SlideShare a Scribd company logo
1 of 174
Download to read offline
Phật Quy Lễ Tiết Tập 1
1 | P a g e
Tinh thần của “Thiên đạo cổ lễ” là ở chỗ “đề cao
hiếu đễ”, và “thay đổi phong tục”. Ý nghĩa của
việc khôi phục cổ lễ, là ở biết “cảm ơn” và “phản
bổn báo ân”.
SỰ KHỞI NGUYÊN CỦA LỄ
I. SỰ KHỞI NGUYÊN CỦA LỄ
Hoạt Phật Ân Sư từ bi: “Phật quy lễ tiết tuy để
trói buộc con người, nhưng lại là yếu tố tạo tựu nên một
người học phật pháp thượng thừa, vì vậy nhất định phải
tuân thủ, cái gọi là Thành ư trung, hình ư ngoại, tức
là đem Đạo biểu hiện ra ngoài một cách thích hợp, hợp
lễ, đây mới thực sự là đi thực tiễn Đạo”.
Phật Quy Lễ Tiết Tập 1
2 | P a g e
Chương Tế Nghĩa trong sách Lễ Kí có viết: “Sự thiết
lập của Thiên Đạo Cổ Lễ, có 5 ý nghĩa rất quan trọng là:
 Một là, lễ giúp giúp con người không quên đi căn
bổn của chính mình.
 Hai là, thông qua sự thành kính của lễ có thể
thông với quỷ thần.
 Ba là, lễ có thể giúp con người lúc sử dụng tài vật
sẽ biết tuân thủ theo phép tắc.
 Bốn là, lễ có thể kiến lập nên chế độ cương
thường luân lý.
 Năm là, lễ có thể giúp con người phát dương tinh
thần khiêm nhượng.”
Lại nói “điều cốt yếu của lễ có thể giúp con
người trở về cái gốc ban đầu”. “Không quên căn bổn”,
tức là có thể làm dầy thêm đức nghiệp của tổ tông.
“Thông với quỷ thần”, tức là có thể dùng lễ để tôn
kính thượng đế. “Lợi dụng tài vật”, có nghĩa là lễ giúp
con người tuân thủ kỷ luật. “Xác lập cương thường”,
tức là có thể trên dưới có thứ tự. “Phát dương khiêm
nhượng”, tức là lễ có thể giúp không còn đấu tranh.
Nhờ hiểu Lễ nên có thể biết được căn bổn, không
dám quên nguồn cội tổ tiên, lúc cúng tế có thể thể hiện
sự thành kính nhất, lấy tấm lòng chân thật, tận tâm tận
Phật Quy Lễ Tiết Tập 1
3 | P a g e
Vì vậy có thể nói, “Thiên đạo cổ lễ” không phải là
sự trói buộc hành vi, mà là việc làm thế nào để an
trụ “chủ nhân ông” của mỗi người.
lực làm mỗi một sự việc, báo đáp ân điển cha mẹ sinh ra
ta, nuôi dưỡng ta.
Chúng ta thường nói: “Tu đạo phải cổ lão hóa, bàn
đạo phải hiện đại hóa”. Tu bàn đạo phải tùy cơ ứng hóa
đối với chúng sanh, niêm niệm không rời bổn tâm. Trong
chữ “cổ” (古) có hình thập tự giá (十) trên bộ khẩu (口),
ý nghĩa là “con người thật” ở trong thập tự giá này,
nghĩa là có thể giữ chắc chân nhân (con người thật của
mình), không lúc nào rời khỏi, niệm niệm trụ ở hư không,
cho dù thế gian này có loạn lạc, thế gian này có vô nhân
đạo hay không!
Nhân chi sơ, tánh bổn thiện (con người lúc ban
đầu vốn dĩ là lương thiện), bổn tánh (linh tánh, lương
tâm) của con người ban đầu vốn không cần phải trải qua
lễ giáo, mà đã vốn rất lương thiện không nhiễm ô,
nhưng phải dùng lễ để giáo hóa là bởi vì vật dục, sự ô
nhiễm của hoàn cảnh, mới bất đắc dĩ mới dùng lễ nghi
quyền thiết quy phạm nhân tâm, để thức tỉnh lòng người
mê muội.
Phật Quy Lễ Tiết Tập 1
4 | P a g e
 Tóm lại, khởi nguyên của lễ có hai điểm chính
sau:
 Kính thiên địa, sự quỷ thần
Khởi nguyên của lễ là do sau khi nhân loại có nền văn
minh, mới biết dùng nghi thức tế lễ để thờ quỷ thần,
mục đích là để cầu phúc tránh họa. “Thuyết văn giải
tử” nói: “Lễ là hành vi thờ cúng quỷ thần để cầu phúc”.
Tông chỉ của đạo viết: “Kính thiên địa, lễ thần minh.”
Đều là biểu hiện tinh thần của người xưa rất chân thành
tôn kính trời đất quỷ thần.
 Kinh thiên địa, lý nhân luân
“Lễ ký chánh nghĩa” viết: “Lễ, chính là chân lý
thường hằng của trời đất và loài người, từ trước khi có
trời đất vốn đã có”.
“Lễ Vận Biên” viết: “Lễ, chính là căn bổn, là nguồn
gốc của trời”. Trước khi trời đất chưa phân đã có lễ tồn
tại. Vì vậy nói: “Lễ, cũng là lý, dùng lễ để trị”, đây cũng
là chủ trương của Nho Gia. Tuân tử nói: “Phép trị khí
dưỡng tâm, không thể không bắt đầu từ lễ ”.
Bắc Ngụy Lý Tịnh nói: “Lễ, chính là tiêu chuẩn của
nhân đạo, là chủ của các tôn giáo, các thánh nhân đều
Phật Quy Lễ Tiết Tập 1
5 | P a g e
dùng nó để trị thiên hạ quốc gia, tu thân chánh tâm
không thể không có lễ, noi theo lễ. “
Có thể thấy sự khởi nguyên của lễ không thể rời khỏi
sự truy cầu mong muốn thân tâm hòa bình an lạc, cái
gọi là “Thành ý chánh tâm, tu thân tề gia, trị quốc bình
thiên hạ”. Đây là một tiến trình lâu dài.
II. TINH THẦN CỦA LỄ
“Lễ ký giao đặc tính” viết: “Lễ chi sở tôn, tôn kì
nghĩa dã ”. “Nghĩa” ở đây ý chỉ là nghĩa lý, là tinh thần
của lễ, bản chất của lễ là ở nhân nghĩa, vậy tinh thần
của lễ là như thế nào?
1. Tinh thần của Lễ là ở sự cung kính
Phật Quy Lễ Tiết Tập 1
6 | P a g e
Khổng Tử nói: “Hành lễ mà không kính, gặp tang
mà chẳng đau thương, người như vậy ta có thể nhìn sao!”
Mạnh Tử nói: “Hành lễ với người mà người không
đáp, thì hãy phản tỉnh lại chính mình”.
Ở Truyền Thượng nói: “Kính cũng là lễ; bất kính,
tắc lễ không hành”.
Vì vậy tinh thần của lễ là ở “thành kính”. Khổng Tử
cực kỳ coi trọng sự thành kính, vì vậy nói: “Tế thần
giống như có thần có mặt ở đó”.
Tử Do hỏi Hiếu, Khổng Tử đáp: “Ngày nay người con
được cho là có hiếu là có thể nuôi dưỡng cha mẹ, đến
như chó ngựa, đều có thể nuôi dưỡng, bất kính thì việc
nuôi dưỡng cha mẹ nào có khác gì nuôi súc vật”.
Vì vậy khi hành lễ, nếu không thể cung kính, thì cũng
chỉ là hành vi biểu hiện bề ngoài, do đó tang lễ mất đi
chân nghĩa.
“Khúc lễ” nói: “Vô bất kính” lại nói: “Quân tử cung
kính tỗn tiết, thối nhượng dĩ minh lý.” Biểu hiện của lễ là
cung kính, không phải ở dung mạo, cung kính ở tâm,
“tỗn tiết” tức là tuân thủ pháp độ.
Phật Quy Lễ Tiết Tập 1
7 | P a g e
2. Tinh thần của Lễ là ở sự khiêm nhượng
Khổng Tử nói: “Quân tử nào có tranh chấp với ai,
cũng giống như việc bắn tên đó thôi! Vái nhường rồi mới
lên thềm, xuống thềm mời nhau uống, đây là cái tranh
của bậc quân tử vậy”. Khiêm là sự tu dưỡng của bậc
quân tử, là sự biểu hiện cụ thể của lễ.
Mạnh Tử cũng nói: “Tâm từ nhượng, cũng là đầu
mối của lễ.”
“Khúc lễ” nói: “Lễ, tự ti mà tôn kính người.” Tự ti là
hạ thấp bản thân, cũng có ý nghĩa là bản thân mình thì
khiêm tốn. Do tồn tâm khiêm hạ, tôn kính người, nên
mới có thể nhường nhịn. Tóm lại, cung kính và khiêm
nhượng là tinh thần của lễ.
III. TIẾT ĐỘ CỦA LỄ
Khổng Tử nói: “Cung nhi vô lễ, tắc lao; thận nhi vô
lễ tắc tỉ; dũng nhi vô lễ tắc loạn; trực nhi vô lễ, tắc giảo”
(cung kính mà không lễ thì nhọc thân, cẩn thận mà
không có lễ thì nhút nhát, dũng cảm mà không biết lễ thì
loạn động, ngay thẳng mà không biết lễ thì gay gắt nóng
nảy).
Cung, thận, dũng, trực tuy là những đức hành tốt,
nhưng nếu như không có lễ tiết, thì hành vi sẽ không
Phật Quy Lễ Tiết Tập 1
8 | P a g e
hợp lý, dễ dẫn đến việc nhọc công vô ích, lo sợ, hỗn loạn,
lệch lạc. Vì vậy người thế gian thường nói: “Lễ đa nhân
bất quái” (Lễ nhiều thì người không trách). Hành vi
không đúng trung đạo, vượt khỏi tiết độ, thì là thất lễ.
Do đó tiết độ gồm có:
1. Phát ra một cách chân thành, hợp với nghĩa lí
Lễ, nếu như không đúng đối tượng thích hợp, thời cơ
đều không phải bổn ý của lễ. “Khúc lễ” quyển thượng
viết: “Lễ bất vong duyệt nhân, bất phí từ, bất du tiết”
(Lễ không tùy tiện mà làm đẹp lòng người, không nhiều
lời, không vượt quá tiết độ).
Chu tử nói: “Lễ hữu thường độ, bất vi ninh mị dĩ cầu
duyệt ư nhân dã.” (Lễ có thường độ, không vì muốn làm
đẹp lòng người mà siểm nịnh), đây chính là lễ nhượng,
đúng mực, vừa phải. Lễ mà vượt quá thì sẽ trở nên thất
lễ, trở thành siểm nịnh.
Như ở nước Lỗ có 3 nhà đại phu Lý thị, lấy thân phận
gia thần mà hành lễ Thiên Tử, vượt quá tiết độ mà hành
lễ bát dật, Khổng Tử thấy vậy nói: “Thị khả nhẫn dã,
thục bất khả nhẫn dã”. (Việc ấy còn nhẫn tâm làm được
thì việc gì chả nhẫn tâm làm).
Mạnh Ý Tử hỏi về Hiếu, Khổng Tử đáp: “Vô vi”,
(không trái ngược), sau đó giải thích với Phàn Trì nghĩa
Phật Quy Lễ Tiết Tập 1
9 | P a g e
của “Vô vi”, nói: “Sinh, sự chi dĩ lễ. Tử, tang chi dĩ lễ, tế
chi dĩ lễ”. (Cha mẹ còn sống phụng sự cho hợp lễ. Cha
mẹ mất mai táng cho hợp lễ, cúng tế cha mẹ cho hợp lễ).
Đây cũng là phân tế và tiết độ của lễ, phải đúng lúc,
đúng người, đúng nơi.
2. Phải thông quyền đạt biến
Lễ có tiết độ, cũng chính là phải có “quyền nghi”. Lúc
chúng ta hành lễ, phải tùy việc, tùy lúc, không thể giữ
khư khư, không biết tùy biến. Ví dụ như thời xưa nam
nữ không được thọ thọ bất tương thân, Mạnh Tử nói:
“Tẩu nịch, bất viên chi dĩ thủ” (Thấy chị dâu bị đắm chìm
mà không đưa tay ra cứu thì thật là bất nhân), vì vậy lúc
chị dâu bị đắm chìm, cần phải lập tức đưa tay ra cứu,
đây chính là sự linh động của lễ, không thể cố chấp mà
không thay đổi .
IV. CÔNG NĂNG CỦA LỄ
Lễ có quan hệ như thế nào đối với nhân sinh? Có
giá trị như thế nào? Lễ không chỉ là quan niệm được cổ
thánh tiên hiền đề xướng, mà còn là quy phạm được xã
hội nhân loại công nhận, dùng lễ thực tiễn trong sinh
hoạt, thì lễ mới có thể phát huy tác dụng, lợi ích nhân
sinh.
Phật Quy Lễ Tiết Tập 1
10 | P a g e
1. Quy phạm thân tâm
Khổng Tử nói: “Bất học lễ, vô dĩ lập”, ý nói về việc
lập thân xử thế của con người, dùng lễ làm chuẩn tắc.
Đến như “Không hợp lễ chớ xem, không hợp lễ chớ nghe,
không hợp lễ chớ nói, không hợp lễ chớ làm”, đó là dùng
lễ để quy phạm ước thúc thân tâm, tu trì bản thân, là
công phu thực tiễn.
2. Điều tiết dục vọng
Làm người tất có dục vọng, dùng lễ để điều tiết, vì
vậy mới có câu “tình dục phát ra, nhờ lễ mà dừng lại”
mới không loạn động. Dục vọng không dễ phát hiện,
trong lúc bất tự giác truy cầu, mà lúc cầu không được thì
sẽ dễ phạm lỗi, vì vậy sự nhận thức và tiết chế của lễ
giúp con người khống chế được dục vọng.
3. Dẫn đạo một đời người
Lễ, đối với một đời người, có quan hệ rất mật thiết.
Lúc tuổi còn nhỏ, là giai đoạn tập lễ, xưa kia đệ tử của
Tử Hạ lấy việc “tưới nước, quét nhà, đối đáp, ứng đối” là
sự bắt đầu của tập lễ. Giai đoạn trung niên là giai đoạn
thực hành lễ, “khắc kỷ phục lễ” là công phu đem lễ thực
tiễn. Đến tuổi già, là giai đoạn thuần thục lễ, như Khổng
Tử “thất thập tòng tâm sở dục bất du củ” (70 tuổi theo
Phật Quy Lễ Tiết Tập 1
11 | P a g e
lòng muốn của mình mà không vượt quá giới hạn), thong
dong ở nơi trung đạo, không dụng công mà cũng tự đắc.
Đây là lấy lễ mà tu trì thân tâm mà đạt tới cảnh giới tối
cao, vì vậy lễ chính là sự thọ dụng đức hạnh không bao
giờ hết của đời người.
4. Thay đổi phong tục
Từ mỗi cá nhân cho đến toàn xã hội, lễ có công năng
giáo hóa, thay đổi thói quen tập tục của con người.
Khổng Tử nói: “Dẫn dắt dân chúng bằng biện pháp
chính trị và hình phạt, tuy dân tránh được lỗi nhưng
không biết xấu hổ. Dẫn dắt bằng đạo đức, trị dân bằng
lễ thì dân biết xấu hổ mà lại có khuôn phép chính đáng”.
Lễ và pháp không giống nhau.
“Đại đái kí lễ tế biên” viết: “Lễ có thể ngăn ngừa
những việc chưa xảy ra, còn pháp chỉ có thể cấm đoán
những việc đã xảy ra”. Pháp hình không nhất định có thể
dừng được tội ác, chỉ có dùng lễ để giáo hóa, thâm nhập
vào lòng người, thức tỉnh tâm tự giác và biết sỉ nhục, có
thể giúp người quy về chánh đạo.
Do đó “Lễ ký kinh giải biên” nói về công năng giáo
hóa của lễ, có thể giúp cho con người rời xa tội ác, làm
điều thiện mà bản thân không hay biết điều này, thật
không phải chỉ là lời nói suông.
Phật Quy Lễ Tiết Tập 1
12 | P a g e
V. Ý NGHĨA CỐT LÕI CỦA LỄ
1. Lễ là biểu hiện của “ứng vô sở trụ”
Sách Trung Dung viết: “Mừng giận buồn vui khi
chưa phát ra thì gọi là trung, biểu hiện ra mà phù hợp
với quy củ thì gọi là trung hòa”. “Chưa phát” là ý nói
bổn thể thanh tịnh “vô sở trụ”, vì “vô sở trụ” nên mới
không muốn đi đâu, cũng không muốn không đi đâu,
không có suy nghĩ quá khứ, phiền não về tương lai, giữ ở
hiện tại, đó chính là thanh tịnh tùy duyên ứng hóa. Do
thanh tịnh mà không có phân biệt tôi và bạn, tự có thể
hiện lên sự hòa hợp và thống nhất, giữa người và người,
giữa người và vạn vật, đều có thể cùng được nuôi dưỡng
mà không có tàn sát lẫn nhau, đây chính là tinh thần của
lễ.
2. Lễ là pháp môn viên mãn và hòa hợp
Người người giữ chân tâm, có thể hiểu lễ, giữ lễ, thêm
một phần tha thứ, phản tỉnh, lúc gặp ý kiến trái ngược,
cách làm không giống nhau, tự có thể an toàn vô sự.
Hữu Tử viết: “Chỗ dùng của lễ, hòa hợp làm quý,
đường lối của các vị vua đời trước dùng lễ để khiến cho
tốt đẹp, việc lớn nhỏ đều do đó. Có chỗ không làm, biết
Phật Quy Lễ Tiết Tập 1
13 | P a g e
hòa để hòa hợp nhưng không lấy lễ để điều tiết, cũng
không thể hành”.
3. Lễ là con đường bồi dưỡng nhân đức
Giữ vững bổn tâm, tự có thể khống chế được hành vi
của chính mình, hiểu được lễ nhượng, bao dung, mới
không tạo thành phiền phức cho đối phương, đây là lễ,
cũng là đồng lý tâm. Tâm bất nhẫn là một loại biểu hiện
của nhân đức.
Tử viết: “Khắc kỷ phục lễ vi nhân. Một ngày khắc kỷ
phục lễ, thiên hạ vi quy nhân. Vi nhân do kỷ nhi do nhân
hồ tai?” (Khắc chế lấy mình, khôi phục lại khuôn phép là
nhân. Một ngày khắc chế chính mình khôi phục khuôn
phép, mọi người đều sẽ trở về điều nhân. Làm điều nhân
do mình chứ do người ư?”)
Nhan Uyên viết: “Xin hỏi những điều mục để thực
hiện?”
Tử viết: “Phi lễ vật thị, phi lễ vật thính, phi lễ vật
ngôn, phi lễ vật động” (Không hợp lễ chớ nhìn, không
hợp lễ chớ nghe, không hợp lễ chớ nói, không hợp lễ chớ
làm).
Phật Quy Lễ Tiết Tập 1
14 | P a g e
4. Lễ là yếu tố quan trọng trị lý thế gian
Lễ nhượng mang tính tôn quý tôn trọng sinh mệnh.
Mỗi một sinh mệnh đều đáng nhận được sự tôn trọng,
cho dù giàu nghèo bần tiện, thậm chí là những con vật
nhỏ bé, đều có giá trị sinh mệnh, hiểu được sự khả quý
của sinh mệnh, thì sẽ đi kính trọng, kính người người
kính, xã hội sẽ có trật tự, tự có thể vô vi mà thay đổi.
Thời nay thế đạo suy đồi, không biết lễ nghĩa, không
dùng lễ giáo. Trong Luận Ngữ học có một chương nhắc
chúng ta phải nghĩ kỹ 3 lần trước khi nói.
- Tử Cống hỏi: “Bần mà không siểm nịnh, giàu mà
không kiêu, người như vậy là thế nào?”
- Khổng Tử đáp: “Người như vậy là khá nhưng
không bằng người nghèo mà vui, giàu mà trọng lễ nghĩa”,
Cuộc vấn đáp này khiến cho chúng ta đang sống
trong xã hội công lợi ngày nay nhận được một chỉ nan. Ở
trong khía cạnh vật chất, truy cầu sự đầy đủ thích đáng,
nếu không đạt được, tuy nghèo mà vẫn an thủ bổn phận.
Trên khía cạnh tinh thần, truy cầu không ngừng sự siêu
việt, tích cực tăng tiến, mãi không tự mãn, chỉ có một
tinh thần. Chỉ có như vậy thế giới tinh thần mới phát
triển, mới là niềm vui thực sự của đời người.
Phật Quy Lễ Tiết Tập 1
15 | P a g e
Xã hội của chúng ta ngày nay, đang bước vào sự
phồn vinh giàu có, trách nhiệm của chúng ta cần phải nỗ
lực xây dựng một xã hội “Giàu mà vẫn sùng lễ”. Bản chất
của lễ là nhân nghĩa, hàm dưỡng bên trong, lễ tiết tài
hoa biểu hiện ở bên ngoài, ai ai cũng hòa hợp, quần thể
có trật tự, không thẹn là một đất nước lễ nghĩa.
Phật Quy Lễ Tiết Tập 1
16 | P a g e
SƯ TÔN KHÂM ĐỊNH “TẠM ĐỊNH PHẬT
QUY LỄ TIẾT”
LỜI MỞ ĐẦU
Sư Tôn mật phó, các đời Phật
Tổ chỉ truyền đạo mạch Tánh Lý
Tâm Pháp, vốn không chấp trước ở
bất kỳ hình thức bên ngoài nào cả,
hoàn toàn biểu hiện từ Thiên Tâm
rất tự nhiên và vô vi, nhưng vì lòng
người thay đổi, Ơn Trên sợ xuất
hiện hiện tượng dị đoan, tánh lý
chân truyền bị bóp méo, vì vậy mà
Hoàng Mẫu chủ trương, lệnh cho tổ
sư đời thứ 18 – Trương Thiên
Nhiên (do Tế Công Hoạt Phật hóa
thân), chỉnh lý lễ tiết trong đạo trường, sửa sang lại nghi
thức, để giữ gìn và bảo vệ chánh tông đạo mạch tương
truyền từ xưa tới nay. Chương này là nguyên văn đích
thân Thiên Nhiên Sư Tôn chỉnh lý “Tạm định Phật Quy
Lễ Tiết”, nguyên văn như sau:
Phật Quy Lễ Tiết Tập 1
17 | P a g e
Thường nghe Đạo của các Tiên Vương xưa đều lấy
chánh tâm tu thân làm căn bản, sự dạy dỗ của Thánh
nhân dùng lễ nghĩa làm đầu. Do đó thánh nhân xưa
có nói: “Hiểu được lễ tế trời đất, ý nghĩa của lễ Đế
Thường (*)
, trị quốc nằm trong lòng bàn tay”, điều này có
thể thấy tác dụng của lễ quan hệ vô cùng trọng đại, vì
vậy người xưa coi trọng tứ duy(**)
hàng đầu.
Chú giải:
(*) Đế là lễ tế tổ tiên của thiên tử và các chư hầu vào
mùa Hạ, Thường là vào mùa Thu
(**)Tứ duy: lễ, nghĩa, liêm, sỉ)
Lúc này, đúng vào lúc tam kỳ mạt kiếp, nhân tâm
không còn như xưa, thế phong bại hoại, lại thêm làn gió
văn hóa từ phương tây thổi tới, tôn sùng khoa học, bỏ
mặc cang thường của các tiên vương đời xưa, lễ giáo
của Thánh nhân bị bỏ phế, vì vậy mà tràn đầy khí bạo
ngược, âm dương đảo lộn, biến loạn không ngừng, tai
nạn xuất hiện, tạo nên hạo kiếp, vận nguy trước mắt cực
lớn, vì vậy kiếp là do con người tạo nên, lý số trở nên
như vậy, thật không sai.
Thầm nghĩ, Ơn Trên có đức háo sanh, không nỡ
ngọc đá cùng chung kiếp nạn, thiện ác lẫn lộn, vì vậy mà
đặc biệt giáng Thiên Đạo, đại khai phổ độ. Vài năm
trước, nằm mơ thấy Hoàng Thiên Chư Thần, phi loan
Phật Quy Lễ Tiết Tập 1
18 | P a g e
phê huấn nói với mọi người, phát triển nhất quán để
thức tỉnh đời người, hiểu được đạo và kiếp cùng ứng,
đây là diệu dụng của Thượng Đế, không có Đạo thì
không thể cứu được người thiện, không có kiếp thì
không thể cảnh tỉnh người ngu muội ngoan cố,
cuối cùng thiện ác phân biệt, Thiên Đạo vì thế mà hồng
triển.
Ta vốn bất tài, nhớ ơn Hoàng Mẫu không quên, ban
cho ta linh tánh, ta giáng sinh ở Đông Lỗ, lại nhận được
ân sư điểm truyền, truyền thụ cho ta tâm pháp, cứu
thoát khỏi hố sâu biển khổ, tuy không được gặp sớm
nhưng gặp được Thiên Đạo cũng gọi là điều vô cùng
may mắn! Nhân lúc vào canh Ngọ, Trời giáng đại khảo,
lại được Ơn Trên giao cho trọng trách, ta tự nghĩ bản
thân làm gì có đức, làm gì có khả năng mà gánh vác sứ
mệnh này, bèn xin được khước từ, nhường cho người
hiền.
Không ngờ Mẫu giáng loan các đàn, không thể không
vâng lệnh của Mẫu, ta cuối cùng miễn cưỡng mà gánh
lấy trọng trách này, thuận theo trời mà làm. Tam tào
cùng độ, trọng trách rất lớn, từ lúc nhận mệnh tới nay,
ngày đêm lo lắng, may mắn nhờ ơn Hoàng Mẫu hồng
từ, nhận được sự giúp đỡ của Chư Thiên Thần Phật,
Phật Quy Lễ Tiết Tập 1
19 | P a g e
dưới có các hiền sĩ trợ lực, nhờ vậy mà đạo vụ mới có
thể hồng triền được như ngày hôm nay.
Gần đây Hoàng Mẫu phê huấn, muốn ta đem đạo
phổ biến thành lễ tiết, chỉnh lý thống nhất, lấy đó mà
tuân thủ. Thầm nghĩ chỉnh lý lễ tiết là một việc đại sự,
bản thân càng thêm phần thận trọng, ta nào dám mạo
muội làm. Vì nghĩ Quan Thánh Đế Quân trưởng quản
Pháp Luật, mời ngài giáng loan phê đính, mong tránh
khỏi vòng tai họa, nên mới cung thỉnh Đại Đế lâm đàn,
kính chờ chỉ thị, cho đến tới đàn, vì người mà định ra
phép tắc, thì lại không hợp.
Thêm vào đó đã có mệnh của Hoàng Mẫu. Thiết nghĩ,
cung kính không bằng phục mệnh, vì vậy cố gắng tận
hết sức kém cỏi này chỉnh định nghi thức. Do thành thị
và làng xã hoàn cảnh không giống nhau, nghi thức và
vật phẩm cúng tế, khó mà thống nhất, tùy người bố thí,
tùy nơi mà định ra nghi lễ, do vậy mà cân nhắc định ra
lễ tiết tạm thời, phân ra 3 cấp, cũng mong chư sinh hiền
sĩ sau này, cân nhắc xem xét, suy nghĩ mà làm, hoạt bát
hành sự.
Bên trong thì hết mực thành kính, biểu hiện bên ngoài
thì hết mực lễ kính, lấy chánh tâm tu thân, giúp người
giúp ta cùng được hoàn thiện, hóa trừ kiếp vận, cùng
Phật Quy Lễ Tiết Tập 1
20 | P a g e
chứng thánh vực, không phụ lòng bi ai của Hoàng Mẫu,
xuống cứu vớt chúng sanh bị trầm luân.
Tế Ninh Trương Thiên Nhiên viết ở Tế Nam
Năm Dân Quốc thứ 28 (Năm Công Nguyên 1939) Tháng
Giêng, Năm Kỷ Mão .
I. LỜI DẪN TẠM ĐỊNH PHẬT QUY
Đạo ta xiển dương chân truyền của tam giáo
(Thích – Đạo – Nho), phổ độ người thiện lương,
đạo vụ ngổn ngang, lễ tiết cần mau chóng sửa sang. Do
đó là Điểm Truyền Sư, Đàn Chủ hoặc những người
bàn đạo đi trước, cần phải chánh tâm tu thân, khắc kỷ
phục lễ, xử xự hòa hợp, ra vào liêm tiết, không phụ các
tín đồ trong Đạo, trên hành dưới noi theo, để có thể ta
đã thành tựu thì người khác cũng thành tựu. Có một vài
đồ nhi phẩm hạnh không tốt, cũng cùng nhau khuyên
giải khuyến khích cố gắng, lấy đó mà sửa đổi. Nếu như
chấp mê không chịu thay đổi, thì sẽ tự trụy lạc, chỉ có
thể bỏ phế mà thôi, tóm lại nhìn thấy bậc hiền sĩ thì noi
gương cải sửa bản thân, thấy người không tốt thì tự
phản tỉnh chính mình.
Nghĩ lại từ lúc tu đạo tới nay, mấy năm truyền đạo,
không đề cập đến chính trị, chỉ là giúp con người
tâm được ngay thẳng, giảng thuyết nhân nghĩa,
Phật Quy Lễ Tiết Tập 1
21 | P a g e
noi theo Cổ Thánh Tiên Hiền, chỉ luận về việc lễ
nghĩa mà thôi.
Đạo từ xưa không dám khinh truyền, vì vậy mà
luôn cung kính và tôn trọng. Quan Thánh Đế Quân
lâm đàn nói, thủ tục lúc cầu Đạo, lấy ít tiền làm
công đức phí, để khảo nghiệm người cầu đạo có
niềm tin là thật hay giả, in ấn sách huấn, hoặc tiếp
đãi đạo thân, giúp đỡ người khó khăn ở xung
quanh, không phải vì quyên góp chiêu mộ. Tùy
theo năng lực mỗi người, tự động trợ Đạo, không khuyến
khích quyên góp, hoặc các loại hành vi đòi hỏi, thâu làm
của riêng.
Hơn nữa chúng sanh phần lớn là kẻ sĩ bần khốn tiết kiệm,
mục đích noi theo pháp của Khổng Mạnh, lấy pháp ban
cho người, chứ không phải là tài thí. Do đó người tu đạo
mới vào đạo trường, đối với tất cả Phật quy trong Phật
đường, trình độ còn có hạn, nên cần phải hiểu rõ, cố
gắng thực hiện, tiến tu không ngừng. Hôm nay đem các
loại Phật quy, phân loại và nói qua, để người tu đạo có
chỗ nương theo, mà tránh khỏi mơ hồ không hiểu.
Phật Quy Lễ Tiết Tập 1
22 | P a g e
II. XƯNG HÔ TRONG ĐẠO TRƯỜNG
Các cách xưng hô trong Đạo trường rất nhiều, để
cho dễ nhớ, đơn giản được phân thành 2 phương diện là
Thánh và Phàm, gồm có như sau:
1. Phương diện Tiên Phật
Minh Minh
Thượng Đế
Tức Vô Sanh Lão Mẫu, Mẫu là chỉ người
Mẹ Tiên Thiên ban cho ta linh tánh, vì
kiếp mà giáng đạo, không dễ dàng phát
minh được danh hiệu này. Mẫu cũng tức
là chúa tể của vạn linh âm dương đầy
đủ)
Phật Quy Lễ Tiết Tập 1
23 | P a g e
Di Lặc Tổ Sư Tức Kim Công Tổ Sư
Nam Hải
Cổ Phật
Tức Quan Âm Bồ Tát
Tế Công
Hoạt Phật
Tức Hoạt Phật Sư Tôn
Phật Quy Lễ Tiết Tập 1
24 | P a g e
2. Phương diện con người
 Sư Tôn: tức hóa thân Tế Công Hoạt Phật đảo
trang giáng phàm, cũng là trưởng thượng chí tôn
 Điểm Truyền Sư: những ai thay Lão Sư (Tế Công
Hoạt Phật) điểm truyền đạo pháp đều gọi là Điểm
Truyền Sư
 Dẫn Bảo Sư: người dẫn dắt và người đảm bảo
cho người cầu đạo, đều được gọi là dẫn bảo sư
 Tiền Nhân (Tiền Hiền): người cầu đạo trước ta
đều được gọi là tiền nhân)
 Đệ tử: cách xưng hô đối với Sư Tôn
 Hậu học: cách xưng hô đối với Điểm Truyền Sư,
Dẫn Bảo Sư, Tiền Nhân
 Đàn chủ: chủ nhân của các phật đường, được gọi
là đàn chủ
 Đạo thân: các vị đồng đạo, không phân biệt nam
nữ đều gọi là đạo thân.
III. CÁC LỄ THẮP NHANG
Các đạo thân mới cần phải cố gắng tiếp cận Phật
đường, trong khả năng phạm vi an thiết Phật vị.
Phật Quy Lễ Tiết Tập 1
25 | P a g e
Mỗi ngày phân ra làm ba lần đốt hương sáng, trưa,
tối, đọc nguyện sám văn, để biểu đạt thành kính. Nhưng
Phật đường gia đình và Phật đường các nơi tình hình
không giống nhau, nên số lượng cây nhang đốt cũng
không giống nhau: Phật đường gia đình thì thắp 9 cây,
nếu số lượng giống với Đàn Trường thì không phải là
không thể. Tóm lại quan trọng ở biểu hiện thành kính,
không quan trọng số cây bao nhiêu. Lúc đốt hương cần
phải rửa sạch tay và mặt, kiền tâm quỳ tại, hai tay cầm
hương dâng ngang mày, dùng tay trái cắm từng cây
nhang một cho đến hết, nay đem phép tắc hiến hương
phân ra như sau:
1. Thắp nhang ở gia đình
Minh Minh Thượng Đế: 5 cây (cây đầu tiên ở chính
giữa, cây thứ 2 ở bên phải, cây thứ 3 ở phía trên, cây
thứ 4 ở bên trái, cây thứ 5 ở phía dưới).
Phật Quy Lễ Tiết Tập 1
26 | P a g e
Chư Thiên Thần Thánh: 3 cây (cây đầu tiên ở giữa,
cây thứ 2 ở bên phải, cây thứ 3 ở bên trái)
Táo Quân: 1 cây (ở chính giữa)
2. Thắp nhang ở Đàn Trường
 Minh Minh Thượng Đế: 5 cây
 Chư Thiên Thần Thánh: 3 cây
 Di Lặc Tổ Sư: 3 cây
 Nam Hải Cổ Phật: 3 cây
 Hoạt Phật Sư Tôn: 3 cây
 Nguyệt Tuệ Bồ Tát: 3 cây
 Các vị Pháp Luật Chủ: 3 cây
 Táo Quân: 1 cây
3. Những dịp thắp nhang khác
Ngoài hai phần hiến hương đã nêu phía trên, còn có
lễ thắp nhang vào Lễ Đại Điển; mồng 1, 15 mỗi tháng,
Phật Quy Lễ Tiết Tập 1
27 | P a g e
các Lễ Kỷ Niệm, cùng với lúc bàn Phật sự và khai đàn.
Muốn hiểu hết tất cả các lễ tiết trong Phật đường, nên
thường xuyên tới Phật đường học hỏi, luyện tập, lâu rồi
tự nhiên sẽ thuần thục.
Thời gian thắp nhang mỗi ngày vào giờ Mão (5h-7h
sáng), giờ Ngọ (11h-13h), giờ Sửu (17h-19h) làm tiêu
chuẩn. Nếu như vì bận rộn Phật sự, thời gian gián đoạn,
cũng không có lỗi. Vì sự vụ mà bận rộn, tâm muốn làm
không có thời gian, thì cũng có thể mỗi ngày hiến hương
2 lần hoặc 1 lần, hoặc tình hình đặc thù không thể hiến
hương, cũng có thể trong âm thầm khấu đầu. Tóm lại
không bị hình thức câu thúc trói buộc, chỉ cần giữ tấm
lòng chí thành vô tư, niệm niệm không quên.
Phật Quy Lễ Tiết Tập 1
28 | P a g e
IV. HÀNH LỄ
Hành lễ, để biểu thị ý thành kính, vì vậy lúc hành lễ
cần phải trang nghiêm thanh tịnh, an tường bình hòa.
Lúc quỳ bái phải bao chắc hợp đồng, chắp xá qua gối,
càn đạo (nam) buông tay nâng y, khôn đạo (nữ) buông
tay xuống đất, sau đó quỳ xuống. Lúc khấu đầu cần phải
khấu đầu hướng xuống đất, sau khi đứng lên lại làm
động tác chắp xá rồi cúc cung mà lui. Bổn đạo lễ tiết rất
nhiều, giản lược như sau:
1. Lễ tạ ơn (sau khi Điểm Truyền Sư truyền Khẩu Quyết)
 Minh Minh Thượng Đế: 3 khấu
 Chư Thiên Thần Thánh: 1 khấu
 Di Lặc Tổ Sư: 1 khấu
Phật Quy Lễ Tiết Tập 1
29 | P a g e
 Nam Hải Cổ Phật: 1 khấu
 Hoạt Phật Sư Tôn: 1 khấu
 Nguyệt Tuệ Bồ Tát: 1 khấu
 Sư Tôn: 1 khấu
 Sư Mẫu: 1 khấu
 Điểm Truyền Sư: 1 khấu
 Dẫn Bảo Sư: 1 khấu
 Đại chúng: 1 khấu (Các vị dưới Sư Tôn, không ở
đạo trường, cũng có thể miễn lễ)
2. Lễ tham giá - từ giá
 Minh Minh Thượng Đế: 5 khấu
 Chư Thiên Thần Thánh: 3 khấu
 Di Lặc Tổ Sư: 3 khấu
 Nam Hải Cổ Phật: 1 khấu
 Hoạt Phật Sư Tôn: 1 khấu
 Nguyệt Tuệ Bồ Tát: 1 khấu
 Sư Tôn: 1 khấu
 Sư Mẫu: 1 khấu
 Điểm Truyền Sư: 1 khấu
Phật Quy Lễ Tiết Tập 1
30 | P a g e
 Dẫn Bảo Sư: 1 khấu
 Đại chúng: 1 khấu
Các lễ phía trên tuy cố định, nhưng thời gian có lúc rảnh
lúc bận, vì vậy mà hoạt bát ứng dụng, không cần câu nệ.
Nếu lúc bình phàm nhàn rỗi, đương nhiên phải chiếu
theo quy định hành lễ, để biểu hiện thành kính. Gặp lúc
Phật Sự bận rộn, cần làm việc cấp bách, thì không cần
câu chấp số lễ để tránh làm hỏng việc, không làm từ giá
cũng không có lỗi vậy.
3. Lễ tiếp giá, tiễn giá (lễ đón, tiễn lúc giáng đàn)
 Minh Minh Thượng Đế: 10 khấu
 Chư Thiên Thần Thánh: 5 khấu
 Di Lặc Tổ Sư: 5 khấu (nếu theo mẫu giá thì là 5
khấu, còn lâm đàn một mình thì là 9 khấu)
 Sư Tôn (tới đạo trường lúc đón tiếp hoặc tiễn
đưa): 3 khấu
 Sư Mẫu: 3 khấu
 Điểm Truyền Sư: 1 khấu
Không kể là Sư Tôn, Sư Mẫu cho đến Điểm Truyền Sư
lúc tiếp giá, tiễn giá dùng 3 khấu hoặc 1 khấu cũng có
thể được, không cần lại khấu đầu với Lão Mẫu, đế tránh
Phật Quy Lễ Tiết Tập 1
31 | P a g e
khỏi dư thừa. Nếu như Sư Tôn trong một ngày tới lui đạo
trường nhiều lần, thì chỉ cần tiếp tiễn giá 1 lần. Nếu như
lúc nhiều người, cũng có thể người đứng đầu cùng một
số người đại diện toàn thể hành lễ.
4. Lễ đốt hương khấu đầu
 Minh Minh Thượng Đế: 10 khấu
 Chư Thiên Thần Thánh: 5 khấu
 Di Lặc Tổ Sư: 5 khấu
 Nam Hải Cổ Phật: 3 khấu
 Hoạt Phật Sư Tôn: 3 khấu
 Nguyệt Tuệ Bồ Tát: 3 khấu
 Các vị Pháp Luật Chủ: 3 khấu
 Táo Quân: 1 khấu
 Sư Tôn: 1 khấu
 Sư Mẫu: 1 khấu
 Chấn Điện Nguyên Soái: 1 khấu
 Chấn Điện Tướng Quân: 1 khấu
 Giáo Hóa Bồ Tát: 1 khấu
Phật Quy Lễ Tiết Tập 1
32 | P a g e
Nguyện Sám Văn là công khóa ngày thường của
người tu đạo, vô cùng quan trọng. Mỗi lần đốt
hương khấu đầu xong, cần phải đọc tụng nguyện
sám văn, sám hối lỗi lầm, để thay đổi hướng thiện
mỗi ngày, gần gũi nhiều đạo thân, đối với việc này
không thể không chú ý.
Từ nay về sau, cần phải kính cẩn hành lễ, chớ có xem
thường, tôn trọng Phật quy. Như lúc bận việc không thể
đọc tụng, chỉ chiếu theo hành lễ, không niệm cũng được.
5. Lễ tiết đại điển
 Hiến hương kết duyên
 Hiến cung
 Thỉnh Đàn
 Minh Minh Thượng Đế: Cửu Ngũ Đại Lễ
Chư Thiên Thần Thánh: giống lễ tiết ngày thường
6. Lễ kỷ niệm
 Hiến hương kết duyên
 Hiến cung
 Kim Công Tổ Sư: 3 quỳ 9 khấu
Phật Quy Lễ Tiết Tập 1
33 | P a g e
V. VẬT PHẨM HIẾN CUNG
Vật phẩm hiến cúng, gồm có hoa quả, bánh kẹo, trái
cây, rau củ quả, các thực phẩm chay. Quan trọng là
thanh tịnh tinh khiết. Đầu tiên hiến cúng hai ly trà (một
ly dùng nước trắng, một ly dùng nước có trà), thể hiện
thượng thanh hạ trược. Nếu như có đủ người, có thể
chiếu theo trật tự sắp ban mà hiến cúng. Nhưng nếu như
người không đủ, thì vẫn có thể với số người như vậy mà
hiến cúng, quan trọng là thành kính, không cần phải câu
chấp, có thể hoạt bát mà làm.
Phật Quy Lễ Tiết Tập 1
34 | P a g e
1. Lúc bàn đạo hiến cúng gồm
Ở làng quê: 5 mâm (trái cây tươi hoặc là điểm tâm
chay), nếu như gặp lúc không thuận tiện mua được, thì
có thể dùng rau chay thay thế.
Tỉnh thành: 10 mâm (hoa quả tươi, điểm tâm chay),
nếu như gặp lúc hoa quả tươi không thể mua, có thể
thay bằng món chay hoặc kẹo.
Thành phố: 15 mâm (hoa quả tươi, điểm tâm chay,
kẹo), nếu như người cầu đạo không đủ 5 người hiến
cúng, cũng có thể cúng 5 mâm, trên 5 người cúng 10
mâm, trên 10 người cúng 15 mâm
2. Lễ đại điển và lễ đón năm mới lúc hiến cúng
gồm :
Thôn quê: 15 mâm
Tỉnh thành: 20 mâm
Thành phố: 25 mâm
Mỗi tháng vào ngày mồng 1 hoặc 15, như có hiến
cung 10 mâm hoặc 5 mâm, hoặc chỉ hiến cung trà cũng
có thể được.
Phật Quy Lễ Tiết Tập 1
35 | P a g e
3. Lễ kỷ niệm lúc hiến cung gồm:
Hương thôn: 10 mâm
Thành trấn: 15 mâm
Đô thị: 20 mâm
Cúng phẩm ngày đại điển hoặc đón năm mới, ở Phật
đường thành thị, cúng đủ 25 mâm. Nhưng nếu có sự bất
tiện, ở các nơi làng quê biên thùy xa xôi, khó khăn,
không cần phải câu chấp đủ số lượng. Nơi thành trấn
dùng 20 mâm, ở thôn quê 15 mâm, cũng không bắt
buộc phải đúng nhưng vậy.
Đối với gia đình nghèo khổ bần cùng, thì lượng sức mà
làm. Đối với ngày tổ sư thánh đản và ngày kiêng kị cũng
có thể ước lượng mà làm. Tóm lại người tu đạo quý ở
thành tâm, không phải ở cúng phẩm nhiều hay ít. Như
người nghèo khó thiếu thốn, khó thực hiện, người giàu
dễ thực hiện, biểu bạch tự không giống nhau. Vì vậy cái
gọi là bần đạo khó tu, tức là nghĩa này.
VI. NGÀY KỶ NIỆM
Bổn đạo đối với các ngày kỷ niệm, trừ Lễ Đại Điển,
Lễ Đón Năm Mới, và Lễ Kỉ Niệm Tổ Sư. Ngoài những
lễ đã liệt kê phía trên ra, còn có các ngày kỷ niệm các vị
Phật Quy Lễ Tiết Tập 1
36 | P a g e
Tiên Phật tùy theo tín ngưỡng của mỗi người mà cúng
bái, số mục hiến cúng cũng tùy theo khả năng mà làm.
1. Ngày đại điển Minh Minh Thượng Đế (đều dùng
lịch âm)
 15 tháng 3: Đại điển mùa xuân
 15 tháng 6: Đại điển mùa hạ
 15 tháng 9: đại điển mùa thu
 15 tháng 11: đại điển mùa đông
2. Ngày kỷ niệm Kim Công Tổ Sư
 Ngày 24 tháng 4 (thánh đản)
 Ngày 12 tháng 2 (Kỵ thần)
VII. CÁC LOẠI QUY TẮC
1. Quy tắc dành cho Đàn chủ
Làm Đàn chủ cần phải cung kính trời đất lễ bái thần
minh, tôn sư trọng đạo, cung kính tiền nhân. Lấy thân
làm chuẩn, làm gương cho đạo thân.
Đạo thân của ta, cần phải giữ Ngũ Luân Bát Đức mà
làm việc, đối với từng lời nói hành vi của đàn chủ, cần
phải tùy thời kiểm điểm, tránh làm chuyện bất nghĩa,
Phật Quy Lễ Tiết Tập 1
37 | P a g e
ảnh hưởng đến tiền đồ đạo vụ. Cư xử với mọi người, cần
phải khiêm cung hòa ái, không thể có hành vi kiêu ngạo,
cái gọi là kính trọng người thì được người kính.
Đối với đạo thân cho dù là giàu nghèo, chỉ cần thành
tâm đối với đạo, đều đối xử nhân từ như nhau, tận sức
bảo ban, không thể có chút phân biệt, để tránh đối xử
tốt với người này, bạc đãi với người khác. Nếu có người
ngoan cố, phẩm hạnh không tốt, cũng có thể mong tận
tâm mà cảm hóa họ.
Đối với đạo thân nam nữ, xem như đồng bào anh chị
em tương thân tương ái, tùy lúc dẫn dắt, đốc thúc hành
công, bản thân chân chánh trước rồi cảm hóa người khác.
Đối với Phật đường trong ngoài, cần phải chăm chỉ
chỉnh đốn, giữ gìn sạch sẽ, trang nghiêm. Tóm lại, quan
trọng là trang nghiêm thanh tịnh.
Đối với các loại phật quy cần phải tùy thời mà giảng
giải, từ hiểu rõ mà có thể dễ dàng tuân thủ.
Đối với các loại sách huấn cần lưu trữ, phân phát các
đạo thân, cũng cần đặc biệt chú ý.
Các đạo thân độ người, đàn chủ cần phải kiểm tra
trước, xem có phải là người thanh gia thanh bạch hay
không? Có lương thiện hay không? Chớ đừng qua loa bỏ
qua, hiền ngu không màng, gây trở ngại cho đạo vụ.
Phật Quy Lễ Tiết Tập 1
38 | P a g e
Dẫn bảo sư tiếp dẫn người cầu Đạo, trước tiên cũng cần
báo cáo Điểm Truyền Sư hoặc Đàn chủ, là người như thế
nào? Lý niệm cầu đạo như thế nào để dùng pháp mà
tiếp dẫn thành toàn.
Các đạo thân đến Phật đường, Đàn chủ và bàn sự nhân
viên, cần phải tận lực chiêu đãi nghênh đón, để biểu thị
sự cung kính, thể hiện là người học Đạo, yêu thương con
người.
2. Quy định nam nữ đạo thân ở Phật đường
Các đạo thân đến Phật đường, trước tiên cần hành lễ
tham giá, lúc đi về phải hành lễ từ giá, gặp tình hình đặc
thù, hoạt bát mà làm, không cần câu chấp.
Phật Quy Lễ Tiết Tập 1
39 | P a g e
Các đạo thân, đối với các vật phẩm trong Phật đường,
không được tự chiếm cứ sử dụng, như muốn thư huấn
nào, nói rõ với bàn sự nhân viên, không được tự ý thủ
giữ.
Các đạo thân cần phải biết trân trọng giấy chữ, không
thể dùng để lau chùi vật dơ bẩn ô uế, tùy tiện vứt bỏ;
nếu gặp giấy chữ, thu lượm lại, bỏ vào trong sọt giấy.
Nếu dùng vật phẩm, sau khi dùng xong, cần phải trả
về nguyên vị trí ban đầu, theo trình tự.
Ra vào phật đường, bước đi nhẹ nhàng, không huyên
náo ồn ào, tùy tiện lẫn lộn.
Cho dù là bất cứ ai, lúc gọi đạo thân, âm thanh nhỏ
nhẹ hòa khí, chớ đừng gây ồn ào huyên náo. Lúc giảng
huấn và khai đàn, càng cần phải trang nghiêm thanh
tịnh, chớ đừng nói chuyện phiếm, phải tuân thủ Phật quy.
Cho dù là lễ tham, từ, tiếp, tiễn giá, cho đến lễ kỷ
niệm đại điển, lúc khai đàn hành lễ cần phải phân ban,
nam trước nữ sau. Lúc đứng nam đứng bên trái, nữ
đứng bên phải, không được hỗn loạn trật tự, lúc gặp ở
bên ngoài cũng cần giữ sự kính cẩn này.
Lúc hành lễ, cần phải chỉnh tề thanh tịnh, không thể
quá thối nhường lôi kéo gây mất trật tự. Nghe theo sự
chỉ huy của tiền hiền, tự mình nên ước lượng tư cách,
Phật Quy Lễ Tiết Tập 1
40 | P a g e
chọn vị trí thích hợp của mình mà cùng hành lễ. Người
mới bước vào đạo trường và chưa có công, nên đứng ở
phía sau.
Lúc càn đạo (nam) chưa hành lễ xong, khôn đạo (nữ)
không được tham gia hành lễ. Lúc khôn đạo hành lễ, càn
đạo cũng không được tham gia hành lễ, đây được gọi
là nam nữ phân biệt.
Lúc khai đàn tiếp giá, nếu như Điểm Truyền Sư ở tại
nơi đó, trước tiên nên mời Điểm Truyền Sư tiếp giá, sau
đó nam nữ lại theo thứ tự phân ban hành lễ. Nếu như
người đông, nên do Điểm Truyền Sư hoặc Đàn chủ, mời
ra một số vị đại diện hành lễ, toàn thể phân ban, để
tránh khỏi hỗn loạn.
Lúc tiễn giá, Điểm Truyền Sư hành lễ xong, cần phải
chờ tam tài hành lễ xong, các vị đạo thân theo trật tự
hành lễ. Người cầu huấn, sau khi tạ ân tiễn thần xong,
lại cùng tam tài đảnh lễ một khấu.
Phật Quy Lễ Tiết Tập 1
41 | P a g e
3. Quy định lúc giảng kinh, huấn văn của Tiên
Phật
Cho dù là ai lên đài diễn giảng, mọi người nghe khẩu
lệnh 1: đứng dậy; 2: cúc cung; 3: ngồi xuống để
biểu thị sự kính trọng (sau khi giảng xong xuống lớp
cũng thực hiện theo thứ tự như vậy).
Lúc đang diễn giảng, mọi người phải yên lặng,
chớ đừng chụm đầu nói chuyện, trái với Phật quy.
Người nghe nếu như có thể viết, tốt nhất là nên mang
theo một cuốn vở ghi chép, nghe tới chỗ quan trọng, có
thể ghi chú vắn tắt lại, có thời gian đọc lại tham ngộ ý
nghĩa, lâu dần tự nhiên tăng thêm trí thức.
Phật Quy Lễ Tiết Tập 1
42 | P a g e
Lúc đang nghe giảng, nếu không cần thiết, chớ đừng
rời chỗ đi ăn uống, đi vệ sinh, tránh mất trật tự gây
huyên náo.
Người nghe giảng thái độ chớ đừng phóng túng, tinh
thần ủy mị yếu đuối, phải chuyên tâm nhất chí. Nếu như
trong lúc nghe giảng, có chỗ tâm đắc, muốn đưa ra kiến
giải, nếu không ảnh hưởng đến thời gian giảng bài, sau
khi được sự cho phép, có thể giảng giải ngay trên lớp, lợi
ích cho mọi người.
Trong lúc nghe giảng, nếu có thấy đạo thân tới sau,
tuy là bằng hữu quen thuộc cũng chớ nên lớn tiếng gọi.
Nếu có Điểm Truyền Sư đi vào hoặc đi ra cũng không
cần phải đứng lên tiếp giá, tiễn giá, để tránh nhiễu loạn
trật tự giảng đường.
Người nghe lớp, có chỗ nghi hoặc không hiểu, có thể
ghi chép lại, chờ giảng viên sau khi xuống lớp, tới thảo
luận nghiên cứu, không nên chất vấn vào lúc đó, ảnh
hưởng tới thời gian giảng bài, ảnh hưởng tới lớp viên.
Nếu như có người tới tham quan, nên ngồi dự thính ở
bên cạnh, tình trạng người dắt tới, trước tiên cần báo
cáo Điểm Truyền Sư hoặc Đàn chủ, để chuẩn bị thành
toàn. Nếu là người bất chánh, chớ nên dắt tới, tránh khỏi
tai họa.
Phật Quy Lễ Tiết Tập 1
43 | P a g e
Giảng giải xong, nam, nữ cần phân ban từ giá, sau đó
lần lượt có trật tự đi ra, không thể tùy tiện phóng dật,
nói chuyện tùy tiện, tránh khỏi bị người ngoài hủy báng.
4. Quy định về khuyến đạo hành công
Tiếp xúc đạo thân: tranh thủ lúc nhàn rỗi tới nhà
đạo thân khuyến hóa hướng thiện, sớm lên bến Đạo.
Giúp người hoàn thiện cũng là giúp chính mình, cũng có
thể hành công liễu nguyện.
Đạo thân mới vào đạo trường, người có thành tâm tín
phụng thì ít, mà nửa tin nửa ngờ không hiểu chân nghĩa
thì nhiều, các Dẫn Bảo Sư cần phải giảng giải thành toàn,
hiểu được đắc Đạo không dễ, kiên trì tín tâm, mau chóng
hành công. Đây gọi từ từ dẫn dắt người hướng thiện.
Nếu là đạo thân kinh tế dư giả, đang lúc thiên thời
khẩn cấp, đại kiếp ngay trước mắt, mau chóng tiết kiệm,
lượng sức hành công, trợ giúp đạo trường, để khuyến
hóa rộng rãi, mà có thể cứu được nhiều người lương
thiện. Mà cũng có thể tiêu giải được oan khiến, cứu vãn
được thế tục suy đồi. Có công ích cho xã hội. cũng tự tạo
phúc cho tương lai.
Phàm là đạo thân, bình thường cần kiểm điểm thân
tâm, chớ đừng khởi tư tưởng bất chánh, đối với tất cả
những tập quán không tốt cũng như những ham muốn
Phật Quy Lễ Tiết Tập 1
44 | P a g e
không tốt, mau chóng cải trừ, tăng cường cảnh tỉnh,
không thể lây nhiễm, trở thành tấm gương xấu cho hậu
học.
Các đạo thân lúc rảnh rỗi có thời gian nên trở về Phật
đường lắng nghe Thánh âm, giúp gia tăng thêm trí huệ,
hàm dưỡng Đạo tâm, có chỗ nào không hiểu, cũng có
thể giúp đỡ nhau thảo luận. Tuy có thể làm nhiều,
nhưng chớ đừng có ý nghĩ bản thân lập công rất lớn,
thành toàn được rất nhiều người.
Các đạo thân có thể giảng được huấn thư, đối với đạo
thân không hiểu, nên tùy lúc tùy nơi hành công, giảng
giải cho đạo thân hiểu.
Mỗi người cần phải thành ý chánh tâm, cẩn ngôn thận
hành, cùng nhau khuyên hóa hướng thiện, sửa bỏ lỗi lầm,
cổ vũ nhau cùng tiến, noi theo Thánh Hiền xưa, mà
không uổng phí mất thời kỳ tu Đạo tốt đẹp này.
Các đạo thân cần phải tuân thủ Phật quy, khắc kỷ tu
thân, tuân đạo phụng hành, để có thành tựu lớn.
Các quy tắc trên, nếu như có chỗ nào chưa được hợp
lí, nên tùy lúc chỉnh sửa cho hợp lí.
Trong “Tạm Định Phật Quy” nêu ra nguyên do chế
định ra lễ nghi, lấy tinh thần “nội tâm thì hết mực chân
thành, bên ngoài giữ lễ nghi” để đạt tới “chánh tâm tu
Phật Quy Lễ Tiết Tập 1
45 | P a g e
thân, hoàn thiện chính mình hoàn thiện người khác, cứu
vãn kiếp vận, chứng được thánh vực”. Đặc biệt không
bàn chính trị, chuyển hóa nhân tâm, giảng giải nhân
nghĩa, noi theo Cổ Thánh Tiên Hiền, để thể hiện lòng
thành kính mà thôi. Đây là tinh thần trong nội dung Phật
Quy Lễ Tiết mà Sư Tôn Thiên Nhiên Cổ Phật định ra.
Trong đó, đem Phật quy phân thành các 4 mục:
Xưng hô, Hiến hương, Hành lễ, Quy tắc.
Xưng hô ý chỉ cách gọi Thần Thánh Tiên Phật và con
người. Hiến hương nói về các cách thắp nhang, thời gian,
và một số điểm cần chú ý. Hành lễ chỉ về lễ tiết ngày
thường cũng như lúc bàn đạo. Quy tắc nói về lễ tiết khi
ra vào đạo trường.
Nhìn chung, các Đạo trường đều tuân theo “Tạm Định
Phật Quy” của Thiên Nhiên Sư Tôn định ra, nếu như có
Đạo trường nào có chỗ sai biệt, chỉ là một số chi tiết nhỏ
mà thôi, nhìn chung tinh thần là không thay đổi.
Phật Quy Lễ Tiết Tập 1
46 | P a g e
Ý NGHĨA VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA
PHẬT QUY LỄ TIẾT
I. Ý NGHĨA CỦA PHẬT QUY LỄ TIẾT
Phật quy lễ tiết là quy giới và chỉ nan của người
tu đạo, như chiếc thuyền có bánh lái, thân có tâm, giữ
vững quy giới, tất giữ được tâm, thân, khẩu ý mới không
dám làm càn. Nếu ý rong ruổi chạy loạn, nếu không mau
chóng thu thúc, thì có thể một đời tu Đạo: Một bên hành
công, một bên tạo nghiệp, cực khổ vô ích không phải
uống công sao? Quan Pháp Luật chủ nói:
“Phật quy là giới luật của trời,
Cẩn thận tuân thủ giữ gìn Phật quy
Tu đạo bất tuân thủ Phật Quy
Dựa vào cái gì tu dưỡng để lên Thiên Đường”
Quy củ sinh hoạt và lễ tiết của Phật đường, như người
thợ điêu khắc, công phu càng tinh tế, tác phẩm càng
hoàn mỹ. Phật quy lễ tiết, cũng có tác dụng khắc chế
thân tâm. Sau đây tóm lược một số ý nghĩa:
Phật Quy Lễ Tiết Tập 1
47 | P a g e
1. Địa tâm hạ khí, giáng phục ngã mạn
Người tuân thủ lễ tiết, đầu hạ thấp lưng cong, để
giáng phục tánh cống cao ngã mạn, học tập khiêm hạ.
2. Tu luyện tâm tánh, dừng vọng niệm
Phật Quy Lễ Tiết Tập 1
48 | P a g e
Lúc khấu đầu, cần phải ý giữ huyền quan, tay bao
hợp đồng, từng khấu từng khấu một, từ từ khấu, dựa
vào đó có thể thu nhiếp tâm thần phóng dật, phan
duyên, vọng động. Tâm thần yên tịnh rồi, tăng trưởng
giác tính, dễ dàng sửa thói hư tật xấu, bỏ đi tập khí xấu,
sửa cá tính, luyện khí chất, bồi nội đức.
3. Xuất cáo phản diện, sám hối cảm ơn
Ra vào Phật đường cần làm lễ tham - từ giá, giống
như đi ra ngoài cũng phải báo cáo cho cha mẹ biết, về
nhà cũng phải chào hỏi cha mẹ hay. Vì vậy cần phải
hành lễ “xuất cáo phản diện”. Ngày mồng 1, 15 làm lễ
hiến hương hiến cung, lúc khấu đầu học tập “cảm ơn
Thiên Ân Sư Đức, sám hối lỗi lầm thân khẩu ý”, xuất cáo
phản diện là biểu hiện của sám hối cảm ơn.
4. Giữ gìn luân lí, trên dưới hòa hợp
Tôn Sư Trọng Đạo, thượng thừa khải hạ, tuân
tiền đề hậu là những cương kỷ luân lí của Đạo trường,
đều thuộc lễ tiết, có thể dựa vào đây mà buông xuống
ngã chấp, ngã mạn, giúp đạo vụ, nhân sự đều hòa khí
một lòng, đồng thời giúp cho xã hội hài hòa có trật tự.
Phật Quy Lễ Tiết Tập 1
49 | P a g e
5. Hóa giải kiếp vận, bước lên Thánh vực
Sư Tôn từ thị: “Nội tận kỳ thành, ngoại tận kỳ lễ;
chánh tâm tu thân, thành kỷ chánh nhân; hóa vãn kiếp
vận, hàm đăng Thánh vực”.
(Bên trong thành tâm hết mực, bên ngoài biểu hiện lễ
nghi hết sức cung kính, không những hoàn thiện bản
thân mà còn giúp người hoàn thiện, cứu giải tai kiếp, để
tất cả cùng bước lên Thánh vực)
Có thể thấy nếu như ai cũng biết giữa lễ, tự có thể
tránh khỏi tai nạn, quốc gia xã hội an tường bình hòa.
II. TẦM QUAN TRỌNG CỦA PHẬT QUY LỄ TIẾT
Một người sống theo dục vọng, tính cách vô lí, thường
xâm phạm tới người khác mà còn không biết, đây là vì từ
nhỏ giáo dục trong gia đình đã thất bại. Thân giáo, gia
giáo cho đến lễ giáo xã hội, đều ảnh hưởng đến an nguy
của toàn quốc gia, địa cầu, thậm chí đau khổ trong sinh
tử luân hồi, không xem trọng lễ giáo, cuối cùng bị pháp
luật trừng trị. Lấy pháp luật chế tài tội phạm, nếu không
ưu tiên đạo đức lễ giáo làm đầu, tâm chánh tắc thân
chánh, thân chánh tắc gia chánh, quốc chánh tắc không
có hoạn nạn, cuối cùng được tự tại giải thoát.
Phật Quy Lễ Tiết Tập 1
50 | P a g e
1. Không có lễ sẽ khó đoan chánh lời nói hành vi,
bình trị thiên hạ
Tục ngữ có câu: “Li lâu chi minh, công thâu tử chi
xảo, bất dĩ quy củ bất năng thành phương viên. Sư
khoáng chi thông, bất dĩ lục luật, bất năng chánh ngũ
âm, Nghêu Thuấn chi đạo bất dĩ nhân chánh, bất năng
bình trị thiên hạ.”
Con mắt li lâu, có thể thấy được vật cách trăm bước.
Công thâu tử là thợ mộc tinh xảo, có thể trạm khắc
nên vật xuất thần nhập hóa. Sư khoáng là người thầy
giỏi về âm nhạc, có thể tấu lên bản nhạc hồn nhiên quên
bản thân. Đạo của vua Nghêu Thuấn, có thể phổ biến
khắp thiên hạ. Tuy như vậy, nhưng nếu không chế định
ra quy củ nhân chánh, người ngày nay không có chỗ noi
theo, thiên hạ làm sao thái bình.
Phật Quy Lễ Tiết Tập 1
51 | P a g e
2. Nếu không có lễ, sẽ khó kỷ lập lập nhân, hiểu
bản thân và hiểu người khác
Luận Ngữ chương vua Nghêu có nói: “Không biết
mệnh, không phải là bậc quân; không biết lễ thì không
thể lập thân, không biết nói, thì không thể hiểu người”.
Người không hiểu thấu triệt thiên mệnh, thì không cách
nào có thể an thân lập mệnh, do đó khó mà tiến đức tu
nghiệp. Không biết làm người xử thế cần có lễ nghi như
thế nào, lại làm sao có thể an định quốc gia xã hội, sao
có thể gọi là bậc đại trượng phu?
Nếu bạn không thực sự hiểu hàm ý trong lời nói của
người khác, thì làm sao có thể hiểu được lòng người,
đồng cảm với họ? Có thể thấy, lễ có công năng thay đổi
một cách âm thầm, trước tiên cần từ chính bản thân
mình bồi dưỡng, thì việc trở thành một tấm gương mô
phạm sẽ không khó.
3. Nếu không có lễ, sẽ khó mà có trật tự luân lý,
ngăn ngừa kiếp nạn.
Chương Nhan Uyên trong sách Luận Ngữ có viết: “Bác
học dĩ văn, ước chi dĩ lễ, diệc khả dĩ phất bạn hĩ”
(Người quân tử học rộng về thơ văn, tự ước thúc bằng lễ,
như vậy mới có thể không trái với đạo lý).
Phật Quy Lễ Tiết Tập 1
52 | P a g e
Tuy có học vấn uyên bác, nếu không được ước chế
trong lễ giáo, sẽ khó tránh khỏi cống cao ngã mạn.
“Nhan Tử Thánh học” có nói: “Đạo đức nhân nghĩa,
không có lễ không thể thành. Giáo huấn cái chánh tập
tục, không thể thiếu lễ. Trong việc phân tranh, thiếu lễ
thì khó quyết. Vua tôi, cha-con, anh-em, không có lễ sẽ
khó phân định,… Vì vậy mà người quân tử cung kính giữ
gìn phép tắc, lấy thái độ nhường nhịn để thể hiện lễ tiết.”
Không có đạo đức nhân nghĩa, lại chưa hành được lễ,
làm sao có thể được mọi người tín phục? Muốn thay đổi
phong tục, hoặc dùng chân lý thuyết phục người khác,
đều cần phải tiên lễ hậu binh (phải dùng lễ kính đối xử
với người trước sau mới thuyết phục người), bao quát
luân lý trên dưới, tất cần phải nhờ lễ trợ giúp. Nếu như
không có lễ, thì những nỗ lực trước đó đều không còn ý
nghĩa.
Vì vậy nói: “Người có lễ thì sẽ bình an, người không
có lễ thì sẽ gặp nguy. Người xưa dạy, lễ tiết,
không thể không học”. Mọi người dùng lễ ứng xử với
nhau, thì mọi việc đều sẽ bình an vô sự, không có tranh
chấp, tai họa xảy ra.
Phật Quy Lễ Tiết Tập 1
53 | P a g e
LỄ TIẾT RA VÀO PHẬT ĐƯỜNG
I. Ý NGHĨA CỦA LỄ THAM TỪ GIÁ
Hoạt Phật Ân Sư từ bi: “Phật đường có lễ tiết của
phật đường, phải nỗ lực học tập, hiểu được lễ tiết thì có
thể tránh phạm lỗi lầm.”
Phật đường là nơi Vô Cực Lão Mẫu và Chư Thiên
Tiên Phật tiếp dẫn chúng sanh ở nhân gian, cũng là nơi
giúp chúng sanh liễu nguyện liễu tội, giả sử như Tiên
Phật ra vào Phật đường cũng phải hướng Lão Mẫu tham
từ giá, vì thế chúng ta ra vào Phật đường cũng cần cung
Phật Quy Lễ Tiết Tập 1
54 | P a g e
kính thực hiện lễ tiết lúc ra vào Phật đường, để thể hiện
sự trang nghiêm của Phật đường và làm tấm gương thay
đổi phong tục tập quán.
Tham giá: cho dù là đạo thân vào Phật đường hay là
Tiên Phật lâm đàn, đều cần phải hướng Lão Mẫu, Chư
Thiên Thần Thánh tham giá, hoặc hướng Tiền Nhân,
Điểm Truyền Sư đảnh lễ vấn an.
Từ giá: Lúc rời khỏi Phật đường, hướng Lão Mẫu,
Chư Thiên Thần Thánh, Tiền Nhân, Điểm Truyền Sư từ
biệt.
Lễ tham từ giá có vài ý nghĩa sau đây:
1. Xuất cáo phản diện
Thực hiện lễ tham từ giá khi ra vào Phật Đường là
hướng Lão Mẫu, Chư Thiên Tiên Phật chào. Cũng có
nghĩa là thức tỉnh tự tánh Lão Mẫu của bản thân, lương
tri của chính mình, để tránh đi nhầm con đường sai trái,
đến như thế nào thì cũng phải về như thế, không quên
con đường lúc đã đến, tất có thể trở về nguồn cội.
2. Tôn trọng thành kính
Lễ tham từ giá có thể giúp nuôi dưỡng thái độ cung
kính đối xử giữa người với người, cũng là học tập tôn
trọng sinh mệnh.
Phật Quy Lễ Tiết Tập 1
55 | P a g e
3. Phản tỉnh sám hối
Từ động tác khấu đầu không nhanh không chậm, có
thể giáng phục sự bất an động niệm của thân tâm, thời
thời phản tỉnh sám hối, đạt tới hiệu quả thân, tâm, linh
tánh hợp nhất.
II. THỜI ĐIỂM THỰC HÀNH LỄ THAM GIÁ, TỪ
GIÁ, TIẾP GIÁ, TIỄN GIÁ
Các vị đạo thân tới Phật đường, trước tiên cần phải
tham giá, lúc về phải từ giá. Nếu có mặt Điểm Truyền Sư,
cần hướng Điểm Truyền Sư thực hiện lễ tham giá, từ giá,
tiếp giá, tiễn giá. Để biểu thị tôn kính Thiên Mệnh. Lúc
nào cần thực hiện lễ tham, từ, tiếp, tiễn giá? Lúc lễ bái
xong thì thời điểm nào đến gặp Tiền Nhân, Điểm Truyền
Sư hành lễ. Sau đây sẽ giới thiệu về thời điểm thực hiện
lễ tham giá, từ giá, tiếp giá, tiễn giá.
1. Tham giá
Điểm Truyền Sư tới trước, hậu học tới sau, thì sẽ thực
hiện lễ “Tham Giá” Điểm Truyền Sư.
Phật Quy Lễ Tiết Tập 1
56 | P a g e
2. Tiếp giá
Hậu học tới trước, Điểm Truyền Sư tới sau, thì sẽ thực
hiện lễ “Tiếp Giá” Điểm Truyền Sư.
3. Từ giá
Điểm Truyền Sư ở Phật đường, hậu học phải rời Phật
đường trước, thì sẽ thực hiện lễ “Từ Giá” Điểm Truyền
Sư.
4. Tiễn giá
Nếu hậu học ở Phật đường, Điểm Truyền Sư muốn rời
Phật đường trước, thì sẽ thực hiện lễ “Tiễn Giá” với Điểm
Truyền Sư.
III. MỘT SỐ ĐIỂM CHÚ Ý KHI THỰC HIỆN LỄ
THAM, TỪ, TIẾP, TIỄN GIÁ
Thực hành lễ bái có thể giúp con người giảm trừ lỗi
lầm, trở thành tấm gương mô phạm cho người khác,
đồng thời thể hiện ra nội hàm cho đến Đạo khí của
người tu trì. Vì vậy thái độ chủ kính tồn thành, là rất
quan trọng. Cần chú ý một số điểm sau đây:
Phật Quy Lễ Tiết Tập 1
57 | P a g e
1. Rửa sạch tay, chỉnh trang lại y phục cho ngay
ngắn
Trước khi thực hiện lễ tham giá, cần phải chỉnh lí
trang phục dung mạo, lau sạch tay, để thể hiện sự thành
kính, quần áo nặng nề cồng kềnh như áo khoác, áo gió,
không thích hợp mặc trong khi làm lễ.
2. Tham giá trước làm việc sau
Tới Phật đường, trước tiên cần tới bàn Phật tham giá,
sau đó mới đi làm việc khác, chớ đừng tán gẫu, hoặc làm
xong việc khác rồi mới tham giá.
3. Phân nam nữ trước sau
Nam nữ phân ban, nam hành lễ trước nữ hành lễ sau,
trừ khi là Điểm Truyền Sư không ở tại Phật đường, nếu
như ở Phật đường có Lão Tiền Hiền lâu năm là nữ, thì có
thể nữ trước nam sau.
4. Lúc lễ bái chớ đừng xô đẩy lôi kéo
Lúc hành lễ, cần phải kính bậc lớn tuổi, tôn trọng tiền
hiền, tự ước lượng tuổi tác, tuổi đạo trong đạo trường
mà chọn vị trí thích hợp.
Phật Quy Lễ Tiết Tập 1
58 | P a g e
Vị trí khấu bái lấy hàng số 1 là dành cho bậc tôn quý
nhất, các hàng sau lấy vị trí chính giữ là quý, tiếp đến vị
trí bên phải, rồi tới vị trí bên trái. Y theo đây là sắp xếp.
Người cầu đạo sớm hoặc người lớn tuổi thì ở vị trí tôn
quý, người cầu đạo sau hoặc nhỏ tuổi thì ở các vị trí sau,
nhưng cũng không vì quá nhường nhịn mà xô đẩy, làm
mất sự trang nghiêm trật tự của Phật đường.
5. Vị trí quỳ bái
Lúc có 1 người: Quỳ ở vị trí bên trái.
Lúc có 2 người: Bên phải vị trí tôn quý rồi tới vị trí bên
trái.
Phật Quy Lễ Tiết Tập 1
59 | P a g e
Lúc có 3 người: Chính giữa là vì trí tôn quý, rồi tới bên
phải, cuối cùng là bên trái.
Lúc có 4 người: Hàng 1 sắp giống lúc có 3 người, người
còn lại sắp ở vị trí chính giữa phía sau.
Lúc có 5 người: Hàng 1 giống lúc có 3 người, hàng phía
sau sắp vị trí bên phải là người thứ 4, bên trái là người
thứ 5.
Lúc có 6 người: Hàng 1 giống lúc có 3 người, hàng sau
vị trí chính giữa là người thứ 4, phải là 5, trái là 6
Lúc có nhiều người: cứ theo như vậy mà tiến vào vị trí.
Lúc có 2 người, trong đó một người là Điểm Truyền Sư,
thì Điểm Truyền Sư đứng giữa, người còn lại đứng vị trí
bái đệm bên phải.
Lúc 1 người thắp nhang: Quỳ ở chính giữa.
Phật Quy Lễ Tiết Tập 1
60 | P a g e
Lúc 2 người thắp nhang: Chính giữa là vị trí ưu tiên, sau
đó tới vị trí bên phải, lúc đó hành lễ.
6. Khấu bái xong phải vấn an
Khấu bái xong, nếu có mặt Tiền Nhân, Điểm
Truyền Sư ở Phật đường, thì cần hướng Tiền Nhân,
Điểm Truyền Sư hành lễ (tham giá hoặc từ giá hoặc tiếp
giá hoặc tiễn giá) 1 khấu đầu. Sau khi tham bái xong thì
vấn an Tiền Nhân, Điểm Truyền Sư, các vị Tiền Hiền đại
chúng. Khấu bái xong nếu gặp Tiền Nhân, Điểm Truyền
Sư đang bàn đạo, làm việc hay dùng cơm, thì không cần
đến trước mặt Tiền Nhân, Điểm Truyền Sư hành lễ để
tránh phiền hà.
7. Không nên lược bớt lễ quỳ bái
Chỉ cần có người quỳ xuống khấu bái, những
người còn lại tự động đứng dậy, chờ cho đến khi
khấu bái xong mới được ngồi xuống, để thể hiện lòng
thành kính.
Người tham bái nếu gặp đúng lúc đang bàn đạo, lên
lớp, có người ngồi hoặc thân thể không thích hợp, cần
phải thông quyền đạt biến, đứng ở một bên hành lễ cúc
cung cũng có thể được (hướng lão mẫu 3 cúc cung, Tiền
Phật Quy Lễ Tiết Tập 1
61 | P a g e
Nhân, Điểm Truyền Sư 1 cúc cung), ngoại trừ tình huống
trên, đều phải hành lễ đầy đủ.
IV. NỘI DUNG LỄ THAM TỪ GIÁ
Chắp xá, quỳ
(Hướng) Minh Minh Thượng Đế (tham, từ giá): 5 khấu
đầu
Chư Thiên Thần Thánh: 3 khấu đầu (Có một số tổ
tuyến ở trước chư thiên thần thánh có thiên, địa, quân,
thân, sư.
Di Lặc Tổ Sư: 3 khấu đầu
Nam Hải Cổ Phật: 1 khấu đầu (Có một số tổ tuyến sau
Nam Hải Cổ Phật còn có Ngũ giáo thánh nhân)
Hoạt Phật Sư Tôn: 1 khấu đầu
Nguyệt Huệ Bồ Tát: 1 khấu đầu
Sư Tôn: 1 khấu đầu
Sư Mẫu: 1 khấu đầu
Điểm Truyền Sư: 1 khấu đầu
Dẫn Bảo Sư: 1 khấu đầu
Phật Quy Lễ Tiết Tập 1
62 | P a g e
Tiền Hiền đại chúng: 1 khấu đầu (Nếu như có Điểm
Truyền Sư thì sau khi đứng dậy lại hướng Điểm Truyền
Sư tham giá 1 khấu)
Đứng lên, chắp xá, lễ tham (từ) giá kết thúc, buông tay,
cúc cung rồi thối lui.
V. Ý NGHĨA CHẤP XÁ, QUỲ, KHẤU ĐẦU
Trong mỗi động tác lễ bái của Lễ Nghi Thiên Đạo đều
có nội hàm trong đó, đặc biệt là động tác chắp xá, khấu
đầu đều chỉ sự tu hành thân, tâm, linh hợp nhất. Động
tác không những phải chuẩn, mà còn chỉnh tề như một,
cần phải tập trung tinh thần, đạt đến cảnh giới tinh thần
an ninh, quên đi tự ngã, thiên tính hồn nhiên, cho dù là
Phật Quy Lễ Tiết Tập 1
63 | P a g e
ngoại cảnh có thay đổi như thế nào, đều có thể tùy cơ
ứng biến.
1. Ý nghĩa động tác chấp xá
 Chủ kính tồn thành
Động tác chấp xá, là noi theo đại lễ của Châu Công,
biểu thị tấm lòng thành kính nhất đối với Ơn Trên.
 Như thị lai khứ
Động tác chấp xá, bắt đầu từ nơi “như thị” (huyền
quan khiếu) mà tới, cuối cùng cũng từ nơi “như thị” này
mà trở về. Ý là không quên đi bổn tâm.
 Ẩn ác dương thiện
Hình trạng chấp xá, là tay trái bao tay phải, tay trái
đại diện cho thiện (dương), tay phải đại diện cho ác (âm),
giống như 1 thái cực đồ, mang ý nghĩa là ẩn ác dương
thiện.
 Hợp từ đồng bi
Tay ôm hợp đồng, tức là cùng đồng như chúng
sanh, tham gia cùng trời đất, dùng Phật nhãn quán chiếu
chúng sanh, đem tâm chúng sanh ôm ở trên tay, phát
huy vô duyên đại từ, đồng thể đại bi, như vậy mới có thể
đạt được cảnh giới như câu nói trong Di Lặc Cứu Khổ
Phật Quy Lễ Tiết Tập 1
64 | P a g e
Chân Kinh: “Lão mẫu giáng hạ thông thiên khiếu, vô
ảnh sơn tiền đối hợp đồng”.
2. Ý nghĩa của việc khấu đầu
 Quay về Tự Tánh Phật
Sách Trung Dung có nói: “Thiên Mệnh chi vị tính”,
người (人) một khấu (叩) tức là mệnh (命), khấu đầu
chính là khấu tự tánh Phật của mình, quy y tự tánh Phật.
 Khiêm hạ
Lưng cong, đầu cúi thấp, gối quỳ xuống, 5 thể như
đất, học tập tâm khiêm hạ, bỏ đi tính tự cao, ngã mạn.
 Giáng phục vọng niệm
Phật Quy Lễ Tiết Tập 1
65 | P a g e
Lễ khấu đầu thể hiện lòng thành kính với Tiên Phật,
có thể thu nhiếp vọng niệm phóng ra bên ngoài, đạt tới
công phu định tĩnh.
 Sám hối phản tỉnh
Nhờ vào sự chú ý lúc khấu đầu, có thể đạt được ý
nghĩa không rời tự tánh, phản tỉnh, sám hối
3. Tinh thần khấu đầu
 Tiên Phật từ huấn:
Lúc khấu đầu, thân không ngay ngắn, cong vẹo,
đầu không hạ thấp, có khấu cũng như không khấu.
Lúc khấu đầu, tâm không tịnh, suy nghĩ loạn tưởng,
không thể thanh tịnh, cũng như không khấu.
Lúc khấu đầu tâm không chuyên, thân đang khấu
đầu, nhưng tâm ở chỗ khác, cũng như không khấu.
Lúc khấu đầu, không thành ý, mơ mơ hồ hồ, qua
loa sơ xài, thì cũng như không khấu.
Lúc khấu đầu, vội vàng, vì muốn đạt đủ số lượng,
khấu nhanh chóng thì cũng như không khấu.
Phật Quy Lễ Tiết Tập 1
66 | P a g e
 Hoạt Phật Ân Sư từ bi
Lúc khấu đầu tâm phải chân
thành, phải hồi quang phản
chiếu, gân mạch kéo thẳng,
phần đầu thả lỏng, tay và đầu
cùng động, lực lượng do chân
chống đỡ, “khấu đầu” không
phải “khấu tay”. Động tác khấu
đầu có phát có thu, động tác
nhất quán, đây là tinh thần
Nhất Quán Đạo của chúng ta.
Khấu đầu phải thành tâm, mục đích của việc
khấu đầu là ở việc nuôi dưỡng tâm cung kính,
khiêm hòa, thêm vào đó tư thế khấu đầu chính xác có
thể đả thông kinh mạch, giúp thân thể khỏe mạnh.
Khấu đầu càng thấp càng thành kính, nếu như trong
lòng con không muốn làm, thì chỉ là cúc cung cho người
khác chứ không phải là khấu đầu.
Người (人) một (一) khấu (口) là gì? Là để thức tỉnh
con, con có một cái mệnh (命), thiên mệnh, thiên tính
của con rất là quan trọng, do đó kêu con tới đây là đề
tỉnh con thời thời khắc khắc không quên đi thiên mệnh,
thiên tính, không phải là kêu con tới bái tượng phật.
Nhưng lúc con khấu đầu, thiên mệnh của con có thể
Phật Quy Lễ Tiết Tập 1
67 | P a g e
cùng với chân thần của Ơn Trên giao lưu cảm ứng, ở
trong nhất động nhất tĩnh, con sớm làm được thiền định,
mà không chấp chước.
4. Lợi ích của việc khấu đầu
 Thay đổi mệnh vận
Khấu đầu không nhanh không chậm, giúp cho tính
tình ngày càng ôn hòa, bình tĩnh, tự sẽ tạo nên mệnh
vận bình thuận.
 Tiên Phật gia linh
Chuyên chú khấu đầu sẽ khiến cho tâm linh sáng sủa
thanh tĩnh, khí thanh tăng trưởng, giao tiếp với từ
trường của Tiên Phật, Tiên Phật muốn gia linh cũng dễ
dàng.
 Tăng thêm trí huệ
Tâm linh thanh tĩnh sáng suốt, thanh khí thanh tăng
lên, định lực đầy đủ, trí huệ sẽ theo đó mà xuất hiện.
 Tai nạn bất xâm
Một người có trí huệ, không dễ dàng phạm lỗi, đương
nhiên sẽ dễ dàng tránh kiếp nạn.
 Tiêu trừ ngã mạn
Phật Quy Lễ Tiết Tập 1
68 | P a g e
Đầu hạ thấp, lưng khom xuống, làm chủ khí huyết, từ
từ khấu, lâu dần, lời nói và cử chỉ cũng trở nên khiêm
cung có lễ.
 Thân thể khỏe mạnh
Từ đầu, tay, eo đều động, khí huyết theo đó mà vận
chuyển, 2 mạch nhâm đốc được đả thông.
 Thường giữ sự thanh tịnh
Khấu đầu có thể thu nhiếp tâm loạn động, quy nhiếp
được tâm, đạt đến thanh tịnh.
 Tiêu trừ phiền não
Người có thể thanh tĩnh, phiền não không dễ nhiễu
loạn.
5. Khi thực hiện khấu bái, cần lưu ý
 Tư thế đứng
Eo thẳng, 2 chân khép lại, mũi chân tạo thành góc 45
độ, 2 tay thả lỏng tự nhiên, 2 mắt hướng về phía trước,
tâm bình khí hòa, 2 chân đứng ở trước bái đệm.
Phật Quy Lễ Tiết Tập 1
69 | P a g e
 Chắp xá
Tay ôm hợp đồng ở trước ngực
①
Phật Quy Lễ Tiết Tập 1
70 | P a g e
Đưa tới ngang mi
Lưng cong 90 độ, đánh thành vòng tròn xuống tới
đầu gối
②
③
Phật Quy Lễ Tiết Tập 1
71 | P a g e
Lại thu về ngang mi
Đồng thời toàn thân thuận theo hai tay đưa lên đứng
thẳng, sau đó hai tay tự nhiên buông xuống thẳng hai
bên chân.
④
⑤
Phật Quy Lễ Tiết Tập 1
72 | P a g e
Mỗi một đạo tràng động tác chấp xá có thể khác nhau,
có nơi là từ ngực hướng ra bên ngoài chấp xá, có nơi thì
lưng cong, hướng từ bên ngoài rồi thu về trước ngực, lại
hướng ra bên ngoài, tuy có một chút khác biệt nhưng
tinh thần là nhất chí như nhau.
Quan trọng là, thượng chấp lễ chưa hô chắp xá, không
được tự bao hợp đồng hoặc làm chắp xá trước, để tránh
hỗn loạn. Lúc chắp xá, quan sát trái phải cùng làm, khiến
cho động tác của người phía trước sau trái phải đều
đồng đều.
 Quỳ
NỮ
Chân trái bước lên phía bên trái bái đệm, còn đối với
nữ tay trái đặt lên đầu gối trái, tay phải đặt lên góc phải
phía trên của bái đệm, chân phải quỳ xuống.
Phật Quy Lễ Tiết Tập 1
73 | P a g e
Chân trái đồng thời thu về quỳ xuống, hai chân chớ
đừng mở rộng ra hoặc một cao một thấp, hoặc không
thể ngồi trên bắp chân, nên giữ tư thế quỳ góc 900
, hai
tay bao hợp đồng ở trước ngực, lúc này hai mắt nhìn
thẳng, ngón chân tự nhiên đặt thẳng trên mặt đất
(không cần cố gắng ép trên mặt đất).
NAM
Chân trái bước lên phía bên trái bái đệm, đối với Nam
hai tay bao hợp đồng đặt lên đầu gối trái.
Phật Quy Lễ Tiết Tập 1
74 | P a g e
Chân trái đồng thời thu về quỳ xuống, hai chân chớ
đừng mở rộng ra hoặc một cao một thấp, hoặc không
thể ngồi trên bắp chân, nên giữ tư thế quỳ góc 900
, hai
tay bao hợp đồng ở trước ngực, lúc này hai mắt nhìn
thẳng, ngón chân tự nhiên đặt thẳng trên mặt đất
(không cần cố gắng ép trên mặt đất).
Phật Quy Lễ Tiết Tập 1
75 | P a g e
 Khấu đầu
Phật Quy Lễ Tiết Tập 1
76 | P a g e
Tay trái đặt lên tay phải, tạo thành hình cung. Khoảng
cách giữa đầu và bái đệm là hai nắm tay, độ rộng của
hai khủy tay và vai bằng nhau. Tay, đầu, eo cùng động,
ý thủ huyền quan.
Lúc khấu đầu chớ đừng tay động đầu không động,
hoặc đầu động tay không động, cần phải tay và đầu
cùng động.
Lúc khấu đầu, cần phải nghe khẩu lệnh của hạ chấp
lễ, một khẩu lệnh một động tác, chớ đừng tự ý khấu đầu,
gây tán loạn.
Lúc khấu đầu cần phải vạn duyên đều buông xuống,
ngưng thần bất tán, chuyên tâm nhất trí, thành thục
chân thiết. Công phu như vậy, trước sau không gián
đoạn. Không chỉ lúc hiến hương khấu đầu tâm không tạp
niệm, mà lúc không hiến hương khấu đầu tâm tâm cũng
có thể thanh tịnh. Công phu lâu ngày thuần thục, khấu
mà như không khấu, thường thanh thường tịnh, không bị
vọng niệm dẫn dắt, tự nhiên không chịu trong sinh tử
luân hồi.
 Đứng lên
Phật Quy Lễ Tiết Tập 1
77 | P a g e
Hai tay bao hợp đồng đưa đến giữa lông mi, đồng
thời cùng thẳng thân người lên.
①
Phật Quy Lễ Tiết Tập 1
78 | P a g e
Hợp đồng thu trở về trước ngực
②
Phật Quy Lễ Tiết Tập 1
79 | P a g e
Chân trái nhấc lên trước, đặt bên trái bái đệm, hợp
đồng đặt lên đầu gối bên trái (đối với nam), hoặc tay trái
đặt lên đầu gối bên trái, tay phải đặt lên góc phải bái
đệm (đối với nữ).
③
Phật Quy Lễ Tiết Tập 1
80 | P a g e
Chân phải đứng dậy, thu chân trái về, hai chân hợp lại
đứng ngay ngắn.
④
Phật Quy Lễ Tiết Tập 1
81 | P a g e
Sau đó lại chấp xá thêm một lần, buông tay cúc cung,
tức lễ đã được hoàn tất.
⑤
Phật Quy Lễ Tiết Tập 1
82 | P a g e
Phật Quy Lễ Tiết Tập 1
83 | P a g e
VI. SẮP VÀ THU BÁI ĐỆM, GHẾ NGỒI
Từ động tác nhỏ như sắp đặt, thu bái đệm hoặc là
ghế, đều có thể nhìn ra tinh thần của Đạo, mặc dù là lớp
400, 500 người cũng không một tiếng động, động tác
nhanh chóng dứt khoát, chỉnh tề.
1. Cách bày và thu bái đệm
 Phương thức truyền bái nệm (ghế)
Lớp viên tuần tự đứng xếp hàng theo vị trí ngồi, bàn
sự nhân viên đem bái đệm đặt cạnh chân lớp viên thuộc
hàng thứ nhất, rồi lần lượt truyền bái đệm (ghế) theo
hàng ngang cho các lớp viên, sau khi lớp viên có đủ bái
Phật Quy Lễ Tiết Tập 1
84 | P a g e
đệm (ghế) rồi, thì đặt bái đệm (ghế) ngay ngắn ở phía
trước.
 Phương thức tự động
Trước tiên, lớp viên rời khỏi hiện trường, bàn sự nhân
viên phụ xếp (thu) bái đệm (hoặc ghế), lớp viên ở gần
bái đệm phụ xếp.
 Thu bái đệm
Khấu đầu xong, lớp viên đứng phân ra nam nữ riêng
biệt, tiễn đèn Phật, sau khi tạm biệt xong, lớp viên hoặc
bàn sự nhân viên phụ giúp thu bái đệm (hoặc ghế).
Nếu dùng phương thức truyền bái đệm, lớp viên sau
khi khấu đầu đứng dậy, đứng nguyên vị trí không thay
đổi vị trí, cầm bái đệm (hoặc ghế) của mình trên tay,
truyền theo hàng ngang cho người thứ nhất, bàn sự
nhân viên sẽ thu bái đệm (ghế) đã được thu lại ở hàng
thứ nhất .
2. Một số điểm cần chú ý
 Lúc tham từ giá, bàn đạo, khấu tạ, khấu cầu,… cần
phải sắp bái đệm.
 Lúc xếp bái đệm cần phải chỉnh tề, nhanh chóng,
yên lặng.
Phật Quy Lễ Tiết Tập 1
85 | P a g e
 Nếu như bất cẩn làm xê dịch bái đệm, không được
dùng chân để chỉnh, mà dùng tay để chỉnh, để thể
hiện sự cung kính.
 Lúc đi chớ đừng bước qua hoặc giẫm đạp lên bái
đệm, cũng không nên ngồi lên bái đệm, bái đệm
chỉ được sử dụng để khấu đầu.
VII. TRANG PHỤC VÀ DUNG MẠO
Trang nhã, chỉnh tề, trang phục rộng rãi, thể hiện khí
chất cao nhã, có thể thể hiện lên tư chất của người tu
đạo, đơn giản mà không cẩu thả, đoan trang mà không
nghiêm túc, là ấn tượng đầu tiên lúc độ người.
Phật Quy Lễ Tiết Tập 1
86 | P a g e
1. Áo có cổ và tay
Không mặc trang phục kỳ dị, không mặc áo không có
cổ và tay, không mặc nội y để lộ trên lưng hoặc quần
ngắn. Mặc váy (hoặc) quần dài qua đầu gối khi tới Phật
đường, nút áo phải được gài kỹ. Không mặc đồ ngủ
xuống phòng bếp hoặc phòng khách. Thượng hạ chấp lễ
hoặc người giảng Đạo trên bục cần phải mặc y phục bàn
đạo, đi giày phải mang vớ.
2. Giày vớ chỉnh tề
Đi giày phải mang vớ.
3. Đầu tóc chỉnh tề
Càn đạo (nam) phải cắt tóc ngắn, khôn đạo (nữ)
không để tóc che phủ hoặc cắt tóc quá ngắn, tóc dài cần
phải cột lại gọn gàng.
VIII. THÁI ĐỘ CỬ CHỈ
Người tu đạo ra vào Phật đường, thậm chí ở ngoài xã
hội, cử chỉ cần phải thể hiện phong độ của người quân
tử, khí chất nho nhã ôn hòa. Cho dù là nói, cử chỉ, ứng
đối, đều cần phải để cho mọi người thấy trên thân của ta
Phật Quy Lễ Tiết Tập 1
87 | P a g e
có Đạo, bạn có thể đại biểu cho Đạo. Mục này có mấy
điểm cần chú ý như sau:
1. Cử chỉ ổn chắc
Tiến vào Phật đường, không được lê bước chân, hoặc
nhảy nhót, bước đi xiêu vẹo, hoặc chạy nhảy, đầu ngực
thẳng thắn, bước đi nhẹ nhàng.
2. Ăn nói nhỏ nhẹ
Lúc ở Phật đường cùng nói chuyện với đạo thân hoặc
trong thời gian xuống lớp, không thể nói lớn tiếng, cười
đùa lớn tiếng.
Phật Quy Lễ Tiết Tập 1
88 | P a g e
3. Cẩn ngôn thận hành
Ở Phật đường tránh nói thị phi, làm việc cá nhân,
không nói lời phi lễ, cần phải ẩn ác dương thiện, nói
nhiều lời nói tốt.
4. Lễ mạo khiêm cung
Thấy đạo thân cần phải cười tươi, cúc cung chào hỏi,
gọi đạo thân cần phải nhỏ tiếng, chân thành, có lễ.
IX. ĐẬU XE
Lúc mở pháp hội, số người
ra vào Phật đường rất nhiều,
rất dễ tạo sự chú ý cho hàng
xóm, lúc này mỗi người trong
Phật đường đều có trách nhiệm
hộ trì duy trì trật tự, tránh làm
phiền đến hàng xóm.
1. Vị trí dừng xe
Đạo thân tự đi xe cá nhân đến Phật đường, nên dừng
xe cách Phật đường một đoạn, sau đó đi bộ tới Phật
đường, không nên chạy xe thẳng đến trước cửa Phật
Phật Quy Lễ Tiết Tập 1
89 | P a g e
Đường, tránh trường hợp xe ùn tắc ở trước cửa, tránh
làm ảnh hưởng đến hàng xóm xung quanh.
2. Không dừng xe trước cửa hàng xóm
Không nên dừng xe trước cửa hàng xóm ở bên cạnh
Phật đường, nếu như dừng một lúc, thì cũng nên nói với
hàng xóm một tiếng, hoặc để điện thoại trên cửa kính xe.
3. Đi quá giang
Sau khi kết thúc lớp, lúc lớp viên đi nhờ xe, trừ phi
việc di chuyển bất tiện, không nên ở trước cửa Phật
đường gọi xe, nên tới một nơi rộng rãi để lên xe.
X. ÁI TIẾC CÔNG VẬT
Vật phẩm hoặc thực vật ở Phật đường đều là công vật,
là sở hữu của chúng sanh, không thể tự tư mà sử dụng,
như muốn sử dụng, nên nói trước với nhân viên phụ
trách ở Phật đường, sau khi đồng ý mới có thể sử dụng,
dùng xong đặt trở về chỗ cũ.
Phật Quy Lễ Tiết Tập 1
90 | P a g e
1. Trân tiếc giấy chữ
Không thể đem giấy đã viết
qua dùng để lau chùi vật ô uế,
hoặc đem ngồi lên, nên bỏ giấy
không dùng đến vào sọt, rồi sau
đó đem đi tiêu hủy. Giấy đã in
qua, còn một mặt trắng có thể
sử dụng, không nên bỏ đi, tư liệu in chớ nên quá nhiều,
quá nhiều thì sẽ lãng phí tiền tài nhà Phật.
2. Liêm khiết bất thủ
Các vật phẩm trong Phật đường, không được tự ý lấy
sử dụng, như muốn đem sách về nhà, nên nói qua với
bàn sự nhân viên, sau khi đồng ý mới sử dụng, nếu là
mượn dùng, có mượn tất có trả, đạo vụ dụng phẩm cũng
như vậy.
3. Tiết kiệm điện nước
Nuôi dưỡng thói quen tắt đèn
khóa nước, trừ phi lúc mở lớp,
nếu không cần mở đèn hoặc máy
lạnh, nên cố gắng tiết kiệm.
Phật Quy Lễ Tiết Tập 1
91 | P a g e
4. Tiết tỉnh khai tiêu
Dụng cụ trong phật đường, các dụng phẩm nhà bếp,
cho đến các loại rau dùng cho mở pháp hội, đều cần
phải tự tính toán mua vừa đủ, không nên mua bừa bãi.
Thực phẩm cho pháp hội cần phải xử lí thích hợp, không
nên để tùy tiện, để bị hư hỏng.
5. Quan tâm đến tiền hiền
Tiền Nhân, Điểm Truyền Sư, Bàn Sự Nhân Viên xả
thân tu bàn, các nhân tài khai hoang, cũng là công vật
của Phật Đường, là phục vụ chúng sanh, có công thế
thiên tuyên hóa, không có họ hy sinh phụng hiến, làm
sao có thể Đạo truyền khắp chín châu? Do đó, chúng ta
phải chiếu cố sức khỏe của họ, chi phí dùng cho “xả bàn”,
để họ không lo ưu, có thể khỏe mạnh, toàn tâm phục vụ
tại Đạo trường.
Phật Quy Lễ Tiết Tập 1
92 | P a g e
QUY PHẠM KHI THAM GIA LÀM VIỆC
TRONG ĐẠO TRƯỜNG
Lúc phát tâm Bồ Tát giảng kinh thuyết pháp, Thiên
Long Bát Bộ, chư Phật Bồ Tát đều tán thán hộ pháp, mà
tới Phật đường nghe kinh giảng pháp, nếu như không
phải lũy thế có tu, sao có thể thuận lợi nghe chánh pháp?
Làm sao có thể hộ trì đạo trường trang nghiêm? Sau đây
có một số quy tắc tham bàn, mọi người cùng nhau tuân
thủ:
I. GIỮ ĐÚNG THỜI GIAN
Đạo thân tham gia làm việc
đạo trong Đạo trường, cố gắng
tới trước thời gian yêu cầu, từ
bàn sự nhân viên cho đến nhân
viên thiên chức, càng cần phối
hợp tinh thần “không tới trễ,
không về sớm”, làm việc tới
sớm hơn người khác, kết thúc
lớp thì về muộn hơn người khác, hy sinh phụng hiến,
cảm động lòng người, mới có thể trở thành tấm gương
mô phạm. Lớp viên hoặc bàn sự nhân viên đột xuất
Phật Quy Lễ Tiết Tập 1
93 | P a g e
không thể tới Phật đường, cần phải tìm cách thông báo
cho người phụ trách biết, tránh trường hợp Tiền Hiền đã
báo danh có bạn rồi, nhưng lại thiếu mất vị trí đó, hoặc
công việc đã bố trí mà không có người làm.
II. LẤP ĐẦY CHỖ NGỒI
Lúc nghe giảng kinh, nam nữ phải phân ban, chỗ
ngồi phải đầy đủ, người tới trước ngồi trước, người tới
sau nếu thấy phía trước có chỗ trống thì phải biết chủ
động bổ sung lấp đầy chỗ trống, chớ đừng để người tới
sau lại ngồi ở phía sau mà phía trước lại có chỗ trống.
III. NGỒI NGAY NGẮN
Tư thế lúc ngồi nghe lớp, eo lưng phải thẳng, không
dựa vào ghế, hai chân để bằng, hai mắt nhìn thẳng,
không được gác chân, nghiêng ngửa, giúp tập trung tinh
thần hiệu quả.
Phật Quy Lễ Tiết Tập 1
94 | P a g e
IV. PHỐI HỢP KHẨU LỆNH
Cho dù là ai lên diễn giảng, mọi người đều nghe
theo khẩu lệnh (1) đứng dậy, (2) cúc cung, (3) ngồi
xuống để biểu thị sự kính trọng, giảng xong xuống lớp
cũng như vậy.
V. CÓ HỎI PHẢI TRẢ LỜI
Giảng sư có hỏi, lớp viên đều phải trả lời lớn tiếng,
lúc trả lời vấn đề cần phải đứng dậy, nếu có chỗ cảm
ngộ, có thể gật đầu hoặc mỉm cười, để nâng cao tinh
thần và đạo khí.
VI. TÙY BÚT GHI CHÉP
Mang theo bút viết bên mình, chọn lấy trọng điểm,
lời hay hoặc tâm đắc ghi chép lại có thể làm tư liệu tham
khảo.
VII. AN TỊNH CHUYÊN CHÚ
Nghe lớp phải chuyên chú, chớ đừng chụm đầu nói
chuyện, cười đùa, nên tắt máy điện thoại, hoặc để chế
độ rung, nếu như có vấn đề nghi hoặc không hiểu, có
thể lúc xuống lớp cùng với giảng sư thảo luận, không
Phật Quy Lễ Tiết Tập 1
95 | P a g e
được lúc lên lớp đề xuất chất vấn, làm gián đoạn bài
giảng của Giảng Sư.
VIII. NHẸ NHÀNG RỜI CHỖ NGỒI
Lúc không cần thiết chớ đừng tùy tiện rời chỗ ngồi,
đi uống nước hoặc đi vệ sinh, như có việc muốn rời chỗ,
cần phải tự đứng dậy cúc cung, nhẹ nhàng rời chỗ, để
không làm ảnh hưởng đến người nghe lớp, lúc về chỗ
cũng như vậy.
IX. KHÔNG LOẠN TRẬT TỰ
Lúc nghe lớp, nếu như thấy đạo thân tới trễ, cho dù
là bạn thân cũng không thể lớn tiếng vẫy gọi, có thể biểu
thị bằng cách gật đầu hoặc cười nhẹ. Nếu như Điểm
Truyền Sư vào hoặc ra cũng không cần đứng dậy tiếp
tiễn giá, để tránh làm loạn trật tự lớp học.
X. SẮP ĐẶT DỰ THÍNH
Nếu như có dẫn người tới tham quan Phật đường, nên
báo các trước tình hình cho Điểm Truyền Sư hoặc Đàn
Chủ biết, để tiện việc thành toàn, chiếu cố, nếu như là
người bất chánh, chớ nên dắt tới Phật đường.
Phật Quy Lễ Tiết Tập 1
96 | P a g e
LỄ TIẾT ỨNG ĐỐI TRONG ĐẠO TRƯỜNG
I. CHÀO ĐÓN VÀ ĐƯA TIỄN KHÁCH
Phật đường là nơi tiếp dẫn đạo thân, nơi thành toàn
giúp đạo thân minh lí, cũng là nơi tu luyện cho những
người tu đạo muốn thành Phật. Vì vậy mỗi một vị đạo
thân ra vào Phật đường đều là chủ nhân, chỉ cần ai tới
Phật đường trước, thì người đó đều có trách nhiệm
thành toàn, chiêu đãi đạo thân!
Làm thế nào để mỗi một người tới Đạo trường đều cảm
thấy thân thiết, lần sau lại muốn trở về Phật đường, như
thế bạn chính là một chủ nhân thành công, là người
truyền đạo của Ơn Trên. Muốn đạt được mục tiêu này,
cần chú ý một số điểm sau đây:
1. Chào hỏi
Ở trong Phật đường công cộng, người tới trước
là chủ, cần phải đón tiếp người tới sau.
Đạo thân bước vào Phật đường, bàn sự nhân viên
đứng ở cửa nghênh tiếp, mặt mỉm cười nhẹ, chủ động
đón khách (trong phật đường không thích hợp bắt tay).
Chào hỏi - Khiến cho khách có cảm giác thân thiết vui vẻ,
không bị rơi vào cảm giác lạc lõng. Chủ nhân đối đáp với
Phật Quy Lễ Tiết Tập 1
97 | P a g e
khách không thể lớn tiếng, nhưng cũng không nên trả lời
chậm chạp hoặc âm thanh quá nhỏ, hỏi một đáp ba thể
hiện tình cảm nồng hậu nhiệt tình, biểu lộ đạo khí của
Phật đường, nếu như hỏi một đáp một, sẽ khiến cho vị
khách cảm thấy đến không đúng lúc.
Người lần đầu tới Phật đường, không nên để họ lạc
lõng một mình, trừ khi họ chủ động, thường phải bên
cạnh họ, khiến cho họ có cảm giác thân thiết như người
trong gia đình, lần sau mời họ tới Phật đường, họ cũng
dễ dàng chấp thuận.
Khách rời Phật đường, chủ nhân cần ở lại sau, để
tránh hiểu lầm có ý đuổi khách.
2. Tiễn khách từ biệt
Nếu như bất đắc dĩ có việc cần phải đi trước, thì nên
hướng chủ nhân hoặc Điểm Truyền Sư biểu thị sự áy náy
xin lỗi, sau khi từ giá xong lại hướng Điểm Truyền Sư,
Tiền Hiền cúc cung.
Đã quyết định đi rồi thì lập tức đi, không nên do dự,
có người nói đi mà lại nói chuyện hết hơn 20 phút, khiến
người đưa đi phải chờ đợi, như vậy thì sẽ thiếu lễ mạo.
Người đưa tiễn, nên giúp bậc tôn trưởng hoặc khách
dắt xe, tắt mở máy xe. Lúc xe khởi động, trước tiên đối
với bậc trưởng bối hoặc khách cúc cung, nói: “mời đi từ
Phật Quy Lễ Tiết Tập 1
98 | P a g e
từ”, hoặc vẫy tay hẹn gặp lại. Chờ khách sau khi vẫy tay
rời khỏi mới quay trở vào.
Chớ đừng để lúc đón khách thì nhiệt tình, lúc tiễn khách
thì lạnh nhạt, hoặc lúc đối phương còn là đạo thân mới
thì chiêu đãi nhiệt tình, tới sau khi quen thuộc thân quen
rồi, thì lại ứng phó qua loa, Đạo trường lúc này không
những không giữ được đạo khí, mà cũng không giữ được
lòng người.
3. Phương tiện đưa đón đạo thân
Đối với đạo thân đi đường xa, hoặc đạo thân lâu năm,
nếu như không thể tự đi xe, bàn sự nhân viên nên sắp
xếp đạo thân thuận đường để tiện đưa đón.
Lúc tiễn đưa đạo thân trở về, cần phải tính toán thời
gian đạo thân về tới nơi, để tiện hỏi thăm đạo thân tới
nhà hay chưa, thể hiện đạo tình ấm áp, quan tâm đến sự
an toàn của đạo thân.
II. MỜI KHĂN
Đạo thân bước vào phật đường, việc trước tiên là cần
làm sạch tay. Sự thân thiết chân thành thể hiện qua
chiếc khăn tay, có thể giúp khơi dậy tấm lòng ấm áp.
Đừng xem thường động tác nhỏ này. Trong đạo trường
có không ít các Điểm Truyền Sư, các Tiền Hiền, chỉ là
Phật Quy Lễ Tiết Tập 1
99 | P a g e
nhờ chiếc khăn ấm áp này mà bị hấp dẫn tới Đạo trường
cả một đời không oán không hối tu bàn Đạo. Làm sao có
thể viên mãn hoàn thành nhiệm vụ này? Quan trọng
nhất chính là chân thành, những tiểu tiết nào cần chú ý?
1. Thời điểm mời khăn
Lúc khách bước vào Phật đường, sau khi ăn cơm, lúc
dùng xong nước hoa quả hoặc điểm tâm, trước và sau
khi hiến hương, trước và sau khi giảng đạo, Điểm Truyền
Sư giảng tam bảo xong, Tiền Nhân hoặc Điểm Truyền Sư
lúc ra khỏi nhà vệ sinh, trước hoặc sau khi tam tài lên
đàn.
Ngoài những trường hợp này ra, nếu như khí hậu
nóng bức ra mồ hôi, có thể tăng thêm số lần mời khăn.
Phật Quy Lễ Tiết Trong Phật Đường
Phật Quy Lễ Tiết Trong Phật Đường
Phật Quy Lễ Tiết Trong Phật Đường
Phật Quy Lễ Tiết Trong Phật Đường
Phật Quy Lễ Tiết Trong Phật Đường
Phật Quy Lễ Tiết Trong Phật Đường
Phật Quy Lễ Tiết Trong Phật Đường
Phật Quy Lễ Tiết Trong Phật Đường
Phật Quy Lễ Tiết Trong Phật Đường
Phật Quy Lễ Tiết Trong Phật Đường
Phật Quy Lễ Tiết Trong Phật Đường
Phật Quy Lễ Tiết Trong Phật Đường
Phật Quy Lễ Tiết Trong Phật Đường
Phật Quy Lễ Tiết Trong Phật Đường
Phật Quy Lễ Tiết Trong Phật Đường
Phật Quy Lễ Tiết Trong Phật Đường
Phật Quy Lễ Tiết Trong Phật Đường
Phật Quy Lễ Tiết Trong Phật Đường
Phật Quy Lễ Tiết Trong Phật Đường
Phật Quy Lễ Tiết Trong Phật Đường
Phật Quy Lễ Tiết Trong Phật Đường
Phật Quy Lễ Tiết Trong Phật Đường
Phật Quy Lễ Tiết Trong Phật Đường
Phật Quy Lễ Tiết Trong Phật Đường
Phật Quy Lễ Tiết Trong Phật Đường
Phật Quy Lễ Tiết Trong Phật Đường
Phật Quy Lễ Tiết Trong Phật Đường
Phật Quy Lễ Tiết Trong Phật Đường
Phật Quy Lễ Tiết Trong Phật Đường
Phật Quy Lễ Tiết Trong Phật Đường
Phật Quy Lễ Tiết Trong Phật Đường
Phật Quy Lễ Tiết Trong Phật Đường
Phật Quy Lễ Tiết Trong Phật Đường
Phật Quy Lễ Tiết Trong Phật Đường
Phật Quy Lễ Tiết Trong Phật Đường
Phật Quy Lễ Tiết Trong Phật Đường
Phật Quy Lễ Tiết Trong Phật Đường
Phật Quy Lễ Tiết Trong Phật Đường
Phật Quy Lễ Tiết Trong Phật Đường
Phật Quy Lễ Tiết Trong Phật Đường
Phật Quy Lễ Tiết Trong Phật Đường
Phật Quy Lễ Tiết Trong Phật Đường
Phật Quy Lễ Tiết Trong Phật Đường
Phật Quy Lễ Tiết Trong Phật Đường
Phật Quy Lễ Tiết Trong Phật Đường
Phật Quy Lễ Tiết Trong Phật Đường
Phật Quy Lễ Tiết Trong Phật Đường
Phật Quy Lễ Tiết Trong Phật Đường
Phật Quy Lễ Tiết Trong Phật Đường
Phật Quy Lễ Tiết Trong Phật Đường
Phật Quy Lễ Tiết Trong Phật Đường
Phật Quy Lễ Tiết Trong Phật Đường
Phật Quy Lễ Tiết Trong Phật Đường
Phật Quy Lễ Tiết Trong Phật Đường
Phật Quy Lễ Tiết Trong Phật Đường
Phật Quy Lễ Tiết Trong Phật Đường
Phật Quy Lễ Tiết Trong Phật Đường
Phật Quy Lễ Tiết Trong Phật Đường
Phật Quy Lễ Tiết Trong Phật Đường
Phật Quy Lễ Tiết Trong Phật Đường
Phật Quy Lễ Tiết Trong Phật Đường
Phật Quy Lễ Tiết Trong Phật Đường
Phật Quy Lễ Tiết Trong Phật Đường
Phật Quy Lễ Tiết Trong Phật Đường
Phật Quy Lễ Tiết Trong Phật Đường
Phật Quy Lễ Tiết Trong Phật Đường
Phật Quy Lễ Tiết Trong Phật Đường
Phật Quy Lễ Tiết Trong Phật Đường
Phật Quy Lễ Tiết Trong Phật Đường
Phật Quy Lễ Tiết Trong Phật Đường
Phật Quy Lễ Tiết Trong Phật Đường
Phật Quy Lễ Tiết Trong Phật Đường
Phật Quy Lễ Tiết Trong Phật Đường
Phật Quy Lễ Tiết Trong Phật Đường

More Related Content

What's hot

Bốn khóa trình tu đạo thiên
Bốn khóa trình tu đạo thiênBốn khóa trình tu đạo thiên
Bốn khóa trình tu đạo thiênHoàng Lý Quốc
 
Ấn Chứng Sự Thù Thắng Của Đạo
Ấn Chứng Sự Thù Thắng Của ĐạoẤn Chứng Sự Thù Thắng Của Đạo
Ấn Chứng Sự Thù Thắng Của ĐạoPhát Nhất Tuệ Viên
 
Ấn Chứng Thảm Trạng Ngày Mạt Kiếp
Ấn Chứng Thảm Trạng Ngày Mạt KiếpẤn Chứng Thảm Trạng Ngày Mạt Kiếp
Ấn Chứng Thảm Trạng Ngày Mạt KiếpPhát Nhất Tuệ Viên
 
Lữ Tổ Thuần Dương Lược Truyện
Lữ Tổ Thuần Dương Lược TruyệnLữ Tổ Thuần Dương Lược Truyện
Lữ Tổ Thuần Dương Lược TruyệnPhát Nhất Tuệ Viên
 
Sau khi cầu đạo đừng quên đi tam bảo và tu đạo
Sau khi cầu đạo đừng quên đi tam bảo và tu đạoSau khi cầu đạo đừng quên đi tam bảo và tu đạo
Sau khi cầu đạo đừng quên đi tam bảo và tu đạoHoàng Lý Quốc
 
Bảng Đạo Thống Tiên Thiên Đại Đạo
Bảng Đạo Thống Tiên Thiên Đại ĐạoBảng Đạo Thống Tiên Thiên Đại Đạo
Bảng Đạo Thống Tiên Thiên Đại ĐạoPhát Nhất Tuệ Viên
 
Minh Đức Tân Dân Tiến Tu Lục
Minh Đức Tân Dân Tiến Tu LụcMinh Đức Tân Dân Tiến Tu Lục
Minh Đức Tân Dân Tiến Tu LụcVàng Cao Thanh
 
Di lặc cứu khổ chân kinh chú giải
Di lặc cứu khổ chân kinh  chú giảiDi lặc cứu khổ chân kinh  chú giải
Di lặc cứu khổ chân kinh chú giảiHoàng Lý Quốc
 
Thánh đế đại giải oan kinh 聖帝大解冤經
Thánh đế đại giải oan kinh  聖帝大解冤經Thánh đế đại giải oan kinh  聖帝大解冤經
Thánh đế đại giải oan kinh 聖帝大解冤經Hoàng Lý Quốc
 
Kim tuyến và tu đạo (đạo thống)
Kim tuyến và tu đạo (đạo thống)Kim tuyến và tu đạo (đạo thống)
Kim tuyến và tu đạo (đạo thống)Hoàng Lý Quốc
 
Bát nhã ba la mật đa tâm kinh chú giải
Bát nhã ba la mật đa tâm kinh   chú giảiBát nhã ba la mật đa tâm kinh   chú giải
Bát nhã ba la mật đa tâm kinh chú giảiHoàng Lý Quốc
 
Hoang mau huan tu thap gioi
Hoang mau huan tu thap gioiHoang mau huan tu thap gioi
Hoang mau huan tu thap gioiSonHo22
 
Súc đạo luân hồi kí cảnh tỉnh đệ tử bạch dương
Súc đạo luân hồi kí   cảnh tỉnh đệ tử bạch dươngSúc đạo luân hồi kí   cảnh tỉnh đệ tử bạch dương
Súc đạo luân hồi kí cảnh tỉnh đệ tử bạch dươngHoàng Lý Quốc
 
Nhân quả oan nợ hiển hóa thực lục
Nhân quả oan nợ hiển hóa thực lụcNhân quả oan nợ hiển hóa thực lục
Nhân quả oan nợ hiển hóa thực lụcHoàng Lý Quốc
 

What's hot (20)

Bốn khóa trình tu đạo thiên
Bốn khóa trình tu đạo thiênBốn khóa trình tu đạo thiên
Bốn khóa trình tu đạo thiên
 
Quang minh trí tuệ
Quang minh trí tuệQuang minh trí tuệ
Quang minh trí tuệ
 
KINH TAM THẾ NHÂN QUẢ
KINH TAM THẾ NHÂN QUẢKINH TAM THẾ NHÂN QUẢ
KINH TAM THẾ NHÂN QUẢ
 
Ấn Chứng Sự Thù Thắng Của Đạo
Ấn Chứng Sự Thù Thắng Của ĐạoẤn Chứng Sự Thù Thắng Của Đạo
Ấn Chứng Sự Thù Thắng Của Đạo
 
Ấn Chứng Thảm Trạng Ngày Mạt Kiếp
Ấn Chứng Thảm Trạng Ngày Mạt KiếpẤn Chứng Thảm Trạng Ngày Mạt Kiếp
Ấn Chứng Thảm Trạng Ngày Mạt Kiếp
 
Lữ Tổ Thuần Dương Lược Truyện
Lữ Tổ Thuần Dương Lược TruyệnLữ Tổ Thuần Dương Lược Truyện
Lữ Tổ Thuần Dương Lược Truyện
 
Sau khi cầu đạo đừng quên đi tam bảo và tu đạo
Sau khi cầu đạo đừng quên đi tam bảo và tu đạoSau khi cầu đạo đừng quên đi tam bảo và tu đạo
Sau khi cầu đạo đừng quên đi tam bảo và tu đạo
 
Bảng Đạo Thống Tiên Thiên Đại Đạo
Bảng Đạo Thống Tiên Thiên Đại ĐạoBảng Đạo Thống Tiên Thiên Đại Đạo
Bảng Đạo Thống Tiên Thiên Đại Đạo
 
Minh Đức Tân Dân Tiến Tu Lục
Minh Đức Tân Dân Tiến Tu LụcMinh Đức Tân Dân Tiến Tu Lục
Minh Đức Tân Dân Tiến Tu Lục
 
Di lặc cứu khổ chân kinh chú giải
Di lặc cứu khổ chân kinh  chú giảiDi lặc cứu khổ chân kinh  chú giải
Di lặc cứu khổ chân kinh chú giải
 
Thánh đế đại giải oan kinh 聖帝大解冤經
Thánh đế đại giải oan kinh  聖帝大解冤經Thánh đế đại giải oan kinh  聖帝大解冤經
Thánh đế đại giải oan kinh 聖帝大解冤經
 
Nghiep Luc Va Nguyen Luc
Nghiep Luc Va Nguyen LucNghiep Luc Va Nguyen Luc
Nghiep Luc Va Nguyen Luc
 
Bách Hiếu Kinh .
Bách Hiếu Kinh .Bách Hiếu Kinh .
Bách Hiếu Kinh .
 
Kim tuyến và tu đạo (đạo thống)
Kim tuyến và tu đạo (đạo thống)Kim tuyến và tu đạo (đạo thống)
Kim tuyến và tu đạo (đạo thống)
 
Giới Thiệu Tiên Thiên Đại Đạo
Giới Thiệu Tiên Thiên Đại ĐạoGiới Thiệu Tiên Thiên Đại Đạo
Giới Thiệu Tiên Thiên Đại Đạo
 
Tam bảo tâm pháp
Tam bảo tâm phápTam bảo tâm pháp
Tam bảo tâm pháp
 
Bát nhã ba la mật đa tâm kinh chú giải
Bát nhã ba la mật đa tâm kinh   chú giảiBát nhã ba la mật đa tâm kinh   chú giải
Bát nhã ba la mật đa tâm kinh chú giải
 
Hoang mau huan tu thap gioi
Hoang mau huan tu thap gioiHoang mau huan tu thap gioi
Hoang mau huan tu thap gioi
 
Súc đạo luân hồi kí cảnh tỉnh đệ tử bạch dương
Súc đạo luân hồi kí   cảnh tỉnh đệ tử bạch dươngSúc đạo luân hồi kí   cảnh tỉnh đệ tử bạch dương
Súc đạo luân hồi kí cảnh tỉnh đệ tử bạch dương
 
Nhân quả oan nợ hiển hóa thực lục
Nhân quả oan nợ hiển hóa thực lụcNhân quả oan nợ hiển hóa thực lục
Nhân quả oan nợ hiển hóa thực lục
 

Similar to Phật Quy Lễ Tiết Trong Phật Đường

Nguồn suối trong tâm tánh tập 1
Nguồn suối trong tâm tánh   tập 1Nguồn suối trong tâm tánh   tập 1
Nguồn suối trong tâm tánh tập 1Hoàng Lý Quốc
 
Hoạt ngục hiện hình ký
Hoạt ngục hiện hình kýHoạt ngục hiện hình ký
Hoạt ngục hiện hình kýHoàng Lý Quốc
 
Kinh nghiem niem phat va nhung chuyen luan hoi cs dieu am
Kinh nghiem niem phat va nhung chuyen luan hoi   cs dieu amKinh nghiem niem phat va nhung chuyen luan hoi   cs dieu am
Kinh nghiem niem phat va nhung chuyen luan hoi cs dieu amHuong Vo
 
Kinh đại thừa vô lượng thọ tap 1
Kinh đại thừa vô lượng thọ tap 1Kinh đại thừa vô lượng thọ tap 1
Kinh đại thừa vô lượng thọ tap 1Ngọa Long
 
Chơn Tâm Trực Thuyết (Thích Đắc Pháp)
Chơn Tâm Trực Thuyết (Thích Đắc Pháp)Chơn Tâm Trực Thuyết (Thích Đắc Pháp)
Chơn Tâm Trực Thuyết (Thích Đắc Pháp)Phật Ngôn
 
Batnhabalamatda httuthong
Batnhabalamatda httuthongBatnhabalamatda httuthong
Batnhabalamatda httuthongĐỗ Bình
 
Vạn Thiện Đồng Quy Tập (Diên Thọ)
Vạn Thiện Đồng Quy Tập (Diên Thọ)Vạn Thiện Đồng Quy Tập (Diên Thọ)
Vạn Thiện Đồng Quy Tập (Diên Thọ)Phật Ngôn
 
Quần tiên gia ngôn lục
Quần tiên gia ngôn lụcQuần tiên gia ngôn lục
Quần tiên gia ngôn lụcHoàng Lý Quốc
 
Nhân bản là gì
Nhân bản là gìNhân bản là gì
Nhân bản là gìĐan Giang
 
Phố khuyến Đạo Hữu Tịnh Độ trì tụng Kinh Địa Tạng
Phố khuyến Đạo Hữu Tịnh Độ trì tụng Kinh Địa TạngPhố khuyến Đạo Hữu Tịnh Độ trì tụng Kinh Địa Tạng
Phố khuyến Đạo Hữu Tịnh Độ trì tụng Kinh Địa TạngNhân Quả Luân Hồi
 
La tho-tinh-do
La tho-tinh-doLa tho-tinh-do
La tho-tinh-dochau dinh
 
Phat dang 2016
Phat dang 2016Phat dang 2016
Phat dang 2016Lee Ngọc
 
Mười điều tâm niệm
Mười điều tâm niệmMười điều tâm niệm
Mười điều tâm niệmlyquochoang
 
Kinh đại thừa vô lượng thọ tập 2
Kinh đại thừa vô lượng thọ tập 2Kinh đại thừa vô lượng thọ tập 2
Kinh đại thừa vô lượng thọ tập 2Ngọa Long
 
Giảng Kinh Lăng Nghiêm Quyển 2 | Hòa Thượng Tuyên Hóa Giảng | Bản Word
Giảng Kinh Lăng Nghiêm Quyển 2 | Hòa Thượng Tuyên Hóa Giảng | Bản WordGiảng Kinh Lăng Nghiêm Quyển 2 | Hòa Thượng Tuyên Hóa Giảng | Bản Word
Giảng Kinh Lăng Nghiêm Quyển 2 | Hòa Thượng Tuyên Hóa Giảng | Bản WordNhân Quả Luân Hồi
 
Giảng Kinh Lăng Nghiêm Quyển 6 | Hòa Thượng Tuyên Hóa Giảng | Bản Word
Giảng Kinh Lăng Nghiêm Quyển 6 | Hòa Thượng Tuyên Hóa Giảng | Bản WordGiảng Kinh Lăng Nghiêm Quyển 6 | Hòa Thượng Tuyên Hóa Giảng | Bản Word
Giảng Kinh Lăng Nghiêm Quyển 6 | Hòa Thượng Tuyên Hóa Giảng | Bản WordNhân Quả Luân Hồi
 

Similar to Phật Quy Lễ Tiết Trong Phật Đường (20)

Nguồn suối trong tâm tánh tập 1
Nguồn suối trong tâm tánh   tập 1Nguồn suối trong tâm tánh   tập 1
Nguồn suối trong tâm tánh tập 1
 
Hoạt ngục hiện hình ký
Hoạt ngục hiện hình kýHoạt ngục hiện hình ký
Hoạt ngục hiện hình ký
 
Kinh nghiem niem phat va nhung chuyen luan hoi cs dieu am
Kinh nghiem niem phat va nhung chuyen luan hoi   cs dieu amKinh nghiem niem phat va nhung chuyen luan hoi   cs dieu am
Kinh nghiem niem phat va nhung chuyen luan hoi cs dieu am
 
Kinh đại thừa vô lượng thọ tap 1
Kinh đại thừa vô lượng thọ tap 1Kinh đại thừa vô lượng thọ tap 1
Kinh đại thừa vô lượng thọ tap 1
 
Chơn Tâm Trực Thuyết (Thích Đắc Pháp)
Chơn Tâm Trực Thuyết (Thích Đắc Pháp)Chơn Tâm Trực Thuyết (Thích Đắc Pháp)
Chơn Tâm Trực Thuyết (Thích Đắc Pháp)
 
Batnhabalamatda httuthong
Batnhabalamatda httuthongBatnhabalamatda httuthong
Batnhabalamatda httuthong
 
Vạn Thiện Đồng Quy Tập (Diên Thọ)
Vạn Thiện Đồng Quy Tập (Diên Thọ)Vạn Thiện Đồng Quy Tập (Diên Thọ)
Vạn Thiện Đồng Quy Tập (Diên Thọ)
 
Quần tiên gia ngôn lục
Quần tiên gia ngôn lụcQuần tiên gia ngôn lục
Quần tiên gia ngôn lục
 
Thoi khoatutap 1-2
Thoi khoatutap 1-2Thoi khoatutap 1-2
Thoi khoatutap 1-2
 
Nhân bản là gì
Nhân bản là gìNhân bản là gì
Nhân bản là gì
 
Phố khuyến Đạo Hữu Tịnh Độ trì tụng Kinh Địa Tạng
Phố khuyến Đạo Hữu Tịnh Độ trì tụng Kinh Địa TạngPhố khuyến Đạo Hữu Tịnh Độ trì tụng Kinh Địa Tạng
Phố khuyến Đạo Hữu Tịnh Độ trì tụng Kinh Địa Tạng
 
Thoi khoatutaptrongthoiducphat edit_2
Thoi khoatutaptrongthoiducphat edit_2Thoi khoatutaptrongthoiducphat edit_2
Thoi khoatutaptrongthoiducphat edit_2
 
Thoi khoatutaptrongthoiducphat edit
Thoi khoatutaptrongthoiducphat editThoi khoatutaptrongthoiducphat edit
Thoi khoatutaptrongthoiducphat edit
 
La tho-tinh-do
La tho-tinh-doLa tho-tinh-do
La tho-tinh-do
 
Phat dang 2016
Phat dang 2016Phat dang 2016
Phat dang 2016
 
Mười điều tâm niệm
Mười điều tâm niệmMười điều tâm niệm
Mười điều tâm niệm
 
Kinh đại thừa vô lượng thọ tập 2
Kinh đại thừa vô lượng thọ tập 2Kinh đại thừa vô lượng thọ tập 2
Kinh đại thừa vô lượng thọ tập 2
 
Giảng Kinh Lăng Nghiêm Quyển 2 | Hòa Thượng Tuyên Hóa Giảng | Bản Word
Giảng Kinh Lăng Nghiêm Quyển 2 | Hòa Thượng Tuyên Hóa Giảng | Bản WordGiảng Kinh Lăng Nghiêm Quyển 2 | Hòa Thượng Tuyên Hóa Giảng | Bản Word
Giảng Kinh Lăng Nghiêm Quyển 2 | Hòa Thượng Tuyên Hóa Giảng | Bản Word
 
Duyên Khởi
Duyên KhởiDuyên Khởi
Duyên Khởi
 
Giảng Kinh Lăng Nghiêm Quyển 6 | Hòa Thượng Tuyên Hóa Giảng | Bản Word
Giảng Kinh Lăng Nghiêm Quyển 6 | Hòa Thượng Tuyên Hóa Giảng | Bản WordGiảng Kinh Lăng Nghiêm Quyển 6 | Hòa Thượng Tuyên Hóa Giảng | Bản Word
Giảng Kinh Lăng Nghiêm Quyển 6 | Hòa Thượng Tuyên Hóa Giảng | Bản Word
 

More from Phát Nhất Tuệ Viên

More from Phát Nhất Tuệ Viên (11)

Nhân Quả Oan Nợ Báo Ứng Hiển Hóa Tại Phật Đường Malaysia
Nhân Quả Oan Nợ Báo Ứng Hiển Hóa Tại Phật Đường MalaysiaNhân Quả Oan Nợ Báo Ứng Hiển Hóa Tại Phật Đường Malaysia
Nhân Quả Oan Nợ Báo Ứng Hiển Hóa Tại Phật Đường Malaysia
 
HIẾU KINH - KHỔNG TỪ
HIẾU KINH - KHỔNG TỪHIẾU KINH - KHỔNG TỪ
HIẾU KINH - KHỔNG TỪ
 
Nhan Qua Vuong Binh Hoang Hien Hoa
Nhan Qua Vuong Binh Hoang Hien HoaNhan Qua Vuong Binh Hoang Hien Hoa
Nhan Qua Vuong Binh Hoang Hien Hoa
 
Đào Viên Minh Thánh Kinh - Kinh Tụng Và Sự Ứng Nghiệm
Đào Viên Minh Thánh Kinh - Kinh Tụng Và Sự Ứng NghiệmĐào Viên Minh Thánh Kinh - Kinh Tụng Và Sự Ứng Nghiệm
Đào Viên Minh Thánh Kinh - Kinh Tụng Và Sự Ứng Nghiệm
 
Cá Tinh Hiển Hóa - Nhân Quả Báo Ứng Của Đắc Kỷ Trụ Vương
Cá Tinh Hiển Hóa - Nhân Quả Báo Ứng Của Đắc Kỷ Trụ VươngCá Tinh Hiển Hóa - Nhân Quả Báo Ứng Của Đắc Kỷ Trụ Vương
Cá Tinh Hiển Hóa - Nhân Quả Báo Ứng Của Đắc Kỷ Trụ Vương
 
Ma To Cau Dao
Ma To Cau DaoMa To Cau Dao
Ma To Cau Dao
 
Cau Dao Ket Duyen
Cau Dao Ket DuyenCau Dao Ket Duyen
Cau Dao Ket Duyen
 
Su Mau Trung Hoa Thanh Mau Tu Huan
Su Mau Trung Hoa Thanh Mau Tu HuanSu Mau Trung Hoa Thanh Mau Tu Huan
Su Mau Trung Hoa Thanh Mau Tu Huan
 
Nguyên Nhân Bệnh Nan Y - Hoạt Ngục Du Ký
Nguyên Nhân Bệnh Nan Y - Hoạt Ngục Du KýNguyên Nhân Bệnh Nan Y - Hoạt Ngục Du Ký
Nguyên Nhân Bệnh Nan Y - Hoạt Ngục Du Ký
 
Kinh Di Lặc
Kinh Di LặcKinh Di Lặc
Kinh Di Lặc
 
ấN quang pháp sư kết duyên huấn
ấN quang pháp sư kết duyên huấnấN quang pháp sư kết duyên huấn
ấN quang pháp sư kết duyên huấn
 

Phật Quy Lễ Tiết Trong Phật Đường

  • 1.
  • 2. Phật Quy Lễ Tiết Tập 1 1 | P a g e Tinh thần của “Thiên đạo cổ lễ” là ở chỗ “đề cao hiếu đễ”, và “thay đổi phong tục”. Ý nghĩa của việc khôi phục cổ lễ, là ở biết “cảm ơn” và “phản bổn báo ân”. SỰ KHỞI NGUYÊN CỦA LỄ I. SỰ KHỞI NGUYÊN CỦA LỄ Hoạt Phật Ân Sư từ bi: “Phật quy lễ tiết tuy để trói buộc con người, nhưng lại là yếu tố tạo tựu nên một người học phật pháp thượng thừa, vì vậy nhất định phải tuân thủ, cái gọi là Thành ư trung, hình ư ngoại, tức là đem Đạo biểu hiện ra ngoài một cách thích hợp, hợp lễ, đây mới thực sự là đi thực tiễn Đạo”.
  • 3. Phật Quy Lễ Tiết Tập 1 2 | P a g e Chương Tế Nghĩa trong sách Lễ Kí có viết: “Sự thiết lập của Thiên Đạo Cổ Lễ, có 5 ý nghĩa rất quan trọng là:  Một là, lễ giúp giúp con người không quên đi căn bổn của chính mình.  Hai là, thông qua sự thành kính của lễ có thể thông với quỷ thần.  Ba là, lễ có thể giúp con người lúc sử dụng tài vật sẽ biết tuân thủ theo phép tắc.  Bốn là, lễ có thể kiến lập nên chế độ cương thường luân lý.  Năm là, lễ có thể giúp con người phát dương tinh thần khiêm nhượng.” Lại nói “điều cốt yếu của lễ có thể giúp con người trở về cái gốc ban đầu”. “Không quên căn bổn”, tức là có thể làm dầy thêm đức nghiệp của tổ tông. “Thông với quỷ thần”, tức là có thể dùng lễ để tôn kính thượng đế. “Lợi dụng tài vật”, có nghĩa là lễ giúp con người tuân thủ kỷ luật. “Xác lập cương thường”, tức là có thể trên dưới có thứ tự. “Phát dương khiêm nhượng”, tức là lễ có thể giúp không còn đấu tranh. Nhờ hiểu Lễ nên có thể biết được căn bổn, không dám quên nguồn cội tổ tiên, lúc cúng tế có thể thể hiện sự thành kính nhất, lấy tấm lòng chân thật, tận tâm tận
  • 4. Phật Quy Lễ Tiết Tập 1 3 | P a g e Vì vậy có thể nói, “Thiên đạo cổ lễ” không phải là sự trói buộc hành vi, mà là việc làm thế nào để an trụ “chủ nhân ông” của mỗi người. lực làm mỗi một sự việc, báo đáp ân điển cha mẹ sinh ra ta, nuôi dưỡng ta. Chúng ta thường nói: “Tu đạo phải cổ lão hóa, bàn đạo phải hiện đại hóa”. Tu bàn đạo phải tùy cơ ứng hóa đối với chúng sanh, niêm niệm không rời bổn tâm. Trong chữ “cổ” (古) có hình thập tự giá (十) trên bộ khẩu (口), ý nghĩa là “con người thật” ở trong thập tự giá này, nghĩa là có thể giữ chắc chân nhân (con người thật của mình), không lúc nào rời khỏi, niệm niệm trụ ở hư không, cho dù thế gian này có loạn lạc, thế gian này có vô nhân đạo hay không! Nhân chi sơ, tánh bổn thiện (con người lúc ban đầu vốn dĩ là lương thiện), bổn tánh (linh tánh, lương tâm) của con người ban đầu vốn không cần phải trải qua lễ giáo, mà đã vốn rất lương thiện không nhiễm ô, nhưng phải dùng lễ để giáo hóa là bởi vì vật dục, sự ô nhiễm của hoàn cảnh, mới bất đắc dĩ mới dùng lễ nghi quyền thiết quy phạm nhân tâm, để thức tỉnh lòng người mê muội.
  • 5. Phật Quy Lễ Tiết Tập 1 4 | P a g e  Tóm lại, khởi nguyên của lễ có hai điểm chính sau:  Kính thiên địa, sự quỷ thần Khởi nguyên của lễ là do sau khi nhân loại có nền văn minh, mới biết dùng nghi thức tế lễ để thờ quỷ thần, mục đích là để cầu phúc tránh họa. “Thuyết văn giải tử” nói: “Lễ là hành vi thờ cúng quỷ thần để cầu phúc”. Tông chỉ của đạo viết: “Kính thiên địa, lễ thần minh.” Đều là biểu hiện tinh thần của người xưa rất chân thành tôn kính trời đất quỷ thần.  Kinh thiên địa, lý nhân luân “Lễ ký chánh nghĩa” viết: “Lễ, chính là chân lý thường hằng của trời đất và loài người, từ trước khi có trời đất vốn đã có”. “Lễ Vận Biên” viết: “Lễ, chính là căn bổn, là nguồn gốc của trời”. Trước khi trời đất chưa phân đã có lễ tồn tại. Vì vậy nói: “Lễ, cũng là lý, dùng lễ để trị”, đây cũng là chủ trương của Nho Gia. Tuân tử nói: “Phép trị khí dưỡng tâm, không thể không bắt đầu từ lễ ”. Bắc Ngụy Lý Tịnh nói: “Lễ, chính là tiêu chuẩn của nhân đạo, là chủ của các tôn giáo, các thánh nhân đều
  • 6. Phật Quy Lễ Tiết Tập 1 5 | P a g e dùng nó để trị thiên hạ quốc gia, tu thân chánh tâm không thể không có lễ, noi theo lễ. “ Có thể thấy sự khởi nguyên của lễ không thể rời khỏi sự truy cầu mong muốn thân tâm hòa bình an lạc, cái gọi là “Thành ý chánh tâm, tu thân tề gia, trị quốc bình thiên hạ”. Đây là một tiến trình lâu dài. II. TINH THẦN CỦA LỄ “Lễ ký giao đặc tính” viết: “Lễ chi sở tôn, tôn kì nghĩa dã ”. “Nghĩa” ở đây ý chỉ là nghĩa lý, là tinh thần của lễ, bản chất của lễ là ở nhân nghĩa, vậy tinh thần của lễ là như thế nào? 1. Tinh thần của Lễ là ở sự cung kính
  • 7. Phật Quy Lễ Tiết Tập 1 6 | P a g e Khổng Tử nói: “Hành lễ mà không kính, gặp tang mà chẳng đau thương, người như vậy ta có thể nhìn sao!” Mạnh Tử nói: “Hành lễ với người mà người không đáp, thì hãy phản tỉnh lại chính mình”. Ở Truyền Thượng nói: “Kính cũng là lễ; bất kính, tắc lễ không hành”. Vì vậy tinh thần của lễ là ở “thành kính”. Khổng Tử cực kỳ coi trọng sự thành kính, vì vậy nói: “Tế thần giống như có thần có mặt ở đó”. Tử Do hỏi Hiếu, Khổng Tử đáp: “Ngày nay người con được cho là có hiếu là có thể nuôi dưỡng cha mẹ, đến như chó ngựa, đều có thể nuôi dưỡng, bất kính thì việc nuôi dưỡng cha mẹ nào có khác gì nuôi súc vật”. Vì vậy khi hành lễ, nếu không thể cung kính, thì cũng chỉ là hành vi biểu hiện bề ngoài, do đó tang lễ mất đi chân nghĩa. “Khúc lễ” nói: “Vô bất kính” lại nói: “Quân tử cung kính tỗn tiết, thối nhượng dĩ minh lý.” Biểu hiện của lễ là cung kính, không phải ở dung mạo, cung kính ở tâm, “tỗn tiết” tức là tuân thủ pháp độ.
  • 8. Phật Quy Lễ Tiết Tập 1 7 | P a g e 2. Tinh thần của Lễ là ở sự khiêm nhượng Khổng Tử nói: “Quân tử nào có tranh chấp với ai, cũng giống như việc bắn tên đó thôi! Vái nhường rồi mới lên thềm, xuống thềm mời nhau uống, đây là cái tranh của bậc quân tử vậy”. Khiêm là sự tu dưỡng của bậc quân tử, là sự biểu hiện cụ thể của lễ. Mạnh Tử cũng nói: “Tâm từ nhượng, cũng là đầu mối của lễ.” “Khúc lễ” nói: “Lễ, tự ti mà tôn kính người.” Tự ti là hạ thấp bản thân, cũng có ý nghĩa là bản thân mình thì khiêm tốn. Do tồn tâm khiêm hạ, tôn kính người, nên mới có thể nhường nhịn. Tóm lại, cung kính và khiêm nhượng là tinh thần của lễ. III. TIẾT ĐỘ CỦA LỄ Khổng Tử nói: “Cung nhi vô lễ, tắc lao; thận nhi vô lễ tắc tỉ; dũng nhi vô lễ tắc loạn; trực nhi vô lễ, tắc giảo” (cung kính mà không lễ thì nhọc thân, cẩn thận mà không có lễ thì nhút nhát, dũng cảm mà không biết lễ thì loạn động, ngay thẳng mà không biết lễ thì gay gắt nóng nảy). Cung, thận, dũng, trực tuy là những đức hành tốt, nhưng nếu như không có lễ tiết, thì hành vi sẽ không
  • 9. Phật Quy Lễ Tiết Tập 1 8 | P a g e hợp lý, dễ dẫn đến việc nhọc công vô ích, lo sợ, hỗn loạn, lệch lạc. Vì vậy người thế gian thường nói: “Lễ đa nhân bất quái” (Lễ nhiều thì người không trách). Hành vi không đúng trung đạo, vượt khỏi tiết độ, thì là thất lễ. Do đó tiết độ gồm có: 1. Phát ra một cách chân thành, hợp với nghĩa lí Lễ, nếu như không đúng đối tượng thích hợp, thời cơ đều không phải bổn ý của lễ. “Khúc lễ” quyển thượng viết: “Lễ bất vong duyệt nhân, bất phí từ, bất du tiết” (Lễ không tùy tiện mà làm đẹp lòng người, không nhiều lời, không vượt quá tiết độ). Chu tử nói: “Lễ hữu thường độ, bất vi ninh mị dĩ cầu duyệt ư nhân dã.” (Lễ có thường độ, không vì muốn làm đẹp lòng người mà siểm nịnh), đây chính là lễ nhượng, đúng mực, vừa phải. Lễ mà vượt quá thì sẽ trở nên thất lễ, trở thành siểm nịnh. Như ở nước Lỗ có 3 nhà đại phu Lý thị, lấy thân phận gia thần mà hành lễ Thiên Tử, vượt quá tiết độ mà hành lễ bát dật, Khổng Tử thấy vậy nói: “Thị khả nhẫn dã, thục bất khả nhẫn dã”. (Việc ấy còn nhẫn tâm làm được thì việc gì chả nhẫn tâm làm). Mạnh Ý Tử hỏi về Hiếu, Khổng Tử đáp: “Vô vi”, (không trái ngược), sau đó giải thích với Phàn Trì nghĩa
  • 10. Phật Quy Lễ Tiết Tập 1 9 | P a g e của “Vô vi”, nói: “Sinh, sự chi dĩ lễ. Tử, tang chi dĩ lễ, tế chi dĩ lễ”. (Cha mẹ còn sống phụng sự cho hợp lễ. Cha mẹ mất mai táng cho hợp lễ, cúng tế cha mẹ cho hợp lễ). Đây cũng là phân tế và tiết độ của lễ, phải đúng lúc, đúng người, đúng nơi. 2. Phải thông quyền đạt biến Lễ có tiết độ, cũng chính là phải có “quyền nghi”. Lúc chúng ta hành lễ, phải tùy việc, tùy lúc, không thể giữ khư khư, không biết tùy biến. Ví dụ như thời xưa nam nữ không được thọ thọ bất tương thân, Mạnh Tử nói: “Tẩu nịch, bất viên chi dĩ thủ” (Thấy chị dâu bị đắm chìm mà không đưa tay ra cứu thì thật là bất nhân), vì vậy lúc chị dâu bị đắm chìm, cần phải lập tức đưa tay ra cứu, đây chính là sự linh động của lễ, không thể cố chấp mà không thay đổi . IV. CÔNG NĂNG CỦA LỄ Lễ có quan hệ như thế nào đối với nhân sinh? Có giá trị như thế nào? Lễ không chỉ là quan niệm được cổ thánh tiên hiền đề xướng, mà còn là quy phạm được xã hội nhân loại công nhận, dùng lễ thực tiễn trong sinh hoạt, thì lễ mới có thể phát huy tác dụng, lợi ích nhân sinh.
  • 11. Phật Quy Lễ Tiết Tập 1 10 | P a g e 1. Quy phạm thân tâm Khổng Tử nói: “Bất học lễ, vô dĩ lập”, ý nói về việc lập thân xử thế của con người, dùng lễ làm chuẩn tắc. Đến như “Không hợp lễ chớ xem, không hợp lễ chớ nghe, không hợp lễ chớ nói, không hợp lễ chớ làm”, đó là dùng lễ để quy phạm ước thúc thân tâm, tu trì bản thân, là công phu thực tiễn. 2. Điều tiết dục vọng Làm người tất có dục vọng, dùng lễ để điều tiết, vì vậy mới có câu “tình dục phát ra, nhờ lễ mà dừng lại” mới không loạn động. Dục vọng không dễ phát hiện, trong lúc bất tự giác truy cầu, mà lúc cầu không được thì sẽ dễ phạm lỗi, vì vậy sự nhận thức và tiết chế của lễ giúp con người khống chế được dục vọng. 3. Dẫn đạo một đời người Lễ, đối với một đời người, có quan hệ rất mật thiết. Lúc tuổi còn nhỏ, là giai đoạn tập lễ, xưa kia đệ tử của Tử Hạ lấy việc “tưới nước, quét nhà, đối đáp, ứng đối” là sự bắt đầu của tập lễ. Giai đoạn trung niên là giai đoạn thực hành lễ, “khắc kỷ phục lễ” là công phu đem lễ thực tiễn. Đến tuổi già, là giai đoạn thuần thục lễ, như Khổng Tử “thất thập tòng tâm sở dục bất du củ” (70 tuổi theo
  • 12. Phật Quy Lễ Tiết Tập 1 11 | P a g e lòng muốn của mình mà không vượt quá giới hạn), thong dong ở nơi trung đạo, không dụng công mà cũng tự đắc. Đây là lấy lễ mà tu trì thân tâm mà đạt tới cảnh giới tối cao, vì vậy lễ chính là sự thọ dụng đức hạnh không bao giờ hết của đời người. 4. Thay đổi phong tục Từ mỗi cá nhân cho đến toàn xã hội, lễ có công năng giáo hóa, thay đổi thói quen tập tục của con người. Khổng Tử nói: “Dẫn dắt dân chúng bằng biện pháp chính trị và hình phạt, tuy dân tránh được lỗi nhưng không biết xấu hổ. Dẫn dắt bằng đạo đức, trị dân bằng lễ thì dân biết xấu hổ mà lại có khuôn phép chính đáng”. Lễ và pháp không giống nhau. “Đại đái kí lễ tế biên” viết: “Lễ có thể ngăn ngừa những việc chưa xảy ra, còn pháp chỉ có thể cấm đoán những việc đã xảy ra”. Pháp hình không nhất định có thể dừng được tội ác, chỉ có dùng lễ để giáo hóa, thâm nhập vào lòng người, thức tỉnh tâm tự giác và biết sỉ nhục, có thể giúp người quy về chánh đạo. Do đó “Lễ ký kinh giải biên” nói về công năng giáo hóa của lễ, có thể giúp cho con người rời xa tội ác, làm điều thiện mà bản thân không hay biết điều này, thật không phải chỉ là lời nói suông.
  • 13. Phật Quy Lễ Tiết Tập 1 12 | P a g e V. Ý NGHĨA CỐT LÕI CỦA LỄ 1. Lễ là biểu hiện của “ứng vô sở trụ” Sách Trung Dung viết: “Mừng giận buồn vui khi chưa phát ra thì gọi là trung, biểu hiện ra mà phù hợp với quy củ thì gọi là trung hòa”. “Chưa phát” là ý nói bổn thể thanh tịnh “vô sở trụ”, vì “vô sở trụ” nên mới không muốn đi đâu, cũng không muốn không đi đâu, không có suy nghĩ quá khứ, phiền não về tương lai, giữ ở hiện tại, đó chính là thanh tịnh tùy duyên ứng hóa. Do thanh tịnh mà không có phân biệt tôi và bạn, tự có thể hiện lên sự hòa hợp và thống nhất, giữa người và người, giữa người và vạn vật, đều có thể cùng được nuôi dưỡng mà không có tàn sát lẫn nhau, đây chính là tinh thần của lễ. 2. Lễ là pháp môn viên mãn và hòa hợp Người người giữ chân tâm, có thể hiểu lễ, giữ lễ, thêm một phần tha thứ, phản tỉnh, lúc gặp ý kiến trái ngược, cách làm không giống nhau, tự có thể an toàn vô sự. Hữu Tử viết: “Chỗ dùng của lễ, hòa hợp làm quý, đường lối của các vị vua đời trước dùng lễ để khiến cho tốt đẹp, việc lớn nhỏ đều do đó. Có chỗ không làm, biết
  • 14. Phật Quy Lễ Tiết Tập 1 13 | P a g e hòa để hòa hợp nhưng không lấy lễ để điều tiết, cũng không thể hành”. 3. Lễ là con đường bồi dưỡng nhân đức Giữ vững bổn tâm, tự có thể khống chế được hành vi của chính mình, hiểu được lễ nhượng, bao dung, mới không tạo thành phiền phức cho đối phương, đây là lễ, cũng là đồng lý tâm. Tâm bất nhẫn là một loại biểu hiện của nhân đức. Tử viết: “Khắc kỷ phục lễ vi nhân. Một ngày khắc kỷ phục lễ, thiên hạ vi quy nhân. Vi nhân do kỷ nhi do nhân hồ tai?” (Khắc chế lấy mình, khôi phục lại khuôn phép là nhân. Một ngày khắc chế chính mình khôi phục khuôn phép, mọi người đều sẽ trở về điều nhân. Làm điều nhân do mình chứ do người ư?”) Nhan Uyên viết: “Xin hỏi những điều mục để thực hiện?” Tử viết: “Phi lễ vật thị, phi lễ vật thính, phi lễ vật ngôn, phi lễ vật động” (Không hợp lễ chớ nhìn, không hợp lễ chớ nghe, không hợp lễ chớ nói, không hợp lễ chớ làm).
  • 15. Phật Quy Lễ Tiết Tập 1 14 | P a g e 4. Lễ là yếu tố quan trọng trị lý thế gian Lễ nhượng mang tính tôn quý tôn trọng sinh mệnh. Mỗi một sinh mệnh đều đáng nhận được sự tôn trọng, cho dù giàu nghèo bần tiện, thậm chí là những con vật nhỏ bé, đều có giá trị sinh mệnh, hiểu được sự khả quý của sinh mệnh, thì sẽ đi kính trọng, kính người người kính, xã hội sẽ có trật tự, tự có thể vô vi mà thay đổi. Thời nay thế đạo suy đồi, không biết lễ nghĩa, không dùng lễ giáo. Trong Luận Ngữ học có một chương nhắc chúng ta phải nghĩ kỹ 3 lần trước khi nói. - Tử Cống hỏi: “Bần mà không siểm nịnh, giàu mà không kiêu, người như vậy là thế nào?” - Khổng Tử đáp: “Người như vậy là khá nhưng không bằng người nghèo mà vui, giàu mà trọng lễ nghĩa”, Cuộc vấn đáp này khiến cho chúng ta đang sống trong xã hội công lợi ngày nay nhận được một chỉ nan. Ở trong khía cạnh vật chất, truy cầu sự đầy đủ thích đáng, nếu không đạt được, tuy nghèo mà vẫn an thủ bổn phận. Trên khía cạnh tinh thần, truy cầu không ngừng sự siêu việt, tích cực tăng tiến, mãi không tự mãn, chỉ có một tinh thần. Chỉ có như vậy thế giới tinh thần mới phát triển, mới là niềm vui thực sự của đời người.
  • 16. Phật Quy Lễ Tiết Tập 1 15 | P a g e Xã hội của chúng ta ngày nay, đang bước vào sự phồn vinh giàu có, trách nhiệm của chúng ta cần phải nỗ lực xây dựng một xã hội “Giàu mà vẫn sùng lễ”. Bản chất của lễ là nhân nghĩa, hàm dưỡng bên trong, lễ tiết tài hoa biểu hiện ở bên ngoài, ai ai cũng hòa hợp, quần thể có trật tự, không thẹn là một đất nước lễ nghĩa.
  • 17. Phật Quy Lễ Tiết Tập 1 16 | P a g e SƯ TÔN KHÂM ĐỊNH “TẠM ĐỊNH PHẬT QUY LỄ TIẾT” LỜI MỞ ĐẦU Sư Tôn mật phó, các đời Phật Tổ chỉ truyền đạo mạch Tánh Lý Tâm Pháp, vốn không chấp trước ở bất kỳ hình thức bên ngoài nào cả, hoàn toàn biểu hiện từ Thiên Tâm rất tự nhiên và vô vi, nhưng vì lòng người thay đổi, Ơn Trên sợ xuất hiện hiện tượng dị đoan, tánh lý chân truyền bị bóp méo, vì vậy mà Hoàng Mẫu chủ trương, lệnh cho tổ sư đời thứ 18 – Trương Thiên Nhiên (do Tế Công Hoạt Phật hóa thân), chỉnh lý lễ tiết trong đạo trường, sửa sang lại nghi thức, để giữ gìn và bảo vệ chánh tông đạo mạch tương truyền từ xưa tới nay. Chương này là nguyên văn đích thân Thiên Nhiên Sư Tôn chỉnh lý “Tạm định Phật Quy Lễ Tiết”, nguyên văn như sau:
  • 18. Phật Quy Lễ Tiết Tập 1 17 | P a g e Thường nghe Đạo của các Tiên Vương xưa đều lấy chánh tâm tu thân làm căn bản, sự dạy dỗ của Thánh nhân dùng lễ nghĩa làm đầu. Do đó thánh nhân xưa có nói: “Hiểu được lễ tế trời đất, ý nghĩa của lễ Đế Thường (*) , trị quốc nằm trong lòng bàn tay”, điều này có thể thấy tác dụng của lễ quan hệ vô cùng trọng đại, vì vậy người xưa coi trọng tứ duy(**) hàng đầu. Chú giải: (*) Đế là lễ tế tổ tiên của thiên tử và các chư hầu vào mùa Hạ, Thường là vào mùa Thu (**)Tứ duy: lễ, nghĩa, liêm, sỉ) Lúc này, đúng vào lúc tam kỳ mạt kiếp, nhân tâm không còn như xưa, thế phong bại hoại, lại thêm làn gió văn hóa từ phương tây thổi tới, tôn sùng khoa học, bỏ mặc cang thường của các tiên vương đời xưa, lễ giáo của Thánh nhân bị bỏ phế, vì vậy mà tràn đầy khí bạo ngược, âm dương đảo lộn, biến loạn không ngừng, tai nạn xuất hiện, tạo nên hạo kiếp, vận nguy trước mắt cực lớn, vì vậy kiếp là do con người tạo nên, lý số trở nên như vậy, thật không sai. Thầm nghĩ, Ơn Trên có đức háo sanh, không nỡ ngọc đá cùng chung kiếp nạn, thiện ác lẫn lộn, vì vậy mà đặc biệt giáng Thiên Đạo, đại khai phổ độ. Vài năm trước, nằm mơ thấy Hoàng Thiên Chư Thần, phi loan
  • 19. Phật Quy Lễ Tiết Tập 1 18 | P a g e phê huấn nói với mọi người, phát triển nhất quán để thức tỉnh đời người, hiểu được đạo và kiếp cùng ứng, đây là diệu dụng của Thượng Đế, không có Đạo thì không thể cứu được người thiện, không có kiếp thì không thể cảnh tỉnh người ngu muội ngoan cố, cuối cùng thiện ác phân biệt, Thiên Đạo vì thế mà hồng triển. Ta vốn bất tài, nhớ ơn Hoàng Mẫu không quên, ban cho ta linh tánh, ta giáng sinh ở Đông Lỗ, lại nhận được ân sư điểm truyền, truyền thụ cho ta tâm pháp, cứu thoát khỏi hố sâu biển khổ, tuy không được gặp sớm nhưng gặp được Thiên Đạo cũng gọi là điều vô cùng may mắn! Nhân lúc vào canh Ngọ, Trời giáng đại khảo, lại được Ơn Trên giao cho trọng trách, ta tự nghĩ bản thân làm gì có đức, làm gì có khả năng mà gánh vác sứ mệnh này, bèn xin được khước từ, nhường cho người hiền. Không ngờ Mẫu giáng loan các đàn, không thể không vâng lệnh của Mẫu, ta cuối cùng miễn cưỡng mà gánh lấy trọng trách này, thuận theo trời mà làm. Tam tào cùng độ, trọng trách rất lớn, từ lúc nhận mệnh tới nay, ngày đêm lo lắng, may mắn nhờ ơn Hoàng Mẫu hồng từ, nhận được sự giúp đỡ của Chư Thiên Thần Phật,
  • 20. Phật Quy Lễ Tiết Tập 1 19 | P a g e dưới có các hiền sĩ trợ lực, nhờ vậy mà đạo vụ mới có thể hồng triền được như ngày hôm nay. Gần đây Hoàng Mẫu phê huấn, muốn ta đem đạo phổ biến thành lễ tiết, chỉnh lý thống nhất, lấy đó mà tuân thủ. Thầm nghĩ chỉnh lý lễ tiết là một việc đại sự, bản thân càng thêm phần thận trọng, ta nào dám mạo muội làm. Vì nghĩ Quan Thánh Đế Quân trưởng quản Pháp Luật, mời ngài giáng loan phê đính, mong tránh khỏi vòng tai họa, nên mới cung thỉnh Đại Đế lâm đàn, kính chờ chỉ thị, cho đến tới đàn, vì người mà định ra phép tắc, thì lại không hợp. Thêm vào đó đã có mệnh của Hoàng Mẫu. Thiết nghĩ, cung kính không bằng phục mệnh, vì vậy cố gắng tận hết sức kém cỏi này chỉnh định nghi thức. Do thành thị và làng xã hoàn cảnh không giống nhau, nghi thức và vật phẩm cúng tế, khó mà thống nhất, tùy người bố thí, tùy nơi mà định ra nghi lễ, do vậy mà cân nhắc định ra lễ tiết tạm thời, phân ra 3 cấp, cũng mong chư sinh hiền sĩ sau này, cân nhắc xem xét, suy nghĩ mà làm, hoạt bát hành sự. Bên trong thì hết mực thành kính, biểu hiện bên ngoài thì hết mực lễ kính, lấy chánh tâm tu thân, giúp người giúp ta cùng được hoàn thiện, hóa trừ kiếp vận, cùng
  • 21. Phật Quy Lễ Tiết Tập 1 20 | P a g e chứng thánh vực, không phụ lòng bi ai của Hoàng Mẫu, xuống cứu vớt chúng sanh bị trầm luân. Tế Ninh Trương Thiên Nhiên viết ở Tế Nam Năm Dân Quốc thứ 28 (Năm Công Nguyên 1939) Tháng Giêng, Năm Kỷ Mão . I. LỜI DẪN TẠM ĐỊNH PHẬT QUY Đạo ta xiển dương chân truyền của tam giáo (Thích – Đạo – Nho), phổ độ người thiện lương, đạo vụ ngổn ngang, lễ tiết cần mau chóng sửa sang. Do đó là Điểm Truyền Sư, Đàn Chủ hoặc những người bàn đạo đi trước, cần phải chánh tâm tu thân, khắc kỷ phục lễ, xử xự hòa hợp, ra vào liêm tiết, không phụ các tín đồ trong Đạo, trên hành dưới noi theo, để có thể ta đã thành tựu thì người khác cũng thành tựu. Có một vài đồ nhi phẩm hạnh không tốt, cũng cùng nhau khuyên giải khuyến khích cố gắng, lấy đó mà sửa đổi. Nếu như chấp mê không chịu thay đổi, thì sẽ tự trụy lạc, chỉ có thể bỏ phế mà thôi, tóm lại nhìn thấy bậc hiền sĩ thì noi gương cải sửa bản thân, thấy người không tốt thì tự phản tỉnh chính mình. Nghĩ lại từ lúc tu đạo tới nay, mấy năm truyền đạo, không đề cập đến chính trị, chỉ là giúp con người tâm được ngay thẳng, giảng thuyết nhân nghĩa,
  • 22. Phật Quy Lễ Tiết Tập 1 21 | P a g e noi theo Cổ Thánh Tiên Hiền, chỉ luận về việc lễ nghĩa mà thôi. Đạo từ xưa không dám khinh truyền, vì vậy mà luôn cung kính và tôn trọng. Quan Thánh Đế Quân lâm đàn nói, thủ tục lúc cầu Đạo, lấy ít tiền làm công đức phí, để khảo nghiệm người cầu đạo có niềm tin là thật hay giả, in ấn sách huấn, hoặc tiếp đãi đạo thân, giúp đỡ người khó khăn ở xung quanh, không phải vì quyên góp chiêu mộ. Tùy theo năng lực mỗi người, tự động trợ Đạo, không khuyến khích quyên góp, hoặc các loại hành vi đòi hỏi, thâu làm của riêng. Hơn nữa chúng sanh phần lớn là kẻ sĩ bần khốn tiết kiệm, mục đích noi theo pháp của Khổng Mạnh, lấy pháp ban cho người, chứ không phải là tài thí. Do đó người tu đạo mới vào đạo trường, đối với tất cả Phật quy trong Phật đường, trình độ còn có hạn, nên cần phải hiểu rõ, cố gắng thực hiện, tiến tu không ngừng. Hôm nay đem các loại Phật quy, phân loại và nói qua, để người tu đạo có chỗ nương theo, mà tránh khỏi mơ hồ không hiểu.
  • 23. Phật Quy Lễ Tiết Tập 1 22 | P a g e II. XƯNG HÔ TRONG ĐẠO TRƯỜNG Các cách xưng hô trong Đạo trường rất nhiều, để cho dễ nhớ, đơn giản được phân thành 2 phương diện là Thánh và Phàm, gồm có như sau: 1. Phương diện Tiên Phật Minh Minh Thượng Đế Tức Vô Sanh Lão Mẫu, Mẫu là chỉ người Mẹ Tiên Thiên ban cho ta linh tánh, vì kiếp mà giáng đạo, không dễ dàng phát minh được danh hiệu này. Mẫu cũng tức là chúa tể của vạn linh âm dương đầy đủ)
  • 24. Phật Quy Lễ Tiết Tập 1 23 | P a g e Di Lặc Tổ Sư Tức Kim Công Tổ Sư Nam Hải Cổ Phật Tức Quan Âm Bồ Tát Tế Công Hoạt Phật Tức Hoạt Phật Sư Tôn
  • 25. Phật Quy Lễ Tiết Tập 1 24 | P a g e 2. Phương diện con người  Sư Tôn: tức hóa thân Tế Công Hoạt Phật đảo trang giáng phàm, cũng là trưởng thượng chí tôn  Điểm Truyền Sư: những ai thay Lão Sư (Tế Công Hoạt Phật) điểm truyền đạo pháp đều gọi là Điểm Truyền Sư  Dẫn Bảo Sư: người dẫn dắt và người đảm bảo cho người cầu đạo, đều được gọi là dẫn bảo sư  Tiền Nhân (Tiền Hiền): người cầu đạo trước ta đều được gọi là tiền nhân)  Đệ tử: cách xưng hô đối với Sư Tôn  Hậu học: cách xưng hô đối với Điểm Truyền Sư, Dẫn Bảo Sư, Tiền Nhân  Đàn chủ: chủ nhân của các phật đường, được gọi là đàn chủ  Đạo thân: các vị đồng đạo, không phân biệt nam nữ đều gọi là đạo thân. III. CÁC LỄ THẮP NHANG Các đạo thân mới cần phải cố gắng tiếp cận Phật đường, trong khả năng phạm vi an thiết Phật vị.
  • 26. Phật Quy Lễ Tiết Tập 1 25 | P a g e Mỗi ngày phân ra làm ba lần đốt hương sáng, trưa, tối, đọc nguyện sám văn, để biểu đạt thành kính. Nhưng Phật đường gia đình và Phật đường các nơi tình hình không giống nhau, nên số lượng cây nhang đốt cũng không giống nhau: Phật đường gia đình thì thắp 9 cây, nếu số lượng giống với Đàn Trường thì không phải là không thể. Tóm lại quan trọng ở biểu hiện thành kính, không quan trọng số cây bao nhiêu. Lúc đốt hương cần phải rửa sạch tay và mặt, kiền tâm quỳ tại, hai tay cầm hương dâng ngang mày, dùng tay trái cắm từng cây nhang một cho đến hết, nay đem phép tắc hiến hương phân ra như sau: 1. Thắp nhang ở gia đình Minh Minh Thượng Đế: 5 cây (cây đầu tiên ở chính giữa, cây thứ 2 ở bên phải, cây thứ 3 ở phía trên, cây thứ 4 ở bên trái, cây thứ 5 ở phía dưới).
  • 27. Phật Quy Lễ Tiết Tập 1 26 | P a g e Chư Thiên Thần Thánh: 3 cây (cây đầu tiên ở giữa, cây thứ 2 ở bên phải, cây thứ 3 ở bên trái) Táo Quân: 1 cây (ở chính giữa) 2. Thắp nhang ở Đàn Trường  Minh Minh Thượng Đế: 5 cây  Chư Thiên Thần Thánh: 3 cây  Di Lặc Tổ Sư: 3 cây  Nam Hải Cổ Phật: 3 cây  Hoạt Phật Sư Tôn: 3 cây  Nguyệt Tuệ Bồ Tát: 3 cây  Các vị Pháp Luật Chủ: 3 cây  Táo Quân: 1 cây 3. Những dịp thắp nhang khác Ngoài hai phần hiến hương đã nêu phía trên, còn có lễ thắp nhang vào Lễ Đại Điển; mồng 1, 15 mỗi tháng,
  • 28. Phật Quy Lễ Tiết Tập 1 27 | P a g e các Lễ Kỷ Niệm, cùng với lúc bàn Phật sự và khai đàn. Muốn hiểu hết tất cả các lễ tiết trong Phật đường, nên thường xuyên tới Phật đường học hỏi, luyện tập, lâu rồi tự nhiên sẽ thuần thục. Thời gian thắp nhang mỗi ngày vào giờ Mão (5h-7h sáng), giờ Ngọ (11h-13h), giờ Sửu (17h-19h) làm tiêu chuẩn. Nếu như vì bận rộn Phật sự, thời gian gián đoạn, cũng không có lỗi. Vì sự vụ mà bận rộn, tâm muốn làm không có thời gian, thì cũng có thể mỗi ngày hiến hương 2 lần hoặc 1 lần, hoặc tình hình đặc thù không thể hiến hương, cũng có thể trong âm thầm khấu đầu. Tóm lại không bị hình thức câu thúc trói buộc, chỉ cần giữ tấm lòng chí thành vô tư, niệm niệm không quên.
  • 29. Phật Quy Lễ Tiết Tập 1 28 | P a g e IV. HÀNH LỄ Hành lễ, để biểu thị ý thành kính, vì vậy lúc hành lễ cần phải trang nghiêm thanh tịnh, an tường bình hòa. Lúc quỳ bái phải bao chắc hợp đồng, chắp xá qua gối, càn đạo (nam) buông tay nâng y, khôn đạo (nữ) buông tay xuống đất, sau đó quỳ xuống. Lúc khấu đầu cần phải khấu đầu hướng xuống đất, sau khi đứng lên lại làm động tác chắp xá rồi cúc cung mà lui. Bổn đạo lễ tiết rất nhiều, giản lược như sau: 1. Lễ tạ ơn (sau khi Điểm Truyền Sư truyền Khẩu Quyết)  Minh Minh Thượng Đế: 3 khấu  Chư Thiên Thần Thánh: 1 khấu  Di Lặc Tổ Sư: 1 khấu
  • 30. Phật Quy Lễ Tiết Tập 1 29 | P a g e  Nam Hải Cổ Phật: 1 khấu  Hoạt Phật Sư Tôn: 1 khấu  Nguyệt Tuệ Bồ Tát: 1 khấu  Sư Tôn: 1 khấu  Sư Mẫu: 1 khấu  Điểm Truyền Sư: 1 khấu  Dẫn Bảo Sư: 1 khấu  Đại chúng: 1 khấu (Các vị dưới Sư Tôn, không ở đạo trường, cũng có thể miễn lễ) 2. Lễ tham giá - từ giá  Minh Minh Thượng Đế: 5 khấu  Chư Thiên Thần Thánh: 3 khấu  Di Lặc Tổ Sư: 3 khấu  Nam Hải Cổ Phật: 1 khấu  Hoạt Phật Sư Tôn: 1 khấu  Nguyệt Tuệ Bồ Tát: 1 khấu  Sư Tôn: 1 khấu  Sư Mẫu: 1 khấu  Điểm Truyền Sư: 1 khấu
  • 31. Phật Quy Lễ Tiết Tập 1 30 | P a g e  Dẫn Bảo Sư: 1 khấu  Đại chúng: 1 khấu Các lễ phía trên tuy cố định, nhưng thời gian có lúc rảnh lúc bận, vì vậy mà hoạt bát ứng dụng, không cần câu nệ. Nếu lúc bình phàm nhàn rỗi, đương nhiên phải chiếu theo quy định hành lễ, để biểu hiện thành kính. Gặp lúc Phật Sự bận rộn, cần làm việc cấp bách, thì không cần câu chấp số lễ để tránh làm hỏng việc, không làm từ giá cũng không có lỗi vậy. 3. Lễ tiếp giá, tiễn giá (lễ đón, tiễn lúc giáng đàn)  Minh Minh Thượng Đế: 10 khấu  Chư Thiên Thần Thánh: 5 khấu  Di Lặc Tổ Sư: 5 khấu (nếu theo mẫu giá thì là 5 khấu, còn lâm đàn một mình thì là 9 khấu)  Sư Tôn (tới đạo trường lúc đón tiếp hoặc tiễn đưa): 3 khấu  Sư Mẫu: 3 khấu  Điểm Truyền Sư: 1 khấu Không kể là Sư Tôn, Sư Mẫu cho đến Điểm Truyền Sư lúc tiếp giá, tiễn giá dùng 3 khấu hoặc 1 khấu cũng có thể được, không cần lại khấu đầu với Lão Mẫu, đế tránh
  • 32. Phật Quy Lễ Tiết Tập 1 31 | P a g e khỏi dư thừa. Nếu như Sư Tôn trong một ngày tới lui đạo trường nhiều lần, thì chỉ cần tiếp tiễn giá 1 lần. Nếu như lúc nhiều người, cũng có thể người đứng đầu cùng một số người đại diện toàn thể hành lễ. 4. Lễ đốt hương khấu đầu  Minh Minh Thượng Đế: 10 khấu  Chư Thiên Thần Thánh: 5 khấu  Di Lặc Tổ Sư: 5 khấu  Nam Hải Cổ Phật: 3 khấu  Hoạt Phật Sư Tôn: 3 khấu  Nguyệt Tuệ Bồ Tát: 3 khấu  Các vị Pháp Luật Chủ: 3 khấu  Táo Quân: 1 khấu  Sư Tôn: 1 khấu  Sư Mẫu: 1 khấu  Chấn Điện Nguyên Soái: 1 khấu  Chấn Điện Tướng Quân: 1 khấu  Giáo Hóa Bồ Tát: 1 khấu
  • 33. Phật Quy Lễ Tiết Tập 1 32 | P a g e Nguyện Sám Văn là công khóa ngày thường của người tu đạo, vô cùng quan trọng. Mỗi lần đốt hương khấu đầu xong, cần phải đọc tụng nguyện sám văn, sám hối lỗi lầm, để thay đổi hướng thiện mỗi ngày, gần gũi nhiều đạo thân, đối với việc này không thể không chú ý. Từ nay về sau, cần phải kính cẩn hành lễ, chớ có xem thường, tôn trọng Phật quy. Như lúc bận việc không thể đọc tụng, chỉ chiếu theo hành lễ, không niệm cũng được. 5. Lễ tiết đại điển  Hiến hương kết duyên  Hiến cung  Thỉnh Đàn  Minh Minh Thượng Đế: Cửu Ngũ Đại Lễ Chư Thiên Thần Thánh: giống lễ tiết ngày thường 6. Lễ kỷ niệm  Hiến hương kết duyên  Hiến cung  Kim Công Tổ Sư: 3 quỳ 9 khấu
  • 34. Phật Quy Lễ Tiết Tập 1 33 | P a g e V. VẬT PHẨM HIẾN CUNG Vật phẩm hiến cúng, gồm có hoa quả, bánh kẹo, trái cây, rau củ quả, các thực phẩm chay. Quan trọng là thanh tịnh tinh khiết. Đầu tiên hiến cúng hai ly trà (một ly dùng nước trắng, một ly dùng nước có trà), thể hiện thượng thanh hạ trược. Nếu như có đủ người, có thể chiếu theo trật tự sắp ban mà hiến cúng. Nhưng nếu như người không đủ, thì vẫn có thể với số người như vậy mà hiến cúng, quan trọng là thành kính, không cần phải câu chấp, có thể hoạt bát mà làm.
  • 35. Phật Quy Lễ Tiết Tập 1 34 | P a g e 1. Lúc bàn đạo hiến cúng gồm Ở làng quê: 5 mâm (trái cây tươi hoặc là điểm tâm chay), nếu như gặp lúc không thuận tiện mua được, thì có thể dùng rau chay thay thế. Tỉnh thành: 10 mâm (hoa quả tươi, điểm tâm chay), nếu như gặp lúc hoa quả tươi không thể mua, có thể thay bằng món chay hoặc kẹo. Thành phố: 15 mâm (hoa quả tươi, điểm tâm chay, kẹo), nếu như người cầu đạo không đủ 5 người hiến cúng, cũng có thể cúng 5 mâm, trên 5 người cúng 10 mâm, trên 10 người cúng 15 mâm 2. Lễ đại điển và lễ đón năm mới lúc hiến cúng gồm : Thôn quê: 15 mâm Tỉnh thành: 20 mâm Thành phố: 25 mâm Mỗi tháng vào ngày mồng 1 hoặc 15, như có hiến cung 10 mâm hoặc 5 mâm, hoặc chỉ hiến cung trà cũng có thể được.
  • 36. Phật Quy Lễ Tiết Tập 1 35 | P a g e 3. Lễ kỷ niệm lúc hiến cung gồm: Hương thôn: 10 mâm Thành trấn: 15 mâm Đô thị: 20 mâm Cúng phẩm ngày đại điển hoặc đón năm mới, ở Phật đường thành thị, cúng đủ 25 mâm. Nhưng nếu có sự bất tiện, ở các nơi làng quê biên thùy xa xôi, khó khăn, không cần phải câu chấp đủ số lượng. Nơi thành trấn dùng 20 mâm, ở thôn quê 15 mâm, cũng không bắt buộc phải đúng nhưng vậy. Đối với gia đình nghèo khổ bần cùng, thì lượng sức mà làm. Đối với ngày tổ sư thánh đản và ngày kiêng kị cũng có thể ước lượng mà làm. Tóm lại người tu đạo quý ở thành tâm, không phải ở cúng phẩm nhiều hay ít. Như người nghèo khó thiếu thốn, khó thực hiện, người giàu dễ thực hiện, biểu bạch tự không giống nhau. Vì vậy cái gọi là bần đạo khó tu, tức là nghĩa này. VI. NGÀY KỶ NIỆM Bổn đạo đối với các ngày kỷ niệm, trừ Lễ Đại Điển, Lễ Đón Năm Mới, và Lễ Kỉ Niệm Tổ Sư. Ngoài những lễ đã liệt kê phía trên ra, còn có các ngày kỷ niệm các vị
  • 37. Phật Quy Lễ Tiết Tập 1 36 | P a g e Tiên Phật tùy theo tín ngưỡng của mỗi người mà cúng bái, số mục hiến cúng cũng tùy theo khả năng mà làm. 1. Ngày đại điển Minh Minh Thượng Đế (đều dùng lịch âm)  15 tháng 3: Đại điển mùa xuân  15 tháng 6: Đại điển mùa hạ  15 tháng 9: đại điển mùa thu  15 tháng 11: đại điển mùa đông 2. Ngày kỷ niệm Kim Công Tổ Sư  Ngày 24 tháng 4 (thánh đản)  Ngày 12 tháng 2 (Kỵ thần) VII. CÁC LOẠI QUY TẮC 1. Quy tắc dành cho Đàn chủ Làm Đàn chủ cần phải cung kính trời đất lễ bái thần minh, tôn sư trọng đạo, cung kính tiền nhân. Lấy thân làm chuẩn, làm gương cho đạo thân. Đạo thân của ta, cần phải giữ Ngũ Luân Bát Đức mà làm việc, đối với từng lời nói hành vi của đàn chủ, cần phải tùy thời kiểm điểm, tránh làm chuyện bất nghĩa,
  • 38. Phật Quy Lễ Tiết Tập 1 37 | P a g e ảnh hưởng đến tiền đồ đạo vụ. Cư xử với mọi người, cần phải khiêm cung hòa ái, không thể có hành vi kiêu ngạo, cái gọi là kính trọng người thì được người kính. Đối với đạo thân cho dù là giàu nghèo, chỉ cần thành tâm đối với đạo, đều đối xử nhân từ như nhau, tận sức bảo ban, không thể có chút phân biệt, để tránh đối xử tốt với người này, bạc đãi với người khác. Nếu có người ngoan cố, phẩm hạnh không tốt, cũng có thể mong tận tâm mà cảm hóa họ. Đối với đạo thân nam nữ, xem như đồng bào anh chị em tương thân tương ái, tùy lúc dẫn dắt, đốc thúc hành công, bản thân chân chánh trước rồi cảm hóa người khác. Đối với Phật đường trong ngoài, cần phải chăm chỉ chỉnh đốn, giữ gìn sạch sẽ, trang nghiêm. Tóm lại, quan trọng là trang nghiêm thanh tịnh. Đối với các loại phật quy cần phải tùy thời mà giảng giải, từ hiểu rõ mà có thể dễ dàng tuân thủ. Đối với các loại sách huấn cần lưu trữ, phân phát các đạo thân, cũng cần đặc biệt chú ý. Các đạo thân độ người, đàn chủ cần phải kiểm tra trước, xem có phải là người thanh gia thanh bạch hay không? Có lương thiện hay không? Chớ đừng qua loa bỏ qua, hiền ngu không màng, gây trở ngại cho đạo vụ.
  • 39. Phật Quy Lễ Tiết Tập 1 38 | P a g e Dẫn bảo sư tiếp dẫn người cầu Đạo, trước tiên cũng cần báo cáo Điểm Truyền Sư hoặc Đàn chủ, là người như thế nào? Lý niệm cầu đạo như thế nào để dùng pháp mà tiếp dẫn thành toàn. Các đạo thân đến Phật đường, Đàn chủ và bàn sự nhân viên, cần phải tận lực chiêu đãi nghênh đón, để biểu thị sự cung kính, thể hiện là người học Đạo, yêu thương con người. 2. Quy định nam nữ đạo thân ở Phật đường Các đạo thân đến Phật đường, trước tiên cần hành lễ tham giá, lúc đi về phải hành lễ từ giá, gặp tình hình đặc thù, hoạt bát mà làm, không cần câu chấp.
  • 40. Phật Quy Lễ Tiết Tập 1 39 | P a g e Các đạo thân, đối với các vật phẩm trong Phật đường, không được tự chiếm cứ sử dụng, như muốn thư huấn nào, nói rõ với bàn sự nhân viên, không được tự ý thủ giữ. Các đạo thân cần phải biết trân trọng giấy chữ, không thể dùng để lau chùi vật dơ bẩn ô uế, tùy tiện vứt bỏ; nếu gặp giấy chữ, thu lượm lại, bỏ vào trong sọt giấy. Nếu dùng vật phẩm, sau khi dùng xong, cần phải trả về nguyên vị trí ban đầu, theo trình tự. Ra vào phật đường, bước đi nhẹ nhàng, không huyên náo ồn ào, tùy tiện lẫn lộn. Cho dù là bất cứ ai, lúc gọi đạo thân, âm thanh nhỏ nhẹ hòa khí, chớ đừng gây ồn ào huyên náo. Lúc giảng huấn và khai đàn, càng cần phải trang nghiêm thanh tịnh, chớ đừng nói chuyện phiếm, phải tuân thủ Phật quy. Cho dù là lễ tham, từ, tiếp, tiễn giá, cho đến lễ kỷ niệm đại điển, lúc khai đàn hành lễ cần phải phân ban, nam trước nữ sau. Lúc đứng nam đứng bên trái, nữ đứng bên phải, không được hỗn loạn trật tự, lúc gặp ở bên ngoài cũng cần giữ sự kính cẩn này. Lúc hành lễ, cần phải chỉnh tề thanh tịnh, không thể quá thối nhường lôi kéo gây mất trật tự. Nghe theo sự chỉ huy của tiền hiền, tự mình nên ước lượng tư cách,
  • 41. Phật Quy Lễ Tiết Tập 1 40 | P a g e chọn vị trí thích hợp của mình mà cùng hành lễ. Người mới bước vào đạo trường và chưa có công, nên đứng ở phía sau. Lúc càn đạo (nam) chưa hành lễ xong, khôn đạo (nữ) không được tham gia hành lễ. Lúc khôn đạo hành lễ, càn đạo cũng không được tham gia hành lễ, đây được gọi là nam nữ phân biệt. Lúc khai đàn tiếp giá, nếu như Điểm Truyền Sư ở tại nơi đó, trước tiên nên mời Điểm Truyền Sư tiếp giá, sau đó nam nữ lại theo thứ tự phân ban hành lễ. Nếu như người đông, nên do Điểm Truyền Sư hoặc Đàn chủ, mời ra một số vị đại diện hành lễ, toàn thể phân ban, để tránh khỏi hỗn loạn. Lúc tiễn giá, Điểm Truyền Sư hành lễ xong, cần phải chờ tam tài hành lễ xong, các vị đạo thân theo trật tự hành lễ. Người cầu huấn, sau khi tạ ân tiễn thần xong, lại cùng tam tài đảnh lễ một khấu.
  • 42. Phật Quy Lễ Tiết Tập 1 41 | P a g e 3. Quy định lúc giảng kinh, huấn văn của Tiên Phật Cho dù là ai lên đài diễn giảng, mọi người nghe khẩu lệnh 1: đứng dậy; 2: cúc cung; 3: ngồi xuống để biểu thị sự kính trọng (sau khi giảng xong xuống lớp cũng thực hiện theo thứ tự như vậy). Lúc đang diễn giảng, mọi người phải yên lặng, chớ đừng chụm đầu nói chuyện, trái với Phật quy. Người nghe nếu như có thể viết, tốt nhất là nên mang theo một cuốn vở ghi chép, nghe tới chỗ quan trọng, có thể ghi chú vắn tắt lại, có thời gian đọc lại tham ngộ ý nghĩa, lâu dần tự nhiên tăng thêm trí thức.
  • 43. Phật Quy Lễ Tiết Tập 1 42 | P a g e Lúc đang nghe giảng, nếu không cần thiết, chớ đừng rời chỗ đi ăn uống, đi vệ sinh, tránh mất trật tự gây huyên náo. Người nghe giảng thái độ chớ đừng phóng túng, tinh thần ủy mị yếu đuối, phải chuyên tâm nhất chí. Nếu như trong lúc nghe giảng, có chỗ tâm đắc, muốn đưa ra kiến giải, nếu không ảnh hưởng đến thời gian giảng bài, sau khi được sự cho phép, có thể giảng giải ngay trên lớp, lợi ích cho mọi người. Trong lúc nghe giảng, nếu có thấy đạo thân tới sau, tuy là bằng hữu quen thuộc cũng chớ nên lớn tiếng gọi. Nếu có Điểm Truyền Sư đi vào hoặc đi ra cũng không cần phải đứng lên tiếp giá, tiễn giá, để tránh nhiễu loạn trật tự giảng đường. Người nghe lớp, có chỗ nghi hoặc không hiểu, có thể ghi chép lại, chờ giảng viên sau khi xuống lớp, tới thảo luận nghiên cứu, không nên chất vấn vào lúc đó, ảnh hưởng tới thời gian giảng bài, ảnh hưởng tới lớp viên. Nếu như có người tới tham quan, nên ngồi dự thính ở bên cạnh, tình trạng người dắt tới, trước tiên cần báo cáo Điểm Truyền Sư hoặc Đàn chủ, để chuẩn bị thành toàn. Nếu là người bất chánh, chớ nên dắt tới, tránh khỏi tai họa.
  • 44. Phật Quy Lễ Tiết Tập 1 43 | P a g e Giảng giải xong, nam, nữ cần phân ban từ giá, sau đó lần lượt có trật tự đi ra, không thể tùy tiện phóng dật, nói chuyện tùy tiện, tránh khỏi bị người ngoài hủy báng. 4. Quy định về khuyến đạo hành công Tiếp xúc đạo thân: tranh thủ lúc nhàn rỗi tới nhà đạo thân khuyến hóa hướng thiện, sớm lên bến Đạo. Giúp người hoàn thiện cũng là giúp chính mình, cũng có thể hành công liễu nguyện. Đạo thân mới vào đạo trường, người có thành tâm tín phụng thì ít, mà nửa tin nửa ngờ không hiểu chân nghĩa thì nhiều, các Dẫn Bảo Sư cần phải giảng giải thành toàn, hiểu được đắc Đạo không dễ, kiên trì tín tâm, mau chóng hành công. Đây gọi từ từ dẫn dắt người hướng thiện. Nếu là đạo thân kinh tế dư giả, đang lúc thiên thời khẩn cấp, đại kiếp ngay trước mắt, mau chóng tiết kiệm, lượng sức hành công, trợ giúp đạo trường, để khuyến hóa rộng rãi, mà có thể cứu được nhiều người lương thiện. Mà cũng có thể tiêu giải được oan khiến, cứu vãn được thế tục suy đồi. Có công ích cho xã hội. cũng tự tạo phúc cho tương lai. Phàm là đạo thân, bình thường cần kiểm điểm thân tâm, chớ đừng khởi tư tưởng bất chánh, đối với tất cả những tập quán không tốt cũng như những ham muốn
  • 45. Phật Quy Lễ Tiết Tập 1 44 | P a g e không tốt, mau chóng cải trừ, tăng cường cảnh tỉnh, không thể lây nhiễm, trở thành tấm gương xấu cho hậu học. Các đạo thân lúc rảnh rỗi có thời gian nên trở về Phật đường lắng nghe Thánh âm, giúp gia tăng thêm trí huệ, hàm dưỡng Đạo tâm, có chỗ nào không hiểu, cũng có thể giúp đỡ nhau thảo luận. Tuy có thể làm nhiều, nhưng chớ đừng có ý nghĩ bản thân lập công rất lớn, thành toàn được rất nhiều người. Các đạo thân có thể giảng được huấn thư, đối với đạo thân không hiểu, nên tùy lúc tùy nơi hành công, giảng giải cho đạo thân hiểu. Mỗi người cần phải thành ý chánh tâm, cẩn ngôn thận hành, cùng nhau khuyên hóa hướng thiện, sửa bỏ lỗi lầm, cổ vũ nhau cùng tiến, noi theo Thánh Hiền xưa, mà không uổng phí mất thời kỳ tu Đạo tốt đẹp này. Các đạo thân cần phải tuân thủ Phật quy, khắc kỷ tu thân, tuân đạo phụng hành, để có thành tựu lớn. Các quy tắc trên, nếu như có chỗ nào chưa được hợp lí, nên tùy lúc chỉnh sửa cho hợp lí. Trong “Tạm Định Phật Quy” nêu ra nguyên do chế định ra lễ nghi, lấy tinh thần “nội tâm thì hết mực chân thành, bên ngoài giữ lễ nghi” để đạt tới “chánh tâm tu
  • 46. Phật Quy Lễ Tiết Tập 1 45 | P a g e thân, hoàn thiện chính mình hoàn thiện người khác, cứu vãn kiếp vận, chứng được thánh vực”. Đặc biệt không bàn chính trị, chuyển hóa nhân tâm, giảng giải nhân nghĩa, noi theo Cổ Thánh Tiên Hiền, để thể hiện lòng thành kính mà thôi. Đây là tinh thần trong nội dung Phật Quy Lễ Tiết mà Sư Tôn Thiên Nhiên Cổ Phật định ra. Trong đó, đem Phật quy phân thành các 4 mục: Xưng hô, Hiến hương, Hành lễ, Quy tắc. Xưng hô ý chỉ cách gọi Thần Thánh Tiên Phật và con người. Hiến hương nói về các cách thắp nhang, thời gian, và một số điểm cần chú ý. Hành lễ chỉ về lễ tiết ngày thường cũng như lúc bàn đạo. Quy tắc nói về lễ tiết khi ra vào đạo trường. Nhìn chung, các Đạo trường đều tuân theo “Tạm Định Phật Quy” của Thiên Nhiên Sư Tôn định ra, nếu như có Đạo trường nào có chỗ sai biệt, chỉ là một số chi tiết nhỏ mà thôi, nhìn chung tinh thần là không thay đổi.
  • 47. Phật Quy Lễ Tiết Tập 1 46 | P a g e Ý NGHĨA VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA PHẬT QUY LỄ TIẾT I. Ý NGHĨA CỦA PHẬT QUY LỄ TIẾT Phật quy lễ tiết là quy giới và chỉ nan của người tu đạo, như chiếc thuyền có bánh lái, thân có tâm, giữ vững quy giới, tất giữ được tâm, thân, khẩu ý mới không dám làm càn. Nếu ý rong ruổi chạy loạn, nếu không mau chóng thu thúc, thì có thể một đời tu Đạo: Một bên hành công, một bên tạo nghiệp, cực khổ vô ích không phải uống công sao? Quan Pháp Luật chủ nói: “Phật quy là giới luật của trời, Cẩn thận tuân thủ giữ gìn Phật quy Tu đạo bất tuân thủ Phật Quy Dựa vào cái gì tu dưỡng để lên Thiên Đường” Quy củ sinh hoạt và lễ tiết của Phật đường, như người thợ điêu khắc, công phu càng tinh tế, tác phẩm càng hoàn mỹ. Phật quy lễ tiết, cũng có tác dụng khắc chế thân tâm. Sau đây tóm lược một số ý nghĩa:
  • 48. Phật Quy Lễ Tiết Tập 1 47 | P a g e 1. Địa tâm hạ khí, giáng phục ngã mạn Người tuân thủ lễ tiết, đầu hạ thấp lưng cong, để giáng phục tánh cống cao ngã mạn, học tập khiêm hạ. 2. Tu luyện tâm tánh, dừng vọng niệm
  • 49. Phật Quy Lễ Tiết Tập 1 48 | P a g e Lúc khấu đầu, cần phải ý giữ huyền quan, tay bao hợp đồng, từng khấu từng khấu một, từ từ khấu, dựa vào đó có thể thu nhiếp tâm thần phóng dật, phan duyên, vọng động. Tâm thần yên tịnh rồi, tăng trưởng giác tính, dễ dàng sửa thói hư tật xấu, bỏ đi tập khí xấu, sửa cá tính, luyện khí chất, bồi nội đức. 3. Xuất cáo phản diện, sám hối cảm ơn Ra vào Phật đường cần làm lễ tham - từ giá, giống như đi ra ngoài cũng phải báo cáo cho cha mẹ biết, về nhà cũng phải chào hỏi cha mẹ hay. Vì vậy cần phải hành lễ “xuất cáo phản diện”. Ngày mồng 1, 15 làm lễ hiến hương hiến cung, lúc khấu đầu học tập “cảm ơn Thiên Ân Sư Đức, sám hối lỗi lầm thân khẩu ý”, xuất cáo phản diện là biểu hiện của sám hối cảm ơn. 4. Giữ gìn luân lí, trên dưới hòa hợp Tôn Sư Trọng Đạo, thượng thừa khải hạ, tuân tiền đề hậu là những cương kỷ luân lí của Đạo trường, đều thuộc lễ tiết, có thể dựa vào đây mà buông xuống ngã chấp, ngã mạn, giúp đạo vụ, nhân sự đều hòa khí một lòng, đồng thời giúp cho xã hội hài hòa có trật tự.
  • 50. Phật Quy Lễ Tiết Tập 1 49 | P a g e 5. Hóa giải kiếp vận, bước lên Thánh vực Sư Tôn từ thị: “Nội tận kỳ thành, ngoại tận kỳ lễ; chánh tâm tu thân, thành kỷ chánh nhân; hóa vãn kiếp vận, hàm đăng Thánh vực”. (Bên trong thành tâm hết mực, bên ngoài biểu hiện lễ nghi hết sức cung kính, không những hoàn thiện bản thân mà còn giúp người hoàn thiện, cứu giải tai kiếp, để tất cả cùng bước lên Thánh vực) Có thể thấy nếu như ai cũng biết giữa lễ, tự có thể tránh khỏi tai nạn, quốc gia xã hội an tường bình hòa. II. TẦM QUAN TRỌNG CỦA PHẬT QUY LỄ TIẾT Một người sống theo dục vọng, tính cách vô lí, thường xâm phạm tới người khác mà còn không biết, đây là vì từ nhỏ giáo dục trong gia đình đã thất bại. Thân giáo, gia giáo cho đến lễ giáo xã hội, đều ảnh hưởng đến an nguy của toàn quốc gia, địa cầu, thậm chí đau khổ trong sinh tử luân hồi, không xem trọng lễ giáo, cuối cùng bị pháp luật trừng trị. Lấy pháp luật chế tài tội phạm, nếu không ưu tiên đạo đức lễ giáo làm đầu, tâm chánh tắc thân chánh, thân chánh tắc gia chánh, quốc chánh tắc không có hoạn nạn, cuối cùng được tự tại giải thoát.
  • 51. Phật Quy Lễ Tiết Tập 1 50 | P a g e 1. Không có lễ sẽ khó đoan chánh lời nói hành vi, bình trị thiên hạ Tục ngữ có câu: “Li lâu chi minh, công thâu tử chi xảo, bất dĩ quy củ bất năng thành phương viên. Sư khoáng chi thông, bất dĩ lục luật, bất năng chánh ngũ âm, Nghêu Thuấn chi đạo bất dĩ nhân chánh, bất năng bình trị thiên hạ.” Con mắt li lâu, có thể thấy được vật cách trăm bước. Công thâu tử là thợ mộc tinh xảo, có thể trạm khắc nên vật xuất thần nhập hóa. Sư khoáng là người thầy giỏi về âm nhạc, có thể tấu lên bản nhạc hồn nhiên quên bản thân. Đạo của vua Nghêu Thuấn, có thể phổ biến khắp thiên hạ. Tuy như vậy, nhưng nếu không chế định ra quy củ nhân chánh, người ngày nay không có chỗ noi theo, thiên hạ làm sao thái bình.
  • 52. Phật Quy Lễ Tiết Tập 1 51 | P a g e 2. Nếu không có lễ, sẽ khó kỷ lập lập nhân, hiểu bản thân và hiểu người khác Luận Ngữ chương vua Nghêu có nói: “Không biết mệnh, không phải là bậc quân; không biết lễ thì không thể lập thân, không biết nói, thì không thể hiểu người”. Người không hiểu thấu triệt thiên mệnh, thì không cách nào có thể an thân lập mệnh, do đó khó mà tiến đức tu nghiệp. Không biết làm người xử thế cần có lễ nghi như thế nào, lại làm sao có thể an định quốc gia xã hội, sao có thể gọi là bậc đại trượng phu? Nếu bạn không thực sự hiểu hàm ý trong lời nói của người khác, thì làm sao có thể hiểu được lòng người, đồng cảm với họ? Có thể thấy, lễ có công năng thay đổi một cách âm thầm, trước tiên cần từ chính bản thân mình bồi dưỡng, thì việc trở thành một tấm gương mô phạm sẽ không khó. 3. Nếu không có lễ, sẽ khó mà có trật tự luân lý, ngăn ngừa kiếp nạn. Chương Nhan Uyên trong sách Luận Ngữ có viết: “Bác học dĩ văn, ước chi dĩ lễ, diệc khả dĩ phất bạn hĩ” (Người quân tử học rộng về thơ văn, tự ước thúc bằng lễ, như vậy mới có thể không trái với đạo lý).
  • 53. Phật Quy Lễ Tiết Tập 1 52 | P a g e Tuy có học vấn uyên bác, nếu không được ước chế trong lễ giáo, sẽ khó tránh khỏi cống cao ngã mạn. “Nhan Tử Thánh học” có nói: “Đạo đức nhân nghĩa, không có lễ không thể thành. Giáo huấn cái chánh tập tục, không thể thiếu lễ. Trong việc phân tranh, thiếu lễ thì khó quyết. Vua tôi, cha-con, anh-em, không có lễ sẽ khó phân định,… Vì vậy mà người quân tử cung kính giữ gìn phép tắc, lấy thái độ nhường nhịn để thể hiện lễ tiết.” Không có đạo đức nhân nghĩa, lại chưa hành được lễ, làm sao có thể được mọi người tín phục? Muốn thay đổi phong tục, hoặc dùng chân lý thuyết phục người khác, đều cần phải tiên lễ hậu binh (phải dùng lễ kính đối xử với người trước sau mới thuyết phục người), bao quát luân lý trên dưới, tất cần phải nhờ lễ trợ giúp. Nếu như không có lễ, thì những nỗ lực trước đó đều không còn ý nghĩa. Vì vậy nói: “Người có lễ thì sẽ bình an, người không có lễ thì sẽ gặp nguy. Người xưa dạy, lễ tiết, không thể không học”. Mọi người dùng lễ ứng xử với nhau, thì mọi việc đều sẽ bình an vô sự, không có tranh chấp, tai họa xảy ra.
  • 54. Phật Quy Lễ Tiết Tập 1 53 | P a g e LỄ TIẾT RA VÀO PHẬT ĐƯỜNG I. Ý NGHĨA CỦA LỄ THAM TỪ GIÁ Hoạt Phật Ân Sư từ bi: “Phật đường có lễ tiết của phật đường, phải nỗ lực học tập, hiểu được lễ tiết thì có thể tránh phạm lỗi lầm.” Phật đường là nơi Vô Cực Lão Mẫu và Chư Thiên Tiên Phật tiếp dẫn chúng sanh ở nhân gian, cũng là nơi giúp chúng sanh liễu nguyện liễu tội, giả sử như Tiên Phật ra vào Phật đường cũng phải hướng Lão Mẫu tham từ giá, vì thế chúng ta ra vào Phật đường cũng cần cung
  • 55. Phật Quy Lễ Tiết Tập 1 54 | P a g e kính thực hiện lễ tiết lúc ra vào Phật đường, để thể hiện sự trang nghiêm của Phật đường và làm tấm gương thay đổi phong tục tập quán. Tham giá: cho dù là đạo thân vào Phật đường hay là Tiên Phật lâm đàn, đều cần phải hướng Lão Mẫu, Chư Thiên Thần Thánh tham giá, hoặc hướng Tiền Nhân, Điểm Truyền Sư đảnh lễ vấn an. Từ giá: Lúc rời khỏi Phật đường, hướng Lão Mẫu, Chư Thiên Thần Thánh, Tiền Nhân, Điểm Truyền Sư từ biệt. Lễ tham từ giá có vài ý nghĩa sau đây: 1. Xuất cáo phản diện Thực hiện lễ tham từ giá khi ra vào Phật Đường là hướng Lão Mẫu, Chư Thiên Tiên Phật chào. Cũng có nghĩa là thức tỉnh tự tánh Lão Mẫu của bản thân, lương tri của chính mình, để tránh đi nhầm con đường sai trái, đến như thế nào thì cũng phải về như thế, không quên con đường lúc đã đến, tất có thể trở về nguồn cội. 2. Tôn trọng thành kính Lễ tham từ giá có thể giúp nuôi dưỡng thái độ cung kính đối xử giữa người với người, cũng là học tập tôn trọng sinh mệnh.
  • 56. Phật Quy Lễ Tiết Tập 1 55 | P a g e 3. Phản tỉnh sám hối Từ động tác khấu đầu không nhanh không chậm, có thể giáng phục sự bất an động niệm của thân tâm, thời thời phản tỉnh sám hối, đạt tới hiệu quả thân, tâm, linh tánh hợp nhất. II. THỜI ĐIỂM THỰC HÀNH LỄ THAM GIÁ, TỪ GIÁ, TIẾP GIÁ, TIỄN GIÁ Các vị đạo thân tới Phật đường, trước tiên cần phải tham giá, lúc về phải từ giá. Nếu có mặt Điểm Truyền Sư, cần hướng Điểm Truyền Sư thực hiện lễ tham giá, từ giá, tiếp giá, tiễn giá. Để biểu thị tôn kính Thiên Mệnh. Lúc nào cần thực hiện lễ tham, từ, tiếp, tiễn giá? Lúc lễ bái xong thì thời điểm nào đến gặp Tiền Nhân, Điểm Truyền Sư hành lễ. Sau đây sẽ giới thiệu về thời điểm thực hiện lễ tham giá, từ giá, tiếp giá, tiễn giá. 1. Tham giá Điểm Truyền Sư tới trước, hậu học tới sau, thì sẽ thực hiện lễ “Tham Giá” Điểm Truyền Sư.
  • 57. Phật Quy Lễ Tiết Tập 1 56 | P a g e 2. Tiếp giá Hậu học tới trước, Điểm Truyền Sư tới sau, thì sẽ thực hiện lễ “Tiếp Giá” Điểm Truyền Sư. 3. Từ giá Điểm Truyền Sư ở Phật đường, hậu học phải rời Phật đường trước, thì sẽ thực hiện lễ “Từ Giá” Điểm Truyền Sư. 4. Tiễn giá Nếu hậu học ở Phật đường, Điểm Truyền Sư muốn rời Phật đường trước, thì sẽ thực hiện lễ “Tiễn Giá” với Điểm Truyền Sư. III. MỘT SỐ ĐIỂM CHÚ Ý KHI THỰC HIỆN LỄ THAM, TỪ, TIẾP, TIỄN GIÁ Thực hành lễ bái có thể giúp con người giảm trừ lỗi lầm, trở thành tấm gương mô phạm cho người khác, đồng thời thể hiện ra nội hàm cho đến Đạo khí của người tu trì. Vì vậy thái độ chủ kính tồn thành, là rất quan trọng. Cần chú ý một số điểm sau đây:
  • 58. Phật Quy Lễ Tiết Tập 1 57 | P a g e 1. Rửa sạch tay, chỉnh trang lại y phục cho ngay ngắn Trước khi thực hiện lễ tham giá, cần phải chỉnh lí trang phục dung mạo, lau sạch tay, để thể hiện sự thành kính, quần áo nặng nề cồng kềnh như áo khoác, áo gió, không thích hợp mặc trong khi làm lễ. 2. Tham giá trước làm việc sau Tới Phật đường, trước tiên cần tới bàn Phật tham giá, sau đó mới đi làm việc khác, chớ đừng tán gẫu, hoặc làm xong việc khác rồi mới tham giá. 3. Phân nam nữ trước sau Nam nữ phân ban, nam hành lễ trước nữ hành lễ sau, trừ khi là Điểm Truyền Sư không ở tại Phật đường, nếu như ở Phật đường có Lão Tiền Hiền lâu năm là nữ, thì có thể nữ trước nam sau. 4. Lúc lễ bái chớ đừng xô đẩy lôi kéo Lúc hành lễ, cần phải kính bậc lớn tuổi, tôn trọng tiền hiền, tự ước lượng tuổi tác, tuổi đạo trong đạo trường mà chọn vị trí thích hợp.
  • 59. Phật Quy Lễ Tiết Tập 1 58 | P a g e Vị trí khấu bái lấy hàng số 1 là dành cho bậc tôn quý nhất, các hàng sau lấy vị trí chính giữ là quý, tiếp đến vị trí bên phải, rồi tới vị trí bên trái. Y theo đây là sắp xếp. Người cầu đạo sớm hoặc người lớn tuổi thì ở vị trí tôn quý, người cầu đạo sau hoặc nhỏ tuổi thì ở các vị trí sau, nhưng cũng không vì quá nhường nhịn mà xô đẩy, làm mất sự trang nghiêm trật tự của Phật đường. 5. Vị trí quỳ bái Lúc có 1 người: Quỳ ở vị trí bên trái. Lúc có 2 người: Bên phải vị trí tôn quý rồi tới vị trí bên trái.
  • 60. Phật Quy Lễ Tiết Tập 1 59 | P a g e Lúc có 3 người: Chính giữa là vì trí tôn quý, rồi tới bên phải, cuối cùng là bên trái. Lúc có 4 người: Hàng 1 sắp giống lúc có 3 người, người còn lại sắp ở vị trí chính giữa phía sau. Lúc có 5 người: Hàng 1 giống lúc có 3 người, hàng phía sau sắp vị trí bên phải là người thứ 4, bên trái là người thứ 5. Lúc có 6 người: Hàng 1 giống lúc có 3 người, hàng sau vị trí chính giữa là người thứ 4, phải là 5, trái là 6 Lúc có nhiều người: cứ theo như vậy mà tiến vào vị trí. Lúc có 2 người, trong đó một người là Điểm Truyền Sư, thì Điểm Truyền Sư đứng giữa, người còn lại đứng vị trí bái đệm bên phải. Lúc 1 người thắp nhang: Quỳ ở chính giữa.
  • 61. Phật Quy Lễ Tiết Tập 1 60 | P a g e Lúc 2 người thắp nhang: Chính giữa là vị trí ưu tiên, sau đó tới vị trí bên phải, lúc đó hành lễ. 6. Khấu bái xong phải vấn an Khấu bái xong, nếu có mặt Tiền Nhân, Điểm Truyền Sư ở Phật đường, thì cần hướng Tiền Nhân, Điểm Truyền Sư hành lễ (tham giá hoặc từ giá hoặc tiếp giá hoặc tiễn giá) 1 khấu đầu. Sau khi tham bái xong thì vấn an Tiền Nhân, Điểm Truyền Sư, các vị Tiền Hiền đại chúng. Khấu bái xong nếu gặp Tiền Nhân, Điểm Truyền Sư đang bàn đạo, làm việc hay dùng cơm, thì không cần đến trước mặt Tiền Nhân, Điểm Truyền Sư hành lễ để tránh phiền hà. 7. Không nên lược bớt lễ quỳ bái Chỉ cần có người quỳ xuống khấu bái, những người còn lại tự động đứng dậy, chờ cho đến khi khấu bái xong mới được ngồi xuống, để thể hiện lòng thành kính. Người tham bái nếu gặp đúng lúc đang bàn đạo, lên lớp, có người ngồi hoặc thân thể không thích hợp, cần phải thông quyền đạt biến, đứng ở một bên hành lễ cúc cung cũng có thể được (hướng lão mẫu 3 cúc cung, Tiền
  • 62. Phật Quy Lễ Tiết Tập 1 61 | P a g e Nhân, Điểm Truyền Sư 1 cúc cung), ngoại trừ tình huống trên, đều phải hành lễ đầy đủ. IV. NỘI DUNG LỄ THAM TỪ GIÁ Chắp xá, quỳ (Hướng) Minh Minh Thượng Đế (tham, từ giá): 5 khấu đầu Chư Thiên Thần Thánh: 3 khấu đầu (Có một số tổ tuyến ở trước chư thiên thần thánh có thiên, địa, quân, thân, sư. Di Lặc Tổ Sư: 3 khấu đầu Nam Hải Cổ Phật: 1 khấu đầu (Có một số tổ tuyến sau Nam Hải Cổ Phật còn có Ngũ giáo thánh nhân) Hoạt Phật Sư Tôn: 1 khấu đầu Nguyệt Huệ Bồ Tát: 1 khấu đầu Sư Tôn: 1 khấu đầu Sư Mẫu: 1 khấu đầu Điểm Truyền Sư: 1 khấu đầu Dẫn Bảo Sư: 1 khấu đầu
  • 63. Phật Quy Lễ Tiết Tập 1 62 | P a g e Tiền Hiền đại chúng: 1 khấu đầu (Nếu như có Điểm Truyền Sư thì sau khi đứng dậy lại hướng Điểm Truyền Sư tham giá 1 khấu) Đứng lên, chắp xá, lễ tham (từ) giá kết thúc, buông tay, cúc cung rồi thối lui. V. Ý NGHĨA CHẤP XÁ, QUỲ, KHẤU ĐẦU Trong mỗi động tác lễ bái của Lễ Nghi Thiên Đạo đều có nội hàm trong đó, đặc biệt là động tác chắp xá, khấu đầu đều chỉ sự tu hành thân, tâm, linh hợp nhất. Động tác không những phải chuẩn, mà còn chỉnh tề như một, cần phải tập trung tinh thần, đạt đến cảnh giới tinh thần an ninh, quên đi tự ngã, thiên tính hồn nhiên, cho dù là
  • 64. Phật Quy Lễ Tiết Tập 1 63 | P a g e ngoại cảnh có thay đổi như thế nào, đều có thể tùy cơ ứng biến. 1. Ý nghĩa động tác chấp xá  Chủ kính tồn thành Động tác chấp xá, là noi theo đại lễ của Châu Công, biểu thị tấm lòng thành kính nhất đối với Ơn Trên.  Như thị lai khứ Động tác chấp xá, bắt đầu từ nơi “như thị” (huyền quan khiếu) mà tới, cuối cùng cũng từ nơi “như thị” này mà trở về. Ý là không quên đi bổn tâm.  Ẩn ác dương thiện Hình trạng chấp xá, là tay trái bao tay phải, tay trái đại diện cho thiện (dương), tay phải đại diện cho ác (âm), giống như 1 thái cực đồ, mang ý nghĩa là ẩn ác dương thiện.  Hợp từ đồng bi Tay ôm hợp đồng, tức là cùng đồng như chúng sanh, tham gia cùng trời đất, dùng Phật nhãn quán chiếu chúng sanh, đem tâm chúng sanh ôm ở trên tay, phát huy vô duyên đại từ, đồng thể đại bi, như vậy mới có thể đạt được cảnh giới như câu nói trong Di Lặc Cứu Khổ
  • 65. Phật Quy Lễ Tiết Tập 1 64 | P a g e Chân Kinh: “Lão mẫu giáng hạ thông thiên khiếu, vô ảnh sơn tiền đối hợp đồng”. 2. Ý nghĩa của việc khấu đầu  Quay về Tự Tánh Phật Sách Trung Dung có nói: “Thiên Mệnh chi vị tính”, người (人) một khấu (叩) tức là mệnh (命), khấu đầu chính là khấu tự tánh Phật của mình, quy y tự tánh Phật.  Khiêm hạ Lưng cong, đầu cúi thấp, gối quỳ xuống, 5 thể như đất, học tập tâm khiêm hạ, bỏ đi tính tự cao, ngã mạn.  Giáng phục vọng niệm
  • 66. Phật Quy Lễ Tiết Tập 1 65 | P a g e Lễ khấu đầu thể hiện lòng thành kính với Tiên Phật, có thể thu nhiếp vọng niệm phóng ra bên ngoài, đạt tới công phu định tĩnh.  Sám hối phản tỉnh Nhờ vào sự chú ý lúc khấu đầu, có thể đạt được ý nghĩa không rời tự tánh, phản tỉnh, sám hối 3. Tinh thần khấu đầu  Tiên Phật từ huấn: Lúc khấu đầu, thân không ngay ngắn, cong vẹo, đầu không hạ thấp, có khấu cũng như không khấu. Lúc khấu đầu, tâm không tịnh, suy nghĩ loạn tưởng, không thể thanh tịnh, cũng như không khấu. Lúc khấu đầu tâm không chuyên, thân đang khấu đầu, nhưng tâm ở chỗ khác, cũng như không khấu. Lúc khấu đầu, không thành ý, mơ mơ hồ hồ, qua loa sơ xài, thì cũng như không khấu. Lúc khấu đầu, vội vàng, vì muốn đạt đủ số lượng, khấu nhanh chóng thì cũng như không khấu.
  • 67. Phật Quy Lễ Tiết Tập 1 66 | P a g e  Hoạt Phật Ân Sư từ bi Lúc khấu đầu tâm phải chân thành, phải hồi quang phản chiếu, gân mạch kéo thẳng, phần đầu thả lỏng, tay và đầu cùng động, lực lượng do chân chống đỡ, “khấu đầu” không phải “khấu tay”. Động tác khấu đầu có phát có thu, động tác nhất quán, đây là tinh thần Nhất Quán Đạo của chúng ta. Khấu đầu phải thành tâm, mục đích của việc khấu đầu là ở việc nuôi dưỡng tâm cung kính, khiêm hòa, thêm vào đó tư thế khấu đầu chính xác có thể đả thông kinh mạch, giúp thân thể khỏe mạnh. Khấu đầu càng thấp càng thành kính, nếu như trong lòng con không muốn làm, thì chỉ là cúc cung cho người khác chứ không phải là khấu đầu. Người (人) một (一) khấu (口) là gì? Là để thức tỉnh con, con có một cái mệnh (命), thiên mệnh, thiên tính của con rất là quan trọng, do đó kêu con tới đây là đề tỉnh con thời thời khắc khắc không quên đi thiên mệnh, thiên tính, không phải là kêu con tới bái tượng phật. Nhưng lúc con khấu đầu, thiên mệnh của con có thể
  • 68. Phật Quy Lễ Tiết Tập 1 67 | P a g e cùng với chân thần của Ơn Trên giao lưu cảm ứng, ở trong nhất động nhất tĩnh, con sớm làm được thiền định, mà không chấp chước. 4. Lợi ích của việc khấu đầu  Thay đổi mệnh vận Khấu đầu không nhanh không chậm, giúp cho tính tình ngày càng ôn hòa, bình tĩnh, tự sẽ tạo nên mệnh vận bình thuận.  Tiên Phật gia linh Chuyên chú khấu đầu sẽ khiến cho tâm linh sáng sủa thanh tĩnh, khí thanh tăng trưởng, giao tiếp với từ trường của Tiên Phật, Tiên Phật muốn gia linh cũng dễ dàng.  Tăng thêm trí huệ Tâm linh thanh tĩnh sáng suốt, thanh khí thanh tăng lên, định lực đầy đủ, trí huệ sẽ theo đó mà xuất hiện.  Tai nạn bất xâm Một người có trí huệ, không dễ dàng phạm lỗi, đương nhiên sẽ dễ dàng tránh kiếp nạn.  Tiêu trừ ngã mạn
  • 69. Phật Quy Lễ Tiết Tập 1 68 | P a g e Đầu hạ thấp, lưng khom xuống, làm chủ khí huyết, từ từ khấu, lâu dần, lời nói và cử chỉ cũng trở nên khiêm cung có lễ.  Thân thể khỏe mạnh Từ đầu, tay, eo đều động, khí huyết theo đó mà vận chuyển, 2 mạch nhâm đốc được đả thông.  Thường giữ sự thanh tịnh Khấu đầu có thể thu nhiếp tâm loạn động, quy nhiếp được tâm, đạt đến thanh tịnh.  Tiêu trừ phiền não Người có thể thanh tĩnh, phiền não không dễ nhiễu loạn. 5. Khi thực hiện khấu bái, cần lưu ý  Tư thế đứng Eo thẳng, 2 chân khép lại, mũi chân tạo thành góc 45 độ, 2 tay thả lỏng tự nhiên, 2 mắt hướng về phía trước, tâm bình khí hòa, 2 chân đứng ở trước bái đệm.
  • 70. Phật Quy Lễ Tiết Tập 1 69 | P a g e  Chắp xá Tay ôm hợp đồng ở trước ngực ①
  • 71. Phật Quy Lễ Tiết Tập 1 70 | P a g e Đưa tới ngang mi Lưng cong 90 độ, đánh thành vòng tròn xuống tới đầu gối ② ③
  • 72. Phật Quy Lễ Tiết Tập 1 71 | P a g e Lại thu về ngang mi Đồng thời toàn thân thuận theo hai tay đưa lên đứng thẳng, sau đó hai tay tự nhiên buông xuống thẳng hai bên chân. ④ ⑤
  • 73. Phật Quy Lễ Tiết Tập 1 72 | P a g e Mỗi một đạo tràng động tác chấp xá có thể khác nhau, có nơi là từ ngực hướng ra bên ngoài chấp xá, có nơi thì lưng cong, hướng từ bên ngoài rồi thu về trước ngực, lại hướng ra bên ngoài, tuy có một chút khác biệt nhưng tinh thần là nhất chí như nhau. Quan trọng là, thượng chấp lễ chưa hô chắp xá, không được tự bao hợp đồng hoặc làm chắp xá trước, để tránh hỗn loạn. Lúc chắp xá, quan sát trái phải cùng làm, khiến cho động tác của người phía trước sau trái phải đều đồng đều.  Quỳ NỮ Chân trái bước lên phía bên trái bái đệm, còn đối với nữ tay trái đặt lên đầu gối trái, tay phải đặt lên góc phải phía trên của bái đệm, chân phải quỳ xuống.
  • 74. Phật Quy Lễ Tiết Tập 1 73 | P a g e Chân trái đồng thời thu về quỳ xuống, hai chân chớ đừng mở rộng ra hoặc một cao một thấp, hoặc không thể ngồi trên bắp chân, nên giữ tư thế quỳ góc 900 , hai tay bao hợp đồng ở trước ngực, lúc này hai mắt nhìn thẳng, ngón chân tự nhiên đặt thẳng trên mặt đất (không cần cố gắng ép trên mặt đất). NAM Chân trái bước lên phía bên trái bái đệm, đối với Nam hai tay bao hợp đồng đặt lên đầu gối trái.
  • 75. Phật Quy Lễ Tiết Tập 1 74 | P a g e Chân trái đồng thời thu về quỳ xuống, hai chân chớ đừng mở rộng ra hoặc một cao một thấp, hoặc không thể ngồi trên bắp chân, nên giữ tư thế quỳ góc 900 , hai tay bao hợp đồng ở trước ngực, lúc này hai mắt nhìn thẳng, ngón chân tự nhiên đặt thẳng trên mặt đất (không cần cố gắng ép trên mặt đất).
  • 76. Phật Quy Lễ Tiết Tập 1 75 | P a g e  Khấu đầu
  • 77. Phật Quy Lễ Tiết Tập 1 76 | P a g e Tay trái đặt lên tay phải, tạo thành hình cung. Khoảng cách giữa đầu và bái đệm là hai nắm tay, độ rộng của hai khủy tay và vai bằng nhau. Tay, đầu, eo cùng động, ý thủ huyền quan. Lúc khấu đầu chớ đừng tay động đầu không động, hoặc đầu động tay không động, cần phải tay và đầu cùng động. Lúc khấu đầu, cần phải nghe khẩu lệnh của hạ chấp lễ, một khẩu lệnh một động tác, chớ đừng tự ý khấu đầu, gây tán loạn. Lúc khấu đầu cần phải vạn duyên đều buông xuống, ngưng thần bất tán, chuyên tâm nhất trí, thành thục chân thiết. Công phu như vậy, trước sau không gián đoạn. Không chỉ lúc hiến hương khấu đầu tâm không tạp niệm, mà lúc không hiến hương khấu đầu tâm tâm cũng có thể thanh tịnh. Công phu lâu ngày thuần thục, khấu mà như không khấu, thường thanh thường tịnh, không bị vọng niệm dẫn dắt, tự nhiên không chịu trong sinh tử luân hồi.  Đứng lên
  • 78. Phật Quy Lễ Tiết Tập 1 77 | P a g e Hai tay bao hợp đồng đưa đến giữa lông mi, đồng thời cùng thẳng thân người lên. ①
  • 79. Phật Quy Lễ Tiết Tập 1 78 | P a g e Hợp đồng thu trở về trước ngực ②
  • 80. Phật Quy Lễ Tiết Tập 1 79 | P a g e Chân trái nhấc lên trước, đặt bên trái bái đệm, hợp đồng đặt lên đầu gối bên trái (đối với nam), hoặc tay trái đặt lên đầu gối bên trái, tay phải đặt lên góc phải bái đệm (đối với nữ). ③
  • 81. Phật Quy Lễ Tiết Tập 1 80 | P a g e Chân phải đứng dậy, thu chân trái về, hai chân hợp lại đứng ngay ngắn. ④
  • 82. Phật Quy Lễ Tiết Tập 1 81 | P a g e Sau đó lại chấp xá thêm một lần, buông tay cúc cung, tức lễ đã được hoàn tất. ⑤
  • 83. Phật Quy Lễ Tiết Tập 1 82 | P a g e
  • 84. Phật Quy Lễ Tiết Tập 1 83 | P a g e VI. SẮP VÀ THU BÁI ĐỆM, GHẾ NGỒI Từ động tác nhỏ như sắp đặt, thu bái đệm hoặc là ghế, đều có thể nhìn ra tinh thần của Đạo, mặc dù là lớp 400, 500 người cũng không một tiếng động, động tác nhanh chóng dứt khoát, chỉnh tề. 1. Cách bày và thu bái đệm  Phương thức truyền bái nệm (ghế) Lớp viên tuần tự đứng xếp hàng theo vị trí ngồi, bàn sự nhân viên đem bái đệm đặt cạnh chân lớp viên thuộc hàng thứ nhất, rồi lần lượt truyền bái đệm (ghế) theo hàng ngang cho các lớp viên, sau khi lớp viên có đủ bái
  • 85. Phật Quy Lễ Tiết Tập 1 84 | P a g e đệm (ghế) rồi, thì đặt bái đệm (ghế) ngay ngắn ở phía trước.  Phương thức tự động Trước tiên, lớp viên rời khỏi hiện trường, bàn sự nhân viên phụ xếp (thu) bái đệm (hoặc ghế), lớp viên ở gần bái đệm phụ xếp.  Thu bái đệm Khấu đầu xong, lớp viên đứng phân ra nam nữ riêng biệt, tiễn đèn Phật, sau khi tạm biệt xong, lớp viên hoặc bàn sự nhân viên phụ giúp thu bái đệm (hoặc ghế). Nếu dùng phương thức truyền bái đệm, lớp viên sau khi khấu đầu đứng dậy, đứng nguyên vị trí không thay đổi vị trí, cầm bái đệm (hoặc ghế) của mình trên tay, truyền theo hàng ngang cho người thứ nhất, bàn sự nhân viên sẽ thu bái đệm (ghế) đã được thu lại ở hàng thứ nhất . 2. Một số điểm cần chú ý  Lúc tham từ giá, bàn đạo, khấu tạ, khấu cầu,… cần phải sắp bái đệm.  Lúc xếp bái đệm cần phải chỉnh tề, nhanh chóng, yên lặng.
  • 86. Phật Quy Lễ Tiết Tập 1 85 | P a g e  Nếu như bất cẩn làm xê dịch bái đệm, không được dùng chân để chỉnh, mà dùng tay để chỉnh, để thể hiện sự cung kính.  Lúc đi chớ đừng bước qua hoặc giẫm đạp lên bái đệm, cũng không nên ngồi lên bái đệm, bái đệm chỉ được sử dụng để khấu đầu. VII. TRANG PHỤC VÀ DUNG MẠO Trang nhã, chỉnh tề, trang phục rộng rãi, thể hiện khí chất cao nhã, có thể thể hiện lên tư chất của người tu đạo, đơn giản mà không cẩu thả, đoan trang mà không nghiêm túc, là ấn tượng đầu tiên lúc độ người.
  • 87. Phật Quy Lễ Tiết Tập 1 86 | P a g e 1. Áo có cổ và tay Không mặc trang phục kỳ dị, không mặc áo không có cổ và tay, không mặc nội y để lộ trên lưng hoặc quần ngắn. Mặc váy (hoặc) quần dài qua đầu gối khi tới Phật đường, nút áo phải được gài kỹ. Không mặc đồ ngủ xuống phòng bếp hoặc phòng khách. Thượng hạ chấp lễ hoặc người giảng Đạo trên bục cần phải mặc y phục bàn đạo, đi giày phải mang vớ. 2. Giày vớ chỉnh tề Đi giày phải mang vớ. 3. Đầu tóc chỉnh tề Càn đạo (nam) phải cắt tóc ngắn, khôn đạo (nữ) không để tóc che phủ hoặc cắt tóc quá ngắn, tóc dài cần phải cột lại gọn gàng. VIII. THÁI ĐỘ CỬ CHỈ Người tu đạo ra vào Phật đường, thậm chí ở ngoài xã hội, cử chỉ cần phải thể hiện phong độ của người quân tử, khí chất nho nhã ôn hòa. Cho dù là nói, cử chỉ, ứng đối, đều cần phải để cho mọi người thấy trên thân của ta
  • 88. Phật Quy Lễ Tiết Tập 1 87 | P a g e có Đạo, bạn có thể đại biểu cho Đạo. Mục này có mấy điểm cần chú ý như sau: 1. Cử chỉ ổn chắc Tiến vào Phật đường, không được lê bước chân, hoặc nhảy nhót, bước đi xiêu vẹo, hoặc chạy nhảy, đầu ngực thẳng thắn, bước đi nhẹ nhàng. 2. Ăn nói nhỏ nhẹ Lúc ở Phật đường cùng nói chuyện với đạo thân hoặc trong thời gian xuống lớp, không thể nói lớn tiếng, cười đùa lớn tiếng.
  • 89. Phật Quy Lễ Tiết Tập 1 88 | P a g e 3. Cẩn ngôn thận hành Ở Phật đường tránh nói thị phi, làm việc cá nhân, không nói lời phi lễ, cần phải ẩn ác dương thiện, nói nhiều lời nói tốt. 4. Lễ mạo khiêm cung Thấy đạo thân cần phải cười tươi, cúc cung chào hỏi, gọi đạo thân cần phải nhỏ tiếng, chân thành, có lễ. IX. ĐẬU XE Lúc mở pháp hội, số người ra vào Phật đường rất nhiều, rất dễ tạo sự chú ý cho hàng xóm, lúc này mỗi người trong Phật đường đều có trách nhiệm hộ trì duy trì trật tự, tránh làm phiền đến hàng xóm. 1. Vị trí dừng xe Đạo thân tự đi xe cá nhân đến Phật đường, nên dừng xe cách Phật đường một đoạn, sau đó đi bộ tới Phật đường, không nên chạy xe thẳng đến trước cửa Phật
  • 90. Phật Quy Lễ Tiết Tập 1 89 | P a g e Đường, tránh trường hợp xe ùn tắc ở trước cửa, tránh làm ảnh hưởng đến hàng xóm xung quanh. 2. Không dừng xe trước cửa hàng xóm Không nên dừng xe trước cửa hàng xóm ở bên cạnh Phật đường, nếu như dừng một lúc, thì cũng nên nói với hàng xóm một tiếng, hoặc để điện thoại trên cửa kính xe. 3. Đi quá giang Sau khi kết thúc lớp, lúc lớp viên đi nhờ xe, trừ phi việc di chuyển bất tiện, không nên ở trước cửa Phật đường gọi xe, nên tới một nơi rộng rãi để lên xe. X. ÁI TIẾC CÔNG VẬT Vật phẩm hoặc thực vật ở Phật đường đều là công vật, là sở hữu của chúng sanh, không thể tự tư mà sử dụng, như muốn sử dụng, nên nói trước với nhân viên phụ trách ở Phật đường, sau khi đồng ý mới có thể sử dụng, dùng xong đặt trở về chỗ cũ.
  • 91. Phật Quy Lễ Tiết Tập 1 90 | P a g e 1. Trân tiếc giấy chữ Không thể đem giấy đã viết qua dùng để lau chùi vật ô uế, hoặc đem ngồi lên, nên bỏ giấy không dùng đến vào sọt, rồi sau đó đem đi tiêu hủy. Giấy đã in qua, còn một mặt trắng có thể sử dụng, không nên bỏ đi, tư liệu in chớ nên quá nhiều, quá nhiều thì sẽ lãng phí tiền tài nhà Phật. 2. Liêm khiết bất thủ Các vật phẩm trong Phật đường, không được tự ý lấy sử dụng, như muốn đem sách về nhà, nên nói qua với bàn sự nhân viên, sau khi đồng ý mới sử dụng, nếu là mượn dùng, có mượn tất có trả, đạo vụ dụng phẩm cũng như vậy. 3. Tiết kiệm điện nước Nuôi dưỡng thói quen tắt đèn khóa nước, trừ phi lúc mở lớp, nếu không cần mở đèn hoặc máy lạnh, nên cố gắng tiết kiệm.
  • 92. Phật Quy Lễ Tiết Tập 1 91 | P a g e 4. Tiết tỉnh khai tiêu Dụng cụ trong phật đường, các dụng phẩm nhà bếp, cho đến các loại rau dùng cho mở pháp hội, đều cần phải tự tính toán mua vừa đủ, không nên mua bừa bãi. Thực phẩm cho pháp hội cần phải xử lí thích hợp, không nên để tùy tiện, để bị hư hỏng. 5. Quan tâm đến tiền hiền Tiền Nhân, Điểm Truyền Sư, Bàn Sự Nhân Viên xả thân tu bàn, các nhân tài khai hoang, cũng là công vật của Phật Đường, là phục vụ chúng sanh, có công thế thiên tuyên hóa, không có họ hy sinh phụng hiến, làm sao có thể Đạo truyền khắp chín châu? Do đó, chúng ta phải chiếu cố sức khỏe của họ, chi phí dùng cho “xả bàn”, để họ không lo ưu, có thể khỏe mạnh, toàn tâm phục vụ tại Đạo trường.
  • 93. Phật Quy Lễ Tiết Tập 1 92 | P a g e QUY PHẠM KHI THAM GIA LÀM VIỆC TRONG ĐẠO TRƯỜNG Lúc phát tâm Bồ Tát giảng kinh thuyết pháp, Thiên Long Bát Bộ, chư Phật Bồ Tát đều tán thán hộ pháp, mà tới Phật đường nghe kinh giảng pháp, nếu như không phải lũy thế có tu, sao có thể thuận lợi nghe chánh pháp? Làm sao có thể hộ trì đạo trường trang nghiêm? Sau đây có một số quy tắc tham bàn, mọi người cùng nhau tuân thủ: I. GIỮ ĐÚNG THỜI GIAN Đạo thân tham gia làm việc đạo trong Đạo trường, cố gắng tới trước thời gian yêu cầu, từ bàn sự nhân viên cho đến nhân viên thiên chức, càng cần phối hợp tinh thần “không tới trễ, không về sớm”, làm việc tới sớm hơn người khác, kết thúc lớp thì về muộn hơn người khác, hy sinh phụng hiến, cảm động lòng người, mới có thể trở thành tấm gương mô phạm. Lớp viên hoặc bàn sự nhân viên đột xuất
  • 94. Phật Quy Lễ Tiết Tập 1 93 | P a g e không thể tới Phật đường, cần phải tìm cách thông báo cho người phụ trách biết, tránh trường hợp Tiền Hiền đã báo danh có bạn rồi, nhưng lại thiếu mất vị trí đó, hoặc công việc đã bố trí mà không có người làm. II. LẤP ĐẦY CHỖ NGỒI Lúc nghe giảng kinh, nam nữ phải phân ban, chỗ ngồi phải đầy đủ, người tới trước ngồi trước, người tới sau nếu thấy phía trước có chỗ trống thì phải biết chủ động bổ sung lấp đầy chỗ trống, chớ đừng để người tới sau lại ngồi ở phía sau mà phía trước lại có chỗ trống. III. NGỒI NGAY NGẮN Tư thế lúc ngồi nghe lớp, eo lưng phải thẳng, không dựa vào ghế, hai chân để bằng, hai mắt nhìn thẳng, không được gác chân, nghiêng ngửa, giúp tập trung tinh thần hiệu quả.
  • 95. Phật Quy Lễ Tiết Tập 1 94 | P a g e IV. PHỐI HỢP KHẨU LỆNH Cho dù là ai lên diễn giảng, mọi người đều nghe theo khẩu lệnh (1) đứng dậy, (2) cúc cung, (3) ngồi xuống để biểu thị sự kính trọng, giảng xong xuống lớp cũng như vậy. V. CÓ HỎI PHẢI TRẢ LỜI Giảng sư có hỏi, lớp viên đều phải trả lời lớn tiếng, lúc trả lời vấn đề cần phải đứng dậy, nếu có chỗ cảm ngộ, có thể gật đầu hoặc mỉm cười, để nâng cao tinh thần và đạo khí. VI. TÙY BÚT GHI CHÉP Mang theo bút viết bên mình, chọn lấy trọng điểm, lời hay hoặc tâm đắc ghi chép lại có thể làm tư liệu tham khảo. VII. AN TỊNH CHUYÊN CHÚ Nghe lớp phải chuyên chú, chớ đừng chụm đầu nói chuyện, cười đùa, nên tắt máy điện thoại, hoặc để chế độ rung, nếu như có vấn đề nghi hoặc không hiểu, có thể lúc xuống lớp cùng với giảng sư thảo luận, không
  • 96. Phật Quy Lễ Tiết Tập 1 95 | P a g e được lúc lên lớp đề xuất chất vấn, làm gián đoạn bài giảng của Giảng Sư. VIII. NHẸ NHÀNG RỜI CHỖ NGỒI Lúc không cần thiết chớ đừng tùy tiện rời chỗ ngồi, đi uống nước hoặc đi vệ sinh, như có việc muốn rời chỗ, cần phải tự đứng dậy cúc cung, nhẹ nhàng rời chỗ, để không làm ảnh hưởng đến người nghe lớp, lúc về chỗ cũng như vậy. IX. KHÔNG LOẠN TRẬT TỰ Lúc nghe lớp, nếu như thấy đạo thân tới trễ, cho dù là bạn thân cũng không thể lớn tiếng vẫy gọi, có thể biểu thị bằng cách gật đầu hoặc cười nhẹ. Nếu như Điểm Truyền Sư vào hoặc ra cũng không cần đứng dậy tiếp tiễn giá, để tránh làm loạn trật tự lớp học. X. SẮP ĐẶT DỰ THÍNH Nếu như có dẫn người tới tham quan Phật đường, nên báo các trước tình hình cho Điểm Truyền Sư hoặc Đàn Chủ biết, để tiện việc thành toàn, chiếu cố, nếu như là người bất chánh, chớ nên dắt tới Phật đường.
  • 97. Phật Quy Lễ Tiết Tập 1 96 | P a g e LỄ TIẾT ỨNG ĐỐI TRONG ĐẠO TRƯỜNG I. CHÀO ĐÓN VÀ ĐƯA TIỄN KHÁCH Phật đường là nơi tiếp dẫn đạo thân, nơi thành toàn giúp đạo thân minh lí, cũng là nơi tu luyện cho những người tu đạo muốn thành Phật. Vì vậy mỗi một vị đạo thân ra vào Phật đường đều là chủ nhân, chỉ cần ai tới Phật đường trước, thì người đó đều có trách nhiệm thành toàn, chiêu đãi đạo thân! Làm thế nào để mỗi một người tới Đạo trường đều cảm thấy thân thiết, lần sau lại muốn trở về Phật đường, như thế bạn chính là một chủ nhân thành công, là người truyền đạo của Ơn Trên. Muốn đạt được mục tiêu này, cần chú ý một số điểm sau đây: 1. Chào hỏi Ở trong Phật đường công cộng, người tới trước là chủ, cần phải đón tiếp người tới sau. Đạo thân bước vào Phật đường, bàn sự nhân viên đứng ở cửa nghênh tiếp, mặt mỉm cười nhẹ, chủ động đón khách (trong phật đường không thích hợp bắt tay). Chào hỏi - Khiến cho khách có cảm giác thân thiết vui vẻ, không bị rơi vào cảm giác lạc lõng. Chủ nhân đối đáp với
  • 98. Phật Quy Lễ Tiết Tập 1 97 | P a g e khách không thể lớn tiếng, nhưng cũng không nên trả lời chậm chạp hoặc âm thanh quá nhỏ, hỏi một đáp ba thể hiện tình cảm nồng hậu nhiệt tình, biểu lộ đạo khí của Phật đường, nếu như hỏi một đáp một, sẽ khiến cho vị khách cảm thấy đến không đúng lúc. Người lần đầu tới Phật đường, không nên để họ lạc lõng một mình, trừ khi họ chủ động, thường phải bên cạnh họ, khiến cho họ có cảm giác thân thiết như người trong gia đình, lần sau mời họ tới Phật đường, họ cũng dễ dàng chấp thuận. Khách rời Phật đường, chủ nhân cần ở lại sau, để tránh hiểu lầm có ý đuổi khách. 2. Tiễn khách từ biệt Nếu như bất đắc dĩ có việc cần phải đi trước, thì nên hướng chủ nhân hoặc Điểm Truyền Sư biểu thị sự áy náy xin lỗi, sau khi từ giá xong lại hướng Điểm Truyền Sư, Tiền Hiền cúc cung. Đã quyết định đi rồi thì lập tức đi, không nên do dự, có người nói đi mà lại nói chuyện hết hơn 20 phút, khiến người đưa đi phải chờ đợi, như vậy thì sẽ thiếu lễ mạo. Người đưa tiễn, nên giúp bậc tôn trưởng hoặc khách dắt xe, tắt mở máy xe. Lúc xe khởi động, trước tiên đối với bậc trưởng bối hoặc khách cúc cung, nói: “mời đi từ
  • 99. Phật Quy Lễ Tiết Tập 1 98 | P a g e từ”, hoặc vẫy tay hẹn gặp lại. Chờ khách sau khi vẫy tay rời khỏi mới quay trở vào. Chớ đừng để lúc đón khách thì nhiệt tình, lúc tiễn khách thì lạnh nhạt, hoặc lúc đối phương còn là đạo thân mới thì chiêu đãi nhiệt tình, tới sau khi quen thuộc thân quen rồi, thì lại ứng phó qua loa, Đạo trường lúc này không những không giữ được đạo khí, mà cũng không giữ được lòng người. 3. Phương tiện đưa đón đạo thân Đối với đạo thân đi đường xa, hoặc đạo thân lâu năm, nếu như không thể tự đi xe, bàn sự nhân viên nên sắp xếp đạo thân thuận đường để tiện đưa đón. Lúc tiễn đưa đạo thân trở về, cần phải tính toán thời gian đạo thân về tới nơi, để tiện hỏi thăm đạo thân tới nhà hay chưa, thể hiện đạo tình ấm áp, quan tâm đến sự an toàn của đạo thân. II. MỜI KHĂN Đạo thân bước vào phật đường, việc trước tiên là cần làm sạch tay. Sự thân thiết chân thành thể hiện qua chiếc khăn tay, có thể giúp khơi dậy tấm lòng ấm áp. Đừng xem thường động tác nhỏ này. Trong đạo trường có không ít các Điểm Truyền Sư, các Tiền Hiền, chỉ là
  • 100. Phật Quy Lễ Tiết Tập 1 99 | P a g e nhờ chiếc khăn ấm áp này mà bị hấp dẫn tới Đạo trường cả một đời không oán không hối tu bàn Đạo. Làm sao có thể viên mãn hoàn thành nhiệm vụ này? Quan trọng nhất chính là chân thành, những tiểu tiết nào cần chú ý? 1. Thời điểm mời khăn Lúc khách bước vào Phật đường, sau khi ăn cơm, lúc dùng xong nước hoa quả hoặc điểm tâm, trước và sau khi hiến hương, trước và sau khi giảng đạo, Điểm Truyền Sư giảng tam bảo xong, Tiền Nhân hoặc Điểm Truyền Sư lúc ra khỏi nhà vệ sinh, trước hoặc sau khi tam tài lên đàn. Ngoài những trường hợp này ra, nếu như khí hậu nóng bức ra mồ hôi, có thể tăng thêm số lần mời khăn.