SlideShare a Scribd company logo
1 of 80
Download to read offline
Teachers’ Guide

                                                The mediocre teacher tells
                                                The good teacher explains
                                                The superior teacher demonstrates
                                                The great teacher inspires

                                                                 William Arthur Ward


(For questions and comments, please contact Phan Hien Giang at 8517244 or
btnghia@fpt.vn)


Unit 1. Task 1.

           LàM CHO TRƯờNG ĐạI HọC THựC Sự ĐEM LạI HIệU QUả

1. Trường đại học là nơi ta gửi gắm bao hi vọng, và cũng là một sự đầu tư đầy rủi ro cho tất cả
   chúng ta. Dù theo học chương trình trung cấp, đại học hay cao học, dù chương trình kéo dài
   hai năm hay tám năm, thì tất cả chúng ta dành thời gian đi học đều nhằm tự khẳng định bản
   thân và có được một tấm vé vào đời. Chúng ta đến trường với một mong ước thầm kín về
   những điều chúng ta sẽ học hỏi được. Chúng ta mong muốn sẽ được xã hội chấp nhận, tôn
   trọng và sử dụng. Chúng ta cũng hi vọng rằng việc học tập sẽ mở ra cho chúng ta những giải
   đáp kỳ diệu, giúp chúng ta thành công chắc chắn khi vào đời. Khi hoàn thành xong khoá
   học, chúng ta hi vọng rằng mọi sự đều trở nên rõ ràng; chúng ta sẽ thông minh sáng láng, và
   mọi kiến thức đều rộng mở trước mắt chúng ta.

2. Tôi đã từng tư vấn cho không biết bao nhiêu người - tất cả đều đã hi vọng vào điều kỳ diệu
   ấy, và nhiều người trong số họ đã thất vọng khi điều họ mong đợi chẳng bao giờ xảy ra.
   Nhiều năm sau họ mới nhận thấy rằng quá trình kỳ diệu ấy đơn giản là đã không trở thành
   hiện thực.

3. Tất cả chúng ta đều đã quen với việc thụ động ngồi chờ sự việc xảy đến với mình, chứ
   không biết chủ động đạt được những điều mình muốn. Chúng ta đã được học rằng nếu làm
   hết các bài tập thầy giao thì sẽ học giỏi, hay chí ít thì cũng đạt mức trung bình. Chúng ta đã
   được học rằng cần phải xem thầy giáo yêu cầu điều gì, thực hiện yêu cầu đó, và sau đó thì
   đợi kết quả. Sau khi đã học hết các môn, chúng ta sẽ được lên lớp, chẳng hạn từ năm thứ
   nhất lên năm thứ hai. Nhưng thực sự chúng ta đã học được gì? Chỉ là sự phụ thuộc vào một
   hệ thống cứng nhắc! Chúng ta chỉ học được một điều là ai trả lời đúng nhiều câu hỏi nhất thì
   được coi là người giỏi nhất lớp.

4. Nhưng thực tế cuộc sống lại hoàn toàn khác. Vậy mà chẳng mấy ai trong chúng ta nhận ra
   điều đó. Dù chúng ta 10 tuổi, 25 tuổi hay 44 tuổi thì chúng ta vẫn chỉ là một học sinh thụ
   động như lúc mới 14 tuổi, tiếp tục mang quan hệ thầy trò áp dụng vào quan hệ công việc. Và
   khi đó chúng ta mới nhận ra rằng tuy học lịch sử hay nghệ thuật hay gì đi nữa có thú vị thật
   đấy, nhưng bản thân điều đó chẳng đem lại gì nhiều nhặn - như những kinh nghiệm mới,
   những quan hệ mới, hay việc làm mới.
5. Chúng ta thất bại phần nhiều là do chúng ta đã sử dụng trường học sai mục đích. Vì thế đã
   đến lúc chúng ta cần điều chỉnh lại quan niệm của mình để có thể tiếp cận trường học theo
   cách tích cực, hiệu quả và chủ động giống như những người thành đạt tiếp cận cuộc sống.

6. Trường học có thể biến tất cả ước mơ của ta thành hiện thực. Đó là nơi chúng ta học tập, nơi
   mở ra những chân trời mới, nơi để ta tự khám phá bản thân, khám phá mối quan hệ với
   những người xung quanh, là nơi đặt ra mục tiêu và chủ động đạt được những mục tiêu đó.
   Tóm lại, trường học là nơi ta phát triển những kỹ năng cần thiết, những kỹ năng đó sẽ giúp
   ta không chỉ trong những năm ngồi trên ghế nhà trường mà còn mãi sau này khi đã trưởng
   thành; những kỹ năng ấy còn quý giá hơn tấm bằng tốt nghiệp, giúp chúng ta chuẩn bị hành
   trang khi vào đời.

7. Vì vậy, đừng quan niệm trường đại học chỉ là một cấp học khó hơn lớp 12, mà hãy coi đó
   như trường đời. Hãy đứng dậy và thoát ra khỏi cái vỏ ốc ngột ngạt đang kìm hãm những khả
   năng tiềm ẩn của bạn. Hãy ghi nhớ rằng càng ngồi lâu thì sức ì càng lớn. Thái độ “học sinh
   ngoan” đầy thụ động chắc chắn sẽ làm bạn mất đi cơ hội để trở thành một con người nhiệt
   huyết, năng động, sáng tạo và có quan hệ rộng rãi với những người xung quanh. Đừng chùn
   bước, hãy cố gắng thêm một chút. Nếu bạn chỉ thực hiện những yêu cầu thầy giáo giao cho
   thì đó sẽ là sự hiểu lầm đáng tiếc nhất về mục đính của trường đại học!


Unit 1. Task 2

1. Những phụ nữ nông thôn này phải đầu tắt mặt tối, một nắng hai sương.

2. Chúc bạn thượng lộ bình an.

3. Cô ấy đẹp không bút nào tả xiết.

4. Hãy biết sử dụng thời gian của bạn cho có ích/Thời gian là vàng là bạc.

5. Qua cơn bĩ cực tới hồi thái lai.

6. ở đây bạn sẽ thấy thoải mái như ở nhà/Đây là ngôi nhà thứ hai của bạn.

7. Nhiều người chết dưới tay Lưu Linh hơn dưới tay Hà Bá.

8. Anh ấy nói với tôi cứ như nói với người dưng nước lã.

9. Tay trợ lý mới của tôi rất được việc.

10. Khác với các nhà quản lý, người lãnh đạo cực chẳng đã (bất dắc dĩ) mới phải dùng tới quyền
    lực.


Unit 1. Task 4

         IMPROVING EDUCATION IN A TRANSFORMING COUNTRY

1. With 91% of children between the ages of 5 and 10 enrolled in school and 88% of the
   working age population reported to be literate, Vietnam has an impressive educational
   record. As Vietnam enters the new millennium, however, competition from its East Asian
   neighbours will pose important new challenges for the country’s system of education and
   training.


2
2. The government of Vietnam has set ambitious targets for increasing enrolments in
   educational and training institutions, but it also faces crucial challenges in implementing
   policies that will ensure that the expanded system provides the knowledge and skills
   demanded by the future society.

3. The key challenge for educators in Vietnam is to ensure that the system will be responsive to
   the emerging demands of a growing market economy. Expansion and modernisation of the
   system are important elements of the government’s strategy to sustain rapid economic
   growth and alleviate poverty.

4. Stated government policy objectives include the achievement of universal primary education
   by the year 2005, and universal lower secondary education by 2010. Tertiary enrolment,
   which comprised 450 000 in the year 2000, is expected to increase by 30% at the end of the
   decade.

5. Achieving these objectives will require changes in both the supply of and the demand for
   education services. On the supply side, improvements in quality are needed to attract more
   people and achieve higher enrolments. Critical improvements in quality will require
   improved teacher qualifications and salaries, longer school hours, and expanded access to
   teaching facilities and materials.

6. On the demand side, people need to see that the returns to schooling will be sufficient to
   compensate them for their investment costs - both direct and indirect. In fact, the demand for
   education services is on the increase in recent years. This is reflected in the mushrooming of
   numerous new educational modes and institutions such as people-founded schools, semi-
   public schools, or open universities.


Unit 2. Task 1.

                  Điều quan trọng nhất trong vấn đề bảo vệ môi trường

1. Khi một phi hành gia người Mỹ nhìn thấy Trái Đất qua cửa kính con tàu vũ trụ của mình,
   anh đã phải thốt lên: “Nó quả là to lớn và đẹp đẽ vô cùng.” Nhờ được quan sát Trái Đất từ
   vũ trụ mà anh đã cảm nhận được một cách sâu sắc về những của cải vô giá mà tạo hoá đã
   ban cho hành tinh của chúng ta . Bầu khi quyển của Trái Đất có chứa ôxi để muôn loài có
   thể hít thở được. Trái Đất còn có nước ngọt và nước mặn cần thiết cho sự sinh tồn của con
   người, động vật, chim muông, tôm cá và cây cối. Trái Đất còn có nhiều loại đất để các cây
   lương thực giàu chất dinh dưỡng có thể mọc. Trái Đất quay xung quanh một mặt trời, và mặt
   trời đó cho chúng ta năng lượng, ánh sáng và hơi ấm. Không khí, nước, đất, cây cối, động
   vật và khí hậu của Trái Đất tạo thành môi trường sống của Trái Đất, nơi nuôi sống 13 triệu
   loài cây cối và động vật khác nhau, trong đó có loài người.

2. Môn học nghiên cứu mối liên hệ giữa loài người và tất cả các yếu tố của môi trường tự nhiên
   được gọi là môn sinh thái học. Môn khoa học này trang bị cho chúng ta những kiến thức về
   sự cân bằng tự nhiên tinh tế trong ngôi nhà Trái Đất của chúng ta. Môn học này còn cho ta
   thấy khi ta thay đổi môi trường thì sẽ phá vỡ sự cân bằng đó như thế nào. Qua môn học này,
   ta cũng biết được con người đã phá hoại ngôi nhà tự nhiên của chính mình như thế nào, làm
   sao để khắc phục những tổn hại đó, và làm sao để tránh không lặp lại những hành động phá
   hoại đó trong tương lai. Mặc dù chúng ta không thể khôi phục được nguyên trạng môi
   trường, nhưng nếu chúng ta áp dụng những biện pháp bảo vệ hệ sinh thái chặt chẽ thì vẫn có
   thể bảo tồn được những vùng đất chưa kịp bị bàn tay con người tàn phá.




                                                                                            3
3. Trong một đánh giá về tương lai nhân loại trong những năm đầu của thế kỷ tới, ông Klaus
   Topfer, giám đốc điều hành chương trình môi trường của LHQ đã phát biểu rằng những đe
   doạ lớn nhất đối với sự sinh tồn của loài người là sự thiếu nước sạch, sự nóng lên của trái
   đất, và tình trạng ô nhiễm khí nitơ trên toàn thế giới. Ông nói rằng chỉ khi nào các chính phủ
   có một quyết tâm chính trị cao hơn thì chúng ta mới có thể đẩy lùi được các cuộc khủng
   hoảng có thể xảy ra trong tương lai. Chúng ta có công nghệ, nhưng lại không muốn áp dụng
   công nghệ đó.

4. Theo ông, những cố gắng của chúng ta trong việc ngăn chặn sự nóng lên của trái đất còn
   chưa thấm vào đâu so với mức cắt giảm cần thiết là 60%; ông còn nói thêm rằng thế giới đã
   bắt đầu phải hứng chịu hậu quả của sự thay đổi khí hậu, và con người đã phải bó tay trước sự
   thay đổi đó . Trong vòng 5 năm qua, thiên tai đã cướp đi sinh mạng của 3 triệu người .

5. Theo bản báo cáo thì nhiều nơi tình trạng đã lên tới mức báo động: sự khan hiếm nước đang
   làm các nước đang phát triển phải điêu đứng; sự xuống cấp của đất đai đã làm giảm độ phì
   nhiêu và giảm sản lượng nông nghiệp, và nạn chặt phá rừng nhiệt đới đã trở nên tràn lan đến
   mức không khắc phục được; nhiều sinh vật trên trái đất đã bị tuyệt chủng hoặc sắp tuyệt
   chủng; một phần tư số loài có vú đang có nguy cơ bị tuyệt chủng hoàn toàn.

6. Ngoài khơi, các loài cá đang bị đánh bắt quá mức cho phép, và một nửa số núi đá san hô của
   thế giới đang có nguy cơ bị phá huỷ. ở nhiều thành phố, ô nhiễm không khí đã lên đến mức
   báo động, và giờ đây việc ngăn chặn sự nóng lên của trái đất đã trở nên quá muộn. Chính sự
   thiếu kiểm soát của chính phủ đã làm giảm khả năng giải quyết vấn đề. Tiến sĩ Topfer nói
   rằng điều tối quan trọng là chúng ta cần phải buộc các công ty đa quốc gia có trách nhiệm
   hơn đối với hành động của họ cũng như đối với những sản phẩm họ sản xuất ra.

7. Cuối cùng, bản báo cáo kết luận rằng “chúng ta không thể cứ tiếp tục tình trạng như hiện
   nay, và không thể cứ trì hoãn mãi mà không hành động. Chúng ta cần phải có sự lãnh đạo
   của các chính phủ với tinh thần trách nhiệm cao và sự hợp tác chặt chẽ của tất cả các vùng
   cũng như các khu vực của nền kinh tế vực để có thể thực hiện những công cụ chính sách
   hiện nay và trong tương lai.”


Unit 2. Task 3

1. Never before has this little village suffered from such a devastating typhoon.

2. What every country has to do is to raise people’s awareness of the importance of
   environment protection.

3. No longer have the mitigation of greenhouse gas emission and the protection of the ozone
   layer been the task of a single nation. They now become a common task of the human race.

4. It is estimated that with the present level of energy consumption and in the absence of
   alternative/substitute energies, especially renewable ones, by as early as 2050, all the
   world’s fossil fuels will be depleted.

5. International conventions on biological diversity have created the legal tools to control the
   trade of the world wild animals. It is the increased demand for natural resources, however,
   that gives rise to the continued depletion of endangered species.


Unit 2. Task 4



4
UNDP HELPS TO PHASE OUT OZONE-DEPLETING SUBSTANCES

1. UNDP will be working closely with the Ministry of Industry and the Hydro-Meteorological
   Service of Vietnam in a 15-month project to reduce CFC emission in the commercial
   refrigeration sector.

2. The project is channeling nearly $0.5 million from the Trust Fund of UNDP, Montreal
   Protocol and Australia’s Environment Protection Agency for identifying and implementing
   recycling and other cost-effective emission reduction measures.

3. “We believe that this project marks a milestone for phasing out ozone depleting substances
   in Vietnam,” said UNDP Deputy Resident Representative Nicholas Rosellini, who signed
   the project today with Vice Minister of Industry Le Quoc Khanh.

4. In 1994, Vietnam became a signatory to the Vienna Convention on Ozone Layer Protection
   and the Montreal Protocol, which aim to limit and then to eliminate the production and
   consumption of ozone-depleting substances.

5. In the commercial refrigeration sector alone, as many as 450 small and medium-sized
   enterprises are now consuming CFCs, a substance that has been linked to ozone depletion
   and global warming. The average annual consumption of these enterprises ranges from 300
   to 1500 kgs.

6. Through this project, UNDP will work with various enterprises to identify the most cost-
   effective opportunities to achieve emission mitigation through recycling. Specialised
   equipment and training will then be provided for a number of enterprises so that they can
   implement the identified measures.

7. “This project is indeed an evidence that we can achieve sustainable development: protect the
   environment and yet, achieve better economic output,” Mr. Rosellini said.


Unit 3. Task 1.

                                  nạn tham nhũng
                         gánh nặng tồi tệ nhất đối với xã hội

1. Hơn bao giờ hết, các nhà lãnh đạo chính trị và kinh tế trên thế giới hiện nay đều đang nỗ lực
   kiếm tìm cách điều trị cho căn bệnh tham nhũng. Hồi thập kỷ 70, người ta đã từng bao biện
   rằng tham nhũng giúp nâng cao hiệu quả, hay chí ít cũng là một tệ nạn cần thiết. Nhưng giờ
   đây, những luận cứ đó đã bị phản bác vì có quá nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng tham nhũng
   đem lại hậu quả vô cùng tệ hại: năng suất lao động bị giảm sút, nghèo đói gia tăng, chi tiêu
   công cộng lệch lạc, cùng một loạt các vấn đề xã hội khác.

2. Một tổ chức chống tham nhũng phi chính phủ đặt tại Béc lin mang tên Transparency
   International đã đưa ra một chỉ số gọi là “chỉ số bài trừ tham nhũng” với thang điểm từ 1 đến
   10. Một nghiên cứu đã cho thấy nếu chỉ số của một quốc gia tăng thêm 2 điểm thì tốc độ đầu
   tư của quốc gia đó sẽ nhanh thêm 4% và GDP sẽ tăng khoảng 0.5%. Một nghiên cứu khác
   chỉ ra rằng mức độ tham nhũng cao có liên quan mật thiết tới kiến trúc hạ tầng kém chất
   lượng, chủ yếu là do không có đủ tiền dành cho hoạt động vận hành và bảo dưỡng kiến trúc
   hạ tầng đó, vì hoạt động này vốn là nguồn thu bất minh chẳng lấy gì làm béo bở.

3. Một nghiên cứu gần đây hơn đã đưa ra một luận cứ rất thuyết phục rằng không những nạn
   tham nhũng là một gánh nặng đối với các đơn vị kinh doanh cũng như các cá nhân trong xã


                                                                                           5
hội nói chung, mà nó còn có xu hướng phá huỷ chính những thể chế làm trụ cột cho hoạt
    động của thị trường. Khi những người cầm cân nảy mực cũng có thể bị mua chuộc thì quyền
    sở hữu tài sản và những cơ chế vô tư trong việc thực hiện các hợp đồng thương mại sẽ bị đe
    doạ nghiêm trọng. Nếu chính những nhà quản lý ngân hàng lại vi phạm những chuẩn mực về
    vay vốn, thì làm sao có thể bảo đảm được sự hợp lý trong phân phối tín dụng được nữa.

4. Đối với nhiều nhà quan sát, mức độ tham nhũng toàn cầu chẳng hề thuyên giảm là một bài
   toán khó. Vào đầu thập niên 90, khi các quốc gia thuộc khối Liên xô cũ và các quốc gia đang
   phát triển cùng tham gia vào những chương trình cải cách theo định hướng thị trường của
   WB và IMF, nhiều kinh tế gia đã tưởng rằng nạn tham nhũng sắp đến đoạn diệt vong. Người
   ta đã nghĩ rằng tự do hoá kinh tế sẽ giải quyết tệ tham nhũng đến tận gốc thông qua việc cắt
   giảm các thủ tục phiền hà và giảm bớt quyền sinh sát của các quan chức nhà nước. Bằng
   việc xoá bỏ sự khan hiếm giả tạo của các nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, người ta đã
   tưởng rằng những vị thủ trưởng quan liêu chuyên ăn hối lộ sẽ không còn chốn dung thân.

5. Thế nhưng thực tế lại không diễn ra như vậy. Paulo Mauro, một kinh tế gia của IMF, đã lý
   luận rằng việc chuyển từ nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường đã tạo ra vô vàn cơ
   hội để phân bổ lợi nhuận, và vì thế nó thường đi kèm với “một sự dịch chuyển từ một hệ
   thống tham nhũng có tổ chức sang một hệ thống hỗn loạn hơn và nguy hiểm hơn”.

6. Các nghiên cứu về khía cạnh chính trị của các cuộc cải tổ kinh tế ở các quốc gia như ấn độ,
   Uganda hay Nam phi đã đưa ra hai lý giải hết sức thuyết phục cho câu hỏi tại sao tự do hoá
   đã không bài trừ được tận gốc tệ tham nhũng như người ta ban đầu mong đợi. Lý do thứ nhất
   là: bản thân quá trình chuyển giao tài sản và trách nhiệm từ khu vực kinh tế nhà nước sang
   khu vực tư nhân đã là một cơ hội làm nảy sinh các hình thái tham nhũng như các phi vụ tư
   nhân hoá với giá “người nhà”, hay việc thực thi một cách thiên lệch các ưu đãi thuế nhằm
   khuyến khích đầu tư.

7. Lý do thứ hai bắt nguồn từ bản chất liên tục của các chương trình cải tổ ở hầu hết các nền
   kinh tế đang phát triển và thực hiện chuyển đổi. Sau những cải tổ rùm beng ban đầu thường
   là một quá trình kéo dài vô tận trong đó chính phủ phải loay hoay với các qui định khác
   nhau, thử nghiệm với các hình thức quản lý khác nhau, áp dụng cơ chế quản lý doanh
   nghiệp...v.v và v.v. Tóm lại, những người thực hiện cải tổ hầu như có toàn quyền quyết định
   sẽ thực hiện cải tổ theo kiểu nào. Và đương nhiên mỗi kiểu cải tổ lại có những ảnh hưởng
   khác nhau tới những phe phái khác nhau trong giới kinh doanh.

8. Chính vì vậy mà cơ hội cho tham nhũng vẫn tiếp tục nảy nở, và trong một số trường hợp còn
   vượt xa những cơ hội trong thời quan liêu bao cấp. Ngay cả khi các quyết định cải tổ được
   thực hiện một cách công bằng thì việc được thông báo trước cũng hết sức có giá trị đối với
   các chủ thể kinh tế tư nhân, đặc biệt là trường hợp cải tổ thị trường vốn. Chính quá trình cải
   tổ liên tục đã biến thông tin nội bộ cả về thời gian lẫn nội dung trở thành một thứ hàng hoá
   được săn lùng ráo riết.


Unit 3. Task 3.

                        Vietnam - the deepening rich-poor divide

1. The discrepancy between the rich and poor in Vietnam, although not very pronounced
   according to international standards, is on the rise. This conclusion is drawn from Vietnam
   Development Report 2002 jointly compiled by government agencies, international aid
   donors and NGOs in an attempt to do away with poverty incidence in Vietnam.




6
2. The countrywide increasing rich-poor gap could be atributed to the worsening discrepancy
   between urban and rural areas, says the report. Growth rates in urban areas are far higher
   than in all rural ones, except the Red River Delta. The difference is especially pronounced
   when the richest and poorest regions of Vietnam are compared.

3. As revealed by Nguyen Phong, deputy director of the Social and Environment Department,
   General Department of Statistics, while income improves by only 30% in rural areas, it has
   already doubled in urban areas and even quadrupled or quintupled in major cities. A survey
   conducted by the General Department of Statistics shows that 4 out of 5 poor people work in
   the agriculture sector.

4. Director of the Statistics Division at the Science Information Centre of War Invalids and
   Social Affairs Hoang Thuy Nhung said that the income gap between rural and urban areas
   not only affects people’s standard of living but also has important implications for their
   access to job, health care, and education opportunities. As estimated by the report, a visit to
   hospital can cost a poor person a sum equivalent to 22% of his annual food expenditure.

5. Despite the encouraging inrease in school enrolment, a large proportion of rural population
   still enjoy less favourable conditions than their urban counterparts in accessing basic
   education. A finding of the report shows that on average spending on education is 10 times
   higher in urban areas than in rural ones. Going to school is even more difficult in
   mountainous and remote areas. Only 49% of adult women in Lai Chau are literate.

6. The widening rich-poor gap can also be attributed to the difference in growth rates across
   regions. The South East region has had the highest growth rate during the 93-99 period
   (hitting the 78%record), according to the report. The Mekong Delta, on the other hand, is the
   slowest growing region, with only 18% growth.

7. Preventing the rich-poor divide from developing any further, and trying to bridge the urban-
   rural gap, therefore, is one of Vietnam’s top priorities in the planning and implementing of
   its socio-economic development strategy in the years ahead.


Unit 3. Task 4.

Table 1. Intransitive verbs

Increase                                        Decrease
accelerate                                      abate
be up                                           collapse
balloon                                         decline
climb                                           diminish
crawl                                           drop
creep                                           fall
develop                                         plummet
deepen                                          plunge
edge up                                         slash
escalate                                        slide
gain                                            slow
go up                                           shrink
grow                                            worsen
improve
intensify
jump



                                                                                             7
pick up
rally
rebound
rise
rocket
soar
surge
swell
uphill
widen
worsen


Table 2. Maximizers and minimizers

considerable                         manageable
encouraging                          modest
dramatic                             moderate
drastic                              reasonable
enormous                             slight
formidable                           slow
fabulous                             sluggish
great                                soft
heavy                                steady
impressive                           weak
magnificient
massive
marvelous
noticeable
outstanding
rapid
remarked
remarkable
respectable
robust
severe
sharp
significant
spectacular
splendid
steep
striking
surprising
sustainable
strong
substantial
swift
tremendous
unprecedented
unrivaled
vast
vigorous

Unit 4. Task 1


8
Triều Nguyễn (1802 - 1945)

1. Hoàng đế Gia Long đã khởi xướng cái mà nhà sử học David Marr gọi là "chính sách khôi
   phục lại giá trị và tư tưởng đạo Khổng một cách toàn diện" nhằm củng cố vị thế non yếu của
   triều đình bằng cách lôi kéo những nhà nho có xu hướng bảo thủ đang còn sợ hãi trước trào
   lưu cải tổ của phong trào khởi nghĩa Tây Sơn.

2. Gia Long cũng khởi xướng những công trình quy mô lớn như đê kè, kênh đào, đường xá,
   cảng biển, cầu cống và khai hoang ruộng đất để chấn hưng đất nước bị tàn phá sau gần 3
   thập kỷ chiến tranh. Con đường Thiên Lý nối Huế với Sài Gòn và Hà Nội được xây dựng
   trong thời kỳ này, và cả thành trì hình ngôi sao ở thủ phủ của các tỉnh theo nguyên lý của
   kiến trúc sư quân sự Vauban người Pháp cũng vậy. Tất cả những công trình này đã đặt một
   gánh nặng lên dân chúng VN dưới dạng thuế khoá, cưỡng bức tòng quân hay lao dịch.

3. Thái tử của Gia Long, hoàng đế Minh Mạng, đã củng cố xây dựng đất nước và thiết lập một
   chính quyền tập quyền mạnh. Do được giáo dục theo Nho giáo nên Minh Mạng đề cao tầm
   quan trọng của giáo dục Nho giáo truyền thống , một cách giáo dục theo kiểu ghi nhớ và
   diễn giải kinh điển các điển tích Nho giáo và văn tự trong lịch sử Trung Hoa cổ đại. Do vậy
   mà giáo dục và các lĩnh vực dựa vào Nho giáo đều bị đình trệ.

4. Minh Mạng đặc biệt đối nghịch (thù địch) với đạo Cơ đốc vì ông ta coi đạo Cơ đốc là mối đe
   doạ đối với quốc gia, và ông ta còn ác cảm cả với tất cả những ảnh hưởng của phương Tây. 7
   nhà truyền giáo và rất nhiều người VN theo đạo cơ đốc đã bị hành quyết trong những năm
   1830, gây ra sự căm phẫn của người Pháp Cơ đốc giáo và họ đã đòi chính phủ Pháp can
   thiệp vào VN.

5. Những cuộc nổi dậy lớn đã nổ ra ở cả miền Bắc lẫn miền Nam trong giai đoạn này và ngày
   càng lan rộng trong những năm 1840 và 1850. Tình hình còn trở nên tồi tệ hơn khi các vụ
   bạo động ở các vùng châu thổ lại diễn ra cùng với dịch bệnh đậu mùa, nổi loạn ở vùng sơn
   cước, hạn hán, nạn châu chấu và đặc biệt nghiêm trọng là các vụ vỡ đê sông Hồng liên miên
   do triều đình lơ là, sao nhãng.

6. Các hoàng đế đầu triều Nguyễn tiếp tục chính sách bành trướng của các triều trước, lấn đất
   của Campuchia và mở rộng bờ cõi trên một dải biên giới dài ở miền núi phía Tây. Triều
   Nguyễn đã chiếm giữ một vùng đất rộng lớn của Lào và tranh chấp với Thái Lan trong việc
   giành quyền kiểm soát đất đai của triều đình Cao Miên suy yếu.

7. Hoàng đế Thiệu Trị kế vị tiên hoàng Minh Mạng và trục xuất hầu hết các nhà truyền giáo.
   Hoàng đế Tự Đức lên nối ngôi và tiếp tục cai trị theo quan điểm Nho giáo cổ hủ và bắt
   chước cách cai trị của triều Thanh bên Trung Quốc. Cả hai vị hoàng đế này đều ra tay đàn áp
   những cuộc nổi dậy của nông dân.


Unit 4. Task 3

                                      Vietnamese Dishes

1. Foreigners like Vietnamese food not only because of its refined taste but also its variety.
   Vietnamese cookery has, at least, three distinct styles, each deriving from a particular region:
   northern, central, and southern, to say nothing of the various sub-regional styles.




                                                                                              9
2. Southerners also like to use groudnuts and rice paper sheets as ingredients in their cooking.
   Pho is a dish of northern origin, but when preparing it southern cooks often use additional
   ingredients that northerners would not use, such as bean sprouts and herbs.

3. While both northern and southern dishes are enjoynable, the southern tend to be more exotic
   and the northern more profound. This is probably why Vu Bang, a Vietnamese gastronome,
   has titled his book on northern cooking “The Delicious Dishes of Ha Noi” and southern
   cooking “The Extraordinary Dishes of the South”.

4. Hue’s dishes, on the other hand, are highly refined. Many such dishes originated at the
   Nguyen court in the 19th century. Some popular dishes from Hue are fermented shrimps,
   round rice noodle with beef and part of a pig’s leg, rice pan cake and bean pudding. As more
   and more people are looking for delicate tastes, restaurants serving Hue food are
   mushrooming in Hanoi and Ho Chi Minh City.

5. Vietnam is a long, narrow country stretching from north to south, with many different social,
   cultural and geographic regions and sub-regions, so its wide variety of dishes is
   understandable. A cookbook recently published in Hanoi has listed 555 Vietnamese dishes,
   but experts say this is just one tenth of the total number of the dishes eaten across the whole
   country.

6. Hanoi’s foods are described in early historical records. In his book “Vietnam’s Geography”
   published in the early 15th century, Nguyen Trai listed some well-known foods and drinks of
   the capital city at that time.

7. Vu Bang observes, “One Autumn day I wandered through the 36 streets of Hanoi’s old
   quarter and suddenly realised that Hanoi had changed a lot: the streets, houses and clothes.
   One thing remained unchanged, though: the foods Hanoians eat.”

8. Flavouring the food is an important part of Hanoian cooking. Each dish has its own spices
   and garnishes: lemon leaves and peppered salt for boiled chicken; sweet marjoram for bun
   noodle soup with rice field crabs; garlic for duck; and ginger for beef.

9. For traditional Hanoians, the way one dines is no less important than the food itself. Because
   they consider it an occasion for friends and ralatives to meet and talk. They will eat and
   drink little by little to savour all the flavours of the different dishes. But in the rush of
   modern life this traditional way of eating is vulgarised, as people devour their food without
   really tasting what they are eating.


Unit 4. Task 4

1. The Vietnamese are not only brave in fighting but also diligent at work.

2. Both students and teachers must be on time for classes.

3. Vietnamese cuisine is loved by foreign visitors and local people alike.

4. The last couple of decades saw Vietnam’s strong performance on social as well as economic
   fronts.

5. China is seen thesedays as the world’s most dynamic economy as its impressive rate of
   growth is coupled with sustainability.




10
6. The American Constitution owes its staying power/ its enduring character to not only its
   simplicity but its flexibility as well.


Unit 5. Task 1.

                          những ý kiến phản đối và ủng hộ
                          những sinh thể được biến đổi gen

1.   Dân số các nước đang phát triển đang tăng nhanh, nhưng đất đai dành cho trồng trọt thì lại
     không tăng. Người ta dự đoán vào năm 2025, thế giới sẽ có thêm 2 triệu miệng ăn, và để
     nuôi sống những người này, cần phải tìm ra những biện pháp để tăng năng suất cho mỗi
     hécta đất nông nghiệp. Có nhiều người hơn không chỉ có nghĩa là phải sản xuất ra nhiều
     lương thực hơn để nuôi sống họ, mà còn có nghĩa là chúng ta phải lao tâm khổ tứ nhiều hơn
     để tìm cách sản xuất ra được số lương thực ấy.

2.   Đã có nhiều ý tưởng hay được đề xuất, trong đó có sức thuyết phục hơn cả là áp dụng công
     nghệ sinh học, đặc biệt là công nghệ biến đổi gen. Đây là một ngành khoa học mới: sinh thể
     được cải biến gen đầu tiên mới chỉ được tung ra thị trường cách đây có 5 năm. Những người
     ủng hộ công nghệ biên đổi gen hi vọng rằng nó sẽ giải quyết được nạn đói trên thế giới.
     Nhưng những người phản đối công nghệ này thì lại quan ngại rằng nó có thể gây độc hại
     cho tất cả chúng ta. Đã đến lúc chúng ta cần bình tĩnh xem xét những cơ hội chưa từng có
     cũng như những vấn đề khó xử mà công nghệ này có thể mang lại.

3.   Thực ra người nông dân đã có những thao tác can thiệp để biến đổi bộ gen của cây trồng và
     vật nuôi từ rất lâu trước khi thực sự biết đến khái niệm này. Từ hàng ngàn năm nay, họ đã
     tìm cách chuyển những đặc tính ưu việt của một loài cây này sang cho một loài cây khác
     thông qua lai ghép. Đây chính là quá trình cỏ dại biến thành cây lúa mì. Họ cũng gây giống
     vật nuôi một cách có chọn lọc để chúng tăng trọng nhanh hơn và cho thịt ngon hơn. Chính
     nhờ vậy mà lợn rừng đã biến thành lợn nhà.

4.   Công nghệ biến đổi gen cũng nhằm đạt được những kết quả tương tự, nhưng nhanh hơn và
     chính xác hơn nhiều. JT, giáo sư kiêm trưởng khoa vi sinh của ĐH Cape Town Nam Phi đã
     nói về tầm quan trọng của các cây trồng được cải biến gen đối với khu vực cận sa mạc
     Sahara ở Phi châu. Trong nghiên cứu thực hiện trên loài ngô, bà đã chứng kiến giống cây
     này và nhiều cây khác có thể được cải tạo như thế nào để chịu đựng được hạn hán và chống
     chọi với virut, nấm và sâu bệnh tốt hơn. Lương thực được biến đổi gen là một phần trong
     giải pháp tổng hợp nhằm giải quyết nạn thiếu lương thực ở những nơi trên thế giới mà nạn
     đói vẫn đang hoành hành.

5.   Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích thực sự và tiềm tàng kể trên của công nghệ biển đổi gen,
     chúng ta cũng cần ý thức được về những rủi ro của nó. Cấy ghép gen của các loài khác nhau
     có thể gây nguy hiểm cho sức khoẻ, và các cây trồng được biến đổi gen cũng có thể gây ra
     những vấn đề đối với môi trường. Cũng như bất kỳ một công nghệ mới nào, khó mà có thể
     chứng minh một cách thuyết phục rằng lương thực được biến đổi gen là an toàn. Do đó cần
     thử nghiệm những sản phẩm được biến đổi gen một cách kỹ lưỡng trước khi tung ra bán
     trên thị trường, và sau đó cần tiếp tục theo dõi ảnh hưởng của những sản phẩm đó.

6.   Đối với người nghèo thì công nghệ biến đổi gen xuất hiện chả đúng lúc tí nào. Sau khi xảy
     ra một số ca tử vong ở Anh mà nguyên nhân hầu như chắc chắn là do bệnh bò điên ở người
     gây nên, dân chúng châu Âu đã mất lòng tin vào khả năng của chính phủ trong việc bảo vệ
     họ khỏi những thực phẩm độc hại. Có lẽ vì vậy mà một số nước nghèo vẫn do dự chưa
     muốn trồng các loài cây được biến đổi gen vì sợ làm kinh động dân châu Âu. Các tổ chức
     phi chính phủ đã rêu rao rằng các loài cây được biến đổi gen có thể gây độc hại cho những



                                                                                         11
cánh đồng lân cận do phấn hoa bay sang. Và cũng rất có thể họ sẽ nhân cơ hội đó để kêu gọi
     mọi người tẩy chay không dùng tất cả các loại lương thực nhập khẩu từ các nước có trồng
     rộng rãi các loại cây biến đổi gen, dù sản phẩm nhập khẩu đó có được biến đổi gen hay
     không.

7.   Vì dân ở các nước giàu chả mấy khi bị đói nên họ cũng không quá hào hứng trước viễn
     cảnh là thế giới sẽ có nhiều lương thực hơn với giá rẻ hơn. Nhưng sẽ thật đáng buồn nếu
     chúng ta chỉ lo làm đẹp lòng một số ít người lúc nào cũng no bụng mà quên mất rằng hàng
     tỉ người đói kém trên thế giới sẽ gặp nhiều khó khăn hơn trong việc nuôi sống chính bản
     thân mình.


Unit 5. Task 3.

                             the ethical aspect of genetics
1. Few could argue that using genetic therapies to predict and cure diseases is a giant leap
   forward for humanity, but also gives rise to ethical dilemmas. In a session entitled “Science
   and medicine: are we playing God?”, Peter Singer, professor at American Princeton
   University pointed out that there were, in fact, enormous advantages in using genetic
   techniques to deal with diseases, but there must be some boundaries to this. What will
   happen if we use genetic engineering to clone cute babies according to their parents’ orders?

2. Prof. Singer was not alone in his deep concern about the applications of genetics and its
   long-term effects. Many still recall how Robert Oppenheimer, developer of the atomic
   bomb, and his colleagues died from the effects of radiation when the first bomb was tested in
   Los Alamos. This is a hard lesson for us all.

3. Moreover, many share the fear about what the G-revolution would mean for those who are
   not able to access it and the potential for deepening the divide between the rich and the poor.

4. Mrs. Shiva, Director of the Research Foundation for Science and Technology in India, is
   another doubter about the assumption that genetically-modified organisms are superior to
   natural ones. She pointed out that people in the region around the Himalayas where she
   comes from regularly live to reach 100 or more without the aid of genetically modified
   drugs.

5. In some other nations such as Australia the level of disquiet about the development of
   genetically modified crops has been growing with each passing year. People in other
   countries even boycott such varieties. Indeed, a hardening of community attitudes is being
   reflected in a broad range of initiatives by government to stiffen provisions regulating the
   development, use and labelling of genetically modified foods.


Unit 5. Task 4.

1. The benefits of genetical modification technology is now being questioned.

2. In health and environment terms, there seem to be no reasonable scientific evidence to
   support the commercial manufacturing of genetically modified crops.

3. It is important to negotiate and implement international arrangements to protect community
   health and environmental resources.



12
4. Genetically modified crops is expected to be a topic of lively debate at the WTO ministerial
   meeting in Seattle.

5. It is widely believed that research is needed to explore opportunities to enable poor farmers
   and low income consumers to benefit from genetically modified foods.


Check your progress 1
EN-VN

1. Thế giới của chúng ta là một thế giới trong đó không một cá nhân nào hay một quốc gia nào
   tồn tại đơn lẻ. Chúng ta đều cùng chịu ảnh hưởng của những biến đổi về chính trị, xã hội và
   công nghệ như nhau. Tương tự như vậy, nạn ô nhiễm, tội phạm có tổ chức và sự phổ biến vũ
   khí giết người cũng không loại trừ một quốc gia nào. Giữa chúng ta luôn có sự ràng buộc,
   liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau.

2. Hầu hết những điều này thực ra chẳng có gì xa lạ. Nhưng riêng xu thế toàn cầu hoá trong
   thời đại ngày nay thì lại mang một sắc diện mới. Nó diễn ra nhanh chóng hơn và bị chi phối
   bởi nhiều qui luật hoặc đôi khi chẳng theo một qui luật nào. Toàn cầu hoá đem lại cho chúng
   ta nhiều sự lựa chọn và thời cơ mới. Tuy nhiên đối với nhiều triệu người trên thế giới, nó lại
   không phải là một tác nhân đem lại sự tiến bộ, mà là một trở lực có thể làm đảo lộn cuộc
   sống, phá vỡ thuần phong mỹ tục và làm họ mất đi kế sinh nhai.

3. Đối mặt với những cơ hội cũng như thách thức của xu hướng toàn cầu hoá, với những cuộc
   xung đột đẫm máu triền miên mà nạn nhân chủ yếu là những người dân lành vô tội, đối mặt
   với đói nghèo và bất công vẫn còn đầy rẫy, chúng ta cần phải xác định xem cần đồng tâm
   hiệp lực như thế nào để bảo vệ được lợi ích cho toàn nhân loại. Đã đến lúc chúng ta cần
   chứng minh rằng “cộng đồng quốc tế ” không phải là một khẩu hiệu suông.

4. Có người nói rằng “cộng đồng quốc tế ” chỉ là viễn tưởng hoặc là một khái niệm quá mơ hồ.
   Nhưng tôi lại có một niềm tin sắt đá vào sự hiện hữu của nó. Khi chúng ta thấy những nạn
   nhân của các vụ động đất ở Thổ nhĩ kỳ hay Hi lạp nhận được viện trợ, thì đó chính là cộng
   đồng quốc tế đang thực hiện sứ mạng nhân đạo của mình. Khi các chính phủ bị gây áp lực
   phải xoá những khoản nợ chồng chất cho các nước nghèo nhất thế giới, thì đó chính là cộng
   đồng quốc tế đang rũ bỏ những gánh nặng đang kìm hãm quá trình phát triển kinh tế chung.
   Và khi các tổ chức đoàn thể buộc các chính phủ phải kí một công ước cấm vũ khí giết người
   hàng loạt, thì đó cũng chính là cộng đồng quốc tế đang nỗ lực gìn giữ cho hoà bình thế giới.

5. Vậy điều gì khiến chúng ta xích lại gần nhau trong một cộng đồng quốc tế? Nói một cách
   nôm na nhất thì đó là ước vọng về một thế giới tốt đẹp hơn cho tất cả mọi người, như được
   nêu trong Hiến Chương Thành Lập Liện Hợp Quốc. Đó là khuôn khổ của luật pháp, hiệp
   ước và công ước nhân quyền quốc tế. Đó cũng là mong muốn của chúng ta về những vận hội
   chung cho mọi người, chính vì vậy chúng ta mới thành lập nên những thị trường chung và
   các tổ chức chung. Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao.

                                                                                    Kofi Annan
                                                                               Tổng thư kí LHQ

VN - EN

1. Before human came on the scene, the world changed only slowly over periods of thousands,
   if not millions of years. But during the past two milleniums, the rate of change has been
   dramatic. Forests have vanished, river courses have been altered, and large areas of natural
   vegetation have disappeared under/ been replaced by farmland and cities. The delicate



                                                                                           13
balance of nature have been disturbed/upset, and some of the results pose serious problems
     for the survival of the human race.

2. The greenhouse effect. The build-up of the so-called “greenhouse gases” (e.g. carbon
   dioxide, methane and CFCs) arising from industry and agriculture traps heat in the
   atmosphere and causes global warming. If the earth continues to warm at its present rate, sea
   levels could rise by over 1 meter by 2030, which would make 15 million people homeless in
   Bangladesh. Large areas of London would be under the water and the whole Venice would
   be destroyed.

3. Ozone depletion/ erosion. The ozone layer absorbs 99% of the harmful incoming ultra
   violet radiation from the sun. But industrial pollutants such as CFCs, methane and nitrous
   oxides are damaging this protective shield where significant holes have already been
   detected. Ozone depletion is the main culprit in causing fatal diseases like skin cancer,
   rickets, and kidney-stones.

4. Deforestation. More than 100 000 sq km of forests, major suppliers of the world’s oxygen,
   are being destroyed every year. Undiscovered plant and animal species of potential benefit to
   man disappear as the forest is cut down/ with wanton logging. Burning produces CO2 which
   fuels/agravates/worsens the greenhouse effect. The exposed soil is then washed away
   leaving a sterile and arid landscape.

5. Acid rain. Industrial emissions of acid gases combine with moisture in the air to produce
   acid rain, which attacks trees and plants, kills fish and water animals, damages the brick and
   stonework of houses and buildings and corrodes the metalwork of steel bridges and railings.


Unit 6. Task 1.

                       hiệp định thương mại mang lại niềm hi vọng

1.   Mọi người đều tỏ ra phấn khởi trước sự kiện hiệp định thương mại Việt Mỹ được ký kết
     vào tháng 7 năm 2001 sau hơn bốn năm đàm phán kéo dài. Hiệp định này sẽ giúp cho nền
     kinh tế Việt nam mở cửa mạnh mẽ và thúc đẩy mậu dịch giữa hai quốc gia. Hiệp định sẽ
     giúp cho Việt nam cơ hội tiếp cận với thị trường Mỹ với những điều kiện như các quốc gia
     khác đang được hưởng, và có thể giúp cho các công ty Việt nam kiếm thêm được 1 tỉ đôla
     nhờ có nhiều cơ hội làm ăn hơn. Hiệp định cũng sẽ tạo điều kiện cho Hà nội trong việc xin
     gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới. Đổi lại, cơ hội cho các nhà đầu tư Mỹ ở Việt nam
     cũng trở nên rộng mở hơn.

2.   Tuy vậy vẫn cần phải ý thức được những mặt hạn chế của hiệp định. Hiệp định chẳng mang
     lại gì hơn là cho Việt nam được hưởng điều kiện quan hệ thương mại bình thường, trước
     đây được gọi là qui chế tối huệ quốc, cho phép hàng hoá của Việt nam vào thị trường Mỹ
     với mức thuế suất nhập khẩu thấp như mức mà hầu hết các nước khác đang được hưởng.
     Hiệp định không đả động gì đến hệ thống hạn ngạch hiện tại. Mặc dù các nhà kinh tế học đã
     dự tính rằng kim ngạch xuất khẩu của Việt nam sang Mỹ - mà năm ngoái là 450 triệu đôla -
     có thể sẽ tăng gấp đôi trong năm đầu tiên hiệp định có hiệu lực, nhưng cũng nên nhớ rằng
     người ta cũng đã từng đưa ra những dự đoán lạc quan tương tự như vậy khi hai nước bình
     thường hoá quan hệ ngoại giao vào năm 1995. Thế nhưng sự bùng nổ về du lịch mà người
     ta hằng mong đợi đã không bao giờ trở thành hiện thực.

3.   Một hạn chế nữa là sự suy giảm nghiêm trọng của đầu tư nước ngoài vào Việt nam, một
     phần là do cuộc khủng hoảng khu vực gây nên. Nhưng một nhân tố không kém phần quan
     trọng khác là sự chán ngán của các nhà đầu tư trước những khó khăn khi làm ăn ở Việt nam.



14
Kể từ khi Việt nam mở cửa cho các nhà đầu tư nước ngoài vào năm 1998, các nhà đầu tư đã
     chuyển từ tâm lý hi vọng, sang thất vọng, rồi sang tuyệt vọng.

4.   Vẫn có những công ty ăn nên làm ra tại Việt nam, nhưng thực tế này lại ít được đề cập một
     cách đầy đủ trên các phương tiện thông tin đại chúng. Điều này một phần là do các doanh
     nhân cả người Việt nam lẫn người nước ngoài đều cho rằng không nên phô trương mình.
     Đảng Cộng sản thường hay nghi ngờ sự giàu có và công ty tư nhân, và các cơ quan thuế
     thường rất thính và tài phát hiện ra những doanh nghiệp giàu có.

5.   Gần đây thủ tục cấp phép đã được giản tiện ngay cả đối với các doanh nghiệp 100% vốn
     nước ngoài. Ban đầu, hình thức đầu tư nước ngoài chủ yếu ở Việt nam là liên doanh với tỉ lệ
     góp vốn Việt nam 30-nước ngoài 70, nhưng sau đó người ta nhận ra rằng phía đối tác Việt
     nam thường chẳng đem gì đến bàn đàm phán ngoài mặt bằng kinh doanh bị định giá quá
     cao. Do đó các nhà đầu tư nước ngoài ngày càng thích hình thức doanh nghiệp 100% vốn
     nước ngoài hơn mặc dù thời gian hoạt động có bị hạn chế hơn và gặp nhiều khó khăn hơn
     trong việc xin quyền sử dụng đất. Một hình thức đầu tư khác là hợp đồng hợp tác kinh
     doanh, trên thực tế là hỗ trợ cho các doanh nghiệp tư nhân Việt nam. Rất nhiều doanh
     nghiệp đã thành công nhờ nắm được phương châm “không phô trương” nói trên.

6.   Tuy nhiên khó khăn vẫn còn chồng chất. Tất cả các doanh nghiệp ở Việt nam đều phải chịu
     một hệ thống thuế tuỳ tiện, không rõ ràng và thất thường đánh vào lợi nhuận , mặt bằng
     kinh doanh và người lao động, những người này phải chịu một chế độ thuế luỹ tiến rất cao,
     có nghĩa là nếu một nhân viên nhận được mức lương 2000đôla một tháng thì công ty phải
     tốn tới 10000đôla. Các doanh nghiệp không thể chuyển thu nhập ra ngoại tệ, cũng không
     thể xâm nhập vào các kênh phân phối sẵn có của Việt nam. Các hợp đồng giữa bên Việt
     nam và bên nước ngoài thường là không thực hiện được. Hệ thống toà án kinh tế hầu như
     không hoạt động. Hệ thống trọng tài trong nước không có khả năng cưỡng chế thi hành án,
     còn khả năng cưỡng chế của phán quyết trọng tài theo Công ước New York về Tài Phán
     Nước ngoài mà Việt nam đã tham gia ký kết thì còn chưa được kiểm chứng.

7.   Các nhà chức trách Việt nam cũng tuyên bố rằng họ đang cố gắng khắc phục những tồn tại
     trên, và thường tổ chức các buổi toạ đàm cấp cao giữa các quan chức chính phủ và các nhà
     đầu tư nước ngoài, nhưng các nhà đầu tư thì ngày càng tỏ ra nghi ngờ tính hiệu quả của
     những buổi toạ đàm đó.


Unit 6. Task 3

         ALBRIGHT URGES MOVEMENT ON TRADE AGREEMENT

1. Good afternoon. I am pleased to be back in Vietnam. Before continuing on to HCM City, I
   would like to say a few words about my talks today with the General Secretary, the Prime
   Minister, and the Vice Prime Minister.

2. Since my last visit 2 years ago, the US and Vietnam have consolidated our progress on 2 key
   issues. First and foremost, we remain grateful for Vietnam’s cooperation with our effort to
   obtain the fullest possible accounting of Americans still missing in the Vietnam war.

3. Another stepping stone toward more normal ties has been immigration. Vietnam’s strong
   performance has permitted us to renew our Jackson-Vanik waiver and to normalise consular
   relations - as signified by the new consulate I will commission tomorrow in HCM City.




                                                                                          15
4. In my talks today, however, I also emphasised that Vietnam needs to conclude a number of
   pending agreements that would help to revitalise growth and strengthen economic ties with
   the US.

5. Most importantly, we must reach closure on a landmark agreement which, if approved by the
   Congress, would open way for freer trade between our countries. After nearly 4 years of
   negotiation effort, prompt action is needed if this golden opportunity is not to be missed.

6. Ofcourse, Vietnam’s economic development depends on far more than agreements with the
   US. To spur overall foreign investment and trade, Vietnam must continue and intensify its
   reforms. This is also a precondition to boost Vietnam’s bid for membership of the WTO .

7. I also urged Vietnamese leaders to move decisively on a variety of non-economic matters
   that are ripe for progress. These range from fighting against drug trafficking to concluding a
   pact that will facilitate joint research on a number of science and health issues.

8. Once more, I want to thank Minister Cam for his welcome. We have some work left to do,
   but if Vietnam does its part, the US is willing to redouble our effort in the months to come.
   And now I would be pleased to answer your questions.


Unit 6. Task 4

1. He is very popular in spite of his appearance.

2. In his speech, the governor promised a solution to the plight of the homeless.

3. People are revolting against their corrupt leaders.

4. After coming to power, he destroyed all his political opponents.

5. The world is asking them to abide to the peace treaty that they have signed with their
   neighbouring countries.

6. They betrayed their country when selling the army secrets to the enemy agents.

7. Banks say losses are an unavoidable step in their recovery from the crisis.

8. It’s the downturn in American markets that cause investors to move their funds to Asia.


Unit 7. Task 1

                              câu trả lời là : phi toàn cầu hoá


1. Cuộc khủng hoảng tài chính đã làm nảy sinh vô vàn ý tưởng về việc cải tổ lại trật tự tài
   chính toàn cầu. Tuy khác nhau về chi tiết, song có thể chia các ý tưởng đó ra làm ba trường
   phái lớn.

2. Trường phái thứ nhất cho rằng cấu trúc tài chính thế giới hiện nay là tương đối ổn. Cái cần
   phải sửa đổi là sự kết nối bên trong của hệ thống. Theo trường phái này, cách khắc phục
   khủng hoảng là nâng cao vai trò và mở rộng nguồn lực của IMF với tư cách là người cho vay
   cuối cùng, nhưng chỉ cho vay đối với những nước sẵn sàng tiến hành cải tổ triệt để mà thôi.


16
3. Trường phái thứ hai lại kiến nghị rằng nên áp dụng các quản chế đối với việc di chuyển vốn
   thông qua một loại thuế chuyển nhượng vốn. Các biện pháp quản chế này không chỉ nhằm
   ngăn chặn sự di chuyển của những dòng vốn đầu cơ gây mất ổn định kinh tế, cũng không chỉ
   nhằm thu hút các dòng vốn đầu tư và tín dụng dài hạn. Các biện pháp quản chế này còn cần
   được coi như những công cụ hợp pháp để các quốc gia có thể áp dụng các chính sách thương
   mại và công nghiệp của mình.

4. Trường phái thứ ba lại nhìn nhận vấn đề theo một cách khác. Theo trường phái này, vấn đề
   chính lại nằm ở bản thân mô hình phát triển - lấy xuất khẩu và đầu tư nước ngoài làm hai
   động năng tăng trưởng chính. Sai lầm cơ bản của các nền kinh tế bị khủng hoảng là đã hoà
   nhập một cách bừa bãi vào nền kinh tế thế giới.

5. Do đó cách thoát khỏi khủng hoảng là phải phi toàn cầu hoá nền kinh tế quốc dân trong một
   chừng mực nhất định - có nghĩa là phải tái định hướng nền kinh tế quay về với thị trường
   nội địa, phải phụ thuộc nhiều hơn vào các nguồn vốn trong nước, phải hợp tác chặt chẽ hơn
   với các quốc gia xung quanh, phải hạ bớt nhịp độ tăng trưởng để giảm đi sự chênh lệch quá
   lớn về thu nhập, và phải tiến hành cải tổ chính trị để làm nòng cốt cho tăng trưởng bền vững.

6. Đương nhiên, nếu chúng ta có được một cơ cấu tài chính thích hợp thì còn gì bằng. Nhưng vì
   sẽ không thể đạt được điều này trong ngày một ngày hai, nên trước mắt chúng ta có hai
   nhiệm vụ chính. Thứ nhất, cần phải ngăn chặn các cuộc cải tổ hiện nay không để cho khu
   vực tài chính của các quốc gia đang phát triển bị hoà tan vào hệ thống toàn cầu do các nước
   phát triển chi phối. Thứ hai, cần thiết lập một loạt các biện pháp quản chế vốn, các chính
   sách thương mại và các thoả ước hợp tác khu vực có hiệu quả để nền kinh tế quốc dân có thể
   thực hiện chuyển đổi với sự can thiệp tối thiểu của các thế lực bên ngoài.


Unit 7. Task 3

                             Search of new growth engines

1. As East Asia continues to sift/struggle through the wreckage of one of the greatest financial
   collapses since the Great Depression, there finally are signs that the foundations of a new
   Asian economy are starting to rise. China’s decision to lower its trade barriers in order to
   enter the WTO and revitalise its economy is part of the ocerwhelming liberalisation trend
   sweeping the region.

2. Sobering economic realities/The gloomy economic picture in East Asia are driving the
   changes. Chief among them is the region’s shattered financial system. The 3% of GNP the
   US paid to fix its savings and loans in the 80s pales in comparison with the 15% of GDP it
   will cost South Korea to clear bad loans, which some analysts believe exceed $95 billion.
   Deutsche bank puts the cleanup bill at 50% of GDP in Indonesia and 56% in Thailand.

3. The financial meltdown and changes in the global economy have dealt a heavy blow to the
   old economic model. Many of the giant groups that propelled the tiger economies in the past
   are in shambles, as are the banks that supported them. At the same time, Asia’s
   manufacturing base has come under threat by falling world prices and mounting competition
   from Latin America and Eastern Europe. So Asian governments are struggling to find new
   engines of growth for the 21st century.

4. For the first time since the region’s takeoff in the 60s, industrial giants are focusing on
   profits rather than on new output records. Once mighty conglomerates are breaking up, as
   Asia can no longer depend on them to fuel growth. Banks, once merely conduits for
   funnelling Asia’s savings to favoured companies, are having to become more sophisticated.


                                                                                          17
Governments, long obsessed with rigid statistics, are focusing more on basic social needs.
   And they are looking inward, toward the domestic consumers, to find new engines of growth
   in high tech, services, and small business.
5. The goal for many Asian leaders is nothing more than replicating the success of the
   American New Economy. Economies that rely too heavily on manufacturing “are quickly
   becoming obsolete,” says the managing director of Singapore’s Economic Development
   Board, Liew Heng San. Thus Singapore is aggressively planning to turn the island into an
   R& D centre. “The new paradigm is based on knowledge,” added Liew.

6. But change is often painful, and risky. It will be years before Asia’s new economic model
   can fly in its full wings. Tigers can’t change their stripes overnight/ Rome was not built in
   one day. It took nearly two decades for America to lay the grounds for its New Economy
   with corporate reengineering, government budget fights, and technology investment. For
   Asia, that journey is just beginning.


Unit 7. Task 4

1. You should be patient. Diligence is the mother of good fortune.

2. I’ll pay you right after this consignment is sold.
- Don’t count your chickens before they are hatched. Who knows the goods can sell?

3. I won’t buy so many shares of this company if I were in your shoes. You shouldn’t put all
   your eggs in one basket.

4. I think you’ve been too hard on him. To err is human, you know.

5. I don’t think you should learn at two universities at the same time. You will be Jack of all
   but master of none.

6. Your idea is interesting and feasible, go ahead with it. Don’t hesitate. Man proposes and God
   disposes.

7. What matters is that you’ve been well prepared. The first step is the hardest. I’ll give you a
   hand if you want.


Unit 8. Task 1.

                              bắc kinh có thể học hỏi gì
                          từ sai lầm của các nước láng giềng

1.   Người ta vẫn thường mặc nhiên cho rằng tự do hoá thị trường là hoàn toàn có lợi. Nhưng
     khi Bắc Kinh, Oasinhtơn và cả thế giới đang hân hoan ăn mừng việc Trung quốc gia nhập
     WTO, chúng ta vẫn cần phải nhớ rằng nếu vội vàng tham gia vào thế giới tư bản chủ nghĩa
     cạnh tranh khốc liệt của thế giới mà chưa có sự chuẩn bị kỹ càng thì sẽ vô cùng nguy hiểm.
     Trước khi buộc phải tuân thủ những luật chơi mới, Trung quốc cũng cần phải nghiên cứu
     những sai lầm mà các nước khác trước đó đã mắc phải khi tự do hoá và phải tiến hành
     những cải tổ cần thiết.

2.   Kinh nghiệm của Hàn quốc và Thái lan trong việc mở cửa thị trường tài chính trước khi nổ
     ra cuộc khủng hoảng châu á đã để lại những bài học xương máu. Việc để cho đồng nhân
     dân tệ được tự do chuyển đổi và dỡ bỏ các rào cản đối với dòng vốn nước ngoài vào Trung



18
quốc chưa nằm trong kế hoạch của nước này khi gia nhập WTO. Nhưng khi các công ty
     Trung quốc trở nên dày dạn hơn và buộc phải cạnh tranh trong một thế giới mà biên giới
     giữa các quốc gia đã bị xoá nhoà, thì Trung quốc tất yếu sẽ phải mở cửa thị trường tài chính
     hơn nữa.

3.   Hàn quốc đã tỏ ra rất yếu kém trong việc thực hiện chuyển đổi khi phải đối mặt với thách
     thức này. Chính quyên Seoul đã tiến hành tự do hoá thị trường tài chiính dúng vào lúc nước
     này gia nhập tổ chức OECD vào năm 1996. Kết quả là các ngân hàng, các nhà môi giới và
     các công ty của Hàn quốc được mặc sức tự tung tự tác. Được phép vay trực tiếp từ các ngân
     hàng nước ngoài, các tập đoàn khổng lồ như Daewoo đã lâm vào cảnh nợ nần chồng chất.
     Một năm sau, quỹ dự trữ ngoại hối của Hàn quốc đã hoàn toàn cạn kiệt. Chính quyền Seoul
     đã phải muối mặt đến xin IMF một khoản viện trợ tài chính trị giá 58 tỉ đôla.

4.   Trường hợp của Thái lan cũng chẳng sáng sủa hơn. Quyết định của nước này trong việc
     thực hiện chương trình Dịch vụ Ngân hàng Quốc tế Bangkok vào năm 1993 đã nhận được
     sự tán thưởng nhiệt tình của những người chủ trương tự do hoá thị trường. Với mục tiêu
     biến Băng cốc thành một trung tâm tài chính quốc tế, chương trình này đã cho phép các
     công ty Thái lan vay ngoại tệ một cách dễ dàng hơn, với lãi suất thấp hơn lãi suất trong
     nước từ 0.5 đến 0.6 phần trăm. Ban đầu việc này tưởng chừng như vô hại. Nhưng khi cán
     cân thanh toán của Thái bắt đầu bị thâm hụt và các khoản nợ nước ngoài ngắn hạn đã đến
     hạn thanh toán, thì đồng bạt đã sụt giá nghiêm trọng. Hàng loạt các công ty tài chính đã phá
     sản, và hệ thống ngân hàng Thái đến giờ vẫn còn chìm ngập trong những khoản nợ không
     có khả năng chi trả.

5.   Mặc dù hiệp định WTO của Trung quốc chủ yếu đề cập đến vấn đề mậu dịch, nhưng nó
     cũng đem lại cho các ngân hàng, các quỹ đầu tư và công ty bảo hiểm nước ngoài nhiều cơ
     hội hơn trong việc tiếp cận thị trường rộng lớn của mình. Một khi đã xâm nhập được vào thị
     trường, các công ty nước ngoài rất có thể sẽ phá vỡ thế cân bằng mỏng manh của hệ thống
     tài chính vốn đã lung lay của Trung quốc.

6.   Những điều trên đây không phải là một luận cứ nhằm phản đối tiến trình toàn cầu hoá, mà
     chỉ là một lời cảnh báo râừng Trung quốc cần phải khôn ngoan trong việc đón nhận những
     cơ hội ở phía trước. Ngay từ bây giờ, Trung quốc cần phải đào tạo những chủ ngân hàng,
     các nhà môi giới và các nhà quản lý quỹ đầu tư để họ có được những kỹ năng cần thiết cho
     tương lai. Nếu Trung quốc không tiến hành cải tổ tài chính một cách hợp lý thì nước này sẽ
     không thể tận dụng được những cơ hội do WTO mang lại.




Unit 8. Task 3.

                  China - the promise and peril of the WTO DEAL

1. By the time China’s Trade Minister and America’s Trade Representative signed a WTO deal
   on Nov 15, it was clear that Beijing had little choice. Chinas economy was looking shaky,
   with growth slowing and unemployment rising into double digits. Foreign investors, weary
   of bureaucratic obstacles, were withdrawing from China. China needed WTO to force
   through needed reforms.

2. The agreement paving the way for entry into the WTO, however, won’t produce an
   overnight miracle. But it is a significant step for China on its path to open markets after


                                                                                           19
decades of halting progress. Despite the pains that will accompany reform, Chinese leaders
      recognized that the potential gains were too great to ignore.

3. Estimates are that entry into the WTO could bring China $100 billion of new investment
   annually, and add one percentage point to its economic growth thanks to enhanced
   efficiency, improved competitiveness and boosted exports. Companies in the hightech and
   biotech industries will thrive. The garment and textile industry within 5 years can create 5
   million jobs, the service industry 2.6 million, and the construction industry 1 million.

4. But grabbing that growth depends on China following through on its new pledges, and on
   investors felling confident in China’s resolve. The deal calls for China to open sectors
   ranging from telecom and internet, to banking, securities, and distribution. Also to be phased
   in are tariff cuts on a wide range of products, from an average of 22% to 17%. Beijing also
   promised to end all export subsidies.

5. For the first time, Western companies will be able to sell products directly to Chinese
   consumers. Currently, computer manufacturers face headaches in China, including quotas
   and tariffs on imported components, and restrictions on distribution. With the WTO, they
   now can consider expanding.

6. American farmers have hopes, too. China is now supposed to drop export subsidies and
   sharply cut tariffs for farm products. But it is hardly a win for the Chinese farmers or
   manufacturers. Entry into the WTO will force a dramatic split, creating winners and losers.
   Many companies in noncompetitive heavy industries such as steel and petrochemicals run
   the risk of going bankrupt as the trade barriers that used to prop them up now evaporate.


Unit 8. Task 4

1.    conduct/ adopt/ pursue/ formulate/design policy
2.    set a target/ meet the given target
3.    fulfil/ follow through commitments
4.    errode/ undermine/ smash/restore/regain/ rebuild/ consolidate/ win/ rekindle confidence
5.    take/ adopt a measure
6.    lift/ remove/dismantle/ lower barriers
7.    ease/loosen/relax/abolish/remove/end restrictions
8.    improve/build/develop/sharpen skills
9.    fight/combat/attack/alleviate/eradicate/eliminate/do away with/win the battle against poverty
10.   add to/create/ease/relieve/shoulder/remove/lift a burden


Unit 9. Task 1.

                               thúc đẩy xu hướng toàn cầu hoá

1. Vì nhiều quốc gia đã không đủ sức đương đầu với những tác động của toàn cầu hoá, như
   trường hợp của châu A trong cuộc khủng hoảng tài chính cuối thập kỷ 90, nên nhiều chuyên
   gia đã cho rằng vai trò của chính phủ đang mờ nhạt dần. Các công ty đa quốc gia, các tổ
   chức tài chính, các nghiệp đoàn lao động, các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức đoàn thể
   khác giờ đây dường như ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn trong nền kinh tế thế giới.
   Điều này khiến người ta đi đến chỗ tin rằng thị trường đã chiếm ưu thế và đẩy chính phủ
   sang một bên. Điều tai hại trong quan điểm này là nó dẫn đến một quan điểm khác cho rằng:
   nếu toàn cầu hoá đã không thể phục vụ lợi ích cho một quốc gia, thì làm sao nó có thể phục



20
vụ lợi ích cho cá nhân được. Và ẩn sau quan điểm này có thể là tư tưởng bài xích toàn cầu
    hoá.

2. Đi ngược lại với tư tưởng trên, các nhà lãnh đạo trên thế giới như thủ tướng Anh Tony Blair
   đã đưa ra “giải pháp thứ ba” nhằm cố gắng đặt chính phủ vào vị trí trung tâm của quá trình
   toàn cầu hoá. Tuy chính phủ có thể không can thiệp vào thị trường, nhưng lại có thể giúp
   cho thị trường hoạt động suôn sẻ và có hiệu quả. Và khi phát sinh chi phí xã hội thì chính
   phủ có thể hỗ trợ. Nếu hiểu theo cách này thì chính phủ không hề giảm sút vai trò, mà chỉ tự
   xác định mình với tư cách là một bộ phận không thể tách rời của toàn cầu hoá. Nhưng tuy
   các nhà lãnh đạo Âu châu đều ủng hộ quan điểm trên, chưa ai thành công trong việc biến ý
   tưởng đó thành chính sách cụ thể. Tuy vậy, chính phủ có thể đảm nhiệm ba vai trò cơ bản.

3. Thứ nhất, nhiệm vụ của chính phủ theo quan điểm này là buộc các chủ thể kinh tế phải tuân
   theo những chuẩn mực đạo đức nhất định, có như vậy thì thị trường mới hoạt động đúng
   chức năng của nó. Chính phủ có thể đạt được điều này bằng cách đưa ra những qui định và
   giám sát việc thực hiện những qui định đó. Thứ hai, chính phủ có thể giúp trang bị cho công
   dân nước mình những kỹ năng cần thiết để cạnh tranh trong nền kinh tế toàn cầu. Chẳng hạn
   như ngày nay việc người lao động biết sử dụng vi tính và biết giao tiếp bằng ngoại ngữ ngày
   càng trở nên quan trọng. Cuối cùng, chính phủ cần phải thiết lập một hệ thống an sinh xã
   hội. Trong cạnh tranh bao giờ cũng có kẻ thắng người bại. Nhưng nếu không có ai quan tâm
   đến những người thua thiệt thì mối liên kết xã hội sẽ trở nên lỏng lẻo khi những người này bị
   đẩy ra ngoài lề.

4. Nhưng vai trò của chính phủ không dừng lại ở đó. Người ta ngày càng tỏ ra quan ngại rằng
   nền kinh tế thị trường đang tạo ra những lối tư duy có hại cho nhân phẩm. Lẽ nào vai trò của
   chính phủ lại chỉ là đảm bảo tính hiệu quả của thị trường và nâng cao khả năng cạnh tranh
   cho công dân? Còn việc nuôi dưỡng một bản sắc văn hoá và tâm linh, đem lại cho con người
   sự hoàn thiện về mặt tâm hồn thì sao? Việc trả lời những câu hỏi này cũng là cách để người
   dân nhận thức được tầm quan trọng của toàn cầu hoá. Điều này lại càng trở nên quan trọng ở
   châu á, nơi mà người ta bắt đầu có chút hoài nghi về xu thế mạnh mẽ này.

5. Do đó, bên cạnh những vai trò cơ bản, chính phủ còn phải khuyến khích người dân chú trọng
   đến những giá trị đạo đức, mà diến đạt một cách nôm na là phải dạy cho con người biết
   thắng không kiêu, bại không nản - đây là những phẩm chất vô cùng quan trọng nếu chúng ta
   muốn duy trì ổn định xã hội. Nói tóm lại, cạnh tranh chỉ có lợi cho chúng ta nếu nó đi kèm
   với những giá trị đạo đức. Về vấn đề này, chính phủ đóng vai trò rất lớn thông qua giao dục
   và nuôi dưỡng cho người dân biết ý thức về bản sắc văn hoá.

6. Thực ra, nếu hiểu như vậy thì không chỉ có châu á mà tất cả các nước trên thế giới đều biết
   tôn trọng những giá trị đạo đức, miễn là sự tôn trọng đó bao hàm cả sự tôn trọng đối với các
   nền văn hoá khác. Cuộc khủng hoảng châu á là một tấn bi kịch do toàn cầu hoá gây ra.
   Không phải vì toàn cầu hoá là xấu, mà vì các nước á châu đã không chuẩn bị đầy đủ để đón
   nhận nó. Nhưng khủng hoảng cũng có mặt tốt của nó. Cuối cùng nó đã khiến các nước châu
   á tỉnh ngộ rằng mình đã quá chậm chạp trong việc thích ứng với các luật chơi mới. Nó cũng
   nhắc nhở tất cả chúng ta rằng dưới sức ép của tiến bộ khoa học kỹ thuật và toàn cầu hoá,
   chúng ta đã xem nhẹ tầm quan trọng của những giá trị đạo đức. Toàn cầu hoá có thể và nên
   có tính nhân văn. Và thực sự nó có thể trở thành một xu thế còn mạnh mẽ hơn nữa trong thế
   kỷ tới.


Unit 9. Task 3.

                          globalisation in the new millennium




                                                                                          21
1. Thirty years ago, when asked what they wished for at the turn of the millenium, many
   teenagers would have said “world peace.” Ask the same people now what they wished for,
   and their answer may well be “world domination,” for many of those idealistic youths are
   now at the heads of some of the world’s- greatest companies and are working frantically to
   build their organisations’ market shares worldwide.

2. The emphasis on the importance of globalisation was spelt out recently by AT& T president
   John Zeglis, who believes that companies in the future will have only two options: go global,
   or go bankrupt. His idea captures the spirit of a corporate world where now, more than ever,
   the Darwinian theory of the survival of the fittest holds true.

3. In many ways, this is nothing new. The past century saw plenty of multinational
   corporations extending their influence across the globe and many of the largest and most
   successful are still dominating international markets. Among the list of the best global
   companies, the majority, including Ford Motor, General Electric, and IBM, have long been
   favourite household names around the world.

4. What has changed is the speed with which they are able to operate and to change. Advanced
   communications make it now possible to manage a truly global company and yet remain
   nimble. New production techniques are reducing operating costs and making it feasible to
   site manufacturing facilities where they can utilize the cheapest labour or raw materials.

5. But while established giants are using these technologies to their advantage, they also
   present a threat. The field is also left wide open for new players, and with the advent of
   Internet, market shares built up over decades can be lost almost overnight.

6. Globalization also faces resistance from developing nations, who are concerned that global
   companies are threatening their own fragile companies and economies. Many are blaming
   the U. S of rigging the world trading system for their own benefits. Developing nations
   therefore are demanding more gains from international trade and economic arrangements.


Unit 9. Task 4.

1. At the recent World Economic Forum, the fact of globalisation was not challenged, but the
   debate on alternative approaches to this overwhelming trend truly achieved critical mass.

     or: At the recent World Economic Forum, debate was centered on alternative
     approaches to globalisation rather than on criticism against this overwhelming
     trend.

2. While a market economy is always desired, a market society is not. The challenge that needs
   to be addressed, therefore, is to ensure that society is more than just the market/ to prevent
   our society from becoming a purely market one.

3. According to UK PM Tony Blair, government’s political leadership in our societies is
   changing. What is needed is a government that is responsive to and unafraid of reforms.

4. Grants have certain advantages over loans. They can be withdrawn if conditions are not met.

5. Globalization requires that old rules have to be scrapped.




22
Unit 10. Task 1.

                   kinh tế á châu cố gắng vượt qua khủng hoảng

1. Nếu có ai đó đã từng nghĩ rằng thảm kịch hôm 11/9 chỉ là một sự kiện ở phía bên kia bờ đại
   dương, tuy đau thương nhưng đã lùi vào dĩ vãng mà chẳng hề có ảnh hưởng thực sự nào đến
   cuộc sống thường nhật của mình, thì giờ đây chắc chắn họ đã phải thay đổi suy nghĩ ấy.

2. Cuộc suy thoái kinh tế từ bi kịch nước Mỹ đã phủ một bầu không khí ảm đạm lên khắp khu
   vực châu á Thái Bình Dương. Khi hoạt động mậu dịch thưa thớt dần và các dòng đầu tư trở
   nên cạn kiệt thì châu á mới bắt đầu nếm trải vị đắng của quá trình toàn cầu hoá. Giờ đây dù
   chẳng có lỗi gì, các nước châu á vẫn đang phải đối mặt với một cuộc suy thoái kinh tế trầm
   trọng hơn và có thể sẽ kéo dài 6 tháng lâu hơn so với người ta từng dự đoán.

3. Tồi tệ hơn cả là các nước châu á hầu như lực bất tòng tâm. Các ngân hàng trung ương trong
   khu vực có thể cắt giảm lãi suất để đối phó với những cắt giảm lãi suất ở Mỹ, các chính phủ
   có ngân sách dư thừa có thể tăng chi tiêu công cộng, và các nước có chế độ tỉ giá hối đoái
   thả nổi có thể cố gắng hạ giá đồng nội tệ hơn nữa. Nhưng Mỹ lại là nền kinh tế lớn nhất thế
   giới và xưa nay vốn là động năng tăng trưởng cho kinh tế toàn cầu, nên khi niềm tin trong
   lòng nước Mỹ bị giảm mạnh bởi các cuộc tấn công vào New York và Washington thì các
   biện pháp mà các nước á châu đang áp dụng chỉ có thể giảm nhẹ phần nào ảnh hưởng của
   suy thoái kinh tế Mỹ chứ không tránh hoàn toàn được sự suy thoái đó.

4.   ảnh hưởng của suy thoái Mỹ sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến các nền kinh tế dựa vào xuất
     khẩu của châu á. Trước khi xảy ra sự kiện 11/9, các nước á châu vốn đã phải hứng chịu
     ảnh hưởng của cuộc suy thoái công nghệ toàn cầu. Sau khi kim ngạch xuất khẩu hàng
     điện tử bị sụt giảm ở mức kỉ lục hai con số trong nửa đầu năm nay, Singapore và Đài
     loan đã bắt đầu lâm vào suy thoái.

5.   Không chỉ xuất khẩu, mà cả đầu tư cũng bị đe doạ kể từ sau cuộc tấn công hôm 11 tháng
     9. Việc bán tống bán tháo các cổ phiếu tại các thị trường chứng khoán trên thế giới hồi
     hạ tuần tháng 9 đã cho thấy rõ các nhà đầu tư gián tiếp ngày càng tỏ ra e ngại rủi ro. Sự
     suy thoái kinh tế ở hầu hết các nước châu á là đặc biệt nghiêm trọng. Trong 3 tuần sau
     cuộc tấn công, chỉ số công nghiệp Down Jones chỉ giảm có 8%, trong khi chỉ số của
     Thời báo Singapore Strait giảm tới 15%.

6.   Ngay cả trước khi sự kiện 11 tháng 9 xảy ra thì châu á cũng đã chuẩn bị để đối mặt với
     một cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu. Nhưng giờ đây, các nước trong khu vực sẽ phải trải
     qua một giai đoạn nhiều gian nan thử thách hơn để phục hồi kinh tế.



Unit 10. Task 3.

                                    TRADE IN ASIA

1. Trade in paper and ink, at the very least, must be booming in South-East Asia, given the
   number of commercial agreements the countries of the Association of South-East Asian
   Nations (ASEAN) are busily signing. In November, at their eigth summit in Phnom Penh,
   they unveiled a framework deal to achieve free trade with China by 2013. At the same
   time, they made a declaration about strengthening trade with Japan, held their first summit
   with India (with trade high on the agenda) and published a report about integrating the


                                                                                           23
economies of “ASEAN+3”, which ropes in China, Japan and South Korea. Last week,
     America announced a new scheme to promote free-trade agreements with individual ASEAN
     members. And on January 1st 2003, the ASEAN Free Trade Area (AFTA) came into full force
     among the six original members of ASEAN: Brunei, Indonesia, Malaysia, the Philippines,
     Singapore and Thailand.

2. Ironically enough though, this frenzy of deal-making may actually signal a loss of
   momentum towards free trade in the region. As a relatively open, stable and low-cost
   manufacturing base, ASEAN used to attract much export-oriented investment. But the Asian
   crash of 1997, and the instability that followed, reduced the region's appeal, while
   investors stampeded off to ever more welcoming China. Since then, ASEAN governments
   have accelerated their effort to forge a common market among their 500m citizens to lure
   back foreigners. AFTA, which caps intra-ASEAN tariffs at 5%, marks the culmination of this
   effort. Despite their consensus on the benefits of free trade, however, AFTA's members do
   not trust one another enough to streamline the current system, nor to negotiate collective
   deals with outsiders. Hence the bewildering array of overlapping protocols and compacts.

3. Even the new China pact will entail special exemptions and varying timetables for the
   different ASEAN members, albeit under a shared framework. Anyway, the deal comes more
   at China's initiative than ASEAN's. China first floated the idea two years ago — and
   sweetened it by offering to lower tariffs on agricultural imports from ASEAN within three
   years as a gesture of goodwill.

4. Of course, the deal is in ASEAN's best interests anyway: trade with China has grown
   threefold over the past decade, with ASEAN running a healthy surplus. This boom is helping
   to lessen South-East Asia's dependence on exports to America, Europe and Japan, which
   are stuck in the doldrums. The prospect of duty-free exports to China will doubtless
   persuade some of those flighty investors to return to ASEAN. The proposed free-trade area,
   after all, would be the world's biggest, with some 1.7 billion consumers.

5. The hope is that the benefits of even the initial “early harvest” of Chinese tariff cuts
   announced in Phnom Penh will inspire ASEAN to redouble the pace of integration and trade
   liberalisation. But the effect, some fear, could be the reverse: such deals might deepen the
   divisions within ASEAN, and weaken its ability to bargain collectively with outsiders.


Unit 10. Task 4.

1. The administration’s complacency has been punctured/has taken a severe beating/ has been
   hammered hard by an underworld scandal in which a number of high-profile officials are
   believed to be involved.

2. The door remains shut to a multi-party political system in Vietnam.

3. Deputy Prime Minister Vu Khoan has a lot of expertise in negotiating and can lend a big
   hand to the government in pinpointing priorities and danger spots.

4. The nusts and bolts / the heart and soul of a sound corporate sector are transparency and
   accountability.

5. It’s mating season for Asian companies.


Check your progress 2


24
EN - VN

1.   Thay thế cho Chiến tranh Lạnh, toàn cầu hoá giờ đây đã trở thành một vũ đài chính trị quan
     trọng để tranh luận về những giá trị được coi là cơ sở để xây dựng nên các xã hội, các quốc
     gia và các tổ chức quốc tế. Một trong những nguyên nhân khiến cho quá trình toàn cầu hoá
     tiến triển ngày càng nhanh trong thời gian gần đây là trào lưu chuyển sang hướng dân chủ.
     Tiếp theo sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản ở Đông và Trung Âu, nhiều nước theo chế độ
     độc tài chuyên quyền trước đây đã dần theo cơ chế dân chủ và tái hoà nhập vào nền kinh tế
     thế giới.

2.   Toàn cầu hoá vừa là sự thiết lập các mối quan hệ quốc tế, lại vừa là một quá trình thay đổi.
     Làn sóng toàn cầu hoá bắt đầu phôi thai từ sau Đệ Nhị Thế chiến đã được định hình bằng
     một loạt các quy tắc hay tổ chức quốc tế, từ những tổ chức được nhiều người biết đến như
     Ngân hàng Thế giới cho đến các tổ chức ít có tiếng tăm như Tổ chức Quốc tế về Tiêu chuẩn
     Đo lường Chất lượng. Trải qua bao thăng trầm trong vòng 50 năm trở lại đây, đến nay tiến
     trình toàn cầu hoá đã mang một diện mạo khác hẳn so với những giai đoạn đầu trong lịch sử
     thế giới.

3.   Mỗi quốc gia sẽ phải tự quyết định lấy con đường tham gia toàn cầu hoá cho riêng mình. Cả
     những nước phát triển và đang phát triển đều phải thích ứng với sự hội nhập thị trường
     nhanh chóng, đầu tư tài chính ngày càng gia tăng cũng như việc sử dụng công nghệ một
     cách rộng rãi. Thậm chí cả những nước có nền kinh tế mở với qui mô nhỏ cũng không nhất
     thiết sẽ trở thành những nạn nhân xấu số bị guồng quay của những thế lực quốc tế ngoài
     tầm kiểm soát của họ cuốn trôi đi.

4.   Nước nào không hội nhập được vào hệ thống toàn cầu đang hình thành và vận hành dựa
     trên các quy luật chặt chẽ thì nước đó sẽ phải trả giá. Bài học cay đắng trong quá trình hội
     nhập của các nước có nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung trước đây ở Trung và Đông Âu,
     trong đó có Liên bang Xô viết, không chỉ đơn thuần là hậu quả của một hệ tư tưởng sai lệch.
     Bài học đó còn cho thấy rằng chúng ta không thể tiếp tục cố gắng thay thế nền kinh tế thị
     trường mang tính cạnh tranh bằng những kế hoạch đầu tư theo định hướng của nhà nước.


VN - EN

1.   Vietnam’s economy is manifesting apparent defects, and staying disconnected is no longer
     an option. Deputy Prime Minister Nguyen Manh Cam at a conference quoted a recent
     survey by Vietnam Chamber of Commerce and Industry that 16% of Vietnamese businesses
     have no information about global economic integration, and 50% do not have even the
     roughest idea about the Vietnam-U.S. Bilateral Trade Pact. Heavy subsidies, which is
     unacceptable in the integration process, still persist.

2.   This is a matter of opportunities and challenges. However, instead of waiting for things to
     happen to us, we ourselves have to make things happen. “It’s vital to realize our
     shortcomings and correct them when engaging in international business,” Cam stressed.

3. Nguyen Dinh Luong, Assistant Trade Minister, believes that massive effort is needed in the
   struggle against internal economic difficulties and perils, which are easy to recognize but
   hard to deal with. The first and foremost challenge, according to many conference
   participants, is the low competitiveness of Vietnamese goods.

4. When pointing out some benefits for WTO entry, Cam said Vietnam will have a relatively
   stable export market and a place to settle international trade disputes. In addition, the
   accession can contribute to a more logical world trade rule and avoid imposition. The
   country, however, will also have to face numerous contraints. Its economy is still


                                                                                           25
underdeveloped, import tax cut will result in loss of revenue, or domestic market share of
     Vietnamese goods will shrink, etc. Yet, overall, Vietnam is believed to have the needed will-
     power to defeat internal hurdles and surmount external threats.


Unit 11. Task 1.

                           thầy thuốc làm thêm ở việt nam

1.   Kể từ khi cải cách y tế được thực hiện vào năm 1989, bác sĩ và nha sĩ đã được phép
     khám bệnh tư nhân để có thêm thu nhập ngoài giờ làm việc của mình ở bệnh viện. Các
     bác sĩ đã nghỉ hưu trước đây thuộc biên chế nhà nước cũng được phép mở phòng mạch
     tư.

2.   Cuộc cải tổ cùng với việc chuyển sang một nền kinh tế theo định hướng thị trường cũng
     khiến cho dịch vụ y tế của Việt nam bắt đầu thay hình đổi dạng. Chính phủ chủ trương
     khuyến khích các bác sĩ tư nhân, và điều này được thể hiện cụ thể ở việc các phòng
     khám của cả nhà nước và của tư nhân đều không phải nộp thuế.

3.   Mức độ phổ biến của phòng mạch tư nhân được thể hiện rõ nhất trong chi phí y tế: hiện
     nay, người dân Việt nam đóng góp tới hơn một nửa tổng chi phí chăm sóc y tế của cả
     nước. Các số liệu thống kê của Ngân hàng Thế giới cho thấy người Việt chi cho việc đến
     khám và mua thuốc ở các phòng mạch tư nhiều hơn là ở các phòng khám thuộc quản lý
     nhà nước. Mặc dù khám tư có tốn kém hơn, nhưng đúng là tiền nào của nấy vì họ được
     chăm sóc tốt hơn. Không chỉ là vấn đề chất lượng, mà ưu điểm quan trọng của phòng
     mạch tư còn ở sự thuận tiện nữa. Các phòng mạch này mở cửa cả chiều và tối những
     ngày trong tuần và cả những ngày cuối tuần, ngoài ra thủ tục cũng giản tiện hơn nhiều.
     Các bác sĩ tư còn có thể chẩn đoán và cung cấp những dịch vụ khác như xét nghiệm,
     điện tâm đồ và tiểu phẫu.

4.   Những lý do chính mà các đốc-tờ nêu ra khi mở thêm phòng khám tư là giá cả leo thang,
     đời sống đắt đỏ, và chi tiêu cho việc học tập của con cái. Cũng như ở Nhật, Nam Hàn
     hay Đài Loan, nhiều người Việt nam chi khá nhiều tiền để con mình theo các lớp học
     phụ đạo toán, lý, hoá và ngoại ngữ với hi vọng các cô cậu ấm sẽ đỗ vào một trường đại
     học danh tiếng.

5.   Tuy nhiên, không phải ai cũng tỏ ra lạc quan đối với những đổi thay này. Một số nhà
     quản lý các bệnh viện quan ngại rằng những thay đổi này sẽ làm giảm chất lượng chăm
     sóc y tế và làm cho khối lượng công việc của các bác sĩ vốn đã nặng lại càng nặng nề
     thêm. Các nhà quản lý lý luận rằng các bác sĩ làm thêm sẽ bị quá tải và kiệt sức, không
     thể hoàn thành công việc với chất lượng tốt ngay cả trong giờ làm hành chính chứ chưa
     nói gì đến làm ngoài.

6.   Hơn nữa, nhiều bác sĩ còn kiêm cả bán thuốc để thêm thu nhập, chính vì thế mà người ta
     còn lo ngại rằng họ sẽ kê đơn thuốc nhiều và nặng hơn mức cần thiết. Một vấn đề nữa là
     sự phân bố bác sĩ không đồng đều giữa các vùng miền ở Việt nam. Nhà nước hiện nay
     không còn chịu trách nhiệm phân công công tác cho các sinh viên y khoa mới tốt nghiệp,
     mà những sinh viên này chẳng mấy ai lại muốn đi xa nơi phồn hoa đô thị mà họ đã được
     đào tạo.


Unit 11. Task 3.




26
Teachers guide   final version
Teachers guide   final version
Teachers guide   final version
Teachers guide   final version
Teachers guide   final version
Teachers guide   final version
Teachers guide   final version
Teachers guide   final version
Teachers guide   final version
Teachers guide   final version
Teachers guide   final version
Teachers guide   final version
Teachers guide   final version
Teachers guide   final version
Teachers guide   final version
Teachers guide   final version
Teachers guide   final version
Teachers guide   final version
Teachers guide   final version
Teachers guide   final version
Teachers guide   final version
Teachers guide   final version
Teachers guide   final version
Teachers guide   final version
Teachers guide   final version
Teachers guide   final version
Teachers guide   final version
Teachers guide   final version
Teachers guide   final version
Teachers guide   final version
Teachers guide   final version
Teachers guide   final version
Teachers guide   final version
Teachers guide   final version
Teachers guide   final version
Teachers guide   final version
Teachers guide   final version
Teachers guide   final version
Teachers guide   final version
Teachers guide   final version
Teachers guide   final version
Teachers guide   final version
Teachers guide   final version
Teachers guide   final version
Teachers guide   final version
Teachers guide   final version
Teachers guide   final version
Teachers guide   final version
Teachers guide   final version
Teachers guide   final version
Teachers guide   final version
Teachers guide   final version
Teachers guide   final version
Teachers guide   final version

More Related Content

What's hot

Quản trị marketing trong khách sạn cap saint jacques 74105
Quản trị marketing trong khách sạn cap saint jacques 74105Quản trị marketing trong khách sạn cap saint jacques 74105
Quản trị marketing trong khách sạn cap saint jacques 74105jackjohn45
 
Giải pháp phát triển du lịch dựa trên lý thuyết chu kỳ sống của điểm đến du l...
Giải pháp phát triển du lịch dựa trên lý thuyết chu kỳ sống của điểm đến du l...Giải pháp phát triển du lịch dựa trên lý thuyết chu kỳ sống của điểm đến du l...
Giải pháp phát triển du lịch dựa trên lý thuyết chu kỳ sống của điểm đến du l...jackjohn45
 
Xây dựng chiến lược định vị sản phẩm du lịch teambuilding trên thị trường nội...
Xây dựng chiến lược định vị sản phẩm du lịch teambuilding trên thị trường nội...Xây dựng chiến lược định vị sản phẩm du lịch teambuilding trên thị trường nội...
Xây dựng chiến lược định vị sản phẩm du lịch teambuilding trên thị trường nội...luanvantrust
 
Báo cáo thực tập Giải pháp khai thác múa xòe Thái tại Mường Lò Yên Bái - sdt/...
Báo cáo thực tập Giải pháp khai thác múa xòe Thái tại Mường Lò Yên Bái - sdt/...Báo cáo thực tập Giải pháp khai thác múa xòe Thái tại Mường Lò Yên Bái - sdt/...
Báo cáo thực tập Giải pháp khai thác múa xòe Thái tại Mường Lò Yên Bái - sdt/...Viết thuê báo cáo thực tập giá rẻ
 
Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ tại khách sạn park hyatt saigon đến năm...
Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ tại khách sạn park hyatt saigon đến năm...Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ tại khách sạn park hyatt saigon đến năm...
Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ tại khách sạn park hyatt saigon đến năm...nataliej4
 
Nghiên cứu phát triển dịch vụ vui chơi giải trí phục vụ khách du lịch tại Hạ ...
Nghiên cứu phát triển dịch vụ vui chơi giải trí phục vụ khách du lịch tại Hạ ...Nghiên cứu phát triển dịch vụ vui chơi giải trí phục vụ khách du lịch tại Hạ ...
Nghiên cứu phát triển dịch vụ vui chơi giải trí phục vụ khách du lịch tại Hạ ...luanvantrust
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động marketing mix tại khách sạn sheraton ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động marketing   mix tại khách sạn sheraton ...Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động marketing   mix tại khách sạn sheraton ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động marketing mix tại khách sạn sheraton ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài: Giải pháp hoàn thiện qui trình phục vụ khách của bộ phận Housekeeping...
Đề tài: Giải pháp hoàn thiện qui trình phục vụ khách của bộ phận Housekeeping...Đề tài: Giải pháp hoàn thiện qui trình phục vụ khách của bộ phận Housekeeping...
Đề tài: Giải pháp hoàn thiện qui trình phục vụ khách của bộ phận Housekeeping...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Phát triển hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Phát triển hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa, 9 ĐIỂM!Luận văn: Phát triển hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Phát triển hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa, 9 ĐIỂM!Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

What's hot (20)

Quản trị marketing trong khách sạn cap saint jacques 74105
Quản trị marketing trong khách sạn cap saint jacques 74105Quản trị marketing trong khách sạn cap saint jacques 74105
Quản trị marketing trong khách sạn cap saint jacques 74105
 
Đề tài: Hoàn thiện chất lượng dịch vụ buồng tại khách sạn Blue Diamond
Đề tài: Hoàn thiện chất lượng dịch vụ buồng tại khách sạn Blue DiamondĐề tài: Hoàn thiện chất lượng dịch vụ buồng tại khách sạn Blue Diamond
Đề tài: Hoàn thiện chất lượng dịch vụ buồng tại khách sạn Blue Diamond
 
Đề tài: Nâng cao chất lượng phục vụ lễ tân khách sạn, 100 TRANG!
Đề tài: Nâng cao chất lượng phục vụ lễ tân khách sạn, 100 TRANG!Đề tài: Nâng cao chất lượng phục vụ lễ tân khách sạn, 100 TRANG!
Đề tài: Nâng cao chất lượng phục vụ lễ tân khách sạn, 100 TRANG!
 
Báo cáo ngành ngôn ngữ anh, bộ phận LỄ TÂN, Có nhật ký thực tập
Báo cáo ngành ngôn ngữ anh, bộ phận LỄ TÂN, Có nhật ký thực tậpBáo cáo ngành ngôn ngữ anh, bộ phận LỄ TÂN, Có nhật ký thực tập
Báo cáo ngành ngôn ngữ anh, bộ phận LỄ TÂN, Có nhật ký thực tập
 
Báo Cáo Thực Tập Hoạt Động Housekeeping Khách Sạn Nikko
Báo Cáo Thực Tập Hoạt Động Housekeeping Khách Sạn NikkoBáo Cáo Thực Tập Hoạt Động Housekeeping Khách Sạn Nikko
Báo Cáo Thực Tập Hoạt Động Housekeeping Khách Sạn Nikko
 
Giải pháp phát triển du lịch dựa trên lý thuyết chu kỳ sống của điểm đến du l...
Giải pháp phát triển du lịch dựa trên lý thuyết chu kỳ sống của điểm đến du l...Giải pháp phát triển du lịch dựa trên lý thuyết chu kỳ sống của điểm đến du l...
Giải pháp phát triển du lịch dựa trên lý thuyết chu kỳ sống của điểm đến du l...
 
Chuyên đề thực tập tại Khách sạn Mường Thanh 9đ
Chuyên đề thực tập tại Khách sạn Mường Thanh 9đChuyên đề thực tập tại Khách sạn Mường Thanh 9đ
Chuyên đề thực tập tại Khách sạn Mường Thanh 9đ
 
Đề tài: Công tác quản trị nhân lực tại khách sạn Sao Biển, HAY
Đề tài: Công tác quản trị nhân lực tại khách sạn Sao Biển, HAYĐề tài: Công tác quản trị nhân lực tại khách sạn Sao Biển, HAY
Đề tài: Công tác quản trị nhân lực tại khách sạn Sao Biển, HAY
 
Đề tài: Nâng cao chất lượng phục vụ của lễ tân tại khách sạn
Đề tài: Nâng cao chất lượng phục vụ của lễ tân tại khách sạnĐề tài: Nâng cao chất lượng phục vụ của lễ tân tại khách sạn
Đề tài: Nâng cao chất lượng phục vụ của lễ tân tại khách sạn
 
Xây dựng chiến lược định vị sản phẩm du lịch teambuilding trên thị trường nội...
Xây dựng chiến lược định vị sản phẩm du lịch teambuilding trên thị trường nội...Xây dựng chiến lược định vị sản phẩm du lịch teambuilding trên thị trường nội...
Xây dựng chiến lược định vị sản phẩm du lịch teambuilding trên thị trường nội...
 
Báo cáo thực tập Giải pháp khai thác múa xòe Thái tại Mường Lò Yên Bái - sdt/...
Báo cáo thực tập Giải pháp khai thác múa xòe Thái tại Mường Lò Yên Bái - sdt/...Báo cáo thực tập Giải pháp khai thác múa xòe Thái tại Mường Lò Yên Bái - sdt/...
Báo cáo thực tập Giải pháp khai thác múa xòe Thái tại Mường Lò Yên Bái - sdt/...
 
Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ tại khách sạn park hyatt saigon đến năm...
Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ tại khách sạn park hyatt saigon đến năm...Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ tại khách sạn park hyatt saigon đến năm...
Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ tại khách sạn park hyatt saigon đến năm...
 
Báo cáo NGHIỆP VỤ BUỒNG trong KHÁCH SẠN - Nhận viết đề tài điểm cao – ZALO 0...
Báo cáo NGHIỆP VỤ BUỒNG trong KHÁCH SẠN  - Nhận viết đề tài điểm cao – ZALO 0...Báo cáo NGHIỆP VỤ BUỒNG trong KHÁCH SẠN  - Nhận viết đề tài điểm cao – ZALO 0...
Báo cáo NGHIỆP VỤ BUỒNG trong KHÁCH SẠN - Nhận viết đề tài điểm cao – ZALO 0...
 
Luận văn: Giải pháp marketing cho Khách sạn Dakruco, HAY
Luận văn: Giải pháp marketing cho Khách sạn Dakruco, HAYLuận văn: Giải pháp marketing cho Khách sạn Dakruco, HAY
Luận văn: Giải pháp marketing cho Khách sạn Dakruco, HAY
 
Nghiên cứu phát triển dịch vụ vui chơi giải trí phục vụ khách du lịch tại Hạ ...
Nghiên cứu phát triển dịch vụ vui chơi giải trí phục vụ khách du lịch tại Hạ ...Nghiên cứu phát triển dịch vụ vui chơi giải trí phục vụ khách du lịch tại Hạ ...
Nghiên cứu phát triển dịch vụ vui chơi giải trí phục vụ khách du lịch tại Hạ ...
 
Thực trạng tổ chức hoạt động lễ tân tại khách sạn Harbour, HAY!
Thực trạng tổ chức hoạt động lễ tân tại khách sạn Harbour, HAY!Thực trạng tổ chức hoạt động lễ tân tại khách sạn Harbour, HAY!
Thực trạng tổ chức hoạt động lễ tân tại khách sạn Harbour, HAY!
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động marketing mix tại khách sạn sheraton ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động marketing   mix tại khách sạn sheraton ...Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động marketing   mix tại khách sạn sheraton ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động marketing mix tại khách sạn sheraton ...
 
Đề tài: Giải pháp hoàn thiện qui trình phục vụ khách của bộ phận Housekeeping...
Đề tài: Giải pháp hoàn thiện qui trình phục vụ khách của bộ phận Housekeeping...Đề tài: Giải pháp hoàn thiện qui trình phục vụ khách của bộ phận Housekeeping...
Đề tài: Giải pháp hoàn thiện qui trình phục vụ khách của bộ phận Housekeeping...
 
Luận văn: Phát triển hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Phát triển hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa, 9 ĐIỂM!Luận văn: Phát triển hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Phát triển hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa, 9 ĐIỂM!
 
Báo cáo thực tập TIẾNG ANH, bộ phận Lễ tân trong nhà hảng, khách sạn!
Báo cáo thực tập TIẾNG ANH, bộ phận Lễ tân trong nhà hảng, khách sạn!Báo cáo thực tập TIẾNG ANH, bộ phận Lễ tân trong nhà hảng, khách sạn!
Báo cáo thực tập TIẾNG ANH, bộ phận Lễ tân trong nhà hảng, khách sạn!
 

Similar to Teachers guide final version

Thuyet trinh le ra mat du an dau tu cho con 3
Thuyet trinh le ra mat du an dau tu cho con 3Thuyet trinh le ra mat du an dau tu cho con 3
Thuyet trinh le ra mat du an dau tu cho con 3Tran Hai
 
Thuyet trinh le ra mat du an dau tu cho con 3
Thuyet trinh le ra mat du an dau tu cho con 3Thuyet trinh le ra mat du an dau tu cho con 3
Thuyet trinh le ra mat du an dau tu cho con 3Tran Hai
 
Dự án Đầu tư cho con
Dự án Đầu tư cho conDự án Đầu tư cho con
Dự án Đầu tư cho conTran Hai
 
Giới thiệu dự án Đầu tư cho con
Giới thiệu dự án Đầu tư cho conGiới thiệu dự án Đầu tư cho con
Giới thiệu dự án Đầu tư cho conTran Hai
 
Gioi thieu du an Dau tu cho con
Gioi thieu du an Dau tu cho conGioi thieu du an Dau tu cho con
Gioi thieu du an Dau tu cho conTran Hai
 
Newsletter sl tterm1_is8
Newsletter sl tterm1_is8Newsletter sl tterm1_is8
Newsletter sl tterm1_is8BVIS Ha Noi
 
LỒNG GHÉP GIÁO DỤC KỸ NĂNG PHÒNG TRÁNH BỆNH CAO HUYẾT ÁP VÀ BỆNH TIỂU ĐƯ...
LỒNG GHÉP GIÁO DỤC KỸ NĂNG PHÒNG TRÁNH BỆNH CAO HUYẾT ÁP VÀ BỆNH TIỂU ĐƯ...LỒNG GHÉP GIÁO DỤC KỸ NĂNG PHÒNG TRÁNH BỆNH CAO HUYẾT ÁP VÀ BỆNH TIỂU ĐƯ...
LỒNG GHÉP GIÁO DỤC KỸ NĂNG PHÒNG TRÁNH BỆNH CAO HUYẾT ÁP VÀ BỆNH TIỂU ĐƯ...hieu anh
 
Tong quan-ve-cac-phuong-phap-giao-duc-som
Tong quan-ve-cac-phuong-phap-giao-duc-somTong quan-ve-cac-phuong-phap-giao-duc-som
Tong quan-ve-cac-phuong-phap-giao-duc-somHà Thu
 
Thức ăn-quyết-định-số-phận-của-bạn
Thức ăn-quyết-định-số-phận-của-bạnThức ăn-quyết-định-số-phận-của-bạn
Thức ăn-quyết-định-số-phận-của-bạnlyquochoang
 
Phương pháp giáo dục Montessori - Phát hiện mới về trẻ thơ pdf – sách nuôi dạ...
Phương pháp giáo dục Montessori - Phát hiện mới về trẻ thơ pdf – sách nuôi dạ...Phương pháp giáo dục Montessori - Phát hiện mới về trẻ thơ pdf – sách nuôi dạ...
Phương pháp giáo dục Montessori - Phát hiện mới về trẻ thơ pdf – sách nuôi dạ...Download Sách Free
 
Skkn nang cao hieu giang day mon hoa hoc bang cach giai thich cac hien tuo...
Skkn   nang cao hieu giang day mon hoa hoc bang cach  giai thich cac hien tuo...Skkn   nang cao hieu giang day mon hoa hoc bang cach  giai thich cac hien tuo...
Skkn nang cao hieu giang day mon hoa hoc bang cach giai thich cac hien tuo...xuandongpro
 
40 de vat ly phien ban 2014 GSTT
40 de vat ly phien ban 2014 GSTT40 de vat ly phien ban 2014 GSTT
40 de vat ly phien ban 2014 GSTTDung
 

Similar to Teachers guide final version (20)

Đề tài: Nghiên cứu áp dụng phần mềm Moodle trong giảng dạy tiếng Anh tại trườ...
Đề tài: Nghiên cứu áp dụng phần mềm Moodle trong giảng dạy tiếng Anh tại trườ...Đề tài: Nghiên cứu áp dụng phần mềm Moodle trong giảng dạy tiếng Anh tại trườ...
Đề tài: Nghiên cứu áp dụng phần mềm Moodle trong giảng dạy tiếng Anh tại trườ...
 
Đề tài: Nghiên cứu áp dụng phần mềm Moodle trong giảng dạy tiếng Anh tại trườ...
Đề tài: Nghiên cứu áp dụng phần mềm Moodle trong giảng dạy tiếng Anh tại trườ...Đề tài: Nghiên cứu áp dụng phần mềm Moodle trong giảng dạy tiếng Anh tại trườ...
Đề tài: Nghiên cứu áp dụng phần mềm Moodle trong giảng dạy tiếng Anh tại trườ...
 
Thuyet trinh le ra mat du an dau tu cho con 3
Thuyet trinh le ra mat du an dau tu cho con 3Thuyet trinh le ra mat du an dau tu cho con 3
Thuyet trinh le ra mat du an dau tu cho con 3
 
Thuyet trinh le ra mat du an dau tu cho con 3
Thuyet trinh le ra mat du an dau tu cho con 3Thuyet trinh le ra mat du an dau tu cho con 3
Thuyet trinh le ra mat du an dau tu cho con 3
 
Dự án Đầu tư cho con
Dự án Đầu tư cho conDự án Đầu tư cho con
Dự án Đầu tư cho con
 
Phương pháp học đại học
Phương pháp học đại họcPhương pháp học đại học
Phương pháp học đại học
 
Giới thiệu dự án Đầu tư cho con
Giới thiệu dự án Đầu tư cho conGiới thiệu dự án Đầu tư cho con
Giới thiệu dự án Đầu tư cho con
 
Gioi thieu du an Dau tu cho con
Gioi thieu du an Dau tu cho conGioi thieu du an Dau tu cho con
Gioi thieu du an Dau tu cho con
 
Newsletter sl tterm1_is8
Newsletter sl tterm1_is8Newsletter sl tterm1_is8
Newsletter sl tterm1_is8
 
LỒNG GHÉP GIÁO DỤC KỸ NĂNG PHÒNG TRÁNH BỆNH CAO HUYẾT ÁP VÀ BỆNH TIỂU ĐƯ...
LỒNG GHÉP GIÁO DỤC KỸ NĂNG PHÒNG TRÁNH BỆNH CAO HUYẾT ÁP VÀ BỆNH TIỂU ĐƯ...LỒNG GHÉP GIÁO DỤC KỸ NĂNG PHÒNG TRÁNH BỆNH CAO HUYẾT ÁP VÀ BỆNH TIỂU ĐƯ...
LỒNG GHÉP GIÁO DỤC KỸ NĂNG PHÒNG TRÁNH BỆNH CAO HUYẾT ÁP VÀ BỆNH TIỂU ĐƯ...
 
Tong quan-ve-cac-phuong-phap-giao-duc-som
Tong quan-ve-cac-phuong-phap-giao-duc-somTong quan-ve-cac-phuong-phap-giao-duc-som
Tong quan-ve-cac-phuong-phap-giao-duc-som
 
Issue15
Issue15Issue15
Issue15
 
Issue15
Issue15Issue15
Issue15
 
Thức ăn-quyết-định-số-phận-của-bạn
Thức ăn-quyết-định-số-phận-của-bạnThức ăn-quyết-định-số-phận-của-bạn
Thức ăn-quyết-định-số-phận-của-bạn
 
Issue17
Issue17Issue17
Issue17
 
Issue26
Issue26Issue26
Issue26
 
Phương pháp giáo dục Montessori - Phát hiện mới về trẻ thơ pdf – sách nuôi dạ...
Phương pháp giáo dục Montessori - Phát hiện mới về trẻ thơ pdf – sách nuôi dạ...Phương pháp giáo dục Montessori - Phát hiện mới về trẻ thơ pdf – sách nuôi dạ...
Phương pháp giáo dục Montessori - Phát hiện mới về trẻ thơ pdf – sách nuôi dạ...
 
Skkn nang cao hieu giang day mon hoa hoc bang cach giai thich cac hien tuo...
Skkn   nang cao hieu giang day mon hoa hoc bang cach  giai thich cac hien tuo...Skkn   nang cao hieu giang day mon hoa hoc bang cach  giai thich cac hien tuo...
Skkn nang cao hieu giang day mon hoa hoc bang cach giai thich cac hien tuo...
 
40 de vat ly phien ban 2014 GSTT
40 de vat ly phien ban 2014 GSTT40 de vat ly phien ban 2014 GSTT
40 de vat ly phien ban 2014 GSTT
 
Ftu2
Ftu2Ftu2
Ftu2
 

Teachers guide final version

  • 1. Teachers’ Guide The mediocre teacher tells The good teacher explains The superior teacher demonstrates The great teacher inspires William Arthur Ward (For questions and comments, please contact Phan Hien Giang at 8517244 or btnghia@fpt.vn) Unit 1. Task 1. LàM CHO TRƯờNG ĐạI HọC THựC Sự ĐEM LạI HIệU QUả 1. Trường đại học là nơi ta gửi gắm bao hi vọng, và cũng là một sự đầu tư đầy rủi ro cho tất cả chúng ta. Dù theo học chương trình trung cấp, đại học hay cao học, dù chương trình kéo dài hai năm hay tám năm, thì tất cả chúng ta dành thời gian đi học đều nhằm tự khẳng định bản thân và có được một tấm vé vào đời. Chúng ta đến trường với một mong ước thầm kín về những điều chúng ta sẽ học hỏi được. Chúng ta mong muốn sẽ được xã hội chấp nhận, tôn trọng và sử dụng. Chúng ta cũng hi vọng rằng việc học tập sẽ mở ra cho chúng ta những giải đáp kỳ diệu, giúp chúng ta thành công chắc chắn khi vào đời. Khi hoàn thành xong khoá học, chúng ta hi vọng rằng mọi sự đều trở nên rõ ràng; chúng ta sẽ thông minh sáng láng, và mọi kiến thức đều rộng mở trước mắt chúng ta. 2. Tôi đã từng tư vấn cho không biết bao nhiêu người - tất cả đều đã hi vọng vào điều kỳ diệu ấy, và nhiều người trong số họ đã thất vọng khi điều họ mong đợi chẳng bao giờ xảy ra. Nhiều năm sau họ mới nhận thấy rằng quá trình kỳ diệu ấy đơn giản là đã không trở thành hiện thực. 3. Tất cả chúng ta đều đã quen với việc thụ động ngồi chờ sự việc xảy đến với mình, chứ không biết chủ động đạt được những điều mình muốn. Chúng ta đã được học rằng nếu làm hết các bài tập thầy giao thì sẽ học giỏi, hay chí ít thì cũng đạt mức trung bình. Chúng ta đã được học rằng cần phải xem thầy giáo yêu cầu điều gì, thực hiện yêu cầu đó, và sau đó thì đợi kết quả. Sau khi đã học hết các môn, chúng ta sẽ được lên lớp, chẳng hạn từ năm thứ nhất lên năm thứ hai. Nhưng thực sự chúng ta đã học được gì? Chỉ là sự phụ thuộc vào một hệ thống cứng nhắc! Chúng ta chỉ học được một điều là ai trả lời đúng nhiều câu hỏi nhất thì được coi là người giỏi nhất lớp. 4. Nhưng thực tế cuộc sống lại hoàn toàn khác. Vậy mà chẳng mấy ai trong chúng ta nhận ra điều đó. Dù chúng ta 10 tuổi, 25 tuổi hay 44 tuổi thì chúng ta vẫn chỉ là một học sinh thụ động như lúc mới 14 tuổi, tiếp tục mang quan hệ thầy trò áp dụng vào quan hệ công việc. Và khi đó chúng ta mới nhận ra rằng tuy học lịch sử hay nghệ thuật hay gì đi nữa có thú vị thật đấy, nhưng bản thân điều đó chẳng đem lại gì nhiều nhặn - như những kinh nghiệm mới, những quan hệ mới, hay việc làm mới.
  • 2. 5. Chúng ta thất bại phần nhiều là do chúng ta đã sử dụng trường học sai mục đích. Vì thế đã đến lúc chúng ta cần điều chỉnh lại quan niệm của mình để có thể tiếp cận trường học theo cách tích cực, hiệu quả và chủ động giống như những người thành đạt tiếp cận cuộc sống. 6. Trường học có thể biến tất cả ước mơ của ta thành hiện thực. Đó là nơi chúng ta học tập, nơi mở ra những chân trời mới, nơi để ta tự khám phá bản thân, khám phá mối quan hệ với những người xung quanh, là nơi đặt ra mục tiêu và chủ động đạt được những mục tiêu đó. Tóm lại, trường học là nơi ta phát triển những kỹ năng cần thiết, những kỹ năng đó sẽ giúp ta không chỉ trong những năm ngồi trên ghế nhà trường mà còn mãi sau này khi đã trưởng thành; những kỹ năng ấy còn quý giá hơn tấm bằng tốt nghiệp, giúp chúng ta chuẩn bị hành trang khi vào đời. 7. Vì vậy, đừng quan niệm trường đại học chỉ là một cấp học khó hơn lớp 12, mà hãy coi đó như trường đời. Hãy đứng dậy và thoát ra khỏi cái vỏ ốc ngột ngạt đang kìm hãm những khả năng tiềm ẩn của bạn. Hãy ghi nhớ rằng càng ngồi lâu thì sức ì càng lớn. Thái độ “học sinh ngoan” đầy thụ động chắc chắn sẽ làm bạn mất đi cơ hội để trở thành một con người nhiệt huyết, năng động, sáng tạo và có quan hệ rộng rãi với những người xung quanh. Đừng chùn bước, hãy cố gắng thêm một chút. Nếu bạn chỉ thực hiện những yêu cầu thầy giáo giao cho thì đó sẽ là sự hiểu lầm đáng tiếc nhất về mục đính của trường đại học! Unit 1. Task 2 1. Những phụ nữ nông thôn này phải đầu tắt mặt tối, một nắng hai sương. 2. Chúc bạn thượng lộ bình an. 3. Cô ấy đẹp không bút nào tả xiết. 4. Hãy biết sử dụng thời gian của bạn cho có ích/Thời gian là vàng là bạc. 5. Qua cơn bĩ cực tới hồi thái lai. 6. ở đây bạn sẽ thấy thoải mái như ở nhà/Đây là ngôi nhà thứ hai của bạn. 7. Nhiều người chết dưới tay Lưu Linh hơn dưới tay Hà Bá. 8. Anh ấy nói với tôi cứ như nói với người dưng nước lã. 9. Tay trợ lý mới của tôi rất được việc. 10. Khác với các nhà quản lý, người lãnh đạo cực chẳng đã (bất dắc dĩ) mới phải dùng tới quyền lực. Unit 1. Task 4 IMPROVING EDUCATION IN A TRANSFORMING COUNTRY 1. With 91% of children between the ages of 5 and 10 enrolled in school and 88% of the working age population reported to be literate, Vietnam has an impressive educational record. As Vietnam enters the new millennium, however, competition from its East Asian neighbours will pose important new challenges for the country’s system of education and training. 2
  • 3. 2. The government of Vietnam has set ambitious targets for increasing enrolments in educational and training institutions, but it also faces crucial challenges in implementing policies that will ensure that the expanded system provides the knowledge and skills demanded by the future society. 3. The key challenge for educators in Vietnam is to ensure that the system will be responsive to the emerging demands of a growing market economy. Expansion and modernisation of the system are important elements of the government’s strategy to sustain rapid economic growth and alleviate poverty. 4. Stated government policy objectives include the achievement of universal primary education by the year 2005, and universal lower secondary education by 2010. Tertiary enrolment, which comprised 450 000 in the year 2000, is expected to increase by 30% at the end of the decade. 5. Achieving these objectives will require changes in both the supply of and the demand for education services. On the supply side, improvements in quality are needed to attract more people and achieve higher enrolments. Critical improvements in quality will require improved teacher qualifications and salaries, longer school hours, and expanded access to teaching facilities and materials. 6. On the demand side, people need to see that the returns to schooling will be sufficient to compensate them for their investment costs - both direct and indirect. In fact, the demand for education services is on the increase in recent years. This is reflected in the mushrooming of numerous new educational modes and institutions such as people-founded schools, semi- public schools, or open universities. Unit 2. Task 1. Điều quan trọng nhất trong vấn đề bảo vệ môi trường 1. Khi một phi hành gia người Mỹ nhìn thấy Trái Đất qua cửa kính con tàu vũ trụ của mình, anh đã phải thốt lên: “Nó quả là to lớn và đẹp đẽ vô cùng.” Nhờ được quan sát Trái Đất từ vũ trụ mà anh đã cảm nhận được một cách sâu sắc về những của cải vô giá mà tạo hoá đã ban cho hành tinh của chúng ta . Bầu khi quyển của Trái Đất có chứa ôxi để muôn loài có thể hít thở được. Trái Đất còn có nước ngọt và nước mặn cần thiết cho sự sinh tồn của con người, động vật, chim muông, tôm cá và cây cối. Trái Đất còn có nhiều loại đất để các cây lương thực giàu chất dinh dưỡng có thể mọc. Trái Đất quay xung quanh một mặt trời, và mặt trời đó cho chúng ta năng lượng, ánh sáng và hơi ấm. Không khí, nước, đất, cây cối, động vật và khí hậu của Trái Đất tạo thành môi trường sống của Trái Đất, nơi nuôi sống 13 triệu loài cây cối và động vật khác nhau, trong đó có loài người. 2. Môn học nghiên cứu mối liên hệ giữa loài người và tất cả các yếu tố của môi trường tự nhiên được gọi là môn sinh thái học. Môn khoa học này trang bị cho chúng ta những kiến thức về sự cân bằng tự nhiên tinh tế trong ngôi nhà Trái Đất của chúng ta. Môn học này còn cho ta thấy khi ta thay đổi môi trường thì sẽ phá vỡ sự cân bằng đó như thế nào. Qua môn học này, ta cũng biết được con người đã phá hoại ngôi nhà tự nhiên của chính mình như thế nào, làm sao để khắc phục những tổn hại đó, và làm sao để tránh không lặp lại những hành động phá hoại đó trong tương lai. Mặc dù chúng ta không thể khôi phục được nguyên trạng môi trường, nhưng nếu chúng ta áp dụng những biện pháp bảo vệ hệ sinh thái chặt chẽ thì vẫn có thể bảo tồn được những vùng đất chưa kịp bị bàn tay con người tàn phá. 3
  • 4. 3. Trong một đánh giá về tương lai nhân loại trong những năm đầu của thế kỷ tới, ông Klaus Topfer, giám đốc điều hành chương trình môi trường của LHQ đã phát biểu rằng những đe doạ lớn nhất đối với sự sinh tồn của loài người là sự thiếu nước sạch, sự nóng lên của trái đất, và tình trạng ô nhiễm khí nitơ trên toàn thế giới. Ông nói rằng chỉ khi nào các chính phủ có một quyết tâm chính trị cao hơn thì chúng ta mới có thể đẩy lùi được các cuộc khủng hoảng có thể xảy ra trong tương lai. Chúng ta có công nghệ, nhưng lại không muốn áp dụng công nghệ đó. 4. Theo ông, những cố gắng của chúng ta trong việc ngăn chặn sự nóng lên của trái đất còn chưa thấm vào đâu so với mức cắt giảm cần thiết là 60%; ông còn nói thêm rằng thế giới đã bắt đầu phải hứng chịu hậu quả của sự thay đổi khí hậu, và con người đã phải bó tay trước sự thay đổi đó . Trong vòng 5 năm qua, thiên tai đã cướp đi sinh mạng của 3 triệu người . 5. Theo bản báo cáo thì nhiều nơi tình trạng đã lên tới mức báo động: sự khan hiếm nước đang làm các nước đang phát triển phải điêu đứng; sự xuống cấp của đất đai đã làm giảm độ phì nhiêu và giảm sản lượng nông nghiệp, và nạn chặt phá rừng nhiệt đới đã trở nên tràn lan đến mức không khắc phục được; nhiều sinh vật trên trái đất đã bị tuyệt chủng hoặc sắp tuyệt chủng; một phần tư số loài có vú đang có nguy cơ bị tuyệt chủng hoàn toàn. 6. Ngoài khơi, các loài cá đang bị đánh bắt quá mức cho phép, và một nửa số núi đá san hô của thế giới đang có nguy cơ bị phá huỷ. ở nhiều thành phố, ô nhiễm không khí đã lên đến mức báo động, và giờ đây việc ngăn chặn sự nóng lên của trái đất đã trở nên quá muộn. Chính sự thiếu kiểm soát của chính phủ đã làm giảm khả năng giải quyết vấn đề. Tiến sĩ Topfer nói rằng điều tối quan trọng là chúng ta cần phải buộc các công ty đa quốc gia có trách nhiệm hơn đối với hành động của họ cũng như đối với những sản phẩm họ sản xuất ra. 7. Cuối cùng, bản báo cáo kết luận rằng “chúng ta không thể cứ tiếp tục tình trạng như hiện nay, và không thể cứ trì hoãn mãi mà không hành động. Chúng ta cần phải có sự lãnh đạo của các chính phủ với tinh thần trách nhiệm cao và sự hợp tác chặt chẽ của tất cả các vùng cũng như các khu vực của nền kinh tế vực để có thể thực hiện những công cụ chính sách hiện nay và trong tương lai.” Unit 2. Task 3 1. Never before has this little village suffered from such a devastating typhoon. 2. What every country has to do is to raise people’s awareness of the importance of environment protection. 3. No longer have the mitigation of greenhouse gas emission and the protection of the ozone layer been the task of a single nation. They now become a common task of the human race. 4. It is estimated that with the present level of energy consumption and in the absence of alternative/substitute energies, especially renewable ones, by as early as 2050, all the world’s fossil fuels will be depleted. 5. International conventions on biological diversity have created the legal tools to control the trade of the world wild animals. It is the increased demand for natural resources, however, that gives rise to the continued depletion of endangered species. Unit 2. Task 4 4
  • 5. UNDP HELPS TO PHASE OUT OZONE-DEPLETING SUBSTANCES 1. UNDP will be working closely with the Ministry of Industry and the Hydro-Meteorological Service of Vietnam in a 15-month project to reduce CFC emission in the commercial refrigeration sector. 2. The project is channeling nearly $0.5 million from the Trust Fund of UNDP, Montreal Protocol and Australia’s Environment Protection Agency for identifying and implementing recycling and other cost-effective emission reduction measures. 3. “We believe that this project marks a milestone for phasing out ozone depleting substances in Vietnam,” said UNDP Deputy Resident Representative Nicholas Rosellini, who signed the project today with Vice Minister of Industry Le Quoc Khanh. 4. In 1994, Vietnam became a signatory to the Vienna Convention on Ozone Layer Protection and the Montreal Protocol, which aim to limit and then to eliminate the production and consumption of ozone-depleting substances. 5. In the commercial refrigeration sector alone, as many as 450 small and medium-sized enterprises are now consuming CFCs, a substance that has been linked to ozone depletion and global warming. The average annual consumption of these enterprises ranges from 300 to 1500 kgs. 6. Through this project, UNDP will work with various enterprises to identify the most cost- effective opportunities to achieve emission mitigation through recycling. Specialised equipment and training will then be provided for a number of enterprises so that they can implement the identified measures. 7. “This project is indeed an evidence that we can achieve sustainable development: protect the environment and yet, achieve better economic output,” Mr. Rosellini said. Unit 3. Task 1. nạn tham nhũng gánh nặng tồi tệ nhất đối với xã hội 1. Hơn bao giờ hết, các nhà lãnh đạo chính trị và kinh tế trên thế giới hiện nay đều đang nỗ lực kiếm tìm cách điều trị cho căn bệnh tham nhũng. Hồi thập kỷ 70, người ta đã từng bao biện rằng tham nhũng giúp nâng cao hiệu quả, hay chí ít cũng là một tệ nạn cần thiết. Nhưng giờ đây, những luận cứ đó đã bị phản bác vì có quá nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng tham nhũng đem lại hậu quả vô cùng tệ hại: năng suất lao động bị giảm sút, nghèo đói gia tăng, chi tiêu công cộng lệch lạc, cùng một loạt các vấn đề xã hội khác. 2. Một tổ chức chống tham nhũng phi chính phủ đặt tại Béc lin mang tên Transparency International đã đưa ra một chỉ số gọi là “chỉ số bài trừ tham nhũng” với thang điểm từ 1 đến 10. Một nghiên cứu đã cho thấy nếu chỉ số của một quốc gia tăng thêm 2 điểm thì tốc độ đầu tư của quốc gia đó sẽ nhanh thêm 4% và GDP sẽ tăng khoảng 0.5%. Một nghiên cứu khác chỉ ra rằng mức độ tham nhũng cao có liên quan mật thiết tới kiến trúc hạ tầng kém chất lượng, chủ yếu là do không có đủ tiền dành cho hoạt động vận hành và bảo dưỡng kiến trúc hạ tầng đó, vì hoạt động này vốn là nguồn thu bất minh chẳng lấy gì làm béo bở. 3. Một nghiên cứu gần đây hơn đã đưa ra một luận cứ rất thuyết phục rằng không những nạn tham nhũng là một gánh nặng đối với các đơn vị kinh doanh cũng như các cá nhân trong xã 5
  • 6. hội nói chung, mà nó còn có xu hướng phá huỷ chính những thể chế làm trụ cột cho hoạt động của thị trường. Khi những người cầm cân nảy mực cũng có thể bị mua chuộc thì quyền sở hữu tài sản và những cơ chế vô tư trong việc thực hiện các hợp đồng thương mại sẽ bị đe doạ nghiêm trọng. Nếu chính những nhà quản lý ngân hàng lại vi phạm những chuẩn mực về vay vốn, thì làm sao có thể bảo đảm được sự hợp lý trong phân phối tín dụng được nữa. 4. Đối với nhiều nhà quan sát, mức độ tham nhũng toàn cầu chẳng hề thuyên giảm là một bài toán khó. Vào đầu thập niên 90, khi các quốc gia thuộc khối Liên xô cũ và các quốc gia đang phát triển cùng tham gia vào những chương trình cải cách theo định hướng thị trường của WB và IMF, nhiều kinh tế gia đã tưởng rằng nạn tham nhũng sắp đến đoạn diệt vong. Người ta đã nghĩ rằng tự do hoá kinh tế sẽ giải quyết tệ tham nhũng đến tận gốc thông qua việc cắt giảm các thủ tục phiền hà và giảm bớt quyền sinh sát của các quan chức nhà nước. Bằng việc xoá bỏ sự khan hiếm giả tạo của các nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, người ta đã tưởng rằng những vị thủ trưởng quan liêu chuyên ăn hối lộ sẽ không còn chốn dung thân. 5. Thế nhưng thực tế lại không diễn ra như vậy. Paulo Mauro, một kinh tế gia của IMF, đã lý luận rằng việc chuyển từ nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường đã tạo ra vô vàn cơ hội để phân bổ lợi nhuận, và vì thế nó thường đi kèm với “một sự dịch chuyển từ một hệ thống tham nhũng có tổ chức sang một hệ thống hỗn loạn hơn và nguy hiểm hơn”. 6. Các nghiên cứu về khía cạnh chính trị của các cuộc cải tổ kinh tế ở các quốc gia như ấn độ, Uganda hay Nam phi đã đưa ra hai lý giải hết sức thuyết phục cho câu hỏi tại sao tự do hoá đã không bài trừ được tận gốc tệ tham nhũng như người ta ban đầu mong đợi. Lý do thứ nhất là: bản thân quá trình chuyển giao tài sản và trách nhiệm từ khu vực kinh tế nhà nước sang khu vực tư nhân đã là một cơ hội làm nảy sinh các hình thái tham nhũng như các phi vụ tư nhân hoá với giá “người nhà”, hay việc thực thi một cách thiên lệch các ưu đãi thuế nhằm khuyến khích đầu tư. 7. Lý do thứ hai bắt nguồn từ bản chất liên tục của các chương trình cải tổ ở hầu hết các nền kinh tế đang phát triển và thực hiện chuyển đổi. Sau những cải tổ rùm beng ban đầu thường là một quá trình kéo dài vô tận trong đó chính phủ phải loay hoay với các qui định khác nhau, thử nghiệm với các hình thức quản lý khác nhau, áp dụng cơ chế quản lý doanh nghiệp...v.v và v.v. Tóm lại, những người thực hiện cải tổ hầu như có toàn quyền quyết định sẽ thực hiện cải tổ theo kiểu nào. Và đương nhiên mỗi kiểu cải tổ lại có những ảnh hưởng khác nhau tới những phe phái khác nhau trong giới kinh doanh. 8. Chính vì vậy mà cơ hội cho tham nhũng vẫn tiếp tục nảy nở, và trong một số trường hợp còn vượt xa những cơ hội trong thời quan liêu bao cấp. Ngay cả khi các quyết định cải tổ được thực hiện một cách công bằng thì việc được thông báo trước cũng hết sức có giá trị đối với các chủ thể kinh tế tư nhân, đặc biệt là trường hợp cải tổ thị trường vốn. Chính quá trình cải tổ liên tục đã biến thông tin nội bộ cả về thời gian lẫn nội dung trở thành một thứ hàng hoá được săn lùng ráo riết. Unit 3. Task 3. Vietnam - the deepening rich-poor divide 1. The discrepancy between the rich and poor in Vietnam, although not very pronounced according to international standards, is on the rise. This conclusion is drawn from Vietnam Development Report 2002 jointly compiled by government agencies, international aid donors and NGOs in an attempt to do away with poverty incidence in Vietnam. 6
  • 7. 2. The countrywide increasing rich-poor gap could be atributed to the worsening discrepancy between urban and rural areas, says the report. Growth rates in urban areas are far higher than in all rural ones, except the Red River Delta. The difference is especially pronounced when the richest and poorest regions of Vietnam are compared. 3. As revealed by Nguyen Phong, deputy director of the Social and Environment Department, General Department of Statistics, while income improves by only 30% in rural areas, it has already doubled in urban areas and even quadrupled or quintupled in major cities. A survey conducted by the General Department of Statistics shows that 4 out of 5 poor people work in the agriculture sector. 4. Director of the Statistics Division at the Science Information Centre of War Invalids and Social Affairs Hoang Thuy Nhung said that the income gap between rural and urban areas not only affects people’s standard of living but also has important implications for their access to job, health care, and education opportunities. As estimated by the report, a visit to hospital can cost a poor person a sum equivalent to 22% of his annual food expenditure. 5. Despite the encouraging inrease in school enrolment, a large proportion of rural population still enjoy less favourable conditions than their urban counterparts in accessing basic education. A finding of the report shows that on average spending on education is 10 times higher in urban areas than in rural ones. Going to school is even more difficult in mountainous and remote areas. Only 49% of adult women in Lai Chau are literate. 6. The widening rich-poor gap can also be attributed to the difference in growth rates across regions. The South East region has had the highest growth rate during the 93-99 period (hitting the 78%record), according to the report. The Mekong Delta, on the other hand, is the slowest growing region, with only 18% growth. 7. Preventing the rich-poor divide from developing any further, and trying to bridge the urban- rural gap, therefore, is one of Vietnam’s top priorities in the planning and implementing of its socio-economic development strategy in the years ahead. Unit 3. Task 4. Table 1. Intransitive verbs Increase Decrease accelerate abate be up collapse balloon decline climb diminish crawl drop creep fall develop plummet deepen plunge edge up slash escalate slide gain slow go up shrink grow worsen improve intensify jump 7
  • 8. pick up rally rebound rise rocket soar surge swell uphill widen worsen Table 2. Maximizers and minimizers considerable manageable encouraging modest dramatic moderate drastic reasonable enormous slight formidable slow fabulous sluggish great soft heavy steady impressive weak magnificient massive marvelous noticeable outstanding rapid remarked remarkable respectable robust severe sharp significant spectacular splendid steep striking surprising sustainable strong substantial swift tremendous unprecedented unrivaled vast vigorous Unit 4. Task 1 8
  • 9. Triều Nguyễn (1802 - 1945) 1. Hoàng đế Gia Long đã khởi xướng cái mà nhà sử học David Marr gọi là "chính sách khôi phục lại giá trị và tư tưởng đạo Khổng một cách toàn diện" nhằm củng cố vị thế non yếu của triều đình bằng cách lôi kéo những nhà nho có xu hướng bảo thủ đang còn sợ hãi trước trào lưu cải tổ của phong trào khởi nghĩa Tây Sơn. 2. Gia Long cũng khởi xướng những công trình quy mô lớn như đê kè, kênh đào, đường xá, cảng biển, cầu cống và khai hoang ruộng đất để chấn hưng đất nước bị tàn phá sau gần 3 thập kỷ chiến tranh. Con đường Thiên Lý nối Huế với Sài Gòn và Hà Nội được xây dựng trong thời kỳ này, và cả thành trì hình ngôi sao ở thủ phủ của các tỉnh theo nguyên lý của kiến trúc sư quân sự Vauban người Pháp cũng vậy. Tất cả những công trình này đã đặt một gánh nặng lên dân chúng VN dưới dạng thuế khoá, cưỡng bức tòng quân hay lao dịch. 3. Thái tử của Gia Long, hoàng đế Minh Mạng, đã củng cố xây dựng đất nước và thiết lập một chính quyền tập quyền mạnh. Do được giáo dục theo Nho giáo nên Minh Mạng đề cao tầm quan trọng của giáo dục Nho giáo truyền thống , một cách giáo dục theo kiểu ghi nhớ và diễn giải kinh điển các điển tích Nho giáo và văn tự trong lịch sử Trung Hoa cổ đại. Do vậy mà giáo dục và các lĩnh vực dựa vào Nho giáo đều bị đình trệ. 4. Minh Mạng đặc biệt đối nghịch (thù địch) với đạo Cơ đốc vì ông ta coi đạo Cơ đốc là mối đe doạ đối với quốc gia, và ông ta còn ác cảm cả với tất cả những ảnh hưởng của phương Tây. 7 nhà truyền giáo và rất nhiều người VN theo đạo cơ đốc đã bị hành quyết trong những năm 1830, gây ra sự căm phẫn của người Pháp Cơ đốc giáo và họ đã đòi chính phủ Pháp can thiệp vào VN. 5. Những cuộc nổi dậy lớn đã nổ ra ở cả miền Bắc lẫn miền Nam trong giai đoạn này và ngày càng lan rộng trong những năm 1840 và 1850. Tình hình còn trở nên tồi tệ hơn khi các vụ bạo động ở các vùng châu thổ lại diễn ra cùng với dịch bệnh đậu mùa, nổi loạn ở vùng sơn cước, hạn hán, nạn châu chấu và đặc biệt nghiêm trọng là các vụ vỡ đê sông Hồng liên miên do triều đình lơ là, sao nhãng. 6. Các hoàng đế đầu triều Nguyễn tiếp tục chính sách bành trướng của các triều trước, lấn đất của Campuchia và mở rộng bờ cõi trên một dải biên giới dài ở miền núi phía Tây. Triều Nguyễn đã chiếm giữ một vùng đất rộng lớn của Lào và tranh chấp với Thái Lan trong việc giành quyền kiểm soát đất đai của triều đình Cao Miên suy yếu. 7. Hoàng đế Thiệu Trị kế vị tiên hoàng Minh Mạng và trục xuất hầu hết các nhà truyền giáo. Hoàng đế Tự Đức lên nối ngôi và tiếp tục cai trị theo quan điểm Nho giáo cổ hủ và bắt chước cách cai trị của triều Thanh bên Trung Quốc. Cả hai vị hoàng đế này đều ra tay đàn áp những cuộc nổi dậy của nông dân. Unit 4. Task 3 Vietnamese Dishes 1. Foreigners like Vietnamese food not only because of its refined taste but also its variety. Vietnamese cookery has, at least, three distinct styles, each deriving from a particular region: northern, central, and southern, to say nothing of the various sub-regional styles. 9
  • 10. 2. Southerners also like to use groudnuts and rice paper sheets as ingredients in their cooking. Pho is a dish of northern origin, but when preparing it southern cooks often use additional ingredients that northerners would not use, such as bean sprouts and herbs. 3. While both northern and southern dishes are enjoynable, the southern tend to be more exotic and the northern more profound. This is probably why Vu Bang, a Vietnamese gastronome, has titled his book on northern cooking “The Delicious Dishes of Ha Noi” and southern cooking “The Extraordinary Dishes of the South”. 4. Hue’s dishes, on the other hand, are highly refined. Many such dishes originated at the Nguyen court in the 19th century. Some popular dishes from Hue are fermented shrimps, round rice noodle with beef and part of a pig’s leg, rice pan cake and bean pudding. As more and more people are looking for delicate tastes, restaurants serving Hue food are mushrooming in Hanoi and Ho Chi Minh City. 5. Vietnam is a long, narrow country stretching from north to south, with many different social, cultural and geographic regions and sub-regions, so its wide variety of dishes is understandable. A cookbook recently published in Hanoi has listed 555 Vietnamese dishes, but experts say this is just one tenth of the total number of the dishes eaten across the whole country. 6. Hanoi’s foods are described in early historical records. In his book “Vietnam’s Geography” published in the early 15th century, Nguyen Trai listed some well-known foods and drinks of the capital city at that time. 7. Vu Bang observes, “One Autumn day I wandered through the 36 streets of Hanoi’s old quarter and suddenly realised that Hanoi had changed a lot: the streets, houses and clothes. One thing remained unchanged, though: the foods Hanoians eat.” 8. Flavouring the food is an important part of Hanoian cooking. Each dish has its own spices and garnishes: lemon leaves and peppered salt for boiled chicken; sweet marjoram for bun noodle soup with rice field crabs; garlic for duck; and ginger for beef. 9. For traditional Hanoians, the way one dines is no less important than the food itself. Because they consider it an occasion for friends and ralatives to meet and talk. They will eat and drink little by little to savour all the flavours of the different dishes. But in the rush of modern life this traditional way of eating is vulgarised, as people devour their food without really tasting what they are eating. Unit 4. Task 4 1. The Vietnamese are not only brave in fighting but also diligent at work. 2. Both students and teachers must be on time for classes. 3. Vietnamese cuisine is loved by foreign visitors and local people alike. 4. The last couple of decades saw Vietnam’s strong performance on social as well as economic fronts. 5. China is seen thesedays as the world’s most dynamic economy as its impressive rate of growth is coupled with sustainability. 10
  • 11. 6. The American Constitution owes its staying power/ its enduring character to not only its simplicity but its flexibility as well. Unit 5. Task 1. những ý kiến phản đối và ủng hộ những sinh thể được biến đổi gen 1. Dân số các nước đang phát triển đang tăng nhanh, nhưng đất đai dành cho trồng trọt thì lại không tăng. Người ta dự đoán vào năm 2025, thế giới sẽ có thêm 2 triệu miệng ăn, và để nuôi sống những người này, cần phải tìm ra những biện pháp để tăng năng suất cho mỗi hécta đất nông nghiệp. Có nhiều người hơn không chỉ có nghĩa là phải sản xuất ra nhiều lương thực hơn để nuôi sống họ, mà còn có nghĩa là chúng ta phải lao tâm khổ tứ nhiều hơn để tìm cách sản xuất ra được số lương thực ấy. 2. Đã có nhiều ý tưởng hay được đề xuất, trong đó có sức thuyết phục hơn cả là áp dụng công nghệ sinh học, đặc biệt là công nghệ biến đổi gen. Đây là một ngành khoa học mới: sinh thể được cải biến gen đầu tiên mới chỉ được tung ra thị trường cách đây có 5 năm. Những người ủng hộ công nghệ biên đổi gen hi vọng rằng nó sẽ giải quyết được nạn đói trên thế giới. Nhưng những người phản đối công nghệ này thì lại quan ngại rằng nó có thể gây độc hại cho tất cả chúng ta. Đã đến lúc chúng ta cần bình tĩnh xem xét những cơ hội chưa từng có cũng như những vấn đề khó xử mà công nghệ này có thể mang lại. 3. Thực ra người nông dân đã có những thao tác can thiệp để biến đổi bộ gen của cây trồng và vật nuôi từ rất lâu trước khi thực sự biết đến khái niệm này. Từ hàng ngàn năm nay, họ đã tìm cách chuyển những đặc tính ưu việt của một loài cây này sang cho một loài cây khác thông qua lai ghép. Đây chính là quá trình cỏ dại biến thành cây lúa mì. Họ cũng gây giống vật nuôi một cách có chọn lọc để chúng tăng trọng nhanh hơn và cho thịt ngon hơn. Chính nhờ vậy mà lợn rừng đã biến thành lợn nhà. 4. Công nghệ biến đổi gen cũng nhằm đạt được những kết quả tương tự, nhưng nhanh hơn và chính xác hơn nhiều. JT, giáo sư kiêm trưởng khoa vi sinh của ĐH Cape Town Nam Phi đã nói về tầm quan trọng của các cây trồng được cải biến gen đối với khu vực cận sa mạc Sahara ở Phi châu. Trong nghiên cứu thực hiện trên loài ngô, bà đã chứng kiến giống cây này và nhiều cây khác có thể được cải tạo như thế nào để chịu đựng được hạn hán và chống chọi với virut, nấm và sâu bệnh tốt hơn. Lương thực được biến đổi gen là một phần trong giải pháp tổng hợp nhằm giải quyết nạn thiếu lương thực ở những nơi trên thế giới mà nạn đói vẫn đang hoành hành. 5. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích thực sự và tiềm tàng kể trên của công nghệ biển đổi gen, chúng ta cũng cần ý thức được về những rủi ro của nó. Cấy ghép gen của các loài khác nhau có thể gây nguy hiểm cho sức khoẻ, và các cây trồng được biến đổi gen cũng có thể gây ra những vấn đề đối với môi trường. Cũng như bất kỳ một công nghệ mới nào, khó mà có thể chứng minh một cách thuyết phục rằng lương thực được biến đổi gen là an toàn. Do đó cần thử nghiệm những sản phẩm được biến đổi gen một cách kỹ lưỡng trước khi tung ra bán trên thị trường, và sau đó cần tiếp tục theo dõi ảnh hưởng của những sản phẩm đó. 6. Đối với người nghèo thì công nghệ biến đổi gen xuất hiện chả đúng lúc tí nào. Sau khi xảy ra một số ca tử vong ở Anh mà nguyên nhân hầu như chắc chắn là do bệnh bò điên ở người gây nên, dân chúng châu Âu đã mất lòng tin vào khả năng của chính phủ trong việc bảo vệ họ khỏi những thực phẩm độc hại. Có lẽ vì vậy mà một số nước nghèo vẫn do dự chưa muốn trồng các loài cây được biến đổi gen vì sợ làm kinh động dân châu Âu. Các tổ chức phi chính phủ đã rêu rao rằng các loài cây được biến đổi gen có thể gây độc hại cho những 11
  • 12. cánh đồng lân cận do phấn hoa bay sang. Và cũng rất có thể họ sẽ nhân cơ hội đó để kêu gọi mọi người tẩy chay không dùng tất cả các loại lương thực nhập khẩu từ các nước có trồng rộng rãi các loại cây biến đổi gen, dù sản phẩm nhập khẩu đó có được biến đổi gen hay không. 7. Vì dân ở các nước giàu chả mấy khi bị đói nên họ cũng không quá hào hứng trước viễn cảnh là thế giới sẽ có nhiều lương thực hơn với giá rẻ hơn. Nhưng sẽ thật đáng buồn nếu chúng ta chỉ lo làm đẹp lòng một số ít người lúc nào cũng no bụng mà quên mất rằng hàng tỉ người đói kém trên thế giới sẽ gặp nhiều khó khăn hơn trong việc nuôi sống chính bản thân mình. Unit 5. Task 3. the ethical aspect of genetics 1. Few could argue that using genetic therapies to predict and cure diseases is a giant leap forward for humanity, but also gives rise to ethical dilemmas. In a session entitled “Science and medicine: are we playing God?”, Peter Singer, professor at American Princeton University pointed out that there were, in fact, enormous advantages in using genetic techniques to deal with diseases, but there must be some boundaries to this. What will happen if we use genetic engineering to clone cute babies according to their parents’ orders? 2. Prof. Singer was not alone in his deep concern about the applications of genetics and its long-term effects. Many still recall how Robert Oppenheimer, developer of the atomic bomb, and his colleagues died from the effects of radiation when the first bomb was tested in Los Alamos. This is a hard lesson for us all. 3. Moreover, many share the fear about what the G-revolution would mean for those who are not able to access it and the potential for deepening the divide between the rich and the poor. 4. Mrs. Shiva, Director of the Research Foundation for Science and Technology in India, is another doubter about the assumption that genetically-modified organisms are superior to natural ones. She pointed out that people in the region around the Himalayas where she comes from regularly live to reach 100 or more without the aid of genetically modified drugs. 5. In some other nations such as Australia the level of disquiet about the development of genetically modified crops has been growing with each passing year. People in other countries even boycott such varieties. Indeed, a hardening of community attitudes is being reflected in a broad range of initiatives by government to stiffen provisions regulating the development, use and labelling of genetically modified foods. Unit 5. Task 4. 1. The benefits of genetical modification technology is now being questioned. 2. In health and environment terms, there seem to be no reasonable scientific evidence to support the commercial manufacturing of genetically modified crops. 3. It is important to negotiate and implement international arrangements to protect community health and environmental resources. 12
  • 13. 4. Genetically modified crops is expected to be a topic of lively debate at the WTO ministerial meeting in Seattle. 5. It is widely believed that research is needed to explore opportunities to enable poor farmers and low income consumers to benefit from genetically modified foods. Check your progress 1 EN-VN 1. Thế giới của chúng ta là một thế giới trong đó không một cá nhân nào hay một quốc gia nào tồn tại đơn lẻ. Chúng ta đều cùng chịu ảnh hưởng của những biến đổi về chính trị, xã hội và công nghệ như nhau. Tương tự như vậy, nạn ô nhiễm, tội phạm có tổ chức và sự phổ biến vũ khí giết người cũng không loại trừ một quốc gia nào. Giữa chúng ta luôn có sự ràng buộc, liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau. 2. Hầu hết những điều này thực ra chẳng có gì xa lạ. Nhưng riêng xu thế toàn cầu hoá trong thời đại ngày nay thì lại mang một sắc diện mới. Nó diễn ra nhanh chóng hơn và bị chi phối bởi nhiều qui luật hoặc đôi khi chẳng theo một qui luật nào. Toàn cầu hoá đem lại cho chúng ta nhiều sự lựa chọn và thời cơ mới. Tuy nhiên đối với nhiều triệu người trên thế giới, nó lại không phải là một tác nhân đem lại sự tiến bộ, mà là một trở lực có thể làm đảo lộn cuộc sống, phá vỡ thuần phong mỹ tục và làm họ mất đi kế sinh nhai. 3. Đối mặt với những cơ hội cũng như thách thức của xu hướng toàn cầu hoá, với những cuộc xung đột đẫm máu triền miên mà nạn nhân chủ yếu là những người dân lành vô tội, đối mặt với đói nghèo và bất công vẫn còn đầy rẫy, chúng ta cần phải xác định xem cần đồng tâm hiệp lực như thế nào để bảo vệ được lợi ích cho toàn nhân loại. Đã đến lúc chúng ta cần chứng minh rằng “cộng đồng quốc tế ” không phải là một khẩu hiệu suông. 4. Có người nói rằng “cộng đồng quốc tế ” chỉ là viễn tưởng hoặc là một khái niệm quá mơ hồ. Nhưng tôi lại có một niềm tin sắt đá vào sự hiện hữu của nó. Khi chúng ta thấy những nạn nhân của các vụ động đất ở Thổ nhĩ kỳ hay Hi lạp nhận được viện trợ, thì đó chính là cộng đồng quốc tế đang thực hiện sứ mạng nhân đạo của mình. Khi các chính phủ bị gây áp lực phải xoá những khoản nợ chồng chất cho các nước nghèo nhất thế giới, thì đó chính là cộng đồng quốc tế đang rũ bỏ những gánh nặng đang kìm hãm quá trình phát triển kinh tế chung. Và khi các tổ chức đoàn thể buộc các chính phủ phải kí một công ước cấm vũ khí giết người hàng loạt, thì đó cũng chính là cộng đồng quốc tế đang nỗ lực gìn giữ cho hoà bình thế giới. 5. Vậy điều gì khiến chúng ta xích lại gần nhau trong một cộng đồng quốc tế? Nói một cách nôm na nhất thì đó là ước vọng về một thế giới tốt đẹp hơn cho tất cả mọi người, như được nêu trong Hiến Chương Thành Lập Liện Hợp Quốc. Đó là khuôn khổ của luật pháp, hiệp ước và công ước nhân quyền quốc tế. Đó cũng là mong muốn của chúng ta về những vận hội chung cho mọi người, chính vì vậy chúng ta mới thành lập nên những thị trường chung và các tổ chức chung. Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao. Kofi Annan Tổng thư kí LHQ VN - EN 1. Before human came on the scene, the world changed only slowly over periods of thousands, if not millions of years. But during the past two milleniums, the rate of change has been dramatic. Forests have vanished, river courses have been altered, and large areas of natural vegetation have disappeared under/ been replaced by farmland and cities. The delicate 13
  • 14. balance of nature have been disturbed/upset, and some of the results pose serious problems for the survival of the human race. 2. The greenhouse effect. The build-up of the so-called “greenhouse gases” (e.g. carbon dioxide, methane and CFCs) arising from industry and agriculture traps heat in the atmosphere and causes global warming. If the earth continues to warm at its present rate, sea levels could rise by over 1 meter by 2030, which would make 15 million people homeless in Bangladesh. Large areas of London would be under the water and the whole Venice would be destroyed. 3. Ozone depletion/ erosion. The ozone layer absorbs 99% of the harmful incoming ultra violet radiation from the sun. But industrial pollutants such as CFCs, methane and nitrous oxides are damaging this protective shield where significant holes have already been detected. Ozone depletion is the main culprit in causing fatal diseases like skin cancer, rickets, and kidney-stones. 4. Deforestation. More than 100 000 sq km of forests, major suppliers of the world’s oxygen, are being destroyed every year. Undiscovered plant and animal species of potential benefit to man disappear as the forest is cut down/ with wanton logging. Burning produces CO2 which fuels/agravates/worsens the greenhouse effect. The exposed soil is then washed away leaving a sterile and arid landscape. 5. Acid rain. Industrial emissions of acid gases combine with moisture in the air to produce acid rain, which attacks trees and plants, kills fish and water animals, damages the brick and stonework of houses and buildings and corrodes the metalwork of steel bridges and railings. Unit 6. Task 1. hiệp định thương mại mang lại niềm hi vọng 1. Mọi người đều tỏ ra phấn khởi trước sự kiện hiệp định thương mại Việt Mỹ được ký kết vào tháng 7 năm 2001 sau hơn bốn năm đàm phán kéo dài. Hiệp định này sẽ giúp cho nền kinh tế Việt nam mở cửa mạnh mẽ và thúc đẩy mậu dịch giữa hai quốc gia. Hiệp định sẽ giúp cho Việt nam cơ hội tiếp cận với thị trường Mỹ với những điều kiện như các quốc gia khác đang được hưởng, và có thể giúp cho các công ty Việt nam kiếm thêm được 1 tỉ đôla nhờ có nhiều cơ hội làm ăn hơn. Hiệp định cũng sẽ tạo điều kiện cho Hà nội trong việc xin gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới. Đổi lại, cơ hội cho các nhà đầu tư Mỹ ở Việt nam cũng trở nên rộng mở hơn. 2. Tuy vậy vẫn cần phải ý thức được những mặt hạn chế của hiệp định. Hiệp định chẳng mang lại gì hơn là cho Việt nam được hưởng điều kiện quan hệ thương mại bình thường, trước đây được gọi là qui chế tối huệ quốc, cho phép hàng hoá của Việt nam vào thị trường Mỹ với mức thuế suất nhập khẩu thấp như mức mà hầu hết các nước khác đang được hưởng. Hiệp định không đả động gì đến hệ thống hạn ngạch hiện tại. Mặc dù các nhà kinh tế học đã dự tính rằng kim ngạch xuất khẩu của Việt nam sang Mỹ - mà năm ngoái là 450 triệu đôla - có thể sẽ tăng gấp đôi trong năm đầu tiên hiệp định có hiệu lực, nhưng cũng nên nhớ rằng người ta cũng đã từng đưa ra những dự đoán lạc quan tương tự như vậy khi hai nước bình thường hoá quan hệ ngoại giao vào năm 1995. Thế nhưng sự bùng nổ về du lịch mà người ta hằng mong đợi đã không bao giờ trở thành hiện thực. 3. Một hạn chế nữa là sự suy giảm nghiêm trọng của đầu tư nước ngoài vào Việt nam, một phần là do cuộc khủng hoảng khu vực gây nên. Nhưng một nhân tố không kém phần quan trọng khác là sự chán ngán của các nhà đầu tư trước những khó khăn khi làm ăn ở Việt nam. 14
  • 15. Kể từ khi Việt nam mở cửa cho các nhà đầu tư nước ngoài vào năm 1998, các nhà đầu tư đã chuyển từ tâm lý hi vọng, sang thất vọng, rồi sang tuyệt vọng. 4. Vẫn có những công ty ăn nên làm ra tại Việt nam, nhưng thực tế này lại ít được đề cập một cách đầy đủ trên các phương tiện thông tin đại chúng. Điều này một phần là do các doanh nhân cả người Việt nam lẫn người nước ngoài đều cho rằng không nên phô trương mình. Đảng Cộng sản thường hay nghi ngờ sự giàu có và công ty tư nhân, và các cơ quan thuế thường rất thính và tài phát hiện ra những doanh nghiệp giàu có. 5. Gần đây thủ tục cấp phép đã được giản tiện ngay cả đối với các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Ban đầu, hình thức đầu tư nước ngoài chủ yếu ở Việt nam là liên doanh với tỉ lệ góp vốn Việt nam 30-nước ngoài 70, nhưng sau đó người ta nhận ra rằng phía đối tác Việt nam thường chẳng đem gì đến bàn đàm phán ngoài mặt bằng kinh doanh bị định giá quá cao. Do đó các nhà đầu tư nước ngoài ngày càng thích hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hơn mặc dù thời gian hoạt động có bị hạn chế hơn và gặp nhiều khó khăn hơn trong việc xin quyền sử dụng đất. Một hình thức đầu tư khác là hợp đồng hợp tác kinh doanh, trên thực tế là hỗ trợ cho các doanh nghiệp tư nhân Việt nam. Rất nhiều doanh nghiệp đã thành công nhờ nắm được phương châm “không phô trương” nói trên. 6. Tuy nhiên khó khăn vẫn còn chồng chất. Tất cả các doanh nghiệp ở Việt nam đều phải chịu một hệ thống thuế tuỳ tiện, không rõ ràng và thất thường đánh vào lợi nhuận , mặt bằng kinh doanh và người lao động, những người này phải chịu một chế độ thuế luỹ tiến rất cao, có nghĩa là nếu một nhân viên nhận được mức lương 2000đôla một tháng thì công ty phải tốn tới 10000đôla. Các doanh nghiệp không thể chuyển thu nhập ra ngoại tệ, cũng không thể xâm nhập vào các kênh phân phối sẵn có của Việt nam. Các hợp đồng giữa bên Việt nam và bên nước ngoài thường là không thực hiện được. Hệ thống toà án kinh tế hầu như không hoạt động. Hệ thống trọng tài trong nước không có khả năng cưỡng chế thi hành án, còn khả năng cưỡng chế của phán quyết trọng tài theo Công ước New York về Tài Phán Nước ngoài mà Việt nam đã tham gia ký kết thì còn chưa được kiểm chứng. 7. Các nhà chức trách Việt nam cũng tuyên bố rằng họ đang cố gắng khắc phục những tồn tại trên, và thường tổ chức các buổi toạ đàm cấp cao giữa các quan chức chính phủ và các nhà đầu tư nước ngoài, nhưng các nhà đầu tư thì ngày càng tỏ ra nghi ngờ tính hiệu quả của những buổi toạ đàm đó. Unit 6. Task 3 ALBRIGHT URGES MOVEMENT ON TRADE AGREEMENT 1. Good afternoon. I am pleased to be back in Vietnam. Before continuing on to HCM City, I would like to say a few words about my talks today with the General Secretary, the Prime Minister, and the Vice Prime Minister. 2. Since my last visit 2 years ago, the US and Vietnam have consolidated our progress on 2 key issues. First and foremost, we remain grateful for Vietnam’s cooperation with our effort to obtain the fullest possible accounting of Americans still missing in the Vietnam war. 3. Another stepping stone toward more normal ties has been immigration. Vietnam’s strong performance has permitted us to renew our Jackson-Vanik waiver and to normalise consular relations - as signified by the new consulate I will commission tomorrow in HCM City. 15
  • 16. 4. In my talks today, however, I also emphasised that Vietnam needs to conclude a number of pending agreements that would help to revitalise growth and strengthen economic ties with the US. 5. Most importantly, we must reach closure on a landmark agreement which, if approved by the Congress, would open way for freer trade between our countries. After nearly 4 years of negotiation effort, prompt action is needed if this golden opportunity is not to be missed. 6. Ofcourse, Vietnam’s economic development depends on far more than agreements with the US. To spur overall foreign investment and trade, Vietnam must continue and intensify its reforms. This is also a precondition to boost Vietnam’s bid for membership of the WTO . 7. I also urged Vietnamese leaders to move decisively on a variety of non-economic matters that are ripe for progress. These range from fighting against drug trafficking to concluding a pact that will facilitate joint research on a number of science and health issues. 8. Once more, I want to thank Minister Cam for his welcome. We have some work left to do, but if Vietnam does its part, the US is willing to redouble our effort in the months to come. And now I would be pleased to answer your questions. Unit 6. Task 4 1. He is very popular in spite of his appearance. 2. In his speech, the governor promised a solution to the plight of the homeless. 3. People are revolting against their corrupt leaders. 4. After coming to power, he destroyed all his political opponents. 5. The world is asking them to abide to the peace treaty that they have signed with their neighbouring countries. 6. They betrayed their country when selling the army secrets to the enemy agents. 7. Banks say losses are an unavoidable step in their recovery from the crisis. 8. It’s the downturn in American markets that cause investors to move their funds to Asia. Unit 7. Task 1 câu trả lời là : phi toàn cầu hoá 1. Cuộc khủng hoảng tài chính đã làm nảy sinh vô vàn ý tưởng về việc cải tổ lại trật tự tài chính toàn cầu. Tuy khác nhau về chi tiết, song có thể chia các ý tưởng đó ra làm ba trường phái lớn. 2. Trường phái thứ nhất cho rằng cấu trúc tài chính thế giới hiện nay là tương đối ổn. Cái cần phải sửa đổi là sự kết nối bên trong của hệ thống. Theo trường phái này, cách khắc phục khủng hoảng là nâng cao vai trò và mở rộng nguồn lực của IMF với tư cách là người cho vay cuối cùng, nhưng chỉ cho vay đối với những nước sẵn sàng tiến hành cải tổ triệt để mà thôi. 16
  • 17. 3. Trường phái thứ hai lại kiến nghị rằng nên áp dụng các quản chế đối với việc di chuyển vốn thông qua một loại thuế chuyển nhượng vốn. Các biện pháp quản chế này không chỉ nhằm ngăn chặn sự di chuyển của những dòng vốn đầu cơ gây mất ổn định kinh tế, cũng không chỉ nhằm thu hút các dòng vốn đầu tư và tín dụng dài hạn. Các biện pháp quản chế này còn cần được coi như những công cụ hợp pháp để các quốc gia có thể áp dụng các chính sách thương mại và công nghiệp của mình. 4. Trường phái thứ ba lại nhìn nhận vấn đề theo một cách khác. Theo trường phái này, vấn đề chính lại nằm ở bản thân mô hình phát triển - lấy xuất khẩu và đầu tư nước ngoài làm hai động năng tăng trưởng chính. Sai lầm cơ bản của các nền kinh tế bị khủng hoảng là đã hoà nhập một cách bừa bãi vào nền kinh tế thế giới. 5. Do đó cách thoát khỏi khủng hoảng là phải phi toàn cầu hoá nền kinh tế quốc dân trong một chừng mực nhất định - có nghĩa là phải tái định hướng nền kinh tế quay về với thị trường nội địa, phải phụ thuộc nhiều hơn vào các nguồn vốn trong nước, phải hợp tác chặt chẽ hơn với các quốc gia xung quanh, phải hạ bớt nhịp độ tăng trưởng để giảm đi sự chênh lệch quá lớn về thu nhập, và phải tiến hành cải tổ chính trị để làm nòng cốt cho tăng trưởng bền vững. 6. Đương nhiên, nếu chúng ta có được một cơ cấu tài chính thích hợp thì còn gì bằng. Nhưng vì sẽ không thể đạt được điều này trong ngày một ngày hai, nên trước mắt chúng ta có hai nhiệm vụ chính. Thứ nhất, cần phải ngăn chặn các cuộc cải tổ hiện nay không để cho khu vực tài chính của các quốc gia đang phát triển bị hoà tan vào hệ thống toàn cầu do các nước phát triển chi phối. Thứ hai, cần thiết lập một loạt các biện pháp quản chế vốn, các chính sách thương mại và các thoả ước hợp tác khu vực có hiệu quả để nền kinh tế quốc dân có thể thực hiện chuyển đổi với sự can thiệp tối thiểu của các thế lực bên ngoài. Unit 7. Task 3 Search of new growth engines 1. As East Asia continues to sift/struggle through the wreckage of one of the greatest financial collapses since the Great Depression, there finally are signs that the foundations of a new Asian economy are starting to rise. China’s decision to lower its trade barriers in order to enter the WTO and revitalise its economy is part of the ocerwhelming liberalisation trend sweeping the region. 2. Sobering economic realities/The gloomy economic picture in East Asia are driving the changes. Chief among them is the region’s shattered financial system. The 3% of GNP the US paid to fix its savings and loans in the 80s pales in comparison with the 15% of GDP it will cost South Korea to clear bad loans, which some analysts believe exceed $95 billion. Deutsche bank puts the cleanup bill at 50% of GDP in Indonesia and 56% in Thailand. 3. The financial meltdown and changes in the global economy have dealt a heavy blow to the old economic model. Many of the giant groups that propelled the tiger economies in the past are in shambles, as are the banks that supported them. At the same time, Asia’s manufacturing base has come under threat by falling world prices and mounting competition from Latin America and Eastern Europe. So Asian governments are struggling to find new engines of growth for the 21st century. 4. For the first time since the region’s takeoff in the 60s, industrial giants are focusing on profits rather than on new output records. Once mighty conglomerates are breaking up, as Asia can no longer depend on them to fuel growth. Banks, once merely conduits for funnelling Asia’s savings to favoured companies, are having to become more sophisticated. 17
  • 18. Governments, long obsessed with rigid statistics, are focusing more on basic social needs. And they are looking inward, toward the domestic consumers, to find new engines of growth in high tech, services, and small business. 5. The goal for many Asian leaders is nothing more than replicating the success of the American New Economy. Economies that rely too heavily on manufacturing “are quickly becoming obsolete,” says the managing director of Singapore’s Economic Development Board, Liew Heng San. Thus Singapore is aggressively planning to turn the island into an R& D centre. “The new paradigm is based on knowledge,” added Liew. 6. But change is often painful, and risky. It will be years before Asia’s new economic model can fly in its full wings. Tigers can’t change their stripes overnight/ Rome was not built in one day. It took nearly two decades for America to lay the grounds for its New Economy with corporate reengineering, government budget fights, and technology investment. For Asia, that journey is just beginning. Unit 7. Task 4 1. You should be patient. Diligence is the mother of good fortune. 2. I’ll pay you right after this consignment is sold. - Don’t count your chickens before they are hatched. Who knows the goods can sell? 3. I won’t buy so many shares of this company if I were in your shoes. You shouldn’t put all your eggs in one basket. 4. I think you’ve been too hard on him. To err is human, you know. 5. I don’t think you should learn at two universities at the same time. You will be Jack of all but master of none. 6. Your idea is interesting and feasible, go ahead with it. Don’t hesitate. Man proposes and God disposes. 7. What matters is that you’ve been well prepared. The first step is the hardest. I’ll give you a hand if you want. Unit 8. Task 1. bắc kinh có thể học hỏi gì từ sai lầm của các nước láng giềng 1. Người ta vẫn thường mặc nhiên cho rằng tự do hoá thị trường là hoàn toàn có lợi. Nhưng khi Bắc Kinh, Oasinhtơn và cả thế giới đang hân hoan ăn mừng việc Trung quốc gia nhập WTO, chúng ta vẫn cần phải nhớ rằng nếu vội vàng tham gia vào thế giới tư bản chủ nghĩa cạnh tranh khốc liệt của thế giới mà chưa có sự chuẩn bị kỹ càng thì sẽ vô cùng nguy hiểm. Trước khi buộc phải tuân thủ những luật chơi mới, Trung quốc cũng cần phải nghiên cứu những sai lầm mà các nước khác trước đó đã mắc phải khi tự do hoá và phải tiến hành những cải tổ cần thiết. 2. Kinh nghiệm của Hàn quốc và Thái lan trong việc mở cửa thị trường tài chính trước khi nổ ra cuộc khủng hoảng châu á đã để lại những bài học xương máu. Việc để cho đồng nhân dân tệ được tự do chuyển đổi và dỡ bỏ các rào cản đối với dòng vốn nước ngoài vào Trung 18
  • 19. quốc chưa nằm trong kế hoạch của nước này khi gia nhập WTO. Nhưng khi các công ty Trung quốc trở nên dày dạn hơn và buộc phải cạnh tranh trong một thế giới mà biên giới giữa các quốc gia đã bị xoá nhoà, thì Trung quốc tất yếu sẽ phải mở cửa thị trường tài chính hơn nữa. 3. Hàn quốc đã tỏ ra rất yếu kém trong việc thực hiện chuyển đổi khi phải đối mặt với thách thức này. Chính quyên Seoul đã tiến hành tự do hoá thị trường tài chiính dúng vào lúc nước này gia nhập tổ chức OECD vào năm 1996. Kết quả là các ngân hàng, các nhà môi giới và các công ty của Hàn quốc được mặc sức tự tung tự tác. Được phép vay trực tiếp từ các ngân hàng nước ngoài, các tập đoàn khổng lồ như Daewoo đã lâm vào cảnh nợ nần chồng chất. Một năm sau, quỹ dự trữ ngoại hối của Hàn quốc đã hoàn toàn cạn kiệt. Chính quyền Seoul đã phải muối mặt đến xin IMF một khoản viện trợ tài chính trị giá 58 tỉ đôla. 4. Trường hợp của Thái lan cũng chẳng sáng sủa hơn. Quyết định của nước này trong việc thực hiện chương trình Dịch vụ Ngân hàng Quốc tế Bangkok vào năm 1993 đã nhận được sự tán thưởng nhiệt tình của những người chủ trương tự do hoá thị trường. Với mục tiêu biến Băng cốc thành một trung tâm tài chính quốc tế, chương trình này đã cho phép các công ty Thái lan vay ngoại tệ một cách dễ dàng hơn, với lãi suất thấp hơn lãi suất trong nước từ 0.5 đến 0.6 phần trăm. Ban đầu việc này tưởng chừng như vô hại. Nhưng khi cán cân thanh toán của Thái bắt đầu bị thâm hụt và các khoản nợ nước ngoài ngắn hạn đã đến hạn thanh toán, thì đồng bạt đã sụt giá nghiêm trọng. Hàng loạt các công ty tài chính đã phá sản, và hệ thống ngân hàng Thái đến giờ vẫn còn chìm ngập trong những khoản nợ không có khả năng chi trả. 5. Mặc dù hiệp định WTO của Trung quốc chủ yếu đề cập đến vấn đề mậu dịch, nhưng nó cũng đem lại cho các ngân hàng, các quỹ đầu tư và công ty bảo hiểm nước ngoài nhiều cơ hội hơn trong việc tiếp cận thị trường rộng lớn của mình. Một khi đã xâm nhập được vào thị trường, các công ty nước ngoài rất có thể sẽ phá vỡ thế cân bằng mỏng manh của hệ thống tài chính vốn đã lung lay của Trung quốc. 6. Những điều trên đây không phải là một luận cứ nhằm phản đối tiến trình toàn cầu hoá, mà chỉ là một lời cảnh báo râừng Trung quốc cần phải khôn ngoan trong việc đón nhận những cơ hội ở phía trước. Ngay từ bây giờ, Trung quốc cần phải đào tạo những chủ ngân hàng, các nhà môi giới và các nhà quản lý quỹ đầu tư để họ có được những kỹ năng cần thiết cho tương lai. Nếu Trung quốc không tiến hành cải tổ tài chính một cách hợp lý thì nước này sẽ không thể tận dụng được những cơ hội do WTO mang lại. Unit 8. Task 3. China - the promise and peril of the WTO DEAL 1. By the time China’s Trade Minister and America’s Trade Representative signed a WTO deal on Nov 15, it was clear that Beijing had little choice. Chinas economy was looking shaky, with growth slowing and unemployment rising into double digits. Foreign investors, weary of bureaucratic obstacles, were withdrawing from China. China needed WTO to force through needed reforms. 2. The agreement paving the way for entry into the WTO, however, won’t produce an overnight miracle. But it is a significant step for China on its path to open markets after 19
  • 20. decades of halting progress. Despite the pains that will accompany reform, Chinese leaders recognized that the potential gains were too great to ignore. 3. Estimates are that entry into the WTO could bring China $100 billion of new investment annually, and add one percentage point to its economic growth thanks to enhanced efficiency, improved competitiveness and boosted exports. Companies in the hightech and biotech industries will thrive. The garment and textile industry within 5 years can create 5 million jobs, the service industry 2.6 million, and the construction industry 1 million. 4. But grabbing that growth depends on China following through on its new pledges, and on investors felling confident in China’s resolve. The deal calls for China to open sectors ranging from telecom and internet, to banking, securities, and distribution. Also to be phased in are tariff cuts on a wide range of products, from an average of 22% to 17%. Beijing also promised to end all export subsidies. 5. For the first time, Western companies will be able to sell products directly to Chinese consumers. Currently, computer manufacturers face headaches in China, including quotas and tariffs on imported components, and restrictions on distribution. With the WTO, they now can consider expanding. 6. American farmers have hopes, too. China is now supposed to drop export subsidies and sharply cut tariffs for farm products. But it is hardly a win for the Chinese farmers or manufacturers. Entry into the WTO will force a dramatic split, creating winners and losers. Many companies in noncompetitive heavy industries such as steel and petrochemicals run the risk of going bankrupt as the trade barriers that used to prop them up now evaporate. Unit 8. Task 4 1. conduct/ adopt/ pursue/ formulate/design policy 2. set a target/ meet the given target 3. fulfil/ follow through commitments 4. errode/ undermine/ smash/restore/regain/ rebuild/ consolidate/ win/ rekindle confidence 5. take/ adopt a measure 6. lift/ remove/dismantle/ lower barriers 7. ease/loosen/relax/abolish/remove/end restrictions 8. improve/build/develop/sharpen skills 9. fight/combat/attack/alleviate/eradicate/eliminate/do away with/win the battle against poverty 10. add to/create/ease/relieve/shoulder/remove/lift a burden Unit 9. Task 1. thúc đẩy xu hướng toàn cầu hoá 1. Vì nhiều quốc gia đã không đủ sức đương đầu với những tác động của toàn cầu hoá, như trường hợp của châu A trong cuộc khủng hoảng tài chính cuối thập kỷ 90, nên nhiều chuyên gia đã cho rằng vai trò của chính phủ đang mờ nhạt dần. Các công ty đa quốc gia, các tổ chức tài chính, các nghiệp đoàn lao động, các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức đoàn thể khác giờ đây dường như ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn trong nền kinh tế thế giới. Điều này khiến người ta đi đến chỗ tin rằng thị trường đã chiếm ưu thế và đẩy chính phủ sang một bên. Điều tai hại trong quan điểm này là nó dẫn đến một quan điểm khác cho rằng: nếu toàn cầu hoá đã không thể phục vụ lợi ích cho một quốc gia, thì làm sao nó có thể phục 20
  • 21. vụ lợi ích cho cá nhân được. Và ẩn sau quan điểm này có thể là tư tưởng bài xích toàn cầu hoá. 2. Đi ngược lại với tư tưởng trên, các nhà lãnh đạo trên thế giới như thủ tướng Anh Tony Blair đã đưa ra “giải pháp thứ ba” nhằm cố gắng đặt chính phủ vào vị trí trung tâm của quá trình toàn cầu hoá. Tuy chính phủ có thể không can thiệp vào thị trường, nhưng lại có thể giúp cho thị trường hoạt động suôn sẻ và có hiệu quả. Và khi phát sinh chi phí xã hội thì chính phủ có thể hỗ trợ. Nếu hiểu theo cách này thì chính phủ không hề giảm sút vai trò, mà chỉ tự xác định mình với tư cách là một bộ phận không thể tách rời của toàn cầu hoá. Nhưng tuy các nhà lãnh đạo Âu châu đều ủng hộ quan điểm trên, chưa ai thành công trong việc biến ý tưởng đó thành chính sách cụ thể. Tuy vậy, chính phủ có thể đảm nhiệm ba vai trò cơ bản. 3. Thứ nhất, nhiệm vụ của chính phủ theo quan điểm này là buộc các chủ thể kinh tế phải tuân theo những chuẩn mực đạo đức nhất định, có như vậy thì thị trường mới hoạt động đúng chức năng của nó. Chính phủ có thể đạt được điều này bằng cách đưa ra những qui định và giám sát việc thực hiện những qui định đó. Thứ hai, chính phủ có thể giúp trang bị cho công dân nước mình những kỹ năng cần thiết để cạnh tranh trong nền kinh tế toàn cầu. Chẳng hạn như ngày nay việc người lao động biết sử dụng vi tính và biết giao tiếp bằng ngoại ngữ ngày càng trở nên quan trọng. Cuối cùng, chính phủ cần phải thiết lập một hệ thống an sinh xã hội. Trong cạnh tranh bao giờ cũng có kẻ thắng người bại. Nhưng nếu không có ai quan tâm đến những người thua thiệt thì mối liên kết xã hội sẽ trở nên lỏng lẻo khi những người này bị đẩy ra ngoài lề. 4. Nhưng vai trò của chính phủ không dừng lại ở đó. Người ta ngày càng tỏ ra quan ngại rằng nền kinh tế thị trường đang tạo ra những lối tư duy có hại cho nhân phẩm. Lẽ nào vai trò của chính phủ lại chỉ là đảm bảo tính hiệu quả của thị trường và nâng cao khả năng cạnh tranh cho công dân? Còn việc nuôi dưỡng một bản sắc văn hoá và tâm linh, đem lại cho con người sự hoàn thiện về mặt tâm hồn thì sao? Việc trả lời những câu hỏi này cũng là cách để người dân nhận thức được tầm quan trọng của toàn cầu hoá. Điều này lại càng trở nên quan trọng ở châu á, nơi mà người ta bắt đầu có chút hoài nghi về xu thế mạnh mẽ này. 5. Do đó, bên cạnh những vai trò cơ bản, chính phủ còn phải khuyến khích người dân chú trọng đến những giá trị đạo đức, mà diến đạt một cách nôm na là phải dạy cho con người biết thắng không kiêu, bại không nản - đây là những phẩm chất vô cùng quan trọng nếu chúng ta muốn duy trì ổn định xã hội. Nói tóm lại, cạnh tranh chỉ có lợi cho chúng ta nếu nó đi kèm với những giá trị đạo đức. Về vấn đề này, chính phủ đóng vai trò rất lớn thông qua giao dục và nuôi dưỡng cho người dân biết ý thức về bản sắc văn hoá. 6. Thực ra, nếu hiểu như vậy thì không chỉ có châu á mà tất cả các nước trên thế giới đều biết tôn trọng những giá trị đạo đức, miễn là sự tôn trọng đó bao hàm cả sự tôn trọng đối với các nền văn hoá khác. Cuộc khủng hoảng châu á là một tấn bi kịch do toàn cầu hoá gây ra. Không phải vì toàn cầu hoá là xấu, mà vì các nước á châu đã không chuẩn bị đầy đủ để đón nhận nó. Nhưng khủng hoảng cũng có mặt tốt của nó. Cuối cùng nó đã khiến các nước châu á tỉnh ngộ rằng mình đã quá chậm chạp trong việc thích ứng với các luật chơi mới. Nó cũng nhắc nhở tất cả chúng ta rằng dưới sức ép của tiến bộ khoa học kỹ thuật và toàn cầu hoá, chúng ta đã xem nhẹ tầm quan trọng của những giá trị đạo đức. Toàn cầu hoá có thể và nên có tính nhân văn. Và thực sự nó có thể trở thành một xu thế còn mạnh mẽ hơn nữa trong thế kỷ tới. Unit 9. Task 3. globalisation in the new millennium 21
  • 22. 1. Thirty years ago, when asked what they wished for at the turn of the millenium, many teenagers would have said “world peace.” Ask the same people now what they wished for, and their answer may well be “world domination,” for many of those idealistic youths are now at the heads of some of the world’s- greatest companies and are working frantically to build their organisations’ market shares worldwide. 2. The emphasis on the importance of globalisation was spelt out recently by AT& T president John Zeglis, who believes that companies in the future will have only two options: go global, or go bankrupt. His idea captures the spirit of a corporate world where now, more than ever, the Darwinian theory of the survival of the fittest holds true. 3. In many ways, this is nothing new. The past century saw plenty of multinational corporations extending their influence across the globe and many of the largest and most successful are still dominating international markets. Among the list of the best global companies, the majority, including Ford Motor, General Electric, and IBM, have long been favourite household names around the world. 4. What has changed is the speed with which they are able to operate and to change. Advanced communications make it now possible to manage a truly global company and yet remain nimble. New production techniques are reducing operating costs and making it feasible to site manufacturing facilities where they can utilize the cheapest labour or raw materials. 5. But while established giants are using these technologies to their advantage, they also present a threat. The field is also left wide open for new players, and with the advent of Internet, market shares built up over decades can be lost almost overnight. 6. Globalization also faces resistance from developing nations, who are concerned that global companies are threatening their own fragile companies and economies. Many are blaming the U. S of rigging the world trading system for their own benefits. Developing nations therefore are demanding more gains from international trade and economic arrangements. Unit 9. Task 4. 1. At the recent World Economic Forum, the fact of globalisation was not challenged, but the debate on alternative approaches to this overwhelming trend truly achieved critical mass. or: At the recent World Economic Forum, debate was centered on alternative approaches to globalisation rather than on criticism against this overwhelming trend. 2. While a market economy is always desired, a market society is not. The challenge that needs to be addressed, therefore, is to ensure that society is more than just the market/ to prevent our society from becoming a purely market one. 3. According to UK PM Tony Blair, government’s political leadership in our societies is changing. What is needed is a government that is responsive to and unafraid of reforms. 4. Grants have certain advantages over loans. They can be withdrawn if conditions are not met. 5. Globalization requires that old rules have to be scrapped. 22
  • 23. Unit 10. Task 1. kinh tế á châu cố gắng vượt qua khủng hoảng 1. Nếu có ai đó đã từng nghĩ rằng thảm kịch hôm 11/9 chỉ là một sự kiện ở phía bên kia bờ đại dương, tuy đau thương nhưng đã lùi vào dĩ vãng mà chẳng hề có ảnh hưởng thực sự nào đến cuộc sống thường nhật của mình, thì giờ đây chắc chắn họ đã phải thay đổi suy nghĩ ấy. 2. Cuộc suy thoái kinh tế từ bi kịch nước Mỹ đã phủ một bầu không khí ảm đạm lên khắp khu vực châu á Thái Bình Dương. Khi hoạt động mậu dịch thưa thớt dần và các dòng đầu tư trở nên cạn kiệt thì châu á mới bắt đầu nếm trải vị đắng của quá trình toàn cầu hoá. Giờ đây dù chẳng có lỗi gì, các nước châu á vẫn đang phải đối mặt với một cuộc suy thoái kinh tế trầm trọng hơn và có thể sẽ kéo dài 6 tháng lâu hơn so với người ta từng dự đoán. 3. Tồi tệ hơn cả là các nước châu á hầu như lực bất tòng tâm. Các ngân hàng trung ương trong khu vực có thể cắt giảm lãi suất để đối phó với những cắt giảm lãi suất ở Mỹ, các chính phủ có ngân sách dư thừa có thể tăng chi tiêu công cộng, và các nước có chế độ tỉ giá hối đoái thả nổi có thể cố gắng hạ giá đồng nội tệ hơn nữa. Nhưng Mỹ lại là nền kinh tế lớn nhất thế giới và xưa nay vốn là động năng tăng trưởng cho kinh tế toàn cầu, nên khi niềm tin trong lòng nước Mỹ bị giảm mạnh bởi các cuộc tấn công vào New York và Washington thì các biện pháp mà các nước á châu đang áp dụng chỉ có thể giảm nhẹ phần nào ảnh hưởng của suy thoái kinh tế Mỹ chứ không tránh hoàn toàn được sự suy thoái đó. 4. ảnh hưởng của suy thoái Mỹ sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến các nền kinh tế dựa vào xuất khẩu của châu á. Trước khi xảy ra sự kiện 11/9, các nước á châu vốn đã phải hứng chịu ảnh hưởng của cuộc suy thoái công nghệ toàn cầu. Sau khi kim ngạch xuất khẩu hàng điện tử bị sụt giảm ở mức kỉ lục hai con số trong nửa đầu năm nay, Singapore và Đài loan đã bắt đầu lâm vào suy thoái. 5. Không chỉ xuất khẩu, mà cả đầu tư cũng bị đe doạ kể từ sau cuộc tấn công hôm 11 tháng 9. Việc bán tống bán tháo các cổ phiếu tại các thị trường chứng khoán trên thế giới hồi hạ tuần tháng 9 đã cho thấy rõ các nhà đầu tư gián tiếp ngày càng tỏ ra e ngại rủi ro. Sự suy thoái kinh tế ở hầu hết các nước châu á là đặc biệt nghiêm trọng. Trong 3 tuần sau cuộc tấn công, chỉ số công nghiệp Down Jones chỉ giảm có 8%, trong khi chỉ số của Thời báo Singapore Strait giảm tới 15%. 6. Ngay cả trước khi sự kiện 11 tháng 9 xảy ra thì châu á cũng đã chuẩn bị để đối mặt với một cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu. Nhưng giờ đây, các nước trong khu vực sẽ phải trải qua một giai đoạn nhiều gian nan thử thách hơn để phục hồi kinh tế. Unit 10. Task 3. TRADE IN ASIA 1. Trade in paper and ink, at the very least, must be booming in South-East Asia, given the number of commercial agreements the countries of the Association of South-East Asian Nations (ASEAN) are busily signing. In November, at their eigth summit in Phnom Penh, they unveiled a framework deal to achieve free trade with China by 2013. At the same time, they made a declaration about strengthening trade with Japan, held their first summit with India (with trade high on the agenda) and published a report about integrating the 23
  • 24. economies of “ASEAN+3”, which ropes in China, Japan and South Korea. Last week, America announced a new scheme to promote free-trade agreements with individual ASEAN members. And on January 1st 2003, the ASEAN Free Trade Area (AFTA) came into full force among the six original members of ASEAN: Brunei, Indonesia, Malaysia, the Philippines, Singapore and Thailand. 2. Ironically enough though, this frenzy of deal-making may actually signal a loss of momentum towards free trade in the region. As a relatively open, stable and low-cost manufacturing base, ASEAN used to attract much export-oriented investment. But the Asian crash of 1997, and the instability that followed, reduced the region's appeal, while investors stampeded off to ever more welcoming China. Since then, ASEAN governments have accelerated their effort to forge a common market among their 500m citizens to lure back foreigners. AFTA, which caps intra-ASEAN tariffs at 5%, marks the culmination of this effort. Despite their consensus on the benefits of free trade, however, AFTA's members do not trust one another enough to streamline the current system, nor to negotiate collective deals with outsiders. Hence the bewildering array of overlapping protocols and compacts. 3. Even the new China pact will entail special exemptions and varying timetables for the different ASEAN members, albeit under a shared framework. Anyway, the deal comes more at China's initiative than ASEAN's. China first floated the idea two years ago — and sweetened it by offering to lower tariffs on agricultural imports from ASEAN within three years as a gesture of goodwill. 4. Of course, the deal is in ASEAN's best interests anyway: trade with China has grown threefold over the past decade, with ASEAN running a healthy surplus. This boom is helping to lessen South-East Asia's dependence on exports to America, Europe and Japan, which are stuck in the doldrums. The prospect of duty-free exports to China will doubtless persuade some of those flighty investors to return to ASEAN. The proposed free-trade area, after all, would be the world's biggest, with some 1.7 billion consumers. 5. The hope is that the benefits of even the initial “early harvest” of Chinese tariff cuts announced in Phnom Penh will inspire ASEAN to redouble the pace of integration and trade liberalisation. But the effect, some fear, could be the reverse: such deals might deepen the divisions within ASEAN, and weaken its ability to bargain collectively with outsiders. Unit 10. Task 4. 1. The administration’s complacency has been punctured/has taken a severe beating/ has been hammered hard by an underworld scandal in which a number of high-profile officials are believed to be involved. 2. The door remains shut to a multi-party political system in Vietnam. 3. Deputy Prime Minister Vu Khoan has a lot of expertise in negotiating and can lend a big hand to the government in pinpointing priorities and danger spots. 4. The nusts and bolts / the heart and soul of a sound corporate sector are transparency and accountability. 5. It’s mating season for Asian companies. Check your progress 2 24
  • 25. EN - VN 1. Thay thế cho Chiến tranh Lạnh, toàn cầu hoá giờ đây đã trở thành một vũ đài chính trị quan trọng để tranh luận về những giá trị được coi là cơ sở để xây dựng nên các xã hội, các quốc gia và các tổ chức quốc tế. Một trong những nguyên nhân khiến cho quá trình toàn cầu hoá tiến triển ngày càng nhanh trong thời gian gần đây là trào lưu chuyển sang hướng dân chủ. Tiếp theo sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản ở Đông và Trung Âu, nhiều nước theo chế độ độc tài chuyên quyền trước đây đã dần theo cơ chế dân chủ và tái hoà nhập vào nền kinh tế thế giới. 2. Toàn cầu hoá vừa là sự thiết lập các mối quan hệ quốc tế, lại vừa là một quá trình thay đổi. Làn sóng toàn cầu hoá bắt đầu phôi thai từ sau Đệ Nhị Thế chiến đã được định hình bằng một loạt các quy tắc hay tổ chức quốc tế, từ những tổ chức được nhiều người biết đến như Ngân hàng Thế giới cho đến các tổ chức ít có tiếng tăm như Tổ chức Quốc tế về Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng. Trải qua bao thăng trầm trong vòng 50 năm trở lại đây, đến nay tiến trình toàn cầu hoá đã mang một diện mạo khác hẳn so với những giai đoạn đầu trong lịch sử thế giới. 3. Mỗi quốc gia sẽ phải tự quyết định lấy con đường tham gia toàn cầu hoá cho riêng mình. Cả những nước phát triển và đang phát triển đều phải thích ứng với sự hội nhập thị trường nhanh chóng, đầu tư tài chính ngày càng gia tăng cũng như việc sử dụng công nghệ một cách rộng rãi. Thậm chí cả những nước có nền kinh tế mở với qui mô nhỏ cũng không nhất thiết sẽ trở thành những nạn nhân xấu số bị guồng quay của những thế lực quốc tế ngoài tầm kiểm soát của họ cuốn trôi đi. 4. Nước nào không hội nhập được vào hệ thống toàn cầu đang hình thành và vận hành dựa trên các quy luật chặt chẽ thì nước đó sẽ phải trả giá. Bài học cay đắng trong quá trình hội nhập của các nước có nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung trước đây ở Trung và Đông Âu, trong đó có Liên bang Xô viết, không chỉ đơn thuần là hậu quả của một hệ tư tưởng sai lệch. Bài học đó còn cho thấy rằng chúng ta không thể tiếp tục cố gắng thay thế nền kinh tế thị trường mang tính cạnh tranh bằng những kế hoạch đầu tư theo định hướng của nhà nước. VN - EN 1. Vietnam’s economy is manifesting apparent defects, and staying disconnected is no longer an option. Deputy Prime Minister Nguyen Manh Cam at a conference quoted a recent survey by Vietnam Chamber of Commerce and Industry that 16% of Vietnamese businesses have no information about global economic integration, and 50% do not have even the roughest idea about the Vietnam-U.S. Bilateral Trade Pact. Heavy subsidies, which is unacceptable in the integration process, still persist. 2. This is a matter of opportunities and challenges. However, instead of waiting for things to happen to us, we ourselves have to make things happen. “It’s vital to realize our shortcomings and correct them when engaging in international business,” Cam stressed. 3. Nguyen Dinh Luong, Assistant Trade Minister, believes that massive effort is needed in the struggle against internal economic difficulties and perils, which are easy to recognize but hard to deal with. The first and foremost challenge, according to many conference participants, is the low competitiveness of Vietnamese goods. 4. When pointing out some benefits for WTO entry, Cam said Vietnam will have a relatively stable export market and a place to settle international trade disputes. In addition, the accession can contribute to a more logical world trade rule and avoid imposition. The country, however, will also have to face numerous contraints. Its economy is still 25
  • 26. underdeveloped, import tax cut will result in loss of revenue, or domestic market share of Vietnamese goods will shrink, etc. Yet, overall, Vietnam is believed to have the needed will- power to defeat internal hurdles and surmount external threats. Unit 11. Task 1. thầy thuốc làm thêm ở việt nam 1. Kể từ khi cải cách y tế được thực hiện vào năm 1989, bác sĩ và nha sĩ đã được phép khám bệnh tư nhân để có thêm thu nhập ngoài giờ làm việc của mình ở bệnh viện. Các bác sĩ đã nghỉ hưu trước đây thuộc biên chế nhà nước cũng được phép mở phòng mạch tư. 2. Cuộc cải tổ cùng với việc chuyển sang một nền kinh tế theo định hướng thị trường cũng khiến cho dịch vụ y tế của Việt nam bắt đầu thay hình đổi dạng. Chính phủ chủ trương khuyến khích các bác sĩ tư nhân, và điều này được thể hiện cụ thể ở việc các phòng khám của cả nhà nước và của tư nhân đều không phải nộp thuế. 3. Mức độ phổ biến của phòng mạch tư nhân được thể hiện rõ nhất trong chi phí y tế: hiện nay, người dân Việt nam đóng góp tới hơn một nửa tổng chi phí chăm sóc y tế của cả nước. Các số liệu thống kê của Ngân hàng Thế giới cho thấy người Việt chi cho việc đến khám và mua thuốc ở các phòng mạch tư nhiều hơn là ở các phòng khám thuộc quản lý nhà nước. Mặc dù khám tư có tốn kém hơn, nhưng đúng là tiền nào của nấy vì họ được chăm sóc tốt hơn. Không chỉ là vấn đề chất lượng, mà ưu điểm quan trọng của phòng mạch tư còn ở sự thuận tiện nữa. Các phòng mạch này mở cửa cả chiều và tối những ngày trong tuần và cả những ngày cuối tuần, ngoài ra thủ tục cũng giản tiện hơn nhiều. Các bác sĩ tư còn có thể chẩn đoán và cung cấp những dịch vụ khác như xét nghiệm, điện tâm đồ và tiểu phẫu. 4. Những lý do chính mà các đốc-tờ nêu ra khi mở thêm phòng khám tư là giá cả leo thang, đời sống đắt đỏ, và chi tiêu cho việc học tập của con cái. Cũng như ở Nhật, Nam Hàn hay Đài Loan, nhiều người Việt nam chi khá nhiều tiền để con mình theo các lớp học phụ đạo toán, lý, hoá và ngoại ngữ với hi vọng các cô cậu ấm sẽ đỗ vào một trường đại học danh tiếng. 5. Tuy nhiên, không phải ai cũng tỏ ra lạc quan đối với những đổi thay này. Một số nhà quản lý các bệnh viện quan ngại rằng những thay đổi này sẽ làm giảm chất lượng chăm sóc y tế và làm cho khối lượng công việc của các bác sĩ vốn đã nặng lại càng nặng nề thêm. Các nhà quản lý lý luận rằng các bác sĩ làm thêm sẽ bị quá tải và kiệt sức, không thể hoàn thành công việc với chất lượng tốt ngay cả trong giờ làm hành chính chứ chưa nói gì đến làm ngoài. 6. Hơn nữa, nhiều bác sĩ còn kiêm cả bán thuốc để thêm thu nhập, chính vì thế mà người ta còn lo ngại rằng họ sẽ kê đơn thuốc nhiều và nặng hơn mức cần thiết. Một vấn đề nữa là sự phân bố bác sĩ không đồng đều giữa các vùng miền ở Việt nam. Nhà nước hiện nay không còn chịu trách nhiệm phân công công tác cho các sinh viên y khoa mới tốt nghiệp, mà những sinh viên này chẳng mấy ai lại muốn đi xa nơi phồn hoa đô thị mà họ đã được đào tạo. Unit 11. Task 3. 26