SlideShare a Scribd company logo
1 of 7
ĐÔI ĐIỀU VỀ NGUYÊN NHÂN CỦA TÌNH HÌNH LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM
Posted on 16/04/2012 by Civillawinfor
                                  NGUYỄN TẤN DŨNG – Hai Bà Trưng, Quận 3, Thành phố
                                  Hồ Chí MInh
                                  Thế giới đã và đang tiếp tục chứng kiến các cuộc khủng
                                  hoảng kinh tế-tài chính trên quy mô rộng hơn. Khủng
                                  hoảng ít nhiều đã tác động đến nền kinh tế-tài chính của
                                  mỗi nước, cũng như ảnh hưởng đến đời sống kinh tế của
                                  mỗi người dân trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam. Bài
                                  viết này không nhằm tìm hiểu về cuộc khủng hoảng đó, mà
                                  nhằm nhìn nhận lại nguyên nhân tình hình lạm pháp đã và
vẫn còn diễn ra ở Việt Nam.
Lạm phát là một trong những vấn đề chính yếu của các quốc gia phát triển cũng như là các
quốc gia đang phát triển, nó tồn tại tất yếu trong một nền kinh tế thị trường. Trong nhiều năm
qua, kinh tế Việt Nam đã và đang diễn ra lạm phát dù không thực sự quá tầm trọng nhưng cũng
có ảnh hưởng không nhỏ đến chính sách kinh tế của Nhà nước, hoạt động kinh doanh của các
doanh nghiệp và cả đời sống của người dân.
Lạm phát là sự mất sức mua của một đơn vị tiền tệ trong một khoảng thời gian nhất định, và
thường được diễn tả như là sự gia tăng chung trong giá cả của hàng hóa và dịch vụ. Như vậy,
có thể thấy rằng, đầu tiên lạm phát là do căn bệnh của tiền tệ, “lạm phát, mãi mãi và ở khắp mọi
nơi đều là một vấn đề tiền tệ”- (Milton Friedman). Tình hình lạm phát ở Việt Nam trong những
năm qua cũng không nằm ngoài nguyên nhân là từ căn bệnh tiền tệ đó. Vì sao lạm phát lại luôn
có xu hướng tăng cao? Tình hình lạm phát này nếu không phải là do căn bệnh tiền tệ thì là từ
đâu?
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã phải phát hành một lượng tiền đồng Việt Nam rất lớn để trả
lương tăng lên khi mức lương cơ bản tăng. Lượng tiền này sẽ đi đâu nếu không được chi tiêu
và “đổ” vào thị trường? điều đó phần nào đã làm mất sức mua của tiền đồng Việt Nam. Vì rằng,
khi có nhiều tiền hơn, người dân sẽ tăng việc chi tiêu, mua sắm, từ đó làm tăng mức cầu đối
với hàng hóa và dịch vụ (tổng cầu) do đó sẽ “kéo” giá cả lên, nhất là khi “tổng cung” bị hạn chế
do chưa tăng việc sản xuất kịp so với “tổng cầu”. Đồng thời với đó, Nhà nước lại vì quá chú
trọng đến việc hạn chế nhập khẩu cũng như là hạn chế việc tiêu dùng các hàng hóa có thể gọi
là “sa sỉ”, điển hình như ô tô, nên nhà nước đã tăng mức thuế suất đối với các mặt hàng đó,
bên cạnh là điều chỉnh mức thuế suất thuế thu nhập doanh ngiệp, điều này phần nào cũng góp
phần là nguyên nhân của lạm phát, “khi vượt một điểm nào đó, chính việc đánh thuế là nguyên
nhân của lạm phát” (Keynes).
Trên đây có thể là một nguyên nhân chính của tình hình lạm phát của Việt Nam thời gian qua.
Ngoài ra, tình hình lạm phát ở Việt Nam được thúc đẩy và kéo dài là do hai nguyên nhân khác,
đó là do có sự tồn tại của một quyền lực độc quyền (hay quyền lực liên minh để độc quyền)
trong nền kinh tế và sự thiếu niềm tin của người dân vào sự quản lý của các cơ quan, cán bộ
nhà nước.
Đầu tiên là sự tồn tại của một quyền lực độc quyền trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam.
Các mặt hàng thiết yếu từ thực phẩm (gạo, nước) cho đến năng lượng (xăng dầu, điện) và cả
dịch vụ vận tải (hàng không, tàu lửa) điều thuộc độc quyền Nhà nước quản lý, mà đại diện là
các công ty nhà nước. Giá cả của các loại hàng hóa, dịch vụ này thực tế không do thị trường
quyết định mà do “bàn tay hữu hình” của Nhà nước điều khiển. Các công ty nhà nước đệ trình
mức giá đối với hàng hóa, dịch vụ do mình quản lý, sau đó là có sự phê duyệt của Chính phủ
về mức giá đó. Điều này đã phần nào cho ta thấy một sự cứng nhắc, “phi thị trường” về giá cả
trong một nền kinh tế thị trường. Giá cả hàng hóa, dịch vụ không thay đổi kịp theo biểu đồ
“cung- cầu” của thị trường, như trường hợp gạo và xăng dầu trong những tháng vừa qua, khi
giá đã được đẩy lên cao thì khó mà được đưa trở lại khi biến động giá đã giảm xuống và trở lại
bình ổn, hoặc có giảm thì cũng chỉ ở một giới hạn có thể nói là “không thực”. Từ đó, những bất
ổn về kinh tế không thể không xảy ra, lạm phát sẽ là một tất yêu của một nền kinh tế đang tăng
trưởng nhanh mà bất ổn. Hơn thế nữa, khi giá cả các mặt hàng thiết yếu này tăng, nhất là xăng
dầu, thì sẽ đẩy chi phí sản xuất của các mặt hàng liên quan tăng lên, đương nhiên là giá thành
sản phẩm của chúng cũng sẽ phải tăng theo. Từ đây, sẽ không tránh khỏi chỉ số giá tiêu dùng
(CPI – the consumer price index) cũng tăng theo, mà lạm phát thường được biểu thị theo CPI.
Nguyên nhân còn lại thúc đẩy và kéo dài xảy ra tình hình lạm phát ở Việt Nam là do sự thiếu
niềm tin của người dân vào sự quản lý của Nhà nước. Trong thời gian xảy ra lạm phát ở Việt
Nam thì cũng đồng thời là các vụ án tham nhũng lớn, các dự án do nhà nước đầu tư hàng ngàn
tỉ đồng một cách kém hiệu quả và lãng phí được đưa ra công luận và báo chí, như: Vụ PMU 18,
vụ đất Đồ Sơn (Hải Phòng), vụ 112 – “máy tính hóa” việc quản lý nhà nước. Chính những điều
này làm mất lòng tin của nhân nhân vào nhà nước. Người dân, doanh nghiệp thực hiện việc
đóng thuế sẽ như thế nào nếu tiền thuế của mình nộp vào để nhà nước chi tiêu lãng phí và
tham nhũng? và hàng ngàn tỉ đồng đó nếu đã không thực sự được đầu tư vào mở rộng sản
xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư để phát triển kinh tế, thì nó sẽ được dùng làm cho việc
tiêu dùng, sinh hoạt cá nhân của một số nhóm người có quyền, và đương nhiên một lượng tiền
đồng rất lớn lại đổ vào thị trường, việc đồng tiền giảm giá là đương nhiên. Khi người dân đã
không thực sự có niềm tin vào sự quản lý của nhà nước, việc họ tự lo cho cuộc sống mỗi ngày
của mình là đương nhiên, sợ giá hàng lại tăng, nên sẽ mua tích lũy, nhiều người dân làm như
vậy nên “cầu” sẽ tăng theo và giá hàng hóa hay dịch vụ cũng sẽ tăng theo.
Trên đây có thể nói là những nguyên nhân của tình hình lạm phát của Việt Nam trong gần
những năm qua, việc nó sẽ trở lại trầm trọng, hay chấm dứt, hay biến động thế nào một phần
rất lớn từ các giải pháp thích hợp từ Nhà nước, từ các chính sách kinh tế phù hợp, đến các
công cụ và “phương pháp” để mang lại niềm tin vào nhà nước từ người dân. Việc chuẩn bị lại
tăng giá điện lên thêm (một mặt hàng độc quyền quản lý của nhà nước), thu phí đường bộ,
tăng giá xăng dầu…. có tác động đến tình hình lạm phát hay không? đó là điều chưa biết,
nhưng tại sao chúng ta không “mở cửa” nhiều hơn cho các nhà đầu tư cùng tham gia vào một
số sân chơi độc quyền nhà nước, để người dân được hưởng quyền mua hàng hóa theo mức
giá cạnh tranh của thị trường. Hãy để lạm phát là một căn bệnh của một nền kinh tế thị trường
thì dễ được chấp nhận hơn là một căn bệnh từ hoạt động quản lý của nhà nước.
Đâu là nguyên nhân chính dẫn đến lạm phát ở Việt Nam?
      , 06/05/2011, 17:56RSSGửi emailIn tinBình luận


Bình luận của ông Huỳnh Thế Du và ông Nguyễn Đình Cung về tình hình lạm phát ởViệt Nam.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4/2011 của Việt Nam đã tăng tới 9,64% so với cuối năm 2010, cao hơn
mục tiêu kiềm chế ở 7% mà Quốc hội thông qua. Chủ đề lạm phát lúc này đang được đông đảo nhân dân
quan tâm.


NDHMoney xin trích dẫn một số ý kiến của ông Huỳnh Thế Du, Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright
và ông Nguyễn Đình Cung, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương về chủ đề
“Đâu là nguyên nhân chính dẫn đến lạm phát ở Việt Nam?”, trong buổi giao lưu trực tuyến trên
VnEconomy chiều ngày 6/5/2011.


Theo ông thì đâu là nguyên nhân chính dẫn đến lạm phát ở Việt Nam?
Ông Huỳnh Thế Du: Nói một cách ngắn gọn, theo tôi, lạm phát ở Việt Nam là do yếu tố tiền tệ do chi tiêu
công quá mức và phân bổ vốn thiên lệch ở khu vực thị trường (doanh nghiệp). Điều này có thể giải thích
cụ thể như sau:


Chúng ta biết rằng lạm phát là mức tăng giá chung của cả nền kinh tế. Nguyên nhân gây ra lạm phát có
thể là từ bên ngoài (khách quan) hay những vấn đề nội tại của nền kinh tế (nguyên nhân chủ quan),
nhưng căn nguyên của lạm phát chính là yếu tố tiền tệ.


Điều này được hiểu một cách đơn giản qua ví dụ năm ngoái trong nền kinh tế có 100 đơn vị hàng hóa và
100 đồng tiền thì giá 1 hàng hóa là 1 tiền. Năm nay, do tăng trưởng kinh tế 10% nên nền kinh tế có 110
đơn vị hàng hóa. Do những yếu tố khác nhau (chủ yếu vẫn là việc gia tăng cung tiền của ngân hàng
trung ương) mà nền kinh tế có đến 121 đơn vị tiền. Kết quả là giá 1 hàng hóa bằng 1,1 tiền hay lạm phát
là 10%.


Ngoài yếu tố tiền tệ, trong ngắn hạn, lạm phát cũng có thể do cầu kéo hay chi phí đẩy. Một ví dụ đơn giản
nhất của cầu kéo là những gói kích thích kinh tế của chính phủ. Với một kế hoạch chi tiêu lớn được đưa
ra sẽ làm cho tổng cầu của nền kinh tế gia tăng dẫn đến mức giá gia tăng trong ngắn hạn.


Sự nóng lên bất thường của các thị trường tài sản (chứng khoán , bất động sản...) cũng có thể gây ra
lạm phát cầu kéo do nhiều người trở nên giàu có bất thường sẽ gia tăng mức chi tiêu rất lớn của mình
dẫn đến tăng tổng cầu của cả nền kinh tế tăng.


Đối với lạm phát chi phí đẩy, ví dụ dễ nhìn thấy nhất là do một cú sốc cung nào đó mà làm cho nguồn
cung khan hiếm hay giá nguyên liệu đầu vào đột ngột tăng lên làm cho mức giá chung của cả nền kinh tế
tăng lên tức thì. Ví dụ hay được nhắc tới trong tình huống này là cuộc khủng hoảng dầu mỏ trên thế giới
ở thập niên 1970.
Tuy nhiên, nếu có chính sách tiền tệ hợp lý sao cho mức tăng cung tiền trong nền kinh tế phù hợp với
mức tăng của hàng hóa thì tác động của lạm phát do cầu kéo hay chi phí đẩy sẽ không kéo dài.


Căn cứ vào những lập luận trên và số liệu thực tế sẽ thấy nguyên nhân chủ yếu gây ra lạm phát của Việt
Nam không phải do các yếu tố bên ngoài. Trong thời gian qua, lạm phát của Việt Nam luôn cao hơn một
cách bất thường so với các nước trong khu vực hay các đối thủ cạnh tranh cũng như các nước có điều
kiện tương tự.


Ở các nước này, nhìn chung mức lạm phát luôn thấp hơn mức tăng trưởng GDP (cụ thể là hầu hết đều
dưới 5%), trong khi từ năm 2004 đến nay, lạm phát ở Việt Nam luôn cao hơn tăng trưởng GDP. Cá biệt
năm 2008 lên đến 23%, gấp khoảng 3 lần mức tăng GDP; năm 2010 ở mức 11,75%, gấp gần 2 lần mức
tăng GDP; và chỉ mới 4 tháng đầu năm 2011 lạm phát đã gần 2 con số.


Rất khó thuyết phục để có thể nói rằng lạm phát ở Việt Nam là do các yếu tố khách quan vì nếu là bên
ngoài thì hầu hết các nước cũng phải chịu tác động như nhau chứ tại sao chỉ có mình Việt Nam là cao
bất thường.


Tóm lại, nguyên nhân cơ bản của lạm phát ở Việt Nam, theo tôi, chính là yếu tố tiền tệ. Mức tăng tiền
quá cao so với mức tăng hàng hóa đã dẫn đến lạm phát. Nói một cách khác nguồn vốn đã không được
sử dụng hiệu quả do ba nguyên nhân cơ bản sau:


Thứ nhất, do đầu tư công quá mức. Không thể phủ nhận sự cần thiết của đầu tư công. Nhưng nhà nước
chỉ nên tham gia vào những lĩnh vực đem lại lợi ích lớn cho cả nền kinh tế nhưng tư nhân không có động
cơ để làm hoặc làm không có hiệu quả. Trên thực tế nhà nước đã tham gia quá nhiều vào các hoạt động
kinh tế và nhiều khi còn cạnh tranh và chèn lấn khu vực tư nhân. Với mức chi tiêu của khu vực công (bao
gồm chi tiêu thường xuyên và chi đầu tư) trong những năm vừa qua luôn ở mức 35-40% GDP và đầu tư
của nhà nước bằng khoảng 20% GDP (một nửa tổng đầu tư toàn xã hội) là một mức quá cao. Mức chi
tiêu này ắt hẳn là một mảnh đất màu mỡ cho tham nhũng và những hợp đồng có nhiều ưu ái cho một số
đối tượng như phân tích dưới đây.


Thứ hai, sự thiên lệch trong việc phân bổ vốn ở khu vực doanh nghiệp (khu vực thị trường). Nhìn vào
nền kinh tế sẽ thấy rằng các doanh nghiệp nhà nước và một số doanh nghiệp tư nhân lớn có nhiều quan
hệ đang là đối tượng dành được sự ưu ái trong việc phân bổ vốn. Câu chuyện của Vinashin đã chi tiêu
hoang phí trong thời gian qua và hiện vẫn được khoanh nợ và tiếp tục vay vốn là một ví dụ rất điển hình
của sự ưu ái dành cho các doanh nghiệp nhà nước.


Đối với một số doanh nghiệp tư nhân lớn, chúng ta thấy rằng, không ít trong số họ chủ yếu tập trung vào
các hoạt động kinh doanh (nói đúng hơn là đầu cơ) các loại tài sản (bất động sản, chứng khoán ...) hay
tìm kiếm tài nguyên quốc gia chứ không phải tập trung vào các hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra
nhiều giá trị gia tăng cho nền kinh tế. Điều đáng quan tâm là hầu hết các doanh nghiệp này không chỉ có
các ngân hàng hay tổ chức tài chính riêng của mình mà còn có quan hệ chặt chẽ với không ít các tổ chức
tài chính ngân hàng lớn hay những mối quan hệ khác.


Điều này làm cho các khoản cho vay theo quan hệ trở nên phổ biến hơn và một phần không nhỏ nguồn
vốn được đưa vào các hoạt động kinh doanh có tính đầu cơ gây rủi ro hơn là tạo ra giá trị gia tăng cho
nền kinh tế. Dĩ nhiên, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đối tượng chính giải quyết việc làm và là động lực
tăng trưởng của Việt Nam trong thời gian qua đã, đang và sẽ bị chèn lấn và khó tiếp cận vốn hơn nên có
thể phải thu hẹp sản xuất hay chỉ cầm cự cho qua ngày.


Thứ ba, việc theo đuổi chính sách ổn định tỷ giá đồng tiền trong bối cảnh lạm phát luôn cao làm giảm
sức cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam. Như nhiều lần tôi đã phân tích, khi lạm phát cao mà tỷ
giá cứng nhắc sẽ làm cho hàng hóa của các doanh nghiệp Việt Nam (kể cả tiêu thụ trong nước và xuất
khẩu) trở nên đắt đỏ hơn so với hàng nhập khẩu. Điều này làm cho một lượng hàng hóa ít hơn sẽ được
sản xuất ra trong nền kinh tế Việt Nam và sức cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam bị giảm sút.


Sự lãng phí tham nhũng trong đầu tư công cũng như sự phân bổ vốn thiên lệch như trên còn dẫn đến
một hệ lụy khác là nhiều người giàu lên bất thường có nhu cầu chi tiêu các hàng hóa xa xỉ nhập ngoại
cộng với việc định giá cao đồng tiền làm cho tình trạng nhập siêu ngày một căng thẳng hơn.


Nói chung tình trạng phân bổ nguồn lực cộng với chính sách điều hành tỷ giá như trên đã dẫn đến sự
mất cân bằng kép trong nền kinh tế mà nó thể hiện bởi thâm hụt thương mại, thâm hụt ngân sách luôn
dai dẳng và trầm trọng hơn cùng với lạm phát luôn ở mức rất cao.


Ông đánh giá thế nào về việc thắt chặt tiền tệ như hiện nay, kết quả và hệ lụy của nó?


Ông Huỳnh Thế Du: Về nguyên tắc, khi tiền tăng nhiều hơn mức tăng của hàng hóa dẫn đến lạm phát
thì cần phải thắt chặt tiền tệ để giảm lượng tiền trong nền kinh tế là hoàn toàn đúng. Tuy nhiên, điều cần
lưu ý là việc thắt chặt tiền tệ cần phải đảm bảo rằng những đối tượng tạo ra nhiều giá trị gia tăng cho nền
kinh tế phải bị ít ảnh hưởng nhất để đảm bảo mức gia tăng cân đối giữa tiền và hàng. Nhìn dưới khía
cạnh này và dựa vào phân tích trên sẽ thấy việc thắt chặt tiền tệ có thể làm cho tình trạng trở nên trầm
trọng hơn vì:


Thứ nhất, ở khu vực thị trường hay khu vực kinh doanh các doanh nghiệp vừa và nhỏ - cỗ máy tăng
trưởng của Việt Nam – có thể là đối tượng chịu tác động trước tiên vì khi nguồn vốn bị giới hạn thì người
bên ngoài (các doanh nghiệp vừa và nhỏ) sẽ là đối tượng bị cắt nguồn vốn trước tiên. Như vậy, ngay ở
khu vực thị trường, mất cân đối tiền - hàng có thể trở nên trầm trọng hơn.


Thứ hai, thắt chặt tiền tệ chưa hẳn sẽ giảm được lượng tiền trong nền kinh tế. Nói chung thắt chặt tiền tệ
là giảm lượng cung tiền ở khu vực thị trường với giả định là việc chi tiêu công phải tuân thủ theo những
kỷ luật nghiêm ngặt nên lượng tiền trong nền kinh tế sẽ giảm.


Tuy nhiên, nếu mục tiêu đầu tư vẫn chiếm khoảng 40% GDP hay mức chi tiêu của toàn xã hội không
thay đổi thì việc thắt chặt tiền tệ ở khu vực thị trường có thể sẽ đẩy tiền sang khu vực chi tiêu ngân sách
vì trên thực tế NHNN không thể nói không với yêu cầu từ phía Chính phủ. Lúc này, một lần nữa, mất cân
đối tiền - hàng lại trở nên nghiêm trọng hơn.


Gần đây có một số ý kiến của chuyên gia cho rằng thắt chặt tiền tệ đã quá đủ và không cần thắt thêm
nữa. Xin hỏi chúng ta đã thực sự thắt chặt tiền tệ hay chưa khi tỷ lệ dự trữ bắt buộc còn ở mức 3% trong
khi Trung Quốc tăng tới 20,5%? Và chúng ta có thật sự thiếu tiền trong khi quả bóng tín dụng của ta bằng
1,2 GDP? Liệu nới lỏng tiền tệ để hạ lãi suất có phải là biện pháp để giảm lạm phát hay không như một
số ý kiến chuyên gia?


Ông Huỳnh Thế Du: Như tôi đã phân tích, nếu chỉ tập trung vào thắt chặt tiền tệ có thể làm cho tình hình
nghiêm trọng hơn. Thực ra quả bóng lúc này đang ở phía chi tiêu ngân sách nhiều hơn.


Ý kiến nới lỏng tiền tệ để hạ lãi suất, giảm lạm phát là một lập luận hoàn toàn sai lầm. Nếu giải pháp này
được thực hiện chẳng khác nào đổ dầu vào lửa.


Con số tín dụng bằng 1,2 lần GDP mà bạn đưa ra (theo số liệu mà tôi có được có thể là cao hơn một
chút) là điều cần đặc biệt quan tâm. Những nước có mức độ phát triển như Việt Nam thì tín dụng so với
GDP của họ chỉ bằng khoảng 50-80% GDP và giá trị thị trường của các doanh nghiệp niêm yết so với
GDP cũng chỉ tương đương mức độ hiện tại của Việt Nam.


Tại sao tín dụng cho doanh nghiệp nhiều mà GDP lại tăng không cao? Phải chăng nợ xấu là một vấn đề
có thể rất nghiêm trọng và cần được quan tâm của nền kinh tế Việt Nam?


Ông Nguyễn Đình Cung: Có thể nói, nguyên nhân của lạm phát thì có nhiều. Có thể phân thành hai loại,
một là do nội tại của nền kinh tế và loại do bên ngoài. Đối với nền kinh tế nước ta trong mấy năm gần
đây, bất ổn kinh tế vĩ mô trở thành vấn đề thường xuyên, trong đó lạm phát cao là vấn đề nổi cộm.


Theo tôi, điều đó bắt nguồn từ mô hình tăng trưởng và cách thức mà chúng ta sử dụng để đạt được mục
đích tăng trưởng. Tăng trưởng của chúng ta cho đến nay chủ yếu vẫn dựa vào mở rộng đầu tư, nhưng
đầu tư nhìn chung lại kém hiệu quả, nhất là đầu tư nhà nước.


Mô hình và cách thức tăng trưởng như thế hiện đã tới hạn của nó. Tuy mô hình và cách thức tăng trưởng
đã tới hạn nhưng chúng ta vẫn dựa vào đó để đạt được mục tiêu tăng trưởng, do đó về ngắn hạn thì
cách chủ yếu để đạt tăng trưởng đó là mở rộng đầu tư.


Để mở rộng đầu tư thì chúng ta buộc phải mở rộng chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ để có đầu
tư. Do đó, tốc độ tăng trưởng tín dụng, M2, thâm hụt tài khóa gia tăng, thâm hụt cán cân thanh toán gia
tăng... tất cả những điều đó là nguyên nhân mang tính nội tại làm cho lạm phát của chúng ta trong mấy
năm qua luôn ở mức cao và cao hơn nhiều so với các nước.


Còn đối với lạm phát hiện nay, nhất là trong tháng 3,4 và có thể các tháng tới đây, ngoài những nguyên
nhân nói trên thì điều chỉnh tăng giá xăng dầu, điện, tỷ giá, các mặt hàng khác kết hợp với giá cả trên thị
trường thế giới cũng tăng cao trong 2 tháng vừa qua đã tác động trực tiếp làm tăng chi phí sản xuất, cho
nên tỷ lệ lạm phát trong hai tháng qua cao hơn nhiều so với cùng kỳ năm trước.


Lạm phát cao và bất ổn kinh tế vĩ mô đã làm giảm lòng tin của người dân vào đồng nội tệ, người dân kỳ
vọng lạm phát sẽ còn tiếp tục tăng. Điều đó cũng là một trong những yếu tố tạo áp lực lên lạm phát, song
đó không phải là nguyên nhân cơ bản gây ra lạm phát.


Xin các chuyên gia đánh giá về các yếu tố có thể ảnh hưởng đến lạm phát năm 2011? Dường như chính
sách tài khóa vẫn chưa có động thái gì, điều này ảnh hưởng thế nào đến khả năng kiềm chế lạm phát
năm 2011?


Ông Nguyễn Đình Cung: Như trên tôi đã trình bày về nguyên nhân của lạm phát. Trong năm nay, nếu
Chính phủ kiên trì thắt chặt tài khóa và tiền tệ thì nguyên nhân cầu kéo lạm phát sẽ dần được loại trừ. Vì
vậy, có thể nguyên nhân chủ yếu của lạm phát năm nay là do chi phí đẩy.


Tuy vậy, nếu không khởi động trên thực tế quá trình tái cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng
dựa chủ yếu vào nâng cao năng suất, hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế thì nguyên nhân
sâu xa của lạm phát vẫn còn nguyên, và nguy cơ lạm phát do cầu kéo (do mở rộng chính sách tài khóa
và tiền tệ) sẽ quay trở lại.


Tôi cũng cho rằng, thực hiện Nghị quyết 11 của Chính phủ, chính sách tiền tệ năm nay đã có một mục
tiêu khá rõ ràng, đo lường và giám sát được. Trên thực tế, các giải pháp về tiền tệ đang được thực hiện
khá quyết liệt và có những kết quả bước đầu trong kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.


Còn về tài khóa thì kết quả chưa thật rõ ràng, các khoản cắt giảm đầu tư, cắt giảm chi tiêu, theo tôi vẫn
mới chỉ dừng ở những con số báo cáo, có lẽ chưa cắt giảm một cách thực sự, qua đó góp phần giảm
tổng cầu của nền kinh tế và giảm áp lực đối với lạm phát.


Hy vọng rằng, trong những tháng tới đây các giải pháp về tài khóa sẽ được thực hiện tốt hơn, phối hợp,
bổ sung và giảm bớt gánh nặng cho chính sách tiền tệ trong việc kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ
mô. Có như vậy, kết quả kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô sẽ bền vững hơn.

More Related Content

What's hot

[KTVM2] Thuyết trình - Lạm phát, Thất nghiệp, GDP
[KTVM2] Thuyết trình - Lạm phát, Thất nghiệp, GDP[KTVM2] Thuyết trình - Lạm phát, Thất nghiệp, GDP
[KTVM2] Thuyết trình - Lạm phát, Thất nghiệp, GDP
thienvan94
 
Tài chính tiền tệ nhóm 5 lớp 54ckt 3
Tài chính tiền tệ nhóm 5 lớp 54ckt 3Tài chính tiền tệ nhóm 5 lớp 54ckt 3
Tài chính tiền tệ nhóm 5 lớp 54ckt 3
lovelycat1416
 
Chính sách can thiệp của Chính phủ
Chính sách can thiệp của Chính phủChính sách can thiệp của Chính phủ
Chính sách can thiệp của Chính phủ
Linh Lư
 
Tiểu luận về chính sách tiền tệ
Tiểu luận về chính sách tiền tệTiểu luận về chính sách tiền tệ
Tiểu luận về chính sách tiền tệ
XUAN THU LA
 
Nhin lai chinh sach tien te
Nhin lai chinh sach tien te Nhin lai chinh sach tien te
Nhin lai chinh sach tien te
Quân Lê
 

What's hot (20)

ChươNg 10 Va Ba Po
ChươNg 10 Va Ba PoChươNg 10 Va Ba Po
ChươNg 10 Va Ba Po
 
ĐỀ TÀI: TÌNH HÌNH LẠM PHÁT TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY VÀ CÁC GIẢI PHÁP CỦA CHÍNH...
ĐỀ TÀI: TÌNH HÌNH LẠM PHÁT TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY VÀ CÁC GIẢI PHÁP CỦA CHÍNH...ĐỀ TÀI: TÌNH HÌNH LẠM PHÁT TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY VÀ CÁC GIẢI PHÁP CỦA CHÍNH...
ĐỀ TÀI: TÌNH HÌNH LẠM PHÁT TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY VÀ CÁC GIẢI PHÁP CỦA CHÍNH...
 
Lạm phát
Lạm phátLạm phát
Lạm phát
 
lạm phát việt nam trong những năm gần đây
lạm phát việt nam trong những năm gần đâylạm phát việt nam trong những năm gần đây
lạm phát việt nam trong những năm gần đây
 
[KTVM2] Thuyết trình - Lạm phát, Thất nghiệp, GDP
[KTVM2] Thuyết trình - Lạm phát, Thất nghiệp, GDP[KTVM2] Thuyết trình - Lạm phát, Thất nghiệp, GDP
[KTVM2] Thuyết trình - Lạm phát, Thất nghiệp, GDP
 
Lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2000 - 2010
Lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2000 - 2010Lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2000 - 2010
Lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2000 - 2010
 
Ktvm pp
Ktvm ppKtvm pp
Ktvm pp
 
Tài chính tiền tệ nhóm 5 lớp 54ckt 3
Tài chính tiền tệ nhóm 5 lớp 54ckt 3Tài chính tiền tệ nhóm 5 lớp 54ckt 3
Tài chính tiền tệ nhóm 5 lớp 54ckt 3
 
Lạm phát mục tiêu và hàm ý đối với khuôn khổ chính sách tiền tệ ở việt nam doc
Lạm phát mục tiêu và hàm ý đối với khuôn khổ chính sách tiền tệ ở việt nam docLạm phát mục tiêu và hàm ý đối với khuôn khổ chính sách tiền tệ ở việt nam doc
Lạm phát mục tiêu và hàm ý đối với khuôn khổ chính sách tiền tệ ở việt nam doc
 
Đề tài: Phân tích tình hình lạm phát ở Việt Nam hiện nay, HAY
Đề tài: Phân tích tình hình lạm phát ở Việt Nam hiện nay, HAYĐề tài: Phân tích tình hình lạm phát ở Việt Nam hiện nay, HAY
Đề tài: Phân tích tình hình lạm phát ở Việt Nam hiện nay, HAY
 
TIỂU LUẬN LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP_10302212052019
TIỂU LUẬN LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP_10302212052019TIỂU LUẬN LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP_10302212052019
TIỂU LUẬN LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP_10302212052019
 
1079 cáp minh công
1079 cáp minh công1079 cáp minh công
1079 cáp minh công
 
Chính sách can thiệp của Chính phủ
Chính sách can thiệp của Chính phủChính sách can thiệp của Chính phủ
Chính sách can thiệp của Chính phủ
 
Tiểu luận về chính sách tiền tệ
Tiểu luận về chính sách tiền tệTiểu luận về chính sách tiền tệ
Tiểu luận về chính sách tiền tệ
 
Vấn đề lạm phát ở Việt Nam từ 2004 - 2015
Vấn đề lạm phát ở Việt Nam từ 2004 - 2015Vấn đề lạm phát ở Việt Nam từ 2004 - 2015
Vấn đề lạm phát ở Việt Nam từ 2004 - 2015
 
Nhin lai chinh sach tien te
Nhin lai chinh sach tien te Nhin lai chinh sach tien te
Nhin lai chinh sach tien te
 
Các công cụ chính sách tiền tệ hiện nay ở Việt Nam
Các công cụ chính sách tiền tệ hiện nay ở Việt NamCác công cụ chính sách tiền tệ hiện nay ở Việt Nam
Các công cụ chính sách tiền tệ hiện nay ở Việt Nam
 
CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ NHẰM ĐỐI PHÓ DỊCH COVID-19_v2.pdf
CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ NHẰM ĐỐI PHÓ DỊCH COVID-19_v2.pdfCHÍNH SÁCH TIỀN TỆ NHẰM ĐỐI PHÓ DỊCH COVID-19_v2.pdf
CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ NHẰM ĐỐI PHÓ DỊCH COVID-19_v2.pdf
 
Tuần 2
Tuần 2Tuần 2
Tuần 2
 
Bai 7 lam phat
Bai 7   lam phatBai 7   lam phat
Bai 7 lam phat
 

Viewers also liked (9)

презентация маркетинг бюро
презентация маркетинг бюропрезентация маркетинг бюро
презентация маркетинг бюро
 
Past continuous
Past continuousPast continuous
Past continuous
 
Past continuous
Past continuousPast continuous
Past continuous
 
La publicitat
La publicitatLa publicitat
La publicitat
 
El telèfon
El telèfonEl telèfon
El telèfon
 
Apa dia pendekatan
Apa dia pendekatanApa dia pendekatan
Apa dia pendekatan
 
La publicitat
La publicitatLa publicitat
La publicitat
 
презентация маркетинг бюро
презентация маркетинг бюропрезентация маркетинг бюро
презентация маркетинг бюро
 
La teoría de la frustración y del conflicto
La teoría de la frustración y del conflictoLa teoría de la frustración y del conflicto
La teoría de la frustración y del conflicto
 

Similar to Vi mô

li thuyet tai chinh
li thuyet tai chinhli thuyet tai chinh
li thuyet tai chinh
thuy tran
 
NHOM 5-DRAFT-24.11.docx
NHOM 5-DRAFT-24.11.docxNHOM 5-DRAFT-24.11.docx
NHOM 5-DRAFT-24.11.docx
QuangTri10
 
Tieu luan bo ba bat kha thi
Tieu luan bo ba bat kha thiTieu luan bo ba bat kha thi
Tieu luan bo ba bat kha thi
ngapham96
 
Tl bo sung thay trang
Tl bo sung   thay trangTl bo sung   thay trang
Tl bo sung thay trang
Loan Le
 
Tl thuc trang va bien phap khac phuc lam phat của vn nam 2010
Tl thuc trang va bien phap khac phuc lam phat của vn nam 2010Tl thuc trang va bien phap khac phuc lam phat của vn nam 2010
Tl thuc trang va bien phap khac phuc lam phat của vn nam 2010
Phuong Thao Huynh
 
Lãi suất ảnh hưởng đến tỷ giá
Lãi suất ảnh hưởng đến tỷ giáLãi suất ảnh hưởng đến tỷ giá
Lãi suất ảnh hưởng đến tỷ giá
haiduabatluc
 

Similar to Vi mô (20)

Bài mẫu tiểu luận về lạm phát ở Việt Nam, HAY
Bài mẫu tiểu luận về lạm phát ở Việt Nam, HAYBài mẫu tiểu luận về lạm phát ở Việt Nam, HAY
Bài mẫu tiểu luận về lạm phát ở Việt Nam, HAY
 
BÁO CÁO KTVM.docx
BÁO CÁO KTVM.docxBÁO CÁO KTVM.docx
BÁO CÁO KTVM.docx
 
TIỂU LUẬN: CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VỚI MỤC TIÊU KIỀM CHẾ LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM
TIỂU LUẬN: CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VỚI MỤC TIÊU KIỀM CHẾ LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAMTIỂU LUẬN: CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VỚI MỤC TIÊU KIỀM CHẾ LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM
TIỂU LUẬN: CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VỚI MỤC TIÊU KIỀM CHẾ LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM
 
li thuyet tai chinh
li thuyet tai chinhli thuyet tai chinh
li thuyet tai chinh
 
Vietnamese Inflation
Vietnamese InflationVietnamese Inflation
Vietnamese Inflation
 
24497767-LẠM-PHAT.pdfdfeesrsedexdsdcdfcf
24497767-LẠM-PHAT.pdfdfeesrsedexdsdcdfcf24497767-LẠM-PHAT.pdfdfeesrsedexdsdcdfcf
24497767-LẠM-PHAT.pdfdfeesrsedexdsdcdfcf
 
NHOM 5-DRAFT-24.11.docx
NHOM 5-DRAFT-24.11.docxNHOM 5-DRAFT-24.11.docx
NHOM 5-DRAFT-24.11.docx
 
TTNH_Lạm phát.pptx
TTNH_Lạm phát.pptxTTNH_Lạm phát.pptx
TTNH_Lạm phát.pptx
 
Tiểu luận môn tài chính tiền tệ các công cụ chính sách tiền tệ hiện nay ở việ...
Tiểu luận môn tài chính tiền tệ các công cụ chính sách tiền tệ hiện nay ở việ...Tiểu luận môn tài chính tiền tệ các công cụ chính sách tiền tệ hiện nay ở việ...
Tiểu luận môn tài chính tiền tệ các công cụ chính sách tiền tệ hiện nay ở việ...
 
Gỗ & Nội thất - VOL 86
Gỗ & Nội thất - VOL 86Gỗ & Nội thất - VOL 86
Gỗ & Nội thất - VOL 86
 
Tieu luan bo ba bat kha thi
Tieu luan bo ba bat kha thiTieu luan bo ba bat kha thi
Tieu luan bo ba bat kha thi
 
Đề tài: Cơ sở lý luận và kết quả phân tích, đánh giá thực trạng lạm phát, đề ...
Đề tài: Cơ sở lý luận và kết quả phân tích, đánh giá thực trạng lạm phát, đề ...Đề tài: Cơ sở lý luận và kết quả phân tích, đánh giá thực trạng lạm phát, đề ...
Đề tài: Cơ sở lý luận và kết quả phân tích, đánh giá thực trạng lạm phát, đề ...
 
Slide tăng trưởng kinh tế
Slide tăng trưởng kinh tế Slide tăng trưởng kinh tế
Slide tăng trưởng kinh tế
 
Tl bo sung thay trang
Tl bo sung   thay trangTl bo sung   thay trang
Tl bo sung thay trang
 
Kinh tế vĩ mô.doc
Kinh tế vĩ mô.docKinh tế vĩ mô.doc
Kinh tế vĩ mô.doc
 
Tiểu luận Tài chính tienf tệ
Tiểu luận Tài chính tienf tệTiểu luận Tài chính tienf tệ
Tiểu luận Tài chính tienf tệ
 
Bài mẫu Tiểu luận quản trị nguồn nhân lực, HAY
Bài mẫu Tiểu luận quản trị nguồn nhân lực, HAYBài mẫu Tiểu luận quản trị nguồn nhân lực, HAY
Bài mẫu Tiểu luận quản trị nguồn nhân lực, HAY
 
chương 1.pptx
chương 1.pptxchương 1.pptx
chương 1.pptx
 
Tl thuc trang va bien phap khac phuc lam phat của vn nam 2010
Tl thuc trang va bien phap khac phuc lam phat của vn nam 2010Tl thuc trang va bien phap khac phuc lam phat của vn nam 2010
Tl thuc trang va bien phap khac phuc lam phat của vn nam 2010
 
Lãi suất ảnh hưởng đến tỷ giá
Lãi suất ảnh hưởng đến tỷ giáLãi suất ảnh hưởng đến tỷ giá
Lãi suất ảnh hưởng đến tỷ giá
 

Vi mô

  • 1. ĐÔI ĐIỀU VỀ NGUYÊN NHÂN CỦA TÌNH HÌNH LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM Posted on 16/04/2012 by Civillawinfor NGUYỄN TẤN DŨNG – Hai Bà Trưng, Quận 3, Thành phố Hồ Chí MInh Thế giới đã và đang tiếp tục chứng kiến các cuộc khủng hoảng kinh tế-tài chính trên quy mô rộng hơn. Khủng hoảng ít nhiều đã tác động đến nền kinh tế-tài chính của mỗi nước, cũng như ảnh hưởng đến đời sống kinh tế của mỗi người dân trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam. Bài viết này không nhằm tìm hiểu về cuộc khủng hoảng đó, mà nhằm nhìn nhận lại nguyên nhân tình hình lạm pháp đã và vẫn còn diễn ra ở Việt Nam. Lạm phát là một trong những vấn đề chính yếu của các quốc gia phát triển cũng như là các quốc gia đang phát triển, nó tồn tại tất yếu trong một nền kinh tế thị trường. Trong nhiều năm qua, kinh tế Việt Nam đã và đang diễn ra lạm phát dù không thực sự quá tầm trọng nhưng cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến chính sách kinh tế của Nhà nước, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp và cả đời sống của người dân. Lạm phát là sự mất sức mua của một đơn vị tiền tệ trong một khoảng thời gian nhất định, và thường được diễn tả như là sự gia tăng chung trong giá cả của hàng hóa và dịch vụ. Như vậy, có thể thấy rằng, đầu tiên lạm phát là do căn bệnh của tiền tệ, “lạm phát, mãi mãi và ở khắp mọi nơi đều là một vấn đề tiền tệ”- (Milton Friedman). Tình hình lạm phát ở Việt Nam trong những năm qua cũng không nằm ngoài nguyên nhân là từ căn bệnh tiền tệ đó. Vì sao lạm phát lại luôn có xu hướng tăng cao? Tình hình lạm phát này nếu không phải là do căn bệnh tiền tệ thì là từ đâu? Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã phải phát hành một lượng tiền đồng Việt Nam rất lớn để trả lương tăng lên khi mức lương cơ bản tăng. Lượng tiền này sẽ đi đâu nếu không được chi tiêu và “đổ” vào thị trường? điều đó phần nào đã làm mất sức mua của tiền đồng Việt Nam. Vì rằng, khi có nhiều tiền hơn, người dân sẽ tăng việc chi tiêu, mua sắm, từ đó làm tăng mức cầu đối với hàng hóa và dịch vụ (tổng cầu) do đó sẽ “kéo” giá cả lên, nhất là khi “tổng cung” bị hạn chế do chưa tăng việc sản xuất kịp so với “tổng cầu”. Đồng thời với đó, Nhà nước lại vì quá chú trọng đến việc hạn chế nhập khẩu cũng như là hạn chế việc tiêu dùng các hàng hóa có thể gọi là “sa sỉ”, điển hình như ô tô, nên nhà nước đã tăng mức thuế suất đối với các mặt hàng đó, bên cạnh là điều chỉnh mức thuế suất thuế thu nhập doanh ngiệp, điều này phần nào cũng góp phần là nguyên nhân của lạm phát, “khi vượt một điểm nào đó, chính việc đánh thuế là nguyên nhân của lạm phát” (Keynes). Trên đây có thể là một nguyên nhân chính của tình hình lạm phát của Việt Nam thời gian qua. Ngoài ra, tình hình lạm phát ở Việt Nam được thúc đẩy và kéo dài là do hai nguyên nhân khác, đó là do có sự tồn tại của một quyền lực độc quyền (hay quyền lực liên minh để độc quyền) trong nền kinh tế và sự thiếu niềm tin của người dân vào sự quản lý của các cơ quan, cán bộ nhà nước. Đầu tiên là sự tồn tại của một quyền lực độc quyền trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam. Các mặt hàng thiết yếu từ thực phẩm (gạo, nước) cho đến năng lượng (xăng dầu, điện) và cả dịch vụ vận tải (hàng không, tàu lửa) điều thuộc độc quyền Nhà nước quản lý, mà đại diện là các công ty nhà nước. Giá cả của các loại hàng hóa, dịch vụ này thực tế không do thị trường quyết định mà do “bàn tay hữu hình” của Nhà nước điều khiển. Các công ty nhà nước đệ trình mức giá đối với hàng hóa, dịch vụ do mình quản lý, sau đó là có sự phê duyệt của Chính phủ về mức giá đó. Điều này đã phần nào cho ta thấy một sự cứng nhắc, “phi thị trường” về giá cả trong một nền kinh tế thị trường. Giá cả hàng hóa, dịch vụ không thay đổi kịp theo biểu đồ “cung- cầu” của thị trường, như trường hợp gạo và xăng dầu trong những tháng vừa qua, khi
  • 2. giá đã được đẩy lên cao thì khó mà được đưa trở lại khi biến động giá đã giảm xuống và trở lại bình ổn, hoặc có giảm thì cũng chỉ ở một giới hạn có thể nói là “không thực”. Từ đó, những bất ổn về kinh tế không thể không xảy ra, lạm phát sẽ là một tất yêu của một nền kinh tế đang tăng trưởng nhanh mà bất ổn. Hơn thế nữa, khi giá cả các mặt hàng thiết yếu này tăng, nhất là xăng dầu, thì sẽ đẩy chi phí sản xuất của các mặt hàng liên quan tăng lên, đương nhiên là giá thành sản phẩm của chúng cũng sẽ phải tăng theo. Từ đây, sẽ không tránh khỏi chỉ số giá tiêu dùng (CPI – the consumer price index) cũng tăng theo, mà lạm phát thường được biểu thị theo CPI. Nguyên nhân còn lại thúc đẩy và kéo dài xảy ra tình hình lạm phát ở Việt Nam là do sự thiếu niềm tin của người dân vào sự quản lý của Nhà nước. Trong thời gian xảy ra lạm phát ở Việt Nam thì cũng đồng thời là các vụ án tham nhũng lớn, các dự án do nhà nước đầu tư hàng ngàn tỉ đồng một cách kém hiệu quả và lãng phí được đưa ra công luận và báo chí, như: Vụ PMU 18, vụ đất Đồ Sơn (Hải Phòng), vụ 112 – “máy tính hóa” việc quản lý nhà nước. Chính những điều này làm mất lòng tin của nhân nhân vào nhà nước. Người dân, doanh nghiệp thực hiện việc đóng thuế sẽ như thế nào nếu tiền thuế của mình nộp vào để nhà nước chi tiêu lãng phí và tham nhũng? và hàng ngàn tỉ đồng đó nếu đã không thực sự được đầu tư vào mở rộng sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư để phát triển kinh tế, thì nó sẽ được dùng làm cho việc tiêu dùng, sinh hoạt cá nhân của một số nhóm người có quyền, và đương nhiên một lượng tiền đồng rất lớn lại đổ vào thị trường, việc đồng tiền giảm giá là đương nhiên. Khi người dân đã không thực sự có niềm tin vào sự quản lý của nhà nước, việc họ tự lo cho cuộc sống mỗi ngày của mình là đương nhiên, sợ giá hàng lại tăng, nên sẽ mua tích lũy, nhiều người dân làm như vậy nên “cầu” sẽ tăng theo và giá hàng hóa hay dịch vụ cũng sẽ tăng theo. Trên đây có thể nói là những nguyên nhân của tình hình lạm phát của Việt Nam trong gần những năm qua, việc nó sẽ trở lại trầm trọng, hay chấm dứt, hay biến động thế nào một phần rất lớn từ các giải pháp thích hợp từ Nhà nước, từ các chính sách kinh tế phù hợp, đến các công cụ và “phương pháp” để mang lại niềm tin vào nhà nước từ người dân. Việc chuẩn bị lại tăng giá điện lên thêm (một mặt hàng độc quyền quản lý của nhà nước), thu phí đường bộ, tăng giá xăng dầu…. có tác động đến tình hình lạm phát hay không? đó là điều chưa biết, nhưng tại sao chúng ta không “mở cửa” nhiều hơn cho các nhà đầu tư cùng tham gia vào một số sân chơi độc quyền nhà nước, để người dân được hưởng quyền mua hàng hóa theo mức giá cạnh tranh của thị trường. Hãy để lạm phát là một căn bệnh của một nền kinh tế thị trường thì dễ được chấp nhận hơn là một căn bệnh từ hoạt động quản lý của nhà nước.
  • 3. Đâu là nguyên nhân chính dẫn đến lạm phát ở Việt Nam? , 06/05/2011, 17:56RSSGửi emailIn tinBình luận Bình luận của ông Huỳnh Thế Du và ông Nguyễn Đình Cung về tình hình lạm phát ởViệt Nam. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4/2011 của Việt Nam đã tăng tới 9,64% so với cuối năm 2010, cao hơn mục tiêu kiềm chế ở 7% mà Quốc hội thông qua. Chủ đề lạm phát lúc này đang được đông đảo nhân dân quan tâm. NDHMoney xin trích dẫn một số ý kiến của ông Huỳnh Thế Du, Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright và ông Nguyễn Đình Cung, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương về chủ đề “Đâu là nguyên nhân chính dẫn đến lạm phát ở Việt Nam?”, trong buổi giao lưu trực tuyến trên VnEconomy chiều ngày 6/5/2011. Theo ông thì đâu là nguyên nhân chính dẫn đến lạm phát ở Việt Nam? Ông Huỳnh Thế Du: Nói một cách ngắn gọn, theo tôi, lạm phát ở Việt Nam là do yếu tố tiền tệ do chi tiêu công quá mức và phân bổ vốn thiên lệch ở khu vực thị trường (doanh nghiệp). Điều này có thể giải thích cụ thể như sau: Chúng ta biết rằng lạm phát là mức tăng giá chung của cả nền kinh tế. Nguyên nhân gây ra lạm phát có thể là từ bên ngoài (khách quan) hay những vấn đề nội tại của nền kinh tế (nguyên nhân chủ quan), nhưng căn nguyên của lạm phát chính là yếu tố tiền tệ. Điều này được hiểu một cách đơn giản qua ví dụ năm ngoái trong nền kinh tế có 100 đơn vị hàng hóa và 100 đồng tiền thì giá 1 hàng hóa là 1 tiền. Năm nay, do tăng trưởng kinh tế 10% nên nền kinh tế có 110 đơn vị hàng hóa. Do những yếu tố khác nhau (chủ yếu vẫn là việc gia tăng cung tiền của ngân hàng trung ương) mà nền kinh tế có đến 121 đơn vị tiền. Kết quả là giá 1 hàng hóa bằng 1,1 tiền hay lạm phát là 10%. Ngoài yếu tố tiền tệ, trong ngắn hạn, lạm phát cũng có thể do cầu kéo hay chi phí đẩy. Một ví dụ đơn giản nhất của cầu kéo là những gói kích thích kinh tế của chính phủ. Với một kế hoạch chi tiêu lớn được đưa ra sẽ làm cho tổng cầu của nền kinh tế gia tăng dẫn đến mức giá gia tăng trong ngắn hạn. Sự nóng lên bất thường của các thị trường tài sản (chứng khoán , bất động sản...) cũng có thể gây ra lạm phát cầu kéo do nhiều người trở nên giàu có bất thường sẽ gia tăng mức chi tiêu rất lớn của mình dẫn đến tăng tổng cầu của cả nền kinh tế tăng. Đối với lạm phát chi phí đẩy, ví dụ dễ nhìn thấy nhất là do một cú sốc cung nào đó mà làm cho nguồn cung khan hiếm hay giá nguyên liệu đầu vào đột ngột tăng lên làm cho mức giá chung của cả nền kinh tế tăng lên tức thì. Ví dụ hay được nhắc tới trong tình huống này là cuộc khủng hoảng dầu mỏ trên thế giới ở thập niên 1970.
  • 4. Tuy nhiên, nếu có chính sách tiền tệ hợp lý sao cho mức tăng cung tiền trong nền kinh tế phù hợp với mức tăng của hàng hóa thì tác động của lạm phát do cầu kéo hay chi phí đẩy sẽ không kéo dài. Căn cứ vào những lập luận trên và số liệu thực tế sẽ thấy nguyên nhân chủ yếu gây ra lạm phát của Việt Nam không phải do các yếu tố bên ngoài. Trong thời gian qua, lạm phát của Việt Nam luôn cao hơn một cách bất thường so với các nước trong khu vực hay các đối thủ cạnh tranh cũng như các nước có điều kiện tương tự. Ở các nước này, nhìn chung mức lạm phát luôn thấp hơn mức tăng trưởng GDP (cụ thể là hầu hết đều dưới 5%), trong khi từ năm 2004 đến nay, lạm phát ở Việt Nam luôn cao hơn tăng trưởng GDP. Cá biệt năm 2008 lên đến 23%, gấp khoảng 3 lần mức tăng GDP; năm 2010 ở mức 11,75%, gấp gần 2 lần mức tăng GDP; và chỉ mới 4 tháng đầu năm 2011 lạm phát đã gần 2 con số. Rất khó thuyết phục để có thể nói rằng lạm phát ở Việt Nam là do các yếu tố khách quan vì nếu là bên ngoài thì hầu hết các nước cũng phải chịu tác động như nhau chứ tại sao chỉ có mình Việt Nam là cao bất thường. Tóm lại, nguyên nhân cơ bản của lạm phát ở Việt Nam, theo tôi, chính là yếu tố tiền tệ. Mức tăng tiền quá cao so với mức tăng hàng hóa đã dẫn đến lạm phát. Nói một cách khác nguồn vốn đã không được sử dụng hiệu quả do ba nguyên nhân cơ bản sau: Thứ nhất, do đầu tư công quá mức. Không thể phủ nhận sự cần thiết của đầu tư công. Nhưng nhà nước chỉ nên tham gia vào những lĩnh vực đem lại lợi ích lớn cho cả nền kinh tế nhưng tư nhân không có động cơ để làm hoặc làm không có hiệu quả. Trên thực tế nhà nước đã tham gia quá nhiều vào các hoạt động kinh tế và nhiều khi còn cạnh tranh và chèn lấn khu vực tư nhân. Với mức chi tiêu của khu vực công (bao gồm chi tiêu thường xuyên và chi đầu tư) trong những năm vừa qua luôn ở mức 35-40% GDP và đầu tư của nhà nước bằng khoảng 20% GDP (một nửa tổng đầu tư toàn xã hội) là một mức quá cao. Mức chi tiêu này ắt hẳn là một mảnh đất màu mỡ cho tham nhũng và những hợp đồng có nhiều ưu ái cho một số đối tượng như phân tích dưới đây. Thứ hai, sự thiên lệch trong việc phân bổ vốn ở khu vực doanh nghiệp (khu vực thị trường). Nhìn vào nền kinh tế sẽ thấy rằng các doanh nghiệp nhà nước và một số doanh nghiệp tư nhân lớn có nhiều quan hệ đang là đối tượng dành được sự ưu ái trong việc phân bổ vốn. Câu chuyện của Vinashin đã chi tiêu hoang phí trong thời gian qua và hiện vẫn được khoanh nợ và tiếp tục vay vốn là một ví dụ rất điển hình của sự ưu ái dành cho các doanh nghiệp nhà nước. Đối với một số doanh nghiệp tư nhân lớn, chúng ta thấy rằng, không ít trong số họ chủ yếu tập trung vào các hoạt động kinh doanh (nói đúng hơn là đầu cơ) các loại tài sản (bất động sản, chứng khoán ...) hay tìm kiếm tài nguyên quốc gia chứ không phải tập trung vào các hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra
  • 5. nhiều giá trị gia tăng cho nền kinh tế. Điều đáng quan tâm là hầu hết các doanh nghiệp này không chỉ có các ngân hàng hay tổ chức tài chính riêng của mình mà còn có quan hệ chặt chẽ với không ít các tổ chức tài chính ngân hàng lớn hay những mối quan hệ khác. Điều này làm cho các khoản cho vay theo quan hệ trở nên phổ biến hơn và một phần không nhỏ nguồn vốn được đưa vào các hoạt động kinh doanh có tính đầu cơ gây rủi ro hơn là tạo ra giá trị gia tăng cho nền kinh tế. Dĩ nhiên, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đối tượng chính giải quyết việc làm và là động lực tăng trưởng của Việt Nam trong thời gian qua đã, đang và sẽ bị chèn lấn và khó tiếp cận vốn hơn nên có thể phải thu hẹp sản xuất hay chỉ cầm cự cho qua ngày. Thứ ba, việc theo đuổi chính sách ổn định tỷ giá đồng tiền trong bối cảnh lạm phát luôn cao làm giảm sức cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam. Như nhiều lần tôi đã phân tích, khi lạm phát cao mà tỷ giá cứng nhắc sẽ làm cho hàng hóa của các doanh nghiệp Việt Nam (kể cả tiêu thụ trong nước và xuất khẩu) trở nên đắt đỏ hơn so với hàng nhập khẩu. Điều này làm cho một lượng hàng hóa ít hơn sẽ được sản xuất ra trong nền kinh tế Việt Nam và sức cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam bị giảm sút. Sự lãng phí tham nhũng trong đầu tư công cũng như sự phân bổ vốn thiên lệch như trên còn dẫn đến một hệ lụy khác là nhiều người giàu lên bất thường có nhu cầu chi tiêu các hàng hóa xa xỉ nhập ngoại cộng với việc định giá cao đồng tiền làm cho tình trạng nhập siêu ngày một căng thẳng hơn. Nói chung tình trạng phân bổ nguồn lực cộng với chính sách điều hành tỷ giá như trên đã dẫn đến sự mất cân bằng kép trong nền kinh tế mà nó thể hiện bởi thâm hụt thương mại, thâm hụt ngân sách luôn dai dẳng và trầm trọng hơn cùng với lạm phát luôn ở mức rất cao. Ông đánh giá thế nào về việc thắt chặt tiền tệ như hiện nay, kết quả và hệ lụy của nó? Ông Huỳnh Thế Du: Về nguyên tắc, khi tiền tăng nhiều hơn mức tăng của hàng hóa dẫn đến lạm phát thì cần phải thắt chặt tiền tệ để giảm lượng tiền trong nền kinh tế là hoàn toàn đúng. Tuy nhiên, điều cần lưu ý là việc thắt chặt tiền tệ cần phải đảm bảo rằng những đối tượng tạo ra nhiều giá trị gia tăng cho nền kinh tế phải bị ít ảnh hưởng nhất để đảm bảo mức gia tăng cân đối giữa tiền và hàng. Nhìn dưới khía cạnh này và dựa vào phân tích trên sẽ thấy việc thắt chặt tiền tệ có thể làm cho tình trạng trở nên trầm trọng hơn vì: Thứ nhất, ở khu vực thị trường hay khu vực kinh doanh các doanh nghiệp vừa và nhỏ - cỗ máy tăng trưởng của Việt Nam – có thể là đối tượng chịu tác động trước tiên vì khi nguồn vốn bị giới hạn thì người bên ngoài (các doanh nghiệp vừa và nhỏ) sẽ là đối tượng bị cắt nguồn vốn trước tiên. Như vậy, ngay ở khu vực thị trường, mất cân đối tiền - hàng có thể trở nên trầm trọng hơn. Thứ hai, thắt chặt tiền tệ chưa hẳn sẽ giảm được lượng tiền trong nền kinh tế. Nói chung thắt chặt tiền tệ là giảm lượng cung tiền ở khu vực thị trường với giả định là việc chi tiêu công phải tuân thủ theo những
  • 6. kỷ luật nghiêm ngặt nên lượng tiền trong nền kinh tế sẽ giảm. Tuy nhiên, nếu mục tiêu đầu tư vẫn chiếm khoảng 40% GDP hay mức chi tiêu của toàn xã hội không thay đổi thì việc thắt chặt tiền tệ ở khu vực thị trường có thể sẽ đẩy tiền sang khu vực chi tiêu ngân sách vì trên thực tế NHNN không thể nói không với yêu cầu từ phía Chính phủ. Lúc này, một lần nữa, mất cân đối tiền - hàng lại trở nên nghiêm trọng hơn. Gần đây có một số ý kiến của chuyên gia cho rằng thắt chặt tiền tệ đã quá đủ và không cần thắt thêm nữa. Xin hỏi chúng ta đã thực sự thắt chặt tiền tệ hay chưa khi tỷ lệ dự trữ bắt buộc còn ở mức 3% trong khi Trung Quốc tăng tới 20,5%? Và chúng ta có thật sự thiếu tiền trong khi quả bóng tín dụng của ta bằng 1,2 GDP? Liệu nới lỏng tiền tệ để hạ lãi suất có phải là biện pháp để giảm lạm phát hay không như một số ý kiến chuyên gia? Ông Huỳnh Thế Du: Như tôi đã phân tích, nếu chỉ tập trung vào thắt chặt tiền tệ có thể làm cho tình hình nghiêm trọng hơn. Thực ra quả bóng lúc này đang ở phía chi tiêu ngân sách nhiều hơn. Ý kiến nới lỏng tiền tệ để hạ lãi suất, giảm lạm phát là một lập luận hoàn toàn sai lầm. Nếu giải pháp này được thực hiện chẳng khác nào đổ dầu vào lửa. Con số tín dụng bằng 1,2 lần GDP mà bạn đưa ra (theo số liệu mà tôi có được có thể là cao hơn một chút) là điều cần đặc biệt quan tâm. Những nước có mức độ phát triển như Việt Nam thì tín dụng so với GDP của họ chỉ bằng khoảng 50-80% GDP và giá trị thị trường của các doanh nghiệp niêm yết so với GDP cũng chỉ tương đương mức độ hiện tại của Việt Nam. Tại sao tín dụng cho doanh nghiệp nhiều mà GDP lại tăng không cao? Phải chăng nợ xấu là một vấn đề có thể rất nghiêm trọng và cần được quan tâm của nền kinh tế Việt Nam? Ông Nguyễn Đình Cung: Có thể nói, nguyên nhân của lạm phát thì có nhiều. Có thể phân thành hai loại, một là do nội tại của nền kinh tế và loại do bên ngoài. Đối với nền kinh tế nước ta trong mấy năm gần đây, bất ổn kinh tế vĩ mô trở thành vấn đề thường xuyên, trong đó lạm phát cao là vấn đề nổi cộm. Theo tôi, điều đó bắt nguồn từ mô hình tăng trưởng và cách thức mà chúng ta sử dụng để đạt được mục đích tăng trưởng. Tăng trưởng của chúng ta cho đến nay chủ yếu vẫn dựa vào mở rộng đầu tư, nhưng đầu tư nhìn chung lại kém hiệu quả, nhất là đầu tư nhà nước. Mô hình và cách thức tăng trưởng như thế hiện đã tới hạn của nó. Tuy mô hình và cách thức tăng trưởng đã tới hạn nhưng chúng ta vẫn dựa vào đó để đạt được mục tiêu tăng trưởng, do đó về ngắn hạn thì cách chủ yếu để đạt tăng trưởng đó là mở rộng đầu tư. Để mở rộng đầu tư thì chúng ta buộc phải mở rộng chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ để có đầu
  • 7. tư. Do đó, tốc độ tăng trưởng tín dụng, M2, thâm hụt tài khóa gia tăng, thâm hụt cán cân thanh toán gia tăng... tất cả những điều đó là nguyên nhân mang tính nội tại làm cho lạm phát của chúng ta trong mấy năm qua luôn ở mức cao và cao hơn nhiều so với các nước. Còn đối với lạm phát hiện nay, nhất là trong tháng 3,4 và có thể các tháng tới đây, ngoài những nguyên nhân nói trên thì điều chỉnh tăng giá xăng dầu, điện, tỷ giá, các mặt hàng khác kết hợp với giá cả trên thị trường thế giới cũng tăng cao trong 2 tháng vừa qua đã tác động trực tiếp làm tăng chi phí sản xuất, cho nên tỷ lệ lạm phát trong hai tháng qua cao hơn nhiều so với cùng kỳ năm trước. Lạm phát cao và bất ổn kinh tế vĩ mô đã làm giảm lòng tin của người dân vào đồng nội tệ, người dân kỳ vọng lạm phát sẽ còn tiếp tục tăng. Điều đó cũng là một trong những yếu tố tạo áp lực lên lạm phát, song đó không phải là nguyên nhân cơ bản gây ra lạm phát. Xin các chuyên gia đánh giá về các yếu tố có thể ảnh hưởng đến lạm phát năm 2011? Dường như chính sách tài khóa vẫn chưa có động thái gì, điều này ảnh hưởng thế nào đến khả năng kiềm chế lạm phát năm 2011? Ông Nguyễn Đình Cung: Như trên tôi đã trình bày về nguyên nhân của lạm phát. Trong năm nay, nếu Chính phủ kiên trì thắt chặt tài khóa và tiền tệ thì nguyên nhân cầu kéo lạm phát sẽ dần được loại trừ. Vì vậy, có thể nguyên nhân chủ yếu của lạm phát năm nay là do chi phí đẩy. Tuy vậy, nếu không khởi động trên thực tế quá trình tái cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng dựa chủ yếu vào nâng cao năng suất, hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế thì nguyên nhân sâu xa của lạm phát vẫn còn nguyên, và nguy cơ lạm phát do cầu kéo (do mở rộng chính sách tài khóa và tiền tệ) sẽ quay trở lại. Tôi cũng cho rằng, thực hiện Nghị quyết 11 của Chính phủ, chính sách tiền tệ năm nay đã có một mục tiêu khá rõ ràng, đo lường và giám sát được. Trên thực tế, các giải pháp về tiền tệ đang được thực hiện khá quyết liệt và có những kết quả bước đầu trong kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Còn về tài khóa thì kết quả chưa thật rõ ràng, các khoản cắt giảm đầu tư, cắt giảm chi tiêu, theo tôi vẫn mới chỉ dừng ở những con số báo cáo, có lẽ chưa cắt giảm một cách thực sự, qua đó góp phần giảm tổng cầu của nền kinh tế và giảm áp lực đối với lạm phát. Hy vọng rằng, trong những tháng tới đây các giải pháp về tài khóa sẽ được thực hiện tốt hơn, phối hợp, bổ sung và giảm bớt gánh nặng cho chính sách tiền tệ trong việc kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Có như vậy, kết quả kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô sẽ bền vững hơn.