SlideShare a Scribd company logo
1 of 87
Download to read offline
TÀI LIỆU XOÁ MÙ TH ÔNG TIN VỀ
ĐIỀU TRỊ CHO NGƯỜI SỐNG CHUNG
VỚI HIV ĐỒNG NHIỄM VIÊM GAN B
         VÀ VIÊM GAN C




            Hà Nội, 2012
LỜI NÓI ĐẦU


      Viêm gan B và Viêm gan C là bệnh viêm gan do vi rút gây ra, là bệnh
phổ biến trên thế giới và ở Việt Nam, đặc biệt đối với những người tiêm chích
ma túy. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng có tới 80-90 % những người tiêm chích
ma túy bị nhiễm viêm gan C (HCV).
      Đường lây truyền của viêm gan B, viêm gan C và HIV về cơ bản là giống
nhau, do vậy một số nghiên cứu cũng đã chỉ ra có tỷ lệ đồng nhiễm cao HIV với
các viêm gan B và C. Hơn nữa, có một sự tương tác khi một bệnh nhân cùng lúc
vừa bị viêm gan B, C vừa bị nhiễm HIV, chẳng hạn viêm gan B làm thúc đẩy
tăng nhanh số lượng HIV, viêm gan vi rút mạn tính cũng làm tăng độc tố của
thuốc kháng vi rút khi điều trị HIV, đồng thời HIV cũng dễ làm cho người viêm
gan B trở thành mạn tính hơn và nặng hơn v.v…
       Do vậy việc hiểu biết về căn bênh viêm gan B và viêm gan C cũng như
tác động qua lại giữa viêm gan B, viêm gan C và HIV khi bị đồng nhiễm giúp
việc dự phòng, chăm sóc và điều trị tốt hơn. Với cuốn tài liệu này, chúng ta bắt
đầu mở đường tới kiến thức về viêm gan C (HCV), viêm gan B (HBV) và HIV.
Cuốn tài liệu này được thiết kế để giúp các bạn hiểu được những kiến thức cơ
bản về bệnh viêm gan C, viêm gan B và đồng nhiễm HIV. Cuốn tài liệu này
cũng có mục đích là giúp các bạn tiếp cận chăm sóc và điều trị viêm gan mạn
tính, cho chính bản thân, người thân và cộng đồng của các bạn.
      Cuốn tài liệu này được biên soạn dựa trên kiến thức và kinh nghiệm thực
hành của nhóm Hành động điều trị (TAG) và nhóm hành động điều trị AIDS tại
Thái Lan. Do vậy hy vọng nó sẽ giúp ích các bạn và tất cả chúng ta – những
người mong muốn hướng tới mục tiêu cao nhất là dự phòng, chăm sóc và điều
trị HCV, HBV và đồng nhiễm HIV tại Việt Nam.
      Mặc dù tài liệu đã được biên tập lại cho phù hợp với điều kiện thực tế của
Việt Nam, tuy vậy chắc chắn tài liệu không thể tránh khỏi những thiếu sót.
Chúng tôi mong muốn tất cả các bạn đọc xa gần góp ý để cuốn tài liệu này ngày
càng gần gũi và hiệu quả hơn. Mọi góp ý xin được gửi về: Nhóm Mặt Trời Của
Bé.
      Trân trọng cảm ơn.
                                       1
MỤC LỤC


PHẦN 1. CẤU TRÚC, CHỨC NĂNG GAN VÀ TỔNG QUAN VỀ BỆNH VIÊM
GAN ............................................................................................................................... 3
   1. Cấu trúc của gan ..................................................................................................... 3
   2. Chức năng của gan .................................................................................................. 3
   3. Khái quát về bệnh viêm gan ................................................................................... 5
   4. Viêm gan vi rút ....................................................................................................... 5
PHẦN 2. VIÊM GAN B ............................................................................................. 10
   1. Tình hình nhiễm vi rút viêm gan B ....................................................................... 10
   2. Đường lây truyền của viêm gan B và dự phòng ................................................... 11
   3. Tiến triển tự nhiên của nhiễm vi rút viêm gan B .................................................. 15
   4. Đồng nhiễm HIV và HBV: Tác động của HIV lên viêm gan B ........................... 16
   5. Các loại xét nghiệm để chẩn đoán và theo dõi viêm gan B .................................. 16
   6. Điều trị viêm gan B............................................................................................... 20
   7. Điều trị cho người đồng nhiễm HIV/HBV ........................................................... 24
PHẦN 3. VIÊM GAN C ............................................................................................. 26
   1. Tình hình nhiễm vi rút viêm gan C ....................................................................... 26
   2. Đường lây truyền và không lây truyền của viêm gan C và dự phòng .................. 26
   3. Tiến triển tự nhiên của nhiễm vi rút viêm gan C .................................................. 29
   4. Đồng nhiễm HIV/HCV ......................................................................................... 32
   5. Xét nghiệm chẩn đoán HCV ................................................................................. 33
   6. Điều trị viêm gan C và tác dụng phụ .................................................................... 38
PHẦN 4. PHỤ LỤC.................................................................................................... 46
   PHỤ LỤC 1. Liên hệ chặt chẽ với nhân viên y tế của bạn ....................................... 46
   PHỤ LỤC 2. Bảng thông tin theo dõi xét nghiệm................................................... 48
   PHỤ LỤC 3. Câu hỏi đánh giá trước và sau tập huấn .............................................. 49
   MỘT SỐ ĐỊA CHỈ CẦN BIẾT ................................................................................ 57




                                                                 2
PHẦN 1. CẤU TRÚC, CHỨC NĂNG GAN
                VÀ TỔNG QUAN VỀ BỆNH VIÊM GAN



1. Cấu trúc của gan
      Gan là cơ quan lớn nhất trong cơ thể người, nằm ở phía bên phải trong ổ
bụng, đằng sau các xương sườn phải, cân nặng khoảng 1,2 kg---1,3kg và kích
thước cỡ chừng quả bóng.




2. Chức năng của gan
      Gan thực hiện nhiều chức năng quan trọng. Gan làm việc như một nhà
máy lọc chế biến cho cơ thể của bạn. Tất cả mọi thứ từ thức ăn, đồ uống đều
qua gan. Gan cũng sẽ chuyển hoá các thuốc, các loại thảo dược và vitamine.
       - Chuyển hóa thức ăn trở thành năng lượng cần thiết cho sự sống và phát
triển: Lá gan của bạn đóng một vai trò chính yếu trong việc biến đổi thức ăn
thành những chất thiết yếu cho cuộc sống. Tất cả lượng máu đi ra từ dạ dày và
ruột đều phải đi qua gan trước khi tới phần còn lại của cơ thể. Như vậy lá gan
nằm ở một vị trí chiến lược để chuyển đổi thực phẩm và thuốc được hấp thụ từ
đuờng tiêu hoáthành các dạng mà cơ thể có thể sử dụng một cách dễ dàng. Về
cơ bản, lá gan đóng vai trò của một nhà máy lọc và tinh chế


                                      3
- Lọc chất thải từ máu: Gan đóng một vai trò chính yếu trong việc loại bỏ
ra khỏi máu các sản phẩm độc hại sinh ra từ ruột hay nội sinh (do cơ thể tạo ra).
Gan chuyển đổi chúng thành những chất mà cơ thể có thể loại bỏ dễ dàng.
       - Tạo mật: Gan cũng tạo ra mật, một chất dịch màu nâu hơi xanh lục cần
thiết cho sự tiêu hóa. Mật được dự trữ trong túi mật. Túi mật cô đặc và tiết mật
vào trong ruột, giúp cho sự tiêu hóa.


                                        Tĩnh mạch gan




                                               Động mạch gan


                       Túi mật
                                           Tĩnh mạch cửa
                          ống mật chủ




      - Chuyển hoá các thuốc được hấp thụ từ đường tiêu hoá thành dạng cơ thể
có thể dùng được: Nhiều thuốc dùng trị bệnh cũng được chuyển hoá nhờ gan.
Những thay đổi này chi phối hoạt tính của thuốc trong cơ thể.
      Ngoài ra, gan còn có các chức năng:
      - Sản xuất ra protein mới cho cơ thể;
      - Ngăn ngừa sự thiếu hụt năng lượng cơ thể bằng cách dữ trữ một số
vitamin, khoáng chất và đường;
      - Điều hoà sự vận chuyển mỡ dự trữ;
      - Kiểm soát việc sản xuất và bài tiết cholesterol;
      - Chuyển hóa rượu;
      - Duy trì sự cân bằng các nội tiết tố;
      - Trong giai đoạn thai nhi, gan có vai trò của một cơ quan tạo máu;

                                           4
- Giúp cơ thể chống lại sự nhiễm trùng bằng các tạo ra các yếu tố miễn
dịch và loại bỏ các vi khuẩn lưu thông trong máu;
      - Tái tạo mô tổn thương của chính nó; và
      - Dự trữ sắt.

3. Khái quát về bệnh viêm gan
      Viêm gan (Hepatitis) là một thuật ngữ chung để chỉ gan sưng (viêm)
(hepa là từ của Hy Lạp nói về gan - có nghĩa là gan sưng). Viêm gan là tổn
thương tại gan với sự có mặt của các tế bào bị viêm trong mô gan. Tình trạng
bệnh có thể là tự khỏi hoặc có thể phát triển tới việc gây sẹo và xơ tại gan. Viêm
gan cấp tính là khi bệnh chỉ kéo dài dưới 6 tháng, còn viêm gan mãn tính là khi
bệnh kéo dài hơn. Viêm gan Có nhiều nguyên nhân gây nên bao gồm
      - Uống nhiều rượu, bia;
      - Sử dụng một loại thuốc hoặc thảo dược nào đó;
      - Hít phải hơi, khói độc, hại
      - Nhiễm vi rút viêm gan, hoặc
      - Nhiễm các loại bệnh khác như leptospirosis.

4. Viêm gan vi rút
4.1. Các loại vi rút gây viêm gan
      Có 5 loại vi rút khác nhau làm lây nhiễm cho gan và gây bệnh: Viêm gan
A, B, C, D và E. Các loại vi rút này được đặt tên theo chữ cái theo thứ tự khi
chúng được phát hiện ra. Mỗi một loại vi rút là nguyên nhân gây bệnh khác
nhau và hầu hết con người không biết họ đã bị lây nhiễm vì không hề có dấu
hiệu gì.
       - Viêm gan A (HAV): Nhiễm vi rút viêm gan A thông thường không
nghiêm trọng nhưng đôi khi nó có thể làm cho chúng ta bị ốm. Bệnh thường lây
trực tiếp từ người bệnh sang người lành qua thức ăn và nước uống bị nhiễm
virut viêm gan A. HAV đào thải qua phân ở cuối thời kỳ ủ bệnh kéo dài hàng
tuần (cho tới khi lui bệnh). Bởi vậy, ăn uống mất vệ sinh là điều kiện thuận lợi
cho mắc bệnh. Bệnh viêm gan A thường không có giai đoạn mãn tính và không
gây tổn thương vĩnh viễn đối với gan.

                                        5
Virut viêm gan A

      Hiện nay đã có vaccin viêm gan A được sử dụng trên toàn thế giới và
Việt Nam, có tính miễn dịch và độ an toàn cao. Do vậy nếu được tiêm chủng
phòng ngừa, chúng ta có thể yên tâm không bị mắc bệnh viêm gan A, một căn
bệnh gây dịch, ảnh hưởng tới sức khỏe cá nhân và xã hội.
       - Viêm gan B (HBV) và viêm gan C (HCV): HBV và HCV là hai loại vi
rút nguy hiểm nhất. Một số người có thể tự đào thải HBV và HCV mà không
cần điều trị, nhưng HBV và HCV cũng có thể trở thành nhiễm trùng mạn tính
(suốt cuộc đời). Hiện có các phương pháp điều trị viêm gan B, C mạn tính khác
nhau và một số người có thể được điều trị khỏi. Mặc dù không phải tất cả các
trường hợp viêm gan B, C mạn tính cần phải điều trị, nhưng nhiều người mắc
viêm gan B, C mạn tính sẽ tiến triển đến tổn thương gan nặng, ung thư gan và
suy gan do không điều trị. Hầu hết các trường hợp tử vong do bệnh gan có
nguyên nhân là viêm gan B, C mạn tính.
      - Viêm gan D (HDV): Viêm gan D chỉ tìm thấy ở người đã có HBV.
Không thể nhiễm viêm gan D trừ khi có viêm gan B. Như vậy HDV chỉ gây
nguy hiểm cho những ai đang mắc hoặc sẽ mắc bệnh viêm gan B mà thôi. Điều
này cũng có nghĩa là HDV chỉ lây lan với những ai chưa có kháng thể kháng
viêm gan vi rút B, những người có khả năng miễn nhiễm hay đã chích ngừa
viêm gan B sẽ không bị nhiễm viêm gan siêu vi D nữa. Viêm gan siêu vi D lây
lan chủ yếu qua đường máu. Hoạt động tình dục được cho là có tỷ lệ lây lan
viêm gan D khá thấp nhưng vẫn không loại trừ, vì vậy các tác giả khuyến cáo
việc quan hệ tình dục an toàn nên được áp dụng mang tính chất phòng bệnh.
      - Viêm gan E (HEV): Virus viêm gan E là một vi rus gây viêm gan lây
truyền qua đường phân - miệng chủ yếu thông qua nước bị nhiễm virus. Viêm
gan E có thể có triệu chứng nhưng sẽ tự mất đi. Thông thường viêm gan E
không nghiêm trọng nhưng có thể đe dọa người bệnh trong thời gian mang thai,
đặc biệt trong ba tháng cuối.

                                      6
Vi rút viêm gan E

4.2. Sự nguy hiểm của viêm gan B và viêm gan C
      Viêm gan B và viêm gan C mạn tính là bệnh “thầm lặng” mà thường
không có triệu chứng cho tới khi gan bị tổn thương nặng dẫn tới suy gan, xơ gan
hoặc các biến chứng như là tiến triển thành ung thư gan, sau nhiều năm bị
nhiễm vi rút. Rất nhiều trường hợp tử vong do gan bị tổn thương nặng mà lẽ ra
có thể dự phòng được bằng cách chẩn đoán viêm gan mạn tính B và C sớm hơn
để điều trị kịp thời. Hiểu biết hơn về viêm gan vi rút không chỉ giúp bạn sống
khỏe mạnh và khi bạn chia sẻ thông tin với cộng đồng của bạn có thể cứu giúp
cuộc sống của nhiều người.
4.3. Mối liên quan giữa đồ uống có cồn và viêm gan
       Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng người bị viêm gan uống ít chất có cồn thì
tốt hơn. Một số nghiên cứu cho thấy đàn ông uống 50 gram chất có cồn mỗi
ngày (4-5 đồ uống hỗn hợp; hoặc một vài ly rượu mạnh hoặc vài chai bia nhỏ
mỗi ngày), phụ nữ uống khoảng 30 grams (2-3 ly ) chất có cồn mỗi ngày hoặc
nhiều hơn có nguy cơ tổn thương gan nhiều hơn người uống ít hoặc không
uống. Như vậy tốt nhất những người bị viêm gam cần từ bỏ hoàn toàn đồ uống
có cồn như bia rượu để ngăn chặn tổn thương gan. Nếu không từ bỏ hoàn toàn
thì cũngc ần uống ít hơn và uống nhiều nước có thể giúp đào thải rượu, độc tố
từ cơ thể của bạn.

                                       7
Điều trị HCV sẽ khó khăn hơn nếu vẫn tiếp tục uống chất có cồn: Một số
chuyên gia cho rằng điều trị viêm gan đáp ứng kém đối với những người uống
chất có cồn. Một lý do có thể người nghiện rượu nặng là người thường xuyên
có nhiều HCV trong máu của họ hơn là người không uống rượu. Nhiều bác sĩ
không điều trị viêm gan C cho bệnh nhân vẫn tiếp tục uống rượu, bởi vì họ nghĩ
rằng điều trị sẽ không hiệu quả hoặc họ lo lắng bệnh nhân sẽ không uống thuốc
thường xuyên.
4.4. Sử dụng ma túy và viêm gan vi rút
      - Người sử dụng ma túy thường xuyên như là heroin hoặc ma túy tổng
hợp như methaphetamine có thể sẽ không ăn ngủ tốt và có thể thường xuyên bị
căng thẳng. Đối với những người dùng chung bơm kim tiêm hoặc không sử
dụng bơm kim tiêm sạch có nguy cơ cao nhiễm HIV, HBV, HCV và cũng như
các nhiễm trùng khác. Do vậy việc sử dụng ma túy hàng ngày có thể tác động
xấu tới sức khỏe con người.
       - Do heroin và methamphetamine là bất hợp pháp, nên có rất ít nghiên
cứu về tác hại của ma túy và viêm gan. Tuy nhiên nhiều nhà khoa học chỉ ra
rằng, hầu hết các loại ma túy buôn bán hiện nay không tinh khiết, thường có
thêm các tạp chất làm gia tăng sự có hại cho gan. Việc sử dụng cần sa cũng có
thể là lý do gây ra xơ gan nhanh hơn đối với những người bị viêm gan mạn tính
HBV và HCV.
4.5. Vắc xin có thể dự phòng viêm gan
       Hiện nay có vắc xin để dự phòng viêm gan A và viêm gan B nhưng chưa
có vắc xin cho dự phòng viêm gan C mặc dù nhiều nhà khoa học đang nghiên
cứu để tìm ra vắc xin này. Mọi người có thể nhiễm hơn một vi rút viêm gan tại
cùng một thời điểm và họ cũng có thể đồng nhiễm với HIV. Khi cùng một lúc
bị nhiễm nhiều loại vi rút, chúng có thể làm cho cơ thể bạn yếu hơn, đó là lý do
mà tại sao khi đã nhiễm viêm gan C mạn tính và hoặc nhiễm HIV nên tiêm vắc
xin để phòng viêm gan B và viêm gan A.




                                       8
CÂU HỎI THẢO LUẬN


      1. Bạn biết những ai đã chết do bệnh gan?
      2. Cái chết từ bệnh gan có thể dự phòng được không?
      3. Bạn đã làm gì để giúp dự phòng bệnh gan cho bản thân bạn và cộng
đồng của bạn?
      4. Theo bạn ai trong cộng đồng sẽ quan tâm về vi rút viêm gan?
       5. Bạn sẽ sử dụng những kiến thức từ cuốn tài liệu này như thế nào để
chia sẻ thông tin với cộng đồng người khác trong cộng đồng của bạn?




                                      9
PHẦN 2. VIÊM GAN B


1. Tình hình nhiễm vi rút viêm gan B
      Theo ước tính của Tổ chức Y Tế Thế Giới, hiện có khoảng 350 triệu
người mang vi rút viêm gan B (HBV) mãn tính có nguy cơ mắc và tử vong do
xơ gan và ưng thư gan, tập trung chủ yếu ở châu Phi, châu Á và Ðông Nam Á.
      Tại Mỹ, HBV là nguyên nhân của 5-10% bệnh hoại gan mạn tính và 10-
15% ung thư gan. HBV làm khoảng 5.000 người chết mỗi năm, chủ yếu ở tuổi
trên 12 (lí do có lẽ là vì sinh hoạt tình dục bắt đầu nhiều hơn sau tuổi này). các
yếu tố nguy cơ khác gồm sử dụng thuốc cocaine và các loại thuốc tiêm tĩnh
mạch, nhiều bạn tình, trình độ giáo dục thấp.
       Tại Việt Nam, tỷ lệ người xét nghiệm dương tính với viêm gan B
(HbsAg) từ 10-25% trong các quần thể dân cư. Virút viêm gan B là căn nguyên
của 50-70% các trường hợp viêm gan virút cấp tính, 80% viêm gan virút mạn
tính. HBsAg trên nhân xơ gan là 80% và bệnh nhân ung thư gan nguyên phát là
90-100%.




                              Hình ảnh vi rút viêm gan B
      Tại Phòng khám ngoại trú Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương, tỷ lệ đồng
nhiễm viêm gan B và HIV là 12%, tỷ lệ đồng nhiễm viêm gan B, viêm gan C và
HIV là 6%.




                                        10
2. Đường lây truyền của viêm gan B và dự phòng
       Vi rút viêm gan B có thể lây qua đường máu, tinh dịch, và các dịch cơ thể
khác (HBV tìm thấy trong sữa mẹ và nước bọt với số lýợng rất ít). HBV nhỏ
hơn nhiều, và lây nhiễm hơn 100 lần so với HIV, HBV có thể sống ngoài cơ thể
tới 7 ngày.
2.1. Các đường lây phổ biến nhất
        - Từ mẹ sang con trong khi sinh;
     - Quan hệ tình dục qua đường miệng, âm đạo với người nhiễm HBV mà
không bảo vệ;
        - Quan hệ tình dục qua đường miệng có nguy cơ thấp;
      - Dùng chung dụng cụ tiêm chích bao gồm: kim tiêm, ống chích, dụng cụ
pha, bông và ống chích;
        - Dùng chung đồ dùng cá nhân có dính máu: Dao cạo râu, bàn chải đánh
răng;
        - Dùng chung các dụng cụ xăm mình hay xuyên chích qua da.
        - Truyền máu;
        - Tình cờ do chấn thương hoặc tai nạn rủi ro nghề nghiệp khác.
2.2. Các đường không lây
      Tương tự như HIV, bạn không thể nhiễm viêm gan B qua các tiếp xúc
thông thường như: Hôn nhau, bắt tay, uống chung ly nước, ăn chung bát đũa.
2.3. Dự phòng viêm gan B
2.3.1. Dự phòng bằng tiêm vắc xin viêm gan B
      Không giống như HIV hoặc HCV, hiện nay đã có vắc xin để dự phòng
lây nhiễm viêm gan B hiệu quả. Vắc xin viêm gan B an toàn và hiệu quả hơn
90 %. Vắc xin kích thích hệ thống miễn dịch chống lại HBV. Các vắc xin phòng
bệnh viêm gan đã được sử dụng cho hơn một tỷ người, cho thấy có hiệu quả và
an toàn.Việc tiêm vắc xin phòng viêm gan B còn được xem như một biện pháp
phòng ngừa ung thư gan. Vắc xin phòng viêm gan B là vắc xin duy nhất và đầu
tiên được tổ chức Y tế thế giới (WHO) ghi nhận là biện pháp phòng ngừa ung
thư gan.
                                           11
Với trẻ sơ sinh: Do Việt Nam là nước có tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan B
cao nên vắc xin viêm gan B đã được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng
và được khuyến cao tiêm cho tất cả các trẻ em trong chương trình tiêm chủng
với lịch như sau:
                       Lịch tiêm vắc xin viêm gan B
           Lứa tuổi       Những vắc xin khác tiêm Vắc xin viêm gan B
                           trong cùng thời gian
 Mới sinh (tốt nhất trong BCG                        Viêm gan B sơ sinh
 vòng 24 giờ đầu)
 2 tháng                  OPV1, DPT1                 Viêm gan B mũi 2
 3 tháng                  OPV2, DPT2
 4 tháng                  OPV3, DPT3                 Viêm gan B mũi 3



      Tiêm đầy đủ 3 mũi vắc xin sẽ tạo được miễn dịch bảo vệ >95% trẻ em và
người trưởng thành. Thời gian bảo vệ ít nhất là 15 năm và có thể là suốt đời.




                                Vắc xin viêm gan B
       Với người lớn: Những người dễ có nguy cơ lây nhiễm viêm gan B như
thành viên trong gia đình người nhiễm HBV, nhân viên y tế, người bị bệnh thận
giai đoạn cuối đang lọc máu (người bị bệnh đông máu do di truyền), người
nhiễm HIV, người có nguy cơ cao lây qua quan hệ tình dục (nam có quan hệ
đồng tính (MSMs) và phụ nữ bán dâm (SWs), người sử dụng ma túy (IDUs),
những người có bệnh gan mạn tính nên được tiêm phòng. Lịch tiêm chủng ngừa
để tạo miễn dịch cơ bản gồm 3 liều như sau:

                                     12
Liều khởi đầu: vào lúc lựa chọn.
      Liều thứ hai: 1 tháng sau khi tiêm liều đầu.
      Liều thứ ba: 2 tháng hoặc 6 tháng sau khi tiêm liều đầu.
       Các tác dụng bảo vệ của vắc xin HBV cũng có thể giảm theo thời gian, vì
vậy nếu bạn được tiêm phòng trên 10 năm trước, thì bạn nên yêu cầu bác sĩ làm
xét nghiệm hiệu giá kháng thể kháng viêm gan B để biết được bạn có cần tiêm
liều vắc xin bổ sung không ? Khi tiêm, bạn cũng nên hỏi lại phòng khám hoặc
bác sĩ khi nào bạn nên quay trở lại để tiêm mũi vắc xin cuối.
       Vắc xin viêm gan B and HIV: Một số nghiên cứu chỉ ra vắc xin cho tiêm
chủng viêm gan B có thể không hiệu quả ở người nhiễm HIV có tế bào CD4
thấp (CD4 < 200). Việc điều trị HIV làm tăng tế bào CD 4 nhưng đối với một số
người tế bào CD4 vẫn thấp ngay cả khi đang điều trị. Do vậy đôi khi cần bổ
sung liều vắc xin HBV thì có thể vẫn đáp ứng đối với người nhiễm HIV có CD4
thấp.
2.3.2. Dự phòng lây truyền viêm gan B từ mẹ sang con
       - HBV có thể dễ dàng lây từ mẹ sang con. Đa số người nhiễm HBV bị
nhiễm trong khi sinh và hậu quả của nhiễm HIV từ mẹ sang con cũng nặng nề.
Do vậy cần dự phòng viêm gan B cho trẻ chủ động bằng cách tiêm chủng vắc
xin viêm gan B cho trẻ sau sinh càng sớm càng tốt và tốt nhất là trong vòng 24
giờ sau sinh. Các mũi tiêm tiêm theo cần tuân thủ theo lịch tiêm chủng đã đề
cập trên.




                                         13
- Nuôi con bằng sữa mẹ: Có tìm thấy HBV trong sữa mẹ nhưng một số
nghiên cứu đã cho thấy độ an toàn khi nuôi con bằng sữa mẹ nếu đứa trẻ đã
tiêm vắc xin dự phòng HBV khi sinh.
      - Một số cân nhắc về sử dụng ARV cho dự phòng lây truyền HIV từ mẹ
sang con: Người ta có thể sử dụng một trong những thuốc ARV sử dụng cho dự
phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con là 3TC (Lamivudine) và đồng thời cũng
là thuốc điều trị HBV. Cần xét nghiệm chẩn đoán HBV trước khi điều trị
lamivudine hoặc tenofovir để dự phòng HIV. Ngýời đã nhiễm HBV cần tránh
sử dụng hai loại thuốc này cho điều trị dự phòng lây truyền HIV vì khi dừng lại
có thể là nguyên nhân gây lên đợt bùng phát viêm gan B đe doạ tính mạng, do
đó có thể sử dụng thuốc ARV khác thay thế.
2.3.3. Dự phòng khác
       Do vi rút gây viêm gan B có đường lây truyền tương tư như HIV nên
ngoài việc sử dụng vắc xin biêm gan B như đã đề cập trên, các nguyên tắc và
biện pháp dự phòng lây truyền HIV cũng có thể được áp dụng với viêm gan B,
cụ thể:
       - Tránh tiếp xúc trực tiếp với máu và dịch cơ thể như tinh dịch, dịch âm
đạo…
      - Sử dụng bơm kim sạch, không sử dụng chung bơm kim tiêm khi tiêm
chích ma túy.
       - Quan hệ tình dục an toàn. Sử dụng bao cao su đúng cách mỗi lần quan
hệ tình dục.




       - Xét nghiệm sàng lọc viêm gan B trước khi truyền máu.

                                      14
- Dùng riêng hoặc sát khuẩn các dụng cụ xuyên chích qua da như xăm tai,
dịch vụ làm đẹp và dùng riêng các dụng cụ cá nhân như bàn chải răng, dao cạo
râu...

3. Tiến triển tự nhiên của nhiễm vi rút viêm gan B
       - Diễn biến bệnh viêm gan B khác nhau, phụ thuộc khi nào bị lây nhiễm.
Những đứa trẻ bị lây nhiễm lúc sinh thông thường không có các biểu hiện
nhưng 90% sẽ phát triển thành viêm gan mạn tính suốt đời. Thông thường
không có tổn thương gan qua nhiều thập kỷ, vì hệ thống miễn dịch không nhận
ra nhiễm HBV của người bị nhiễm từ khi sinh cho tới khi trưởng thành (35 – 40
tuổi).
        - Lây nhiễm HBV ở người lớn: Khi người lớn nhiễm HBV, hệ miễn dịch
có thể chống lại HBV ở hầu hết các trường hợp. Chỉ khoảng 6 -10% người
nhiễm là người lớn sẽ phát triển thành bệnh mạn tính. Người lớn nhiễm HBV sẽ
tiến triển nhanh hơn là trẻ em nhiễm khi sinh:
      + Viêm gan B (HBV) cấp tính: Một số (30% - 50%) sẽ có biểu hiện trong
một vài tháng đầu tiên (Giai đoạn đầu tiên thể hiện viêm gan cấp tính). Nhiễm
viêm gan B (HBV) cấp tính thông thường kéo dài từ một tới ba tháng. Biểu hiện
viêm gan cấp có thể bao gồm: buồn nôn, nôn, ăn không ngon, sốt, mệt mỏi, đau
bụng, gan to và vàng da (vàng da và mắt). Có một số trường hợp nhưng hiếm
những biểu hiện này rất nặng (viêm gan tối cấp) có khả năng tử vong.
      + Viêm gan B (HBV) mạn tính: Thông thường, người bị nhiễm viêm gan
B mạn tính không có biểu hiện trong rất nhiều năm tới nhiều thập kỷ, đến nỗi họ
không biết rằng họ đã bị nhiễm HBV. Mặc dù đa số các trường hợp nhiễm viêm
gan B mạn tính không điều trị, khoảng 20-25% gan sẽ có những vết sẹo (xơ
gan) và ung thư gan. Tổn thương gan xảy ra rất chậm và mọi người cảm thấy
vẫn khoẻ cho tới khi bệnh nặng và đã quá muộn cho điều trị. Điều trị HBV kịp
thời có thể dự phòng xơ gan và ung thư gan. Tại Việt Nam, hầu hết mọi người
đã không biết họ đã nhiễm HBV tới khi họ đã được chẩn đoán xơ gan hoặc ung
thư gan.




                                      15
4. Đồng nhiễm HIV và HBV: Tác động của HIV lên viêm gan B
        HBV dễ trở thành mạn tính hơn ở người nhiễm HIV. Từ 30 đến 90% phát
triển thành HBV mạn tính do hệ thống miễn dịch của họ đã bị suy yếu do HIV
và không thể hết vi rút. Đối với người nhiễm HIV việc phát hiện họ nhiễm HBV
là rất quan trọng vì một số lý do sau:
      - Viêm gan B mạn tính thường nặng hơn ở người nhiễm HIV.
      - Người đồng nhiễm HIV và HBV có vi rút viêm gan B trong máu nhiều
hơn (gọi là tải lượng vi rút) người nhiễm HBV đơn thuần.
      - Tải lượng vi rút viêm gan B nhiều hơn sẽ điều trị khó khăn hơn.
      - HIV có thể lan nhanh và làm tăng quá trình tiến triển thành xơ gan, ung
thư gan, đặc biệt đối với người có CD4 thấp (< 200).

5. Các loại xét nghiệm để chẩn đoán và theo dõi viêm gan B
      Để hiểu về các loại xét nghiệm và ý nghĩa của kết quả xét nghiệm bạn
cần biết các thuật ngữ sau:



                                      16
- Kháng nguyên (Antigen): Một chất ngoại lai đối với cơ thể có thể là vi
    khuẩn, vi rút hay độc tố của vi khuẩn, chúng kích thích cơ thể sinh ra kháng thể
    chống lại chất ngoại lai đó
          - Kháng thể (Antibody): Các chất do hệ thống miễn dịch sinh ra đáp ứng
    sự có mặt của kháng nguyên trong cơ thể.
    5.1. Xét nghiệm sàng lọc
    Mục đích đầu tiên trong xét nghiệm là phát hiện người mắc HBV bằng cách làm
    xét nghiệm sàng lọc. Xét nghiệm để tìm kháng nguyên hoặc kháng thể do hệ
    thống miễn dịch sản xuất chống lại HBV. Các xét nghiệm này có thể là:
          - Tìm kháng nguyên bề mặt vi rút viêm gan B (HBsAg): Protein nhỏ trên
    bề mặt của HBV.
          - Tìm kháng thể kháng kháng nguyên bề mặt vi rút viêm gan B (anti-
    HBs): Kháng thể chống lại các kháng nguyên bề mặt.
         - Tìm kháng thể kháng kháng nguyên lõi vi rút viêm gan B (anti-HBc):
    Kháng thể chống lại kháng nguyên lõi.
             Kết quả xét nghiệm sàng lọc HBV có ý nghĩa như sau:

 HBsAg         anti-HBs    anti-HBc                     Giải thích
 Âm tính        Âm tính     Âm tính Ngýời chýa từng nhiễm HBV và cần tiêm vắc xin
                                    viêm gan B.

 Âm tính         Dýõng      Âm tính Ngýời đã tiêm vắc xin, hoặc đã nhiễm viêm gan B và
                  tính     hoặc dýõng đã hồi phục trong giai đoạn nhiễm trùng sớm và hiện
                              tính    cõ thể đýợc bảo vệ đối với HBV . Ngýời này không
                                      thể làm lây vi rút sang cho ngýời khác và không cần
                                      tiêm vắc xin .
 Âm tính        Âm tính    Dýõng tính Không rõ ràng, không phát hiện ra HBV hoặc đã khỏi
                                      sau khi nhiễm HBV cấp tính, sẽ cần các xét nghiệm
                                       khác (HBV DNA) để khẳng định

Dương tính      Âm tính     Âm tính Ngýời này hiện đã nhiễm hoặc có thể mắc HBV mạn
                           hoặc dýõng tính. Có thể lây vi rút sang cho ngýời khác và cần làm
                              tính    thêm các xét nghiệm.




                                             17
Tại Việt Nam các xét được sàng lọc HBV có thể khác nhau tuỳ thuộc
vào khả năng nơi bạn được làm xét nghiệm. Một số phòng khám và bệnh viện
sẽ chỉ xét nghiệm HBsAg và không làm xét nghiệm kháng thể.
5.2. Xét nghiệm chẩn đoán và theo dõi viêm gan B mạn tính
      - Nếu xét nghiệm lần đầu tiên HBsAg dương tính, các bác sĩ sẽ xét
nghiệm lại sau 6 tháng. Nếu kết quả lần 2 dương tính có nghĩa là bạn đã nhiễm
viêm gan B mạn tính.
      - Do không có biểu hiện của viêm gan B mạn tính, nên cần phải làm xét
nghiệm máu thường xuyên để theo dõi tiến triển của bệnh, để biết khi nào cần
bắt đầu điều trị để dự phòng tổn thương gan và ung thư gan. Bác sĩ sẽ kiểm tra 2
loaị chỉ số chính để theo dõi viêm gan B mạn tính: Biểu hiện viêm của gan
(bằng cách xét nghiệm men gan (ALT), và hoạt động của vi rút (bằng cách đo
lượng HBV trong máu (HBV DNA). Vì kết quả của hai xét nghiệm này có thể
biến động lên hoặc xuống do đó cần làm thường xuyên 3- 6 tháng một lần để
đánh giá tình trạng bệnh viêm gan B mạn tính của từng trường hợp.
       + Xét nghiệm men gan để theo dõi viêm gan: ALT (alamine amino
transferase), còn được gọi là SGPT. ALT là một loại men mà bình thường nằm
trong gan. ALT cũng chuyển từ gan vào máu khi tế bào gan bị viêm hay tổ
thương. Tế bào gan có thể trở thành viêm khi hệ thống miễn dịch đã nhận ra
nhiễm HBV trong tế bào gan và cố gắng tiêu diệt những tế bào bị viêm này.
Đơn vị đo ALT là U/L (đơn vị trên lít).
       Mức độ ALT bình thường khác nhau giữa nam và nữ, viêm gan được
        xác định khi ALT cao hơn giới hạn trên của trị số men gan bình
        thường (ULN): ULN bình thường đối với Nam : ALT = 30 U/L và
        ULN bình thường đối với Nữ: ALT = 19 U/L
       Mặc dù, chỉ có xét nghiệm ALT không đủ để quyết định điều trị: Mức
        độ ALT tăng cao không có nghĩa là cần điều trị HBV (gan sẽ viêm vì
        các nguyên nhân khác như rượu, ma tuý và các loại cây cỏ). Mức độ
        ALT bình thường không có nghĩa là gan khoẻ mạnh, có thể có hiện
        tượng gan bị tổn thương nhưng không có ALT tăng cao vì hiện tại
        không có viêm (25 % người có ALT bình thường có thể có xơ gan).


                                       18
 Để có được một bệnh cảnh rõ hơn của bệnh viêm gan mạn tính ngoài
        ALT cần phải biết chỉ số quan trọng khác là HBV DNA (tải lượng vi
        rút).
      + Xét nghiệm PCR định lượng HBV DNA (tải lượng vi rút). Xét nghiệm
này để theo dõi mức độ hoạt động của vi rút trong máu. Tải lượng vi rút có thể
không phát hiện được (không đủ để phát hiện) cho đến rất cao (có thể đo được
đến hàng tỷ). Giá tiền của xét nghiệm này rất đắt và có thể không sẵn có.
       Tải lượng vi rút cao có nghĩa là vi rút đang hoạt động và nó tự nhân
        lên nhiều hơn. Tải lượng vi rút là khác nhau phụ thuộc vào giai đoạn
        bệnh viêm gan mạn tính.
       Tải lượng vi rút lớn hơn 20.000 đơn vị quốc tế (IU/mL) hoặc 100.000
        bản sao/ml được coi là cao đối với một số người trong giai đoạn sớm
        của bệnh (HBeAg dương tính);
       Tải lượng vi rút lớn hơn 2.000 IU/ml hoặc 10.000 bản sao /ml là cao
        đối với một số người giai đoạn bệnh muộn (HBeAg âm tính ).
5.3. Kết quả xét nghiệm giúp cân nhắc việc điều trị
       - Các bác sĩ không đồng ý tất cả các trường hợp nhiễm HBV đều bắt đầu
điều trị, nhưng họ cân nhắc chung điều trị cho một số người có tải lượng vi rút
cao và ALT cao trên 2 lần giới hạn bình thường. Một số người có viêm gan B
mạn tính cần theo dõi tiến triển bệnh bằng các xét nghiệm ALT và tải lượng vi
rút trong 6 tháng. Một số người có tải lượng vi rút cao dai dẳng nhưng ALT
bình thường sẽ cần theo dõi thường xuyên hơn (3 tháng một lần) trước khi bắt
đầu điều trị. Một số người có tải lượng vi rút thấp nhưng ALT cao sẽ cần thêm
các xét nghiệm để tìm ra các nguyên nhân tiềm tàng khác dẫn tới tổn thương
gan.
     - Một số bác sĩ muốn thực hiện sinh thiết gan, để biết rõ hơn về tổn
thương gan trước khi đưa ra khuyến cáo điều trị HBV.
       - Tuổi tác có thể cũng tác động đến quyết định điều trị, vì đàn ông trên 40
tuổi và phụ nữ trên 50 tuổi có nguy cơ cao hơn tiến triển thành bệnh gan nặng.
      - Giới tính cũng là yếu tố để cân nhắc đến quyết định điều trị. Ở đàn ông
viêm gan tiến triển thành tổn thương gan nặng sớm hơn so với phụ nữ.

                                        19
Xét nghiệm chẩn đoán
      - Thường xuyên sàng lọc sớm các dấu hiệu của ung thư gan.
       + Một số người có HBV mạn tính có nguy cơ cao tiến triển thành ung thư
gan, đôi khi thậm chí không có tổn thương gan. Do đó, việc kiểm tra dấu hiệu
ung thư gan (hàng năm) là rất quan trọng. Xét nghiệm AFP (alpha- fetoprotein)
là phát hiện một loại protein trong máu, AFP cao hơn bình thường (>100 ng/ml)
ở một số người bị mắc ung thư gan.
      + Một số người bị ung thư gan có thể vẫn có nồng độ AFP bình thường,
nhưng chỉ xét nghiệm AFP chưa hoàn toàn chính xác. Siêu âm cũng được sử
dụng để tìm ra ung thư gan sớm. Các xét nghiệm sàng lọc ung thư gan có độ
nhạy hơn vẫn tiếp tục nghiên cứu.
      + Nên xét nghiệm AFP trong 6 tháng một lần đối với người nhiễm viêm
gan B mạn tính có các yếu tố sau:
       Nam giới trên 40 tuổi và nữ giới trên 50 tuổi;
       Có xơ gan;
       Gia đình có tiền sử bị bệnh về gan.

6. Điều trị viêm gan B
6.1. Không phải tất cả mọi người mắc viêm gan B mạn tính sẽ cần điều trị
     Rất nhiều người nhiễm viêm gan B mạn tính có thể sống lâu và khoẻ
mạnh mà không phải điều trị, do đôi khi hệ miễn dịch của cơ thể kiểm soát được
                                      20
HBV. Tuy nhiên, HBV là nguyên nhân dẫn đến tổn thương gan, xơ gan và ung
thư gan khoảng 25%. Thông thường, một số người không biết họ đã bị nhiễm
HBV vì không có các biểu hiện cho tới khi tiến triển thành bệnh gan nặng, cho
tới nhiều năm, thậm chí nhiều thập kỷ sau khi bị nhiễm vi rút viêm gan B.
6.2. Mục tiêu của điều trị HBV
       Mục tiêu của điều trị là giảm tải lượng vi rút và ức chế sự nhân lên của vi
rút trong đó bao gồm ngăn chặn, trì hoãn, ngừng sự nhân lên của vi rút, và một
số trường hợp tổn thương gan có thể cải thiện tốt lên. Xét nghiệm máu có thể
cho biết hiệu quả của điều trị:
       - Tải lượng vi rút viêm gan B dưới ngưỡng phát hiện được: Khi tải lượng
vi rút đã giảm xuống đến một mức độ nào đó thì sẽ không phát hiện vi rút trong
máu, điều đó có nghĩa là vi rút đã được kiểm soát, thậm chí vẫn còn ít HBV.
Đây là mục tiêu chính của điều trị HBV.
      - Men gan ALT bình thường: Sau khi tải lượng vi rút không phát hiện
được, hệ thống miễn dịch ngừng tấn công lại các tế bào gan và nồng độ ALT
sẽ giảm xuống đến mức bình thường.
       - Chuyển đổi huyết thanh HBsAg: Khi điều trị, chỉ có số phần trăm rất
nhỏ đối với một số trường hợp (< 5%) sẽ xuất hiện kháng thể kháng HBsAg,
HBsAg trở thành âm tính. Chuyển đổi huyết thanh HBsAg thể hiện sự kiểm
soát vi rút tốt nhất và nó gần như khỏi bệnh, nhưng vẫn cần theo dõi thường
xuyên (hàng năm ) sự tái hoạt động của HBV.
6.3. Viêm gan B mạn tính không thể điều trị khỏi hoàn toàn
     Hiện nay, không thể điều trị HBV hết hoàn toàn vi rút. Đây là nguyên
nhân HBV che dấu các miếng nhỏ của DNA bên trong tế bào gan, nơi thuốc
không thể với tới. Một số người có viêm gan B mạn tính sẽ phải làm các xét
nghiệm máu để theo dõi suốt đời.
      Điều trị HBV có hiệu quả hơn khi tải lượng vi rút thấp hơn và khi chức
năng gan còn tốt. Do vậy các bác sĩ thường khuyên bắt đầu điều trị HBV trước
khi gan bị tổn thương nặng.
6.4. Các phương pháp điều trị
6.4.1. Dùng thuốc kháng vi rút

                                        21
- Hiện nay, có các loại thuốc khác nhau đã được đăng ký để điều trị viêm
gan B mạn tính gọi là thuốc “kháng vi rút”. Những thuốc này ức chế HBV và có
thể không làm cho vi rút nhân lên. Các thuốc này dung nạp tốt và có một số tác
dụng phụ. Vì những loại thuốc này không thể tiêu diệt vi rút hoàn toàn, hầu hết
mọi người có HBeAg âm tính sẽ điều trị suốt đời. Một số người có HBeAg
dương tính và kết quả chuyển đổi huyết thanh HBeAg sau điều trị có thể dừng
điều trị, sau hai năm, nhưng họ vẫn cần theo dõi sự tái hoạt động của HBV.
Các loại thuốc:
      + Lamivudine hoặc 3TC
      + Adefovir
      + Entecavir
      + Telbivudine
      + Tenofovir
       - Kháng thuốc HBV: Một trong những hạn chế của những thuốc điều trị
vi rút là xuất hiện kháng thuốc. HBV nhân lên thành hàng tỉ bản sao các vi rút
mới mỗi ngày khi bệnh tiến triển, trong quá trình nhân lên có thể có lỗi trong
quá trình nhân lên của HBV. Các lỗi này gọi là đột biến. Khi một số người bắt
đầu điều trị HBV, các loại thuốc đó sẽ có thể ngăn chặn được loại vi rút bình
thường nhân lên (được gọi là vi rút hoang dại) Qua thời gian điều trị, hầu hết
các loại vi rút bình thường này sẽ được kiểm soát . Nhưng các thuốc điều trị
HBV không thể kiểm soát được một số HBV đột biến, và những loại vi rút này
dần dần sẽ nhân lên, làm tải lượng vi rút tăng. Hiện tượng này, gọi là kháng
thuốc. Hầu hết, nhiều trường hợp điều trị cuối cùng sẽ bị kháng thuốc, nhưng
có một số loại thuốc mạnh hơn một số loại thuốc khác trong việc kiểm soát
những vi rút đột biến này. Có thể xuất hiện kháng thuốc khi cơ thể không đủ
thuốc để kiểm soát vi rút. Điều này có thể xảy ra khi một số người không uống
thuốc đều hàng ngày hoặc bỏ liều. Do vậy khi uống thuốc điều trị viêm gan B,
điều quan trọng là cần phải theo sự hướng dẫn của bác sĩ để tránh kháng thuốc.
       - Tác dụng phụ thuốc điều trị kháng vi rút: Hầu hết các trường hợp khi
điều trị HBV sẽ có tác dụng phụ rất nhẹ hoặc không có tác dụng phụ với các
loại thuốc điều trị viêm gan B này. Trong một số ít trường hợp có thể có một số
tác dụng phụ nghiêm trọng, đặc biệt đối với một số người có tổn thương gan
                                      22
nặng hoặc có tổn thương thận. Một số loại thuốc mới,cũng có thể có khả năng
gây tác dụng phụ khi dùng thuốc lâu dài trong nhiều năm hoặc trong nhiều thập
kỷ. Các tác dụng phụ thông thường bao gồm: Hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn,
nôn, đau đầu, mệt mỏi, đau bụng, ngứa, mệt mỏi, ăn khó tiêu.
      - Một số tác dụng phụ nặng bao gồm: Tổn thương thần kinh ngoại biên:
Tổn thương thần kinh ở bàn tay và bàn chân. Các biểu hiện: Cảm giác rát hoặc
đau ở bàn tay, bàn chân; hoặc có thể rất đau…
6.4.2. Dùng thuốc interferon




       - Chức năng của Interferon alpha là diệt trừ tác nhân gây bệnh. Như vậy,
khi dùng Interferon, siêu vi B sẽ bị loại bỏ giống như cơ chế đào thải tự nhiên
của cơ thể. Pegylated interferon (PEG-IFN) có hiệu quả điều trị khoảng 1 trong
số 3 người viêm gan B mạn tính. Hiệu quả điều trị không được nghiên cứu đầy
đủ trên những người đồng nhiễm HIV. Một hình thức điều trị interferon cổ điển
cho thấy phương pháp này chỉ có hiệu quả khoảng 1 trong 10 người đồng nhiễm
HBV/HIV. Ưu điểm chính của phương pháp điều trị này là thời gian điều trị kéo
dài một năm.
      -Tuy nhiên nhược điểm lớn nhất là Pegylated interferon có giá rất đắt cho
1 tháng điều trị tương đương với khoảng 20.000.000 VND. Do đó, rất khó có
được PEG-IFN để điều trị và chỉ có ít người có thể sử dụng được.




                                      23
7. Điều trị cho người đồng nhiễm HIV/HBV
       - Điều trị cả hai HIV và HBV có thể phức tạp vì một số người sẽ không
cần điều trị cả hai bệnh trong cùng một thời gian. Đã có một số tin tốt là 3 loại
thuốc điều trị HIV cũng có tác dụng chống viêm gan B (tenofovir, lamivudine,
và emtricitabine). Một số người đồng nhiễm HIV/HBV nên lựa chọn phác đồ
điều trị HIV có tenofovir cộng với emtricitabine hoặc lamivudine với một ức
chế protease thứ ba hoặc không phải nucleoside
       - Cân nhắc đến kháng thuốc HIV để lựa chọn thuốc kháng ARV. Sử dụng
hai loại thuốc có hoạt tính chống HBV có thể giúp ngăn ngừa hoặc trì hoãn phát
triển kháng thuốc HBV. Một số thuốc ARV cũng gây độc với gan.
       - Người đồng nhiễm không nên sử dụng entecavir cho điều trị HBV bởi
vì tác dụng rất kém đối với HIV. Điều này có thể dẫn đến kháng thuốc HIV của
3TC.
        - Nếu bạn dừng sử dụng thuốc HIV hoặc thay đổi chúng vì bất cứ lý do
gì, phải rất cận thận và trao đổi với bác sĩ của bạn trước. Bởi vì thuốc kiểm soát
cả hai HIVvà HBV. Nếu dừng lại hoặc thay đổi thuốc, HBV có thể hoạt động
trở lại và gây tổn thương gan nghiêm trọng, thậm chí dẫn đến tử vong.




                                        24
CÂU HỎI THẢO LUẬN


       1. Người dân trong công đồng của bạn hiện có quan tâm về việc phòng
tránh lây nhiễm viêm gan B không?
      2. Những người quan tâm đến phòng lây nhiễm viêm gan B họ đang áp
dụng những biện pháp dự phòng như thế nào? Theo bạn các biện pháp đó đúng
hay sai? Tại sao?
      3. Hiện nay ở cộng đồng của bạn, có dễ dàng để có bơm kim tiêm sạch và
bao cao su không? Nếu không tại sao? Nếu có thì các phương tiện trên đang
được phân phối như thế nào?
      3. Bạn đã được tiêm vắc xin dự phòng HBV chưa? Bạn biết có thể tiêm
vắc xin ở đâu? Tiêm vắc xin có được miễn phí không?
       4. Bạn có thể tuyên truyền nội dung gì cho người khác về dự phòng
HBV?
      5. Theo bạn cần làm thế nào để mọi người có nhu cầu được tiếp cận với
vắc xin viêm gan B?
       6. Làm thế nào để những người sống chung với HIV được sàng lọc HBV?
       7. Tại sao việc phát hiện nhiễm viêm gan B mạn tính lại quan trọng ?
      8. Người nhiễm HIV trong cộng đồng của bạn có biết về sự nguy hiểm
của đồng nhiễm HBV không?




                                       25
PHẦN 3. VIÊM GAN C


1. Tình hình nhiễm vi rút viêm gan C
      Viêm gan C (HCV) là viêm gan do một loaị virut có khuynh hướng xâm
nhập tế bào gan, gây ra bệnh viêm gan. Bệnh viêm gan siêu vi C mới được phát
hiện từ năm 1989, do đó xét nghiệm chẩn đoán bệnh chỉ có thể làm được trong
những năm gần đây.




                                Vi rủt viêm gan C
      Theo ước tính của Tổ chức y tế thế giới, tỉ lệ nhiễm HCV trên thế giới
2,2 % khoảng 170 triệu người . Tính đến năm 2015 có đến 3 triệu người Mỹ đã
nhiễm HCV trên 20 năm , ít nhất có 375.00 người xơ gan. Tỉ lệ nhiễm HCV đưa
đến xơ gan 15—20% sau 20 năm, tỉ lệ càng tăng nếu thời gian nhiễm càng lâu,
nếu nhiễm hơn 60 năm tỷ lệ xơ gan lên tới 71% . Đa số người châu Á nhiễm lúc
mới sinh thường bị xơ gan lúc trung niên. Sau khi bị xơ gan do HCV tỉ lệ đưa
đến ung thư gan 1,4-3,3% mỗi năm, và tử vong 2,6---4% mỗi năm.
     Tại Việt Nam, tỷ lệ nhiễm HCV ở trong cộng đồng 0,4-1,35%. Tỷ lệ
nhiễm cao ở ngời nghiện chính ma túy từ 80-90%.

2. Đường lây truyền và không lây truyền của viêm gan C và dự phòng
2.1. Viêm gan C lây lan qua tiếp xúc trực tiếp qua máu

                                     26
HCV là vi rút lây truyền qua đường máu, lây nhiễm khi máu nhiễm HCV
trực tiếp vào máu của người khác. HCV là một loại vi rút rất nhỏ, nhỏ hơn
nhiều so với HIV. Khác với HIV, vi rút viêm gan C vẫn còn sống trên các bề
mặt ngoài của cơ thể nhiều ngày. HCV có khả năng lây nhiễm cao hơn HIV gấp
10 lần. Làm sạch kim tiêm để dự phòng HIV nhưng không thể ngăn chặn viêm
gan C; trừ khi khử trùng với nhiệt để tiêu diệt HCV. Do người tiêm chích ma
tuý (IDUs) không dễ dàng để tiếp cận với bơm kim tiêm sạch và HCV không dễ
tiêu diệt nên nhiễm HCV rất phổ biến trong nhóm người tiêu chích ma tuý.
Một số đường lây nhiễm phổ biến nhất để nhiễm HCV đó là:
     - Dùng chung dụng cụ tiêm chích ma tuý với người khác bao gồm bơm
kim tiêm, dụng cụ pha chế, bông, ống hút nước. Dùng chung ống hút
methamphetamines và ống hút các loại ma tuý khác cũng có thể có nguy cơ
nhiễm HCV vì một số người có thể có vết bỏng ở trên môi do dùng ống nóng.




                         Dùng chung dụng cụ tiêm chích
       - Dùng chung dụng cụ xăm mình và các dụng cụ sắc nhọn xuyên chích
qua da mà chưa được tiệt trùng theo quy định. HCV cũng có thể lây thông qua
dùng chung các dụng cụ chăm sóc cá nhân có dính máu mặc dù rất nhỏ như:
kim xăm trổ, dụng cụ cắt sửa móng tay, các nhân viên y tế nhiễm HCV do tai
nạn, rủi ro nghề nghiệp do bị kim có dính máu của người nhiễm HCV chọc vào
tay.
       - Truyền máu hoặc các chế phẩm từ máu, các phẫu thuật hoặc các thủ
thuật trong y tế như tiêm chủng, lấy máu, nội soi mà không thực hiện các quy

                                     27
trình khử trùng), dùng chung dụng cụ y tế chưa được tiệt trùng hoặc lọc thận tại
một số cơ sở y tế không thực hiện tốt kiểm soát nhiễm khuẩn;
       - Lây từ mẹ sang con, nguy cơ khoảng 4%, nhưng nếu bà mẹ dương tính
với HIV thì nguy cơ lây cao hơn tới 20%. HCV có thể lây từ mẹ sang cho con,
trong tử cung, hoặc trong lúc chuyển dạ và trong khi sinh nếu bà mẹ bị nhiễm
HCV khi không có HIV là khoảng 4%. Nguy cơ lây HCV từ bà mẹ sang con
tới 20 % nếu bà mẹ dương tính với HIV.



                                                          Bánh rau


                                                            Thai nhi




                                                HCV, HBV cũng
                                               như HIV có thể lây
                                                truyền từ mẹ sang
                                                con khi mang thai


       + Bà mẹ đồng nhiễm có thể giảm nguy cơ lây HIV và HCV sang cho con
nếu dùng thuốc kháng vi rút. Chăm sóc, điều trị HIV cho sức khoẻ bà mẹ làm
giảm nguy cơ lây HIV và HCV sang cho con. Mổ đẻ cũng có thể giảm nguy cơ
lây truyển HIV và HCV từ mẹ sang con. Chỉ khuyến cáo mổ đẻ cho bà mẹ đồng
nhiễm HIV/HCV.
       + Một điều không may là không điều trị HCV được trong khi mang thai,
bởi vì một trong các loại thuốc như ribavirin - nguyên nhân gây dị tật, và thuốc
khác như interferon có thể nguy hiểm cho trẻ sơ sinh và trẻ dưới 2 tuổi.
      + Không như HIV, viêm gan C không tìm thấy trong sữa mẹ. Bà mẹ HIV
âm tính mà nhiễm HCV có thể an toàn khi cho con bú với điều kiện đầu vú của
họ không có vết xước.
        - Quan hệ tình dục không bảo vệ với người nhiễm HCV. HCV có thể lây
qua quan hệ tình dục không bảo vệ bằng đường miệng, âm đạo với người nhiễm
HCV. Mặc dù vi rút viêm gan C tìm thấy trong tinh dịch và dịch âm đạo là rất
ít, nó chủ yếu được tìm thấy ở trong máu. Trong tinh dịch và dịch âm đạo lượng
                                       28
vi rút có thể ít nhưng đủ để lây sang cho nguời khác khi quan hệ tình dục không
bảo vệ với một người đã nhiễm HCV, phổ biến đối với nhóm phụ nữ mại dâm,
nam có quan hệ đồng tính, và một số người có nhiều bạn tình.
      + Nguy cơ cao lây nhiễm HCV qua quan hệ tình dục là lớn hơn khi có
máu, ngay cả khi lượng máu quá nhỏ đến mức không thể tìm thấy được. Vì vậy,
quan hệ tình dục không bảo vệ qua hậu môn và âm đạo, tình dục nhóm và quan
hệ với phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt có thể có nguy cơ cao nhiễm HCV cao.
Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục âm đạo và hậu môn và bao cao su có
chất bôi trơn có nền nước làm giảm nguy cơ lây nhiễm HCV.
      + Đã có sự bùng nổ của dịch HCV trong nhóm quan hệ đồng tính nam
(MSMs). Sự bùng nổ của dịch đã được báo cáo tại một số nước châu Âu,
Australia, Hoa Kỳ. Một số yếu tố có liên quan bao gồm:
       Quan hệ tình dục qua hậu môn mà không bảo vệ,
       Tình dục thô bạo và thời gian kéo dài ,
       Bạo lực tình dục,
       Quan hệ với nhiều bạn tình, tình dục nhóm,
       Gặp gỡ với bạn tình qua Internet,
       Sử dụng các loại ma tuý tổng hợp gây hưng phấn như: thuốc lắc,
        cocaine
      - Dùng chung bàn chải đánh răng, dao cạo râu, dụng cụ làm móng và bất
kỳ dụng cụ chăm sóc cá nhân có liên quan đến máu của người khác.
2.2. HCV không lây nhiễm qua
     Tương tự như HIV, HCV không thể lây qua ăn uống hoặc dung chung bát
đũa hoặc ăn chung với người khác nhiễm HCV; hoặc uống chung cốc nước.
HCV không thể lây qua các tiếp xúc thông thường (như ôm, bắt tay).

3. Tiến triển tự nhiên của nhiễm vi rút viêm gan C
      HCV có hai giai đoạn cấp tính và mạn tính (suốt đời)
3.1. Giai đoạn nhiễm cấp tính



                                      29
- Là giai đoạn 6 tháng đầu tiên sau khi nhiễm HCV. Đa số (tới 80%)
không cảm thấy ốm trong suốt giai đoạn nhiễm HCV cấp tính và họ không cảm
nhận được là họ đã nhiễm HCV.
      - Biểu hiện của nhiễm HCV cấp tính bao gồm:
      + Vàng da (da và mắt vàng);
      + Sốt;
      + Mệt mỏi và yếu;
      + Buồn nôn, nôn, đau bụng và ăn không ngon;
      + Nước tiểu sẫm màu.
3.1.1. HCV không phải luôn luôn trở thành mạn tính
       Do hầu hết các trường hợp không có biểu hiện gì, nên họ không đi khám,
và tình trạng nhiễm HCV không được chẩn đoán. HCV không phải luôn luôn là
nhiễm trùng suốt đời. Ở một số người (15% đến 45%) vi rút sẽ tự bị đào thải mà
không điều trị, thông thường gặp trong trường hợp bị nhiễm cấp tính. Người
HIV âm tính, phụ nữ, trẻ em, thanh niên, người già và một số người có biểu
hiện trong giai đoạn nhiễm HCV cấp tính có nhiều khả năng vi rút tự đào thải.
Những người HIV dương tính ít có khả năng vi rút tự đào thải nếu không điều
trị. Các chuyên gia cho rằng chỉ có 20 % người nhiễm HIV sẽ hết vi rút viêm
gan C mà không cần điều trị so với 25 – 45 % đối với người không nhiễm HIV.
3.1.2. Điều trị HCV có hiệu quả nhất trong giai đoạn nhiễm HCV cấp tính
      - Phát hiện nhiễm HCV trong giai đoạn cấp tính có thể tạo ra sự khác biệt
lớn về điều trị bởi vì điều trị HCV có nhiều khả năng đạt được hiệu quả hơn có
nghĩa nó sẽ tự loại bỏ vi rút. Thông thường các chuyên gia khuyên rằng một số
người nhiễm HCV cấp tính nên đợi khoảng 12 tuần trước khi bắt đầu điều trị,
khi đó vi rút tự đào thải mà không cần điều trị.
       - Đa số người tiêm chích ma tuý (IDUs) sống chung với HCV trong
nhiều năm. Một số người bắt đầu tiêm chích ma tuý có thể không nhiễm HCV.
Dùng chung dụng cụ tiêm chích sẽ có nguy cơ cao nhiễm HCV.




                                      30
3.2. Giai đoạn nhiễm mãn tính
      - Ít nhất 55% người HIV âm tính và ít nhất 75 % người HIV dương tính
sẽ phát triển thành viêm gan C mạn tính. Đa số người nhiễm HCV sẽ phát triển
thành viêm gan C mạn tính (suốt đời). Rất nhiều người không có biểu hiện gì,
nhưng các biểu hiện phổ biến nhất là hay quên, cảm giác mệt mỏi, chán nản
thất vọng. Đối khi một số người có các tổn thương về gan rất nhẹ và có triệu
chứng, và có khi không rõ ràng về liên quan giữa biểu hiện lâm sàng và tổn
thương gan. Rất nhiều người không có biểu hiện gì cho tới khi gan bị tổn
thương nặng.




      - Viêm gan C mạn tính không phải thường xuyên gây ra tổn thương gan
nặng. Nhiễm viêm gan C mạn tính không có nghĩa là bạn sẽ bị tổn thương gan
nặng, hoặc bạn cần phải điều trị. Một số người nhiễm HCV rất nhiều năm và sẽ
không bao giờ bị tổn thương gan.

                                     31
- Tổn thương gan do HCV xảy ra rất chậm, thông thường qua nhiều thập
kỷ. Với người không nhiễm HIV phải mất từ 15 đến 50 năm để nhiễm HCV
mạn tính để phát triển thành xơ gan. Thời gian bị nhiễm viêm gan C mạn tính
càng lâu thì càng có nhiều khả năng gây tổn thương gan. Một số người bị tổn
thương gan nghiêm trọng (xơ gan) có nguy cơ cao có biến chứng nghiêm trọng,
như là ung thư gan, suy gan.

4. Đồng nhiễm HIV/HCV
4.1. Tác động của HIV lên HCV
      - Nhiễm HCV là vấn đề nghiêm trọng đối với người đã bị nhiễm HIV.
HIV làm tăng nguy cơ tổn thương gan do HCV. Trong thực tế, người đồng
nhiễm có khả năng trở thành xơ gan cao gấp hai lần người chỉ nhiễm HCV đơn
thuần. HIV phát triển nhanh dẫn tới tổn thương gan do HCV, do vây một số
người đồng nhiễm đã trở thành xơ gan sau nhiễm HCV trong vòng 10 năm.
      - Có thể điều trị được HCV nhưng điều trị HCV trở nên khó khăn hơn đối
với người đồng nhiễm HCV và HIV.
       - Điều trị HIV có thể giúp quá trình tổn thương gan chậm do HCV. Điều
trị HIV còn gọi là liệu pháp kháng vi rút (ART), có thể giúp gan có điều kiện tốt
để giữ cho hệ miễn dịch khoẻ mạnh. Người đồng nhiễm tế bào CD4 ít hơn 200
là nguy cơ cao nhất dẫn đến tổn thương gan nặng do HCV.
4.2. Tác động của HCV lên HIV
      - Cho đến nay, không chắc chắn về tác động của HCV lên HIV, mặc dù
chúng ta biết HIV có thể thúc đẩy nhanh tiến triển của HCV. Các chuyên gia
đồng ý rằng đồng nhiễm HCV làm cho điều trị HIV trở lên phức tạp. Gan bị tổn
thương do HCV ít có khả năng dung nạp thuốc do tất cả các loại thuốc đều được
dung nạp tại gan.
      - Đồng nhiễm HCV có nguy cơ gây ngộ độc gan do các thuốc điều trị
HIV (còn gọi là viêm gan nhiễm độc). Điều quan trọng là biết được các loại
thuốc dễ gây ngộ độc gan để hạn chế sử dụng. Tuy nhiên, rất nhiều nghiên cứu
trên người đồng nhiễm HIV/HCV đã cho thấy rằng các lợi ích của việc điều trị
HIV cao hơn nguy cơ.



                                       32
5. Xét nghiệm chẩn đoán HCV
       Mục đích đầu tiên của xét nghiệm HCV bằng cách phát hiện HCV. Cố
gắng phát hiện HCV càng sớm càng tốt bằng cách xét nghiệm máu tại các cơ sở
y tế. Các xét nghiệm máu có thể cho biết:
      - Một người đã bị nhiễm HCV hay chưa;
      - Nếu đã nhiễm thì vi rút nảy thuộc chủng nào (HCV genotype(.
      - Số lượng vi rút trong máu nhiều hay ít (Tải lượng vi rút) trong máu ;
      - Gan có bị tổn thương hay không?
      - Kết quả điều trị HCV như thế nào?
5.1. Xét nghiệm chẩn đoán viêm gan C mạn tính
5.1.1. Xét nghiệm kháng thể HCV
      - Đa số người bị nhiễm viêm gan C mạn tính sẽ có kết quả kháng thể
HCV dương tính. Tuy vậy một số người không nhiễm HCV mạn tính cũng có
kết quả xét nghiệm dương tính bởi vì kháng thể HCV còn sót lại trong cơ thể
sau khi người đó đã hết vi rút. Để tìm ra người có kháng thể HCV dương tính
mà thực sự bị nhiễm HCV mạn tính, sẽ cần xét nghiệm tải lượng vi rút.
      - Kết quả xét nghiệm kháng thể HCV âm tính thường có ý nghĩa là người
đó không nhiễm HCV nhưng không phải lúc nào cũng đúng. Đôi khi kết quả xét
nghiệm kháng thể HCV âm tính mà trên thực tế người đó đã nhiễm viêm gan C
mạn tính, có thể xảy ra trong trường hợp sau:
     + Người đó vừa nhiễm HCV, sẽ chưa có kháng thể (Giai đoạn cửa sổ hay
chuyển đổi huyết thanh). Phải mất từ 6 đến 24 tuần mới có kháng thể.
       + Người đó vừa nhiễm HIV và HCV. Điều này có thể xảy ra khi người đó
có tế bào CD4 < 200, vì hệ miễn dịch quá yếu của họ không sản sinh ra kháng
thể. Do đó, tất cả những người nhiễm HIV có tế bào CD4 < 200 mà có biểu hiện
của viêm gan, có men gan cao hơn, hoặc có nguy cơ về HCV, nên làm tải
lượng vi rút, thậm chí khi kháng thể HCV âm tính.
5.1.2. Xét nghiệm tải lượng vi rút (HCV RNA)
      - Kết quả xét nghiệm tải lượng vi rút sẽ khẳng định, hoặc loại trừ viêm
gan C mạn tính ở người có xét nghiệm kháng thể HCV dương tính. Xét nghiệm

                                       33
đo tải lượng vi rút để tìm viêm gan C trong máu. Nếu vi rút được phát hiện thì
người đó hiện đã nhiễm viêm gan C. Nếu vi rút viêm gan C không có trong
máu, thông thường sẽ cần xét nghiệm tải lượng vi rút lần thứ hai sau sáu tháng,
để loại trừ viêm gan C mạn tính.




       - Có hai loại kết quả xét nghiệm đo tải lượng vi rút khác nhau, định tính
(biện pháp đo lường có hoặc không có HCV trong máu; kết quả phát hiện được
hoặc không phát hiện được vi rút) và định lượng (đo xem có bao nhiêu vi rút
trong máu).
      - Xét nghiệm định lượng có thể nhận ra được một lượng vi rút rất nhỏ
trong máu của người. Xét nghiệm này được sử dụng để chẩn đoán nhiễm HCV
và đôi khi cũng được sử dụng để đo lường đáp ứng điều trị HCV.
      - Xét nghiệm định lượng thông thường được sử dụng để tìm ra xem có
bao nhiêu vi rút trong máu trước khi bắt đầu điều trị, và được sử dụng để đo
lường đáp ứng điều trị HCV.
       - Tải lượng vi rút HCV không thể xác định người nào đó cần điều trị hay
không. Đối với HIV tải lượng vi rút có thể sử dụng để quyết định khi nào bắt
đầu điều trị, nhưng HCV thì khác. Tổng số vi rút viêm gan C trong máu không
phải là dấu hiệu bệnh nặng. Tải lượng vi rút viêm gan C nhiều hơn tải lượng vi
rút HIV có thể đến hàng chuc triệu. Người đồng nhiễm HIV-HCV thông thường
có tải lượng HCV cao hơn người chỉ nhiễm HCV. Tải lượng vi rút viêm gan C
có thể lên đến hàng chục triệu, nhưng nếu có tải lượng vi rút cao (trên 400,000
IU/mL) không có nghĩa rằng người đó cần điều trị, hoặc gan bị tổn thương,
hoặc tổn thương gan sẽ tiến triển nhanh. Tuy nhiên xét nghiệm tải lượng vi rút
có thể tiên lượng được kết quả điều trị. Sau điều trị mà tải lượng vi rút thấp hơn
trước điều trị có nghĩa là có nhiều khả năng điều trị HCV có tác dụng. Do vậy,
xét nghiệm tải lượng vi rút được sử dụng trong và sau thời gian điều trị, để biết
điều trị có tác dụng.
                                        34
Tóm tắt ý nghĩa xét nghiệm kết quả sàng lọc HCV
Bước 1 : xét nghiệm kháng thể HC|V


Kết quả dương tính                          Kết quả âm tính
Có 3 tình huống có thể xảy ra:              Có 3 tình huống có thể xảy ra:
1. Có thể bị viêm gan C cấp; hoặc           1. Chưa từng bị nhiễm; hoặc
2. Có thể bị viêm gan C mạn; hoặc           2. Có thể hiện đang nhiễm (trong
Bị nhiễm trước đây, hiện đã hết vi rút và   vòng 2 tuần)
hiện không bị nhiễm                         3. Có thể bị viêm gan C mạn tính nếu
                                            HIV (+), đặc biệt CD4 <200
Cần xét nghiệm đo tải lượng vi rút Cần xét nghiệm đo tải lượng vi rút
khẳng định                         khẳng định


Bước 2: Xét nghiệm đo tải lượng vi rút


Tải lượng vi rút đếm được          Tải lượng vi rút không đếm được
Có 2 tình huống có thể xảy ra:     Có 3 tình huống có thể xảy ra:
1. Có thể hiện đang nhiễm HCV      1. Chưa từng bị nhiễm; hoặc
2. Có thể bị viêm gan C mạn tính   2. Bị nhiễm trước đây, hiện đã hết vi
                                   rút hoặc
Cần xét nghiệm đo tải lượng vi rút 3. Hiện đang nhiễm HCV nhưng vẫn
khẳng định lần 2                   trong quá trình đào thải vi rút
                                   Cần xét nghiệm đo tải lượng vi rút
                                   khẳng định lần 2


Bước 3: Xét nghiệm đo tải lượng vi rút khẳng định lần 2 sau 6 tháng


Tải lượng vi rút đếm được                   Tải lượng vi rút không đếm được:
                                            1. Chưa từng nhiễm HCV
                                            2. Bị nhiễm trước đây, hiện đã hết vi
Viêm gan C mạn tính                         rút

                                      35
Hiện tại không bị viêm gan C
5.2. Một số xét nghiệm khác
5.2.1. Xét nghiệm kiểu gen HCV (genotype HCV)
       - Có các genotype vi rút khác nhau của HCV, còn gọi là kiểu gen. Có ít
nhất 6 genotype khác nhau, mỗi một loại tương ứng với số (1,2,3, ...) theo thứ tự
tìm ra. Mỗi HCV genotype có sự khác biệt nhỏ, được gọi là dưới type (subtype);
được xếp theo chữ cái alphabet (a, b c…), Ví dụ một số người có thể được chẩn
đoán với HCV genotype “3a”.
      - Người bị nhiễm nhiều hơn một genotype HCV, có nghĩa là người đó đã
bị nhiễm HCV sau đó lại bị nhiễm HCV lần nữa với type khác (gọi là bội
nhiễm).
      - Nhân viên y tế có thể yêu cầu xét nghiệm máu để tìm ra HCV genotype
của người nhiễm HCV. Nếu bạn phải điều trị HCV, rất cần biết HCV genotype
(đôi khi nhiều hơn một loại ). HCV genotype là yếu tố dự báo mạnh nhất về đáp
ứng điều trị, và có thể tác động tới thời gian điều trị.
5.2.2. Xét nghiệm men gan (ALT và AST)
      - Men gan là protein thực hiện các chức năng khác nhau trong cơ thể. Khi
gan của người bị tổn thương, men gan này sẽ dời tế bào gan và đi vào máu.
Nhân viên y tế xét nghiệm mức độ men gan bằng việc sử dụng một nhóm các
xét nghiệm máu, đôi khi gọi là xét nghiệm chức năng gan, (LFTs: Liver
function tests).
       - Hai loại men gan quan trọng là: Alanine aminotransferase (ALT, còn
gọi là SGPT) và aspartate aminotransferase (AST, còn gọi là SGOT). ALT được
sản xuất trong gan. Nếu một người có ALT tăng theo thời gian, là dấu hiệu của
viêm gan C hoặc B tiến triển. AST được sản xuất ở tim, ruột, và cơ.
      - Các xét nghiệm này đo lường chức năng gan dựa vào men gan này
không hoàn toàn chính xác và kết quả không thể dự báo, hoặc không thể nói với
người bệnh bệnh gan ở mức độ nào vì:
     + Rất nhiều thứ có thể là lý do gây men gan cao hơn bình thường, như là:
Nhiễm độc gan do thuốc và các thuốc phản ứng quá mức; ô nhiễm từ khói; uống


                                       36
nhiều đồ uống có cồn như rượu, bia; viêm gan cấp tính hoặc viêm gan mạn tính
và các nhiễm trùng khác và một số người bị ngộ độc rượu hoặc ma tuý.
      + Một số thuốc HIV có thể có tác động không tốt cho gan và có thể là
nguyên nhân làm cho men gan tăng như những người nhiễm HIV phải dùng
thuốc kháng vi rút (ARVs) hoặc thuốc lao (TB). Do vậy, nên kiểm tra mức độ
men gan thường xuyên vì một số ARVs, thuốc lao và các thuốc khác có thể
không tốt cho gan.
      - Khi mức độ men gan cao hơn bình thường trong vài tháng có thể là dấu
hiện bị viêm hoặc tổn thương gan. Tuy nhiên cần lưu ý khi mức độ men gan
bình thường không có nghĩa rằng là gan của người đó khỏe mạnh vì men gan
cao chỉ nói lên rằng hiện tại gan của người đó hiện đang bị viêm hoặc tổn
thương.
5.2.3. Sinh thiết gan
       - Sinh thiết gan là cách tốt nhất để xác định tổn thương gan, vì khi đó
thầy thuốc có thể thấy gan viêm như thế nào (được gọi là mức độ) và sẹo (gọi là
giai đoạn tổn thương) có trong mẫu mô gan. Khi sinh thiết gan, một phần gan
được lấy bằng kim sinh thiết. Sau đó, kiểm tra xem mức độ tổn thương như thế
nào, và những nguyên nhân nào dẫn tới tổn thương gan. Thông thường, người
bệnh sẽ ở lại bệnh viện sau một vài giờ để đảm bảo rằng không có biến chứng.
       - Có những hạn chế khi sinh thiết gan. Nếu mẫu bệnh phẩm không đủ
lớn, hoặc được lấy từ phần gan bị tổn thương kết quả sẽ không chính xác. Giá
sinh thiết đắt cũng là điều mà nhiều người không thể thực hiện được xét nghiệm
này. Sinh thiết gan có thể đau. Sinh thiết gan cũng có nguy cơ biến chứng tuy
không lớn như là chảy máu trong, hoặc không chọc đúng vào gan, hoặc xuyên
qua một cơ quan bên cạnh gan và có nguy cơ ít nhiều dẫn đến tử vong.
       - Xơ gan có thể chẩn đoán được mà không cần phải làm sinh thiết gan.
Nhân viên y tế có thể sử dụng phối hợp các xét nghiệm máu thay thế cho sinh
thiết gan. Nhưng rất khó để chẩn đoán bệnh gan nhẹ hoặc vừa phải mà không
làm sinh thiết. Mặc dù, các nhà khoa học đang nghiên cứu các nhóm xét nghiệm
khác nhau và kỹ thuật quét (scan) ít xâm nhập thay thế cho sinh thiết gan.
      - Sinh thiết gan không phải lúc nào cũng cần thiết. Đôi lúc, đối với một số
người không cần sinh thiết trước khi điều trị HCV. Thông thường vì lý do về

                                       37
chi phí, hoặc lý do không sẵn có những bác sĩ có kinh nghiệm để thực hiện công
việc này.
       - Do tổn thương gan có thể phát triển nhanh hơn ở người đồng nhiễm
HIC và HIV. Do vậy nhiều thày thuốc cho rằng rằng việc cần làm trước mắt là
điều trị cho người đồng nhiễm dù có hay không có xét nghiệm sinh thiết gan.

6. Điều trị viêm gan C và tác dụng phụ
6.1. Điều trị viêm gan C
6.1.1. Khi nào cần điều trị
      Hiện nay có những quan điểm khác nhau về khi nào bắt đầu điều trị viêm
gan B.
      - Một số thày thuốc cho rằng bệnh viêm gan C mạn tính cần được điều trị
càng sớm càng tốt nhằm:
      + Giảm thiểu hoặc loại trừ hoàn toàn tình trạng viêm gan, do đó ngăn
ngừa diễn tiến sang xơ gan, ung thư gan.
      + Ðào thải hoặc giảm bớt lượng siêu vi C trong cơ thể, đặc biệt là ở gan.
      - Một số thày thuốc khác khuyến cáo điều trị đối với một số người đã có
sẹo ở gan và viêm gan, vì họ có nguy cơ cao bị xơ gan.
       Tuy nhiên, điều trị HCV là cần thiết hơn đối với người đồng nhiễm vì họ
có thể bị tổn thương gan nhanh hơn một số người chỉ nhiễm HIV. Điều trị HCV
thành công có thể cải thiện gan và sức khỏe làm cho dễ dàng dung nạp thuốc
HIV. Điều trị HCV không khuyến cáo đối với một số ngươi bị tổn thương gan
nặng tiến triển, vì nó có thể bị suy gan.
6.1.2. Các loại thuốc điều trị viêm gan C
       - Kết hợp hai loại thuốc cho điều trị HCV: Hai loại thuốc pegylated
interferon (PEG-IFN) và ribavirin. Quá trình điều trị phụ thuộc đáp ứng của
người đó như thế nào sau 12 tuần, HCV genotype mà họ mắc, tải lượng vi rút
của họ cao như thế nào và tình trạng nhiễm HIV.
     - Cả hai loại thuốc có thể là nguyên nhân ra tác dụng phụ nghiêm trọng.
Những người điều trị HCV cần phải biết về nguy cơ và lợi ích của điều trị


                                       38
HCV. Một trong những cách tốt là thầy thuốc phải nói với người người bệnh
điều trị HCV về điều này.
* Pegylated Interferon (PEG-IFN)
       - Interferon là một protein được sinh ra bởi cơ thể người. Nó gửi thông
điệp tiêu diệt HCV cho hệ miễn dịch. Đối với HCV, phải cần một liều lượng lớn
hơn nhiều interferon nhân tạo để điều trị. Pegylation có nghĩa là phân tử được
gắn liền với các interferon, để giữ interferone trong cơ thể lâu hơn và giúp nó
hiệu quả hơn.
      - Hiện nay PEG-IFN tiêm 1 lần một tuần (từ 12-72 tuần). PEG-IFN có
hiệu quả hơn cũng như thuận tiện hơn interferone chuẩn.
       - Có hai loại thuốc chính hãng khác nhau của PEG-IFN; một loại là dạng
bột liều theo trọng lượng và cần trộn với nước trước mỗi lần tiêm (PEG Intron
của Schering Plough); loại kia là dạng đã được trộn trước và liều lượng không
theo cân nặng (Pegasys của Roche). Cả hai loại này cần được bảo quản trong
tủ lạnh. Ở mức tiêu chuẩn.
* Ribavirin




                                      Ribavirin
       - Ribavirin là cùng một họ như là một số thuốc để sử dụng cho điều trị
HIV, gọi là chất tương tự nucleoside, nhưng nó không có tác động đến điều trị
HIV. Ribavirin tác động đến điều trị HCV khi sử dụng với PEG-IFN. Bản thân
ribavirine không có hiệu quả cao và không nên sử dụng đơn độc.

                                      39
- Ribavirin được làm dưới dạng thuốc viên hoặc viên nang, hai lần một
ngày. Liều phụ thuộc vào trọng lượng cơ thể.
* Thuốc mới điều trị HCV
      - Có nhiều loại thuốc điều trị HCV mới đang được nghiên cứu. Nhiều
thuốc kháng vi rút dạng viên sẽ cần sử dụng với PEG-IFN và ribavirin trong
một vài năm, cho đến khi, có những loại thuốc tác động đến các giai đoạn khác
nhau trong chu kỳ nhân lên của HCV. Hy vọng sẽ có thuốc mới để có thể kết
hợp và điều trị HCV mà không cần có interferon và ribavirin.
      - Cũng như các thuốc ARV trong điều trị HIV, các thuốc HCV mới sẽ
cần phải dùng thường xuyên vì nếu bỏ liều sẽ dẫn tới kháng thuốc.
6.1.3. Hiệu quả trong điều trị viêm gan C
       - Mục tiêu đầu tiên của điều trị là đảo thải vi rút. Một số người đã điều trị
HCV khỏi khi không có vi rút trong máu của họ sau 6 tháng kết thúc điều trị
(gọi là đáp ứng vi rút lâu dài hoặc SVR).
      - Mục tiêu thứ hai là cải thiện tổn thương gan. Thậm chí điều trị HCV
không đào thải được vi rút, nhưng nó có thể chỉ cải thiện được tổn thương gan.
Do vậy điều trị HCV có thể đào thải vi rút nhưng không phải lúc nào cũng có
hiệu quả như mong muốn.
      - Về lâu dài, điều trị HCV có thể giảm nguy cơ gây ra xơ gan, ung thư
gan, suy gan và tử vong liên quan đến bệnh gan, đặc biệt là khi điều trị đã loại
bỏ hết vi rút. Điều này rất quan trọng cho vận động điều trị.
6.1.4. Thế nào sẽ đáp ứng điều trị HCV tốt?
      - Điều trị HCV sẽ đáp ứng tốt trong một số trường hợp:
      + Người có genotype2 và 3;
      + Người với tải lượng vi rút thấp;
      + Người không nhiễm HIV.
      - Điều trị HCV ít đáp ứng trong một số trường hợp:
      + Người bị xơ gan;
       + Người kháng insulin (khi cơ thể ít sản xuất ra insulin; kháng insulin có
thể là bị tiểu đường);
                                        40
+ Người bị gan nhiễm mỡ (gọi là nhiễm mỡ);
      + Người béo phì.
      Mặc dù, các chuyên gia biết nhiều các yếu tố để dự đoán điều trị HCV tốt
hay không tốt nói chung nhưng không ai có thể dự đoán về từng cá nhân có thể
đáp ứng điều trị HCV như thế nào.
6.2. Vấn đề điều trị cho người đồng nhiễm HIV-HCV
6.2.1. ARVs và ngộ độc gan
      Nhiều thuốc ARV có thể gây ngộ độc gan. Một số thuốc ARV không có
lợi cho gan, đặc biệt các trường hợp có đồng nhiễm với HCV. Ở một số người
đồng nhiễm gan đã bị xơ nên sẽ có nguy cơ dễ bị ngộ độc gan hơn. Xét nghiệm
men gan thường xuyên là rất quan trọng cho người đồng nhiễm đang điều trị
ARV, để phát hiện ngộ độc gan do thuốc HIV và/hoặc do các nguyên nhân
khác.
6.2.2. Tương tác thuốc
      Một số thuốc ARV không nên sử dụng trong khi điều trị HCV vì chúng
tương tác với ribavirin.
       - DDI (được gọi là didanosine, hoặc Videx) không nên sử dụng ddI với
ribavirin vì có thể là nguyên nhân nhiễm acid lactic (khi đó acid lactic tăng
trong máu), và viêm tuỵ- cả hai đều có thể đe doạ tính mạng. Sử dụng DDI
trong khi điều trị HCV là nguyên nhân dẫn đến suy gan đối với một số người bị
xơ gan
       - AZT (gọi là ZDV, Zidovudine) có thể là nguyên nhân gây thiếu máu,
như liều ribavirin. Khi sử dùng phối hợp sẽ tăng nguy cơ gây thiếu máu, vì vậy
tránh sử dụng AZT khi điều trị HCV
      - d4T (gọi là stavudine hoặc Stavir, một trong những loại thuốc
GPO-vir S30) có thể là nguyên nhân gây mất lớp mỡ (rối loạn phân bổ mỡ) và
mất lớp mỡ nặng khi sử dụng d4T cùng với điều trị HCV. Vì vậy không nên sử
dụng d4T khi điều trị HCV.
      - Abacavir (gọi là Ziagen ) có thể tương tác với ribavirin, làm cho điều
trị HCV ít hiệu quả. do đó, tránh sử dụng phối hợp loại thuốc này khi điều trị
HCV.
                                      41
6.2.3. Điều trị HIV và HCV
        - Lý tưởng là tất cả người nhiễm HIV nên xét nghiệm HCV và điều trị kịp
thời.
       - Diễn biễn bệnh HCV nhanh hơn ở người nhiễm HIV, do đó tiếp cận với
điều trị HCV là đặc biệt quan trọng đối với người đồng nhiễm. Điều trị HCV có
thể cải thiện tổn thương gan, thậm chí ngay cả khi không loại bỏ vi rút viêm gan
C.
       - Một số người đồng nhiễm có CD4< 200 nên bắt đầu điều trị HIV trước
khi điều trị HCV. Điều trị HIV có thể làm tăng cường hệ thống miễn dịch khoẻ
mạnh hơn, làm chậm tiến triển của HCV. Thậm chí một số người đồng nhiễm
có nguy cơ gây ngộ độc do ARV cao hơn nhưng lợi ích từ việc điều trị HIV cao
hơn các nguy cơ. Thêm vào đó, cả hai phương pháp điều trị đều có tác dụng phụ
do đó không phải là ý kiến hay nếu bắt đầu điều trị cả hai HIV và HCV trong
cùng một thời điểm
      - Không có nhiều thông tin về mức độ an toàn và hiệu quả điều trị HCV
như thế nào cho người nhiễm HIV có tế bào CD4 thấp hơn 200 đang điều trị
ARV. Đây là một câu hỏi quan trọng vì, một số người có tế bào CD4 thấp hơn
200 có nguy cơ cao hơn dẫn tới tổn thương gan do HCV. Nhiều người không
phát hiện ra tình trạng nhiễm HIV của mình cho tới khi CD4 của họ thấp hơn
200.
6.2.4. Interferon và đếm tế bào CD4
       Interferon có thể làm giảm số lượng tế bào CD4, thậm chí ngay ở một số
người đang điều trị ARV. Tuy nhiên đây là vấn đề tạm thời. Tế bào CD4 tăng
lên sau khi dừng interferon.
6.3. Các tác dụng phụ của điều trị HCV
       Các tác dụng phụ của PEG-IFN và ribavirin có thể gây khó khăn cho một
số người tiếp tục điều trị, mặc dù tác dụng phụ mỗi người có khác nhau. Nhìn
chung, các tác dụng phụ xấu hơn ở một số người có tổn thương gan nặng, hoặc
đồng nhiễm HIV/HCV. Một số người có vấn đề trong thời gian đáp ứng với
điều trị.



                                       42
6.3.1. Các tác dụng phụ phổ biến
       - Các triệu chứng giống như cảm cúm, cảm thấy mệt, sốt nhẹ, đau nhức
cơ bắp kèm theo nhức đầu, buồn nôn và không có cảm giác ăn ngon miệng rất
phổ biến. Thông thường, hay gặp các biểu hiện này trong ngày đầu tiên hoặc
ngày thứ hai sau khi tiêm PEG – IFN, đến nỗi mà một số người thường xuyên
sử dụng PEG-IFN hàng tuần họ phải nghỉ ngơi cho một hoặc hai ngày sau .
Những tác dụng phụ này có thể điều chỉnh bằng cách ưống paracetamol liều
thấp, uống nhiều nước và thuốc chống nôn.
      - Giảm cân là tác dụng phụ hay gặp khi điều trị HCV. Các bữa ăn nhẹ
hàng ngày sẽ giúp tăng cường năng lượng.
      - Rất nhiều người cảm thấy mệt mỏi trong thời gian điều trị HCV. Chợp
mắt đều đặn ban ngày, tập thể dục nhẹ nhàng và điều trị bằng methylphenidate
hoặc bupropion (những loại thuốc này còn gọi là Ritalin và Wellbutrin) có thể
giúp đỡ mệt mỏi hơn.
       - Trầm cảm: Tiếp cận với chăm sóc sức khoẻ tâm thần và hỗ trợ đồng
đẳng trước khi bắt đầu điều trị là rất quan trọng, do interferon có thể là nguyên
nhân dẫn tới lo âu, dễ nổi cáu, mất ngủ, tính khí kỳ quặc và bất thường. Ngoài
ra interferon (và có thể ribavirin) có thể gây ra trầm cảm nhẹ cho đến rất nghiêm
trọng. Một số trường hợp đã tự tử nhưng hiếm. Một số người bị trầm cảm trong
quá khứ có nhiều khả năng bị trầm cảm do điều trị HCV, nhưng điều này có thể
xảy ra đối với bất cứ người nào.
       - Giảm bạch cầu: Interferon có thể là nguyên nhân dẫn đến giảm bạch cầu
(Tế bào bạch cầu giúp chống lại sự nhiễm trùng), giảm hồng cầu (Gọi là thiếu
máu, những hồng cầu này mang oxi đi khắp cơ thể), tiểu cầu thấp (Tiểu cầu
giúp co các cục máu đông). Người người đồng nhiễm dễ bị tác dụng phụ như hạ
bạch cầu, thiếu máu và giảm tiểu cầu khi điều trị HCV. Giảm bạch cầu có thể
tăng nguy cơ nhiễm vi khuẩn. Thông thường, bác sĩ sẽ giảm liều PEG-IFN,
hoặc tiêm yếu tố tăng trưởng bạch cầu (gọi là neupogen), giống như epogen, nó
rất đắt và không phải lúc nào cũng sẵn có.
      - Thiếu máu: Thông thường một số người bị thiếu máu cảm thấy mệt mỏi.
Khi bị thiếu máu trong quá trình điều trị, bác sĩ giảm liều ribavirin (có thể làm
cho đáp ứng điều trị HCV kém hơn) hoặc tiêm yếu tố tăng trưởng hồng cầu

                                       43
(gọi là epogen). Nhưng epogen rất đắt, và không sẵn có. AZT, một loại thuốc
điều trị HIV, có thể cũng là nguyên nhân dẫn tới thiếu máu do đó nên tránh
dùng AZT cho người nhiễm HIV khi họ điều trị HCV.
      - Giảm tiểu cầu: HIV có thể là nguyên nhân giảm tiểu cầu và đôi khi, một
số người có tổn thương gan nghiêm trọng sẽ có giảm tiểu cầu vì gan không thể
giúp sản xuất các tiểu huyết cầu. Khi một số người bị giảm tiểu cầu trong thời
gian điều trị HCV, thông thường phải giảm liều PEG-IFN xuống thấp hơn. Nếu
giảm tiểu cầu nghiêm trọng phải dừng điều trị HCV.




                                      44
CÂU HỎI THẢO LUẬN


       1. Bạn có biết có ai trong cộng đồng đã chết do HCV không?
       2. Người dân trong công đồng của bạn hiện có quan tâm về việc phòng
tránh lây nhiễm viêm gan C không?
      3. Những người quan tâm đến phòng lây nhiễm viêm gan C họ đang áp
dụng những biện pháp dự phòng như thế nào? Theo bạn các biện pháp đó đúng
hay sai? Tại sao?
       4. Khi nào và bằng cách nào người dân trong cộng đồng của bạn phát
hiện ra nhiễm HCV? Khi đó việc phát hiện nhiễm HCV đã quá muộn chưa? Họ
thường được điều trị như thế nào?
       5. Bằng cách nào chúng ta có thể giúp nhiều người xét nghiệm phát hiện
HCV?
       6. Làm thế nào chúng ta có thể tiếp cận được chăm sóc điều trị HCV?
       7. Có các dịch vụ nào mà chúng ta cần, như là các hỗ trợ đồng đẳng,
tiếp cận với methadone, chế độ dinh dưỡng và điều trị ARV không?
       8. Bạn có thể tuyên truyền nội dung gì cho người khác về dự phòng
HBV?
      9. Người nhiễm HIV trong cộng đồng của bạn có biết về sự nguy hiểm
của đồng nhiễm HBV không?




                                      45
PHẦN 4. PHỤ LỤC

          PHỤ LỤC 1. Liên hệ chặt chẽ với nhân viên y tế của bạn


1. Tìm bác sĩ/nhân viên y tế tốt
       Thông thường mỗi người sẽ tìm được một hoặc nhiều bác sĩ hoặc nhân
viên y tế mà mình tin cậy để trao đổi. Điều này là rất cần thiết vì giúp bạn cảm
thấy thoải mái hơn khi trao đổi và tư vấn. Hãy liên hệ với một cán bộ y tế hoăc
cơ sở y tế mà theo bạn là thuận tiện nhất để theo dõi sức khỏe và và tư vấn cho
bạn khi cần thiết. Nếu khó khăn các bạn cũng có thể tìm đến một phòng tư vấn
để đươc trợ giúp.
2. Hỏi các câu hỏi
       Không sợ hỏi các câu hỏi về các xét nghiệm và hoặc các phương pháp
điều trị mà nhân viên y tế của bạn đưa ra. Nhân viên y tế của bạn nên cho bạn
biết về lợi ích và các nguy cơ của loại thuốc điều trị. Anh ấy/ chi âý nên nói về
các tác dụng phụ, loại tác dụng nào phổ biến. Anh ấy/ chi âý sẽ làm gì để giúp
bạn trong suốt quá trình điều trị viêm gan B và C. Bạn có thể chuẩn bị một số
câu hỏi của bạn bằng cách viết ra trước cuộc hẹn với bác sĩ .
3. Hãy trao đổi rõ rằng với thày thuốc của bạn
       Giao tiếp trực tiếp giữa bạn và nhân viên y tế của bạn là quan trọng. Có
thể phải mất thời gian để phát triển mối quan hệ thân thiện với nhân viên y tế
của bạn. Hãy trao đổi rõ ràng, thẳng thắn và trung thực với thày thuốc của bạn
tất cả những gì mà bạn đã trải quan cũng như những băn khoăn lo lắng về sưac
khỏe và quá trình điều trị của bạn.
      Nói với nhân viên y tế của bạn về tất cả các tác dụng phụ bạn gặp, thậm
chí nếu tác dụng phụ này thoáng qua. Điều đó có thể là dấu hiệu của một số vấn
đề nghiêm trọng. Ví dụ: Cảm thấy mệt có thể là dấu hiệu của bệnh thiếu máu
(hồng cầu thấp, có thể là nguyên nhân interferon, ribavirin và AZT).
Giữ đúng hẹn
      Cố gắng giữ đúng hẹn với nhân viên y tế, thậm chí nếu bạn sử dụng ma
tuý. Nhân viên y tế sẽ tin bạn hơn nếu bạn luôn giữ đúng hẹn, là điều kiện
thuận lợi trong việc thiết lập các cuộc hẹn khám và quyết định của họ về điều trị
                                       46
HIV cho bạn hoặc viêm gan B hoặc C. Nếu bạn lỡ một buổi hẹn, bạn cần cố
gắng liên hệ trước để thay đổi lịch hẹn. Khi bạn đang điều trị thì rất cần phải giữ
đúng hẹn vì nhân viên y tế của bạn phải theo dõi sức khoẻ của bạn, theo dõi
đáp ứng điều trị, và xử trí các tác dụng phụ.
Chuẩn bị
      Chuẩn bị trước danh sách những câu hỏi. Đưa bạn bè, hoặc thành viên gia
đình đi cùng bạn nếu cần, những người có thể giúp bạn nhớ lại nhân viên y tế
của bạn đã nói gì với bạn.
Theo dõi sức khoẻ của bạn
       Bạn nên yêu cầu được cung cấp các các kết quả xét nghiệm của bạn và để
biết nếu có bất kỳ sự thay đổi nào bạn có thể hỏi nhân viên y tế về điều này. Sử
dụng các tờ thông tin xét nghiệm bạn được đưa ở cuối phần này để lưu lại kết
quả của bạn qua thời gian.
Thử nghiệm lâm sàng
       Nhân viên y tế có thể yêu cầu bạn tham gia các thử nghiệm lâm sàng.
Trước khi quyết định tham gia thử nghiệm cần phải biết nguy cơ và lợi ích có
thể xảy ra. Bên cạnh việc hỏi về nguy cơ và lợi ích, thì những câu hỏi quan
trọng nhất có thể hỏi nhân viên y tế của bạn là tính bí mật của thông tin cá nhân
hay các quyền ngừng tham gia nghiên cứu bất cứ khi nào mà không ảnh hưởng
đến việc theo dõi và chăm sóc sức khỏe trong tương lai:




                                        47
Tai lieu ve viem gan b c dong nhiem hiv
Tai lieu ve viem gan b c dong nhiem hiv
Tai lieu ve viem gan b c dong nhiem hiv
Tai lieu ve viem gan b c dong nhiem hiv
Tai lieu ve viem gan b c dong nhiem hiv
Tai lieu ve viem gan b c dong nhiem hiv
Tai lieu ve viem gan b c dong nhiem hiv
Tai lieu ve viem gan b c dong nhiem hiv
Tai lieu ve viem gan b c dong nhiem hiv
Tai lieu ve viem gan b c dong nhiem hiv
Tai lieu ve viem gan b c dong nhiem hiv
Tai lieu ve viem gan b c dong nhiem hiv
Tai lieu ve viem gan b c dong nhiem hiv
Tai lieu ve viem gan b c dong nhiem hiv
Tai lieu ve viem gan b c dong nhiem hiv
Tai lieu ve viem gan b c dong nhiem hiv
Tai lieu ve viem gan b c dong nhiem hiv
Tai lieu ve viem gan b c dong nhiem hiv
Tai lieu ve viem gan b c dong nhiem hiv
Tai lieu ve viem gan b c dong nhiem hiv
Tai lieu ve viem gan b c dong nhiem hiv
Tai lieu ve viem gan b c dong nhiem hiv
Tai lieu ve viem gan b c dong nhiem hiv
Tai lieu ve viem gan b c dong nhiem hiv
Tai lieu ve viem gan b c dong nhiem hiv
Tai lieu ve viem gan b c dong nhiem hiv
Tai lieu ve viem gan b c dong nhiem hiv
Tai lieu ve viem gan b c dong nhiem hiv
Tai lieu ve viem gan b c dong nhiem hiv
Tai lieu ve viem gan b c dong nhiem hiv
Tai lieu ve viem gan b c dong nhiem hiv
Tai lieu ve viem gan b c dong nhiem hiv
Tai lieu ve viem gan b c dong nhiem hiv
Tai lieu ve viem gan b c dong nhiem hiv
Tai lieu ve viem gan b c dong nhiem hiv
Tai lieu ve viem gan b c dong nhiem hiv
Tai lieu ve viem gan b c dong nhiem hiv
Tai lieu ve viem gan b c dong nhiem hiv
Tai lieu ve viem gan b c dong nhiem hiv

More Related Content

What's hot

Đại cương TPCN
Đại cương TPCNĐại cương TPCN
Đại cương TPCNhhtpcn
 
28 tpcn với sức khỏe và bệnh mãn tính
28 tpcn với sức khỏe và bệnh mãn tính28 tpcn với sức khỏe và bệnh mãn tính
28 tpcn với sức khỏe và bệnh mãn tínhhhtpcn
 
2019 03-05 phan biet hoi chung ruot kich thich va viem dai trang
2019 03-05 phan biet hoi chung ruot kich thich va viem dai trang2019 03-05 phan biet hoi chung ruot kich thich va viem dai trang
2019 03-05 phan biet hoi chung ruot kich thich va viem dai trangha dang van
 
Chuyên Đề Chăm Sóc Người Bệnh Viêm Khớp Dạng Thấp
Chuyên Đề Chăm Sóc Người Bệnh Viêm Khớp Dạng Thấp Chuyên Đề Chăm Sóc Người Bệnh Viêm Khớp Dạng Thấp
Chuyên Đề Chăm Sóc Người Bệnh Viêm Khớp Dạng Thấp nataliej4
 
29 tpcn với sức khỏe và bệnh tật
29 tpcn với sức khỏe và bệnh tật29 tpcn với sức khỏe và bệnh tật
29 tpcn với sức khỏe và bệnh tậthhtpcn
 
Bo y-te-huong-dan-chan-doan-dieu-tri-viem-gan-b
Bo y-te-huong-dan-chan-doan-dieu-tri-viem-gan-bBo y-te-huong-dan-chan-doan-dieu-tri-viem-gan-b
Bo y-te-huong-dan-chan-doan-dieu-tri-viem-gan-bbanbientap
 
15 tpcn và sức khỏe sinh sản
15 tpcn và sức khỏe sinh sản15 tpcn và sức khỏe sinh sản
15 tpcn và sức khỏe sinh sảnhhtpcn
 
26 tpcn phát triển từ dược thảo
26 tpcn phát triển từ dược thảo26 tpcn phát triển từ dược thảo
26 tpcn phát triển từ dược thảohhtpcn
 
Lỵ trực trùng - Lỵ amip - 2019 - Đại học Y dược TPHCM
Lỵ trực trùng - Lỵ amip - 2019 - Đại học Y dược TPHCMLỵ trực trùng - Lỵ amip - 2019 - Đại học Y dược TPHCM
Lỵ trực trùng - Lỵ amip - 2019 - Đại học Y dược TPHCMUpdate Y học
 
1 dai cuong tpcn
1 dai cuong tpcn1 dai cuong tpcn
1 dai cuong tpcnhhtpcn
 
NGỘ ĐỘC THỨC ĂN
NGỘ ĐỘC THỨC ĂNNGỘ ĐỘC THỨC ĂN
NGỘ ĐỘC THỨC ĂNSoM
 
23 tác dụng nhân sâm với sức khỏe
23 tác dụng nhân sâm với sức khỏe23 tác dụng nhân sâm với sức khỏe
23 tác dụng nhân sâm với sức khỏehhtpcn
 
4 tpcn và bênh đái tháo đường
4 tpcn và bênh đái tháo đường4 tpcn và bênh đái tháo đường
4 tpcn và bênh đái tháo đườnghhtpcn
 
Dinh duong trong xuat huyet tieu hoa cao
Dinh duong trong xuat huyet tieu hoa caoDinh duong trong xuat huyet tieu hoa cao
Dinh duong trong xuat huyet tieu hoa caoNguyễn Cảnh
 
8 tpcn và hệ miễn dịch
8 tpcn và hệ miễn dịch8 tpcn và hệ miễn dịch
8 tpcn và hệ miễn dịchhhtpcn
 
7 tpcn và bệnh xương khớp
7 tpcn và bệnh xương khớp7 tpcn và bệnh xương khớp
7 tpcn và bệnh xương khớphhtpcn
 
Benh viem gan canets
Benh viem gan   canetsBenh viem gan   canets
Benh viem gan canetscanets com
 

What's hot (19)

Đại cương TPCN
Đại cương TPCNĐại cương TPCN
Đại cương TPCN
 
28 tpcn với sức khỏe và bệnh mãn tính
28 tpcn với sức khỏe và bệnh mãn tính28 tpcn với sức khỏe và bệnh mãn tính
28 tpcn với sức khỏe và bệnh mãn tính
 
2019 03-05 phan biet hoi chung ruot kich thich va viem dai trang
2019 03-05 phan biet hoi chung ruot kich thich va viem dai trang2019 03-05 phan biet hoi chung ruot kich thich va viem dai trang
2019 03-05 phan biet hoi chung ruot kich thich va viem dai trang
 
Chuyên Đề Chăm Sóc Người Bệnh Viêm Khớp Dạng Thấp
Chuyên Đề Chăm Sóc Người Bệnh Viêm Khớp Dạng Thấp Chuyên Đề Chăm Sóc Người Bệnh Viêm Khớp Dạng Thấp
Chuyên Đề Chăm Sóc Người Bệnh Viêm Khớp Dạng Thấp
 
29 tpcn với sức khỏe và bệnh tật
29 tpcn với sức khỏe và bệnh tật29 tpcn với sức khỏe và bệnh tật
29 tpcn với sức khỏe và bệnh tật
 
Bo y-te-huong-dan-chan-doan-dieu-tri-viem-gan-b
Bo y-te-huong-dan-chan-doan-dieu-tri-viem-gan-bBo y-te-huong-dan-chan-doan-dieu-tri-viem-gan-b
Bo y-te-huong-dan-chan-doan-dieu-tri-viem-gan-b
 
15 tpcn và sức khỏe sinh sản
15 tpcn và sức khỏe sinh sản15 tpcn và sức khỏe sinh sản
15 tpcn và sức khỏe sinh sản
 
26 tpcn phát triển từ dược thảo
26 tpcn phát triển từ dược thảo26 tpcn phát triển từ dược thảo
26 tpcn phát triển từ dược thảo
 
Lỵ trực trùng - Lỵ amip - 2019 - Đại học Y dược TPHCM
Lỵ trực trùng - Lỵ amip - 2019 - Đại học Y dược TPHCMLỵ trực trùng - Lỵ amip - 2019 - Đại học Y dược TPHCM
Lỵ trực trùng - Lỵ amip - 2019 - Đại học Y dược TPHCM
 
Đại tràng có thể mắc những bệnh gì???
Đại tràng có thể mắc những bệnh gì???Đại tràng có thể mắc những bệnh gì???
Đại tràng có thể mắc những bệnh gì???
 
1 dai cuong tpcn
1 dai cuong tpcn1 dai cuong tpcn
1 dai cuong tpcn
 
NGỘ ĐỘC THỨC ĂN
NGỘ ĐỘC THỨC ĂNNGỘ ĐỘC THỨC ĂN
NGỘ ĐỘC THỨC ĂN
 
23 tác dụng nhân sâm với sức khỏe
23 tác dụng nhân sâm với sức khỏe23 tác dụng nhân sâm với sức khỏe
23 tác dụng nhân sâm với sức khỏe
 
4 tpcn và bênh đái tháo đường
4 tpcn và bênh đái tháo đường4 tpcn và bênh đái tháo đường
4 tpcn và bênh đái tháo đường
 
Dinh duong trong xuat huyet tieu hoa cao
Dinh duong trong xuat huyet tieu hoa caoDinh duong trong xuat huyet tieu hoa cao
Dinh duong trong xuat huyet tieu hoa cao
 
8 tpcn và hệ miễn dịch
8 tpcn và hệ miễn dịch8 tpcn và hệ miễn dịch
8 tpcn và hệ miễn dịch
 
7 tpcn và bệnh xương khớp
7 tpcn và bệnh xương khớp7 tpcn và bệnh xương khớp
7 tpcn và bệnh xương khớp
 
Benh viem gan canets
Benh viem gan   canetsBenh viem gan   canets
Benh viem gan canets
 
Dich te hoc
Dich te hocDich te hoc
Dich te hoc
 

Similar to Tai lieu ve viem gan b c dong nhiem hiv

Cà gai leo Tuệ Linh - Dược liệu quý cho người mắc bệnh gan, giải độc gan
Cà gai leo Tuệ Linh - Dược liệu quý cho người mắc bệnh gan, giải độc ganCà gai leo Tuệ Linh - Dược liệu quý cho người mắc bệnh gan, giải độc gan
Cà gai leo Tuệ Linh - Dược liệu quý cho người mắc bệnh gan, giải độc ganDược Tuệ Linh
 
Truy tìm thủ phạm gay xơ gan
Truy tìm thủ phạm gay xơ ganTruy tìm thủ phạm gay xơ gan
Truy tìm thủ phạm gay xơ ganDược Tuệ Linh
 
Ung thu da day dau hieu nhan biet va cach dieu tri canets
Ung thu da day dau hieu nhan biet va cach dieu tri   canetsUng thu da day dau hieu nhan biet va cach dieu tri   canets
Ung thu da day dau hieu nhan biet va cach dieu tri canetscanets com
 
Tầm kiểm soát ung thư ở đâu tốt tại Hà Nội và TP.HCM
Tầm kiểm soát ung thư ở đâu tốt tại Hà Nội và TP.HCMTầm kiểm soát ung thư ở đâu tốt tại Hà Nội và TP.HCM
Tầm kiểm soát ung thư ở đâu tốt tại Hà Nội và TP.HCMTKT Cleaning
 
Từ A đến Z về bệnh viêm đại tràng: Nguyên nhân - Triệu chứng - Chẩn đoán - Cá...
Từ A đến Z về bệnh viêm đại tràng: Nguyên nhân - Triệu chứng - Chẩn đoán - Cá...Từ A đến Z về bệnh viêm đại tràng: Nguyên nhân - Triệu chứng - Chẩn đoán - Cá...
Từ A đến Z về bệnh viêm đại tràng: Nguyên nhân - Triệu chứng - Chẩn đoán - Cá...Suc Khoe Today
 
Tác dụng đông trùng hạ thảo với bệnh sỏi thận
Tác dụng đông trùng hạ thảo với bệnh sỏi thậnTác dụng đông trùng hạ thảo với bệnh sỏi thận
Tác dụng đông trùng hạ thảo với bệnh sỏi thậnNamlinhchinonglam
 
Viem gan a canets
Viem gan a   canetsViem gan a   canets
Viem gan a canetscanets com
 
HỘI CHỨNG BÀNG QUANG TĂNG HOẠT (VUNA 2014)
HỘI CHỨNG BÀNG QUANG TĂNG HOẠT (VUNA 2014)HỘI CHỨNG BÀNG QUANG TĂNG HOẠT (VUNA 2014)
HỘI CHỨNG BÀNG QUANG TĂNG HOẠT (VUNA 2014)Bs Đặng Phước Đạt
 
Ung thu gan nguyen nhan dau hieu trieu chung phuong phap dieu tri hieu qua nhat
Ung thu gan nguyen nhan dau hieu trieu chung phuong phap dieu tri hieu qua nhatUng thu gan nguyen nhan dau hieu trieu chung phuong phap dieu tri hieu qua nhat
Ung thu gan nguyen nhan dau hieu trieu chung phuong phap dieu tri hieu qua nhatlee taif
 
Viêm đại tràng căn bệnh nguy hiểm khó điều trị
Viêm đại tràng căn bệnh nguy hiểm khó điều trịViêm đại tràng căn bệnh nguy hiểm khó điều trị
Viêm đại tràng căn bệnh nguy hiểm khó điều trịThuy Na
 
Viêm dạ dày - Trá tràng
Viêm dạ dày - Trá tràngViêm dạ dày - Trá tràng
Viêm dạ dày - Trá tràngKiều Phú
 
Nhung nguyen nhan viem gan c khong ngo
Nhung nguyen nhan viem gan c khong ngoNhung nguyen nhan viem gan c khong ngo
Nhung nguyen nhan viem gan c khong ngoBác sĩ gan
 
Hướng dẫn dinh dưỡng: Hỗ trợ dự phòng và điều trị viêm phổi cấp do virus Coro...
Hướng dẫn dinh dưỡng: Hỗ trợ dự phòng và điều trị viêm phổi cấp do virus Coro...Hướng dẫn dinh dưỡng: Hỗ trợ dự phòng và điều trị viêm phổi cấp do virus Coro...
Hướng dẫn dinh dưỡng: Hỗ trợ dự phòng và điều trị viêm phổi cấp do virus Coro...Yhoccongdong.com
 
HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ VIÊM GAN VIRUT B
HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ VIÊM GAN VIRUT BHƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ VIÊM GAN VIRUT B
HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ VIÊM GAN VIRUT BSoM
 
Quyet_dinh_so_5481_QD_BYT_V_v_ban_hanh_tai_lieu_chuyen_mon_Huong_dan_chan_doa...
Quyet_dinh_so_5481_QD_BYT_V_v_ban_hanh_tai_lieu_chuyen_mon_Huong_dan_chan_doa...Quyet_dinh_so_5481_QD_BYT_V_v_ban_hanh_tai_lieu_chuyen_mon_Huong_dan_chan_doa...
Quyet_dinh_so_5481_QD_BYT_V_v_ban_hanh_tai_lieu_chuyen_mon_Huong_dan_chan_doa...TayKhoai4
 
Cham soc bn xo gan
Cham soc bn xo ganCham soc bn xo gan
Cham soc bn xo ganebookedu
 
Viêm dạ dày hp - hiểm họa bị lãng quên
Viêm dạ dày hp - hiểm họa bị lãng quênViêm dạ dày hp - hiểm họa bị lãng quên
Viêm dạ dày hp - hiểm họa bị lãng quênAn Binh
 

Similar to Tai lieu ve viem gan b c dong nhiem hiv (20)

Cà gai leo Tuệ Linh - Dược liệu quý cho người mắc bệnh gan, giải độc gan
Cà gai leo Tuệ Linh - Dược liệu quý cho người mắc bệnh gan, giải độc ganCà gai leo Tuệ Linh - Dược liệu quý cho người mắc bệnh gan, giải độc gan
Cà gai leo Tuệ Linh - Dược liệu quý cho người mắc bệnh gan, giải độc gan
 
Truy tìm thủ phạm gay xơ gan
Truy tìm thủ phạm gay xơ ganTruy tìm thủ phạm gay xơ gan
Truy tìm thủ phạm gay xơ gan
 
Ung thu da day dau hieu nhan biet va cach dieu tri canets
Ung thu da day dau hieu nhan biet va cach dieu tri   canetsUng thu da day dau hieu nhan biet va cach dieu tri   canets
Ung thu da day dau hieu nhan biet va cach dieu tri canets
 
Tầm kiểm soát ung thư ở đâu tốt tại Hà Nội và TP.HCM
Tầm kiểm soát ung thư ở đâu tốt tại Hà Nội và TP.HCMTầm kiểm soát ung thư ở đâu tốt tại Hà Nội và TP.HCM
Tầm kiểm soát ung thư ở đâu tốt tại Hà Nội và TP.HCM
 
Từ A đến Z về bệnh viêm đại tràng: Nguyên nhân - Triệu chứng - Chẩn đoán - Cá...
Từ A đến Z về bệnh viêm đại tràng: Nguyên nhân - Triệu chứng - Chẩn đoán - Cá...Từ A đến Z về bệnh viêm đại tràng: Nguyên nhân - Triệu chứng - Chẩn đoán - Cá...
Từ A đến Z về bệnh viêm đại tràng: Nguyên nhân - Triệu chứng - Chẩn đoán - Cá...
 
Tác dụng đông trùng hạ thảo với bệnh sỏi thận
Tác dụng đông trùng hạ thảo với bệnh sỏi thậnTác dụng đông trùng hạ thảo với bệnh sỏi thận
Tác dụng đông trùng hạ thảo với bệnh sỏi thận
 
Viem gan a canets
Viem gan a   canetsViem gan a   canets
Viem gan a canets
 
Ung thu
Ung thuUng thu
Ung thu
 
Benh Ung Thu
Benh Ung ThuBenh Ung Thu
Benh Ung Thu
 
HỘI CHỨNG BÀNG QUANG TĂNG HOẠT (VUNA 2014)
HỘI CHỨNG BÀNG QUANG TĂNG HOẠT (VUNA 2014)HỘI CHỨNG BÀNG QUANG TĂNG HOẠT (VUNA 2014)
HỘI CHỨNG BÀNG QUANG TĂNG HOẠT (VUNA 2014)
 
Ung thu gan nguyen nhan dau hieu trieu chung phuong phap dieu tri hieu qua nhat
Ung thu gan nguyen nhan dau hieu trieu chung phuong phap dieu tri hieu qua nhatUng thu gan nguyen nhan dau hieu trieu chung phuong phap dieu tri hieu qua nhat
Ung thu gan nguyen nhan dau hieu trieu chung phuong phap dieu tri hieu qua nhat
 
Viêm đại tràng căn bệnh nguy hiểm khó điều trị
Viêm đại tràng căn bệnh nguy hiểm khó điều trịViêm đại tràng căn bệnh nguy hiểm khó điều trị
Viêm đại tràng căn bệnh nguy hiểm khó điều trị
 
Viêm dạ dày - Trá tràng
Viêm dạ dày - Trá tràngViêm dạ dày - Trá tràng
Viêm dạ dày - Trá tràng
 
Nhung nguyen nhan viem gan c khong ngo
Nhung nguyen nhan viem gan c khong ngoNhung nguyen nhan viem gan c khong ngo
Nhung nguyen nhan viem gan c khong ngo
 
Hướng dẫn dinh dưỡng: Hỗ trợ dự phòng và điều trị viêm phổi cấp do virus Coro...
Hướng dẫn dinh dưỡng: Hỗ trợ dự phòng và điều trị viêm phổi cấp do virus Coro...Hướng dẫn dinh dưỡng: Hỗ trợ dự phòng và điều trị viêm phổi cấp do virus Coro...
Hướng dẫn dinh dưỡng: Hỗ trợ dự phòng và điều trị viêm phổi cấp do virus Coro...
 
HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ VIÊM GAN VIRUT B
HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ VIÊM GAN VIRUT BHƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ VIÊM GAN VIRUT B
HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ VIÊM GAN VIRUT B
 
Quyet_dinh_so_5481_QD_BYT_V_v_ban_hanh_tai_lieu_chuyen_mon_Huong_dan_chan_doa...
Quyet_dinh_so_5481_QD_BYT_V_v_ban_hanh_tai_lieu_chuyen_mon_Huong_dan_chan_doa...Quyet_dinh_so_5481_QD_BYT_V_v_ban_hanh_tai_lieu_chuyen_mon_Huong_dan_chan_doa...
Quyet_dinh_so_5481_QD_BYT_V_v_ban_hanh_tai_lieu_chuyen_mon_Huong_dan_chan_doa...
 
Cham soc bn xo gan
Cham soc bn xo ganCham soc bn xo gan
Cham soc bn xo gan
 
Bệnh học Viêm gan B (Viêm gan siêu vi B)
Bệnh học  Viêm gan B (Viêm gan siêu vi B)Bệnh học  Viêm gan B (Viêm gan siêu vi B)
Bệnh học Viêm gan B (Viêm gan siêu vi B)
 
Viêm dạ dày hp - hiểm họa bị lãng quên
Viêm dạ dày hp - hiểm họa bị lãng quênViêm dạ dày hp - hiểm họa bị lãng quên
Viêm dạ dày hp - hiểm họa bị lãng quên
 

Tai lieu ve viem gan b c dong nhiem hiv

  • 1. TÀI LIỆU XOÁ MÙ TH ÔNG TIN VỀ ĐIỀU TRỊ CHO NGƯỜI SỐNG CHUNG VỚI HIV ĐỒNG NHIỄM VIÊM GAN B VÀ VIÊM GAN C Hà Nội, 2012
  • 2. LỜI NÓI ĐẦU Viêm gan B và Viêm gan C là bệnh viêm gan do vi rút gây ra, là bệnh phổ biến trên thế giới và ở Việt Nam, đặc biệt đối với những người tiêm chích ma túy. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng có tới 80-90 % những người tiêm chích ma túy bị nhiễm viêm gan C (HCV). Đường lây truyền của viêm gan B, viêm gan C và HIV về cơ bản là giống nhau, do vậy một số nghiên cứu cũng đã chỉ ra có tỷ lệ đồng nhiễm cao HIV với các viêm gan B và C. Hơn nữa, có một sự tương tác khi một bệnh nhân cùng lúc vừa bị viêm gan B, C vừa bị nhiễm HIV, chẳng hạn viêm gan B làm thúc đẩy tăng nhanh số lượng HIV, viêm gan vi rút mạn tính cũng làm tăng độc tố của thuốc kháng vi rút khi điều trị HIV, đồng thời HIV cũng dễ làm cho người viêm gan B trở thành mạn tính hơn và nặng hơn v.v… Do vậy việc hiểu biết về căn bênh viêm gan B và viêm gan C cũng như tác động qua lại giữa viêm gan B, viêm gan C và HIV khi bị đồng nhiễm giúp việc dự phòng, chăm sóc và điều trị tốt hơn. Với cuốn tài liệu này, chúng ta bắt đầu mở đường tới kiến thức về viêm gan C (HCV), viêm gan B (HBV) và HIV. Cuốn tài liệu này được thiết kế để giúp các bạn hiểu được những kiến thức cơ bản về bệnh viêm gan C, viêm gan B và đồng nhiễm HIV. Cuốn tài liệu này cũng có mục đích là giúp các bạn tiếp cận chăm sóc và điều trị viêm gan mạn tính, cho chính bản thân, người thân và cộng đồng của các bạn. Cuốn tài liệu này được biên soạn dựa trên kiến thức và kinh nghiệm thực hành của nhóm Hành động điều trị (TAG) và nhóm hành động điều trị AIDS tại Thái Lan. Do vậy hy vọng nó sẽ giúp ích các bạn và tất cả chúng ta – những người mong muốn hướng tới mục tiêu cao nhất là dự phòng, chăm sóc và điều trị HCV, HBV và đồng nhiễm HIV tại Việt Nam. Mặc dù tài liệu đã được biên tập lại cho phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam, tuy vậy chắc chắn tài liệu không thể tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi mong muốn tất cả các bạn đọc xa gần góp ý để cuốn tài liệu này ngày càng gần gũi và hiệu quả hơn. Mọi góp ý xin được gửi về: Nhóm Mặt Trời Của Bé. Trân trọng cảm ơn. 1
  • 3. MỤC LỤC PHẦN 1. CẤU TRÚC, CHỨC NĂNG GAN VÀ TỔNG QUAN VỀ BỆNH VIÊM GAN ............................................................................................................................... 3 1. Cấu trúc của gan ..................................................................................................... 3 2. Chức năng của gan .................................................................................................. 3 3. Khái quát về bệnh viêm gan ................................................................................... 5 4. Viêm gan vi rút ....................................................................................................... 5 PHẦN 2. VIÊM GAN B ............................................................................................. 10 1. Tình hình nhiễm vi rút viêm gan B ....................................................................... 10 2. Đường lây truyền của viêm gan B và dự phòng ................................................... 11 3. Tiến triển tự nhiên của nhiễm vi rút viêm gan B .................................................. 15 4. Đồng nhiễm HIV và HBV: Tác động của HIV lên viêm gan B ........................... 16 5. Các loại xét nghiệm để chẩn đoán và theo dõi viêm gan B .................................. 16 6. Điều trị viêm gan B............................................................................................... 20 7. Điều trị cho người đồng nhiễm HIV/HBV ........................................................... 24 PHẦN 3. VIÊM GAN C ............................................................................................. 26 1. Tình hình nhiễm vi rút viêm gan C ....................................................................... 26 2. Đường lây truyền và không lây truyền của viêm gan C và dự phòng .................. 26 3. Tiến triển tự nhiên của nhiễm vi rút viêm gan C .................................................. 29 4. Đồng nhiễm HIV/HCV ......................................................................................... 32 5. Xét nghiệm chẩn đoán HCV ................................................................................. 33 6. Điều trị viêm gan C và tác dụng phụ .................................................................... 38 PHẦN 4. PHỤ LỤC.................................................................................................... 46 PHỤ LỤC 1. Liên hệ chặt chẽ với nhân viên y tế của bạn ....................................... 46 PHỤ LỤC 2. Bảng thông tin theo dõi xét nghiệm................................................... 48 PHỤ LỤC 3. Câu hỏi đánh giá trước và sau tập huấn .............................................. 49 MỘT SỐ ĐỊA CHỈ CẦN BIẾT ................................................................................ 57 2
  • 4. PHẦN 1. CẤU TRÚC, CHỨC NĂNG GAN VÀ TỔNG QUAN VỀ BỆNH VIÊM GAN 1. Cấu trúc của gan Gan là cơ quan lớn nhất trong cơ thể người, nằm ở phía bên phải trong ổ bụng, đằng sau các xương sườn phải, cân nặng khoảng 1,2 kg---1,3kg và kích thước cỡ chừng quả bóng. 2. Chức năng của gan Gan thực hiện nhiều chức năng quan trọng. Gan làm việc như một nhà máy lọc chế biến cho cơ thể của bạn. Tất cả mọi thứ từ thức ăn, đồ uống đều qua gan. Gan cũng sẽ chuyển hoá các thuốc, các loại thảo dược và vitamine. - Chuyển hóa thức ăn trở thành năng lượng cần thiết cho sự sống và phát triển: Lá gan của bạn đóng một vai trò chính yếu trong việc biến đổi thức ăn thành những chất thiết yếu cho cuộc sống. Tất cả lượng máu đi ra từ dạ dày và ruột đều phải đi qua gan trước khi tới phần còn lại của cơ thể. Như vậy lá gan nằm ở một vị trí chiến lược để chuyển đổi thực phẩm và thuốc được hấp thụ từ đuờng tiêu hoáthành các dạng mà cơ thể có thể sử dụng một cách dễ dàng. Về cơ bản, lá gan đóng vai trò của một nhà máy lọc và tinh chế 3
  • 5. - Lọc chất thải từ máu: Gan đóng một vai trò chính yếu trong việc loại bỏ ra khỏi máu các sản phẩm độc hại sinh ra từ ruột hay nội sinh (do cơ thể tạo ra). Gan chuyển đổi chúng thành những chất mà cơ thể có thể loại bỏ dễ dàng. - Tạo mật: Gan cũng tạo ra mật, một chất dịch màu nâu hơi xanh lục cần thiết cho sự tiêu hóa. Mật được dự trữ trong túi mật. Túi mật cô đặc và tiết mật vào trong ruột, giúp cho sự tiêu hóa. Tĩnh mạch gan Động mạch gan Túi mật Tĩnh mạch cửa ống mật chủ - Chuyển hoá các thuốc được hấp thụ từ đường tiêu hoá thành dạng cơ thể có thể dùng được: Nhiều thuốc dùng trị bệnh cũng được chuyển hoá nhờ gan. Những thay đổi này chi phối hoạt tính của thuốc trong cơ thể. Ngoài ra, gan còn có các chức năng: - Sản xuất ra protein mới cho cơ thể; - Ngăn ngừa sự thiếu hụt năng lượng cơ thể bằng cách dữ trữ một số vitamin, khoáng chất và đường; - Điều hoà sự vận chuyển mỡ dự trữ; - Kiểm soát việc sản xuất và bài tiết cholesterol; - Chuyển hóa rượu; - Duy trì sự cân bằng các nội tiết tố; - Trong giai đoạn thai nhi, gan có vai trò của một cơ quan tạo máu; 4
  • 6. - Giúp cơ thể chống lại sự nhiễm trùng bằng các tạo ra các yếu tố miễn dịch và loại bỏ các vi khuẩn lưu thông trong máu; - Tái tạo mô tổn thương của chính nó; và - Dự trữ sắt. 3. Khái quát về bệnh viêm gan Viêm gan (Hepatitis) là một thuật ngữ chung để chỉ gan sưng (viêm) (hepa là từ của Hy Lạp nói về gan - có nghĩa là gan sưng). Viêm gan là tổn thương tại gan với sự có mặt của các tế bào bị viêm trong mô gan. Tình trạng bệnh có thể là tự khỏi hoặc có thể phát triển tới việc gây sẹo và xơ tại gan. Viêm gan cấp tính là khi bệnh chỉ kéo dài dưới 6 tháng, còn viêm gan mãn tính là khi bệnh kéo dài hơn. Viêm gan Có nhiều nguyên nhân gây nên bao gồm - Uống nhiều rượu, bia; - Sử dụng một loại thuốc hoặc thảo dược nào đó; - Hít phải hơi, khói độc, hại - Nhiễm vi rút viêm gan, hoặc - Nhiễm các loại bệnh khác như leptospirosis. 4. Viêm gan vi rút 4.1. Các loại vi rút gây viêm gan Có 5 loại vi rút khác nhau làm lây nhiễm cho gan và gây bệnh: Viêm gan A, B, C, D và E. Các loại vi rút này được đặt tên theo chữ cái theo thứ tự khi chúng được phát hiện ra. Mỗi một loại vi rút là nguyên nhân gây bệnh khác nhau và hầu hết con người không biết họ đã bị lây nhiễm vì không hề có dấu hiệu gì. - Viêm gan A (HAV): Nhiễm vi rút viêm gan A thông thường không nghiêm trọng nhưng đôi khi nó có thể làm cho chúng ta bị ốm. Bệnh thường lây trực tiếp từ người bệnh sang người lành qua thức ăn và nước uống bị nhiễm virut viêm gan A. HAV đào thải qua phân ở cuối thời kỳ ủ bệnh kéo dài hàng tuần (cho tới khi lui bệnh). Bởi vậy, ăn uống mất vệ sinh là điều kiện thuận lợi cho mắc bệnh. Bệnh viêm gan A thường không có giai đoạn mãn tính và không gây tổn thương vĩnh viễn đối với gan. 5
  • 7. Virut viêm gan A Hiện nay đã có vaccin viêm gan A được sử dụng trên toàn thế giới và Việt Nam, có tính miễn dịch và độ an toàn cao. Do vậy nếu được tiêm chủng phòng ngừa, chúng ta có thể yên tâm không bị mắc bệnh viêm gan A, một căn bệnh gây dịch, ảnh hưởng tới sức khỏe cá nhân và xã hội. - Viêm gan B (HBV) và viêm gan C (HCV): HBV và HCV là hai loại vi rút nguy hiểm nhất. Một số người có thể tự đào thải HBV và HCV mà không cần điều trị, nhưng HBV và HCV cũng có thể trở thành nhiễm trùng mạn tính (suốt cuộc đời). Hiện có các phương pháp điều trị viêm gan B, C mạn tính khác nhau và một số người có thể được điều trị khỏi. Mặc dù không phải tất cả các trường hợp viêm gan B, C mạn tính cần phải điều trị, nhưng nhiều người mắc viêm gan B, C mạn tính sẽ tiến triển đến tổn thương gan nặng, ung thư gan và suy gan do không điều trị. Hầu hết các trường hợp tử vong do bệnh gan có nguyên nhân là viêm gan B, C mạn tính. - Viêm gan D (HDV): Viêm gan D chỉ tìm thấy ở người đã có HBV. Không thể nhiễm viêm gan D trừ khi có viêm gan B. Như vậy HDV chỉ gây nguy hiểm cho những ai đang mắc hoặc sẽ mắc bệnh viêm gan B mà thôi. Điều này cũng có nghĩa là HDV chỉ lây lan với những ai chưa có kháng thể kháng viêm gan vi rút B, những người có khả năng miễn nhiễm hay đã chích ngừa viêm gan B sẽ không bị nhiễm viêm gan siêu vi D nữa. Viêm gan siêu vi D lây lan chủ yếu qua đường máu. Hoạt động tình dục được cho là có tỷ lệ lây lan viêm gan D khá thấp nhưng vẫn không loại trừ, vì vậy các tác giả khuyến cáo việc quan hệ tình dục an toàn nên được áp dụng mang tính chất phòng bệnh. - Viêm gan E (HEV): Virus viêm gan E là một vi rus gây viêm gan lây truyền qua đường phân - miệng chủ yếu thông qua nước bị nhiễm virus. Viêm gan E có thể có triệu chứng nhưng sẽ tự mất đi. Thông thường viêm gan E không nghiêm trọng nhưng có thể đe dọa người bệnh trong thời gian mang thai, đặc biệt trong ba tháng cuối. 6
  • 8. Vi rút viêm gan E 4.2. Sự nguy hiểm của viêm gan B và viêm gan C Viêm gan B và viêm gan C mạn tính là bệnh “thầm lặng” mà thường không có triệu chứng cho tới khi gan bị tổn thương nặng dẫn tới suy gan, xơ gan hoặc các biến chứng như là tiến triển thành ung thư gan, sau nhiều năm bị nhiễm vi rút. Rất nhiều trường hợp tử vong do gan bị tổn thương nặng mà lẽ ra có thể dự phòng được bằng cách chẩn đoán viêm gan mạn tính B và C sớm hơn để điều trị kịp thời. Hiểu biết hơn về viêm gan vi rút không chỉ giúp bạn sống khỏe mạnh và khi bạn chia sẻ thông tin với cộng đồng của bạn có thể cứu giúp cuộc sống của nhiều người. 4.3. Mối liên quan giữa đồ uống có cồn và viêm gan Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng người bị viêm gan uống ít chất có cồn thì tốt hơn. Một số nghiên cứu cho thấy đàn ông uống 50 gram chất có cồn mỗi ngày (4-5 đồ uống hỗn hợp; hoặc một vài ly rượu mạnh hoặc vài chai bia nhỏ mỗi ngày), phụ nữ uống khoảng 30 grams (2-3 ly ) chất có cồn mỗi ngày hoặc nhiều hơn có nguy cơ tổn thương gan nhiều hơn người uống ít hoặc không uống. Như vậy tốt nhất những người bị viêm gam cần từ bỏ hoàn toàn đồ uống có cồn như bia rượu để ngăn chặn tổn thương gan. Nếu không từ bỏ hoàn toàn thì cũngc ần uống ít hơn và uống nhiều nước có thể giúp đào thải rượu, độc tố từ cơ thể của bạn. 7
  • 9. Điều trị HCV sẽ khó khăn hơn nếu vẫn tiếp tục uống chất có cồn: Một số chuyên gia cho rằng điều trị viêm gan đáp ứng kém đối với những người uống chất có cồn. Một lý do có thể người nghiện rượu nặng là người thường xuyên có nhiều HCV trong máu của họ hơn là người không uống rượu. Nhiều bác sĩ không điều trị viêm gan C cho bệnh nhân vẫn tiếp tục uống rượu, bởi vì họ nghĩ rằng điều trị sẽ không hiệu quả hoặc họ lo lắng bệnh nhân sẽ không uống thuốc thường xuyên. 4.4. Sử dụng ma túy và viêm gan vi rút - Người sử dụng ma túy thường xuyên như là heroin hoặc ma túy tổng hợp như methaphetamine có thể sẽ không ăn ngủ tốt và có thể thường xuyên bị căng thẳng. Đối với những người dùng chung bơm kim tiêm hoặc không sử dụng bơm kim tiêm sạch có nguy cơ cao nhiễm HIV, HBV, HCV và cũng như các nhiễm trùng khác. Do vậy việc sử dụng ma túy hàng ngày có thể tác động xấu tới sức khỏe con người. - Do heroin và methamphetamine là bất hợp pháp, nên có rất ít nghiên cứu về tác hại của ma túy và viêm gan. Tuy nhiên nhiều nhà khoa học chỉ ra rằng, hầu hết các loại ma túy buôn bán hiện nay không tinh khiết, thường có thêm các tạp chất làm gia tăng sự có hại cho gan. Việc sử dụng cần sa cũng có thể là lý do gây ra xơ gan nhanh hơn đối với những người bị viêm gan mạn tính HBV và HCV. 4.5. Vắc xin có thể dự phòng viêm gan Hiện nay có vắc xin để dự phòng viêm gan A và viêm gan B nhưng chưa có vắc xin cho dự phòng viêm gan C mặc dù nhiều nhà khoa học đang nghiên cứu để tìm ra vắc xin này. Mọi người có thể nhiễm hơn một vi rút viêm gan tại cùng một thời điểm và họ cũng có thể đồng nhiễm với HIV. Khi cùng một lúc bị nhiễm nhiều loại vi rút, chúng có thể làm cho cơ thể bạn yếu hơn, đó là lý do mà tại sao khi đã nhiễm viêm gan C mạn tính và hoặc nhiễm HIV nên tiêm vắc xin để phòng viêm gan B và viêm gan A. 8
  • 10. CÂU HỎI THẢO LUẬN 1. Bạn biết những ai đã chết do bệnh gan? 2. Cái chết từ bệnh gan có thể dự phòng được không? 3. Bạn đã làm gì để giúp dự phòng bệnh gan cho bản thân bạn và cộng đồng của bạn? 4. Theo bạn ai trong cộng đồng sẽ quan tâm về vi rút viêm gan? 5. Bạn sẽ sử dụng những kiến thức từ cuốn tài liệu này như thế nào để chia sẻ thông tin với cộng đồng người khác trong cộng đồng của bạn? 9
  • 11. PHẦN 2. VIÊM GAN B 1. Tình hình nhiễm vi rút viêm gan B Theo ước tính của Tổ chức Y Tế Thế Giới, hiện có khoảng 350 triệu người mang vi rút viêm gan B (HBV) mãn tính có nguy cơ mắc và tử vong do xơ gan và ưng thư gan, tập trung chủ yếu ở châu Phi, châu Á và Ðông Nam Á. Tại Mỹ, HBV là nguyên nhân của 5-10% bệnh hoại gan mạn tính và 10- 15% ung thư gan. HBV làm khoảng 5.000 người chết mỗi năm, chủ yếu ở tuổi trên 12 (lí do có lẽ là vì sinh hoạt tình dục bắt đầu nhiều hơn sau tuổi này). các yếu tố nguy cơ khác gồm sử dụng thuốc cocaine và các loại thuốc tiêm tĩnh mạch, nhiều bạn tình, trình độ giáo dục thấp. Tại Việt Nam, tỷ lệ người xét nghiệm dương tính với viêm gan B (HbsAg) từ 10-25% trong các quần thể dân cư. Virút viêm gan B là căn nguyên của 50-70% các trường hợp viêm gan virút cấp tính, 80% viêm gan virút mạn tính. HBsAg trên nhân xơ gan là 80% và bệnh nhân ung thư gan nguyên phát là 90-100%. Hình ảnh vi rút viêm gan B Tại Phòng khám ngoại trú Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương, tỷ lệ đồng nhiễm viêm gan B và HIV là 12%, tỷ lệ đồng nhiễm viêm gan B, viêm gan C và HIV là 6%. 10
  • 12. 2. Đường lây truyền của viêm gan B và dự phòng Vi rút viêm gan B có thể lây qua đường máu, tinh dịch, và các dịch cơ thể khác (HBV tìm thấy trong sữa mẹ và nước bọt với số lýợng rất ít). HBV nhỏ hơn nhiều, và lây nhiễm hơn 100 lần so với HIV, HBV có thể sống ngoài cơ thể tới 7 ngày. 2.1. Các đường lây phổ biến nhất - Từ mẹ sang con trong khi sinh; - Quan hệ tình dục qua đường miệng, âm đạo với người nhiễm HBV mà không bảo vệ; - Quan hệ tình dục qua đường miệng có nguy cơ thấp; - Dùng chung dụng cụ tiêm chích bao gồm: kim tiêm, ống chích, dụng cụ pha, bông và ống chích; - Dùng chung đồ dùng cá nhân có dính máu: Dao cạo râu, bàn chải đánh răng; - Dùng chung các dụng cụ xăm mình hay xuyên chích qua da. - Truyền máu; - Tình cờ do chấn thương hoặc tai nạn rủi ro nghề nghiệp khác. 2.2. Các đường không lây Tương tự như HIV, bạn không thể nhiễm viêm gan B qua các tiếp xúc thông thường như: Hôn nhau, bắt tay, uống chung ly nước, ăn chung bát đũa. 2.3. Dự phòng viêm gan B 2.3.1. Dự phòng bằng tiêm vắc xin viêm gan B Không giống như HIV hoặc HCV, hiện nay đã có vắc xin để dự phòng lây nhiễm viêm gan B hiệu quả. Vắc xin viêm gan B an toàn và hiệu quả hơn 90 %. Vắc xin kích thích hệ thống miễn dịch chống lại HBV. Các vắc xin phòng bệnh viêm gan đã được sử dụng cho hơn một tỷ người, cho thấy có hiệu quả và an toàn.Việc tiêm vắc xin phòng viêm gan B còn được xem như một biện pháp phòng ngừa ung thư gan. Vắc xin phòng viêm gan B là vắc xin duy nhất và đầu tiên được tổ chức Y tế thế giới (WHO) ghi nhận là biện pháp phòng ngừa ung thư gan. 11
  • 13. Với trẻ sơ sinh: Do Việt Nam là nước có tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan B cao nên vắc xin viêm gan B đã được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng và được khuyến cao tiêm cho tất cả các trẻ em trong chương trình tiêm chủng với lịch như sau: Lịch tiêm vắc xin viêm gan B Lứa tuổi Những vắc xin khác tiêm Vắc xin viêm gan B trong cùng thời gian Mới sinh (tốt nhất trong BCG Viêm gan B sơ sinh vòng 24 giờ đầu) 2 tháng OPV1, DPT1 Viêm gan B mũi 2 3 tháng OPV2, DPT2 4 tháng OPV3, DPT3 Viêm gan B mũi 3 Tiêm đầy đủ 3 mũi vắc xin sẽ tạo được miễn dịch bảo vệ >95% trẻ em và người trưởng thành. Thời gian bảo vệ ít nhất là 15 năm và có thể là suốt đời. Vắc xin viêm gan B Với người lớn: Những người dễ có nguy cơ lây nhiễm viêm gan B như thành viên trong gia đình người nhiễm HBV, nhân viên y tế, người bị bệnh thận giai đoạn cuối đang lọc máu (người bị bệnh đông máu do di truyền), người nhiễm HIV, người có nguy cơ cao lây qua quan hệ tình dục (nam có quan hệ đồng tính (MSMs) và phụ nữ bán dâm (SWs), người sử dụng ma túy (IDUs), những người có bệnh gan mạn tính nên được tiêm phòng. Lịch tiêm chủng ngừa để tạo miễn dịch cơ bản gồm 3 liều như sau: 12
  • 14. Liều khởi đầu: vào lúc lựa chọn. Liều thứ hai: 1 tháng sau khi tiêm liều đầu. Liều thứ ba: 2 tháng hoặc 6 tháng sau khi tiêm liều đầu. Các tác dụng bảo vệ của vắc xin HBV cũng có thể giảm theo thời gian, vì vậy nếu bạn được tiêm phòng trên 10 năm trước, thì bạn nên yêu cầu bác sĩ làm xét nghiệm hiệu giá kháng thể kháng viêm gan B để biết được bạn có cần tiêm liều vắc xin bổ sung không ? Khi tiêm, bạn cũng nên hỏi lại phòng khám hoặc bác sĩ khi nào bạn nên quay trở lại để tiêm mũi vắc xin cuối. Vắc xin viêm gan B and HIV: Một số nghiên cứu chỉ ra vắc xin cho tiêm chủng viêm gan B có thể không hiệu quả ở người nhiễm HIV có tế bào CD4 thấp (CD4 < 200). Việc điều trị HIV làm tăng tế bào CD 4 nhưng đối với một số người tế bào CD4 vẫn thấp ngay cả khi đang điều trị. Do vậy đôi khi cần bổ sung liều vắc xin HBV thì có thể vẫn đáp ứng đối với người nhiễm HIV có CD4 thấp. 2.3.2. Dự phòng lây truyền viêm gan B từ mẹ sang con - HBV có thể dễ dàng lây từ mẹ sang con. Đa số người nhiễm HBV bị nhiễm trong khi sinh và hậu quả của nhiễm HIV từ mẹ sang con cũng nặng nề. Do vậy cần dự phòng viêm gan B cho trẻ chủ động bằng cách tiêm chủng vắc xin viêm gan B cho trẻ sau sinh càng sớm càng tốt và tốt nhất là trong vòng 24 giờ sau sinh. Các mũi tiêm tiêm theo cần tuân thủ theo lịch tiêm chủng đã đề cập trên. 13
  • 15. - Nuôi con bằng sữa mẹ: Có tìm thấy HBV trong sữa mẹ nhưng một số nghiên cứu đã cho thấy độ an toàn khi nuôi con bằng sữa mẹ nếu đứa trẻ đã tiêm vắc xin dự phòng HBV khi sinh. - Một số cân nhắc về sử dụng ARV cho dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con: Người ta có thể sử dụng một trong những thuốc ARV sử dụng cho dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con là 3TC (Lamivudine) và đồng thời cũng là thuốc điều trị HBV. Cần xét nghiệm chẩn đoán HBV trước khi điều trị lamivudine hoặc tenofovir để dự phòng HIV. Ngýời đã nhiễm HBV cần tránh sử dụng hai loại thuốc này cho điều trị dự phòng lây truyền HIV vì khi dừng lại có thể là nguyên nhân gây lên đợt bùng phát viêm gan B đe doạ tính mạng, do đó có thể sử dụng thuốc ARV khác thay thế. 2.3.3. Dự phòng khác Do vi rút gây viêm gan B có đường lây truyền tương tư như HIV nên ngoài việc sử dụng vắc xin biêm gan B như đã đề cập trên, các nguyên tắc và biện pháp dự phòng lây truyền HIV cũng có thể được áp dụng với viêm gan B, cụ thể: - Tránh tiếp xúc trực tiếp với máu và dịch cơ thể như tinh dịch, dịch âm đạo… - Sử dụng bơm kim sạch, không sử dụng chung bơm kim tiêm khi tiêm chích ma túy. - Quan hệ tình dục an toàn. Sử dụng bao cao su đúng cách mỗi lần quan hệ tình dục. - Xét nghiệm sàng lọc viêm gan B trước khi truyền máu. 14
  • 16. - Dùng riêng hoặc sát khuẩn các dụng cụ xuyên chích qua da như xăm tai, dịch vụ làm đẹp và dùng riêng các dụng cụ cá nhân như bàn chải răng, dao cạo râu... 3. Tiến triển tự nhiên của nhiễm vi rút viêm gan B - Diễn biến bệnh viêm gan B khác nhau, phụ thuộc khi nào bị lây nhiễm. Những đứa trẻ bị lây nhiễm lúc sinh thông thường không có các biểu hiện nhưng 90% sẽ phát triển thành viêm gan mạn tính suốt đời. Thông thường không có tổn thương gan qua nhiều thập kỷ, vì hệ thống miễn dịch không nhận ra nhiễm HBV của người bị nhiễm từ khi sinh cho tới khi trưởng thành (35 – 40 tuổi). - Lây nhiễm HBV ở người lớn: Khi người lớn nhiễm HBV, hệ miễn dịch có thể chống lại HBV ở hầu hết các trường hợp. Chỉ khoảng 6 -10% người nhiễm là người lớn sẽ phát triển thành bệnh mạn tính. Người lớn nhiễm HBV sẽ tiến triển nhanh hơn là trẻ em nhiễm khi sinh: + Viêm gan B (HBV) cấp tính: Một số (30% - 50%) sẽ có biểu hiện trong một vài tháng đầu tiên (Giai đoạn đầu tiên thể hiện viêm gan cấp tính). Nhiễm viêm gan B (HBV) cấp tính thông thường kéo dài từ một tới ba tháng. Biểu hiện viêm gan cấp có thể bao gồm: buồn nôn, nôn, ăn không ngon, sốt, mệt mỏi, đau bụng, gan to và vàng da (vàng da và mắt). Có một số trường hợp nhưng hiếm những biểu hiện này rất nặng (viêm gan tối cấp) có khả năng tử vong. + Viêm gan B (HBV) mạn tính: Thông thường, người bị nhiễm viêm gan B mạn tính không có biểu hiện trong rất nhiều năm tới nhiều thập kỷ, đến nỗi họ không biết rằng họ đã bị nhiễm HBV. Mặc dù đa số các trường hợp nhiễm viêm gan B mạn tính không điều trị, khoảng 20-25% gan sẽ có những vết sẹo (xơ gan) và ung thư gan. Tổn thương gan xảy ra rất chậm và mọi người cảm thấy vẫn khoẻ cho tới khi bệnh nặng và đã quá muộn cho điều trị. Điều trị HBV kịp thời có thể dự phòng xơ gan và ung thư gan. Tại Việt Nam, hầu hết mọi người đã không biết họ đã nhiễm HBV tới khi họ đã được chẩn đoán xơ gan hoặc ung thư gan. 15
  • 17. 4. Đồng nhiễm HIV và HBV: Tác động của HIV lên viêm gan B HBV dễ trở thành mạn tính hơn ở người nhiễm HIV. Từ 30 đến 90% phát triển thành HBV mạn tính do hệ thống miễn dịch của họ đã bị suy yếu do HIV và không thể hết vi rút. Đối với người nhiễm HIV việc phát hiện họ nhiễm HBV là rất quan trọng vì một số lý do sau: - Viêm gan B mạn tính thường nặng hơn ở người nhiễm HIV. - Người đồng nhiễm HIV và HBV có vi rút viêm gan B trong máu nhiều hơn (gọi là tải lượng vi rút) người nhiễm HBV đơn thuần. - Tải lượng vi rút viêm gan B nhiều hơn sẽ điều trị khó khăn hơn. - HIV có thể lan nhanh và làm tăng quá trình tiến triển thành xơ gan, ung thư gan, đặc biệt đối với người có CD4 thấp (< 200). 5. Các loại xét nghiệm để chẩn đoán và theo dõi viêm gan B Để hiểu về các loại xét nghiệm và ý nghĩa của kết quả xét nghiệm bạn cần biết các thuật ngữ sau: 16
  • 18. - Kháng nguyên (Antigen): Một chất ngoại lai đối với cơ thể có thể là vi khuẩn, vi rút hay độc tố của vi khuẩn, chúng kích thích cơ thể sinh ra kháng thể chống lại chất ngoại lai đó - Kháng thể (Antibody): Các chất do hệ thống miễn dịch sinh ra đáp ứng sự có mặt của kháng nguyên trong cơ thể. 5.1. Xét nghiệm sàng lọc Mục đích đầu tiên trong xét nghiệm là phát hiện người mắc HBV bằng cách làm xét nghiệm sàng lọc. Xét nghiệm để tìm kháng nguyên hoặc kháng thể do hệ thống miễn dịch sản xuất chống lại HBV. Các xét nghiệm này có thể là: - Tìm kháng nguyên bề mặt vi rút viêm gan B (HBsAg): Protein nhỏ trên bề mặt của HBV. - Tìm kháng thể kháng kháng nguyên bề mặt vi rút viêm gan B (anti- HBs): Kháng thể chống lại các kháng nguyên bề mặt. - Tìm kháng thể kháng kháng nguyên lõi vi rút viêm gan B (anti-HBc): Kháng thể chống lại kháng nguyên lõi. Kết quả xét nghiệm sàng lọc HBV có ý nghĩa như sau: HBsAg anti-HBs anti-HBc Giải thích Âm tính Âm tính Âm tính Ngýời chýa từng nhiễm HBV và cần tiêm vắc xin viêm gan B. Âm tính Dýõng Âm tính Ngýời đã tiêm vắc xin, hoặc đã nhiễm viêm gan B và tính hoặc dýõng đã hồi phục trong giai đoạn nhiễm trùng sớm và hiện tính cõ thể đýợc bảo vệ đối với HBV . Ngýời này không thể làm lây vi rút sang cho ngýời khác và không cần tiêm vắc xin . Âm tính Âm tính Dýõng tính Không rõ ràng, không phát hiện ra HBV hoặc đã khỏi sau khi nhiễm HBV cấp tính, sẽ cần các xét nghiệm khác (HBV DNA) để khẳng định Dương tính Âm tính Âm tính Ngýời này hiện đã nhiễm hoặc có thể mắc HBV mạn hoặc dýõng tính. Có thể lây vi rút sang cho ngýời khác và cần làm tính thêm các xét nghiệm. 17
  • 19. Tại Việt Nam các xét được sàng lọc HBV có thể khác nhau tuỳ thuộc vào khả năng nơi bạn được làm xét nghiệm. Một số phòng khám và bệnh viện sẽ chỉ xét nghiệm HBsAg và không làm xét nghiệm kháng thể. 5.2. Xét nghiệm chẩn đoán và theo dõi viêm gan B mạn tính - Nếu xét nghiệm lần đầu tiên HBsAg dương tính, các bác sĩ sẽ xét nghiệm lại sau 6 tháng. Nếu kết quả lần 2 dương tính có nghĩa là bạn đã nhiễm viêm gan B mạn tính. - Do không có biểu hiện của viêm gan B mạn tính, nên cần phải làm xét nghiệm máu thường xuyên để theo dõi tiến triển của bệnh, để biết khi nào cần bắt đầu điều trị để dự phòng tổn thương gan và ung thư gan. Bác sĩ sẽ kiểm tra 2 loaị chỉ số chính để theo dõi viêm gan B mạn tính: Biểu hiện viêm của gan (bằng cách xét nghiệm men gan (ALT), và hoạt động của vi rút (bằng cách đo lượng HBV trong máu (HBV DNA). Vì kết quả của hai xét nghiệm này có thể biến động lên hoặc xuống do đó cần làm thường xuyên 3- 6 tháng một lần để đánh giá tình trạng bệnh viêm gan B mạn tính của từng trường hợp. + Xét nghiệm men gan để theo dõi viêm gan: ALT (alamine amino transferase), còn được gọi là SGPT. ALT là một loại men mà bình thường nằm trong gan. ALT cũng chuyển từ gan vào máu khi tế bào gan bị viêm hay tổ thương. Tế bào gan có thể trở thành viêm khi hệ thống miễn dịch đã nhận ra nhiễm HBV trong tế bào gan và cố gắng tiêu diệt những tế bào bị viêm này. Đơn vị đo ALT là U/L (đơn vị trên lít).  Mức độ ALT bình thường khác nhau giữa nam và nữ, viêm gan được xác định khi ALT cao hơn giới hạn trên của trị số men gan bình thường (ULN): ULN bình thường đối với Nam : ALT = 30 U/L và ULN bình thường đối với Nữ: ALT = 19 U/L  Mặc dù, chỉ có xét nghiệm ALT không đủ để quyết định điều trị: Mức độ ALT tăng cao không có nghĩa là cần điều trị HBV (gan sẽ viêm vì các nguyên nhân khác như rượu, ma tuý và các loại cây cỏ). Mức độ ALT bình thường không có nghĩa là gan khoẻ mạnh, có thể có hiện tượng gan bị tổn thương nhưng không có ALT tăng cao vì hiện tại không có viêm (25 % người có ALT bình thường có thể có xơ gan). 18
  • 20.  Để có được một bệnh cảnh rõ hơn của bệnh viêm gan mạn tính ngoài ALT cần phải biết chỉ số quan trọng khác là HBV DNA (tải lượng vi rút). + Xét nghiệm PCR định lượng HBV DNA (tải lượng vi rút). Xét nghiệm này để theo dõi mức độ hoạt động của vi rút trong máu. Tải lượng vi rút có thể không phát hiện được (không đủ để phát hiện) cho đến rất cao (có thể đo được đến hàng tỷ). Giá tiền của xét nghiệm này rất đắt và có thể không sẵn có.  Tải lượng vi rút cao có nghĩa là vi rút đang hoạt động và nó tự nhân lên nhiều hơn. Tải lượng vi rút là khác nhau phụ thuộc vào giai đoạn bệnh viêm gan mạn tính.  Tải lượng vi rút lớn hơn 20.000 đơn vị quốc tế (IU/mL) hoặc 100.000 bản sao/ml được coi là cao đối với một số người trong giai đoạn sớm của bệnh (HBeAg dương tính);  Tải lượng vi rút lớn hơn 2.000 IU/ml hoặc 10.000 bản sao /ml là cao đối với một số người giai đoạn bệnh muộn (HBeAg âm tính ). 5.3. Kết quả xét nghiệm giúp cân nhắc việc điều trị - Các bác sĩ không đồng ý tất cả các trường hợp nhiễm HBV đều bắt đầu điều trị, nhưng họ cân nhắc chung điều trị cho một số người có tải lượng vi rút cao và ALT cao trên 2 lần giới hạn bình thường. Một số người có viêm gan B mạn tính cần theo dõi tiến triển bệnh bằng các xét nghiệm ALT và tải lượng vi rút trong 6 tháng. Một số người có tải lượng vi rút cao dai dẳng nhưng ALT bình thường sẽ cần theo dõi thường xuyên hơn (3 tháng một lần) trước khi bắt đầu điều trị. Một số người có tải lượng vi rút thấp nhưng ALT cao sẽ cần thêm các xét nghiệm để tìm ra các nguyên nhân tiềm tàng khác dẫn tới tổn thương gan. - Một số bác sĩ muốn thực hiện sinh thiết gan, để biết rõ hơn về tổn thương gan trước khi đưa ra khuyến cáo điều trị HBV. - Tuổi tác có thể cũng tác động đến quyết định điều trị, vì đàn ông trên 40 tuổi và phụ nữ trên 50 tuổi có nguy cơ cao hơn tiến triển thành bệnh gan nặng. - Giới tính cũng là yếu tố để cân nhắc đến quyết định điều trị. Ở đàn ông viêm gan tiến triển thành tổn thương gan nặng sớm hơn so với phụ nữ. 19
  • 21. Xét nghiệm chẩn đoán - Thường xuyên sàng lọc sớm các dấu hiệu của ung thư gan. + Một số người có HBV mạn tính có nguy cơ cao tiến triển thành ung thư gan, đôi khi thậm chí không có tổn thương gan. Do đó, việc kiểm tra dấu hiệu ung thư gan (hàng năm) là rất quan trọng. Xét nghiệm AFP (alpha- fetoprotein) là phát hiện một loại protein trong máu, AFP cao hơn bình thường (>100 ng/ml) ở một số người bị mắc ung thư gan. + Một số người bị ung thư gan có thể vẫn có nồng độ AFP bình thường, nhưng chỉ xét nghiệm AFP chưa hoàn toàn chính xác. Siêu âm cũng được sử dụng để tìm ra ung thư gan sớm. Các xét nghiệm sàng lọc ung thư gan có độ nhạy hơn vẫn tiếp tục nghiên cứu. + Nên xét nghiệm AFP trong 6 tháng một lần đối với người nhiễm viêm gan B mạn tính có các yếu tố sau:  Nam giới trên 40 tuổi và nữ giới trên 50 tuổi;  Có xơ gan;  Gia đình có tiền sử bị bệnh về gan. 6. Điều trị viêm gan B 6.1. Không phải tất cả mọi người mắc viêm gan B mạn tính sẽ cần điều trị Rất nhiều người nhiễm viêm gan B mạn tính có thể sống lâu và khoẻ mạnh mà không phải điều trị, do đôi khi hệ miễn dịch của cơ thể kiểm soát được 20
  • 22. HBV. Tuy nhiên, HBV là nguyên nhân dẫn đến tổn thương gan, xơ gan và ung thư gan khoảng 25%. Thông thường, một số người không biết họ đã bị nhiễm HBV vì không có các biểu hiện cho tới khi tiến triển thành bệnh gan nặng, cho tới nhiều năm, thậm chí nhiều thập kỷ sau khi bị nhiễm vi rút viêm gan B. 6.2. Mục tiêu của điều trị HBV Mục tiêu của điều trị là giảm tải lượng vi rút và ức chế sự nhân lên của vi rút trong đó bao gồm ngăn chặn, trì hoãn, ngừng sự nhân lên của vi rút, và một số trường hợp tổn thương gan có thể cải thiện tốt lên. Xét nghiệm máu có thể cho biết hiệu quả của điều trị: - Tải lượng vi rút viêm gan B dưới ngưỡng phát hiện được: Khi tải lượng vi rút đã giảm xuống đến một mức độ nào đó thì sẽ không phát hiện vi rút trong máu, điều đó có nghĩa là vi rút đã được kiểm soát, thậm chí vẫn còn ít HBV. Đây là mục tiêu chính của điều trị HBV. - Men gan ALT bình thường: Sau khi tải lượng vi rút không phát hiện được, hệ thống miễn dịch ngừng tấn công lại các tế bào gan và nồng độ ALT sẽ giảm xuống đến mức bình thường. - Chuyển đổi huyết thanh HBsAg: Khi điều trị, chỉ có số phần trăm rất nhỏ đối với một số trường hợp (< 5%) sẽ xuất hiện kháng thể kháng HBsAg, HBsAg trở thành âm tính. Chuyển đổi huyết thanh HBsAg thể hiện sự kiểm soát vi rút tốt nhất và nó gần như khỏi bệnh, nhưng vẫn cần theo dõi thường xuyên (hàng năm ) sự tái hoạt động của HBV. 6.3. Viêm gan B mạn tính không thể điều trị khỏi hoàn toàn Hiện nay, không thể điều trị HBV hết hoàn toàn vi rút. Đây là nguyên nhân HBV che dấu các miếng nhỏ của DNA bên trong tế bào gan, nơi thuốc không thể với tới. Một số người có viêm gan B mạn tính sẽ phải làm các xét nghiệm máu để theo dõi suốt đời. Điều trị HBV có hiệu quả hơn khi tải lượng vi rút thấp hơn và khi chức năng gan còn tốt. Do vậy các bác sĩ thường khuyên bắt đầu điều trị HBV trước khi gan bị tổn thương nặng. 6.4. Các phương pháp điều trị 6.4.1. Dùng thuốc kháng vi rút 21
  • 23. - Hiện nay, có các loại thuốc khác nhau đã được đăng ký để điều trị viêm gan B mạn tính gọi là thuốc “kháng vi rút”. Những thuốc này ức chế HBV và có thể không làm cho vi rút nhân lên. Các thuốc này dung nạp tốt và có một số tác dụng phụ. Vì những loại thuốc này không thể tiêu diệt vi rút hoàn toàn, hầu hết mọi người có HBeAg âm tính sẽ điều trị suốt đời. Một số người có HBeAg dương tính và kết quả chuyển đổi huyết thanh HBeAg sau điều trị có thể dừng điều trị, sau hai năm, nhưng họ vẫn cần theo dõi sự tái hoạt động của HBV. Các loại thuốc: + Lamivudine hoặc 3TC + Adefovir + Entecavir + Telbivudine + Tenofovir - Kháng thuốc HBV: Một trong những hạn chế của những thuốc điều trị vi rút là xuất hiện kháng thuốc. HBV nhân lên thành hàng tỉ bản sao các vi rút mới mỗi ngày khi bệnh tiến triển, trong quá trình nhân lên có thể có lỗi trong quá trình nhân lên của HBV. Các lỗi này gọi là đột biến. Khi một số người bắt đầu điều trị HBV, các loại thuốc đó sẽ có thể ngăn chặn được loại vi rút bình thường nhân lên (được gọi là vi rút hoang dại) Qua thời gian điều trị, hầu hết các loại vi rút bình thường này sẽ được kiểm soát . Nhưng các thuốc điều trị HBV không thể kiểm soát được một số HBV đột biến, và những loại vi rút này dần dần sẽ nhân lên, làm tải lượng vi rút tăng. Hiện tượng này, gọi là kháng thuốc. Hầu hết, nhiều trường hợp điều trị cuối cùng sẽ bị kháng thuốc, nhưng có một số loại thuốc mạnh hơn một số loại thuốc khác trong việc kiểm soát những vi rút đột biến này. Có thể xuất hiện kháng thuốc khi cơ thể không đủ thuốc để kiểm soát vi rút. Điều này có thể xảy ra khi một số người không uống thuốc đều hàng ngày hoặc bỏ liều. Do vậy khi uống thuốc điều trị viêm gan B, điều quan trọng là cần phải theo sự hướng dẫn của bác sĩ để tránh kháng thuốc. - Tác dụng phụ thuốc điều trị kháng vi rút: Hầu hết các trường hợp khi điều trị HBV sẽ có tác dụng phụ rất nhẹ hoặc không có tác dụng phụ với các loại thuốc điều trị viêm gan B này. Trong một số ít trường hợp có thể có một số tác dụng phụ nghiêm trọng, đặc biệt đối với một số người có tổn thương gan 22
  • 24. nặng hoặc có tổn thương thận. Một số loại thuốc mới,cũng có thể có khả năng gây tác dụng phụ khi dùng thuốc lâu dài trong nhiều năm hoặc trong nhiều thập kỷ. Các tác dụng phụ thông thường bao gồm: Hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, nôn, đau đầu, mệt mỏi, đau bụng, ngứa, mệt mỏi, ăn khó tiêu. - Một số tác dụng phụ nặng bao gồm: Tổn thương thần kinh ngoại biên: Tổn thương thần kinh ở bàn tay và bàn chân. Các biểu hiện: Cảm giác rát hoặc đau ở bàn tay, bàn chân; hoặc có thể rất đau… 6.4.2. Dùng thuốc interferon - Chức năng của Interferon alpha là diệt trừ tác nhân gây bệnh. Như vậy, khi dùng Interferon, siêu vi B sẽ bị loại bỏ giống như cơ chế đào thải tự nhiên của cơ thể. Pegylated interferon (PEG-IFN) có hiệu quả điều trị khoảng 1 trong số 3 người viêm gan B mạn tính. Hiệu quả điều trị không được nghiên cứu đầy đủ trên những người đồng nhiễm HIV. Một hình thức điều trị interferon cổ điển cho thấy phương pháp này chỉ có hiệu quả khoảng 1 trong 10 người đồng nhiễm HBV/HIV. Ưu điểm chính của phương pháp điều trị này là thời gian điều trị kéo dài một năm. -Tuy nhiên nhược điểm lớn nhất là Pegylated interferon có giá rất đắt cho 1 tháng điều trị tương đương với khoảng 20.000.000 VND. Do đó, rất khó có được PEG-IFN để điều trị và chỉ có ít người có thể sử dụng được. 23
  • 25. 7. Điều trị cho người đồng nhiễm HIV/HBV - Điều trị cả hai HIV và HBV có thể phức tạp vì một số người sẽ không cần điều trị cả hai bệnh trong cùng một thời gian. Đã có một số tin tốt là 3 loại thuốc điều trị HIV cũng có tác dụng chống viêm gan B (tenofovir, lamivudine, và emtricitabine). Một số người đồng nhiễm HIV/HBV nên lựa chọn phác đồ điều trị HIV có tenofovir cộng với emtricitabine hoặc lamivudine với một ức chế protease thứ ba hoặc không phải nucleoside - Cân nhắc đến kháng thuốc HIV để lựa chọn thuốc kháng ARV. Sử dụng hai loại thuốc có hoạt tính chống HBV có thể giúp ngăn ngừa hoặc trì hoãn phát triển kháng thuốc HBV. Một số thuốc ARV cũng gây độc với gan. - Người đồng nhiễm không nên sử dụng entecavir cho điều trị HBV bởi vì tác dụng rất kém đối với HIV. Điều này có thể dẫn đến kháng thuốc HIV của 3TC. - Nếu bạn dừng sử dụng thuốc HIV hoặc thay đổi chúng vì bất cứ lý do gì, phải rất cận thận và trao đổi với bác sĩ của bạn trước. Bởi vì thuốc kiểm soát cả hai HIVvà HBV. Nếu dừng lại hoặc thay đổi thuốc, HBV có thể hoạt động trở lại và gây tổn thương gan nghiêm trọng, thậm chí dẫn đến tử vong. 24
  • 26. CÂU HỎI THẢO LUẬN 1. Người dân trong công đồng của bạn hiện có quan tâm về việc phòng tránh lây nhiễm viêm gan B không? 2. Những người quan tâm đến phòng lây nhiễm viêm gan B họ đang áp dụng những biện pháp dự phòng như thế nào? Theo bạn các biện pháp đó đúng hay sai? Tại sao? 3. Hiện nay ở cộng đồng của bạn, có dễ dàng để có bơm kim tiêm sạch và bao cao su không? Nếu không tại sao? Nếu có thì các phương tiện trên đang được phân phối như thế nào? 3. Bạn đã được tiêm vắc xin dự phòng HBV chưa? Bạn biết có thể tiêm vắc xin ở đâu? Tiêm vắc xin có được miễn phí không? 4. Bạn có thể tuyên truyền nội dung gì cho người khác về dự phòng HBV? 5. Theo bạn cần làm thế nào để mọi người có nhu cầu được tiếp cận với vắc xin viêm gan B? 6. Làm thế nào để những người sống chung với HIV được sàng lọc HBV? 7. Tại sao việc phát hiện nhiễm viêm gan B mạn tính lại quan trọng ? 8. Người nhiễm HIV trong cộng đồng của bạn có biết về sự nguy hiểm của đồng nhiễm HBV không? 25
  • 27. PHẦN 3. VIÊM GAN C 1. Tình hình nhiễm vi rút viêm gan C Viêm gan C (HCV) là viêm gan do một loaị virut có khuynh hướng xâm nhập tế bào gan, gây ra bệnh viêm gan. Bệnh viêm gan siêu vi C mới được phát hiện từ năm 1989, do đó xét nghiệm chẩn đoán bệnh chỉ có thể làm được trong những năm gần đây. Vi rủt viêm gan C Theo ước tính của Tổ chức y tế thế giới, tỉ lệ nhiễm HCV trên thế giới 2,2 % khoảng 170 triệu người . Tính đến năm 2015 có đến 3 triệu người Mỹ đã nhiễm HCV trên 20 năm , ít nhất có 375.00 người xơ gan. Tỉ lệ nhiễm HCV đưa đến xơ gan 15—20% sau 20 năm, tỉ lệ càng tăng nếu thời gian nhiễm càng lâu, nếu nhiễm hơn 60 năm tỷ lệ xơ gan lên tới 71% . Đa số người châu Á nhiễm lúc mới sinh thường bị xơ gan lúc trung niên. Sau khi bị xơ gan do HCV tỉ lệ đưa đến ung thư gan 1,4-3,3% mỗi năm, và tử vong 2,6---4% mỗi năm. Tại Việt Nam, tỷ lệ nhiễm HCV ở trong cộng đồng 0,4-1,35%. Tỷ lệ nhiễm cao ở ngời nghiện chính ma túy từ 80-90%. 2. Đường lây truyền và không lây truyền của viêm gan C và dự phòng 2.1. Viêm gan C lây lan qua tiếp xúc trực tiếp qua máu 26
  • 28. HCV là vi rút lây truyền qua đường máu, lây nhiễm khi máu nhiễm HCV trực tiếp vào máu của người khác. HCV là một loại vi rút rất nhỏ, nhỏ hơn nhiều so với HIV. Khác với HIV, vi rút viêm gan C vẫn còn sống trên các bề mặt ngoài của cơ thể nhiều ngày. HCV có khả năng lây nhiễm cao hơn HIV gấp 10 lần. Làm sạch kim tiêm để dự phòng HIV nhưng không thể ngăn chặn viêm gan C; trừ khi khử trùng với nhiệt để tiêu diệt HCV. Do người tiêm chích ma tuý (IDUs) không dễ dàng để tiếp cận với bơm kim tiêm sạch và HCV không dễ tiêu diệt nên nhiễm HCV rất phổ biến trong nhóm người tiêu chích ma tuý. Một số đường lây nhiễm phổ biến nhất để nhiễm HCV đó là: - Dùng chung dụng cụ tiêm chích ma tuý với người khác bao gồm bơm kim tiêm, dụng cụ pha chế, bông, ống hút nước. Dùng chung ống hút methamphetamines và ống hút các loại ma tuý khác cũng có thể có nguy cơ nhiễm HCV vì một số người có thể có vết bỏng ở trên môi do dùng ống nóng. Dùng chung dụng cụ tiêm chích - Dùng chung dụng cụ xăm mình và các dụng cụ sắc nhọn xuyên chích qua da mà chưa được tiệt trùng theo quy định. HCV cũng có thể lây thông qua dùng chung các dụng cụ chăm sóc cá nhân có dính máu mặc dù rất nhỏ như: kim xăm trổ, dụng cụ cắt sửa móng tay, các nhân viên y tế nhiễm HCV do tai nạn, rủi ro nghề nghiệp do bị kim có dính máu của người nhiễm HCV chọc vào tay. - Truyền máu hoặc các chế phẩm từ máu, các phẫu thuật hoặc các thủ thuật trong y tế như tiêm chủng, lấy máu, nội soi mà không thực hiện các quy 27
  • 29. trình khử trùng), dùng chung dụng cụ y tế chưa được tiệt trùng hoặc lọc thận tại một số cơ sở y tế không thực hiện tốt kiểm soát nhiễm khuẩn; - Lây từ mẹ sang con, nguy cơ khoảng 4%, nhưng nếu bà mẹ dương tính với HIV thì nguy cơ lây cao hơn tới 20%. HCV có thể lây từ mẹ sang cho con, trong tử cung, hoặc trong lúc chuyển dạ và trong khi sinh nếu bà mẹ bị nhiễm HCV khi không có HIV là khoảng 4%. Nguy cơ lây HCV từ bà mẹ sang con tới 20 % nếu bà mẹ dương tính với HIV. Bánh rau Thai nhi HCV, HBV cũng như HIV có thể lây truyền từ mẹ sang con khi mang thai + Bà mẹ đồng nhiễm có thể giảm nguy cơ lây HIV và HCV sang cho con nếu dùng thuốc kháng vi rút. Chăm sóc, điều trị HIV cho sức khoẻ bà mẹ làm giảm nguy cơ lây HIV và HCV sang cho con. Mổ đẻ cũng có thể giảm nguy cơ lây truyển HIV và HCV từ mẹ sang con. Chỉ khuyến cáo mổ đẻ cho bà mẹ đồng nhiễm HIV/HCV. + Một điều không may là không điều trị HCV được trong khi mang thai, bởi vì một trong các loại thuốc như ribavirin - nguyên nhân gây dị tật, và thuốc khác như interferon có thể nguy hiểm cho trẻ sơ sinh và trẻ dưới 2 tuổi. + Không như HIV, viêm gan C không tìm thấy trong sữa mẹ. Bà mẹ HIV âm tính mà nhiễm HCV có thể an toàn khi cho con bú với điều kiện đầu vú của họ không có vết xước. - Quan hệ tình dục không bảo vệ với người nhiễm HCV. HCV có thể lây qua quan hệ tình dục không bảo vệ bằng đường miệng, âm đạo với người nhiễm HCV. Mặc dù vi rút viêm gan C tìm thấy trong tinh dịch và dịch âm đạo là rất ít, nó chủ yếu được tìm thấy ở trong máu. Trong tinh dịch và dịch âm đạo lượng 28
  • 30. vi rút có thể ít nhưng đủ để lây sang cho nguời khác khi quan hệ tình dục không bảo vệ với một người đã nhiễm HCV, phổ biến đối với nhóm phụ nữ mại dâm, nam có quan hệ đồng tính, và một số người có nhiều bạn tình. + Nguy cơ cao lây nhiễm HCV qua quan hệ tình dục là lớn hơn khi có máu, ngay cả khi lượng máu quá nhỏ đến mức không thể tìm thấy được. Vì vậy, quan hệ tình dục không bảo vệ qua hậu môn và âm đạo, tình dục nhóm và quan hệ với phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt có thể có nguy cơ cao nhiễm HCV cao. Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục âm đạo và hậu môn và bao cao su có chất bôi trơn có nền nước làm giảm nguy cơ lây nhiễm HCV. + Đã có sự bùng nổ của dịch HCV trong nhóm quan hệ đồng tính nam (MSMs). Sự bùng nổ của dịch đã được báo cáo tại một số nước châu Âu, Australia, Hoa Kỳ. Một số yếu tố có liên quan bao gồm:  Quan hệ tình dục qua hậu môn mà không bảo vệ,  Tình dục thô bạo và thời gian kéo dài ,  Bạo lực tình dục,  Quan hệ với nhiều bạn tình, tình dục nhóm,  Gặp gỡ với bạn tình qua Internet,  Sử dụng các loại ma tuý tổng hợp gây hưng phấn như: thuốc lắc, cocaine - Dùng chung bàn chải đánh răng, dao cạo râu, dụng cụ làm móng và bất kỳ dụng cụ chăm sóc cá nhân có liên quan đến máu của người khác. 2.2. HCV không lây nhiễm qua Tương tự như HIV, HCV không thể lây qua ăn uống hoặc dung chung bát đũa hoặc ăn chung với người khác nhiễm HCV; hoặc uống chung cốc nước. HCV không thể lây qua các tiếp xúc thông thường (như ôm, bắt tay). 3. Tiến triển tự nhiên của nhiễm vi rút viêm gan C HCV có hai giai đoạn cấp tính và mạn tính (suốt đời) 3.1. Giai đoạn nhiễm cấp tính 29
  • 31. - Là giai đoạn 6 tháng đầu tiên sau khi nhiễm HCV. Đa số (tới 80%) không cảm thấy ốm trong suốt giai đoạn nhiễm HCV cấp tính và họ không cảm nhận được là họ đã nhiễm HCV. - Biểu hiện của nhiễm HCV cấp tính bao gồm: + Vàng da (da và mắt vàng); + Sốt; + Mệt mỏi và yếu; + Buồn nôn, nôn, đau bụng và ăn không ngon; + Nước tiểu sẫm màu. 3.1.1. HCV không phải luôn luôn trở thành mạn tính Do hầu hết các trường hợp không có biểu hiện gì, nên họ không đi khám, và tình trạng nhiễm HCV không được chẩn đoán. HCV không phải luôn luôn là nhiễm trùng suốt đời. Ở một số người (15% đến 45%) vi rút sẽ tự bị đào thải mà không điều trị, thông thường gặp trong trường hợp bị nhiễm cấp tính. Người HIV âm tính, phụ nữ, trẻ em, thanh niên, người già và một số người có biểu hiện trong giai đoạn nhiễm HCV cấp tính có nhiều khả năng vi rút tự đào thải. Những người HIV dương tính ít có khả năng vi rút tự đào thải nếu không điều trị. Các chuyên gia cho rằng chỉ có 20 % người nhiễm HIV sẽ hết vi rút viêm gan C mà không cần điều trị so với 25 – 45 % đối với người không nhiễm HIV. 3.1.2. Điều trị HCV có hiệu quả nhất trong giai đoạn nhiễm HCV cấp tính - Phát hiện nhiễm HCV trong giai đoạn cấp tính có thể tạo ra sự khác biệt lớn về điều trị bởi vì điều trị HCV có nhiều khả năng đạt được hiệu quả hơn có nghĩa nó sẽ tự loại bỏ vi rút. Thông thường các chuyên gia khuyên rằng một số người nhiễm HCV cấp tính nên đợi khoảng 12 tuần trước khi bắt đầu điều trị, khi đó vi rút tự đào thải mà không cần điều trị. - Đa số người tiêm chích ma tuý (IDUs) sống chung với HCV trong nhiều năm. Một số người bắt đầu tiêm chích ma tuý có thể không nhiễm HCV. Dùng chung dụng cụ tiêm chích sẽ có nguy cơ cao nhiễm HCV. 30
  • 32. 3.2. Giai đoạn nhiễm mãn tính - Ít nhất 55% người HIV âm tính và ít nhất 75 % người HIV dương tính sẽ phát triển thành viêm gan C mạn tính. Đa số người nhiễm HCV sẽ phát triển thành viêm gan C mạn tính (suốt đời). Rất nhiều người không có biểu hiện gì, nhưng các biểu hiện phổ biến nhất là hay quên, cảm giác mệt mỏi, chán nản thất vọng. Đối khi một số người có các tổn thương về gan rất nhẹ và có triệu chứng, và có khi không rõ ràng về liên quan giữa biểu hiện lâm sàng và tổn thương gan. Rất nhiều người không có biểu hiện gì cho tới khi gan bị tổn thương nặng. - Viêm gan C mạn tính không phải thường xuyên gây ra tổn thương gan nặng. Nhiễm viêm gan C mạn tính không có nghĩa là bạn sẽ bị tổn thương gan nặng, hoặc bạn cần phải điều trị. Một số người nhiễm HCV rất nhiều năm và sẽ không bao giờ bị tổn thương gan. 31
  • 33. - Tổn thương gan do HCV xảy ra rất chậm, thông thường qua nhiều thập kỷ. Với người không nhiễm HIV phải mất từ 15 đến 50 năm để nhiễm HCV mạn tính để phát triển thành xơ gan. Thời gian bị nhiễm viêm gan C mạn tính càng lâu thì càng có nhiều khả năng gây tổn thương gan. Một số người bị tổn thương gan nghiêm trọng (xơ gan) có nguy cơ cao có biến chứng nghiêm trọng, như là ung thư gan, suy gan. 4. Đồng nhiễm HIV/HCV 4.1. Tác động của HIV lên HCV - Nhiễm HCV là vấn đề nghiêm trọng đối với người đã bị nhiễm HIV. HIV làm tăng nguy cơ tổn thương gan do HCV. Trong thực tế, người đồng nhiễm có khả năng trở thành xơ gan cao gấp hai lần người chỉ nhiễm HCV đơn thuần. HIV phát triển nhanh dẫn tới tổn thương gan do HCV, do vây một số người đồng nhiễm đã trở thành xơ gan sau nhiễm HCV trong vòng 10 năm. - Có thể điều trị được HCV nhưng điều trị HCV trở nên khó khăn hơn đối với người đồng nhiễm HCV và HIV. - Điều trị HIV có thể giúp quá trình tổn thương gan chậm do HCV. Điều trị HIV còn gọi là liệu pháp kháng vi rút (ART), có thể giúp gan có điều kiện tốt để giữ cho hệ miễn dịch khoẻ mạnh. Người đồng nhiễm tế bào CD4 ít hơn 200 là nguy cơ cao nhất dẫn đến tổn thương gan nặng do HCV. 4.2. Tác động của HCV lên HIV - Cho đến nay, không chắc chắn về tác động của HCV lên HIV, mặc dù chúng ta biết HIV có thể thúc đẩy nhanh tiến triển của HCV. Các chuyên gia đồng ý rằng đồng nhiễm HCV làm cho điều trị HIV trở lên phức tạp. Gan bị tổn thương do HCV ít có khả năng dung nạp thuốc do tất cả các loại thuốc đều được dung nạp tại gan. - Đồng nhiễm HCV có nguy cơ gây ngộ độc gan do các thuốc điều trị HIV (còn gọi là viêm gan nhiễm độc). Điều quan trọng là biết được các loại thuốc dễ gây ngộ độc gan để hạn chế sử dụng. Tuy nhiên, rất nhiều nghiên cứu trên người đồng nhiễm HIV/HCV đã cho thấy rằng các lợi ích của việc điều trị HIV cao hơn nguy cơ. 32
  • 34. 5. Xét nghiệm chẩn đoán HCV Mục đích đầu tiên của xét nghiệm HCV bằng cách phát hiện HCV. Cố gắng phát hiện HCV càng sớm càng tốt bằng cách xét nghiệm máu tại các cơ sở y tế. Các xét nghiệm máu có thể cho biết: - Một người đã bị nhiễm HCV hay chưa; - Nếu đã nhiễm thì vi rút nảy thuộc chủng nào (HCV genotype(. - Số lượng vi rút trong máu nhiều hay ít (Tải lượng vi rút) trong máu ; - Gan có bị tổn thương hay không? - Kết quả điều trị HCV như thế nào? 5.1. Xét nghiệm chẩn đoán viêm gan C mạn tính 5.1.1. Xét nghiệm kháng thể HCV - Đa số người bị nhiễm viêm gan C mạn tính sẽ có kết quả kháng thể HCV dương tính. Tuy vậy một số người không nhiễm HCV mạn tính cũng có kết quả xét nghiệm dương tính bởi vì kháng thể HCV còn sót lại trong cơ thể sau khi người đó đã hết vi rút. Để tìm ra người có kháng thể HCV dương tính mà thực sự bị nhiễm HCV mạn tính, sẽ cần xét nghiệm tải lượng vi rút. - Kết quả xét nghiệm kháng thể HCV âm tính thường có ý nghĩa là người đó không nhiễm HCV nhưng không phải lúc nào cũng đúng. Đôi khi kết quả xét nghiệm kháng thể HCV âm tính mà trên thực tế người đó đã nhiễm viêm gan C mạn tính, có thể xảy ra trong trường hợp sau: + Người đó vừa nhiễm HCV, sẽ chưa có kháng thể (Giai đoạn cửa sổ hay chuyển đổi huyết thanh). Phải mất từ 6 đến 24 tuần mới có kháng thể. + Người đó vừa nhiễm HIV và HCV. Điều này có thể xảy ra khi người đó có tế bào CD4 < 200, vì hệ miễn dịch quá yếu của họ không sản sinh ra kháng thể. Do đó, tất cả những người nhiễm HIV có tế bào CD4 < 200 mà có biểu hiện của viêm gan, có men gan cao hơn, hoặc có nguy cơ về HCV, nên làm tải lượng vi rút, thậm chí khi kháng thể HCV âm tính. 5.1.2. Xét nghiệm tải lượng vi rút (HCV RNA) - Kết quả xét nghiệm tải lượng vi rút sẽ khẳng định, hoặc loại trừ viêm gan C mạn tính ở người có xét nghiệm kháng thể HCV dương tính. Xét nghiệm 33
  • 35. đo tải lượng vi rút để tìm viêm gan C trong máu. Nếu vi rút được phát hiện thì người đó hiện đã nhiễm viêm gan C. Nếu vi rút viêm gan C không có trong máu, thông thường sẽ cần xét nghiệm tải lượng vi rút lần thứ hai sau sáu tháng, để loại trừ viêm gan C mạn tính. - Có hai loại kết quả xét nghiệm đo tải lượng vi rút khác nhau, định tính (biện pháp đo lường có hoặc không có HCV trong máu; kết quả phát hiện được hoặc không phát hiện được vi rút) và định lượng (đo xem có bao nhiêu vi rút trong máu). - Xét nghiệm định lượng có thể nhận ra được một lượng vi rút rất nhỏ trong máu của người. Xét nghiệm này được sử dụng để chẩn đoán nhiễm HCV và đôi khi cũng được sử dụng để đo lường đáp ứng điều trị HCV. - Xét nghiệm định lượng thông thường được sử dụng để tìm ra xem có bao nhiêu vi rút trong máu trước khi bắt đầu điều trị, và được sử dụng để đo lường đáp ứng điều trị HCV. - Tải lượng vi rút HCV không thể xác định người nào đó cần điều trị hay không. Đối với HIV tải lượng vi rút có thể sử dụng để quyết định khi nào bắt đầu điều trị, nhưng HCV thì khác. Tổng số vi rút viêm gan C trong máu không phải là dấu hiệu bệnh nặng. Tải lượng vi rút viêm gan C nhiều hơn tải lượng vi rút HIV có thể đến hàng chuc triệu. Người đồng nhiễm HIV-HCV thông thường có tải lượng HCV cao hơn người chỉ nhiễm HCV. Tải lượng vi rút viêm gan C có thể lên đến hàng chục triệu, nhưng nếu có tải lượng vi rút cao (trên 400,000 IU/mL) không có nghĩa rằng người đó cần điều trị, hoặc gan bị tổn thương, hoặc tổn thương gan sẽ tiến triển nhanh. Tuy nhiên xét nghiệm tải lượng vi rút có thể tiên lượng được kết quả điều trị. Sau điều trị mà tải lượng vi rút thấp hơn trước điều trị có nghĩa là có nhiều khả năng điều trị HCV có tác dụng. Do vậy, xét nghiệm tải lượng vi rút được sử dụng trong và sau thời gian điều trị, để biết điều trị có tác dụng. 34
  • 36. Tóm tắt ý nghĩa xét nghiệm kết quả sàng lọc HCV Bước 1 : xét nghiệm kháng thể HC|V Kết quả dương tính Kết quả âm tính Có 3 tình huống có thể xảy ra: Có 3 tình huống có thể xảy ra: 1. Có thể bị viêm gan C cấp; hoặc 1. Chưa từng bị nhiễm; hoặc 2. Có thể bị viêm gan C mạn; hoặc 2. Có thể hiện đang nhiễm (trong Bị nhiễm trước đây, hiện đã hết vi rút và vòng 2 tuần) hiện không bị nhiễm 3. Có thể bị viêm gan C mạn tính nếu HIV (+), đặc biệt CD4 <200 Cần xét nghiệm đo tải lượng vi rút Cần xét nghiệm đo tải lượng vi rút khẳng định khẳng định Bước 2: Xét nghiệm đo tải lượng vi rút Tải lượng vi rút đếm được Tải lượng vi rút không đếm được Có 2 tình huống có thể xảy ra: Có 3 tình huống có thể xảy ra: 1. Có thể hiện đang nhiễm HCV 1. Chưa từng bị nhiễm; hoặc 2. Có thể bị viêm gan C mạn tính 2. Bị nhiễm trước đây, hiện đã hết vi rút hoặc Cần xét nghiệm đo tải lượng vi rút 3. Hiện đang nhiễm HCV nhưng vẫn khẳng định lần 2 trong quá trình đào thải vi rút Cần xét nghiệm đo tải lượng vi rút khẳng định lần 2 Bước 3: Xét nghiệm đo tải lượng vi rút khẳng định lần 2 sau 6 tháng Tải lượng vi rút đếm được Tải lượng vi rút không đếm được: 1. Chưa từng nhiễm HCV 2. Bị nhiễm trước đây, hiện đã hết vi Viêm gan C mạn tính rút 35
  • 37. Hiện tại không bị viêm gan C 5.2. Một số xét nghiệm khác 5.2.1. Xét nghiệm kiểu gen HCV (genotype HCV) - Có các genotype vi rút khác nhau của HCV, còn gọi là kiểu gen. Có ít nhất 6 genotype khác nhau, mỗi một loại tương ứng với số (1,2,3, ...) theo thứ tự tìm ra. Mỗi HCV genotype có sự khác biệt nhỏ, được gọi là dưới type (subtype); được xếp theo chữ cái alphabet (a, b c…), Ví dụ một số người có thể được chẩn đoán với HCV genotype “3a”. - Người bị nhiễm nhiều hơn một genotype HCV, có nghĩa là người đó đã bị nhiễm HCV sau đó lại bị nhiễm HCV lần nữa với type khác (gọi là bội nhiễm). - Nhân viên y tế có thể yêu cầu xét nghiệm máu để tìm ra HCV genotype của người nhiễm HCV. Nếu bạn phải điều trị HCV, rất cần biết HCV genotype (đôi khi nhiều hơn một loại ). HCV genotype là yếu tố dự báo mạnh nhất về đáp ứng điều trị, và có thể tác động tới thời gian điều trị. 5.2.2. Xét nghiệm men gan (ALT và AST) - Men gan là protein thực hiện các chức năng khác nhau trong cơ thể. Khi gan của người bị tổn thương, men gan này sẽ dời tế bào gan và đi vào máu. Nhân viên y tế xét nghiệm mức độ men gan bằng việc sử dụng một nhóm các xét nghiệm máu, đôi khi gọi là xét nghiệm chức năng gan, (LFTs: Liver function tests). - Hai loại men gan quan trọng là: Alanine aminotransferase (ALT, còn gọi là SGPT) và aspartate aminotransferase (AST, còn gọi là SGOT). ALT được sản xuất trong gan. Nếu một người có ALT tăng theo thời gian, là dấu hiệu của viêm gan C hoặc B tiến triển. AST được sản xuất ở tim, ruột, và cơ. - Các xét nghiệm này đo lường chức năng gan dựa vào men gan này không hoàn toàn chính xác và kết quả không thể dự báo, hoặc không thể nói với người bệnh bệnh gan ở mức độ nào vì: + Rất nhiều thứ có thể là lý do gây men gan cao hơn bình thường, như là: Nhiễm độc gan do thuốc và các thuốc phản ứng quá mức; ô nhiễm từ khói; uống 36
  • 38. nhiều đồ uống có cồn như rượu, bia; viêm gan cấp tính hoặc viêm gan mạn tính và các nhiễm trùng khác và một số người bị ngộ độc rượu hoặc ma tuý. + Một số thuốc HIV có thể có tác động không tốt cho gan và có thể là nguyên nhân làm cho men gan tăng như những người nhiễm HIV phải dùng thuốc kháng vi rút (ARVs) hoặc thuốc lao (TB). Do vậy, nên kiểm tra mức độ men gan thường xuyên vì một số ARVs, thuốc lao và các thuốc khác có thể không tốt cho gan. - Khi mức độ men gan cao hơn bình thường trong vài tháng có thể là dấu hiện bị viêm hoặc tổn thương gan. Tuy nhiên cần lưu ý khi mức độ men gan bình thường không có nghĩa rằng là gan của người đó khỏe mạnh vì men gan cao chỉ nói lên rằng hiện tại gan của người đó hiện đang bị viêm hoặc tổn thương. 5.2.3. Sinh thiết gan - Sinh thiết gan là cách tốt nhất để xác định tổn thương gan, vì khi đó thầy thuốc có thể thấy gan viêm như thế nào (được gọi là mức độ) và sẹo (gọi là giai đoạn tổn thương) có trong mẫu mô gan. Khi sinh thiết gan, một phần gan được lấy bằng kim sinh thiết. Sau đó, kiểm tra xem mức độ tổn thương như thế nào, và những nguyên nhân nào dẫn tới tổn thương gan. Thông thường, người bệnh sẽ ở lại bệnh viện sau một vài giờ để đảm bảo rằng không có biến chứng. - Có những hạn chế khi sinh thiết gan. Nếu mẫu bệnh phẩm không đủ lớn, hoặc được lấy từ phần gan bị tổn thương kết quả sẽ không chính xác. Giá sinh thiết đắt cũng là điều mà nhiều người không thể thực hiện được xét nghiệm này. Sinh thiết gan có thể đau. Sinh thiết gan cũng có nguy cơ biến chứng tuy không lớn như là chảy máu trong, hoặc không chọc đúng vào gan, hoặc xuyên qua một cơ quan bên cạnh gan và có nguy cơ ít nhiều dẫn đến tử vong. - Xơ gan có thể chẩn đoán được mà không cần phải làm sinh thiết gan. Nhân viên y tế có thể sử dụng phối hợp các xét nghiệm máu thay thế cho sinh thiết gan. Nhưng rất khó để chẩn đoán bệnh gan nhẹ hoặc vừa phải mà không làm sinh thiết. Mặc dù, các nhà khoa học đang nghiên cứu các nhóm xét nghiệm khác nhau và kỹ thuật quét (scan) ít xâm nhập thay thế cho sinh thiết gan. - Sinh thiết gan không phải lúc nào cũng cần thiết. Đôi lúc, đối với một số người không cần sinh thiết trước khi điều trị HCV. Thông thường vì lý do về 37
  • 39. chi phí, hoặc lý do không sẵn có những bác sĩ có kinh nghiệm để thực hiện công việc này. - Do tổn thương gan có thể phát triển nhanh hơn ở người đồng nhiễm HIC và HIV. Do vậy nhiều thày thuốc cho rằng rằng việc cần làm trước mắt là điều trị cho người đồng nhiễm dù có hay không có xét nghiệm sinh thiết gan. 6. Điều trị viêm gan C và tác dụng phụ 6.1. Điều trị viêm gan C 6.1.1. Khi nào cần điều trị Hiện nay có những quan điểm khác nhau về khi nào bắt đầu điều trị viêm gan B. - Một số thày thuốc cho rằng bệnh viêm gan C mạn tính cần được điều trị càng sớm càng tốt nhằm: + Giảm thiểu hoặc loại trừ hoàn toàn tình trạng viêm gan, do đó ngăn ngừa diễn tiến sang xơ gan, ung thư gan. + Ðào thải hoặc giảm bớt lượng siêu vi C trong cơ thể, đặc biệt là ở gan. - Một số thày thuốc khác khuyến cáo điều trị đối với một số người đã có sẹo ở gan và viêm gan, vì họ có nguy cơ cao bị xơ gan. Tuy nhiên, điều trị HCV là cần thiết hơn đối với người đồng nhiễm vì họ có thể bị tổn thương gan nhanh hơn một số người chỉ nhiễm HIV. Điều trị HCV thành công có thể cải thiện gan và sức khỏe làm cho dễ dàng dung nạp thuốc HIV. Điều trị HCV không khuyến cáo đối với một số ngươi bị tổn thương gan nặng tiến triển, vì nó có thể bị suy gan. 6.1.2. Các loại thuốc điều trị viêm gan C - Kết hợp hai loại thuốc cho điều trị HCV: Hai loại thuốc pegylated interferon (PEG-IFN) và ribavirin. Quá trình điều trị phụ thuộc đáp ứng của người đó như thế nào sau 12 tuần, HCV genotype mà họ mắc, tải lượng vi rút của họ cao như thế nào và tình trạng nhiễm HIV. - Cả hai loại thuốc có thể là nguyên nhân ra tác dụng phụ nghiêm trọng. Những người điều trị HCV cần phải biết về nguy cơ và lợi ích của điều trị 38
  • 40. HCV. Một trong những cách tốt là thầy thuốc phải nói với người người bệnh điều trị HCV về điều này. * Pegylated Interferon (PEG-IFN) - Interferon là một protein được sinh ra bởi cơ thể người. Nó gửi thông điệp tiêu diệt HCV cho hệ miễn dịch. Đối với HCV, phải cần một liều lượng lớn hơn nhiều interferon nhân tạo để điều trị. Pegylation có nghĩa là phân tử được gắn liền với các interferon, để giữ interferone trong cơ thể lâu hơn và giúp nó hiệu quả hơn. - Hiện nay PEG-IFN tiêm 1 lần một tuần (từ 12-72 tuần). PEG-IFN có hiệu quả hơn cũng như thuận tiện hơn interferone chuẩn. - Có hai loại thuốc chính hãng khác nhau của PEG-IFN; một loại là dạng bột liều theo trọng lượng và cần trộn với nước trước mỗi lần tiêm (PEG Intron của Schering Plough); loại kia là dạng đã được trộn trước và liều lượng không theo cân nặng (Pegasys của Roche). Cả hai loại này cần được bảo quản trong tủ lạnh. Ở mức tiêu chuẩn. * Ribavirin Ribavirin - Ribavirin là cùng một họ như là một số thuốc để sử dụng cho điều trị HIV, gọi là chất tương tự nucleoside, nhưng nó không có tác động đến điều trị HIV. Ribavirin tác động đến điều trị HCV khi sử dụng với PEG-IFN. Bản thân ribavirine không có hiệu quả cao và không nên sử dụng đơn độc. 39
  • 41. - Ribavirin được làm dưới dạng thuốc viên hoặc viên nang, hai lần một ngày. Liều phụ thuộc vào trọng lượng cơ thể. * Thuốc mới điều trị HCV - Có nhiều loại thuốc điều trị HCV mới đang được nghiên cứu. Nhiều thuốc kháng vi rút dạng viên sẽ cần sử dụng với PEG-IFN và ribavirin trong một vài năm, cho đến khi, có những loại thuốc tác động đến các giai đoạn khác nhau trong chu kỳ nhân lên của HCV. Hy vọng sẽ có thuốc mới để có thể kết hợp và điều trị HCV mà không cần có interferon và ribavirin. - Cũng như các thuốc ARV trong điều trị HIV, các thuốc HCV mới sẽ cần phải dùng thường xuyên vì nếu bỏ liều sẽ dẫn tới kháng thuốc. 6.1.3. Hiệu quả trong điều trị viêm gan C - Mục tiêu đầu tiên của điều trị là đảo thải vi rút. Một số người đã điều trị HCV khỏi khi không có vi rút trong máu của họ sau 6 tháng kết thúc điều trị (gọi là đáp ứng vi rút lâu dài hoặc SVR). - Mục tiêu thứ hai là cải thiện tổn thương gan. Thậm chí điều trị HCV không đào thải được vi rút, nhưng nó có thể chỉ cải thiện được tổn thương gan. Do vậy điều trị HCV có thể đào thải vi rút nhưng không phải lúc nào cũng có hiệu quả như mong muốn. - Về lâu dài, điều trị HCV có thể giảm nguy cơ gây ra xơ gan, ung thư gan, suy gan và tử vong liên quan đến bệnh gan, đặc biệt là khi điều trị đã loại bỏ hết vi rút. Điều này rất quan trọng cho vận động điều trị. 6.1.4. Thế nào sẽ đáp ứng điều trị HCV tốt? - Điều trị HCV sẽ đáp ứng tốt trong một số trường hợp: + Người có genotype2 và 3; + Người với tải lượng vi rút thấp; + Người không nhiễm HIV. - Điều trị HCV ít đáp ứng trong một số trường hợp: + Người bị xơ gan; + Người kháng insulin (khi cơ thể ít sản xuất ra insulin; kháng insulin có thể là bị tiểu đường); 40
  • 42. + Người bị gan nhiễm mỡ (gọi là nhiễm mỡ); + Người béo phì. Mặc dù, các chuyên gia biết nhiều các yếu tố để dự đoán điều trị HCV tốt hay không tốt nói chung nhưng không ai có thể dự đoán về từng cá nhân có thể đáp ứng điều trị HCV như thế nào. 6.2. Vấn đề điều trị cho người đồng nhiễm HIV-HCV 6.2.1. ARVs và ngộ độc gan Nhiều thuốc ARV có thể gây ngộ độc gan. Một số thuốc ARV không có lợi cho gan, đặc biệt các trường hợp có đồng nhiễm với HCV. Ở một số người đồng nhiễm gan đã bị xơ nên sẽ có nguy cơ dễ bị ngộ độc gan hơn. Xét nghiệm men gan thường xuyên là rất quan trọng cho người đồng nhiễm đang điều trị ARV, để phát hiện ngộ độc gan do thuốc HIV và/hoặc do các nguyên nhân khác. 6.2.2. Tương tác thuốc Một số thuốc ARV không nên sử dụng trong khi điều trị HCV vì chúng tương tác với ribavirin. - DDI (được gọi là didanosine, hoặc Videx) không nên sử dụng ddI với ribavirin vì có thể là nguyên nhân nhiễm acid lactic (khi đó acid lactic tăng trong máu), và viêm tuỵ- cả hai đều có thể đe doạ tính mạng. Sử dụng DDI trong khi điều trị HCV là nguyên nhân dẫn đến suy gan đối với một số người bị xơ gan - AZT (gọi là ZDV, Zidovudine) có thể là nguyên nhân gây thiếu máu, như liều ribavirin. Khi sử dùng phối hợp sẽ tăng nguy cơ gây thiếu máu, vì vậy tránh sử dụng AZT khi điều trị HCV - d4T (gọi là stavudine hoặc Stavir, một trong những loại thuốc GPO-vir S30) có thể là nguyên nhân gây mất lớp mỡ (rối loạn phân bổ mỡ) và mất lớp mỡ nặng khi sử dụng d4T cùng với điều trị HCV. Vì vậy không nên sử dụng d4T khi điều trị HCV. - Abacavir (gọi là Ziagen ) có thể tương tác với ribavirin, làm cho điều trị HCV ít hiệu quả. do đó, tránh sử dụng phối hợp loại thuốc này khi điều trị HCV. 41
  • 43. 6.2.3. Điều trị HIV và HCV - Lý tưởng là tất cả người nhiễm HIV nên xét nghiệm HCV và điều trị kịp thời. - Diễn biễn bệnh HCV nhanh hơn ở người nhiễm HIV, do đó tiếp cận với điều trị HCV là đặc biệt quan trọng đối với người đồng nhiễm. Điều trị HCV có thể cải thiện tổn thương gan, thậm chí ngay cả khi không loại bỏ vi rút viêm gan C. - Một số người đồng nhiễm có CD4< 200 nên bắt đầu điều trị HIV trước khi điều trị HCV. Điều trị HIV có thể làm tăng cường hệ thống miễn dịch khoẻ mạnh hơn, làm chậm tiến triển của HCV. Thậm chí một số người đồng nhiễm có nguy cơ gây ngộ độc do ARV cao hơn nhưng lợi ích từ việc điều trị HIV cao hơn các nguy cơ. Thêm vào đó, cả hai phương pháp điều trị đều có tác dụng phụ do đó không phải là ý kiến hay nếu bắt đầu điều trị cả hai HIV và HCV trong cùng một thời điểm - Không có nhiều thông tin về mức độ an toàn và hiệu quả điều trị HCV như thế nào cho người nhiễm HIV có tế bào CD4 thấp hơn 200 đang điều trị ARV. Đây là một câu hỏi quan trọng vì, một số người có tế bào CD4 thấp hơn 200 có nguy cơ cao hơn dẫn tới tổn thương gan do HCV. Nhiều người không phát hiện ra tình trạng nhiễm HIV của mình cho tới khi CD4 của họ thấp hơn 200. 6.2.4. Interferon và đếm tế bào CD4 Interferon có thể làm giảm số lượng tế bào CD4, thậm chí ngay ở một số người đang điều trị ARV. Tuy nhiên đây là vấn đề tạm thời. Tế bào CD4 tăng lên sau khi dừng interferon. 6.3. Các tác dụng phụ của điều trị HCV Các tác dụng phụ của PEG-IFN và ribavirin có thể gây khó khăn cho một số người tiếp tục điều trị, mặc dù tác dụng phụ mỗi người có khác nhau. Nhìn chung, các tác dụng phụ xấu hơn ở một số người có tổn thương gan nặng, hoặc đồng nhiễm HIV/HCV. Một số người có vấn đề trong thời gian đáp ứng với điều trị. 42
  • 44. 6.3.1. Các tác dụng phụ phổ biến - Các triệu chứng giống như cảm cúm, cảm thấy mệt, sốt nhẹ, đau nhức cơ bắp kèm theo nhức đầu, buồn nôn và không có cảm giác ăn ngon miệng rất phổ biến. Thông thường, hay gặp các biểu hiện này trong ngày đầu tiên hoặc ngày thứ hai sau khi tiêm PEG – IFN, đến nỗi mà một số người thường xuyên sử dụng PEG-IFN hàng tuần họ phải nghỉ ngơi cho một hoặc hai ngày sau . Những tác dụng phụ này có thể điều chỉnh bằng cách ưống paracetamol liều thấp, uống nhiều nước và thuốc chống nôn. - Giảm cân là tác dụng phụ hay gặp khi điều trị HCV. Các bữa ăn nhẹ hàng ngày sẽ giúp tăng cường năng lượng. - Rất nhiều người cảm thấy mệt mỏi trong thời gian điều trị HCV. Chợp mắt đều đặn ban ngày, tập thể dục nhẹ nhàng và điều trị bằng methylphenidate hoặc bupropion (những loại thuốc này còn gọi là Ritalin và Wellbutrin) có thể giúp đỡ mệt mỏi hơn. - Trầm cảm: Tiếp cận với chăm sóc sức khoẻ tâm thần và hỗ trợ đồng đẳng trước khi bắt đầu điều trị là rất quan trọng, do interferon có thể là nguyên nhân dẫn tới lo âu, dễ nổi cáu, mất ngủ, tính khí kỳ quặc và bất thường. Ngoài ra interferon (và có thể ribavirin) có thể gây ra trầm cảm nhẹ cho đến rất nghiêm trọng. Một số trường hợp đã tự tử nhưng hiếm. Một số người bị trầm cảm trong quá khứ có nhiều khả năng bị trầm cảm do điều trị HCV, nhưng điều này có thể xảy ra đối với bất cứ người nào. - Giảm bạch cầu: Interferon có thể là nguyên nhân dẫn đến giảm bạch cầu (Tế bào bạch cầu giúp chống lại sự nhiễm trùng), giảm hồng cầu (Gọi là thiếu máu, những hồng cầu này mang oxi đi khắp cơ thể), tiểu cầu thấp (Tiểu cầu giúp co các cục máu đông). Người người đồng nhiễm dễ bị tác dụng phụ như hạ bạch cầu, thiếu máu và giảm tiểu cầu khi điều trị HCV. Giảm bạch cầu có thể tăng nguy cơ nhiễm vi khuẩn. Thông thường, bác sĩ sẽ giảm liều PEG-IFN, hoặc tiêm yếu tố tăng trưởng bạch cầu (gọi là neupogen), giống như epogen, nó rất đắt và không phải lúc nào cũng sẵn có. - Thiếu máu: Thông thường một số người bị thiếu máu cảm thấy mệt mỏi. Khi bị thiếu máu trong quá trình điều trị, bác sĩ giảm liều ribavirin (có thể làm cho đáp ứng điều trị HCV kém hơn) hoặc tiêm yếu tố tăng trưởng hồng cầu 43
  • 45. (gọi là epogen). Nhưng epogen rất đắt, và không sẵn có. AZT, một loại thuốc điều trị HIV, có thể cũng là nguyên nhân dẫn tới thiếu máu do đó nên tránh dùng AZT cho người nhiễm HIV khi họ điều trị HCV. - Giảm tiểu cầu: HIV có thể là nguyên nhân giảm tiểu cầu và đôi khi, một số người có tổn thương gan nghiêm trọng sẽ có giảm tiểu cầu vì gan không thể giúp sản xuất các tiểu huyết cầu. Khi một số người bị giảm tiểu cầu trong thời gian điều trị HCV, thông thường phải giảm liều PEG-IFN xuống thấp hơn. Nếu giảm tiểu cầu nghiêm trọng phải dừng điều trị HCV. 44
  • 46. CÂU HỎI THẢO LUẬN 1. Bạn có biết có ai trong cộng đồng đã chết do HCV không? 2. Người dân trong công đồng của bạn hiện có quan tâm về việc phòng tránh lây nhiễm viêm gan C không? 3. Những người quan tâm đến phòng lây nhiễm viêm gan C họ đang áp dụng những biện pháp dự phòng như thế nào? Theo bạn các biện pháp đó đúng hay sai? Tại sao? 4. Khi nào và bằng cách nào người dân trong cộng đồng của bạn phát hiện ra nhiễm HCV? Khi đó việc phát hiện nhiễm HCV đã quá muộn chưa? Họ thường được điều trị như thế nào? 5. Bằng cách nào chúng ta có thể giúp nhiều người xét nghiệm phát hiện HCV? 6. Làm thế nào chúng ta có thể tiếp cận được chăm sóc điều trị HCV? 7. Có các dịch vụ nào mà chúng ta cần, như là các hỗ trợ đồng đẳng, tiếp cận với methadone, chế độ dinh dưỡng và điều trị ARV không? 8. Bạn có thể tuyên truyền nội dung gì cho người khác về dự phòng HBV? 9. Người nhiễm HIV trong cộng đồng của bạn có biết về sự nguy hiểm của đồng nhiễm HBV không? 45
  • 47. PHẦN 4. PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1. Liên hệ chặt chẽ với nhân viên y tế của bạn 1. Tìm bác sĩ/nhân viên y tế tốt Thông thường mỗi người sẽ tìm được một hoặc nhiều bác sĩ hoặc nhân viên y tế mà mình tin cậy để trao đổi. Điều này là rất cần thiết vì giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn khi trao đổi và tư vấn. Hãy liên hệ với một cán bộ y tế hoăc cơ sở y tế mà theo bạn là thuận tiện nhất để theo dõi sức khỏe và và tư vấn cho bạn khi cần thiết. Nếu khó khăn các bạn cũng có thể tìm đến một phòng tư vấn để đươc trợ giúp. 2. Hỏi các câu hỏi Không sợ hỏi các câu hỏi về các xét nghiệm và hoặc các phương pháp điều trị mà nhân viên y tế của bạn đưa ra. Nhân viên y tế của bạn nên cho bạn biết về lợi ích và các nguy cơ của loại thuốc điều trị. Anh ấy/ chi âý nên nói về các tác dụng phụ, loại tác dụng nào phổ biến. Anh ấy/ chi âý sẽ làm gì để giúp bạn trong suốt quá trình điều trị viêm gan B và C. Bạn có thể chuẩn bị một số câu hỏi của bạn bằng cách viết ra trước cuộc hẹn với bác sĩ . 3. Hãy trao đổi rõ rằng với thày thuốc của bạn Giao tiếp trực tiếp giữa bạn và nhân viên y tế của bạn là quan trọng. Có thể phải mất thời gian để phát triển mối quan hệ thân thiện với nhân viên y tế của bạn. Hãy trao đổi rõ ràng, thẳng thắn và trung thực với thày thuốc của bạn tất cả những gì mà bạn đã trải quan cũng như những băn khoăn lo lắng về sưac khỏe và quá trình điều trị của bạn. Nói với nhân viên y tế của bạn về tất cả các tác dụng phụ bạn gặp, thậm chí nếu tác dụng phụ này thoáng qua. Điều đó có thể là dấu hiệu của một số vấn đề nghiêm trọng. Ví dụ: Cảm thấy mệt có thể là dấu hiệu của bệnh thiếu máu (hồng cầu thấp, có thể là nguyên nhân interferon, ribavirin và AZT). Giữ đúng hẹn Cố gắng giữ đúng hẹn với nhân viên y tế, thậm chí nếu bạn sử dụng ma tuý. Nhân viên y tế sẽ tin bạn hơn nếu bạn luôn giữ đúng hẹn, là điều kiện thuận lợi trong việc thiết lập các cuộc hẹn khám và quyết định của họ về điều trị 46
  • 48. HIV cho bạn hoặc viêm gan B hoặc C. Nếu bạn lỡ một buổi hẹn, bạn cần cố gắng liên hệ trước để thay đổi lịch hẹn. Khi bạn đang điều trị thì rất cần phải giữ đúng hẹn vì nhân viên y tế của bạn phải theo dõi sức khoẻ của bạn, theo dõi đáp ứng điều trị, và xử trí các tác dụng phụ. Chuẩn bị Chuẩn bị trước danh sách những câu hỏi. Đưa bạn bè, hoặc thành viên gia đình đi cùng bạn nếu cần, những người có thể giúp bạn nhớ lại nhân viên y tế của bạn đã nói gì với bạn. Theo dõi sức khoẻ của bạn Bạn nên yêu cầu được cung cấp các các kết quả xét nghiệm của bạn và để biết nếu có bất kỳ sự thay đổi nào bạn có thể hỏi nhân viên y tế về điều này. Sử dụng các tờ thông tin xét nghiệm bạn được đưa ở cuối phần này để lưu lại kết quả của bạn qua thời gian. Thử nghiệm lâm sàng Nhân viên y tế có thể yêu cầu bạn tham gia các thử nghiệm lâm sàng. Trước khi quyết định tham gia thử nghiệm cần phải biết nguy cơ và lợi ích có thể xảy ra. Bên cạnh việc hỏi về nguy cơ và lợi ích, thì những câu hỏi quan trọng nhất có thể hỏi nhân viên y tế của bạn là tính bí mật của thông tin cá nhân hay các quyền ngừng tham gia nghiên cứu bất cứ khi nào mà không ảnh hưởng đến việc theo dõi và chăm sóc sức khỏe trong tương lai: 47