SlideShare a Scribd company logo
CÂU HỎI
Câu 1:Anh chị hãy phân tích cơ sở lý luận và và nêu ra các yêu cầu phương
pháp luận của nguyên tắc khách quan của chủ nghĩa duy vật biện chứng. Đảng
Cộng sản Việt Nam đã và đang vận dụng nguyên tắc này như thế nào vào sự
nghiệp xây dựng và phát triển đất nước ta hiện nay ?
Câu 2: Phân tích cơ sở lý luận của khẳng định của Đảng Cộng sản Việt Nam: “Mọi
đường lối, chủ trương của Đảng phải xuất phát từ thực tế, tôn trọng quy luật khách
quan”.
Câu3 :Bằng lý luận và thực tiễn, chứng minh rằng: “Ý thức con người không chỉ
phản ánh thế giới mà còn góp phần sáng tạo ra thế giới”.
Câu 4:Phân tích cơ sở lý luận của nguyên tắc toàn diện. Vì sao trong hoạt động
nhận thức và trong thực tiễn chúng ta phải tôn trọng nguyên tắc toàn diện? Vận
dụng nguyên tắc này vào công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay.
Gợi ý
- Cơ sở lý luận của nguyên tắc toàn diện là nguyên lý về mối lien hệ phổ
biến.
- Nguyên tắc toàn diện là gì – các yêu cầu của nguyên tắc toàn diện?
- Trong hoạt động nhận thức và thực tiễn nếu tôn trọng nguyên tắc toàn
diện sẽ mang lại kết quả gì ? Ngược lại nếu không tôn trọng nguyên tắc
toàn diện sẽ mang lại hậu quả gì ?
- Nguyên tắc toàn diện gợi mở cho chúng ta điều gì công cuộc xây dựng và
phát triển đất nước ta hiện nay ?
Câu 5: Phân tích cơ sở lý luận và yêu cầu phương pháp luận của nguyên tắc toàn
diện của phép biện chứng duy vật. Việc tuân thủ nguyên tắc này sẽ khắc phục được
những hạn chế gì trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn?
Câu 6: Phân tích cơ sở lý luận và yêu cầu phương pháp luận của nguyên tắc phát
triển của phép biện chứng duy vật. Việc tuân thủ nguyên tắc này sẽ khắc phục được
những hạn chế gì trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn?
Câu 7: Phân tích cơ sở lý luận của nguyên tắc phát triển. Vì sao trong hoạt động
nhận thức và trong thực tiễn chúng ta phải tôn trọng nguyên tắc phát triển? Vận
dụng nguyên tắc này vào công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay.
Gợi ý
- Cơ sở lý luận của nguyên tắc phát triển nguyên lý về sự phát triển.
- Nguyên tắc phát triểnlà gì – các yêu cầu của nguyên tắcphát triển ?
- Trong hoạt động nhận thức và thực tiễn nếu tôn trọng nguyên tắc phát
triểnsẽ mang lại kết quả gì ? Ngược lại nếu không tôn trọng nguyên tắc
phát triểnsẽ mang lại hậu quả gì ?
- Nguyên tắc phát triểngợi mở cho chúng ta điều gì công cuộc xây dựng và
phát triển đất nước ta hiện nay ?
Câu 8: Phân tích cơ sở lý luận và yêu cầu phương pháp luận của nguyên tắc lịch sử
- cụ thể của phép biện chứng duy vật. Việc tuân thủ nguyên tắc này sẽ khắc phục
được những hạn chế gì trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn?
Câu 9: Phân tích nội dung nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn của
triết học Mác – Lênin. Vận dụng nguyên tắc này vào công cuộc đổi mới ở nưoc ta
hiện nay.
Câu10: Phân tích nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn. Việc tuân thủ
nguyên tắc này sẽ khắc phục được những hạn chế gì trong hoạt động nhận thức và
hoạt động thực tiễn?
Câu11: Hình thái kinh tế xã hội là gì? Ý nghĩa phương pháp luận của học thuyết
hình thái kinh tế – xã hội? Phân tích tư tưởng của Mác: “Sự phát triển hình thái
kinh tế – xã hội là quá trình lịch sử – tự nhiên”. Đảng CSVN đã vận dụng học
thuyết hình thái KT-XH như thế nào vào thực tiễn cách mạng VN hiện nay?
Câu12:Phân tích nội dung cơ bản của quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình
độ phát triển của lực lượng sản xuất. Tại sao nói quy luật này là quy luật cơ bản và
phổ biến nhất của xã hội lòai người. Đảng CSVN đã vận dụng quy luật này như thế
nào vào quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay.
Câu13:Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng
tầng. Đảng CSVN đã vận dụng mối quan hệ biện chứng này như thế nào vào quá
trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay?
CÂU 14: Bằng hiểu biết của mình về nội dung của chủ nghĩa duy vật lịch sử, Anh
( chị) hãy làm sáng tỏ luận điểm sau đây của Lênin:
“ Chủ nghĩa duy vật lịch sử của Mác là thành tựu vĩ đại nhất của tư tưởng
khoa học . Một lý luận hết sức hoàn chỉnh và chặt chẽ đã thay cho sự lộn xộn và
sự tùy tiện, vẫn ngự trị từ trước đến nay trong các quan niệm về lịch sử và chính
trị”
Gợi ý
- Trước Mác các quan niệm về lịch sử mang tính duy tâm, phản khoa học…
- C. Mác & Ăngghen đã vận dụng những nguyên lý của CNDVBC và PBCDV
vào việc phân tích xã hội hình thành nên CNDVLS với những quan niệm duy vật
và khoa học về lịch sử:
+ SXVC quyết định sự tồn tại, phát triển của xã hội; PTSX quyết định đời sống
chính trị và tinh thần nói chung.
+ Sự phát triển của xã hội loài người là một quá trình lịch sử - tự nhiên ( theo các
quy luật khách quan)
+ Nguồn gốc, bản chất, chức năng của nhà nước
+ Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội, ý thức xã hội mang tính độc lập tương
đối tác động trở lại tồn tại xã hội
+ Bản chất con người…
+ Quần chúng nhân dân là chủ thể sáng tạo ra lịch sử
CÂU15: Hãy giải thích và chứng minh luận điểm sau đây của Lênin:
“ Chỉ có đem quy những quan hệ xã hội vào những quan hệ sản xuất, và
đem quy những quan hệ sản xuất vào trình độ của những lực lượng sản xuất thì
người ta mới có được một cơ sở vững chắc để quan niệm sự phát triển của
những hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử - tự nhiên”
Gợi ý
- Gải thích: Luận điểm trên chỉ rõ sự phát triển của xã hội là một quá trình
lịch sử - tự nhiên diễn ra theo các quy luật khách quan mà quy luật cơ
bản, quan trọng nhất là quy luật QHSX phù hợp với trình độ phát triển
của lực lượng sản xuất; điều đó có nghĩa, xét tới cùng sự phát triển của xã
hội là một quá trình lịch sử - tự nhiên được bắt đầu từ sự phát triển của
LLSX
- Khái niệm HTKT – XH và cấu trúc của HTKT – XH
- Chứng minh sự phát triển của xã hội loài người là một quá trình lịch sử -
tự nhiên theo quy luật QHSX phù hợp với trình độ phát triển của LLSX,
nghĩa là được bắt đầu từ sự phát triển của LLSX.
CÂU 16: Giai cấp là gì? Bằng lý luận và thực tiễn, chứng minh rằng: “Trong mọi
thời đại, những tư tưởng của giai cấp thống trị là những tư tưởng thống trị. Điều đó
có nghĩa là giai cấp nào là lực lượng vật chất thống trị trong xã hội thì cũng là lực
lượng tinh thần thống trị trong xã hội”.
Gợi ý
- Giai cấp là gì?
- Luận điểm trên chỉ rõ mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến
trúc thượng tầng, trong đó cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng
- Về mặt lý luận:
Cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng
- Về mặt thực tiễn
Dùng thực tế lịch sử để chứng minh
Câu 17: Anh ( chị) hãyphân tích quan điểm của triết học Mác - Lênin về bản chất
con người và vận dụng các quan điểm này vào việc phát huy nguồn lực con người
ở Việt Nam hiện nay.
Gợi ý
- Quan niệm về con người trong triết học Mác:
+ Con người là một thực thể sinh vật – xã hội
+ Trong tính hiện thực của nó bản chất của con người là tổng hòa các quan
hệ xã hội
+ Con người vừa là sản phẩm vừa là chủ thể của lịch sử
- Vận dụng các quan điểm về con người trong triết học Mác vào việc phát
huy nguồn lực con người ở Việt Nam hiện nay:
+ Phải biết quan tâm đến con người bản năng
+ Phải biết quan tâm đến lợi ích vật chất của con người
+ Phải biết quan tâm đến lợi ích cá nhân,kết hợp hài hòa lợi ích cá nhân và lợi
ích tập thể
+ Phải biết kế thừa những giá trị tốt đẹp của con người trong quá khứ; đồng
thời phải biết xây dựng mẫu người phù hợp với từng giai đoạn lịch sử…
- Dùng thực tế lịch sử để chứng minh
BÀI LÀM
Câu 1: Phân tích cơ sở lý luận, nêu ra các yêu cầu phương pháp của
nguyên tắc khách quan của chủ nghĩa duy vật biện chứng. Đảng Cộng sản Việt
Nam đã và đang vận dung nguyên tắc này như thế nào vào sự nghiệp cách mạng
ở nước ta.
* Cơ sở lý luận:
Nguyên tắc khách quan trong xem xét được xây dựng dựa trên nội dung của
nguyên lý về tính thống nhất vật chất của thế giới. Yêu cầu của nguyên tắc này được
tóm tắt như sau :khi nhận thức khách thể (đối tượng), sự vật, hiện tượng tồn tại trong
hiện thực – chủ thể tư duy phải nắm bắt, tái hiện nó trong chính nó mà không được
thêm hay bớt một cách tùy tiện .
- Vật chất là cái có trước tư duy. Vật chất tồn tại vĩnh viễn và ở một giai đọan
phát triển nhất định của mình nó mới sản sinh ra tư duy. Do tư duy phản ánh thế giới
vật chất, nên trong quá trình nhận thức đối tượng ta không được xuất phát từ tư duy,
từ ý kiến chủ quan của chúng ta về đối tượng.mà phải xuất phát từ chính bản thân đối
tượng, từ bản chất của nó, không được ”bắt” đối tượng tuân theo tư duy mà phải “bắt”
tư duy tuân theo đối tượng. Không ép đối tượng thỏa mãn một sơ đồ chủ quan hay
một “Lôgíc” nào đó, mà phải rút ra những sơ đồ từ đối tượng, tái tạo trong tư duy các
hình tượng, tư tưởng- cái lôgíc phát triển của chính đối tượng đó.
- Toàn bộ “nghệ thuật” chinh phục bản chất của sự vật, hiện tượng được gói
ghém trong sự tìm kiếm, chọn lựa, sử dụng những con đường, cách thức, phương tiện
thâm nhập hữu hiệu vào “thế giới” bên trong của sự vật. “nghệ thuật” chinh phục như
thế không mang đến cho sự vật, hiện tượng một cái gì đó xa lạ với chính nó. Điều này
đặt ra cho chủ thể một tình thế khó khăn. Làm như thế nào để biết chắc chắn những
suy nghĩ của chúng ta về sư vật là khách quan, là phù hợp với bản thân sự vật?
Nguyên tắc khách quan đòi hỏi được bổ sung thêm yêu cầu phát huy tính năng động
sáng tạo của chủ thể và nguyên tắc tính đảng .
- Khi nhận thức các hiện tượng xã hội chúng ta phải chú trọng đến mức độ
quan tâm và năng lực nhận thức của các lực lượng xã hội đối với việc giải quyết các
vấn đề xã hội, đối với khuynh hướng phát triển của các hiện tượng xã hội, đối với việc
đánh giá tình hình xã hội … những đánh giá có giá trị hơn, những cách giải quyết
đúng hơn thường là những đánh giá, những cách giải quyết thuộc về các lực lượng xã
hội biết đứng trên lập trường của giai cấp tiên tiến, của những lực lượng cách mạng
của thời đại đó. Vì vậy tính khách quan trong xem xét các hiện tượng xã hội nhất quán
với nguyên tắc tính đảng. Việc xem thường nguyên tắc này dễ dẫn đến vi phạm yêu
cầu của nguyên tắc khách quan trong xem xét, dễ biến nó thành chủ nghĩa khách quan,
cản trở việc nhận thức đúng đắn các hiện tượng xã hội phức tạp.
* Những yêu cầu phương pháp luận của nguyên tắc khách quan trong xem xét:
Nguyên tắc khách quan trong xem xét có mối liên hệ mật thiết với các nguyên
tắc khác của lôgíc biện chứng. Nó thể hiện ở yêu cầu cụ thể sau:
+ Trong hoạt động nhận thức, Chủ thể phải:
- Một là: Xuất phát từ hiện thực khách quan, tái hiện lại nó như nó vốn có mà
không được tùy tiện đưa ra những nhận định chủ quan.
- Hai là: Phải biết phát huy tính năng động, sáng tạo của chủ thể, đưa ra các giả
thuyết khoa học có giá trị về khách thể, đồng thời biết cách tiến hành kiểm chứng các
giả tuyết đó bằng thực nghiệm.
+ Trong hoạt động thực tiễn, Chủ thể phải :
- Một là: Xuất phát từ hiện thực khách quan, phát hiện ra những quy luật chi phối
nó.
- Hai là: Dựa trên các quy luật khách quan đó, chúng ta vạch ra các mục tiêu,
kế họach, tìm kiếm các biện pháp, phương thức để tổ chức thực hiện. Kịp thời điều
chỉnh, uốn nắng họat động của con người đi theo lợi ích và mục đích đã đặt ra.
Phát huy tính năng động, sáng tạo của ý thức có nghĩa là phát huy vai trò tri
thức, tình cảm, ý chí, lý trí… tức là phát huy vai trò nhân tố con người trong họat
động nhận thức và họat động thực tiễn cải tạo hiện thực khách quan, vươn lên làm chủ
thế giới.
* Đảng Cộng sản Việt Nam đã vận dụng như thế nào vào sự nghiệp cách
mạng của Việt Nam:
Phải tôn trọng hiện thực khách quan, tôn trọng vai trò quyết định của vật chất.
Cụ thể là:
- Xuất phát từ hiện thực khách quan của đất nước, của thời đại để họach định
các đường lối, chiến lược, sách lược nhằm xây dựng và phát triển đất nước.
- Biết tìm kiếm, khai thác và sử dụng những lực lượng vật chất để hiện thực
hóa đường lối, chiến lược, sách lược nhằm xây dựng và phát triển đất nước.
- Coi cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, coi đại đòan kết tòan dân tộc là
động lực chủ yếu để phát triển đất nước. Biết kết hợp hài hòa các lợi ích khác nhau
(lợi ích kinh tế, lợi ích chính trị, lợi ích vật chất, lợi ích tinh thần, lợi ích cá nhân, lợi
ích tập thể, lợi ích xã hội...) thành động lực mạnh mẽ thúc đẩy công cuộc đổi mới.
- Đảng ta rút ra những bài học kinh nghiệm từ những sai lầm, thất bại trước đổi
mới, Đảng ta kết luận: “Mọi đường lối, chủ trương của Đảng phải xuất phát từ thực tế,
tôn trọng quy luật khách quan”.
Câu 2: Phân tích cơ sở triết học (lý luận và phương pháp luận) trong
khẳng định của Đảng cộng sản Việt Nam "Mọi đường lối, chủ trương của Đảng
phải xuất phát từ thực tế, tôn trọng qui luật khách quan".
Ngay từ khi ra đời, Đảng cộng sản Việt Nam đã lấy chủ nghĩa Mác Lênin làm
nền tảng tư tưởng và vận dụng tư tưởng lý luận đó vào thực tế cách mạng nước ta để
đề ra đường lối, chủ trương, chính sách qua từng thời kỳ. Một trong những vận dụng
cơ sở lý luận của triết học Mác Lênin vào công cuộc đổi mới đất nước mà Đảng đã
khởi xướng bắt đầu từ Đại hội Đảng lần thứ IV là nguyên tắc khách quan, một nguyên
tắc được rút ra từ mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức. Đảng cộng sản Việt
Nam "Mọi đường lối, chủ trương của Đảng phải xuất phát từ thực tế, tôn trọng qui luật
khách quan". Việc tìm hiểu quy luật khách quan trên cơ sở mối quan hệ giữa vật chất
và ý thức để vận dụng đúng đắn quy luật này vào thực tiễn là vấn đề hết sức cần thiết
trong giai đoạn hiện nay.
Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức là vấn đề cơ bản của triết học. Phạm trù
vật chất và mối liên hệ giữa vật chất và ý thức đã được các nhà triết học trước Mác
quan tâm với nhiều quan điểm khác nhau và luôn diễn ra cuộc đấu tranh giữa chủ
nghĩa duy tâm và chủ nghĩa duy vật trong suốt lịch sử của triết học .
Quan điểm Mácxit cho rằng chỉ có một thế giới duy nhất và thống nhất là thế
giới vật chất. Thế giới vật chất tồn tại khách quan có trước và độc lập với ý thức con
người. Lênin –người đã bảo vệ và phát triển triết học Mác đã nêu ra định nghĩa “vật
chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại để làm
cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại ,chụp lại ,phản
ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác.
Vật chất là một phạm trù triết học: Đó là một phạm trù rộng và khái quát nhất ,
không thể hiểu theo nghĩa hẹp như các khái niệm vật chất thường dùng trong các lĩnh
vực khoa học cụ thể hoặc đời sống hàng ngày. Thuộc tính cơ bản nhất của vật chất là
“thực tại khách quan” , “tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”, đó cũng chính là tiêu
chuẩn để phân biệt cái gì là vật chất và cái gì không phải là vật chất.
Vật chất quyết định ý thức, vật chất quyết định nội dung ý thức. Cả ý thức
thông thường và ý thức lý luận đều bắt nguồn từ điều kiện tự nhiên và xã hội nhất định
. Phong tục, tập quán , thói quen nầy nẩy sinh trên những điều kiện vật chất nhất định
đó là thực tiển xã hội –lịch sử. Chủ nghĩa xã hội khoa học đời cũng dựa trên mảnh đất
hiện thực là những tiên đề về kinh tế chính trị xã hội, về khoa học tự nhiên và sự kế
thừa tinh hoa tư tưởng , văn hoá nhân loại cùng với thiên tài của MÁC và Ăngghen .
Do thực tại khách quan luôn luôn biến động vận động nên nhận thức của nó
củng luôn luôn biến đổi theo, nhưng xét đến cùng thì vật chất bao giờ củng quyết định
ý thức . Nhưng ý thức đã ra đời thì nó có tác động lại vật chất . Với tính độc lập tương
đối của mình ý thức tác động trở lại vật chất thông qua hoạt động thực tiển của con
người .
Quán triệt quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức của triết học Mác xit.
Trong nhận thức và thực tiễn , chúng ta phải xuất phát từ thực tế khách quan, lấy thực
tế khách quan làm căn cứ cho mọi hoạt động của mình . Đồng thời phát huy tính năng
động sáng tạo của ý thức, phát huy vai trò nhân tố của con người trong việc nhận thức,
tác động cải tạo thế giới. Quan điểm khách quan trên giúp ta ngăn ngừa và khắc phục
bệnh chủ quan duy ý chí.
Bệnh chủ quan duy ý trí là xuất phát từ việc cường điệu tính sáng tạo của ý
thức, tuyệt đối hoá vai trò nhân tố chủ quan của ý chí, bất chấp qui luật khách quan, xa
rời hiện thực, phủ nhận xem nhẹ điều kiện vật chất .
Ở nước ta , trong thời kỳ trước đổi mới. Đảng ta đã nhận định rằng chúng ta mắt
bệnh chủ quan duy ý chí trong việc xác định mục tiêu và bước đi trong việc xây dựng
vật chất kỹ thuật và cải tạo xã hội chủ nghĩa ; về bố trí cơ cấu kinh tế; về việc sử dụng
các thành phần kinh tế ….Trong cải tạo xã hội chủ nghĩa ,sử dụng các thành phần kinh
tế , đã có hiện tượng nóng vọi muốn xoá bỏ ngay các thành phần kinh tế phi xã hội chủ
nghĩa , nhanh chống biến kinh tế tư bản tư nhân thành quốc doanh trong khi đúng ra là
phải duy trì thực hiện phát triển các thành phần kinh tế theo từng bước đi thích hợp ,
phù hợp với thời kỳ quá độ trong một thời gian tương đối dài để phát triển lực lượng sản
xuất.
Nguyên nhân của căn bệnh chủ quan duy ý chí trên là do sự lạc hậu, yếu kém về lý
luận, do tâm lý của người sản xuất nhỏ và do chúng ta kéo dài chế độ quan liêu bao cấp.
Văn kiện Đại Hội toàn quốc lần thứ 6 của Đảng ta đã nêu lên bài học :”Đảng ta
luôn luôn xuất phát từ thực tế, tôn trọng và hành động theo qui luật khách quan". Chúng
ta biết rằng quan điểm khách quan đòi hỏi trong nhận thức và hoạt động thực tiễn phải
xuất phát từ bản thân sự vật hiện tượng, phải thừa nhận và tôn trọng tính khách quan
của vật chất, của các qui luật tự nhiên và xã hội, không được xuất phát từ ý muốn chủ
quan.
Bài học mà Đảng ta đã nêu ra , trước hết đòi hỏi Đảng nhận thức đúng đắn và
hành động phù hợp với hệ thống qui luật khách quan. Tiếp tục đổi mới tư duy lý luận,
nhất là tư duy về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Đó
là xây dựng CNXH bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa cho nên phải trải qua một thời kỳ
quá độ lâu dài nhiều chặn đường, nhiều hình thức tổ chức kinh tế xã hội có tính chất
quá độ .
Mổi chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước phải xuất phát từ thực tế
khách quan của đất nước và phù hợp qui luật . Chúng ta biết rằng ý thức là sự phản
ánh hiện thực khách quan trong quá trình con người cải tạo thế giới . Do đó càng nắm
bắt thông tin về thực tế khách quan chính xác , đầy đủ trung thực và sử lý các thông
tin ấy một cách khoa học thì quá trình cải tạo thế giới càng hiệu quả .Đồng thời cần
thấy rằng sức mạnh của ý thức là ở năng lực nhận thức và vận dụng tri thức củng như
các qui luật của thế giới khách quan .
Xuất phát từ mối quan hệ biên chứng giữa vật chất và ý thức . Đảng ta xác định
"Mọi đường lối, chủ trương của Đảng phải xuất phát từ thực tế, tôn trọng qui luật
khách quan” là xác định vai trò quyết định của vật chất (thế giới khách quan). Như
vậy , từ chủ nghĩa Mác-Lênin về mối quan hệ vật chất và ý thức, củng như từ những
kinh nghiệm thành công và thất bại trong quá trình lãnh đạo cách mạng nước ta, Đảng
ta đả rút ra bài học trên.
Bài học ấy có ý nghĩa thời sự nóng hổi trong quá trình đổi mới đất nước. Hiện
nay, trong tình hình đổi mới của cục diện thế giới và của cách mạng ở nước ta đòi hỏi
Đảng ta không ngừng phát huy sự hiệu quả lảnh đạo của mình thông qua việc nhận thức
đúng, tranh thủ được thời cơ do cách mạng khoa học công nghệ, do xu thế hội nhập và
toàn cầu hoá đem lại, đồng thời xác định rỏ những thách thức mà cách mạng nước a
trãi qua.
Câu 3: Bằng lý luận và thực tiễn chứng minh rằng "Ý thức con người
không chỉ phản ánh thế giới mà còn góp phần sáng tạo ra thế giới ?
Ý thức của con người theo triết học duy vật biện chứng không phải là một hiện
tượng thần bí, tách rời khỏi vật chất mà là đặc tính của một dạng vật chất có tổ chức
đặc biệt là bộ óc của con người, là sự phản ánh sự vật, hiện tượng của thế giới bên
ngoài vào bộ óc của con người trên nền tảng của hoạt động lao động sáng tạo và được
hiện thực hóa bằng ngôn ngữ. Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan.
Ý thức con người có nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc xã hội
Nguồn gốc tự nhiên: Triết học DVBC chỉ ra rằng, phản ánh là thuộc tính chung
của mọi vạn vật chất. Đó là năng lực giữ lại, tái hiện lại của 01 hệ thống vật chất này
những đặc điểm của của một hệ thống vật chất khác khi 02 hệ thống vật chất đó tác
động lẫn nhau. Cùng với sự phát triển của thế giới vật chất, thuộc tính phản ánh của
nó cũng phát triển từ thấp lên cao. Như vậy ý thức là thuộc tính của 01 dạng vật chất
có tổ chức cao là bộ não người. Não người và sự phản ánh của thế giới khách quan
vao não người chính là nguồn gốc tự nhiên của ý thức
Nguồn gốc xã hội: Triết học DVBC chỉ ra rằng, chính lao động và ngôn ngữ
là 02 nguồn gốc xã hội Quyết định trực tiếp đến sự hình thành và phát triển của ý thức
Chính lao động đóng vai trò Quyết định trong sự chuyển biến từ vượn thành người,
làm cho con người khác với tất cả động vật khác. Lao động giúp con người cải tạo thế
giới và hoàn thiện chính mình. Thông qua lao động não người càng ngày càng hoàn
thiện, phát triển giúp tư duy trừu tượng phát triển. Chính lao động là cơ sở hình thành,
phát triển của ngôn ngữ . Sự ra đời của ngôn ngữ sẽ giúp con người phản ánh sự vật
khái quát hơn. Điều này càng thúc đẩy tư duy trừu tượng phát triển . Đây là 02 yếu tố
quan trọng để phát triển ý thức. Lao động và ngôn ngữ là “hai sức kích thích chủ yếu”
để bộ não vượn thành bộ não người, phản ánh tâm lý động vật thành phản ánh ý thức.
Về bản chất của ý thức: Các Mác đã chỉ ra rằng ý thức chẳng qua chỉ là vật
chất được di chuyển vào trong bộ óc của con người và được cải biến đi ở trong đó.
Như vậy bản chất của ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Có nghĩa
là nội dung của ý thức là do thế giới khách quan quy định, nhưng khi phản ánh thì nó
mang dấu ấn chủ quan của con người.
- Ý thức là sự phản ánh thế giới khách quan vào óc người nhưng đó là phản ánh
sáng tạo. Tính sáng tạo của ý thức được thể hiện ra rất phong phú. Trên cơ sở những
cái đã có, ý thức có thể tạo ra tri thức mới về sự vật, có thể tưởng tượng ra cái không
có trong thực tế. ý thức có thể tiên đoán, dự báo tương lai, có thể tạo ra những huyền
thoại, những giả thuyết ...
- Phản ánh của ý thức là tích cực, chủ động: con người trên cơ sở hoạt động
thực tiễn, chủ động tác động vào sự vật hiện tượng làm cho chúng bộc lộ tính chất,
thuộc tính, đặc điểm → hiểu biết vận dụng tri thức để nhận thức và cải tạo TGKQ.
- Ý thức mang bản chất xã hội
Khi thừa nhận vật chất tồn tại bên ngoài và độc lập với ý thức, quyết định ý
thức thì sự nhận thức thế giới không thể xuất phát từ ý thức con người, mà phải xuất
phát từ thế giới khách quan.Trong hoạt động thực tiễn phải tôn trọng và hành động
theo các quy luật khách quan. Lênin đã nhiều lần nhấn mạnh rằng không được lấy ý
muốn chủ quan của mình làm chính sách, lấy ý chí áp đặt cho thực tế vì như vậy sẽ
mắc phải bệnh chủ quan duy ý chí.Tuy nhiên, chủ nghĩa duy vật đồng thời vạch rõ sự
tác động trở lại vô cùng to lớn của ý thức đối với vật chất thông qua hoạt động thực
tiễn của con người. Quan hệ giữa vật chất và ý thức là quan hệ hai chiều. Không thấy
điều đó sẽ rơi vào quan niệm duy vật tầm thường và bệnh bảo thủ, trì trệ trong nhận
thức và hành động.
Nói tới vai trò của ý thức thực chất là nói tới vai trò của con người, vì ý thức tự
nó không trực tiếp thay đổi được gì trong hiện thực cả. Do đó, muốn thực hiện tư
tưởng phải sử dụng lực lượng thực tiễn. Nghĩa là con người muốn thực hiện quy luật
khách quan thì phải nhận thức, vận dụng đúng đắn những quy luật đó, phải có ý chí và
phương pháp để tổ chức hành động. Vai trò của ý thức là ở chỗ chỉ đạo hoạt động của
con người, có thể quyết định làm cho con người hành động đúng hay sai, thành công
hay thất bại trên cơ sở những điều kiện khách quan nhất định. Do đó, con người càng
phản ánh đầy đủ, chính xác thế giới khách quan thì càng cải tạo thế giới có hiệu quả
"Ý thức con người không chỉ phản ánh thế giới mà còn góp phần sáng tạo ra thế giới".
Vì vậy, phải phát huy tính năng động, sáng tạo của ý thức, phát huy vai trò nhân tố
con người để tác động, cải tạo thế giới khách quan.
Từ quan điểm duy vật biện chứng về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức ta
thấy không được xem nhẹ quan điểm khách quan, tính năng động, sáng tạo của ý thức
mà nó còn đòi hỏi phải phát huy tính năng động sáng tạo của ý thức, của nhân tố chủ
quan. Bởi vì quá trình đạt tới tính khách quan đòi hỏi chủ thể phải phát huy tính năng
động, sáng tạo trong việc tìm ra những biện pháp, những con đường để từng bước
thâm nhập sâu vào bản chất của sự vật, trên cơ sở đó con người thực hiện sự biến đổi
từ cái “vật tự nó” (tức thực tại khách quan) thành cái phục vụ cho nhu cầu của con
người đồng thời sử dụng hiệu quả các điều kiện, sức mạnh vật chất khách quan, sức
mạnh của quy luật … để phục vụ cho các mục tiêu, mục đích khác nhau của con
người.
Nếu trong nhận thức và hoạt động thực tiễn, chúng ta tuyệt đối hóa, cường điệu
hóa vai trò của nhân tố chủ quan thì sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của xã
hội và rơi vào bệnh bệnh bảo thủ trì trệ. Đây là khuynh hướng sai lầm cực đoan do
cường điệu hóa vai trò của vật chất, sùng bái sức mạnh của quy luật, hạ thấp vai trò của
nhân tố chủ quan. Khuynh hướng bảo thủ sẽ dẫn đến tình trạng ỷ lại, chậm đổi mới,
ngại thay đổi, dựa dẫm, chờ đợi, thậm chí cản trở cái mới, bằng lòng thỏa mãn với cái
đã có.
Liên hệ thực tế: Bệnh bảo thủ trì trệ là một thực tế tồn tại trong thời kỳ khá dài
trước đổi mới (trước Đại hội lần VI tháng 12-1986). Trong giai đoạn này, tình trạng
khủng hoảng kinh tế xã hội ngày càng trầm trọng xuất phát từ bảo thủ có tác hại rất
lớn. Bênh bảo thủ trì trệ được biểu hiện qua việc “chậm đổi mới cơ chế quản lý kinh tế
đã lỗi thời”, trong công tác tổ chức thời kỳ này “khuyết điểm lớn nhất là sự trì trệ,
chậm đổi mới công tác cán bộ. Việc lựa chọn, bố trí cán bộ vào các cơ quan lãnh đạo
và quản lý các cấp còn theo quan niệm cũ kỹ và tiêu chuẩn không đúng đắn, mang
nặng tính hình thức..” Đảng ta đã “duy trì quá lâu cơ chế quản lý kinh tế tập trung
quan liêu bao cấp” - một cơ chế "gắn liền với tư duy kinh tế dựa trên những quan
niệm giản đơn về chủ nghĩa xã hội, mang nặng tính chất chủ quan, duy ý chí".
Bệnh bảo thủ trì trệ có nguyên nhân từ sự yếu kém lạc hậu về tư duy lý luận, trí
thức lý luận không đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn. Sự giản đơn yếu kém về lý
luận thể hiện ở chổ: hiểu và vận dụng chưa đúng nguyên lý, quy luật, phạm trù, chưa
chú ý tiếp thu kế thừa những thành tựu, kỹ thuật công nghệ mới của chủ nghĩa tư bản,
của nhân loại, thậm chí còn có định kiến phủ nhận một cách cực đoan những thành
tựu đó, chưa chú ý tổng kết những cái mới từ sự vận động, phát triển của thực tiễn
theo Chủ tịch Hồ Chí Minh thì nguyên nhân của bệnh chủ quan là kém lý luận, lý luận
là lý luận suông. Còn do nguồn gốc lịch sử, xã hội, giai cấp, tâm lý của con người chi
phối.
Nhờ vận dụng đúng đắn các quy luật thông qua các chủ trương chính sách của
Đảng và Nhà nước ta, đời sống vật chất tinh thần của nhân dân từng bước được ổn
định và nâng cao, chế độ XHCN ngày càng củng cố và đất nước đã ra khỏi cuộc
khủng hoảng kinh tế xã hội và đang có những bước chuyển biến tích cực trong tất cả
các lĩnh vực đời sống xã hội.
Tóm lại, từ những phân tích trên cho thắng lợi của công cuộc đổi mới có được
là dựa trên một nền tảng tư tưởng đúng, đó là chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ
Chí Minh mà trong đó sự quán triệt và vận dụng đúng quy luật, nguyên tắc khách
quan là điều kiện đảm bảo sự dẫn dắt đúng đắn của Đảng.
Câu 4: Anh/Chị hãy nêu những yêu cầu phương pháp luận và phân tích cơ
sở lý luận của nguyên tắc toàn diện. Việc tuân thủ nguyên tắc này sẽ khắc phục
được những hạn chế gì trong hoạt động nhận thức và họat động thực tiễn?
Trả lời: (Tham khảo thêm sách TH - P2, trang 70).
a/ Cơ sở lý luận của nguyên tắc toàn diện: là nội dung nguyên lý về mối liên hệ phổ
biến.
MLHPB là mối liên hệ giữa các mặt (thuộc tính) đối lập tồn tại trong mọi sự vật,
trong mọi lĩnh vực hiện thực.
MLHPB mang tính khách quan và phổ biến. Nó chi phối tổng quá sự tồn tại , vận
động, phát triển của mọi sự vật, quá trình xảy ra trong thế giới; và là đối tượng nghiên
cứu của phép biện chứng. Nó được nhận thức trong các cặp phạm trù (mặt đối lập-
mặt đối lập; chất-lượng; cái cũ-cái mới; cái riêng-cái chung; nguyên nhân- kết quả;
nội dung-hình thức; bản chất- hiện tượng; tất nhiên- ngẫu nhiên; khả năng- hiện thực.
• Nội dung nguyên lý:
- Mọi sự vật, hiện tượng hay quá trình (vạn vật) trong thế giới đều tồn tại trong
muôn vàn mối liên hệ ràng buộc lẫn nhau. Mối liên hệ tồn tại khách quan, phổ
biến và đa dạng.
- Trong muôn vàn mối liên hệ chi phối sự tồn tại của chúng có những mối liên hệ
phổ biến. Mối liên hệ phổ biến tồn tại khách quan, phổ biến; chúng chi phối
một cách tổng quát quá trình vận động, phát triển của mọi sự vật, hiện tượng
xảy ra trong thế giới.
b/ Những yêu cầu về Phương pháp luận:
- Trong hoạt động nhận thức chủ thể phải:
o Tìm hiểu, phát hiện càng nhiều mối liên hệ, quan hệ (hay những đặc điểm, tính
chất, yếu tố…) đang chi phối sự tồn tại của bản thân sự vật càng tốt.
o Phân loại để xác định quan hệ (hay những đặc điểm, tính chất, yếu tố…) nào là
bên trong, cơ bản, tất nhiên, ổn định…; còn những mối liên hệ nào là bên ngoài, ko cơ
bản, ngẫu nhiên.
o Dựa trên các MLH, quan hệ (hay những đặc điểm, tính chất, yếu tố…) bên trong
đế lý giải các MLH, quan hệ còn lại. Qua đó, xây dựng hình ảnh về SV như sự thống
nhất các MLH; phát hiện ra đặc điểm, tính chất, quy luật (bản chất) của nó.
- Trong hoạt động thực tiễn, chủ thể phải:
o Đánh giá đúng vai trò của từng MLH, quan hệ (hay những đặc điểm, tính chất,
yếu tố…) chi phối SV.
o Thông qua hoạt động thực tiễn sử dụng nhiều biện pháp thích hợp để biến đổi
những MLH, đặc biệt là những MLH bên trong, cơ bản, tất nhiên, quan trọng…
o Nắm vững sự chuyển hóa các MLH, kịp thời đưa ra các biện pháp bổ sung để
phát huy / hạn chế sự tác động của chúng, lái SV theo đúng quy luật và hợp lợi ích
chúng ta.
c/ Việc tuân thủ nguyên tắc này sẽ khắc phục được những hạn chế trong hoạt động
nhận thức và hoạt động thực tiễn:
→ Quán triệt và vận dụng sáng tạo nguyên tác toàn diện sẽ khắc phục được chủ nghĩa
phiến diện, chủ nghĩa chiết trung, chủ nghĩa ngụy biện, ...trong hoạt động thực tiễn và
nhận thức của chính mình.
+ Chủ nghĩa phiến diện: là cách xem xét chỉ thấy ở một mặt, một mối quan hệ, một
tính chất hay từ một phương diện nào đó mà không thấy được nhiều mặt, nhiều mối
liên hệ nhiều tính chất cúa sự vật.
+ Chủ nghĩa chiết trung: là cách xem xét chỉ chú ý đến nhiều mặt, nhiều mối liên hệ
nhưng ko rút ra được bản chất, mối liên hệ cơ bản của sự vật mà coi chúng như nhau,
kết hợp chúng một cách vô nguyên tắc, tùy tiện
+ Chủ nghĩa ngụy biện: Cách xem xét qua đó đánh tráo cái cơ bản với cái không cơ
bản, cái chủ yếu với cái thứ yếu… hay ngược lại nhằm đạt được mục đích hay lợi ích
của mình một cách tinh vi.
Trong đời sống XH, nguyên tắc toàn diện có vai trò cục kỳ quan trọng. Nó đòi hỏi
chúng ta không chỉ liên hệ nhận thức với nhận thức mà cần phải liên hệ nhận thức với
thực tiễn cuộc sống, phải chú ý đến lợi ích của các chủ thể khác nhau trong xã hội và
biết phân biệt đâu là lợi ích cơ bản và lợi ích ko cơ bản.
Câu 5: Phân tích cơ sở lý luận và yêu cầu phương pháp luận của nguyên
tắc toàn diện của phép biện chứng duy vật. Việc tuân thủ nguyên tắc này sẽ khắc
phục được những hạn chế gì trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn?
A/ Cơ sở lý luận:
Mối liên hệ và MLH phổ biến:
- Mối liên hệ là sự tác động ràng buộc, thâm nhập… lẫn nhau giữa các sự vật,
hiện tượng hay quá trình (vạn vật) mà trong đó sự thay đổi của cái này mà tất yếu kéo
theo sự thay đổi của các kia. Đối lập với mối liên hệ là sự khác biệt. Sự tách biệt cũng
là sự tác động qua lại giữa các sự vật, hiện tượng hay quá trình nhưng sự thay đổi của
cái này sẽ ko tất yếu kéo theo sự thay đổi của cái kia. Do vậy mà vạn vật trong thế
giới đều luôn tác động lẫn nhau, nhưng có một số tác động dẫn đến sự thay đổi, tức
còn nằm trong trạng thái ổn định. Vạn vật vừa tách biệt vừa liên hệ, vừa là nó vừa ko
là nó. Thế giới vật chất là một hệ thống thống nhất mọi yếu tố, bộ phận của nó. Chính
nhờ sự thống nhất vật chất mà vạn vật luôn tác động qua lại lẫn nhau.
+ Mối liên hệ mang tính khách quan, tính phổ biến.
+ Mối liên hệ mang tính đa dạng. Nó có thể được chia ra thành: MLH bên trong
và MLH bên ngoài; MLH trong tự nhiên, MLH trong xã hội và MLH trong tư duy;
MLH riêng, MLH chung và MLH phổ biến;… Vai trò các MLH khác nhau là ko
giống nhau.
- MLH phổ biến là MLH giữa các mặt (thuộc tính) đối lập tồn tại trong mọi sự
vật, trong mọi lĩnh vực hiện thực.
+ MLH phổ biến cũng mang tính khách quan và bổ biến. Nó chi phối tổng quát sự
tồn tại, vận động, phát triển của mọi sự vật, quá trình xảy ra trong thế giới; và là đối
tượng nghiên cứu của phép biện chứng.
+ MLH phổ biến được nhận thức trong các (cặp) phạm trù biện chứng như MLH
giữa: mặt đối lập - mặt đối lập; chất - lượng; cái cũ – cái mới; cái riêng – cái chung;
nguyên nhân - kết quả; nội dung – hình thức; bản chất - hiện tượng; tất nhiên - ngẫu
nhiên; khả năng - hiện thực.
Nội dung nguyên lý:
- Mọi sự vật, hiện tượng hay quá trình (vạn vật) trong thế giới đều tồn tại trong
muôn vàn MLH ràng buộc lẫn nhau. MLH tồn tại khách quan, phổ biến và đa dạng.
- Trong muôn vàn MLH chi phối sự tồn tại của chúng có những MLH phổ biế.
MLH phổ biến tồn tại khách quan, phổ biến; chúng chi phối một cách tổng quát quá
trình vận động, phát triển của mọi sự vật, hiện tượng xảy ra trong thế giới.
B/ Yêu cầu phương pháp luận:
Trong hoạt động nhận thức chủ thể phải:
- Tìm hiểu, phát hiện càng nhiều MLH, quan hệ (hay những đặc điểm, tính chất,
yếu tố, mặt,…) đang chi phối sự tồn tại của bản thân sự vật càng tốt. Phải xem xét sự
vật từ khắp góc độ, từ nhiều phương diện càng tốt;
- Phân loại để xác định những MLH, quan hệ (hay những đặc điểm, tính chất,
yếu tố, mặt…) nào là bên trong, cơ bản, tất nhiên, ổn định…; còn những MLH, quan
hệ (hay những đặc điểm, tính chất, yếu tố, mặt…) nào là bên ngoài, không cơ bản,
ngẫu nhiên, không ổn định…;
- Dựa trên những MLH, quan hệ (hay những đặc điểm, tính chất, yếu tố, mặt…)
bên trong, cơ bản, tất nhiên, ổn định… để lý giải được những MLH, quan hệ (hay
những đặc điểm, tính chất, yếu tố, mặt…) còn lại. Qua đó xây dựng một hình ảnh về
sự vật như sự thống nhất các MLH, quan hệ (hay những đặc điểm, tính chất, yếu tố,
mặt…); phát hiện ra quy luật (bản chất) của nó.
Trong hoạt động thực tiễn chủ thể phải:
- Đánh giá đúng vai trò của từng MLH, quan hệ (hay những đặc điểm, tính chất,
yếu tố, mặt…) chi phối sự vật.
- Thông qua hoạt động thực tiễn, sử dụng đồng bộ nhiểu công cụ, phương tiện,
biện pháp thích hợp (mà trước hết là những công cụ, phương tiện, biện pháp vật chất)
để biến đổi những MLH, quan hệ (hay những đặc điểm, tính chất, yếu tố, mặt…) của
bản thân sự vật, đặc biệt là những MLH, quan hệ (hay những đặc điểm, tính chất, yếu
tố, mặt…) bên trong, cơ bản, tất nhiên, quan trọng…. của nó.
- Nắm vững sự chuyển hóa các MLH, quan hệ (hay những đặc điểm, tính chất,
yếu tố, mặt…) của bản thân sự vật, kịp thời sử dụng các công cụ, phương tiện, biện
pháp bổ sung để phát huy hay hạn chế sự tác động của chúng, nhằm lèo lái sự vật vận
động, phát triển theo đúng quy luật và hợp lợi ích chúng ta.
C/ Việc tuân thủ và vận dụng sáng tạo nguyên tắc toàn diện sẽ giúp chủ thể khắc
phục được chủ nghĩa phiến diện, chủ nghĩa chiết trung, chủ nghĩa ngụy biện,… trong
hoạt động thực tiễn và nhận thức của mình.
- Chủ nghĩa phiến diện là cách xem xét chỉ thấy một mặt, một mối quan hệ, tính
chất nào đó mà ko thấy được nhiểu mặt, nhiều MQH, nhiều tính chất của sự vật; chỉ
xem xét sự vật ở một góc độ hay từ một phương diện nào đó mà thôi.
- CN chiết trung là cách xem xét chỉ chú ý đến nhiều mặt, nhiều MLH của sự vật
nhưng ko rút ra được mặt bản chất, ko thấy đc MLH cơ bản của sự vật; mà coi chúng
như nhau, kết hợp chúng một cách vô nguyên tắc, tùy tiện.
- CN ngụy biện là cách xem xét qua đó đánh tráo cái cơ bản với cái ko cơ bản,
cái chủ yếu với cái thứ yếu,… hay ngược lại nhằm đạt được mục đích hay lợi ích của
mình một cách tinh vi.
Câu 6: Phân tích cơ sở lý luận và yêu cầu phương pháp luận của nguyên tắc
phát triển của phép biện chứng duy vật. Việc tuân thủ nguyên tắc này sẽ khắc phục
được những hạn chế gì trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn?
1. Cơ sở lý luận của nguyên tắc phát triển của phép biện chứng duy vật:
Trước khi tìm hiểu nguyên tắc phát triển của phép biện chứng duy vật ta làm rõ
một số khái niệm liên quan đến nguyên tắc phát triển như sau:
- Vận động là gì?. Vận động là một thuộc tính cố hữu, là phương thức tồn tại của
vật chất, vận động được hiểu như sự thay đổi nói chung. “Vận động hiểu theo nghĩa
chung nhất, tức được hiểu là một phương thức tồn tại của vật chất, là một thuộc tính
cố hữu của vật chất, thì bao gồm tất cả mọi sự thay đổi và mọi quá trình diễn ra trong
vũ trụ, kể từ sự thay đổi vị trí đơn giản cho đến tư duy”.
- Phát triển là gì?. Là khuynh hướng vận động tiến lên từ thấp đến cao (thay đổi
về lượng), từ đơn giản đến phức tạp (thay đổi về chất), từ kém hoàn thiện đến hoàn
thiện (thay đổi lượng – chất), do việc giải quyết mâu thuẫn trong bản chất sự vật gây
ra, được thực hiện thông qua bước nhảy về chất và diễn ra theo xu hướng phủ định của
phủ định. Ở khía cạnh khác, phát triển cũng được xem là một khuynh hướng vận động
tổng hợp của một hệ thống sự vật trong đó, sự vận động có thay đổi những quy định
về chất (thay đổi – kết cấu tổ chức) của hệ thông sự vật theo xu hướng tiến bộ giữ vai
trò chủ đạo; còn sự vận động có thay đổi những quy định về chất của hệ thông – sự
vật theo xu hướng thoái bộ và sự vận động chỉ có thay đổi những quy định về lượng
của hệ thống – sự vật theo xu hướng ổn định giữ vai trò chủ đạo, cần thiết cho xu
hướng chủ đạo trên. Theo cách hiểu này, trong quá trình phát triển của hệ thông sự vật
vật chất xảy ra trong thế giới, không chỉ là sự thay đổi tiến bộ mà còn chứa trong mình
những sự thay đôi thoái bộ tạm thời, không chỉ là sự thay đổi mà còn chứa trong mình
những sự ổn định tương đối.
Phát triển là quá trình tự thân của thế giới vật chất, mang tính khách quan, phổ
biến và đa dạng. phát triển trong thế giới tự nhiên vô sinh, hữu sinh, phát triển trong xã
hội phát triển trong tư duy, tinh thần. Phát triển xảy ra khi có sự thay đổi/ chuyển hoá
giữa các mặt đối lập, giữa lượng và chất, giữa cái cũ và cái mới, giữa cái riêng và cái
chung, giữa nguyên nhân và kết quả, giữa nội dung là hình thức, giữa bản chất và hiện
tượng, giữa tất nhiên và ngẫu nhiên, giữa khả năng và hiện thực.
Nội dung của nguyên lý phát triển là: Mọi sự vật hiện tượng trong thế giới đều
không ngừng vận động và phát triển. Phát triển mang tính khách quan - phổ biến, là
khuynh hướng vận động tổng hợp tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp,
từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện của một hệ thống vật chất, do việc giải quyết mâu
thuẫn, thực hiện bước nhảy về chất gây ra theo xu thế phủ định của phủ định.
2. Những yêu cầu của nguyên tắc phát triển:
a) Trong hoạt động nhận thức, chủ thể phải:
- Phát hiện những xu hướng, khả năng biến đổi, chuyển hoá giữa những giai
đoạn tồn tại của bản thân sự vật trong sự tự vận động và phát triển của chính nó.
- Xây dựng được hình ảnh về sự vật như sự thống nhất các xu hướng, những
giai đoạn thay đổi của nó, từ đó, phát hiện ra quy luật vận động và phát triển (bản
chất) của sự vật hiện tượng.
b) Trong hoạt động thực tiễn, chủ thể phải:
- Chú trọng đến mọi điều kiện, khả năng,.. tồn tại của sự vật để nhận định đúng
các xu hướng, những giai đoạn thay đổi có thể xảy ra với nó.
- Thông qua thực tiễn, sử dụng nhiều công cụ, phương tiện thích hợp (mà trước
hết là những công cụ, phương tiện, biện pháp vật chất) để biến đổi những điều kiện,
phát huy hay hạn chế những khả năng tồn tại của sự vật nhằm lèo lái sự vật vận động,
phát triển theo hướng hợp quy luật và có lợi cho ta.
3. Việc tuân thủ nguyên tắc này sẽ khắc phục được những hạn chế gì trong hoạt
động nhận thức và hoạt động thực tiễn:
Quán triệt và vận dụng sáng tạo nguyên tắc phát triển sẽ giúp chủ thể khắc phục
được quan điểm (tư duy) siêu hình, lối xem xét cứng nhắc, đầu óc bảo thủ, giáo điều,
…trong hoạt động thực tiễn và nhận thức của chính mình.
Nguyên tắc phát triển đòi hỏi chủ thể phải sử dụng các nguyên tắc kèm theo
mới làm sáng tỏ bản tính vận động và phát triển tự thâm của sự vật như nguyên tắc
(phân tích) mâu thuẫn, nguyên tắc phân tích lượng – chất, nguyên tắc phủ định biện
chứng./.
Câu 7: Phân tích cơ sở lý luận của nguyên tắc phát triển. Vì sao trong hoạt
động nhận thức và trong thực tiễn chúng ta phải tôn trọng nguyên tắc phát
triển? Vận dụng nguyên tắc này vào công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay.
Trả lời:
I. Phân tích cơ sở lý luận của nguyên tắc phát triển
I.1. Cơ sở lý luận của nguyên tắc phát triển nguyên lý về sự phát triển
Nguyên tắc phát triển cũng là một trong những nguyên tắc phương pháp luận
cơ bản, quan trọng của hoạt động nhận thức thực tiễn. Cơ sở lý luận của nguyên tắc
phát triển là nguyên lý về sự phát triển của phép biện chựng duy vật.
Theo đó, sự phát triển là vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến
phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. Phát triển là trường hợp đặc biệt của
sự vận động và trong sự phát triển sẽ nảy sinh những tính quy định quy định mới, cao
hơn về chất, nhờ đó, làm cho cơ cấu tổ chức, phương thức tồn tại và vận động của sự
việc, hiện tượng cùng chức năng của nó ngày càng hoàn thiện hơn. Do vậy, để nhận
thức được sự tự vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng chúng ta phải thấy được sự
thống nhất giữa sự biến đổi về lượng với sự biến đổi về chất trong quá trình phát triển,
phải chỉ ra được nguồn gốc và động lực bên trong, nghĩa là tìm ra và biết cách giải
quyết mâu thuẫn, phải xác định xu hướng phát triển của sự vật, hiện tượng do sự phủ
định biện chứng quy định; coi phủ định là tiền đề cho sự ra đời của sự vật hiện tượng
mới.
Yêu cầu của nguyên tắc phát triển
- Nguyên tắc phát triển yêu cầu, khi xem xét sự vật, hiện tượng phải đặt nó
trong trạng thái vận động, biến đổi chuyển hoá để không chỉ nhận thức sự vật,
hiện tượng trong trạng thái hiện tại mà còn thấy được khuynh hướng phát triển
của nó trong tương lai, nghĩa là phải phân tích để làm rõ những biến đổi của sự
vật, hiện tượng.
- Nguyên tắc phát triển yêu cầu, phải nhận thức sự phát triển là quá trình trải
qua nhiều giai đoạn từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn
thiện đến hoàn thiện hơn. Mỗi giai đoạn phát triển lại có những đặc điểm, tính
chất, hình thức khác nhau.
- Nguyên tắc phát triển đòi hỏi trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực
tiễn phải nhạy cảm với cái mới, sớm phát hiện ra cái mới, ủng hộ cái mới hợp
quy luật, tạo điều kiện cho cái mới đó phát triển thay thế cái cũ, phải chống lại
quan điểm bảo thủ, trì trệ ...Sự thay thế cái cũ bằng cái mới diễn ra rất phức
tạp bởi cái mới phải đấu tranh chống lại cái cũ, chiến thắng cái cũ.
Trong hoạt động nhận thức và thực tiễn nếu tôn trọng nguyên tắc phát triển sẽ
mang lại kết quả gì
Tuân theo những đòi hỏi đó của quan điểm phát triển sẽ góp phần khắc phục bệnh bảo
thủ trì trệ và bệnh giáo điều trong tư duy cũng như trong hành động thực tiễn. Bệnh
bảo thủ trì trệ là tình trạng ỷ lại, chậm đổi mới, ngại thay đổi, dựa dẫm, chờ đợi, thậm
chí cản trở cái mới, bằng lòng thỏa mãn với cái đã có. Đôi khi bệnh bảo thủ biểu hiện
qua những định kiến. Bệnh bảo thủ trì trệ cũng gắn liền với bệnh giáo điều, đó là
khuynh hướng tuyệt đối hóa lý luận, coi thường kinh nghiệm thực tiễn, coi lý luận là
bất di bất dịch, việc nắm lý luận chỉ dừng lại ở những nguyên lý chung trừu tượng,
không chú ý đến những hoàn chỉnh lịch sử cụ thể của sự vận dụng lý luận. Bệnh giáo
điều có 2 dạng : giáo điều lý luận và giáo điều kinh nghiệm. Bệnh giáo điều lý luận là
việc thuộc lòng lý luận, cho rằng áp dụng lý luận áp dụng vào đâu cũng được không
xem xét điều kiện cụ thể của mình. Ví dụ như theo Mác thì phải xóa bỏ tư hữu dẫn
đến việc ta tiến hành cải tạo XHCN xóa tất cả các thành phần kinh tế nhằm mục đích
chỉ còn 2 thành phần kinh tế quốc doanh và tập thể mà không thấy được rằng "Nền
kinh tế nhiều thành phần là một đặc trưng của thời kỳ quá độ", sự có mặt của nhiều
thành phần kinh tế với các mối quan hệ tác động qua lại của nó sẽ tạo động lực cho sự
phát triển kinh tế trong giai đoạn này. Bệnh giáo điều kinh nghiệm là việc áp dụng
nguyên si rập khuôn mô hình của nước khác, của địa phương khác vào địa phương
mình mà không sáng tạo, chọn lựa … Ví dụ như trước đây ta bắt chước rập khuôn mô
hình CNXH ở Liên Xô trong việc thành lập các bộ ngành của bộ máy nhà nước (ở
Liên Xô có bao nhiêu Bộ, Ngành ta cũng có bấy nhiêu Bộ ngành), hoặc về công
nghiệp hóa cũng vậy, ta chỉ chú ý tập trung phát triển công nghiệp nặng mà không chú
ý phát triển công nghiệp nhẹ … Bệnh bảo thủ trì trệ và bệnh giáo điều cùng với bệnh
chủ quan duy ý chí là những căn bệnh chung của các nước XHCN và nó gây ra hậu
quả tất yếu là làm cản trở, thậm chí kéo lùi sự phát triển của kinh tế - xã hội, đưa
chúng ta đến sai lầm nghiêm trọng.
Ngược lại nếu ko tôn trọng nguyên tắc phát triển sẽ mang lại hậu quả gì
Nếu chúng ta tuyệt đối hoá nhận thức, nhất là nhận thức khoa học về sự vật hay hiện
tượng nào đó thì các khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn sẽ không thể
phát triển và thực tiễn sẽ dậm chân tại chỗ. Chính vì thế, chúng ta cần phải tăng cường
phát huy nỗ lực của bản thân trong việc hiện thực hoá quan điểm phát triển vào nhận
thức và cải tạo sự vật nhằm phục vụ nhu cầu, lợi ích của chúng ta và của toàn xã hội.
Nguyên tắc phát triển gợi mở cho chúng ta điều gì trong công cuộc xây dựng và
phát triển đất nước ta hiện nay
Ngày nay mặc dù CNXH đang ở thế thoái trào, song những cơ sở vật chất và XH của
thời đại mới ngày càng chín muồi. Từ những thành công và chưa thành công của quá
trình cải tổ, đổi mới, Đảng cộng sản các nước đã và đang rút ra những bài học cần
thiết, đưa quá trình cải tổ đổi mới diễn ra đúng hướng phù hợp quy luật phát triển của
XH và đang đạt những chuyển biến tích cực. Điển hình như Trung Quốc, từ sau Hội
nghị Trung ương 3 khóa XIII (12-1978) Đảng cộng sản Trung Quốc đã mở đầu công
cuộc cải cách, mở cửa toàn diện, sâu sắc theo định hướng XHCN và từ đó đến nay,
trãi qua một phần tư thế kỷ, Trung quốc đã phát triển không ngừng và đang đứng vào
hàng ngũ các cường quốc trên thế giới. Đối với nước ta, “những thành tựu to lớn và
rất quan trọng của 15 năm đổi mới làm cho thế và lực của nước ta lớn mạnh lên
nhiều”(VK ĐH Đảng lần IX, trang 66). Điều này cho thấy rằng thời đại quá độ từ
CNTB lên CNXH trên phạm vi toàn thế giới không diễn ra trong một thời gian ngắn
và theo một con đường thẳng tấp. Cũng như mọi thời đại khác trong lịch sử, nó có
tiến, có thoái, quanh co khúc khuỷu, nhưng cuối cùng như Cương lĩnh xây dựng đất
nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH của ĐCS VN nhận định “CNXH hiện thực đang
đứng trước nhiều khó khăn, thử thách. Lịch sử thế giới đang trãi qua những bước
quanh co, song loài người cuối cùng nhất định sẽ tiến tới CNXH vì đó là quy luật tiến
hóa của lịch sử”.
Câu 8: Phân tích cơ sở lý luận và yêu cầu phương pháp luận của
nguyên tắc lịch sử-cụ thể của phép biện chứng duy vật. Việc tuân thủ các
nguyên tắc này sẽ khắc phục được những hạn chế gì trong hoạt động nhận
thức và hoạt động thực tiễn?
Trả lời:
Quan điểm lịch sử cụ thể là quan điểm khi xem xét sự vật phải nghiên cứu
nó trong điều kiện thời gian và không gian nhất định. Phải nghiên cứu quá trình
vận động của nó trong quá khứ hiện tại và dự kiến tương lai.
- Cơ sở lý luận của quan điểm trên là xuất phát từ nguyên lý về mối liên hệ phổ
biến của các sự vật, hiện tượng trong thế giới.
Phải có quan điểm lịch sử cụ thể vì sự vật nào cũng có quá trình hình thành
tồn tại, biến đổi và phát triển. Mỗi giai đoạn phát triển của sự vật lại có những mối
liên hệ riêng đặc trưng cho nó. Cho nên xem xét sự vật vừa phải xem quá trình phát
triển của sự vật đó, vừa phải xem xét trong từng điều kiện quá trình cụ thể.
+ Có xem xét toàn diện và lịch sử cụ thể sự vật thì ta mới hiểu được bản chất của
sự vật từ đó mới cải tạo được sự vật.
Vì vậy, nguyên tắc lịch sử - cụ thể được coi là “linh hồn” phương pháp luận
của triết học Mác – Lênin vì nó tổng hợp những nguyên tắc, quan điểm, yêu cầu
mang tính phương pháp luận của triết học Mác – Lênin, do đó, hiểu theo nghĩa
rộng, nó cũng chính là phương pháp biện chứng.
Những yêu cầu cơ bản cùa nguyên tắc lịch sử - cụ thể:
1. Trong hoạt động nhận thức, chủ thể phải tìm hiểu quá trình hình thành,
tồn tại và phát triển cụ thể của những sự vật cụ thể trong những điều kiện, hoàn
cảnh cụ thể. Nghĩa là:
- Phải biết sự vật đã ra đời và đã tồn tại như thế nào, trong những điều kiện,
hoàn cảnh nào, bị chi phối bởi những quy luật nào;
- Hiện giờ sự vật đang tồn tại như thế nào trong những điều kiện, hoàn cảnh
ra sao, do những quy luật nào chi phối;
- Trên cơ sở đó, phải nắm bắt được sự vật có thể sẽ phải tồn tại như thế nào
(trên những nét cơ bản) trong tương lai ..
2. Trong hoạt động thực tiễn, chủ thể phải xây dựng được những đối sách cụ
thể, áp dụng cho những sự vật cụ thể, đang tồn tại trong những điều kiện, hoàn
cảnh, quan hệ cụ thể mà không nên áp dụng những khuôn mẫu chung chung cho
bất cứ sự vật nào, trong bất kỳ điều kiện, hoàn cảnh, quan hệ nào.
3. Nguyên tắc LS-CT được V.I. Lênin cô đọng trong nhận định: “Xem xét
mỗi vấn đề theo quan điểm sau đây: một hiện tượng nhất định đã xuất hiện trong
lịch sử như thế nào, những hiện tượng đó đã trải qua những giai đoạn phát triển
chủ yếu nào, và đứng trên quan điểm của sự phát triển đó để xem xét hiện nay nó
đã trở thành thế nào”.
Điều này có nghĩa là nguyên tắc LS-CT đỏi hỏi phải phân tích sự vật cụ thể
trong những tình hình cụ thể để thấy được:
- Sự vật đang (đã hay sẽ) tồn tại thông qua những chất, lượng nào; thể hiện
qua những độ nào; đang (đã hay sẽ) thực hiện những bước nhảy nào để tạo nên
những chất, lượng mới nào?...
- Sự vật đang (đã hay sẽ) bị tác động bởi những mâu thuẫn nào; những mâu
thuẫn đó đang nằm ở giai đoạn nào, có vai trò như thế nào đến sự vận động, phát
triển của sự vật?...
- Sự vật đang (đã hay sẽ) trải qua những lần phủ định biện chứng nào; cái cũ
nào đang (đã hay sẽ) phải mất đi, cái mới nào đang (đã hay sẽ) xuất hiện?..
- Trong mối quan hệ với những sự vật khác, những điều gì được coi là
những cái riêng hay cái đơn nhất, điều gì là cái chung hay cái đặc thù / cái phổ
biến; chúng quy định nhau, chuyển hóa lẫn nhau như thế nào?
- Bản chất của sự vật là gì, nó được thể hiện qua những hiện tượng nào; hiện
tượng nào chỉ là giả tượng, hiện tượng nào là điển hình …
- Nội dung của sự vật là gì, nó đang (đã hay sẽ) tồn tại thông qua những
hình thức nào; hình thức nào phù hợp với nội dung của sự vật, hình thức nào không
phù hợp với nội dung, cái gì làm cho nội dung của sự vật biến đổi?..
- Trong bản thân sự vật, hiện thực là gì; hiện thực đó đang (đã hay sẽ) nảy
sinh ra những khả năng nào; mỗi khả năng đó, trong những điều kiện cụ thể nào có
độ tất yếu hiện thực hóa ra sao?...
4. Nguyên tắc LS-CT đòi hỏi chúng ta phải bao được các sự kiện xảy ra
trong nghiên cứu khoa học hay các biến cố xảy ra trong các tiến trình lịch sử nhân
loại.
Tuy nhiên, nó không cho phép chúng ta kết hợp các sự kiện khoa học như
những cái ngẫu nhiên thuần túy của tự nhiên hay mô tả các biến cố lịch sử như
những cái vụn vặt đơn lẻ của xã hội, mà nó đòi hỏi chúng ta phải tái hiện chúng,
mô tả chúng trên cơ sở vạch ra được cái tất yếu lô gích, cái chung (quy luật, bản
chất) của chúng, chỉ ra được những trật tự nhân quả quy định chúng.
Nguyên tắc này đòi hỏi chúng ta phải xây dựng được bức tranh khoa học về
thế giới, để qua đó chúng ta nhận thức được tính muôn vẻ của tự nhiên, tính phong
phú của lịch sử trong sự thống nhất.
5. Nguyên tắc LS-CT đã được các lãnh tụ của giai cấp vô sản vận dụng:
Xuất phát từ tình hình cụ thể của CNTB ở giai đoạn tiền độc quyền, tự do cạnh
tranh mà C. Mác cho rằng, cách mạng XHCN chỉ có thể thắng lợi ở tất cả các nước
TBCN tiên tiến.
Sang thế kỷ 20, CNTB đã chuyển sang giai đoạn độc quyền, đế quốc chủ
nghĩa. Khi vận dụng nguyên tắc này vào xem xét tình hình thế giới lúc này có
những thay đổi lớn mà V.I. Lênin đã đi đến kết luận đúng đắn là: cách mạng
XHCN chỉ có thể thắng lợi ở vài nước, ở khâu yếu nhất của CNTB.
Đảng CS Việt Nam, Đảng CS Trung Quốc cũng đang quán triệt và vận dụng
sáng tạo nguyên tắc này vào thực tiễn cách mạng mỗi nước để xây dựng cho quốc
gia mình một con đường riêng đi lên CNXH.
Vận dụng nguyên tắc LS-CT, từ năm 1930, Đảng ta đã lựa chọn con đường
CNXH. Ngày nay, để xây dựng thành công CNXH, Đảng đề ra đường lối xây dựng
nền kinh tế thị trường, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; ưu tiên phát triển
lực lượng sản xuất, đồng thời xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp theo định hướng
XHCN; phát huy cao độ nội lực đồng thời tranh thủ nguồn lực bên ngoài và chủ
động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững; thực
hiện tăng trưởng kinh tế đi liền với phát triển văn hóa, từng bước cải thiện đời sống
vật chất và tinh thần của nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ
và cải thiện môi trường; kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường an ninh,
quốc phòng; bảo vệ và xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh.
Việc tuân thủ các nguyên tắc này sẽ khắc phục được những hạn chế gì
trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn?
 Quán triệt và vận dụng sáng tạo nguyên tắc lịch sử cụ thể sẽ giúp chủ
thể khắc phục được quan điểm (tư duy) siêu hình trong hoạt động thực tiễn và nhận
thức của chính mình.
Câu 9: Quan điểm Mác xít về sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn từ đó
rút ra quan điểm thực tiễn và vận dụng quan điểm đó để phân tích phê phán
bệnh kinh nghiệm, bệnh giáo điều và để phân tích các luận điểm sau đây của
Đảng ta và Hồ Chí Minh “chỉ có tăng cường tổng kết thực tiễn tổng kết lý luận
thì công cuộc đổi mới trở thành hành động tự giác chủ động và sáng tạo".
Thực tiễn là phạm trù TH chỉ toàn bộ hoạt động vật chất có tính chất lịch sử XH
của con người làm biến đổi tự nhiên và XH
- Bản chất của hoạt động thực tiễn đó là sự tác động qua lại của chủ thể và khách
thể
- Hoạt động thực tiễn đa dạng, song có thể chia làm 3 hình thức cơ bản: hoạt
động SX vật chất, hoạt động biến đổi CT XH, hoạt động thực nghiệm KH, trong đó
hoạt động SX vật chất là hoạt động có ý nghĩa quyết định các hình thức khác hoạt
động biến đổi CT-XH hình thức cao nhất và hoạt động thực nghiệm KH là hình thức
đặc biệt nhằm thu nhận những tri thức về hiện thực khách quan.
Lý luận với nghĩa chung nhất là sự khái quát những kinh nghiệm thực tiễn là
tổng hợp các tri thức về tự nhiên, XH đã được tích lũy trong quá trình lịch sử của con
người.
- Như vậy lý luận là sản phẩm cao của nhận thức, là những tri thức về bản chất,
quy luật của hiện thực.
- Là sản phẩm của quá trình nhận thực nên bản chất của lý luận là hình ảnh chủ
quan của thế giới khách quan
* Mối quan hệ biện chứng giữa thực tiễn và lý luận
Trong quan hệ với lý luận thực tiễn có vai trò quyết định, vì thực tiễn là hoạt
động vật chất, còn lý luận là sản phẩm của hoạt động tinh thần. Vai trò quyết định của
thực tiễn đối với lý luận thể hiện ở chổ :
- Thực tiễn là cơ sở, động lực, mục đích của nhận thức (lý luận). Thực tiễn còn là
tiêu chuẩn của lý luận .
- Thông qua hoạt động thực tiễn, lý luận mới được vật chất hoá, hiện thực hoá,
mới có sức mạnh cải tạo hiện thực.
Thực tiễn có vai trò quyết định đối với lý luận song theo CNDV biện chứng, lý
luận có sự tác động trở lại đối với thực tiễn.
- Lý luận có vai trò trong việc xác định mục tiêu, khuynh hướng cho hoạt động
thực tiễn, vì thế, có thể nói, lý luận là kim chỉ nam cho hoạt động thực tiễn.
- Lý luận có vai trò điều chỉnh hoạt động thực tiễn là cho hoạt động thực tiễn có
hiệu quả hợn.
- Lý luận CM có vai trò to lớn trong thực tiễn CM. Lênin viết : “Không có lý
luận CM thì không thể có phong trào CM”.
Giữa lý luận và thực tiễn cò sự liên hệ, tác động qua lại tạo điều kiện cho nhau
cùng phát triển. Bởi vậy, sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là nguyên lý cao nhất
của TH Mác-Lênin.
* Quan điểm thực tiễn
- Quan điểm thực tiễn đòi hỏi khi xem xét sự vật hiện tượng phải gắn với thực
tiễn, phải theo xát sự phát triển của thực tiễn để điều chỉnh nhận thức cho sự phù hợp
với sự phát triển của thực tiễn, phải lấy thực tiễn, hiệu quả của thực tiễn để kiểm tra
những kết luận của nhận thức, kiểm tra những luận điểm của lý luận.
- Quan điểm thực tiễn còn đòi hỏi những khái niệm của chúng ta về sự vật phải
được hình thành , bổ sung và phát triển bằng con đường thực tiễn, trên cơ sở thực tiễn
chứ klhông phải bằng con đường suy diển thuần túy, không phải bằng con đường tư
biện.
Do đó nhận thức phải xuất phát từ thực tiễn và phải tổng kết kinh nghiệm thực
tiễn , phải bổ sung phát triển lý luận (do thực tiễn luôn vận động và phát triển nên
phải thường xuyên tổng kết xem nó thừa thiếu nhằm bổ sung phát triển nó cho phù
hợp). Nắm vững quan điểm này có ý nghĩa trong việc góp phần hạn chế bệnh giáo
điều và bệnh chủ quan duy ý chí (trong tư duy và trong hoạt động thực tiễn).
Phân tích phê phán bệnh kinh nghiệm, bệnh giáo điều và luận điểm của
Đảng
Kinh nghiệm thực tiễn có vai trò rất quan trọng đối với lý luận, kinh nghiệm
chính là cơ sở để tổng kết, khái quát thành lý luận. Kinh nghiệm là căn cứ để chúng ta
không ngừng xem xét lại, bổ sung, sửa đổi, phát triển lý luận. Tri thức lý luận hình
thành tổng kết khái quát kinh nghiệm nhưng lại phải thông qua tư duy trưù tượng của
cá nhân nhà lý luận cho nên nó cũng chứa đựng khả năng không chính xác xa rời thực
tiễn. Vì vậy tri thức lý luận phải được thể nghiệm trong thực tiễn để khẳng định, bổ
sung sửa đổi hoàn thiện. Mặt khác lý luận một khi đã được hình thành nó không phải
thụ động mà có vai trò độc lập tương đối của nó. Lý luận tác động trở lại đối với thực
tiễn hướng d6ãn chỉ đạo hoạt động thực tiễn, dự báo dự đón tình hình và phương
hướng hoạt động thực tiễn trong tương lai…
Chúng ta coi trọng những kinh nghiệm thực tiễn và không ngừng tích lũy vốn
kinh nghiệm quý báu đó. Như nếu chỉ dừng lại ở trình độ kinh nghiệm, chỉ dựa vào
những hiểu biết ở trình độ kinh nghiệm, thoả mãn với vốn kinh nghiệm của bản thân
coi kinh nghiệm là tất cả, tuyệt đối hoá kinh nghiệm đồng thời coi nhẹ lý luận, ngại
học tập, nghiên cứu lý luận, ít am hiểu lý luận vươn lên để nắm lý luận, không quan
tâm tổng kết kinh nghiệm để đề xuất lý luận….thì rất dễ mắc bệnh kinh nghiệm chủ
nghĩa.
Mặt khác, thaí độ thực sự coi trọng lý luận đòi hỏi phải ngăn ngừa bệnh giáo
điều chủ nghĩa. Nếu tuyệt đối hoá lý luận đồng thời coi thường kinh nghiệm thực tiễn,
coi lý luận là bất di bất dịch, việc nắm lý luận chỉ dừng lại ở những nguyên lý chung
trừu tượng, không chú ý đến những hoàn cảnh lịch sử cụ thể của sự vận dụng lý luận
thì dễ mắc bệnh giáo điều.
Thực chất của những sai lầm của bệnh kinh nghiệm và bệnh giáo điều là vi phạm
sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn. Cho nên trong công tác lý luận cần từ bỏ lối
nghiên cưú một cách kinh viện thuần túy chỉ biết giải thích khái niệm bằng khái niệm
chứng minh lý luận bằng lý luận tức là hoàn toàn quanh quẩn trong vương quốc tư duy
thuần túy, cần chống đối lối tư duy bắt chước sao chép rập khuôn, thoát ly thực tế bất
chấp những đặc điểm truyền thống và điều kiện cụ thể của đất nước,của dân tộc.
trong quá trình đổi mới pphải quan tâm dự báo tình hình, kịp thời phát hiện và giải
quyết đúng đắng những vấn đề mới nảy sinh trên tinh thần kiên định thực hiện đường
lối đổi mới; tăng cường tổng kết thực tiễn và không ngừng hoàn chỉnh lý luận về con
đường xây dựng CNXH ở nước ta. Mỗi chủ trương chính sách biện pháp KTXH dù là
đúng đắn nhất thì trong quá trình thực hiện bên cạnh mặt tích cực là chủ yếu cũng
thường có những hệ quả tiêu cực nhất định, những vấn đề mới nảy sinh, cần phải dự
kiến trước và theo dỏi để chủ động ngăn ngừa, giải quyết. tránh suy nghỉ giản đơn một
chiều đến khi thấy có vấn đề mới nảy sinh, có mặt tiêu cực mới xuất hiện thì hoang
mang hốt hoảng. Không vì gặp khó khăn mà dao động và quay lại những cách là sai
lầm cũ. Công cuộc đổi mới càng đi vào chiều sâu thì càng xuất hiện những vấn đề mới
liên quan đến nhận thức về CNXH và con đường xây dựng CNXH. Do đó tổng kết
thực tiễn là phương pháp căn bản trong hoạt động lý luận, là một phương pháp căn
bản để khắc phục bệnh giáo điều, bệnh kinh nghiệm, để thực hiện sự thống nhất giữa
lý luận và thục tiễn. Lý luận xét cho cùng là từ thực tiễn đúc kết , khái quát lên ,
không có thực tiễn và kinh nghiệm thực tiễn thì không có lý luận. Nhấn mạnh tổng kết
thực tiễn không có nghĩa là xem nhẹ nghiên cứu cơ bản, lý luận cơ bản càng tiếp cận
với những vấn đề cụ thể bao nhiêu càng phải có những quan điểm chung cơ bản bấy
nhiêu.
Vì thế ĐH 7 ĐCS VN khẳng định : “chỉ có tăng cường tổng kết thực tiễn, phát
triển lý luận thì công cuộc đổi mới mới trở thành hoạt động tự giác, chủ động và sáng
tạo, bớt được những sai lầm và những bước đi quanh co, phức tạp”.Hơn lúc nào hết
muốn lãnh đạo công cuộc đổi mới đi đến thắng lợi Đảng ta phải nâng cao trình độ hiểu
biết và năng lực tổ chức thực tiễn từ việc phát hiện và nắng vững quy luật vận động
của đời sống XH ta, của bản thân Đảng cho đến hiểu biết về thế giới về thời đại.Tổng
kết thực tiễn tổng kết những cái mới, đang hàng ngày hàng giờ nảy sinh trogn đời
sống đất nước và cả thế giới tiếp thu những thành quả trí tuệ của loài người. Chỉ trên
cơ sở ấy Đảng mới có thể đưa ra được đường lối chủ trương đúng đắng tránh được
những sai lầm, khuyết điểm và làm cho đường lối chủ trương được thực hiện thắng
lợi./.
Câu 10: Phân tích cơ sở lý luận và yêu cầu phương pháp luận của nguyên
tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn. Việc tuân thủ nguyên tắc này sẽ khắc phục
được những hạn chế gì trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn?
Nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là một trong những nội dung cơ
bản của chủ nghĩa Mác-Lê nin nói chung và lý luận nhận thức nói riêng. Việc nắm
vững chủ nghĩa Mác – Lê nin nói chúng và nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực
tiễn có ý nghĩa hết sức quan trọng trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn
của con người. Đặc biệt là đối với cán bộ, đảng viên trong công cuộc xây dựng đất
nước hiện nay.
Theo quan điểm của Mác xít, Thực tiễn là toàn bộ hoạt động vật chất có mục đích,
mang tính lịch sử xã hội của con người nhằm cải tạo tự nhiên, xã hội và bản thân con
người.
Lý luận là hệ thống những tri thức được khái quát từ thực tiễn, phản ánh những
mối liên hệ bản chất, những quy luật của các sự vật, hiện tượng.
1. Nguồn gốc của lý luận: Lý luận được hình thành từ kinh nghiệm, trên cơ sở
tổng kết, khái quát những tri thức kinh nghiệm, nhưng lý luận không hình thành một
cách tự phát từ kinh nghiệm và không phải mọi lý luận đều trực tiếp xuất phát từ kinh
nghiệm. Do tính đọc lập tương đối của nó, lý luận có thể đi trước những dữ liệu kinh
nghiệm. Muốn hình thành lý luận, con người phải thông qua quá trình nhận thức kinh
nghiệm, đó là quá trình quan sát sự lặp đi lặp lại diễn biến của các sự vật, hiện tượng.
Kết quả của nhận thức kinh nghiệm là tri thức kinh nghiệm.
Chức năng cơ bản của lý luận: có hai chức năng là chức năng phản ánh hiện thực
khách quan, giúp con người hiểu rõ những lĩnh vực hiện tượng của thế giới xung
quanh và chức năng phương pháp luận, giúp con người vạch ra các phương pháp để
hướng dẫn, chỉ đạo hoạt động thực tiễn và hoạt động nhận thức của chính mình.
2. yêu cầu phương pháp luận của nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực
tiễn
a. Thực tiễn là cơ sở, là động lực, là mục đích và là tiêu chuẩn của lý luận; lý
luận hình thành, phát triển phải xuất phát từ thực tiễn, đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
- Thực tiễn là cơ sở của lý luận: Đối với chủ nghĩa Mác, thực tiễn trước hết là sự
hoạt động sản xuất vật chất, nó là cơ sở sinh sống của con người , nó quyết định sự
sinh tồn của xã hội. Lý luận xuất hiện trên cơ sở của thực tiễn, nó là kết quả tổng kết
kinh nghiệm thực tiễn của con người. Không có thực tiễn thì không có lý luận khoa
học. Thực tiễn đề ra những vấn đề mà lý luận cần phải làm sáng tỏ, cần phải giải đáp.
Chỉ có lý luận nào gắn với thực tiễn, phục vụ cho nhu cầu thực tiễn và được thực tiễn
kiểm tra thì mới có lý do để tồn tại lâu dài.
- Thực tiễn là động lực của lý luận: Hoạt động thực tiễn góp phần làm hoàn thiện
các mối quan hệ của con người với tự nhiên, với xã hội. Thực tiễn mà trước hết là
thực tiễn sản xuất vật chất đã thúc đẩy các ngành khoa học ra đời, các lý luận phát
triển.
Thực tiễn là mục đích của lý luận: Mục đích chủ yếu của lý luận là nâng cao
năng lực hoạt động của con người trong thế giới hiện thực khách quan để đem lại cho
con người ngày càng nhiều lợi ích nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao và đa dạng,
để đáp ứng nhu cầu đó phải thông qua hoạt động thực tiễn, hoạt động thực tiễn sẽ biến
đổi tự nhiên và xã hội theo mục đích của con người. Lý luận quay về xâm nhập vào
thực tiễn, hướng dẫn, chỉ đạo thực tiễn, làm cho thực tiễn ngày càng hiệu quả hơn.
Thực tiễn là tiêu chuẩn chân lý của lý luận: Lý luận chỉ được coi là chân lý khi
nó phù hợp với hiện thực khách quan mà nó phản ánh, và nó được thực tiễn kiểm
nghiệm. C. Mác nói: “Vấn đề tìm hiểu xem tư duy của con người có thể đạt đến chân
lý khách quan hay không hoàn toàn không phải là vấn đề lý luận mà là một vấn đề
thực tiễn. Chính trong thực tiễn mà con người phải chứng minh chân lý”. Thừa nhận
thực tiễn là tiêu chuẩn chân lý của lý luận, cần chú ý những vấn đề sau:
- Thực tiễn chỉ là tiêu chuẩn chân lý của lý luận khi thực tiễn đạt đến tính toàn
vẹn của nó.
- Thực tiễn có nhiều giai đoạn phát triển khác nhau. Nếu lý luận chỉ khái quát
một giai đoạn nào đó của thực tiễn thì lý luận có thể xa rời thực tiễn.
Ngoài tiêu chuẩn thực tiễn còn có thể có những tiêu chuẩn khác như: tiêu chuẩn
logic, tiêu chuẩn giá trị…
Qua đó, yêu cầu xây dựng lý luận phải xuất phát từ thực tế, dựa trên cơ sở thực
tiễn, đi sâu vào thực tiễn. Nếu xa rời thực tiên sẽ dẫn đến các sai lầm của bệnh chủ
quan, duy ý chí, giáo điều, quan liêu,…tức lý luận suông.
b. Lý luận phải được vận dụng vào thực tiễn, tiếp tục bổ sung và phát triển trong
lịch sử; Thực tiễn phải được chỉ đạo bởi lý luận
Hoạt động của con người muốn có hiệu quả nhất thiết phải có lý luận soi đường:
Chính nhờ có lý luận soi đường, hoạt động thực tiễn của con người mới có hiệu quả và
đạt được mục đích mong muốn. Thực tiễn phải được chỉ đạo bởi lý luận vì lý luận có
khả năng định hướng mục tiêu, xác định lực lượng, vạch ra các phương pháp, biện
pháp thực hiện. Lý luận còn dự báo được khả năng phát triển các mối quan hệ thực
tiễn, dự báo được những rủi ro có thể xảy ra, những hạn chế, thất bại có thể có trong
quá trình hoạt động. Chính vì vậy, C.Mác đã nói: “Vũ khí của sự phê phán cố nhiên
không thể thay thế được sự phê phán của vũ khí, lực lượng vật chất chỉ có thể bị đánh
đổ bằng lực lượng vật chất, nhưng lý luận sẽ trở thành lực lượng vật chất, một khi nó
xâm nhập vào quần chúng”. Khi vận dụng lý luận vào thực tiễn cần lưu ý:
- Phân tích một cách cụ thể mỗi tình hình. Nếu vận dụng lý luận một cách máy
móc, giáo điều, kinh viện thì chẳng những hiểu sai giá trị của lý luận mà còn làm
phương hại đến thực tiễn, làm sai lệch thống nhất tất yếu giữa lý luận và thực tiễn.
- Từ lý luận chúng ta cần xây dựng các mô hình dành cho hoạt động thực tiễn
hướng theo những mục khác nhau. Cần đưa ra những dự báo về các diễn biến, các mối
quan hệ, lực lượng tiến hành và những phát sinh của nó trong quá trình phát triển để
phát huy các nhân tố tích cực, hạn chế những yếu tố tiêu cực nhằm đạt kết quả cao.
- Phải bám sát diễn biến của thực tiễn để kịp thời điều chỉnh, bổ sung những
khiếm khuyết của lý luận, hoặc thay đổi lý luận cho phù hợp với thực tiễn.
- Lý luận có thể mang lại hiệu quả, hoặc không mang lại hiệu quả, hoặc kết quả
chưa rõ ràng. Khi đó, giá trị của lý luận do thực tiễn quy định. V.I.Lê nin nhận xét
rằng: “thực tiễn cao hơn nhận thức, vì nó có ưu điểm không những của tính phổ biến,
mà cả tính hiện thực trực tiếp”.
3. Việc tuân thủ nguyên tắc này sẽ khắc phục được những hạn chế gì trong
hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn:
Nếu chúng ta tuân thủ nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, tức là
nhận thức phải xuất phát từ thực tiễn và phải tổng kết kinh nghiêm thực tiễn, phải bổ
sung phát triển lý luận (do thực tiễn luôn vận động và phát triển nên phải thường
xuyên tổng kết xem nó xem nó thừa thiếu nhằm bổ sung phát triển nó cho phù hợp).
Nắm vững quan điểm này có ý nghĩa trong việc góp phần hạn chế trong việc mắc phải
sai lầm của bệnh giáo điều và bệnh kinh nghiệm trong hoạt động nhận thức và hoạt
động thực tiễn.
Bệnh kinh nghiệm là khuynh hướng tư tưởng tuyệt đối hóa kinh nghiệm, coi
thường lý luận khoa học, khuếch đại vai trò thực tiễn, hạ thấp vai trò lý luận. Người
mắc bệnh kinh nghiệm thường thỏa mãn với vốn kinh nghiệm bản thân, không chịu
học để nâng cao trình độ lý luận, coi thường khoa học kỹ thuật, thiếu nhìn xa trông
rộng, dễ bảo thủ trì trệ và sẽ bị thất bại trong thực tiễn khi điều kiện, hoàn cảnh thay
đổi. Hồ chí minh đã nói: “có kinh nghiệm mà không có lý luận, cũng như một mắt
sáng một mắt mù”.
Bệnh giáo điều là khuynh hướng tư tưởng cường điệu vai trò lý luận, coi nhẹ
thực tiễn, tách rời lý luận khỏi thực tiễn, thiếu quan điểm lịch sử cụ thể, áp dụng kinh
nghiệm một cách rập khuôn, máy móc. Bệnh giáo điều biểu hiện rất đa dạng như:
- Bệnh sách vở, hiểu lý luận một cách trù tượng, nặng về diễn giải những gì đã có
trong sách vở mà không đối chiếu với cuộc sống. Đề ra những chủ trương và chính sách
không xuất phát từ điều kiện lịch sử cụ thể của thực tiễn đất nước mà xuất phát từ sách
vở.
- Vận dụng sai lý luận vào thực tiễn, chỉ biết trích dẫn, không quan tâm đến thực
tiễn, không bổ sung, điều chỉnh lý luận.
- Tiếp nhận những nguyên lý của CNXH khoa học một cách đơn giản, phiến diện
mang tính chất cảm tính, từ đó biến chúng thành những tín điều và áp dụng rập khuôn
chủ nghĩa xã hội của nước ngoài vào xây dựng chủ nghĩa xã hội trong nước. Áp dụng
rập khuôn, máy móc kinh nghiệm xây dựng chủ nghĩa xã hội của nước khác; áp dụng
chính sách kinh tế thời chiến vào thời bình.
Chủ tịch HCM yêu cầu “phải học tập tinh thần CN Mác – Lê nin, học tập lập
trường quan điểm và phương pháp của CN Mác –Lê nin để áp dụng giải quyết cho tốt
những vấn đề thực tế trong công tác cách mạng của chúng ta”. Người còn khẳng định:
“Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là nguyên tắc căn bản của CN. Mác – Lê nin,
thực tiễn không có lý luận hướng dẫn thì thành lý luận mù quáng, lý luận mà không có
thực tiễn là lý luận suông”. HCM luôn nhắc nhở cán bộ, đảng viên phải luôn luôn hiểu
rõ và thấm nhuần phương châm lý luận cách mạng không phải là giáo điều mà là kim
chỉ nam cho hành động cách mạng, lý luận không phải là một cái gì cứng nhắc mà đầy
đủ tính sáng tạo lý luận luôn cần được bổ sung bằng những kết luận mới rút ra từ thực
tiễn của cuộc sống. Với cách nhìn đó tuy đề cao lý luận, nhưng người không xem
thường kinh nghiệm. Người rất coi trọng tổng kết kinh nghiệm coi đó là một biện
pháp để thống nhất lý luận và thực tiễn, vừa nâng cao trình độ lý luận vừa nâng cao
khả năng hoạt động thực tiễn.
Tóm lại, coi trọng tổng kết là một phương pháp căn bản trong hoạt động lý luận.
Đó cũng là phương pháp cơ bản để khắc phục bệnh kinh nghiệm và bệnh giáo điều,
thực hiện sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn. Qua tổng kết thực tiễn mà sửa đổi,
phát triển lý luận đã có, bổ sung hoàn chỉnh đường lối, chính sách, hình thành lý luận
mới, quan điểm mới để chỉ đạo sự nghiệp đổi mới xã hội.
Câu 11: Hình thái kinh tế xã hội là gì? Vạch ra ý nghĩa của học thuyết hình
thái kinh tế - xã hội? phân tích tư tưởng của Mac “sự phát triển hình thái kinh tế
- xã hội là quá trình lịch sử - tự nhiên” Đảng cộng sản Việt Nam đã vận dụng học
thuyết hình thai KT-XH như thế nào vào thực tiễn cách mạng Việt Nam hiện
nay.
Học thuyết Mác xít về hình thái kinh tế xã hội là nội dung cơ bản của CNDVLS
của triết học Mác – Lênin; nó chẳng những chỉ rõ kết cấu của các xã hội cụ thể, mà
còn vạch rõ những quy luật nội tại, cơ bản chi phối sự vận động phát triển của đời
sống xã hội nói chung, cũng như xã hội trong những giai đoạn lịch sử cụ thể. Như vậy
học thuyết Mác xít về HTKT-XH là cơ sơ lý luận và phương pháp luận của các khoa
học xã hội, là hòn đá tảng cho mọi nghiên cứu về xã hội, và do đó là 1 trong những
nền tảng lý luận của CNXH khoa học. Vậy, hình thái kinh tế xã hội là gì ?
Hình thái kinh tế - xã hội là một phạm trù của Chủ nghĩa duy vật lịch sử, dùng
để chỉ xã hội ở từng giai đoạn lịch sử nhất định với một kiểu Quan hệ sản xuất đặc
trưng cho xã hội đó phù hợp với trình độ nhất định của lực lượng sản xuất (LLSX) và
với một kiến trúc thượng tầng (KTTT) tương ứng được xây dựng trên những quan hệ
sản xuất (QHSX) ấy.
Cấu trúc của Hình thái KT - XH bao gồm ba yếu tố cơ bản là: lực lượng sản
xuất, QHSX và KTTT. Ba yếu tố cơ bản này có quan hệ biện chứng với nhau và trở
thành tiêu chuẩn khách quan để phân biệt các xã hội cụ thể. Đây là căn cứ khoa học để
xem xét bản chất của một chế độ xã hội và phân biệt nó với một chế độ xã hội khác.
Ý nghĩa của học thuyết Mác về hình thái kinh tế - xã hội :
Học thuyết Mác về hình thái kinh tế - xã hội ra đời là một cuộc Cách mạng trong
toàn bộ quan niệm về lịch sử xã hội. Nó chỉ ra rằng động lực của lịch sử chính là hoạt
động thực tiễn của con người dưới tác động của quy luật khách quan. Học thuyết Mác
cũng nhấn mạnh vai trò quyết định xét đến cũng của nhân tố cơ sở hạ tầng của kinh tế,
song không giờ coi nhân tố kinh tế là nhân tố duy nhất quyết định trong lịch sử.
Trong các quy luật khách quan, học thuyết Mác khẳng định quy luật về sự phù
hợp của quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là quy
luật phổ biến tác động trong mọi xã hội, làm cho xã hội loài người phát triển từ thấp
đến cao.
Học thuyết Mác cũng chỉ ra rằng quá trình lịch sử tự nhiên của sự phát triển xã
hội chẳng những diễn ra bằng con đường phát triển tuần tự mà còn bao hàm cả trường
Dap an cau hoi triet hoc (1)
Dap an cau hoi triet hoc (1)
Dap an cau hoi triet hoc (1)
Dap an cau hoi triet hoc (1)
Dap an cau hoi triet hoc (1)
Dap an cau hoi triet hoc (1)
Dap an cau hoi triet hoc (1)
Dap an cau hoi triet hoc (1)
Dap an cau hoi triet hoc (1)
Dap an cau hoi triet hoc (1)
Dap an cau hoi triet hoc (1)
Dap an cau hoi triet hoc (1)
Dap an cau hoi triet hoc (1)
Dap an cau hoi triet hoc (1)
Dap an cau hoi triet hoc (1)
Dap an cau hoi triet hoc (1)
Dap an cau hoi triet hoc (1)
Dap an cau hoi triet hoc (1)
Dap an cau hoi triet hoc (1)
Dap an cau hoi triet hoc (1)
Dap an cau hoi triet hoc (1)
Dap an cau hoi triet hoc (1)
Dap an cau hoi triet hoc (1)
Dap an cau hoi triet hoc (1)
Dap an cau hoi triet hoc (1)

More Related Content

What's hot

426 câu hỏi trắc nghiệm tư tưởng hồ chí minh - có đáp án - tincanban.com
426 câu hỏi trắc nghiệm tư tưởng hồ chí minh - có đáp án - tincanban.com426 câu hỏi trắc nghiệm tư tưởng hồ chí minh - có đáp án - tincanban.com
426 câu hỏi trắc nghiệm tư tưởng hồ chí minh - có đáp án - tincanban.com
Thùy Linh
 
Đề Cương cơ sở văn hóa việt nam
Đề Cương cơ sở văn hóa việt namĐề Cương cơ sở văn hóa việt nam
Đề Cương cơ sở văn hóa việt nam
limsea33
 
Tổng kết công thức kinh tế lượng ( kinh te luong)
Tổng kết công thức kinh tế lượng ( kinh te luong)Tổng kết công thức kinh tế lượng ( kinh te luong)
Tổng kết công thức kinh tế lượng ( kinh te luong)
Quynh Anh Nguyen
 
Luận văn: Thực trạng về khả năng tự học của sinh viên các khoa và các hướng h...
Luận văn: Thực trạng về khả năng tự học của sinh viên các khoa và các hướng h...Luận văn: Thực trạng về khả năng tự học của sinh viên các khoa và các hướng h...
Luận văn: Thực trạng về khả năng tự học của sinh viên các khoa và các hướng h...
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
giáo trình cơ sở văn hóa việt nam
giáo trình cơ sở văn hóa việt namgiáo trình cơ sở văn hóa việt nam
giáo trình cơ sở văn hóa việt namMChau NTr
 
Bài tập lập và quản lý dự án đầu tư - Tài liệu môn học lập và quản lý dự án đ...
Bài tập lập và quản lý dự án đầu tư - Tài liệu môn học lập và quản lý dự án đ...Bài tập lập và quản lý dự án đầu tư - Tài liệu môn học lập và quản lý dự án đ...
Bài tập lập và quản lý dự án đầu tư - Tài liệu môn học lập và quản lý dự án đ...
Share Tài Liệu Đại Học
 
Tổng hợp các công thức kinh tế vi mô
Tổng hợp các công thức kinh tế vi môTổng hợp các công thức kinh tế vi mô
Tổng hợp các công thức kinh tế vi môHoa Trò
 
Câu hỏi tự luận - tư tưởng Hồ Chí Minh
Câu hỏi tự luận - tư tưởng Hồ Chí MinhCâu hỏi tự luận - tư tưởng Hồ Chí Minh
Câu hỏi tự luận - tư tưởng Hồ Chí Minh
MyLan2014
 
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên Đại học Thư...
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên Đại học Thư...Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên Đại học Thư...
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên Đại học Thư...
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Kinh tế chính trị Mac - Lenin
Kinh tế chính trị Mac - LeninKinh tế chính trị Mac - Lenin
Kinh tế chính trị Mac - Lenin
Sơn Bùi
 
BG MÔN LSĐ chương III.pptx
BG MÔN LSĐ chương III.pptxBG MÔN LSĐ chương III.pptx
BG MÔN LSĐ chương III.pptx
dangnguyen750348
 
SO SÁNH NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN VÀ NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH...
SO SÁNH NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN VÀ NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH...SO SÁNH NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN VÀ NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH...
SO SÁNH NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN VÀ NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH...
dinhtrongtran39
 
Tài liệu giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa học
Tài liệu giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa họcTài liệu giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa học
Tài liệu giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa học
Dương Nphs
 
Chương VII tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa
Chương VII  tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóaChương VII  tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa
Chương VII tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa
le hue
 
Tiểu luận: Tôn trọng khách quan, phát huy tính năng động chủ quan
 Tiểu luận: Tôn trọng khách quan, phát huy tính năng động chủ quan  Tiểu luận: Tôn trọng khách quan, phát huy tính năng động chủ quan
Tiểu luận: Tôn trọng khách quan, phát huy tính năng động chủ quan
luanvantrust
 
tư tưởng hồ chí minh về đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế
tư tưởng hồ chí minh về đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tếtư tưởng hồ chí minh về đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế
tư tưởng hồ chí minh về đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tếthapxu
 
đề Cương triết học mác lê nin
đề Cương triết học mác lê ninđề Cương triết học mác lê nin
đề Cương triết học mác lê nin
Le Khac Thien Luan
 
Chương 2. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
Chương 2. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhânChương 2. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
Chương 2. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
VuKirikou
 
Đề cương Lịch sử Đảng
Đề cương Lịch sử ĐảngĐề cương Lịch sử Đảng
Đề cương Lịch sử Đảng
Bui Loi
 

What's hot (20)

426 câu hỏi trắc nghiệm tư tưởng hồ chí minh - có đáp án - tincanban.com
426 câu hỏi trắc nghiệm tư tưởng hồ chí minh - có đáp án - tincanban.com426 câu hỏi trắc nghiệm tư tưởng hồ chí minh - có đáp án - tincanban.com
426 câu hỏi trắc nghiệm tư tưởng hồ chí minh - có đáp án - tincanban.com
 
Đề Cương cơ sở văn hóa việt nam
Đề Cương cơ sở văn hóa việt namĐề Cương cơ sở văn hóa việt nam
Đề Cương cơ sở văn hóa việt nam
 
Tổng kết công thức kinh tế lượng ( kinh te luong)
Tổng kết công thức kinh tế lượng ( kinh te luong)Tổng kết công thức kinh tế lượng ( kinh te luong)
Tổng kết công thức kinh tế lượng ( kinh te luong)
 
Luận văn: Thực trạng về khả năng tự học của sinh viên các khoa và các hướng h...
Luận văn: Thực trạng về khả năng tự học của sinh viên các khoa và các hướng h...Luận văn: Thực trạng về khả năng tự học của sinh viên các khoa và các hướng h...
Luận văn: Thực trạng về khả năng tự học của sinh viên các khoa và các hướng h...
 
giáo trình cơ sở văn hóa việt nam
giáo trình cơ sở văn hóa việt namgiáo trình cơ sở văn hóa việt nam
giáo trình cơ sở văn hóa việt nam
 
Bài tập lập và quản lý dự án đầu tư - Tài liệu môn học lập và quản lý dự án đ...
Bài tập lập và quản lý dự án đầu tư - Tài liệu môn học lập và quản lý dự án đ...Bài tập lập và quản lý dự án đầu tư - Tài liệu môn học lập và quản lý dự án đ...
Bài tập lập và quản lý dự án đầu tư - Tài liệu môn học lập và quản lý dự án đ...
 
Tổng hợp các công thức kinh tế vi mô
Tổng hợp các công thức kinh tế vi môTổng hợp các công thức kinh tế vi mô
Tổng hợp các công thức kinh tế vi mô
 
Câu hỏi tự luận - tư tưởng Hồ Chí Minh
Câu hỏi tự luận - tư tưởng Hồ Chí MinhCâu hỏi tự luận - tư tưởng Hồ Chí Minh
Câu hỏi tự luận - tư tưởng Hồ Chí Minh
 
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên Đại học Thư...
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên Đại học Thư...Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên Đại học Thư...
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên Đại học Thư...
 
Bai tap kinh te vi mo co loi giai
Bai tap kinh te vi mo co loi giaiBai tap kinh te vi mo co loi giai
Bai tap kinh te vi mo co loi giai
 
Kinh tế chính trị Mac - Lenin
Kinh tế chính trị Mac - LeninKinh tế chính trị Mac - Lenin
Kinh tế chính trị Mac - Lenin
 
BG MÔN LSĐ chương III.pptx
BG MÔN LSĐ chương III.pptxBG MÔN LSĐ chương III.pptx
BG MÔN LSĐ chương III.pptx
 
SO SÁNH NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN VÀ NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH...
SO SÁNH NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN VÀ NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH...SO SÁNH NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN VÀ NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH...
SO SÁNH NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN VÀ NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH...
 
Tài liệu giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa học
Tài liệu giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa họcTài liệu giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa học
Tài liệu giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa học
 
Chương VII tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa
Chương VII  tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóaChương VII  tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa
Chương VII tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa
 
Tiểu luận: Tôn trọng khách quan, phát huy tính năng động chủ quan
 Tiểu luận: Tôn trọng khách quan, phát huy tính năng động chủ quan  Tiểu luận: Tôn trọng khách quan, phát huy tính năng động chủ quan
Tiểu luận: Tôn trọng khách quan, phát huy tính năng động chủ quan
 
tư tưởng hồ chí minh về đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế
tư tưởng hồ chí minh về đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tếtư tưởng hồ chí minh về đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế
tư tưởng hồ chí minh về đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế
 
đề Cương triết học mác lê nin
đề Cương triết học mác lê ninđề Cương triết học mác lê nin
đề Cương triết học mác lê nin
 
Chương 2. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
Chương 2. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhânChương 2. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
Chương 2. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
 
Đề cương Lịch sử Đảng
Đề cương Lịch sử ĐảngĐề cương Lịch sử Đảng
Đề cương Lịch sử Đảng
 

Viewers also liked

Học thuyết hình thái kinh tế xã hội với sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đạ...
Học thuyết hình thái kinh tế   xã hội với sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đạ...Học thuyết hình thái kinh tế   xã hội với sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đạ...
Học thuyết hình thái kinh tế xã hội với sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đạ...Cat Love
 
[MAC-LENIN] Vai trò của đấu tranh giai cấp
[MAC-LENIN] Vai trò của đấu tranh giai cấp[MAC-LENIN] Vai trò của đấu tranh giai cấp
[MAC-LENIN] Vai trò của đấu tranh giai cấp
A P
 
Thời kỳ quá độ lên CHủ nghĩa Xã hội
Thời kỳ quá độ lên CHủ nghĩa Xã hộiThời kỳ quá độ lên CHủ nghĩa Xã hội
Thời kỳ quá độ lên CHủ nghĩa Xã hộiBích Phương
 
Tiểu luận-triết
Tiểu luận-triếtTiểu luận-triết
Tiểu luận-triết
linh chan
 
Chuyen de 5
Chuyen de 5Chuyen de 5
Chuyen de 5
Thuy Huynh
 
Khrusev bao-cao-ve-stalin
Khrusev bao-cao-ve-stalinKhrusev bao-cao-ve-stalin
Khrusev bao-cao-ve-stalin
Huu Nguyen
 
Nội dung công tác xây dựng đảng cộng sản việt nam
Nội dung công tác xây dựng đảng cộng sản việt namNội dung công tác xây dựng đảng cộng sản việt nam
Nội dung công tác xây dựng đảng cộng sản việt nam
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Xay dung dang cong san viet nam
Xay dung dang cong san viet namXay dung dang cong san viet nam
Xay dung dang cong san viet nam
Chanmy Mok
 
Overview of the 56-day Dien Bien Phu Campaign
Overview of the 56-day Dien Bien Phu CampaignOverview of the 56-day Dien Bien Phu Campaign
Overview of the 56-day Dien Bien Phu Campaign
Ha Nguyen
 
20 cau tu luan d.a
20 cau tu luan d.a20 cau tu luan d.a
20 cau tu luan d.a
Phi Phi
 
Bài thảo luận phân tích và làm rõ những bước phát triển trong đường lối cnh...
Bài thảo luận   phân tích và làm rõ những bước phát triển trong đường lối cnh...Bài thảo luận   phân tích và làm rõ những bước phát triển trong đường lối cnh...
Bài thảo luận phân tích và làm rõ những bước phát triển trong đường lối cnh...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Tieu luan triet hoc - Phan tich tu tuong nhan sinh quan trong mot so đieu ra...
Tieu luan triet hoc -  Phan tich tu tuong nhan sinh quan trong mot so đieu ra...Tieu luan triet hoc -  Phan tich tu tuong nhan sinh quan trong mot so đieu ra...
Tieu luan triet hoc - Phan tich tu tuong nhan sinh quan trong mot so đieu ra...
Chinh Vo Wili
 
Bản chuẩn đề cương đường lối cách mạng đảng cộng sản việt nam
Bản chuẩn đề cương đường lối cách mạng đảng cộng sản việt namBản chuẩn đề cương đường lối cách mạng đảng cộng sản việt nam
Bản chuẩn đề cương đường lối cách mạng đảng cộng sản việt nam
Học viện Chính Trị Quân Sự
 
4.3 lich su dia phuong thanh hoa thpt-
4.3 lich su dia phuong thanh hoa  thpt-4.3 lich su dia phuong thanh hoa  thpt-
4.3 lich su dia phuong thanh hoa thpt-
Phi Phi
 
Đề tài bao cấp! Đường lối cách mạng của Đảng - TDT
Đề tài bao cấp! Đường lối cách mạng của Đảng - TDTĐề tài bao cấp! Đường lối cách mạng của Đảng - TDT
Đề tài bao cấp! Đường lối cách mạng của Đảng - TDT
Võ Phúc
 
111 Câu Đố Vui
111 Câu Đố Vui111 Câu Đố Vui
111 Câu Đố Vui
phongbg
 
Mục tiêu động lực cách mạng xã hội chủ nghĩa
Mục tiêu động lực cách mạng xã hội chủ nghĩaMục tiêu động lực cách mạng xã hội chủ nghĩa
Mục tiêu động lực cách mạng xã hội chủ nghĩa
dinhtrongtran39
 

Viewers also liked (20)

Học thuyết hình thái kinh tế xã hội với sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đạ...
Học thuyết hình thái kinh tế   xã hội với sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đạ...Học thuyết hình thái kinh tế   xã hội với sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đạ...
Học thuyết hình thái kinh tế xã hội với sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đạ...
 
One
OneOne
One
 
Chuong iii
Chuong iiiChuong iii
Chuong iii
 
[MAC-LENIN] Vai trò của đấu tranh giai cấp
[MAC-LENIN] Vai trò của đấu tranh giai cấp[MAC-LENIN] Vai trò của đấu tranh giai cấp
[MAC-LENIN] Vai trò của đấu tranh giai cấp
 
Thời kỳ quá độ lên CHủ nghĩa Xã hội
Thời kỳ quá độ lên CHủ nghĩa Xã hộiThời kỳ quá độ lên CHủ nghĩa Xã hội
Thời kỳ quá độ lên CHủ nghĩa Xã hội
 
Tiểu luận-triết
Tiểu luận-triếtTiểu luận-triết
Tiểu luận-triết
 
Chuyen de 5
Chuyen de 5Chuyen de 5
Chuyen de 5
 
Khrusev bao-cao-ve-stalin
Khrusev bao-cao-ve-stalinKhrusev bao-cao-ve-stalin
Khrusev bao-cao-ve-stalin
 
Nội dung công tác xây dựng đảng cộng sản việt nam
Nội dung công tác xây dựng đảng cộng sản việt namNội dung công tác xây dựng đảng cộng sản việt nam
Nội dung công tác xây dựng đảng cộng sản việt nam
 
Xay dung dang cong san viet nam
Xay dung dang cong san viet namXay dung dang cong san viet nam
Xay dung dang cong san viet nam
 
Overview of the 56-day Dien Bien Phu Campaign
Overview of the 56-day Dien Bien Phu CampaignOverview of the 56-day Dien Bien Phu Campaign
Overview of the 56-day Dien Bien Phu Campaign
 
20 cau tu luan d.a
20 cau tu luan d.a20 cau tu luan d.a
20 cau tu luan d.a
 
Mác le nin
Mác le ninMác le nin
Mác le nin
 
Bài thảo luận phân tích và làm rõ những bước phát triển trong đường lối cnh...
Bài thảo luận   phân tích và làm rõ những bước phát triển trong đường lối cnh...Bài thảo luận   phân tích và làm rõ những bước phát triển trong đường lối cnh...
Bài thảo luận phân tích và làm rõ những bước phát triển trong đường lối cnh...
 
Tieu luan triet hoc - Phan tich tu tuong nhan sinh quan trong mot so đieu ra...
Tieu luan triet hoc -  Phan tich tu tuong nhan sinh quan trong mot so đieu ra...Tieu luan triet hoc -  Phan tich tu tuong nhan sinh quan trong mot so đieu ra...
Tieu luan triet hoc - Phan tich tu tuong nhan sinh quan trong mot so đieu ra...
 
Bản chuẩn đề cương đường lối cách mạng đảng cộng sản việt nam
Bản chuẩn đề cương đường lối cách mạng đảng cộng sản việt namBản chuẩn đề cương đường lối cách mạng đảng cộng sản việt nam
Bản chuẩn đề cương đường lối cách mạng đảng cộng sản việt nam
 
4.3 lich su dia phuong thanh hoa thpt-
4.3 lich su dia phuong thanh hoa  thpt-4.3 lich su dia phuong thanh hoa  thpt-
4.3 lich su dia phuong thanh hoa thpt-
 
Đề tài bao cấp! Đường lối cách mạng của Đảng - TDT
Đề tài bao cấp! Đường lối cách mạng của Đảng - TDTĐề tài bao cấp! Đường lối cách mạng của Đảng - TDT
Đề tài bao cấp! Đường lối cách mạng của Đảng - TDT
 
111 Câu Đố Vui
111 Câu Đố Vui111 Câu Đố Vui
111 Câu Đố Vui
 
Mục tiêu động lực cách mạng xã hội chủ nghĩa
Mục tiêu động lực cách mạng xã hội chủ nghĩaMục tiêu động lực cách mạng xã hội chủ nghĩa
Mục tiêu động lực cách mạng xã hội chủ nghĩa
 

Similar to Dap an cau hoi triet hoc (1)

Chu nghia mac thong nhat ly luan va thuc tien
Chu nghia mac thong nhat ly luan va thuc tienChu nghia mac thong nhat ly luan va thuc tien
Chu nghia mac thong nhat ly luan va thuc tien
trungbao10
 
Quan điểm về đời sống về thực tiễn, phải là quan điểm thứ nhất và cơ bản của ...
Quan điểm về đời sống về thực tiễn, phải là quan điểm thứ nhất và cơ bản của ...Quan điểm về đời sống về thực tiễn, phải là quan điểm thứ nhất và cơ bản của ...
Quan điểm về đời sống về thực tiễn, phải là quan điểm thứ nhất và cơ bản của ...
hieu anh
 
Tiểu luận triết học nguyên tắc khách quan và sự vận dụng trong hoạt động nhận...
Tiểu luận triết học nguyên tắc khách quan và sự vận dụng trong hoạt động nhận...Tiểu luận triết học nguyên tắc khách quan và sự vận dụng trong hoạt động nhận...
Tiểu luận triết học nguyên tắc khách quan và sự vận dụng trong hoạt động nhận...
jackjohn45
 
3. De cuong mon CNXHKH.doc
3. De cuong mon CNXHKH.doc3. De cuong mon CNXHKH.doc
3. De cuong mon CNXHKH.doc
NguyenThi954833
 
3. De cuong mon CNXHKH.doc
3. De cuong mon CNXHKH.doc3. De cuong mon CNXHKH.doc
3. De cuong mon CNXHKH.doc
NguyenThi954833
 
On tap mon chinh tri
On tap mon chinh triOn tap mon chinh tri
On tap mon chinh tripucca_dn
 
Đề cương môn chính trị đợt 2.2017docx
Đề cương môn chính trị đợt 2.2017docxĐề cương môn chính trị đợt 2.2017docx
Đề cương môn chính trị đợt 2.2017docx
tiểu minh
 
Đề cương những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin
Đề cương những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác LêninĐề cương những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin
Đề cương những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin
Huynh ICT
 
Vận Dụng Lý Luận Về Hình Thái Kinh Tế - Xã Hội Giải Thích Quá Trình Phát Triể...
Vận Dụng Lý Luận Về Hình Thái Kinh Tế - Xã Hội Giải Thích Quá Trình Phát Triể...Vận Dụng Lý Luận Về Hình Thái Kinh Tế - Xã Hội Giải Thích Quá Trình Phát Triể...
Vận Dụng Lý Luận Về Hình Thái Kinh Tế - Xã Hội Giải Thích Quá Trình Phát Triể...
DỊCH VỤ VIẾT ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO/ TEL: 0909.232.620
 
Tiểu-luận_final.docx
Tiểu-luận_final.docxTiểu-luận_final.docx
Tiểu-luận_final.docx
dngnguyn58524
 
Hình Thái Kinh Tế - Xã Hội Giải Thích Quá Trình Phát Triển Của Việt Nam Ngày ...
Hình Thái Kinh Tế - Xã Hội Giải Thích Quá Trình Phát Triển Của Việt Nam Ngày ...Hình Thái Kinh Tế - Xã Hội Giải Thích Quá Trình Phát Triển Của Việt Nam Ngày ...
Hình Thái Kinh Tế - Xã Hội Giải Thích Quá Trình Phát Triển Của Việt Nam Ngày ...
DỊCH VỤ VIẾT ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO/ TEL: 0909.232.620
 
lien-he-cac-van-de-trong-triet-hoc-vao-cuoc-song-thuc-tien.pdf
lien-he-cac-van-de-trong-triet-hoc-vao-cuoc-song-thuc-tien.pdflien-he-cac-van-de-trong-triet-hoc-vao-cuoc-song-thuc-tien.pdf
lien-he-cac-van-de-trong-triet-hoc-vao-cuoc-song-thuc-tien.pdf
ssuserb5d593
 
Đề tài: Sự phát triển của chính trị, pháp luật, triết học, tôn giáo
Đề tài: Sự phát triển của chính trị, pháp luật, triết học, tôn giáoĐề tài: Sự phát triển của chính trị, pháp luật, triết học, tôn giáo
Đề tài: Sự phát triển của chính trị, pháp luật, triết học, tôn giáo
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn.doc
Nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn.docNguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn.doc
Nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn.doc
VuJonny
 
Trong thời kỳ đổi mới chúng ta khẳng định phải đổi mới tư duy lý luận trước k...
Trong thời kỳ đổi mới chúng ta khẳng định phải đổi mới tư duy lý luận trước k...Trong thời kỳ đổi mới chúng ta khẳng định phải đổi mới tư duy lý luận trước k...
Trong thời kỳ đổi mới chúng ta khẳng định phải đổi mới tư duy lý luận trước k...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
bài thuyết trình về vấn đề triết học.pptx
bài thuyết trình về vấn đề triết học.pptxbài thuyết trình về vấn đề triết học.pptx
bài thuyết trình về vấn đề triết học.pptx
KhngCTn20
 
Chương 1- TTHCM.pptx. SLide giới thiệu về tư tưởng HỒ CHÍ MINH
Chương 1- TTHCM.pptx. SLide giới thiệu về tư tưởng HỒ CHÍ MINHChương 1- TTHCM.pptx. SLide giới thiệu về tư tưởng HỒ CHÍ MINH
Chương 1- TTHCM.pptx. SLide giới thiệu về tư tưởng HỒ CHÍ MINH
laikaa88
 
CĐ,TC-Môn chính trị.pdf
CĐ,TC-Môn chính trị.pdfCĐ,TC-Môn chính trị.pdf
CĐ,TC-Môn chính trị.pdf
ssuserb5d593
 

Similar to Dap an cau hoi triet hoc (1) (20)

Triet hoc
Triet hocTriet hoc
Triet hoc
 
Chu nghia mac thong nhat ly luan va thuc tien
Chu nghia mac thong nhat ly luan va thuc tienChu nghia mac thong nhat ly luan va thuc tien
Chu nghia mac thong nhat ly luan va thuc tien
 
Quan điểm về đời sống về thực tiễn, phải là quan điểm thứ nhất và cơ bản của ...
Quan điểm về đời sống về thực tiễn, phải là quan điểm thứ nhất và cơ bản của ...Quan điểm về đời sống về thực tiễn, phải là quan điểm thứ nhất và cơ bản của ...
Quan điểm về đời sống về thực tiễn, phải là quan điểm thứ nhất và cơ bản của ...
 
Dap an triet
Dap an trietDap an triet
Dap an triet
 
Tiểu luận triết học nguyên tắc khách quan và sự vận dụng trong hoạt động nhận...
Tiểu luận triết học nguyên tắc khách quan và sự vận dụng trong hoạt động nhận...Tiểu luận triết học nguyên tắc khách quan và sự vận dụng trong hoạt động nhận...
Tiểu luận triết học nguyên tắc khách quan và sự vận dụng trong hoạt động nhận...
 
3. De cuong mon CNXHKH.doc
3. De cuong mon CNXHKH.doc3. De cuong mon CNXHKH.doc
3. De cuong mon CNXHKH.doc
 
3. De cuong mon CNXHKH.doc
3. De cuong mon CNXHKH.doc3. De cuong mon CNXHKH.doc
3. De cuong mon CNXHKH.doc
 
On tap mon chinh tri
On tap mon chinh triOn tap mon chinh tri
On tap mon chinh tri
 
Đề cương môn chính trị đợt 2.2017docx
Đề cương môn chính trị đợt 2.2017docxĐề cương môn chính trị đợt 2.2017docx
Đề cương môn chính trị đợt 2.2017docx
 
Đề cương những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin
Đề cương những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác LêninĐề cương những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin
Đề cương những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin
 
Vận Dụng Lý Luận Về Hình Thái Kinh Tế - Xã Hội Giải Thích Quá Trình Phát Triể...
Vận Dụng Lý Luận Về Hình Thái Kinh Tế - Xã Hội Giải Thích Quá Trình Phát Triể...Vận Dụng Lý Luận Về Hình Thái Kinh Tế - Xã Hội Giải Thích Quá Trình Phát Triể...
Vận Dụng Lý Luận Về Hình Thái Kinh Tế - Xã Hội Giải Thích Quá Trình Phát Triể...
 
Tiểu-luận_final.docx
Tiểu-luận_final.docxTiểu-luận_final.docx
Tiểu-luận_final.docx
 
Hình Thái Kinh Tế - Xã Hội Giải Thích Quá Trình Phát Triển Của Việt Nam Ngày ...
Hình Thái Kinh Tế - Xã Hội Giải Thích Quá Trình Phát Triển Của Việt Nam Ngày ...Hình Thái Kinh Tế - Xã Hội Giải Thích Quá Trình Phát Triển Của Việt Nam Ngày ...
Hình Thái Kinh Tế - Xã Hội Giải Thích Quá Trình Phát Triển Của Việt Nam Ngày ...
 
lien-he-cac-van-de-trong-triet-hoc-vao-cuoc-song-thuc-tien.pdf
lien-he-cac-van-de-trong-triet-hoc-vao-cuoc-song-thuc-tien.pdflien-he-cac-van-de-trong-triet-hoc-vao-cuoc-song-thuc-tien.pdf
lien-he-cac-van-de-trong-triet-hoc-vao-cuoc-song-thuc-tien.pdf
 
Đề tài: Sự phát triển của chính trị, pháp luật, triết học, tôn giáo
Đề tài: Sự phát triển của chính trị, pháp luật, triết học, tôn giáoĐề tài: Sự phát triển của chính trị, pháp luật, triết học, tôn giáo
Đề tài: Sự phát triển của chính trị, pháp luật, triết học, tôn giáo
 
Nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn.doc
Nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn.docNguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn.doc
Nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn.doc
 
Trong thời kỳ đổi mới chúng ta khẳng định phải đổi mới tư duy lý luận trước k...
Trong thời kỳ đổi mới chúng ta khẳng định phải đổi mới tư duy lý luận trước k...Trong thời kỳ đổi mới chúng ta khẳng định phải đổi mới tư duy lý luận trước k...
Trong thời kỳ đổi mới chúng ta khẳng định phải đổi mới tư duy lý luận trước k...
 
bài thuyết trình về vấn đề triết học.pptx
bài thuyết trình về vấn đề triết học.pptxbài thuyết trình về vấn đề triết học.pptx
bài thuyết trình về vấn đề triết học.pptx
 
Chương 1- TTHCM.pptx. SLide giới thiệu về tư tưởng HỒ CHÍ MINH
Chương 1- TTHCM.pptx. SLide giới thiệu về tư tưởng HỒ CHÍ MINHChương 1- TTHCM.pptx. SLide giới thiệu về tư tưởng HỒ CHÍ MINH
Chương 1- TTHCM.pptx. SLide giới thiệu về tư tưởng HỒ CHÍ MINH
 
CĐ,TC-Môn chính trị.pdf
CĐ,TC-Môn chính trị.pdfCĐ,TC-Môn chính trị.pdf
CĐ,TC-Môn chính trị.pdf
 

Recently uploaded

Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTUChuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
nvlinhchi1612
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
duykhoacao
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
ngocnguyensp1
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
nvlinhchi1612
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
Điện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in englishAV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
Qucbo964093
 
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docxHỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
giangnguyen312210254
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
chinhkt50
 
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
nhanviet247
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (12)

Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTUChuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
 
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in englishAV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
 
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docxHỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
 
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
 

Dap an cau hoi triet hoc (1)

  • 1. CÂU HỎI Câu 1:Anh chị hãy phân tích cơ sở lý luận và và nêu ra các yêu cầu phương pháp luận của nguyên tắc khách quan của chủ nghĩa duy vật biện chứng. Đảng Cộng sản Việt Nam đã và đang vận dụng nguyên tắc này như thế nào vào sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước ta hiện nay ? Câu 2: Phân tích cơ sở lý luận của khẳng định của Đảng Cộng sản Việt Nam: “Mọi đường lối, chủ trương của Đảng phải xuất phát từ thực tế, tôn trọng quy luật khách quan”. Câu3 :Bằng lý luận và thực tiễn, chứng minh rằng: “Ý thức con người không chỉ phản ánh thế giới mà còn góp phần sáng tạo ra thế giới”. Câu 4:Phân tích cơ sở lý luận của nguyên tắc toàn diện. Vì sao trong hoạt động nhận thức và trong thực tiễn chúng ta phải tôn trọng nguyên tắc toàn diện? Vận dụng nguyên tắc này vào công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay. Gợi ý - Cơ sở lý luận của nguyên tắc toàn diện là nguyên lý về mối lien hệ phổ biến. - Nguyên tắc toàn diện là gì – các yêu cầu của nguyên tắc toàn diện? - Trong hoạt động nhận thức và thực tiễn nếu tôn trọng nguyên tắc toàn diện sẽ mang lại kết quả gì ? Ngược lại nếu không tôn trọng nguyên tắc toàn diện sẽ mang lại hậu quả gì ? - Nguyên tắc toàn diện gợi mở cho chúng ta điều gì công cuộc xây dựng và phát triển đất nước ta hiện nay ? Câu 5: Phân tích cơ sở lý luận và yêu cầu phương pháp luận của nguyên tắc toàn diện của phép biện chứng duy vật. Việc tuân thủ nguyên tắc này sẽ khắc phục được những hạn chế gì trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn? Câu 6: Phân tích cơ sở lý luận và yêu cầu phương pháp luận của nguyên tắc phát triển của phép biện chứng duy vật. Việc tuân thủ nguyên tắc này sẽ khắc phục được những hạn chế gì trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn? Câu 7: Phân tích cơ sở lý luận của nguyên tắc phát triển. Vì sao trong hoạt động nhận thức và trong thực tiễn chúng ta phải tôn trọng nguyên tắc phát triển? Vận dụng nguyên tắc này vào công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay. Gợi ý - Cơ sở lý luận của nguyên tắc phát triển nguyên lý về sự phát triển.
  • 2. - Nguyên tắc phát triểnlà gì – các yêu cầu của nguyên tắcphát triển ? - Trong hoạt động nhận thức và thực tiễn nếu tôn trọng nguyên tắc phát triểnsẽ mang lại kết quả gì ? Ngược lại nếu không tôn trọng nguyên tắc phát triểnsẽ mang lại hậu quả gì ? - Nguyên tắc phát triểngợi mở cho chúng ta điều gì công cuộc xây dựng và phát triển đất nước ta hiện nay ? Câu 8: Phân tích cơ sở lý luận và yêu cầu phương pháp luận của nguyên tắc lịch sử - cụ thể của phép biện chứng duy vật. Việc tuân thủ nguyên tắc này sẽ khắc phục được những hạn chế gì trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn? Câu 9: Phân tích nội dung nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn của triết học Mác – Lênin. Vận dụng nguyên tắc này vào công cuộc đổi mới ở nưoc ta hiện nay. Câu10: Phân tích nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn. Việc tuân thủ nguyên tắc này sẽ khắc phục được những hạn chế gì trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn? Câu11: Hình thái kinh tế xã hội là gì? Ý nghĩa phương pháp luận của học thuyết hình thái kinh tế – xã hội? Phân tích tư tưởng của Mác: “Sự phát triển hình thái kinh tế – xã hội là quá trình lịch sử – tự nhiên”. Đảng CSVN đã vận dụng học thuyết hình thái KT-XH như thế nào vào thực tiễn cách mạng VN hiện nay? Câu12:Phân tích nội dung cơ bản của quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Tại sao nói quy luật này là quy luật cơ bản và phổ biến nhất của xã hội lòai người. Đảng CSVN đã vận dụng quy luật này như thế nào vào quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay. Câu13:Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng. Đảng CSVN đã vận dụng mối quan hệ biện chứng này như thế nào vào quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay? CÂU 14: Bằng hiểu biết của mình về nội dung của chủ nghĩa duy vật lịch sử, Anh ( chị) hãy làm sáng tỏ luận điểm sau đây của Lênin: “ Chủ nghĩa duy vật lịch sử của Mác là thành tựu vĩ đại nhất của tư tưởng khoa học . Một lý luận hết sức hoàn chỉnh và chặt chẽ đã thay cho sự lộn xộn và sự tùy tiện, vẫn ngự trị từ trước đến nay trong các quan niệm về lịch sử và chính trị” Gợi ý
  • 3. - Trước Mác các quan niệm về lịch sử mang tính duy tâm, phản khoa học… - C. Mác & Ăngghen đã vận dụng những nguyên lý của CNDVBC và PBCDV vào việc phân tích xã hội hình thành nên CNDVLS với những quan niệm duy vật và khoa học về lịch sử: + SXVC quyết định sự tồn tại, phát triển của xã hội; PTSX quyết định đời sống chính trị và tinh thần nói chung. + Sự phát triển của xã hội loài người là một quá trình lịch sử - tự nhiên ( theo các quy luật khách quan) + Nguồn gốc, bản chất, chức năng của nhà nước + Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội, ý thức xã hội mang tính độc lập tương đối tác động trở lại tồn tại xã hội + Bản chất con người… + Quần chúng nhân dân là chủ thể sáng tạo ra lịch sử CÂU15: Hãy giải thích và chứng minh luận điểm sau đây của Lênin: “ Chỉ có đem quy những quan hệ xã hội vào những quan hệ sản xuất, và đem quy những quan hệ sản xuất vào trình độ của những lực lượng sản xuất thì người ta mới có được một cơ sở vững chắc để quan niệm sự phát triển của những hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử - tự nhiên” Gợi ý - Gải thích: Luận điểm trên chỉ rõ sự phát triển của xã hội là một quá trình lịch sử - tự nhiên diễn ra theo các quy luật khách quan mà quy luật cơ bản, quan trọng nhất là quy luật QHSX phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất; điều đó có nghĩa, xét tới cùng sự phát triển của xã hội là một quá trình lịch sử - tự nhiên được bắt đầu từ sự phát triển của LLSX - Khái niệm HTKT – XH và cấu trúc của HTKT – XH - Chứng minh sự phát triển của xã hội loài người là một quá trình lịch sử - tự nhiên theo quy luật QHSX phù hợp với trình độ phát triển của LLSX, nghĩa là được bắt đầu từ sự phát triển của LLSX. CÂU 16: Giai cấp là gì? Bằng lý luận và thực tiễn, chứng minh rằng: “Trong mọi thời đại, những tư tưởng của giai cấp thống trị là những tư tưởng thống trị. Điều đó
  • 4. có nghĩa là giai cấp nào là lực lượng vật chất thống trị trong xã hội thì cũng là lực lượng tinh thần thống trị trong xã hội”. Gợi ý - Giai cấp là gì? - Luận điểm trên chỉ rõ mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng, trong đó cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng - Về mặt lý luận: Cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng - Về mặt thực tiễn Dùng thực tế lịch sử để chứng minh Câu 17: Anh ( chị) hãyphân tích quan điểm của triết học Mác - Lênin về bản chất con người và vận dụng các quan điểm này vào việc phát huy nguồn lực con người ở Việt Nam hiện nay. Gợi ý - Quan niệm về con người trong triết học Mác: + Con người là một thực thể sinh vật – xã hội + Trong tính hiện thực của nó bản chất của con người là tổng hòa các quan hệ xã hội + Con người vừa là sản phẩm vừa là chủ thể của lịch sử - Vận dụng các quan điểm về con người trong triết học Mác vào việc phát huy nguồn lực con người ở Việt Nam hiện nay: + Phải biết quan tâm đến con người bản năng + Phải biết quan tâm đến lợi ích vật chất của con người + Phải biết quan tâm đến lợi ích cá nhân,kết hợp hài hòa lợi ích cá nhân và lợi ích tập thể + Phải biết kế thừa những giá trị tốt đẹp của con người trong quá khứ; đồng thời phải biết xây dựng mẫu người phù hợp với từng giai đoạn lịch sử… - Dùng thực tế lịch sử để chứng minh
  • 5. BÀI LÀM Câu 1: Phân tích cơ sở lý luận, nêu ra các yêu cầu phương pháp của nguyên tắc khách quan của chủ nghĩa duy vật biện chứng. Đảng Cộng sản Việt Nam đã và đang vận dung nguyên tắc này như thế nào vào sự nghiệp cách mạng ở nước ta. * Cơ sở lý luận: Nguyên tắc khách quan trong xem xét được xây dựng dựa trên nội dung của nguyên lý về tính thống nhất vật chất của thế giới. Yêu cầu của nguyên tắc này được tóm tắt như sau :khi nhận thức khách thể (đối tượng), sự vật, hiện tượng tồn tại trong hiện thực – chủ thể tư duy phải nắm bắt, tái hiện nó trong chính nó mà không được thêm hay bớt một cách tùy tiện . - Vật chất là cái có trước tư duy. Vật chất tồn tại vĩnh viễn và ở một giai đọan phát triển nhất định của mình nó mới sản sinh ra tư duy. Do tư duy phản ánh thế giới vật chất, nên trong quá trình nhận thức đối tượng ta không được xuất phát từ tư duy, từ ý kiến chủ quan của chúng ta về đối tượng.mà phải xuất phát từ chính bản thân đối tượng, từ bản chất của nó, không được ”bắt” đối tượng tuân theo tư duy mà phải “bắt” tư duy tuân theo đối tượng. Không ép đối tượng thỏa mãn một sơ đồ chủ quan hay một “Lôgíc” nào đó, mà phải rút ra những sơ đồ từ đối tượng, tái tạo trong tư duy các hình tượng, tư tưởng- cái lôgíc phát triển của chính đối tượng đó. - Toàn bộ “nghệ thuật” chinh phục bản chất của sự vật, hiện tượng được gói ghém trong sự tìm kiếm, chọn lựa, sử dụng những con đường, cách thức, phương tiện thâm nhập hữu hiệu vào “thế giới” bên trong của sự vật. “nghệ thuật” chinh phục như thế không mang đến cho sự vật, hiện tượng một cái gì đó xa lạ với chính nó. Điều này đặt ra cho chủ thể một tình thế khó khăn. Làm như thế nào để biết chắc chắn những suy nghĩ của chúng ta về sư vật là khách quan, là phù hợp với bản thân sự vật? Nguyên tắc khách quan đòi hỏi được bổ sung thêm yêu cầu phát huy tính năng động sáng tạo của chủ thể và nguyên tắc tính đảng . - Khi nhận thức các hiện tượng xã hội chúng ta phải chú trọng đến mức độ quan tâm và năng lực nhận thức của các lực lượng xã hội đối với việc giải quyết các vấn đề xã hội, đối với khuynh hướng phát triển của các hiện tượng xã hội, đối với việc đánh giá tình hình xã hội … những đánh giá có giá trị hơn, những cách giải quyết đúng hơn thường là những đánh giá, những cách giải quyết thuộc về các lực lượng xã hội biết đứng trên lập trường của giai cấp tiên tiến, của những lực lượng cách mạng của thời đại đó. Vì vậy tính khách quan trong xem xét các hiện tượng xã hội nhất quán với nguyên tắc tính đảng. Việc xem thường nguyên tắc này dễ dẫn đến vi phạm yêu cầu của nguyên tắc khách quan trong xem xét, dễ biến nó thành chủ nghĩa khách quan, cản trở việc nhận thức đúng đắn các hiện tượng xã hội phức tạp. * Những yêu cầu phương pháp luận của nguyên tắc khách quan trong xem xét: Nguyên tắc khách quan trong xem xét có mối liên hệ mật thiết với các nguyên tắc khác của lôgíc biện chứng. Nó thể hiện ở yêu cầu cụ thể sau: + Trong hoạt động nhận thức, Chủ thể phải: - Một là: Xuất phát từ hiện thực khách quan, tái hiện lại nó như nó vốn có mà không được tùy tiện đưa ra những nhận định chủ quan.
  • 6. - Hai là: Phải biết phát huy tính năng động, sáng tạo của chủ thể, đưa ra các giả thuyết khoa học có giá trị về khách thể, đồng thời biết cách tiến hành kiểm chứng các giả tuyết đó bằng thực nghiệm. + Trong hoạt động thực tiễn, Chủ thể phải : - Một là: Xuất phát từ hiện thực khách quan, phát hiện ra những quy luật chi phối nó. - Hai là: Dựa trên các quy luật khách quan đó, chúng ta vạch ra các mục tiêu, kế họach, tìm kiếm các biện pháp, phương thức để tổ chức thực hiện. Kịp thời điều chỉnh, uốn nắng họat động của con người đi theo lợi ích và mục đích đã đặt ra. Phát huy tính năng động, sáng tạo của ý thức có nghĩa là phát huy vai trò tri thức, tình cảm, ý chí, lý trí… tức là phát huy vai trò nhân tố con người trong họat động nhận thức và họat động thực tiễn cải tạo hiện thực khách quan, vươn lên làm chủ thế giới. * Đảng Cộng sản Việt Nam đã vận dụng như thế nào vào sự nghiệp cách mạng của Việt Nam: Phải tôn trọng hiện thực khách quan, tôn trọng vai trò quyết định của vật chất. Cụ thể là: - Xuất phát từ hiện thực khách quan của đất nước, của thời đại để họach định các đường lối, chiến lược, sách lược nhằm xây dựng và phát triển đất nước. - Biết tìm kiếm, khai thác và sử dụng những lực lượng vật chất để hiện thực hóa đường lối, chiến lược, sách lược nhằm xây dựng và phát triển đất nước. - Coi cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, coi đại đòan kết tòan dân tộc là động lực chủ yếu để phát triển đất nước. Biết kết hợp hài hòa các lợi ích khác nhau (lợi ích kinh tế, lợi ích chính trị, lợi ích vật chất, lợi ích tinh thần, lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể, lợi ích xã hội...) thành động lực mạnh mẽ thúc đẩy công cuộc đổi mới. - Đảng ta rút ra những bài học kinh nghiệm từ những sai lầm, thất bại trước đổi mới, Đảng ta kết luận: “Mọi đường lối, chủ trương của Đảng phải xuất phát từ thực tế, tôn trọng quy luật khách quan”. Câu 2: Phân tích cơ sở triết học (lý luận và phương pháp luận) trong khẳng định của Đảng cộng sản Việt Nam "Mọi đường lối, chủ trương của Đảng phải xuất phát từ thực tế, tôn trọng qui luật khách quan". Ngay từ khi ra đời, Đảng cộng sản Việt Nam đã lấy chủ nghĩa Mác Lênin làm nền tảng tư tưởng và vận dụng tư tưởng lý luận đó vào thực tế cách mạng nước ta để đề ra đường lối, chủ trương, chính sách qua từng thời kỳ. Một trong những vận dụng cơ sở lý luận của triết học Mác Lênin vào công cuộc đổi mới đất nước mà Đảng đã khởi xướng bắt đầu từ Đại hội Đảng lần thứ IV là nguyên tắc khách quan, một nguyên tắc được rút ra từ mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức. Đảng cộng sản Việt Nam "Mọi đường lối, chủ trương của Đảng phải xuất phát từ thực tế, tôn trọng qui luật khách quan". Việc tìm hiểu quy luật khách quan trên cơ sở mối quan hệ giữa vật chất và ý thức để vận dụng đúng đắn quy luật này vào thực tiễn là vấn đề hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức là vấn đề cơ bản của triết học. Phạm trù vật chất và mối liên hệ giữa vật chất và ý thức đã được các nhà triết học trước Mác
  • 7. quan tâm với nhiều quan điểm khác nhau và luôn diễn ra cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa duy vật trong suốt lịch sử của triết học . Quan điểm Mácxit cho rằng chỉ có một thế giới duy nhất và thống nhất là thế giới vật chất. Thế giới vật chất tồn tại khách quan có trước và độc lập với ý thức con người. Lênin –người đã bảo vệ và phát triển triết học Mác đã nêu ra định nghĩa “vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại để làm cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại ,chụp lại ,phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác. Vật chất là một phạm trù triết học: Đó là một phạm trù rộng và khái quát nhất , không thể hiểu theo nghĩa hẹp như các khái niệm vật chất thường dùng trong các lĩnh vực khoa học cụ thể hoặc đời sống hàng ngày. Thuộc tính cơ bản nhất của vật chất là “thực tại khách quan” , “tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”, đó cũng chính là tiêu chuẩn để phân biệt cái gì là vật chất và cái gì không phải là vật chất. Vật chất quyết định ý thức, vật chất quyết định nội dung ý thức. Cả ý thức thông thường và ý thức lý luận đều bắt nguồn từ điều kiện tự nhiên và xã hội nhất định . Phong tục, tập quán , thói quen nầy nẩy sinh trên những điều kiện vật chất nhất định đó là thực tiển xã hội –lịch sử. Chủ nghĩa xã hội khoa học đời cũng dựa trên mảnh đất hiện thực là những tiên đề về kinh tế chính trị xã hội, về khoa học tự nhiên và sự kế thừa tinh hoa tư tưởng , văn hoá nhân loại cùng với thiên tài của MÁC và Ăngghen . Do thực tại khách quan luôn luôn biến động vận động nên nhận thức của nó củng luôn luôn biến đổi theo, nhưng xét đến cùng thì vật chất bao giờ củng quyết định ý thức . Nhưng ý thức đã ra đời thì nó có tác động lại vật chất . Với tính độc lập tương đối của mình ý thức tác động trở lại vật chất thông qua hoạt động thực tiển của con người . Quán triệt quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức của triết học Mác xit. Trong nhận thức và thực tiễn , chúng ta phải xuất phát từ thực tế khách quan, lấy thực tế khách quan làm căn cứ cho mọi hoạt động của mình . Đồng thời phát huy tính năng động sáng tạo của ý thức, phát huy vai trò nhân tố của con người trong việc nhận thức, tác động cải tạo thế giới. Quan điểm khách quan trên giúp ta ngăn ngừa và khắc phục bệnh chủ quan duy ý chí. Bệnh chủ quan duy ý trí là xuất phát từ việc cường điệu tính sáng tạo của ý thức, tuyệt đối hoá vai trò nhân tố chủ quan của ý chí, bất chấp qui luật khách quan, xa rời hiện thực, phủ nhận xem nhẹ điều kiện vật chất . Ở nước ta , trong thời kỳ trước đổi mới. Đảng ta đã nhận định rằng chúng ta mắt bệnh chủ quan duy ý chí trong việc xác định mục tiêu và bước đi trong việc xây dựng vật chất kỹ thuật và cải tạo xã hội chủ nghĩa ; về bố trí cơ cấu kinh tế; về việc sử dụng các thành phần kinh tế ….Trong cải tạo xã hội chủ nghĩa ,sử dụng các thành phần kinh tế , đã có hiện tượng nóng vọi muốn xoá bỏ ngay các thành phần kinh tế phi xã hội chủ nghĩa , nhanh chống biến kinh tế tư bản tư nhân thành quốc doanh trong khi đúng ra là phải duy trì thực hiện phát triển các thành phần kinh tế theo từng bước đi thích hợp , phù hợp với thời kỳ quá độ trong một thời gian tương đối dài để phát triển lực lượng sản xuất. Nguyên nhân của căn bệnh chủ quan duy ý chí trên là do sự lạc hậu, yếu kém về lý luận, do tâm lý của người sản xuất nhỏ và do chúng ta kéo dài chế độ quan liêu bao cấp.
  • 8. Văn kiện Đại Hội toàn quốc lần thứ 6 của Đảng ta đã nêu lên bài học :”Đảng ta luôn luôn xuất phát từ thực tế, tôn trọng và hành động theo qui luật khách quan". Chúng ta biết rằng quan điểm khách quan đòi hỏi trong nhận thức và hoạt động thực tiễn phải xuất phát từ bản thân sự vật hiện tượng, phải thừa nhận và tôn trọng tính khách quan của vật chất, của các qui luật tự nhiên và xã hội, không được xuất phát từ ý muốn chủ quan. Bài học mà Đảng ta đã nêu ra , trước hết đòi hỏi Đảng nhận thức đúng đắn và hành động phù hợp với hệ thống qui luật khách quan. Tiếp tục đổi mới tư duy lý luận, nhất là tư duy về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Đó là xây dựng CNXH bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa cho nên phải trải qua một thời kỳ quá độ lâu dài nhiều chặn đường, nhiều hình thức tổ chức kinh tế xã hội có tính chất quá độ . Mổi chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước phải xuất phát từ thực tế khách quan của đất nước và phù hợp qui luật . Chúng ta biết rằng ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan trong quá trình con người cải tạo thế giới . Do đó càng nắm bắt thông tin về thực tế khách quan chính xác , đầy đủ trung thực và sử lý các thông tin ấy một cách khoa học thì quá trình cải tạo thế giới càng hiệu quả .Đồng thời cần thấy rằng sức mạnh của ý thức là ở năng lực nhận thức và vận dụng tri thức củng như các qui luật của thế giới khách quan . Xuất phát từ mối quan hệ biên chứng giữa vật chất và ý thức . Đảng ta xác định "Mọi đường lối, chủ trương của Đảng phải xuất phát từ thực tế, tôn trọng qui luật khách quan” là xác định vai trò quyết định của vật chất (thế giới khách quan). Như vậy , từ chủ nghĩa Mác-Lênin về mối quan hệ vật chất và ý thức, củng như từ những kinh nghiệm thành công và thất bại trong quá trình lãnh đạo cách mạng nước ta, Đảng ta đả rút ra bài học trên. Bài học ấy có ý nghĩa thời sự nóng hổi trong quá trình đổi mới đất nước. Hiện nay, trong tình hình đổi mới của cục diện thế giới và của cách mạng ở nước ta đòi hỏi Đảng ta không ngừng phát huy sự hiệu quả lảnh đạo của mình thông qua việc nhận thức đúng, tranh thủ được thời cơ do cách mạng khoa học công nghệ, do xu thế hội nhập và toàn cầu hoá đem lại, đồng thời xác định rỏ những thách thức mà cách mạng nước a trãi qua. Câu 3: Bằng lý luận và thực tiễn chứng minh rằng "Ý thức con người không chỉ phản ánh thế giới mà còn góp phần sáng tạo ra thế giới ? Ý thức của con người theo triết học duy vật biện chứng không phải là một hiện tượng thần bí, tách rời khỏi vật chất mà là đặc tính của một dạng vật chất có tổ chức đặc biệt là bộ óc của con người, là sự phản ánh sự vật, hiện tượng của thế giới bên ngoài vào bộ óc của con người trên nền tảng của hoạt động lao động sáng tạo và được hiện thực hóa bằng ngôn ngữ. Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Ý thức con người có nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc xã hội Nguồn gốc tự nhiên: Triết học DVBC chỉ ra rằng, phản ánh là thuộc tính chung của mọi vạn vật chất. Đó là năng lực giữ lại, tái hiện lại của 01 hệ thống vật chất này những đặc điểm của của một hệ thống vật chất khác khi 02 hệ thống vật chất đó tác động lẫn nhau. Cùng với sự phát triển của thế giới vật chất, thuộc tính phản ánh của nó cũng phát triển từ thấp lên cao. Như vậy ý thức là thuộc tính của 01 dạng vật chất
  • 9. có tổ chức cao là bộ não người. Não người và sự phản ánh của thế giới khách quan vao não người chính là nguồn gốc tự nhiên của ý thức Nguồn gốc xã hội: Triết học DVBC chỉ ra rằng, chính lao động và ngôn ngữ là 02 nguồn gốc xã hội Quyết định trực tiếp đến sự hình thành và phát triển của ý thức Chính lao động đóng vai trò Quyết định trong sự chuyển biến từ vượn thành người, làm cho con người khác với tất cả động vật khác. Lao động giúp con người cải tạo thế giới và hoàn thiện chính mình. Thông qua lao động não người càng ngày càng hoàn thiện, phát triển giúp tư duy trừu tượng phát triển. Chính lao động là cơ sở hình thành, phát triển của ngôn ngữ . Sự ra đời của ngôn ngữ sẽ giúp con người phản ánh sự vật khái quát hơn. Điều này càng thúc đẩy tư duy trừu tượng phát triển . Đây là 02 yếu tố quan trọng để phát triển ý thức. Lao động và ngôn ngữ là “hai sức kích thích chủ yếu” để bộ não vượn thành bộ não người, phản ánh tâm lý động vật thành phản ánh ý thức. Về bản chất của ý thức: Các Mác đã chỉ ra rằng ý thức chẳng qua chỉ là vật chất được di chuyển vào trong bộ óc của con người và được cải biến đi ở trong đó. Như vậy bản chất của ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Có nghĩa là nội dung của ý thức là do thế giới khách quan quy định, nhưng khi phản ánh thì nó mang dấu ấn chủ quan của con người. - Ý thức là sự phản ánh thế giới khách quan vào óc người nhưng đó là phản ánh sáng tạo. Tính sáng tạo của ý thức được thể hiện ra rất phong phú. Trên cơ sở những cái đã có, ý thức có thể tạo ra tri thức mới về sự vật, có thể tưởng tượng ra cái không có trong thực tế. ý thức có thể tiên đoán, dự báo tương lai, có thể tạo ra những huyền thoại, những giả thuyết ... - Phản ánh của ý thức là tích cực, chủ động: con người trên cơ sở hoạt động thực tiễn, chủ động tác động vào sự vật hiện tượng làm cho chúng bộc lộ tính chất, thuộc tính, đặc điểm → hiểu biết vận dụng tri thức để nhận thức và cải tạo TGKQ. - Ý thức mang bản chất xã hội Khi thừa nhận vật chất tồn tại bên ngoài và độc lập với ý thức, quyết định ý thức thì sự nhận thức thế giới không thể xuất phát từ ý thức con người, mà phải xuất phát từ thế giới khách quan.Trong hoạt động thực tiễn phải tôn trọng và hành động theo các quy luật khách quan. Lênin đã nhiều lần nhấn mạnh rằng không được lấy ý muốn chủ quan của mình làm chính sách, lấy ý chí áp đặt cho thực tế vì như vậy sẽ mắc phải bệnh chủ quan duy ý chí.Tuy nhiên, chủ nghĩa duy vật đồng thời vạch rõ sự tác động trở lại vô cùng to lớn của ý thức đối với vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con người. Quan hệ giữa vật chất và ý thức là quan hệ hai chiều. Không thấy điều đó sẽ rơi vào quan niệm duy vật tầm thường và bệnh bảo thủ, trì trệ trong nhận thức và hành động. Nói tới vai trò của ý thức thực chất là nói tới vai trò của con người, vì ý thức tự nó không trực tiếp thay đổi được gì trong hiện thực cả. Do đó, muốn thực hiện tư tưởng phải sử dụng lực lượng thực tiễn. Nghĩa là con người muốn thực hiện quy luật khách quan thì phải nhận thức, vận dụng đúng đắn những quy luật đó, phải có ý chí và phương pháp để tổ chức hành động. Vai trò của ý thức là ở chỗ chỉ đạo hoạt động của con người, có thể quyết định làm cho con người hành động đúng hay sai, thành công hay thất bại trên cơ sở những điều kiện khách quan nhất định. Do đó, con người càng phản ánh đầy đủ, chính xác thế giới khách quan thì càng cải tạo thế giới có hiệu quả "Ý thức con người không chỉ phản ánh thế giới mà còn góp phần sáng tạo ra thế giới".
  • 10. Vì vậy, phải phát huy tính năng động, sáng tạo của ý thức, phát huy vai trò nhân tố con người để tác động, cải tạo thế giới khách quan. Từ quan điểm duy vật biện chứng về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức ta thấy không được xem nhẹ quan điểm khách quan, tính năng động, sáng tạo của ý thức mà nó còn đòi hỏi phải phát huy tính năng động sáng tạo của ý thức, của nhân tố chủ quan. Bởi vì quá trình đạt tới tính khách quan đòi hỏi chủ thể phải phát huy tính năng động, sáng tạo trong việc tìm ra những biện pháp, những con đường để từng bước thâm nhập sâu vào bản chất của sự vật, trên cơ sở đó con người thực hiện sự biến đổi từ cái “vật tự nó” (tức thực tại khách quan) thành cái phục vụ cho nhu cầu của con người đồng thời sử dụng hiệu quả các điều kiện, sức mạnh vật chất khách quan, sức mạnh của quy luật … để phục vụ cho các mục tiêu, mục đích khác nhau của con người. Nếu trong nhận thức và hoạt động thực tiễn, chúng ta tuyệt đối hóa, cường điệu hóa vai trò của nhân tố chủ quan thì sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của xã hội và rơi vào bệnh bệnh bảo thủ trì trệ. Đây là khuynh hướng sai lầm cực đoan do cường điệu hóa vai trò của vật chất, sùng bái sức mạnh của quy luật, hạ thấp vai trò của nhân tố chủ quan. Khuynh hướng bảo thủ sẽ dẫn đến tình trạng ỷ lại, chậm đổi mới, ngại thay đổi, dựa dẫm, chờ đợi, thậm chí cản trở cái mới, bằng lòng thỏa mãn với cái đã có. Liên hệ thực tế: Bệnh bảo thủ trì trệ là một thực tế tồn tại trong thời kỳ khá dài trước đổi mới (trước Đại hội lần VI tháng 12-1986). Trong giai đoạn này, tình trạng khủng hoảng kinh tế xã hội ngày càng trầm trọng xuất phát từ bảo thủ có tác hại rất lớn. Bênh bảo thủ trì trệ được biểu hiện qua việc “chậm đổi mới cơ chế quản lý kinh tế đã lỗi thời”, trong công tác tổ chức thời kỳ này “khuyết điểm lớn nhất là sự trì trệ, chậm đổi mới công tác cán bộ. Việc lựa chọn, bố trí cán bộ vào các cơ quan lãnh đạo và quản lý các cấp còn theo quan niệm cũ kỹ và tiêu chuẩn không đúng đắn, mang nặng tính hình thức..” Đảng ta đã “duy trì quá lâu cơ chế quản lý kinh tế tập trung quan liêu bao cấp” - một cơ chế "gắn liền với tư duy kinh tế dựa trên những quan niệm giản đơn về chủ nghĩa xã hội, mang nặng tính chất chủ quan, duy ý chí". Bệnh bảo thủ trì trệ có nguyên nhân từ sự yếu kém lạc hậu về tư duy lý luận, trí thức lý luận không đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn. Sự giản đơn yếu kém về lý luận thể hiện ở chổ: hiểu và vận dụng chưa đúng nguyên lý, quy luật, phạm trù, chưa chú ý tiếp thu kế thừa những thành tựu, kỹ thuật công nghệ mới của chủ nghĩa tư bản, của nhân loại, thậm chí còn có định kiến phủ nhận một cách cực đoan những thành tựu đó, chưa chú ý tổng kết những cái mới từ sự vận động, phát triển của thực tiễn theo Chủ tịch Hồ Chí Minh thì nguyên nhân của bệnh chủ quan là kém lý luận, lý luận là lý luận suông. Còn do nguồn gốc lịch sử, xã hội, giai cấp, tâm lý của con người chi phối. Nhờ vận dụng đúng đắn các quy luật thông qua các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước ta, đời sống vật chất tinh thần của nhân dân từng bước được ổn định và nâng cao, chế độ XHCN ngày càng củng cố và đất nước đã ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế xã hội và đang có những bước chuyển biến tích cực trong tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội. Tóm lại, từ những phân tích trên cho thắng lợi của công cuộc đổi mới có được là dựa trên một nền tảng tư tưởng đúng, đó là chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ
  • 11. Chí Minh mà trong đó sự quán triệt và vận dụng đúng quy luật, nguyên tắc khách quan là điều kiện đảm bảo sự dẫn dắt đúng đắn của Đảng. Câu 4: Anh/Chị hãy nêu những yêu cầu phương pháp luận và phân tích cơ sở lý luận của nguyên tắc toàn diện. Việc tuân thủ nguyên tắc này sẽ khắc phục được những hạn chế gì trong hoạt động nhận thức và họat động thực tiễn? Trả lời: (Tham khảo thêm sách TH - P2, trang 70). a/ Cơ sở lý luận của nguyên tắc toàn diện: là nội dung nguyên lý về mối liên hệ phổ biến. MLHPB là mối liên hệ giữa các mặt (thuộc tính) đối lập tồn tại trong mọi sự vật, trong mọi lĩnh vực hiện thực. MLHPB mang tính khách quan và phổ biến. Nó chi phối tổng quá sự tồn tại , vận động, phát triển của mọi sự vật, quá trình xảy ra trong thế giới; và là đối tượng nghiên cứu của phép biện chứng. Nó được nhận thức trong các cặp phạm trù (mặt đối lập- mặt đối lập; chất-lượng; cái cũ-cái mới; cái riêng-cái chung; nguyên nhân- kết quả; nội dung-hình thức; bản chất- hiện tượng; tất nhiên- ngẫu nhiên; khả năng- hiện thực. • Nội dung nguyên lý: - Mọi sự vật, hiện tượng hay quá trình (vạn vật) trong thế giới đều tồn tại trong muôn vàn mối liên hệ ràng buộc lẫn nhau. Mối liên hệ tồn tại khách quan, phổ biến và đa dạng. - Trong muôn vàn mối liên hệ chi phối sự tồn tại của chúng có những mối liên hệ phổ biến. Mối liên hệ phổ biến tồn tại khách quan, phổ biến; chúng chi phối một cách tổng quát quá trình vận động, phát triển của mọi sự vật, hiện tượng xảy ra trong thế giới. b/ Những yêu cầu về Phương pháp luận: - Trong hoạt động nhận thức chủ thể phải: o Tìm hiểu, phát hiện càng nhiều mối liên hệ, quan hệ (hay những đặc điểm, tính chất, yếu tố…) đang chi phối sự tồn tại của bản thân sự vật càng tốt. o Phân loại để xác định quan hệ (hay những đặc điểm, tính chất, yếu tố…) nào là bên trong, cơ bản, tất nhiên, ổn định…; còn những mối liên hệ nào là bên ngoài, ko cơ bản, ngẫu nhiên. o Dựa trên các MLH, quan hệ (hay những đặc điểm, tính chất, yếu tố…) bên trong đế lý giải các MLH, quan hệ còn lại. Qua đó, xây dựng hình ảnh về SV như sự thống nhất các MLH; phát hiện ra đặc điểm, tính chất, quy luật (bản chất) của nó. - Trong hoạt động thực tiễn, chủ thể phải: o Đánh giá đúng vai trò của từng MLH, quan hệ (hay những đặc điểm, tính chất, yếu tố…) chi phối SV. o Thông qua hoạt động thực tiễn sử dụng nhiều biện pháp thích hợp để biến đổi những MLH, đặc biệt là những MLH bên trong, cơ bản, tất nhiên, quan trọng…
  • 12. o Nắm vững sự chuyển hóa các MLH, kịp thời đưa ra các biện pháp bổ sung để phát huy / hạn chế sự tác động của chúng, lái SV theo đúng quy luật và hợp lợi ích chúng ta. c/ Việc tuân thủ nguyên tắc này sẽ khắc phục được những hạn chế trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn: → Quán triệt và vận dụng sáng tạo nguyên tác toàn diện sẽ khắc phục được chủ nghĩa phiến diện, chủ nghĩa chiết trung, chủ nghĩa ngụy biện, ...trong hoạt động thực tiễn và nhận thức của chính mình. + Chủ nghĩa phiến diện: là cách xem xét chỉ thấy ở một mặt, một mối quan hệ, một tính chất hay từ một phương diện nào đó mà không thấy được nhiều mặt, nhiều mối liên hệ nhiều tính chất cúa sự vật. + Chủ nghĩa chiết trung: là cách xem xét chỉ chú ý đến nhiều mặt, nhiều mối liên hệ nhưng ko rút ra được bản chất, mối liên hệ cơ bản của sự vật mà coi chúng như nhau, kết hợp chúng một cách vô nguyên tắc, tùy tiện + Chủ nghĩa ngụy biện: Cách xem xét qua đó đánh tráo cái cơ bản với cái không cơ bản, cái chủ yếu với cái thứ yếu… hay ngược lại nhằm đạt được mục đích hay lợi ích của mình một cách tinh vi. Trong đời sống XH, nguyên tắc toàn diện có vai trò cục kỳ quan trọng. Nó đòi hỏi chúng ta không chỉ liên hệ nhận thức với nhận thức mà cần phải liên hệ nhận thức với thực tiễn cuộc sống, phải chú ý đến lợi ích của các chủ thể khác nhau trong xã hội và biết phân biệt đâu là lợi ích cơ bản và lợi ích ko cơ bản. Câu 5: Phân tích cơ sở lý luận và yêu cầu phương pháp luận của nguyên tắc toàn diện của phép biện chứng duy vật. Việc tuân thủ nguyên tắc này sẽ khắc phục được những hạn chế gì trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn? A/ Cơ sở lý luận: Mối liên hệ và MLH phổ biến: - Mối liên hệ là sự tác động ràng buộc, thâm nhập… lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng hay quá trình (vạn vật) mà trong đó sự thay đổi của cái này mà tất yếu kéo theo sự thay đổi của các kia. Đối lập với mối liên hệ là sự khác biệt. Sự tách biệt cũng là sự tác động qua lại giữa các sự vật, hiện tượng hay quá trình nhưng sự thay đổi của cái này sẽ ko tất yếu kéo theo sự thay đổi của cái kia. Do vậy mà vạn vật trong thế giới đều luôn tác động lẫn nhau, nhưng có một số tác động dẫn đến sự thay đổi, tức còn nằm trong trạng thái ổn định. Vạn vật vừa tách biệt vừa liên hệ, vừa là nó vừa ko là nó. Thế giới vật chất là một hệ thống thống nhất mọi yếu tố, bộ phận của nó. Chính nhờ sự thống nhất vật chất mà vạn vật luôn tác động qua lại lẫn nhau. + Mối liên hệ mang tính khách quan, tính phổ biến. + Mối liên hệ mang tính đa dạng. Nó có thể được chia ra thành: MLH bên trong và MLH bên ngoài; MLH trong tự nhiên, MLH trong xã hội và MLH trong tư duy;
  • 13. MLH riêng, MLH chung và MLH phổ biến;… Vai trò các MLH khác nhau là ko giống nhau. - MLH phổ biến là MLH giữa các mặt (thuộc tính) đối lập tồn tại trong mọi sự vật, trong mọi lĩnh vực hiện thực. + MLH phổ biến cũng mang tính khách quan và bổ biến. Nó chi phối tổng quát sự tồn tại, vận động, phát triển của mọi sự vật, quá trình xảy ra trong thế giới; và là đối tượng nghiên cứu của phép biện chứng. + MLH phổ biến được nhận thức trong các (cặp) phạm trù biện chứng như MLH giữa: mặt đối lập - mặt đối lập; chất - lượng; cái cũ – cái mới; cái riêng – cái chung; nguyên nhân - kết quả; nội dung – hình thức; bản chất - hiện tượng; tất nhiên - ngẫu nhiên; khả năng - hiện thực. Nội dung nguyên lý: - Mọi sự vật, hiện tượng hay quá trình (vạn vật) trong thế giới đều tồn tại trong muôn vàn MLH ràng buộc lẫn nhau. MLH tồn tại khách quan, phổ biến và đa dạng. - Trong muôn vàn MLH chi phối sự tồn tại của chúng có những MLH phổ biế. MLH phổ biến tồn tại khách quan, phổ biến; chúng chi phối một cách tổng quát quá trình vận động, phát triển của mọi sự vật, hiện tượng xảy ra trong thế giới. B/ Yêu cầu phương pháp luận: Trong hoạt động nhận thức chủ thể phải: - Tìm hiểu, phát hiện càng nhiều MLH, quan hệ (hay những đặc điểm, tính chất, yếu tố, mặt,…) đang chi phối sự tồn tại của bản thân sự vật càng tốt. Phải xem xét sự vật từ khắp góc độ, từ nhiều phương diện càng tốt; - Phân loại để xác định những MLH, quan hệ (hay những đặc điểm, tính chất, yếu tố, mặt…) nào là bên trong, cơ bản, tất nhiên, ổn định…; còn những MLH, quan hệ (hay những đặc điểm, tính chất, yếu tố, mặt…) nào là bên ngoài, không cơ bản, ngẫu nhiên, không ổn định…; - Dựa trên những MLH, quan hệ (hay những đặc điểm, tính chất, yếu tố, mặt…) bên trong, cơ bản, tất nhiên, ổn định… để lý giải được những MLH, quan hệ (hay những đặc điểm, tính chất, yếu tố, mặt…) còn lại. Qua đó xây dựng một hình ảnh về sự vật như sự thống nhất các MLH, quan hệ (hay những đặc điểm, tính chất, yếu tố, mặt…); phát hiện ra quy luật (bản chất) của nó. Trong hoạt động thực tiễn chủ thể phải: - Đánh giá đúng vai trò của từng MLH, quan hệ (hay những đặc điểm, tính chất, yếu tố, mặt…) chi phối sự vật. - Thông qua hoạt động thực tiễn, sử dụng đồng bộ nhiểu công cụ, phương tiện, biện pháp thích hợp (mà trước hết là những công cụ, phương tiện, biện pháp vật chất) để biến đổi những MLH, quan hệ (hay những đặc điểm, tính chất, yếu tố, mặt…) của bản thân sự vật, đặc biệt là những MLH, quan hệ (hay những đặc điểm, tính chất, yếu tố, mặt…) bên trong, cơ bản, tất nhiên, quan trọng…. của nó. - Nắm vững sự chuyển hóa các MLH, quan hệ (hay những đặc điểm, tính chất, yếu tố, mặt…) của bản thân sự vật, kịp thời sử dụng các công cụ, phương tiện, biện pháp bổ sung để phát huy hay hạn chế sự tác động của chúng, nhằm lèo lái sự vật vận động, phát triển theo đúng quy luật và hợp lợi ích chúng ta.
  • 14. C/ Việc tuân thủ và vận dụng sáng tạo nguyên tắc toàn diện sẽ giúp chủ thể khắc phục được chủ nghĩa phiến diện, chủ nghĩa chiết trung, chủ nghĩa ngụy biện,… trong hoạt động thực tiễn và nhận thức của mình. - Chủ nghĩa phiến diện là cách xem xét chỉ thấy một mặt, một mối quan hệ, tính chất nào đó mà ko thấy được nhiểu mặt, nhiều MQH, nhiều tính chất của sự vật; chỉ xem xét sự vật ở một góc độ hay từ một phương diện nào đó mà thôi. - CN chiết trung là cách xem xét chỉ chú ý đến nhiều mặt, nhiều MLH của sự vật nhưng ko rút ra được mặt bản chất, ko thấy đc MLH cơ bản của sự vật; mà coi chúng như nhau, kết hợp chúng một cách vô nguyên tắc, tùy tiện. - CN ngụy biện là cách xem xét qua đó đánh tráo cái cơ bản với cái ko cơ bản, cái chủ yếu với cái thứ yếu,… hay ngược lại nhằm đạt được mục đích hay lợi ích của mình một cách tinh vi. Câu 6: Phân tích cơ sở lý luận và yêu cầu phương pháp luận của nguyên tắc phát triển của phép biện chứng duy vật. Việc tuân thủ nguyên tắc này sẽ khắc phục được những hạn chế gì trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn? 1. Cơ sở lý luận của nguyên tắc phát triển của phép biện chứng duy vật: Trước khi tìm hiểu nguyên tắc phát triển của phép biện chứng duy vật ta làm rõ một số khái niệm liên quan đến nguyên tắc phát triển như sau: - Vận động là gì?. Vận động là một thuộc tính cố hữu, là phương thức tồn tại của vật chất, vận động được hiểu như sự thay đổi nói chung. “Vận động hiểu theo nghĩa chung nhất, tức được hiểu là một phương thức tồn tại của vật chất, là một thuộc tính cố hữu của vật chất, thì bao gồm tất cả mọi sự thay đổi và mọi quá trình diễn ra trong vũ trụ, kể từ sự thay đổi vị trí đơn giản cho đến tư duy”. - Phát triển là gì?. Là khuynh hướng vận động tiến lên từ thấp đến cao (thay đổi về lượng), từ đơn giản đến phức tạp (thay đổi về chất), từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện (thay đổi lượng – chất), do việc giải quyết mâu thuẫn trong bản chất sự vật gây ra, được thực hiện thông qua bước nhảy về chất và diễn ra theo xu hướng phủ định của phủ định. Ở khía cạnh khác, phát triển cũng được xem là một khuynh hướng vận động tổng hợp của một hệ thống sự vật trong đó, sự vận động có thay đổi những quy định về chất (thay đổi – kết cấu tổ chức) của hệ thông sự vật theo xu hướng tiến bộ giữ vai trò chủ đạo; còn sự vận động có thay đổi những quy định về chất của hệ thông – sự vật theo xu hướng thoái bộ và sự vận động chỉ có thay đổi những quy định về lượng của hệ thống – sự vật theo xu hướng ổn định giữ vai trò chủ đạo, cần thiết cho xu hướng chủ đạo trên. Theo cách hiểu này, trong quá trình phát triển của hệ thông sự vật vật chất xảy ra trong thế giới, không chỉ là sự thay đổi tiến bộ mà còn chứa trong mình những sự thay đôi thoái bộ tạm thời, không chỉ là sự thay đổi mà còn chứa trong mình những sự ổn định tương đối. Phát triển là quá trình tự thân của thế giới vật chất, mang tính khách quan, phổ biến và đa dạng. phát triển trong thế giới tự nhiên vô sinh, hữu sinh, phát triển trong xã hội phát triển trong tư duy, tinh thần. Phát triển xảy ra khi có sự thay đổi/ chuyển hoá giữa các mặt đối lập, giữa lượng và chất, giữa cái cũ và cái mới, giữa cái riêng và cái chung, giữa nguyên nhân và kết quả, giữa nội dung là hình thức, giữa bản chất và hiện tượng, giữa tất nhiên và ngẫu nhiên, giữa khả năng và hiện thực.
  • 15. Nội dung của nguyên lý phát triển là: Mọi sự vật hiện tượng trong thế giới đều không ngừng vận động và phát triển. Phát triển mang tính khách quan - phổ biến, là khuynh hướng vận động tổng hợp tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện của một hệ thống vật chất, do việc giải quyết mâu thuẫn, thực hiện bước nhảy về chất gây ra theo xu thế phủ định của phủ định. 2. Những yêu cầu của nguyên tắc phát triển: a) Trong hoạt động nhận thức, chủ thể phải: - Phát hiện những xu hướng, khả năng biến đổi, chuyển hoá giữa những giai đoạn tồn tại của bản thân sự vật trong sự tự vận động và phát triển của chính nó. - Xây dựng được hình ảnh về sự vật như sự thống nhất các xu hướng, những giai đoạn thay đổi của nó, từ đó, phát hiện ra quy luật vận động và phát triển (bản chất) của sự vật hiện tượng. b) Trong hoạt động thực tiễn, chủ thể phải: - Chú trọng đến mọi điều kiện, khả năng,.. tồn tại của sự vật để nhận định đúng các xu hướng, những giai đoạn thay đổi có thể xảy ra với nó. - Thông qua thực tiễn, sử dụng nhiều công cụ, phương tiện thích hợp (mà trước hết là những công cụ, phương tiện, biện pháp vật chất) để biến đổi những điều kiện, phát huy hay hạn chế những khả năng tồn tại của sự vật nhằm lèo lái sự vật vận động, phát triển theo hướng hợp quy luật và có lợi cho ta. 3. Việc tuân thủ nguyên tắc này sẽ khắc phục được những hạn chế gì trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn: Quán triệt và vận dụng sáng tạo nguyên tắc phát triển sẽ giúp chủ thể khắc phục được quan điểm (tư duy) siêu hình, lối xem xét cứng nhắc, đầu óc bảo thủ, giáo điều, …trong hoạt động thực tiễn và nhận thức của chính mình. Nguyên tắc phát triển đòi hỏi chủ thể phải sử dụng các nguyên tắc kèm theo mới làm sáng tỏ bản tính vận động và phát triển tự thâm của sự vật như nguyên tắc (phân tích) mâu thuẫn, nguyên tắc phân tích lượng – chất, nguyên tắc phủ định biện chứng./. Câu 7: Phân tích cơ sở lý luận của nguyên tắc phát triển. Vì sao trong hoạt động nhận thức và trong thực tiễn chúng ta phải tôn trọng nguyên tắc phát triển? Vận dụng nguyên tắc này vào công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay. Trả lời: I. Phân tích cơ sở lý luận của nguyên tắc phát triển I.1. Cơ sở lý luận của nguyên tắc phát triển nguyên lý về sự phát triển Nguyên tắc phát triển cũng là một trong những nguyên tắc phương pháp luận cơ bản, quan trọng của hoạt động nhận thức thực tiễn. Cơ sở lý luận của nguyên tắc phát triển là nguyên lý về sự phát triển của phép biện chựng duy vật.
  • 16. Theo đó, sự phát triển là vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. Phát triển là trường hợp đặc biệt của sự vận động và trong sự phát triển sẽ nảy sinh những tính quy định quy định mới, cao hơn về chất, nhờ đó, làm cho cơ cấu tổ chức, phương thức tồn tại và vận động của sự việc, hiện tượng cùng chức năng của nó ngày càng hoàn thiện hơn. Do vậy, để nhận thức được sự tự vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng chúng ta phải thấy được sự thống nhất giữa sự biến đổi về lượng với sự biến đổi về chất trong quá trình phát triển, phải chỉ ra được nguồn gốc và động lực bên trong, nghĩa là tìm ra và biết cách giải quyết mâu thuẫn, phải xác định xu hướng phát triển của sự vật, hiện tượng do sự phủ định biện chứng quy định; coi phủ định là tiền đề cho sự ra đời của sự vật hiện tượng mới. Yêu cầu của nguyên tắc phát triển - Nguyên tắc phát triển yêu cầu, khi xem xét sự vật, hiện tượng phải đặt nó trong trạng thái vận động, biến đổi chuyển hoá để không chỉ nhận thức sự vật, hiện tượng trong trạng thái hiện tại mà còn thấy được khuynh hướng phát triển của nó trong tương lai, nghĩa là phải phân tích để làm rõ những biến đổi của sự vật, hiện tượng. - Nguyên tắc phát triển yêu cầu, phải nhận thức sự phát triển là quá trình trải qua nhiều giai đoạn từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. Mỗi giai đoạn phát triển lại có những đặc điểm, tính chất, hình thức khác nhau. - Nguyên tắc phát triển đòi hỏi trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn phải nhạy cảm với cái mới, sớm phát hiện ra cái mới, ủng hộ cái mới hợp quy luật, tạo điều kiện cho cái mới đó phát triển thay thế cái cũ, phải chống lại quan điểm bảo thủ, trì trệ ...Sự thay thế cái cũ bằng cái mới diễn ra rất phức tạp bởi cái mới phải đấu tranh chống lại cái cũ, chiến thắng cái cũ. Trong hoạt động nhận thức và thực tiễn nếu tôn trọng nguyên tắc phát triển sẽ mang lại kết quả gì Tuân theo những đòi hỏi đó của quan điểm phát triển sẽ góp phần khắc phục bệnh bảo thủ trì trệ và bệnh giáo điều trong tư duy cũng như trong hành động thực tiễn. Bệnh
  • 17. bảo thủ trì trệ là tình trạng ỷ lại, chậm đổi mới, ngại thay đổi, dựa dẫm, chờ đợi, thậm chí cản trở cái mới, bằng lòng thỏa mãn với cái đã có. Đôi khi bệnh bảo thủ biểu hiện qua những định kiến. Bệnh bảo thủ trì trệ cũng gắn liền với bệnh giáo điều, đó là khuynh hướng tuyệt đối hóa lý luận, coi thường kinh nghiệm thực tiễn, coi lý luận là bất di bất dịch, việc nắm lý luận chỉ dừng lại ở những nguyên lý chung trừu tượng, không chú ý đến những hoàn chỉnh lịch sử cụ thể của sự vận dụng lý luận. Bệnh giáo điều có 2 dạng : giáo điều lý luận và giáo điều kinh nghiệm. Bệnh giáo điều lý luận là việc thuộc lòng lý luận, cho rằng áp dụng lý luận áp dụng vào đâu cũng được không xem xét điều kiện cụ thể của mình. Ví dụ như theo Mác thì phải xóa bỏ tư hữu dẫn đến việc ta tiến hành cải tạo XHCN xóa tất cả các thành phần kinh tế nhằm mục đích chỉ còn 2 thành phần kinh tế quốc doanh và tập thể mà không thấy được rằng "Nền kinh tế nhiều thành phần là một đặc trưng của thời kỳ quá độ", sự có mặt của nhiều thành phần kinh tế với các mối quan hệ tác động qua lại của nó sẽ tạo động lực cho sự phát triển kinh tế trong giai đoạn này. Bệnh giáo điều kinh nghiệm là việc áp dụng nguyên si rập khuôn mô hình của nước khác, của địa phương khác vào địa phương mình mà không sáng tạo, chọn lựa … Ví dụ như trước đây ta bắt chước rập khuôn mô hình CNXH ở Liên Xô trong việc thành lập các bộ ngành của bộ máy nhà nước (ở Liên Xô có bao nhiêu Bộ, Ngành ta cũng có bấy nhiêu Bộ ngành), hoặc về công nghiệp hóa cũng vậy, ta chỉ chú ý tập trung phát triển công nghiệp nặng mà không chú ý phát triển công nghiệp nhẹ … Bệnh bảo thủ trì trệ và bệnh giáo điều cùng với bệnh chủ quan duy ý chí là những căn bệnh chung của các nước XHCN và nó gây ra hậu quả tất yếu là làm cản trở, thậm chí kéo lùi sự phát triển của kinh tế - xã hội, đưa chúng ta đến sai lầm nghiêm trọng. Ngược lại nếu ko tôn trọng nguyên tắc phát triển sẽ mang lại hậu quả gì Nếu chúng ta tuyệt đối hoá nhận thức, nhất là nhận thức khoa học về sự vật hay hiện tượng nào đó thì các khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn sẽ không thể phát triển và thực tiễn sẽ dậm chân tại chỗ. Chính vì thế, chúng ta cần phải tăng cường phát huy nỗ lực của bản thân trong việc hiện thực hoá quan điểm phát triển vào nhận thức và cải tạo sự vật nhằm phục vụ nhu cầu, lợi ích của chúng ta và của toàn xã hội. Nguyên tắc phát triển gợi mở cho chúng ta điều gì trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước ta hiện nay Ngày nay mặc dù CNXH đang ở thế thoái trào, song những cơ sở vật chất và XH của thời đại mới ngày càng chín muồi. Từ những thành công và chưa thành công của quá trình cải tổ, đổi mới, Đảng cộng sản các nước đã và đang rút ra những bài học cần thiết, đưa quá trình cải tổ đổi mới diễn ra đúng hướng phù hợp quy luật phát triển của XH và đang đạt những chuyển biến tích cực. Điển hình như Trung Quốc, từ sau Hội nghị Trung ương 3 khóa XIII (12-1978) Đảng cộng sản Trung Quốc đã mở đầu công cuộc cải cách, mở cửa toàn diện, sâu sắc theo định hướng XHCN và từ đó đến nay,
  • 18. trãi qua một phần tư thế kỷ, Trung quốc đã phát triển không ngừng và đang đứng vào hàng ngũ các cường quốc trên thế giới. Đối với nước ta, “những thành tựu to lớn và rất quan trọng của 15 năm đổi mới làm cho thế và lực của nước ta lớn mạnh lên nhiều”(VK ĐH Đảng lần IX, trang 66). Điều này cho thấy rằng thời đại quá độ từ CNTB lên CNXH trên phạm vi toàn thế giới không diễn ra trong một thời gian ngắn và theo một con đường thẳng tấp. Cũng như mọi thời đại khác trong lịch sử, nó có tiến, có thoái, quanh co khúc khuỷu, nhưng cuối cùng như Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH của ĐCS VN nhận định “CNXH hiện thực đang đứng trước nhiều khó khăn, thử thách. Lịch sử thế giới đang trãi qua những bước quanh co, song loài người cuối cùng nhất định sẽ tiến tới CNXH vì đó là quy luật tiến hóa của lịch sử”. Câu 8: Phân tích cơ sở lý luận và yêu cầu phương pháp luận của nguyên tắc lịch sử-cụ thể của phép biện chứng duy vật. Việc tuân thủ các nguyên tắc này sẽ khắc phục được những hạn chế gì trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn? Trả lời: Quan điểm lịch sử cụ thể là quan điểm khi xem xét sự vật phải nghiên cứu nó trong điều kiện thời gian và không gian nhất định. Phải nghiên cứu quá trình vận động của nó trong quá khứ hiện tại và dự kiến tương lai. - Cơ sở lý luận của quan điểm trên là xuất phát từ nguyên lý về mối liên hệ phổ biến của các sự vật, hiện tượng trong thế giới. Phải có quan điểm lịch sử cụ thể vì sự vật nào cũng có quá trình hình thành tồn tại, biến đổi và phát triển. Mỗi giai đoạn phát triển của sự vật lại có những mối liên hệ riêng đặc trưng cho nó. Cho nên xem xét sự vật vừa phải xem quá trình phát triển của sự vật đó, vừa phải xem xét trong từng điều kiện quá trình cụ thể. + Có xem xét toàn diện và lịch sử cụ thể sự vật thì ta mới hiểu được bản chất của sự vật từ đó mới cải tạo được sự vật. Vì vậy, nguyên tắc lịch sử - cụ thể được coi là “linh hồn” phương pháp luận của triết học Mác – Lênin vì nó tổng hợp những nguyên tắc, quan điểm, yêu cầu mang tính phương pháp luận của triết học Mác – Lênin, do đó, hiểu theo nghĩa rộng, nó cũng chính là phương pháp biện chứng. Những yêu cầu cơ bản cùa nguyên tắc lịch sử - cụ thể: 1. Trong hoạt động nhận thức, chủ thể phải tìm hiểu quá trình hình thành, tồn tại và phát triển cụ thể của những sự vật cụ thể trong những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể. Nghĩa là: - Phải biết sự vật đã ra đời và đã tồn tại như thế nào, trong những điều kiện, hoàn cảnh nào, bị chi phối bởi những quy luật nào; - Hiện giờ sự vật đang tồn tại như thế nào trong những điều kiện, hoàn cảnh ra sao, do những quy luật nào chi phối; - Trên cơ sở đó, phải nắm bắt được sự vật có thể sẽ phải tồn tại như thế nào (trên những nét cơ bản) trong tương lai ..
  • 19. 2. Trong hoạt động thực tiễn, chủ thể phải xây dựng được những đối sách cụ thể, áp dụng cho những sự vật cụ thể, đang tồn tại trong những điều kiện, hoàn cảnh, quan hệ cụ thể mà không nên áp dụng những khuôn mẫu chung chung cho bất cứ sự vật nào, trong bất kỳ điều kiện, hoàn cảnh, quan hệ nào. 3. Nguyên tắc LS-CT được V.I. Lênin cô đọng trong nhận định: “Xem xét mỗi vấn đề theo quan điểm sau đây: một hiện tượng nhất định đã xuất hiện trong lịch sử như thế nào, những hiện tượng đó đã trải qua những giai đoạn phát triển chủ yếu nào, và đứng trên quan điểm của sự phát triển đó để xem xét hiện nay nó đã trở thành thế nào”. Điều này có nghĩa là nguyên tắc LS-CT đỏi hỏi phải phân tích sự vật cụ thể trong những tình hình cụ thể để thấy được: - Sự vật đang (đã hay sẽ) tồn tại thông qua những chất, lượng nào; thể hiện qua những độ nào; đang (đã hay sẽ) thực hiện những bước nhảy nào để tạo nên những chất, lượng mới nào?... - Sự vật đang (đã hay sẽ) bị tác động bởi những mâu thuẫn nào; những mâu thuẫn đó đang nằm ở giai đoạn nào, có vai trò như thế nào đến sự vận động, phát triển của sự vật?... - Sự vật đang (đã hay sẽ) trải qua những lần phủ định biện chứng nào; cái cũ nào đang (đã hay sẽ) phải mất đi, cái mới nào đang (đã hay sẽ) xuất hiện?.. - Trong mối quan hệ với những sự vật khác, những điều gì được coi là những cái riêng hay cái đơn nhất, điều gì là cái chung hay cái đặc thù / cái phổ biến; chúng quy định nhau, chuyển hóa lẫn nhau như thế nào? - Bản chất của sự vật là gì, nó được thể hiện qua những hiện tượng nào; hiện tượng nào chỉ là giả tượng, hiện tượng nào là điển hình … - Nội dung của sự vật là gì, nó đang (đã hay sẽ) tồn tại thông qua những hình thức nào; hình thức nào phù hợp với nội dung của sự vật, hình thức nào không phù hợp với nội dung, cái gì làm cho nội dung của sự vật biến đổi?.. - Trong bản thân sự vật, hiện thực là gì; hiện thực đó đang (đã hay sẽ) nảy sinh ra những khả năng nào; mỗi khả năng đó, trong những điều kiện cụ thể nào có độ tất yếu hiện thực hóa ra sao?... 4. Nguyên tắc LS-CT đòi hỏi chúng ta phải bao được các sự kiện xảy ra trong nghiên cứu khoa học hay các biến cố xảy ra trong các tiến trình lịch sử nhân loại. Tuy nhiên, nó không cho phép chúng ta kết hợp các sự kiện khoa học như những cái ngẫu nhiên thuần túy của tự nhiên hay mô tả các biến cố lịch sử như những cái vụn vặt đơn lẻ của xã hội, mà nó đòi hỏi chúng ta phải tái hiện chúng, mô tả chúng trên cơ sở vạch ra được cái tất yếu lô gích, cái chung (quy luật, bản chất) của chúng, chỉ ra được những trật tự nhân quả quy định chúng. Nguyên tắc này đòi hỏi chúng ta phải xây dựng được bức tranh khoa học về thế giới, để qua đó chúng ta nhận thức được tính muôn vẻ của tự nhiên, tính phong phú của lịch sử trong sự thống nhất. 5. Nguyên tắc LS-CT đã được các lãnh tụ của giai cấp vô sản vận dụng: Xuất phát từ tình hình cụ thể của CNTB ở giai đoạn tiền độc quyền, tự do cạnh
  • 20. tranh mà C. Mác cho rằng, cách mạng XHCN chỉ có thể thắng lợi ở tất cả các nước TBCN tiên tiến. Sang thế kỷ 20, CNTB đã chuyển sang giai đoạn độc quyền, đế quốc chủ nghĩa. Khi vận dụng nguyên tắc này vào xem xét tình hình thế giới lúc này có những thay đổi lớn mà V.I. Lênin đã đi đến kết luận đúng đắn là: cách mạng XHCN chỉ có thể thắng lợi ở vài nước, ở khâu yếu nhất của CNTB. Đảng CS Việt Nam, Đảng CS Trung Quốc cũng đang quán triệt và vận dụng sáng tạo nguyên tắc này vào thực tiễn cách mạng mỗi nước để xây dựng cho quốc gia mình một con đường riêng đi lên CNXH. Vận dụng nguyên tắc LS-CT, từ năm 1930, Đảng ta đã lựa chọn con đường CNXH. Ngày nay, để xây dựng thành công CNXH, Đảng đề ra đường lối xây dựng nền kinh tế thị trường, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất, đồng thời xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp theo định hướng XHCN; phát huy cao độ nội lực đồng thời tranh thủ nguồn lực bên ngoài và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững; thực hiện tăng trưởng kinh tế đi liền với phát triển văn hóa, từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ và cải thiện môi trường; kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường an ninh, quốc phòng; bảo vệ và xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh. Việc tuân thủ các nguyên tắc này sẽ khắc phục được những hạn chế gì trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn?  Quán triệt và vận dụng sáng tạo nguyên tắc lịch sử cụ thể sẽ giúp chủ thể khắc phục được quan điểm (tư duy) siêu hình trong hoạt động thực tiễn và nhận thức của chính mình. Câu 9: Quan điểm Mác xít về sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn từ đó rút ra quan điểm thực tiễn và vận dụng quan điểm đó để phân tích phê phán bệnh kinh nghiệm, bệnh giáo điều và để phân tích các luận điểm sau đây của Đảng ta và Hồ Chí Minh “chỉ có tăng cường tổng kết thực tiễn tổng kết lý luận thì công cuộc đổi mới trở thành hành động tự giác chủ động và sáng tạo". Thực tiễn là phạm trù TH chỉ toàn bộ hoạt động vật chất có tính chất lịch sử XH của con người làm biến đổi tự nhiên và XH - Bản chất của hoạt động thực tiễn đó là sự tác động qua lại của chủ thể và khách thể - Hoạt động thực tiễn đa dạng, song có thể chia làm 3 hình thức cơ bản: hoạt động SX vật chất, hoạt động biến đổi CT XH, hoạt động thực nghiệm KH, trong đó hoạt động SX vật chất là hoạt động có ý nghĩa quyết định các hình thức khác hoạt động biến đổi CT-XH hình thức cao nhất và hoạt động thực nghiệm KH là hình thức đặc biệt nhằm thu nhận những tri thức về hiện thực khách quan. Lý luận với nghĩa chung nhất là sự khái quát những kinh nghiệm thực tiễn là tổng hợp các tri thức về tự nhiên, XH đã được tích lũy trong quá trình lịch sử của con người.
  • 21. - Như vậy lý luận là sản phẩm cao của nhận thức, là những tri thức về bản chất, quy luật của hiện thực. - Là sản phẩm của quá trình nhận thực nên bản chất của lý luận là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan * Mối quan hệ biện chứng giữa thực tiễn và lý luận Trong quan hệ với lý luận thực tiễn có vai trò quyết định, vì thực tiễn là hoạt động vật chất, còn lý luận là sản phẩm của hoạt động tinh thần. Vai trò quyết định của thực tiễn đối với lý luận thể hiện ở chổ : - Thực tiễn là cơ sở, động lực, mục đích của nhận thức (lý luận). Thực tiễn còn là tiêu chuẩn của lý luận . - Thông qua hoạt động thực tiễn, lý luận mới được vật chất hoá, hiện thực hoá, mới có sức mạnh cải tạo hiện thực. Thực tiễn có vai trò quyết định đối với lý luận song theo CNDV biện chứng, lý luận có sự tác động trở lại đối với thực tiễn. - Lý luận có vai trò trong việc xác định mục tiêu, khuynh hướng cho hoạt động thực tiễn, vì thế, có thể nói, lý luận là kim chỉ nam cho hoạt động thực tiễn. - Lý luận có vai trò điều chỉnh hoạt động thực tiễn là cho hoạt động thực tiễn có hiệu quả hợn. - Lý luận CM có vai trò to lớn trong thực tiễn CM. Lênin viết : “Không có lý luận CM thì không thể có phong trào CM”. Giữa lý luận và thực tiễn cò sự liên hệ, tác động qua lại tạo điều kiện cho nhau cùng phát triển. Bởi vậy, sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là nguyên lý cao nhất của TH Mác-Lênin. * Quan điểm thực tiễn - Quan điểm thực tiễn đòi hỏi khi xem xét sự vật hiện tượng phải gắn với thực tiễn, phải theo xát sự phát triển của thực tiễn để điều chỉnh nhận thức cho sự phù hợp với sự phát triển của thực tiễn, phải lấy thực tiễn, hiệu quả của thực tiễn để kiểm tra những kết luận của nhận thức, kiểm tra những luận điểm của lý luận. - Quan điểm thực tiễn còn đòi hỏi những khái niệm của chúng ta về sự vật phải được hình thành , bổ sung và phát triển bằng con đường thực tiễn, trên cơ sở thực tiễn chứ klhông phải bằng con đường suy diển thuần túy, không phải bằng con đường tư biện. Do đó nhận thức phải xuất phát từ thực tiễn và phải tổng kết kinh nghiệm thực tiễn , phải bổ sung phát triển lý luận (do thực tiễn luôn vận động và phát triển nên phải thường xuyên tổng kết xem nó thừa thiếu nhằm bổ sung phát triển nó cho phù hợp). Nắm vững quan điểm này có ý nghĩa trong việc góp phần hạn chế bệnh giáo điều và bệnh chủ quan duy ý chí (trong tư duy và trong hoạt động thực tiễn).
  • 22. Phân tích phê phán bệnh kinh nghiệm, bệnh giáo điều và luận điểm của Đảng Kinh nghiệm thực tiễn có vai trò rất quan trọng đối với lý luận, kinh nghiệm chính là cơ sở để tổng kết, khái quát thành lý luận. Kinh nghiệm là căn cứ để chúng ta không ngừng xem xét lại, bổ sung, sửa đổi, phát triển lý luận. Tri thức lý luận hình thành tổng kết khái quát kinh nghiệm nhưng lại phải thông qua tư duy trưù tượng của cá nhân nhà lý luận cho nên nó cũng chứa đựng khả năng không chính xác xa rời thực tiễn. Vì vậy tri thức lý luận phải được thể nghiệm trong thực tiễn để khẳng định, bổ sung sửa đổi hoàn thiện. Mặt khác lý luận một khi đã được hình thành nó không phải thụ động mà có vai trò độc lập tương đối của nó. Lý luận tác động trở lại đối với thực tiễn hướng d6ãn chỉ đạo hoạt động thực tiễn, dự báo dự đón tình hình và phương hướng hoạt động thực tiễn trong tương lai… Chúng ta coi trọng những kinh nghiệm thực tiễn và không ngừng tích lũy vốn kinh nghiệm quý báu đó. Như nếu chỉ dừng lại ở trình độ kinh nghiệm, chỉ dựa vào những hiểu biết ở trình độ kinh nghiệm, thoả mãn với vốn kinh nghiệm của bản thân coi kinh nghiệm là tất cả, tuyệt đối hoá kinh nghiệm đồng thời coi nhẹ lý luận, ngại học tập, nghiên cứu lý luận, ít am hiểu lý luận vươn lên để nắm lý luận, không quan tâm tổng kết kinh nghiệm để đề xuất lý luận….thì rất dễ mắc bệnh kinh nghiệm chủ nghĩa. Mặt khác, thaí độ thực sự coi trọng lý luận đòi hỏi phải ngăn ngừa bệnh giáo điều chủ nghĩa. Nếu tuyệt đối hoá lý luận đồng thời coi thường kinh nghiệm thực tiễn, coi lý luận là bất di bất dịch, việc nắm lý luận chỉ dừng lại ở những nguyên lý chung trừu tượng, không chú ý đến những hoàn cảnh lịch sử cụ thể của sự vận dụng lý luận thì dễ mắc bệnh giáo điều. Thực chất của những sai lầm của bệnh kinh nghiệm và bệnh giáo điều là vi phạm sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn. Cho nên trong công tác lý luận cần từ bỏ lối nghiên cưú một cách kinh viện thuần túy chỉ biết giải thích khái niệm bằng khái niệm chứng minh lý luận bằng lý luận tức là hoàn toàn quanh quẩn trong vương quốc tư duy thuần túy, cần chống đối lối tư duy bắt chước sao chép rập khuôn, thoát ly thực tế bất chấp những đặc điểm truyền thống và điều kiện cụ thể của đất nước,của dân tộc. trong quá trình đổi mới pphải quan tâm dự báo tình hình, kịp thời phát hiện và giải quyết đúng đắng những vấn đề mới nảy sinh trên tinh thần kiên định thực hiện đường lối đổi mới; tăng cường tổng kết thực tiễn và không ngừng hoàn chỉnh lý luận về con đường xây dựng CNXH ở nước ta. Mỗi chủ trương chính sách biện pháp KTXH dù là đúng đắn nhất thì trong quá trình thực hiện bên cạnh mặt tích cực là chủ yếu cũng thường có những hệ quả tiêu cực nhất định, những vấn đề mới nảy sinh, cần phải dự kiến trước và theo dỏi để chủ động ngăn ngừa, giải quyết. tránh suy nghỉ giản đơn một chiều đến khi thấy có vấn đề mới nảy sinh, có mặt tiêu cực mới xuất hiện thì hoang mang hốt hoảng. Không vì gặp khó khăn mà dao động và quay lại những cách là sai
  • 23. lầm cũ. Công cuộc đổi mới càng đi vào chiều sâu thì càng xuất hiện những vấn đề mới liên quan đến nhận thức về CNXH và con đường xây dựng CNXH. Do đó tổng kết thực tiễn là phương pháp căn bản trong hoạt động lý luận, là một phương pháp căn bản để khắc phục bệnh giáo điều, bệnh kinh nghiệm, để thực hiện sự thống nhất giữa lý luận và thục tiễn. Lý luận xét cho cùng là từ thực tiễn đúc kết , khái quát lên , không có thực tiễn và kinh nghiệm thực tiễn thì không có lý luận. Nhấn mạnh tổng kết thực tiễn không có nghĩa là xem nhẹ nghiên cứu cơ bản, lý luận cơ bản càng tiếp cận với những vấn đề cụ thể bao nhiêu càng phải có những quan điểm chung cơ bản bấy nhiêu. Vì thế ĐH 7 ĐCS VN khẳng định : “chỉ có tăng cường tổng kết thực tiễn, phát triển lý luận thì công cuộc đổi mới mới trở thành hoạt động tự giác, chủ động và sáng tạo, bớt được những sai lầm và những bước đi quanh co, phức tạp”.Hơn lúc nào hết muốn lãnh đạo công cuộc đổi mới đi đến thắng lợi Đảng ta phải nâng cao trình độ hiểu biết và năng lực tổ chức thực tiễn từ việc phát hiện và nắng vững quy luật vận động của đời sống XH ta, của bản thân Đảng cho đến hiểu biết về thế giới về thời đại.Tổng kết thực tiễn tổng kết những cái mới, đang hàng ngày hàng giờ nảy sinh trogn đời sống đất nước và cả thế giới tiếp thu những thành quả trí tuệ của loài người. Chỉ trên cơ sở ấy Đảng mới có thể đưa ra được đường lối chủ trương đúng đắng tránh được những sai lầm, khuyết điểm và làm cho đường lối chủ trương được thực hiện thắng lợi./. Câu 10: Phân tích cơ sở lý luận và yêu cầu phương pháp luận của nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn. Việc tuân thủ nguyên tắc này sẽ khắc phục được những hạn chế gì trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn? Nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là một trong những nội dung cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lê nin nói chung và lý luận nhận thức nói riêng. Việc nắm vững chủ nghĩa Mác – Lê nin nói chúng và nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn có ý nghĩa hết sức quan trọng trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người. Đặc biệt là đối với cán bộ, đảng viên trong công cuộc xây dựng đất nước hiện nay. Theo quan điểm của Mác xít, Thực tiễn là toàn bộ hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch sử xã hội của con người nhằm cải tạo tự nhiên, xã hội và bản thân con người. Lý luận là hệ thống những tri thức được khái quát từ thực tiễn, phản ánh những mối liên hệ bản chất, những quy luật của các sự vật, hiện tượng. 1. Nguồn gốc của lý luận: Lý luận được hình thành từ kinh nghiệm, trên cơ sở tổng kết, khái quát những tri thức kinh nghiệm, nhưng lý luận không hình thành một cách tự phát từ kinh nghiệm và không phải mọi lý luận đều trực tiếp xuất phát từ kinh nghiệm. Do tính đọc lập tương đối của nó, lý luận có thể đi trước những dữ liệu kinh nghiệm. Muốn hình thành lý luận, con người phải thông qua quá trình nhận thức kinh
  • 24. nghiệm, đó là quá trình quan sát sự lặp đi lặp lại diễn biến của các sự vật, hiện tượng. Kết quả của nhận thức kinh nghiệm là tri thức kinh nghiệm. Chức năng cơ bản của lý luận: có hai chức năng là chức năng phản ánh hiện thực khách quan, giúp con người hiểu rõ những lĩnh vực hiện tượng của thế giới xung quanh và chức năng phương pháp luận, giúp con người vạch ra các phương pháp để hướng dẫn, chỉ đạo hoạt động thực tiễn và hoạt động nhận thức của chính mình. 2. yêu cầu phương pháp luận của nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn a. Thực tiễn là cơ sở, là động lực, là mục đích và là tiêu chuẩn của lý luận; lý luận hình thành, phát triển phải xuất phát từ thực tiễn, đáp ứng yêu cầu thực tiễn. - Thực tiễn là cơ sở của lý luận: Đối với chủ nghĩa Mác, thực tiễn trước hết là sự hoạt động sản xuất vật chất, nó là cơ sở sinh sống của con người , nó quyết định sự sinh tồn của xã hội. Lý luận xuất hiện trên cơ sở của thực tiễn, nó là kết quả tổng kết kinh nghiệm thực tiễn của con người. Không có thực tiễn thì không có lý luận khoa học. Thực tiễn đề ra những vấn đề mà lý luận cần phải làm sáng tỏ, cần phải giải đáp. Chỉ có lý luận nào gắn với thực tiễn, phục vụ cho nhu cầu thực tiễn và được thực tiễn kiểm tra thì mới có lý do để tồn tại lâu dài. - Thực tiễn là động lực của lý luận: Hoạt động thực tiễn góp phần làm hoàn thiện các mối quan hệ của con người với tự nhiên, với xã hội. Thực tiễn mà trước hết là thực tiễn sản xuất vật chất đã thúc đẩy các ngành khoa học ra đời, các lý luận phát triển. Thực tiễn là mục đích của lý luận: Mục đích chủ yếu của lý luận là nâng cao năng lực hoạt động của con người trong thế giới hiện thực khách quan để đem lại cho con người ngày càng nhiều lợi ích nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao và đa dạng, để đáp ứng nhu cầu đó phải thông qua hoạt động thực tiễn, hoạt động thực tiễn sẽ biến đổi tự nhiên và xã hội theo mục đích của con người. Lý luận quay về xâm nhập vào thực tiễn, hướng dẫn, chỉ đạo thực tiễn, làm cho thực tiễn ngày càng hiệu quả hơn. Thực tiễn là tiêu chuẩn chân lý của lý luận: Lý luận chỉ được coi là chân lý khi nó phù hợp với hiện thực khách quan mà nó phản ánh, và nó được thực tiễn kiểm nghiệm. C. Mác nói: “Vấn đề tìm hiểu xem tư duy của con người có thể đạt đến chân lý khách quan hay không hoàn toàn không phải là vấn đề lý luận mà là một vấn đề thực tiễn. Chính trong thực tiễn mà con người phải chứng minh chân lý”. Thừa nhận thực tiễn là tiêu chuẩn chân lý của lý luận, cần chú ý những vấn đề sau: - Thực tiễn chỉ là tiêu chuẩn chân lý của lý luận khi thực tiễn đạt đến tính toàn vẹn của nó.
  • 25. - Thực tiễn có nhiều giai đoạn phát triển khác nhau. Nếu lý luận chỉ khái quát một giai đoạn nào đó của thực tiễn thì lý luận có thể xa rời thực tiễn. Ngoài tiêu chuẩn thực tiễn còn có thể có những tiêu chuẩn khác như: tiêu chuẩn logic, tiêu chuẩn giá trị… Qua đó, yêu cầu xây dựng lý luận phải xuất phát từ thực tế, dựa trên cơ sở thực tiễn, đi sâu vào thực tiễn. Nếu xa rời thực tiên sẽ dẫn đến các sai lầm của bệnh chủ quan, duy ý chí, giáo điều, quan liêu,…tức lý luận suông. b. Lý luận phải được vận dụng vào thực tiễn, tiếp tục bổ sung và phát triển trong lịch sử; Thực tiễn phải được chỉ đạo bởi lý luận Hoạt động của con người muốn có hiệu quả nhất thiết phải có lý luận soi đường: Chính nhờ có lý luận soi đường, hoạt động thực tiễn của con người mới có hiệu quả và đạt được mục đích mong muốn. Thực tiễn phải được chỉ đạo bởi lý luận vì lý luận có khả năng định hướng mục tiêu, xác định lực lượng, vạch ra các phương pháp, biện pháp thực hiện. Lý luận còn dự báo được khả năng phát triển các mối quan hệ thực tiễn, dự báo được những rủi ro có thể xảy ra, những hạn chế, thất bại có thể có trong quá trình hoạt động. Chính vì vậy, C.Mác đã nói: “Vũ khí của sự phê phán cố nhiên không thể thay thế được sự phê phán của vũ khí, lực lượng vật chất chỉ có thể bị đánh đổ bằng lực lượng vật chất, nhưng lý luận sẽ trở thành lực lượng vật chất, một khi nó xâm nhập vào quần chúng”. Khi vận dụng lý luận vào thực tiễn cần lưu ý: - Phân tích một cách cụ thể mỗi tình hình. Nếu vận dụng lý luận một cách máy móc, giáo điều, kinh viện thì chẳng những hiểu sai giá trị của lý luận mà còn làm phương hại đến thực tiễn, làm sai lệch thống nhất tất yếu giữa lý luận và thực tiễn. - Từ lý luận chúng ta cần xây dựng các mô hình dành cho hoạt động thực tiễn hướng theo những mục khác nhau. Cần đưa ra những dự báo về các diễn biến, các mối quan hệ, lực lượng tiến hành và những phát sinh của nó trong quá trình phát triển để phát huy các nhân tố tích cực, hạn chế những yếu tố tiêu cực nhằm đạt kết quả cao. - Phải bám sát diễn biến của thực tiễn để kịp thời điều chỉnh, bổ sung những khiếm khuyết của lý luận, hoặc thay đổi lý luận cho phù hợp với thực tiễn. - Lý luận có thể mang lại hiệu quả, hoặc không mang lại hiệu quả, hoặc kết quả chưa rõ ràng. Khi đó, giá trị của lý luận do thực tiễn quy định. V.I.Lê nin nhận xét rằng: “thực tiễn cao hơn nhận thức, vì nó có ưu điểm không những của tính phổ biến, mà cả tính hiện thực trực tiếp”. 3. Việc tuân thủ nguyên tắc này sẽ khắc phục được những hạn chế gì trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn:
  • 26. Nếu chúng ta tuân thủ nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, tức là nhận thức phải xuất phát từ thực tiễn và phải tổng kết kinh nghiêm thực tiễn, phải bổ sung phát triển lý luận (do thực tiễn luôn vận động và phát triển nên phải thường xuyên tổng kết xem nó xem nó thừa thiếu nhằm bổ sung phát triển nó cho phù hợp). Nắm vững quan điểm này có ý nghĩa trong việc góp phần hạn chế trong việc mắc phải sai lầm của bệnh giáo điều và bệnh kinh nghiệm trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn. Bệnh kinh nghiệm là khuynh hướng tư tưởng tuyệt đối hóa kinh nghiệm, coi thường lý luận khoa học, khuếch đại vai trò thực tiễn, hạ thấp vai trò lý luận. Người mắc bệnh kinh nghiệm thường thỏa mãn với vốn kinh nghiệm bản thân, không chịu học để nâng cao trình độ lý luận, coi thường khoa học kỹ thuật, thiếu nhìn xa trông rộng, dễ bảo thủ trì trệ và sẽ bị thất bại trong thực tiễn khi điều kiện, hoàn cảnh thay đổi. Hồ chí minh đã nói: “có kinh nghiệm mà không có lý luận, cũng như một mắt sáng một mắt mù”. Bệnh giáo điều là khuynh hướng tư tưởng cường điệu vai trò lý luận, coi nhẹ thực tiễn, tách rời lý luận khỏi thực tiễn, thiếu quan điểm lịch sử cụ thể, áp dụng kinh nghiệm một cách rập khuôn, máy móc. Bệnh giáo điều biểu hiện rất đa dạng như: - Bệnh sách vở, hiểu lý luận một cách trù tượng, nặng về diễn giải những gì đã có trong sách vở mà không đối chiếu với cuộc sống. Đề ra những chủ trương và chính sách không xuất phát từ điều kiện lịch sử cụ thể của thực tiễn đất nước mà xuất phát từ sách vở. - Vận dụng sai lý luận vào thực tiễn, chỉ biết trích dẫn, không quan tâm đến thực tiễn, không bổ sung, điều chỉnh lý luận. - Tiếp nhận những nguyên lý của CNXH khoa học một cách đơn giản, phiến diện mang tính chất cảm tính, từ đó biến chúng thành những tín điều và áp dụng rập khuôn chủ nghĩa xã hội của nước ngoài vào xây dựng chủ nghĩa xã hội trong nước. Áp dụng rập khuôn, máy móc kinh nghiệm xây dựng chủ nghĩa xã hội của nước khác; áp dụng chính sách kinh tế thời chiến vào thời bình. Chủ tịch HCM yêu cầu “phải học tập tinh thần CN Mác – Lê nin, học tập lập trường quan điểm và phương pháp của CN Mác –Lê nin để áp dụng giải quyết cho tốt những vấn đề thực tế trong công tác cách mạng của chúng ta”. Người còn khẳng định: “Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là nguyên tắc căn bản của CN. Mác – Lê nin, thực tiễn không có lý luận hướng dẫn thì thành lý luận mù quáng, lý luận mà không có thực tiễn là lý luận suông”. HCM luôn nhắc nhở cán bộ, đảng viên phải luôn luôn hiểu rõ và thấm nhuần phương châm lý luận cách mạng không phải là giáo điều mà là kim chỉ nam cho hành động cách mạng, lý luận không phải là một cái gì cứng nhắc mà đầy đủ tính sáng tạo lý luận luôn cần được bổ sung bằng những kết luận mới rút ra từ thực
  • 27. tiễn của cuộc sống. Với cách nhìn đó tuy đề cao lý luận, nhưng người không xem thường kinh nghiệm. Người rất coi trọng tổng kết kinh nghiệm coi đó là một biện pháp để thống nhất lý luận và thực tiễn, vừa nâng cao trình độ lý luận vừa nâng cao khả năng hoạt động thực tiễn. Tóm lại, coi trọng tổng kết là một phương pháp căn bản trong hoạt động lý luận. Đó cũng là phương pháp cơ bản để khắc phục bệnh kinh nghiệm và bệnh giáo điều, thực hiện sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn. Qua tổng kết thực tiễn mà sửa đổi, phát triển lý luận đã có, bổ sung hoàn chỉnh đường lối, chính sách, hình thành lý luận mới, quan điểm mới để chỉ đạo sự nghiệp đổi mới xã hội. Câu 11: Hình thái kinh tế xã hội là gì? Vạch ra ý nghĩa của học thuyết hình thái kinh tế - xã hội? phân tích tư tưởng của Mac “sự phát triển hình thái kinh tế - xã hội là quá trình lịch sử - tự nhiên” Đảng cộng sản Việt Nam đã vận dụng học thuyết hình thai KT-XH như thế nào vào thực tiễn cách mạng Việt Nam hiện nay. Học thuyết Mác xít về hình thái kinh tế xã hội là nội dung cơ bản của CNDVLS của triết học Mác – Lênin; nó chẳng những chỉ rõ kết cấu của các xã hội cụ thể, mà còn vạch rõ những quy luật nội tại, cơ bản chi phối sự vận động phát triển của đời sống xã hội nói chung, cũng như xã hội trong những giai đoạn lịch sử cụ thể. Như vậy học thuyết Mác xít về HTKT-XH là cơ sơ lý luận và phương pháp luận của các khoa học xã hội, là hòn đá tảng cho mọi nghiên cứu về xã hội, và do đó là 1 trong những nền tảng lý luận của CNXH khoa học. Vậy, hình thái kinh tế xã hội là gì ? Hình thái kinh tế - xã hội là một phạm trù của Chủ nghĩa duy vật lịch sử, dùng để chỉ xã hội ở từng giai đoạn lịch sử nhất định với một kiểu Quan hệ sản xuất đặc trưng cho xã hội đó phù hợp với trình độ nhất định của lực lượng sản xuất (LLSX) và với một kiến trúc thượng tầng (KTTT) tương ứng được xây dựng trên những quan hệ sản xuất (QHSX) ấy. Cấu trúc của Hình thái KT - XH bao gồm ba yếu tố cơ bản là: lực lượng sản xuất, QHSX và KTTT. Ba yếu tố cơ bản này có quan hệ biện chứng với nhau và trở thành tiêu chuẩn khách quan để phân biệt các xã hội cụ thể. Đây là căn cứ khoa học để xem xét bản chất của một chế độ xã hội và phân biệt nó với một chế độ xã hội khác. Ý nghĩa của học thuyết Mác về hình thái kinh tế - xã hội : Học thuyết Mác về hình thái kinh tế - xã hội ra đời là một cuộc Cách mạng trong toàn bộ quan niệm về lịch sử xã hội. Nó chỉ ra rằng động lực của lịch sử chính là hoạt động thực tiễn của con người dưới tác động của quy luật khách quan. Học thuyết Mác cũng nhấn mạnh vai trò quyết định xét đến cũng của nhân tố cơ sở hạ tầng của kinh tế, song không giờ coi nhân tố kinh tế là nhân tố duy nhất quyết định trong lịch sử. Trong các quy luật khách quan, học thuyết Mác khẳng định quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là quy luật phổ biến tác động trong mọi xã hội, làm cho xã hội loài người phát triển từ thấp đến cao. Học thuyết Mác cũng chỉ ra rằng quá trình lịch sử tự nhiên của sự phát triển xã hội chẳng những diễn ra bằng con đường phát triển tuần tự mà còn bao hàm cả trường