SlideShare a Scribd company logo
1 of 248
Download to read offline
Mục lục 
Giới thiệu 1 
Giới thiệu về tác giả 2 
Độc giả chính là ai? 3 
Sách có những phần nào? 4 
Tổng quan quảng cáo trực tuyến 5 
$36.6 tỉ đô là doanh thu quảng cáo trực tuyến tại Mỹ năm 2012 6 
Thị trường Trung Quốc là sân chơi của các doanh nghiệp nội địa 8 
Doanh thu quảng cáo trực tuyến từ Singapore vượt 100 triệu USD năm 2011 10 
Quảng cáo trực tuyến tại Việt Nam 11 
Tiềm năng của ngành quảng cáo trực tuyến tại Việt Nam 13 
Việt Nam với hơn 31 triệu người dùng Internet 14 
Thế giới Agency quảng cáo tại Việt Nam 17 
Nhóm agency nước ngoài tại Việt Nam 19 
Các tập đoàn khác 21 
Các agency nội địa 24 
Một nghề cho chín 28 
Nghề quảng cáo trực tuyến 31 
Học quảng cáo trực tuyến như thế nào 35 
Bức tranh tổng thể 39 
Owned, Paid and Earned Media 40
Trang Web công ty bạn 42 
Những điều cơ bản về website 43 
Quy trình phát triển website 46 
Tối ưu hoá trải nghiệm người dùng 56 
Tài liệu tham khảo 65 
Các tài sản trên nền di động 66 
Thời đại của các thiết bị di động thông minh 67 
Các lựa chọn cho doanh nghiệp trên nền điện thoại thông minh 69 
Tài liệu tham khảo 78 
Chiến lược cho mạng xã hội 79 
Social media là gì? 80 
Facebook thống trị thị trường mạng xã hội Việt Nam 81 
Chiến lược lựa chọn kênh phù hợp 83 
Các nguyên tắc cơ bản khi tham gia mạng xã hội 85 
Facebook fanpage 94 
Đo lường hiệu quả 103 
Tài liệu tham khảo 109 
Digital Analytics 110 
Định nghĩa 111 
Các công cụ Analytics khác nhau 113 
Các công cụ offsite miễn phí 116 
Các công cụ offsite tính phí 120 
Công cụ lắng nghe 125 
Làm thế nào để có một chiến lược Analytics hiệu quả? 130 
Giới thiệu nhanh về Google Analytics 139 
Tài liệu tham khảo 140 
Quảng cáo hiển thị 141 
Quảng cáo hiển thị là gì? 142
Làm thế nào để có một chiến dịch hiệu quả 143 
Mạng quảng cáo Google 154 
Quảng cáo trả tiền trên Facebook 158 
Real Time Bidding 164 
Đo lường hiệu quả chiến dịch 167 
Báo cáo và tối ưu hoá 170 
Tài liệu tham khảo 174 
Quảng cáo trên công cụ tìm kiếm 175 
Tiếp cận người dùng có nhu cầu 176 
Khi nào dùng PPC hay SEO 183 
Quảng cáo tìm kiếm tính phí hoạt động ra sao? 193 
SEO hoạt động như thế nào 201 
Tổng kết ngắn về SEO 210 
Quy trình thực hiện PPC và SEO 215 
Đánh giá hiệu quả của chiến dịch PPC hay SEO 216 
Các nhận định sai thường gặp 219 
Chi phí quảng cáo tìm kiếm PPC/SEO 222 
Tài liệu tham khảo 225 
Lập kế hoạch quảng cáo 227 
Bản tóm tắt yêu cầu khách hàng (brief) 229 
Nghiên cứu thị trường và thương hiệu 231 
Lên ý tưởng 233 
Đánh giá ý tưởng/kế hoạch 238 
Phát triển ý tưởng thành chiến dịch 240 
Tổng kết 242
First Edition 
Intentionally Left Blank
Giới thiệu 
1
2 
Chandler Nguyen 
Tôi là một người rất may mắn. Tôi đã tìm thấy được 1 nghề 
nghiệp ưa thích sớm trong cuộc đời. Vào năm 2003/2004, một 
người bạn người Singapore tình cờ giới thiệu với tôi về Google 
Adwords - chương trình quảng cáo của Google. Tôi vẫn còn 
nhớ cuốn sách đầu tiên mình đọc về Google Adwords là cuốn 
“The Definite Guide to Google Adwords” bởi Perry Marshall. Và 
tôi đã bắt đầu vào ngành Quảng cáo trực tuyến dưới vai trò 
của 1 Affiliate Marketer từ đó, mặc dù thực sự khi bắt đầu, tôi 
không hề biết tới vai trò này. 
Sau một thời gian làm việc với vai trò của một Affiliate marketer 
(đơn giản là tôi chạy quảng cáo để thu hút người dùng điền 
thông tin của họ vào mẫu đơn và tôi chuyển chúng cho những 
nhà quảng cáo), tôi có làm việc với một số agency ở Singapore 
trước khi về Việt Nam. 
Trong thời gian gần 8 năm ở Sing (cả học tập và làm việc), tôi 
đã rất may mắn được làm việc với những đồng nghiệp hết sức 
sôi nổi, nhiệt tình, có trình độ cao trong những công ty, tập 
đoàn lớn. Tôi được giao nhiệm vụ làm việc với các khách hàng 
thuộc đủ mọi kích cỡ, từ doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Singa-pore, 
Malaysia tới các tập đoàn đa quốc gia như Apple, HP, tập 
đoàn khách sạn 5 sao Shangri-La, ngân hàng HSBC, Citibank 
vân vân. 
Khi về Việt Nam, tôi cũng có cơ hội hợp tác với nhiều thương 
hiệu hàng đầu của Việt Nam như Hãng hàng không quốc gia 
Việt Nam, tập đoàn Tân Hiệp Phát, tập đoàn Viettel vân vân, 
hãng xe Mercedes, tập đoàn Diageo (ngành rượu), tập đoàn 
JTI (thuốc lá) vân vân. 
Những trải nghiệm tôi có ở Việt Nam là gần như hoàn toàn 
khác biệt với những trải nghiệm trước đó ở Singapore và tôi 
thấy mình là người may mắn. 
Về lý do tại sao tôi lại quyết định viết cuốn sách này? Bởi sau 
khoảng gần 4 năm làm việc ở Việt Nam và cũng có tham gia 
giảng dạy ở một số trung tâm, tôi nhận thấy nhu cầu về ngành 
này ở Việt Nam là rất lớn. Tuy nhiên các tài liệu về ngành thì 
hầu như rất thiếu. Tôi hi vọng cuốn sách này có thể giúp phần 
nào bổ sung cho sự thiếu hụt đó. Cuốn sách đầu tiên được viết 
hoàn toàn bằng tiếng Anh, nhưng do nhu cầu của nhiều bạn 
đọc, tôi đã dịch nó ra tiếng Việt. 
Section 1 
Giới thiệu về tác 
giả
3 
Cuốn sách này được viết để phục vụ đối tượng độc giả sau: 
• Các sinh viên mới ra trường, đang tìm cơ hội làm việc trong 
ngành Quảng cáo trực tuyến. 
• Các bạn trẻ làm trong ngành quảng cáo trực tuyến được 1 
tới 3 năm 
• Các bạn làm quảng cáo truyền thống muốn tìm hiểu thêm về 
quảng cáo trực tuyến 
• Các công ty chuyên làm quảng cáo truyền thống muốn 
chuyển sang lĩnh vực quảng cáo trực tuyến 
• Các agency nước ngoài muốn tìm hiểu về thị trường Việt 
Nam 
• Các nhà cung cấp công cụ trực tuyến nước ngoài muốn tìm 
hiểu về thị trường nội địa 
Cuốn sách này ban đầu được viết bằng tiếng Anh. Tuy nhiên 
do nhận được nhiều yêu cầu của các bạn muốn đọc sách bằng 
tiếng Việt, chính vì vậy tôi đã dịch ra tiếng Việt toàn bộ quyển 
sách. Tuy nhiên khi dịch ra tiếng Việt, tôi cũng dành thời gian 
bổ sung, viết lại mới một số phần sau: 
• Thay đổi nhỏ trong phần thế giới agency tại Việt Nam với một 
số cập nhật mới. 
• Quảng cáo hiển thị dùng mạng Google Display Network 
• Quảng cáo trên Facebook (do Facebook thay đổi giao diện 
và nội dung phần này) 
• Real Time Bidding: Viết rõ hơn 
Một số tài liệu tham khảo nguyên gốc bằng tiếng Anh sẽ không 
được dịch ra tiếng Việt. 
Tôi cũng dữ lại khá nhiều thuật ngữ chuyên ngành, không dịch 
ra tiếng Việt bởi đây là những khái niệm mới và được dùng 
bằng tiếng Anh khá thường xuyên trong ngành. 
Section 2 
Độc giả chính là ai?
4 
Cuốn sách được chia thành 2 phần chính. 
Phần 1 
Trong phần này, chúng ta sẽ thảo luận về bức tranh tổng thể 
của ngành quảng cáo trực tuyến ở Việt Nam, doanh thu của 
ngành, tiềm năng phát triển, các agency lớn, và những lời 
khuyên cho bạn nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về ngành. 
Tôi có thảo luận ngắn về định hướng nghề nghiệp và mức thu 
nhập bạn có thể có khi tham gia vào ngành. 
Phần 2 
Trong phần này, chúng ta sẽ đi chi tiết vào các lĩnh vực như: 
• Các tài sản công ty bạn có thể có trên môi trường trực tuyến 
(bao gồm trang web của công ty, các ứng dụng di động hay 
các fanpage, các kênh trên mạng xã hội) 
• Đo lường hiệu quả của việc tham gia vào quảng cáo trực 
tuyến, nó giúp ích gì cho việc kinh doanh, doanh số của công 
ty? 
• Quảng cáo hiển thị và những điều cơ bản cần biết ở Việt 
Nam 
• Quảng cáo trên công cụ tìm kiếm 
• Lập kế hoạch quảng cáo trực tuyến cho những chiến dịch từ 
3-6 tháng 
Section 3 
Cuốn sách có 
những phần nào?
Tổng quan quảng 
cáo trực tuyến 
2 Trong phần này, chúng ta 
sẽ bàn về doanh thu cho 
quảng cáo trực tuyến ở 
các thị trường Mỹ, Trung 
Quốc, Singapore và Việt 
Nam.
6 
Theo tổ chức IAB, doanh thu từ quảng cáo trực tuyến tại thị 
trường Mỹ tăng 15% trong năm 2012 so với năm 2011. Tổng 
doanh thu cho năm 2011 là $31.74 tỉ đô. 
Quảng cáo bằng công cụ tìm kiếm, quảng cáo hiển thị (quảng 
cáo banner, Rich Media, quảng cáo Video, tài trợ) vẫn là những 
hình thức quảng cáo 
được ưa chuộng nhất, 
chiếm tới 78% tổng ngân 
sách quảng cáo trực 
tuyến năm 2012. 
Với xuất phát điểm thấp 
hơn, doanh thu quảng 
cáo di động (mobile mar-keting) 
tăng khoảng 111% 
vào năm 2012, chiếm 9% 
trên tổng doanh thu 
ngành. 
Doanh thu từ quảng cáo trực tuyến chiếm tỉ lệ nhiều hơn bất kỳ 
hình thức quảng cáo nào khác, trừ Quảng cáo truyền hình. 
Dựa trên định nghĩa của quảng cáo hiển thị, chúng ta có thể 
đoán được là quảng cáo trên Facebook cũng được tính vào 
hình thức này. 
Quảng cáo dùng công cụ tìm kiếm bao gồm cả quảng cáo trả 
tiền (PPC), quảng cáo ngữ cảnh (contextual targeting text ads), 
Paid inclusion và tối ưu hoá website cho công cụ tìm kiếm 
(Search engine optimization SEO). 
Một điều đáng lưu ý là so với các thị trường mới nổi như Singa-pore/ 
Mã Lai/ In đô hay Việt Nam, tốc độ tăng doanh thu quảng 
cáo trực tuyến của thị trường Mỹ (15%) là tỉ lệ rất cao. 
Section 1 
$36.6 tỉ đô là doanh thu 
quảng cáo trực tuyến tại 
Mỹ năm 2012
7 
Dưới đây là biểu đồ doanh thu theo các định dạng quảng cáo 
trực tuyến qua thời gian. 
Như các bạn thấy, quảng cáo trên công cụ tìm kiếm tăng 
trưởng và giữ ổn định qua các năm, cùng với quảng cáo hiển 
thị. Quảng cáo di động tăng nhanh từ năm 2010, tuy nhiên Rich 
Media có xu hướng giảm và giữ ở mức thấp cùng với quảng 
cáo rao vặt (classifieds ad). 
Nếu bạn muốn đọc toàn bộ quảng cáo, có thể xem thêm tại 
đường dẫn bên dưới: 
http://www.iab.net/insights_research/industry_data_and_landsc 
ape/adrevenuereport 
Một câu hỏi bạn có thể đặt ra là tại sao tôi lại đề cập tới thị 
trường Mỹ. 
Một trong những lý do chính là do thị trường Mỹ phát triển hơn 
nhiều thị trường Việt Nam, vì vậy chúng ta có thể dựa trên sự 
phát triển của thị trường Mỹ để giúp suy đoán sự phát triển 
trong tương lai của thị trường khu vực và Việt Nam. Tất nhiên, 
mỗi thị trường đều có sự khác biệt riêng, và người dùng cũng 
sử dụng internet theo những cách khác nhau.
8 
Với hơn 500 triệu người dùng Internet (theo CNNIC, gấp đôi thị 
trường Mỹ), thị trường Trung Quốc là một thị trường không thể 
bỏ qua. Tỉ lệ dân số sử dụng internet mới chỉ đạt khoảng 
38.3% cho thấy thị trường này còn rất nhiều tiềm năng phát 
triển. 
Nguồn: CNNIC China 
Số lượng người truy cập internet qua di động ở Trung Quốc 
cũng tăng nhanh với hơn 350 triệu người. 
Nguồn: CNNIC 
Thị trường quảng cáo bằng công cụ tìm kiếm ở Trung Quốc 
cũng rất khác so với các thị trường khác bởi Baidu mới là cỗ 
máy tìm kiếm được sử dụng nhiều nhất với hơn 60% thị phần. 
Kết quả tìm kiếm của Baidu và cách hiển thị quảng cáo của họ 
cũng tương đối khác biệt so với Google. 
Ngoài công cụ tìm kiếm, các dịch vụ internet khác tại Trung 
Quốc cũng là sân chơi của phần lớn các doanh nghiệp nội địa. 
Chúng ta có Sina Weibo cho mạng xã hội, Tmall thay vì Ama-zon 
cho thương mại trực tuyến vân vân. Các doanh nghiệp 
toàn cầu gặp nhiều khó khăn khi muốn thâm nhập thị trường 
này. 
Theo nghiên cứu của GroupM China, họ dự đoán là ngành 
quảng cáo trực tuyến của Trung Quốc sẽ có mức tăng trưởng 
Section 2 
Thị trường Trung Quốc là 
sân chơi của các doanh 
nghiệp nội địa
9 
hơn 40% trong năm 2012. Báo cáo của iResearch cũng đưa ra 
con số dự đoán tương tự. Chi tiết về việc doanh thu theo từng 
hình thức quảng cáo hiện không có nhiều thông tin chính xác. 
Điều này cũng không quá khó hiểu bởi sự minh bạch về thông 
tin ở Trung Quốc đi sau các thị trường như Mỹ, Anh vân vân 
nhiều. 
Lý do chính vì sao tôi đưa phần nói về Trung Quốc vào cuốn 
sách này là muốn truyền tải thông điệp: thị trường Trung Quốc 
rất khác biệt so với các thị trường khác như Mỹ, châu Âu hay 
Đông Nam Á do lượng người dùng khổng lồ, ngôn ngữ và thói 
quen sử dụng internet khác biệt. Nếu bạn muốn làm quảng cáo 
trực tuyến ở thị trường này, bạn cần có những kiến thức sâu 
về các hệ thống sản phẩm nội địa thay vì dùng các sản phẩm 
nước ngoài. 
Nếu so về mô hình phát triển về công nghệ và quảng cáo trực 
tuyến, tôi dự đoán thị trường Việt Nam sẽ phát triển theo con 
đường gần với Trung Quốc hơn là các nước phát triển khác 
như Mỹ, Nhật, Úc vân vân.
10 
Theo IAB Singapore, doanh thu từ quảng cáo trực tuyến vượt 
mức $100 triệu USD lần đầu tiên vào năm 2011. Tôi không tìm 
được báo cáo tiếp theo của IAB cho năm 2012. Nếu độc giả 
nào có thông tin, xin gửi lại cho tôi. 
Quảng cáo trực tuyến chiếm khoảng 8% doanh thu của toàn thị 
trường quảng cáo (khoảng $1.25 tỉ USD). 
Mặc dù tỉ lệ này ở Singapore là cao hơn Hồng Kông, tuy nhiên 
nó vẫn là rất nhỏ so với tỉ lệ 18% ở Mỹ, 33% ở Anh, 19% ở Úc, 
21% ở Nhật Bản. Điều này cho thấy tiềm năng của quảng cáo 
trực tuyến vẫn còn rất lớn. 
Tốc độ tăng trưởng của ngành quảng cáo trực tuyến ở Sing 
được dự đoán là vào khoảng 20% trong 2 năm 2012, 2013, 
bằng với các thị trường như Anh, Mỹ. Đây là tốc độ tăng 
trưởng rất thấp nếu tính tới việc doanh thu ở Mỹ đã gấp hơn 
300 lần ở Singapore. 
Theo Campaign Asia và PwC, quảng cáo trực tuyến được dự 
đoán tăng trưởng từ 8-13% từ năm 2013 tới 2017. 
Trong tổng doanh thu của quảng cáo trực tuyến, quảng cáo 
bằng công cụ tìm kiếm chiếm tỉ lệ 35% tổng doanh thu, quảng 
cáo hiển thị là khoảng 50%. Phần còn lại là rao vặt và những 
trang vàng. 
Singapore là trụ sở của khá nhiều agency trong khu vực, một 
phần vì khá nhiều các công ty đa quốc gia đặt trụ sở làm việc 
tại Singapore và họ đặt bộ phận marketing của khu vực ở Sin-gapore 
và phân bổ ngân sách cho vùng từ Sing. Sau khi ngân 
sách được phân bổ, tuỳ vào thực lực của bộ phận marketing 
của từng quốc gia và thực tế tại những quốc gia đó mà bộ 
phận marketing của từng quốc gia có thể tự quyết các vấn đề 
khác nhau liên quan tới chiến dịch chạy, ngân sách cho từng 
kênh vân vân. 
Dựa trên kinh nghiệm cá nhân, tôi thấy Singapore là một thị 
trường đầy cạnh tranh, trong đó có nhiều agency hơn khách 
hàng. Ngoài ra thị trường nội địa của Singapore lại khá nhỏ, vì 
thế nó cũng là bất lợi lớn. 
Section 3 
Doanh thu từ quảng cáo trực tuyến 
vượt $100 triệu USD tại Singapore năm 
2011
11 
Chậm nhưng chắc 
Tốc độ phát triển của ngành quảng cáo trực tuyến tại Việt Nam 
trong những năm qua chưa đạt được như mọi người kỳ vọng. 
Toàn bộ thị trường quảng cáo theo VAA (Vietnam Advertising 
Association) và TNS là vào khoảng $725 triệu USD - $1 tỉ USD. 
2012 là một năm khó khăn của nên kinh tế Việt Nam và tất 
nhiên ngành quảng cáo cũng bị ảnh hưởng nặng nề. 
Bước sang năm 2013, mặc dù nên kinh tế còn rất nhiều khó 
khăn, quảng cáo trực tuyến đã có những bước phát triển tốt, 
do các nhà quảng cáo (marketer) có động thái chuyển ngân 
sách từ các kênh truyền thống sang kênh trực tuyến. 
Quảng cáo trực tuyến chiếm khoảng 
5%-10% ngân sách quảng cáo 
Nhìn chung con số được mọi người đồng thuận về tỉ lệ doanh 
thu của quảng cáo trực tuyến trên tổng ngân sách quảng cáo là 
vào khoảng 5%-10%. Ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) là 
ngành chi tiêu nhiều nhất cho quảng cáo trực tuyến, chủ yếu 
với mục tiêu xây dựng thương hiệu. Các thương hiệu hàng đầu 
trong ngành hàng này thường chi khoảng từ $30 ngàn đô - 
$150 ngàn đô cho kênh quảng cáo trực tuyến cho 1 chiến dịch 
marketing từ 2 tới 4 tháng, tuỳ thuộc vào độ phủ và mục tiêu 
của chiến dịch. 
Ngành tài chính nhìn chung không dành nhiều ngân sách cho 
quảng cáo trực tuyến như ngành hàng tiêu dùng nhanh, trừ 
một vài ngân hàng quốc tế. 
Về định dạng quảng cáo, từ khi internet bắt đầu phát triển ở 
Việt Nam, quảng cáo hiển thị (display banner) luôn chiếm tỉ 
trọng nhiều nhất trong các hình thức quảng cáo. Mặc dù quảng 
cáo qua email (email marketing) cho các khách hàng hiện tại là 
một trong những hình thức quảng cáo hiệu quả nhất. Tuy nhiên 
do việc lạm dụng gửi spam quá nhiều, vì vậy quảng cáo email 
cũng giống như hình thức quảng cáo tin nhắn (SMS) đã bị 
người tiêu dùng phản đối nhiều. 
Quảng cáo bằng công cụ tìm kiếm chỉ mới trở nên phổ biến 
hơn trong khoảng 2-3 năm trở lại đây đặc biệt là với các doanh 
nghiệp vừa và nhỏ. 
Section 4 
Quảng cáo trực 
tuyến tại Việt Nam
12 
Năm 2011 là năm của mạng xã hội ở Việt Nam. 2012 là năm 
của quảng cáo di động, mạng xã hội và quảng cáo nội dung 
(content marketing). 
Do chưa có một đơn vị chính thống, độc lập với đủ thẩm quyền 
và uy tín nào ở Việt Nam cho ngành quảng cáo trực tuyến, 
ngành này vẫn còn nhiều hạn chế, thiếu các ví dụ tiêu biểu 
(case studies) hay các chuẩn mực cần thiết. IAB Việt nam 
được thành lập nhưng nhanh chóng tan rã sau đó. 
Chúng ta có hiệp hội quảng cáo Việt Nam (VAA) và hội quảng 
cáo thành phố Hồ Chí Minh (HAA), tuy nhiên thông tin về 
ngành quảng cáo trực tuyến còn khá hạn chế. 
Trích lời giám đốc khu vực của TNS trao đổi về ngành quảng 
cáo trực tuyến tại Việt Nam “Vietnam has literally grown up in 
the Age of the shifting media landscape.These early adopters 
are not relying on TV necessarily for their product information, 
but rather going online and creating blogs to become Brand 
friends and champions. 
Unfortunately due to the conservative nature of both interna-tional 
and local companies, many opportunities are being 
missed and agencies are having major difficulties convincing 
their client base that new media mediums play an integral, al-beit 
none integrated role in mass communication. 
Hopefully by 2021, when today’s young users are running these 
companies, advertisers will finally follow consumer sentiment.” 
Nôi dung chính trong phát biểu của giám đốc khu vực của TNS 
là như sau: “mặc dù ở Việt Nam, một phần lớn dân số ở các 
thành phố lớn đã sử dụng internet rất nhiều trong cuộc sống 
hàng ngày. Họ tìm và biết đến thông tin về các thương hiệu 
không chỉ qua Tivi mà qua internet, qua các diễn đàn, blog vân 
vân. Tuy nhiên, về phía các nhà quảng cáo (markteter), họ vẫn 
chưa tiếp cận kênh này một cách hiệu quả và vẫn đang trong 
giai đoạn thử nghiệm với một ngân sách hạn chế. Hi vọng tới 
năm 2021, khi có nhiều thế hệ trẻ hơn, lớn lên với Internet nắm 
giữ các vị trí như giám đốc marketing ở các công ty đa quốc 
gia và ở Việt Nam, tình hình sẽ có những cải thiện lớn. “
Tiềm năng của ngành quảng 
cáo trực tuyến tại Việt Nam 
3 Việt Nam là quốc gia có 
lượng người sử dụng 
internet nhiều nhất khu 
vực Đông Nam Á và thời 
lượng sử dụng internet 
trung bình là hơn 2 tiếng 
một ngày tại các thành phố 
lớn.
1. Tỉ lệ người dùng internet trên dân số là 33% 
2. Thời gian sử dụng internet trung bình là 2 tiếng 
một ngày 
3. Tìm thông tin trực tuyến, mua tại cửa hàng 
4. Điện thoại thông minh (Smart Phone) phát triển 
nhanh ở Việt Nam 
5. Thương mại điện tử bắt đầu phát triển mạnh 
Tỉ lệ người dùng internet trên dân số là 
33% 
Đây là tỉ lệ mà nhiều người đã được nghe và được biết, với 
33% dân số sử dụng internet hay hơn 31 triệu người dùng Inter-net 
14 
tại Việt Nam (dữ liệu từ bộ Thông tin và Truyền Thông). 
Tỉ lệ sử dụng internet tại các thành phố lớn như Hà Nội và 
Thành phố Hồ Chí Minh đạt cao hơn 50%. 
Việt Nam là quốc gia có nhiều người sử dụng internet nhất 
trong khu vực, theo báo cáo gần đây của comScore. Lượng 
người sử dụng internet tại Việt Nam nhiều hơn dân số của 
nước Úc và New Zealand cộng lại. 
Tại Việt Nam, ngoài việc sử dụng internet tại nhà và công ty/cơ 
quan, chúng ta còn có một lượng không nhỏ người dùng inter-net 
tại các quán cafe Internet. 
Thời gian sử dụng internet hơn 2 tiếng 
mỗi ngày 
Theo nghiên cứu của Cimigo, trên trung bình người sử dụng 
internet tại Việt Nam dành khoảng hơn 2 tiếng trên mạng. Đó là 
một con số khá lớn nếu so với các kênh khác như Tivi, báo 
giấy, radio vân vân. Ngoài Tivi, internet là kênh mà người dùng 
Section 1 
Việt Nam với hơn 31 triệu 
người dùng Internet
15 
dành nhiều thời gian nhất, hơn hẳn báo giấy, tạp trí hay các 
kênh khác. 
Tìm hiểu thông tin trực tuyến, mua 
hàng tại cửa hàng hoặc mua trực 
tuyến 
Tại các thành phố lớn như Hà Nội hay Hồ Chí Minh, người tiêu 
dùng có thói quen tìm hiểu thông tin về sản phẩm, dịch vụ 
trước khi ra quyết định mua hàng. Ví dụ, trước khi gửi trẻ ở 
một nhà trẻ nào đó, các ông bố bà mẹ có thể hỏi họ hàng, 
người quen xem có trường nào tốt không? Ngoài ra họ cũng sẽ 
lên các forum như webtretho hay tìm thông tin trên Google để 
xem các ông bố bà mẹ khác nhận xét như thế nào về một 
trường mẫu giáo cụ thể nào đó. 
Sự tăng trưởng chóng mặt của điện 
thoại thông minh (smart phone) 
Theo báo Thanh Niên, “ông Simon Kemp, giám đốc điều hành 
của công ty We Are Social ở Singapore đã nhận định, tỉ lệ 
người dùng điện thoại thông minh ở Việt Nam là khoảng 16%.” 
Một cuộc nghiên cứu khác bởi “Ericsson ConsumerLab” cũng 
đưa ra dự đoán là tỉ lệ sử dụng điện thoại thông minh (smart 
phone) tại Việt Nam sẽ tăng từ 16% vào tháng 8/2012 lên hơn 
21% vào đầu năm 2013.
16 
Báo cáo của Accenture chỉ ra rằng “Doanh số bán hàng của 
điện thoại thông minh được kỳ vọng sẽ tăng ở Việt Nam, Indo-nesia, 
Thái Lan với tỉ lệ hàng năm là 37%, 31% và 27%, từ 
năm 2011 tới năm 2016” 
Với xu hướng này, thời gian sử dụng internet trên các thiết bị 
cầm tay, máy tính của người Việt Nam sẽ tăng nhanh chóng 
trong thời gian tới. Nhiều thời gian cho Internet hơn cũng có 
nghĩa người dùng tại Việt Nam sẽ có ít thời gian hơn cho các 
kênh khác như báo giấy, truyền hình, radio, các kênh quảng 
cáo ngoài trời vân vân. 
Thương mại điện tử bắt đầu phát triển 
mạnh 
Thương mại điện tử đóng vai trò hết sức quan trọng cho sự 
phát triển của quảng cáo trực tuyến. Bạn có thể hỏi tại sao? 
Một trong những lý do chính đó là các nhà quảng cáo (mar-keter) 
cần chứng tỏ được hiệu quả quảng cáo của từng kênh 
họ lựa chọn. Hiện nay, do thương mại điện tử chưa phổ biến 
tại Việt Nam (mới bắt đầu tăng mạnh trở lại), chính vì thế 
chứng tỏ hiệu quả về doanh số của quảng cáo trực tuyến là 
tương đối khó, bên cạnh hiệu quả về thương hiệu. Hiện nay có 
nhiều mô hình khác nhau khi nói tới phân tích hiệu quả quảng 
cáo trực tuyến, từ việc phân chia hiệu quả của các kênh trực 
tuyến khác nhau, hiệu quả quảng cáo trực tuyến với doanh số 
bán hàng tại cửa hàng, hiệu quả của việc quảng cáo trên di 
động và trên máy tính. 
Tôi tin tưởng rằng một khi thương mại điện tử trở nên phổ biến 
hơn ở Việt Nam, quảng cáo trực tuyến sẽ phát triển vượt bậc. 
Theo VECITA, TechinAsia và báo Thanh Niên “Báo cáo mới 
nhất của VECITA, cục thương mại điện tử và công nghệ thông 
tin Bộ Công Thương, chỉ ra rằng ở Việt Nam, thương mại điện 
tử đã vượt qua con số $700 triệu đô (trong đó $354 triệu đô có 
đăng ký chính thức với VECITA) vào cuối năm 2012. VECITA 
cũng dự đoán doanh thu từ thương mại điện tử ở Việt Nam sẽ 
vượt qua con số $1.3 tỉ đô vào năm 2015” 
Chúng ta có thể cảm nhận được con số này đang tăng nhanh. 
Dự báo doanh thu của quảng cáo trực 
tuyến 
Theo báo cáo của comScore “2013 South East Asia Digital Fu-ture 
in focus” doanh thu của quảng cáo trực tuyến ở khu vực 
Đông Nam Á sẽ vượt qua báo giấy, ở mức khoảng 21.9% do-anh 
thu của cả ngành quảng cáo vào năm 2015”
Thế giới Agency quảng cáo 
tại Việt Nam 
4 Chương này nói chi tiết tới 
các agency quảng cáo ở 
Việt Nam, đặc biệt là các 
agency làm về quảng cáo 
trực tuyến
Thế giới agency quảng cáo tại Việt Nam 
Mặc dù chưa có những thống kê chính thức nào, tôi mạnh dạn liệt kê ra các agency mà tôi biết tại Việt Nam (theo kinh nghiệm của 
bản thân) trong chương này. Đầu tiên cần đề cập tới việc rào cản khi thành lập một doanh nghiệp quảng cáo trực tuyến là tương đối 
nhỏ so với các ngành khác (bạn cần 1 cái máy tính là tối thiểu), chính vì vậy có hàng trăm công ty được thành lập, từ doanh nghiệp 1 
người, tới vài trăm người. 
18 
Thống kê dưới đây có bao gồm NHIỀU công ty quảng cáo truyền thống, không chỉ giới hạn trong các agency quảng cáo trực tuyến 
không. 
Lưu ý: những nhận định của tôi về các agency được liệt kê dưới đây hoàn toàn là ý kiến chủ quan, dựa trên vốn hiểu biết hạn hẹp 
của mình và hoàn toàn có thể sai. Đồng thời ngay cả những nhận định đúng của tôi vào thời điểm này, cũng có thể sai qua thời gian 
do thị trường và các agency thay đổi liên tục. 
Việc phân loại các agency chỉ mang tính tương đối vì phần lớn các agency nói rằng mình làm tất cả các việc và là một Full service 
agency. Mục đích của việc phân loại là nhằm giúp độc giả phần nào hình dung được bức tranh tổng thể về các agency quảng cáo trực 
tuyến tại Việt Nam (bao gồm cả các agency nước ngoài tại Việt Nam).
19 
Tập đoàn WPP với hơn 23 công ty/văn 
phòng tại Hồ Chí Minh và 6 công ty tại 
Hà Nội 
Tập đoàn WPP có sự hiện diện rất mạnh mẽ tại Việt Nam, có lẽ 
là tập đoàn quảng cáo nước ngoài mạnh nhất tại Việt Nam, với 
nhiều dịch vụ khác nhau. Mặc dù có thể tập đoàn WPP không 
sở hữu 100% các agency dưới đây, tuy nhiên cổ phần của họ 
là đáng kể, và thường đóng vai trò chi phối. 
Từ website của WPP, họ liệt kê các công ty sau: 
• Asatsu - DK 
• Bates 
• G2 
• Grey 
• GroupM 
• JWT 
• Kantar Media 
• Kantar Worldpanel 
• Maxus 
• MEC 
• MediaCom 
• Millward Brown Vietnam 
• Mindshare 
• Ogilvy & Mather 
• Ogilvy Public Relations 
• OgilvyAction 
• OgilvyOne Worldwide 
• TNS 
• TNS Media 
• Who Digital 
Section 1 
Nhóm agency 
nước ngoài tại Việt 
Nam
20 
• Wunderman 
• Xaxis 
• Y&R 
6 văn phòng/công ty ngoài Hà Nội: 
• JWT-G 
• Landor Associates 
• Ogilvy & Mather 
• Ogilvy Public Relations 
• Smart Media 
• TNS 
Về mặt quảng cáo trực tuyến, theo nhận định cá nhân của tôi, 
có 2 agency trong nhóm ở trên là OgilvyOne và GroupM là có 
khả năng hơn cả. GroupM (bao gồm Mindshare, Maxus, Medi-acom, 
MEC) rất mạnh về media planning and buying, không 
mạnh về quảng cáo bằng công cụ tìm kiếm. OgilvyOne thì 
mạnh về chiến lược, khả năng làm website/microsite và mạng 
xã hội. 
Theo bổ sung của Mina Menon: “Y&R and Wunderman operate 
under one YR Group umbrella in Vietnam and have offices in 
Hanoi as well. Together, we have all the digital capabilities of a 
full-fledged Wunderman office, and the integrated marketing 
ones of a Y&R office. Apart from Nokia, our clients include Emir-ates, 
Colgate-Palmolive, Ovaltine, Nutifood and Ford. Of these, 
Nokia, CP and Ford are global alignments, the rest are local re-lationships 
creating campaigns locally. Coca-Cola has a roster 
of agencies in Vietnam that they work with depending on the 
project and Wunderman is one of them” 
Tạm dịch: theo Mina Menon, Y&R và Wunderman cùng chung 
một văn phòng dưới tên gọi Y&R Group ở Việt Nam. Họ có văn 
phòng ở cả Hồ Chí Minh và Hà Nội. Theo Mina, họ có khá đầy 
đủ các chức năng của quảng cáo trực tuyến tại Việt Nam. Một 
số khách hàng mà họ làm việc cùng bao gồm Nokia, Emirates, 
Colgate-Palmolive, Ovaltine, Nutifood và Ford. Đôi khi họ cũng 
làm việc cùng Coca-Cola ở Việt Nam.
1. Tập đoàn Omnicom 
2. Tập đoàn Publicis 
3. Interpublic 
4. Havas 
5. Aegis 
6. Dentsu 
Tập đoàn Omnicom 
Cho tới cuối năm 2012, Omnicom không có sự hiện diện nhiều 
tại Việt Nam (do chiến lược từ vùng). Tuy nhiên mọi chuyện đã 
thay đổi tương đối nhiều vào cuối năm 2012, đầu năm 2013. 
Thị trường Việt Nam nhận được nhiều sự quan tâm từ vùng 
hơn và bộ phận trực tuyến cũng phát triển mạnh hơn với PHD, 
OMD và các văn phòng khác tại Việt Nam. 
21 
• Focus Asia 
• OMD Vietnam 
• XPR-Campaigns Group 
• PHD Vietnam (TNHH quảng cáo Phương Cách Method Ad-vertising) 
• BBDO 
• DDB 
• TBWA: BizTequila, Focus, TBWAVietnam, Vira 
• OMG 
Tập đoàn Publicis 
Theo website của tập đoàn, họ có 5 văn phòng tại Việt Nam 
bao gồm: 
Section 2 
Các tập đoàn khác
22 
• ZenithOptimedia Vietnam 
• Starcom MediaVest Vietnam 
• Publicis Vietnam 
• Saatchi & Saatchi Vietnam 
• Leo Burnett Worldwide 
• Vivaki Vietnam 
• Performics. 
Theo nhận định cá nhân, bộ phận quảng cáo trực tuyến của 
Publicis ở Việt Nam không mạnh, chủ yếu tập trung vào Perfor-mics. 
Họ có chạy một số chiến dịch quảng cáo trực tuyến, chủ 
yếu là phối hợp với các đơn vị thứ 3 và làm media planning 
and buying. Quảng cáo trên công cụ tìm kiếm cũng là dịch vụ 
Publicis cung cấp cho 1 số khách hàng tại Việt nam. Performics 
là một trong số ít các agency tại Việt Nam sử dụng các công cụ 
như Marine. Publicis hợp tác với các agency thứ 3 khác cho 
các dịch vụ như xây dụng website (production), xây dựng và 
thực hiện chiến lược quảng cáo mạng xã hội. 
Interpublic 
• Draftfcb 
• Initiative: media services, communication planning 
• Lowe + Partners: Quảng cáo truyền thống, Quảng cáo trực 
tiếp/chăm sóc khách hàng. Lowe thuê ngoài phần lớn các 
việc liên quan tới thực hiện chiến dịch quảng cáo trực tuyến. 
Họ chủ yếu chỉ tập trung vào làm chiến lược tổng thể và 
sáng tạo. 
• UM - Curiosity works: media services, communication plan-ning 
Havas 
• MPG Vietnam 
• Mai Thanh company 
Aegis 
Trên thế giới tập đoàn Aegis có 5 công ty đó là: 
• Carat 
• IProspect 
• Isobar 
• Posterscope 
• Vizeum
23 
Ở Việt Nam, sự hiện diện của Aegis là rất hạn chế, chủ yếu 
qua các đối tác nội địa. Sự hiện diện của họ so với Omnicom ít 
hơn nhiều. 
Các đối tác tại Việt Nam của Aegis (hay các công ty con) bao 
gồm VMC (đối tác của Carat) và Emerald Marketing (đối tác 
của Isobar). Tôi không rõ liệu Aegis có cổ phần ở các công ty 
đối tác này không hay mối quan hệ này chỉ là thuần tuý đối tác. 
Dentsu 
Dentsu có Dentsu Alpha, Dentsu Media và Dentsu Vietnam. 
Tuy nhiên họ vẫn thường xuyên thuê ngoài (outsource) các 
phần của 1 chiến dịch quảng cáo trực tuyến như mạng xã hội, 
làm website, quảng cáo trên công cụ tìm kiếm vân vân và chủ 
yếu làm về chiến lược, media planning trong nội bộ. 
Về mặt thế giới, tập đoàn Dentsu vừa mua lại tập đoàn Aegis 
nên tôi không rõ điều này sẽ có ảnh hưởng gì tới chiến lược 
của hai tập đoàn này tại Việt Nam hay không? 
Các tập đoàn, agency của Nhật/Hàn 
Quốc khác 
Có các công ty như Hakuhodo, Chuo Senko hay Asatsu DK, 
Daiko Vietnam. Tuy nhiên tôi không nghĩ các công ty này có 
nhiều khả năng nội tại để làm quảng cáo trực tuyến. 
CyberAgents, Mediba và một vài công ty đầu tư mạo hiểm khác 
có thành lập văn phòng tại Việt Nam và họ đã đầu tư vào một 
số công ty công nghệ, agency quảng cáo tại Việt Nam.
24 
Agency chuyên về quảng cáo hiển thị 
• Dat Viet Media 
• TKL 
• ADT 
• Golden Media 
• Goldsun Group 
• Mekong communication: theo tôi được biết giữa Mekong và 
Cheil Worldwide có mối quan hệ hợp tác chiến lược và có 
thể Cheil sở hữu cố phần của Mekong. Mekong đồng thời 
cũng có cổ phần trong DNA và có hợp tác nhất định với Emer-ald 
marketing khi cần thiết. 
• FS communication 
• TV Plus 
• 5i Media 
• Youth Advertising 
• 365 Days Advertising 
Mạng quảng cáo hiển thị (Ad Network) 
• Innity 
• Admax 
• Ambient 
• Ad micro 
• Pixel 
• Moore 
• Micro Ad với Micro Blade: Đây là một trong những ad net-work 
sử dụng công nghệ Real Time Bidding (RTB) đầu tiên ở 
Việt Nam. RTB sẽ được nói đến nhiều hơn trong phần 
Quảng cáo hiển thị. 
Agency chuyên về quảng cáo tìm kiếm 
trả tiền 
Section 3 
Các agency nội địa
25 
Dưới đây là các agency phục vụ khác hàng vừa và nhỏ trong 
chương trình Google Small and Medium Business (SMB) part-ners: 
• Clever Ads 
• VCCorp - Ad micro 
• Nova Ads 
• VNG 
Google có một chương trình khác mang tên Google Partner, để 
tìm các công ty, cá nhân đủ tiêu chuẩn là Google Partner, bạn 
có thể dùng link này. 
Có rất nhiều công ty, cá nhân là Google Partners ở Việt Nam, 
chính vì vậy tôi sẽ không liệt kê ra ở đây. 
Một điều quan trọng bạn cần biết là Google không hạn chế số 
lượng Google Partners. Nếu bạn/công ty bạn muốn tham gia, 
bạn chỉ cần vượt qua kỳ thi của Google và quản lý các chiến 
dịch Google Adwords có tổng số tiền trong 3 tháng với Google 
trên 10 ngàn USD (số tiền này có thể thay đổi qua thời gian). 
Agency chuyên về tối ưu hoá website 
cho công cụ tìm kiếm 
Tôi không muốn liệt kê nhiều các agency trong lĩnh vực này ở 
Việt Nam vì theo tôi SEO là một mảng dịch vụ mà chưa có 
nhiều agency tốt. 
Agency mạng xã hội/quan hệ công 
chúng (PR) 
• Click Media: GroupM đã mua lại Click Media vào cuôi năm 
2013. Điều này cũng có thể hiểu được bởi cả Click Media và 
Sofresh đều có Unilever là khách hàng lớn nhất, tương tự 
như GroupM và GroupM cần khả năng làm về quảng cáo 
mạng xã hội và xây dựng website/microsite cho các chiến 
dịch quảng cáo. 
• King Bee Media 
• E Brand 
• AVC Edelman 
• Le & Associates 
• OhYeah Communications 
Xây dựng website/microsite (produc-tion) 
• Sofresh: Việc GroupM mua lại Sofresh đã được đề cập ở 
trên.
26 
Sẽ khá thú vị khi theo dõi qua thời gian mối quan hệ giữa các 
bạn trong nhóm Sofresh sau khi nhập vào GroupM có giống 
việc OgilvyOne mua lại WHO Digital không? Hiện tại, sau 
khoảng hơn 2 năm, phần lớn các nhân sư trước đây của WHO 
Digital đã rời khỏi OgilvyOne. 
• Glass Egg 
• Sutrix Media 
• Time Universal 
• Splash Interactive 
• Media Gurus 
• HD Digital 
• Ozerside 
• April Digital 
• Itsy Bits Mobile Application 
Nghiên cứu thị trường 
• Cimigo 
• comScore 
• Kantar Media 
• TNS 
• Effective Measure: hiện tại họ không còn đại diện ở Việt Nam 
thì phải? 
• AC Nelsen 
Brand Strategy 
• Left Brain Connector 
• Red Brand Builder 
• Phibious 
• Purple Asia 
• Ambrand 
• Ambrosia Vietnam 
• Brandtalk 
• WildFire Collaborative 
Quảng cáo mobile (phần lớn là hình 
thức SMS) 
• Gapit 
• Idee
27 
• Viet guys 
• Mobile Solution Services MSS 
• VHT 
• So Smart (part of Goldsun Focus Media) 
• Fibo sms 
• Vserv Mobi: đây là công ty nước ngoài nhưng có văn phòng 
tại Việt Nam. 
Các agency tích hợp 
• Notch: rất nhiều nhân sự của Notch đã rời đi và lập các công 
ty khác như DNA, Echo vân vân. Gần đây Notch có hợp tác 
chiến lược với RiverOrchid để lập ra 1 agency là RiverOrchid 
Notch. Theo tôi được biết, thực chất đây là việc RiverOrchid 
mua lại Notch. 
• Golden Digital: từ những gì tôi được biết Tony Trương, một 
trong những thành viên sáng lập Golden Digital đã rời khỏi 
công ty. 
• Quo Global 
• Climaxi 
• IO Media: phần lớn nhân sự chủ chốt trước đây đã rời đi tới 
các công ty khác 
• Cheil Vietnam: 
• Buzz Digital 
• eBrand 
• Edge Marketing 
• River Orchid 
• IDM Vietnam 
• FPT Media 
• Maro Media 
• Ringier 
• StormEye Creative 
• Vietbuzz Ad 
• D Square 
• IMS (Integrated Marketing Solution) 
• Emerald 
• G2 Asia Pacific 
Outsourcing agencies 
Pyramid consulting
28 
Studio 60: công ty này chủ yếu nhận làm outsource cho các 
công ty nước ngoài, không ở Việt Nam.
29 
Agency nào cũng nói mình là agency 
tích hợp (integrated agency) 
“Một nghề cho chín còn hơn chín nghề.” Đây là một vấn đề mà 
phần lớn các agency quảng cáo trực tuyến ở Việt Nam đang 
gặp phải vào lúc này. 
Phần lớn các agency đều nói với khách hàng rằng họ cung cấp 
nhiều dịch vụ khác nhau từ phát triển chiến lược, sáng tạo tới 
thực hiện, từ quảng cáo bằng công cụ tìm kiếm tới email mar-keting 
tới quảng cáo mạng xã hội vân vân. Tuy nhiên một thực 
tế là hiện tại ở Việt Nam (năm 2013), chúng ta không có nhiều 
“chuyên gia” cho nhiều lĩnh vực khác nhau như vậy để tham 
gia đủ vào các agency. Đồng thời, việc xây dựng các dịch vụ 
khác nhau như vậy trong agency cũng là bài toán khó vì 
agency cần cân đối lợi nhuận trong bối cảnh ngân sách dành 
cho quảng cáo trực tuyến chưa cao. 
Cách tiếp cận này của các agency một phần cũng từ nhu cầu 
của các thương hiệu lớn. Phần lớn họ cũng muốn chỉ làm việc 
với một hoặc hai agency đầu mối để đơn giản hoá giấy tờ và 
quản lý chiến dịch. 
Vậy các agency sẽ cạnh tranh nhau như thế nào? Làm sao để 
mình mạnh hơn agency khác? 
Họ có thể đi chuyên sâu vào một lĩnh vực cụ thể, chuyên phục 
vụ khách hàng trong một ngành hàng cụ thể hoặc chỉ chuyên 
làm việc thông qua các agency khác (outsourcing). 
Nếu bạn là khách hàng, một điều quan trọng cần lưu ý là sự 
khác biệt giữa các agency chuyên phục vụ khách hàng vừa và 
nhỏ (Small and Medium Business) và khách hàng lớn, khách 
hàng đa quốc gia. Một agency chuyên phục vụ khách hàng vừa 
và nhỏ, theo tôi, sẽ không đủ khả năng để làm việc với các 
thương hiệu toàn cầu. Giám đốc bán hàng của các agency 
chuyên phục vụ khách hàng vừa và nhỏ có thể có một buổi 
thuyết trình rất hấp dẫn, tuy nhiên khi tới giai đoạn thực hiện, 
các agency này sẽ gặp nhiều khó khăn. 
Cấu trúc của các công ty phục vụ khách hàng vừa và nhỏ là họ 
sẽ phải làm việc với một khối lượng lớn khách hàng, tuy nhiên 
về yêu cầu của từng chiến dịch thì sẽ không quá phức tạp. 
Chính vì vậy các agency này thường tuyển nhiều nhân viên, ở 
cấp độ trung bình để phù hợp với tính chất công việc. Cũng vì 
Section 4 
Một nghề cho chín
30 
lý do này nên khi các agency SME làm việc với các chiến dịch 
lớn, đòi hỏi độ phức tạp cao, với nhiều kênh (trực tuyến và 
truyền thống), họ sẽ gặp những bỡ ngỡ nhất định. 
Bên cạnh đó tiếng Anh là một rào cản lớn với những người 
làm trong ngành quảng cáo trực tuyến tại Việt Nam, từ các 
agency nhỏ tới các agency đa quốc gia đều gặp khó khăn này. 
Kĩ năng giao tiếp cũng là một trở ngại mà tôi hay gặp và tôi 
đang nói tới những kĩ năng giao tiếp cơ bản với người nước 
ngoài để hai bên hiểu được nhau. 
Một điều nữa cũng cần đề cập ở đây là sự khác biệt rất rõ ràng 
khi làm việc với các khách hàng nhà nước, doanh nghiệp tư 
nhân hay các doanh nghiệp nước ngoài. Tất nhiên, quan hệ 
đóng vai trò quan trọng ở bất kì đâu, những với các doanh 
nghiệp nhà nước, việc thiết lập mối quan hệ là điều quan trọng 
hàng đầu. Chính vì vậy chu kỳ bán hàng (sales cycle) cho các 
doanh nghiệp nhà nước và quá trình triển khai dự án thường 
sẽ lâu hơn. 
Văn hoá làm việc ở Hồ Chí Minh và Hà Nội cũng có sự khác 
biệt lớn. Để cảm nhận rõ hơn, chắc bạn phải có thực tế trải 
nghiệm. Nhìn chung, chu kỳ bán hàng (sales cycle) ở Hà Nội 
sẽ dài hơn Hồ Chí Minh khoảng từ 2 tới 3 lần. Phần lớn các do-anh 
nghiệp đa quốc gia tập trung ở Hồ Chí Minh, chính vì vậy 
họ cũng tao dấu ấn lớn tới môi trường làm việc ở thành phố 
này.
Nghề quảng cáo trực tuyến 
5 Nếu bạn muốn tham gia 
ngành quảng cáo trực 
tuyến, có khá nhiều lựa 
chọn cho bạn từ làm việc 
bên agency, khách hàng, 
các báo mạng, mạng quảng 
cáo hay lập công ty riêng!?
32 
Chúng ta sẽ bàn về một vài lựa chọn dưới đây. 
Làm Việc Bên Agency 
Từ chương bốn, bạn đã biết tới 1 số agency quảng cáo, cả 
truyền thống và trực tuyến cũng như chuyên môn của một số 
agency trực tuyến thông qua cách phân loại họ. 
Nhìn chung bạn có thể học nhiều kênh khác nhau và phát triển 
lên thành bộ phận chăm sóc khách hàng (account manager), 
hoặc đi chuyên sâu vào 1 kênh của quảng cáo trực tuyến như 
quảng cáo bằng công cụ tìm kiếm, mạng xã hội, lập kế hoạch 
quảng cáo hiển thị, 
Ở phần lớn các agency, bộ phận account manager sẽ là người 
làm việc chính với khách hàng và quản lý chiến dịch. Ngoài kĩ 
năng quản lý dự án và kĩ năng làm việc với khách hàng, tôi 
nghĩ bộ phận account manager sẽ làm việc hiệu quả hơn nhiều 
nếu như họ hiểu về các kênh quảng cáo trực tuyến khác nhau. 
Vì như vậy họ sẽ có những cuộc trao đổi thông minh hơn, hữu 
ích hơn với khách hàng. Nếu đi theo con đường này, bạn sẽ đi 
từ account executive, lên senior executive, manager, senior 
manager, director vân vân. 
Dưới đây là một ví dụ về mô tả công việc của phía agency. 
Giám đốc bộ phận Paid Media 
Giám đốc bộ phận Paid Media chịu trách nhiệm toàn bộ về hoạt 
động của nhóm chuyên về thiết lập và mua quảng cáo trên các 
phương tiện truyền thông trả tiền (Paid Media). Các phương 
tiện này bao gồm: mua trên các trang web hàng đầu Việt Nam 
(premium portal buy), các mạng quảng cáo (ad network), quảng 
cáo tìm kiếm trên Google/Yahoo, mạng quảng cáo Google, 
quảng cáo hiển thị trên Facebook và quảng cáo trên di động 
(và các kênh khác khi có sự ra đời của chúng qua thời gian.) 
Ngoài giỏi về chuyên môn, giám đốc bộ phận Paid Media còn 
cần phải xây dựng một nhóm (team) làm việc hiệu quả, đào tạo 
đội ngũ bên dưới về các kĩ năng và kiến thức chuyên môn cần 
thiết. 
Các trách nhiệm chính: 
• Quản lý việc lên kế hoạch quảng cáo và mua quảng cáo trả 
tiền trên các phương tiện, kênh trực tuyến khác nhau. 
• Đàm phán với các nhà cung cấp để có giá tốt nhất. 
• Theo dõi các chiến dịch quảng cáo từ khi bắt đầu tới kết thúc 
để có thể đảm bảo tất cả các chiến dịch đều đạt được đúng 
mục tiêu đặt ra. 
• Quản lý hợp đồng và các giao dịch với đối tác, khách hàng 
để đảm bảo không có các trường hợp nợ xấu, chậm thanh 
toán. Phối hợp chặt trẽ với bộ phận kế toán về các vấn đề 
liên quan.
33 
• Thiết lập các báo cáo rõ ràng, minh bạch, dễ hiểu và chuyên 
sâu. 
• Tối ưu hoá các chiến dịch dựa trên các báo cáo với số liệu 
cụ thể sử dụng các công cụ đo lường khác nhau. 
• Liên tục cập nhật và tìm hiểu các công cụ mới nhất của thế 
giới để áp dụng vào Việt Nam. 
• Liên tục cập nhật các case studies tốt, mới nhất trong lĩnh 
vực digital ad serving và đo lường hiệu quả. 
• Quản lý nhóm và đào tạo nhân viên bên dưới. 
Thu nhập 
Về mặt lương thưởng, thực sự chưa có một báo cáo rộng rãi 
và chính xác nào cho ngành này ở Việt Nam. Một phần bởi nó 
còn quá mới. Tuy nhiên theo trải nghiệm cá nhân của tôi từ 
phía agency thì có một số điều lưu ý như sau: 
• Mức lương ở Hồ Chí Minh thường từ 1,2 tới 2 lần mức 
lương ở Hà Nội cho cùng vị trí. 
• Lương mới ra trường hoặc cho người mới bắt đầu ở thành 
phố Hồ Chí Mình khoảng: $250 - $400. 
• Senior executive (với khoảng 2-4 năm kinh nghiệm): $350 - 
$800 
• Trưởng phòng/trưởng nhóm: $900 - $1500 
• Quản lý cấp cao: $1500 - $3000 
• Giám đốc (Director/CEO): $3000 - $5000 
Phía Khách Hàng, Các Công Ty Cung Cấp Công Cụ 
Hỗ Trợ Hay Các Trang Mạng 
Có một thực tế là tôi có trao đổi với nhiều người nhưng chưa 
tùng làm việc ở bên phía khách hàng, các trang mạng hay các 
đơn vị cung cấp công cụ phục vụ quảng cáo. 
Chính vì vậy những nhận định của tôi về việc này là phiến diện 
và không chuyên sâu. Ý tưởng chính vì sao đưa vào phần này 
trong cuốn sách là muốn trao đổi với bạn rằng, bạn có rất nhiều 
lựa chọn khác nhau, chỉ cần bạn giỏi. 
Làm việc bên khách hàng (như HSBC, Samsung, Unilever vân 
vân) khác nhiều so với bên agency. Điều đầu tiên là bạn sẽ đi 
chuyên sâu về một ngành hàng, thay vì trải rộng ra nhiều 
ngành hàng như bên agency. Bạn vẫn sẽ cần làm đề xuất 
quảng cáo, chiến lược quảng cáo lâu dài, hàng năm, bộ yêu 
cầu quảng cáo gửi cho agency khi cần, media brief vân vân. 
Một điểm khác biệt nữa là bạn sẽ bị ép về doanh số bán hàng 
của sản phẩm. Mỗi hoạt động marketing cần ước tính được do-anh 
số mang lại. Đây là điều mà đôi khi làm việc bên agency, 
bạn sẽ không phải quan tâm nhiều.
34 
Nếu bạn làm cho các trang mạng (publisher) hay các công ty 
cung cấp công cụ, bạn có thể làm ở bộ phận phát triển kinh do-anh, 
bộ phận chăm sóc khách hàng hay bộ phận thực hiện 
chiến dịch. Nếu bạn làm việc ở bộ phận phát triển kinh doanh 
hay chăm sóc khách hàng thì nhiệm vụ chính của bạn là xây 
dựng mối quan hệ với các khách hàng tiềm năng, khác hàng 
hiện tại, hiểu rõ nhu cầu của khách hàng và phối hợp với các 
nhóm khác để lên đề xuất hợp tác. Tuy nhiên do bạn bán 
quảng cáo của chính trang web của bạn, hay mạng quảng cáo 
(ad network) của bạn hay công cụ của công ty bạn lựa chọn 
bạn có thể cung cấp cho khách hàng không có nhiều, chủ yếu 
sẽ là sản phẩm của công ty. Trừ một số trường hợp đặc thù 
như VNG, hiện nay họ vừa là publisher (Zing MP3, Zing news 
vân vân), và vừa muốn phát triển thành một agency tích hợp 
làm nhiều mảng dịch vụ quảng cáo cả trực truyến và offline 
(truyền thống). 
Ngoài ra nếu bạn muốn bắt đầu với ngành quảng cáo trực 
tuyến, bạn cũng có thể cân nhắc làm việc với các công ty 
chuyên về thương mại điện tử có uy tín. Tại những công ty này, 
họ thường có sự đầu tư cho quảng cáo trực tuyến lớn và chạy 
các chiến dịch rất bài bản bởi doanh số của họ phụ thuộc vào 
các kênh trực tuyến.
Học quảng cáo trực 
tuyến như thế nào? 
6 Bạn nên đi học ở trường 
lớp cụ thể, tham gia các 
khoá học ngắn hạn, hay 
vừa học vừa làm qua công 
việc cho ngành này?
Bạn cần có các kiến thức marketing 
trước khi hiểu về các kênh QC trực 
tuyến 
Theo cảm nhận cá nhân của tôi, phần lớn mọi người tập trung 
quá nhiều vào các công cụ hay cách hoạt động của các kênh 
quảng cáo trực tuyến mà quên đi rằng đây là một hoạt động 
marketing. Vì nếu chiến lược marketing sai, hiểu không đúng 
đối tượng khách hàng mục tiêu thì không công cụ nào, hay 
kênh tiếp cận nào có thể giúp đỡ bạn được. Một chiến lược 
marketing tốt, dựa trên phân tích và hiểu sâu về đối tượng mục 
tiêu, đối thủ cạnh tranh và ngành, sẽ giúp bạn có những lựa 
chọn tốt khi tới các kênh trực tuyến. Chính vì thế bạn hãy chú 
trọng tới marketing trước tiên, thay vì chạy theo các kênh trực 
tuyến mới nhất, “nóng” nhất. 
Hiện tại, quảng cáo trực tuyến được nhiều người làm market-ing 
đặc biệt quan tâm là bởi lượng người dùng internet chiếm tỉ 
lệ cao, và thời gian họ dành cho internet ngày càng tăng. Chính 
vì vậy kênh trực tuyến có khả năng tiếp cận khách hàng mục 
tiêu và truyền tải thông điệp tốt hơn. 
Hiểu đối tượng khách hàng là mấu 
chốt 
Luôn bắt đầu với những hiểu biết về đối tượng khách hàng và 
ghi nhớ những điều này trong suốt quá trình chạy chiến dịch 
marketing, từ khâu chuẩn bị, nghiên cứu, phát triển ý tưởng, 
lập kế hoạch quảng cáo hiển thị vân vân. Đi nghiên cứu thị 
trường, nói chuyện với các khách hàng thực tế để hiểu hơn về 
họ. Nếu bạn cân nhắc việc có nên sử dụng kênh quảng cáo 
trực tuyến cho các bà mẹ có con 6 tháng tuổi không? Hãy đi 
nói chuyện với họ, để hiểu thêm về thói quen internet của họ. 
Học ở đâu? 
Có một số lựa chọn cho bạn trong trường hợp này. Nếu bạn là 
sinh viên, bạn có thể kiểm tra xem trường mình có dạy môn 
Quảng cáo trực tuyến hay không? Một số trường quốc tế ở 
Việt Nam (ví dụ như RMIT) có dạy về quảng cáo trực tuyến. 
Một vài trường đại học khác cũng có trao đổi về môn này trong 
quá trình giảng dạy. Tôi chưa học bất kì khoá học nào tại các 
trường này, vì thế tôi sẽ không thể đưa ra nhận xét đánh giá. 
Tuy nhiên, tôi nghĩ là sẽ khá khó khăn để tìm các thầy giáo giỏi 
với nhiều kinh nghiệm thực tiễn giảng dạy môn này. Bởi đây là 
ngành quá mới so với các ngành khác. 
Nếu trường đại học của bạn không dạy những môn này, có khá 
nhiều các trung tâm khác mà bạn có thể tham khảo như: 
• BMG International Education 
• Vietnam Marcom 
36
• EQVN 
• AIIM 
• INET 
• Etc... 
Mỗi trung tâm đều có những điểm mạnh, điểm yếu riêng, vì vậy 
tôi sẽ không thể đưa ra nhận định rõ ràng là bạn nên học ở 
trung tâm nào. Một điều bạn có thể làm là trước khi đăng ký 
học, bạn có thể đề nghị trung tâm cho bạn học thử 1-2 buổi để 
từ đó bạn có thêm cảm nhận về chất lượng giảng dạy. Khá 
nhiều trung tâm cho phép bạn làm việc này. Khi học thử, bạn 
nên trao đổi thêm với các học viên khác trong lớp để hiểu thêm 
về cảm nhận của họ về khoá học. Bạn cũng nên tham khảo kĩ 
danh sách những giảng viên sẽ giảng dạy cho khoá của bạn. 
Cuối cùng, việc bạn đi học ở bất kỳ trung tâm nào, phụ thuộc 
rất nhiều vào việc bạn có thực sự muốn học, và đầu tư thời 
gian, công sức vào việc học hay bạn chỉ cần một tấm bằng 
chứng chỉ. 
Tự học và vừa làm vừa học 
Do ngành quảng cáo trực tuyến còn quá non trẻ ở Việt Nam, 
hiện nay tại các công ty, các agency, họ vẫn gặp khó khăn 
trong việc tìm được các chuyên gia giỏi. Chính vì vậy việc tìm 
được thầy cô giỏi dạy trong các trường đại học hay các trung 
tâm không hề đơn giản. Bởi không phải ai giỏi chuyên môn 
cũng có thể dạy tốt. 
Chính vì vậy tại thời điểm này, tự học và vừa làm vừa học theo 
tôi là giải pháp tốt nhất. Bạn học rất nhanh qua thực tế làm việc 
và sẽ hiểu vấn đề rõ ràng vì bất kỳ lỗi nào gặp phải, cũng có 
thể sẽ ảnh hưởng tới chiến dịch và khách hàng. 
Cũng vì lý do này, tôi cố gắng đưa thật nhiều tài liệu tham 
khảo, các blog, trang web tốt vào cuốn sách với hi vọng các 
bạn có thể tự tìm hiểu sâu hơn. Phần lớn các tài liệu tham 
khảo tôi đưa vào đều bằng tiếng Anh do không có nhiều tài liệu 
tương tự bằng tiếng Việt. 
37
38 
Có quá nhiều hiểu lầm và đồn đại sai 
Theo quan điểm của tôi, hiểu sai một vấn đề còn nguy hiểm 
hơn là không hiểu. Bởi khi bạn hiểu sai nhưng bạn nghĩ là bạn 
hiểu, thì bạn sẽ lập kế hoạch không tốt, chạy chiến dịch không 
đạt kết quả như mong muốn nhưng bạn vẫn thực hiện. 
Vì quảng cáo trực tuyến còn quá mới ở Việt Nam, chính vì vậy 
hiện tại không có nhiều các tổ chức chuyên ngành, ai cũng nói 
mình là chuyên gia. Lời khuyên của tôi dành cho bạn là đừng 
quá tin vào bất kì điều gì bạn đọc được/ nghe được (ngay cả 
trong cuốn sách này) và hãy tự tìm hiểu thêm từ các nguồn 
khác, hay áp dụng vào thực tiễn để kiểm tra. 
Mọi thứ thay đổi quá nhanh 
Đây thực sự là một trở ngại lớn cho những ai muốn theo đuổi 
ngành quảng cáo trực tuyến. Những thứ bạn học và làm theo 
có thể thay đổi rất nhanh do có công cụ khác tốt hơn hay có 
một platform mới được sinh ra. 
Sẽ luôn có những công cụ mới được làm ra, những xu hướng 
mới được nói tới. Tuy nhiên lời khuyên của tôi là thay vì chạy 
theo những gì là “nóng” nhất ở thời điểm hiện tại, hãy dành một 
chút thời gian hàng ngày kiểm tra lại chiến lược lâu dài của 
bạn, để chắc chắn rằng nó đúng đắn và phù hợp. 
Section 1 
Những trở ngại khi học 
về quảng cáo trực tuyến
Bức tranh tổng thể 
7 Một trong những cách tiếp 
cận thế giới rộng lớn và 
phức tạp của quảng cáo 
trực tuyến là nhìn nó dưới 
các góc độ của Owned 
Media, Paid Media và 
Earned Media
What Will Be Discussed In This Chapter 
1. The complex world of Digital Marketing 
2. Owned Media: what is it about and what it 
includes? 
3. Earned Media: what is it about and what it 
includes? 
4. Paid Media: what is it about and what it includes? 
40 
Owned Media: đây là những tài sản bạn sở hữu trên môi 
trường trực tuyến như website, microsite, blog công ty, ứng 
dụng trên di động. Một số tài sản bạn “thuê” nhưng cũng được 
tuỳ chỉnh chúng khá nhiều như Facebook fanpage, tài khoản 
Twitter hay kênh YouTube. Với những tài sản bạn sở hữu hay 
thuê lại, bạn có quyền thay đổi, cập nhật chúng tuỳ lúc. 
Các ví dụ về Owned Media: 
• Tài sản trên nền máy tính: 
★Website 
★Microsite chiến dịch 
★Hệ thống thương mại điện tử (E-commerce Platform) 
• Tài sản trên nền di động (mobile assets) 
★Website tối ưu cho di động 
★Ứng dụng trên di động 
• Tài sản trên mạng xã hội (Social Media assets): 
★Facebook fanpage 
★Kênh YouTube 
★Trang blog của công ty 
★Tài khoản Twitter 
★Tài khoản Instagram 
★Tài khoản Google+ 
★Tài khoản trên Pinterest, Tumblr, Flickr 
• Tài sản liên quan tới chăm sóc khách hàng: 
★Hệ thống quản trị và chăm sóc khách hàng 
★Hệ thống gửi email 
Paid Media: Nói tới Paid Media là nói tới các kênh quảng cáo 
trả tiền như quảng cáo hiển thị banner, quảng cáo tìm kiếm trả 
tiền, quảng cáo Facebook, làm PR trực tuyến vân vân. 
• Quảng cáo hiển thị 
• Quảng cáo mobile 
• Quảng cáo trên công cụ tìm kiếm 
Section 1 
Owned, Paid and 
Earned Media
41 
• Quảng cáo của Facebook, Twitter hay các mạng xã hội 
• PR trực tuyến 
• Quảng cáo video trên YouTube 
• Quảng cáo qua email 
• Forum seeding. 
Earned Media: Đây là việc thu hút moi người nói về mình một 
cách tự nhiên, họ có thể nói về thương hiệu, sản phẩm của 
bạn trên báo, trên blog, trên các diễn đàn hay mạng xã hội mà 
bạn không phải trả tiền cho họ. Nhờ việc này, bạn có thể thu 
hút thêm nhiều người vào website của mình. Chiến lược 
Earned Media có thể bao gồm các việc sau: 
• Xây dựng mối quan hệ với các nhân vật có tầm ảnh hưởng 
• Xây dựng kế hoạch marketing truyền miệng 
• Theo dõi các trao đổi về thương hiệu trên mạng xã hội 
• Xây dựng các kế hoạch nhằm tăng tính lan toản của thương 
hiệu. 
• Làm tối ưu hoá website cho công cụ tìm kiếm (SEO) 
Ngoài ra bạn cũng có thể tham khảo thêm về LumaScape, là 
các thống kê của Luma Partners về các chuỗi cung ứng cho 
từng khác nhau trên môi trừơng trực tuyến như LumaScape 
về quảng cáo hiển thị. 
Từ trái qua phải, bạn đi từ những doanh nghiệp có nhu cầu 
quảng cáo tới người dùng. Các doanh nghiệp sẽ làm việc qua 
các agency khi họ có nhu cầu đặt quảng cáo hiển thị (trading 
desk). Các trading desk này có thể làm việc với các Demand 
Side Platform and Ad Exchange (Các thuật ngữ này sẽ được 
làm rõ hơn trong phần quảng cáo hiển thị ở chương 12).
Trang web công ty 
bạn 
8 Chương này bao gồm thảo 
luận chi tiết về quá trình 
xây dựng một website, 
microsite và những vấn đề 
cơ bản để tối ưu hoá trải 
nghiệm người dùng
43 
Khi nói tới quảng cáo trực tuyến, mọi người thường nói tới các 
kênh quảng cáo mới nhất, “hot” nhất, kênh nào hiệu quả nhất 
như quảng cáo tìm kiếm, quảng cáo trên mạng xã hội, Face-book 
vân vân mà quen rằng một trong những nền tảng quan 
trọng nhất vẫn là website/microsite/ hay ứng dụng trên di động 
cho thị trường Việt Nam. 
Đã có khá nhiều sách, bài viết nói về việc làm thế nào để có 
một website tốt, chính vì thế tôi sẽ không liệt kê quá nhiều ở 
đây mà chỉ đưa ra một số ý chính. Đây là những điều mà mọi 
người thường hay bỏ qua, hoặc không nghĩ tới. Phần lớn mọi 
người khi muốn làm website thường quan tâm tới thiết kế đẹp 
mắt, với nhiều hình động mà quên đi rằng, một website cần 
phải được thân thiện với người dùng. 
Một số điều cơ bản dưới đây cần được lưu ý tới như sau, tuỳ 
vào ngành nghề: 
• Đối tượng mục tiêu của website bạn là gì? 
• Tại sao bạn cần có 1 trang web? Vai trò của trang web trong 
chiến lược marketing tổng thể, đóng vai trò như thế nào 
trong quá trình bán hàng, chăm sóc khách hàng? 
• Đâu là lợi thế cạnh tranh, điểm độc đáo của sản phẩm, dịch 
vụ của bạn và trang web đã thể hiện nó như thế nào? 
• Bạn mong muốn độc giả khi vào trang web sẽ làm gì? Đăng 
ký làm thành viên? Trở thành fan của bạn trên facebook? 
Mua hàng trực tuyến? 
• Làm thế nào để bạn đánh giá được hiệu quả hoạt động của 
website? Đánh giá được giữa chi phí bỏ ra và hiệu quả mang 
lại? 
• Trang web của bạn có dễ sử dụng trên điện thoại di động hay 
máy tính bảng không? 
Phần dưới đây sẽ đi chuyên sâu vào từng câu hỏi bên trên. 
Tại sao bạn tạo trang web? 
Câu hỏi tưởng trừng đơn giản này không dễ để trả lời một 
cách chiến lược và thấu đáo. Để trả lời nó chúng ta cần biết về 
đối tượng mục tiêu của website. Dưới đây là một số mục tiêu 
thông thường khi có một trang web: 
• Để giới thiệu về công ty và những dịch vụ/sản phẩm của 
công ty 
Section 1 
Những điều cơ bản 
về website
44 
• Để giới thiệu về khuyến mãi mới 
• Để thu hút sự quan tâm về một sự kiện như ra mắt sản phẩm 
(nếu công ty bạn trước đó chưa có website) 
• Để bán hàng trực tuyến hoặc thu nhận phản hồi của khách 
hàng qua kênh trực tuyến. 
• Vân vân 
Đâu là lợi thế cạnh tranh của doanh 
nghiệp bạn? 
Tại sao khách hàng dùng sản phẩm/dịch vụ của bạn mà không 
phải của đối thủ cạnh tranh? 
Sản phẩm/dịch vụ của bạn có gì độc đáo, đặc biệt? 
Trang web của bạn đóng vai trò như thế nào trong việc truyền 
tải những lợi thế này? 
Điều gì sẽ khiến khách hàng phải vào lại trang web của bạn 
một lần nữa? 
Tôi biết những câu hỏi này có vẻ như quá cơ bản, tuy nhiên 
bạn có thể sẽ ngạc nhiên với kết quả chúng mang lại. 
Ví dụ như chúng ta đều biết, với một dự án bất động sản, vị trí 
là quan trọng nhất. Chính vì vậy trang web của bạn cần thể 
hiện được vị trí của dự án một cách tối ưu. Tuy nhiên đã rất 
nhiều trường hợp tôi gặp phải việc mô tả này không được thực 
hiện tốt. 
Như hình phía trên, bạn có thể thấy trang web yêu cầu người 
dùng đọc và tưởng tượng ra vị trí dự án thay vì nhìn vào bản 
đồ là một cách làm không tốt. Ngoài ra màu nền khiến phần 
chữ rất khó đọc. 
Bạn mong muốn người dùng thực 
hiện hành động gì trên trang web của 
mình? 
Câu trả lời của bạn càng chi tiết, càng tốt.
45 
Hành động mong muốn này cần được thể hiện trên trang chủ 
và các trang quan trọng khác, ở phía trên đầu trang, tránh tình 
trạng người dùng phải kéo chuột xuống mới thấy được nội 
dung. 
Ví dụ như nếu bạn muốn người dùng gọi điện thoại cho bạn, 
số điện thoại đường dây nóng cần được hiển thị rõ ràng, ở 
những vị trí dễ được lưu ý. Nếu bạn muốn người dùng đăng ký 
với những thông tin cá nhân của họ, đâu là lợi ích của việc 
đăng ký mang lại? Nếu bạn muốn người dùng tìm tới cửa hàng 
của mình, bạn cần có địa chỉ đi kèm với bản đồ. Google Map 
khá dễ dùng và thân thuộc với người Việt Nam, chính vì vậy tôi 
khuyên dùng Google Maps cho phần này. 
Đánh gía hiệu quả của website? 
Đây là một phần rất quan trọng, bạn cần chứng minh được 
hiệu quả của việc đầu tư làm, và duy trì một website tốt tới hoạt 
động marketing và hoạt động kinh doanh của công ty. 
Tôi sẽ bàn rõ hơn về việc chuyển từ những mục tiêu kinh 
doanh/marketing sang các chỉ số đo lường website trong 
chương 11 khi nói về Analytics.
46 
Thực sự đây không phải là một điều mới ở Việt Nam và đã có 
rất nhiều bài viết về chủ đề này. Bạn cũng có thể tìm được rất 
nhiều tài liệu trên mạng nói về các bước trong việc xây dựng 
một website. 
Tôi sẽ không lặp lại nhiều những gì bạn có thể tìm thấy dễ 
dàng trên mạng. Trong phần này, tôi sẽ đi sâu vào một số vấn 
đề cơ bản mà bạn có thể sẽ gặp phải trong quá trình làm việc. 
Phần này sẽ chủ yếu dành cho các bạn ít có kinh nghiệm xây 
dựng website hay microsite, nhất là khi các bạn đóng vai trò ac-count 
manager và là người nói chuyện với khách hàng. Nếu 
các bạn không hiểu rõ về quy trình làm việc, bạn sẽ gặp rất 
nhiều khó khăn và gây ra rất nhiều khó khăn cho các đồng 
nghiệp làm thiết kế và lập trình. 
Tất nhiên quy trình dưới đây không phải là bất biến và bạn nên 
tuỳ theo tình hình và có sự thay đổi phù hợp. 
Buổi gặp giới thiệu chung (kick off 
meeting) 
Sau khi hợp đồng được ký kết và trước khi bắt đầu công việc 
xây dựng website, bạn cần có một buổi gặp giới thiệu tổng 
quan dự án cho các đồng nghiệp. Buổi gặp này nên có đủ đại 
diện của các bộ phận như bộ phận chăm sóc khách hàng (ac-count 
manager), bộ phận bán hàng, bộ phận thiết kế (Digital Art 
Director, Designer), bộ phận phát triển nội dung (copywriter), bộ 
phận lập trình (production manager), bộ phận phụ trách chiến 
lược tổng thể của chiến dịch, bộ phận chạy quảng cáo (Paid 
media) và bộ phận sẽ thực hiện các công việc liên quan tới 
mạng xã hội. Mục đích của buổi gặp này là để các bộ phận liên 
quan cùng bàn bạc, trao đổi và có cùng một nhận định về 
những việc cần làm cho dự án cũng như yêu cầu của khách 
hàng. Giữa những gì được đề cập trong đề xuất hợp tác gửi 
cho khách hàng và những gì khách hàng yêu cầu thực hiện 
sau khi ký hợp đồng thường có một khoảng cách tương đối xa. 
Chính vì vậy cuộc gặp này rất cần sự tham gia của bộ phận 
bán hàng hoặc chăm sóc khách hàng, để họ có thể trao đổi với 
các bộ phận khác yêu cầu của khách hàng. 
Nếu được, bộ phận bán hàng/chăm sóc khách hàng có thể 
chuẩn bị một creative brief để tổng hợp lại các thông tin cần có. 
Section 2 
Quy trình phát triển 
website
47 
• Thông tin chung về thương hiệu: với những bộ phận tham 
gia pitching, trao đổi với khách hàng, họ có thể nắm được 
những điều này một cách dễ dàng. Tuy nhiên với những bộ 
phận như designer hay lập trình, họ sẽ cần bộ phận bán 
hàng cho biết các thông tin này. 
• Đối tượng khách hàng mục tiêu của chiến dịch: việc này có 
thể quyết định việc lựa chọn màu sắc, kiểu thiết kế, công 
nghệ lập trình sẽ sử dụng vân vân. 
• Mục tiêu của chiến dịch: Chiến dịch được thực hiện nhằm 
mục tiêu gì? Khách hàng muốn tăng độ nhận biết thương 
hiệu cho sản phẩm mới, khuyến khích người dùng mua sản 
phẩm và tham gia chương trình khuyến mãi hay bán hàng 
qua mạng. 
Ở giai đoạn này, bộ phận chăm sóc khách hàng cũng cần làm 
rõ với khách hàng về các yêu cầu của họ bởi giữa giai đoạn 
pitching và giai đoạn thực hiện, khách hàng dễ dàng có những 
thay đổi. 
• Tông màuvà cảm xúc cho website là gì? (Mood and tone) 
• Thông điệp chủ đạo của chương trình. 
• Lợi ích đặc biệt của sản phẩm 
• Lý do khách hàng tin tưởng? (reason to believe) 
• Hành động mong muốn. 
• Thời gian biểu chung cho các hoạt động bao gồm thời gian 
thiết kế, lập trình, làm SEO, kiểm tra vân vân. 
Các chỉ số dùng để đo lường hiệu quả 
Bạn sẽ cần cung cấp cho bộ phận lập trình và thiết kế các chỉ 
số dùng để đánh gía hiệu quả chiến dịch và các đo chúng. Điều 
này nhằm đảm bảo những gì cần được người dùng thực hiện 
và đo lường, cần được tính tới trong thiết kế và trong phần lập 
trình. Một số chỉ số thông dụng như: 
• Lượt truy cập vào website 
• Tỉ lệ thoát 
• Số lượng người đăng ký tham gia chơi game trên website 
• Số lượng ảnh được đăng tải tham gia cuộc thi 
• Doanh số bán hàng 
• Số lượt like/share/comment 
• Lượng fan tăng thêm cho fanpage 
• Số lượt xem, bình luận, lượt đăng bài trên diễn đàn 
• vân vân
48 
Tên miền, server, hosting và các thông 
tin kĩ thuật khác 
Sẽ là rất quan trọng tại thời điểm này, trước khi quyết định sẽ 
lựa chọn nền công nghệ nào cho website, bạn cần có sự trao 
đổi chi tiết với khách hàng. Nếu khách hàng ở bộ phận market-ing 
và họ không rành về những việc này, hãy nói chuyện với bộ 
phận kĩ thuật của công ty khách hàng. Bạn cần có lựa chọn 
phù hợp về công nghệ với những gì khách hàng đang có và 
muốn thực hiện. Việc này là rất quan trọng vì vậy tôi khuyên 
bạn nên có sự đồng ý của khách hàng qua email hay văn bản. 
Về việc lựa chọn tên miền. Việc này khá đơn giản và thường 
xảy ra một trong 3 trường hợp sau: 
• Chiến dịch sẽ được chạy với một subdomain của tên miền 
chính của công ty khách hàng. Ví dụ như khách hàng có 
trang web chính là abc.com.vn, chiến dịch có thể được chay 
dưới subdomain chiendichx.abc.com.vn 
• Chiến dịch được chạy dưới một thư mục phụ trên website 
của khách hàng. Ví dụ như abc.com.vn/chiendichx. 
• Chiến dịch có một tên miền riêng, độc lập, ví dụ như 
chiendichx.com.vn 
Việc lưạ chọn giải pháp nào phụ thuộc vào nhiều yếu tốt, trong 
đó có yếu tố về thời gian, sự quản lý của bộ phận IT với tên 
miền, việc bạn có cần thiết phải xây dựng và tổng hợp càng 
nhiều lượt truy cập càng tốt cho tên miền chính của công ty 
vân vân. 
Bạn nên lưu ý tránh việc sử dụng các tên miền độc lập quá dài, 
khoảng 20-25 ký tự vì sẽ không ai nhớ được các tên quá dài. 
Về mặt công nghệ, thường sẽ có các giải pháp chung cho phần 
server như server chạy trên nền Windows hay Linux, ngôn ngữ 
lập trình backend là PHP, .Net hay Java, cơ sở dữ liệu là 
MySQL hay Oracle, phần frontend là bằng HTML 5 hay flash 
vân vân. 
HTML 5 hiện nay đã trở nên rất phổ biến, chính vì vậy tôi sẽ 
không khuyên bạn xây dựng website bằng Flash 100%, bởi 
ngoài việc bạn sẽ khó làm SEO nếu website bằng flash 100%, 
website của bạn sẽ không xem được trên các thiết bị dùng hệ 
điều hành iOS như iphone, ipad, ipod touch vân vân. 
Độ phân giải màn hình chuẩn cũng cần được thống nhất trước 
khi lập trình. Ở Việt Nam, một trong những độ phân giải phổ 
biến nhất là 1280 x 1024. Tuy nhiên điều này có thể thay đổi 
tuỳ vào đối tượng khách hàng mục tiêu. 
Về cơ bản, độ phân giải màn hình sẽ ảnh hưởng tới việc người 
dùng sẽ nhìn được nhiều hay ít thông tin trên màn hình mà 
không cần di chuột sang trái/phải/lên/xuống.
49 
Cách tổ chức nội dung và bản đồ web-site 
(information architecture and wire 
frame) 
Thông thường, bộ phận chiến lược và bộ phận thiết kế sẽ ngồi 
lại với nhau và cũng phát triển cách tổ chức nội dung sao cho 
hợp lý cũng như cách sắp xếp nội dung trên từng trang. Tuy 
nhiên nếu bạn có thêm bộ phận tối ưu hoá trải nghiệm người 
dùng (user experience), bộ phận tối ưu hoá website cho công 
cụ tìm kiếm (SEO), bộ phận phân tích website và bộ phận phân 
tích dữ liệu analytics cùng tham gia vào quá trình này, kết quả 
đạt được sẽ rất hoàn hảo. Người dùng sẽ có một trải nghiệm 
tốt về bố cục, cách sắp xếp nội dung phù hợp với chiến lược 
của thương hiệu. Cấu trúc của website sẽ thân thiện với công 
cụ tìm kiếm. 
Thông thường, các agency và khách hàng quan tâm nhiều hơn 
tới việc website có đẹp hay không, màu sắc như thế nào mà 
quên hẳn về việc tổ chức nội dung và sắp xếp chúng sao cho 
hợp lý trên từng trang (wire frame). Điều này có thể dẫn tới 
nhiều bất cập như hành động mong muốn không được hiển thị 
rõ ràng và người dùng cần thực hiện quá nhiều việc để có thể 
làm được nó. 
Nếu cách tổ chức thông tin và bố cục của trang không được rõ 
ràng thì thiết kế có đẹp tới mấy cũng mang lại trải nghiệm 
không tốt cho người dùng. Bố cục trang và cách tổ chức thông 
tin giống như phần “xương” còn thiết kế là phần “thịt” 
Trong phần này, bạn lưu ý trao đổi thật kĩ và có sự đồng ý 
bằng email của khách hàng về sơ đồ website, bố cục của từng 
trang trước khi tiến hành thiết kế. Bởi sau khi sơ đồ trang và bố 
cục đã được thống nhất và thiết kế bắt đầu làm việc, nếu khách 
hàng muốn có thay đổi, nó có thể phá vỡ bố cục chung hoặc 
làm hỏng cấu trúc nội dung. 
Dựa trên sơ đồ trang web được thống nhất, bộ phận SEO có 
thể bắt đầu làm phân tích từ khoá, nghiên cứu từ khoá phù 
hợp cho từng trang, vân vân. 
Dưới đây là một ví dụ về bố cục trang
50 
Ví dụ này được lấy từ trang web sau 
http://www.hitreach.co.uk/perfect-web-page/ 
Có nhiều phần mềm khác nhau giúp bạn tạo các bố cục trang 
kiểu này như http://www.balsamiq.com/download 
Lưu ý nhỏ: tôi không có liên quan tới hitreach hay balsamiq. 
Một ví dụ khác về sơ đồ trang dưới đây. 
Nếu nhu cầu thiết kế trang theo kiểu responsive design được 
đặt ra, bộ phận thiết kế cần nắm rõ điều này để tuân thủ theo 
một số nguyên tắc nhất định của responsive design. Thông 
thường sẽ có hai kiểu, một kiểu là thiết kế từ màn hình máy 
tính, nhỏ dần xuống màn hình máy tính bảng và điện thoại
51 
thông minh. Hai là thiết kế đi từ màn hình điện thoại thông 
minh, đi tới máy tính bảng và màn hình máy tính thông thường. 
Thiết kế thực tế cho website 
Thông thường khi thiết kế website, trang chủ sẽ được thiết kế 
trước, và gửi cho khách hàng để lấy ý kiến của khách hàng về 
phong cách thiết kế, tông màu vân vân. Sau khi khách hàng có 
sự phản hồi và bộ phận thiết kế sửa lại theo ý khách hàng và 
được duyệt, các trang trong mới được thiết kế tiếp. 
Với thiết kế cho trang chủ, đôi khi khách hàng sẽ yêu cầu thiết 
kế một vài phong cách, ý tưởng khác nhau cho họ lựa chọn. 
Một vấn đề hay gặp phải trong quá trình thiết kế web là do thời 
gian ngắn, bộ phận chăm sóc khách hàng có thể suy nghĩ là tại 
sao không cùng lúc thiết kế trang chủ và một vài trang con để 
khách hàng duyệt một lần cho nhanh, hoặc yêu cầu thiết kế các 
trang con trong khi trang chủ chưa được khách hàng duyệt lần 
cuối, hoặc thậm chí tiến hành thiết kế khi bố cục từng trang 
chưa duyệt. Tất cả những điều này sẽ chỉ gây thêm rắc rối và 
làm chậm quá trình và khiến mọi người phải làm lại nhiều việc. 
Do những thay đổi tưởng như nhỏ trong bố cục hay thiết kế có 
thể làm thay đổi phong cách toàn bộ trang chủ, và vì thế thiết 
kế của các trang con cũng sẽ phải thay đổi. Người nào sẽ là 
người cần được trao đổi trong những trường hợp này, đó là 
creative director. Những creative director có nhiều kinh nghiệm 
có thể giúp đỡ bộ phận chăm sóc khách hàng trao đổi và giải 
thích cho khách hàng hiểu. 
Sau khi có thiết kế trang chủ, nếu trang web của bạn cần làm 
theo phương pháp responsive design, bạn nên kiểm tra lại thiết 
kế này theo các tiêu chuẩn của responsive design. 
Lập trình web 
Do ngay từ thời gian đầu tiên, việc lựa chon ngôn ngữ lập 
trình, môi trường máy chủ vân vân đã được đồng ý với khách 
hàng, bạn không nên có thêm bất kỳ sự thay đổi nào vào thời 
gian này. 
Tuy nhiên để website thân thiện với cỗ máy tìm kiếm, hệ thống 
quản trị nội dung (CMS) cần hỗ trợ tốt cho SEO. 
Tại Việt Nam, tôi sẽ không khuyên bạn tự làm hệ thống quản trị 
nội dung của mình mà thay vào đó, bạn nên sử dụng một trong 
các hệ thống quản trị nội dung làm theo mã nguồn mở, được 
cộng đồng cùng nhau xây dựng trong nhiều năm. Các hệ thống 
nổi tiếng thế giới này thường có rất nhiều tính năng có sẵn, 
bảo mật tốt, hỗ trợ cho SEO tốt và quan trọng hơn là chúng 
miễn phí, chúng có thể rút ngắn thời gian lập trình của bạn một 
cách đáng kể. Tuy nhiên một thực tế đáng buồn là có nhiều bộ 
phận lập trình ở Việt Nam luôn muốn tự thiết kế hệ thống CMS 
của riêng mình, sau đó sử dụng lại cho nhiều khách hàng khác 
nhau. Do thời gian đầu tư không nhiều, cũng không có nhiều
52 
nguồn lực như sự tham gia của cả cộng đồng lập trình trên thế 
giới với các CMS tốt nên phần lớn các CMS tự làm ở Việt Nam 
đều không đạt được chất lượng tương đương. 
Một số hệ thống bạn có thể cân nhắc như: Wordpress, Drupal, 
Mambo, Magento vân vân. 
Về mặt SEO, Rand Fishkin có một bài viết từ khá lâu, nhưng 
còn nguyên giá trị how to choose a suitable CMS for your site 
(from a SEO perspective). Tôi khuyên bạn nên đọc nó kĩ và trừ 
khi hệ thống CMS bạn tự xây dựng đáp ứng được các yêu cầu 
này về mặt SEO, tôi sẽ không khuyên khách hàng sử dụng nó. 
Lý do các hệ thống CMS dùng mã nguồn mở không bảo mật 
cao là một lý do không đúng. 
Về mặt quy trình làm việc, thông thường các agency sẽ chỉ bắt 
đầu lập trình sau khi thiết kế đã được hoàn tất và được duyệt 
bởi khách hàng. Tuy nhiên nếu bạn không có nhiều thời gian, 
bạn có thể yêu cầu bộ phận lập trình bắt đầu vào làm ngay các 
phần cơ sở dữ liệu CMS vân vân song song với quá trình thiết 
kế. Tuy nhiên người đóng vai trò quản lý dự án cần hiểu được 
rõ về các yếu tố kĩ thuật và có liên lạc tốt với bộ phận thiết kế 
và chăm sóc khách hàng để làm được điều này. 
Kiểm tra tốc độ trang web 
Tốc độ tải của trang web là một phần rất quan trọng, ảnh 
hưởng lớn tới trải nghiệm người dùng, thành công của chiến 
dịch và cả hiệu quả làm SEO. 
Chính vì vậy bạn cần kiểm tra tốc độ tải của trang thật cẩn 
thận. Theo báo cáo của Google Analytics, các trang web của 
Việt Nam có tốc độ load trên máy tính khoảng 2.3 giây (bạn có 
thể xem báo cáo ở đây). Chính vì vậy bạn cần lập trình website 
của mình để có tốc độ tải dưới 2 giây, hoặc tốt nhất là dưới 1 
giây. Google có khá nhiều tài liệu hướng dẫn làm website chạy 
nhanh hơn như PageSpeed insights. Dưới đây là hình chụp 
màn hình việc kiểm tra tốc độ của trang web sử dụng công cụ 
của Google.
53 
Tất nhiên, tốc độ tải trang sẽ khác nhau với người dùng ở các 
thành phố, quốc gia khác nhau. Tuy nhiên thông thường, do tốc 
độ đường truyền quốc tế của Việt Nam rất chậm nên bạn cần 
đặt server trong nước nếu muốn phục vụ khách hàng nội địa. 
Tối ưu hoá SEO On page 
Theo tôi, ngay cả với các microsite chỉ tồn tại từ 2-3 tháng, bạn 
vẫn nên làm tối ưu hoá trên trang web của mình cho công cụ 
tìm kiếm. Các yếu tố ảnh cơ bản bạn có thể tối ưu hoá được 
mô tả rất chi tiết trong bài blog này bởi seoMOZ 
Nếu bạn không có thời gian để đọc chi tiết, dưới đây là một số 
nội dung chính: 
“An ideal web page should do all the following: 
• Be hyper-relevant to a specific topic (usually a product or sin-gle 
object) (nội dung của từng trang nội dung cần tập trung 
vào một chủ đề nhất định) 
• Include subject in title tag (trong thẻ meta title của trang cần 
có từ khoá chỉ chủ đề của bài) 
• Include subject in URL (chủ đề của trang cần có trong đường 
dẫn, nói một cách đơn giản,bạn nên đưa từ khoá mong 
muốn vào đường dẫn) 
• Include subject in image alt text (từ khoá nên có trong thẻ alt 
của hình ảnh khi phù hợp) 
• Specify subject several times throughout text content (chủ đề/ 
từ khoá nên được lặp lại vài lần trong nội dung trang) 
• Provide unique content about a given subject ( nội dung trang 
không được sap chép từ nguồn khác, trang khác) 
• Link back to its category page (các trang con cần trỏ về trang 
chính) 
• Link back to its subcategory page (If applicable) 
• Link back to its homepage (This is normally accomplished 
with an image link showing the website logo on the top left of 
a page.)” (người dùng cần quay trở lại được trang chủ bằng 
cách click chuột vào logo). 
Việc phân tích từ khoá cần được làm với từng chủ đề để bạn 
xác định được đâu là từ khoá trọng tâm cho từng trang. Chi tiết 
sẽ được nói tới trong phần về làm SEO. 
Cài đặt mã theo dõi Analytics 
Chi tiết về Analytics sẽ được nói tới trong chương 11. Do ở Việt 
Nam, các doanh nghiệp và agency sử dụng Google Analytics 
nhiều, chính vì vậy tôi lấy ví dụ Google Analytics là chính trong 
cuốn sách này. 
Việc cài đặt Google Analytics để đo lường hiệu quả chiến dịch 
nên được làm cẩn thận, tuỳ vào các tình huống khác nhau như 
bạn sử dụng tên miền phụ, hay chiến dịch chạy dưới một thư
54 
mục của tên miền chính (subfolder) hay một tên miền riêng 
hoàn toàn. Điều quan trọng là với bất kì kiểu cài đặt nào, bạn 
cũng nên có một cách dễ dàng, xem được lượt truy cập, các 
chuyển đổi, tỉ lệ thoát của chương trình. 
Thông thường, các agency rất hay quên việc cần cài đặt mã 
Google Analytics để biết được xem có bao nhiêu người chơi 
thực hiện các hành động mong muốn như tạo tài khoản, tham 
gia chơi, tải ảnh, chơi game vân vân. Tất nhiên, bạn có thể tạo 
báo cáo từ cơ sở dữ liệu để có các thông tin này. Tuy nhiên 
nếu không cài đặt Google Analytics thì bạn sẽ không biết được 
các kênh trực tuyến mang lại lượt truy cập vào trang microsite, 
nguồn nào hiệu quả hơn trong việc mang lại các chuyển đổi, 
các hành động mong muốn để từ đó tối ưu hoá nhiều hơn cho 
các kênh đó. 
Google Webmaster sử dụng cho việc làm SEO cũng nên được 
cài đặt để kiểm tra xem microsite của bạn có gặp lỗi gì về SEO 
như chặn robot của Google hay không? 
Sau khi cài đặt các đoạn mã khác nhau, nhất là mã Google Ana-lytics 
để theo dõi chuyển đổi, bạn cần kiểm tra cẩn thận, bằng 
cách vào microsite từ các nguồn khác nhau và thực hiện 
chuyển đổi, sau đó xem lại trên báo cáo Google Analytics. 
Kiểm tra nội bộ và sửa lỗi 
Chạy thử nội bộ để kiểm tra lỗi và sửa lỗi là một giai đoạn hết 
sức quan trọng trong quá trình xây dựng website hay microsite. 
Quá trình này cần được làm cẩn thận trước khi website được 
gửi cho khách hàng chạy thử. 
Bộ phận kiểm tra chất lượng nên thử website trên các trình 
duyệt khác nhau, các màn hình với độ phân giải khác nhau, 
thậm chí trên cả điện thoại di động để kiểm tra xem website có 
hoạt động đúng như dự tính. 
Nếu bạn muốn thuê các nhóm chuyên kiểm tra chất lượng web-site 
thì bạn có thể thuê, tuy nhiên nếu tiết kiệm chi phí, bạn nên 
thử các chức năng chính mà người dùng sẽ sử dụng khi vào 
website. 
Ví dụ như bạn muốn khách hàng đăng ký tài khoản trên web-site, 
sau đó chơi game, bạn hãy làm thử nó. Đồng thời bạn 
cũng nên click vào tất cả các đường dẫn trên website để kiểm 
cho xem nó có hoạt động không, tương tự như các video. 
Khách hàng kiểm tra 
Đây là một khâu rất quan trọng và thường được nói tới với 
cụm từ viết tắt UAT (User Acceptance Test). Điều này chỉ đơn 
giản là bạn cần yêu cầu khách hàng kiểm tra các chức năng 
thật cẩn thận, có nghiệm thu qua văn bản hoặc tối thiểu qua 
email trước khi tung ra website.
55 
Sẽ rất mạo hiểm nếu như khách hàng chưa thử website, thử 
game hay thử tham gia cuộc thi trên facebook, mà bạn đã tung 
ra cho người dùng, hoặc khách hàng không xác nhận qua 
email/văn bản mà chỉ xác nhận qua điện thoại. 
Điều này nguy hiểm bởi nếu người chơi bắt đầu chơi và web-site 
có lỗi gì đó, sẽ rất khó để sửa chữa nhanh chóng, và nó 
làm mất đi tính chuyên nghiệp của thương hiệu bạn và thiện 
cảm của người dùng với website, thương hiệu. Ngoài ra, khi 
chiến dịch được tung ra, sẽ có nhiều kênh truyền thông cùng 
bắt đầu, chính vì vậy nếu website gặp lỗi, sẽ có rất nhiều người 
dùng phàn nàn. 
Có một số khác hàng sẽ cần bạn hướng dẫn trong phần kiểm 
tra này để chắc chắn họ đã kiểm tra hết các chức năng, các 
đường dẫn vân vân. 
Ra mắt website/microsite 
Nếu website/microsite là một phần của một chiến dịch tổng thể 
lớn hơn, với nhiều kênh cùng chạy một lúc thì bạn sẽ khó thực 
hiện soft launch. Soft launch giống như việc chạy thử website 
với khách hàng thực tế, tung ra website/microsite tuy nhiên 
không công bố quá rộng rãi hay chạy quảng cáo quá nhiều, chỉ 
để người dùng vào một cách tự nhiên và sửa các lỗi nếu có 
trước khi triển khai mạnh hơn. 
Bên cạnh đó, trong ngày đầu tiên bắt đầu chiến dịch, thông 
thường sẽ có rất nhiều kênh quảng cáo cùng chạy một lúc, 
chính vì vậy thông thường sẽ có một lượng lớn người dùng 
truy cập vào website/microsite. Bạn cần theo dõi trong những 
ngày đầu tiên thật cẩn thận và kiểm tra tình trạng server xem 
có quá tải không thường xuyên.
56 
Tôi đã gặp nhiều website (trong đó có cả website của mình), 
nhiều cuộc thi, nhiều mẫu điền mà người dùng sẽ gặp rất nhiều 
khó khăn để thực hiện các hành động mong muốn cơ bản trên 
website. Chính vì những trải nghiệm này, tôi luôn muốn tìm 
hiểu thêm về những phương pháp, những chiến lược, những 
cách làm khác nhau để giúp website, ứng dụng trên di động trở 
nên thân thiện hơn với người dùng. 
Và một trong những cách tốt nhất để học về một chủ đề nào đó 
là chia sẻ với người khác những gì mình biết, chính vì vậy, mặc 
dù chưa có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này, tôi vẫn đưa 
phần nội dung này vào trong sách. 
Cách đây không lâu, tôi có nhìn thấy chiếc đồng hồ Casio G 
Shock này ở ngoài của hàng và tôi đã chuẩn bị mua nó. Trông 
nó nhìn khá đẹp, nhất là khi bạn đeo nó vào tay. Tuy nhiên sau 
khi cân nhắc, tôi đã quyết định không mua. Lý do chính là bởi 
chức năng quan trọng nhất của một chiếc đồng hồ với tôi là chỉ 
thời gian, tuy nhiên với chiếc đồng hồ này, tôi sẽ gặp khó khăn 
trong việc biết được bây giờ là mấy giờ bởi nó không rõ ràng 
hiển thị. 
Tất nhiên, tôi nghĩ vẫn sẽ có nhiều người mua đồng hồ hoàn 
toàn vì mục đích thời gian, và họ không quan tâm tới việc xem 
giờ trên đồng hồ. Mỗi người mỗi khác. 
Thiếu sự quan tâm từ các nhà quảng 
cáo Việt Nam 
Theo cảm nhận cá nhân của tôi, việc tối ưu hoá trải nghiệm 
người dùng trên website, trên các ứng dụng di động ít nhận 
được sự quan tâm của những người làm quảng cáo. Phần lớn 
mọi người chỉ quan tâm tới việc giao diện có đẹp, có bắt mắt 
hay không? 
Section 3 
Tối ưu hoá trải nghiệm 
người dùng
Những cơ bản về quảng cáo trực tuyến tại việt nam - yeuthoitrang.net
Những cơ bản về quảng cáo trực tuyến tại việt nam - yeuthoitrang.net
Những cơ bản về quảng cáo trực tuyến tại việt nam - yeuthoitrang.net
Những cơ bản về quảng cáo trực tuyến tại việt nam - yeuthoitrang.net
Những cơ bản về quảng cáo trực tuyến tại việt nam - yeuthoitrang.net
Những cơ bản về quảng cáo trực tuyến tại việt nam - yeuthoitrang.net
Những cơ bản về quảng cáo trực tuyến tại việt nam - yeuthoitrang.net
Những cơ bản về quảng cáo trực tuyến tại việt nam - yeuthoitrang.net
Những cơ bản về quảng cáo trực tuyến tại việt nam - yeuthoitrang.net
Những cơ bản về quảng cáo trực tuyến tại việt nam - yeuthoitrang.net
Những cơ bản về quảng cáo trực tuyến tại việt nam - yeuthoitrang.net
Những cơ bản về quảng cáo trực tuyến tại việt nam - yeuthoitrang.net
Những cơ bản về quảng cáo trực tuyến tại việt nam - yeuthoitrang.net
Những cơ bản về quảng cáo trực tuyến tại việt nam - yeuthoitrang.net
Những cơ bản về quảng cáo trực tuyến tại việt nam - yeuthoitrang.net
Những cơ bản về quảng cáo trực tuyến tại việt nam - yeuthoitrang.net
Những cơ bản về quảng cáo trực tuyến tại việt nam - yeuthoitrang.net
Những cơ bản về quảng cáo trực tuyến tại việt nam - yeuthoitrang.net
Những cơ bản về quảng cáo trực tuyến tại việt nam - yeuthoitrang.net
Những cơ bản về quảng cáo trực tuyến tại việt nam - yeuthoitrang.net
Những cơ bản về quảng cáo trực tuyến tại việt nam - yeuthoitrang.net
Những cơ bản về quảng cáo trực tuyến tại việt nam - yeuthoitrang.net
Những cơ bản về quảng cáo trực tuyến tại việt nam - yeuthoitrang.net
Những cơ bản về quảng cáo trực tuyến tại việt nam - yeuthoitrang.net
Những cơ bản về quảng cáo trực tuyến tại việt nam - yeuthoitrang.net
Những cơ bản về quảng cáo trực tuyến tại việt nam - yeuthoitrang.net
Những cơ bản về quảng cáo trực tuyến tại việt nam - yeuthoitrang.net
Những cơ bản về quảng cáo trực tuyến tại việt nam - yeuthoitrang.net
Những cơ bản về quảng cáo trực tuyến tại việt nam - yeuthoitrang.net
Những cơ bản về quảng cáo trực tuyến tại việt nam - yeuthoitrang.net
Những cơ bản về quảng cáo trực tuyến tại việt nam - yeuthoitrang.net
Những cơ bản về quảng cáo trực tuyến tại việt nam - yeuthoitrang.net
Những cơ bản về quảng cáo trực tuyến tại việt nam - yeuthoitrang.net
Những cơ bản về quảng cáo trực tuyến tại việt nam - yeuthoitrang.net
Những cơ bản về quảng cáo trực tuyến tại việt nam - yeuthoitrang.net
Những cơ bản về quảng cáo trực tuyến tại việt nam - yeuthoitrang.net
Những cơ bản về quảng cáo trực tuyến tại việt nam - yeuthoitrang.net
Những cơ bản về quảng cáo trực tuyến tại việt nam - yeuthoitrang.net
Những cơ bản về quảng cáo trực tuyến tại việt nam - yeuthoitrang.net
Những cơ bản về quảng cáo trực tuyến tại việt nam - yeuthoitrang.net
Những cơ bản về quảng cáo trực tuyến tại việt nam - yeuthoitrang.net
Những cơ bản về quảng cáo trực tuyến tại việt nam - yeuthoitrang.net
Những cơ bản về quảng cáo trực tuyến tại việt nam - yeuthoitrang.net
Những cơ bản về quảng cáo trực tuyến tại việt nam - yeuthoitrang.net
Những cơ bản về quảng cáo trực tuyến tại việt nam - yeuthoitrang.net
Những cơ bản về quảng cáo trực tuyến tại việt nam - yeuthoitrang.net
Những cơ bản về quảng cáo trực tuyến tại việt nam - yeuthoitrang.net
Những cơ bản về quảng cáo trực tuyến tại việt nam - yeuthoitrang.net
Những cơ bản về quảng cáo trực tuyến tại việt nam - yeuthoitrang.net
Những cơ bản về quảng cáo trực tuyến tại việt nam - yeuthoitrang.net
Những cơ bản về quảng cáo trực tuyến tại việt nam - yeuthoitrang.net
Những cơ bản về quảng cáo trực tuyến tại việt nam - yeuthoitrang.net
Những cơ bản về quảng cáo trực tuyến tại việt nam - yeuthoitrang.net
Những cơ bản về quảng cáo trực tuyến tại việt nam - yeuthoitrang.net
Những cơ bản về quảng cáo trực tuyến tại việt nam - yeuthoitrang.net
Những cơ bản về quảng cáo trực tuyến tại việt nam - yeuthoitrang.net
Những cơ bản về quảng cáo trực tuyến tại việt nam - yeuthoitrang.net
Những cơ bản về quảng cáo trực tuyến tại việt nam - yeuthoitrang.net
Những cơ bản về quảng cáo trực tuyến tại việt nam - yeuthoitrang.net
Những cơ bản về quảng cáo trực tuyến tại việt nam - yeuthoitrang.net
Những cơ bản về quảng cáo trực tuyến tại việt nam - yeuthoitrang.net
Những cơ bản về quảng cáo trực tuyến tại việt nam - yeuthoitrang.net
Những cơ bản về quảng cáo trực tuyến tại việt nam - yeuthoitrang.net
Những cơ bản về quảng cáo trực tuyến tại việt nam - yeuthoitrang.net
Những cơ bản về quảng cáo trực tuyến tại việt nam - yeuthoitrang.net
Những cơ bản về quảng cáo trực tuyến tại việt nam - yeuthoitrang.net
Những cơ bản về quảng cáo trực tuyến tại việt nam - yeuthoitrang.net
Những cơ bản về quảng cáo trực tuyến tại việt nam - yeuthoitrang.net
Những cơ bản về quảng cáo trực tuyến tại việt nam - yeuthoitrang.net
Những cơ bản về quảng cáo trực tuyến tại việt nam - yeuthoitrang.net
Những cơ bản về quảng cáo trực tuyến tại việt nam - yeuthoitrang.net
Những cơ bản về quảng cáo trực tuyến tại việt nam - yeuthoitrang.net
Những cơ bản về quảng cáo trực tuyến tại việt nam - yeuthoitrang.net
Những cơ bản về quảng cáo trực tuyến tại việt nam - yeuthoitrang.net
Những cơ bản về quảng cáo trực tuyến tại việt nam - yeuthoitrang.net
Những cơ bản về quảng cáo trực tuyến tại việt nam - yeuthoitrang.net
Những cơ bản về quảng cáo trực tuyến tại việt nam - yeuthoitrang.net
Những cơ bản về quảng cáo trực tuyến tại việt nam - yeuthoitrang.net
Những cơ bản về quảng cáo trực tuyến tại việt nam - yeuthoitrang.net
Những cơ bản về quảng cáo trực tuyến tại việt nam - yeuthoitrang.net
Những cơ bản về quảng cáo trực tuyến tại việt nam - yeuthoitrang.net
Những cơ bản về quảng cáo trực tuyến tại việt nam - yeuthoitrang.net
Những cơ bản về quảng cáo trực tuyến tại việt nam - yeuthoitrang.net
Những cơ bản về quảng cáo trực tuyến tại việt nam - yeuthoitrang.net
Những cơ bản về quảng cáo trực tuyến tại việt nam - yeuthoitrang.net
Những cơ bản về quảng cáo trực tuyến tại việt nam - yeuthoitrang.net
Những cơ bản về quảng cáo trực tuyến tại việt nam - yeuthoitrang.net
Những cơ bản về quảng cáo trực tuyến tại việt nam - yeuthoitrang.net
Những cơ bản về quảng cáo trực tuyến tại việt nam - yeuthoitrang.net
Những cơ bản về quảng cáo trực tuyến tại việt nam - yeuthoitrang.net
Những cơ bản về quảng cáo trực tuyến tại việt nam - yeuthoitrang.net
Những cơ bản về quảng cáo trực tuyến tại việt nam - yeuthoitrang.net
Những cơ bản về quảng cáo trực tuyến tại việt nam - yeuthoitrang.net
Những cơ bản về quảng cáo trực tuyến tại việt nam - yeuthoitrang.net
Những cơ bản về quảng cáo trực tuyến tại việt nam - yeuthoitrang.net
Những cơ bản về quảng cáo trực tuyến tại việt nam - yeuthoitrang.net
Những cơ bản về quảng cáo trực tuyến tại việt nam - yeuthoitrang.net
Những cơ bản về quảng cáo trực tuyến tại việt nam - yeuthoitrang.net
Những cơ bản về quảng cáo trực tuyến tại việt nam - yeuthoitrang.net
Những cơ bản về quảng cáo trực tuyến tại việt nam - yeuthoitrang.net
Những cơ bản về quảng cáo trực tuyến tại việt nam - yeuthoitrang.net
Những cơ bản về quảng cáo trực tuyến tại việt nam - yeuthoitrang.net
Những cơ bản về quảng cáo trực tuyến tại việt nam - yeuthoitrang.net
Những cơ bản về quảng cáo trực tuyến tại việt nam - yeuthoitrang.net
Những cơ bản về quảng cáo trực tuyến tại việt nam - yeuthoitrang.net
Những cơ bản về quảng cáo trực tuyến tại việt nam - yeuthoitrang.net
Những cơ bản về quảng cáo trực tuyến tại việt nam - yeuthoitrang.net
Những cơ bản về quảng cáo trực tuyến tại việt nam - yeuthoitrang.net
Những cơ bản về quảng cáo trực tuyến tại việt nam - yeuthoitrang.net
Những cơ bản về quảng cáo trực tuyến tại việt nam - yeuthoitrang.net
Những cơ bản về quảng cáo trực tuyến tại việt nam - yeuthoitrang.net
Những cơ bản về quảng cáo trực tuyến tại việt nam - yeuthoitrang.net
Những cơ bản về quảng cáo trực tuyến tại việt nam - yeuthoitrang.net
Những cơ bản về quảng cáo trực tuyến tại việt nam - yeuthoitrang.net
Những cơ bản về quảng cáo trực tuyến tại việt nam - yeuthoitrang.net
Những cơ bản về quảng cáo trực tuyến tại việt nam - yeuthoitrang.net
Những cơ bản về quảng cáo trực tuyến tại việt nam - yeuthoitrang.net
Những cơ bản về quảng cáo trực tuyến tại việt nam - yeuthoitrang.net
Những cơ bản về quảng cáo trực tuyến tại việt nam - yeuthoitrang.net
Những cơ bản về quảng cáo trực tuyến tại việt nam - yeuthoitrang.net
Những cơ bản về quảng cáo trực tuyến tại việt nam - yeuthoitrang.net
Những cơ bản về quảng cáo trực tuyến tại việt nam - yeuthoitrang.net
Những cơ bản về quảng cáo trực tuyến tại việt nam - yeuthoitrang.net
Những cơ bản về quảng cáo trực tuyến tại việt nam - yeuthoitrang.net
Những cơ bản về quảng cáo trực tuyến tại việt nam - yeuthoitrang.net
Những cơ bản về quảng cáo trực tuyến tại việt nam - yeuthoitrang.net
Những cơ bản về quảng cáo trực tuyến tại việt nam - yeuthoitrang.net
Những cơ bản về quảng cáo trực tuyến tại việt nam - yeuthoitrang.net
Những cơ bản về quảng cáo trực tuyến tại việt nam - yeuthoitrang.net
Những cơ bản về quảng cáo trực tuyến tại việt nam - yeuthoitrang.net
Những cơ bản về quảng cáo trực tuyến tại việt nam - yeuthoitrang.net
Những cơ bản về quảng cáo trực tuyến tại việt nam - yeuthoitrang.net
Những cơ bản về quảng cáo trực tuyến tại việt nam - yeuthoitrang.net
Những cơ bản về quảng cáo trực tuyến tại việt nam - yeuthoitrang.net
Những cơ bản về quảng cáo trực tuyến tại việt nam - yeuthoitrang.net
Những cơ bản về quảng cáo trực tuyến tại việt nam - yeuthoitrang.net
Những cơ bản về quảng cáo trực tuyến tại việt nam - yeuthoitrang.net
Những cơ bản về quảng cáo trực tuyến tại việt nam - yeuthoitrang.net
Những cơ bản về quảng cáo trực tuyến tại việt nam - yeuthoitrang.net
Những cơ bản về quảng cáo trực tuyến tại việt nam - yeuthoitrang.net
Những cơ bản về quảng cáo trực tuyến tại việt nam - yeuthoitrang.net
Những cơ bản về quảng cáo trực tuyến tại việt nam - yeuthoitrang.net
Những cơ bản về quảng cáo trực tuyến tại việt nam - yeuthoitrang.net
Những cơ bản về quảng cáo trực tuyến tại việt nam - yeuthoitrang.net
Những cơ bản về quảng cáo trực tuyến tại việt nam - yeuthoitrang.net
Những cơ bản về quảng cáo trực tuyến tại việt nam - yeuthoitrang.net
Những cơ bản về quảng cáo trực tuyến tại việt nam - yeuthoitrang.net
Những cơ bản về quảng cáo trực tuyến tại việt nam - yeuthoitrang.net
Những cơ bản về quảng cáo trực tuyến tại việt nam - yeuthoitrang.net
Những cơ bản về quảng cáo trực tuyến tại việt nam - yeuthoitrang.net
Những cơ bản về quảng cáo trực tuyến tại việt nam - yeuthoitrang.net
Những cơ bản về quảng cáo trực tuyến tại việt nam - yeuthoitrang.net
Những cơ bản về quảng cáo trực tuyến tại việt nam - yeuthoitrang.net
Những cơ bản về quảng cáo trực tuyến tại việt nam - yeuthoitrang.net
Những cơ bản về quảng cáo trực tuyến tại việt nam - yeuthoitrang.net
Những cơ bản về quảng cáo trực tuyến tại việt nam - yeuthoitrang.net
Những cơ bản về quảng cáo trực tuyến tại việt nam - yeuthoitrang.net
Những cơ bản về quảng cáo trực tuyến tại việt nam - yeuthoitrang.net
Những cơ bản về quảng cáo trực tuyến tại việt nam - yeuthoitrang.net
Những cơ bản về quảng cáo trực tuyến tại việt nam - yeuthoitrang.net
Những cơ bản về quảng cáo trực tuyến tại việt nam - yeuthoitrang.net
Những cơ bản về quảng cáo trực tuyến tại việt nam - yeuthoitrang.net
Những cơ bản về quảng cáo trực tuyến tại việt nam - yeuthoitrang.net
Những cơ bản về quảng cáo trực tuyến tại việt nam - yeuthoitrang.net
Những cơ bản về quảng cáo trực tuyến tại việt nam - yeuthoitrang.net
Những cơ bản về quảng cáo trực tuyến tại việt nam - yeuthoitrang.net
Những cơ bản về quảng cáo trực tuyến tại việt nam - yeuthoitrang.net
Những cơ bản về quảng cáo trực tuyến tại việt nam - yeuthoitrang.net
Những cơ bản về quảng cáo trực tuyến tại việt nam - yeuthoitrang.net
Những cơ bản về quảng cáo trực tuyến tại việt nam - yeuthoitrang.net
Những cơ bản về quảng cáo trực tuyến tại việt nam - yeuthoitrang.net
Những cơ bản về quảng cáo trực tuyến tại việt nam - yeuthoitrang.net
Những cơ bản về quảng cáo trực tuyến tại việt nam - yeuthoitrang.net
Những cơ bản về quảng cáo trực tuyến tại việt nam - yeuthoitrang.net
Những cơ bản về quảng cáo trực tuyến tại việt nam - yeuthoitrang.net
Những cơ bản về quảng cáo trực tuyến tại việt nam - yeuthoitrang.net
Những cơ bản về quảng cáo trực tuyến tại việt nam - yeuthoitrang.net
Những cơ bản về quảng cáo trực tuyến tại việt nam - yeuthoitrang.net
Những cơ bản về quảng cáo trực tuyến tại việt nam - yeuthoitrang.net
Những cơ bản về quảng cáo trực tuyến tại việt nam - yeuthoitrang.net
Những cơ bản về quảng cáo trực tuyến tại việt nam - yeuthoitrang.net
Những cơ bản về quảng cáo trực tuyến tại việt nam - yeuthoitrang.net
Những cơ bản về quảng cáo trực tuyến tại việt nam - yeuthoitrang.net
Những cơ bản về quảng cáo trực tuyến tại việt nam - yeuthoitrang.net
Những cơ bản về quảng cáo trực tuyến tại việt nam - yeuthoitrang.net
Những cơ bản về quảng cáo trực tuyến tại việt nam - yeuthoitrang.net
Những cơ bản về quảng cáo trực tuyến tại việt nam - yeuthoitrang.net

More Related Content

What's hot

Hướng dẫn lập Kế hoạch Digital marketing từ A-Z
Hướng dẫn lập Kế hoạch Digital marketing từ A-ZHướng dẫn lập Kế hoạch Digital marketing từ A-Z
Hướng dẫn lập Kế hoạch Digital marketing từ A-ZVinalink Media JSC
 
Bí Quyết nhắm đối tượng khi Quảng cáo Bất Động Sản - by Phạm Phước Nguyên.
Bí Quyết nhắm đối tượng khi Quảng cáo Bất Động Sản - by Phạm Phước Nguyên.Bí Quyết nhắm đối tượng khi Quảng cáo Bất Động Sản - by Phạm Phước Nguyên.
Bí Quyết nhắm đối tượng khi Quảng cáo Bất Động Sản - by Phạm Phước Nguyên.Pham Phuoc Nguyen
 
Proposal dự án cửa hàng Bánh Mì Thịt Cua
Proposal dự án cửa hàng Bánh Mì Thịt CuaProposal dự án cửa hàng Bánh Mì Thịt Cua
Proposal dự án cửa hàng Bánh Mì Thịt CuaZodiac
 
Case Study Google Ads - Ngành bán lẻ - SEONGON
Case Study Google Ads - Ngành bán lẻ - SEONGONCase Study Google Ads - Ngành bán lẻ - SEONGON
Case Study Google Ads - Ngành bán lẻ - SEONGONSEONGON
 
Basic ecommerce for salesman 17 may 2013
Basic ecommerce for salesman 17 may 2013Basic ecommerce for salesman 17 may 2013
Basic ecommerce for salesman 17 may 2013Long DANG
 
Kế Hoạch Marketing Bất Động Sản Kho Hàng Lẻ HOT
Kế Hoạch Marketing Bất Động Sản Kho Hàng Lẻ HOTKế Hoạch Marketing Bất Động Sản Kho Hàng Lẻ HOT
Kế Hoạch Marketing Bất Động Sản Kho Hàng Lẻ HOTNguyễn Tuấn
 
Social Media Casestudy - TNG
Social Media Casestudy - TNG Social Media Casestudy - TNG
Social Media Casestudy - TNG Picker-Vietnam
 
Tổng quan và cơ bản về digital marketing
Tổng quan và cơ bản về digital marketing Tổng quan và cơ bản về digital marketing
Tổng quan và cơ bản về digital marketing BUG Corporation
 
Facebook marketing-tap2
Facebook marketing-tap2Facebook marketing-tap2
Facebook marketing-tap2Thiều Nem
 
Tài Liệu Facebook Marketing Hoàng Nguyễn-4.Lập kế hoạch Facebook
Tài Liệu Facebook Marketing Hoàng Nguyễn-4.Lập kế hoạch FacebookTài Liệu Facebook Marketing Hoàng Nguyễn-4.Lập kế hoạch Facebook
Tài Liệu Facebook Marketing Hoàng Nguyễn-4.Lập kế hoạch FacebookHoàng Nguyễn
 
Tài liệu học Facebook marketing căn bản
Tài liệu học Facebook marketing căn bảnTài liệu học Facebook marketing căn bản
Tài liệu học Facebook marketing căn bảnHoàng Vương
 
SEO MASTER - cách phân tích lựa chọn từ khóa
SEO MASTER - cách phân tích lựa chọn từ khóaSEO MASTER - cách phân tích lựa chọn từ khóa
SEO MASTER - cách phân tích lựa chọn từ khóaHọc viện INET
 
[EBOOK] BÍ QUYẾT KINH DOANH SINH LỜI VỚI SEO WEBSITE
[EBOOK] BÍ QUYẾT KINH DOANH SINH LỜI VỚI SEO WEBSITE[EBOOK] BÍ QUYẾT KINH DOANH SINH LỜI VỚI SEO WEBSITE
[EBOOK] BÍ QUYẾT KINH DOANH SINH LỜI VỚI SEO WEBSITENaveeCorporation
 
Time Universal Digital Marketing Proposal Template 2016
Time Universal Digital Marketing Proposal Template 2016Time Universal Digital Marketing Proposal Template 2016
Time Universal Digital Marketing Proposal Template 2016Time Universal
 
[EBOOK] 10 BÍ QUYẾT XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU THÀNH CÔNG TRÊN CÁC KÊNH SOCIAL
[EBOOK] 10 BÍ QUYẾT XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU THÀNH CÔNG TRÊN CÁC KÊNH SOCIAL[EBOOK] 10 BÍ QUYẾT XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU THÀNH CÔNG TRÊN CÁC KÊNH SOCIAL
[EBOOK] 10 BÍ QUYẾT XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU THÀNH CÔNG TRÊN CÁC KÊNH SOCIALNaveeCorporation
 
Làm thế nào để tăng 10.000 like trong 7 ngày
Làm thế nào để tăng 10.000 like trong 7 ngàyLàm thế nào để tăng 10.000 like trong 7 ngày
Làm thế nào để tăng 10.000 like trong 7 ngàyThien Van
 
Phân tích từ khóa(keyword) hiệu quả
Phân tích từ khóa(keyword) hiệu quảPhân tích từ khóa(keyword) hiệu quả
Phân tích từ khóa(keyword) hiệu quảLanh Trần
 

What's hot (18)

Hướng dẫn lập Kế hoạch Digital marketing từ A-Z
Hướng dẫn lập Kế hoạch Digital marketing từ A-ZHướng dẫn lập Kế hoạch Digital marketing từ A-Z
Hướng dẫn lập Kế hoạch Digital marketing từ A-Z
 
Bí Quyết nhắm đối tượng khi Quảng cáo Bất Động Sản - by Phạm Phước Nguyên.
Bí Quyết nhắm đối tượng khi Quảng cáo Bất Động Sản - by Phạm Phước Nguyên.Bí Quyết nhắm đối tượng khi Quảng cáo Bất Động Sản - by Phạm Phước Nguyên.
Bí Quyết nhắm đối tượng khi Quảng cáo Bất Động Sản - by Phạm Phước Nguyên.
 
Kế hoạch Seo website
Kế hoạch Seo website Kế hoạch Seo website
Kế hoạch Seo website
 
Proposal dự án cửa hàng Bánh Mì Thịt Cua
Proposal dự án cửa hàng Bánh Mì Thịt CuaProposal dự án cửa hàng Bánh Mì Thịt Cua
Proposal dự án cửa hàng Bánh Mì Thịt Cua
 
Case Study Google Ads - Ngành bán lẻ - SEONGON
Case Study Google Ads - Ngành bán lẻ - SEONGONCase Study Google Ads - Ngành bán lẻ - SEONGON
Case Study Google Ads - Ngành bán lẻ - SEONGON
 
Basic ecommerce for salesman 17 may 2013
Basic ecommerce for salesman 17 may 2013Basic ecommerce for salesman 17 may 2013
Basic ecommerce for salesman 17 may 2013
 
Kế Hoạch Marketing Bất Động Sản Kho Hàng Lẻ HOT
Kế Hoạch Marketing Bất Động Sản Kho Hàng Lẻ HOTKế Hoạch Marketing Bất Động Sản Kho Hàng Lẻ HOT
Kế Hoạch Marketing Bất Động Sản Kho Hàng Lẻ HOT
 
Social Media Casestudy - TNG
Social Media Casestudy - TNG Social Media Casestudy - TNG
Social Media Casestudy - TNG
 
Tổng quan và cơ bản về digital marketing
Tổng quan và cơ bản về digital marketing Tổng quan và cơ bản về digital marketing
Tổng quan và cơ bản về digital marketing
 
Facebook marketing-tap2
Facebook marketing-tap2Facebook marketing-tap2
Facebook marketing-tap2
 
Tài Liệu Facebook Marketing Hoàng Nguyễn-4.Lập kế hoạch Facebook
Tài Liệu Facebook Marketing Hoàng Nguyễn-4.Lập kế hoạch FacebookTài Liệu Facebook Marketing Hoàng Nguyễn-4.Lập kế hoạch Facebook
Tài Liệu Facebook Marketing Hoàng Nguyễn-4.Lập kế hoạch Facebook
 
Tài liệu học Facebook marketing căn bản
Tài liệu học Facebook marketing căn bảnTài liệu học Facebook marketing căn bản
Tài liệu học Facebook marketing căn bản
 
SEO MASTER - cách phân tích lựa chọn từ khóa
SEO MASTER - cách phân tích lựa chọn từ khóaSEO MASTER - cách phân tích lựa chọn từ khóa
SEO MASTER - cách phân tích lựa chọn từ khóa
 
[EBOOK] BÍ QUYẾT KINH DOANH SINH LỜI VỚI SEO WEBSITE
[EBOOK] BÍ QUYẾT KINH DOANH SINH LỜI VỚI SEO WEBSITE[EBOOK] BÍ QUYẾT KINH DOANH SINH LỜI VỚI SEO WEBSITE
[EBOOK] BÍ QUYẾT KINH DOANH SINH LỜI VỚI SEO WEBSITE
 
Time Universal Digital Marketing Proposal Template 2016
Time Universal Digital Marketing Proposal Template 2016Time Universal Digital Marketing Proposal Template 2016
Time Universal Digital Marketing Proposal Template 2016
 
[EBOOK] 10 BÍ QUYẾT XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU THÀNH CÔNG TRÊN CÁC KÊNH SOCIAL
[EBOOK] 10 BÍ QUYẾT XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU THÀNH CÔNG TRÊN CÁC KÊNH SOCIAL[EBOOK] 10 BÍ QUYẾT XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU THÀNH CÔNG TRÊN CÁC KÊNH SOCIAL
[EBOOK] 10 BÍ QUYẾT XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU THÀNH CÔNG TRÊN CÁC KÊNH SOCIAL
 
Làm thế nào để tăng 10.000 like trong 7 ngày
Làm thế nào để tăng 10.000 like trong 7 ngàyLàm thế nào để tăng 10.000 like trong 7 ngày
Làm thế nào để tăng 10.000 like trong 7 ngày
 
Phân tích từ khóa(keyword) hiệu quả
Phân tích từ khóa(keyword) hiệu quảPhân tích từ khóa(keyword) hiệu quả
Phân tích từ khóa(keyword) hiệu quả
 

Viewers also liked

Servant leadership oclu400_cook,jones,lewis
Servant leadership oclu400_cook,jones,lewisServant leadership oclu400_cook,jones,lewis
Servant leadership oclu400_cook,jones,lewismarquetjones
 
Slide de materno 10 passos
Slide de materno   10 passosSlide de materno   10 passos
Slide de materno 10 passosRossana Martins
 
Servant leadership oclu400_cook,jones,lewis
Servant leadership oclu400_cook,jones,lewisServant leadership oclu400_cook,jones,lewis
Servant leadership oclu400_cook,jones,lewismarquetjones
 
My management philosophy
My management philosophyMy management philosophy
My management philosophyEllery Young
 
Leadership olcu400 mariquita_jones
Leadership olcu400 mariquita_jonesLeadership olcu400 mariquita_jones
Leadership olcu400 mariquita_jonesmarquetjones
 
Btt stock investment project (1)
Btt stock investment project (1)Btt stock investment project (1)
Btt stock investment project (1)billyraycyrus
 
01 lens & sensor technology 20130123
01 lens & sensor technology 2013012301 lens & sensor technology 20130123
01 lens & sensor technology 20130123averinformation
 
Introductie Kennisbijeenkomst Waterschappen, 1 maart 2016
Introductie Kennisbijeenkomst Waterschappen, 1 maart 2016Introductie Kennisbijeenkomst Waterschappen, 1 maart 2016
Introductie Kennisbijeenkomst Waterschappen, 1 maart 2016Circle Software Group B.V.
 
Kennisbijeenkomst Waterschappen SharePoint-integratie
Kennisbijeenkomst Waterschappen SharePoint-integratieKennisbijeenkomst Waterschappen SharePoint-integratie
Kennisbijeenkomst Waterschappen SharePoint-integratieCircle Software Group B.V.
 
Foreign Exchange market & international Parity Relations
Foreign Exchange market & international Parity RelationsForeign Exchange market & international Parity Relations
Foreign Exchange market & international Parity Relationspalakurthiharika
 

Viewers also liked (16)

Tools
ToolsTools
Tools
 
Servant leadership oclu400_cook,jones,lewis
Servant leadership oclu400_cook,jones,lewisServant leadership oclu400_cook,jones,lewis
Servant leadership oclu400_cook,jones,lewis
 
Slide de materno 10 passos
Slide de materno   10 passosSlide de materno   10 passos
Slide de materno 10 passos
 
Servant leadership oclu400_cook,jones,lewis
Servant leadership oclu400_cook,jones,lewisServant leadership oclu400_cook,jones,lewis
Servant leadership oclu400_cook,jones,lewis
 
My management philosophy
My management philosophyMy management philosophy
My management philosophy
 
Leadership olcu400 mariquita_jones
Leadership olcu400 mariquita_jonesLeadership olcu400 mariquita_jones
Leadership olcu400 mariquita_jones
 
Tools
ToolsTools
Tools
 
Btt stock investment project (1)
Btt stock investment project (1)Btt stock investment project (1)
Btt stock investment project (1)
 
01 lens & sensor technology 20130123
01 lens & sensor technology 2013012301 lens & sensor technology 20130123
01 lens & sensor technology 20130123
 
Introductie Kennisbijeenkomst Waterschappen, 1 maart 2016
Introductie Kennisbijeenkomst Waterschappen, 1 maart 2016Introductie Kennisbijeenkomst Waterschappen, 1 maart 2016
Introductie Kennisbijeenkomst Waterschappen, 1 maart 2016
 
Kennisbijeenkomst Waterschappen SharePoint-integratie
Kennisbijeenkomst Waterschappen SharePoint-integratieKennisbijeenkomst Waterschappen SharePoint-integratie
Kennisbijeenkomst Waterschappen SharePoint-integratie
 
e-Overheid voor bedrijven
e-Overheid voor bedrijvene-Overheid voor bedrijven
e-Overheid voor bedrijven
 
Calculo de parenteral
Calculo de parenteralCalculo de parenteral
Calculo de parenteral
 
1. stand van zaken
1. stand van zaken1. stand van zaken
1. stand van zaken
 
Foreign Exchange market & international Parity Relations
Foreign Exchange market & international Parity RelationsForeign Exchange market & international Parity Relations
Foreign Exchange market & international Parity Relations
 
Derivatives
DerivativesDerivatives
Derivatives
 

Similar to Những cơ bản về quảng cáo trực tuyến tại việt nam - yeuthoitrang.net

Internet marketing
Internet marketingInternet marketing
Internet marketingvite corp
 
Hồ sơ năng lực IOP
Hồ sơ năng lực IOPHồ sơ năng lực IOP
Hồ sơ năng lực IOPI OPTIMIZE
 
eCommerce Marketing trực tuyến Kent International College
eCommerce Marketing trực tuyến Kent International CollegeeCommerce Marketing trực tuyến Kent International College
eCommerce Marketing trực tuyến Kent International CollegeMobi Marketing
 
Buoi 2 keyword research
Buoi 2   keyword researchBuoi 2   keyword research
Buoi 2 keyword researchVinamax
 
keyword research
keyword researchkeyword research
keyword researchShop meo iu
 
Hướng dẫn phân tích từ khóa
Hướng dẫn phân tích từ khóaHướng dẫn phân tích từ khóa
Hướng dẫn phân tích từ khóaVinamax Education
 
(SEO) buổi 2 : keyword research
(SEO) buổi 2 : keyword research(SEO) buổi 2 : keyword research
(SEO) buổi 2 : keyword researchHoàng Nguyễn
 
[EBOOK] XU HƯỚNG MARKETING B2B NĂM 2021
[EBOOK] XU HƯỚNG MARKETING B2B NĂM 2021[EBOOK] XU HƯỚNG MARKETING B2B NĂM 2021
[EBOOK] XU HƯỚNG MARKETING B2B NĂM 2021NaveeCorporation
 
13 cách để tiếp cận khách hàng mới với online marketing mùa Covid - SEONGON
13 cách để tiếp cận khách hàng mới với online marketing mùa Covid - SEONGON13 cách để tiếp cận khách hàng mới với online marketing mùa Covid - SEONGON
13 cách để tiếp cận khách hàng mới với online marketing mùa Covid - SEONGONSEONGON
 
13 Chiến lược xây dựng thương hiệu cho Startup
13 Chiến lược xây dựng thương hiệu cho Startup13 Chiến lược xây dựng thương hiệu cho Startup
13 Chiến lược xây dựng thương hiệu cho StartupSaoKimBranding2
 
Chuong 7 ke hoach Internet Marketing
Chuong 7   ke hoach Internet MarketingChuong 7   ke hoach Internet Marketing
Chuong 7 ke hoach Internet MarketingThe Marketing Corner
 
Digitalized sales on Facebook ver 1.0 - cutting
Digitalized sales on Facebook  ver 1.0 - cuttingDigitalized sales on Facebook  ver 1.0 - cutting
Digitalized sales on Facebook ver 1.0 - cuttingGetfly CRM
 
Ebook 10 Cách Làm Internet Marketing
Ebook 10 Cách Làm Internet MarketingEbook 10 Cách Làm Internet Marketing
Ebook 10 Cách Làm Internet MarketingNhân Nguyễn Sỹ
 
11 lý do quảng cáo google ads của bạn không tạo ra chuyển đổi phần 1
11 lý do quảng cáo google ads của bạn không tạo ra chuyển đổi   phần 111 lý do quảng cáo google ads của bạn không tạo ra chuyển đổi   phần 1
11 lý do quảng cáo google ads của bạn không tạo ra chuyển đổi phần 1SEONGON
 

Similar to Những cơ bản về quảng cáo trực tuyến tại việt nam - yeuthoitrang.net (20)

Những công cụ internet marketing
Những công cụ internet marketingNhững công cụ internet marketing
Những công cụ internet marketing
 
Internet marketing
Internet marketingInternet marketing
Internet marketing
 
Hồ sơ năng lực IOP
Hồ sơ năng lực IOPHồ sơ năng lực IOP
Hồ sơ năng lực IOP
 
eCommerce Marketing trực tuyến Kent International College
eCommerce Marketing trực tuyến Kent International CollegeeCommerce Marketing trực tuyến Kent International College
eCommerce Marketing trực tuyến Kent International College
 
Hoạt động truyền thông marketing online của Công ty Coop
Hoạt động truyền thông marketing online của Công ty CoopHoạt động truyền thông marketing online của Công ty Coop
Hoạt động truyền thông marketing online của Công ty Coop
 
Marketing
MarketingMarketing
Marketing
 
Seo
SeoSeo
Seo
 
Buoi 2 keyword research
Buoi 2   keyword researchBuoi 2   keyword research
Buoi 2 keyword research
 
Buổi 2: keyword research
Buổi 2:  keyword researchBuổi 2:  keyword research
Buổi 2: keyword research
 
keyword research
keyword researchkeyword research
keyword research
 
Hướng dẫn phân tích từ khóa
Hướng dẫn phân tích từ khóaHướng dẫn phân tích từ khóa
Hướng dẫn phân tích từ khóa
 
(SEO) buổi 2 : keyword research
(SEO) buổi 2 : keyword research(SEO) buổi 2 : keyword research
(SEO) buổi 2 : keyword research
 
[EBOOK] XU HƯỚNG MARKETING B2B NĂM 2021
[EBOOK] XU HƯỚNG MARKETING B2B NĂM 2021[EBOOK] XU HƯỚNG MARKETING B2B NĂM 2021
[EBOOK] XU HƯỚNG MARKETING B2B NĂM 2021
 
13 cách để tiếp cận khách hàng mới với online marketing mùa Covid - SEONGON
13 cách để tiếp cận khách hàng mới với online marketing mùa Covid - SEONGON13 cách để tiếp cận khách hàng mới với online marketing mùa Covid - SEONGON
13 cách để tiếp cận khách hàng mới với online marketing mùa Covid - SEONGON
 
13 Chiến lược xây dựng thương hiệu cho Startup
13 Chiến lược xây dựng thương hiệu cho Startup13 Chiến lược xây dựng thương hiệu cho Startup
13 Chiến lược xây dựng thương hiệu cho Startup
 
Chuong 7 ke hoach Internet Marketing
Chuong 7   ke hoach Internet MarketingChuong 7   ke hoach Internet Marketing
Chuong 7 ke hoach Internet Marketing
 
Digitalized sales on Facebook ver 1.0 - cutting
Digitalized sales on Facebook  ver 1.0 - cuttingDigitalized sales on Facebook  ver 1.0 - cutting
Digitalized sales on Facebook ver 1.0 - cutting
 
Seongon_Credential
Seongon_CredentialSeongon_Credential
Seongon_Credential
 
Ebook 10 Cách Làm Internet Marketing
Ebook 10 Cách Làm Internet MarketingEbook 10 Cách Làm Internet Marketing
Ebook 10 Cách Làm Internet Marketing
 
11 lý do quảng cáo google ads của bạn không tạo ra chuyển đổi phần 1
11 lý do quảng cáo google ads của bạn không tạo ra chuyển đổi   phần 111 lý do quảng cáo google ads của bạn không tạo ra chuyển đổi   phần 1
11 lý do quảng cáo google ads của bạn không tạo ra chuyển đổi phần 1
 

Recently uploaded

Thuyết minh Dự án du lịch nghĩ dưỡng.docx
Thuyết minh Dự án du lịch nghĩ dưỡng.docxThuyết minh Dự án du lịch nghĩ dưỡng.docx
Thuyết minh Dự án du lịch nghĩ dưỡng.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Dự án nhà máy gạch tuyne, kết hợp khu tái chế chất thải xây dựng.docx
Dự án nhà máy gạch tuyne, kết hợp khu tái chế chất thải xây dựng.docxDự án nhà máy gạch tuyne, kết hợp khu tái chế chất thải xây dựng.docx
Dự án nhà máy gạch tuyne, kết hợp khu tái chế chất thải xây dựng.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
dự án nhà máy chế viến và nuôi trồng thủy sản.docx
dự án nhà máy chế viến và nuôi trồng thủy sản.docxdự án nhà máy chế viến và nuôi trồng thủy sản.docx
dự án nhà máy chế viến và nuôi trồng thủy sản.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
dự án phát triển các sản phẩm trầm hương.docx
dự án phát triển các sản phẩm trầm hương.docxdự án phát triển các sản phẩm trầm hương.docx
dự án phát triển các sản phẩm trầm hương.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Dự án nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu.docx
Dự án nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu.docxDự án nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu.docx
Dự án nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Bài giảng 1 _ Giới thiệu thẩm định dự án đầu tư.pdf
Bài giảng 1 _ Giới thiệu thẩm định dự án đầu tư.pdfBài giảng 1 _ Giới thiệu thẩm định dự án đầu tư.pdf
Bài giảng 1 _ Giới thiệu thẩm định dự án đầu tư.pdfAnhHong215504
 
Thuyết minh dự án nuôi heo nái sinh sản.docx
Thuyết minh dự án nuôi heo nái sinh sản.docxThuyết minh dự án nuôi heo nái sinh sản.docx
Thuyết minh dự án nuôi heo nái sinh sản.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Dự án trồng và sản xuất trà túi lọc đinh lăng.docx
Dự án trồng và sản xuất trà túi lọc đinh lăng.docxDự án trồng và sản xuất trà túi lọc đinh lăng.docx
Dự án trồng và sản xuất trà túi lọc đinh lăng.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 

Recently uploaded (8)

Thuyết minh Dự án du lịch nghĩ dưỡng.docx
Thuyết minh Dự án du lịch nghĩ dưỡng.docxThuyết minh Dự án du lịch nghĩ dưỡng.docx
Thuyết minh Dự án du lịch nghĩ dưỡng.docx
 
Dự án nhà máy gạch tuyne, kết hợp khu tái chế chất thải xây dựng.docx
Dự án nhà máy gạch tuyne, kết hợp khu tái chế chất thải xây dựng.docxDự án nhà máy gạch tuyne, kết hợp khu tái chế chất thải xây dựng.docx
Dự án nhà máy gạch tuyne, kết hợp khu tái chế chất thải xây dựng.docx
 
dự án nhà máy chế viến và nuôi trồng thủy sản.docx
dự án nhà máy chế viến và nuôi trồng thủy sản.docxdự án nhà máy chế viến và nuôi trồng thủy sản.docx
dự án nhà máy chế viến và nuôi trồng thủy sản.docx
 
dự án phát triển các sản phẩm trầm hương.docx
dự án phát triển các sản phẩm trầm hương.docxdự án phát triển các sản phẩm trầm hương.docx
dự án phát triển các sản phẩm trầm hương.docx
 
Dự án nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu.docx
Dự án nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu.docxDự án nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu.docx
Dự án nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu.docx
 
Bài giảng 1 _ Giới thiệu thẩm định dự án đầu tư.pdf
Bài giảng 1 _ Giới thiệu thẩm định dự án đầu tư.pdfBài giảng 1 _ Giới thiệu thẩm định dự án đầu tư.pdf
Bài giảng 1 _ Giới thiệu thẩm định dự án đầu tư.pdf
 
Thuyết minh dự án nuôi heo nái sinh sản.docx
Thuyết minh dự án nuôi heo nái sinh sản.docxThuyết minh dự án nuôi heo nái sinh sản.docx
Thuyết minh dự án nuôi heo nái sinh sản.docx
 
Dự án trồng và sản xuất trà túi lọc đinh lăng.docx
Dự án trồng và sản xuất trà túi lọc đinh lăng.docxDự án trồng và sản xuất trà túi lọc đinh lăng.docx
Dự án trồng và sản xuất trà túi lọc đinh lăng.docx
 

Những cơ bản về quảng cáo trực tuyến tại việt nam - yeuthoitrang.net

  • 1.
  • 2. Mục lục Giới thiệu 1 Giới thiệu về tác giả 2 Độc giả chính là ai? 3 Sách có những phần nào? 4 Tổng quan quảng cáo trực tuyến 5 $36.6 tỉ đô là doanh thu quảng cáo trực tuyến tại Mỹ năm 2012 6 Thị trường Trung Quốc là sân chơi của các doanh nghiệp nội địa 8 Doanh thu quảng cáo trực tuyến từ Singapore vượt 100 triệu USD năm 2011 10 Quảng cáo trực tuyến tại Việt Nam 11 Tiềm năng của ngành quảng cáo trực tuyến tại Việt Nam 13 Việt Nam với hơn 31 triệu người dùng Internet 14 Thế giới Agency quảng cáo tại Việt Nam 17 Nhóm agency nước ngoài tại Việt Nam 19 Các tập đoàn khác 21 Các agency nội địa 24 Một nghề cho chín 28 Nghề quảng cáo trực tuyến 31 Học quảng cáo trực tuyến như thế nào 35 Bức tranh tổng thể 39 Owned, Paid and Earned Media 40
  • 3. Trang Web công ty bạn 42 Những điều cơ bản về website 43 Quy trình phát triển website 46 Tối ưu hoá trải nghiệm người dùng 56 Tài liệu tham khảo 65 Các tài sản trên nền di động 66 Thời đại của các thiết bị di động thông minh 67 Các lựa chọn cho doanh nghiệp trên nền điện thoại thông minh 69 Tài liệu tham khảo 78 Chiến lược cho mạng xã hội 79 Social media là gì? 80 Facebook thống trị thị trường mạng xã hội Việt Nam 81 Chiến lược lựa chọn kênh phù hợp 83 Các nguyên tắc cơ bản khi tham gia mạng xã hội 85 Facebook fanpage 94 Đo lường hiệu quả 103 Tài liệu tham khảo 109 Digital Analytics 110 Định nghĩa 111 Các công cụ Analytics khác nhau 113 Các công cụ offsite miễn phí 116 Các công cụ offsite tính phí 120 Công cụ lắng nghe 125 Làm thế nào để có một chiến lược Analytics hiệu quả? 130 Giới thiệu nhanh về Google Analytics 139 Tài liệu tham khảo 140 Quảng cáo hiển thị 141 Quảng cáo hiển thị là gì? 142
  • 4. Làm thế nào để có một chiến dịch hiệu quả 143 Mạng quảng cáo Google 154 Quảng cáo trả tiền trên Facebook 158 Real Time Bidding 164 Đo lường hiệu quả chiến dịch 167 Báo cáo và tối ưu hoá 170 Tài liệu tham khảo 174 Quảng cáo trên công cụ tìm kiếm 175 Tiếp cận người dùng có nhu cầu 176 Khi nào dùng PPC hay SEO 183 Quảng cáo tìm kiếm tính phí hoạt động ra sao? 193 SEO hoạt động như thế nào 201 Tổng kết ngắn về SEO 210 Quy trình thực hiện PPC và SEO 215 Đánh giá hiệu quả của chiến dịch PPC hay SEO 216 Các nhận định sai thường gặp 219 Chi phí quảng cáo tìm kiếm PPC/SEO 222 Tài liệu tham khảo 225 Lập kế hoạch quảng cáo 227 Bản tóm tắt yêu cầu khách hàng (brief) 229 Nghiên cứu thị trường và thương hiệu 231 Lên ý tưởng 233 Đánh giá ý tưởng/kế hoạch 238 Phát triển ý tưởng thành chiến dịch 240 Tổng kết 242
  • 7. 2 Chandler Nguyen Tôi là một người rất may mắn. Tôi đã tìm thấy được 1 nghề nghiệp ưa thích sớm trong cuộc đời. Vào năm 2003/2004, một người bạn người Singapore tình cờ giới thiệu với tôi về Google Adwords - chương trình quảng cáo của Google. Tôi vẫn còn nhớ cuốn sách đầu tiên mình đọc về Google Adwords là cuốn “The Definite Guide to Google Adwords” bởi Perry Marshall. Và tôi đã bắt đầu vào ngành Quảng cáo trực tuyến dưới vai trò của 1 Affiliate Marketer từ đó, mặc dù thực sự khi bắt đầu, tôi không hề biết tới vai trò này. Sau một thời gian làm việc với vai trò của một Affiliate marketer (đơn giản là tôi chạy quảng cáo để thu hút người dùng điền thông tin của họ vào mẫu đơn và tôi chuyển chúng cho những nhà quảng cáo), tôi có làm việc với một số agency ở Singapore trước khi về Việt Nam. Trong thời gian gần 8 năm ở Sing (cả học tập và làm việc), tôi đã rất may mắn được làm việc với những đồng nghiệp hết sức sôi nổi, nhiệt tình, có trình độ cao trong những công ty, tập đoàn lớn. Tôi được giao nhiệm vụ làm việc với các khách hàng thuộc đủ mọi kích cỡ, từ doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Singa-pore, Malaysia tới các tập đoàn đa quốc gia như Apple, HP, tập đoàn khách sạn 5 sao Shangri-La, ngân hàng HSBC, Citibank vân vân. Khi về Việt Nam, tôi cũng có cơ hội hợp tác với nhiều thương hiệu hàng đầu của Việt Nam như Hãng hàng không quốc gia Việt Nam, tập đoàn Tân Hiệp Phát, tập đoàn Viettel vân vân, hãng xe Mercedes, tập đoàn Diageo (ngành rượu), tập đoàn JTI (thuốc lá) vân vân. Những trải nghiệm tôi có ở Việt Nam là gần như hoàn toàn khác biệt với những trải nghiệm trước đó ở Singapore và tôi thấy mình là người may mắn. Về lý do tại sao tôi lại quyết định viết cuốn sách này? Bởi sau khoảng gần 4 năm làm việc ở Việt Nam và cũng có tham gia giảng dạy ở một số trung tâm, tôi nhận thấy nhu cầu về ngành này ở Việt Nam là rất lớn. Tuy nhiên các tài liệu về ngành thì hầu như rất thiếu. Tôi hi vọng cuốn sách này có thể giúp phần nào bổ sung cho sự thiếu hụt đó. Cuốn sách đầu tiên được viết hoàn toàn bằng tiếng Anh, nhưng do nhu cầu của nhiều bạn đọc, tôi đã dịch nó ra tiếng Việt. Section 1 Giới thiệu về tác giả
  • 8. 3 Cuốn sách này được viết để phục vụ đối tượng độc giả sau: • Các sinh viên mới ra trường, đang tìm cơ hội làm việc trong ngành Quảng cáo trực tuyến. • Các bạn trẻ làm trong ngành quảng cáo trực tuyến được 1 tới 3 năm • Các bạn làm quảng cáo truyền thống muốn tìm hiểu thêm về quảng cáo trực tuyến • Các công ty chuyên làm quảng cáo truyền thống muốn chuyển sang lĩnh vực quảng cáo trực tuyến • Các agency nước ngoài muốn tìm hiểu về thị trường Việt Nam • Các nhà cung cấp công cụ trực tuyến nước ngoài muốn tìm hiểu về thị trường nội địa Cuốn sách này ban đầu được viết bằng tiếng Anh. Tuy nhiên do nhận được nhiều yêu cầu của các bạn muốn đọc sách bằng tiếng Việt, chính vì vậy tôi đã dịch ra tiếng Việt toàn bộ quyển sách. Tuy nhiên khi dịch ra tiếng Việt, tôi cũng dành thời gian bổ sung, viết lại mới một số phần sau: • Thay đổi nhỏ trong phần thế giới agency tại Việt Nam với một số cập nhật mới. • Quảng cáo hiển thị dùng mạng Google Display Network • Quảng cáo trên Facebook (do Facebook thay đổi giao diện và nội dung phần này) • Real Time Bidding: Viết rõ hơn Một số tài liệu tham khảo nguyên gốc bằng tiếng Anh sẽ không được dịch ra tiếng Việt. Tôi cũng dữ lại khá nhiều thuật ngữ chuyên ngành, không dịch ra tiếng Việt bởi đây là những khái niệm mới và được dùng bằng tiếng Anh khá thường xuyên trong ngành. Section 2 Độc giả chính là ai?
  • 9. 4 Cuốn sách được chia thành 2 phần chính. Phần 1 Trong phần này, chúng ta sẽ thảo luận về bức tranh tổng thể của ngành quảng cáo trực tuyến ở Việt Nam, doanh thu của ngành, tiềm năng phát triển, các agency lớn, và những lời khuyên cho bạn nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về ngành. Tôi có thảo luận ngắn về định hướng nghề nghiệp và mức thu nhập bạn có thể có khi tham gia vào ngành. Phần 2 Trong phần này, chúng ta sẽ đi chi tiết vào các lĩnh vực như: • Các tài sản công ty bạn có thể có trên môi trường trực tuyến (bao gồm trang web của công ty, các ứng dụng di động hay các fanpage, các kênh trên mạng xã hội) • Đo lường hiệu quả của việc tham gia vào quảng cáo trực tuyến, nó giúp ích gì cho việc kinh doanh, doanh số của công ty? • Quảng cáo hiển thị và những điều cơ bản cần biết ở Việt Nam • Quảng cáo trên công cụ tìm kiếm • Lập kế hoạch quảng cáo trực tuyến cho những chiến dịch từ 3-6 tháng Section 3 Cuốn sách có những phần nào?
  • 10. Tổng quan quảng cáo trực tuyến 2 Trong phần này, chúng ta sẽ bàn về doanh thu cho quảng cáo trực tuyến ở các thị trường Mỹ, Trung Quốc, Singapore và Việt Nam.
  • 11. 6 Theo tổ chức IAB, doanh thu từ quảng cáo trực tuyến tại thị trường Mỹ tăng 15% trong năm 2012 so với năm 2011. Tổng doanh thu cho năm 2011 là $31.74 tỉ đô. Quảng cáo bằng công cụ tìm kiếm, quảng cáo hiển thị (quảng cáo banner, Rich Media, quảng cáo Video, tài trợ) vẫn là những hình thức quảng cáo được ưa chuộng nhất, chiếm tới 78% tổng ngân sách quảng cáo trực tuyến năm 2012. Với xuất phát điểm thấp hơn, doanh thu quảng cáo di động (mobile mar-keting) tăng khoảng 111% vào năm 2012, chiếm 9% trên tổng doanh thu ngành. Doanh thu từ quảng cáo trực tuyến chiếm tỉ lệ nhiều hơn bất kỳ hình thức quảng cáo nào khác, trừ Quảng cáo truyền hình. Dựa trên định nghĩa của quảng cáo hiển thị, chúng ta có thể đoán được là quảng cáo trên Facebook cũng được tính vào hình thức này. Quảng cáo dùng công cụ tìm kiếm bao gồm cả quảng cáo trả tiền (PPC), quảng cáo ngữ cảnh (contextual targeting text ads), Paid inclusion và tối ưu hoá website cho công cụ tìm kiếm (Search engine optimization SEO). Một điều đáng lưu ý là so với các thị trường mới nổi như Singa-pore/ Mã Lai/ In đô hay Việt Nam, tốc độ tăng doanh thu quảng cáo trực tuyến của thị trường Mỹ (15%) là tỉ lệ rất cao. Section 1 $36.6 tỉ đô là doanh thu quảng cáo trực tuyến tại Mỹ năm 2012
  • 12. 7 Dưới đây là biểu đồ doanh thu theo các định dạng quảng cáo trực tuyến qua thời gian. Như các bạn thấy, quảng cáo trên công cụ tìm kiếm tăng trưởng và giữ ổn định qua các năm, cùng với quảng cáo hiển thị. Quảng cáo di động tăng nhanh từ năm 2010, tuy nhiên Rich Media có xu hướng giảm và giữ ở mức thấp cùng với quảng cáo rao vặt (classifieds ad). Nếu bạn muốn đọc toàn bộ quảng cáo, có thể xem thêm tại đường dẫn bên dưới: http://www.iab.net/insights_research/industry_data_and_landsc ape/adrevenuereport Một câu hỏi bạn có thể đặt ra là tại sao tôi lại đề cập tới thị trường Mỹ. Một trong những lý do chính là do thị trường Mỹ phát triển hơn nhiều thị trường Việt Nam, vì vậy chúng ta có thể dựa trên sự phát triển của thị trường Mỹ để giúp suy đoán sự phát triển trong tương lai của thị trường khu vực và Việt Nam. Tất nhiên, mỗi thị trường đều có sự khác biệt riêng, và người dùng cũng sử dụng internet theo những cách khác nhau.
  • 13. 8 Với hơn 500 triệu người dùng Internet (theo CNNIC, gấp đôi thị trường Mỹ), thị trường Trung Quốc là một thị trường không thể bỏ qua. Tỉ lệ dân số sử dụng internet mới chỉ đạt khoảng 38.3% cho thấy thị trường này còn rất nhiều tiềm năng phát triển. Nguồn: CNNIC China Số lượng người truy cập internet qua di động ở Trung Quốc cũng tăng nhanh với hơn 350 triệu người. Nguồn: CNNIC Thị trường quảng cáo bằng công cụ tìm kiếm ở Trung Quốc cũng rất khác so với các thị trường khác bởi Baidu mới là cỗ máy tìm kiếm được sử dụng nhiều nhất với hơn 60% thị phần. Kết quả tìm kiếm của Baidu và cách hiển thị quảng cáo của họ cũng tương đối khác biệt so với Google. Ngoài công cụ tìm kiếm, các dịch vụ internet khác tại Trung Quốc cũng là sân chơi của phần lớn các doanh nghiệp nội địa. Chúng ta có Sina Weibo cho mạng xã hội, Tmall thay vì Ama-zon cho thương mại trực tuyến vân vân. Các doanh nghiệp toàn cầu gặp nhiều khó khăn khi muốn thâm nhập thị trường này. Theo nghiên cứu của GroupM China, họ dự đoán là ngành quảng cáo trực tuyến của Trung Quốc sẽ có mức tăng trưởng Section 2 Thị trường Trung Quốc là sân chơi của các doanh nghiệp nội địa
  • 14. 9 hơn 40% trong năm 2012. Báo cáo của iResearch cũng đưa ra con số dự đoán tương tự. Chi tiết về việc doanh thu theo từng hình thức quảng cáo hiện không có nhiều thông tin chính xác. Điều này cũng không quá khó hiểu bởi sự minh bạch về thông tin ở Trung Quốc đi sau các thị trường như Mỹ, Anh vân vân nhiều. Lý do chính vì sao tôi đưa phần nói về Trung Quốc vào cuốn sách này là muốn truyền tải thông điệp: thị trường Trung Quốc rất khác biệt so với các thị trường khác như Mỹ, châu Âu hay Đông Nam Á do lượng người dùng khổng lồ, ngôn ngữ và thói quen sử dụng internet khác biệt. Nếu bạn muốn làm quảng cáo trực tuyến ở thị trường này, bạn cần có những kiến thức sâu về các hệ thống sản phẩm nội địa thay vì dùng các sản phẩm nước ngoài. Nếu so về mô hình phát triển về công nghệ và quảng cáo trực tuyến, tôi dự đoán thị trường Việt Nam sẽ phát triển theo con đường gần với Trung Quốc hơn là các nước phát triển khác như Mỹ, Nhật, Úc vân vân.
  • 15. 10 Theo IAB Singapore, doanh thu từ quảng cáo trực tuyến vượt mức $100 triệu USD lần đầu tiên vào năm 2011. Tôi không tìm được báo cáo tiếp theo của IAB cho năm 2012. Nếu độc giả nào có thông tin, xin gửi lại cho tôi. Quảng cáo trực tuyến chiếm khoảng 8% doanh thu của toàn thị trường quảng cáo (khoảng $1.25 tỉ USD). Mặc dù tỉ lệ này ở Singapore là cao hơn Hồng Kông, tuy nhiên nó vẫn là rất nhỏ so với tỉ lệ 18% ở Mỹ, 33% ở Anh, 19% ở Úc, 21% ở Nhật Bản. Điều này cho thấy tiềm năng của quảng cáo trực tuyến vẫn còn rất lớn. Tốc độ tăng trưởng của ngành quảng cáo trực tuyến ở Sing được dự đoán là vào khoảng 20% trong 2 năm 2012, 2013, bằng với các thị trường như Anh, Mỹ. Đây là tốc độ tăng trưởng rất thấp nếu tính tới việc doanh thu ở Mỹ đã gấp hơn 300 lần ở Singapore. Theo Campaign Asia và PwC, quảng cáo trực tuyến được dự đoán tăng trưởng từ 8-13% từ năm 2013 tới 2017. Trong tổng doanh thu của quảng cáo trực tuyến, quảng cáo bằng công cụ tìm kiếm chiếm tỉ lệ 35% tổng doanh thu, quảng cáo hiển thị là khoảng 50%. Phần còn lại là rao vặt và những trang vàng. Singapore là trụ sở của khá nhiều agency trong khu vực, một phần vì khá nhiều các công ty đa quốc gia đặt trụ sở làm việc tại Singapore và họ đặt bộ phận marketing của khu vực ở Sin-gapore và phân bổ ngân sách cho vùng từ Sing. Sau khi ngân sách được phân bổ, tuỳ vào thực lực của bộ phận marketing của từng quốc gia và thực tế tại những quốc gia đó mà bộ phận marketing của từng quốc gia có thể tự quyết các vấn đề khác nhau liên quan tới chiến dịch chạy, ngân sách cho từng kênh vân vân. Dựa trên kinh nghiệm cá nhân, tôi thấy Singapore là một thị trường đầy cạnh tranh, trong đó có nhiều agency hơn khách hàng. Ngoài ra thị trường nội địa của Singapore lại khá nhỏ, vì thế nó cũng là bất lợi lớn. Section 3 Doanh thu từ quảng cáo trực tuyến vượt $100 triệu USD tại Singapore năm 2011
  • 16. 11 Chậm nhưng chắc Tốc độ phát triển của ngành quảng cáo trực tuyến tại Việt Nam trong những năm qua chưa đạt được như mọi người kỳ vọng. Toàn bộ thị trường quảng cáo theo VAA (Vietnam Advertising Association) và TNS là vào khoảng $725 triệu USD - $1 tỉ USD. 2012 là một năm khó khăn của nên kinh tế Việt Nam và tất nhiên ngành quảng cáo cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Bước sang năm 2013, mặc dù nên kinh tế còn rất nhiều khó khăn, quảng cáo trực tuyến đã có những bước phát triển tốt, do các nhà quảng cáo (marketer) có động thái chuyển ngân sách từ các kênh truyền thống sang kênh trực tuyến. Quảng cáo trực tuyến chiếm khoảng 5%-10% ngân sách quảng cáo Nhìn chung con số được mọi người đồng thuận về tỉ lệ doanh thu của quảng cáo trực tuyến trên tổng ngân sách quảng cáo là vào khoảng 5%-10%. Ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) là ngành chi tiêu nhiều nhất cho quảng cáo trực tuyến, chủ yếu với mục tiêu xây dựng thương hiệu. Các thương hiệu hàng đầu trong ngành hàng này thường chi khoảng từ $30 ngàn đô - $150 ngàn đô cho kênh quảng cáo trực tuyến cho 1 chiến dịch marketing từ 2 tới 4 tháng, tuỳ thuộc vào độ phủ và mục tiêu của chiến dịch. Ngành tài chính nhìn chung không dành nhiều ngân sách cho quảng cáo trực tuyến như ngành hàng tiêu dùng nhanh, trừ một vài ngân hàng quốc tế. Về định dạng quảng cáo, từ khi internet bắt đầu phát triển ở Việt Nam, quảng cáo hiển thị (display banner) luôn chiếm tỉ trọng nhiều nhất trong các hình thức quảng cáo. Mặc dù quảng cáo qua email (email marketing) cho các khách hàng hiện tại là một trong những hình thức quảng cáo hiệu quả nhất. Tuy nhiên do việc lạm dụng gửi spam quá nhiều, vì vậy quảng cáo email cũng giống như hình thức quảng cáo tin nhắn (SMS) đã bị người tiêu dùng phản đối nhiều. Quảng cáo bằng công cụ tìm kiếm chỉ mới trở nên phổ biến hơn trong khoảng 2-3 năm trở lại đây đặc biệt là với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Section 4 Quảng cáo trực tuyến tại Việt Nam
  • 17. 12 Năm 2011 là năm của mạng xã hội ở Việt Nam. 2012 là năm của quảng cáo di động, mạng xã hội và quảng cáo nội dung (content marketing). Do chưa có một đơn vị chính thống, độc lập với đủ thẩm quyền và uy tín nào ở Việt Nam cho ngành quảng cáo trực tuyến, ngành này vẫn còn nhiều hạn chế, thiếu các ví dụ tiêu biểu (case studies) hay các chuẩn mực cần thiết. IAB Việt nam được thành lập nhưng nhanh chóng tan rã sau đó. Chúng ta có hiệp hội quảng cáo Việt Nam (VAA) và hội quảng cáo thành phố Hồ Chí Minh (HAA), tuy nhiên thông tin về ngành quảng cáo trực tuyến còn khá hạn chế. Trích lời giám đốc khu vực của TNS trao đổi về ngành quảng cáo trực tuyến tại Việt Nam “Vietnam has literally grown up in the Age of the shifting media landscape.These early adopters are not relying on TV necessarily for their product information, but rather going online and creating blogs to become Brand friends and champions. Unfortunately due to the conservative nature of both interna-tional and local companies, many opportunities are being missed and agencies are having major difficulties convincing their client base that new media mediums play an integral, al-beit none integrated role in mass communication. Hopefully by 2021, when today’s young users are running these companies, advertisers will finally follow consumer sentiment.” Nôi dung chính trong phát biểu của giám đốc khu vực của TNS là như sau: “mặc dù ở Việt Nam, một phần lớn dân số ở các thành phố lớn đã sử dụng internet rất nhiều trong cuộc sống hàng ngày. Họ tìm và biết đến thông tin về các thương hiệu không chỉ qua Tivi mà qua internet, qua các diễn đàn, blog vân vân. Tuy nhiên, về phía các nhà quảng cáo (markteter), họ vẫn chưa tiếp cận kênh này một cách hiệu quả và vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm với một ngân sách hạn chế. Hi vọng tới năm 2021, khi có nhiều thế hệ trẻ hơn, lớn lên với Internet nắm giữ các vị trí như giám đốc marketing ở các công ty đa quốc gia và ở Việt Nam, tình hình sẽ có những cải thiện lớn. “
  • 18. Tiềm năng của ngành quảng cáo trực tuyến tại Việt Nam 3 Việt Nam là quốc gia có lượng người sử dụng internet nhiều nhất khu vực Đông Nam Á và thời lượng sử dụng internet trung bình là hơn 2 tiếng một ngày tại các thành phố lớn.
  • 19. 1. Tỉ lệ người dùng internet trên dân số là 33% 2. Thời gian sử dụng internet trung bình là 2 tiếng một ngày 3. Tìm thông tin trực tuyến, mua tại cửa hàng 4. Điện thoại thông minh (Smart Phone) phát triển nhanh ở Việt Nam 5. Thương mại điện tử bắt đầu phát triển mạnh Tỉ lệ người dùng internet trên dân số là 33% Đây là tỉ lệ mà nhiều người đã được nghe và được biết, với 33% dân số sử dụng internet hay hơn 31 triệu người dùng Inter-net 14 tại Việt Nam (dữ liệu từ bộ Thông tin và Truyền Thông). Tỉ lệ sử dụng internet tại các thành phố lớn như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đạt cao hơn 50%. Việt Nam là quốc gia có nhiều người sử dụng internet nhất trong khu vực, theo báo cáo gần đây của comScore. Lượng người sử dụng internet tại Việt Nam nhiều hơn dân số của nước Úc và New Zealand cộng lại. Tại Việt Nam, ngoài việc sử dụng internet tại nhà và công ty/cơ quan, chúng ta còn có một lượng không nhỏ người dùng inter-net tại các quán cafe Internet. Thời gian sử dụng internet hơn 2 tiếng mỗi ngày Theo nghiên cứu của Cimigo, trên trung bình người sử dụng internet tại Việt Nam dành khoảng hơn 2 tiếng trên mạng. Đó là một con số khá lớn nếu so với các kênh khác như Tivi, báo giấy, radio vân vân. Ngoài Tivi, internet là kênh mà người dùng Section 1 Việt Nam với hơn 31 triệu người dùng Internet
  • 20. 15 dành nhiều thời gian nhất, hơn hẳn báo giấy, tạp trí hay các kênh khác. Tìm hiểu thông tin trực tuyến, mua hàng tại cửa hàng hoặc mua trực tuyến Tại các thành phố lớn như Hà Nội hay Hồ Chí Minh, người tiêu dùng có thói quen tìm hiểu thông tin về sản phẩm, dịch vụ trước khi ra quyết định mua hàng. Ví dụ, trước khi gửi trẻ ở một nhà trẻ nào đó, các ông bố bà mẹ có thể hỏi họ hàng, người quen xem có trường nào tốt không? Ngoài ra họ cũng sẽ lên các forum như webtretho hay tìm thông tin trên Google để xem các ông bố bà mẹ khác nhận xét như thế nào về một trường mẫu giáo cụ thể nào đó. Sự tăng trưởng chóng mặt của điện thoại thông minh (smart phone) Theo báo Thanh Niên, “ông Simon Kemp, giám đốc điều hành của công ty We Are Social ở Singapore đã nhận định, tỉ lệ người dùng điện thoại thông minh ở Việt Nam là khoảng 16%.” Một cuộc nghiên cứu khác bởi “Ericsson ConsumerLab” cũng đưa ra dự đoán là tỉ lệ sử dụng điện thoại thông minh (smart phone) tại Việt Nam sẽ tăng từ 16% vào tháng 8/2012 lên hơn 21% vào đầu năm 2013.
  • 21. 16 Báo cáo của Accenture chỉ ra rằng “Doanh số bán hàng của điện thoại thông minh được kỳ vọng sẽ tăng ở Việt Nam, Indo-nesia, Thái Lan với tỉ lệ hàng năm là 37%, 31% và 27%, từ năm 2011 tới năm 2016” Với xu hướng này, thời gian sử dụng internet trên các thiết bị cầm tay, máy tính của người Việt Nam sẽ tăng nhanh chóng trong thời gian tới. Nhiều thời gian cho Internet hơn cũng có nghĩa người dùng tại Việt Nam sẽ có ít thời gian hơn cho các kênh khác như báo giấy, truyền hình, radio, các kênh quảng cáo ngoài trời vân vân. Thương mại điện tử bắt đầu phát triển mạnh Thương mại điện tử đóng vai trò hết sức quan trọng cho sự phát triển của quảng cáo trực tuyến. Bạn có thể hỏi tại sao? Một trong những lý do chính đó là các nhà quảng cáo (mar-keter) cần chứng tỏ được hiệu quả quảng cáo của từng kênh họ lựa chọn. Hiện nay, do thương mại điện tử chưa phổ biến tại Việt Nam (mới bắt đầu tăng mạnh trở lại), chính vì thế chứng tỏ hiệu quả về doanh số của quảng cáo trực tuyến là tương đối khó, bên cạnh hiệu quả về thương hiệu. Hiện nay có nhiều mô hình khác nhau khi nói tới phân tích hiệu quả quảng cáo trực tuyến, từ việc phân chia hiệu quả của các kênh trực tuyến khác nhau, hiệu quả quảng cáo trực tuyến với doanh số bán hàng tại cửa hàng, hiệu quả của việc quảng cáo trên di động và trên máy tính. Tôi tin tưởng rằng một khi thương mại điện tử trở nên phổ biến hơn ở Việt Nam, quảng cáo trực tuyến sẽ phát triển vượt bậc. Theo VECITA, TechinAsia và báo Thanh Niên “Báo cáo mới nhất của VECITA, cục thương mại điện tử và công nghệ thông tin Bộ Công Thương, chỉ ra rằng ở Việt Nam, thương mại điện tử đã vượt qua con số $700 triệu đô (trong đó $354 triệu đô có đăng ký chính thức với VECITA) vào cuối năm 2012. VECITA cũng dự đoán doanh thu từ thương mại điện tử ở Việt Nam sẽ vượt qua con số $1.3 tỉ đô vào năm 2015” Chúng ta có thể cảm nhận được con số này đang tăng nhanh. Dự báo doanh thu của quảng cáo trực tuyến Theo báo cáo của comScore “2013 South East Asia Digital Fu-ture in focus” doanh thu của quảng cáo trực tuyến ở khu vực Đông Nam Á sẽ vượt qua báo giấy, ở mức khoảng 21.9% do-anh thu của cả ngành quảng cáo vào năm 2015”
  • 22. Thế giới Agency quảng cáo tại Việt Nam 4 Chương này nói chi tiết tới các agency quảng cáo ở Việt Nam, đặc biệt là các agency làm về quảng cáo trực tuyến
  • 23. Thế giới agency quảng cáo tại Việt Nam Mặc dù chưa có những thống kê chính thức nào, tôi mạnh dạn liệt kê ra các agency mà tôi biết tại Việt Nam (theo kinh nghiệm của bản thân) trong chương này. Đầu tiên cần đề cập tới việc rào cản khi thành lập một doanh nghiệp quảng cáo trực tuyến là tương đối nhỏ so với các ngành khác (bạn cần 1 cái máy tính là tối thiểu), chính vì vậy có hàng trăm công ty được thành lập, từ doanh nghiệp 1 người, tới vài trăm người. 18 Thống kê dưới đây có bao gồm NHIỀU công ty quảng cáo truyền thống, không chỉ giới hạn trong các agency quảng cáo trực tuyến không. Lưu ý: những nhận định của tôi về các agency được liệt kê dưới đây hoàn toàn là ý kiến chủ quan, dựa trên vốn hiểu biết hạn hẹp của mình và hoàn toàn có thể sai. Đồng thời ngay cả những nhận định đúng của tôi vào thời điểm này, cũng có thể sai qua thời gian do thị trường và các agency thay đổi liên tục. Việc phân loại các agency chỉ mang tính tương đối vì phần lớn các agency nói rằng mình làm tất cả các việc và là một Full service agency. Mục đích của việc phân loại là nhằm giúp độc giả phần nào hình dung được bức tranh tổng thể về các agency quảng cáo trực tuyến tại Việt Nam (bao gồm cả các agency nước ngoài tại Việt Nam).
  • 24. 19 Tập đoàn WPP với hơn 23 công ty/văn phòng tại Hồ Chí Minh và 6 công ty tại Hà Nội Tập đoàn WPP có sự hiện diện rất mạnh mẽ tại Việt Nam, có lẽ là tập đoàn quảng cáo nước ngoài mạnh nhất tại Việt Nam, với nhiều dịch vụ khác nhau. Mặc dù có thể tập đoàn WPP không sở hữu 100% các agency dưới đây, tuy nhiên cổ phần của họ là đáng kể, và thường đóng vai trò chi phối. Từ website của WPP, họ liệt kê các công ty sau: • Asatsu - DK • Bates • G2 • Grey • GroupM • JWT • Kantar Media • Kantar Worldpanel • Maxus • MEC • MediaCom • Millward Brown Vietnam • Mindshare • Ogilvy & Mather • Ogilvy Public Relations • OgilvyAction • OgilvyOne Worldwide • TNS • TNS Media • Who Digital Section 1 Nhóm agency nước ngoài tại Việt Nam
  • 25. 20 • Wunderman • Xaxis • Y&R 6 văn phòng/công ty ngoài Hà Nội: • JWT-G • Landor Associates • Ogilvy & Mather • Ogilvy Public Relations • Smart Media • TNS Về mặt quảng cáo trực tuyến, theo nhận định cá nhân của tôi, có 2 agency trong nhóm ở trên là OgilvyOne và GroupM là có khả năng hơn cả. GroupM (bao gồm Mindshare, Maxus, Medi-acom, MEC) rất mạnh về media planning and buying, không mạnh về quảng cáo bằng công cụ tìm kiếm. OgilvyOne thì mạnh về chiến lược, khả năng làm website/microsite và mạng xã hội. Theo bổ sung của Mina Menon: “Y&R and Wunderman operate under one YR Group umbrella in Vietnam and have offices in Hanoi as well. Together, we have all the digital capabilities of a full-fledged Wunderman office, and the integrated marketing ones of a Y&R office. Apart from Nokia, our clients include Emir-ates, Colgate-Palmolive, Ovaltine, Nutifood and Ford. Of these, Nokia, CP and Ford are global alignments, the rest are local re-lationships creating campaigns locally. Coca-Cola has a roster of agencies in Vietnam that they work with depending on the project and Wunderman is one of them” Tạm dịch: theo Mina Menon, Y&R và Wunderman cùng chung một văn phòng dưới tên gọi Y&R Group ở Việt Nam. Họ có văn phòng ở cả Hồ Chí Minh và Hà Nội. Theo Mina, họ có khá đầy đủ các chức năng của quảng cáo trực tuyến tại Việt Nam. Một số khách hàng mà họ làm việc cùng bao gồm Nokia, Emirates, Colgate-Palmolive, Ovaltine, Nutifood và Ford. Đôi khi họ cũng làm việc cùng Coca-Cola ở Việt Nam.
  • 26. 1. Tập đoàn Omnicom 2. Tập đoàn Publicis 3. Interpublic 4. Havas 5. Aegis 6. Dentsu Tập đoàn Omnicom Cho tới cuối năm 2012, Omnicom không có sự hiện diện nhiều tại Việt Nam (do chiến lược từ vùng). Tuy nhiên mọi chuyện đã thay đổi tương đối nhiều vào cuối năm 2012, đầu năm 2013. Thị trường Việt Nam nhận được nhiều sự quan tâm từ vùng hơn và bộ phận trực tuyến cũng phát triển mạnh hơn với PHD, OMD và các văn phòng khác tại Việt Nam. 21 • Focus Asia • OMD Vietnam • XPR-Campaigns Group • PHD Vietnam (TNHH quảng cáo Phương Cách Method Ad-vertising) • BBDO • DDB • TBWA: BizTequila, Focus, TBWAVietnam, Vira • OMG Tập đoàn Publicis Theo website của tập đoàn, họ có 5 văn phòng tại Việt Nam bao gồm: Section 2 Các tập đoàn khác
  • 27. 22 • ZenithOptimedia Vietnam • Starcom MediaVest Vietnam • Publicis Vietnam • Saatchi & Saatchi Vietnam • Leo Burnett Worldwide • Vivaki Vietnam • Performics. Theo nhận định cá nhân, bộ phận quảng cáo trực tuyến của Publicis ở Việt Nam không mạnh, chủ yếu tập trung vào Perfor-mics. Họ có chạy một số chiến dịch quảng cáo trực tuyến, chủ yếu là phối hợp với các đơn vị thứ 3 và làm media planning and buying. Quảng cáo trên công cụ tìm kiếm cũng là dịch vụ Publicis cung cấp cho 1 số khách hàng tại Việt nam. Performics là một trong số ít các agency tại Việt Nam sử dụng các công cụ như Marine. Publicis hợp tác với các agency thứ 3 khác cho các dịch vụ như xây dụng website (production), xây dựng và thực hiện chiến lược quảng cáo mạng xã hội. Interpublic • Draftfcb • Initiative: media services, communication planning • Lowe + Partners: Quảng cáo truyền thống, Quảng cáo trực tiếp/chăm sóc khách hàng. Lowe thuê ngoài phần lớn các việc liên quan tới thực hiện chiến dịch quảng cáo trực tuyến. Họ chủ yếu chỉ tập trung vào làm chiến lược tổng thể và sáng tạo. • UM - Curiosity works: media services, communication plan-ning Havas • MPG Vietnam • Mai Thanh company Aegis Trên thế giới tập đoàn Aegis có 5 công ty đó là: • Carat • IProspect • Isobar • Posterscope • Vizeum
  • 28. 23 Ở Việt Nam, sự hiện diện của Aegis là rất hạn chế, chủ yếu qua các đối tác nội địa. Sự hiện diện của họ so với Omnicom ít hơn nhiều. Các đối tác tại Việt Nam của Aegis (hay các công ty con) bao gồm VMC (đối tác của Carat) và Emerald Marketing (đối tác của Isobar). Tôi không rõ liệu Aegis có cổ phần ở các công ty đối tác này không hay mối quan hệ này chỉ là thuần tuý đối tác. Dentsu Dentsu có Dentsu Alpha, Dentsu Media và Dentsu Vietnam. Tuy nhiên họ vẫn thường xuyên thuê ngoài (outsource) các phần của 1 chiến dịch quảng cáo trực tuyến như mạng xã hội, làm website, quảng cáo trên công cụ tìm kiếm vân vân và chủ yếu làm về chiến lược, media planning trong nội bộ. Về mặt thế giới, tập đoàn Dentsu vừa mua lại tập đoàn Aegis nên tôi không rõ điều này sẽ có ảnh hưởng gì tới chiến lược của hai tập đoàn này tại Việt Nam hay không? Các tập đoàn, agency của Nhật/Hàn Quốc khác Có các công ty như Hakuhodo, Chuo Senko hay Asatsu DK, Daiko Vietnam. Tuy nhiên tôi không nghĩ các công ty này có nhiều khả năng nội tại để làm quảng cáo trực tuyến. CyberAgents, Mediba và một vài công ty đầu tư mạo hiểm khác có thành lập văn phòng tại Việt Nam và họ đã đầu tư vào một số công ty công nghệ, agency quảng cáo tại Việt Nam.
  • 29. 24 Agency chuyên về quảng cáo hiển thị • Dat Viet Media • TKL • ADT • Golden Media • Goldsun Group • Mekong communication: theo tôi được biết giữa Mekong và Cheil Worldwide có mối quan hệ hợp tác chiến lược và có thể Cheil sở hữu cố phần của Mekong. Mekong đồng thời cũng có cổ phần trong DNA và có hợp tác nhất định với Emer-ald marketing khi cần thiết. • FS communication • TV Plus • 5i Media • Youth Advertising • 365 Days Advertising Mạng quảng cáo hiển thị (Ad Network) • Innity • Admax • Ambient • Ad micro • Pixel • Moore • Micro Ad với Micro Blade: Đây là một trong những ad net-work sử dụng công nghệ Real Time Bidding (RTB) đầu tiên ở Việt Nam. RTB sẽ được nói đến nhiều hơn trong phần Quảng cáo hiển thị. Agency chuyên về quảng cáo tìm kiếm trả tiền Section 3 Các agency nội địa
  • 30. 25 Dưới đây là các agency phục vụ khác hàng vừa và nhỏ trong chương trình Google Small and Medium Business (SMB) part-ners: • Clever Ads • VCCorp - Ad micro • Nova Ads • VNG Google có một chương trình khác mang tên Google Partner, để tìm các công ty, cá nhân đủ tiêu chuẩn là Google Partner, bạn có thể dùng link này. Có rất nhiều công ty, cá nhân là Google Partners ở Việt Nam, chính vì vậy tôi sẽ không liệt kê ra ở đây. Một điều quan trọng bạn cần biết là Google không hạn chế số lượng Google Partners. Nếu bạn/công ty bạn muốn tham gia, bạn chỉ cần vượt qua kỳ thi của Google và quản lý các chiến dịch Google Adwords có tổng số tiền trong 3 tháng với Google trên 10 ngàn USD (số tiền này có thể thay đổi qua thời gian). Agency chuyên về tối ưu hoá website cho công cụ tìm kiếm Tôi không muốn liệt kê nhiều các agency trong lĩnh vực này ở Việt Nam vì theo tôi SEO là một mảng dịch vụ mà chưa có nhiều agency tốt. Agency mạng xã hội/quan hệ công chúng (PR) • Click Media: GroupM đã mua lại Click Media vào cuôi năm 2013. Điều này cũng có thể hiểu được bởi cả Click Media và Sofresh đều có Unilever là khách hàng lớn nhất, tương tự như GroupM và GroupM cần khả năng làm về quảng cáo mạng xã hội và xây dựng website/microsite cho các chiến dịch quảng cáo. • King Bee Media • E Brand • AVC Edelman • Le & Associates • OhYeah Communications Xây dựng website/microsite (produc-tion) • Sofresh: Việc GroupM mua lại Sofresh đã được đề cập ở trên.
  • 31. 26 Sẽ khá thú vị khi theo dõi qua thời gian mối quan hệ giữa các bạn trong nhóm Sofresh sau khi nhập vào GroupM có giống việc OgilvyOne mua lại WHO Digital không? Hiện tại, sau khoảng hơn 2 năm, phần lớn các nhân sư trước đây của WHO Digital đã rời khỏi OgilvyOne. • Glass Egg • Sutrix Media • Time Universal • Splash Interactive • Media Gurus • HD Digital • Ozerside • April Digital • Itsy Bits Mobile Application Nghiên cứu thị trường • Cimigo • comScore • Kantar Media • TNS • Effective Measure: hiện tại họ không còn đại diện ở Việt Nam thì phải? • AC Nelsen Brand Strategy • Left Brain Connector • Red Brand Builder • Phibious • Purple Asia • Ambrand • Ambrosia Vietnam • Brandtalk • WildFire Collaborative Quảng cáo mobile (phần lớn là hình thức SMS) • Gapit • Idee
  • 32. 27 • Viet guys • Mobile Solution Services MSS • VHT • So Smart (part of Goldsun Focus Media) • Fibo sms • Vserv Mobi: đây là công ty nước ngoài nhưng có văn phòng tại Việt Nam. Các agency tích hợp • Notch: rất nhiều nhân sự của Notch đã rời đi và lập các công ty khác như DNA, Echo vân vân. Gần đây Notch có hợp tác chiến lược với RiverOrchid để lập ra 1 agency là RiverOrchid Notch. Theo tôi được biết, thực chất đây là việc RiverOrchid mua lại Notch. • Golden Digital: từ những gì tôi được biết Tony Trương, một trong những thành viên sáng lập Golden Digital đã rời khỏi công ty. • Quo Global • Climaxi • IO Media: phần lớn nhân sự chủ chốt trước đây đã rời đi tới các công ty khác • Cheil Vietnam: • Buzz Digital • eBrand • Edge Marketing • River Orchid • IDM Vietnam • FPT Media • Maro Media • Ringier • StormEye Creative • Vietbuzz Ad • D Square • IMS (Integrated Marketing Solution) • Emerald • G2 Asia Pacific Outsourcing agencies Pyramid consulting
  • 33. 28 Studio 60: công ty này chủ yếu nhận làm outsource cho các công ty nước ngoài, không ở Việt Nam.
  • 34. 29 Agency nào cũng nói mình là agency tích hợp (integrated agency) “Một nghề cho chín còn hơn chín nghề.” Đây là một vấn đề mà phần lớn các agency quảng cáo trực tuyến ở Việt Nam đang gặp phải vào lúc này. Phần lớn các agency đều nói với khách hàng rằng họ cung cấp nhiều dịch vụ khác nhau từ phát triển chiến lược, sáng tạo tới thực hiện, từ quảng cáo bằng công cụ tìm kiếm tới email mar-keting tới quảng cáo mạng xã hội vân vân. Tuy nhiên một thực tế là hiện tại ở Việt Nam (năm 2013), chúng ta không có nhiều “chuyên gia” cho nhiều lĩnh vực khác nhau như vậy để tham gia đủ vào các agency. Đồng thời, việc xây dựng các dịch vụ khác nhau như vậy trong agency cũng là bài toán khó vì agency cần cân đối lợi nhuận trong bối cảnh ngân sách dành cho quảng cáo trực tuyến chưa cao. Cách tiếp cận này của các agency một phần cũng từ nhu cầu của các thương hiệu lớn. Phần lớn họ cũng muốn chỉ làm việc với một hoặc hai agency đầu mối để đơn giản hoá giấy tờ và quản lý chiến dịch. Vậy các agency sẽ cạnh tranh nhau như thế nào? Làm sao để mình mạnh hơn agency khác? Họ có thể đi chuyên sâu vào một lĩnh vực cụ thể, chuyên phục vụ khách hàng trong một ngành hàng cụ thể hoặc chỉ chuyên làm việc thông qua các agency khác (outsourcing). Nếu bạn là khách hàng, một điều quan trọng cần lưu ý là sự khác biệt giữa các agency chuyên phục vụ khách hàng vừa và nhỏ (Small and Medium Business) và khách hàng lớn, khách hàng đa quốc gia. Một agency chuyên phục vụ khách hàng vừa và nhỏ, theo tôi, sẽ không đủ khả năng để làm việc với các thương hiệu toàn cầu. Giám đốc bán hàng của các agency chuyên phục vụ khách hàng vừa và nhỏ có thể có một buổi thuyết trình rất hấp dẫn, tuy nhiên khi tới giai đoạn thực hiện, các agency này sẽ gặp nhiều khó khăn. Cấu trúc của các công ty phục vụ khách hàng vừa và nhỏ là họ sẽ phải làm việc với một khối lượng lớn khách hàng, tuy nhiên về yêu cầu của từng chiến dịch thì sẽ không quá phức tạp. Chính vì vậy các agency này thường tuyển nhiều nhân viên, ở cấp độ trung bình để phù hợp với tính chất công việc. Cũng vì Section 4 Một nghề cho chín
  • 35. 30 lý do này nên khi các agency SME làm việc với các chiến dịch lớn, đòi hỏi độ phức tạp cao, với nhiều kênh (trực tuyến và truyền thống), họ sẽ gặp những bỡ ngỡ nhất định. Bên cạnh đó tiếng Anh là một rào cản lớn với những người làm trong ngành quảng cáo trực tuyến tại Việt Nam, từ các agency nhỏ tới các agency đa quốc gia đều gặp khó khăn này. Kĩ năng giao tiếp cũng là một trở ngại mà tôi hay gặp và tôi đang nói tới những kĩ năng giao tiếp cơ bản với người nước ngoài để hai bên hiểu được nhau. Một điều nữa cũng cần đề cập ở đây là sự khác biệt rất rõ ràng khi làm việc với các khách hàng nhà nước, doanh nghiệp tư nhân hay các doanh nghiệp nước ngoài. Tất nhiên, quan hệ đóng vai trò quan trọng ở bất kì đâu, những với các doanh nghiệp nhà nước, việc thiết lập mối quan hệ là điều quan trọng hàng đầu. Chính vì vậy chu kỳ bán hàng (sales cycle) cho các doanh nghiệp nhà nước và quá trình triển khai dự án thường sẽ lâu hơn. Văn hoá làm việc ở Hồ Chí Minh và Hà Nội cũng có sự khác biệt lớn. Để cảm nhận rõ hơn, chắc bạn phải có thực tế trải nghiệm. Nhìn chung, chu kỳ bán hàng (sales cycle) ở Hà Nội sẽ dài hơn Hồ Chí Minh khoảng từ 2 tới 3 lần. Phần lớn các do-anh nghiệp đa quốc gia tập trung ở Hồ Chí Minh, chính vì vậy họ cũng tao dấu ấn lớn tới môi trường làm việc ở thành phố này.
  • 36. Nghề quảng cáo trực tuyến 5 Nếu bạn muốn tham gia ngành quảng cáo trực tuyến, có khá nhiều lựa chọn cho bạn từ làm việc bên agency, khách hàng, các báo mạng, mạng quảng cáo hay lập công ty riêng!?
  • 37. 32 Chúng ta sẽ bàn về một vài lựa chọn dưới đây. Làm Việc Bên Agency Từ chương bốn, bạn đã biết tới 1 số agency quảng cáo, cả truyền thống và trực tuyến cũng như chuyên môn của một số agency trực tuyến thông qua cách phân loại họ. Nhìn chung bạn có thể học nhiều kênh khác nhau và phát triển lên thành bộ phận chăm sóc khách hàng (account manager), hoặc đi chuyên sâu vào 1 kênh của quảng cáo trực tuyến như quảng cáo bằng công cụ tìm kiếm, mạng xã hội, lập kế hoạch quảng cáo hiển thị, Ở phần lớn các agency, bộ phận account manager sẽ là người làm việc chính với khách hàng và quản lý chiến dịch. Ngoài kĩ năng quản lý dự án và kĩ năng làm việc với khách hàng, tôi nghĩ bộ phận account manager sẽ làm việc hiệu quả hơn nhiều nếu như họ hiểu về các kênh quảng cáo trực tuyến khác nhau. Vì như vậy họ sẽ có những cuộc trao đổi thông minh hơn, hữu ích hơn với khách hàng. Nếu đi theo con đường này, bạn sẽ đi từ account executive, lên senior executive, manager, senior manager, director vân vân. Dưới đây là một ví dụ về mô tả công việc của phía agency. Giám đốc bộ phận Paid Media Giám đốc bộ phận Paid Media chịu trách nhiệm toàn bộ về hoạt động của nhóm chuyên về thiết lập và mua quảng cáo trên các phương tiện truyền thông trả tiền (Paid Media). Các phương tiện này bao gồm: mua trên các trang web hàng đầu Việt Nam (premium portal buy), các mạng quảng cáo (ad network), quảng cáo tìm kiếm trên Google/Yahoo, mạng quảng cáo Google, quảng cáo hiển thị trên Facebook và quảng cáo trên di động (và các kênh khác khi có sự ra đời của chúng qua thời gian.) Ngoài giỏi về chuyên môn, giám đốc bộ phận Paid Media còn cần phải xây dựng một nhóm (team) làm việc hiệu quả, đào tạo đội ngũ bên dưới về các kĩ năng và kiến thức chuyên môn cần thiết. Các trách nhiệm chính: • Quản lý việc lên kế hoạch quảng cáo và mua quảng cáo trả tiền trên các phương tiện, kênh trực tuyến khác nhau. • Đàm phán với các nhà cung cấp để có giá tốt nhất. • Theo dõi các chiến dịch quảng cáo từ khi bắt đầu tới kết thúc để có thể đảm bảo tất cả các chiến dịch đều đạt được đúng mục tiêu đặt ra. • Quản lý hợp đồng và các giao dịch với đối tác, khách hàng để đảm bảo không có các trường hợp nợ xấu, chậm thanh toán. Phối hợp chặt trẽ với bộ phận kế toán về các vấn đề liên quan.
  • 38. 33 • Thiết lập các báo cáo rõ ràng, minh bạch, dễ hiểu và chuyên sâu. • Tối ưu hoá các chiến dịch dựa trên các báo cáo với số liệu cụ thể sử dụng các công cụ đo lường khác nhau. • Liên tục cập nhật và tìm hiểu các công cụ mới nhất của thế giới để áp dụng vào Việt Nam. • Liên tục cập nhật các case studies tốt, mới nhất trong lĩnh vực digital ad serving và đo lường hiệu quả. • Quản lý nhóm và đào tạo nhân viên bên dưới. Thu nhập Về mặt lương thưởng, thực sự chưa có một báo cáo rộng rãi và chính xác nào cho ngành này ở Việt Nam. Một phần bởi nó còn quá mới. Tuy nhiên theo trải nghiệm cá nhân của tôi từ phía agency thì có một số điều lưu ý như sau: • Mức lương ở Hồ Chí Minh thường từ 1,2 tới 2 lần mức lương ở Hà Nội cho cùng vị trí. • Lương mới ra trường hoặc cho người mới bắt đầu ở thành phố Hồ Chí Mình khoảng: $250 - $400. • Senior executive (với khoảng 2-4 năm kinh nghiệm): $350 - $800 • Trưởng phòng/trưởng nhóm: $900 - $1500 • Quản lý cấp cao: $1500 - $3000 • Giám đốc (Director/CEO): $3000 - $5000 Phía Khách Hàng, Các Công Ty Cung Cấp Công Cụ Hỗ Trợ Hay Các Trang Mạng Có một thực tế là tôi có trao đổi với nhiều người nhưng chưa tùng làm việc ở bên phía khách hàng, các trang mạng hay các đơn vị cung cấp công cụ phục vụ quảng cáo. Chính vì vậy những nhận định của tôi về việc này là phiến diện và không chuyên sâu. Ý tưởng chính vì sao đưa vào phần này trong cuốn sách là muốn trao đổi với bạn rằng, bạn có rất nhiều lựa chọn khác nhau, chỉ cần bạn giỏi. Làm việc bên khách hàng (như HSBC, Samsung, Unilever vân vân) khác nhiều so với bên agency. Điều đầu tiên là bạn sẽ đi chuyên sâu về một ngành hàng, thay vì trải rộng ra nhiều ngành hàng như bên agency. Bạn vẫn sẽ cần làm đề xuất quảng cáo, chiến lược quảng cáo lâu dài, hàng năm, bộ yêu cầu quảng cáo gửi cho agency khi cần, media brief vân vân. Một điểm khác biệt nữa là bạn sẽ bị ép về doanh số bán hàng của sản phẩm. Mỗi hoạt động marketing cần ước tính được do-anh số mang lại. Đây là điều mà đôi khi làm việc bên agency, bạn sẽ không phải quan tâm nhiều.
  • 39. 34 Nếu bạn làm cho các trang mạng (publisher) hay các công ty cung cấp công cụ, bạn có thể làm ở bộ phận phát triển kinh do-anh, bộ phận chăm sóc khách hàng hay bộ phận thực hiện chiến dịch. Nếu bạn làm việc ở bộ phận phát triển kinh doanh hay chăm sóc khách hàng thì nhiệm vụ chính của bạn là xây dựng mối quan hệ với các khách hàng tiềm năng, khác hàng hiện tại, hiểu rõ nhu cầu của khách hàng và phối hợp với các nhóm khác để lên đề xuất hợp tác. Tuy nhiên do bạn bán quảng cáo của chính trang web của bạn, hay mạng quảng cáo (ad network) của bạn hay công cụ của công ty bạn lựa chọn bạn có thể cung cấp cho khách hàng không có nhiều, chủ yếu sẽ là sản phẩm của công ty. Trừ một số trường hợp đặc thù như VNG, hiện nay họ vừa là publisher (Zing MP3, Zing news vân vân), và vừa muốn phát triển thành một agency tích hợp làm nhiều mảng dịch vụ quảng cáo cả trực truyến và offline (truyền thống). Ngoài ra nếu bạn muốn bắt đầu với ngành quảng cáo trực tuyến, bạn cũng có thể cân nhắc làm việc với các công ty chuyên về thương mại điện tử có uy tín. Tại những công ty này, họ thường có sự đầu tư cho quảng cáo trực tuyến lớn và chạy các chiến dịch rất bài bản bởi doanh số của họ phụ thuộc vào các kênh trực tuyến.
  • 40. Học quảng cáo trực tuyến như thế nào? 6 Bạn nên đi học ở trường lớp cụ thể, tham gia các khoá học ngắn hạn, hay vừa học vừa làm qua công việc cho ngành này?
  • 41. Bạn cần có các kiến thức marketing trước khi hiểu về các kênh QC trực tuyến Theo cảm nhận cá nhân của tôi, phần lớn mọi người tập trung quá nhiều vào các công cụ hay cách hoạt động của các kênh quảng cáo trực tuyến mà quên đi rằng đây là một hoạt động marketing. Vì nếu chiến lược marketing sai, hiểu không đúng đối tượng khách hàng mục tiêu thì không công cụ nào, hay kênh tiếp cận nào có thể giúp đỡ bạn được. Một chiến lược marketing tốt, dựa trên phân tích và hiểu sâu về đối tượng mục tiêu, đối thủ cạnh tranh và ngành, sẽ giúp bạn có những lựa chọn tốt khi tới các kênh trực tuyến. Chính vì thế bạn hãy chú trọng tới marketing trước tiên, thay vì chạy theo các kênh trực tuyến mới nhất, “nóng” nhất. Hiện tại, quảng cáo trực tuyến được nhiều người làm market-ing đặc biệt quan tâm là bởi lượng người dùng internet chiếm tỉ lệ cao, và thời gian họ dành cho internet ngày càng tăng. Chính vì vậy kênh trực tuyến có khả năng tiếp cận khách hàng mục tiêu và truyền tải thông điệp tốt hơn. Hiểu đối tượng khách hàng là mấu chốt Luôn bắt đầu với những hiểu biết về đối tượng khách hàng và ghi nhớ những điều này trong suốt quá trình chạy chiến dịch marketing, từ khâu chuẩn bị, nghiên cứu, phát triển ý tưởng, lập kế hoạch quảng cáo hiển thị vân vân. Đi nghiên cứu thị trường, nói chuyện với các khách hàng thực tế để hiểu hơn về họ. Nếu bạn cân nhắc việc có nên sử dụng kênh quảng cáo trực tuyến cho các bà mẹ có con 6 tháng tuổi không? Hãy đi nói chuyện với họ, để hiểu thêm về thói quen internet của họ. Học ở đâu? Có một số lựa chọn cho bạn trong trường hợp này. Nếu bạn là sinh viên, bạn có thể kiểm tra xem trường mình có dạy môn Quảng cáo trực tuyến hay không? Một số trường quốc tế ở Việt Nam (ví dụ như RMIT) có dạy về quảng cáo trực tuyến. Một vài trường đại học khác cũng có trao đổi về môn này trong quá trình giảng dạy. Tôi chưa học bất kì khoá học nào tại các trường này, vì thế tôi sẽ không thể đưa ra nhận xét đánh giá. Tuy nhiên, tôi nghĩ là sẽ khá khó khăn để tìm các thầy giáo giỏi với nhiều kinh nghiệm thực tiễn giảng dạy môn này. Bởi đây là ngành quá mới so với các ngành khác. Nếu trường đại học của bạn không dạy những môn này, có khá nhiều các trung tâm khác mà bạn có thể tham khảo như: • BMG International Education • Vietnam Marcom 36
  • 42. • EQVN • AIIM • INET • Etc... Mỗi trung tâm đều có những điểm mạnh, điểm yếu riêng, vì vậy tôi sẽ không thể đưa ra nhận định rõ ràng là bạn nên học ở trung tâm nào. Một điều bạn có thể làm là trước khi đăng ký học, bạn có thể đề nghị trung tâm cho bạn học thử 1-2 buổi để từ đó bạn có thêm cảm nhận về chất lượng giảng dạy. Khá nhiều trung tâm cho phép bạn làm việc này. Khi học thử, bạn nên trao đổi thêm với các học viên khác trong lớp để hiểu thêm về cảm nhận của họ về khoá học. Bạn cũng nên tham khảo kĩ danh sách những giảng viên sẽ giảng dạy cho khoá của bạn. Cuối cùng, việc bạn đi học ở bất kỳ trung tâm nào, phụ thuộc rất nhiều vào việc bạn có thực sự muốn học, và đầu tư thời gian, công sức vào việc học hay bạn chỉ cần một tấm bằng chứng chỉ. Tự học và vừa làm vừa học Do ngành quảng cáo trực tuyến còn quá non trẻ ở Việt Nam, hiện nay tại các công ty, các agency, họ vẫn gặp khó khăn trong việc tìm được các chuyên gia giỏi. Chính vì vậy việc tìm được thầy cô giỏi dạy trong các trường đại học hay các trung tâm không hề đơn giản. Bởi không phải ai giỏi chuyên môn cũng có thể dạy tốt. Chính vì vậy tại thời điểm này, tự học và vừa làm vừa học theo tôi là giải pháp tốt nhất. Bạn học rất nhanh qua thực tế làm việc và sẽ hiểu vấn đề rõ ràng vì bất kỳ lỗi nào gặp phải, cũng có thể sẽ ảnh hưởng tới chiến dịch và khách hàng. Cũng vì lý do này, tôi cố gắng đưa thật nhiều tài liệu tham khảo, các blog, trang web tốt vào cuốn sách với hi vọng các bạn có thể tự tìm hiểu sâu hơn. Phần lớn các tài liệu tham khảo tôi đưa vào đều bằng tiếng Anh do không có nhiều tài liệu tương tự bằng tiếng Việt. 37
  • 43. 38 Có quá nhiều hiểu lầm và đồn đại sai Theo quan điểm của tôi, hiểu sai một vấn đề còn nguy hiểm hơn là không hiểu. Bởi khi bạn hiểu sai nhưng bạn nghĩ là bạn hiểu, thì bạn sẽ lập kế hoạch không tốt, chạy chiến dịch không đạt kết quả như mong muốn nhưng bạn vẫn thực hiện. Vì quảng cáo trực tuyến còn quá mới ở Việt Nam, chính vì vậy hiện tại không có nhiều các tổ chức chuyên ngành, ai cũng nói mình là chuyên gia. Lời khuyên của tôi dành cho bạn là đừng quá tin vào bất kì điều gì bạn đọc được/ nghe được (ngay cả trong cuốn sách này) và hãy tự tìm hiểu thêm từ các nguồn khác, hay áp dụng vào thực tiễn để kiểm tra. Mọi thứ thay đổi quá nhanh Đây thực sự là một trở ngại lớn cho những ai muốn theo đuổi ngành quảng cáo trực tuyến. Những thứ bạn học và làm theo có thể thay đổi rất nhanh do có công cụ khác tốt hơn hay có một platform mới được sinh ra. Sẽ luôn có những công cụ mới được làm ra, những xu hướng mới được nói tới. Tuy nhiên lời khuyên của tôi là thay vì chạy theo những gì là “nóng” nhất ở thời điểm hiện tại, hãy dành một chút thời gian hàng ngày kiểm tra lại chiến lược lâu dài của bạn, để chắc chắn rằng nó đúng đắn và phù hợp. Section 1 Những trở ngại khi học về quảng cáo trực tuyến
  • 44. Bức tranh tổng thể 7 Một trong những cách tiếp cận thế giới rộng lớn và phức tạp của quảng cáo trực tuyến là nhìn nó dưới các góc độ của Owned Media, Paid Media và Earned Media
  • 45. What Will Be Discussed In This Chapter 1. The complex world of Digital Marketing 2. Owned Media: what is it about and what it includes? 3. Earned Media: what is it about and what it includes? 4. Paid Media: what is it about and what it includes? 40 Owned Media: đây là những tài sản bạn sở hữu trên môi trường trực tuyến như website, microsite, blog công ty, ứng dụng trên di động. Một số tài sản bạn “thuê” nhưng cũng được tuỳ chỉnh chúng khá nhiều như Facebook fanpage, tài khoản Twitter hay kênh YouTube. Với những tài sản bạn sở hữu hay thuê lại, bạn có quyền thay đổi, cập nhật chúng tuỳ lúc. Các ví dụ về Owned Media: • Tài sản trên nền máy tính: ★Website ★Microsite chiến dịch ★Hệ thống thương mại điện tử (E-commerce Platform) • Tài sản trên nền di động (mobile assets) ★Website tối ưu cho di động ★Ứng dụng trên di động • Tài sản trên mạng xã hội (Social Media assets): ★Facebook fanpage ★Kênh YouTube ★Trang blog của công ty ★Tài khoản Twitter ★Tài khoản Instagram ★Tài khoản Google+ ★Tài khoản trên Pinterest, Tumblr, Flickr • Tài sản liên quan tới chăm sóc khách hàng: ★Hệ thống quản trị và chăm sóc khách hàng ★Hệ thống gửi email Paid Media: Nói tới Paid Media là nói tới các kênh quảng cáo trả tiền như quảng cáo hiển thị banner, quảng cáo tìm kiếm trả tiền, quảng cáo Facebook, làm PR trực tuyến vân vân. • Quảng cáo hiển thị • Quảng cáo mobile • Quảng cáo trên công cụ tìm kiếm Section 1 Owned, Paid and Earned Media
  • 46. 41 • Quảng cáo của Facebook, Twitter hay các mạng xã hội • PR trực tuyến • Quảng cáo video trên YouTube • Quảng cáo qua email • Forum seeding. Earned Media: Đây là việc thu hút moi người nói về mình một cách tự nhiên, họ có thể nói về thương hiệu, sản phẩm của bạn trên báo, trên blog, trên các diễn đàn hay mạng xã hội mà bạn không phải trả tiền cho họ. Nhờ việc này, bạn có thể thu hút thêm nhiều người vào website của mình. Chiến lược Earned Media có thể bao gồm các việc sau: • Xây dựng mối quan hệ với các nhân vật có tầm ảnh hưởng • Xây dựng kế hoạch marketing truyền miệng • Theo dõi các trao đổi về thương hiệu trên mạng xã hội • Xây dựng các kế hoạch nhằm tăng tính lan toản của thương hiệu. • Làm tối ưu hoá website cho công cụ tìm kiếm (SEO) Ngoài ra bạn cũng có thể tham khảo thêm về LumaScape, là các thống kê của Luma Partners về các chuỗi cung ứng cho từng khác nhau trên môi trừơng trực tuyến như LumaScape về quảng cáo hiển thị. Từ trái qua phải, bạn đi từ những doanh nghiệp có nhu cầu quảng cáo tới người dùng. Các doanh nghiệp sẽ làm việc qua các agency khi họ có nhu cầu đặt quảng cáo hiển thị (trading desk). Các trading desk này có thể làm việc với các Demand Side Platform and Ad Exchange (Các thuật ngữ này sẽ được làm rõ hơn trong phần quảng cáo hiển thị ở chương 12).
  • 47. Trang web công ty bạn 8 Chương này bao gồm thảo luận chi tiết về quá trình xây dựng một website, microsite và những vấn đề cơ bản để tối ưu hoá trải nghiệm người dùng
  • 48. 43 Khi nói tới quảng cáo trực tuyến, mọi người thường nói tới các kênh quảng cáo mới nhất, “hot” nhất, kênh nào hiệu quả nhất như quảng cáo tìm kiếm, quảng cáo trên mạng xã hội, Face-book vân vân mà quen rằng một trong những nền tảng quan trọng nhất vẫn là website/microsite/ hay ứng dụng trên di động cho thị trường Việt Nam. Đã có khá nhiều sách, bài viết nói về việc làm thế nào để có một website tốt, chính vì thế tôi sẽ không liệt kê quá nhiều ở đây mà chỉ đưa ra một số ý chính. Đây là những điều mà mọi người thường hay bỏ qua, hoặc không nghĩ tới. Phần lớn mọi người khi muốn làm website thường quan tâm tới thiết kế đẹp mắt, với nhiều hình động mà quên đi rằng, một website cần phải được thân thiện với người dùng. Một số điều cơ bản dưới đây cần được lưu ý tới như sau, tuỳ vào ngành nghề: • Đối tượng mục tiêu của website bạn là gì? • Tại sao bạn cần có 1 trang web? Vai trò của trang web trong chiến lược marketing tổng thể, đóng vai trò như thế nào trong quá trình bán hàng, chăm sóc khách hàng? • Đâu là lợi thế cạnh tranh, điểm độc đáo của sản phẩm, dịch vụ của bạn và trang web đã thể hiện nó như thế nào? • Bạn mong muốn độc giả khi vào trang web sẽ làm gì? Đăng ký làm thành viên? Trở thành fan của bạn trên facebook? Mua hàng trực tuyến? • Làm thế nào để bạn đánh giá được hiệu quả hoạt động của website? Đánh giá được giữa chi phí bỏ ra và hiệu quả mang lại? • Trang web của bạn có dễ sử dụng trên điện thoại di động hay máy tính bảng không? Phần dưới đây sẽ đi chuyên sâu vào từng câu hỏi bên trên. Tại sao bạn tạo trang web? Câu hỏi tưởng trừng đơn giản này không dễ để trả lời một cách chiến lược và thấu đáo. Để trả lời nó chúng ta cần biết về đối tượng mục tiêu của website. Dưới đây là một số mục tiêu thông thường khi có một trang web: • Để giới thiệu về công ty và những dịch vụ/sản phẩm của công ty Section 1 Những điều cơ bản về website
  • 49. 44 • Để giới thiệu về khuyến mãi mới • Để thu hút sự quan tâm về một sự kiện như ra mắt sản phẩm (nếu công ty bạn trước đó chưa có website) • Để bán hàng trực tuyến hoặc thu nhận phản hồi của khách hàng qua kênh trực tuyến. • Vân vân Đâu là lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp bạn? Tại sao khách hàng dùng sản phẩm/dịch vụ của bạn mà không phải của đối thủ cạnh tranh? Sản phẩm/dịch vụ của bạn có gì độc đáo, đặc biệt? Trang web của bạn đóng vai trò như thế nào trong việc truyền tải những lợi thế này? Điều gì sẽ khiến khách hàng phải vào lại trang web của bạn một lần nữa? Tôi biết những câu hỏi này có vẻ như quá cơ bản, tuy nhiên bạn có thể sẽ ngạc nhiên với kết quả chúng mang lại. Ví dụ như chúng ta đều biết, với một dự án bất động sản, vị trí là quan trọng nhất. Chính vì vậy trang web của bạn cần thể hiện được vị trí của dự án một cách tối ưu. Tuy nhiên đã rất nhiều trường hợp tôi gặp phải việc mô tả này không được thực hiện tốt. Như hình phía trên, bạn có thể thấy trang web yêu cầu người dùng đọc và tưởng tượng ra vị trí dự án thay vì nhìn vào bản đồ là một cách làm không tốt. Ngoài ra màu nền khiến phần chữ rất khó đọc. Bạn mong muốn người dùng thực hiện hành động gì trên trang web của mình? Câu trả lời của bạn càng chi tiết, càng tốt.
  • 50. 45 Hành động mong muốn này cần được thể hiện trên trang chủ và các trang quan trọng khác, ở phía trên đầu trang, tránh tình trạng người dùng phải kéo chuột xuống mới thấy được nội dung. Ví dụ như nếu bạn muốn người dùng gọi điện thoại cho bạn, số điện thoại đường dây nóng cần được hiển thị rõ ràng, ở những vị trí dễ được lưu ý. Nếu bạn muốn người dùng đăng ký với những thông tin cá nhân của họ, đâu là lợi ích của việc đăng ký mang lại? Nếu bạn muốn người dùng tìm tới cửa hàng của mình, bạn cần có địa chỉ đi kèm với bản đồ. Google Map khá dễ dùng và thân thuộc với người Việt Nam, chính vì vậy tôi khuyên dùng Google Maps cho phần này. Đánh gía hiệu quả của website? Đây là một phần rất quan trọng, bạn cần chứng minh được hiệu quả của việc đầu tư làm, và duy trì một website tốt tới hoạt động marketing và hoạt động kinh doanh của công ty. Tôi sẽ bàn rõ hơn về việc chuyển từ những mục tiêu kinh doanh/marketing sang các chỉ số đo lường website trong chương 11 khi nói về Analytics.
  • 51. 46 Thực sự đây không phải là một điều mới ở Việt Nam và đã có rất nhiều bài viết về chủ đề này. Bạn cũng có thể tìm được rất nhiều tài liệu trên mạng nói về các bước trong việc xây dựng một website. Tôi sẽ không lặp lại nhiều những gì bạn có thể tìm thấy dễ dàng trên mạng. Trong phần này, tôi sẽ đi sâu vào một số vấn đề cơ bản mà bạn có thể sẽ gặp phải trong quá trình làm việc. Phần này sẽ chủ yếu dành cho các bạn ít có kinh nghiệm xây dựng website hay microsite, nhất là khi các bạn đóng vai trò ac-count manager và là người nói chuyện với khách hàng. Nếu các bạn không hiểu rõ về quy trình làm việc, bạn sẽ gặp rất nhiều khó khăn và gây ra rất nhiều khó khăn cho các đồng nghiệp làm thiết kế và lập trình. Tất nhiên quy trình dưới đây không phải là bất biến và bạn nên tuỳ theo tình hình và có sự thay đổi phù hợp. Buổi gặp giới thiệu chung (kick off meeting) Sau khi hợp đồng được ký kết và trước khi bắt đầu công việc xây dựng website, bạn cần có một buổi gặp giới thiệu tổng quan dự án cho các đồng nghiệp. Buổi gặp này nên có đủ đại diện của các bộ phận như bộ phận chăm sóc khách hàng (ac-count manager), bộ phận bán hàng, bộ phận thiết kế (Digital Art Director, Designer), bộ phận phát triển nội dung (copywriter), bộ phận lập trình (production manager), bộ phận phụ trách chiến lược tổng thể của chiến dịch, bộ phận chạy quảng cáo (Paid media) và bộ phận sẽ thực hiện các công việc liên quan tới mạng xã hội. Mục đích của buổi gặp này là để các bộ phận liên quan cùng bàn bạc, trao đổi và có cùng một nhận định về những việc cần làm cho dự án cũng như yêu cầu của khách hàng. Giữa những gì được đề cập trong đề xuất hợp tác gửi cho khách hàng và những gì khách hàng yêu cầu thực hiện sau khi ký hợp đồng thường có một khoảng cách tương đối xa. Chính vì vậy cuộc gặp này rất cần sự tham gia của bộ phận bán hàng hoặc chăm sóc khách hàng, để họ có thể trao đổi với các bộ phận khác yêu cầu của khách hàng. Nếu được, bộ phận bán hàng/chăm sóc khách hàng có thể chuẩn bị một creative brief để tổng hợp lại các thông tin cần có. Section 2 Quy trình phát triển website
  • 52. 47 • Thông tin chung về thương hiệu: với những bộ phận tham gia pitching, trao đổi với khách hàng, họ có thể nắm được những điều này một cách dễ dàng. Tuy nhiên với những bộ phận như designer hay lập trình, họ sẽ cần bộ phận bán hàng cho biết các thông tin này. • Đối tượng khách hàng mục tiêu của chiến dịch: việc này có thể quyết định việc lựa chọn màu sắc, kiểu thiết kế, công nghệ lập trình sẽ sử dụng vân vân. • Mục tiêu của chiến dịch: Chiến dịch được thực hiện nhằm mục tiêu gì? Khách hàng muốn tăng độ nhận biết thương hiệu cho sản phẩm mới, khuyến khích người dùng mua sản phẩm và tham gia chương trình khuyến mãi hay bán hàng qua mạng. Ở giai đoạn này, bộ phận chăm sóc khách hàng cũng cần làm rõ với khách hàng về các yêu cầu của họ bởi giữa giai đoạn pitching và giai đoạn thực hiện, khách hàng dễ dàng có những thay đổi. • Tông màuvà cảm xúc cho website là gì? (Mood and tone) • Thông điệp chủ đạo của chương trình. • Lợi ích đặc biệt của sản phẩm • Lý do khách hàng tin tưởng? (reason to believe) • Hành động mong muốn. • Thời gian biểu chung cho các hoạt động bao gồm thời gian thiết kế, lập trình, làm SEO, kiểm tra vân vân. Các chỉ số dùng để đo lường hiệu quả Bạn sẽ cần cung cấp cho bộ phận lập trình và thiết kế các chỉ số dùng để đánh gía hiệu quả chiến dịch và các đo chúng. Điều này nhằm đảm bảo những gì cần được người dùng thực hiện và đo lường, cần được tính tới trong thiết kế và trong phần lập trình. Một số chỉ số thông dụng như: • Lượt truy cập vào website • Tỉ lệ thoát • Số lượng người đăng ký tham gia chơi game trên website • Số lượng ảnh được đăng tải tham gia cuộc thi • Doanh số bán hàng • Số lượt like/share/comment • Lượng fan tăng thêm cho fanpage • Số lượt xem, bình luận, lượt đăng bài trên diễn đàn • vân vân
  • 53. 48 Tên miền, server, hosting và các thông tin kĩ thuật khác Sẽ là rất quan trọng tại thời điểm này, trước khi quyết định sẽ lựa chọn nền công nghệ nào cho website, bạn cần có sự trao đổi chi tiết với khách hàng. Nếu khách hàng ở bộ phận market-ing và họ không rành về những việc này, hãy nói chuyện với bộ phận kĩ thuật của công ty khách hàng. Bạn cần có lựa chọn phù hợp về công nghệ với những gì khách hàng đang có và muốn thực hiện. Việc này là rất quan trọng vì vậy tôi khuyên bạn nên có sự đồng ý của khách hàng qua email hay văn bản. Về việc lựa chọn tên miền. Việc này khá đơn giản và thường xảy ra một trong 3 trường hợp sau: • Chiến dịch sẽ được chạy với một subdomain của tên miền chính của công ty khách hàng. Ví dụ như khách hàng có trang web chính là abc.com.vn, chiến dịch có thể được chay dưới subdomain chiendichx.abc.com.vn • Chiến dịch được chạy dưới một thư mục phụ trên website của khách hàng. Ví dụ như abc.com.vn/chiendichx. • Chiến dịch có một tên miền riêng, độc lập, ví dụ như chiendichx.com.vn Việc lưạ chọn giải pháp nào phụ thuộc vào nhiều yếu tốt, trong đó có yếu tố về thời gian, sự quản lý của bộ phận IT với tên miền, việc bạn có cần thiết phải xây dựng và tổng hợp càng nhiều lượt truy cập càng tốt cho tên miền chính của công ty vân vân. Bạn nên lưu ý tránh việc sử dụng các tên miền độc lập quá dài, khoảng 20-25 ký tự vì sẽ không ai nhớ được các tên quá dài. Về mặt công nghệ, thường sẽ có các giải pháp chung cho phần server như server chạy trên nền Windows hay Linux, ngôn ngữ lập trình backend là PHP, .Net hay Java, cơ sở dữ liệu là MySQL hay Oracle, phần frontend là bằng HTML 5 hay flash vân vân. HTML 5 hiện nay đã trở nên rất phổ biến, chính vì vậy tôi sẽ không khuyên bạn xây dựng website bằng Flash 100%, bởi ngoài việc bạn sẽ khó làm SEO nếu website bằng flash 100%, website của bạn sẽ không xem được trên các thiết bị dùng hệ điều hành iOS như iphone, ipad, ipod touch vân vân. Độ phân giải màn hình chuẩn cũng cần được thống nhất trước khi lập trình. Ở Việt Nam, một trong những độ phân giải phổ biến nhất là 1280 x 1024. Tuy nhiên điều này có thể thay đổi tuỳ vào đối tượng khách hàng mục tiêu. Về cơ bản, độ phân giải màn hình sẽ ảnh hưởng tới việc người dùng sẽ nhìn được nhiều hay ít thông tin trên màn hình mà không cần di chuột sang trái/phải/lên/xuống.
  • 54. 49 Cách tổ chức nội dung và bản đồ web-site (information architecture and wire frame) Thông thường, bộ phận chiến lược và bộ phận thiết kế sẽ ngồi lại với nhau và cũng phát triển cách tổ chức nội dung sao cho hợp lý cũng như cách sắp xếp nội dung trên từng trang. Tuy nhiên nếu bạn có thêm bộ phận tối ưu hoá trải nghiệm người dùng (user experience), bộ phận tối ưu hoá website cho công cụ tìm kiếm (SEO), bộ phận phân tích website và bộ phận phân tích dữ liệu analytics cùng tham gia vào quá trình này, kết quả đạt được sẽ rất hoàn hảo. Người dùng sẽ có một trải nghiệm tốt về bố cục, cách sắp xếp nội dung phù hợp với chiến lược của thương hiệu. Cấu trúc của website sẽ thân thiện với công cụ tìm kiếm. Thông thường, các agency và khách hàng quan tâm nhiều hơn tới việc website có đẹp hay không, màu sắc như thế nào mà quên hẳn về việc tổ chức nội dung và sắp xếp chúng sao cho hợp lý trên từng trang (wire frame). Điều này có thể dẫn tới nhiều bất cập như hành động mong muốn không được hiển thị rõ ràng và người dùng cần thực hiện quá nhiều việc để có thể làm được nó. Nếu cách tổ chức thông tin và bố cục của trang không được rõ ràng thì thiết kế có đẹp tới mấy cũng mang lại trải nghiệm không tốt cho người dùng. Bố cục trang và cách tổ chức thông tin giống như phần “xương” còn thiết kế là phần “thịt” Trong phần này, bạn lưu ý trao đổi thật kĩ và có sự đồng ý bằng email của khách hàng về sơ đồ website, bố cục của từng trang trước khi tiến hành thiết kế. Bởi sau khi sơ đồ trang và bố cục đã được thống nhất và thiết kế bắt đầu làm việc, nếu khách hàng muốn có thay đổi, nó có thể phá vỡ bố cục chung hoặc làm hỏng cấu trúc nội dung. Dựa trên sơ đồ trang web được thống nhất, bộ phận SEO có thể bắt đầu làm phân tích từ khoá, nghiên cứu từ khoá phù hợp cho từng trang, vân vân. Dưới đây là một ví dụ về bố cục trang
  • 55. 50 Ví dụ này được lấy từ trang web sau http://www.hitreach.co.uk/perfect-web-page/ Có nhiều phần mềm khác nhau giúp bạn tạo các bố cục trang kiểu này như http://www.balsamiq.com/download Lưu ý nhỏ: tôi không có liên quan tới hitreach hay balsamiq. Một ví dụ khác về sơ đồ trang dưới đây. Nếu nhu cầu thiết kế trang theo kiểu responsive design được đặt ra, bộ phận thiết kế cần nắm rõ điều này để tuân thủ theo một số nguyên tắc nhất định của responsive design. Thông thường sẽ có hai kiểu, một kiểu là thiết kế từ màn hình máy tính, nhỏ dần xuống màn hình máy tính bảng và điện thoại
  • 56. 51 thông minh. Hai là thiết kế đi từ màn hình điện thoại thông minh, đi tới máy tính bảng và màn hình máy tính thông thường. Thiết kế thực tế cho website Thông thường khi thiết kế website, trang chủ sẽ được thiết kế trước, và gửi cho khách hàng để lấy ý kiến của khách hàng về phong cách thiết kế, tông màu vân vân. Sau khi khách hàng có sự phản hồi và bộ phận thiết kế sửa lại theo ý khách hàng và được duyệt, các trang trong mới được thiết kế tiếp. Với thiết kế cho trang chủ, đôi khi khách hàng sẽ yêu cầu thiết kế một vài phong cách, ý tưởng khác nhau cho họ lựa chọn. Một vấn đề hay gặp phải trong quá trình thiết kế web là do thời gian ngắn, bộ phận chăm sóc khách hàng có thể suy nghĩ là tại sao không cùng lúc thiết kế trang chủ và một vài trang con để khách hàng duyệt một lần cho nhanh, hoặc yêu cầu thiết kế các trang con trong khi trang chủ chưa được khách hàng duyệt lần cuối, hoặc thậm chí tiến hành thiết kế khi bố cục từng trang chưa duyệt. Tất cả những điều này sẽ chỉ gây thêm rắc rối và làm chậm quá trình và khiến mọi người phải làm lại nhiều việc. Do những thay đổi tưởng như nhỏ trong bố cục hay thiết kế có thể làm thay đổi phong cách toàn bộ trang chủ, và vì thế thiết kế của các trang con cũng sẽ phải thay đổi. Người nào sẽ là người cần được trao đổi trong những trường hợp này, đó là creative director. Những creative director có nhiều kinh nghiệm có thể giúp đỡ bộ phận chăm sóc khách hàng trao đổi và giải thích cho khách hàng hiểu. Sau khi có thiết kế trang chủ, nếu trang web của bạn cần làm theo phương pháp responsive design, bạn nên kiểm tra lại thiết kế này theo các tiêu chuẩn của responsive design. Lập trình web Do ngay từ thời gian đầu tiên, việc lựa chon ngôn ngữ lập trình, môi trường máy chủ vân vân đã được đồng ý với khách hàng, bạn không nên có thêm bất kỳ sự thay đổi nào vào thời gian này. Tuy nhiên để website thân thiện với cỗ máy tìm kiếm, hệ thống quản trị nội dung (CMS) cần hỗ trợ tốt cho SEO. Tại Việt Nam, tôi sẽ không khuyên bạn tự làm hệ thống quản trị nội dung của mình mà thay vào đó, bạn nên sử dụng một trong các hệ thống quản trị nội dung làm theo mã nguồn mở, được cộng đồng cùng nhau xây dựng trong nhiều năm. Các hệ thống nổi tiếng thế giới này thường có rất nhiều tính năng có sẵn, bảo mật tốt, hỗ trợ cho SEO tốt và quan trọng hơn là chúng miễn phí, chúng có thể rút ngắn thời gian lập trình của bạn một cách đáng kể. Tuy nhiên một thực tế đáng buồn là có nhiều bộ phận lập trình ở Việt Nam luôn muốn tự thiết kế hệ thống CMS của riêng mình, sau đó sử dụng lại cho nhiều khách hàng khác nhau. Do thời gian đầu tư không nhiều, cũng không có nhiều
  • 57. 52 nguồn lực như sự tham gia của cả cộng đồng lập trình trên thế giới với các CMS tốt nên phần lớn các CMS tự làm ở Việt Nam đều không đạt được chất lượng tương đương. Một số hệ thống bạn có thể cân nhắc như: Wordpress, Drupal, Mambo, Magento vân vân. Về mặt SEO, Rand Fishkin có một bài viết từ khá lâu, nhưng còn nguyên giá trị how to choose a suitable CMS for your site (from a SEO perspective). Tôi khuyên bạn nên đọc nó kĩ và trừ khi hệ thống CMS bạn tự xây dựng đáp ứng được các yêu cầu này về mặt SEO, tôi sẽ không khuyên khách hàng sử dụng nó. Lý do các hệ thống CMS dùng mã nguồn mở không bảo mật cao là một lý do không đúng. Về mặt quy trình làm việc, thông thường các agency sẽ chỉ bắt đầu lập trình sau khi thiết kế đã được hoàn tất và được duyệt bởi khách hàng. Tuy nhiên nếu bạn không có nhiều thời gian, bạn có thể yêu cầu bộ phận lập trình bắt đầu vào làm ngay các phần cơ sở dữ liệu CMS vân vân song song với quá trình thiết kế. Tuy nhiên người đóng vai trò quản lý dự án cần hiểu được rõ về các yếu tố kĩ thuật và có liên lạc tốt với bộ phận thiết kế và chăm sóc khách hàng để làm được điều này. Kiểm tra tốc độ trang web Tốc độ tải của trang web là một phần rất quan trọng, ảnh hưởng lớn tới trải nghiệm người dùng, thành công của chiến dịch và cả hiệu quả làm SEO. Chính vì vậy bạn cần kiểm tra tốc độ tải của trang thật cẩn thận. Theo báo cáo của Google Analytics, các trang web của Việt Nam có tốc độ load trên máy tính khoảng 2.3 giây (bạn có thể xem báo cáo ở đây). Chính vì vậy bạn cần lập trình website của mình để có tốc độ tải dưới 2 giây, hoặc tốt nhất là dưới 1 giây. Google có khá nhiều tài liệu hướng dẫn làm website chạy nhanh hơn như PageSpeed insights. Dưới đây là hình chụp màn hình việc kiểm tra tốc độ của trang web sử dụng công cụ của Google.
  • 58. 53 Tất nhiên, tốc độ tải trang sẽ khác nhau với người dùng ở các thành phố, quốc gia khác nhau. Tuy nhiên thông thường, do tốc độ đường truyền quốc tế của Việt Nam rất chậm nên bạn cần đặt server trong nước nếu muốn phục vụ khách hàng nội địa. Tối ưu hoá SEO On page Theo tôi, ngay cả với các microsite chỉ tồn tại từ 2-3 tháng, bạn vẫn nên làm tối ưu hoá trên trang web của mình cho công cụ tìm kiếm. Các yếu tố ảnh cơ bản bạn có thể tối ưu hoá được mô tả rất chi tiết trong bài blog này bởi seoMOZ Nếu bạn không có thời gian để đọc chi tiết, dưới đây là một số nội dung chính: “An ideal web page should do all the following: • Be hyper-relevant to a specific topic (usually a product or sin-gle object) (nội dung của từng trang nội dung cần tập trung vào một chủ đề nhất định) • Include subject in title tag (trong thẻ meta title của trang cần có từ khoá chỉ chủ đề của bài) • Include subject in URL (chủ đề của trang cần có trong đường dẫn, nói một cách đơn giản,bạn nên đưa từ khoá mong muốn vào đường dẫn) • Include subject in image alt text (từ khoá nên có trong thẻ alt của hình ảnh khi phù hợp) • Specify subject several times throughout text content (chủ đề/ từ khoá nên được lặp lại vài lần trong nội dung trang) • Provide unique content about a given subject ( nội dung trang không được sap chép từ nguồn khác, trang khác) • Link back to its category page (các trang con cần trỏ về trang chính) • Link back to its subcategory page (If applicable) • Link back to its homepage (This is normally accomplished with an image link showing the website logo on the top left of a page.)” (người dùng cần quay trở lại được trang chủ bằng cách click chuột vào logo). Việc phân tích từ khoá cần được làm với từng chủ đề để bạn xác định được đâu là từ khoá trọng tâm cho từng trang. Chi tiết sẽ được nói tới trong phần về làm SEO. Cài đặt mã theo dõi Analytics Chi tiết về Analytics sẽ được nói tới trong chương 11. Do ở Việt Nam, các doanh nghiệp và agency sử dụng Google Analytics nhiều, chính vì vậy tôi lấy ví dụ Google Analytics là chính trong cuốn sách này. Việc cài đặt Google Analytics để đo lường hiệu quả chiến dịch nên được làm cẩn thận, tuỳ vào các tình huống khác nhau như bạn sử dụng tên miền phụ, hay chiến dịch chạy dưới một thư
  • 59. 54 mục của tên miền chính (subfolder) hay một tên miền riêng hoàn toàn. Điều quan trọng là với bất kì kiểu cài đặt nào, bạn cũng nên có một cách dễ dàng, xem được lượt truy cập, các chuyển đổi, tỉ lệ thoát của chương trình. Thông thường, các agency rất hay quên việc cần cài đặt mã Google Analytics để biết được xem có bao nhiêu người chơi thực hiện các hành động mong muốn như tạo tài khoản, tham gia chơi, tải ảnh, chơi game vân vân. Tất nhiên, bạn có thể tạo báo cáo từ cơ sở dữ liệu để có các thông tin này. Tuy nhiên nếu không cài đặt Google Analytics thì bạn sẽ không biết được các kênh trực tuyến mang lại lượt truy cập vào trang microsite, nguồn nào hiệu quả hơn trong việc mang lại các chuyển đổi, các hành động mong muốn để từ đó tối ưu hoá nhiều hơn cho các kênh đó. Google Webmaster sử dụng cho việc làm SEO cũng nên được cài đặt để kiểm tra xem microsite của bạn có gặp lỗi gì về SEO như chặn robot của Google hay không? Sau khi cài đặt các đoạn mã khác nhau, nhất là mã Google Ana-lytics để theo dõi chuyển đổi, bạn cần kiểm tra cẩn thận, bằng cách vào microsite từ các nguồn khác nhau và thực hiện chuyển đổi, sau đó xem lại trên báo cáo Google Analytics. Kiểm tra nội bộ và sửa lỗi Chạy thử nội bộ để kiểm tra lỗi và sửa lỗi là một giai đoạn hết sức quan trọng trong quá trình xây dựng website hay microsite. Quá trình này cần được làm cẩn thận trước khi website được gửi cho khách hàng chạy thử. Bộ phận kiểm tra chất lượng nên thử website trên các trình duyệt khác nhau, các màn hình với độ phân giải khác nhau, thậm chí trên cả điện thoại di động để kiểm tra xem website có hoạt động đúng như dự tính. Nếu bạn muốn thuê các nhóm chuyên kiểm tra chất lượng web-site thì bạn có thể thuê, tuy nhiên nếu tiết kiệm chi phí, bạn nên thử các chức năng chính mà người dùng sẽ sử dụng khi vào website. Ví dụ như bạn muốn khách hàng đăng ký tài khoản trên web-site, sau đó chơi game, bạn hãy làm thử nó. Đồng thời bạn cũng nên click vào tất cả các đường dẫn trên website để kiểm cho xem nó có hoạt động không, tương tự như các video. Khách hàng kiểm tra Đây là một khâu rất quan trọng và thường được nói tới với cụm từ viết tắt UAT (User Acceptance Test). Điều này chỉ đơn giản là bạn cần yêu cầu khách hàng kiểm tra các chức năng thật cẩn thận, có nghiệm thu qua văn bản hoặc tối thiểu qua email trước khi tung ra website.
  • 60. 55 Sẽ rất mạo hiểm nếu như khách hàng chưa thử website, thử game hay thử tham gia cuộc thi trên facebook, mà bạn đã tung ra cho người dùng, hoặc khách hàng không xác nhận qua email/văn bản mà chỉ xác nhận qua điện thoại. Điều này nguy hiểm bởi nếu người chơi bắt đầu chơi và web-site có lỗi gì đó, sẽ rất khó để sửa chữa nhanh chóng, và nó làm mất đi tính chuyên nghiệp của thương hiệu bạn và thiện cảm của người dùng với website, thương hiệu. Ngoài ra, khi chiến dịch được tung ra, sẽ có nhiều kênh truyền thông cùng bắt đầu, chính vì vậy nếu website gặp lỗi, sẽ có rất nhiều người dùng phàn nàn. Có một số khác hàng sẽ cần bạn hướng dẫn trong phần kiểm tra này để chắc chắn họ đã kiểm tra hết các chức năng, các đường dẫn vân vân. Ra mắt website/microsite Nếu website/microsite là một phần của một chiến dịch tổng thể lớn hơn, với nhiều kênh cùng chạy một lúc thì bạn sẽ khó thực hiện soft launch. Soft launch giống như việc chạy thử website với khách hàng thực tế, tung ra website/microsite tuy nhiên không công bố quá rộng rãi hay chạy quảng cáo quá nhiều, chỉ để người dùng vào một cách tự nhiên và sửa các lỗi nếu có trước khi triển khai mạnh hơn. Bên cạnh đó, trong ngày đầu tiên bắt đầu chiến dịch, thông thường sẽ có rất nhiều kênh quảng cáo cùng chạy một lúc, chính vì vậy thông thường sẽ có một lượng lớn người dùng truy cập vào website/microsite. Bạn cần theo dõi trong những ngày đầu tiên thật cẩn thận và kiểm tra tình trạng server xem có quá tải không thường xuyên.
  • 61. 56 Tôi đã gặp nhiều website (trong đó có cả website của mình), nhiều cuộc thi, nhiều mẫu điền mà người dùng sẽ gặp rất nhiều khó khăn để thực hiện các hành động mong muốn cơ bản trên website. Chính vì những trải nghiệm này, tôi luôn muốn tìm hiểu thêm về những phương pháp, những chiến lược, những cách làm khác nhau để giúp website, ứng dụng trên di động trở nên thân thiện hơn với người dùng. Và một trong những cách tốt nhất để học về một chủ đề nào đó là chia sẻ với người khác những gì mình biết, chính vì vậy, mặc dù chưa có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này, tôi vẫn đưa phần nội dung này vào trong sách. Cách đây không lâu, tôi có nhìn thấy chiếc đồng hồ Casio G Shock này ở ngoài của hàng và tôi đã chuẩn bị mua nó. Trông nó nhìn khá đẹp, nhất là khi bạn đeo nó vào tay. Tuy nhiên sau khi cân nhắc, tôi đã quyết định không mua. Lý do chính là bởi chức năng quan trọng nhất của một chiếc đồng hồ với tôi là chỉ thời gian, tuy nhiên với chiếc đồng hồ này, tôi sẽ gặp khó khăn trong việc biết được bây giờ là mấy giờ bởi nó không rõ ràng hiển thị. Tất nhiên, tôi nghĩ vẫn sẽ có nhiều người mua đồng hồ hoàn toàn vì mục đích thời gian, và họ không quan tâm tới việc xem giờ trên đồng hồ. Mỗi người mỗi khác. Thiếu sự quan tâm từ các nhà quảng cáo Việt Nam Theo cảm nhận cá nhân của tôi, việc tối ưu hoá trải nghiệm người dùng trên website, trên các ứng dụng di động ít nhận được sự quan tâm của những người làm quảng cáo. Phần lớn mọi người chỉ quan tâm tới việc giao diện có đẹp, có bắt mắt hay không? Section 3 Tối ưu hoá trải nghiệm người dùng