SlideShare a Scribd company logo
1 of 130
Phút giây
Và
Mãi
mãi
1
2
LÂM TƯƠNG HÀ
Phút giây và
mãi mãi
Thơ
3
NHÀ XUẤT BẢN VĂN HÓA DÂN TỘC
Hà Nội 2015
4
5
Đi tìm chân lý vĩnh cửu
trong “Phút giây và mãi
mãi” của Đậu Nguyên Khôi
Độc giả thân mến!
Có một thời gọi là “quá khứ”,
Baudelaire đã từng nói một câu bất hủ: “Một
người có thể có thể bỏ qua việc ăn uống trong
hai ngày, nhưng không thể không đọc thơ
trong hai ngày”. Quá khứ ấy là thời kỳ vàng
son rực rỡ của thơ ca. Rồi thời gian trôi đi, đến
hôm nay, có bao nhiêu người làm thơ mà
không thấy mình là những kẻ lạc lõng với thời
cuộc. Và phải chăng, thời cuộc… đã làm người
ta đã quên mất giá trị nhân văn sâu sắc của
thơ? Tôi đang nghĩ về những người vẫn miệt
mài ngày đêm gieo vần điệu giữ cho lửa thi ca
luôn cháy! Lại có những người luôn khao khát
đi tìm thơ, nhưng cảm xúc lại chưa đủ mạnh để
làm thức dậy câu chữ. Người ta nói, vì người
tìm thơ ấy chỉ biết xếp tìm ngôn ngữ ở thế giới
ngoài mà không biết tìm xúc cảm ở ngay trong
chính mình. Thơ không chỉ là vần điệu, thơ
còn là khát vọng. Khát vọng càng thánh thiện
thì thơ càng nhân văn.
6
Độc giả sẽ tìm thấy điều ấy trong thơ
Đậu Nguyên Khôi!
Đậu Nguyên Khôi có sức viết rất đáng
nể, điều đó được đo bằng sự chiêm nghiệm, tài
năng và niềm say mê của anh. Chỉ trong vòng
một năm, “Phút giây và mãi mãi” đã là tập
thơ thứ ba được nhà thơ Đậu Nguyên Khôi
hoàn thành và cho ra đời. Tập thơ đa dạng và
phong phú cả về nội dung và hình thức. Đó là
những câu chuyện về tình yêu, tình đời, tình
người, về các nhân vật lịch sử, về xã hội và về
nhân tình thế thái. Ngay tiêu đề của tập thơ
cũng gợi nên nhiều suy cảm. “Phút giây và
mãi mãi” - đó là sự đối lập giữa cái tầm
thường và cao thượng, giữa cái gượng ép và
bay bổng, giữa cái nhất thời và cái vĩnh cửu,
cái xấu và cái tốt, cái đê hèn và sự chân
chính… Và trên hết, sự đối lập ấy lại được thể
hiện bằng một tư duy độc lập và hoàn toàn mới
mẻ của nhà thơ Đậu Nguyên Khôi.
Đầu tiên phải nói đến thơ tình Đậu
Nguyên Khôi. Đây có lẽ là mảng đề tài thể
hiện rõ nhất cái tài hoa trong anh – chàng sinh
viên Bách Khoa một thủa nuôi dưỡng tâm hồn
bằng thơ và nhạc. Trong “Phút giây và mãi
mãi”, tình yêu đượm màu sắc lãng mạn và triết
lý. Anh nói, trên bước đường công tác của
mình, từ thời chống Mỹ cho đến thời kỳ đổi
mới, anh đã có dịp đi nhiều nơi, mỗi nơi đều để
7
lại cho anh nhiều kỷ niệm khác nhau, trong đó
có những tình yêu “phút giây và mãi mãi”.
Người ta nói thi sĩ thường đa tình, là đúng
chăng?
Trở về những năm tháng ấy, Đậu
Nguyên Khôi có lần đi công tác bằng xe đạp từ
Ứng Hòa lên nông trường Cao Phong. Lúc qua
đèo Dốc Cun, dừng chân giữa đường, anh tình
cờ gặp một “cô sơn nữ trăng tròn”. Và cuộc
gặp gỡ định mệnh đã để lại trong anh một mối
tình “phút giây và mãi mãi”. Còn gì tuyệt vời
hơn khi đang ngồi nghỉ lưng đèo, ngắm cảnh
thiên nhiên, trời mây, núi đồi, nghe tiếng suối
róc rách, nghe tiếng chim rừng “kêu liên
miên”, phong cảnh thật hữu tình, lãng mạn,
mà: “Ngồi cạnh cô gái Mường vui tính/ Thẫn
thờ nhìn vẻ đẹp hồn nhiên/ Cái hồn nhiên, cô
sơn nữ trăng tròn/ Tôi quên mệt thả hồn bay
phơi phới”. Thế rồi, “Chẳng hiểu vì sao tự lúc
nào/ Vai đã kề vai môi gần môi/ Lưng trời hai
nửa xa thành một/ Chúng tôi chỉ còn biết
chúng tôi.” Chao ôi, giây phút ấy là giây phút
của đôi tim bùng cháy, làm sao không “mãi
mãi” cho được! Cô gái Mường cũng “lẳng lơ”
đấy chứ! Nhưng cái “lẳng lơ” mà như Đậu
Nguyên Khôi hay nói với tôi là cái “lẳng lơ”
duyên thầm, cái “lẳng lơ” ghi một dấu “nhớ”
vào trái tim người thi sĩ. Để rồi, “Từ đó chiến
8
tranh, xa xa mãi/ Dốc Cun kỷ niệm tình mang
theo…” (Một chiều lưng Dốc Cun).
Rồi những năm tháng thường đi công
tác xuống các tỉnh miền Tây, qua phà Tiền
Giang, Hậu Giang, người thi sĩ lại có thêm một
mối tình “bừng cháy”: “Cô bán hàng rong ấy
làm tôi hút vía, hút hồn/ Cái đẹp, cái duyên gái
miền Tây ở cô – Lạ lắm!” Đến nỗi “Mỗi lần đi
về tôi như tỉnh như say/… Phà qua rồi tôi
chẳng muốn đi”. Không biết chàng thi sĩ đã
tặng cho cô gái ấy bao nhiêu bài thơ, hay đã
tặng cô cả tấm chân tình, để mà rồi tình duyên
bén lửa: “Tôi biết em như dành hết cho tôi/
Cái đẹp, cái duyên người con gái/ Cái đẹp chỉ
khi yêu ta mới thấy/ Chỉ dành cho người một
lần thôi vậy”. Tiếc rằng, cuộc tình ấy cũng qua
nhanh như chuyến đò ngang sông chào người
lữ khách, để: “Rồi từ đó, đời cách xa/ Bốn năm
trở lại – qua phà/ Bến bờ vẫn như xưa/ Mà
người đâu thấy nữa/ Nhìn dòng sông mông
mênh/ Mà nỗi buồn nhớ mênh mông hơn thế!”
Vậy là giây phút năm xưa đã trở thành vĩnh
cửu. (Cô gái bán hàng rong phà TiềnGiang).
Thi sĩ Đậu Nguyên Khôi… đa tình lắm,
và cũng lãng mạn đến thế đấy! Tình chỉ thoáng
qua mà ghi nhớ mãi không thôi!
Nhưng chưa hết, dù tình thì cũng là triết
lý, đó là điều thường thấy trong thơ Đậu
Nguyên Khôi, và đó mới là Đậu Nguyên Khôi.
9
Đọc thơ anh, ta dễ dàng bắt gặp những câu thơ
nhiều ẩn nghĩa: “Có những thứ tháng ngày ta
muốn quên/ Có những thứ phút giây nhớ mãi”
(“Một chiều Hồ Tây mờ sương”). “Tạo hóa
chỉ ban cho ta một nửa/ Một nửa kia phải tự
kiếm tìm/ Càng dày công càng được đáp đền/
Hạnh phúc nào trời có cho không?” (“Hạnh
phúc muộn màng”). “Cái đẹp chỉ khi yêu ta
mới thấy/ Chỉ dành cho người một lần thôi
vậy!” (Cô bán hàng rong phà Tiền Giang).
“Hạnh phúc phải đâu là quyền thế/ Bất hạnh
ấy là quên nhớ mong!” (Anh tặng em (11)).
Dường như ta bắt gặp đâu đó thứ tình yêu mà
cả cuộc đời nhà thơ theo đuổi, đó là tình yêu lý
tưởng? Cũng có những mối tình đẹp nhưng lại
sớm phải chìm trong nuối tiếc muôn đời:
“Phải vì thế, vì thế không, có phải/ Để xa rồi,
xa nhớ mãi không thôi” (Nuối tiếc). Hay: “Em,
một nửa của thiên thần/ Một nửa của ‘cái tôi’/
Muôn thuở thôi – cái chuyện tình – đời”. (Chia
phôi (1)). Thường thì khi gần nhau ta chẳng
cảm thấy gì, nhưng khi xa nhau ta mới thấy
mình đã yêu đến nồng say, yêu đến để muôn
đời trống trải: “Ngày ấy khi anh không còn đến
nữa/ Em mới thấy lòng mình trống trải quá/
Mấy năm học cùng nhau ta chỉ thế/ Cứ mơ hồ,
cứ lặng lẽ hư vô.” (Anh đi rồi).
Nhiều lắm, và phải nhạy cảm lắm mới
khám phá ra thứ triết lý đời thường ấy. Nói về
10
tình yêu lứa đôi, về tình cảm vợ chồng trong
thời bao cấp, nhà thơ cũng có những cái nhìn
hết sức nhân văn và sâu sắc. Nhớ năm xưa khi
cuộc sống còn nhiều khó khăn, ấy thế mà lại có
những ông chồng trí thức không biết tìm sự hài
hòa trong cuộc sống, đã để vợ gánh vác quá
nhiều những vất vả và lo toan. Chưa kể những
thiệt thòi khi hai vợ chồng lấy nhau đã mấy
năm mà món quà cưới tối thiểu là bộ váy áo
“ra trò” mơ mãi cũng chẳng thấy. Nhưng rồi,
có lẽ là người trong cuộc chăng, nên nhà thơ
mới ghi lại trọn vẹn được khoảng khắc đầy xúc
động khi người chồng có tác phẩm được đăng,
mới đem nhuận bút mua tặng vợ món quà ấy
được. “Em nằm trong cánh tay tôi/ Trong mơ
em nở nụ cười rất tươi/ Chả là trong buổi sáng
nay/ Có tiền nhuận bút tôi may cho nàng/ Một
bộ váy áo đắt tiền/ Vợ chồng mơ suốt cả liền
mấy năm.” Cảm động quá phải không? (Nụ
cười trong mơ). Lại có câu chuyện một anh
chàng làm nghiên cứu sinh học, suốt ngày vùi
đầu trong sách vở, nếu không thì cũng lội
ngày, lội đêm trên đồng ruộng để tìm ra những
hạt giống cho năng suất cao. Thành thử, một
mình vợ gánh trăm thứ lo, nào là chuyện kiếm
thêm tiền bù vào lương, nào là xếp hàng mua
tem phiếu, nào là chờ cả đêm gánh nước, nào
là thiếu củi, thiếu mắm, nào là con ốm, con
đau. “Em nằm trong cánh tay tôi/ Bờ mi ngấn
11
đọng một vài giọt sương/ Buổi chiều nấu cháo
cho con/ Nó ốm mà cháo nấu không có gì.”
Thật xúc động, tôi nhận ra một điều là dường
như tất cả những ông chồng ấy đều đã nhận ra
trách nhiệm của mình, đều thương vợ bằng tất
cả sự ăn năn của một tình yêu mãnh liệt! “Tôi
nhìn vào cánh tay em/ Khô như ống điếu, da
nhăn mấy viền/ Còn tôi cứ bút với nghiên/ Với
giống, với má, lội đêm, lội ngày.” (Giọt sương
bờ mi). Chỉ cần vậy thôi đã ấm lòng biết bao!
Cuộc sống khó khăn đâu ai oán trách, chỉ cần
ta thương nhau, yêu nhau, và quan tâm nhau
thật hơn thôi. Còn rất nhiều những câu chuyện
hiện thực nữa, như câu chuyện về nỗi khổ của
người vợ đi xuất khẩu lao động, và v.v… Cuộc
sống mà, cả tình yêu và hạnh phúc nữa, đều
cần lắm sự thấu hiểu tận cùng của con tim!
Chao ôi! Đến đây tôi chợt chững lại…
Dường như trong thơ Đậu Nguyên Khôi, anh
không bao giờ nỡ và không bao giờ có thể chịu
được việc nhìn thấy những người phụ nữ phải
chịu đau khổ! Và phải chăng chính vì vậy, anh
dành cho những người phụ nữ, trong bất cứ
câu chuyện nào, một cái kết đầy nụ cười? Tôi
trân trọng điều đó ở anh!
Gác lại chuyện con tim, tôi theo Đậu
Nguyên Khôi tìm về những trang sử của đất
nước. Đậu Nguyên Khôi có nhiều bài thơ viết
về các nhân vật lịch sử mà tôi thấy tâm đắc.
12
Điều đặc biệt là khi viết, nhà thơ đã dành nhiều
thời gian để nghiên cứu về cuộc đời, sự nghiệp,
và tính cách của nhận vật. Cuối cùng là đưa ra
những nhận xét sắc sảo, nhiều ẩn ý xung quanh
câu chuyện của “những người năm xưa ấy”.
Viết về Văn Cao, nhà thơ tả từ cái nói
đến cái đi, từ cái nhìn đến cái cười, rồi cái gõ
đàn… tất cả đều khác lạ. Tôi không biết có
phải vì Đậu Nguyên Khôi vốn là một người
đam mê nhạc, nếu không muốn nói là “sành
nhạc”, nên anh có cách cảm nhận rất đặc biệt
về người nhạc sĩ này không? Với anh, Văn Cao
là nghệ sĩ duy nhất để lại dòng nhạc mang tính
bác học trong nền âm nhạc Việt Nam. Anh viết
trong thơ: “Nghèo khổ cứ nghèo khổ/ Khổ đau
cứ khổ đau/ Thơ mộng, mộng không hết/ Yêu
thương đến lúc chết.” Lời ca ngợi ngắn thôi
mà quá đủ: “Văn Cao, Văn Cao ơi/ Ông sống
mãi trong đời/ Thiên thai và suối mơ/ Quốc ca
và sông Lô…” (Ông Văn Cao).
Còn với Lưu Quang Vũ, Đậu Nguyên
Khôi nói, Lưu Quang Vũ có quá nhiều nét
khác biệt với nhiều văn nghệ sĩ khác. Lưu
Quang Vũ có tính cách mãnh liệt và viết chỉ vì
đất nước và con người, viết như thể thời gian
còn lại quá ngắn ngủi. Đối với anh, kịch Lưu
Quang Vũ “tự cổ kim đông tây khó sánh”. Lưu
Quang Vũ già dặn trước tuổi. “Anh chạy rút
thời gian/ Như chỉ còn khoảnh khắc/ Ý tứ viết
13
chẳng kịp/ Trào ra như dòng thác”; “Anh sống
có thế thôi/ Chỉ bốn mươi tuổi đời”; “Nhưng
anh sống lâu nhất/ Sống mãi và sống mãi/ Hồn
Quang Vũ còn đây/ Lửa Quang Vũ còn cháy”.
Đó chính là cái phút giây và mãi mãi. Là ý
nghĩa của cuộc sống ngắn ngủi và cuộc sống
trăm tuổi. Dường như tôi cũng đã thấy ngọn
lửa lý tưởng rực sáng ấy trong con người Đậu
Nguyên Khôi. (Nước rút).
Ngược dòng lịch sử, có người viết về
Nguyễn Trãi và nói đến cái oan khiên, Đậu
Nguyên Khôi cho rằng nói thế không đúng.
Theo anh, quan điểm của Nguyễn Trãi vốn lấy
dân làm gốc, nhưng từ ngay sau khi thắng giặc,
triều đại nhà Hậu Lê đã bắt đầu có sự rạn nứt.
Triều đình sang đến đời vua thứ hai đã có
nhiều phe phái. Chính vì vậy, Nguyễn Trãi đã
lui về ở ẩn ở Lệ Chi Viên. Ông muốn quên đi
tất cả, nhưng không được vì tấm lòng lo vận
nước nhà: “Tóc bạc thờ ơ tình tuế nguyệt/
Lòng son thắc mắc nghĩa quân thần.” Hay có
những lần ông nhìn trăng mà thốt: “Bui có một
lòng trung lẫn hiếu, Mài chăng khuyết, nhuộm
chăng đen.” Với Nguyễn Trãi, phàm làm
người “biết chữ” phải “ưu dân”, phàm làm
đấng quân tử, không thể nguôi quên đạo “quân
thần” dù cả trong hoàn cảnh bị “vua quên”. Và
vì thế, chỉ có sống trọn “đạo trung” thì tâm mới
“được an nhàn”. Tuy nhiên, do ảnh hưởng và
14
quan điểm của Nguyễn Trãi không phù hợp với
phe mạnh, nên chúng luôn tìm cách triệt hại
ông. Nhân có chuyện vua băng hà ở Lệ Chi
Viên nên chúng lấy đó là cơ hội tốt để hành
động. Đậu Nguyễn Khôi thấu hiểu điều đó, nên
khi viết về Nguyễn Trãi, anh cố ý thể hiện
quan điểm của mình. Anh viết: “Thắng giặc,
chăn dân, dạ chửa an/ Nước nhà lâm nạn giặc
‘nội xâm’.” Và dành sự đồng cảm của một
người đi sau tới người anh hùng dân tộc
Nguyễn Trãi: “Chuyện ấy phải đâu người
chẳng biết/ Vận trời, vận nước biết sao đây?/
Lệ Chi đau đáu vời non nước/ Nghĩa khí, công
thần, ai với ai?” (Viếng Côn Sơn). Lời trăn trở
ấy đến hôm nay còn viết lại, thì phải chăng, đó
còn là lời trăn trở của nhà thơ – một người đã
qua rồi những năm tháng thăng trầm của lịch
sử hiện đại?
Còn nhiều lắm, nếu tôi cứ viết mãi về
Đậu Nguyên Khôi. Anh là một người sống qua
hai thời kỳ ngoại xâm, từ nền kinh tế bao cấp
đến kinh tế thị trường, anh cũng đã từng làm
việc từ những công ty kinh doanh đến các cơ
quan quản lý, chính vì vậy mà mảng đề tài tình
người, tình đời, hay những vấn đề về kinh tế xã
hội,… Tất cả những điều ấy đều được anh lột
tả một cách sâu sắc, giàu cảm xúc và triết lý.
Có những vấn đề khá lớn được đề cập trong
những câu thơ ngắn ngủi, như: “Chuyện xưa,
15
chuyện nay”, “Ông hàng xóm tốt bụng”,
“Của hồi môn”, “Chuyện hai ông Tổng”,
“Mẹ lớn, mẹ nhỏ”, “Phạt vi phạm hành
chính”,… Đó là những điều anh đã từng mắt
thấy tai nghe, bản thân anh lại là người có kiến
thức, tư duy khá tốt, cách viết hài hước, hóm
hỉnh nên những câu chuyện trong đề tài này cứ
dần mở ra vô cùng thú vị.
Và sẽ còn nhiều điều thú vị nữa về thơ
và đời của Đậu Nguyên Khôi mà tôi chẳng thể
kể hết. Hy vọng là những “giây phút” hôm nay
tôi trải lòng về thơ anh có thể là một điều gì
“mãi mãi” cho sự đồng cảm của tôi và thơ anh
hay chăng? Tôi tin vào những chân lý vĩnh cửu
mà anh đã và đang đau đáu gửi gắm sau mỗi
trang thơ giàu tính nhân văn của mình.
Thạc sỹ Văn học
Hoàng Yến
16
Phút giây và mãi mãi
Có những thứ tháng ngày ta muốn quên
Có những thứ phút giây nhớ mãi
Có những thứ tháng năm khô lại
Có những thứ phút giây bừng cháy
Có những người cuộc đời ngắn ngủi
Mà tiếng thơm để lại ngàn thu
Có những người sống lâu trăm tuổi
Càng sống càng tồi, càng sống càng bé lại.
17
Khoảnh khắc
Có bài toán cặm cụi cả ngày chả được
Lại có bài khó hơn, giải ra trong chốc lát
Có những người gần hết cuộc đời
Không mối tình vắt vai
Bỗng một ngày gặp một người con gái
Đẹp như dòng suối
Có những người mải miết làm thơ
Cả trăm bài, đọc thấy cứ khô khô
Lại có tứ thơ - ra đời trong khoảnh khắc
Mà nói lên cả đời, cả kiếp.
18
Một chiều Hồ Tây
Hồ Tây, có một chiều như thế
Một chiều thẳm sâu ký ức tôi
Hồ Tây sương phơi, nước mây một màu
Như xa như gần, Hồ Tây thuyền ai
Có một người con gái - Đứng cạnh tôi
Ngắm cảnh Hồ Tây như đắm, như say
Tôi tò mò hỏi không đâu
Bạn thấy thế nào - Hà Nội, Hồ Tây?
Em không trả lời ngay
Se sẽ hát, thay trả lời
Hà Nội và Hồ Tây
Em hát - Còn tôi say
Tôi hiểu
Em yêu Hà Nội, Hồ Tây nhường nào
Cũng phải thôi - Hà Nội và Hồ Tây
Ai mà chả yêu, chả say!
Tôi cũng hát tặng em mấy câu
Hà Nội và Hồ Tây
Em mỉm cười - Tươi lắm
19
Anh hát chưa phải hay
Nhưng cảm xúc tràn đầy
Làm em nghe như thấy
Hà Nội, Hồ Tây vẫy gọi
Anh hát nữa đi, em nghe đây!
Thế là tự nhiên chúng tôi thấy gần nhau
Để ý nhau từ khóe mắt, môi cười
Chuyện Hà Nội, Sài Gòn
Chuyện Đông, Chuyện Tây...
Rượu không mời - Mà ngây ngây say!
Ôi! cô gái
Lần đầu tôi gặp
Đẹp chưa phải đẹp, mà duyên thật duyên
Cái duyên kỳ ngộ - Tim tôi bén lửa
Cả hai chúng tôi đều thế cả!
Nhưng rồi, đó chỉ là giây phút thôi
Chúng tôi là hai dòng
Một Sài Gòn, một sông Hồng
Em chỉ đến Hà Nội duy nhất một lần
20
Có những thứ tháng ngày ta muốn quên
Có những thứ phút giây nhớ mãi
Có những thứ tháng năm khô lại
Có những thứ phút giây bừng cháy
Đó là cái tình thiên thu vời vợi
Tôi biết đời ai
Như cánh chim bay
Từ trời Mỹ, trời Âu xa xôi
Còn tôi
Chỉ là cái nhà thơ dễ nhớ, dễ say
Dơ dở, ương ương
Chỉ mộng mơ, say khướt
Dễ đau xót, cảm thương
Vơ vẩn đến không cùng
Nhưng tôi không thôi - Tơ tưởng, vấn vương
Cái cảnh, cái tình - Tôi gặp em
Một chiều Hồ Tây mờ sương!
21
22
Cô gái bán hàng rong phà
Tiền Giang
Đi về miền Tây, qua phà Tiền Giang
Tôi không thể không mua hoa quả làm quà
Hoa quả nhiều vô kể, mà rẻ nữa
Hồi đó tôi chưa vợ, mua chỉ để cho
Nhưng tôi mua nhiều cũng còn ý nữa
Đó là chuyện từ cô bé hàng rong
Cô bán hàng rong ấy, làm tôi hút vía, hút hồn
Cái đẹp, cái duyên gái Miền Tây ở cô - lạ lắm
Ta “chết” vì các cô nặng nhất ở cái nhìn
Chỉ nhìn thôi cũng đủ nói ngàn lần
Giữa người này người kia khác nhau xa lắm!
Chỉ họa sĩ tài ba mới mong diễn tả đôi phần
23
Em thường tặng không tôi cái nhìn trong suốt ấy
Làm mỗi lần đi về, tôi như tỉnh, như say
Từ cái lời mời, cho đến lời hỏi thăm
Dễ thương, dễ yêu kỳ lạ
Âm thanh thánh thót rơi mộng mơ
Bộ bà ba, thân hình em như liễu, như tơ
Phà qua rồi, tôi chẳng muốn đi
Có lần mua quà, giả vờ cầm tay
Có lần bất cẩn, vương bẩn áo
Em chẳng bắt đền, chỉ trách yêu, thầm bảo
Với anh, em không thể nào...!
Tôi biết, em như dành hết cho tôi
Cái đẹp, cái duyên người con gái
Cái đẹp chỉ khi yêu ta mới thấy
Chỉ dành cho người, một lần thôi vậy
24
Nhưng qua phà bằng ô tô
Tôi chưa một lần có thì giờ
Để nói với em - Lời của trăng, của gió
Chưa một lần xin em địa chỉ!
Rồi từ đó, đời cách xa
Bốn năm trở lại - Qua phà
Bến bờ vẫn như xưa, mà người đâu thấy nữa
Nhìn dòng sông mênh mông
Mà nỗi buồn nhớ, mông mênh hơn thế!
Chắc là em đã đi lấy chồng?
Em có hạnh phúc không?
Có bao giờ em lắng nghe dòng sông,
Thì thầm tình anh, tình em?
Chưa nói với nhau điều gì - Mà vô cùng!
25
Một chiều dốc Cun
Dừng chân một chiều, lưng Dốc Cun
Ngồi ngắm đất trời, ngắm núi non
Tiếng suối đâu đây nghe róc rách
Chim rừng ca khúc nhạc tiên thiên
Ngồi cạnh cô gái Mường vui tính
Thẫn thờ nhìn vẻ đẹp hồn nhiên
Cái hồn nhiên, cô sơn nữ trăng tròn
Tôi quên mệt, thả hồn bay phơi phới
Em nhìn tôi, chỉ nhìn không nói
Má ửng hồng, len lét nhìn thôi
Tôi đâm bạo, lân la chuyện gió mây
Chẳng hiểu vì sao, tự lúc nào
Vai đã kề vai, môi gần môi
Lưng trời hai nửa xa thành một
Chúng tôi chỉ còn biết chúng tôi!
Trời đã về chiều, đường còn xa
Lưu luyến chia tay, lưu luyến quá
Người đi kẻ ở, luống ngâm ngùi
Em tiếp sức tôi, vượt đỉnh đèo
Từ đấy chiến tranh, xa xa mãi
Dốc Cun kỷ niệm, tình mang theo.
26
Hạnh phúc muộn màng
Mơ mãi, mong hoài - Rồi cũng có một ngày
Trời đẹp đến như hôm nay
Đẹp bâng khuâng, đẹp lạ lùng
Bầu trời xanh trong, lồng lộng bóng em
Em đã đến bên anh - thật vậy không?
Người chẳng một đồng xu dính túi
Người ngoài đời chẳng ai biết tới
Một khối tình - Cứ khư khư giữ mãi
Chỉ mong, chỉ tin thôi mà
Sợ mất niềm tin - Đời còn lại gì
Cứ tin, dù muộn màng - Em đến rồi kia!
Tạo hóa chỉ ban cho ta một nửa
Một nửa kia phải tự kiếm tìm
Càng dày công, càng được đáp đền
Hạnh phúc nào trời có cho không!
Tình yêu là vậy đấy
Không thể nào mua, chẳng thể xin
Nó chỉ đến với ai mong nó
Nó đến trong - cái duyên kỳ ngộ
27
Ngày đẹp ấy, là cái ngày đầu tiên
Anh thầm nghe từ môi em - Tiếng gọi “Anh!”
Cái tiếng “Anh” rơi vào đời thật nặng
Cái tiếng “Anh” ngọt ngào, ấm nắng
Em thấy có lạ không? - Từ ngày có em
Mọi thứ đều khác lắm
Chẳng phải anh lười biếng
Chẳng phải anh bê tha
Lâu nay, cái gì cũng khuyết một nửa
Như hằng đẳng thức, mới viết ra một vế
Cây liễu trong vườn lâu nay ủ rũ
Bây giờ, bóng liễu bỗng thướt tha
Mái tóc em bay, bóng dáng em mà
Tính cây liễu xưa nay vẫn thế
28
Cây đời anh, rồi mai ngày bén rễ
Lá sẽ xanh, hoa sẽ nở, hương bay
Lời của nắng, của gió, của mây
Xáo động hồn thơ, hồn của cỏ cây
Đừng bao giờ xa nhau, em của anh
Có giận hờn xin hãy là lẽ thường
Phút giây thôi, biển lại về với biển
Lại dạt dào, xao xuyến, lại mênh mang
Như rễ cây, từng ngày sâu lòng đất
Hút căng mình, nhựa sống của yêu thương
Như sóng biển, mãi vấn vương bờ cát
Mãi ôm bờ, ôm dào dạt, miên man
Thực trong tay - mà anh cứ ngỡ ngàng.
29
Đời sang trang
Từ ngày có em, đời sang trang
Hạnh phúc quá, mọi thứ đều khác hẳn
Em trao tặng anh, tình yêu trong trắng
Anh quỳ nhận, trong ngỡ ngàng vô tận
Tình em như biển cả, như núi sông
Như cung đàn, chơi vơi đến không cùng
Anh muốn hát ngàn lời yêu tha thiết
Dâng tặng em - Là cả sắc xuân hồng.
30
Anh tặng em (11)
Tưởng đã quên rồi, chuyện năm xưa
Tháng ngày lằng lặng, tháng năm qua
Vùi sâu ký ức, thôi buồn nhớ
Quen bước phong trần, dạn gió mưa
Nào có ngờ đâu, có một ngày
Trời đất xoay vần, ai có hay
Đời còn dun dủi, ta còn gặp
Chuyện cũ năm xưa, người còn đây
Em hạnh phúc không, hạnh phúc không?
Giầu sang phú quý, anh chúc mừng
Người ấy công danh, quyền thế thế
Giá nhỡ cùng anh, có khổ không?
31
Em đấm đấm tôi, chuyện sầu tuôn
Vô tình chi mấy, cho nát lòng
Hạnh phúc phải đâu là quyền thế
Bất hạnh ấy là quên nhớ mong
Em ơi, đừng nhắc nữa thêm đau
Chuyện đã thế rồi, còn biết sao
Người ấy lắm tiền, em làm phước
Cho người nghèo khổ, gọi lòng nhau
Anh tặng em đây, có muộn không?
Mấy tập thơ thôi, chẳng bạc vàng
Nửa đời thao thức, nửa đời viết
Cho người, cho em - cho mênh mang.
32
Nuối tiếc
Hà Nội, cái thời thanh bình ấy
Em ở nơi nào, có nhớ không?
Hồ Trúc Bạch những ngày thơ mộng
Chuyện học bài, chuyện gẫu, mông lung
Cái ngày ấy, chúng ta thường thế
Phải tỏ ra thanh lịch, kiêu sa
Tình thắm thiết, không lời nói nhỏ
Càng yêu nhau, càng thêm giữ kẽ
Phải vì thế, vì thế không, có phải?
Để xa rồi, xa nhớ mãi, không thôi
Từng sợi nhớ, từng sợi bạc mái đầu
Sao là không - Đã không là của nhau?
Nuối tiếc rồi, nuối tiếc mãi mang theo!
33
Chia phôi (1)
Thế là hết, mảnh trăng tình đã lặn
Tình yêu chúng mình, chẳng thể xa hơn
Em có con đường của em, anh có lý tưởng
Dám trách gì em, chuyện thế thường
Dù hạnh phúc tột cùng,
anh vẫn thấy mong manh
Những đam mê, yêu thương không giới hạn
Đó là những gì Trời, Phật ban tặng
Cho những tâm hồn, còn nguyên tờ giấy trắng
Em
Một nửa của thiên thần
Một nửa của “Cái Tôi”
Muôn thuở thôi - Cái chuyện Tình - Đời
Ai đã dám từ bỏ giàu sang
Để chuốc lấy cái nghèo hàn
34
Biết làm sao, hỡi tình duyên ngang trái
Anh không thể giàu có bằng sự đê hèn
Anh không thể làm việc chỉ vì tiền
Lý tưởng đời mình, dễ đổi được đâu em
Chẳng trách gì em, chẳng trách em
Phút giây huy hoàng vẫn còn đó mãi
Trên đời này mấy ai vượt qua nổi
Mà trách em - Anh chỉ chút buồn thôi
Nhưng anh thì - Mong mãi mãi em vui.
35
“Chia phôi (1)”- bản tình ca
đánh thức những lý tưởng
ngủ quên…
Tôi có may mắn được gặp nhà thơ Đậu
Nguyên Khôi một đôi lần. Và lần nào cũng
vậy, tôi cứ thế ngồi lặng yên hàng giờ nghe
anh say sưa kể chuyện. Nếu không phải vì
công việc buộc tôi phải tạm biệt anh thì có lẽ
tôi còn muốn ngồi đó nghe anh kể hoài những
bản tình ca bằng lời đến mãi không thôi. Điều
gì đặc biệt và cuốn hút ở Đậu Nguyên Khôi
đến vậy? Tôi nói, đó chính là tâm hồn của anh,
là đam mê của anh, lý tưởng của anh, và… tình
yêu của anh! Anh đã gom tất cả lại, và gửi vào
trong thơ.
Giờ thì, ngừng đôi chút, bạn hãy thử
cùng tôi nhắm mắt lại và tưởng tượng về
những cuộc tình xung quanh ta hôm nay… Bạn
thấy gì? Cuộc sống hiện đại ra sao? Hạnh phúc
thì sao? Chia ly thì sao? Có phải người ta thật
dễ khóc, người ta thật dễ buông lơi đời sống
này chỉ vì mộng tình yêu tan vỡ. Hôm nay, có
mấy ai đau đáu về những tình yêu lý tưởng?
Còn tôi, tôi tìm thấy nơi ấy có Đậu Nguyên
Khôi! Và tôi thấy Đậu Nguyên Khôi trong bài
thơ “Chia phôi (1)”.
36
“Chia phôi (1)” là sự chia ly đáng tiếc
của một mối tình đẹp. Không có gì đau khổ,
day dứt bằng sự chia ly. Đó là một hiện thực
hằng ngày, hàng giờ trong cuộc sống. Đậu
Nguyên Khôi không hề lẩn tránh điều đó.
Trong hầu hết các bài thơ về tình yêu của anh,
dù là có thật của riêng mình, của người, hay
mang tính chất hư cấu, tất cả đều nặng về một
tình yêu lý tưởng, vượt ra ngoài cuộc sống vật
chất.
Anh viết:
“Ai đã dám từ bỏ giàu sang
Để chuốc lấy cái nghèo hàn”
Đó phải chăng là một triết lý mà xã hội
càng về ngày nay chúng ta càng nhìn nhận rõ
hơn. Tôi đã thấy sức mạnh của đồng tiền từ cổ
chí kim, nhưng là người sống trong xã hội hiện
đại, mỗi ngày đọc bao nhiêu tin bài về vòng
xoáy ác nghiệt này, tôi hiểu những gì nhà thơ
nói. Thực tế khi xã hội có sự xa cách giàu
nghèo, thì cuộc sống tinh thần và cuộc sống vật
chất luôn là những mẫu thuẫn có thể thường
gặp trong nội tại mỗi con người. Người con gái
đẹp cũng vậy thôi, từ một trái tim trong sáng
của tuổi trẻ, với những cuộc tình lãng mạn,
mộng mơ, đến một ngày dần nhường chỗ cho
những cám dỗ về sự giàu sang, phú quý, quyền
hành, và danh vọng:
“Em, một nửa của thiên thần, một nửa của cái tôi
37
Muôn thuở thôi – cái chuyện tình – đời”.
Chuyện muôn thuở phải đâu ai không
biết. Nhưng ở đâu đó, hoặc ít nhất là trong
khao khát của nhà thơ, luôn tồn tại một cuộc
sống lý tưởng, một cuộc sống coi trọng phẩm
chất, nhân cách hơn cả tiền bạc, quyền uy và
danh vọng. Và để giữ được lý tưởng đó, con
người phải tự vượt lên tất cả, vượt lên khỏi
mình, như nhà thơ, nhà biên kịch Lưu Quang
Vũ từng viết trong bài “Thơ tôi là mây trắng
của đời tôi”
“Vượt khỏi mình, tôi đến với muôn phương
Nói lời riêng mà thấu triệu con tim.”
Chúng ta có bao giờ đặt câu hỏi, vì sao
mà sự nghiệp của Lưu Quang Vũ mãi trường
tồn? Tôi cũng từng đem câu hỏi này dành cho
nhà thơ Đậu Nguyên Khôi. Anh nói, tất cả
những thứ hời hợt trên đời đều có lúc tan biến,
nhưng lý tưởng thì không bao giờ mất. Chúng
ta cũng đừng nghĩ lý tưởng là điều gì đó quá xa
vời, viển vông, hay cá nhân. Bởi lý tưởng cao
đẹp chính là lý tưởng chạm đến tâm can của
nhiều người. Tình yêu cũng vậy, tình lý tưởng
là tình đem đến nụ cười nhiều hơn nước mắt,
đam mê hơn là bồng bột, hạnh phúc hơn là khổ
đau. Đó chẳng phải là điều ai cũng khao khát
hay sao? Chính nhà thơ Đậu Nguyên Khôi
cũng khao khát đến cháy bỏng điều ấy, khao
khát “đánh thức” tình yêu lý tưởng bấy lâu nay
38
dường như đã ngủ quên trong xã hội đầy rẫy
những kim tiền. Như trong “Chia phôi (1)”,
bên tình, bên lý tưởng chẳng khác bên tình bên
hiếu trong “Truyện Kiều”, nặng nhẹ khó
phân. Chọn bên nào cũng thật khó khăn. Và
nhà thơ đã phải tận cùng đau xót để dứt khoát:
“Anh không thể giàu bằng sự đê hèn
Anh không thể làm việc chỉ vì tiền
Lý tưởng đời mình dễ đổi được đâu em?”
Nhưng chỉ dứt khoát đâu làm nên lý
tưởng, chỉ dứt khoát thôi thì đâu phải là Đậu
Nguyên Khôi. Trong hầu hết các bài thơ đầy
tính quyết liệt ấy, còn là sự vị tha, sự bao dung,
sự chung thủy. Tình yêu dù không thành cũng
vẫn là mãi mãi, những cái đẹp dù không thể
kéo dài hơn nhưng vẫn là một kỷ niệm không
thể phai mờ.
“Chẳng trách gì em, chẳng trách em
Phút giây huy hoàng vẫn còn đó mãi
Trên đời này mấy ai vượt qua nổi
Mà trách em anh chỉ chút buồn thôi
Nhưng anh thì - mong mãi mãi em vui”.
Đến đây tôi bỗng nhớ đến nữ nhà thơ
nổi tiếng người Nga - Olga Berggoltz, khi chia
tay người tình, bà cũng có tình cảm tương tự:
“Anh hãy cố vui lên dù con đường hai ngả
Tìm hạnh phúc bình yên trong ấm áp cơn mưa!”
(Mùa lá rụng)
39
Trước khi gặp Đậu Nguyên Khôi và đọc
thơ Đậu Nguyên Khôi, tôi vẫn là kẻ sẵn sàng
đạp đổ tình yêu nếu phát hiện một nửa trái tim
của mình lừa dối. Tôi đã không có được sự vị
tha như anh. Nhưng giờ khác rồi, Đậu Nguyên
Khôi đã cho tôi lý tưởng về một tình yêu đẹp,
nếu có thể bên nhau thì cũng nhau vun đắp,
nhưng nếu chẳng thể cùng nhau đi suốt cuộc
đời, thì hãy dành cho nhau sự thấu hiểu. Bởi vì
sao ư? bởi trên đời này đâu phải chông gai nào
ta cũng dễ vượt qua, và bởi vốn dĩ người ta gặp
nhau trong đời đã là một cái duyên, nên chia ly
“mong mãi mãi em vui” là thế! Ôi, cách xử sự
thật không thể tốt hơn!
Thơ Đậu Nguyên Khôi là con thuyền
trăn trở nhiều lý tưởng cao đẹp. Và “Chia phôi
(1)” là một bản tình ca đánh thức những lý
tưởng ngủ quên. Lý tưởng ấy là nhân cách, là
phẩm hạnh, là cái trong sáng, cao thượng, là sự
thủy chung, son sắt trong tình yêu, là những
phút giây vĩnh viễn không thể phai mờ… Phải
chăng đó chính là nhân tố có sức cảm hóa
mạnh mẽ của thơ Đậu Nguyên Khôi?
Thạc sỹ Văn học - Hoàng Yến
40
Chia phôi ngậm ngùi
Em ngưỡng mộ anh, em yêu anh
Anh có trái tim, anh có tấm lòng
Anh cho em, tình yêu trong trắng
Anh đừng bỏ em, đừng bỏ em!
Ôi! Tôi có thể nào chia tay em đây
Nhưng đời tôi giờ như cánh chim bay
Giữa trùng khơi, mưa gió
Không còn cây, không còn tổ
Tôi không thể nhìn thấy em khổ
Tôi yêu em mà, trắng đêm không ngủ
Nhưng đời là thế, đành thế em ơi
Tôi mãi mãi yêu em, đến tận cuộc đời.
41
Anh đi rồi
Ngày ấy khi anh không còn đến nữa
Em mới thấy lòng mình trống trải quá
Mấy năm học cùng nhau ta chỉ thế
Cứ mơ hồ, cứ lặng lẽ, hư vô
Sao lại thế, làm sao có thể thế
Anh thông minh, phẩm hạnh thế kia mà
Anh học giỏi, lắm “tài vặt” quá thể
Sao nỡ nào đạp dẫm một tài hoa
Hồi thực tập, em biết anh trĩu buồn
Bao đớn đau dồn trút lên phím đàn
Cả phòng lặng im và em bật khóc
Từng tiếng đàn, giằng xé nát tim em
Cung đàn ấy anh chơi tự bao giờ
Mà chứa chất nỗi lòng anh chan chứa
Em biết rằng chẳng còn anh, chẳng thể
Anh đi rồi, em nuốt lệ vào trong
Anh đi rồi, em sống với riêng em.
42
Giọt nước mắt em
Cám ơn em! Anh hạnh phúc quá chừng
Nước mắt em rơi, rơi xuống đời anh
Từng giọt rơi, rơi từng giọt vào hồn
Xé tan bớt mảng băng buồn lạnh giá
Sau ba năm, ba năm dài xáo động
Bước vào trường lòng chật ních ước mơ
Chạy đua thời gian, quên ăn, quên ngủ
Đến cả tình em, anh còn quên nữa!
Thật thế mà. Em có biết? Chao ôi!
Không dám ăn đến nắm xôi mấy xu
Không dám mua đến chiếc áo thứ ba
Mộng là thế, mà tiền có ai cho!
Em biết đấy, kỉ niệm trường Bách Khoa
Anh đã viết bằng trái tim lộng gió
Ai nào biết, có một ngày như thế
Xa trường, xa em, xa hết bạn bè
43
Dông bão mịt mùng, quằn quại nỗi đau
Ốm liệt giường bốn tháng sau ngày đó
Cảnh gia đình thuốc thang đâu có dễ
Thế mà qua - Qua được mới lạ chưa!
Trong mịt mùng cứ ẩn hiện bóng em
Cái cô N, đôi dép vẹt đế mòn
Gái Hà Nội mà giản đơn như không
Nhưng toán thì không chịu kém cả anh
Cái cô N, ngày lao động xây trường
Đi cùng đôi với thằng T - Làm anh
Giữa trưa hè lên cơn sốt đùng đùng
Có buồn cười, em có buồn cười không?!
Một quãng đời, một mảnh đời nhẹ tênh
Lũ đời trôi, trôi không kịp nhìn em
Cuốn xa xăm, xa xăm mãi thác ghềnh
Anh biết rằng, anh chẳng thể còn em
Nhớ thương vùi trong mãi nỗi nhớ thương.
44
Mười năm Hồ Gươm
Xuân này nữa, đã mười xuân
Ta vẫn đến đây, ngắm Hồ Gươm
Để ngắm trăng suông, hoa cỏ dại
Để lòng vui chút lẫn buồn thêm
Xuân này nữa, đã mười xuân
Xuân vẫn lạnh lùng xuân xa xăm
Đời nuốt cô đơn, tình lẳng lặng
Một cõi lòng riêng, một cõi lòng
Ta biết tìm ai, cũng như ta
Để mà tâm sự, để sẻ chia
Hai nỗi cô đơn, cùng chụm lại
Lẽ nào chẳng thấy Xuân hiện ra!
45
Tôi yêu
Là con người, tôi không thể không yêu
Yêu tha thiết, yêu đến chết
Yêu em bằng tình yêu đẹp nhất
Và tôi yêu
Nhân phẩm, công bằng, bác ái...
Yêu đất nước tôi, từng ngày khắc khoải
Có tình yêu nào, nặng lòng tôi hơn vậy!
46
Hai mẹ con
nhà địa chủ
Thằng cu ngồi đấy khóc
Cát bụi lấp mặt mày
Mẹ nó giờ hết sữa
Bụng lép, bộ xương gầy
Thằng cu ngồi đấy khóc
Người qua đường lại qua
Nó là con địa chủ
Còn ai dám xót xa!
Thằng cu ngồi đấy khóc
Nó ôm mẹ lay lay
Bộ xương gầy bất động
Mẹ nó chết sáng nay
Thằng cu nằm đấy khóc
Nó còn lại một mình
Lũ ruồi xanh táo tác
Người qua người lặng thinh!
Năm 1954
47
Cảm khái
Họ khinh ta rách chẳng ra gì
Áo vải bạc mầu lại sứt khuy
Ta khinh thiên hạ sang nhưng ngốc
Thế sự vần xoay chẳng biết gì.
1953
(Một đêm trên đường đi chợ tỉnh buôn rau)
48
Tiếng gọi đâu đây
Hãy bước lên, những tầm thường, nhỏ bé
Trút bỏ đi, cái khôn ngoan khốn khổ
Đến chân trời ấm nắng của muôn hoa
Như những gì Chúa đã ban cho ta!
49
Không đề
Ta yêu Người, sao Người cứ bước qua
Ta yêu Đời, sao Đời mãi dối ta
Ta yêu Trời, sao Trời gieo bão tố
Ta yêu Trăng, sao trăng sáng hững hờ!
50
Viếng Côn Sơn
Tôi đứng đây, hồn thiêng Côn Sơn
Nghe tiếng gió than, tiếng biển hờn
Chuông chiều ngân vọng, chiều cô tịch
Ngàn năm hương khói, chốn linh nghiêm
Thắng giặc, chăn dân dạ chửa an
Nước nhà lâm nạn “giặc nội xâm”
Nịnh thần kéo cánh, chia nhau lộc
Tính kế bầy mưu, hại sĩ thần
Chuyện ấy phải đâu Người chẳng biết
Vận Trời, vận Nước, biết sao đây?
Lệ Chi đau đáu vời non nước
Nghĩa khí công thần, ai với ai?
Nguyễn Trãi ơi! Người ngự đây
Tấc dạ ngàn năm mãi vơi đầy
Bình Ngô Đại Cáo âm vang vọng
Côn Sơn một cõi, nước non này!
51
52
Viếng mộ cụ
Nguyễn Du
Tôi đứng đây, nghi ngút hương bay
Như hồn Kiều, phảng phất đâu đây
Như hồn Người, thoảng bay gió lá
Trăm năm, vạn kiếp, tụ quanh người
Người vẫn còn đây, hương khói đây
Cho tôi chắp lạy, nén nhang này
Tiên Điền một cõi, Người ngồi đấy
Thiên hạ về đây, tưởng nhớ người
Những điều Người thấy, xưa nay thấy
Thấy đấy nhưng đời mấy ai đau
Đau đấy, ai đã đau như Người
Người đau cái nỗi đau của Đời
“Bất tri tam bách dư niên hậu
Thiên hạ hà nhân khốc Tố Như”1
Có đôi khúc, đôi người thô thiển
Làm nỗi đau Người, đau nhói thêm!
1
Một câu thơ của Nguyễn Du.
53
Đâu phải ba trăm, mà vĩnh hằng
Thiên hạ càng thêm thấu nỗi lòng
Nhân định thắng thiên, Người dạy thế
Chữ Tâm kia thiếu, chữ Tài không!
Chữ Tình, chữ Hiếu nặng hai vai
Nợ Đời, nợ Nước có ai hay?
Ai đấy khóc Người tâm dạ sáng
Ai còn động giấc ngủ Người đây?!
54
55
Đôi mắt và tiếng hát
Em ơi, làm sao anh không buồn
Trong một lần giặc Mỹ ném bom
Chúng đã cướp đi vĩnh viễn
Đôi mắt đen huyền của em
Ôi, đôi mắt đen huyền long lanh
Đôi mắt của trời xanh mộng ước
Em thường nhìn anh
Cái nhìn trong suốt
Ôi, đôi mắt huyền thẳm xanh
Tiếng tim yêu, tiếng của ngàn năm
Lời của gió, của trăng huyền dịu
Anh của em, vẫn của em đây mà
Càng yêu em, hơn bao giờ như thế
Cái khổ đau ta cùng chia sẻ
Rồi em sẽ sáng - sáng bằng ý chí
56
Và giờ đây, thay vì ánh mắt em
Là tiếng hát - Tiếng hát tự con tim
Em cất lên, lắng đọng cả không gian
Như mắt đen huyền, bừng sáng long lanh
Trời chẳng phụ, Phật thương em ý chí
Vượt lên trên - Trên tất cả nỗi đau
Bởi tình yêu ta, mãi không phai màu
Vui lên em, cười tươi như ngày nào
Hạnh phúc vơi đầy - Trời vẫn đầy sao.
57
Xin hãy đừng quên
Kính dâng hương hồn những người đã ngã xuống trong
Thế chiến II
Xem xong phim rồi, tôi thức trắng đêm
Những đôi mắt Nga mở to xanh thẳm
Những nụ cười thơ ngây Chúa ban tặng
Các cô gái Nga đẹp như ánh trăng
Đó là hình ảnh
Những nữ Hồng Quân, trước giờ xung trận
Mới hôm qua thôi
Họ còn là những nữ sinh,
sinh viên, diễn viên...
Mới hôm qua thôi
Lần đầu tiên
Người con trai, cầm tay trao tặng một nụ hôn
Mới hôm qua thôi
Còn miệt mài trên trang sách, phím đàn...
Bây giờ đây
Những đôi chân mảnh mai
Lội qua cánh rừng bùn lầy ngang gối
Bàn tay trắng xinh
Cầm chắc tay cây súng dài
58
Chưa gặp địch, chưa đến giờ nổ súng
Họ còn đùa vui, vuốt ve mái tóc
Khe khẽ hát - Những bài hát Nga kiệt tác
Đó là những phút giây trước giờ nổ súng
Liền ngay sau đó thôi
Xung vào trận, hiên ngang xiết cò nhả đạn
Tiêu diệt lũ giặc trời, đen như ruồi
Coi thường bom nổ, đạn rơi
- rạch nát bầu trời
Người người ngã xuống
Người người xông lên
Chỉ còn rực cháy trong tim
Tình yêu Tổ quốc, tình yêu đất nước
Quyết liệt tin, quyết liệt giành
Thắng lợi cuối cùng
Hàng triệu trái tim yêu ngừng đập
Hàng triệu cặp mắt xanh mở to khao khát
Hàng triệu nụ cười trên môi chưa tắt
Những đóa hoa xinh còn cài trên mái tóc
59
Hàng triệu trẻ em mắt tròn xoe
Non nớt, thơ ngây như đấng cứu thế
Hàng triệu cụ già, hàng triệu người vợ
Hàng triệu cánh tay chắc khỏe
Hàng triệu thanh niên tràn đầy sức trẻ
Chỉ mấy năm, hai mấy triệu người ngã xuống
Họ chết cho loài người được sống
Họ chết vinh quang anh dũng
Đó là ngày mãi mãi hào hùng -
Mồng Chín Tháng Năm
Có thể nào quên, sao nỡ quên
Có thể nào sửa xóa, sao dám sửa xóa
Hai quả bom nguyên tử
Hai thành phố Nhật, chết vạn người đó
Mấy chục năm sau, chưa hết phóng xạ
60
Đừng bao giờ quên, đừng lẫn lộn
Chiến tranh hãy còn tàn phá Trung Đông
Bọn lái súng làm giàu bằng bom đạn
Đẩy con người giết nhau tang thương
Đừng làm ngơ, đừng đứng ngoài cuộc
Chống cấm vận, chiến tranh hạt nhân nguyên tử
Đừng để những chiếc đầu nóng
Những bàn tay điên rồ
Ấn nút hạt nhân nguyên tử
Ngàn năm văn minh, chốc thành vô nghĩa
Ai sống được trong bầu trời phóng xạ chứ?
Mà cứ nhơn nhơn ra
Theo thằng này, thằng kia!
61
Nữ Hồng Quân Liên Xô
62
Chuyện xưa, chuyện nay
Một buổi chiều, cơ quan tôi lặng người
Công an đến còng tay người kế toán trưởng
Người kế toán trưởng nhiệt tình, vui tính
Sống hàng ngày, tằn tiện, phân minh
Thế là ông nhận tù chín năm
Tội biển lận công quỹ chín ngàn
Cho người Đảng viên đi kháng chiến chín năm
Mỗi năm tù ứng với một ngàn đồng
Thế là cả đời bộ đội mất tăm
Ngày ông về - Tôi - người đầu tiên đến thăm
Dẫu sao - Ông từng là trưởng phòng
Tôi làm việc dưới quyền ông cả mấy năm
63
Thế đấy! “Bao cấp” cũng có cái nghiêm của
“bao cấp”
Thời đó, chỉ có thể ăn cắp
Khó lắm - Đừng nói chuyện tham nhũng
Vì ăn cắp, nên cả mấy năm không sủi hơi, sủi tăm
Tiền ăn cắp dấu kín - không dám tiêu, dám ăn
Mua con gà, khép cửa, bóp cổ ăn vụng
Cục trưởng cũng chỉ hơn một trăm
Tiền đâu ra để chơi sang
Không như bây giờ người ngụy biện
Ngày nay tham nhũng quá tinh vi
Tinh vi gì?
Nhà lầu, xe hơi sờ sờ
Mấy biệt thự cho bồ nhí
Con mới du học về, mở doanh nghiệp triệu đô
Bàn dân thiên hạ biết cả
Công khai nhơn nhơn ra thế
Ngẫm chuyện xưa, chuyện nay
Mỗi thời một cái hay, mấy cái dở
Anh hùng thời nay đâu tá?!
64
Của hồi môn
Tôi thường nghe bên Tây
Có lắm chuyện cũng lạ
Có ông bố tỉ phú
Di chúc ông để lại
Chỉ cho con một tí
Còn đâu hiến tất cả
Quỹ từ thiện chục tỉ
Ông bảo: của thừa kế
Để lại cho con ông
Đâu phải chỉ là tiền
Là cái đầu ông luyện
Cách làm giầu, thăng tiến
Của làm ra mới quý
Của ăn không dễ lười
Suốt ngày chỉ ăn chơi
Tỉ mấy cũng hết veo
Ở nước ta có Bà
Đó là “Bà mẹ cả”
Bà mẹ tên: “Quốc Gia”
Của như trời, như bể
65
Để lại cho lũ con
Toàn là các “ông Tổng”
Hàng triệu héc ta đất
Toàn những chỗ “Đất vàng”
Ông con ngồi cho thuê
Tiền thuê thu tỉ tỉ
Phần “thặng dư” ém nhẹ
Phần còn lại lương chia
Sắp nghỉ hưu ông bán
Ông góp vốn chung cư
...
Của hồi môn to thế
Nhoáng cái mất tăm cả
Con chẳng phải, cháu không
Mẹ chẳng phải mẹ riêng
Mà ông mình được hưởng
Toàn bộ của hồi môn.
Ông vui - Cả nước buồn !
66
Ông hàng xóm tốt bụng
Bây giờ nhà tôi chẳng cái gì thiếu
Của mua, của biếu vô kể
Thịt bò Úc, bơ Đức, táo Mỹ
Đôi khi còn phải đổ đi
Ông nhà tôi bảo: Thà đổ đi
Chớ dại gì vác cho ai
Họ ăn không, còn lắm chuyện điếc tai
Mình làm quan, toàn ăn của nước ngoài...
Ông nhà tôi nói cũng phải!
Nhưng chuyện ấy, làm tôi nhớ lại
Chuyện mười mấy năm xưa ấy
Mấy cân thịt ông hàng xóm cho
Làm tôi nhớ mãi!
67
Hồi đó ông nhà tôi làm bí thư phường
Lương ít, đông con, tháng tem nửa cân
Tôi và hai con mới ra, chưa tiêu chuẩn
Lễ tết còn chưa có thịt để ăn.
Gia đình tôi ở cạnh một “ông tốt bụng”
Chả là ông làm ở cái “cơ quan ghê lắm”
Cứ lễ tết, thịt chia tới mấy chục cân
Ông chỉ dùng một nửa
Còn một nửa cho mỗi người một tí
Năm nào cũng thế
Bà vợ băn khoăn chẳng dám nói gì
Bởi hàng ngày ông sống rất chi ly
Nay cho đi, mai thiếu ai cho?
68
Nhiều khi tôi nghĩ, ông dở hơi
Ai trên đời này nhiễu sự đến vậy?
Mãi sau khi ông chết rồi
Tôi mới hiểu
Qua tập thơ ông để lại!
Tôi đọc, tôi khóc, lòng tự hỏi
Sao bây giờ ăn không hết đổ đi
Còn bao kẻ đầu đường, xó chợ
Tôi thấy lòng mình xót xa
Sao không cho Người - Mà đổ đi kia chứ?!
69
Chia phôi (4)
Thời “Bao cấp” tôi với anh là anh em
Tuy hơi xa, nhưng ta vẫn luôn gần
Bữa cơm đạm bạc, ta mời nhau ăn
Chuyện vui, chuyện buồn tâm sự cả đêm
Từ ngày anh lên cục trưởng
Khách khứa lu bù, chẳng thể gặp nhau
Ngày tháng trôi đi, tình cũ phai màu
Vẫn anh em đấy
Nhưng số phận đã khác nhau!
Thật ra tôi cũng có cơ hội làm giàu
Nhưng tôi cứ ám ảnh “cái ông” Văn Cao
“Cái ông” Hữu Loan, “cái ông” nảo, ông nào
Tôi chọn “làm người” ương dở làm sao!
Chuyện thời thế, thế thời, phải thế
Biết thế nào để giữ nhau đây?
Thôi, xa anh
Tôi đến với lũ nghèo
Dẫu biết rằng “Bãi bể nương dâu”
Chuyện thị trường - nay thấp, mai cao!
70
Vi tính và tôi
Có một thời tôi tưởng cái gì mình cũng biết
Cho đến ngày trên đầu tóc bạc
Tôi tập tễnh vi tính, tơ nét2
Tôi bỗng nhận ra
Cái gì tôi cũng chỉ biết một nửa!
Tôi trở thành đứa trẻ
Nhìn quanh thấy cái gì cũng lạ
Cái gì cũng mới mẻ
Tôi bắt đầu được suy nghĩ
Suy nghĩ bằng thông tin đa chiều
Phải học thêm, phải học thêm thôi!
Hỡi những người “sống lâu trăm tuổi”
Xin bỏ bớt lố lăng, kiêu căng
Đừng lừa người, dối mình
Đừng khư khư mãi cái lỗi thời, “cái Tôi”
Xin cùng nhau khiêm tốn, học hỏi!
Có được không bạn hỡi?
2
Internet.
71
Mơ mãi mơ hoài
Bao năm rồi, ta sống trong mơ
Mơ mãi, mơ hoài, mơ chẳng thấy
Mơ đến héo hon, mơ mòn mỏi
Mà sao ta vẫn sống trong mơ!
Mơ một ngày, không còn thấy em thơ
Vơ vất bụi bờ trong gió mưa
Mơ một ngày không còn thấy cụ già
Còng lưng gánh hàng rong vỉa hè
Chả thấy ai buồn mua
Chỉ thấy người đuổi xua...
Mơ một ngày không còn thấy người nông dân
Nước mắt lưng tròng nhìn đất mình
Bị ai đó dùng sức mạnh, đồng tiền tước mất
Mấy miệng ăn thiếu đất để làm...
72
Mơ một ngày em sẽ hiểu
Dù đói nghèo, khổ đau
Anh không thể nào thiếu
Tình yêu đất nước, con người
Tình yêu công bằng, tự do, lẽ phải...
Anh không thể thiếu
Như thiếu cơm, thiếu vải
Thiếu tình yêu của em
Vì có tình yêu ấy
Tình yêu dành cho em
Mới sáng trong, thắm đậm nghĩa tình.
73
Chuyện ông bà xứ Canada
Có ông, bà xứ Canada
Trúng xổ số mười hai triệu hai trăm ngàn đô la
Ông chỉ để lại hai trăm ngàn
Còn mười hai triệu hiến vào quỹ từ thiện cả
Người ta hỏi: sao ông không giữ lại?
Ông trả lời thật vui: tôi đã có bà ấy!
Chúng tôi yêu thương nhau trọn đời
Là đủ rồi!
Ôi! Cái ông già Canada!
Sao họ có thể quý giá đến thế
Nghe thấy người mà nghĩ đến ta
Sao chỉ vì tiền - tiền là tất cả!
74
Khóc mẹ
Cuộc sống mưu sinh tôi bước đi
Chân trời góc biển và gió mưa
Tôi để mẹ tôi mình ở lại
Chống đỡ với đời, nuôi em thơ
Lầm lũi bao năm được chút tiền
Tôi mong gặp mẹ đáp đền ơn
Mười năm trở lại nhà vẫn thế
Mẹ còn đâu nữa với cõi trần!
Tôi khóc, tôi than có ích gì
Tôi buồn, tôi tủi còn thấy chi
Hỡi người may mắn đang còn mẹ
Có thấu lòng ta với mẹ ta!
75
Mười năm xa nhớ mẹ
Đã mười năm rồi tôi xa nhà
Tết trực thay cho người ở xa
Giao thừa vui chút nghe pháo nổ
Uống cô đơn, nhắm chua chát giao thừa!
Mẹ ơi! Mẹ ơi! Mẹ có khỏe không?
Có kiếm đủ tiền nấu nồi bánh chưng?
Cho sáu miệng ăn, bốn đứa con
Mẹ ngồi ăn, thiếu vắng con, mẹ buồn!
Đã bao lần, con nghe tin mẹ ngất lề đường
Lại lồm cồm dậy, nai lưng gánh
Có phải trời phú cho mẹ sức sống dai dẳng
Hay ý chí mẹ như núi như sông?!
Con ra đi lăn lóc giữa đời
Hai bàn tay trắng với đơn côi
Cũng có lúc bừng lên xán lạn
Rồi lại chìm trong mất mát mà thôi
76
Nhưng còn sống, con không thể khác
Dẫu biết rằng gương vỡ chẳng thể lành
Con sinh ra trong thời buổi tai ương
Cũng như mẹ, con không dễ chết
Mẹ ơi! Mẹ ơi!
Con rất buồn, con không gánh vác
Được chút gì cho mẹ
Con mang nhiều ước mơ tuổi trẻ
Những ước mơ trời sinh ra con thế
Những ước mơ cuốn hút con không đừng
Mẹ ơi! Mẹ ơi!
Mười tết con không về
Mười lọ nước mắt mẹ dành đó
Mười lọ nước mắt con cất đây
Biết bao giờ mới được gặp mẹ cùng mọi người
Có lẽ đến rồi
Sẽ đến thôi!
Mẹ ơi!
77
Tặng em (12)
Anh tặng em xao xuyến một chiều thu
Lá thu lay động, gió thu đùa
Tặng em nắng đẹp phương trời ấy
Mang bóng hình ai, gieo ý thơ.
Tặng em (14)
Anh tặng em trời đất chiều thu
Nắng thu vàng rắc, gió thu mơ
Tặng em là cả hồn thu ấy
Chỉ nhận một thôi, một ý thơ .
78
Em ơi ngủ cho ngon
Vừa nằm xuống ngáy liền
Chả thiết âu, thiết yếm
Vừa làm vừa kiếm thêm
Cả ngày mười hai tiếng!
Tôi biết em mệt lắm
Lo cho năm miệng ăn
Cái thời gì cũng hiếm
Bom đạn nổ đùng đùng
Em ơi ! ngủ cho ngon
Anh ngồi quạt cho em
Trời nóng mà mất điện
Anh quạt có mát không?
79
Nhìn em ngủ mà thương
Vừa hồn nhiên, vừa đẹp
Tình yêu dành chồng con
Biết nói sao cho hết
Biết làm ăn, tính toán
Biết làm thơ, hát hỏng
Khi kiếm được, lòng vui
Hát anh nghe đằm lắm!
Tôi rón rén mắc màn
Sợ động giấc ngủ em
Biết đâu em đang mộng
Đang hát lời yêu anh!
80
Tiếng xuân
Em thấy chăng? mùa xuân đã đến
Cỏ hoa đón chào, mưa lất phất bay
Tiếng chim hót ngợi ca tình ai vậy?
Mà lòng người như uống men say!
Em thấy chăng? tiếng xuân thầm gọi
Những lời yêu, run rẩy trên môi
Đó đây, xuân sang - Ánh mắt, môi cười
Em hãy lắng nghe, tiếng xuân đắm đuối
Hương- sắc - màu xuân trong cõi yêu
Em có nghe tiếng lòng anh thầm gọi
Khúc nhạc tình anh viết riêng tặng em
Em có nghe tiếng biển động trong tim
Khao khát “tiếng anh” hé rung môi em!
81
Rắc rối
Hãy yêu em,hay mái mãi xa em?
Hãy thương em hay mãi mãi giận hờn?
Hãy quên mau hay mãi mãi khắc sâu?
Ôi! Tình yêu mới rắc rối làm sao!
82
Chuyện thời cuộc
Trong lịch sử nước Mỹ
Lần đầu tiên xâm lăng
Vớ vào đúng Việt Nam
Đành chịu thua cay đắng
Đại chiến thế giới hai
Nước Đức đánh châu Âu
Nhằm Liên Xô đánh thẳng
Mỹ an toàn đứng trông
Đến khi Liên Xô thắng
Mỹ nhảy ra chia phần
Mấy quả bom nguyên tử
Người Nhật chết, nhớ không?
Từ ngày Liên Xô rã
Mỹ trở thành chúa tể
Đâu đâu cũng chọc vào
Người nước ấy giết nhau!
Hãy xem “dân chủ” họ
Nạn phân biệt màu da
Dân đói chiếm phố Wall
Họ hốt sạch, hốt liền
83
Nhiều nước theo nước Mỹ
Họ đều trở nên giàu
Nhưng cái giàu có ấy
Phải chăng được không sao?
Phải cho đặt căn cứ
Phải ngoan ngoãn cúi đầu
Nếu không “Cách mạng Màu”
Tổng thống ắt treo cổ
Đi đâu cũng răn đe
Kể cả dùng nguyên tử
Nhưng cấm họ tự vệ
Cấm họ có vũ khí
Thế mà ở trên đời
Còn lắm người lẫn lộn
Ôi! Thế giới ngày nay
Biết bao điều bất ổn!
Chống tham nhũng áp bức
Đòi dân chủ dân quyền
Phải gắn liền, gắn chặt
Chống chiến tranh, cấm vận
84
Nhỡ thằng khùng ấn nút
Liệu ai còn, ai mất
Mà cứ nhơn nhơn ra
Theo thằng này, thằng kia
Cứ tập trận, kéo bè
Cứ khối này, khối kia
Cứ lừa dân nước mình
Để tranh giành cái ghế
Hỡi loài người khốn khổ
Hãy mở mắt thức dậy
Chống chiến tranh, cấm vận
Chống nguyên tử, hạt nhân
Đừng tưởng nước mình mạnh
Nhiều tiền, lắm hạt nhân
Mà ủng hộ chiến tranh
Sớm tỉnh ngộ - Kẻo muộn.
85
Chuyện lạ ở xứ người
Tôi chưa đến nước Nhật
Mà chỉ xem ti vi
Ôi bao điều lạ thật
Ôi bao chuyện diệu kỳ?
...Có em bé chín tuổi
Sóng thần cướp mẹ cha
Em một mình rong ruổi
Kẻ bơ vơ không nhà!
Gặp một người thương bé
Đưa cho em nắm cơm
Em cám ơn không nhận
Nhường cho người đói hơn?
...Có một điều kỳ lạ
Thủ tướng không nhận lương
Cứu giúp người hoạn nạn
Khi dân thường đau thương
86
...Có một điều kỳ lạ?
Thợ trẻ phải tránh xa
Vào nhà máy phóng xạ
Nhường chỗ cho người già
Phải chăng điều giản dị
Người già sống đã lâu
Dẫu chết không nuối tiếc
Thương thợ trẻ xanh đầu
Chuyện lạ ở xứ người
Rõ thật vậy mười mươi
Tôi tự mình thắc mắc
Khó tìm câu trả lời.
87
Sân ga
Ngày ngày trên sân ga
Có bao chuyến tàu đi, tàu về
Có bao người mừng vui
Có bao người buồn tủi?
Sân ga đầm nước mắt
Sân ga rộn tiếng cười
Sân ga chứng kiến bao cảnh đời
Bao cuộc đoàn tụ, chia phôi
Tôi đứng đây - Sân ga
Bùi ngùi nhớ một ngày
Tiễn chân bạn thân yêu nhất đời
Ra ngoài chiến tuyến
Rồi từ đó Người cách xa
Không một cánh thư về
Hỡi cố nhân ơi
Kỷ niệm xưa còn đây
Những ngày ta sống bên nhau
Khó khăn, buồn vui chia đôi
88
Những ngày nắng gội, kéo xe bò
Vớt tre Phà Đen
Những ngày nhịn đói, đọc sách
Trong thư viện
Những lúc chia nhau một nắm xôi
Một điếu thuốc cuốn nhỏ nhoi
Những lúc đùa vui, tếu táo
Hồ Tây, Bách Thú bình thơ
Những đêm giao thừa
Nằm nghe xôn xao tiếng pháo
Nhớ quê nhà, cha mẹ, em thơ...
Sao Người đi
Không trở về!
Hỡi cố nhân ơi
Đâu rồi - Bơ vơ mình tôi
Biết tâm sự cùng ai tháng ngày
Nhớ thương muôn đời mà thôi!
89
Tết anh không về
Dài gì bằng ngóng trông
Mưa gì bằng mưa lòng
Buồn gì bằng thiếu anh
Trong đêm mồng một tết
Đêm nằm không ngủ được
Thi thoảng tiếng chân ai
Em vội ra mở cửa
Chỉ thấy bóng đêm dài
Phương trời anh biết không?
Đêm nằm không ngủ được
Tiếng gì như tiếng chân
Ra cửa, chỉ màn đêm
90
Ngóng trông rồi ngóng trông
Sao Tết anh không về
Hay thiếu tiền mua vé
Nợ tiền nhà chưa trả?
Em cầu Trời, lạy Phật
Trời, Phật xa càng xa
Em mong anh từng giờ
Từng giờ qua lại qua
Sao đời ta với ta
Yêu nhau cộng thêm khổ
Mà cứ yêu, cứ nhớ
Cứ yêu khổ, yêu sở
Yêu nửa thức, nửa ngủ…
91
Ông Văn Cao
Có một người như thế
Đó là ông Văn Cao
Tài, tài cao từ trẻ
Mà cả đời nghèo khổ
Nghèo khổ, cứ nghèo khổ
Khổ đau, cứ khổ đau
Thơ mộng, mộng không hết
Yêu thương đến lúc chết
Ta hãy nhìn ông nhìn
Như thấu cõi xa xăm
Bằng ánh mắt thăm thẳm
Xa xôi như ánh trăng
Ta hãy nhìn ông cười
Nụ cười hiền dịu tươi
Già không hết thơ ngây
Nhưng trong nụ cười ấy
Chua xót cả một đời.
92
Ta hãy nhìn ông đi
Như bước trong cõi mơ
Lưng còng xuống, suy nghĩ
Ông còn muốn bay xa
Ta hãy nhìn ông đàn
Bàn tay già nua gõ
Chùm âm thanh vang lên
Như gió mưa bão tố
Văn Cao, Văn Cao ơi
Ông sống mãi trong đời
Thiên Thai và Suối Mơ
Quốc Ca và Sông Lô…
Văn Cao, Văn Cao ơi
Ông sống mãi trong tôi
Tôi mơ khi nhắm mắt
Chìm dần trong khúc hát
Khúc hát nhạc Văn Cao.
93
Nhạc sỹ Văn Cao
94
Nước rút
Anh kém tôi mười tuổi
Lúc đầu tôi gọi - Là ông
Đó là lần đầu tôi xem
Kịch Lưu Quang Vũ
“Mùa hạ cuối cùng”3
Tôi không thể nào quên
Sao mà già dặn thế!
Sao mà sâu sắc thế!
Như người tế thế, cao niên!
Rồi tôi theo kịch anh
Rồi tôi đọc thơ anh
Tôi đọc ngày, đọc đêm
Tôi đọc - Tôi xem
Và tôi khóc
3
Tên m t v k ch c a L u Quang Vũ.ộ ở ị ủ ư
95
Kịch anh, thơ anh
Nhìn thấu suốt thời gian
Thấu suốt biển ngàn, vạn kiếp
Trái tim hồng như lửa
Ngòi bút như bão gió .
Anh “chạy rút” thời gian
Như chỉ còn khoảnh khắc
Ý tứ viết chẳng kịp
Trào ra như dòng thác
Mười năm, năm mươi vở!
Mười năm, ngút ngàn thơ!
Anh nhìn thấu mọi điều
Anh đi khắp mọi ngã
Những gì cả thiên hạ
Ngẩn ngơ khi nhận ra
Là những gì quanh họ!
96
Quang Vũ, Quang Vũ ơi!
Anh sống có thế thôi
Chỉ bốn mươi tuổi đời
Mười năm viết - Than ôi!
Bao điều anh chưa kịp?
Quãng đường đua chưa hết!
Lửa cháy chưa cạn bấc!
Lòng dạ còn bời bời!
Nhưng anh sống lâu nhất
Sống mãi và sống mãi
Hồn Quang Vũ còn đây
Lửa Quang Vũ còn cháy
Như mặt trời, cỏ cây.
97
Ông Hư danh
Có một nhà văn hóa
Nổi danh từ thời trẻ
Viết suốt ba mươi năm
Sách chất đầy ba tủ
Khi mới được nổi danh
Mỗi lần ra tác phẩm
Anh vui, đắc chí lắm
Đường công danh thênh thang
Cái đầu cứ nghiêng nghiêng
Cặp kính đeo lồi mắt
Sự đời anh xa hết
Ngồi viết và cứ viết
Cái đời viết của anh
Có thể chia ba ngăn
Ngăn cuồng muội, cấp tiến
Ngăn chửi thầy, hại bạn
Còn cái ngăn cuối đời
Lại giả dối, chày cối
98
Bây giờ xác xơ nghèo
Sách chất đầy ba tủ
Vác bán chả ai mua
Để chật nhà, chật cửa
Rồi ít nói, ít cười
Ngày ngày ngắm ba tủ
Càng ngắm càng ủ rũ
Cả nhà ai cũng sợ
Bỗng một ngày - đùng đùng
Ông hét to - Hư danh
Hư danh, đồ hư danh
Ông đốt sạch tanh bành!
Thằng cháu xem tờ nét 4
Reo: có người khen ông
Người khen tăng từng ngày
Ông hữu danh trở lại!
Ông thích cái DANH MƠ.
Năm 2008
4
Internet.
99
Chuyện hai ông Tổng
(Chuyện có thật)
Thời “bao cấp” có ông
Thường gọi là Ông Tổng
Đại tá thời chống Pháp
Có tài và thông minh
Chỉ tội có chút tham
Cơ quan phân xe đạp
Ông cũng xí một cái
Về bà nhà chợ đen
Tăng nguồn thu tháng thêm
Một lần kiếm cái đài
Ông phải đi máy bay
Đi ô tô nửa ngày
Tính chi phí di lại
Mười tháng lương như chơi
Chiếc xe đạp chợ đen
Mua được vài tháng ăn
Còn chiếc đài năm ấy
Ba năm sau hết dùng
100
Hồi đó người có tên
Là ông Sên chợ giời
Cán bộ nhỏ thó thôi
Khi Chi nhánh hết thời
Ông lên “Giám đốc ngồi”
Công ty chỉ cho thuê
Nhà xưởng làm nguồn thu
Ông bốc lên Ông Tổng
“Giữ nhà” thành chức giám
Tổng mới so tổng cũ
Sướng gấp trăm vạn lần
Thế mà ông tổng cũ
Bị cấp trên giáng nghỉ
Từ thời Cụ Linh lên
Tổng cũ thế mà buồn!
101
Mẹ nhỏ, Mẹ lớn
Có một bà mẹ nhỏ
Sống tận góc thôn nọ
Sống cô đơn, nghèo khổ
Nhi u ng i th ng th ng làề ườ ươ ươ
Bỗng một hôm trời đẹp
Xe con về rộn thôn
Một đoàn các ông lớn
Ai cũng đẹp, cũng sang
Kéo vào nhà thăm bà
Tất ân cần, hỏi han
Ôm lưng bà vuốt vuốt
Cảm động đến dâng tràn
Bà nhận quà, bà khóc
Nước mắt chảy ròng ròng
Vừa quà cáp vừa tiền
Tính đến mấy triệu đồng
102
Ở nhà “ Bà Mẹ lớn”
“Bà Mẹ lớn Quốc Gia”
Vừa thương vừa xót xa
Tính gộp các khoản ra
Mấy trăm triệu vụ đó
Cả nước ngàn mẹ nhỏ
“Mẹ lớn” ngót hầu bao
M chi c ngàn thẹ ả ứ
M tr thành con nẹ ở ợ
Mẹ khóc, mẹ rên bảo
Mẹ cho lũ dân nghèo
Cả tỉ có tiếc đâu
Nhưng lãng phí mẹ đau
Mẹ đau quá, mẹ khóc
Lũ bay không bi t sao!ế
103
Phạt vi phạm
hành chính
Trong cả trăm thứ phạt
Có thứ phạt hành chính
Mươi triệu đồng bạc thôi
Mà có người chết điếng
Thất lạc cái hóa đơn
Bị phạt bốn triệu đồng
Ông chủ phán nhân viên
Bỏ tiền lương ra đóng
Đi xe thiếu giấy tờ
Xe thành xe bị giữ
Tiền phạt tiền giữ lưu
Tính tiền xe chả đủ...
Nhưng nói phạt mà sướng
Cũng là phạt hành chính
Mới nghe tưởng nói đùa
Mà sướng quá là sướng
Tỉ tê nhà trái phép
Đoàn kiểm tra phạt nghiêm
Biên bản phạt hành chính
Tới hàng mấy triệu liền
104
Tỉ tê cái cân xăng
Thiếu tới mấy phần trăm
Biên bản ghi vi phạm
Phạt hành chính không khoan
Tỉ tê chuyện bảo hiểm
Chuyện xâm hại môi trường
Chuyện sổ sách lằng nhằng
Phạt hành chính không khoan
Đoàn về, chủ liên hoan
Thu lợi tỉ tỉ đồng
Cả tiền phạt, tiền “răn”
Chỉ mấy m i tri u đ ngươ ệ ồ
105
Ph t mà l i, mà s ngạ ợ ướ
Có đúng không, đúng không?
Có tội không?
Tôi đến thăm nhà bác
Đường xa không về được
Bác mời tôi ở lại
Ăn với bác bữa cơm
Bác dọn ra đĩa thịt
Bác gắp mời tôi ăn
Còn bác thì không đụng
Chỉ xơi đĩa cà bung
Bây giờ bác đến thăm
Thức ăn bày đầy mâm
Tôi gắp tôm mời bác
Bác xua tay bảo kiêng
Ngẫm đời có tội không
Khi thèm ăn chả có
106
Khi có chả được ăn
Sao lắm người cứ tham!
Cô tôi
Kính tặng hương hồn cô Đậu Thị Xuyến
Thời nhà tôi gặp hạn
Nhà cửa chẳng còn gì
Năm đó lại đói nữa
Trời sẵn gió lắm mưa
Thế mà rồi qua cả
Chả là có cô tôi
Cô gánh vác mọi thứ
Cơm đói no đủ bữa
Cô tôi khá đẹp gái
Lại tháo vát, có duyên
Từng là cán bộ huyện
Ăn nói thật dịu dàng
Cô chạy chợ bán buôn
Bạn hàng ai cũng nể
107
Người mua cứ xúm quanh
Hàng chả bao giờ ế
Nhất là các “anh nuôi”
Thấy cô là lại liền
Giá cả đâu phải tính
Mua như mua niềm tin
Hổi trẻ cô đắt giá
Biết bao đám dòm ngó
Nhưng vì hạn gặp hạn
Tình duyên cô lỡ làng
Sau cô gặp chú tôi
Một anh đại úy nghèo
Chữ nghĩa y-tơ-rit
Chỉ đựơc cái thật hiền
Chú tốt bụng, tốt lắm
108
Sống giản dị, thương người
Chú quý gia đình tôi
Gia đình tôi quý chú
Cô bệnh nên chết sớm
Chú nhớ thương, yếu dần
Rồi chú cũng ngả bệnh
Từ giã mọi người luôn
Chẳng chức cũng chẳng quyền
Chẳng giầu cũng chẳng hèn
Nhưng cháu con của cô
Sự nghiệp thật đáng mừng
Năm đứa sống bên Đức
Một đứa đang học Nhật
Một vừa học bổng Mỹ
Tất cả chúng thật ngoan
109
Cô tôi là thế đấy
Th ngươ ng iườ ít nghĩ mình
Nhưng giầu phúc, lắm phần
Để lại cho cháu con.
Nỗi buồn
Tôi đọc mãi nỗi buồn
Của những tâm hồn lớn
Lòng tôi càng thấm đượm
Một nỗi buồn lớn hơn!
110
Một nỗi buồn ai biết?
Một nỗi buồn xa xăm
Một nỗi buồn thế sự
Một nỗi buồn trần gian!
Cái sống và cái chết
Đời ai chả muốn sống
Dù sống khổ, sống đau
Dù sống sang, sống giàu
Hay sống ngang, sống ngạnh
Ai tránh được cái chết
Dù chết khổ, chết sở
Dù chết trong lặng câm
Hay chết hái ra tiền
Nhưng chết còn khối chuyện
Chết không hết nỗi đau
Chết ôm điều mang theo
Chết để nợ đời sau
Hay sống độc,sống ác
Chết còn chưa hết tham
Để ngàn năm địa ngục
Trả mãi không hết được
111
Bạn có thấy kinh không
Thôi thì nghèo cũng được
Sống có nghĩa có nhân
Lên thiên đàng sướng hơn!
Em đến rồi em đi
Em đến rồi em đi
Tình xưa đâu thấy nữa
Lòng trống trải bơ vơ
Còn mong chi, mong chi!
112
Thu đến rồi thu đi
Thu xưa đâu còn nữa
Trăng thu chiếu u buồn
Hồn thu đau vụn vỡ!
Những ngày xa nhau
Từ ngày vắng bóng em
Cây thu buồn trút lá
Mang cả trời nhớ thương
Trăng mờ buồn lặng lẽ
Em đi rồi em về
Cuộc sống bắt ta thế
Nhưng làm sao có thể
Giết chết một nỗi nhớ!
Anh biết phương trời xa
Em trằn trọc không ngủ
Em nhớ anh, thương con
Ngày xuân đâu thấy nữa?!
Cũng đành thôi, vậy thôi
Thời thế thế, phải thế
Nhưng xa nhau một giờ
Mà dài như thế kỷ
Thôi, vui lên em nhé
113
Hết hạn em lại về
Với chồng dại,con thơ
Đói khổ cũng được mà!
Anh không thể thiếu em
Như trái đất và mặt trời
Như thuyền và biển
Như bướm với hoa
Như chim với rừng...
Anh không thể thiếu em!
Em là tiếng chim hót
Vọng rừng xanh thẳm hồn anh
Em là cánh sao đêm
Vằng vặc miền thao thức
Là gió tung cánh buồm
Cùng thuyền anh xuôi ngược
Em là xa xưa, là hôm nay
Là men say, nhung nhớ tháng ngày
Là cảm hứng bay bay - Dòng viết lạ
114
Ở một miền nào đó
Em là tất cả
Là tất cả của riêng anh.
Không đề
Anh ôm em vào lòng
Anh ôm em vào hồn
Anh hôn em nồng nàn
Đi vào cõi mênh mang
Cho sức mạnh tràn đầy
Mục tiêu nhắm thẳng ngay
Xây mộng đời mơ ước
Anh - bệ phóng, em bay...
* *
*
115
Thời gian trôi chảy mãi
Mà sao trong tim tôi
Bóng hình em còn mãi
Để tôi đau khổ hoài.
Tiếng mưa
Nằm nghe, nghe tiếng mưa Xuân
Rộn ràng như tiếng chân em trở về
Nằm nghe, nghe tiếng mưa Hè
Dạt dào như thể tràn trề bến mê
116
Nằm nghe, nghe tiếng mưa Thu
Ru hồn như tiếng hồn ru dịu dàng
Nằm nghe, nghe tiếng mưa Đông
Lạnh lùng như thể em không trở về.
Vịnh mùa xuân
Xuân về, Xuân lại nở hoa
Đào đua sắc thắm, mai đua cánh vàng
Đồng làng tha thướt lúa non
Nắng hoe hoe nắng, mây vờn vờn bay
117
Chim về, chim hót vui vui
Người đi, người lại thấy người xinh xinh
Em ngồi tựa cửa ngóng trông
Hé cười như thể tiếng lòng yêu yêu...
Vịnh mùa hạ
Hạ sang, chim ríu rít cành
Nắng chang chang nắng, trời xanh xanh trời
118
Đồng làng lúa trải vàng tươi
Phố phường phượng nở, hoa cười với hoa
Em ngồi tựa cửa hát ca
Tiếng lòng phơi phới, ước mơ cháy lòng...
Vịnh chiều thu
Chiều thu nửa đẹp, nửa buồn
Nắng vàng vàng nắng, lá vàng vàng rơi
Nước thu gờn gợn trong veo
Hồ thu xao xuyến bóng chiều thướt tha
119
Gió thu xào xạc xế tà
Mây thu nhè nhẹ trôi lờ lờ trôi
Em ngồi tựa cửa nhớ ai
Mắt buồn như đọng một vài giọt sương.
Vịnh ngày đông
Những ngày thu rớt buồn qua
Đông đà đã đến, trời đà xám mây
120
Đồng làng cây cỏ hiu hiu
Phố phường vội vã, đêm rơi nhanh dần
Nào ai lạnh lẽo cô đơn
Em ngồi như thể nhớ thương một người.
Vụng về
Đêm nằm thao thức với đêm
Chuyện ngày mai nói với em những điều
Gặp em giọng lưỡi liêu riêu
Nói lời để nỗi đêm dài thâu đêm.
Lỡ làng
121
Dẫu rằng yêu đến tận bờ
Mà thuyền lơ lửng, lửng lơ giữa dòng
Ngày trôi, trôi những dở dang
Thuyền tình lỡ bến, buồn man mác buồn.
Không đề (23)
Mưa to, gió rét, mì tôm
Em ơi! ngủ sớm anh ôm ấp nào
Chung hơi sưởi ấm cho nhau
Chung tình cộng hưởng - Mưa gió nào sá chi!
Không đề (24)
Anh vùi trong suối tóc em
122
Mùi thơm thoảng nhẹ, hương Quỳnh đâu đây
Ta chìm trong giấc mê say
Ngày mai chung sức đắp xây cuộc đời!
Không đề (25)
Tay anh em hãy tựa đầu
Để anh ve vuốt mái đầu cho em
Cuộc đời còn lắm bon chen
Ta trao nhau hết, nghĩa tình đó em!
Không đề (26)
123
Tay anh em hãy tựa đầu
Để anh xoa dịu, bớt điều âu lo
Để tim cùng đập, cùng hòa
Để tình ấm áp, giấc mơ màu hồng!
Nụ cười trong mơ
Em nằm trong cánh tay tôi
Trong mơ em nở nụ cười rất tươi
Chả là trong buổi sáng nay
Có tiền nhuận bút, tôi may cho nàng
Một bộ váy áo đắt tiền
124
Vợ chồng mơ suốt cả liền mấy năm
Dẫu là quà cưới muộn màng
Vui là vui muộn, vui càng vui hơn
Tôi vùi trong giấc miên man…
Giọt sương bờ mi
Em nằm trong cánh tay tôi
Bờ mi ngấn đọng một vài giọt sương
Buổi chiều nấu cháo cho con
Nó ốm, mà cháo nấu không có gì
Tem thì chưa đến ngày mua
Mua ngoài thì đắt, lương chưa có tiền
Nước thì xếp gạch cả đêm
Củi thì sắp hết, mắm tìm đít chai
Một mình làm việc bằng hai
Ca đêm nhà máy, ca ngày kiếm thêm
Tôi nhìn vào cánh tay em
Khô như ống điếu, da nhăn mấy viền
Còn tôi cứ bút với nghiên
Với giống, với má, lội đêm lội ngày
Lương đưa cho vợ thấm đâu
Đồng tiền mất giá, làm sao bây giờ?
Thương vợ, chẳng biết làm gì
Nghĩ mình bất lực, bất nghì buồn không!
Em ơi! Em ngủ cho ngon
Ngày mai chạy chợ cùng em nữa mà
Bữa kia, anh lên chú K
125
Nói vay, xem chú có cho chút gì
Ngủ đi em ngủ đừng lo
Em lo nghĩ quá gầy gò cái thân
Ngủ đi! Em của yêu thương!
Chuyện con hổ và
con nai
Một lần xem thế giới động vật
Thấy cảnh làm tôi thương hại
Đó là chuyện con hổ và con nai
Con hổ nhỏ bắt con nai
Con hổ lớn cậy uy tước đoạt
Hổ lớn nhe răng phát khiếp
Hổ con ngồi xúm quanh
Xa hơn là lũ sói
Đen kịt vo ve là lũ ruồi
Bỗng hai con hổ lớn quần nhau
Lũ sói một con chết mất ngáp
126
Lũ ruồi ngàn con dằm nát
Ôi cái kiếp con nai
Ôi cái phận con ruồi
Tôi bỗng nghĩ cảnh đời
Sao còn lắm hạng người
Có hạng như loài nai
Có hạng như lũ hổ
Có hạng giống lũ sói
Có hạng sống kiếp ruồi
Rồi
Tôi khóc thương lũ nai
Tôi ghê tởm lũ ruồi
Từ đó
Tôi thường mơ
Mong cho đến bao giờ
Người phải là người
Thú phải là thú
Người không đối xử như thú
Thú không được xưng danh là người
Ôi, cái ước mơ nhỏ nhoi
Cứ ám ảnh tôi cả đời
127
Liệu còn có một ngày
Tôi được nhìn thấy ước mơ của tôi.
Năm 2010
MỤC LỤC
128
NHÀ XUẤT BẢN VĂN HÓA DÂN TỘC
19 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hà Nội
ĐT: 04.38263070 – 04.39434239 – Fax: 04.39449839
Email: nxbvhdt@yahoo.com.vn
nxbvanhoadantoc@yahoo.com.vn
Chi nhánh: Số 7 Nguyễn Thị Minh Khai – Q1 –
TP Hồ Chí Minh
ĐT: 08.38222895
PHÚT GIÂY VÀ MÃI MÃI
Thơ - Lâm Tương Hà
Chịu trách nhiệm xuất bản
Giám đốc – Tổng biên tập
LƯU XUÂN LÝ
Biên tập: Trần Thu Vân
Thiết kế bìa: Hoàng Hương
Trình bày: Thu Dung
Sửa bản in: Tác giả
In tại Công ty CP Văn hóa In Lạc Việt
129
Số lượng 300 cuốn. Khuôn khổ 13,5x 20cm.
Xác nhận ĐKXB số 1447 – 2015/CXBIPH/06 – 292/VHDT
Quyết định XB số 66-15/QĐ - XBVHDT
Mã số ISBN: 978-604-70-0766-0
In xong và nộp lưu chiểu năm 2015
130

More Related Content

What's hot

ý Nghĩa nhan đề các bài văn thơ trong lớp 9truonghocso.com
ý Nghĩa nhan đề các bài văn thơ trong lớp 9truonghocso.comý Nghĩa nhan đề các bài văn thơ trong lớp 9truonghocso.com
ý Nghĩa nhan đề các bài văn thơ trong lớp 9truonghocso.comThế Giới Tinh Hoa
 
Nghiên cứu về tác giả, tác phẩm bài thơ “ông đồ” của vũ đình liên
Nghiên cứu về tác giả, tác phẩm bài thơ “ông đồ” của vũ đình liênNghiên cứu về tác giả, tác phẩm bài thơ “ông đồ” của vũ đình liên
Nghiên cứu về tác giả, tác phẩm bài thơ “ông đồ” của vũ đình liênnataliej4
 
Tuyển tập các đề thi học sinh giỏi môn ngữ văn lớp 7 (kèm đáp án chi tiết)
Tuyển tập các đề thi học sinh giỏi môn ngữ văn lớp 7 (kèm đáp án chi tiết)Tuyển tập các đề thi học sinh giỏi môn ngữ văn lớp 7 (kèm đáp án chi tiết)
Tuyển tập các đề thi học sinh giỏi môn ngữ văn lớp 7 (kèm đáp án chi tiết)nataliej4
 
Tập truyện ngắn: Tình yêu người lính
Tập truyện ngắn: Tình yêu người línhTập truyện ngắn: Tình yêu người lính
Tập truyện ngắn: Tình yêu người línhThi đàn Việt Nam
 
De thi thu thpt quoc gia mon van
De thi thu thpt quoc gia mon vanDe thi thu thpt quoc gia mon van
De thi thu thpt quoc gia mon van05003674694
 
Sang thu
Sang thuSang thu
Sang thutttran
 
Trích dẫn 3 bài hành VHN
Trích dẫn 3 bài hành VHNTrích dẫn 3 bài hành VHN
Trích dẫn 3 bài hành VHNVo Hieu Nghia
 
On tap phan van ban 9
On tap phan van ban 9On tap phan van ban 9
On tap phan van ban 9Tam Vu Minh
 
Hệ thống kiến thức ngữ văn 9truonghocso.com
Hệ thống kiến thức ngữ văn 9truonghocso.comHệ thống kiến thức ngữ văn 9truonghocso.com
Hệ thống kiến thức ngữ văn 9truonghocso.comThế Giới Tinh Hoa
 
Chiều tối (1)
Chiều tối (1)Chiều tối (1)
Chiều tối (1)Nhái Kurl
 
Bàn về 3 bài hành VHN
Bàn về 3 bài hành VHNBàn về 3 bài hành VHN
Bàn về 3 bài hành VHNVo Hieu Nghia
 
Tai lieu on thi tot nghiep van
Tai lieu on thi tot nghiep vanTai lieu on thi tot nghiep van
Tai lieu on thi tot nghiep vandolethu
 
THƠ NHÃ MY VÀ CÁC BẠN BLOG Y!
THƠ NHÃ MY VÀ CÁC BẠN BLOG Y!THƠ NHÃ MY VÀ CÁC BẠN BLOG Y!
THƠ NHÃ MY VÀ CÁC BẠN BLOG Y!Noilieuhaha
 

What's hot (18)

ý Nghĩa nhan đề các bài văn thơ trong lớp 9truonghocso.com
ý Nghĩa nhan đề các bài văn thơ trong lớp 9truonghocso.comý Nghĩa nhan đề các bài văn thơ trong lớp 9truonghocso.com
ý Nghĩa nhan đề các bài văn thơ trong lớp 9truonghocso.com
 
Nghiên cứu về tác giả, tác phẩm bài thơ “ông đồ” của vũ đình liên
Nghiên cứu về tác giả, tác phẩm bài thơ “ông đồ” của vũ đình liênNghiên cứu về tác giả, tác phẩm bài thơ “ông đồ” của vũ đình liên
Nghiên cứu về tác giả, tác phẩm bài thơ “ông đồ” của vũ đình liên
 
Tho va doi tap 2
Tho va doi tap 2Tho va doi tap 2
Tho va doi tap 2
 
Tuyển tập các đề thi học sinh giỏi môn ngữ văn lớp 7 (kèm đáp án chi tiết)
Tuyển tập các đề thi học sinh giỏi môn ngữ văn lớp 7 (kèm đáp án chi tiết)Tuyển tập các đề thi học sinh giỏi môn ngữ văn lớp 7 (kèm đáp án chi tiết)
Tuyển tập các đề thi học sinh giỏi môn ngữ văn lớp 7 (kèm đáp án chi tiết)
 
Thi nhan hai phong tap 2
Thi nhan hai phong tap 2Thi nhan hai phong tap 2
Thi nhan hai phong tap 2
 
Tập truyện ngắn: Tình yêu người lính
Tập truyện ngắn: Tình yêu người línhTập truyện ngắn: Tình yêu người lính
Tập truyện ngắn: Tình yêu người lính
 
De thi thu thpt quoc gia mon van
De thi thu thpt quoc gia mon vanDe thi thu thpt quoc gia mon van
De thi thu thpt quoc gia mon van
 
Chan dung thi nhan hp tap2.doc
Chan dung thi nhan hp tap2.docChan dung thi nhan hp tap2.doc
Chan dung thi nhan hp tap2.doc
 
Sang thu
Sang thuSang thu
Sang thu
 
Trích dẫn 3 bài hành VHN
Trích dẫn 3 bài hành VHNTrích dẫn 3 bài hành VHN
Trích dẫn 3 bài hành VHN
 
On tap phan van ban 9
On tap phan van ban 9On tap phan van ban 9
On tap phan van ban 9
 
Hệ thống kiến thức ngữ văn 9truonghocso.com
Hệ thống kiến thức ngữ văn 9truonghocso.comHệ thống kiến thức ngữ văn 9truonghocso.com
Hệ thống kiến thức ngữ văn 9truonghocso.com
 
Chiều tối (1)
Chiều tối (1)Chiều tối (1)
Chiều tối (1)
 
Bàn về 3 bài hành VHN
Bàn về 3 bài hành VHNBàn về 3 bài hành VHN
Bàn về 3 bài hành VHN
 
Tai lieu on thi tot nghiep van
Tai lieu on thi tot nghiep vanTai lieu on thi tot nghiep van
Tai lieu on thi tot nghiep van
 
THƠ NHÃ MY VÀ CÁC BẠN BLOG Y!
THƠ NHÃ MY VÀ CÁC BẠN BLOG Y!THƠ NHÃ MY VÀ CÁC BẠN BLOG Y!
THƠ NHÃ MY VÀ CÁC BẠN BLOG Y!
 
Thu cam
Thu camThu cam
Thu cam
 
Tho hien dai
Tho hien daiTho hien dai
Tho hien dai
 

Similar to Phút giây và mãi mãi (2)

jdfhwehfhdjkscnfjehrfuehru4hruhfhrfndhfhhfhhhfhejehhhfhfhfhfhfhfhfhfhfhfhfhfh...
jdfhwehfhdjkscnfjehrfuehru4hruhfhrfndhfhhfhhhfhejehhhfhfhfhfhfhfhfhfhfhfhfhfh...jdfhwehfhdjkscnfjehrfuehru4hruhfhrfndhfhhfhhhfhejehhhfhfhfhfhfhfhfhfhfhfhfhfh...
jdfhwehfhdjkscnfjehrfuehru4hruhfhrfndhfhhfhhhfhejehhhfhfhfhfhfhfhfhfhfhfhfhfh...nhongyen991
 
Việt Bắc.pdf
Việt Bắc.pdfViệt Bắc.pdf
Việt Bắc.pdfngTrang74
 
Tập thơ: HOÀI NIỆM
Tập thơ:  HOÀI NIỆMTập thơ:  HOÀI NIỆM
Tập thơ: HOÀI NIỆMCherry Bui
 
Màu tím hoa sim - Hữu Loan
Màu tím hoa sim - Hữu LoanMàu tím hoa sim - Hữu Loan
Màu tím hoa sim - Hữu Loanlechi55
 
15. coi nguon bai thochuẩnxy copy
15. coi nguon bai thochuẩnxy   copy15. coi nguon bai thochuẩnxy   copy
15. coi nguon bai thochuẩnxy copyhach nguyen phan
 
Tập thơ " Tình riêng" của Nhà thơ Phạm Duyến
Tập thơ " Tình riêng" của Nhà thơ Phạm DuyếnTập thơ " Tình riêng" của Nhà thơ Phạm Duyến
Tập thơ " Tình riêng" của Nhà thơ Phạm DuyếnThi đàn Việt Nam
 
Troi dem nhung vet thuong xuyen thau ocean vuong
Troi dem nhung vet thuong xuyen thau ocean vuongTroi dem nhung vet thuong xuyen thau ocean vuong
Troi dem nhung vet thuong xuyen thau ocean vuongPhan Book
 
Cánh hoa pensee
Cánh hoa penseeCánh hoa pensee
Cánh hoa penseetomh
 
Hương vị tình yêu
Hương vị tình yêuHương vị tình yêu
Hương vị tình yêuCherry Bui
 
Thơ Đoàn Huy Cảnh
Thơ Đoàn Huy CảnhThơ Đoàn Huy Cảnh
Thơ Đoàn Huy CảnhPham Long
 
Ngồi Khóc Trên Cây - Nguyễn Nhật Ánh
Ngồi Khóc Trên Cây - Nguyễn Nhật ÁnhNgồi Khóc Trên Cây - Nguyễn Nhật Ánh
Ngồi Khóc Trên Cây - Nguyễn Nhật ÁnhHuyền Trang Nguyễn
 
Anh hứa mãi mãi chỉ yêu em
Anh hứa mãi mãi chỉ yêu emAnh hứa mãi mãi chỉ yêu em
Anh hứa mãi mãi chỉ yêu emlcongdat22
 
Rừng Na Uy ebook - Murakami Haruki
Rừng Na Uy ebook - Murakami Haruki Rừng Na Uy ebook - Murakami Haruki
Rừng Na Uy ebook - Murakami Haruki Duyệt Đoàn
 
Phân tích truyện ngắn "Đời thừa" của Nam Cao - văn mẫu lớp 12
Phân tích truyện ngắn "Đời thừa" của Nam Cao - văn mẫu lớp 12Phân tích truyện ngắn "Đời thừa" của Nam Cao - văn mẫu lớp 12
Phân tích truyện ngắn "Đời thừa" của Nam Cao - văn mẫu lớp 12Dinh Phan
 

Similar to Phút giây và mãi mãi (2) (20)

jdfhwehfhdjkscnfjehrfuehru4hruhfhrfndhfhhfhhhfhejehhhfhfhfhfhfhfhfhfhfhfhfhfh...
jdfhwehfhdjkscnfjehrfuehru4hruhfhrfndhfhhfhhhfhejehhhfhfhfhfhfhfhfhfhfhfhfhfh...jdfhwehfhdjkscnfjehrfuehru4hruhfhrfndhfhhfhhhfhejehhhfhfhfhfhfhfhfhfhfhfhfhfh...
jdfhwehfhdjkscnfjehrfuehru4hruhfhrfndhfhhfhhhfhejehhhfhfhfhfhfhfhfhfhfhfhfhfh...
 
Tình yêu-người-lính
Tình yêu-người-línhTình yêu-người-lính
Tình yêu-người-lính
 
Việt Bắc.pdf
Việt Bắc.pdfViệt Bắc.pdf
Việt Bắc.pdf
 
Chân dung nph.docyyy
Chân dung nph.docyyyChân dung nph.docyyy
Chân dung nph.docyyy
 
Tập thơ: HOÀI NIỆM
Tập thơ:  HOÀI NIỆMTập thơ:  HOÀI NIỆM
Tập thơ: HOÀI NIỆM
 
Thơ tình Đậu Nguyên Khôi
Thơ tình Đậu Nguyên KhôiThơ tình Đậu Nguyên Khôi
Thơ tình Đậu Nguyên Khôi
 
Thu cam 1
Thu cam 1Thu cam 1
Thu cam 1
 
Màu tím hoa sim - Hữu Loan
Màu tím hoa sim - Hữu LoanMàu tím hoa sim - Hữu Loan
Màu tím hoa sim - Hữu Loan
 
15. coi nguon bai thochuẩnxy copy
15. coi nguon bai thochuẩnxy   copy15. coi nguon bai thochuẩnxy   copy
15. coi nguon bai thochuẩnxy copy
 
Tập thơ " Tình riêng" của Nhà thơ Phạm Duyến
Tập thơ " Tình riêng" của Nhà thơ Phạm DuyếnTập thơ " Tình riêng" của Nhà thơ Phạm Duyến
Tập thơ " Tình riêng" của Nhà thơ Phạm Duyến
 
Troi dem nhung vet thuong xuyen thau ocean vuong
Troi dem nhung vet thuong xuyen thau ocean vuongTroi dem nhung vet thuong xuyen thau ocean vuong
Troi dem nhung vet thuong xuyen thau ocean vuong
 
Cánh hoa pensee
Cánh hoa penseeCánh hoa pensee
Cánh hoa pensee
 
Hương vị tình yêu
Hương vị tình yêuHương vị tình yêu
Hương vị tình yêu
 
Thơ Đoàn Huy Cảnh
Thơ Đoàn Huy CảnhThơ Đoàn Huy Cảnh
Thơ Đoàn Huy Cảnh
 
Văn Hữ Thi Tập tập 1
Văn Hữ Thi Tập tập 1Văn Hữ Thi Tập tập 1
Văn Hữ Thi Tập tập 1
 
Ngồi Khóc Trên Cây - Nguyễn Nhật Ánh
Ngồi Khóc Trên Cây - Nguyễn Nhật ÁnhNgồi Khóc Trên Cây - Nguyễn Nhật Ánh
Ngồi Khóc Trên Cây - Nguyễn Nhật Ánh
 
Sóng.pdf
Sóng.pdfSóng.pdf
Sóng.pdf
 
Anh hứa mãi mãi chỉ yêu em
Anh hứa mãi mãi chỉ yêu emAnh hứa mãi mãi chỉ yêu em
Anh hứa mãi mãi chỉ yêu em
 
Rừng Na Uy ebook - Murakami Haruki
Rừng Na Uy ebook - Murakami Haruki Rừng Na Uy ebook - Murakami Haruki
Rừng Na Uy ebook - Murakami Haruki
 
Phân tích truyện ngắn "Đời thừa" của Nam Cao - văn mẫu lớp 12
Phân tích truyện ngắn "Đời thừa" của Nam Cao - văn mẫu lớp 12Phân tích truyện ngắn "Đời thừa" của Nam Cao - văn mẫu lớp 12
Phân tích truyện ngắn "Đời thừa" của Nam Cao - văn mẫu lớp 12
 

Phút giây và mãi mãi (2)

  • 2. 2
  • 3. LÂM TƯƠNG HÀ Phút giây và mãi mãi Thơ 3
  • 4. NHÀ XUẤT BẢN VĂN HÓA DÂN TỘC Hà Nội 2015 4
  • 5. 5
  • 6. Đi tìm chân lý vĩnh cửu trong “Phút giây và mãi mãi” của Đậu Nguyên Khôi Độc giả thân mến! Có một thời gọi là “quá khứ”, Baudelaire đã từng nói một câu bất hủ: “Một người có thể có thể bỏ qua việc ăn uống trong hai ngày, nhưng không thể không đọc thơ trong hai ngày”. Quá khứ ấy là thời kỳ vàng son rực rỡ của thơ ca. Rồi thời gian trôi đi, đến hôm nay, có bao nhiêu người làm thơ mà không thấy mình là những kẻ lạc lõng với thời cuộc. Và phải chăng, thời cuộc… đã làm người ta đã quên mất giá trị nhân văn sâu sắc của thơ? Tôi đang nghĩ về những người vẫn miệt mài ngày đêm gieo vần điệu giữ cho lửa thi ca luôn cháy! Lại có những người luôn khao khát đi tìm thơ, nhưng cảm xúc lại chưa đủ mạnh để làm thức dậy câu chữ. Người ta nói, vì người tìm thơ ấy chỉ biết xếp tìm ngôn ngữ ở thế giới ngoài mà không biết tìm xúc cảm ở ngay trong chính mình. Thơ không chỉ là vần điệu, thơ còn là khát vọng. Khát vọng càng thánh thiện thì thơ càng nhân văn. 6
  • 7. Độc giả sẽ tìm thấy điều ấy trong thơ Đậu Nguyên Khôi! Đậu Nguyên Khôi có sức viết rất đáng nể, điều đó được đo bằng sự chiêm nghiệm, tài năng và niềm say mê của anh. Chỉ trong vòng một năm, “Phút giây và mãi mãi” đã là tập thơ thứ ba được nhà thơ Đậu Nguyên Khôi hoàn thành và cho ra đời. Tập thơ đa dạng và phong phú cả về nội dung và hình thức. Đó là những câu chuyện về tình yêu, tình đời, tình người, về các nhân vật lịch sử, về xã hội và về nhân tình thế thái. Ngay tiêu đề của tập thơ cũng gợi nên nhiều suy cảm. “Phút giây và mãi mãi” - đó là sự đối lập giữa cái tầm thường và cao thượng, giữa cái gượng ép và bay bổng, giữa cái nhất thời và cái vĩnh cửu, cái xấu và cái tốt, cái đê hèn và sự chân chính… Và trên hết, sự đối lập ấy lại được thể hiện bằng một tư duy độc lập và hoàn toàn mới mẻ của nhà thơ Đậu Nguyên Khôi. Đầu tiên phải nói đến thơ tình Đậu Nguyên Khôi. Đây có lẽ là mảng đề tài thể hiện rõ nhất cái tài hoa trong anh – chàng sinh viên Bách Khoa một thủa nuôi dưỡng tâm hồn bằng thơ và nhạc. Trong “Phút giây và mãi mãi”, tình yêu đượm màu sắc lãng mạn và triết lý. Anh nói, trên bước đường công tác của mình, từ thời chống Mỹ cho đến thời kỳ đổi mới, anh đã có dịp đi nhiều nơi, mỗi nơi đều để 7
  • 8. lại cho anh nhiều kỷ niệm khác nhau, trong đó có những tình yêu “phút giây và mãi mãi”. Người ta nói thi sĩ thường đa tình, là đúng chăng? Trở về những năm tháng ấy, Đậu Nguyên Khôi có lần đi công tác bằng xe đạp từ Ứng Hòa lên nông trường Cao Phong. Lúc qua đèo Dốc Cun, dừng chân giữa đường, anh tình cờ gặp một “cô sơn nữ trăng tròn”. Và cuộc gặp gỡ định mệnh đã để lại trong anh một mối tình “phút giây và mãi mãi”. Còn gì tuyệt vời hơn khi đang ngồi nghỉ lưng đèo, ngắm cảnh thiên nhiên, trời mây, núi đồi, nghe tiếng suối róc rách, nghe tiếng chim rừng “kêu liên miên”, phong cảnh thật hữu tình, lãng mạn, mà: “Ngồi cạnh cô gái Mường vui tính/ Thẫn thờ nhìn vẻ đẹp hồn nhiên/ Cái hồn nhiên, cô sơn nữ trăng tròn/ Tôi quên mệt thả hồn bay phơi phới”. Thế rồi, “Chẳng hiểu vì sao tự lúc nào/ Vai đã kề vai môi gần môi/ Lưng trời hai nửa xa thành một/ Chúng tôi chỉ còn biết chúng tôi.” Chao ôi, giây phút ấy là giây phút của đôi tim bùng cháy, làm sao không “mãi mãi” cho được! Cô gái Mường cũng “lẳng lơ” đấy chứ! Nhưng cái “lẳng lơ” mà như Đậu Nguyên Khôi hay nói với tôi là cái “lẳng lơ” duyên thầm, cái “lẳng lơ” ghi một dấu “nhớ” vào trái tim người thi sĩ. Để rồi, “Từ đó chiến 8
  • 9. tranh, xa xa mãi/ Dốc Cun kỷ niệm tình mang theo…” (Một chiều lưng Dốc Cun). Rồi những năm tháng thường đi công tác xuống các tỉnh miền Tây, qua phà Tiền Giang, Hậu Giang, người thi sĩ lại có thêm một mối tình “bừng cháy”: “Cô bán hàng rong ấy làm tôi hút vía, hút hồn/ Cái đẹp, cái duyên gái miền Tây ở cô – Lạ lắm!” Đến nỗi “Mỗi lần đi về tôi như tỉnh như say/… Phà qua rồi tôi chẳng muốn đi”. Không biết chàng thi sĩ đã tặng cho cô gái ấy bao nhiêu bài thơ, hay đã tặng cô cả tấm chân tình, để mà rồi tình duyên bén lửa: “Tôi biết em như dành hết cho tôi/ Cái đẹp, cái duyên người con gái/ Cái đẹp chỉ khi yêu ta mới thấy/ Chỉ dành cho người một lần thôi vậy”. Tiếc rằng, cuộc tình ấy cũng qua nhanh như chuyến đò ngang sông chào người lữ khách, để: “Rồi từ đó, đời cách xa/ Bốn năm trở lại – qua phà/ Bến bờ vẫn như xưa/ Mà người đâu thấy nữa/ Nhìn dòng sông mông mênh/ Mà nỗi buồn nhớ mênh mông hơn thế!” Vậy là giây phút năm xưa đã trở thành vĩnh cửu. (Cô gái bán hàng rong phà TiềnGiang). Thi sĩ Đậu Nguyên Khôi… đa tình lắm, và cũng lãng mạn đến thế đấy! Tình chỉ thoáng qua mà ghi nhớ mãi không thôi! Nhưng chưa hết, dù tình thì cũng là triết lý, đó là điều thường thấy trong thơ Đậu Nguyên Khôi, và đó mới là Đậu Nguyên Khôi. 9
  • 10. Đọc thơ anh, ta dễ dàng bắt gặp những câu thơ nhiều ẩn nghĩa: “Có những thứ tháng ngày ta muốn quên/ Có những thứ phút giây nhớ mãi” (“Một chiều Hồ Tây mờ sương”). “Tạo hóa chỉ ban cho ta một nửa/ Một nửa kia phải tự kiếm tìm/ Càng dày công càng được đáp đền/ Hạnh phúc nào trời có cho không?” (“Hạnh phúc muộn màng”). “Cái đẹp chỉ khi yêu ta mới thấy/ Chỉ dành cho người một lần thôi vậy!” (Cô bán hàng rong phà Tiền Giang). “Hạnh phúc phải đâu là quyền thế/ Bất hạnh ấy là quên nhớ mong!” (Anh tặng em (11)). Dường như ta bắt gặp đâu đó thứ tình yêu mà cả cuộc đời nhà thơ theo đuổi, đó là tình yêu lý tưởng? Cũng có những mối tình đẹp nhưng lại sớm phải chìm trong nuối tiếc muôn đời: “Phải vì thế, vì thế không, có phải/ Để xa rồi, xa nhớ mãi không thôi” (Nuối tiếc). Hay: “Em, một nửa của thiên thần/ Một nửa của ‘cái tôi’/ Muôn thuở thôi – cái chuyện tình – đời”. (Chia phôi (1)). Thường thì khi gần nhau ta chẳng cảm thấy gì, nhưng khi xa nhau ta mới thấy mình đã yêu đến nồng say, yêu đến để muôn đời trống trải: “Ngày ấy khi anh không còn đến nữa/ Em mới thấy lòng mình trống trải quá/ Mấy năm học cùng nhau ta chỉ thế/ Cứ mơ hồ, cứ lặng lẽ hư vô.” (Anh đi rồi). Nhiều lắm, và phải nhạy cảm lắm mới khám phá ra thứ triết lý đời thường ấy. Nói về 10
  • 11. tình yêu lứa đôi, về tình cảm vợ chồng trong thời bao cấp, nhà thơ cũng có những cái nhìn hết sức nhân văn và sâu sắc. Nhớ năm xưa khi cuộc sống còn nhiều khó khăn, ấy thế mà lại có những ông chồng trí thức không biết tìm sự hài hòa trong cuộc sống, đã để vợ gánh vác quá nhiều những vất vả và lo toan. Chưa kể những thiệt thòi khi hai vợ chồng lấy nhau đã mấy năm mà món quà cưới tối thiểu là bộ váy áo “ra trò” mơ mãi cũng chẳng thấy. Nhưng rồi, có lẽ là người trong cuộc chăng, nên nhà thơ mới ghi lại trọn vẹn được khoảng khắc đầy xúc động khi người chồng có tác phẩm được đăng, mới đem nhuận bút mua tặng vợ món quà ấy được. “Em nằm trong cánh tay tôi/ Trong mơ em nở nụ cười rất tươi/ Chả là trong buổi sáng nay/ Có tiền nhuận bút tôi may cho nàng/ Một bộ váy áo đắt tiền/ Vợ chồng mơ suốt cả liền mấy năm.” Cảm động quá phải không? (Nụ cười trong mơ). Lại có câu chuyện một anh chàng làm nghiên cứu sinh học, suốt ngày vùi đầu trong sách vở, nếu không thì cũng lội ngày, lội đêm trên đồng ruộng để tìm ra những hạt giống cho năng suất cao. Thành thử, một mình vợ gánh trăm thứ lo, nào là chuyện kiếm thêm tiền bù vào lương, nào là xếp hàng mua tem phiếu, nào là chờ cả đêm gánh nước, nào là thiếu củi, thiếu mắm, nào là con ốm, con đau. “Em nằm trong cánh tay tôi/ Bờ mi ngấn 11
  • 12. đọng một vài giọt sương/ Buổi chiều nấu cháo cho con/ Nó ốm mà cháo nấu không có gì.” Thật xúc động, tôi nhận ra một điều là dường như tất cả những ông chồng ấy đều đã nhận ra trách nhiệm của mình, đều thương vợ bằng tất cả sự ăn năn của một tình yêu mãnh liệt! “Tôi nhìn vào cánh tay em/ Khô như ống điếu, da nhăn mấy viền/ Còn tôi cứ bút với nghiên/ Với giống, với má, lội đêm, lội ngày.” (Giọt sương bờ mi). Chỉ cần vậy thôi đã ấm lòng biết bao! Cuộc sống khó khăn đâu ai oán trách, chỉ cần ta thương nhau, yêu nhau, và quan tâm nhau thật hơn thôi. Còn rất nhiều những câu chuyện hiện thực nữa, như câu chuyện về nỗi khổ của người vợ đi xuất khẩu lao động, và v.v… Cuộc sống mà, cả tình yêu và hạnh phúc nữa, đều cần lắm sự thấu hiểu tận cùng của con tim! Chao ôi! Đến đây tôi chợt chững lại… Dường như trong thơ Đậu Nguyên Khôi, anh không bao giờ nỡ và không bao giờ có thể chịu được việc nhìn thấy những người phụ nữ phải chịu đau khổ! Và phải chăng chính vì vậy, anh dành cho những người phụ nữ, trong bất cứ câu chuyện nào, một cái kết đầy nụ cười? Tôi trân trọng điều đó ở anh! Gác lại chuyện con tim, tôi theo Đậu Nguyên Khôi tìm về những trang sử của đất nước. Đậu Nguyên Khôi có nhiều bài thơ viết về các nhân vật lịch sử mà tôi thấy tâm đắc. 12
  • 13. Điều đặc biệt là khi viết, nhà thơ đã dành nhiều thời gian để nghiên cứu về cuộc đời, sự nghiệp, và tính cách của nhận vật. Cuối cùng là đưa ra những nhận xét sắc sảo, nhiều ẩn ý xung quanh câu chuyện của “những người năm xưa ấy”. Viết về Văn Cao, nhà thơ tả từ cái nói đến cái đi, từ cái nhìn đến cái cười, rồi cái gõ đàn… tất cả đều khác lạ. Tôi không biết có phải vì Đậu Nguyên Khôi vốn là một người đam mê nhạc, nếu không muốn nói là “sành nhạc”, nên anh có cách cảm nhận rất đặc biệt về người nhạc sĩ này không? Với anh, Văn Cao là nghệ sĩ duy nhất để lại dòng nhạc mang tính bác học trong nền âm nhạc Việt Nam. Anh viết trong thơ: “Nghèo khổ cứ nghèo khổ/ Khổ đau cứ khổ đau/ Thơ mộng, mộng không hết/ Yêu thương đến lúc chết.” Lời ca ngợi ngắn thôi mà quá đủ: “Văn Cao, Văn Cao ơi/ Ông sống mãi trong đời/ Thiên thai và suối mơ/ Quốc ca và sông Lô…” (Ông Văn Cao). Còn với Lưu Quang Vũ, Đậu Nguyên Khôi nói, Lưu Quang Vũ có quá nhiều nét khác biệt với nhiều văn nghệ sĩ khác. Lưu Quang Vũ có tính cách mãnh liệt và viết chỉ vì đất nước và con người, viết như thể thời gian còn lại quá ngắn ngủi. Đối với anh, kịch Lưu Quang Vũ “tự cổ kim đông tây khó sánh”. Lưu Quang Vũ già dặn trước tuổi. “Anh chạy rút thời gian/ Như chỉ còn khoảnh khắc/ Ý tứ viết 13
  • 14. chẳng kịp/ Trào ra như dòng thác”; “Anh sống có thế thôi/ Chỉ bốn mươi tuổi đời”; “Nhưng anh sống lâu nhất/ Sống mãi và sống mãi/ Hồn Quang Vũ còn đây/ Lửa Quang Vũ còn cháy”. Đó chính là cái phút giây và mãi mãi. Là ý nghĩa của cuộc sống ngắn ngủi và cuộc sống trăm tuổi. Dường như tôi cũng đã thấy ngọn lửa lý tưởng rực sáng ấy trong con người Đậu Nguyên Khôi. (Nước rút). Ngược dòng lịch sử, có người viết về Nguyễn Trãi và nói đến cái oan khiên, Đậu Nguyên Khôi cho rằng nói thế không đúng. Theo anh, quan điểm của Nguyễn Trãi vốn lấy dân làm gốc, nhưng từ ngay sau khi thắng giặc, triều đại nhà Hậu Lê đã bắt đầu có sự rạn nứt. Triều đình sang đến đời vua thứ hai đã có nhiều phe phái. Chính vì vậy, Nguyễn Trãi đã lui về ở ẩn ở Lệ Chi Viên. Ông muốn quên đi tất cả, nhưng không được vì tấm lòng lo vận nước nhà: “Tóc bạc thờ ơ tình tuế nguyệt/ Lòng son thắc mắc nghĩa quân thần.” Hay có những lần ông nhìn trăng mà thốt: “Bui có một lòng trung lẫn hiếu, Mài chăng khuyết, nhuộm chăng đen.” Với Nguyễn Trãi, phàm làm người “biết chữ” phải “ưu dân”, phàm làm đấng quân tử, không thể nguôi quên đạo “quân thần” dù cả trong hoàn cảnh bị “vua quên”. Và vì thế, chỉ có sống trọn “đạo trung” thì tâm mới “được an nhàn”. Tuy nhiên, do ảnh hưởng và 14
  • 15. quan điểm của Nguyễn Trãi không phù hợp với phe mạnh, nên chúng luôn tìm cách triệt hại ông. Nhân có chuyện vua băng hà ở Lệ Chi Viên nên chúng lấy đó là cơ hội tốt để hành động. Đậu Nguyễn Khôi thấu hiểu điều đó, nên khi viết về Nguyễn Trãi, anh cố ý thể hiện quan điểm của mình. Anh viết: “Thắng giặc, chăn dân, dạ chửa an/ Nước nhà lâm nạn giặc ‘nội xâm’.” Và dành sự đồng cảm của một người đi sau tới người anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi: “Chuyện ấy phải đâu người chẳng biết/ Vận trời, vận nước biết sao đây?/ Lệ Chi đau đáu vời non nước/ Nghĩa khí, công thần, ai với ai?” (Viếng Côn Sơn). Lời trăn trở ấy đến hôm nay còn viết lại, thì phải chăng, đó còn là lời trăn trở của nhà thơ – một người đã qua rồi những năm tháng thăng trầm của lịch sử hiện đại? Còn nhiều lắm, nếu tôi cứ viết mãi về Đậu Nguyên Khôi. Anh là một người sống qua hai thời kỳ ngoại xâm, từ nền kinh tế bao cấp đến kinh tế thị trường, anh cũng đã từng làm việc từ những công ty kinh doanh đến các cơ quan quản lý, chính vì vậy mà mảng đề tài tình người, tình đời, hay những vấn đề về kinh tế xã hội,… Tất cả những điều ấy đều được anh lột tả một cách sâu sắc, giàu cảm xúc và triết lý. Có những vấn đề khá lớn được đề cập trong những câu thơ ngắn ngủi, như: “Chuyện xưa, 15
  • 16. chuyện nay”, “Ông hàng xóm tốt bụng”, “Của hồi môn”, “Chuyện hai ông Tổng”, “Mẹ lớn, mẹ nhỏ”, “Phạt vi phạm hành chính”,… Đó là những điều anh đã từng mắt thấy tai nghe, bản thân anh lại là người có kiến thức, tư duy khá tốt, cách viết hài hước, hóm hỉnh nên những câu chuyện trong đề tài này cứ dần mở ra vô cùng thú vị. Và sẽ còn nhiều điều thú vị nữa về thơ và đời của Đậu Nguyên Khôi mà tôi chẳng thể kể hết. Hy vọng là những “giây phút” hôm nay tôi trải lòng về thơ anh có thể là một điều gì “mãi mãi” cho sự đồng cảm của tôi và thơ anh hay chăng? Tôi tin vào những chân lý vĩnh cửu mà anh đã và đang đau đáu gửi gắm sau mỗi trang thơ giàu tính nhân văn của mình. Thạc sỹ Văn học Hoàng Yến 16
  • 17. Phút giây và mãi mãi Có những thứ tháng ngày ta muốn quên Có những thứ phút giây nhớ mãi Có những thứ tháng năm khô lại Có những thứ phút giây bừng cháy Có những người cuộc đời ngắn ngủi Mà tiếng thơm để lại ngàn thu Có những người sống lâu trăm tuổi Càng sống càng tồi, càng sống càng bé lại. 17
  • 18. Khoảnh khắc Có bài toán cặm cụi cả ngày chả được Lại có bài khó hơn, giải ra trong chốc lát Có những người gần hết cuộc đời Không mối tình vắt vai Bỗng một ngày gặp một người con gái Đẹp như dòng suối Có những người mải miết làm thơ Cả trăm bài, đọc thấy cứ khô khô Lại có tứ thơ - ra đời trong khoảnh khắc Mà nói lên cả đời, cả kiếp. 18
  • 19. Một chiều Hồ Tây Hồ Tây, có một chiều như thế Một chiều thẳm sâu ký ức tôi Hồ Tây sương phơi, nước mây một màu Như xa như gần, Hồ Tây thuyền ai Có một người con gái - Đứng cạnh tôi Ngắm cảnh Hồ Tây như đắm, như say Tôi tò mò hỏi không đâu Bạn thấy thế nào - Hà Nội, Hồ Tây? Em không trả lời ngay Se sẽ hát, thay trả lời Hà Nội và Hồ Tây Em hát - Còn tôi say Tôi hiểu Em yêu Hà Nội, Hồ Tây nhường nào Cũng phải thôi - Hà Nội và Hồ Tây Ai mà chả yêu, chả say! Tôi cũng hát tặng em mấy câu Hà Nội và Hồ Tây Em mỉm cười - Tươi lắm 19
  • 20. Anh hát chưa phải hay Nhưng cảm xúc tràn đầy Làm em nghe như thấy Hà Nội, Hồ Tây vẫy gọi Anh hát nữa đi, em nghe đây! Thế là tự nhiên chúng tôi thấy gần nhau Để ý nhau từ khóe mắt, môi cười Chuyện Hà Nội, Sài Gòn Chuyện Đông, Chuyện Tây... Rượu không mời - Mà ngây ngây say! Ôi! cô gái Lần đầu tôi gặp Đẹp chưa phải đẹp, mà duyên thật duyên Cái duyên kỳ ngộ - Tim tôi bén lửa Cả hai chúng tôi đều thế cả! Nhưng rồi, đó chỉ là giây phút thôi Chúng tôi là hai dòng Một Sài Gòn, một sông Hồng Em chỉ đến Hà Nội duy nhất một lần 20
  • 21. Có những thứ tháng ngày ta muốn quên Có những thứ phút giây nhớ mãi Có những thứ tháng năm khô lại Có những thứ phút giây bừng cháy Đó là cái tình thiên thu vời vợi Tôi biết đời ai Như cánh chim bay Từ trời Mỹ, trời Âu xa xôi Còn tôi Chỉ là cái nhà thơ dễ nhớ, dễ say Dơ dở, ương ương Chỉ mộng mơ, say khướt Dễ đau xót, cảm thương Vơ vẩn đến không cùng Nhưng tôi không thôi - Tơ tưởng, vấn vương Cái cảnh, cái tình - Tôi gặp em Một chiều Hồ Tây mờ sương! 21
  • 22. 22
  • 23. Cô gái bán hàng rong phà Tiền Giang Đi về miền Tây, qua phà Tiền Giang Tôi không thể không mua hoa quả làm quà Hoa quả nhiều vô kể, mà rẻ nữa Hồi đó tôi chưa vợ, mua chỉ để cho Nhưng tôi mua nhiều cũng còn ý nữa Đó là chuyện từ cô bé hàng rong Cô bán hàng rong ấy, làm tôi hút vía, hút hồn Cái đẹp, cái duyên gái Miền Tây ở cô - lạ lắm Ta “chết” vì các cô nặng nhất ở cái nhìn Chỉ nhìn thôi cũng đủ nói ngàn lần Giữa người này người kia khác nhau xa lắm! Chỉ họa sĩ tài ba mới mong diễn tả đôi phần 23
  • 24. Em thường tặng không tôi cái nhìn trong suốt ấy Làm mỗi lần đi về, tôi như tỉnh, như say Từ cái lời mời, cho đến lời hỏi thăm Dễ thương, dễ yêu kỳ lạ Âm thanh thánh thót rơi mộng mơ Bộ bà ba, thân hình em như liễu, như tơ Phà qua rồi, tôi chẳng muốn đi Có lần mua quà, giả vờ cầm tay Có lần bất cẩn, vương bẩn áo Em chẳng bắt đền, chỉ trách yêu, thầm bảo Với anh, em không thể nào...! Tôi biết, em như dành hết cho tôi Cái đẹp, cái duyên người con gái Cái đẹp chỉ khi yêu ta mới thấy Chỉ dành cho người, một lần thôi vậy 24
  • 25. Nhưng qua phà bằng ô tô Tôi chưa một lần có thì giờ Để nói với em - Lời của trăng, của gió Chưa một lần xin em địa chỉ! Rồi từ đó, đời cách xa Bốn năm trở lại - Qua phà Bến bờ vẫn như xưa, mà người đâu thấy nữa Nhìn dòng sông mênh mông Mà nỗi buồn nhớ, mông mênh hơn thế! Chắc là em đã đi lấy chồng? Em có hạnh phúc không? Có bao giờ em lắng nghe dòng sông, Thì thầm tình anh, tình em? Chưa nói với nhau điều gì - Mà vô cùng! 25
  • 26. Một chiều dốc Cun Dừng chân một chiều, lưng Dốc Cun Ngồi ngắm đất trời, ngắm núi non Tiếng suối đâu đây nghe róc rách Chim rừng ca khúc nhạc tiên thiên Ngồi cạnh cô gái Mường vui tính Thẫn thờ nhìn vẻ đẹp hồn nhiên Cái hồn nhiên, cô sơn nữ trăng tròn Tôi quên mệt, thả hồn bay phơi phới Em nhìn tôi, chỉ nhìn không nói Má ửng hồng, len lét nhìn thôi Tôi đâm bạo, lân la chuyện gió mây Chẳng hiểu vì sao, tự lúc nào Vai đã kề vai, môi gần môi Lưng trời hai nửa xa thành một Chúng tôi chỉ còn biết chúng tôi! Trời đã về chiều, đường còn xa Lưu luyến chia tay, lưu luyến quá Người đi kẻ ở, luống ngâm ngùi Em tiếp sức tôi, vượt đỉnh đèo Từ đấy chiến tranh, xa xa mãi Dốc Cun kỷ niệm, tình mang theo. 26
  • 27. Hạnh phúc muộn màng Mơ mãi, mong hoài - Rồi cũng có một ngày Trời đẹp đến như hôm nay Đẹp bâng khuâng, đẹp lạ lùng Bầu trời xanh trong, lồng lộng bóng em Em đã đến bên anh - thật vậy không? Người chẳng một đồng xu dính túi Người ngoài đời chẳng ai biết tới Một khối tình - Cứ khư khư giữ mãi Chỉ mong, chỉ tin thôi mà Sợ mất niềm tin - Đời còn lại gì Cứ tin, dù muộn màng - Em đến rồi kia! Tạo hóa chỉ ban cho ta một nửa Một nửa kia phải tự kiếm tìm Càng dày công, càng được đáp đền Hạnh phúc nào trời có cho không! Tình yêu là vậy đấy Không thể nào mua, chẳng thể xin Nó chỉ đến với ai mong nó Nó đến trong - cái duyên kỳ ngộ 27
  • 28. Ngày đẹp ấy, là cái ngày đầu tiên Anh thầm nghe từ môi em - Tiếng gọi “Anh!” Cái tiếng “Anh” rơi vào đời thật nặng Cái tiếng “Anh” ngọt ngào, ấm nắng Em thấy có lạ không? - Từ ngày có em Mọi thứ đều khác lắm Chẳng phải anh lười biếng Chẳng phải anh bê tha Lâu nay, cái gì cũng khuyết một nửa Như hằng đẳng thức, mới viết ra một vế Cây liễu trong vườn lâu nay ủ rũ Bây giờ, bóng liễu bỗng thướt tha Mái tóc em bay, bóng dáng em mà Tính cây liễu xưa nay vẫn thế 28
  • 29. Cây đời anh, rồi mai ngày bén rễ Lá sẽ xanh, hoa sẽ nở, hương bay Lời của nắng, của gió, của mây Xáo động hồn thơ, hồn của cỏ cây Đừng bao giờ xa nhau, em của anh Có giận hờn xin hãy là lẽ thường Phút giây thôi, biển lại về với biển Lại dạt dào, xao xuyến, lại mênh mang Như rễ cây, từng ngày sâu lòng đất Hút căng mình, nhựa sống của yêu thương Như sóng biển, mãi vấn vương bờ cát Mãi ôm bờ, ôm dào dạt, miên man Thực trong tay - mà anh cứ ngỡ ngàng. 29
  • 30. Đời sang trang Từ ngày có em, đời sang trang Hạnh phúc quá, mọi thứ đều khác hẳn Em trao tặng anh, tình yêu trong trắng Anh quỳ nhận, trong ngỡ ngàng vô tận Tình em như biển cả, như núi sông Như cung đàn, chơi vơi đến không cùng Anh muốn hát ngàn lời yêu tha thiết Dâng tặng em - Là cả sắc xuân hồng. 30
  • 31. Anh tặng em (11) Tưởng đã quên rồi, chuyện năm xưa Tháng ngày lằng lặng, tháng năm qua Vùi sâu ký ức, thôi buồn nhớ Quen bước phong trần, dạn gió mưa Nào có ngờ đâu, có một ngày Trời đất xoay vần, ai có hay Đời còn dun dủi, ta còn gặp Chuyện cũ năm xưa, người còn đây Em hạnh phúc không, hạnh phúc không? Giầu sang phú quý, anh chúc mừng Người ấy công danh, quyền thế thế Giá nhỡ cùng anh, có khổ không? 31
  • 32. Em đấm đấm tôi, chuyện sầu tuôn Vô tình chi mấy, cho nát lòng Hạnh phúc phải đâu là quyền thế Bất hạnh ấy là quên nhớ mong Em ơi, đừng nhắc nữa thêm đau Chuyện đã thế rồi, còn biết sao Người ấy lắm tiền, em làm phước Cho người nghèo khổ, gọi lòng nhau Anh tặng em đây, có muộn không? Mấy tập thơ thôi, chẳng bạc vàng Nửa đời thao thức, nửa đời viết Cho người, cho em - cho mênh mang. 32
  • 33. Nuối tiếc Hà Nội, cái thời thanh bình ấy Em ở nơi nào, có nhớ không? Hồ Trúc Bạch những ngày thơ mộng Chuyện học bài, chuyện gẫu, mông lung Cái ngày ấy, chúng ta thường thế Phải tỏ ra thanh lịch, kiêu sa Tình thắm thiết, không lời nói nhỏ Càng yêu nhau, càng thêm giữ kẽ Phải vì thế, vì thế không, có phải? Để xa rồi, xa nhớ mãi, không thôi Từng sợi nhớ, từng sợi bạc mái đầu Sao là không - Đã không là của nhau? Nuối tiếc rồi, nuối tiếc mãi mang theo! 33
  • 34. Chia phôi (1) Thế là hết, mảnh trăng tình đã lặn Tình yêu chúng mình, chẳng thể xa hơn Em có con đường của em, anh có lý tưởng Dám trách gì em, chuyện thế thường Dù hạnh phúc tột cùng, anh vẫn thấy mong manh Những đam mê, yêu thương không giới hạn Đó là những gì Trời, Phật ban tặng Cho những tâm hồn, còn nguyên tờ giấy trắng Em Một nửa của thiên thần Một nửa của “Cái Tôi” Muôn thuở thôi - Cái chuyện Tình - Đời Ai đã dám từ bỏ giàu sang Để chuốc lấy cái nghèo hàn 34
  • 35. Biết làm sao, hỡi tình duyên ngang trái Anh không thể giàu có bằng sự đê hèn Anh không thể làm việc chỉ vì tiền Lý tưởng đời mình, dễ đổi được đâu em Chẳng trách gì em, chẳng trách em Phút giây huy hoàng vẫn còn đó mãi Trên đời này mấy ai vượt qua nổi Mà trách em - Anh chỉ chút buồn thôi Nhưng anh thì - Mong mãi mãi em vui. 35
  • 36. “Chia phôi (1)”- bản tình ca đánh thức những lý tưởng ngủ quên… Tôi có may mắn được gặp nhà thơ Đậu Nguyên Khôi một đôi lần. Và lần nào cũng vậy, tôi cứ thế ngồi lặng yên hàng giờ nghe anh say sưa kể chuyện. Nếu không phải vì công việc buộc tôi phải tạm biệt anh thì có lẽ tôi còn muốn ngồi đó nghe anh kể hoài những bản tình ca bằng lời đến mãi không thôi. Điều gì đặc biệt và cuốn hút ở Đậu Nguyên Khôi đến vậy? Tôi nói, đó chính là tâm hồn của anh, là đam mê của anh, lý tưởng của anh, và… tình yêu của anh! Anh đã gom tất cả lại, và gửi vào trong thơ. Giờ thì, ngừng đôi chút, bạn hãy thử cùng tôi nhắm mắt lại và tưởng tượng về những cuộc tình xung quanh ta hôm nay… Bạn thấy gì? Cuộc sống hiện đại ra sao? Hạnh phúc thì sao? Chia ly thì sao? Có phải người ta thật dễ khóc, người ta thật dễ buông lơi đời sống này chỉ vì mộng tình yêu tan vỡ. Hôm nay, có mấy ai đau đáu về những tình yêu lý tưởng? Còn tôi, tôi tìm thấy nơi ấy có Đậu Nguyên Khôi! Và tôi thấy Đậu Nguyên Khôi trong bài thơ “Chia phôi (1)”. 36
  • 37. “Chia phôi (1)” là sự chia ly đáng tiếc của một mối tình đẹp. Không có gì đau khổ, day dứt bằng sự chia ly. Đó là một hiện thực hằng ngày, hàng giờ trong cuộc sống. Đậu Nguyên Khôi không hề lẩn tránh điều đó. Trong hầu hết các bài thơ về tình yêu của anh, dù là có thật của riêng mình, của người, hay mang tính chất hư cấu, tất cả đều nặng về một tình yêu lý tưởng, vượt ra ngoài cuộc sống vật chất. Anh viết: “Ai đã dám từ bỏ giàu sang Để chuốc lấy cái nghèo hàn” Đó phải chăng là một triết lý mà xã hội càng về ngày nay chúng ta càng nhìn nhận rõ hơn. Tôi đã thấy sức mạnh của đồng tiền từ cổ chí kim, nhưng là người sống trong xã hội hiện đại, mỗi ngày đọc bao nhiêu tin bài về vòng xoáy ác nghiệt này, tôi hiểu những gì nhà thơ nói. Thực tế khi xã hội có sự xa cách giàu nghèo, thì cuộc sống tinh thần và cuộc sống vật chất luôn là những mẫu thuẫn có thể thường gặp trong nội tại mỗi con người. Người con gái đẹp cũng vậy thôi, từ một trái tim trong sáng của tuổi trẻ, với những cuộc tình lãng mạn, mộng mơ, đến một ngày dần nhường chỗ cho những cám dỗ về sự giàu sang, phú quý, quyền hành, và danh vọng: “Em, một nửa của thiên thần, một nửa của cái tôi 37
  • 38. Muôn thuở thôi – cái chuyện tình – đời”. Chuyện muôn thuở phải đâu ai không biết. Nhưng ở đâu đó, hoặc ít nhất là trong khao khát của nhà thơ, luôn tồn tại một cuộc sống lý tưởng, một cuộc sống coi trọng phẩm chất, nhân cách hơn cả tiền bạc, quyền uy và danh vọng. Và để giữ được lý tưởng đó, con người phải tự vượt lên tất cả, vượt lên khỏi mình, như nhà thơ, nhà biên kịch Lưu Quang Vũ từng viết trong bài “Thơ tôi là mây trắng của đời tôi” “Vượt khỏi mình, tôi đến với muôn phương Nói lời riêng mà thấu triệu con tim.” Chúng ta có bao giờ đặt câu hỏi, vì sao mà sự nghiệp của Lưu Quang Vũ mãi trường tồn? Tôi cũng từng đem câu hỏi này dành cho nhà thơ Đậu Nguyên Khôi. Anh nói, tất cả những thứ hời hợt trên đời đều có lúc tan biến, nhưng lý tưởng thì không bao giờ mất. Chúng ta cũng đừng nghĩ lý tưởng là điều gì đó quá xa vời, viển vông, hay cá nhân. Bởi lý tưởng cao đẹp chính là lý tưởng chạm đến tâm can của nhiều người. Tình yêu cũng vậy, tình lý tưởng là tình đem đến nụ cười nhiều hơn nước mắt, đam mê hơn là bồng bột, hạnh phúc hơn là khổ đau. Đó chẳng phải là điều ai cũng khao khát hay sao? Chính nhà thơ Đậu Nguyên Khôi cũng khao khát đến cháy bỏng điều ấy, khao khát “đánh thức” tình yêu lý tưởng bấy lâu nay 38
  • 39. dường như đã ngủ quên trong xã hội đầy rẫy những kim tiền. Như trong “Chia phôi (1)”, bên tình, bên lý tưởng chẳng khác bên tình bên hiếu trong “Truyện Kiều”, nặng nhẹ khó phân. Chọn bên nào cũng thật khó khăn. Và nhà thơ đã phải tận cùng đau xót để dứt khoát: “Anh không thể giàu bằng sự đê hèn Anh không thể làm việc chỉ vì tiền Lý tưởng đời mình dễ đổi được đâu em?” Nhưng chỉ dứt khoát đâu làm nên lý tưởng, chỉ dứt khoát thôi thì đâu phải là Đậu Nguyên Khôi. Trong hầu hết các bài thơ đầy tính quyết liệt ấy, còn là sự vị tha, sự bao dung, sự chung thủy. Tình yêu dù không thành cũng vẫn là mãi mãi, những cái đẹp dù không thể kéo dài hơn nhưng vẫn là một kỷ niệm không thể phai mờ. “Chẳng trách gì em, chẳng trách em Phút giây huy hoàng vẫn còn đó mãi Trên đời này mấy ai vượt qua nổi Mà trách em anh chỉ chút buồn thôi Nhưng anh thì - mong mãi mãi em vui”. Đến đây tôi bỗng nhớ đến nữ nhà thơ nổi tiếng người Nga - Olga Berggoltz, khi chia tay người tình, bà cũng có tình cảm tương tự: “Anh hãy cố vui lên dù con đường hai ngả Tìm hạnh phúc bình yên trong ấm áp cơn mưa!” (Mùa lá rụng) 39
  • 40. Trước khi gặp Đậu Nguyên Khôi và đọc thơ Đậu Nguyên Khôi, tôi vẫn là kẻ sẵn sàng đạp đổ tình yêu nếu phát hiện một nửa trái tim của mình lừa dối. Tôi đã không có được sự vị tha như anh. Nhưng giờ khác rồi, Đậu Nguyên Khôi đã cho tôi lý tưởng về một tình yêu đẹp, nếu có thể bên nhau thì cũng nhau vun đắp, nhưng nếu chẳng thể cùng nhau đi suốt cuộc đời, thì hãy dành cho nhau sự thấu hiểu. Bởi vì sao ư? bởi trên đời này đâu phải chông gai nào ta cũng dễ vượt qua, và bởi vốn dĩ người ta gặp nhau trong đời đã là một cái duyên, nên chia ly “mong mãi mãi em vui” là thế! Ôi, cách xử sự thật không thể tốt hơn! Thơ Đậu Nguyên Khôi là con thuyền trăn trở nhiều lý tưởng cao đẹp. Và “Chia phôi (1)” là một bản tình ca đánh thức những lý tưởng ngủ quên. Lý tưởng ấy là nhân cách, là phẩm hạnh, là cái trong sáng, cao thượng, là sự thủy chung, son sắt trong tình yêu, là những phút giây vĩnh viễn không thể phai mờ… Phải chăng đó chính là nhân tố có sức cảm hóa mạnh mẽ của thơ Đậu Nguyên Khôi? Thạc sỹ Văn học - Hoàng Yến 40
  • 41. Chia phôi ngậm ngùi Em ngưỡng mộ anh, em yêu anh Anh có trái tim, anh có tấm lòng Anh cho em, tình yêu trong trắng Anh đừng bỏ em, đừng bỏ em! Ôi! Tôi có thể nào chia tay em đây Nhưng đời tôi giờ như cánh chim bay Giữa trùng khơi, mưa gió Không còn cây, không còn tổ Tôi không thể nhìn thấy em khổ Tôi yêu em mà, trắng đêm không ngủ Nhưng đời là thế, đành thế em ơi Tôi mãi mãi yêu em, đến tận cuộc đời. 41
  • 42. Anh đi rồi Ngày ấy khi anh không còn đến nữa Em mới thấy lòng mình trống trải quá Mấy năm học cùng nhau ta chỉ thế Cứ mơ hồ, cứ lặng lẽ, hư vô Sao lại thế, làm sao có thể thế Anh thông minh, phẩm hạnh thế kia mà Anh học giỏi, lắm “tài vặt” quá thể Sao nỡ nào đạp dẫm một tài hoa Hồi thực tập, em biết anh trĩu buồn Bao đớn đau dồn trút lên phím đàn Cả phòng lặng im và em bật khóc Từng tiếng đàn, giằng xé nát tim em Cung đàn ấy anh chơi tự bao giờ Mà chứa chất nỗi lòng anh chan chứa Em biết rằng chẳng còn anh, chẳng thể Anh đi rồi, em nuốt lệ vào trong Anh đi rồi, em sống với riêng em. 42
  • 43. Giọt nước mắt em Cám ơn em! Anh hạnh phúc quá chừng Nước mắt em rơi, rơi xuống đời anh Từng giọt rơi, rơi từng giọt vào hồn Xé tan bớt mảng băng buồn lạnh giá Sau ba năm, ba năm dài xáo động Bước vào trường lòng chật ních ước mơ Chạy đua thời gian, quên ăn, quên ngủ Đến cả tình em, anh còn quên nữa! Thật thế mà. Em có biết? Chao ôi! Không dám ăn đến nắm xôi mấy xu Không dám mua đến chiếc áo thứ ba Mộng là thế, mà tiền có ai cho! Em biết đấy, kỉ niệm trường Bách Khoa Anh đã viết bằng trái tim lộng gió Ai nào biết, có một ngày như thế Xa trường, xa em, xa hết bạn bè 43
  • 44. Dông bão mịt mùng, quằn quại nỗi đau Ốm liệt giường bốn tháng sau ngày đó Cảnh gia đình thuốc thang đâu có dễ Thế mà qua - Qua được mới lạ chưa! Trong mịt mùng cứ ẩn hiện bóng em Cái cô N, đôi dép vẹt đế mòn Gái Hà Nội mà giản đơn như không Nhưng toán thì không chịu kém cả anh Cái cô N, ngày lao động xây trường Đi cùng đôi với thằng T - Làm anh Giữa trưa hè lên cơn sốt đùng đùng Có buồn cười, em có buồn cười không?! Một quãng đời, một mảnh đời nhẹ tênh Lũ đời trôi, trôi không kịp nhìn em Cuốn xa xăm, xa xăm mãi thác ghềnh Anh biết rằng, anh chẳng thể còn em Nhớ thương vùi trong mãi nỗi nhớ thương. 44
  • 45. Mười năm Hồ Gươm Xuân này nữa, đã mười xuân Ta vẫn đến đây, ngắm Hồ Gươm Để ngắm trăng suông, hoa cỏ dại Để lòng vui chút lẫn buồn thêm Xuân này nữa, đã mười xuân Xuân vẫn lạnh lùng xuân xa xăm Đời nuốt cô đơn, tình lẳng lặng Một cõi lòng riêng, một cõi lòng Ta biết tìm ai, cũng như ta Để mà tâm sự, để sẻ chia Hai nỗi cô đơn, cùng chụm lại Lẽ nào chẳng thấy Xuân hiện ra! 45
  • 46. Tôi yêu Là con người, tôi không thể không yêu Yêu tha thiết, yêu đến chết Yêu em bằng tình yêu đẹp nhất Và tôi yêu Nhân phẩm, công bằng, bác ái... Yêu đất nước tôi, từng ngày khắc khoải Có tình yêu nào, nặng lòng tôi hơn vậy! 46
  • 47. Hai mẹ con nhà địa chủ Thằng cu ngồi đấy khóc Cát bụi lấp mặt mày Mẹ nó giờ hết sữa Bụng lép, bộ xương gầy Thằng cu ngồi đấy khóc Người qua đường lại qua Nó là con địa chủ Còn ai dám xót xa! Thằng cu ngồi đấy khóc Nó ôm mẹ lay lay Bộ xương gầy bất động Mẹ nó chết sáng nay Thằng cu nằm đấy khóc Nó còn lại một mình Lũ ruồi xanh táo tác Người qua người lặng thinh! Năm 1954 47
  • 48. Cảm khái Họ khinh ta rách chẳng ra gì Áo vải bạc mầu lại sứt khuy Ta khinh thiên hạ sang nhưng ngốc Thế sự vần xoay chẳng biết gì. 1953 (Một đêm trên đường đi chợ tỉnh buôn rau) 48
  • 49. Tiếng gọi đâu đây Hãy bước lên, những tầm thường, nhỏ bé Trút bỏ đi, cái khôn ngoan khốn khổ Đến chân trời ấm nắng của muôn hoa Như những gì Chúa đã ban cho ta! 49
  • 50. Không đề Ta yêu Người, sao Người cứ bước qua Ta yêu Đời, sao Đời mãi dối ta Ta yêu Trời, sao Trời gieo bão tố Ta yêu Trăng, sao trăng sáng hững hờ! 50
  • 51. Viếng Côn Sơn Tôi đứng đây, hồn thiêng Côn Sơn Nghe tiếng gió than, tiếng biển hờn Chuông chiều ngân vọng, chiều cô tịch Ngàn năm hương khói, chốn linh nghiêm Thắng giặc, chăn dân dạ chửa an Nước nhà lâm nạn “giặc nội xâm” Nịnh thần kéo cánh, chia nhau lộc Tính kế bầy mưu, hại sĩ thần Chuyện ấy phải đâu Người chẳng biết Vận Trời, vận Nước, biết sao đây? Lệ Chi đau đáu vời non nước Nghĩa khí công thần, ai với ai? Nguyễn Trãi ơi! Người ngự đây Tấc dạ ngàn năm mãi vơi đầy Bình Ngô Đại Cáo âm vang vọng Côn Sơn một cõi, nước non này! 51
  • 52. 52
  • 53. Viếng mộ cụ Nguyễn Du Tôi đứng đây, nghi ngút hương bay Như hồn Kiều, phảng phất đâu đây Như hồn Người, thoảng bay gió lá Trăm năm, vạn kiếp, tụ quanh người Người vẫn còn đây, hương khói đây Cho tôi chắp lạy, nén nhang này Tiên Điền một cõi, Người ngồi đấy Thiên hạ về đây, tưởng nhớ người Những điều Người thấy, xưa nay thấy Thấy đấy nhưng đời mấy ai đau Đau đấy, ai đã đau như Người Người đau cái nỗi đau của Đời “Bất tri tam bách dư niên hậu Thiên hạ hà nhân khốc Tố Như”1 Có đôi khúc, đôi người thô thiển Làm nỗi đau Người, đau nhói thêm! 1 Một câu thơ của Nguyễn Du. 53
  • 54. Đâu phải ba trăm, mà vĩnh hằng Thiên hạ càng thêm thấu nỗi lòng Nhân định thắng thiên, Người dạy thế Chữ Tâm kia thiếu, chữ Tài không! Chữ Tình, chữ Hiếu nặng hai vai Nợ Đời, nợ Nước có ai hay? Ai đấy khóc Người tâm dạ sáng Ai còn động giấc ngủ Người đây?! 54
  • 55. 55
  • 56. Đôi mắt và tiếng hát Em ơi, làm sao anh không buồn Trong một lần giặc Mỹ ném bom Chúng đã cướp đi vĩnh viễn Đôi mắt đen huyền của em Ôi, đôi mắt đen huyền long lanh Đôi mắt của trời xanh mộng ước Em thường nhìn anh Cái nhìn trong suốt Ôi, đôi mắt huyền thẳm xanh Tiếng tim yêu, tiếng của ngàn năm Lời của gió, của trăng huyền dịu Anh của em, vẫn của em đây mà Càng yêu em, hơn bao giờ như thế Cái khổ đau ta cùng chia sẻ Rồi em sẽ sáng - sáng bằng ý chí 56
  • 57. Và giờ đây, thay vì ánh mắt em Là tiếng hát - Tiếng hát tự con tim Em cất lên, lắng đọng cả không gian Như mắt đen huyền, bừng sáng long lanh Trời chẳng phụ, Phật thương em ý chí Vượt lên trên - Trên tất cả nỗi đau Bởi tình yêu ta, mãi không phai màu Vui lên em, cười tươi như ngày nào Hạnh phúc vơi đầy - Trời vẫn đầy sao. 57
  • 58. Xin hãy đừng quên Kính dâng hương hồn những người đã ngã xuống trong Thế chiến II Xem xong phim rồi, tôi thức trắng đêm Những đôi mắt Nga mở to xanh thẳm Những nụ cười thơ ngây Chúa ban tặng Các cô gái Nga đẹp như ánh trăng Đó là hình ảnh Những nữ Hồng Quân, trước giờ xung trận Mới hôm qua thôi Họ còn là những nữ sinh, sinh viên, diễn viên... Mới hôm qua thôi Lần đầu tiên Người con trai, cầm tay trao tặng một nụ hôn Mới hôm qua thôi Còn miệt mài trên trang sách, phím đàn... Bây giờ đây Những đôi chân mảnh mai Lội qua cánh rừng bùn lầy ngang gối Bàn tay trắng xinh Cầm chắc tay cây súng dài 58
  • 59. Chưa gặp địch, chưa đến giờ nổ súng Họ còn đùa vui, vuốt ve mái tóc Khe khẽ hát - Những bài hát Nga kiệt tác Đó là những phút giây trước giờ nổ súng Liền ngay sau đó thôi Xung vào trận, hiên ngang xiết cò nhả đạn Tiêu diệt lũ giặc trời, đen như ruồi Coi thường bom nổ, đạn rơi - rạch nát bầu trời Người người ngã xuống Người người xông lên Chỉ còn rực cháy trong tim Tình yêu Tổ quốc, tình yêu đất nước Quyết liệt tin, quyết liệt giành Thắng lợi cuối cùng Hàng triệu trái tim yêu ngừng đập Hàng triệu cặp mắt xanh mở to khao khát Hàng triệu nụ cười trên môi chưa tắt Những đóa hoa xinh còn cài trên mái tóc 59
  • 60. Hàng triệu trẻ em mắt tròn xoe Non nớt, thơ ngây như đấng cứu thế Hàng triệu cụ già, hàng triệu người vợ Hàng triệu cánh tay chắc khỏe Hàng triệu thanh niên tràn đầy sức trẻ Chỉ mấy năm, hai mấy triệu người ngã xuống Họ chết cho loài người được sống Họ chết vinh quang anh dũng Đó là ngày mãi mãi hào hùng - Mồng Chín Tháng Năm Có thể nào quên, sao nỡ quên Có thể nào sửa xóa, sao dám sửa xóa Hai quả bom nguyên tử Hai thành phố Nhật, chết vạn người đó Mấy chục năm sau, chưa hết phóng xạ 60
  • 61. Đừng bao giờ quên, đừng lẫn lộn Chiến tranh hãy còn tàn phá Trung Đông Bọn lái súng làm giàu bằng bom đạn Đẩy con người giết nhau tang thương Đừng làm ngơ, đừng đứng ngoài cuộc Chống cấm vận, chiến tranh hạt nhân nguyên tử Đừng để những chiếc đầu nóng Những bàn tay điên rồ Ấn nút hạt nhân nguyên tử Ngàn năm văn minh, chốc thành vô nghĩa Ai sống được trong bầu trời phóng xạ chứ? Mà cứ nhơn nhơn ra Theo thằng này, thằng kia! 61
  • 62. Nữ Hồng Quân Liên Xô 62
  • 63. Chuyện xưa, chuyện nay Một buổi chiều, cơ quan tôi lặng người Công an đến còng tay người kế toán trưởng Người kế toán trưởng nhiệt tình, vui tính Sống hàng ngày, tằn tiện, phân minh Thế là ông nhận tù chín năm Tội biển lận công quỹ chín ngàn Cho người Đảng viên đi kháng chiến chín năm Mỗi năm tù ứng với một ngàn đồng Thế là cả đời bộ đội mất tăm Ngày ông về - Tôi - người đầu tiên đến thăm Dẫu sao - Ông từng là trưởng phòng Tôi làm việc dưới quyền ông cả mấy năm 63
  • 64. Thế đấy! “Bao cấp” cũng có cái nghiêm của “bao cấp” Thời đó, chỉ có thể ăn cắp Khó lắm - Đừng nói chuyện tham nhũng Vì ăn cắp, nên cả mấy năm không sủi hơi, sủi tăm Tiền ăn cắp dấu kín - không dám tiêu, dám ăn Mua con gà, khép cửa, bóp cổ ăn vụng Cục trưởng cũng chỉ hơn một trăm Tiền đâu ra để chơi sang Không như bây giờ người ngụy biện Ngày nay tham nhũng quá tinh vi Tinh vi gì? Nhà lầu, xe hơi sờ sờ Mấy biệt thự cho bồ nhí Con mới du học về, mở doanh nghiệp triệu đô Bàn dân thiên hạ biết cả Công khai nhơn nhơn ra thế Ngẫm chuyện xưa, chuyện nay Mỗi thời một cái hay, mấy cái dở Anh hùng thời nay đâu tá?! 64
  • 65. Của hồi môn Tôi thường nghe bên Tây Có lắm chuyện cũng lạ Có ông bố tỉ phú Di chúc ông để lại Chỉ cho con một tí Còn đâu hiến tất cả Quỹ từ thiện chục tỉ Ông bảo: của thừa kế Để lại cho con ông Đâu phải chỉ là tiền Là cái đầu ông luyện Cách làm giầu, thăng tiến Của làm ra mới quý Của ăn không dễ lười Suốt ngày chỉ ăn chơi Tỉ mấy cũng hết veo Ở nước ta có Bà Đó là “Bà mẹ cả” Bà mẹ tên: “Quốc Gia” Của như trời, như bể 65
  • 66. Để lại cho lũ con Toàn là các “ông Tổng” Hàng triệu héc ta đất Toàn những chỗ “Đất vàng” Ông con ngồi cho thuê Tiền thuê thu tỉ tỉ Phần “thặng dư” ém nhẹ Phần còn lại lương chia Sắp nghỉ hưu ông bán Ông góp vốn chung cư ... Của hồi môn to thế Nhoáng cái mất tăm cả Con chẳng phải, cháu không Mẹ chẳng phải mẹ riêng Mà ông mình được hưởng Toàn bộ của hồi môn. Ông vui - Cả nước buồn ! 66
  • 67. Ông hàng xóm tốt bụng Bây giờ nhà tôi chẳng cái gì thiếu Của mua, của biếu vô kể Thịt bò Úc, bơ Đức, táo Mỹ Đôi khi còn phải đổ đi Ông nhà tôi bảo: Thà đổ đi Chớ dại gì vác cho ai Họ ăn không, còn lắm chuyện điếc tai Mình làm quan, toàn ăn của nước ngoài... Ông nhà tôi nói cũng phải! Nhưng chuyện ấy, làm tôi nhớ lại Chuyện mười mấy năm xưa ấy Mấy cân thịt ông hàng xóm cho Làm tôi nhớ mãi! 67
  • 68. Hồi đó ông nhà tôi làm bí thư phường Lương ít, đông con, tháng tem nửa cân Tôi và hai con mới ra, chưa tiêu chuẩn Lễ tết còn chưa có thịt để ăn. Gia đình tôi ở cạnh một “ông tốt bụng” Chả là ông làm ở cái “cơ quan ghê lắm” Cứ lễ tết, thịt chia tới mấy chục cân Ông chỉ dùng một nửa Còn một nửa cho mỗi người một tí Năm nào cũng thế Bà vợ băn khoăn chẳng dám nói gì Bởi hàng ngày ông sống rất chi ly Nay cho đi, mai thiếu ai cho? 68
  • 69. Nhiều khi tôi nghĩ, ông dở hơi Ai trên đời này nhiễu sự đến vậy? Mãi sau khi ông chết rồi Tôi mới hiểu Qua tập thơ ông để lại! Tôi đọc, tôi khóc, lòng tự hỏi Sao bây giờ ăn không hết đổ đi Còn bao kẻ đầu đường, xó chợ Tôi thấy lòng mình xót xa Sao không cho Người - Mà đổ đi kia chứ?! 69
  • 70. Chia phôi (4) Thời “Bao cấp” tôi với anh là anh em Tuy hơi xa, nhưng ta vẫn luôn gần Bữa cơm đạm bạc, ta mời nhau ăn Chuyện vui, chuyện buồn tâm sự cả đêm Từ ngày anh lên cục trưởng Khách khứa lu bù, chẳng thể gặp nhau Ngày tháng trôi đi, tình cũ phai màu Vẫn anh em đấy Nhưng số phận đã khác nhau! Thật ra tôi cũng có cơ hội làm giàu Nhưng tôi cứ ám ảnh “cái ông” Văn Cao “Cái ông” Hữu Loan, “cái ông” nảo, ông nào Tôi chọn “làm người” ương dở làm sao! Chuyện thời thế, thế thời, phải thế Biết thế nào để giữ nhau đây? Thôi, xa anh Tôi đến với lũ nghèo Dẫu biết rằng “Bãi bể nương dâu” Chuyện thị trường - nay thấp, mai cao! 70
  • 71. Vi tính và tôi Có một thời tôi tưởng cái gì mình cũng biết Cho đến ngày trên đầu tóc bạc Tôi tập tễnh vi tính, tơ nét2 Tôi bỗng nhận ra Cái gì tôi cũng chỉ biết một nửa! Tôi trở thành đứa trẻ Nhìn quanh thấy cái gì cũng lạ Cái gì cũng mới mẻ Tôi bắt đầu được suy nghĩ Suy nghĩ bằng thông tin đa chiều Phải học thêm, phải học thêm thôi! Hỡi những người “sống lâu trăm tuổi” Xin bỏ bớt lố lăng, kiêu căng Đừng lừa người, dối mình Đừng khư khư mãi cái lỗi thời, “cái Tôi” Xin cùng nhau khiêm tốn, học hỏi! Có được không bạn hỡi? 2 Internet. 71
  • 72. Mơ mãi mơ hoài Bao năm rồi, ta sống trong mơ Mơ mãi, mơ hoài, mơ chẳng thấy Mơ đến héo hon, mơ mòn mỏi Mà sao ta vẫn sống trong mơ! Mơ một ngày, không còn thấy em thơ Vơ vất bụi bờ trong gió mưa Mơ một ngày không còn thấy cụ già Còng lưng gánh hàng rong vỉa hè Chả thấy ai buồn mua Chỉ thấy người đuổi xua... Mơ một ngày không còn thấy người nông dân Nước mắt lưng tròng nhìn đất mình Bị ai đó dùng sức mạnh, đồng tiền tước mất Mấy miệng ăn thiếu đất để làm... 72
  • 73. Mơ một ngày em sẽ hiểu Dù đói nghèo, khổ đau Anh không thể nào thiếu Tình yêu đất nước, con người Tình yêu công bằng, tự do, lẽ phải... Anh không thể thiếu Như thiếu cơm, thiếu vải Thiếu tình yêu của em Vì có tình yêu ấy Tình yêu dành cho em Mới sáng trong, thắm đậm nghĩa tình. 73
  • 74. Chuyện ông bà xứ Canada Có ông, bà xứ Canada Trúng xổ số mười hai triệu hai trăm ngàn đô la Ông chỉ để lại hai trăm ngàn Còn mười hai triệu hiến vào quỹ từ thiện cả Người ta hỏi: sao ông không giữ lại? Ông trả lời thật vui: tôi đã có bà ấy! Chúng tôi yêu thương nhau trọn đời Là đủ rồi! Ôi! Cái ông già Canada! Sao họ có thể quý giá đến thế Nghe thấy người mà nghĩ đến ta Sao chỉ vì tiền - tiền là tất cả! 74
  • 75. Khóc mẹ Cuộc sống mưu sinh tôi bước đi Chân trời góc biển và gió mưa Tôi để mẹ tôi mình ở lại Chống đỡ với đời, nuôi em thơ Lầm lũi bao năm được chút tiền Tôi mong gặp mẹ đáp đền ơn Mười năm trở lại nhà vẫn thế Mẹ còn đâu nữa với cõi trần! Tôi khóc, tôi than có ích gì Tôi buồn, tôi tủi còn thấy chi Hỡi người may mắn đang còn mẹ Có thấu lòng ta với mẹ ta! 75
  • 76. Mười năm xa nhớ mẹ Đã mười năm rồi tôi xa nhà Tết trực thay cho người ở xa Giao thừa vui chút nghe pháo nổ Uống cô đơn, nhắm chua chát giao thừa! Mẹ ơi! Mẹ ơi! Mẹ có khỏe không? Có kiếm đủ tiền nấu nồi bánh chưng? Cho sáu miệng ăn, bốn đứa con Mẹ ngồi ăn, thiếu vắng con, mẹ buồn! Đã bao lần, con nghe tin mẹ ngất lề đường Lại lồm cồm dậy, nai lưng gánh Có phải trời phú cho mẹ sức sống dai dẳng Hay ý chí mẹ như núi như sông?! Con ra đi lăn lóc giữa đời Hai bàn tay trắng với đơn côi Cũng có lúc bừng lên xán lạn Rồi lại chìm trong mất mát mà thôi 76
  • 77. Nhưng còn sống, con không thể khác Dẫu biết rằng gương vỡ chẳng thể lành Con sinh ra trong thời buổi tai ương Cũng như mẹ, con không dễ chết Mẹ ơi! Mẹ ơi! Con rất buồn, con không gánh vác Được chút gì cho mẹ Con mang nhiều ước mơ tuổi trẻ Những ước mơ trời sinh ra con thế Những ước mơ cuốn hút con không đừng Mẹ ơi! Mẹ ơi! Mười tết con không về Mười lọ nước mắt mẹ dành đó Mười lọ nước mắt con cất đây Biết bao giờ mới được gặp mẹ cùng mọi người Có lẽ đến rồi Sẽ đến thôi! Mẹ ơi! 77
  • 78. Tặng em (12) Anh tặng em xao xuyến một chiều thu Lá thu lay động, gió thu đùa Tặng em nắng đẹp phương trời ấy Mang bóng hình ai, gieo ý thơ. Tặng em (14) Anh tặng em trời đất chiều thu Nắng thu vàng rắc, gió thu mơ Tặng em là cả hồn thu ấy Chỉ nhận một thôi, một ý thơ . 78
  • 79. Em ơi ngủ cho ngon Vừa nằm xuống ngáy liền Chả thiết âu, thiết yếm Vừa làm vừa kiếm thêm Cả ngày mười hai tiếng! Tôi biết em mệt lắm Lo cho năm miệng ăn Cái thời gì cũng hiếm Bom đạn nổ đùng đùng Em ơi ! ngủ cho ngon Anh ngồi quạt cho em Trời nóng mà mất điện Anh quạt có mát không? 79
  • 80. Nhìn em ngủ mà thương Vừa hồn nhiên, vừa đẹp Tình yêu dành chồng con Biết nói sao cho hết Biết làm ăn, tính toán Biết làm thơ, hát hỏng Khi kiếm được, lòng vui Hát anh nghe đằm lắm! Tôi rón rén mắc màn Sợ động giấc ngủ em Biết đâu em đang mộng Đang hát lời yêu anh! 80
  • 81. Tiếng xuân Em thấy chăng? mùa xuân đã đến Cỏ hoa đón chào, mưa lất phất bay Tiếng chim hót ngợi ca tình ai vậy? Mà lòng người như uống men say! Em thấy chăng? tiếng xuân thầm gọi Những lời yêu, run rẩy trên môi Đó đây, xuân sang - Ánh mắt, môi cười Em hãy lắng nghe, tiếng xuân đắm đuối Hương- sắc - màu xuân trong cõi yêu Em có nghe tiếng lòng anh thầm gọi Khúc nhạc tình anh viết riêng tặng em Em có nghe tiếng biển động trong tim Khao khát “tiếng anh” hé rung môi em! 81
  • 82. Rắc rối Hãy yêu em,hay mái mãi xa em? Hãy thương em hay mãi mãi giận hờn? Hãy quên mau hay mãi mãi khắc sâu? Ôi! Tình yêu mới rắc rối làm sao! 82
  • 83. Chuyện thời cuộc Trong lịch sử nước Mỹ Lần đầu tiên xâm lăng Vớ vào đúng Việt Nam Đành chịu thua cay đắng Đại chiến thế giới hai Nước Đức đánh châu Âu Nhằm Liên Xô đánh thẳng Mỹ an toàn đứng trông Đến khi Liên Xô thắng Mỹ nhảy ra chia phần Mấy quả bom nguyên tử Người Nhật chết, nhớ không? Từ ngày Liên Xô rã Mỹ trở thành chúa tể Đâu đâu cũng chọc vào Người nước ấy giết nhau! Hãy xem “dân chủ” họ Nạn phân biệt màu da Dân đói chiếm phố Wall Họ hốt sạch, hốt liền 83
  • 84. Nhiều nước theo nước Mỹ Họ đều trở nên giàu Nhưng cái giàu có ấy Phải chăng được không sao? Phải cho đặt căn cứ Phải ngoan ngoãn cúi đầu Nếu không “Cách mạng Màu” Tổng thống ắt treo cổ Đi đâu cũng răn đe Kể cả dùng nguyên tử Nhưng cấm họ tự vệ Cấm họ có vũ khí Thế mà ở trên đời Còn lắm người lẫn lộn Ôi! Thế giới ngày nay Biết bao điều bất ổn! Chống tham nhũng áp bức Đòi dân chủ dân quyền Phải gắn liền, gắn chặt Chống chiến tranh, cấm vận 84
  • 85. Nhỡ thằng khùng ấn nút Liệu ai còn, ai mất Mà cứ nhơn nhơn ra Theo thằng này, thằng kia Cứ tập trận, kéo bè Cứ khối này, khối kia Cứ lừa dân nước mình Để tranh giành cái ghế Hỡi loài người khốn khổ Hãy mở mắt thức dậy Chống chiến tranh, cấm vận Chống nguyên tử, hạt nhân Đừng tưởng nước mình mạnh Nhiều tiền, lắm hạt nhân Mà ủng hộ chiến tranh Sớm tỉnh ngộ - Kẻo muộn. 85
  • 86. Chuyện lạ ở xứ người Tôi chưa đến nước Nhật Mà chỉ xem ti vi Ôi bao điều lạ thật Ôi bao chuyện diệu kỳ? ...Có em bé chín tuổi Sóng thần cướp mẹ cha Em một mình rong ruổi Kẻ bơ vơ không nhà! Gặp một người thương bé Đưa cho em nắm cơm Em cám ơn không nhận Nhường cho người đói hơn? ...Có một điều kỳ lạ Thủ tướng không nhận lương Cứu giúp người hoạn nạn Khi dân thường đau thương 86
  • 87. ...Có một điều kỳ lạ? Thợ trẻ phải tránh xa Vào nhà máy phóng xạ Nhường chỗ cho người già Phải chăng điều giản dị Người già sống đã lâu Dẫu chết không nuối tiếc Thương thợ trẻ xanh đầu Chuyện lạ ở xứ người Rõ thật vậy mười mươi Tôi tự mình thắc mắc Khó tìm câu trả lời. 87
  • 88. Sân ga Ngày ngày trên sân ga Có bao chuyến tàu đi, tàu về Có bao người mừng vui Có bao người buồn tủi? Sân ga đầm nước mắt Sân ga rộn tiếng cười Sân ga chứng kiến bao cảnh đời Bao cuộc đoàn tụ, chia phôi Tôi đứng đây - Sân ga Bùi ngùi nhớ một ngày Tiễn chân bạn thân yêu nhất đời Ra ngoài chiến tuyến Rồi từ đó Người cách xa Không một cánh thư về Hỡi cố nhân ơi Kỷ niệm xưa còn đây Những ngày ta sống bên nhau Khó khăn, buồn vui chia đôi 88
  • 89. Những ngày nắng gội, kéo xe bò Vớt tre Phà Đen Những ngày nhịn đói, đọc sách Trong thư viện Những lúc chia nhau một nắm xôi Một điếu thuốc cuốn nhỏ nhoi Những lúc đùa vui, tếu táo Hồ Tây, Bách Thú bình thơ Những đêm giao thừa Nằm nghe xôn xao tiếng pháo Nhớ quê nhà, cha mẹ, em thơ... Sao Người đi Không trở về! Hỡi cố nhân ơi Đâu rồi - Bơ vơ mình tôi Biết tâm sự cùng ai tháng ngày Nhớ thương muôn đời mà thôi! 89
  • 90. Tết anh không về Dài gì bằng ngóng trông Mưa gì bằng mưa lòng Buồn gì bằng thiếu anh Trong đêm mồng một tết Đêm nằm không ngủ được Thi thoảng tiếng chân ai Em vội ra mở cửa Chỉ thấy bóng đêm dài Phương trời anh biết không? Đêm nằm không ngủ được Tiếng gì như tiếng chân Ra cửa, chỉ màn đêm 90
  • 91. Ngóng trông rồi ngóng trông Sao Tết anh không về Hay thiếu tiền mua vé Nợ tiền nhà chưa trả? Em cầu Trời, lạy Phật Trời, Phật xa càng xa Em mong anh từng giờ Từng giờ qua lại qua Sao đời ta với ta Yêu nhau cộng thêm khổ Mà cứ yêu, cứ nhớ Cứ yêu khổ, yêu sở Yêu nửa thức, nửa ngủ… 91
  • 92. Ông Văn Cao Có một người như thế Đó là ông Văn Cao Tài, tài cao từ trẻ Mà cả đời nghèo khổ Nghèo khổ, cứ nghèo khổ Khổ đau, cứ khổ đau Thơ mộng, mộng không hết Yêu thương đến lúc chết Ta hãy nhìn ông nhìn Như thấu cõi xa xăm Bằng ánh mắt thăm thẳm Xa xôi như ánh trăng Ta hãy nhìn ông cười Nụ cười hiền dịu tươi Già không hết thơ ngây Nhưng trong nụ cười ấy Chua xót cả một đời. 92
  • 93. Ta hãy nhìn ông đi Như bước trong cõi mơ Lưng còng xuống, suy nghĩ Ông còn muốn bay xa Ta hãy nhìn ông đàn Bàn tay già nua gõ Chùm âm thanh vang lên Như gió mưa bão tố Văn Cao, Văn Cao ơi Ông sống mãi trong đời Thiên Thai và Suối Mơ Quốc Ca và Sông Lô… Văn Cao, Văn Cao ơi Ông sống mãi trong tôi Tôi mơ khi nhắm mắt Chìm dần trong khúc hát Khúc hát nhạc Văn Cao. 93
  • 95. Nước rút Anh kém tôi mười tuổi Lúc đầu tôi gọi - Là ông Đó là lần đầu tôi xem Kịch Lưu Quang Vũ “Mùa hạ cuối cùng”3 Tôi không thể nào quên Sao mà già dặn thế! Sao mà sâu sắc thế! Như người tế thế, cao niên! Rồi tôi theo kịch anh Rồi tôi đọc thơ anh Tôi đọc ngày, đọc đêm Tôi đọc - Tôi xem Và tôi khóc 3 Tên m t v k ch c a L u Quang Vũ.ộ ở ị ủ ư 95
  • 96. Kịch anh, thơ anh Nhìn thấu suốt thời gian Thấu suốt biển ngàn, vạn kiếp Trái tim hồng như lửa Ngòi bút như bão gió . Anh “chạy rút” thời gian Như chỉ còn khoảnh khắc Ý tứ viết chẳng kịp Trào ra như dòng thác Mười năm, năm mươi vở! Mười năm, ngút ngàn thơ! Anh nhìn thấu mọi điều Anh đi khắp mọi ngã Những gì cả thiên hạ Ngẩn ngơ khi nhận ra Là những gì quanh họ! 96
  • 97. Quang Vũ, Quang Vũ ơi! Anh sống có thế thôi Chỉ bốn mươi tuổi đời Mười năm viết - Than ôi! Bao điều anh chưa kịp? Quãng đường đua chưa hết! Lửa cháy chưa cạn bấc! Lòng dạ còn bời bời! Nhưng anh sống lâu nhất Sống mãi và sống mãi Hồn Quang Vũ còn đây Lửa Quang Vũ còn cháy Như mặt trời, cỏ cây. 97
  • 98. Ông Hư danh Có một nhà văn hóa Nổi danh từ thời trẻ Viết suốt ba mươi năm Sách chất đầy ba tủ Khi mới được nổi danh Mỗi lần ra tác phẩm Anh vui, đắc chí lắm Đường công danh thênh thang Cái đầu cứ nghiêng nghiêng Cặp kính đeo lồi mắt Sự đời anh xa hết Ngồi viết và cứ viết Cái đời viết của anh Có thể chia ba ngăn Ngăn cuồng muội, cấp tiến Ngăn chửi thầy, hại bạn Còn cái ngăn cuối đời Lại giả dối, chày cối 98
  • 99. Bây giờ xác xơ nghèo Sách chất đầy ba tủ Vác bán chả ai mua Để chật nhà, chật cửa Rồi ít nói, ít cười Ngày ngày ngắm ba tủ Càng ngắm càng ủ rũ Cả nhà ai cũng sợ Bỗng một ngày - đùng đùng Ông hét to - Hư danh Hư danh, đồ hư danh Ông đốt sạch tanh bành! Thằng cháu xem tờ nét 4 Reo: có người khen ông Người khen tăng từng ngày Ông hữu danh trở lại! Ông thích cái DANH MƠ. Năm 2008 4 Internet. 99
  • 100. Chuyện hai ông Tổng (Chuyện có thật) Thời “bao cấp” có ông Thường gọi là Ông Tổng Đại tá thời chống Pháp Có tài và thông minh Chỉ tội có chút tham Cơ quan phân xe đạp Ông cũng xí một cái Về bà nhà chợ đen Tăng nguồn thu tháng thêm Một lần kiếm cái đài Ông phải đi máy bay Đi ô tô nửa ngày Tính chi phí di lại Mười tháng lương như chơi Chiếc xe đạp chợ đen Mua được vài tháng ăn Còn chiếc đài năm ấy Ba năm sau hết dùng 100
  • 101. Hồi đó người có tên Là ông Sên chợ giời Cán bộ nhỏ thó thôi Khi Chi nhánh hết thời Ông lên “Giám đốc ngồi” Công ty chỉ cho thuê Nhà xưởng làm nguồn thu Ông bốc lên Ông Tổng “Giữ nhà” thành chức giám Tổng mới so tổng cũ Sướng gấp trăm vạn lần Thế mà ông tổng cũ Bị cấp trên giáng nghỉ Từ thời Cụ Linh lên Tổng cũ thế mà buồn! 101
  • 102. Mẹ nhỏ, Mẹ lớn Có một bà mẹ nhỏ Sống tận góc thôn nọ Sống cô đơn, nghèo khổ Nhi u ng i th ng th ng làề ườ ươ ươ Bỗng một hôm trời đẹp Xe con về rộn thôn Một đoàn các ông lớn Ai cũng đẹp, cũng sang Kéo vào nhà thăm bà Tất ân cần, hỏi han Ôm lưng bà vuốt vuốt Cảm động đến dâng tràn Bà nhận quà, bà khóc Nước mắt chảy ròng ròng Vừa quà cáp vừa tiền Tính đến mấy triệu đồng 102
  • 103. Ở nhà “ Bà Mẹ lớn” “Bà Mẹ lớn Quốc Gia” Vừa thương vừa xót xa Tính gộp các khoản ra Mấy trăm triệu vụ đó Cả nước ngàn mẹ nhỏ “Mẹ lớn” ngót hầu bao M chi c ngàn thẹ ả ứ M tr thành con nẹ ở ợ Mẹ khóc, mẹ rên bảo Mẹ cho lũ dân nghèo Cả tỉ có tiếc đâu Nhưng lãng phí mẹ đau Mẹ đau quá, mẹ khóc Lũ bay không bi t sao!ế 103
  • 104. Phạt vi phạm hành chính Trong cả trăm thứ phạt Có thứ phạt hành chính Mươi triệu đồng bạc thôi Mà có người chết điếng Thất lạc cái hóa đơn Bị phạt bốn triệu đồng Ông chủ phán nhân viên Bỏ tiền lương ra đóng Đi xe thiếu giấy tờ Xe thành xe bị giữ Tiền phạt tiền giữ lưu Tính tiền xe chả đủ... Nhưng nói phạt mà sướng Cũng là phạt hành chính Mới nghe tưởng nói đùa Mà sướng quá là sướng Tỉ tê nhà trái phép Đoàn kiểm tra phạt nghiêm Biên bản phạt hành chính Tới hàng mấy triệu liền 104
  • 105. Tỉ tê cái cân xăng Thiếu tới mấy phần trăm Biên bản ghi vi phạm Phạt hành chính không khoan Tỉ tê chuyện bảo hiểm Chuyện xâm hại môi trường Chuyện sổ sách lằng nhằng Phạt hành chính không khoan Đoàn về, chủ liên hoan Thu lợi tỉ tỉ đồng Cả tiền phạt, tiền “răn” Chỉ mấy m i tri u đ ngươ ệ ồ 105
  • 106. Ph t mà l i, mà s ngạ ợ ướ Có đúng không, đúng không? Có tội không? Tôi đến thăm nhà bác Đường xa không về được Bác mời tôi ở lại Ăn với bác bữa cơm Bác dọn ra đĩa thịt Bác gắp mời tôi ăn Còn bác thì không đụng Chỉ xơi đĩa cà bung Bây giờ bác đến thăm Thức ăn bày đầy mâm Tôi gắp tôm mời bác Bác xua tay bảo kiêng Ngẫm đời có tội không Khi thèm ăn chả có 106
  • 107. Khi có chả được ăn Sao lắm người cứ tham! Cô tôi Kính tặng hương hồn cô Đậu Thị Xuyến Thời nhà tôi gặp hạn Nhà cửa chẳng còn gì Năm đó lại đói nữa Trời sẵn gió lắm mưa Thế mà rồi qua cả Chả là có cô tôi Cô gánh vác mọi thứ Cơm đói no đủ bữa Cô tôi khá đẹp gái Lại tháo vát, có duyên Từng là cán bộ huyện Ăn nói thật dịu dàng Cô chạy chợ bán buôn Bạn hàng ai cũng nể 107
  • 108. Người mua cứ xúm quanh Hàng chả bao giờ ế Nhất là các “anh nuôi” Thấy cô là lại liền Giá cả đâu phải tính Mua như mua niềm tin Hổi trẻ cô đắt giá Biết bao đám dòm ngó Nhưng vì hạn gặp hạn Tình duyên cô lỡ làng Sau cô gặp chú tôi Một anh đại úy nghèo Chữ nghĩa y-tơ-rit Chỉ đựơc cái thật hiền Chú tốt bụng, tốt lắm 108
  • 109. Sống giản dị, thương người Chú quý gia đình tôi Gia đình tôi quý chú Cô bệnh nên chết sớm Chú nhớ thương, yếu dần Rồi chú cũng ngả bệnh Từ giã mọi người luôn Chẳng chức cũng chẳng quyền Chẳng giầu cũng chẳng hèn Nhưng cháu con của cô Sự nghiệp thật đáng mừng Năm đứa sống bên Đức Một đứa đang học Nhật Một vừa học bổng Mỹ Tất cả chúng thật ngoan 109
  • 110. Cô tôi là thế đấy Th ngươ ng iườ ít nghĩ mình Nhưng giầu phúc, lắm phần Để lại cho cháu con. Nỗi buồn Tôi đọc mãi nỗi buồn Của những tâm hồn lớn Lòng tôi càng thấm đượm Một nỗi buồn lớn hơn! 110
  • 111. Một nỗi buồn ai biết? Một nỗi buồn xa xăm Một nỗi buồn thế sự Một nỗi buồn trần gian! Cái sống và cái chết Đời ai chả muốn sống Dù sống khổ, sống đau Dù sống sang, sống giàu Hay sống ngang, sống ngạnh Ai tránh được cái chết Dù chết khổ, chết sở Dù chết trong lặng câm Hay chết hái ra tiền Nhưng chết còn khối chuyện Chết không hết nỗi đau Chết ôm điều mang theo Chết để nợ đời sau Hay sống độc,sống ác Chết còn chưa hết tham Để ngàn năm địa ngục Trả mãi không hết được 111
  • 112. Bạn có thấy kinh không Thôi thì nghèo cũng được Sống có nghĩa có nhân Lên thiên đàng sướng hơn! Em đến rồi em đi Em đến rồi em đi Tình xưa đâu thấy nữa Lòng trống trải bơ vơ Còn mong chi, mong chi! 112
  • 113. Thu đến rồi thu đi Thu xưa đâu còn nữa Trăng thu chiếu u buồn Hồn thu đau vụn vỡ! Những ngày xa nhau Từ ngày vắng bóng em Cây thu buồn trút lá Mang cả trời nhớ thương Trăng mờ buồn lặng lẽ Em đi rồi em về Cuộc sống bắt ta thế Nhưng làm sao có thể Giết chết một nỗi nhớ! Anh biết phương trời xa Em trằn trọc không ngủ Em nhớ anh, thương con Ngày xuân đâu thấy nữa?! Cũng đành thôi, vậy thôi Thời thế thế, phải thế Nhưng xa nhau một giờ Mà dài như thế kỷ Thôi, vui lên em nhé 113
  • 114. Hết hạn em lại về Với chồng dại,con thơ Đói khổ cũng được mà! Anh không thể thiếu em Như trái đất và mặt trời Như thuyền và biển Như bướm với hoa Như chim với rừng... Anh không thể thiếu em! Em là tiếng chim hót Vọng rừng xanh thẳm hồn anh Em là cánh sao đêm Vằng vặc miền thao thức Là gió tung cánh buồm Cùng thuyền anh xuôi ngược Em là xa xưa, là hôm nay Là men say, nhung nhớ tháng ngày Là cảm hứng bay bay - Dòng viết lạ 114
  • 115. Ở một miền nào đó Em là tất cả Là tất cả của riêng anh. Không đề Anh ôm em vào lòng Anh ôm em vào hồn Anh hôn em nồng nàn Đi vào cõi mênh mang Cho sức mạnh tràn đầy Mục tiêu nhắm thẳng ngay Xây mộng đời mơ ước Anh - bệ phóng, em bay... * * * 115
  • 116. Thời gian trôi chảy mãi Mà sao trong tim tôi Bóng hình em còn mãi Để tôi đau khổ hoài. Tiếng mưa Nằm nghe, nghe tiếng mưa Xuân Rộn ràng như tiếng chân em trở về Nằm nghe, nghe tiếng mưa Hè Dạt dào như thể tràn trề bến mê 116
  • 117. Nằm nghe, nghe tiếng mưa Thu Ru hồn như tiếng hồn ru dịu dàng Nằm nghe, nghe tiếng mưa Đông Lạnh lùng như thể em không trở về. Vịnh mùa xuân Xuân về, Xuân lại nở hoa Đào đua sắc thắm, mai đua cánh vàng Đồng làng tha thướt lúa non Nắng hoe hoe nắng, mây vờn vờn bay 117
  • 118. Chim về, chim hót vui vui Người đi, người lại thấy người xinh xinh Em ngồi tựa cửa ngóng trông Hé cười như thể tiếng lòng yêu yêu... Vịnh mùa hạ Hạ sang, chim ríu rít cành Nắng chang chang nắng, trời xanh xanh trời 118
  • 119. Đồng làng lúa trải vàng tươi Phố phường phượng nở, hoa cười với hoa Em ngồi tựa cửa hát ca Tiếng lòng phơi phới, ước mơ cháy lòng... Vịnh chiều thu Chiều thu nửa đẹp, nửa buồn Nắng vàng vàng nắng, lá vàng vàng rơi Nước thu gờn gợn trong veo Hồ thu xao xuyến bóng chiều thướt tha 119
  • 120. Gió thu xào xạc xế tà Mây thu nhè nhẹ trôi lờ lờ trôi Em ngồi tựa cửa nhớ ai Mắt buồn như đọng một vài giọt sương. Vịnh ngày đông Những ngày thu rớt buồn qua Đông đà đã đến, trời đà xám mây 120
  • 121. Đồng làng cây cỏ hiu hiu Phố phường vội vã, đêm rơi nhanh dần Nào ai lạnh lẽo cô đơn Em ngồi như thể nhớ thương một người. Vụng về Đêm nằm thao thức với đêm Chuyện ngày mai nói với em những điều Gặp em giọng lưỡi liêu riêu Nói lời để nỗi đêm dài thâu đêm. Lỡ làng 121
  • 122. Dẫu rằng yêu đến tận bờ Mà thuyền lơ lửng, lửng lơ giữa dòng Ngày trôi, trôi những dở dang Thuyền tình lỡ bến, buồn man mác buồn. Không đề (23) Mưa to, gió rét, mì tôm Em ơi! ngủ sớm anh ôm ấp nào Chung hơi sưởi ấm cho nhau Chung tình cộng hưởng - Mưa gió nào sá chi! Không đề (24) Anh vùi trong suối tóc em 122
  • 123. Mùi thơm thoảng nhẹ, hương Quỳnh đâu đây Ta chìm trong giấc mê say Ngày mai chung sức đắp xây cuộc đời! Không đề (25) Tay anh em hãy tựa đầu Để anh ve vuốt mái đầu cho em Cuộc đời còn lắm bon chen Ta trao nhau hết, nghĩa tình đó em! Không đề (26) 123
  • 124. Tay anh em hãy tựa đầu Để anh xoa dịu, bớt điều âu lo Để tim cùng đập, cùng hòa Để tình ấm áp, giấc mơ màu hồng! Nụ cười trong mơ Em nằm trong cánh tay tôi Trong mơ em nở nụ cười rất tươi Chả là trong buổi sáng nay Có tiền nhuận bút, tôi may cho nàng Một bộ váy áo đắt tiền 124
  • 125. Vợ chồng mơ suốt cả liền mấy năm Dẫu là quà cưới muộn màng Vui là vui muộn, vui càng vui hơn Tôi vùi trong giấc miên man… Giọt sương bờ mi Em nằm trong cánh tay tôi Bờ mi ngấn đọng một vài giọt sương Buổi chiều nấu cháo cho con Nó ốm, mà cháo nấu không có gì Tem thì chưa đến ngày mua Mua ngoài thì đắt, lương chưa có tiền Nước thì xếp gạch cả đêm Củi thì sắp hết, mắm tìm đít chai Một mình làm việc bằng hai Ca đêm nhà máy, ca ngày kiếm thêm Tôi nhìn vào cánh tay em Khô như ống điếu, da nhăn mấy viền Còn tôi cứ bút với nghiên Với giống, với má, lội đêm lội ngày Lương đưa cho vợ thấm đâu Đồng tiền mất giá, làm sao bây giờ? Thương vợ, chẳng biết làm gì Nghĩ mình bất lực, bất nghì buồn không! Em ơi! Em ngủ cho ngon Ngày mai chạy chợ cùng em nữa mà Bữa kia, anh lên chú K 125
  • 126. Nói vay, xem chú có cho chút gì Ngủ đi em ngủ đừng lo Em lo nghĩ quá gầy gò cái thân Ngủ đi! Em của yêu thương! Chuyện con hổ và con nai Một lần xem thế giới động vật Thấy cảnh làm tôi thương hại Đó là chuyện con hổ và con nai Con hổ nhỏ bắt con nai Con hổ lớn cậy uy tước đoạt Hổ lớn nhe răng phát khiếp Hổ con ngồi xúm quanh Xa hơn là lũ sói Đen kịt vo ve là lũ ruồi Bỗng hai con hổ lớn quần nhau Lũ sói một con chết mất ngáp 126
  • 127. Lũ ruồi ngàn con dằm nát Ôi cái kiếp con nai Ôi cái phận con ruồi Tôi bỗng nghĩ cảnh đời Sao còn lắm hạng người Có hạng như loài nai Có hạng như lũ hổ Có hạng giống lũ sói Có hạng sống kiếp ruồi Rồi Tôi khóc thương lũ nai Tôi ghê tởm lũ ruồi Từ đó Tôi thường mơ Mong cho đến bao giờ Người phải là người Thú phải là thú Người không đối xử như thú Thú không được xưng danh là người Ôi, cái ước mơ nhỏ nhoi Cứ ám ảnh tôi cả đời 127
  • 128. Liệu còn có một ngày Tôi được nhìn thấy ước mơ của tôi. Năm 2010 MỤC LỤC 128
  • 129. NHÀ XUẤT BẢN VĂN HÓA DÂN TỘC 19 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hà Nội ĐT: 04.38263070 – 04.39434239 – Fax: 04.39449839 Email: nxbvhdt@yahoo.com.vn nxbvanhoadantoc@yahoo.com.vn Chi nhánh: Số 7 Nguyễn Thị Minh Khai – Q1 – TP Hồ Chí Minh ĐT: 08.38222895 PHÚT GIÂY VÀ MÃI MÃI Thơ - Lâm Tương Hà Chịu trách nhiệm xuất bản Giám đốc – Tổng biên tập LƯU XUÂN LÝ Biên tập: Trần Thu Vân Thiết kế bìa: Hoàng Hương Trình bày: Thu Dung Sửa bản in: Tác giả In tại Công ty CP Văn hóa In Lạc Việt 129
  • 130. Số lượng 300 cuốn. Khuôn khổ 13,5x 20cm. Xác nhận ĐKXB số 1447 – 2015/CXBIPH/06 – 292/VHDT Quyết định XB số 66-15/QĐ - XBVHDT Mã số ISBN: 978-604-70-0766-0 In xong và nộp lưu chiểu năm 2015 130