SlideShare a Scribd company logo
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA KINH TẾ - LUẬT
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài: PHÁP LUẬT VỀ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP - THỰC TIỄN
TƯ VẤN TẠI CÔNG TY TNHH TƯ VẤN AZLAW
CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ
Giáo viên hướng dẫn:
- Họ và tên : PGS, TS Trần Thị Thu Phương
- Bộ môn : Luật Kinh tế
Sinh viên thực hiện:
- Họ và tên : Nguyễn Thị Lan Anh
- Lớp HC : K54P2
Hà Nội, 2022
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin gửi đến các thầy, cô trường Đại học Thương Mại nói chung và
khoa Kinh tế - Luật nói riêng lời cảm ơn chân thành nhất. Thầy, cô là người đã dìu dắt em
từ ngày đầu tiên em bước vào trường, sự tận tâm, lắng nghe cũng như tạo điều kiện của
thầy cô khiến em ghi nhớ không thể quên. Em rất vui và xúc động khi được là học trò của
thầy cô, được học, được thầy cô dạy dỗ trong những năm tháng ngồi dưới ghế nhà trường.
Em gửi lời cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS Trần Thị Thu Phương - người tận tình giúp
đỡ, hướng dẫn em hoàn thành bài tốt nghiệp này.
Em cũng xin được gửi lời cảm ơn đến Công ty TNHH tư vấn AZLAW cùng các anh,
chị đội ngũ nhân viên công ty dù luôn bận rộn công việc nhưng vẫn lắng nghe, giúp đỡ, chỉ
bảo và tạo điều kiện tốt nhất để em có thể tiếp cận thực tiễn hoàn thành khóa luận tốt nghiệp
của mình.
Tuy thực tập trong thời gian ngắn tại công ty nhưng em đã có thêm rất nhiều kiến
thức thực tế. Trong quá trình thực tập, làm báo cáo thực tập cũng như làm khóa luận tốt
nghiệp dù đã rất cố gắng nhưng kinh nghiệm và trình độ bản thân em còn nhiều yếu kém,
khó tránh khỏi sai sót, rất mong thầy, cô góp ý bổ sung để bài khóa luận của em hoàn thiện
hơn.
Sau cùng, em xin kính chúc các thầy cô khoa Kinh tế - Luật sức khỏe dồi dào, tinh
thần luôn thoải mái tươi vui để tiếp tục dẫn lối, soi đường cho những thế hệ tiếp theo.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 28 tháng 02 năm 2022
Sinh viên
Nguyễn Thị Lan Anh
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Giải thích nghĩa
XHCN Xã hội chủ nghĩa
LDN Luật Doanh nghiệp
GCNĐKDN Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
ĐKDN Đăng ký doanh nghiệp
Trách nhiệm hữu hạn TNHH
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU................................................................................................................ 1
1. Tính cấp thiết của đề tài khóa luận.......................................................................... 1
2. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan................................................ 2
3. Đối tượng, mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................... 3
3.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài......................................................................... 3
3.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ........................................................................... 3
3.3. Nhiệm vụ nghiên cứu........................................................................................... 4
4. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................... 4
5. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 5
6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp.................................................................................... 5
Chương 1 - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG CỦA PHÁP LUẬT VỀ THÀNH
LẬP DOANH NGHIỆP
1.1. Khái quát về doanh nghiệp.................................................................................... 7
1.1.1. Khái niệm về doanh nghiệp .............................................................................. 7
1.1.2. Đặc điểm của doanh nghiệp ............................................................................. 7
1.1.3. Phân loại doanh nghiệp.................................................................................... 8
1.2. Khái quát chung về thành lập doanh nghiệp ....................................................... 9
1.2.1. Khái niệm về thành lập doanh nghiệp ............................................................. 9
1.2.2. Đặc điểm của thành lập doanh nghiệp........................................................... 10
1.2.3. Ý nghĩa của thành lập doanh nghiệp ............................................................. 12
1.3. Các nguyên tắc về thành lập doanh nghiệp...................................................... 14
1.3.1. Nguyên tắc đảm bảo quyền tự do kinh doanh ............................................... 14
1.3.2. Nguyên tắc đảm bảo quyền bình đẳng giữa các chủ thể kinh doanh……15 ...
1.3.3. Nguyên tắc công khai, minh bạch trong đăng ký kinh doanh...................... 15
1.4. Cơ sở ban hành và nội dung pháp luật về thành lập doanh nghiệp ................ 16
1.4.1. Cơ sở ban hành pháp luật về thành lập doanh nghiệp ................................. 16
1.4.2. Nội dung pháp luật về thành lập doanh nghiệp ............................................ 17
1.5. Những nguyên tắc của pháp luật vê thành lập doanh nghiệp………………........18
Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP VÀ
THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI CÔNG TY TNHH TƯ VẤN AZLAW........................ 19
2.1. Tổng quan tình hình và các nhân tố ảnh hưởng đến pháp luật về thành lập
doanh nghiệp ................................................................................................................ 19
2.1.1. Tổng quan tình hình pháp luật về thành lập doanh nghiệp............................. 19
2.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến pháp luật về thành lập doanh nghiệp ............. 20
2.1.2.1. Đảm bảo thực hiện quyền tự do kinh doanh .............................................. 20
2.1.2.2. Các yếu tố về chính trị, văn hóa, xã hội...................................................... 20
2.2. Thực trạng pháp luật về thành lập doanh nghiệp............................................. 23
2.2.1. Chủ thể có quyền thành lập doanh nghiệp........................................................ 23
2.2.2. Điều kiện để doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
....................................................................................................................................... 26
2.2.2.1. Điều kiện về tên doanh nghiệp........................................................................ 26
2.2.2.2. Điều kiện về ngành nghề kinh doanh............................................................. 27
2.2.2.3. Điều kiện về vốn doanh nghiệp....................................................................... 28
2.2.2.4. Điều kiện về trụ sở doanh nghiệp ................................................................... 28
2.2.2.5. Hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp.......................................................... 29
2.2.2.6. Lệ phí thành lập doanh nghiệp theo pháp luật .............................................. 29
2.2.3. Trình tự, thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp........................................... 31
2.2.4. Con dấu doanh nghiệp ....................................................................................... 32
2.2.5. Người đại diện theo pháp luật............................................................................ 33
2.2.6. Đánh giá chung .................................................................................................. 34
2.3. Thực tiễn thực hiện tư vấn pháp luật về thành lập doanh nghiệp qua hoạt
động tư vấn tại Công ty TNHH tư vấn AZLAW...................................................... 36
2.3.1. Giới thiệu về Công ty TNHH Tư vấn AZLAW............................................... 36
2.3.2. Thực tiễn tư vấn pháp luật về thành lập doanh nghiệp tại Công ty TNHH Tư
vấn AZLAW giai đoạn 2019-2022.............................................................................. 36
2.3.2.1. Những thành tựu đạt được của Công ty TNHH tư vấn AZLAW trong quá
trình áp dụng pháp luật về thành lập doanh nghiệp ............................................... 36
2.3.2.2. Những hạn chế của Công ty TNHH tư vấn AZLAW trong quá trình áp
dụng pháp luật về thành lập doanh nghiệp.............................................................. 37
2.4. Đánh giá kết quả đạt được................................................................................... 38
2.4.1. Đánh giá quy định của pháp luật về thành lập doanh nghiệp....................... 38
2.4.2. Đánh giá thực tiễn thực hiện tư vấn quy định pháp luật về thành lập doanh
nghiệp qua hoạt động tư vấn của Công ty TNHH Tư vấn AZLAW....................... 38
Chương 3 - MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VẦ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP
LUẬT VỀ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY TNHH TƯ VẤN
AZLAW............................................................................................................................ 39
3.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật về thành lập doanh nghiệp......................... 40
3.2. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về thành lập doanh nghiệp............................. 42
3.3. Một số khuyến nghị hoàn thiện pháp luật về thành lập doanh nghiệp tại Công
ty TNHH tư vấn AZLAW ........................................................................................... 43
3.4. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu .................................................... 44
KẾT LUẬN...................................................................................................................... 45
DOANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………….46
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài khóa luận
Trải qua gần 30 năm thực hiện đường lối đổi mới và xây dựng chủ nghĩa xã hội, kể
từ Ðại hội VI (1986), và hơn 20 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời
kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (1991) đến nay, Việt Nam đã thu được những thành tựu to
lớn, hết sức quan trọng. Trong đó không thể không nói đến kinh tế cũng như tầm quan trọng
của kinh tế trong công cuộc này. Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
dần dần được hình thành, kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, hệ thống pháp luật, chính sách và
cơ chế vận hành của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN được xây dựng tương đối
đồng bộ.
Cùng với quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, vị trí, vai
trò của doanh nghiệp ngày càng được xác định rõ ràng, đầy đủ hơn. Đại hội XIII của Đảng
xác định, phát triển doanh nghiệp Việt Nam lớn mạnh trở thành nòng cốt của kinh tế đất
nước, đồng thời đưa ra mục tiêu và các định hướng cho phát triển khu vực này. Để đạt được
những thành tựu trên, Đảng và Nhà nước luôn có những chính sách, chủ trương để tạo mọi
điều kiện, thu hút các chủ thể tham gia vào hoạt động kinh doanh. Chủ thể doanh nghiệp
khi gia nhập thị trường phải thực hiện đăng ký thành lập doanh nghiệp. Bởi lẽ, đăng ký
thành lập doanh nghiệp là một thủ tục pháp lý “khai sinh và thừa nhận” sự ra đời của các
chủ thể doanh nghiệp.
Hoạt động ĐKDN được phát triển theo thời gian và phù hợp với thực tế qua quy
định của các Luật Doanh nghiệp năm 1999, 2005, 2014, 2020 cùng với đó là những văn
bản hướng dẫn thi hành… Hệ thống quy định của pháp luật về ĐKDN đã tạo ra môi trường
thu hút mọi nguồn lực đầu tư và duy trì việc quản lý, giám sát doanh nghiệp. Trong đại dịch
Covid vừa qua, sau hàng loạt những đợt “đóng cửa” cùng các chính sách phòng dịch, tình
hình dịch đã dần được ổn định. Mục tiêu tiếp theo mà mọi người hướng đến đó chính là
khôi phục kinh tế, ổn định cuộc sống. Theo Cổng thông tin quốc gia về ĐKDN, số liệu về
thành lập doanh nghiệp mới vào ba tháng đầu năm 2022 lần lượt như sau: Tháng 1/2022 có
13.004, tháng 2/2022 có 7284, tháng 3/2022 có 14.302 doanh nghiệp thành lập mới. Chỉ
với số liệu qua ba tháng đầu năm nay, ta có thể thấy phần nào nhu cầu của doanh nghiệp
khởi nghiệp là vô cùng lớn.
2
Xuất phát từ nhu cầu trên, em đã đã mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Pháp luật về thành
lập doanh nghiệp – Thực tiễn tư vấn tại Công ty TNHH tư vấn AZLAW” để nghiên
cứu và làm Khóa luận tốt nghiệp. Với mong muốn vấn đề về pháp lý và thủ tục thực hiện
thành lập đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật Việt Nam. Đồng thời qua đó,
Khóa luận cũng hướng đến việc tìm hiểu, nghiên cứu, so sánh và phân tích những luận điểm,
luận cứ khoa học và thực tiễn quy định của pháp luật về đăng ký thành lập doanh nghiệp
để nhằm đưa ra những kiến nghị, hướng hoàn thiện phù hợp.
2. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan
Việc nghiên cứu và tổng hợp các vấn đề về ĐKDN đã được một số tác giả tiến hành
trong những năm qua. Tuy không phải là đề tài mới mẻ nhưng nó vẫn còn những vấn đề
còn bỏ ngỏ hay chưa được đi sâu, giải quyết chưa triệt để, không những vậy, qua thời gian
cùng thực tiễn thi hành phát sinh thêm những vấn đề mới.
* Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
Tổ chức và Hợp tác và Phát triển Kinh tế Châu Âu (OECD) (2011) “Administrative
simplification in Vietnam: Supporting the competitiveness of the Vietnamese economy”:
Báo cáo đánh giá về tình hình đơn giản thủ tục hành chính ở Việt Nam. Theo OECD, nền
kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển, do đó cần phải nỗ lực cải cách, hoàn thiện hệ
thống pháp luật về môi trường đầu tư, kinh doanh tạo điều kiện, thu hút các nhà đầu tư nước
ngoài hơn nữa, tăng cường có các cuộc đối thoại giữa Chính phủ và các doanh nghiệp trong
và ngoài nước; cải thiện phương thức, thủ tục ĐKKD, rút ngắn thời gian, chi phí cho nhà
đầu tư kinh doanh.
* Tình hình nghiên cứu trong nước
Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2005) ‘Báo cáo tổng kết thi hành Luật Doanh nghiệp’, trong
đó có đánh giá tình hình triển khai thi hành LDN tử năm 2006 đến năm 2013, phân tích dưa
trên những tác động tích cực và hạn chế của Luật để làm cơ sở cho sửa đổi bổ sung LDN.
Báo cáo chia thành 4 phần. Phần 1 miêu tả tổng quan thực trạng khu vực doanh nghiệp hiện
nay qua các con số thông kê. Phần 2 đánh giá mức độ thành công của Luật so với mục tiêu
đã đề ra. Phần 3 phân tích những bất cập, khó khăn trong tổ chức thi hành Luật. Phần 4 là
kiến nghị công việc tiếp theo và định hướng sửa đổi LDN.
3
GS.TS. Mai Hồng Quỳ (2012), Tự do kinh doanh và vấn đề đảm bảo quyền con
người tại Việt Nam, Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội. Nội dung của cuốn sách được tác giả
phân tích, bình luận đánh giá pháp luật về doanh nghiệp Việt Nam trong việc đảm bảo
quyền tự do kinh doanh như những quy định về thủ tục ĐKDN, chủ thể tham gia thành lập
doanh nghiệp, ngành nghề được phép kinh doanh và cấm kinh doanh. Theo tác giả, để mở
rộng đảm bảo quyền tự do theo đúng tỉnh thần của Hiến pháp, nhà nước cần tạo ra một môi
trường kinh doanh thuận lợi thông qua hệ thống pháp luật về doanh nghiệp phải phù hợp
không được trai với nguyên tắc tự do kinh doanh, đồng thời đẩy mạnh việc cải cách quy
trình ĐKDN rút ngắn thời gian và chi phi để doanh nghiệp được thực hiện kinh doanh một
cách thuận lợi.
Hoàng Thanh Tuấn (2015) “Luật doanh nghiệp năm 2014 - Tạo thuận lợi tối đa cho
donh nghiệp trong toàn bộ quá trình thành lập hoạt động” Cổng thông tin đăng ký doanh
nghiệp quốc gia, truy cập ngày 17 tháng 3 năm 2015
<https://dangkykinhdoanh.gov.vn/vn/tin-tuc/611/3922/luat-doanh-nghiep-nam-2014---
tao-thuan-loi-toi-da-cho-doanh-nghiep-trong-toan-bo-qua-trinh-thanh-lap--hoat-
dong.aspx>. Nội dung bài viết để cập đến những điểm mới của LDN 2014 được sắp xếp
theo thứ tự vòng đời của doanh nghiệp, từ lúc gia nhập thị trường, hoạt động sản xuất kinh
doanh, tổ chức lại cho đến lúc giải thể, rút lui khỏi thị trường. Trong đó, tác giả nhấn mạnh
những quy định của LDN 2014 về việc bãi bỏ các yêu cầu về điều kiện kinh doanh tại thời
điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp, giảm thời gian xử lý hồ sơ ĐKDN, rút ngắn thời gian
gia nhập thị trường cho doanh nghiệp, xuống còn 3 ngày làm việc, trao việc quyết định về
hình thức, số lượng và nội dung con dấu cho doanh nghiệp. Có thể thấy, hiện nay Chính
phủ đang quyết tâm cải thiện hơn nữa môi trường đầu tư kinh doanh, sự ra đời của LDN
2014 được kỳ vọng sẽ góp phần tạo ra những bước chuyển biến mạnh mẽ để nền kinh tế
nước ta có thể bứt phá trong giai đoạn tới đây.
3. Đối tượng, mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu của Khóa luận là những vấn đề, những quy định của pháp luật
hiện hành về ĐKDN và thực tiễn áp dụng tại Công ty TNHH tư vấn AZLAW để thấy được
những ưu, nhược điểm, điểm vướng mắc trong quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng.
3.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
4
Mục tiêu nghiên cứu của khóa luận tập trung chủ yếu vào các vấn đề pháp lý và thực
tiễn của pháp luật và đăng ký thành lập doanh nghiệp, phân tích để làm rõ quy định cùa
pháp luật về thành lập doanh nghiệp theo pháp luật hiện nay. Trên cơ sở phân tích thông
qua hoạt động tư vấn thành lập doanh nghiệp tại Công ty TNHH tư vấn AZLAW để thấy
được những thành tựu đã đạt được và khó khăn cũng như nguyên nhân trong việc áp dụng,
thực hiện pháp luật về đăng ký thành lập doanh nghiệp. Từ đó đưa ra những hướng đề xuất
hoàn thiện hơn nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong vấn đề thành lập doanh
nghiệp nói chung, tại địa bàn tỉnh Hà Nội nói riêng và cụ thể áp dụng tại Công ty TNHH tư
vấn AZLAW.
3.3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu như trên, nhiệm vụ nghiên cứu được xác định gồm:
Thứ nhất: Nghiên cứu làm rõ những lý luận của pháp luật về đăng ký thành lập doanh
nghiệp gồm các nội dung như: khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa, cơ sở ban hành và nội dung
pháp luật về thành lập doanh nghiệp.
Thứ hai: Phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật về đăng ký thành lập doanh nghiệp
ở Việt Nam nói chung, và ở địa bàn Hà Nội nói riêng thông qua hoạt động tư vấn ở Công
ty TNHH tư vấn AZLAW
Thứ ba: Trên cơ sở những vấn đề lý luận và thực trạng của pháp luật, khóa luận đề
xuất và kiến nghị phương hướng hoàn thiện pháp luật về thành lập doanh nghiệp ở Việt
Nam.
4. Phạm vi nghiên cứu
Trên thực tiễn, phạm vi của pháp luật về thành lập doanh nghiệp rất rộng, do đó em
xin được phép thu hẹp phạm vi nghiên cứu như sau:
Về nội dung: Phạm vi nghiên cứu là hệ thống các quy phạm pháp luật của Việt Nam
về điều chỉnh hoạt động đăng ký thành lập doanh nghiệp và những vấn đề có liên quan cũng
như quá trình thực hiện pháp luật trong hoạt động đăng ký. Khóa luận chỉ tập trung những
nội dung đăng ký thành lập doanh nghiệp dưới góc độ pháp lý của LDN qua các thời kỳ và
các luật khác có liên quan như LĐT và các luật chuyên ngành về điều kiện đăng ký thành
lập doanh nghiệp,
5
Về không gian và thời gian: Phạm vi nghiên cứu là các quy định pháp luật và thực
tiễn thực hiện pháp luật đăng ký doanh nghiệp từ năm 2019 đến năm 2022 tại Công ty
TNHH tư vấn AZLAW trên địa bàn Hà Nội.
5. Phương pháp nghiên cứu
Ngoài những phương pháp mang tính truyền thống như các nguyên tắc, phương pháp
luận của Chủ nghĩa Mác – Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh; phương pháp duy vật biện
chứng và phương pháp duy vật lịch sử; Khóa luận còn sử dụng các phương pháp nghiên
cứu như: phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp thống kê, hệ thống liên ngành, luật
học so sánh,… để làm sáng tỏ các vấn đề nghiên cứu của khóa luận.
Khóa luận dùng phương pháp thu thập thông tin trong hành trình nghiên cứu. Nội
dung được thu thập từ các tài liệu ở Công ty TNHH tư vấn AZLAW, tham khảo và tổng
hợp những nguồn thông tin như sách báo, giáo trình, mạng internet,... Đồng thời, với sự
trao đổi, tiếp thu từ giảng viên hướng dẫn đã giúp bài Khóa luận của em được đầy đủ hơn.
Các phương pháp được sử dụng ở từng chương cụ thể như sau:
- Chương 1: Phương pháp thống kê, chọn lọc, tổng hợp dữ liệu. Các phương pháp được sử
dụng để làm rõ khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa, các giá trị pháp lý, các vấn đề lý luận chung
của thành lập doanh nghiệp
- Chương 2: Phương pháp thống kê, phân tích, phương pháp luật học so sánh, hệ thống liên
ngành để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện pháp luật trong thành lập doanh
nghiệp, đánh giá những quy định của pháp luật, so sánh với những thông tin của pháp luật
từ LDN 2014 đến LDN 2020.
- Chương 3: Phương pháp phân tích, tổng hợp, dự báo khoa học để đề ra giải pháp hoàn
thiện nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về thành lập doanh nghiệp ở Việt Nam.
6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp
Bố cục của bài Khóa luận gồm 3 phần: Phần Mở đầu, phần Nội dung, phần Kết luận.
Trong đó, phần Nội dung gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận chung của pháp luật điều chỉnh về thành lập doanh
nghiệp.
6
Chương 2: Thực trạng pháp luật điều chỉnh về thành lập doanh nghiệp và thực tiễn
áp dụng tại Công ty TNHH tư vấn AZLAW
Chương 3: Một số kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về thành lập
doanh nghiệp tại Công ty TNHH tư vấn AZLAW
7
Chương 1 - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG CỦA PHÁP LUẬT VỀ
THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP
1.1. Khái quát về doanh nghiệp
1.1.1. Khái niệm về doanh nghiệp
Thuật ngữ doanh nghiệp được sử dụng đầu tiên ở nước ta từ năm 1948, theo tinh
thần của Sắc lệnh số 104/SL ngày 01/01/1948 về doanh nghiệp quốc gia. Trong suốt thời
kinh tế kế hoạch hoá tập trung, thuật ngữ này bị lãng quên, các thuật ngữ thay thế thường
được sử dụng là xí nghiệp, đơn vị kinh tế, cơ quan kinh tế... Đến khi ở Việt Nam xây dựng
nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của
Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thuật ngữ doanh nghiệp mới được sử dụng trở
lại. Theo tinh thần của Luật công ty năm 1990 hay LDN năm 1999, thuật ngữ doanh nghiệp
được xác định là một thực thể pháp lý được thành lập và đăng ký kinh doanh nhằm mục
đích thực hiện các hoạt động kinh doanh.
Dựa vào quy định tại khoản 10 Điều 4 LDN 2020 quy định: Doanh nghiệp là tổ chức
có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy
định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh.
Thực tế trong hoạt động hiện nay, các doanh nghiệp khi thành lập đều thực hiện và
hướng đến một quá trình kinh doanh liên tục trong việc thúc đẩy sản xuất hoặc cung cấp
các dịch vụ thế mạnh trên thị trường để sinh lời, kiếm lợi nhuận cao. Như vậy có thể hiểu
đa phần các doanh nghiệp khi thành lập được xem là một tổ chức kinh tế sinh lời. Tuy nhiên
cũng có một số các doanh nghiệp hoạt động không vì mục đích lợi nhuận mà hoạt động vì
các yếu tố an sinh xã hội, vì cộng đồng và môi trường.
1.1.2. Đặc điểm của doanh nghiệp
Mỗi loại hình doanh nghiệp mang những đặc điểm đặc trưng, tuy nhiên cũng có
những đặc điểm chung:
Thứ nhất: Có tính hợp pháp. Khi muốn thành lập công ty phải có đại diện làm thủ
tục, nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền để được thành lập theo thủ tục pháp lý nhất định.
Hiện tại, tuỳ thuộc tính chất của mỗi loại chủ thể doanh nghiệp mà pháp luật quy định thủ
tục thành lập riêng.
8
Thứ hai: Được thửa nhận là thực thể pháp lý; là một tổ chức kinh tế có tên riêng, có
tài sản, có trụ sở giao dịch, có năng lực chủ thể, có thể nhân danh mình tham gia quan hệ
pháp luật. Doanh nghiệp được tham gia vào tất cả các quan hệ trong giao lưu dân sự cũng
như các quan hệ tố tụng.
Thứ ba: Chức năng, nhiệm vụ chính của doanh nghiệp là kinh doanh. Doanh nghiệp
được thực hiện các hoạt động kinh doanh như sản xuất, mua bán, cung ứng hàng hoá, dịch
vụ nhằm mục tiêu thu lợi nhuận hoặc thực hiện chính sách kinh tế - xã hội. Tuy nhiên có
một số doanh nghiệp không có mục đích lợi nhuận,
1.1.3. Phân loại doanh nghiệp
Để hiểu rõ hơn về các loại hình doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường hiện nay,
thì có nhiều căn cứ để phân loại doanh nghiệp khác nhau. Việc phân loại doanh nghiệp có
thể căn cứ vào các tiêu chí như sau:
- Căn cứ vào hình thức pháp lý của doanh nghiệp thì có các loại hình doanh nghiệp
như sau: doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, công ty TNHH một thành viên, công ty
TNHH hai thành viên trở lên và công ty cổ phần.
- Căn cứ vào chế độ trách nhiệm thì có doanh nghiệp chịu trách nhiệm hữu hạn và
doanh nghiệp chịu trách nhiệm vô hạn.
- Căn cứ vào tư cách pháp nhân của doanh nghiệp thì chia thành doanh nghiệp có tư
cách pháp nhân và doanh nghiệp không có tư cách pháp nhân.
Tuy nhiên hiện nay pháp luật chủ yếu dựa vào căn cứ về hình thức pháp lý của doanh
nghiệp tức là phân loại doanh nghiệp theo quy định của pháp luật hiện hành cụ thể như sau:
- Doanh nghiệp tư nhân: Tại khoản 1 Điều 188 LDN 2020 định nghĩa doanh nghiệp
tư nhân như sau: Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu
trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên: Tại khoản 1 Điều 74 LDN 2020 quy
định: là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ
sở hữu công ty). Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản
khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.
9
- Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên: Theo khoản 1 Điều 46 LDN
2020 quy định: Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp có từ
02 đến 50 thành viên là tổ chức, cá nhân. Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và
nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp, trừ
trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 47 của Luật này. Phần vốn góp của thành viên chỉ
được chuyển nhượng theo quy định tại các điều 51, 52 và 53 của Luật này.
- Công ty cổ phần: Theo khoản 1 Điều 111 LDN 2020 quy định: Công ty cổ phần là
doanh nghiệp, trong đó:
a) Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần
b) Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế
số lượng tối đa
c) Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp
trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp
d) Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường
hợp quy định tại khoản 3 Điều 120 và khoản 1 Điều 127 của Luật này.
- Công ty hợp danh: Theo khoản 1 Điều 177 LDN 2020 quy định: Công ty hợp danh
là doanh nghiệp, trong đó:
a) Phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh
dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh). Ngoài các thành viên hợp danh,
công ty có thể có thêm thành viên góp vốn
b) Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về
các nghĩa vụ của công ty
c) Thành viên góp vốn là tổ chức, cá nhân và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của
công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty.
1.2. Khái quát chung về thành lập doanh nghiệp
1.2.1. Khái niệm về thành lập doanh nghiệp
Về mặt khái quát thì việc thành lập doanh nghiệp được hiểu tóm gọn là một thủ tục
pháp lý được tiến hành tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định. Thành lập doanh
10
nghiệp là việc đăng ký xác lập tư cách pháp lý cho doanh nghiệp, xác lập tính hợp pháp của
các hoạt động kinh doanh dưới sự bảo hộ bởi pháp luật của Nhà nước nói chung. Hoạt động
thành lập doanh nghiệp do nhà đầu tư tiến hành trên cơ sở quy định của pháp luật về hình
thức pháp lý của doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh, cách thức góp vốn, tổ chức quản
lý doanh nghiệp, quyền và nghĩa vụ cùa doanh nghiệp, người đầu tư thành lập doanh
nghiệp...
Ở góc độ kinh tế, thành lập doanh nghiệp do nhà đầu tư tiến hành với các hoạt động
đầu tư vốn, chuẩn bị cơ sở vật chất cần thiết cho một tổ chức kinh tế ra đời và vận hành,
gồm: văn phòng, trụ sở, kho xưởng, máy móc thiết bị kĩ thuật, phương tiện vận chuyển...
phù hợp mục đích sản xuất hàng hoá hay kinh doanh dịch vụ. Thông thường, người sáng
lập doanh nghiệp cũng sẽ có bước chuẩn bị nhất định về hệ thống khách hàng, kế hoạch
nhân sự để rút ngắn thời gian chính thức gia nhập thị trường và tìm kiếm cơ hội kinh doanh.
Về pháp lý, thành lập doanh nghiệp là một thủ tục hành chính do các thành viên sáng
lập của doanh nghiệp hoặc đại diện của họ tiến hành tại cơ quan đăng ký kinh doanh, nhằm
“khai sinh” hợp pháp cho doanh nghiệp. Ở Việt Nam, việc thành lập doanh nghiệp để kinh
doanh mà không hoặc chưa ĐKDN bị coi là hành vi vi phạm pháp luật. Do vậy, ngoài việc
chuẩn bị các điều kiện vật chất để doanh nghiệp ra đời, nhà đầu tư có nghĩa vụ thực hiện
thủ tục ĐKDN để sự hiện diện của doanh nghiệp trong nền kinh tế được coi là hợp pháp.
1.2.2. Đặc điểm của thành lập doanh nghiệp
Về bản chất, thành lập doanh nghiệp có những đặc điểm chính như sau:
Thứ nhất: Đăng ký thành lập doanh nghiệp là thủ tục gia nhập thị trường, đánh dấu
sự ra đời của một doanh nghiệp được pháp luật thừa nhận như một thực thể tham gia vào
nền kinh tế với đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của mình.
Để bắt đầu tham gia vào hoạt động kinh doanh, công việc đầu tiên của chủ thể doanh
nghiệp phải chuẩn bị đầy đủ các điều kiện đảm bảo để hoạt động kinh doanh. Đăng ký thành
lập doanh nghiệp là hoạt động mà ở đó chủ thể doanh nghiệp phải thực hiện những thủ tục
cần thiết để khai báo với cơ quan quản lý nhà nước về nhu cầu khởi sự kinh doanh. Trong
quá trình khai báo các thông tin về nhu cầu khởi sự kinh doanh, chủ thể doanh nghiệp phải
chịu trách nhiệm về tính chính xác nội dung ghi trong hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp.
Thông qua việc xem xét tính hợp lệ của hồ sơ cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ cấp giấy phép
11
đăng ký kinh doanh cho chủ thể doanh nghiệp. Chủ thể doanh nghiệp sẽ được phép tiến
hành hoạt động kinh doanh kể từ thời điểm được cấp giấy chứng nhận ĐKDN.
Thứ hai: Đăng ký thành lập doanh nghiệp là phương thức thực hiện quyền tự do kinh
doanh.
Tự do kinh doanh là một trong những quyền tự nhiên của con người, trong đó quyền
tự do thành lập doanh nghiệp là quyền của nhà đầu tư được lựa chọn và đăng ký loại hình
doanh nghiệp, ngành, nghề kinh doanh phù hợp với điều kiện và sở thích của mỗi nhà đầu
tư. Điều này còn có ý nghĩa quyền tự do kinh doanh không có nghĩa là chủ thể doanh nghiệp
được quyền làm tất cả những gì họ muốn, thích làm gì thì làm mà phải để đảm bảo sự ổn
định và thống nhất trong quá trình hoạt động kinh doanh. Do đó, chủ thể doanh nghiệp thực
hiện quyền tự do kinh doanh của mình bằng cách “đăng ký thành lập doanh nghiệp” để
thông qua đó xác lập tư cách pháp lý cho mình, nhà nước có trách nhiệm đảm bảo cho chủ
thể doanh nghiệp được quyền mở rộng ngành nghề, lĩnh vực, địa bàn đầu tư kinh doanh,
lựa chọn mô hình phù hợp,... Mặt khác, nếu các chủ thể doanh nghiệp thực hiện đầy đủ quy
trình về đăng ký thành lập doanh nghiệp cũng có nghĩa chủ thể doanh nghiệp đó được nhà
nước đảm bảo tôn trọng sự quyết định về hình thức kinh doanh của chủ thể, được tạo điều
kiện thuận lợi về môi trường hoạt động kinh doanh.
Hiện nay, đáp ứng nhu cầu khởi sự doanh nghiệp, hoạt động đăng ký thành lập doanh
nghiệp đã được cải cách, thay đổi về thủ tục, với những hướng dẫn chi tiết tạo nên sự thuận
tiện cho các nhà đầu tư …để nhằm mở rộng hơn nữa quyền tự do kinh doanh tạo thêm nhiều
cơ hội cho các chủ thể doanh nghiệp.
Thứ ba: Đăng ký thành lập doanh nghiệp là phương thức đảm bảo thực hiện quyền
và nghĩa vụ của các chủ thể doanh nghiệp.
Thông qua hoạt động ĐKDN với tư cách là tổ chức kinh tế, chủ thể doanh nghiệp sẽ
được xác lập những quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật. Mặt khác, với vai trò
định hướng cho sự phát triển của thị trường, nhà nước còn thực hiện nhiều chính sách phát
triển kinh tế như: chính sách thuế, chính sách hỗ trợ, ưu đãi đầu tư… nhằm bảo đảm cho
chủ thể doanh nghiệp thực hiện quyền của mình hiệu quả nhất. Có thể thấy rằng, nhà nước
đã cam kết tôn trọng chủ quyền, sự độc lập và khả năng tự chủ của chủ thể doanh nghiệp,
12
từ quyền sở hữu, quyền tự chủ kinh doanh đến các quyền liên quan đến quản lý, lao
động …thông qua hoạt động ĐKDN.
Ngoài ra, các quyền của chủ thể doanh nghiệp không chỉ bao gồm những quyền được
nêu trên mà với tư duy mở, hoạt động của chủ thể doanh nghiệp được điều chỉnh trên
nguyên tắc pháp luật không cấm thì được thực hiện. Việc ghi nhận quyền cho chủ thể doanh
nghiệp khi tham gia thành lập doanh nghiệp được áp dụng thống nhất, để tạo ra một trật tự
chung trên thị trường. Vì vậy, nhà nước sẽ yêu cầu các chủ thể doanh nghiệp phải cam kết
thực hiện đúng quy định của pháp luật như không được kinh doanh những lĩnh vực ngành
nghề mà pháp luật cấm, phải đóng thuế, nếu có sự thay đổi so với việc đăng ký lúc ban đầu
thì phải thông báo, phải thực hiện các nghĩa vụ về tài chính, không vi phạm lao động, môi
trường, quốc phòng an ninh, trật tự an toàn xã hội…
Mặt khác, tự do kinh doanh không có nghĩa là tự do vô tổ chức, mà luôn được đặt
trong trật tự của thị trường để bảo đảm sự phát triển có định hướng của thị trường với vai
trò quản lý của nhà nước. Những nghĩa vụ kể trên để đảm bảo chủ thể doanh nghiệp thực
hiện đúng cam kết với nhà nước khi đăng ký kinh doanh. Việc quy định quyền và nghĩa vụ
cho các chủ thể doanh nghiệp khi tham gia hoạt động ĐKDN được coi là nội dung cơ bản
khi thành lập doanh nghiệp thể hiện mối quan hệ giữa nhà nước và các chủ thể doanh nghiệp
được ghi nhận rất rõ giới hạn tự do mà chủ thể doanh nghiệp sẽ có được khi được công
nhận là một tổ chức kinh tế, còn với nhà nước sẽ phải thực hiện trách nhiệm của mình để
đảm bảo cho chủ thể doanh nghiệp tự tin, yên tâm kinh doanh trong môi trường kinh doanh
lành mạnh, tự chủ, tự chịu trách nhiệm.
1.2.3. Ý nghĩa của thành lập doanh nghiệp
Trong điều kiện nền kinh tế nước ta đang trên đà phát triển và hội nhập, số lượng
các chủ thể doanh nghiệp ngày càng nhiều hơn, việc ĐKDN nói riêng và thành lập doanh
nghiệp nói chung có một ý nghĩa hết sức quan trọng không chỉ với sự hình thành công ty
mà còn với cả sự ổn định và phát triển của công ty trong suốt quá trình tồn tại của nó. Chính
vì vậy, đăng ký thành lập doanh nghiệp là một hoạt động pháp lý bắt buộc đối với tất cả các
chủ thể muốn tiến hành hoạt động kinh doanh.
* Đối với Nhà nước:
13
- Đăng ký thành lập doanh nghiệp là một công cụ quản lý nhà nước, thông qua hoạt
động đăng ký thành lập doanh nghiệp Nhà nước có cơ sở định hướng phát triển kinh tế đất
nước một cách hợp lý.
- Đăng ký thành lập doanh nghiệp là một công cụ hữu hiệu để quản lý đối với các
chủ thể doanh nghiệp. Hoạt động thành lập doanh nghiệp được thực hiện bởi một bên là cơ
quan quản lý nhà nước và một bên là các chủ thể doanh nghiệp. Đây là quan hệ pháp luật
hành chính mang tính chấp hành và điều hành.
- Dưới góc độ là chủ thể đặc biệt, Nhà nước thực hiện quyền quản lý hoạt động đăng
ký kinh doanh cho các chủ thể doanh nghiệp được thực hiện dưới nhiều hình thức bằng
nhiều công cụ và biện pháp khác nhau như: Tổ chức, hướng dẫn việc đăng ký thành lập
doanh nghiệp; quy định về kiểm tra, thanh tra hoạt động đăng ký thành lập của doanh nghiệp,
xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động đăng ký thành lập doanh nghiệp ...
- Khi thực hiện hoạt động đăng ký thành lập doanh nghiệp, chủ thể doanh nghiệp là
khách thể quản lý trong động này, giúp Nhà nước thực hiện công việc quản lý của mình
như:
+ Tập hợp thông tin nắm bắt được tình hình đăng ký thành lập doanh nghiệp của các
loại hình kinh doanh như: tên, địa chỉ trụ sở, ngành, nghề kinh doanh, người đại diện theo
pháp luật; ý thức tuân thủ pháp luật; tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp...
+ Định hướng, điều tiết, xây dựng chính sách phát triển kinh tế, xã hội cho đất nước.
Căn cứ vào tình hình đăng ký thành lập, số lượng đăng ký thành lập, loại hình, địa điểm
thành lập, ngành, nghề kinh doanh..., các cơ quan chức năng có được những số liệu chính
xác nhất về tình hình, xu hướng phát triển thị trường, quy mô, lĩnh vực, địa bàn, ngành nghề
kinh doanh... Đây là những dữ liệu đầu vào quan trọng trong việc nắm bắt các yếu tố kinh
doanh, đánh giá việc áp dụng các quy định pháp luật trong thực tiễn , đưa ra các chủ trương
khuyến khích hay hạn chế phù hợp và kịp thời . Qua đó, đường lối, chính sách pháp luật
của Nhà nước cho từng lĩnh vực, vùng miền, từng loại hình doanh nghiệp và toàn xã hội
được thiết lập và áp dụng hiệu quả.
* Đối với chủ thể thành lập:
- Khi đăng ký thành lập doanh nghiệp các chủ thể doanh nghiệp sẽ được Nhà nước
đảm bảo bởi các yếu tố sau: Được pháp luật thừa nhận như một thực thể tham gia vào thị
14
trường với đầy đủ các quyền và nghĩa vụ, chủ thể doanh nghiệp sẽ có tư cách pháp nhân,
có con dấu, có tài khoản, mã số doanh nghiệp riêng biệt.
- Những chủ thể thành lập sẽ chịu sự ràng buộc trách nhiệm của mình với doanh
nghiệp, chịu trách nhiệm về quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và về tài sản
đối với doanh nghiệp.
- Tên doanh nghiệp là tài sản của doanh nghiệp. Do đó, khi đi đăng ký thành lập, tên
doanh nghiệp được xác định tư cách chủ thể độc lập của doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp
là cơ sở để Nhà nước thực hiện quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp và cũng là cơ sở để
phân biệt chủ thể trong quan hệ giữa các doanh nghiệp với nhau và với người tiêu dùng.
- Qua việc đăng ký thành lập, toàn bộ thông tin cơ bản về một loại hình kinh doanh
sẽ được nhiều người biết tới thông qua truy cập “Hệ thống thông tin điện tử”. Mọi thông
tin về doanh nghiệp khi đăng ký thành lập được lưu trữ và có giá trị pháp lý là thông tin
gốc về doanh nghiệp. Khi đăng ký thành lập, chủ thể doanh nghiệp đã trở thành một thực
thể độc lập và được phép mở tài khoản tại ngân hàng mang tên doanh nghiệp. Đây là một
yếu tố thuận lợi trong giao dịch của chủ thể doanh nghiệp vì tạo sự tin tưởng cho đối tác
chuyển tiền vào tài khoản của doanh nghiệp thay vì chuyển vào tài khoản của cá nhân sở
hữu doanh nghiệp.
* Đối với xã hội: Sự ra đời của một thực thể kinh doanh thông qua việc đăng ký gia
nhập thị trường để phát huy mọi nguồn lực của xã hội, tạo việc làm và thu nhập cho người
dân, thúc đẩy nền kinh tế - xã hội.
1.3. Các nguyên tắc về thành lập doanh nghiệp
1.3.1. Nguyên tắc đảm bảo quyền tự do kinh doanh
Nội dung của nguyên tắc tự do kinh doanh gồm nhiều quyền tự do khác nhau trong
đó có tự do thành lập doanh nghiệp. Quyền tự do kinh doanh lần đầu tiên được ghi nhận
chính thức tại Điều 57, Hiến pháp 1992. Kế thừa tinh thần đó, Điều 33 Hiến pháp 2013
khẳng định người dân có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật
không cấm. Tự do kinh doanh phải được thực hiện trong khuôn khổ của pháp luật, có nghĩa
là khi thực hiện các quyền cụ thể trong nội dung của quyền tự do kinh doanh, các chủ thể
phải tuân thủ các điều kiện pháp luật quy định hoặc phải thực hiện một số nghĩa vụ tương
ứng.
15
Để thực hiện quyền tự do kinh doanh, các chủ thể doanh nghiệp trước hết phải xác
lập tư cách pháp lý cho doanh nghiệp, thông qua tư cách đó để tiến hành các hoạt động kinh
doanh. Khi thực hiện quyền tự do thành lập doanh nghiệp, các nhà đầu tư có khả năng quyết
định lựa chọn mô hình kinh doanh và lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh thích hợp để tiến
hành hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao. Kể từ khi chuyển sang cơ chế thị trường, nước
ta chủ trương mở rộng quyền tự do thành lập doanh nghiệp cho nhiều đối tượng có khả
năng đầu tư khác trong xã hội. Pháp luật về doanh nghiệp từng bước được cải thiện theo
hướng ngày càng bảo đảm tốt hơn quyền tự do thành lập doanh nghiệp.
Tuy nhiên, việc thành lập doanh nghiệp có ảnh hưởng không nhỏ đến lợi ích của
toàn xã hội. Vì vậy, việc thành lập doanh nghiệp phải được thực hiện trong khuôn khổ của
pháp luật. Các quy định của pháp luật về thành lập doanh nghiệp, một mặt phải đảm bảo
quyền tự do kinh doanh của chủ đầu tư, mặt khác phải đảm bảo yêu cầu quản lý của nhà
nước đối với doanh nghiệp.
1.3.2. Nguyên tắc đảm bảo quyền bình đẳng giữa các chủ thể doanh nghiệp
Nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng trước pháp luật là một nguyên tắc hiến định.
Quyền bình đẳng trước pháp luật là một quyền con người. Đó là quyền được xác lập tư cách
con người trước pháp luật; không bị pháp luật phân biệt đối xử, quyền có vị thế ngang nhau
trước pháp luật và được pháp luật bảo vệ như nhau. Nó được xem xét ở các cấp độ khác
nhau. Quyền bình đẳng của các chủ thể doanh nghiệp khi tham gia đăng ký kinh doanh đều
có vị thế ngang nhau trước pháp luật và có quyền không bị phân biệt đối xử, trước pháp
luật. Các chủ thể doanh nghiệp khi có nhu cầu khởi sự doanh nghiệp đều được hoạt động
và chịu sự điều chỉnh trong cùng một chế định pháp luật về đăng ký thành lập doanh nghiệp
sẽ thực hiện quyền và nghĩa vụ như nhau, không phân biệt quy mô, loại hình, lĩnh vực đầu
tư, ngành nghề, số vốn… Đây là những quyền mà chủ thể doanh nghiệp có được trước pháp
luật được nhà nước thừa nhận là quyền công dân, có tư cách pháp lý như nhau.
1.3.3. Nguyên tắc công khai, minh bạch trong đăng ký kinh doanh
Có thể nói rằng, thông tin luôn được xem là công cụ hỗ trợ đắc lực cho doanh nghiệp
trong quá trình hoạt động và cũng là cơ sở để giải quyết những tranh chấp trong nội bộ
doanh nghiệp hoặc giữa doanh nghiệp với các tổ chức, cá nhân khác trong nền kinh tế.
Nhận thức được tầm quan trọng và sự cần thiết của việc công khai, minh bạch hoá thông
tin đối với cộng đồng doanh nghiệp cũng như trong công tác quản lý nhà nước, LDN 2020
16
đã có những quy định trong việc công khai, minh bạch thông tin, cụ thể như sau: Luật hóa
các quy định về Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp; công khai danh mục
ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh, danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện;
nâng cao nghĩa vụ công khai thông tin của doanh nghiệp.
Ngoài ra, công khai, minh bạch là điều cần thiết để các chủ thể doanh nghiệp khi có
nhu cầu kinh doanh họ sẽ biết được toàn bộ quy trình, thủ tục, các điều kiện cần và đủ cho
công tác đăng ký kinh doanh. Khi đã công khai minh bạch khắc phục tệ quan liêu tham
nhũng, làm trong sạch bộ máy quản lý, tránh việc nhũng nhiễu, cửa quyền, hách dịch, gây
khó khăn của chính các cán bộ làm công tác đăng ký kinh doanh. Công khai minh bạch
trước hết là nhằm bảo đảm bản chất dân chủ của xã hội, thể hiện quyền của người dân trong
việc tham gia quản lý nhà nước, đây cũng là một yêu cầu cần thiết để thành công trong hội
nhập quốc tế.
1.4. Cơ sở ban hành và nội dung pháp luật về thành lập doanh nghiệp
1.4.1. Cơ sở ban hành pháp luật về thành lập doanh nghiệp
Với mục tiêu cao nhất là đưa doanh nghiệp trở thành một công cụ kinh doanh rẻ hơn,
an toàn hơn và hấp dẫn hơn cho các nhà đầu tư để qua đó tăng cường thu hút và huy động
hơn nữa mọi nguồn lực và vốn đầu tư vào sản xuất, kinh doanh, chính phủ đang quyết tâm
cải thiện hơn nữa môi trường đầu tư kinh doanh, sự ra đời của LDN 2020 được kỳ vọng sẽ
góp phần tạo ra những bước chuyển biến mạnh mẽ để nền kinh tế nước ta có thể bứt phá
trong giai đoạn tới đây.
LDN có hiệu lực từ ngày 01/01/2021. Đây là luật trực tiếp điều chỉnh về doanh
nghiệp và thay thế cho LDN 2014. Thành lập doanh nghiệp được quy định từ Điều 17 đến
Điều 45 của Chương 2 LDN 2020. Là cơ sơ sở pháp lý quy định quyền thành lập, góp vốn,
mua cổ phần, mua phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp, hồ sơ đăng ký các loại hình
doanh nghiệp, nội dung giấy đề nghị thành lập doanh nghiệp, diều lệ công ty, Trình tự thủ
tục ĐKDN, GCNĐKDN, mã số doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung ĐKDN, công bố
nội dung ĐKDN, tài sản góp vốn, những quy định cho tên doanh nghiệp, trụ sở doanh
nghiệp,chi nhánh và văn phòng đại diện.
Cùng với đó, Nhà nước ban hành các nghị định và thông tư hướng dẫn chủ thể thành
lập doanh nghiệp, trong đó có những văn bản quy định chính như:
17
Nghị định 01/2021/NĐ-CP về ĐKDN, có hiệu lực từ ngày 04 tháng 01 năm 2021.
Nghị định này quy định chi tiết về thủ tục ĐKDN; quy định về cơ quan đăng ký kinh doanh
và quản lý nhà nước về ĐKDN, đăng ký hộ kinh doanh.
Nghị định số: 122/2020/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2020 quy định về phối hợp,
liên thông thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, khai
trình việc sử dụng lao động, cấp mã số đơn vị tham gia bảo hiểm xã hội, đăng ký sử dụng
hóa đơn của doanh nghiệp.
Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT hướng dẫn về ĐKDN ngày 16 tháng 03 năm 2021.
Thông tư này ban hành biểu mẫu sử dụng trong ĐKDN, đăng ký hộ kinh doanh và hướng
dẫn chi tiết một số vấn đề về ĐKDN, đăng ký hộ kinh doanh. Có hiệu lực ngày 1/5/2021.
1.4.2. Nội dung pháp luật về thành lập doanh nghiệp
LDN 2020 hiện hành quy định về thành lập doanh nghiệp đã có sự điều chỉnh rút
kinh nghiệm từ LDN 2014. Những vấn đề pháp lý về thành lập doanh nghiệp đã cụ thể và
rõ ràng hơn, quy định tại Chương II- Thành lập doanh nghiệp. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, về điều kiện thành lập doanh nghiệp: Điều kiện thành lập doanh nghiệp là
những yêu cầu mà pháp luật quy định phải đáp ứng để có thể thành lập. Khi thành lập doanh
nghiệp cần đáp ứng một số điều kiện như sau: Điều kiện về ngành, nghề đăng ký kinh doanh;
Điều kiện về vốn thành lập doanh nghiệp; Điều kiện về tên doanh nghiệp; Điều kiện về trụ
sở chính của doanh nghiệp; Điều kiện về hồ sơ đăng ký doanh nghiệp hợp lệ; Điều kiện về
nộp đủ lệ phí đăng ký doanh nghiệp;… Đây là những nội dung được đặt ra để giúp doanh
nghiệp có cái nhìn tổng quan khi thành lập doanh nghiệp.
Thứ hai, về chủ thể thành lập doanh nghiệp: Chủ thể doanh nghiệp là một nội dung
vô cùng quan trọng không thể không nhắc tới trong quá trình thành lập doanh nghiệp.
Không phải cá nhân nào cũng có thể thành lập doanh nghiệp, ngoài các trường hợp cấm
thành lập doanh nghiệp được quy định tại LDN 2020 thì mọi tổ chức và cá nhân đều có
quyền được thành lập doanh nghiệp.
Thứ ba, về thủ tục thành lập doanh nghiệp: Đây là một trong những vấn đề được
quan tâm nhất trong sửa đổi LDN lần này là thủ tục đăng ký, thành lập doanh nghiệp. Bởi
lẽ điều này sẽ tác động trực tiếp đến môi trường và năng lực cạnh tranh thu hút đầu tư.
Người thành lập doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền thực hiện đăng ký doanh nghiệp
18
với Cơ quan đăng ký kinh doanh được chọn theo nhiều phương thức như: Đăng ký trực tiếp
tại Cơ quan đăng ký kinh doanh; Đăng ký qua dịch vụ bưu chính; Đăng ký qua mạng thông
tin điện tử.
Thứ tư, về cơ quan có thẩm quyền xem xét hồ sơ thành lập doanh nghiệp: Cơ quan
đăng ký kinh doanh là cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện việc đăng ký doanh
nghiệp và cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho các tổ chức, cá nhân. Các quyền,
nghĩa vụ và thẩm quyền của cơ quan đăng ký kinh doanh đã được quy định LDN 2014 và
đến nay là LDN 2020. Các phòng đăng ký có con dấu riêng.
Nội dung chính của pháp luật về đăng ký thành lập doanh nghiệp đó là những quy
phạm pháp luật điều chỉnh về chủ thể doanh nghiệp gồm cá nhân, doanh nghiệp, cơ quan,
tổ chức, quy phạm quy định về thủ tục đăng ký thành lập, quy phạm điều kiện thành lập
cũng như cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
1.5. Những nguyên tắc của pháp luật vê thành lập doanh nghiệp
- Người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp tự kê khai hồ sơ đăng ký doanh
nghiệp và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, trung thực và chính xác của
các thông tin kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và các báo cáo.
- Trường hợp công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần có nhiều hơn một
người đại diện theo pháp luật thì người đại diện theo pháp luật thực hiện thủ tục đăng ký
doanh nghiệp phải đảm bảo và chịu trách nhiệm về việc thực hiện đúng quyền hạn, nghĩa
vụ của mình theo quy định tại khoản 2 Điều 12 LDN 2020.
- Cơ quan đăng ký kinh doanh chịu trách nhiệm về tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký
doanh nghiệp, không chịu trách nhiệm về những vi phạm pháp luật của doanh nghiệp xảy
ra trước và sau khi đăng ký doanh nghiệp.
- Cơ quan đăng ký kinh doanh không giải quyết tranh chấp giữa các thành viên, cổ
đông của công ty với nhau hoặc với tổ chức, cá nhân khác hoặc giữa doanh nghiệp với tổ
chức, cá nhân khác.
- Doanh nghiệp không bắt buộc phải đóng dấu trong giấy đề nghị đăng ký doanh
nghiệp, thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, nghị quyết, quyết định, biên
bản họp trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp. Việc đóng dấu đối với các tài liệu khác trong
hồ sơ đăng ký doanh nghiệp thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.
19
Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP
VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI CÔNG TY TNHH TƯ VẤN AZLAW
2.1. Tổng quan tình hình và các nhân tố ảnh hưởng đến pháp luật về thành lập
doanh nghiệp
2.1.1. Tổng quan tình hình pháp luật về thành lập doanh nghiệp
Từ năm 1990, Nhà nước ban hành hai đạo luật dành cho doanh nghiệp, mở ra một
kỷ nguyên mới cho sự phát triển kinh tế của nền kinh tế Việt Nam. Sau gần 30 năm kề từ
khi có những đạo luật đầu tiên cho doanh nghiệp, bộ mặt kinh tế - xã hội của Việt Nam thay
đổi rõ rệt, trở thành một vùng đất có nền kinh tế năng động, nhiều tiềm năng và thu hút đầu
tư.
Việt Nam bắt đầu đổi mới từ nữa cuối thập niên năm 1980, với mong muốn xóa bỏ
dần cơ chế bao cấp quan liêu, xây dựng một nền kinh tế năng động, hiện đại và phát triển
bền vững. Bắt đầu từ năm 1986, Chính phủ đã chủ trương tự do hóa thương mại và thúc
đẩy sự phát triển của kinh tế tư nhân. Từ đó, nền kinh tế Việt Nam nói chung, đặc biệt là
khối kinh tế tư nhân bắt đầu phát triển mạnh. Chính vì sự phát triển mạnh mẽ của khối kinh
tế tư nhân, đòi hỏi Nhà nước phải ban hành những chính sách pháp lý phù hợp để điều chỉnh
hoạt động của những chủ thể doanh nghiệp này. Luật Công ty 1990 và Luật doanh nghiệp
tư nhân 1990 là những văn bản pháp lý đầu tiên quy định về việc thành lập và hoạt động
của các chủ thể doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế tư nhân. Lúc này, khối kinh tế tư
nhân được pháp luật quy định gồm các loại hình: Công ty TNHH, Công ty cổ phần (theo
Luật Công ty 1990) và Doanh nghiệp tư nhân (theo Luật Doanh nghiệp tư nhân năm 1990).
Luật doanh nghiệp tư nhân năm 1990, sau đó được chỉnh sửa năm 1994, đến năm
1999 tên Luật được rút ngắn và bỏ từ "tư nhân" chuyển thành LDN năm 1999. Luật doanh
nghiệp nhà nước năm 1995 sau đó sửa đổi bổ sung năm 2003. Qua quá trình áp dụng và
thực tiễn nhận thấy cần phải thống nhất hai nhánh luật vào thành một nên Chính phủ đã quy
định chung về doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nhà nước vào cùng một Luật, thống
nhất lấy tên chung là Luật doanh nghiệp được ban hành năm 2005, sau đó được chỉnh sửa
một điều Luật doanh nghiệp năm 2013, Kỳ quốc hội lần thứ 13 đã ban hành Luật doanh
nghiệp năm 2014 để khắc phục những bất cập của Luật năm 2005. Ngày nay cùng với quá
trình phát triển của kinh tế xã hội thì một số điều của Luật doanh nghiệp 2014 không còn
phù hợp với thực tiễn nên đến kỳ quốc hội thứ 14 đã ban hành Luật doanh nghiệp năm 2020.
20
2.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến pháp luật về thành lập doanh nghiệp
2.1.2.1. Đảm bảo thực hiện quyền tự do kinh doanh
Tự do được hiểu là không bị gò bó, ép buộc. Ai cũng muốn tự do, ai cũng khao khát
tự do, trở thành bản năng sống còn của con người. Điều 33 Hiến pháp nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 đã nêu rõ: “Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong
những ngành nghề mà phá-p luật không cấm”. Khoản 1 Điều 7 LDN 2020 cũng quy định
một trong các quyền của doanh nghiệp là “Tự do kinh doanh trong những ngành, nghề mà
luật không cấm”. Để việc tiến hành kinh doanh thuận lợi và theo nguyên tắc “quyền tự do
của người này không thể hạn chế quyền tự do của người khác”, vì vậy, nhà nước đã ban
hành những quy phạm pháp luật về điều kiện kinh doanh, quy trình, thủ tục thành lập các
loại hình kinh doanh… Trong từng nội dung cụ thể đều có sự điều chỉnh pháp luật theo
hướng quyền tự do thành lập doanh nghiệp là quyền của nhà đầu tư được lựa chọn và đăng
ký loại hình doanh nghiệp, ngành, nghề kinh doanh phù hợp với điều kiện và sở thích của
mỗi nhà đầu tư. Ngoài ra, chủ thể doanh nghiệp được tự do lựa chọn tên doanh nghiệp, nơi
đặt trụ sở doanh nghiệp và địa điểm kinh doanh, lựa chọn quy mô kinh doanh, lựa chọn số
lượng doanh nghiệp để thành lập, chọn loại hình doanh nghiệp để thực hiện ý tưởng, mục
đích đầu tư kinh doanh,…
Quyền tự do thành lập doanh nghiệp là quyền quan trọng của nhà đầu tư. Trừ các
trường hợp bị cấm, tổ chức, cá nhân có quyền đầu tư vốn bằng tiền, hiện vật hay tài sản
khác để thành lập doanh nghiệp và có quyền quyết định mọi vấn đề, từ khâu lựa chọn loại
hình doanh nghiệp, quản trị doanh nghiệp, đến việc tổ chức hoạt động... Với mục tiêu đưa
Việt Nam thành quốc gia khởi nghiệp, việc đảm bảo quyền tự do kinh doanh tạo điều kiện
môi trường pháp lý, kinh tế - xã hội để ươm mầm cho doanh nghiệp phát triển, giúp chủ thể
doanh nghiệp tự do sáng tạo, kích thích thêm nhiều cá nhân, tổ chức thành lập doanh nghiệp
phát triển kinh tế.
2.1.2.2. Các yếu tố về chính trị, văn hóa, xã hội
* Yếu tố về chính trị
Đăng ký kinh doanh có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với bất kể một nền kinh tế
nào. Do vậy, việc nhận thức đúng trong tư duy, chính sách, đường lối, chủ trương của Nhà
nước sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu khởi sự của công dân. Một nền chính trị ổn định,
phù hợp sẽ tạo nên môi trường thuận lợi cho hoạt động kinh doanh, các nhà đầu tư sẽ được
21
đảm bảo an toàn về đầu tư đủ thời gian kinh doanh để thu hồi được vốn và tìm kiếm lợi
nhuận, thậm chí còn thu hút các nhà đầu tư với những dự án đầu tư dài hạn.
Môi trường chính trị – xã hội của đất nước ta trong những năm qua luôn ổn định,
phát triển bền vững chính là điều kiện thuận lợi đối với hoạt động thực hiện pháp luật. Nhà
nước ban hành những chủ trương, chính sách về hoạt động ĐKDN được thuận lợi, ổn định,
giảm bớt sự can thiệp của nhà nước vào thủ tục ĐKDN nhằm tạo nên những cơ hội, thuận
lợi cho các chủ thể doanh nghiệp, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, tránh việc thành
lập doanh nghiệp để làm các hoạt động phi pháp, buôn gian, bán lậu…
Hiện nay nhận thức về quyền tự do kinh doanh đã và đang có sự thay đổi rất lớn
không chỉ quy định trong Hiến pháp, mà các đạo luật khác cũng có những sự thay đổi tạo
nên sự thông thoáng về một môi trường kinh doanh. Sự nỗ lực từ Chính phủ cam kết thúc
đẩy mạnh mẽ cải cách về thủ tục hành chính, tạo sự thuận lợi cho chủ thể doanh nghiệp khi
tham gia ĐKDN, rút ngắn thời gian, chi phí đã mang lại những lợi ích thiết thực, khuyến
khích người dân làm giàu, tạo điều kiện cho người dân được phép kinh doanh những lĩnh
vực ngành nghề mà pháp luật không cấm. Việc có một hệ thống, môi trường pháp lý ổn
định không những giúp chủ thể doanh nghiệp trong nước yên tâm mở rộng và phát triển mà
còn thu hút nhiều doanh nghiệp nước ngoài, các nhà đầu tư chọn Việt Nam là nơi thành lập
các công ty, văn phòng đại diện.
* Yếu tố kinh tế
Hiện nay, chính sách phát triển kinh tế chú trọng đến việc mọi doanh nghiệp thuộc
các thành phần kinh tế đều phải hoạt động theo cơ chế thị trường, bình đẳng và cạnh tranh
theo pháp luật. Bảo đảm quyền tự do kinh doanh các lĩnh vực mà luật pháp không cấm, xây
dựng, thực thi đồng bộ, hiệu quả cơ chế hậu kiểm, tiếp tục hoàn thiện pháp luật về cạnh
tranh, tăng cường tính minh bạch đối với độc quyền nhà nước và độc quyền doanh nghiệp,
kiểm soát độc quyền kinh doanh. Hoàn thiện thể chế bảo vệ nhà đầu tư, quyền sở hữu và
quyền tài sản.
Thông qua những chiến lược, chính sách phát triển kinh tế, xã hội khuyến khích phát
triển những chủ thể tham gia vào hoạt động kinh doanh với nhiều hình thức đa dạng, phong
phú hơn. yếu tố kinh tế có sự tác động rất lớn đến việc thu hút đầu tư kinh doanh, nhà nước
cần phải xem xét các yếu tố như: lãi suất ngân hàng, giai đoạn của chu kỳ kinh tế, cán cân
thanh toán, chính sách tài chính và tiền tệ. Vì các yếu tố này tương đối rộng nên cần chọn
22
lọc để nhận biết các tác động cụ thể ảnh hưởng trực tiếp nhất đối với hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp.
Mọi chủ trương, chính sách phát triển kinh tế cần phải được hoạch định cụ thể, góp
phần giúp chủ thể doanh nghiệp xác định, xây dựng kế hoạch kinh doanh phù hợp. Mặt
khác, tính ổn định về kinh tế trước hết và chủ yếu là ổn định nền tài chính quốc gia, ổn định
tiền tệ, khống chế lạm phát. Đây là những vấn đề các doanh nghiệp rất quan tâm và liên
quan trực tiếp đến kết quả hoạt động kinh doanh của họ. Mục đích của doanh nghiệp đa
phần là đạt doanh thu lợi nhuận. Một nền kinh tế phát triển, một mảnh đất vàng sôi động
vừa tạo sân chơi vừa bảo vệ lợi ích doanh nghiệp thì không một nhà đầu tư, một chủ thể
doanh nghiệp nào có thể cương lại được. Do vậy, đòi hỏi nhà nước cần phải xem xét để đưa
ra những chính sách kinh tế lâu dài, nhưng ổn định sẽ góp phần giúp các chủ thể doanh
nghiệp có được kế hoạch kinh doanh thuận lợi nhanh chóng thu hồi được vốn góp phần
tăng trưởng phát triển kinh tế của đất nước.
* Yếu tố văn hóa xã hội
Sự thay đổi của các yếu tố văn hóa - xã hội có ảnh hưởng mạnh mẽ đến các họat
động kinh doanh như: những quan niệm về đạo đức, thẩm mỹ, lối sống, nghề nghiệp, phong
tục, tập quán, truyền thống, trình độ nhận thức, học vấn chung của xã hội... Trong môi
trường văn hóa, nhân tố giữ vai trò đặc biệt quan trọng là tập quán, lối sống, tôn giáo. Các
nhân tố này được coi là “hàng rào chắn” các hoạt động giao dịch thương mại. Thị hiếu và
tập quán của người tiêu dùng có ảnh hưởng rất lớn đến nhu cầu của người tiêu dùng. Hàng
hóa có chất lượng tốt đến mấy nhưng nếu không được người tiêu dùng ưa chuộng thì cũng
khó được họ chấp nhận. Ví dụ như nước ta không tiêu thụ thịt bò thì các doanh nghiệp nhập
khẩu hay chế biến thịt bò không thể phát triển tại đất nước ta được.
Ngoài ra, trong điều kiện thực hiện cơ chế thị trường, có sự quản lý của nhà nước,
đạo đức xã hội trong đó có đạo đức kinh doanh được coi là một khía cạnh thiết thực và quan
trọng của môi trường kinh doanh. Đạo đức là giới hạn ngăn cách những hành vi xấu và là
động lực thúc đẩy những hành vi tốt. Một môi trường kinh doanh cạnh tranh lành mạnh,
bình đẳng cũng là một nhân tố ảnh hưởng đến lựa chọn thành lập doanh nghiệp của các cá
nhân, tổ chức.
* Công nghệ thông tin
23
Môi trường thông tin có vai trò quan trọng đối chủ thể doanh nghiệp trong tất cả các
vấn đề từ: xác định và định hướng nhu cầu thị trường, xây dựng phương án kinh doanh,
quyết định phương thức huy động vốn, tuyển dụng nhân sự, lựa chọn công nghệ, lựa chọn
cách thức tổ chức quản lý đến tìm kiếm đối tác, tìm kiếm khách hàng, xây dựng và quảng
bá thương hiệu, thay đổi thái độ doanh nghiệp của mình cũng như nhiều vấn đề quan trọng
khác. Nói đơn giản rằng một quốc gia mà không ứng dụng công nghệ thông tin, lạc hậu, cơ
sở hạ tầng thấp hay điện còn chưa được phổ biến thì chắc hẳn đây không phải sự lựa chọn
hàng đầu của các nhà đầu tư .
Hiện nay, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý ĐKDN được
phổ biến rộng rãi. Chủ thể doanh nghiệp khi có nhu cầu khởi sự hoạt động kinh doanh việc
tìm hiểu những điều kiện cần và đủ trước khi thành lập doanh nghiệp rất thuận lợi nhờ hệ
thống đăng ký online qua Cổng thông tin quốc gia. Chủ thể doanh nghiệp còn có thể ứng
dụng công nghệ thông tin để thực hiện việc đăng ký của mình qua việc đăng ký thành lập
doanh nghiệp online hay tra cứu các thông tin của doanh nghiệp khác, minh bạch, dễ ràng.
2.2. Thực trạng pháp luật về thành lập doanh nghiệp
2.2.1. Chủ thể có quyền thành lập doanh nghiệp
Thành lập doanh nghiệp cho phép tạo lập mới một chủ thể kinh doanh. Khi tham gia
vào thị trường, doanh nghiệp sẽ trở thành chủ thể của các giao dịch dân sự, thương mại, lao
động..., tạo ra và chịu trách nhiệm về các quyền và nghĩa vụ tài sản. Do vậy, đối tượng có
quyền thành lập doanh nghiệp phải là tổ chức, cá nhân có đủ khả năng và điều kiện phù hợp
để chịu trách nhiệm về doanh nghiệp do mình khởi tạo.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 17 LDN 2020 thì “Tổ chức, mọi cá nhân đều có
quyền thành lập doanh nghiệp và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của
Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này”. Khoản 2 Điều 17 quy định như
sau: “Tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt
Nam:
a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước
để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
b) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật
Viên chức;
24
c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng
trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên
nghiệp, công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam,
trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại
doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước;
d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước theo quy định
tại điểm a khoản 1 Điều 88 của Luật này, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để
quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
e) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất
năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ chức
không có tư cách pháp nhân;
f) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình
phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở
giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm
công việc nhất định; các trường hợp khác theo quy định của Luật Phá sản, Luật Phòng,
chống tham nhũng.
Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh
nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh;
g) Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một
số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự.”
Như vậy, ngoài các trường hợp cấm thành lập doanh nghiệp được quy định tại
Khoản 2 Điều 17 LDN 2020 thì mọi tổ chức và cá nhân đều có quyền được thành lập doanh
nghiệp. Cụ thể, các đối tượng không có thẩm quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp gồm:
các cán bộ và lãnh đạo ở trong các cơ quan của nhà nước và vị trí thuộc quân đội nhân dân
Việt Nam. Ngoài ra, các cá nhân chưa thành niên hoặc bị mất/ hạn chế năng lực hành vi
dân sự và các tổ chức không có tư cách pháp nhân thì cũng không có thẩm quyền thành lập
doanh nghiệp. Những cá nhân, đối tượng đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành
hình phạt tù hoặc quyết định xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục
bắt buộc cũng không được quyền thành lập doanh nghiệp. Như vậy, ngoài các đối tượng
trên, tất cả các chủ thể còn lại đều có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp.
25
* Trường hợp chủ thể cá nhân thành lập công ty:
- Theo quy định của Điều 17 LDN 2020 có thể hiểu rằng mọi cá nhân là người Việt
Nam hoặc người nước ngoài không phân biệt quốc tịch và nơi cư trú, nếu không thuộc
trường hợp cấm quy định tại Khoản 2 Điều 17 đều có quyền thành lập doanh nghiệp.
- Hạn chế với loại hình doanh nghiệp tư nhân hoặc hộ kinh doanh hoặc công ty hợp
danh như sau: Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập duy nhất một doanh nghiệp tư nhân
hoặc đư thành lập duy nhất một hộ kinh doanh hoặc trở thành thành viên hợp danh của một
duy nhất một công ty hợp danh ( trừ trường hợp các thành viên hợp danh còn lại trong công
ty hợp danh đó có thỏa thuận và quy định khác). Tuy nhiên, chủ sở hữu doanh nghiệp tư
nhân hoặc chủ hộ kinh doanh hoặc thành viên hợp danh của công ty hợp danh là cá nhân
vẫn có quyền được thành lập hoặc tham gia góp vốn vào nhiều công ty trách nhiệm hữu
hạn hoặc nhiều công ty cổ phần.
- Đối với cá nhân là người nước ngoài lần đầu thành lập công ty tại Việt Nam thì
phải tiến hành thủ tục đăng ký đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư để thành lập
công ty. Khi đó, công ty do cá nhân nước ngoài thành lập sẽ được cấp Giấy chứng nhận
đăng ký đầu tư theo quy định của Luật đầu tư.
* Trường hợp chủ thể tổ chức thành lập công ty:
- Theo quy định của LDN 2020, mọi tổ chức đều có quyền thành lập quản lý doanh
nghiệp ,bao gồm cả doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại
Việt Nam, không phân biệt nơi đăng ký địa chỉ trụ sở chính nếu không thuộc đối tượng quy
định tại Khoản 2 Điều 17 LDN 2020, đều có quyền thành lập hoặc tham gia thành lập góp
vốn doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của LDN 2020
- Tổ chức nước ngoài có thể đầu tư thành lập doanh nghiệp theo hai hình thức sau
đây:
+ Tổ chức nước ngoài lần đầu thành lập công ty tại Việt Nam thì phải tiến hành thủ
tục đăng ký đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư để thành lập công ty. Khi đó, công
ty do tổ chức nước ngoài này thành lập sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo
quy định của Luật đầu tư.
+ Tổ chức nước ngoài có thể Đầu tư thành lập theo hình thức góp vốn, mua cổ phần,
phần vốn góp vào tổ chức kinh tế như: Tìm kiếm, cử đại diện thành lập công ty Việt Nam
26
có lĩnh vực kinh doanh mà nhà đầu tư nước ngoài muốn đầu tư. Nếu như các ngành nghề
kinh doanh đòi hỏi có điều kiện áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài thì nhà đầu tư nước
ngoài phải đăng ký thực hiện góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế tại
cơ quan đầu tư. Hay nhà đầu tư nước ngoài tiến hành thủ tục nhận chuyển nhượng cổ
phần/phần vốn góp của người được cử đại diện hoặc của cổ đông/thành viên.
2.2.2. Điều kiện để doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh
nghiệp
2.2.2.1. Điều kiện về tên doanh nghiệp
Tên doanh nghiệp là một trong các yếu tố quan trọng khi thành lập doanh nghiệp.
Theo đó, chủ doanh nghiệp khi đặt tên doanh nghiệp cần tuân thủ các quy định về tên doanh
nghiệp trong LDN 2020 cụ thể như sau:
- Tên doanh nghiệp phải bao gồm 02 thành tố theo thứ tự (Theo Khoản 1, 2, 3
Điều 37 LDN 2020).
- Địa điểm gắn tên doanh nghiệp (Theo Điều 23, 28, Khoản 4 Điều 37 LDN 2020).
- Có thể đặt tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh: Chủ doanh
nghiệp cần đặc biệt lưu ý những hệ thống ngôn ngữ khác không phải hệ chữ La-tinh sẽ
không được chấp nhận để đặt tên cho doanh nghiệp (ví dụ hệ chữ viết mang tính tượng hình
tượng thanh như Kana của Nhật, chữ Hán, chữ Ả Rập...sẽ không được chấp nhận). (Theo
Khoản 1, 2 Điều 39 LDN 2020).
- Tên viết tắt của doanh nghiệp phải được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên
bằng tiếng nước ngoài (theo Khoản 3 Điều 39 LDN 2020)
- Những điều cấm trong việc đặt tên doanh nghiệp
+ Đặt tên trùng với tên của doanh nghiệp đã đăng ký, cụ thể: Tên trùng là tên tiếng
Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được viết hoàn toàn giống với tên tiếng Việt của
doanh nghiệp đã đăng ký.
+ Đặt tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký
+ Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức
chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội,
27
tổ chức xã hội - nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ
trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.
+ Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần
phong mỹ tục của dân tộc. (Cụ thể tại Điều 38; Khoản 1, 2 Điều 41 LDN 2020).
* Tên chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh
-+Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải được viết bằng các
chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu.
+ Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải bao gồm tên doanh
nghiệp kèm theo cụm từ “Chi nhánh” đối với chi nhánh, cụm từ “Văn phòng đại diện” đối
với văn phòng đại diện, cụm từ “Địa điểm kinh doanh” đối với địa điểm kinh doanh. (Theo
Khoản 1, 2 Điều 40 LDN 2020).
Cơ quan đăng ký kinh doanh có quyền từ chối chấp thuận tên dự kiến đăng ký của
doanh nghiệp nếu vi phạm các quy định nêu trên. Với số lượng lớn doanh nghiệp đăng ký
mỗi ngày, việc quy định chặt chẽ cụ thể về tên doanh nghiệp sẽ giúp cơ quan nhà nước dễ
dàng trong việc quản lý cũng như doanh nghiệp dễ dàng hoạt động trong công việc.
2.2.2.2. Điều kiện về ngành nghề kinh doanh
Ngành nghề kinh doanh là yếu tố được rà soát khi thực hiện thủ tục thành lập doanh
nghiệp. Doanh nghiệp được quyền kinh doanh tất cả những ngành, nghề kinh doanh mà
pháp luật không cấm. Doanh nghiệp phải đủ điều kiện kinh doanh khi kinh doanh ngành,
nghề kinh doanh có điều kiện, phải duy trì điều kiện đó trong suốt quá trình kinh doanh..
Danh mục ngành, nghề bị cấm kinh doanh có thể khác nhau ở các quốc gia và có thể thay
đổi phù hợp với điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội của mỗi quốc gia trong mỗi giai đoạn
phát triển. Hiện tại, pháp luật Việt Nam cấm kinh doanh đối với các hàng hoá, dịch vụ sau
đây (Điều 6 Luật Đầu tư 2014, được sửa đổi, bổ sung năm 2016)
- Các chất ma túy (theo quy định tại Phụ lục 1 của Luật Đầu tư 2014)
- Các loại hoá chất, khoáng vật (theo quy định tại Phụ lục 2 của Luật Đầu tư 2014)
- Mẫu vật các loại thực vật, động vật hoang dã theo quy định tại Phụ lục 1 của Công
ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp; mẫu vật các loại
28
động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm Nhóm I có nguồn gốc từ tự nhiên theo quy
định tại Phụ lục 3 của Luật Đầu tư 2014
- Kinh doanh mại dâm
- Mua, bán người, mô, bộ phận cơ thể người
- Hoạt động kinh doanh Hên quan đến sinh sản vô tính trên người
- Kinh doanh pháo nổ.
Đặc biệt, theo quy định thì tất cả doanh nghiệp khi đăng ký thành lập mới hoặc bổ
sung ngành nghề kinh doanh phải đăng ký theo mã ngành cấp 4 (là ngành có mã 4 số) thuộc
hệ thống ngành kinh tế Việt Nam. Ngành nghề kinh doanh là một trong những lĩnh vực
quan trọng, liệt kê cụ thể những ngành nghề bị cấm giúp doanh nghiệp dễ dàng thực hiện.
2.2.2.3. Điều kiện về vốn doanh nghiệp
Điều kiện về vốn khi thành lập doanh nghiệp sẽ tùy thuộc vào ngành nghề kinh
doanh của doanh nghiệp. Nếu ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp là ngành nghề bình
thường thì sẽ không có yêu cầu về mức vốn tối thiểu hay tối đa. Doanh nghiệp có thể tự do
lựa chọn mức vốn điều lệ để hoạt động kinh doanh.
Trường hợp doanh nghiệp lựa chọn ngành nghề kinh doanhcó điều kiện thì một số
ngành nghề đó sẽ có yêu cầu về vốn. Danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện được
quy định trong phụ lục 4 Luật Đầu tư. Điều kiện về vốn của từng ngành nghề kinh doanh
được quy định trong luật chuyên ngành đó. Ví dụ điển hình như đối với ngành nghề kinh
doanh bất động sản thì mức vốn pháp định là 20 tỷ đồng, đưa người lao động đi làm việc ở
nước ngoài là 5 tỷ đồng.
Như vậy có thể thấy rằng tùy thuộc vào ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp
thì sẽ có điều kiện về vốn khác nhau. Doanh nghiệp trước tiên nên tham khảo xem ngành
nghề mình đăng ký có thuộc danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện hay không. Sau
đó tìm hiểu luật và văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành tham khảo về các điều kiện
để kinh doanh ngành nghề đó. Việc quy định về vốn cũng giúp doanh nghiệp có nền tảng
hoạt động lâu dài tránh trường hợp thành lập ồ ạt rồi giải thể gây ra khó khăn trong công
tác tổ chức cũng như quản lý của các cơ quan nhà nước.
2.2.2.4. Điều kiện về trụ sở doanh nghiệp
29
Trụ sở doanh nghiệp được quy định tại Điều 42 LDN 2020 “Trụ sở chính của doanh
nghiệp đặt trên lãnh thổ Việt Nam, là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp và được xác định
theo địa giới đơn vị hành chính; có số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có)”. Theo quy
định này thì trụ sở là nơi liên lạc của doanh nghiệp, và được xác định theo đia giới đơn vị
hành chính ( Thôn/bản/ấp/tổ dân phố, Phường/xã/thị trấn, Thị xã/quận/huyện, Tỉnh/Thành
phố, Quốc gia). Phải có thông tin liên lạc rõ ràng: Số điện thoại, địa chỉ email, số fax, phải
được làm biển hiệu nhận diện trụ sở tại địa chỉ được đăng ký.
Công văn số 2544/BXD-QLN của Bộ xây dựng về việc quản lý sử dụng nhà chung
cư ban hành ngày 19/11/2009 thì doanh nghiệp không được đặt địa chỉ tại chung cư, nhà
tập thể. Chi thiết các thông tin liên quan đến – Điều kiện đăng ký đặt trụ sở công ty. Do vậy
doanh nghiệp không được đặt địa chỉ tại nhà chung cư, nhà tập thế. Doanh nghiệp phải treo
biển hiệu theo quy định Theo Khoản 4 Điều 37 LDN 2020: “Tên doanh nghiệp phải được
gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp.
Tên doanh nghiệp phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn
phẩm do doanh nghiệp phát hành”.
Quy định về trụ sở khiến tránh tình trạng lập công ty ma gây nhiều hệ lụy trong đời
sống xã hội, tránh những chiêu trò lừa đảo ổn định đời sống xã hội cũng như tạo môi trường
minh bạch giúp doanh nghiệp tự tin thành lập.
2.2.2.5. Hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp
Hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp được quy định cụ thể tại Điều 19-22 LDN
2020 quy định các giấy tờ trong hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp.
Tùy vào nhu cầu cũng như loại hình doanh nghiệp mà chủ thể doanh nghiệp lựa chọn
để có thể chuẩn bị đủ hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp. Mọi giấy tờ có liên quan được
thông báo cụ thể giúp thủ tục thành lập nhanh chóng và minh bạch.
2.2.2.6. Lệ phí thành lập doanh nghiệp theo pháp luật
Khi thành lập doanh nghiệp khách hàng cần nộp những khoản chi phí sau:
- Lệ phí đăng ký doanh nghiệp nộp tại sở kế hoạch và đầu tư: Điều 32 Nghị định
01/2021/NĐ-CP doanh nghiệp phải nộp phí, lệ phí đăng ký doanh nghiệp tại thời điểm nộp
hồ sơ thành lập công ty. Lệ phí đăng ký thành lập doanh nghiệp theo Thông tư 47/2019/TT-
30
BTC là 100.000 đồng/lần. Người thành lập doanh nghiệp nộp lệ phí trực tiếp bằng dịch vụ
thanh toán điện tử.
Bên cạnh đó, Doanh nghiệp thực hiện đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử được
miễn lệ phí đăng ký doanh nghiệp.
- Phí Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp: Theo quy định của LDN 2020, trong
thời hạn 30 ngày, doanh nghiệp phải tiến hành công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp trên
Cổng thông tin doanh nghiệp quốc gia. Mức phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp
theo Thông tư 47/2019/TT-BTC là 100.000 đồng.
- Chi phí khắc con dấu doanh nghiệp: Hiện nay, tùy vào từng đơn vị mà có mức giá
khác nhau. Chi phí phụ thuộc vào đơn vị cung cấp dịch vụ khắc dấu, loại con dấu theo yêu
cầu của doanh nghiệp. Mức giá cho dấu tròn công ty dao động từ 200.000 đồng đến 300.000
đồng. Dấu chức danh của Giám đốc, chủ tịch….từ 70.000 đồng đến 150.000 đồng.
- Chi phí làm biển công ty: Tùy vào từ đơn vị làm biển mà có mức giá khác nhau.
Trên thị trường mức giá giao động khác nhau từ 300.000 đồng đến 1.500.000 đồng tùy vào
chất liệu, kích thước biển hiệu.
- Phí mua chữ ký số (Token): Chữ ký số là dạng USB được mã hóa dùng thay cho
chữ ký và con dấu của người đại diện theo pháp luật để ký tên lên tờ khai hoặc thao tác
khác trên mạng nhằm xác định mọi thao tác là của doanh nghiệp. Doanh nghiệp liên hệ với
nhà cung cấp chữ ký số như Viettel, Vina, Vinca…. để mua thiết bị Chữ ký số.
- Chi phí phụ thuộc vào nhà cung cấp và số năm sử dụng dịch vụ. Chữ ký số 03 năm
sử dụng giao động từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
- Mở tài khoản ngân hàng và nộp thông báo tài khoản ngân hàng: Doanh nghiệp phải
mở tài khoản ngân hàng để giao dịch và dùng để nộp thuế theo quy định bắt buộc hiện nay.
Thủ tục mở tài khoản không mất phí. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần đảm bảo số dư trong tài
khảo là 1.000.000 đồng.
- Kê khai và nộp lệ phí môn bài: Lệ phí môn bài căn cứ vào số vốn điều lệ công ty
và chia thành hai mức sau:
+ Vốn điều lệ từ dưới 10 tỷ, lệ phí môn bài là 2.000.000 đồng/năm.
+ Vốn điều lệ trên 10 tỷ, lệ phí môn bài là 3.000.000 đồng/năm.
31
Lưu ý: Theo quy định tại Nghị định 22/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều
của Nghị định 139/2016/NĐ-CP. Doanh nghiệp thành lập năm 2021 được miễn lệ phí môn
bài năm trong năm đầu thành lập.
- Phát hành hóa đơn điện tử – Hóa đơn giá trị gia tăng: Hóa đơn điện tử là hóa đơn
được thể hiện ở dạng dữ liệu điện tử do tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ
lập, ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, ký số, ký điện tử theo quy định
bằng phương tiện điện tử, bao gồm cả trường hợp hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền
có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế.
Việc quy định cụ thể hòng giảm tránh tình trạng hạch sách quấy nhiễu doanh nghiệp
khi đăng ký thành lập, cũng như công khai giúp doanh nghiệp có thể chuẩn bị, nắm bắt.
2.2.3. Trình tự, thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp
LDN quy định thủ tục và cách thức đăng ký thành lập doanh nghiệp như sau: Theo
Khoản 1 Điều 26 LDN 2020 “1. Người thành lập doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền
thực hiện đăng ký doanh nghiệp với Cơ quan đăng ký kinh doanh theo phương thức sau
đây: a) Đăng ký doanh nghiệp trực tiếp tại Cơ quan đăng ký kinh doanh;
b) Đăng ký doanh nghiệp qua dịch vụ bưu chính;
c) Đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử.”
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh
có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và cấp đăng ký doanh
nghiệp; trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng
văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho người thành lập doanh nghiệp. Trường hợp từ
chối đăng ký doanh nghiệp thì phải thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh
nghiệp và nêu rõ lý do.
* Trường hợp đăng ký trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính:
- Người nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp theo quy định tại Nghị định số 01/2021/NĐ-
CP nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
- Sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh trao
Giấy biên nhận về việc nhận hồ sơ cho người nộp hồ sơ. Phòng Đăng ký kinh doanh cấp
32
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận
được hồ sơ hợp lệ.
- Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ hoặc tên doanh nghiệp yêu cầu đăng ký không đúng
theo quy định, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi,
bổ sung cho người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm
việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ.
* Trường hợp đăng ký qua mạng điện tử sử dụng Tài khoản đăng ký kinh
doanh
- Người nộp hồ sơ sử dụng Tài khoản đăng ký kinh doanh để kê khai thông tin, tải
văn bản điện tử và ký xác thực hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử và
thanh toán phí, lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy trình trên cổng thông tin quốc gia về
đăng ký doanh nghiệp (https://dangkykinhdoanh.gov.vn) . Trường hợp ủy quyền thực hiện
thủ tục đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử sử dụng Tài khoản đăng ký kinh
doanh, văn bản ủy quyền phải có thông tin liên hệ của người ủy quyền để xác thực việc nộp
hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử.
- Sau khi hoàn thành việc gửi hồ sơ đăng ký, người nộp hồ sơ sẽ nhận được Giấy
biên nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử.
- Phòng Đăng ký kinh doanh cấp đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp trong
trường hợp hồ sơ đủ điều kiện và thông báo cho doanh nghiệp về việc cấp đăng ký doanh
nghiệp. Trường hợp hồ sơ chưa đủ điều kiện, Phòng Đăng ký kinh doanh gửi thông báo qua
mạng thông tin điện tử cho doanh nghiệp để yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ.
LDN đã bổ sung thêm hình thức đăng ký thành lập doanh nghiệp. Khi mới thi hành
thì điều này dường như khá mới mẻ với các chủ thể doanh nghiệp. Tuy nhiên, sau một thời
gian hoạt động, điểm đổi mới này như một điểm sáng giúp doanh nghiệp dễ dàng thực hiện
tiết kiệm thời gian, công sức.
2.2.4. Con dấu doanh nghiệp
LDN 2020 ghi nhận dấu của doanh nghiệp tồn tại dưới 02 hình thức bao gồm:
- Dấu được làm tại cơ sở khắc dấu;
- Dấu dưới hình thức chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về thành lập doanh nghiệp – Thực tiễn tư vấn tại Công ty TNHH tư vấn AZLAW.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về thành lập doanh nghiệp – Thực tiễn tư vấn tại Công ty TNHH tư vấn AZLAW.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về thành lập doanh nghiệp – Thực tiễn tư vấn tại Công ty TNHH tư vấn AZLAW.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về thành lập doanh nghiệp – Thực tiễn tư vấn tại Công ty TNHH tư vấn AZLAW.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về thành lập doanh nghiệp – Thực tiễn tư vấn tại Công ty TNHH tư vấn AZLAW.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về thành lập doanh nghiệp – Thực tiễn tư vấn tại Công ty TNHH tư vấn AZLAW.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về thành lập doanh nghiệp – Thực tiễn tư vấn tại Công ty TNHH tư vấn AZLAW.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về thành lập doanh nghiệp – Thực tiễn tư vấn tại Công ty TNHH tư vấn AZLAW.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về thành lập doanh nghiệp – Thực tiễn tư vấn tại Công ty TNHH tư vấn AZLAW.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về thành lập doanh nghiệp – Thực tiễn tư vấn tại Công ty TNHH tư vấn AZLAW.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về thành lập doanh nghiệp – Thực tiễn tư vấn tại Công ty TNHH tư vấn AZLAW.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về thành lập doanh nghiệp – Thực tiễn tư vấn tại Công ty TNHH tư vấn AZLAW.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về thành lập doanh nghiệp – Thực tiễn tư vấn tại Công ty TNHH tư vấn AZLAW.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về thành lập doanh nghiệp – Thực tiễn tư vấn tại Công ty TNHH tư vấn AZLAW.pdf

More Related Content

Similar to Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về thành lập doanh nghiệp – Thực tiễn tư vấn tại Công ty TNHH tư vấn AZLAW.pdf

Phân Tích Hoạt Động Quản Trị Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Công Nghệ
Phân Tích Hoạt Động Quản Trị Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Công NghệPhân Tích Hoạt Động Quản Trị Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Công Nghệ
Phân Tích Hoạt Động Quản Trị Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Công Nghệ
Nhận Viết Thuê Đề Tài Baocaothuctap.net 0973.287.149
 
Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty tnhh thương mại ...
Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty tnhh thương mại ...Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty tnhh thương mại ...
Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty tnhh thương mại ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
BÀI MẪU Khóa luận kế toán tại trường học, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận kế toán tại trường học, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Khóa luận kế toán tại trường học, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận kế toán tại trường học, HAY, 9 ĐIỂM
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Thanh xuan, new (repaired)
Thanh xuan, new (repaired)Thanh xuan, new (repaired)
Thanh xuan, new (repaired)Thanhxuan Pham
 
Đề tài Khóa luận 2024 Tìm hiểu quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ do công ty...
Đề tài Khóa luận 2024  Tìm hiểu quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ do công ty...Đề tài Khóa luận 2024  Tìm hiểu quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ do công ty...
Đề tài Khóa luận 2024 Tìm hiểu quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ do công ty...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đãi Ngộ Người Lao Động Tại Công Ty Cổ Phần Thiết Bị Việt.doc
Đãi Ngộ Người Lao Động Tại Công Ty Cổ Phần Thiết Bị Việt.docĐãi Ngộ Người Lao Động Tại Công Ty Cổ Phần Thiết Bị Việt.doc
Đãi Ngộ Người Lao Động Tại Công Ty Cổ Phần Thiết Bị Việt.doc
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Khóa Luận Hoàn thiện công tác tổ chức kế toán doanh thu, chi phí và xác định ...
Khóa Luận Hoàn thiện công tác tổ chức kế toán doanh thu, chi phí và xác định ...Khóa Luận Hoàn thiện công tác tổ chức kế toán doanh thu, chi phí và xác định ...
Khóa Luận Hoàn thiện công tác tổ chức kế toán doanh thu, chi phí và xác định ...
Nhận Làm Đề Tài Trọn Gói Zalo/Tele: 0917.193.864
 
Luận văn: Hoàn thiện cơ cấu bộ máy tổ chức của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Mộ...
Luận văn: Hoàn thiện cơ cấu bộ máy tổ chức của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Mộ...Luận văn: Hoàn thiện cơ cấu bộ máy tổ chức của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Mộ...
Luận văn: Hoàn thiện cơ cấu bộ máy tổ chức của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Mộ...
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đề tài: Giải pháp quản trị nguồn nhân lực tại công ty Hải Nam, 9đ
Đề tài: Giải pháp quản trị nguồn nhân lực tại công ty Hải Nam, 9đĐề tài: Giải pháp quản trị nguồn nhân lực tại công ty Hải Nam, 9đ
Đề tài: Giải pháp quản trị nguồn nhân lực tại công ty Hải Nam, 9đ
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
BÀI MẪU Khóa luận Thuế giá trị gia tăng, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận Thuế giá trị gia tăng, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Khóa luận Thuế giá trị gia tăng, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận Thuế giá trị gia tăng, HAY, 9 ĐIỂM
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Đề tài: Xây dựng kế hoạch kinh doanh khô các loại của công ty cổ phần XNK Việ...
Đề tài: Xây dựng kế hoạch kinh doanh khô các loại của công ty cổ phần XNK Việ...Đề tài: Xây dựng kế hoạch kinh doanh khô các loại của công ty cổ phần XNK Việ...
Đề tài: Xây dựng kế hoạch kinh doanh khô các loại của công ty cổ phần XNK Việ...
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH MTV, HAY!
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH MTV, HAY!Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH MTV, HAY!
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH MTV, HAY!
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Đẩy Mạnh Tiêu Thụ Sản Phẩm Xe Máy
Khóa Luận Tốt Nghiệp Đẩy Mạnh Tiêu Thụ Sản Phẩm Xe MáyKhóa Luận Tốt Nghiệp Đẩy Mạnh Tiêu Thụ Sản Phẩm Xe Máy
Khóa Luận Tốt Nghiệp Đẩy Mạnh Tiêu Thụ Sản Phẩm Xe Máy
Viết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com
 
Đánh giá hoạt động marketing – mix cho sản phẩm gốm sứ của công ty TNHH Cường...
Đánh giá hoạt động marketing – mix cho sản phẩm gốm sứ của công ty TNHH Cường...Đánh giá hoạt động marketing – mix cho sản phẩm gốm sứ của công ty TNHH Cường...
Đánh giá hoạt động marketing – mix cho sản phẩm gốm sứ của công ty TNHH Cường...
luanvantrust
 
Hoàn thiện kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại công ...
Hoàn thiện kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại công ...Hoàn thiện kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại công ...
Hoàn thiện kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại công ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Hoàn thiện kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại công ...
Hoàn thiện kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại công ...Hoàn thiện kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại công ...
Hoàn thiện kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại công ...
NOT
 
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán phải thu của khách hàng tại công ty trách nhiệm hữ...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán phải thu của khách hàng tại công ty trách nhiệm hữ...Báo cáo tốt nghiệp Kế toán phải thu của khách hàng tại công ty trách nhiệm hữ...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán phải thu của khách hàng tại công ty trách nhiệm hữ...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đề tài: Xây dựng kế hoạch kinh doanh café sức khỏe cho công ty TNHH B.QUEEN
Đề tài: Xây dựng kế hoạch kinh doanh café sức khỏe cho công ty TNHH B.QUEENĐề tài: Xây dựng kế hoạch kinh doanh café sức khỏe cho công ty TNHH B.QUEEN
Đề tài: Xây dựng kế hoạch kinh doanh café sức khỏe cho công ty TNHH B.QUEEN
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Đề tài, HAY, Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty!
Đề tài, HAY, Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty!Đề tài, HAY, Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty!
Đề tài, HAY, Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty!
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 

Similar to Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về thành lập doanh nghiệp – Thực tiễn tư vấn tại Công ty TNHH tư vấn AZLAW.pdf (20)

Phân Tích Hoạt Động Quản Trị Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Công Nghệ
Phân Tích Hoạt Động Quản Trị Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Công NghệPhân Tích Hoạt Động Quản Trị Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Công Nghệ
Phân Tích Hoạt Động Quản Trị Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Công Nghệ
 
Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty tnhh thương mại ...
Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty tnhh thương mại ...Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty tnhh thương mại ...
Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty tnhh thương mại ...
 
BÀI MẪU Khóa luận kế toán tại trường học, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận kế toán tại trường học, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Khóa luận kế toán tại trường học, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận kế toán tại trường học, HAY, 9 ĐIỂM
 
Thanh xuan, new (repaired)
Thanh xuan, new (repaired)Thanh xuan, new (repaired)
Thanh xuan, new (repaired)
 
In chuan
In chuanIn chuan
In chuan
 
Đề tài Khóa luận 2024 Tìm hiểu quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ do công ty...
Đề tài Khóa luận 2024  Tìm hiểu quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ do công ty...Đề tài Khóa luận 2024  Tìm hiểu quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ do công ty...
Đề tài Khóa luận 2024 Tìm hiểu quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ do công ty...
 
Đãi Ngộ Người Lao Động Tại Công Ty Cổ Phần Thiết Bị Việt.doc
Đãi Ngộ Người Lao Động Tại Công Ty Cổ Phần Thiết Bị Việt.docĐãi Ngộ Người Lao Động Tại Công Ty Cổ Phần Thiết Bị Việt.doc
Đãi Ngộ Người Lao Động Tại Công Ty Cổ Phần Thiết Bị Việt.doc
 
Khóa Luận Hoàn thiện công tác tổ chức kế toán doanh thu, chi phí và xác định ...
Khóa Luận Hoàn thiện công tác tổ chức kế toán doanh thu, chi phí và xác định ...Khóa Luận Hoàn thiện công tác tổ chức kế toán doanh thu, chi phí và xác định ...
Khóa Luận Hoàn thiện công tác tổ chức kế toán doanh thu, chi phí và xác định ...
 
Luận văn: Hoàn thiện cơ cấu bộ máy tổ chức của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Mộ...
Luận văn: Hoàn thiện cơ cấu bộ máy tổ chức của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Mộ...Luận văn: Hoàn thiện cơ cấu bộ máy tổ chức của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Mộ...
Luận văn: Hoàn thiện cơ cấu bộ máy tổ chức của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Mộ...
 
Đề tài: Giải pháp quản trị nguồn nhân lực tại công ty Hải Nam, 9đ
Đề tài: Giải pháp quản trị nguồn nhân lực tại công ty Hải Nam, 9đĐề tài: Giải pháp quản trị nguồn nhân lực tại công ty Hải Nam, 9đ
Đề tài: Giải pháp quản trị nguồn nhân lực tại công ty Hải Nam, 9đ
 
BÀI MẪU Khóa luận Thuế giá trị gia tăng, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận Thuế giá trị gia tăng, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Khóa luận Thuế giá trị gia tăng, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận Thuế giá trị gia tăng, HAY, 9 ĐIỂM
 
Đề tài: Xây dựng kế hoạch kinh doanh khô các loại của công ty cổ phần XNK Việ...
Đề tài: Xây dựng kế hoạch kinh doanh khô các loại của công ty cổ phần XNK Việ...Đề tài: Xây dựng kế hoạch kinh doanh khô các loại của công ty cổ phần XNK Việ...
Đề tài: Xây dựng kế hoạch kinh doanh khô các loại của công ty cổ phần XNK Việ...
 
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH MTV, HAY!
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH MTV, HAY!Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH MTV, HAY!
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH MTV, HAY!
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Đẩy Mạnh Tiêu Thụ Sản Phẩm Xe Máy
Khóa Luận Tốt Nghiệp Đẩy Mạnh Tiêu Thụ Sản Phẩm Xe MáyKhóa Luận Tốt Nghiệp Đẩy Mạnh Tiêu Thụ Sản Phẩm Xe Máy
Khóa Luận Tốt Nghiệp Đẩy Mạnh Tiêu Thụ Sản Phẩm Xe Máy
 
Đánh giá hoạt động marketing – mix cho sản phẩm gốm sứ của công ty TNHH Cường...
Đánh giá hoạt động marketing – mix cho sản phẩm gốm sứ của công ty TNHH Cường...Đánh giá hoạt động marketing – mix cho sản phẩm gốm sứ của công ty TNHH Cường...
Đánh giá hoạt động marketing – mix cho sản phẩm gốm sứ của công ty TNHH Cường...
 
Hoàn thiện kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại công ...
Hoàn thiện kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại công ...Hoàn thiện kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại công ...
Hoàn thiện kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại công ...
 
Hoàn thiện kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại công ...
Hoàn thiện kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại công ...Hoàn thiện kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại công ...
Hoàn thiện kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại công ...
 
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán phải thu của khách hàng tại công ty trách nhiệm hữ...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán phải thu của khách hàng tại công ty trách nhiệm hữ...Báo cáo tốt nghiệp Kế toán phải thu của khách hàng tại công ty trách nhiệm hữ...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán phải thu của khách hàng tại công ty trách nhiệm hữ...
 
Đề tài: Xây dựng kế hoạch kinh doanh café sức khỏe cho công ty TNHH B.QUEEN
Đề tài: Xây dựng kế hoạch kinh doanh café sức khỏe cho công ty TNHH B.QUEENĐề tài: Xây dựng kế hoạch kinh doanh café sức khỏe cho công ty TNHH B.QUEEN
Đề tài: Xây dựng kế hoạch kinh doanh café sức khỏe cho công ty TNHH B.QUEEN
 
Đề tài, HAY, Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty!
Đề tài, HAY, Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty!Đề tài, HAY, Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty!
Đề tài, HAY, Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty!
 

More from https://www.facebook.com/garmentspace

Bệnh thận mãn tính giai đoạn cuối và chi phí cho phương pháp lọc màng bọc liê...
Bệnh thận mãn tính giai đoạn cuối và chi phí cho phương pháp lọc màng bọc liê...Bệnh thận mãn tính giai đoạn cuối và chi phí cho phương pháp lọc màng bọc liê...
Bệnh thận mãn tính giai đoạn cuối và chi phí cho phương pháp lọc màng bọc liê...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Bệnh thận mãn tính giai đoạn cuối và chi phí cho phương pháp lọc màng bọc liê...
Bệnh thận mãn tính giai đoạn cuối và chi phí cho phương pháp lọc màng bọc liê...Bệnh thận mãn tính giai đoạn cuối và chi phí cho phương pháp lọc màng bọc liê...
Bệnh thận mãn tính giai đoạn cuối và chi phí cho phương pháp lọc màng bọc liê...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Bài giảng Kế toán tái cấu trúc doanh nghiệp - Chương 2 Kế toán tái cơ cấu vốn...
Bài giảng Kế toán tái cấu trúc doanh nghiệp - Chương 2 Kế toán tái cơ cấu vốn...Bài giảng Kế toán tái cấu trúc doanh nghiệp - Chương 2 Kế toán tái cơ cấu vốn...
Bài giảng Kế toán tái cấu trúc doanh nghiệp - Chương 2 Kế toán tái cơ cấu vốn...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Bài giảng Kế toán tái cấu trúc doanh nghiệp - Chương 1 Những vấn đề chung về ...
Bài giảng Kế toán tái cấu trúc doanh nghiệp - Chương 1 Những vấn đề chung về ...Bài giảng Kế toán tái cấu trúc doanh nghiệp - Chương 1 Những vấn đề chung về ...
Bài giảng Kế toán tái cấu trúc doanh nghiệp - Chương 1 Những vấn đề chung về ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 5 Phân tích thông tin kế toán...
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 5 Phân tích thông tin kế toán...Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 5 Phân tích thông tin kế toán...
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 5 Phân tích thông tin kế toán...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 3 Kế toán quản trị thu ngân s...
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 3 Kế toán quản trị thu ngân s...Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 3 Kế toán quản trị thu ngân s...
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 3 Kế toán quản trị thu ngân s...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 2 Dự toán trong đơn vị công.pdf
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 2 Dự toán trong đơn vị công.pdfBài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 2 Dự toán trong đơn vị công.pdf
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 2 Dự toán trong đơn vị công.pdf
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Ảnh hưởng của điều kiện điều chế lên quá trình hình thành pha, cấu trúc và từ...
Ảnh hưởng của điều kiện điều chế lên quá trình hình thành pha, cấu trúc và từ...Ảnh hưởng của điều kiện điều chế lên quá trình hình thành pha, cấu trúc và từ...
Ảnh hưởng của điều kiện điều chế lên quá trình hình thành pha, cấu trúc và từ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Ảnh hưởng của chuyển động hạt nhân lên cường độ phát xạ sóng điều hòa bậc cao...
Ảnh hưởng của chuyển động hạt nhân lên cường độ phát xạ sóng điều hòa bậc cao...Ảnh hưởng của chuyển động hạt nhân lên cường độ phát xạ sóng điều hòa bậc cao...
Ảnh hưởng của chuyển động hạt nhân lên cường độ phát xạ sóng điều hòa bậc cao...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 1 Tổng quan về kế toán quản t...
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 1 Tổng quan về kế toán quản t...Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 1 Tổng quan về kế toán quản t...
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 1 Tổng quan về kế toán quản t...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Bài tiêu luận Xây dựng tài liệu kỹ thuật cho mã hàng áo Jacket 2 lớp và áo Ve...
Bài tiêu luận Xây dựng tài liệu kỹ thuật cho mã hàng áo Jacket 2 lớp và áo Ve...Bài tiêu luận Xây dựng tài liệu kỹ thuật cho mã hàng áo Jacket 2 lớp và áo Ve...
Bài tiêu luận Xây dựng tài liệu kỹ thuật cho mã hàng áo Jacket 2 lớp và áo Ve...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Báo cáo tốt nghiệp Nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn cho các dự á...
Báo cáo tốt nghiệp Nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn cho các dự á...Báo cáo tốt nghiệp Nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn cho các dự á...
Báo cáo tốt nghiệp Nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn cho các dự á...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật Nghiên cứu đánh giá và đề xuất giải pháp nâng cao h...
Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật Nghiên cứu đánh giá và đề xuất giải pháp nâng cao h...Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật Nghiên cứu đánh giá và đề xuất giải pháp nâng cao h...
Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật Nghiên cứu đánh giá và đề xuất giải pháp nâng cao h...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHNo & PTNT Việt Nam -...
Luận văn tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHNo & PTNT Việt Nam -...Luận văn tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHNo & PTNT Việt Nam -...
Luận văn tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHNo & PTNT Việt Nam -...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn tốt nghiệp Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh...
Luận văn tốt nghiệp Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh...Luận văn tốt nghiệp Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh...
Luận văn tốt nghiệp Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
pdf Luận văn tốt nghiệp Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại C...
pdf Luận văn tốt nghiệp Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại C...pdf Luận văn tốt nghiệp Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại C...
pdf Luận văn tốt nghiệp Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại C...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn tốt nghiệp Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích...
Luận văn tốt nghiệp Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích...Luận văn tốt nghiệp Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích...
Luận văn tốt nghiệp Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn tốt nghiệp Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại tại C...
Luận văn tốt nghiệp Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại tại C...Luận văn tốt nghiệp Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại tại C...
Luận văn tốt nghiệp Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại tại C...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Giáo trình Nghiệp vụ bàn 4.0 (Nghề Quản trị khách sạn - Cao đẳng) - Trường Ca...
Giáo trình Nghiệp vụ bàn 4.0 (Nghề Quản trị khách sạn - Cao đẳng) - Trường Ca...Giáo trình Nghiệp vụ bàn 4.0 (Nghề Quản trị khách sạn - Cao đẳng) - Trường Ca...
Giáo trình Nghiệp vụ bàn 4.0 (Nghề Quản trị khách sạn - Cao đẳng) - Trường Ca...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
https://www.facebook.com/garmentspace
 

More from https://www.facebook.com/garmentspace (20)

Bệnh thận mãn tính giai đoạn cuối và chi phí cho phương pháp lọc màng bọc liê...
Bệnh thận mãn tính giai đoạn cuối và chi phí cho phương pháp lọc màng bọc liê...Bệnh thận mãn tính giai đoạn cuối và chi phí cho phương pháp lọc màng bọc liê...
Bệnh thận mãn tính giai đoạn cuối và chi phí cho phương pháp lọc màng bọc liê...
 
Bệnh thận mãn tính giai đoạn cuối và chi phí cho phương pháp lọc màng bọc liê...
Bệnh thận mãn tính giai đoạn cuối và chi phí cho phương pháp lọc màng bọc liê...Bệnh thận mãn tính giai đoạn cuối và chi phí cho phương pháp lọc màng bọc liê...
Bệnh thận mãn tính giai đoạn cuối và chi phí cho phương pháp lọc màng bọc liê...
 
Bài giảng Kế toán tái cấu trúc doanh nghiệp - Chương 2 Kế toán tái cơ cấu vốn...
Bài giảng Kế toán tái cấu trúc doanh nghiệp - Chương 2 Kế toán tái cơ cấu vốn...Bài giảng Kế toán tái cấu trúc doanh nghiệp - Chương 2 Kế toán tái cơ cấu vốn...
Bài giảng Kế toán tái cấu trúc doanh nghiệp - Chương 2 Kế toán tái cơ cấu vốn...
 
Bài giảng Kế toán tái cấu trúc doanh nghiệp - Chương 1 Những vấn đề chung về ...
Bài giảng Kế toán tái cấu trúc doanh nghiệp - Chương 1 Những vấn đề chung về ...Bài giảng Kế toán tái cấu trúc doanh nghiệp - Chương 1 Những vấn đề chung về ...
Bài giảng Kế toán tái cấu trúc doanh nghiệp - Chương 1 Những vấn đề chung về ...
 
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 5 Phân tích thông tin kế toán...
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 5 Phân tích thông tin kế toán...Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 5 Phân tích thông tin kế toán...
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 5 Phân tích thông tin kế toán...
 
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 3 Kế toán quản trị thu ngân s...
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 3 Kế toán quản trị thu ngân s...Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 3 Kế toán quản trị thu ngân s...
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 3 Kế toán quản trị thu ngân s...
 
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 2 Dự toán trong đơn vị công.pdf
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 2 Dự toán trong đơn vị công.pdfBài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 2 Dự toán trong đơn vị công.pdf
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 2 Dự toán trong đơn vị công.pdf
 
Ảnh hưởng của điều kiện điều chế lên quá trình hình thành pha, cấu trúc và từ...
Ảnh hưởng của điều kiện điều chế lên quá trình hình thành pha, cấu trúc và từ...Ảnh hưởng của điều kiện điều chế lên quá trình hình thành pha, cấu trúc và từ...
Ảnh hưởng của điều kiện điều chế lên quá trình hình thành pha, cấu trúc và từ...
 
Ảnh hưởng của chuyển động hạt nhân lên cường độ phát xạ sóng điều hòa bậc cao...
Ảnh hưởng của chuyển động hạt nhân lên cường độ phát xạ sóng điều hòa bậc cao...Ảnh hưởng của chuyển động hạt nhân lên cường độ phát xạ sóng điều hòa bậc cao...
Ảnh hưởng của chuyển động hạt nhân lên cường độ phát xạ sóng điều hòa bậc cao...
 
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 1 Tổng quan về kế toán quản t...
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 1 Tổng quan về kế toán quản t...Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 1 Tổng quan về kế toán quản t...
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 1 Tổng quan về kế toán quản t...
 
Bài tiêu luận Xây dựng tài liệu kỹ thuật cho mã hàng áo Jacket 2 lớp và áo Ve...
Bài tiêu luận Xây dựng tài liệu kỹ thuật cho mã hàng áo Jacket 2 lớp và áo Ve...Bài tiêu luận Xây dựng tài liệu kỹ thuật cho mã hàng áo Jacket 2 lớp và áo Ve...
Bài tiêu luận Xây dựng tài liệu kỹ thuật cho mã hàng áo Jacket 2 lớp và áo Ve...
 
Báo cáo tốt nghiệp Nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn cho các dự á...
Báo cáo tốt nghiệp Nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn cho các dự á...Báo cáo tốt nghiệp Nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn cho các dự á...
Báo cáo tốt nghiệp Nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn cho các dự á...
 
Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật Nghiên cứu đánh giá và đề xuất giải pháp nâng cao h...
Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật Nghiên cứu đánh giá và đề xuất giải pháp nâng cao h...Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật Nghiên cứu đánh giá và đề xuất giải pháp nâng cao h...
Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật Nghiên cứu đánh giá và đề xuất giải pháp nâng cao h...
 
Luận văn tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHNo & PTNT Việt Nam -...
Luận văn tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHNo & PTNT Việt Nam -...Luận văn tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHNo & PTNT Việt Nam -...
Luận văn tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHNo & PTNT Việt Nam -...
 
Luận văn tốt nghiệp Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh...
Luận văn tốt nghiệp Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh...Luận văn tốt nghiệp Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh...
Luận văn tốt nghiệp Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh...
 
pdf Luận văn tốt nghiệp Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại C...
pdf Luận văn tốt nghiệp Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại C...pdf Luận văn tốt nghiệp Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại C...
pdf Luận văn tốt nghiệp Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại C...
 
Luận văn tốt nghiệp Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích...
Luận văn tốt nghiệp Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích...Luận văn tốt nghiệp Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích...
Luận văn tốt nghiệp Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích...
 
Luận văn tốt nghiệp Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại tại C...
Luận văn tốt nghiệp Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại tại C...Luận văn tốt nghiệp Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại tại C...
Luận văn tốt nghiệp Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại tại C...
 
Giáo trình Nghiệp vụ bàn 4.0 (Nghề Quản trị khách sạn - Cao đẳng) - Trường Ca...
Giáo trình Nghiệp vụ bàn 4.0 (Nghề Quản trị khách sạn - Cao đẳng) - Trường Ca...Giáo trình Nghiệp vụ bàn 4.0 (Nghề Quản trị khách sạn - Cao đẳng) - Trường Ca...
Giáo trình Nghiệp vụ bàn 4.0 (Nghề Quản trị khách sạn - Cao đẳng) - Trường Ca...
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
 

Recently uploaded

98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdfDS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
thanhluan21
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
phamthuhoai20102005
 
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdfGIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
LngHu10
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
ngocnguyensp1
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
kjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsb
kjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsbkjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsb
kjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsb
hoangphuc12ta6
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
Điện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptxCÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CNGTRC3
 
Bài thuyết trình môn học Hệ Điều Hành.pptx
Bài thuyết trình môn học Hệ Điều Hành.pptxBài thuyết trình môn học Hệ Điều Hành.pptx
Bài thuyết trình môn học Hệ Điều Hành.pptx
duongchausky
 
onluyen.vn_Ebook 120 đề thi tuyển sinh tiếng anh 10 theo cấu trúc sở hà nội.doc
onluyen.vn_Ebook 120 đề thi tuyển sinh tiếng anh 10 theo cấu trúc sở hà nội.doconluyen.vn_Ebook 120 đề thi tuyển sinh tiếng anh 10 theo cấu trúc sở hà nội.doc
onluyen.vn_Ebook 120 đề thi tuyển sinh tiếng anh 10 theo cấu trúc sở hà nội.doc
QuynhAnhV
 

Recently uploaded (12)

98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
 
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
 
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdfDS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
 
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdfGIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
 
kjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsb
kjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsbkjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsb
kjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsb
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
 
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptxCÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
 
Bài thuyết trình môn học Hệ Điều Hành.pptx
Bài thuyết trình môn học Hệ Điều Hành.pptxBài thuyết trình môn học Hệ Điều Hành.pptx
Bài thuyết trình môn học Hệ Điều Hành.pptx
 
onluyen.vn_Ebook 120 đề thi tuyển sinh tiếng anh 10 theo cấu trúc sở hà nội.doc
onluyen.vn_Ebook 120 đề thi tuyển sinh tiếng anh 10 theo cấu trúc sở hà nội.doconluyen.vn_Ebook 120 đề thi tuyển sinh tiếng anh 10 theo cấu trúc sở hà nội.doc
onluyen.vn_Ebook 120 đề thi tuyển sinh tiếng anh 10 theo cấu trúc sở hà nội.doc
 

Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về thành lập doanh nghiệp – Thực tiễn tư vấn tại Công ty TNHH tư vấn AZLAW.pdf

  • 1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA KINH TẾ - LUẬT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: PHÁP LUẬT VỀ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP - THỰC TIỄN TƯ VẤN TẠI CÔNG TY TNHH TƯ VẤN AZLAW CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ Giáo viên hướng dẫn: - Họ và tên : PGS, TS Trần Thị Thu Phương - Bộ môn : Luật Kinh tế Sinh viên thực hiện: - Họ và tên : Nguyễn Thị Lan Anh - Lớp HC : K54P2 Hà Nội, 2022
  • 2. LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, em xin gửi đến các thầy, cô trường Đại học Thương Mại nói chung và khoa Kinh tế - Luật nói riêng lời cảm ơn chân thành nhất. Thầy, cô là người đã dìu dắt em từ ngày đầu tiên em bước vào trường, sự tận tâm, lắng nghe cũng như tạo điều kiện của thầy cô khiến em ghi nhớ không thể quên. Em rất vui và xúc động khi được là học trò của thầy cô, được học, được thầy cô dạy dỗ trong những năm tháng ngồi dưới ghế nhà trường. Em gửi lời cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS Trần Thị Thu Phương - người tận tình giúp đỡ, hướng dẫn em hoàn thành bài tốt nghiệp này. Em cũng xin được gửi lời cảm ơn đến Công ty TNHH tư vấn AZLAW cùng các anh, chị đội ngũ nhân viên công ty dù luôn bận rộn công việc nhưng vẫn lắng nghe, giúp đỡ, chỉ bảo và tạo điều kiện tốt nhất để em có thể tiếp cận thực tiễn hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của mình. Tuy thực tập trong thời gian ngắn tại công ty nhưng em đã có thêm rất nhiều kiến thức thực tế. Trong quá trình thực tập, làm báo cáo thực tập cũng như làm khóa luận tốt nghiệp dù đã rất cố gắng nhưng kinh nghiệm và trình độ bản thân em còn nhiều yếu kém, khó tránh khỏi sai sót, rất mong thầy, cô góp ý bổ sung để bài khóa luận của em hoàn thiện hơn. Sau cùng, em xin kính chúc các thầy cô khoa Kinh tế - Luật sức khỏe dồi dào, tinh thần luôn thoải mái tươi vui để tiếp tục dẫn lối, soi đường cho những thế hệ tiếp theo. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 28 tháng 02 năm 2022 Sinh viên Nguyễn Thị Lan Anh
  • 3. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Giải thích nghĩa XHCN Xã hội chủ nghĩa LDN Luật Doanh nghiệp GCNĐKDN Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp ĐKDN Đăng ký doanh nghiệp Trách nhiệm hữu hạn TNHH
  • 4. MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU................................................................................................................ 1 1. Tính cấp thiết của đề tài khóa luận.......................................................................... 1 2. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan................................................ 2 3. Đối tượng, mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................... 3 3.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài......................................................................... 3 3.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ........................................................................... 3 3.3. Nhiệm vụ nghiên cứu........................................................................................... 4 4. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................... 4 5. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 5 6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp.................................................................................... 5 Chương 1 - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG CỦA PHÁP LUẬT VỀ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP 1.1. Khái quát về doanh nghiệp.................................................................................... 7 1.1.1. Khái niệm về doanh nghiệp .............................................................................. 7 1.1.2. Đặc điểm của doanh nghiệp ............................................................................. 7 1.1.3. Phân loại doanh nghiệp.................................................................................... 8 1.2. Khái quát chung về thành lập doanh nghiệp ....................................................... 9 1.2.1. Khái niệm về thành lập doanh nghiệp ............................................................. 9 1.2.2. Đặc điểm của thành lập doanh nghiệp........................................................... 10 1.2.3. Ý nghĩa của thành lập doanh nghiệp ............................................................. 12 1.3. Các nguyên tắc về thành lập doanh nghiệp...................................................... 14 1.3.1. Nguyên tắc đảm bảo quyền tự do kinh doanh ............................................... 14 1.3.2. Nguyên tắc đảm bảo quyền bình đẳng giữa các chủ thể kinh doanh……15 ... 1.3.3. Nguyên tắc công khai, minh bạch trong đăng ký kinh doanh...................... 15 1.4. Cơ sở ban hành và nội dung pháp luật về thành lập doanh nghiệp ................ 16 1.4.1. Cơ sở ban hành pháp luật về thành lập doanh nghiệp ................................. 16 1.4.2. Nội dung pháp luật về thành lập doanh nghiệp ............................................ 17 1.5. Những nguyên tắc của pháp luật vê thành lập doanh nghiệp………………........18
  • 5. Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI CÔNG TY TNHH TƯ VẤN AZLAW........................ 19 2.1. Tổng quan tình hình và các nhân tố ảnh hưởng đến pháp luật về thành lập doanh nghiệp ................................................................................................................ 19 2.1.1. Tổng quan tình hình pháp luật về thành lập doanh nghiệp............................. 19 2.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến pháp luật về thành lập doanh nghiệp ............. 20 2.1.2.1. Đảm bảo thực hiện quyền tự do kinh doanh .............................................. 20 2.1.2.2. Các yếu tố về chính trị, văn hóa, xã hội...................................................... 20 2.2. Thực trạng pháp luật về thành lập doanh nghiệp............................................. 23 2.2.1. Chủ thể có quyền thành lập doanh nghiệp........................................................ 23 2.2.2. Điều kiện để doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp ....................................................................................................................................... 26 2.2.2.1. Điều kiện về tên doanh nghiệp........................................................................ 26 2.2.2.2. Điều kiện về ngành nghề kinh doanh............................................................. 27 2.2.2.3. Điều kiện về vốn doanh nghiệp....................................................................... 28 2.2.2.4. Điều kiện về trụ sở doanh nghiệp ................................................................... 28 2.2.2.5. Hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp.......................................................... 29 2.2.2.6. Lệ phí thành lập doanh nghiệp theo pháp luật .............................................. 29 2.2.3. Trình tự, thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp........................................... 31 2.2.4. Con dấu doanh nghiệp ....................................................................................... 32 2.2.5. Người đại diện theo pháp luật............................................................................ 33 2.2.6. Đánh giá chung .................................................................................................. 34 2.3. Thực tiễn thực hiện tư vấn pháp luật về thành lập doanh nghiệp qua hoạt động tư vấn tại Công ty TNHH tư vấn AZLAW...................................................... 36 2.3.1. Giới thiệu về Công ty TNHH Tư vấn AZLAW............................................... 36 2.3.2. Thực tiễn tư vấn pháp luật về thành lập doanh nghiệp tại Công ty TNHH Tư vấn AZLAW giai đoạn 2019-2022.............................................................................. 36 2.3.2.1. Những thành tựu đạt được của Công ty TNHH tư vấn AZLAW trong quá trình áp dụng pháp luật về thành lập doanh nghiệp ............................................... 36 2.3.2.2. Những hạn chế của Công ty TNHH tư vấn AZLAW trong quá trình áp dụng pháp luật về thành lập doanh nghiệp.............................................................. 37
  • 6. 2.4. Đánh giá kết quả đạt được................................................................................... 38 2.4.1. Đánh giá quy định của pháp luật về thành lập doanh nghiệp....................... 38 2.4.2. Đánh giá thực tiễn thực hiện tư vấn quy định pháp luật về thành lập doanh nghiệp qua hoạt động tư vấn của Công ty TNHH Tư vấn AZLAW....................... 38 Chương 3 - MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VẦ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY TNHH TƯ VẤN AZLAW............................................................................................................................ 39 3.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật về thành lập doanh nghiệp......................... 40 3.2. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về thành lập doanh nghiệp............................. 42 3.3. Một số khuyến nghị hoàn thiện pháp luật về thành lập doanh nghiệp tại Công ty TNHH tư vấn AZLAW ........................................................................................... 43 3.4. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu .................................................... 44 KẾT LUẬN...................................................................................................................... 45 DOANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………….46
  • 7. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài khóa luận Trải qua gần 30 năm thực hiện đường lối đổi mới và xây dựng chủ nghĩa xã hội, kể từ Ðại hội VI (1986), và hơn 20 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (1991) đến nay, Việt Nam đã thu được những thành tựu to lớn, hết sức quan trọng. Trong đó không thể không nói đến kinh tế cũng như tầm quan trọng của kinh tế trong công cuộc này. Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa dần dần được hình thành, kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, hệ thống pháp luật, chính sách và cơ chế vận hành của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN được xây dựng tương đối đồng bộ. Cùng với quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, vị trí, vai trò của doanh nghiệp ngày càng được xác định rõ ràng, đầy đủ hơn. Đại hội XIII của Đảng xác định, phát triển doanh nghiệp Việt Nam lớn mạnh trở thành nòng cốt của kinh tế đất nước, đồng thời đưa ra mục tiêu và các định hướng cho phát triển khu vực này. Để đạt được những thành tựu trên, Đảng và Nhà nước luôn có những chính sách, chủ trương để tạo mọi điều kiện, thu hút các chủ thể tham gia vào hoạt động kinh doanh. Chủ thể doanh nghiệp khi gia nhập thị trường phải thực hiện đăng ký thành lập doanh nghiệp. Bởi lẽ, đăng ký thành lập doanh nghiệp là một thủ tục pháp lý “khai sinh và thừa nhận” sự ra đời của các chủ thể doanh nghiệp. Hoạt động ĐKDN được phát triển theo thời gian và phù hợp với thực tế qua quy định của các Luật Doanh nghiệp năm 1999, 2005, 2014, 2020 cùng với đó là những văn bản hướng dẫn thi hành… Hệ thống quy định của pháp luật về ĐKDN đã tạo ra môi trường thu hút mọi nguồn lực đầu tư và duy trì việc quản lý, giám sát doanh nghiệp. Trong đại dịch Covid vừa qua, sau hàng loạt những đợt “đóng cửa” cùng các chính sách phòng dịch, tình hình dịch đã dần được ổn định. Mục tiêu tiếp theo mà mọi người hướng đến đó chính là khôi phục kinh tế, ổn định cuộc sống. Theo Cổng thông tin quốc gia về ĐKDN, số liệu về thành lập doanh nghiệp mới vào ba tháng đầu năm 2022 lần lượt như sau: Tháng 1/2022 có 13.004, tháng 2/2022 có 7284, tháng 3/2022 có 14.302 doanh nghiệp thành lập mới. Chỉ với số liệu qua ba tháng đầu năm nay, ta có thể thấy phần nào nhu cầu của doanh nghiệp khởi nghiệp là vô cùng lớn.
  • 8. 2 Xuất phát từ nhu cầu trên, em đã đã mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Pháp luật về thành lập doanh nghiệp – Thực tiễn tư vấn tại Công ty TNHH tư vấn AZLAW” để nghiên cứu và làm Khóa luận tốt nghiệp. Với mong muốn vấn đề về pháp lý và thủ tục thực hiện thành lập đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật Việt Nam. Đồng thời qua đó, Khóa luận cũng hướng đến việc tìm hiểu, nghiên cứu, so sánh và phân tích những luận điểm, luận cứ khoa học và thực tiễn quy định của pháp luật về đăng ký thành lập doanh nghiệp để nhằm đưa ra những kiến nghị, hướng hoàn thiện phù hợp. 2. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan Việc nghiên cứu và tổng hợp các vấn đề về ĐKDN đã được một số tác giả tiến hành trong những năm qua. Tuy không phải là đề tài mới mẻ nhưng nó vẫn còn những vấn đề còn bỏ ngỏ hay chưa được đi sâu, giải quyết chưa triệt để, không những vậy, qua thời gian cùng thực tiễn thi hành phát sinh thêm những vấn đề mới. * Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài Tổ chức và Hợp tác và Phát triển Kinh tế Châu Âu (OECD) (2011) “Administrative simplification in Vietnam: Supporting the competitiveness of the Vietnamese economy”: Báo cáo đánh giá về tình hình đơn giản thủ tục hành chính ở Việt Nam. Theo OECD, nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển, do đó cần phải nỗ lực cải cách, hoàn thiện hệ thống pháp luật về môi trường đầu tư, kinh doanh tạo điều kiện, thu hút các nhà đầu tư nước ngoài hơn nữa, tăng cường có các cuộc đối thoại giữa Chính phủ và các doanh nghiệp trong và ngoài nước; cải thiện phương thức, thủ tục ĐKKD, rút ngắn thời gian, chi phí cho nhà đầu tư kinh doanh. * Tình hình nghiên cứu trong nước Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2005) ‘Báo cáo tổng kết thi hành Luật Doanh nghiệp’, trong đó có đánh giá tình hình triển khai thi hành LDN tử năm 2006 đến năm 2013, phân tích dưa trên những tác động tích cực và hạn chế của Luật để làm cơ sở cho sửa đổi bổ sung LDN. Báo cáo chia thành 4 phần. Phần 1 miêu tả tổng quan thực trạng khu vực doanh nghiệp hiện nay qua các con số thông kê. Phần 2 đánh giá mức độ thành công của Luật so với mục tiêu đã đề ra. Phần 3 phân tích những bất cập, khó khăn trong tổ chức thi hành Luật. Phần 4 là kiến nghị công việc tiếp theo và định hướng sửa đổi LDN.
  • 9. 3 GS.TS. Mai Hồng Quỳ (2012), Tự do kinh doanh và vấn đề đảm bảo quyền con người tại Việt Nam, Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội. Nội dung của cuốn sách được tác giả phân tích, bình luận đánh giá pháp luật về doanh nghiệp Việt Nam trong việc đảm bảo quyền tự do kinh doanh như những quy định về thủ tục ĐKDN, chủ thể tham gia thành lập doanh nghiệp, ngành nghề được phép kinh doanh và cấm kinh doanh. Theo tác giả, để mở rộng đảm bảo quyền tự do theo đúng tỉnh thần của Hiến pháp, nhà nước cần tạo ra một môi trường kinh doanh thuận lợi thông qua hệ thống pháp luật về doanh nghiệp phải phù hợp không được trai với nguyên tắc tự do kinh doanh, đồng thời đẩy mạnh việc cải cách quy trình ĐKDN rút ngắn thời gian và chi phi để doanh nghiệp được thực hiện kinh doanh một cách thuận lợi. Hoàng Thanh Tuấn (2015) “Luật doanh nghiệp năm 2014 - Tạo thuận lợi tối đa cho donh nghiệp trong toàn bộ quá trình thành lập hoạt động” Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia, truy cập ngày 17 tháng 3 năm 2015 <https://dangkykinhdoanh.gov.vn/vn/tin-tuc/611/3922/luat-doanh-nghiep-nam-2014--- tao-thuan-loi-toi-da-cho-doanh-nghiep-trong-toan-bo-qua-trinh-thanh-lap--hoat- dong.aspx>. Nội dung bài viết để cập đến những điểm mới của LDN 2014 được sắp xếp theo thứ tự vòng đời của doanh nghiệp, từ lúc gia nhập thị trường, hoạt động sản xuất kinh doanh, tổ chức lại cho đến lúc giải thể, rút lui khỏi thị trường. Trong đó, tác giả nhấn mạnh những quy định của LDN 2014 về việc bãi bỏ các yêu cầu về điều kiện kinh doanh tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp, giảm thời gian xử lý hồ sơ ĐKDN, rút ngắn thời gian gia nhập thị trường cho doanh nghiệp, xuống còn 3 ngày làm việc, trao việc quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu cho doanh nghiệp. Có thể thấy, hiện nay Chính phủ đang quyết tâm cải thiện hơn nữa môi trường đầu tư kinh doanh, sự ra đời của LDN 2014 được kỳ vọng sẽ góp phần tạo ra những bước chuyển biến mạnh mẽ để nền kinh tế nước ta có thể bứt phá trong giai đoạn tới đây. 3. Đối tượng, mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài Đối tượng nghiên cứu của Khóa luận là những vấn đề, những quy định của pháp luật hiện hành về ĐKDN và thực tiễn áp dụng tại Công ty TNHH tư vấn AZLAW để thấy được những ưu, nhược điểm, điểm vướng mắc trong quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng. 3.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
  • 10. 4 Mục tiêu nghiên cứu của khóa luận tập trung chủ yếu vào các vấn đề pháp lý và thực tiễn của pháp luật và đăng ký thành lập doanh nghiệp, phân tích để làm rõ quy định cùa pháp luật về thành lập doanh nghiệp theo pháp luật hiện nay. Trên cơ sở phân tích thông qua hoạt động tư vấn thành lập doanh nghiệp tại Công ty TNHH tư vấn AZLAW để thấy được những thành tựu đã đạt được và khó khăn cũng như nguyên nhân trong việc áp dụng, thực hiện pháp luật về đăng ký thành lập doanh nghiệp. Từ đó đưa ra những hướng đề xuất hoàn thiện hơn nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong vấn đề thành lập doanh nghiệp nói chung, tại địa bàn tỉnh Hà Nội nói riêng và cụ thể áp dụng tại Công ty TNHH tư vấn AZLAW. 3.3. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục tiêu như trên, nhiệm vụ nghiên cứu được xác định gồm: Thứ nhất: Nghiên cứu làm rõ những lý luận của pháp luật về đăng ký thành lập doanh nghiệp gồm các nội dung như: khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa, cơ sở ban hành và nội dung pháp luật về thành lập doanh nghiệp. Thứ hai: Phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật về đăng ký thành lập doanh nghiệp ở Việt Nam nói chung, và ở địa bàn Hà Nội nói riêng thông qua hoạt động tư vấn ở Công ty TNHH tư vấn AZLAW Thứ ba: Trên cơ sở những vấn đề lý luận và thực trạng của pháp luật, khóa luận đề xuất và kiến nghị phương hướng hoàn thiện pháp luật về thành lập doanh nghiệp ở Việt Nam. 4. Phạm vi nghiên cứu Trên thực tiễn, phạm vi của pháp luật về thành lập doanh nghiệp rất rộng, do đó em xin được phép thu hẹp phạm vi nghiên cứu như sau: Về nội dung: Phạm vi nghiên cứu là hệ thống các quy phạm pháp luật của Việt Nam về điều chỉnh hoạt động đăng ký thành lập doanh nghiệp và những vấn đề có liên quan cũng như quá trình thực hiện pháp luật trong hoạt động đăng ký. Khóa luận chỉ tập trung những nội dung đăng ký thành lập doanh nghiệp dưới góc độ pháp lý của LDN qua các thời kỳ và các luật khác có liên quan như LĐT và các luật chuyên ngành về điều kiện đăng ký thành lập doanh nghiệp,
  • 11. 5 Về không gian và thời gian: Phạm vi nghiên cứu là các quy định pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật đăng ký doanh nghiệp từ năm 2019 đến năm 2022 tại Công ty TNHH tư vấn AZLAW trên địa bàn Hà Nội. 5. Phương pháp nghiên cứu Ngoài những phương pháp mang tính truyền thống như các nguyên tắc, phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác – Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh; phương pháp duy vật biện chứng và phương pháp duy vật lịch sử; Khóa luận còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp thống kê, hệ thống liên ngành, luật học so sánh,… để làm sáng tỏ các vấn đề nghiên cứu của khóa luận. Khóa luận dùng phương pháp thu thập thông tin trong hành trình nghiên cứu. Nội dung được thu thập từ các tài liệu ở Công ty TNHH tư vấn AZLAW, tham khảo và tổng hợp những nguồn thông tin như sách báo, giáo trình, mạng internet,... Đồng thời, với sự trao đổi, tiếp thu từ giảng viên hướng dẫn đã giúp bài Khóa luận của em được đầy đủ hơn. Các phương pháp được sử dụng ở từng chương cụ thể như sau: - Chương 1: Phương pháp thống kê, chọn lọc, tổng hợp dữ liệu. Các phương pháp được sử dụng để làm rõ khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa, các giá trị pháp lý, các vấn đề lý luận chung của thành lập doanh nghiệp - Chương 2: Phương pháp thống kê, phân tích, phương pháp luật học so sánh, hệ thống liên ngành để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện pháp luật trong thành lập doanh nghiệp, đánh giá những quy định của pháp luật, so sánh với những thông tin của pháp luật từ LDN 2014 đến LDN 2020. - Chương 3: Phương pháp phân tích, tổng hợp, dự báo khoa học để đề ra giải pháp hoàn thiện nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về thành lập doanh nghiệp ở Việt Nam. 6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp Bố cục của bài Khóa luận gồm 3 phần: Phần Mở đầu, phần Nội dung, phần Kết luận. Trong đó, phần Nội dung gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận chung của pháp luật điều chỉnh về thành lập doanh nghiệp.
  • 12. 6 Chương 2: Thực trạng pháp luật điều chỉnh về thành lập doanh nghiệp và thực tiễn áp dụng tại Công ty TNHH tư vấn AZLAW Chương 3: Một số kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về thành lập doanh nghiệp tại Công ty TNHH tư vấn AZLAW
  • 13. 7 Chương 1 - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG CỦA PHÁP LUẬT VỀ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP 1.1. Khái quát về doanh nghiệp 1.1.1. Khái niệm về doanh nghiệp Thuật ngữ doanh nghiệp được sử dụng đầu tiên ở nước ta từ năm 1948, theo tinh thần của Sắc lệnh số 104/SL ngày 01/01/1948 về doanh nghiệp quốc gia. Trong suốt thời kinh tế kế hoạch hoá tập trung, thuật ngữ này bị lãng quên, các thuật ngữ thay thế thường được sử dụng là xí nghiệp, đơn vị kinh tế, cơ quan kinh tế... Đến khi ở Việt Nam xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thuật ngữ doanh nghiệp mới được sử dụng trở lại. Theo tinh thần của Luật công ty năm 1990 hay LDN năm 1999, thuật ngữ doanh nghiệp được xác định là một thực thể pháp lý được thành lập và đăng ký kinh doanh nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh. Dựa vào quy định tại khoản 10 Điều 4 LDN 2020 quy định: Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh. Thực tế trong hoạt động hiện nay, các doanh nghiệp khi thành lập đều thực hiện và hướng đến một quá trình kinh doanh liên tục trong việc thúc đẩy sản xuất hoặc cung cấp các dịch vụ thế mạnh trên thị trường để sinh lời, kiếm lợi nhuận cao. Như vậy có thể hiểu đa phần các doanh nghiệp khi thành lập được xem là một tổ chức kinh tế sinh lời. Tuy nhiên cũng có một số các doanh nghiệp hoạt động không vì mục đích lợi nhuận mà hoạt động vì các yếu tố an sinh xã hội, vì cộng đồng và môi trường. 1.1.2. Đặc điểm của doanh nghiệp Mỗi loại hình doanh nghiệp mang những đặc điểm đặc trưng, tuy nhiên cũng có những đặc điểm chung: Thứ nhất: Có tính hợp pháp. Khi muốn thành lập công ty phải có đại diện làm thủ tục, nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền để được thành lập theo thủ tục pháp lý nhất định. Hiện tại, tuỳ thuộc tính chất của mỗi loại chủ thể doanh nghiệp mà pháp luật quy định thủ tục thành lập riêng.
  • 14. 8 Thứ hai: Được thửa nhận là thực thể pháp lý; là một tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, có năng lực chủ thể, có thể nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật. Doanh nghiệp được tham gia vào tất cả các quan hệ trong giao lưu dân sự cũng như các quan hệ tố tụng. Thứ ba: Chức năng, nhiệm vụ chính của doanh nghiệp là kinh doanh. Doanh nghiệp được thực hiện các hoạt động kinh doanh như sản xuất, mua bán, cung ứng hàng hoá, dịch vụ nhằm mục tiêu thu lợi nhuận hoặc thực hiện chính sách kinh tế - xã hội. Tuy nhiên có một số doanh nghiệp không có mục đích lợi nhuận, 1.1.3. Phân loại doanh nghiệp Để hiểu rõ hơn về các loại hình doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường hiện nay, thì có nhiều căn cứ để phân loại doanh nghiệp khác nhau. Việc phân loại doanh nghiệp có thể căn cứ vào các tiêu chí như sau: - Căn cứ vào hình thức pháp lý của doanh nghiệp thì có các loại hình doanh nghiệp như sau: doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, công ty TNHH một thành viên, công ty TNHH hai thành viên trở lên và công ty cổ phần. - Căn cứ vào chế độ trách nhiệm thì có doanh nghiệp chịu trách nhiệm hữu hạn và doanh nghiệp chịu trách nhiệm vô hạn. - Căn cứ vào tư cách pháp nhân của doanh nghiệp thì chia thành doanh nghiệp có tư cách pháp nhân và doanh nghiệp không có tư cách pháp nhân. Tuy nhiên hiện nay pháp luật chủ yếu dựa vào căn cứ về hình thức pháp lý của doanh nghiệp tức là phân loại doanh nghiệp theo quy định của pháp luật hiện hành cụ thể như sau: - Doanh nghiệp tư nhân: Tại khoản 1 Điều 188 LDN 2020 định nghĩa doanh nghiệp tư nhân như sau: Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. - Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên: Tại khoản 1 Điều 74 LDN 2020 quy định: là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty). Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.
  • 15. 9 - Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên: Theo khoản 1 Điều 46 LDN 2020 quy định: Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp có từ 02 đến 50 thành viên là tổ chức, cá nhân. Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 47 của Luật này. Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định tại các điều 51, 52 và 53 của Luật này. - Công ty cổ phần: Theo khoản 1 Điều 111 LDN 2020 quy định: Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó: a) Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần b) Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa c) Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp d) Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120 và khoản 1 Điều 127 của Luật này. - Công ty hợp danh: Theo khoản 1 Điều 177 LDN 2020 quy định: Công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó: a) Phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh). Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn b) Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty c) Thành viên góp vốn là tổ chức, cá nhân và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty. 1.2. Khái quát chung về thành lập doanh nghiệp 1.2.1. Khái niệm về thành lập doanh nghiệp Về mặt khái quát thì việc thành lập doanh nghiệp được hiểu tóm gọn là một thủ tục pháp lý được tiến hành tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định. Thành lập doanh
  • 16. 10 nghiệp là việc đăng ký xác lập tư cách pháp lý cho doanh nghiệp, xác lập tính hợp pháp của các hoạt động kinh doanh dưới sự bảo hộ bởi pháp luật của Nhà nước nói chung. Hoạt động thành lập doanh nghiệp do nhà đầu tư tiến hành trên cơ sở quy định của pháp luật về hình thức pháp lý của doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh, cách thức góp vốn, tổ chức quản lý doanh nghiệp, quyền và nghĩa vụ cùa doanh nghiệp, người đầu tư thành lập doanh nghiệp... Ở góc độ kinh tế, thành lập doanh nghiệp do nhà đầu tư tiến hành với các hoạt động đầu tư vốn, chuẩn bị cơ sở vật chất cần thiết cho một tổ chức kinh tế ra đời và vận hành, gồm: văn phòng, trụ sở, kho xưởng, máy móc thiết bị kĩ thuật, phương tiện vận chuyển... phù hợp mục đích sản xuất hàng hoá hay kinh doanh dịch vụ. Thông thường, người sáng lập doanh nghiệp cũng sẽ có bước chuẩn bị nhất định về hệ thống khách hàng, kế hoạch nhân sự để rút ngắn thời gian chính thức gia nhập thị trường và tìm kiếm cơ hội kinh doanh. Về pháp lý, thành lập doanh nghiệp là một thủ tục hành chính do các thành viên sáng lập của doanh nghiệp hoặc đại diện của họ tiến hành tại cơ quan đăng ký kinh doanh, nhằm “khai sinh” hợp pháp cho doanh nghiệp. Ở Việt Nam, việc thành lập doanh nghiệp để kinh doanh mà không hoặc chưa ĐKDN bị coi là hành vi vi phạm pháp luật. Do vậy, ngoài việc chuẩn bị các điều kiện vật chất để doanh nghiệp ra đời, nhà đầu tư có nghĩa vụ thực hiện thủ tục ĐKDN để sự hiện diện của doanh nghiệp trong nền kinh tế được coi là hợp pháp. 1.2.2. Đặc điểm của thành lập doanh nghiệp Về bản chất, thành lập doanh nghiệp có những đặc điểm chính như sau: Thứ nhất: Đăng ký thành lập doanh nghiệp là thủ tục gia nhập thị trường, đánh dấu sự ra đời của một doanh nghiệp được pháp luật thừa nhận như một thực thể tham gia vào nền kinh tế với đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của mình. Để bắt đầu tham gia vào hoạt động kinh doanh, công việc đầu tiên của chủ thể doanh nghiệp phải chuẩn bị đầy đủ các điều kiện đảm bảo để hoạt động kinh doanh. Đăng ký thành lập doanh nghiệp là hoạt động mà ở đó chủ thể doanh nghiệp phải thực hiện những thủ tục cần thiết để khai báo với cơ quan quản lý nhà nước về nhu cầu khởi sự kinh doanh. Trong quá trình khai báo các thông tin về nhu cầu khởi sự kinh doanh, chủ thể doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về tính chính xác nội dung ghi trong hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp. Thông qua việc xem xét tính hợp lệ của hồ sơ cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ cấp giấy phép
  • 17. 11 đăng ký kinh doanh cho chủ thể doanh nghiệp. Chủ thể doanh nghiệp sẽ được phép tiến hành hoạt động kinh doanh kể từ thời điểm được cấp giấy chứng nhận ĐKDN. Thứ hai: Đăng ký thành lập doanh nghiệp là phương thức thực hiện quyền tự do kinh doanh. Tự do kinh doanh là một trong những quyền tự nhiên của con người, trong đó quyền tự do thành lập doanh nghiệp là quyền của nhà đầu tư được lựa chọn và đăng ký loại hình doanh nghiệp, ngành, nghề kinh doanh phù hợp với điều kiện và sở thích của mỗi nhà đầu tư. Điều này còn có ý nghĩa quyền tự do kinh doanh không có nghĩa là chủ thể doanh nghiệp được quyền làm tất cả những gì họ muốn, thích làm gì thì làm mà phải để đảm bảo sự ổn định và thống nhất trong quá trình hoạt động kinh doanh. Do đó, chủ thể doanh nghiệp thực hiện quyền tự do kinh doanh của mình bằng cách “đăng ký thành lập doanh nghiệp” để thông qua đó xác lập tư cách pháp lý cho mình, nhà nước có trách nhiệm đảm bảo cho chủ thể doanh nghiệp được quyền mở rộng ngành nghề, lĩnh vực, địa bàn đầu tư kinh doanh, lựa chọn mô hình phù hợp,... Mặt khác, nếu các chủ thể doanh nghiệp thực hiện đầy đủ quy trình về đăng ký thành lập doanh nghiệp cũng có nghĩa chủ thể doanh nghiệp đó được nhà nước đảm bảo tôn trọng sự quyết định về hình thức kinh doanh của chủ thể, được tạo điều kiện thuận lợi về môi trường hoạt động kinh doanh. Hiện nay, đáp ứng nhu cầu khởi sự doanh nghiệp, hoạt động đăng ký thành lập doanh nghiệp đã được cải cách, thay đổi về thủ tục, với những hướng dẫn chi tiết tạo nên sự thuận tiện cho các nhà đầu tư …để nhằm mở rộng hơn nữa quyền tự do kinh doanh tạo thêm nhiều cơ hội cho các chủ thể doanh nghiệp. Thứ ba: Đăng ký thành lập doanh nghiệp là phương thức đảm bảo thực hiện quyền và nghĩa vụ của các chủ thể doanh nghiệp. Thông qua hoạt động ĐKDN với tư cách là tổ chức kinh tế, chủ thể doanh nghiệp sẽ được xác lập những quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật. Mặt khác, với vai trò định hướng cho sự phát triển của thị trường, nhà nước còn thực hiện nhiều chính sách phát triển kinh tế như: chính sách thuế, chính sách hỗ trợ, ưu đãi đầu tư… nhằm bảo đảm cho chủ thể doanh nghiệp thực hiện quyền của mình hiệu quả nhất. Có thể thấy rằng, nhà nước đã cam kết tôn trọng chủ quyền, sự độc lập và khả năng tự chủ của chủ thể doanh nghiệp,
  • 18. 12 từ quyền sở hữu, quyền tự chủ kinh doanh đến các quyền liên quan đến quản lý, lao động …thông qua hoạt động ĐKDN. Ngoài ra, các quyền của chủ thể doanh nghiệp không chỉ bao gồm những quyền được nêu trên mà với tư duy mở, hoạt động của chủ thể doanh nghiệp được điều chỉnh trên nguyên tắc pháp luật không cấm thì được thực hiện. Việc ghi nhận quyền cho chủ thể doanh nghiệp khi tham gia thành lập doanh nghiệp được áp dụng thống nhất, để tạo ra một trật tự chung trên thị trường. Vì vậy, nhà nước sẽ yêu cầu các chủ thể doanh nghiệp phải cam kết thực hiện đúng quy định của pháp luật như không được kinh doanh những lĩnh vực ngành nghề mà pháp luật cấm, phải đóng thuế, nếu có sự thay đổi so với việc đăng ký lúc ban đầu thì phải thông báo, phải thực hiện các nghĩa vụ về tài chính, không vi phạm lao động, môi trường, quốc phòng an ninh, trật tự an toàn xã hội… Mặt khác, tự do kinh doanh không có nghĩa là tự do vô tổ chức, mà luôn được đặt trong trật tự của thị trường để bảo đảm sự phát triển có định hướng của thị trường với vai trò quản lý của nhà nước. Những nghĩa vụ kể trên để đảm bảo chủ thể doanh nghiệp thực hiện đúng cam kết với nhà nước khi đăng ký kinh doanh. Việc quy định quyền và nghĩa vụ cho các chủ thể doanh nghiệp khi tham gia hoạt động ĐKDN được coi là nội dung cơ bản khi thành lập doanh nghiệp thể hiện mối quan hệ giữa nhà nước và các chủ thể doanh nghiệp được ghi nhận rất rõ giới hạn tự do mà chủ thể doanh nghiệp sẽ có được khi được công nhận là một tổ chức kinh tế, còn với nhà nước sẽ phải thực hiện trách nhiệm của mình để đảm bảo cho chủ thể doanh nghiệp tự tin, yên tâm kinh doanh trong môi trường kinh doanh lành mạnh, tự chủ, tự chịu trách nhiệm. 1.2.3. Ý nghĩa của thành lập doanh nghiệp Trong điều kiện nền kinh tế nước ta đang trên đà phát triển và hội nhập, số lượng các chủ thể doanh nghiệp ngày càng nhiều hơn, việc ĐKDN nói riêng và thành lập doanh nghiệp nói chung có một ý nghĩa hết sức quan trọng không chỉ với sự hình thành công ty mà còn với cả sự ổn định và phát triển của công ty trong suốt quá trình tồn tại của nó. Chính vì vậy, đăng ký thành lập doanh nghiệp là một hoạt động pháp lý bắt buộc đối với tất cả các chủ thể muốn tiến hành hoạt động kinh doanh. * Đối với Nhà nước:
  • 19. 13 - Đăng ký thành lập doanh nghiệp là một công cụ quản lý nhà nước, thông qua hoạt động đăng ký thành lập doanh nghiệp Nhà nước có cơ sở định hướng phát triển kinh tế đất nước một cách hợp lý. - Đăng ký thành lập doanh nghiệp là một công cụ hữu hiệu để quản lý đối với các chủ thể doanh nghiệp. Hoạt động thành lập doanh nghiệp được thực hiện bởi một bên là cơ quan quản lý nhà nước và một bên là các chủ thể doanh nghiệp. Đây là quan hệ pháp luật hành chính mang tính chấp hành và điều hành. - Dưới góc độ là chủ thể đặc biệt, Nhà nước thực hiện quyền quản lý hoạt động đăng ký kinh doanh cho các chủ thể doanh nghiệp được thực hiện dưới nhiều hình thức bằng nhiều công cụ và biện pháp khác nhau như: Tổ chức, hướng dẫn việc đăng ký thành lập doanh nghiệp; quy định về kiểm tra, thanh tra hoạt động đăng ký thành lập của doanh nghiệp, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động đăng ký thành lập doanh nghiệp ... - Khi thực hiện hoạt động đăng ký thành lập doanh nghiệp, chủ thể doanh nghiệp là khách thể quản lý trong động này, giúp Nhà nước thực hiện công việc quản lý của mình như: + Tập hợp thông tin nắm bắt được tình hình đăng ký thành lập doanh nghiệp của các loại hình kinh doanh như: tên, địa chỉ trụ sở, ngành, nghề kinh doanh, người đại diện theo pháp luật; ý thức tuân thủ pháp luật; tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp... + Định hướng, điều tiết, xây dựng chính sách phát triển kinh tế, xã hội cho đất nước. Căn cứ vào tình hình đăng ký thành lập, số lượng đăng ký thành lập, loại hình, địa điểm thành lập, ngành, nghề kinh doanh..., các cơ quan chức năng có được những số liệu chính xác nhất về tình hình, xu hướng phát triển thị trường, quy mô, lĩnh vực, địa bàn, ngành nghề kinh doanh... Đây là những dữ liệu đầu vào quan trọng trong việc nắm bắt các yếu tố kinh doanh, đánh giá việc áp dụng các quy định pháp luật trong thực tiễn , đưa ra các chủ trương khuyến khích hay hạn chế phù hợp và kịp thời . Qua đó, đường lối, chính sách pháp luật của Nhà nước cho từng lĩnh vực, vùng miền, từng loại hình doanh nghiệp và toàn xã hội được thiết lập và áp dụng hiệu quả. * Đối với chủ thể thành lập: - Khi đăng ký thành lập doanh nghiệp các chủ thể doanh nghiệp sẽ được Nhà nước đảm bảo bởi các yếu tố sau: Được pháp luật thừa nhận như một thực thể tham gia vào thị
  • 20. 14 trường với đầy đủ các quyền và nghĩa vụ, chủ thể doanh nghiệp sẽ có tư cách pháp nhân, có con dấu, có tài khoản, mã số doanh nghiệp riêng biệt. - Những chủ thể thành lập sẽ chịu sự ràng buộc trách nhiệm của mình với doanh nghiệp, chịu trách nhiệm về quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và về tài sản đối với doanh nghiệp. - Tên doanh nghiệp là tài sản của doanh nghiệp. Do đó, khi đi đăng ký thành lập, tên doanh nghiệp được xác định tư cách chủ thể độc lập của doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp là cơ sở để Nhà nước thực hiện quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp và cũng là cơ sở để phân biệt chủ thể trong quan hệ giữa các doanh nghiệp với nhau và với người tiêu dùng. - Qua việc đăng ký thành lập, toàn bộ thông tin cơ bản về một loại hình kinh doanh sẽ được nhiều người biết tới thông qua truy cập “Hệ thống thông tin điện tử”. Mọi thông tin về doanh nghiệp khi đăng ký thành lập được lưu trữ và có giá trị pháp lý là thông tin gốc về doanh nghiệp. Khi đăng ký thành lập, chủ thể doanh nghiệp đã trở thành một thực thể độc lập và được phép mở tài khoản tại ngân hàng mang tên doanh nghiệp. Đây là một yếu tố thuận lợi trong giao dịch của chủ thể doanh nghiệp vì tạo sự tin tưởng cho đối tác chuyển tiền vào tài khoản của doanh nghiệp thay vì chuyển vào tài khoản của cá nhân sở hữu doanh nghiệp. * Đối với xã hội: Sự ra đời của một thực thể kinh doanh thông qua việc đăng ký gia nhập thị trường để phát huy mọi nguồn lực của xã hội, tạo việc làm và thu nhập cho người dân, thúc đẩy nền kinh tế - xã hội. 1.3. Các nguyên tắc về thành lập doanh nghiệp 1.3.1. Nguyên tắc đảm bảo quyền tự do kinh doanh Nội dung của nguyên tắc tự do kinh doanh gồm nhiều quyền tự do khác nhau trong đó có tự do thành lập doanh nghiệp. Quyền tự do kinh doanh lần đầu tiên được ghi nhận chính thức tại Điều 57, Hiến pháp 1992. Kế thừa tinh thần đó, Điều 33 Hiến pháp 2013 khẳng định người dân có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm. Tự do kinh doanh phải được thực hiện trong khuôn khổ của pháp luật, có nghĩa là khi thực hiện các quyền cụ thể trong nội dung của quyền tự do kinh doanh, các chủ thể phải tuân thủ các điều kiện pháp luật quy định hoặc phải thực hiện một số nghĩa vụ tương ứng.
  • 21. 15 Để thực hiện quyền tự do kinh doanh, các chủ thể doanh nghiệp trước hết phải xác lập tư cách pháp lý cho doanh nghiệp, thông qua tư cách đó để tiến hành các hoạt động kinh doanh. Khi thực hiện quyền tự do thành lập doanh nghiệp, các nhà đầu tư có khả năng quyết định lựa chọn mô hình kinh doanh và lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh thích hợp để tiến hành hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao. Kể từ khi chuyển sang cơ chế thị trường, nước ta chủ trương mở rộng quyền tự do thành lập doanh nghiệp cho nhiều đối tượng có khả năng đầu tư khác trong xã hội. Pháp luật về doanh nghiệp từng bước được cải thiện theo hướng ngày càng bảo đảm tốt hơn quyền tự do thành lập doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc thành lập doanh nghiệp có ảnh hưởng không nhỏ đến lợi ích của toàn xã hội. Vì vậy, việc thành lập doanh nghiệp phải được thực hiện trong khuôn khổ của pháp luật. Các quy định của pháp luật về thành lập doanh nghiệp, một mặt phải đảm bảo quyền tự do kinh doanh của chủ đầu tư, mặt khác phải đảm bảo yêu cầu quản lý của nhà nước đối với doanh nghiệp. 1.3.2. Nguyên tắc đảm bảo quyền bình đẳng giữa các chủ thể doanh nghiệp Nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng trước pháp luật là một nguyên tắc hiến định. Quyền bình đẳng trước pháp luật là một quyền con người. Đó là quyền được xác lập tư cách con người trước pháp luật; không bị pháp luật phân biệt đối xử, quyền có vị thế ngang nhau trước pháp luật và được pháp luật bảo vệ như nhau. Nó được xem xét ở các cấp độ khác nhau. Quyền bình đẳng của các chủ thể doanh nghiệp khi tham gia đăng ký kinh doanh đều có vị thế ngang nhau trước pháp luật và có quyền không bị phân biệt đối xử, trước pháp luật. Các chủ thể doanh nghiệp khi có nhu cầu khởi sự doanh nghiệp đều được hoạt động và chịu sự điều chỉnh trong cùng một chế định pháp luật về đăng ký thành lập doanh nghiệp sẽ thực hiện quyền và nghĩa vụ như nhau, không phân biệt quy mô, loại hình, lĩnh vực đầu tư, ngành nghề, số vốn… Đây là những quyền mà chủ thể doanh nghiệp có được trước pháp luật được nhà nước thừa nhận là quyền công dân, có tư cách pháp lý như nhau. 1.3.3. Nguyên tắc công khai, minh bạch trong đăng ký kinh doanh Có thể nói rằng, thông tin luôn được xem là công cụ hỗ trợ đắc lực cho doanh nghiệp trong quá trình hoạt động và cũng là cơ sở để giải quyết những tranh chấp trong nội bộ doanh nghiệp hoặc giữa doanh nghiệp với các tổ chức, cá nhân khác trong nền kinh tế. Nhận thức được tầm quan trọng và sự cần thiết của việc công khai, minh bạch hoá thông tin đối với cộng đồng doanh nghiệp cũng như trong công tác quản lý nhà nước, LDN 2020
  • 22. 16 đã có những quy định trong việc công khai, minh bạch thông tin, cụ thể như sau: Luật hóa các quy định về Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp; công khai danh mục ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh, danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện; nâng cao nghĩa vụ công khai thông tin của doanh nghiệp. Ngoài ra, công khai, minh bạch là điều cần thiết để các chủ thể doanh nghiệp khi có nhu cầu kinh doanh họ sẽ biết được toàn bộ quy trình, thủ tục, các điều kiện cần và đủ cho công tác đăng ký kinh doanh. Khi đã công khai minh bạch khắc phục tệ quan liêu tham nhũng, làm trong sạch bộ máy quản lý, tránh việc nhũng nhiễu, cửa quyền, hách dịch, gây khó khăn của chính các cán bộ làm công tác đăng ký kinh doanh. Công khai minh bạch trước hết là nhằm bảo đảm bản chất dân chủ của xã hội, thể hiện quyền của người dân trong việc tham gia quản lý nhà nước, đây cũng là một yêu cầu cần thiết để thành công trong hội nhập quốc tế. 1.4. Cơ sở ban hành và nội dung pháp luật về thành lập doanh nghiệp 1.4.1. Cơ sở ban hành pháp luật về thành lập doanh nghiệp Với mục tiêu cao nhất là đưa doanh nghiệp trở thành một công cụ kinh doanh rẻ hơn, an toàn hơn và hấp dẫn hơn cho các nhà đầu tư để qua đó tăng cường thu hút và huy động hơn nữa mọi nguồn lực và vốn đầu tư vào sản xuất, kinh doanh, chính phủ đang quyết tâm cải thiện hơn nữa môi trường đầu tư kinh doanh, sự ra đời của LDN 2020 được kỳ vọng sẽ góp phần tạo ra những bước chuyển biến mạnh mẽ để nền kinh tế nước ta có thể bứt phá trong giai đoạn tới đây. LDN có hiệu lực từ ngày 01/01/2021. Đây là luật trực tiếp điều chỉnh về doanh nghiệp và thay thế cho LDN 2014. Thành lập doanh nghiệp được quy định từ Điều 17 đến Điều 45 của Chương 2 LDN 2020. Là cơ sơ sở pháp lý quy định quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp, hồ sơ đăng ký các loại hình doanh nghiệp, nội dung giấy đề nghị thành lập doanh nghiệp, diều lệ công ty, Trình tự thủ tục ĐKDN, GCNĐKDN, mã số doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung ĐKDN, công bố nội dung ĐKDN, tài sản góp vốn, những quy định cho tên doanh nghiệp, trụ sở doanh nghiệp,chi nhánh và văn phòng đại diện. Cùng với đó, Nhà nước ban hành các nghị định và thông tư hướng dẫn chủ thể thành lập doanh nghiệp, trong đó có những văn bản quy định chính như:
  • 23. 17 Nghị định 01/2021/NĐ-CP về ĐKDN, có hiệu lực từ ngày 04 tháng 01 năm 2021. Nghị định này quy định chi tiết về thủ tục ĐKDN; quy định về cơ quan đăng ký kinh doanh và quản lý nhà nước về ĐKDN, đăng ký hộ kinh doanh. Nghị định số: 122/2020/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2020 quy định về phối hợp, liên thông thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, khai trình việc sử dụng lao động, cấp mã số đơn vị tham gia bảo hiểm xã hội, đăng ký sử dụng hóa đơn của doanh nghiệp. Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT hướng dẫn về ĐKDN ngày 16 tháng 03 năm 2021. Thông tư này ban hành biểu mẫu sử dụng trong ĐKDN, đăng ký hộ kinh doanh và hướng dẫn chi tiết một số vấn đề về ĐKDN, đăng ký hộ kinh doanh. Có hiệu lực ngày 1/5/2021. 1.4.2. Nội dung pháp luật về thành lập doanh nghiệp LDN 2020 hiện hành quy định về thành lập doanh nghiệp đã có sự điều chỉnh rút kinh nghiệm từ LDN 2014. Những vấn đề pháp lý về thành lập doanh nghiệp đã cụ thể và rõ ràng hơn, quy định tại Chương II- Thành lập doanh nghiệp. Cụ thể như sau: Thứ nhất, về điều kiện thành lập doanh nghiệp: Điều kiện thành lập doanh nghiệp là những yêu cầu mà pháp luật quy định phải đáp ứng để có thể thành lập. Khi thành lập doanh nghiệp cần đáp ứng một số điều kiện như sau: Điều kiện về ngành, nghề đăng ký kinh doanh; Điều kiện về vốn thành lập doanh nghiệp; Điều kiện về tên doanh nghiệp; Điều kiện về trụ sở chính của doanh nghiệp; Điều kiện về hồ sơ đăng ký doanh nghiệp hợp lệ; Điều kiện về nộp đủ lệ phí đăng ký doanh nghiệp;… Đây là những nội dung được đặt ra để giúp doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan khi thành lập doanh nghiệp. Thứ hai, về chủ thể thành lập doanh nghiệp: Chủ thể doanh nghiệp là một nội dung vô cùng quan trọng không thể không nhắc tới trong quá trình thành lập doanh nghiệp. Không phải cá nhân nào cũng có thể thành lập doanh nghiệp, ngoài các trường hợp cấm thành lập doanh nghiệp được quy định tại LDN 2020 thì mọi tổ chức và cá nhân đều có quyền được thành lập doanh nghiệp. Thứ ba, về thủ tục thành lập doanh nghiệp: Đây là một trong những vấn đề được quan tâm nhất trong sửa đổi LDN lần này là thủ tục đăng ký, thành lập doanh nghiệp. Bởi lẽ điều này sẽ tác động trực tiếp đến môi trường và năng lực cạnh tranh thu hút đầu tư. Người thành lập doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền thực hiện đăng ký doanh nghiệp
  • 24. 18 với Cơ quan đăng ký kinh doanh được chọn theo nhiều phương thức như: Đăng ký trực tiếp tại Cơ quan đăng ký kinh doanh; Đăng ký qua dịch vụ bưu chính; Đăng ký qua mạng thông tin điện tử. Thứ tư, về cơ quan có thẩm quyền xem xét hồ sơ thành lập doanh nghiệp: Cơ quan đăng ký kinh doanh là cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện việc đăng ký doanh nghiệp và cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho các tổ chức, cá nhân. Các quyền, nghĩa vụ và thẩm quyền của cơ quan đăng ký kinh doanh đã được quy định LDN 2014 và đến nay là LDN 2020. Các phòng đăng ký có con dấu riêng. Nội dung chính của pháp luật về đăng ký thành lập doanh nghiệp đó là những quy phạm pháp luật điều chỉnh về chủ thể doanh nghiệp gồm cá nhân, doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, quy phạm quy định về thủ tục đăng ký thành lập, quy phạm điều kiện thành lập cũng như cơ quan có thẩm quyền giải quyết. 1.5. Những nguyên tắc của pháp luật vê thành lập doanh nghiệp - Người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp tự kê khai hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, trung thực và chính xác của các thông tin kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và các báo cáo. - Trường hợp công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần có nhiều hơn một người đại diện theo pháp luật thì người đại diện theo pháp luật thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp phải đảm bảo và chịu trách nhiệm về việc thực hiện đúng quyền hạn, nghĩa vụ của mình theo quy định tại khoản 2 Điều 12 LDN 2020. - Cơ quan đăng ký kinh doanh chịu trách nhiệm về tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, không chịu trách nhiệm về những vi phạm pháp luật của doanh nghiệp xảy ra trước và sau khi đăng ký doanh nghiệp. - Cơ quan đăng ký kinh doanh không giải quyết tranh chấp giữa các thành viên, cổ đông của công ty với nhau hoặc với tổ chức, cá nhân khác hoặc giữa doanh nghiệp với tổ chức, cá nhân khác. - Doanh nghiệp không bắt buộc phải đóng dấu trong giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp, thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, nghị quyết, quyết định, biên bản họp trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp. Việc đóng dấu đối với các tài liệu khác trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.
  • 25. 19 Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI CÔNG TY TNHH TƯ VẤN AZLAW 2.1. Tổng quan tình hình và các nhân tố ảnh hưởng đến pháp luật về thành lập doanh nghiệp 2.1.1. Tổng quan tình hình pháp luật về thành lập doanh nghiệp Từ năm 1990, Nhà nước ban hành hai đạo luật dành cho doanh nghiệp, mở ra một kỷ nguyên mới cho sự phát triển kinh tế của nền kinh tế Việt Nam. Sau gần 30 năm kề từ khi có những đạo luật đầu tiên cho doanh nghiệp, bộ mặt kinh tế - xã hội của Việt Nam thay đổi rõ rệt, trở thành một vùng đất có nền kinh tế năng động, nhiều tiềm năng và thu hút đầu tư. Việt Nam bắt đầu đổi mới từ nữa cuối thập niên năm 1980, với mong muốn xóa bỏ dần cơ chế bao cấp quan liêu, xây dựng một nền kinh tế năng động, hiện đại và phát triển bền vững. Bắt đầu từ năm 1986, Chính phủ đã chủ trương tự do hóa thương mại và thúc đẩy sự phát triển của kinh tế tư nhân. Từ đó, nền kinh tế Việt Nam nói chung, đặc biệt là khối kinh tế tư nhân bắt đầu phát triển mạnh. Chính vì sự phát triển mạnh mẽ của khối kinh tế tư nhân, đòi hỏi Nhà nước phải ban hành những chính sách pháp lý phù hợp để điều chỉnh hoạt động của những chủ thể doanh nghiệp này. Luật Công ty 1990 và Luật doanh nghiệp tư nhân 1990 là những văn bản pháp lý đầu tiên quy định về việc thành lập và hoạt động của các chủ thể doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế tư nhân. Lúc này, khối kinh tế tư nhân được pháp luật quy định gồm các loại hình: Công ty TNHH, Công ty cổ phần (theo Luật Công ty 1990) và Doanh nghiệp tư nhân (theo Luật Doanh nghiệp tư nhân năm 1990). Luật doanh nghiệp tư nhân năm 1990, sau đó được chỉnh sửa năm 1994, đến năm 1999 tên Luật được rút ngắn và bỏ từ "tư nhân" chuyển thành LDN năm 1999. Luật doanh nghiệp nhà nước năm 1995 sau đó sửa đổi bổ sung năm 2003. Qua quá trình áp dụng và thực tiễn nhận thấy cần phải thống nhất hai nhánh luật vào thành một nên Chính phủ đã quy định chung về doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nhà nước vào cùng một Luật, thống nhất lấy tên chung là Luật doanh nghiệp được ban hành năm 2005, sau đó được chỉnh sửa một điều Luật doanh nghiệp năm 2013, Kỳ quốc hội lần thứ 13 đã ban hành Luật doanh nghiệp năm 2014 để khắc phục những bất cập của Luật năm 2005. Ngày nay cùng với quá trình phát triển của kinh tế xã hội thì một số điều của Luật doanh nghiệp 2014 không còn phù hợp với thực tiễn nên đến kỳ quốc hội thứ 14 đã ban hành Luật doanh nghiệp năm 2020.
  • 26. 20 2.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến pháp luật về thành lập doanh nghiệp 2.1.2.1. Đảm bảo thực hiện quyền tự do kinh doanh Tự do được hiểu là không bị gò bó, ép buộc. Ai cũng muốn tự do, ai cũng khao khát tự do, trở thành bản năng sống còn của con người. Điều 33 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 đã nêu rõ: “Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà phá-p luật không cấm”. Khoản 1 Điều 7 LDN 2020 cũng quy định một trong các quyền của doanh nghiệp là “Tự do kinh doanh trong những ngành, nghề mà luật không cấm”. Để việc tiến hành kinh doanh thuận lợi và theo nguyên tắc “quyền tự do của người này không thể hạn chế quyền tự do của người khác”, vì vậy, nhà nước đã ban hành những quy phạm pháp luật về điều kiện kinh doanh, quy trình, thủ tục thành lập các loại hình kinh doanh… Trong từng nội dung cụ thể đều có sự điều chỉnh pháp luật theo hướng quyền tự do thành lập doanh nghiệp là quyền của nhà đầu tư được lựa chọn và đăng ký loại hình doanh nghiệp, ngành, nghề kinh doanh phù hợp với điều kiện và sở thích của mỗi nhà đầu tư. Ngoài ra, chủ thể doanh nghiệp được tự do lựa chọn tên doanh nghiệp, nơi đặt trụ sở doanh nghiệp và địa điểm kinh doanh, lựa chọn quy mô kinh doanh, lựa chọn số lượng doanh nghiệp để thành lập, chọn loại hình doanh nghiệp để thực hiện ý tưởng, mục đích đầu tư kinh doanh,… Quyền tự do thành lập doanh nghiệp là quyền quan trọng của nhà đầu tư. Trừ các trường hợp bị cấm, tổ chức, cá nhân có quyền đầu tư vốn bằng tiền, hiện vật hay tài sản khác để thành lập doanh nghiệp và có quyền quyết định mọi vấn đề, từ khâu lựa chọn loại hình doanh nghiệp, quản trị doanh nghiệp, đến việc tổ chức hoạt động... Với mục tiêu đưa Việt Nam thành quốc gia khởi nghiệp, việc đảm bảo quyền tự do kinh doanh tạo điều kiện môi trường pháp lý, kinh tế - xã hội để ươm mầm cho doanh nghiệp phát triển, giúp chủ thể doanh nghiệp tự do sáng tạo, kích thích thêm nhiều cá nhân, tổ chức thành lập doanh nghiệp phát triển kinh tế. 2.1.2.2. Các yếu tố về chính trị, văn hóa, xã hội * Yếu tố về chính trị Đăng ký kinh doanh có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với bất kể một nền kinh tế nào. Do vậy, việc nhận thức đúng trong tư duy, chính sách, đường lối, chủ trương của Nhà nước sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu khởi sự của công dân. Một nền chính trị ổn định, phù hợp sẽ tạo nên môi trường thuận lợi cho hoạt động kinh doanh, các nhà đầu tư sẽ được
  • 27. 21 đảm bảo an toàn về đầu tư đủ thời gian kinh doanh để thu hồi được vốn và tìm kiếm lợi nhuận, thậm chí còn thu hút các nhà đầu tư với những dự án đầu tư dài hạn. Môi trường chính trị – xã hội của đất nước ta trong những năm qua luôn ổn định, phát triển bền vững chính là điều kiện thuận lợi đối với hoạt động thực hiện pháp luật. Nhà nước ban hành những chủ trương, chính sách về hoạt động ĐKDN được thuận lợi, ổn định, giảm bớt sự can thiệp của nhà nước vào thủ tục ĐKDN nhằm tạo nên những cơ hội, thuận lợi cho các chủ thể doanh nghiệp, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, tránh việc thành lập doanh nghiệp để làm các hoạt động phi pháp, buôn gian, bán lậu… Hiện nay nhận thức về quyền tự do kinh doanh đã và đang có sự thay đổi rất lớn không chỉ quy định trong Hiến pháp, mà các đạo luật khác cũng có những sự thay đổi tạo nên sự thông thoáng về một môi trường kinh doanh. Sự nỗ lực từ Chính phủ cam kết thúc đẩy mạnh mẽ cải cách về thủ tục hành chính, tạo sự thuận lợi cho chủ thể doanh nghiệp khi tham gia ĐKDN, rút ngắn thời gian, chi phí đã mang lại những lợi ích thiết thực, khuyến khích người dân làm giàu, tạo điều kiện cho người dân được phép kinh doanh những lĩnh vực ngành nghề mà pháp luật không cấm. Việc có một hệ thống, môi trường pháp lý ổn định không những giúp chủ thể doanh nghiệp trong nước yên tâm mở rộng và phát triển mà còn thu hút nhiều doanh nghiệp nước ngoài, các nhà đầu tư chọn Việt Nam là nơi thành lập các công ty, văn phòng đại diện. * Yếu tố kinh tế Hiện nay, chính sách phát triển kinh tế chú trọng đến việc mọi doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đều phải hoạt động theo cơ chế thị trường, bình đẳng và cạnh tranh theo pháp luật. Bảo đảm quyền tự do kinh doanh các lĩnh vực mà luật pháp không cấm, xây dựng, thực thi đồng bộ, hiệu quả cơ chế hậu kiểm, tiếp tục hoàn thiện pháp luật về cạnh tranh, tăng cường tính minh bạch đối với độc quyền nhà nước và độc quyền doanh nghiệp, kiểm soát độc quyền kinh doanh. Hoàn thiện thể chế bảo vệ nhà đầu tư, quyền sở hữu và quyền tài sản. Thông qua những chiến lược, chính sách phát triển kinh tế, xã hội khuyến khích phát triển những chủ thể tham gia vào hoạt động kinh doanh với nhiều hình thức đa dạng, phong phú hơn. yếu tố kinh tế có sự tác động rất lớn đến việc thu hút đầu tư kinh doanh, nhà nước cần phải xem xét các yếu tố như: lãi suất ngân hàng, giai đoạn của chu kỳ kinh tế, cán cân thanh toán, chính sách tài chính và tiền tệ. Vì các yếu tố này tương đối rộng nên cần chọn
  • 28. 22 lọc để nhận biết các tác động cụ thể ảnh hưởng trực tiếp nhất đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Mọi chủ trương, chính sách phát triển kinh tế cần phải được hoạch định cụ thể, góp phần giúp chủ thể doanh nghiệp xác định, xây dựng kế hoạch kinh doanh phù hợp. Mặt khác, tính ổn định về kinh tế trước hết và chủ yếu là ổn định nền tài chính quốc gia, ổn định tiền tệ, khống chế lạm phát. Đây là những vấn đề các doanh nghiệp rất quan tâm và liên quan trực tiếp đến kết quả hoạt động kinh doanh của họ. Mục đích của doanh nghiệp đa phần là đạt doanh thu lợi nhuận. Một nền kinh tế phát triển, một mảnh đất vàng sôi động vừa tạo sân chơi vừa bảo vệ lợi ích doanh nghiệp thì không một nhà đầu tư, một chủ thể doanh nghiệp nào có thể cương lại được. Do vậy, đòi hỏi nhà nước cần phải xem xét để đưa ra những chính sách kinh tế lâu dài, nhưng ổn định sẽ góp phần giúp các chủ thể doanh nghiệp có được kế hoạch kinh doanh thuận lợi nhanh chóng thu hồi được vốn góp phần tăng trưởng phát triển kinh tế của đất nước. * Yếu tố văn hóa xã hội Sự thay đổi của các yếu tố văn hóa - xã hội có ảnh hưởng mạnh mẽ đến các họat động kinh doanh như: những quan niệm về đạo đức, thẩm mỹ, lối sống, nghề nghiệp, phong tục, tập quán, truyền thống, trình độ nhận thức, học vấn chung của xã hội... Trong môi trường văn hóa, nhân tố giữ vai trò đặc biệt quan trọng là tập quán, lối sống, tôn giáo. Các nhân tố này được coi là “hàng rào chắn” các hoạt động giao dịch thương mại. Thị hiếu và tập quán của người tiêu dùng có ảnh hưởng rất lớn đến nhu cầu của người tiêu dùng. Hàng hóa có chất lượng tốt đến mấy nhưng nếu không được người tiêu dùng ưa chuộng thì cũng khó được họ chấp nhận. Ví dụ như nước ta không tiêu thụ thịt bò thì các doanh nghiệp nhập khẩu hay chế biến thịt bò không thể phát triển tại đất nước ta được. Ngoài ra, trong điều kiện thực hiện cơ chế thị trường, có sự quản lý của nhà nước, đạo đức xã hội trong đó có đạo đức kinh doanh được coi là một khía cạnh thiết thực và quan trọng của môi trường kinh doanh. Đạo đức là giới hạn ngăn cách những hành vi xấu và là động lực thúc đẩy những hành vi tốt. Một môi trường kinh doanh cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng cũng là một nhân tố ảnh hưởng đến lựa chọn thành lập doanh nghiệp của các cá nhân, tổ chức. * Công nghệ thông tin
  • 29. 23 Môi trường thông tin có vai trò quan trọng đối chủ thể doanh nghiệp trong tất cả các vấn đề từ: xác định và định hướng nhu cầu thị trường, xây dựng phương án kinh doanh, quyết định phương thức huy động vốn, tuyển dụng nhân sự, lựa chọn công nghệ, lựa chọn cách thức tổ chức quản lý đến tìm kiếm đối tác, tìm kiếm khách hàng, xây dựng và quảng bá thương hiệu, thay đổi thái độ doanh nghiệp của mình cũng như nhiều vấn đề quan trọng khác. Nói đơn giản rằng một quốc gia mà không ứng dụng công nghệ thông tin, lạc hậu, cơ sở hạ tầng thấp hay điện còn chưa được phổ biến thì chắc hẳn đây không phải sự lựa chọn hàng đầu của các nhà đầu tư . Hiện nay, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý ĐKDN được phổ biến rộng rãi. Chủ thể doanh nghiệp khi có nhu cầu khởi sự hoạt động kinh doanh việc tìm hiểu những điều kiện cần và đủ trước khi thành lập doanh nghiệp rất thuận lợi nhờ hệ thống đăng ký online qua Cổng thông tin quốc gia. Chủ thể doanh nghiệp còn có thể ứng dụng công nghệ thông tin để thực hiện việc đăng ký của mình qua việc đăng ký thành lập doanh nghiệp online hay tra cứu các thông tin của doanh nghiệp khác, minh bạch, dễ ràng. 2.2. Thực trạng pháp luật về thành lập doanh nghiệp 2.2.1. Chủ thể có quyền thành lập doanh nghiệp Thành lập doanh nghiệp cho phép tạo lập mới một chủ thể kinh doanh. Khi tham gia vào thị trường, doanh nghiệp sẽ trở thành chủ thể của các giao dịch dân sự, thương mại, lao động..., tạo ra và chịu trách nhiệm về các quyền và nghĩa vụ tài sản. Do vậy, đối tượng có quyền thành lập doanh nghiệp phải là tổ chức, cá nhân có đủ khả năng và điều kiện phù hợp để chịu trách nhiệm về doanh nghiệp do mình khởi tạo. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 17 LDN 2020 thì “Tổ chức, mọi cá nhân đều có quyền thành lập doanh nghiệp và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này”. Khoản 2 Điều 17 quy định như sau: “Tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam: a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình; b) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức;
  • 30. 24 c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước; d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 88 của Luật này, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác; e) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ chức không có tư cách pháp nhân; f) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; các trường hợp khác theo quy định của Luật Phá sản, Luật Phòng, chống tham nhũng. Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh; g) Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự.” Như vậy, ngoài các trường hợp cấm thành lập doanh nghiệp được quy định tại Khoản 2 Điều 17 LDN 2020 thì mọi tổ chức và cá nhân đều có quyền được thành lập doanh nghiệp. Cụ thể, các đối tượng không có thẩm quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp gồm: các cán bộ và lãnh đạo ở trong các cơ quan của nhà nước và vị trí thuộc quân đội nhân dân Việt Nam. Ngoài ra, các cá nhân chưa thành niên hoặc bị mất/ hạn chế năng lực hành vi dân sự và các tổ chức không có tư cách pháp nhân thì cũng không có thẩm quyền thành lập doanh nghiệp. Những cá nhân, đối tượng đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành hình phạt tù hoặc quyết định xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc cũng không được quyền thành lập doanh nghiệp. Như vậy, ngoài các đối tượng trên, tất cả các chủ thể còn lại đều có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp.
  • 31. 25 * Trường hợp chủ thể cá nhân thành lập công ty: - Theo quy định của Điều 17 LDN 2020 có thể hiểu rằng mọi cá nhân là người Việt Nam hoặc người nước ngoài không phân biệt quốc tịch và nơi cư trú, nếu không thuộc trường hợp cấm quy định tại Khoản 2 Điều 17 đều có quyền thành lập doanh nghiệp. - Hạn chế với loại hình doanh nghiệp tư nhân hoặc hộ kinh doanh hoặc công ty hợp danh như sau: Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập duy nhất một doanh nghiệp tư nhân hoặc đư thành lập duy nhất một hộ kinh doanh hoặc trở thành thành viên hợp danh của một duy nhất một công ty hợp danh ( trừ trường hợp các thành viên hợp danh còn lại trong công ty hợp danh đó có thỏa thuận và quy định khác). Tuy nhiên, chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân hoặc chủ hộ kinh doanh hoặc thành viên hợp danh của công ty hợp danh là cá nhân vẫn có quyền được thành lập hoặc tham gia góp vốn vào nhiều công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc nhiều công ty cổ phần. - Đối với cá nhân là người nước ngoài lần đầu thành lập công ty tại Việt Nam thì phải tiến hành thủ tục đăng ký đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư để thành lập công ty. Khi đó, công ty do cá nhân nước ngoài thành lập sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của Luật đầu tư. * Trường hợp chủ thể tổ chức thành lập công ty: - Theo quy định của LDN 2020, mọi tổ chức đều có quyền thành lập quản lý doanh nghiệp ,bao gồm cả doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, không phân biệt nơi đăng ký địa chỉ trụ sở chính nếu không thuộc đối tượng quy định tại Khoản 2 Điều 17 LDN 2020, đều có quyền thành lập hoặc tham gia thành lập góp vốn doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của LDN 2020 - Tổ chức nước ngoài có thể đầu tư thành lập doanh nghiệp theo hai hình thức sau đây: + Tổ chức nước ngoài lần đầu thành lập công ty tại Việt Nam thì phải tiến hành thủ tục đăng ký đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư để thành lập công ty. Khi đó, công ty do tổ chức nước ngoài này thành lập sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của Luật đầu tư. + Tổ chức nước ngoài có thể Đầu tư thành lập theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế như: Tìm kiếm, cử đại diện thành lập công ty Việt Nam
  • 32. 26 có lĩnh vực kinh doanh mà nhà đầu tư nước ngoài muốn đầu tư. Nếu như các ngành nghề kinh doanh đòi hỏi có điều kiện áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài thì nhà đầu tư nước ngoài phải đăng ký thực hiện góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế tại cơ quan đầu tư. Hay nhà đầu tư nước ngoài tiến hành thủ tục nhận chuyển nhượng cổ phần/phần vốn góp của người được cử đại diện hoặc của cổ đông/thành viên. 2.2.2. Điều kiện để doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp 2.2.2.1. Điều kiện về tên doanh nghiệp Tên doanh nghiệp là một trong các yếu tố quan trọng khi thành lập doanh nghiệp. Theo đó, chủ doanh nghiệp khi đặt tên doanh nghiệp cần tuân thủ các quy định về tên doanh nghiệp trong LDN 2020 cụ thể như sau: - Tên doanh nghiệp phải bao gồm 02 thành tố theo thứ tự (Theo Khoản 1, 2, 3 Điều 37 LDN 2020). - Địa điểm gắn tên doanh nghiệp (Theo Điều 23, 28, Khoản 4 Điều 37 LDN 2020). - Có thể đặt tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh: Chủ doanh nghiệp cần đặc biệt lưu ý những hệ thống ngôn ngữ khác không phải hệ chữ La-tinh sẽ không được chấp nhận để đặt tên cho doanh nghiệp (ví dụ hệ chữ viết mang tính tượng hình tượng thanh như Kana của Nhật, chữ Hán, chữ Ả Rập...sẽ không được chấp nhận). (Theo Khoản 1, 2 Điều 39 LDN 2020). - Tên viết tắt của doanh nghiệp phải được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên bằng tiếng nước ngoài (theo Khoản 3 Điều 39 LDN 2020) - Những điều cấm trong việc đặt tên doanh nghiệp + Đặt tên trùng với tên của doanh nghiệp đã đăng ký, cụ thể: Tên trùng là tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được viết hoàn toàn giống với tên tiếng Việt của doanh nghiệp đã đăng ký. + Đặt tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký + Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội,
  • 33. 27 tổ chức xã hội - nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó. + Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc. (Cụ thể tại Điều 38; Khoản 1, 2 Điều 41 LDN 2020). * Tên chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh -+Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu. + Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải bao gồm tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Chi nhánh” đối với chi nhánh, cụm từ “Văn phòng đại diện” đối với văn phòng đại diện, cụm từ “Địa điểm kinh doanh” đối với địa điểm kinh doanh. (Theo Khoản 1, 2 Điều 40 LDN 2020). Cơ quan đăng ký kinh doanh có quyền từ chối chấp thuận tên dự kiến đăng ký của doanh nghiệp nếu vi phạm các quy định nêu trên. Với số lượng lớn doanh nghiệp đăng ký mỗi ngày, việc quy định chặt chẽ cụ thể về tên doanh nghiệp sẽ giúp cơ quan nhà nước dễ dàng trong việc quản lý cũng như doanh nghiệp dễ dàng hoạt động trong công việc. 2.2.2.2. Điều kiện về ngành nghề kinh doanh Ngành nghề kinh doanh là yếu tố được rà soát khi thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp. Doanh nghiệp được quyền kinh doanh tất cả những ngành, nghề kinh doanh mà pháp luật không cấm. Doanh nghiệp phải đủ điều kiện kinh doanh khi kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, phải duy trì điều kiện đó trong suốt quá trình kinh doanh.. Danh mục ngành, nghề bị cấm kinh doanh có thể khác nhau ở các quốc gia và có thể thay đổi phù hợp với điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội của mỗi quốc gia trong mỗi giai đoạn phát triển. Hiện tại, pháp luật Việt Nam cấm kinh doanh đối với các hàng hoá, dịch vụ sau đây (Điều 6 Luật Đầu tư 2014, được sửa đổi, bổ sung năm 2016) - Các chất ma túy (theo quy định tại Phụ lục 1 của Luật Đầu tư 2014) - Các loại hoá chất, khoáng vật (theo quy định tại Phụ lục 2 của Luật Đầu tư 2014) - Mẫu vật các loại thực vật, động vật hoang dã theo quy định tại Phụ lục 1 của Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp; mẫu vật các loại
  • 34. 28 động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm Nhóm I có nguồn gốc từ tự nhiên theo quy định tại Phụ lục 3 của Luật Đầu tư 2014 - Kinh doanh mại dâm - Mua, bán người, mô, bộ phận cơ thể người - Hoạt động kinh doanh Hên quan đến sinh sản vô tính trên người - Kinh doanh pháo nổ. Đặc biệt, theo quy định thì tất cả doanh nghiệp khi đăng ký thành lập mới hoặc bổ sung ngành nghề kinh doanh phải đăng ký theo mã ngành cấp 4 (là ngành có mã 4 số) thuộc hệ thống ngành kinh tế Việt Nam. Ngành nghề kinh doanh là một trong những lĩnh vực quan trọng, liệt kê cụ thể những ngành nghề bị cấm giúp doanh nghiệp dễ dàng thực hiện. 2.2.2.3. Điều kiện về vốn doanh nghiệp Điều kiện về vốn khi thành lập doanh nghiệp sẽ tùy thuộc vào ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp là ngành nghề bình thường thì sẽ không có yêu cầu về mức vốn tối thiểu hay tối đa. Doanh nghiệp có thể tự do lựa chọn mức vốn điều lệ để hoạt động kinh doanh. Trường hợp doanh nghiệp lựa chọn ngành nghề kinh doanhcó điều kiện thì một số ngành nghề đó sẽ có yêu cầu về vốn. Danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện được quy định trong phụ lục 4 Luật Đầu tư. Điều kiện về vốn của từng ngành nghề kinh doanh được quy định trong luật chuyên ngành đó. Ví dụ điển hình như đối với ngành nghề kinh doanh bất động sản thì mức vốn pháp định là 20 tỷ đồng, đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài là 5 tỷ đồng. Như vậy có thể thấy rằng tùy thuộc vào ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp thì sẽ có điều kiện về vốn khác nhau. Doanh nghiệp trước tiên nên tham khảo xem ngành nghề mình đăng ký có thuộc danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện hay không. Sau đó tìm hiểu luật và văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành tham khảo về các điều kiện để kinh doanh ngành nghề đó. Việc quy định về vốn cũng giúp doanh nghiệp có nền tảng hoạt động lâu dài tránh trường hợp thành lập ồ ạt rồi giải thể gây ra khó khăn trong công tác tổ chức cũng như quản lý của các cơ quan nhà nước. 2.2.2.4. Điều kiện về trụ sở doanh nghiệp
  • 35. 29 Trụ sở doanh nghiệp được quy định tại Điều 42 LDN 2020 “Trụ sở chính của doanh nghiệp đặt trên lãnh thổ Việt Nam, là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp và được xác định theo địa giới đơn vị hành chính; có số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có)”. Theo quy định này thì trụ sở là nơi liên lạc của doanh nghiệp, và được xác định theo đia giới đơn vị hành chính ( Thôn/bản/ấp/tổ dân phố, Phường/xã/thị trấn, Thị xã/quận/huyện, Tỉnh/Thành phố, Quốc gia). Phải có thông tin liên lạc rõ ràng: Số điện thoại, địa chỉ email, số fax, phải được làm biển hiệu nhận diện trụ sở tại địa chỉ được đăng ký. Công văn số 2544/BXD-QLN của Bộ xây dựng về việc quản lý sử dụng nhà chung cư ban hành ngày 19/11/2009 thì doanh nghiệp không được đặt địa chỉ tại chung cư, nhà tập thể. Chi thiết các thông tin liên quan đến – Điều kiện đăng ký đặt trụ sở công ty. Do vậy doanh nghiệp không được đặt địa chỉ tại nhà chung cư, nhà tập thế. Doanh nghiệp phải treo biển hiệu theo quy định Theo Khoản 4 Điều 37 LDN 2020: “Tên doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành”. Quy định về trụ sở khiến tránh tình trạng lập công ty ma gây nhiều hệ lụy trong đời sống xã hội, tránh những chiêu trò lừa đảo ổn định đời sống xã hội cũng như tạo môi trường minh bạch giúp doanh nghiệp tự tin thành lập. 2.2.2.5. Hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp Hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp được quy định cụ thể tại Điều 19-22 LDN 2020 quy định các giấy tờ trong hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp. Tùy vào nhu cầu cũng như loại hình doanh nghiệp mà chủ thể doanh nghiệp lựa chọn để có thể chuẩn bị đủ hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp. Mọi giấy tờ có liên quan được thông báo cụ thể giúp thủ tục thành lập nhanh chóng và minh bạch. 2.2.2.6. Lệ phí thành lập doanh nghiệp theo pháp luật Khi thành lập doanh nghiệp khách hàng cần nộp những khoản chi phí sau: - Lệ phí đăng ký doanh nghiệp nộp tại sở kế hoạch và đầu tư: Điều 32 Nghị định 01/2021/NĐ-CP doanh nghiệp phải nộp phí, lệ phí đăng ký doanh nghiệp tại thời điểm nộp hồ sơ thành lập công ty. Lệ phí đăng ký thành lập doanh nghiệp theo Thông tư 47/2019/TT-
  • 36. 30 BTC là 100.000 đồng/lần. Người thành lập doanh nghiệp nộp lệ phí trực tiếp bằng dịch vụ thanh toán điện tử. Bên cạnh đó, Doanh nghiệp thực hiện đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử được miễn lệ phí đăng ký doanh nghiệp. - Phí Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp: Theo quy định của LDN 2020, trong thời hạn 30 ngày, doanh nghiệp phải tiến hành công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin doanh nghiệp quốc gia. Mức phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp theo Thông tư 47/2019/TT-BTC là 100.000 đồng. - Chi phí khắc con dấu doanh nghiệp: Hiện nay, tùy vào từng đơn vị mà có mức giá khác nhau. Chi phí phụ thuộc vào đơn vị cung cấp dịch vụ khắc dấu, loại con dấu theo yêu cầu của doanh nghiệp. Mức giá cho dấu tròn công ty dao động từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng. Dấu chức danh của Giám đốc, chủ tịch….từ 70.000 đồng đến 150.000 đồng. - Chi phí làm biển công ty: Tùy vào từ đơn vị làm biển mà có mức giá khác nhau. Trên thị trường mức giá giao động khác nhau từ 300.000 đồng đến 1.500.000 đồng tùy vào chất liệu, kích thước biển hiệu. - Phí mua chữ ký số (Token): Chữ ký số là dạng USB được mã hóa dùng thay cho chữ ký và con dấu của người đại diện theo pháp luật để ký tên lên tờ khai hoặc thao tác khác trên mạng nhằm xác định mọi thao tác là của doanh nghiệp. Doanh nghiệp liên hệ với nhà cung cấp chữ ký số như Viettel, Vina, Vinca…. để mua thiết bị Chữ ký số. - Chi phí phụ thuộc vào nhà cung cấp và số năm sử dụng dịch vụ. Chữ ký số 03 năm sử dụng giao động từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng. - Mở tài khoản ngân hàng và nộp thông báo tài khoản ngân hàng: Doanh nghiệp phải mở tài khoản ngân hàng để giao dịch và dùng để nộp thuế theo quy định bắt buộc hiện nay. Thủ tục mở tài khoản không mất phí. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần đảm bảo số dư trong tài khảo là 1.000.000 đồng. - Kê khai và nộp lệ phí môn bài: Lệ phí môn bài căn cứ vào số vốn điều lệ công ty và chia thành hai mức sau: + Vốn điều lệ từ dưới 10 tỷ, lệ phí môn bài là 2.000.000 đồng/năm. + Vốn điều lệ trên 10 tỷ, lệ phí môn bài là 3.000.000 đồng/năm.
  • 37. 31 Lưu ý: Theo quy định tại Nghị định 22/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 139/2016/NĐ-CP. Doanh nghiệp thành lập năm 2021 được miễn lệ phí môn bài năm trong năm đầu thành lập. - Phát hành hóa đơn điện tử – Hóa đơn giá trị gia tăng: Hóa đơn điện tử là hóa đơn được thể hiện ở dạng dữ liệu điện tử do tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ lập, ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, ký số, ký điện tử theo quy định bằng phương tiện điện tử, bao gồm cả trường hợp hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế. Việc quy định cụ thể hòng giảm tránh tình trạng hạch sách quấy nhiễu doanh nghiệp khi đăng ký thành lập, cũng như công khai giúp doanh nghiệp có thể chuẩn bị, nắm bắt. 2.2.3. Trình tự, thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp LDN quy định thủ tục và cách thức đăng ký thành lập doanh nghiệp như sau: Theo Khoản 1 Điều 26 LDN 2020 “1. Người thành lập doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền thực hiện đăng ký doanh nghiệp với Cơ quan đăng ký kinh doanh theo phương thức sau đây: a) Đăng ký doanh nghiệp trực tiếp tại Cơ quan đăng ký kinh doanh; b) Đăng ký doanh nghiệp qua dịch vụ bưu chính; c) Đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử.” Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và cấp đăng ký doanh nghiệp; trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho người thành lập doanh nghiệp. Trường hợp từ chối đăng ký doanh nghiệp thì phải thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp và nêu rõ lý do. * Trường hợp đăng ký trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính: - Người nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp theo quy định tại Nghị định số 01/2021/NĐ- CP nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. - Sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận về việc nhận hồ sơ cho người nộp hồ sơ. Phòng Đăng ký kinh doanh cấp
  • 38. 32 Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. - Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ hoặc tên doanh nghiệp yêu cầu đăng ký không đúng theo quy định, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ. * Trường hợp đăng ký qua mạng điện tử sử dụng Tài khoản đăng ký kinh doanh - Người nộp hồ sơ sử dụng Tài khoản đăng ký kinh doanh để kê khai thông tin, tải văn bản điện tử và ký xác thực hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử và thanh toán phí, lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy trình trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp (https://dangkykinhdoanh.gov.vn) . Trường hợp ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử sử dụng Tài khoản đăng ký kinh doanh, văn bản ủy quyền phải có thông tin liên hệ của người ủy quyền để xác thực việc nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử. - Sau khi hoàn thành việc gửi hồ sơ đăng ký, người nộp hồ sơ sẽ nhận được Giấy biên nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử. - Phòng Đăng ký kinh doanh cấp đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp trong trường hợp hồ sơ đủ điều kiện và thông báo cho doanh nghiệp về việc cấp đăng ký doanh nghiệp. Trường hợp hồ sơ chưa đủ điều kiện, Phòng Đăng ký kinh doanh gửi thông báo qua mạng thông tin điện tử cho doanh nghiệp để yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ. LDN đã bổ sung thêm hình thức đăng ký thành lập doanh nghiệp. Khi mới thi hành thì điều này dường như khá mới mẻ với các chủ thể doanh nghiệp. Tuy nhiên, sau một thời gian hoạt động, điểm đổi mới này như một điểm sáng giúp doanh nghiệp dễ dàng thực hiện tiết kiệm thời gian, công sức. 2.2.4. Con dấu doanh nghiệp LDN 2020 ghi nhận dấu của doanh nghiệp tồn tại dưới 02 hình thức bao gồm: - Dấu được làm tại cơ sở khắc dấu; - Dấu dưới hình thức chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.