nhân đầy sóng gió và hơn hết
là phải chịu đựng nỗi đau lần lượt mất đi ba người con, đến cuối cùng ông gần
như trơ trọi, chỉ còn mỗi một người con gái út trong bệnh viện tâm thần và hai
[10]
đứa cháu nội. Tất cả những đau thương, trái ngang về gia đình đã trở thành tác
động lớn đến sự nghiệp của nhà văn.
Victor Hugo không chỉ phải chịu đựng những niềm đau về gia đình mà xuyên
suốt cuộc đời ông còn phải trải qua nhiều biến động gắn liền với hàng loạt sự
thay đổi, suy vượng của đất nước. Từ khi sinh ra, nhà văn đã phải chứng kiến sự
xung đột trong quan điểm chính trị giữa cha và mẹ, do chịu sự giáo dục và ảnh
hưởng sâu sắc từ mẹ, Victor Hugo cũng trở thành một người công giáo và có tư
tưởng giống bà. Sau này, quan điểm chính trị của nhà văn bắt đầu thay đổi khi
chứng kiến nỗi khổ đau mà nhân dân phải chịu trong những chính biến kéo dài
nhiều thập kỉ.
Dostoievski là người hiểu tư tưởng nghệ thuật của Hugo một cách sâu sắc khi
ông viết: “Tư tưởng của Victor Hugo là tư tưởng cơ bản của toàn bộ nghệ thuật
thế kỷ XIX và ông là người đầu tiên phát ngôn cho tư tưởng đó... định thức của
tư tưởng đó là: phục sinh con người đã chết, đã bị đè bẹp hết sức bất công dưới
ách áp bức của hoàn cảnh xã hội, của tình trạng trì trệ bao thế kỷ và những định
kiến xã hội. Tư tưởng đó là: Sự biện bộ cho những người bị chà đạp và những
kẻ khốn cùng bị xã hội ruồng bỏ...Victor Hugo hầu như người phát ngôn chủ yếu,
đầu tiên của tư tưởng phục sinh đó trong văn chương của thế kỷ chúng ta. Ít nhất
ông là người đầu tiên tuyên bố nó với sức mạnh nghệ thuật trong tác phẩm
(Dostoievski toàn tập, nxb khoa học, 1972-1976, trang 525-526, bản tiếng Nga).
1.2. Tác phẩm:
a. Bối cảnh
Tác phẩm ra đời xuất phát từ việc tác giả muốn viết một cuốn tiểu thuyết về ngôi
nhà thờ nổi tiếng ở Paris. Ông đã nhiều lần đến nhà thờ Đức bà Paris để ngắm
[11]
kiến trúc cổ của ngôi nhà thờ và nảy ra ý tưởng viết một cuốn tiểu thuyết có tính
chất lịch sử lấy bối cảnh Paris thời Trung cổ. Ông muốn ngôi nhà thờ cổ kính
tráng lệ vượt lên trên thời gian và tất cả những biến cố. Tác phẩm đã thể hiện
được sự vươn đến một tầm cao triết lý, qua cách mô tả một định mệnh đã dẫn
các nhân vật gắn liền với ngôi nhà thờ này cho đến chỗ chết, chỗ hủy diệt. Chính
cảm hứng bi quan này đã đem đến vẻ lớn lao và hoang dại cho tác phẩm.
b. Tóm tắt
Thiên tiểu thuyết khi xuất bản được chia làm mười một quyển. Câu chuyện xoay
quanh mối tình đầy nghiệt ngã, trái ngang giữa chàng gù Quasimodo và Gypsy
Esméralda. Lấy bối cảnh nước Pháp thời Trung cổ, nhà văn đưa chúng ta đến với
một hình ảnh thành phố Paris đầy tăm tối với những kẻ lang thang, ăn mày, trộm
cắp.
Quyển 1,2,3: Esméralda là một cô gái xinh đẹp cô làm nghề múa rong trước nhà
thờ Đức Bà, công việc này bị sự cấm đoán của phó giám mục nhà thờ là Claude
Frollo. Bởi say mê cô vũ nữ nên ông đã lệnh cho Quasimodo bắt cóc Esméralda,
sự việc không thành khiến Quasimodo bị bắt, cô vũ nữ bắt đầu yêu đại úy
Phoebus người đã cứu cô.
Quyển 4,5, 6: Là cô gái có lòng nhân từ, Esméralda bỏ qua vụ bắt cóc và đã
đem nước cho Quasimodo uống trong lúc hắn bị giam giữ. Chính vẻ đẹp và tấm
lòng của Esméralda đã đánh thức trái tim hoen rỉ, tâm hồn hoang dại của hắn. Và
Quasimodo bắt đầu yêu, một tình yêu bất diệt không cần đền đáp.
Quyển 7: Esméralda yêu Phoebus một cách mù quáng, dù Phoebus thực chất
chỉ là một gã sở khanh, đã có hôn thê là một cô tiểu thư. Khi Esméralda hẹn hò
với viên đại úy, phó giám mục yêu Esméralda đã theo dõi đôi tình nhân, y đã
[12]
không kìm chế được nỗi ghen tuông khi thấy 2 người quan hệ nên đã đâm
Phoebus rồi bỏ trốn. Esméralda bị kết án vì hai tội: giết người và làm phù thủy.
Quyển 8,9,10: Esméralda bị kết án treo cổ, Quasimodo phá pháp trường để cứu
Esméralda, đem cô vào trú ẩn an toàn trong nhà thờ Đức bà. Những người ăn
mày chờ Esméralda nhưng không thấy cô trở lại đã tấn công vào nhà thờ để cứu
cô nhưng Quasimodo tưởng họ đến giết Esméralda nên tấn công và đẩy lùi họ.
Quyển 11: Phó giám mục Claude Frollo tuyệt vọng đến mức mất cả lý trí và
nhân tính. Hắn phát hiệnra Esméralda đang trú ẩn trong nhà thờ nên đã ép buộc
và đe dọa cô. Với sự che chở của Quasimodo, Esméralda vẫn sống bình an và
vẫn yêu Phoebus. Frollo đã ra điều kiện buộc Esméralda phải ưng thuận mình
nếu không sẽ báo cho cảnh binh, cô thà chết chứ không chịu.Frollo đã giao cô
cho một bà tu điên dại với mục đích hành hạ Esméralda cho đến chết nhưng hai
mẹ con đã nhận ra nhau nhờ đôi giày trẻ em cô luôn mang bên mình. Cuối cùng
cô cũng bị phát hiện và bị treo cô lần thứ hai. Quasimodo biết được đầu đuôi câu
chuyện nên đã xô ngã Frollo từ trên tháp chuông nhà thờ xuống đất và ôm xác
Esméralda chết chung trong hầm mộ. Khi khai quật hầm mộ người ta thấy 2 bộ
xương,một bộ không bình thường ôm lấy bộ xương kia, họ định tách ra thì bộ
xương không bình thường tan thành tro bụi.
Thằng gù nhà thờ Đức Bà kết thúc cũng là khi mọi mâu thuẫn, bi kịch được giải
thoát bằng những cái chết đau đớn, để lại những nỗi oán hờn, những nỗi buồn
xác xơ lòng người. Song, khi Disney chuyển thể tiểu thuyết thành phim hoạt
hình thì có ít nhiều những chi tiết đã bị thay đổi để phù hợp hơn với thị hiếu của
khán giả nhỏ tuổi.
c. Lời bình của tác giả:
[13]
Nhà văn Victor Hugo từng nói: “Tôi đã cúi xuống đáy xã hội quan sát và đó là
tất cả việc làm của tôi. Tôi muốn tiêu diệt định mệnh tàn ác đè nặng lên nhân
loại. Tôi bẻ gãy ách nô lệ. Tôi săn đuổi sự nghèo đói, tôi đẩy lùi sự dốt nát, tôi
làm nhẹ bớt bệnh tật. Tôi chiếu sáng cõi tối tăm. Tôi không nhìn thấy sự thù
hằn.”
Tác phẩm Thằng gù nhà thờ Đức Bà được sáng tác năm 1831. Đây là giai đoạn
mà sự tài hoa trong sáng tác của Victor Hugo được xem là chạm đến đỉnh cao,
nhà văn sử dụng ngòi bút để đấu tranh, để cổ vũ nhân dân, dùng những con chữ
sắc sảo để tố cáo tội ác bất công trong xã hội thời bấy giờ.
2. Cơ sở lý luận của tác phẩm:
Victor Hugo đã dựa theo quan niệm chủ nghĩa duy vật biện chứng để viết nên
câu chuyện Thằng gù nhà thờ Đức Bà, đấu tranh cho sự tiến bộ của lực lượng xã
hội thông qua việc đề cập đến và khéo léo giải quyết những vấn đề lớn còn tồn
đọng như bất bình đẳng giai cấp, chính quyền độc tài và sự ảnh hưởng tiêu cực
của đại chúng tới nhân văn ẩn ý trong thế giới truyện. Ông đã làm được điều này
bằng cách xem xét sự vật, sự việc, hiện tượng trong sự ràng buộc lẫn nhau giữa
chúng, tạo nên một thế giới quan duy vật sâu sắc, đa chiều. Nội dung toàn bộ tác
phẩm của ông đều là hiện thực trần trụi chứ không theo tâm linh mù quáng.
3. Con người bị chi phối bởi nhiều yếu tố
a. Con người bị chi phối bởi ý niệm tôn giáo:
Nếu chủ nghĩa duy vật lịch sử được coi là một trong ba phát minh quan trọng
nhất của chủ nghĩa Mác, thì những quan điểm về tôn giáo là một trong những
biểu hiện rõ nét nhất lập trường duy vật về lịch sử của học thuyết này. Nó thể
[14]
hiện thông qua các quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về cả bản chất, nguồn
gốc lẫn chức năng của tôn giáo. Trong khi các nhà duy tâm, thần học cho rằng
tôn giáo có nguồn gốc siêu nhiên, thế giới tự nhiên, xã hội loài người cũng như
toàn bộ hoạt động của mỗi cá nhân con người đều chịu sự chi phối, điều khiển
của các lực lượng siêu nhiên, thần thánh thì các nhà duy vật, vô thần đã có quan
điểm hoàn toàn đối lập. L.Phoiơbắc - nhà triết học duy vật người Đức, trong Bản
chất đạo Cơ đốc, đã khẳng định rằng, không phải thần thánh sáng tạo ra con
người mà con người sáng tạo ra thần thánh theo hình mẫu của mình rằng:
“Thượng đế siêu hình không phải là cái gì khác mà là sự tập hợp, là toàn bộ
những đặc tính chung nhất rút ra từ giới tự nhiên, song con người, nhờ vào sức
tưởng tượng… lại đem giới tự nhiên biến thành một chủ thể hay một thực thể
độc lập” (V.I.Lênin. Toàn tập, t.29, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, 1981, tr.71)
Kế thừa và vượt lên trên quan điểm của Phoiơbắc và các nhà duy vật trước đó,
các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác - Lênin đã đứng vững trên lập trường duy vật
lịch sử để lý giải vấn đề bản chất của tôn giáo. Tôn giáo là một hiện tượng tinh
thần của xã hội và vì vậy, nó là một trong những hình thái ý thức xã hội, phản
ánh tồn tại xã hội trong những giai đoạn lịch sử nhất định. Nhưng khác với
những hình thái ý thức xã hội khác, sự phản ánh của tôn giáo đối với hiện thực là
sự phản ánh đặc thù, đó là sự phản ánh “lộn ngược”, “hoang đường” thế giới
khách quan. Theo C.Mác và Ph.Ăngghen, “tôn giáo là những sự rút hết toàn bộ
nội dung của con người và giới tự nhiên, là việc chuyển nội dung đó sang cho
bóng ma. Thượng đế ở bên kia thế giới, Thượng đế này, sau đó, do lòng nhân từ,
lại trả về cho con người và giới tự nhiên một chút ân huệ của mình”(C.Mác và
Ph.Ăngghen. Toàn tập, t.1. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995, tr.815)
Tác phẩm Thằng gù nhà thờ Đức Bà cũng thể hiện rất rõ mối liên hệ giữa con
người và tôn giáo. Ngay từ đầu tác phẩm, đã là một chuỗi bi kịch nối tiếp bi kịch.
[15]
Nhà thờ Đức Bà đem lại sự sống cho “Con quỷ nhỏ” Quasimodo, là nơi bao bọc
hắn lớn lên và cũng là nơi chôn vùi tất cả cuộc đời Quasimodo. Tại sao lại như
thế? Ta có thể thấy rằng, nếu không phải ở trước nhà thờ Đức Bà thì Giám mục
Frollo đã thẳng tay ném Quasimodo xuống giếng rồi; Và chỉ có nhà thờ Đức Bà
mới đủ bao dung và rộng lượng để chứa chấp một kẻ không mang dáng hình của
con người như thế. Sự sắp xếp của tạo hóa cũng thật tài tình: nơi bắt nguồn cho
bi kịch cũng là nơi kết thúc mọi khổ đau. Tiếng chuông và hình ảnh nhà thờ Đức
Bà xuyên suốt tác phẩm chứng tỏ màu sắc tôn giáo rất nổi bật. Người dân Paris
sống bằng đức tin và chết trong đức tin. Như giám mục Frollo, ông sống với đức
tin tạo ra một thế giới công bằng như lời cầu nguyện của dân chúng và “chết” vì
chính lòng tham và chấp niệm của bản thân ông, vì điều mà vĩnh viễn ông không
có được.
Con người được ru ngủ bằng tiếng chuông của nhà thờ Đức Bà, sống bằng niềm
tin về một thế giới tốt đẹp như thiên đường. Nhưng mơ ước càng nhiều, hi vọng
càng lớn thì hiện thực lại càng tàn khốc hơn. Họ chỉ biết ngồi một chỗ và vọng
tưởng, chắp tay cầu nguyện, nhắm mắt mơ mộng về những điều tươi đẹp ấy
trong khi ở hiện thực họ phó mặc tất cả cho Giám mục Frollo. Họ tin tưởng một
kẻ nhân danh công lý mà sẵn sàng làm hại cả một đứa trẻ vừa được sinh ra và
nhân danh tôn giáo, Thánh thần để tha mạng cho đứa trẻ ấy. Chính niềm tin mù
quáng của con người cũng góp phần tạo nên bi kịch của Quasimodo.
Quasimodo- nạn nhân của tôn giáo. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác, tôn giáo
mặc dù là sự phản ánh hoang đường, hư ảo hiện thực, là một hiện tượng tiêu cực
trong xã hội nhưng nó không phải không có những yếu tố tích cực. Tôn giáo chỉ
là những “bông hoa giả” tô điểm cho một cuộc sống hiện thực đầy xiềng xích.
Nhưng nếu không có những “bông hoa giả” ấy thì cuộc sống của con người chỉ
còn lại “xiềng xích” mà thôi. Và nếu không có thứ “thuốc giảm đau” ấy thì con
[16]
người sẽ phải vật vã đau đớn trong cuộc sống hiện thực với đầy rẫy những áp
bức, bất công và bạo lực.
Điều vĩ đại của C.Mác, quan điểm duy vật lịch sử và tính cách mạng trong học
thuyết Mác về tôn giáo chính là ở chỗ đó. Trong khi các nhà duy vật vô thần chỉ
biết phê phán bản thân tôn giáo thì C.Mác lại không phê phán tôn giáo mà phê
phán chính cái hiện thực đã làm nảy sinh tôn giáo, tức là phê phán sự áp bức, bất
công, bạo lực… trong xã hội đã đẩy con người phải tìm đến với tôn giáo và ru
ngủ mình trong tôn giáo. C.Mác đã nhận thấy rất rõ quan hệ nhân – quả trong
vấn đề này. Vì tôn giáo là một hiện tượng tinh thần có nguyên nhân từ trong đời
sống hiện thực nên muốn xoá bỏ tôn giáo, không có cách nào khác là phải xoá bỏ
cái hiện thực đã làm nó nảy sinh. Theo C.Mác, vấn đề không phải là “vứt những
bông hoa giả” đi mà là xoá bỏ bản thân cái “xiềng xích” được trang điểm bởi
những bông hoa giả đó để con người có thể “giơ tay hái những bông hoa thật”
cho mình, tức là tìm kiếm được hạnh phúc thật sự ngay trong thế giới hiện thực.
Và Quasimodo, dù nhận ra muộn màng nhưng anh đã dũng cảm giơ tay “ hái
những bông hoa thật” dù phải trả giá bằng chính mạng sống của bản thân mình.
Cái chết của anh không hề vô nghĩa. Đó là sự thức tỉnh, sự đấu tranh, là khao
khát hạnh phúc thật sự. Một cái chết để thức tỉnh. Có thể trước đó người dân
Paris xem sự tồn tại của Quasimodo như một sự châm biếm, nhưng sau cái chết
của anh chắc hẳn mọi người sẽ hiểu ra, sẽ tỉnh giấc từ cơn mơ bởi tiếng chuông
ru ngủ của nhà thờ Đức Bà - hiện thân của tôn giáo. Quasimodo đã dành cả đời
mình sống để rung chuông ru ngủ người dân Paris thì khi chết đi, anh ta đã gióng
lên hồi chuông cảnh tỉnh tâm thức của mỗi con người nơi đây. Muốn có cuộc
sống như mong ước thì phải tự mình đứng lên để thực hiện hóa nó thay vì chỉ
chìm đắm trong những cơn ảo mộng, nhắm mắt, chắp tay nguyện cầu “ tất cả
mọi thứ sẽ ổn thôi”.
[17]
Trên lập trường duy vật lịch sử, chủ nghĩa Mác - Lênin đã kịch liệt phản đối
những hành vi cực đoan, tấn công trực diện vào tôn giáo một cách thô bạo. Bản
thân tôn giáo không có tội và vì vậy, không nên phê phán tôn giáo mà cần phê
phán cái hiện thực đã làm nảy sinh tôn giáo. Việc phê phán tôn giáo không thể
được tiến hành trực diện mà cần “làm cho con người thoát khỏi ảo tưởng, để con
người tư duy, hành động, xây dựng tính hiện thực của mình với tư cách một con
người vừa thoát khỏi ảo tưởng và đạt đến tuổi có lý trí; để con người vận động
xung quanh bản thân mình, nghĩa là vận động xung quanh cái mặt trời thật sự
của mình. Tôn giáo chỉ là cái mặt trời ảo tưởng, nó vận động xung quanh con
người chừng nào con người còn chưa bắt đầu vận động xung quanh bản thân
mình” (C.Mác và Ph.Ăngghen. Tuyển tập, t.1. Nxb Sự thật, Hà Nội, 1980, tr.15)
b. Con người bị chi phối bởi tính giai cấp:
Theo nhan đề đầu tiên mà Victor Hugo lựa chọn cho đứa con tinh thần của mình
thì dường như, chính nhà thờ Đức Bà và thủ đô Paris hoa lệ mới thực sự là
những nhân vật chính của tác phẩm. Thực vậy, nhà thờ Đức Bà như một chứng
nhân lịch sử trường tồn, bất biến, là nơi đã xảy ra một cuộc hoán đổi ngoạn mục
giữa hai con người đại diện cho hai tầng lớp xã hội khác nhau, một phó giám
mục Claude Frollo cao sang quyền lực đại diện cho giai cấp thống trị và một tên
gù xấu xí bị cả xã hội cự tuyệt, Quasimodo tiêu biểu cho giai cấp bị trị.
Châu Âu xưa có bộ bài cổ chỉ có 3 quân: Vua, Thường dân và Nô lệ. Vua có thể
sai khiến và đàn áp Thường dân, Thường dân thì đàn áp Nô lệ, còn Nô lệ có thể
vùng lên lật đổ Vua. Ta có thể thấy, đây là một chuỗi mắt xích tuần hoàn nhau.
Không kẻ nào thống trị mãi mãi, và cũng không có người nào bị áp bức muôn
đời được. “ Có áp bức, có đấu tranh’’.
[18]
Quasimodo là nô lệ của kẻ thống trị Frollo. Phoebus là tay sai chỉ nghĩ cho lợi
ích cá nhân, còn Esmeralda là biểu tượng của sự tự do, phóng khoáng, là mồi lửa
làm bùng cháy dục vọng sâu thẳm của mỗi con người. Với một kẻ thống trị như
Frollo thì Esmeralda như một miền đất hứa mà hắn nhất định phải xâm chiếm, sở
hữu. Với một tên tay sai như Phoebus thì cô ta chỉ là nơi để hắn thỏa mãn và trục
lợi. Còn đối với một nô lệ đáng thương như Quasimodo, thì Esmeralda là niềm
hi vọng, là khát vọng tự do và hạnh phúc mà cả đời anh ta luôn tìm kiếm và dành
cả mạng sống để bảo vệ.
Ngoại hình của Quasimodo chính là linh hồn của Frollo: dáng hình của quỷ dữ.
Ngoại hình của Frollo lại chính là linh hồn của Quasimodo: hiện thân của thiên
thần.
Có những thứ ta thấy vậy mà không phải vậy. Chỉ đến khi bị Phoebus phản bội,
Esmeralda mới nhận ra từ trước đến nay người hắn yêu chính là bản thân hắn mà
thôi. Và chỉ đến khi Quasimodo chứng kiến Frollo hạ lệnh treo cổ Esmeralda chỉ
vì hắn không có được cô thì ý chí phản kháng của Quasimodo mới trỗi dậy mạnh
mẽ. Khi ngọn lửa tình yêu bùng lên, thôi thúc Quasimodo phải hành động, bảo
vệ niềm hy vọng duy nhất của cuộc đời mình thì anh ta mới đứng lên chống lại
kẻ áp bức Frollo.
Như vậy, có thể khẳng định, học thuyết Mác về con người và giải phóng con
người, giải phóng nhân loại chính là cái đã cùng với luận điểm của chính C. Mác
về sứ mệnh cao cả của triết học
c. Con người bị chi phối bởi cảm xúc, tình yêu và dục vọng:
Esmeralda là một cô nàng xinh đẹp hành nghề múa rong trước quảng trường của
nhà thờ Đức Bà. Cô xuất hiện kéo theo tình yêu của ba người đàn ông, cả ba đều
là những mối tình đầy sai trái. Người đầu tiên đại úy Phoebus, là người mà nàng
Esmeralda dâng trọn trái tim. Trớ trêu thay anh chàng lại là kẻ trăng hoa, lừa dối,
[19]
sớm đã có vị hôn thê và chỉ xem nàng như một phương tiện thỏa mãn nhục dục,
anh chỉ yêu chỉnh bản thân mình mà thôi. Tiếp theo ta kể đến tình yêu đầy cấm
kị của phó giám mục Claude Frollo với Esmeralda. Từ lâu, ông được xem là biểu
tượng của sự khổ hạnh gần như tuyệt đối, là người nhận được nhiều sự tín nhiệm
trong nhà thờ.Thế nhưng, ông không cưỡng lại được sự cám dỗ của Esmeralda.
Tình yêu mà phó giám mục dành cho nàng là tình yêu đầy tính chiếm hữu, ích kỷ,
là thứ tình cảm bệnh hoạn, biến chất mà nơi đó bóng tối đã ngấu nghiến, đè nát
sự thánh thiện.Có thể nói, giám mục Frollo không thực sự là người tĩnh tâm, chịu
sự khổ hạnh mà thực tế là bởi vì quá hiểu rõ con người, xã hội lúc bấy giờ, thì sự
xuất hiện của Esmeralda là một thứ gì đó mới mẻ, khơi dậy tính tò mò trong ông.
Và khi càng tìm hiểu, càng đào sâu về người phụ nữ ấy thì dục vọng chiếm hữu
trong ông lại càng trở nên to lớn hơn, ông muốn Esmeralda trở thành vật sở hữu,
chịu sự thao túng của ông như những con người nơi đây. Người cuối cùng cũng
là người đặc biệt nhất. Nhân vật chính Quasimodo dưới ngòi bút của Victor
Hugo hiện lên với một hình nhân dị dạng, một con quái vật thật sự với vẻ ngoài
không một ai dám đến gần, là chàng trai tật nguyền, méo mó, thảm hại, bị xã hội
khinh thường. Tưởng như mọi cảm xúc đã trơ lì nhưng những giọt nước mắt
thương cảm cùng sự tốt bụng của Esmeralda tựa như một luồng sáng ấm áp
xuyên thủng trái tim quanh năm u tối của chàng gù. Sự tử tế ấy đánh thức tình
cảm ngủ yên trong tâm hồn của Quasimodo khiến cậu bất chấp tất cả để bảo vệ
người con gái mình tôn thờ. Tình yêu của chàng gù là tình yêu trong câm lặng và
tuyệt vọng, cậu ý thức được vẻ ngoài của mình nên chỉ âm thầm từ xa dành cho
cô những điều tốt đẹp nhất trong thế giới nhỏ bé của cậu. Những tình tiết đầy éo
le đan xen vào nhau trong câu chuyện, ranh giới giữa yêu thương và thù hận chỉ
là sợi chỉ nhỏ mỏng manh. Bi kịch diễn ra khi tình cảm của phó giám ngục
Claude Frollo trở nên mất kiểm soát, khi không có được trái tim của Esmeralda
ông sẵn sàng hủy hoại cô để cũng không một ai có được. Cao trào nút thắt được
[20]
đẩy lên đỉnh điểm khi chính Quasimodo quyết định giết chết người đã cưu mang
mình thuở nhỏ – phó giám mục, để giải thoát cho người mình yêu. Đó là cảnh
tượng chứa rất nhiều ý nghĩa. Hành động ấy thể hiện sự vùng lên vì tình yêu, sự
phản kháng chối bỏ hoàn toàn cái lốt quỷ, là đỉnh điểm của tấn bi kịch làm người
và đòi được quyền làm người. Tình yêu của Quasimodo dành cho Esmeralda
mãnh liệt bao nhiêu thì tình yêu của nàng dành cho đại úy Phoebus tha thiết bấy
nhiêu, nàng cố chấp dâng trọn tình cảm đến nỗi phải đánh đổi bằng cả tính mạng.
Quasimodo sau đó quay trở về căn hầm nơi Esmeralda chết rồi tự tử. Sau này
người ta phát hiện trong căn hầm có hai bộ xương ôm chặt lấy nhau, họ định tách
ra thì phần xương có hình hài không bình thường tan thành tro bụi.
Thằng gù nhà thờ Đức Bà kết thúc cũng là khi mọi mâu thuẫn, bi kịch được giải
thoát bằng những cái chết đau đớn, để lại những nỗi oán hờn, những nỗi buồn
xác xơ lòng người.
4. Vai trò của con người trong cuộc đời:
Thiên tiểu thuyết Thằng gù nhà thờ Đức Bà của Victor Hugo đã thể hiện rõ mối
liên hệ giữa con người và xã hội.
Quasimodo mồ côi cha mẹ và lớn lên trong sự khắc nghiệt của xã hội, dù bất
hạnh nhưng cũng không thể phủ định rằng mối liên kết của anh với xã hội này
thật sự sâu sắc. Quasimodo chịu ảnh hưởng rất lớn từ những con người xung
quanh anh, thậm chí anh còn phải chịu đựng sự áp bức bóc lột của Frollo mà
tưởng chừng như cả cuộc đời này không bao giờ anh có thể ngóc đầu lên được.
Chính sự xuất hiện của Esmeralda đã giúp anh giải phóng bản thân, giải phóng
con người.
[21]
C. Mác đã khẳng định: “Bản chất con người không phải là một cái trừu tượng cố
hữu của cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là
tổng hòa những quan hệ xã hội” ( C. Mác và Ph. Ăng-ghen: Toàn tập, Sđd, t. 3,
tr. 11)
Khẳng định bản chất xã hội của con người và vị thế chủ thể sáng tạo lịch sử của
con người, C. Mác còn đi đến quan niệm rằng, trình độ giải phóng xã hội luôn
được thể hiện ra ở sự tự do của xã hội; giải phóng cá nhân tạo ra động lực cho sự
giải phóng xã hội và đến lượt mình, giải phóng xã hội lại trở thành điều kiện
thiết yếu cho sự giải phóng cá nhân; con người tự giải phóng mình và qua đó,
giải phóng xã hội, thúc đẩy tiến bộ xã hội. Rằng, con người được giải phóng và
được tự do phát triển toàn diện - đó là một trong những đặc trưng cơ bản của chế
độ xã hội mới, chế độ xã hội xã hội chủ nghĩa mà giai cấp vô sản - giai cấp công
nhân hiện đại và các chính đảng của nó có sứ mệnh phải xây dựng.
Với cách đặt vấn đề như vậy, C. Mác đã coi giải phóng con người, phát triển con
người toàn diện, “phát triển sự phong phú của bản chất con người” là “mục đích
tự thân” của sự phát triển và tiến bộ xã hội (C. Mác và Ph. Ăng-ghen: Toàn tập,
Sđd, t. 26, phần II, tr. 168)
[22]
III. Kết luận
Như vậy, Victor Hugo đã đi sâu vào những chủ đề thực tế phức tạp và tạo nên
một thế giới quan hết sức khoa học và sâu sắc mà trong đó, ông đề cao bản chất
thiện lương của con người, cho rằng chỉ dưới sự khắc nghiệt của xã hội con
người mới bị tha hóa đến biến chất tàn bạo. Các cuốn tiểu thuyết mang tính hấp
dẫn, ly kỳ và kích thích tư duy nhờ cách xử lý chi tiết và công phu của bộ truyện
đối với các chủ đề đã phân tích. Thằng gù nhà thờ Đức Bà không chỉ là một tác
phẩm xuất sắc mà còn là một phản ánh thực tế của một số xã hội trong thời đại
lúc bấy giờ.
[23]
Tài liệu tham khảo
1. NXB Chính trị Quốc gia. (1995). Trong C. Mác và Ph. Ăngghen Toàn Tập - Tập 1 (lần xuất bản 1st,
trang 159). Hà Nội: NXB Chính trị Quốc gia.
2. https://ivivi.vn/nha-tho-duc-ba-victor-hugo
3. https://revelogue.com/sach-thang-gu-nha-tho-duc-ba/
4. https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/c-mac-angghen-lenin-ho-chi-minh/c-
mac/nghien-cuu-hoc-tap-tu-tuong/quan-diem-cua-chu-nghia-mac-lenin-
ve-ton-giao-va-su-van-dung-de-giai-quyet-van-de-ton-giao-trong-thoi-ky-
3126
5. https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BA%B1ng_g%C3%B9_%E1%BB%9F
_nh%C3%A0_th%E1%BB%9D_%C4%90%E1%BB%A9c_B%C3%A0_(
phim_1996)
6. http://tapchikhxh.vass.gov.vn/dac-diem-cua-y-thuc-ton-giao-n50255.html
7. https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/c-mac-angghen-lenin-ho-chi-minh/c-
mac/nghien-cuu-hoc-tap-tu-tuong/hoc-thuyet-ve-con-nguoi-giai-phong-va-
phat-trien-con-nguoi-mot-gia-tri-lam-nen-suc-song-truong-ton-cua-chu-
nghia-3175

More Related Content

What's hot

Tieu luan triet hoc - Phan tich tu tuong nhan sinh quan trong mot so đieu ra...
Tieu luan triet hoc -  Phan tich tu tuong nhan sinh quan trong mot so đieu ra...Tieu luan triet hoc -  Phan tich tu tuong nhan sinh quan trong mot so đieu ra...
Tieu luan triet hoc - Phan tich tu tuong nhan sinh quan trong mot so đieu ra...
Chinh Vo Wili
 
BÁO CÁO TIỂU LUẬN PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT CẢM NHẬN VÀ VẬN DỤNG
BÁO CÁO TIỂU LUẬN PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT CẢM NHẬN VÀ VẬN DỤNGBÁO CÁO TIỂU LUẬN PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT CẢM NHẬN VÀ VẬN DỤNG
BÁO CÁO TIỂU LUẬN PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT CẢM NHẬN VÀ VẬN DỤNG
hieu anh
 
Tam li hoc_dam_dong
Tam li hoc_dam_dongTam li hoc_dam_dong
Tam li hoc_dam_dong
Tru Jos
 
Giao trinh triet hoc chuyen nganh
Giao trinh triet hoc chuyen nganhGiao trinh triet hoc chuyen nganh
Giao trinh triet hoc chuyen nganh
Trung Huynh
 
Dap an cau hoi triet hoc (1)
Dap an cau hoi triet hoc (1)Dap an cau hoi triet hoc (1)
Dap an cau hoi triet hoc (1)
trongduong83
 
Bai giang tâm lý học chuyên ngành (sinh vien)
Bai giang tâm lý học chuyên ngành (sinh vien)Bai giang tâm lý học chuyên ngành (sinh vien)
Bai giang tâm lý học chuyên ngành (sinh vien)jeway007
 
Ngan_hang_cau_hoi_on_thi_triet
Ngan_hang_cau_hoi_on_thi_trietNgan_hang_cau_hoi_on_thi_triet
Ngan_hang_cau_hoi_on_thi_trietrobodientu
 
TÂM LÝ HỌC SỨC KHOẺ
TÂM LÝ HỌC SỨC KHOẺTÂM LÝ HỌC SỨC KHOẺ
TÂM LÝ HỌC SỨC KHOẺNgoc Quang
 
Lichsutriethoc dvquan
Lichsutriethoc dvquanLichsutriethoc dvquan
Lichsutriethoc dvquan
Hưng Kute
 
Giáo Trình Tâm Lý Học Giao Tiếp
Giáo Trình Tâm Lý Học Giao Tiếp Giáo Trình Tâm Lý Học Giao Tiếp
Giáo Trình Tâm Lý Học Giao Tiếp
nataliej4
 
On tap thi triet hoc mac le nin
On tap thi triet hoc mac le ninOn tap thi triet hoc mac le nin
On tap thi triet hoc mac le ninlongly
 
Tronj bộ câu hỏi tâm lý học chi tiết có đáp án - tincanban.com
Tronj bộ câu hỏi tâm lý học chi tiết có đáp án - tincanban.comTronj bộ câu hỏi tâm lý học chi tiết có đáp án - tincanban.com
Tronj bộ câu hỏi tâm lý học chi tiết có đáp án - tincanban.com
Thùy Linh
 
Ikidoc.com-Các câu hỏi tự luận môn triết học mác lênin
Ikidoc.com-Các câu hỏi tự luận môn triết học mác lêninIkidoc.com-Các câu hỏi tự luận môn triết học mác lênin
Ikidoc.com-Các câu hỏi tự luận môn triết học mác lênin
voxeoto68
 
Giáo trình tâm lý học đại cương
Giáo trình tâm lý học đại cươngGiáo trình tâm lý học đại cương
Giáo trình tâm lý học đại cương
jackjohn45
 
TẬP-BÀI-GIẢNG-TRIẾT-HỌC-MÁC-LÊNIN_FULL.docx
TẬP-BÀI-GIẢNG-TRIẾT-HỌC-MÁC-LÊNIN_FULL.docxTẬP-BÀI-GIẢNG-TRIẾT-HỌC-MÁC-LÊNIN_FULL.docx
TẬP-BÀI-GIẢNG-TRIẾT-HỌC-MÁC-LÊNIN_FULL.docx
VyTng527140
 
Bài giảng tâm lý học đại cương
Bài giảng tâm lý học đại cươngBài giảng tâm lý học đại cương
Bài giảng tâm lý học đại cương
jackjohn45
 
Giáo trình triết học
Giáo trình triết họcGiáo trình triết học
Giáo trình triết học
nataliej4
 

What's hot (20)

Tieu luan triet hoc - Phan tich tu tuong nhan sinh quan trong mot so đieu ra...
Tieu luan triet hoc -  Phan tich tu tuong nhan sinh quan trong mot so đieu ra...Tieu luan triet hoc -  Phan tich tu tuong nhan sinh quan trong mot so đieu ra...
Tieu luan triet hoc - Phan tich tu tuong nhan sinh quan trong mot so đieu ra...
 
BÁO CÁO TIỂU LUẬN PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT CẢM NHẬN VÀ VẬN DỤNG
BÁO CÁO TIỂU LUẬN PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT CẢM NHẬN VÀ VẬN DỤNGBÁO CÁO TIỂU LUẬN PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT CẢM NHẬN VÀ VẬN DỤNG
BÁO CÁO TIỂU LUẬN PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT CẢM NHẬN VÀ VẬN DỤNG
 
Tam li hoc_dam_dong
Tam li hoc_dam_dongTam li hoc_dam_dong
Tam li hoc_dam_dong
 
Giao trinh triet hoc chuyen nganh
Giao trinh triet hoc chuyen nganhGiao trinh triet hoc chuyen nganh
Giao trinh triet hoc chuyen nganh
 
Dap an cau hoi triet hoc (1)
Dap an cau hoi triet hoc (1)Dap an cau hoi triet hoc (1)
Dap an cau hoi triet hoc (1)
 
Bai giang tâm lý học chuyên ngành (sinh vien)
Bai giang tâm lý học chuyên ngành (sinh vien)Bai giang tâm lý học chuyên ngành (sinh vien)
Bai giang tâm lý học chuyên ngành (sinh vien)
 
Ngan_hang_cau_hoi_on_thi_triet
Ngan_hang_cau_hoi_on_thi_trietNgan_hang_cau_hoi_on_thi_triet
Ngan_hang_cau_hoi_on_thi_triet
 
TÂM LÝ HỌC SỨC KHOẺ
TÂM LÝ HỌC SỨC KHOẺTÂM LÝ HỌC SỨC KHOẺ
TÂM LÝ HỌC SỨC KHOẺ
 
Lichsutriethoc dvquan
Lichsutriethoc dvquanLichsutriethoc dvquan
Lichsutriethoc dvquan
 
Giáo Trình Tâm Lý Học Giao Tiếp
Giáo Trình Tâm Lý Học Giao Tiếp Giáo Trình Tâm Lý Học Giao Tiếp
Giáo Trình Tâm Lý Học Giao Tiếp
 
On tap thi triet hoc mac le nin
On tap thi triet hoc mac le ninOn tap thi triet hoc mac le nin
On tap thi triet hoc mac le nin
 
Tronj bộ câu hỏi tâm lý học chi tiết có đáp án - tincanban.com
Tronj bộ câu hỏi tâm lý học chi tiết có đáp án - tincanban.comTronj bộ câu hỏi tâm lý học chi tiết có đáp án - tincanban.com
Tronj bộ câu hỏi tâm lý học chi tiết có đáp án - tincanban.com
 
Ikidoc.com-Các câu hỏi tự luận môn triết học mác lênin
Ikidoc.com-Các câu hỏi tự luận môn triết học mác lêninIkidoc.com-Các câu hỏi tự luận môn triết học mác lênin
Ikidoc.com-Các câu hỏi tự luận môn triết học mác lênin
 
Dccthp nnl1
Dccthp nnl1Dccthp nnl1
Dccthp nnl1
 
Tâm lý y học
Tâm lý y họcTâm lý y học
Tâm lý y học
 
Giáo trình tâm lý học đại cương
Giáo trình tâm lý học đại cươngGiáo trình tâm lý học đại cương
Giáo trình tâm lý học đại cương
 
Tam li hoc dam dong
Tam li hoc dam dongTam li hoc dam dong
Tam li hoc dam dong
 
TẬP-BÀI-GIẢNG-TRIẾT-HỌC-MÁC-LÊNIN_FULL.docx
TẬP-BÀI-GIẢNG-TRIẾT-HỌC-MÁC-LÊNIN_FULL.docxTẬP-BÀI-GIẢNG-TRIẾT-HỌC-MÁC-LÊNIN_FULL.docx
TẬP-BÀI-GIẢNG-TRIẾT-HỌC-MÁC-LÊNIN_FULL.docx
 
Bài giảng tâm lý học đại cương
Bài giảng tâm lý học đại cươngBài giảng tâm lý học đại cương
Bài giảng tâm lý học đại cương
 
Giáo trình triết học
Giáo trình triết họcGiáo trình triết học
Giáo trình triết học
 

Similar to triết học và vai trò của triết học

de-cuong-triet-hoc-1.pdf
de-cuong-triet-hoc-1.pdfde-cuong-triet-hoc-1.pdf
de-cuong-triet-hoc-1.pdf
MyThai8
 
Tiểu luận mác lênin
Tiểu luận mác lêninTiểu luận mác lênin
Tiểu luận mác lêninCandy Nhok
 
tailieuxanh_20120223010740_tai_lieu_huong_dan_on_tap_triet_hoc_tu_lieu_tham_k...
tailieuxanh_20120223010740_tai_lieu_huong_dan_on_tap_triet_hoc_tu_lieu_tham_k...tailieuxanh_20120223010740_tai_lieu_huong_dan_on_tap_triet_hoc_tu_lieu_tham_k...
tailieuxanh_20120223010740_tai_lieu_huong_dan_on_tap_triet_hoc_tu_lieu_tham_k...
vannguyen769733
 
861301 861301 068-3121430232_đào quốc vĩnh
861301 861301 068-3121430232_đào quốc vĩnh861301 861301 068-3121430232_đào quốc vĩnh
861301 861301 068-3121430232_đào quốc vĩnh
oQucVnhA0887
 
2019-08-07 Giao trinh Triet hoc (Khong chuyen) (1).docx
2019-08-07 Giao trinh Triet hoc (Khong chuyen) (1).docx2019-08-07 Giao trinh Triet hoc (Khong chuyen) (1).docx
2019-08-07 Giao trinh Triet hoc (Khong chuyen) (1).docx
NamNguyenHoang40
 
1. Thế giới quan và mô thức nghiên cứu.pdf
1. Thế giới quan và mô thức nghiên cứu.pdf1. Thế giới quan và mô thức nghiên cứu.pdf
1. Thế giới quan và mô thức nghiên cứu.pdf
Fred Hub
 
Tiểu-luận_final.docx
Tiểu-luận_final.docxTiểu-luận_final.docx
Tiểu-luận_final.docx
dngnguyn58524
 
Tài liệu Triết.docx
Tài liệu Triết.docxTài liệu Triết.docx
Tài liệu Triết.docx
QunhNguynNgc9
 
Chuong I Triet hoc.pptx
Chuong I Triet hoc.pptxChuong I Triet hoc.pptx
Chuong I Triet hoc.pptx
ThoLi16
 
Tieu luan hoc phan chu nghia mac lenin
Tieu luan hoc phan chu nghia mac leninTieu luan hoc phan chu nghia mac lenin
Tieu luan hoc phan chu nghia mac lenin
Thành Võ
 
Quan Điểm Của Chủ Nghĩa Mác Về Con Người.doc
Quan Điểm Của Chủ Nghĩa Mác Về Con Người.docQuan Điểm Của Chủ Nghĩa Mác Về Con Người.doc
Quan Điểm Của Chủ Nghĩa Mác Về Con Người.doc
DỊCH VỤ VIẾT ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO/ TEL: 0909.232.620
 
Nganhangcauhoionthitriet
NganhangcauhoionthitrietNganhangcauhoionthitriet
Nganhangcauhoionthitriet
dongaduythuat123
 
MAC-LENIN textbook
MAC-LENIN textbookMAC-LENIN textbook
MAC-LENIN textbook
ThyNhii1
 
de-cuong-on-tap-triet-giua-ky-1.pdf
de-cuong-on-tap-triet-giua-ky-1.pdfde-cuong-on-tap-triet-giua-ky-1.pdf
de-cuong-on-tap-triet-giua-ky-1.pdf
quynhvth23503b
 
Chương 1 TH và vai trò của TH trong ĐSXH.pptx
Chương 1 TH và vai trò của TH trong ĐSXH.pptxChương 1 TH và vai trò của TH trong ĐSXH.pptx
Chương 1 TH và vai trò của TH trong ĐSXH.pptx
thuvan221103
 
Tiểu luận : tôn giáo chính sách tôn giáo của đảng và nhà nước ta
Tiểu luận : tôn giáo chính sách tôn giáo của đảng và nhà nước taTiểu luận : tôn giáo chính sách tôn giáo của đảng và nhà nước ta
Tiểu luận : tôn giáo chính sách tôn giáo của đảng và nhà nước ta
luanvantrust
 
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (không chuyên)
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (không chuyên)GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (không chuyên)
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (không chuyên)
vipthanhdat2409
 
Quan Điểm Của Chủ Nghĩa Mác Về Con Người.doc
Quan Điểm Của Chủ Nghĩa Mác Về Con Người.docQuan Điểm Của Chủ Nghĩa Mác Về Con Người.doc
Quan Điểm Của Chủ Nghĩa Mác Về Con Người.doc
DỊCH VỤ VIẾT ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO/ TEL: 0909.232.620
 

Similar to triết học và vai trò của triết học (20)

de-cuong-triet-hoc-1.pdf
de-cuong-triet-hoc-1.pdfde-cuong-triet-hoc-1.pdf
de-cuong-triet-hoc-1.pdf
 
Tiểu luận mác lênin
Tiểu luận mác lêninTiểu luận mác lênin
Tiểu luận mác lênin
 
tailieuxanh_20120223010740_tai_lieu_huong_dan_on_tap_triet_hoc_tu_lieu_tham_k...
tailieuxanh_20120223010740_tai_lieu_huong_dan_on_tap_triet_hoc_tu_lieu_tham_k...tailieuxanh_20120223010740_tai_lieu_huong_dan_on_tap_triet_hoc_tu_lieu_tham_k...
tailieuxanh_20120223010740_tai_lieu_huong_dan_on_tap_triet_hoc_tu_lieu_tham_k...
 
861301 861301 068-3121430232_đào quốc vĩnh
861301 861301 068-3121430232_đào quốc vĩnh861301 861301 068-3121430232_đào quốc vĩnh
861301 861301 068-3121430232_đào quốc vĩnh
 
2019-08-07 Giao trinh Triet hoc (Khong chuyen) (1).docx
2019-08-07 Giao trinh Triet hoc (Khong chuyen) (1).docx2019-08-07 Giao trinh Triet hoc (Khong chuyen) (1).docx
2019-08-07 Giao trinh Triet hoc (Khong chuyen) (1).docx
 
1. Thế giới quan và mô thức nghiên cứu.pdf
1. Thế giới quan và mô thức nghiên cứu.pdf1. Thế giới quan và mô thức nghiên cứu.pdf
1. Thế giới quan và mô thức nghiên cứu.pdf
 
Tiểu-luận_final.docx
Tiểu-luận_final.docxTiểu-luận_final.docx
Tiểu-luận_final.docx
 
Tài liệu Triết.docx
Tài liệu Triết.docxTài liệu Triết.docx
Tài liệu Triết.docx
 
Chuong I Triet hoc.pptx
Chuong I Triet hoc.pptxChuong I Triet hoc.pptx
Chuong I Triet hoc.pptx
 
Tieu luan hoc phan chu nghia mac lenin
Tieu luan hoc phan chu nghia mac leninTieu luan hoc phan chu nghia mac lenin
Tieu luan hoc phan chu nghia mac lenin
 
Quan Điểm Của Chủ Nghĩa Mác Về Con Người.doc
Quan Điểm Của Chủ Nghĩa Mác Về Con Người.docQuan Điểm Của Chủ Nghĩa Mác Về Con Người.doc
Quan Điểm Của Chủ Nghĩa Mác Về Con Người.doc
 
Nganhangcauhoionthitriet
NganhangcauhoionthitrietNganhangcauhoionthitriet
Nganhangcauhoionthitriet
 
Triet hoc mac lenin
Triet hoc mac leninTriet hoc mac lenin
Triet hoc mac lenin
 
Triet hoc mac lenin
Triet hoc mac leninTriet hoc mac lenin
Triet hoc mac lenin
 
MAC-LENIN textbook
MAC-LENIN textbookMAC-LENIN textbook
MAC-LENIN textbook
 
de-cuong-on-tap-triet-giua-ky-1.pdf
de-cuong-on-tap-triet-giua-ky-1.pdfde-cuong-on-tap-triet-giua-ky-1.pdf
de-cuong-on-tap-triet-giua-ky-1.pdf
 
Chương 1 TH và vai trò của TH trong ĐSXH.pptx
Chương 1 TH và vai trò của TH trong ĐSXH.pptxChương 1 TH và vai trò của TH trong ĐSXH.pptx
Chương 1 TH và vai trò của TH trong ĐSXH.pptx
 
Tiểu luận : tôn giáo chính sách tôn giáo của đảng và nhà nước ta
Tiểu luận : tôn giáo chính sách tôn giáo của đảng và nhà nước taTiểu luận : tôn giáo chính sách tôn giáo của đảng và nhà nước ta
Tiểu luận : tôn giáo chính sách tôn giáo của đảng và nhà nước ta
 
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (không chuyên)
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (không chuyên)GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (không chuyên)
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (không chuyên)
 
Quan Điểm Của Chủ Nghĩa Mác Về Con Người.doc
Quan Điểm Của Chủ Nghĩa Mác Về Con Người.docQuan Điểm Của Chủ Nghĩa Mác Về Con Người.doc
Quan Điểm Của Chủ Nghĩa Mác Về Con Người.doc
 

Recently uploaded

CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
phamthuhoai20102005
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptxCÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CNGTRC3
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
Điện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdfDS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
thanhluan21
 
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdfGIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
LngHu10
 
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
chinhkt50
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
ngocnguyensp1
 

Recently uploaded (11)

CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
 
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptxCÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
 
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdfDS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
 
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdfGIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
 
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
 

triết học và vai trò của triết học

  • 1. [2] LỜI MỞ ĐẦU Triết học Mác – Lênin ra đời từ nửa cuối thế kỉ XIX và phát triển cho đến ngày hôm nay. Từ khi ra đời, Triết học Mác – Lênin đã tạo ra một cuộc cách mạng trong lịch sử triết học và trở thành thế giới quan, phương pháp luận của hoạt động nhận thức cũng như hoạt động thực tiễn của con người. Triết học nói chúng và Triết học Mác – Lênin nói riêng đã đặt ra và giải quyết rất nhiều vấn đề của đời sống xã hội như tổng kết, đánh giá tri thức của con người; phê phán, xác định các giá trị, truy tìm chân lý; phát triển tư duy lý luận; xác định vị trí, vai trò của con người trong mối quan hệ với thế giới bên ngoài; xác định mục tiêu, phương hướng hoạt động của con người;… Vì vậy, Triết học mang trong mình vai trò đặc biệt quan trọng và rất ý nghĩa đối với đời sống xã hội. Khi làm bài tập lớn này, với tư cách là một sinh viên chuyên ngành Kế toán, em muốn tìm hiểu kĩ hơn về Triết học Mác-Lênin thông qua bài tiểu luận với đề tài: “Phân tích vai trò của Triết học đối với đời sống con người. Phân tích một tác phẩm văn học nghệ thuật để thể hiện vai trò đó của Triết học ”. Do đây là lần đầu tiên em làm bài tập lớn và kiến thức cũng như tầm hiểu biết còn hạn chế nên bài viết của em không tránh khỏi những sai sót, rất mong được cô giáo xem xét và góp ý cho bài của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn cô.
  • 2. [3] Mục lục I. Cơ sở lý luận_______________________________________________ 4 ___________________________________ _______________________________________ ______________________________ _________________________ _______________________________ ___________________________________ _____________________ II. Mối liên hệ giữa văn học- triết học đến thực tiễn__________________9 __________________________________ ___________________________________ __________________________ ___________________________ III. Kết luận_________________________________________________22
  • 3. [4] I. Cơ sở lý luận Để có thể hiểu rõ về vai trò của thế giới quan và phương pháp luận trong triết học, trước tiên, chúng ta cần phải nghiên cứu về định nghĩa và nguồn gốc của chúng. Khái niệm về thế giới quan Thế giới quan được hiểu là toàn bộ những quan niệm của con người về thế giới, bản thân, con người và vị trí của con người trong thế giới đó. Nó đóng vai trò định hướng đối với toàn bộ cuộc sống của con người, từ thực tiễn cho đến hoạt động nhận thức thế giới cũng như tự nhận thức bản thân, xác định lý tưởng, hệ giá lối sống cũng như nếp sống của mình. (TongThom, 2021) Thế giới quan thể hiện góc nhìn bao quát về thế giới xung quanh (bao gồm con người, thế giới bên ngoài và mối quan hệ giữa hai bên) trong tiềm thức của mỗi chủ thể, đóng vai trò làm thứ dẫn dắt hành vi, thái độ của chủ thể đối với thế giới bên ngoài. Phân loại thế giới quan Bằng cách đối chiếu với quá trình phát triển của loài người, chúng ta có thể phân các thế giới quan thành ba loại hình cơ bản. Thế giới quan huyền thoại là phương thức cảm nhận thế giới xuất phát từ xã hội nguyên thủy trong lịch sử sơ khai của loài người. Ở thời kỳ này, con người nguyên thủy xây dựng nên những sự tích, thần thoại để giải thích các kết quả cảm nhận ban đầu của họ về thế giới xung quanh, thể hiện quan niệm về thế giới qua các yếu tố pha lẫn giữa hiện thực và tưởng tượng, tín ngưỡng và lý trí. Vì
  • 4. [5] vậy, Thế giới quan huyền thoại không phản ánh hiện thực một cách khách quan. Mỗi dân tộc đều có nhiều huyền thoại để giải thích nguồn gốc các hiện tượng tự nhiên xung quanh và nguồn gốc dân tộc mình. Một ví dụ điển hình là Sự tích Nữ Oa – đấng sáng thế của thần thoại Trung Hoa và là quan niệm của người xưa về sự ra đời của loài người. Thế giới quan tôn giáo là loại hình được ra đời khi nhận thức của con người đã phát triển, nhưng còn hạn chế, bất lực trước những lực lượng tự nhiên như sấm, sét, bão, lụt, động đất… và trước cả những hiện tượng xã hội mà con người gặp phải như chiến tranh, áp bức bóc lột, bất công trong xã hội, v.v. Nó phản ánh hiện thực khách quan một cách hư ảo, mang yếu tố tín ngưỡng cao hơn yếu tố lý trí, giải thích các hiện tượng đời sống dựa trên cơ sở siêu nhiên và thừa nhận sự tồn tại của các thế lực thần thánh hơn người, gán cho chúng một sức mạnh vô hạn. Tuy nhiên, tôn giáo cũng có khả năng “định hướng” cái thiện của con người trong một chừng mực nhất định nào đó trong mối quan hệ với đạo đức, quan hệ giữa cái thiện và cái ác dù là ở trong tư tưởng của tôn giáo. Hơn nữa, thế giới quan tôn giáo là một trong những nguồn gốc hình thành phong tục tập, truyền thống văn hoá của các dân tộc. Bởi vậy, Loại hình này vẫn còn tồn tại trong đời sống tinh thần tới ngày nay, giúp con người thể hiện khát vọng được giải thoát khỏi đau khổ, hướng tới một cuộc sống hạnh phúc. Thế giới quan triết học được ra đời khi con người đã có trình độ tư duy và thực tiễn cao hơn so với loại hình thế giới quan tôn giáo và huyền thoại. Phân biệt thế giới quan triết học khác với thế giới quan khác, nhất là thế giới quan tôn giáo, C.Mác viết: “… Các vị hướng về tình cảm, triết học hướng về lý trí, các vị nguyền rủa, than vãn, triết học dạy bảo; các vị hứa hẹn thiên đường và toàn bộ thế giới, triết học không hứa hẹn gì cả ngoài chân lý; các vị đòi hỏi tin tưởng tín ngưỡng của các vị, triết học không đòi hỏi tin tưởng vào kết luận của nó, nó đòi
  • 5. [6] hỏi kiểm nghiệm các điều hoài nghi; các vị doạ dẫm, triết học an ủi. Và thật thế, triết học biết cuộc sống khá đầy đủ để rằng những kết luận của nó không bao dung sự khao khát hưởng lạc và lòng vị kỷ - của cả thiên giới lẫn thế giới trần tục.” (NXB Chính trị Quốc gia, 1995) Nó thể hiện các quan điểm của con người dưới dạng hệ thống những phạm trù, quy luật, lý luận mang tính logic. Thế giới quan triết học không chỉ nêu ra các quan điểm của mình mà còn chứng minh các quan điểm đó bằng lý tính, hay sự suy luận lôgic. Ở giai đoạn phát triển này, tính tích cực trong trình độ tư duy của con người đã có bước thay đổi về chất. Điều kiện ra đời của thế giới quan Thế giới quan được bắt nguồn từ sự sống. Tất cả các hoạt động của con người đều bị chi phối bởi thế giới quan nhất định. Yếu tố cấu thành nên thế giới quan đó chính là tri thức, lý trí, tình cảm và niềm tin; chúng liên kết với nhau tạo thành một thể thống nhất, chi phối nhận thức và hành động thực tiễn của con người. (TongThom, 2021) Vai trò của thế giới quan trong triết học Thế giới quan có vai trò rất quan trọng trong đời sống của mỗi con người, mỗi giai cấp, mỗi cộng đồng và trong đời sống của xã hội nói chung. Có một thế giới quan đúng đắn sẽ hướng con người có một nhân sinh quan tích cực, trở thành khuôn mẫu điều chỉnh hành vi theo những phương thức tư duy hợp lý mà góp phần vào sự thăng tiến của xã hội. Có thể đánh giá về sự tiến bộ của một cộng đồng hay một cá nhân, dựa trên trình độ phát triển của thế giới quan của chúng. Ngoài ra, thế giới quan của mỗi con người chính là cơ sở cho sự
  • 6. [7] hình thành tư tưởng về mặt nhân cách, chính trị, hành vi và đạo đức. Vì vậy, những câu hỏi được đặt ra và tìm lời giải đáp trong triết học – bộ môn nghiên cứu về những vấn đề chung và cơ bản của loài người – trước hết đều là những vấn đề về thế giới quan, hay nói cách khác, triết học chính là hạt nhân của thế giới quan. Cụ thể hơn, thế giới quan có khả năng hướng dẫn con người nhận thức đúng hoặc sai về sự vật. Nếu được định hướng bởi một thế giới quan mang tính khoa học, con người sẽ xác định chính xác mối quan hệ giữa con người và thế giới bên ngoài, và trên cơ sở đó nhận thức đúng đắn về quy luật vận động của thế giới, từ đó có thể suy ra những cách giải quyết vấn đề hiệu quả và hợp lý do cuộc sống đặt ra. Ngược lại, nếu được hướng dẫn bởi một thế giới quan không khoa học, con người xác định sai lệch mối quan hệ giữa con người và thế giới bên ngoài, không nhận thức đúng đắn về quy luật vận động của thế giới, và từ đó không suy luận ra đúng mục tiêu, phương hướng và cách thức hoạt động, khiến hoạt động không đem lại kết quả như mong muốn. Một trường hợp có thể đưa ra làm ví dụ là khi con người dựa vào thế giới quan tôn giáo – đề cao một thế lực siêu nhiên hơn người mà họ hoàn toàn phải lệ thuộc vào – họ sẽ dần dần đánh mất khả năng chủ động sáng tạo và không còn tích cực hoạt động nữa, khiến xã hội trở nên trì trệ và không phát triển. Với tư cách là hệ thống tri thức lý luận chung nhất của con người về thế giới, về vị trí, vai trò của con người trong thế giới đó, triết học đóng vai trò là hạt nhân lý luận của thế giới quan. Triết học giữ vai trò định hướng cho quá trình củng cố và phát triển thế giới quan của mỗi cá nhân, mỗi cộng đồng trong lịch sử. Khái niệm về phương pháp luận
  • 7. [8] Phương pháp luận (hay lý luận về phương pháp) là hệ thống cơ sở lý luận cho phương pháp nghiên cứu. Nói cách khác, phương pháp luận chính là lý luận về phương pháp bao hàm hệ thống các phương pháp, nhân sinh quan và thế giới quan của người sử dụng phương pháp và các nguyên tắc để giải quyết các vấn đề đã đặt ra. Phân loại phương pháp luận Phương pháp luận có thể chia ra thành nhiều cấp độ khác nhau: Phương pháp luận ngành là phương pháp luận cho các ngành khoa học cụ thể; Phương pháp luận chung là các quan điểm, nguyên tắc chung hơn cấp độ ngành, dùng để xác định phương pháp hay phương pháp luận của nhóm ngành có đối tượng nghiên cứu chung nào đó; Phương pháp luận chung nhất (phương pháp luận triết học) khái quát các quan điểm, nguyên tắc chung nhất làm cơ sở cho việc xác định các phương pháp luận ngành, chung và các phương pháp hoạt động cụ thể của nhận thức và thực tiễn. Nói cách khác, có phương pháp luận chung nhất chúng ta mới có thể suy ra phương pháp chung, phương pháp luận ngành. Vì phương pháp luận mang tính lý luận cao nên nó mang màu sắc triết học, tuy nhiên, không thể nói phương pháp luận chính là phương pháp luận triết học. Điểm khác biệt giữa chúng chính là sự phân loại cấp độ. Vai trò của phương pháp luận trong triết học Ngoài thế giới quan, phương pháp luận là một trong hai chức năng cơ bản nhất của triết học, định hướng cho con người cách xác định, lựa chọn, sử dụng
  • 8. [9] phương pháp trong nhận thức và hoạt động thực tiễn một cách hiệu quả (Trần, 2016). Vai trò của phương pháp luận triết học đối với nhận thức và thực tiễn được thể hiện trong việc chỉ đạo sự tìm kiếm, xây dựng; lựa chọn và vận dụng các phương pháp để thực hiện hoạt động nhận thức và thực tiễn; đóng vai trò định hướng trong quá trình tìm tòi, lựa chọn và vận dụng phương pháp. Trang bị thế giới quan đúng đắn mới chỉ là một mặt của triết học Mác - Lênin. Với tư cách là hệ thống tri thức chung nhất của con người về thế giới và vai trò của con người trong thế giới đó, triết học thực hiện chức năng phương pháp luận chung nhất, phương pháp luận của triết học Mác - Lênin đã góp phần quan trọng chỉ đạo, định hướng cho con người trong nhận thức và hoạt động thực tiễn. II. Mối liên hệ giữa văn học- triết học đến thực tiễn 1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm: Tiểu thuyết Thằng gù nhà thờ Đức Bà ( tên gốc tiếng Anh là: The hunchback of Notre Dame) của nhà văn Victor Hugo được ví như tượng đài to lớn của dòng sách tiểu thuyết lãng mạn Pháp những năm 1800. 1.1 . Tác giả: Suốt cuộc đời Victor Hugo đã phải trải qua rất nhiều thăng trầm, phải chịu biết bao tổn thương: thuở nhỏ, nhà văn không được nhận nhiều tình cảm từ người cha của mình; sau này, ông phải trải qua một cuộc hôn nhân đầy sóng gió và hơn hết là phải chịu đựng nỗi đau lần lượt mất đi ba người con, đến cuối cùng ông gần như trơ trọi, chỉ còn mỗi một người con gái út trong bệnh viện tâm thần và hai
  • 9. [10] đứa cháu nội. Tất cả những đau thương, trái ngang về gia đình đã trở thành tác động lớn đến sự nghiệp của nhà văn. Victor Hugo không chỉ phải chịu đựng những niềm đau về gia đình mà xuyên suốt cuộc đời ông còn phải trải qua nhiều biến động gắn liền với hàng loạt sự thay đổi, suy vượng của đất nước. Từ khi sinh ra, nhà văn đã phải chứng kiến sự xung đột trong quan điểm chính trị giữa cha và mẹ, do chịu sự giáo dục và ảnh hưởng sâu sắc từ mẹ, Victor Hugo cũng trở thành một người công giáo và có tư tưởng giống bà. Sau này, quan điểm chính trị của nhà văn bắt đầu thay đổi khi chứng kiến nỗi khổ đau mà nhân dân phải chịu trong những chính biến kéo dài nhiều thập kỉ. Dostoievski là người hiểu tư tưởng nghệ thuật của Hugo một cách sâu sắc khi ông viết: “Tư tưởng của Victor Hugo là tư tưởng cơ bản của toàn bộ nghệ thuật thế kỷ XIX và ông là người đầu tiên phát ngôn cho tư tưởng đó... định thức của tư tưởng đó là: phục sinh con người đã chết, đã bị đè bẹp hết sức bất công dưới ách áp bức của hoàn cảnh xã hội, của tình trạng trì trệ bao thế kỷ và những định kiến xã hội. Tư tưởng đó là: Sự biện bộ cho những người bị chà đạp và những kẻ khốn cùng bị xã hội ruồng bỏ...Victor Hugo hầu như người phát ngôn chủ yếu, đầu tiên của tư tưởng phục sinh đó trong văn chương của thế kỷ chúng ta. Ít nhất ông là người đầu tiên tuyên bố nó với sức mạnh nghệ thuật trong tác phẩm (Dostoievski toàn tập, nxb khoa học, 1972-1976, trang 525-526, bản tiếng Nga). 1.2. Tác phẩm: a. Bối cảnh Tác phẩm ra đời xuất phát từ việc tác giả muốn viết một cuốn tiểu thuyết về ngôi nhà thờ nổi tiếng ở Paris. Ông đã nhiều lần đến nhà thờ Đức bà Paris để ngắm
  • 10. [11] kiến trúc cổ của ngôi nhà thờ và nảy ra ý tưởng viết một cuốn tiểu thuyết có tính chất lịch sử lấy bối cảnh Paris thời Trung cổ. Ông muốn ngôi nhà thờ cổ kính tráng lệ vượt lên trên thời gian và tất cả những biến cố. Tác phẩm đã thể hiện được sự vươn đến một tầm cao triết lý, qua cách mô tả một định mệnh đã dẫn các nhân vật gắn liền với ngôi nhà thờ này cho đến chỗ chết, chỗ hủy diệt. Chính cảm hứng bi quan này đã đem đến vẻ lớn lao và hoang dại cho tác phẩm. b. Tóm tắt Thiên tiểu thuyết khi xuất bản được chia làm mười một quyển. Câu chuyện xoay quanh mối tình đầy nghiệt ngã, trái ngang giữa chàng gù Quasimodo và Gypsy Esméralda. Lấy bối cảnh nước Pháp thời Trung cổ, nhà văn đưa chúng ta đến với một hình ảnh thành phố Paris đầy tăm tối với những kẻ lang thang, ăn mày, trộm cắp. Quyển 1,2,3: Esméralda là một cô gái xinh đẹp cô làm nghề múa rong trước nhà thờ Đức Bà, công việc này bị sự cấm đoán của phó giám mục nhà thờ là Claude Frollo. Bởi say mê cô vũ nữ nên ông đã lệnh cho Quasimodo bắt cóc Esméralda, sự việc không thành khiến Quasimodo bị bắt, cô vũ nữ bắt đầu yêu đại úy Phoebus người đã cứu cô. Quyển 4,5, 6: Là cô gái có lòng nhân từ, Esméralda bỏ qua vụ bắt cóc và đã đem nước cho Quasimodo uống trong lúc hắn bị giam giữ. Chính vẻ đẹp và tấm lòng của Esméralda đã đánh thức trái tim hoen rỉ, tâm hồn hoang dại của hắn. Và Quasimodo bắt đầu yêu, một tình yêu bất diệt không cần đền đáp. Quyển 7: Esméralda yêu Phoebus một cách mù quáng, dù Phoebus thực chất chỉ là một gã sở khanh, đã có hôn thê là một cô tiểu thư. Khi Esméralda hẹn hò với viên đại úy, phó giám mục yêu Esméralda đã theo dõi đôi tình nhân, y đã
  • 11. [12] không kìm chế được nỗi ghen tuông khi thấy 2 người quan hệ nên đã đâm Phoebus rồi bỏ trốn. Esméralda bị kết án vì hai tội: giết người và làm phù thủy. Quyển 8,9,10: Esméralda bị kết án treo cổ, Quasimodo phá pháp trường để cứu Esméralda, đem cô vào trú ẩn an toàn trong nhà thờ Đức bà. Những người ăn mày chờ Esméralda nhưng không thấy cô trở lại đã tấn công vào nhà thờ để cứu cô nhưng Quasimodo tưởng họ đến giết Esméralda nên tấn công và đẩy lùi họ. Quyển 11: Phó giám mục Claude Frollo tuyệt vọng đến mức mất cả lý trí và nhân tính. Hắn phát hiệnra Esméralda đang trú ẩn trong nhà thờ nên đã ép buộc và đe dọa cô. Với sự che chở của Quasimodo, Esméralda vẫn sống bình an và vẫn yêu Phoebus. Frollo đã ra điều kiện buộc Esméralda phải ưng thuận mình nếu không sẽ báo cho cảnh binh, cô thà chết chứ không chịu.Frollo đã giao cô cho một bà tu điên dại với mục đích hành hạ Esméralda cho đến chết nhưng hai mẹ con đã nhận ra nhau nhờ đôi giày trẻ em cô luôn mang bên mình. Cuối cùng cô cũng bị phát hiện và bị treo cô lần thứ hai. Quasimodo biết được đầu đuôi câu chuyện nên đã xô ngã Frollo từ trên tháp chuông nhà thờ xuống đất và ôm xác Esméralda chết chung trong hầm mộ. Khi khai quật hầm mộ người ta thấy 2 bộ xương,một bộ không bình thường ôm lấy bộ xương kia, họ định tách ra thì bộ xương không bình thường tan thành tro bụi. Thằng gù nhà thờ Đức Bà kết thúc cũng là khi mọi mâu thuẫn, bi kịch được giải thoát bằng những cái chết đau đớn, để lại những nỗi oán hờn, những nỗi buồn xác xơ lòng người. Song, khi Disney chuyển thể tiểu thuyết thành phim hoạt hình thì có ít nhiều những chi tiết đã bị thay đổi để phù hợp hơn với thị hiếu của khán giả nhỏ tuổi. c. Lời bình của tác giả:
  • 12. [13] Nhà văn Victor Hugo từng nói: “Tôi đã cúi xuống đáy xã hội quan sát và đó là tất cả việc làm của tôi. Tôi muốn tiêu diệt định mệnh tàn ác đè nặng lên nhân loại. Tôi bẻ gãy ách nô lệ. Tôi săn đuổi sự nghèo đói, tôi đẩy lùi sự dốt nát, tôi làm nhẹ bớt bệnh tật. Tôi chiếu sáng cõi tối tăm. Tôi không nhìn thấy sự thù hằn.” Tác phẩm Thằng gù nhà thờ Đức Bà được sáng tác năm 1831. Đây là giai đoạn mà sự tài hoa trong sáng tác của Victor Hugo được xem là chạm đến đỉnh cao, nhà văn sử dụng ngòi bút để đấu tranh, để cổ vũ nhân dân, dùng những con chữ sắc sảo để tố cáo tội ác bất công trong xã hội thời bấy giờ. 2. Cơ sở lý luận của tác phẩm: Victor Hugo đã dựa theo quan niệm chủ nghĩa duy vật biện chứng để viết nên câu chuyện Thằng gù nhà thờ Đức Bà, đấu tranh cho sự tiến bộ của lực lượng xã hội thông qua việc đề cập đến và khéo léo giải quyết những vấn đề lớn còn tồn đọng như bất bình đẳng giai cấp, chính quyền độc tài và sự ảnh hưởng tiêu cực của đại chúng tới nhân văn ẩn ý trong thế giới truyện. Ông đã làm được điều này bằng cách xem xét sự vật, sự việc, hiện tượng trong sự ràng buộc lẫn nhau giữa chúng, tạo nên một thế giới quan duy vật sâu sắc, đa chiều. Nội dung toàn bộ tác phẩm của ông đều là hiện thực trần trụi chứ không theo tâm linh mù quáng. 3. Con người bị chi phối bởi nhiều yếu tố a. Con người bị chi phối bởi ý niệm tôn giáo: Nếu chủ nghĩa duy vật lịch sử được coi là một trong ba phát minh quan trọng nhất của chủ nghĩa Mác, thì những quan điểm về tôn giáo là một trong những biểu hiện rõ nét nhất lập trường duy vật về lịch sử của học thuyết này. Nó thể
  • 13. [14] hiện thông qua các quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về cả bản chất, nguồn gốc lẫn chức năng của tôn giáo. Trong khi các nhà duy tâm, thần học cho rằng tôn giáo có nguồn gốc siêu nhiên, thế giới tự nhiên, xã hội loài người cũng như toàn bộ hoạt động của mỗi cá nhân con người đều chịu sự chi phối, điều khiển của các lực lượng siêu nhiên, thần thánh thì các nhà duy vật, vô thần đã có quan điểm hoàn toàn đối lập. L.Phoiơbắc - nhà triết học duy vật người Đức, trong Bản chất đạo Cơ đốc, đã khẳng định rằng, không phải thần thánh sáng tạo ra con người mà con người sáng tạo ra thần thánh theo hình mẫu của mình rằng: “Thượng đế siêu hình không phải là cái gì khác mà là sự tập hợp, là toàn bộ những đặc tính chung nhất rút ra từ giới tự nhiên, song con người, nhờ vào sức tưởng tượng… lại đem giới tự nhiên biến thành một chủ thể hay một thực thể độc lập” (V.I.Lênin. Toàn tập, t.29, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, 1981, tr.71) Kế thừa và vượt lên trên quan điểm của Phoiơbắc và các nhà duy vật trước đó, các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác - Lênin đã đứng vững trên lập trường duy vật lịch sử để lý giải vấn đề bản chất của tôn giáo. Tôn giáo là một hiện tượng tinh thần của xã hội và vì vậy, nó là một trong những hình thái ý thức xã hội, phản ánh tồn tại xã hội trong những giai đoạn lịch sử nhất định. Nhưng khác với những hình thái ý thức xã hội khác, sự phản ánh của tôn giáo đối với hiện thực là sự phản ánh đặc thù, đó là sự phản ánh “lộn ngược”, “hoang đường” thế giới khách quan. Theo C.Mác và Ph.Ăngghen, “tôn giáo là những sự rút hết toàn bộ nội dung của con người và giới tự nhiên, là việc chuyển nội dung đó sang cho bóng ma. Thượng đế ở bên kia thế giới, Thượng đế này, sau đó, do lòng nhân từ, lại trả về cho con người và giới tự nhiên một chút ân huệ của mình”(C.Mác và Ph.Ăngghen. Toàn tập, t.1. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995, tr.815) Tác phẩm Thằng gù nhà thờ Đức Bà cũng thể hiện rất rõ mối liên hệ giữa con người và tôn giáo. Ngay từ đầu tác phẩm, đã là một chuỗi bi kịch nối tiếp bi kịch.
  • 14. [15] Nhà thờ Đức Bà đem lại sự sống cho “Con quỷ nhỏ” Quasimodo, là nơi bao bọc hắn lớn lên và cũng là nơi chôn vùi tất cả cuộc đời Quasimodo. Tại sao lại như thế? Ta có thể thấy rằng, nếu không phải ở trước nhà thờ Đức Bà thì Giám mục Frollo đã thẳng tay ném Quasimodo xuống giếng rồi; Và chỉ có nhà thờ Đức Bà mới đủ bao dung và rộng lượng để chứa chấp một kẻ không mang dáng hình của con người như thế. Sự sắp xếp của tạo hóa cũng thật tài tình: nơi bắt nguồn cho bi kịch cũng là nơi kết thúc mọi khổ đau. Tiếng chuông và hình ảnh nhà thờ Đức Bà xuyên suốt tác phẩm chứng tỏ màu sắc tôn giáo rất nổi bật. Người dân Paris sống bằng đức tin và chết trong đức tin. Như giám mục Frollo, ông sống với đức tin tạo ra một thế giới công bằng như lời cầu nguyện của dân chúng và “chết” vì chính lòng tham và chấp niệm của bản thân ông, vì điều mà vĩnh viễn ông không có được. Con người được ru ngủ bằng tiếng chuông của nhà thờ Đức Bà, sống bằng niềm tin về một thế giới tốt đẹp như thiên đường. Nhưng mơ ước càng nhiều, hi vọng càng lớn thì hiện thực lại càng tàn khốc hơn. Họ chỉ biết ngồi một chỗ và vọng tưởng, chắp tay cầu nguyện, nhắm mắt mơ mộng về những điều tươi đẹp ấy trong khi ở hiện thực họ phó mặc tất cả cho Giám mục Frollo. Họ tin tưởng một kẻ nhân danh công lý mà sẵn sàng làm hại cả một đứa trẻ vừa được sinh ra và nhân danh tôn giáo, Thánh thần để tha mạng cho đứa trẻ ấy. Chính niềm tin mù quáng của con người cũng góp phần tạo nên bi kịch của Quasimodo. Quasimodo- nạn nhân của tôn giáo. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác, tôn giáo mặc dù là sự phản ánh hoang đường, hư ảo hiện thực, là một hiện tượng tiêu cực trong xã hội nhưng nó không phải không có những yếu tố tích cực. Tôn giáo chỉ là những “bông hoa giả” tô điểm cho một cuộc sống hiện thực đầy xiềng xích. Nhưng nếu không có những “bông hoa giả” ấy thì cuộc sống của con người chỉ còn lại “xiềng xích” mà thôi. Và nếu không có thứ “thuốc giảm đau” ấy thì con
  • 15. [16] người sẽ phải vật vã đau đớn trong cuộc sống hiện thực với đầy rẫy những áp bức, bất công và bạo lực. Điều vĩ đại của C.Mác, quan điểm duy vật lịch sử và tính cách mạng trong học thuyết Mác về tôn giáo chính là ở chỗ đó. Trong khi các nhà duy vật vô thần chỉ biết phê phán bản thân tôn giáo thì C.Mác lại không phê phán tôn giáo mà phê phán chính cái hiện thực đã làm nảy sinh tôn giáo, tức là phê phán sự áp bức, bất công, bạo lực… trong xã hội đã đẩy con người phải tìm đến với tôn giáo và ru ngủ mình trong tôn giáo. C.Mác đã nhận thấy rất rõ quan hệ nhân – quả trong vấn đề này. Vì tôn giáo là một hiện tượng tinh thần có nguyên nhân từ trong đời sống hiện thực nên muốn xoá bỏ tôn giáo, không có cách nào khác là phải xoá bỏ cái hiện thực đã làm nó nảy sinh. Theo C.Mác, vấn đề không phải là “vứt những bông hoa giả” đi mà là xoá bỏ bản thân cái “xiềng xích” được trang điểm bởi những bông hoa giả đó để con người có thể “giơ tay hái những bông hoa thật” cho mình, tức là tìm kiếm được hạnh phúc thật sự ngay trong thế giới hiện thực. Và Quasimodo, dù nhận ra muộn màng nhưng anh đã dũng cảm giơ tay “ hái những bông hoa thật” dù phải trả giá bằng chính mạng sống của bản thân mình. Cái chết của anh không hề vô nghĩa. Đó là sự thức tỉnh, sự đấu tranh, là khao khát hạnh phúc thật sự. Một cái chết để thức tỉnh. Có thể trước đó người dân Paris xem sự tồn tại của Quasimodo như một sự châm biếm, nhưng sau cái chết của anh chắc hẳn mọi người sẽ hiểu ra, sẽ tỉnh giấc từ cơn mơ bởi tiếng chuông ru ngủ của nhà thờ Đức Bà - hiện thân của tôn giáo. Quasimodo đã dành cả đời mình sống để rung chuông ru ngủ người dân Paris thì khi chết đi, anh ta đã gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh tâm thức của mỗi con người nơi đây. Muốn có cuộc sống như mong ước thì phải tự mình đứng lên để thực hiện hóa nó thay vì chỉ chìm đắm trong những cơn ảo mộng, nhắm mắt, chắp tay nguyện cầu “ tất cả mọi thứ sẽ ổn thôi”.
  • 16. [17] Trên lập trường duy vật lịch sử, chủ nghĩa Mác - Lênin đã kịch liệt phản đối những hành vi cực đoan, tấn công trực diện vào tôn giáo một cách thô bạo. Bản thân tôn giáo không có tội và vì vậy, không nên phê phán tôn giáo mà cần phê phán cái hiện thực đã làm nảy sinh tôn giáo. Việc phê phán tôn giáo không thể được tiến hành trực diện mà cần “làm cho con người thoát khỏi ảo tưởng, để con người tư duy, hành động, xây dựng tính hiện thực của mình với tư cách một con người vừa thoát khỏi ảo tưởng và đạt đến tuổi có lý trí; để con người vận động xung quanh bản thân mình, nghĩa là vận động xung quanh cái mặt trời thật sự của mình. Tôn giáo chỉ là cái mặt trời ảo tưởng, nó vận động xung quanh con người chừng nào con người còn chưa bắt đầu vận động xung quanh bản thân mình” (C.Mác và Ph.Ăngghen. Tuyển tập, t.1. Nxb Sự thật, Hà Nội, 1980, tr.15) b. Con người bị chi phối bởi tính giai cấp: Theo nhan đề đầu tiên mà Victor Hugo lựa chọn cho đứa con tinh thần của mình thì dường như, chính nhà thờ Đức Bà và thủ đô Paris hoa lệ mới thực sự là những nhân vật chính của tác phẩm. Thực vậy, nhà thờ Đức Bà như một chứng nhân lịch sử trường tồn, bất biến, là nơi đã xảy ra một cuộc hoán đổi ngoạn mục giữa hai con người đại diện cho hai tầng lớp xã hội khác nhau, một phó giám mục Claude Frollo cao sang quyền lực đại diện cho giai cấp thống trị và một tên gù xấu xí bị cả xã hội cự tuyệt, Quasimodo tiêu biểu cho giai cấp bị trị. Châu Âu xưa có bộ bài cổ chỉ có 3 quân: Vua, Thường dân và Nô lệ. Vua có thể sai khiến và đàn áp Thường dân, Thường dân thì đàn áp Nô lệ, còn Nô lệ có thể vùng lên lật đổ Vua. Ta có thể thấy, đây là một chuỗi mắt xích tuần hoàn nhau. Không kẻ nào thống trị mãi mãi, và cũng không có người nào bị áp bức muôn đời được. “ Có áp bức, có đấu tranh’’.
  • 17. [18] Quasimodo là nô lệ của kẻ thống trị Frollo. Phoebus là tay sai chỉ nghĩ cho lợi ích cá nhân, còn Esmeralda là biểu tượng của sự tự do, phóng khoáng, là mồi lửa làm bùng cháy dục vọng sâu thẳm của mỗi con người. Với một kẻ thống trị như Frollo thì Esmeralda như một miền đất hứa mà hắn nhất định phải xâm chiếm, sở hữu. Với một tên tay sai như Phoebus thì cô ta chỉ là nơi để hắn thỏa mãn và trục lợi. Còn đối với một nô lệ đáng thương như Quasimodo, thì Esmeralda là niềm hi vọng, là khát vọng tự do và hạnh phúc mà cả đời anh ta luôn tìm kiếm và dành cả mạng sống để bảo vệ. Ngoại hình của Quasimodo chính là linh hồn của Frollo: dáng hình của quỷ dữ. Ngoại hình của Frollo lại chính là linh hồn của Quasimodo: hiện thân của thiên thần. Có những thứ ta thấy vậy mà không phải vậy. Chỉ đến khi bị Phoebus phản bội, Esmeralda mới nhận ra từ trước đến nay người hắn yêu chính là bản thân hắn mà thôi. Và chỉ đến khi Quasimodo chứng kiến Frollo hạ lệnh treo cổ Esmeralda chỉ vì hắn không có được cô thì ý chí phản kháng của Quasimodo mới trỗi dậy mạnh mẽ. Khi ngọn lửa tình yêu bùng lên, thôi thúc Quasimodo phải hành động, bảo vệ niềm hy vọng duy nhất của cuộc đời mình thì anh ta mới đứng lên chống lại kẻ áp bức Frollo. Như vậy, có thể khẳng định, học thuyết Mác về con người và giải phóng con người, giải phóng nhân loại chính là cái đã cùng với luận điểm của chính C. Mác về sứ mệnh cao cả của triết học c. Con người bị chi phối bởi cảm xúc, tình yêu và dục vọng: Esmeralda là một cô nàng xinh đẹp hành nghề múa rong trước quảng trường của nhà thờ Đức Bà. Cô xuất hiện kéo theo tình yêu của ba người đàn ông, cả ba đều là những mối tình đầy sai trái. Người đầu tiên đại úy Phoebus, là người mà nàng Esmeralda dâng trọn trái tim. Trớ trêu thay anh chàng lại là kẻ trăng hoa, lừa dối,
  • 18. [19] sớm đã có vị hôn thê và chỉ xem nàng như một phương tiện thỏa mãn nhục dục, anh chỉ yêu chỉnh bản thân mình mà thôi. Tiếp theo ta kể đến tình yêu đầy cấm kị của phó giám mục Claude Frollo với Esmeralda. Từ lâu, ông được xem là biểu tượng của sự khổ hạnh gần như tuyệt đối, là người nhận được nhiều sự tín nhiệm trong nhà thờ.Thế nhưng, ông không cưỡng lại được sự cám dỗ của Esmeralda. Tình yêu mà phó giám mục dành cho nàng là tình yêu đầy tính chiếm hữu, ích kỷ, là thứ tình cảm bệnh hoạn, biến chất mà nơi đó bóng tối đã ngấu nghiến, đè nát sự thánh thiện.Có thể nói, giám mục Frollo không thực sự là người tĩnh tâm, chịu sự khổ hạnh mà thực tế là bởi vì quá hiểu rõ con người, xã hội lúc bấy giờ, thì sự xuất hiện của Esmeralda là một thứ gì đó mới mẻ, khơi dậy tính tò mò trong ông. Và khi càng tìm hiểu, càng đào sâu về người phụ nữ ấy thì dục vọng chiếm hữu trong ông lại càng trở nên to lớn hơn, ông muốn Esmeralda trở thành vật sở hữu, chịu sự thao túng của ông như những con người nơi đây. Người cuối cùng cũng là người đặc biệt nhất. Nhân vật chính Quasimodo dưới ngòi bút của Victor Hugo hiện lên với một hình nhân dị dạng, một con quái vật thật sự với vẻ ngoài không một ai dám đến gần, là chàng trai tật nguyền, méo mó, thảm hại, bị xã hội khinh thường. Tưởng như mọi cảm xúc đã trơ lì nhưng những giọt nước mắt thương cảm cùng sự tốt bụng của Esmeralda tựa như một luồng sáng ấm áp xuyên thủng trái tim quanh năm u tối của chàng gù. Sự tử tế ấy đánh thức tình cảm ngủ yên trong tâm hồn của Quasimodo khiến cậu bất chấp tất cả để bảo vệ người con gái mình tôn thờ. Tình yêu của chàng gù là tình yêu trong câm lặng và tuyệt vọng, cậu ý thức được vẻ ngoài của mình nên chỉ âm thầm từ xa dành cho cô những điều tốt đẹp nhất trong thế giới nhỏ bé của cậu. Những tình tiết đầy éo le đan xen vào nhau trong câu chuyện, ranh giới giữa yêu thương và thù hận chỉ là sợi chỉ nhỏ mỏng manh. Bi kịch diễn ra khi tình cảm của phó giám ngục Claude Frollo trở nên mất kiểm soát, khi không có được trái tim của Esmeralda ông sẵn sàng hủy hoại cô để cũng không một ai có được. Cao trào nút thắt được
  • 19. [20] đẩy lên đỉnh điểm khi chính Quasimodo quyết định giết chết người đã cưu mang mình thuở nhỏ – phó giám mục, để giải thoát cho người mình yêu. Đó là cảnh tượng chứa rất nhiều ý nghĩa. Hành động ấy thể hiện sự vùng lên vì tình yêu, sự phản kháng chối bỏ hoàn toàn cái lốt quỷ, là đỉnh điểm của tấn bi kịch làm người và đòi được quyền làm người. Tình yêu của Quasimodo dành cho Esmeralda mãnh liệt bao nhiêu thì tình yêu của nàng dành cho đại úy Phoebus tha thiết bấy nhiêu, nàng cố chấp dâng trọn tình cảm đến nỗi phải đánh đổi bằng cả tính mạng. Quasimodo sau đó quay trở về căn hầm nơi Esmeralda chết rồi tự tử. Sau này người ta phát hiện trong căn hầm có hai bộ xương ôm chặt lấy nhau, họ định tách ra thì phần xương có hình hài không bình thường tan thành tro bụi. Thằng gù nhà thờ Đức Bà kết thúc cũng là khi mọi mâu thuẫn, bi kịch được giải thoát bằng những cái chết đau đớn, để lại những nỗi oán hờn, những nỗi buồn xác xơ lòng người. 4. Vai trò của con người trong cuộc đời: Thiên tiểu thuyết Thằng gù nhà thờ Đức Bà của Victor Hugo đã thể hiện rõ mối liên hệ giữa con người và xã hội. Quasimodo mồ côi cha mẹ và lớn lên trong sự khắc nghiệt của xã hội, dù bất hạnh nhưng cũng không thể phủ định rằng mối liên kết của anh với xã hội này thật sự sâu sắc. Quasimodo chịu ảnh hưởng rất lớn từ những con người xung quanh anh, thậm chí anh còn phải chịu đựng sự áp bức bóc lột của Frollo mà tưởng chừng như cả cuộc đời này không bao giờ anh có thể ngóc đầu lên được. Chính sự xuất hiện của Esmeralda đã giúp anh giải phóng bản thân, giải phóng con người.
  • 20. [21] C. Mác đã khẳng định: “Bản chất con người không phải là một cái trừu tượng cố hữu của cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa những quan hệ xã hội” ( C. Mác và Ph. Ăng-ghen: Toàn tập, Sđd, t. 3, tr. 11) Khẳng định bản chất xã hội của con người và vị thế chủ thể sáng tạo lịch sử của con người, C. Mác còn đi đến quan niệm rằng, trình độ giải phóng xã hội luôn được thể hiện ra ở sự tự do của xã hội; giải phóng cá nhân tạo ra động lực cho sự giải phóng xã hội và đến lượt mình, giải phóng xã hội lại trở thành điều kiện thiết yếu cho sự giải phóng cá nhân; con người tự giải phóng mình và qua đó, giải phóng xã hội, thúc đẩy tiến bộ xã hội. Rằng, con người được giải phóng và được tự do phát triển toàn diện - đó là một trong những đặc trưng cơ bản của chế độ xã hội mới, chế độ xã hội xã hội chủ nghĩa mà giai cấp vô sản - giai cấp công nhân hiện đại và các chính đảng của nó có sứ mệnh phải xây dựng. Với cách đặt vấn đề như vậy, C. Mác đã coi giải phóng con người, phát triển con người toàn diện, “phát triển sự phong phú của bản chất con người” là “mục đích tự thân” của sự phát triển và tiến bộ xã hội (C. Mác và Ph. Ăng-ghen: Toàn tập, Sđd, t. 26, phần II, tr. 168)
  • 21. [22] III. Kết luận Như vậy, Victor Hugo đã đi sâu vào những chủ đề thực tế phức tạp và tạo nên một thế giới quan hết sức khoa học và sâu sắc mà trong đó, ông đề cao bản chất thiện lương của con người, cho rằng chỉ dưới sự khắc nghiệt của xã hội con người mới bị tha hóa đến biến chất tàn bạo. Các cuốn tiểu thuyết mang tính hấp dẫn, ly kỳ và kích thích tư duy nhờ cách xử lý chi tiết và công phu của bộ truyện đối với các chủ đề đã phân tích. Thằng gù nhà thờ Đức Bà không chỉ là một tác phẩm xuất sắc mà còn là một phản ánh thực tế của một số xã hội trong thời đại lúc bấy giờ.
  • 22. [23] Tài liệu tham khảo 1. NXB Chính trị Quốc gia. (1995). Trong C. Mác và Ph. Ăngghen Toàn Tập - Tập 1 (lần xuất bản 1st, trang 159). Hà Nội: NXB Chính trị Quốc gia. 2. https://ivivi.vn/nha-tho-duc-ba-victor-hugo 3. https://revelogue.com/sach-thang-gu-nha-tho-duc-ba/ 4. https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/c-mac-angghen-lenin-ho-chi-minh/c- mac/nghien-cuu-hoc-tap-tu-tuong/quan-diem-cua-chu-nghia-mac-lenin- ve-ton-giao-va-su-van-dung-de-giai-quyet-van-de-ton-giao-trong-thoi-ky- 3126 5. https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BA%B1ng_g%C3%B9_%E1%BB%9F _nh%C3%A0_th%E1%BB%9D_%C4%90%E1%BB%A9c_B%C3%A0_( phim_1996) 6. http://tapchikhxh.vass.gov.vn/dac-diem-cua-y-thuc-ton-giao-n50255.html 7. https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/c-mac-angghen-lenin-ho-chi-minh/c- mac/nghien-cuu-hoc-tap-tu-tuong/hoc-thuyet-ve-con-nguoi-giai-phong-va- phat-trien-con-nguoi-mot-gia-tri-lam-nen-suc-song-truong-ton-cua-chu- nghia-3175