SlideShare a Scribd company logo
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com - Tải miễn phí - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
HỆ ĐÀO TÀO: CHÍNH QUY
KHÓA: 43 (2017 – 2021)
PHÁP LUẬT VỀ BẢO ĐẢM QUYỀN RIÊNG TƯ CỦA TRẺ EM:
LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
Giảng viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
ThS. VÕ THỊ PHƯƠNG UYÊN NGUYỄN THỊ THÚY VY
Bộ môn: Luật Hành chính MSSV: B1702200
Lớp: LK1765A1
Cần Thơ, tháng 6 năm 2021
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com - Tải miễn phí - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
LỜI CẢM ƠN

Mỗi người ai cũng muốn được thành công trong công việc và trong cuộc sống.
Trên thực tế, không có sự thành công nào mà không có sự hỗ trợ, giúp đỡ ít hoặc
nhiều, trực tiếp hay gián tiếp từ người khác. Trong một quãng thời gian dài học tập ở
giảng đường đại học, tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ, dạy bảo từ các
Quý thầy cô, gia đình và bạn bè. Đặc biệt là thầy, cô trong Khoa Luật của trường đã
tận tình chỉ dạy và trang bị cho tôi những kiến thức cần thiết trong suốt thời gian ngồi
trên ghế nhà trường, làm nền tảng cho tôi có thể hoàn thành được bài luận văn này. Tôi
xin gửi lời cảm ơn chân thành đến giảng viên hướng dẫn – Thạc sĩ Võ Thị Phương
Uyên đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và tạo điều kiện để tôi có thể học tập, nghiên cứu.
Cô không chỉ truyền đạt kiến thức mà còn động viên tinh thần giúp tôi vượt qua áp lực
trong quá trình thực hiện luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn Quý thầy cô Khoa Luật
trường Đại học Cần Thơ đã tận tình truyền dạy cho tôi kiến thức pháp lý thông qua các
bài giảng, tài liệu. Tôi cũng không quên cảm ơn Khoa Luật - Trường Đại học Cần Thơ
đã tạo điều kiện để tôi có cơ hội thực hiện, nghiên cứu đề tài này.
Ngoài ra, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, người thân, tập thể lớp Luật Tư
pháp 1 khóa 43 và những người bạn thân. Cảm ơn mọi người đã luôn bên cạnh, theo
dõi, động viên và giúp đỡ tôi trong khoảng thời gian thực hiện luận văn cũng như
trong suốt quá trình học tập tại Trường Đại học Cần Thơ.
Do kiến thức cũng như trình độ lý luận và kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên
bài báo cáo chắc chắn sẽ có những sai sót không mong muốn. Kính mong Quý thầy cô
thông cảm bỏ qua, tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của Quý thầy, Cô
để tôi có thể học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm và hoàn thiện hơn luận văn của mình.
Cuối lời, tôi xin kính chúc Quý thầy, cô luôn dồi dào sức khỏe, hạnh phúc và
thành công trên sự nghiệp giảng dạy của mình. Chúc Trường Đại học Cần Thơ thành
công và phát triển hơn nữa trong sự nghiệp giáo dục và trở thành một trong những
trường hàng đầu về chất lượng.
Tôi xin trân trọng cảm ơn.
Cần Thơ, ngày 09 tháng 6 năm 2021
Sinh viên thực hiện
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com - Tải miễn phí - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Nguyễn Thị Thúy Vy
Pháp luật về bảo đảm quyền riêng tư của trẻ em: Lý luận và thực tiễn
GVHD: ThS. Võ Thị Phương Uyên SVTH: Nguyễn Thị Thúy Vy
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
Pháp luật về bảo đảm quyền riêng tư của trẻ em: Lý luận và thực tiễn
GVHD: ThS. Võ Thị Phương Uyên SVTH: Nguyễn Thị Thúy Vy
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Ý nghĩa
BLDS Bộ luật Dân sự
BLHS Bộ luật Hình sự
LHQ Liên Hợp Quốc (The United Nation – UN)
UDHR Tuyên ngôn thế giới về Nhân quyền
(Universal Declaration of Human Rights)
ICCPR Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị
(International Covenant on Civil and Political Rights)
HRC Ủy ban Nhân quyền
(The United Nation Human Rights Council
CRC Công ước Liên Hợp Quốc về Quyền Trẻ em
(Convention on the Rights of the Child)
COPPA
Đạo luật bảo vệ quyền riêng tư của trẻ em trên mạng
(Children’s Online Privacy Protection Act 1988)
Pháp luật về bảo đảm quyền riêng tư của trẻ em: Lý luận và thực tiễn
GVHD: ThS. Võ Thị Phương Uyên SVTH: Nguyễn Thị Thúy Vy
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
1.Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu..........................................................................................................2
3. Phạm vi nghiên cứu ...........................................................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................................2
5. Bố cục luận văn...................................................................................................................2
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUYỀN RIÊNG TƯ CỦA TRẺ EM VÀ
BẢO ĐẢM QUYỀN RIÊNG TƯ CỦA TRẺ EM............................................................4
1. 1. Khái quát chung về quyền riêng tư của trẻ em.......................................................4
1.1.1. Khái niệm trẻ em và quyền riêng tư của trẻ em ..................................................4
1.1.1.1. Khái niệm trẻ em ................................................................................................4
1.1.1.2. Khái niệm quyền riêng tư của trẻ em...............................................................5
1.1.2. Lịch sử hình thành quyền riêng tư .......................................................................6
1.1.3. Đặc điểm của trẻ em và đặc điểm quyền riêng tư của trẻ em ...........................9
1.1.3.1. Đặc điểm của trẻ em ..........................................................................................9
1.1.3.2. Đặc điểm quyền riêng tư của trẻ em............................................................. 12
1.2. Khái quát chung về bảo đảm quyền riêng tư của trẻ em.....................................12
1.2.1. Khái niệm bảo đảm và khái niệm bảo đảm quyền riêng tư của trẻ em........ 12
1.2.2. Đặc điểm bảo đảm quyền riêng tư của trẻ em .................................................. 13
1.2.3. Nội dung bảo đảm quyền riêng tư của trẻ em .................................................. 14
1.2.4. Ý nghĩa của bảo đảm quyền riêng tư của trẻ em ............................................. 15
CHƯƠNG 2: BẢO ĐẢM QUYỀN RIÊNG TƯ CỦA TRẺ EM TRONG PHÁP
LUẬT QUỐC TẾ VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM .........................................................16
2.1. Pháp luật quốc tế về quyền riêng tư của trẻ em ....................................................16
2.1.1. Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền năm 1948 ............................................... 16
2.1.2. Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự, Chính trị 1966............................... 17
2.1.3. Công ước Liên Hợp Quốc về Quyền trẻ em năm 1989 ................................... 19
2.2. Pháp luật Việt Nam về quyền riêng tư của trẻ em................................................19
2.2.1. Nguyên tắc của pháp luật về quyền riêng tư của trẻ em trong Pháp luật Việt
Nam..................................................................................................................................... 19
2.2.2. Quy định của pháp luật về quyền riêng tư của trẻ em.................................... 20
2.2.2.1. Quy định về quyền riêng tư của trẻ em qua các bản Hiến pháp............... 20
2.2.2.2. Quy định về quyền riêng tư của trẻ em qua Bộ luật Dân sự năm 2015 ... 22
2.2.2.3. Quy định về quyền riêng tư của trẻ em qua Luật Trẻ em năm 2016 ........ 24
Pháp luật về bảo đảm quyền riêng tư của trẻ em: Lý luận và thực tiễn
GVHD: ThS. Võ Thị Phương Uyên SVTH: Nguyễn Thị Thúy Vy
2.2.2.4. Quy định về quyền riêng tư của trẻ em qua Luật An ninh mạng năm 2018
......................................................................................................................................... 26
2.2.3. Trách nhiệm của các chủ thể trong việc bảo đảm quyền riêng tư của trẻ em
............................................................................................................................................. 27
2.2.3.1. Trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền riêng tư của trẻ em
......................................................................................................................................... 27
2.2.3.2. Trách nhiệm của các chủ thể phi Nhà nước trong việc bảo đảm quyền
riêng tư của trẻ em........................................................................................................ 30
2.2.4. Các chế tài, xử phạt hành vi xâm phạm quyền riêng tư theo pháp luật Việt
Nam..................................................................................................................................... 32
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM BẢO ĐẢM QUYỀN
RIÊNG TƯ CỦA TRẺ EM Ở VIỆT NAM.....................................................................34
3.1. Thực trạng bảo đảm quyền riêng tư của trẻ em ở Việt Nam..............................34
3.1.1. Thực trạng quy định pháp luật Việt Nam về bảo đảm quyền riêng tư của trẻ
em........................................................................................................................................ 34
3.1.1.1. Ưu điểm ............................................................................................................ 34
3.1.1.2. Hạn chế............................................................................................................. 35
3.1.2. Thực trạng xâm phạm quyền riêng tư của trẻ em ở Việt Nam...................... 39
3.1.2.1. Sự lơ là trong công tác quản lý, điều hành và chỉ đạo của cơ quan nhà
nước trong bảo đảm quyền riêng tư của trẻ em trên không gian mạng ................. 39
3.1.2.2. Nhận thức của xã hội trong việc bảo vệ quyền riêng tư của trẻ em còn hạn
chế ................................................................................................................................... 40
3.2. Một số giải pháp nhằm bảo đảm quyền riêng tư của trẻ em. .............................46
3.2.1. Xây dựng hệ thống pháp luật đồng bộ và thống nhất để bảo đảm quyền
riêng tư của trẻ em ........................................................................................................... 46
3.2.2. Đổi mới, hoàn thiện quy định pháp luật về bảo vệ quyền riêng tư của trẻ em
trong các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành..................................................... 47
3.2.3. Thiết lập cơ chế riêng và xây dựng cơ quan chuyên trách bảo vệ quyền
riêng tư của trẻ em ........................................................................................................... 48
3.2.4. Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về quyền riêng tư của
trẻ em đến mọi tầng lớp nhân dân................................................................................. 49
3.2.5. Cần đưa chương trình giáo dục quyền riêng tư của trẻ em vào hệ thống
giáo dục quốc dân nhằm nâng cao hiểu biết về pháp luật của người dân............. 50
KẾT LUẬN............................................................................................................................52
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Pháp luật về bảo đảm quyền riêng tư của trẻ em: Lý luận và thực tiễn
GVHD: ThS. Võ Thị Phương Uyên 1 SVTH: Nguyễn Thị Thúy Vy
LỜI MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Xã hội luôn đặt nhiều kì vọng ở lớp người trẻ tuổi, có thể nhận thấy được rằng
việc bảo vệ, chăm sóc trẻ em là một trong những nhiệm quan trọng hàng đầu của mỗi
quốc gia, dân tộc, bởi "Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai" (UNESCO). Công ước
Liên Hợp Quốc về Quyền Trẻ em năm 1989 ra đời ghi nhận các quyền cơ bản của trẻ
em bao gồm cả quyền riêng tư của trẻ em. Có thể khẳng định được rằng cũng chính
công ước này thể hiện sự tôn trọng và quan tâm của cộng đồng quốc tế đối với trẻ em.
Trong toàn bộ các quyền của trẻ em được ghi nhận cụ thể trong Công ước, thì quyền
riêng tư là một quyền trừu tượng, nhạy cảm dễ bị bỏ qua nhưng lại đóng vai trò vô
cùng quan trọng. Trẻ em cũng thuộc nhóm người dễ bị tổn thương cần nhận được sự
quan tâm, chia sẻ của cộng đồng nên những hành động có hại hay mang đến những tổn
thương cho các em cần được lên án và tẩy chay. Để trẻ em phát triển một cách toàn
diện cần bảo đảm những quyền cơ bản của trẻ em trong đó việc bảo đảm quyền riêng
tư của trẻ em là không thể thiếu. Đây là trách nhiệm của toàn xã hội, tạo điều kiện để
trẻ được học tập, rèn luyện và phát triển về mọi mặt.
Trẻ em là đối tượng dễ bị xâm phạm về quyền riêng tư dưới nhiều hình thức khác
nhau bởi các em còn nhỏ tuổi, quyền này của các em chưa thật sự được tôn trọng và
tình trạng này diễn ra ngày càng có xu hướng nghiêm trọng. Trẻ em chưa nhận thức
được về các quyền của mình và cũng như khả năng tự bảo vệ bản thân khi bị xâm
phạm quyền riêng tư. Tôn trọng những điều riêng tư của trẻ, chính sự phát triển lành
mạnh của trẻ. Ngày nay, nhiều trẻ bị tổn thương nặng nề, bị mất cơ hội học tập, sống
trong nỗi sợ hãi sau khi bị xâm phạm thô bạo về quyền riêng tư. Để bảo đảm quyền
riêng tư của trẻ em, Việt Nam đã ký kết và tham gia các tuyên ngôn, công ước của
Liên Hợp Quốc về quyền con người mà trong đó có những văn bản đề cập đến quyền
riêng tư và quyền riêng tư của trẻ em bao gồm Công ước Quốc tế về các Quyền Dân
sự, Chính trị (Việt Nam tham gia ngày 24-12-1982); Công ước Liên Hợp Quốc về
Quyền Trẻ em 1989 (Việt Nam tham gia ngày 26-1-1990, phê chuẩn ngày 28-2-1990).
Hơn thế nữa, Nhà nước ta có những quy định riêng biệt được quy định nhiều trong các
văn bản khác nhau như: Hiến pháp năm 2013, Bộ luật Dân sự năm 2015, Bộ luật Hình
sự năm 2015, Luật Trẻ em năm 2016, Luật An ninh mạng năm 2018. Luật Trẻ em
được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 11 thông qua bắt đầu có hiệu lực từ ngày
01/06/2017 đã góp phần quan trọng trong việc bảo đảm quyền riêng tư của trẻ em, từ
đó trẻ em được phát triển đầy đủ trong bầu không khí hạnh phúc, yêu thương và cảm
thông.
Pháp luật về bảo đảm quyền riêng tư của trẻ em: Lý luận và thực tiễn
GVHD: ThS. Võ Thị Phương Uyên 2 SVTH: Nguyễn Thị Thúy Vy
Thực tế quy định về quyền riêng tư của trẻ em vẫn chưa nhận được sự quan tâm
của cộng đồng và còn nhiều khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực thi, nên chưa
đạt được những hiệu quả thực sự. Công tác bảo đảm quyền riêng tư của trẻ em ở Việt
Nam vẫn còn tồn tại một số hạn chế trong khi thực trạng xâm phạm quyền riêng tư của
trẻ em ngày càng phổ biến cùng với sự bùng nổ của khoa học công nghệ đã và đang
ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của trẻ em. Nhận thấy tầm quan trọng của vấn đề
này, nên tác giả đã chọn đề tài “Pháp luật về bảo đảm quyền riêng tư của trẻ em:
Lý luận và thực tiễn” làm đề tài tốt nghiệp cử nhân luật.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Thông qua nghiên cứu đề tài “Pháp luật về bảo đảm quyền riêng tư của trẻ em”,
người viết hướng đến mục đích là nhằm để tìm hiểu vấn đề lý luận về quyền riêng tư
của trẻ em, nghiên cứu các quy định của pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam về
quyền riêng tư của trẻ em. Mặt khác, luận văn cũng đề cập đến thực trạng xâm phạm
quyền riêng tư của trẻ em ở Việt Nam cũng như tìm ra những điểm hạn chế và đề xuất
các giải pháp phù hợp nhằm bảo đảm tốt hơn quyền riêng tư của trẻ em trong thời gian
tới.
3. Phạm vi nghiên cứu
Trong khuôn khổ luận văn này, người viết không đề cập đến các quyền của trẻ
em mà chỉ trình bày những vấn đề liên quan đến việc bảo đảm quyền riêng tư của trẻ
em, kết hợp giữa nghiên cứu đánh giá thực trạng bảo đảm quyền riêng tư của trẻ em ở
Việt Nam từ năm 2015 đến nay, qua đó đưa ra những hạn chế trong việc bảo đảm
quyền riêng tư của trẻ em, cũng như đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng
cao hiệu quả của việc bảo vệ quyền riêng tư của trẻ em ở Việt Nam.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết các vấn đề mà đề tài đặt ra, người viết đi từ khái quát đến cụ thể, từ
cái chung đến cái riêng và sử dụng các phương pháp như: phương pháp tổng hợp, phân
tích, đánh giá, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh, kết hợp nghiên cứu lý
luận và thực tiễn,…Bên cạnh đó còn tham khảo các tài liệu từ sách, báo, tạp
chí,…nhằm hệ thống hóa các vấn đề cơ bản liên quan đến đề tài, phân tích đánh giá và
rút ra kết luận.
5. Bố cục luận văn
Ngoài Phần mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết
cấu 3 chương như sau:
Chương 1: Khái quát chung về quyền riêng tư của trẻ em và bảo đảm quyền riêng
tư của trẻ em.
Pháp luật về bảo đảm quyền riêng tư của trẻ em: Lý luận và thực tiễn
GVHD: ThS. Võ Thị Phương Uyên 3 SVTH: Nguyễn Thị Thúy Vy
Chương 2: Bảo đảm quyền riêng tư của trẻ em trong pháp luật quốc tế và pháp
luật Việt Nam.
Chương 3: Thực trạng và giải pháp nhằm bảo đảm quyền riêng tư của trẻ em ở
Việt Nam.
Pháp luật về bảo đảm quyền riêng tư của trẻ em: Lý luận và thực tiễn
GVHD: ThS. Võ Thị Phương Uyên 4 SVTH: Nguyễn Thị Thúy Vy
CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUYỀN RIÊNG TƯ CỦA TRẺ EM VÀ BẢO ĐẢM
QUYỀN RIÊNG TƯ CỦA TRẺ EM
1. 1. Khái quát chung về quyền riêng tư của trẻ em
1.1.1. Khái niệm trẻ em và quyền riêng tư của trẻ em
1.1.1.1. Khái niệm trẻ em
Trẻ em trước nay luôn là thành phần quan trọng trong mỗi gia đình. Trẻ em vốn
là măng non của đất nước, sau này tiếp bước thế hệ đi trước, là tương lai của dân tộc
và toàn nhân loại. Tương lai của dân tộc và của toàn nhân loại phụ thuộc vào sự chăm
sóc, giáo dục, sức khoẻ, trí tuệ, năng lực của thế hệ trẻ.
Về mặt pháp lý, trẻ em theo quy định của pháp luật không phân biệt gái, trai,
không phân biệt dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội đều được
hưởng các quyền theo quy định của pháp luật.
Khái niệm trẻ em được quy ước theo nhiều cách khác nhau. Các tổ chức của
LHQ như Quỹ Dân số (UNFPA), Tổ chức Lao động Quốc Tế (ILO), Tổ chức Giáo
dục, Khoa học và Văn hóa (UNESCO) quy định trẻ em là người dưới 15 tuổi. Điều 1
CRC trẻ em được xác định “Trẻ em có nghĩa là bất kỳ người nào dưới 18 tuổi, trừ
trường hợp pháp luật có thể được áp dụng với trẻ em đó quy định tuổi thành niên sớm
hơn”1. Đây được xem là quy định mở, 18 tuổi là mức tiêu chuẩn cho các quốc gia có
thể quy định độ tuổi dưới 18 tuổi không áp dụng bắt buộc với mọi quốc gia nào, vì vậy
độ tuổi của trẻ em giữa các quốc gia trên thế giới là khác nhau.
Theo quy định tại Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em được Quốc hội nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày tháng 6
năm 2004 và có hiệu lực thi hành từ 01 tháng 01 năm 2005 thì “Trẻ em quy định trong
Luật này là công dân Việt Nam dưới mưới sáu tuổi”2. Tuy nhiên, trong Điều 1 Luật
Trẻ em năm 2016 thay thế cho Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004
với quy định: “Trẻ em là người dưới 16 tuổi”3.
Đối với Luật trẻ em năm 2016 thì không còn đề cập đến trẻ em chỉ là công dân
Việt Nam như Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 mà chỉ nói chung
“Trẻ em là người dưới 16 tuổi” theo Điều 1, lúc này thì đối tượng áp dụng của luật bao
gồm trẻ em người nước ngoài và người không quốc tịch cư trú tại Việt Nam, từ đó
càng có thể thấy pháp luật Việt Nam ngày càng hoàn thiện và sự bình đẳng của pháp
luật trong bảo đảm quyền trẻ em, trẻ em không chỉ là công dân Việt Nam mà còn là
người nước ngoài và người không quốc tịch cư trú tại Việt Nam.
1 Điều 1 Công ước Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em năm 1989.
2 Điều 1 Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004.
3 Điều 3 Luật Trẻ em năm 2016.
Pháp luật về bảo đảm quyền riêng tư của trẻ em: Lý luận và thực tiễn
GVHD: ThS. Võ Thị Phương Uyên 5 SVTH: Nguyễn Thị Thúy Vy
1.1.1.2. Khái niệm quyền riêng tư của trẻ em
Từ điển Tiếng Việt định nghĩa “Quyền là điều mà pháp luật và xã hội công
nhận, cho được hưởng, được làm, được đòi hỏi”4.
“Riêng tư” là một khái niệm tương đối khó xác định, theo nghĩa rộng, quyền này
được hiểu là “quyền được một mình”, theo nghĩa hẹp, đây là “Riêng của từng người,
từng cá nhân”5.
Quyền riêng tư là một trong những quyền cơ bản, liên quan mật thiết đến sự tự
tôn và phẩm giá con người. Sự riêng tư trao cho mỗi cá nhân một không gian để là
chính mình mà không bị người khác phán xét một cách vô cớ, cho phép mỗi người suy
nghĩ một cách tự do mà không bị kỳ thị hoặc phân biệt, đối xử, cũng như khả năng
kiểm soát ai được biết gì về bản thân mình6.
Quyền riêng tư là quyền bất khả xâm phạm của con người nói chung và của trẻ
em nói riêng. Mỗi người sở hữu những quyền riêng tư của mình về hình ảnh, thông tin
cá nhân, gia đình, các mối quan hệ, bí mật đời riêng tư, bí mật gia đình. Đó là các
thông tin liên quan đến tinh thần, vật chất, các quan hệ xã hội.
Hội đồng Calcutt ở Vương quốc Anh cho rằng: “không nơi nào chúng ta có thể
tìm thấy một định nghĩa hoàn toàn thỏa đáng về quyền riêng tư”. Nhưng Hội đồng này
đã hài lòng với định nghĩa sau: Quyền riêng tư là các quyền của cá nhân được bảo vệ
để chống lại sự xâm nhập vào đời sống cá nhân hay công việc của mình (hoặc những
người trong gia đình) bằng các phương tiện vật lý trực tiếp hoặc bằng cách công bố
thông tin7.
Theo Fernando Volio Jiménez, thì quyền riêng tư mang tính bao trùm bởi quyền
con người: “Theo một ý nghĩa nào đó, tất cả các quyền con người là các phương diện
khác nhau của quyền riêng tư”8.
Robert Ellis Smith, biên tập viên của Tạp chí Bảo mật, xác định quyền riêng tư là
“những mong muốn của mỗi người chúng ta cho không gian vật lý mà chúng ta có thể
hoàn toàn không bị gián đoạn, xâm nhập, bối rối, hoặc chịu trách nhiệm và kiểm soát
được thời gian và cách thức tiết lộ thông tin của cá nhân thông tin về bản thân”9.
Theo khoản 1 Điều 21 của Hiến pháp năm 2013 có quy định “Mọi người có
quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có
4 Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, tr1068.
5 Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, tr1087.
6 Nguyễn Thị Quế Anh, Vũ Công Giao, Ngô Minh Hương, Lã Khánh Tùng, Quyền về sự riêng tư, Nxb. Chính trị
Quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2018, tr.13.
7 Report of the Committee on Privacy and Related Matters, Chairman David Calcutt QC, 1990, Cmnd. 1102,
London: HMSO, at 7.
8 Volio Fernando: Legal personality, privacy and the family in The International Bill of Rights, New York,
Columbia University Press,1981, tr.126.
9 Robert Ellis Smith, Ben Franklin’s Web Site 6 (Sheridan Books 2000).
Pháp luật về bảo đảm quyền riêng tư của trẻ em: Lý luận và thực tiễn
GVHD: ThS. Võ Thị Phương Uyên 6 SVTH: Nguyễn Thị Thúy Vy
quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình. Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân,
bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an toàn”10. Theo quy định trên, từ “mọi
người” được hiểu là tất cả mọi người bao gồm cả trẻ em đều được pháp luật đối xử
công bằng, bình đẳng, được pháp luật bảo vệ các quyền cơ bản mà không bị phân biệt
đối xử mà trong đó có quyền riêng tư.
Vậy “Quyền riêng tư là quyền của các cá nhân được phép giữ kín những thông
tin, tư liệu, dữ liệu gắn liền với cuộc sống riêng tư của mình, quyền bất khả xâm phạm
về thân thể, về nơi ở, về thư tín, điện thoại, điện tín và các thông tin điện tử khác mà
không một chủ thể nào có quyền tiếp cận, công khai trừ trường hợp được chính người
này đồng ý hoặc được bằng quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền”11.
Trẻ em là con người nhưng nằm trong nhóm dễ bị tổn thương, có những nhu cầu
đặc biệt và có quyền được hưởng sự chăm sóc, bảo vệ một cách đặc biệt nên khả năng
tự bảo vệ bản thân trước các nguy cơ bị xâm phạm quyền riêng tư còn rất hạn chế.
Quyền riêng tư của trẻ em là một khía cạnh của quyền riêng tư, được khẳng định
tại Điều 16 Công ước Liên Hợp Quốc về Quyền Trẻ em 1989: "Không trẻ em nào chịu
sự can thiệp tùy tiện hay bất hợp pháp vào việc riêng tư, gia đình, nhà cửa hoặc thư
tín cũng như sự công kích bất hợp pháp vào danh dự và thanh danh của các em"; "Trẻ
em có quyền được pháp luật bảo vệ chống lại sự can thiệp hay công kích như vậy"12.
Từ đó, khái niệm quyền riêng tư của trẻ em được người viết hiểu như sau:
“Quyền riêng tư của trẻ em là quyền của trẻ em được phép giữ kín những thông tin, tư
liệu, dữ liệu gắn liền với cuộc sống riêng tư của bản thân, quyền bất khả xâm phạm về
thân thể, về nơi ở, về thư tín, điện thoại, điện tín và các thông tin điện tử khác mà
không một chủ thể nào được quyền tiếp cận, công khai trừ trường hợp được trẻ em
đồng ý hoặc được bằng quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.”
Quyền riêng tư của trẻ em bảo đảm cho trẻ em được hưởng sự giúp đỡ của mọi
người, chống lại mọi sự xâm phạm bất hợp pháp vào việc riêng tư, gia đình, nhà cửa
hoặc thư tín cũng như sự công kích bất hợp pháp vào danh dự và nhân phẩm của trẻ
em.
1.1.2. Lịch sử hình thành quyền riêng tư
Sự riêng tư có nguồn gốc sâu xa trong lịch sử, quyền riêng tư sơ khai xuất hiện
cùng với sự ra đời của nhà nước. mặc dù vào thế kỉ XIX – XX quyển riêng tư mới
được phổ biến rộng rãi. Ví dụ trong Kinh Thánh có nhiều điều đề cập đến quyền riêng
10 Khoản 1 Điều 21 Hiến pháp năm 2013.
11Thái Thị Tuyết Dung: “Quyên riêng tư trong thời đại công nghệ thông tin”, Thông tin pháp luật dân sự,
https://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2012/07/02/quyen-ring-tu-trong-thoi-dai-cng-nghe-thng-tin/ [truy cập ngày
17-3-2021].
12 Điều 16 Công ước Liên Hợp Quốc về Quyền Trẻ em năm 1989.
Pháp luật về bảo đảm quyền riêng tư của trẻ em: Lý luận và thực tiễn
GVHD: ThS. Võ Thị Phương Uyên 7 SVTH: Nguyễn Thị Thúy Vy
tư; trong nền văn minh Hebrew, nền văn minh Hy Lạp cổ đại và cả Trung Quốc cổ đại
cũng có đề cập đến bảo vệ sự riêng tư13.
Trong xã hội nguyên thủy, cuộc sống bầy đàn cũng như tính gắn kết cộng đồng
cao, dường như tính riêng tư của cá nhân bị “bỏ quên”, và con người trong xã hội đó
không có khái niệm cũng như không đòi hỏi cái gọi là “riêng tư” cho bản thân mình.
Phải đến khi hình thái nhà nước đầu tiên thực sự xuất hiện – là nhà nước chiếm hữu nô
lệ – thì “quyền riêng tư” mới manh nha xuất hiện như trường hợp lời thề Hippocrate
trong ngành y, đó là việc các thầy thuốc phải tuyên thệ về việc giữ bí mật với hồ sơ
bệnh án14.
Với một xã hội mang tính bất bình đẳng cao giữa các giai cấp như xã hội chiếm
hữu nô lệ thì các quyền con người nói chung và quyền riêng tư nói riêng là quyền mà
chỉ tầng lớp chủ nô mới có; còn giai cấp nô lệ – được xem là một thứ “tài sản biết nói”
của chủ nô – thì không có gì liên quan đến nô lệ mà chủ nô không có quyền được biết.
Những gì liên quan đến nô lệ, bao gồm cả bí mật đời tư đều thuộc sở hữu và quyền
quyết định của chủ nô. Do đó, quyền riêng tư trong giai đoạn này và cả dưới chế độ
phong kiến không được chính thức ghi nhận bởi pháp luật, nó được coi là một “đặc
quyền” mà chỉ có các tầng lớp cao quý trong xã hội (chủ nô, lãnh chúa phong kiến…)
mới được hưởng15.
Quyền riêng tư đã bắt đầu xuất hiện trong xã hội chiếm hữu nô lệ và phát triển
cho đến ngày nay. Tuy nhiên, tính rõ ràng của thuật ngữ cũng như tính pháp lý của
quyền này chỉ thực sự được khẳng định cùng với sự ra đời và phát triển của chủ nghĩa
tư bản. Vì vậy, quyền riêng tư có nguồn gốc từ phương Tây và phát triển nhờ sự phát
triển của chủ nghĩa tư bản. Năm 1361, Thủ tướng William Pitt đã viết: “Những người
nghèo nhất có thể thách thức để buộc tất cả các quan chức phải tôn trọng. Mặc dù,
căn nhà của họ có thể là xập xệ, mái của nó có thể lắc, gió có thể thổi, các cơn bão có
thể vào, mưa có thể xâm nhập nhưng vua nước Anh không thể vào nhà được”. Câu nói
trên của ngài Thủ tướng thể hiện được sự riêng tư của mỗi người, cụ thể là mọi người
dân đều có sự riêng tư trong chính căn nhà của mình va được an toàn mà không phải
13 Privacy and human rights An International Servey of Privacy Laws and Practice,
http://gilc.org/privacy/survey/intro.html, [truy cập ngày 24-3-2021].
14 Quyền được giữ bí mật đối với hồ sơ bệnh án đã xuất hiện từ thời Hippocrate, đó là “Lời thề Hippocrate” mà
mọi Y sinh trước khi được công nhận trở thành một thầy thuốc đều phải tuyên thệ. Lời thề này vẫn còn được áp
dụng cho đến ngày hôm nay, dù cho lời thề đã có thể thay đổi hành văn tuỳ nơi, nhưng nội dung vẫn hàmchứa
vấn đề y đức có nêu trong lời thề Hippocrate nguyên thuỷ – được lược dịch như sau: “…Bất kỳ một điều gì tôi
nghe hoặc thấy mà có liên quan đến bệnh nhân hoặc thậm chí chỉ liên quan một phần – những điều không nên
bàn tán, tôi sẽ giữ im lặng và coi đó là những điều bí mật thiêng liêng, không xâm phạm, trọn đời tôi chỉ là thực
thi chuyên môn”. Xem thêm: Hà Nguyên, Quyền riêng tư và được bảo mật thông tin của bệnh nhân,
https://www.ykhoanet.com/binhluan/hanguyen/36.htm, [truy cập ngày 24-3-2021].
15Thái Thị Tuyết Dung: “Quyền riêng tư trong thời đại công nghệ thông tin”, Thông tin pháp luật dân sự,
https://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2012/07/02/quyen-ring-tu-trong-thoi-dai-cng-nghe-thng-tin/, [truy cập
ngày 24-03-2021].
Pháp luật về bảo đảm quyền riêng tư của trẻ em: Lý luận và thực tiễn
GVHD: ThS. Võ Thị Phương Uyên 8 SVTH: Nguyễn Thị Thúy Vy
chịu sự can thiệp của Chính phủ. Năm 1776, Quốc hội Thụy Điển đã ban hành Luật
“Access to Public Records” yêu cầu tất cả các thông tin của công dân mà Chính phủ có
chỉ được sử dụng cho mục đích hợp pháp. Năm 1792, Tuyên bố về Quyền của con
gười và công dân ghi nhận rằng: “Tài sản tư nhân là bất khả xâm phạm và thiêng
liêng”16.
Vào cuối thế kỉ 19, cụ thể là năm 1890 quyền riêng tư đã lần đầu tiên xuất hiện
bởi hai học giả người Mỹ là Luật sư và sau này là Thẩm phán Tòa án tối cao Hoa Kì
Louis Brandeis và Samuel D.Warren được đăng trên tạp chí Luật Harvard với nghiên
cứu “The Right to Privacy” được đánh giá là một trong những tác phẩm quan trọng
nhất, là nền tảng cho sự phát triển của pháp luật về quyền riêng tư trong hệ thống pháp
luật Hoa Kì. Hai học giả không đưa ra một định nghĩa cụ thể về quyền riêng tư mà chỉ
sử dụng thuật ngữ “quyền được cho phép một mình”, đã cho rằng nó là một trong
những tự do cần được bảo vệ nhất của một nền dân chủ, nó được hiểu là quyền của
một người muốn được ẩn mình khỏi sự chú ý của người khác17 .
Trên phương diện quốc tế và ở những quốc gia phát triển, đã có khá nhiều công
trình nghiên cứu về sự riêng tư kể từ cuối thế kỷ XIX, nhất là trong những năm 60 của
thế kỷ XX. Tuy nhiên, có một nhận định chung được nhiều nhà nghiên cứu thừa nhận
“quyền riêng tư là một khái niệm quá rộng và hầu như không thể định nghĩa”18. Quyền
riêng tư của con người bắt đầu phổ biến rộng rãi cùng với sự phát triển mạnh mẽ của
công nghệ.
Quyền riêng tư là một trong những quyền cơ bản của con người được ghi nhận
trong các văn kiện pháp lý quốc tế về quyền con người. Trong những năm 40 của thế
kỉ XX, quyền con người được ghi nhận tại Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền năm
1948, tuy tính pháp lý được đề cập trong UDHR năm 1948 nhưng thực chất nó đã
được quy định từ trước. Quyền riêng tư lần đầu tiên được đề cập trong Điều 12 của
UDHR năm 1948: “Không ai phải chịu sự can thiệp một cách tùy tiện vào cuộc sống
riêng tư, gia đình, nơi ở hoặc thư tín, cũng như bị xúc phạm danh dự hoặc uy tín cá
nhân. Mọi người đều có quyền được pháp luật bảo vệ chống lại sự can thiệp và xâm
phạm như vậy “19.Quy định này được nhắc lại và cụ thể hóa tại Điều 17 của ICCPR
1966: “Không ai bị can thiệp một cách tùy tiện hoặc bất hợp pháp vào đời sống riêng
tư, gia đình, nhà ở, thư tín hoặc bị xâm phạm bất hợp pháp đến danh dự và uy tín.
16Thái Thị Tuyết Dung: “Quyền riêng tư trong thời đại công nghệ thông tin”, Thông tin pháp luật dân sự,
https://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2012/07/02/quyen-ring-tu-trong-thoi-dai-cng-nghe-thng-tin/, [truy cập
ngày 24-03-2021].
17 Samuel Warren and Louis Brandeis (1890), “The Right to Privacy”, 4 Havard Law Review tr.193-220
18 Thạc sỹ Đỗ Hải Hà, “Quyền riêng tư của người lao động”, Tạp chí Khoa học Pháp lý, số 3 năm 2009.
19 Điều 12 Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền năm 1948.
Pháp luật về bảo đảm quyền riêng tư của trẻ em: Lý luận và thực tiễn
GVHD: ThS. Võ Thị Phương Uyên 9 SVTH: Nguyễn Thị Thúy Vy
Mọi người đều có quyền được pháp luật bảo vệ chống lại những can thiệp hoặc xâm
phạm như vậy”20.
Học giả Ruth Gavison viết trong tác phẩm “Privacy and Limit of the law” rằng:
“Riêng tư là thuật ngữ được sử dụng với nhiều ý nghĩa. Đối với tôi, có hai vấn đề
quan trọng về quyền riêng tư. Thứ nhất liên quan tới bản chất của quyền riêng tư:
Riêng tư là một trạng thái, một quyền, một yêu cầu, một dạng thực của sự kiểm soát,
hay một giá trị? Câu hỏi thứ hai liên quan tới những yếu tố thuộc về quyền riêng tư:
là liên quan tới thông tin, quyền tự chủ, yếu tố định danh cá nhân, sự tiếp xúc về thân
thể?”21. Ruth Gavison đã phân tích rằng quyền riêng tư là sự kiểm soát đối với những
vấn đề thuộc về cá nhân.
1.1.3. Đặc điểm của trẻ em và đặc điểm quyền riêng tư của trẻ em
1.1.3.1. Đặc điểm của trẻ em
Trẻ em là một cơ thể đang lớn và phát triển. Quá trình lớn và phát triển của trẻ
em cũng tuân theo quy luật chung của sự tiến hoá sinh vật; đi từ thấp lên cao, từ đơn
giản đến phức tạp.
Sự phát triển về mặt thể chất của mỗi đứa trẻ diễn ra không đều, chiều cao diễn
ra nhanh hơn cân nặng, sức đề kháng tăng22.
 Sự phát triển về cân nặng
Trẻ sơ sinh: Trẻ <2500g là trẻ đẻ non, đẻ yếu, suy dinh dưỡng bào thai. Cân nặng
khi sinh: trẻ trai 3100g ( ± 350g), gái 3060 ( ± 340g ). Cân nặng con dạ lớn hơn con
so,trẻ trai lớn hơn trẻ gái. Vào ngày thứ 2-3 sau đẻ có hiện tượng sụt cân sinh lý, trẻ sẽ
đạt được cân nặng ban đầu vào ngày 10 sau đẻ. Trẻ đẻ non thì tỉ lệ sụt cân nhiều hơn
và hồi phục chậm hơn.
Cân nặng của trẻ trong năm đầu: Cân nặng của trẻ tăng nhanh nhất trong 3 tháng
đầu sau đó tăng chậm dần. Cân nặng của trẻ tăng gấp đôi lúc sinh vào tháng thứ 4 và
5,gấp 3 vào cuối năm. Trong 6 tháng đầu mỗi tháng trẻ tăng 750g , 6 tháng sau tăng
250g / tháng, 1 tháng trung bình 9,6 kg.
Từ 2- 10 tuổi: Cân nặng tăng chậm, trung bình mỗi năm trẻ tăng 1,5- 2 kg. Cân
nặng của trẻ gái thường nhẹ hơn trẻ trai khoảng 1 kg.
 Sự phát triển chiều cao
Trẻ sơ sinh: chiều cao của trẻ sơ sinh đủ tháng là :
Trẻ trai: 50± 1,5 cm. Trẻ gái: 50 ± 1,3 cm. Trẻ đẻ non < 45cm. Chiều cao của
con dạ thường > con so và trẻ trai > trẻ gái.
20 Điều 17 Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị năm 1966.
21 Ruth Gavision (1980), “Privacy and the limit of the law”, The Yale Law Journal, Vol 89, No3, tr.424.
22 Theo Điều dưỡng Việt: “Phát triển thể chất của trẻ em” , http://vienyhocungdung.vn/phat-trien-the-chat-cua-
tre-em-20160331141007081.htm, [truy cập ngày 20-02-2021].
Pháp luật về bảo đảm quyền riêng tư của trẻ em: Lý luận và thực tiễn
GVHD: ThS. Võ Thị Phương Uyên 10 SVTH: Nguyễn Thị Thúy Vy
Trong năm đầu : chiều cao của trẻ tiếp tục tăng nhanh nhất là trong 3 tháng đầu
Tháng đầu tăng từ 3- 3,5 cm. Ba tháng tiếp theo tăng từ 2-2,5 cm. Sáu tháng cuối
chỉ tăng từ 1-1,5 cm. Cuối năm: cao trẻ gái là 73,25±2,8cm, trẻ trai đạt được
74,54±2,3cm. Trung bình 1 tuổi trẻ cao 75 cm.
Trẻ trên 1 tuổi: chiều cao của trẻ trên 1 tuổi là:
Từ năm thứ hai trở đi tốc độ tăng chiều cao từ năm thứ hai trở đi chậm hơn năm
đầu (tăng 7,5 sau đó là 6,5 cm, các năm sau tăng 4 cm đối với trẻ gái , 4,5 đối với trẻ
trai).
Giai đoạn dậy thì : có sự tăng vọt có thể tăng 8 - 9 cm/năm. Sau đó tốc độ tăng
chiều cao giảm nhanh. Con gái đạt được chiều cao cuối cùng vào khoảng 19-21 tuổi,
con trai khoảng 20-25 tuổi.
Mỗi đứa trẻ được sinh ra và lớn lên đều trải qua các quá trình biến đổi tâm sinh
lý khác nhau, các giai đoạn tâm sinh lý sẽ thay đổi theo từng độ tuổi khác nhau. Cùng
với sự phát triển thể chất và khả năng vận động, đời sống tâm lí của trẻ cũng được thể
hiện rõ ở các giai đoạn tuổi như sau:23
 Giai đoạn từ 0 đến 1 tuổi
Trong những năm đầu của cuộc đời trẻ cần được người lớn thỏa mãn những nhu
cầu bản năng, vì vậy năm đầu mối quan hệ mẹ con là mối quan hệ đặc biệt tác động
đến sự phát triển của trẻ. Về ngôn ngữ trẻ 7-8 tháng biết phát ra âm đơn giản, biết lạ
quen, 12 tháng tuổi biết nói một số từ đơn giản.
Yếu tố tâm lý: trong giai đoạn này trẻ cần được quan tâm, yêu thương của người
chăm sóc đặc biệt là vai trò của người mẹ. Nếu giai đoạn này người mẹ có những bất
ổn về tâm lý như: sinh con ngoài ý muốn, dồn tất cả nỗi thất vọng, lo lắng của mình
lên đưa trẻ; nếu đứa trẻ sống trong môi trường thay đổi liên tục hoặc những nhu cầu
vật chất không được đáp ứng có thể gây nên những vấn đề tâm lý cho đứa trẻ. Nhưng
điều quan trọng là trẻ cảm nhận được tình cảm của người mẹ, của các thành viên trong
gia đình.
 Giai đoạn từ 1 đến 3 tuổi
Giai đoạn này trẻ tích cực thăm dò thế giới xung quanh vì trẻ đã biết đi. Nếu như
trước đây người lớn mang đồ vật đến cho trẻ còn bây giờ trẻ tự đến tiếp xúc với đồ vật
bằng cảm giác và vận động. Sự phát triển ngôn ngữ, trẻ chủ động tiếp xúc với người
lớn vừa nói vừa làm, trẻ hiểu lời nói trước khi biết nói.
23 Đơn vị tâm lý – Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố “Các giai đoạn phát triển tâm lý của trẻ từ 0 đến 16 tuổi”.
Bệnh viện Nhi Đồng Thành phố, https://bvndtp.org.vn/cac-giai-doan-phat-trien-tam-ly-cua-tre-tu-0-den-16-tuoi/,
[truy cập ngày 20-02-2021].
Pháp luật về bảo đảm quyền riêng tư của trẻ em: Lý luận và thực tiễn
GVHD: ThS. Võ Thị Phương Uyên 11 SVTH: Nguyễn Thị Thúy Vy
Ví dụ mẹ bảo yêu em, trẻ sẽ cảm nhận được thông qua giọng nói, nét mặt, thái
độ, cử chỉ của người mẹ. Ngôn ngữ của bé ở giai đoạn này, bé nói từ đơn rồi nói cụm
từ và thành câu.
 Giai đoạn từ 3 đến 6 tuổi
Bé khám phá thế giới xung quanh một cách nhanh chóng, hoạt động tiếp xúc với
đồ vật ngày càng mở rộng, vốn từ tăng nhanh, biết nói thành câu, biết nghe và kể
chuyện. Trẻ thích thú trong các hoạt động trò chơi, học nói, học ăn hay đặt câu hỏi tại
sao và bắt đầu đưa ra ý kiến.
Giai đoạn này, cái tôi của trẻ được hình thành, bắt đầu nhận thức được giới tính
hay đặt câu hỏi “tại sao?” Trong quan hệ tình cảm bé tiến tới nhận ra vị trí của mình
giữa mọi người, thoát khỏi đòi hỏi tuyệt đối về mình.
 Giai đoạn từ 6 đến 11 tuổi
Hoạt động chủ yếu của giai đoạn này là học tập, bước vào các hoạt động trí nhớ,
tư duy để trẻ bước vào trường học, đây là bước ngoặt quan trọng. Nội dung học tập
được mở rộng nên ngôn ngữ của trẻ vượt ra phạm vi những từ ngữ sinh hoạt cụ thể mà
đã bao gồm nhiều khái niệm khoa học trừu tượng.
Đến cuối độ tuổi này nhân cách của bé được hình thành với những nếp sống,
thói quen, những hành vi có ý thức, tự khép mình vào quy tắc xã hội hoặc theo những
giá trị bản thân đã chấp nhận. Đây là giai đoạn hình mẫu, cho nên cha mẹ ở giai đoạn
này không phải là người toàn năng trước mặt bé nữa mà vai trò hình mẫu rất quan
trọng ở giai đoạn này.
 Giai đoạn từ 11 đến 16 tuổi
Bước sang giai đoạn này cơ thể trẻ lớn lên rất nhanh, có sự thay đổi trong hoạt
động của hệ nội tiết và đáng chú ý nhất đó là sự phát dục. Vì vậy đây còn gọi là độ
tuổi dậy thì. Các đặc điểm sinh dục phát triển, tuyến sinh dục bắt đầu hoạt động. Tuổi
dậy thì con trai bắt đầu và kết thúc chậm hơn con gái từ 1-2 năm.
Nhu cầu khẳng định bản thân, ý thức bản thân được coi là một bước biến
chuyển. Tuy nhiên, giai đoạn này thiếu niên cũng rất nhạy cảm với những đánh giá của
mọi người xung quanh. Do đó đôi khi chỉ là những thành công nhỏ được người khác
quá chú ý cũng dể tạo cho các em tự cao , đánh giá cao bản thân của mình. Trái lại
những thất bại nhỏ nếu bị dè biểu cũng có thể gây cho các em rụt rè, tự ti. Sự ổn định
hình thành nhân cách trước đây sẽ bị phá vỡ, tạo nên sự thay đổi cấu trúc nhân cách, từ
trẻ em sang người lớn trưởng thành.
Thường các em chưa nhận thức được mặt tốt và mặt xấu ở trong xã hội trong khi
đây là lứa tuổi hay tìm kiếm, thực nghiệm và lứa tuổi chống đối. Vì vậy các em cần có
sự quan tâm hỗ trợ, dìu dắt hướng dẫn của người lớn.
Pháp luật về bảo đảm quyền riêng tư của trẻ em: Lý luận và thực tiễn
GVHD: ThS. Võ Thị Phương Uyên 12 SVTH: Nguyễn Thị Thúy Vy
1.1.3.2. Đặc điểm quyền riêng tư của trẻ em
Đặc điểm quyền riêng tư của trẻ em được xác định như sau:
Trẻ em được quyền giữ kín bí mật về thông tin cá nhân, hình ảnh cá nhân, tình
trạng sức khỏe, các thành viên trong gia đình, tài sản cá nhân, thư tín, điện thoại, điện
tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác mà không cần phải khai báo với
bất cứ ai trừ khi bản thân đồng ý hoặc yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Không một cơ quan, tổ chức, cá nhân nào được phép công bố, kiểm soát, tiết lộ
thông tin liên quan đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình, thư tín, điện
thoại, điện tín của trẻ em mà không được sự đồng ý của trẻ em hoặc sự cho phép của
các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
1.2. Khái quát chung về bảo đảm quyền riêng tư của trẻ em
1.2.1. Khái niệm bảo đảm và khái niệm bảo đảm quyền riêng tư của trẻ em
Quyền con người nói chung, quyền riêng tư của trẻ em nói riêng là những quyền
vốn có, từ lúc sinh ra cho đến lúc chết đi, mỗi người đều có quyền riêng tư như nhau.
Đây không phải là việc riêng của một cá nhân nào mà chính là trách nhiệm của toàn xã
hội. Pháp luật Việt Nam và các công ước quốc tế cũng đã ghi nhận về quyền riêng tư.
Quyền riêng tư của trẻ em đã trở thành đối tượng điều chỉnh của pháp luật, được pháp
luật chấp nhận và bảo vệ nên mới trở thành quyền riêng tư của trẻ em. Pháp luật đã
góp phần xây dựng nên quyền trẻ em nói chung và quyền riêng tư của trẻ em nói riêng.
Quyền riêng tư của trẻ em không chỉ được pháp luật thừa nhận mà còn được sự công
nhận của xã hội. Mặc dù quyền riêng tư của trẻ em đã được Hiến định và luật định rõ
ràng và chặt chẽ nhưng trên thực tế, việc bảo vệ quyền riêng tư của trẻ em hiện nay
vẫn đang là việc không được mọi người thực sự xem trọng. Trẻ em là chủ thể dễ bị tổn
thương, dễ nhạy cảm, còn non nớt cả về thể chất lẫn tâm hồn nên việc bảo vệ và bảo
đảm quyền riêng tư của trẻ phải được thực hiện bằng các chính sách của pháp luật cụ
thể là việc thường xuyên thanh tra, kiểm tra, giám sát các hành vi xâm phạm cũng như
phổ biến pháp luật với mọi người dân. Chỉ có như vậy thì trẻ em mới được bảo đảm
quyền của chính mình trong xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.
Khái niệm bảo đảm được Viện Ngôn ngữ học (tên tiếng Anh: Institute of
Linguistics) thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam của Tác giả Hoàng Phê có
viết: “Bảo đảm là làm cho chắc chắn thực hiện được, giữ gìn được hoặc có đầy đủ
những gì cần thiết. Nói chắc chắn để cho người khác yên lòng. Nhận và chịu trách
nhiệm làm tốt.”.24 Dưới góc độ của Điều 14 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Ở nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính
24 Hoàng Phê (2003), Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, Đà Nẵng, tr.38.
Pháp luật về bảo đảm quyền riêng tư của trẻ em: Lý luận và thực tiễn
GVHD: ThS. Võ Thị Phương Uyên 13 SVTH: Nguyễn Thị Thúy Vy
trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo
Hiến pháp và pháp luật.”.25
Dựa trên khái niệm bảo đảm người viết có thể suy ra được rằng: “Bảo đảm quyền
riêng tư của trẻ em là việc mà các cơ quan, tổ chức, cá nhân cần làm trong việc tạo
điều kiện về chính trị, pháp lý, kinh tế, xã hội, văn hóa, bảo đảm thực hiện các chính
sách pháp luật để trẻ em có cơ hội tiếp cận, và hưởng tất cả các quyền riêng tư cơ bản
bao gồm thân thể, thông tin, tư liệu, dữ liệu không thể tách rời cuộc sống của trẻ,
được pháp luật công nhận, tôn trọng và bảo vệ.”
Việc bảo đảm quyền riêng tư của trẻ em là việc cần thiết, cấp bách hiện nay đòi
hỏi phải có sự chung tay của các cơ quan, các tổ chức, cá nhân trong hoạt động xây
dựng và thực thi các chính sách, pháp luật nhằm bảo đảm quyền riêng tư của trẻ em.
1.2.2. Đặc điểm bảo đảm quyền riêng tư của trẻ em
Ngày này, quyền trẻ em cụ thể là quyền riêng tư của trẻ em đang từng bước được
cộng đồng quốc tế coi trọng và đã có những hành động cụ thể nhằm bảo đảm cho trẻ
em được thực hiện những quyền của mình đối với xã hội. Quyền riêng tư của trẻ em là
một trong những quyền quan trọng của trẻ cần được mọi người tôn trọng và được pháp
luật bảo vệ. Trong đó, việc bảo vệ trẻ em tránh khỏi những xâm phạm về quyền riêng
tư là trách nhiệm của toàn xã hội.
Trẻ em là con người, là cá nhân nên đều có những quyền của riêng mình. Theo
pháp luật quốc tế thì trẻ em ở tất cả các quốc gia đều không phân biệt màu da, dân tộc,
giới tính, tôn giáo, độ tuổi, thành phần xuất thân. Dù sống ở trong chế độ xã hội nào,
lãnh thổ khác nhau thì vẫn được pháp luật quốc tế công nhận là con người và được bảo
đảm tất cả những quyền cơ bản, trong đó có quyền riêng tư. Quyền riêng tư của con
người đã khó xác định thì để việc bảo đảm quyền riêng tư cho trẻ em lại càng khó hơn
với suy nghĩ còn non nớt, vô tư cùng với tâm sinh lý chưa hoàn thiện, đa số trẻ em còn
phụ thuộc vào gia đình, chưa ý thức được về các quyền và lợi ích hợp pháp của bản
thân và cũng thiếu khả năng tự bảo vệ mình, chưa đủ nhận thức về những hiểm nguy
của xã hội diễn biến xung quanh mình, các em là đối tượng dễ bị xâm phạm và tổn
thương nhất. Trẻ chưa biết thế nào là quyền riêng tư và hậu quả của việc bị xâm phạm
quyền riêng tư sẽ ảnh hưởng lớn đến bản thân ra sao. Trẻ em cũng là con người, cũng
có các quyền và lợi ích hợp pháp mà một người nên có nhưng đối với quyền riêng tư
thì trẻ em càng phải được quan tâm nhiều hơn so với người trưởng thành. Đây là trách
nhiệm của cộng đồng trong việc tôn trọng và bảo vệ quyền riêng tư của trẻ em, tạo
điều kiện cho trẻ được học tập, rèn luyện và phát triển một cách tốt nhất.
25 Điều 14 Hiến pháp năm năm 2013.
Pháp luật về bảo đảm quyền riêng tư của trẻ em: Lý luận và thực tiễn
GVHD: ThS. Võ Thị Phương Uyên 14 SVTH: Nguyễn Thị Thúy Vy
1.2.3. Nội dung bảo đảm quyền riêng tư của trẻ em
Có thể nhận thấy được rằng việc bảo vệ trẻ em là một trong những nhiệm vụ
quan trọng hàng đầu của mỗi quốc gia, dân tộc. Mọi đứa trẻ đều hồn nhiên, ngây thơ
như một trang giấy trắng, lại rất dễ bị tổn thương nên cần được nâng niu, yêu thương,
cần được khuyến khích cho chúng can đảm hơn trong cuộc sống, được thoải mái vui
chơi, học tập, không âu lo, buồn tủi cho nên việc yêu thương các em trẻ em là trách
nhiệm của toàn xã hội chứ không phải của riêng ai. Việc ra đời quyền trẻ em cũng là
một cách để thể hiện sự quan tâm của xã hội đối với những chủ nhân tương lai của đất
nước. Trẻ em cũng cần được yêu thương và chăm sóc cho nên những hành động có hại
hay mang đến những tổn thương cho các em cần được lên án và tẩy chay chẳng hạn
như việc xâm phạm quyền riêng tư của trẻ em. Nhà nước đóng một vai trò vô cùng
quan trọng trong việc quản lý xã hội đối với các vấn đề trong xã hội nói chung cũng
như vấn đề bảo đảm quyền riêng tư của trẻ em nói riêng. Pháp luật còn là công cụ để
Nhà nước đưa ra các quyết định quan trọng, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của
mỗi người đặc biệt là với mỗi trẻ em ở một quốc gia đó.
Hiện nay ở các nơi trên thế giới, quyền riêng tư của trẻ em không được bảo đảm
hoàn toàn. Bảo đảm quyền riêng tư của con người hay quan trọng hơn là quyền riêng
tư của trẻ em chưa bao giờ là một chuyện dễ dàng. Tuy đã được quy định bằng các
công ước, các văn bản pháp luật nhưng tình trạng xâm phạm quyền riêng tư của trẻ em
vẫn còn rất phổ biến khi con người ngày càng phụ thuộc vào các thiết bị công nghệ thì
việc xâm phạm quyền riêng tư của trẻ em là không tránh khỏi. Khi thời đại công nghệ
thông tin, mạng xã hội lên ngôi thì việc các bậc phụ huynh quản lý con cái ngày càng
chặt chẽ hơn đôi khi dẫn đến xâm phạm quyền riêng tư của trẻ nghiêm trọng. Nhà
nước Việt Nam xây dựng và ban hành các chính sách pháp luật phù hợp với thực tế
cuộc sống, dựa trên thực tiễn đó, làm cơ sở tham gia đóng góp ý kiến rộng rãi của mọi
người về vấn đề bảo đảm quyền riêng tư của trẻ em. Bảo đảm quyền riêng tư của con
người nói chung cũng như bảo đảm quyền riêng tư của trẻ em nói riêng đã và đang
được các quốc gia trên thế giới cũng như pháp luật Việt Nam thực hiện một cách
nghiêm túc bằng các quy định của pháp luật, các chính sách bảo vệ quyền riêng tư của
trẻ em. Pháp luật Việt Nam đã đưa ra các chế tài xử phạt, nhân danh quyền lực nhà
nước, đưa các chính sách phù hợp trên cơ sở nghiêm túc thực hiện. Không những thế,
Nhà nước kí kết các công ước, hiệp ước quốc tế bảo đảm các quyền con người không
bị xâm phạm đặc biệt là đối với trẻ em khi tham gia phê chuẩn CRC vào năm 1990 bảo
đảm quyền riêng tư của trẻ em không bị người khác xâm phạm.
Pháp luật về bảo đảm quyền riêng tư của trẻ em: Lý luận và thực tiễn
GVHD: ThS. Võ Thị Phương Uyên 15 SVTH: Nguyễn Thị Thúy Vy
1.2.4. Ý nghĩa của bảo đảm quyền riêng tư của trẻ em
Phần trên, người viết đã nói về vấn đề định nghĩa, đặc điểm quyền riêng tư của
trẻ em, tuy vậy vấn đề cần làm sáng tỏ việc bảo đảm quyền riêng tư của trẻ em có ý
nghĩa gì đối với cá nhân trẻ, liệu việc bảo đảm quyền riêng tư của trẻ em có thật sự cần
thiết.
Bảo đảm quyền riêng tư của trẻ em là một trong những vấn đề cấp bách, có ý
nghĩa toàn cầu, đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của trẻ, bởi lẽ ngày nay ta
càng thấy xuất hiện nhiều những hành vi xâm phạm quyền riêng tư của trẻ em. Chính
vì những lẽ này càng làm cho vấn đề bảo đảm quyền riêng tư của trẻ em được đặt lên
hàng đầu và nhận được sự quan tâm nhiều hơn.Việc bảo đảm quyền riêng tư của trẻ
em trong thời đại ngày nay đã ngăn chặn được nguy cơ bị xâm phạm mà người xâm
phạm có khi lại là các bậc phụ huynh, nhà trường cố tình xâm phạm khi chưa được sự
đồng ý của trẻ em. Không những thế, việc bảo đảm quyền riêng tư của trẻ em đã góp
phần ngăn chặn, loại bỏ tình trạng phân biệt đối xử với trẻ em. Trước khi pháp luật
quy định về quyền riêng tư của trẻ em trong những văn bản pháp luật thì mọi người tự
cho mình cái quyền xâm phạm quyền riêng tư của trẻ cũng như xem việc đó là hết sức
bình thường, không đáng quan tâm vì nghĩ trẻ em vẫn chưa nhận thức được điều đó.
Bảo đảm quyền riêng tư của trẻ em còn mang ý nghĩa giúp trẻ em cảm thấy an
toàn hơn tạo điều kiện thuận lợi giúp trẻ được học tập, phát triển trong môi trường lành
mạnh. Hơn thế nữa, bảo đảm quyền riêng tư của trẻ em còn để trẻ tự do bày tỏ, quan
tâm điểm, ý kiến cá nhân của mình khi không muốn cho người khác xen vào đời sống
bí mật riêng tư của bản thân.
Như vậy, người viết có thể khẳng định rằng sự tồn tại của những quy định bảo
đảm quyền riêng tư của trẻ em là hết sức cần thiết, không chỉ cho sự phát triển toàn
diện của trẻ em mà còn là sự tiến bộ chung của toàn xã hội.
Pháp luật về bảo đảm quyền riêng tư của trẻ em: Lý luận và thực tiễn
GVHD: ThS. Võ Thị Phương Uyên 16 SVTH: Nguyễn Thị Thúy Vy
CHƯƠNG 2
BẢO ĐẢM QUYỀN RIÊNG TƯ CỦA TRẺ EM TRONG PHÁP LUẬT QUỐC
TẾ VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM
2.1. Pháp luật quốc tế về quyền riêng tư của trẻ em
2.1.1. Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền năm 1948
Tư tưởng về quyền về đời sống riêng tư phát triển cực thịnh cùng với sự phát
triển của tư tưởng về các quyền cơ bản của con người trong những năm 40 của thế kỷ
XX. UDHR do Đại Hội đồng LHQ thông qua ngày 10/12/1948.
Tuyên ngôn gồm Lời nói đầu và 30 điều, do Ủy ban Quyền con người của LHQ
soạn thảo từ năm 1947, trong đó có 28 điều ghi nhận các quyền và tự do cơ bản về cá
nhân, kinh tế và xã hội của con người.
Văn kiện này không phải là một điều ước quốc tế do vậy nó không trực tiếp xác
lập các nghĩa vụ pháp lý cho các quốc gia, nhưng đã đưa ra một khuôn mẫu chung về
quyền con người với một danh sách các quyền đầy đủ và rộng rãi hơn và đã được hầu
hết các quốc gia chấp thuận. Chính vì vậy, tháng 10/1950, Đại Hội đồng LHQ đã
thông qua Nghị quyết lấy ngày 10/12 là ngày quyền con người của toàn thế giới.
Quyền riêng tư là một trong những quyền cơ bản của con người, có lịch sử nhận
thức dài như nhân loại. Đặc biệt, thể hiện từ thế kỷ ánh sáng của thời kỳ Phục hưng tư
sản, nhưng được chính thức ghi nhận tính pháp lý lần đầu tiên trong Tuyên ngôn Quốc
tế về Nhân quyền năm 1948 (UDHR).
Điều 12 Tuyên ngôn ghi nhận: “Không ai phải chịu sự can thiệp một cách tùy
tiện vào cuộc sống riêng tư, gia đình, nhà ở hoặc thư tín cũng như bị xúc phạm về
nhân phẩm hoặc uy tín của cá nhân. Mọi người đều được pháp luật bảo vệ chống lại
sự xúc phạm và can thiệp như vậy”.26
UDHR đã đề cập đến quyền riêng tư là quyền của cá nhân mỗi người, không một
ai được can thiệp, xâm phạm dưới mọi hình thức. Bảo đảm quyền riêng tư là việc cần
thiết đối với mỗi một người.
Tuyên ngôn trên tuy không đề cập đến trẻ em nhưng cách sử dụng từ ngữ đã thể
hiện được sự bình đẳng, không phân biệt đối xử với bất kì ai. Trẻ em sinh ra cũng là
con người, cũng phải có đầy đủ các quyền cơ bản mà một con người phải có, cũng sẽ
được pháp luật bảo vệ, cũng được bảo đảm đầy đủ các quyền cơ bản như những người
khác.
Đối tượng mà UDHR nhắc đến ở đây là “Mọi người” tức là bất kì ai kể cả trẻ
em cũng đều được bảo đảm quyền riêng tư của bản thân và không phải chịu sự can
thiệp tùy tiện của người khác. Tất cả mọi người, không riêng gì trẻ em đều được pháp
26 Điều 12 Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền năm 1948.
Pháp luật về bảo đảm quyền riêng tư của trẻ em: Lý luận và thực tiễn
GVHD: ThS. Võ Thị Phương Uyên 17 SVTH: Nguyễn Thị Thúy Vy
luật bảo vệ để chống lại sự xâm phạm cơ bản mà trước giờ rất ít người quan tâm.
UDHR năm 1948 được xem là văn kiện nền tảng trong lĩnh vực nhân quyền. Đây là
lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại các quyền cơ bản của con người nói chung và
quyền riêng tư nói riêng được quy định và bảo vệ ở cấp độ toàn cầu.
2.1.2. Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự, Chính trị 1966
ICCPR được thông qua vào năm 1966 có hiệu lực vào năm 1976 với 53 điều.
Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Công ước này vào ngày 24/09/1982.
Công ước là sự mở rộng và cụ thể hóa các quyền được bắt nguồn từ UDHR. Các
quyền cụ thể được quy định trong Công ước đã tạo ra nghĩa vụ ràng buộc đối với các
quốc gia thành viên trong việc bảo vệ, tôn trọng các quyền và tự do của con người.
Quyền riêng tư được tái khẳng định lại tại Điều 17 ICCPR sau Điều 12 của
UDHR “Không ai bị can thiệp một cách tùy tiện hoặc bất hợp pháp vào đời sống
riêng tư, gia đình, nhà ở, thư tín, hoặc bị xâm phạm bất hợp pháp đến danh dự và uy
tín. Mọi người đều có quyền được pháp luật bảo vệ chống lại những can thiệp hoặc
xâm phạm như vậy.”27
HRC đã làm rõ hơn một số khía cạnh của điều 17 ICCPR trong Bình luận chung
số 16 thông qua tại phiên họp lần thứ 31 năm 1988 của Ủy ban.28
Thuật ngữ “bất hợp pháp” (unlawful) trong Điều 17 đã được HRC giải thích:
“không một sự can thiệp nào về đời tư có thể được chấp thuận trừ những trường hợp
được quy định trong luật pháp. Việc can thiệp theo thẩm quyền của nhà nước chỉ được
thực hiện trên nền tảng luật pháp, và những sự cho phép đó phải tuân thủ các quy
định, đối tượng và mục đích của Công ước”29. Thuật ngữ “can thiệp tùy tiện”
(arbitrary interference) dùng trong Điều 17 hàm nghĩa cả những can thiệp bất hợp
pháp và những can thiệp được quy định trong pháp luật nhưng không phù hợp với các
quy định khác của ICCPR30. Thuật ngữ “gia đình” (family) dùng trong Điều 17 cần
được hiểu rộng theo nghĩa là “bất cứ từ nào chỉ nhà ở hay nơi cư trú của một người
mà được sử dụng trong xã hội của các quốc gia thành viên”31. Thuật ngữ “nhà ở” là
nơi cư trú, sinh sống hoặc nơi làm việc riêng, quyền riêng tư được nói đến bao gồm
nơi làm việc của cá nhân. Các quốc gia cần chỉ ra trong báo cáo thực hiện Công ước
những quy định pháp luật nước mình liên quan đến những trường hợp được và những
biện pháp can thiệp vào đời tư cùng những hoàn cảnh cụ thể được áp dụng32. Không
những thế, tính toàn vẹn và bảo mật của thư tín phải được bảo đảm cả về mặt pháp lý
27 Điều 17 Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự, Chính trị năm 1966.
28 Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội: “Quyền con người – Tập hợp những bình luận chung/Khuyến nghị
chung của Ủy ban Công ước Liên Hợp Quốc”, Nxb. CAND, 2010.
29 Đoạn 3 Bình luận chung số 16.
30 Đoạn 4 Bình luận chung số 16.
31 Đoạn 5 Bình luận chung số 16.
32 Đoạn 7 Bình luận chung số 16.
Pháp luật về bảo đảm quyền riêng tư của trẻ em: Lý luận và thực tiễn
GVHD: ThS. Võ Thị Phương Uyên 18 SVTH: Nguyễn Thị Thúy Vy
và thực tế. Thư từ phải được giao tận tay người nhận mà không bị chặn lại, mở ra hay
nói cách khác là xem trước. Việc theo dõi, bất kể bằng biện pháp điện tử hay các biện
pháp khác, ví dụ như nghe trộm điện thoại, điện tín...đều bị nghiêm cấm. Việc lục soát
nhà cửa phải bị giới hạn chỉ được sử dụng trong trường hợp để tìm chứng cứ cần thiết
và không được phép gây phiền nhiễu cho chủ nhà. Việc khám xét thân thể phải theo
cách thức phù hợp để bảo đảm nhân phẩm của người bị khám xét; người khám xét
phải cùng giới tính với người bị khám xét33. Việc thu thập và lưu giữ các thông tin cá
nhân trong máy tính, các ngân hàng dữ liệu và các thiết bị khác, cho dù là bởi các quan
chức nhà nước hay các thể nhân, pháp nhân khác, đều phải được quy định trong pháp
luật. Nhà nước phải có những biện pháp hiệu quả để bảo đảm rằng những thông tin cá
nhân đó không rơi vào tay những người không được pháp luật cho phép và không bị
sử dụng vào các mục đích trái với Công ước. Để bảo vệ đời tư một cách hiệu quả, mỗi
cá nhân cần có quyền được biết liệu thông tin cá nhân của mình có bị thu thập, lưu giữ
bởi chủ thể nào không và nếu có, thì ở đâu, nhằm mục đích gì, chủ thể quản lý thông
tin cá nhân của mình là ai? Thêm vào đó, mỗi cá nhân cũng cần có quyền yêu cầu sửa
chữa hoặc xóa bỏ thông tin cá nhân của mình nếu thông tin đang được lưu trữ không
chính xác, hoặc bị thu thập hay lưu trữ một cách trái pháp luật34. Điều 17 đã đặt ra
trách nhiệm với các quốc gia thành viên trong việc ban hành các quy định pháp luật
cần thiết để bảo vệ danh dự và uy tín của các cá nhân, bao gồm những quy định cho
phép mọi người có khả năng tự bảo vệ trước những sự can thiệp hoặc xâm phạm bất
hợp pháp hay tùy tiện vào danh dự, uy tín của mình35.
Công ước khẳng định quyền bình đẳng trước pháp luật của mọi người, không có
bất kỳ sự phân biệt đối xử nào. Mọi người được công nhận là một thể nhân. Không ai
có thể bị can thiệp một cách độc đoán hoặc bất hợp pháp đến đời sống riêng tư, gia
đình, nhà ở, thư tín của người khác.
Cũng giống như Điều 12 của UDHR thì ICCPR cũng nêu quy định về bảo đảm
quyền riêng tư đối với tất cả mọi người nói chung và trẻ em nói riêng. Trẻ em ở các
quốc gia đều không phân biệt màu da, dân tộc, giới tính, tôn giáo. Dù ở một chế độ,
hoàn cảnh, lãnh thổ quốc gia nào đi chăng nữa thì trẻ em vẫn là con người, vẫn đáng
được mọi người quan tâm, được pháp luật bảo vệ, vẫn phải được bảo đảm những
quyền cơ bản của con người trong đó bảo đảm quyền riêng tư của trẻ em là không thể
thiếu.
33 Đoạn 8 Bình luận chung số 16.
34 Đoạn 10 Bình luận chung số 16.
35 Đoạn 11 Bình luận chung số 16.
Pháp luật về bảo đảm quyền riêng tư của trẻ em: Lý luận và thực tiễn
GVHD: ThS. Võ Thị Phương Uyên 19 SVTH: Nguyễn Thị Thúy Vy
2.1.3. Công ước Liên Hợp Quốc về Quyền trẻ em năm 1989
CRC là điều ước quốc tế toàn diện nhất và là công cụ pháp lý quốc tế để thúc đẩy
và bảo vệ quyền trẻ em. Công ước được Đại Hội đồng LHQ chính thức thông qua
ngày 20/11/1989 và có hiệu lực vào ngày 02/09/1990. Các quốc gia phê chuẩn công
ước này chịu ràng buộc của các quy định công ước này theo luật quốc tế. Cơ quan
giám sát thi hành công ước này là Ủy ban quyền trẻ em LHQ bao gồm các thành viên
từ các quốc gia trên khắp thế giới.
Ngày 20/2/1990, Việt Nam là quốc gia đầu tiên ở châu Á và quốc gia thứ hai trên
thế giới phê chuẩn CRC. Xuyên suốt các bản Hiến pháp, từ Hiến pháp năm 1946 cho
đến Hiến pháp hiện hành năm 2013, quyền trẻ em đều được ghi nhận.
Điều 16 của CRC năm 1989 thừa nhận: “Không trẻ em nào chịu sự can thiệp tùy
tiện hay bất hợp pháp vào việc riêng tư, gia đình, nhà cửa hoặc thư tín cũng như sự
công kích bất hợp pháp vào danh dự và thanh danh của các em"; "Trẻ em có quyền
được pháp luật bảo vệ chống lại sự can thiệp hay công kích như vậy”.36
Sự riêng tư của trẻ em không chỉ bao gồm những yếu tố về đời sống cá nhân, gia
đình, nhà cửa, thư từ, nhật ký mà còn có cả quan hệ bạn bè, giao tiếp. Sự can thiệp tùy
tiện và bất hợp pháp vào đời tư được hiểu là các hành động nói xấu, vu cáo, xuyên tạc,
thậm chí là loan truyền những thông tin về đời sống riêng tư và danh dự của trẻ em mà
không được phép của trẻ em hay của cha mẹ, người giám hộ các em.37
Quy định này là phù hợp xuất phát từ khía cạnh trẻ em là chủ thể đặc biệt do sự
non nớt về thể chất và tinh thần, trẻ em xứng đáng nhận được những gì tốt đẹp nhất,
được pháp luật bảo vệ trong mọi trường hợp xâm phạm bất hợp pháp về quyền riêng
tư.
2.2. Pháp luật Việt Nam về quyền riêng tư của trẻ em
2.2.1. Nguyên tắc của pháp luật về quyền riêng tư của trẻ em trong Pháp luật
Việt Nam
Quyền riêng tư của trẻ em được pháp luật Việt Nam bảo đảm bằng những nguyên
tắc sau đây:
Nguyên tắc bình đẳng: Mọi trẻ em đều có quyền riêng tư như nhau, pháp luật sẽ
không phân biệt đối xử với bất kì đứa trẻ nào, đây là một trong những quyền cơ bản
của con người nên không phân biệt lứa tuổi, dân tộc, tôn gip, màu da, xuất thân, địa vị
xã hội.
Nguyên tắc bảo đảm cho trẻ em không bị xâm phạm quyền riêng tư: Tình trạng
trẻ em bị xâm phạm quyền riêng tư vẫn diễn ra hàng ngày. Đáng nói, người xâm phạm
36 Điều 16 Công ước Liên Hợp Quốc về Quyền trẻ em năm 1989.
37 Trung tâm nghiên cứu quyền con người (2011), “Luật quốc tế về quyền của các nhómngười dễ bị tổn thương,
Nxb. Lao động – Xã hội, tr.269.
Pháp luật về bảo đảm quyền riêng tư của trẻ em: Lý luận và thực tiễn
GVHD: ThS. Võ Thị Phương Uyên 20 SVTH: Nguyễn Thị Thúy Vy
quyền riêng tư của trẻ có khi lại là chính bố mẹ, người thân. Không ít phụ huynh khá
thoải mái chia sẻ thông tin về con cái, từ hình ảnh sinh hoạt hằng ngày đến thành tích
học tập, thông tin trường học, bạn bè, sở thích của con… Điều này vô tình làm ảnh
hưởng đến sự an toàn của con, khiến trẻ bị tổn thương cả về thể chất và tâm hồn. Hiểu
được tình hình đó, pháp luật Việt Nam đã đề ra các phương hướng, chính sách pháp
luật phù hợp cùng với các quy định pháp luật cụ thể để ngăn chặn sự xâm phạm riêng
tư trẻ em đang ngày càng gia tăng.
Nguyên tắc tôn trọng ý kiến của trẻ em: Ngày nay, việc tôn trọng, lắng nghe ý
kiến của trẻ em là hết sức cần thiết, pháp luật Việt Nam cho phép trẻ em có quyền
riêng tư của bản thân được pháp luật quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật.
Trẻ em được bày tỏ ý kiến, quan điểm của mình khi người khác tiết lộ, thu thập, lưu
giữ, công khai các thông tin liên quan đến cá nhân trẻ thì phải có sự đồng ý của trẻ.
2.2.2. Quy định của pháp luật về quyền riêng tư của trẻ em
2.2.2.1. Quy định về quyền riêng tư của trẻ em qua các bản Hiến pháp.
Hiến pháp đầu tiên của của nước ta ra đời vào năm 1946 đã có quy định như sau:
“Tư pháp chưa quy định thì không được bắt bớ và giam cầm công dân Việt Nam. Nhà
ở và thư tín của công dân Việt Nam không ai được xâm phạm một cách trái pháp
luật”.38. Tuy nhiên lại chưa có quy định trực tiếp về quyền riêng tư. Để khẳng định
quyền riêng tư thì Hiến pháp năm 1959 lại có quy định: “Pháp luật bảo đảm nhà ở
của công dân nước Việt Nam dân chủ cộng hòa không bị xâm phạm, thư tín được giữ
bí mật”39. Hiến pháp năm 1980 ghi nhận tại Điều 71: “Công dân có quyền bất khả
xâm phạm về chỗ ở. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu người đó không
đồng ý, trừ trường hợp được pháp luật cho phép. Việc khám xét chỗ ở phải do đại diện
cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tiến hành, theo quy định của pháp luật. Bí mật thư
tín, điện thoại, điện tín được bảo đảm. Quyền tự do đi lại và cư trú được tôn trọng,
theo quy định của pháp luật.”.40Đến Hiến pháp năm 1992 luật lại có quy định: “Công
dân có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người
khác nếu người đó không đồng ý, trừ trường hợp được pháp luật cho phép. Thư tín,
điện thoại, điện tín của công dân được bảo đảm an toàn và bí mật. Việc khám xét chỗ
ở, việc bóc mở, kiểm soát, thu giữ thư tín, điện tín của công dân phải do người có thẩm
quyền tiến hành theo quy định của pháp luật”41.
Hiến pháp năm 2013 được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 28/11/2013. Tiếp
thu Hiến pháp năm 1992, nội dung chương “Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ
38 Điều 11 Hiến pháp năm 1946.
39 Điều 28 Hiến pháp năm 1959.
40 Điều 71 Hiến pháp năm 1980.
41 Điều 73 Hiến pháp năm 1992.
Pháp luật về bảo đảm quyền riêng tư của trẻ em: Lý luận và thực tiễn
GVHD: ThS. Võ Thị Phương Uyên 21 SVTH: Nguyễn Thị Thúy Vy
bản của công dân” tiếp tục được khẳng định và phát triển bằng việc bổ sung “Quyền
bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình”.
Khác với Hiến pháp năm 1992 chỉ quy định chung, không quy định rõ ràng, việc
ghi nhận bằng cách liệt kê như vậy đã không còn phù hợp và chưa theo kịp với thực
tiễn của đời sống xã hội ở Điều 73 thì đến khi Hiến pháp năm 2013 ra đời, vấn đề
quyền bất khả xâm phạm đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình được
quy định một cách bao quát, đầy đủ hơn trước. Hiến pháp năm 2013 cũng có phần tiến
bộ hơn Hiến pháp năm 1992 khi bảo vệ cả quyền con người bao gồm những người
nước ngoài sinh sống và làm việc tại Việt Nam chứ không gói gọn trong quyền công
dân như Hiến pháp năm 1992.
Mọi người nói chung, cũng như trẻ em nói riêng đã được pháp luật Việt Nam bảo
đảm quyền riêng tư bằng Hiến pháp năm 2013 có quy định hẳn hoi tại Điều 21 cụ thể
như sau: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân
và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình. Thông tin về đời sống
riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an toàn. Mọi người
có quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư
khác. Không ai được bóc mở, kiểm soát, thu giữ trái luật thư tín, điện thoại, điện tín và
các hình thức trao đổi thông tin riêng tư của người khác42. Với quy định trên, đã xác
định khá đầy đủ các quyền riêng tư của con người cũng như của nhóm người dễ bị tổn
thương là trẻ em. Tuy nhiên, theo như nội dung quy định nói trên vẫn chưa có một văn
bản quy phạm pháp luật nào quy định hoặc hướng dẫn cụ thể, chi tiết thế nào là đời
sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình.
Pháp luật Việt Nam xác định đây là quyền con người, tức là tất cả mọi người,
không chỉ người trưởng thành được bảo vệ quyền riêng tư mà mọi công dân bao gồm
cả trẻ em cũng được pháp luật mặc nhiên bảo vệ quyền này. Điều này, đã nói lên sự
bình đẳng và công bằng trong pháp luật, đã thể hiện được mục đích của pháp luật quốc
tế. Tất cả mọi người, không ai được phép xâm phạm đến quyền về đời sống riêng tư,
bí mật cá nhân, bí mật gia đình, khi không có sự đồng ý của trẻ hay sự cho phép của
các cơ quan có thẩm quyền. Thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các
hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của trẻ em cũng được bảo đảm an toàn và bí
mật. Nếu ai xâm phạm đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình, bí mật
thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của trẻ em
thì đều phải chịu sự chế tài của pháp luật như những người khác.
42 Điều 21 Hiến pháp năm 2013.
Pháp luật về bảo đảm quyền riêng tư của trẻ em: Lý luận và thực tiễn
GVHD: ThS. Võ Thị Phương Uyên 22 SVTH: Nguyễn Thị Thúy Vy
2.2.2.2. Quy định về quyền riêng tư của trẻ em qua Bộ luật Dân sự năm 2015
Trước đây, khi BLDS năm 2015 chưa được thông qua thì hệ thống pháp lý của
nước ta chỉ ghi nhận quyền bất khả xâm phạm về nơi cư trú và thư tín trong Hiến
pháp, quyền bí mật đời tư trong BLDS năm 1995 và BLDS năm 2005, pháp luật chưa
có quy định riêng cụ thể về quyền riêng tư.
BLDS năm 2015 có sự thay đổi nhiều thay đổi hơn so với BLDS năm 2005 cụ
thể tại Điều 38 BLDS năm 2015 có quy đình rằng: "Quyền về đời sống riêng tư, bí mật
cá nhân, bí mật gia đình".
BLDS năm 2015 có nhiều sửa đổi, bổ sung trong đó phải nói đến quyền cơ bản
của con người chính là quyền riêng tư, được cụ thể hóa bằng Điều 38 BLDS năm 2015
như sau: “Đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là bất khả xâm phạm và
được pháp luật bảo vệ; Việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan
đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân phải được người đó đồng ý, việc thu thập, lưu
giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến bí mật gia đình phải được các thành
viên gia đình đồng ý, trừ trường hợp luật có quy định khác; Thư tín, điện thoại, điện
tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của cá nhân
được bảo đảm an toàn và bí mật.Việc bóc mở, kiểm soát, thu giữ thư tín, điện thoại,
điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của
người khác chỉ được thực hiện trong trường hợp luật quy định”43.
BLDS năm 2015 có sự thay đổi hơn về mặt từ ngữ, có sửa đổi từ “bí mật đời tư”
sang “quyền đối với đời sống riêng tư” sau đó lại bổ sung thêm cụm từ “bí mật cá
nhân, bí mật gia đình”.
Bí mật của một cá nhân thường liên quan đến các thông tin, hoạt động đời sống
cá nhân, quan hệ giữa cá nhân với các thành viên trong gia đình và với các thành viên
khác trong xã hội (thông tin về ăn, mặc, ở, học tập, công việc, hồ sơ y tế và các hồ sơ
của chính quyền lưu trữ về công dân đó; bí mật về thư từ, bưu phẩm, điện thoại, thư
điện tử và các hình thức truyền thông khác…). Theo đó, có thể chia thông tin riêng tư
của cá nhân thành ba nhóm, đó là:
Thông tin về đời sống riêng tư của cá nhân. Những thông tin này tạo thành nét
đặc thù, độc lập, không thể trộn lẫn và mang dấu ấn của riêng cá nhân. Đời sống riêng
tư của cá nhân phản ánh đời sống của một cá nhân có tính độc lập, với tư cách chủ thể
trong các quan hệ xã hội ổn định hoặc không ổn định, được hình thành trên cơ sở quá
trình sống, thời gian và không gian sống, sự trải nghiệm các quan hệ xã hội.
Thông tin về bí mật cá nhân: Các thông tin liên quan đến cá nhân (tổng thể các
quan hệ quá khứ) mang tính chất chi phối các quan hệ cụ thể của cá nhân đó, nếu bị
43 Điều 38 Bộ luật Dân sự 2015.
Pháp luật về bảo đảm quyền riêng tư của trẻ em: Lý luận và thực tiễn
GVHD: ThS. Võ Thị Phương Uyên 23 SVTH: Nguyễn Thị Thúy Vy
tiết lộ sẽ gây bất lợi cho cá nhân hoặc dễ gây ra sự hiểu lầm ở các chủ thể khác. Đời
sống riêng tư và bí mật cá nhân là hai thành tố hợp thành bí mật đời tư của cá nhân.
Thông tin về bí mật gia đình: Những thông tin về các vụ việc, sự kiện, tài liệu có
liên quan đến quan hệ giữa các thành viên trong gia đình với nhau có mối quan hệ hữu
cơ đến truyền thống nhiều đời hay một đời về huyết thống, về bệnh lý, về năng lực trí
tuệ của các thành viên có tính hệ thống mà nếu bị tiết lộ sẽ gây bất lợi cho các thành
viên trong gia đình trong các quan hệ xã hội và quan hệ pháp luật khác thuộc nhiều
lĩnh vực44
Cá nhân là một chủ thể độc lập trong quan hệ xã hội nói chung, quan hệ dưới góc
độ dân sự nói riêng kể cả trẻ em. Do vậy, mỗi trẻ em đều có quyền riêng tư của bản
thân, nội hàm của quyền riêng tư có đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình.
Quyền riêng tư là quyền của cá nhân được tự mình quyết định đối với đời sống
của mình mà không phải chịu bất kỳ sự can thiệp nào từ người khác. Đối với quyền
này, trẻ em được sống như mong muốn của mình mà không chịu ảnh hưởng, tác động
bất kỳ người nào khác và phải được sự đồng ý của trẻ, còn bí mật cá nhân, bí mật gia
đình chính là những thông tin, tư liệu mà cá nhân không muốn công khai, bộc bạch,
được giữ kín bằng các biện pháp thông thường hoặc biện pháp kỹ thuật khác nhau.
BLDS năm 2015 không đề cập đến trẻ em nhưng đã có sự thay đổi khi đã loại bỏ
quy định “trường hợp chưa đủ mười lăm tuổi thì phải được cha, mẹ hoặc người đại
diện của người đó đồng ý trừ trường hợp thu thập, công bố thông tin, tư liệu theo quyết
định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.”quy định này đã có sự khẳng định rõ rệt về
quyền riêng tư của trẻ em khi không quy định độ tuổi phải có sự đồng ý của cha mẹ,
mà thay vào đó là quyết định của bản thân trẻ.
Việc thu thập, công bố thông tin, tư liệu về đời tư của cá nhân của trẻ em phải
được đồng ý của trẻ. Các quyền nhân thân về đời sống riêng tư của trẻ em, bí mật cá
nhân, bí mật gia đình là các quyền nhân thân bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo
vệ, không ai được phép xâm phạm quyền riêng tư của trẻ em trừ khi được sự đồng ý
của trẻ hoặc sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền.
Theo khoản 1 Điều 32 của BLDS năm 2015 quy định: “Việc sử dụng hình ảnh
của cá nhân phải được người đó đồng ý. Việc sử dụng hình ảnh của người khác vì mục
đích thương mại thì phải trả thù lao cho người có hình ảnh, trừ trường hợp các bên có
thỏa thuận khác.”45. Với quy định trên, việc sử dụng hình ảnh của trẻ em phải được sự
đồng ý của trẻ. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp được phép sử dụng hình ảnh cá
nhân của trẻ em mà không cần có sự đồng ý của người có hình ảnh hoặc đại diện của
44 Phùng Trung Tập: “Quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân,bí mật gia đình”, Tạp chí Kiểm sát, số
02/2018, tr.85.
45Khoản 1 Điều 32 Bộ luật Dân sựnăm 2015
Luận Văn Pháp Luật Về Bảo Đảm Quyền Riêng Tư Của Trẻ Em.doc
Luận Văn Pháp Luật Về Bảo Đảm Quyền Riêng Tư Của Trẻ Em.doc
Luận Văn Pháp Luật Về Bảo Đảm Quyền Riêng Tư Của Trẻ Em.doc
Luận Văn Pháp Luật Về Bảo Đảm Quyền Riêng Tư Của Trẻ Em.doc
Luận Văn Pháp Luật Về Bảo Đảm Quyền Riêng Tư Của Trẻ Em.doc
Luận Văn Pháp Luật Về Bảo Đảm Quyền Riêng Tư Của Trẻ Em.doc
Luận Văn Pháp Luật Về Bảo Đảm Quyền Riêng Tư Của Trẻ Em.doc
Luận Văn Pháp Luật Về Bảo Đảm Quyền Riêng Tư Của Trẻ Em.doc
Luận Văn Pháp Luật Về Bảo Đảm Quyền Riêng Tư Của Trẻ Em.doc
Luận Văn Pháp Luật Về Bảo Đảm Quyền Riêng Tư Của Trẻ Em.doc
Luận Văn Pháp Luật Về Bảo Đảm Quyền Riêng Tư Của Trẻ Em.doc
Luận Văn Pháp Luật Về Bảo Đảm Quyền Riêng Tư Của Trẻ Em.doc
Luận Văn Pháp Luật Về Bảo Đảm Quyền Riêng Tư Của Trẻ Em.doc
Luận Văn Pháp Luật Về Bảo Đảm Quyền Riêng Tư Của Trẻ Em.doc
Luận Văn Pháp Luật Về Bảo Đảm Quyền Riêng Tư Của Trẻ Em.doc
Luận Văn Pháp Luật Về Bảo Đảm Quyền Riêng Tư Của Trẻ Em.doc
Luận Văn Pháp Luật Về Bảo Đảm Quyền Riêng Tư Của Trẻ Em.doc
Luận Văn Pháp Luật Về Bảo Đảm Quyền Riêng Tư Của Trẻ Em.doc
Luận Văn Pháp Luật Về Bảo Đảm Quyền Riêng Tư Của Trẻ Em.doc
Luận Văn Pháp Luật Về Bảo Đảm Quyền Riêng Tư Của Trẻ Em.doc
Luận Văn Pháp Luật Về Bảo Đảm Quyền Riêng Tư Của Trẻ Em.doc
Luận Văn Pháp Luật Về Bảo Đảm Quyền Riêng Tư Của Trẻ Em.doc
Luận Văn Pháp Luật Về Bảo Đảm Quyền Riêng Tư Của Trẻ Em.doc
Luận Văn Pháp Luật Về Bảo Đảm Quyền Riêng Tư Của Trẻ Em.doc
Luận Văn Pháp Luật Về Bảo Đảm Quyền Riêng Tư Của Trẻ Em.doc
Luận Văn Pháp Luật Về Bảo Đảm Quyền Riêng Tư Của Trẻ Em.doc
Luận Văn Pháp Luật Về Bảo Đảm Quyền Riêng Tư Của Trẻ Em.doc
Luận Văn Pháp Luật Về Bảo Đảm Quyền Riêng Tư Của Trẻ Em.doc
Luận Văn Pháp Luật Về Bảo Đảm Quyền Riêng Tư Của Trẻ Em.doc
Luận Văn Pháp Luật Về Bảo Đảm Quyền Riêng Tư Của Trẻ Em.doc
Luận Văn Pháp Luật Về Bảo Đảm Quyền Riêng Tư Của Trẻ Em.doc
Luận Văn Pháp Luật Về Bảo Đảm Quyền Riêng Tư Của Trẻ Em.doc
Luận Văn Pháp Luật Về Bảo Đảm Quyền Riêng Tư Của Trẻ Em.doc

More Related Content

What's hot

Luận văn: Pháp luật thương mại điện tử ở Việt Nam, HOT, HAY
Luận văn: Pháp luật thương mại điện tử ở Việt Nam, HOT, HAYLuận văn: Pháp luật thương mại điện tử ở Việt Nam, HOT, HAY
Luận văn: Pháp luật thương mại điện tử ở Việt Nam, HOT, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Thực hiện pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, HOT
Luận văn: Thực hiện pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, HOTLuận văn: Thực hiện pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, HOT
Luận văn: Thực hiện pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM >>TẢI FREE ZALO 09...
PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM >>TẢI FREE ZALO 09...PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM >>TẢI FREE ZALO 09...
PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM >>TẢI FREE ZALO 09...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
BÀI MẪU tiểu luận môn về incoterms , HAY
BÀI MẪU tiểu luận môn về incoterms , HAYBÀI MẪU tiểu luận môn về incoterms , HAY
BÀI MẪU tiểu luận môn về incoterms , HAY
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Luận Văn Quyền Tự Do Ngôn Luận Trên Mạng Xã Hội
Luận Văn Quyền Tự Do Ngôn Luận Trên Mạng Xã HộiLuận Văn Quyền Tự Do Ngôn Luận Trên Mạng Xã Hội
Luận Văn Quyền Tự Do Ngôn Luận Trên Mạng Xã Hội
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Bảo đảm quyền trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, HAY
Luận văn: Bảo đảm quyền trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, HAYLuận văn: Bảo đảm quyền trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, HAY
Luận văn: Bảo đảm quyền trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo Luật Hình sự
Luận văn: Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo Luật Hình sựLuận văn: Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo Luật Hình sự
Luận văn: Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo Luật Hình sự
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Quyền tiếp cận công lý ở Việt Nam hiện nay, HAY
Luận văn: Quyền tiếp cận công lý ở Việt Nam hiện nay, HAYLuận văn: Quyền tiếp cận công lý ở Việt Nam hiện nay, HAY
Luận văn: Quyền tiếp cận công lý ở Việt Nam hiện nay, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
BÀI THU HOẠCH DIỄN ÁN DÂN SỰ.docx
BÀI THU HOẠCH DIỄN ÁN DÂN SỰ.docxBÀI THU HOẠCH DIỄN ÁN DÂN SỰ.docx
BÀI THU HOẠCH DIỄN ÁN DÂN SỰ.docx
LongaoVn
 
Mẫu thiết kế Profile Công ty Logistics Habour
Mẫu thiết kế Profile Công ty Logistics HabourMẫu thiết kế Profile Công ty Logistics Habour
Mẫu thiết kế Profile Công ty Logistics Habour
SaoKim.com.vn
 
Luận văn: Thực hiện pháp luật về bảo vệ quyền trẻ em, HOT
Luận văn: Thực hiện pháp luật về bảo vệ quyền trẻ em, HOTLuận văn: Thực hiện pháp luật về bảo vệ quyền trẻ em, HOT
Luận văn: Thực hiện pháp luật về bảo vệ quyền trẻ em, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành luật thương mại quốc tế, 9ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành luật thương mại quốc tế, 9ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành luật thương mại quốc tế, 9ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành luật thương mại quốc tế, 9ĐIỂM
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Luận văn: Pháp luật trong cấp và quản lý Chứng minh nhân dân
Luận văn: Pháp luật trong cấp và quản lý Chứng minh nhân dânLuận văn: Pháp luật trong cấp và quản lý Chứng minh nhân dân
Luận văn: Pháp luật trong cấp và quản lý Chứng minh nhân dân
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Báo Cáo Thực Tập Thủ Tục Giải Quyết Ly Hôn Tại Tòa Án, 9 Điểm.docx
Báo Cáo Thực Tập Thủ Tục Giải Quyết Ly Hôn Tại Tòa Án, 9 Điểm.docxBáo Cáo Thực Tập Thủ Tục Giải Quyết Ly Hôn Tại Tòa Án, 9 Điểm.docx
Báo Cáo Thực Tập Thủ Tục Giải Quyết Ly Hôn Tại Tòa Án, 9 Điểm.docx
Zalo/Tele: 0973.287.149 Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói
 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ THÔNG TIN CÁ NHÂN Ở VIỆT NAM H...
LUẬN ÁN TIẾN SĨ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ THÔNG TIN CÁ NHÂN Ở VIỆT NAM H...LUẬN ÁN TIẾN SĨ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ THÔNG TIN CÁ NHÂN Ở VIỆT NAM H...
LUẬN ÁN TIẾN SĨ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ THÔNG TIN CÁ NHÂN Ở VIỆT NAM H...
PinkHandmade
 
Luận văn: Hợp đồng nhượng quyền thương mại tại doanh nghiệp
Luận văn: Hợp đồng nhượng quyền thương mại tại doanh nghiệpLuận văn: Hợp đồng nhượng quyền thương mại tại doanh nghiệp
Luận văn: Hợp đồng nhượng quyền thương mại tại doanh nghiệp
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
TÀI LIỆU HỌC TẬP MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - TS. BÙI QUANG XUÂN
TÀI LIỆU HỌC TẬP MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAM   - TS. BÙI QUANG XUÂNTÀI LIỆU HỌC TẬP MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAM   - TS. BÙI QUANG XUÂN
TÀI LIỆU HỌC TẬP MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - TS. BÙI QUANG XUÂN
Bùi Quang Xuân
 
BÁO cáo THỰC tập về GIẢI QUYẾT án LY hôn TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ LAI CHÂU
BÁO cáo THỰC tập về GIẢI QUYẾT án LY hôn TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ LAI CHÂUBÁO cáo THỰC tập về GIẢI QUYẾT án LY hôn TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ LAI CHÂU
BÁO cáo THỰC tập về GIẢI QUYẾT án LY hôn TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ LAI CHÂU
nataliej4
 
Luận văn: Áp dụng tập quán giải quyết các tranh chấp thương mại
Luận văn: Áp dụng tập quán giải quyết các tranh chấp thương mạiLuận văn: Áp dụng tập quán giải quyết các tranh chấp thương mại
Luận văn: Áp dụng tập quán giải quyết các tranh chấp thương mại
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Thanh tra về bảo vệ quyền trẻ em hiện nay, HOT
Luận văn: Thanh tra về bảo vệ quyền trẻ em hiện nay, HOTLuận văn: Thanh tra về bảo vệ quyền trẻ em hiện nay, HOT
Luận văn: Thanh tra về bảo vệ quyền trẻ em hiện nay, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

What's hot (20)

Luận văn: Pháp luật thương mại điện tử ở Việt Nam, HOT, HAY
Luận văn: Pháp luật thương mại điện tử ở Việt Nam, HOT, HAYLuận văn: Pháp luật thương mại điện tử ở Việt Nam, HOT, HAY
Luận văn: Pháp luật thương mại điện tử ở Việt Nam, HOT, HAY
 
Luận văn: Thực hiện pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, HOT
Luận văn: Thực hiện pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, HOTLuận văn: Thực hiện pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, HOT
Luận văn: Thực hiện pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, HOT
 
PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM >>TẢI FREE ZALO 09...
PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM >>TẢI FREE ZALO 09...PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM >>TẢI FREE ZALO 09...
PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM >>TẢI FREE ZALO 09...
 
BÀI MẪU tiểu luận môn về incoterms , HAY
BÀI MẪU tiểu luận môn về incoterms , HAYBÀI MẪU tiểu luận môn về incoterms , HAY
BÀI MẪU tiểu luận môn về incoterms , HAY
 
Luận Văn Quyền Tự Do Ngôn Luận Trên Mạng Xã Hội
Luận Văn Quyền Tự Do Ngôn Luận Trên Mạng Xã HộiLuận Văn Quyền Tự Do Ngôn Luận Trên Mạng Xã Hội
Luận Văn Quyền Tự Do Ngôn Luận Trên Mạng Xã Hội
 
Luận văn: Bảo đảm quyền trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, HAY
Luận văn: Bảo đảm quyền trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, HAYLuận văn: Bảo đảm quyền trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, HAY
Luận văn: Bảo đảm quyền trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, HAY
 
Luận văn: Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo Luật Hình sự
Luận văn: Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo Luật Hình sựLuận văn: Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo Luật Hình sự
Luận văn: Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo Luật Hình sự
 
Luận văn: Quyền tiếp cận công lý ở Việt Nam hiện nay, HAY
Luận văn: Quyền tiếp cận công lý ở Việt Nam hiện nay, HAYLuận văn: Quyền tiếp cận công lý ở Việt Nam hiện nay, HAY
Luận văn: Quyền tiếp cận công lý ở Việt Nam hiện nay, HAY
 
BÀI THU HOẠCH DIỄN ÁN DÂN SỰ.docx
BÀI THU HOẠCH DIỄN ÁN DÂN SỰ.docxBÀI THU HOẠCH DIỄN ÁN DÂN SỰ.docx
BÀI THU HOẠCH DIỄN ÁN DÂN SỰ.docx
 
Mẫu thiết kế Profile Công ty Logistics Habour
Mẫu thiết kế Profile Công ty Logistics HabourMẫu thiết kế Profile Công ty Logistics Habour
Mẫu thiết kế Profile Công ty Logistics Habour
 
Luận văn: Thực hiện pháp luật về bảo vệ quyền trẻ em, HOT
Luận văn: Thực hiện pháp luật về bảo vệ quyền trẻ em, HOTLuận văn: Thực hiện pháp luật về bảo vệ quyền trẻ em, HOT
Luận văn: Thực hiện pháp luật về bảo vệ quyền trẻ em, HOT
 
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành luật thương mại quốc tế, 9ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành luật thương mại quốc tế, 9ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành luật thương mại quốc tế, 9ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành luật thương mại quốc tế, 9ĐIỂM
 
Luận văn: Pháp luật trong cấp và quản lý Chứng minh nhân dân
Luận văn: Pháp luật trong cấp và quản lý Chứng minh nhân dânLuận văn: Pháp luật trong cấp và quản lý Chứng minh nhân dân
Luận văn: Pháp luật trong cấp và quản lý Chứng minh nhân dân
 
Báo Cáo Thực Tập Thủ Tục Giải Quyết Ly Hôn Tại Tòa Án, 9 Điểm.docx
Báo Cáo Thực Tập Thủ Tục Giải Quyết Ly Hôn Tại Tòa Án, 9 Điểm.docxBáo Cáo Thực Tập Thủ Tục Giải Quyết Ly Hôn Tại Tòa Án, 9 Điểm.docx
Báo Cáo Thực Tập Thủ Tục Giải Quyết Ly Hôn Tại Tòa Án, 9 Điểm.docx
 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ THÔNG TIN CÁ NHÂN Ở VIỆT NAM H...
LUẬN ÁN TIẾN SĨ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ THÔNG TIN CÁ NHÂN Ở VIỆT NAM H...LUẬN ÁN TIẾN SĨ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ THÔNG TIN CÁ NHÂN Ở VIỆT NAM H...
LUẬN ÁN TIẾN SĨ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ THÔNG TIN CÁ NHÂN Ở VIỆT NAM H...
 
Luận văn: Hợp đồng nhượng quyền thương mại tại doanh nghiệp
Luận văn: Hợp đồng nhượng quyền thương mại tại doanh nghiệpLuận văn: Hợp đồng nhượng quyền thương mại tại doanh nghiệp
Luận văn: Hợp đồng nhượng quyền thương mại tại doanh nghiệp
 
TÀI LIỆU HỌC TẬP MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - TS. BÙI QUANG XUÂN
TÀI LIỆU HỌC TẬP MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAM   - TS. BÙI QUANG XUÂNTÀI LIỆU HỌC TẬP MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAM   - TS. BÙI QUANG XUÂN
TÀI LIỆU HỌC TẬP MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - TS. BÙI QUANG XUÂN
 
BÁO cáo THỰC tập về GIẢI QUYẾT án LY hôn TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ LAI CHÂU
BÁO cáo THỰC tập về GIẢI QUYẾT án LY hôn TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ LAI CHÂUBÁO cáo THỰC tập về GIẢI QUYẾT án LY hôn TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ LAI CHÂU
BÁO cáo THỰC tập về GIẢI QUYẾT án LY hôn TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ LAI CHÂU
 
Luận văn: Áp dụng tập quán giải quyết các tranh chấp thương mại
Luận văn: Áp dụng tập quán giải quyết các tranh chấp thương mạiLuận văn: Áp dụng tập quán giải quyết các tranh chấp thương mại
Luận văn: Áp dụng tập quán giải quyết các tranh chấp thương mại
 
Luận văn: Thanh tra về bảo vệ quyền trẻ em hiện nay, HOT
Luận văn: Thanh tra về bảo vệ quyền trẻ em hiện nay, HOTLuận văn: Thanh tra về bảo vệ quyền trẻ em hiện nay, HOT
Luận văn: Thanh tra về bảo vệ quyền trẻ em hiện nay, HOT
 

More from DV viết đề tài trọn gói Zalo/Tele: 0973.287.149

Khóa Luận Thực Trạng Hoạt Động Dịch Vụ Du Lịch Đầm Phá Tại Khu Vực Quảng Lợi....
Khóa Luận Thực Trạng Hoạt Động Dịch Vụ Du Lịch Đầm Phá Tại Khu Vực Quảng Lợi....Khóa Luận Thực Trạng Hoạt Động Dịch Vụ Du Lịch Đầm Phá Tại Khu Vực Quảng Lợi....
Khóa Luận Thực Trạng Hoạt Động Dịch Vụ Du Lịch Đầm Phá Tại Khu Vực Quảng Lợi....
DV viết đề tài trọn gói Zalo/Tele: 0973.287.149
 
Luận văn Hoàn Thiện Pháp Luật Về Quyền Của Người Đồng Tính.docx
Luận văn Hoàn Thiện Pháp Luật Về Quyền Của Người Đồng Tính.docxLuận văn Hoàn Thiện Pháp Luật Về Quyền Của Người Đồng Tính.docx
Luận văn Hoàn Thiện Pháp Luật Về Quyền Của Người Đồng Tính.docx
DV viết đề tài trọn gói Zalo/Tele: 0973.287.149
 
Khóa Luận Nâng Cao Hiệu Quả Giải Quyết Tranh Chấp Thương Mại Bằng Trọng Tài V...
Khóa Luận Nâng Cao Hiệu Quả Giải Quyết Tranh Chấp Thương Mại Bằng Trọng Tài V...Khóa Luận Nâng Cao Hiệu Quả Giải Quyết Tranh Chấp Thương Mại Bằng Trọng Tài V...
Khóa Luận Nâng Cao Hiệu Quả Giải Quyết Tranh Chấp Thương Mại Bằng Trọng Tài V...
DV viết đề tài trọn gói Zalo/Tele: 0973.287.149
 
Tải FREE Đề Tài khóa Luận Tốt Nghiệp Khoa Học Về Hiệp Định TPP.docx
Tải FREE Đề Tài khóa Luận Tốt Nghiệp Khoa Học Về Hiệp Định TPP.docxTải FREE Đề Tài khóa Luận Tốt Nghiệp Khoa Học Về Hiệp Định TPP.docx
Tải FREE Đề Tài khóa Luận Tốt Nghiệp Khoa Học Về Hiệp Định TPP.docx
DV viết đề tài trọn gói Zalo/Tele: 0973.287.149
 
Khóa Luận Chuyên Ngành Ngôn Ngữ Anh Khoa Ngoại Ngữ.docx
Khóa Luận Chuyên Ngành Ngôn Ngữ Anh Khoa Ngoại Ngữ.docxKhóa Luận Chuyên Ngành Ngôn Ngữ Anh Khoa Ngoại Ngữ.docx
Khóa Luận Chuyên Ngành Ngôn Ngữ Anh Khoa Ngoại Ngữ.docx
DV viết đề tài trọn gói Zalo/Tele: 0973.287.149
 
Chuyên đề Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Côn...
Chuyên đề Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Côn...Chuyên đề Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Côn...
Chuyên đề Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Côn...
DV viết đề tài trọn gói Zalo/Tele: 0973.287.149
 
Danh Sách Đề Tài Luật Thương Mại theo luật doanh nghiệp 2020.docx
Danh Sách Đề Tài Luật Thương Mại theo luật doanh nghiệp 2020.docxDanh Sách Đề Tài Luật Thương Mại theo luật doanh nghiệp 2020.docx
Danh Sách Đề Tài Luật Thương Mại theo luật doanh nghiệp 2020.docx
DV viết đề tài trọn gói Zalo/Tele: 0973.287.149
 
Tiểu Luận Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học Khoa Y Dược.docx
Tiểu Luận Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học Khoa Y Dược.docxTiểu Luận Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học Khoa Y Dược.docx
Tiểu Luận Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học Khoa Y Dược.docx
DV viết đề tài trọn gói Zalo/Tele: 0973.287.149
 
Đề Tài Yếu Tổ Ảnh Hưởng Đến Thái Độ Môi Trường Và Ý Định Mua Sản Phẩm Xanh.docx
Đề Tài Yếu Tổ Ảnh Hưởng Đến Thái Độ Môi Trường Và Ý Định Mua Sản Phẩm Xanh.docxĐề Tài Yếu Tổ Ảnh Hưởng Đến Thái Độ Môi Trường Và Ý Định Mua Sản Phẩm Xanh.docx
Đề Tài Yếu Tổ Ảnh Hưởng Đến Thái Độ Môi Trường Và Ý Định Mua Sản Phẩm Xanh.docx
DV viết đề tài trọn gói Zalo/Tele: 0973.287.149
 
Báo Cáo Chiến Lược Pr Để Tăng Độ Nhận Diện Thương Hiệu Cho Công Ty Solarbk.docx
Báo Cáo Chiến Lược Pr Để Tăng Độ Nhận Diện Thương Hiệu Cho Công Ty Solarbk.docxBáo Cáo Chiến Lược Pr Để Tăng Độ Nhận Diện Thương Hiệu Cho Công Ty Solarbk.docx
Báo Cáo Chiến Lược Pr Để Tăng Độ Nhận Diện Thương Hiệu Cho Công Ty Solarbk.docx
DV viết đề tài trọn gói Zalo/Tele: 0973.287.149
 
Báo Cáo Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Của Công Ty Thiết Bị Điện, 9 điểm.docx
Báo Cáo Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Của Công Ty Thiết Bị Điện, 9 điểm.docxBáo Cáo Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Của Công Ty Thiết Bị Điện, 9 điểm.docx
Báo Cáo Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Của Công Ty Thiết Bị Điện, 9 điểm.docx
DV viết đề tài trọn gói Zalo/Tele: 0973.287.149
 
Luận Văn Phân Tích Tình Hình Tài Chính Của Công Ty Cổ Phần Icd Tân Cảng.docx
Luận Văn Phân Tích Tình Hình Tài Chính Của Công Ty Cổ Phần Icd Tân Cảng.docxLuận Văn Phân Tích Tình Hình Tài Chính Của Công Ty Cổ Phần Icd Tân Cảng.docx
Luận Văn Phân Tích Tình Hình Tài Chính Của Công Ty Cổ Phần Icd Tân Cảng.docx
DV viết đề tài trọn gói Zalo/Tele: 0973.287.149
 
Đồ Án Pháp Luật Về Chia Tài Sản Chung Của Vợ Chồng Khi Ly Hôn.docx
Đồ Án Pháp Luật Về Chia Tài Sản Chung Của Vợ Chồng Khi Ly Hôn.docxĐồ Án Pháp Luật Về Chia Tài Sản Chung Của Vợ Chồng Khi Ly Hôn.docx
Đồ Án Pháp Luật Về Chia Tài Sản Chung Của Vợ Chồng Khi Ly Hôn.docx
DV viết đề tài trọn gói Zalo/Tele: 0973.287.149
 
The marketing strategies to attract customers and students of nghi cambridge ...
The marketing strategies to attract customers and students of nghi cambridge ...The marketing strategies to attract customers and students of nghi cambridge ...
The marketing strategies to attract customers and students of nghi cambridge ...
DV viết đề tài trọn gói Zalo/Tele: 0973.287.149
 
Tiểu luận Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp với lao động khuyết tật.docx
Tiểu luận Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp với lao động khuyết tật.docxTiểu luận Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp với lao động khuyết tật.docx
Tiểu luận Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp với lao động khuyết tật.docx
DV viết đề tài trọn gói Zalo/Tele: 0973.287.149
 
Khóa Luận Hoàn Thiện Quản Trị Kênh Phân Phối Tại Công Ty Dầu Nhờn Pvoil.docx
Khóa Luận Hoàn Thiện Quản Trị Kênh Phân Phối Tại Công Ty Dầu Nhờn Pvoil.docxKhóa Luận Hoàn Thiện Quản Trị Kênh Phân Phối Tại Công Ty Dầu Nhờn Pvoil.docx
Khóa Luận Hoàn Thiện Quản Trị Kênh Phân Phối Tại Công Ty Dầu Nhờn Pvoil.docx
DV viết đề tài trọn gói Zalo/Tele: 0973.287.149
 
Khóa Luận Hoàn Thiện Qui Trình Phục Vụ Buffet Sáng Tại Nhà Hàng Epice.docx
Khóa Luận Hoàn Thiện Qui Trình Phục Vụ Buffet Sáng Tại Nhà Hàng Epice.docxKhóa Luận Hoàn Thiện Qui Trình Phục Vụ Buffet Sáng Tại Nhà Hàng Epice.docx
Khóa Luận Hoàn Thiện Qui Trình Phục Vụ Buffet Sáng Tại Nhà Hàng Epice.docx
DV viết đề tài trọn gói Zalo/Tele: 0973.287.149
 
Đề tài Đánh Giá Hiệu Quả Sản Xuất Kinh Doanh Công Ty Phân Bón Sơn Trang.docx
Đề tài Đánh Giá Hiệu Quả Sản Xuất Kinh Doanh Công Ty Phân Bón Sơn Trang.docxĐề tài Đánh Giá Hiệu Quả Sản Xuất Kinh Doanh Công Ty Phân Bón Sơn Trang.docx
Đề tài Đánh Giá Hiệu Quả Sản Xuất Kinh Doanh Công Ty Phân Bón Sơn Trang.docx
DV viết đề tài trọn gói Zalo/Tele: 0973.287.149
 
Đề tài Chiến Lược Truyền Thông Trên Kỹ Thuật Số Cho Dòng Sản Phẩm Sữa Rửa Mặ...
Đề tài Chiến Lược Truyền Thông Trên  Kỹ Thuật Số Cho Dòng Sản Phẩm Sữa Rửa Mặ...Đề tài Chiến Lược Truyền Thông Trên  Kỹ Thuật Số Cho Dòng Sản Phẩm Sữa Rửa Mặ...
Đề tài Chiến Lược Truyền Thông Trên Kỹ Thuật Số Cho Dòng Sản Phẩm Sữa Rửa Mặ...
DV viết đề tài trọn gói Zalo/Tele: 0973.287.149
 
Đề Tài Pháp Luật Về Hợp Đồng Mua Bán Nhà Ở Hình Thành Trong Tương Lai.docx
Đề Tài Pháp Luật Về Hợp Đồng Mua Bán Nhà Ở Hình Thành Trong Tương Lai.docxĐề Tài Pháp Luật Về Hợp Đồng Mua Bán Nhà Ở Hình Thành Trong Tương Lai.docx
Đề Tài Pháp Luật Về Hợp Đồng Mua Bán Nhà Ở Hình Thành Trong Tương Lai.docx
DV viết đề tài trọn gói Zalo/Tele: 0973.287.149
 

More from DV viết đề tài trọn gói Zalo/Tele: 0973.287.149 (20)

Khóa Luận Thực Trạng Hoạt Động Dịch Vụ Du Lịch Đầm Phá Tại Khu Vực Quảng Lợi....
Khóa Luận Thực Trạng Hoạt Động Dịch Vụ Du Lịch Đầm Phá Tại Khu Vực Quảng Lợi....Khóa Luận Thực Trạng Hoạt Động Dịch Vụ Du Lịch Đầm Phá Tại Khu Vực Quảng Lợi....
Khóa Luận Thực Trạng Hoạt Động Dịch Vụ Du Lịch Đầm Phá Tại Khu Vực Quảng Lợi....
 
Luận văn Hoàn Thiện Pháp Luật Về Quyền Của Người Đồng Tính.docx
Luận văn Hoàn Thiện Pháp Luật Về Quyền Của Người Đồng Tính.docxLuận văn Hoàn Thiện Pháp Luật Về Quyền Của Người Đồng Tính.docx
Luận văn Hoàn Thiện Pháp Luật Về Quyền Của Người Đồng Tính.docx
 
Khóa Luận Nâng Cao Hiệu Quả Giải Quyết Tranh Chấp Thương Mại Bằng Trọng Tài V...
Khóa Luận Nâng Cao Hiệu Quả Giải Quyết Tranh Chấp Thương Mại Bằng Trọng Tài V...Khóa Luận Nâng Cao Hiệu Quả Giải Quyết Tranh Chấp Thương Mại Bằng Trọng Tài V...
Khóa Luận Nâng Cao Hiệu Quả Giải Quyết Tranh Chấp Thương Mại Bằng Trọng Tài V...
 
Tải FREE Đề Tài khóa Luận Tốt Nghiệp Khoa Học Về Hiệp Định TPP.docx
Tải FREE Đề Tài khóa Luận Tốt Nghiệp Khoa Học Về Hiệp Định TPP.docxTải FREE Đề Tài khóa Luận Tốt Nghiệp Khoa Học Về Hiệp Định TPP.docx
Tải FREE Đề Tài khóa Luận Tốt Nghiệp Khoa Học Về Hiệp Định TPP.docx
 
Khóa Luận Chuyên Ngành Ngôn Ngữ Anh Khoa Ngoại Ngữ.docx
Khóa Luận Chuyên Ngành Ngôn Ngữ Anh Khoa Ngoại Ngữ.docxKhóa Luận Chuyên Ngành Ngôn Ngữ Anh Khoa Ngoại Ngữ.docx
Khóa Luận Chuyên Ngành Ngôn Ngữ Anh Khoa Ngoại Ngữ.docx
 
Chuyên đề Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Côn...
Chuyên đề Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Côn...Chuyên đề Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Côn...
Chuyên đề Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Côn...
 
Danh Sách Đề Tài Luật Thương Mại theo luật doanh nghiệp 2020.docx
Danh Sách Đề Tài Luật Thương Mại theo luật doanh nghiệp 2020.docxDanh Sách Đề Tài Luật Thương Mại theo luật doanh nghiệp 2020.docx
Danh Sách Đề Tài Luật Thương Mại theo luật doanh nghiệp 2020.docx
 
Tiểu Luận Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học Khoa Y Dược.docx
Tiểu Luận Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học Khoa Y Dược.docxTiểu Luận Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học Khoa Y Dược.docx
Tiểu Luận Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học Khoa Y Dược.docx
 
Đề Tài Yếu Tổ Ảnh Hưởng Đến Thái Độ Môi Trường Và Ý Định Mua Sản Phẩm Xanh.docx
Đề Tài Yếu Tổ Ảnh Hưởng Đến Thái Độ Môi Trường Và Ý Định Mua Sản Phẩm Xanh.docxĐề Tài Yếu Tổ Ảnh Hưởng Đến Thái Độ Môi Trường Và Ý Định Mua Sản Phẩm Xanh.docx
Đề Tài Yếu Tổ Ảnh Hưởng Đến Thái Độ Môi Trường Và Ý Định Mua Sản Phẩm Xanh.docx
 
Báo Cáo Chiến Lược Pr Để Tăng Độ Nhận Diện Thương Hiệu Cho Công Ty Solarbk.docx
Báo Cáo Chiến Lược Pr Để Tăng Độ Nhận Diện Thương Hiệu Cho Công Ty Solarbk.docxBáo Cáo Chiến Lược Pr Để Tăng Độ Nhận Diện Thương Hiệu Cho Công Ty Solarbk.docx
Báo Cáo Chiến Lược Pr Để Tăng Độ Nhận Diện Thương Hiệu Cho Công Ty Solarbk.docx
 
Báo Cáo Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Của Công Ty Thiết Bị Điện, 9 điểm.docx
Báo Cáo Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Của Công Ty Thiết Bị Điện, 9 điểm.docxBáo Cáo Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Của Công Ty Thiết Bị Điện, 9 điểm.docx
Báo Cáo Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Của Công Ty Thiết Bị Điện, 9 điểm.docx
 
Luận Văn Phân Tích Tình Hình Tài Chính Của Công Ty Cổ Phần Icd Tân Cảng.docx
Luận Văn Phân Tích Tình Hình Tài Chính Của Công Ty Cổ Phần Icd Tân Cảng.docxLuận Văn Phân Tích Tình Hình Tài Chính Của Công Ty Cổ Phần Icd Tân Cảng.docx
Luận Văn Phân Tích Tình Hình Tài Chính Của Công Ty Cổ Phần Icd Tân Cảng.docx
 
Đồ Án Pháp Luật Về Chia Tài Sản Chung Của Vợ Chồng Khi Ly Hôn.docx
Đồ Án Pháp Luật Về Chia Tài Sản Chung Của Vợ Chồng Khi Ly Hôn.docxĐồ Án Pháp Luật Về Chia Tài Sản Chung Của Vợ Chồng Khi Ly Hôn.docx
Đồ Án Pháp Luật Về Chia Tài Sản Chung Của Vợ Chồng Khi Ly Hôn.docx
 
The marketing strategies to attract customers and students of nghi cambridge ...
The marketing strategies to attract customers and students of nghi cambridge ...The marketing strategies to attract customers and students of nghi cambridge ...
The marketing strategies to attract customers and students of nghi cambridge ...
 
Tiểu luận Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp với lao động khuyết tật.docx
Tiểu luận Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp với lao động khuyết tật.docxTiểu luận Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp với lao động khuyết tật.docx
Tiểu luận Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp với lao động khuyết tật.docx
 
Khóa Luận Hoàn Thiện Quản Trị Kênh Phân Phối Tại Công Ty Dầu Nhờn Pvoil.docx
Khóa Luận Hoàn Thiện Quản Trị Kênh Phân Phối Tại Công Ty Dầu Nhờn Pvoil.docxKhóa Luận Hoàn Thiện Quản Trị Kênh Phân Phối Tại Công Ty Dầu Nhờn Pvoil.docx
Khóa Luận Hoàn Thiện Quản Trị Kênh Phân Phối Tại Công Ty Dầu Nhờn Pvoil.docx
 
Khóa Luận Hoàn Thiện Qui Trình Phục Vụ Buffet Sáng Tại Nhà Hàng Epice.docx
Khóa Luận Hoàn Thiện Qui Trình Phục Vụ Buffet Sáng Tại Nhà Hàng Epice.docxKhóa Luận Hoàn Thiện Qui Trình Phục Vụ Buffet Sáng Tại Nhà Hàng Epice.docx
Khóa Luận Hoàn Thiện Qui Trình Phục Vụ Buffet Sáng Tại Nhà Hàng Epice.docx
 
Đề tài Đánh Giá Hiệu Quả Sản Xuất Kinh Doanh Công Ty Phân Bón Sơn Trang.docx
Đề tài Đánh Giá Hiệu Quả Sản Xuất Kinh Doanh Công Ty Phân Bón Sơn Trang.docxĐề tài Đánh Giá Hiệu Quả Sản Xuất Kinh Doanh Công Ty Phân Bón Sơn Trang.docx
Đề tài Đánh Giá Hiệu Quả Sản Xuất Kinh Doanh Công Ty Phân Bón Sơn Trang.docx
 
Đề tài Chiến Lược Truyền Thông Trên Kỹ Thuật Số Cho Dòng Sản Phẩm Sữa Rửa Mặ...
Đề tài Chiến Lược Truyền Thông Trên  Kỹ Thuật Số Cho Dòng Sản Phẩm Sữa Rửa Mặ...Đề tài Chiến Lược Truyền Thông Trên  Kỹ Thuật Số Cho Dòng Sản Phẩm Sữa Rửa Mặ...
Đề tài Chiến Lược Truyền Thông Trên Kỹ Thuật Số Cho Dòng Sản Phẩm Sữa Rửa Mặ...
 
Đề Tài Pháp Luật Về Hợp Đồng Mua Bán Nhà Ở Hình Thành Trong Tương Lai.docx
Đề Tài Pháp Luật Về Hợp Đồng Mua Bán Nhà Ở Hình Thành Trong Tương Lai.docxĐề Tài Pháp Luật Về Hợp Đồng Mua Bán Nhà Ở Hình Thành Trong Tương Lai.docx
Đề Tài Pháp Luật Về Hợp Đồng Mua Bán Nhà Ở Hình Thành Trong Tương Lai.docx
 

Luận Văn Pháp Luật Về Bảo Đảm Quyền Riêng Tư Của Trẻ Em.doc

  • 1. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com - Tải miễn phí - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA LUẬT  LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT HỆ ĐÀO TÀO: CHÍNH QUY KHÓA: 43 (2017 – 2021) PHÁP LUẬT VỀ BẢO ĐẢM QUYỀN RIÊNG TƯ CỦA TRẺ EM: LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN Giảng viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: ThS. VÕ THỊ PHƯƠNG UYÊN NGUYỄN THỊ THÚY VY Bộ môn: Luật Hành chính MSSV: B1702200 Lớp: LK1765A1 Cần Thơ, tháng 6 năm 2021
  • 2. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com - Tải miễn phí - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 LỜI CẢM ƠN  Mỗi người ai cũng muốn được thành công trong công việc và trong cuộc sống. Trên thực tế, không có sự thành công nào mà không có sự hỗ trợ, giúp đỡ ít hoặc nhiều, trực tiếp hay gián tiếp từ người khác. Trong một quãng thời gian dài học tập ở giảng đường đại học, tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ, dạy bảo từ các Quý thầy cô, gia đình và bạn bè. Đặc biệt là thầy, cô trong Khoa Luật của trường đã tận tình chỉ dạy và trang bị cho tôi những kiến thức cần thiết trong suốt thời gian ngồi trên ghế nhà trường, làm nền tảng cho tôi có thể hoàn thành được bài luận văn này. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến giảng viên hướng dẫn – Thạc sĩ Võ Thị Phương Uyên đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và tạo điều kiện để tôi có thể học tập, nghiên cứu. Cô không chỉ truyền đạt kiến thức mà còn động viên tinh thần giúp tôi vượt qua áp lực trong quá trình thực hiện luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn Quý thầy cô Khoa Luật trường Đại học Cần Thơ đã tận tình truyền dạy cho tôi kiến thức pháp lý thông qua các bài giảng, tài liệu. Tôi cũng không quên cảm ơn Khoa Luật - Trường Đại học Cần Thơ đã tạo điều kiện để tôi có cơ hội thực hiện, nghiên cứu đề tài này. Ngoài ra, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, người thân, tập thể lớp Luật Tư pháp 1 khóa 43 và những người bạn thân. Cảm ơn mọi người đã luôn bên cạnh, theo dõi, động viên và giúp đỡ tôi trong khoảng thời gian thực hiện luận văn cũng như trong suốt quá trình học tập tại Trường Đại học Cần Thơ. Do kiến thức cũng như trình độ lý luận và kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên bài báo cáo chắc chắn sẽ có những sai sót không mong muốn. Kính mong Quý thầy cô thông cảm bỏ qua, tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của Quý thầy, Cô để tôi có thể học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm và hoàn thiện hơn luận văn của mình. Cuối lời, tôi xin kính chúc Quý thầy, cô luôn dồi dào sức khỏe, hạnh phúc và thành công trên sự nghiệp giảng dạy của mình. Chúc Trường Đại học Cần Thơ thành công và phát triển hơn nữa trong sự nghiệp giáo dục và trở thành một trong những trường hàng đầu về chất lượng. Tôi xin trân trọng cảm ơn. Cần Thơ, ngày 09 tháng 6 năm 2021 Sinh viên thực hiện
  • 3. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com - Tải miễn phí - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Nguyễn Thị Thúy Vy
  • 4. Pháp luật về bảo đảm quyền riêng tư của trẻ em: Lý luận và thực tiễn GVHD: ThS. Võ Thị Phương Uyên SVTH: Nguyễn Thị Thúy Vy NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................
  • 5. Pháp luật về bảo đảm quyền riêng tư của trẻ em: Lý luận và thực tiễn GVHD: ThS. Võ Thị Phương Uyên SVTH: Nguyễn Thị Thúy Vy DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Ý nghĩa BLDS Bộ luật Dân sự BLHS Bộ luật Hình sự LHQ Liên Hợp Quốc (The United Nation – UN) UDHR Tuyên ngôn thế giới về Nhân quyền (Universal Declaration of Human Rights) ICCPR Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị (International Covenant on Civil and Political Rights) HRC Ủy ban Nhân quyền (The United Nation Human Rights Council CRC Công ước Liên Hợp Quốc về Quyền Trẻ em (Convention on the Rights of the Child) COPPA Đạo luật bảo vệ quyền riêng tư của trẻ em trên mạng (Children’s Online Privacy Protection Act 1988)
  • 6. Pháp luật về bảo đảm quyền riêng tư của trẻ em: Lý luận và thực tiễn GVHD: ThS. Võ Thị Phương Uyên SVTH: Nguyễn Thị Thúy Vy MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1 1.Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu..........................................................................................................2 3. Phạm vi nghiên cứu ...........................................................................................................2 4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................................2 5. Bố cục luận văn...................................................................................................................2 CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUYỀN RIÊNG TƯ CỦA TRẺ EM VÀ BẢO ĐẢM QUYỀN RIÊNG TƯ CỦA TRẺ EM............................................................4 1. 1. Khái quát chung về quyền riêng tư của trẻ em.......................................................4 1.1.1. Khái niệm trẻ em và quyền riêng tư của trẻ em ..................................................4 1.1.1.1. Khái niệm trẻ em ................................................................................................4 1.1.1.2. Khái niệm quyền riêng tư của trẻ em...............................................................5 1.1.2. Lịch sử hình thành quyền riêng tư .......................................................................6 1.1.3. Đặc điểm của trẻ em và đặc điểm quyền riêng tư của trẻ em ...........................9 1.1.3.1. Đặc điểm của trẻ em ..........................................................................................9 1.1.3.2. Đặc điểm quyền riêng tư của trẻ em............................................................. 12 1.2. Khái quát chung về bảo đảm quyền riêng tư của trẻ em.....................................12 1.2.1. Khái niệm bảo đảm và khái niệm bảo đảm quyền riêng tư của trẻ em........ 12 1.2.2. Đặc điểm bảo đảm quyền riêng tư của trẻ em .................................................. 13 1.2.3. Nội dung bảo đảm quyền riêng tư của trẻ em .................................................. 14 1.2.4. Ý nghĩa của bảo đảm quyền riêng tư của trẻ em ............................................. 15 CHƯƠNG 2: BẢO ĐẢM QUYỀN RIÊNG TƯ CỦA TRẺ EM TRONG PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM .........................................................16 2.1. Pháp luật quốc tế về quyền riêng tư của trẻ em ....................................................16 2.1.1. Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền năm 1948 ............................................... 16 2.1.2. Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự, Chính trị 1966............................... 17 2.1.3. Công ước Liên Hợp Quốc về Quyền trẻ em năm 1989 ................................... 19 2.2. Pháp luật Việt Nam về quyền riêng tư của trẻ em................................................19 2.2.1. Nguyên tắc của pháp luật về quyền riêng tư của trẻ em trong Pháp luật Việt Nam..................................................................................................................................... 19 2.2.2. Quy định của pháp luật về quyền riêng tư của trẻ em.................................... 20 2.2.2.1. Quy định về quyền riêng tư của trẻ em qua các bản Hiến pháp............... 20 2.2.2.2. Quy định về quyền riêng tư của trẻ em qua Bộ luật Dân sự năm 2015 ... 22 2.2.2.3. Quy định về quyền riêng tư của trẻ em qua Luật Trẻ em năm 2016 ........ 24
  • 7. Pháp luật về bảo đảm quyền riêng tư của trẻ em: Lý luận và thực tiễn GVHD: ThS. Võ Thị Phương Uyên SVTH: Nguyễn Thị Thúy Vy 2.2.2.4. Quy định về quyền riêng tư của trẻ em qua Luật An ninh mạng năm 2018 ......................................................................................................................................... 26 2.2.3. Trách nhiệm của các chủ thể trong việc bảo đảm quyền riêng tư của trẻ em ............................................................................................................................................. 27 2.2.3.1. Trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền riêng tư của trẻ em ......................................................................................................................................... 27 2.2.3.2. Trách nhiệm của các chủ thể phi Nhà nước trong việc bảo đảm quyền riêng tư của trẻ em........................................................................................................ 30 2.2.4. Các chế tài, xử phạt hành vi xâm phạm quyền riêng tư theo pháp luật Việt Nam..................................................................................................................................... 32 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM BẢO ĐẢM QUYỀN RIÊNG TƯ CỦA TRẺ EM Ở VIỆT NAM.....................................................................34 3.1. Thực trạng bảo đảm quyền riêng tư của trẻ em ở Việt Nam..............................34 3.1.1. Thực trạng quy định pháp luật Việt Nam về bảo đảm quyền riêng tư của trẻ em........................................................................................................................................ 34 3.1.1.1. Ưu điểm ............................................................................................................ 34 3.1.1.2. Hạn chế............................................................................................................. 35 3.1.2. Thực trạng xâm phạm quyền riêng tư của trẻ em ở Việt Nam...................... 39 3.1.2.1. Sự lơ là trong công tác quản lý, điều hành và chỉ đạo của cơ quan nhà nước trong bảo đảm quyền riêng tư của trẻ em trên không gian mạng ................. 39 3.1.2.2. Nhận thức của xã hội trong việc bảo vệ quyền riêng tư của trẻ em còn hạn chế ................................................................................................................................... 40 3.2. Một số giải pháp nhằm bảo đảm quyền riêng tư của trẻ em. .............................46 3.2.1. Xây dựng hệ thống pháp luật đồng bộ và thống nhất để bảo đảm quyền riêng tư của trẻ em ........................................................................................................... 46 3.2.2. Đổi mới, hoàn thiện quy định pháp luật về bảo vệ quyền riêng tư của trẻ em trong các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành..................................................... 47 3.2.3. Thiết lập cơ chế riêng và xây dựng cơ quan chuyên trách bảo vệ quyền riêng tư của trẻ em ........................................................................................................... 48 3.2.4. Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về quyền riêng tư của trẻ em đến mọi tầng lớp nhân dân................................................................................. 49 3.2.5. Cần đưa chương trình giáo dục quyền riêng tư của trẻ em vào hệ thống giáo dục quốc dân nhằm nâng cao hiểu biết về pháp luật của người dân............. 50 KẾT LUẬN............................................................................................................................52 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
  • 8. Pháp luật về bảo đảm quyền riêng tư của trẻ em: Lý luận và thực tiễn GVHD: ThS. Võ Thị Phương Uyên 1 SVTH: Nguyễn Thị Thúy Vy LỜI MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Xã hội luôn đặt nhiều kì vọng ở lớp người trẻ tuổi, có thể nhận thấy được rằng việc bảo vệ, chăm sóc trẻ em là một trong những nhiệm quan trọng hàng đầu của mỗi quốc gia, dân tộc, bởi "Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai" (UNESCO). Công ước Liên Hợp Quốc về Quyền Trẻ em năm 1989 ra đời ghi nhận các quyền cơ bản của trẻ em bao gồm cả quyền riêng tư của trẻ em. Có thể khẳng định được rằng cũng chính công ước này thể hiện sự tôn trọng và quan tâm của cộng đồng quốc tế đối với trẻ em. Trong toàn bộ các quyền của trẻ em được ghi nhận cụ thể trong Công ước, thì quyền riêng tư là một quyền trừu tượng, nhạy cảm dễ bị bỏ qua nhưng lại đóng vai trò vô cùng quan trọng. Trẻ em cũng thuộc nhóm người dễ bị tổn thương cần nhận được sự quan tâm, chia sẻ của cộng đồng nên những hành động có hại hay mang đến những tổn thương cho các em cần được lên án và tẩy chay. Để trẻ em phát triển một cách toàn diện cần bảo đảm những quyền cơ bản của trẻ em trong đó việc bảo đảm quyền riêng tư của trẻ em là không thể thiếu. Đây là trách nhiệm của toàn xã hội, tạo điều kiện để trẻ được học tập, rèn luyện và phát triển về mọi mặt. Trẻ em là đối tượng dễ bị xâm phạm về quyền riêng tư dưới nhiều hình thức khác nhau bởi các em còn nhỏ tuổi, quyền này của các em chưa thật sự được tôn trọng và tình trạng này diễn ra ngày càng có xu hướng nghiêm trọng. Trẻ em chưa nhận thức được về các quyền của mình và cũng như khả năng tự bảo vệ bản thân khi bị xâm phạm quyền riêng tư. Tôn trọng những điều riêng tư của trẻ, chính sự phát triển lành mạnh của trẻ. Ngày nay, nhiều trẻ bị tổn thương nặng nề, bị mất cơ hội học tập, sống trong nỗi sợ hãi sau khi bị xâm phạm thô bạo về quyền riêng tư. Để bảo đảm quyền riêng tư của trẻ em, Việt Nam đã ký kết và tham gia các tuyên ngôn, công ước của Liên Hợp Quốc về quyền con người mà trong đó có những văn bản đề cập đến quyền riêng tư và quyền riêng tư của trẻ em bao gồm Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự, Chính trị (Việt Nam tham gia ngày 24-12-1982); Công ước Liên Hợp Quốc về Quyền Trẻ em 1989 (Việt Nam tham gia ngày 26-1-1990, phê chuẩn ngày 28-2-1990). Hơn thế nữa, Nhà nước ta có những quy định riêng biệt được quy định nhiều trong các văn bản khác nhau như: Hiến pháp năm 2013, Bộ luật Dân sự năm 2015, Bộ luật Hình sự năm 2015, Luật Trẻ em năm 2016, Luật An ninh mạng năm 2018. Luật Trẻ em được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 11 thông qua bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/06/2017 đã góp phần quan trọng trong việc bảo đảm quyền riêng tư của trẻ em, từ đó trẻ em được phát triển đầy đủ trong bầu không khí hạnh phúc, yêu thương và cảm thông.
  • 9. Pháp luật về bảo đảm quyền riêng tư của trẻ em: Lý luận và thực tiễn GVHD: ThS. Võ Thị Phương Uyên 2 SVTH: Nguyễn Thị Thúy Vy Thực tế quy định về quyền riêng tư của trẻ em vẫn chưa nhận được sự quan tâm của cộng đồng và còn nhiều khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực thi, nên chưa đạt được những hiệu quả thực sự. Công tác bảo đảm quyền riêng tư của trẻ em ở Việt Nam vẫn còn tồn tại một số hạn chế trong khi thực trạng xâm phạm quyền riêng tư của trẻ em ngày càng phổ biến cùng với sự bùng nổ của khoa học công nghệ đã và đang ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của trẻ em. Nhận thấy tầm quan trọng của vấn đề này, nên tác giả đã chọn đề tài “Pháp luật về bảo đảm quyền riêng tư của trẻ em: Lý luận và thực tiễn” làm đề tài tốt nghiệp cử nhân luật. 2. Mục tiêu nghiên cứu Thông qua nghiên cứu đề tài “Pháp luật về bảo đảm quyền riêng tư của trẻ em”, người viết hướng đến mục đích là nhằm để tìm hiểu vấn đề lý luận về quyền riêng tư của trẻ em, nghiên cứu các quy định của pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam về quyền riêng tư của trẻ em. Mặt khác, luận văn cũng đề cập đến thực trạng xâm phạm quyền riêng tư của trẻ em ở Việt Nam cũng như tìm ra những điểm hạn chế và đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm bảo đảm tốt hơn quyền riêng tư của trẻ em trong thời gian tới. 3. Phạm vi nghiên cứu Trong khuôn khổ luận văn này, người viết không đề cập đến các quyền của trẻ em mà chỉ trình bày những vấn đề liên quan đến việc bảo đảm quyền riêng tư của trẻ em, kết hợp giữa nghiên cứu đánh giá thực trạng bảo đảm quyền riêng tư của trẻ em ở Việt Nam từ năm 2015 đến nay, qua đó đưa ra những hạn chế trong việc bảo đảm quyền riêng tư của trẻ em, cũng như đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả của việc bảo vệ quyền riêng tư của trẻ em ở Việt Nam. 4. Phương pháp nghiên cứu Để giải quyết các vấn đề mà đề tài đặt ra, người viết đi từ khái quát đến cụ thể, từ cái chung đến cái riêng và sử dụng các phương pháp như: phương pháp tổng hợp, phân tích, đánh giá, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh, kết hợp nghiên cứu lý luận và thực tiễn,…Bên cạnh đó còn tham khảo các tài liệu từ sách, báo, tạp chí,…nhằm hệ thống hóa các vấn đề cơ bản liên quan đến đề tài, phân tích đánh giá và rút ra kết luận. 5. Bố cục luận văn Ngoài Phần mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu 3 chương như sau: Chương 1: Khái quát chung về quyền riêng tư của trẻ em và bảo đảm quyền riêng tư của trẻ em.
  • 10. Pháp luật về bảo đảm quyền riêng tư của trẻ em: Lý luận và thực tiễn GVHD: ThS. Võ Thị Phương Uyên 3 SVTH: Nguyễn Thị Thúy Vy Chương 2: Bảo đảm quyền riêng tư của trẻ em trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam. Chương 3: Thực trạng và giải pháp nhằm bảo đảm quyền riêng tư của trẻ em ở Việt Nam.
  • 11. Pháp luật về bảo đảm quyền riêng tư của trẻ em: Lý luận và thực tiễn GVHD: ThS. Võ Thị Phương Uyên 4 SVTH: Nguyễn Thị Thúy Vy CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUYỀN RIÊNG TƯ CỦA TRẺ EM VÀ BẢO ĐẢM QUYỀN RIÊNG TƯ CỦA TRẺ EM 1. 1. Khái quát chung về quyền riêng tư của trẻ em 1.1.1. Khái niệm trẻ em và quyền riêng tư của trẻ em 1.1.1.1. Khái niệm trẻ em Trẻ em trước nay luôn là thành phần quan trọng trong mỗi gia đình. Trẻ em vốn là măng non của đất nước, sau này tiếp bước thế hệ đi trước, là tương lai của dân tộc và toàn nhân loại. Tương lai của dân tộc và của toàn nhân loại phụ thuộc vào sự chăm sóc, giáo dục, sức khoẻ, trí tuệ, năng lực của thế hệ trẻ. Về mặt pháp lý, trẻ em theo quy định của pháp luật không phân biệt gái, trai, không phân biệt dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội đều được hưởng các quyền theo quy định của pháp luật. Khái niệm trẻ em được quy ước theo nhiều cách khác nhau. Các tổ chức của LHQ như Quỹ Dân số (UNFPA), Tổ chức Lao động Quốc Tế (ILO), Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa (UNESCO) quy định trẻ em là người dưới 15 tuổi. Điều 1 CRC trẻ em được xác định “Trẻ em có nghĩa là bất kỳ người nào dưới 18 tuổi, trừ trường hợp pháp luật có thể được áp dụng với trẻ em đó quy định tuổi thành niên sớm hơn”1. Đây được xem là quy định mở, 18 tuổi là mức tiêu chuẩn cho các quốc gia có thể quy định độ tuổi dưới 18 tuổi không áp dụng bắt buộc với mọi quốc gia nào, vì vậy độ tuổi của trẻ em giữa các quốc gia trên thế giới là khác nhau. Theo quy định tại Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày tháng 6 năm 2004 và có hiệu lực thi hành từ 01 tháng 01 năm 2005 thì “Trẻ em quy định trong Luật này là công dân Việt Nam dưới mưới sáu tuổi”2. Tuy nhiên, trong Điều 1 Luật Trẻ em năm 2016 thay thế cho Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 với quy định: “Trẻ em là người dưới 16 tuổi”3. Đối với Luật trẻ em năm 2016 thì không còn đề cập đến trẻ em chỉ là công dân Việt Nam như Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 mà chỉ nói chung “Trẻ em là người dưới 16 tuổi” theo Điều 1, lúc này thì đối tượng áp dụng của luật bao gồm trẻ em người nước ngoài và người không quốc tịch cư trú tại Việt Nam, từ đó càng có thể thấy pháp luật Việt Nam ngày càng hoàn thiện và sự bình đẳng của pháp luật trong bảo đảm quyền trẻ em, trẻ em không chỉ là công dân Việt Nam mà còn là người nước ngoài và người không quốc tịch cư trú tại Việt Nam. 1 Điều 1 Công ước Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em năm 1989. 2 Điều 1 Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004. 3 Điều 3 Luật Trẻ em năm 2016.
  • 12. Pháp luật về bảo đảm quyền riêng tư của trẻ em: Lý luận và thực tiễn GVHD: ThS. Võ Thị Phương Uyên 5 SVTH: Nguyễn Thị Thúy Vy 1.1.1.2. Khái niệm quyền riêng tư của trẻ em Từ điển Tiếng Việt định nghĩa “Quyền là điều mà pháp luật và xã hội công nhận, cho được hưởng, được làm, được đòi hỏi”4. “Riêng tư” là một khái niệm tương đối khó xác định, theo nghĩa rộng, quyền này được hiểu là “quyền được một mình”, theo nghĩa hẹp, đây là “Riêng của từng người, từng cá nhân”5. Quyền riêng tư là một trong những quyền cơ bản, liên quan mật thiết đến sự tự tôn và phẩm giá con người. Sự riêng tư trao cho mỗi cá nhân một không gian để là chính mình mà không bị người khác phán xét một cách vô cớ, cho phép mỗi người suy nghĩ một cách tự do mà không bị kỳ thị hoặc phân biệt, đối xử, cũng như khả năng kiểm soát ai được biết gì về bản thân mình6. Quyền riêng tư là quyền bất khả xâm phạm của con người nói chung và của trẻ em nói riêng. Mỗi người sở hữu những quyền riêng tư của mình về hình ảnh, thông tin cá nhân, gia đình, các mối quan hệ, bí mật đời riêng tư, bí mật gia đình. Đó là các thông tin liên quan đến tinh thần, vật chất, các quan hệ xã hội. Hội đồng Calcutt ở Vương quốc Anh cho rằng: “không nơi nào chúng ta có thể tìm thấy một định nghĩa hoàn toàn thỏa đáng về quyền riêng tư”. Nhưng Hội đồng này đã hài lòng với định nghĩa sau: Quyền riêng tư là các quyền của cá nhân được bảo vệ để chống lại sự xâm nhập vào đời sống cá nhân hay công việc của mình (hoặc những người trong gia đình) bằng các phương tiện vật lý trực tiếp hoặc bằng cách công bố thông tin7. Theo Fernando Volio Jiménez, thì quyền riêng tư mang tính bao trùm bởi quyền con người: “Theo một ý nghĩa nào đó, tất cả các quyền con người là các phương diện khác nhau của quyền riêng tư”8. Robert Ellis Smith, biên tập viên của Tạp chí Bảo mật, xác định quyền riêng tư là “những mong muốn của mỗi người chúng ta cho không gian vật lý mà chúng ta có thể hoàn toàn không bị gián đoạn, xâm nhập, bối rối, hoặc chịu trách nhiệm và kiểm soát được thời gian và cách thức tiết lộ thông tin của cá nhân thông tin về bản thân”9. Theo khoản 1 Điều 21 của Hiến pháp năm 2013 có quy định “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có 4 Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, tr1068. 5 Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, tr1087. 6 Nguyễn Thị Quế Anh, Vũ Công Giao, Ngô Minh Hương, Lã Khánh Tùng, Quyền về sự riêng tư, Nxb. Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2018, tr.13. 7 Report of the Committee on Privacy and Related Matters, Chairman David Calcutt QC, 1990, Cmnd. 1102, London: HMSO, at 7. 8 Volio Fernando: Legal personality, privacy and the family in The International Bill of Rights, New York, Columbia University Press,1981, tr.126. 9 Robert Ellis Smith, Ben Franklin’s Web Site 6 (Sheridan Books 2000).
  • 13. Pháp luật về bảo đảm quyền riêng tư của trẻ em: Lý luận và thực tiễn GVHD: ThS. Võ Thị Phương Uyên 6 SVTH: Nguyễn Thị Thúy Vy quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình. Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an toàn”10. Theo quy định trên, từ “mọi người” được hiểu là tất cả mọi người bao gồm cả trẻ em đều được pháp luật đối xử công bằng, bình đẳng, được pháp luật bảo vệ các quyền cơ bản mà không bị phân biệt đối xử mà trong đó có quyền riêng tư. Vậy “Quyền riêng tư là quyền của các cá nhân được phép giữ kín những thông tin, tư liệu, dữ liệu gắn liền với cuộc sống riêng tư của mình, quyền bất khả xâm phạm về thân thể, về nơi ở, về thư tín, điện thoại, điện tín và các thông tin điện tử khác mà không một chủ thể nào có quyền tiếp cận, công khai trừ trường hợp được chính người này đồng ý hoặc được bằng quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền”11. Trẻ em là con người nhưng nằm trong nhóm dễ bị tổn thương, có những nhu cầu đặc biệt và có quyền được hưởng sự chăm sóc, bảo vệ một cách đặc biệt nên khả năng tự bảo vệ bản thân trước các nguy cơ bị xâm phạm quyền riêng tư còn rất hạn chế. Quyền riêng tư của trẻ em là một khía cạnh của quyền riêng tư, được khẳng định tại Điều 16 Công ước Liên Hợp Quốc về Quyền Trẻ em 1989: "Không trẻ em nào chịu sự can thiệp tùy tiện hay bất hợp pháp vào việc riêng tư, gia đình, nhà cửa hoặc thư tín cũng như sự công kích bất hợp pháp vào danh dự và thanh danh của các em"; "Trẻ em có quyền được pháp luật bảo vệ chống lại sự can thiệp hay công kích như vậy"12. Từ đó, khái niệm quyền riêng tư của trẻ em được người viết hiểu như sau: “Quyền riêng tư của trẻ em là quyền của trẻ em được phép giữ kín những thông tin, tư liệu, dữ liệu gắn liền với cuộc sống riêng tư của bản thân, quyền bất khả xâm phạm về thân thể, về nơi ở, về thư tín, điện thoại, điện tín và các thông tin điện tử khác mà không một chủ thể nào được quyền tiếp cận, công khai trừ trường hợp được trẻ em đồng ý hoặc được bằng quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.” Quyền riêng tư của trẻ em bảo đảm cho trẻ em được hưởng sự giúp đỡ của mọi người, chống lại mọi sự xâm phạm bất hợp pháp vào việc riêng tư, gia đình, nhà cửa hoặc thư tín cũng như sự công kích bất hợp pháp vào danh dự và nhân phẩm của trẻ em. 1.1.2. Lịch sử hình thành quyền riêng tư Sự riêng tư có nguồn gốc sâu xa trong lịch sử, quyền riêng tư sơ khai xuất hiện cùng với sự ra đời của nhà nước. mặc dù vào thế kỉ XIX – XX quyển riêng tư mới được phổ biến rộng rãi. Ví dụ trong Kinh Thánh có nhiều điều đề cập đến quyền riêng 10 Khoản 1 Điều 21 Hiến pháp năm 2013. 11Thái Thị Tuyết Dung: “Quyên riêng tư trong thời đại công nghệ thông tin”, Thông tin pháp luật dân sự, https://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2012/07/02/quyen-ring-tu-trong-thoi-dai-cng-nghe-thng-tin/ [truy cập ngày 17-3-2021]. 12 Điều 16 Công ước Liên Hợp Quốc về Quyền Trẻ em năm 1989.
  • 14. Pháp luật về bảo đảm quyền riêng tư của trẻ em: Lý luận và thực tiễn GVHD: ThS. Võ Thị Phương Uyên 7 SVTH: Nguyễn Thị Thúy Vy tư; trong nền văn minh Hebrew, nền văn minh Hy Lạp cổ đại và cả Trung Quốc cổ đại cũng có đề cập đến bảo vệ sự riêng tư13. Trong xã hội nguyên thủy, cuộc sống bầy đàn cũng như tính gắn kết cộng đồng cao, dường như tính riêng tư của cá nhân bị “bỏ quên”, và con người trong xã hội đó không có khái niệm cũng như không đòi hỏi cái gọi là “riêng tư” cho bản thân mình. Phải đến khi hình thái nhà nước đầu tiên thực sự xuất hiện – là nhà nước chiếm hữu nô lệ – thì “quyền riêng tư” mới manh nha xuất hiện như trường hợp lời thề Hippocrate trong ngành y, đó là việc các thầy thuốc phải tuyên thệ về việc giữ bí mật với hồ sơ bệnh án14. Với một xã hội mang tính bất bình đẳng cao giữa các giai cấp như xã hội chiếm hữu nô lệ thì các quyền con người nói chung và quyền riêng tư nói riêng là quyền mà chỉ tầng lớp chủ nô mới có; còn giai cấp nô lệ – được xem là một thứ “tài sản biết nói” của chủ nô – thì không có gì liên quan đến nô lệ mà chủ nô không có quyền được biết. Những gì liên quan đến nô lệ, bao gồm cả bí mật đời tư đều thuộc sở hữu và quyền quyết định của chủ nô. Do đó, quyền riêng tư trong giai đoạn này và cả dưới chế độ phong kiến không được chính thức ghi nhận bởi pháp luật, nó được coi là một “đặc quyền” mà chỉ có các tầng lớp cao quý trong xã hội (chủ nô, lãnh chúa phong kiến…) mới được hưởng15. Quyền riêng tư đã bắt đầu xuất hiện trong xã hội chiếm hữu nô lệ và phát triển cho đến ngày nay. Tuy nhiên, tính rõ ràng của thuật ngữ cũng như tính pháp lý của quyền này chỉ thực sự được khẳng định cùng với sự ra đời và phát triển của chủ nghĩa tư bản. Vì vậy, quyền riêng tư có nguồn gốc từ phương Tây và phát triển nhờ sự phát triển của chủ nghĩa tư bản. Năm 1361, Thủ tướng William Pitt đã viết: “Những người nghèo nhất có thể thách thức để buộc tất cả các quan chức phải tôn trọng. Mặc dù, căn nhà của họ có thể là xập xệ, mái của nó có thể lắc, gió có thể thổi, các cơn bão có thể vào, mưa có thể xâm nhập nhưng vua nước Anh không thể vào nhà được”. Câu nói trên của ngài Thủ tướng thể hiện được sự riêng tư của mỗi người, cụ thể là mọi người dân đều có sự riêng tư trong chính căn nhà của mình va được an toàn mà không phải 13 Privacy and human rights An International Servey of Privacy Laws and Practice, http://gilc.org/privacy/survey/intro.html, [truy cập ngày 24-3-2021]. 14 Quyền được giữ bí mật đối với hồ sơ bệnh án đã xuất hiện từ thời Hippocrate, đó là “Lời thề Hippocrate” mà mọi Y sinh trước khi được công nhận trở thành một thầy thuốc đều phải tuyên thệ. Lời thề này vẫn còn được áp dụng cho đến ngày hôm nay, dù cho lời thề đã có thể thay đổi hành văn tuỳ nơi, nhưng nội dung vẫn hàmchứa vấn đề y đức có nêu trong lời thề Hippocrate nguyên thuỷ – được lược dịch như sau: “…Bất kỳ một điều gì tôi nghe hoặc thấy mà có liên quan đến bệnh nhân hoặc thậm chí chỉ liên quan một phần – những điều không nên bàn tán, tôi sẽ giữ im lặng và coi đó là những điều bí mật thiêng liêng, không xâm phạm, trọn đời tôi chỉ là thực thi chuyên môn”. Xem thêm: Hà Nguyên, Quyền riêng tư và được bảo mật thông tin của bệnh nhân, https://www.ykhoanet.com/binhluan/hanguyen/36.htm, [truy cập ngày 24-3-2021]. 15Thái Thị Tuyết Dung: “Quyền riêng tư trong thời đại công nghệ thông tin”, Thông tin pháp luật dân sự, https://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2012/07/02/quyen-ring-tu-trong-thoi-dai-cng-nghe-thng-tin/, [truy cập ngày 24-03-2021].
  • 15. Pháp luật về bảo đảm quyền riêng tư của trẻ em: Lý luận và thực tiễn GVHD: ThS. Võ Thị Phương Uyên 8 SVTH: Nguyễn Thị Thúy Vy chịu sự can thiệp của Chính phủ. Năm 1776, Quốc hội Thụy Điển đã ban hành Luật “Access to Public Records” yêu cầu tất cả các thông tin của công dân mà Chính phủ có chỉ được sử dụng cho mục đích hợp pháp. Năm 1792, Tuyên bố về Quyền của con gười và công dân ghi nhận rằng: “Tài sản tư nhân là bất khả xâm phạm và thiêng liêng”16. Vào cuối thế kỉ 19, cụ thể là năm 1890 quyền riêng tư đã lần đầu tiên xuất hiện bởi hai học giả người Mỹ là Luật sư và sau này là Thẩm phán Tòa án tối cao Hoa Kì Louis Brandeis và Samuel D.Warren được đăng trên tạp chí Luật Harvard với nghiên cứu “The Right to Privacy” được đánh giá là một trong những tác phẩm quan trọng nhất, là nền tảng cho sự phát triển của pháp luật về quyền riêng tư trong hệ thống pháp luật Hoa Kì. Hai học giả không đưa ra một định nghĩa cụ thể về quyền riêng tư mà chỉ sử dụng thuật ngữ “quyền được cho phép một mình”, đã cho rằng nó là một trong những tự do cần được bảo vệ nhất của một nền dân chủ, nó được hiểu là quyền của một người muốn được ẩn mình khỏi sự chú ý của người khác17 . Trên phương diện quốc tế và ở những quốc gia phát triển, đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về sự riêng tư kể từ cuối thế kỷ XIX, nhất là trong những năm 60 của thế kỷ XX. Tuy nhiên, có một nhận định chung được nhiều nhà nghiên cứu thừa nhận “quyền riêng tư là một khái niệm quá rộng và hầu như không thể định nghĩa”18. Quyền riêng tư của con người bắt đầu phổ biến rộng rãi cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ. Quyền riêng tư là một trong những quyền cơ bản của con người được ghi nhận trong các văn kiện pháp lý quốc tế về quyền con người. Trong những năm 40 của thế kỉ XX, quyền con người được ghi nhận tại Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền năm 1948, tuy tính pháp lý được đề cập trong UDHR năm 1948 nhưng thực chất nó đã được quy định từ trước. Quyền riêng tư lần đầu tiên được đề cập trong Điều 12 của UDHR năm 1948: “Không ai phải chịu sự can thiệp một cách tùy tiện vào cuộc sống riêng tư, gia đình, nơi ở hoặc thư tín, cũng như bị xúc phạm danh dự hoặc uy tín cá nhân. Mọi người đều có quyền được pháp luật bảo vệ chống lại sự can thiệp và xâm phạm như vậy “19.Quy định này được nhắc lại và cụ thể hóa tại Điều 17 của ICCPR 1966: “Không ai bị can thiệp một cách tùy tiện hoặc bất hợp pháp vào đời sống riêng tư, gia đình, nhà ở, thư tín hoặc bị xâm phạm bất hợp pháp đến danh dự và uy tín. 16Thái Thị Tuyết Dung: “Quyền riêng tư trong thời đại công nghệ thông tin”, Thông tin pháp luật dân sự, https://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2012/07/02/quyen-ring-tu-trong-thoi-dai-cng-nghe-thng-tin/, [truy cập ngày 24-03-2021]. 17 Samuel Warren and Louis Brandeis (1890), “The Right to Privacy”, 4 Havard Law Review tr.193-220 18 Thạc sỹ Đỗ Hải Hà, “Quyền riêng tư của người lao động”, Tạp chí Khoa học Pháp lý, số 3 năm 2009. 19 Điều 12 Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền năm 1948.
  • 16. Pháp luật về bảo đảm quyền riêng tư của trẻ em: Lý luận và thực tiễn GVHD: ThS. Võ Thị Phương Uyên 9 SVTH: Nguyễn Thị Thúy Vy Mọi người đều có quyền được pháp luật bảo vệ chống lại những can thiệp hoặc xâm phạm như vậy”20. Học giả Ruth Gavison viết trong tác phẩm “Privacy and Limit of the law” rằng: “Riêng tư là thuật ngữ được sử dụng với nhiều ý nghĩa. Đối với tôi, có hai vấn đề quan trọng về quyền riêng tư. Thứ nhất liên quan tới bản chất của quyền riêng tư: Riêng tư là một trạng thái, một quyền, một yêu cầu, một dạng thực của sự kiểm soát, hay một giá trị? Câu hỏi thứ hai liên quan tới những yếu tố thuộc về quyền riêng tư: là liên quan tới thông tin, quyền tự chủ, yếu tố định danh cá nhân, sự tiếp xúc về thân thể?”21. Ruth Gavison đã phân tích rằng quyền riêng tư là sự kiểm soát đối với những vấn đề thuộc về cá nhân. 1.1.3. Đặc điểm của trẻ em và đặc điểm quyền riêng tư của trẻ em 1.1.3.1. Đặc điểm của trẻ em Trẻ em là một cơ thể đang lớn và phát triển. Quá trình lớn và phát triển của trẻ em cũng tuân theo quy luật chung của sự tiến hoá sinh vật; đi từ thấp lên cao, từ đơn giản đến phức tạp. Sự phát triển về mặt thể chất của mỗi đứa trẻ diễn ra không đều, chiều cao diễn ra nhanh hơn cân nặng, sức đề kháng tăng22.  Sự phát triển về cân nặng Trẻ sơ sinh: Trẻ <2500g là trẻ đẻ non, đẻ yếu, suy dinh dưỡng bào thai. Cân nặng khi sinh: trẻ trai 3100g ( ± 350g), gái 3060 ( ± 340g ). Cân nặng con dạ lớn hơn con so,trẻ trai lớn hơn trẻ gái. Vào ngày thứ 2-3 sau đẻ có hiện tượng sụt cân sinh lý, trẻ sẽ đạt được cân nặng ban đầu vào ngày 10 sau đẻ. Trẻ đẻ non thì tỉ lệ sụt cân nhiều hơn và hồi phục chậm hơn. Cân nặng của trẻ trong năm đầu: Cân nặng của trẻ tăng nhanh nhất trong 3 tháng đầu sau đó tăng chậm dần. Cân nặng của trẻ tăng gấp đôi lúc sinh vào tháng thứ 4 và 5,gấp 3 vào cuối năm. Trong 6 tháng đầu mỗi tháng trẻ tăng 750g , 6 tháng sau tăng 250g / tháng, 1 tháng trung bình 9,6 kg. Từ 2- 10 tuổi: Cân nặng tăng chậm, trung bình mỗi năm trẻ tăng 1,5- 2 kg. Cân nặng của trẻ gái thường nhẹ hơn trẻ trai khoảng 1 kg.  Sự phát triển chiều cao Trẻ sơ sinh: chiều cao của trẻ sơ sinh đủ tháng là : Trẻ trai: 50± 1,5 cm. Trẻ gái: 50 ± 1,3 cm. Trẻ đẻ non < 45cm. Chiều cao của con dạ thường > con so và trẻ trai > trẻ gái. 20 Điều 17 Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị năm 1966. 21 Ruth Gavision (1980), “Privacy and the limit of the law”, The Yale Law Journal, Vol 89, No3, tr.424. 22 Theo Điều dưỡng Việt: “Phát triển thể chất của trẻ em” , http://vienyhocungdung.vn/phat-trien-the-chat-cua- tre-em-20160331141007081.htm, [truy cập ngày 20-02-2021].
  • 17. Pháp luật về bảo đảm quyền riêng tư của trẻ em: Lý luận và thực tiễn GVHD: ThS. Võ Thị Phương Uyên 10 SVTH: Nguyễn Thị Thúy Vy Trong năm đầu : chiều cao của trẻ tiếp tục tăng nhanh nhất là trong 3 tháng đầu Tháng đầu tăng từ 3- 3,5 cm. Ba tháng tiếp theo tăng từ 2-2,5 cm. Sáu tháng cuối chỉ tăng từ 1-1,5 cm. Cuối năm: cao trẻ gái là 73,25±2,8cm, trẻ trai đạt được 74,54±2,3cm. Trung bình 1 tuổi trẻ cao 75 cm. Trẻ trên 1 tuổi: chiều cao của trẻ trên 1 tuổi là: Từ năm thứ hai trở đi tốc độ tăng chiều cao từ năm thứ hai trở đi chậm hơn năm đầu (tăng 7,5 sau đó là 6,5 cm, các năm sau tăng 4 cm đối với trẻ gái , 4,5 đối với trẻ trai). Giai đoạn dậy thì : có sự tăng vọt có thể tăng 8 - 9 cm/năm. Sau đó tốc độ tăng chiều cao giảm nhanh. Con gái đạt được chiều cao cuối cùng vào khoảng 19-21 tuổi, con trai khoảng 20-25 tuổi. Mỗi đứa trẻ được sinh ra và lớn lên đều trải qua các quá trình biến đổi tâm sinh lý khác nhau, các giai đoạn tâm sinh lý sẽ thay đổi theo từng độ tuổi khác nhau. Cùng với sự phát triển thể chất và khả năng vận động, đời sống tâm lí của trẻ cũng được thể hiện rõ ở các giai đoạn tuổi như sau:23  Giai đoạn từ 0 đến 1 tuổi Trong những năm đầu của cuộc đời trẻ cần được người lớn thỏa mãn những nhu cầu bản năng, vì vậy năm đầu mối quan hệ mẹ con là mối quan hệ đặc biệt tác động đến sự phát triển của trẻ. Về ngôn ngữ trẻ 7-8 tháng biết phát ra âm đơn giản, biết lạ quen, 12 tháng tuổi biết nói một số từ đơn giản. Yếu tố tâm lý: trong giai đoạn này trẻ cần được quan tâm, yêu thương của người chăm sóc đặc biệt là vai trò của người mẹ. Nếu giai đoạn này người mẹ có những bất ổn về tâm lý như: sinh con ngoài ý muốn, dồn tất cả nỗi thất vọng, lo lắng của mình lên đưa trẻ; nếu đứa trẻ sống trong môi trường thay đổi liên tục hoặc những nhu cầu vật chất không được đáp ứng có thể gây nên những vấn đề tâm lý cho đứa trẻ. Nhưng điều quan trọng là trẻ cảm nhận được tình cảm của người mẹ, của các thành viên trong gia đình.  Giai đoạn từ 1 đến 3 tuổi Giai đoạn này trẻ tích cực thăm dò thế giới xung quanh vì trẻ đã biết đi. Nếu như trước đây người lớn mang đồ vật đến cho trẻ còn bây giờ trẻ tự đến tiếp xúc với đồ vật bằng cảm giác và vận động. Sự phát triển ngôn ngữ, trẻ chủ động tiếp xúc với người lớn vừa nói vừa làm, trẻ hiểu lời nói trước khi biết nói. 23 Đơn vị tâm lý – Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố “Các giai đoạn phát triển tâm lý của trẻ từ 0 đến 16 tuổi”. Bệnh viện Nhi Đồng Thành phố, https://bvndtp.org.vn/cac-giai-doan-phat-trien-tam-ly-cua-tre-tu-0-den-16-tuoi/, [truy cập ngày 20-02-2021].
  • 18. Pháp luật về bảo đảm quyền riêng tư của trẻ em: Lý luận và thực tiễn GVHD: ThS. Võ Thị Phương Uyên 11 SVTH: Nguyễn Thị Thúy Vy Ví dụ mẹ bảo yêu em, trẻ sẽ cảm nhận được thông qua giọng nói, nét mặt, thái độ, cử chỉ của người mẹ. Ngôn ngữ của bé ở giai đoạn này, bé nói từ đơn rồi nói cụm từ và thành câu.  Giai đoạn từ 3 đến 6 tuổi Bé khám phá thế giới xung quanh một cách nhanh chóng, hoạt động tiếp xúc với đồ vật ngày càng mở rộng, vốn từ tăng nhanh, biết nói thành câu, biết nghe và kể chuyện. Trẻ thích thú trong các hoạt động trò chơi, học nói, học ăn hay đặt câu hỏi tại sao và bắt đầu đưa ra ý kiến. Giai đoạn này, cái tôi của trẻ được hình thành, bắt đầu nhận thức được giới tính hay đặt câu hỏi “tại sao?” Trong quan hệ tình cảm bé tiến tới nhận ra vị trí của mình giữa mọi người, thoát khỏi đòi hỏi tuyệt đối về mình.  Giai đoạn từ 6 đến 11 tuổi Hoạt động chủ yếu của giai đoạn này là học tập, bước vào các hoạt động trí nhớ, tư duy để trẻ bước vào trường học, đây là bước ngoặt quan trọng. Nội dung học tập được mở rộng nên ngôn ngữ của trẻ vượt ra phạm vi những từ ngữ sinh hoạt cụ thể mà đã bao gồm nhiều khái niệm khoa học trừu tượng. Đến cuối độ tuổi này nhân cách của bé được hình thành với những nếp sống, thói quen, những hành vi có ý thức, tự khép mình vào quy tắc xã hội hoặc theo những giá trị bản thân đã chấp nhận. Đây là giai đoạn hình mẫu, cho nên cha mẹ ở giai đoạn này không phải là người toàn năng trước mặt bé nữa mà vai trò hình mẫu rất quan trọng ở giai đoạn này.  Giai đoạn từ 11 đến 16 tuổi Bước sang giai đoạn này cơ thể trẻ lớn lên rất nhanh, có sự thay đổi trong hoạt động của hệ nội tiết và đáng chú ý nhất đó là sự phát dục. Vì vậy đây còn gọi là độ tuổi dậy thì. Các đặc điểm sinh dục phát triển, tuyến sinh dục bắt đầu hoạt động. Tuổi dậy thì con trai bắt đầu và kết thúc chậm hơn con gái từ 1-2 năm. Nhu cầu khẳng định bản thân, ý thức bản thân được coi là một bước biến chuyển. Tuy nhiên, giai đoạn này thiếu niên cũng rất nhạy cảm với những đánh giá của mọi người xung quanh. Do đó đôi khi chỉ là những thành công nhỏ được người khác quá chú ý cũng dể tạo cho các em tự cao , đánh giá cao bản thân của mình. Trái lại những thất bại nhỏ nếu bị dè biểu cũng có thể gây cho các em rụt rè, tự ti. Sự ổn định hình thành nhân cách trước đây sẽ bị phá vỡ, tạo nên sự thay đổi cấu trúc nhân cách, từ trẻ em sang người lớn trưởng thành. Thường các em chưa nhận thức được mặt tốt và mặt xấu ở trong xã hội trong khi đây là lứa tuổi hay tìm kiếm, thực nghiệm và lứa tuổi chống đối. Vì vậy các em cần có sự quan tâm hỗ trợ, dìu dắt hướng dẫn của người lớn.
  • 19. Pháp luật về bảo đảm quyền riêng tư của trẻ em: Lý luận và thực tiễn GVHD: ThS. Võ Thị Phương Uyên 12 SVTH: Nguyễn Thị Thúy Vy 1.1.3.2. Đặc điểm quyền riêng tư của trẻ em Đặc điểm quyền riêng tư của trẻ em được xác định như sau: Trẻ em được quyền giữ kín bí mật về thông tin cá nhân, hình ảnh cá nhân, tình trạng sức khỏe, các thành viên trong gia đình, tài sản cá nhân, thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác mà không cần phải khai báo với bất cứ ai trừ khi bản thân đồng ý hoặc yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Không một cơ quan, tổ chức, cá nhân nào được phép công bố, kiểm soát, tiết lộ thông tin liên quan đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình, thư tín, điện thoại, điện tín của trẻ em mà không được sự đồng ý của trẻ em hoặc sự cho phép của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 1.2. Khái quát chung về bảo đảm quyền riêng tư của trẻ em 1.2.1. Khái niệm bảo đảm và khái niệm bảo đảm quyền riêng tư của trẻ em Quyền con người nói chung, quyền riêng tư của trẻ em nói riêng là những quyền vốn có, từ lúc sinh ra cho đến lúc chết đi, mỗi người đều có quyền riêng tư như nhau. Đây không phải là việc riêng của một cá nhân nào mà chính là trách nhiệm của toàn xã hội. Pháp luật Việt Nam và các công ước quốc tế cũng đã ghi nhận về quyền riêng tư. Quyền riêng tư của trẻ em đã trở thành đối tượng điều chỉnh của pháp luật, được pháp luật chấp nhận và bảo vệ nên mới trở thành quyền riêng tư của trẻ em. Pháp luật đã góp phần xây dựng nên quyền trẻ em nói chung và quyền riêng tư của trẻ em nói riêng. Quyền riêng tư của trẻ em không chỉ được pháp luật thừa nhận mà còn được sự công nhận của xã hội. Mặc dù quyền riêng tư của trẻ em đã được Hiến định và luật định rõ ràng và chặt chẽ nhưng trên thực tế, việc bảo vệ quyền riêng tư của trẻ em hiện nay vẫn đang là việc không được mọi người thực sự xem trọng. Trẻ em là chủ thể dễ bị tổn thương, dễ nhạy cảm, còn non nớt cả về thể chất lẫn tâm hồn nên việc bảo vệ và bảo đảm quyền riêng tư của trẻ phải được thực hiện bằng các chính sách của pháp luật cụ thể là việc thường xuyên thanh tra, kiểm tra, giám sát các hành vi xâm phạm cũng như phổ biến pháp luật với mọi người dân. Chỉ có như vậy thì trẻ em mới được bảo đảm quyền của chính mình trong xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Khái niệm bảo đảm được Viện Ngôn ngữ học (tên tiếng Anh: Institute of Linguistics) thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam của Tác giả Hoàng Phê có viết: “Bảo đảm là làm cho chắc chắn thực hiện được, giữ gìn được hoặc có đầy đủ những gì cần thiết. Nói chắc chắn để cho người khác yên lòng. Nhận và chịu trách nhiệm làm tốt.”.24 Dưới góc độ của Điều 14 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính 24 Hoàng Phê (2003), Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, Đà Nẵng, tr.38.
  • 20. Pháp luật về bảo đảm quyền riêng tư của trẻ em: Lý luận và thực tiễn GVHD: ThS. Võ Thị Phương Uyên 13 SVTH: Nguyễn Thị Thúy Vy trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật.”.25 Dựa trên khái niệm bảo đảm người viết có thể suy ra được rằng: “Bảo đảm quyền riêng tư của trẻ em là việc mà các cơ quan, tổ chức, cá nhân cần làm trong việc tạo điều kiện về chính trị, pháp lý, kinh tế, xã hội, văn hóa, bảo đảm thực hiện các chính sách pháp luật để trẻ em có cơ hội tiếp cận, và hưởng tất cả các quyền riêng tư cơ bản bao gồm thân thể, thông tin, tư liệu, dữ liệu không thể tách rời cuộc sống của trẻ, được pháp luật công nhận, tôn trọng và bảo vệ.” Việc bảo đảm quyền riêng tư của trẻ em là việc cần thiết, cấp bách hiện nay đòi hỏi phải có sự chung tay của các cơ quan, các tổ chức, cá nhân trong hoạt động xây dựng và thực thi các chính sách, pháp luật nhằm bảo đảm quyền riêng tư của trẻ em. 1.2.2. Đặc điểm bảo đảm quyền riêng tư của trẻ em Ngày này, quyền trẻ em cụ thể là quyền riêng tư của trẻ em đang từng bước được cộng đồng quốc tế coi trọng và đã có những hành động cụ thể nhằm bảo đảm cho trẻ em được thực hiện những quyền của mình đối với xã hội. Quyền riêng tư của trẻ em là một trong những quyền quan trọng của trẻ cần được mọi người tôn trọng và được pháp luật bảo vệ. Trong đó, việc bảo vệ trẻ em tránh khỏi những xâm phạm về quyền riêng tư là trách nhiệm của toàn xã hội. Trẻ em là con người, là cá nhân nên đều có những quyền của riêng mình. Theo pháp luật quốc tế thì trẻ em ở tất cả các quốc gia đều không phân biệt màu da, dân tộc, giới tính, tôn giáo, độ tuổi, thành phần xuất thân. Dù sống ở trong chế độ xã hội nào, lãnh thổ khác nhau thì vẫn được pháp luật quốc tế công nhận là con người và được bảo đảm tất cả những quyền cơ bản, trong đó có quyền riêng tư. Quyền riêng tư của con người đã khó xác định thì để việc bảo đảm quyền riêng tư cho trẻ em lại càng khó hơn với suy nghĩ còn non nớt, vô tư cùng với tâm sinh lý chưa hoàn thiện, đa số trẻ em còn phụ thuộc vào gia đình, chưa ý thức được về các quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân và cũng thiếu khả năng tự bảo vệ mình, chưa đủ nhận thức về những hiểm nguy của xã hội diễn biến xung quanh mình, các em là đối tượng dễ bị xâm phạm và tổn thương nhất. Trẻ chưa biết thế nào là quyền riêng tư và hậu quả của việc bị xâm phạm quyền riêng tư sẽ ảnh hưởng lớn đến bản thân ra sao. Trẻ em cũng là con người, cũng có các quyền và lợi ích hợp pháp mà một người nên có nhưng đối với quyền riêng tư thì trẻ em càng phải được quan tâm nhiều hơn so với người trưởng thành. Đây là trách nhiệm của cộng đồng trong việc tôn trọng và bảo vệ quyền riêng tư của trẻ em, tạo điều kiện cho trẻ được học tập, rèn luyện và phát triển một cách tốt nhất. 25 Điều 14 Hiến pháp năm năm 2013.
  • 21. Pháp luật về bảo đảm quyền riêng tư của trẻ em: Lý luận và thực tiễn GVHD: ThS. Võ Thị Phương Uyên 14 SVTH: Nguyễn Thị Thúy Vy 1.2.3. Nội dung bảo đảm quyền riêng tư của trẻ em Có thể nhận thấy được rằng việc bảo vệ trẻ em là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của mỗi quốc gia, dân tộc. Mọi đứa trẻ đều hồn nhiên, ngây thơ như một trang giấy trắng, lại rất dễ bị tổn thương nên cần được nâng niu, yêu thương, cần được khuyến khích cho chúng can đảm hơn trong cuộc sống, được thoải mái vui chơi, học tập, không âu lo, buồn tủi cho nên việc yêu thương các em trẻ em là trách nhiệm của toàn xã hội chứ không phải của riêng ai. Việc ra đời quyền trẻ em cũng là một cách để thể hiện sự quan tâm của xã hội đối với những chủ nhân tương lai của đất nước. Trẻ em cũng cần được yêu thương và chăm sóc cho nên những hành động có hại hay mang đến những tổn thương cho các em cần được lên án và tẩy chay chẳng hạn như việc xâm phạm quyền riêng tư của trẻ em. Nhà nước đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc quản lý xã hội đối với các vấn đề trong xã hội nói chung cũng như vấn đề bảo đảm quyền riêng tư của trẻ em nói riêng. Pháp luật còn là công cụ để Nhà nước đưa ra các quyết định quan trọng, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mỗi người đặc biệt là với mỗi trẻ em ở một quốc gia đó. Hiện nay ở các nơi trên thế giới, quyền riêng tư của trẻ em không được bảo đảm hoàn toàn. Bảo đảm quyền riêng tư của con người hay quan trọng hơn là quyền riêng tư của trẻ em chưa bao giờ là một chuyện dễ dàng. Tuy đã được quy định bằng các công ước, các văn bản pháp luật nhưng tình trạng xâm phạm quyền riêng tư của trẻ em vẫn còn rất phổ biến khi con người ngày càng phụ thuộc vào các thiết bị công nghệ thì việc xâm phạm quyền riêng tư của trẻ em là không tránh khỏi. Khi thời đại công nghệ thông tin, mạng xã hội lên ngôi thì việc các bậc phụ huynh quản lý con cái ngày càng chặt chẽ hơn đôi khi dẫn đến xâm phạm quyền riêng tư của trẻ nghiêm trọng. Nhà nước Việt Nam xây dựng và ban hành các chính sách pháp luật phù hợp với thực tế cuộc sống, dựa trên thực tiễn đó, làm cơ sở tham gia đóng góp ý kiến rộng rãi của mọi người về vấn đề bảo đảm quyền riêng tư của trẻ em. Bảo đảm quyền riêng tư của con người nói chung cũng như bảo đảm quyền riêng tư của trẻ em nói riêng đã và đang được các quốc gia trên thế giới cũng như pháp luật Việt Nam thực hiện một cách nghiêm túc bằng các quy định của pháp luật, các chính sách bảo vệ quyền riêng tư của trẻ em. Pháp luật Việt Nam đã đưa ra các chế tài xử phạt, nhân danh quyền lực nhà nước, đưa các chính sách phù hợp trên cơ sở nghiêm túc thực hiện. Không những thế, Nhà nước kí kết các công ước, hiệp ước quốc tế bảo đảm các quyền con người không bị xâm phạm đặc biệt là đối với trẻ em khi tham gia phê chuẩn CRC vào năm 1990 bảo đảm quyền riêng tư của trẻ em không bị người khác xâm phạm.
  • 22. Pháp luật về bảo đảm quyền riêng tư của trẻ em: Lý luận và thực tiễn GVHD: ThS. Võ Thị Phương Uyên 15 SVTH: Nguyễn Thị Thúy Vy 1.2.4. Ý nghĩa của bảo đảm quyền riêng tư của trẻ em Phần trên, người viết đã nói về vấn đề định nghĩa, đặc điểm quyền riêng tư của trẻ em, tuy vậy vấn đề cần làm sáng tỏ việc bảo đảm quyền riêng tư của trẻ em có ý nghĩa gì đối với cá nhân trẻ, liệu việc bảo đảm quyền riêng tư của trẻ em có thật sự cần thiết. Bảo đảm quyền riêng tư của trẻ em là một trong những vấn đề cấp bách, có ý nghĩa toàn cầu, đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của trẻ, bởi lẽ ngày nay ta càng thấy xuất hiện nhiều những hành vi xâm phạm quyền riêng tư của trẻ em. Chính vì những lẽ này càng làm cho vấn đề bảo đảm quyền riêng tư của trẻ em được đặt lên hàng đầu và nhận được sự quan tâm nhiều hơn.Việc bảo đảm quyền riêng tư của trẻ em trong thời đại ngày nay đã ngăn chặn được nguy cơ bị xâm phạm mà người xâm phạm có khi lại là các bậc phụ huynh, nhà trường cố tình xâm phạm khi chưa được sự đồng ý của trẻ em. Không những thế, việc bảo đảm quyền riêng tư của trẻ em đã góp phần ngăn chặn, loại bỏ tình trạng phân biệt đối xử với trẻ em. Trước khi pháp luật quy định về quyền riêng tư của trẻ em trong những văn bản pháp luật thì mọi người tự cho mình cái quyền xâm phạm quyền riêng tư của trẻ cũng như xem việc đó là hết sức bình thường, không đáng quan tâm vì nghĩ trẻ em vẫn chưa nhận thức được điều đó. Bảo đảm quyền riêng tư của trẻ em còn mang ý nghĩa giúp trẻ em cảm thấy an toàn hơn tạo điều kiện thuận lợi giúp trẻ được học tập, phát triển trong môi trường lành mạnh. Hơn thế nữa, bảo đảm quyền riêng tư của trẻ em còn để trẻ tự do bày tỏ, quan tâm điểm, ý kiến cá nhân của mình khi không muốn cho người khác xen vào đời sống bí mật riêng tư của bản thân. Như vậy, người viết có thể khẳng định rằng sự tồn tại của những quy định bảo đảm quyền riêng tư của trẻ em là hết sức cần thiết, không chỉ cho sự phát triển toàn diện của trẻ em mà còn là sự tiến bộ chung của toàn xã hội.
  • 23. Pháp luật về bảo đảm quyền riêng tư của trẻ em: Lý luận và thực tiễn GVHD: ThS. Võ Thị Phương Uyên 16 SVTH: Nguyễn Thị Thúy Vy CHƯƠNG 2 BẢO ĐẢM QUYỀN RIÊNG TƯ CỦA TRẺ EM TRONG PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM 2.1. Pháp luật quốc tế về quyền riêng tư của trẻ em 2.1.1. Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền năm 1948 Tư tưởng về quyền về đời sống riêng tư phát triển cực thịnh cùng với sự phát triển của tư tưởng về các quyền cơ bản của con người trong những năm 40 của thế kỷ XX. UDHR do Đại Hội đồng LHQ thông qua ngày 10/12/1948. Tuyên ngôn gồm Lời nói đầu và 30 điều, do Ủy ban Quyền con người của LHQ soạn thảo từ năm 1947, trong đó có 28 điều ghi nhận các quyền và tự do cơ bản về cá nhân, kinh tế và xã hội của con người. Văn kiện này không phải là một điều ước quốc tế do vậy nó không trực tiếp xác lập các nghĩa vụ pháp lý cho các quốc gia, nhưng đã đưa ra một khuôn mẫu chung về quyền con người với một danh sách các quyền đầy đủ và rộng rãi hơn và đã được hầu hết các quốc gia chấp thuận. Chính vì vậy, tháng 10/1950, Đại Hội đồng LHQ đã thông qua Nghị quyết lấy ngày 10/12 là ngày quyền con người của toàn thế giới. Quyền riêng tư là một trong những quyền cơ bản của con người, có lịch sử nhận thức dài như nhân loại. Đặc biệt, thể hiện từ thế kỷ ánh sáng của thời kỳ Phục hưng tư sản, nhưng được chính thức ghi nhận tính pháp lý lần đầu tiên trong Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền năm 1948 (UDHR). Điều 12 Tuyên ngôn ghi nhận: “Không ai phải chịu sự can thiệp một cách tùy tiện vào cuộc sống riêng tư, gia đình, nhà ở hoặc thư tín cũng như bị xúc phạm về nhân phẩm hoặc uy tín của cá nhân. Mọi người đều được pháp luật bảo vệ chống lại sự xúc phạm và can thiệp như vậy”.26 UDHR đã đề cập đến quyền riêng tư là quyền của cá nhân mỗi người, không một ai được can thiệp, xâm phạm dưới mọi hình thức. Bảo đảm quyền riêng tư là việc cần thiết đối với mỗi một người. Tuyên ngôn trên tuy không đề cập đến trẻ em nhưng cách sử dụng từ ngữ đã thể hiện được sự bình đẳng, không phân biệt đối xử với bất kì ai. Trẻ em sinh ra cũng là con người, cũng phải có đầy đủ các quyền cơ bản mà một con người phải có, cũng sẽ được pháp luật bảo vệ, cũng được bảo đảm đầy đủ các quyền cơ bản như những người khác. Đối tượng mà UDHR nhắc đến ở đây là “Mọi người” tức là bất kì ai kể cả trẻ em cũng đều được bảo đảm quyền riêng tư của bản thân và không phải chịu sự can thiệp tùy tiện của người khác. Tất cả mọi người, không riêng gì trẻ em đều được pháp 26 Điều 12 Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền năm 1948.
  • 24. Pháp luật về bảo đảm quyền riêng tư của trẻ em: Lý luận và thực tiễn GVHD: ThS. Võ Thị Phương Uyên 17 SVTH: Nguyễn Thị Thúy Vy luật bảo vệ để chống lại sự xâm phạm cơ bản mà trước giờ rất ít người quan tâm. UDHR năm 1948 được xem là văn kiện nền tảng trong lĩnh vực nhân quyền. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại các quyền cơ bản của con người nói chung và quyền riêng tư nói riêng được quy định và bảo vệ ở cấp độ toàn cầu. 2.1.2. Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự, Chính trị 1966 ICCPR được thông qua vào năm 1966 có hiệu lực vào năm 1976 với 53 điều. Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Công ước này vào ngày 24/09/1982. Công ước là sự mở rộng và cụ thể hóa các quyền được bắt nguồn từ UDHR. Các quyền cụ thể được quy định trong Công ước đã tạo ra nghĩa vụ ràng buộc đối với các quốc gia thành viên trong việc bảo vệ, tôn trọng các quyền và tự do của con người. Quyền riêng tư được tái khẳng định lại tại Điều 17 ICCPR sau Điều 12 của UDHR “Không ai bị can thiệp một cách tùy tiện hoặc bất hợp pháp vào đời sống riêng tư, gia đình, nhà ở, thư tín, hoặc bị xâm phạm bất hợp pháp đến danh dự và uy tín. Mọi người đều có quyền được pháp luật bảo vệ chống lại những can thiệp hoặc xâm phạm như vậy.”27 HRC đã làm rõ hơn một số khía cạnh của điều 17 ICCPR trong Bình luận chung số 16 thông qua tại phiên họp lần thứ 31 năm 1988 của Ủy ban.28 Thuật ngữ “bất hợp pháp” (unlawful) trong Điều 17 đã được HRC giải thích: “không một sự can thiệp nào về đời tư có thể được chấp thuận trừ những trường hợp được quy định trong luật pháp. Việc can thiệp theo thẩm quyền của nhà nước chỉ được thực hiện trên nền tảng luật pháp, và những sự cho phép đó phải tuân thủ các quy định, đối tượng và mục đích của Công ước”29. Thuật ngữ “can thiệp tùy tiện” (arbitrary interference) dùng trong Điều 17 hàm nghĩa cả những can thiệp bất hợp pháp và những can thiệp được quy định trong pháp luật nhưng không phù hợp với các quy định khác của ICCPR30. Thuật ngữ “gia đình” (family) dùng trong Điều 17 cần được hiểu rộng theo nghĩa là “bất cứ từ nào chỉ nhà ở hay nơi cư trú của một người mà được sử dụng trong xã hội của các quốc gia thành viên”31. Thuật ngữ “nhà ở” là nơi cư trú, sinh sống hoặc nơi làm việc riêng, quyền riêng tư được nói đến bao gồm nơi làm việc của cá nhân. Các quốc gia cần chỉ ra trong báo cáo thực hiện Công ước những quy định pháp luật nước mình liên quan đến những trường hợp được và những biện pháp can thiệp vào đời tư cùng những hoàn cảnh cụ thể được áp dụng32. Không những thế, tính toàn vẹn và bảo mật của thư tín phải được bảo đảm cả về mặt pháp lý 27 Điều 17 Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự, Chính trị năm 1966. 28 Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội: “Quyền con người – Tập hợp những bình luận chung/Khuyến nghị chung của Ủy ban Công ước Liên Hợp Quốc”, Nxb. CAND, 2010. 29 Đoạn 3 Bình luận chung số 16. 30 Đoạn 4 Bình luận chung số 16. 31 Đoạn 5 Bình luận chung số 16. 32 Đoạn 7 Bình luận chung số 16.
  • 25. Pháp luật về bảo đảm quyền riêng tư của trẻ em: Lý luận và thực tiễn GVHD: ThS. Võ Thị Phương Uyên 18 SVTH: Nguyễn Thị Thúy Vy và thực tế. Thư từ phải được giao tận tay người nhận mà không bị chặn lại, mở ra hay nói cách khác là xem trước. Việc theo dõi, bất kể bằng biện pháp điện tử hay các biện pháp khác, ví dụ như nghe trộm điện thoại, điện tín...đều bị nghiêm cấm. Việc lục soát nhà cửa phải bị giới hạn chỉ được sử dụng trong trường hợp để tìm chứng cứ cần thiết và không được phép gây phiền nhiễu cho chủ nhà. Việc khám xét thân thể phải theo cách thức phù hợp để bảo đảm nhân phẩm của người bị khám xét; người khám xét phải cùng giới tính với người bị khám xét33. Việc thu thập và lưu giữ các thông tin cá nhân trong máy tính, các ngân hàng dữ liệu và các thiết bị khác, cho dù là bởi các quan chức nhà nước hay các thể nhân, pháp nhân khác, đều phải được quy định trong pháp luật. Nhà nước phải có những biện pháp hiệu quả để bảo đảm rằng những thông tin cá nhân đó không rơi vào tay những người không được pháp luật cho phép và không bị sử dụng vào các mục đích trái với Công ước. Để bảo vệ đời tư một cách hiệu quả, mỗi cá nhân cần có quyền được biết liệu thông tin cá nhân của mình có bị thu thập, lưu giữ bởi chủ thể nào không và nếu có, thì ở đâu, nhằm mục đích gì, chủ thể quản lý thông tin cá nhân của mình là ai? Thêm vào đó, mỗi cá nhân cũng cần có quyền yêu cầu sửa chữa hoặc xóa bỏ thông tin cá nhân của mình nếu thông tin đang được lưu trữ không chính xác, hoặc bị thu thập hay lưu trữ một cách trái pháp luật34. Điều 17 đã đặt ra trách nhiệm với các quốc gia thành viên trong việc ban hành các quy định pháp luật cần thiết để bảo vệ danh dự và uy tín của các cá nhân, bao gồm những quy định cho phép mọi người có khả năng tự bảo vệ trước những sự can thiệp hoặc xâm phạm bất hợp pháp hay tùy tiện vào danh dự, uy tín của mình35. Công ước khẳng định quyền bình đẳng trước pháp luật của mọi người, không có bất kỳ sự phân biệt đối xử nào. Mọi người được công nhận là một thể nhân. Không ai có thể bị can thiệp một cách độc đoán hoặc bất hợp pháp đến đời sống riêng tư, gia đình, nhà ở, thư tín của người khác. Cũng giống như Điều 12 của UDHR thì ICCPR cũng nêu quy định về bảo đảm quyền riêng tư đối với tất cả mọi người nói chung và trẻ em nói riêng. Trẻ em ở các quốc gia đều không phân biệt màu da, dân tộc, giới tính, tôn giáo. Dù ở một chế độ, hoàn cảnh, lãnh thổ quốc gia nào đi chăng nữa thì trẻ em vẫn là con người, vẫn đáng được mọi người quan tâm, được pháp luật bảo vệ, vẫn phải được bảo đảm những quyền cơ bản của con người trong đó bảo đảm quyền riêng tư của trẻ em là không thể thiếu. 33 Đoạn 8 Bình luận chung số 16. 34 Đoạn 10 Bình luận chung số 16. 35 Đoạn 11 Bình luận chung số 16.
  • 26. Pháp luật về bảo đảm quyền riêng tư của trẻ em: Lý luận và thực tiễn GVHD: ThS. Võ Thị Phương Uyên 19 SVTH: Nguyễn Thị Thúy Vy 2.1.3. Công ước Liên Hợp Quốc về Quyền trẻ em năm 1989 CRC là điều ước quốc tế toàn diện nhất và là công cụ pháp lý quốc tế để thúc đẩy và bảo vệ quyền trẻ em. Công ước được Đại Hội đồng LHQ chính thức thông qua ngày 20/11/1989 và có hiệu lực vào ngày 02/09/1990. Các quốc gia phê chuẩn công ước này chịu ràng buộc của các quy định công ước này theo luật quốc tế. Cơ quan giám sát thi hành công ước này là Ủy ban quyền trẻ em LHQ bao gồm các thành viên từ các quốc gia trên khắp thế giới. Ngày 20/2/1990, Việt Nam là quốc gia đầu tiên ở châu Á và quốc gia thứ hai trên thế giới phê chuẩn CRC. Xuyên suốt các bản Hiến pháp, từ Hiến pháp năm 1946 cho đến Hiến pháp hiện hành năm 2013, quyền trẻ em đều được ghi nhận. Điều 16 của CRC năm 1989 thừa nhận: “Không trẻ em nào chịu sự can thiệp tùy tiện hay bất hợp pháp vào việc riêng tư, gia đình, nhà cửa hoặc thư tín cũng như sự công kích bất hợp pháp vào danh dự và thanh danh của các em"; "Trẻ em có quyền được pháp luật bảo vệ chống lại sự can thiệp hay công kích như vậy”.36 Sự riêng tư của trẻ em không chỉ bao gồm những yếu tố về đời sống cá nhân, gia đình, nhà cửa, thư từ, nhật ký mà còn có cả quan hệ bạn bè, giao tiếp. Sự can thiệp tùy tiện và bất hợp pháp vào đời tư được hiểu là các hành động nói xấu, vu cáo, xuyên tạc, thậm chí là loan truyền những thông tin về đời sống riêng tư và danh dự của trẻ em mà không được phép của trẻ em hay của cha mẹ, người giám hộ các em.37 Quy định này là phù hợp xuất phát từ khía cạnh trẻ em là chủ thể đặc biệt do sự non nớt về thể chất và tinh thần, trẻ em xứng đáng nhận được những gì tốt đẹp nhất, được pháp luật bảo vệ trong mọi trường hợp xâm phạm bất hợp pháp về quyền riêng tư. 2.2. Pháp luật Việt Nam về quyền riêng tư của trẻ em 2.2.1. Nguyên tắc của pháp luật về quyền riêng tư của trẻ em trong Pháp luật Việt Nam Quyền riêng tư của trẻ em được pháp luật Việt Nam bảo đảm bằng những nguyên tắc sau đây: Nguyên tắc bình đẳng: Mọi trẻ em đều có quyền riêng tư như nhau, pháp luật sẽ không phân biệt đối xử với bất kì đứa trẻ nào, đây là một trong những quyền cơ bản của con người nên không phân biệt lứa tuổi, dân tộc, tôn gip, màu da, xuất thân, địa vị xã hội. Nguyên tắc bảo đảm cho trẻ em không bị xâm phạm quyền riêng tư: Tình trạng trẻ em bị xâm phạm quyền riêng tư vẫn diễn ra hàng ngày. Đáng nói, người xâm phạm 36 Điều 16 Công ước Liên Hợp Quốc về Quyền trẻ em năm 1989. 37 Trung tâm nghiên cứu quyền con người (2011), “Luật quốc tế về quyền của các nhómngười dễ bị tổn thương, Nxb. Lao động – Xã hội, tr.269.
  • 27. Pháp luật về bảo đảm quyền riêng tư của trẻ em: Lý luận và thực tiễn GVHD: ThS. Võ Thị Phương Uyên 20 SVTH: Nguyễn Thị Thúy Vy quyền riêng tư của trẻ có khi lại là chính bố mẹ, người thân. Không ít phụ huynh khá thoải mái chia sẻ thông tin về con cái, từ hình ảnh sinh hoạt hằng ngày đến thành tích học tập, thông tin trường học, bạn bè, sở thích của con… Điều này vô tình làm ảnh hưởng đến sự an toàn của con, khiến trẻ bị tổn thương cả về thể chất và tâm hồn. Hiểu được tình hình đó, pháp luật Việt Nam đã đề ra các phương hướng, chính sách pháp luật phù hợp cùng với các quy định pháp luật cụ thể để ngăn chặn sự xâm phạm riêng tư trẻ em đang ngày càng gia tăng. Nguyên tắc tôn trọng ý kiến của trẻ em: Ngày nay, việc tôn trọng, lắng nghe ý kiến của trẻ em là hết sức cần thiết, pháp luật Việt Nam cho phép trẻ em có quyền riêng tư của bản thân được pháp luật quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật. Trẻ em được bày tỏ ý kiến, quan điểm của mình khi người khác tiết lộ, thu thập, lưu giữ, công khai các thông tin liên quan đến cá nhân trẻ thì phải có sự đồng ý của trẻ. 2.2.2. Quy định của pháp luật về quyền riêng tư của trẻ em 2.2.2.1. Quy định về quyền riêng tư của trẻ em qua các bản Hiến pháp. Hiến pháp đầu tiên của của nước ta ra đời vào năm 1946 đã có quy định như sau: “Tư pháp chưa quy định thì không được bắt bớ và giam cầm công dân Việt Nam. Nhà ở và thư tín của công dân Việt Nam không ai được xâm phạm một cách trái pháp luật”.38. Tuy nhiên lại chưa có quy định trực tiếp về quyền riêng tư. Để khẳng định quyền riêng tư thì Hiến pháp năm 1959 lại có quy định: “Pháp luật bảo đảm nhà ở của công dân nước Việt Nam dân chủ cộng hòa không bị xâm phạm, thư tín được giữ bí mật”39. Hiến pháp năm 1980 ghi nhận tại Điều 71: “Công dân có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu người đó không đồng ý, trừ trường hợp được pháp luật cho phép. Việc khám xét chỗ ở phải do đại diện cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tiến hành, theo quy định của pháp luật. Bí mật thư tín, điện thoại, điện tín được bảo đảm. Quyền tự do đi lại và cư trú được tôn trọng, theo quy định của pháp luật.”.40Đến Hiến pháp năm 1992 luật lại có quy định: “Công dân có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu người đó không đồng ý, trừ trường hợp được pháp luật cho phép. Thư tín, điện thoại, điện tín của công dân được bảo đảm an toàn và bí mật. Việc khám xét chỗ ở, việc bóc mở, kiểm soát, thu giữ thư tín, điện tín của công dân phải do người có thẩm quyền tiến hành theo quy định của pháp luật”41. Hiến pháp năm 2013 được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 28/11/2013. Tiếp thu Hiến pháp năm 1992, nội dung chương “Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ 38 Điều 11 Hiến pháp năm 1946. 39 Điều 28 Hiến pháp năm 1959. 40 Điều 71 Hiến pháp năm 1980. 41 Điều 73 Hiến pháp năm 1992.
  • 28. Pháp luật về bảo đảm quyền riêng tư của trẻ em: Lý luận và thực tiễn GVHD: ThS. Võ Thị Phương Uyên 21 SVTH: Nguyễn Thị Thúy Vy bản của công dân” tiếp tục được khẳng định và phát triển bằng việc bổ sung “Quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình”. Khác với Hiến pháp năm 1992 chỉ quy định chung, không quy định rõ ràng, việc ghi nhận bằng cách liệt kê như vậy đã không còn phù hợp và chưa theo kịp với thực tiễn của đời sống xã hội ở Điều 73 thì đến khi Hiến pháp năm 2013 ra đời, vấn đề quyền bất khả xâm phạm đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình được quy định một cách bao quát, đầy đủ hơn trước. Hiến pháp năm 2013 cũng có phần tiến bộ hơn Hiến pháp năm 1992 khi bảo vệ cả quyền con người bao gồm những người nước ngoài sinh sống và làm việc tại Việt Nam chứ không gói gọn trong quyền công dân như Hiến pháp năm 1992. Mọi người nói chung, cũng như trẻ em nói riêng đã được pháp luật Việt Nam bảo đảm quyền riêng tư bằng Hiến pháp năm 2013 có quy định hẳn hoi tại Điều 21 cụ thể như sau: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình. Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an toàn. Mọi người có quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác. Không ai được bóc mở, kiểm soát, thu giữ trái luật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư của người khác42. Với quy định trên, đã xác định khá đầy đủ các quyền riêng tư của con người cũng như của nhóm người dễ bị tổn thương là trẻ em. Tuy nhiên, theo như nội dung quy định nói trên vẫn chưa có một văn bản quy phạm pháp luật nào quy định hoặc hướng dẫn cụ thể, chi tiết thế nào là đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình. Pháp luật Việt Nam xác định đây là quyền con người, tức là tất cả mọi người, không chỉ người trưởng thành được bảo vệ quyền riêng tư mà mọi công dân bao gồm cả trẻ em cũng được pháp luật mặc nhiên bảo vệ quyền này. Điều này, đã nói lên sự bình đẳng và công bằng trong pháp luật, đã thể hiện được mục đích của pháp luật quốc tế. Tất cả mọi người, không ai được phép xâm phạm đến quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình, khi không có sự đồng ý của trẻ hay sự cho phép của các cơ quan có thẩm quyền. Thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của trẻ em cũng được bảo đảm an toàn và bí mật. Nếu ai xâm phạm đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình, bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của trẻ em thì đều phải chịu sự chế tài của pháp luật như những người khác. 42 Điều 21 Hiến pháp năm 2013.
  • 29. Pháp luật về bảo đảm quyền riêng tư của trẻ em: Lý luận và thực tiễn GVHD: ThS. Võ Thị Phương Uyên 22 SVTH: Nguyễn Thị Thúy Vy 2.2.2.2. Quy định về quyền riêng tư của trẻ em qua Bộ luật Dân sự năm 2015 Trước đây, khi BLDS năm 2015 chưa được thông qua thì hệ thống pháp lý của nước ta chỉ ghi nhận quyền bất khả xâm phạm về nơi cư trú và thư tín trong Hiến pháp, quyền bí mật đời tư trong BLDS năm 1995 và BLDS năm 2005, pháp luật chưa có quy định riêng cụ thể về quyền riêng tư. BLDS năm 2015 có sự thay đổi nhiều thay đổi hơn so với BLDS năm 2005 cụ thể tại Điều 38 BLDS năm 2015 có quy đình rằng: "Quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình". BLDS năm 2015 có nhiều sửa đổi, bổ sung trong đó phải nói đến quyền cơ bản của con người chính là quyền riêng tư, được cụ thể hóa bằng Điều 38 BLDS năm 2015 như sau: “Đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ; Việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân phải được người đó đồng ý, việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến bí mật gia đình phải được các thành viên gia đình đồng ý, trừ trường hợp luật có quy định khác; Thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật.Việc bóc mở, kiểm soát, thu giữ thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác chỉ được thực hiện trong trường hợp luật quy định”43. BLDS năm 2015 có sự thay đổi hơn về mặt từ ngữ, có sửa đổi từ “bí mật đời tư” sang “quyền đối với đời sống riêng tư” sau đó lại bổ sung thêm cụm từ “bí mật cá nhân, bí mật gia đình”. Bí mật của một cá nhân thường liên quan đến các thông tin, hoạt động đời sống cá nhân, quan hệ giữa cá nhân với các thành viên trong gia đình và với các thành viên khác trong xã hội (thông tin về ăn, mặc, ở, học tập, công việc, hồ sơ y tế và các hồ sơ của chính quyền lưu trữ về công dân đó; bí mật về thư từ, bưu phẩm, điện thoại, thư điện tử và các hình thức truyền thông khác…). Theo đó, có thể chia thông tin riêng tư của cá nhân thành ba nhóm, đó là: Thông tin về đời sống riêng tư của cá nhân. Những thông tin này tạo thành nét đặc thù, độc lập, không thể trộn lẫn và mang dấu ấn của riêng cá nhân. Đời sống riêng tư của cá nhân phản ánh đời sống của một cá nhân có tính độc lập, với tư cách chủ thể trong các quan hệ xã hội ổn định hoặc không ổn định, được hình thành trên cơ sở quá trình sống, thời gian và không gian sống, sự trải nghiệm các quan hệ xã hội. Thông tin về bí mật cá nhân: Các thông tin liên quan đến cá nhân (tổng thể các quan hệ quá khứ) mang tính chất chi phối các quan hệ cụ thể của cá nhân đó, nếu bị 43 Điều 38 Bộ luật Dân sự 2015.
  • 30. Pháp luật về bảo đảm quyền riêng tư của trẻ em: Lý luận và thực tiễn GVHD: ThS. Võ Thị Phương Uyên 23 SVTH: Nguyễn Thị Thúy Vy tiết lộ sẽ gây bất lợi cho cá nhân hoặc dễ gây ra sự hiểu lầm ở các chủ thể khác. Đời sống riêng tư và bí mật cá nhân là hai thành tố hợp thành bí mật đời tư của cá nhân. Thông tin về bí mật gia đình: Những thông tin về các vụ việc, sự kiện, tài liệu có liên quan đến quan hệ giữa các thành viên trong gia đình với nhau có mối quan hệ hữu cơ đến truyền thống nhiều đời hay một đời về huyết thống, về bệnh lý, về năng lực trí tuệ của các thành viên có tính hệ thống mà nếu bị tiết lộ sẽ gây bất lợi cho các thành viên trong gia đình trong các quan hệ xã hội và quan hệ pháp luật khác thuộc nhiều lĩnh vực44 Cá nhân là một chủ thể độc lập trong quan hệ xã hội nói chung, quan hệ dưới góc độ dân sự nói riêng kể cả trẻ em. Do vậy, mỗi trẻ em đều có quyền riêng tư của bản thân, nội hàm của quyền riêng tư có đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình. Quyền riêng tư là quyền của cá nhân được tự mình quyết định đối với đời sống của mình mà không phải chịu bất kỳ sự can thiệp nào từ người khác. Đối với quyền này, trẻ em được sống như mong muốn của mình mà không chịu ảnh hưởng, tác động bất kỳ người nào khác và phải được sự đồng ý của trẻ, còn bí mật cá nhân, bí mật gia đình chính là những thông tin, tư liệu mà cá nhân không muốn công khai, bộc bạch, được giữ kín bằng các biện pháp thông thường hoặc biện pháp kỹ thuật khác nhau. BLDS năm 2015 không đề cập đến trẻ em nhưng đã có sự thay đổi khi đã loại bỏ quy định “trường hợp chưa đủ mười lăm tuổi thì phải được cha, mẹ hoặc người đại diện của người đó đồng ý trừ trường hợp thu thập, công bố thông tin, tư liệu theo quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.”quy định này đã có sự khẳng định rõ rệt về quyền riêng tư của trẻ em khi không quy định độ tuổi phải có sự đồng ý của cha mẹ, mà thay vào đó là quyết định của bản thân trẻ. Việc thu thập, công bố thông tin, tư liệu về đời tư của cá nhân của trẻ em phải được đồng ý của trẻ. Các quyền nhân thân về đời sống riêng tư của trẻ em, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là các quyền nhân thân bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ, không ai được phép xâm phạm quyền riêng tư của trẻ em trừ khi được sự đồng ý của trẻ hoặc sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền. Theo khoản 1 Điều 32 của BLDS năm 2015 quy định: “Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý. Việc sử dụng hình ảnh của người khác vì mục đích thương mại thì phải trả thù lao cho người có hình ảnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.”45. Với quy định trên, việc sử dụng hình ảnh của trẻ em phải được sự đồng ý của trẻ. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp được phép sử dụng hình ảnh cá nhân của trẻ em mà không cần có sự đồng ý của người có hình ảnh hoặc đại diện của 44 Phùng Trung Tập: “Quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân,bí mật gia đình”, Tạp chí Kiểm sát, số 02/2018, tr.85. 45Khoản 1 Điều 32 Bộ luật Dân sựnăm 2015