SlideShare a Scribd company logo
1 of 18
Download to read offline
CHỦĐỀ 3
CÁC NƯỚC CHÂU Á- PHI- MĨ LATINH (1945-2000)
A. CHÂU Á.
I. ĐÔNG BẮC Á
Câu 1. Biến đổi nào của khu vực Đông Bắc Á sau chiến tranh thế giới thứ hai đã góp
phần làm thay đổi bản đồ địa- chính trị thế giới?
A. Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời, đi theo con đường xã hội chủ nghĩa.
B. Nhật Bản phát triển “thần kì”, trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
C. Hàn Quốc trở thành “con rồng” kinh tế nổi bật nhất của khu vực Đông Bắc Á.
D. Hàn Quốc, Hồng Kông và Đài Loan trở thành “con rồng” kinh tế Châu Á.
Tư duy:
Ngày 1-10-1949, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập, đứng đầu là Chủ tịch
Mao Trạch Đông. Trung Quốc xây dựng đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa. Trong
khi đó, sau chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô với Mĩ đang là hai cực của trật tự hai cực
Ianta đại diện cho hai phe Xã hội chủ nghĩa và Tư bản chủ nghĩa. Nếu có một quốc gia lớn đi
theo con đường Tư bản chủ nghĩa hay Xã hội chủ nghĩa sẽ làm thay đổi cục diện thế giới.
Trung Quốc xây dựng đất nước theo chế độ Xã hội chủ nghĩa đã tăng sức mạnh của hệ thống
xã hội chủ nghĩa. Chủ nghĩa xã hội mở rộng từ châu Âu sang châu Á.
=> Bản đồ chính trị thế giới thay đổi.
Chọn A
Câu 2. Quốc gia nào ở khu vực Đông Bắc Á được thành lập bởi sự chi phối của những
quy định tại Hội nghị Ianta (2-1945) và sự hình thành hai hệ thống xã hội đối lập sau
Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa. C. Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều Tiên.
B. Đài Loan và Hồng Công. D. Hàn Quốc và Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều
Tiên.
Tư duy:
Theo quyết định của Hội nghị Ianta (2-1945), Triều Tiên chia thành hai vùng hai vùng chiếm
đóng do Mĩ và Liên Xô kiểm soát mỗi miền. Do ảnh hưởng bởi quyết định này và sự đối đầu
Xô – Mĩ trong chiến tranh lạnh, hai nhà nước ở Triều Tiên được thành lập:
- Tháng 8-1948: Đại Hàn Dân quốc.
- Tháng 9-1948: Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên.
Chọn A
Câu 3. Sau khi làm cách mạng thành công, một nước XHCN được thành 1ập ở Đông Bắc
Á, đó là
A. Nhật Bản. B. Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa.
C. Đại Hàn Dân quốc. D. Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều Tiên.
Tư duy:
SGK Lịch sử 12, trang 21
Cuối năm 1949, cuộc nội chiến kết thúc, toàn bộ lục địa Trung Quốc được giải phóng, lực
lượng Quốc dân đảng thất bại, phải rút khỏi Đài Loan. Ngày 1-10-1949 nước Cộng hòa Nhân
dân Trung Hoa được thành lập, đứng đầu là chủ tịch Mao Trạch Đông.
Chọn B
Câu 4. Sự kiện nào ở khu vực Đông Bắc Á là biển hiện của cuộc chiến cục bộ và sự đối
đầu Đông - Tây trong thời kì chiến tranh lạnh?
A. Hàn Quốc trở thành “con rồng” kinh tế Châu Á nổi trội nhất.
B. Sự ra đời của hai nhà nước đối lập trên bán đảo Triều Tiên.
C. Nhật Bản vươn lên trở thành trung tâm kinh tế - tài chính lớn.
D. Hồng Kông và Ma Cao lần lượt trở về Trung Quốc.
Tư duy:
SGK Lịch sử 12, trang 60
Sự đối đầu Đông – Tây và các cuộc chiến tranh cục bộ:
- Cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương của Thực dân Pháp (1945-1954)
- Cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950-1953)
- Cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của Đế quốc Mĩ (1954-1975)
Chọn B
Câu 5. Bốn “con rồng” kinh tế của Châu Á là
A. Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan và Ma Cao. B. Hàn Quốc, Hồng Kông, Singapore
và Thái Lan.
C. Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan và Singpore. D. Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông và
Singapore.
Tư duy:
SGK Lịch sử 12, trang 20
- Trong “bốn con rồng” kinh tế ở Châu Á thì ở Đông Bắc Á có ba (Hàn Quốc, Hồng Kông,
Đài Loan)
- Khu vực Đông Nam Á có Singapre
Chọn C
Câu 6. Quốc gia nào ở khu vực Đông Bắc Á là thành viên của tổ chức ASEAN 10 + 3?
A. Trung Quốc, Cộng hòa Dân chủ nhân dân Triều Tiên.
B. Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc.
C. Nhật Bản, Trung Quốc, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên.
D. Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan.
Tư duy:
ASEAN+3 là một cơ chế hợp tác giữa ASEAN và ba quốc gia Đông Bắc Á gồm Nhật Bản,
Hàn Quốc và Trung Quốc.
Chọn B
Câu 8. Nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa được thành lập (1949) là kết quả của
A. cuộc kháng chiến chống phát xít Nhật.
B. cuộc đấu tranh chống chế độ phong kiến.
C. cuộc nội chiến giữa Quốc dân đảng và Đảng cộng sản.
D. cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân Phương Tây.
Tư duy:
SGK Lịch sử 12, trang 21
Cuối năm 1949, cuộc nội chiến kết thúc, toàn bộ lục địa Trung Quốc được giải phóng, lực
lượng Quốc dân đảng thất bại, phải rút khỏi Đài Loan. Ngày 1-10-1949 nước Cộng hòa Nhân
dân Trung Hoa được thành lập, đứng đầu là chủ tịch Mao Trạch Đông.
Chọn C
Câu 10. Ý nào không phản ánh đúng ý nghĩa thắng lợi của cuộc cách mạng dân tộc dân
chủ nhân dân ở Trung Quốc?
A. Lật đố triều đại Mãn Thanh, chấm dứt sự tồn tại của chế độ phong kiến.
B. Chấm dứt hơn 100 năm nô dịch, thống trị của chủ nghĩa đế quốc.
C. Đưa nước Trung Hoa bước vào kỉ nguyên độc lập, tự do và tiến lên CNXH.
D. Ảnh hưởng sâu sắc đến phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
Tư duy:
SGK Lịch sử 12, trang 21
Cuối năm 1949, cuộc nội chiến kết thúc, toàn bộ lục địa Trung Quốc được giải phóng, lực
lượng Quốc dân đảng thất bại, phải rút khỏi Đài Loan. Ngày 1-10-1949 nước Cộng hòa Nhân
dân Trung Hoa được thành lập, đứng đầu là chủ tịch Mao Trạch Đông.
Chọn C
Câu 11. Thắng lợi của cách mạng Trung Quốc và sự thành lập nước Cộng hòa nhân dân
Trung Hoa năm 1949 có ý nghĩa quốc tế nào sau đây?
A. Làm cho chủ nghĩa xã hội thắng thế trên toàn thế giới.
B. Làm cho chủ nghĩa xã hội nối liền từ châu Âu sang châu Á.
C. Đánh dấu sự sụp đổ hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân cũ.
D. Là điều kiện quan trọng dẫn đến sự sụp đổ hoàn toàn của chủ nghĩa thực dân mới.
Tư duy:
- Đáp án A: Chủ nghĩa xã hội không thắng thế trên toàn thế giới
- Đáp án C: Đến những năm 90 của thế kỉ XX hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân
cũ mới sụp đổ hoàn toàn
- Đáp án B: Liên Xô đi theo con đường XHCN, năm 1949 Cộng hòa nhân dân Trung Hoa
giành độc lập bước vào kỉ nguyên độc lập tự do, tiến lên chủ nghĩa xã hội => CNXH
được nối liền từ Châu Âu sang Châu Á
Chọn B
Câu 12. Nội dung đường lối cải cách - mở cửa của Trung Quốc hướng tới mục tiêu biến
Trung Quốc trở thành
A. quốc gia giàu mạnh, dân chủ và văn minh. B. quốc gia có tiềm lực quân sự hàng đầu
thế giới.
C. “con rồng” kinh tế nổi trội nhất trên thế giới. D. cường quốc về kinh tế và quân sự đứng
đầu thế giới.
Tư duy:
SGK Lịch sử 12, trang 23
“Tháng 12-1978, Đảng Cộng sản Trung Quốc đề ra đường lối mới, do Đặng Tiểu Bình khởi
xướng, mở đầu cho cuộc cải cách kinh tế - xã hội của đất nước,...với mục tiêu biến Trung
Quốc thành quốc gia giàu mạnh, dân chủ, văn minh.”
Chọn A
Câu 13. Trọng tâm của công cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc là gì?
A. Lấy nông nghiệp làm chủ yếu, ưu tiên phát triển công nghiệp.
B. Phát triển kinh tế, thực hiện cải cách mở cửa.
C. Cải tổ về chính trị, cải cách mở cửa về kinh tế.
D. Cải cách mở cửa về kinh tế, cải tổ về chính trị.
Tư duy:
SGK Lịch sử 12, trang 23
“Tháng 12-1978, Đảng Cộng sản Trung Quốc đề ra đường lối mới, do Đặng Tiểu Bình khởi
xướng, mở đầu cho cuộc cải cách kinh tế - xã hội của đất nước,...lấy phát triển kinh tế làm
trọng tâm, tiến hành cải cách và mở cửa, chuyển nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền
kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa linh hoạt hơn, nhằm hiện đại hóa và xây dựng chủ nghĩa
xã hội đặc sắc Trung Quốc... với mục tiêu biến Trung Quốc thành quốc gia giàu mạnh, dân
chủ, văn minh.”
Chọn B
Câu 15. “Tăng trung bình hằng năm trên 8%” là thành tựu trên lĩnh vực nào của Trung
Quốc sau 20 năm thực hiện đường lối cải cách - mở cửa?
A. Tỉ trọng công nghiệp, nông nghiệp, thương mại và dịch vụ.
C. GDP - tổng thu nhập quốc dân.
B. Tỉ trọng công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ và du lịch.
D. Thu nhập bình quân theo đầu người.
Tư duy:
SGK Lịch sử 12, trang 23
“GDP tăng trung bình hằng năm là 8%”
Chọn C
Câu 16. Ý nào dưới đây không phải là thành tựu về khoa học kĩ thuật của Trung Quốc do
công cuộc cải cách - mở cửa đem lại?
A. Chế tạo và thử thành công bom nguyên tử.
B. Phóng thành công tàu “Thần Châu 5”, thực hiện thám hiểm không gian.
C. Cùng với Liên Xô, Mĩ, Anh và Pháp phóng nhiều vệ tinh nhân tạo.
D. Trung Quốc là nước thứ ba trên thế giới có tàu và con người bay vào vũ trụ.
Tư duy:
SGK Lịch sử 12, trang 24
- Năm 1964 thử thành công bom nguyên tử
- Năm 2003, con tài “thần châu 5” bay vào không gian. Sự kiện này đưa Trung Quốc trở
thành quốc gia thứ ba trên thế giới (sau Mĩ và Nga) có tàu cùng với con người bay vào vũ
trụ
Chọn A
Câu 18. Một chế độ đặc biệt, chưa có tiền lệ mà Trung Quốc đang áp dụng hiện nay là gì?
A. Một đất nước hai chế độ sau khi thu hồi một số bộ phận lãnh thổ từ các nước phương Tây.
B. Kiên định đường lối xây dụng CNXH sau Liên Xô tan rã.
C. Chủ trương xây dựng CNXH đặc sắc Trung Quốc.
D. Xây dụng mối quan hệ tốt đẹp với cả các nước XHCN và TBCN.
Tư duy:
“Một quốc gia, hai chế độ” là một ý tưởng được Đặng Tiểu Bình - lãnh tụ tối cao của Cộng
hòa Nhân dân Trung Hoa đề xuất trong quá trình tái thống nhất Trung Quốc vào đầu thập
niên 1980. Đặng mong muốn thành lập một Trung Quốc duy nhất, nhưng các phần lãnh thổ
độc lập như Hồng Kông, Ma Cao (ngày nay tồn tại dưới tư cách đặc khu hành chính) có thể
duy trì hệ thống kinh tế - chính trị của chủ nghĩa tư bản trong khi phần còn lại: Trung Hoa đại
lục nằm dưới chế độ xã hội chủ nghĩa.
Chọn A
II. ĐÔNG NAM Á
Câu 1. Trước chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Đông Nam Á đều là thuộc địa của
các nước đế quốc Âu - Mĩ, ngoại trừ
A. Malaixia B. Thái Lan. C. Philipin. D. Singpore.
Tư duy:
SGK Lịch sử 12, trang 25
Vốn là thuộc địa của đế quốc Âu – Mĩ (trừ Thái Lan), trong những năm chiến tranh thế giới
thứ hai, các nước ĐNA bị biến thành thuộc địa của quân phiệt Nhật...
- Indonexia: thuộc địa Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hà Lan
- Philippin: thuộc địa Tây Ban Nha, Mĩ
- Miến Điện, Mã Lai: thuộc địa của Anh
- 3 nước Việt Nam, Lào, Campuchia thuộc địa của Pháp
Chọn B
Câu 2. Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc sau Chiến tranh thế giới thứ hai được
khởi đầu từ
A. khu vực Mĩ Latinh. C. khu vực Đông Bắc Á.
B. khu vực Bắc Phi. D. khu vực Đông Nam Á.
Tư duy:
Đông Nam Á là nơi khởi đầu phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á, trong đó có ba nước
tuyên bố độc lập sớm nhất vào năm 1945 là: Việt Nam, Lào và Inđônêxia.
Chọn D
Câu 3. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Đông Nam Á đều chịu ách thống trị
của
A. quân phiệt Nhật Bản. B. phát xít Đức. C. phát xít Italia. D. đế quốc Âu - Mĩ.
Tư duy:
SGK Lịch sử 12, trang 25
Vốn là thuộc địa của đế quốc Âu – Mĩ (trừ Thái Lan), trong những năm chiến tranh thế giới
thứ hai, các nước ĐNA bị biến thành thuộc địa của quân phiệt Nhật...
Chọn A
Câu 4. Năm 1945, tận dụng cơ hội phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh, những quốc gia
nào ở Đông Nam Á tuyên bố độc lập?
A. Inđônêxia, Việt Nam, Lào. C. Inđônêxia, Việt Nam, Malaixia.
B. Việt Nam, Lào, Campuchia. D. Philippin, Việt Nam, Lào.
Tư duy:
SGK Lịch sử 12, trang 25
Vốn là thuộc địa của đế quốc Âu – Mĩ (trừ Thái Lan), trong những năm chiến tranh thế giới
thứ hai, các nước ĐNA bị biến thành thuộc địa của quân phiệt Nhật. Tận dụng thời cơ Nhật
Bản đầu hàng Đồng minh, vào giữa tháng 8-1945, nhân dân Đông Nam Á đứng lên đấu tranh
nhiều nước đã giành được độc lập hoặc giải phóng phần lớn lãnh thổ.
+ 8-1945, Indonexia tuyên bố độc lập
+ 2-9-1945, nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa ra đời
+ 10-1945, Lào tuyên bố độc lập
Chọn A
Câu 6. Sau năm 1945, nhiều nước Đông Nam Á vẫn phải tiếp tục cuộc đấu tranh để giành
và bảo vệ độc lập vì
A. thực dân Pháp và Mĩ xâm lược trở lại.
B. thực dân Âu - Mĩ tái chiếm Đông Nam Á.
C. Mĩ ủng hộ thực dân phương Tây xâm lược trở lại.
D. thực dân Mĩ và Hà Lan xâm lược trở lại.
Tư duy:
SGK Lịch sử 12, trang 25
Vốn là thuộc địa của đế quốc Âu – Mĩ (trừ Thái Lan), trong những năm chiến tranh thế giới
thứ hai, các nước ĐNA bị biến thành thuộc địa của quân phiệt Nhật...
Chọn A
Câu 7. Đến giữa những năm 50 của thế kỉ XX, tình hình nổi bật ở khu vực này là gì?
A. Tất cả các quốc gia trong khu vực đầu giành được độc lập.
B. Hầu hết các quốc gia đã giành được độc lập.
C. Tiếp tục chịu ách thống trị của chủ nghĩa thực dân mới.
D. Tham gia Khối phòng thủ chung Đông Nam Á (SEATO) do Mĩ thành lập.
Tư duy:
SGK Lịch sử 12, trang 26
- Năm 1954, cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược của nhân dân 3 nước Đông Dương
Việt Nam, Lào, Campuchia kết thúc thắng lợi
- Năm 1949, thực dân Hà Lan phải công nhận Cộng hòa Liên bang Indonexia, nước cộng
hòa Indonexia ra đời (1950)
- Các đế quốc Âu - Mĩ lần lượt phải công nhận độc lập của Philippin (1946), Miến Điện
(1948), Mã Lai (1957), Singapore (1959)
Chọn A
Câu 9. Quốc gia nào ở Đông Nam Á trở thành một trong bốn “con rồng” kinh tế của châu
Á?
A. Thái Lan B. Brunay C. Singgapo D. Indonexia
Tư duy:
Châu Á có 4 “con rồng kinh tế”, trong đó, khu vực Đông Bắc Á có Hồng Kông, Hàn Quốc,
Đài Loan. Khu vực Đông Nam Á có Singapore.
Chọn C
Câu 10. Năm 1964, Mĩ chính thức thực hiện loại hình chiến tranh nào trên đất nước Lào?
A. Chiến tranh đặc biệt. C. Chiến tranh đặc biệt tăng cường.
B. Chiến tranh đơn phương. D. Đông Dương hóa chiến tranh.
Tư duy:
Cũng cùng thời điểm với Việt Nam, Mĩ tiến hành chiến lược “chiến tranh đặc biệt” (1961-
1965).
Chọn A
Câu 11. Nội dung bao trùm của Hiệp định Viêng Chăn (1973) là
A. lập lại hòa bình, thực hiện hòa hợp dân tộc ở Lào.
B. tuyên bố về lập lại nền độc lâp ở Lào.
C. chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Lào.
D. nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào ra đời.
Tư duy:
SGK Lịch sử 12, trang 27
Nhân dân Lào lần lượt đánh bại các chiến lược chiến tranh của Mĩ, giải phóng 4/5 lãnh thổ.
Do thắng lợi trên, các phái ở Lào đã thỏa thuận kĩ hiệp định Viên Chăn (2-1973), lập lại hòa
bình, thực hiện hào hợp dân tộc Lào
Chọn A
Câu 12. Ý nào dưới đây không phải là đặc điểm nổi bật của cách mạng Lào từ năm 1945
đến năm 1975?
A. Nhân dân các bộ tộc Lào tiến hành khởi nghĩa, tuyên bố độc lập.
B. Tiến hành cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược trở lại.
C. Tiến hành kháng chiến chống Mĩ xâm lược.
D. Gia nhập liên minh khu vực (ASEAN).
Tư duy:
Lào là một trong những nước gia nhập ASEAN muộn (7-1997)
Chọn D
Câu 13. Ngày 2/12/1975, ở nước Lào diễn ra sự kiện gì?
A. Đảng Nhân dân cách mạng Lào thành lập. B. Hiệp định Viengchan được kí kết.
C. Quân dân Lào nổi dậy giành chính quyền. D. Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào
thành lập.
Tư duy:
SGK Lịch sử 12, trang 27
Tháng 2-12-1975, nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào chính thức được thành lập. Nước
Lào bước sang một thời kì mới – xây dựng đất nước, phát triển kinh tế - xã hội
Chọn A
Câu 14. Ngày 17/4/1975 ở Campuchia diễn ra sự kiện gì?
A. Chính phủ Xihanúc bị lật đổ. B. Mĩ trao trả độc lập cho Campuchia.
C. Thủ đô Phnômpênh được giải phóng. D. Khơme đỏ lên cầm quyền ở Campuchia
Tư duy:
SGK Lịch sử 12, trang 28
Ngày 17/4/1975, thủ đô Phnôm Pênh được giải phóng. Cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân
dân Campuchia kết thúc thắng lợi
Chọn C
Câu 15. Ngày 23/10/1991, Hiệp định hoà bình về hoà giải và hoà hợp dân tộc ở
Campuchia được kí kết tại
A. Gionevo B. Bali. C. Pari. D. Phnompenh
Tư duy:
SGK Lịch sử 12, trang 28
Ngày 23/10/1991, Hiệp định hoà bình về hoà giải và hoà hợp dân tộc ở Campuchia được kí
kết tại Pari
Chọn C
Câu 16. Từ 1954-1970, Chính phủ Campuchia thi hành đường lối cách mạng nào sau
đây?
A. Hòa bình, trung lập, không tham gia liên minh quân sự, chính trị.
B. Mở rộng quan hệ hợp tác, hữu nghị với các nước ASEAN.
C. Tham gia vào các liên minh quân sự, chính trị trong khu vực.
D. Đóng cửa, không hợp tác với các nước tư bản chủ nghĩa.
Tư duy:
Tư duy:
SGK Lịch sử 12, trang 28
Từ 1954-1970, Chính phủ Campuchia thi hành đường lối hòa bình, trung lập, ko tham gia bất
kì liên minh quân sự hoặc chính trị nào: tiếp nhận viện trợ từ mọi phía, không có điều kiện
rang buộc
Chọn A
Câu 17. Cuộc đấu tranh chống lại tập đoàn Khơme đỏ của nhân dân Campuchia thắng lợi
là có sự giúp đỡ của lực lượng nào?
A. Quân chí nguyện Trung Quốc. C. Quân giải phóng Lào.
B. Quân tình nguyện Việt Nam. D. Hồng quân Liên Xô.
Tư duy:
SGK Lịch sử 12, trang 28
Tập đoàn Khmer đỏ do Pôn Pốt cầm đầu đã phản bội cách mạng, thi hành chính sách diệt
chủng, tàn sát hàng triệu người dân vô tội. Nhân dân Campuchia được sự giúp đỡ của quân
tình nguyện Việt Nam, đã nổi dậy đánh đổ tập đoàn Khmer đỏ
Chọn A
Câu 18. Từ năm 1970 đến năm 1975, nhân dân Campuchia phải tiến hành cuộc kháng
chiến chống Mĩ xâm lược là do
A. Mĩ điều khiển tay sai lật đổ chính phủ Xihanúc, xâm lược Campuchia.
B. Campuchia gây xung đột biên giới của Thái Lan – là đồng minh của Mĩ.
C. Campuchia lên án Mĩ thành lập khối quân sự SEATO ở Đông Nam Á.
D. chính phủ Xihanúc thực hiện đường lối hòa bình, trung lập.
Tư duy:
- Ngày 18-3-1970, Chính phủ Xihanuc bị lật đổ bởi các thế lực tay sai của Mĩ. Từ đây, nhân
dân Campuchia sát cánh cùng nhân dân Việt Nam và Lào tiến hành cuộc kháng chiến chống
Mĩ, từng bước giành thắng lợi.
- Ngày 17-4-1975, thủ đô Phnôm Pênh được giải phóng. Cuộc kháng chiến chống Mĩ của
nhân dân kết thúc thắng lợi.
=> Từ năm 1970 đến năm 1975, nhân dân Campuchia phải tiến hành cuộc kháng chiến chống
Mĩ xâm lược là do Mĩ điều khiển thế lực tay sai lật đổ Chính phủ Xihanuc, xâm lược
Campuchia.
Chọn A
Câu 20. Ý nào dưới đây ghi nhận sau giai đoạn chống Mĩ cứu nước (1954 - 1975), quân
đội nhân dân Việt Nam tiếp tục thực hiện nghĩa vụ quốc tế đối với nước bạn Campuchia?
A. Gửi chuyên gia sang giúp đỡ Campuchia khôi phục đất nước.
B. Đưa quân tình nguyện sang giúp đỡ đánh đổ chế độ diệt chủng Khơme đỏ.
C. Mở nhiều lớp bồi dưỡng cán bộ cốt cán cho nước bạn.
D. Hỗ trợ nước bạn tổ chức tuyển cử tự do, xây dựng Vương quốc Campuchia.
Tư duy:
SGK Lịch sử 12, trang 28
Tập đoàn Khmer đỏ do Pôn Pốt cầm đầu đã phản bội cách mạng, thi hành chính sách diệt
chủng, tàn sát hàng triệu người dân vô tội. Nhân dân Campuchia được sự giúp đỡ của quân
tình nguyện Việt Nam, đã nổi dậy đánh đổ tập đoàn Khmer đỏ
Chọn A
Câu 21. Sau cuộc tổng tuyển cử (9 /1993), Quốc hội mới của Campuchia đã tuyên bố
thành lập
A. nước Cộng hòa Campuchia. C. nước Liên bang dân chủ Campuchia.
B. vương quốc Campuchia. D. nước Cộng hòa Dân chủ Campuchia.
Tư duy:
SGK Lịch sử 12, trang 28
Sau cuộc Tổng tuyển sử, tháng 9-1993, Quốc hội mới họp thông qua Hiến pháp, tuyên bố
thành lập Vương quốc Campuchia do Xihanuc làm Quốc vương.
Chọn B
Câu 22. So với Việt Nam và Lào, cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ và tay sai của nhân
dân Campuchia có điểm gì đáng chú ý?
A. Từ năm 1954 đến năm 1970 là giai đoạn hoà bình, trung lập ở Campuchia.
B. Không phải đương đầu với thế lực tay sai thân Mĩ.
C. Kết thúc sớm hơn so với Việt Nam và Lào.
D. Nhận được sự hỗ trợ của quân tình nguyện Việt Nam.
Tư duy:
SGK Lịch sử 12, trang 28
Từ 1954-1970, Chính phủ Campuchia thi hành đường lối hòa bình, trung lập, ko tham gia bất
kì liên minh quân sự hoặc chính trị nào: tiếp nhận viện trợ từ mọi phía, không có điều kiện
rang buộc
Tuy nhiên, ở Lào và Việt Nam lúc này đang tiến hành đấu tranh chống các chiến lược chiến
tranh của Mĩ
Chọn A
Câu 23. Thắng lợi nào của nhân dân Việt Nam đã tác động trực tiếp, buộc Pháp phải kí
Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương?
A. Chiến thắng Biên giới thu đông năm 1950.
B. Các thắng lợi trong cuộc Tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953 -1954.
C. Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954.
D. Các thắng lợi trên chiến trường Lào cuối năm 1953 - đầu năm 1954.
Tư duy:
SGK Lịch sử 12, trang 152
Cuộc tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953-1954 với đỉnh cao là chiến lược Điện Biên Phủ
đã đập tan hoàn toàn kế hoạch NaVa, giáng đòn nặng nề vào ý chí xâm lược của thực dân
Pháp, xoay chuyển cục diện chiến tranh, tạo điều kiện thắng lợi trên bàn đàm phán ngoại
giao, mở ra khả năng giải quyết con đường hòa bình cuộc chiến tranh ở Đông Dương
Chọn C
Câu 24. Quyền dân tộc cơ bản của ba nước Đông Dương lần đầu tiên được một hội nghị
quốc tế nào ghi nhận?
A. Hội nghị Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương.
B. Hội nghị Giơnevơ năm 1954 về châu Á.
C. Hội nghị Pốtxđam năm 1945.
D. Hội nghị Pari năm 1973 về Việt Nam.
Tư duy:
Ngày 21-7-1954, Hiệp Giơnevo về kết thúc chiến tranh và lập lại hòa bình ở Đông Dương
được kí kết với quy định các nước tham dự hội nghị cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ
bản là độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của 3 nước Đông Dương
Chọn A
Câu 25. Quyền dân tộc cơ bản của mỗi quốc gia trên bán đảo Đông Dương được quốc tế
ghi nhận bao gồm
A. độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. C. tự do, bình đẳng và bác ái.
B. dân tộc độc lập, dân quyền tự do và dân sinh hạnh phúc. D. độc lập dân tộc, tự do và
bác ái.
Tư duy:
Ngày 21-7-1954, Hiệp Giơnevo về kết thúc chiến tranh và lập lại hòa bình ở Đông Dương
được kí kết với quy định các nước tham dự hội nghị cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ
bản là độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của 3 nước Đông Dương
Chọn A
Câu 26. Quan hệ giữa ASEAN với ba nước Đông Dương trong những năm 1967 - 1989 là
A. Quan hệ đối đầu căng thẳng, bất đồng.
B. Hợp tác trên lĩnh vực kinh tế, văn hóa, khoa học - kĩ thuật.
C. Chuyển từ quan hệ đối đầu sang đối thoại hợp tác.
D. Hợp tác nhằm duy trì hòa bình và ổn định khu vực.
Tư duy:
Quan hệ giữa ASEAN và ba nước Đông Dương (2967-1989) là căng thẳng, bất đồng bởi lẽ
một số nước sang lập ASEAN như Thái Lan, Philippin chính là căn cứ quân sự cho Mĩ để
tiến hành chiến tranh xâm lược Đông Dương
Chọn A
Câu 27. Sau khi giành độc lập đến những năm 60-70 của thế kỉ XX, nhóm 5 nước sáng lập
ASEAN thực hiện chiến lược kinh tế hướng nội với mục tiêu
A. đẩy mạnh công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu.
B. nhanh chóng xóa bỏ nghèo nàn, lạc hậu, xây dựng nền kinh tế tự chủ.
C. phát triển các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng nội địa.
D. lấy thị trường trong nước làm chỗ dựa để phát triển sản xuất.
Tư duy:
Sau khi giành độc lập đến những năm 60-70 của thế kỉ XX, nhóm 5 nước sáng lập ASEAN
thực hiện chiến lược công nghiệp hóa thay thế xuất nhập khẩu (kinh tế hướng nội) với mục
tiêu nhanh chóng xóa đói, giảm nghèo, xây dựng kinh tế tự chủ.
Chọn B
Câu 28. Ý nào dưới đây không phải là nội dung cơ bản trong chiến lược kinh tế hướng
ngoại của 5 nước sáng lập ASEAN trong những năm 60 - 70 thế kỉ XX?
A. Tiến hành “mở cửa” nền kinh tế.
B. Lấy thị trường trong nước làm chỗ dựa để phát triển sản xuất.
C. Thu hút vốn đầu tư và kĩ thuật của bên ngoài.
D. Tập trung sản xuất hàng hóa để xuất khẩu, phát triển ngoại thương.
Tư duy:
Từ những năm 60-70 trở đi, chuyển sang chiến lược kinh tế hướng ngoại tiến hành mở cửa
nền kinh tế, thu hút vốn đầu tư và kĩ thuật của nước ngoai, tập trung sản xuất hàng hóa để
xuất khẩu, phát triển ngoại thương.
Chọn B
Câu 29. Thành tựu nổi bật trong chiến lược kinh tế hướng ngoại của nhóm 5 nước sáng
lập ASEAN trong năm 60 - 70 thế kỉ XX là
A. tự túc được hoàn toàn về lương thực và có xuất khẩu.
B. sản xuất đáp ứng được mọi nhu cầu của người dân.
C. giải quyết triệt để nạn thất nghiệp trong nước.
D. mậu dịch đối ngoại tăng trưởng nhanh.
Tư duy:
SGK Lịch sử 12, trang 29
Sau chiến lược kinh tế hướng ngoại, bộ mặt kinh tế - xã hội của những nước ngày biến đổi to
lớn tỉ trọng công nghiệp cao hơn, mậu dịch đồi ngoại tăng trưởng nhanh
 Đáp án D bao gồm các đáp án A, B, C
Chọn D
Câu 30. Ý nào dưới đây phản ánh không đúng về lí do dẫn đến sự ra đời của Hiệp hội các
quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)?
A. Các nước trong khu vực gặp nhiều khó khăn, có nhu cầu hợp tác để cùng phát triển.
B. Muốn liên kết nhằm hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài.
C. Trung Quốc bành trướng biển Đông, buộc các nước phải liên kết lại.
D. Sự hoạt động hiệu quả của các tổ chức hợp tác khu vực trên thế giới.
Tư duy:
SGK Lịch sử 12, trang 31
Nguyên nhân đến sự ra đời của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN):
- Sau khi giành độc lập, các nước bước vào thời kì phát triển đất nước trong điều kiện đầy
khó khăn, có nhu cầu hợp tác để phát triển
- Muốn hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài vào khu vực
- Những tổ chức hợp tác trên thế giới xuất hiện ngày càng nhiều và hoạt động hiệu quả đã
tác động tới các nước Đông Nam Á
Chọn C
Câu 31. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ra đời vào ngày 8/8/1867, gồm các
nước
A. Inđônêxia, Malaixia, Singapore, Mianma, Brunây.
B. Inđônêxia, Thái Lan, Malaixia, Singapore, Philipin.
C. Singapore, Malaixia, Mianma, Brunây, Philipin.
D. Thái Lan, Philipin, Lào, Singapore, Malaixia.
Tư duy:
SGK Lịch sử 12, trang 31
Ngày 8-8-1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập tại Băng Cốc
(Thái Lan) với sự tham gia của 5 nước: Inđônêxia, Thái Lan, Malaixia, Singapore, Philipin.
Chọn B
Câu 32. Sự kiện nào đánh dấu sự khởi sắc của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
(ASEAN)?
A. Cuộc chiến tranh xâm lược ba nước Đông Dương kết thúc thắng lợi (4/1975).
B. Các nước ASEAN kí hiệp ước thân thiện và hợp tác - Hiệp ước Bali (2/1976).
C. Từ “ASEAN 5” đã nâng lên thành “ASEAN 10” (1999).
D. 10 nước thành viên kí bản Hiến chương ASEAN, xây dựng ASEAN thành một cộng đồng
vững mạnh (2007).
Tư duy:
SGK Lịch sử 12, trang 31
Sự khởi sắc của ASEAN được bắt đầu từ Hội nghị cấp cao lần thứ nhất họp tại Bali
(Indonexia) tháng 2-1976, với việc kí hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á (gọi tắt
là Hiệp ước Bali)
Chọn B
Câu 34. Hiệp ước Bali (2 /1976) đã xác định các nguyên tắc hoạt động cơ bản trong quan
hệ giữa các nước ASEAN, ngoại trừ nguyên tắc
A. tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ giữa các nước.
B. giải quyết bất đồng bằng phương pháp hòa bình và có sự nhất trí của 5 nước sáng lập.
C. không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa bằng
vũ lực.
D. giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, dựa trên luật pháp quốc tế.
Tư duy:
SGK Lịch sử 12, trang 31
Hiệp ước Bali đã xác định những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước:
1- Tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ
2- Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau
3- Không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa bằng vũ lực đối với nhau
4- Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình
5- Hợp tác có hiệu quả trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa và xã hội
Chọn B
Câu 35. Hội nghị Bali (2 /1976) đánh dấu sự khởi sắc của tổ chức ASEAN vì
A. các nước trong tổ chức đã ký hiệp ước thân thiện và hợp tác.
B. các nước hợp tác có hiệu quả về kinh tế, chính trị văn hóa, xã hội.
C. quan hệ giữa Đông Dương và ASEAN đã có sự thay đổi.
D. ASEAN chủ trương mở rộng kết nạp thêm các thành viên.
Tư duy:
SGK Lịch sử 12, trang 31
Sự khởi sắc của ASEAN được bắt đầu từ Hội nghị cấp cao lần thứ nhất họp tại Bali
(Indonexia) tháng 2-1976, với việc kí hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á (gọi tắt
là Hiệp ước Bali)
- Hiệp ước Bali xây dựng nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước; tôn trọng độc lập,
chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau; không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau;
giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hoà bình; hợp tác, giúp đỡ nhau cùng phát triển.
- Hiệp ước Bali mở ra thời kì mới trong quan hệ giữa các nước thành viên và giữa ASEAN
với các nước trong khu vực Đông Nam Á. Quan hệ giữa các nước Đông Dương và ASEAN
được cải thiện, thể hiện ở việc thiết lập quan hệ ngoại giao và những chuyến viếng thăm của
các nhà lãnh đạo cấp cao. Từ đầu những năm 90, chiến tranh lạnh chấm dứt, "vấn đề
Campuchia" được giải quyết, ASEAN có điều kiện phát triển.
Chọn B
Câu 37. Theo sáng kiến của ASEAN, diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) được thành lập
năm 1993 nhằm mục đích gì?
A. Tạo nên môi trường hòa bình, ổn định cho khu vực.
B. Tăng cường hợp tác về kinh tế, chính trị, văn hóa.
C. Thúc đẩy mối quan hệ giữa các nước thành viên.
D. Tổ chức Đông Nam Á thành một khu vực mậu dịch tự do.
Tư duy:
Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) được thành lập năm 1994 nhằm thúc đẩy cơ chế đối thoại
và tham vấn về các vấn đề an ninh và chính trị trong khu vực, xây dựng lòng tin và phát triển
ngoại giao phòng ngừa. Khẩu hiệu của ARF là "Xúc tiến hòa bình và an ninh qua đối thoại và
hợp tác ở châu Á Thái Binh Dương".
Chọn A
Câu 38. Việt Nam gia nhập ASEAN (1995) đã đem lại nhiều cơ hội lớn để nước ta thực
hiện mục tiêu đổi mới đất nước là một nhận định đúng, ngoại trừ việc
A. hội nhập, học hỏi và tiếp thu những thành tựu khoa học - kĩ thuật.
B. thu hút nguồn vốn đầu tư của nước ngoài để phát triển kinh tế.
C. mở rộng, trao đổi và giao lưu văn hóa với các nước.
D. nền kinh tế bị cạnh tranh khốc liệt, bản sắc văn hóa dân tộc có nguy cơ bị xói mòn.
Tư duy:
Thời cơ và thách thức của Việt Nam khi gia nhập ASEAN:
Thời cơ:
- Nền kinh tế Việt Nam được hội nhập với nền kinh tế trong khu vực
- Tạo điều kiện để nền kinh tế nước ta thu hẹp khoảng cách phát triển với các nước trong khu
vực.
- Tiếp thu những thành tựu về khoa học kĩ thuật tiên tiến nhất của thế giới để phát triển kinh
tế.
- Có điều kiện tiếp thu, học hỏi trình độ quản lí của các nước trong khu vực.
- Có điều kiện thuận lợi để giao lưu về văn hóa, giáo dục, khoa học - kĩ thuật, y tế, thể thao
với các nước trong khu vực.
Thách thức:
- Nếu không tận dụng cơ hội để phát triển thì nền kinh tế nước ta có nguy cơ tụt hậu với các
nước trong khu vực.
- Sự cạnh tranh quyết liệt giữa nước ta với các nước trong khu vực.
- Hội nhập dễ bị “hòa tan”, đánh mất bản sắc và truyền thống của dân tộc.
Chọn D
III. NAM Á - ẤN ĐỘ
Câu 1. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, đối tượng và mục tiêu đấu tranh của nhân dân
Ấn Độ là
A. chống thực dân Anh, giành độc lập dân tộc.
B. lật đổ chế độ thực dân, phong kiến giành dân chủ.
C. chống thực dân Anh, thành lập Liên đoàn Hồi giáo.
D. lật đổ phong kiến giành ruộng đất.
Tư duy:
SGK Lịch sử 12, trang
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, cuộc đấu tranh chống thực dân Anh, đòi độc lập của nhân
dân Ấn Độ, dưới sự lãnh đạo của Đảng Quốc đại đang phát triển.
Chọn A
Câu 2. Tổ chức nào lãnh đạo nhân dân Ấn Độ đấu tranh giành độc lập sau Chiến tranh
thế giới thứ hai?
A. Đảng Dân tộc. B. Đảng Quốc đại C. Đảng Quốc dân. D. Đảng Dân chủ
Tư duy:
SGK Lịch sử 12, trang 33
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, cuộc đấu tranh chống thực dân Anh, đòi độc lập của nhân
dân Ấn Độ, dưới sự lãnh đạo của Đảng Quốc đại đang phát triển.
Chọn A
Câu 3. Lực lượng tham gia phong trào đấu tranh chống thực dân Anh, đòi độc lập của
nhân dân Ấn Độ có sự tham gia của
A. công nhân, nông dân, binh lính. B. công nhân, binh lính, học sinh,
địa chủ.
C. công nhân, nông dân, binh lính, học sinh, sinh viên. D. nông dân, địa chủ, binh lính.
Tư duy:
SGK Lịch sử 12, trang 33
Cuộc khởi nghĩa của công nhân, khởi nghĩa của thủy binh, sinh viên, học sinh, quần chúng,...
Chọn C
Câu 4. Năm 1947, thực dân Anh thực hiện “phương án Maobattơn” chia Ấn Độ thành hai
quốc gia Ấn Độ và Pakixtan. Đây là hậu quả của chính sách
A. chia rẽ chủng tộc. C. chia để trị.
B. mua chuộc giai cấp thống trị. D. phân biệt, kì thị chủng tộc.
Tư duy:
SGK Lịch sử 12, trang 33
Trước sức ép của phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ, thực dân Anh buộc phải nhương
bộ, hứa sẽ trao quyền tự trị theo “Phương án Maobatton” chia đất nước thành hai quốc gia
theo cơ sở tôn giáo: Ấn Độ của người theo Ấn Độ giáo, Pakixtan của người theo Hồi giáo.
Ngày 15-8-1947, hai nhà nước tự trị Ấn Độ và Pakixtan được thành lập.
Chọn C
Câu 5. Từ giữa những năm 70 của thế kỉ XX, Ấn Độ đã trở thành nước
A. xuất khẩu lúa gạo đứng đầu thế giới. B. sản xuất công nghiệp đứng đầu thế giới.
C. xuất khẩu lúa gạo đứng hàng thứ ba thế giới. D. có trung tâm kinh tế - chính trị lớn thứ
tư thế giới.
Tư duy:
SGK Lịch sử, trang 34
Từ giữa những năm 70 của thế kỉ XX, Ấn Độ đã tự túc được lương thực là nhờ tiến hành
cuộc cách mạng xanh trong nông nghiệp. Từ năm 1994, trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ
ba trên thế giới
Chọn C
Câu 6. Cuộc cách mạng nào sau đây giúp Ấn Độ vươn lên trở thành một trong những
nước sản xuất phần mềm lớn nhất thế giới?
A. Cách mạng xanh C. Cách mạng công nghiệp.
B. Cách mạng trắng. D. Cách mạng chất xám.
Tư duy:
SGK Lịch sử 12, trang 34
Cuộc “cách mạng chất sám” đã đưa Ấn Độ trở thành một trng những cường quốc sản xuất
phần mềm lớn nhất thế giới.
Chọn D
Câu 7. Nét nổi bật trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ sau khi giành được độc lập là
A. hòa bình, trung lập.
B. hòa bình, trung lập tích cực.
C. hòa bình và tích cực ủng hộ phong trào cách mạng thế giới.
D. ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc ở Á, Phi, Mĩ Latinh.
Tư duy:
SGK Lịch sử 12, trang 34
Về đối ngoại, Ấn Độ theo đuổi chính sách hòa bìnhm trung lập tích cực, luôn luôn ủng hộ
cuộc đấu tranh giành độc lập của dân tộc.
Chọn B
Câu 8. Việt Nam có thể học được gì từ công cuộc xây dựng đất nước của Ấn Độ và cải
cách mở cửa của Trung Quốc trong quá trình đổi mới đất nước?
A. Đẩy mạnh cuộc “cách mạng xanh” trong nông nghiệp để sản xuất lúa gạo.
B. Ứng dụng các thành tự khoa học - kĩ thuật trong xây dựng đất nước.
C. Đẩy mạnh cuộc “cách mạng chất xám” để trở thành nước xuất khẩu phần mềm.
D. Nâng cao trình độ dân trí cho nhân dân để khai thác hợp lí các nguồn tài nguyên.
Tư duy:
Khoa học – kĩ thuật là một lĩnh vực Ấn Độ đạt được nhiều thành tựu nổi bật. Cuộc “cách
mạng xanh” trong nông nghiệp thực hiện được cũng là có sự hỗ trợ của khoa học – kĩ thuật.
Trong lĩnh vực này, Ấn Độ có những bước tiến nhanh chóng và hiện nay đang cố gắng vươn
lên hàng cường quốc về công nghệ phần mềm, công nghệ vũ trụ, công nghệ hạt nhân. Còn
cuộc “cách mạng chất xám” là tiền để quan trọng đưa Ấn Độ trở thành cường quốc sản xuất
phầm mềm lớn nhất thế giới. ….
Vì khoa học – kĩ thuật có vai trò quan trong như vậy nên Việt Nam trong quá trình đổi mới
đất nước cần coi trọng phát triển Khoa học – kĩ thuật, học hỏi và ứng dụng các thành tựu
khoa học kĩ - thuật từ nước ngoài.
Chọn B
Câu 9. Dưới ảnh hưởng của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở châu Á, cuộc đấu
tranh giành độc lập dân tộc trên thế giới diễn ra mạnh mẽ ở
A. khu vực Nam Á và Tây Á. C. khu vực Trung Mĩ và Bắc Phi.
B. châu phi và khu vực Mĩ Latinh. D. khu vực Bắc Phi và Tây Phi.
Tư duy:
Châu Á tiêu biểu là khu vực Đông Nam Á là khu vực có phong trào giải phóng dân tộc diễn
ra sớm nhất và giành thắng lợi. Điều này đã tác động đến phong trào giải phóng dân tộc của
khu vực Châu Phi và Mĩ Latinh, những khu vực chịu ách áp bức của chế độ thực dân kiểu cũ
và chế độ thực dân mới.
Chọn B
B. CHÂU PHI
Câu 1. Sau chiến tranh thế giới thứ II, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Châu
Phi bùng nổ sớm nhất ở
A. khu vực Nam Phi và Tây Phi. C. khu vực Trung Phi.
B. khu vực Bắc Phi. D. khu vực Trung Phi và Nam Phi.
Tư duy:
SGK Lịch sử 12, trang 35
Phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân ở Châu Phi đặc biệt phát triển vào những năm
50 của thế kỉ XX, trước hết là ở khu vực Bắc Phi, sau đó lan rộng ra các khu vực khác.
Chọn B
Câu 2 Lịch sử thế giới ghi nhận năm 1960 là “Năm Châu Phi” vì
A. hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân cũ bị sụp đổ hoàn toàn.
B. chế độ phân biệt chủng tộc ở châu Phi đã bị xóa bỏ hoàn toàn.
C. hệ thống thuộc địa của Pháp bị sụp đổ hoàn toàn.
D. có 17 nước Châu Phi được trao trả độc lập.
Tư duy:
SGK Lịch sử 12, trang 36
Lịch sử thế giới ghi nhận năm 1960 là “Năm Châu Phi” với 17 nước Châu phi được trao trả
độc lập
Chọn B
Câu 3. Sự kiện nào sau đây đánh dấu sự sụp đổ cơ bản của chủ nghĩa thực dân cũ ở châu
Phi?
A. Thắng lợi của nhân dân Ai Cập, LiBi những năm 1952-1953.
B. 17 quốc gia giành được độc lập năm 1960.
C. Modambic và Anggola giành độc lập năm 1975.
D. Chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi bị xóa bỏ năm 1993.
Tư duy:
SGK Lịch sử 12, trang 36
Năm 1975, với thắng lợi của nhân dân Modambich và Ănggola trong cuộc đấu tranh chống
thực dân Bồ Đào Nha, chủ nghĩa thực dân cũ ở Châu Phi cùng hệ thống thuộc địa của nó cơ
bản bị tan rã
Chọn B
C. KHU VỰC MĨ LATINH
Câu 1. Đặc điểm nổi bật của phong trào đấu tranh giành và bảo vệ độc lập của nhân dân
Mĩ Latinh sau chiến tranh thế giới thứ hai là
A. chống lại chế độ độc tài Batixta. B. chống lại chế độ độc tài thân Mĩ.
C. chống lại chế độ thực dân Tây Ban Nha. D. chống lại chế độ thực dân Bồ Đào Nha.
Tư duy:
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, với ưu thế về kinh tế và quân sự, Mĩ tìm cách biến Mĩ Latinh
thành “sân sau” của mình và xây dựng các chế độ độc tài thân Mĩ. Vì thế, cuộc đấu tranh
chống chế độ độc tài thân Mĩ bùng nổ và phát triển
Chọn B
Câu 2. Quốc gia nào được mệnh danh là “Lá cờ đầu trong phong trào giải phóng dân tộc
ở Mĩ Latinh?
A. Achentina B. Chile C. Nicaragoa D. Cuba
Tư duy:
Với thắng lợi của cuộc đấu tranh giành và bảo vệ độc lập ở Cuba (1-1-1959), chế độ độc tài
Batixta. Sau thắng lợi này từ các thập kỉ 60 – 70, phong trào đấu tranh chống Mĩ và chế độ
độc tài thân Mĩ ở khu vực này ngày càng phát triển và giành nhiều thắng lợi.
 Gọi là “Lá cờ đầu trong phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ Latinh”
Chọn D
Câu 3. Hình thức đấu tranh chủ yếu của các nước Mĩ Latinh sau thắng lợi của cách mạng
Cuba năm 1959 là
A. khởi nghĩa vũ trang. C. đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh kinh tế.
B. đấu tranh nghị trường. D. đấu tranh quân sự kết hợp với đấu tranh ngoại giao.
Tư duy:
SGK Lịch sử 12, trang 139 suy ra:
“nhân dân Cuba đã đứng lên chống chế độ độc tài, mở đầu bằng cuộc tấn công vào trại lính
Môncada của 135 thanh niên yêu nước do Phiden Catxtoro chỉ huy...”
Chọn A
Câu 4. Vào thập niên 60 -70 của thế kỉ XX, Mĩ Latinh được gọi là “Lục địa bùng cháy” vì
A. cao trào đấu tranh vũ trang chống chế độ độc tài thân Mĩ bùng lên mạnh mẽ.
B. nhiều cuộc nội chiến giữa các Đảng phái đối lập diễn ra quyết liệt.
C. phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân diễn ra sôi nổi, giành thắng lợi.
D. có sự tham gia của đông đảo lực lượng binh lính trong các chính phủ độc tài.
Tư duy:
Với thắng lợi của cuộc đấu tranh giành và bảo vệ độc lập ở Cuba (1-1-1959), chế độ độc tài
Batixta. Sau thắng lợi này từ các thập kỉ 60 – 70, phong trào đấu tranh chống Mĩ và chế độ
độc tài thân Mĩ ở khu vực này ngày càng phát triển và giành nhiều thắng lợi.
Cùng với đó là bãi công của công nhân, nổi dậy của nông dân, đấu tranh nghị trường, cao trào
đấu tranh vũ trang bùng nổ mạnh mẽ ở Mĩ Latinh biến châu lục này thành “Lục địa bùng
cháy”
Chọn A
Câu 5. Tháng 4 /1961, Cuba tuyên bố đi theo con đường CNXH trong hoàn cảnh
A. đã đánh thắng sự can thiệp của Mĩ. C. thành lập Đảng cộng sản Cuba.
B. hoàn thành cuộc cải cách dân chủ. D. cách mạng Cuba thành công.
Tư duy:
Tháng 4 /1961, Cuba tuyên bố đi theo con đường CNXH trong hoàn cảnh đánh bại chế độ
độc tài thân Mĩ
Chọn A
Câu 7. Năm 2016, sự kiện nào đánh dấu bước ngoặt trong mối quan hệ giữa Cuba và Mĩ?
A. Tổng thống Mĩ Obama thăm Cuba, tái thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Mĩ và Cuba.
B. Mĩ xóa bỏ cấm vận kinh tế Cuba sau nhiều thập kỉ kéo dài.
C. Chủ tịch Phiđen Caxtơrô qua đời, kết thúc nhiều thập kỉ Mĩ - Cuba căng thẳng.
D. Mĩ xóa bỏ điều luật cấm người dân Cuba nhập cư vào nước Mĩ.
Tư duy:
Năm 2016 đã trở thành một dấu mốc quan trọng trong quan hệ đầy sóng gió của Cuba và Mỹ
hơn nửa thế kỉ, Tổng thống Mĩ Obama đã tuyên bố dỡ bỏ lệnh cấm vận với Cuba
Chọn A
Câu 8. Điểm khác biệt giữa phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi so với khu vực Mĩ
Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. chống lại chủ nghĩa thực dân cũ. B. chống lại chủ nghĩa thực dân mới.
C. hình thức đấu tranh chủ yếu là khởi nghĩa vũ trang. D. Đảng Cộng sản ở các nước trực
tiếp lãnh đạo.
Tư duy:
- Ở châu Phi chống lại chủ nghĩa thực dân cũ tiêu biểu là chế độ phân biệt chủng tộc
Apacthai
- Ở Mĩ Latinh đấu tranh chống chế độ độc tài Batixta của Mĩ, một biểu hiện điển hình của
chế độ thực dân mới
Chọn A
Câu 9. So với cuộc đấu tranh của nhân dân châu Phi, phong trào đấu tranh cách mạng
của nhân dân Mĩ Latinh từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai có điểm gì khác biệt?
A. Nhân dân Mĩ Latinh đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân mới.
B. Lãnh đạo phong trào đấu tranh thuộc về giai cấp vô sản.
C. Nhân dân Mĩ Latinh đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân cũ.
D. Diễn ra dưới sự lãnh đạo của tổ chức liên minh khu vực.
Tư duy:
- Ở châu Phi chống lại chủ nghĩa thực dân cũ tiêu biểu là chế độ phân biệt chủng tộc
Apacthai
- Ở Mĩ Latinh đấu tranh chống chế độ độc tài Batixta của Mĩ, một biểu hiện điển hình của
chế độ thực dân mới
Chọn A
Câu 10. Nội dung nào dưới đây phản ánh không đúng về ý nghĩa thắng lợi của phong trào
giải phóng dân tộc ở các nước Á, Phi, Mĩ Latinh sau chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Làm sụp đổ hoàn toàn chủ nghĩa thực dân kiểu cũ và chủ nghĩa thực dân kiểu mới.
B. Xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc (Apácthai).
C. Làm căng thẳng thêm cuộc chiến tranh lạnh giữa Liên Xô và Mĩ.
D. Đưa tới sự ra đời của hơn 100 quốc gia độc lập trẻ tuổi.
Tư duy:
- Đáp án A, B, D là ý nghĩa của phong trào giải phóng dân tộc ở Á, Phi, Mĩ Latinh
- Đáp án B không phản ánh đúng ý nghĩa của phong trào giải phóng dân tộc vì thắng lợi
này đã đưa đến sự ra đời các quốc gia độc lập, làm thay đổi bản đồ chính trị thế giới,
khiến phạm vi ảnh hưởng của Liên Xô – Mĩ ngày càng thu hẹp. Hơn nữa, nhiều quốc gia
sau một thời kì xây dựng và phát triển đã trở thành đối thủ cạnh tranh đáng gờm của Liên
Xô và Mĩ buộc hai nước đi đến quyết định chấm dứt chiến tranh lạnh
Chọn C
Câu 11. Biến đối nào sau đây chứng tỏ phong trào giải phóng dân tộc ở Á, Phi, Mĩ Latinh
sau CTTG II đã góp phần làm thay đổi bản đồ chính trị thế giới?
A. Hệ thống thuộc địa và tàn dư của chế độ thực dân hoàn toàn bị xóa bỏ.
B. Sau khi giành độc lập các nước đều tiến lên xây dựng chế độ TBCN.
C. Các nước đầu tư phát triển kinh tế và trở thành các nước công nghiệp mới (NICS).
D.Từ những nước thuộc địa, phụ thuộc đã có trên 100 quốc gia giành được độc lập.
Tư duy:
Thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc đã đưa đến sự ra đời các quốc gia độc lập, làm
thay đổi bản đồ chính trị thế giới, khiến phạm vi ảnh hưởng của Liên Xô – Mĩ ngày càng thu
hẹp.
Chọn D

More Related Content

Similar to 1667497287478_09.KH-S-BT-N_TRC_NGHIM_LSTG-_C3(A).pdf

Tài liệu ôn thi tốt nghiệp lớp 12
Tài liệu ôn thi tốt nghiệp lớp 12Tài liệu ôn thi tốt nghiệp lớp 12
Tài liệu ôn thi tốt nghiệp lớp 12Hoa Phượng
 
De thi-minh-hoa-mon-lich-sư-thptp-quoc-gia-2017-lan-2-co-dap-an-i
De thi-minh-hoa-mon-lich-sư-thptp-quoc-gia-2017-lan-2-co-dap-an-iDe thi-minh-hoa-mon-lich-sư-thptp-quoc-gia-2017-lan-2-co-dap-an-i
De thi-minh-hoa-mon-lich-sư-thptp-quoc-gia-2017-lan-2-co-dap-an-imcbooksjsc
 
Tài liệu ôn thi tn thpt lịch sử 2014
Tài liệu ôn thi tn thpt lịch sử 2014Tài liệu ôn thi tn thpt lịch sử 2014
Tài liệu ôn thi tn thpt lịch sử 2014Hoa Phượng
 
70 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM HỌC 2022-2023 - MÔN LỊCH SỬ - CÁC TRƯỜNG TR...
70 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM HỌC 2022-2023 - MÔN LỊCH SỬ - CÁC TRƯỜNG TR...70 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM HỌC 2022-2023 - MÔN LỊCH SỬ - CÁC TRƯỜNG TR...
70 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM HỌC 2022-2023 - MÔN LỊCH SỬ - CÁC TRƯỜNG TR...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP HƠN 60 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT LỊCH SỬ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜ...
TỔNG HỢP HƠN 60 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT LỊCH SỬ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜ...TỔNG HỢP HƠN 60 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT LỊCH SỬ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜ...
TỔNG HỢP HƠN 60 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT LỊCH SỬ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sự thật về quan hệ Việt Nam - Trung Quốc trong 30 năm qua
Sự thật về quan hệ Việt Nam - Trung Quốc trong 30 năm quaSự thật về quan hệ Việt Nam - Trung Quốc trong 30 năm qua
Sự thật về quan hệ Việt Nam - Trung Quốc trong 30 năm quaBùi Việt Hà
 
Phần 1 - Đề Cương chi tiết ôn tập môn đường lối cách mạng việt nam HaUI
Phần 1 - Đề Cương chi tiết ôn tập môn đường lối cách mạng việt nam HaUIPhần 1 - Đề Cương chi tiết ôn tập môn đường lối cách mạng việt nam HaUI
Phần 1 - Đề Cương chi tiết ôn tập môn đường lối cách mạng việt nam HaUIHuynh ICT
 
lịch sử cách mạng tư sản gsdhcbscndsjeisdhcusjduhfued
lịch sử  cách mạng tư sản gsdhcbscndsjeisdhcusjduhfuedlịch sử  cách mạng tư sản gsdhcbscndsjeisdhcusjduhfued
lịch sử cách mạng tư sản gsdhcbscndsjeisdhcusjduhfuedVnMinhThi
 
Đề thi minh họa THPT Quốc Gia môn Lịch Sử năm 2019
Đề thi minh họa THPT Quốc Gia môn Lịch Sử năm 2019Đề thi minh họa THPT Quốc Gia môn Lịch Sử năm 2019
Đề thi minh họa THPT Quốc Gia môn Lịch Sử năm 2019giaoduc0123
 
Trắc nghiệm LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
Trắc nghiệm LỊCH SỬ ĐẢNG.docxTrắc nghiệm LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
Trắc nghiệm LỊCH SỬ ĐẢNG.docxHuyenDiem2
 
20 cau hoi_on_tap_mon_duong_loi_cach_mang_cua_dang_cong_san_viet_nam
20 cau hoi_on_tap_mon_duong_loi_cach_mang_cua_dang_cong_san_viet_nam20 cau hoi_on_tap_mon_duong_loi_cach_mang_cua_dang_cong_san_viet_nam
20 cau hoi_on_tap_mon_duong_loi_cach_mang_cua_dang_cong_san_viet_namYkazu
 
Nhập môn chủ nghĩa xã hội khoa học chương mở đầu
Nhập môn chủ nghĩa xã hội khoa học chương mở đầuNhập môn chủ nghĩa xã hội khoa học chương mở đầu
Nhập môn chủ nghĩa xã hội khoa học chương mở đầudungcspk52
 
LSĐ trắc nghiệm - vlu.pptx
LSĐ trắc nghiệm - vlu.pptxLSĐ trắc nghiệm - vlu.pptx
LSĐ trắc nghiệm - vlu.pptxLannAnhh7
 
15-cau-hoi-on-tap-mon-lich-su-dang191.pdf
15-cau-hoi-on-tap-mon-lich-su-dang191.pdf15-cau-hoi-on-tap-mon-lich-su-dang191.pdf
15-cau-hoi-on-tap-mon-lich-su-dang191.pdfHoaNguynTh48
 
20 câu hỏi ôn tập môn đường lối cách mạng của đảng cộng sản việt nam
20 câu hỏi ôn tập môn đường lối cách mạng của đảng cộng sản việt nam20 câu hỏi ôn tập môn đường lối cách mạng của đảng cộng sản việt nam
20 câu hỏi ôn tập môn đường lối cách mạng của đảng cộng sản việt namhanghpu
 

Similar to 1667497287478_09.KH-S-BT-N_TRC_NGHIM_LSTG-_C3(A).pdf (20)

Tài liệu ôn thi tốt nghiệp lớp 12
Tài liệu ôn thi tốt nghiệp lớp 12Tài liệu ôn thi tốt nghiệp lớp 12
Tài liệu ôn thi tốt nghiệp lớp 12
 
De thi-minh-hoa-mon-lich-sư-thptp-quoc-gia-2017-lan-2-co-dap-an-i
De thi-minh-hoa-mon-lich-sư-thptp-quoc-gia-2017-lan-2-co-dap-an-iDe thi-minh-hoa-mon-lich-sư-thptp-quoc-gia-2017-lan-2-co-dap-an-i
De thi-minh-hoa-mon-lich-sư-thptp-quoc-gia-2017-lan-2-co-dap-an-i
 
Tài liệu ôn thi tn thpt lịch sử 2014
Tài liệu ôn thi tn thpt lịch sử 2014Tài liệu ôn thi tn thpt lịch sử 2014
Tài liệu ôn thi tn thpt lịch sử 2014
 
Cuuduong
CuuduongCuuduong
Cuuduong
 
70 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM HỌC 2022-2023 - MÔN LỊCH SỬ - CÁC TRƯỜNG TR...
70 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM HỌC 2022-2023 - MÔN LỊCH SỬ - CÁC TRƯỜNG TR...70 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM HỌC 2022-2023 - MÔN LỊCH SỬ - CÁC TRƯỜNG TR...
70 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM HỌC 2022-2023 - MÔN LỊCH SỬ - CÁC TRƯỜNG TR...
 
TỔNG HỢP HƠN 60 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT LỊCH SỬ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜ...
TỔNG HỢP HƠN 60 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT LỊCH SỬ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜ...TỔNG HỢP HƠN 60 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT LỊCH SỬ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜ...
TỔNG HỢP HƠN 60 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT LỊCH SỬ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜ...
 
Lich su dang
Lich su dangLich su dang
Lich su dang
 
Sự thật về quan hệ Việt Nam - Trung Quốc trong 30 năm qua
Sự thật về quan hệ Việt Nam - Trung Quốc trong 30 năm quaSự thật về quan hệ Việt Nam - Trung Quốc trong 30 năm qua
Sự thật về quan hệ Việt Nam - Trung Quốc trong 30 năm qua
 
Phần 1 - Đề Cương chi tiết ôn tập môn đường lối cách mạng việt nam HaUI
Phần 1 - Đề Cương chi tiết ôn tập môn đường lối cách mạng việt nam HaUIPhần 1 - Đề Cương chi tiết ôn tập môn đường lối cách mạng việt nam HaUI
Phần 1 - Đề Cương chi tiết ôn tập môn đường lối cách mạng việt nam HaUI
 
lịch sử cách mạng tư sản gsdhcbscndsjeisdhcusjduhfued
lịch sử  cách mạng tư sản gsdhcbscndsjeisdhcusjduhfuedlịch sử  cách mạng tư sản gsdhcbscndsjeisdhcusjduhfued
lịch sử cách mạng tư sản gsdhcbscndsjeisdhcusjduhfued
 
Đề thi minh họa THPT Quốc Gia môn Lịch Sử năm 2019
Đề thi minh họa THPT Quốc Gia môn Lịch Sử năm 2019Đề thi minh họa THPT Quốc Gia môn Lịch Sử năm 2019
Đề thi minh họa THPT Quốc Gia môn Lịch Sử năm 2019
 
Trắc nghiệm LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
Trắc nghiệm LỊCH SỬ ĐẢNG.docxTrắc nghiệm LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
Trắc nghiệm LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
 
20 cau hoi_on_tap_mon_duong_loi_cach_mang_cua_dang_cong_san_viet_nam
20 cau hoi_on_tap_mon_duong_loi_cach_mang_cua_dang_cong_san_viet_nam20 cau hoi_on_tap_mon_duong_loi_cach_mang_cua_dang_cong_san_viet_nam
20 cau hoi_on_tap_mon_duong_loi_cach_mang_cua_dang_cong_san_viet_nam
 
Nhập môn chủ nghĩa xã hội khoa học chương mở đầu
Nhập môn chủ nghĩa xã hội khoa học chương mở đầuNhập môn chủ nghĩa xã hội khoa học chương mở đầu
Nhập môn chủ nghĩa xã hội khoa học chương mở đầu
 
Lịch sử Đảng
Lịch sử ĐảngLịch sử Đảng
Lịch sử Đảng
 
LSĐ trắc nghiệm - vlu.pptx
LSĐ trắc nghiệm - vlu.pptxLSĐ trắc nghiệm - vlu.pptx
LSĐ trắc nghiệm - vlu.pptx
 
Lich su the gioi
Lich su the gioiLich su the gioi
Lich su the gioi
 
15-cau-hoi-on-tap-mon-lich-su-dang191.pdf
15-cau-hoi-on-tap-mon-lich-su-dang191.pdf15-cau-hoi-on-tap-mon-lich-su-dang191.pdf
15-cau-hoi-on-tap-mon-lich-su-dang191.pdf
 
20 câu hỏi ôn tập môn đường lối cách mạng của đảng cộng sản việt nam
20 câu hỏi ôn tập môn đường lối cách mạng của đảng cộng sản việt nam20 câu hỏi ôn tập môn đường lối cách mạng của đảng cộng sản việt nam
20 câu hỏi ôn tập môn đường lối cách mạng của đảng cộng sản việt nam
 
Đồng chí cần làm gì, và phấn đấu như thế nào để trở thành Đảng viên!
Đồng chí cần làm gì, và phấn đấu như thế nào để trở thành Đảng viên!Đồng chí cần làm gì, và phấn đấu như thế nào để trở thành Đảng viên!
Đồng chí cần làm gì, và phấn đấu như thế nào để trở thành Đảng viên!
 

Recently uploaded

BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGhoinnhgtctat
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 

Recently uploaded (20)

BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 

1667497287478_09.KH-S-BT-N_TRC_NGHIM_LSTG-_C3(A).pdf

  • 1. CHỦĐỀ 3 CÁC NƯỚC CHÂU Á- PHI- MĨ LATINH (1945-2000) A. CHÂU Á. I. ĐÔNG BẮC Á Câu 1. Biến đổi nào của khu vực Đông Bắc Á sau chiến tranh thế giới thứ hai đã góp phần làm thay đổi bản đồ địa- chính trị thế giới? A. Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời, đi theo con đường xã hội chủ nghĩa. B. Nhật Bản phát triển “thần kì”, trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. C. Hàn Quốc trở thành “con rồng” kinh tế nổi bật nhất của khu vực Đông Bắc Á. D. Hàn Quốc, Hồng Kông và Đài Loan trở thành “con rồng” kinh tế Châu Á. Tư duy: Ngày 1-10-1949, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập, đứng đầu là Chủ tịch Mao Trạch Đông. Trung Quốc xây dựng đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa. Trong khi đó, sau chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô với Mĩ đang là hai cực của trật tự hai cực Ianta đại diện cho hai phe Xã hội chủ nghĩa và Tư bản chủ nghĩa. Nếu có một quốc gia lớn đi theo con đường Tư bản chủ nghĩa hay Xã hội chủ nghĩa sẽ làm thay đổi cục diện thế giới. Trung Quốc xây dựng đất nước theo chế độ Xã hội chủ nghĩa đã tăng sức mạnh của hệ thống xã hội chủ nghĩa. Chủ nghĩa xã hội mở rộng từ châu Âu sang châu Á. => Bản đồ chính trị thế giới thay đổi. Chọn A Câu 2. Quốc gia nào ở khu vực Đông Bắc Á được thành lập bởi sự chi phối của những quy định tại Hội nghị Ianta (2-1945) và sự hình thành hai hệ thống xã hội đối lập sau Chiến tranh thế giới thứ hai? A. Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa. C. Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều Tiên. B. Đài Loan và Hồng Công. D. Hàn Quốc và Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều Tiên. Tư duy: Theo quyết định của Hội nghị Ianta (2-1945), Triều Tiên chia thành hai vùng hai vùng chiếm đóng do Mĩ và Liên Xô kiểm soát mỗi miền. Do ảnh hưởng bởi quyết định này và sự đối đầu Xô – Mĩ trong chiến tranh lạnh, hai nhà nước ở Triều Tiên được thành lập: - Tháng 8-1948: Đại Hàn Dân quốc. - Tháng 9-1948: Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên. Chọn A Câu 3. Sau khi làm cách mạng thành công, một nước XHCN được thành 1ập ở Đông Bắc Á, đó là A. Nhật Bản. B. Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa. C. Đại Hàn Dân quốc. D. Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều Tiên. Tư duy: SGK Lịch sử 12, trang 21 Cuối năm 1949, cuộc nội chiến kết thúc, toàn bộ lục địa Trung Quốc được giải phóng, lực lượng Quốc dân đảng thất bại, phải rút khỏi Đài Loan. Ngày 1-10-1949 nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập, đứng đầu là chủ tịch Mao Trạch Đông. Chọn B Câu 4. Sự kiện nào ở khu vực Đông Bắc Á là biển hiện của cuộc chiến cục bộ và sự đối đầu Đông - Tây trong thời kì chiến tranh lạnh? A. Hàn Quốc trở thành “con rồng” kinh tế Châu Á nổi trội nhất.
  • 2. B. Sự ra đời của hai nhà nước đối lập trên bán đảo Triều Tiên. C. Nhật Bản vươn lên trở thành trung tâm kinh tế - tài chính lớn. D. Hồng Kông và Ma Cao lần lượt trở về Trung Quốc. Tư duy: SGK Lịch sử 12, trang 60 Sự đối đầu Đông – Tây và các cuộc chiến tranh cục bộ: - Cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương của Thực dân Pháp (1945-1954) - Cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950-1953) - Cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của Đế quốc Mĩ (1954-1975) Chọn B Câu 5. Bốn “con rồng” kinh tế của Châu Á là A. Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan và Ma Cao. B. Hàn Quốc, Hồng Kông, Singapore và Thái Lan. C. Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan và Singpore. D. Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông và Singapore. Tư duy: SGK Lịch sử 12, trang 20 - Trong “bốn con rồng” kinh tế ở Châu Á thì ở Đông Bắc Á có ba (Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan) - Khu vực Đông Nam Á có Singapre Chọn C Câu 6. Quốc gia nào ở khu vực Đông Bắc Á là thành viên của tổ chức ASEAN 10 + 3? A. Trung Quốc, Cộng hòa Dân chủ nhân dân Triều Tiên. B. Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc. C. Nhật Bản, Trung Quốc, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên. D. Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan. Tư duy: ASEAN+3 là một cơ chế hợp tác giữa ASEAN và ba quốc gia Đông Bắc Á gồm Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc. Chọn B Câu 8. Nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa được thành lập (1949) là kết quả của A. cuộc kháng chiến chống phát xít Nhật. B. cuộc đấu tranh chống chế độ phong kiến. C. cuộc nội chiến giữa Quốc dân đảng và Đảng cộng sản. D. cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân Phương Tây. Tư duy: SGK Lịch sử 12, trang 21 Cuối năm 1949, cuộc nội chiến kết thúc, toàn bộ lục địa Trung Quốc được giải phóng, lực lượng Quốc dân đảng thất bại, phải rút khỏi Đài Loan. Ngày 1-10-1949 nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập, đứng đầu là chủ tịch Mao Trạch Đông. Chọn C Câu 10. Ý nào không phản ánh đúng ý nghĩa thắng lợi của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở Trung Quốc? A. Lật đố triều đại Mãn Thanh, chấm dứt sự tồn tại của chế độ phong kiến. B. Chấm dứt hơn 100 năm nô dịch, thống trị của chủ nghĩa đế quốc. C. Đưa nước Trung Hoa bước vào kỉ nguyên độc lập, tự do và tiến lên CNXH. D. Ảnh hưởng sâu sắc đến phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
  • 3. Tư duy: SGK Lịch sử 12, trang 21 Cuối năm 1949, cuộc nội chiến kết thúc, toàn bộ lục địa Trung Quốc được giải phóng, lực lượng Quốc dân đảng thất bại, phải rút khỏi Đài Loan. Ngày 1-10-1949 nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập, đứng đầu là chủ tịch Mao Trạch Đông. Chọn C Câu 11. Thắng lợi của cách mạng Trung Quốc và sự thành lập nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa năm 1949 có ý nghĩa quốc tế nào sau đây? A. Làm cho chủ nghĩa xã hội thắng thế trên toàn thế giới. B. Làm cho chủ nghĩa xã hội nối liền từ châu Âu sang châu Á. C. Đánh dấu sự sụp đổ hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân cũ. D. Là điều kiện quan trọng dẫn đến sự sụp đổ hoàn toàn của chủ nghĩa thực dân mới. Tư duy: - Đáp án A: Chủ nghĩa xã hội không thắng thế trên toàn thế giới - Đáp án C: Đến những năm 90 của thế kỉ XX hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân cũ mới sụp đổ hoàn toàn - Đáp án B: Liên Xô đi theo con đường XHCN, năm 1949 Cộng hòa nhân dân Trung Hoa giành độc lập bước vào kỉ nguyên độc lập tự do, tiến lên chủ nghĩa xã hội => CNXH được nối liền từ Châu Âu sang Châu Á Chọn B Câu 12. Nội dung đường lối cải cách - mở cửa của Trung Quốc hướng tới mục tiêu biến Trung Quốc trở thành A. quốc gia giàu mạnh, dân chủ và văn minh. B. quốc gia có tiềm lực quân sự hàng đầu thế giới. C. “con rồng” kinh tế nổi trội nhất trên thế giới. D. cường quốc về kinh tế và quân sự đứng đầu thế giới. Tư duy: SGK Lịch sử 12, trang 23 “Tháng 12-1978, Đảng Cộng sản Trung Quốc đề ra đường lối mới, do Đặng Tiểu Bình khởi xướng, mở đầu cho cuộc cải cách kinh tế - xã hội của đất nước,...với mục tiêu biến Trung Quốc thành quốc gia giàu mạnh, dân chủ, văn minh.” Chọn A Câu 13. Trọng tâm của công cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc là gì? A. Lấy nông nghiệp làm chủ yếu, ưu tiên phát triển công nghiệp. B. Phát triển kinh tế, thực hiện cải cách mở cửa. C. Cải tổ về chính trị, cải cách mở cửa về kinh tế. D. Cải cách mở cửa về kinh tế, cải tổ về chính trị. Tư duy: SGK Lịch sử 12, trang 23 “Tháng 12-1978, Đảng Cộng sản Trung Quốc đề ra đường lối mới, do Đặng Tiểu Bình khởi xướng, mở đầu cho cuộc cải cách kinh tế - xã hội của đất nước,...lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm, tiến hành cải cách và mở cửa, chuyển nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa linh hoạt hơn, nhằm hiện đại hóa và xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc... với mục tiêu biến Trung Quốc thành quốc gia giàu mạnh, dân chủ, văn minh.” Chọn B
  • 4. Câu 15. “Tăng trung bình hằng năm trên 8%” là thành tựu trên lĩnh vực nào của Trung Quốc sau 20 năm thực hiện đường lối cải cách - mở cửa? A. Tỉ trọng công nghiệp, nông nghiệp, thương mại và dịch vụ. C. GDP - tổng thu nhập quốc dân. B. Tỉ trọng công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ và du lịch. D. Thu nhập bình quân theo đầu người. Tư duy: SGK Lịch sử 12, trang 23 “GDP tăng trung bình hằng năm là 8%” Chọn C Câu 16. Ý nào dưới đây không phải là thành tựu về khoa học kĩ thuật của Trung Quốc do công cuộc cải cách - mở cửa đem lại? A. Chế tạo và thử thành công bom nguyên tử. B. Phóng thành công tàu “Thần Châu 5”, thực hiện thám hiểm không gian. C. Cùng với Liên Xô, Mĩ, Anh và Pháp phóng nhiều vệ tinh nhân tạo. D. Trung Quốc là nước thứ ba trên thế giới có tàu và con người bay vào vũ trụ. Tư duy: SGK Lịch sử 12, trang 24 - Năm 1964 thử thành công bom nguyên tử - Năm 2003, con tài “thần châu 5” bay vào không gian. Sự kiện này đưa Trung Quốc trở thành quốc gia thứ ba trên thế giới (sau Mĩ và Nga) có tàu cùng với con người bay vào vũ trụ Chọn A Câu 18. Một chế độ đặc biệt, chưa có tiền lệ mà Trung Quốc đang áp dụng hiện nay là gì? A. Một đất nước hai chế độ sau khi thu hồi một số bộ phận lãnh thổ từ các nước phương Tây. B. Kiên định đường lối xây dụng CNXH sau Liên Xô tan rã. C. Chủ trương xây dựng CNXH đặc sắc Trung Quốc. D. Xây dụng mối quan hệ tốt đẹp với cả các nước XHCN và TBCN. Tư duy: “Một quốc gia, hai chế độ” là một ý tưởng được Đặng Tiểu Bình - lãnh tụ tối cao của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đề xuất trong quá trình tái thống nhất Trung Quốc vào đầu thập niên 1980. Đặng mong muốn thành lập một Trung Quốc duy nhất, nhưng các phần lãnh thổ độc lập như Hồng Kông, Ma Cao (ngày nay tồn tại dưới tư cách đặc khu hành chính) có thể duy trì hệ thống kinh tế - chính trị của chủ nghĩa tư bản trong khi phần còn lại: Trung Hoa đại lục nằm dưới chế độ xã hội chủ nghĩa. Chọn A II. ĐÔNG NAM Á Câu 1. Trước chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Đông Nam Á đều là thuộc địa của các nước đế quốc Âu - Mĩ, ngoại trừ A. Malaixia B. Thái Lan. C. Philipin. D. Singpore. Tư duy: SGK Lịch sử 12, trang 25 Vốn là thuộc địa của đế quốc Âu – Mĩ (trừ Thái Lan), trong những năm chiến tranh thế giới thứ hai, các nước ĐNA bị biến thành thuộc địa của quân phiệt Nhật... - Indonexia: thuộc địa Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hà Lan - Philippin: thuộc địa Tây Ban Nha, Mĩ
  • 5. - Miến Điện, Mã Lai: thuộc địa của Anh - 3 nước Việt Nam, Lào, Campuchia thuộc địa của Pháp Chọn B Câu 2. Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc sau Chiến tranh thế giới thứ hai được khởi đầu từ A. khu vực Mĩ Latinh. C. khu vực Đông Bắc Á. B. khu vực Bắc Phi. D. khu vực Đông Nam Á. Tư duy: Đông Nam Á là nơi khởi đầu phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á, trong đó có ba nước tuyên bố độc lập sớm nhất vào năm 1945 là: Việt Nam, Lào và Inđônêxia. Chọn D Câu 3. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Đông Nam Á đều chịu ách thống trị của A. quân phiệt Nhật Bản. B. phát xít Đức. C. phát xít Italia. D. đế quốc Âu - Mĩ. Tư duy: SGK Lịch sử 12, trang 25 Vốn là thuộc địa của đế quốc Âu – Mĩ (trừ Thái Lan), trong những năm chiến tranh thế giới thứ hai, các nước ĐNA bị biến thành thuộc địa của quân phiệt Nhật... Chọn A Câu 4. Năm 1945, tận dụng cơ hội phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh, những quốc gia nào ở Đông Nam Á tuyên bố độc lập? A. Inđônêxia, Việt Nam, Lào. C. Inđônêxia, Việt Nam, Malaixia. B. Việt Nam, Lào, Campuchia. D. Philippin, Việt Nam, Lào. Tư duy: SGK Lịch sử 12, trang 25 Vốn là thuộc địa của đế quốc Âu – Mĩ (trừ Thái Lan), trong những năm chiến tranh thế giới thứ hai, các nước ĐNA bị biến thành thuộc địa của quân phiệt Nhật. Tận dụng thời cơ Nhật Bản đầu hàng Đồng minh, vào giữa tháng 8-1945, nhân dân Đông Nam Á đứng lên đấu tranh nhiều nước đã giành được độc lập hoặc giải phóng phần lớn lãnh thổ. + 8-1945, Indonexia tuyên bố độc lập + 2-9-1945, nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa ra đời + 10-1945, Lào tuyên bố độc lập Chọn A Câu 6. Sau năm 1945, nhiều nước Đông Nam Á vẫn phải tiếp tục cuộc đấu tranh để giành và bảo vệ độc lập vì A. thực dân Pháp và Mĩ xâm lược trở lại. B. thực dân Âu - Mĩ tái chiếm Đông Nam Á. C. Mĩ ủng hộ thực dân phương Tây xâm lược trở lại. D. thực dân Mĩ và Hà Lan xâm lược trở lại. Tư duy: SGK Lịch sử 12, trang 25 Vốn là thuộc địa của đế quốc Âu – Mĩ (trừ Thái Lan), trong những năm chiến tranh thế giới thứ hai, các nước ĐNA bị biến thành thuộc địa của quân phiệt Nhật... Chọn A Câu 7. Đến giữa những năm 50 của thế kỉ XX, tình hình nổi bật ở khu vực này là gì?
  • 6. A. Tất cả các quốc gia trong khu vực đầu giành được độc lập. B. Hầu hết các quốc gia đã giành được độc lập. C. Tiếp tục chịu ách thống trị của chủ nghĩa thực dân mới. D. Tham gia Khối phòng thủ chung Đông Nam Á (SEATO) do Mĩ thành lập. Tư duy: SGK Lịch sử 12, trang 26 - Năm 1954, cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược của nhân dân 3 nước Đông Dương Việt Nam, Lào, Campuchia kết thúc thắng lợi - Năm 1949, thực dân Hà Lan phải công nhận Cộng hòa Liên bang Indonexia, nước cộng hòa Indonexia ra đời (1950) - Các đế quốc Âu - Mĩ lần lượt phải công nhận độc lập của Philippin (1946), Miến Điện (1948), Mã Lai (1957), Singapore (1959) Chọn A Câu 9. Quốc gia nào ở Đông Nam Á trở thành một trong bốn “con rồng” kinh tế của châu Á? A. Thái Lan B. Brunay C. Singgapo D. Indonexia Tư duy: Châu Á có 4 “con rồng kinh tế”, trong đó, khu vực Đông Bắc Á có Hồng Kông, Hàn Quốc, Đài Loan. Khu vực Đông Nam Á có Singapore. Chọn C Câu 10. Năm 1964, Mĩ chính thức thực hiện loại hình chiến tranh nào trên đất nước Lào? A. Chiến tranh đặc biệt. C. Chiến tranh đặc biệt tăng cường. B. Chiến tranh đơn phương. D. Đông Dương hóa chiến tranh. Tư duy: Cũng cùng thời điểm với Việt Nam, Mĩ tiến hành chiến lược “chiến tranh đặc biệt” (1961- 1965). Chọn A Câu 11. Nội dung bao trùm của Hiệp định Viêng Chăn (1973) là A. lập lại hòa bình, thực hiện hòa hợp dân tộc ở Lào. B. tuyên bố về lập lại nền độc lâp ở Lào. C. chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Lào. D. nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào ra đời. Tư duy: SGK Lịch sử 12, trang 27 Nhân dân Lào lần lượt đánh bại các chiến lược chiến tranh của Mĩ, giải phóng 4/5 lãnh thổ. Do thắng lợi trên, các phái ở Lào đã thỏa thuận kĩ hiệp định Viên Chăn (2-1973), lập lại hòa bình, thực hiện hào hợp dân tộc Lào Chọn A Câu 12. Ý nào dưới đây không phải là đặc điểm nổi bật của cách mạng Lào từ năm 1945 đến năm 1975? A. Nhân dân các bộ tộc Lào tiến hành khởi nghĩa, tuyên bố độc lập. B. Tiến hành cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược trở lại. C. Tiến hành kháng chiến chống Mĩ xâm lược. D. Gia nhập liên minh khu vực (ASEAN). Tư duy: Lào là một trong những nước gia nhập ASEAN muộn (7-1997)
  • 7. Chọn D Câu 13. Ngày 2/12/1975, ở nước Lào diễn ra sự kiện gì? A. Đảng Nhân dân cách mạng Lào thành lập. B. Hiệp định Viengchan được kí kết. C. Quân dân Lào nổi dậy giành chính quyền. D. Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào thành lập. Tư duy: SGK Lịch sử 12, trang 27 Tháng 2-12-1975, nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào chính thức được thành lập. Nước Lào bước sang một thời kì mới – xây dựng đất nước, phát triển kinh tế - xã hội Chọn A Câu 14. Ngày 17/4/1975 ở Campuchia diễn ra sự kiện gì? A. Chính phủ Xihanúc bị lật đổ. B. Mĩ trao trả độc lập cho Campuchia. C. Thủ đô Phnômpênh được giải phóng. D. Khơme đỏ lên cầm quyền ở Campuchia Tư duy: SGK Lịch sử 12, trang 28 Ngày 17/4/1975, thủ đô Phnôm Pênh được giải phóng. Cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân Campuchia kết thúc thắng lợi Chọn C Câu 15. Ngày 23/10/1991, Hiệp định hoà bình về hoà giải và hoà hợp dân tộc ở Campuchia được kí kết tại A. Gionevo B. Bali. C. Pari. D. Phnompenh Tư duy: SGK Lịch sử 12, trang 28 Ngày 23/10/1991, Hiệp định hoà bình về hoà giải và hoà hợp dân tộc ở Campuchia được kí kết tại Pari Chọn C Câu 16. Từ 1954-1970, Chính phủ Campuchia thi hành đường lối cách mạng nào sau đây? A. Hòa bình, trung lập, không tham gia liên minh quân sự, chính trị. B. Mở rộng quan hệ hợp tác, hữu nghị với các nước ASEAN. C. Tham gia vào các liên minh quân sự, chính trị trong khu vực. D. Đóng cửa, không hợp tác với các nước tư bản chủ nghĩa. Tư duy: Tư duy: SGK Lịch sử 12, trang 28 Từ 1954-1970, Chính phủ Campuchia thi hành đường lối hòa bình, trung lập, ko tham gia bất kì liên minh quân sự hoặc chính trị nào: tiếp nhận viện trợ từ mọi phía, không có điều kiện rang buộc Chọn A Câu 17. Cuộc đấu tranh chống lại tập đoàn Khơme đỏ của nhân dân Campuchia thắng lợi là có sự giúp đỡ của lực lượng nào? A. Quân chí nguyện Trung Quốc. C. Quân giải phóng Lào. B. Quân tình nguyện Việt Nam. D. Hồng quân Liên Xô. Tư duy: SGK Lịch sử 12, trang 28
  • 8. Tập đoàn Khmer đỏ do Pôn Pốt cầm đầu đã phản bội cách mạng, thi hành chính sách diệt chủng, tàn sát hàng triệu người dân vô tội. Nhân dân Campuchia được sự giúp đỡ của quân tình nguyện Việt Nam, đã nổi dậy đánh đổ tập đoàn Khmer đỏ Chọn A Câu 18. Từ năm 1970 đến năm 1975, nhân dân Campuchia phải tiến hành cuộc kháng chiến chống Mĩ xâm lược là do A. Mĩ điều khiển tay sai lật đổ chính phủ Xihanúc, xâm lược Campuchia. B. Campuchia gây xung đột biên giới của Thái Lan – là đồng minh của Mĩ. C. Campuchia lên án Mĩ thành lập khối quân sự SEATO ở Đông Nam Á. D. chính phủ Xihanúc thực hiện đường lối hòa bình, trung lập. Tư duy: - Ngày 18-3-1970, Chính phủ Xihanuc bị lật đổ bởi các thế lực tay sai của Mĩ. Từ đây, nhân dân Campuchia sát cánh cùng nhân dân Việt Nam và Lào tiến hành cuộc kháng chiến chống Mĩ, từng bước giành thắng lợi. - Ngày 17-4-1975, thủ đô Phnôm Pênh được giải phóng. Cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân kết thúc thắng lợi. => Từ năm 1970 đến năm 1975, nhân dân Campuchia phải tiến hành cuộc kháng chiến chống Mĩ xâm lược là do Mĩ điều khiển thế lực tay sai lật đổ Chính phủ Xihanuc, xâm lược Campuchia. Chọn A Câu 20. Ý nào dưới đây ghi nhận sau giai đoạn chống Mĩ cứu nước (1954 - 1975), quân đội nhân dân Việt Nam tiếp tục thực hiện nghĩa vụ quốc tế đối với nước bạn Campuchia? A. Gửi chuyên gia sang giúp đỡ Campuchia khôi phục đất nước. B. Đưa quân tình nguyện sang giúp đỡ đánh đổ chế độ diệt chủng Khơme đỏ. C. Mở nhiều lớp bồi dưỡng cán bộ cốt cán cho nước bạn. D. Hỗ trợ nước bạn tổ chức tuyển cử tự do, xây dựng Vương quốc Campuchia. Tư duy: SGK Lịch sử 12, trang 28 Tập đoàn Khmer đỏ do Pôn Pốt cầm đầu đã phản bội cách mạng, thi hành chính sách diệt chủng, tàn sát hàng triệu người dân vô tội. Nhân dân Campuchia được sự giúp đỡ của quân tình nguyện Việt Nam, đã nổi dậy đánh đổ tập đoàn Khmer đỏ Chọn A Câu 21. Sau cuộc tổng tuyển cử (9 /1993), Quốc hội mới của Campuchia đã tuyên bố thành lập A. nước Cộng hòa Campuchia. C. nước Liên bang dân chủ Campuchia. B. vương quốc Campuchia. D. nước Cộng hòa Dân chủ Campuchia. Tư duy: SGK Lịch sử 12, trang 28 Sau cuộc Tổng tuyển sử, tháng 9-1993, Quốc hội mới họp thông qua Hiến pháp, tuyên bố thành lập Vương quốc Campuchia do Xihanuc làm Quốc vương. Chọn B Câu 22. So với Việt Nam và Lào, cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ và tay sai của nhân dân Campuchia có điểm gì đáng chú ý? A. Từ năm 1954 đến năm 1970 là giai đoạn hoà bình, trung lập ở Campuchia. B. Không phải đương đầu với thế lực tay sai thân Mĩ. C. Kết thúc sớm hơn so với Việt Nam và Lào.
  • 9. D. Nhận được sự hỗ trợ của quân tình nguyện Việt Nam. Tư duy: SGK Lịch sử 12, trang 28 Từ 1954-1970, Chính phủ Campuchia thi hành đường lối hòa bình, trung lập, ko tham gia bất kì liên minh quân sự hoặc chính trị nào: tiếp nhận viện trợ từ mọi phía, không có điều kiện rang buộc Tuy nhiên, ở Lào và Việt Nam lúc này đang tiến hành đấu tranh chống các chiến lược chiến tranh của Mĩ Chọn A Câu 23. Thắng lợi nào của nhân dân Việt Nam đã tác động trực tiếp, buộc Pháp phải kí Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương? A. Chiến thắng Biên giới thu đông năm 1950. B. Các thắng lợi trong cuộc Tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953 -1954. C. Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954. D. Các thắng lợi trên chiến trường Lào cuối năm 1953 - đầu năm 1954. Tư duy: SGK Lịch sử 12, trang 152 Cuộc tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953-1954 với đỉnh cao là chiến lược Điện Biên Phủ đã đập tan hoàn toàn kế hoạch NaVa, giáng đòn nặng nề vào ý chí xâm lược của thực dân Pháp, xoay chuyển cục diện chiến tranh, tạo điều kiện thắng lợi trên bàn đàm phán ngoại giao, mở ra khả năng giải quyết con đường hòa bình cuộc chiến tranh ở Đông Dương Chọn C Câu 24. Quyền dân tộc cơ bản của ba nước Đông Dương lần đầu tiên được một hội nghị quốc tế nào ghi nhận? A. Hội nghị Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương. B. Hội nghị Giơnevơ năm 1954 về châu Á. C. Hội nghị Pốtxđam năm 1945. D. Hội nghị Pari năm 1973 về Việt Nam. Tư duy: Ngày 21-7-1954, Hiệp Giơnevo về kết thúc chiến tranh và lập lại hòa bình ở Đông Dương được kí kết với quy định các nước tham dự hội nghị cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản là độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của 3 nước Đông Dương Chọn A Câu 25. Quyền dân tộc cơ bản của mỗi quốc gia trên bán đảo Đông Dương được quốc tế ghi nhận bao gồm A. độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. C. tự do, bình đẳng và bác ái. B. dân tộc độc lập, dân quyền tự do và dân sinh hạnh phúc. D. độc lập dân tộc, tự do và bác ái. Tư duy: Ngày 21-7-1954, Hiệp Giơnevo về kết thúc chiến tranh và lập lại hòa bình ở Đông Dương được kí kết với quy định các nước tham dự hội nghị cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản là độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của 3 nước Đông Dương Chọn A Câu 26. Quan hệ giữa ASEAN với ba nước Đông Dương trong những năm 1967 - 1989 là A. Quan hệ đối đầu căng thẳng, bất đồng. B. Hợp tác trên lĩnh vực kinh tế, văn hóa, khoa học - kĩ thuật.
  • 10. C. Chuyển từ quan hệ đối đầu sang đối thoại hợp tác. D. Hợp tác nhằm duy trì hòa bình và ổn định khu vực. Tư duy: Quan hệ giữa ASEAN và ba nước Đông Dương (2967-1989) là căng thẳng, bất đồng bởi lẽ một số nước sang lập ASEAN như Thái Lan, Philippin chính là căn cứ quân sự cho Mĩ để tiến hành chiến tranh xâm lược Đông Dương Chọn A Câu 27. Sau khi giành độc lập đến những năm 60-70 của thế kỉ XX, nhóm 5 nước sáng lập ASEAN thực hiện chiến lược kinh tế hướng nội với mục tiêu A. đẩy mạnh công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu. B. nhanh chóng xóa bỏ nghèo nàn, lạc hậu, xây dựng nền kinh tế tự chủ. C. phát triển các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng nội địa. D. lấy thị trường trong nước làm chỗ dựa để phát triển sản xuất. Tư duy: Sau khi giành độc lập đến những năm 60-70 của thế kỉ XX, nhóm 5 nước sáng lập ASEAN thực hiện chiến lược công nghiệp hóa thay thế xuất nhập khẩu (kinh tế hướng nội) với mục tiêu nhanh chóng xóa đói, giảm nghèo, xây dựng kinh tế tự chủ. Chọn B Câu 28. Ý nào dưới đây không phải là nội dung cơ bản trong chiến lược kinh tế hướng ngoại của 5 nước sáng lập ASEAN trong những năm 60 - 70 thế kỉ XX? A. Tiến hành “mở cửa” nền kinh tế. B. Lấy thị trường trong nước làm chỗ dựa để phát triển sản xuất. C. Thu hút vốn đầu tư và kĩ thuật của bên ngoài. D. Tập trung sản xuất hàng hóa để xuất khẩu, phát triển ngoại thương. Tư duy: Từ những năm 60-70 trở đi, chuyển sang chiến lược kinh tế hướng ngoại tiến hành mở cửa nền kinh tế, thu hút vốn đầu tư và kĩ thuật của nước ngoai, tập trung sản xuất hàng hóa để xuất khẩu, phát triển ngoại thương. Chọn B Câu 29. Thành tựu nổi bật trong chiến lược kinh tế hướng ngoại của nhóm 5 nước sáng lập ASEAN trong năm 60 - 70 thế kỉ XX là A. tự túc được hoàn toàn về lương thực và có xuất khẩu. B. sản xuất đáp ứng được mọi nhu cầu của người dân. C. giải quyết triệt để nạn thất nghiệp trong nước. D. mậu dịch đối ngoại tăng trưởng nhanh. Tư duy: SGK Lịch sử 12, trang 29 Sau chiến lược kinh tế hướng ngoại, bộ mặt kinh tế - xã hội của những nước ngày biến đổi to lớn tỉ trọng công nghiệp cao hơn, mậu dịch đồi ngoại tăng trưởng nhanh  Đáp án D bao gồm các đáp án A, B, C Chọn D Câu 30. Ý nào dưới đây phản ánh không đúng về lí do dẫn đến sự ra đời của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)? A. Các nước trong khu vực gặp nhiều khó khăn, có nhu cầu hợp tác để cùng phát triển. B. Muốn liên kết nhằm hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài. C. Trung Quốc bành trướng biển Đông, buộc các nước phải liên kết lại.
  • 11. D. Sự hoạt động hiệu quả của các tổ chức hợp tác khu vực trên thế giới. Tư duy: SGK Lịch sử 12, trang 31 Nguyên nhân đến sự ra đời của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN): - Sau khi giành độc lập, các nước bước vào thời kì phát triển đất nước trong điều kiện đầy khó khăn, có nhu cầu hợp tác để phát triển - Muốn hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài vào khu vực - Những tổ chức hợp tác trên thế giới xuất hiện ngày càng nhiều và hoạt động hiệu quả đã tác động tới các nước Đông Nam Á Chọn C Câu 31. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ra đời vào ngày 8/8/1867, gồm các nước A. Inđônêxia, Malaixia, Singapore, Mianma, Brunây. B. Inđônêxia, Thái Lan, Malaixia, Singapore, Philipin. C. Singapore, Malaixia, Mianma, Brunây, Philipin. D. Thái Lan, Philipin, Lào, Singapore, Malaixia. Tư duy: SGK Lịch sử 12, trang 31 Ngày 8-8-1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) với sự tham gia của 5 nước: Inđônêxia, Thái Lan, Malaixia, Singapore, Philipin. Chọn B Câu 32. Sự kiện nào đánh dấu sự khởi sắc của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)? A. Cuộc chiến tranh xâm lược ba nước Đông Dương kết thúc thắng lợi (4/1975). B. Các nước ASEAN kí hiệp ước thân thiện và hợp tác - Hiệp ước Bali (2/1976). C. Từ “ASEAN 5” đã nâng lên thành “ASEAN 10” (1999). D. 10 nước thành viên kí bản Hiến chương ASEAN, xây dựng ASEAN thành một cộng đồng vững mạnh (2007). Tư duy: SGK Lịch sử 12, trang 31 Sự khởi sắc của ASEAN được bắt đầu từ Hội nghị cấp cao lần thứ nhất họp tại Bali (Indonexia) tháng 2-1976, với việc kí hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á (gọi tắt là Hiệp ước Bali) Chọn B Câu 34. Hiệp ước Bali (2 /1976) đã xác định các nguyên tắc hoạt động cơ bản trong quan hệ giữa các nước ASEAN, ngoại trừ nguyên tắc A. tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ giữa các nước. B. giải quyết bất đồng bằng phương pháp hòa bình và có sự nhất trí của 5 nước sáng lập. C. không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa bằng vũ lực. D. giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, dựa trên luật pháp quốc tế. Tư duy: SGK Lịch sử 12, trang 31 Hiệp ước Bali đã xác định những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước: 1- Tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ 2- Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau 3- Không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa bằng vũ lực đối với nhau
  • 12. 4- Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình 5- Hợp tác có hiệu quả trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa và xã hội Chọn B Câu 35. Hội nghị Bali (2 /1976) đánh dấu sự khởi sắc của tổ chức ASEAN vì A. các nước trong tổ chức đã ký hiệp ước thân thiện và hợp tác. B. các nước hợp tác có hiệu quả về kinh tế, chính trị văn hóa, xã hội. C. quan hệ giữa Đông Dương và ASEAN đã có sự thay đổi. D. ASEAN chủ trương mở rộng kết nạp thêm các thành viên. Tư duy: SGK Lịch sử 12, trang 31 Sự khởi sắc của ASEAN được bắt đầu từ Hội nghị cấp cao lần thứ nhất họp tại Bali (Indonexia) tháng 2-1976, với việc kí hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á (gọi tắt là Hiệp ước Bali) - Hiệp ước Bali xây dựng nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước; tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau; không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hoà bình; hợp tác, giúp đỡ nhau cùng phát triển. - Hiệp ước Bali mở ra thời kì mới trong quan hệ giữa các nước thành viên và giữa ASEAN với các nước trong khu vực Đông Nam Á. Quan hệ giữa các nước Đông Dương và ASEAN được cải thiện, thể hiện ở việc thiết lập quan hệ ngoại giao và những chuyến viếng thăm của các nhà lãnh đạo cấp cao. Từ đầu những năm 90, chiến tranh lạnh chấm dứt, "vấn đề Campuchia" được giải quyết, ASEAN có điều kiện phát triển. Chọn B Câu 37. Theo sáng kiến của ASEAN, diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) được thành lập năm 1993 nhằm mục đích gì? A. Tạo nên môi trường hòa bình, ổn định cho khu vực. B. Tăng cường hợp tác về kinh tế, chính trị, văn hóa. C. Thúc đẩy mối quan hệ giữa các nước thành viên. D. Tổ chức Đông Nam Á thành một khu vực mậu dịch tự do. Tư duy: Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) được thành lập năm 1994 nhằm thúc đẩy cơ chế đối thoại và tham vấn về các vấn đề an ninh và chính trị trong khu vực, xây dựng lòng tin và phát triển ngoại giao phòng ngừa. Khẩu hiệu của ARF là "Xúc tiến hòa bình và an ninh qua đối thoại và hợp tác ở châu Á Thái Binh Dương". Chọn A Câu 38. Việt Nam gia nhập ASEAN (1995) đã đem lại nhiều cơ hội lớn để nước ta thực hiện mục tiêu đổi mới đất nước là một nhận định đúng, ngoại trừ việc A. hội nhập, học hỏi và tiếp thu những thành tựu khoa học - kĩ thuật. B. thu hút nguồn vốn đầu tư của nước ngoài để phát triển kinh tế. C. mở rộng, trao đổi và giao lưu văn hóa với các nước. D. nền kinh tế bị cạnh tranh khốc liệt, bản sắc văn hóa dân tộc có nguy cơ bị xói mòn. Tư duy: Thời cơ và thách thức của Việt Nam khi gia nhập ASEAN: Thời cơ: - Nền kinh tế Việt Nam được hội nhập với nền kinh tế trong khu vực - Tạo điều kiện để nền kinh tế nước ta thu hẹp khoảng cách phát triển với các nước trong khu vực.
  • 13. - Tiếp thu những thành tựu về khoa học kĩ thuật tiên tiến nhất của thế giới để phát triển kinh tế. - Có điều kiện tiếp thu, học hỏi trình độ quản lí của các nước trong khu vực. - Có điều kiện thuận lợi để giao lưu về văn hóa, giáo dục, khoa học - kĩ thuật, y tế, thể thao với các nước trong khu vực. Thách thức: - Nếu không tận dụng cơ hội để phát triển thì nền kinh tế nước ta có nguy cơ tụt hậu với các nước trong khu vực. - Sự cạnh tranh quyết liệt giữa nước ta với các nước trong khu vực. - Hội nhập dễ bị “hòa tan”, đánh mất bản sắc và truyền thống của dân tộc. Chọn D III. NAM Á - ẤN ĐỘ Câu 1. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, đối tượng và mục tiêu đấu tranh của nhân dân Ấn Độ là A. chống thực dân Anh, giành độc lập dân tộc. B. lật đổ chế độ thực dân, phong kiến giành dân chủ. C. chống thực dân Anh, thành lập Liên đoàn Hồi giáo. D. lật đổ phong kiến giành ruộng đất. Tư duy: SGK Lịch sử 12, trang Sau chiến tranh thế giới thứ hai, cuộc đấu tranh chống thực dân Anh, đòi độc lập của nhân dân Ấn Độ, dưới sự lãnh đạo của Đảng Quốc đại đang phát triển. Chọn A Câu 2. Tổ chức nào lãnh đạo nhân dân Ấn Độ đấu tranh giành độc lập sau Chiến tranh thế giới thứ hai? A. Đảng Dân tộc. B. Đảng Quốc đại C. Đảng Quốc dân. D. Đảng Dân chủ Tư duy: SGK Lịch sử 12, trang 33 Sau chiến tranh thế giới thứ hai, cuộc đấu tranh chống thực dân Anh, đòi độc lập của nhân dân Ấn Độ, dưới sự lãnh đạo của Đảng Quốc đại đang phát triển. Chọn A Câu 3. Lực lượng tham gia phong trào đấu tranh chống thực dân Anh, đòi độc lập của nhân dân Ấn Độ có sự tham gia của A. công nhân, nông dân, binh lính. B. công nhân, binh lính, học sinh, địa chủ. C. công nhân, nông dân, binh lính, học sinh, sinh viên. D. nông dân, địa chủ, binh lính. Tư duy: SGK Lịch sử 12, trang 33 Cuộc khởi nghĩa của công nhân, khởi nghĩa của thủy binh, sinh viên, học sinh, quần chúng,... Chọn C Câu 4. Năm 1947, thực dân Anh thực hiện “phương án Maobattơn” chia Ấn Độ thành hai quốc gia Ấn Độ và Pakixtan. Đây là hậu quả của chính sách A. chia rẽ chủng tộc. C. chia để trị. B. mua chuộc giai cấp thống trị. D. phân biệt, kì thị chủng tộc. Tư duy: SGK Lịch sử 12, trang 33
  • 14. Trước sức ép của phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ, thực dân Anh buộc phải nhương bộ, hứa sẽ trao quyền tự trị theo “Phương án Maobatton” chia đất nước thành hai quốc gia theo cơ sở tôn giáo: Ấn Độ của người theo Ấn Độ giáo, Pakixtan của người theo Hồi giáo. Ngày 15-8-1947, hai nhà nước tự trị Ấn Độ và Pakixtan được thành lập. Chọn C Câu 5. Từ giữa những năm 70 của thế kỉ XX, Ấn Độ đã trở thành nước A. xuất khẩu lúa gạo đứng đầu thế giới. B. sản xuất công nghiệp đứng đầu thế giới. C. xuất khẩu lúa gạo đứng hàng thứ ba thế giới. D. có trung tâm kinh tế - chính trị lớn thứ tư thế giới. Tư duy: SGK Lịch sử, trang 34 Từ giữa những năm 70 của thế kỉ XX, Ấn Độ đã tự túc được lương thực là nhờ tiến hành cuộc cách mạng xanh trong nông nghiệp. Từ năm 1994, trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ ba trên thế giới Chọn C Câu 6. Cuộc cách mạng nào sau đây giúp Ấn Độ vươn lên trở thành một trong những nước sản xuất phần mềm lớn nhất thế giới? A. Cách mạng xanh C. Cách mạng công nghiệp. B. Cách mạng trắng. D. Cách mạng chất xám. Tư duy: SGK Lịch sử 12, trang 34 Cuộc “cách mạng chất sám” đã đưa Ấn Độ trở thành một trng những cường quốc sản xuất phần mềm lớn nhất thế giới. Chọn D Câu 7. Nét nổi bật trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ sau khi giành được độc lập là A. hòa bình, trung lập. B. hòa bình, trung lập tích cực. C. hòa bình và tích cực ủng hộ phong trào cách mạng thế giới. D. ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc ở Á, Phi, Mĩ Latinh. Tư duy: SGK Lịch sử 12, trang 34 Về đối ngoại, Ấn Độ theo đuổi chính sách hòa bìnhm trung lập tích cực, luôn luôn ủng hộ cuộc đấu tranh giành độc lập của dân tộc. Chọn B Câu 8. Việt Nam có thể học được gì từ công cuộc xây dựng đất nước của Ấn Độ và cải cách mở cửa của Trung Quốc trong quá trình đổi mới đất nước? A. Đẩy mạnh cuộc “cách mạng xanh” trong nông nghiệp để sản xuất lúa gạo. B. Ứng dụng các thành tự khoa học - kĩ thuật trong xây dựng đất nước. C. Đẩy mạnh cuộc “cách mạng chất xám” để trở thành nước xuất khẩu phần mềm. D. Nâng cao trình độ dân trí cho nhân dân để khai thác hợp lí các nguồn tài nguyên. Tư duy: Khoa học – kĩ thuật là một lĩnh vực Ấn Độ đạt được nhiều thành tựu nổi bật. Cuộc “cách mạng xanh” trong nông nghiệp thực hiện được cũng là có sự hỗ trợ của khoa học – kĩ thuật. Trong lĩnh vực này, Ấn Độ có những bước tiến nhanh chóng và hiện nay đang cố gắng vươn lên hàng cường quốc về công nghệ phần mềm, công nghệ vũ trụ, công nghệ hạt nhân. Còn
  • 15. cuộc “cách mạng chất xám” là tiền để quan trọng đưa Ấn Độ trở thành cường quốc sản xuất phầm mềm lớn nhất thế giới. …. Vì khoa học – kĩ thuật có vai trò quan trong như vậy nên Việt Nam trong quá trình đổi mới đất nước cần coi trọng phát triển Khoa học – kĩ thuật, học hỏi và ứng dụng các thành tựu khoa học kĩ - thuật từ nước ngoài. Chọn B Câu 9. Dưới ảnh hưởng của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở châu Á, cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc trên thế giới diễn ra mạnh mẽ ở A. khu vực Nam Á và Tây Á. C. khu vực Trung Mĩ và Bắc Phi. B. châu phi và khu vực Mĩ Latinh. D. khu vực Bắc Phi và Tây Phi. Tư duy: Châu Á tiêu biểu là khu vực Đông Nam Á là khu vực có phong trào giải phóng dân tộc diễn ra sớm nhất và giành thắng lợi. Điều này đã tác động đến phong trào giải phóng dân tộc của khu vực Châu Phi và Mĩ Latinh, những khu vực chịu ách áp bức của chế độ thực dân kiểu cũ và chế độ thực dân mới. Chọn B B. CHÂU PHI Câu 1. Sau chiến tranh thế giới thứ II, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Châu Phi bùng nổ sớm nhất ở A. khu vực Nam Phi và Tây Phi. C. khu vực Trung Phi. B. khu vực Bắc Phi. D. khu vực Trung Phi và Nam Phi. Tư duy: SGK Lịch sử 12, trang 35 Phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân ở Châu Phi đặc biệt phát triển vào những năm 50 của thế kỉ XX, trước hết là ở khu vực Bắc Phi, sau đó lan rộng ra các khu vực khác. Chọn B Câu 2 Lịch sử thế giới ghi nhận năm 1960 là “Năm Châu Phi” vì A. hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân cũ bị sụp đổ hoàn toàn. B. chế độ phân biệt chủng tộc ở châu Phi đã bị xóa bỏ hoàn toàn. C. hệ thống thuộc địa của Pháp bị sụp đổ hoàn toàn. D. có 17 nước Châu Phi được trao trả độc lập. Tư duy: SGK Lịch sử 12, trang 36 Lịch sử thế giới ghi nhận năm 1960 là “Năm Châu Phi” với 17 nước Châu phi được trao trả độc lập Chọn B Câu 3. Sự kiện nào sau đây đánh dấu sự sụp đổ cơ bản của chủ nghĩa thực dân cũ ở châu Phi? A. Thắng lợi của nhân dân Ai Cập, LiBi những năm 1952-1953. B. 17 quốc gia giành được độc lập năm 1960. C. Modambic và Anggola giành độc lập năm 1975. D. Chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi bị xóa bỏ năm 1993. Tư duy: SGK Lịch sử 12, trang 36
  • 16. Năm 1975, với thắng lợi của nhân dân Modambich và Ănggola trong cuộc đấu tranh chống thực dân Bồ Đào Nha, chủ nghĩa thực dân cũ ở Châu Phi cùng hệ thống thuộc địa của nó cơ bản bị tan rã Chọn B C. KHU VỰC MĨ LATINH Câu 1. Đặc điểm nổi bật của phong trào đấu tranh giành và bảo vệ độc lập của nhân dân Mĩ Latinh sau chiến tranh thế giới thứ hai là A. chống lại chế độ độc tài Batixta. B. chống lại chế độ độc tài thân Mĩ. C. chống lại chế độ thực dân Tây Ban Nha. D. chống lại chế độ thực dân Bồ Đào Nha. Tư duy: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, với ưu thế về kinh tế và quân sự, Mĩ tìm cách biến Mĩ Latinh thành “sân sau” của mình và xây dựng các chế độ độc tài thân Mĩ. Vì thế, cuộc đấu tranh chống chế độ độc tài thân Mĩ bùng nổ và phát triển Chọn B Câu 2. Quốc gia nào được mệnh danh là “Lá cờ đầu trong phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ Latinh? A. Achentina B. Chile C. Nicaragoa D. Cuba Tư duy: Với thắng lợi của cuộc đấu tranh giành và bảo vệ độc lập ở Cuba (1-1-1959), chế độ độc tài Batixta. Sau thắng lợi này từ các thập kỉ 60 – 70, phong trào đấu tranh chống Mĩ và chế độ độc tài thân Mĩ ở khu vực này ngày càng phát triển và giành nhiều thắng lợi.  Gọi là “Lá cờ đầu trong phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ Latinh” Chọn D Câu 3. Hình thức đấu tranh chủ yếu của các nước Mĩ Latinh sau thắng lợi của cách mạng Cuba năm 1959 là A. khởi nghĩa vũ trang. C. đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh kinh tế. B. đấu tranh nghị trường. D. đấu tranh quân sự kết hợp với đấu tranh ngoại giao. Tư duy: SGK Lịch sử 12, trang 139 suy ra: “nhân dân Cuba đã đứng lên chống chế độ độc tài, mở đầu bằng cuộc tấn công vào trại lính Môncada của 135 thanh niên yêu nước do Phiden Catxtoro chỉ huy...” Chọn A Câu 4. Vào thập niên 60 -70 của thế kỉ XX, Mĩ Latinh được gọi là “Lục địa bùng cháy” vì A. cao trào đấu tranh vũ trang chống chế độ độc tài thân Mĩ bùng lên mạnh mẽ. B. nhiều cuộc nội chiến giữa các Đảng phái đối lập diễn ra quyết liệt. C. phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân diễn ra sôi nổi, giành thắng lợi. D. có sự tham gia của đông đảo lực lượng binh lính trong các chính phủ độc tài. Tư duy: Với thắng lợi của cuộc đấu tranh giành và bảo vệ độc lập ở Cuba (1-1-1959), chế độ độc tài Batixta. Sau thắng lợi này từ các thập kỉ 60 – 70, phong trào đấu tranh chống Mĩ và chế độ độc tài thân Mĩ ở khu vực này ngày càng phát triển và giành nhiều thắng lợi. Cùng với đó là bãi công của công nhân, nổi dậy của nông dân, đấu tranh nghị trường, cao trào đấu tranh vũ trang bùng nổ mạnh mẽ ở Mĩ Latinh biến châu lục này thành “Lục địa bùng cháy” Chọn A
  • 17. Câu 5. Tháng 4 /1961, Cuba tuyên bố đi theo con đường CNXH trong hoàn cảnh A. đã đánh thắng sự can thiệp của Mĩ. C. thành lập Đảng cộng sản Cuba. B. hoàn thành cuộc cải cách dân chủ. D. cách mạng Cuba thành công. Tư duy: Tháng 4 /1961, Cuba tuyên bố đi theo con đường CNXH trong hoàn cảnh đánh bại chế độ độc tài thân Mĩ Chọn A Câu 7. Năm 2016, sự kiện nào đánh dấu bước ngoặt trong mối quan hệ giữa Cuba và Mĩ? A. Tổng thống Mĩ Obama thăm Cuba, tái thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Mĩ và Cuba. B. Mĩ xóa bỏ cấm vận kinh tế Cuba sau nhiều thập kỉ kéo dài. C. Chủ tịch Phiđen Caxtơrô qua đời, kết thúc nhiều thập kỉ Mĩ - Cuba căng thẳng. D. Mĩ xóa bỏ điều luật cấm người dân Cuba nhập cư vào nước Mĩ. Tư duy: Năm 2016 đã trở thành một dấu mốc quan trọng trong quan hệ đầy sóng gió của Cuba và Mỹ hơn nửa thế kỉ, Tổng thống Mĩ Obama đã tuyên bố dỡ bỏ lệnh cấm vận với Cuba Chọn A Câu 8. Điểm khác biệt giữa phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi so với khu vực Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai là A. chống lại chủ nghĩa thực dân cũ. B. chống lại chủ nghĩa thực dân mới. C. hình thức đấu tranh chủ yếu là khởi nghĩa vũ trang. D. Đảng Cộng sản ở các nước trực tiếp lãnh đạo. Tư duy: - Ở châu Phi chống lại chủ nghĩa thực dân cũ tiêu biểu là chế độ phân biệt chủng tộc Apacthai - Ở Mĩ Latinh đấu tranh chống chế độ độc tài Batixta của Mĩ, một biểu hiện điển hình của chế độ thực dân mới Chọn A Câu 9. So với cuộc đấu tranh của nhân dân châu Phi, phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân Mĩ Latinh từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai có điểm gì khác biệt? A. Nhân dân Mĩ Latinh đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân mới. B. Lãnh đạo phong trào đấu tranh thuộc về giai cấp vô sản. C. Nhân dân Mĩ Latinh đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân cũ. D. Diễn ra dưới sự lãnh đạo của tổ chức liên minh khu vực. Tư duy: - Ở châu Phi chống lại chủ nghĩa thực dân cũ tiêu biểu là chế độ phân biệt chủng tộc Apacthai - Ở Mĩ Latinh đấu tranh chống chế độ độc tài Batixta của Mĩ, một biểu hiện điển hình của chế độ thực dân mới Chọn A Câu 10. Nội dung nào dưới đây phản ánh không đúng về ý nghĩa thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Á, Phi, Mĩ Latinh sau chiến tranh thế giới thứ hai? A. Làm sụp đổ hoàn toàn chủ nghĩa thực dân kiểu cũ và chủ nghĩa thực dân kiểu mới. B. Xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc (Apácthai). C. Làm căng thẳng thêm cuộc chiến tranh lạnh giữa Liên Xô và Mĩ. D. Đưa tới sự ra đời của hơn 100 quốc gia độc lập trẻ tuổi. Tư duy:
  • 18. - Đáp án A, B, D là ý nghĩa của phong trào giải phóng dân tộc ở Á, Phi, Mĩ Latinh - Đáp án B không phản ánh đúng ý nghĩa của phong trào giải phóng dân tộc vì thắng lợi này đã đưa đến sự ra đời các quốc gia độc lập, làm thay đổi bản đồ chính trị thế giới, khiến phạm vi ảnh hưởng của Liên Xô – Mĩ ngày càng thu hẹp. Hơn nữa, nhiều quốc gia sau một thời kì xây dựng và phát triển đã trở thành đối thủ cạnh tranh đáng gờm của Liên Xô và Mĩ buộc hai nước đi đến quyết định chấm dứt chiến tranh lạnh Chọn C Câu 11. Biến đối nào sau đây chứng tỏ phong trào giải phóng dân tộc ở Á, Phi, Mĩ Latinh sau CTTG II đã góp phần làm thay đổi bản đồ chính trị thế giới? A. Hệ thống thuộc địa và tàn dư của chế độ thực dân hoàn toàn bị xóa bỏ. B. Sau khi giành độc lập các nước đều tiến lên xây dựng chế độ TBCN. C. Các nước đầu tư phát triển kinh tế và trở thành các nước công nghiệp mới (NICS). D.Từ những nước thuộc địa, phụ thuộc đã có trên 100 quốc gia giành được độc lập. Tư duy: Thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc đã đưa đến sự ra đời các quốc gia độc lập, làm thay đổi bản đồ chính trị thế giới, khiến phạm vi ảnh hưởng của Liên Xô – Mĩ ngày càng thu hẹp. Chọn D