SlideShare a Scribd company logo
1 of 14
Download to read offline
“Vua” heo rừng
                                                   25/12/2011 10:07


                                                   Tốt nghiệp 3 trường đại học nhưng anh Trần
                                                   Văn Công lại quyết định “bỏ phố lên rừng” mở
                                                   trang trại nuôi heo

                                                  Dưới bóng mát của những gốc nhãn, anh Trần
                                                  Văn Công, chủ trang trại heo rừng Chín Định (ấp
                                                  Bà Tú, xã Cây Trường, huyện Bến Cát, tỉnh
                                                  Bình Dương), đẩy chiếc xe rùa chứa đầy cám
                                                  vào trang trại nuôi heo. Những chú heo rừng
                                                  đen trũi, lông dựng đứng chen nhau ăn kêu lên
inh ỏi. Anh Công cho biết: “Heo rừng rất háu ăn. Ngoài cám, chúng còn ăn thân chuối, thân bắp,
bắp, khoai lang, bí đỏ… Chính vì thế mà thịt chúng rất ngon”.

Khởi đầu gian khó

Từng tốt nghiệp 3 trường đại học, nhiều năm làm việc trong các công ty trong và ngoài nước, anh
Trần Văn Công đã quyết định tự mình lập nghiệp. Anh nhớ lại: “Đó là năm 1998 khi gia đình tôi mua
đất ở huyện Bến Cát, Bình Dương để lập trang trại với mong muốn có nơi an dưỡng sau này. Thấy
đất rộng, tôi nghĩ mình có thể về đó làm kinh tế ”. Đầu tiên, anh nuôi gà công nghiệp. Nhưng đúng
lúc đó, xảy ra dịch cúm gia cầm. Gần 200 triệu đồng đầu tư nuôi gà của anh bị mất trắng.

Một lần tình cờ, người bạn của anh từ Bình Long mang về 2 chú heo rừng để trừ tiền nợ mua gà
thiếu trước đó. Thấy hai chú heo rừng lạ mắt, anh đồng ý gán nợ và thả chúng trong trang trại.
Những chú heo lớn rất nhanh. Khi thấy heo trưởng thành, anh thử phối giống. Lứa đầu, 2 heo rừng
đẻ 16 chú heo con. Anh kể: “Thấy vậy, tôi chợt nghĩ thổ nhưỡng nơi đây có lẽ phù hợp với việc
nuôi heo rừng nên sau đó mua 80 con heo từ những người thợ săn về nuôi”. Nhưng thật không
may, những chú heo rừng vốn sống nơi hoang dã khi đưa về trại thường húc đầu vào tường, bỏ ăn
mà chết, chỉ còn lại 2 con. Anh lại nghĩ đến việc lai tạo giống cho phù hợp.

Lai tạo thành công

Anh bắt đầu nghiên cứu việc lai tạo giống, thậm chí còn sang tận Thái Lan để tìm hiểu quy trình
nuôi heo. Anh nhận thấy ở Thái Lan, heo rừng được nuôi theo hướng công nghiệp rất quy mô
nhưng thịt heo lại có nhiều mỡ. Chính vì vậy, anh nghĩ cách lai tạo giống heo mới bằng cách kết
hợp giữa heo giống Thái và giống heo rừng thuần Việt để thịt ngon hơn. Sau nhiều lần thử nghiệm,
những đàn heo rừng lai tạo đã ra đời.

Chỉ đàn heo đang tung tăng ủi đất, anh cho biết heo rừng lai tạo có nhiều đặc điểm khác biệt so với
heo rừng sống nơi hoang dã: “Heo rừng nuôi mõm không láng, đầu có hình tam giác chứ không
dài. Mỗi lứa heo đẻ từ 6 - 9 con. Sau 2 tháng, heo sẽ tự tách bầy, 8 tháng sau, heo có thể phối
giống. Trung bình mỗi tháng, heo chỉ tăng khoảng 2 kg. Heo nuôi khoảng 10 tháng thì có thể bán
thịt”. Cũng theo anh, heo rừng thường có lớp da dày từ 10-15 mm, dưới da là lớp màng mỏng
giống như mỡ. “Thịt heo ngon phải có màu đỏ như gạch, dưới da không có mỡ”.

Nổi tiếng gần xa

Khi biết trang trại của anh thành công trong việc lai tạo và nuôi heo rừng, nhiều nhà hàng tại
TPHCM, Đà Nẵng, Hà Nội… đã tìm đến đặt hàng. “Heo rừng nuôi khoảng một năm mới có thể bán
thịt, trong khi thị trường cần mỗi ngày đến vài trăm con. Để có đủ thịt heo cung cấp, tôi đã xây dựng
hệ thống cơ sở vệ tinh ở các tỉnh, thành từ Bình Dương, Đồng Nai, Bình Phước, Tiền Giang, Bến

Làm giàu từ mô hình trang trại – Long An Farmland – Gọi 0913 640 825 a. Hà - Trang 1
Tre... Đến nay, đã có được vài chục vệ tinh. Để phục vụ thực khách, tôi còn mở nhà hàng ngay tại
trang trại nhằm giới thiệu những món ăn tươi ngon nhất từ heo rừng” - anh vui vẻ kể.

Trang trại nuôi heo của anh Công đã giải quyết việc làm cho hơn 10 lao động. Anh Nguyễn Văn Vũ,
quê ở Bến Tre, phụ việc cho trang trại, cho biết: “Anh Công không chỉ giúp chúng tôi có việc làm ổn
định mà còn hỗ trợ nhiều bà con quanh vùng về kỹ thuật nuôi heo giống và heo thịt”. ▌☼ ▌




Làm giàu từ mô hình trang trại – Long An Farmland – Gọi 0913 640 825 a. Hà - Trang 2
Thu bộn tiền
                                                                              từ cây khóm
                                                                              23/02/2012 3:12

                                                                              Ngôi nhà lầu giữa
                                                                              đồng phèn

                                                                              “Anh cứ chạy cặp
                                                                              theo bờ kênh, đi
                                                                              chừng 2 cây số thì
                                                                              gặp ngôi nhà lầu
                                                                              nằm giữa cánh đồng
                                                                              khóm mênh mông,
                                                                              đó là nhà của ông
                                                                              Chín Biền. Dễ tìm
                                                                              lắm vì ở đây chỉ có
                                                                              ngôi nhà lầu độc
                                                                              nhất của ổng”, một
                                                                              cán bộ ở UBND xã
                                                                              Tân Lập 2 hướng
                                                                              dẫn chúng tôi.

Vốn xuất thân từ bộ đội nên sau khi nghe chúng tôi hỏi chuyện làm ăn, ông Biền liền đi thẳng vào
vấn đề theo kiểu rất “lính” mà không cần rào đón hoặc e ngại như nhiều nông dân khác. “Hồi trước
gia đình tôi ở xã Tân Hòa Thành, cách đây chừng chục cây số. Nhà nghèo, đông anh em, 7 người
nhưng chỉ có 5 công ruộng, làm quần quật quanh năm nhưng không ai khá lên được. Vì muốn thoát
khỏi cảnh nghèo, năm 1990 sau khi xuất ngũ tôi quyết định đưa vợ con tới vùng đất mới này để lập
nghiệp. Vốn là vùng đất hoang hóa lâu năm, lại nhiễm phèn nặng nên điều kiện sống lúc bấy giờ
hết sức khắc nghiệt. Đất đai bạt ngàn nhưng cây lúa không phát triển được. Nước sinh hoạt thì
phải lóng tro để khử phèn. Hồi đó có rất nhiều gia đình đi kinh tế mới đến đây nhưng không chịu nổi
đã phải lặng lẽ bỏ đi. Riêng vợ chồng tôi động viên nhau cố bám trụ, vì nếu bỏ về cũng thấy ngại”,
ông Biền kể.

Ông Biền nhớ lại: “Lúc đầu vợ chồng tôi xới đất trồng khoai mì để chống đói, đồng thời lấy ngắn
nuôi dài. Cây mì hợp với đất phèn nên củ to, năng suất rất cao, chỉ có điều giá bán rẻ như cho. Thế
là chúng tôi chuyển sang trồng mía. Nhưng mía lại càng thê thảm hơn vì đầu tư nhiều vốn, tốn
nhiều công chăm sóc, đến khi thu hoạch lại không bán được, phải thuê người đốn. Sau nhiều lần
thất bại, thua lỗ, năm 1996 một lần nữa tôi quyết định bỏ cây mía để trồng khóm và lần này đã
thành công, nhờ cây khóm mà gia đình tôi khấm khá cho đến bây giờ”.

Thế là từ 1 ha ban đầu, ông Biền dành dụm và tích lũy dần để mua thêm đất. Đến nay vợ chồng
ông canh tác trên diện tích 14 ha. Cách đây nhiều năm, vợ chồng ông xây một ngôi nhà lầu tốn hơn
nửa tỉ đồng, ngay giữa cánh đồng khóm bạt ngàn, nắng cháy. Trong nhà ông đủ các tiện nghi hiện
đại. Con trai lớn của ông học Trung cấp Thú y, con gái kế học Trung cấp Du lịch và đứa con gái út
thì đang học lớp 8 ở TP.HCM. Với năng suất trung bình khoảng 25 tấn/ha, ông Biền cho biết mỗi
năm thu nhập của gia đình ông đạt hơn 1 tỉ đồng, chưa kể các khoản thu nhập khác từ máy cày,
máy xúc…

Hơn nhau ở cách làm

Khi được hỏi vì sao cùng có điều kiện giống nhau nhưng nhiều nông dân khác vẫn cam chịu mức
sống “bình bình” không vượt lên được như ông? Ông Biền giải thích đơn giản: “Có lẽ là do ở cách


Làm giàu từ mô hình trang trại – Long An Farmland – Gọi 0913 640 825 a. Hà - Trang 3
làm. Chẳng hạn như tôi canh tác trên diện tích lớn, nhà ít lao động, nhưng liếp khóm lúc nào cũng
luôn sạch cỏ trong khi có người không làm được. Ví dụ, lúc đầu thiếu vốn thì tôi rủ người khác cùng
làm vần đổi công. Khi tích lũy được vốn thì tôi thuê thêm lao động. Và để đạt được hiệu quả, tôi thà
chịu mắc nợ để đầu tư lớn bằng cách mở rộng diện tích, áp dụng tiến bộ kỹ thuật và dứt khoát
trồng chuyên canh, không trồng xen. Kết quả là cùng trồng khóm như nhau nhưng khóm của tôi
bao giờ cũng bán được với giá cao hơn người khác. Và cũng nhờ diện tích lớn, sản lượng lớn nên
có lợi thế là lúc nào cũng dễ bán, thương lái không dám bỏ”.

Mặt khác, để sản xuất có hiệu quả, ông Biền luôn quan tâm học hỏi cách ứng dụng kỹ thuật chăm
sóc, bón phân, chọn giống như thế nào để cây khóm đạt năng suất cao, thu hoạch đúng thời điểm
nhằm bán được với giá cao. Theo ông Biền, tới giờ vẫn còn nhiều bà con trồng khóm theo kiểu
“phục tráng”, tức là cây khóm trồng cả chục năm rồi nhưng cứ để thu hoạch hoài, không dám phá
để trồng mới vì… tiếc. Và cây cũ thì chất lượng không đồng đều, năng suất thấp, giá trị thấp và cây
càng lâu thì trái càng nhỏ. Cũng có những nông dân có nhiều đất nhưng vẫn nghèo hoặc không
phát triển được vì không dám mạnh dạn đầu tư.

Từ hồi nhà nước chưa có chính sách hỗ trợ nông dân vay tiền, ông Biền đã liều… chơi hụi, “xung
phong” hốt trước, chịu thiệt để lấy vốn đầu tư vào cây khóm. Trong điều kiện khí hậu, đất đai khắc
nghiệt của vùng Đồng Tháp Mười, sự cần cù, chịu khó, dám nghĩ, dám làm đã đưa ông Biền tới
thành công. Theo bình chọn của Hội Nông dân tỉnh Tiền Giang, ông Biền là người đứng đầu trong
“top" những nông dân giỏi, có thu nhập cao của H.Tân Phước.

Năm 2009, khi chính quyền phát động sản xuất khóm theo mô hình VietGAP (Thực hành sản xuất
nông nghiệp tốt cho rau quả tươi của Việt Nam - PV), ông Biền cũng là một trong những nông dân
đầu tiên đã mạnh dạn phá bỏ 5 ha khóm đang cho trái để trồng mới theo hướng dẫn của Viện Cây
ăn quả miền Nam.

Ông Biền tâm sự: “Sản xuất theo quy trình VietGAP rất cực vì phải tuân theo nhiều chỉ tiêu như bón
phân theo định mức, phải có nhật ký ghi chép, có nhà vệ sinh, nhà kho... và đầu tư rất tốn kém. Có
tới 103 yêu cầu nghiêm ngặt về sản xuất và 38 yêu cầu về hệ thống quản lý chất lượng theo quy
trình VietGAP. Nhưng làm được VietGAP rồi mà nông dân chúng tôi vẫn phải tự tiêu thụ, vẫn phải
bán khóm cho thương lái theo giá lên xuống thất thường hoài thì cũng… hơi buồn! Đây cũng là lý
do khiến nhiều nông dân còn ngại, không muốn áp dụng mô hình VietGAP. Nhưng để chuẩn bị cho
hướng đi xa thì không thể cứ làm theo kiểu cũ, bởi vì chờ đến lúc thị trường yêu cầu phải có chứng
nhận VietGAP thì làm sao trở tay kịp?”. ▌☼ ▌




Làm giàu từ mô hình trang trại – Long An Farmland – Gọi 0913 640 825 a. Hà - Trang 4
Làm giàu từ
                                                                                10 cây mít
                                                                                24/02/2012 3:14


                                                                                Từ 10 cây giống
                                                                                đầu tiên

                                                                                Từ ngã tư Cai Lậy rẽ
                                                                                trái theo tỉnh lộ 868,
                                                                                đi chừng 5 cây số
                                                                                qua cầu Thanh Niên
                                                                                hỏi thăm nhà “Vua
                                                                                mít” thì ai cũng biết.
                                                                                Đó là biệt danh
                                                                                người dân đặt cho
                                                                                ông Hồ Văn Lập ở
                                                                                ấp 4, xã Cẩm Sơn.
                                                                                Ông nổi tiếng nhờ
                                                                                làm giàu và tạo
                                                                                được thương hiệu
“mít Ba Lập”.

Chất phác, rặt nông dân, nói chuyện với khách nhiều lúc thấy ông còn e ngại vì trả lời không được
trôi chảy. Nhưng đó là nói về chuyện khác, chứ khi chúng tôi hỏi về kỹ thuật trồng mít như thế nào
cho hiệu quả thì ông kể vanh vách. Cũng như nhiều nông dân khác trong vùng, ông vào đời sớm và
trải qua nhiều gian nan, vất vả trước khi tạo được cơ ngơi và thương hiệu.

“Hồi xưa ở nhà quê cưới vợ sớm lắm. Tôi lập gia đình khi mới ngoài 20 tuổi và lăn lộn với đủ thứ
nghề nhưng vẫn nghèo. Đầu tiên là làm nghề đăng tôm, cá, lặn lội dưới sông. Thấy không khá nổi,
tôi đi làm công cho chủ máy suốt lúa. Làm thuê một thời gian, tôi dành dụm tích lũy được một ít tiền
liền mua máy suốt và tự mình làm chủ. Vài năm sau, tôi mua được dàn máy xới rồi đi xới đất
mướn. Hết suốt lúa, xới đất, tôi chuyển sang trồng táo. Trồng táo rất cực vì phải chăm sóc kỹ. Mỗi
tuần phải xịt thuốc một lần vì táo có rất nhiều sâu nhưng lợi nhuận chẳng được bao nhiêu. Tôi làm
hết mình, quần quật, mà vẫn nghèo”, ông Lập kể.

Bước ngoặt xảy ra vào năm 2003 khi ông Lập đi thăm người bà con ở Biên Hòa và tình cờ làm
quen với người chủ trại cây giống. Ông Lập kể tiếp: “Nghe ông ấy giới thiệu về một loại mít có
nguồn gốc từ Thái, tôi tò mò mua 10 cây giống về trồng thử. Chăm sóc kỹ và đợi một năm rưỡi sau,
10 cây mít đầu tiên cho trái. Tôi ăn thử thấy rất ngon mới bắt đầu ghép cành, nhân giống ra trồng
đại trà. Đặc điểm của loại mít này là múi to, cơm dày, ăn giòn, ngọt thanh, rất ít xơ và mủ. Thế là từ
10 cây giống đầu tiên, tôi ghép cành và nhân ra lần đầu khoảng 50 cây rồi tăng dần lên, đến nay
vườn mít 9.000m2 của tôi có chừng 600 cây mít đủ cỡ. Vừa trồng vừa tặng bạn bè, bà con hàng
xóm cùng trồng. Đến nay cả xóm đều trồng giống mít do tôi nhân ra. Vào đợt thu hoạch, ai đi ngang
qua đây đều nghe thơm lừng mùi mít”.

Trở thành tỉ phú mít

Hỏi vì sao người ta gọi ông là “Vua mít”? Ông Lập thành thật: “Vì tôi là người đầu tiên đem mít về
trồng chuyên canh và thành công ở vùng này. Lúc đầu, khi có ý định trồng mít đại trà, nhiều người
khuyên nên tìm giống cây khác vì xưa nay chưa có ai làm giàu nhờ trồng mít bao giờ. Ngay cả
người thân trong gia đình cũng không tin là tôi sẽ thành công. Hồi cuối năm ngoái, giống mít của tôi


Làm giàu từ mô hình trang trại – Long An Farmland – Gọi 0913 640 825 a. Hà - Trang 5
đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học - Công nghệ) cấp chứng nhận bảo hộ độc quyền nhãn
hiệu hàng hóa với thương hiệu mít Ba Lập”.

Ông Lập cho biết đặc điểm của loại mít này là không theo mùa mà ra trái thường xuyên, hết đợt
này đến đợt khác liên tục, chu kỳ từ khi ra hoa đến khi thu hoạch gần 4 tháng. Vì vậy, để trái có
trọng lượng lớn, bán được giá cao, cần phải tỉa bỏ bớt. Tùy theo độ tuổi của cây mà chừa trái cho
thích hợp. Trung bình nếu bón phân, tưới nước đầy đủ thì mỗi đợt chỉ nên chừa lại chừng 10 trái
mỗi cây. Khi thu hoạch, mỗi trái có trọng lượng từ 20 đến trên 30 kg là bình thường. Càng ít trái thì
trọng lượng mỗi trái càng lớn. Với giá mít dao động từ khoảng 28.000 đến 34.000 đồng/kg như hiện
nay, mỗi trái mít có thể bán được hơn 500.000 đồng. Như vậy mỗi đợt thu hoạch, một cây mít có
thể thu được trên 6 triệu đồng và một năm có thể thu hoạch được 3 lần.

Vườn mít của ông Lập có chừng 600 cây nên mỗi năm có thể thu được tiền tỉ là dễ hiểu. Đó là
chưa kể nguồn thu nhập từ bán cây giống. Chỉ riêng năm 2011 ông Lập cung cấp ra thị trường gần
20.000 cây mít giống. Với giá 12.000 đồng/cây, ông thu nhập thêm hàng trăm triệu đồng.

Trồng mít cho thu nhập cao nhờ chi phí thấp, sử dụng phân, thuốc ít và công chăm sóc đơn giản
hơn nhiều loại cây trồng khác. Tuy nhiên, thường mỗi năm vào khoảng tháng 5, tháng 6 âm lịch là
vào mùa thu hoạch rộ nên trái cây thường bị rớt giá. Để tạo lợi thế cạnh tranh, ông Lập cho biết
phải xử lý cắt bỏ khi trái còn nhỏ, không cho mít ra trái và thu hoạch vào thời điểm bất lợi đó. Nhờ
vậy mà vườn mít của ông luôn bán được với giá cao, tránh được tình trạng được mùa, rớt giá.
Ngoài ra, nhờ trồng chuyên canh nên mỗi đợt thu hoạch cho sản lượng lớn nên cả cây giống và trái
đều được thương lái đến mua tại vườn, không phải chuyên chở đi đâu.

Không chỉ làm giàu cho mình, ông Lập luôn tận tình hướng dẫn kỹ thuật, cho cây giống và giúp đỡ
nhiều người khác cùng trồng và thoát nghèo từ cây mít. Điều mà ông thường khuyên các nông dân
khác là phải thật quyết tâm, siêng năng, còn lại chuyện kỹ thuật thì có thể học hỏi, và ông luôn sẵn
lòng chia sẻ. ▌☼ ▌




Làm giàu từ mô hình trang trại – Long An Farmland – Gọi 0913 640 825 a. Hà - Trang 6
Đột phá với cam
                                                                      sành
                                                                      25/02/2012 3:38

                                                                      Trong khi nhiều nhà vườn ở
                                                                      ĐBSCL đang loay hoay với
                                                                      bài toán “chặt - trồng, trồng -
                                                                      chặt” thì ông Huỳnh Văn
                                                                      Sang (Hai Sang, 48 tuổi,
                                                                      ngụ xã Tam Ngãi, H.Cầu Kè,
                                                                      Trà Vinh) lại trở thành tỉ phú
                                                                      nhờ 20 năm gắn bó với cây
                                                                      cam sành.

                                                                      Bí quyết cam nghịch vụ

                                                                    Là một trong những tỉ phú
                                                                    cam sành của xã Tam Ngãi,
                                                                    Hai Sang hiện canh tác 3,5
                                                                    ha đang giai đoạn cho trái.
                                                                    Chỉ tính mùa cam năm 2010
                                                                    và 2011, ông thu về hơn 3 tỉ
                                                                    đồng. Bí quyết của Hai Sang
                                                                    là trồng cam nghịch vụ. Hai
                                                                    Sang kể, ông lấy vợ năm
                                                                    1990. Gia đình không có
                                                                    nhiều đất mà lại có đến 4
                                                                    anh em trai, nên khi ra riêng
                                                                    Hai Sang chỉ được cha mẹ
                                                                    cho 2,5 công (2.500m2). Đất
                                                                    ít quá, lúa thu hoạch chỉ đủ
                                                                    ăn chứ không bán chác gì
                                                                    được nên không có tiền.
                                                                    Ông đánh bạo lên liếp trồng
                                                                    cam với suy nghĩ đơn giản,
                                                                    trồng cây ăn trái sẽ “khỏe”
                                                                    hơn trồng lúa và có thời gian
                                                                    đi làm mướn kiếm sống.
Không ngờ trồng cam vất vả hơn nhiều. Nhưng do đã lỡ trồng, ông phải ráng bỏ công chăm sóc.
Lúc cam chưa có trái, Hai Sang phải trồng xen đủ loại rau củ theo kiểu lấy ngắn nuôi dài. Tới khi
vườn cam có trái thì trụ được tới bây giờ. Cũng nhờ trái cam mà miếng đất của anh cứ lớn dần, từ
2.500m2 ban đầu, anh mua thêm dần thành 9.500m2.

Nghề trồng cam vùng này lâu nay mỗi héc ta thu vài trăm triệu đồng là chuyện thường. Nhưng
trong 3 năm liên tục, mỗi héc ta cam nghịch vụ thu bạc tỉ, khiến bản thân Hai Sang cũng cảm thấy...
sửng sốt. Từ 2009 tới nay, chỉ với chưa đầy một mẫu đất, Hai Sang thu về hơn 4 tỉ đồng, con số
trước đây có mơ ông cũng không dám nghĩ tới. Hai Sang phân tích, đất mà nhà vườn Tam Ngãi
đang trồng cam là đất phù sa bồi đắp bởi sông Tiền. Từ xưa tới giờ vùng này không bao giờ thiếu
nước ngọt nên trồng cam muốn xử lý cho ra trái bất kỳ tháng nào trong năm đều được. Trái cây
mùa thuận phải nhờ đến nước mưa, còn đất ven sông Tiền có lợi thế là không lệ thuộc nước mưa
nên nhà vườn có thể đổi sang thu hoạch mùa nghịch theo ý mình. Ở xã Tam Ngãi, trồng cam


Làm giàu từ mô hình trang trại – Long An Farmland – Gọi 0913 640 825 a. Hà - Trang 7
nghịch vụ thu nhập 1 tỉ đồng/ha/năm tính ra tới mấy chục hộ chứ không phải ít. Cam mùa thuận giá
4.000-5.000 đồng/kg, mỗi héc ta bình quân 25 tấn, nhà vườn thu hơn 100 triệu đồng, vẫn cao hơn
lúa. Còn trồng vụ nghịch, mỗi kg giá 25.000-30.000 đồng, có khi cao hơn nên thu về tiền tỉ cũng
không có gì lạ.

Không sợ dội chợ

Theo Hai Sang, cụm từ “dội chợ” chỉ dành cho chỗ nào làm nông nghiệp theo kiểu tự cấp tự túc.
Hồi mới trồng cam, mỗi lần trái chín vợ anh hái bỏ vô thúng ra chợ xã ngồi bán. Dần dà bà con
trồng nhiều, khi thu hoạch bán chợ xã không hết thì đưa xuống xuồng, chở ra chợ huyện. Về sau
này, khi cam nhiều thì xuống tới chợ tỉnh. Nhưng bán loanh quanh Trà Vinh, giá không cao lên
được. Mấy năm nay sản xuất theo hướng hàng hóa, cam Tam Ngãi nhiều, mỗi năm cung cấp hàng
chục nghìn tấn, thương lái khắp nơi kéo về thu mua. Nhờ vậy mà có sự cạnh tranh, giá cả vì thế
mà cũng tăng lên. Bây giờ là thời buổi kinh tế thị trường, nếu làm nhỏ lẻ thì trái cam sành Tam Ngãi
không thể đi xa được. “Hồi đó ít ai trồng nên có thất bại mình cũng đâu biết hỏi ai, thành ra tôi phải
tự ghi chép rồi tự rút kinh nghiệm. Vì vậy, bây giờ tôi rất hiểu những nông dân vừa bỏ lúa chuyển
qua cam. Mình đi trước phải chỉ người đi sau thôi. Mình mà giấu nghề, vườn cam của hàng xóm bị
bệnh, lây qua mình thì mình thiệt chứ ai thiệt. Trong xóm tôi, mấy năm trước thằng Huyền (Nguyễn
Văn Huyền, 30 tuổi) chỉ có 2,5 công đất. Làm không đủ sống nên đi TP.HCM làm mướn. Mấy năm
nay Huyền về trồng cam, anh em đi trước chỉ cho chút nghề, Huyền bán cam mấy mùa đã cất được
ngôi nhà khang trang. Hay như anh Trần Văn Giang, Phan Văn Mười ở cạnh nhà nhau. Đất ít, hai
anh em rủ nhau trồng cam, giờ cũng trở nên khá giả. Trường hợp anh Huỳnh Văn Thức, chỉ có 0,7
ha ruộng chuyển qua cam, có năm thu bạc tỉ thì gọi là giàu chứ không phải là khá nữa”, Hai Sang
kể.

Theo ông Huỳnh Văn Giàu, Chủ tịch UBND xã Tam Ngãi, nhiều năm trước đây 2.100 ha đất nông
nghiệp của xã bà con chuyên trồng lúa. Dù dãy đất này nằm ven sông Hậu, phù sa màu mỡ nhưng
làm lúa cũng chỉ đủ ăn. "Cả xã có gần 3.000 hộ dân nên diện tích canh tác bình quân đầu người
tương đối thấp. Nếu chỉ làm lúa, mỗi héc ta thu được cao lắm cũng chỉ 30 triệu đồng/năm. Vài năm
trở lại đây, hơn 1.500 ha được chuyển sang trồng cam sành. Rất nhiều hộ trước đây đời sống khó
khăn nay đã vươn lên làm giàu nhờ cây cam sành", ông Giàu nói. ▌☼ ▌




Làm giàu từ mô hình trang trại – Long An Farmland – Gọi 0913 640 825 a. Hà - Trang 8
Ông chủ 4
                                                                               trang trại lợn
                                                                               25/05/2012 3:50

                                                                            Được các công ty
                                                                            săn đón với mức
                                                                            lương    7-8     triệu
                                                                            đồng/tháng là mơ
                                                                            ước của nhiều sinh
                                                                            viên sau khi tốt
                                                                            nghiệp ĐH. Khác với
                                                                            bạn bè, Nguyễn
                                                                            Hoàng Hà (quê Văn
                                                                            Giang, Hưng Yên)
                                                                            lại có một quyết
                                                                            quyết định ngược
                                                                            đời: về quê là làm
                                                                            nông. Hoàng Hà kể:
                                                                            “Năm 2005, ngành
                                                                            kế toán - kiểm toán
                                                                            hồi đó “có giá” lắm,
mình mới đi thực tập đã có lời mời giữ ở lại làm việc. Lúc mình thông báo về quê, bạn bè ai cũng
bảo dở hơi, hâm. Còn bà con làng xóm xì xào, bàn tán. Người ta cứ nghĩ mình không xin được
việc, thất nghiệp nên về nuôi lợn. Có người thắc mắc, học trường ĐH lớn mà về nuôi lợn thì phí
quá. Thấy mình cương quyết, bố mẹ bảo tùy con. Vậy là mình ở hẳn quê khởi nghiệp”.

Kế thừa mô hình chăn nuôi hộ gia đình của cha mẹ, Hoàng Hà bắt tay vào vay vốn, mở rộng
chuồng trại. Lớn lên ở nông thôn nên việc băm bèo, nấu cám, cho lợn ăn… với Hà chỉ là chuyện
nhỏ. “Kiến thức về chăn nuôi mình có thể tìm hiểu thông tin trên mạng, mua sách hướng dẫn về
đọc. Những gì cần nhớ, mình viết lại thành cẩm nang”, Hà bộc bạch.

Thế nhưng, thực tế không dễ dàng như sách vở. Đặc biệt với ngành chăn nuôi không ai có thể
lường trước được những rủi ro, bất chắc. Một năm sau khởi nghiệp, đàn lợn đang đà phát triển với
hơn 100 con bỗng phát dịch bệnh. Số lợn chết lên tới 50 con, mỗi con trị giá 3 triệu đồng, tổng thiệt
hại lên tới 150 triệu đồng. Hoàng Hà nhớ lại: “Đây là cú sốc đầu đời và cũng là bài học đắt giá cho
mình. Dù đàn lợn chỉ còn vài chục con, mình vẫn quyết định đã làm phải làm tới cùng. Mình chấp
nhận đương đầu với rủi ro. Đúc rút kinh nghiệm cần phải nghiêm khắc với quy trình chăn nuôi,
người ta rủi ro 10, mình cố gắng giảm thiểu rủi ro 5, nhờ đó đàn lợn khôi phục dần”.

Không dừng lại ở mô hình trang trại nhỏ, trong đầu chàng trai trẻ luôn nung nấu ý định mở rộng
chăn nuôi theo quy mô công nghiệp. Muốn làm ăn lớn, ngoài vốn liếng cần phải có cái đầu của nhà
quản lý. Ngày làm bạn với những chú lợn, tối Hoàng Hà lên mạng săn học bổng. Không phải đợi
lâu, cuối năm 2006 Hoàng Hà giành được học bổng MBA toàn phần ở ĐH Southern Taiwan (Đài
Loan). Tạm giao lại trang trại cho gia đình, Hà chọn học quản trị kinh doanh vì Đài Loan có nhiều
điểm tương đồng, lại đi trước Việt Nam không quá xa. Hơn nữa, ở Đài Loan, Hà còn có cơ hội tiếp
cận và học hỏi từ những mô hình kinh doanh thực tế.

Năm 2008, Hà về nước với tấm bằng thạc sĩ, trong khi ngành chăn nuôi có thay đổi. Nhiều nông
dân thấy ngành chăn nuôi bấp bênh nên đã bỏ cuộc. Những người có tiền chỉ muốn đầu tư vào tài
chính, bất động sản, dịch vụ…, chẳng ai thích đầu tư vào chăn nuôi, trong khi nhu cầu tiêu thụ thịt
trong nước ngày càng tăng. Triển vọng kinh doanh đó đã củng cố thêm niềm tin cho Hà theo đuổi


Làm giàu từ mô hình trang trại – Long An Farmland – Gọi 0913 640 825 a. Hà - Trang 9
ngành chăn nuôi. Mỗi năm tiền lãi được Hà tái đầu tư sản xuất, mở rộng trang trại, số đầu lợn tăng
bình quân 40%/năm. Chỉ riêng năm 2011, công ty của giám đốc 8x đã xuất được hơn 8.000 con
lợn.

Hiện tại, Hoàng Hà làm chủ 4 trang trại (3 trang trại ở Hưng Yên, 1 trang trại ở Hà Tĩnh) với hơn
10.000 con lợn, mỗi tháng có hàng trăm con lợn được xuất chuồng, nguồn hàng cung cấp chủ yếu
cho thị trường Hà Nội và các tỉnh phía Bắc. Sắp tới, Hà sẽ đầu tư thêm trang trại tại Thái Nguyên,
với tham vọng trở thành doanh nghiệp chăn nuôi hàng đầu Việt Nam. ▌☼ ▌




Làm giàu từ mô hình trang trại – Long An Farmland – Gọi 0913 640 825 a. Hà - Trang 10
Làm giàu từ
                                                                              nuôi gà
                                                                              23/03/2012 3:17


                                                                              Trước đây, bà con
                                                                              nuôi gà mất 6 tháng
                                                                              mới được một lứa.
                                                                              Còn bây giờ, anh
                                                                              Khá nuôi khoảng 4
                                                                              tháng đã bán được
                                                                              cả ngàn con.

                                                                           Chỉ vào chiếc xe
                                                                           máy, anh Phạm
                                                                           Thiệt    Khá     cười:
                                                                           “Mình mua bằng tiền
                                                                           3 năm bán gà đó”.
                                                                           Nói rồi anh Khá nổ
                                                                           máy xe đưa tôi về
                                                                           trang trại nuôi gà của
mình tại xã Thường Lạc, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp. Phía sau căn nhà xây theo kiểu chống
lũ là một khoảnh đất lớn với nhiều chuồng gà dựng trên ao cá, xung quanh là những tấm lưới vây
trên cát để thả gà.

Anh Khá (SN 1986) là con thứ 9 trong gia đình 11 anh chị em. Cuộc sống xã biên giới khá vất vả
với nghề nông. Mẹ anh nay cũng đã già nên anh quyết tìm con đường làm giàu trên chính quê
hương mình.

Trước đây, bà con nông dân trên địa bàn xã biên giới của huyện Hồng Ngự nuôi gà theo tập quán
cũ là thả vườn, cho ăn thóc. Mỗi năm chỉ bán được hai lứa gà với số lượng chỉ vài chục con. Tình
cờ trong một buổi tập huấn về kỹ thuật sản xuất nông nghiệp, được nghe về quy trình nuôi gà với
kỹ thuật mới, anh lập tức nghĩ ngay đến việc tiên phong nuôi gà áp dụng cách mới. Ban đầu anh
nói chuyện này với gia đình, nhiều người cũng nghi ngại. Anh đã chứng minh bằng cách mua gom
vài chục con gà con của hàng xóm về nuôi. Quả thực, theo quy trình mới, anh chỉ cần từ 3 đến 4
tháng đã có một lứa gà thịt bán ra. Thấy con thành công, mẹ anh mừng lắm và cho con vay ít vốn,
đồng thời anh cũng làm đơn xin vay tiền từ nguồn vốn thanh niên khởi nghiệp để xây chuồng trại.
Sau đó anh sang tận các trại gà giống ở Bến Tre để mua 400 con. Do số lượng nhiều và chưa có
kinh nghiệm phòng ngừa bệnh dịch, nên lứa đầu tỷ lệ gà chết khá cao. Sau 3 tháng xuất chuồng
đầu tiên, anh huề vốn. Thấy con có tâm huyết, vả lại lứa đầu huề là tốt rồi, mẹ anh tiếp tục ủng hộ
và khuyến khích anh đầu tư. Lần thứ hai, anh Khá chở tiếp 700 con gà con bằng xe máy về. Rút
kinh nghiệm, anh cho chích thuốc tiêm phòng theo lịch cẩn thận. Sau gần 4 tháng, lứa thứ hai đem
lại lợi nhuận trên 20 triệu đồng, đánh dấu sự thành công trong sự nghiệp nuôi gà của mình.

Quy trình nuôi gà thịt của anh Khá là theo kiểu bán công nghiệp, vừa chuồng vừa thả. Với gà con,
anh nuôi ở chuồng ấp có phủ bạt che gió xung quanh, thắp đèn suốt đêm để sưởi ấm. Với gà
trưởng thành sau 20 ngày sẽ được chuyển sang khu chuồng ao. Đây là các chuồng lưới rộng dựng
trên các ao nuôi cá trê. Các thức ăn vốn giàu dinh dưỡng của gà khi rơi vãi sẽ “lọt sàn” nuôi bầy cá
trong ao, bán ra cũng có lời. Ngoài ra, anh còn nuôi thêm 10 con trăn nhỏ để tiêu thụ những con gà
chết, vừa tiện ích vừa bảo vệ môi trường. Ban ngày, đàn gà được thả rong chơi trên nền đất cát
khoanh vùng bằng lưới để chân chúng chắc khỏe và không bị lây bệnh từ xung quanh. Anh không
nuôi bằng thóc mà mua thức ăn gia cầm cho chúng. Đặc biệt là lịch tiêm phòng cho gà được anh

Làm giàu từ mô hình trang trại – Long An Farmland – Gọi 0913 640 825 a. Hà - Trang 11
theo dõi rất kỹ. Anh Khá chia sẻ: “Nghề nuôi gà ngán nhất là dịp cận tết, bởi lúc đó thời tiết lạnh, gà
dễ bệnh và bỏ ăn nên chậm lớn, thậm chí tỷ lệ gà chết khá nhiều. Nhưng nếu chăm sóc tiêm phòng
cẩn thận, thì khi vượt qua được là lời to”.

Sau 3 năm chăn nuôi, từ số lượng gà ban đầu chỉ vài trăm con, đến nay anh Khá thuê thêm đất,
mở rộng sân nuôi khoảng 2.600 con, chứng minh được phương pháp nuôi gà với kỹ thuật mới
thành công trên mảnh đất vùng biên.




Làm giàu từ mô hình trang trại – Long An Farmland – Gọi 0913 640 825 a. Hà - Trang 12
Mô hình làm
                                                                              giàu đơn giản
                                                                              27/02/2012 3:55


                                                                              Chí thú làm ăn và
                                                                              không lùi bước trước
                                                                              thất bại, nhiều nông
                                                                              dân chân chất đã trở
                                                                              thành những chủ
                                                                              trang trại thu nhập
                                                                              bạc tỉ mỗi năm, là ân
                                                                              nhân     của    nhiều
                                                                              “công nhân nông
                                                                              nghiệp”.

                                                                              Không dừng bước

                                                                         Ông Võ Quan Huy
                                                                         (Út Huy) ấp Thuận
                                                                         Hòa, xã Hiệp Hòa,
                                                                         H.Đức Hòa, Long An
được coi là nông dân tích tụ được nhiều đất nhất ĐBSCL khi đang canh tác trên 580 ha đất nông
nghiệp.

Lãi lớn khi đưa cây ớt vào Đồng Tháp Mười “chiến đấu” với đất phèn nhưng Út Huy cũng sớm
nhận ra rằng bài toán đó không bền vững nên năm 2007, ông quyết định chuyển sang chuyên canh
cây ăn trái. Toàn bộ diện tích được tập trung trồng bưởi da xanh, xoài, mít và cây thanh long. Hiện
vườn cây của Út Huy đã bắt đầu có thu hoạch nhưng vẫn chưa sinh lãi vì còn trong giai đoạn vừa
làm vừa cải tiến.

Hiểu ra là không thể nóng vội, Út Huy lang thang khắp ĐBSCL để “tầm sư học đạo”. Sau hơn 1
năm trang bị thêm kiến thức nuôi tôm theo công nghệ sinh học, Út Huy quay lại Sóc Trăng làm lại
với con tôm và gặt hái thành công trên diện tích 100 ha tại đây. Ông tìm về Bạc Liêu và gom tiếp 60
ha để mở rộng diện tích. Tiếp đó, ông lại về Long An mua thêm 20 ha thả nuôi cá đồng...

Hiện nay, trang trại của Út Huy có khoảng 300 nhân công làm việc thường xuyên, thu nhập ổn định.
Nhiều gia đình sống lâu năm với Út Huy, cả vợ chồng con cái đều là “công nhân nông nghiệp” của
ông.

Trang trại “gia công” khép kín

Quyết định chọn vùng đất đồi gò hoang hóa ở thôn Đông Bình, xã Nhơn Thọ để phát triển mô hình
kinh tế trang trại, nông dân Nguyễn Văn Nam ở thôn Đông Bình, xã Nhơn Thọ, thị xã An Nhơn
(Bình Định) giờ đây đã trở nên giàu có, với mức thu nhập trên 1,2 tỉ đồng mỗi năm.

Theo ông Nam, đây là khu đất có diện tích lớn, xa khu dân cư, thuận lợi để phát triển theo quy mô
khép kín, ít ảnh hưởng đến môi trường và khả năng cách ly dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm.
Ngay sau khi được chính quyền địa phương chấp thuận cho thuê đất, ông Nam đã bắt tay ngay vào
việc xây dựng cơ sở chuồng trại. Trang trại của ông xây dựng theo quy mô khép kín, chất thải của
gia súc, gia cầm được tận dụng để nuôi cá, vừa tránh gây ô nhiễm môi trường, vừa tăng hiệu quả
kinh tế; chuồng trại chăn nuôi gà, heo được xây dựng xa nhau để tránh lây lan dịch bệnh...



Làm giàu từ mô hình trang trại – Long An Farmland – Gọi 0913 640 825 a. Hà - Trang 13
Qua thời gian đầu tư, phát triển mở rộng, đến nay trang trại của ông Nam có diện tích rộng hơn 7
ha, gồm khu phát triển chăn nuôi gà, heo; khu nuôi cá; khu chăn nuôi bò lai; khu trồng rừng; trồng
mía. Chỉ tính riêng từ nuôi gia công, mỗi năm ông Nam có lợi nhuận do phía doanh nghhiệp chi trả
trên 400 triệu đồng.

Ông Nam giải thích, sở dĩ ông chọn mô hình chăn nuôi gia công vì đây là cách làm ăn theo mô hình
liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp, có sự cộng đồng trách nhiệm giữa hai phía. Nông dân chịu
trách nhiệm đầu tư cơ sở chuồng trại, công chăm sóc; doanh nghiệp cam kết bao tiêu toàn bộ nông
sản làm ra theo hợp đồng và đầu tư toàn bộ con giống, thức ăn chăn nuôi, hỗ trợ kỹ thuật thú y. Do
vậy, nông dân không đơn độc. Trong quá trình chăn nuôi, nếu có xảy ra bất trắc gì, nông dân sẽ
được hỗ trợ kịp thời. Và thực tế với cách làm ăn này đã mang lại thành công cho ông Nam.

Né lũ, diệt chuột...

Đầu những năm 1990, đất Đồng Tháp Mười có thể làm 2 vụ nhưng giá đất vẫn rẻ như cho, không
ai thèm làm. Thấy người ta bỏ đất hoang, nông dân Trần Hùng Tráng (Ba Tráng) hỏi mua lại rồi lao
vào cải tạo, làm thủy lợi...

Hỏi tại sao nông dân thời đó phải bán đất trả nợ, Ba Tráng cười hà hà: “Bản thân tôi cũng mấy lần
lâm vào thế phải bán đất nên tôi rút ra những bài học xương máu. Ở đây, trồng lúa 2 vụ nếu biết
cách tránh con nước lũ hằng năm và không để chuột tự do hoành hành xem như chắc ăn ba bó
một giạ. Muốn né lũ thì vụ hè thu phải gieo sạ sớm không cần phải chờ mưa, chủ động mở rộng
đường nước bơm tưới cho ruộng. Còn muốn giảm thiệt hại do chuột thì phải gieo sạ đồng loạt trên
diện tích rộng, đồng thời phải bằng mọi cách diệt chuột ngay từ đầu vụ chứ không chờ đến lúc lúa
làm đòng, ngậm sữa”, Ba Tráng chia sẻ.

Nhờ chí thú làm ăn, tới năm 1994, Ba Tráng đã có trong tay 100 mẫu ruộng, trở thành một trong
những người có nhiều đất ruộng nhất xứ Đồng Tháp Mười. Hiện trang trại lúa của Ba Tráng có đầy
đủ máy cày, máy bơm nước, máy gặt đập liên hợp, kho chứa, nhà sấy... Ba Tráng sang tận Trà
Vinh tìm nhân công hợp đồng dài hạn. Vào vụ, từng nhóm lao động được giao đảm nhận từng công
việc cụ thể. Trong nhà giao vợ cùng hai con gái túc trực lo cơm nước cho hàng trăm nhân công
ngày ba bữa no đủ. Riêng Ba Tráng cùng ba con trai túc trực suốt ngoài đồng đôn đốc, giám sát
từng công đoạn sản xuất...

Với giá bình quân 500-600 triệu đồng/ha ruộng, tài sản đất đai của nông dân Trần Hùng Tráng vào
khoảng 50 tỉ đồng. Số đất này nếu anh không trực tiếp làm mà đem cho thuê (khoảng 12 triệu
đồng/ha/năm) thì mỗi năm thu lãi bét nhất cũng hơn 1 tỉ đồng! ▌☼ ▌




Làm giàu từ mô hình trang trại – Long An Farmland – Gọi 0913 640 825 a. Hà - Trang 14

More Related Content

Featured

Social Media Marketing Trends 2024 // The Global Indie Insights
Social Media Marketing Trends 2024 // The Global Indie InsightsSocial Media Marketing Trends 2024 // The Global Indie Insights
Social Media Marketing Trends 2024 // The Global Indie Insights
Kurio // The Social Media Age(ncy)
 

Featured (20)

AI Trends in Creative Operations 2024 by Artwork Flow.pdf
AI Trends in Creative Operations 2024 by Artwork Flow.pdfAI Trends in Creative Operations 2024 by Artwork Flow.pdf
AI Trends in Creative Operations 2024 by Artwork Flow.pdf
 
Skeleton Culture Code
Skeleton Culture CodeSkeleton Culture Code
Skeleton Culture Code
 
PEPSICO Presentation to CAGNY Conference Feb 2024
PEPSICO Presentation to CAGNY Conference Feb 2024PEPSICO Presentation to CAGNY Conference Feb 2024
PEPSICO Presentation to CAGNY Conference Feb 2024
 
Content Methodology: A Best Practices Report (Webinar)
Content Methodology: A Best Practices Report (Webinar)Content Methodology: A Best Practices Report (Webinar)
Content Methodology: A Best Practices Report (Webinar)
 
How to Prepare For a Successful Job Search for 2024
How to Prepare For a Successful Job Search for 2024How to Prepare For a Successful Job Search for 2024
How to Prepare For a Successful Job Search for 2024
 
Social Media Marketing Trends 2024 // The Global Indie Insights
Social Media Marketing Trends 2024 // The Global Indie InsightsSocial Media Marketing Trends 2024 // The Global Indie Insights
Social Media Marketing Trends 2024 // The Global Indie Insights
 
Trends In Paid Search: Navigating The Digital Landscape In 2024
Trends In Paid Search: Navigating The Digital Landscape In 2024Trends In Paid Search: Navigating The Digital Landscape In 2024
Trends In Paid Search: Navigating The Digital Landscape In 2024
 
5 Public speaking tips from TED - Visualized summary
5 Public speaking tips from TED - Visualized summary5 Public speaking tips from TED - Visualized summary
5 Public speaking tips from TED - Visualized summary
 
ChatGPT and the Future of Work - Clark Boyd
ChatGPT and the Future of Work - Clark Boyd ChatGPT and the Future of Work - Clark Boyd
ChatGPT and the Future of Work - Clark Boyd
 
Getting into the tech field. what next
Getting into the tech field. what next Getting into the tech field. what next
Getting into the tech field. what next
 
Google's Just Not That Into You: Understanding Core Updates & Search Intent
Google's Just Not That Into You: Understanding Core Updates & Search IntentGoogle's Just Not That Into You: Understanding Core Updates & Search Intent
Google's Just Not That Into You: Understanding Core Updates & Search Intent
 
How to have difficult conversations
How to have difficult conversations How to have difficult conversations
How to have difficult conversations
 
Introduction to Data Science
Introduction to Data ScienceIntroduction to Data Science
Introduction to Data Science
 
Time Management & Productivity - Best Practices
Time Management & Productivity -  Best PracticesTime Management & Productivity -  Best Practices
Time Management & Productivity - Best Practices
 
The six step guide to practical project management
The six step guide to practical project managementThe six step guide to practical project management
The six step guide to practical project management
 
Beginners Guide to TikTok for Search - Rachel Pearson - We are Tilt __ Bright...
Beginners Guide to TikTok for Search - Rachel Pearson - We are Tilt __ Bright...Beginners Guide to TikTok for Search - Rachel Pearson - We are Tilt __ Bright...
Beginners Guide to TikTok for Search - Rachel Pearson - We are Tilt __ Bright...
 
Unlocking the Power of ChatGPT and AI in Testing - A Real-World Look, present...
Unlocking the Power of ChatGPT and AI in Testing - A Real-World Look, present...Unlocking the Power of ChatGPT and AI in Testing - A Real-World Look, present...
Unlocking the Power of ChatGPT and AI in Testing - A Real-World Look, present...
 
12 Ways to Increase Your Influence at Work
12 Ways to Increase Your Influence at Work12 Ways to Increase Your Influence at Work
12 Ways to Increase Your Influence at Work
 
ChatGPT webinar slides
ChatGPT webinar slidesChatGPT webinar slides
ChatGPT webinar slides
 
More than Just Lines on a Map: Best Practices for U.S Bike Routes
More than Just Lines on a Map: Best Practices for U.S Bike RoutesMore than Just Lines on a Map: Best Practices for U.S Bike Routes
More than Just Lines on a Map: Best Practices for U.S Bike Routes
 

Nong Dan Thanh Cong

  • 1. “Vua” heo rừng 25/12/2011 10:07 Tốt nghiệp 3 trường đại học nhưng anh Trần Văn Công lại quyết định “bỏ phố lên rừng” mở trang trại nuôi heo Dưới bóng mát của những gốc nhãn, anh Trần Văn Công, chủ trang trại heo rừng Chín Định (ấp Bà Tú, xã Cây Trường, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương), đẩy chiếc xe rùa chứa đầy cám vào trang trại nuôi heo. Những chú heo rừng đen trũi, lông dựng đứng chen nhau ăn kêu lên inh ỏi. Anh Công cho biết: “Heo rừng rất háu ăn. Ngoài cám, chúng còn ăn thân chuối, thân bắp, bắp, khoai lang, bí đỏ… Chính vì thế mà thịt chúng rất ngon”. Khởi đầu gian khó Từng tốt nghiệp 3 trường đại học, nhiều năm làm việc trong các công ty trong và ngoài nước, anh Trần Văn Công đã quyết định tự mình lập nghiệp. Anh nhớ lại: “Đó là năm 1998 khi gia đình tôi mua đất ở huyện Bến Cát, Bình Dương để lập trang trại với mong muốn có nơi an dưỡng sau này. Thấy đất rộng, tôi nghĩ mình có thể về đó làm kinh tế ”. Đầu tiên, anh nuôi gà công nghiệp. Nhưng đúng lúc đó, xảy ra dịch cúm gia cầm. Gần 200 triệu đồng đầu tư nuôi gà của anh bị mất trắng. Một lần tình cờ, người bạn của anh từ Bình Long mang về 2 chú heo rừng để trừ tiền nợ mua gà thiếu trước đó. Thấy hai chú heo rừng lạ mắt, anh đồng ý gán nợ và thả chúng trong trang trại. Những chú heo lớn rất nhanh. Khi thấy heo trưởng thành, anh thử phối giống. Lứa đầu, 2 heo rừng đẻ 16 chú heo con. Anh kể: “Thấy vậy, tôi chợt nghĩ thổ nhưỡng nơi đây có lẽ phù hợp với việc nuôi heo rừng nên sau đó mua 80 con heo từ những người thợ săn về nuôi”. Nhưng thật không may, những chú heo rừng vốn sống nơi hoang dã khi đưa về trại thường húc đầu vào tường, bỏ ăn mà chết, chỉ còn lại 2 con. Anh lại nghĩ đến việc lai tạo giống cho phù hợp. Lai tạo thành công Anh bắt đầu nghiên cứu việc lai tạo giống, thậm chí còn sang tận Thái Lan để tìm hiểu quy trình nuôi heo. Anh nhận thấy ở Thái Lan, heo rừng được nuôi theo hướng công nghiệp rất quy mô nhưng thịt heo lại có nhiều mỡ. Chính vì vậy, anh nghĩ cách lai tạo giống heo mới bằng cách kết hợp giữa heo giống Thái và giống heo rừng thuần Việt để thịt ngon hơn. Sau nhiều lần thử nghiệm, những đàn heo rừng lai tạo đã ra đời. Chỉ đàn heo đang tung tăng ủi đất, anh cho biết heo rừng lai tạo có nhiều đặc điểm khác biệt so với heo rừng sống nơi hoang dã: “Heo rừng nuôi mõm không láng, đầu có hình tam giác chứ không dài. Mỗi lứa heo đẻ từ 6 - 9 con. Sau 2 tháng, heo sẽ tự tách bầy, 8 tháng sau, heo có thể phối giống. Trung bình mỗi tháng, heo chỉ tăng khoảng 2 kg. Heo nuôi khoảng 10 tháng thì có thể bán thịt”. Cũng theo anh, heo rừng thường có lớp da dày từ 10-15 mm, dưới da là lớp màng mỏng giống như mỡ. “Thịt heo ngon phải có màu đỏ như gạch, dưới da không có mỡ”. Nổi tiếng gần xa Khi biết trang trại của anh thành công trong việc lai tạo và nuôi heo rừng, nhiều nhà hàng tại TPHCM, Đà Nẵng, Hà Nội… đã tìm đến đặt hàng. “Heo rừng nuôi khoảng một năm mới có thể bán thịt, trong khi thị trường cần mỗi ngày đến vài trăm con. Để có đủ thịt heo cung cấp, tôi đã xây dựng hệ thống cơ sở vệ tinh ở các tỉnh, thành từ Bình Dương, Đồng Nai, Bình Phước, Tiền Giang, Bến Làm giàu từ mô hình trang trại – Long An Farmland – Gọi 0913 640 825 a. Hà - Trang 1
  • 2. Tre... Đến nay, đã có được vài chục vệ tinh. Để phục vụ thực khách, tôi còn mở nhà hàng ngay tại trang trại nhằm giới thiệu những món ăn tươi ngon nhất từ heo rừng” - anh vui vẻ kể. Trang trại nuôi heo của anh Công đã giải quyết việc làm cho hơn 10 lao động. Anh Nguyễn Văn Vũ, quê ở Bến Tre, phụ việc cho trang trại, cho biết: “Anh Công không chỉ giúp chúng tôi có việc làm ổn định mà còn hỗ trợ nhiều bà con quanh vùng về kỹ thuật nuôi heo giống và heo thịt”. ▌☼ ▌ Làm giàu từ mô hình trang trại – Long An Farmland – Gọi 0913 640 825 a. Hà - Trang 2
  • 3. Thu bộn tiền từ cây khóm 23/02/2012 3:12 Ngôi nhà lầu giữa đồng phèn “Anh cứ chạy cặp theo bờ kênh, đi chừng 2 cây số thì gặp ngôi nhà lầu nằm giữa cánh đồng khóm mênh mông, đó là nhà của ông Chín Biền. Dễ tìm lắm vì ở đây chỉ có ngôi nhà lầu độc nhất của ổng”, một cán bộ ở UBND xã Tân Lập 2 hướng dẫn chúng tôi. Vốn xuất thân từ bộ đội nên sau khi nghe chúng tôi hỏi chuyện làm ăn, ông Biền liền đi thẳng vào vấn đề theo kiểu rất “lính” mà không cần rào đón hoặc e ngại như nhiều nông dân khác. “Hồi trước gia đình tôi ở xã Tân Hòa Thành, cách đây chừng chục cây số. Nhà nghèo, đông anh em, 7 người nhưng chỉ có 5 công ruộng, làm quần quật quanh năm nhưng không ai khá lên được. Vì muốn thoát khỏi cảnh nghèo, năm 1990 sau khi xuất ngũ tôi quyết định đưa vợ con tới vùng đất mới này để lập nghiệp. Vốn là vùng đất hoang hóa lâu năm, lại nhiễm phèn nặng nên điều kiện sống lúc bấy giờ hết sức khắc nghiệt. Đất đai bạt ngàn nhưng cây lúa không phát triển được. Nước sinh hoạt thì phải lóng tro để khử phèn. Hồi đó có rất nhiều gia đình đi kinh tế mới đến đây nhưng không chịu nổi đã phải lặng lẽ bỏ đi. Riêng vợ chồng tôi động viên nhau cố bám trụ, vì nếu bỏ về cũng thấy ngại”, ông Biền kể. Ông Biền nhớ lại: “Lúc đầu vợ chồng tôi xới đất trồng khoai mì để chống đói, đồng thời lấy ngắn nuôi dài. Cây mì hợp với đất phèn nên củ to, năng suất rất cao, chỉ có điều giá bán rẻ như cho. Thế là chúng tôi chuyển sang trồng mía. Nhưng mía lại càng thê thảm hơn vì đầu tư nhiều vốn, tốn nhiều công chăm sóc, đến khi thu hoạch lại không bán được, phải thuê người đốn. Sau nhiều lần thất bại, thua lỗ, năm 1996 một lần nữa tôi quyết định bỏ cây mía để trồng khóm và lần này đã thành công, nhờ cây khóm mà gia đình tôi khấm khá cho đến bây giờ”. Thế là từ 1 ha ban đầu, ông Biền dành dụm và tích lũy dần để mua thêm đất. Đến nay vợ chồng ông canh tác trên diện tích 14 ha. Cách đây nhiều năm, vợ chồng ông xây một ngôi nhà lầu tốn hơn nửa tỉ đồng, ngay giữa cánh đồng khóm bạt ngàn, nắng cháy. Trong nhà ông đủ các tiện nghi hiện đại. Con trai lớn của ông học Trung cấp Thú y, con gái kế học Trung cấp Du lịch và đứa con gái út thì đang học lớp 8 ở TP.HCM. Với năng suất trung bình khoảng 25 tấn/ha, ông Biền cho biết mỗi năm thu nhập của gia đình ông đạt hơn 1 tỉ đồng, chưa kể các khoản thu nhập khác từ máy cày, máy xúc… Hơn nhau ở cách làm Khi được hỏi vì sao cùng có điều kiện giống nhau nhưng nhiều nông dân khác vẫn cam chịu mức sống “bình bình” không vượt lên được như ông? Ông Biền giải thích đơn giản: “Có lẽ là do ở cách Làm giàu từ mô hình trang trại – Long An Farmland – Gọi 0913 640 825 a. Hà - Trang 3
  • 4. làm. Chẳng hạn như tôi canh tác trên diện tích lớn, nhà ít lao động, nhưng liếp khóm lúc nào cũng luôn sạch cỏ trong khi có người không làm được. Ví dụ, lúc đầu thiếu vốn thì tôi rủ người khác cùng làm vần đổi công. Khi tích lũy được vốn thì tôi thuê thêm lao động. Và để đạt được hiệu quả, tôi thà chịu mắc nợ để đầu tư lớn bằng cách mở rộng diện tích, áp dụng tiến bộ kỹ thuật và dứt khoát trồng chuyên canh, không trồng xen. Kết quả là cùng trồng khóm như nhau nhưng khóm của tôi bao giờ cũng bán được với giá cao hơn người khác. Và cũng nhờ diện tích lớn, sản lượng lớn nên có lợi thế là lúc nào cũng dễ bán, thương lái không dám bỏ”. Mặt khác, để sản xuất có hiệu quả, ông Biền luôn quan tâm học hỏi cách ứng dụng kỹ thuật chăm sóc, bón phân, chọn giống như thế nào để cây khóm đạt năng suất cao, thu hoạch đúng thời điểm nhằm bán được với giá cao. Theo ông Biền, tới giờ vẫn còn nhiều bà con trồng khóm theo kiểu “phục tráng”, tức là cây khóm trồng cả chục năm rồi nhưng cứ để thu hoạch hoài, không dám phá để trồng mới vì… tiếc. Và cây cũ thì chất lượng không đồng đều, năng suất thấp, giá trị thấp và cây càng lâu thì trái càng nhỏ. Cũng có những nông dân có nhiều đất nhưng vẫn nghèo hoặc không phát triển được vì không dám mạnh dạn đầu tư. Từ hồi nhà nước chưa có chính sách hỗ trợ nông dân vay tiền, ông Biền đã liều… chơi hụi, “xung phong” hốt trước, chịu thiệt để lấy vốn đầu tư vào cây khóm. Trong điều kiện khí hậu, đất đai khắc nghiệt của vùng Đồng Tháp Mười, sự cần cù, chịu khó, dám nghĩ, dám làm đã đưa ông Biền tới thành công. Theo bình chọn của Hội Nông dân tỉnh Tiền Giang, ông Biền là người đứng đầu trong “top" những nông dân giỏi, có thu nhập cao của H.Tân Phước. Năm 2009, khi chính quyền phát động sản xuất khóm theo mô hình VietGAP (Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau quả tươi của Việt Nam - PV), ông Biền cũng là một trong những nông dân đầu tiên đã mạnh dạn phá bỏ 5 ha khóm đang cho trái để trồng mới theo hướng dẫn của Viện Cây ăn quả miền Nam. Ông Biền tâm sự: “Sản xuất theo quy trình VietGAP rất cực vì phải tuân theo nhiều chỉ tiêu như bón phân theo định mức, phải có nhật ký ghi chép, có nhà vệ sinh, nhà kho... và đầu tư rất tốn kém. Có tới 103 yêu cầu nghiêm ngặt về sản xuất và 38 yêu cầu về hệ thống quản lý chất lượng theo quy trình VietGAP. Nhưng làm được VietGAP rồi mà nông dân chúng tôi vẫn phải tự tiêu thụ, vẫn phải bán khóm cho thương lái theo giá lên xuống thất thường hoài thì cũng… hơi buồn! Đây cũng là lý do khiến nhiều nông dân còn ngại, không muốn áp dụng mô hình VietGAP. Nhưng để chuẩn bị cho hướng đi xa thì không thể cứ làm theo kiểu cũ, bởi vì chờ đến lúc thị trường yêu cầu phải có chứng nhận VietGAP thì làm sao trở tay kịp?”. ▌☼ ▌ Làm giàu từ mô hình trang trại – Long An Farmland – Gọi 0913 640 825 a. Hà - Trang 4
  • 5. Làm giàu từ 10 cây mít 24/02/2012 3:14 Từ 10 cây giống đầu tiên Từ ngã tư Cai Lậy rẽ trái theo tỉnh lộ 868, đi chừng 5 cây số qua cầu Thanh Niên hỏi thăm nhà “Vua mít” thì ai cũng biết. Đó là biệt danh người dân đặt cho ông Hồ Văn Lập ở ấp 4, xã Cẩm Sơn. Ông nổi tiếng nhờ làm giàu và tạo được thương hiệu “mít Ba Lập”. Chất phác, rặt nông dân, nói chuyện với khách nhiều lúc thấy ông còn e ngại vì trả lời không được trôi chảy. Nhưng đó là nói về chuyện khác, chứ khi chúng tôi hỏi về kỹ thuật trồng mít như thế nào cho hiệu quả thì ông kể vanh vách. Cũng như nhiều nông dân khác trong vùng, ông vào đời sớm và trải qua nhiều gian nan, vất vả trước khi tạo được cơ ngơi và thương hiệu. “Hồi xưa ở nhà quê cưới vợ sớm lắm. Tôi lập gia đình khi mới ngoài 20 tuổi và lăn lộn với đủ thứ nghề nhưng vẫn nghèo. Đầu tiên là làm nghề đăng tôm, cá, lặn lội dưới sông. Thấy không khá nổi, tôi đi làm công cho chủ máy suốt lúa. Làm thuê một thời gian, tôi dành dụm tích lũy được một ít tiền liền mua máy suốt và tự mình làm chủ. Vài năm sau, tôi mua được dàn máy xới rồi đi xới đất mướn. Hết suốt lúa, xới đất, tôi chuyển sang trồng táo. Trồng táo rất cực vì phải chăm sóc kỹ. Mỗi tuần phải xịt thuốc một lần vì táo có rất nhiều sâu nhưng lợi nhuận chẳng được bao nhiêu. Tôi làm hết mình, quần quật, mà vẫn nghèo”, ông Lập kể. Bước ngoặt xảy ra vào năm 2003 khi ông Lập đi thăm người bà con ở Biên Hòa và tình cờ làm quen với người chủ trại cây giống. Ông Lập kể tiếp: “Nghe ông ấy giới thiệu về một loại mít có nguồn gốc từ Thái, tôi tò mò mua 10 cây giống về trồng thử. Chăm sóc kỹ và đợi một năm rưỡi sau, 10 cây mít đầu tiên cho trái. Tôi ăn thử thấy rất ngon mới bắt đầu ghép cành, nhân giống ra trồng đại trà. Đặc điểm của loại mít này là múi to, cơm dày, ăn giòn, ngọt thanh, rất ít xơ và mủ. Thế là từ 10 cây giống đầu tiên, tôi ghép cành và nhân ra lần đầu khoảng 50 cây rồi tăng dần lên, đến nay vườn mít 9.000m2 của tôi có chừng 600 cây mít đủ cỡ. Vừa trồng vừa tặng bạn bè, bà con hàng xóm cùng trồng. Đến nay cả xóm đều trồng giống mít do tôi nhân ra. Vào đợt thu hoạch, ai đi ngang qua đây đều nghe thơm lừng mùi mít”. Trở thành tỉ phú mít Hỏi vì sao người ta gọi ông là “Vua mít”? Ông Lập thành thật: “Vì tôi là người đầu tiên đem mít về trồng chuyên canh và thành công ở vùng này. Lúc đầu, khi có ý định trồng mít đại trà, nhiều người khuyên nên tìm giống cây khác vì xưa nay chưa có ai làm giàu nhờ trồng mít bao giờ. Ngay cả người thân trong gia đình cũng không tin là tôi sẽ thành công. Hồi cuối năm ngoái, giống mít của tôi Làm giàu từ mô hình trang trại – Long An Farmland – Gọi 0913 640 825 a. Hà - Trang 5
  • 6. đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học - Công nghệ) cấp chứng nhận bảo hộ độc quyền nhãn hiệu hàng hóa với thương hiệu mít Ba Lập”. Ông Lập cho biết đặc điểm của loại mít này là không theo mùa mà ra trái thường xuyên, hết đợt này đến đợt khác liên tục, chu kỳ từ khi ra hoa đến khi thu hoạch gần 4 tháng. Vì vậy, để trái có trọng lượng lớn, bán được giá cao, cần phải tỉa bỏ bớt. Tùy theo độ tuổi của cây mà chừa trái cho thích hợp. Trung bình nếu bón phân, tưới nước đầy đủ thì mỗi đợt chỉ nên chừa lại chừng 10 trái mỗi cây. Khi thu hoạch, mỗi trái có trọng lượng từ 20 đến trên 30 kg là bình thường. Càng ít trái thì trọng lượng mỗi trái càng lớn. Với giá mít dao động từ khoảng 28.000 đến 34.000 đồng/kg như hiện nay, mỗi trái mít có thể bán được hơn 500.000 đồng. Như vậy mỗi đợt thu hoạch, một cây mít có thể thu được trên 6 triệu đồng và một năm có thể thu hoạch được 3 lần. Vườn mít của ông Lập có chừng 600 cây nên mỗi năm có thể thu được tiền tỉ là dễ hiểu. Đó là chưa kể nguồn thu nhập từ bán cây giống. Chỉ riêng năm 2011 ông Lập cung cấp ra thị trường gần 20.000 cây mít giống. Với giá 12.000 đồng/cây, ông thu nhập thêm hàng trăm triệu đồng. Trồng mít cho thu nhập cao nhờ chi phí thấp, sử dụng phân, thuốc ít và công chăm sóc đơn giản hơn nhiều loại cây trồng khác. Tuy nhiên, thường mỗi năm vào khoảng tháng 5, tháng 6 âm lịch là vào mùa thu hoạch rộ nên trái cây thường bị rớt giá. Để tạo lợi thế cạnh tranh, ông Lập cho biết phải xử lý cắt bỏ khi trái còn nhỏ, không cho mít ra trái và thu hoạch vào thời điểm bất lợi đó. Nhờ vậy mà vườn mít của ông luôn bán được với giá cao, tránh được tình trạng được mùa, rớt giá. Ngoài ra, nhờ trồng chuyên canh nên mỗi đợt thu hoạch cho sản lượng lớn nên cả cây giống và trái đều được thương lái đến mua tại vườn, không phải chuyên chở đi đâu. Không chỉ làm giàu cho mình, ông Lập luôn tận tình hướng dẫn kỹ thuật, cho cây giống và giúp đỡ nhiều người khác cùng trồng và thoát nghèo từ cây mít. Điều mà ông thường khuyên các nông dân khác là phải thật quyết tâm, siêng năng, còn lại chuyện kỹ thuật thì có thể học hỏi, và ông luôn sẵn lòng chia sẻ. ▌☼ ▌ Làm giàu từ mô hình trang trại – Long An Farmland – Gọi 0913 640 825 a. Hà - Trang 6
  • 7. Đột phá với cam sành 25/02/2012 3:38 Trong khi nhiều nhà vườn ở ĐBSCL đang loay hoay với bài toán “chặt - trồng, trồng - chặt” thì ông Huỳnh Văn Sang (Hai Sang, 48 tuổi, ngụ xã Tam Ngãi, H.Cầu Kè, Trà Vinh) lại trở thành tỉ phú nhờ 20 năm gắn bó với cây cam sành. Bí quyết cam nghịch vụ Là một trong những tỉ phú cam sành của xã Tam Ngãi, Hai Sang hiện canh tác 3,5 ha đang giai đoạn cho trái. Chỉ tính mùa cam năm 2010 và 2011, ông thu về hơn 3 tỉ đồng. Bí quyết của Hai Sang là trồng cam nghịch vụ. Hai Sang kể, ông lấy vợ năm 1990. Gia đình không có nhiều đất mà lại có đến 4 anh em trai, nên khi ra riêng Hai Sang chỉ được cha mẹ cho 2,5 công (2.500m2). Đất ít quá, lúa thu hoạch chỉ đủ ăn chứ không bán chác gì được nên không có tiền. Ông đánh bạo lên liếp trồng cam với suy nghĩ đơn giản, trồng cây ăn trái sẽ “khỏe” hơn trồng lúa và có thời gian đi làm mướn kiếm sống. Không ngờ trồng cam vất vả hơn nhiều. Nhưng do đã lỡ trồng, ông phải ráng bỏ công chăm sóc. Lúc cam chưa có trái, Hai Sang phải trồng xen đủ loại rau củ theo kiểu lấy ngắn nuôi dài. Tới khi vườn cam có trái thì trụ được tới bây giờ. Cũng nhờ trái cam mà miếng đất của anh cứ lớn dần, từ 2.500m2 ban đầu, anh mua thêm dần thành 9.500m2. Nghề trồng cam vùng này lâu nay mỗi héc ta thu vài trăm triệu đồng là chuyện thường. Nhưng trong 3 năm liên tục, mỗi héc ta cam nghịch vụ thu bạc tỉ, khiến bản thân Hai Sang cũng cảm thấy... sửng sốt. Từ 2009 tới nay, chỉ với chưa đầy một mẫu đất, Hai Sang thu về hơn 4 tỉ đồng, con số trước đây có mơ ông cũng không dám nghĩ tới. Hai Sang phân tích, đất mà nhà vườn Tam Ngãi đang trồng cam là đất phù sa bồi đắp bởi sông Tiền. Từ xưa tới giờ vùng này không bao giờ thiếu nước ngọt nên trồng cam muốn xử lý cho ra trái bất kỳ tháng nào trong năm đều được. Trái cây mùa thuận phải nhờ đến nước mưa, còn đất ven sông Tiền có lợi thế là không lệ thuộc nước mưa nên nhà vườn có thể đổi sang thu hoạch mùa nghịch theo ý mình. Ở xã Tam Ngãi, trồng cam Làm giàu từ mô hình trang trại – Long An Farmland – Gọi 0913 640 825 a. Hà - Trang 7
  • 8. nghịch vụ thu nhập 1 tỉ đồng/ha/năm tính ra tới mấy chục hộ chứ không phải ít. Cam mùa thuận giá 4.000-5.000 đồng/kg, mỗi héc ta bình quân 25 tấn, nhà vườn thu hơn 100 triệu đồng, vẫn cao hơn lúa. Còn trồng vụ nghịch, mỗi kg giá 25.000-30.000 đồng, có khi cao hơn nên thu về tiền tỉ cũng không có gì lạ. Không sợ dội chợ Theo Hai Sang, cụm từ “dội chợ” chỉ dành cho chỗ nào làm nông nghiệp theo kiểu tự cấp tự túc. Hồi mới trồng cam, mỗi lần trái chín vợ anh hái bỏ vô thúng ra chợ xã ngồi bán. Dần dà bà con trồng nhiều, khi thu hoạch bán chợ xã không hết thì đưa xuống xuồng, chở ra chợ huyện. Về sau này, khi cam nhiều thì xuống tới chợ tỉnh. Nhưng bán loanh quanh Trà Vinh, giá không cao lên được. Mấy năm nay sản xuất theo hướng hàng hóa, cam Tam Ngãi nhiều, mỗi năm cung cấp hàng chục nghìn tấn, thương lái khắp nơi kéo về thu mua. Nhờ vậy mà có sự cạnh tranh, giá cả vì thế mà cũng tăng lên. Bây giờ là thời buổi kinh tế thị trường, nếu làm nhỏ lẻ thì trái cam sành Tam Ngãi không thể đi xa được. “Hồi đó ít ai trồng nên có thất bại mình cũng đâu biết hỏi ai, thành ra tôi phải tự ghi chép rồi tự rút kinh nghiệm. Vì vậy, bây giờ tôi rất hiểu những nông dân vừa bỏ lúa chuyển qua cam. Mình đi trước phải chỉ người đi sau thôi. Mình mà giấu nghề, vườn cam của hàng xóm bị bệnh, lây qua mình thì mình thiệt chứ ai thiệt. Trong xóm tôi, mấy năm trước thằng Huyền (Nguyễn Văn Huyền, 30 tuổi) chỉ có 2,5 công đất. Làm không đủ sống nên đi TP.HCM làm mướn. Mấy năm nay Huyền về trồng cam, anh em đi trước chỉ cho chút nghề, Huyền bán cam mấy mùa đã cất được ngôi nhà khang trang. Hay như anh Trần Văn Giang, Phan Văn Mười ở cạnh nhà nhau. Đất ít, hai anh em rủ nhau trồng cam, giờ cũng trở nên khá giả. Trường hợp anh Huỳnh Văn Thức, chỉ có 0,7 ha ruộng chuyển qua cam, có năm thu bạc tỉ thì gọi là giàu chứ không phải là khá nữa”, Hai Sang kể. Theo ông Huỳnh Văn Giàu, Chủ tịch UBND xã Tam Ngãi, nhiều năm trước đây 2.100 ha đất nông nghiệp của xã bà con chuyên trồng lúa. Dù dãy đất này nằm ven sông Hậu, phù sa màu mỡ nhưng làm lúa cũng chỉ đủ ăn. "Cả xã có gần 3.000 hộ dân nên diện tích canh tác bình quân đầu người tương đối thấp. Nếu chỉ làm lúa, mỗi héc ta thu được cao lắm cũng chỉ 30 triệu đồng/năm. Vài năm trở lại đây, hơn 1.500 ha được chuyển sang trồng cam sành. Rất nhiều hộ trước đây đời sống khó khăn nay đã vươn lên làm giàu nhờ cây cam sành", ông Giàu nói. ▌☼ ▌ Làm giàu từ mô hình trang trại – Long An Farmland – Gọi 0913 640 825 a. Hà - Trang 8
  • 9. Ông chủ 4 trang trại lợn 25/05/2012 3:50 Được các công ty săn đón với mức lương 7-8 triệu đồng/tháng là mơ ước của nhiều sinh viên sau khi tốt nghiệp ĐH. Khác với bạn bè, Nguyễn Hoàng Hà (quê Văn Giang, Hưng Yên) lại có một quyết quyết định ngược đời: về quê là làm nông. Hoàng Hà kể: “Năm 2005, ngành kế toán - kiểm toán hồi đó “có giá” lắm, mình mới đi thực tập đã có lời mời giữ ở lại làm việc. Lúc mình thông báo về quê, bạn bè ai cũng bảo dở hơi, hâm. Còn bà con làng xóm xì xào, bàn tán. Người ta cứ nghĩ mình không xin được việc, thất nghiệp nên về nuôi lợn. Có người thắc mắc, học trường ĐH lớn mà về nuôi lợn thì phí quá. Thấy mình cương quyết, bố mẹ bảo tùy con. Vậy là mình ở hẳn quê khởi nghiệp”. Kế thừa mô hình chăn nuôi hộ gia đình của cha mẹ, Hoàng Hà bắt tay vào vay vốn, mở rộng chuồng trại. Lớn lên ở nông thôn nên việc băm bèo, nấu cám, cho lợn ăn… với Hà chỉ là chuyện nhỏ. “Kiến thức về chăn nuôi mình có thể tìm hiểu thông tin trên mạng, mua sách hướng dẫn về đọc. Những gì cần nhớ, mình viết lại thành cẩm nang”, Hà bộc bạch. Thế nhưng, thực tế không dễ dàng như sách vở. Đặc biệt với ngành chăn nuôi không ai có thể lường trước được những rủi ro, bất chắc. Một năm sau khởi nghiệp, đàn lợn đang đà phát triển với hơn 100 con bỗng phát dịch bệnh. Số lợn chết lên tới 50 con, mỗi con trị giá 3 triệu đồng, tổng thiệt hại lên tới 150 triệu đồng. Hoàng Hà nhớ lại: “Đây là cú sốc đầu đời và cũng là bài học đắt giá cho mình. Dù đàn lợn chỉ còn vài chục con, mình vẫn quyết định đã làm phải làm tới cùng. Mình chấp nhận đương đầu với rủi ro. Đúc rút kinh nghiệm cần phải nghiêm khắc với quy trình chăn nuôi, người ta rủi ro 10, mình cố gắng giảm thiểu rủi ro 5, nhờ đó đàn lợn khôi phục dần”. Không dừng lại ở mô hình trang trại nhỏ, trong đầu chàng trai trẻ luôn nung nấu ý định mở rộng chăn nuôi theo quy mô công nghiệp. Muốn làm ăn lớn, ngoài vốn liếng cần phải có cái đầu của nhà quản lý. Ngày làm bạn với những chú lợn, tối Hoàng Hà lên mạng săn học bổng. Không phải đợi lâu, cuối năm 2006 Hoàng Hà giành được học bổng MBA toàn phần ở ĐH Southern Taiwan (Đài Loan). Tạm giao lại trang trại cho gia đình, Hà chọn học quản trị kinh doanh vì Đài Loan có nhiều điểm tương đồng, lại đi trước Việt Nam không quá xa. Hơn nữa, ở Đài Loan, Hà còn có cơ hội tiếp cận và học hỏi từ những mô hình kinh doanh thực tế. Năm 2008, Hà về nước với tấm bằng thạc sĩ, trong khi ngành chăn nuôi có thay đổi. Nhiều nông dân thấy ngành chăn nuôi bấp bênh nên đã bỏ cuộc. Những người có tiền chỉ muốn đầu tư vào tài chính, bất động sản, dịch vụ…, chẳng ai thích đầu tư vào chăn nuôi, trong khi nhu cầu tiêu thụ thịt trong nước ngày càng tăng. Triển vọng kinh doanh đó đã củng cố thêm niềm tin cho Hà theo đuổi Làm giàu từ mô hình trang trại – Long An Farmland – Gọi 0913 640 825 a. Hà - Trang 9
  • 10. ngành chăn nuôi. Mỗi năm tiền lãi được Hà tái đầu tư sản xuất, mở rộng trang trại, số đầu lợn tăng bình quân 40%/năm. Chỉ riêng năm 2011, công ty của giám đốc 8x đã xuất được hơn 8.000 con lợn. Hiện tại, Hoàng Hà làm chủ 4 trang trại (3 trang trại ở Hưng Yên, 1 trang trại ở Hà Tĩnh) với hơn 10.000 con lợn, mỗi tháng có hàng trăm con lợn được xuất chuồng, nguồn hàng cung cấp chủ yếu cho thị trường Hà Nội và các tỉnh phía Bắc. Sắp tới, Hà sẽ đầu tư thêm trang trại tại Thái Nguyên, với tham vọng trở thành doanh nghiệp chăn nuôi hàng đầu Việt Nam. ▌☼ ▌ Làm giàu từ mô hình trang trại – Long An Farmland – Gọi 0913 640 825 a. Hà - Trang 10
  • 11. Làm giàu từ nuôi gà 23/03/2012 3:17 Trước đây, bà con nuôi gà mất 6 tháng mới được một lứa. Còn bây giờ, anh Khá nuôi khoảng 4 tháng đã bán được cả ngàn con. Chỉ vào chiếc xe máy, anh Phạm Thiệt Khá cười: “Mình mua bằng tiền 3 năm bán gà đó”. Nói rồi anh Khá nổ máy xe đưa tôi về trang trại nuôi gà của mình tại xã Thường Lạc, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp. Phía sau căn nhà xây theo kiểu chống lũ là một khoảnh đất lớn với nhiều chuồng gà dựng trên ao cá, xung quanh là những tấm lưới vây trên cát để thả gà. Anh Khá (SN 1986) là con thứ 9 trong gia đình 11 anh chị em. Cuộc sống xã biên giới khá vất vả với nghề nông. Mẹ anh nay cũng đã già nên anh quyết tìm con đường làm giàu trên chính quê hương mình. Trước đây, bà con nông dân trên địa bàn xã biên giới của huyện Hồng Ngự nuôi gà theo tập quán cũ là thả vườn, cho ăn thóc. Mỗi năm chỉ bán được hai lứa gà với số lượng chỉ vài chục con. Tình cờ trong một buổi tập huấn về kỹ thuật sản xuất nông nghiệp, được nghe về quy trình nuôi gà với kỹ thuật mới, anh lập tức nghĩ ngay đến việc tiên phong nuôi gà áp dụng cách mới. Ban đầu anh nói chuyện này với gia đình, nhiều người cũng nghi ngại. Anh đã chứng minh bằng cách mua gom vài chục con gà con của hàng xóm về nuôi. Quả thực, theo quy trình mới, anh chỉ cần từ 3 đến 4 tháng đã có một lứa gà thịt bán ra. Thấy con thành công, mẹ anh mừng lắm và cho con vay ít vốn, đồng thời anh cũng làm đơn xin vay tiền từ nguồn vốn thanh niên khởi nghiệp để xây chuồng trại. Sau đó anh sang tận các trại gà giống ở Bến Tre để mua 400 con. Do số lượng nhiều và chưa có kinh nghiệm phòng ngừa bệnh dịch, nên lứa đầu tỷ lệ gà chết khá cao. Sau 3 tháng xuất chuồng đầu tiên, anh huề vốn. Thấy con có tâm huyết, vả lại lứa đầu huề là tốt rồi, mẹ anh tiếp tục ủng hộ và khuyến khích anh đầu tư. Lần thứ hai, anh Khá chở tiếp 700 con gà con bằng xe máy về. Rút kinh nghiệm, anh cho chích thuốc tiêm phòng theo lịch cẩn thận. Sau gần 4 tháng, lứa thứ hai đem lại lợi nhuận trên 20 triệu đồng, đánh dấu sự thành công trong sự nghiệp nuôi gà của mình. Quy trình nuôi gà thịt của anh Khá là theo kiểu bán công nghiệp, vừa chuồng vừa thả. Với gà con, anh nuôi ở chuồng ấp có phủ bạt che gió xung quanh, thắp đèn suốt đêm để sưởi ấm. Với gà trưởng thành sau 20 ngày sẽ được chuyển sang khu chuồng ao. Đây là các chuồng lưới rộng dựng trên các ao nuôi cá trê. Các thức ăn vốn giàu dinh dưỡng của gà khi rơi vãi sẽ “lọt sàn” nuôi bầy cá trong ao, bán ra cũng có lời. Ngoài ra, anh còn nuôi thêm 10 con trăn nhỏ để tiêu thụ những con gà chết, vừa tiện ích vừa bảo vệ môi trường. Ban ngày, đàn gà được thả rong chơi trên nền đất cát khoanh vùng bằng lưới để chân chúng chắc khỏe và không bị lây bệnh từ xung quanh. Anh không nuôi bằng thóc mà mua thức ăn gia cầm cho chúng. Đặc biệt là lịch tiêm phòng cho gà được anh Làm giàu từ mô hình trang trại – Long An Farmland – Gọi 0913 640 825 a. Hà - Trang 11
  • 12. theo dõi rất kỹ. Anh Khá chia sẻ: “Nghề nuôi gà ngán nhất là dịp cận tết, bởi lúc đó thời tiết lạnh, gà dễ bệnh và bỏ ăn nên chậm lớn, thậm chí tỷ lệ gà chết khá nhiều. Nhưng nếu chăm sóc tiêm phòng cẩn thận, thì khi vượt qua được là lời to”. Sau 3 năm chăn nuôi, từ số lượng gà ban đầu chỉ vài trăm con, đến nay anh Khá thuê thêm đất, mở rộng sân nuôi khoảng 2.600 con, chứng minh được phương pháp nuôi gà với kỹ thuật mới thành công trên mảnh đất vùng biên. Làm giàu từ mô hình trang trại – Long An Farmland – Gọi 0913 640 825 a. Hà - Trang 12
  • 13. Mô hình làm giàu đơn giản 27/02/2012 3:55 Chí thú làm ăn và không lùi bước trước thất bại, nhiều nông dân chân chất đã trở thành những chủ trang trại thu nhập bạc tỉ mỗi năm, là ân nhân của nhiều “công nhân nông nghiệp”. Không dừng bước Ông Võ Quan Huy (Út Huy) ấp Thuận Hòa, xã Hiệp Hòa, H.Đức Hòa, Long An được coi là nông dân tích tụ được nhiều đất nhất ĐBSCL khi đang canh tác trên 580 ha đất nông nghiệp. Lãi lớn khi đưa cây ớt vào Đồng Tháp Mười “chiến đấu” với đất phèn nhưng Út Huy cũng sớm nhận ra rằng bài toán đó không bền vững nên năm 2007, ông quyết định chuyển sang chuyên canh cây ăn trái. Toàn bộ diện tích được tập trung trồng bưởi da xanh, xoài, mít và cây thanh long. Hiện vườn cây của Út Huy đã bắt đầu có thu hoạch nhưng vẫn chưa sinh lãi vì còn trong giai đoạn vừa làm vừa cải tiến. Hiểu ra là không thể nóng vội, Út Huy lang thang khắp ĐBSCL để “tầm sư học đạo”. Sau hơn 1 năm trang bị thêm kiến thức nuôi tôm theo công nghệ sinh học, Út Huy quay lại Sóc Trăng làm lại với con tôm và gặt hái thành công trên diện tích 100 ha tại đây. Ông tìm về Bạc Liêu và gom tiếp 60 ha để mở rộng diện tích. Tiếp đó, ông lại về Long An mua thêm 20 ha thả nuôi cá đồng... Hiện nay, trang trại của Út Huy có khoảng 300 nhân công làm việc thường xuyên, thu nhập ổn định. Nhiều gia đình sống lâu năm với Út Huy, cả vợ chồng con cái đều là “công nhân nông nghiệp” của ông. Trang trại “gia công” khép kín Quyết định chọn vùng đất đồi gò hoang hóa ở thôn Đông Bình, xã Nhơn Thọ để phát triển mô hình kinh tế trang trại, nông dân Nguyễn Văn Nam ở thôn Đông Bình, xã Nhơn Thọ, thị xã An Nhơn (Bình Định) giờ đây đã trở nên giàu có, với mức thu nhập trên 1,2 tỉ đồng mỗi năm. Theo ông Nam, đây là khu đất có diện tích lớn, xa khu dân cư, thuận lợi để phát triển theo quy mô khép kín, ít ảnh hưởng đến môi trường và khả năng cách ly dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm. Ngay sau khi được chính quyền địa phương chấp thuận cho thuê đất, ông Nam đã bắt tay ngay vào việc xây dựng cơ sở chuồng trại. Trang trại của ông xây dựng theo quy mô khép kín, chất thải của gia súc, gia cầm được tận dụng để nuôi cá, vừa tránh gây ô nhiễm môi trường, vừa tăng hiệu quả kinh tế; chuồng trại chăn nuôi gà, heo được xây dựng xa nhau để tránh lây lan dịch bệnh... Làm giàu từ mô hình trang trại – Long An Farmland – Gọi 0913 640 825 a. Hà - Trang 13
  • 14. Qua thời gian đầu tư, phát triển mở rộng, đến nay trang trại của ông Nam có diện tích rộng hơn 7 ha, gồm khu phát triển chăn nuôi gà, heo; khu nuôi cá; khu chăn nuôi bò lai; khu trồng rừng; trồng mía. Chỉ tính riêng từ nuôi gia công, mỗi năm ông Nam có lợi nhuận do phía doanh nghhiệp chi trả trên 400 triệu đồng. Ông Nam giải thích, sở dĩ ông chọn mô hình chăn nuôi gia công vì đây là cách làm ăn theo mô hình liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp, có sự cộng đồng trách nhiệm giữa hai phía. Nông dân chịu trách nhiệm đầu tư cơ sở chuồng trại, công chăm sóc; doanh nghiệp cam kết bao tiêu toàn bộ nông sản làm ra theo hợp đồng và đầu tư toàn bộ con giống, thức ăn chăn nuôi, hỗ trợ kỹ thuật thú y. Do vậy, nông dân không đơn độc. Trong quá trình chăn nuôi, nếu có xảy ra bất trắc gì, nông dân sẽ được hỗ trợ kịp thời. Và thực tế với cách làm ăn này đã mang lại thành công cho ông Nam. Né lũ, diệt chuột... Đầu những năm 1990, đất Đồng Tháp Mười có thể làm 2 vụ nhưng giá đất vẫn rẻ như cho, không ai thèm làm. Thấy người ta bỏ đất hoang, nông dân Trần Hùng Tráng (Ba Tráng) hỏi mua lại rồi lao vào cải tạo, làm thủy lợi... Hỏi tại sao nông dân thời đó phải bán đất trả nợ, Ba Tráng cười hà hà: “Bản thân tôi cũng mấy lần lâm vào thế phải bán đất nên tôi rút ra những bài học xương máu. Ở đây, trồng lúa 2 vụ nếu biết cách tránh con nước lũ hằng năm và không để chuột tự do hoành hành xem như chắc ăn ba bó một giạ. Muốn né lũ thì vụ hè thu phải gieo sạ sớm không cần phải chờ mưa, chủ động mở rộng đường nước bơm tưới cho ruộng. Còn muốn giảm thiệt hại do chuột thì phải gieo sạ đồng loạt trên diện tích rộng, đồng thời phải bằng mọi cách diệt chuột ngay từ đầu vụ chứ không chờ đến lúc lúa làm đòng, ngậm sữa”, Ba Tráng chia sẻ. Nhờ chí thú làm ăn, tới năm 1994, Ba Tráng đã có trong tay 100 mẫu ruộng, trở thành một trong những người có nhiều đất ruộng nhất xứ Đồng Tháp Mười. Hiện trang trại lúa của Ba Tráng có đầy đủ máy cày, máy bơm nước, máy gặt đập liên hợp, kho chứa, nhà sấy... Ba Tráng sang tận Trà Vinh tìm nhân công hợp đồng dài hạn. Vào vụ, từng nhóm lao động được giao đảm nhận từng công việc cụ thể. Trong nhà giao vợ cùng hai con gái túc trực lo cơm nước cho hàng trăm nhân công ngày ba bữa no đủ. Riêng Ba Tráng cùng ba con trai túc trực suốt ngoài đồng đôn đốc, giám sát từng công đoạn sản xuất... Với giá bình quân 500-600 triệu đồng/ha ruộng, tài sản đất đai của nông dân Trần Hùng Tráng vào khoảng 50 tỉ đồng. Số đất này nếu anh không trực tiếp làm mà đem cho thuê (khoảng 12 triệu đồng/ha/năm) thì mỗi năm thu lãi bét nhất cũng hơn 1 tỉ đồng! ▌☼ ▌ Làm giàu từ mô hình trang trại – Long An Farmland – Gọi 0913 640 825 a. Hà - Trang 14