SlideShare a Scribd company logo
1 of 125
Download to read offline
Studocu is not sponsored or endorsed by any college or university
KIẾN THỨC NỀN TẢNG XUẤT NHẬP KHẨU VÀ Logistics
Logistics (Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh)
Studocu is not sponsored or endorsed by any college or university
KIẾN THỨC NỀN TẢNG XUẤT NHẬP KHẨU VÀ Logistics
Logistics (Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh)
Downloaded by V? Hoàng H?i My (vuhoanghaimy292@gmail.com)
lOMoARcPSD|13166366
Lời ngỏ
Khi bắt đầu nhen nhóm suy nghĩ là làm tài liệu hướng dẫn các khóa sau hiểu rõ hơn
về ngành xuất nhập khẩu (XNK) và logistics, chị đã rất hào hứng; đã quan sát, lưu
giữ, ghi chép lại những kinh nghiệm của bản thân, của đồng nghiệp và cả của các sếp
nữa. Cộng thêm việc tìm hiểu nhiều nguồn thông tin trên các website, từ tiếng việt lẫn
tiếng anh, chị đã có được một nguồn kiến thức khá rộng và phong phú.
Tuy nhiên, khi bắt tay vào viết tài liệu thì khó khăn mới thực sự mở ra: chị nên viết
như thế nào để các em dễ dàng tiếp cận, vì các em có thể đang là sinh viên năm nhất
thôi, đã sắp ra trường hoặc đã ra trường, các em có thể đang ở một ngành khác muốn
chuyển sang ngành này thì sao ?. Nghĩa là các em mỗi người đang ở một trình độ và
hiểu biết về ngành khác nhau, vậy thì làm sao cuốn tài liệu này có thể đáp ứng được
hết, vừa đơn giản để dễ tiếp thu, lại vừa phải đầy đủ để các em có thể hiểu rõ và có cái
nhìn khách quan nhất về ngành. Đó là một thách thức không nhỏ.
Ngoài việc nên đưa thông tin nào đến với các em và bằng cách nào, thì có một vấn
đề mà chị còn lấn cấn nữa, đó là chị có nên đưa tiếng anh vào không ?. Tất nhiên là
tiếng anh trong ngành XNK, Logistics là vô cùng cần thiết, nhưng ở mỗi vị trí khác
nhau có yêu cầu về trình độ tiếng anh ở các mức khác nhau. Có thể em chưa cần nhiều
tiếng anh ở vị trí nhân viên hiện trường nhưng lại rất cần ở vị trí nhân viên sale
oversea, nhân viên chăm sóc khách hàng…
Vì lẽ đó, chị bắt tay viết cuốn tài liệu này với mục tiêu đơn giản hóa nhất, tiện lợi
nhất, sát với thực tế làm việc tại Việt Nam, nhất là tại Hải Phòng. Những mong nó sẽ
là cuốn cẩm nang "gối đầu giường'’ giúp các em bước vào ngành này với một tâm thế
tự tin.
Và chúc các em luôn tìm thấy và nuôi dưỡng được niềm yêu thích với ngành này!
Người biên soạn: Bùi Thị Năm
Downloaded by V? Hoàng H?i My (vuhoanghaimy292@gmail.com)
lOMoARcPSD|13166366
NỘI DUNG CHÍNH
Phần một:
I. Kiến thức
Qui trình XNK/ Logistics, điều kiện XNK).
Giao nhận vận tải (GNVT nội địa, GNVT quốc tê, các khoản phụ phí, danh
sách cảng biển, cảng sông, ICD, sân bay chính, điều kiện thương mại
Incoterm…
Thanh toán quốc tế: Các phương thức thanh toán chính L/C, T/T…
Hợp đồng- giao dich- đàm phán: Hình thức, nội dung, điều khoản hợp đồng,
xây dựng phương án kinh doanh, cách thức giao dịch hiệu quả trong công việc.
Thủ tục Hải quan: Chính sách pháp luật hải quan, áp mã hàng hóa (HS code),
qui trình thông quan hàng hóa XNK
Chứng từ XNK: Giới thiệu các loại giấy tờ, chứng từ hàng xuất, hàng nhập
II. Kĩ năng
Ngoại ngữ: Tiếng anh bắt buộc ( cách viết email, đàm phán, giao tiếp); Hiểu và
sử dụng chính xác các thuật ngữ chuyên ngành;
Cách viết email chuyên nghiệp, các mẫu câu Tiếng anh cơ bản dùng trong emai
Kĩ năng văn phòng: Microsoft office, đặc biệt là Outlook, word, excel; cách tìm
kiếm thông tin trên mạng hiệu quả.
Kĩ năng siêu mềm và quan trọng: Giao tiếp với khách hàng, đối tác. Kĩ năng
quản lí thời gian, làm việc dưới áp lực cao, sắp xếp công việc hợp lý, làm tốt
trong nhóm và cá nhân.
III. Kinh nghiệm
Lường trước rủi ro: Khi báo giá, khi làm chứng từ, khi trao đổi với khách hàng.
Giải quyết trouble xảy ra một cách tối ưu nhất cho bản thân và doanh nghiệp.
Thái độ trong công việc: Yếu tố vô cùng quan trọng khi muốn gắn bó và phát
triển hơn trong sự nghiệp.
Phỏng vấn: Cách tìm việc trên các website tuyển dụng/ gợi ý viết CV ngắn gọn,
hiệu quả. Cách thức chuẩn bị trước, trong và sau phỏng vấn để phỏng vấn
thành công và những kĩ năng cho người mới thực tập để vượt qua thử việc tốt
nhất.
Downloaded by V? Hoàng H?i My (vuhoanghaimy292@gmail.com)
lOMoARcPSD|13166366
Phần hai
I. Hướng dẫn công việc ở vị trí nhân viên Sales (Import/ export/ Oversea)
 Cách thức tìm kiếm khách hàng: trên website, mạng xã hội, trang thương mại
điện tử, các hiệp hội uy tín…
 Nắm bắt thị trường: Cập nhật giá cả sản phẩm hiện tại trên thị trường, giá cước
hiện tại đường biển, hàng không, cước đường bộ, phí địa phương tại cảng xuất
nhập.
 Phương pháp trao đổi hiệu quả với khách hàng: cách trao đổi thông tin, cách
chốt sales.
 Thông tin để liên hệ của nhiều doanh nghiệp XNK, hãng tàu, cảng…
II. Hướng dẫn công việc ở vị trí nhân viên Chứng từ Hàng xuất
 Thực tế qui trình hàng xuất cho một lô hàng cụ thể
 Hướng dẫn cách lấy Booking confirmation qua website hãng tàu hoặc qua
email.
 Hướng dẫn submit SI, VGM qua website hãng tàu và qua email.
 Phối hợp với các bộ phận theo dõi quá trình đóng hàng.
 Chi tiết hướng dẫn làm HBL (bản song ngữ-Tiếng anh và tiếng Việt).
 Gửi Pre-alert cho agent, làm Debit Note để thanh toán.
 Local charge hàng xuất tại cảng Hải Phòng.
III. Hướng dẫn công việc ở vị trí nhân viên Chứng từ Hàng nhập
 Chi tiết thực tế nhập một lô hàng .
 Nhận Pre-alert, kiểm tra thông tin và xác nhận.
 Cập nhật thông tin lô hàng lên phần mềm của công ty và các bộ phận liên quan.
 Phối hợp với các bộ phận theo dõi quá trình dỡ hàng, kéo hàng về kho, nhà
máy.
 Hướng dẫn cách khai submit E-Manifest lên cổng thông tin một cửa quốc gia
(VNSW).
 Hướng dẫn làm Thông báo hàng đến, Debit Note gửi khách hàng.
 Cập nhật local charge hàng nhập hiện tại tại cảng Hải Phòng của một số hãng
tàu.
Downloaded by V? Hoàng H?i My (vuhoanghaimy292@gmail.com)
lOMoARcPSD|13166366
IV. Hướng dẫn công việc ở vị trí nhân viên Chăm sóc khách hàng
 Cách trả lời email và điện thoại cho khách hàng: Trường hợp thông thường và
khi khách hàng phàn nàn, khiếu nại.
 Cách kiểm tra lịch tàu hàng xuất nhập trên website của các hãng tàu.
 Customer service support sales: Thế mạnh của các hãng tàu và so sánh giá
cước.
 Cách kiểm tra tracking của lô hàng.
 Thông báo delay hàng xuất, nhập cho khách hàng.
Phụ lục: Các vị trí công việc trong ngành logistics/ XNK (tham khảo)
Downloaded by V? Hoàng H?i My (vuhoanghaimy292@gmail.com)
lOMoARcPSD|13166366
I. Kiến thức
1. Qui trình XNK/ Logistics (chính sách mặt hàng, điều kiện
XNK).
1.1 Điều kiện XNK
NHỮNG ĐIỀU KIỆN CẦN ĐỂ MỘT DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TẠI
VIỆT NAM
Xuất nhập khẩu hàng hóa tại Việt Nam tuy nhà nước đã có rất nhiều chính sách
khuyến khích xuất nhập khẩu, đặc biệt là trong việc xuất khẩu hàng hóa. Tuy nhiên,
việc xuất nhập khẩu hàng hóa cũng phải có những điều kiện nhất định.
Trước hết, là điều kiện pháp lý.
Mọi cá nhân, tổ chức được kinh doanh bất kỳ mặt hàng nào mà pháp luật không cấm,
vì thế quý vị có thể xuất nhập khẩu bất kỳ mặt hàng nào mà nhà nước không cấm. Tuy
nhiên, khi mở một doanh nghiệp mới đặc biệt là để nhập khẩu hàng hóa và bán lại thì
nên lưu ý rằng, việc mua bán hàng hóa thường dính đến việc xuất hóa đơn GTGT, nếu
trên giấy phép đăng ký kinh doanh của công ty bạn không có đăng ký những mặt hàng
đó việc nhập hàng về nhưng bán ra thì rất khó để xuất hóa đơn cho khách hàng.
Thứ hai, điều kiện về hồ sơ.
Đối với việc xuất khẩu hàng hóa, một số mặt hàng vì một số lý do nào đó như: bảo hộ
sản xuất trong nước, mặt hàng ảnh hưởng đến an ninh lương thực quốc gia hoặc là vì
an toàn của người tiêu dùng…nên nhà nước thường đưa ra điều kiện để được xuất hay
nhập khẩu mặt hàng đó.
Ví dụ: Xuất khẩu gạo là phải có hạn ngạch xuất khẩu, xuất khẩu khoáng sản phải có
giấy phép, nhập khẩu thực phẩm là phải có công bố ATTP….
Đối với mỗi mặt hàng cụ thể thì sẽ có những điều kiện xuất nhập khẩu riêng, cũng có
những mặt hàng không cần bất kỳ một ràng buộc nào về mặt giấy tờ. Sẽ có những tổ
chức nhà nước hoặc tư nhân chịu trách nhiệm về việc cấp các giấy phép, giây chứng
nhận … cho các mặt hàng cụ thể đó để được phép xuất hoặc nhập khẩu mặt hàng đó.
Downloaded by V? Hoàng H?i My (vuhoanghaimy292@gmail.com)
lOMoARcPSD|13166366
Để biết được mặt hàng mình có thuộc diện xuất – nhập khẩu có điều kiện không thì
doanh nghiệp nên tìm hiểu kỹ về các văn bản, thông tin mà được các bộ ngành ban ra.
Và phải chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ này trước khi nhập hàng hoặc xuất hàng đi.
Các bước chuẩn bị cần thiết để cho một doanh nghiệp mới có thể tiến hành xuất
nhập khẩu hàng hóa được.
Một, về mặt pháp lý: Doanh nghiệp nên đăng ký kinh doanh hoặc thêm vào giấy phép
đăng ký những mặt hàng mà doanh nghiệp muốn nhập về, để tiện cho việc xuất hóa
đơn đầu ra sau này.
Hai, về mặt thủ tục:
 Doanh nghiệp cần cập nhập thông tin của công ty lên hệ thống của tổng cục hải
quan.
 Đăng ký thông tin của doanh nghiệp trên hệ thống cổng thông tin một cửa quốc
gia, cho các bộ ngành liên quan.
 Chuẩn bị các hồ sơ, giấy tờ cần thiết (vd: nếu là mặt hàng có điều kiện xuất
nhập khẩu thì nên chuẩn bị trước khi nhập hàng về)
 Cần có token để truyền tờ khai xuất nhập khẩu, nếu không có hoặc chuẩn bị
không kịp thì có thể sử dụng dịch vụ đai lý khai thuê hải quan.
 Bộ hồ sơ xuất nhập khẩu cần chuẩn bị rõ ràng, thống nhất về mặt nội dung, bộ
hồ sơ gồm: vận đơn đường biển (bill of lading); hợp đồng (sale contract); danh
sách hàng hóa (packing list); hóa đơn thương mại (commercial invoice) và các
giấy tờ khác liên quan (c/o, giấy phép, chứng nhập các loại,…). Và cuối cùng
là tờ khai hàng xuất nhập khẩu.
 Và điểm cuối cùng là doanh nghiệp cần hiểu rõ về tập quán thương mại
(incoterms), để hạn chế thấp nhất những rủi ro trong thương mại quốc tế.
Đó là những công việc cơ bản cần chuẩn bị để một doanh nghiệp có thể xuất nhập
khẩu hàng hóa tại Việt Nam.
1.2 Qui trình xuất nhập khẩu tại Việt Nam
a. Quy trình thủ tục xuất khẩu hàng hóa
Downloaded by V? Hoàng H?i My (vuhoanghaimy292@gmail.com)
lOMoARcPSD|13166366
2.
1) Nhận và xử lí thông tin khách hàng sử dụng dịch vụ
Những thông tin mà nhân viên kinh doanh tiếp nhận từ khách hàng như sau:
• Loại hàng: Căn cứ vào loại hàng, số lượng hàng mà công ty sẽ tư vấn cho khách
hàng loại container phù hợp ( nếu hàng tươi sống , rau quả tươi sẽ chọn cont
lạnh:20’RF,40’RH tùy vào số lượng hàng; hàng bách hóa hoặc nông sản thì chọn cont
khô: 20’DC, 40’DC hoặc 40’HC “đối với hàng cồng kềnh”).Cũng như các quy định
của nước nhập khẩu về mặt hàng đó. Ví dụ như: hàng thực phẩm thì phải có giấy kiểm
dịch vệ sinh an toàn thực phẩm, hàng gỗ thì phải khử trùng…
.• Cảng đi, cảng đến: Đây là yếu tố quyết định giá cước vận chuyển vì khoảng cách
vận chuyển càng gần, thời gian vận chuyển càng ngắn thì cước phí càng thấp và
ngược lại.
• Hãng tàu: Tùy vào nhu cầu của khách hàng đến cảng nào mà nhân viên kinh doanh
sẽ tư vấn cho khách hàng chọn dịch vụ của hãng tàu uy tín với giá cước phù hợp.Tuy
nhiên cũng có một số khách hàng quen sử dụng dịch vụ của một hãng tàu cho hàng
hóa của mình thì công ty xem xét báo giá cước cho khách hàng đó biết.
• Thời gian dự kiến xuất hàng để công ty tìm một lịch trình tàu chạy phù hợp.
2) Liên hệ với các hãng tàu để hỏi cước và lịch trình vận chuyển
Căn cứ vào những thông tin mà khách hàng cung cấp nhân viên kinh doanh sẽ liên
hệ với hãng tàu để hỏi giá và lịch trình tàu chạy phù hợp vì mỗi hãng tàu có lịch trình
tàu chạy, tuyến chạy tàu cũng như có thế mạnh riêng trên các tuyến đường.
Ví dụ: Hãng tàu Hanjin, OOCL, ZIM line… có thế mạnh trên các tuyến đi Châu
Âu và Mỹ. Trong khi đó hãng tàu TS line, Wanhai, Evergeen, NYK lại có thế mạnh
trên các tuyến đi Châu Á.
Downloaded by V? Hoàng H?i My (vuhoanghaimy292@gmail.com)
lOMoARcPSD|13166366
3) Chào giá cho khách hàng
Nhân viên kinh doanh căn cứ vào giá chào của các hãng tàu, tính toán chi phí và
tiến hành chào giá cho khách hàng. Các giao dịch liên quan đến giá cả và lịch trình tàu
đều phải lưu lại để đối chứng khi cần thiết.
4) Chấp nhận giá
Nếu giá cước và lịch trình tàu chạy đưa ra được khách hàng chấp nhận thì khách
hàng sẽ gởi booking request ( yêu cầu dặt chổ) cho bộ phận kinh doanh.
Booking request này xác nhận lại thông tin hàng hóa liên quan:
Người gửi hàng, người nhận hàng, tên hàng, trọng lượng, loại container, nơi đóng
hàng (đóng kho người gửi hàng hay đóng tại bãi container của cảng), cảng hạ
container có hàng để thông quan xuất khẩu (hạ container ở cảng nào thì thông quan tại
cảng đó), cảng đến (nước nhập khẩu), ngày tàu chạy…
5) Liên hệ với hãng tàu để đặt chỗ
Bộ phận kinh doanh sẽ căn cứ trên booking request của khách hàng và gửi booking
request đến hãng tàu để đặt chổ. Sau đó hãng tàu sẽ xác nhận việc đặt chỗ đã thành
công cho bộ phận kinh doanh bằng cách gởi booking confirmation hay còn gọi là
Lệnh cấp container rỗng.Lệnh cấp container rỗng này chứa đựng những thông tin cần
thiết sau: Số booking, tên tàu, cảng xếp hàng (port of loading), cảng giao hàng ( port
of delivery), cảng chuyển tải ( port of discharge (nếu có)), bãi duyệt lệnh cấp
container rỗng, giờ cắt máng( losing time)…
Sau khi có booking confirmation của hãng tàu, nhân viên kinh doanh sẽ gởi booking
này cho khách hàng để họ sắp xếp đóng hàng và làm thủ tục thông quan xuất
khẩu.
Trường hợp khách hàng sử dụng dịch vụ thuê khai hải quan và vận chuyển nội địa
của công ty thì khách hàng sẽ gởi lệnh cấp container rỗng, thông tin chi tiết lô hàng
xuất khẩu thời gian đóng hàng cho bộ phận giao nhận của công ty. Sau khi tiếp nhận
nhân viên phòng giao nhận sẽ theo dõi và phối hợp với khách hàng để sắp xếp đưa
container rỗng đến đóng hàng và vận chuyển ra cảng hoặc vận chuyển hàng đến đóng
vào container ở cảng. Sau đó tiến hành làm thủ tục thông quan cho lô hàng xuất khẩu
đó.
Lập booking profile
Nhân viên kinh doanh sẽ lập booking profile để kê khai sơ lược thông tin về lô hàng
và chuyển cho bộ phận chứng từ theo dõi tiếp.
Downloaded by V? Hoàng H?i My (vuhoanghaimy292@gmail.com)
lOMoARcPSD|13166366
Những thông tin trên booking profile như sau:
Tên người gửi hàng (công ty xuất khẩu), người phụ trách:
số điện thoại/fax:
Tên hãng tàu: Cảng đi, cảng đến, ngày tàu chạy
Điều khoản thanh toán cước: trả trước (freight prepaid) hay trả sau ( freight collect)-
Giá mua, giá bán, các phụ phí liên quan…
6) Chuẩn bị chứng từ và hàng hóa xuất khẩu
a) Chuẩn bị hàng hóa
Bước này công ty không làm mà người xuất khẩu làm.
b) Chuẩn bị phương tiện vận tải
Nhân viên giao nhận sẽ đem lệnh cấp container rỗng đến phòng điều độ của hãng
tàu ( thường ở cảng do hãng tàu chỉ định) để đổi lệnh lấy container. Ớ bước này phòng
điều độ ở cảng sẽ giao cho nhân viên giao nhận bộ hồ sơ gồm : packing list container,
seal tàu, vị trí cấp container, lệnh cấp container có ký tên của điều độ cảng cho phép
lấy container rỗng.
Nhân viên giao nhận sẽ giao bộ hồ sơ này cho tài xế kéo container đến bãi chỉ định
của hãng tàu xuất trình lệnh cấp container rỗng đã được duyệt, đóng phí nâng
container cho phòng thương vụ bãi và lấy conttainer rỗng vận chuyển đến kho người
xuất khẩu đóng hàng.
Sau khi đóng hàng xong sẽ vận chuyển container có hàng hạ bãi tại cảng chờ xếp hàng
( theo trên booking confirm) và đóng phí hạ container cho cảng vụ .
c) Chuẩn bị chứng từ khai hải quan
Hồ sơ hải quan gồm
+ Tờ khai hải quan : 2 bản chính( 1 bản dành cho người xuất khẩu, 1 bản dành cho hải
quan lưu)
+ Hợp đồng mua bán hàng hóa :1 bản chính
+ Hóa đơn thương mại (invoice) : 1 bản chính
+ Phiếu đóng gói (packing list) : 1 bản chính
+ Giấy phép đăng ký kinh doanh : bản sao y kèm bản chính đối chiếu ( nếu doanh
ngiệp mới xuất khẩu lần đầu)
+ Giấy giới thiệu của công ty xuất khẩu : 1 bảnv
Nếu mặt hàng xuất khẩu là hàng thực phẩm thì phải đăng lý kiểm dịch, hồ sơ gồm có :
+ 2 giấy phép đăng ký kiểm dịch thực vật theo mẫu của trung tâm đăng ký kiểm dịch
thực vật
+ Hợp đồng ngoại thương ( sao y)
Downloaded by V? Hoàng H?i My (vuhoanghaimy292@gmail.com)
lOMoARcPSD|13166366
+ 1 invoice ( bản chính )
+ 1 packing list ( bản chính )
+ Mẫu hàng để kiểm dịch (nếu có)
+ Vận đơn (vận đơn này sẽ được nộp sau khi tàu chạy để lấy chứng thư)
Khi đã chuẩn bị hoàn chỉnh hồ sơ, nhân viên giao nhận mang bộ hồ sơ đó đến cơ
quan kiểm dịch thực vật để đăng ký kiểm dịch. Nhân viên tiếp nhận sẽ kiểm tra bộ hồ
sơ, nếu thấy đầy đủ sẽ ký và đóng dấu vào giấy đăng ký.
Khi hàng đã về đến cảng, nhân viên giao nhận sẽ đưa nhân viên kiểm dịch đến vị
trí container và tiến hành kiểm tra hàng. Hàng sẽ được cấp chứng thư sau khi đã kiểm
tra đạt tiêu chuẩn. chứng thư này là chứng nhận tình trạng của hàng hóa đảm bảo an
toàn vệ sinh thực phẩm.
7) . Thông quan hàng xuất khẩu
a) Truyền số liệu qua mạng hải quan điện tử
Dựa trên những chứng từ mà khách hàng cung cấp cũng như những thông tin về hàng
hóa mà công ty thu thập được như:+ Hợp đồng thương mại+ Invoice+ Packing
lish+….
Nhân viên giao nhận dùng phần mềm khai báo hải quan điện tử « ECUSKD » để
truyền số liệu lên tờ khai qua mạng. Nếu truyền thành công hệ thống mạng của hải
quan tự động báo số tiếp nhận hồ sơ, số tờ khai và phân luồng hàng hóa. Nhờ bước cải
tiến này mà thời gian làm thủ tục nhanh hơn so với thủ công trước đây vì nhân viên
hải quan không phải nhập lại số liệu trên tờ khai vào máy.
- Phân luồng hàng hóa có 3 luồng
+ Luồng xanh : Miễn kiểm tra chi tiết hồ sơ, miễn kiểm tra thực tế hàng hóa. Cán bộ
hải quan chuyển hồ sơ qua lãnh đạo chi cục duyệt, đóng dấu thông quan « đã làm thủ
tục hải quan » vào tờ khai xuất khẩu.
+ Luồng vàng : Miễn kiểm tra thực tế hàng hóa, hồ sơ chuyển qua bộ phận tính giá
thuế để kiểm tra chi tiết hồ sơ. Nếu hồ sơ hợp lệ sẽ được chuyển hồ sơ qua lãnh đạo
chi cục duyệt, đóng dấu thông quan « đã làm thủ tục hải quan » vào tờ khai xuất
khẩu.
+ Luồng đỏ : Hồ sơ được chuyển qua bộ phận kiểm tra thực tế hàng hóa . Tuỳ tỷ lệ
phân kiểm hóa của lãnh đạo chi cục mà chủ hàng xuất trình 5%, 10% hay 100% hàng
để hải quan kiểm tra. Sau khi kiểm tra nếu hàng hóa đúng với khai báo của tờ khai và
chứng từ liên quan, cán bộ hải quan sẽ bấm niêm phong hải quan vào container và sẽ
ghi chú vào tờ khai xác nhận hàng hóa đúng khai báo và chuyển hồ sơ qua lãnh đạo
chi cục duyệt, đóng dấu thông quan « đã làm thủ tục hải quan » vào tờ khai xuất
khẩu.
Lưu ý : Đăng ký làm thủ tục ở cửa khẩu nào thì truyền số liệu vào cửa khẩu đó.¯
b) Làm thủ tục Hải Quan tại cảng
Downloaded by V? Hoàng H?i My (vuhoanghaimy292@gmail.com)
lOMoARcPSD|13166366
Chia thành 2 trường hợp:
Trường hợp 1: Hàng hóa xuất khẩu miễn kiểm ( luồng xanh)
Bước 1 : Đăng ký mở tờ khai xuất khẩu
- Nhân viên giao nhận in tờ khai Hải Quan điện tử (in 2 bản), mang tờ khai đến
cho khách hàng kí tên và đóng dấu xác nhận..
- Sau đó, mang bộ chứng từ bao gồm:+ Giấy giới thiệu+ 2 tờ khai Hải Quan+
packing list- Hải quan sẽ tiếp nhận bộ hồ sơ của nhân viên công ty và tiến hành kiểm
tra xem việc chấp hành pháp luật Hải quan của doanh nghiệp trên hệ thống mạng hải
quan có vi phạm gì không. Kế tiếp xem việc kê khai trên tờ khai có phù hợp với
chứng từ hay không và xem hàng xuất khẩu có thuộc danh mục hàng cấm hay không.
- Sau đó, Hải quan đóng dấu vào tờ khai và chuyển sang bộ phận trả tờ khai.(Khi
nộp tờ khai nhân viên giao nhận se mất phí kẹp vô tờ khai có thể từ 50.000 đến
200.000đ, hoặc có thể nhiều hơn tùy trường hợp)
Bước 2: Trả tờ khai
- Nhân viên giao nhận mua tem ( lệ phí Hải Quan) dán vào tờ khai .
- Hải quan sau khi kiểm tra trả lại cho nhân viên giao nhận 1 tờ khai và giữ lại tờ
khai dán tem.
Bước 3: Thanh lý hải quan bãi
- Nhân viên giao nhận photo tờ khai và đến Hải quan thanh lý hàng xuất ở Cát
Lái để thanh lý.
- Nhân viên mang tờ khai đã thông quan đến hải quan giám sát bãi ghi số
container/seal, tàu/chuyến lên tờ khai gốc.
- Sau đó, nộp tờ khai ( photo và gốc để kiểm tra) tại phòng thanh lí.
- Hải quan thanh lí kiểm tra đóng dấu xác nhận và trả lại tờ khai bản gốc.(Khi
thanh lý nhân viên giao nhận sẽ mất phí chi cho Hải quan thanh lý là 10.000đ/1 cont ở
đây Cty Vương Ngọc có 2 cont là 20.000đ phí này không có trên hóa đơn mà như
dạng tiền bồi dưỡng)
Bước 4: Vào sổ tàu hàng xuất- Căn cứ vào Booking nhân viên giao nhận viết số hiệu
tàu, số hiệu chuyến đi, số container, số seal vào ô 28 tờ khai để tiến hành vào sổ tàu.
- Nhân viên giao nhận nộp tờ khai để Hải quan vào sổ tàu.
- Hải quan trả lại tờ khai và phiếu xác nhận vào sổ tàu.
Kết thúc quá trình làm thủ tục thông quan cho lô hàng xuất khẩu tại cảng.
Hàng hóa sẽ được sắp xếp lên tàu theo kế hoạch của hãng tàu.
Lưu ý: Phải vào sổ tàu trước khi đến giờ Closing time nếu không hàng sẽ rớt lại
không xuất khẩu được mặc dù đã thông quan.
Lưu ý: Chi tiết hàng xuất khẩu kiểm hóa ( luồng đỏ )
Downloaded by V? Hoàng H?i My (vuhoanghaimy292@gmail.com)
lOMoARcPSD|13166366
Bước 1 : Đăng ký mở tờ khai xuất khẩu
- Nhân viên giao nhận in tờ khai Hải Quan điện tử (in 2 bản), mang tở khai đến
cho khách hàng kí tên và đóng dấu xác nhận..
- Sau đó, mang bộ chứng từ bao gồm:+ Giấy giới thiệu+ 2 tờ khai Hải Quan+
Hợp đồng thương mại ( sao y)+ Invoice ( bản chính)+ Packing list ( bản chính)
– Hải quan sẽ tiếp nhận bộ hồ sơ của nhân viên công ty và tiến hành kiểm tra xem việc
chấp hành pháp luật Hải quan của doanh nghiệp trên hệ thống mạng hải quan có vi
phạm gì không. Kế tiếp xem việc kê khai trên tờ khai có phù hợp với chứng từ hay
không và xem hàng xuất khẩu có thuộc danh mục hàng cấm hay không.- Sau đó, Hải
quan đóng dấu và chuyển bộ phận kiểm hóa.
Bước 2: Kiểm hóa hàng xuất
- Nhân viên giao nhận đăng ký chuyển bãi kiểm hóa tại bộ phận chuyển bãi và rút
ruột container.
- Nhân viên giao nhận xem kết quả phân kiểm để liên lạc với Hải quan kiểm
hóa.- Xuống bãi tìm container tiến hành cắt seal và liên lạc với Hải quan kiểm
hóa xem cắt seal và kiểm tra hàng hóa (5%,10% tùy vào mức độ mà Hải quan yêu cầu
kiểm hóa).
- Sau đó, nhân viên giao nhận bấm lại seal mới ( gồm seal Hải quan và hãng
tàu) và xin giấy xác nhận seal của bộ phận cắt/bấm seal có đóng dấu xác nhận của bô
phận bấm seal ở cảng.
Bước 3: Trả tờ khai
- Nhân viên giao nhận mua tem ( lệ phí Hải Quan) dán vào tờ khai .
- Hải quan sau khi kiểm tra trả lại cho nhân viên giao nhận bộ chứng từ bao
gồm:+ 1 tờ khai và giữ lại tờ khai dán tem.+ Hợp đồng thương mại ( sao y)+ Invoice (
bản chính)+ Packing list ( bản chính)
Bước 4: Thanh lý hải quan bãi
- Nhân viên mang tờ khai đã thông quan đến hải quan giám sát bãi ghi số
container/ seal, tàu/chuyến lên tờ khai chính.
- Nhận viên giao nhận photo tờ khai Hải quan điện tử. Sau đó, nộp tờ khai (
photo và gốc để kiểm tra) tại phòng thanh lí.
- Hải quan thanh lí kiểm tra đóng dấu xác nhận và trả lại tờ khai bản gốc.
Bước 5: Vào sổ tàu hàng xuất
- Căn cứ vào Booking nhân viên giao nhận viết số hiệu tàu, số hiệu chuyến đi vào ô
28 tờ khai để tiến hành vào sổ tàu.
- Nhân viên giao nhận nộp tờ khai và phiếu xác nhận seal để Hải quan vào sổ
tàu.- Hải quan trả lại tờ khai và phiếu xác nhận vào sổ tàu.
Kết thúc quá trình làm thủ tục thông quan cho lô hàng xuất khẩu tại
cảng. Hàng hóa sẽ được sắp xếp lên tàu theo kế hoạch của hãng tàu.
Lưu ý: Phải vào sổ tàu trước khi đến giờ Closing time nếu không hàng sẽ rớt lại
không xuất khẩu được mặc dù đã thông quan.
Downloaded by V? Hoàng H?i My (vuhoanghaimy292@gmail.com)
lOMoARcPSD|13166366
8) Phát hành vận đơn
a) Trường hợp 1: Khách hàng sử dụng dịch vụ quốc tế của công ty
Nhân viên giao nhận sẽ chuyển bộ hồ sơ cho bộ phận chứng từ hàng xuất để phát
hành vận đơn cho khách hàng.
Bộ phận chứng từ có trách nhiệm theo dõi lô hàng để lập chứng từ hàng xuất.
Công việc cụ thể của nhân viên chứng từ như sau:
- Liên lạc với khách hàng để kiểm tra xem lô hàng xuất hoàn tất thủ tục xuất hàng
hay chưa.
- Lấy số container báo cho hãng tàu để họ cập nhật sắp xếp container lên tàu.
- Yêu cầu người gửi hàng cung cấp thông tin để phát hành vận đơn.
Nội dung vận đơn gồm những chi tiết sau : -
+)Số vận đơn (B/L no)
+) Người gửi hàng(Shipper)
+)Người nhận hàng(Consignee)
+)Tên tàu số chuyến(vesselvoy)
+)Cảng xếp hàng(Port of loading)
+)Cảng dỡ hàng(Port of discharge)
+)Nơi giao hàng(Place of delivery)
+)Điều kiện vận chuyển hàng :CYDoor
+)Ngày xếp hàng lên tàu :Shipped on board date……(Những thông tin về tên tàu số
chuyến cảng đi, cảng đến phải trùng khớp với booking confirmation của hãng tàu đã
gửi trước đó)
+) Số containersố kẹp chì( container Seal no)
+)Số lượng container(number of container)
+)Mô tả hàng hóa(Descreption of goods)
+)Số kiện( number of package)
+)Trọng lượng hàng cả bì(Gross weight)
+)Nơi phát hành vận đơn(place and date of issue : +)Tên, trụ sở người chuyên chở
hoặc đại lí : +)Đại lí giao nhận ở cảng đến của Minh Khuê(Delivery Agent) : +)Điều
khoản về cước phí(freight and charges) +)Số lượng bản vận đơn gốc (No. Of original
B(s)/L) : +)Chữ ký của người chuyên chở hay đại lý của người chuyên chở : +)Các
điều kiện, điều khoản trách nhiệm chuyên chở, thường được in sẵn ở mặt sau vận đơn,
không thương lượng được, nếu có thỏa thuận khác thì phải thể hiện thêm ở mặt trước
vận đơn vì vậy người thuê chuyên chở phải tìm hiểu kỹ các điều khoản phía sau vận
đơn, hiểu các quy ước quốc tế điều chỉnh vận đơn.+) Người gửi hàng chịu trách nhiệm
cân đong, đo đếm và đóng hàng của mình vào container và niêm phong kẹp chì trước
khi giao cho người chuyên chở vì thế miễn trách nhiệm cho người chuyên chở về số
lượng, chất lượng hàng hóa bên trong container, trên vận đơn thường có ghi chú
« said to contain » « Shipper’s load » « count and seal »(đóng xếp hàng, đếm hàng và
Downloaded by V? Hoàng H?i My (vuhoanghaimy292@gmail.com)
lOMoARcPSD|13166366
kẹp chì do người gửi hàng chịu trách nhiệm). +) Sau khi có đầy đủ những thông tin
trên, bộ phận chứng từ hàng xuất sẽ phát hành vận đơn (HB/L) cho người gửi hàng và
gửi bản vận đơn nháp cho khách hàng kiểm tra lại thông tin nhằm tránh những sai sót
về sau.
b)Trường hợp 2: khách hàng không sử dụng dịch vụ quốc tế của công ty
Nếu không thì nhân viên giao nhận chuyển bộ hồ sơ( bản sao) cho khách hàng để
họ gửi thông tin cho hãng tàu liên quan để yêu cầu cấp vận đơn.Sau khi hàng đã xếp
lên tàu, lấy được vận đơn có ký tên đóng dấu của người chuyên chở hoặc đại lý của hộ
thì nhân viên giao nhận sẽ mang tờ khai, invoice và B/L đến hải quan cảng xác nhận
hàng đã thực xuất. Để doanh nghiệp lấy đó làm cơ sở hoạch toán với các cơ quan(
thuế, ngân hàng..).
9) Thực xuất tờ khai
Sau khi tàu chạy, Hãng tàu sẽ gửi vận đơn cho bộ phận chứng từ của công ty.
Bộ phận chứng từ sẽ đưa cho nhân viên giao nhận vận đơn để thực xuất. Nhân
viên giao nhận đến Chi cục Hải quan nộp tờ khai và vận đơn để Hải quan đóng dấu
xác nhận thực xuất.
10) Gửi bộ chứng từ cho đại lí ở nước ngoài
Sau khi hoàn tất bộ chứng từ hàng xuất (HB/L, MB/L) nhân viên chứng từ sẽ
gửi thông báo mô tả sơ lược về lô hàng vận chuyển :Shipper/ Consignee, tên tàu/ số
chuyến, cảng đi/ cảng đến, ETD/ETA (Ngày đi / ngày dự kiến đến), Số vận đơn
(HB/L,MB/L), loại vận đơn (surrender, Original, seaway bill…), hợp đồng, invoice,
packing list cho đại lý liên quan để đại lý theo dõi tiếp lô hàng tại cảng đến, đính kèm
là bản sao HB/L,MB/L.
11) Lập chứng từ kế toán và lưu hồ sơ
a) Lập chứng từ kết toán
Dựa vào booking Profile, điều khoản về cước phí là trả trước (freight prepaid)
nên nhân viên chứng từ sẽ làm Debit note (giấy báo nợ) gửi khách hàng và chuyển
cho bộ phận kế toán để theo dõi thu công nợ. Chỉ khi nào người gửi hàng thanh toán
cước phí và các khoản phí liên quan ( THC, Bill fee, Seal fee…) thì nhân viên chứng
từ mới cấp phát vận đơn cho họ. Trong trường hợp cước phí trả sau (freight
collect) nhân viên chứng từ sẽ làm Debit note (giấy báo nợ) thu cước người nhận hàng
gửi đại lý tại cảng đến nhờ thu hộ, người gửi hàng chỉ đóng phụ phí tại Việt Nam và
nhận vận đơn.
Downloaded by V? Hoàng H?i My (vuhoanghaimy292@gmail.com)
lOMoARcPSD|13166366
b) Quyết toán và lưu hồ sơ
Sau khi hoàn thành xong thủ tục thông quan và vào sổ người giao nhận phải
: Kiểm tra và sắp xếp lại các chứng từ thành 1 bộ hoàn chỉnh, sau đó sẽ trả lại cho
khách và công ty cũng lưu lại 1 bộ. Đồng thời, kèm theo đó là 1 bản Debit Note « 1
bản dành cho khách hàng, 1 bản dành cho công ty ». Trên đó gồm : các khoản chi phí
mà công ty đã nộp cho khách hàng có hóa đơn đỏ, phí dịch vụ vận chuyển, các chi phí
khác…Sau đó giám đốc ký tên và đóng dấu vào giấy báo nợ này. Người giao nhận
mang toàn bộ chứng từ cùng với debit note quyết toán với khách hàng.
Quy trình thủ tục nhập khẩu hàng hóa
Chi tiết sẽ được đề cập ở nội dung Thủ tục Hải quan cho hàng nhập
Sơ đồ quy trình nhập khẩu hàng hóa
Downloaded by V? Hoàng H?i My (vuhoanghaimy292@gmail.com)
lOMoARcPSD|13166366
2. Giao nhận vận tải
2.1 Giao nhận vận tải nội địa
Vận tải nội địa là gì?
Vận chuyển nội địa là hình thức giao nhận hàng hóa tới các điểm giao nhận trong
phạm vi khu vực của một quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ.
Các phương thức vận chuyển nội địa
 Vận chuyển bằng xe tải đường dài
 Vận chuyển bằng đường sắt
 Vận chuyển bằng đường thủy
 Vận chuyển bằng đường hàng không
Tùy vào loại hàng hóa, điểm đến mà bạn nên lựa chọn phương thức vận chuyển phù
hợp .
Các phương thức vận chuyển hàng hóa nội địa
Vận tải hàng hóa nội địa bằng hàng không
Ưu điểm vượt trội của phương thức vận tải này chính là thời gian và tốc độ và nhược
điểm lớn nhất mà vận tải hàng không gặp phải chính là cước phí. Cước phí vận
chuyển bằng đường hàng không cao hơn nhiều so với vận chuyển bằng phương tiện
khác.
Hệ thống đường hàng không tại Việt Nam hiện nay có các tuyến bay đi các nước và
các sân bay nội địa ở khắp ba miền, 6 sân bay quốc tế là Tân Sơn Nhất (TP.Hồ Chí
Minh), Cam Ranh (Khánh Hòa), Đà Nẵng (TP.Đà Nẵng) và Nội Bài (Hà Nội), Cát Bi
(Hải Phòng) và Phú Bài (Thừa Thiên Huế)
Downloaded by V? Hoàng H?i My (vuhoanghaimy292@gmail.com)
lOMoARcPSD|13166366
Vận tải hàng hóa nội địa bằng đường bộ
Ưu điểm của phương thức vận chuyển hàng hóa bằng vận tải đường bộ là thời gian
vận chuyển tương đối nhanh; linh động thuận tiện nhờ vào lượng xe lớn, bến bãi
tập kết hàng nhiều…
Vận chuyển nội địa hàng hóa bằng đường biển
Ưu điểm của phương thức vận chuyển này là có khả năng vận chuyển mọi loại hàng
hóa; khả năng chuyên chở của vận tải đường biển không bị hạn chế và chi phí khá
thấp.
Nhược điểm của phương thức vận tải đường biển chính là thời gian lâu hơn so với
các phương thức khác và phụ thuộc nhiều vào yếu tố tự nhiên. Việt Nam có 3 cảng
Downloaded by V? Hoàng H?i My (vuhoanghaimy292@gmail.com)
lOMoARcPSD|13166366
biển lớn ở 3 miền như cảng Hải Phòng, cảng Tiên Sa và cảng Sài Gòn.
Vận chuyển hàng nội địa bằng đường sắt (tàu hỏa)
Ưu điểm là sẽ được đảm bảo bởi được lưu trữ, sắp xếp ở những kho hàng riêng biệt.
Vận tải đường tàu hỏa có thể vận chuyển những hàng nặng, cồng kềnh trên tuyến
đường xa; khả năng thông hành lớn và tiết kiệm chi phí cao; giá cả bình ổn.
Tuy nhiên, vận tải đường tàu hỏa có một nhược điểm lớn chính là phương thức vận
chuyển này chỉ hoạt động trên đường ray và có tuyến cố định nên không thể linh hoạt
trong quá trình vận chuyển.
Downloaded by V? Hoàng H?i My (vuhoanghaimy292@gmail.com)
lOMoARcPSD|13166366
Vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt
2.2 Giao nhận vận tải quốc tế
Khái niệm giao nhận vận tải quốc tế
Giao nhận vận tải quốc tế hay còn gọi là Freight Forwarder, (gọi tắt là Forwarder)…
là thuật ngữ chỉ các công ty làm nghề giao nhận vận tải quốc tế. Về cơ bản, đây là một
bên trung gian, nhận vận chuyển hàng của chủ hàng, hoặc gom nhiều lô hàng nhỏ
(consolidation) thành những lô hàng lớn hơn, sau đó lại thuê người vận tải (hãng tàu,
hãng hàng không) vận chuyển từ điểm xuất phát tới địa điểm đích. Giao nhận vận
tải quốc tế có thể phối hợp tất cả các hoạt động liên quan đến việc sử dụng một loạt
các phương thức như tàu bay, tàu biển, tàu sông, cước biển, vận tải đường bộ và trong
một số trường hợp có cả vận tải bằng đường sắt
Ví dụ: công ty xuất nhập khẩu tại Tp.HCM muốn xuất khẩu 1 container 20 DC trái
cây từ Cát Lái sang Shang hai, Trung Quốc. Freight Forwarder sẽ thu xếp ký hợp
đồng vận tải nhận chuyển lô hàng này với công ty kia. Sau đó, Freight Forwarder sẽ
tìm hãng tàu nào phù hợp (chẳng hạn SITC để thuê vận chuyển container này tới cảng
Shanghai. Hoặc một công ty Việt Nam muốn nhập máy móc từ Qingdao, Trung Quốc
về Tp. HCM, các Forwarder đứng ra tìm đại lý tại Trung Quốc để lý hợp động vận
chuyển máy từ Trung Quốc về Việt Nam. Những công việc này gọi chung là giao nhận
quốc tế.
Downloaded by V? Hoàng H?i My (vuhoanghaimy292@gmail.com)
lOMoARcPSD|13166366
Tại sao cần forwarder?
Có rất nhiều công ty xuất nhập khẩu không thể tự mình đứng ra thuê tàu, vận chuyển
và khai báo hải quan, nên nhờ đến công ty Forwarder. Một số lý do chính như sau:
 Các công ty quy mô nhỏ, những công ty mới thành lập thường không dễ tiếp
cận hay mặc cả trực tiếp với hãng vận tải, và họ cần bên trung gian là forwarder
để đáp ứng nhu cầu trên cũng như nhu cầu vận chuyển hàng hóa của công ty
mình.
 Sử dụng forwarder sẽ giúp giảm chi phí, vì họ sẽ tìm tuyến đường vận chuyển
tốt nhất, phương thức và hãng vận tải phù hợp nhất cho nhu cầu của chủ hàng.
Các forwarder cũng thu xếp nhiều lô hàng nhỏ để đóng ghép (consolidate) và
vận chuyển tới địa điểm đích, nhờ vậy mà tiết giảm chi phí cho từng chủ hàng
riêng lẻ. Ngoài ra các công ty xuất nhập khẩu không phải tốn chi phí xây dựng
văn phòng, trả lương nhân viên và các chi phí phát sinh khác…
 Các công ty forwarder ngoài việc chính là vận chuyển hàng hóa, họ có thể làm
tốt các dịch vụ khác nhằm giúp khách hàng tập trung vào việc sản xuất kinh
doanh của mình. Các dịch vụ đi kèm của công ty giao nhận:
Thông quan – Forwarder có thể thay chủ hàng hoàn tất hồ sơ thông quan và nộp thuế
xuất nhập khẩu.
Những vấn đề liên quan đến chứng từ – chẳng hạn như vận đơn, giấy chứng nhận xuất
xứ, giấy phép xuất nhập khẩu Quản lý hàng tồn kho, logistics và các hoạt động quản
lý chuỗi cung ứng
Ngoài ra, các forwarder cũng là kênh thông tin hữu ích về thương mại quốc tế. Những
forwarder dày dạn kinh nghiệm sẽ là những nhà tư vấn tốt (và miễn phí) cho những
khách hàng mới tham gia vào lĩnh vực ngoại thương.
Cách lựa chọn Forwarder để tối ưu hiệu quả
Các công ty xuất nhập khẩu bao giờ cũng cần sự can thiệp của các Forwarder. Vậy
làm thế nào để lựa chọn Forwarder vừa đáp ứng nhu cầu của công ty vừa đảm bảo chi
phí và rủi ro giảm ở mức tối thiểu.
Đầu tiên, cần chọn lọc và tìm được những công ty tiềm năng. Thông tin về các công ty
này có thể tìm trên internet, danh bạ công ty, hoặc qua môi quan hệ cá nhân cũng như
được sự giới thiệu từ người thân, đồng nghiệp,..Khi đã có một danh sách các
forwarder để lựa chọn, bạn phải chọn được forwarder phù hợp nhất về cả dịch vụ, uy
tín, giá cả va nhiều yếu tố khách quan khác.
Downloaded by V? Hoàng H?i My (vuhoanghaimy292@gmail.com)
lOMoARcPSD|13166366
Thứ hai, xác định điểm mạnh của công ty giao nhận có phù hợp với nhu cầu vận
chuyển của công ty mình hay không cũng như kinh nghiệm và tuyến dịch vụ của các
forwarder này đối với loại hàng của bạn. Ví dụ công ty bạn cần vận chuyển hàng đông
lạnh sang châu Âu, vậy bạn phải xem các forwarder này có kinh nghiệm với hàng lạnh
trên tuyến này không. Hay bạn chuyên nhập hàng siêu trường siêu trọng từ Trung
Quốc về, bạn nên tim hiểu xem công ty giao nhận có mạnh tuyến Trung Quốc với tính
chất hàng như vậy không?
Ngoài ra ,cần xem xét các dịch vụ phụ trợ và chi phí mà bên giao nhận tính cho bạn.
Họ có sẵn lòng giải thích cho bạn về quá trình cung cấp dịch vụ không? Hay các vấn
đề hậu kinh doanh giao nhận như chăm sóc khách hàng, tư vấn của công ty giao nhận
có tốt hay không?
Từ những lý do đó, các công ty xuất nhập khẩu nên tìm cho mình các công ty giao
nhận phù hợp và tốt nhất để hoạt động kinh doanh của công ty mang lại hiệu quả tối
ưu nhất.
2.3 Các khoản phí và phụ phí trong giao nhận vận tải
Các loại cước và phụ phí trong vận chuyển hàng không
Khi chuyên chở hàng hóa bằng đường hàng không, chúng ta phải trả cho người
vận chuyển một khoản tiền gọi là cước vận tải hàng không. Cước vận tải hàng
không được đưa ra dựa trên những cơ sở nhất định và bao gồm nhiều loại cước
khác nhau.
1. Cơ sở tính cước hàng không
Hàng hoá chuyên chở có thể phải chịu cước theo trọng lượng nhỏ và nặng, theo thể
tích hay dung tích chiếm chỗ trên máy bay đối với hàng hoá nhẹ và cồnh kềnh. Đối
với những loại hàng hóa có giá trị cao thì giá cước sẽ được tính dựa theo trị giá của
hàng trên một đơn vị thể tích hay trọng lượng.
Tuy nhiên cước hàng hoá không được nhỏ hơn cước tối thiểu.
2. Một số loại cước hàng không
Hiện tại có 9 loại phụ phí hàng không dựa theo đặc điểm hàng hóa vận tải được áp
dụng, bao gồm:
Downloaded by V? Hoàng H?i My (vuhoanghaimy292@gmail.com)
lOMoARcPSD|13166366
* Cước GRC: Với các mặt hàng thông thường, không phải hàng nguy hiểm, không có
yêu cầu bảo quản đặc biệt có các mức cước theo khối lượng:
 Mức min: Là mức cước nhỏ nhất
 Mức – 45: Hàng hóa có trọng lượng bé hơn 45kg
 Mức + 45: Hàng hóa có trọng lượng nhỏ hơn 100kg, lớn hơn 45 kg
 Mức + 100: Hàng hóa có trọng lượng nhỏ hơn 500kg, lớn hơn 100kg
 Mức +500: Hàng hóa có trọng lượng nhỏ hơn 1000kg, lớn hơn 500kg
 Mức +1000: Hàng hóa có trọng lượng vượt 1000kg.
* Cước phân loại hàng (CCR): dùng cho các hàng hóa không được đề cập trong biểu
cước.
* Cước tối thiểu (M): Đây là mức cước tối thiểu, dùng cho hàng hóa đặc biệt trọng
lượng thấp
* Cước hàng đặc biệt (SRC): thường cao, dùng cho hàng hóa loại nguy hiểm, dễ
cháy nổ.
Loại cước hàng bách hóa được dùng làm cơ sở tính cước của các hàng hóa không có
giá cước riêng.
Ví dụ về tính cước hàng không
Doanh nghiêp A nhập khẩu lô hàng Áo thu đông gồm 3 kiện hàng, mỗi kiện nặng 80kg
và có kích thước là 80 x 50 x 50 (cm).
Cách tính được thực hiện như sau:
Gross weight (GW): 3 x 80 = 240kg
Volume Weight(VW): [3 x (80 x 50 x 50)]:6000 = 100Kg
Do Gross weight (GW) lớn hơn nên sẽ được lấy làm khối lượng tính cước (CW):
240kg
Vậy ta áp dụng mức cước + 100 là 1.95 USD/kg.
Giá cước hàng không: 240 x 1.95 = 468 USD
Trường hợp đặc biệt : Nếu hàng có khối lượng tích cước CW là 480 (với áp dụng
mức cước + 100 là 1.95 USD/kg, và + 500 là 1.75 USD/kg), khi đó ta có hai cách tính
:
Giá cước hàng không 1: 480 x1.95 =936 USD ( Mức +100)
Downloaded by V? Hoàng H?i My (vuhoanghaimy292@gmail.com)
lOMoARcPSD|13166366
Giá cước hàng không 2: 500×1.75 = 875 USD ( Áp lên mức +500)
Mức giá cước 2 nhỏ hơn mức giá cước 1 nên áp mức cước số 2 là 875 USD
Cước hàng không tối thiểu (M-minimum rate)
Là cước mà thấp hơn thế thì các hãng hàng không coi là không kinh tế đối với việc
vận chuyển một lô hàng, thậm chí một kiện rất nhỏ. Trong thực tế, cước tính cho một
lô hàng thường bằng hay lớn hơn mức cước tối thiểu. Cước tối thiểu phụ thuộc vào
các quy định của IATA.
Ngoài ra còn cước thuê bao, cước theo nhóm, cước hàng chậm, cước hàng ưu tiên
nhanh, cước chung cho mọi hàng hóa. Các mức giá phụ phí vận chuyển đường không
trên có thể thay đổi theo từng thời điểm; với từng đơn vị vận tải và đặc điểm hàng hóa.
Ngoài ra, các phụ phí hàng không gồm có:
 Phí làm thủ tục hải quan
 Phí vận tải hàng từ kho hàng ra sân bay
 Phí bốc dỡ hàng (phí handling) từ phương tiện vận tải xuống kho hàng hóa; và sắp xếp
quản lý vào kho chờ bay
 Phí soi an ninh: X-ray fee và Security, chi trả cho các hoạt động kiểm tra an ninh tại
sân bay và có chi phí rất thấp
 Phí phát hành vận đơn (AWB fee)
Downloaded by V? Hoàng H?i My (vuhoanghaimy292@gmail.com)
lOMoARcPSD|13166366
 Phí THC: Phí bốc xếp hàng hóa từ máy bay và từ kho lên phương tiện vận tải
 Phí tách Bill: Nếu bên Forward để gộp nhiều House Bill lại thì tại cảng đích các công
ty dịch vụ hàng hóa sẽ phải tách bill
 Phí overtime: Chi trả cho các công việc làm ngoài giờ.
Các loại cước và phụ phí trong vận chuyển đường biển.
1. Vận chuyển đường biển, hàng lẻ LCL
Đơn giá được tính cho mỗi đơn vị thể tích của lô hàng (vd: 10 USD/CBM). Trong đó,
hãng vận tải cũng quy định mức cước tối thiểu. Vd: Tối thiểu 01 CBM nghĩa là lô
hàng có thể tích nhỏ hơn 01 CBM vẫn phải chịu cước phí 10 USD)
Công thức tính cước hàng lẻ:
Freight = Rate x CBM
2. Đi biển, hãng nguyên FCL
Đơn giá được tính cho mỗi đơn vị container. 80 USD/ 20DC tức là phải dùng 80 USD
để vận tải 1 container 20ft loại thường.
Công thức tính cước hàng nguyên:
Freight = Rate x Số lượng container
Các loại phí địa phương (Local Charges) & Các loại phụ Phí (Surcharge) thu
hàng xuất và hàng nhập.
THC (Terminal Handling Charge) – Phụ phí xếp dỡ hàng hóa
 Thu tại: Origin/ Destination
 Thu theo: số lượng container
Là phụ phí xếp dỡ hàng hóa tại cảng đi/cảng đến trên mỗi container để bù đắp chi phí
cho các hoạt động làm hàng tại cảng như: xếp dỡ container từ trên tàu xuống, tập kết
container từ Container Yard (C/Y) ra cầu tàu…
Downloaded by V? Hoàng H?i My (vuhoanghaimy292@gmail.com)
lOMoARcPSD|13166366
Thực chất, Cảng sẽ thu nhiều loại phí như phí xếp dỡ và các phí liên quan khác từ
hãng tàu. Tuy nhiên, hãng tàu sẽ gộp và thu lại từ chủ hàng (người gửi/người nhận
hàng) khoản phí duy nhất gọi là THC.
THD (Terminal Handling at Destination) – Phụ phí xếp dỡ hàng hóa tại cảng
đích
 Thu tại: Destination
 Thu theo: số lượng container
Giống với THC nhưng thu tại điểm đến của lô hàng tại nước nhập khẩu
Handling (Handling fee) : Là loại phí Forwarder thu của Shipper / Consignee cho
việc giao dịch với đại lý nước ngoài của họ để thỏa thuận về việc đại diện cho đại lý ở
nước ngoài tại Việt Nam để khai báo manifest với hải quan, phát hành B/L, D/O và
các thủ tục, giấy tờ liên quan
D/O (Delivery Order) – Phí lệnh giao hàng
 Thu tại: Destination
 Thu theo: Mỗi B/L
Phí lệnh giao hàng trên mỗi B/L mà Consignee phải đóng cho Hãng tàu/Forwader khi
có một lô hàng nhập khẩu.
Khi có Arrival Notice, Hãng tàu / Forwarder sẽ issue một bản D/O, bạn mang ra cảng
và xuất trình cho kho (LCL) hoặc làm phiếu EIR (FCL) để lấy được hàng.
B/L (Bill of Lading fee)/ AWB (Airway Bill fee)/ Phí chứng từ (Documentation
fee)
 Thu tại: Origin
 Thu theo: Mỗi B/L
Tương tự D/O cho hàng nhập thì mỗi một lô hàng xuất khẩu, Hãng tàu/ Forwarder
phải phát hành B/L (vận tải đường biển) hoặc AWB (vận tải đường hàng không)
 Courier fee: phí chuyển chứng từ về đối với bill gốc
 Telex release fee: phí điện giao hàng đối với Surrendered B/L
CFS (Container Freight Station fee) – Phí kho hàng lẻ CFS
 Thu tại: Origin/Destination
Downloaded by V? Hoàng H?i My (vuhoanghaimy292@gmail.com)
lOMoARcPSD|13166366
 Thu theo: Mỗi CBM
Loại phí phải trả cho Consol hoặc Forwarder khi có hàng lẻ (LCL) xuất khẩu/ nhập
khẩu. Đây là phí dỡ hàng từ container vào kho hoặc ngược lại.
Amendment fee – Phí chỉnh sửa bill
 Thu tại: Origin
 Thu theo: mỗi B/L
Loại phí phải trả cho Hãng tàu / forwarder cho việc chỉnh sửa các chi tiết trên B/L
hàng xuất
BAF (Bunker Adjustment Factor) /FAF (Fuel Adjustment Factor) – Phụ phí biến
động giá nhiên liệu Châu Âu.
 Thu tại: Origin/Destination
 Thu theo: Mỗi container
Hãng tàu thu từ chủ hàng để bù đắp chi phí phát sinh do biến động giá nhiên liệu
CAF (Currency Adjustment Factor) – Phí điều chỉnh chênh lệch ngoại tệ
 Thu tại: Origin/ Destination
 Thu theo: Mỗi container
Phụ thuộc vào thay đổi về tỷ giá ngoại tệ mà CAF sẽ thay đổi hàng tháng
CIC (Container Imbalance Charge) – Phụ phí mất cân đối vỏ container
 Thu tại: Destination
 Thu theo: Mỗi container
Phụ phí mất cân đối vỏ container hai đầu hay phí phụ trội hàng nhập. Hãng tàu thu để
bù đắp chi phí cho việc phải vận chuyển một lượng lớn container rỗng từ nơi thừa đến
nơi thiếu.
Cleaning fee – Phí vệ sinh container
 Thu tại: Destination
 Thu theo: Mỗi container
Trả cho việc vệ sinh các container sau mỗi lần chở hàng, tránh những ảnh hưởng từ
những lô hàng trước tới lô hàng sau
COD (Change of Destination) – Phí đổi cảng đích
 Thu tại: Origin/ Destination
Downloaded by V? Hoàng H?i My (vuhoanghaimy292@gmail.com)
lOMoARcPSD|13166366
 Thu theo: Mỗi container
Phí phải trả khi người xuất khẩu hoặc người nhập khẩu muốn thay đổi cảng đích của
một lô hàng sau khi tàu đã chạy. Hãng tàu sẽ thu phí để sửa chứng từ và hệ thống.
DET (Detention) – phí lưu container tại kho riêng
 Thu tại: Origin/ Destination
 Thu theo: Mỗi container/ số ngày lưu
Phí lưu container tại kho đóng trực tiếp cho hãng tàu. Tương tự DET, hãng tàu có thời
gian miễn phí khác nhau. Khi hết thời hạn thì hãng tàu mới bắt đầu mới tính phí theo
ngày lưu cho khách hàng tùy theo chủng loại, kích thước container.
DEM (Demurrrage) – phí lưu container tại bãi của cảng
 Thu tại: Origin/ Destination
 Thu theo: Mỗi container/ số ngày lưu
Phí lưu container tại bãi của cảng đóng trực tiếp cho hãng tàu. Tương tự DET, mỗi
hãng sẽ có thời gian miễn phí cho khách hàng lưu container tại bãi. Trong trường hợp
lưu quá thời hạn thì hãng tàu mới bắt đầu thu phí
DDC (Destination Delivery Charge) – Phí giao hàng tại cảng đến
 Thu tại: Destination
 Thu theo: Mỗi container
Không giống như tên gọi, phí này hoàn toàn không liên quan gì đến việc giao hàng
cho người nhận. Hãng tàu thu phí này để bù đắp cho việc dỡ hàng khỏi tàu, sắp xếp
container trong cảng và ra/vào cảng.
Đây là phí phát sinh tại cảng đích nên shipper không phải trả phí này
EBS (Emergency Bunker Surcharge) – Phụ phí xăng dầu Châu Á
 Thu tại: Origin/Destination
 Thu theo: Mỗi container
Đây là loại phí thu phụ thuộc vào biến động của giá nhiên liệu trên thị trường.
GRI (General Rate Increase) – Phụ phí cước vận chuyển
 Thu tại: Origin/ Destination
 Thu theo: Mỗi container
Thường thấy với hàng xuất đi Hoa Kỳ, áp dụng cho mùa cao điểm tương tự PSS
Downloaded by V? Hoàng H?i My (vuhoanghaimy292@gmail.com)
lOMoARcPSD|13166366
Phí chạy điện (áp dụng cho hàng lạnh tại cảng): Loại phí cắm điện cho container lạnh
(RF) để giữ nhiệt độ thấp bảo quản hàng hóa
ISPS (International Ship and Port facility Security) – Phụ phí an ninh tàu và
cảng
 Thu tại: Origin
 Thu theo: Mỗi container
Phụ phí mà một số hãng tàu thu cho việc đầu tư, nâng cấp, bảo dưỡng hệ thống kiểm
soát và bảo hộ hàng hóa.
IFB – Phí thu hộ
 Thu tại: Destination
 Thu theo: Mỗi B/L
Là phụ phí thu hộ O/F tại cảng đến
Late Submission Fee – Phí submit SI trễ
 Thu tại: Origin
 Thu theo: mỗi B/L
Khoản phạt do người xuất khẩu trễ hạn gửi thông tin cần ghi tên bill (B/L)
LPF (Late Payment Fee) – Phí chậm thanh toán
 Thu tại: Origin/ Destination
 Thu theo: Mỗi container
Khoản phạt nếu bạn thanh toán chậm tiền dịch vụ cho hãng tàu
Lift On – Phí nâng container
 Thu tại: Origin/ Destination
 Thu theo: Mỗi container
Là loại phí trả cho việc thuê nâng container từ bãi lên xe tải
Lift Off – Phí hạ container
 Thu tại: Origin/ Destination
 Thu theo: Mỗi container
Là loại phí trả cho việc thuê hạ container xe tải xuống bãi tập kết
LSS (Low Sulphur Surcharge) – Phụ phí giảm thải lưu huỳnh
Downloaded by V? Hoàng H?i My (vuhoanghaimy292@gmail.com)
lOMoARcPSD|13166366
 Thu tại: Origin
 Thu theo: Mỗi container
OWS (Overweight surcharge) – Phụ phí vượt trọng lượng
 Thu tại: Origin/ Destination
 Thu theo: Mỗi container
Hãng tàu sẽ thu nếu hàng hóa của bạn vượt quá trọng lượng để đảm bảo lợi nhuận trên
mỗi chuyến tàu
PSS (Peak Season Surcharge) – Phụ phí mùa cao điểm
 Thu tại: Origin/ Destination
 Thu theo: Mỗi container
Phụ phí được các hãng tàu áp dụng vào một số thời điểm trong năm do có sự tăng
mạnh về nhu cầu vận chuyển hàng hóa
PCS (Panama Canal Surcharge) – Phụ phí qua kênh đào Panama
 Thu tại: Origin
 Thu theo: Mỗi container
Loại phụ phí dành cho tất cả hàng hóa khi di chuyển qua kênh đào Panama (Panama,
Châu mĩ)
PCS (Port Congestion Surchage) – Phí tắc nghẽn cảng
 Thu tại: Origin/ Destination
 Thu theo: Mỗi container
Loại phụ phí Hãng tàu thu ở cả cảng đi và cảng đến nhằm bù đắp những chi phí phát
sinh do tắc nghẽn cảng gây ra
Storage Charge – Phí lưu bãi của cảng
 Thu tại: Origin/ Destination
 Thu theo: Mỗi container/ số ngày lưu
Phí lưu container được tách ra từ DEM mà khách hàng đóng trực tiếp cho cảng khi hết
hạn miễn phí DEM./ Đây là loại phí gây khá nhiều tranh cãi vì có thể được gộp hoặc
không được gộp trong phí DEM.
SCS (Suez Canal Surcharge) – Phụ Phí qua kênh đào Suez
 Thu tại: Origin
Downloaded by V? Hoàng H?i My (vuhoanghaimy292@gmail.com)
lOMoARcPSD|13166366
 Thu theo: Mỗi container
Tương tự PCS, đây là loại phí cho tất cả hàng hóa khi di chuyển qua kênh đào Suez
(Ai Cập, Châu Phi)
Seal Fee – Phí niêm phong chì
 Thu tại: Origin
 Thu theo: Mỗi container
Phí mua 1 seal (chì) với số hiệu độc nhất của hãng tàu để kiểm soát an toàn hàng hóa.
Seal được Hải quan sử dụng như 1 công cụ kiểm soát hàng hóa và chống buôn lậu
X-ray (Screening) – Phí soi chiếu an ninh
 Thu tại: Origin
 Thu theo: Mỗi container
WSU (Winter Surcharge) – Phụ Phí mùa Đông
 Thu tại: Origin/ Destination
 Thu theo: Mỗi container
Hãng tàu sẽ thu vào mùa đông đối với hàng xuất đi các nước có mùa đông khắc nghiệt
như Nga, Ukraine nhằm đảm bảo hoạt động của tàu thuyền
WRS (War Risk Surcharge) – Phụ phí chiến tranh
 Thu tại: Origin/ Destination
 Thu theo: Mỗi container
Hãng tàu thụ phí này để bù đắp các rủi ro có thể xảy ra do chiến tranh
Phí local charges được áp dụng vào từng thị trường cụ thể
AMS (Advanced Manifest System fee) – Phí truyền dữ liệu hải quan bắt buộc khi
xuất hàng sang Mỹ, Canada và một số nước khác
 Thu tại: Origin
 Thu theo: Mỗi B/L
AFR (Advance Filling Rules) – Phí truyền dữ liệu hải quan vào Nhật Bản
 Thu tại: Origin
 Thu theo: Mỗi B/L
AFS (Advance Filling Surcharge) – Phí truyền dữ liệu hải quan vào Trung Quốc
 Thu tại: Origin
Downloaded by V? Hoàng H?i My (vuhoanghaimy292@gmail.com)
lOMoARcPSD|13166366
 Thu theo: Mỗi B/L
ANB – tương tự AMS cho một số nước châu Á
 Thu tại: Origin
 Thu theo: Mỗi B/L
ENS (Entry Summary Declaration) – Phí kê khai hàng vào các nước Châu Âu
 Thu tại: Origin
 Thu theo: Mỗi B/L
ISF (Importer Security Filling) – Phí khai báo an ninh hàng vào Hoa Kỳ
 Thu tại: Origin
 Thu theo: Mỗi B/L
2.3 Danh sách các cảng biển chính trên thế giới và Việt nam
TOP 10 CẢNG BIỂN LỚN NHẤT THẾ GIỚI NĂM 2021
Phần lớn các cảng biển lớn trên thế giới chủ yếu nằm tại Trung Quốc. Phần còn lại là
ở Singapore, Netherlands và Hàn Quốc.
10.CẢNG ROTTERDAM – HÀ LAN
Downloaded by V? Hoàng H?i My (vuhoanghaimy292@gmail.com)
lOMoARcPSD|13166366
Sau thời gian dài giữ vị trí là cảng lớn nhất thế giới từ những năm 1962 đến năm 2004
trước khi cảng Singapore và Thượng hải vượt qua. Cảng Rotterdam vẫn là một cảng
biển lớn nhất tại khu vực châu Âu. Đây là cảng có mực nước sâu nhất khu vực Tây
Bắc châu Âu và nó cho phép các loại tàu có chiều sâu mớm nước lớn.
9. CẢNG TIANJIN – Trung Quốc
Cảng Tianjin là cảng lớn thứ 3 của Trung Quốc, và là cảng lớn nhất tại khu vực phía
bắc của nước này. Cảng cho phép khai thác đến 476 triệu tấn / năm và 16 triệu TEU /
năm cho container.
8. CẢNG QINGDAO – Trung Quốc
China Qingdao port container terminal
Cảng Qingdao là cảng nằm trên khu vực tỉnh Qingdao của Trung Quốc. Đây là cảng
lớn nhất trong lĩnh vực khai thác kim loại. Cảng này đặc biệt nổi tiếng với khai thác
tàu hàng rời và có thể khai thác hàng container lên đến 18 triệu TEUs/ năm.
Mỗi năm năng lực khai thác của cảng lên đến 400 triệu tấn / năm.
7. CẢNG HONG KONG – TRUNG QUỐC
Downloaded by V? Hoàng H?i My (vuhoanghaimy292@gmail.com)
lOMoARcPSD|13166366
Cảng Hong Kong năm ở khu vực phía nam của Trung Quốc, Nó không hẳn là cảng
biển lớn nhất thế giới được xây dựng, nhưng lại là cảng biển bận rộn nhất thế giới
trong việc khai thác tàu ra vào cảng.
Một yếu tố làm cho cảng Hồng Kong phát triển đó là mực nước sâu của cảng Victoria
Harbour cung cấp điều kiện tuyệt với cho tất cả các loại tàu hiện nay trên thế giới.
6. CẢNG BUSAN – HÀN QUỐC
Downloaded by V? Hoàng H?i My (vuhoanghaimy292@gmail.com)
lOMoARcPSD|13166366
Cảng Busan là cửa ngõ quan trọng cho giao thương kinh tế ra Thái Bình Dương và các
nước Á – Âu.
5. CẢNG GUANGZHOU – TRUNG QUỐC
Là cảng biển lớn nhất khu vực phía nam Trung Quốc, Cảng tạo ra kết nối với hơn 300
cảng biển và hơn 100 nước trên thế giới. Đây là cảng tổng hợp transit.
Mỗi năm cảng Guangzhou khai thác đến 460 triệu tấn / năm và cho phép đến 22 triệu
TEUs mỗi năm qua cảng.
4. CẢNG NINGBO
Mặc dù cảng Ningbo có chút nhỏ hơn so với cảng Guangzhou nhưng nó lại có khả
năng khai thác lớn hơn nhiều so với Guangzhou.
3. Shenzen – TRUNG QUỐC
Đây là cụm cảng nằm trên bờ biểnShenzhen. Đây có thể nói là cảng biển có tốc độ bận
rộn và phát triển nhanh nhất thế giới.
2. CẢNG SINGAPORE
Downloaded by V? Hoàng H?i My (vuhoanghaimy292@gmail.com)
lOMoARcPSD|13166366
Có thể nói trước khi bị tước mất danh hiệu cảng biển lớn nhất năm 2010, Cảng
Singapore vẫn là một cảng biển lớn nhất thế giới về độ kết nối và độ phủ tới các nước
trên thế giới.
Cảng có thể kết nối tới 600 cảng và 100 quốc gia trên thế giới.
Mỗi năm hàng hóa thông quan qua cảng tới 537.6 triệu tấn và 36 triệu TEUs/ Năm
1. CẢNG THƯỢNG HẢI
Với 5 tổ hợp cảng, Cảng Thượng Hải đã vượt qua cảng Singapore năm 2010 để trở
thành cảng biển lớn nhất thế giới.
Năng lực khai thác qua cảng tới 744 triệu tấn / năm và 40 triệu TEU /
Downloaded by V? Hoàng H?i My (vuhoanghaimy292@gmail.com)
lOMoARcPSD|13166366
Cảng biển lớn ở Việt Nam
Theo Bộ GTVT, Việt Nam hiện có 49 cảng biển, trong đó có 10 cảng biển quy mô
lớn, thúc đẩy nền kinh tế phát triển và hội nhập cùng thế giới.
1.1. Cảng Hải Phòng
Cảng biển Hải Phỏng có lưu lượng hàng hóa lưu thông lớn nhất phía Bắc Việt
Nam, với hệ thống thiết bị hiện đại, cơ sở hạ tầng đầy đủ, an toàn và phù hợp
với phương thức vận tải, thương mại quốc tế
1.2. Cảng Vũng Tàu
Downloaded by V? Hoàng H?i My (vuhoanghaimy292@gmail.com)
lOMoARcPSD|13166366
Cảng Vũng Tàu gồm 4 khu bến: Khu bến Cái Mép, Sao Mai, Bến Đình; Khu
bến Phũ Mỹ, Mỹ Xuân; Khu bến sông Dinh; Khu bến Đầm, Côn Đảo
1.3. Cảng Vân Phong (Khánh Hòa)
Được xem là một trong những cảng biển lớn nhất Việt Nam, có tiềm năng trở thành
cảng trung chuyển quốc tế lớn nhất. Đối với hàng giao nhận nhỏ lẻ, tập trung tại khu
vực Khu vực bến Dốc Lết, Ninh Thủy nằm ở phía Tây Nam Vịnh Vân Phong.
1.4. Cảng Quy Nhơn (Bình Định)
Nằm trong Vịnh Quy Nhơn được bán đảo Phương Mai bao phủ nên rất kín gió, thuận
lợi cho các tàu cập bến neo đậu và xếp dỡ hàng hóa quanh năm. Cảng Bình Định có
thể tiếp nhận được những loại tàu dao động từ 30.000 DWT - 50.000 DWT.
Cảng Quy Nhơn nằm trong danh sách 10 cảng biển Việt Nam lớn nhất có lưu lượng
vận chuyển hàng hóa lớn được nhiều chủ tàu trong và ngoài nước biết đến. Năng suất
cùng chất lượng dịch vụ của cảng ngày càng cao nên được nhiều người sử dụng. Cảng
đủ điều kiện tiếp nhận, xếp dỡ hàng hóa nhanh chóng.
Downloaded by V? Hoàng H?i My (vuhoanghaimy292@gmail.com)
lOMoARcPSD|13166366
1.5. Cảng Cái Lân, Quảng Ninh
Là cảng nước sâu lớn nhất Việt Nam, cảng Cái Lân nằm trong vùng trọng tâm phát
triển kinh tế phía Bắc. Nơi đây hội tụ những điều kiện thuận lợi cho các dự án đầu tư
xây dựng, khai thác dịch vụ kinh doanh cảng biển.
1.6. Cảng Sài Gòn
Cảng Sài Gòn đóng vai trò là điểm quan trọng trong ngành xuất nhập khẩu của miền
Nam bao gồm kinh tế của khu vực Đông Nam Bộ và Đồng Bằng Sông Cửu Long.
Cảng là chuỗi hệ thống gồm các cảng biển tại TPHCM như: Tân Cảng Cát Lái, Cái
Mép, Hiệp Phước...
Cảng Sài Gòn đóng vai trò là trọng điểm trong ngành xuất nhập khẩu
Năm 2015, cảng Sài Gòn được vinh dự nằm trong danh sách top 25 cảng container
của thế giới.
Đây cũng là cảng nhiều dịch vụ mua hộ hàng Mỹ, hàng Châu Âu, Châu Mỹ…
thường cho hàng cập bến.
1.7. Cảng Cửa Lò (Nghệ An)
Downloaded by V? Hoàng H?i My (vuhoanghaimy292@gmail.com)
lOMoARcPSD|13166366
Cảng Cửa Lò với tính chất chức năng là khu bến cảng tổng hợp, đáp ứng nhu
cầu xuất, nhập khẩu hàng hóa cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An và
các tỉnh lân cận khu vực Bắc Trung bộ, một phần hàng quá cảnh của nước bạn
Lào và Đông Bắc Thái Lan
1.8. Cảng Dung Quất (Quảng Ngãi)
Cảng Quốc tế Dung Quốc được đánh giá là cảng thương mại quốc tế hiện đại, chúng
đóng góp trong việc thu hút đầu tư vào khu vực kinh tế nội địa và khu công nghiệp
xung quanh.
Cảng Dung Quất chủ yếu phục vụ khu vực nội địa
1.9. Cảng Chân Mây (Thừa Thiên Huế)
Nằm vị trí thuận lợi kết nối với Singapore, Philippines và Hong Kong. Và là vị trí
trung tâm giữa Huế và Đà Nẵng, là cửa ngõ hướng ra biển Đông nên rất thuận lợi
trong việc phát triển kinh tế.
1.10 Cảng Đà Nẵng
Downloaded by V? Hoàng H?i My (vuhoanghaimy292@gmail.com)
lOMoARcPSD|13166366
Là một trong những cửa ngõ chính hướng ra biển Đông, nối liền với các nước như:
Myanmar, Thái Lan, Lào và Việt Nam. Và cảng biển Đà Nẵng được đánh giá là một
trong số cảng biển lớn nhất Việt Nam.
Cảng Đà Nẵng, ngoài là cửa ngõ chính hướng ra Biển Đông, còn được chọn là
điểm đến cuối cùng trong tuyến Hành lang kinh tế Đông Tây, nối liền 4 nước
trong khu vực: Myanmar, Thái Lan, Lào và Việt Nam
Downloaded by V? Hoàng H?i My (vuhoanghaimy292@gmail.com)
lOMoARcPSD|13166366
2.4 Điều kiện thương mại quốc tế Incoterm
Incoterms là gì ?
Incoterms là từ viết tắt của cụm từ tiếng Anh: International Commerce Terms. Đây tập
hợp các quy tắc thương mại quốc tế quy định về trách nhiệm của các bên trong hợp
đồng
Nội dung chính của các điều khoản này phải kể tới 2 điểm quan trọng:
1. Trách nhiệm của bên mua, bên bán đến đâu
2. Điểm chuyển giao trách nhiệm, chi phí, rủi ro từ người bán sang người mua
 Phân chia chi phí và giao nhận hàng hóa theo Thương mại quốc tế như thế
nào?
Có 4 loại chi phí và giao nhận hàng hóa thông dụng sâu đây:
– Chi phí vận tải và giao nhận hàng hóa bao gồm:
Chi phí xếp hàng tại địa điểm bên bán
Chi phí vận tải nội địa (Trucking)
Các phí chứng từ vận tải
Chi phí lưu kho, lưu bãi
Cước vận tải quốc tế (đối với chặng đường chính)
Chi phí dỡ hàng tại nước nhập khẩu
Chi phí lưu kho và lưu bãi tại nước nhập khẩu
Chi phí vận tải chặng đường cuối (Last mile delivery)
Chi phí bốc dỡ hàng tại kho bên mua
– Chi phí thông quan bao gồm:
Chi phí xin giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu
Chi phí kiểm tra như kiểm dịch, khử trùng, đăng kiểm, kiểm tra chất lượng, khai báo
hóa chất, chất dễ cháy, nổ…
Downloaded by V? Hoàng H?i My (vuhoanghaimy292@gmail.com)
lOMoARcPSD|13166366
Chi phí kiểm hóa hàng hóa
Phí dịch vụ tư vấn, kiểm tra sau thông quan:
– Chi phí bảo hiểm (đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu)
– Các chi phí dịch vụ và/hoặc hỗ trợ khác
Incoterms 2010
Incoterms (International Commercial Terms – các điều khoản thương mại quốc tế)
giống như bảng cửu chương vào nghề cho các nhân viên xuất nhập khẩu, Logistics.
Vậy Incoterms có những đặc điểm gì cần chú ý?
 Incoterms không phải là luật, mà chỉ là thông lệ quốc tế, tập quán thương mại.
 Các phiên bản sau không phủ nhận phiên bản trước. Doanh nghiệp có quyền lựa chọn
phiên bản áp dụng
 Không áp dụng cho hàng hóa vô hình, chỉ áp dụng hàng hóa hữu hình
 Phân chia rủi ro và chi phí trong 1 lô hàng cho Người Bán và người Mua
Incoterms 2010 được chia thành 2 nhóm:
 Các điều kiện dùng cho đường biển và thủy nội địa: FAS, FOB, CFR, CIF
 Các điều kiện dùng cho vận tải đa phương thức: EXW, FCA, CPT, CIP, DAT, DAP,
DDP. Có nghĩa là các điều khoản này dùng cho đường nào cũng được.
Seller và Buyer phải thông quan hải quan trường hợp nào?
Downloaded by V? Hoàng H?i My (vuhoanghaimy292@gmail.com)
lOMoARcPSD|13166366
 Thông quan xuất khẩu: Trừ điều kiện EXW thì Buyer thông quan xuất khẩu. Còn lại
Seller phải thông quan xuất khẩu các lô hàng.
 Thông quan nhập khẩu: Trừ điều kiện DDP thì Seller thông quan nhập khẩu. Còn
lại Buyer phải thông quan nhập khẩu lô hàng
NGƯỜI BÁN & NGƯỜI MUA PHẢI THUÊ TÀU TRONG ĐIỀU KIỆN GIAO
HÀNG NÀO?
 Nhóm E & F: người Mua (Buyer) có trách nhiệm thuê tàu, trả cước
 Nhóm C & D: người Bán (Seller) có trách nhiệm thuê tàu, trả cước
Chúng ta hãy cùng nhau phân tích chi tiết các điều khoản của Incoterms 2010 nhé.
1. EXW – Ex Works: Giao tại xưởng
Người bán chỉ giao hàng tại xưởng là hết trách nhiệm. Mọi việc còn lại, người
mua phải làm gồm book tàu, trả cước freight, trả trucking, thông quan hải quan Xuất
khẩu, thông quan Hải quan nhập khẩu.
Ví dụ cách ghi: EXW ABC warehouse, Hanoi, Vietnam (Incoterms 2010)
2. FCA – Free Carrier: giao cho người chuyên chở
Người bán hết trách nhiệm sau khi giao hàng cho người chuyên chở đầu tiên do người
mua chỉ định.
Downloaded by V? Hoàng H?i My (vuhoanghaimy292@gmail.com)
lOMoARcPSD|13166366
Note:
– Nếu giao FCA tại kho của Seller, thì Seller bốc hàng lên xe cho người mua.
– Nếu giao FCA tại kho khác kho hàng của Seller, thì Buyer tự bốc hàng lên xe
Lúc này, FCA = EXW + bốc hàng lên phương tiện của người mua.
Ví dụ cách ghi: FCA Noibai airport, Hanoi, Vietnam (Incoterms 2010)
3. FAS – Free Alongside Ship: Giao dọc mạn tàu
Người bán hết trách nhiệm sau khi đặt hàng song song mạn con tàu (chưa phải giao
lên tàu) như FOB. Seller chịu trách nhiệm thông quan Xuất khẩu. Buyer lo book cước
và thông quan nhập khẩu. Chỉ dùng cho đường biển và thủy nội địa
Hiểu đơn giản, thì FAS = FCA + người Bán chịu cước giao tới dọc mạn tàu.
Ví dụ cách ghi: FAS Haiphong port, Vietnam (Incoterms 2010)
Downloaded by V? Hoàng H?i My (vuhoanghaimy292@gmail.com)
lOMoARcPSD|13166366
4. FOB – Free On Board: Giao hàng lên tàu
Note: FOB = FAS + bốc hàng lên trên tàu an toàn
Seller hết trách nhiệm sau khi giao hàng an toàn trên tàu. Điều này khác với Incoterms
2000 thì FOB chỉ cần giao qua “lan can tàu”
Buyer book cước tàu (lấy booking) và trả tiền cước – freight. Seller thông quan xuất
khẩu, Buyer thông quan nhập khẩu.
Chỉ dùng cho đường biển và thủy nội địa.
Ví dụ cách ghi: FOB Haiphong port, Vietnam (Incoterms 2010)
Downloaded by V? Hoàng H?i My (vuhoanghaimy292@gmail.com)
lOMoARcPSD|13166366
5. CFR – Cost and Freight: Tiền hàng và cước phí
Note: CFR = FOB + F
Chữ C ở đây là Cost = tiền hàng = giá FOB. Còn F là Freight (cước)
– Seller thuê tàu và trả cước
– Seller thông quan Xuất khẩu
– Buyer thông quan nhập khẩu
– Chuyển giao rủi ro sau khi hàng lên tàu tại cảng xuất
– Chỉ dùng cho vận tải biển và thủy nội địa
Ví dụ cách ghi: CFR Port Klang, Malaysia (Incoterms 2010)
6. CIF – Cost, Insurance and Freight: Tiền hàng, bảo hiểm và cước phí
Note: CIF = CFR + I
I: Insurance: bảo hiểm. Tùy loại A, B, C theo quy định của hợp đồng.
Mọi đặc điểm như CFR, nhưng chỉ thêm 1 việc đó là người bán mua bảo hiểm cho lô
hàng.
Ví dụ cách ghi: CIF Shanghai port, China (Incoterms 2010)
Downloaded by V? Hoàng H?i My (vuhoanghaimy292@gmail.com)
lOMoARcPSD|13166366
7. CPT – Carriage Paid To: cước phí trả tới
Dùng vận chuyển đa phương thức, chuyên hàng air là chuẩn nhất, dùng cả cho hàng
sea.
Từ “To” ở đây có nghĩa là tới bất cứ đâu. Do đó, địa điểm đích có thể là tại Cảng/Sân
bay hoặc sâu trong nội địa nước nhập khẩu.
a. Nếu địa điểm đích là cảng dỡ hàng/sân bay đến
* Hàng đường biển (sea)
CPT = FOB + cước vận chuyển tới đích quy định
– Seller thuê tàu và cước trả cước (ocean freight)
– Seller thông quan xuất khẩu
– Buyer thông quan nhập khẩu
* Hàng đường không (air)
CPT = FCA + cước vận chuyển tới đích quy định
– Seller book máy bay và cước trả cước air freight
– Seller thông quan xuất khẩu
– Buyer thông quan nhập khẩu
Ví dụ cách ghi: CPT Noibai, Hanoi, Vietnam (Incoterms 2010)
b. Nếu địa điểm đích là sâu trong nội địa nước nhập khẩu
Note: CPT = CFR + F
Downloaded by V? Hoàng H?i My (vuhoanghaimy292@gmail.com)
lOMoARcPSD|13166366
Tuy nhiên, trong thực tế thì phần đa các lô hàng dùng điều kiện CPT chỉ giao tới cảng
dỡ hàng (Port of discharge) và sân bay đến (Airport of arrival) mà thôi.
8. CIP – Cost and Insurance paid to: cước phí và bảo hiểm trả tới
Note: CIP = CPT + I (Insurance)
Hệt như CPT, Seller phải mua thêm Insurance bảo hiểm tới địa điểm đích quy định
trong hợp đồng
– Seller book máy bay/tàu biển và cước trả cước
– Seller thông quan xuất khẩu
– Buyer thông quan nhập khẩu
Ví dụ cách ghi: CIP Haiphong, Vietnam (Incoterms 2010)
Downloaded by V? Hoàng H?i My (vuhoanghaimy292@gmail.com)
lOMoARcPSD|13166366
9. DAT – Delivered at Terminal: Giao tại bến
Người bán hết trách nhiệm sau khi giao hàng (đã dỡ) tại bến dưới sự định đoạt của
người mua.
Note: DAT = CPT/CIP + rủi ro chịu tới điểm đích quy định
– Seller book tàu trả cước
– Seller thông quan xuất khẩu
– Buyer thông quan nhập khẩu
– Dùng cho vận tải đa phương thức, nhưng hàng sea là chủ yếu.
Ví dụ cách ghi: DAT Haiphong, Vietnam (Incoterms 2010) hoặc DAT X terminal,
Haiphong, Vietnam (Incoterms 2010)
Downloaded by V? Hoàng H?i My (vuhoanghaimy292@gmail.com)
lOMoARcPSD|13166366
10. DAP – Delivered at Place: Giao hàng tại nơi đến
Note: DAP = DAT + cước vận chuyển tới đích quy định
– Đa phương thức, air hay sea đều được, thường là kết hợp.
– Seller book tàu trả cước
– Seller thông quan xuất khẩu
– Buyer thông quan nhập khẩu và trả thuế
Ví dụ cách ghi: DAP Goldtrans JSC, Hanoi, Vietnam (Incoterms 2010)
Downloaded by V? Hoàng H?i My (vuhoanghaimy292@gmail.com)
lOMoARcPSD|13166366
11. DDP – Delivered Duty Paid: giao hàng đã thông quan nhập khẩu
Note: DDP = DAP + người bán làm thủ tục thông quan nhập khẩu
– Trách nhiệm cao nhất của Seller, người bán phải làm từ A-Z các thủ tục và giao
hàng tới tay người mua.
– Dùng cho vận tải đa phương thức
– Seller làm cả thông quan Xuất khẩu và thông quan nhập khẩu
Ví dụ cách ghi: DDP Goldtrans JSC, Hanoi, Vietnam (Incoterms 2010)
Vậy các bạn đã hiểu chi tiết về trách nhiệm và rủi ro trong các điều kiện của Incoterms
2010 rồi.
MỘT SỐ NHẦM LẪN VÀ THẮC MẮC VỀ INCOTERMS 2010
1. CIF và FOB chỉ dùng cho đường biển và thủy nội địa (theo lý thuyết). Nhưng thực
tế, rất nhiều hãng bay và GHA hay công ty Logistics vẫn dùng CIF, FOB cho vận tải
hàng không.
CPT và CIP dùng cho vận tải đa phương thức, do đó hoàn toàn hợp lệ nếu dùng cho
đường biển (thay thế CFR/CIF)
2. Incoterms 2000/2010 không quy định có điều kiện CNF. Tuy nhiên, đây là cách
hiểu và viết của 1 số nước. CNF (Cost and Freight) cũng được hiểu như CFR. Tuy
nhiên, doanh nghiệp nên lựa chọn thể hiện điều kiện CFR là tốt nhất.
Downloaded by V? Hoàng H?i My (vuhoanghaimy292@gmail.com)
lOMoARcPSD|13166366
HIỆN NAY CÓ ÁP DỤNG CẢ INCOTERMS 2000 VÀ 2020
BIỀU ĐỒ INCOTERMS 2000
BIỀU ĐỒ INCOTERMS 2020
Downloaded by V? Hoàng H?i My (vuhoanghaimy292@gmail.com)
lOMoARcPSD|13166366
3. Thanh toán quốc tế
3.1 Khái niệm thanh toán quốc tế
Thanh toán quốc tế là việc thực hiện nghĩa vụ chi trả và quyền hưởng lợi về tiền tệ
phát sinh trên cơ sở các hoạt động kinh tế và phi kinh tế giữa các tổ chức, cá nhân
nước này với các tổ chức, cá nhân nước khác, hay giữa một quốc gia với tổ chức quốc
tế, thông qua quan hệ giữa các ngân hàng của các nước liên quan.

3.2 Các hình thức thanh toán quốc tế cơ bản
1. Phương thức ghi sổ – Open Account
Khái niệm:
Phương thức chuyển tiền (Remittance) là phương thức mà trong đó khách hàng (người
yêu cầu chuyển tiền) yêu cầu ngân hàng của mình chuyển một số tiền nhất định cho
một người khác (người hưởng lợi) ở một địa điểm nhất định bằng phương tiện chuyển
tiền do khách hàng quy định.
Đặc điểm:
 Là một phương thức thanh toán không có sự tham gia của ngân hàng với chức năng là
người mở tài khoản và thu tiền cho người ghi sổ.
 Chỉ mở sổ đơn biên, không mở sổ song biên, nếu người bị ghi sổ mở sổ để theo dõi thì
sổ đó không có giá trị quyết toán giữa hai bên.
 Với góc độ thu tiền, phương thức này chỉ có hai thành phần tham gia: người ghi sổ và
người bị ghi sổ.
 Giá cả hàng hóa ghi trên hợp đồng cơ sở của phương thức ghi sổ thường cao hơn giá
cả hàng hóa ghi trên hợp đồng cơ sở khi trả tiền ngay.
 Phương thức thanh toán ghi sổ về thực chất là phương thức tài trợ nhập khẩu, do đó
rủi ro sẽ thuộc về người bị ghi sổ.
Các bên tham gia:
Chỉ có bên xuất khẩu và nhập khẩu. Ngân hàng chỉ đóng vai trò là bên mở tài khoản
và thực hiện thanh toán dựa trên từng thời điểm đã thỏa thuận thanh toán của bên nhập
khẩu gửi cho bên xuất khẩu.
Quy trình thực hiện:
1. Bên xuất khẩu giao hàng/ dịch vụ và gửi chứng từ cho bên nhập khẩu nhận hàng
2. Bên xuất khẩu ghi nợ vào tài khoản và báo nợ trực tiếp cho bên nhập khẩu
3. Định kỳ thanh toán (tháng, quý hoặc nửa năm) bên nhập khẩu chuyển tiền qua ngân
hàng thanh toán cho bên xuất khẩu hoặc thanh toán bằng séc.
Downloaded by V? Hoàng H?i My (vuhoanghaimy292@gmail.com)
lOMoARcPSD|13166366
Khi nào nên sử dụng phương thức thanh toán ghi sổ?
 2 bên có quan hệ mua bán thường xuyên với số lượng không lớn và có sự tin cậy lẫn
nhau
 Bên xuất khẩu gửi hàng cho bên nhập khẩu hoặc đại lý phân phối ở nước ngoài.
 Thanh toán phí dịch vụ như cước phí vận tải, bảo hiểm, bưu điện, tiền hoa hồng, phí
ủy thác, lãi cho vay hoặc lợi tức đầu tư.
 Dùng trong phương thức gia công
 Phương thức này chỉ có lợi cho người bị ghi sổ
Những điểm cần lưu ý:
 Chưa có luật và tập quán quốc tế điều chỉnh phương thức thanh toán ghi sổ. Khi áp
dụng cần vận dụng luật quốc gia của nước mở sổ cái và/hoặc thỏa thuận ngân hàng đại
lý giữa hai ngân hàng (nếu có).
 Cần quy định cụ thể đồng tiền ghi nợ trên sổ cái, đồng tiền thanh toán, phương thức
chuyển tiền, chế tài thanh toán chậm, thiếu hoặc không thanh toán.
 Trong phương pháp này, bên xuất khẩu mở tài khoản (mở sổ) còn bên nhập khẩu
không mở sổ song song. Trường hợp có mở sổ thì chỉ có giá trị theo dõi chứ không có
giá trị thanh toán.

2. Phương thức nhờ thu – Collection
Khái niệm:
Nhờ thu là hình thức thanh toán sau khi nhà xuất khẩu gửi hàng cho nhà nhập khẩu sẽ
đồng thời gửi chứng từ cho ngân hàng của mình để thu hộ tiền của ngân hàng người
nhập khẩu. Chứng từ nhờ thu trong quy định là những chứng từ tài chính và/ hoặc
chứng từ thương mại. Đây là phương pháp vai trò của ngân hàng thể hiện rất rõ ràng,
đảm bảo an toàn cho 2 bên xuất – nhập khẩu.
 Chứng từ tài chính: hối phiếu, kỳ phiếu, séc hoặc những chứng từ liên quan đến mục
đích chi trả.
Downloaded by V? Hoàng H?i My (vuhoanghaimy292@gmail.com)
lOMoARcPSD|13166366
 Chứng từ thương mại: Hóa đơn, vận tải đơn, các chứng từ về quyền sở hữu hoặc bất
cứ chứng từ nào không phải là chứng từ tài chính.
Đặc điểm:
Phương thức nhờ thu gồm 2 loại:
 Nhờ thu trơn (clean collection) là chỉ thu lại chứng từ tài chính không kèm theo
chứng từ thương mại.
 Nhờ thu chứng từ (documentary collection) là nhờ thu kèm cả 2 loại chứng từ
thương mại và chứng từ tài chính, hoặc chứng từ thương mại không kèm chứng từ tài
chính.
Các bên tham gia:
 Người ủy nhiệm (Principal): là người ủy quyền xử lý nghiệp vụ nhờ thu cho ngân
hàng, thường đồng nhất với người xuất khẩu hay người hưởng lợi.
 Ngân hàng chuyển chứng từ (Remiting bank): là ngân hàng đại diện cho người nhờ
thu chỉ định, ngân hàng này có nghĩa vụ tiếp nhận chứng từ từ người uỷ thác nhờ thu
theo những điều kiện mà người nhờ thu đặt ra để thu hộ tiền cho họ, khi nhận chứng
từ như thế nào thì sẽ chuyển đi như vậy. Thường đồng nhất với ngân hàng phục vụ
nhà xuất khẩu.
 Ngân hàng xuất trình (Presenting bank): là ngân hàng ở nước người nhập khẩu,
thực hiện chuyển giao chứng từ nhờ thu cho người nhập khẩu theo đúng chỉ thị nhờ
thu.
 Ngân hàng thu hộ (Collecting bank): là ngân hàng đại diện cho người trả tiền. Là
bất kỳ ngân hàng nào có liên quan đến nghiệp vụ nhờ thu nhưng không phải là ngân
hàng chuyển chứng từ, thường được hiểu chung nghĩa với ngân hàng xuất trình.
Downloaded by V? Hoàng H?i My (vuhoanghaimy292@gmail.com)
lOMoARcPSD|13166366
Trường hợp ngân người xuất khẩu không nêu rõ thông tin thì ngân hàng này có thể do
ngân hàng chuyển chỉ định.
 Người trả tiền (Drawee): là người được xuất trình chứng từ theo đúng chỉ thị nhờ
thu, thường đồng nhất với nhà nhập khẩu.
2.1 Phương thức nhờ thu trơn
Quy trình thực hiện:
1. Bên xuất khẩu giao hàng/ cung ứng dịch vụ và gửi chứng từ cho bên nhập khẩu.
2. Ký phát hối phiếu và gửi yêu cầu nhờ thu tới ngân hàng bên đầu xuất nhờ thu tiền từ
ngân hàng nhập khẩu nước ngoài.
3. Ngân hàng bên xuất chuyển hối phiếu và chỉ thị nhờ thu cho ngân hàng bên người
nhập khẩu tại nước ngoài.
4. Ngân hàng thu hộ xuất trình hối phiếu theo đúng chỉ thị nhờ thu cho người trả tiền.
5. Người trả tiền tiến hành giao dịch hoặc chấp nhận trả tiền hối phiếu.
6. Ngân hàng thu hộ chuyển tiền hoặc hối phiếu đã được chấp nhận cho ngân hàng
chuyển.
7. Ngân hàng chuyển trả tiền hoặc hối phiếu đã được chấp nhận tới nhà xuất khẩu.
Khi nào nên sử dụng phương thức thanh toán nhờ thu trơn?
 Nên sử dụng nếu người hưởng lợi và người trả tiền tin cậy lẫn nhau, vì ngân hàng chỉ
là người trung gian thu hộ thôi.
 Phương thức nhờ thu trơn ít được sử dụng trong thanh toán thương mại, thường chỉ
được áp dụng trong thanh toán dịch vụ thương mại như nhờ thu tiền điện, nước,…
Những điểm cần lưu ý:
 Phương thức này ít được sử dụng vì không đảm bảo quyền lợi cho cả 2 bên: do ngân
hàng chỉ đóng vai trò trung gian trong thanh toán bởi vì bộ chứng từ hàng hoá đã giao
cho người nhập khẩu nên ngân hàng đại lý không thể khống chế người nhập khẩu
được. Cụ thể là ngân hàng sẽ không chịu trách nhiệm trong trường hợp không thu
được, thu không đủ hoặc thu không đúng hạn.
 Vì vậy, người xuất khẩu chỉ nên áp dụng phương thức này trong trường hợp có quan
hệ lâu năm và tín nhiệm người nhập khẩu.
 Để hạn chế rủi ro, trong hợp đồng cơ sở, 2 bên cần thỏa thuận thời hạn cụ thể phải trả
tiền hoặc phải chấp nhận thanh toán ngay sau khi ngân hàng xuất trình công cụ thanh
toán. Nếu trả chậm thì bị phạt lãi trả chậm.
 Trong chỉ thị nhờ thu cũng phải quy định điều khoản chế tài tương tự khác như người
trả tiền, thanh toán không đủ số lượng, đưa ra những lý do không hợp pháp hoặc
không hợp lý để từ chối thanh toán,…
 Phương thức này thường được sử dụng để thanh toán phí hoặc trong nhờ thu séc giữa
các ngân hàng.
2.2 Phương thức nhờ thu kèm chứng từ
Trong phương thức này, để phòng ngừa và tránh rủi ro người nhập khẩu chiếm dụng
vốn của người xuất khẩu, thanh toán chậm, thiếu, thậm chí là từ chối thanh toán, thì
Downloaded by V? Hoàng H?i My (vuhoanghaimy292@gmail.com)
lOMoARcPSD|13166366
người bán thường ủy thác cho ngân hàng thay mặt mình khống chế chứng từ đối với
người nhập khẩu với điều kiện là thanh toán đổi lấy chứng từ (Documents against
Payment – D/P) hoặc chấp nhận thanh toán đổi lấy chứng từ (Documents against
Acceptance – D/A):
 D/A (Documents against Acceptance) là điều kiện chấp nhận thanh toán trao đổi
chứng từ. Ngân hàng nhờ thu chỉ trao chứng từ thương mại khi nhà nhập khẩu chấp
nhận thanh toán. Đối với điều kiện D/A, trong lệnh nhờ thu phải có chỉ thị “Release
Documents against Acceptance”
Quy trình thực hiện thanh toán đổi lấy chứng từ:
1. Căn cứ vào hợp đồng thương mại đã ký, người xuất khẩu tiến hành giao hàng cho
người nhập khẩu nhưng không giao bộ chứng từ hàng hóa.
2. Người xuất khẩu ký phát và gửi hối phiếu có kỳ hạn, kèm theo chỉ thị nhờ thu và bộ
chứng từ hàng hóa đến ngân hàng nhận ủy thác để nhờ thu hộ tiền ở người nhập khẩu.
3. Ngân hàng nhận ủy thác chuyển chỉ thị nhờ thu và bộ chứng từ sang ngân hàng đại ký
để thông báo cho người nhập khẩu.
4. Căn cứ vào chỉ thị nhờ thu đã nhận được, ngân hàng xuất trình lập thông báo gửi nhà
nhập khẩu
5. Nếu người nhập khẩu chấp nhận trả tiền bằng cách ký chấp nhận trực tiếp vào hối
phiếu hoặc chấp nhận bằng văn bản, thì ngân hàng xuất trình giao bộ chứng từ hàng
hóa cho nhà nhập khẩu.
6. Ngân hàng xuất trình thông báo nội dung chấp nhận thanh toán của nhà nhập khẩu cho
ngân hàng chuyển chứng từ.
7. Ngân hàng chuyển chứng từ thông báo kết quả gửi chứng từ nhờ thu theo điều kiện
D/A cho người xuất khẩu.
 D/P (Documents against Payment) là điều kiện thanh toán trả tiền ngay khi chứng từ
được xuất trình (payable at sight). Ngân hàng thu hộ chỉ trao chứng từ thương mại khi
nhà nhập khẩu thanh toán nhờ thu. Đối với điều kiện D/P, trong lệnh nhờ thu phải có
chỉ thị “Release Documents against Payment”
Quy trình thực hiện chấp nhận thanh toán đổi lấy chứng từ:
1. Căn cứ vào hợp đồng thương mại đã ký, người xuất khẩu tiến hành giao hàng cho
người nhập khẩu
2. Người xuất khẩu ký phát và gửi chỉ thị nhờ thu kèm bộ chứng từ hàng hóa (kèm hoặc
không kèm hối phiếu) đến ngân hàng nhận ủy thác để nhờ thu hộ tiền ở người nhập
khẩu
3. Ngân hàng nhận ủy thác chuyển chỉ thị nhờ thu và bộ chứng từ sang ngân hàng đại lý
để thông báo cho người nhập khẩu
4. Căn cứ vào chỉ thị nhờ thu đã nhận được, ngân hàng xuất trình lập thông báo gửi nhà
nhập khẩu.
5. Ngân hàng xuất trình giao bộ chứng từ hàng hóa cho nhà nhập khẩu sau khi nhà nhập
khẩu đã chuyển đủ tiền để thanh toán nhờ thu.
Downloaded by V? Hoàng H?i My (vuhoanghaimy292@gmail.com)
lOMoARcPSD|13166366
6. Ngân hàng xuất trình thanh toán trị giá nhờ thu cho ngân hàng chuyển chứng từ
7. Ngân hàng chuyển chứng từ thanh toán cho nhà xuất khẩu kết quả nhờ thu sau khi đã
trừ phí dịch vụ và các chi phí liên quan.
 Ngoài 2 hình thức nhờ thu kèm chứng từ theo các điều kiện D/A, D/P, trong thực tế
còn có một số điều kiện thanh toán nhờ thu kèm chứng từ khác như là:
 Thanh toán từng phần: Một phần theo giá trị nhờ thu D/P at sight, một phần theo
giá trị nhờ thu D/A.
 Giao chứng từ khi có giấy hứa trả tiền, có thư cam kết trả tiền, hoặc có biên lai tín
thác. Các trường hợp này quy trình thanh toán áp dụng cũng giống như hình thức
D/A nhưng ngân hàng chỉ giao chứng từ khi khách hàng xuất trình giấy hứa trả
tiền, thư cam kết trả tiền hoặc biên lai tín thác do chính khách hàng lập ra.
Những điểm cần lưu ý:
 Ngân hàng là người trung gian thu hộ tiền cho khách hàng, không có trách nhiệm đến
việc thu tiền có đạt kết quả hay không.
 Người xuất khẩu phải lập một chỉ thị nhờ thu gửi đến ngân hàng đại diện cho mình
nhờ thu hộ tiền. Trong chỉ thị nhờ thu, người xuất khẩu phải để ra những điều kiện
nhờ thu mà ngân hàng thu phải thực hiện.
 Trong trường hợp hàng đến trước chứng từ, người nhập khẩu có thể cấp giấy bảo lãnh
với hãng tàu để nhận hàng.
 Phương thức nhờ thu kèm chứng từ đảm bảo được quyền lợi của bên xuất khẩu, người
nhập khẩu muốn có hàng phải thanh toán tiền cho ngân hàng bên đầu xuất. Tuy nhiên
phương thức này vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro vì người xuất khẩu phải tốn phí thời gian và
tiền bạc để thu hồi vốn hoặc giải quyết lô hàng đã gửi.

3. Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ – Letter of credit (L/C)
Khái niệm:
L/C được hiểu là văn bản do ngân hàng nhập khẩu phát hành cam kết trả tiền cho
người xuất khẩu sau khi người này xuất trình bộ chứng từ hợp lệ. Do đó L/C này được
gọi là L/C thương mại hay L/C chứng từ. L/C được lập trên cơ sở các điều khoản
trong hợp đồng nhưng hoàn toàn độc lập với hợp đồng.
Downloaded by V? Hoàng H?i My (vuhoanghaimy292@gmail.com)
lOMoARcPSD|13166366
Đặc điểm:
L/C được chia làm nhiều loại như sau:
 Thư tín dụng có thể hủy bỏ (Revocable L/C)
 Thư tín dụng không thể hủy ngang (Irrevocable L/C)
 Thư tín dụng có xác nhận (Confirmed L/C)
 Thư tín dụng chuyển nhượng (Transferable L/C)
 Thư tín dụng giáp lưng (Back to Back L/C)
 Thư tín dụng tuần hoàn (Revolving Letter of Credit)
 Thư tín dụng dự phòng (Standby Letter of Credit)
 Thư tín dụng đối ứng (Reciprocal L/C)
 Thư tín dụng có điều khoản đỏ (Red Clause L/C)
Các bên tham gia:
 Người yêu cầu phát hành thư tín dụng: người nhập khẩu hoặc người nhập khẩu ủy
thác cho một người khác
 Ngân hàng phát hành thư tín dụng: là ngân hàng nước của người nhập khẩu.
 Ngân hàng yêu cầu (Applicant bank): Là chi nhánh của ngân hàng phát hành). Ở Việt
Nam, người yêu cầu phát hành L/C phải thông qua chi nhánh của Ngân hàng phát
hành để đệ đơn yêu cầu phát hành L/C. Ngân hàng phát hành ủy thác cho chi nhánh
của mình tiếp nhận đơn yêu cầu phát hành L/C.
 Người hưởng lợi thư tín dụng (Beneficiary): Là người xuất khẩu hoặc bất cứ người
nào khác mà người hưởng lợi chỉ định.
Downloaded by V? Hoàng H?i My (vuhoanghaimy292@gmail.com)
lOMoARcPSD|13166366
kien-thuc-nen-tang-xuat-nhap-khau-va-logistics.pdf
kien-thuc-nen-tang-xuat-nhap-khau-va-logistics.pdf
kien-thuc-nen-tang-xuat-nhap-khau-va-logistics.pdf
kien-thuc-nen-tang-xuat-nhap-khau-va-logistics.pdf
kien-thuc-nen-tang-xuat-nhap-khau-va-logistics.pdf
kien-thuc-nen-tang-xuat-nhap-khau-va-logistics.pdf
kien-thuc-nen-tang-xuat-nhap-khau-va-logistics.pdf
kien-thuc-nen-tang-xuat-nhap-khau-va-logistics.pdf
kien-thuc-nen-tang-xuat-nhap-khau-va-logistics.pdf
kien-thuc-nen-tang-xuat-nhap-khau-va-logistics.pdf
kien-thuc-nen-tang-xuat-nhap-khau-va-logistics.pdf
kien-thuc-nen-tang-xuat-nhap-khau-va-logistics.pdf
kien-thuc-nen-tang-xuat-nhap-khau-va-logistics.pdf
kien-thuc-nen-tang-xuat-nhap-khau-va-logistics.pdf
kien-thuc-nen-tang-xuat-nhap-khau-va-logistics.pdf
kien-thuc-nen-tang-xuat-nhap-khau-va-logistics.pdf
kien-thuc-nen-tang-xuat-nhap-khau-va-logistics.pdf
kien-thuc-nen-tang-xuat-nhap-khau-va-logistics.pdf
kien-thuc-nen-tang-xuat-nhap-khau-va-logistics.pdf
kien-thuc-nen-tang-xuat-nhap-khau-va-logistics.pdf
kien-thuc-nen-tang-xuat-nhap-khau-va-logistics.pdf
kien-thuc-nen-tang-xuat-nhap-khau-va-logistics.pdf
kien-thuc-nen-tang-xuat-nhap-khau-va-logistics.pdf
kien-thuc-nen-tang-xuat-nhap-khau-va-logistics.pdf
kien-thuc-nen-tang-xuat-nhap-khau-va-logistics.pdf
kien-thuc-nen-tang-xuat-nhap-khau-va-logistics.pdf
kien-thuc-nen-tang-xuat-nhap-khau-va-logistics.pdf
kien-thuc-nen-tang-xuat-nhap-khau-va-logistics.pdf
kien-thuc-nen-tang-xuat-nhap-khau-va-logistics.pdf
kien-thuc-nen-tang-xuat-nhap-khau-va-logistics.pdf
kien-thuc-nen-tang-xuat-nhap-khau-va-logistics.pdf
kien-thuc-nen-tang-xuat-nhap-khau-va-logistics.pdf
kien-thuc-nen-tang-xuat-nhap-khau-va-logistics.pdf
kien-thuc-nen-tang-xuat-nhap-khau-va-logistics.pdf
kien-thuc-nen-tang-xuat-nhap-khau-va-logistics.pdf
kien-thuc-nen-tang-xuat-nhap-khau-va-logistics.pdf
kien-thuc-nen-tang-xuat-nhap-khau-va-logistics.pdf
kien-thuc-nen-tang-xuat-nhap-khau-va-logistics.pdf
kien-thuc-nen-tang-xuat-nhap-khau-va-logistics.pdf
kien-thuc-nen-tang-xuat-nhap-khau-va-logistics.pdf
kien-thuc-nen-tang-xuat-nhap-khau-va-logistics.pdf
kien-thuc-nen-tang-xuat-nhap-khau-va-logistics.pdf
kien-thuc-nen-tang-xuat-nhap-khau-va-logistics.pdf
kien-thuc-nen-tang-xuat-nhap-khau-va-logistics.pdf
kien-thuc-nen-tang-xuat-nhap-khau-va-logistics.pdf
kien-thuc-nen-tang-xuat-nhap-khau-va-logistics.pdf
kien-thuc-nen-tang-xuat-nhap-khau-va-logistics.pdf
kien-thuc-nen-tang-xuat-nhap-khau-va-logistics.pdf
kien-thuc-nen-tang-xuat-nhap-khau-va-logistics.pdf
kien-thuc-nen-tang-xuat-nhap-khau-va-logistics.pdf
kien-thuc-nen-tang-xuat-nhap-khau-va-logistics.pdf
kien-thuc-nen-tang-xuat-nhap-khau-va-logistics.pdf
kien-thuc-nen-tang-xuat-nhap-khau-va-logistics.pdf
kien-thuc-nen-tang-xuat-nhap-khau-va-logistics.pdf
kien-thuc-nen-tang-xuat-nhap-khau-va-logistics.pdf
kien-thuc-nen-tang-xuat-nhap-khau-va-logistics.pdf
kien-thuc-nen-tang-xuat-nhap-khau-va-logistics.pdf
kien-thuc-nen-tang-xuat-nhap-khau-va-logistics.pdf
kien-thuc-nen-tang-xuat-nhap-khau-va-logistics.pdf
kien-thuc-nen-tang-xuat-nhap-khau-va-logistics.pdf
kien-thuc-nen-tang-xuat-nhap-khau-va-logistics.pdf
kien-thuc-nen-tang-xuat-nhap-khau-va-logistics.pdf
kien-thuc-nen-tang-xuat-nhap-khau-va-logistics.pdf
kien-thuc-nen-tang-xuat-nhap-khau-va-logistics.pdf
kien-thuc-nen-tang-xuat-nhap-khau-va-logistics.pdf

More Related Content

Similar to kien-thuc-nen-tang-xuat-nhap-khau-va-logistics.pdf

dich_vu_invoice_la_gi_va_nhung_thong_tin_can_thiet.pdf
dich_vu_invoice_la_gi_va_nhung_thong_tin_can_thiet.pdfdich_vu_invoice_la_gi_va_nhung_thong_tin_can_thiet.pdf
dich_vu_invoice_la_gi_va_nhung_thong_tin_can_thiet.pdfVận Chuyển Phước Tấn
 
Thủ tục hải quan điện tử tại công ty cổ phần Xuất nhập khẩu tạp phẩm
Thủ tục hải quan điện tử tại công ty cổ phần Xuất nhập khẩu tạp phẩmThủ tục hải quan điện tử tại công ty cổ phần Xuất nhập khẩu tạp phẩm
Thủ tục hải quan điện tử tại công ty cổ phần Xuất nhập khẩu tạp phẩmDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
dich_vu_manifest_la_gi_va_nhung_thong_tin_quan_trong.pdf
dich_vu_manifest_la_gi_va_nhung_thong_tin_quan_trong.pdfdich_vu_manifest_la_gi_va_nhung_thong_tin_quan_trong.pdf
dich_vu_manifest_la_gi_va_nhung_thong_tin_quan_trong.pdfVận Chuyển Phước Tấn
 
Đề tài Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình thủ tục hải qua...
Đề tài  Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình thủ tục hải qua...Đề tài  Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình thủ tục hải qua...
Đề tài Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình thủ tục hải qua...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Bài thuyết trình NVNT
Bài thuyết trình NVNTBài thuyết trình NVNT
Bài thuyết trình NVNTCải Hoa
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (41).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (41).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (41).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (41).docNguyễn Công Huy
 
Đề tài Nghiệp vụ hải quan hải quan điện tử tại Việt Nam điểm cao rất hay
Đề tài  Nghiệp vụ hải quan hải quan điện tử tại Việt Nam điểm cao rất hayĐề tài  Nghiệp vụ hải quan hải quan điện tử tại Việt Nam điểm cao rất hay
Đề tài Nghiệp vụ hải quan hải quan điện tử tại Việt Nam điểm cao rất hayDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Báo cáo thực tập
Báo cáo thực tập Báo cáo thực tập
Báo cáo thực tập ssuser499fca
 
Đề tài: Giải pháp cải tiến hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty vật tư, HAY
Đề tài: Giải pháp cải tiến hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty vật tư, HAYĐề tài: Giải pháp cải tiến hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty vật tư, HAY
Đề tài: Giải pháp cải tiến hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty vật tư, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Giải Pháp Nâng Cao Quy Trình Giao Nhận Hàng Hóa Bằng Đường Biển Tại Delta.doc
Giải Pháp Nâng Cao Quy Trình Giao Nhận Hàng Hóa Bằng Đường Biển Tại Delta.docGiải Pháp Nâng Cao Quy Trình Giao Nhận Hàng Hóa Bằng Đường Biển Tại Delta.doc
Giải Pháp Nâng Cao Quy Trình Giao Nhận Hàng Hóa Bằng Đường Biển Tại Delta.docsividocz
 

Similar to kien-thuc-nen-tang-xuat-nhap-khau-va-logistics.pdf (20)

Chuyên Đề Tốt Nghiệp Phân Tích Hoạt Động Kinh Doanh Nhập Khẩu Tại Công Ty
Chuyên Đề Tốt Nghiệp Phân Tích Hoạt Động Kinh Doanh Nhập Khẩu Tại Công TyChuyên Đề Tốt Nghiệp Phân Tích Hoạt Động Kinh Doanh Nhập Khẩu Tại Công Ty
Chuyên Đề Tốt Nghiệp Phân Tích Hoạt Động Kinh Doanh Nhập Khẩu Tại Công Ty
 
Đề tài: Kiểm tra sau thông quan về áp mã hàng hóa xuất nhập khẩu
Đề tài: Kiểm tra sau thông quan về áp mã hàng hóa xuất nhập khẩuĐề tài: Kiểm tra sau thông quan về áp mã hàng hóa xuất nhập khẩu
Đề tài: Kiểm tra sau thông quan về áp mã hàng hóa xuất nhập khẩu
 
Đề tài hoạt động kinh doanh nhập khẩu công ty thương mại rất hay
Đề tài  hoạt động kinh doanh nhập khẩu công ty thương mại  rất hayĐề tài  hoạt động kinh doanh nhập khẩu công ty thương mại  rất hay
Đề tài hoạt động kinh doanh nhập khẩu công ty thương mại rất hay
 
dich_vu_invoice_la_gi_va_nhung_thong_tin_can_thiet.pdf
dich_vu_invoice_la_gi_va_nhung_thong_tin_can_thiet.pdfdich_vu_invoice_la_gi_va_nhung_thong_tin_can_thiet.pdf
dich_vu_invoice_la_gi_va_nhung_thong_tin_can_thiet.pdf
 
Khoá Luận Một Số Giải Pháp Hoàn Thiện Quy Trình Xuất Khẩu Hạt Điều
Khoá Luận Một Số Giải Pháp Hoàn Thiện Quy Trình Xuất Khẩu Hạt ĐiềuKhoá Luận Một Số Giải Pháp Hoàn Thiện Quy Trình Xuất Khẩu Hạt Điều
Khoá Luận Một Số Giải Pháp Hoàn Thiện Quy Trình Xuất Khẩu Hạt Điều
 
Cơ Sở Lý Thuyết Về Hoạt Động Nhập Khẩu Của Doanh Nghiệp.docx
Cơ Sở Lý Thuyết Về Hoạt Động Nhập Khẩu Của Doanh Nghiệp.docxCơ Sở Lý Thuyết Về Hoạt Động Nhập Khẩu Của Doanh Nghiệp.docx
Cơ Sở Lý Thuyết Về Hoạt Động Nhập Khẩu Của Doanh Nghiệp.docx
 
Hoàn thiện quy trình xử lí và tạo lập chứng từ hàng Consol nhập khẩu tại công...
Hoàn thiện quy trình xử lí và tạo lập chứng từ hàng Consol nhập khẩu tại công...Hoàn thiện quy trình xử lí và tạo lập chứng từ hàng Consol nhập khẩu tại công...
Hoàn thiện quy trình xử lí và tạo lập chứng từ hàng Consol nhập khẩu tại công...
 
Thủ tục hải quan điện tử tại công ty cổ phần Xuất nhập khẩu tạp phẩm
Thủ tục hải quan điện tử tại công ty cổ phần Xuất nhập khẩu tạp phẩmThủ tục hải quan điện tử tại công ty cổ phần Xuất nhập khẩu tạp phẩm
Thủ tục hải quan điện tử tại công ty cổ phần Xuất nhập khẩu tạp phẩm
 
Kế Toán Lưu Chuyển Hàng Hóa Tại Công Ty Tnhh Mtv Lương Thực Tp. Hcm.
Kế Toán Lưu Chuyển Hàng Hóa Tại Công Ty Tnhh Mtv Lương Thực Tp. Hcm.Kế Toán Lưu Chuyển Hàng Hóa Tại Công Ty Tnhh Mtv Lương Thực Tp. Hcm.
Kế Toán Lưu Chuyển Hàng Hóa Tại Công Ty Tnhh Mtv Lương Thực Tp. Hcm.
 
Giải pháp nâng cao quy trình giao nhận hàng hóa bằng đường biển tại Delta.doc
Giải pháp nâng cao quy trình giao nhận hàng hóa bằng đường biển tại Delta.docGiải pháp nâng cao quy trình giao nhận hàng hóa bằng đường biển tại Delta.doc
Giải pháp nâng cao quy trình giao nhận hàng hóa bằng đường biển tại Delta.doc
 
Phân Tích Tình Hình Xuất Khẩu Các Mặt Hàng Thủ Công Mỹ Nghệ Của Công Ty.
Phân Tích Tình Hình Xuất Khẩu Các Mặt Hàng Thủ Công Mỹ Nghệ Của Công Ty.Phân Tích Tình Hình Xuất Khẩu Các Mặt Hàng Thủ Công Mỹ Nghệ Của Công Ty.
Phân Tích Tình Hình Xuất Khẩu Các Mặt Hàng Thủ Công Mỹ Nghệ Của Công Ty.
 
dich_vu_manifest_la_gi_va_nhung_thong_tin_quan_trong.pdf
dich_vu_manifest_la_gi_va_nhung_thong_tin_quan_trong.pdfdich_vu_manifest_la_gi_va_nhung_thong_tin_quan_trong.pdf
dich_vu_manifest_la_gi_va_nhung_thong_tin_quan_trong.pdf
 
Đề tài Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình thủ tục hải qua...
Đề tài  Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình thủ tục hải qua...Đề tài  Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình thủ tục hải qua...
Đề tài Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình thủ tục hải qua...
 
Bài thuyết trình NVNT
Bài thuyết trình NVNTBài thuyết trình NVNT
Bài thuyết trình NVNT
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (41).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (41).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (41).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (41).doc
 
Cơ sở lý thuyết về hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp.docx
Cơ sở lý thuyết về hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp.docxCơ sở lý thuyết về hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp.docx
Cơ sở lý thuyết về hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp.docx
 
Đề tài Nghiệp vụ hải quan hải quan điện tử tại Việt Nam điểm cao rất hay
Đề tài  Nghiệp vụ hải quan hải quan điện tử tại Việt Nam điểm cao rất hayĐề tài  Nghiệp vụ hải quan hải quan điện tử tại Việt Nam điểm cao rất hay
Đề tài Nghiệp vụ hải quan hải quan điện tử tại Việt Nam điểm cao rất hay
 
Báo cáo thực tập
Báo cáo thực tập Báo cáo thực tập
Báo cáo thực tập
 
Đề tài: Giải pháp cải tiến hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty vật tư, HAY
Đề tài: Giải pháp cải tiến hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty vật tư, HAYĐề tài: Giải pháp cải tiến hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty vật tư, HAY
Đề tài: Giải pháp cải tiến hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty vật tư, HAY
 
Giải Pháp Nâng Cao Quy Trình Giao Nhận Hàng Hóa Bằng Đường Biển Tại Delta.doc
Giải Pháp Nâng Cao Quy Trình Giao Nhận Hàng Hóa Bằng Đường Biển Tại Delta.docGiải Pháp Nâng Cao Quy Trình Giao Nhận Hàng Hóa Bằng Đường Biển Tại Delta.doc
Giải Pháp Nâng Cao Quy Trình Giao Nhận Hàng Hóa Bằng Đường Biển Tại Delta.doc
 

kien-thuc-nen-tang-xuat-nhap-khau-va-logistics.pdf

  • 1. Studocu is not sponsored or endorsed by any college or university KIẾN THỨC NỀN TẢNG XUẤT NHẬP KHẨU VÀ Logistics Logistics (Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh) Studocu is not sponsored or endorsed by any college or university KIẾN THỨC NỀN TẢNG XUẤT NHẬP KHẨU VÀ Logistics Logistics (Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh) Downloaded by V? Hoàng H?i My (vuhoanghaimy292@gmail.com) lOMoARcPSD|13166366
  • 2. Lời ngỏ Khi bắt đầu nhen nhóm suy nghĩ là làm tài liệu hướng dẫn các khóa sau hiểu rõ hơn về ngành xuất nhập khẩu (XNK) và logistics, chị đã rất hào hứng; đã quan sát, lưu giữ, ghi chép lại những kinh nghiệm của bản thân, của đồng nghiệp và cả của các sếp nữa. Cộng thêm việc tìm hiểu nhiều nguồn thông tin trên các website, từ tiếng việt lẫn tiếng anh, chị đã có được một nguồn kiến thức khá rộng và phong phú. Tuy nhiên, khi bắt tay vào viết tài liệu thì khó khăn mới thực sự mở ra: chị nên viết như thế nào để các em dễ dàng tiếp cận, vì các em có thể đang là sinh viên năm nhất thôi, đã sắp ra trường hoặc đã ra trường, các em có thể đang ở một ngành khác muốn chuyển sang ngành này thì sao ?. Nghĩa là các em mỗi người đang ở một trình độ và hiểu biết về ngành khác nhau, vậy thì làm sao cuốn tài liệu này có thể đáp ứng được hết, vừa đơn giản để dễ tiếp thu, lại vừa phải đầy đủ để các em có thể hiểu rõ và có cái nhìn khách quan nhất về ngành. Đó là một thách thức không nhỏ. Ngoài việc nên đưa thông tin nào đến với các em và bằng cách nào, thì có một vấn đề mà chị còn lấn cấn nữa, đó là chị có nên đưa tiếng anh vào không ?. Tất nhiên là tiếng anh trong ngành XNK, Logistics là vô cùng cần thiết, nhưng ở mỗi vị trí khác nhau có yêu cầu về trình độ tiếng anh ở các mức khác nhau. Có thể em chưa cần nhiều tiếng anh ở vị trí nhân viên hiện trường nhưng lại rất cần ở vị trí nhân viên sale oversea, nhân viên chăm sóc khách hàng… Vì lẽ đó, chị bắt tay viết cuốn tài liệu này với mục tiêu đơn giản hóa nhất, tiện lợi nhất, sát với thực tế làm việc tại Việt Nam, nhất là tại Hải Phòng. Những mong nó sẽ là cuốn cẩm nang "gối đầu giường'’ giúp các em bước vào ngành này với một tâm thế tự tin. Và chúc các em luôn tìm thấy và nuôi dưỡng được niềm yêu thích với ngành này! Người biên soạn: Bùi Thị Năm Downloaded by V? Hoàng H?i My (vuhoanghaimy292@gmail.com) lOMoARcPSD|13166366
  • 3. NỘI DUNG CHÍNH Phần một: I. Kiến thức Qui trình XNK/ Logistics, điều kiện XNK). Giao nhận vận tải (GNVT nội địa, GNVT quốc tê, các khoản phụ phí, danh sách cảng biển, cảng sông, ICD, sân bay chính, điều kiện thương mại Incoterm… Thanh toán quốc tế: Các phương thức thanh toán chính L/C, T/T… Hợp đồng- giao dich- đàm phán: Hình thức, nội dung, điều khoản hợp đồng, xây dựng phương án kinh doanh, cách thức giao dịch hiệu quả trong công việc. Thủ tục Hải quan: Chính sách pháp luật hải quan, áp mã hàng hóa (HS code), qui trình thông quan hàng hóa XNK Chứng từ XNK: Giới thiệu các loại giấy tờ, chứng từ hàng xuất, hàng nhập II. Kĩ năng Ngoại ngữ: Tiếng anh bắt buộc ( cách viết email, đàm phán, giao tiếp); Hiểu và sử dụng chính xác các thuật ngữ chuyên ngành; Cách viết email chuyên nghiệp, các mẫu câu Tiếng anh cơ bản dùng trong emai Kĩ năng văn phòng: Microsoft office, đặc biệt là Outlook, word, excel; cách tìm kiếm thông tin trên mạng hiệu quả. Kĩ năng siêu mềm và quan trọng: Giao tiếp với khách hàng, đối tác. Kĩ năng quản lí thời gian, làm việc dưới áp lực cao, sắp xếp công việc hợp lý, làm tốt trong nhóm và cá nhân. III. Kinh nghiệm Lường trước rủi ro: Khi báo giá, khi làm chứng từ, khi trao đổi với khách hàng. Giải quyết trouble xảy ra một cách tối ưu nhất cho bản thân và doanh nghiệp. Thái độ trong công việc: Yếu tố vô cùng quan trọng khi muốn gắn bó và phát triển hơn trong sự nghiệp. Phỏng vấn: Cách tìm việc trên các website tuyển dụng/ gợi ý viết CV ngắn gọn, hiệu quả. Cách thức chuẩn bị trước, trong và sau phỏng vấn để phỏng vấn thành công và những kĩ năng cho người mới thực tập để vượt qua thử việc tốt nhất. Downloaded by V? Hoàng H?i My (vuhoanghaimy292@gmail.com) lOMoARcPSD|13166366
  • 4. Phần hai I. Hướng dẫn công việc ở vị trí nhân viên Sales (Import/ export/ Oversea)  Cách thức tìm kiếm khách hàng: trên website, mạng xã hội, trang thương mại điện tử, các hiệp hội uy tín…  Nắm bắt thị trường: Cập nhật giá cả sản phẩm hiện tại trên thị trường, giá cước hiện tại đường biển, hàng không, cước đường bộ, phí địa phương tại cảng xuất nhập.  Phương pháp trao đổi hiệu quả với khách hàng: cách trao đổi thông tin, cách chốt sales.  Thông tin để liên hệ của nhiều doanh nghiệp XNK, hãng tàu, cảng… II. Hướng dẫn công việc ở vị trí nhân viên Chứng từ Hàng xuất  Thực tế qui trình hàng xuất cho một lô hàng cụ thể  Hướng dẫn cách lấy Booking confirmation qua website hãng tàu hoặc qua email.  Hướng dẫn submit SI, VGM qua website hãng tàu và qua email.  Phối hợp với các bộ phận theo dõi quá trình đóng hàng.  Chi tiết hướng dẫn làm HBL (bản song ngữ-Tiếng anh và tiếng Việt).  Gửi Pre-alert cho agent, làm Debit Note để thanh toán.  Local charge hàng xuất tại cảng Hải Phòng. III. Hướng dẫn công việc ở vị trí nhân viên Chứng từ Hàng nhập  Chi tiết thực tế nhập một lô hàng .  Nhận Pre-alert, kiểm tra thông tin và xác nhận.  Cập nhật thông tin lô hàng lên phần mềm của công ty và các bộ phận liên quan.  Phối hợp với các bộ phận theo dõi quá trình dỡ hàng, kéo hàng về kho, nhà máy.  Hướng dẫn cách khai submit E-Manifest lên cổng thông tin một cửa quốc gia (VNSW).  Hướng dẫn làm Thông báo hàng đến, Debit Note gửi khách hàng.  Cập nhật local charge hàng nhập hiện tại tại cảng Hải Phòng của một số hãng tàu. Downloaded by V? Hoàng H?i My (vuhoanghaimy292@gmail.com) lOMoARcPSD|13166366
  • 5. IV. Hướng dẫn công việc ở vị trí nhân viên Chăm sóc khách hàng  Cách trả lời email và điện thoại cho khách hàng: Trường hợp thông thường và khi khách hàng phàn nàn, khiếu nại.  Cách kiểm tra lịch tàu hàng xuất nhập trên website của các hãng tàu.  Customer service support sales: Thế mạnh của các hãng tàu và so sánh giá cước.  Cách kiểm tra tracking của lô hàng.  Thông báo delay hàng xuất, nhập cho khách hàng. Phụ lục: Các vị trí công việc trong ngành logistics/ XNK (tham khảo) Downloaded by V? Hoàng H?i My (vuhoanghaimy292@gmail.com) lOMoARcPSD|13166366
  • 6. I. Kiến thức 1. Qui trình XNK/ Logistics (chính sách mặt hàng, điều kiện XNK). 1.1 Điều kiện XNK NHỮNG ĐIỀU KIỆN CẦN ĐỂ MỘT DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TẠI VIỆT NAM Xuất nhập khẩu hàng hóa tại Việt Nam tuy nhà nước đã có rất nhiều chính sách khuyến khích xuất nhập khẩu, đặc biệt là trong việc xuất khẩu hàng hóa. Tuy nhiên, việc xuất nhập khẩu hàng hóa cũng phải có những điều kiện nhất định. Trước hết, là điều kiện pháp lý. Mọi cá nhân, tổ chức được kinh doanh bất kỳ mặt hàng nào mà pháp luật không cấm, vì thế quý vị có thể xuất nhập khẩu bất kỳ mặt hàng nào mà nhà nước không cấm. Tuy nhiên, khi mở một doanh nghiệp mới đặc biệt là để nhập khẩu hàng hóa và bán lại thì nên lưu ý rằng, việc mua bán hàng hóa thường dính đến việc xuất hóa đơn GTGT, nếu trên giấy phép đăng ký kinh doanh của công ty bạn không có đăng ký những mặt hàng đó việc nhập hàng về nhưng bán ra thì rất khó để xuất hóa đơn cho khách hàng. Thứ hai, điều kiện về hồ sơ. Đối với việc xuất khẩu hàng hóa, một số mặt hàng vì một số lý do nào đó như: bảo hộ sản xuất trong nước, mặt hàng ảnh hưởng đến an ninh lương thực quốc gia hoặc là vì an toàn của người tiêu dùng…nên nhà nước thường đưa ra điều kiện để được xuất hay nhập khẩu mặt hàng đó. Ví dụ: Xuất khẩu gạo là phải có hạn ngạch xuất khẩu, xuất khẩu khoáng sản phải có giấy phép, nhập khẩu thực phẩm là phải có công bố ATTP…. Đối với mỗi mặt hàng cụ thể thì sẽ có những điều kiện xuất nhập khẩu riêng, cũng có những mặt hàng không cần bất kỳ một ràng buộc nào về mặt giấy tờ. Sẽ có những tổ chức nhà nước hoặc tư nhân chịu trách nhiệm về việc cấp các giấy phép, giây chứng nhận … cho các mặt hàng cụ thể đó để được phép xuất hoặc nhập khẩu mặt hàng đó. Downloaded by V? Hoàng H?i My (vuhoanghaimy292@gmail.com) lOMoARcPSD|13166366
  • 7. Để biết được mặt hàng mình có thuộc diện xuất – nhập khẩu có điều kiện không thì doanh nghiệp nên tìm hiểu kỹ về các văn bản, thông tin mà được các bộ ngành ban ra. Và phải chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ này trước khi nhập hàng hoặc xuất hàng đi. Các bước chuẩn bị cần thiết để cho một doanh nghiệp mới có thể tiến hành xuất nhập khẩu hàng hóa được. Một, về mặt pháp lý: Doanh nghiệp nên đăng ký kinh doanh hoặc thêm vào giấy phép đăng ký những mặt hàng mà doanh nghiệp muốn nhập về, để tiện cho việc xuất hóa đơn đầu ra sau này. Hai, về mặt thủ tục:  Doanh nghiệp cần cập nhập thông tin của công ty lên hệ thống của tổng cục hải quan.  Đăng ký thông tin của doanh nghiệp trên hệ thống cổng thông tin một cửa quốc gia, cho các bộ ngành liên quan.  Chuẩn bị các hồ sơ, giấy tờ cần thiết (vd: nếu là mặt hàng có điều kiện xuất nhập khẩu thì nên chuẩn bị trước khi nhập hàng về)  Cần có token để truyền tờ khai xuất nhập khẩu, nếu không có hoặc chuẩn bị không kịp thì có thể sử dụng dịch vụ đai lý khai thuê hải quan.  Bộ hồ sơ xuất nhập khẩu cần chuẩn bị rõ ràng, thống nhất về mặt nội dung, bộ hồ sơ gồm: vận đơn đường biển (bill of lading); hợp đồng (sale contract); danh sách hàng hóa (packing list); hóa đơn thương mại (commercial invoice) và các giấy tờ khác liên quan (c/o, giấy phép, chứng nhập các loại,…). Và cuối cùng là tờ khai hàng xuất nhập khẩu.  Và điểm cuối cùng là doanh nghiệp cần hiểu rõ về tập quán thương mại (incoterms), để hạn chế thấp nhất những rủi ro trong thương mại quốc tế. Đó là những công việc cơ bản cần chuẩn bị để một doanh nghiệp có thể xuất nhập khẩu hàng hóa tại Việt Nam. 1.2 Qui trình xuất nhập khẩu tại Việt Nam a. Quy trình thủ tục xuất khẩu hàng hóa Downloaded by V? Hoàng H?i My (vuhoanghaimy292@gmail.com) lOMoARcPSD|13166366
  • 8. 2. 1) Nhận và xử lí thông tin khách hàng sử dụng dịch vụ Những thông tin mà nhân viên kinh doanh tiếp nhận từ khách hàng như sau: • Loại hàng: Căn cứ vào loại hàng, số lượng hàng mà công ty sẽ tư vấn cho khách hàng loại container phù hợp ( nếu hàng tươi sống , rau quả tươi sẽ chọn cont lạnh:20’RF,40’RH tùy vào số lượng hàng; hàng bách hóa hoặc nông sản thì chọn cont khô: 20’DC, 40’DC hoặc 40’HC “đối với hàng cồng kềnh”).Cũng như các quy định của nước nhập khẩu về mặt hàng đó. Ví dụ như: hàng thực phẩm thì phải có giấy kiểm dịch vệ sinh an toàn thực phẩm, hàng gỗ thì phải khử trùng… .• Cảng đi, cảng đến: Đây là yếu tố quyết định giá cước vận chuyển vì khoảng cách vận chuyển càng gần, thời gian vận chuyển càng ngắn thì cước phí càng thấp và ngược lại. • Hãng tàu: Tùy vào nhu cầu của khách hàng đến cảng nào mà nhân viên kinh doanh sẽ tư vấn cho khách hàng chọn dịch vụ của hãng tàu uy tín với giá cước phù hợp.Tuy nhiên cũng có một số khách hàng quen sử dụng dịch vụ của một hãng tàu cho hàng hóa của mình thì công ty xem xét báo giá cước cho khách hàng đó biết. • Thời gian dự kiến xuất hàng để công ty tìm một lịch trình tàu chạy phù hợp. 2) Liên hệ với các hãng tàu để hỏi cước và lịch trình vận chuyển Căn cứ vào những thông tin mà khách hàng cung cấp nhân viên kinh doanh sẽ liên hệ với hãng tàu để hỏi giá và lịch trình tàu chạy phù hợp vì mỗi hãng tàu có lịch trình tàu chạy, tuyến chạy tàu cũng như có thế mạnh riêng trên các tuyến đường. Ví dụ: Hãng tàu Hanjin, OOCL, ZIM line… có thế mạnh trên các tuyến đi Châu Âu và Mỹ. Trong khi đó hãng tàu TS line, Wanhai, Evergeen, NYK lại có thế mạnh trên các tuyến đi Châu Á. Downloaded by V? Hoàng H?i My (vuhoanghaimy292@gmail.com) lOMoARcPSD|13166366
  • 9. 3) Chào giá cho khách hàng Nhân viên kinh doanh căn cứ vào giá chào của các hãng tàu, tính toán chi phí và tiến hành chào giá cho khách hàng. Các giao dịch liên quan đến giá cả và lịch trình tàu đều phải lưu lại để đối chứng khi cần thiết. 4) Chấp nhận giá Nếu giá cước và lịch trình tàu chạy đưa ra được khách hàng chấp nhận thì khách hàng sẽ gởi booking request ( yêu cầu dặt chổ) cho bộ phận kinh doanh. Booking request này xác nhận lại thông tin hàng hóa liên quan: Người gửi hàng, người nhận hàng, tên hàng, trọng lượng, loại container, nơi đóng hàng (đóng kho người gửi hàng hay đóng tại bãi container của cảng), cảng hạ container có hàng để thông quan xuất khẩu (hạ container ở cảng nào thì thông quan tại cảng đó), cảng đến (nước nhập khẩu), ngày tàu chạy… 5) Liên hệ với hãng tàu để đặt chỗ Bộ phận kinh doanh sẽ căn cứ trên booking request của khách hàng và gửi booking request đến hãng tàu để đặt chổ. Sau đó hãng tàu sẽ xác nhận việc đặt chỗ đã thành công cho bộ phận kinh doanh bằng cách gởi booking confirmation hay còn gọi là Lệnh cấp container rỗng.Lệnh cấp container rỗng này chứa đựng những thông tin cần thiết sau: Số booking, tên tàu, cảng xếp hàng (port of loading), cảng giao hàng ( port of delivery), cảng chuyển tải ( port of discharge (nếu có)), bãi duyệt lệnh cấp container rỗng, giờ cắt máng( losing time)… Sau khi có booking confirmation của hãng tàu, nhân viên kinh doanh sẽ gởi booking này cho khách hàng để họ sắp xếp đóng hàng và làm thủ tục thông quan xuất khẩu. Trường hợp khách hàng sử dụng dịch vụ thuê khai hải quan và vận chuyển nội địa của công ty thì khách hàng sẽ gởi lệnh cấp container rỗng, thông tin chi tiết lô hàng xuất khẩu thời gian đóng hàng cho bộ phận giao nhận của công ty. Sau khi tiếp nhận nhân viên phòng giao nhận sẽ theo dõi và phối hợp với khách hàng để sắp xếp đưa container rỗng đến đóng hàng và vận chuyển ra cảng hoặc vận chuyển hàng đến đóng vào container ở cảng. Sau đó tiến hành làm thủ tục thông quan cho lô hàng xuất khẩu đó. Lập booking profile Nhân viên kinh doanh sẽ lập booking profile để kê khai sơ lược thông tin về lô hàng và chuyển cho bộ phận chứng từ theo dõi tiếp. Downloaded by V? Hoàng H?i My (vuhoanghaimy292@gmail.com) lOMoARcPSD|13166366
  • 10. Những thông tin trên booking profile như sau: Tên người gửi hàng (công ty xuất khẩu), người phụ trách: số điện thoại/fax: Tên hãng tàu: Cảng đi, cảng đến, ngày tàu chạy Điều khoản thanh toán cước: trả trước (freight prepaid) hay trả sau ( freight collect)- Giá mua, giá bán, các phụ phí liên quan… 6) Chuẩn bị chứng từ và hàng hóa xuất khẩu a) Chuẩn bị hàng hóa Bước này công ty không làm mà người xuất khẩu làm. b) Chuẩn bị phương tiện vận tải Nhân viên giao nhận sẽ đem lệnh cấp container rỗng đến phòng điều độ của hãng tàu ( thường ở cảng do hãng tàu chỉ định) để đổi lệnh lấy container. Ớ bước này phòng điều độ ở cảng sẽ giao cho nhân viên giao nhận bộ hồ sơ gồm : packing list container, seal tàu, vị trí cấp container, lệnh cấp container có ký tên của điều độ cảng cho phép lấy container rỗng. Nhân viên giao nhận sẽ giao bộ hồ sơ này cho tài xế kéo container đến bãi chỉ định của hãng tàu xuất trình lệnh cấp container rỗng đã được duyệt, đóng phí nâng container cho phòng thương vụ bãi và lấy conttainer rỗng vận chuyển đến kho người xuất khẩu đóng hàng. Sau khi đóng hàng xong sẽ vận chuyển container có hàng hạ bãi tại cảng chờ xếp hàng ( theo trên booking confirm) và đóng phí hạ container cho cảng vụ . c) Chuẩn bị chứng từ khai hải quan Hồ sơ hải quan gồm + Tờ khai hải quan : 2 bản chính( 1 bản dành cho người xuất khẩu, 1 bản dành cho hải quan lưu) + Hợp đồng mua bán hàng hóa :1 bản chính + Hóa đơn thương mại (invoice) : 1 bản chính + Phiếu đóng gói (packing list) : 1 bản chính + Giấy phép đăng ký kinh doanh : bản sao y kèm bản chính đối chiếu ( nếu doanh ngiệp mới xuất khẩu lần đầu) + Giấy giới thiệu của công ty xuất khẩu : 1 bảnv Nếu mặt hàng xuất khẩu là hàng thực phẩm thì phải đăng lý kiểm dịch, hồ sơ gồm có : + 2 giấy phép đăng ký kiểm dịch thực vật theo mẫu của trung tâm đăng ký kiểm dịch thực vật + Hợp đồng ngoại thương ( sao y) Downloaded by V? Hoàng H?i My (vuhoanghaimy292@gmail.com) lOMoARcPSD|13166366
  • 11. + 1 invoice ( bản chính ) + 1 packing list ( bản chính ) + Mẫu hàng để kiểm dịch (nếu có) + Vận đơn (vận đơn này sẽ được nộp sau khi tàu chạy để lấy chứng thư) Khi đã chuẩn bị hoàn chỉnh hồ sơ, nhân viên giao nhận mang bộ hồ sơ đó đến cơ quan kiểm dịch thực vật để đăng ký kiểm dịch. Nhân viên tiếp nhận sẽ kiểm tra bộ hồ sơ, nếu thấy đầy đủ sẽ ký và đóng dấu vào giấy đăng ký. Khi hàng đã về đến cảng, nhân viên giao nhận sẽ đưa nhân viên kiểm dịch đến vị trí container và tiến hành kiểm tra hàng. Hàng sẽ được cấp chứng thư sau khi đã kiểm tra đạt tiêu chuẩn. chứng thư này là chứng nhận tình trạng của hàng hóa đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. 7) . Thông quan hàng xuất khẩu a) Truyền số liệu qua mạng hải quan điện tử Dựa trên những chứng từ mà khách hàng cung cấp cũng như những thông tin về hàng hóa mà công ty thu thập được như:+ Hợp đồng thương mại+ Invoice+ Packing lish+…. Nhân viên giao nhận dùng phần mềm khai báo hải quan điện tử « ECUSKD » để truyền số liệu lên tờ khai qua mạng. Nếu truyền thành công hệ thống mạng của hải quan tự động báo số tiếp nhận hồ sơ, số tờ khai và phân luồng hàng hóa. Nhờ bước cải tiến này mà thời gian làm thủ tục nhanh hơn so với thủ công trước đây vì nhân viên hải quan không phải nhập lại số liệu trên tờ khai vào máy. - Phân luồng hàng hóa có 3 luồng + Luồng xanh : Miễn kiểm tra chi tiết hồ sơ, miễn kiểm tra thực tế hàng hóa. Cán bộ hải quan chuyển hồ sơ qua lãnh đạo chi cục duyệt, đóng dấu thông quan « đã làm thủ tục hải quan » vào tờ khai xuất khẩu. + Luồng vàng : Miễn kiểm tra thực tế hàng hóa, hồ sơ chuyển qua bộ phận tính giá thuế để kiểm tra chi tiết hồ sơ. Nếu hồ sơ hợp lệ sẽ được chuyển hồ sơ qua lãnh đạo chi cục duyệt, đóng dấu thông quan « đã làm thủ tục hải quan » vào tờ khai xuất khẩu. + Luồng đỏ : Hồ sơ được chuyển qua bộ phận kiểm tra thực tế hàng hóa . Tuỳ tỷ lệ phân kiểm hóa của lãnh đạo chi cục mà chủ hàng xuất trình 5%, 10% hay 100% hàng để hải quan kiểm tra. Sau khi kiểm tra nếu hàng hóa đúng với khai báo của tờ khai và chứng từ liên quan, cán bộ hải quan sẽ bấm niêm phong hải quan vào container và sẽ ghi chú vào tờ khai xác nhận hàng hóa đúng khai báo và chuyển hồ sơ qua lãnh đạo chi cục duyệt, đóng dấu thông quan « đã làm thủ tục hải quan » vào tờ khai xuất khẩu. Lưu ý : Đăng ký làm thủ tục ở cửa khẩu nào thì truyền số liệu vào cửa khẩu đó.¯ b) Làm thủ tục Hải Quan tại cảng Downloaded by V? Hoàng H?i My (vuhoanghaimy292@gmail.com) lOMoARcPSD|13166366
  • 12. Chia thành 2 trường hợp: Trường hợp 1: Hàng hóa xuất khẩu miễn kiểm ( luồng xanh) Bước 1 : Đăng ký mở tờ khai xuất khẩu - Nhân viên giao nhận in tờ khai Hải Quan điện tử (in 2 bản), mang tờ khai đến cho khách hàng kí tên và đóng dấu xác nhận.. - Sau đó, mang bộ chứng từ bao gồm:+ Giấy giới thiệu+ 2 tờ khai Hải Quan+ packing list- Hải quan sẽ tiếp nhận bộ hồ sơ của nhân viên công ty và tiến hành kiểm tra xem việc chấp hành pháp luật Hải quan của doanh nghiệp trên hệ thống mạng hải quan có vi phạm gì không. Kế tiếp xem việc kê khai trên tờ khai có phù hợp với chứng từ hay không và xem hàng xuất khẩu có thuộc danh mục hàng cấm hay không. - Sau đó, Hải quan đóng dấu vào tờ khai và chuyển sang bộ phận trả tờ khai.(Khi nộp tờ khai nhân viên giao nhận se mất phí kẹp vô tờ khai có thể từ 50.000 đến 200.000đ, hoặc có thể nhiều hơn tùy trường hợp) Bước 2: Trả tờ khai - Nhân viên giao nhận mua tem ( lệ phí Hải Quan) dán vào tờ khai . - Hải quan sau khi kiểm tra trả lại cho nhân viên giao nhận 1 tờ khai và giữ lại tờ khai dán tem. Bước 3: Thanh lý hải quan bãi - Nhân viên giao nhận photo tờ khai và đến Hải quan thanh lý hàng xuất ở Cát Lái để thanh lý. - Nhân viên mang tờ khai đã thông quan đến hải quan giám sát bãi ghi số container/seal, tàu/chuyến lên tờ khai gốc. - Sau đó, nộp tờ khai ( photo và gốc để kiểm tra) tại phòng thanh lí. - Hải quan thanh lí kiểm tra đóng dấu xác nhận và trả lại tờ khai bản gốc.(Khi thanh lý nhân viên giao nhận sẽ mất phí chi cho Hải quan thanh lý là 10.000đ/1 cont ở đây Cty Vương Ngọc có 2 cont là 20.000đ phí này không có trên hóa đơn mà như dạng tiền bồi dưỡng) Bước 4: Vào sổ tàu hàng xuất- Căn cứ vào Booking nhân viên giao nhận viết số hiệu tàu, số hiệu chuyến đi, số container, số seal vào ô 28 tờ khai để tiến hành vào sổ tàu. - Nhân viên giao nhận nộp tờ khai để Hải quan vào sổ tàu. - Hải quan trả lại tờ khai và phiếu xác nhận vào sổ tàu. Kết thúc quá trình làm thủ tục thông quan cho lô hàng xuất khẩu tại cảng. Hàng hóa sẽ được sắp xếp lên tàu theo kế hoạch của hãng tàu. Lưu ý: Phải vào sổ tàu trước khi đến giờ Closing time nếu không hàng sẽ rớt lại không xuất khẩu được mặc dù đã thông quan. Lưu ý: Chi tiết hàng xuất khẩu kiểm hóa ( luồng đỏ ) Downloaded by V? Hoàng H?i My (vuhoanghaimy292@gmail.com) lOMoARcPSD|13166366
  • 13. Bước 1 : Đăng ký mở tờ khai xuất khẩu - Nhân viên giao nhận in tờ khai Hải Quan điện tử (in 2 bản), mang tở khai đến cho khách hàng kí tên và đóng dấu xác nhận.. - Sau đó, mang bộ chứng từ bao gồm:+ Giấy giới thiệu+ 2 tờ khai Hải Quan+ Hợp đồng thương mại ( sao y)+ Invoice ( bản chính)+ Packing list ( bản chính) – Hải quan sẽ tiếp nhận bộ hồ sơ của nhân viên công ty và tiến hành kiểm tra xem việc chấp hành pháp luật Hải quan của doanh nghiệp trên hệ thống mạng hải quan có vi phạm gì không. Kế tiếp xem việc kê khai trên tờ khai có phù hợp với chứng từ hay không và xem hàng xuất khẩu có thuộc danh mục hàng cấm hay không.- Sau đó, Hải quan đóng dấu và chuyển bộ phận kiểm hóa. Bước 2: Kiểm hóa hàng xuất - Nhân viên giao nhận đăng ký chuyển bãi kiểm hóa tại bộ phận chuyển bãi và rút ruột container. - Nhân viên giao nhận xem kết quả phân kiểm để liên lạc với Hải quan kiểm hóa.- Xuống bãi tìm container tiến hành cắt seal và liên lạc với Hải quan kiểm hóa xem cắt seal và kiểm tra hàng hóa (5%,10% tùy vào mức độ mà Hải quan yêu cầu kiểm hóa). - Sau đó, nhân viên giao nhận bấm lại seal mới ( gồm seal Hải quan và hãng tàu) và xin giấy xác nhận seal của bộ phận cắt/bấm seal có đóng dấu xác nhận của bô phận bấm seal ở cảng. Bước 3: Trả tờ khai - Nhân viên giao nhận mua tem ( lệ phí Hải Quan) dán vào tờ khai . - Hải quan sau khi kiểm tra trả lại cho nhân viên giao nhận bộ chứng từ bao gồm:+ 1 tờ khai và giữ lại tờ khai dán tem.+ Hợp đồng thương mại ( sao y)+ Invoice ( bản chính)+ Packing list ( bản chính) Bước 4: Thanh lý hải quan bãi - Nhân viên mang tờ khai đã thông quan đến hải quan giám sát bãi ghi số container/ seal, tàu/chuyến lên tờ khai chính. - Nhận viên giao nhận photo tờ khai Hải quan điện tử. Sau đó, nộp tờ khai ( photo và gốc để kiểm tra) tại phòng thanh lí. - Hải quan thanh lí kiểm tra đóng dấu xác nhận và trả lại tờ khai bản gốc. Bước 5: Vào sổ tàu hàng xuất - Căn cứ vào Booking nhân viên giao nhận viết số hiệu tàu, số hiệu chuyến đi vào ô 28 tờ khai để tiến hành vào sổ tàu. - Nhân viên giao nhận nộp tờ khai và phiếu xác nhận seal để Hải quan vào sổ tàu.- Hải quan trả lại tờ khai và phiếu xác nhận vào sổ tàu. Kết thúc quá trình làm thủ tục thông quan cho lô hàng xuất khẩu tại cảng. Hàng hóa sẽ được sắp xếp lên tàu theo kế hoạch của hãng tàu. Lưu ý: Phải vào sổ tàu trước khi đến giờ Closing time nếu không hàng sẽ rớt lại không xuất khẩu được mặc dù đã thông quan. Downloaded by V? Hoàng H?i My (vuhoanghaimy292@gmail.com) lOMoARcPSD|13166366
  • 14. 8) Phát hành vận đơn a) Trường hợp 1: Khách hàng sử dụng dịch vụ quốc tế của công ty Nhân viên giao nhận sẽ chuyển bộ hồ sơ cho bộ phận chứng từ hàng xuất để phát hành vận đơn cho khách hàng. Bộ phận chứng từ có trách nhiệm theo dõi lô hàng để lập chứng từ hàng xuất. Công việc cụ thể của nhân viên chứng từ như sau: - Liên lạc với khách hàng để kiểm tra xem lô hàng xuất hoàn tất thủ tục xuất hàng hay chưa. - Lấy số container báo cho hãng tàu để họ cập nhật sắp xếp container lên tàu. - Yêu cầu người gửi hàng cung cấp thông tin để phát hành vận đơn. Nội dung vận đơn gồm những chi tiết sau : - +)Số vận đơn (B/L no) +) Người gửi hàng(Shipper) +)Người nhận hàng(Consignee) +)Tên tàu số chuyến(vesselvoy) +)Cảng xếp hàng(Port of loading) +)Cảng dỡ hàng(Port of discharge) +)Nơi giao hàng(Place of delivery) +)Điều kiện vận chuyển hàng :CYDoor +)Ngày xếp hàng lên tàu :Shipped on board date……(Những thông tin về tên tàu số chuyến cảng đi, cảng đến phải trùng khớp với booking confirmation của hãng tàu đã gửi trước đó) +) Số containersố kẹp chì( container Seal no) +)Số lượng container(number of container) +)Mô tả hàng hóa(Descreption of goods) +)Số kiện( number of package) +)Trọng lượng hàng cả bì(Gross weight) +)Nơi phát hành vận đơn(place and date of issue : +)Tên, trụ sở người chuyên chở hoặc đại lí : +)Đại lí giao nhận ở cảng đến của Minh Khuê(Delivery Agent) : +)Điều khoản về cước phí(freight and charges) +)Số lượng bản vận đơn gốc (No. Of original B(s)/L) : +)Chữ ký của người chuyên chở hay đại lý của người chuyên chở : +)Các điều kiện, điều khoản trách nhiệm chuyên chở, thường được in sẵn ở mặt sau vận đơn, không thương lượng được, nếu có thỏa thuận khác thì phải thể hiện thêm ở mặt trước vận đơn vì vậy người thuê chuyên chở phải tìm hiểu kỹ các điều khoản phía sau vận đơn, hiểu các quy ước quốc tế điều chỉnh vận đơn.+) Người gửi hàng chịu trách nhiệm cân đong, đo đếm và đóng hàng của mình vào container và niêm phong kẹp chì trước khi giao cho người chuyên chở vì thế miễn trách nhiệm cho người chuyên chở về số lượng, chất lượng hàng hóa bên trong container, trên vận đơn thường có ghi chú « said to contain » « Shipper’s load » « count and seal »(đóng xếp hàng, đếm hàng và Downloaded by V? Hoàng H?i My (vuhoanghaimy292@gmail.com) lOMoARcPSD|13166366
  • 15. kẹp chì do người gửi hàng chịu trách nhiệm). +) Sau khi có đầy đủ những thông tin trên, bộ phận chứng từ hàng xuất sẽ phát hành vận đơn (HB/L) cho người gửi hàng và gửi bản vận đơn nháp cho khách hàng kiểm tra lại thông tin nhằm tránh những sai sót về sau. b)Trường hợp 2: khách hàng không sử dụng dịch vụ quốc tế của công ty Nếu không thì nhân viên giao nhận chuyển bộ hồ sơ( bản sao) cho khách hàng để họ gửi thông tin cho hãng tàu liên quan để yêu cầu cấp vận đơn.Sau khi hàng đã xếp lên tàu, lấy được vận đơn có ký tên đóng dấu của người chuyên chở hoặc đại lý của hộ thì nhân viên giao nhận sẽ mang tờ khai, invoice và B/L đến hải quan cảng xác nhận hàng đã thực xuất. Để doanh nghiệp lấy đó làm cơ sở hoạch toán với các cơ quan( thuế, ngân hàng..). 9) Thực xuất tờ khai Sau khi tàu chạy, Hãng tàu sẽ gửi vận đơn cho bộ phận chứng từ của công ty. Bộ phận chứng từ sẽ đưa cho nhân viên giao nhận vận đơn để thực xuất. Nhân viên giao nhận đến Chi cục Hải quan nộp tờ khai và vận đơn để Hải quan đóng dấu xác nhận thực xuất. 10) Gửi bộ chứng từ cho đại lí ở nước ngoài Sau khi hoàn tất bộ chứng từ hàng xuất (HB/L, MB/L) nhân viên chứng từ sẽ gửi thông báo mô tả sơ lược về lô hàng vận chuyển :Shipper/ Consignee, tên tàu/ số chuyến, cảng đi/ cảng đến, ETD/ETA (Ngày đi / ngày dự kiến đến), Số vận đơn (HB/L,MB/L), loại vận đơn (surrender, Original, seaway bill…), hợp đồng, invoice, packing list cho đại lý liên quan để đại lý theo dõi tiếp lô hàng tại cảng đến, đính kèm là bản sao HB/L,MB/L. 11) Lập chứng từ kế toán và lưu hồ sơ a) Lập chứng từ kết toán Dựa vào booking Profile, điều khoản về cước phí là trả trước (freight prepaid) nên nhân viên chứng từ sẽ làm Debit note (giấy báo nợ) gửi khách hàng và chuyển cho bộ phận kế toán để theo dõi thu công nợ. Chỉ khi nào người gửi hàng thanh toán cước phí và các khoản phí liên quan ( THC, Bill fee, Seal fee…) thì nhân viên chứng từ mới cấp phát vận đơn cho họ. Trong trường hợp cước phí trả sau (freight collect) nhân viên chứng từ sẽ làm Debit note (giấy báo nợ) thu cước người nhận hàng gửi đại lý tại cảng đến nhờ thu hộ, người gửi hàng chỉ đóng phụ phí tại Việt Nam và nhận vận đơn. Downloaded by V? Hoàng H?i My (vuhoanghaimy292@gmail.com) lOMoARcPSD|13166366
  • 16. b) Quyết toán và lưu hồ sơ Sau khi hoàn thành xong thủ tục thông quan và vào sổ người giao nhận phải : Kiểm tra và sắp xếp lại các chứng từ thành 1 bộ hoàn chỉnh, sau đó sẽ trả lại cho khách và công ty cũng lưu lại 1 bộ. Đồng thời, kèm theo đó là 1 bản Debit Note « 1 bản dành cho khách hàng, 1 bản dành cho công ty ». Trên đó gồm : các khoản chi phí mà công ty đã nộp cho khách hàng có hóa đơn đỏ, phí dịch vụ vận chuyển, các chi phí khác…Sau đó giám đốc ký tên và đóng dấu vào giấy báo nợ này. Người giao nhận mang toàn bộ chứng từ cùng với debit note quyết toán với khách hàng. Quy trình thủ tục nhập khẩu hàng hóa Chi tiết sẽ được đề cập ở nội dung Thủ tục Hải quan cho hàng nhập Sơ đồ quy trình nhập khẩu hàng hóa Downloaded by V? Hoàng H?i My (vuhoanghaimy292@gmail.com) lOMoARcPSD|13166366
  • 17. 2. Giao nhận vận tải 2.1 Giao nhận vận tải nội địa Vận tải nội địa là gì? Vận chuyển nội địa là hình thức giao nhận hàng hóa tới các điểm giao nhận trong phạm vi khu vực của một quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ. Các phương thức vận chuyển nội địa  Vận chuyển bằng xe tải đường dài  Vận chuyển bằng đường sắt  Vận chuyển bằng đường thủy  Vận chuyển bằng đường hàng không Tùy vào loại hàng hóa, điểm đến mà bạn nên lựa chọn phương thức vận chuyển phù hợp . Các phương thức vận chuyển hàng hóa nội địa Vận tải hàng hóa nội địa bằng hàng không Ưu điểm vượt trội của phương thức vận tải này chính là thời gian và tốc độ và nhược điểm lớn nhất mà vận tải hàng không gặp phải chính là cước phí. Cước phí vận chuyển bằng đường hàng không cao hơn nhiều so với vận chuyển bằng phương tiện khác. Hệ thống đường hàng không tại Việt Nam hiện nay có các tuyến bay đi các nước và các sân bay nội địa ở khắp ba miền, 6 sân bay quốc tế là Tân Sơn Nhất (TP.Hồ Chí Minh), Cam Ranh (Khánh Hòa), Đà Nẵng (TP.Đà Nẵng) và Nội Bài (Hà Nội), Cát Bi (Hải Phòng) và Phú Bài (Thừa Thiên Huế) Downloaded by V? Hoàng H?i My (vuhoanghaimy292@gmail.com) lOMoARcPSD|13166366
  • 18. Vận tải hàng hóa nội địa bằng đường bộ Ưu điểm của phương thức vận chuyển hàng hóa bằng vận tải đường bộ là thời gian vận chuyển tương đối nhanh; linh động thuận tiện nhờ vào lượng xe lớn, bến bãi tập kết hàng nhiều… Vận chuyển nội địa hàng hóa bằng đường biển Ưu điểm của phương thức vận chuyển này là có khả năng vận chuyển mọi loại hàng hóa; khả năng chuyên chở của vận tải đường biển không bị hạn chế và chi phí khá thấp. Nhược điểm của phương thức vận tải đường biển chính là thời gian lâu hơn so với các phương thức khác và phụ thuộc nhiều vào yếu tố tự nhiên. Việt Nam có 3 cảng Downloaded by V? Hoàng H?i My (vuhoanghaimy292@gmail.com) lOMoARcPSD|13166366
  • 19. biển lớn ở 3 miền như cảng Hải Phòng, cảng Tiên Sa và cảng Sài Gòn. Vận chuyển hàng nội địa bằng đường sắt (tàu hỏa) Ưu điểm là sẽ được đảm bảo bởi được lưu trữ, sắp xếp ở những kho hàng riêng biệt. Vận tải đường tàu hỏa có thể vận chuyển những hàng nặng, cồng kềnh trên tuyến đường xa; khả năng thông hành lớn và tiết kiệm chi phí cao; giá cả bình ổn. Tuy nhiên, vận tải đường tàu hỏa có một nhược điểm lớn chính là phương thức vận chuyển này chỉ hoạt động trên đường ray và có tuyến cố định nên không thể linh hoạt trong quá trình vận chuyển. Downloaded by V? Hoàng H?i My (vuhoanghaimy292@gmail.com) lOMoARcPSD|13166366
  • 20. Vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt 2.2 Giao nhận vận tải quốc tế Khái niệm giao nhận vận tải quốc tế Giao nhận vận tải quốc tế hay còn gọi là Freight Forwarder, (gọi tắt là Forwarder)… là thuật ngữ chỉ các công ty làm nghề giao nhận vận tải quốc tế. Về cơ bản, đây là một bên trung gian, nhận vận chuyển hàng của chủ hàng, hoặc gom nhiều lô hàng nhỏ (consolidation) thành những lô hàng lớn hơn, sau đó lại thuê người vận tải (hãng tàu, hãng hàng không) vận chuyển từ điểm xuất phát tới địa điểm đích. Giao nhận vận tải quốc tế có thể phối hợp tất cả các hoạt động liên quan đến việc sử dụng một loạt các phương thức như tàu bay, tàu biển, tàu sông, cước biển, vận tải đường bộ và trong một số trường hợp có cả vận tải bằng đường sắt Ví dụ: công ty xuất nhập khẩu tại Tp.HCM muốn xuất khẩu 1 container 20 DC trái cây từ Cát Lái sang Shang hai, Trung Quốc. Freight Forwarder sẽ thu xếp ký hợp đồng vận tải nhận chuyển lô hàng này với công ty kia. Sau đó, Freight Forwarder sẽ tìm hãng tàu nào phù hợp (chẳng hạn SITC để thuê vận chuyển container này tới cảng Shanghai. Hoặc một công ty Việt Nam muốn nhập máy móc từ Qingdao, Trung Quốc về Tp. HCM, các Forwarder đứng ra tìm đại lý tại Trung Quốc để lý hợp động vận chuyển máy từ Trung Quốc về Việt Nam. Những công việc này gọi chung là giao nhận quốc tế. Downloaded by V? Hoàng H?i My (vuhoanghaimy292@gmail.com) lOMoARcPSD|13166366
  • 21. Tại sao cần forwarder? Có rất nhiều công ty xuất nhập khẩu không thể tự mình đứng ra thuê tàu, vận chuyển và khai báo hải quan, nên nhờ đến công ty Forwarder. Một số lý do chính như sau:  Các công ty quy mô nhỏ, những công ty mới thành lập thường không dễ tiếp cận hay mặc cả trực tiếp với hãng vận tải, và họ cần bên trung gian là forwarder để đáp ứng nhu cầu trên cũng như nhu cầu vận chuyển hàng hóa của công ty mình.  Sử dụng forwarder sẽ giúp giảm chi phí, vì họ sẽ tìm tuyến đường vận chuyển tốt nhất, phương thức và hãng vận tải phù hợp nhất cho nhu cầu của chủ hàng. Các forwarder cũng thu xếp nhiều lô hàng nhỏ để đóng ghép (consolidate) và vận chuyển tới địa điểm đích, nhờ vậy mà tiết giảm chi phí cho từng chủ hàng riêng lẻ. Ngoài ra các công ty xuất nhập khẩu không phải tốn chi phí xây dựng văn phòng, trả lương nhân viên và các chi phí phát sinh khác…  Các công ty forwarder ngoài việc chính là vận chuyển hàng hóa, họ có thể làm tốt các dịch vụ khác nhằm giúp khách hàng tập trung vào việc sản xuất kinh doanh của mình. Các dịch vụ đi kèm của công ty giao nhận: Thông quan – Forwarder có thể thay chủ hàng hoàn tất hồ sơ thông quan và nộp thuế xuất nhập khẩu. Những vấn đề liên quan đến chứng từ – chẳng hạn như vận đơn, giấy chứng nhận xuất xứ, giấy phép xuất nhập khẩu Quản lý hàng tồn kho, logistics và các hoạt động quản lý chuỗi cung ứng Ngoài ra, các forwarder cũng là kênh thông tin hữu ích về thương mại quốc tế. Những forwarder dày dạn kinh nghiệm sẽ là những nhà tư vấn tốt (và miễn phí) cho những khách hàng mới tham gia vào lĩnh vực ngoại thương. Cách lựa chọn Forwarder để tối ưu hiệu quả Các công ty xuất nhập khẩu bao giờ cũng cần sự can thiệp của các Forwarder. Vậy làm thế nào để lựa chọn Forwarder vừa đáp ứng nhu cầu của công ty vừa đảm bảo chi phí và rủi ro giảm ở mức tối thiểu. Đầu tiên, cần chọn lọc và tìm được những công ty tiềm năng. Thông tin về các công ty này có thể tìm trên internet, danh bạ công ty, hoặc qua môi quan hệ cá nhân cũng như được sự giới thiệu từ người thân, đồng nghiệp,..Khi đã có một danh sách các forwarder để lựa chọn, bạn phải chọn được forwarder phù hợp nhất về cả dịch vụ, uy tín, giá cả va nhiều yếu tố khách quan khác. Downloaded by V? Hoàng H?i My (vuhoanghaimy292@gmail.com) lOMoARcPSD|13166366
  • 22. Thứ hai, xác định điểm mạnh của công ty giao nhận có phù hợp với nhu cầu vận chuyển của công ty mình hay không cũng như kinh nghiệm và tuyến dịch vụ của các forwarder này đối với loại hàng của bạn. Ví dụ công ty bạn cần vận chuyển hàng đông lạnh sang châu Âu, vậy bạn phải xem các forwarder này có kinh nghiệm với hàng lạnh trên tuyến này không. Hay bạn chuyên nhập hàng siêu trường siêu trọng từ Trung Quốc về, bạn nên tim hiểu xem công ty giao nhận có mạnh tuyến Trung Quốc với tính chất hàng như vậy không? Ngoài ra ,cần xem xét các dịch vụ phụ trợ và chi phí mà bên giao nhận tính cho bạn. Họ có sẵn lòng giải thích cho bạn về quá trình cung cấp dịch vụ không? Hay các vấn đề hậu kinh doanh giao nhận như chăm sóc khách hàng, tư vấn của công ty giao nhận có tốt hay không? Từ những lý do đó, các công ty xuất nhập khẩu nên tìm cho mình các công ty giao nhận phù hợp và tốt nhất để hoạt động kinh doanh của công ty mang lại hiệu quả tối ưu nhất. 2.3 Các khoản phí và phụ phí trong giao nhận vận tải Các loại cước và phụ phí trong vận chuyển hàng không Khi chuyên chở hàng hóa bằng đường hàng không, chúng ta phải trả cho người vận chuyển một khoản tiền gọi là cước vận tải hàng không. Cước vận tải hàng không được đưa ra dựa trên những cơ sở nhất định và bao gồm nhiều loại cước khác nhau. 1. Cơ sở tính cước hàng không Hàng hoá chuyên chở có thể phải chịu cước theo trọng lượng nhỏ và nặng, theo thể tích hay dung tích chiếm chỗ trên máy bay đối với hàng hoá nhẹ và cồnh kềnh. Đối với những loại hàng hóa có giá trị cao thì giá cước sẽ được tính dựa theo trị giá của hàng trên một đơn vị thể tích hay trọng lượng. Tuy nhiên cước hàng hoá không được nhỏ hơn cước tối thiểu. 2. Một số loại cước hàng không Hiện tại có 9 loại phụ phí hàng không dựa theo đặc điểm hàng hóa vận tải được áp dụng, bao gồm: Downloaded by V? Hoàng H?i My (vuhoanghaimy292@gmail.com) lOMoARcPSD|13166366
  • 23. * Cước GRC: Với các mặt hàng thông thường, không phải hàng nguy hiểm, không có yêu cầu bảo quản đặc biệt có các mức cước theo khối lượng:  Mức min: Là mức cước nhỏ nhất  Mức – 45: Hàng hóa có trọng lượng bé hơn 45kg  Mức + 45: Hàng hóa có trọng lượng nhỏ hơn 100kg, lớn hơn 45 kg  Mức + 100: Hàng hóa có trọng lượng nhỏ hơn 500kg, lớn hơn 100kg  Mức +500: Hàng hóa có trọng lượng nhỏ hơn 1000kg, lớn hơn 500kg  Mức +1000: Hàng hóa có trọng lượng vượt 1000kg. * Cước phân loại hàng (CCR): dùng cho các hàng hóa không được đề cập trong biểu cước. * Cước tối thiểu (M): Đây là mức cước tối thiểu, dùng cho hàng hóa đặc biệt trọng lượng thấp * Cước hàng đặc biệt (SRC): thường cao, dùng cho hàng hóa loại nguy hiểm, dễ cháy nổ. Loại cước hàng bách hóa được dùng làm cơ sở tính cước của các hàng hóa không có giá cước riêng. Ví dụ về tính cước hàng không Doanh nghiêp A nhập khẩu lô hàng Áo thu đông gồm 3 kiện hàng, mỗi kiện nặng 80kg và có kích thước là 80 x 50 x 50 (cm). Cách tính được thực hiện như sau: Gross weight (GW): 3 x 80 = 240kg Volume Weight(VW): [3 x (80 x 50 x 50)]:6000 = 100Kg Do Gross weight (GW) lớn hơn nên sẽ được lấy làm khối lượng tính cước (CW): 240kg Vậy ta áp dụng mức cước + 100 là 1.95 USD/kg. Giá cước hàng không: 240 x 1.95 = 468 USD Trường hợp đặc biệt : Nếu hàng có khối lượng tích cước CW là 480 (với áp dụng mức cước + 100 là 1.95 USD/kg, và + 500 là 1.75 USD/kg), khi đó ta có hai cách tính : Giá cước hàng không 1: 480 x1.95 =936 USD ( Mức +100) Downloaded by V? Hoàng H?i My (vuhoanghaimy292@gmail.com) lOMoARcPSD|13166366
  • 24. Giá cước hàng không 2: 500×1.75 = 875 USD ( Áp lên mức +500) Mức giá cước 2 nhỏ hơn mức giá cước 1 nên áp mức cước số 2 là 875 USD Cước hàng không tối thiểu (M-minimum rate) Là cước mà thấp hơn thế thì các hãng hàng không coi là không kinh tế đối với việc vận chuyển một lô hàng, thậm chí một kiện rất nhỏ. Trong thực tế, cước tính cho một lô hàng thường bằng hay lớn hơn mức cước tối thiểu. Cước tối thiểu phụ thuộc vào các quy định của IATA. Ngoài ra còn cước thuê bao, cước theo nhóm, cước hàng chậm, cước hàng ưu tiên nhanh, cước chung cho mọi hàng hóa. Các mức giá phụ phí vận chuyển đường không trên có thể thay đổi theo từng thời điểm; với từng đơn vị vận tải và đặc điểm hàng hóa. Ngoài ra, các phụ phí hàng không gồm có:  Phí làm thủ tục hải quan  Phí vận tải hàng từ kho hàng ra sân bay  Phí bốc dỡ hàng (phí handling) từ phương tiện vận tải xuống kho hàng hóa; và sắp xếp quản lý vào kho chờ bay  Phí soi an ninh: X-ray fee và Security, chi trả cho các hoạt động kiểm tra an ninh tại sân bay và có chi phí rất thấp  Phí phát hành vận đơn (AWB fee) Downloaded by V? Hoàng H?i My (vuhoanghaimy292@gmail.com) lOMoARcPSD|13166366
  • 25.  Phí THC: Phí bốc xếp hàng hóa từ máy bay và từ kho lên phương tiện vận tải  Phí tách Bill: Nếu bên Forward để gộp nhiều House Bill lại thì tại cảng đích các công ty dịch vụ hàng hóa sẽ phải tách bill  Phí overtime: Chi trả cho các công việc làm ngoài giờ. Các loại cước và phụ phí trong vận chuyển đường biển. 1. Vận chuyển đường biển, hàng lẻ LCL Đơn giá được tính cho mỗi đơn vị thể tích của lô hàng (vd: 10 USD/CBM). Trong đó, hãng vận tải cũng quy định mức cước tối thiểu. Vd: Tối thiểu 01 CBM nghĩa là lô hàng có thể tích nhỏ hơn 01 CBM vẫn phải chịu cước phí 10 USD) Công thức tính cước hàng lẻ: Freight = Rate x CBM 2. Đi biển, hãng nguyên FCL Đơn giá được tính cho mỗi đơn vị container. 80 USD/ 20DC tức là phải dùng 80 USD để vận tải 1 container 20ft loại thường. Công thức tính cước hàng nguyên: Freight = Rate x Số lượng container Các loại phí địa phương (Local Charges) & Các loại phụ Phí (Surcharge) thu hàng xuất và hàng nhập. THC (Terminal Handling Charge) – Phụ phí xếp dỡ hàng hóa  Thu tại: Origin/ Destination  Thu theo: số lượng container Là phụ phí xếp dỡ hàng hóa tại cảng đi/cảng đến trên mỗi container để bù đắp chi phí cho các hoạt động làm hàng tại cảng như: xếp dỡ container từ trên tàu xuống, tập kết container từ Container Yard (C/Y) ra cầu tàu… Downloaded by V? Hoàng H?i My (vuhoanghaimy292@gmail.com) lOMoARcPSD|13166366
  • 26. Thực chất, Cảng sẽ thu nhiều loại phí như phí xếp dỡ và các phí liên quan khác từ hãng tàu. Tuy nhiên, hãng tàu sẽ gộp và thu lại từ chủ hàng (người gửi/người nhận hàng) khoản phí duy nhất gọi là THC. THD (Terminal Handling at Destination) – Phụ phí xếp dỡ hàng hóa tại cảng đích  Thu tại: Destination  Thu theo: số lượng container Giống với THC nhưng thu tại điểm đến của lô hàng tại nước nhập khẩu Handling (Handling fee) : Là loại phí Forwarder thu của Shipper / Consignee cho việc giao dịch với đại lý nước ngoài của họ để thỏa thuận về việc đại diện cho đại lý ở nước ngoài tại Việt Nam để khai báo manifest với hải quan, phát hành B/L, D/O và các thủ tục, giấy tờ liên quan D/O (Delivery Order) – Phí lệnh giao hàng  Thu tại: Destination  Thu theo: Mỗi B/L Phí lệnh giao hàng trên mỗi B/L mà Consignee phải đóng cho Hãng tàu/Forwader khi có một lô hàng nhập khẩu. Khi có Arrival Notice, Hãng tàu / Forwarder sẽ issue một bản D/O, bạn mang ra cảng và xuất trình cho kho (LCL) hoặc làm phiếu EIR (FCL) để lấy được hàng. B/L (Bill of Lading fee)/ AWB (Airway Bill fee)/ Phí chứng từ (Documentation fee)  Thu tại: Origin  Thu theo: Mỗi B/L Tương tự D/O cho hàng nhập thì mỗi một lô hàng xuất khẩu, Hãng tàu/ Forwarder phải phát hành B/L (vận tải đường biển) hoặc AWB (vận tải đường hàng không)  Courier fee: phí chuyển chứng từ về đối với bill gốc  Telex release fee: phí điện giao hàng đối với Surrendered B/L CFS (Container Freight Station fee) – Phí kho hàng lẻ CFS  Thu tại: Origin/Destination Downloaded by V? Hoàng H?i My (vuhoanghaimy292@gmail.com) lOMoARcPSD|13166366
  • 27.  Thu theo: Mỗi CBM Loại phí phải trả cho Consol hoặc Forwarder khi có hàng lẻ (LCL) xuất khẩu/ nhập khẩu. Đây là phí dỡ hàng từ container vào kho hoặc ngược lại. Amendment fee – Phí chỉnh sửa bill  Thu tại: Origin  Thu theo: mỗi B/L Loại phí phải trả cho Hãng tàu / forwarder cho việc chỉnh sửa các chi tiết trên B/L hàng xuất BAF (Bunker Adjustment Factor) /FAF (Fuel Adjustment Factor) – Phụ phí biến động giá nhiên liệu Châu Âu.  Thu tại: Origin/Destination  Thu theo: Mỗi container Hãng tàu thu từ chủ hàng để bù đắp chi phí phát sinh do biến động giá nhiên liệu CAF (Currency Adjustment Factor) – Phí điều chỉnh chênh lệch ngoại tệ  Thu tại: Origin/ Destination  Thu theo: Mỗi container Phụ thuộc vào thay đổi về tỷ giá ngoại tệ mà CAF sẽ thay đổi hàng tháng CIC (Container Imbalance Charge) – Phụ phí mất cân đối vỏ container  Thu tại: Destination  Thu theo: Mỗi container Phụ phí mất cân đối vỏ container hai đầu hay phí phụ trội hàng nhập. Hãng tàu thu để bù đắp chi phí cho việc phải vận chuyển một lượng lớn container rỗng từ nơi thừa đến nơi thiếu. Cleaning fee – Phí vệ sinh container  Thu tại: Destination  Thu theo: Mỗi container Trả cho việc vệ sinh các container sau mỗi lần chở hàng, tránh những ảnh hưởng từ những lô hàng trước tới lô hàng sau COD (Change of Destination) – Phí đổi cảng đích  Thu tại: Origin/ Destination Downloaded by V? Hoàng H?i My (vuhoanghaimy292@gmail.com) lOMoARcPSD|13166366
  • 28.  Thu theo: Mỗi container Phí phải trả khi người xuất khẩu hoặc người nhập khẩu muốn thay đổi cảng đích của một lô hàng sau khi tàu đã chạy. Hãng tàu sẽ thu phí để sửa chứng từ và hệ thống. DET (Detention) – phí lưu container tại kho riêng  Thu tại: Origin/ Destination  Thu theo: Mỗi container/ số ngày lưu Phí lưu container tại kho đóng trực tiếp cho hãng tàu. Tương tự DET, hãng tàu có thời gian miễn phí khác nhau. Khi hết thời hạn thì hãng tàu mới bắt đầu mới tính phí theo ngày lưu cho khách hàng tùy theo chủng loại, kích thước container. DEM (Demurrrage) – phí lưu container tại bãi của cảng  Thu tại: Origin/ Destination  Thu theo: Mỗi container/ số ngày lưu Phí lưu container tại bãi của cảng đóng trực tiếp cho hãng tàu. Tương tự DET, mỗi hãng sẽ có thời gian miễn phí cho khách hàng lưu container tại bãi. Trong trường hợp lưu quá thời hạn thì hãng tàu mới bắt đầu thu phí DDC (Destination Delivery Charge) – Phí giao hàng tại cảng đến  Thu tại: Destination  Thu theo: Mỗi container Không giống như tên gọi, phí này hoàn toàn không liên quan gì đến việc giao hàng cho người nhận. Hãng tàu thu phí này để bù đắp cho việc dỡ hàng khỏi tàu, sắp xếp container trong cảng và ra/vào cảng. Đây là phí phát sinh tại cảng đích nên shipper không phải trả phí này EBS (Emergency Bunker Surcharge) – Phụ phí xăng dầu Châu Á  Thu tại: Origin/Destination  Thu theo: Mỗi container Đây là loại phí thu phụ thuộc vào biến động của giá nhiên liệu trên thị trường. GRI (General Rate Increase) – Phụ phí cước vận chuyển  Thu tại: Origin/ Destination  Thu theo: Mỗi container Thường thấy với hàng xuất đi Hoa Kỳ, áp dụng cho mùa cao điểm tương tự PSS Downloaded by V? Hoàng H?i My (vuhoanghaimy292@gmail.com) lOMoARcPSD|13166366
  • 29. Phí chạy điện (áp dụng cho hàng lạnh tại cảng): Loại phí cắm điện cho container lạnh (RF) để giữ nhiệt độ thấp bảo quản hàng hóa ISPS (International Ship and Port facility Security) – Phụ phí an ninh tàu và cảng  Thu tại: Origin  Thu theo: Mỗi container Phụ phí mà một số hãng tàu thu cho việc đầu tư, nâng cấp, bảo dưỡng hệ thống kiểm soát và bảo hộ hàng hóa. IFB – Phí thu hộ  Thu tại: Destination  Thu theo: Mỗi B/L Là phụ phí thu hộ O/F tại cảng đến Late Submission Fee – Phí submit SI trễ  Thu tại: Origin  Thu theo: mỗi B/L Khoản phạt do người xuất khẩu trễ hạn gửi thông tin cần ghi tên bill (B/L) LPF (Late Payment Fee) – Phí chậm thanh toán  Thu tại: Origin/ Destination  Thu theo: Mỗi container Khoản phạt nếu bạn thanh toán chậm tiền dịch vụ cho hãng tàu Lift On – Phí nâng container  Thu tại: Origin/ Destination  Thu theo: Mỗi container Là loại phí trả cho việc thuê nâng container từ bãi lên xe tải Lift Off – Phí hạ container  Thu tại: Origin/ Destination  Thu theo: Mỗi container Là loại phí trả cho việc thuê hạ container xe tải xuống bãi tập kết LSS (Low Sulphur Surcharge) – Phụ phí giảm thải lưu huỳnh Downloaded by V? Hoàng H?i My (vuhoanghaimy292@gmail.com) lOMoARcPSD|13166366
  • 30.  Thu tại: Origin  Thu theo: Mỗi container OWS (Overweight surcharge) – Phụ phí vượt trọng lượng  Thu tại: Origin/ Destination  Thu theo: Mỗi container Hãng tàu sẽ thu nếu hàng hóa của bạn vượt quá trọng lượng để đảm bảo lợi nhuận trên mỗi chuyến tàu PSS (Peak Season Surcharge) – Phụ phí mùa cao điểm  Thu tại: Origin/ Destination  Thu theo: Mỗi container Phụ phí được các hãng tàu áp dụng vào một số thời điểm trong năm do có sự tăng mạnh về nhu cầu vận chuyển hàng hóa PCS (Panama Canal Surcharge) – Phụ phí qua kênh đào Panama  Thu tại: Origin  Thu theo: Mỗi container Loại phụ phí dành cho tất cả hàng hóa khi di chuyển qua kênh đào Panama (Panama, Châu mĩ) PCS (Port Congestion Surchage) – Phí tắc nghẽn cảng  Thu tại: Origin/ Destination  Thu theo: Mỗi container Loại phụ phí Hãng tàu thu ở cả cảng đi và cảng đến nhằm bù đắp những chi phí phát sinh do tắc nghẽn cảng gây ra Storage Charge – Phí lưu bãi của cảng  Thu tại: Origin/ Destination  Thu theo: Mỗi container/ số ngày lưu Phí lưu container được tách ra từ DEM mà khách hàng đóng trực tiếp cho cảng khi hết hạn miễn phí DEM./ Đây là loại phí gây khá nhiều tranh cãi vì có thể được gộp hoặc không được gộp trong phí DEM. SCS (Suez Canal Surcharge) – Phụ Phí qua kênh đào Suez  Thu tại: Origin Downloaded by V? Hoàng H?i My (vuhoanghaimy292@gmail.com) lOMoARcPSD|13166366
  • 31.  Thu theo: Mỗi container Tương tự PCS, đây là loại phí cho tất cả hàng hóa khi di chuyển qua kênh đào Suez (Ai Cập, Châu Phi) Seal Fee – Phí niêm phong chì  Thu tại: Origin  Thu theo: Mỗi container Phí mua 1 seal (chì) với số hiệu độc nhất của hãng tàu để kiểm soát an toàn hàng hóa. Seal được Hải quan sử dụng như 1 công cụ kiểm soát hàng hóa và chống buôn lậu X-ray (Screening) – Phí soi chiếu an ninh  Thu tại: Origin  Thu theo: Mỗi container WSU (Winter Surcharge) – Phụ Phí mùa Đông  Thu tại: Origin/ Destination  Thu theo: Mỗi container Hãng tàu sẽ thu vào mùa đông đối với hàng xuất đi các nước có mùa đông khắc nghiệt như Nga, Ukraine nhằm đảm bảo hoạt động của tàu thuyền WRS (War Risk Surcharge) – Phụ phí chiến tranh  Thu tại: Origin/ Destination  Thu theo: Mỗi container Hãng tàu thụ phí này để bù đắp các rủi ro có thể xảy ra do chiến tranh Phí local charges được áp dụng vào từng thị trường cụ thể AMS (Advanced Manifest System fee) – Phí truyền dữ liệu hải quan bắt buộc khi xuất hàng sang Mỹ, Canada và một số nước khác  Thu tại: Origin  Thu theo: Mỗi B/L AFR (Advance Filling Rules) – Phí truyền dữ liệu hải quan vào Nhật Bản  Thu tại: Origin  Thu theo: Mỗi B/L AFS (Advance Filling Surcharge) – Phí truyền dữ liệu hải quan vào Trung Quốc  Thu tại: Origin Downloaded by V? Hoàng H?i My (vuhoanghaimy292@gmail.com) lOMoARcPSD|13166366
  • 32.  Thu theo: Mỗi B/L ANB – tương tự AMS cho một số nước châu Á  Thu tại: Origin  Thu theo: Mỗi B/L ENS (Entry Summary Declaration) – Phí kê khai hàng vào các nước Châu Âu  Thu tại: Origin  Thu theo: Mỗi B/L ISF (Importer Security Filling) – Phí khai báo an ninh hàng vào Hoa Kỳ  Thu tại: Origin  Thu theo: Mỗi B/L 2.3 Danh sách các cảng biển chính trên thế giới và Việt nam TOP 10 CẢNG BIỂN LỚN NHẤT THẾ GIỚI NĂM 2021 Phần lớn các cảng biển lớn trên thế giới chủ yếu nằm tại Trung Quốc. Phần còn lại là ở Singapore, Netherlands và Hàn Quốc. 10.CẢNG ROTTERDAM – HÀ LAN Downloaded by V? Hoàng H?i My (vuhoanghaimy292@gmail.com) lOMoARcPSD|13166366
  • 33. Sau thời gian dài giữ vị trí là cảng lớn nhất thế giới từ những năm 1962 đến năm 2004 trước khi cảng Singapore và Thượng hải vượt qua. Cảng Rotterdam vẫn là một cảng biển lớn nhất tại khu vực châu Âu. Đây là cảng có mực nước sâu nhất khu vực Tây Bắc châu Âu và nó cho phép các loại tàu có chiều sâu mớm nước lớn. 9. CẢNG TIANJIN – Trung Quốc Cảng Tianjin là cảng lớn thứ 3 của Trung Quốc, và là cảng lớn nhất tại khu vực phía bắc của nước này. Cảng cho phép khai thác đến 476 triệu tấn / năm và 16 triệu TEU / năm cho container. 8. CẢNG QINGDAO – Trung Quốc China Qingdao port container terminal Cảng Qingdao là cảng nằm trên khu vực tỉnh Qingdao của Trung Quốc. Đây là cảng lớn nhất trong lĩnh vực khai thác kim loại. Cảng này đặc biệt nổi tiếng với khai thác tàu hàng rời và có thể khai thác hàng container lên đến 18 triệu TEUs/ năm. Mỗi năm năng lực khai thác của cảng lên đến 400 triệu tấn / năm. 7. CẢNG HONG KONG – TRUNG QUỐC Downloaded by V? Hoàng H?i My (vuhoanghaimy292@gmail.com) lOMoARcPSD|13166366
  • 34. Cảng Hong Kong năm ở khu vực phía nam của Trung Quốc, Nó không hẳn là cảng biển lớn nhất thế giới được xây dựng, nhưng lại là cảng biển bận rộn nhất thế giới trong việc khai thác tàu ra vào cảng. Một yếu tố làm cho cảng Hồng Kong phát triển đó là mực nước sâu của cảng Victoria Harbour cung cấp điều kiện tuyệt với cho tất cả các loại tàu hiện nay trên thế giới. 6. CẢNG BUSAN – HÀN QUỐC Downloaded by V? Hoàng H?i My (vuhoanghaimy292@gmail.com) lOMoARcPSD|13166366
  • 35. Cảng Busan là cửa ngõ quan trọng cho giao thương kinh tế ra Thái Bình Dương và các nước Á – Âu. 5. CẢNG GUANGZHOU – TRUNG QUỐC Là cảng biển lớn nhất khu vực phía nam Trung Quốc, Cảng tạo ra kết nối với hơn 300 cảng biển và hơn 100 nước trên thế giới. Đây là cảng tổng hợp transit. Mỗi năm cảng Guangzhou khai thác đến 460 triệu tấn / năm và cho phép đến 22 triệu TEUs mỗi năm qua cảng. 4. CẢNG NINGBO Mặc dù cảng Ningbo có chút nhỏ hơn so với cảng Guangzhou nhưng nó lại có khả năng khai thác lớn hơn nhiều so với Guangzhou. 3. Shenzen – TRUNG QUỐC Đây là cụm cảng nằm trên bờ biểnShenzhen. Đây có thể nói là cảng biển có tốc độ bận rộn và phát triển nhanh nhất thế giới. 2. CẢNG SINGAPORE Downloaded by V? Hoàng H?i My (vuhoanghaimy292@gmail.com) lOMoARcPSD|13166366
  • 36. Có thể nói trước khi bị tước mất danh hiệu cảng biển lớn nhất năm 2010, Cảng Singapore vẫn là một cảng biển lớn nhất thế giới về độ kết nối và độ phủ tới các nước trên thế giới. Cảng có thể kết nối tới 600 cảng và 100 quốc gia trên thế giới. Mỗi năm hàng hóa thông quan qua cảng tới 537.6 triệu tấn và 36 triệu TEUs/ Năm 1. CẢNG THƯỢNG HẢI Với 5 tổ hợp cảng, Cảng Thượng Hải đã vượt qua cảng Singapore năm 2010 để trở thành cảng biển lớn nhất thế giới. Năng lực khai thác qua cảng tới 744 triệu tấn / năm và 40 triệu TEU / Downloaded by V? Hoàng H?i My (vuhoanghaimy292@gmail.com) lOMoARcPSD|13166366
  • 37. Cảng biển lớn ở Việt Nam Theo Bộ GTVT, Việt Nam hiện có 49 cảng biển, trong đó có 10 cảng biển quy mô lớn, thúc đẩy nền kinh tế phát triển và hội nhập cùng thế giới. 1.1. Cảng Hải Phòng Cảng biển Hải Phỏng có lưu lượng hàng hóa lưu thông lớn nhất phía Bắc Việt Nam, với hệ thống thiết bị hiện đại, cơ sở hạ tầng đầy đủ, an toàn và phù hợp với phương thức vận tải, thương mại quốc tế 1.2. Cảng Vũng Tàu Downloaded by V? Hoàng H?i My (vuhoanghaimy292@gmail.com) lOMoARcPSD|13166366
  • 38. Cảng Vũng Tàu gồm 4 khu bến: Khu bến Cái Mép, Sao Mai, Bến Đình; Khu bến Phũ Mỹ, Mỹ Xuân; Khu bến sông Dinh; Khu bến Đầm, Côn Đảo 1.3. Cảng Vân Phong (Khánh Hòa) Được xem là một trong những cảng biển lớn nhất Việt Nam, có tiềm năng trở thành cảng trung chuyển quốc tế lớn nhất. Đối với hàng giao nhận nhỏ lẻ, tập trung tại khu vực Khu vực bến Dốc Lết, Ninh Thủy nằm ở phía Tây Nam Vịnh Vân Phong. 1.4. Cảng Quy Nhơn (Bình Định) Nằm trong Vịnh Quy Nhơn được bán đảo Phương Mai bao phủ nên rất kín gió, thuận lợi cho các tàu cập bến neo đậu và xếp dỡ hàng hóa quanh năm. Cảng Bình Định có thể tiếp nhận được những loại tàu dao động từ 30.000 DWT - 50.000 DWT. Cảng Quy Nhơn nằm trong danh sách 10 cảng biển Việt Nam lớn nhất có lưu lượng vận chuyển hàng hóa lớn được nhiều chủ tàu trong và ngoài nước biết đến. Năng suất cùng chất lượng dịch vụ của cảng ngày càng cao nên được nhiều người sử dụng. Cảng đủ điều kiện tiếp nhận, xếp dỡ hàng hóa nhanh chóng. Downloaded by V? Hoàng H?i My (vuhoanghaimy292@gmail.com) lOMoARcPSD|13166366
  • 39. 1.5. Cảng Cái Lân, Quảng Ninh Là cảng nước sâu lớn nhất Việt Nam, cảng Cái Lân nằm trong vùng trọng tâm phát triển kinh tế phía Bắc. Nơi đây hội tụ những điều kiện thuận lợi cho các dự án đầu tư xây dựng, khai thác dịch vụ kinh doanh cảng biển. 1.6. Cảng Sài Gòn Cảng Sài Gòn đóng vai trò là điểm quan trọng trong ngành xuất nhập khẩu của miền Nam bao gồm kinh tế của khu vực Đông Nam Bộ và Đồng Bằng Sông Cửu Long. Cảng là chuỗi hệ thống gồm các cảng biển tại TPHCM như: Tân Cảng Cát Lái, Cái Mép, Hiệp Phước... Cảng Sài Gòn đóng vai trò là trọng điểm trong ngành xuất nhập khẩu Năm 2015, cảng Sài Gòn được vinh dự nằm trong danh sách top 25 cảng container của thế giới. Đây cũng là cảng nhiều dịch vụ mua hộ hàng Mỹ, hàng Châu Âu, Châu Mỹ… thường cho hàng cập bến. 1.7. Cảng Cửa Lò (Nghệ An) Downloaded by V? Hoàng H?i My (vuhoanghaimy292@gmail.com) lOMoARcPSD|13166366
  • 40. Cảng Cửa Lò với tính chất chức năng là khu bến cảng tổng hợp, đáp ứng nhu cầu xuất, nhập khẩu hàng hóa cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An và các tỉnh lân cận khu vực Bắc Trung bộ, một phần hàng quá cảnh của nước bạn Lào và Đông Bắc Thái Lan 1.8. Cảng Dung Quất (Quảng Ngãi) Cảng Quốc tế Dung Quốc được đánh giá là cảng thương mại quốc tế hiện đại, chúng đóng góp trong việc thu hút đầu tư vào khu vực kinh tế nội địa và khu công nghiệp xung quanh. Cảng Dung Quất chủ yếu phục vụ khu vực nội địa 1.9. Cảng Chân Mây (Thừa Thiên Huế) Nằm vị trí thuận lợi kết nối với Singapore, Philippines và Hong Kong. Và là vị trí trung tâm giữa Huế và Đà Nẵng, là cửa ngõ hướng ra biển Đông nên rất thuận lợi trong việc phát triển kinh tế. 1.10 Cảng Đà Nẵng Downloaded by V? Hoàng H?i My (vuhoanghaimy292@gmail.com) lOMoARcPSD|13166366
  • 41. Là một trong những cửa ngõ chính hướng ra biển Đông, nối liền với các nước như: Myanmar, Thái Lan, Lào và Việt Nam. Và cảng biển Đà Nẵng được đánh giá là một trong số cảng biển lớn nhất Việt Nam. Cảng Đà Nẵng, ngoài là cửa ngõ chính hướng ra Biển Đông, còn được chọn là điểm đến cuối cùng trong tuyến Hành lang kinh tế Đông Tây, nối liền 4 nước trong khu vực: Myanmar, Thái Lan, Lào và Việt Nam Downloaded by V? Hoàng H?i My (vuhoanghaimy292@gmail.com) lOMoARcPSD|13166366
  • 42. 2.4 Điều kiện thương mại quốc tế Incoterm Incoterms là gì ? Incoterms là từ viết tắt của cụm từ tiếng Anh: International Commerce Terms. Đây tập hợp các quy tắc thương mại quốc tế quy định về trách nhiệm của các bên trong hợp đồng Nội dung chính của các điều khoản này phải kể tới 2 điểm quan trọng: 1. Trách nhiệm của bên mua, bên bán đến đâu 2. Điểm chuyển giao trách nhiệm, chi phí, rủi ro từ người bán sang người mua  Phân chia chi phí và giao nhận hàng hóa theo Thương mại quốc tế như thế nào? Có 4 loại chi phí và giao nhận hàng hóa thông dụng sâu đây: – Chi phí vận tải và giao nhận hàng hóa bao gồm: Chi phí xếp hàng tại địa điểm bên bán Chi phí vận tải nội địa (Trucking) Các phí chứng từ vận tải Chi phí lưu kho, lưu bãi Cước vận tải quốc tế (đối với chặng đường chính) Chi phí dỡ hàng tại nước nhập khẩu Chi phí lưu kho và lưu bãi tại nước nhập khẩu Chi phí vận tải chặng đường cuối (Last mile delivery) Chi phí bốc dỡ hàng tại kho bên mua – Chi phí thông quan bao gồm: Chi phí xin giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu Chi phí kiểm tra như kiểm dịch, khử trùng, đăng kiểm, kiểm tra chất lượng, khai báo hóa chất, chất dễ cháy, nổ… Downloaded by V? Hoàng H?i My (vuhoanghaimy292@gmail.com) lOMoARcPSD|13166366
  • 43. Chi phí kiểm hóa hàng hóa Phí dịch vụ tư vấn, kiểm tra sau thông quan: – Chi phí bảo hiểm (đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu) – Các chi phí dịch vụ và/hoặc hỗ trợ khác Incoterms 2010 Incoterms (International Commercial Terms – các điều khoản thương mại quốc tế) giống như bảng cửu chương vào nghề cho các nhân viên xuất nhập khẩu, Logistics. Vậy Incoterms có những đặc điểm gì cần chú ý?  Incoterms không phải là luật, mà chỉ là thông lệ quốc tế, tập quán thương mại.  Các phiên bản sau không phủ nhận phiên bản trước. Doanh nghiệp có quyền lựa chọn phiên bản áp dụng  Không áp dụng cho hàng hóa vô hình, chỉ áp dụng hàng hóa hữu hình  Phân chia rủi ro và chi phí trong 1 lô hàng cho Người Bán và người Mua Incoterms 2010 được chia thành 2 nhóm:  Các điều kiện dùng cho đường biển và thủy nội địa: FAS, FOB, CFR, CIF  Các điều kiện dùng cho vận tải đa phương thức: EXW, FCA, CPT, CIP, DAT, DAP, DDP. Có nghĩa là các điều khoản này dùng cho đường nào cũng được. Seller và Buyer phải thông quan hải quan trường hợp nào? Downloaded by V? Hoàng H?i My (vuhoanghaimy292@gmail.com) lOMoARcPSD|13166366
  • 44.  Thông quan xuất khẩu: Trừ điều kiện EXW thì Buyer thông quan xuất khẩu. Còn lại Seller phải thông quan xuất khẩu các lô hàng.  Thông quan nhập khẩu: Trừ điều kiện DDP thì Seller thông quan nhập khẩu. Còn lại Buyer phải thông quan nhập khẩu lô hàng NGƯỜI BÁN & NGƯỜI MUA PHẢI THUÊ TÀU TRONG ĐIỀU KIỆN GIAO HÀNG NÀO?  Nhóm E & F: người Mua (Buyer) có trách nhiệm thuê tàu, trả cước  Nhóm C & D: người Bán (Seller) có trách nhiệm thuê tàu, trả cước Chúng ta hãy cùng nhau phân tích chi tiết các điều khoản của Incoterms 2010 nhé. 1. EXW – Ex Works: Giao tại xưởng Người bán chỉ giao hàng tại xưởng là hết trách nhiệm. Mọi việc còn lại, người mua phải làm gồm book tàu, trả cước freight, trả trucking, thông quan hải quan Xuất khẩu, thông quan Hải quan nhập khẩu. Ví dụ cách ghi: EXW ABC warehouse, Hanoi, Vietnam (Incoterms 2010) 2. FCA – Free Carrier: giao cho người chuyên chở Người bán hết trách nhiệm sau khi giao hàng cho người chuyên chở đầu tiên do người mua chỉ định. Downloaded by V? Hoàng H?i My (vuhoanghaimy292@gmail.com) lOMoARcPSD|13166366
  • 45. Note: – Nếu giao FCA tại kho của Seller, thì Seller bốc hàng lên xe cho người mua. – Nếu giao FCA tại kho khác kho hàng của Seller, thì Buyer tự bốc hàng lên xe Lúc này, FCA = EXW + bốc hàng lên phương tiện của người mua. Ví dụ cách ghi: FCA Noibai airport, Hanoi, Vietnam (Incoterms 2010) 3. FAS – Free Alongside Ship: Giao dọc mạn tàu Người bán hết trách nhiệm sau khi đặt hàng song song mạn con tàu (chưa phải giao lên tàu) như FOB. Seller chịu trách nhiệm thông quan Xuất khẩu. Buyer lo book cước và thông quan nhập khẩu. Chỉ dùng cho đường biển và thủy nội địa Hiểu đơn giản, thì FAS = FCA + người Bán chịu cước giao tới dọc mạn tàu. Ví dụ cách ghi: FAS Haiphong port, Vietnam (Incoterms 2010) Downloaded by V? Hoàng H?i My (vuhoanghaimy292@gmail.com) lOMoARcPSD|13166366
  • 46. 4. FOB – Free On Board: Giao hàng lên tàu Note: FOB = FAS + bốc hàng lên trên tàu an toàn Seller hết trách nhiệm sau khi giao hàng an toàn trên tàu. Điều này khác với Incoterms 2000 thì FOB chỉ cần giao qua “lan can tàu” Buyer book cước tàu (lấy booking) và trả tiền cước – freight. Seller thông quan xuất khẩu, Buyer thông quan nhập khẩu. Chỉ dùng cho đường biển và thủy nội địa. Ví dụ cách ghi: FOB Haiphong port, Vietnam (Incoterms 2010) Downloaded by V? Hoàng H?i My (vuhoanghaimy292@gmail.com) lOMoARcPSD|13166366
  • 47. 5. CFR – Cost and Freight: Tiền hàng và cước phí Note: CFR = FOB + F Chữ C ở đây là Cost = tiền hàng = giá FOB. Còn F là Freight (cước) – Seller thuê tàu và trả cước – Seller thông quan Xuất khẩu – Buyer thông quan nhập khẩu – Chuyển giao rủi ro sau khi hàng lên tàu tại cảng xuất – Chỉ dùng cho vận tải biển và thủy nội địa Ví dụ cách ghi: CFR Port Klang, Malaysia (Incoterms 2010) 6. CIF – Cost, Insurance and Freight: Tiền hàng, bảo hiểm và cước phí Note: CIF = CFR + I I: Insurance: bảo hiểm. Tùy loại A, B, C theo quy định của hợp đồng. Mọi đặc điểm như CFR, nhưng chỉ thêm 1 việc đó là người bán mua bảo hiểm cho lô hàng. Ví dụ cách ghi: CIF Shanghai port, China (Incoterms 2010) Downloaded by V? Hoàng H?i My (vuhoanghaimy292@gmail.com) lOMoARcPSD|13166366
  • 48. 7. CPT – Carriage Paid To: cước phí trả tới Dùng vận chuyển đa phương thức, chuyên hàng air là chuẩn nhất, dùng cả cho hàng sea. Từ “To” ở đây có nghĩa là tới bất cứ đâu. Do đó, địa điểm đích có thể là tại Cảng/Sân bay hoặc sâu trong nội địa nước nhập khẩu. a. Nếu địa điểm đích là cảng dỡ hàng/sân bay đến * Hàng đường biển (sea) CPT = FOB + cước vận chuyển tới đích quy định – Seller thuê tàu và cước trả cước (ocean freight) – Seller thông quan xuất khẩu – Buyer thông quan nhập khẩu * Hàng đường không (air) CPT = FCA + cước vận chuyển tới đích quy định – Seller book máy bay và cước trả cước air freight – Seller thông quan xuất khẩu – Buyer thông quan nhập khẩu Ví dụ cách ghi: CPT Noibai, Hanoi, Vietnam (Incoterms 2010) b. Nếu địa điểm đích là sâu trong nội địa nước nhập khẩu Note: CPT = CFR + F Downloaded by V? Hoàng H?i My (vuhoanghaimy292@gmail.com) lOMoARcPSD|13166366
  • 49. Tuy nhiên, trong thực tế thì phần đa các lô hàng dùng điều kiện CPT chỉ giao tới cảng dỡ hàng (Port of discharge) và sân bay đến (Airport of arrival) mà thôi. 8. CIP – Cost and Insurance paid to: cước phí và bảo hiểm trả tới Note: CIP = CPT + I (Insurance) Hệt như CPT, Seller phải mua thêm Insurance bảo hiểm tới địa điểm đích quy định trong hợp đồng – Seller book máy bay/tàu biển và cước trả cước – Seller thông quan xuất khẩu – Buyer thông quan nhập khẩu Ví dụ cách ghi: CIP Haiphong, Vietnam (Incoterms 2010) Downloaded by V? Hoàng H?i My (vuhoanghaimy292@gmail.com) lOMoARcPSD|13166366
  • 50. 9. DAT – Delivered at Terminal: Giao tại bến Người bán hết trách nhiệm sau khi giao hàng (đã dỡ) tại bến dưới sự định đoạt của người mua. Note: DAT = CPT/CIP + rủi ro chịu tới điểm đích quy định – Seller book tàu trả cước – Seller thông quan xuất khẩu – Buyer thông quan nhập khẩu – Dùng cho vận tải đa phương thức, nhưng hàng sea là chủ yếu. Ví dụ cách ghi: DAT Haiphong, Vietnam (Incoterms 2010) hoặc DAT X terminal, Haiphong, Vietnam (Incoterms 2010) Downloaded by V? Hoàng H?i My (vuhoanghaimy292@gmail.com) lOMoARcPSD|13166366
  • 51. 10. DAP – Delivered at Place: Giao hàng tại nơi đến Note: DAP = DAT + cước vận chuyển tới đích quy định – Đa phương thức, air hay sea đều được, thường là kết hợp. – Seller book tàu trả cước – Seller thông quan xuất khẩu – Buyer thông quan nhập khẩu và trả thuế Ví dụ cách ghi: DAP Goldtrans JSC, Hanoi, Vietnam (Incoterms 2010) Downloaded by V? Hoàng H?i My (vuhoanghaimy292@gmail.com) lOMoARcPSD|13166366
  • 52. 11. DDP – Delivered Duty Paid: giao hàng đã thông quan nhập khẩu Note: DDP = DAP + người bán làm thủ tục thông quan nhập khẩu – Trách nhiệm cao nhất của Seller, người bán phải làm từ A-Z các thủ tục và giao hàng tới tay người mua. – Dùng cho vận tải đa phương thức – Seller làm cả thông quan Xuất khẩu và thông quan nhập khẩu Ví dụ cách ghi: DDP Goldtrans JSC, Hanoi, Vietnam (Incoterms 2010) Vậy các bạn đã hiểu chi tiết về trách nhiệm và rủi ro trong các điều kiện của Incoterms 2010 rồi. MỘT SỐ NHẦM LẪN VÀ THẮC MẮC VỀ INCOTERMS 2010 1. CIF và FOB chỉ dùng cho đường biển và thủy nội địa (theo lý thuyết). Nhưng thực tế, rất nhiều hãng bay và GHA hay công ty Logistics vẫn dùng CIF, FOB cho vận tải hàng không. CPT và CIP dùng cho vận tải đa phương thức, do đó hoàn toàn hợp lệ nếu dùng cho đường biển (thay thế CFR/CIF) 2. Incoterms 2000/2010 không quy định có điều kiện CNF. Tuy nhiên, đây là cách hiểu và viết của 1 số nước. CNF (Cost and Freight) cũng được hiểu như CFR. Tuy nhiên, doanh nghiệp nên lựa chọn thể hiện điều kiện CFR là tốt nhất. Downloaded by V? Hoàng H?i My (vuhoanghaimy292@gmail.com) lOMoARcPSD|13166366
  • 53. HIỆN NAY CÓ ÁP DỤNG CẢ INCOTERMS 2000 VÀ 2020 BIỀU ĐỒ INCOTERMS 2000 BIỀU ĐỒ INCOTERMS 2020 Downloaded by V? Hoàng H?i My (vuhoanghaimy292@gmail.com) lOMoARcPSD|13166366
  • 54. 3. Thanh toán quốc tế 3.1 Khái niệm thanh toán quốc tế Thanh toán quốc tế là việc thực hiện nghĩa vụ chi trả và quyền hưởng lợi về tiền tệ phát sinh trên cơ sở các hoạt động kinh tế và phi kinh tế giữa các tổ chức, cá nhân nước này với các tổ chức, cá nhân nước khác, hay giữa một quốc gia với tổ chức quốc tế, thông qua quan hệ giữa các ngân hàng của các nước liên quan.  3.2 Các hình thức thanh toán quốc tế cơ bản 1. Phương thức ghi sổ – Open Account Khái niệm: Phương thức chuyển tiền (Remittance) là phương thức mà trong đó khách hàng (người yêu cầu chuyển tiền) yêu cầu ngân hàng của mình chuyển một số tiền nhất định cho một người khác (người hưởng lợi) ở một địa điểm nhất định bằng phương tiện chuyển tiền do khách hàng quy định. Đặc điểm:  Là một phương thức thanh toán không có sự tham gia của ngân hàng với chức năng là người mở tài khoản và thu tiền cho người ghi sổ.  Chỉ mở sổ đơn biên, không mở sổ song biên, nếu người bị ghi sổ mở sổ để theo dõi thì sổ đó không có giá trị quyết toán giữa hai bên.  Với góc độ thu tiền, phương thức này chỉ có hai thành phần tham gia: người ghi sổ và người bị ghi sổ.  Giá cả hàng hóa ghi trên hợp đồng cơ sở của phương thức ghi sổ thường cao hơn giá cả hàng hóa ghi trên hợp đồng cơ sở khi trả tiền ngay.  Phương thức thanh toán ghi sổ về thực chất là phương thức tài trợ nhập khẩu, do đó rủi ro sẽ thuộc về người bị ghi sổ. Các bên tham gia: Chỉ có bên xuất khẩu và nhập khẩu. Ngân hàng chỉ đóng vai trò là bên mở tài khoản và thực hiện thanh toán dựa trên từng thời điểm đã thỏa thuận thanh toán của bên nhập khẩu gửi cho bên xuất khẩu. Quy trình thực hiện: 1. Bên xuất khẩu giao hàng/ dịch vụ và gửi chứng từ cho bên nhập khẩu nhận hàng 2. Bên xuất khẩu ghi nợ vào tài khoản và báo nợ trực tiếp cho bên nhập khẩu 3. Định kỳ thanh toán (tháng, quý hoặc nửa năm) bên nhập khẩu chuyển tiền qua ngân hàng thanh toán cho bên xuất khẩu hoặc thanh toán bằng séc. Downloaded by V? Hoàng H?i My (vuhoanghaimy292@gmail.com) lOMoARcPSD|13166366
  • 55. Khi nào nên sử dụng phương thức thanh toán ghi sổ?  2 bên có quan hệ mua bán thường xuyên với số lượng không lớn và có sự tin cậy lẫn nhau  Bên xuất khẩu gửi hàng cho bên nhập khẩu hoặc đại lý phân phối ở nước ngoài.  Thanh toán phí dịch vụ như cước phí vận tải, bảo hiểm, bưu điện, tiền hoa hồng, phí ủy thác, lãi cho vay hoặc lợi tức đầu tư.  Dùng trong phương thức gia công  Phương thức này chỉ có lợi cho người bị ghi sổ Những điểm cần lưu ý:  Chưa có luật và tập quán quốc tế điều chỉnh phương thức thanh toán ghi sổ. Khi áp dụng cần vận dụng luật quốc gia của nước mở sổ cái và/hoặc thỏa thuận ngân hàng đại lý giữa hai ngân hàng (nếu có).  Cần quy định cụ thể đồng tiền ghi nợ trên sổ cái, đồng tiền thanh toán, phương thức chuyển tiền, chế tài thanh toán chậm, thiếu hoặc không thanh toán.  Trong phương pháp này, bên xuất khẩu mở tài khoản (mở sổ) còn bên nhập khẩu không mở sổ song song. Trường hợp có mở sổ thì chỉ có giá trị theo dõi chứ không có giá trị thanh toán.  2. Phương thức nhờ thu – Collection Khái niệm: Nhờ thu là hình thức thanh toán sau khi nhà xuất khẩu gửi hàng cho nhà nhập khẩu sẽ đồng thời gửi chứng từ cho ngân hàng của mình để thu hộ tiền của ngân hàng người nhập khẩu. Chứng từ nhờ thu trong quy định là những chứng từ tài chính và/ hoặc chứng từ thương mại. Đây là phương pháp vai trò của ngân hàng thể hiện rất rõ ràng, đảm bảo an toàn cho 2 bên xuất – nhập khẩu.  Chứng từ tài chính: hối phiếu, kỳ phiếu, séc hoặc những chứng từ liên quan đến mục đích chi trả. Downloaded by V? Hoàng H?i My (vuhoanghaimy292@gmail.com) lOMoARcPSD|13166366
  • 56.  Chứng từ thương mại: Hóa đơn, vận tải đơn, các chứng từ về quyền sở hữu hoặc bất cứ chứng từ nào không phải là chứng từ tài chính. Đặc điểm: Phương thức nhờ thu gồm 2 loại:  Nhờ thu trơn (clean collection) là chỉ thu lại chứng từ tài chính không kèm theo chứng từ thương mại.  Nhờ thu chứng từ (documentary collection) là nhờ thu kèm cả 2 loại chứng từ thương mại và chứng từ tài chính, hoặc chứng từ thương mại không kèm chứng từ tài chính. Các bên tham gia:  Người ủy nhiệm (Principal): là người ủy quyền xử lý nghiệp vụ nhờ thu cho ngân hàng, thường đồng nhất với người xuất khẩu hay người hưởng lợi.  Ngân hàng chuyển chứng từ (Remiting bank): là ngân hàng đại diện cho người nhờ thu chỉ định, ngân hàng này có nghĩa vụ tiếp nhận chứng từ từ người uỷ thác nhờ thu theo những điều kiện mà người nhờ thu đặt ra để thu hộ tiền cho họ, khi nhận chứng từ như thế nào thì sẽ chuyển đi như vậy. Thường đồng nhất với ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu.  Ngân hàng xuất trình (Presenting bank): là ngân hàng ở nước người nhập khẩu, thực hiện chuyển giao chứng từ nhờ thu cho người nhập khẩu theo đúng chỉ thị nhờ thu.  Ngân hàng thu hộ (Collecting bank): là ngân hàng đại diện cho người trả tiền. Là bất kỳ ngân hàng nào có liên quan đến nghiệp vụ nhờ thu nhưng không phải là ngân hàng chuyển chứng từ, thường được hiểu chung nghĩa với ngân hàng xuất trình. Downloaded by V? Hoàng H?i My (vuhoanghaimy292@gmail.com) lOMoARcPSD|13166366
  • 57. Trường hợp ngân người xuất khẩu không nêu rõ thông tin thì ngân hàng này có thể do ngân hàng chuyển chỉ định.  Người trả tiền (Drawee): là người được xuất trình chứng từ theo đúng chỉ thị nhờ thu, thường đồng nhất với nhà nhập khẩu. 2.1 Phương thức nhờ thu trơn Quy trình thực hiện: 1. Bên xuất khẩu giao hàng/ cung ứng dịch vụ và gửi chứng từ cho bên nhập khẩu. 2. Ký phát hối phiếu và gửi yêu cầu nhờ thu tới ngân hàng bên đầu xuất nhờ thu tiền từ ngân hàng nhập khẩu nước ngoài. 3. Ngân hàng bên xuất chuyển hối phiếu và chỉ thị nhờ thu cho ngân hàng bên người nhập khẩu tại nước ngoài. 4. Ngân hàng thu hộ xuất trình hối phiếu theo đúng chỉ thị nhờ thu cho người trả tiền. 5. Người trả tiền tiến hành giao dịch hoặc chấp nhận trả tiền hối phiếu. 6. Ngân hàng thu hộ chuyển tiền hoặc hối phiếu đã được chấp nhận cho ngân hàng chuyển. 7. Ngân hàng chuyển trả tiền hoặc hối phiếu đã được chấp nhận tới nhà xuất khẩu. Khi nào nên sử dụng phương thức thanh toán nhờ thu trơn?  Nên sử dụng nếu người hưởng lợi và người trả tiền tin cậy lẫn nhau, vì ngân hàng chỉ là người trung gian thu hộ thôi.  Phương thức nhờ thu trơn ít được sử dụng trong thanh toán thương mại, thường chỉ được áp dụng trong thanh toán dịch vụ thương mại như nhờ thu tiền điện, nước,… Những điểm cần lưu ý:  Phương thức này ít được sử dụng vì không đảm bảo quyền lợi cho cả 2 bên: do ngân hàng chỉ đóng vai trò trung gian trong thanh toán bởi vì bộ chứng từ hàng hoá đã giao cho người nhập khẩu nên ngân hàng đại lý không thể khống chế người nhập khẩu được. Cụ thể là ngân hàng sẽ không chịu trách nhiệm trong trường hợp không thu được, thu không đủ hoặc thu không đúng hạn.  Vì vậy, người xuất khẩu chỉ nên áp dụng phương thức này trong trường hợp có quan hệ lâu năm và tín nhiệm người nhập khẩu.  Để hạn chế rủi ro, trong hợp đồng cơ sở, 2 bên cần thỏa thuận thời hạn cụ thể phải trả tiền hoặc phải chấp nhận thanh toán ngay sau khi ngân hàng xuất trình công cụ thanh toán. Nếu trả chậm thì bị phạt lãi trả chậm.  Trong chỉ thị nhờ thu cũng phải quy định điều khoản chế tài tương tự khác như người trả tiền, thanh toán không đủ số lượng, đưa ra những lý do không hợp pháp hoặc không hợp lý để từ chối thanh toán,…  Phương thức này thường được sử dụng để thanh toán phí hoặc trong nhờ thu séc giữa các ngân hàng. 2.2 Phương thức nhờ thu kèm chứng từ Trong phương thức này, để phòng ngừa và tránh rủi ro người nhập khẩu chiếm dụng vốn của người xuất khẩu, thanh toán chậm, thiếu, thậm chí là từ chối thanh toán, thì Downloaded by V? Hoàng H?i My (vuhoanghaimy292@gmail.com) lOMoARcPSD|13166366
  • 58. người bán thường ủy thác cho ngân hàng thay mặt mình khống chế chứng từ đối với người nhập khẩu với điều kiện là thanh toán đổi lấy chứng từ (Documents against Payment – D/P) hoặc chấp nhận thanh toán đổi lấy chứng từ (Documents against Acceptance – D/A):  D/A (Documents against Acceptance) là điều kiện chấp nhận thanh toán trao đổi chứng từ. Ngân hàng nhờ thu chỉ trao chứng từ thương mại khi nhà nhập khẩu chấp nhận thanh toán. Đối với điều kiện D/A, trong lệnh nhờ thu phải có chỉ thị “Release Documents against Acceptance” Quy trình thực hiện thanh toán đổi lấy chứng từ: 1. Căn cứ vào hợp đồng thương mại đã ký, người xuất khẩu tiến hành giao hàng cho người nhập khẩu nhưng không giao bộ chứng từ hàng hóa. 2. Người xuất khẩu ký phát và gửi hối phiếu có kỳ hạn, kèm theo chỉ thị nhờ thu và bộ chứng từ hàng hóa đến ngân hàng nhận ủy thác để nhờ thu hộ tiền ở người nhập khẩu. 3. Ngân hàng nhận ủy thác chuyển chỉ thị nhờ thu và bộ chứng từ sang ngân hàng đại ký để thông báo cho người nhập khẩu. 4. Căn cứ vào chỉ thị nhờ thu đã nhận được, ngân hàng xuất trình lập thông báo gửi nhà nhập khẩu 5. Nếu người nhập khẩu chấp nhận trả tiền bằng cách ký chấp nhận trực tiếp vào hối phiếu hoặc chấp nhận bằng văn bản, thì ngân hàng xuất trình giao bộ chứng từ hàng hóa cho nhà nhập khẩu. 6. Ngân hàng xuất trình thông báo nội dung chấp nhận thanh toán của nhà nhập khẩu cho ngân hàng chuyển chứng từ. 7. Ngân hàng chuyển chứng từ thông báo kết quả gửi chứng từ nhờ thu theo điều kiện D/A cho người xuất khẩu.  D/P (Documents against Payment) là điều kiện thanh toán trả tiền ngay khi chứng từ được xuất trình (payable at sight). Ngân hàng thu hộ chỉ trao chứng từ thương mại khi nhà nhập khẩu thanh toán nhờ thu. Đối với điều kiện D/P, trong lệnh nhờ thu phải có chỉ thị “Release Documents against Payment” Quy trình thực hiện chấp nhận thanh toán đổi lấy chứng từ: 1. Căn cứ vào hợp đồng thương mại đã ký, người xuất khẩu tiến hành giao hàng cho người nhập khẩu 2. Người xuất khẩu ký phát và gửi chỉ thị nhờ thu kèm bộ chứng từ hàng hóa (kèm hoặc không kèm hối phiếu) đến ngân hàng nhận ủy thác để nhờ thu hộ tiền ở người nhập khẩu 3. Ngân hàng nhận ủy thác chuyển chỉ thị nhờ thu và bộ chứng từ sang ngân hàng đại lý để thông báo cho người nhập khẩu 4. Căn cứ vào chỉ thị nhờ thu đã nhận được, ngân hàng xuất trình lập thông báo gửi nhà nhập khẩu. 5. Ngân hàng xuất trình giao bộ chứng từ hàng hóa cho nhà nhập khẩu sau khi nhà nhập khẩu đã chuyển đủ tiền để thanh toán nhờ thu. Downloaded by V? Hoàng H?i My (vuhoanghaimy292@gmail.com) lOMoARcPSD|13166366
  • 59. 6. Ngân hàng xuất trình thanh toán trị giá nhờ thu cho ngân hàng chuyển chứng từ 7. Ngân hàng chuyển chứng từ thanh toán cho nhà xuất khẩu kết quả nhờ thu sau khi đã trừ phí dịch vụ và các chi phí liên quan.  Ngoài 2 hình thức nhờ thu kèm chứng từ theo các điều kiện D/A, D/P, trong thực tế còn có một số điều kiện thanh toán nhờ thu kèm chứng từ khác như là:  Thanh toán từng phần: Một phần theo giá trị nhờ thu D/P at sight, một phần theo giá trị nhờ thu D/A.  Giao chứng từ khi có giấy hứa trả tiền, có thư cam kết trả tiền, hoặc có biên lai tín thác. Các trường hợp này quy trình thanh toán áp dụng cũng giống như hình thức D/A nhưng ngân hàng chỉ giao chứng từ khi khách hàng xuất trình giấy hứa trả tiền, thư cam kết trả tiền hoặc biên lai tín thác do chính khách hàng lập ra. Những điểm cần lưu ý:  Ngân hàng là người trung gian thu hộ tiền cho khách hàng, không có trách nhiệm đến việc thu tiền có đạt kết quả hay không.  Người xuất khẩu phải lập một chỉ thị nhờ thu gửi đến ngân hàng đại diện cho mình nhờ thu hộ tiền. Trong chỉ thị nhờ thu, người xuất khẩu phải để ra những điều kiện nhờ thu mà ngân hàng thu phải thực hiện.  Trong trường hợp hàng đến trước chứng từ, người nhập khẩu có thể cấp giấy bảo lãnh với hãng tàu để nhận hàng.  Phương thức nhờ thu kèm chứng từ đảm bảo được quyền lợi của bên xuất khẩu, người nhập khẩu muốn có hàng phải thanh toán tiền cho ngân hàng bên đầu xuất. Tuy nhiên phương thức này vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro vì người xuất khẩu phải tốn phí thời gian và tiền bạc để thu hồi vốn hoặc giải quyết lô hàng đã gửi.  3. Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ – Letter of credit (L/C) Khái niệm: L/C được hiểu là văn bản do ngân hàng nhập khẩu phát hành cam kết trả tiền cho người xuất khẩu sau khi người này xuất trình bộ chứng từ hợp lệ. Do đó L/C này được gọi là L/C thương mại hay L/C chứng từ. L/C được lập trên cơ sở các điều khoản trong hợp đồng nhưng hoàn toàn độc lập với hợp đồng. Downloaded by V? Hoàng H?i My (vuhoanghaimy292@gmail.com) lOMoARcPSD|13166366
  • 60. Đặc điểm: L/C được chia làm nhiều loại như sau:  Thư tín dụng có thể hủy bỏ (Revocable L/C)  Thư tín dụng không thể hủy ngang (Irrevocable L/C)  Thư tín dụng có xác nhận (Confirmed L/C)  Thư tín dụng chuyển nhượng (Transferable L/C)  Thư tín dụng giáp lưng (Back to Back L/C)  Thư tín dụng tuần hoàn (Revolving Letter of Credit)  Thư tín dụng dự phòng (Standby Letter of Credit)  Thư tín dụng đối ứng (Reciprocal L/C)  Thư tín dụng có điều khoản đỏ (Red Clause L/C) Các bên tham gia:  Người yêu cầu phát hành thư tín dụng: người nhập khẩu hoặc người nhập khẩu ủy thác cho một người khác  Ngân hàng phát hành thư tín dụng: là ngân hàng nước của người nhập khẩu.  Ngân hàng yêu cầu (Applicant bank): Là chi nhánh của ngân hàng phát hành). Ở Việt Nam, người yêu cầu phát hành L/C phải thông qua chi nhánh của Ngân hàng phát hành để đệ đơn yêu cầu phát hành L/C. Ngân hàng phát hành ủy thác cho chi nhánh của mình tiếp nhận đơn yêu cầu phát hành L/C.  Người hưởng lợi thư tín dụng (Beneficiary): Là người xuất khẩu hoặc bất cứ người nào khác mà người hưởng lợi chỉ định. Downloaded by V? Hoàng H?i My (vuhoanghaimy292@gmail.com) lOMoARcPSD|13166366