SlideShare a Scribd company logo
1 of 66
Tượng phật đá, tượng phật đá mỹ nghệ, tượng phật đá nguyên khối, phật quan âm đá, phật quân
âm 1000 tay bằng đá đẹp.
[joli-toc]
I. Tượng Phật Quan Âm Đá: giúp tâm thanh tịnh, xa lìa xấu
ác, gạt bỏ si mê
Tượng Phật Quan Âm bằng đá (Tượng Đá Quan Âm Bổ Tát) không chỉ có ý nghĩa
to lớn trong Phật Giáo mà còn là một vật phẩm phong thủy mang đến bản tâm
thanh tịnh, sáng suốt cho mỗi chúng ta.
Tượng phật Quan Âm chính là ý nghĩa của bản tâm thanh tịnh sáng suốt của mỗi chúng
sinh. Thờ Phật, lễ Phật, trước hết là tôn quý bản tính thanh tịnh sáng suốt nơi chính
mình.
Trong tiềm thức của người dân Việt, Phật Quan Âm là hiện thân của những điều tốt lành
nên Phật Quan Âm luôn được người Việt tôn kính và thờ phụng.
Tượng Phật Quan Âm xuất hiện trong hầu hết các chùa chiền và cũng được trưng bày trong
nhiều gia đình với mong muốn được ban phước lành, an khang thịnh vượng và gặp nhiều may
mắn.
1. Hình Tượng đá Phật Quan Âm
1.1. Phật Quan Âm là ai?
Trong lịch sử, văn học, hay trong kinh sách nhà Phật, Phật Quan Âm được xem là vị Bồ Tát có
sức mạnh nhất, chỉ sau Phật Tổ.
Quan Âm là vị Bồ Tát phổ độ chúng sinh và là Bồ Tát tượng trưng cho tinh thần của Phật giáo
Đại thừa, luôn giúp đỡ và giác ngộ người khác. Điều này càng làm tăng lòng sùng kính của
người theo đạo Phật đối với Quán Âm.
[caption id="attachment_3587" align="aligncenter" width="400"]
Mau Tuong quan the am bo tat
bang da trang DEP[/caption]
Thông thường ở các ngôi chùa, tượng đức Phật Tổ hay được bài trí ở giữa, tượng Quán Thế Âm
Bồ Tát và Đại Thế Chí Bồ Tát nằm 2 bên.
Còn phía ngoài khuôn viên chùa đa phần đều được bài trí tượng đức Phật Tổ hay Quán Thế Âm
mà không thấy hay ít thấy hơn tượng của những vị Phật hay Bồ Tát khác.
1.2. Nguồn gốc của danh xưng Quan Âm
Quan Thế Âm hay Quán Thế Âm, Quan Âm đều là danh xưng xuất phát từ một truyền
thuyết nhà Phật, tin rằng những người đã tu thành chính quả sẽ đạt tới cảnh giới ngũ
giác đồng quy tức là cả năm giác quan hòa vào làm một.
Họ biết dùng tai để “thấy” hình ảnh, dùng “mắt” để nghe âm thanh, dùng lưỡi để “ngửi” mùi
hương,….
[caption id="attachment_3588" align="aligncenter" width="400"]
Tuong quan the am bo tat bang da
trang[/caption]
Quan Âm Bồ Tát có nghĩa là vị Đại sĩ luôn “nhìn” thấy “cảm” thấy, “nghe” thấy tiếng ai oán khổ
đau thầm kín nhất của chúng sinh và sẵn sàng cứu giúp, độ pháp khi cần.
Người dùng sự thần thông quảng đại của mình để đưa chúng sinh tai qua nạn khỏi, vượt ngàn tai
ách.
1.3. Hình Tượng đá Phật Quan Âm được khắc họa ra sao?
Theo kinh Phật, Quan Âm Bồ Tát là nam hay nữ? Tượng Quan Âm thường được khắc
họa là một người phụ nữ có gương mặt hòa ái nhưng trên thực tế, Phật giáo không
phân biệt nam nữ. Người đại diện cho sự từ tâm, xuất hiện để trợ giúp khổ nạn nên khi
có tạo hình là nam, khi lại có tạo hình là nữ.
[caption id="attachment_3600" align="aligncenter" width="400"]
Mau tuong Da bo tat DEP tai
Ninh Binh[/caption]
Với mỗi hoàn cảnh cụ thể, Người sẽ hiện lên với tạo hình khác nhau để cho người
được cứu giúp cảm thấy tin tưởng nhất, gần gũi nhất.
Thông thường, đối tượng phụ nữ, trẻ nhỏ hayyếu đuối và cần giúp đỡ nhiều hơn nên hình tượng
Quan Âm theo đó cũng hướng về nữ giới – người mẹ hiền từ. Vì thế mà không ít người hiểu lầm
Quan Âm Bồ Tát là phụ nữ.
[caption id="attachment_3604" align="aligncenter" width="400"]
Tuong quan the am Bo tat DEP
bang da Trang[/caption]
Quan Âm tống tử: Quan Âm trên tay bế một đứa bé, mang ý nghĩa cầu con. Muốn SINH CON
NHƯ SỞ NGUYỆN, hãy mua ngay Tượng Quan Âm Tống Tử
Quan Âm nghìn mắt nghìn tay: Thấu hiểu cõi trần, nghe thấy tiếng lòng của muôn vạn chúng
sinh
Quan Âm ngồi trên đài sen, tay cầm bình nước Cam Lồ, tay cầm cành liễu: Dùng sự tinh khiết
của đất trời cứu vớt, giác ngộ chúng sinh
[caption id="attachment_3608" align="aligncenter" width="400"]
Tuong quan the am Bo tat - mau
tuong quan the am bo tat DEP nhat[/caption]
Ngoài ra còn rất nhiều hình tượng khác như Quan Âm cưỡi mây, Quan Âm cưỡi rồng,
Quan Âm cứu nạn trên biển,….
Quan Âm trong cách phổ độ chúng sinh, biểu thị cho sức mạnh của lòng từ bi mà
Người sở hữu. Sức mạnh này cũng là tinh thần cao nhất của Phật giáo: từ bi và giác
ngộ - Từ bi với vạn vật và tìm cách giác ngộ vạn vật.
Hình tượng Quan Âm pháp lực vô biên vừa cao xa, thần bí nhưng cũng hết sức chân
thật và ấm á, tồn tại trong đời sống tâm linh của người Việt từ bao đời nay nên luôn
được người dân kính ngưỡng và tôn sùng.
[caption id="attachment_3611" align="aligncenter" width="400"]
Mau tuong phat Da quan the am
bo tat[/caption]
2. Ý nghĩa Tượng đá Phật Quan Âm trong phong thủy
Theo quan điểm phong thủy, Quan Thế Âm là người có tâm địa lương thiện, yêu
thương tất cả nhân loại, không chấp nhận mọi người đối xử với mình ra sao, không để
tâm, không oán thù, luôn vị tha, bao dung cho tất cả tội lỗi, luôn lắng nghe, chia sẻ nỗi
khổ đau cho nhân loại.
Vì vậy, Tượng Phật Quan Thế Âm luôn là biểu tượng của sự bình an, lòng thánh thiên, bác ái,
hướng phật, đem tới sự may mắn cho gia chủ.
2.1. Giúp tâm thanh tịnh
Hình tượng Phật, dù đứng hay ngồi, Phật Quan Âm hay Phật tổ Như Lai đều có công năng nhiếp
hóa độ sinh, khiến cho thân tâm của mỗi chúng sinh khi lễ bái, chiêm ngưỡng thân tướng của
Người.
Hình tượng Phật khởi được niệm lành, xa lìa xấu ác, gạt bỏ si mê; dần nuôi lớn tâm từ bi, đức hỷ
xả, tính vị tha; từng bước giúp tâm ta trong sáng thiện lương mà ăn ở với đời, sáng suốt trong
mọi toan tính của cuộc sống. An lạc, hạnh phúc có được từ đó, ngay trong hiện tại.
[caption id="attachment_9949" align="aligncenter" width="800"]
Dai tho Quan The Am Bo Tat Dep[/caption]
2.2. Mang đến may mắn, sức khoẻ cho gia đình
Hình ảnh Phật QuanThế Âm Bồ được khắc họa với gương mặt hiền từ, nhân hậu giúp
mang đến những nguồn năng lượng tích cực cho chủ nhân sở hữu, nhờ đó, bản mệnh
sẽ gặp may mắn trong công việc cũng như cuộc sống.
[caption id="attachment_9950" align="aligncenter" width="800"]
Dieu Khac Tuong Quan The Am Bo Tat DEP[/caption]
Sức khỏe của mọi thành viên trong gia đình cũng được cải thiện khi ngắm nhìn tượng Người mỗi
ngày, tâm niệm an nhiên theo những suy nghĩ tích cực, tươi đẹp về cuộc sống. Khi tâm an yên,
thoải mái thì sức khỏe cũng tốt hơn.
2.3. Làm đẹp không gian, kích hoạt năng lượng tốt
Thờ Phật Quan Âm tại nhà thể hiện nét đẹp văn hoá dân tộc, đời sống tâm linh người
Việt. Những bức tượng được điêu khắc tinh xảo, tạo không gian đẹp cho ngôi nhà.
[caption id="attachment_9955" align="aligncenter" width="800"]
Mau Tuong Quan The Am Bo Tat DEP[/caption]
Bài trí tượng Phật trong nhà, đa phần mọi người có ước muốn để cầu bình an, loại trừ
các điều rủi ro, đau khổ, thể hiện lòng thành kính hướng phật.
II. TƯỢNG ĐÁ LA HÁN (LA HÁN ĐÁ)
Tại sao có 18 vị La Hán trong Phật giáo?
Thập Bát La Hán là 18 vị La Hán tu luyện tới cực hạn, vĩnh viễn giải thoát khỏi luân hồi, còn
được gọi là Vô Cực Quả hoặc Giả Vô Học Quả.
Ý nghĩa chức danh La Hán trong Phật giáo
La Hán là đệ tử đắc đạo của Phật, là chính quả có tu hành cao nhất trong Phật giáo. Khi Tu đến
cảnh giới La Hán nghĩa là đã đoạn tận buồn phiền của tam giới, diệt trừ những điều đã thấy,
vĩnh viễn giải thoát luân hồi. Về mặt ý nghĩa, La Hán có thể coi là Vô Cực Quả hoặc Giải Vô
Học Quả, biểu thị đã đạt tới cực điểm, học hết mọi thứ, không có gì không thể học rồi.
Trong Phật giáo La Hán có ba ý nghĩa là Sát Tặc, Ứng Cung và Vô Sanh
“Sát tặc” nghĩa là loại bỏ mọi buồn phiền. Phật giáo dẫn dắt chúng sinh thoát khỏi mê muội,
vọng tưởng, nghi hoặc, bởi nó chính là nguyên nhân gây nhiễu loạn nội tâm thanh tĩnh, trở ngại
chi tu hành, mang tới tình cảm tai hại. La Hán diệt bỏ mối họa này.
“ Ứng cung” gọi là chính quả La Hán, đã đoạn diệt với tất cả những nguyên nhân có thể dẫn tới
sinh tử lưu chuyển, cả người thanh tĩnh, được trời cung dưỡng.
“Vô sanh”nghĩa là La Hán đã tiến vào cảnh giới Niết Bàn vĩnh hằng bất biến, không cần bước
vào luân hồi sinh tử, là cảnh giới bất sinh bất diệt.
Các vị La Hán xuất hiện khá sớm, chủ yếu là căn cứ vào sáng tác “Đại A La Hán Nan Đề Mật
Đa La sở thuyết pháp trú ký” của Đường Đại Huyền Trang. Trong đó đề cập 16 vị La Hán là đệ
tử được Phật cử ở lại nhân gian, không vào cõi Niết Bàn, được chúng sinh cung dưỡng để bảo vệ
Phật hiệu.
Khi thuyết về 18 vị La Hán hưng khởi, người ta lý giải ý nghĩa của con số 18 là vì số 9 là số
may mắn, bội số của 9 là 18 cũng là một con số rất tốt lành. Vì thế nên có 18 vị La Hán chứ
không phải 16 vị. Thực chất, mọi con số trong Phật giáo đều chỉ mang tính chất ước lệ tương
trưng, hầu như không có căn cứ chính xác.
Qua các thời kì, nhiều dị bản về 18 vị La Hán xuất hiện, lưu truyền và được bổ sung nên tên gọi
cùng sự tích, vị trí xuất hiện của các vị không đồng nhất. Ghi chép sớm nhất về 18 vị La Hán là
của Tô Đông Pha người Bắc Tống, Trung Quốc. Tô gia chuyên tâm hướng Phật, quy về làm đệ
tử cửa Phật, cùng với một vị đại sư vẽ ra Thập Bát La Hán thư, sau này lần lượt có nhiều sự thay
đổi, bổ sung, thêm bớt hoán vị nhưng quy chung lại vẫn là cốt lõi tinh thần từ tác phẩm này.
Giới thiệu 18 vị La Hán trong Phật giáo
Xin giới thiệu 18 vị La Hán theo dị bản gần nhất, phổ biến nhất.
1. Tân Đầu Lô Tôn Giả – Tọa Lộc La Hán, người cưỡi nai tiến vào hoàng cung khuyên bảo
Quốc vương học Phật tu hành.
Vị A La Hán cỡi nai. xuất thân dòng Bà-la-môn, là một đại thần danh tiếng của vua Ưu Điền.
Ngài chợt quyết định xuất gia nên rời bỏ triều đình vào rừng núi nỗ lực tu tập, sau khi chứng
Thánh quả cưỡi hươu về triều khuyến hóa vua, nhân đó được tặng danh hiệu La Hán Tọa
Lộc ( La Hán Cưỡi Hươu).
[caption id="attachment_9962" align="aligncenter" width="800"]
1 Tuong La Han Da[/caption]
Nhận dạng ra Ngài, các vệ sĩ trở vào bẩm trình với vua. Nhà vua bèn đích thân ra nghinh tiếp
Ngài, và nói rằng Ngài có thể trở về làm quan như xưa nếu muốn. Ngài từ chối và nói rằng Ngài
trở về để khuyến khích nhà vua xuất gia. Đàm luận một hồi lâu và đưa ra những ví dụ về sự tạo
nghiệp của xác thân cũng như lòng tham, cuối cùng nhà vua nghe theo Ngài, nhường ngôi cho
thái tử, mà xuất gia.
Ngài là một trong những đại đệ tử của Phật. Ngài có âm thanh hùng hồn như sư tử rống, dẹp tan
luận nghị ngoại đạo, xiển dương chánh pháp. Tuy nhiên, yếu điểm của Ngài là hiển hiện những
thần thông trước tất cả mọi người, và đôi khi với những mục đích không lợi lạc. Theo Kinh Tạp
A Hàm 23, lần nọ con gái ông trưởng giả Cấp Cô Độc thỉnh Phật và chư Thánh Tăng đến xứ Phú
Lâu Na Bạt Đà Na thọ trai. Các vị Thánh Tăng đều dùng thần thông bay trên hư không mà đến,
còn Tôn Giả thì dùng sức thần thông hiệp các núi lớn lại đến thọ thỉnh, nên bị đức Thế Tôn quở
phạt ở lại đời để hộ trì chánh Pháp, không được nhập Niết Bàn. Lần khác, theo những sự ghi lại
trong Kinh tạng Pali và tạng Luật, để thị hiện thần thông, Ngài bay lên hư không, lấy một bình
bát bằng gỗ chiên đàn trên một cột cây cao, rồi bay lơ lững trên đầu của những người kính mộ
một hồi lâu. Việc này khiến đức Phật quở trách Ngài, và cấm dùng bình bát bằng gỗ trầm hương.
Vào dịp đó, đức Phật quở phạt Ngài rằng không được nhập Niết Bàn mà phải ở lại cõi Ta Bà để
hộ trì Phật pháp cho đến khi Phật Di Lặc ra đời. Tuy nhiên, đôi khi Ngài cũng thị hiện thần
thông vì mục đích tốt, như dùng thần thông để cảm hóa một bà chưa tin chánh Pháp.
Tôn giả Tân Đầu Lô là một vị La Hán rất gần gũi nhân gian, Pháp Trụ Ký xếp Ngài là vị La
Hán thứ nhất, thường cùng 1.000 vị A La Hán trụ ở Tây Ngưu Hóa Châu.
2. Già La Già Phạt Tha Tôn Giả – Khánh Hỷ La Hán, Hoan Hỷ La Hán, biết tất cả các pháp
thiện ác, phân biệt mọi tốt xấu trên thế gian. Trước đây rất lâu, ở thời kì Ấn Độ cổ đại là một nhà
hùng biện, lúc người biện luận thường mang theo nụ cười, nên mới gọi là Hoan Hỷ.
[caption id="attachment_9964" align="aligncenter" width="800"]
2 Tuong La Han Da Khanh Hy[/caption]
Đức Phật thường khen Ngài là vị La Hán phân biệt thị phi rõ ràng nhất. Khi chưa xuất gia Ngài
là người rất tuân thủ khuôn phép, giữ gìn từ lời nói đến hành động, một ý nghĩ xấu cũng không
cho phát khởi. Sau khi xuất gia, Ngài càng nỗ lực tinh tấn tu tập, nhờ thiện căn sâu dày Ngài
chứng quả A La Hán rất mau.
Ngài thường đi du hóa khắp nơi với gương mặt tươi vui và dùng biện tài thuyết pháp để chiêu
phục chúng sanh. Thấy mọi người thường vô ý tạo nhiều nghiệp ác hằng ngày, tương lai bị quả
khổ địa ngục nên khi thuyết pháp Ngài thường xiển minh giáo lý nhân quả thiện ác, giúp chúng
sanh phân biệt rõ ràng để sửa đổi. Một lần nọ đi ngang qua thôn trang, thấy một gia đình đang
giết vô số trâu dê gà vịt để làm lễ mừng thọ. Ngài ghé lại, thuyết giảng một hồi về phương pháp
chúc thọ, về cách mừng sinh nhật để được sống lâu hạnh phúc, đền đáp ơn sinh thành. Ngài dạy
rằng, ngày sinh nhật là ngày khó khăn khổ nhọc của mẹ, nên phận làm con không được ăn uống
vui chơi, trái lại nên tịnh tâm suy niệm ân đức cha mẹ, quyết chí tu tập thành tựu đạo nghiệp.
Bằng cách giảng dạy chân thật, Tôn giả suốt đời như ngọn hải đăng đem ánh sáng Phật pháp soi
rọi nhân sinh.
Theo Pháp Trụ Ký, Ngài là vị La Hán thứ hai, thường cùng 500 vị A La Hán trụ tại nước Ca-
thấp-di-la (Kashmir).
3. Già Nặc Già Bạt Ly Noa Đóc Tôn Giả – Cử Bát La Hán, ngụ ở Đông Thắng Thân Châu, vị
giữ bát hóa duyên, khuyến giáo hành giả, hình tượng trong các chùa là vị La Hán trên tay cầm
chiếc bát.
[caption id="attachment_9966" align="aligncenter" width="800"]
3 La Han Cu Bat[/caption]
Ngài là vị Đại đệ tử được đức Phật giao phó giáo hóa vùng Đông Thắng Thần Châu. Quốc vương
nước Tăng-già-la ở Nam Hải không tin Phật pháp, Tôn giả tìm cách hóa độ. Một sớm mai, khi
đang cầm gương soi mặt, quốc vương giật mình kinh sợ vì trong gương không có mặt mình mà
có hình dáng vị đại sĩ Bạch Y. Đây là do phép thần biến của Tôn giả. Theo lời khuyên của quần
thần, nhà vua cho tạc tượng Quan Thế Âm Bồ Tát để thờ phụng và từ đó hết lòng tin Phật.
Tôn giả thường mang một cái bát sắt bên mình khi du hành khất thực, nên được gọi là La Hán
Cử Bát.
Theo Pháp Trụ Ký ngài là vị La Hán thứ ba, thường cùng 600 vị A La Hán trú tại Đông Thắng
Thần Châu.
4. Tô Tần Đà Tôn Giả – Thác Tháp La Hán, ngụ ở Bắc Câu Lô Châu, là vị đệ tử cuối cùng mà
Đức Phật thu nạp, vì thường hoài niệm tới Đức Phật mà trong tay nâng Phật tháp.
Thường ngày, Ngài tu tập rất tinh nghiêm, giúp người nhiệt tình nhưng ít thích nói chuyện. Tôn
giả ít khi đi theo đức Phật ra ngoài, Ngài chỉ ở yên nơi tinh xá đọc sách hoặc quét sân. Có người
phê bình cách nói chuyện của Ngài không hay, đức Phật biết được an ủi: “Này Tô-tần-đà! Nói
chuyện hay hoặc dở không liên quan gì đến vấn đề giác ngộ. Mọi người chỉ cần y theo lời ta dạy
mà thực hành, dù không nói câu nào cũng thành tựu sự giải thoát”.
Đúng thật là Tôn giả hiếm khi lãng phí thời gian vào việc tán gẫu, chỉ dành trọn thời gian tọa
thiền nên chứng quả A La Hán rất sớm.
Vì là một trong những đệ tử cuối cùng của đức Phật, nên đi đâu Ngài cũng cầm ngọn tháp nhỏ
trong bàn tay, để nhớ công đức của đức Thế Tôn cũng như pháp thân của Phật thường trụ, mãi
mãi bất diệt.
Hình tượng Ngài được tạo với bảo tháp thu nhỏ trên tay, tháp là nơi thờ xá lợi Phật, giữ tháp bên
mình là giữ mạng mạch Phật pháp, vì thế Ngài được gọi là La Hán Thác Tháp.
Theo Pháp Trụ Ký, ngài Tô-tần-đà là vị La Hán thứ tư, thường cùng 700 vị A La Hán phần
nhiều trụ ở Bắc Câu Lô Châu.
5. Nặc Cự La Tôn Giả – Tĩnh Tọa La Hán, ngụ ở Nam Thiệm Bộ Châu, còn có tên gọi là Đại
Lực La Hán bởi trong quá khứ ngài là võ sĩ có sức lực vô cùng lớn, có thể di chuyển bất kì vật
nặng nào.
[caption id="attachment_9968" align="aligncenter" width="800"]
5 La Han Tinh Toa[/caption]
Theo truyền thuyết, Ngài thuộc giai cấp Sát-đế-lợi sức mạnh vô song, đời sống chỉ biết có chiến
tranh chém giết. Khi theo Phật xuất gia, Ngài đạt quả A-la-hán trong tư thế tĩnh tọa. Tuy nhiên,
vì xưa kia vốn là một võ sĩ, Ngài vẫn vận dụng sức lực ngay cả những lúc hành thiền. Theo
truyền thuyết, sự gia trì của Ngài rộng khắp xứ Ấn Độ, và được xem là một trong những vị đại đệ
tử của Phật.
Đôi khi, Ngài có hình ảnh của một vị thầy, tay cầm tràng chuỗi, với một chú tiểu đứng cạnh. Tuy
chứng quả A La Hán, Ngài sống đời đơn độc, ít muốn biết đủ, không có đệ tử, và chưa bao giờ
thuyết một bài pháp nào. Ngài chưa từng có thân bịnh, và sống rất lâu.
Theo Pháp Trụ Ký, Tôn giả Nặc-cự-la được xếp vào vị trí La Hán thứ năm, Ngài thường cùng
800 vị A La Hán trụ ở Nam Thiệm Bộ Châu.
6. Bạt Đà La Tôn Giải – Quá Giang La Hán, là thị giả của Phật, chủ quản việc tắm rửa, ngụ tại
Đam Không La Châu, hiền giả qua sông tựa như chuồn chuồn lướt nước, vô ngã vô thường.
[caption id="attachment_9969" align="aligncenter" width="800"]
6 La Han Qua Giang[/caption]
Tên của Ngài là Bạt-đà-la còn gọi là Hiền, vì mẹ Ngài hạ sanh Ngài dưới cây Bạt-đà, tức là cây
Hiền.
Theo truyền thuyết, Tôn giả rất thích tắm rửa, mỗi ngày tắm từ một đến mười lần, và như vậy rất
mất thời gian đồng thời trễ nải công việc. Chẳng hạn khi mọi người thọ trai, Ngài lại đi tắm, khi
lên ăn thì cơm rau đã hết. Nhiều buổi tối, Ngài lén đi tắm khi mọi người đang tọa thiền. Thậm
chí ngủ nửa đêm cũng thức dậy đi tắm, có khi một đêm tắm năm, sáu lần! Việc này đến tai đức
Phật. Thế Tôn kêu Tôn giả đến bên, chỉ dạy cách tắm rửa thiết thực, nghĩa là ngoài việc tẩy rửa
thân thể còn phải tẩy rửa cấu uế trong tâm, gột sạch các tham sân phiền não để cả thân tâm đều
thanh tịnh.Tiếp nhận lời Phật dạy, Tôn giả hành trì theo ý nghĩa đích thực của việc tắm rửa, siêng
năng gột rửa tâm nên chẳng bao lâu chứng quả A La Hán. Từ đó tắm rửa là một pháp tu hữu
dụng thiết thực mà Tôn giả thường khuyên dạy mọi người. Các tự viện Trung Hoa thường thờ
hình tượng Ngài trong nhà tắm để nhắc nhở ý nghĩa phản tỉnh tư duy.
Theo kinh điển, Ngài vốn là anh em họ và cũng là đại đệ tử của Phật. Ngài là một vị luận sư,
thuyết giảng lời Phật dạy rõ ràng rành mạch. Do đó, Ngài có hình ảnh tay cầm kinh điển để biểu
hiện sự thuyết giảng.
Theo Pháp Trụ Ký, Ngài là vị La Hán thứ sáu, thường cùng 900 vị A La Hán trụ tại Đam-một-
la-châu – Tích Lan hay Nam Dương.
7. Già Lý Già Tôn Giả – Kỵ Tượng La Hán, là thị giả của Phật, ngụ ở tăng Già Đồ Châu, là
người thuần phục thú.
Tên của Ngài là Ca-lý-ca (Kalica), trước khi xuất gia làm nghề huấn luyện voi. Khi Tôn giả
chứng quả A La Hán, đức Phật bảo Ngài nên ở tại quê hương mình (Tích Lan) để ủng hộ Phật
pháp.
[caption id="attachment_9970" align="aligncenter" width="800"]
7 La Han Ky Tuong[/caption]
Ca Lý (Kali) tiếng Phạn nghĩa là voi, và Ca Lý Ca tiếng Phạn nghĩa là nài voi hay người cỡi voi.
Vì loài voi có sức lực mạnh mẽ, nên trong đạo Phật, chúng được biểu trưng cho đại hạnh.
Ngài vốn là một vị chăn voi, nhưng xuất gia, tu đạo chứng quả A La Hán. Để nhớ đến nghề
nghiệp xưa của Ngài, hình ảnh Ngài thường có một con voi đi cùng. Ngoài ra, Ngài còn được gọi
là Sư Tử Vương Kala, rất được vua Tần Bà Sa La kính trọng. Ngài thường có hình ảnh ngồi đọc
kinh hay ngồi thiền, hoặc tay cầm lá cây.
Theo Pháp Trụ Ký, Tôn giả Ca-lý-ca là vị La Hán thứ bảy, cùng với 1.000 vị A La Hán luôn
thường trụ tại Tăng Già Trà Châu (Tích Lan).
8. Đốc La Phật Đa La Tôn Giả – Tiếu Sư La Hán, ngụ ở Bát Thứ Nã Châu, trước kia là thợ săn
bởi vì học Phật mà sau đó không sát sinh, sư tử đến tạ ơn nên có tên này.
[caption id="attachment_9971" align="aligncenter" width="800"]
8 La Han Tieu Su[/caption]
Tương truyền khi còn ở thế tục, Ngài làm nghề thợ săn, thể lực rất tráng kiện, một tay có thể
nâng một con voi, hoặc nắm một con sư tử ném xa hơn 10 mét. Mỗi khi muông thú chạm mặt
Ngài, chúng đều hoảng sợ lánh xa. Sau khi xuất gia, Ngài nỗ lực tu tập, chứng quả La Hán. Lại
có một con sư tử thường quấn quýt bên Ngài, do đó Ngài được biệt hiệu La Hán Tiểu Sư.
Theo Pháp Trụ Ký, ngài là vị La Hán thứ 8, thường cùng 1.100 vị A La Hán trụ ở châu Bát-
thích-noa (Bát Thứ Noa châu)
9. Tuất Bác Già Tôn Giả – Khai Tâm La Hán, trước khi xuất gia là thái giám, ở tại ngôi chùa
nhỏ trong núi, cũng có dị bản nói trước đây là một người ăn mày thường cởi trần để tu hành, móc
tim thấy có Phật nên có tên Khai Tâm.
[caption id="attachment_9972" align="aligncenter" width="800"]
9 La Han Khai Tam[/caption]
Hình tượng vạch áo bày ngực để hiển lộ tâm Phật. Ngài tên là Thú-bác-ca (Jivaka). Thú-bác-ca
vốn là một Bà-la-môn nổi danh, nghe nói thân Phật cao một trượng sáu, Thú-bác-ca không tin
nên chặt một cây trúc dài đúng một trượng sáu để đích thân đo Phật. Lạ thay, dù đo bất cứ cách
nào, thân Phật vẫn cao hơn một chút. Thú-bác-ca tìm một cây thang dài rồi leo lên thang đo lại,
kết quả cũng vậy. Đo đến mười mấy lần, không còn cây thang nào dài hơn mà thân Phật vẫn cao
hơn. Lúc này ông thiệt tình khâm phục và xin quy y làm đệ tử.
Sau khi xuất gia, trải qua bảy năm khổ hạnh, Ngài chứng quả A La Hán. Vì muốn kỷ niệm nhân
duyên đo Phật mà xuất gia ngộ đạo, Ngài lấy cây sào lúc trước, đi đến chỗ cũ nói:– Nếu Phật
pháp là chân lý ngàn đời thì xin cây sào này mọc lại và sinh trưởng ở đây.
Nói xong, Ngài cắm cây sào xuống đất. Cây sào bỗng nẩy chồi ra lá. Thời gian sau từ chỗ đó
mọc lên một rừng trúc tốt tươi lan rộng cả vùng, người ta gọi nơi ấy là Trượng Lâm.
Theo Pháp Trụ Ký, ngài Thú-bác-ca là vị La Hán thứ chín, thường cùng 900 vị A La Hán trụ
trong núi Hương Túy.
10. Bán Thác Già Tôn Giả – Thám Thủ La Hán, người sinh ra ở ven đường, sau khi tĩnh tọa
xong thường vươn tay duỗi người nên gọi là Thám Thủ.
Theo truyền thuyết, Ngài là một hoàng tử của tiểu quốc Kintota. Khi xuất gia, Ngài thích ngồi
thiền bán già. Khi thức dậy, Ngài thường giơ tay lên và thở một hơi thở ra dài, nên được gọi
là Thám Thủ La Hán ( vị A La Hán Giơ Tay).
[caption id="attachment_9973" align="aligncenter" width="800"]
10 La Han Tham Thu[/caption]
Tương truyền hai anh em đều sanh ở bên đường, khi mẫu thân trở về quê ngoại sinh nở theo
phong tục Ấn Độ. Ngài là anh của vị A La Hán Châu-lợi-bàn-đặc (bàn đà). Cả hai anh em cùng
được sanh ra ở trên đường, nên được gọi là Đại Lộ Biên Sanh hay Đạo Sanh. Ngài vốn là con
của một người dòng Bà La Môn ở thành Xá Vệ, Trung Ấn Độ. Ngài giỏi về các môn thư toán,
xướng tụng, bốn minh, sáu tác, v.v… đầy đủ trí huệ, có 500 đồng tử theo học. Về sau Ngài được
nghe Phật thuyết pháp mà xuất gia tu tập, chẳng bao lâu chứng quả A La Hán. Ngài là một trong
những vị đại đệ tử của Phật. Ngài có khả năng giải thích những điều nghi ngờ khó khăn trong
hàng Thanh Văn, và có thần thông diệu dụng phi thường. Ngài có thể đi ngang qua các vật cứng,
bay trên hư không, trên thân phát ra lửa hay nước tùy ý. Ngài có thể hóa thân nhỏ dần cho đến
không còn gì nữa. Đôi khi đức Phật bảo Ngài dùng thần thông để điều phục và bắt các vua rồng
dữ bỏ vào bình bát. Theo kinh Tăng Nhất A Hàm 3, do sức ẩn hiện tự tại, Ngài được gọi là Tỳ
Kheo Bàn Thố”.
Bán-thác-ca lớn lên là một thanh niên trí thức, nhân mỗi khi theo ông ngoại đi nghe Phật thuyết
pháp, bèn có ý định xuất gia. Được gia đình chấp thuận, Ngài gia nhập Tăng đoàn, trở thành một
vị Tỳ-kheo tinh tấn dõng mãnh, chẳng bao lâu chứng quả A-la-hán. Nhớ đến em mình là Châu-
lợi-bàn-đặc, Ngài trở về hướng dẫn em xuất gia. Rất tiếc, thời gian đầu thấy em mình quá dốt
nên Ngài khuyên em hoàn tục. Đó cũng là vì tình thương và trách nhiệm nên Tôn giả đối xử như
thế, hoàn toàn không phải giận ghét.Về sau, khi Châu-lợi-bàn-đặc chứng Thánh quả, chính Tôn
giả Bán-thác-ca là người mừng hơn ai hết. Cả hai anh em dẫn nhau về pháp đường, đại chúng
cảm động tán thán ngợi khen. Đức Phật dạy: “Này Bán-thác-ca và Châu-lợi-bàn-đặc, khó ai được
như hai anh em các ông, vừa cùng xuất gia học đạo, vừa tận trừ phiền não lậu hoặc, chứng quả
A-la-hán. Sau này hai ông nên đồng tâm hiệp lực lưu lại nhân gian để hoằng dương Phật pháp”.
Hai tôn giả vâng lời Phật nên thường tùy hỷ hóa độ chúng sanh.
Theo Pháp Trụ Ký, Tôn giả Bán-thác-ca là vị La Hán thứ mười, Ngài thường cùng 1.100 vị A
La Hán trụ ở Tất-lợi-dương-cù-châu.
11. Hầu La Tôn Giả – Trầm Tư La Hán, con trai ruột của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, xuất
gia trở thành một trong 10 đại đệ tử, được xưng là Mật Hành đệ nhất, ngụ ở Dương Cù Châu, đạo
hạnh Phật hiệu ở vị trí hàng đầu.
[caption id="attachment_9974" align="aligncenter" width="800"]
11 La Han Khoai Nhi[/caption]
Theo truyền thuyết, Ngài sanh ra vào lúc nguyệt thực, nên có tên là Chướng Nguyệt. Ngài là một
trong mười đại đệ tử của Phật, và là vị hành mật hạnh bậc nhất. Cha Ngài là thái tử Tất Đạt Đa,
tức là đức Phật sau này. Mẹ Ngài là công chúa Da Du Đà La. Theo kinh Vị Tằng Hữu Thuyết
Nhân Duyên, đức Phật thành đạo sau sáu năm mới trở về thành Ca Tỳ La Vệ, độ cho Ngài xuất
gia thọ giới. Ngài Xá Lợi Phất làm Hòa Thượng, còn ngài Mục Kiền Liên làm A Xà Lê. Ngài là
vị Sa Di đầu tiên trong giáo đoàn của Phật. Lúc còn làm Sa Di, Ngài làm những chuyện không
đúng pháp, nên được Phật răn dạy phải nghiêm giữ giới luật, tinh tấn tu hành, rồi sau này chứng
quả A La Hán.
Sau khi theo Phật xuất gia, nhờ sự giáo dưỡng của Thế Tôn, Ngài bỏ dần tập khí vương giả và
thói xấu trêu ghẹo người, nỗ lực tu tập để chứng Thánh quả. Ngài luôn khiêm cung nhẫn nhục,
không thích tranh cãi hơn thua, phòng của mình bị người chiếm ở, Ngài lẳng lặng dời vào nhà xí
ngủ qua đêm. Đi khất thực bị bọn côn đồ ném đá trúng đầu chảy máu, Ngài lặng lẽ đến bờ suối
rửa sạch rồi tự tay băng bó. Tín chủ cúng cho Ngài một tịnh thất, ít lâu sau đòi lại đem cúng
người khác, Ngài cũng bình thản? dọn ra khỏi phòng.
Sau khi chứng quả A La Hán, Ngài vẫn lặng lẽ tu tập. Đức Phật khen tặng Ngài là Mật hạnh đệ
nhất và chọn Ngài vào trong số 16 La-hán lưu lại nhân gian. Với đức tánh lặng lẽ, Ngài được
tặng danh hiệu La Hán Trầm Tư. Theo Pháp Trụ Ký, Ngài là vị La Hán thứ mười một,
thường cùng 1.100 vị A La Hán trụ ở Tất-lợi-dương-cù châu.
12. Na Già Tê Na Tôn Giả – Khoái Nhĩ La Hán, ngũ ở sườn núi non rộng rãi, tai lớn để nghe
mọi chuyện, giữ lòng thanh tịnh.
Ngài sinh trưởng ở miền Bắc Ấn là bậc La Hán nổi tiếng về tài biện luận.
[caption id="attachment_9975" align="aligncenter" width="800"]
12 La Han Tram Tu[/caption]
Ngài sống vào cuối thế kỷ thứ hai trước Tây lịch. Ngài sanh vào dòng Bà La Môn ở thôn Yết
Đăng Yết La (Kajangala) miền Trung Ấn. Ban đầu, Ngài theo học giáo nghĩa Phệ Đà, nhưng
cảm nhận sâu sắc rằng rất ít thấy những điều thiện trong giáo nghĩa Bà La Môn, nên đến cầu học
với tôn giả Lâu Hán (Rohana), rồi xuất gia, tu học luận tạng và 7 bộ A Tỳ Đàm,
Đương thời Ngài đến xứ Xá Kiệt (Sagala), trụ trì chùa Tiết Để Ca gặp lúc vua Di-lan-đà cai trị,
nhà vua là người Hy Lạp vốn chuộng biện thuyết. Nghe tiếng tôn giả Na Tiên là bậc bác học đa
văn nên nhà vua đích thân phỏng vấn. Cuộc vấn đạo giữa bậc đế vương và bậc Tỳ-kheo thoát tục
đã để lại cho chúng ta một tác phẩm bất hủ “Kinh Na Tiên Tỳ Kheo”, mà cả hai tạng Nam truyền
và Bắc truyền đều lưu giữ đến nay. Nhờ sự chỉ dạy của tôn giả Na Tiên mà cuối cùng vua Di-lan-
đà trở thành vị quốc vương anh minh hết lòng ủng hộ Phật pháp.
LĂNG MỘ ĐÁ ĐẸP - ĐÁ MỸ NGHỆ ANH QUÂN
Có chỗ nói ngài Na Tiên chuyên tu về nhĩ căn, tranh tượng của Ngài mô tả vị La-hán đang ngoáy
tai một cách thú vị. Mọi âm thanh vào tai đều giúp cho tánh nghe hiển lộ, rất thường trụ và rất lợi
ích. Từ nhĩ căn viên thông phát triển thiệt căn viên thông, trở lại dùng âm thanh thuyết pháp đưa
người vào đạo, đó là ý nghĩa hình tượng của tôn giả Na Tiên.
Theo Pháp Trụ Ký, Ngài cũng là vị La Hán thứ mười hai, thường cùng 1.200 vị A La Hán trụ
trong núi Bán-độ-ba.
13. Yết Đà Tôn Giả – Bố Đại La Hán, ngụ ở hang núi rộng rãi, trên vai thường cõng một chiếc
túi vải, thường mở miệng cười lớn.
Tên của Ngài là Nhân-yết-đà Nhân-kiệt-đà (Angada). Theo truyền thuyết Ngài là người bắt rắn ở
Ấn Độ, xứ này nhiều rắn độc hay cắn chết người, Ngài bắt chúng, bẻ hết những răng nanh độc
rồi phóng thích lên núi. Hành động ấy phát xuất bởi lòng từ cao độ, nên Ngài được xem như biểu
trưng của từ bi. Sau khi đắc đạo, Ngài thường mang một túi vải bên mình để đựng rắn, cũng
trùng hợp như Hòa thượng Bố Đại ở Trung Hoa.
[caption id="attachment_9976" align="aligncenter" width="800"]
13 La Han Bo Dai[/caption]
Theo Pháp Trụ Ký, Ngài là vị La Hán thứ mười ba, thường cùng 1.300 vị A La Hán trụ trong
núi Quảng Hiếp.
14. Phạt Na Bà Tư Tôn Giả – Ba Tiêu La Hán, ngụ ở trong núi, sau khi xuất gia thương ngồi
dưới cây ba tiêu tu hành, một ngày tu thành chính quả nên có tên đó.
Tên của Ngài là Phạt-na-bà-tư (Vanavāsin). Theo truyền thuyết, khi mẹ Ngài vào rừng viếng
cảnh, mưa to dữ dội và bà hạ sanh Ngài trong lúc ấy. Sau khi xuất gia với Phật, Ngài thích tu tập
trong núi rừng, thường đứng dưới các cây chuối nên còn được gọi là La Hán cây chuối ( La
Hán Ba Tiêu).
[caption id="attachment_9977" align="aligncenter" width="800"]
14 La Han Ba Tieu[/caption]
Theo Pháp Trụ Ký, tôn giả Phạt-na-bà-tư là vị La Hán thứ mười bốn, ngài và 1.400 vị A La
Hán thường ở trong núi Khả Trụ.
15. A Thị Đa Tôn Giả – Trường Mi La Hán, là thị giả của Phật cùng với Kỵ Tượng La Hán,
ngụ ở đỉnh núi Linh Thứu, khi sinh ra đời có hàng lông mày dài nên gọi tên Trường Mi.
[caption id="attachment_9978" align="aligncenter" width="800"]
15 La Han Truong Mi[/caption]
Tên của Ngài là A-thị-đa (Ajita) thuộc dòng Bà-la-môn nước Xá-vệ. Theo truyền thuyết khi Ngài
mới sanh ra đã có lông mày dài rủ xuống, điều báo hiệu kiếp trước Ngài là một nhà sư. Sau khi
theo Phật xuất gia, Ngài phát triển thiền quán và chứng A La Hán.
Ngài cũng là một trong những thị giả Phật, khi chứng quả xong vẫn thường du hóa trong dân
gian. Đã hơn 2.000 năm, nhưng tại Ấn Độ vẫn tin rằng tôn giả A-thị-đa còn đang trị bệnh cho
người hay tọa thiền trên núi.
Pháp Trụ Ký xếp Ngài là vị La Hán thứ mười lăm, thường cùng 1.500 A La Hán trụ trong
Linh Thứu Sơn.
16.Chú Đồ Thác Già Tôn Giả – Kháng Môn La Hán, là em của Bán Thác Già Tôn Giả, là
người tận trung với cương vị công tác.
[caption id="attachment_9979" align="aligncenter" width="800"]
16 La Han Khang Mon[/caption]
QUÝ KHÁCH THAM KHẢO THÊM:
16 LĂNG MỘ ĐÁ, MỘ ĐÁ ĐẸP ANH QUÂN
Tên của Ngài là Chú-trà-bán-thác-ca, hay Châu-lợi-bàn-đặc (Cullapatka). Truyền thuyết Phật
giáo nhắc đến Ngài như một tấm gương cần cù nhẫn nại. Vì không thông minh như anh nên khi
xuất gia Ngài không tiếp thu được Phật pháp, kể cả xếp chân ngồi thiền cũng không xong. Về
sau được sự chỉ dạy lân mẫn của Thế Tôn, Ngài thực hành pháp môn quét rác với cây chổi trên
tay. Nhờ sự kiên trì, dốc tâm thực hành lời dạy của Phật, quét sạch mọi cấu uế bên trong lẫn bên
ngoài, Ngài đã chứng Thánh quả.
Theo Pháp Trụ Ký, Tôn giả là vị La Hán thứ mười sáu, cùng với 1.600 vị A La Hán thường trú
tại núi Trì Trục.
17. Già Diệp Tôn Giả – Hàng Long La Hán, thời Ấn Độ cổ đại Long Vương lén lấy kinh Phật,
ngài đi đánh hàng Long Vương để lấy lại, lập công lớn nên có tên Hàng Long.
[caption id="attachment_9980" align="aligncenter" width="800"]
17 La Han Hang Long[/caption]
Ngài tên là Nan-đề-mật-đa-la (Nandimitra), Trung Hoa dịch Khánh Hữu, ra đời sau Phật diệt độ
800 năm, cư trú tại nước Sư Tử.
Ngài là vị Đại La-hán thần thông quảng đại, đạo hạnh trang nghiêm. Tương truyền có một lần cả
đảo Sư Tử bị Long Vương dâng nước nhận chìm, Tôn giả ra tay hàng phục rồng nọ và được tặng
hiệu La Hán Hàng Long. Khi Ngài sắp thị tịch, mọi người buồn thương lo sợ vì thế gian sẽ
không còn bậc La-hán. Ngài cho biết có 16 vị La-hán vâng lệnh Phật lưu trụ cõi Ta-bà để ủng hộ
Phật pháp. Lời dạy của Ngài được ghi chép lại thành bộ “Pháp Trụ Ký”. Nói “Pháp Trụ Ký”
xong, tôn giả Khánh Hữu bay lên không trung hóa hiện vô số thần biến, rồi dùng chơn hỏa tam-
muội thiêu thân. Xá lợi ngũ sắc rơi xuống như mưa, mọi người tranh nhau lượm mang về tôn thờ
cúng dường.Tuy đã thiêu thân, nhưng Tôn giả không rời nước Sư Tử, Ngài bay về động đá trên
núi để tọa thiền. Thời gian thoáng chốc đã hơn 400 năm, khi Tôn giả xuất định Ngài ôm bát
xuống núi khất thực thì thấy phong cảnh đã đổi khác. Ngài nhẫm tính lại và khám phá ra mình đã
tọa thiền hơn 400 năm bèn bật cười ha hả. Sau đó Ngài thường xuất hiện khắp nơi, khi thì trì bát,
lúc thì giảng kinh… Mọi người vẫn còn tin rằng Ngài vĩnh viễn không rời thế gian mà luôn luôn
cùng 16 vị La Hán kia tiếp tục hoằng hóa.
* Dị bản: Tôn giả Nan-đề-mật-đa-la là vị La Hán thứ 17, do mọi người tưởng nhớ công ơn Ngài
nói ra Pháp Trụ Ký.
18. Di Lặc Tôn Giả – Phục Hổ La Hán, truyền thuyết xưa có con hổ thường qua lại ngoài miếu
nơi ngài tu hành, ngài bèn mang cơm chay cho con hổ ăn, thuần phục nó nên gọi tên Phục Hổ.
[caption id="attachment_9981" align="aligncenter" width="792"]
18 La Han Phuc Ho[/caption]
Tên của Ngài là Đạt-ma-đa-la (Dharmatrāta) hay còn gọi TẦN ĐẦU LA ( PHỤC HỔ LA
HÁN), người ở núi Hạ Lan tỉnh Cam Túc. Thuở nhỏ Đạt-ma-đa-la đến chùa, rất thích chiêm
ngưỡng hình tượng 16 vị La Hán thờ trong điện. Sư phụ cũng hay kể cho cậu bé nghe những
chuyện thần kỳ của các vị La-hán, dần dần trong tánh linh trẻ thơ in đậm hình ảnh các Ngài,
thậm chí khi ngủ cũng mơ thấy.
Một hôm trong khi đang chiêm lễ, Đạt-ma-đa-la bỗng thấy các hình tượng La-hán cử động, vị thì
quơ tay, vị thì chớp mắt như người thật. Ngỡ mình hoa mắt, Đạt-ma-đa-la định thần nhìn kỹ lại,
lần này thấy rõ hơn, một số vị còn cười tươi tắn. Từ đó Đạt-ma-đa-la càng thêm siêng năng lễ
kỉnh, và ngày nào cũng được chứng kiến các kỳ tích cảm ứng. Đạt-ma-đa-la theo hỏi một vị La-
hán cách tu tập để được trở thành La-hán. Ngài chỉ dạy cậu nên siêng năng tọa thiền, xem kinh,
làm các việc thiện. Đạt-ma-đa-la phát tâm tu hành, thực hiện lời dạy của bậc La-hán nên chẳng
bao lâu chứng quả.Thành một A-la-hán thần thông tự tại, Ngài thường du hóa trong nhân gian,
giảng kinh thuyết pháp, gặp tai nạn liền ra tay cứu giúp. Tôn giả ba lần thu phục một con hổ dữ
đem nó về núi cho tu, Lúc vào chùa tu tập trong núi rừng, Ngài nghe tiếng hổ gầm mỗi ngày. Vì
nghĩ rằng hổ có lẽ đói khát, nên phải cho ăn chay, bằng không thì chúng sẽ ăn thịt người, Ngài đi
xin cơm của tăng chúng rồi bỏ cơm vào thúng, để ngoài tu viện. Con hổ đó đến ăn cơm vào mỗi
buổi tối, và chẳng bao lâu, Ngài điều phục được nó đi đâu thì dẫn theo. Vì vậy bên cạnh hình
tượng Ngài người ta vẽ thêm một con hổ, Ngài thành danh La Hán Phục Hổ.
La Hán Hàng Long và La Hán Phục Hổ là hai vị được đưa thêm vào danh sách Thập Lục La
Hán, để trở thành một truyền thuyết vĩnh viễn về 18 Vị La Hán được tôn thờ.
18 vị La Hán đạt tới cảnh giới bất sinh bất diệt, được người người cung dưỡng, có thể cắt đứt tất
cả cảm xúc nhiễu loạn tu hành. Hiện nay trong các chùa thường đặt tượng 18 vị La Hán với tạo
hình tương ứng với truyền thuyết.
Điêu khắc Tượng 18 Vị La Hán ở đâu tốt nhất
ĐÁ MỸ NGHỆ ANH QUÂN - Đơn vị, gia công, điêu khắc TƯỢNG ĐÁ, TƯỢNG PHẬT ĐÁ,
TƯỢNG PHẬT CÔNG GIÁO ĐÁ CHẤT LƯỢNG - UY TÍN hàng đầu tại Việt Nam hiện nay.
Chi tiết Quý khách liên hệ: Nghệ nhân trẻ Anh Quân - 0915.895.699

More Related Content

What's hot

Chơn Tâm Trực Thuyết (Thích Đắc Pháp)
Chơn Tâm Trực Thuyết (Thích Đắc Pháp)Chơn Tâm Trực Thuyết (Thích Đắc Pháp)
Chơn Tâm Trực Thuyết (Thích Đắc Pháp)Phật Ngôn
 
Vạn Thiện Đồng Quy Tập (Diên Thọ)
Vạn Thiện Đồng Quy Tập (Diên Thọ)Vạn Thiện Đồng Quy Tập (Diên Thọ)
Vạn Thiện Đồng Quy Tập (Diên Thọ)Phật Ngôn
 
Sau khi cầu đạo đừng quên đi tam bảo và tu đạo
Sau khi cầu đạo đừng quên đi tam bảo và tu đạoSau khi cầu đạo đừng quên đi tam bảo và tu đạo
Sau khi cầu đạo đừng quên đi tam bảo và tu đạoHoàng Lý Quốc
 
Minh Đức Tân Dân Tiến Tu Lục
Minh Đức Tân Dân Tiến Tu LụcMinh Đức Tân Dân Tiến Tu Lục
Minh Đức Tân Dân Tiến Tu LụcVàng Cao Thanh
 
Lợi ích của việc thường trở về phật đường
Lợi ích của việc thường trở về phật đườngLợi ích của việc thường trở về phật đường
Lợi ích của việc thường trở về phật đườngHoàng Lý Quốc
 
Hoạt ngục hiện hình ký
Hoạt ngục hiện hình kýHoạt ngục hiện hình ký
Hoạt ngục hiện hình kýHoàng Lý Quốc
 
Phố khuyến Đạo Hữu Tịnh Độ trì tụng Kinh Địa Tạng
Phố khuyến Đạo Hữu Tịnh Độ trì tụng Kinh Địa TạngPhố khuyến Đạo Hữu Tịnh Độ trì tụng Kinh Địa Tạng
Phố khuyến Đạo Hữu Tịnh Độ trì tụng Kinh Địa TạngNhân Quả Luân Hồi
 
Lăng mộ đá ĐẸP Trung Kiên 2020 - Các nghi lễ thờ cúng ở Chùa, Đình, Miếu thờ,...
Lăng mộ đá ĐẸP Trung Kiên 2020 - Các nghi lễ thờ cúng ở Chùa, Đình, Miếu thờ,...Lăng mộ đá ĐẸP Trung Kiên 2020 - Các nghi lễ thờ cúng ở Chùa, Đình, Miếu thờ,...
Lăng mộ đá ĐẸP Trung Kiên 2020 - Các nghi lễ thờ cúng ở Chùa, Đình, Miếu thờ,...duongva vn
 
Quần tiên gia ngôn lục
Quần tiên gia ngôn lụcQuần tiên gia ngôn lục
Quần tiên gia ngôn lụcHoàng Lý Quốc
 
Kinh Phật Thuyết Đại Bát Nê Hoàn Phẩm thứ 13
Kinh Phật Thuyết Đại Bát Nê Hoàn Phẩm thứ 13Kinh Phật Thuyết Đại Bát Nê Hoàn Phẩm thứ 13
Kinh Phật Thuyết Đại Bát Nê Hoàn Phẩm thứ 13Phật Ngôn
 
Nhân quả thời đại khoa học
Nhân quả thời đại khoa họcNhân quả thời đại khoa học
Nhân quả thời đại khoa họcHoàng Lý Quốc
 
Kinh Phật Đảnh Thủ Lăng Nghiêm Quyển 2
 Kinh Phật Đảnh Thủ Lăng Nghiêm Quyển 2 Kinh Phật Đảnh Thủ Lăng Nghiêm Quyển 2
Kinh Phật Đảnh Thủ Lăng Nghiêm Quyển 2Nhân Quả Luân Hồi
 
Nguồn suối trong tâm tánh tập 2
Nguồn suối trong tâm tánh   tập 2Nguồn suối trong tâm tánh   tập 2
Nguồn suối trong tâm tánh tập 2Hoàng Lý Quốc
 
Mẹ từ suối nguồn yêu thương đến chân trời giác ngộ
Mẹ từ suối nguồn yêu thương đến chân trời giác ngộMẹ từ suối nguồn yêu thương đến chân trời giác ngộ
Mẹ từ suối nguồn yêu thương đến chân trời giác ngộtam1984
 
ấN quang pháp sư kết duyên huấn
ấN quang pháp sư kết duyên huấnấN quang pháp sư kết duyên huấn
ấN quang pháp sư kết duyên huấnHoàng Lý Quốc
 
KINH DƯỢC SƯ của HT THÍCH TRÍ QUẢNG
KINH DƯỢC SƯ của HT THÍCH TRÍ QUẢNG KINH DƯỢC SƯ của HT THÍCH TRÍ QUẢNG
KINH DƯỢC SƯ của HT THÍCH TRÍ QUẢNG hoanhi27
 
Ấn Chứng Thảm Trạng Ngày Mạt Kiếp
Ấn Chứng Thảm Trạng Ngày Mạt KiếpẤn Chứng Thảm Trạng Ngày Mạt Kiếp
Ấn Chứng Thảm Trạng Ngày Mạt KiếpPhát Nhất Tuệ Viên
 

What's hot (20)

Chơn Tâm Trực Thuyết (Thích Đắc Pháp)
Chơn Tâm Trực Thuyết (Thích Đắc Pháp)Chơn Tâm Trực Thuyết (Thích Đắc Pháp)
Chơn Tâm Trực Thuyết (Thích Đắc Pháp)
 
Vạn Thiện Đồng Quy Tập (Diên Thọ)
Vạn Thiện Đồng Quy Tập (Diên Thọ)Vạn Thiện Đồng Quy Tập (Diên Thọ)
Vạn Thiện Đồng Quy Tập (Diên Thọ)
 
Sau khi cầu đạo đừng quên đi tam bảo và tu đạo
Sau khi cầu đạo đừng quên đi tam bảo và tu đạoSau khi cầu đạo đừng quên đi tam bảo và tu đạo
Sau khi cầu đạo đừng quên đi tam bảo và tu đạo
 
Giới Thiệu Tiên Thiên Đại Đạo
Giới Thiệu Tiên Thiên Đại ĐạoGiới Thiệu Tiên Thiên Đại Đạo
Giới Thiệu Tiên Thiên Đại Đạo
 
Minh Đức Tân Dân Tiến Tu Lục
Minh Đức Tân Dân Tiến Tu LụcMinh Đức Tân Dân Tiến Tu Lục
Minh Đức Tân Dân Tiến Tu Lục
 
Lợi ích của việc thường trở về phật đường
Lợi ích của việc thường trở về phật đườngLợi ích của việc thường trở về phật đường
Lợi ích của việc thường trở về phật đường
 
Hoạt ngục hiện hình ký
Hoạt ngục hiện hình kýHoạt ngục hiện hình ký
Hoạt ngục hiện hình ký
 
Giác lộ chỉ nam
Giác lộ chỉ namGiác lộ chỉ nam
Giác lộ chỉ nam
 
Phố khuyến Đạo Hữu Tịnh Độ trì tụng Kinh Địa Tạng
Phố khuyến Đạo Hữu Tịnh Độ trì tụng Kinh Địa TạngPhố khuyến Đạo Hữu Tịnh Độ trì tụng Kinh Địa Tạng
Phố khuyến Đạo Hữu Tịnh Độ trì tụng Kinh Địa Tạng
 
Lăng mộ đá ĐẸP Trung Kiên 2020 - Các nghi lễ thờ cúng ở Chùa, Đình, Miếu thờ,...
Lăng mộ đá ĐẸP Trung Kiên 2020 - Các nghi lễ thờ cúng ở Chùa, Đình, Miếu thờ,...Lăng mộ đá ĐẸP Trung Kiên 2020 - Các nghi lễ thờ cúng ở Chùa, Đình, Miếu thờ,...
Lăng mộ đá ĐẸP Trung Kiên 2020 - Các nghi lễ thờ cúng ở Chùa, Đình, Miếu thờ,...
 
Quần tiên gia ngôn lục
Quần tiên gia ngôn lụcQuần tiên gia ngôn lục
Quần tiên gia ngôn lục
 
Kinh Phật Thuyết Đại Bát Nê Hoàn Phẩm thứ 13
Kinh Phật Thuyết Đại Bát Nê Hoàn Phẩm thứ 13Kinh Phật Thuyết Đại Bát Nê Hoàn Phẩm thứ 13
Kinh Phật Thuyết Đại Bát Nê Hoàn Phẩm thứ 13
 
Nhân quả thời đại khoa học
Nhân quả thời đại khoa họcNhân quả thời đại khoa học
Nhân quả thời đại khoa học
 
Kinh Phật Đảnh Thủ Lăng Nghiêm Quyển 2
 Kinh Phật Đảnh Thủ Lăng Nghiêm Quyển 2 Kinh Phật Đảnh Thủ Lăng Nghiêm Quyển 2
Kinh Phật Đảnh Thủ Lăng Nghiêm Quyển 2
 
Su Ton Quy Cua Dao
Su Ton Quy Cua DaoSu Ton Quy Cua Dao
Su Ton Quy Cua Dao
 
Nguồn suối trong tâm tánh tập 2
Nguồn suối trong tâm tánh   tập 2Nguồn suối trong tâm tánh   tập 2
Nguồn suối trong tâm tánh tập 2
 
Mẹ từ suối nguồn yêu thương đến chân trời giác ngộ
Mẹ từ suối nguồn yêu thương đến chân trời giác ngộMẹ từ suối nguồn yêu thương đến chân trời giác ngộ
Mẹ từ suối nguồn yêu thương đến chân trời giác ngộ
 
ấN quang pháp sư kết duyên huấn
ấN quang pháp sư kết duyên huấnấN quang pháp sư kết duyên huấn
ấN quang pháp sư kết duyên huấn
 
KINH DƯỢC SƯ của HT THÍCH TRÍ QUẢNG
KINH DƯỢC SƯ của HT THÍCH TRÍ QUẢNG KINH DƯỢC SƯ của HT THÍCH TRÍ QUẢNG
KINH DƯỢC SƯ của HT THÍCH TRÍ QUẢNG
 
Ấn Chứng Thảm Trạng Ngày Mạt Kiếp
Ấn Chứng Thảm Trạng Ngày Mạt KiếpẤn Chứng Thảm Trạng Ngày Mạt Kiếp
Ấn Chứng Thảm Trạng Ngày Mạt Kiếp
 

Similar to Tượng phật đá, Tượng đá Quan Âm, Tượng La Hán Đá, Tượng đá Di lặc

Địa Tạng Bồ tátThánh Đức - Hỏi đáp
Địa Tạng Bồ tátThánh Đức - Hỏi đápĐịa Tạng Bồ tátThánh Đức - Hỏi đáp
Địa Tạng Bồ tátThánh Đức - Hỏi đápNhân Quả Luân Hồi
 
Phat dang 2016
Phat dang 2016Phat dang 2016
Phat dang 2016Lee Ngọc
 
Giảng Kinh Lăng Nghiêm Quyển 2 | Hòa Thượng Tuyên Hóa Giảng | Bản Word
Giảng Kinh Lăng Nghiêm Quyển 2 | Hòa Thượng Tuyên Hóa Giảng | Bản WordGiảng Kinh Lăng Nghiêm Quyển 2 | Hòa Thượng Tuyên Hóa Giảng | Bản Word
Giảng Kinh Lăng Nghiêm Quyển 2 | Hòa Thượng Tuyên Hóa Giảng | Bản WordNhân Quả Luân Hồi
 
Tubitammuoithuysam ngodatquocsu
Tubitammuoithuysam ngodatquocsuTubitammuoithuysam ngodatquocsu
Tubitammuoithuysam ngodatquocsuHung Duong
 
Từ Bi Tam Muội Thủy Sám
Từ Bi Tam Muội Thủy SámTừ Bi Tam Muội Thủy Sám
Từ Bi Tam Muội Thủy SámPhật Ngôn
 
Ấn Quang Pháp Sư Gia Ngôn Lục Tục Biên
Ấn Quang Pháp Sư Gia Ngôn Lục Tục BiênẤn Quang Pháp Sư Gia Ngôn Lục Tục Biên
Ấn Quang Pháp Sư Gia Ngôn Lục Tục BiênGarena Beta
 
Ấn Quang Pháp Sư GIa Ngôn Lục Tục BIên
Ấn Quang Pháp Sư GIa Ngôn Lục Tục BIênẤn Quang Pháp Sư GIa Ngôn Lục Tục BIên
Ấn Quang Pháp Sư GIa Ngôn Lục Tục BIênGarena Beta
 
Ấn Quang Pháp Sư Gia Ngôn Lục Tục Biên
Ấn Quang Pháp Sư Gia Ngôn Lục Tục Biên Ấn Quang Pháp Sư Gia Ngôn Lục Tục Biên
Ấn Quang Pháp Sư Gia Ngôn Lục Tục Biên Phật Ngôn
 
DIỆU PHÁP LIÊN HOA KINH
DIỆU PHÁP LIÊN HOA KINHDIỆU PHÁP LIÊN HOA KINH
DIỆU PHÁP LIÊN HOA KINHĐỗ Bình
 
D oi net ve phat giao
D oi net ve phat giaoD oi net ve phat giao
D oi net ve phat giaoHao Ha
 
Nghi quỹ thực hành Pháp tu Phật Hoàng Trần Nhân Tông
Nghi quỹ thực hành Pháp tu Phật Hoàng Trần Nhân TôngNghi quỹ thực hành Pháp tu Phật Hoàng Trần Nhân Tông
Nghi quỹ thực hành Pháp tu Phật Hoàng Trần Nhân TôngW J
 
Nghi quỹ thực hành Pháp tu Phật Hoàng
Nghi quỹ thực hành Pháp tu Phật HoàngNghi quỹ thực hành Pháp tu Phật Hoàng
Nghi quỹ thực hành Pháp tu Phật HoàngW J
 
Chú giải chu dai bi
Chú giải chu dai biChú giải chu dai bi
Chú giải chu dai biHuong Vo
 
17 9-20-chiêm sát thiện ác nghiệp báo kinh giảng kí quyển hạ
17 9-20-chiêm sát thiện ác nghiệp báo kinh giảng kí quyển hạ17 9-20-chiêm sát thiện ác nghiệp báo kinh giảng kí quyển hạ
17 9-20-chiêm sát thiện ác nghiệp báo kinh giảng kí quyển hạLong NguyenThe
 
Kinh dai bat_niet_ban_-_tue_khai_dich
Kinh dai bat_niet_ban_-_tue_khai_dichKinh dai bat_niet_ban_-_tue_khai_dich
Kinh dai bat_niet_ban_-_tue_khai_dichVu Duc Nguyen
 
Giới thiệu Kim cang thừa.docx
Giới thiệu Kim cang thừa.docxGiới thiệu Kim cang thừa.docx
Giới thiệu Kim cang thừa.docxNguyen Hoang
 
Mật Tông Kim Cang Thừa Chú Giải (Phật Giáo Phạn Hán Việt Chú Ngữ Toàn Thư)
Mật Tông Kim Cang Thừa Chú Giải (Phật Giáo Phạn Hán Việt Chú Ngữ Toàn Thư) Mật Tông Kim Cang Thừa Chú Giải (Phật Giáo Phạn Hán Việt Chú Ngữ Toàn Thư)
Mật Tông Kim Cang Thừa Chú Giải (Phật Giáo Phạn Hán Việt Chú Ngữ Toàn Thư) nataliej4
 

Similar to Tượng phật đá, Tượng đá Quan Âm, Tượng La Hán Đá, Tượng đá Di lặc (20)

Địa Tạng Bồ tátThánh Đức - Hỏi đáp
Địa Tạng Bồ tátThánh Đức - Hỏi đápĐịa Tạng Bồ tátThánh Đức - Hỏi đáp
Địa Tạng Bồ tátThánh Đức - Hỏi đáp
 
phật di lặc là ai.docx
phật di lặc là ai.docxphật di lặc là ai.docx
phật di lặc là ai.docx
 
Phat dang 2016
Phat dang 2016Phat dang 2016
Phat dang 2016
 
Giảng Kinh Lăng Nghiêm Quyển 2 | Hòa Thượng Tuyên Hóa Giảng | Bản Word
Giảng Kinh Lăng Nghiêm Quyển 2 | Hòa Thượng Tuyên Hóa Giảng | Bản WordGiảng Kinh Lăng Nghiêm Quyển 2 | Hòa Thượng Tuyên Hóa Giảng | Bản Word
Giảng Kinh Lăng Nghiêm Quyển 2 | Hòa Thượng Tuyên Hóa Giảng | Bản Word
 
Lời pháp cam lồ.
Lời pháp cam lồ.Lời pháp cam lồ.
Lời pháp cam lồ.
 
Tubitammuoithuysam ngodatquocsu
Tubitammuoithuysam ngodatquocsuTubitammuoithuysam ngodatquocsu
Tubitammuoithuysam ngodatquocsu
 
Từ Bi Tam Muội Thủy Sám
Từ Bi Tam Muội Thủy SámTừ Bi Tam Muội Thủy Sám
Từ Bi Tam Muội Thủy Sám
 
di lặc.docx
di lặc.docxdi lặc.docx
di lặc.docx
 
Ấn Quang Pháp Sư Gia Ngôn Lục Tục Biên
Ấn Quang Pháp Sư Gia Ngôn Lục Tục BiênẤn Quang Pháp Sư Gia Ngôn Lục Tục Biên
Ấn Quang Pháp Sư Gia Ngôn Lục Tục Biên
 
Ấn Quang Pháp Sư GIa Ngôn Lục Tục BIên
Ấn Quang Pháp Sư GIa Ngôn Lục Tục BIênẤn Quang Pháp Sư GIa Ngôn Lục Tục BIên
Ấn Quang Pháp Sư GIa Ngôn Lục Tục BIên
 
Ấn Quang Pháp Sư Gia Ngôn Lục Tục Biên
Ấn Quang Pháp Sư Gia Ngôn Lục Tục Biên Ấn Quang Pháp Sư Gia Ngôn Lục Tục Biên
Ấn Quang Pháp Sư Gia Ngôn Lục Tục Biên
 
DIỆU PHÁP LIÊN HOA KINH
DIỆU PHÁP LIÊN HOA KINHDIỆU PHÁP LIÊN HOA KINH
DIỆU PHÁP LIÊN HOA KINH
 
D oi net ve phat giao
D oi net ve phat giaoD oi net ve phat giao
D oi net ve phat giao
 
Nghi quỹ thực hành Pháp tu Phật Hoàng Trần Nhân Tông
Nghi quỹ thực hành Pháp tu Phật Hoàng Trần Nhân TôngNghi quỹ thực hành Pháp tu Phật Hoàng Trần Nhân Tông
Nghi quỹ thực hành Pháp tu Phật Hoàng Trần Nhân Tông
 
Nghi quỹ thực hành Pháp tu Phật Hoàng
Nghi quỹ thực hành Pháp tu Phật HoàngNghi quỹ thực hành Pháp tu Phật Hoàng
Nghi quỹ thực hành Pháp tu Phật Hoàng
 
Chú giải chu dai bi
Chú giải chu dai biChú giải chu dai bi
Chú giải chu dai bi
 
17 9-20-chiêm sát thiện ác nghiệp báo kinh giảng kí quyển hạ
17 9-20-chiêm sát thiện ác nghiệp báo kinh giảng kí quyển hạ17 9-20-chiêm sát thiện ác nghiệp báo kinh giảng kí quyển hạ
17 9-20-chiêm sát thiện ác nghiệp báo kinh giảng kí quyển hạ
 
Kinh dai bat_niet_ban_-_tue_khai_dich
Kinh dai bat_niet_ban_-_tue_khai_dichKinh dai bat_niet_ban_-_tue_khai_dich
Kinh dai bat_niet_ban_-_tue_khai_dich
 
Giới thiệu Kim cang thừa.docx
Giới thiệu Kim cang thừa.docxGiới thiệu Kim cang thừa.docx
Giới thiệu Kim cang thừa.docx
 
Mật Tông Kim Cang Thừa Chú Giải (Phật Giáo Phạn Hán Việt Chú Ngữ Toàn Thư)
Mật Tông Kim Cang Thừa Chú Giải (Phật Giáo Phạn Hán Việt Chú Ngữ Toàn Thư) Mật Tông Kim Cang Thừa Chú Giải (Phật Giáo Phạn Hán Việt Chú Ngữ Toàn Thư)
Mật Tông Kim Cang Thừa Chú Giải (Phật Giáo Phạn Hán Việt Chú Ngữ Toàn Thư)
 

More from duongva vn

Bể Bạt Nuôi Cá Koi - Mẫu Bể Bạt Nuôi Cá Lắp Ghép.pdf
Bể Bạt Nuôi Cá Koi - Mẫu Bể Bạt Nuôi Cá Lắp Ghép.pdfBể Bạt Nuôi Cá Koi - Mẫu Bể Bạt Nuôi Cá Lắp Ghép.pdf
Bể Bạt Nuôi Cá Koi - Mẫu Bể Bạt Nuôi Cá Lắp Ghép.pdfduongva vn
 
BỂ BƠI MINI - BỂ BƠI TRẺ EM - PHAO BƠI MINI.docx
BỂ BƠI MINI - BỂ BƠI TRẺ EM - PHAO BƠI MINI.docxBỂ BƠI MINI - BỂ BƠI TRẺ EM - PHAO BƠI MINI.docx
BỂ BƠI MINI - BỂ BƠI TRẺ EM - PHAO BƠI MINI.docxduongva vn
 
Lăng mộ đá - Chuẩn bị trước khi an táng, phong thủy huyệt mộ?
Lăng mộ đá - Chuẩn bị trước khi an táng, phong thủy huyệt mộ?Lăng mộ đá - Chuẩn bị trước khi an táng, phong thủy huyệt mộ?
Lăng mộ đá - Chuẩn bị trước khi an táng, phong thủy huyệt mộ?duongva vn
 
Lăng Mộ đá Ninh Bình - Sắm lễ cầu siêu? Lễ cầu siêu như thế nào?
Lăng Mộ đá Ninh Bình - Sắm lễ cầu siêu? Lễ cầu siêu như thế nào?Lăng Mộ đá Ninh Bình - Sắm lễ cầu siêu? Lễ cầu siêu như thế nào?
Lăng Mộ đá Ninh Bình - Sắm lễ cầu siêu? Lễ cầu siêu như thế nào?duongva vn
 
Tổng hợp các Mẫu Cột đá Nhà thờ tổ, Từ đường, Đình, Chùa
Tổng hợp các Mẫu Cột đá Nhà thờ tổ, Từ đường, Đình, ChùaTổng hợp các Mẫu Cột đá Nhà thờ tổ, Từ đường, Đình, Chùa
Tổng hợp các Mẫu Cột đá Nhà thờ tổ, Từ đường, Đình, Chùaduongva vn
 
Chuẩn bị tang lễ - Nghi thức tang lễ cần chuẩn bị gì?
Chuẩn bị tang lễ - Nghi thức tang lễ cần chuẩn bị gì?Chuẩn bị tang lễ - Nghi thức tang lễ cần chuẩn bị gì?
Chuẩn bị tang lễ - Nghi thức tang lễ cần chuẩn bị gì?duongva vn
 
Tổng hợp 20 Mẫu Lăng thờ đá, Xây dựng Lăng thờ đá - Đá mỹ nghệ Phúc An
Tổng hợp 20 Mẫu Lăng thờ đá, Xây dựng Lăng thờ đá - Đá mỹ nghệ Phúc AnTổng hợp 20 Mẫu Lăng thờ đá, Xây dựng Lăng thờ đá - Đá mỹ nghệ Phúc An
Tổng hợp 20 Mẫu Lăng thờ đá, Xây dựng Lăng thờ đá - Đá mỹ nghệ Phúc Anduongva vn
 
Xây dựng Lăng Mộ Đá, Mộ đá cao cấp bậc nhất hiện nay tại Việt Nam
Xây dựng Lăng Mộ Đá, Mộ đá cao cấp bậc nhất hiện nay tại Việt NamXây dựng Lăng Mộ Đá, Mộ đá cao cấp bậc nhất hiện nay tại Việt Nam
Xây dựng Lăng Mộ Đá, Mộ đá cao cấp bậc nhất hiện nay tại Việt Namduongva vn
 
Dịch vụ Thiết kế, xây dựng Lăng mộ đá, mộ đá đẹp nhất năm 2020
Dịch vụ Thiết kế, xây dựng Lăng mộ đá, mộ đá đẹp nhất năm 2020Dịch vụ Thiết kế, xây dựng Lăng mộ đá, mộ đá đẹp nhất năm 2020
Dịch vụ Thiết kế, xây dựng Lăng mộ đá, mộ đá đẹp nhất năm 2020duongva vn
 
Lời phật dạy, sự tái sinh trong quan niệm của Phật - Xây lăng mộ phật giáo An...
Lời phật dạy, sự tái sinh trong quan niệm của Phật - Xây lăng mộ phật giáo An...Lời phật dạy, sự tái sinh trong quan niệm của Phật - Xây lăng mộ phật giáo An...
Lời phật dạy, sự tái sinh trong quan niệm của Phật - Xây lăng mộ phật giáo An...duongva vn
 
Mệnh Thổ, Xây dựng Lăng Mộ Đá, Mộ đá cao cấp cho người mệnh thổ như thế nào h...
Mệnh Thổ, Xây dựng Lăng Mộ Đá, Mộ đá cao cấp cho người mệnh thổ như thế nào h...Mệnh Thổ, Xây dựng Lăng Mộ Đá, Mộ đá cao cấp cho người mệnh thổ như thế nào h...
Mệnh Thổ, Xây dựng Lăng Mộ Đá, Mộ đá cao cấp cho người mệnh thổ như thế nào h...duongva vn
 
Đá mỹ nghệ Phúc An, Lăng Mộ đá đẹp, Cột đá đẹp, Lan can đá cao cấp 2020
Đá mỹ nghệ Phúc An, Lăng Mộ đá đẹp, Cột đá đẹp, Lan can đá cao cấp 2020Đá mỹ nghệ Phúc An, Lăng Mộ đá đẹp, Cột đá đẹp, Lan can đá cao cấp 2020
Đá mỹ nghệ Phúc An, Lăng Mộ đá đẹp, Cột đá đẹp, Lan can đá cao cấp 2020duongva vn
 
Ý nghĩa phong thủy của Lăng mộ đá và mộ đá phong thủy các gia đình nên chú ý ...
Ý nghĩa phong thủy của Lăng mộ đá và mộ đá phong thủy các gia đình nên chú ý ...Ý nghĩa phong thủy của Lăng mộ đá và mộ đá phong thủy các gia đình nên chú ý ...
Ý nghĩa phong thủy của Lăng mộ đá và mộ đá phong thủy các gia đình nên chú ý ...duongva vn
 
Ý nghĩa tâm linh của Cổng đá và các mẫu Cổng đá đẹp cho khu lăng mộ đá và nhà...
Ý nghĩa tâm linh của Cổng đá và các mẫu Cổng đá đẹp cho khu lăng mộ đá và nhà...Ý nghĩa tâm linh của Cổng đá và các mẫu Cổng đá đẹp cho khu lăng mộ đá và nhà...
Ý nghĩa tâm linh của Cổng đá và các mẫu Cổng đá đẹp cho khu lăng mộ đá và nhà...duongva vn
 
Mẫu Thiết kế Lăng Mộ Đá và một số công trình Lăng Mộ Đá đẹp hiện nay
Mẫu Thiết kế Lăng Mộ Đá và một số công trình Lăng Mộ Đá đẹp hiện nayMẫu Thiết kế Lăng Mộ Đá và một số công trình Lăng Mộ Đá đẹp hiện nay
Mẫu Thiết kế Lăng Mộ Đá và một số công trình Lăng Mộ Đá đẹp hiện nayduongva vn
 
Cột đá, Xây dựng Cột đá cho Nhà thờ họ, Từ đường, Đình, Chùa đẹp 2020
Cột đá, Xây dựng Cột đá cho Nhà thờ họ, Từ đường, Đình, Chùa đẹp 2020Cột đá, Xây dựng Cột đá cho Nhà thờ họ, Từ đường, Đình, Chùa đẹp 2020
Cột đá, Xây dựng Cột đá cho Nhà thờ họ, Từ đường, Đình, Chùa đẹp 2020duongva vn
 
Xây dựng Lăng Mộ Đá Đẹp chưa đến 200 triệu đồng của Đá mỹ nghệ Phúc An
Xây dựng Lăng Mộ Đá Đẹp chưa đến 200 triệu đồng của Đá mỹ nghệ Phúc AnXây dựng Lăng Mộ Đá Đẹp chưa đến 200 triệu đồng của Đá mỹ nghệ Phúc An
Xây dựng Lăng Mộ Đá Đẹp chưa đến 200 triệu đồng của Đá mỹ nghệ Phúc Anduongva vn
 
Cột đá đẹp, Mẫu Cột đá đồng trụ, cột hiên cho Nhà thờ họ, Đình, Chùa, Từ đường
Cột đá đẹp, Mẫu Cột đá đồng trụ, cột hiên cho Nhà thờ họ, Đình, Chùa, Từ đườngCột đá đẹp, Mẫu Cột đá đồng trụ, cột hiên cho Nhà thờ họ, Đình, Chùa, Từ đường
Cột đá đẹp, Mẫu Cột đá đồng trụ, cột hiên cho Nhà thờ họ, Đình, Chùa, Từ đườngduongva vn
 
Mộ đá đôi đẹp - Mẫu Mộ đá đôi đẹp cho Ông Bà - Cha Mẹ năm 2020
Mộ đá đôi đẹp - Mẫu Mộ đá đôi đẹp cho Ông Bà - Cha Mẹ năm 2020Mộ đá đôi đẹp - Mẫu Mộ đá đôi đẹp cho Ông Bà - Cha Mẹ năm 2020
Mộ đá đôi đẹp - Mẫu Mộ đá đôi đẹp cho Ông Bà - Cha Mẹ năm 2020duongva vn
 
LAN CAN ĐÁ ĐẸP, MẪU LAN CAN ĐÁ cho LĂNG MỘ ĐÁ ĐẸP
LAN CAN ĐÁ ĐẸP, MẪU LAN CAN ĐÁ cho LĂNG MỘ ĐÁ ĐẸPLAN CAN ĐÁ ĐẸP, MẪU LAN CAN ĐÁ cho LĂNG MỘ ĐÁ ĐẸP
LAN CAN ĐÁ ĐẸP, MẪU LAN CAN ĐÁ cho LĂNG MỘ ĐÁ ĐẸPduongva vn
 

More from duongva vn (20)

Bể Bạt Nuôi Cá Koi - Mẫu Bể Bạt Nuôi Cá Lắp Ghép.pdf
Bể Bạt Nuôi Cá Koi - Mẫu Bể Bạt Nuôi Cá Lắp Ghép.pdfBể Bạt Nuôi Cá Koi - Mẫu Bể Bạt Nuôi Cá Lắp Ghép.pdf
Bể Bạt Nuôi Cá Koi - Mẫu Bể Bạt Nuôi Cá Lắp Ghép.pdf
 
BỂ BƠI MINI - BỂ BƠI TRẺ EM - PHAO BƠI MINI.docx
BỂ BƠI MINI - BỂ BƠI TRẺ EM - PHAO BƠI MINI.docxBỂ BƠI MINI - BỂ BƠI TRẺ EM - PHAO BƠI MINI.docx
BỂ BƠI MINI - BỂ BƠI TRẺ EM - PHAO BƠI MINI.docx
 
Lăng mộ đá - Chuẩn bị trước khi an táng, phong thủy huyệt mộ?
Lăng mộ đá - Chuẩn bị trước khi an táng, phong thủy huyệt mộ?Lăng mộ đá - Chuẩn bị trước khi an táng, phong thủy huyệt mộ?
Lăng mộ đá - Chuẩn bị trước khi an táng, phong thủy huyệt mộ?
 
Lăng Mộ đá Ninh Bình - Sắm lễ cầu siêu? Lễ cầu siêu như thế nào?
Lăng Mộ đá Ninh Bình - Sắm lễ cầu siêu? Lễ cầu siêu như thế nào?Lăng Mộ đá Ninh Bình - Sắm lễ cầu siêu? Lễ cầu siêu như thế nào?
Lăng Mộ đá Ninh Bình - Sắm lễ cầu siêu? Lễ cầu siêu như thế nào?
 
Tổng hợp các Mẫu Cột đá Nhà thờ tổ, Từ đường, Đình, Chùa
Tổng hợp các Mẫu Cột đá Nhà thờ tổ, Từ đường, Đình, ChùaTổng hợp các Mẫu Cột đá Nhà thờ tổ, Từ đường, Đình, Chùa
Tổng hợp các Mẫu Cột đá Nhà thờ tổ, Từ đường, Đình, Chùa
 
Chuẩn bị tang lễ - Nghi thức tang lễ cần chuẩn bị gì?
Chuẩn bị tang lễ - Nghi thức tang lễ cần chuẩn bị gì?Chuẩn bị tang lễ - Nghi thức tang lễ cần chuẩn bị gì?
Chuẩn bị tang lễ - Nghi thức tang lễ cần chuẩn bị gì?
 
Tổng hợp 20 Mẫu Lăng thờ đá, Xây dựng Lăng thờ đá - Đá mỹ nghệ Phúc An
Tổng hợp 20 Mẫu Lăng thờ đá, Xây dựng Lăng thờ đá - Đá mỹ nghệ Phúc AnTổng hợp 20 Mẫu Lăng thờ đá, Xây dựng Lăng thờ đá - Đá mỹ nghệ Phúc An
Tổng hợp 20 Mẫu Lăng thờ đá, Xây dựng Lăng thờ đá - Đá mỹ nghệ Phúc An
 
Xây dựng Lăng Mộ Đá, Mộ đá cao cấp bậc nhất hiện nay tại Việt Nam
Xây dựng Lăng Mộ Đá, Mộ đá cao cấp bậc nhất hiện nay tại Việt NamXây dựng Lăng Mộ Đá, Mộ đá cao cấp bậc nhất hiện nay tại Việt Nam
Xây dựng Lăng Mộ Đá, Mộ đá cao cấp bậc nhất hiện nay tại Việt Nam
 
Dịch vụ Thiết kế, xây dựng Lăng mộ đá, mộ đá đẹp nhất năm 2020
Dịch vụ Thiết kế, xây dựng Lăng mộ đá, mộ đá đẹp nhất năm 2020Dịch vụ Thiết kế, xây dựng Lăng mộ đá, mộ đá đẹp nhất năm 2020
Dịch vụ Thiết kế, xây dựng Lăng mộ đá, mộ đá đẹp nhất năm 2020
 
Lời phật dạy, sự tái sinh trong quan niệm của Phật - Xây lăng mộ phật giáo An...
Lời phật dạy, sự tái sinh trong quan niệm của Phật - Xây lăng mộ phật giáo An...Lời phật dạy, sự tái sinh trong quan niệm của Phật - Xây lăng mộ phật giáo An...
Lời phật dạy, sự tái sinh trong quan niệm của Phật - Xây lăng mộ phật giáo An...
 
Mệnh Thổ, Xây dựng Lăng Mộ Đá, Mộ đá cao cấp cho người mệnh thổ như thế nào h...
Mệnh Thổ, Xây dựng Lăng Mộ Đá, Mộ đá cao cấp cho người mệnh thổ như thế nào h...Mệnh Thổ, Xây dựng Lăng Mộ Đá, Mộ đá cao cấp cho người mệnh thổ như thế nào h...
Mệnh Thổ, Xây dựng Lăng Mộ Đá, Mộ đá cao cấp cho người mệnh thổ như thế nào h...
 
Đá mỹ nghệ Phúc An, Lăng Mộ đá đẹp, Cột đá đẹp, Lan can đá cao cấp 2020
Đá mỹ nghệ Phúc An, Lăng Mộ đá đẹp, Cột đá đẹp, Lan can đá cao cấp 2020Đá mỹ nghệ Phúc An, Lăng Mộ đá đẹp, Cột đá đẹp, Lan can đá cao cấp 2020
Đá mỹ nghệ Phúc An, Lăng Mộ đá đẹp, Cột đá đẹp, Lan can đá cao cấp 2020
 
Ý nghĩa phong thủy của Lăng mộ đá và mộ đá phong thủy các gia đình nên chú ý ...
Ý nghĩa phong thủy của Lăng mộ đá và mộ đá phong thủy các gia đình nên chú ý ...Ý nghĩa phong thủy của Lăng mộ đá và mộ đá phong thủy các gia đình nên chú ý ...
Ý nghĩa phong thủy của Lăng mộ đá và mộ đá phong thủy các gia đình nên chú ý ...
 
Ý nghĩa tâm linh của Cổng đá và các mẫu Cổng đá đẹp cho khu lăng mộ đá và nhà...
Ý nghĩa tâm linh của Cổng đá và các mẫu Cổng đá đẹp cho khu lăng mộ đá và nhà...Ý nghĩa tâm linh của Cổng đá và các mẫu Cổng đá đẹp cho khu lăng mộ đá và nhà...
Ý nghĩa tâm linh của Cổng đá và các mẫu Cổng đá đẹp cho khu lăng mộ đá và nhà...
 
Mẫu Thiết kế Lăng Mộ Đá và một số công trình Lăng Mộ Đá đẹp hiện nay
Mẫu Thiết kế Lăng Mộ Đá và một số công trình Lăng Mộ Đá đẹp hiện nayMẫu Thiết kế Lăng Mộ Đá và một số công trình Lăng Mộ Đá đẹp hiện nay
Mẫu Thiết kế Lăng Mộ Đá và một số công trình Lăng Mộ Đá đẹp hiện nay
 
Cột đá, Xây dựng Cột đá cho Nhà thờ họ, Từ đường, Đình, Chùa đẹp 2020
Cột đá, Xây dựng Cột đá cho Nhà thờ họ, Từ đường, Đình, Chùa đẹp 2020Cột đá, Xây dựng Cột đá cho Nhà thờ họ, Từ đường, Đình, Chùa đẹp 2020
Cột đá, Xây dựng Cột đá cho Nhà thờ họ, Từ đường, Đình, Chùa đẹp 2020
 
Xây dựng Lăng Mộ Đá Đẹp chưa đến 200 triệu đồng của Đá mỹ nghệ Phúc An
Xây dựng Lăng Mộ Đá Đẹp chưa đến 200 triệu đồng của Đá mỹ nghệ Phúc AnXây dựng Lăng Mộ Đá Đẹp chưa đến 200 triệu đồng của Đá mỹ nghệ Phúc An
Xây dựng Lăng Mộ Đá Đẹp chưa đến 200 triệu đồng của Đá mỹ nghệ Phúc An
 
Cột đá đẹp, Mẫu Cột đá đồng trụ, cột hiên cho Nhà thờ họ, Đình, Chùa, Từ đường
Cột đá đẹp, Mẫu Cột đá đồng trụ, cột hiên cho Nhà thờ họ, Đình, Chùa, Từ đườngCột đá đẹp, Mẫu Cột đá đồng trụ, cột hiên cho Nhà thờ họ, Đình, Chùa, Từ đường
Cột đá đẹp, Mẫu Cột đá đồng trụ, cột hiên cho Nhà thờ họ, Đình, Chùa, Từ đường
 
Mộ đá đôi đẹp - Mẫu Mộ đá đôi đẹp cho Ông Bà - Cha Mẹ năm 2020
Mộ đá đôi đẹp - Mẫu Mộ đá đôi đẹp cho Ông Bà - Cha Mẹ năm 2020Mộ đá đôi đẹp - Mẫu Mộ đá đôi đẹp cho Ông Bà - Cha Mẹ năm 2020
Mộ đá đôi đẹp - Mẫu Mộ đá đôi đẹp cho Ông Bà - Cha Mẹ năm 2020
 
LAN CAN ĐÁ ĐẸP, MẪU LAN CAN ĐÁ cho LĂNG MỘ ĐÁ ĐẸP
LAN CAN ĐÁ ĐẸP, MẪU LAN CAN ĐÁ cho LĂNG MỘ ĐÁ ĐẸPLAN CAN ĐÁ ĐẸP, MẪU LAN CAN ĐÁ cho LĂNG MỘ ĐÁ ĐẸP
LAN CAN ĐÁ ĐẸP, MẪU LAN CAN ĐÁ cho LĂNG MỘ ĐÁ ĐẸP
 

Tượng phật đá, Tượng đá Quan Âm, Tượng La Hán Đá, Tượng đá Di lặc

  • 1. Tượng phật đá, tượng phật đá mỹ nghệ, tượng phật đá nguyên khối, phật quan âm đá, phật quân âm 1000 tay bằng đá đẹp. [joli-toc] I. Tượng Phật Quan Âm Đá: giúp tâm thanh tịnh, xa lìa xấu ác, gạt bỏ si mê Tượng Phật Quan Âm bằng đá (Tượng Đá Quan Âm Bổ Tát) không chỉ có ý nghĩa to lớn trong Phật Giáo mà còn là một vật phẩm phong thủy mang đến bản tâm thanh tịnh, sáng suốt cho mỗi chúng ta. Tượng phật Quan Âm chính là ý nghĩa của bản tâm thanh tịnh sáng suốt của mỗi chúng sinh. Thờ Phật, lễ Phật, trước hết là tôn quý bản tính thanh tịnh sáng suốt nơi chính mình. Trong tiềm thức của người dân Việt, Phật Quan Âm là hiện thân của những điều tốt lành nên Phật Quan Âm luôn được người Việt tôn kính và thờ phụng. Tượng Phật Quan Âm xuất hiện trong hầu hết các chùa chiền và cũng được trưng bày trong nhiều gia đình với mong muốn được ban phước lành, an khang thịnh vượng và gặp nhiều may mắn. 1. Hình Tượng đá Phật Quan Âm 1.1. Phật Quan Âm là ai? Trong lịch sử, văn học, hay trong kinh sách nhà Phật, Phật Quan Âm được xem là vị Bồ Tát có sức mạnh nhất, chỉ sau Phật Tổ. Quan Âm là vị Bồ Tát phổ độ chúng sinh và là Bồ Tát tượng trưng cho tinh thần của Phật giáo Đại thừa, luôn giúp đỡ và giác ngộ người khác. Điều này càng làm tăng lòng sùng kính của người theo đạo Phật đối với Quán Âm.
  • 2. [caption id="attachment_3587" align="aligncenter" width="400"] Mau Tuong quan the am bo tat bang da trang DEP[/caption] Thông thường ở các ngôi chùa, tượng đức Phật Tổ hay được bài trí ở giữa, tượng Quán Thế Âm Bồ Tát và Đại Thế Chí Bồ Tát nằm 2 bên. Còn phía ngoài khuôn viên chùa đa phần đều được bài trí tượng đức Phật Tổ hay Quán Thế Âm mà không thấy hay ít thấy hơn tượng của những vị Phật hay Bồ Tát khác. 1.2. Nguồn gốc của danh xưng Quan Âm Quan Thế Âm hay Quán Thế Âm, Quan Âm đều là danh xưng xuất phát từ một truyền thuyết nhà Phật, tin rằng những người đã tu thành chính quả sẽ đạt tới cảnh giới ngũ giác đồng quy tức là cả năm giác quan hòa vào làm một. Họ biết dùng tai để “thấy” hình ảnh, dùng “mắt” để nghe âm thanh, dùng lưỡi để “ngửi” mùi hương,….
  • 3. [caption id="attachment_3588" align="aligncenter" width="400"] Tuong quan the am bo tat bang da trang[/caption] Quan Âm Bồ Tát có nghĩa là vị Đại sĩ luôn “nhìn” thấy “cảm” thấy, “nghe” thấy tiếng ai oán khổ đau thầm kín nhất của chúng sinh và sẵn sàng cứu giúp, độ pháp khi cần. Người dùng sự thần thông quảng đại của mình để đưa chúng sinh tai qua nạn khỏi, vượt ngàn tai ách. 1.3. Hình Tượng đá Phật Quan Âm được khắc họa ra sao? Theo kinh Phật, Quan Âm Bồ Tát là nam hay nữ? Tượng Quan Âm thường được khắc họa là một người phụ nữ có gương mặt hòa ái nhưng trên thực tế, Phật giáo không phân biệt nam nữ. Người đại diện cho sự từ tâm, xuất hiện để trợ giúp khổ nạn nên khi có tạo hình là nam, khi lại có tạo hình là nữ.
  • 4. [caption id="attachment_3600" align="aligncenter" width="400"] Mau tuong Da bo tat DEP tai Ninh Binh[/caption] Với mỗi hoàn cảnh cụ thể, Người sẽ hiện lên với tạo hình khác nhau để cho người được cứu giúp cảm thấy tin tưởng nhất, gần gũi nhất. Thông thường, đối tượng phụ nữ, trẻ nhỏ hayyếu đuối và cần giúp đỡ nhiều hơn nên hình tượng Quan Âm theo đó cũng hướng về nữ giới – người mẹ hiền từ. Vì thế mà không ít người hiểu lầm Quan Âm Bồ Tát là phụ nữ.
  • 5. [caption id="attachment_3604" align="aligncenter" width="400"] Tuong quan the am Bo tat DEP bang da Trang[/caption] Quan Âm tống tử: Quan Âm trên tay bế một đứa bé, mang ý nghĩa cầu con. Muốn SINH CON NHƯ SỞ NGUYỆN, hãy mua ngay Tượng Quan Âm Tống Tử Quan Âm nghìn mắt nghìn tay: Thấu hiểu cõi trần, nghe thấy tiếng lòng của muôn vạn chúng sinh Quan Âm ngồi trên đài sen, tay cầm bình nước Cam Lồ, tay cầm cành liễu: Dùng sự tinh khiết của đất trời cứu vớt, giác ngộ chúng sinh
  • 6. [caption id="attachment_3608" align="aligncenter" width="400"] Tuong quan the am Bo tat - mau tuong quan the am bo tat DEP nhat[/caption] Ngoài ra còn rất nhiều hình tượng khác như Quan Âm cưỡi mây, Quan Âm cưỡi rồng, Quan Âm cứu nạn trên biển,…. Quan Âm trong cách phổ độ chúng sinh, biểu thị cho sức mạnh của lòng từ bi mà Người sở hữu. Sức mạnh này cũng là tinh thần cao nhất của Phật giáo: từ bi và giác ngộ - Từ bi với vạn vật và tìm cách giác ngộ vạn vật. Hình tượng Quan Âm pháp lực vô biên vừa cao xa, thần bí nhưng cũng hết sức chân thật và ấm á, tồn tại trong đời sống tâm linh của người Việt từ bao đời nay nên luôn được người dân kính ngưỡng và tôn sùng.
  • 7. [caption id="attachment_3611" align="aligncenter" width="400"] Mau tuong phat Da quan the am bo tat[/caption] 2. Ý nghĩa Tượng đá Phật Quan Âm trong phong thủy Theo quan điểm phong thủy, Quan Thế Âm là người có tâm địa lương thiện, yêu thương tất cả nhân loại, không chấp nhận mọi người đối xử với mình ra sao, không để tâm, không oán thù, luôn vị tha, bao dung cho tất cả tội lỗi, luôn lắng nghe, chia sẻ nỗi khổ đau cho nhân loại. Vì vậy, Tượng Phật Quan Thế Âm luôn là biểu tượng của sự bình an, lòng thánh thiên, bác ái, hướng phật, đem tới sự may mắn cho gia chủ. 2.1. Giúp tâm thanh tịnh
  • 8. Hình tượng Phật, dù đứng hay ngồi, Phật Quan Âm hay Phật tổ Như Lai đều có công năng nhiếp hóa độ sinh, khiến cho thân tâm của mỗi chúng sinh khi lễ bái, chiêm ngưỡng thân tướng của Người. Hình tượng Phật khởi được niệm lành, xa lìa xấu ác, gạt bỏ si mê; dần nuôi lớn tâm từ bi, đức hỷ xả, tính vị tha; từng bước giúp tâm ta trong sáng thiện lương mà ăn ở với đời, sáng suốt trong mọi toan tính của cuộc sống. An lạc, hạnh phúc có được từ đó, ngay trong hiện tại. [caption id="attachment_9949" align="aligncenter" width="800"] Dai tho Quan The Am Bo Tat Dep[/caption] 2.2. Mang đến may mắn, sức khoẻ cho gia đình
  • 9. Hình ảnh Phật QuanThế Âm Bồ được khắc họa với gương mặt hiền từ, nhân hậu giúp mang đến những nguồn năng lượng tích cực cho chủ nhân sở hữu, nhờ đó, bản mệnh sẽ gặp may mắn trong công việc cũng như cuộc sống.
  • 11.
  • 12. Dieu Khac Tuong Quan The Am Bo Tat DEP[/caption] Sức khỏe của mọi thành viên trong gia đình cũng được cải thiện khi ngắm nhìn tượng Người mỗi ngày, tâm niệm an nhiên theo những suy nghĩ tích cực, tươi đẹp về cuộc sống. Khi tâm an yên, thoải mái thì sức khỏe cũng tốt hơn. 2.3. Làm đẹp không gian, kích hoạt năng lượng tốt Thờ Phật Quan Âm tại nhà thể hiện nét đẹp văn hoá dân tộc, đời sống tâm linh người Việt. Những bức tượng được điêu khắc tinh xảo, tạo không gian đẹp cho ngôi nhà. [caption id="attachment_9955" align="aligncenter" width="800"] Mau Tuong Quan The Am Bo Tat DEP[/caption]
  • 13. Bài trí tượng Phật trong nhà, đa phần mọi người có ước muốn để cầu bình an, loại trừ các điều rủi ro, đau khổ, thể hiện lòng thành kính hướng phật. II. TƯỢNG ĐÁ LA HÁN (LA HÁN ĐÁ) Tại sao có 18 vị La Hán trong Phật giáo? Thập Bát La Hán là 18 vị La Hán tu luyện tới cực hạn, vĩnh viễn giải thoát khỏi luân hồi, còn được gọi là Vô Cực Quả hoặc Giả Vô Học Quả. Ý nghĩa chức danh La Hán trong Phật giáo La Hán là đệ tử đắc đạo của Phật, là chính quả có tu hành cao nhất trong Phật giáo. Khi Tu đến cảnh giới La Hán nghĩa là đã đoạn tận buồn phiền của tam giới, diệt trừ những điều đã thấy, vĩnh viễn giải thoát luân hồi. Về mặt ý nghĩa, La Hán có thể coi là Vô Cực Quả hoặc Giải Vô Học Quả, biểu thị đã đạt tới cực điểm, học hết mọi thứ, không có gì không thể học rồi. Trong Phật giáo La Hán có ba ý nghĩa là Sát Tặc, Ứng Cung và Vô Sanh “Sát tặc” nghĩa là loại bỏ mọi buồn phiền. Phật giáo dẫn dắt chúng sinh thoát khỏi mê muội, vọng tưởng, nghi hoặc, bởi nó chính là nguyên nhân gây nhiễu loạn nội tâm thanh tĩnh, trở ngại chi tu hành, mang tới tình cảm tai hại. La Hán diệt bỏ mối họa này. “ Ứng cung” gọi là chính quả La Hán, đã đoạn diệt với tất cả những nguyên nhân có thể dẫn tới sinh tử lưu chuyển, cả người thanh tĩnh, được trời cung dưỡng. “Vô sanh”nghĩa là La Hán đã tiến vào cảnh giới Niết Bàn vĩnh hằng bất biến, không cần bước vào luân hồi sinh tử, là cảnh giới bất sinh bất diệt. Các vị La Hán xuất hiện khá sớm, chủ yếu là căn cứ vào sáng tác “Đại A La Hán Nan Đề Mật Đa La sở thuyết pháp trú ký” của Đường Đại Huyền Trang. Trong đó đề cập 16 vị La Hán là đệ tử được Phật cử ở lại nhân gian, không vào cõi Niết Bàn, được chúng sinh cung dưỡng để bảo vệ Phật hiệu. Khi thuyết về 18 vị La Hán hưng khởi, người ta lý giải ý nghĩa của con số 18 là vì số 9 là số may mắn, bội số của 9 là 18 cũng là một con số rất tốt lành. Vì thế nên có 18 vị La Hán chứ không phải 16 vị. Thực chất, mọi con số trong Phật giáo đều chỉ mang tính chất ước lệ tương trưng, hầu như không có căn cứ chính xác. Qua các thời kì, nhiều dị bản về 18 vị La Hán xuất hiện, lưu truyền và được bổ sung nên tên gọi cùng sự tích, vị trí xuất hiện của các vị không đồng nhất. Ghi chép sớm nhất về 18 vị La Hán là của Tô Đông Pha người Bắc Tống, Trung Quốc. Tô gia chuyên tâm hướng Phật, quy về làm đệ tử cửa Phật, cùng với một vị đại sư vẽ ra Thập Bát La Hán thư, sau này lần lượt có nhiều sự thay đổi, bổ sung, thêm bớt hoán vị nhưng quy chung lại vẫn là cốt lõi tinh thần từ tác phẩm này.
  • 14. Giới thiệu 18 vị La Hán trong Phật giáo Xin giới thiệu 18 vị La Hán theo dị bản gần nhất, phổ biến nhất. 1. Tân Đầu Lô Tôn Giả – Tọa Lộc La Hán, người cưỡi nai tiến vào hoàng cung khuyên bảo Quốc vương học Phật tu hành. Vị A La Hán cỡi nai. xuất thân dòng Bà-la-môn, là một đại thần danh tiếng của vua Ưu Điền. Ngài chợt quyết định xuất gia nên rời bỏ triều đình vào rừng núi nỗ lực tu tập, sau khi chứng Thánh quả cưỡi hươu về triều khuyến hóa vua, nhân đó được tặng danh hiệu La Hán Tọa Lộc ( La Hán Cưỡi Hươu).
  • 16.
  • 17. 1 Tuong La Han Da[/caption] Nhận dạng ra Ngài, các vệ sĩ trở vào bẩm trình với vua. Nhà vua bèn đích thân ra nghinh tiếp Ngài, và nói rằng Ngài có thể trở về làm quan như xưa nếu muốn. Ngài từ chối và nói rằng Ngài trở về để khuyến khích nhà vua xuất gia. Đàm luận một hồi lâu và đưa ra những ví dụ về sự tạo nghiệp của xác thân cũng như lòng tham, cuối cùng nhà vua nghe theo Ngài, nhường ngôi cho thái tử, mà xuất gia. Ngài là một trong những đại đệ tử của Phật. Ngài có âm thanh hùng hồn như sư tử rống, dẹp tan luận nghị ngoại đạo, xiển dương chánh pháp. Tuy nhiên, yếu điểm của Ngài là hiển hiện những thần thông trước tất cả mọi người, và đôi khi với những mục đích không lợi lạc. Theo Kinh Tạp A Hàm 23, lần nọ con gái ông trưởng giả Cấp Cô Độc thỉnh Phật và chư Thánh Tăng đến xứ Phú Lâu Na Bạt Đà Na thọ trai. Các vị Thánh Tăng đều dùng thần thông bay trên hư không mà đến, còn Tôn Giả thì dùng sức thần thông hiệp các núi lớn lại đến thọ thỉnh, nên bị đức Thế Tôn quở phạt ở lại đời để hộ trì chánh Pháp, không được nhập Niết Bàn. Lần khác, theo những sự ghi lại trong Kinh tạng Pali và tạng Luật, để thị hiện thần thông, Ngài bay lên hư không, lấy một bình bát bằng gỗ chiên đàn trên một cột cây cao, rồi bay lơ lững trên đầu của những người kính mộ một hồi lâu. Việc này khiến đức Phật quở trách Ngài, và cấm dùng bình bát bằng gỗ trầm hương. Vào dịp đó, đức Phật quở phạt Ngài rằng không được nhập Niết Bàn mà phải ở lại cõi Ta Bà để hộ trì Phật pháp cho đến khi Phật Di Lặc ra đời. Tuy nhiên, đôi khi Ngài cũng thị hiện thần thông vì mục đích tốt, như dùng thần thông để cảm hóa một bà chưa tin chánh Pháp. Tôn giả Tân Đầu Lô là một vị La Hán rất gần gũi nhân gian, Pháp Trụ Ký xếp Ngài là vị La Hán thứ nhất, thường cùng 1.000 vị A La Hán trụ ở Tây Ngưu Hóa Châu. 2. Già La Già Phạt Tha Tôn Giả – Khánh Hỷ La Hán, Hoan Hỷ La Hán, biết tất cả các pháp thiện ác, phân biệt mọi tốt xấu trên thế gian. Trước đây rất lâu, ở thời kì Ấn Độ cổ đại là một nhà hùng biện, lúc người biện luận thường mang theo nụ cười, nên mới gọi là Hoan Hỷ.
  • 19.
  • 20. 2 Tuong La Han Da Khanh Hy[/caption] Đức Phật thường khen Ngài là vị La Hán phân biệt thị phi rõ ràng nhất. Khi chưa xuất gia Ngài là người rất tuân thủ khuôn phép, giữ gìn từ lời nói đến hành động, một ý nghĩ xấu cũng không cho phát khởi. Sau khi xuất gia, Ngài càng nỗ lực tinh tấn tu tập, nhờ thiện căn sâu dày Ngài chứng quả A La Hán rất mau. Ngài thường đi du hóa khắp nơi với gương mặt tươi vui và dùng biện tài thuyết pháp để chiêu phục chúng sanh. Thấy mọi người thường vô ý tạo nhiều nghiệp ác hằng ngày, tương lai bị quả khổ địa ngục nên khi thuyết pháp Ngài thường xiển minh giáo lý nhân quả thiện ác, giúp chúng sanh phân biệt rõ ràng để sửa đổi. Một lần nọ đi ngang qua thôn trang, thấy một gia đình đang giết vô số trâu dê gà vịt để làm lễ mừng thọ. Ngài ghé lại, thuyết giảng một hồi về phương pháp chúc thọ, về cách mừng sinh nhật để được sống lâu hạnh phúc, đền đáp ơn sinh thành. Ngài dạy rằng, ngày sinh nhật là ngày khó khăn khổ nhọc của mẹ, nên phận làm con không được ăn uống vui chơi, trái lại nên tịnh tâm suy niệm ân đức cha mẹ, quyết chí tu tập thành tựu đạo nghiệp. Bằng cách giảng dạy chân thật, Tôn giả suốt đời như ngọn hải đăng đem ánh sáng Phật pháp soi rọi nhân sinh. Theo Pháp Trụ Ký, Ngài là vị La Hán thứ hai, thường cùng 500 vị A La Hán trụ tại nước Ca- thấp-di-la (Kashmir). 3. Già Nặc Già Bạt Ly Noa Đóc Tôn Giả – Cử Bát La Hán, ngụ ở Đông Thắng Thân Châu, vị giữ bát hóa duyên, khuyến giáo hành giả, hình tượng trong các chùa là vị La Hán trên tay cầm chiếc bát.
  • 22.
  • 23. 3 La Han Cu Bat[/caption] Ngài là vị Đại đệ tử được đức Phật giao phó giáo hóa vùng Đông Thắng Thần Châu. Quốc vương nước Tăng-già-la ở Nam Hải không tin Phật pháp, Tôn giả tìm cách hóa độ. Một sớm mai, khi đang cầm gương soi mặt, quốc vương giật mình kinh sợ vì trong gương không có mặt mình mà có hình dáng vị đại sĩ Bạch Y. Đây là do phép thần biến của Tôn giả. Theo lời khuyên của quần thần, nhà vua cho tạc tượng Quan Thế Âm Bồ Tát để thờ phụng và từ đó hết lòng tin Phật. Tôn giả thường mang một cái bát sắt bên mình khi du hành khất thực, nên được gọi là La Hán Cử Bát. Theo Pháp Trụ Ký ngài là vị La Hán thứ ba, thường cùng 600 vị A La Hán trú tại Đông Thắng Thần Châu. 4. Tô Tần Đà Tôn Giả – Thác Tháp La Hán, ngụ ở Bắc Câu Lô Châu, là vị đệ tử cuối cùng mà Đức Phật thu nạp, vì thường hoài niệm tới Đức Phật mà trong tay nâng Phật tháp.
  • 24.
  • 25. Thường ngày, Ngài tu tập rất tinh nghiêm, giúp người nhiệt tình nhưng ít thích nói chuyện. Tôn giả ít khi đi theo đức Phật ra ngoài, Ngài chỉ ở yên nơi tinh xá đọc sách hoặc quét sân. Có người phê bình cách nói chuyện của Ngài không hay, đức Phật biết được an ủi: “Này Tô-tần-đà! Nói chuyện hay hoặc dở không liên quan gì đến vấn đề giác ngộ. Mọi người chỉ cần y theo lời ta dạy mà thực hành, dù không nói câu nào cũng thành tựu sự giải thoát”. Đúng thật là Tôn giả hiếm khi lãng phí thời gian vào việc tán gẫu, chỉ dành trọn thời gian tọa thiền nên chứng quả A La Hán rất sớm. Vì là một trong những đệ tử cuối cùng của đức Phật, nên đi đâu Ngài cũng cầm ngọn tháp nhỏ trong bàn tay, để nhớ công đức của đức Thế Tôn cũng như pháp thân của Phật thường trụ, mãi mãi bất diệt. Hình tượng Ngài được tạo với bảo tháp thu nhỏ trên tay, tháp là nơi thờ xá lợi Phật, giữ tháp bên mình là giữ mạng mạch Phật pháp, vì thế Ngài được gọi là La Hán Thác Tháp. Theo Pháp Trụ Ký, ngài Tô-tần-đà là vị La Hán thứ tư, thường cùng 700 vị A La Hán phần nhiều trụ ở Bắc Câu Lô Châu. 5. Nặc Cự La Tôn Giả – Tĩnh Tọa La Hán, ngụ ở Nam Thiệm Bộ Châu, còn có tên gọi là Đại Lực La Hán bởi trong quá khứ ngài là võ sĩ có sức lực vô cùng lớn, có thể di chuyển bất kì vật nặng nào.
  • 27.
  • 28. 5 La Han Tinh Toa[/caption] Theo truyền thuyết, Ngài thuộc giai cấp Sát-đế-lợi sức mạnh vô song, đời sống chỉ biết có chiến tranh chém giết. Khi theo Phật xuất gia, Ngài đạt quả A-la-hán trong tư thế tĩnh tọa. Tuy nhiên, vì xưa kia vốn là một võ sĩ, Ngài vẫn vận dụng sức lực ngay cả những lúc hành thiền. Theo truyền thuyết, sự gia trì của Ngài rộng khắp xứ Ấn Độ, và được xem là một trong những vị đại đệ tử của Phật. Đôi khi, Ngài có hình ảnh của một vị thầy, tay cầm tràng chuỗi, với một chú tiểu đứng cạnh. Tuy chứng quả A La Hán, Ngài sống đời đơn độc, ít muốn biết đủ, không có đệ tử, và chưa bao giờ thuyết một bài pháp nào. Ngài chưa từng có thân bịnh, và sống rất lâu. Theo Pháp Trụ Ký, Tôn giả Nặc-cự-la được xếp vào vị trí La Hán thứ năm, Ngài thường cùng 800 vị A La Hán trụ ở Nam Thiệm Bộ Châu. 6. Bạt Đà La Tôn Giải – Quá Giang La Hán, là thị giả của Phật, chủ quản việc tắm rửa, ngụ tại Đam Không La Châu, hiền giả qua sông tựa như chuồn chuồn lướt nước, vô ngã vô thường.
  • 30.
  • 31. 6 La Han Qua Giang[/caption] Tên của Ngài là Bạt-đà-la còn gọi là Hiền, vì mẹ Ngài hạ sanh Ngài dưới cây Bạt-đà, tức là cây Hiền. Theo truyền thuyết, Tôn giả rất thích tắm rửa, mỗi ngày tắm từ một đến mười lần, và như vậy rất mất thời gian đồng thời trễ nải công việc. Chẳng hạn khi mọi người thọ trai, Ngài lại đi tắm, khi lên ăn thì cơm rau đã hết. Nhiều buổi tối, Ngài lén đi tắm khi mọi người đang tọa thiền. Thậm chí ngủ nửa đêm cũng thức dậy đi tắm, có khi một đêm tắm năm, sáu lần! Việc này đến tai đức Phật. Thế Tôn kêu Tôn giả đến bên, chỉ dạy cách tắm rửa thiết thực, nghĩa là ngoài việc tẩy rửa thân thể còn phải tẩy rửa cấu uế trong tâm, gột sạch các tham sân phiền não để cả thân tâm đều thanh tịnh.Tiếp nhận lời Phật dạy, Tôn giả hành trì theo ý nghĩa đích thực của việc tắm rửa, siêng năng gột rửa tâm nên chẳng bao lâu chứng quả A La Hán. Từ đó tắm rửa là một pháp tu hữu dụng thiết thực mà Tôn giả thường khuyên dạy mọi người. Các tự viện Trung Hoa thường thờ hình tượng Ngài trong nhà tắm để nhắc nhở ý nghĩa phản tỉnh tư duy. Theo kinh điển, Ngài vốn là anh em họ và cũng là đại đệ tử của Phật. Ngài là một vị luận sư, thuyết giảng lời Phật dạy rõ ràng rành mạch. Do đó, Ngài có hình ảnh tay cầm kinh điển để biểu hiện sự thuyết giảng. Theo Pháp Trụ Ký, Ngài là vị La Hán thứ sáu, thường cùng 900 vị A La Hán trụ tại Đam-một- la-châu – Tích Lan hay Nam Dương. 7. Già Lý Già Tôn Giả – Kỵ Tượng La Hán, là thị giả của Phật, ngụ ở tăng Già Đồ Châu, là người thuần phục thú. Tên của Ngài là Ca-lý-ca (Kalica), trước khi xuất gia làm nghề huấn luyện voi. Khi Tôn giả chứng quả A La Hán, đức Phật bảo Ngài nên ở tại quê hương mình (Tích Lan) để ủng hộ Phật pháp.
  • 33.
  • 34. 7 La Han Ky Tuong[/caption] Ca Lý (Kali) tiếng Phạn nghĩa là voi, và Ca Lý Ca tiếng Phạn nghĩa là nài voi hay người cỡi voi. Vì loài voi có sức lực mạnh mẽ, nên trong đạo Phật, chúng được biểu trưng cho đại hạnh. Ngài vốn là một vị chăn voi, nhưng xuất gia, tu đạo chứng quả A La Hán. Để nhớ đến nghề nghiệp xưa của Ngài, hình ảnh Ngài thường có một con voi đi cùng. Ngoài ra, Ngài còn được gọi là Sư Tử Vương Kala, rất được vua Tần Bà Sa La kính trọng. Ngài thường có hình ảnh ngồi đọc kinh hay ngồi thiền, hoặc tay cầm lá cây. Theo Pháp Trụ Ký, Tôn giả Ca-lý-ca là vị La Hán thứ bảy, cùng với 1.000 vị A La Hán luôn thường trụ tại Tăng Già Trà Châu (Tích Lan). 8. Đốc La Phật Đa La Tôn Giả – Tiếu Sư La Hán, ngụ ở Bát Thứ Nã Châu, trước kia là thợ săn bởi vì học Phật mà sau đó không sát sinh, sư tử đến tạ ơn nên có tên này.
  • 36.
  • 37. 8 La Han Tieu Su[/caption] Tương truyền khi còn ở thế tục, Ngài làm nghề thợ săn, thể lực rất tráng kiện, một tay có thể nâng một con voi, hoặc nắm một con sư tử ném xa hơn 10 mét. Mỗi khi muông thú chạm mặt Ngài, chúng đều hoảng sợ lánh xa. Sau khi xuất gia, Ngài nỗ lực tu tập, chứng quả La Hán. Lại có một con sư tử thường quấn quýt bên Ngài, do đó Ngài được biệt hiệu La Hán Tiểu Sư. Theo Pháp Trụ Ký, ngài là vị La Hán thứ 8, thường cùng 1.100 vị A La Hán trụ ở châu Bát- thích-noa (Bát Thứ Noa châu) 9. Tuất Bác Già Tôn Giả – Khai Tâm La Hán, trước khi xuất gia là thái giám, ở tại ngôi chùa nhỏ trong núi, cũng có dị bản nói trước đây là một người ăn mày thường cởi trần để tu hành, móc tim thấy có Phật nên có tên Khai Tâm.
  • 39.
  • 40. 9 La Han Khai Tam[/caption] Hình tượng vạch áo bày ngực để hiển lộ tâm Phật. Ngài tên là Thú-bác-ca (Jivaka). Thú-bác-ca vốn là một Bà-la-môn nổi danh, nghe nói thân Phật cao một trượng sáu, Thú-bác-ca không tin nên chặt một cây trúc dài đúng một trượng sáu để đích thân đo Phật. Lạ thay, dù đo bất cứ cách nào, thân Phật vẫn cao hơn một chút. Thú-bác-ca tìm một cây thang dài rồi leo lên thang đo lại, kết quả cũng vậy. Đo đến mười mấy lần, không còn cây thang nào dài hơn mà thân Phật vẫn cao hơn. Lúc này ông thiệt tình khâm phục và xin quy y làm đệ tử. Sau khi xuất gia, trải qua bảy năm khổ hạnh, Ngài chứng quả A La Hán. Vì muốn kỷ niệm nhân duyên đo Phật mà xuất gia ngộ đạo, Ngài lấy cây sào lúc trước, đi đến chỗ cũ nói:– Nếu Phật pháp là chân lý ngàn đời thì xin cây sào này mọc lại và sinh trưởng ở đây. Nói xong, Ngài cắm cây sào xuống đất. Cây sào bỗng nẩy chồi ra lá. Thời gian sau từ chỗ đó mọc lên một rừng trúc tốt tươi lan rộng cả vùng, người ta gọi nơi ấy là Trượng Lâm. Theo Pháp Trụ Ký, ngài Thú-bác-ca là vị La Hán thứ chín, thường cùng 900 vị A La Hán trụ trong núi Hương Túy. 10. Bán Thác Già Tôn Giả – Thám Thủ La Hán, người sinh ra ở ven đường, sau khi tĩnh tọa xong thường vươn tay duỗi người nên gọi là Thám Thủ. Theo truyền thuyết, Ngài là một hoàng tử của tiểu quốc Kintota. Khi xuất gia, Ngài thích ngồi thiền bán già. Khi thức dậy, Ngài thường giơ tay lên và thở một hơi thở ra dài, nên được gọi là Thám Thủ La Hán ( vị A La Hán Giơ Tay).
  • 42.
  • 43. 10 La Han Tham Thu[/caption] Tương truyền hai anh em đều sanh ở bên đường, khi mẫu thân trở về quê ngoại sinh nở theo phong tục Ấn Độ. Ngài là anh của vị A La Hán Châu-lợi-bàn-đặc (bàn đà). Cả hai anh em cùng được sanh ra ở trên đường, nên được gọi là Đại Lộ Biên Sanh hay Đạo Sanh. Ngài vốn là con của một người dòng Bà La Môn ở thành Xá Vệ, Trung Ấn Độ. Ngài giỏi về các môn thư toán, xướng tụng, bốn minh, sáu tác, v.v… đầy đủ trí huệ, có 500 đồng tử theo học. Về sau Ngài được nghe Phật thuyết pháp mà xuất gia tu tập, chẳng bao lâu chứng quả A La Hán. Ngài là một trong những vị đại đệ tử của Phật. Ngài có khả năng giải thích những điều nghi ngờ khó khăn trong hàng Thanh Văn, và có thần thông diệu dụng phi thường. Ngài có thể đi ngang qua các vật cứng, bay trên hư không, trên thân phát ra lửa hay nước tùy ý. Ngài có thể hóa thân nhỏ dần cho đến không còn gì nữa. Đôi khi đức Phật bảo Ngài dùng thần thông để điều phục và bắt các vua rồng dữ bỏ vào bình bát. Theo kinh Tăng Nhất A Hàm 3, do sức ẩn hiện tự tại, Ngài được gọi là Tỳ Kheo Bàn Thố”. Bán-thác-ca lớn lên là một thanh niên trí thức, nhân mỗi khi theo ông ngoại đi nghe Phật thuyết pháp, bèn có ý định xuất gia. Được gia đình chấp thuận, Ngài gia nhập Tăng đoàn, trở thành một vị Tỳ-kheo tinh tấn dõng mãnh, chẳng bao lâu chứng quả A-la-hán. Nhớ đến em mình là Châu- lợi-bàn-đặc, Ngài trở về hướng dẫn em xuất gia. Rất tiếc, thời gian đầu thấy em mình quá dốt nên Ngài khuyên em hoàn tục. Đó cũng là vì tình thương và trách nhiệm nên Tôn giả đối xử như thế, hoàn toàn không phải giận ghét.Về sau, khi Châu-lợi-bàn-đặc chứng Thánh quả, chính Tôn giả Bán-thác-ca là người mừng hơn ai hết. Cả hai anh em dẫn nhau về pháp đường, đại chúng cảm động tán thán ngợi khen. Đức Phật dạy: “Này Bán-thác-ca và Châu-lợi-bàn-đặc, khó ai được như hai anh em các ông, vừa cùng xuất gia học đạo, vừa tận trừ phiền não lậu hoặc, chứng quả A-la-hán. Sau này hai ông nên đồng tâm hiệp lực lưu lại nhân gian để hoằng dương Phật pháp”. Hai tôn giả vâng lời Phật nên thường tùy hỷ hóa độ chúng sanh. Theo Pháp Trụ Ký, Tôn giả Bán-thác-ca là vị La Hán thứ mười, Ngài thường cùng 1.100 vị A La Hán trụ ở Tất-lợi-dương-cù-châu. 11. Hầu La Tôn Giả – Trầm Tư La Hán, con trai ruột của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, xuất gia trở thành một trong 10 đại đệ tử, được xưng là Mật Hành đệ nhất, ngụ ở Dương Cù Châu, đạo hạnh Phật hiệu ở vị trí hàng đầu.
  • 45.
  • 46. 11 La Han Khoai Nhi[/caption] Theo truyền thuyết, Ngài sanh ra vào lúc nguyệt thực, nên có tên là Chướng Nguyệt. Ngài là một trong mười đại đệ tử của Phật, và là vị hành mật hạnh bậc nhất. Cha Ngài là thái tử Tất Đạt Đa, tức là đức Phật sau này. Mẹ Ngài là công chúa Da Du Đà La. Theo kinh Vị Tằng Hữu Thuyết Nhân Duyên, đức Phật thành đạo sau sáu năm mới trở về thành Ca Tỳ La Vệ, độ cho Ngài xuất gia thọ giới. Ngài Xá Lợi Phất làm Hòa Thượng, còn ngài Mục Kiền Liên làm A Xà Lê. Ngài là vị Sa Di đầu tiên trong giáo đoàn của Phật. Lúc còn làm Sa Di, Ngài làm những chuyện không đúng pháp, nên được Phật răn dạy phải nghiêm giữ giới luật, tinh tấn tu hành, rồi sau này chứng quả A La Hán. Sau khi theo Phật xuất gia, nhờ sự giáo dưỡng của Thế Tôn, Ngài bỏ dần tập khí vương giả và thói xấu trêu ghẹo người, nỗ lực tu tập để chứng Thánh quả. Ngài luôn khiêm cung nhẫn nhục, không thích tranh cãi hơn thua, phòng của mình bị người chiếm ở, Ngài lẳng lặng dời vào nhà xí ngủ qua đêm. Đi khất thực bị bọn côn đồ ném đá trúng đầu chảy máu, Ngài lặng lẽ đến bờ suối rửa sạch rồi tự tay băng bó. Tín chủ cúng cho Ngài một tịnh thất, ít lâu sau đòi lại đem cúng người khác, Ngài cũng bình thản? dọn ra khỏi phòng. Sau khi chứng quả A La Hán, Ngài vẫn lặng lẽ tu tập. Đức Phật khen tặng Ngài là Mật hạnh đệ nhất và chọn Ngài vào trong số 16 La-hán lưu lại nhân gian. Với đức tánh lặng lẽ, Ngài được tặng danh hiệu La Hán Trầm Tư. Theo Pháp Trụ Ký, Ngài là vị La Hán thứ mười một, thường cùng 1.100 vị A La Hán trụ ở Tất-lợi-dương-cù châu. 12. Na Già Tê Na Tôn Giả – Khoái Nhĩ La Hán, ngũ ở sườn núi non rộng rãi, tai lớn để nghe mọi chuyện, giữ lòng thanh tịnh. Ngài sinh trưởng ở miền Bắc Ấn là bậc La Hán nổi tiếng về tài biện luận.
  • 48.
  • 49. 12 La Han Tram Tu[/caption] Ngài sống vào cuối thế kỷ thứ hai trước Tây lịch. Ngài sanh vào dòng Bà La Môn ở thôn Yết Đăng Yết La (Kajangala) miền Trung Ấn. Ban đầu, Ngài theo học giáo nghĩa Phệ Đà, nhưng cảm nhận sâu sắc rằng rất ít thấy những điều thiện trong giáo nghĩa Bà La Môn, nên đến cầu học với tôn giả Lâu Hán (Rohana), rồi xuất gia, tu học luận tạng và 7 bộ A Tỳ Đàm, Đương thời Ngài đến xứ Xá Kiệt (Sagala), trụ trì chùa Tiết Để Ca gặp lúc vua Di-lan-đà cai trị, nhà vua là người Hy Lạp vốn chuộng biện thuyết. Nghe tiếng tôn giả Na Tiên là bậc bác học đa văn nên nhà vua đích thân phỏng vấn. Cuộc vấn đạo giữa bậc đế vương và bậc Tỳ-kheo thoát tục đã để lại cho chúng ta một tác phẩm bất hủ “Kinh Na Tiên Tỳ Kheo”, mà cả hai tạng Nam truyền và Bắc truyền đều lưu giữ đến nay. Nhờ sự chỉ dạy của tôn giả Na Tiên mà cuối cùng vua Di-lan- đà trở thành vị quốc vương anh minh hết lòng ủng hộ Phật pháp. LĂNG MỘ ĐÁ ĐẸP - ĐÁ MỸ NGHỆ ANH QUÂN Có chỗ nói ngài Na Tiên chuyên tu về nhĩ căn, tranh tượng của Ngài mô tả vị La-hán đang ngoáy tai một cách thú vị. Mọi âm thanh vào tai đều giúp cho tánh nghe hiển lộ, rất thường trụ và rất lợi ích. Từ nhĩ căn viên thông phát triển thiệt căn viên thông, trở lại dùng âm thanh thuyết pháp đưa người vào đạo, đó là ý nghĩa hình tượng của tôn giả Na Tiên. Theo Pháp Trụ Ký, Ngài cũng là vị La Hán thứ mười hai, thường cùng 1.200 vị A La Hán trụ trong núi Bán-độ-ba. 13. Yết Đà Tôn Giả – Bố Đại La Hán, ngụ ở hang núi rộng rãi, trên vai thường cõng một chiếc túi vải, thường mở miệng cười lớn. Tên của Ngài là Nhân-yết-đà Nhân-kiệt-đà (Angada). Theo truyền thuyết Ngài là người bắt rắn ở Ấn Độ, xứ này nhiều rắn độc hay cắn chết người, Ngài bắt chúng, bẻ hết những răng nanh độc rồi phóng thích lên núi. Hành động ấy phát xuất bởi lòng từ cao độ, nên Ngài được xem như biểu trưng của từ bi. Sau khi đắc đạo, Ngài thường mang một túi vải bên mình để đựng rắn, cũng trùng hợp như Hòa thượng Bố Đại ở Trung Hoa.
  • 51.
  • 52. 13 La Han Bo Dai[/caption] Theo Pháp Trụ Ký, Ngài là vị La Hán thứ mười ba, thường cùng 1.300 vị A La Hán trụ trong núi Quảng Hiếp. 14. Phạt Na Bà Tư Tôn Giả – Ba Tiêu La Hán, ngụ ở trong núi, sau khi xuất gia thương ngồi dưới cây ba tiêu tu hành, một ngày tu thành chính quả nên có tên đó. Tên của Ngài là Phạt-na-bà-tư (Vanavāsin). Theo truyền thuyết, khi mẹ Ngài vào rừng viếng cảnh, mưa to dữ dội và bà hạ sanh Ngài trong lúc ấy. Sau khi xuất gia với Phật, Ngài thích tu tập trong núi rừng, thường đứng dưới các cây chuối nên còn được gọi là La Hán cây chuối ( La Hán Ba Tiêu).
  • 54.
  • 55. 14 La Han Ba Tieu[/caption] Theo Pháp Trụ Ký, tôn giả Phạt-na-bà-tư là vị La Hán thứ mười bốn, ngài và 1.400 vị A La Hán thường ở trong núi Khả Trụ. 15. A Thị Đa Tôn Giả – Trường Mi La Hán, là thị giả của Phật cùng với Kỵ Tượng La Hán, ngụ ở đỉnh núi Linh Thứu, khi sinh ra đời có hàng lông mày dài nên gọi tên Trường Mi.
  • 57.
  • 58. 15 La Han Truong Mi[/caption] Tên của Ngài là A-thị-đa (Ajita) thuộc dòng Bà-la-môn nước Xá-vệ. Theo truyền thuyết khi Ngài mới sanh ra đã có lông mày dài rủ xuống, điều báo hiệu kiếp trước Ngài là một nhà sư. Sau khi theo Phật xuất gia, Ngài phát triển thiền quán và chứng A La Hán. Ngài cũng là một trong những thị giả Phật, khi chứng quả xong vẫn thường du hóa trong dân gian. Đã hơn 2.000 năm, nhưng tại Ấn Độ vẫn tin rằng tôn giả A-thị-đa còn đang trị bệnh cho người hay tọa thiền trên núi. Pháp Trụ Ký xếp Ngài là vị La Hán thứ mười lăm, thường cùng 1.500 A La Hán trụ trong Linh Thứu Sơn. 16.Chú Đồ Thác Già Tôn Giả – Kháng Môn La Hán, là em của Bán Thác Già Tôn Giả, là người tận trung với cương vị công tác.
  • 60.
  • 61. 16 La Han Khang Mon[/caption] QUÝ KHÁCH THAM KHẢO THÊM: 16 LĂNG MỘ ĐÁ, MỘ ĐÁ ĐẸP ANH QUÂN Tên của Ngài là Chú-trà-bán-thác-ca, hay Châu-lợi-bàn-đặc (Cullapatka). Truyền thuyết Phật giáo nhắc đến Ngài như một tấm gương cần cù nhẫn nại. Vì không thông minh như anh nên khi xuất gia Ngài không tiếp thu được Phật pháp, kể cả xếp chân ngồi thiền cũng không xong. Về sau được sự chỉ dạy lân mẫn của Thế Tôn, Ngài thực hành pháp môn quét rác với cây chổi trên tay. Nhờ sự kiên trì, dốc tâm thực hành lời dạy của Phật, quét sạch mọi cấu uế bên trong lẫn bên ngoài, Ngài đã chứng Thánh quả. Theo Pháp Trụ Ký, Tôn giả là vị La Hán thứ mười sáu, cùng với 1.600 vị A La Hán thường trú tại núi Trì Trục. 17. Già Diệp Tôn Giả – Hàng Long La Hán, thời Ấn Độ cổ đại Long Vương lén lấy kinh Phật, ngài đi đánh hàng Long Vương để lấy lại, lập công lớn nên có tên Hàng Long.
  • 63.
  • 64. 17 La Han Hang Long[/caption] Ngài tên là Nan-đề-mật-đa-la (Nandimitra), Trung Hoa dịch Khánh Hữu, ra đời sau Phật diệt độ 800 năm, cư trú tại nước Sư Tử. Ngài là vị Đại La-hán thần thông quảng đại, đạo hạnh trang nghiêm. Tương truyền có một lần cả đảo Sư Tử bị Long Vương dâng nước nhận chìm, Tôn giả ra tay hàng phục rồng nọ và được tặng hiệu La Hán Hàng Long. Khi Ngài sắp thị tịch, mọi người buồn thương lo sợ vì thế gian sẽ không còn bậc La-hán. Ngài cho biết có 16 vị La-hán vâng lệnh Phật lưu trụ cõi Ta-bà để ủng hộ Phật pháp. Lời dạy của Ngài được ghi chép lại thành bộ “Pháp Trụ Ký”. Nói “Pháp Trụ Ký” xong, tôn giả Khánh Hữu bay lên không trung hóa hiện vô số thần biến, rồi dùng chơn hỏa tam- muội thiêu thân. Xá lợi ngũ sắc rơi xuống như mưa, mọi người tranh nhau lượm mang về tôn thờ cúng dường.Tuy đã thiêu thân, nhưng Tôn giả không rời nước Sư Tử, Ngài bay về động đá trên núi để tọa thiền. Thời gian thoáng chốc đã hơn 400 năm, khi Tôn giả xuất định Ngài ôm bát xuống núi khất thực thì thấy phong cảnh đã đổi khác. Ngài nhẫm tính lại và khám phá ra mình đã tọa thiền hơn 400 năm bèn bật cười ha hả. Sau đó Ngài thường xuất hiện khắp nơi, khi thì trì bát, lúc thì giảng kinh… Mọi người vẫn còn tin rằng Ngài vĩnh viễn không rời thế gian mà luôn luôn cùng 16 vị La Hán kia tiếp tục hoằng hóa. * Dị bản: Tôn giả Nan-đề-mật-đa-la là vị La Hán thứ 17, do mọi người tưởng nhớ công ơn Ngài nói ra Pháp Trụ Ký. 18. Di Lặc Tôn Giả – Phục Hổ La Hán, truyền thuyết xưa có con hổ thường qua lại ngoài miếu nơi ngài tu hành, ngài bèn mang cơm chay cho con hổ ăn, thuần phục nó nên gọi tên Phục Hổ.
  • 66. 18 La Han Phuc Ho[/caption] Tên của Ngài là Đạt-ma-đa-la (Dharmatrāta) hay còn gọi TẦN ĐẦU LA ( PHỤC HỔ LA HÁN), người ở núi Hạ Lan tỉnh Cam Túc. Thuở nhỏ Đạt-ma-đa-la đến chùa, rất thích chiêm ngưỡng hình tượng 16 vị La Hán thờ trong điện. Sư phụ cũng hay kể cho cậu bé nghe những chuyện thần kỳ của các vị La-hán, dần dần trong tánh linh trẻ thơ in đậm hình ảnh các Ngài, thậm chí khi ngủ cũng mơ thấy. Một hôm trong khi đang chiêm lễ, Đạt-ma-đa-la bỗng thấy các hình tượng La-hán cử động, vị thì quơ tay, vị thì chớp mắt như người thật. Ngỡ mình hoa mắt, Đạt-ma-đa-la định thần nhìn kỹ lại, lần này thấy rõ hơn, một số vị còn cười tươi tắn. Từ đó Đạt-ma-đa-la càng thêm siêng năng lễ kỉnh, và ngày nào cũng được chứng kiến các kỳ tích cảm ứng. Đạt-ma-đa-la theo hỏi một vị La- hán cách tu tập để được trở thành La-hán. Ngài chỉ dạy cậu nên siêng năng tọa thiền, xem kinh, làm các việc thiện. Đạt-ma-đa-la phát tâm tu hành, thực hiện lời dạy của bậc La-hán nên chẳng bao lâu chứng quả.Thành một A-la-hán thần thông tự tại, Ngài thường du hóa trong nhân gian, giảng kinh thuyết pháp, gặp tai nạn liền ra tay cứu giúp. Tôn giả ba lần thu phục một con hổ dữ đem nó về núi cho tu, Lúc vào chùa tu tập trong núi rừng, Ngài nghe tiếng hổ gầm mỗi ngày. Vì nghĩ rằng hổ có lẽ đói khát, nên phải cho ăn chay, bằng không thì chúng sẽ ăn thịt người, Ngài đi xin cơm của tăng chúng rồi bỏ cơm vào thúng, để ngoài tu viện. Con hổ đó đến ăn cơm vào mỗi buổi tối, và chẳng bao lâu, Ngài điều phục được nó đi đâu thì dẫn theo. Vì vậy bên cạnh hình tượng Ngài người ta vẽ thêm một con hổ, Ngài thành danh La Hán Phục Hổ. La Hán Hàng Long và La Hán Phục Hổ là hai vị được đưa thêm vào danh sách Thập Lục La Hán, để trở thành một truyền thuyết vĩnh viễn về 18 Vị La Hán được tôn thờ. 18 vị La Hán đạt tới cảnh giới bất sinh bất diệt, được người người cung dưỡng, có thể cắt đứt tất cả cảm xúc nhiễu loạn tu hành. Hiện nay trong các chùa thường đặt tượng 18 vị La Hán với tạo hình tương ứng với truyền thuyết. Điêu khắc Tượng 18 Vị La Hán ở đâu tốt nhất ĐÁ MỸ NGHỆ ANH QUÂN - Đơn vị, gia công, điêu khắc TƯỢNG ĐÁ, TƯỢNG PHẬT ĐÁ, TƯỢNG PHẬT CÔNG GIÁO ĐÁ CHẤT LƯỢNG - UY TÍN hàng đầu tại Việt Nam hiện nay. Chi tiết Quý khách liên hệ: Nghệ nhân trẻ Anh Quân - 0915.895.699