SlideShare a Scribd company logo
1 of 282
Download to read offline
VCCI
VỀ LUẬT DOANH NGHIỆP 2005
Hà Nội - 2010
100 CÂU HỎI VỀ LUẬT DOANH NGHIỆP 2005
2
100 CÂU HỎI VỀ LUẬT DOANH NGHIỆP 2005 3
Lêi nãi ®Çu
Quá trình chuyển đổi nền kinh tế nước ta sang nền kinh
tế thị trường với sự xuất hiện của nhiều thành phần kinh tế
có chế độ sở hữu khác nhau đã làm cho các quan hệ kinh tế
ngày càng trở nên đa dạng và phức tạp. Luật Doanh nghiệp
1999 ra đời nhằm mục đích xây dựng hành lang pháp lý cho
các loại hình doanh nghiệp ngoài nhà nước.
Trước đòi hỏi của quá trình hội nhập WTO, Việt Nam
đã tiến hành xây dựng Luật Doanh nghiệp mới, thay thế Luật
Doanh nghiệp 1999, tạo ra khung khổ pháp lý bình đẳng và
thống nhất cho các loại hình doanh nghiệp. Ngày 29 tháng
11 năm 2005 tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XI, Luật Doanh
nghiệp 2005 đã được thông qua thay thế cho Luật Doanh
nghiệp 1999 và Luật Doanh nghiệp nhà nước 2003. Luật
Doanh nghiệp 2005 ra đời được đông đảo doanh nghiệp và
người dân nồng nhiệt chào đón đã nhanh chóng đi vào cuộc
sống. Nhưng trong quá trình thực tiễn áp dụng Luật còn có
một số vấn đề vướng mắc cần giải quyết để Luật Doanh
nghiệp 2005 ngày càng được hoàn thiện.
Cuốn sách “100 câu hỏi về Luật Doanh nghiệp 2005”
nêu ra những vấn đề quản trị bốn loại hình doanh nghiệp,
nhất là tại các công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu
hạn. Ngoài ra, cuốn sách nhỏ này cũng đề cập đến một số
vấn đề còn vướng mắc tại Luật Doanh nghiệp 2005 cần phải
làm rõ để việc áp dụng Luật được nhất quán. Từ hoạt động
tư vấn trong nhiều năm qua cho các doanh nghiệp, các tác
giả đã biên soạn các câu hỏi và trả lời dựa trên các tình
huống thực tế từ hoạt động tư vấn, tranh tụng; từ đó chỉ ra
100 CÂU HỎI VỀ LUẬT DOANH NGHIỆP 2005
4
một số bất cập của các quy định của Luật Doanh nghiệp
2005 với hy vọng góp phần sửa đổi, bổ sung Luật này.
Trong quá trình biên soạn, cuốn sách chắc chắn không
thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định, do đó các tác giả
rất hoan nghênh những ý kiến góp ý, bổ sung của bạn đọc.
Xin cám ơn Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp Danida
của Chính phủ Đan Mạch đã tài trợ cho cuốn sách này.
Xin cám ơn các tác giả và trân trọng giới thiệu với bạn
đọc cuốn sách “100 câu hỏi về Luật Doanh nghiệp 2005”.
PHßNG TH¦¥NG M¹I Vµ C¤NG NGHIÖP VIÖT NAM
100 CÂU HỎI VỀ LUẬT DOANH NGHIỆP 2005 5
Ban biªn so¹n
1. LuËt gia: Cao B¸ Kho¸t
2. LuËt s-: TrÇn H÷u Huúnh
100 CÂU HỎI VỀ LUẬT DOANH NGHIỆP 2005
6
100 CÂU HỎI VỀ LUẬT DOANH NGHIỆP 2005 7
MôC LôC
Lêi nãi ®Çu…………………………………….……...
Ban biªn so¹n…………………………………………
Môc lôc……………………………………………….
PhÇn I
NH÷NG QUY §ÞNH CHUNG
C©u 1: LuËt Doanh nghiÖp 2005 ®-îc x©y dùng trªn
c¸c quan ®iÓm chñ ®¹o nµo?............................................................................
C©u 2: Nh÷ng ®iÓm ®æi míi chñ yÕu cña LuËt Doanh
nghiÖp 2005 so víi LuËt Doanh nghiÖp 1999?.............
C©u 3: ¸p dông LuËt Doanh nghiÖp 2005 nh- thÕ nµo
khi cã sù kh¸c nhau c¨n b¶n gi÷a LuËt Doanh nghiÖp
2005 vµ LuËt chuyªn ngµnh, §iÒu -íc quèc tÕ?...........
C©u 4: Theo cam kÕt WTO vµ NghÞ quyÕt
71/2006/NQ-QH11 th× doanh nghiÖp cã quyÒn tù tháa
thuËn trong §iÒu lÖ cña m×nh mét sè vÊn ®Ò. C¸c vÊn
®Ò mµ doanh nghiÖp ®-îc quyÒn tháa thuËn lµ c¸c vÊn
®Ò g×?............................................................................
C©u 5: Theo cam kÕt WTO vµ NghÞ quyÕt
71/2006/NQ-QH11 th× doanh nghiÖp thuéc lo¹i h×nh
nµo míi cã quyÒn tháa thuËn? .........................................................................
C©u 6: NghÞ quyÕt 71 cã ®-¬ng nhiªn thay thÕ cho
c¸c quy ®Þnh t-¬ng øng t¹i LuËt Doanh nghiÖp 2005
kh«ng?..........................................................................
3
5
7
19
19
21
24
25
26
31
100 CÂU HỎI VỀ LUẬT DOANH NGHIỆP 2005
8
C©u 7: Ng-êi cã liªn quan cña c¸ nh©n ng-êi qu¶n lý
doanh nghiÖp ®-îc x¸c ®Þnh nh- thÕ nµo?.......................................................
C©u 8: Sù cam kÕt b¶o ®¶m cña Nhµ n-íc ®èi víi
doanh nghiÖp vµ chñ së h÷u doanh nghiÖp ®-îc thÓ
hiÖn nh- thÕ nµo trong LuËt Doanh nghiÖp 2005?........
C©u 9: T¹i sao l¹i quy ®Þnh thêi h¹n kÕt thóc chuyÓn
®æi c«ng ty nhµ n-íc thµnh c«ng ty cæ phÇn, c«ng ty
tr¸ch nhiÖm h÷u h¹n ®Ó ¸p dông theo quy ®Þnh cña
LuËt Doanh nghiÖp 2005 lµ 4 n¨m kÓ tõ ngµy LuËt
Doanh nghiÖp 2005 cã hiÖu lùc?..................................
C©u 10: LuËt Doanh nghiÖp 2005 cã quy ®Þnh g× míi
so víi LuËt Doanh nghiÖp 1999 vÒ tr¸ch nhiÖm cña
ng-êi qu¶n lý c«ng ty trong c«ng ty?...........................
C©u 11: §iÒu 7 LuËt Doanh nghiÖp 2005 quy ®Þnh:
Doanh nghiÖp thuéc mäi thµnh phÇn kinh tÕ cã quyÒn
kinh doanh c¸c ngµnh nghÒ mµ ph¸p luËt kh«ng cÊm.
Trªn thùc tÕ thùc hiÖn LuËt cho thÊy, mét sè c¬ quan
hµnh ph¸p vÉn tïy tiÖn c¶n trë doanh nghiÖp thùc thi
nguyªn t¾c n¯y, viÖn dÉn “kh«ng qu°n lý ®­îc th×
cÊm”. LiÖu t×nh tr¹ng trªn cã cßn t¸i diÔn?......................................................
C©u 12: ý nghÜa cña viÖc quy ®Þnh trô së chÝnh cña
doanh nghiÖp lµ g×? LuËt Doanh nghiÖp 2005 cã thõa
nhËn trô së ¶o kh«ng?......................................................................................
C©u 13: §¬n vÞ kinh tÕ phô thuéc lµ g× vµ gåm cã
nh÷ng tªn gäi th«ng th-êng nµo? §¬n vÞ kinh tÕ phô
thuéc cã ®-îc sö dông con dÊu kh«ng?...........................................................
C©u 14: Con dÊu cña doanh nghiÖp ®-îc quy ®Þnh kh¸
®Çy ®ñ t¹i LuËt Doanh nghiÖp 2005. ý nghÜa cña quy
®Þnh nµy lµ g×?..................................................................................................
PhÇn II
32
37
38
39
40
42
43
44
100 CÂU HỎI VỀ LUẬT DOANH NGHIỆP 2005 9
THµNH LËP Vµ §¡NG Ký KINH DOANH
C©u 15: C¬ quan nµo cã thÈm quyÒn quy ®Þnh vÒ
ngµnh nghÒ kinh doanh cã ®iÒu kiÖn vµ ®iÒu kiÖn kinh
doanh?...........................................................................
C©u 16: C¸c ®iÒu kiÖn kinh doanh ®-îc chia thµnh mÊy
lo¹i?...............................................................................
C©u 17: Cã sù kh¸c nhau nµo gi÷a danh môc ngµnh,
nghÒ sö dông trong ®¨ng ký kinh doanh vµ danh môc
ngµnh, nghÒ kinh tÕ quèc d©n? ........................................................................
C©u 18: Doanh nghiÖp ®-îc kinh doanh ngµnh, nghÒ
ph¸p luËt kh«ng cÊm; t¹i sao l¹i quy ®Þnh nghÜa vô
cña doanh nghiÖp ph¶i ho¹t ®éng kinh doanh theo
®óng ngµnh, nghÒ ®· ghi trong GiÊy chøng nhËn ®¨ng
ký kinh doanh?.................................................................................................
C©u 19: T¹i sao néi dung GiÊy chøng nhËn ®¨ng ký
kinh doanh l¹i quy ®Þnh ph¶i cã hä tªn, ®Þa chØ th-êng
tró, quèc tÞch, sè chøng minh nh©n d©n, hé chiÕu hoÆc
chøng thùc c¸ nh©n hîp ph¸p cña ng-êi ®¹i diÖn theo
ph¸p luËt cña doanh nghiÖp?............................................................................
C©u 20: VÒ c¸c hµnh vi bÞ cÊm quy ®Þnh t¹i §iÒu 11
LuËt Doanh nghiÖp 2005, c¬ quan ®¨ng ký kinh
doanh lµm thÕ nµo ®Ó biÕt ®-îc m×nh ®· cÊp giÊy
chøng nhËn ®¨ng ký kinh doanh cho ng-êi kh«ng ®ñ
®iÒu kiÖn khi ng-êi ®ã cã ®Çy ®ñ giÊy chøng minh
nh©n d©n, hé chiÕu vµ khi c¬ quan ®¨ng ký kinh
doanh ®· thô lý hå s¬ hîp lÖ? ..........................................................................
C©u 21: V× sao tªn ng-êi ®-îc ®Æt trïng cßn ®èi víi
doanh nghiÖp l¹i cã quy ®Þnh cÊm trïng tªn doanh
nghiÖp?..........................................................................
C©u 22 : C¸c quy ®Þnh nµo cña ph¸p luËt cÊm c¸n bé,
c«ng chøc, viªn chøc thµnh lËp vµ qu¶n lý doanh
nghiÖp?..........................................................................
47
47
50
51
54
55
57
58
59
100 CÂU HỎI VỀ LUẬT DOANH NGHIỆP 2005
10
C©u 23: C¸n bé, c«ng chøc, viªn chøc cã bÞ ph¸p luËt
cÊm mua cæ phÇn, phÇn vèn gãp kh«ng?.........................................................
C©u 24: Mét ng-êi ®ang cã 70% vèn ®iÒu lÖ t¹i mét
c«ng ty sau ®ã trë thµnh c«ng chøc th× cã ph¶i b¸n
phÇn vèn ®iÒu lÖ (cæ phÇn hoÆc vèn gãp) cña m×nh
kh«ng?..........................................................................
C©u 25: Nguyªn t¾c x©y dùng §iÒu lÖ c«ng ty lµ g×?
Nh÷ng ®iÒu g× cÇn l-u ý khi lËp §iÒu lÖ c«ng ty?........
C©u 26: Néi dung c¬ b¶n cña §iÒu lÖ gåm nh÷ng vÊn
®Ò g×?............................................................................
C©u 27: ý nghÜa cña quy ®Þnh vÒ viÖc c«ng bè néi
dung ®¨ng ký kinh doanh?............................................
C©u 28: ViÖc chuyÓn quyÒn së h÷u tµi s¶n ®-îc thùc
hiÖn nh- thÕ nµo?.............................................................................................
C©u 29: ViÖc chuyÓn quyÒn së h÷u ®èi víi tµi s¶n gãp
vèn sang c«ng ty kh«ng ph¶i chÞu lÖ phÝ tr-íc b¹.
HiÓu quy ®Þnh nµy nh- thÕ nµo? T¹i sao c«ng ty t«i
khi ®¨ng ký quyÒn sö dông ®Êt do c¸c cæ ®«ng gãp
vèn l¹i bÞ c¬ quan thuÕ thu c¸c kho¶n phÝ vµ lÖ phÝ vµ
nghÜa vô tµi chÝnh nh- c«ng ty mua ®Êt? .........................................................
PhÇn III
C¤NG TY TR¸CH NHIÖM H÷U H¹N
HAI THµNH VI£N TRë L£N
C©u 30: Thêi h¹n gãp vèn t¹i c«ng ty tr¸ch nhiÖm h÷u
h¹n hai thµnh viªn trë lªn lµ bao l©u? ..............................................................
C©u 31: Tr-êng hîp nµo th× mét ng-êi kh«ng cßn lµ
thµnh viªn cña c«ng ty tr¸ch nhiÖm h÷u h¹n hai thµnh
viªn trë lªn? .....................................................................................................
C©u 32: Thµnh viªn ch-a gãp ®ñ vèn theo cam kÕt
62
67
69
71
79
80
81
85
85
88
100 CÂU HỎI VỀ LUẬT DOANH NGHIỆP 2005 11
®-îc ph©n chia lîi nhuËn vµ biÓu quyÕt theo sè vèn
thùc gãp hay sè vèn cam kÕt gãp?...................................................................
C©u 33: Ai cã quyÒn triÖu tËp häp Héi ®ång thµnh
viªn?.............................................................................
C©u 34: Cã thÓ th«ng qua quyÕt ®Þnh cña Héi ®ång
thµnh viªn theo h×nh thøc lÊy ý kiÕn b»ng v¨n b¶n
®-îc kh«ng? Tr×nh tù vµ thñ tôc tiÕn hµnh nh- thÕ
nµo?...............................................................................
C©u 35: ViÖc chuyÓn nh-îng phÇn vèn gãp trong
c«ng ty tr¸ch nhiÖm h÷u h¹n hai thµnh viªn trë lªn
®-îc thùc hiÖn nh- thÕ nµo? ............................................................................
C©u 36: Ng-êi ®-îc tÆng cho phÇn vèn cã ®-¬ng
nhiªn trë thµnh thµnh viªn c«ng ty tr¸ch nhiÖm h÷u
h¹n hai thµnh viªn trë lªn kh«ng?....................................................................
C©u 37: Mèi quan hÖ gi÷a c¸c thµnh viªn, Héi ®ång
thµnh viªn, Chñ tÞch Héi ®ång thµnh viªn trong c«ng
ty tr¸ch nhiÖm h÷u h¹n hai thµnh viªn trë lªn nh- thÕ
nµo?...............................................................................
C©u 38: Thay ®æi Chñ tÞch Héi ®ång thµnh viªn nh-
thÕ nµo?.........................................................................
C©u 39: T¹i sao c«ng ty tr¸ch nhiÖm h÷u h¹n hai
thµnh viªn trë lªn l¹i ph¶i lËp Sæ ®¨ng ký thµnh
viªn?.............................................................................
PhÇn IV
C¤NG TY TR¸CH NHIÖM H÷U H¹N MéT THµNH VI£N
C©u 40: Lîi thÕ cña viÖc thµnh lËp c«ng ty tr¸ch
nhiÖm h÷u h¹n mét thµnh viªn vµ viÖc thµnh lËp chi
nh¸nh?...........................................................................
C©u 41: T¹i sao LuËt Doanh nghiÖp 2005 l¹i quy ®Þnh
c«ng ty tr¸ch nhiÖm h÷u h¹n mét thµnh viªn lµ c¸
90
92
94
96
99
101
102
104
107
107
108
100 CÂU HỎI VỀ LUẬT DOANH NGHIỆP 2005
12
nh©n?............................................................................
C©u 42: C¸c hîp ®ång, giao dÞch nµo trong c«ng ty
tr¸ch nhiÖm h÷u h¹n mét thµnh viªn lµ giao dÞch t-
lîi?................................................................................
C©u 43: ThÈm quyÒn th«ng qua c¸c giao dÞch t- lîi
t¹i c«ng ty tr¸ch nhiÖm h÷u h¹n mét thµnh viªn?.........
C©u 44: Nh÷ng h¹n chÕ ®èi víi quyÒn cña chñ së h÷u
c«ng ty tr¸ch nhiÖm h÷u h¹n mét thµnh viªn lµ g×?......
C©u 45: Mét ng-êi cã thÓ lµm Gi¸m ®èc cña bao
nhiªu c«ng ty tr¸ch nhiÖm h÷u h¹n mét thµnh viªn?
Mét ng-êi cã thÓ lµm Gi¸m ®èc hai c«ng ty tr¸ch
nhiÖm h÷u h¹n mét thµnh viªn mµ hai c«ng ty ®ã ®Æt
trô së chÝnh trªn cïng mét ®Þa ®iÓm ®-îc kh«ng?........
C©u 46: KiÓm so¸t viªn trong c«ng ty tr¸ch nhiÖm
h÷u h¹n mét thµnh viªn lµ tæ chøc ®-îc quy ®Þnh nh-
thÕ nµo?.........................................................................
C©u 47: QuyÒn chuyÓn nh-îng, rót vèn t¹i c«ng ty
tr¸ch nhiÖm h÷u h¹n mét thµnh viªn ®-îc quy ®Þnh
nh- thÕ nµo?.....................................................................................................
PhÇn V
C¤NG TY Cæ PHÇN
C©u 48: Ph¶i chó ý nh÷ng ®iÒu g× trong c¬ cÊu tæ chøc
qu¶n lý cña c«ng ty cæ phÇn?...........................................................................
C©u 49: T¹i sao trong néi dung giÊy chøng nhËn ®¨ng
ký kinh doanh cña c«ng ty cæ phÇn, phÇn néi dung
liªn quan ®Õn vèn ®iÒu lÖ ph¶i cã ®Çy ®ñ th«ng tin vÒ
sè cæ phÇn, gi¸ trÞ cæ phÇn ®· gãp vµ sè cæ phÇn ®-îc
quyÒn chµo b¸n? ..............................................................................................
C©u 50: C¸c c¸ch thøc mua cæ phÇn trong c«ng ty cæ
109
112
114
115
117
120
123
123
125
126
100 CÂU HỎI VỀ LUẬT DOANH NGHIỆP 2005 13
phÇn?.............................................................................
C©u 51: Côm tõ “Ýt nhÊt 75% tæng sè phiÕu biÓu
quyÕt chÊp thuËn” quy ®Þnh t¹i kho¶n 5 §iÒu 104
LuËt Doanh nghiÖp 2005 ®-îc hiÓu nh- thÕ nµo cho
®óng?............................................................................
C©u 52: Sæ ®¨ng ký cæ ®«ng cã ý nghÜa g×?..................
C©u 53: Ai cã thÈm quyÒn b·i miÔn Gi¸m ®èc trong
c«ng ty cæ phÇn?..............................................................................................
C©u 54: Tr×nh tù, thñ tôc bæ sung néi dung ch-¬ng
tr×nh häp §¹i héi ®ång cæ ®«ng nh- thÕ nµo lµ ®óng?.....................................
C©u 55: §iÒu kiÖn lµm thµnh viªn Héi ®ång qu¶n trÞ
lµ g×?.............................................................................
C©u 56: Biªn b¶n häp §¹i héi ®ång cæ ®«ng cã cÇn
dÊu c«ng ty kh«ng?..........................................................................................
C©u 57: Chñ täa cuéc häp §¹i héi ®ång cæ ®«ng do
nhãm cæ ®«ng triÖu tËp cã quyÒn sö dông con dÊu cña
c«ng ty kh«ng?.................................................................................................
C©u 58: Thñ tôc triÖu tËp häp §¹i héi ®ång cæ ®«ng
b¾t ®Çu tÝnh b»ng sù kiÖn ph¸p lý nµo?............................................................
C©u 59: HiÓu thÕ nµo vÒ Danh s¸ch cæ ®«ng cã quyÒn dù
häp?...............................................................................
C©u 60: Ph-¬ng thøc bÇu dån phiÕu ¸p dông trong
viÖc bÇu thµnh viªn Héi ®ång qu¶n trÞ vµ Ban KiÓm
so¸t ®-îc thùc hiÖn nh- thÕ nµo?.....................................................................
C©u 61: C¬ së ®Ó b·i miÔn thµnh viªn Héi ®ång qu¶n
trÞ?.................................................................................
C©u 62: Biªn b¶n häp Héi ®ång qu¶n trÞ cÇn cã bao
nhiªu ch÷ ký cña thµnh viªn Héi ®ång qu¶n trÞ?..........
C©u 63: Ai cã thÈm quyÒn dù häp Héi ®ång qu¶n
trÞ?.................................................................................
129
131
132
135
137
139
142
143
144
145
149
151
153
157
100 CÂU HỎI VỀ LUẬT DOANH NGHIỆP 2005
14
C©u 64: QuyÕt ®Þnh cña §¹i héi ®ång cæ ®«ng cã hîp
ph¸p khi vi ph¹m tr×nh tù, thñ tôc kh«ng? .......................................................
C©u 65: Khi nµo th× Ban KiÓm so¸t triÖu tËp §¹i héi ®ång
cæ ®«ng?.........................................................................
C©u 66: Cæ ®«ng s¸ng lËp ®èi víi c¸c c«ng ty cæ phÇn
do c¸c doanh nghiÖp nhµ n-íc cæ phÇn ho¸ lµ ai? ý
nghÜa cña quy ®Þnh cæ ®«ng s¸ng lËp, thµnh viªn s¸ng
lËp?................................................................................
C©u 67: ViÖc chuyÓn nh-îng cæ phÇn phæ th«ng cña
c¸c cæ ®«ng s¸ng lËp bÞ nh÷ng h¹n chÕ g×?......................................................
C©u 68: T¹i sao kh«ng thÓ chuyÓn trùc tiÕp doanh
nghiÖp t- nh©n thµnh c«ng ty cæ phÇn trong khi vÉn
cã thÓ chuyÓn ®-îc nÕu tiÕn hµnh qua hai giai ®o¹n:
Giai ®o¹n mét lµ chuyÓn doanh nghiÖp t- nh©n thµnh
c«ng ty TNHH, giai ®o¹n hai lµ chuyÓn c«ng ty
TNHH thµnh c«ng ty cæ phÇn? ........................................................................
C©u 69: Cã bÊt cËp nµo x¶y ra khi ¸p dông §iÒu 120
LuËt Doanh nghiÖp 2005?................................................................................
C©u 70: TriÖu tËp häp §¹i héi ®ång cæ ®«ng lÇn thø
hai cã ph¶i göi toµn bé hå s¬ mêi häp míi kh«ng, hay
chØ göi th«ng b¸o mêi häp lµ ®ñ? ....................................................................
C©u 71: Hai thµnh viªn Héi ®ång qu¶n trÞ ®Ò nghÞ
triÖu tËp häp Héi ®ång qu¶n trÞ. Chñ tÞch Héi ®ång
qu¶n trÞ cã triÖu tËp Héi ®ång qu¶n trÞ nh-ng néi
dung ch-¬ng tr×nh häp hoµn toµn kh¸c víi ®Ò nghÞ
triÖu tËp cña hai thµnh viªn vËy cã thÓ ®-îc coi lµ
triÖu tËp theo ®Ò nghÞ cña hai thµnh viªn kh«ng? ............................................
C©u 72: Tr-êng hîp thµnh viªn Héi ®ång qu¶n trÞ
kh«ng cã quyÒn biÓu quyÕt th× cã quyÒn dù häp
kh«ng?.........................................................................
C©u 73: V× sao LuËt Doanh nghiÖp 2005 quy ®Þnh §¹i
160
162
163
165
167
169
170
171
100 CÂU HỎI VỀ LUẬT DOANH NGHIỆP 2005 15
héi ®ång cæ ®«ng cã thÓ bÇu trùc tiÕp Chñ tÞch Héi
®ång qu¶n trÞ?..................................................................................................
PhÇn VI
C¤NG TY HîP DANH
C©u 74: T¹i sao LuËt Doanh nghiÖp 2005 kh«ng quy
®Þnh buéc mét sè ngµnh nghÒ kinh doanh ph¶i thµnh
lËp c«ng ty hîp danh nh-: kÕ to¸n vµ kiÓm to¸n, thiÕt
kÕ c«ng tr×nh, kh¸m ch÷a bÖnh, dÞch vô ph¸p lý...?.........................................
C©u 75: T¹i sao LuËt Doanh nghiÖp 2005 l¹i quy ®Þnh
c«ng ty hîp danh lµ ph¸p nh©n, kh¸c víi quy ®Þnh t¹i
LuËt Doanh nghiÖp 1999?................................................................................
C©u 76: C«ng ty hîp danh ®-îc tæ chøc qu¶n lý nh- thÕ
nµo?…………………………………………………...
C©u 77: HËu qu¶ cña viÖc thµnh viªn hîp danh rót
khái c«ng ty hîp danh nh- thÕ nµo?................................................................
C©u 78: Ph¸p luËt quy ®Þnh nh- thÕ nµo vÒ yªu cÇu
®èi víi thµnh viªn hîp danh trong c«ng ty hîp
danh?...........................................................................
C©u 79: Quy ®Þnh “th¯nh viªn hîp danh ®¹i diÖn cho
c«ng ty” ®­îc hiÓu nh­ thÕ n¯o? .....................................................................
C©u 80: T¹i sao ph¸p nh©n l¹i kh«ng ph¶i lµ thµnh
viªn hîp danh?.................................................................................................
C©u 81: Tµi s¶n cña c«ng ty hîp danh gåm nh÷ng g×?
Tr¸ch nhiÖm vÒ tµi s¶n cña c«ng ty hîp danh?................................................
C©u 82: Thµnh viªn hîp danh cã nh÷ng quyÒn g×?..........................................
C©u 83: Thµnh viªn hîp danh cã nh÷ng nghÜa vô g×?...
C©u 84: QuyÒn cña thµnh viªn hîp danh bÞ h¹n
chÕ nh- thÕ nµo? ............................................................................................
C©u 85: ViÖc triÖu tËp häp Héi ®ång thµnh viªn c«ng
173
175
175
176
178
179
180
181
182
182
183
185
186
187
100 CÂU HỎI VỀ LUẬT DOANH NGHIỆP 2005
16
ty hîp danh gåm nh÷ng thñ tôc g×? .................................................................
C©u 86: C«ng ty hîp danh tiÕp nhËn thµnh viªn míi
cÇn cã nh÷ng thñ tôc g×?..................................................................................
C©u 87: Thµnh viªn gãp vèn trong c«ng ty hîp danh
cã nh÷ng quyÒn g×?..........................................................................................
C©u 88: LuËt Doanh nghiÖp quy ®Þnh nh- thÕ nµo vÒ
tr-êng hîp trong c«ng ty hîp danh cã thµnh viªn hîp
danh bÞ chÕt, bÞ h¹n chÕ hoÆc mÊt n¨ng lùc hµnh vi
d©n sù?..........................................................................
PhÇn VII
DOANH NGHIÖP T¦ NH¢N
C©u 89: Ai lµ ng-êi ®¹i diÖn theo ph¸p luËt cña doanh
nghiÖp t- nh©n?................................................................................................
C©u 90: Chñ doanh nghiÖp t- nh©n cã ®-îc cho
thuª hoÆc b¸n doanh nghiÖp cña m×nh kh«ng? NÕu
cã th× ph¶i lµm thñ tôc g×?..............................................................................
C©u 91: Chñ doanh nghiÖp t- nh©n cã quyÒn vµ nghÜa
vô g× khi b¸n doanh nghiÖp t- nh©n?...............................................................
PhÇn VIII
NHãM C¤NG TY
C©u 92: C«ng ty mÑ, c«ng ty con vµ nhãm c«ng ty cã
ph¶i lµ mét ph¸p nh©n kh«ng? V× sao LuËt Doanh
nghiÖp 2005 l¹i quy ®Þnh vÒ néi dung nµy trong khi
LuËt Doanh nghiÖp 1999 kh«ng cã quy ®Þnh nµy?..........................................
C©u 93: LuËt Doanh nghiÖp quy ®Þnh nh- thÕ nµo vÒ
quyÒn vµ tr¸ch nhiÖm cña c«ng ty mÑ – con?................................................
C©u 94: HiÓu nh- thÕ nµo vÒ b¸o c¸o tµi chÝnh cña
c«ng ty mÑ – con?..........................................................................................
188
189
190
193
193
194
195
197
197
198
199
100 CÂU HỎI VỀ LUẬT DOANH NGHIỆP 2005 17
PhÇn IX
Tæ CHøC L¹I, GI¶I THÓ Vµ PH¸ S¶N DOANH NGHIÖP
C©u 95: Doanh nghiÖp muèn t¹m ngõng kinh doanh
ph¶i lµm nh÷ng thñ tôc g×? Thêi h¹n t¹m ngõng kinh
doanh tèi ®a lµ bao nhiªu? ...............................................................................
C©u 96: Doanh nghiÖp bÞ gi¶i thÓ trong nh÷ng
tr-êng hîp nµo? .............................................................................................
PhÇn X
QU¶N Lý NHµ N¦íC §èI VíI DOANH NGHIÖP
C©u 97: §Þa vÞ ph¸p lý cña c¬ quan ®¨ng ký kinh doanh lµ
g×?..................................................................................
C©u 98: Tr¸ch nhiÖm cña qu¶n lý nhµ n-íc ®èi víi
doanh nghiÖp ®-îc LuËt Doanh nghiÖp 2005 quy ®Þnh
nh- thÕ nµo?.....................................................................................................
C©u 99: ViÖc chuyÓn ®æi c«ng ty nhµ n-íc ®-îc thùc
hiÖn nh- thÕ nµo? Trong thêi h¹n chuyÓn ®æi th×
doanh nghiÖp nhµ n-íc ®-îc ho¹t ®éng nh- thÕ nµo?............………………………
C©u 100: ViÖc thùc hiÖn quyÒn chñ së h÷u vèn cña
nhµ n-íc t¹i doanh nghiÖp ®-îc quy ®Þnh nh- thÕ
nµo?..............................................................................
PHô LôC I: C¸C §IÒU KIÖN Cã TR¦íC §¡NG Ký KINH
DOANH……………………………………………..…
PHô LôC II: MéT Sè Vô ¸N liªn quan ®Õn viÖc ¸p
dông luËt doanh nghiÖp…………………………..
203
203
205
207
207
210
212
213
215
221
100 CÂU HỎI VỀ LUẬT DOANH NGHIỆP 2005
18
100 CÂU HỎI VỀ LUẬT DOANH NGHIỆP 2005 19
PhÇn I
NH÷NG QUY §ÞNH CHUNG
C©u 1: LuËt Doanh nghiÖp 2005 ®-îc x©y dùng trªn c¸c quan
®iÓm chñ ®¹o nµo?
Trả lời:
Luật Doanh nghiệp 2005 được xây dựng trên các quan
điểm chủ đạo sau đây:
Một là: Quán triệt đầy đủ các tư tưởng, nội dung và thể
chế hoá sâu sắc đường lối đổi mới và các chủ trương chính
sách của Đảng và nhà nước, nhất là chính sách phát triển nền
kinh tế nhiều thành phần, coi các thành phần kinh tế đều là
bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa; chính sách phát huy tối đa nội lực
và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.
Hai là: Đẩy mạnh thực hiện nhất quán chủ trương cổ
phần hóa và sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước; đổi mới một
cách căn bản chức năng, nhiệm vụ và phương thức quản lý
doanh nghiệp nhà nước, tạo điều kiện và động lực để doanh
nghiệp nhà nước huy động thêm được vốn đầu tư từ bên
ngoài, tiếp thu và đổi mới công nghệ, kỹ năng quản trị hiện
đại; qua đó, cải thiện và nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh
100 CÂU HỎI VỀ LUẬT DOANH NGHIỆP 2005
20
tranh của từng doanh nghiệp nhà nước nói riêng và của khu
vực kinh tế nhà nước nói chung.
Ba là: Kế thừa và phát triển thêm những đổi mới và
tiến bộ về thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động của doanh
nghiệp đã đạt được trong các văn bản pháp luật có liên quan,
nhất là Luật Doanh nghiệp 1999.
Bốn là: Tiếp tục duy trì, mở rộng và phát triển quyền tự
do kinh doanh. Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế
có quyền kinh doanh các ngành, nghề mà pháp luật không
cấm; có quyền tự chủ và phải tự chịu trách nhiệm trong hoạt
động kinh doanh; được lựa chọn, thay đổi hình thức tổ chức
quản lý nội bộ, hình thức đầu tư-kinh doanh phù hợp và được
nhà nước bảo hộ. Nhà nước tôn trọng quyền tự chủ kinh
doanh hợp pháp của doanh nghiệp, áp dụng phổ biến chế độ
đăng ký (thay cho cấp phép), xóa bỏ những quy định “xin-
cho”, “phê duyệt”, “chấp thuận” bất hợp lý, gây phiền hà cho
doanh nghiệp.
Năm là: Tiếp tục đổi mới chức năng của Nhà nước
trong kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, coi
việc khuyến khích, hướng dẫn và trợ giúp là một trong những
chức năng chính; coi nhà đầu tư và doanh nghiệp là đối
tượng phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước. Những quy
định trước đây có lợi cho doanh nghiệp thì được tiếp tục thực
hiện trong thời hạn đã cam kết trước đó. Tôn trọng quyền của
doanh nghiệp trong tổ chức quản lý nội bộ, tự chủ thỏa thuận
và định đoạt các quan hệ nội bộ phù hợp pháp luật Việt Nam
và các cam kết quốc tế. Đồng thời đảm bảo cho các cơ quan
quản lý nhà nước thực hiện quyền kiểm tra việc chấp hành
luật pháp của các doanh nghiệp.
100 CÂU HỎI VỀ LUẬT DOANH NGHIỆP 2005 21
Sáu là: Nội dung của Luật Doanh nghiệp 2005 phải
phù hợp với những điều ước quốc tế mà nước ta đã cam kết
trong các thỏa thuận đa phương và song phương, nhất là các
nguyên tắc cơ bản như “Đối xử quốc gia” và “Tối huệ quốc”.
Đồng thời, phải đón trước được xu thế hội nhập, góp phần
xây dựng và tiếp tục hoàn thiện môi trường kinh doanh bình
đẳng, minh bạch, ổn định, thông thoáng, đủ mức hấp dẫn và
có sức cạnh tranh so với khu vực, là một bước tiến quan
trọng trong lộ trình hội nhập WTO.
C©u 2: Nh÷ng ®iÓm ®æi míi chñ yÕu cña LuËt Doanh nghiÖp
2005 so víi LuËt Doanh nghiÖp 1999?
Trả lời:
Những điểm đổi mới chủ yếu của Luật Doanh nghiệp
2005 so với Luật Doanh nghiệp 1999 là:
1. Về đối tượng áp dụng: Luật Doanh nghiệp 2005 điều
chỉnh và áp dụng thống nhất cho các loại hình doanh nghiệp,
không phân biệt thành phần kinh tế gồm: doanh nghiệp tư
nhân, công ty cổ phần, công ty hợp danh, công ty trách
nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty trách nhiệm
hữu hạn một thành viên, nhóm công ty;
2. Xác định cụ thể thời hạn (chậm nhất là bốn năm) kết
thúc quá trình chuyển đổi công ty nhà nước thành công ty
trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần;
3. Một cá nhân được quyền thành lập công ty trách
nhiệm hữu hạn, thay vì ít nhất phải có hai người như hiện nay;
100 CÂU HỎI VỀ LUẬT DOANH NGHIỆP 2005
22
4. Tiếp tục đơn giản hoá thủ tục, giảm chi phí gia nhập
thị trường. Kết hợp và thống nhất đăng ký kinh doanh và
đăng ký đầu tư; nhà đầu tư cả trong và ngoài nước, khi đăng
ký kinh doanh gắn với dự án đầu tư cụ thể sẽ thực hiện đăng
ký đầu tư đồng thời với đăng ký kinh doanh. Đồng thời, tăng
thêm các quy định về quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp
để ngăn ngừa, hạn chế nguy cơ lạm dụng thành lập doanh
nghiệp không nhằm mục đích kinh doanh, doanh nghiệp
không hoạt động mà không làm thủ tục giải thể theo quy
định, v.v... qua đó, làm lành mạnh thêm môi trường kinh
doanh ở nước ta;
5. Bãi bỏ khống chế mức sở hữu đối với đầu tư nước
ngoài trong các doanh nghiệp ở nước ta, trừ các ngành nghề
hạn chế kinh doanh;
6. Các nhà đầu tư nước ngoài được quyền tự chủ lựa
chọn loại hình doanh nghiệp để kinh doanh; không bị bắt
buộc phải sử dụng duy nhất hình thức công ty trách nhiệm
hữu hạn như hiện nay;
7. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có quyền tự
chủ cao hơn trong thực hiện kinh doanh, trong tổ chức lại
doanh nghiệp, trong mở rộng và đa dạng hoá ngành nghề
kinh doanh; doanh nghiệp đa dự án sẽ thay thế doanh nghiệp
đơn dự án như hiện nay;
8. Khung quản trị được quy định thống nhất đối với
doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài, đối với doanh nghiệp sở hữu tư nhân và doanh
nghiệp sở hữu vốn nhà nước;
100 CÂU HỎI VỀ LUẬT DOANH NGHIỆP 2005 23
9. Đổi mới cơ bản cơ chế thực hiện quyền chủ sở hữu
nhà nước tại các doanh nghiệp, trong đó, tách chức năng thực
hiện quyền chủ sở hữu ra khỏi chức năng quản lý hành chính
nhà nước, thực hiện tập trung và thống nhất các quyền chủ sở
hữu, đồng thời, tôn trọng quyền tự chủ kinh doanh của doanh
nghiệp;
10. Tăng cường, củng cố thêm các quyền của thành
viên, cổ đông; bảo vệ mạnh hơn quyền và lợi ích của thành
viên, cổ đông thiểu số;
11. Tăng cường thêm các quy định quản lý vốn, hạn
chế nguy cơ lạm dụng nguyên tắc trách nhiệm hữu hạn;
12. Tăng thêm quy định yêu cầu công khai và minh
bạch hoá, nhất là đối với những người quản lý;
13. Thiết lập chế độ thù lao, tiền lương gắn với kết quả
và hiệu quả kinh doanh của công ty;
14. Xác định rõ hơn các nghĩa vụ của người quản lý,
nhất là đối với thành viên Hội đồng quản trị và giám đốc, đặc
biệt là nghĩa vụ trung thành, trung thực và cẩn trọng;
15. Nâng cao, tăng cường và quy định cụ thể hơn vai
trò, vị trí và trách nhiệm của Ban kiểm soát;
16. Quy định cụ thể và rõ ràng hơn cơ chế và trách
nhiệm của các cơ quan nhà nước, các cấp chính quyền trong
quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp.
Nhìn tổng quát, nội dung của Luật Doanh nghiệp 2005
đã tuân thủ đúng các tư tưởng chỉ đạo nêu trên. Dư luận xã
hội, nhất là cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước
đồng tình, ủng hộ và đánh giá cao nội dung của Luật.
100 CÂU HỎI VỀ LUẬT DOANH NGHIỆP 2005
24
C©u 3: ¸p dông LuËt Doanh nghiÖp 2005 nh- thÕ nµo khi cã sù
kh¸c nhau c¨n b¶n gi÷a LuËt Doanh nghiÖp 2005 vµ LuËt chuyªn
ngµnh, §iÒu -íc quèc tÕ?
Trả lời:
Trước hết, Luật Doanh nghiệp 2005 không có khái
niệm “Luật chuyên ngành” như Luật Doanh nghiệp 1999. Vì
vậy, theo khái niệm các “quy định khác của pháp luật” thì
Luật chuyên ngành được xem như các quy định pháp luật
khác.
Theo Luật Doanh nghiệp 2005 quy định: “Điều 3:
Áp dụng Luật doanh nghiệp, điều ước quốc tế và các
luật có liên quan
1. Việc thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động của
doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế áp dụng theo
quy định của Luật này và các quy định khác của pháp
luật có liên quan.
2. Trường hợp đặc thù liên quan đến việc thành lập, tổ
chức quản lý và hoạt động của doanh nghiệp được quy định
tại Luật khác thì áp dụng theo quy định của Luật đó.
3. Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy
định của Luật này thì áp dụng theo quy định của điều ước
quốc tế”.
Trước hết, cần hiểu đây là sự khác nhau trên cùng
một vấn đề liên quan đến việc thành lập, tổ chức quản lý
và hoạt động của bốn loại hình doanh nghiệp nêu tại
Điều 1 Luật Doanh nghiệp 2005. Về các vấn đề này, nội
100 CÂU HỎI VỀ LUẬT DOANH NGHIỆP 2005 25
dung của Luật Doanh nghiệp 2005 và Luật chuyên ngành
thường khác nhau trên hai điểm: thứ nhất là điều kiện
thành lập doanh nghiệp, thứ hai là các quy định về quản
lý nhà nước đối với việc kinh doanh ngành, nghề này.
Trong trường hợp có sự khác nhau về cùng một vấn đề
thì phải áp dụng theo quy định của Luật chuyên ngành.
Ví dụ các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh tín dụng
thì việc thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động hoặc khi
thực hiện các quy định về quản lý nhà nước thì chủ yếu
phải theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng. Các
doanh nghiệp hoạt động kinh doanh khoáng sản thì phải
tuân theo quy định về các loại giấy phép hoạt động
khoáng sản được quy định tại Luật Khoáng sản.
C©u 4: Theo cam kÕt WTO vµ NghÞ quyÕt 71/2006/NQ-QH11 th×
doanh nghiÖp cã quyÒn tù tháa thuËn trong §iÒu lÖ cña m×nh mét sè
vÊn ®Ò. C¸c vÊn ®Ò mµ doanh nghiÖp ®-îc quyÒn tháa thuËn lµ c¸c
vÊn ®Ò g×?
Trả lời:
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 3 Luật Doanh nghiệp
2005 thì: “Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy
định của Luật này thì áp dụng theo quy định của điều ước
quốc tế”.
Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã
thông qua Nghị quyết 71/2006/NQ-QH11 ngày 29 tháng 11
năm 2006 phê chuẩn việc Việt Nam gia nhập WTO (sau đây
gọi tắt là Nghị quyết 71). Ngày 11 tháng 01 năm 2007, Việt
100 CÂU HỎI VỀ LUẬT DOANH NGHIỆP 2005
26
Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO. Xét
về bản chất, Nghị quyết 71 là một tuyên bố của Việt Nam tới
các thành viên WTO còn lại, theo đó Việt Nam tuyên bố các
cam kết gia nhập WTO của mình được trực tiếp áp dụng và
có hiệu lực thi hành trên lãnh thổ Việt Nam.
Theo Nghị quyết 71 thì công ty trách nhiệm hữu hạn,
công ty cổ phần có quyền tự thỏa thuận trong Điều lệ của
mình ba vấn đề sau đây:
- Số đại diện cần thiết để tổ chức cuộc họp và hình thức
thông qua quyết định của Hội đồng thành viên, Đại hội đồng
cổ đông;
- Các vấn đề thuộc thẩm quyền quyết định của Hội
đồng thành viên, Đại hội đồng cổ đông;
- Tỉ lệ đa số phiếu cần thiết (kể cả tỷ lệ đa số 51%) để
thông qua các quyết định của Hội đồng thành viên, Đại hội
đồng cổ đông.
C©u 5: Theo cam kÕt WTO vµ NghÞ quyÕt 71/2006/NQ-QH11 th×
doanh nghiÖp thuéc lo¹i h×nh nµo míi cã quyÒn tháa thuËn?
Trả lời:
Đối tượng doanh nghiệp được quyền thỏa thuận trong
Điều lệ ba vấn đề nêu trên (sau đây gọi tắt là đối tượng
hưởng quyền) có sự khác nhau rất lớn giữa cam kết WTO
(Báo cáo của Ban công tác) và Nghị quyết 71:
100 CÂU HỎI VỀ LUẬT DOANH NGHIỆP 2005 27
- Theo Đoạn 502 và 503 Báo cáo của Ban công tác thì
có hai đối tượng hưởng quyền, gồm: (1) Các liên doanh theo
các cam kết trong Biểu Cam kết Dịch vụ của Việt Nam được
thành lập kể từ ngày Việt Nam gia nhập WTO; (2) Các
doanh nghiệp được các nhà đầu tư Việt Nam cùng với nhà
đầu tư của một thành viên WTO thành lập trước ngày Luật
Doanh nghiệp 2005 có hiệu lực (đối tượng này chỉ được
hưởng quyền trong thời hạn hai năm kể từ ngày Luật Doanh
nghiệp 2005 có hiệu lực).
- Trong khi đó, Nghị quyết 71 lại quy định hai đối
tượng hưởng quyền hoàn toàn khác, gồm công ty trách
nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần. Điều này có nghĩa là đối
tượng hưởng quyền bao gồm tất cả các công ty trách nhiệm
hữu hạn và công ty cổ phần, không phân biệt vốn trong nước
hay vốn nước ngoài, liên doanh hay không liên doanh.
Hiện tại có hai luồng ý kiến trái ngược nhau về vấn đề
doanh nghiệp loại hình nào có quyền áp dụng cam kết WTO
và Nghị quyết 71:
- Ý kiến thứ nhất cho rằng: Cam kết WTO là sự thỏa
hiệp giữa Việt Nam với các bên đàm phán, trong đó Luật
Doanh nghiệp 2005 đã nhượng bộ các nhà đầu tư nước ngoài
nên chỉ có hai loại liên doanh theo Báo cáo của Ban công tác
mới có quyền thỏa thuận trong Điều lệ ba vấn đề nêu ở trên,
còn các doanh nghiệp khác vẫn phải tuân thủ Luật Doanh
nghiệp 2005.
- Ý kiến thứ hai cho rằng: Tại Nghị quyết 71 đã nêu rõ
đối tượng hưởng quyền là công ty trách nhiệm hữu hạn, công
ty cổ phần nên mọi doanh nghiệp thuộc hai loại hình này đều
có quyền áp dụng cam kết WTO và Nghị quyết 71.
100 CÂU HỎI VỀ LUẬT DOANH NGHIỆP 2005
28
Một số chuyên gia cho rằng ý kiến thứ hai là hợp lý vì:
- Không thể thành lập được liên doanh mới kể từ ngày
Việt Nam gia nhập WTO. Việc thành lập liên doanh chỉ có
thể được thực hiện trong thời gian Luật Đầu tư nước ngoài
còn hiệu lực. Kể từ thời điểm Việt Nam gia nhập WTO,
không thể thành lập được liên doanh tại Việt Nam do Luật
Đầu tư nước ngoài đã hết hiệu lực và được thay thế bằng
Luật Doanh nghiệp 2005 và Luật Đầu tư 2005 (cùng có hiệu
lực kể từ ngày 01/7/2006). Do đó, từ thời điểm Việt Nam gia
nhập WTO chỉ có thể thành lập một trong bốn loại hình
doanh nghiệp: công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần,
công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân.
- Đối với các doanh nghiệp được các nhà đầu tư Việt
Nam cùng với nhà đầu tư của một thành viên WTO thành lập
trước ngày Luật Doanh nghiệp 2005 có hiệu lực thì chỉ được
áp dụng cam kết WTO và Nghị quyết 71 trong thời hạn hai
năm kể từ ngày Luật Doanh nghiệp 2005 có hiệu lực. Như
vậy, kể từ ngày 01/07/2008, doanh nghiệp được các nhà đầu
tư Việt Nam cùng với nhà đầu tư của một thành viên WTO
thành lập trước ngày Luật Doanh nghiệp 2005 có hiệu lực
không có quyền áp dụng cam kết WTO và Nghị quyết 71
nữa.
- Nếu chỉ có hai đối tượng theo Báo cáo của Ban công
tác có quyền áp dụng cam kết WTO và Nghị quyết 71 thì vi
phạm nguyên tắc bình đẳng giữa các doanh nghiệp Việt Nam
quy định tại Điều 5 Luật Doanh nghiệp 2005 và nguyên tắc
không phân biệt đối xử trong WTO.
100 CÂU HỎI VỀ LUẬT DOANH NGHIỆP 2005 29
Do đó, vẫn cần phải có sự hướng dẫn cụ thể để áp dụng
thống nhất. Chính phủ cần sớm ban hành nghị định hướng
dẫn áp dụng Nghị quyết 71. Từ đầu năm 2008, đã có một dự
thảo Nghị định hướng dẫn thi hành Nghị quyết 71. Xin lấy ví
dụ trong tình huống sau để phân tích sự cần thiết phải có một
Nghị định hướng dẫn áp dụng:
Tình huống: Công ty cổ phần A được thành lập và
hoạt động theo Luật Doanh nghiệp 1999. Điều lệ công ty áp
dụng theo Luật Doanh nghiệp 1999 quy định tỷ lệ tối thiểu để
thông qua quyết định của Đại hội đồng cổ đông là 51%. Đến
thời điểm Luật Doanh nghiệp 2005 có hiệu lực, công ty
không tiến hành sửa Điều lệ cho phù hợp với Luật Doanh
nghiệp 2005 (tức là nâng tỷ lệ tối thiểu lên 65%). Khi Công
ty đang tiến hành sửa Điều lệ thì Nghị quyết 71 được ban
hành. Sau đó, công ty tiến hành họp Đại hội đồng cổ đông và
biểu quyết thông qua Điều lệ mới trong đó áp dụng tỷ lệ 51%
theo Nghị quyết 71. Câu hỏi được đặt ra là: Công ty cổ phần
A áp dụng tỷ lệ 51% trong Điều lệ thì có được không?
Trong tình huống trên cần phân chia thành hai giai đoạn
để xác định giá trị pháp lý của tỷ lệ 51% trong Điều lệ công
ty. Giai đoạn từ khi Luật Doanh nghiệp 2005 có hiệu lực đến
trước thời điểm Nghị quyết 71 có hiệu lực. Và giai đoạn kể
từ thời điểm Nghị quyết 71 có hiệu lực.
Trong giai đoạn từ khi Luật Doanh nghiệp 2005 có hiệu
lực đến trước thời điểm Nghị quyết 71 có hiệu lực thì tỷ lệ
51% quy định trong Điều lệ công ty trái với Luật Doanh
nghiệp 2005 vì Luật Doanh nghiệp 2005 quy định tỷ lệ tối
thiểu phải là 65%. Trong giai đoạn này, công ty phải hoạt
động theo các nguyên tắc quản trị do Luật Doanh nghiệp
100 CÂU HỎI VỀ LUẬT DOANH NGHIỆP 2005
30
2005 quy định. Các thỏa thuận tại Điều lệ công ty mà trái với
Luật Doanh nghiệp 2005 đương nhiên không có giá trị áp
dụng.
Tuy nhiên, đến giai đoạn kể từ thời điểm Nghị quyết
71 có hiệu lực, công ty A đã thỏa thuận được trong Điều lệ
việc áp dụng tỷ lệ 51% thì thỏa thuận này được Nghị quyết
71 đảm bảo có hiệu lực và có giá trị thi hành. Nhưng Công ty
A vẫn băn khoăn liệu khi tiến hành các thủ tục hành chính
liên quan đến đăng ký kinh doanh thì cơ quan đăng ký kinh
doanh có chấp nhận tỷ lệ 51% không? Giả sử như có tranh
chấp nội bộ công ty tại tòa án, trọng tài thì tòa án, trọng tài
áp dụng tỷ lệ nào để giải quyết? Tối thiểu 51% theo Điều lệ
công ty hay tối thiểu 65% theo Luật Doanh nghiệp 2005? Tất
cả các câu hỏi trên hiện có rất nhiều cách hiểu. Có ý kiến cho
là cam kết WTO chỉ cho liên doanh áp dụng tỷ lệ tối thiểu
51%, còn các doanh nghiệp vốn trong nước như Công ty cổ
phần A vẫn phải áp dụng tỷ lệ tối thiểu 65% theo Luật Doanh
nghiệp 2005. Nhưng cũng lại có ý kiến cho rằng Công ty cổ
phần A có quyền áp dụng tỷ lệ tối thiểu 51% vì câu chữ
trong Nghị quyết 71 đã thể hiện như vậy; ngoài ra liên doanh
thì không thể thành lập mới được kể từ ngày Luật Doanh
nghiệp 2005 có hiệu lực còn các liên doanh cũ thì thời hạn áp
dụng chỉ là hai năm kể từ ngày Luật Doanh nghiệp 2005 có
hiệu lực (tức là ngày 01/07/2008 là hết thời hạn áp dụng).
Chính vì các vấn đề chưa rõ ràng trên nên cần có một
hướng dẫn áp dụng Nghị quyết 71 kịp thời để tránh gây ra
các cách hiểu khác nhau. Một quy định pháp lý mà được hiểu
100 CÂU HỎI VỀ LUẬT DOANH NGHIỆP 2005 31
thành nhiều cách sẽ gây ra rất nhiều hệ quả pháp lý khó khắc
phục trong tương lai. Cho nên, khi chưa có Nghị quyết 71 thì
vấn đề áp dụng tỷ lệ tối thiểu 51% còn gây tranh cãi.
C©u 6: NghÞ quyÕt 71 cã ®-¬ng nhiªn thay thÕ cho c¸c quy
®Þnh t-¬ng øng t¹i LuËt Doanh nghiÖp 2005 kh«ng?
Trả lời:
Theo quy định hiện nay của cam kết WTO và Nghị
quyết 71 thì doanh nghiệp có quyền thỏa thuận trong Điều lệ
ba vấn đề và sự thỏa thuận đó có thể trái với quy định của
Luật Doanh nghiệp 2005. Tuy nhiên, bản thân quy định của
WTO và Nghị quyết 71 không đương nhiên thay thế quy
định của Luật Doanh nghiệp 2005 mà chỉ đảm bảo thỏa
thuận trong Điều lệ mặc dù trái Luật Doanh nghiệp 2005
nhưng vẫn hợp pháp và có hiệu lực.
Hơn nữa, Luật Doanh nghiệp 2005 là luật tư, trao
quyền thỏa thuận tối đa cho các chủ sở hữu công ty và sự
thỏa thuận đó được thể hiện trong Điều lệ công ty. Việc trao
quyền cho các chủ sở hữu được tự thỏa thuận luật chơi là
một thông lệ quản trị tốt mà quốc tế đang áp dụng theo xu
hướng ngày càng nới rộng phạm vi thỏa thuận luật chơi của
các ông chủ của công ty. Pháp luật chỉ nên quy định về cơ
cấu tổ chức công ty, quyền và nhiệm vụ cơ bản của thành
phần trong cơ cấu đó và không nên can thiệp quá sâu vào
phương thức quản trị.
Quy định tại Nghị quyết 71 hiện nay là phù hợp với
thông lệ quốc tế về quản trị công ty. Và Nghị quyết 71 chính
là một văn bản quy phạm pháp luật phù hợp với khách quan
100 CÂU HỎI VỀ LUẬT DOANH NGHIỆP 2005
32
xã hội trong thời đại hội nhập WTO. Pháp luật không thể duy
ý chí, áp đặt mà phải phù hợp với nhu cầu khách quan, lẽ tự
nhiên, công bằng thì lúc đó pháp luật mới đảm bảo được tính
hợp lý và dễ dàng thực thi.
C©u 7: Ng-êi cã liªn quan cña c¸ nh©n ng-êi qu¶n lý doanh
nghiÖp ®-îc x¸c ®Þnh nh- thÕ nµo?
Trả lời:
Liên quan đến vấn đề người có liên quan, khoản 17
Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2005 quy định:
“Người có liên quan là tổ chức, cá nhân có quan hệ
trực tiếp hoặc gián tiếp với doanh nghiệp trong các trường
hợp sau đây:
a) Công ty mẹ, người quản lý công ty mẹ và người có
thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý đó đối với công ty con;
b) Công ty con đối với công ty mẹ;
c) Người hoặc nhóm người có khả năng chi phối việc ra
quyết định, hoạt động của doanh nghiệp đó thông qua các cơ
quan quản lý doanh nghiệp;
d) Người quản lý doanh nghiệp;
đ) Vợ, chồng, cha, cha nuôi, mẹ, mẹ nuôi, con, con
nuôi, anh, chị, em ruột của người quản lý doanh nghiệp hoặc
của thành viên, cổ đông sở hữu phần vốn góp hay cổ phần
chi phối;
100 CÂU HỎI VỀ LUẬT DOANH NGHIỆP 2005 33
e) Cá nhân được uỷ quyền đại diện cho những người
quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản này;
g) Doanh nghiệp trong đó những người quy định tại
các điểm a, b, c, d, đ, e và h khoản này có sở hữu đến mức
chi phối việc ra quyết định của các cơ quan quản lý ở doanh
nghiệp đó;
h) Nhóm người thoả thuận cùng phối hợp để thâu tóm
phần vốn góp, cổ phần hoặc lợi ích ở công ty hoặc để chi
phối việc ra quyết định của công ty.”
Như vậy, theo quy định trên của Luật Doanh nghiệp
2005 thì không có khái niệm người có liên quan của cá nhân
người quản lý doanh nghiệp mà chỉ có khái niệm người có
liên quan của pháp nhân doanh nghiệp. Nghĩa là nếu chúng
ta truy tìm người có liên quan của pháp nhân doanh nghiệp
thì rất dễ dàng, chỉ cần căn cứ vào khoản 17 Điều 4 Luật
Doanh nghiệp 2005 là có thể tìm được; còn nếu truy tìm
người có liên quan của cá nhân người quản lý doanh nghiệp
thì không có căn cứ nào để xác định.
Việc không xác định trong Luật Doanh nghiệp 2005
khái niệm người có liên quan của cá nhân người quản lý
doanh nghiệp là một trong những thiếu sót của Luật Doanh
nghiệp 2005 và tạo ra một số hệ quả pháp lý rất khó giải
quyết. Một số quy định của Luật Doanh nghiệp 2005 đã đưa
ra khái niệm người có liên quan của cá nhân, cụ thể như sau:
Khoản 1 Điều 118 Luật Doanh nghiệp 2005 quy định:
“Thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát,
Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác của
100 CÂU HỎI VỀ LUẬT DOANH NGHIỆP 2005
34
công ty phải kê khai các lợi ích liên quan của họ với công ty,
bao gồm:
a) Tên, địa chỉ trụ sở chính, ngành, nghề kinh doanh, số
và ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, nơi đăng
ký kinh doanh của doanh nghiệp mà họ có sở hữu phần vốn
góp hoặc cổ phần; tỷ lệ và thời điểm sở hữu phần vốn góp
hoặc cổ phần đó;
b) Tên, địa chỉ trụ sở chính, ngành, nghề kinh doanh, số
và ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, nơi đăng
ký kinh doanh của doanh nghiệp mà những người có liên
quan của họ cùng sở hữu hoặc sở hữu riêng cổ phần hoặc
phần vốn góp trên 35% vốn điều lệ”.
Khoản 1 Điều 120 Luật Doanh nghiệp 2005 quy định:
“Hợp đồng, giao dịch giữa công ty với các đối tượng sau
đây phải được Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị
chấp thuận:
a) Cổ đông, người đại diện uỷ quyền của cổ đông sở
hữu trên 35% tổng số cổ phần phổ thông của công ty và
những người có liên quan của họ;
b) Thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng
giám đốc;
c) Doanh nghiệp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1
Điều 118 của Luật này và người có liên quan của thành
viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc”.
Như vậy, Luật Doanh nghiệp 2005 có đề cập đến vấn
đề người có liên quan của cá nhân cổ đông, cá nhân thành
100 CÂU HỎI VỀ LUẬT DOANH NGHIỆP 2005 35
viên Hội đồng quản trị, cá nhân thành viên Ban Kiểm soát,
cá nhân Tổng Giám đốc nhưng lại không đưa ra được căn cứ
để xác định những người có liên quan đó là ai. Điều này gây
ảnh hưởng đến các giao dịch tư lợi. Tình huống sau đây sẽ
làm rõ sự ảnh hưởng đó:
Tình huống: Ông N là thành viên Hội đồng quản trị
công ty cổ phần A. Công ty A và bố đẻ ông N ký hợp đồng
chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Vậy hợp đồng này có
phải là hợp đồng giữa công ty với người có liên quan quy
định tại khoản 1 Điều 120 Luật Doanh nghiệp 2005 không?
Theo quy định tại khoản 17 Điều 4 Luật Doanh nghiệp
2005 thì chỉ có thể xác định được người có liên quan của
pháp nhân doanh nghiệp, chứ không có căn cứ để xác định
người có liên quan của cá nhân thành viên Hội đồng quản trị
cho nên bố đẻ của thành viên Hội đồng quản trị không phải
là người có liên quan của thành viên Hội đồng quản trị. Vì
thế mà hợp đồng giữa công ty cổ phần A và bố đẻ của thành
viên Hội đồng quản trị công ty này không phải là một giao
dịch tư lợi theo Điều 120 Luật Doanh nghiệp 2005.
Rõ ràng có sự không hợp lý nếu cho rằng bố đẻ của
thành viên Hội đồng quản trị không phải là người có liên
quan của thành viên Hội đồng quản trị và hợp đồng giữa
công ty và bố đẻ thành viên Hội đồng quản trị công ty đó
không phải là một giao dịch tư lợi. Như vậy, thực tiễn đã đặt
ra cho các nhà lập pháp yêu cầu là cần phải quy định rõ
những đối tượng nào được coi là người có liên quan của cá
nhân người quản lý doanh nghiệp.
100 CÂU HỎI VỀ LUẬT DOANH NGHIỆP 2005
36
Cũng đã có luật quy định về người có liên quan của cá
nhân, đó là Luật Chứng khoán 2006. Khoản 34 Điều 6 Luật
Chứng khoán 2006 quy định về người có liên quan như sau:
“Người có liên quan là cá nhân hoặc tổ chức có quan hệ với
nhau trong các trường hợp sau đây:
a) Cha, cha nuôi, mẹ, mẹ nuôi, vợ, chồng, con, con
nuôi, anh, chị em ruột của cá nhân;
b) Tổ chức mà trong đó có cá nhân là nhân viên, Giám
đốc hoặc Tổng giám đốc, chủ sở hữu trên mười phần trăm số
cổ phiếu lưu hành có quyền biểu quyết;
c) Thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Giám
đốc hoặc Tổng giám đốc, Phó Giám đốc hoặc Phó Tổng
giám đốc và các chức danh quản lý khác của tổ chức đó;
d) Người mà trong mối quan hệ với người khác trực
tiếp, gián tiếp kiểm soát hoặc bị kiểm soát bởi người đó hoặc
cùng với người đó chịu chung một sự kiểm soát;
đ) Công ty mẹ, công ty con;
e) Quan hệ hợp đồng trong đó một người là đại diện
cho người kia”.
Như vậy, quy định của Luật Chứng khoán 2006 đã xác
định được người có liên quan của cá nhân. Nhưng Luật
Chứng khoán 2006 và Luật Doanh nghiệp 2005 có đối tượng
và lĩnh vực điều chỉnh khác nhau nên không thể áp dụng quy
định của luật này vào luật kia được. Vấn đề là cần phải quy
định cụ thể khái niệm người có liên quan của cá nhân trong
100 CÂU HỎI VỀ LUẬT DOANH NGHIỆP 2005 37
Luật Doanh nghiệp 2005 hoặc văn bản hướng dẫn thi hành
cho rõ ràng cụ thể.
C©u 8: Sù cam kÕt b¶o ®¶m cña Nhµ n-íc ®èi víi doanh
nghiÖp vµ chñ së h÷u doanh nghiÖp ®-îc thÓ hiÖn nh- thÕ nµo trong
LuËt Doanh nghiÖp 2005?
Trả lời:
Điều 5 Luật Doanh nghiệp 2005 đã thể hiện sự cam kết
của Nhà nước đối với doanh nghiệp và chủ sở hữu doanh
nghiệp như sau: “Bảo đảm của Nhà nước đối với doanh
nghiệp và chủ sở hữu doanh nghiệp:
1. Nhà nước công nhận sự tồn tại lâu dài và phát triển của
các loại hình doanh nghiệp được quy định trong Luật này; bảo
đảm sự bình đẳng trước pháp luật của các doanh nghiệp không
phân biệt hình thức sở hữu và thành phần kinh tế; thừa nhận tính
sinh lợi hợp pháp của hoạt động kinh doanh.
2. Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền sở hữu tài sản,
vốn đầu tư, thu nhập, các quyền và lợi ích hợp pháp khác
của doanh nghiệp và chủ sở hữu doanh nghiệp.
3. Tài sản và vốn đầu tư hợp pháp của doanh nghiệp và
chủ sở hữu doanh nghiệp không bị quốc hữu hoá, không bị
tịch thu bằng biện pháp hành chính.
Trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh
và vì lợi ích quốc gia, Nhà nước trưng mua, trưng dụng tài
sản của doanh nghiệp thì doanh nghiệp được thanh toán
100 CÂU HỎI VỀ LUẬT DOANH NGHIỆP 2005
38
hoặc bồi thường theo giá thị trường tại thời điểm công bố
trưng mua hoặc trưng dụng. Việc thanh toán hoặc bồi
thường phải bảo đảm lợi ích của doanh nghiệp và không
phân biệt đối xử giữa các loại hình doanh nghiệp”.
Ngoài ra, tại các Điều khác trong Luật Doanh nghiệp
2005 cũng thể hiện nguyên tắc này như: khoản 1, khoản 5
Điều 7 Luật Doanh nghiệp 2005 quy định doanh nghiệp được
kinh doanh mọi ngành nghề mà pháp luật không cấm và các
Bộ, cơ quan ngang bộ, Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân
dân các cấp không được quy định về ngành, nghề kinh doanh
có điều kiện và điều kiện kinh doanh.
C©u 9: T¹i sao l¹i quy ®Þnh thêi h¹n kÕt thóc chuyÓn ®æi c«ng
ty nhµ n-íc thµnh c«ng ty cæ phÇn, c«ng ty tr¸ch nhiÖm h÷u h¹n ®Ó
¸p dông theo quy ®Þnh cña LuËt Doanh nghiÖp 2005 lµ bèn n¨m kÓ
tõ ngµy LuËt Doanh nghiÖp 2005 cã hiÖu lùc?
Trả lời:
Luật Doanh nghiệp 2005 quy định bốn năm là thời hạn
để các công ty nhà nước (hiện đang được tổ chức quản lý và
hoạt động theo Luật Doanh nghiệp nhà nước số
14/2003/QH11 ngày 10 tháng 12 năm 2003) chuyển đổi
thành công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần, tổ
chức quản lý và hoạt động theo quy định của Luật Doanh
nghiệp 2005. Việc xác định thời hạn bốn năm xuất phát từ
yêu cầu đẩy nhanh quá trình sắp xếp, tổ chức lại và nâng cao
100 CÂU HỎI VỀ LUẬT DOANH NGHIỆP 2005 39
hiệu quả quản lý doanh nghiệp nhà nước, yêu cầu tạo lập môi
trường kinh doanh bình đẳng, không phân biệt đối xử giữa
các doanh nghiệp theo thành phần kinh tế; đồng thời, đã tính
đến các điều kiện, các vấn đề cần phải xử lý trong quá trình
chuyển đổi.
Khi thảo luận cũng có ý kiến khác cho rằng thời hạn
bốn năm là quá dài, cần đẩy nhanh hơn và rút ngắn thời hạn
kết thúc quá trình chuyển đổi, tối đa là ba năm. Có ý kiến
khác lại cho rằng thời hạn bốn năm là quá ngắn; bởi vì, thực
tế cho thấy quá trình chuyển đổi là rất phức tạp và đang được
tiến hành với tốc độ chậm hơn nhiều so với kế hoạch dự
kiến.
C©u 10: LuËt Doanh nghiÖp 2005 cã quy ®Þnh g× míi so víi
LuËt Doanh nghiÖp 1999 vÒ tr¸ch nhiÖm cña ng-êi qu¶n lý c«ng ty
trong c«ng ty?
Trả lời:
Nếu như trước đây trong Luật Doanh nghiệp 1999,
“người quản lý công ty” chỉ gồm thành viên Hội đồng quản
trị, Giám đốc, thì theo Luật Doanh nghiệp 2005, chức danh
này có thể bao gồm cả những người có nhiệm vụ quản lý
khác được quy định trong điều lệ (ví dụ như Phó Giám đốc,
Kế toán trưởng, Trưởng phòng tài vụ...).
Luật Doanh nghiệp 1999 chỉ đưa ra quy định chung về
chế độ trách nhiệm của Hội đồng quản trị trước cổ đông, mới
chỉ dừng lại ở mối quan hệ nội bộ. Luật Doanh nghiệp 2005
100 CÂU HỎI VỀ LUẬT DOANH NGHIỆP 2005
40
quy định rõ ràng và đầy đủ hơn trách nhiệm của người quản
lý công ty không chỉ trong quan hệ nội bộ mà còn trong mối
quan hệ đối với chủ nợ của công ty.
Công ty cổ phần là loại hình công ty có quy mô lớn, có
nhiều cổ đông. Đại đa số cổ đông đó không trực tiếp tham
gia quản lý công ty. Công việc quản lý do một số ít người
thực hiện. Vì vậy, Luật Doanh nghiệp 2005 quy định rất cụ
thể và chặt chẽ nghĩa vụ và trách nhiệm của họ đối với đông
đảo cổ đông. Nói cách khác, người quản lý công ty coi việc
quản lý công ty như việc của chính mình, cụ thể là phải trung
thực, hết lòng vì lợi ích của cổ đông, của công ty.
Để bảo vệ lợi ích của chủ nợ, Luật Doanh nghiệp có
quy định chặt chẽ về trách nhiệm của những người quản lý
công ty. Trước hết, khi công ty không có khả năng thanh
toán thì người quản lý công ty phải thông báo tình hình tài
chính của công ty cho tất cả chủ nợ biết và trong tình trạng
này thì người quản lý không được tăng tiền lương, trả
thưởng.
Điều lệ công ty cần quy định rõ ai trong số những
người quản lý phải thực hiện các nghĩa vụ nói trên. Nếu
người được phân công không thực hiện nghĩa vụ thì phải
chịu trách nhiệm cá nhân đối với thiệt hại xảy ra cho chủ nợ.
Ngoài ra, Luật Doanh nghiệp 2005 còn quy định trách
nhiệm cá nhân của thành viên Hội đồng quản trị trong việc
đưa ra các quyết định.
100 CÂU HỎI VỀ LUẬT DOANH NGHIỆP 2005 41
C©u 11: §iÒu 7 LuËt Doanh nghiÖp 2005 quy ®Þnh: Doanh
nghiÖp thuéc mäi thµnh phÇn kinh tÕ cã quyÒn kinh doanh c¸c
ngµnh nghÒ mµ ph¸p luËt kh«ng cÊm. Trªn thùc tÕ thùc hiÖn LuËt
cho thÊy, mét sè c¬ quan hµnh ph¸p vÉn tuú tiÖn c¶n trë doanh
nghiÖp thùc thi nguyªn t¾c nµy, viÖn dÉn “kh«ng qu¶n lý ®-îc th×
cÊm”. LiÖu t×nh tr¹ng trªn cã cßn t¸i diÔn?
Trả lời:
Nguyên tắc doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế
có quyền kinh doanh các ngành nghề mà pháp luật không
cấm là một nguyên tắc cơ bản của nhà nước pháp quyền
nhằm tăng cường quyền cho người ít quyền. Nguyên tắc này
đã được quy định tại Điều 16 Hiến pháp 1992 sửa đổi 2001:
“Tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế được sản
xuất, kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật
không cấm”.
Mặt khác, để thực hiện nhà nước pháp quyền phải hạn
chế quyền của người nắm quyền, tức là cơ quan nhà nước chỉ
được hành xử theo đúng quy định của pháp luật. Để thực
hiện được nguyên tắc này, khoản 4 và khoản 5 Điều 7 Luật
Doanh nghiệp 2005 đã có những quy định rõ ràng.
Khoản 4 Điều 7 quy định: “Chính phủ định kỳ rà soát,
đánh giá lại toàn bộ hoặc một phần các điều kiện kinh
doanh; bãi bỏ hoặc kiến nghị bãi bỏ các điều kiện không còn
phù hợp; sửa đổi hoặc kiến nghị sửa đổi các điều kiện bất
hợp lý; ban hành hoặc kiến nghị ban hành điều kiện kinh
doanh mới theo yêu cầu quản lý nhà nước”.
Khoản 5 Điều 7 quy định: “Bộ, cơ quan ngang Bộ, Hội
đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân các cấp không được quy
100 CÂU HỎI VỀ LUẬT DOANH NGHIỆP 2005
42
định về ngành, nghề kinh doanh có điều kiện và điều kiện
kinh doanh”.
Các quy định trên sẽ hạn chế tối đa sự tuỳ tiện cản trở
doanh nghiệp của các cơ quan hành pháp. Thêm vào đó, khi
thực hiện Luật Doanh nghiệp 2005 thì cũng là lúc chúng ta
phải hội nhập WTO. Khi đó, sự giám sát các cơ quan hành
pháp không còn là việc nội bộ doanh nghiệp Việt Nam mà
các cơ quan hành pháp của Việt Nam sẽ còn phải tuân thủ
các cam kết quốc tế. Lúc đó, các Bộ, ngành, địa phương
không thể có những văn bản pháp luật hạn chế quyền tự do
kinh doanh để bảo đảm môi trường pháp luật kinh doanh,
đầu tư của Việt Nam ngày càng minh bạch.
C©u 12: ý nghÜa cña viÖc quy ®Þnh trô së chÝnh cña doanh
nghiÖp lµ g×? LuËt Doanh nghiÖp 2005 cã thõa nhËn trô së ¶o
kh«ng?
Trả lời:
Khoản 1 Điều 35 Luật Doanh nghiệp 2005 quy định:
“Trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc, giao
dịch của doanh nghiệp; phải ở trên lãnh thổ Việt Nam, có
địa chỉ được xác định gồm số nhà, tên phố (ngõ phố) hoặc
tên xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc
tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số
fax và thư điện tử (nếu có)”. Để thực hiện được việc liên lạc,
giao dịch của doanh nghiệp thì địa chỉ của trụ sở chính phải
có tên trên bản đồ hành chính Việt Nam, ở trên lãnh thổ Việt
Nam để xác định quốc tịch của doanh nghiệp.
100 CÂU HỎI VỀ LUẬT DOANH NGHIỆP 2005 43
Luật Doanh nghiệp 2005 không công nhận một doanh
nghiệp chỉ có trụ sở ảo nhưng có thể đăng ký các địa chỉ liên
lạc như email, website phục vụ cho việc giao dịch điện tử.
Mặt khác, doanh nghiệp phải thông báo thời gian mở
cửa tại trụ sở chính với cơ quan đăng ký kinh doanh trong
thời gian 15 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng
ký kinh doanh. Mục đích của quy định này nhằm buộc doanh
nghiệp phải thông báo sự hiện diện của mình tại trụ sở để cơ
quan Nhà nước kiểm tra giám sát.
C©u 13: §¬n vÞ kinh tÕ phô thuéc lµ g× vµ gåm cã nh÷ng tªn
gäi th«ng th-êng nµo? §¬n vÞ kinh tÕ phô thuéc cã ®-îc sö dông
con dÊu kh«ng?
Trả lời:
Đơn vị kinh tế phụ thuộc là cụm từ chỉ các tổ chức kinh
tế cấp dưới, hạch toán phụ thuộc vào doanh nghiệp. Doanh
nghiệp có các quyền và nghĩa vụ dân sự phát sinh từ các giao
dịch do đơn vị kinh tế phụ thuộc mình xác lập, thực hiện.
Đơn vị kinh tế phụ thuộc có thể hoạt động dưới hình thức đại
diện theo uỷ quyền (văn phòng đại diện) hoặc thực hiện một
phần hay toàn bộ chức năng của doanh nghiệp, kể cả chức
năng đại diện theo uỷ quyền (chi nhánh). Đơn vị kinh tế phụ
thuộc có nhiều tên gọi khác nhau như xí nghiệp, trạm trại,
cửa hàng, xưởng, trung tâm… về mặt pháp lý đều là chi
nhánh của doanh nghiệp. Về đặt địa điểm của các đơn vị
kinh tế phụ thuộc tuỳ thuộc vào ý chí của doanh nghiệp.
Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh
nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo uỷ quyền cho lợi ích của
doanh nghiệp và thực hiện việc bảo vệ các lợi ích đó. Nội
100 CÂU HỎI VỀ LUẬT DOANH NGHIỆP 2005
44
dung hoạt động của văn phòng đại diện phải phù hợp với nội
dung hoạt động của doanh nghiệp. Văn phòng đại diện không
được trực tiếp kinh doanh, không được ký các hợp đồng kinh
doanh với dấu của văn phòng đại diện, nhưng vẫn được ký
kết các hợp đồng theo sự uỷ quyền của doanh nghiệp; hợp
đồng đó sẽ đóng dấu doanh nghiệp.
Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có
nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của
doanh nghiệp, kể cả chức năng đại diện theo uỷ quyền.
Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải phù hợp với
ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp. Chi nhánh có
quyền ký các hợp đồng được doanh nghiệp ủy quyền nhân
danh chi nhánh, đóng dấu chi nhánh. Doanh nghiệp phải thực
hiện các nghĩa vụ dân sự phát sinh từ giao dịch của văn
phòng đại diện và chi nhánh.
Việc Luật Doanh nghiệp 2005 quy định rõ về địa điểm
kinh doanh là hết sức cần thiết và phù hợp với đòi hỏi từ thực
tế. Các doanh nghiệp thường thuê một phòng nhỏ ở các trung
tâm thương mại để làm trụ sở chính phục vụ việc giao dịch vì
giá thuê tại các trung tâm này thường rất đắt. Nơi bán hàng,
xưởng sản xuất, kho bãi doanh nghiệp có thể thuê ở một nơi
khác – thậm chí trong khu công nghiệp ngoại thành – nhưng
vẫn chịu sự quản lý trực tiếp của doanh nghiệp. Việc quy
định rõ về địa điểm kinh doanh sẽ giúp tăng quyền chủ động
tổ chức kinh doanh cho doanh nghiệp, tránh việc các cơ quan
quản lý thị trường thu giữ hàng hoá khi vận tải trong nội bộ
doanh nghiệp từ địa điểm kinh doanh, kho bãi đến trụ sở
doanh nghiệp.
100 CÂU HỎI VỀ LUẬT DOANH NGHIỆP 2005 45
C©u 14: Con dÊu cña doanh nghiÖp ®-îc quy ®Þnh kh¸ ®Çy ®ñ
t¹i LuËt Doanh nghiÖp 2005. ý nghÜa cña quy ®Þnh nµy lµ g×?
Trả lời:
Thực tế tranh chấp con dấu của doanh nghiệp trong nội
bộ doanh nghiệp đã xảy ra và đã có trường hợp bị cơ quan
công an khởi tố về tội danh chiếm đoạt trái phép con dấu. Vì
vậy, Luật Doanh nghiệp 2005 dành hẳn Điều 36 để quy định
cụ thể về con dấu nhằm làm rõ giá trị pháp lý của con dấu
của doanh nghiệp và giúp cho xã hội nhận thức đúng, tránh
những hành vi xử lý con dấu gây thiệt hại cho doanh nghiệp.
Theo Luật Doanh nghiệp 2005 thì con dấu là tài sản của
doanh nghiệp (không giống như con dấu của cơ quan công
quyền) và trong trường hợp cần thiết, được sự đồng ý của cơ
quan cấp dấu, doanh nghiệp có thể có con dấu thứ hai. Quy
định này nhằm đáp ứng cho thói quen sử dụng con dấu tại
Việt Nam.
Một số nước trên thế giới cho phép doanh nghiệp tự
thiết kế con dấu và đăng ký với cơ quan công quyền để làm
dấu hiệu nhận dạng riêng không trùng lặp với doanh nghiệp
khác, còn chữ ký mới là dấu hiệu quan trọng nhất để nhận
dạng người giao dịch đúng thẩm quyền.
Tình huống: Năm 2001, một công ty ở tỉnh H, do có
nhu cầu đổi mới công nghệ sản xuất nên cử một số cán bộ
chuyên môn sang Nhật để tìm hiểu và mua dây chuyền sản
xuất mới để tăng năng suất lao động. Ở Nhật, công ty này
đã tìm được đối tác có dây chuyền sản xuất hiện đại. Khi
hai bên ký kết hợp đồng liên doanh thì một sự kiện bất ngờ
xảy ra liên quan đến con dấu của phía Nhật. Bên Việt Nam
100 CÂU HỎI VỀ LUẬT DOANH NGHIỆP 2005
46
đã ký tên, đóng dấu theo đúng với quy định của pháp luật,
dấu tròn 36 ly mực đỏ do cơ quan công an cấp. Nhưng phía
Nhật Bản lại không đóng dấu tròn 36 ly giống như phía
Việt Nam mà con dấu của họ cũng tròn nhưng nhỏ hơn 36
ly rất nhiều, mực dấu lại là mầu tím than. Khi hợp đồng
được mang đến cơ quan nhà nước Việt Nam chứng thực,
rắc rối đã xảy ra. Cán bộ ta quá ngỡ ngàng khi thấy con
dấu của công ty Nhật không phải là mực đỏ, không phải
hình tròn 36 ly như Việt Nam mà chỉ nhỏ như đầu ngón
tay, hoa văn loằng ngoằng. Mặc dù phía Nhật giải thích rõ
cho cán bộ cơ quan nhà nước Việt Nam biết rằng dấu của
họ do họ tự nghĩ ra, hình thù, màu sắc, mực in ra sao là do
họ tự quyết định và dấu này chỉ có ý nghĩa phân biệt công
ty họ với công ty khác, chính quyền Nhật không can thiệp
vào chuyện này. Nhưng cán bộ của Việt Nam vẫn sợ
không dám đóng dấu chứng thực hợp đồng và yêu công ty
Nhật Bản phải đến cơ quan sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam
xin xác nhận con dấu. Đại sứ quán Nhật Bản trả lời là họ
không thể thực hiện được việc này. Thế là công ty Nhật
Bản lại được yêu cầu xin giấy xác nhận con dấu của chính
quyền Nhật Bản. Phía Nhật Bản thấy vậy liền chấm dứt
hợp đồng liên doanh với phía Việt Nam vì họ nghĩ có mỗi
chuyện con dấu mà còn rắc rối thế thì sau này làm ăn ở đây
chắc là gặp rất nhiều khó khăn. Thế là chỉ vì chuyện con
dấu mà doanh nghiệp Việt Nam phải chịu thiệt hại.
Con dấu của doanh nghiệp chỉ là một dấu hiệu nhận
dạng doanh nghiệp để phân biệt doanh nghiệp này với
doanh nghiệp khác; nhưng lâu nay người ta vẫn lầm lẫn
cho nó là một biểu hiện pháp lý của doanh nghiệp. Thực tế
là con dấu chỉ có tính xác thực chứ không có ý nghĩa pháp
lý. Con dấu rất dễ bị làm giả và xét về tính xác thực thì nó
100 CÂU HỎI VỀ LUẬT DOANH NGHIỆP 2005 47
là loại xác thực kém nhất nếu so với chữ ký, vân tay, con
ngươi, ADN.
PhÇn II
THµNH LËP Vµ §¡NG Ký KINH DOANH
C©u 15: C¬ quan nµo cã thÈm quyÒn quy ®Þnh vÒ ngµnh nghÒ
kinh doanh cã ®iÒu kiÖn vµ ®iÒu kiÖn kinh doanh?
Trả lời:
Điều 57 Hiến pháp quy định: “Công dân có quyền tự
do kinh doanh theo quy định của pháp luật”. Theo thống kê
của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, trước
năm 2005 có tới 300 loại giấy phép và tương tự như giấy
phép đang là rào cản hạn chế quyền tự do kinh doanh của
100 CÂU HỎI VỀ LUẬT DOANH NGHIỆP 2005
48
người dân. Để ngăn chặn tình trạng ban hành giấy phép tràn
lan bất hợp lý, Luật Doanh nghiệp 2005 đã quy định tại
Khoản 4 Điều 7 Luật Doanh nghiệp như sau: “Chính phủ
định kỳ rà soát, đánh giá lại toàn bộ hoặc một phần các điều
kiện kinh doanh; bãi bỏ hoặc kiến nghị bãi bỏ các điều kiện
không còn phù hợp; sửa đổi hoặc kiến nghị sửa đổi các điều
kiện bất hợp lý; ban hành hoặc kiến nghị ban hành điều kiện
kinh doanh mới theo yêu cầu quản lý nhà nước”. Quy định
này nhằm tạo khung pháp lý, giao nhiệm vụ cho Chính phủ
phải thường xuyên giám sát và thay đổi kịp thời theo yêu cầu
quản lý nhà nước trong lộ trình hội nhập.
Để đảm bảo quyền tự do kinh doanh của công dân,
khoản 5 Điều 7 Luật Doanh nghiệp 2005 đã quy định như
sau: “Bộ, cơ quan ngang bộ, Hội đồng nhân dân và Uỷ ban
nhân dân các cấp không được quy định về ngành, nghề kinh
doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh”. Quy định này
nhằm ngăn cấm các Bộ, cơ quan ngang bộ, Hội đồng nhân
dân và Ủy ban nhân dân cấp không được ban hành các loại
giấy phép hoặc các điều kiện kinh doanh.
Theo Điều 2 của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp
luật thì ngoài Bộ, cơ quan ngang bộ, Hội đồng nhân dân và
Ủy ban nhân dân, còn có các chủ thể khác sau đây có thẩm
quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật: Quốc hội
(Luật, Nghị quyết), Ủy ban thường vụ Quốc hội (Pháp lệnh,
Nghị quyết), Chủ tịch nước (Lệnh, Quyết định), Chính phủ
(Nghị định), Thủ tướng Chính phủ (Quyết định), Hội đồng
thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (Nghị quyết), Chánh án
Tòa án nhân dân tối cao (Thông tư), Viện trưởng Viện Kiểm
sát nhân dân tối cao (Thông tư), Tổng Kiểm toán nhà nước
(Quyết định), Cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã
100 CÂU HỎI VỀ LUẬT DOANH NGHIỆP 2005 49
hội (Nghị quyết liên tịch). Đối chiếu với Khoản 5 Điều 7
Luật Doanh nghiệp 2005, các chủ thể kể trên không bị cấm
ban hành về ngành nghề kinh doanh có điều kiện và điều
kiện kinh doanh.
Tuy nhiên, Nghị định 139/2007/NĐ-CP quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành Luật Doanh nghiệp 2005 đã quy
định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 139/2007/NĐ-CP như
sau: Ngành, nghề kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh
doanh áp dụng theo các quy định của các luật, pháp lệnh,
nghị định chuyên ngành hoặc quyết định có liên quan của
Thủ tướng Chính phủ (sau đây gọi chung là pháp luật
chuyên ngành).
Khoản 3 Điều 5 Nghị định 139/2007/NĐ-CP còn quy
định: “Các quy định về loại ngành, nghề kinh doanh có điều
kiện và điều kiện kinh doanh đối với ngành nghề đó tại các
văn bản quy phạm pháp luật khác ngoài các loại văn bản
quy phạm pháp luật nói tại khoản 1 Điều này đều hết hiệu
lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 9 năm 2008”.
Khoản 5 Điều 7 Nghị định 43/2010/NĐ-CP quy định:
“Ngành, nghề kinh doanh có điều kiện được quy định tại các
Luật của Quốc hội, Pháp lệnh của Ủy ban Thường vụ Quốc
hội và Nghị định của Chính phủ. Nghiêm cấm việc ban hành
và quy định không đúng thẩm quyền về các ngành, nghề kinh
doanh có điều kiện.
Như vậy, Nghị định 139/2007/NĐ-CP và Nghị định
43/2010/NĐ-CP đã “hạn chế” hình thức văn bản quy định về
ngành nghề kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh.
Theo Điều 2 của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật
thì Quốc hội ban hành Hiến pháp, Luật, Nghị quyết; Ủy ban
thường vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh, Nghị quyết. Còn
100 CÂU HỎI VỀ LUẬT DOANH NGHIỆP 2005
50
xét theo Nghị định 139/2007/NĐ-CP thì ngành nghề kinh
doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh chỉ được quy
định tại Luật do Quốc hội ban hành và Pháp lệnh do Ủy ban
thường vụ Quốc hội ban hành. Như vậy, Nghị định
139/2007/NĐ-CP đã loại bỏ khả năng ngành nghề kinh
doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh được quy định
tại Nghị quyết của Quốc hội và Nghị quyết của Ủy ban
thường vụ Quốc hội. Trên thực tế, nếu Quốc hội và Ủy ban
thường vụ Quốc hội ban hành văn bản này thì vẫn phải áp
dụng và thi hành.
Ngoài ra, Nghị định 139/2007/NĐ-CP và Nghị định
43/2010/NĐ-CP còn loại bỏ khả năng ngành nghề kinh
doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh được ban hành
bởi các văn bản quy phạm pháp luật sau: Nghị quyết của Hội
đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Thông tư của
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Thông tư của Viện trưởng
Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Quyết định của Tổng Kiểm
toán Nhà nước, Nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ
Quốc hội hoặc giữa Chính phủ với cơ quan trung ương của tổ
chức chính trị - xã hội, Thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa
án nhân dân tối cao với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân
tối cao. Và giả sử các văn bản này có quy định về ngành
nghề kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh thì
vẫn phải thi hành. Không thể viện dẫn Nghị định
139/2007/NĐ-CP để từ chối áp dụng.
Như vậy, có thể đặt ra vấn đề sau đây: Các chủ thể có
thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo Điều
2 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật (trừ Bộ, cơ
quan ngang bộ, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các
cấp) đều có quyền ban hành về ngành nghề kinh doanh có
100 CÂU HỎI VỀ LUẬT DOANH NGHIỆP 2005 51
điều kiện và điều kiện kinh doanh. Loại văn bản quy phạm
pháp luật quy định về ngành nghề kinh doanh có điều kiện và
điều kiện kinh doanh có thể khác với các loại văn bản được
liệt kê tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 139/2007/NĐ-CP và
khoản 5 Điều 7 Nghị định 43/2010/NĐ-CP.
C©u 16: C¸c ®iÒu kiÖn kinh doanh ®-îc chia thµnh mÊy lo¹i?
Trả lời:
Theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định
139/2007/NĐ-CP thì: “Điều kiện kinh doanh được thể hiện
dưới các hình thức:
a) Giấy phép kinh doanh;
b) Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh;
c) Chứng chỉ hành nghề;
d) Chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp;
đ) Xác nhận vốn pháp định;
e) Chấp thuận khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
g) Các yêu cầu khác mà doanh nghiệp phải thực hiện
hoặc phải có mới được quyền kinh doanh ngành nghề đó mà
không cần xác nhận, chấp thuận dưới bất kỳ hình thức nào
của cơ quan nhà nước có thẩm quyền”.
Tuy nhiên, thông thường để phục vụ cho việc đăng ký
kinh doanh, người ta thường phân điều kiện kinh doanh
thành hai loại: Điều kiện có trước đăng ký kinh doanh và
điều kiện có sau đăng ký kinh doanh.
100 CÂU HỎI VỀ LUẬT DOANH NGHIỆP 2005
52
Các điều kiện có trước đăng ký kinh doanh bao gồm
những điều kiện như danh mục được liệt kê tại Bảng 1 và
Bảng 2 Phụ lục I cuốn sách này. Đối với các điều kiện có sau
đăng ký kinh doanh hiện nay có rất nhiều văn bản quy phạm
pháp luật quy định, không thể liệt kê hết ở cuốn sách này.
C©u 17: Cã sù kh¸c nhau nµo gi÷a danh môc ngµnh, nghÒ sö
dông trong ®¨ng ký kinh doanh vµ danh môc ngµnh, nghÒ kinh tÕ
quèc d©n?
Trả lời:
Sự khác nhau giữa ngành, nghề kinh doanh sử dụng
trong đăng ký kinh doanh với ngành, nghề kinh tế quốc dân
thể hiện trên những nội dung sau:
1) Phạm vi điều chỉnh: Ngành, nghề kinh tế quốc dân
rộng hơn ngành, nghề kinh doanh. Ngành, nghề kinh tế quốc
dân bao gồm toàn bộ hoạt động của các cơ quan và hiệp hội
những hoạt động không kinh doanh như các hoạt động của
Đảng, đoàn thể và hiệp hội, hoạt động quản lý nhà nước và
an ninh quốc phòng, đảm bảo xã hội bắt buộc, hoạt động của
các tổ chức và đoàn thể quốc tế.
2) Về thẩm quyền: Ngành, nghề kinh tế quốc dân do
nhà nước ban hành, các cơ quan thống kê và các cơ quan nhà
nước khác phải tuân thủ việc báo cáo theo quy chuẩn của
ngành, nghề kinh tế quốc dân.
Ngành, nghề đăng ký kinh doanh là của người dân.
Người dân có quyền đăng ký những ngành, nghề kinh doanh
mà pháp luật không cấm. Cơ quan đăng ký kinh doanh là
100 CÂU HỎI VỀ LUẬT DOANH NGHIỆP 2005 53
người thư ký ghi lại những ngành, nghề đăng ký kinh doanh
được thiết kế theo nguyên tắc mở để có thể bổ sung những
ngành, nghề mới do người dân sáng tạo.
Đối với người dân không có phân cấp theo ngành,
nghề. Người dân đăng ký ngành, nghề kinh doanh theo ý
tưởng đầu tư của mình. Việc phân ngành, nghề vào cấp nào
là do nhà nước thực hiện để phục vụ cho nhu cầu quản lý nhà
nước.
3) Về mục đích: Danh mục ngành, nghề kinh tế quốc
dân phục vụ cho việc phân tích để nhà nước quản lý, đề ra
chính sách.
Danh mục ngành, nghề đăng ký kinh doanh phục vụ
cho người dân tiện tra cứu và tìm tòi sáng tạo thêm những
ngành, nghề mới.
Lưu ý hiện nay theo quy định tại điểm 6 Mục I Thông
tư liên tịch 05/2008/TTLT-BKH-BTC-BCA ngày 29 tháng 7
năm 2008 giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và Bộ
Công an thì khi làm thủ tục đăng ký kinh doanh, người kê
khai hồ sơ phải lấy mã ngành nghề cấp hai trong Danh mục
ngành nghề kinh tế quốc dân ban hành kèm theo Quyết định
10/2007/QĐ-TTg ngày 23 tháng 01 năm 2007 của Thủ tướng
Chính phủ để làm ngành nghề kinh doanh.
Còn theo khoản 1 Điều 7 Nghị định 43/2010/NĐ-CP thì
việc ghi mã ngành nghề đăng ký kinh doanh thực hiện như
sau:
Ngành, nghề kinh doanh trong Giấy chứng nhận đăng
ký doanh nghiệp được ghi và mã hóa theo ngành cấp bốn
trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam, trừ những ngành,
nghề cấm kinh doanh.
100 CÂU HỎI VỀ LUẬT DOANH NGHIỆP 2005
54
Nội dung cụ thể của các phân ngành trong ngành kinh
tế cấp bốn được thực hiện theo Quy định về nội dung hệ
thống ngành kinh tế Việt Nam do Bộ Kế hoạch và Đầu tư
ban hành.
Việc mã hóa ngành, nghề đăng ký kinh doanh trong
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp chỉ có ý nghĩa trong
công tác thống kê.
Căn cứ vào Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam, người
thành lập doanh nghiệp tự lựa chọn ngành, nghề kinh doanh
và ghi mã ngành, nghề kinh doanh vào Giấy đề nghị đăng ký
doanh nghiệp. Cơ quan đăng ký kinh doanh đối chiếu và ghi
ngành, nghề kinh doanh, mã số ngành, nghề kinh doanh vào
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Về bản chất, ngành nghề kinh doanh là của dân sáng
tạo ra từ ngàn đời nay, cho nên việc dùng mã ngành, nghề
kinh tế quốc dân để kê khai vào hồ sơ đăng ký kinh doanh
như hiện nay là không hợp lý. Ví dụ: Người dân muốn mở
một quán phở thì sẽ đăng ký là “bán phở”; còn Nhà nước xếp
“bán phở” vào mã ngành nghề kinh tế quốc dân nào tùy
thuộc vào mục đích quản lý nhà nước.
C©u 18: Doanh nghiÖp ®-îc kinh doanh ngµnh, nghÒ ph¸p luËt
kh«ng cÊm; t¹i sao l¹i quy ®Þnh nghÜa vô cña doanh nghiÖp ph¶i
ho¹t ®éng kinh doanh theo ®óng ngµnh, nghÒ ®· ghi trong GiÊy
chøng nhËn ®¨ng ký kinh doanh?
Trả lời:
100 CÂU HỎI VỀ LUẬT DOANH NGHIỆP 2005 55
Khoản 1 Điều 9 Luật Doanh nghiệp 2005 quy định về nghĩa
vụ của doanh nghiệp như sau: “Hoạt động kinh doanh theo đúng
ngành, nghề đã ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
bảo đảm điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật khi
kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện”.
Quy định trên nhằm bảo vệ quyền lợi cho các doanh
nghiệp khác, các nhà đầu tư và người tiêu dùng. Nhà đầu tư
và các doanh nghiệp khác sẽ tìm hiểu thông tin thị trường,
nghiên cứu phân bổ các ngành, nghề kinh doanh và phân bổ
các doanh nghiệp trên địa bàn để lựa chọn ý tưởng đầu tư
cho phù hợp với địa bàn và thị trường. Vì vậy, phải buộc
doanh nghiệp kinh doanh đúng ngành, nghề đã đăng ký, khi
không kinh doanh phải khai báo để xóa ngành, nghề đã đăng
ký đảm bảo thông tin về ngành, nghề kinh doanh trên giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh luôn phù hợp với thực tế
trên thương trường. Mặt khác, quy định trên còn giúp cho
nhà nước đánh giá chính xác mức độ đầu tư đối với các
ngành, nghề doanh nghiệp kinh doanh để có chính sách quản
lý phù hợp.
C©u 19: T¹i sao néi dung GiÊy chøng nhËn ®¨ng ký kinh doanh
l¹i quy ®Þnh ph¶i cã hä tªn, ®Þa chØ th-êng tró, quèc tÞch, sè chøng
minh nh©n d©n, hé chiÕu hoÆc chøng thùc c¸ nh©n hîp ph¸p cña
ng-êi ®¹i diÖn theo ph¸p luËt cña doanh nghiÖp?
Trả lời:
Khoản 2 Điều 25 Luật Doanh nghiệp 2005 quy định cụ
thể nội dung giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, trong đó
quy định việc ghi người đại diện theo pháp luật vào giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh vì:
100 CÂU HỎI VỀ LUẬT DOANH NGHIỆP 2005
56
Thứ nhất: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là một
chứng chỉ pháp lý để công bố địa vị pháp lý của doanh
nghiệp, giúp cho mọi người trong việc thực hiện giao dịch
với doanh nghiệp. Thông qua việc xem xét giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh có thể đánh giá về tính pháp lý của
doanh nghiệp và sơ bộ đánh giá năng lực tài chính thông qua
vốn đăng ký.
Thứ hai: Một trong những yêu cầu rất cơ bản của việc
ký kết các hợp đồng dân sự, kinh tế là biết đối tác ký có đúng
thẩm quyền hay không? Nếu không đúng thẩm quyền thì hợp
đồng đó vô hiệu và gây thiệt hại cho doanh nghiệp. Thực tế
kinh doanh trong những năm qua đã có không ít hợp đồng
được ký kết trái thẩm quyền bị vô hiệu. Việc kiểm tra người
ký kết có đủ thẩm quyền hay không trở nên khó khăn và bất
tiện trong giao dịch. Luật Doanh nghiệp 2005 đã quy định
phải đăng ký người đại diện theo pháp luật của doanh
nghiệp. Trong mẫu giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh còn
ghi rõ: Số chứng minh nhân dân, nơi đăng ký hộ khẩu
thường trú, nơi ở hiện tại chức danh của người đại diện theo
pháp luật (có thể là Giám đốc, Tổng Giám đốc, Chủ tịch Hội
đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Chủ tịch Hội đồng quản
trị) và cả chữ ký mẫu của họ để giúp các bên giao dịch có đủ
thông tin lý lịch tư pháp của người đại diện theo pháp luật để
ký kết và giám sát thực hiện, cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền có thêm yếu tố để trưng cầu khi cần thiết.
Tình huống: Trước đây, thời điểm trước ngày Luật
100 CÂU HỎI VỀ LUẬT DOANH NGHIỆP 2005 57
Doanh nghiệp 1999 có hiệu lực, khi chưa có quy định bắt
buộc thông tin về người đại diện theo pháp luật phải có tên
trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, có hai cha con
trùng tên đều là Nguyễn Mạnh Hùng. Bố bị kết án tù treo
về tội tham ô. Con là Giám đốc, người đại diện theo pháp
luật của một công ty TNHH. Trong thời gian thử thách,
ông bố từ tỉnh A sang tỉnh B dùng danh thiếp của con để
ký rất nhiều hợp đồng. Có người phát hiện bố đang bị án
treo.
Như vậy, chỉ dùng tên để ký hợp đồng mà không có
thông tin về người đại diện rất dễ gây rủi ro cho bên thứ ba
và tạo cơ hội cho sự lừa đảo. Vì vậy các nhà soạn thảo
Luật Doanh nghiệp 1999 và Luật Doanh nghiệp 2005 mới
thiết kế đưa thông tin người đại diện theo pháp luật vào
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
C©u 20: VÒ c¸c hµnh vi bÞ cÊm quy ®Þnh t¹i §iÒu 11 LuËt
Doanh nghiÖp 2005, c¬ quan ®¨ng ký kinh doanh lµm thÕ nµo ®Ó
biÕt ®-îc m×nh ®· cÊp giÊy chøng nhËn ®¨ng ký kinh doanh cho
ng-êi kh«ng ®ñ ®iÒu kiÖn khi ng-êi ®ã cã ®Çy ®ñ giÊy chøng minh
nh©n d©n, hé chiÕu vµ khi c¬ quan ®¨ng ký kinh doanh ®· thô lý hå
s¬ hîp lÖ?
Trả lời:
100 CÂU HỎI VỀ LUẬT DOANH NGHIỆP 2005
58
Cơ quan đăng ký kinh doanh khi xem xét hồ sơ đăng ký
kinh doanh đối chiếu các giấy tờ xác nhận tư cách công dân
của người thành lập và quản lý doanh nghiệp như hộ chiếu,
chứng minh nhân dân mà không thấy có dấu hiệu là giả mạo
thì coi như hợp lệ về phần nhân thân; nếu các hồ sơ khác đều
hợp lệ thì cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Trường hợp có dấu hiệu nghi ngờ về nhân thân, cần xác
minh thì yêu cầu cơ quan công an xác minh, nhưng vẫn tiến
hành cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo đúng
thời hạn quy định, khi nào có xác minh cụ thể của cơ quan
công an thì khi đó sẽ xử lý: Yêu cầu đính chính bổ sung hồ
sơ hoặc khi thấy hồ sơ là giả mạo thì có thể thu hồi giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định tại điểm a
khoản 2 Điều 165 Luật Doanh nghiệp 2005 và Nghị định
53/2007/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư. Trong trường hợp
đó, cơ quan đăng ký kinh doanh không bị coi là cấp giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh cho người không đủ điều
kiện.
Trên thực tế thực hiện Luật Doanh nghiệp 2005,
nguyên tắc này đã bị vi phạm, các cơ quan đăng ký kinh
doanh thường bị áp lực của các cơ quan thanh tra kết luận bị
vi phạm pháp luật. Nếu không có sự thống nhất nhận thức
giữa các cơ quan quản lý Nhà nước thì cơ quan đăng ký kinh
doanh có thể viện dẫn sợ vi phạm các hành vi bị cấm để hạn
chế hoặc gây khó dễ cho người thành lập doanh nghiệp. Giải
pháp tốt nhất là phải phân định rõ chức năng xác định nhân
thân là thuộc thẩm quyền của cơ quan công an.
100 CÂU HỎI VỀ LUẬT DOANH NGHIỆP 2005 59
C©u 21: V× sao tªn ng-êi ®-îc ®Æt trïng cßn ®èi víi doanh
nghiÖp l¹i cã quy ®Þnh cÊm trïng tªn doanh nghiÖp?
Trả lời:
Bộ luật dân sự 2005 không có quy định về đặt tên
người nên tên người được đặt tự do, được lựa chọn theo
phong tục tập quán. Ngoài tên gọi, con người còn có các dấu
hiệu nhận dạng khác đi kèm để phân biệt, tránh nhầm lẫn.
Trong khi đó, tên doanh nghiệp là một tài sản của doanh
nghiệp, nằm trong kết cấu tạo nên thương hiệu của doanh
nghiệp, là uy tín của doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải chi
phí để quảng bá uy tín của doanh nghiệp, thông qua tên của
doanh nghiệp để chiếm lĩnh thị trường nên tên doanh nghiệp
phải được pháp luật bảo hộ trên toàn quốc, nơi doanh nghiệp
hoạt động. Do đó, khoản 1 Điều 32 Luật Doanh nghiệp 2005
có quy định cấm đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên
của doanh nghiệp đã đăng ký. Đương nhiên với quy định này
thì tên doanh nghiệp phải được bảo hộ trên toàn quốc, nhưng
hiện nay chưa có điều kiện để bảo hộ tên doanh nghiệp trên
toàn quốc mà chủ yếu bảo hộ trong địa bàn tỉnh, vì thế một
công ty ở tỉnh này có thể bị trùng tên với một công ty ở tỉnh
khác. Việc cơ quan đăng ký kinh doanh cấp trung ương chưa
có danh sách tên các doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh
trên toàn quốc để các doanh nghiệp lựa chọn tên khi đặt tên
cho doanh nghiệp mình là một sự chậm trễ đáng tiếc. Càng
chậm trong việc tránh trùng tên doanh nghiệp trên phạm vi
toàn quốc sẽ càng gây nhiều phiền phức cho doanh nghiệp và
càng rủi ro lớn khi nước ta hội nhập vào nền kinh tế thế giới.
Vì vậy, Luật Doanh nghiệp 2005 có ba điều (Điều
33, Điều 34, Điều 35) quy định về tên doanh nghiệp.
Hiện nay thì không được đặt tên trùng trong phạm vi
100 cau hoi luat doanh nghiep 2005
100 cau hoi luat doanh nghiep 2005
100 cau hoi luat doanh nghiep 2005
100 cau hoi luat doanh nghiep 2005
100 cau hoi luat doanh nghiep 2005
100 cau hoi luat doanh nghiep 2005
100 cau hoi luat doanh nghiep 2005
100 cau hoi luat doanh nghiep 2005
100 cau hoi luat doanh nghiep 2005
100 cau hoi luat doanh nghiep 2005
100 cau hoi luat doanh nghiep 2005
100 cau hoi luat doanh nghiep 2005
100 cau hoi luat doanh nghiep 2005
100 cau hoi luat doanh nghiep 2005
100 cau hoi luat doanh nghiep 2005
100 cau hoi luat doanh nghiep 2005
100 cau hoi luat doanh nghiep 2005
100 cau hoi luat doanh nghiep 2005
100 cau hoi luat doanh nghiep 2005
100 cau hoi luat doanh nghiep 2005
100 cau hoi luat doanh nghiep 2005
100 cau hoi luat doanh nghiep 2005
100 cau hoi luat doanh nghiep 2005
100 cau hoi luat doanh nghiep 2005
100 cau hoi luat doanh nghiep 2005
100 cau hoi luat doanh nghiep 2005
100 cau hoi luat doanh nghiep 2005
100 cau hoi luat doanh nghiep 2005
100 cau hoi luat doanh nghiep 2005
100 cau hoi luat doanh nghiep 2005
100 cau hoi luat doanh nghiep 2005
100 cau hoi luat doanh nghiep 2005
100 cau hoi luat doanh nghiep 2005
100 cau hoi luat doanh nghiep 2005
100 cau hoi luat doanh nghiep 2005
100 cau hoi luat doanh nghiep 2005
100 cau hoi luat doanh nghiep 2005
100 cau hoi luat doanh nghiep 2005
100 cau hoi luat doanh nghiep 2005
100 cau hoi luat doanh nghiep 2005
100 cau hoi luat doanh nghiep 2005
100 cau hoi luat doanh nghiep 2005
100 cau hoi luat doanh nghiep 2005
100 cau hoi luat doanh nghiep 2005
100 cau hoi luat doanh nghiep 2005
100 cau hoi luat doanh nghiep 2005
100 cau hoi luat doanh nghiep 2005
100 cau hoi luat doanh nghiep 2005
100 cau hoi luat doanh nghiep 2005
100 cau hoi luat doanh nghiep 2005
100 cau hoi luat doanh nghiep 2005
100 cau hoi luat doanh nghiep 2005
100 cau hoi luat doanh nghiep 2005
100 cau hoi luat doanh nghiep 2005
100 cau hoi luat doanh nghiep 2005
100 cau hoi luat doanh nghiep 2005
100 cau hoi luat doanh nghiep 2005
100 cau hoi luat doanh nghiep 2005
100 cau hoi luat doanh nghiep 2005
100 cau hoi luat doanh nghiep 2005
100 cau hoi luat doanh nghiep 2005
100 cau hoi luat doanh nghiep 2005
100 cau hoi luat doanh nghiep 2005
100 cau hoi luat doanh nghiep 2005
100 cau hoi luat doanh nghiep 2005
100 cau hoi luat doanh nghiep 2005
100 cau hoi luat doanh nghiep 2005
100 cau hoi luat doanh nghiep 2005
100 cau hoi luat doanh nghiep 2005
100 cau hoi luat doanh nghiep 2005
100 cau hoi luat doanh nghiep 2005
100 cau hoi luat doanh nghiep 2005
100 cau hoi luat doanh nghiep 2005
100 cau hoi luat doanh nghiep 2005
100 cau hoi luat doanh nghiep 2005
100 cau hoi luat doanh nghiep 2005
100 cau hoi luat doanh nghiep 2005
100 cau hoi luat doanh nghiep 2005
100 cau hoi luat doanh nghiep 2005
100 cau hoi luat doanh nghiep 2005
100 cau hoi luat doanh nghiep 2005
100 cau hoi luat doanh nghiep 2005
100 cau hoi luat doanh nghiep 2005
100 cau hoi luat doanh nghiep 2005
100 cau hoi luat doanh nghiep 2005
100 cau hoi luat doanh nghiep 2005
100 cau hoi luat doanh nghiep 2005
100 cau hoi luat doanh nghiep 2005
100 cau hoi luat doanh nghiep 2005
100 cau hoi luat doanh nghiep 2005
100 cau hoi luat doanh nghiep 2005
100 cau hoi luat doanh nghiep 2005
100 cau hoi luat doanh nghiep 2005
100 cau hoi luat doanh nghiep 2005
100 cau hoi luat doanh nghiep 2005
100 cau hoi luat doanh nghiep 2005
100 cau hoi luat doanh nghiep 2005
100 cau hoi luat doanh nghiep 2005
100 cau hoi luat doanh nghiep 2005
100 cau hoi luat doanh nghiep 2005
100 cau hoi luat doanh nghiep 2005
100 cau hoi luat doanh nghiep 2005
100 cau hoi luat doanh nghiep 2005
100 cau hoi luat doanh nghiep 2005
100 cau hoi luat doanh nghiep 2005
100 cau hoi luat doanh nghiep 2005
100 cau hoi luat doanh nghiep 2005
100 cau hoi luat doanh nghiep 2005
100 cau hoi luat doanh nghiep 2005
100 cau hoi luat doanh nghiep 2005
100 cau hoi luat doanh nghiep 2005
100 cau hoi luat doanh nghiep 2005
100 cau hoi luat doanh nghiep 2005
100 cau hoi luat doanh nghiep 2005
100 cau hoi luat doanh nghiep 2005
100 cau hoi luat doanh nghiep 2005
100 cau hoi luat doanh nghiep 2005
100 cau hoi luat doanh nghiep 2005
100 cau hoi luat doanh nghiep 2005
100 cau hoi luat doanh nghiep 2005
100 cau hoi luat doanh nghiep 2005
100 cau hoi luat doanh nghiep 2005
100 cau hoi luat doanh nghiep 2005
100 cau hoi luat doanh nghiep 2005
100 cau hoi luat doanh nghiep 2005
100 cau hoi luat doanh nghiep 2005
100 cau hoi luat doanh nghiep 2005
100 cau hoi luat doanh nghiep 2005
100 cau hoi luat doanh nghiep 2005
100 cau hoi luat doanh nghiep 2005
100 cau hoi luat doanh nghiep 2005
100 cau hoi luat doanh nghiep 2005
100 cau hoi luat doanh nghiep 2005
100 cau hoi luat doanh nghiep 2005
100 cau hoi luat doanh nghiep 2005
100 cau hoi luat doanh nghiep 2005
100 cau hoi luat doanh nghiep 2005
100 cau hoi luat doanh nghiep 2005
100 cau hoi luat doanh nghiep 2005
100 cau hoi luat doanh nghiep 2005
100 cau hoi luat doanh nghiep 2005
100 cau hoi luat doanh nghiep 2005
100 cau hoi luat doanh nghiep 2005
100 cau hoi luat doanh nghiep 2005
100 cau hoi luat doanh nghiep 2005
100 cau hoi luat doanh nghiep 2005
100 cau hoi luat doanh nghiep 2005
100 cau hoi luat doanh nghiep 2005
100 cau hoi luat doanh nghiep 2005
100 cau hoi luat doanh nghiep 2005
100 cau hoi luat doanh nghiep 2005
100 cau hoi luat doanh nghiep 2005
100 cau hoi luat doanh nghiep 2005
100 cau hoi luat doanh nghiep 2005
100 cau hoi luat doanh nghiep 2005
100 cau hoi luat doanh nghiep 2005
100 cau hoi luat doanh nghiep 2005
100 cau hoi luat doanh nghiep 2005
100 cau hoi luat doanh nghiep 2005
100 cau hoi luat doanh nghiep 2005
100 cau hoi luat doanh nghiep 2005
100 cau hoi luat doanh nghiep 2005
100 cau hoi luat doanh nghiep 2005
100 cau hoi luat doanh nghiep 2005
100 cau hoi luat doanh nghiep 2005
100 cau hoi luat doanh nghiep 2005
100 cau hoi luat doanh nghiep 2005
100 cau hoi luat doanh nghiep 2005
100 cau hoi luat doanh nghiep 2005
100 cau hoi luat doanh nghiep 2005
100 cau hoi luat doanh nghiep 2005
100 cau hoi luat doanh nghiep 2005
100 cau hoi luat doanh nghiep 2005
100 cau hoi luat doanh nghiep 2005
100 cau hoi luat doanh nghiep 2005
100 cau hoi luat doanh nghiep 2005
100 cau hoi luat doanh nghiep 2005
100 cau hoi luat doanh nghiep 2005
100 cau hoi luat doanh nghiep 2005
100 cau hoi luat doanh nghiep 2005
100 cau hoi luat doanh nghiep 2005
100 cau hoi luat doanh nghiep 2005
100 cau hoi luat doanh nghiep 2005
100 cau hoi luat doanh nghiep 2005
100 cau hoi luat doanh nghiep 2005
100 cau hoi luat doanh nghiep 2005
100 cau hoi luat doanh nghiep 2005
100 cau hoi luat doanh nghiep 2005
100 cau hoi luat doanh nghiep 2005
100 cau hoi luat doanh nghiep 2005
100 cau hoi luat doanh nghiep 2005
100 cau hoi luat doanh nghiep 2005
100 cau hoi luat doanh nghiep 2005
100 cau hoi luat doanh nghiep 2005
100 cau hoi luat doanh nghiep 2005
100 cau hoi luat doanh nghiep 2005
100 cau hoi luat doanh nghiep 2005
100 cau hoi luat doanh nghiep 2005
100 cau hoi luat doanh nghiep 2005
100 cau hoi luat doanh nghiep 2005
100 cau hoi luat doanh nghiep 2005
100 cau hoi luat doanh nghiep 2005
100 cau hoi luat doanh nghiep 2005
100 cau hoi luat doanh nghiep 2005
100 cau hoi luat doanh nghiep 2005
100 cau hoi luat doanh nghiep 2005
100 cau hoi luat doanh nghiep 2005
100 cau hoi luat doanh nghiep 2005
100 cau hoi luat doanh nghiep 2005
100 cau hoi luat doanh nghiep 2005
100 cau hoi luat doanh nghiep 2005
100 cau hoi luat doanh nghiep 2005
100 cau hoi luat doanh nghiep 2005
100 cau hoi luat doanh nghiep 2005
100 cau hoi luat doanh nghiep 2005
100 cau hoi luat doanh nghiep 2005
100 cau hoi luat doanh nghiep 2005
100 cau hoi luat doanh nghiep 2005
100 cau hoi luat doanh nghiep 2005
100 cau hoi luat doanh nghiep 2005
100 cau hoi luat doanh nghiep 2005
100 cau hoi luat doanh nghiep 2005
100 cau hoi luat doanh nghiep 2005

More Related Content

Similar to 100 cau hoi luat doanh nghiep 2005

Báo cáo thực tập Thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật về ngành nghề kin...
Báo cáo thực tập Thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật về ngành nghề kin...Báo cáo thực tập Thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật về ngành nghề kin...
Báo cáo thực tập Thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật về ngành nghề kin...Viết thuê báo cáo thực tập giá rẻ
 
Báo cáo thực tập kế toán lương và các khoản trích trong lương
Báo cáo thực tập kế toán lương và các khoản trích trong lươngBáo cáo thực tập kế toán lương và các khoản trích trong lương
Báo cáo thực tập kế toán lương và các khoản trích trong lươngHải Yến Nguyễn
 
Mlvxdcc
MlvxdccMlvxdcc
Mlvxdccvpanh
 
Chấm dứt doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện nay.pdf
Chấm dứt doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện nay.pdfChấm dứt doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện nay.pdf
Chấm dứt doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện nay.pdfHanaTiti
 
Bao cao tscd khóa luan kế toán
Bao cao tscd khóa luan kế toánBao cao tscd khóa luan kế toán
Bao cao tscd khóa luan kế toánPhương Thảo Vũ
 
Pháp luật về công ty TNHH một thành viên ở Việt Nam
Pháp luật về công ty TNHH một thành viên ở Việt NamPháp luật về công ty TNHH một thành viên ở Việt Nam
Pháp luật về công ty TNHH một thành viên ở Việt Namhieu anh
 
Pháp luật về công ty TNHH một thành viên ở Việt Nam
Pháp luật về công ty TNHH một thành viên ở Việt NamPháp luật về công ty TNHH một thành viên ở Việt Nam
Pháp luật về công ty TNHH một thành viên ở Việt Namhieu anh
 
Luận án: Hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam trong điều kiệ...
Luận án: Hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam trong điều kiệ...Luận án: Hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam trong điều kiệ...
Luận án: Hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam trong điều kiệ...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Mẫu báo cáo "Chuyên đề tốt nghiệp kế toán"
Mẫu báo cáo "Chuyên đề tốt nghiệp kế toán"Mẫu báo cáo "Chuyên đề tốt nghiệp kế toán"
Mẫu báo cáo "Chuyên đề tốt nghiệp kế toán"Tuấn Anh
 
Luận án: Pháp luật về quyền bình đẳng giữa các doanh nghiệp - Gửi miễn phí qu...
Luận án: Pháp luật về quyền bình đẳng giữa các doanh nghiệp - Gửi miễn phí qu...Luận án: Pháp luật về quyền bình đẳng giữa các doanh nghiệp - Gửi miễn phí qu...
Luận án: Pháp luật về quyền bình đẳng giữa các doanh nghiệp - Gửi miễn phí qu...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa và thực tiễn áp dụng tại Công ...
Đề tài: Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa và thực tiễn áp dụng tại Công ...Đề tài: Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa và thực tiễn áp dụng tại Công ...
Đề tài: Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa và thực tiễn áp dụng tại Công ...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 

Similar to 100 cau hoi luat doanh nghiep 2005 (20)

Đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp tại công ty Thuốc lá, 9đ
Đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp tại công ty Thuốc lá, 9đ Đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp tại công ty Thuốc lá, 9đ
Đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp tại công ty Thuốc lá, 9đ
 
Luận Văn Thạc Sĩ Trình Tự, Thủ Tục Thành Lập Doanh Nghiệp
Luận Văn Thạc Sĩ Trình Tự, Thủ Tục Thành Lập Doanh NghiệpLuận Văn Thạc Sĩ Trình Tự, Thủ Tục Thành Lập Doanh Nghiệp
Luận Văn Thạc Sĩ Trình Tự, Thủ Tục Thành Lập Doanh Nghiệp
 
Luận văn: Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp ở Việt Nam
Luận văn: Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp ở Việt NamLuận văn: Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp ở Việt Nam
Luận văn: Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp ở Việt Nam
 
Báo cáo thực tập Thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật về ngành nghề kin...
Báo cáo thực tập Thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật về ngành nghề kin...Báo cáo thực tập Thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật về ngành nghề kin...
Báo cáo thực tập Thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật về ngành nghề kin...
 
Báo cáo thực tập kế toán lương và các khoản trích trong lương
Báo cáo thực tập kế toán lương và các khoản trích trong lươngBáo cáo thực tập kế toán lương và các khoản trích trong lương
Báo cáo thực tập kế toán lương và các khoản trích trong lương
 
Mlvxdcc
MlvxdccMlvxdcc
Mlvxdcc
 
Luận văn: Góp vốn và hậu quả pháp lý của hành vi góp vốn, HAY
Luận văn: Góp vốn và hậu quả pháp lý của hành vi góp vốn, HAYLuận văn: Góp vốn và hậu quả pháp lý của hành vi góp vốn, HAY
Luận văn: Góp vốn và hậu quả pháp lý của hành vi góp vốn, HAY
 
Hoàn thiện chiến lược kinh doanh của Công ty TNHH Thuận Thượng
Hoàn thiện chiến lược kinh doanh của Công ty TNHH Thuận ThượngHoàn thiện chiến lược kinh doanh của Công ty TNHH Thuận Thượng
Hoàn thiện chiến lược kinh doanh của Công ty TNHH Thuận Thượng
 
Chấm dứt doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện nay.pdf
Chấm dứt doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện nay.pdfChấm dứt doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện nay.pdf
Chấm dứt doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện nay.pdf
 
Luận văn: Chấm dứt Doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam, HAY
Luận văn: Chấm dứt Doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam, HAYLuận văn: Chấm dứt Doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam, HAY
Luận văn: Chấm dứt Doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam, HAY
 
Bao cao tscd khóa luan kế toán
Bao cao tscd khóa luan kế toánBao cao tscd khóa luan kế toán
Bao cao tscd khóa luan kế toán
 
Pháp luật về công ty TNHH một thành viên ở Việt Nam
Pháp luật về công ty TNHH một thành viên ở Việt NamPháp luật về công ty TNHH một thành viên ở Việt Nam
Pháp luật về công ty TNHH một thành viên ở Việt Nam
 
Pháp luật về công ty TNHH một thành viên ở Việt Nam
Pháp luật về công ty TNHH một thành viên ở Việt NamPháp luật về công ty TNHH một thành viên ở Việt Nam
Pháp luật về công ty TNHH một thành viên ở Việt Nam
 
Đề tài: Pháp luật về công ty TNHH một thành viên ở Việt Nam, HAY
Đề tài: Pháp luật về công ty TNHH một thành viên ở Việt Nam, HAYĐề tài: Pháp luật về công ty TNHH một thành viên ở Việt Nam, HAY
Đề tài: Pháp luật về công ty TNHH một thành viên ở Việt Nam, HAY
 
Luận án: Hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam trong điều kiệ...
Luận án: Hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam trong điều kiệ...Luận án: Hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam trong điều kiệ...
Luận án: Hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam trong điều kiệ...
 
Mẫu báo cáo "Chuyên đề tốt nghiệp kế toán"
Mẫu báo cáo "Chuyên đề tốt nghiệp kế toán"Mẫu báo cáo "Chuyên đề tốt nghiệp kế toán"
Mẫu báo cáo "Chuyên đề tốt nghiệp kế toán"
 
Luận văn: Pháp luật về quyền bình đẳng giữa các doanh nghiệp, HOT
Luận văn: Pháp luật về quyền bình đẳng giữa các doanh nghiệp, HOTLuận văn: Pháp luật về quyền bình đẳng giữa các doanh nghiệp, HOT
Luận văn: Pháp luật về quyền bình đẳng giữa các doanh nghiệp, HOT
 
Luận án: Pháp luật về quyền bình đẳng giữa các doanh nghiệp - Gửi miễn phí qu...
Luận án: Pháp luật về quyền bình đẳng giữa các doanh nghiệp - Gửi miễn phí qu...Luận án: Pháp luật về quyền bình đẳng giữa các doanh nghiệp - Gửi miễn phí qu...
Luận án: Pháp luật về quyền bình đẳng giữa các doanh nghiệp - Gửi miễn phí qu...
 
Đề tài: Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa và thực tiễn áp dụng tại Công ...
Đề tài: Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa và thực tiễn áp dụng tại Công ...Đề tài: Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa và thực tiễn áp dụng tại Công ...
Đề tài: Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa và thực tiễn áp dụng tại Công ...
 
Bctt.giang
Bctt.giangBctt.giang
Bctt.giang
 

Recently uploaded

Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfhoangtuansinh1
 

Recently uploaded (20)

Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 

100 cau hoi luat doanh nghiep 2005

  • 1. VCCI VỀ LUẬT DOANH NGHIỆP 2005 Hà Nội - 2010
  • 2. 100 CÂU HỎI VỀ LUẬT DOANH NGHIỆP 2005 2
  • 3. 100 CÂU HỎI VỀ LUẬT DOANH NGHIỆP 2005 3 Lêi nãi ®Çu Quá trình chuyển đổi nền kinh tế nước ta sang nền kinh tế thị trường với sự xuất hiện của nhiều thành phần kinh tế có chế độ sở hữu khác nhau đã làm cho các quan hệ kinh tế ngày càng trở nên đa dạng và phức tạp. Luật Doanh nghiệp 1999 ra đời nhằm mục đích xây dựng hành lang pháp lý cho các loại hình doanh nghiệp ngoài nhà nước. Trước đòi hỏi của quá trình hội nhập WTO, Việt Nam đã tiến hành xây dựng Luật Doanh nghiệp mới, thay thế Luật Doanh nghiệp 1999, tạo ra khung khổ pháp lý bình đẳng và thống nhất cho các loại hình doanh nghiệp. Ngày 29 tháng 11 năm 2005 tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XI, Luật Doanh nghiệp 2005 đã được thông qua thay thế cho Luật Doanh nghiệp 1999 và Luật Doanh nghiệp nhà nước 2003. Luật Doanh nghiệp 2005 ra đời được đông đảo doanh nghiệp và người dân nồng nhiệt chào đón đã nhanh chóng đi vào cuộc sống. Nhưng trong quá trình thực tiễn áp dụng Luật còn có một số vấn đề vướng mắc cần giải quyết để Luật Doanh nghiệp 2005 ngày càng được hoàn thiện. Cuốn sách “100 câu hỏi về Luật Doanh nghiệp 2005” nêu ra những vấn đề quản trị bốn loại hình doanh nghiệp, nhất là tại các công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn. Ngoài ra, cuốn sách nhỏ này cũng đề cập đến một số vấn đề còn vướng mắc tại Luật Doanh nghiệp 2005 cần phải làm rõ để việc áp dụng Luật được nhất quán. Từ hoạt động tư vấn trong nhiều năm qua cho các doanh nghiệp, các tác giả đã biên soạn các câu hỏi và trả lời dựa trên các tình huống thực tế từ hoạt động tư vấn, tranh tụng; từ đó chỉ ra
  • 4. 100 CÂU HỎI VỀ LUẬT DOANH NGHIỆP 2005 4 một số bất cập của các quy định của Luật Doanh nghiệp 2005 với hy vọng góp phần sửa đổi, bổ sung Luật này. Trong quá trình biên soạn, cuốn sách chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định, do đó các tác giả rất hoan nghênh những ý kiến góp ý, bổ sung của bạn đọc. Xin cám ơn Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp Danida của Chính phủ Đan Mạch đã tài trợ cho cuốn sách này. Xin cám ơn các tác giả và trân trọng giới thiệu với bạn đọc cuốn sách “100 câu hỏi về Luật Doanh nghiệp 2005”. PHßNG TH¦¥NG M¹I Vµ C¤NG NGHIÖP VIÖT NAM
  • 5. 100 CÂU HỎI VỀ LUẬT DOANH NGHIỆP 2005 5 Ban biªn so¹n 1. LuËt gia: Cao B¸ Kho¸t 2. LuËt s-: TrÇn H÷u Huúnh
  • 6. 100 CÂU HỎI VỀ LUẬT DOANH NGHIỆP 2005 6
  • 7. 100 CÂU HỎI VỀ LUẬT DOANH NGHIỆP 2005 7 MôC LôC Lêi nãi ®Çu…………………………………….……... Ban biªn so¹n………………………………………… Môc lôc………………………………………………. PhÇn I NH÷NG QUY §ÞNH CHUNG C©u 1: LuËt Doanh nghiÖp 2005 ®-îc x©y dùng trªn c¸c quan ®iÓm chñ ®¹o nµo?............................................................................ C©u 2: Nh÷ng ®iÓm ®æi míi chñ yÕu cña LuËt Doanh nghiÖp 2005 so víi LuËt Doanh nghiÖp 1999?............. C©u 3: ¸p dông LuËt Doanh nghiÖp 2005 nh- thÕ nµo khi cã sù kh¸c nhau c¨n b¶n gi÷a LuËt Doanh nghiÖp 2005 vµ LuËt chuyªn ngµnh, §iÒu -íc quèc tÕ?........... C©u 4: Theo cam kÕt WTO vµ NghÞ quyÕt 71/2006/NQ-QH11 th× doanh nghiÖp cã quyÒn tù tháa thuËn trong §iÒu lÖ cña m×nh mét sè vÊn ®Ò. C¸c vÊn ®Ò mµ doanh nghiÖp ®-îc quyÒn tháa thuËn lµ c¸c vÊn ®Ò g×?............................................................................ C©u 5: Theo cam kÕt WTO vµ NghÞ quyÕt 71/2006/NQ-QH11 th× doanh nghiÖp thuéc lo¹i h×nh nµo míi cã quyÒn tháa thuËn? ......................................................................... C©u 6: NghÞ quyÕt 71 cã ®-¬ng nhiªn thay thÕ cho c¸c quy ®Þnh t-¬ng øng t¹i LuËt Doanh nghiÖp 2005 kh«ng?.......................................................................... 3 5 7 19 19 21 24 25 26 31
  • 8. 100 CÂU HỎI VỀ LUẬT DOANH NGHIỆP 2005 8 C©u 7: Ng-êi cã liªn quan cña c¸ nh©n ng-êi qu¶n lý doanh nghiÖp ®-îc x¸c ®Þnh nh- thÕ nµo?....................................................... C©u 8: Sù cam kÕt b¶o ®¶m cña Nhµ n-íc ®èi víi doanh nghiÖp vµ chñ së h÷u doanh nghiÖp ®-îc thÓ hiÖn nh- thÕ nµo trong LuËt Doanh nghiÖp 2005?........ C©u 9: T¹i sao l¹i quy ®Þnh thêi h¹n kÕt thóc chuyÓn ®æi c«ng ty nhµ n-íc thµnh c«ng ty cæ phÇn, c«ng ty tr¸ch nhiÖm h÷u h¹n ®Ó ¸p dông theo quy ®Þnh cña LuËt Doanh nghiÖp 2005 lµ 4 n¨m kÓ tõ ngµy LuËt Doanh nghiÖp 2005 cã hiÖu lùc?.................................. C©u 10: LuËt Doanh nghiÖp 2005 cã quy ®Þnh g× míi so víi LuËt Doanh nghiÖp 1999 vÒ tr¸ch nhiÖm cña ng-êi qu¶n lý c«ng ty trong c«ng ty?........................... C©u 11: §iÒu 7 LuËt Doanh nghiÖp 2005 quy ®Þnh: Doanh nghiÖp thuéc mäi thµnh phÇn kinh tÕ cã quyÒn kinh doanh c¸c ngµnh nghÒ mµ ph¸p luËt kh«ng cÊm. Trªn thùc tÕ thùc hiÖn LuËt cho thÊy, mét sè c¬ quan hµnh ph¸p vÉn tïy tiÖn c¶n trë doanh nghiÖp thùc thi nguyªn t¾c n¯y, viÖn dÉn “kh«ng qu°n lý ®­îc th× cÊm”. LiÖu t×nh tr¹ng trªn cã cßn t¸i diÔn?...................................................... C©u 12: ý nghÜa cña viÖc quy ®Þnh trô së chÝnh cña doanh nghiÖp lµ g×? LuËt Doanh nghiÖp 2005 cã thõa nhËn trô së ¶o kh«ng?...................................................................................... C©u 13: §¬n vÞ kinh tÕ phô thuéc lµ g× vµ gåm cã nh÷ng tªn gäi th«ng th-êng nµo? §¬n vÞ kinh tÕ phô thuéc cã ®-îc sö dông con dÊu kh«ng?........................................................... C©u 14: Con dÊu cña doanh nghiÖp ®-îc quy ®Þnh kh¸ ®Çy ®ñ t¹i LuËt Doanh nghiÖp 2005. ý nghÜa cña quy ®Þnh nµy lµ g×?.................................................................................................. PhÇn II 32 37 38 39 40 42 43 44
  • 9. 100 CÂU HỎI VỀ LUẬT DOANH NGHIỆP 2005 9 THµNH LËP Vµ §¡NG Ký KINH DOANH C©u 15: C¬ quan nµo cã thÈm quyÒn quy ®Þnh vÒ ngµnh nghÒ kinh doanh cã ®iÒu kiÖn vµ ®iÒu kiÖn kinh doanh?........................................................................... C©u 16: C¸c ®iÒu kiÖn kinh doanh ®-îc chia thµnh mÊy lo¹i?............................................................................... C©u 17: Cã sù kh¸c nhau nµo gi÷a danh môc ngµnh, nghÒ sö dông trong ®¨ng ký kinh doanh vµ danh môc ngµnh, nghÒ kinh tÕ quèc d©n? ........................................................................ C©u 18: Doanh nghiÖp ®-îc kinh doanh ngµnh, nghÒ ph¸p luËt kh«ng cÊm; t¹i sao l¹i quy ®Þnh nghÜa vô cña doanh nghiÖp ph¶i ho¹t ®éng kinh doanh theo ®óng ngµnh, nghÒ ®· ghi trong GiÊy chøng nhËn ®¨ng ký kinh doanh?................................................................................................. C©u 19: T¹i sao néi dung GiÊy chøng nhËn ®¨ng ký kinh doanh l¹i quy ®Þnh ph¶i cã hä tªn, ®Þa chØ th-êng tró, quèc tÞch, sè chøng minh nh©n d©n, hé chiÕu hoÆc chøng thùc c¸ nh©n hîp ph¸p cña ng-êi ®¹i diÖn theo ph¸p luËt cña doanh nghiÖp?............................................................................ C©u 20: VÒ c¸c hµnh vi bÞ cÊm quy ®Þnh t¹i §iÒu 11 LuËt Doanh nghiÖp 2005, c¬ quan ®¨ng ký kinh doanh lµm thÕ nµo ®Ó biÕt ®-îc m×nh ®· cÊp giÊy chøng nhËn ®¨ng ký kinh doanh cho ng-êi kh«ng ®ñ ®iÒu kiÖn khi ng-êi ®ã cã ®Çy ®ñ giÊy chøng minh nh©n d©n, hé chiÕu vµ khi c¬ quan ®¨ng ký kinh doanh ®· thô lý hå s¬ hîp lÖ? .......................................................................... C©u 21: V× sao tªn ng-êi ®-îc ®Æt trïng cßn ®èi víi doanh nghiÖp l¹i cã quy ®Þnh cÊm trïng tªn doanh nghiÖp?.......................................................................... C©u 22 : C¸c quy ®Þnh nµo cña ph¸p luËt cÊm c¸n bé, c«ng chøc, viªn chøc thµnh lËp vµ qu¶n lý doanh nghiÖp?.......................................................................... 47 47 50 51 54 55 57 58 59
  • 10. 100 CÂU HỎI VỀ LUẬT DOANH NGHIỆP 2005 10 C©u 23: C¸n bé, c«ng chøc, viªn chøc cã bÞ ph¸p luËt cÊm mua cæ phÇn, phÇn vèn gãp kh«ng?......................................................... C©u 24: Mét ng-êi ®ang cã 70% vèn ®iÒu lÖ t¹i mét c«ng ty sau ®ã trë thµnh c«ng chøc th× cã ph¶i b¸n phÇn vèn ®iÒu lÖ (cæ phÇn hoÆc vèn gãp) cña m×nh kh«ng?.......................................................................... C©u 25: Nguyªn t¾c x©y dùng §iÒu lÖ c«ng ty lµ g×? Nh÷ng ®iÒu g× cÇn l-u ý khi lËp §iÒu lÖ c«ng ty?........ C©u 26: Néi dung c¬ b¶n cña §iÒu lÖ gåm nh÷ng vÊn ®Ò g×?............................................................................ C©u 27: ý nghÜa cña quy ®Þnh vÒ viÖc c«ng bè néi dung ®¨ng ký kinh doanh?............................................ C©u 28: ViÖc chuyÓn quyÒn së h÷u tµi s¶n ®-îc thùc hiÖn nh- thÕ nµo?............................................................................................. C©u 29: ViÖc chuyÓn quyÒn së h÷u ®èi víi tµi s¶n gãp vèn sang c«ng ty kh«ng ph¶i chÞu lÖ phÝ tr-íc b¹. HiÓu quy ®Þnh nµy nh- thÕ nµo? T¹i sao c«ng ty t«i khi ®¨ng ký quyÒn sö dông ®Êt do c¸c cæ ®«ng gãp vèn l¹i bÞ c¬ quan thuÕ thu c¸c kho¶n phÝ vµ lÖ phÝ vµ nghÜa vô tµi chÝnh nh- c«ng ty mua ®Êt? ......................................................... PhÇn III C¤NG TY TR¸CH NHIÖM H÷U H¹N HAI THµNH VI£N TRë L£N C©u 30: Thêi h¹n gãp vèn t¹i c«ng ty tr¸ch nhiÖm h÷u h¹n hai thµnh viªn trë lªn lµ bao l©u? .............................................................. C©u 31: Tr-êng hîp nµo th× mét ng-êi kh«ng cßn lµ thµnh viªn cña c«ng ty tr¸ch nhiÖm h÷u h¹n hai thµnh viªn trë lªn? ..................................................................................................... C©u 32: Thµnh viªn ch-a gãp ®ñ vèn theo cam kÕt 62 67 69 71 79 80 81 85 85 88
  • 11. 100 CÂU HỎI VỀ LUẬT DOANH NGHIỆP 2005 11 ®-îc ph©n chia lîi nhuËn vµ biÓu quyÕt theo sè vèn thùc gãp hay sè vèn cam kÕt gãp?................................................................... C©u 33: Ai cã quyÒn triÖu tËp häp Héi ®ång thµnh viªn?............................................................................. C©u 34: Cã thÓ th«ng qua quyÕt ®Þnh cña Héi ®ång thµnh viªn theo h×nh thøc lÊy ý kiÕn b»ng v¨n b¶n ®-îc kh«ng? Tr×nh tù vµ thñ tôc tiÕn hµnh nh- thÕ nµo?............................................................................... C©u 35: ViÖc chuyÓn nh-îng phÇn vèn gãp trong c«ng ty tr¸ch nhiÖm h÷u h¹n hai thµnh viªn trë lªn ®-îc thùc hiÖn nh- thÕ nµo? ............................................................................ C©u 36: Ng-êi ®-îc tÆng cho phÇn vèn cã ®-¬ng nhiªn trë thµnh thµnh viªn c«ng ty tr¸ch nhiÖm h÷u h¹n hai thµnh viªn trë lªn kh«ng?.................................................................... C©u 37: Mèi quan hÖ gi÷a c¸c thµnh viªn, Héi ®ång thµnh viªn, Chñ tÞch Héi ®ång thµnh viªn trong c«ng ty tr¸ch nhiÖm h÷u h¹n hai thµnh viªn trë lªn nh- thÕ nµo?............................................................................... C©u 38: Thay ®æi Chñ tÞch Héi ®ång thµnh viªn nh- thÕ nµo?......................................................................... C©u 39: T¹i sao c«ng ty tr¸ch nhiÖm h÷u h¹n hai thµnh viªn trë lªn l¹i ph¶i lËp Sæ ®¨ng ký thµnh viªn?............................................................................. PhÇn IV C¤NG TY TR¸CH NHIÖM H÷U H¹N MéT THµNH VI£N C©u 40: Lîi thÕ cña viÖc thµnh lËp c«ng ty tr¸ch nhiÖm h÷u h¹n mét thµnh viªn vµ viÖc thµnh lËp chi nh¸nh?........................................................................... C©u 41: T¹i sao LuËt Doanh nghiÖp 2005 l¹i quy ®Þnh c«ng ty tr¸ch nhiÖm h÷u h¹n mét thµnh viªn lµ c¸ 90 92 94 96 99 101 102 104 107 107 108
  • 12. 100 CÂU HỎI VỀ LUẬT DOANH NGHIỆP 2005 12 nh©n?............................................................................ C©u 42: C¸c hîp ®ång, giao dÞch nµo trong c«ng ty tr¸ch nhiÖm h÷u h¹n mét thµnh viªn lµ giao dÞch t- lîi?................................................................................ C©u 43: ThÈm quyÒn th«ng qua c¸c giao dÞch t- lîi t¹i c«ng ty tr¸ch nhiÖm h÷u h¹n mét thµnh viªn?......... C©u 44: Nh÷ng h¹n chÕ ®èi víi quyÒn cña chñ së h÷u c«ng ty tr¸ch nhiÖm h÷u h¹n mét thµnh viªn lµ g×?...... C©u 45: Mét ng-êi cã thÓ lµm Gi¸m ®èc cña bao nhiªu c«ng ty tr¸ch nhiÖm h÷u h¹n mét thµnh viªn? Mét ng-êi cã thÓ lµm Gi¸m ®èc hai c«ng ty tr¸ch nhiÖm h÷u h¹n mét thµnh viªn mµ hai c«ng ty ®ã ®Æt trô së chÝnh trªn cïng mét ®Þa ®iÓm ®-îc kh«ng?........ C©u 46: KiÓm so¸t viªn trong c«ng ty tr¸ch nhiÖm h÷u h¹n mét thµnh viªn lµ tæ chøc ®-îc quy ®Þnh nh- thÕ nµo?......................................................................... C©u 47: QuyÒn chuyÓn nh-îng, rót vèn t¹i c«ng ty tr¸ch nhiÖm h÷u h¹n mét thµnh viªn ®-îc quy ®Þnh nh- thÕ nµo?..................................................................................................... PhÇn V C¤NG TY Cæ PHÇN C©u 48: Ph¶i chó ý nh÷ng ®iÒu g× trong c¬ cÊu tæ chøc qu¶n lý cña c«ng ty cæ phÇn?........................................................................... C©u 49: T¹i sao trong néi dung giÊy chøng nhËn ®¨ng ký kinh doanh cña c«ng ty cæ phÇn, phÇn néi dung liªn quan ®Õn vèn ®iÒu lÖ ph¶i cã ®Çy ®ñ th«ng tin vÒ sè cæ phÇn, gi¸ trÞ cæ phÇn ®· gãp vµ sè cæ phÇn ®-îc quyÒn chµo b¸n? .............................................................................................. C©u 50: C¸c c¸ch thøc mua cæ phÇn trong c«ng ty cæ 109 112 114 115 117 120 123 123 125 126
  • 13. 100 CÂU HỎI VỀ LUẬT DOANH NGHIỆP 2005 13 phÇn?............................................................................. C©u 51: Côm tõ “Ýt nhÊt 75% tæng sè phiÕu biÓu quyÕt chÊp thuËn” quy ®Þnh t¹i kho¶n 5 §iÒu 104 LuËt Doanh nghiÖp 2005 ®-îc hiÓu nh- thÕ nµo cho ®óng?............................................................................ C©u 52: Sæ ®¨ng ký cæ ®«ng cã ý nghÜa g×?.................. C©u 53: Ai cã thÈm quyÒn b·i miÔn Gi¸m ®èc trong c«ng ty cæ phÇn?.............................................................................................. C©u 54: Tr×nh tù, thñ tôc bæ sung néi dung ch-¬ng tr×nh häp §¹i héi ®ång cæ ®«ng nh- thÕ nµo lµ ®óng?..................................... C©u 55: §iÒu kiÖn lµm thµnh viªn Héi ®ång qu¶n trÞ lµ g×?............................................................................. C©u 56: Biªn b¶n häp §¹i héi ®ång cæ ®«ng cã cÇn dÊu c«ng ty kh«ng?.......................................................................................... C©u 57: Chñ täa cuéc häp §¹i héi ®ång cæ ®«ng do nhãm cæ ®«ng triÖu tËp cã quyÒn sö dông con dÊu cña c«ng ty kh«ng?................................................................................................. C©u 58: Thñ tôc triÖu tËp häp §¹i héi ®ång cæ ®«ng b¾t ®Çu tÝnh b»ng sù kiÖn ph¸p lý nµo?............................................................ C©u 59: HiÓu thÕ nµo vÒ Danh s¸ch cæ ®«ng cã quyÒn dù häp?............................................................................... C©u 60: Ph-¬ng thøc bÇu dån phiÕu ¸p dông trong viÖc bÇu thµnh viªn Héi ®ång qu¶n trÞ vµ Ban KiÓm so¸t ®-îc thùc hiÖn nh- thÕ nµo?..................................................................... C©u 61: C¬ së ®Ó b·i miÔn thµnh viªn Héi ®ång qu¶n trÞ?................................................................................. C©u 62: Biªn b¶n häp Héi ®ång qu¶n trÞ cÇn cã bao nhiªu ch÷ ký cña thµnh viªn Héi ®ång qu¶n trÞ?.......... C©u 63: Ai cã thÈm quyÒn dù häp Héi ®ång qu¶n trÞ?................................................................................. 129 131 132 135 137 139 142 143 144 145 149 151 153 157
  • 14. 100 CÂU HỎI VỀ LUẬT DOANH NGHIỆP 2005 14 C©u 64: QuyÕt ®Þnh cña §¹i héi ®ång cæ ®«ng cã hîp ph¸p khi vi ph¹m tr×nh tù, thñ tôc kh«ng? ....................................................... C©u 65: Khi nµo th× Ban KiÓm so¸t triÖu tËp §¹i héi ®ång cæ ®«ng?......................................................................... C©u 66: Cæ ®«ng s¸ng lËp ®èi víi c¸c c«ng ty cæ phÇn do c¸c doanh nghiÖp nhµ n-íc cæ phÇn ho¸ lµ ai? ý nghÜa cña quy ®Þnh cæ ®«ng s¸ng lËp, thµnh viªn s¸ng lËp?................................................................................ C©u 67: ViÖc chuyÓn nh-îng cæ phÇn phæ th«ng cña c¸c cæ ®«ng s¸ng lËp bÞ nh÷ng h¹n chÕ g×?...................................................... C©u 68: T¹i sao kh«ng thÓ chuyÓn trùc tiÕp doanh nghiÖp t- nh©n thµnh c«ng ty cæ phÇn trong khi vÉn cã thÓ chuyÓn ®-îc nÕu tiÕn hµnh qua hai giai ®o¹n: Giai ®o¹n mét lµ chuyÓn doanh nghiÖp t- nh©n thµnh c«ng ty TNHH, giai ®o¹n hai lµ chuyÓn c«ng ty TNHH thµnh c«ng ty cæ phÇn? ........................................................................ C©u 69: Cã bÊt cËp nµo x¶y ra khi ¸p dông §iÒu 120 LuËt Doanh nghiÖp 2005?................................................................................ C©u 70: TriÖu tËp häp §¹i héi ®ång cæ ®«ng lÇn thø hai cã ph¶i göi toµn bé hå s¬ mêi häp míi kh«ng, hay chØ göi th«ng b¸o mêi häp lµ ®ñ? .................................................................... C©u 71: Hai thµnh viªn Héi ®ång qu¶n trÞ ®Ò nghÞ triÖu tËp häp Héi ®ång qu¶n trÞ. Chñ tÞch Héi ®ång qu¶n trÞ cã triÖu tËp Héi ®ång qu¶n trÞ nh-ng néi dung ch-¬ng tr×nh häp hoµn toµn kh¸c víi ®Ò nghÞ triÖu tËp cña hai thµnh viªn vËy cã thÓ ®-îc coi lµ triÖu tËp theo ®Ò nghÞ cña hai thµnh viªn kh«ng? ............................................ C©u 72: Tr-êng hîp thµnh viªn Héi ®ång qu¶n trÞ kh«ng cã quyÒn biÓu quyÕt th× cã quyÒn dù häp kh«ng?......................................................................... C©u 73: V× sao LuËt Doanh nghiÖp 2005 quy ®Þnh §¹i 160 162 163 165 167 169 170 171
  • 15. 100 CÂU HỎI VỀ LUẬT DOANH NGHIỆP 2005 15 héi ®ång cæ ®«ng cã thÓ bÇu trùc tiÕp Chñ tÞch Héi ®ång qu¶n trÞ?.................................................................................................. PhÇn VI C¤NG TY HîP DANH C©u 74: T¹i sao LuËt Doanh nghiÖp 2005 kh«ng quy ®Þnh buéc mét sè ngµnh nghÒ kinh doanh ph¶i thµnh lËp c«ng ty hîp danh nh-: kÕ to¸n vµ kiÓm to¸n, thiÕt kÕ c«ng tr×nh, kh¸m ch÷a bÖnh, dÞch vô ph¸p lý...?......................................... C©u 75: T¹i sao LuËt Doanh nghiÖp 2005 l¹i quy ®Þnh c«ng ty hîp danh lµ ph¸p nh©n, kh¸c víi quy ®Þnh t¹i LuËt Doanh nghiÖp 1999?................................................................................ C©u 76: C«ng ty hîp danh ®-îc tæ chøc qu¶n lý nh- thÕ nµo?…………………………………………………... C©u 77: HËu qu¶ cña viÖc thµnh viªn hîp danh rót khái c«ng ty hîp danh nh- thÕ nµo?................................................................ C©u 78: Ph¸p luËt quy ®Þnh nh- thÕ nµo vÒ yªu cÇu ®èi víi thµnh viªn hîp danh trong c«ng ty hîp danh?........................................................................... C©u 79: Quy ®Þnh “th¯nh viªn hîp danh ®¹i diÖn cho c«ng ty” ®­îc hiÓu nh­ thÕ n¯o? ..................................................................... C©u 80: T¹i sao ph¸p nh©n l¹i kh«ng ph¶i lµ thµnh viªn hîp danh?................................................................................................. C©u 81: Tµi s¶n cña c«ng ty hîp danh gåm nh÷ng g×? Tr¸ch nhiÖm vÒ tµi s¶n cña c«ng ty hîp danh?................................................ C©u 82: Thµnh viªn hîp danh cã nh÷ng quyÒn g×?.......................................... C©u 83: Thµnh viªn hîp danh cã nh÷ng nghÜa vô g×?... C©u 84: QuyÒn cña thµnh viªn hîp danh bÞ h¹n chÕ nh- thÕ nµo? ............................................................................................ C©u 85: ViÖc triÖu tËp häp Héi ®ång thµnh viªn c«ng 173 175 175 176 178 179 180 181 182 182 183 185 186 187
  • 16. 100 CÂU HỎI VỀ LUẬT DOANH NGHIỆP 2005 16 ty hîp danh gåm nh÷ng thñ tôc g×? ................................................................. C©u 86: C«ng ty hîp danh tiÕp nhËn thµnh viªn míi cÇn cã nh÷ng thñ tôc g×?.................................................................................. C©u 87: Thµnh viªn gãp vèn trong c«ng ty hîp danh cã nh÷ng quyÒn g×?.......................................................................................... C©u 88: LuËt Doanh nghiÖp quy ®Þnh nh- thÕ nµo vÒ tr-êng hîp trong c«ng ty hîp danh cã thµnh viªn hîp danh bÞ chÕt, bÞ h¹n chÕ hoÆc mÊt n¨ng lùc hµnh vi d©n sù?.......................................................................... PhÇn VII DOANH NGHIÖP T¦ NH¢N C©u 89: Ai lµ ng-êi ®¹i diÖn theo ph¸p luËt cña doanh nghiÖp t- nh©n?................................................................................................ C©u 90: Chñ doanh nghiÖp t- nh©n cã ®-îc cho thuª hoÆc b¸n doanh nghiÖp cña m×nh kh«ng? NÕu cã th× ph¶i lµm thñ tôc g×?.............................................................................. C©u 91: Chñ doanh nghiÖp t- nh©n cã quyÒn vµ nghÜa vô g× khi b¸n doanh nghiÖp t- nh©n?............................................................... PhÇn VIII NHãM C¤NG TY C©u 92: C«ng ty mÑ, c«ng ty con vµ nhãm c«ng ty cã ph¶i lµ mét ph¸p nh©n kh«ng? V× sao LuËt Doanh nghiÖp 2005 l¹i quy ®Þnh vÒ néi dung nµy trong khi LuËt Doanh nghiÖp 1999 kh«ng cã quy ®Þnh nµy?.......................................... C©u 93: LuËt Doanh nghiÖp quy ®Þnh nh- thÕ nµo vÒ quyÒn vµ tr¸ch nhiÖm cña c«ng ty mÑ – con?................................................ C©u 94: HiÓu nh- thÕ nµo vÒ b¸o c¸o tµi chÝnh cña c«ng ty mÑ – con?.......................................................................................... 188 189 190 193 193 194 195 197 197 198 199
  • 17. 100 CÂU HỎI VỀ LUẬT DOANH NGHIỆP 2005 17 PhÇn IX Tæ CHøC L¹I, GI¶I THÓ Vµ PH¸ S¶N DOANH NGHIÖP C©u 95: Doanh nghiÖp muèn t¹m ngõng kinh doanh ph¶i lµm nh÷ng thñ tôc g×? Thêi h¹n t¹m ngõng kinh doanh tèi ®a lµ bao nhiªu? ............................................................................... C©u 96: Doanh nghiÖp bÞ gi¶i thÓ trong nh÷ng tr-êng hîp nµo? ............................................................................................. PhÇn X QU¶N Lý NHµ N¦íC §èI VíI DOANH NGHIÖP C©u 97: §Þa vÞ ph¸p lý cña c¬ quan ®¨ng ký kinh doanh lµ g×?.................................................................................. C©u 98: Tr¸ch nhiÖm cña qu¶n lý nhµ n-íc ®èi víi doanh nghiÖp ®-îc LuËt Doanh nghiÖp 2005 quy ®Þnh nh- thÕ nµo?..................................................................................................... C©u 99: ViÖc chuyÓn ®æi c«ng ty nhµ n-íc ®-îc thùc hiÖn nh- thÕ nµo? Trong thêi h¹n chuyÓn ®æi th× doanh nghiÖp nhµ n-íc ®-îc ho¹t ®éng nh- thÕ nµo?............……………………… C©u 100: ViÖc thùc hiÖn quyÒn chñ së h÷u vèn cña nhµ n-íc t¹i doanh nghiÖp ®-îc quy ®Þnh nh- thÕ nµo?.............................................................................. PHô LôC I: C¸C §IÒU KIÖN Cã TR¦íC §¡NG Ký KINH DOANH……………………………………………..… PHô LôC II: MéT Sè Vô ¸N liªn quan ®Õn viÖc ¸p dông luËt doanh nghiÖp………………………….. 203 203 205 207 207 210 212 213 215 221
  • 18. 100 CÂU HỎI VỀ LUẬT DOANH NGHIỆP 2005 18
  • 19. 100 CÂU HỎI VỀ LUẬT DOANH NGHIỆP 2005 19 PhÇn I NH÷NG QUY §ÞNH CHUNG C©u 1: LuËt Doanh nghiÖp 2005 ®-îc x©y dùng trªn c¸c quan ®iÓm chñ ®¹o nµo? Trả lời: Luật Doanh nghiệp 2005 được xây dựng trên các quan điểm chủ đạo sau đây: Một là: Quán triệt đầy đủ các tư tưởng, nội dung và thể chế hoá sâu sắc đường lối đổi mới và các chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước, nhất là chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, coi các thành phần kinh tế đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; chính sách phát huy tối đa nội lực và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Hai là: Đẩy mạnh thực hiện nhất quán chủ trương cổ phần hóa và sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước; đổi mới một cách căn bản chức năng, nhiệm vụ và phương thức quản lý doanh nghiệp nhà nước, tạo điều kiện và động lực để doanh nghiệp nhà nước huy động thêm được vốn đầu tư từ bên ngoài, tiếp thu và đổi mới công nghệ, kỹ năng quản trị hiện đại; qua đó, cải thiện và nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh
  • 20. 100 CÂU HỎI VỀ LUẬT DOANH NGHIỆP 2005 20 tranh của từng doanh nghiệp nhà nước nói riêng và của khu vực kinh tế nhà nước nói chung. Ba là: Kế thừa và phát triển thêm những đổi mới và tiến bộ về thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động của doanh nghiệp đã đạt được trong các văn bản pháp luật có liên quan, nhất là Luật Doanh nghiệp 1999. Bốn là: Tiếp tục duy trì, mở rộng và phát triển quyền tự do kinh doanh. Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế có quyền kinh doanh các ngành, nghề mà pháp luật không cấm; có quyền tự chủ và phải tự chịu trách nhiệm trong hoạt động kinh doanh; được lựa chọn, thay đổi hình thức tổ chức quản lý nội bộ, hình thức đầu tư-kinh doanh phù hợp và được nhà nước bảo hộ. Nhà nước tôn trọng quyền tự chủ kinh doanh hợp pháp của doanh nghiệp, áp dụng phổ biến chế độ đăng ký (thay cho cấp phép), xóa bỏ những quy định “xin- cho”, “phê duyệt”, “chấp thuận” bất hợp lý, gây phiền hà cho doanh nghiệp. Năm là: Tiếp tục đổi mới chức năng của Nhà nước trong kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, coi việc khuyến khích, hướng dẫn và trợ giúp là một trong những chức năng chính; coi nhà đầu tư và doanh nghiệp là đối tượng phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước. Những quy định trước đây có lợi cho doanh nghiệp thì được tiếp tục thực hiện trong thời hạn đã cam kết trước đó. Tôn trọng quyền của doanh nghiệp trong tổ chức quản lý nội bộ, tự chủ thỏa thuận và định đoạt các quan hệ nội bộ phù hợp pháp luật Việt Nam và các cam kết quốc tế. Đồng thời đảm bảo cho các cơ quan quản lý nhà nước thực hiện quyền kiểm tra việc chấp hành luật pháp của các doanh nghiệp.
  • 21. 100 CÂU HỎI VỀ LUẬT DOANH NGHIỆP 2005 21 Sáu là: Nội dung của Luật Doanh nghiệp 2005 phải phù hợp với những điều ước quốc tế mà nước ta đã cam kết trong các thỏa thuận đa phương và song phương, nhất là các nguyên tắc cơ bản như “Đối xử quốc gia” và “Tối huệ quốc”. Đồng thời, phải đón trước được xu thế hội nhập, góp phần xây dựng và tiếp tục hoàn thiện môi trường kinh doanh bình đẳng, minh bạch, ổn định, thông thoáng, đủ mức hấp dẫn và có sức cạnh tranh so với khu vực, là một bước tiến quan trọng trong lộ trình hội nhập WTO. C©u 2: Nh÷ng ®iÓm ®æi míi chñ yÕu cña LuËt Doanh nghiÖp 2005 so víi LuËt Doanh nghiÖp 1999? Trả lời: Những điểm đổi mới chủ yếu của Luật Doanh nghiệp 2005 so với Luật Doanh nghiệp 1999 là: 1. Về đối tượng áp dụng: Luật Doanh nghiệp 2005 điều chỉnh và áp dụng thống nhất cho các loại hình doanh nghiệp, không phân biệt thành phần kinh tế gồm: doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, nhóm công ty; 2. Xác định cụ thể thời hạn (chậm nhất là bốn năm) kết thúc quá trình chuyển đổi công ty nhà nước thành công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần; 3. Một cá nhân được quyền thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, thay vì ít nhất phải có hai người như hiện nay;
  • 22. 100 CÂU HỎI VỀ LUẬT DOANH NGHIỆP 2005 22 4. Tiếp tục đơn giản hoá thủ tục, giảm chi phí gia nhập thị trường. Kết hợp và thống nhất đăng ký kinh doanh và đăng ký đầu tư; nhà đầu tư cả trong và ngoài nước, khi đăng ký kinh doanh gắn với dự án đầu tư cụ thể sẽ thực hiện đăng ký đầu tư đồng thời với đăng ký kinh doanh. Đồng thời, tăng thêm các quy định về quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp để ngăn ngừa, hạn chế nguy cơ lạm dụng thành lập doanh nghiệp không nhằm mục đích kinh doanh, doanh nghiệp không hoạt động mà không làm thủ tục giải thể theo quy định, v.v... qua đó, làm lành mạnh thêm môi trường kinh doanh ở nước ta; 5. Bãi bỏ khống chế mức sở hữu đối với đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp ở nước ta, trừ các ngành nghề hạn chế kinh doanh; 6. Các nhà đầu tư nước ngoài được quyền tự chủ lựa chọn loại hình doanh nghiệp để kinh doanh; không bị bắt buộc phải sử dụng duy nhất hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn như hiện nay; 7. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có quyền tự chủ cao hơn trong thực hiện kinh doanh, trong tổ chức lại doanh nghiệp, trong mở rộng và đa dạng hoá ngành nghề kinh doanh; doanh nghiệp đa dự án sẽ thay thế doanh nghiệp đơn dự án như hiện nay; 8. Khung quản trị được quy định thống nhất đối với doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, đối với doanh nghiệp sở hữu tư nhân và doanh nghiệp sở hữu vốn nhà nước;
  • 23. 100 CÂU HỎI VỀ LUẬT DOANH NGHIỆP 2005 23 9. Đổi mới cơ bản cơ chế thực hiện quyền chủ sở hữu nhà nước tại các doanh nghiệp, trong đó, tách chức năng thực hiện quyền chủ sở hữu ra khỏi chức năng quản lý hành chính nhà nước, thực hiện tập trung và thống nhất các quyền chủ sở hữu, đồng thời, tôn trọng quyền tự chủ kinh doanh của doanh nghiệp; 10. Tăng cường, củng cố thêm các quyền của thành viên, cổ đông; bảo vệ mạnh hơn quyền và lợi ích của thành viên, cổ đông thiểu số; 11. Tăng cường thêm các quy định quản lý vốn, hạn chế nguy cơ lạm dụng nguyên tắc trách nhiệm hữu hạn; 12. Tăng thêm quy định yêu cầu công khai và minh bạch hoá, nhất là đối với những người quản lý; 13. Thiết lập chế độ thù lao, tiền lương gắn với kết quả và hiệu quả kinh doanh của công ty; 14. Xác định rõ hơn các nghĩa vụ của người quản lý, nhất là đối với thành viên Hội đồng quản trị và giám đốc, đặc biệt là nghĩa vụ trung thành, trung thực và cẩn trọng; 15. Nâng cao, tăng cường và quy định cụ thể hơn vai trò, vị trí và trách nhiệm của Ban kiểm soát; 16. Quy định cụ thể và rõ ràng hơn cơ chế và trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, các cấp chính quyền trong quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp. Nhìn tổng quát, nội dung của Luật Doanh nghiệp 2005 đã tuân thủ đúng các tư tưởng chỉ đạo nêu trên. Dư luận xã hội, nhất là cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước đồng tình, ủng hộ và đánh giá cao nội dung của Luật.
  • 24. 100 CÂU HỎI VỀ LUẬT DOANH NGHIỆP 2005 24 C©u 3: ¸p dông LuËt Doanh nghiÖp 2005 nh- thÕ nµo khi cã sù kh¸c nhau c¨n b¶n gi÷a LuËt Doanh nghiÖp 2005 vµ LuËt chuyªn ngµnh, §iÒu -íc quèc tÕ? Trả lời: Trước hết, Luật Doanh nghiệp 2005 không có khái niệm “Luật chuyên ngành” như Luật Doanh nghiệp 1999. Vì vậy, theo khái niệm các “quy định khác của pháp luật” thì Luật chuyên ngành được xem như các quy định pháp luật khác. Theo Luật Doanh nghiệp 2005 quy định: “Điều 3: Áp dụng Luật doanh nghiệp, điều ước quốc tế và các luật có liên quan 1. Việc thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động của doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế áp dụng theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan. 2. Trường hợp đặc thù liên quan đến việc thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động của doanh nghiệp được quy định tại Luật khác thì áp dụng theo quy định của Luật đó. 3. Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng theo quy định của điều ước quốc tế”. Trước hết, cần hiểu đây là sự khác nhau trên cùng một vấn đề liên quan đến việc thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động của bốn loại hình doanh nghiệp nêu tại Điều 1 Luật Doanh nghiệp 2005. Về các vấn đề này, nội
  • 25. 100 CÂU HỎI VỀ LUẬT DOANH NGHIỆP 2005 25 dung của Luật Doanh nghiệp 2005 và Luật chuyên ngành thường khác nhau trên hai điểm: thứ nhất là điều kiện thành lập doanh nghiệp, thứ hai là các quy định về quản lý nhà nước đối với việc kinh doanh ngành, nghề này. Trong trường hợp có sự khác nhau về cùng một vấn đề thì phải áp dụng theo quy định của Luật chuyên ngành. Ví dụ các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh tín dụng thì việc thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động hoặc khi thực hiện các quy định về quản lý nhà nước thì chủ yếu phải theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng. Các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh khoáng sản thì phải tuân theo quy định về các loại giấy phép hoạt động khoáng sản được quy định tại Luật Khoáng sản. C©u 4: Theo cam kÕt WTO vµ NghÞ quyÕt 71/2006/NQ-QH11 th× doanh nghiÖp cã quyÒn tù tháa thuËn trong §iÒu lÖ cña m×nh mét sè vÊn ®Ò. C¸c vÊn ®Ò mµ doanh nghiÖp ®-îc quyÒn tháa thuËn lµ c¸c vÊn ®Ò g×? Trả lời: Theo quy định tại Khoản 3 Điều 3 Luật Doanh nghiệp 2005 thì: “Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng theo quy định của điều ước quốc tế”. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Nghị quyết 71/2006/NQ-QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006 phê chuẩn việc Việt Nam gia nhập WTO (sau đây gọi tắt là Nghị quyết 71). Ngày 11 tháng 01 năm 2007, Việt
  • 26. 100 CÂU HỎI VỀ LUẬT DOANH NGHIỆP 2005 26 Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO. Xét về bản chất, Nghị quyết 71 là một tuyên bố của Việt Nam tới các thành viên WTO còn lại, theo đó Việt Nam tuyên bố các cam kết gia nhập WTO của mình được trực tiếp áp dụng và có hiệu lực thi hành trên lãnh thổ Việt Nam. Theo Nghị quyết 71 thì công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần có quyền tự thỏa thuận trong Điều lệ của mình ba vấn đề sau đây: - Số đại diện cần thiết để tổ chức cuộc họp và hình thức thông qua quyết định của Hội đồng thành viên, Đại hội đồng cổ đông; - Các vấn đề thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng thành viên, Đại hội đồng cổ đông; - Tỉ lệ đa số phiếu cần thiết (kể cả tỷ lệ đa số 51%) để thông qua các quyết định của Hội đồng thành viên, Đại hội đồng cổ đông. C©u 5: Theo cam kÕt WTO vµ NghÞ quyÕt 71/2006/NQ-QH11 th× doanh nghiÖp thuéc lo¹i h×nh nµo míi cã quyÒn tháa thuËn? Trả lời: Đối tượng doanh nghiệp được quyền thỏa thuận trong Điều lệ ba vấn đề nêu trên (sau đây gọi tắt là đối tượng hưởng quyền) có sự khác nhau rất lớn giữa cam kết WTO (Báo cáo của Ban công tác) và Nghị quyết 71:
  • 27. 100 CÂU HỎI VỀ LUẬT DOANH NGHIỆP 2005 27 - Theo Đoạn 502 và 503 Báo cáo của Ban công tác thì có hai đối tượng hưởng quyền, gồm: (1) Các liên doanh theo các cam kết trong Biểu Cam kết Dịch vụ của Việt Nam được thành lập kể từ ngày Việt Nam gia nhập WTO; (2) Các doanh nghiệp được các nhà đầu tư Việt Nam cùng với nhà đầu tư của một thành viên WTO thành lập trước ngày Luật Doanh nghiệp 2005 có hiệu lực (đối tượng này chỉ được hưởng quyền trong thời hạn hai năm kể từ ngày Luật Doanh nghiệp 2005 có hiệu lực). - Trong khi đó, Nghị quyết 71 lại quy định hai đối tượng hưởng quyền hoàn toàn khác, gồm công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần. Điều này có nghĩa là đối tượng hưởng quyền bao gồm tất cả các công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần, không phân biệt vốn trong nước hay vốn nước ngoài, liên doanh hay không liên doanh. Hiện tại có hai luồng ý kiến trái ngược nhau về vấn đề doanh nghiệp loại hình nào có quyền áp dụng cam kết WTO và Nghị quyết 71: - Ý kiến thứ nhất cho rằng: Cam kết WTO là sự thỏa hiệp giữa Việt Nam với các bên đàm phán, trong đó Luật Doanh nghiệp 2005 đã nhượng bộ các nhà đầu tư nước ngoài nên chỉ có hai loại liên doanh theo Báo cáo của Ban công tác mới có quyền thỏa thuận trong Điều lệ ba vấn đề nêu ở trên, còn các doanh nghiệp khác vẫn phải tuân thủ Luật Doanh nghiệp 2005. - Ý kiến thứ hai cho rằng: Tại Nghị quyết 71 đã nêu rõ đối tượng hưởng quyền là công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần nên mọi doanh nghiệp thuộc hai loại hình này đều có quyền áp dụng cam kết WTO và Nghị quyết 71.
  • 28. 100 CÂU HỎI VỀ LUẬT DOANH NGHIỆP 2005 28 Một số chuyên gia cho rằng ý kiến thứ hai là hợp lý vì: - Không thể thành lập được liên doanh mới kể từ ngày Việt Nam gia nhập WTO. Việc thành lập liên doanh chỉ có thể được thực hiện trong thời gian Luật Đầu tư nước ngoài còn hiệu lực. Kể từ thời điểm Việt Nam gia nhập WTO, không thể thành lập được liên doanh tại Việt Nam do Luật Đầu tư nước ngoài đã hết hiệu lực và được thay thế bằng Luật Doanh nghiệp 2005 và Luật Đầu tư 2005 (cùng có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2006). Do đó, từ thời điểm Việt Nam gia nhập WTO chỉ có thể thành lập một trong bốn loại hình doanh nghiệp: công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân. - Đối với các doanh nghiệp được các nhà đầu tư Việt Nam cùng với nhà đầu tư của một thành viên WTO thành lập trước ngày Luật Doanh nghiệp 2005 có hiệu lực thì chỉ được áp dụng cam kết WTO và Nghị quyết 71 trong thời hạn hai năm kể từ ngày Luật Doanh nghiệp 2005 có hiệu lực. Như vậy, kể từ ngày 01/07/2008, doanh nghiệp được các nhà đầu tư Việt Nam cùng với nhà đầu tư của một thành viên WTO thành lập trước ngày Luật Doanh nghiệp 2005 có hiệu lực không có quyền áp dụng cam kết WTO và Nghị quyết 71 nữa. - Nếu chỉ có hai đối tượng theo Báo cáo của Ban công tác có quyền áp dụng cam kết WTO và Nghị quyết 71 thì vi phạm nguyên tắc bình đẳng giữa các doanh nghiệp Việt Nam quy định tại Điều 5 Luật Doanh nghiệp 2005 và nguyên tắc không phân biệt đối xử trong WTO.
  • 29. 100 CÂU HỎI VỀ LUẬT DOANH NGHIỆP 2005 29 Do đó, vẫn cần phải có sự hướng dẫn cụ thể để áp dụng thống nhất. Chính phủ cần sớm ban hành nghị định hướng dẫn áp dụng Nghị quyết 71. Từ đầu năm 2008, đã có một dự thảo Nghị định hướng dẫn thi hành Nghị quyết 71. Xin lấy ví dụ trong tình huống sau để phân tích sự cần thiết phải có một Nghị định hướng dẫn áp dụng: Tình huống: Công ty cổ phần A được thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp 1999. Điều lệ công ty áp dụng theo Luật Doanh nghiệp 1999 quy định tỷ lệ tối thiểu để thông qua quyết định của Đại hội đồng cổ đông là 51%. Đến thời điểm Luật Doanh nghiệp 2005 có hiệu lực, công ty không tiến hành sửa Điều lệ cho phù hợp với Luật Doanh nghiệp 2005 (tức là nâng tỷ lệ tối thiểu lên 65%). Khi Công ty đang tiến hành sửa Điều lệ thì Nghị quyết 71 được ban hành. Sau đó, công ty tiến hành họp Đại hội đồng cổ đông và biểu quyết thông qua Điều lệ mới trong đó áp dụng tỷ lệ 51% theo Nghị quyết 71. Câu hỏi được đặt ra là: Công ty cổ phần A áp dụng tỷ lệ 51% trong Điều lệ thì có được không? Trong tình huống trên cần phân chia thành hai giai đoạn để xác định giá trị pháp lý của tỷ lệ 51% trong Điều lệ công ty. Giai đoạn từ khi Luật Doanh nghiệp 2005 có hiệu lực đến trước thời điểm Nghị quyết 71 có hiệu lực. Và giai đoạn kể từ thời điểm Nghị quyết 71 có hiệu lực. Trong giai đoạn từ khi Luật Doanh nghiệp 2005 có hiệu lực đến trước thời điểm Nghị quyết 71 có hiệu lực thì tỷ lệ 51% quy định trong Điều lệ công ty trái với Luật Doanh nghiệp 2005 vì Luật Doanh nghiệp 2005 quy định tỷ lệ tối thiểu phải là 65%. Trong giai đoạn này, công ty phải hoạt động theo các nguyên tắc quản trị do Luật Doanh nghiệp
  • 30. 100 CÂU HỎI VỀ LUẬT DOANH NGHIỆP 2005 30 2005 quy định. Các thỏa thuận tại Điều lệ công ty mà trái với Luật Doanh nghiệp 2005 đương nhiên không có giá trị áp dụng. Tuy nhiên, đến giai đoạn kể từ thời điểm Nghị quyết 71 có hiệu lực, công ty A đã thỏa thuận được trong Điều lệ việc áp dụng tỷ lệ 51% thì thỏa thuận này được Nghị quyết 71 đảm bảo có hiệu lực và có giá trị thi hành. Nhưng Công ty A vẫn băn khoăn liệu khi tiến hành các thủ tục hành chính liên quan đến đăng ký kinh doanh thì cơ quan đăng ký kinh doanh có chấp nhận tỷ lệ 51% không? Giả sử như có tranh chấp nội bộ công ty tại tòa án, trọng tài thì tòa án, trọng tài áp dụng tỷ lệ nào để giải quyết? Tối thiểu 51% theo Điều lệ công ty hay tối thiểu 65% theo Luật Doanh nghiệp 2005? Tất cả các câu hỏi trên hiện có rất nhiều cách hiểu. Có ý kiến cho là cam kết WTO chỉ cho liên doanh áp dụng tỷ lệ tối thiểu 51%, còn các doanh nghiệp vốn trong nước như Công ty cổ phần A vẫn phải áp dụng tỷ lệ tối thiểu 65% theo Luật Doanh nghiệp 2005. Nhưng cũng lại có ý kiến cho rằng Công ty cổ phần A có quyền áp dụng tỷ lệ tối thiểu 51% vì câu chữ trong Nghị quyết 71 đã thể hiện như vậy; ngoài ra liên doanh thì không thể thành lập mới được kể từ ngày Luật Doanh nghiệp 2005 có hiệu lực còn các liên doanh cũ thì thời hạn áp dụng chỉ là hai năm kể từ ngày Luật Doanh nghiệp 2005 có hiệu lực (tức là ngày 01/07/2008 là hết thời hạn áp dụng). Chính vì các vấn đề chưa rõ ràng trên nên cần có một hướng dẫn áp dụng Nghị quyết 71 kịp thời để tránh gây ra các cách hiểu khác nhau. Một quy định pháp lý mà được hiểu
  • 31. 100 CÂU HỎI VỀ LUẬT DOANH NGHIỆP 2005 31 thành nhiều cách sẽ gây ra rất nhiều hệ quả pháp lý khó khắc phục trong tương lai. Cho nên, khi chưa có Nghị quyết 71 thì vấn đề áp dụng tỷ lệ tối thiểu 51% còn gây tranh cãi. C©u 6: NghÞ quyÕt 71 cã ®-¬ng nhiªn thay thÕ cho c¸c quy ®Þnh t-¬ng øng t¹i LuËt Doanh nghiÖp 2005 kh«ng? Trả lời: Theo quy định hiện nay của cam kết WTO và Nghị quyết 71 thì doanh nghiệp có quyền thỏa thuận trong Điều lệ ba vấn đề và sự thỏa thuận đó có thể trái với quy định của Luật Doanh nghiệp 2005. Tuy nhiên, bản thân quy định của WTO và Nghị quyết 71 không đương nhiên thay thế quy định của Luật Doanh nghiệp 2005 mà chỉ đảm bảo thỏa thuận trong Điều lệ mặc dù trái Luật Doanh nghiệp 2005 nhưng vẫn hợp pháp và có hiệu lực. Hơn nữa, Luật Doanh nghiệp 2005 là luật tư, trao quyền thỏa thuận tối đa cho các chủ sở hữu công ty và sự thỏa thuận đó được thể hiện trong Điều lệ công ty. Việc trao quyền cho các chủ sở hữu được tự thỏa thuận luật chơi là một thông lệ quản trị tốt mà quốc tế đang áp dụng theo xu hướng ngày càng nới rộng phạm vi thỏa thuận luật chơi của các ông chủ của công ty. Pháp luật chỉ nên quy định về cơ cấu tổ chức công ty, quyền và nhiệm vụ cơ bản của thành phần trong cơ cấu đó và không nên can thiệp quá sâu vào phương thức quản trị. Quy định tại Nghị quyết 71 hiện nay là phù hợp với thông lệ quốc tế về quản trị công ty. Và Nghị quyết 71 chính là một văn bản quy phạm pháp luật phù hợp với khách quan
  • 32. 100 CÂU HỎI VỀ LUẬT DOANH NGHIỆP 2005 32 xã hội trong thời đại hội nhập WTO. Pháp luật không thể duy ý chí, áp đặt mà phải phù hợp với nhu cầu khách quan, lẽ tự nhiên, công bằng thì lúc đó pháp luật mới đảm bảo được tính hợp lý và dễ dàng thực thi. C©u 7: Ng-êi cã liªn quan cña c¸ nh©n ng-êi qu¶n lý doanh nghiÖp ®-îc x¸c ®Þnh nh- thÕ nµo? Trả lời: Liên quan đến vấn đề người có liên quan, khoản 17 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2005 quy định: “Người có liên quan là tổ chức, cá nhân có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với doanh nghiệp trong các trường hợp sau đây: a) Công ty mẹ, người quản lý công ty mẹ và người có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý đó đối với công ty con; b) Công ty con đối với công ty mẹ; c) Người hoặc nhóm người có khả năng chi phối việc ra quyết định, hoạt động của doanh nghiệp đó thông qua các cơ quan quản lý doanh nghiệp; d) Người quản lý doanh nghiệp; đ) Vợ, chồng, cha, cha nuôi, mẹ, mẹ nuôi, con, con nuôi, anh, chị, em ruột của người quản lý doanh nghiệp hoặc của thành viên, cổ đông sở hữu phần vốn góp hay cổ phần chi phối;
  • 33. 100 CÂU HỎI VỀ LUẬT DOANH NGHIỆP 2005 33 e) Cá nhân được uỷ quyền đại diện cho những người quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản này; g) Doanh nghiệp trong đó những người quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e và h khoản này có sở hữu đến mức chi phối việc ra quyết định của các cơ quan quản lý ở doanh nghiệp đó; h) Nhóm người thoả thuận cùng phối hợp để thâu tóm phần vốn góp, cổ phần hoặc lợi ích ở công ty hoặc để chi phối việc ra quyết định của công ty.” Như vậy, theo quy định trên của Luật Doanh nghiệp 2005 thì không có khái niệm người có liên quan của cá nhân người quản lý doanh nghiệp mà chỉ có khái niệm người có liên quan của pháp nhân doanh nghiệp. Nghĩa là nếu chúng ta truy tìm người có liên quan của pháp nhân doanh nghiệp thì rất dễ dàng, chỉ cần căn cứ vào khoản 17 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2005 là có thể tìm được; còn nếu truy tìm người có liên quan của cá nhân người quản lý doanh nghiệp thì không có căn cứ nào để xác định. Việc không xác định trong Luật Doanh nghiệp 2005 khái niệm người có liên quan của cá nhân người quản lý doanh nghiệp là một trong những thiếu sót của Luật Doanh nghiệp 2005 và tạo ra một số hệ quả pháp lý rất khó giải quyết. Một số quy định của Luật Doanh nghiệp 2005 đã đưa ra khái niệm người có liên quan của cá nhân, cụ thể như sau: Khoản 1 Điều 118 Luật Doanh nghiệp 2005 quy định: “Thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác của
  • 34. 100 CÂU HỎI VỀ LUẬT DOANH NGHIỆP 2005 34 công ty phải kê khai các lợi ích liên quan của họ với công ty, bao gồm: a) Tên, địa chỉ trụ sở chính, ngành, nghề kinh doanh, số và ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, nơi đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp mà họ có sở hữu phần vốn góp hoặc cổ phần; tỷ lệ và thời điểm sở hữu phần vốn góp hoặc cổ phần đó; b) Tên, địa chỉ trụ sở chính, ngành, nghề kinh doanh, số và ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, nơi đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp mà những người có liên quan của họ cùng sở hữu hoặc sở hữu riêng cổ phần hoặc phần vốn góp trên 35% vốn điều lệ”. Khoản 1 Điều 120 Luật Doanh nghiệp 2005 quy định: “Hợp đồng, giao dịch giữa công ty với các đối tượng sau đây phải được Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị chấp thuận: a) Cổ đông, người đại diện uỷ quyền của cổ đông sở hữu trên 35% tổng số cổ phần phổ thông của công ty và những người có liên quan của họ; b) Thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc; c) Doanh nghiệp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 118 của Luật này và người có liên quan của thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc”. Như vậy, Luật Doanh nghiệp 2005 có đề cập đến vấn đề người có liên quan của cá nhân cổ đông, cá nhân thành
  • 35. 100 CÂU HỎI VỀ LUẬT DOANH NGHIỆP 2005 35 viên Hội đồng quản trị, cá nhân thành viên Ban Kiểm soát, cá nhân Tổng Giám đốc nhưng lại không đưa ra được căn cứ để xác định những người có liên quan đó là ai. Điều này gây ảnh hưởng đến các giao dịch tư lợi. Tình huống sau đây sẽ làm rõ sự ảnh hưởng đó: Tình huống: Ông N là thành viên Hội đồng quản trị công ty cổ phần A. Công ty A và bố đẻ ông N ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Vậy hợp đồng này có phải là hợp đồng giữa công ty với người có liên quan quy định tại khoản 1 Điều 120 Luật Doanh nghiệp 2005 không? Theo quy định tại khoản 17 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2005 thì chỉ có thể xác định được người có liên quan của pháp nhân doanh nghiệp, chứ không có căn cứ để xác định người có liên quan của cá nhân thành viên Hội đồng quản trị cho nên bố đẻ của thành viên Hội đồng quản trị không phải là người có liên quan của thành viên Hội đồng quản trị. Vì thế mà hợp đồng giữa công ty cổ phần A và bố đẻ của thành viên Hội đồng quản trị công ty này không phải là một giao dịch tư lợi theo Điều 120 Luật Doanh nghiệp 2005. Rõ ràng có sự không hợp lý nếu cho rằng bố đẻ của thành viên Hội đồng quản trị không phải là người có liên quan của thành viên Hội đồng quản trị và hợp đồng giữa công ty và bố đẻ thành viên Hội đồng quản trị công ty đó không phải là một giao dịch tư lợi. Như vậy, thực tiễn đã đặt ra cho các nhà lập pháp yêu cầu là cần phải quy định rõ những đối tượng nào được coi là người có liên quan của cá nhân người quản lý doanh nghiệp.
  • 36. 100 CÂU HỎI VỀ LUẬT DOANH NGHIỆP 2005 36 Cũng đã có luật quy định về người có liên quan của cá nhân, đó là Luật Chứng khoán 2006. Khoản 34 Điều 6 Luật Chứng khoán 2006 quy định về người có liên quan như sau: “Người có liên quan là cá nhân hoặc tổ chức có quan hệ với nhau trong các trường hợp sau đây: a) Cha, cha nuôi, mẹ, mẹ nuôi, vợ, chồng, con, con nuôi, anh, chị em ruột của cá nhân; b) Tổ chức mà trong đó có cá nhân là nhân viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, chủ sở hữu trên mười phần trăm số cổ phiếu lưu hành có quyền biểu quyết; c) Thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Phó Giám đốc hoặc Phó Tổng giám đốc và các chức danh quản lý khác của tổ chức đó; d) Người mà trong mối quan hệ với người khác trực tiếp, gián tiếp kiểm soát hoặc bị kiểm soát bởi người đó hoặc cùng với người đó chịu chung một sự kiểm soát; đ) Công ty mẹ, công ty con; e) Quan hệ hợp đồng trong đó một người là đại diện cho người kia”. Như vậy, quy định của Luật Chứng khoán 2006 đã xác định được người có liên quan của cá nhân. Nhưng Luật Chứng khoán 2006 và Luật Doanh nghiệp 2005 có đối tượng và lĩnh vực điều chỉnh khác nhau nên không thể áp dụng quy định của luật này vào luật kia được. Vấn đề là cần phải quy định cụ thể khái niệm người có liên quan của cá nhân trong
  • 37. 100 CÂU HỎI VỀ LUẬT DOANH NGHIỆP 2005 37 Luật Doanh nghiệp 2005 hoặc văn bản hướng dẫn thi hành cho rõ ràng cụ thể. C©u 8: Sù cam kÕt b¶o ®¶m cña Nhµ n-íc ®èi víi doanh nghiÖp vµ chñ së h÷u doanh nghiÖp ®-îc thÓ hiÖn nh- thÕ nµo trong LuËt Doanh nghiÖp 2005? Trả lời: Điều 5 Luật Doanh nghiệp 2005 đã thể hiện sự cam kết của Nhà nước đối với doanh nghiệp và chủ sở hữu doanh nghiệp như sau: “Bảo đảm của Nhà nước đối với doanh nghiệp và chủ sở hữu doanh nghiệp: 1. Nhà nước công nhận sự tồn tại lâu dài và phát triển của các loại hình doanh nghiệp được quy định trong Luật này; bảo đảm sự bình đẳng trước pháp luật của các doanh nghiệp không phân biệt hình thức sở hữu và thành phần kinh tế; thừa nhận tính sinh lợi hợp pháp của hoạt động kinh doanh. 2. Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền sở hữu tài sản, vốn đầu tư, thu nhập, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của doanh nghiệp và chủ sở hữu doanh nghiệp. 3. Tài sản và vốn đầu tư hợp pháp của doanh nghiệp và chủ sở hữu doanh nghiệp không bị quốc hữu hoá, không bị tịch thu bằng biện pháp hành chính. Trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh và vì lợi ích quốc gia, Nhà nước trưng mua, trưng dụng tài sản của doanh nghiệp thì doanh nghiệp được thanh toán
  • 38. 100 CÂU HỎI VỀ LUẬT DOANH NGHIỆP 2005 38 hoặc bồi thường theo giá thị trường tại thời điểm công bố trưng mua hoặc trưng dụng. Việc thanh toán hoặc bồi thường phải bảo đảm lợi ích của doanh nghiệp và không phân biệt đối xử giữa các loại hình doanh nghiệp”. Ngoài ra, tại các Điều khác trong Luật Doanh nghiệp 2005 cũng thể hiện nguyên tắc này như: khoản 1, khoản 5 Điều 7 Luật Doanh nghiệp 2005 quy định doanh nghiệp được kinh doanh mọi ngành nghề mà pháp luật không cấm và các Bộ, cơ quan ngang bộ, Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân các cấp không được quy định về ngành, nghề kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh. C©u 9: T¹i sao l¹i quy ®Þnh thêi h¹n kÕt thóc chuyÓn ®æi c«ng ty nhµ n-íc thµnh c«ng ty cæ phÇn, c«ng ty tr¸ch nhiÖm h÷u h¹n ®Ó ¸p dông theo quy ®Þnh cña LuËt Doanh nghiÖp 2005 lµ bèn n¨m kÓ tõ ngµy LuËt Doanh nghiÖp 2005 cã hiÖu lùc? Trả lời: Luật Doanh nghiệp 2005 quy định bốn năm là thời hạn để các công ty nhà nước (hiện đang được tổ chức quản lý và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp nhà nước số 14/2003/QH11 ngày 10 tháng 12 năm 2003) chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần, tổ chức quản lý và hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2005. Việc xác định thời hạn bốn năm xuất phát từ yêu cầu đẩy nhanh quá trình sắp xếp, tổ chức lại và nâng cao
  • 39. 100 CÂU HỎI VỀ LUẬT DOANH NGHIỆP 2005 39 hiệu quả quản lý doanh nghiệp nhà nước, yêu cầu tạo lập môi trường kinh doanh bình đẳng, không phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp theo thành phần kinh tế; đồng thời, đã tính đến các điều kiện, các vấn đề cần phải xử lý trong quá trình chuyển đổi. Khi thảo luận cũng có ý kiến khác cho rằng thời hạn bốn năm là quá dài, cần đẩy nhanh hơn và rút ngắn thời hạn kết thúc quá trình chuyển đổi, tối đa là ba năm. Có ý kiến khác lại cho rằng thời hạn bốn năm là quá ngắn; bởi vì, thực tế cho thấy quá trình chuyển đổi là rất phức tạp và đang được tiến hành với tốc độ chậm hơn nhiều so với kế hoạch dự kiến. C©u 10: LuËt Doanh nghiÖp 2005 cã quy ®Þnh g× míi so víi LuËt Doanh nghiÖp 1999 vÒ tr¸ch nhiÖm cña ng-êi qu¶n lý c«ng ty trong c«ng ty? Trả lời: Nếu như trước đây trong Luật Doanh nghiệp 1999, “người quản lý công ty” chỉ gồm thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc, thì theo Luật Doanh nghiệp 2005, chức danh này có thể bao gồm cả những người có nhiệm vụ quản lý khác được quy định trong điều lệ (ví dụ như Phó Giám đốc, Kế toán trưởng, Trưởng phòng tài vụ...). Luật Doanh nghiệp 1999 chỉ đưa ra quy định chung về chế độ trách nhiệm của Hội đồng quản trị trước cổ đông, mới chỉ dừng lại ở mối quan hệ nội bộ. Luật Doanh nghiệp 2005
  • 40. 100 CÂU HỎI VỀ LUẬT DOANH NGHIỆP 2005 40 quy định rõ ràng và đầy đủ hơn trách nhiệm của người quản lý công ty không chỉ trong quan hệ nội bộ mà còn trong mối quan hệ đối với chủ nợ của công ty. Công ty cổ phần là loại hình công ty có quy mô lớn, có nhiều cổ đông. Đại đa số cổ đông đó không trực tiếp tham gia quản lý công ty. Công việc quản lý do một số ít người thực hiện. Vì vậy, Luật Doanh nghiệp 2005 quy định rất cụ thể và chặt chẽ nghĩa vụ và trách nhiệm của họ đối với đông đảo cổ đông. Nói cách khác, người quản lý công ty coi việc quản lý công ty như việc của chính mình, cụ thể là phải trung thực, hết lòng vì lợi ích của cổ đông, của công ty. Để bảo vệ lợi ích của chủ nợ, Luật Doanh nghiệp có quy định chặt chẽ về trách nhiệm của những người quản lý công ty. Trước hết, khi công ty không có khả năng thanh toán thì người quản lý công ty phải thông báo tình hình tài chính của công ty cho tất cả chủ nợ biết và trong tình trạng này thì người quản lý không được tăng tiền lương, trả thưởng. Điều lệ công ty cần quy định rõ ai trong số những người quản lý phải thực hiện các nghĩa vụ nói trên. Nếu người được phân công không thực hiện nghĩa vụ thì phải chịu trách nhiệm cá nhân đối với thiệt hại xảy ra cho chủ nợ. Ngoài ra, Luật Doanh nghiệp 2005 còn quy định trách nhiệm cá nhân của thành viên Hội đồng quản trị trong việc đưa ra các quyết định.
  • 41. 100 CÂU HỎI VỀ LUẬT DOANH NGHIỆP 2005 41 C©u 11: §iÒu 7 LuËt Doanh nghiÖp 2005 quy ®Þnh: Doanh nghiÖp thuéc mäi thµnh phÇn kinh tÕ cã quyÒn kinh doanh c¸c ngµnh nghÒ mµ ph¸p luËt kh«ng cÊm. Trªn thùc tÕ thùc hiÖn LuËt cho thÊy, mét sè c¬ quan hµnh ph¸p vÉn tuú tiÖn c¶n trë doanh nghiÖp thùc thi nguyªn t¾c nµy, viÖn dÉn “kh«ng qu¶n lý ®-îc th× cÊm”. LiÖu t×nh tr¹ng trªn cã cßn t¸i diÔn? Trả lời: Nguyên tắc doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế có quyền kinh doanh các ngành nghề mà pháp luật không cấm là một nguyên tắc cơ bản của nhà nước pháp quyền nhằm tăng cường quyền cho người ít quyền. Nguyên tắc này đã được quy định tại Điều 16 Hiến pháp 1992 sửa đổi 2001: “Tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế được sản xuất, kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm”. Mặt khác, để thực hiện nhà nước pháp quyền phải hạn chế quyền của người nắm quyền, tức là cơ quan nhà nước chỉ được hành xử theo đúng quy định của pháp luật. Để thực hiện được nguyên tắc này, khoản 4 và khoản 5 Điều 7 Luật Doanh nghiệp 2005 đã có những quy định rõ ràng. Khoản 4 Điều 7 quy định: “Chính phủ định kỳ rà soát, đánh giá lại toàn bộ hoặc một phần các điều kiện kinh doanh; bãi bỏ hoặc kiến nghị bãi bỏ các điều kiện không còn phù hợp; sửa đổi hoặc kiến nghị sửa đổi các điều kiện bất hợp lý; ban hành hoặc kiến nghị ban hành điều kiện kinh doanh mới theo yêu cầu quản lý nhà nước”. Khoản 5 Điều 7 quy định: “Bộ, cơ quan ngang Bộ, Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân các cấp không được quy
  • 42. 100 CÂU HỎI VỀ LUẬT DOANH NGHIỆP 2005 42 định về ngành, nghề kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh”. Các quy định trên sẽ hạn chế tối đa sự tuỳ tiện cản trở doanh nghiệp của các cơ quan hành pháp. Thêm vào đó, khi thực hiện Luật Doanh nghiệp 2005 thì cũng là lúc chúng ta phải hội nhập WTO. Khi đó, sự giám sát các cơ quan hành pháp không còn là việc nội bộ doanh nghiệp Việt Nam mà các cơ quan hành pháp của Việt Nam sẽ còn phải tuân thủ các cam kết quốc tế. Lúc đó, các Bộ, ngành, địa phương không thể có những văn bản pháp luật hạn chế quyền tự do kinh doanh để bảo đảm môi trường pháp luật kinh doanh, đầu tư của Việt Nam ngày càng minh bạch. C©u 12: ý nghÜa cña viÖc quy ®Þnh trô së chÝnh cña doanh nghiÖp lµ g×? LuËt Doanh nghiÖp 2005 cã thõa nhËn trô së ¶o kh«ng? Trả lời: Khoản 1 Điều 35 Luật Doanh nghiệp 2005 quy định: “Trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc, giao dịch của doanh nghiệp; phải ở trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, tên phố (ngõ phố) hoặc tên xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có)”. Để thực hiện được việc liên lạc, giao dịch của doanh nghiệp thì địa chỉ của trụ sở chính phải có tên trên bản đồ hành chính Việt Nam, ở trên lãnh thổ Việt Nam để xác định quốc tịch của doanh nghiệp.
  • 43. 100 CÂU HỎI VỀ LUẬT DOANH NGHIỆP 2005 43 Luật Doanh nghiệp 2005 không công nhận một doanh nghiệp chỉ có trụ sở ảo nhưng có thể đăng ký các địa chỉ liên lạc như email, website phục vụ cho việc giao dịch điện tử. Mặt khác, doanh nghiệp phải thông báo thời gian mở cửa tại trụ sở chính với cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời gian 15 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Mục đích của quy định này nhằm buộc doanh nghiệp phải thông báo sự hiện diện của mình tại trụ sở để cơ quan Nhà nước kiểm tra giám sát. C©u 13: §¬n vÞ kinh tÕ phô thuéc lµ g× vµ gåm cã nh÷ng tªn gäi th«ng th-êng nµo? §¬n vÞ kinh tÕ phô thuéc cã ®-îc sö dông con dÊu kh«ng? Trả lời: Đơn vị kinh tế phụ thuộc là cụm từ chỉ các tổ chức kinh tế cấp dưới, hạch toán phụ thuộc vào doanh nghiệp. Doanh nghiệp có các quyền và nghĩa vụ dân sự phát sinh từ các giao dịch do đơn vị kinh tế phụ thuộc mình xác lập, thực hiện. Đơn vị kinh tế phụ thuộc có thể hoạt động dưới hình thức đại diện theo uỷ quyền (văn phòng đại diện) hoặc thực hiện một phần hay toàn bộ chức năng của doanh nghiệp, kể cả chức năng đại diện theo uỷ quyền (chi nhánh). Đơn vị kinh tế phụ thuộc có nhiều tên gọi khác nhau như xí nghiệp, trạm trại, cửa hàng, xưởng, trung tâm… về mặt pháp lý đều là chi nhánh của doanh nghiệp. Về đặt địa điểm của các đơn vị kinh tế phụ thuộc tuỳ thuộc vào ý chí của doanh nghiệp. Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo uỷ quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và thực hiện việc bảo vệ các lợi ích đó. Nội
  • 44. 100 CÂU HỎI VỀ LUẬT DOANH NGHIỆP 2005 44 dung hoạt động của văn phòng đại diện phải phù hợp với nội dung hoạt động của doanh nghiệp. Văn phòng đại diện không được trực tiếp kinh doanh, không được ký các hợp đồng kinh doanh với dấu của văn phòng đại diện, nhưng vẫn được ký kết các hợp đồng theo sự uỷ quyền của doanh nghiệp; hợp đồng đó sẽ đóng dấu doanh nghiệp. Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, kể cả chức năng đại diện theo uỷ quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải phù hợp với ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp. Chi nhánh có quyền ký các hợp đồng được doanh nghiệp ủy quyền nhân danh chi nhánh, đóng dấu chi nhánh. Doanh nghiệp phải thực hiện các nghĩa vụ dân sự phát sinh từ giao dịch của văn phòng đại diện và chi nhánh. Việc Luật Doanh nghiệp 2005 quy định rõ về địa điểm kinh doanh là hết sức cần thiết và phù hợp với đòi hỏi từ thực tế. Các doanh nghiệp thường thuê một phòng nhỏ ở các trung tâm thương mại để làm trụ sở chính phục vụ việc giao dịch vì giá thuê tại các trung tâm này thường rất đắt. Nơi bán hàng, xưởng sản xuất, kho bãi doanh nghiệp có thể thuê ở một nơi khác – thậm chí trong khu công nghiệp ngoại thành – nhưng vẫn chịu sự quản lý trực tiếp của doanh nghiệp. Việc quy định rõ về địa điểm kinh doanh sẽ giúp tăng quyền chủ động tổ chức kinh doanh cho doanh nghiệp, tránh việc các cơ quan quản lý thị trường thu giữ hàng hoá khi vận tải trong nội bộ doanh nghiệp từ địa điểm kinh doanh, kho bãi đến trụ sở doanh nghiệp.
  • 45. 100 CÂU HỎI VỀ LUẬT DOANH NGHIỆP 2005 45 C©u 14: Con dÊu cña doanh nghiÖp ®-îc quy ®Þnh kh¸ ®Çy ®ñ t¹i LuËt Doanh nghiÖp 2005. ý nghÜa cña quy ®Þnh nµy lµ g×? Trả lời: Thực tế tranh chấp con dấu của doanh nghiệp trong nội bộ doanh nghiệp đã xảy ra và đã có trường hợp bị cơ quan công an khởi tố về tội danh chiếm đoạt trái phép con dấu. Vì vậy, Luật Doanh nghiệp 2005 dành hẳn Điều 36 để quy định cụ thể về con dấu nhằm làm rõ giá trị pháp lý của con dấu của doanh nghiệp và giúp cho xã hội nhận thức đúng, tránh những hành vi xử lý con dấu gây thiệt hại cho doanh nghiệp. Theo Luật Doanh nghiệp 2005 thì con dấu là tài sản của doanh nghiệp (không giống như con dấu của cơ quan công quyền) và trong trường hợp cần thiết, được sự đồng ý của cơ quan cấp dấu, doanh nghiệp có thể có con dấu thứ hai. Quy định này nhằm đáp ứng cho thói quen sử dụng con dấu tại Việt Nam. Một số nước trên thế giới cho phép doanh nghiệp tự thiết kế con dấu và đăng ký với cơ quan công quyền để làm dấu hiệu nhận dạng riêng không trùng lặp với doanh nghiệp khác, còn chữ ký mới là dấu hiệu quan trọng nhất để nhận dạng người giao dịch đúng thẩm quyền. Tình huống: Năm 2001, một công ty ở tỉnh H, do có nhu cầu đổi mới công nghệ sản xuất nên cử một số cán bộ chuyên môn sang Nhật để tìm hiểu và mua dây chuyền sản xuất mới để tăng năng suất lao động. Ở Nhật, công ty này đã tìm được đối tác có dây chuyền sản xuất hiện đại. Khi hai bên ký kết hợp đồng liên doanh thì một sự kiện bất ngờ xảy ra liên quan đến con dấu của phía Nhật. Bên Việt Nam
  • 46. 100 CÂU HỎI VỀ LUẬT DOANH NGHIỆP 2005 46 đã ký tên, đóng dấu theo đúng với quy định của pháp luật, dấu tròn 36 ly mực đỏ do cơ quan công an cấp. Nhưng phía Nhật Bản lại không đóng dấu tròn 36 ly giống như phía Việt Nam mà con dấu của họ cũng tròn nhưng nhỏ hơn 36 ly rất nhiều, mực dấu lại là mầu tím than. Khi hợp đồng được mang đến cơ quan nhà nước Việt Nam chứng thực, rắc rối đã xảy ra. Cán bộ ta quá ngỡ ngàng khi thấy con dấu của công ty Nhật không phải là mực đỏ, không phải hình tròn 36 ly như Việt Nam mà chỉ nhỏ như đầu ngón tay, hoa văn loằng ngoằng. Mặc dù phía Nhật giải thích rõ cho cán bộ cơ quan nhà nước Việt Nam biết rằng dấu của họ do họ tự nghĩ ra, hình thù, màu sắc, mực in ra sao là do họ tự quyết định và dấu này chỉ có ý nghĩa phân biệt công ty họ với công ty khác, chính quyền Nhật không can thiệp vào chuyện này. Nhưng cán bộ của Việt Nam vẫn sợ không dám đóng dấu chứng thực hợp đồng và yêu công ty Nhật Bản phải đến cơ quan sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam xin xác nhận con dấu. Đại sứ quán Nhật Bản trả lời là họ không thể thực hiện được việc này. Thế là công ty Nhật Bản lại được yêu cầu xin giấy xác nhận con dấu của chính quyền Nhật Bản. Phía Nhật Bản thấy vậy liền chấm dứt hợp đồng liên doanh với phía Việt Nam vì họ nghĩ có mỗi chuyện con dấu mà còn rắc rối thế thì sau này làm ăn ở đây chắc là gặp rất nhiều khó khăn. Thế là chỉ vì chuyện con dấu mà doanh nghiệp Việt Nam phải chịu thiệt hại. Con dấu của doanh nghiệp chỉ là một dấu hiệu nhận dạng doanh nghiệp để phân biệt doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác; nhưng lâu nay người ta vẫn lầm lẫn cho nó là một biểu hiện pháp lý của doanh nghiệp. Thực tế là con dấu chỉ có tính xác thực chứ không có ý nghĩa pháp lý. Con dấu rất dễ bị làm giả và xét về tính xác thực thì nó
  • 47. 100 CÂU HỎI VỀ LUẬT DOANH NGHIỆP 2005 47 là loại xác thực kém nhất nếu so với chữ ký, vân tay, con ngươi, ADN. PhÇn II THµNH LËP Vµ §¡NG Ký KINH DOANH C©u 15: C¬ quan nµo cã thÈm quyÒn quy ®Þnh vÒ ngµnh nghÒ kinh doanh cã ®iÒu kiÖn vµ ®iÒu kiÖn kinh doanh? Trả lời: Điều 57 Hiến pháp quy định: “Công dân có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật”. Theo thống kê của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, trước năm 2005 có tới 300 loại giấy phép và tương tự như giấy phép đang là rào cản hạn chế quyền tự do kinh doanh của
  • 48. 100 CÂU HỎI VỀ LUẬT DOANH NGHIỆP 2005 48 người dân. Để ngăn chặn tình trạng ban hành giấy phép tràn lan bất hợp lý, Luật Doanh nghiệp 2005 đã quy định tại Khoản 4 Điều 7 Luật Doanh nghiệp như sau: “Chính phủ định kỳ rà soát, đánh giá lại toàn bộ hoặc một phần các điều kiện kinh doanh; bãi bỏ hoặc kiến nghị bãi bỏ các điều kiện không còn phù hợp; sửa đổi hoặc kiến nghị sửa đổi các điều kiện bất hợp lý; ban hành hoặc kiến nghị ban hành điều kiện kinh doanh mới theo yêu cầu quản lý nhà nước”. Quy định này nhằm tạo khung pháp lý, giao nhiệm vụ cho Chính phủ phải thường xuyên giám sát và thay đổi kịp thời theo yêu cầu quản lý nhà nước trong lộ trình hội nhập. Để đảm bảo quyền tự do kinh doanh của công dân, khoản 5 Điều 7 Luật Doanh nghiệp 2005 đã quy định như sau: “Bộ, cơ quan ngang bộ, Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân các cấp không được quy định về ngành, nghề kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh”. Quy định này nhằm ngăn cấm các Bộ, cơ quan ngang bộ, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp không được ban hành các loại giấy phép hoặc các điều kiện kinh doanh. Theo Điều 2 của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật thì ngoài Bộ, cơ quan ngang bộ, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân, còn có các chủ thể khác sau đây có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật: Quốc hội (Luật, Nghị quyết), Ủy ban thường vụ Quốc hội (Pháp lệnh, Nghị quyết), Chủ tịch nước (Lệnh, Quyết định), Chính phủ (Nghị định), Thủ tướng Chính phủ (Quyết định), Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (Nghị quyết), Chánh án Tòa án nhân dân tối cao (Thông tư), Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao (Thông tư), Tổng Kiểm toán nhà nước (Quyết định), Cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã
  • 49. 100 CÂU HỎI VỀ LUẬT DOANH NGHIỆP 2005 49 hội (Nghị quyết liên tịch). Đối chiếu với Khoản 5 Điều 7 Luật Doanh nghiệp 2005, các chủ thể kể trên không bị cấm ban hành về ngành nghề kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh. Tuy nhiên, Nghị định 139/2007/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Doanh nghiệp 2005 đã quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 139/2007/NĐ-CP như sau: Ngành, nghề kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh áp dụng theo các quy định của các luật, pháp lệnh, nghị định chuyên ngành hoặc quyết định có liên quan của Thủ tướng Chính phủ (sau đây gọi chung là pháp luật chuyên ngành). Khoản 3 Điều 5 Nghị định 139/2007/NĐ-CP còn quy định: “Các quy định về loại ngành, nghề kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh đối với ngành nghề đó tại các văn bản quy phạm pháp luật khác ngoài các loại văn bản quy phạm pháp luật nói tại khoản 1 Điều này đều hết hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 9 năm 2008”. Khoản 5 Điều 7 Nghị định 43/2010/NĐ-CP quy định: “Ngành, nghề kinh doanh có điều kiện được quy định tại các Luật của Quốc hội, Pháp lệnh của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Nghị định của Chính phủ. Nghiêm cấm việc ban hành và quy định không đúng thẩm quyền về các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện. Như vậy, Nghị định 139/2007/NĐ-CP và Nghị định 43/2010/NĐ-CP đã “hạn chế” hình thức văn bản quy định về ngành nghề kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh. Theo Điều 2 của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật thì Quốc hội ban hành Hiến pháp, Luật, Nghị quyết; Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh, Nghị quyết. Còn
  • 50. 100 CÂU HỎI VỀ LUẬT DOANH NGHIỆP 2005 50 xét theo Nghị định 139/2007/NĐ-CP thì ngành nghề kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh chỉ được quy định tại Luật do Quốc hội ban hành và Pháp lệnh do Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành. Như vậy, Nghị định 139/2007/NĐ-CP đã loại bỏ khả năng ngành nghề kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh được quy định tại Nghị quyết của Quốc hội và Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Trên thực tế, nếu Quốc hội và Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành văn bản này thì vẫn phải áp dụng và thi hành. Ngoài ra, Nghị định 139/2007/NĐ-CP và Nghị định 43/2010/NĐ-CP còn loại bỏ khả năng ngành nghề kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh được ban hành bởi các văn bản quy phạm pháp luật sau: Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Quyết định của Tổng Kiểm toán Nhà nước, Nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội hoặc giữa Chính phủ với cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội, Thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Và giả sử các văn bản này có quy định về ngành nghề kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh thì vẫn phải thi hành. Không thể viện dẫn Nghị định 139/2007/NĐ-CP để từ chối áp dụng. Như vậy, có thể đặt ra vấn đề sau đây: Các chủ thể có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo Điều 2 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật (trừ Bộ, cơ quan ngang bộ, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp) đều có quyền ban hành về ngành nghề kinh doanh có
  • 51. 100 CÂU HỎI VỀ LUẬT DOANH NGHIỆP 2005 51 điều kiện và điều kiện kinh doanh. Loại văn bản quy phạm pháp luật quy định về ngành nghề kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh có thể khác với các loại văn bản được liệt kê tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 139/2007/NĐ-CP và khoản 5 Điều 7 Nghị định 43/2010/NĐ-CP. C©u 16: C¸c ®iÒu kiÖn kinh doanh ®-îc chia thµnh mÊy lo¹i? Trả lời: Theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định 139/2007/NĐ-CP thì: “Điều kiện kinh doanh được thể hiện dưới các hình thức: a) Giấy phép kinh doanh; b) Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh; c) Chứng chỉ hành nghề; d) Chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp; đ) Xác nhận vốn pháp định; e) Chấp thuận khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; g) Các yêu cầu khác mà doanh nghiệp phải thực hiện hoặc phải có mới được quyền kinh doanh ngành nghề đó mà không cần xác nhận, chấp thuận dưới bất kỳ hình thức nào của cơ quan nhà nước có thẩm quyền”. Tuy nhiên, thông thường để phục vụ cho việc đăng ký kinh doanh, người ta thường phân điều kiện kinh doanh thành hai loại: Điều kiện có trước đăng ký kinh doanh và điều kiện có sau đăng ký kinh doanh.
  • 52. 100 CÂU HỎI VỀ LUẬT DOANH NGHIỆP 2005 52 Các điều kiện có trước đăng ký kinh doanh bao gồm những điều kiện như danh mục được liệt kê tại Bảng 1 và Bảng 2 Phụ lục I cuốn sách này. Đối với các điều kiện có sau đăng ký kinh doanh hiện nay có rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật quy định, không thể liệt kê hết ở cuốn sách này. C©u 17: Cã sù kh¸c nhau nµo gi÷a danh môc ngµnh, nghÒ sö dông trong ®¨ng ký kinh doanh vµ danh môc ngµnh, nghÒ kinh tÕ quèc d©n? Trả lời: Sự khác nhau giữa ngành, nghề kinh doanh sử dụng trong đăng ký kinh doanh với ngành, nghề kinh tế quốc dân thể hiện trên những nội dung sau: 1) Phạm vi điều chỉnh: Ngành, nghề kinh tế quốc dân rộng hơn ngành, nghề kinh doanh. Ngành, nghề kinh tế quốc dân bao gồm toàn bộ hoạt động của các cơ quan và hiệp hội những hoạt động không kinh doanh như các hoạt động của Đảng, đoàn thể và hiệp hội, hoạt động quản lý nhà nước và an ninh quốc phòng, đảm bảo xã hội bắt buộc, hoạt động của các tổ chức và đoàn thể quốc tế. 2) Về thẩm quyền: Ngành, nghề kinh tế quốc dân do nhà nước ban hành, các cơ quan thống kê và các cơ quan nhà nước khác phải tuân thủ việc báo cáo theo quy chuẩn của ngành, nghề kinh tế quốc dân. Ngành, nghề đăng ký kinh doanh là của người dân. Người dân có quyền đăng ký những ngành, nghề kinh doanh mà pháp luật không cấm. Cơ quan đăng ký kinh doanh là
  • 53. 100 CÂU HỎI VỀ LUẬT DOANH NGHIỆP 2005 53 người thư ký ghi lại những ngành, nghề đăng ký kinh doanh được thiết kế theo nguyên tắc mở để có thể bổ sung những ngành, nghề mới do người dân sáng tạo. Đối với người dân không có phân cấp theo ngành, nghề. Người dân đăng ký ngành, nghề kinh doanh theo ý tưởng đầu tư của mình. Việc phân ngành, nghề vào cấp nào là do nhà nước thực hiện để phục vụ cho nhu cầu quản lý nhà nước. 3) Về mục đích: Danh mục ngành, nghề kinh tế quốc dân phục vụ cho việc phân tích để nhà nước quản lý, đề ra chính sách. Danh mục ngành, nghề đăng ký kinh doanh phục vụ cho người dân tiện tra cứu và tìm tòi sáng tạo thêm những ngành, nghề mới. Lưu ý hiện nay theo quy định tại điểm 6 Mục I Thông tư liên tịch 05/2008/TTLT-BKH-BTC-BCA ngày 29 tháng 7 năm 2008 giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và Bộ Công an thì khi làm thủ tục đăng ký kinh doanh, người kê khai hồ sơ phải lấy mã ngành nghề cấp hai trong Danh mục ngành nghề kinh tế quốc dân ban hành kèm theo Quyết định 10/2007/QĐ-TTg ngày 23 tháng 01 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ để làm ngành nghề kinh doanh. Còn theo khoản 1 Điều 7 Nghị định 43/2010/NĐ-CP thì việc ghi mã ngành nghề đăng ký kinh doanh thực hiện như sau: Ngành, nghề kinh doanh trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được ghi và mã hóa theo ngành cấp bốn trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam, trừ những ngành, nghề cấm kinh doanh.
  • 54. 100 CÂU HỎI VỀ LUẬT DOANH NGHIỆP 2005 54 Nội dung cụ thể của các phân ngành trong ngành kinh tế cấp bốn được thực hiện theo Quy định về nội dung hệ thống ngành kinh tế Việt Nam do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành. Việc mã hóa ngành, nghề đăng ký kinh doanh trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp chỉ có ý nghĩa trong công tác thống kê. Căn cứ vào Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam, người thành lập doanh nghiệp tự lựa chọn ngành, nghề kinh doanh và ghi mã ngành, nghề kinh doanh vào Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp. Cơ quan đăng ký kinh doanh đối chiếu và ghi ngành, nghề kinh doanh, mã số ngành, nghề kinh doanh vào Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Về bản chất, ngành nghề kinh doanh là của dân sáng tạo ra từ ngàn đời nay, cho nên việc dùng mã ngành, nghề kinh tế quốc dân để kê khai vào hồ sơ đăng ký kinh doanh như hiện nay là không hợp lý. Ví dụ: Người dân muốn mở một quán phở thì sẽ đăng ký là “bán phở”; còn Nhà nước xếp “bán phở” vào mã ngành nghề kinh tế quốc dân nào tùy thuộc vào mục đích quản lý nhà nước. C©u 18: Doanh nghiÖp ®-îc kinh doanh ngµnh, nghÒ ph¸p luËt kh«ng cÊm; t¹i sao l¹i quy ®Þnh nghÜa vô cña doanh nghiÖp ph¶i ho¹t ®éng kinh doanh theo ®óng ngµnh, nghÒ ®· ghi trong GiÊy chøng nhËn ®¨ng ký kinh doanh? Trả lời:
  • 55. 100 CÂU HỎI VỀ LUẬT DOANH NGHIỆP 2005 55 Khoản 1 Điều 9 Luật Doanh nghiệp 2005 quy định về nghĩa vụ của doanh nghiệp như sau: “Hoạt động kinh doanh theo đúng ngành, nghề đã ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; bảo đảm điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật khi kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện”. Quy định trên nhằm bảo vệ quyền lợi cho các doanh nghiệp khác, các nhà đầu tư và người tiêu dùng. Nhà đầu tư và các doanh nghiệp khác sẽ tìm hiểu thông tin thị trường, nghiên cứu phân bổ các ngành, nghề kinh doanh và phân bổ các doanh nghiệp trên địa bàn để lựa chọn ý tưởng đầu tư cho phù hợp với địa bàn và thị trường. Vì vậy, phải buộc doanh nghiệp kinh doanh đúng ngành, nghề đã đăng ký, khi không kinh doanh phải khai báo để xóa ngành, nghề đã đăng ký đảm bảo thông tin về ngành, nghề kinh doanh trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh luôn phù hợp với thực tế trên thương trường. Mặt khác, quy định trên còn giúp cho nhà nước đánh giá chính xác mức độ đầu tư đối với các ngành, nghề doanh nghiệp kinh doanh để có chính sách quản lý phù hợp. C©u 19: T¹i sao néi dung GiÊy chøng nhËn ®¨ng ký kinh doanh l¹i quy ®Þnh ph¶i cã hä tªn, ®Þa chØ th-êng tró, quèc tÞch, sè chøng minh nh©n d©n, hé chiÕu hoÆc chøng thùc c¸ nh©n hîp ph¸p cña ng-êi ®¹i diÖn theo ph¸p luËt cña doanh nghiÖp? Trả lời: Khoản 2 Điều 25 Luật Doanh nghiệp 2005 quy định cụ thể nội dung giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, trong đó quy định việc ghi người đại diện theo pháp luật vào giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh vì:
  • 56. 100 CÂU HỎI VỀ LUẬT DOANH NGHIỆP 2005 56 Thứ nhất: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là một chứng chỉ pháp lý để công bố địa vị pháp lý của doanh nghiệp, giúp cho mọi người trong việc thực hiện giao dịch với doanh nghiệp. Thông qua việc xem xét giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có thể đánh giá về tính pháp lý của doanh nghiệp và sơ bộ đánh giá năng lực tài chính thông qua vốn đăng ký. Thứ hai: Một trong những yêu cầu rất cơ bản của việc ký kết các hợp đồng dân sự, kinh tế là biết đối tác ký có đúng thẩm quyền hay không? Nếu không đúng thẩm quyền thì hợp đồng đó vô hiệu và gây thiệt hại cho doanh nghiệp. Thực tế kinh doanh trong những năm qua đã có không ít hợp đồng được ký kết trái thẩm quyền bị vô hiệu. Việc kiểm tra người ký kết có đủ thẩm quyền hay không trở nên khó khăn và bất tiện trong giao dịch. Luật Doanh nghiệp 2005 đã quy định phải đăng ký người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Trong mẫu giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh còn ghi rõ: Số chứng minh nhân dân, nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, nơi ở hiện tại chức danh của người đại diện theo pháp luật (có thể là Giám đốc, Tổng Giám đốc, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Chủ tịch Hội đồng quản trị) và cả chữ ký mẫu của họ để giúp các bên giao dịch có đủ thông tin lý lịch tư pháp của người đại diện theo pháp luật để ký kết và giám sát thực hiện, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền có thêm yếu tố để trưng cầu khi cần thiết. Tình huống: Trước đây, thời điểm trước ngày Luật
  • 57. 100 CÂU HỎI VỀ LUẬT DOANH NGHIỆP 2005 57 Doanh nghiệp 1999 có hiệu lực, khi chưa có quy định bắt buộc thông tin về người đại diện theo pháp luật phải có tên trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, có hai cha con trùng tên đều là Nguyễn Mạnh Hùng. Bố bị kết án tù treo về tội tham ô. Con là Giám đốc, người đại diện theo pháp luật của một công ty TNHH. Trong thời gian thử thách, ông bố từ tỉnh A sang tỉnh B dùng danh thiếp của con để ký rất nhiều hợp đồng. Có người phát hiện bố đang bị án treo. Như vậy, chỉ dùng tên để ký hợp đồng mà không có thông tin về người đại diện rất dễ gây rủi ro cho bên thứ ba và tạo cơ hội cho sự lừa đảo. Vì vậy các nhà soạn thảo Luật Doanh nghiệp 1999 và Luật Doanh nghiệp 2005 mới thiết kế đưa thông tin người đại diện theo pháp luật vào Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. C©u 20: VÒ c¸c hµnh vi bÞ cÊm quy ®Þnh t¹i §iÒu 11 LuËt Doanh nghiÖp 2005, c¬ quan ®¨ng ký kinh doanh lµm thÕ nµo ®Ó biÕt ®-îc m×nh ®· cÊp giÊy chøng nhËn ®¨ng ký kinh doanh cho ng-êi kh«ng ®ñ ®iÒu kiÖn khi ng-êi ®ã cã ®Çy ®ñ giÊy chøng minh nh©n d©n, hé chiÕu vµ khi c¬ quan ®¨ng ký kinh doanh ®· thô lý hå s¬ hîp lÖ? Trả lời:
  • 58. 100 CÂU HỎI VỀ LUẬT DOANH NGHIỆP 2005 58 Cơ quan đăng ký kinh doanh khi xem xét hồ sơ đăng ký kinh doanh đối chiếu các giấy tờ xác nhận tư cách công dân của người thành lập và quản lý doanh nghiệp như hộ chiếu, chứng minh nhân dân mà không thấy có dấu hiệu là giả mạo thì coi như hợp lệ về phần nhân thân; nếu các hồ sơ khác đều hợp lệ thì cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Trường hợp có dấu hiệu nghi ngờ về nhân thân, cần xác minh thì yêu cầu cơ quan công an xác minh, nhưng vẫn tiến hành cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo đúng thời hạn quy định, khi nào có xác minh cụ thể của cơ quan công an thì khi đó sẽ xử lý: Yêu cầu đính chính bổ sung hồ sơ hoặc khi thấy hồ sơ là giả mạo thì có thể thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 165 Luật Doanh nghiệp 2005 và Nghị định 53/2007/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư. Trong trường hợp đó, cơ quan đăng ký kinh doanh không bị coi là cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho người không đủ điều kiện. Trên thực tế thực hiện Luật Doanh nghiệp 2005, nguyên tắc này đã bị vi phạm, các cơ quan đăng ký kinh doanh thường bị áp lực của các cơ quan thanh tra kết luận bị vi phạm pháp luật. Nếu không có sự thống nhất nhận thức giữa các cơ quan quản lý Nhà nước thì cơ quan đăng ký kinh doanh có thể viện dẫn sợ vi phạm các hành vi bị cấm để hạn chế hoặc gây khó dễ cho người thành lập doanh nghiệp. Giải pháp tốt nhất là phải phân định rõ chức năng xác định nhân thân là thuộc thẩm quyền của cơ quan công an.
  • 59. 100 CÂU HỎI VỀ LUẬT DOANH NGHIỆP 2005 59 C©u 21: V× sao tªn ng-êi ®-îc ®Æt trïng cßn ®èi víi doanh nghiÖp l¹i cã quy ®Þnh cÊm trïng tªn doanh nghiÖp? Trả lời: Bộ luật dân sự 2005 không có quy định về đặt tên người nên tên người được đặt tự do, được lựa chọn theo phong tục tập quán. Ngoài tên gọi, con người còn có các dấu hiệu nhận dạng khác đi kèm để phân biệt, tránh nhầm lẫn. Trong khi đó, tên doanh nghiệp là một tài sản của doanh nghiệp, nằm trong kết cấu tạo nên thương hiệu của doanh nghiệp, là uy tín của doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải chi phí để quảng bá uy tín của doanh nghiệp, thông qua tên của doanh nghiệp để chiếm lĩnh thị trường nên tên doanh nghiệp phải được pháp luật bảo hộ trên toàn quốc, nơi doanh nghiệp hoạt động. Do đó, khoản 1 Điều 32 Luật Doanh nghiệp 2005 có quy định cấm đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký. Đương nhiên với quy định này thì tên doanh nghiệp phải được bảo hộ trên toàn quốc, nhưng hiện nay chưa có điều kiện để bảo hộ tên doanh nghiệp trên toàn quốc mà chủ yếu bảo hộ trong địa bàn tỉnh, vì thế một công ty ở tỉnh này có thể bị trùng tên với một công ty ở tỉnh khác. Việc cơ quan đăng ký kinh doanh cấp trung ương chưa có danh sách tên các doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh trên toàn quốc để các doanh nghiệp lựa chọn tên khi đặt tên cho doanh nghiệp mình là một sự chậm trễ đáng tiếc. Càng chậm trong việc tránh trùng tên doanh nghiệp trên phạm vi toàn quốc sẽ càng gây nhiều phiền phức cho doanh nghiệp và càng rủi ro lớn khi nước ta hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Vì vậy, Luật Doanh nghiệp 2005 có ba điều (Điều 33, Điều 34, Điều 35) quy định về tên doanh nghiệp. Hiện nay thì không được đặt tên trùng trong phạm vi