SlideShare a Scribd company logo
1 of 76
Download to read offline
Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 1 - 2021 1
LỜI CHÚA
MỤC TỬ
THIẾU NHI
SINH HOẠT
GIÁO XỨ
HNGĐ
BẠN TRẺ
CẢM NGHIỆM
SỨC KHỎE
THIẾU NHI
CN lễ hiển Linh-CN IV TNB......................
Hạnh các Thánh -tháng 1..........................
Ý nghĩa logo năm Thánh Giáo xứ..............
15 viêc làm để đực Ân Xá...........................
Các ngày lễ xin ơn Toàn xá GX..................
Gia đình Thánh............................................
Giáng sinh và Năm Mới ...........................
Tình huynh đệ ..........................................
Câu chuyện tháng 1....................................
Tình huynh đệ Kitô giáo ..............................
Em thêm tuổi mới .........................................
Nhân bản: lịch sự trong tang chế-cưới hỏi
Chương trình lễ tháng 1.............................
Chúc mừng hiệp thông.........................
Ban Lễ Sinh................................................
Hội Legio Mariae.......................................
Anh chị em ................................................
Bác ái mùa Giáng Sinh................................
Cỏ lùng 007............................................
Youcat ........................................................
Phút cảm tạ .................................................
Khúc tự tình...............................................
Cảm nghiệm xuân về ... ............................
Mừng kính lễ Mẹ Thiên Chúa ..................
Tình yêu Cứu thế........................................
Kính dâng Mẹ.............................................
Người đi gieo nước mắt.............................
Ăn nhiều gạo nếp.......................................
Vui cười .......................................................
Yaourt phomai............................................
Đáp án đố vui tháng 12.............................
Đố vui thiếu nhi tháng 1.......................
Facebook & Youtube giáo xứ...........
Trang 3
Trang 8
Trang 11
Trang 12
Trang 16
Trang 17
Trang 18
Trang 22
Trang 30
Trang 34
Trang 41
Trang 42
Trang 44
Trang 45
Trang 47
Trang 48
Trang 50
Trang 52
Trang 55
Trang 56
Trang 59
Trang 60
Trang 62
Trang 64
Trang 66
Trang 68
Trang 69
Trang 70
Trang 72
Trang 73
Trang 74
Trang 75
Trang 76
Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 1 - 20212
LỊCH CÔNG GIÁO THÁNG 1/2021
CHÚA
NHẬT
THỨ
HAI
THỨ
BA
THỨ
TƯ
THỨ
NĂM
THỨ
SÁU
THỨ
BẢY
31
CN IV
TN B
1
MẸ
THIÊN
CHÚA
BM
LEGIO
2
thánh
Basilio
Cả;
Giêgorio
nazianzeno
3
CN
CHÚA
HIỂN
LINH
4 5 6 7
Thánh
Rai-
mundo
Penyaort
8 9
10
CN CHÚA
GIÊSU
CHỊU
PHÉP RỬA
11 12 13
Thánh
Hilario
14 15 16
17
CN II
TN B
18
Cầu cho
sự hiệp
nhất
19 20
thánh
Fabiano;
Sêbas-
tiano
21
thánh
Ane
trinh
nữ
22
thánh
Vinhsơn
phó tế
23
24
CN III
TN B
25
thánh
Phaolo
tông đồ
trở lại
26
thánh
Timo-
theo &
Tito
27
thánh
Angela
Mêrici
28
thánh
Tôma
Aquino
BM
Lễ sinh
29 30
Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 1 - 2021 3
CHÚA NHẬT LỄ CHÚA HIỂN LINH
03 – 01 – 2021
“Chúng tôi đã thấy vì sao của Người xuất hiện bên phương
Đông, nên chúng tôi đến bái lạy Người.”
BÀI TIN MỪNG: Mt 2, 1-12
Khi Đức Giê-su ra đời tại Bê-lem, miền
Giu-đê, thời vua Hê-rô-đê trị vì, có mấy
nhà chiêm tinh từ phương Đông đến
Giê-ru-sa-lem, và hỏi: “Đức Vua dân
Do-thái mới sinh, hiện ở đâu? Chúng
tôi đã thấy vì sao của Người xuất hiện
bên phương Đông, nên chúng tôi đến
bái lạy Người.” Nghe tin ấy, vua Hê-rô-
đê bối rối, và cả thành Giê-ru-sa-lem
cũng xôn xao. Nhà vua liền triệu tập tất
cả các thượng tế, các kinh sư trong dân
lại, và hỏi cho biết Đấng Ki-tô phải sinh
ra ở đâu. Họ trả lời: “Tại Bê-lem, miền
Giu-đê, vì trong sách ngôn sứ, có chép
rằng: Phần ngươi, hỡi Bê-lem, miền
đất Giu-đa, ngươi đâu phải là thành
nhỏ nhất của Giu-đa, vì ngươi là nơi vị
lãnh tụ chăn dắt Ít-ra-en dân Ta sẽ ra
đời”. Bấy giờ vua Hê-rô-đê bí mật vời
các nhà chiêm tinh đến, hỏi cặn kẽ về
ngày giờ ngôi sao đã xuất hiện. Rồi vua
phái các vị ấy đi Bê-lem và dặn rằng:
“Xin quý ngài đi dò hỏi tường tận về
Hài Nhi, và khi đã tìm thấy, xin báo lại
cho tôi, để tôi cũng đến bái lạy Người.”
Nghe nhà vua nói thế, họ ra đi. Bấy giờ
ngôi sao họ đã thấy ở phương Đông,
lại dẫn đường cho họ đến tận nơi
Hài Nhi ở, mới dừng lại. Trông thấy
ngôi sao, họ mừng rỡ vô cùng. Họ
vào nhà, thấy Hài Nhi với thân mẫu
là bà Ma-ri-a, liền sấp mình bái lạy
Người, rồi mở bảo tráp, lấy vàng,
nhũ hương và mộc dược mà dâng
tiến. Sau đó, họ được báo mộng là
đừng trở lại gặp vua Hê-rô-đê nữa,
nên đã đi lối khác mà về xứ mình.
SUY NIỆM
Năm xưa ba nhà đạo sĩ đã gặp
được Chúa Hài Nhi vì họ đã mở
lòng đón nhận dấu chỉ của Thiên
Chúa một cách khiêm hạ, tận
lòng. Thái độ đó cũng cần lắm
đối với mỗi người chúng ta trong
hành trình tìm Chúa trong cuộc
sống hôm nay.
CẦU NGUYỆN
Tạ ơn Chúa đã đến và ở với chúng
con. Xin Chúa soi dẫn tâm hồn
chúng con, để chúng con bước đi
theo ánh sáng của Chúa, biết can
đảm làm chứng cho Chúa giữa
lòng thế giới hôm nay. Amen.
Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 1 - 20214
CHÚA NHẬT LỄ CHÚA GIÊSU CHỊU PHÉP RỬA
10 – 01 – 2021
“Con là Con yêu dấu của Cha, Con đẹp lòng Cha”
BÀI TIN MỪNG: Mc 1, 7-11
Khi ấy, Gioan rao giảng rằng: “Có
Đấng đến sau tôi, nhưng quyền lực
hơn tôi, tôi không xứng đáng cúi
xuống cởi dây giày cho Người. Phần
tôi, tôi đã rửa anh em trong nước,
nhưng Người, Người sẽ rửa anh em
trong Thánh Thần.” Và đã xảy ra là
trong những ngày đó, Chúa Giêsu
từ Nadarét xứ Galilêa đến và chịu
phép rửa bởi Gioan ở sông Giođan.
Khi vừa lên khỏi nước, Người liền
thấy trời mở ra, thấy Thánh Thần
như chim bồ câu ngự xuống trên
mình. Và có tiếng từ trời phán: “Con
là Con yêu dấu của Cha, Con đẹp
lòng Cha”.
SUY NIỆM
Hành vi Gioan Tẩy giả dìm Đức
Giêsu trong nước sông Giôđan
khi thực hiện phép rửa cho Ngài
chính là hình ảnh tiên trưng cho
cái chết mà Đức Giêsu sẽ thực
hiện sau này trong cuộc thương
khó. Đang khi kiểu diễn tả liền
sau đó ‘vừa lên khỏi nước’ lại là
hình ảnh tiên trưng cho sự trỗi
dậy từ trong kẻ chết (sự phục
sinh) của Đức Giêsu. Hai hành
động đầy tính biểu tượng này
của Chúa Giêsu đã được xác
thực ngay sau đó bằng hai hành
động: a/ ‘Thánh Thần, như chim
bồ câu ngự xuống trên Người’:
b/ ‘Có tiếng từ trời phán: ‘Con
là Con yêu dấu của Cha, Cha hài
lòng về Con.’: Đây chính là lời
xác quyết minh nhiên với Đức
Giêsu cho thấy rõ điều Đức Giê-
su đang thực hiện là hoàn toàn
đúng với thánh ý Chúa Cha.
CẦU NGUYỆN
Xin cho chúng con nhớ rằng, ành
vi mỗi người bị dìm vào nước
nơi bí tích rửa tội cũng trở nên
hình ảnh tiên trưng cho một nỗ
lực cùng với Đức Kitô phải chết
đi mỗi ngày, điều đó như là một
bước trước cần thiết cho việc
được thông phần vào cuộc phục
sinh vinh hiển với Đức Kitô (x.
Rm 6,8). Amen.
Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 1 - 2021 5
BÀI TIN MỪNG: Ga 1, 35-42
Khi ấy, Gioan đang đứng với hai
người trong nhóm môn đệ của ông
nhìn theo Chúa Giêsu đang đi mà
nói: Đây là Chiên Thiên Chúa. Hai
môn đệ nghe ông nói liền đi theo
Chúa Giêsu, Chúa Giêsu ngoảnh
mặt lại, thấy họ đi theo mình, thì
nói với họ: “Các ngươi tìm gì?” Họ
thưa với Người: “Rabbi, nghĩa là
thưa Thầy, Thầy ở đâu?” Người
đáp: “Hãy đến mà xem”. Họ đã
đến và xem chỗ Người ở, và ở lại
với Người ngày hôm ấy, lúc đó độ
chừng giờ thứ mười. Anrê, em ông
Simon Phêrô, một trong hai người
đã nghe Gioan nói và đã đi theo
Chúa Giêsu. Ông gặp Simon anh
mình trước hết và nói với anh:
“Chúng tôi đã gặp Đấng Messia,
nghĩa là Đấng Kitô”. Và ông dẫn
anh mình tới Chúa Giêsu. Chúa
Giêsu nhìn Simon và nói: “Ngươi
là Simon, con ông Gioan, ngươi sẽ
được gọi là Kêpha, nghĩa là Đá”.
CHÚA NHẬT II THƯỜNG NIÊN
17 – 01 – 2021
“Đây là Chiên Thiên Chúa”.
SUY NIỆM
Năm xưa, nhờ Thánh Gio-an
Tẩy giả giới thiệu Đức Giê-su
với các môn đệ mà An-rê gặp
được Chúa Giê-su và đưa em
mình đến với Ngài, để rồi từ đó
các ông được Chúa gọi đi theo.
Ngày nay, là Ki-tô hữu, chúng ta
đã giới thiệu Đức Ki-tô cho anh
chị em xung quanh mình bằng
lời nói, việc làm tốt đẹp mỗi
ngày chưa?
CẦU NGUYỆN
Lạy Chúa, xin cho con đừng bao
giờ ngại miệng mỗi khi nói về
Chúa cho mọi người và sẵn lòng
chỉ cho người khác điều tốt đẹp,
đừng ích kỷ chỉ biết cho riêng
mình mà thôi. Amen.
Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 1 - 20216
BÀI TIN MỪNG: Mc,1,14-20
Sau khi Gioan bị bắt, Chúa Giê-
su sang xứ Galilêa, rao giảng
Tin Mừng của nước Thiên Chúa,
Người nói: “Thời giờ đã mãn và
nước Thiên Chúa đã gần đến; anh
em hãy ăn năn sám hối và tin vào
Tin Mừng”. Ðang lúc đi dọc theo
bờ biển Galilêa, Người thấy Si-
mon và em là Anrê đang thả lưới
xuống biển, vì các ông là những
người đánh cá. Chúa Giêsu bảo
các ông: “Hãy theo Ta, Ta sẽ làm
cho các ngươi trở thành những
kẻ chài lưới người”. Lập tức bỏ
lưới, các ông theo Người. Ði xa
hơn một chút nữa, Người thấy
Giacôbê con ông Giêbêđê và em
là Gioan đang xếp lưới trong
thuyền, Người liền gọi các ông.
Hai ông bỏ cha là Giêbêđê ở lại
trên thuyền cùng với các người
làm công, và đi theo Người.
CHÚA NHẬT III THƯỜNG NIÊN
24 – 01 – 2021
“Anh em hãy ăn năn sám hối và tin vào Tin Mừng “.
SUY NIỆM
Khi Chúa Giêsu bắt đầu sứ
vụ của mình, Ngài đã kêu gọi
các môn đệ đầu tiên là ông Si-
mon, Anrê, Giacôbê và Gioan,
thì hôm nay, Ngài cũng mời
gọi chúng ta tham gia vào sứ
mạng của Ngài. Những môn
đệ đầu tiên đã từ bỏ tất cả
để theo Chúa. Vậy chúng ta
đã đáp trả lại lời mời gọi của
Chúa như thế nào?
CẦU NGUYỆN
Lạy Chúa, xin cho chúng con
biết nhận ra và sửa đổi lỗi lầm
của bản thân, xin cho chúng
con biết sống xứng đáng trở
thành môn đệ của Chúa trong
thế giới hôm nay.
Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 1 - 2021 7
CHÚA NHẬT IV THƯỜNG NIÊN
31 – 01 – 2021
“Ông ấy ra lệnh cho cả các thần ô uế và chúng phải
tuân lệnh”
BÀI TIN MỪNG: Mc 1, 21-28
	 Đức Giê-su và các môn
đệ đi vào thành Ca-phác-na-um.
Ngay ngày sa-bát, Người vào hội
đường giảng dạy. Thiên hạ sửng
sốt về lời giảng dạy của Người, vì
Người giảng dạy như một Đấng
có thẩm quyền, chứ không như
các kinh sư. Lập tức, trong hội
đường của họ, có một người bị
thần ô uế nhập, la lên rằng: “Ông
Giê-su Na-da-rét, chuyện chúng
tôi can gì đến ông mà ông đến tiêu
diệt chúng tôi? Tôi biết ông là ai
rồi: ông là Đấng Thánh của Thiên
Chúa!”. Nhưng Đức Giê-su quát
mắng nó: “Câm đi, hãy xuất khỏi
người này!”. Thần ô uế lay mạnh
người ấy, thét lên một tiếng, và
xuất khỏi anh ta. Mọi người đều
kinh ngạc đến nỗi họ bàn tán với
nhau: “Thế nghĩa là gì? Giáo lý thì
mới mẻ, người dạy lại có uy quyền.
Ông ấy ra lệnh cho cả các thần ô
uế và chúng phải tuân lệnh!”. Lập
tức danh tiếng Người đồn ra
mọi nơi, khắp cả vùng lân cận
miền Ga-li-lê.
SUY NIỆM
Lời Chúa đầy quyền năng
đã xua đuổi thần ô uế ra khỏi
người tội lỗi thì ngày nay qua
các bài Tin Mừng, Lời Chúa
vẫn luôn hoạt động mạnh mẽ.
Chúng ta đã đón nhận Lời
Chúa như thế nào?
CẦU NGUYỆN
Lạy Chúa, Xin cho chúng con
siêng năng trong việc đọc
Tin Mừng, biết đón nhận
Lời Chúa, luôn tin tưởng vào
sức mạnh Lời Chúa và kiên
trì sống Lời Chúa mỗi ngày.
Amen.
Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 1 - 20218
Hạnh các thánh - tháng 1
TÚ TÚ
theo Internet
THÁNH MARIA MẸ
THIÊN CHÚA (1.1)
Tước hiệu Ðức Maria Mẹ Thiên
Chúa là một tước hiệu đã có từ lâu
đời trong Giáo Hội. Ðây là một xứng
hợp hơn mọi tước hiệu khi nói về
Ðức Trinh Nữ Maria. Vào thế kỷ V,
giáo chủ Nestôriô đã nổi lên chống
đối tước hiệu Mẹ Thiên Chúa của
Ðức Trinh Nữ Maria. Một cuộc xung
đột lớn lao đã xẩy ra trong Giáo Hội
xoay quanh việc Ngôi Hai nhập thể.
Thế nên, vào năm 431, Hội Thánh đã
triệu tập công đồng Êphêsô dưới sự
chủ tọa của thánh Cyrillô, các nghị
phụ trong công đồng này đã tuyên bố
cất chức giáo chủ Nestôriô và đánh
đổ lạc thuyết của ông ta. Công đồng
Êphêsô đã định tín Mẹ Maria là Mẹ
Thiên Chúa vì thực sự Mẹ đã sinh ra
Con-Thiên-Chúa-làm-người. Ðây là
tước hiệu trổi vượt
trên mọi tước hiệu
mà Giáo Hội đã ca
tụng và tôn vinh
Ðức Trinh Nữ Ma-
ria.
THÁNH DANH
CHÚA GIÊSU (3.1)
”Khi nghe Danh Thánh Chúa Giêsu,
cả bầu trời bừng sáng, cả tà thần
chạy trốn, khắp trái đất khiếp run.”.
Danh Thánh Chúa Giêsu quả cao
siêu mầu nhiệm. Chỉ mới nghe Danh
Thánh Chúa Giêsu: tà thần, ma quỉ đã
chạy trốn. Vì ma quỉ là bóng tối, ánh
sáng luôn tiêu diệt bóng tối. Ma quỉ
xưa trong vườn địa đàng đã lấy hình
rắn để cám dỗ bà Evà. Rắn đã thắng
Ông Adong và Evà vì hai ông bà kiêu
ngạo, tự mãn, muốn bằng Thiên Chúa.
Thánh Danh Chúa Giêsu ngọt ngào
êm dịu. Con người mỗi lần nhắc tới
Thánh Danh Chúa Giêsu như có một
sức mạnh huyền nhiệm nâng cao con
người lên. Chỉ nhắc tới Thánh Danh
Chúa Giêsu, con người đã thấy được
an bình vì nơi tên Giêsu ơn cứu chuộc
chứa chan. Mỗi lần làm dấu thánh
giá:” Nhân danh Chúa Cha, nhân danh
Chúa Con và nhân danh Chúa Thánh
Thần”, mầu nhiệm Ba Ngôi bừng sáng
lên và như thế, nhân loại lãnh nhận
được ơn giải thoát. Thánh Danh Chúa
Giêsu đi đôi với sinh mạng cứu chuộc
của Ngài:” Khi nào Ta bị treo lên khỏi
đất, Ta sẽ kéo mọi người lên cùng Ta”
Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 1 - 2021
9
THÁNH ANÊ (21.1)
Thánh Anê đã cảm nghiệm sâu xa lời
thánh vịnh: ”Máu tế thần, con quyết
chẳng dâng, tên của thần, môi con
không tụng niệm” (Tv 15, 4). Nên,
dù mới có 12 tuổi đời, thánh nữ
Anê đã rao giảng Ðức Kitô là Thiên
Chúa. Thánh nhân không sợ sệt,
không nhát đảm, người ta đã muốn
làm hoen ố đời con gái của thánh
nữ, nhưng Chúa luôn gìn giữ người
và con người của thánh nữ luôn tỏa
hương thơm tươi tốt. Thánh Anê đã
giữ mình tinh tuyền đến nỗi không
một chàng trai nào dám động tới
thân xác của Người. Thánh nhân luôn
có một tâm niệm” Tôi chỉ tin một Ðức
Kitô, Ðấng tôi hằng yêu mến “. Ngài
luôn ý thức:” Lạy Chúa, Chúa là phần
sản nghiệp con được hưởng, là chén
phúc lộc dành cho con; số mạng con
chính Ngài nắm giữ “(Tv 15, 5).
Thánh nữ phó thác sinh mạng và
cuộc đời Ngài trong tay Thiên Chúa.
Vì thế cái chết đối với ngài chỉ thay
đổi chứ không mất đi. Một nhát chém
hay sự thiêu đốt không làm ngài siêu
lòng, nhưng là để ngài được gặp mặt
Chúa và sống bên Chúa suốt đời.
THÁNH PHAOLÔ TÔNG ÐỒ
TRỞ LẠI (25.1)
Phaolô là người Do Thái thuộc chi tộc
Benjamin, tên của Ngài là Saolô, quê
Tarsê xứ Cilicia. Gia đình của Phaolô
đã nhập tịch làm dân Roma, nên ngài
cũng là dân Roma. Saolô là một phần
tử hăng say thuộc nhóm biệt phái,
luôn thù ghét các Kitô hữu, thù ghét
Giáo Hội của Chúa Giêsu.
Trên đường đi Ðamát với một khí thế
hung hăng, đằng đằng sát khí, Saolô
muốn tiêu diệt Giáo Hội của Chúa. Thì
bỗng nhiên có một luồng ánh sáng từ
trời chiếu xuống bao phủ lấy Ông. Ông
ngã xuống đất và nghe có tiếng nói với
Ông:” Sa-un, Sa- un, tại sao Ngươi bắt
bớ Ta”( Cv 9, 4 ) . Saolô liền hỏi lại:”
Thưa Ngài, Ngài là ai ?”( Cv 9, 5) Người
đáp:” Ta là Giêsu mà ngươi đang bắt
bớ”(Cv 9, 5 ). Và Saolô đã khuất phục:”
Lạy Chúa, Chúa muốn con làm gì ?”.
Lập tức có những cái gì như vảy bong
ra khỏi mắt ông saolô, và Ông lại thấy
được. Ông đứng dậy và chịu phép
rửa”(Cv 9, 18 ). Saolô từ lúc sáng mắt
đã hoàn toàn được đổi mới. Ông nhiệt
thành đi rao giảng Tin Mừng nước
Thiên chúa. Với tên mới Phaolô, trở
nên vị tông đồ dân ngoại rất lừng danh
Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 1 - 202110
THÁNH TÔ-MA A-QUI-NÔ
(28/1)
Thánh Tôma Aquinô sinh năm 1225
tại thành Naples Ý Ðại Lợi trong một
gia đình phú quí và đạo hạnh. Gia đình
của thánh nhân luôn biết kính sợ Chúa
và giáo dục con cái theo luật Chúa và
Giáo Hội. Nhờ thế, thánh Tôma Aquinô
đã sớm tiến tới trong đàng nhân đức.
Tôma học ở tu viện Cassino do các Cha
Bênêđitô điều khiển. Sau đó, thánh nhân
lại tiếp tục học ở Naples, nơi đây thánh
nhân có dịp tiếp xúc với các cha dòng
Ðaminh, Tôma say mê với lý tưởng sống
cho người nghèo. Ngài vào dòng thánh
Ðaminh vào năm 1244. Việc này làm
phật ý thân mẫu thánh Tôma bà quyết
định bắt Tôma về giam trong gia đình, bà
đã dùng một cô gái trắc nết để quyến rũ
thánh nhân, Nhưng ý Chúa nhiệm mầu,
Tôma đã chiến thắng, đuổi cô gái hư ra
khỏi nơi ngài ở. Chúa đã yêu thương
Ngài, sai thiên thần đến cột giây trinh
khiết cho ngài. Thánh nhân về lại tu
viện, được thụ huấn với thánh Albertô.
Năm 27 tuổi, thánh Tôma đã trở thành
giảng sư đại học với một kiến thức uyên
bác có thể hướng dẫn được giới trí thức
đang say mê triết học Hy Lạp ngoại giáo.
Ngài đã viết bộ” Tổng luận thần học” đầy
giá trị, để lại cho Giáo Hội và hậu thế.
Ngài nói ngài đã múc tất cả sự khôn ngo-
an nơi Chúa Giêsu qua suy niệm và cầu
nguyện để viết nên:” Tổng luận thầnhọc”
này.
THÁNH GIO-AN BỐT-CÔ
(31/1)
Thánh Gioan Bosco sinh ra trong
một gia đình nông dân nghèo tại Ý
năm 1815. Thánh Gioan Bosco đã
sớm mồ côi cha khi Ngài mới lên 2
tuổi.
Năm1835,thánhnhânvàođạichủng
viện Turinô và năm 1841, Ngài lãnh
sứ vụ linh mục. Thánh nhân đã bắt
đầu nghĩ tới các em vô gia cư, vô
nghề nghiệp, mồ côi, lang thang, cơ
nhỡ, nên từ ngày 08/12/1841, Ngài
đã bắt đầu thu nạp các em mồ côi.
Công việc càng lúc càng nhiều, Ngài
bị sưng phổi nặng và được Chúa cứu
chữa lạ kỳ trước sự kinh ngạc của
các bác sĩ. Thánh nhân chủ trương
giáo dục các em thiếu nhi bằng sự
dịu hiền và sự tận tụy hy sinh của
một người mẹ. Thánh nhân luôn
khích lệ, thúc giục các em siêng năng
cầu nguyện và lãnh nhận các bí tích.
Ngài lập dòng Don Bosco Salésien có
mặt với mục đích chăm lo giáo dục
các trẻ em mồ côi nghèo khổ. Vào
năm 1872, thánh nhân lập thêm hai
Hội Dòng khác: Hội Ðức Mẹ Hằng
Cứu Giúp để bảo trợ ơn gọi linh mục;
Hội Dòng nữ Salésienne nhằm giáo
dục các em cô nhi.
Ngài qua đời ngày 30/01/1888.
Ðức thánh cha Piô XI đã phong Ngài
lên bậc hiển thánh vào năm 1934.
Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 1 - 2021
11
TGP SÀI GÒN
GX ĐỨC MẸ HẰNG CỨU GIÚP
Ý NGHĨA LOGO NĂM THÁNH GIÁO XỨ
	
Lấy ý tưởng từ cây đèn “nhà chầu xưa “ và số 50.
- Với cộng đoàn giáo xứ là dầu,
- Tim đèn là Thập giá Chúa KITÔ.
- Quai đèn là tinh thần kiên trung Với sự bảo trợ giữ gìn của Mẹ
Hằng Cứu Giúp. Giáo đã hình thành và phát triển 50 năm
NGUYỄN LƯƠNG HIẾN
Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 1 - 202112
15 CÁCH ĐỂ ĐƯỢC ÂN XÁ
TRONG NĂM THÁNH GIUSE
WGPSG (15.12.2020) – Đức Thánh Cha Phanxicô đã ký sắc lệnh cử
hành Năm Thánh Giuse, trong năm này người Công giáo sẽ có cơ
hội nhận ơn toàn xá đặc biệt.
Từ ngày 8-12-2020 đến ngày 8-12-2021, người Công giáo có thể sử
dụng nhiều cách để nhận được ân xá, bao gồm việc phó thác việc
làm hằng ngày dưới sự bảo vệ của Thánh Giuse Thợ hoặc đọc kinh
Mân Côi trong gia đình.
Những hành vi này phải đi kèm với việc xưng tội, rước lễ, và cầu
nguyện theo ý Đức Giáo hoàng - là những điều kiện thông thường
để có được bất kỳ ơn toàn xá nào.
Ơn toàn xá - giải trừ mọi hình phạt tạm thời do tội lỗi gây ra - phải
đi kèm với việc sạch tội.
Theo sắc lệnh do Tòa Ân Giải Tối Cao ban hành vào ngày 8-12-
2020, có 15 cách để nhận được ân xá trong Năm Thánh Giuse:
1) Tham dự một khóa tĩnh tâm trong ít nhất một ngày, bao gồm
một bài suy niệm về Thánh Giuse.
2) Cầu xin Thánh Giuse chuyển cầu cho những người thất nghiệp
để họ có thể tìm được việc làm xứng đáng.
Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 1 - 2021
13
3) Đọc kinh cầu xin Thánh Giuse cho các Kitô hữu bị bách hại.
Người Công giáo Byzantine có quyền chọn một ca vịnh cầu xin cùng
Thánh Giuse.
4) Phó thác công việc và hoạt động hằng ngày dưới sự bảo vệ của
Thánh Giuse Thợ.
5) Noi gương Thánh Giuse, thực hiện một hành vi thương xót
nâng đỡ người khác về mặt thể xác, như: cho kẻ đói ăn, cho kẻ khát
uống, cho kẻ rách rưới ăn mặc, cho kẻ vô gia cư có nơi ở, thăm tù
nhân, thăm bệnh nhân và chôn cất người chết.
6) Thực hiện hành vi thương xót nâng đỡ người khác về mặt tâm
hồn, chẳng hạn như: an ủi kẻ đau buồn, tư vấn cho kẻ hoang mang,
hướng dẫn kẻ ngu dốt, khuyên răn kẻ tội lỗi, kiên nhẫn chịu đựng
những sai trái, tha thứ cho kẻ xúc phạm mình, cầu nguyện cho người
sống và người chết.
7) Lần hạt Mân Côi trong gia đình để “tất cả các gia đình Kitô
giáo có thể được kích thích tái tạo bầu khí hiệp thông thân mật, yêu
thương và cầu nguyện giống như Thánh Gia.”
8) Các cặp đính hôn cũng có thể nhận được ơn toàn xá khi cùng
nhau lần chuỗi Mân Côi.
9) Suy gẫm ít nhất 30 phút về Kinh Lạy Cha, bởi vì Thánh Giuse
“mời gọi chúng ta khám phá lại mối quan hệ hiếu thảo của chúng
ta với Chúa Cha, canh tân sự trung thành cầu nguyện, lắng nghe ý
Chúa và đáp ứng với sự phân định sâu sắc.”
Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 1 - 202114
10) Đọc một kinh đã được chuẩn nhận để cầu xin cùng Thánh
Giuse vào Chúa nhật Thánh Giuse - là Chúa nhật sau lễ Giáng Sinh
theo truyền thống Công giáo Byzantine.
11) Mừng lễ Thánh Giuse vào ngày 19-3 bằng một việc đạo đức
kính Thánh Giuse.
12) Đọc một kinh đã được chuẩn nhận để cầu xin cùng Thánh Gi-
use vào ngày 19 của bất kỳ tháng nào.
13) Tôn vinh Thánh Giuse bằng một việc đạo đức hoặc đọc một
kinh đã được chuẩn nhận vào ngày thứ Tư - ngày truyền thống dành
riêng cho Thánh Giuse.
14) Cầu nguyện với Thánh Giuse vào Lễ Thánh Gia 27-12.
15) Mừng lễ Thánh Giuse Thợ vào ngày 1-5 bằng một việc đạo đức
hoặc một lời kinh.
Sắc lệnh - do Đức Hồng y Mauro Piacenza ký - nói rằng: “Như thế,
tất cả các tín hữu sẽ có cơ hội dấn thân, với những lời cầu nguyện
và những việc làm tốt đẹp, để được sự giúp đỡ của Thánh Giuse -
người đứng đầu Gia đình Nadarét trên trời, mà được an ủi và xoa dịu
những nỗi khổ đau lớn lao đang hành hạ con người và xã hội trong
thế giới hôm nay.”
Tòa Ân Giải Tối Cao cho phép đọc bất kỳ kinh kính Thánh Giuse nào
đã được Giáo Hội chuẩn nhận, đặc biệt là kinh “Kính lạy ngài, ôi
Thánh Giuse” do Đức Giáo Hoàng Lêô XIII soạn:
Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 1 - 2021
15
Lạy ơn Ông Thánh Giuse. Chúng con chạy đến cùng Người, trong
cơn gian nan chúng con mắc phải. Chúng con đã kêu van cùng Rất
Thánh Đức Bà là Đấng đã làm Bạn cùng Người, phù hộ gìn giữ
chúng con, thì chúng con cũng lấy lòng trông cậy cho vững vàng,
mà xin Ông Thánh Giuse bầu cử cho chúng con như vậy.
Chúng con xin vì nhân đức kính mến, mà Người làm Bạn cùng Rất
Thánh Đồng Trinh là Mẹ Chúa Trời, và là Đấng chẳng mắc phải tội
tổ tông truyền, cùng vì lòng thương Người đã ẵm lấy Đức Chúa Giê-
su, thì chúng con xin Ông Thánh Giuse ghé mặt lại mà thương đến
Hội Thánh, là phần sản nghiệp Đức Chúa Giêsu đã lấy Máu Thánh
mình mà chuộc. Lại xin Người dùng sức mạnh thiêng liêng và quyền
phép Người, mà giúp đỡ những sự chúng con còn thiếu thốn.
Lạy Đấng đã coi sóc Đức Chúa Giêsu cùng Đức Bà cho cẩn thận, thì
chúng con xin Người bênh vực con cái Đức Chúa Giêsu đã chọn. Lạy
Cha rất thương yêu! Chúng con xin Người cất mọi sự dối trá cùng
mọi tội lỗi, cho chúng con khỏi mắc phải những sự ấy. Lạy Đấng rất
mạnh đang ở trên trời hay gìn giữ chúng con, xin Người dủ lòng
thương mà che chở chúng con đang khi chiến trận cùng kẻ thù tối
tăm là các ma quỉ.
Như xưa Người đã gìn giữ Đức Chúa Giêsu cho khỏi cơn hiểm ng-
hèo thế nào, thì rầy chúng con cũng xin Người cứu chữa lấy Hội
Thánh, cho khỏi các mưu kế giặc thù, và các sự gian nan khốn khó
như vậy, cùng xin Người hằng bầu cử cho chúng con được bắt chước
Người, và trông cậy vì quyền thế Người, cho được giữ đạo cho trọn,
cùng được chết lành, và được hưởng phúc vô cùng trên thiên đàng.
Amen.
Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 1 - 202116
CÁC NGÀY LỄ XIN ƠN TOÀN XÁ
NĂM THÁNH GIÁO XỨ
1. Lễ ĐỨC MẸ VÔ NHIỄM, thứ ba 8/12/2020
2. Lễ GIÁNG SINH, thứ sáu 25/12/2020
3. Lễ KHAI MẠC NĂM THÁNH, thứ bảy 2/1/2021
4. Lễ CHÚA HIỂN LINH, Chúa nhật 3/1/2021
5. Lễ THÁNH GIUSE, thứ sáu 19/3/2021
6. Lễ PHỤC SINH, Chúa nhật 4/4/2021
7. Lễ CHÚA THĂNG THIÊN, Chúa nhật 16/5/2021
8. Lễ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG, Chúa nhật 23/5/2021
9. Lễ MÌNH VÀ MÁU THÁNH CHÚA KITÔ, Chúa nhật 6/6/2021
10. Lễ ĐỨC MẸ HẰNG CỨU GIÚP, Chúa nhật 27/6/2021
11. Lễ THÁNH PHÊRÔ VÀ PHAOLÔ, thứ Ba 29/6/2021
12. Lễ ĐỨC MẸ LÊN TRỜI, Chúa nhật 15/8/2021
13. Lễ CÁC THÁNH NAM NỮ, thứ hai 1/11/2021
14. Lễ BẾ MAI NĂM THÁNH, thứ bảy 20/11/2021
15. Lễ KITÔ VUA, Chúa nhật 21/11/2021
Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 1 - 2021
17
Bởi phép Đức Chúa Thánh Thần
Dạ Mẹ trở thành cung lòng Thánh gia
Giuse bối rối vỡ oà,
Thợ mộc công chính vâng lời Chúa Cha
Dẫn đưa kín đáo âm thầm
Ngày đêm chăm sóc Mẹ Con Chúa Trời
Vỏn vẹn lời hứa trao ban:
“Giêsu con trẻ cứu độ gian trần!”
Hạnh phúc vững dạ bình an
Tình yêu Thiên Chúa hằng che chở hoài.
Sứ mạng chăm sóc Con Trời
Cộng tác tuyệt vời thi hành ý Cha
Dù cho sóng gió cuộc đời
Ghi danh sổ bộ muôn trùng xa xôi
Belem lạnh giá phủ đầy
Lòng người từ chối Vua Trời Giáng Sinh
Người Cha cảm thấy rối bời,
Mẹ Đấng Cứu Thế sinh nơi hang lừa?
Với lòng phó thác tin yêu
Người Cha, người Mẹ dịu dàng mến yêu
Giêsu con trẻ cười hiền
Mục đồng chiêm ngắm-Thiên Thần hát
vang
Hào quang Thiên Chúa tràn đầy
Vùng quê hẻo lánh Belem huy hoàng.
Giuse, Đức Mẹ không rời
Hài Nhi nhỏ bé là Con Chúa Trời
Giuse, Đức Mẹ không
rời
Những ai cầu khẩn, kêu
xin đến cùng.
“Vinh Danh Thiên Chúa
trên trời,
Bình an dưới thế cho
người Chúa thương!”
GIA
ĐÌNH
THÁNH
NGỌC TRỊNH
Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 1 - 202118
	 Ngày lễ Giáng Sinh là ngày của Niềm Vui, theo Phụng Vụ
Hội Thánh cử hành Lễ Giáng Sinh kéo dài 8 ngày gọi là Bát Nhật để
Niềm Vui ngày càng tăng lên và trải rộng mãi: “Ta như Nước Dâng,
dâng tràn có bao giờ tàn, đường dài ngút ngàn bước đi miệng cười
vang vang… và cuối tuần Bát Nhật, Hội Thánh mừng lễ Đức Mẹ
Maria là Mẹ Thiên Chúa cũng là NGÀY ĐẦU NĂM DƯƠNG LỊCH
(01.01) ĐẦU NĂM MỚI.
	 Ngày Đầu Năm Mới Dương Lịch, Ngày cầu cho HÒA BÌNH
trên thế giới giữa nhưng thăng trầm, lo âu, sợ hãi suốt năm 2020
do virus Corona, Covid 19 mà không biết năm 2021 tình hình dịch
bệnh có giảm bớt hoặc chấm dứt cho toàn nhân loại.
	 Chúng ta được mời gọi hướng tầm nhìn sâu rộng hơn nơi
Đức Mẹ Maria khi chiêm ngắm và chia sẻ các NIỀM VUI của Đức
Mẹ qua NĂM MẦU NHIỆM MÙA VUI. Theo Mẹ Têrêsa Calcutta,
khi chúng ta suy ngắm các Mầu Nhiệm Kinh Mân Côi là lúc chúng ta
cùng chiêm ngắm Chúa Giêsu với trái tim của Đức Mẹ. Đây là cách
thức yêu mến Chúa tuyệt hảo, vì không ai hiểu biết yêu mến và kết
hợp với Chúa Giêsu cách tuyệt hảo hơn Đức Mẹ Maria.
	 GIÁNG SINH
VÀ NĂM MỚI
CHA XỨ GIUSE
Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 1 - 2021
19
- Mầu Nhiệm Thứ Nhất: Thiên Thần Gabriel TRUYỀN TIN cho Đức
Mẹ Maria, Mẹ đã đón nhận NIỀM VUI Thiên Chúa ban tặng cho Mẹ
qua hai tiếng “XIN VÂNG”. Nhờ ơn soi sáng của Chúa Thánh Thần,
Mẹ đã vui mừng đón nhận, tìm hiểu, yêu mến, đem hết tâm hồn và
cả cuộc sống để vâng phục Thánh Ý Thiên Chúa thể hiện qua lời do
Tổng Lãnh Thiên Thần Gabriel mang đến. Tinh thần vâng phục của
Mẹ Maria làm cho Mẹ hoàn toàn nên một tinh thần với Chúa Giêsu
Con Mẹ, Đấng khi nhập thể trong lòng Mẹ đã thưa: Chúa đã không
muốn của lễ hy tế, của lễ hiến dâng, nhưng để tạo nên cho tôi một
thân xác. Chúa không nhận của lễ toàn thiêu và của lễ đền tội, nên
tôi mới nói: Lạy Chúa, này con đến để thi hành Thánh Ý Chúa” (Do
Thái 10, 5-7)
	 Vâng phục Thánh Ý Chúa là quy luật duy nhất trong đời sống
của Chúa Giêsu và Mẹ Maria, cũng như tất cả các thánh. Vậy chúng
ta chỉ có thể có được niềm vui thánh thiện nếu chúng ta bắt chước
Chúa Giêsu và Mẹ Maria hết lòng vâng phục Thánh Ý Thiên Chúa
qua việc chuyên chăm đọc, nghe, ghi nhớ, suy niệm và thực hành Lời
Chúa và Giáo Huấn của Hội Thánh.
- Mầu Nhiệm Thứ Hai: Đức mẹ đi thăm bà Isave. Niềm Vui Hạnh
Phúc của Đức Mẹ được gói trọn trong lời Bà Isave thưa lại do chính
Chúa Thánh Thần tác động: “Phúc cho bà là kẻ đã tin rằng lời Chúa
phán cùng Bà sẽ được thực hiện” (LC 1, 45). Mức độ hạnh phúc của
chúng ta được đo lường mức độ của Đức Tin sống bởi Đức Mến nơi
chúng ta. Vì vậy, tất cả cố gắng kiếm tìm hạnh phúc và niềm vui đích
thực của cuộc sống là chúng ta phải giữ gìn, canh tân và phát triển
lòng TIN và TÌNH YÊU của mình đối với Thiên Chúa, sống kết hợp
với Thiên Chúa. Có như thế, Thiên Chúa là nguồn Chân, Thiện, Mỹ,
là nguồn VUI, nguồn HẠNH PHÚC viên mãn, đời đời của chúng ta.
Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 1 - 202120
- Mầu Nhiệm Thứ Ba: Trình thuật Đức Mẹ sinh Đức Chúa Giêsu
nơi Hang Đá. Mẹ Maria chìm đắm trong việc thờ lạy Chúa Giêsu
Hài Đồng. Niềm Vui của Mẹ Maria là được thờ lạy Chúa Giêsu Hài
Đồng. Niềm Vui của Mẹ Maria là được thờ lạy Thiên Chúa nơi Chúa
Giêsu, Ngôi Lời Nhập Thể cho chính Mẹ Maria sinh ra.
	 Với đức tin sống động, chúng ta ngày nay cũng được chia sẻ
Niềm Vui của Mẹ Maria khi chiêm ngắm thờ lạy Chúa Giêsu thực sự
hiện diện nơi Bí Tích Thánh Thể. Chúng ta sẽ được niềm vui này khi
chúng ta thực sự tin nhận Chúa Giêsu Kitô và sống theo Ơn Chúa
Thánh Thần.
- Mầu Nhiệm Thứ Bốn: Trình thuật Đức Mẹ Maria, Thánh Giuse
đến dâng Chúa Giêsu trong Đền Thờ. Niềm vui của Đức Mẹ được
diễn tả qua việc Mẹ vui lòng hiến dâng Chúa Giêsu đúng theo luật
của Môsê; và cụ già Simêon đã cho Đức Mẹ biết: một lưỡi gươm sẽ
đâm thâu vào Trái Tim Đức Mẹ điều này báo trước cho Đức Mẹ sẽ
phải đón nhận nỗi thương đau vô tận khi phải hy sinh Con Một yêu
quý làm của lễ CHUỘC TỘI cho nhân loại trên đồi Calvariô sau này.
Sự việc này Đức Mẹ cho thấy NIỀM VUI đích thật sẽ đòi hỏi chúng
ta phải quảng đại dâng hiến và hy sinh bỏ mình trọn vẹn cho Thiên
Chúa và cho anh chị em của mình.
- Mầu Nhiệm Thứ Năm: Đức Mẹ Maria tìm gặp lại Chúa Giêsu
trong đền thờ sau ba ngày “con đi lạc”. Niềm vui gặp lại Con của Mẹ
cũng là báo trước Niềm Vui Mẹ Maria sẽ gặp Chúa Giêsu Phục Sinh,
khi Người từ Khổ Nạn và Chết ô nhục trên Thánh Giá. Chúng ta sẽ
góp phần làm gia tăng Niềm Vui này khi chúng ta cố gắng, quyết tâm
thực thi Thánh Ý Thiên Chúa, chuyên chăm đọc, nghe, ghi nhớ, suy
gẫm và thực hành Lời Chúa trong Tin Mừng, nỗ lực sống Đức Tin
bằng cầu nguyện liên lỉ, khao khát đến thờ lạy và kết hợp với Chúa
Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 1 - 2021
21
Giêsu trong Bí Tích Thánh Thể, quảng đại trong việc hy sinh hãm
mình bản thân và yêu thương phục vụ tha nhân, thành tâm sám hối
sau mỗi lần sa ngã, phạm tội mất lòng Chúa và trung tín trong việc
bổn phận hàng ngày của mỗi người.
	 Chúng con xin cùng Đức Mẹ Maria chuyển cầu cho mọi tín
hữu luôn thấy được NIỀM VUI khi yêu mến và thực thi Thánh Ý
Chúa, biết quên mình mưu cầu hạnh phúc cho anh chị em xung
quanh.
	 Chúc cho anh chị em một Lễ Giáng Sinh Tràn Đầy Ơn Lành
của Chúa Giêsu Hài Đồng, Bình An và Thánh Đức; và một NĂM
MỚI 2021 luôn dồi dào sức khỏe, gia đình An Khang và Hạnh
Phúc.
Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 1 - 202122
	 Kinh Thánh nói gì về Tình Huynh Đệ?
“Ngọt ngào tốt đẹp lắm thay, anh em được sống vui vầy bên nhau,
như dầu quý đổ trên đầu xuống râu xuống cổ áo chầu Aron, như
sương từ đỉnh Khéc Môn, toả trên đồi núi Sion lan tràn, nơi đây ân
huệ CHÚA ban, chính là sự sống chứa chan muôn đời”. (Tv 133, Ca
Khúc Lên Đền của thánh vương Đavid).
	 Trong Thánh Vịnh 84 thì viết: Một ngày tại khuôn viên thánh
điện quý hơn cả ngàn ngày. Thà con ở cổng đền Thiên Chúa vẫn còn
hơn sống trong trại ác nhân.
	 Tất cả mọi người đều là anh em, con chung một Cha trên trời,
cùng chung sống trong sự bảo bọc chở che của Chúa Tình Yêu. Chúa
muốn chúng ta yêu thương nhau, che chở và tha thứ cho nhau, chia
sẻ cho nhau, vì thế, Chúa Giêsu đã nói: “Thầy ban cho các con điều
răn mới, là các con hãy thương yêu nhau, như Thầy đã yêu thương
các con” (Ga 13,34).
	 Với Thánh Phaolô thì: “Đức ái không được giả hình. Hãy chê
ghét điều ác và trìu mến điều lành. Hãy thương yêu nhau trong tình
CHA PHÓ
MAXIMILIANO KOLBE MARIA
TÌNH HUYNH ĐỆ
Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 1 - 2021
23
bác ái huynh đệ: Hãy nhân nhượng tôn kính nhau. Hãy siêng năng,
chớ biếng nhác: hãy sốt mến trong tâm thần và phụng sự Chúa. Hãy
hân hoan trong niềm cậy trông, nhẫn nại trong gian truân và kiên
tâm cầu nguyện. Hãy giúp đỡ các thánh khi họ thiếu thốn, và ân cần
tiếp khách đỗ nhà. Hãy chúc phúc cho những kẻ bắt bớ anh em: Hãy
chúc phúc, chứ đừng chúc dữ. Hãy vui mừng với kẻ vui mừng, và
khóc lóc với kẻ khóc lóc. Hãy đồng tâm hiệp ý với nhau: đừng tự cao
tự đại, một hãy ưa thích những sự hèn kém. Đừng tự đắc cho mình
là khôn” (Rm 12, 5-16). Trong Thánh Kinh, một bộ sách được coi là
kho tàng mênh mông nói về tình huynh đệ: Tình huynh đệ như men
nồng rượu mới, Dân thánh Ngài cùng chia sẻ an vui. (Thánh Thi)
	 Tóm lại: Tình Huynh đệ là thước đo sự thánh thiện. Khi về
Thiên Đàng, Chúa chỉ xét xử về Đức bác ái với Tha nhân và coi đó
là cư xử với chính Chúa. Sau đây là vài câu truyện minh họa về tình
huynh đệ:
* TÌNH HUYNH ĐỆ NGHÌN VÀNG
	 Khi trời nắng đẹp, cả bốn anh em đều thích ra khỏi nhà, ngồi
phơi nắng trong sân. Ông Roger 60 tuổi, ông Charles 53 tuổi, ông
Gaston 51 tuổi và ông Christian 46 tuổi. Cả bốn đều ngồi trên xe lăn.
Họ chưa bao giờ rời khỏi mái ấm gia đình nơi nông trại Riouzal, gần
Mercoeur, thuộc vùng Corrèze, nước Pháp.
	 Cảnh tượng này thường diễn ra khiến hàng xóm không tò
mò thắc mắc. Bởi lẽ, cả bốn anh em đều bị tàn tật, chào đời với một
thứ bệnh di truyền hiếm có. Bệnh dần dần hủy hoại tủy xương và bộ
não, đưa đến việc tê liệt các bắp thịt và não bộ. Bốn anh em thuộc
gia đình Cueille gồm 5 trai và 3 gái. Ông Urbain 50 tuổi là người duy
nhất lành mạnh với 3 chị em gái. Ông quảng đại cùng với vợ hiền,
tiếp nối công trình săn sóc 4 anh em tàn tật sau khi Cha Mẹ qua đời.
Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 1 - 202124
Ông Urbain kể: Các triệu chứng tê liệt chỉ bắt đầu xuất hiện vào năm
lên 4 hoặc lên 5. Chúng khiến đứa trẻ dễ bị ngã. Trong 4 anh em tàn
tật, chỉ mình Christian được đến trường trong tuổi thơ. Nhưng chỉ
thời gian ngắn. Vào thời kỳ đó, chưa có trường dành riêng cho trẻ
khuyết tật. Bốn trẻ tàn tật Roger, Charles, Gaston và Christian lớn
lên trong vòng tay yêu thương chăm sóc của bậc Cha Mẹ có tấm lòng
vàng. Rủi thay, thân phụ chúng tôi qua đời năm 1975 và thân mẫu
năm 1987. Làm sao bây giờ? Vợ chồng tôi không do dự một giây.
Tuyệt đối chúng tôi không hề nghĩ đến chuyện đưa 4 anh em gởi vào
viện tàn tật.
	 Bà Yvette tiếp lời chồng: Bốn anh em luôn sống dưới mái ấm
gia đình. Chúng tôi quyến luyến nhau. Chúng tôi quyết định tiếp
nối công trình yêu thương Cha Mẹ để lại. Chúng tôi dọn về nhà từ
đường để tự tay săn sóc bốn anh em. Dĩ nhiên quyết định này đòi
hỏi nhiều hy sinh. Chúng tôi cùng lúc phải trông coi một trại chăn
nuôi rộng 60 mẫu. Thêm vào đó, căn nhà tuy vững chắc nhưng đã cũ,
không có các tiện nghi thích ứng với người tàn tật. Hai anh đầu lớn
tuổi không đủ sức leo lên các bậc cấp. Vì thế, sau khi thân mẫu qua
đời chúng tôi vay 350 ngàn quan Pháp, tương đương với 70 ngàn mỹ
kim, để nới rộng căn nhà thêm một cánh nơi tầng trệt.
	 Thật ra ông Urbain và bà Yvette nhận được trợ giúp từ phía
tòa thị sảnh. Mỗi ngày, cô Nicole, nữ trợ tá gia đình, đến làm việc
trong vòng 6 tiếng đồng hồ. Cô dọn dẹp nhà cửa, chăm sóc và giúp
đỡ bốn anh em trong việc ăn uống. Ngoài ra, một nữ y tá đến vào
mỗi buổi sáng để phụ giúp các công tác vệ sinh. Tất cả phần còn lại
thuộc về người thân nhà họ Cueille đảm trách. Điều đáng nói trong
cuộc sống đòi hỏi nhiều chăm sóc phục vụ này, đó là bầu khí đơn sơ,
thoải mái và vui tươi, luôn lan tỏa trong gia đình.
	 Bà Yvette chân thành thú nhận: Chúng tôi cũng trải qua
những giai đoạn khó khăn. Đó là chuyện thường tình. Nhưng chúng
Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 1 - 2021
25
tôi không bao giờ hối tiếc về quyết định của mình. Quyết định đó
giúp chúng tôi nhìn cuộc đời dưới một nhãn quan khác. Trong gia
đình, chúng tôi thích tạo ra bầu khí vui tươi, hóm hỉnh. Chúng tôi
dành thời giờ để sống. Nhiều người khác bận tâm với vấn đề công
ăn việc làm, âu lo kiếm thật nhiều tiền. Phần chúng tôi, chúng tôi đặt
các chuyện ấy xuống hàng thứ yếu. Mỗi khi có chuyện trắc trở xảy
đến, chúng tôi luôn tự nhủ: ‘‘Hãy nhìn bốn anh em mình kia, các anh
em đang ngồi xe lăn!” Tư tưởng này khiến chúng tôi can đảm đối
phó với mọi gian nan thử thách. Tất cả trở thành tương đối! Chỉ có
một điều chính yếu: ‘‘Hãy yêu thương nhau. Hãy lấy tình yêu đáp lại
Tình yêu!” (“Reader’s Digest SÉLECTION”, Septembre/2000, trang
11-12. Soeur Jean Berchmans Minh Nguyệt. ÐạoBinh.com)
* HƯỚNG ĐẠO SINH (Minh Nguyên)
	 Cậu bé 13 tuổi Frank Wilson vẫn không thể cảm thấy vui mặc
dù xung quanh cậu tràn ngập các trò chơi và tiếng cười.
	 Thật vậy, cậu ta đã nhận được tất cả các món quà mà mình
mong muốn. Đã tận hưởng những buổi họp mặt truyền thống trong
đêm Giáng sinh năm nay ở nhà cô Susan, nhằm trao cho nhau những
quà tặng và lời chúc tốt lành.
	 Nhưng Frank không vui vì đây là lần Giáng sinh đầu tiên
không có mặt anh trai Steve, người mà trong năm qua đã bị xe đụng
chết bởi một gã tài xế bất cẩn. Frank nhớ anh nhiều lắm, nhất là tình
huynh đệ gắn bó mà hai anh em cùng nhau chia sẻ trước kia.
	 Frank chào từ giã họ hàng và nói với cha mẹ là cậu phải về
sớm một chút để gặp một người bạn; từ đó, cậu thả bộ về nhà. Vì trời
bên ngoài đang lạnh, Frank bèn khoác lên chiếc áo len mới. Ðó là
món quà mà cậu yêu thích nhất. Còn các thứ khác cậu để lên chiếc
xe trượt tuyết.
	 Khi ấy, Frank ló đầu ra ngoài, hy Vọng tìm thấy người trưởng
Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 1 - 202126
nhóm Thiếu (hướng đạo sinh) của cậu. Frank luôn cảm thấy anh ta
là người duy nhất hiểu cậu. Mặc dầu đầy vốn khôn ngoan, anh vẫn
sống trong khu chung cư, một bộ phận nơi mà đa số người nghèo
trong thị trấn cư ngụ, và công việc hướng đạo của anh ta chỉ cho
phép anh làm những việc lặt vặt để phụ giúp gia đình. Không như
Frank mong đợi, bạn cậu không có ở nhà.
	 Trong lúc cuốc bộ trên con đường về nhà, Frank thấp thoáng
thấy trong những căn nhà nhỏ có nhiều cây với các đồ trang trí. Khi
ấy, qua ô cửa sổ chính, cậu thoáng thấy một căn phòng tồi tàn với đôi
vớ dài bèo nhèo đang máng trên một lò sưởi đã tắt ngấm. Một người
phụ nữ ngồi cạnh đó đang khóc.
	 Hình ảnh đôi vớ làm Frank nhớ lại cảnh hai anh em cậu đã
luôn treo chúng bên nhau, để sáng ngày hôm sau chúng sẽ được chất
đầy với các món quà. Một ý nghĩ chợt đánh động Frank - ngày hôm
nay cậu chưa làm một việc tốt nào cả.
	 Cậu đã kịp đến gõ vào cánh cửa ấy trước khi sự thôi thúc ấy
qua đi.
	 “Ai đó?” - với giọng buồn bã người phụ nhữ hỏi. “Cháu có thể
vào được không?”“Xin mời,” người phụ nữ trả lời. Khi thấy chiếc xe
tuyết đầy quà của cậu, bà cho rằng cậu đang đi quyên góp, “Nhưng
tôi chẳng có đồ ăn hay quà cáp gì cho cháu đâu. Chính con của tôi,
tôi cũng chẳng có gì cho chúng.”
	 “Ðó là lý do tại sao cháu có mặt ở đây,” Frank đáp. “Xin vui
lòng chọn lấy bất cứ món quà nào trong chiếc xe này mà cô thích cho
các con của cô.”
“Sao! Nguyện xin Chúa chúc lành cho cháu.” - người phụ nữ sửng sốt
trả lời với vẻ biết ơn.
	 Bà ta chọn một ít kẹo và đồ chơi. Nhưng khi bà ta cầm lấy
chiếc đèn pin hướng đạo thì Frank muốn bật khóc. Cuối cùng thì đôi
vớ đã đầy.
Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 1 - 2021
27
	 “Cháu có thể cho cô biết tên cháu là gì không?” - bà ta hỏi khi
Frank chuẩn bị rời bước. “Xin cô gọi cháu là Hướng đạo sinh,” cậu
bé trả lời.
	 Cuộc viếng thăm đã để lại cho cậu bé một tấm lòng biết
thương cảm, và đem đến trong tâm hồn cậu một cảm giác lung linh
vui sướng không ngờ. Cậu hiểu được rằng nỗi buồn của cậu không
là duy nhất trong cái thế giới này. Trước khi cất bước rời khỏi khu
chung cư, cậu đã cho đi tất cả các món quà còn lại. Kể cả chiếc áo
khoác len, cậu đã tặng cho một chú bé đang run lẩy bẩy.
	 Chẳng còn cách nào khác, cậu khó khăn lê bước về nhà giữa
tiết trời lạnh lẽo. Cho đi tất cả các món quà, giờ đây Frank chẳng thể
nghĩ ra lời giải thích nào hợp lý để nói với cha mẹ. Cậu băn khoăn
không biết làm sao để cha mẹ hiểu cậu.
	 “Các quà tặng của con đâu cả rồi hả con trai?” - cha cậu hỏi
khi cậu bước vào nhà.“Con đã cho đi rồi.”
	 “Chiếc máy bay của cô Susan? Áo khoác của bà? Ðèn pin?
Cha mẹ tưởng con hài lòng với chúng lắm mà.”
	 “Vâng, con ... rất thích” - cậu bé trả lời cách ngập ngừng.
	 “Nhưng sao con bốc đồng thế hả Frank?” - mẹ cậu hỏi. “Cha
mẹ sẽ giải thích thế nào cho bà con họ hàng, những người đã mất
nhiều thời gian và dành nhiều tình cảm để mua cho con các món
quà ấy?”
	 Cha cậu kiên quyết hơn: “Frank, con đã chọn lựa. Cha mẹ
không thể cho con thêm bất cứ thứ gì nữa.”
	 Anh trai cậu không còn nữa, gia đình thất vọng về cậu, Frank
thình lình cảm thấy rất đỗi cô đơn. Cậu đã không chờ đợi một phần
thưởng cho hành động rộng lượng của mình. Bởi vì cậu biết rằng
một việc làm tốt tự nó là một phần thưởng rồi. Ngược lại nó sẽ chẳng
có ý nghĩa gì cả. Vì thế cậu không muốn những món quà của cậu
được đền đáp lại, tuy nhiên, cậu tự hỏi, biết đến bao giờ cậu mới tìm
Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 1 - 202128
lại được niềm vui thực sự cho cuộc đời mình. Cậu ngỡ rằng cậu đã
có buổi chiều tuyệt đẹp hôm nay, nhưng nó thoảng qua trong phút
chốc. Frank nhớ đến anh mà khóc nức nở cho đến lúc thiếp đi.
	 Sáng hôm sau, cậu xuống nhà trong lúc cha mẹ cậu đang nghe
nhạc Giáng sinh qua radio. Khi ấy người phát thanh viên nói:
	 “Chúc mừng Giáng sinh tất cả mọi người! Sáng nay chúng tôi
nhận được một câu chuyện Giáng sinh dễ thương nhất từ khu chung
cư. Một chú bé tàn tật dưới đó vừa được một chiếc xe trượt tuyết
mới, một đứa khác có một chiếc áo len tuyệt đẹp, vài gia đình kể rằng
một cậu bé độ mươi tuổi, tự xưng là Hướng đạo sinh, tối qua đã đem
niềm vui đến cho những đứa con của họ. Không ai có thể nhận ra
cậu, ngoại trừ những đứa trẻ trong chung cư kháo nhau rằng, Hướng
đạo sinh là đại diện riêng của ông già Noel.”
	 Frank nhận ra vòng tay ấm áp của cha cậu từ phía sau đôi vai,
và mẹ cậu đang cười ra nước mắt. “Tại sao con không nói cho cha mẹ
biết. Cha mẹ đã không biết. Cha mẹ hãnh diện về con, con trai ơi.”
	 Các bài thánh ca Giáng sinh tiếp tục vang lên trong radio lấp
đầy căn phòng bằng những nốt nhạc.
“Vinh danh Thiên Chúa trên trời, bình an dưới thế cho người
THIỆN TÂM.”
* ÔNG QUẢN LÝ XÍ NGHIỆP DỄ THƯƠNG (ĐHY Fx. N V
Thuận, Những Người Lữ Hành Trên Đường Hy Vọng tr 485)
	 Anh Romulo, quản lý một xí nghiệp ở Philippine có thuật lại
một câu chuyện của anh như sau: “Tôi luôn làm việc tại một xưởng
bia nọ ở Philippin. Trong xưởng có 1000 công nhân nhưng họ không
hề liên lạc với nhau và sống tình huynh đệ chút nào cả. Tôi quản trị
cái xí nghiệp này, nhưng cũng chẳng có mối dây thân hữu gì với họ.
Tôi đối xử với họ như đối xử với nô lệ, vì thế tôi bị họ ghét cay, ghét
đắng”.
Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 1 - 2021
29
	 “Nhưng từ ngày tôi tập sống Lời Chúa, tập chia sẻ kinh
nghiệm sống, biết kiểm điểm mọi sự dưới ánh sáng Tin Mừng, đời
tôi biến đổi rõ ràng. Tôi nhìn thấy Chúa trong những người công
nhân, và do đấy muốn bắc một nhịp cầu thông cảm giữa họ với nhau
và giữa họ với tôi, muốn yêu mến Chúa Giêsu nơi mỗi người trong
họ. Nhưng thoạt đầu không phải là dễ! Vì ghét tôi, họ cho tôi là có ý
đồ xấu: sợ đình công, gây cảm tình cá nhân, thu phục lòng nhân viên
để dễ bề dò xét. Họ hoài nghi tôi không thành thật với họ; nhưng tôi
đã kiên nhẫn, và sau hết đã thành công”.
	 Giờ đây, mỗi sáng ông không còn cảm thấy chán ngấy khi
bước vào xí nghiệp nữa, vì bầu khí đã thay đổi hẳn trong sự liên
lạc giữa công nhân với nhau và với quản trị viên. Đặc biệt nhất là
một sáng kia, có một công nhân đến chào thăm ông Giám đốc, một
chuyện chưa bao giờ xảy ra trước đó! Ông giám đốc hỏi: Tại sao thế?
Anh công nhân trả lời: Vì ông đã thấy Chúa Giêsu trong tôi và tôi
thấy Chúa Giêsu trong ông.
(tổng hợp từ Internet)
Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 1 - 202130
	 Năm cũ nói chuyện chuột
	 Chỉ còn non một tháng nữa là mọi người mong tống khứ họ
hàng nhà chuột mang chữ Canh, đứng hàng thứ bảy của 10 thiên
can: Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý. Và đứng
đầu 12 địa chí: Tý, Sửu, Dần, Mẹo, Thìn, Tị, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu,
Tuất, Hợi.
	 Trên toàn thế giới người ta tính có tới 300 loài chuột hoặc họ
hàng nhà chuột. còn nói về biến động của năm chuột 2020, bắt đầu
từ đuôi con heo 2019 (Kỷ Hợi) tháng 12. Đại dịch hô hấp Corona bắt
nguồn từ thành phố Vũ Hãn-Trung Quốc, lan tỏa và làm chao đảo
cả thế giới, từ giới thượng tầng lãnh đạo, đến hàng thứ dân chẳng
chừa một ai. Theo tổ chức WHO số người nhiễm có thể trên 58 triệu
người trên toàn thế giới chỉ tính đến ngày 22/11 và trên 1 triệu 685
ngàn ca tử vong. Đây là đại dịch thế kỷ mà theo nhiều người cho
rằng: chưa thời đại nào từ tạo thiên lập địa đến nay, con người kiêu
ngạo và giết người nhiều như hiện nay. Không thể thống kê hết một
ngày bao nhiêu thai nhi bị móc ra khỏi lòng mẹ. Những đứa trẻ bất
CÂU CHUYỆN THÁNG 1
BÙI NINH CƠ
Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 1 - 2021
31
hạnh bị xã hội và ngay cả cha mẹ nó tước đi quyền được làm người
của chúng một cách hợp pháp. Những nhóm nhân danh tôn giáo
quá khích, cho mình cái quyền phán xét sống chết trên con người,
một khi họ muốn khủng bố hoặc không! Những cuộc tập trận quy
mô lớn trên biển, trên đất liền, hệ lụy trầm trọng đến môi trường con
người sinh sống. Bệnh tật, dịch bệnh do con người nghiên cứu vi
trùng, để khống chế nhận loại... Từ lòng tham vọng vô đáy đó, Thiên
Chúa đã dùng chính vũ khí mà chúng tưởng rằng tuyệt mật này, phát
tán ra khỏi phòng thí nghiệm và tràn lan khắp mọi nơi trên thế giới,
mà không thể nào kiểm soát được sự lây lan, gậy ông đập lưng ông là
vậy.
Kinh tế nín thở
	 Chưa một thống kê nào đánh giá về sự tụt dốc của nền kinh
tế thế giới tính từ tháng 12 năm 2019 đến tháng 12 năm 2020. Một
năm sau đại dịch Covid 19 bùng phát, nền kinh tế thế giới: sản xuất
thì ngưng trệ, xuất khẩu cấm cửa, công nhân thất nghiệp.v.v. và sự
đi lại hạn chế tối đa... Ai cũng mong một phép màu nào đó để dịch
bệnh mau chấm dứt, nhân loại được an cư lạc nghiệp...
	 Lịch sử đau thương chết chóc luôn ám ảnh những tâm hồn
chất phác của dân tộc Việt Nam. Năm Ất Dậu 1945 chiến tranh thế
giới đã đẩy đưa giữa quân đội Pháp, quân đội Nhật và giặc cờ Vàng
của Trung Hoa, đã làm điêu đứng cuộc sống của đồng bào miền Bắc
nói riêng và Việt Nam nói chung. Sau hai vụ lúa chiêm và lúa mùa
của châu thổ hai tỉnh Thái Bình và Nam Định bị phá lúa để trồng
đay, ước lượng đã có trên 2 triệu người chết vì đói. Những họ đạo
được tòa giám mục phát chẩn, cơm nắm (gạo hay nhu yếu phẩm);
còn các làng lương dân hoạ hoằn, được gia đình nào giàu bố thí cho.
Tuy nhiên người ta chết vì đói, phù thủng vì ăn củ chuối và nhất là
không có muối. Hầu hết chết vì kiết lị do ăn củ chuối và cây ngô, và
tất cả những gì cảm thấy ăn được là ăn.v.v. Những bức tranh người
Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 1 - 202132
chết hàng vài chục người, được người sống xếp chồng chất quật lên
xe cút kít, đổ từng đống xuống hố rồi vùi xuống đất, thật khó quên.
Năm 1968 và năm 1972, những nấm mồ tập thể từ 50 hay nhiều
hơn, vùi lấp ở Huế hay các thành phố ở miền Nam, chết vì bom đạn,
chết vì khác biệt lý tưởng. Cho đến ngày hòa bình ló dạng năm 1975,
chính sách ngăn sông cấm chợ, đánh tư sản mại bản. Các khu giãn
dân kinh tế ép buộc, người dân cũng khốn khổ vì đói, từ cái đinh,
gói bột ngọt, ký đậu.v.v cũng phải có phiếu mới mua được, gạo mốc
vàng và mục cũng phải có sổ mới được mua theo tiêu chuẩn... Nạn
đói khủng khiếp nhất, làm cho con người tê liệt cả thần kinh lẫn thể
xác, viết ra để: “Ôn cố như tri tân”. Những gì đau khổ đã trải qua, cầu
mong sao Thiên Chúa sẽ ban cho dân tộc Việt Nam, thoát được bàn
tay gông cuồng của ngoại bang, đã làm hư hỏng bao nhiêu thế hệ
tuổi trẻ của chúng ta vậy. Người ta thường ví bọn quan quyền hà lạm,
bóc lột của dân là bọn cướp ngày, được dung túng bởi vỏ bọc hợp
pháp và quyền thế; cũng như không gì ăn bẩn như heo và chui rúc
như chuột. Thì cái bọn tham quan có khác gì nhau, có khác chăng là
đi bốn chân và hai chân, còn nếu đội trên và đạp dưới vừa đi vừa bò
thì cũng một duộc vậy.
	 Đầu năm Canh Tý 2020 đầy lo lắng, hoang mang vì giáo
quyền cấm cửa nhà thờ theo chỉ thị của chính quyền vì sợ lây lan
dịch Covid 19. Tết năm Ất Dậu 1945 đã hứng chịu nạn đói, dân tình
nông thôn của đồng bào miền Bắc, nhiều xóm làng bị xóa sổ không
còn bóng người. Tết Mậu Thân, ngay đêm giao thừa các thành phố
lớn: Sài Gòn, Huế, Đà Nẵng.v.v biết bao gia đình đã bị tan nát, người
chết nhà cháy, sự nghiệp tiêu tan... Chúng ta cũng phải chứng kiến
thiên tai, bão lũ của 8 tình miền Trung: Hà Tĩnh, Nghệ An, Quảng
Trị, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Thừa Thiên Huế, Bình Định, Khánh
Hòa,... Người ta đổ lỗi và kêu trời, đúng nhưng lại không đúng.
Đúng vì thiên tai là do trời đổ họa xuống đầu dân. Không đúng vì
Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 1 - 2021
33
con người tham lam và dốt nát nên phải hứng chịu hậu quả. Học địa
lý ai cũng biết hai phần ba lãnh thổ miền Trung là đồi núi, chỉ còn
lại 1 phần 3 là đất bằng, sông ngòi ngắn, nên nước từ thượng nguồn
lên xuống rất nhanh. Vì tham lam bao nhiêu rừng nguyên sinh để
ngăn cản và hạn chế lũ, bọn dốt nát đã cạo trọc mấy chục ngàn hecta
núi đồi để lấy gỗ, đắp đập làm thủy điện. Hậu quả đập vỡ, núi đồi lở
vùi lấp các làng mạc người chết, nhà trôi... hậu quả thật thê lương.
Đừng đổ thảm họa do trời làm, mà tự trách con người lãnh đạo làm
kinh tế, hay đó chỉ là cái lá bọc che dấu lòng tham lam của một số
lãnh đạo, được bọn đầu nậu mua chuộc, đề rồi có quyết định giết
dân một các hợp pháp. Dư luận muốn biết trách nhiệm sẽ quy về bộ
phận nào và cấp nào sẽ phải trả lẽ trước pháp luật. Không thể sau
mỗi lần gây hậu quả trầm trọng lại nói là: “Để rút kinh nghiệm”. Tài
sản và xương máu người dân bao nhiêu năm tích lũy và vun trồng bị
tiêu tan. Hãy chấm dứt tệ nạn vừa làm vừa học. Vừa lãnh đạo vừa rút
kinh nghiệm. Miễn sao vinh thân phí già là được.
	 Năm Canh Tý 2020, một năm đau thương mất mát trên
toàn cầu vì đại dịch Covid 19. Mùa đông trở lại, tâm dịch đang
bùng phát trở lại tại Âu Châu, Mỹ, Trung Quốc... Chúng ta cầu xin
Thiên Chúa cho các nhà khoa học, sớm tìm ra vắcxin ngăn ngừa
và tiêu diệt được kẻ thù vô hình này của nhân loại, để cuộc sống
mọi người được an cư lạc nghiệp trong tình yêu quan phòng của
Chúa. Amen.
Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 1 - 202134
	 Một trong những khía cạnh của đời sống con người
trong mối tương quan với nhau là TÌNH HUYNH ĐỆ. Tình huynh
đệ có thể được xem là đời sống tình cảm trong lòng của một gia
đình, một họ tộc. Tình huynh đệ cũng có thể được xem như một
mối quan hệ của con người vượt qua ranh giới của ruột thịt. Quả
vậy, đời sống huynh đệ là những gì thiết yếu mà các CỘNG ĐỒNG
NHÂN LOẠI tìm kiếm.
I. CÁC Ý TƯỞNG VỀ TÌNH HUYNH ĐỆ
1. Tình “Anh em” trong văn hóa cổ Hy Lạp:
	 Theo truyền thống triết học Hy Lạp cổ, tình huynh đệ
trước tiên là mối quan hệ máu mủ theo lẽ tự nhiên. Tuy nhiên,
tình huynh đệ cũng được tìm thấy trong những mối tương quan
xã hội khác.
	 Trong các tác phẩm của Platon, chúng ta thấy việc mô tả
về tình huynh đệ có ít nhất hai vấn đề. Thứ nhất, tình huynh đệ
không còn được đặt nền tảng trên mối quan hệ ruột thịt máu mủ,
nhưng được mở rộng tới mọi người của một quốc gia. Thứ hai nó
cũng khẳng định những người ngoại lai không nằm trong trường
TÌNH HUYNH ĐỆ KITÔ GIÁO
J.NGUYỄN VIẾT KÍNH (tổng hợp)
Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 1 - 2021
35
hợp trên không được xem là anh em.
2. Tình huynh đệ trong truyền thống Do Thái giáo:
	 Trong Cựu ước, đối với dân Do Thái “anh em” được hiểu là
chỉ những người cùng chung tôn giáo. Có hai cụm từ thường sử
dụng để chỉ điều này:
- Đồng hương: Những người anh em.
- Láng giềng: Những người ngoại lai.
	 Chúng ta thấy có một điểm tương đồng quan điểm của Hy
Lạp và Do Thái. Đối với văn hóa Hy Lạp, cộng đồng chính trị trở
thành cộng đồng tôn giáo trong mối dây tình huynh đệ. Đối với
người Do Thái, cộng đồng tôn giáo trở thành cộng đồng chính trị.
Từ đây chúng ta bắt gặp hai lĩnh vực luân lý thuộc hai nhóm DÂN
THIÊN CHÚA và DÂN NGOẠI.
	 Câu hỏi được đặt ra trong câu chuyện người Samari tốt
lành “Ai là người thân cận tôi” liên quan đến vấn đề này. Chúng
ta cũng nhận thấy một phẩm chất đặc biệt khác của Cựu ước.
Một người anh em là người thuộc về dân tộc được TUYỂN CHỌN
của Thiên Chúa. Điều này có nghĩa là tình huynh đệ không phụ
thuộc một cách đơn thuần dựa theo dòng tộc, nhưng theo việc
tuyển chọn bởi Thiên Chúa. Tóm lại tình huynh đệ không đến từ
một cộng đồng chính trị hay xã hội nào mà đến từ Thiên Chúa
Cha. Thiên Chúa duy nhất và của tất cả mọi người. Thiên Chúa
không chỉ được dành riêng cho dân tộc Israel mà Thiên Chúa
của tất cả. Tất cả mọi con người Israel và dân ngoại thiết lập một
nhân loại duy nhất từ việc tạo dựng của Thiên Chúa. Adam tượng
trưng cho một nhân loại đầu tiên và Nôê là một nhân loại mới
thứ hai được sinh ra. Bảng gia phả ghi trong chương mười của
sách Sáng Thế như một sự tập hợp chung mọi nguồn gốc nỗ lực
chứng minh rằng toàn bộ lịch sử nhân loại hiện hữu qua sự Cứu
độ của Thiên Chúa bằng giao ước với Nôê. Trong ý nghĩa này
Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 1 - 202136
TÌNH HUYNH ĐỆ được hiểu theo TÍNH ĐẠI ĐỒNG.
II. Ý TƯỞNG TÌNH HUYNH ĐỆ TRONG KITÔ GIÁO
1. Qua các Tin Mừng
	 Trong Tin Mừng theo thánh Mát thêu 5, 21- 24, các nhà
chú giải Kinh Thánh đã thấy được việc sử dụng từ “Anh em” có
nghĩa là những người cùng cộng đoàn tôn giáo (Do Thái giáo).
“Anh em đã nghe luật dạy người xưa rằng: Chớ giết người, ai giết
người, thì đáng bị đưa ra tòa. Còn Thầy bảo cho anh em biết: Ai
giận anh em mình, thì đáng bị đưa ra tòa. Ai mắng anh em mình
là đồ ngốc, thì đáng bị đưa ra trước Thượng Hội Đồng. Còn ai
chửi anh em mình là quân phản đạo, thì đáng bị lửa hỏa ngục
thiêu đốt. Vậy nếu khi anh em sắp dâng lễ vật trước bàn thờ, mà
sực nhớ có người anh em đang có chuyện bất bình với anh, thì
hãy để của lễ lại đó trước bàn thờ, đi làm hòa với người anh em
ấy đã, rồi trở lại dâng lễ vật của mình.” (Mt 5, 21-24).
	 Người Do Thái không sử dụng một cách thông thường từ
“anh em” nhưng được sử dụng một cách đặc biệt bởi các Kinh sư.
Họ dùng từ “anh em” để nói về các môn sinh của mình.
	 Chúa Giêsu cũng đã áp dụng nó cho Nhóm mười hai. Tuy
nhiên có một sự khác biệt. Trước hết, tình huynh đệ của những
môn đệ giữa họ với Chúa Giêsu được nối kết một cách chặt chẽ
với tình phụ tử của Thiên Chúa, khác với mức độ quan hệ thầy
trò của các kinh sư.
	 “Phần anh em, thì đừng để ai gọi mình Ráp bi nghĩa là thầy,
vì anh em chỉ có một Thầy. Còn tất cả anh em đều là anh em với
nhau.” (Mt 23, 8).
	 Từ đây, chúng ta nhận thấy “anh em” mang chiều kích Kitô
giáo: THIÊN CHÚA LÀ NỀN TẢNG CỦA TÌNH HUYNH ĐỆ.
	 Khi Chúa Giêsu gọi các môn đệ của mình là “anh em” thì
Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 1 - 2021
37
điều đó có nghĩa Nhóm mười hai là biểu tượng của Dân Thiên
Chúa mới, một dân của những người là anh em với nhau.
	 “Mẹ và anh em Đức Giêsu đến, đứng ở ngoài, cho gọi người
ra. Lúc ấy, đám đông đang ngồi chung quanh Người. Có kẻ nói với
Người rằng: “Thưa Thầy, có mẹ và anh em chị em Thầy ở ngoài
kia đang tìm Thầy. Nhưng Người đáp lại: Ai là mẹ tôi? Ai là anh
em tôi? Rồi Người rảo mắt nhìn những kẻ ngồi xung quanh và
nói: Đây là mẹ tôi, đây là anh em tôi. Ai thi hành ý muốn của
Thiên Chúa, người ấy là anh em chị em tôi, là mẹ tôi.” (Mc 3, 31-
35).
Trong Đoạn Tin Mừng này, mối quan hệ thiêng liêng vượt lên
trên mối quan hệ máu mủ. Đối với Chúa Giêsu, những người anh
em là những người kết hợp với Người và thi hành ý muốn của
Thiên Chúa. Tình huynh đệ không được xem là trật tự tự nhiên,
nhưng phụ thuộc vào quyết định của TINH THẦN, nói vâng với ý
muốn của Thiên Chúa.
	 Trong Tin Mừng theo thánh Mát thêu chương 25, chúng ta
cũng nhận thấy quan điểm Kitô giáo về tình huynh đệ hoàn toàn
riêng biệt. Chúa Giêsu gọi những người nhỏ bé, vô danh, túng
thiếu nhất là anh em. Họ không phải là những người đã tin vào
Tin Mừng, nhưng tất cả những con người túng thiếu, bần cùng,
nghèo khổ, bị bỏ rơi, bị bách hại hay bị tù đày này được Chúa
chúc phúc.
2. Qua các văn bản của Thánh Phao lô
	 Thánh Phao lô đã đánh dấu một bước ngoặt thật sự cho
sự phát triển Kitô giáo tách khỏi Do Thái giáo. Việc sử dụng cụm
từ “anh em” của thánh Phao lô là một bằng chứng cho sự tách
biệt này. Đối với thánh Phao lô “anh em” là những Kitô hữu cùng
chia sẻ niềm tin vào Thiên Chúa của Đức Giêsu Kitô.
Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 1 - 202138
	 “Qủa vậy, phàm ai được Thần Khí Thiên Chúa hướng dẫn,
đều là con cái Thiên Chúa. Phần anh em, anh em đã không lãnh
nhận Thần Khí khiến anh em trở thành nô lệ và phải sợ sệt như
xưa, nhưng là Thần Khí làm cho anh em nên nghĩa tử, nhờ đó
chúng ta được kêu lên “Ap ba! Cha ơi! Chính Thần Khí chứng
thực cho thần trí chúng ta rằng chúng ta là con cái Thiên Chúa.
Vậy đã là con, thì cũng là thừa kế, mà được Thiên Chúa cho thừa
kế, thì tức là đồng thừa kế với Đức Kitô; vì một khi cùng chịu
đau khổ với Người, chúng ta sẽ cùng được hưởng vinh quang với
Người.” (Rm 8, 14-17)
	 Trong Kitô giáo ý tưởng của tình phụ tử được thiết lập
một cách sâu sắc qua Ba ngôi Thiên Chúa. Tình phụ tử của Thiên
Chúa được biểu lộ đầu tiên trong Con Thiên Chúa, Đức Giêsu
Kitô, và qua Người tới chúng ta. Cũng vậy, Thánh Thần của Người
ở trong chúng ta, làm cho chúng ta kêu lên Thiên Chúa là “Cha”.
Nói cách khác, tình phụ tử của Thiên Chúa được bộc lộ cho chúng
ta qua trung gian của Đức Giêsu Kitô trong Chúa Thánh Thần.
3. Qua giáo huấn của các Giáo phụ
	 Thời kỳ của các Giáo phụ là thời kỳ của Kitô giáo tiến sâu
vào trong thế giới của người ngoại. Như vậy Phép Rửa được xem
là hành vi cụ thể mà một người trở thành “anh em”. Phép Rửa
đồng nghĩa với việc sinh lại và người lãnh nhận chấp nhận đi vào
trong TÌNH HUYNH ĐỆ Kitô giáo như chính tên của Cộng đoàn.
Trong việc sinh lại này thì Giáo hội là Mẹ và Thiên Chúa là Cha.
Cũng vậy, việc cử hành Bí tích Thánh Thể là trung tâm của tình
huynh đệ.
4. Huynh đệ trong thế giới ngày nay
	 Trong một thế giới đầy chia rẽ ngày nay, hai chữ “huynh
Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 1 - 2021
39
đệ” có vẻ như mất dần đi ý nghĩa của nó nhưng trên hết chính
Chúa Giêsu Kitô sẽ liên kết chúng ta thành một thực thể thống
nhất và vì chúng ta có cùng một Đức tin vào Chúa Giêsu Kitô nên
Ngài là nguyên lý để kết nối tình huynh đệ giữa người này với
người kia, giữa thế hệ trước với thế hệ sau. Nước Thiên Đàng là
một thành tựu trọn vẹn của một thực thể thống nhất và được qui
tụ bởi Đức Chúa Cha.
	 “Qủa thế, bất cứ ai trong anh em được thanh tẩy, để thuộc
về Đức Kitô, đều mặc lấy Đức Kitô. Không còn chuyện phân biệt
Do Thái hay Hy Lạp, nô lệ hay tự do, đàn ông hay đàn bà, nhưng
tất cả anh em chỉ là một trong Đức Kitô.” (Gl 3, 27-28)
LỜI NGUYỆN CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ
- Lời nguyện với Đấng tạo dựng:
	 Lạy Chúa, Cha của gia đình nhân loại chúng con. Cha đã
tạo dựng mọi hữu thể nhân bản bình đẳng về phẩm giá tuôn đổ
vào tâm hồn chúng con một tinh thần huynh đệ và linh ứng nơi
chúng con một giấc mơ gặp gỡ đổi mới, đối thoại, công lý và hòa
bình. Xin Cha thúc đẩy chúng con tạo ra xã hội lành mạnh hơn
và một thế giới xứng đáng hơn, một thế giới không có đói nghèo,
bạo lực và chiến tranh. Xin cho trái tim chúng con cởi mở đối với
mọi dân tộc, và các quốc gia trên trái đất.
	 Xin cho chúng con nhận biết sự tốt lành và vẻ đẹp mà Cha
đã giao nơi mỗi người chúng con và do đó tạo nên mối dây hiệp
nhất, các dự án chung và các giấc mơ chung. Amen.
- Một lời cầu nguyện cho Đại kết Kitô giáo:
	 Lạy Thiên Chúa Ba Ngôi tình yêu, từ sự hiệp thông sâu sắc
từ sự sống thần thiêng của Chúa, xin tuôn đổ trên chúng con suối
lượng tình yêu huynh đệ. Xin ban cho chúng con tình yêu phản
Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 1 - 202140
ánh trong các hành động của Chúa Giêsu trong gia đình Nazareth
của Người và trong Cộng đồng Kitô giáo tiên khởi.
	 Xin ban ơn để Kitô hữu chúng con biết sống theo Tin
Mừng, khám phá ra Chúa Kitô trong mỗi hữu thể nhân bản, nhận
ra Người bị đóng đinh trong những đau khổ của những người bị
bỏ rơi và bị lãng quên trong thế giới của chúng con và sống lại
trong mỗi anh chị em đang thực hiện một khởi đầu mới.
	 Lạy Chúa Thánh Thần, xin hãy đến chỉ cho chúng con thấy
vẻ đẹp của Chúa phản ánh trong mọi dân tộc trên trái đất, để
chúng con có thể khám phá lại điều này là mọi người đều quan
trọng và đều cần thiết, những khuôn mặt khác nhau của một
nhân loại được Thiên Chúa rất yêu thương. Amen.
(Trích Thông điệp Freatelli Tutti (Tất cả Anh Em) của Đức Thánh
Cha Phanxicô Ban hành tại Assisi, tại mộ Thánh Phanxicô ngày
03.10, Vọng lễ của Thánh nhân 2020)
Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 1 - 2021 41
	 Bước qua tháng 1 năm 2021 em thấy mình lớn hẳn, em
cao hơn một chút, và quần áo mặc cũng chật một chút, mình đã thêm
một tuổi rồi mà.
	 Bắt chước Chúa Giêsu, càng thêm tuổi càng thêm khôn ngoan
và đạo đức. Em sẽ cố gắng siêng đi lễ, chăm học giáo lý, ở nhà biết
phụ giúp cha mẹ việc nhà không cần ai phải nhắc nhở.
	 Năm nay Giáo Hội mở năm Thánh Thánh Giuse, giáo xứ lại là
năm Thánh giáo xứ mừng kỉ niệm 50 năm thành lập giáo xứ, hồng ân
nối tiếp hồng ân. Năm nay đúng là năm Đại Phúc của giáo xứ chúng
ta.
	 Em sẽ cố gắng siêng đi lễ chăm xưng tội rước lễ, làm nhiều
việc tốt để nhận được nhiều ân sủng của Chúa. Ân sủng Chúa ban
em sẽ chia bớt cho những bạn còn chưa biết Chúa, những bạn còn
kém may mắn hơn em khi chưa biết rằng ân sủng của Chúa ban sẽ
giúp ta sống hạnh phúc hơn.
	 Chúa ơi, con được thêm tuổi mới con cũng cảm ơn cha mẹ đã
nuôi nấng con vất vả trong năm qua. Con cũng cũng cảm ơn những
người đã yêu thương và dạy dỗ con.
	 Lạy Chúa Hài Đồng xin luôn nhắc nhở con sống ngoan sống
bác ái, yêu thương, không cãi nhau hay nói xấu bạn bè, biết chăm
chỉ và vâng lời cha mẹ Chúa nhé!
EM THÊM TUỔI MỚI
NGHÉ CON
Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 1 - 202142
“Vui với người vui, khóc với
người khóc.” (Rm 12,15).
1.Khi đến thăm người quá cố, em
không được đùa giỡn, nên nói nhỏ
nhẹ vừa nghe.
2.Khi cầu nguyện bên linh cữu,
thấy có những người khác đang
chờ đợi thì cần ngắn gọn, không
dài dòng, lê thê.
3.Không lấy lý do canh xác người
quá cố để chơi cờ bạc hay ăn nhậu.
4.Khi quan tài còn ở nhà, không
kèn trống, hát xướng mãi tới khuya
làm hàng xóm mất ngủ.
5.Không nên gào khóc lớn tiếng,
kể lể dài dòng, có khi người nghe
hiểu lầm là mượn tiếng khóc để
chửi xéo họ.
6.Không nên đề bảng “miễn
phúng điếu”, vì đức ái là phải biết
nhận và biết cho (x. Ga 13,6t).
7.Tạo điều kiện cho người
quá cố có quà tặng. Cụ thể
thay vì phúng vòng hoa, em
dùng tiền để nhà hiếu có điều
kiện chia sẻ. Thí dụ: gởi cha
sở thưởng cho em nào học
giáo lý giỏi, hoặc chia cho
người túng thiếu. Nếu em
bắt chước thói đời chỉ phúng
vòng hoa, thì không tạo điều
kiện cho người quá cố trả lời
Chúa khi tới cửa trời, Ngài sẽ
hỏi: “sống trên đời, ngươi có
chia sẻ không?” (x. Mt 25,31-
46).
8.Phúng vòng hoa sinh nhiều
bất lợi:
+ Tốn kém, làm phiền nhà
hiếu mỗi khi dịch chuyển,
không có nơi đặt…
LỊCH SỰ TRONG
TANG CHẾ - CƯỚI HỎI
Nhân bản cho thiếu nhi
Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 1 - 2021 43
Mọi đóng góp bài viết, hình ảnh cho Thông tin dân Chúa,
xin gởi về email: vanphonghdmv@gmail.com
Bài viết tay xin gởi cho các ông trùm
Xin cảm ơn. (xin gởi bài trước ngày 20)
Chủ đề cho Thông tin dân Chúa tháng 2/2021, số 217
CHỐNG BẠO HÀNH PHỤ NỮ
+ Người nghèo nhìn thấy xót xa
phận mình.
+ Khác với lương dân, khi đưa
quan tài ra nghĩa trang, họ còn
rải quà dọc đường cho ma đói ăn;
người Công Giáo cũng nên tiết
kiệm để chia cho người đói ăn,
người có hoàn cảnh đặc biệt trong
dịp này.
9.Khi đến nhà hiếu thăm viếng
người quá cố và cầu nguyện cho
họ, em phải bỏ hẳn kiểu nói của
nhiều người không có đức tin. Thí
dụ: không được nói: “nhà héo”,
mà phải nói “nhà hiếu”; không
nói: “đây là một mất mát vô cùng
to lớn, không gì bù đắp lại được!”.
Nếu nói như thế là nghịch đức tin
Kitô Giáo, vì giáo lý Công Giáo
dạy: chết là “sinh thì”, nghĩa
là thời gian sống, nhất là được
Chúa đưa về thiên đàng sống
hạnh phúc với Chúa và các
thánh.
10.Khi đi dự tiệc cưới, tiệc
mừng nên đúng giờ kẻo bắt
người khác phải chờ.
11.Khi dự tiệc cưới tránh mặc
toàn đồ đen hay những đồ
“rách rưới”, hoặc thời trang
“bãi biển”.
12.Dự tiệc cưới không ăn
nhậu quá đà say xỉn không
kiểm soát được lời nói và
hành động. Cũng không ngồi
nhậu lâu giờ bắt người khác
chờ đợi.
Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 1 - 202144
CHƯƠNG TRÌNH LỄ THÁNG 1
* Thứ sáu ngày 1/1: Lễ Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa
- 18g: Hội Legio mừng Bổn mạng
* Thứ bảy 2/1:
- 5g: lễ sáng
- 9g30: lễ khai mạc Năm Thánh kỉ niệm 50 năm thành
lập giáo xứ
- 18g: lễ chiều
* Thứ năm 28/1: Lễ thánh Tôma Aquino
- 18g: Ban Lễ Sinh mừng bổn mạng
xin cộng đoàn cầu nguyện cho linh hồn:
Cụ Bà MARIA ĐINH THỊ TUYNH, GK Maccô
Mau được hưởng thánh nhan Chúa
Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 1 - 2021 45
Chúc mừng Bổn Mạng
Hội Legio Marie
lễ ĐứcMẹ là Mẹ Thiên Chúa
1/1/2021
Chúc mừng Bổn Mạng
Ban Lễ Sinh
lễ thánh Toma Aquino
28/1/2021
xin cộng đoàn cầu nguyện cho linh hồn:
Cụ Bà MARIA NGUYỄN THỊ HIẾU, GK Gioan
Mau được hưởng thánh nhan Chúa
Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 1 - 202146
Chúc mừng Hôn Phối anh chị
Giuse Doãn Huy Hoàng
Huỳnh Kim Nhân
28/12/2020
Chúc mừng Hôn Phối anh chị
Giuse Vũ Minh Trí
Maria Phạm Thị Hồng Gấm
13/12/2020
Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 1 - 2021 47
	 Những em thiếu nhi luôn gần bên phụ giúp các linh mục
trong thánh lễ, ở trên Cung Thánh các em luôn gần Bàn thờ hơn cả
đó chính là các em Lễ Sinh.
	 Các em thường ở trong độ tuổi từ 10 đến 15 tuổi, cái tuổi mà
còn lo ăn lo ngủ và còn mê chơi, thế mà các em đã hy sinh tham gia
Ban lễ sinh. Để mỗi sáng đến phiên trực các em phải dậy sớm đi lễ
giúp lễ, buổi chiều đi học về các em mau chóng đến nhà thờ, thật
đáng yêu.
	 Phần lớn các linh mục hoặc các thầy đều từ những em lễ sinh
nhỏ mà thành, do vậy lễ sinh luôn là những mầm non ơn gọi của
Chúa. Được gần Chúa các em được thêm ân sủng mỗi ngày, những
hy sinh nhỏ mỗi ngày là những tích góp nhân đức mai sau.
	 Gởi gắm cho lễ sinh nhiều niềm hy vọng nên từ các bậc phụ
huynh, hay các cha cũng như các hội đoàn luôn dành cho Ban Lễ
Sinh nhiều ưu ái, và luôn cầu nguyện cho các em để hạt giống ơn gọi
được triển nở.
	 Nhân ngày bổn mạng Ban Lễ Sinh, lễ thánh Tôma Aquinô,
mến chúc các em lễ sinh luôn tràn đầy ơn Chúa, sống hồn nhiên, vui
tươi, đạo đức mỗi ngày, và chịu khó tìm hiểu về nét đẹp của đời sống
tận hiến các em nhé!
BAN LỄ SINHBBT
Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 1 - 202148
	 Là đạo binh của Đức Mẹ nên hội Legio Marie luôn là hội
đoàn đông nhất hùng hậu nhất.
	 Được biết hiện nay hội Legio giáo xứ khoảng 130 hội viên, chia
làm hai nhóm: nhóm hoạt động và nhóm tán trợ, cả hai nhóm dàn
thành một đạo binh đứng trước mặt sa-tan nhằm đánh tan những ý
định làm hại nhân loại của chúng, mà kì diệu ở chỗ chỉ bằng phương
thức giản dị là chuỗi hạt Mân Côi.
	 Thỉnh thoảng tôi vẫn gặp những nhóm hội viên đi công tác, họ
đến thăm gia đình hoặc bệnh nhân với một phong thái vui vẻ tự tin.
Ngay cả với những gia đình hoặc bệnh nhân không mấy niềm nở đón
tiếp, chắc hẳn họ tin rằng đã có Mẹ cùng đi, cùng với sự hy sinh và kiên
nhẫn để mang lại hoa trái thiêng liêng cho mọi người họ gặp.
	 Hội Legio trong giáo xứ là một hội đoàn lớn, cùng đảm nhận
những công tác lớn trong giáo xứ với một sự hăng say và nhiệt huyết.
	 Sáng nào các hội viên cũng đọc kinh Catena sau lễ, “Kìa Bà nào
đang tiến lên như rạng đông”, các buổi họp hàng tuần của hội luôn diễn
ra trong sự trang nghiêm và ấm cúng. Có ai ngờ với những phương thế
giản dị nhưng với sự hy sinh và kiên tâm hội đã đem lại nhiều linh hồn
về với Chúa.
	 Nhân ngày bổn mạng hội Legio, ngày lễ Đức Mẹ là Mẹ Thiên
Chúa, kính chúc Ban chấp hành hội, nhóm hoạt động luôn mạnh mẽ
can đảm lên đường, kính chúc các thành viên luôn đoàn kết với tràng
chuỗi Mân Côi để tạo nên một sức mạnh Bất khả chiến bại.	
HỘI LEGIO MARIAE
BBT
Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 1 - 2021 49
CHÚC MỪNG BAN HOẠT ĐỘNG-LEGIO
Hội viên Anna, Kính tặng.
Mẹ Maria ơi, Mẹ của chúng con
Quân binh của Mẹ, Mẹ dẫn đường
Hoạt động dâng Mẹ những bông hồng
Hàng ngày luôn làm sáng Danh Chúa
Và làm đẹp lòng Mẹ, Mẹ ơi.
Mẹ ơn nhìn xuống đàn con
Tâm - Nhung -Kỳ - Tự - Hồng - Mừng -Hiền
Lành -Lộc - Minh - Dung - Cúc - Lan - Hương
Hợi - Trường - Liên - Thủy - Nhi - Vân - Tiếp
Chị Trưởng Lê giô là chị Hiền
Có lòng đạo đức lại có duyên
Uỷ viên ba chị Cúc Minh Vân
Lãnh đạo quân bình mẹ tài tình
Hoạt động đưa nhiều người Tin Chúa
Một lòng tin vững dạ đi lên
Đàn con Mẹ bền lòng vững chí
Hội viên thâu nạp ngày một đông
Chúc mừng ban hoạt động thành công
Trên đường hoạt động đầy gian khó
Có Chúa Thánh Thần phù giúp cho
Thánh Thần ban sức mạnh tình thương
Giữ gìn anh chị khắp nẻo đường
Có Chúa Thánh Thần luôn phù hộ
Giúp ta vượt thắng mọi bất thường.
Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 1 - 202150
		
	
	 Bàn tay ngón dài ngón ngắn, anh chị em trong một gia
đình không phải ai cũng giống ai. Người hiền lành người lanh lợi,
người học giỏi người lại không chịu học, người đạo đức người khô
khan... dù là vậy nhưng đã là anh chị em thì luôn có một mối gắn kết
đặc biệt. Đó chính là tình ANH CHỊ EM.
	 Như những ngón tay chẳng ai chọn được mình sẽ là ngón dài
hay ngắn, nên nếu may mắn mình là ngón tay giữa dài đẹp thì không
thể coi thường ngón tay út ngắn ngủn. Mỗi ngón tay đều có những
công việc riêng, như ngón cái và ngón trỏ dường như phải đảm trách
công việc đòi hỏi sức mạnh và sự khéo léo. Nhưng chỉ ngón trỏ và
ngón cái cũng không thể cầm nắm vật gì chặt được, cũng không thể
làm tốt nếu không được những ngón kia hỗ trợ. Và bàn tay không
thể thiếu ngón nào vì nếu thiếu một ngón bàn tay đâu còn đẹp nữa.
	 Anh chị em trong một gia đình cũng vậy, có người luôn phải
đảm nhận những công việc cần đến tiền, nhưng có người lại có thời
gian, cũng có người ngó lơ với mọi việc... tuy nhiên anh chị em biết
hỗ trợ thông cảm cho nhau, luôn luôn cùng nhau xum vầy, thì làm
cho gia đình đầm ấm biết bao.
ANH CHỊ EM
THỦY NGUYỄN
Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 1 - 2021 51
	 Không chỉ trong gia đình, anh chị em ruột thịt phải chấp
nhận và yêu thương nhau. người Công giáo chúng ta còn được Chúa
mời gọi yêu thương mọi người như anh em.
	 Như trong kinh Lạy Cha Chúa Giêsu đã dạy: “Lạy Cha chúng
con ở trên trời.” Chúa muốn chúng ta biết rằng chúng ta cùng một
Cha, người Cha yêu thương hết mọi con cái của mình. Vậy nếu đã
cùng một cha thì mọi người đều là anh em, và đã là anh em thì phải
yêu thương, nâng đỡ và tha thứ cho nhau.
	 Chúa còn muốn chúng ta yêu thương cả kẻ thù, cầu nguyện
cho cả người làm hại mình. Đối với Chúa kẻ thù của mình cũng là
anh em con một cha nên Chúa muốn chúng ta lấy tình anh em mà
đối xử với họ.
	 Có thể ai trong chúng ta cũng hiểu rõ những điều Chúa dạy,
nhưng để coi mọi người như anh em chắc hẳn là khó lắm. Anh em
trong nhà khi bất đồng quan điểm đã cãi nhau, không muốn sống
chung hoặc không muốn thấy mặt rồi. Còn với người khác thì một
lần làm mất lòng nhau đã không còn muốn gặp nhau nữa, huống chi
là kẻ thù...!
	 Có phải Chúa dạy ta làm những điều quá khó không? Nhưng
nếu chúng ta lắng nghe và thực hành lới Chúa dạy thì mới là anh em
của Người.
	 Lạy Chúa, xin giúp con sống được như Chúa muốn, biết yêu
thương mọi người như anh chị em ruột thịt. Luôn chấp nhận và tha
thứ, cho đi mà không phân bì, và luôn biết rằng chúng con có một
người Cha chung yêu thương và nhân hậu. Amen
Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 1 - 202152
	
	 Xưa nay trong ca dao tục ngữ của người Việt Nam có rất
nhiều câu nói về tình cảm gia đình của các cha ông để lại thể hiện
kinh nghiệm của các bậc tiền bối. Người Việt Nam rất coi trọng đạo
nghĩa, sự liên hệ trong gia đình gồm: ông bà, cha mẹ, anh chị em…
có những lời thơ cho tình cảm đó. Nói về tình anh em ruột thịt trong
nhà:
Anh em nào phải người xa
Cùng chung bố mẹ, một nhà cùng thân
Yêu nhau như thể tay chân
Anh em hòa thuận, hai thân vui vầy.
Hay: Anh em bát máu sẻ đôi
Tình cảm chị em cũng vậy:
-Cắt dây bầu dây bí, ai cắt dây chị dây em
-Chị ngã em nâng.
	 Cho dù có xảy ra chuyện gì, anh chị em cùng chia sẻ khi gặp
khó khăn hoạn nạn. Và có những vấn đề mâu thuẫn thì “Anh em
trong nhà đóng cửa bảo nhau” “Đừng làm lớn chuyện sẽ ảnh hưởng
hàng xóm và người khác chê cười.”
	 Mở rộng hơn tình anh em còn nói đến là đồng bào ruột thịt,
cùng chung một màu da, một đất nước, phải luôn đoàn kết và thương
BÁC ÁI
MÙA GIÁNG SINH
LIÊN NGUYỄN
Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 1 - 2021 53
yêu nhau như anh em ruột:
Anh em cốt nhục đồng bào
Kẻ sau người trước phải hào cho vui
Lo là ăn thịt, ăn xôi
Quý hồ ở nết, tới lui bằng lòng.
	 Bước qua lãnh lực tôn giáo, Đạo Kitô Giáo có cái nhìn bao
quát hơn, sâu sắc hơn về tình huynh đệ. Tình cảm “Anh em” đây
không chỉ trong phạm vi ruột thịt, gia đình, mà rộng lớn hơn. Chúa
dạy: Tất cả đều là anh em, không phân biệt giàu hay nghèo, lương
hay giáo…
	 Thiên Chúa là nguồn vui của nhân loại, chính Ngài ban tặng
niềm vui và nụ cười cho con người. Ngài yêu thương mọi người đặc
biệt là những người nghèo khổ rách rưới bần hàn và cả người tội lỗi.
Ngài kêu gọi chúng ta có sự sẻ chia và giúp đỡ.
	 Theo tinh thần của thư gửi tín hữu Do Thái (10, 24): “Chúng
ta hãy quan tâm đến nhau, khích lệ nhau trong yêu thương và những
việc thiện.”
	 Đức Thánh Cha đã nhấn mạnh tầm quan trọng của “việc quan
tâm” dành cho nhau và Ngài đã lên tiếng mời gọi chúng ta “Đừng
mãi cách ly và lãnh đạm đối với số phận của anh chị em chúng ta.”
	 Trong xã hội hiện nay, con người thường thờ ơ, vô cảm trước
những bất công, tệ nạn, nghèo đói… Dửng dưng với những người
nghèo khổ cần giúp đỡ, chỉ biết sống cho riêng mình và hưởng thụ.
Tinh thần bác ái của người Công Giáo là quan tâm và giúp đỡ. Thể
hiện sự quan tâm và tu chỉnh tình huynh đệ qua việc:
- Giúp nhau sửa đổi
- Tha thứ cho nhau
- Nâng đỡ nhau trong tình huynh đệ
- Giúp nhau về vật chất và tinh thần để cùng nhau hướng thiện.
	 Ngay trước dịp lễ Giáng Sinh, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã
Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 1 - 202154
kêu gọi mọi người sống yêu thương gắn kết, đề cao tầm quan trọng
của sự tha thứ và canh tân mối tương quan của mỗi người chúng ta
trong đời sống hằng ngày.
	 Đồng bào Công Giáo Việt Nam bước vào không khí Giáng
Sinh với tinh thần mang tình thương đến mọi người và tha thứ cho
mọi người. Mong rằng tinh thần đó được lan rộng khắp mọi nơi,
không chỉ với những người có Đạo mà còn cho những lương dân
nữa.
	 Mùa Giáng Sinh người ta thường gởi cho nhau những lời
chúc tốt đẹp, chân thành, ấm áp và những việc làm bác ái, giúp đỡ
những người thiếu thốn, không chỉ bằng lời nói mà bằng hành động
thiết thực.
“Tình bạn là Đời
Tình huynh đệ là Đạo”
	 Lạy Chúa Giêsu Hài Đồng, Chúa sinh ra trong máng cỏ ng-
hèo hèn, xuống trần thế để cứu chuộc nhân loại. Xin cho chúng
con biết sống trong sự nghèo khó, yêu thương, quan tâm và chia sẻ
lẫn nhau, học tập noi gương Chúa. Biến đổi cuộc đời đêm tối của
con thành đêm Thánh. Amen.
Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 1 - 2021 55
	
	 Đói Khát - Trần chuồng - Lạc lối - Ngược đãi và Tù đầy.
Là những điều tệ hại làm cho con người trở nên hèn mọn và thất thế,
mất hết giá trị trong cuộc sống.
	 NHƯNG .
Trước Ngai tòa Chúa nó trở nên “Kim vàng thước ngọc “ phân định
hạnh phúc hay trầm luân đời đời .
	 ĐƯỢC ĐỊNH ĐOẠT TỪ THÁI ĐỘ MỖI NGƯỜI khi đối
diện với sự tệ hại này vì Thiên Chúa đã đồng dạng với nó để con
người suy nghĩ và hành động tìm đến sự công chính trong tình
huynh đệ.
	 KHI CÁC NGƯƠI LÀM CHO NHỮNG NGƯỜI ANH EM
HÈN MỌN NÀY LÀ LÀM CHO CHÍNH TA
	 Thấy Chúa trong người khó nghèo cơ hàn là một thách đố
nhiệm mầu như niềm tin vào sự sống đời đời phải không bạn!
CỎ LÙNG
007
DUY AN
Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 1 - 202156
	 Công bằng giao hoán là gì?
Công bằng giao hoán là sự trao đổi giữa các con
người với nhau trong tôn trọng đúng quyền lợi
của họ. Nó giám sát để quyền sở hữu được bảo
đảm, nợ được trả lại, bổn phận đã tự ý giao kèo
phải làm xong, và nó theo dõi để bất công đã
phạm phải đền bù, và của cải bị ăn cắp được trả
lại.
	 Có được phép gian lận thuế không?
Sáng kiến các hệ thống thuế phức tạp thì không
bị chỉ trích về mặt luân lý. Điều trái luân lý là
tìm các thủ đoạn để không trả thuế, gian lận
thuế, làm sai hoặc che giấu của cải bị cầm giữ.
Khi phải trả thuế theo lợi tức, các người nộp thuế
chi trả cho những tổn phí công cộng của Nhà Nước.
Vì thế, gian lận thuế không phải tội nhẹ. Thuế phải
công bằng và tương xứng, và phải được thu theo luật
định.thận, họ phân phối các lợi ích để mỗi người
đều được hưởng phần xứng đáng, chính người chủ
đó đang hành động theo trật tự của Đấng Sáng Tạo.
	 Kitô hữu có thể đầu cơ trong giao dịch
chứng khoán, hoặc trên Internet không?
430
“Chúa Giêsu khen
ông Giakêu người
thu thuế đã hứa:
Thưa Ngài nếu tôi
đã cưỡng đoạt của
ai cái gì. Tôi xin
đền gấp bốn.”
Lc 19,8
“Ai yêu tiền sẽ
không thỏa mãn
với tiền.
Hc 5,10
“Tiền của hắn chi
phối hắn hơn là
hắn chi phối tiền.”
Thánh Cyprien ở
Carthagecoi
431
432
Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 1 - 2021 57
Kitô hữu có quyền làm các giao dịch chứng
khoán hay trên Internet, khi mà việc đầu tư trên
của mình hoặc được người khác gửi, được thực
hiện trong khuôn khổ giao dịch thương mại
bình thường vừa khôn ngoan vừa hợp luân lý.
Ai Việc đầu cơ trong giao dịch chứng khoán trở
nên trái luân lý khi nó dùng đến những thực hành
bất lương (ví dụ: Le délit d’initié) khi nó gây nguy
cơ làm cho người ta mất nguồn lợi tài chính riêng
của họ hoặc của người khác mà đáng lẽ nó phải bảo
đảm; khi nó mặc lấy tính cách của người ghiền như
mê chơi cờ bạc, cá cược.
	 Phải đối xử với tài sản thuộc về mọi người
thế nào?
Chủ trương phá hoại và cố ý làm hư hỏng các
công trình và tài sản chung là các thứ hành vi
trộm cắp, và đòi phải bồi thường.
	 Kitô hữu có được chơi cá cược và chơi cờ
bạc không?
Cá cược (cá độ) và cờ bạc (bài bạc) là hành vi vô
luân và nguy hiểm khi người chơi làm mất đi
những phương thế để sinh sống. Nó trở nên nguy
hiểm hơn khi liên quan đến cuộc sống của người
khác, nhất là những người trông cậy vào sự săn
sóc của mình.
Thật là điều cực kỳ đáng trách về mặt đạo đức khi
“Khi bạn cung cấp
hoặc sử dụng một
đồ vật, bạn hãy
nghĩ rằng đó là sản
phẩm do lao động
của mọi người, và
nếu bạn dùng nó
một cách lạm dụng,
chẳng hạn làm hư
hỏng hoặc phá hủy
nó, đó chính là bạn
đã phá hủy sự lao
động, và cả sự sống
con người mà bạn
đã lạm dụng.”
Léon Tolstoi
(1818-1910,
văn sĩ Nga)
“Một nguời giàu
nhiều khi chỉ là
“một người nghèo”
có nhiều tiền bạc.”
Aristote
“Trước những hành
vi độc ác của tư bản
chủ nghĩa hạ giá
con người xuống
loại hàng hóa, mắt
chúng ta mở ra để
thấy những nguy
433
434
 Thông Tin Dân Chúa - Tháng 01/2021
 Thông Tin Dân Chúa - Tháng 01/2021
 Thông Tin Dân Chúa - Tháng 01/2021
 Thông Tin Dân Chúa - Tháng 01/2021
 Thông Tin Dân Chúa - Tháng 01/2021
 Thông Tin Dân Chúa - Tháng 01/2021
 Thông Tin Dân Chúa - Tháng 01/2021
 Thông Tin Dân Chúa - Tháng 01/2021
 Thông Tin Dân Chúa - Tháng 01/2021
 Thông Tin Dân Chúa - Tháng 01/2021
 Thông Tin Dân Chúa - Tháng 01/2021
 Thông Tin Dân Chúa - Tháng 01/2021
 Thông Tin Dân Chúa - Tháng 01/2021
 Thông Tin Dân Chúa - Tháng 01/2021
 Thông Tin Dân Chúa - Tháng 01/2021
 Thông Tin Dân Chúa - Tháng 01/2021
 Thông Tin Dân Chúa - Tháng 01/2021
 Thông Tin Dân Chúa - Tháng 01/2021
 Thông Tin Dân Chúa - Tháng 01/2021

More Related Content

What's hot

Sử dụng trò chơi trong tập huấn
Sử dụng trò chơi trong tập huấnSử dụng trò chơi trong tập huấn
Sử dụng trò chơi trong tập huấnforeman
 
He Thong Tien Te Quoc Te
He Thong Tien Te Quoc TeHe Thong Tien Te Quoc Te
He Thong Tien Te Quoc Tehsplastic
 
Giáo dục de phát trien
Giáo dục de phát trienGiáo dục de phát trien
Giáo dục de phát trienforeman
 
Mật thư - DoiSongTrai.NET
Mật thư - DoiSongTrai.NETMật thư - DoiSongTrai.NET
Mật thư - DoiSongTrai.NETTibi Nguyễn
 
ĐỀ CƢƠNG BÀI GIẢNG HỌC PHẦN: PHÁT TRIỂN VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƢƠNG TRÌNH GIÁ...
ĐỀ CƢƠNG BÀI GIẢNG HỌC PHẦN: PHÁT TRIỂN VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƢƠNG TRÌNH GIÁ...ĐỀ CƢƠNG BÀI GIẢNG HỌC PHẦN: PHÁT TRIỂN VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƢƠNG TRÌNH GIÁ...
ĐỀ CƢƠNG BÀI GIẢNG HỌC PHẦN: PHÁT TRIỂN VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƢƠNG TRÌNH GIÁ...nataliej4
 
Chuong Trinh Dao Tao Tieng Anh Kinh Te
Chuong Trinh Dao Tao Tieng Anh   Kinh TeChuong Trinh Dao Tao Tieng Anh   Kinh Te
Chuong Trinh Dao Tao Tieng Anh Kinh Teenglishonecfl
 
Thiên hạc phổ ngọa long sinh
Thiên hạc phổ   ngọa long sinhThiên hạc phổ   ngọa long sinh
Thiên hạc phổ ngọa long sinhQuỳnh Anh
 
Phan Tich Httt Bang Um Le
Phan Tich Httt Bang Um LePhan Tich Httt Bang Um Le
Phan Tich Httt Bang Um Legueste9722d
 
TOT về truyền thông
TOT về truyền thôngTOT về truyền thông
TOT về truyền thôngforeman
 
114 Câu Hỏi Trắc Nghiêm GDQP Lớp 10
114 Câu Hỏi Trắc Nghiêm GDQP Lớp 10114 Câu Hỏi Trắc Nghiêm GDQP Lớp 10
114 Câu Hỏi Trắc Nghiêm GDQP Lớp 10nataliej4
 
Phát trien cong dong
Phát trien cong dongPhát trien cong dong
Phát trien cong dongforeman
 
Di Cu VietNam 1954
Di Cu VietNam 1954Di Cu VietNam 1954
Di Cu VietNam 1954solsie
 
Hdsd Dutoan Hitosoft
Hdsd Dutoan HitosoftHdsd Dutoan Hitosoft
Hdsd Dutoan HitosoftMio Class
 
Đề Cương Quản Lý Nhà Nước Về Đô Thị
Đề Cương Quản Lý Nhà Nước Về Đô Thị Đề Cương Quản Lý Nhà Nước Về Đô Thị
Đề Cương Quản Lý Nhà Nước Về Đô Thị nataliej4
 

What's hot (17)

A
AA
A
 
Sử dụng trò chơi trong tập huấn
Sử dụng trò chơi trong tập huấnSử dụng trò chơi trong tập huấn
Sử dụng trò chơi trong tập huấn
 
He Thong Tien Te Quoc Te
He Thong Tien Te Quoc TeHe Thong Tien Te Quoc Te
He Thong Tien Te Quoc Te
 
Giáo dục de phát trien
Giáo dục de phát trienGiáo dục de phát trien
Giáo dục de phát trien
 
Mật thư - DoiSongTrai.NET
Mật thư - DoiSongTrai.NETMật thư - DoiSongTrai.NET
Mật thư - DoiSongTrai.NET
 
ĐỀ CƢƠNG BÀI GIẢNG HỌC PHẦN: PHÁT TRIỂN VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƢƠNG TRÌNH GIÁ...
ĐỀ CƢƠNG BÀI GIẢNG HỌC PHẦN: PHÁT TRIỂN VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƢƠNG TRÌNH GIÁ...ĐỀ CƢƠNG BÀI GIẢNG HỌC PHẦN: PHÁT TRIỂN VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƢƠNG TRÌNH GIÁ...
ĐỀ CƢƠNG BÀI GIẢNG HỌC PHẦN: PHÁT TRIỂN VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƢƠNG TRÌNH GIÁ...
 
Dia nguc 19
Dia nguc 19Dia nguc 19
Dia nguc 19
 
Co Vang
Co VangCo Vang
Co Vang
 
Chuong Trinh Dao Tao Tieng Anh Kinh Te
Chuong Trinh Dao Tao Tieng Anh   Kinh TeChuong Trinh Dao Tao Tieng Anh   Kinh Te
Chuong Trinh Dao Tao Tieng Anh Kinh Te
 
Thiên hạc phổ ngọa long sinh
Thiên hạc phổ   ngọa long sinhThiên hạc phổ   ngọa long sinh
Thiên hạc phổ ngọa long sinh
 
Phan Tich Httt Bang Um Le
Phan Tich Httt Bang Um LePhan Tich Httt Bang Um Le
Phan Tich Httt Bang Um Le
 
TOT về truyền thông
TOT về truyền thôngTOT về truyền thông
TOT về truyền thông
 
114 Câu Hỏi Trắc Nghiêm GDQP Lớp 10
114 Câu Hỏi Trắc Nghiêm GDQP Lớp 10114 Câu Hỏi Trắc Nghiêm GDQP Lớp 10
114 Câu Hỏi Trắc Nghiêm GDQP Lớp 10
 
Phát trien cong dong
Phát trien cong dongPhát trien cong dong
Phát trien cong dong
 
Di Cu VietNam 1954
Di Cu VietNam 1954Di Cu VietNam 1954
Di Cu VietNam 1954
 
Hdsd Dutoan Hitosoft
Hdsd Dutoan HitosoftHdsd Dutoan Hitosoft
Hdsd Dutoan Hitosoft
 
Đề Cương Quản Lý Nhà Nước Về Đô Thị
Đề Cương Quản Lý Nhà Nước Về Đô Thị Đề Cương Quản Lý Nhà Nước Về Đô Thị
Đề Cương Quản Lý Nhà Nước Về Đô Thị
 

Similar to Thông Tin Dân Chúa - Tháng 01/2021

Tam ly hoc dai cuong
Tam ly hoc dai cuongTam ly hoc dai cuong
Tam ly hoc dai cuongforeman
 
Trelaodong
TrelaodongTrelaodong
Trelaodongforeman
 
BÀI GIẢNG AN TOÀN ĐIỆN
BÀI GIẢNG AN TOÀN ĐIỆN BÀI GIẢNG AN TOÀN ĐIỆN
BÀI GIẢNG AN TOÀN ĐIỆN nataliej4
 
Tam ly tri lieu la gi?
Tam ly tri lieu la gi?Tam ly tri lieu la gi?
Tam ly tri lieu la gi?foreman
 
Một số phương pháp chăm sóc sức khỏe cho Người cao tuổi
Một số phương pháp chăm sóc sức khỏe cho Người cao tuổi Một số phương pháp chăm sóc sức khỏe cho Người cao tuổi
Một số phương pháp chăm sóc sức khỏe cho Người cao tuổi nataliej4
 
Cam nang dao tao cho giao duc vien dong dang
Cam nang dao tao cho giao duc vien dong dangCam nang dao tao cho giao duc vien dong dang
Cam nang dao tao cho giao duc vien dong dangforeman
 
Glass Shoe
Glass ShoeGlass Shoe
Glass Shoepro_pro
 
BÀI GIẢNG TÀI NGUYÊN DU LỊCH
BÀI GIẢNG TÀI NGUYÊN DU LỊCH BÀI GIẢNG TÀI NGUYÊN DU LỊCH
BÀI GIẢNG TÀI NGUYÊN DU LỊCH nataliej4
 
10 nghịch lý cuộc sống
10 nghịch lý cuộc sống10 nghịch lý cuộc sống
10 nghịch lý cuộc sốnglenho
 
HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP NHÂN CÁCH
HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP NHÂN CÁCH HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP NHÂN CÁCH
HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP NHÂN CÁCH nataliej4
 
Báo cáo thực tập tại Bưu điện tỉnh Ninh Bình
Báo cáo thực tập tại Bưu điện tỉnh Ninh BìnhBáo cáo thực tập tại Bưu điện tỉnh Ninh Bình
Báo cáo thực tập tại Bưu điện tỉnh Ninh Bìnhnataliej4
 
CTXH tai truong hoc
CTXH tai truong hocCTXH tai truong hoc
CTXH tai truong hocforeman
 
NGUYỄN DU VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM
NGUYỄN DU VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM NGUYỄN DU VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM
NGUYỄN DU VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM nataliej4
 
Lý LuậN Và PhươNg PháP DạY NgoạI Ngữ
Lý LuậN Và PhươNg PháP DạY NgoạI NgữLý LuậN Và PhươNg PháP DạY NgoạI Ngữ
Lý LuậN Và PhươNg PháP DạY NgoạI Ngữenglishonecfl
 
Danh Ngon
Danh NgonDanh Ngon
Danh Ngonlenho
 
Caithuocla
CaithuoclaCaithuocla
Caithuoclasangbsdk
 
Sức khoẻ sinh sản vị thành niên
Sức khoẻ sinh sản vị thành niênSức khoẻ sinh sản vị thành niên
Sức khoẻ sinh sản vị thành niênbongbien
 

Similar to Thông Tin Dân Chúa - Tháng 01/2021 (20)

Tam ly hoc dai cuong
Tam ly hoc dai cuongTam ly hoc dai cuong
Tam ly hoc dai cuong
 
Trelaodong
TrelaodongTrelaodong
Trelaodong
 
Chúa trong cuộc đời
Chúa trong cuộc đờiChúa trong cuộc đời
Chúa trong cuộc đời
 
Genou 2
Genou 2Genou 2
Genou 2
 
BÀI GIẢNG AN TOÀN ĐIỆN
BÀI GIẢNG AN TOÀN ĐIỆN BÀI GIẢNG AN TOÀN ĐIỆN
BÀI GIẢNG AN TOÀN ĐIỆN
 
Tam ly tri lieu la gi?
Tam ly tri lieu la gi?Tam ly tri lieu la gi?
Tam ly tri lieu la gi?
 
Erd
ErdErd
Erd
 
Một số phương pháp chăm sóc sức khỏe cho Người cao tuổi
Một số phương pháp chăm sóc sức khỏe cho Người cao tuổi Một số phương pháp chăm sóc sức khỏe cho Người cao tuổi
Một số phương pháp chăm sóc sức khỏe cho Người cao tuổi
 
Cam nang dao tao cho giao duc vien dong dang
Cam nang dao tao cho giao duc vien dong dangCam nang dao tao cho giao duc vien dong dang
Cam nang dao tao cho giao duc vien dong dang
 
Glass Shoe
Glass ShoeGlass Shoe
Glass Shoe
 
BÀI GIẢNG TÀI NGUYÊN DU LỊCH
BÀI GIẢNG TÀI NGUYÊN DU LỊCH BÀI GIẢNG TÀI NGUYÊN DU LỊCH
BÀI GIẢNG TÀI NGUYÊN DU LỊCH
 
10 nghịch lý cuộc sống
10 nghịch lý cuộc sống10 nghịch lý cuộc sống
10 nghịch lý cuộc sống
 
HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP NHÂN CÁCH
HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP NHÂN CÁCH HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP NHÂN CÁCH
HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP NHÂN CÁCH
 
Báo cáo thực tập tại Bưu điện tỉnh Ninh Bình
Báo cáo thực tập tại Bưu điện tỉnh Ninh BìnhBáo cáo thực tập tại Bưu điện tỉnh Ninh Bình
Báo cáo thực tập tại Bưu điện tỉnh Ninh Bình
 
CTXH tai truong hoc
CTXH tai truong hocCTXH tai truong hoc
CTXH tai truong hoc
 
NGUYỄN DU VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM
NGUYỄN DU VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM NGUYỄN DU VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM
NGUYỄN DU VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM
 
Lý LuậN Và PhươNg PháP DạY NgoạI Ngữ
Lý LuậN Và PhươNg PháP DạY NgoạI NgữLý LuậN Và PhươNg PháP DạY NgoạI Ngữ
Lý LuậN Và PhươNg PháP DạY NgoạI Ngữ
 
Danh Ngon
Danh NgonDanh Ngon
Danh Ngon
 
Caithuocla
CaithuoclaCaithuocla
Caithuocla
 
Sức khoẻ sinh sản vị thành niên
Sức khoẻ sinh sản vị thành niênSức khoẻ sinh sản vị thành niên
Sức khoẻ sinh sản vị thành niên
 

More from Tien Nguyen

Thông Tin Dân Chúa Tháng 04/2021
Thông Tin Dân Chúa Tháng 04/2021Thông Tin Dân Chúa Tháng 04/2021
Thông Tin Dân Chúa Tháng 04/2021Tien Nguyen
 
Thông Tin Dân Chúa Tháng 03/2021
Thông Tin Dân Chúa Tháng 03/2021Thông Tin Dân Chúa Tháng 03/2021
Thông Tin Dân Chúa Tháng 03/2021Tien Nguyen
 
Thông Tin Dân Chúa - Tháng 02/2021
Thông Tin Dân Chúa - Tháng 02/2021Thông Tin Dân Chúa - Tháng 02/2021
Thông Tin Dân Chúa - Tháng 02/2021Tien Nguyen
 
Thông Tin Dân Chúa - Tháng 12/2020
Thông Tin Dân Chúa - Tháng 12/2020Thông Tin Dân Chúa - Tháng 12/2020
Thông Tin Dân Chúa - Tháng 12/2020Tien Nguyen
 
Thong Tin Dan Chua - Thang 11/2020
Thong Tin Dan Chua - Thang 11/2020Thong Tin Dan Chua - Thang 11/2020
Thong Tin Dan Chua - Thang 11/2020Tien Nguyen
 

More from Tien Nguyen (6)

Ttdc 5 2021
Ttdc 5 2021Ttdc 5 2021
Ttdc 5 2021
 
Thông Tin Dân Chúa Tháng 04/2021
Thông Tin Dân Chúa Tháng 04/2021Thông Tin Dân Chúa Tháng 04/2021
Thông Tin Dân Chúa Tháng 04/2021
 
Thông Tin Dân Chúa Tháng 03/2021
Thông Tin Dân Chúa Tháng 03/2021Thông Tin Dân Chúa Tháng 03/2021
Thông Tin Dân Chúa Tháng 03/2021
 
Thông Tin Dân Chúa - Tháng 02/2021
Thông Tin Dân Chúa - Tháng 02/2021Thông Tin Dân Chúa - Tháng 02/2021
Thông Tin Dân Chúa - Tháng 02/2021
 
Thông Tin Dân Chúa - Tháng 12/2020
Thông Tin Dân Chúa - Tháng 12/2020Thông Tin Dân Chúa - Tháng 12/2020
Thông Tin Dân Chúa - Tháng 12/2020
 
Thong Tin Dan Chua - Thang 11/2020
Thong Tin Dan Chua - Thang 11/2020Thong Tin Dan Chua - Thang 11/2020
Thong Tin Dan Chua - Thang 11/2020
 

Thông Tin Dân Chúa - Tháng 01/2021

  • 1. Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 1 - 2021 1 LỜI CHÚA MỤC TỬ THIẾU NHI SINH HOẠT GIÁO XỨ HNGĐ BẠN TRẺ CẢM NGHIỆM SỨC KHỎE THIẾU NHI CN lễ hiển Linh-CN IV TNB...................... Hạnh các Thánh -tháng 1.......................... Ý nghĩa logo năm Thánh Giáo xứ.............. 15 viêc làm để đực Ân Xá........................... Các ngày lễ xin ơn Toàn xá GX.................. Gia đình Thánh............................................ Giáng sinh và Năm Mới ........................... Tình huynh đệ .......................................... Câu chuyện tháng 1.................................... Tình huynh đệ Kitô giáo .............................. Em thêm tuổi mới ......................................... Nhân bản: lịch sự trong tang chế-cưới hỏi Chương trình lễ tháng 1............................. Chúc mừng hiệp thông......................... Ban Lễ Sinh................................................ Hội Legio Mariae....................................... Anh chị em ................................................ Bác ái mùa Giáng Sinh................................ Cỏ lùng 007............................................ Youcat ........................................................ Phút cảm tạ ................................................. Khúc tự tình............................................... Cảm nghiệm xuân về ... ............................ Mừng kính lễ Mẹ Thiên Chúa .................. Tình yêu Cứu thế........................................ Kính dâng Mẹ............................................. Người đi gieo nước mắt............................. Ăn nhiều gạo nếp....................................... Vui cười ....................................................... Yaourt phomai............................................ Đáp án đố vui tháng 12............................. Đố vui thiếu nhi tháng 1....................... Facebook & Youtube giáo xứ........... Trang 3 Trang 8 Trang 11 Trang 12 Trang 16 Trang 17 Trang 18 Trang 22 Trang 30 Trang 34 Trang 41 Trang 42 Trang 44 Trang 45 Trang 47 Trang 48 Trang 50 Trang 52 Trang 55 Trang 56 Trang 59 Trang 60 Trang 62 Trang 64 Trang 66 Trang 68 Trang 69 Trang 70 Trang 72 Trang 73 Trang 74 Trang 75 Trang 76
  • 2. Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 1 - 20212 LỊCH CÔNG GIÁO THÁNG 1/2021 CHÚA NHẬT THỨ HAI THỨ BA THỨ TƯ THỨ NĂM THỨ SÁU THỨ BẢY 31 CN IV TN B 1 MẸ THIÊN CHÚA BM LEGIO 2 thánh Basilio Cả; Giêgorio nazianzeno 3 CN CHÚA HIỂN LINH 4 5 6 7 Thánh Rai- mundo Penyaort 8 9 10 CN CHÚA GIÊSU CHỊU PHÉP RỬA 11 12 13 Thánh Hilario 14 15 16 17 CN II TN B 18 Cầu cho sự hiệp nhất 19 20 thánh Fabiano; Sêbas- tiano 21 thánh Ane trinh nữ 22 thánh Vinhsơn phó tế 23 24 CN III TN B 25 thánh Phaolo tông đồ trở lại 26 thánh Timo- theo & Tito 27 thánh Angela Mêrici 28 thánh Tôma Aquino BM Lễ sinh 29 30
  • 3. Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 1 - 2021 3 CHÚA NHẬT LỄ CHÚA HIỂN LINH 03 – 01 – 2021 “Chúng tôi đã thấy vì sao của Người xuất hiện bên phương Đông, nên chúng tôi đến bái lạy Người.” BÀI TIN MỪNG: Mt 2, 1-12 Khi Đức Giê-su ra đời tại Bê-lem, miền Giu-đê, thời vua Hê-rô-đê trị vì, có mấy nhà chiêm tinh từ phương Đông đến Giê-ru-sa-lem, và hỏi: “Đức Vua dân Do-thái mới sinh, hiện ở đâu? Chúng tôi đã thấy vì sao của Người xuất hiện bên phương Đông, nên chúng tôi đến bái lạy Người.” Nghe tin ấy, vua Hê-rô- đê bối rối, và cả thành Giê-ru-sa-lem cũng xôn xao. Nhà vua liền triệu tập tất cả các thượng tế, các kinh sư trong dân lại, và hỏi cho biết Đấng Ki-tô phải sinh ra ở đâu. Họ trả lời: “Tại Bê-lem, miền Giu-đê, vì trong sách ngôn sứ, có chép rằng: Phần ngươi, hỡi Bê-lem, miền đất Giu-đa, ngươi đâu phải là thành nhỏ nhất của Giu-đa, vì ngươi là nơi vị lãnh tụ chăn dắt Ít-ra-en dân Ta sẽ ra đời”. Bấy giờ vua Hê-rô-đê bí mật vời các nhà chiêm tinh đến, hỏi cặn kẽ về ngày giờ ngôi sao đã xuất hiện. Rồi vua phái các vị ấy đi Bê-lem và dặn rằng: “Xin quý ngài đi dò hỏi tường tận về Hài Nhi, và khi đã tìm thấy, xin báo lại cho tôi, để tôi cũng đến bái lạy Người.” Nghe nhà vua nói thế, họ ra đi. Bấy giờ ngôi sao họ đã thấy ở phương Đông, lại dẫn đường cho họ đến tận nơi Hài Nhi ở, mới dừng lại. Trông thấy ngôi sao, họ mừng rỡ vô cùng. Họ vào nhà, thấy Hài Nhi với thân mẫu là bà Ma-ri-a, liền sấp mình bái lạy Người, rồi mở bảo tráp, lấy vàng, nhũ hương và mộc dược mà dâng tiến. Sau đó, họ được báo mộng là đừng trở lại gặp vua Hê-rô-đê nữa, nên đã đi lối khác mà về xứ mình. SUY NIỆM Năm xưa ba nhà đạo sĩ đã gặp được Chúa Hài Nhi vì họ đã mở lòng đón nhận dấu chỉ của Thiên Chúa một cách khiêm hạ, tận lòng. Thái độ đó cũng cần lắm đối với mỗi người chúng ta trong hành trình tìm Chúa trong cuộc sống hôm nay. CẦU NGUYỆN Tạ ơn Chúa đã đến và ở với chúng con. Xin Chúa soi dẫn tâm hồn chúng con, để chúng con bước đi theo ánh sáng của Chúa, biết can đảm làm chứng cho Chúa giữa lòng thế giới hôm nay. Amen.
  • 4. Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 1 - 20214 CHÚA NHẬT LỄ CHÚA GIÊSU CHỊU PHÉP RỬA 10 – 01 – 2021 “Con là Con yêu dấu của Cha, Con đẹp lòng Cha” BÀI TIN MỪNG: Mc 1, 7-11 Khi ấy, Gioan rao giảng rằng: “Có Đấng đến sau tôi, nhưng quyền lực hơn tôi, tôi không xứng đáng cúi xuống cởi dây giày cho Người. Phần tôi, tôi đã rửa anh em trong nước, nhưng Người, Người sẽ rửa anh em trong Thánh Thần.” Và đã xảy ra là trong những ngày đó, Chúa Giêsu từ Nadarét xứ Galilêa đến và chịu phép rửa bởi Gioan ở sông Giođan. Khi vừa lên khỏi nước, Người liền thấy trời mở ra, thấy Thánh Thần như chim bồ câu ngự xuống trên mình. Và có tiếng từ trời phán: “Con là Con yêu dấu của Cha, Con đẹp lòng Cha”. SUY NIỆM Hành vi Gioan Tẩy giả dìm Đức Giêsu trong nước sông Giôđan khi thực hiện phép rửa cho Ngài chính là hình ảnh tiên trưng cho cái chết mà Đức Giêsu sẽ thực hiện sau này trong cuộc thương khó. Đang khi kiểu diễn tả liền sau đó ‘vừa lên khỏi nước’ lại là hình ảnh tiên trưng cho sự trỗi dậy từ trong kẻ chết (sự phục sinh) của Đức Giêsu. Hai hành động đầy tính biểu tượng này của Chúa Giêsu đã được xác thực ngay sau đó bằng hai hành động: a/ ‘Thánh Thần, như chim bồ câu ngự xuống trên Người’: b/ ‘Có tiếng từ trời phán: ‘Con là Con yêu dấu của Cha, Cha hài lòng về Con.’: Đây chính là lời xác quyết minh nhiên với Đức Giêsu cho thấy rõ điều Đức Giê- su đang thực hiện là hoàn toàn đúng với thánh ý Chúa Cha. CẦU NGUYỆN Xin cho chúng con nhớ rằng, ành vi mỗi người bị dìm vào nước nơi bí tích rửa tội cũng trở nên hình ảnh tiên trưng cho một nỗ lực cùng với Đức Kitô phải chết đi mỗi ngày, điều đó như là một bước trước cần thiết cho việc được thông phần vào cuộc phục sinh vinh hiển với Đức Kitô (x. Rm 6,8). Amen.
  • 5. Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 1 - 2021 5 BÀI TIN MỪNG: Ga 1, 35-42 Khi ấy, Gioan đang đứng với hai người trong nhóm môn đệ của ông nhìn theo Chúa Giêsu đang đi mà nói: Đây là Chiên Thiên Chúa. Hai môn đệ nghe ông nói liền đi theo Chúa Giêsu, Chúa Giêsu ngoảnh mặt lại, thấy họ đi theo mình, thì nói với họ: “Các ngươi tìm gì?” Họ thưa với Người: “Rabbi, nghĩa là thưa Thầy, Thầy ở đâu?” Người đáp: “Hãy đến mà xem”. Họ đã đến và xem chỗ Người ở, và ở lại với Người ngày hôm ấy, lúc đó độ chừng giờ thứ mười. Anrê, em ông Simon Phêrô, một trong hai người đã nghe Gioan nói và đã đi theo Chúa Giêsu. Ông gặp Simon anh mình trước hết và nói với anh: “Chúng tôi đã gặp Đấng Messia, nghĩa là Đấng Kitô”. Và ông dẫn anh mình tới Chúa Giêsu. Chúa Giêsu nhìn Simon và nói: “Ngươi là Simon, con ông Gioan, ngươi sẽ được gọi là Kêpha, nghĩa là Đá”. CHÚA NHẬT II THƯỜNG NIÊN 17 – 01 – 2021 “Đây là Chiên Thiên Chúa”. SUY NIỆM Năm xưa, nhờ Thánh Gio-an Tẩy giả giới thiệu Đức Giê-su với các môn đệ mà An-rê gặp được Chúa Giê-su và đưa em mình đến với Ngài, để rồi từ đó các ông được Chúa gọi đi theo. Ngày nay, là Ki-tô hữu, chúng ta đã giới thiệu Đức Ki-tô cho anh chị em xung quanh mình bằng lời nói, việc làm tốt đẹp mỗi ngày chưa? CẦU NGUYỆN Lạy Chúa, xin cho con đừng bao giờ ngại miệng mỗi khi nói về Chúa cho mọi người và sẵn lòng chỉ cho người khác điều tốt đẹp, đừng ích kỷ chỉ biết cho riêng mình mà thôi. Amen.
  • 6. Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 1 - 20216 BÀI TIN MỪNG: Mc,1,14-20 Sau khi Gioan bị bắt, Chúa Giê- su sang xứ Galilêa, rao giảng Tin Mừng của nước Thiên Chúa, Người nói: “Thời giờ đã mãn và nước Thiên Chúa đã gần đến; anh em hãy ăn năn sám hối và tin vào Tin Mừng”. Ðang lúc đi dọc theo bờ biển Galilêa, Người thấy Si- mon và em là Anrê đang thả lưới xuống biển, vì các ông là những người đánh cá. Chúa Giêsu bảo các ông: “Hãy theo Ta, Ta sẽ làm cho các ngươi trở thành những kẻ chài lưới người”. Lập tức bỏ lưới, các ông theo Người. Ði xa hơn một chút nữa, Người thấy Giacôbê con ông Giêbêđê và em là Gioan đang xếp lưới trong thuyền, Người liền gọi các ông. Hai ông bỏ cha là Giêbêđê ở lại trên thuyền cùng với các người làm công, và đi theo Người. CHÚA NHẬT III THƯỜNG NIÊN 24 – 01 – 2021 “Anh em hãy ăn năn sám hối và tin vào Tin Mừng “. SUY NIỆM Khi Chúa Giêsu bắt đầu sứ vụ của mình, Ngài đã kêu gọi các môn đệ đầu tiên là ông Si- mon, Anrê, Giacôbê và Gioan, thì hôm nay, Ngài cũng mời gọi chúng ta tham gia vào sứ mạng của Ngài. Những môn đệ đầu tiên đã từ bỏ tất cả để theo Chúa. Vậy chúng ta đã đáp trả lại lời mời gọi của Chúa như thế nào? CẦU NGUYỆN Lạy Chúa, xin cho chúng con biết nhận ra và sửa đổi lỗi lầm của bản thân, xin cho chúng con biết sống xứng đáng trở thành môn đệ của Chúa trong thế giới hôm nay.
  • 7. Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 1 - 2021 7 CHÚA NHẬT IV THƯỜNG NIÊN 31 – 01 – 2021 “Ông ấy ra lệnh cho cả các thần ô uế và chúng phải tuân lệnh” BÀI TIN MỪNG: Mc 1, 21-28 Đức Giê-su và các môn đệ đi vào thành Ca-phác-na-um. Ngay ngày sa-bát, Người vào hội đường giảng dạy. Thiên hạ sửng sốt về lời giảng dạy của Người, vì Người giảng dạy như một Đấng có thẩm quyền, chứ không như các kinh sư. Lập tức, trong hội đường của họ, có một người bị thần ô uế nhập, la lên rằng: “Ông Giê-su Na-da-rét, chuyện chúng tôi can gì đến ông mà ông đến tiêu diệt chúng tôi? Tôi biết ông là ai rồi: ông là Đấng Thánh của Thiên Chúa!”. Nhưng Đức Giê-su quát mắng nó: “Câm đi, hãy xuất khỏi người này!”. Thần ô uế lay mạnh người ấy, thét lên một tiếng, và xuất khỏi anh ta. Mọi người đều kinh ngạc đến nỗi họ bàn tán với nhau: “Thế nghĩa là gì? Giáo lý thì mới mẻ, người dạy lại có uy quyền. Ông ấy ra lệnh cho cả các thần ô uế và chúng phải tuân lệnh!”. Lập tức danh tiếng Người đồn ra mọi nơi, khắp cả vùng lân cận miền Ga-li-lê. SUY NIỆM Lời Chúa đầy quyền năng đã xua đuổi thần ô uế ra khỏi người tội lỗi thì ngày nay qua các bài Tin Mừng, Lời Chúa vẫn luôn hoạt động mạnh mẽ. Chúng ta đã đón nhận Lời Chúa như thế nào? CẦU NGUYỆN Lạy Chúa, Xin cho chúng con siêng năng trong việc đọc Tin Mừng, biết đón nhận Lời Chúa, luôn tin tưởng vào sức mạnh Lời Chúa và kiên trì sống Lời Chúa mỗi ngày. Amen.
  • 8. Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 1 - 20218 Hạnh các thánh - tháng 1 TÚ TÚ theo Internet THÁNH MARIA MẸ THIÊN CHÚA (1.1) Tước hiệu Ðức Maria Mẹ Thiên Chúa là một tước hiệu đã có từ lâu đời trong Giáo Hội. Ðây là một xứng hợp hơn mọi tước hiệu khi nói về Ðức Trinh Nữ Maria. Vào thế kỷ V, giáo chủ Nestôriô đã nổi lên chống đối tước hiệu Mẹ Thiên Chúa của Ðức Trinh Nữ Maria. Một cuộc xung đột lớn lao đã xẩy ra trong Giáo Hội xoay quanh việc Ngôi Hai nhập thể. Thế nên, vào năm 431, Hội Thánh đã triệu tập công đồng Êphêsô dưới sự chủ tọa của thánh Cyrillô, các nghị phụ trong công đồng này đã tuyên bố cất chức giáo chủ Nestôriô và đánh đổ lạc thuyết của ông ta. Công đồng Êphêsô đã định tín Mẹ Maria là Mẹ Thiên Chúa vì thực sự Mẹ đã sinh ra Con-Thiên-Chúa-làm-người. Ðây là tước hiệu trổi vượt trên mọi tước hiệu mà Giáo Hội đã ca tụng và tôn vinh Ðức Trinh Nữ Ma- ria. THÁNH DANH CHÚA GIÊSU (3.1) ”Khi nghe Danh Thánh Chúa Giêsu, cả bầu trời bừng sáng, cả tà thần chạy trốn, khắp trái đất khiếp run.”. Danh Thánh Chúa Giêsu quả cao siêu mầu nhiệm. Chỉ mới nghe Danh Thánh Chúa Giêsu: tà thần, ma quỉ đã chạy trốn. Vì ma quỉ là bóng tối, ánh sáng luôn tiêu diệt bóng tối. Ma quỉ xưa trong vườn địa đàng đã lấy hình rắn để cám dỗ bà Evà. Rắn đã thắng Ông Adong và Evà vì hai ông bà kiêu ngạo, tự mãn, muốn bằng Thiên Chúa. Thánh Danh Chúa Giêsu ngọt ngào êm dịu. Con người mỗi lần nhắc tới Thánh Danh Chúa Giêsu như có một sức mạnh huyền nhiệm nâng cao con người lên. Chỉ nhắc tới Thánh Danh Chúa Giêsu, con người đã thấy được an bình vì nơi tên Giêsu ơn cứu chuộc chứa chan. Mỗi lần làm dấu thánh giá:” Nhân danh Chúa Cha, nhân danh Chúa Con và nhân danh Chúa Thánh Thần”, mầu nhiệm Ba Ngôi bừng sáng lên và như thế, nhân loại lãnh nhận được ơn giải thoát. Thánh Danh Chúa Giêsu đi đôi với sinh mạng cứu chuộc của Ngài:” Khi nào Ta bị treo lên khỏi đất, Ta sẽ kéo mọi người lên cùng Ta”
  • 9. Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 1 - 2021 9 THÁNH ANÊ (21.1) Thánh Anê đã cảm nghiệm sâu xa lời thánh vịnh: ”Máu tế thần, con quyết chẳng dâng, tên của thần, môi con không tụng niệm” (Tv 15, 4). Nên, dù mới có 12 tuổi đời, thánh nữ Anê đã rao giảng Ðức Kitô là Thiên Chúa. Thánh nhân không sợ sệt, không nhát đảm, người ta đã muốn làm hoen ố đời con gái của thánh nữ, nhưng Chúa luôn gìn giữ người và con người của thánh nữ luôn tỏa hương thơm tươi tốt. Thánh Anê đã giữ mình tinh tuyền đến nỗi không một chàng trai nào dám động tới thân xác của Người. Thánh nhân luôn có một tâm niệm” Tôi chỉ tin một Ðức Kitô, Ðấng tôi hằng yêu mến “. Ngài luôn ý thức:” Lạy Chúa, Chúa là phần sản nghiệp con được hưởng, là chén phúc lộc dành cho con; số mạng con chính Ngài nắm giữ “(Tv 15, 5). Thánh nữ phó thác sinh mạng và cuộc đời Ngài trong tay Thiên Chúa. Vì thế cái chết đối với ngài chỉ thay đổi chứ không mất đi. Một nhát chém hay sự thiêu đốt không làm ngài siêu lòng, nhưng là để ngài được gặp mặt Chúa và sống bên Chúa suốt đời. THÁNH PHAOLÔ TÔNG ÐỒ TRỞ LẠI (25.1) Phaolô là người Do Thái thuộc chi tộc Benjamin, tên của Ngài là Saolô, quê Tarsê xứ Cilicia. Gia đình của Phaolô đã nhập tịch làm dân Roma, nên ngài cũng là dân Roma. Saolô là một phần tử hăng say thuộc nhóm biệt phái, luôn thù ghét các Kitô hữu, thù ghét Giáo Hội của Chúa Giêsu. Trên đường đi Ðamát với một khí thế hung hăng, đằng đằng sát khí, Saolô muốn tiêu diệt Giáo Hội của Chúa. Thì bỗng nhiên có một luồng ánh sáng từ trời chiếu xuống bao phủ lấy Ông. Ông ngã xuống đất và nghe có tiếng nói với Ông:” Sa-un, Sa- un, tại sao Ngươi bắt bớ Ta”( Cv 9, 4 ) . Saolô liền hỏi lại:” Thưa Ngài, Ngài là ai ?”( Cv 9, 5) Người đáp:” Ta là Giêsu mà ngươi đang bắt bớ”(Cv 9, 5 ). Và Saolô đã khuất phục:” Lạy Chúa, Chúa muốn con làm gì ?”. Lập tức có những cái gì như vảy bong ra khỏi mắt ông saolô, và Ông lại thấy được. Ông đứng dậy và chịu phép rửa”(Cv 9, 18 ). Saolô từ lúc sáng mắt đã hoàn toàn được đổi mới. Ông nhiệt thành đi rao giảng Tin Mừng nước Thiên chúa. Với tên mới Phaolô, trở nên vị tông đồ dân ngoại rất lừng danh
  • 10. Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 1 - 202110 THÁNH TÔ-MA A-QUI-NÔ (28/1) Thánh Tôma Aquinô sinh năm 1225 tại thành Naples Ý Ðại Lợi trong một gia đình phú quí và đạo hạnh. Gia đình của thánh nhân luôn biết kính sợ Chúa và giáo dục con cái theo luật Chúa và Giáo Hội. Nhờ thế, thánh Tôma Aquinô đã sớm tiến tới trong đàng nhân đức. Tôma học ở tu viện Cassino do các Cha Bênêđitô điều khiển. Sau đó, thánh nhân lại tiếp tục học ở Naples, nơi đây thánh nhân có dịp tiếp xúc với các cha dòng Ðaminh, Tôma say mê với lý tưởng sống cho người nghèo. Ngài vào dòng thánh Ðaminh vào năm 1244. Việc này làm phật ý thân mẫu thánh Tôma bà quyết định bắt Tôma về giam trong gia đình, bà đã dùng một cô gái trắc nết để quyến rũ thánh nhân, Nhưng ý Chúa nhiệm mầu, Tôma đã chiến thắng, đuổi cô gái hư ra khỏi nơi ngài ở. Chúa đã yêu thương Ngài, sai thiên thần đến cột giây trinh khiết cho ngài. Thánh nhân về lại tu viện, được thụ huấn với thánh Albertô. Năm 27 tuổi, thánh Tôma đã trở thành giảng sư đại học với một kiến thức uyên bác có thể hướng dẫn được giới trí thức đang say mê triết học Hy Lạp ngoại giáo. Ngài đã viết bộ” Tổng luận thần học” đầy giá trị, để lại cho Giáo Hội và hậu thế. Ngài nói ngài đã múc tất cả sự khôn ngo- an nơi Chúa Giêsu qua suy niệm và cầu nguyện để viết nên:” Tổng luận thầnhọc” này. THÁNH GIO-AN BỐT-CÔ (31/1) Thánh Gioan Bosco sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo tại Ý năm 1815. Thánh Gioan Bosco đã sớm mồ côi cha khi Ngài mới lên 2 tuổi. Năm1835,thánhnhânvàođạichủng viện Turinô và năm 1841, Ngài lãnh sứ vụ linh mục. Thánh nhân đã bắt đầu nghĩ tới các em vô gia cư, vô nghề nghiệp, mồ côi, lang thang, cơ nhỡ, nên từ ngày 08/12/1841, Ngài đã bắt đầu thu nạp các em mồ côi. Công việc càng lúc càng nhiều, Ngài bị sưng phổi nặng và được Chúa cứu chữa lạ kỳ trước sự kinh ngạc của các bác sĩ. Thánh nhân chủ trương giáo dục các em thiếu nhi bằng sự dịu hiền và sự tận tụy hy sinh của một người mẹ. Thánh nhân luôn khích lệ, thúc giục các em siêng năng cầu nguyện và lãnh nhận các bí tích. Ngài lập dòng Don Bosco Salésien có mặt với mục đích chăm lo giáo dục các trẻ em mồ côi nghèo khổ. Vào năm 1872, thánh nhân lập thêm hai Hội Dòng khác: Hội Ðức Mẹ Hằng Cứu Giúp để bảo trợ ơn gọi linh mục; Hội Dòng nữ Salésienne nhằm giáo dục các em cô nhi. Ngài qua đời ngày 30/01/1888. Ðức thánh cha Piô XI đã phong Ngài lên bậc hiển thánh vào năm 1934.
  • 11. Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 1 - 2021 11 TGP SÀI GÒN GX ĐỨC MẸ HẰNG CỨU GIÚP Ý NGHĨA LOGO NĂM THÁNH GIÁO XỨ Lấy ý tưởng từ cây đèn “nhà chầu xưa “ và số 50. - Với cộng đoàn giáo xứ là dầu, - Tim đèn là Thập giá Chúa KITÔ. - Quai đèn là tinh thần kiên trung Với sự bảo trợ giữ gìn của Mẹ Hằng Cứu Giúp. Giáo đã hình thành và phát triển 50 năm NGUYỄN LƯƠNG HIẾN
  • 12. Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 1 - 202112 15 CÁCH ĐỂ ĐƯỢC ÂN XÁ TRONG NĂM THÁNH GIUSE WGPSG (15.12.2020) – Đức Thánh Cha Phanxicô đã ký sắc lệnh cử hành Năm Thánh Giuse, trong năm này người Công giáo sẽ có cơ hội nhận ơn toàn xá đặc biệt. Từ ngày 8-12-2020 đến ngày 8-12-2021, người Công giáo có thể sử dụng nhiều cách để nhận được ân xá, bao gồm việc phó thác việc làm hằng ngày dưới sự bảo vệ của Thánh Giuse Thợ hoặc đọc kinh Mân Côi trong gia đình. Những hành vi này phải đi kèm với việc xưng tội, rước lễ, và cầu nguyện theo ý Đức Giáo hoàng - là những điều kiện thông thường để có được bất kỳ ơn toàn xá nào. Ơn toàn xá - giải trừ mọi hình phạt tạm thời do tội lỗi gây ra - phải đi kèm với việc sạch tội. Theo sắc lệnh do Tòa Ân Giải Tối Cao ban hành vào ngày 8-12- 2020, có 15 cách để nhận được ân xá trong Năm Thánh Giuse: 1) Tham dự một khóa tĩnh tâm trong ít nhất một ngày, bao gồm một bài suy niệm về Thánh Giuse. 2) Cầu xin Thánh Giuse chuyển cầu cho những người thất nghiệp để họ có thể tìm được việc làm xứng đáng.
  • 13. Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 1 - 2021 13 3) Đọc kinh cầu xin Thánh Giuse cho các Kitô hữu bị bách hại. Người Công giáo Byzantine có quyền chọn một ca vịnh cầu xin cùng Thánh Giuse. 4) Phó thác công việc và hoạt động hằng ngày dưới sự bảo vệ của Thánh Giuse Thợ. 5) Noi gương Thánh Giuse, thực hiện một hành vi thương xót nâng đỡ người khác về mặt thể xác, như: cho kẻ đói ăn, cho kẻ khát uống, cho kẻ rách rưới ăn mặc, cho kẻ vô gia cư có nơi ở, thăm tù nhân, thăm bệnh nhân và chôn cất người chết. 6) Thực hiện hành vi thương xót nâng đỡ người khác về mặt tâm hồn, chẳng hạn như: an ủi kẻ đau buồn, tư vấn cho kẻ hoang mang, hướng dẫn kẻ ngu dốt, khuyên răn kẻ tội lỗi, kiên nhẫn chịu đựng những sai trái, tha thứ cho kẻ xúc phạm mình, cầu nguyện cho người sống và người chết. 7) Lần hạt Mân Côi trong gia đình để “tất cả các gia đình Kitô giáo có thể được kích thích tái tạo bầu khí hiệp thông thân mật, yêu thương và cầu nguyện giống như Thánh Gia.” 8) Các cặp đính hôn cũng có thể nhận được ơn toàn xá khi cùng nhau lần chuỗi Mân Côi. 9) Suy gẫm ít nhất 30 phút về Kinh Lạy Cha, bởi vì Thánh Giuse “mời gọi chúng ta khám phá lại mối quan hệ hiếu thảo của chúng ta với Chúa Cha, canh tân sự trung thành cầu nguyện, lắng nghe ý Chúa và đáp ứng với sự phân định sâu sắc.”
  • 14. Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 1 - 202114 10) Đọc một kinh đã được chuẩn nhận để cầu xin cùng Thánh Giuse vào Chúa nhật Thánh Giuse - là Chúa nhật sau lễ Giáng Sinh theo truyền thống Công giáo Byzantine. 11) Mừng lễ Thánh Giuse vào ngày 19-3 bằng một việc đạo đức kính Thánh Giuse. 12) Đọc một kinh đã được chuẩn nhận để cầu xin cùng Thánh Gi- use vào ngày 19 của bất kỳ tháng nào. 13) Tôn vinh Thánh Giuse bằng một việc đạo đức hoặc đọc một kinh đã được chuẩn nhận vào ngày thứ Tư - ngày truyền thống dành riêng cho Thánh Giuse. 14) Cầu nguyện với Thánh Giuse vào Lễ Thánh Gia 27-12. 15) Mừng lễ Thánh Giuse Thợ vào ngày 1-5 bằng một việc đạo đức hoặc một lời kinh. Sắc lệnh - do Đức Hồng y Mauro Piacenza ký - nói rằng: “Như thế, tất cả các tín hữu sẽ có cơ hội dấn thân, với những lời cầu nguyện và những việc làm tốt đẹp, để được sự giúp đỡ của Thánh Giuse - người đứng đầu Gia đình Nadarét trên trời, mà được an ủi và xoa dịu những nỗi khổ đau lớn lao đang hành hạ con người và xã hội trong thế giới hôm nay.” Tòa Ân Giải Tối Cao cho phép đọc bất kỳ kinh kính Thánh Giuse nào đã được Giáo Hội chuẩn nhận, đặc biệt là kinh “Kính lạy ngài, ôi Thánh Giuse” do Đức Giáo Hoàng Lêô XIII soạn:
  • 15. Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 1 - 2021 15 Lạy ơn Ông Thánh Giuse. Chúng con chạy đến cùng Người, trong cơn gian nan chúng con mắc phải. Chúng con đã kêu van cùng Rất Thánh Đức Bà là Đấng đã làm Bạn cùng Người, phù hộ gìn giữ chúng con, thì chúng con cũng lấy lòng trông cậy cho vững vàng, mà xin Ông Thánh Giuse bầu cử cho chúng con như vậy. Chúng con xin vì nhân đức kính mến, mà Người làm Bạn cùng Rất Thánh Đồng Trinh là Mẹ Chúa Trời, và là Đấng chẳng mắc phải tội tổ tông truyền, cùng vì lòng thương Người đã ẵm lấy Đức Chúa Giê- su, thì chúng con xin Ông Thánh Giuse ghé mặt lại mà thương đến Hội Thánh, là phần sản nghiệp Đức Chúa Giêsu đã lấy Máu Thánh mình mà chuộc. Lại xin Người dùng sức mạnh thiêng liêng và quyền phép Người, mà giúp đỡ những sự chúng con còn thiếu thốn. Lạy Đấng đã coi sóc Đức Chúa Giêsu cùng Đức Bà cho cẩn thận, thì chúng con xin Người bênh vực con cái Đức Chúa Giêsu đã chọn. Lạy Cha rất thương yêu! Chúng con xin Người cất mọi sự dối trá cùng mọi tội lỗi, cho chúng con khỏi mắc phải những sự ấy. Lạy Đấng rất mạnh đang ở trên trời hay gìn giữ chúng con, xin Người dủ lòng thương mà che chở chúng con đang khi chiến trận cùng kẻ thù tối tăm là các ma quỉ. Như xưa Người đã gìn giữ Đức Chúa Giêsu cho khỏi cơn hiểm ng- hèo thế nào, thì rầy chúng con cũng xin Người cứu chữa lấy Hội Thánh, cho khỏi các mưu kế giặc thù, và các sự gian nan khốn khó như vậy, cùng xin Người hằng bầu cử cho chúng con được bắt chước Người, và trông cậy vì quyền thế Người, cho được giữ đạo cho trọn, cùng được chết lành, và được hưởng phúc vô cùng trên thiên đàng. Amen.
  • 16. Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 1 - 202116 CÁC NGÀY LỄ XIN ƠN TOÀN XÁ NĂM THÁNH GIÁO XỨ 1. Lễ ĐỨC MẸ VÔ NHIỄM, thứ ba 8/12/2020 2. Lễ GIÁNG SINH, thứ sáu 25/12/2020 3. Lễ KHAI MẠC NĂM THÁNH, thứ bảy 2/1/2021 4. Lễ CHÚA HIỂN LINH, Chúa nhật 3/1/2021 5. Lễ THÁNH GIUSE, thứ sáu 19/3/2021 6. Lễ PHỤC SINH, Chúa nhật 4/4/2021 7. Lễ CHÚA THĂNG THIÊN, Chúa nhật 16/5/2021 8. Lễ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG, Chúa nhật 23/5/2021 9. Lễ MÌNH VÀ MÁU THÁNH CHÚA KITÔ, Chúa nhật 6/6/2021 10. Lễ ĐỨC MẸ HẰNG CỨU GIÚP, Chúa nhật 27/6/2021 11. Lễ THÁNH PHÊRÔ VÀ PHAOLÔ, thứ Ba 29/6/2021 12. Lễ ĐỨC MẸ LÊN TRỜI, Chúa nhật 15/8/2021 13. Lễ CÁC THÁNH NAM NỮ, thứ hai 1/11/2021 14. Lễ BẾ MAI NĂM THÁNH, thứ bảy 20/11/2021 15. Lễ KITÔ VUA, Chúa nhật 21/11/2021
  • 17. Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 1 - 2021 17 Bởi phép Đức Chúa Thánh Thần Dạ Mẹ trở thành cung lòng Thánh gia Giuse bối rối vỡ oà, Thợ mộc công chính vâng lời Chúa Cha Dẫn đưa kín đáo âm thầm Ngày đêm chăm sóc Mẹ Con Chúa Trời Vỏn vẹn lời hứa trao ban: “Giêsu con trẻ cứu độ gian trần!” Hạnh phúc vững dạ bình an Tình yêu Thiên Chúa hằng che chở hoài. Sứ mạng chăm sóc Con Trời Cộng tác tuyệt vời thi hành ý Cha Dù cho sóng gió cuộc đời Ghi danh sổ bộ muôn trùng xa xôi Belem lạnh giá phủ đầy Lòng người từ chối Vua Trời Giáng Sinh Người Cha cảm thấy rối bời, Mẹ Đấng Cứu Thế sinh nơi hang lừa? Với lòng phó thác tin yêu Người Cha, người Mẹ dịu dàng mến yêu Giêsu con trẻ cười hiền Mục đồng chiêm ngắm-Thiên Thần hát vang Hào quang Thiên Chúa tràn đầy Vùng quê hẻo lánh Belem huy hoàng. Giuse, Đức Mẹ không rời Hài Nhi nhỏ bé là Con Chúa Trời Giuse, Đức Mẹ không rời Những ai cầu khẩn, kêu xin đến cùng. “Vinh Danh Thiên Chúa trên trời, Bình an dưới thế cho người Chúa thương!” GIA ĐÌNH THÁNH NGỌC TRỊNH
  • 18. Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 1 - 202118 Ngày lễ Giáng Sinh là ngày của Niềm Vui, theo Phụng Vụ Hội Thánh cử hành Lễ Giáng Sinh kéo dài 8 ngày gọi là Bát Nhật để Niềm Vui ngày càng tăng lên và trải rộng mãi: “Ta như Nước Dâng, dâng tràn có bao giờ tàn, đường dài ngút ngàn bước đi miệng cười vang vang… và cuối tuần Bát Nhật, Hội Thánh mừng lễ Đức Mẹ Maria là Mẹ Thiên Chúa cũng là NGÀY ĐẦU NĂM DƯƠNG LỊCH (01.01) ĐẦU NĂM MỚI. Ngày Đầu Năm Mới Dương Lịch, Ngày cầu cho HÒA BÌNH trên thế giới giữa nhưng thăng trầm, lo âu, sợ hãi suốt năm 2020 do virus Corona, Covid 19 mà không biết năm 2021 tình hình dịch bệnh có giảm bớt hoặc chấm dứt cho toàn nhân loại. Chúng ta được mời gọi hướng tầm nhìn sâu rộng hơn nơi Đức Mẹ Maria khi chiêm ngắm và chia sẻ các NIỀM VUI của Đức Mẹ qua NĂM MẦU NHIỆM MÙA VUI. Theo Mẹ Têrêsa Calcutta, khi chúng ta suy ngắm các Mầu Nhiệm Kinh Mân Côi là lúc chúng ta cùng chiêm ngắm Chúa Giêsu với trái tim của Đức Mẹ. Đây là cách thức yêu mến Chúa tuyệt hảo, vì không ai hiểu biết yêu mến và kết hợp với Chúa Giêsu cách tuyệt hảo hơn Đức Mẹ Maria. GIÁNG SINH VÀ NĂM MỚI CHA XỨ GIUSE
  • 19. Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 1 - 2021 19 - Mầu Nhiệm Thứ Nhất: Thiên Thần Gabriel TRUYỀN TIN cho Đức Mẹ Maria, Mẹ đã đón nhận NIỀM VUI Thiên Chúa ban tặng cho Mẹ qua hai tiếng “XIN VÂNG”. Nhờ ơn soi sáng của Chúa Thánh Thần, Mẹ đã vui mừng đón nhận, tìm hiểu, yêu mến, đem hết tâm hồn và cả cuộc sống để vâng phục Thánh Ý Thiên Chúa thể hiện qua lời do Tổng Lãnh Thiên Thần Gabriel mang đến. Tinh thần vâng phục của Mẹ Maria làm cho Mẹ hoàn toàn nên một tinh thần với Chúa Giêsu Con Mẹ, Đấng khi nhập thể trong lòng Mẹ đã thưa: Chúa đã không muốn của lễ hy tế, của lễ hiến dâng, nhưng để tạo nên cho tôi một thân xác. Chúa không nhận của lễ toàn thiêu và của lễ đền tội, nên tôi mới nói: Lạy Chúa, này con đến để thi hành Thánh Ý Chúa” (Do Thái 10, 5-7) Vâng phục Thánh Ý Chúa là quy luật duy nhất trong đời sống của Chúa Giêsu và Mẹ Maria, cũng như tất cả các thánh. Vậy chúng ta chỉ có thể có được niềm vui thánh thiện nếu chúng ta bắt chước Chúa Giêsu và Mẹ Maria hết lòng vâng phục Thánh Ý Thiên Chúa qua việc chuyên chăm đọc, nghe, ghi nhớ, suy niệm và thực hành Lời Chúa và Giáo Huấn của Hội Thánh. - Mầu Nhiệm Thứ Hai: Đức mẹ đi thăm bà Isave. Niềm Vui Hạnh Phúc của Đức Mẹ được gói trọn trong lời Bà Isave thưa lại do chính Chúa Thánh Thần tác động: “Phúc cho bà là kẻ đã tin rằng lời Chúa phán cùng Bà sẽ được thực hiện” (LC 1, 45). Mức độ hạnh phúc của chúng ta được đo lường mức độ của Đức Tin sống bởi Đức Mến nơi chúng ta. Vì vậy, tất cả cố gắng kiếm tìm hạnh phúc và niềm vui đích thực của cuộc sống là chúng ta phải giữ gìn, canh tân và phát triển lòng TIN và TÌNH YÊU của mình đối với Thiên Chúa, sống kết hợp với Thiên Chúa. Có như thế, Thiên Chúa là nguồn Chân, Thiện, Mỹ, là nguồn VUI, nguồn HẠNH PHÚC viên mãn, đời đời của chúng ta.
  • 20. Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 1 - 202120 - Mầu Nhiệm Thứ Ba: Trình thuật Đức Mẹ sinh Đức Chúa Giêsu nơi Hang Đá. Mẹ Maria chìm đắm trong việc thờ lạy Chúa Giêsu Hài Đồng. Niềm Vui của Mẹ Maria là được thờ lạy Chúa Giêsu Hài Đồng. Niềm Vui của Mẹ Maria là được thờ lạy Thiên Chúa nơi Chúa Giêsu, Ngôi Lời Nhập Thể cho chính Mẹ Maria sinh ra. Với đức tin sống động, chúng ta ngày nay cũng được chia sẻ Niềm Vui của Mẹ Maria khi chiêm ngắm thờ lạy Chúa Giêsu thực sự hiện diện nơi Bí Tích Thánh Thể. Chúng ta sẽ được niềm vui này khi chúng ta thực sự tin nhận Chúa Giêsu Kitô và sống theo Ơn Chúa Thánh Thần. - Mầu Nhiệm Thứ Bốn: Trình thuật Đức Mẹ Maria, Thánh Giuse đến dâng Chúa Giêsu trong Đền Thờ. Niềm vui của Đức Mẹ được diễn tả qua việc Mẹ vui lòng hiến dâng Chúa Giêsu đúng theo luật của Môsê; và cụ già Simêon đã cho Đức Mẹ biết: một lưỡi gươm sẽ đâm thâu vào Trái Tim Đức Mẹ điều này báo trước cho Đức Mẹ sẽ phải đón nhận nỗi thương đau vô tận khi phải hy sinh Con Một yêu quý làm của lễ CHUỘC TỘI cho nhân loại trên đồi Calvariô sau này. Sự việc này Đức Mẹ cho thấy NIỀM VUI đích thật sẽ đòi hỏi chúng ta phải quảng đại dâng hiến và hy sinh bỏ mình trọn vẹn cho Thiên Chúa và cho anh chị em của mình. - Mầu Nhiệm Thứ Năm: Đức Mẹ Maria tìm gặp lại Chúa Giêsu trong đền thờ sau ba ngày “con đi lạc”. Niềm vui gặp lại Con của Mẹ cũng là báo trước Niềm Vui Mẹ Maria sẽ gặp Chúa Giêsu Phục Sinh, khi Người từ Khổ Nạn và Chết ô nhục trên Thánh Giá. Chúng ta sẽ góp phần làm gia tăng Niềm Vui này khi chúng ta cố gắng, quyết tâm thực thi Thánh Ý Thiên Chúa, chuyên chăm đọc, nghe, ghi nhớ, suy gẫm và thực hành Lời Chúa trong Tin Mừng, nỗ lực sống Đức Tin bằng cầu nguyện liên lỉ, khao khát đến thờ lạy và kết hợp với Chúa
  • 21. Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 1 - 2021 21 Giêsu trong Bí Tích Thánh Thể, quảng đại trong việc hy sinh hãm mình bản thân và yêu thương phục vụ tha nhân, thành tâm sám hối sau mỗi lần sa ngã, phạm tội mất lòng Chúa và trung tín trong việc bổn phận hàng ngày của mỗi người. Chúng con xin cùng Đức Mẹ Maria chuyển cầu cho mọi tín hữu luôn thấy được NIỀM VUI khi yêu mến và thực thi Thánh Ý Chúa, biết quên mình mưu cầu hạnh phúc cho anh chị em xung quanh. Chúc cho anh chị em một Lễ Giáng Sinh Tràn Đầy Ơn Lành của Chúa Giêsu Hài Đồng, Bình An và Thánh Đức; và một NĂM MỚI 2021 luôn dồi dào sức khỏe, gia đình An Khang và Hạnh Phúc.
  • 22. Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 1 - 202122 Kinh Thánh nói gì về Tình Huynh Đệ? “Ngọt ngào tốt đẹp lắm thay, anh em được sống vui vầy bên nhau, như dầu quý đổ trên đầu xuống râu xuống cổ áo chầu Aron, như sương từ đỉnh Khéc Môn, toả trên đồi núi Sion lan tràn, nơi đây ân huệ CHÚA ban, chính là sự sống chứa chan muôn đời”. (Tv 133, Ca Khúc Lên Đền của thánh vương Đavid). Trong Thánh Vịnh 84 thì viết: Một ngày tại khuôn viên thánh điện quý hơn cả ngàn ngày. Thà con ở cổng đền Thiên Chúa vẫn còn hơn sống trong trại ác nhân. Tất cả mọi người đều là anh em, con chung một Cha trên trời, cùng chung sống trong sự bảo bọc chở che của Chúa Tình Yêu. Chúa muốn chúng ta yêu thương nhau, che chở và tha thứ cho nhau, chia sẻ cho nhau, vì thế, Chúa Giêsu đã nói: “Thầy ban cho các con điều răn mới, là các con hãy thương yêu nhau, như Thầy đã yêu thương các con” (Ga 13,34). Với Thánh Phaolô thì: “Đức ái không được giả hình. Hãy chê ghét điều ác và trìu mến điều lành. Hãy thương yêu nhau trong tình CHA PHÓ MAXIMILIANO KOLBE MARIA TÌNH HUYNH ĐỆ
  • 23. Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 1 - 2021 23 bác ái huynh đệ: Hãy nhân nhượng tôn kính nhau. Hãy siêng năng, chớ biếng nhác: hãy sốt mến trong tâm thần và phụng sự Chúa. Hãy hân hoan trong niềm cậy trông, nhẫn nại trong gian truân và kiên tâm cầu nguyện. Hãy giúp đỡ các thánh khi họ thiếu thốn, và ân cần tiếp khách đỗ nhà. Hãy chúc phúc cho những kẻ bắt bớ anh em: Hãy chúc phúc, chứ đừng chúc dữ. Hãy vui mừng với kẻ vui mừng, và khóc lóc với kẻ khóc lóc. Hãy đồng tâm hiệp ý với nhau: đừng tự cao tự đại, một hãy ưa thích những sự hèn kém. Đừng tự đắc cho mình là khôn” (Rm 12, 5-16). Trong Thánh Kinh, một bộ sách được coi là kho tàng mênh mông nói về tình huynh đệ: Tình huynh đệ như men nồng rượu mới, Dân thánh Ngài cùng chia sẻ an vui. (Thánh Thi) Tóm lại: Tình Huynh đệ là thước đo sự thánh thiện. Khi về Thiên Đàng, Chúa chỉ xét xử về Đức bác ái với Tha nhân và coi đó là cư xử với chính Chúa. Sau đây là vài câu truyện minh họa về tình huynh đệ: * TÌNH HUYNH ĐỆ NGHÌN VÀNG Khi trời nắng đẹp, cả bốn anh em đều thích ra khỏi nhà, ngồi phơi nắng trong sân. Ông Roger 60 tuổi, ông Charles 53 tuổi, ông Gaston 51 tuổi và ông Christian 46 tuổi. Cả bốn đều ngồi trên xe lăn. Họ chưa bao giờ rời khỏi mái ấm gia đình nơi nông trại Riouzal, gần Mercoeur, thuộc vùng Corrèze, nước Pháp. Cảnh tượng này thường diễn ra khiến hàng xóm không tò mò thắc mắc. Bởi lẽ, cả bốn anh em đều bị tàn tật, chào đời với một thứ bệnh di truyền hiếm có. Bệnh dần dần hủy hoại tủy xương và bộ não, đưa đến việc tê liệt các bắp thịt và não bộ. Bốn anh em thuộc gia đình Cueille gồm 5 trai và 3 gái. Ông Urbain 50 tuổi là người duy nhất lành mạnh với 3 chị em gái. Ông quảng đại cùng với vợ hiền, tiếp nối công trình săn sóc 4 anh em tàn tật sau khi Cha Mẹ qua đời.
  • 24. Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 1 - 202124 Ông Urbain kể: Các triệu chứng tê liệt chỉ bắt đầu xuất hiện vào năm lên 4 hoặc lên 5. Chúng khiến đứa trẻ dễ bị ngã. Trong 4 anh em tàn tật, chỉ mình Christian được đến trường trong tuổi thơ. Nhưng chỉ thời gian ngắn. Vào thời kỳ đó, chưa có trường dành riêng cho trẻ khuyết tật. Bốn trẻ tàn tật Roger, Charles, Gaston và Christian lớn lên trong vòng tay yêu thương chăm sóc của bậc Cha Mẹ có tấm lòng vàng. Rủi thay, thân phụ chúng tôi qua đời năm 1975 và thân mẫu năm 1987. Làm sao bây giờ? Vợ chồng tôi không do dự một giây. Tuyệt đối chúng tôi không hề nghĩ đến chuyện đưa 4 anh em gởi vào viện tàn tật. Bà Yvette tiếp lời chồng: Bốn anh em luôn sống dưới mái ấm gia đình. Chúng tôi quyến luyến nhau. Chúng tôi quyết định tiếp nối công trình yêu thương Cha Mẹ để lại. Chúng tôi dọn về nhà từ đường để tự tay săn sóc bốn anh em. Dĩ nhiên quyết định này đòi hỏi nhiều hy sinh. Chúng tôi cùng lúc phải trông coi một trại chăn nuôi rộng 60 mẫu. Thêm vào đó, căn nhà tuy vững chắc nhưng đã cũ, không có các tiện nghi thích ứng với người tàn tật. Hai anh đầu lớn tuổi không đủ sức leo lên các bậc cấp. Vì thế, sau khi thân mẫu qua đời chúng tôi vay 350 ngàn quan Pháp, tương đương với 70 ngàn mỹ kim, để nới rộng căn nhà thêm một cánh nơi tầng trệt. Thật ra ông Urbain và bà Yvette nhận được trợ giúp từ phía tòa thị sảnh. Mỗi ngày, cô Nicole, nữ trợ tá gia đình, đến làm việc trong vòng 6 tiếng đồng hồ. Cô dọn dẹp nhà cửa, chăm sóc và giúp đỡ bốn anh em trong việc ăn uống. Ngoài ra, một nữ y tá đến vào mỗi buổi sáng để phụ giúp các công tác vệ sinh. Tất cả phần còn lại thuộc về người thân nhà họ Cueille đảm trách. Điều đáng nói trong cuộc sống đòi hỏi nhiều chăm sóc phục vụ này, đó là bầu khí đơn sơ, thoải mái và vui tươi, luôn lan tỏa trong gia đình. Bà Yvette chân thành thú nhận: Chúng tôi cũng trải qua những giai đoạn khó khăn. Đó là chuyện thường tình. Nhưng chúng
  • 25. Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 1 - 2021 25 tôi không bao giờ hối tiếc về quyết định của mình. Quyết định đó giúp chúng tôi nhìn cuộc đời dưới một nhãn quan khác. Trong gia đình, chúng tôi thích tạo ra bầu khí vui tươi, hóm hỉnh. Chúng tôi dành thời giờ để sống. Nhiều người khác bận tâm với vấn đề công ăn việc làm, âu lo kiếm thật nhiều tiền. Phần chúng tôi, chúng tôi đặt các chuyện ấy xuống hàng thứ yếu. Mỗi khi có chuyện trắc trở xảy đến, chúng tôi luôn tự nhủ: ‘‘Hãy nhìn bốn anh em mình kia, các anh em đang ngồi xe lăn!” Tư tưởng này khiến chúng tôi can đảm đối phó với mọi gian nan thử thách. Tất cả trở thành tương đối! Chỉ có một điều chính yếu: ‘‘Hãy yêu thương nhau. Hãy lấy tình yêu đáp lại Tình yêu!” (“Reader’s Digest SÉLECTION”, Septembre/2000, trang 11-12. Soeur Jean Berchmans Minh Nguyệt. ÐạoBinh.com) * HƯỚNG ĐẠO SINH (Minh Nguyên) Cậu bé 13 tuổi Frank Wilson vẫn không thể cảm thấy vui mặc dù xung quanh cậu tràn ngập các trò chơi và tiếng cười. Thật vậy, cậu ta đã nhận được tất cả các món quà mà mình mong muốn. Đã tận hưởng những buổi họp mặt truyền thống trong đêm Giáng sinh năm nay ở nhà cô Susan, nhằm trao cho nhau những quà tặng và lời chúc tốt lành. Nhưng Frank không vui vì đây là lần Giáng sinh đầu tiên không có mặt anh trai Steve, người mà trong năm qua đã bị xe đụng chết bởi một gã tài xế bất cẩn. Frank nhớ anh nhiều lắm, nhất là tình huynh đệ gắn bó mà hai anh em cùng nhau chia sẻ trước kia. Frank chào từ giã họ hàng và nói với cha mẹ là cậu phải về sớm một chút để gặp một người bạn; từ đó, cậu thả bộ về nhà. Vì trời bên ngoài đang lạnh, Frank bèn khoác lên chiếc áo len mới. Ðó là món quà mà cậu yêu thích nhất. Còn các thứ khác cậu để lên chiếc xe trượt tuyết. Khi ấy, Frank ló đầu ra ngoài, hy Vọng tìm thấy người trưởng
  • 26. Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 1 - 202126 nhóm Thiếu (hướng đạo sinh) của cậu. Frank luôn cảm thấy anh ta là người duy nhất hiểu cậu. Mặc dầu đầy vốn khôn ngoan, anh vẫn sống trong khu chung cư, một bộ phận nơi mà đa số người nghèo trong thị trấn cư ngụ, và công việc hướng đạo của anh ta chỉ cho phép anh làm những việc lặt vặt để phụ giúp gia đình. Không như Frank mong đợi, bạn cậu không có ở nhà. Trong lúc cuốc bộ trên con đường về nhà, Frank thấp thoáng thấy trong những căn nhà nhỏ có nhiều cây với các đồ trang trí. Khi ấy, qua ô cửa sổ chính, cậu thoáng thấy một căn phòng tồi tàn với đôi vớ dài bèo nhèo đang máng trên một lò sưởi đã tắt ngấm. Một người phụ nữ ngồi cạnh đó đang khóc. Hình ảnh đôi vớ làm Frank nhớ lại cảnh hai anh em cậu đã luôn treo chúng bên nhau, để sáng ngày hôm sau chúng sẽ được chất đầy với các món quà. Một ý nghĩ chợt đánh động Frank - ngày hôm nay cậu chưa làm một việc tốt nào cả. Cậu đã kịp đến gõ vào cánh cửa ấy trước khi sự thôi thúc ấy qua đi. “Ai đó?” - với giọng buồn bã người phụ nhữ hỏi. “Cháu có thể vào được không?”“Xin mời,” người phụ nữ trả lời. Khi thấy chiếc xe tuyết đầy quà của cậu, bà cho rằng cậu đang đi quyên góp, “Nhưng tôi chẳng có đồ ăn hay quà cáp gì cho cháu đâu. Chính con của tôi, tôi cũng chẳng có gì cho chúng.” “Ðó là lý do tại sao cháu có mặt ở đây,” Frank đáp. “Xin vui lòng chọn lấy bất cứ món quà nào trong chiếc xe này mà cô thích cho các con của cô.” “Sao! Nguyện xin Chúa chúc lành cho cháu.” - người phụ nữ sửng sốt trả lời với vẻ biết ơn. Bà ta chọn một ít kẹo và đồ chơi. Nhưng khi bà ta cầm lấy chiếc đèn pin hướng đạo thì Frank muốn bật khóc. Cuối cùng thì đôi vớ đã đầy.
  • 27. Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 1 - 2021 27 “Cháu có thể cho cô biết tên cháu là gì không?” - bà ta hỏi khi Frank chuẩn bị rời bước. “Xin cô gọi cháu là Hướng đạo sinh,” cậu bé trả lời. Cuộc viếng thăm đã để lại cho cậu bé một tấm lòng biết thương cảm, và đem đến trong tâm hồn cậu một cảm giác lung linh vui sướng không ngờ. Cậu hiểu được rằng nỗi buồn của cậu không là duy nhất trong cái thế giới này. Trước khi cất bước rời khỏi khu chung cư, cậu đã cho đi tất cả các món quà còn lại. Kể cả chiếc áo khoác len, cậu đã tặng cho một chú bé đang run lẩy bẩy. Chẳng còn cách nào khác, cậu khó khăn lê bước về nhà giữa tiết trời lạnh lẽo. Cho đi tất cả các món quà, giờ đây Frank chẳng thể nghĩ ra lời giải thích nào hợp lý để nói với cha mẹ. Cậu băn khoăn không biết làm sao để cha mẹ hiểu cậu. “Các quà tặng của con đâu cả rồi hả con trai?” - cha cậu hỏi khi cậu bước vào nhà.“Con đã cho đi rồi.” “Chiếc máy bay của cô Susan? Áo khoác của bà? Ðèn pin? Cha mẹ tưởng con hài lòng với chúng lắm mà.” “Vâng, con ... rất thích” - cậu bé trả lời cách ngập ngừng. “Nhưng sao con bốc đồng thế hả Frank?” - mẹ cậu hỏi. “Cha mẹ sẽ giải thích thế nào cho bà con họ hàng, những người đã mất nhiều thời gian và dành nhiều tình cảm để mua cho con các món quà ấy?” Cha cậu kiên quyết hơn: “Frank, con đã chọn lựa. Cha mẹ không thể cho con thêm bất cứ thứ gì nữa.” Anh trai cậu không còn nữa, gia đình thất vọng về cậu, Frank thình lình cảm thấy rất đỗi cô đơn. Cậu đã không chờ đợi một phần thưởng cho hành động rộng lượng của mình. Bởi vì cậu biết rằng một việc làm tốt tự nó là một phần thưởng rồi. Ngược lại nó sẽ chẳng có ý nghĩa gì cả. Vì thế cậu không muốn những món quà của cậu được đền đáp lại, tuy nhiên, cậu tự hỏi, biết đến bao giờ cậu mới tìm
  • 28. Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 1 - 202128 lại được niềm vui thực sự cho cuộc đời mình. Cậu ngỡ rằng cậu đã có buổi chiều tuyệt đẹp hôm nay, nhưng nó thoảng qua trong phút chốc. Frank nhớ đến anh mà khóc nức nở cho đến lúc thiếp đi. Sáng hôm sau, cậu xuống nhà trong lúc cha mẹ cậu đang nghe nhạc Giáng sinh qua radio. Khi ấy người phát thanh viên nói: “Chúc mừng Giáng sinh tất cả mọi người! Sáng nay chúng tôi nhận được một câu chuyện Giáng sinh dễ thương nhất từ khu chung cư. Một chú bé tàn tật dưới đó vừa được một chiếc xe trượt tuyết mới, một đứa khác có một chiếc áo len tuyệt đẹp, vài gia đình kể rằng một cậu bé độ mươi tuổi, tự xưng là Hướng đạo sinh, tối qua đã đem niềm vui đến cho những đứa con của họ. Không ai có thể nhận ra cậu, ngoại trừ những đứa trẻ trong chung cư kháo nhau rằng, Hướng đạo sinh là đại diện riêng của ông già Noel.” Frank nhận ra vòng tay ấm áp của cha cậu từ phía sau đôi vai, và mẹ cậu đang cười ra nước mắt. “Tại sao con không nói cho cha mẹ biết. Cha mẹ đã không biết. Cha mẹ hãnh diện về con, con trai ơi.” Các bài thánh ca Giáng sinh tiếp tục vang lên trong radio lấp đầy căn phòng bằng những nốt nhạc. “Vinh danh Thiên Chúa trên trời, bình an dưới thế cho người THIỆN TÂM.” * ÔNG QUẢN LÝ XÍ NGHIỆP DỄ THƯƠNG (ĐHY Fx. N V Thuận, Những Người Lữ Hành Trên Đường Hy Vọng tr 485) Anh Romulo, quản lý một xí nghiệp ở Philippine có thuật lại một câu chuyện của anh như sau: “Tôi luôn làm việc tại một xưởng bia nọ ở Philippin. Trong xưởng có 1000 công nhân nhưng họ không hề liên lạc với nhau và sống tình huynh đệ chút nào cả. Tôi quản trị cái xí nghiệp này, nhưng cũng chẳng có mối dây thân hữu gì với họ. Tôi đối xử với họ như đối xử với nô lệ, vì thế tôi bị họ ghét cay, ghét đắng”.
  • 29. Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 1 - 2021 29 “Nhưng từ ngày tôi tập sống Lời Chúa, tập chia sẻ kinh nghiệm sống, biết kiểm điểm mọi sự dưới ánh sáng Tin Mừng, đời tôi biến đổi rõ ràng. Tôi nhìn thấy Chúa trong những người công nhân, và do đấy muốn bắc một nhịp cầu thông cảm giữa họ với nhau và giữa họ với tôi, muốn yêu mến Chúa Giêsu nơi mỗi người trong họ. Nhưng thoạt đầu không phải là dễ! Vì ghét tôi, họ cho tôi là có ý đồ xấu: sợ đình công, gây cảm tình cá nhân, thu phục lòng nhân viên để dễ bề dò xét. Họ hoài nghi tôi không thành thật với họ; nhưng tôi đã kiên nhẫn, và sau hết đã thành công”. Giờ đây, mỗi sáng ông không còn cảm thấy chán ngấy khi bước vào xí nghiệp nữa, vì bầu khí đã thay đổi hẳn trong sự liên lạc giữa công nhân với nhau và với quản trị viên. Đặc biệt nhất là một sáng kia, có một công nhân đến chào thăm ông Giám đốc, một chuyện chưa bao giờ xảy ra trước đó! Ông giám đốc hỏi: Tại sao thế? Anh công nhân trả lời: Vì ông đã thấy Chúa Giêsu trong tôi và tôi thấy Chúa Giêsu trong ông. (tổng hợp từ Internet)
  • 30. Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 1 - 202130 Năm cũ nói chuyện chuột Chỉ còn non một tháng nữa là mọi người mong tống khứ họ hàng nhà chuột mang chữ Canh, đứng hàng thứ bảy của 10 thiên can: Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý. Và đứng đầu 12 địa chí: Tý, Sửu, Dần, Mẹo, Thìn, Tị, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi. Trên toàn thế giới người ta tính có tới 300 loài chuột hoặc họ hàng nhà chuột. còn nói về biến động của năm chuột 2020, bắt đầu từ đuôi con heo 2019 (Kỷ Hợi) tháng 12. Đại dịch hô hấp Corona bắt nguồn từ thành phố Vũ Hãn-Trung Quốc, lan tỏa và làm chao đảo cả thế giới, từ giới thượng tầng lãnh đạo, đến hàng thứ dân chẳng chừa một ai. Theo tổ chức WHO số người nhiễm có thể trên 58 triệu người trên toàn thế giới chỉ tính đến ngày 22/11 và trên 1 triệu 685 ngàn ca tử vong. Đây là đại dịch thế kỷ mà theo nhiều người cho rằng: chưa thời đại nào từ tạo thiên lập địa đến nay, con người kiêu ngạo và giết người nhiều như hiện nay. Không thể thống kê hết một ngày bao nhiêu thai nhi bị móc ra khỏi lòng mẹ. Những đứa trẻ bất CÂU CHUYỆN THÁNG 1 BÙI NINH CƠ
  • 31. Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 1 - 2021 31 hạnh bị xã hội và ngay cả cha mẹ nó tước đi quyền được làm người của chúng một cách hợp pháp. Những nhóm nhân danh tôn giáo quá khích, cho mình cái quyền phán xét sống chết trên con người, một khi họ muốn khủng bố hoặc không! Những cuộc tập trận quy mô lớn trên biển, trên đất liền, hệ lụy trầm trọng đến môi trường con người sinh sống. Bệnh tật, dịch bệnh do con người nghiên cứu vi trùng, để khống chế nhận loại... Từ lòng tham vọng vô đáy đó, Thiên Chúa đã dùng chính vũ khí mà chúng tưởng rằng tuyệt mật này, phát tán ra khỏi phòng thí nghiệm và tràn lan khắp mọi nơi trên thế giới, mà không thể nào kiểm soát được sự lây lan, gậy ông đập lưng ông là vậy. Kinh tế nín thở Chưa một thống kê nào đánh giá về sự tụt dốc của nền kinh tế thế giới tính từ tháng 12 năm 2019 đến tháng 12 năm 2020. Một năm sau đại dịch Covid 19 bùng phát, nền kinh tế thế giới: sản xuất thì ngưng trệ, xuất khẩu cấm cửa, công nhân thất nghiệp.v.v. và sự đi lại hạn chế tối đa... Ai cũng mong một phép màu nào đó để dịch bệnh mau chấm dứt, nhân loại được an cư lạc nghiệp... Lịch sử đau thương chết chóc luôn ám ảnh những tâm hồn chất phác của dân tộc Việt Nam. Năm Ất Dậu 1945 chiến tranh thế giới đã đẩy đưa giữa quân đội Pháp, quân đội Nhật và giặc cờ Vàng của Trung Hoa, đã làm điêu đứng cuộc sống của đồng bào miền Bắc nói riêng và Việt Nam nói chung. Sau hai vụ lúa chiêm và lúa mùa của châu thổ hai tỉnh Thái Bình và Nam Định bị phá lúa để trồng đay, ước lượng đã có trên 2 triệu người chết vì đói. Những họ đạo được tòa giám mục phát chẩn, cơm nắm (gạo hay nhu yếu phẩm); còn các làng lương dân hoạ hoằn, được gia đình nào giàu bố thí cho. Tuy nhiên người ta chết vì đói, phù thủng vì ăn củ chuối và nhất là không có muối. Hầu hết chết vì kiết lị do ăn củ chuối và cây ngô, và tất cả những gì cảm thấy ăn được là ăn.v.v. Những bức tranh người
  • 32. Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 1 - 202132 chết hàng vài chục người, được người sống xếp chồng chất quật lên xe cút kít, đổ từng đống xuống hố rồi vùi xuống đất, thật khó quên. Năm 1968 và năm 1972, những nấm mồ tập thể từ 50 hay nhiều hơn, vùi lấp ở Huế hay các thành phố ở miền Nam, chết vì bom đạn, chết vì khác biệt lý tưởng. Cho đến ngày hòa bình ló dạng năm 1975, chính sách ngăn sông cấm chợ, đánh tư sản mại bản. Các khu giãn dân kinh tế ép buộc, người dân cũng khốn khổ vì đói, từ cái đinh, gói bột ngọt, ký đậu.v.v cũng phải có phiếu mới mua được, gạo mốc vàng và mục cũng phải có sổ mới được mua theo tiêu chuẩn... Nạn đói khủng khiếp nhất, làm cho con người tê liệt cả thần kinh lẫn thể xác, viết ra để: “Ôn cố như tri tân”. Những gì đau khổ đã trải qua, cầu mong sao Thiên Chúa sẽ ban cho dân tộc Việt Nam, thoát được bàn tay gông cuồng của ngoại bang, đã làm hư hỏng bao nhiêu thế hệ tuổi trẻ của chúng ta vậy. Người ta thường ví bọn quan quyền hà lạm, bóc lột của dân là bọn cướp ngày, được dung túng bởi vỏ bọc hợp pháp và quyền thế; cũng như không gì ăn bẩn như heo và chui rúc như chuột. Thì cái bọn tham quan có khác gì nhau, có khác chăng là đi bốn chân và hai chân, còn nếu đội trên và đạp dưới vừa đi vừa bò thì cũng một duộc vậy. Đầu năm Canh Tý 2020 đầy lo lắng, hoang mang vì giáo quyền cấm cửa nhà thờ theo chỉ thị của chính quyền vì sợ lây lan dịch Covid 19. Tết năm Ất Dậu 1945 đã hứng chịu nạn đói, dân tình nông thôn của đồng bào miền Bắc, nhiều xóm làng bị xóa sổ không còn bóng người. Tết Mậu Thân, ngay đêm giao thừa các thành phố lớn: Sài Gòn, Huế, Đà Nẵng.v.v biết bao gia đình đã bị tan nát, người chết nhà cháy, sự nghiệp tiêu tan... Chúng ta cũng phải chứng kiến thiên tai, bão lũ của 8 tình miền Trung: Hà Tĩnh, Nghệ An, Quảng Trị, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Thừa Thiên Huế, Bình Định, Khánh Hòa,... Người ta đổ lỗi và kêu trời, đúng nhưng lại không đúng. Đúng vì thiên tai là do trời đổ họa xuống đầu dân. Không đúng vì
  • 33. Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 1 - 2021 33 con người tham lam và dốt nát nên phải hứng chịu hậu quả. Học địa lý ai cũng biết hai phần ba lãnh thổ miền Trung là đồi núi, chỉ còn lại 1 phần 3 là đất bằng, sông ngòi ngắn, nên nước từ thượng nguồn lên xuống rất nhanh. Vì tham lam bao nhiêu rừng nguyên sinh để ngăn cản và hạn chế lũ, bọn dốt nát đã cạo trọc mấy chục ngàn hecta núi đồi để lấy gỗ, đắp đập làm thủy điện. Hậu quả đập vỡ, núi đồi lở vùi lấp các làng mạc người chết, nhà trôi... hậu quả thật thê lương. Đừng đổ thảm họa do trời làm, mà tự trách con người lãnh đạo làm kinh tế, hay đó chỉ là cái lá bọc che dấu lòng tham lam của một số lãnh đạo, được bọn đầu nậu mua chuộc, đề rồi có quyết định giết dân một các hợp pháp. Dư luận muốn biết trách nhiệm sẽ quy về bộ phận nào và cấp nào sẽ phải trả lẽ trước pháp luật. Không thể sau mỗi lần gây hậu quả trầm trọng lại nói là: “Để rút kinh nghiệm”. Tài sản và xương máu người dân bao nhiêu năm tích lũy và vun trồng bị tiêu tan. Hãy chấm dứt tệ nạn vừa làm vừa học. Vừa lãnh đạo vừa rút kinh nghiệm. Miễn sao vinh thân phí già là được. Năm Canh Tý 2020, một năm đau thương mất mát trên toàn cầu vì đại dịch Covid 19. Mùa đông trở lại, tâm dịch đang bùng phát trở lại tại Âu Châu, Mỹ, Trung Quốc... Chúng ta cầu xin Thiên Chúa cho các nhà khoa học, sớm tìm ra vắcxin ngăn ngừa và tiêu diệt được kẻ thù vô hình này của nhân loại, để cuộc sống mọi người được an cư lạc nghiệp trong tình yêu quan phòng của Chúa. Amen.
  • 34. Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 1 - 202134 Một trong những khía cạnh của đời sống con người trong mối tương quan với nhau là TÌNH HUYNH ĐỆ. Tình huynh đệ có thể được xem là đời sống tình cảm trong lòng của một gia đình, một họ tộc. Tình huynh đệ cũng có thể được xem như một mối quan hệ của con người vượt qua ranh giới của ruột thịt. Quả vậy, đời sống huynh đệ là những gì thiết yếu mà các CỘNG ĐỒNG NHÂN LOẠI tìm kiếm. I. CÁC Ý TƯỞNG VỀ TÌNH HUYNH ĐỆ 1. Tình “Anh em” trong văn hóa cổ Hy Lạp: Theo truyền thống triết học Hy Lạp cổ, tình huynh đệ trước tiên là mối quan hệ máu mủ theo lẽ tự nhiên. Tuy nhiên, tình huynh đệ cũng được tìm thấy trong những mối tương quan xã hội khác. Trong các tác phẩm của Platon, chúng ta thấy việc mô tả về tình huynh đệ có ít nhất hai vấn đề. Thứ nhất, tình huynh đệ không còn được đặt nền tảng trên mối quan hệ ruột thịt máu mủ, nhưng được mở rộng tới mọi người của một quốc gia. Thứ hai nó cũng khẳng định những người ngoại lai không nằm trong trường TÌNH HUYNH ĐỆ KITÔ GIÁO J.NGUYỄN VIẾT KÍNH (tổng hợp)
  • 35. Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 1 - 2021 35 hợp trên không được xem là anh em. 2. Tình huynh đệ trong truyền thống Do Thái giáo: Trong Cựu ước, đối với dân Do Thái “anh em” được hiểu là chỉ những người cùng chung tôn giáo. Có hai cụm từ thường sử dụng để chỉ điều này: - Đồng hương: Những người anh em. - Láng giềng: Những người ngoại lai. Chúng ta thấy có một điểm tương đồng quan điểm của Hy Lạp và Do Thái. Đối với văn hóa Hy Lạp, cộng đồng chính trị trở thành cộng đồng tôn giáo trong mối dây tình huynh đệ. Đối với người Do Thái, cộng đồng tôn giáo trở thành cộng đồng chính trị. Từ đây chúng ta bắt gặp hai lĩnh vực luân lý thuộc hai nhóm DÂN THIÊN CHÚA và DÂN NGOẠI. Câu hỏi được đặt ra trong câu chuyện người Samari tốt lành “Ai là người thân cận tôi” liên quan đến vấn đề này. Chúng ta cũng nhận thấy một phẩm chất đặc biệt khác của Cựu ước. Một người anh em là người thuộc về dân tộc được TUYỂN CHỌN của Thiên Chúa. Điều này có nghĩa là tình huynh đệ không phụ thuộc một cách đơn thuần dựa theo dòng tộc, nhưng theo việc tuyển chọn bởi Thiên Chúa. Tóm lại tình huynh đệ không đến từ một cộng đồng chính trị hay xã hội nào mà đến từ Thiên Chúa Cha. Thiên Chúa duy nhất và của tất cả mọi người. Thiên Chúa không chỉ được dành riêng cho dân tộc Israel mà Thiên Chúa của tất cả. Tất cả mọi con người Israel và dân ngoại thiết lập một nhân loại duy nhất từ việc tạo dựng của Thiên Chúa. Adam tượng trưng cho một nhân loại đầu tiên và Nôê là một nhân loại mới thứ hai được sinh ra. Bảng gia phả ghi trong chương mười của sách Sáng Thế như một sự tập hợp chung mọi nguồn gốc nỗ lực chứng minh rằng toàn bộ lịch sử nhân loại hiện hữu qua sự Cứu độ của Thiên Chúa bằng giao ước với Nôê. Trong ý nghĩa này
  • 36. Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 1 - 202136 TÌNH HUYNH ĐỆ được hiểu theo TÍNH ĐẠI ĐỒNG. II. Ý TƯỞNG TÌNH HUYNH ĐỆ TRONG KITÔ GIÁO 1. Qua các Tin Mừng Trong Tin Mừng theo thánh Mát thêu 5, 21- 24, các nhà chú giải Kinh Thánh đã thấy được việc sử dụng từ “Anh em” có nghĩa là những người cùng cộng đoàn tôn giáo (Do Thái giáo). “Anh em đã nghe luật dạy người xưa rằng: Chớ giết người, ai giết người, thì đáng bị đưa ra tòa. Còn Thầy bảo cho anh em biết: Ai giận anh em mình, thì đáng bị đưa ra tòa. Ai mắng anh em mình là đồ ngốc, thì đáng bị đưa ra trước Thượng Hội Đồng. Còn ai chửi anh em mình là quân phản đạo, thì đáng bị lửa hỏa ngục thiêu đốt. Vậy nếu khi anh em sắp dâng lễ vật trước bàn thờ, mà sực nhớ có người anh em đang có chuyện bất bình với anh, thì hãy để của lễ lại đó trước bàn thờ, đi làm hòa với người anh em ấy đã, rồi trở lại dâng lễ vật của mình.” (Mt 5, 21-24). Người Do Thái không sử dụng một cách thông thường từ “anh em” nhưng được sử dụng một cách đặc biệt bởi các Kinh sư. Họ dùng từ “anh em” để nói về các môn sinh của mình. Chúa Giêsu cũng đã áp dụng nó cho Nhóm mười hai. Tuy nhiên có một sự khác biệt. Trước hết, tình huynh đệ của những môn đệ giữa họ với Chúa Giêsu được nối kết một cách chặt chẽ với tình phụ tử của Thiên Chúa, khác với mức độ quan hệ thầy trò của các kinh sư. “Phần anh em, thì đừng để ai gọi mình Ráp bi nghĩa là thầy, vì anh em chỉ có một Thầy. Còn tất cả anh em đều là anh em với nhau.” (Mt 23, 8). Từ đây, chúng ta nhận thấy “anh em” mang chiều kích Kitô giáo: THIÊN CHÚA LÀ NỀN TẢNG CỦA TÌNH HUYNH ĐỆ. Khi Chúa Giêsu gọi các môn đệ của mình là “anh em” thì
  • 37. Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 1 - 2021 37 điều đó có nghĩa Nhóm mười hai là biểu tượng của Dân Thiên Chúa mới, một dân của những người là anh em với nhau. “Mẹ và anh em Đức Giêsu đến, đứng ở ngoài, cho gọi người ra. Lúc ấy, đám đông đang ngồi chung quanh Người. Có kẻ nói với Người rằng: “Thưa Thầy, có mẹ và anh em chị em Thầy ở ngoài kia đang tìm Thầy. Nhưng Người đáp lại: Ai là mẹ tôi? Ai là anh em tôi? Rồi Người rảo mắt nhìn những kẻ ngồi xung quanh và nói: Đây là mẹ tôi, đây là anh em tôi. Ai thi hành ý muốn của Thiên Chúa, người ấy là anh em chị em tôi, là mẹ tôi.” (Mc 3, 31- 35). Trong Đoạn Tin Mừng này, mối quan hệ thiêng liêng vượt lên trên mối quan hệ máu mủ. Đối với Chúa Giêsu, những người anh em là những người kết hợp với Người và thi hành ý muốn của Thiên Chúa. Tình huynh đệ không được xem là trật tự tự nhiên, nhưng phụ thuộc vào quyết định của TINH THẦN, nói vâng với ý muốn của Thiên Chúa. Trong Tin Mừng theo thánh Mát thêu chương 25, chúng ta cũng nhận thấy quan điểm Kitô giáo về tình huynh đệ hoàn toàn riêng biệt. Chúa Giêsu gọi những người nhỏ bé, vô danh, túng thiếu nhất là anh em. Họ không phải là những người đã tin vào Tin Mừng, nhưng tất cả những con người túng thiếu, bần cùng, nghèo khổ, bị bỏ rơi, bị bách hại hay bị tù đày này được Chúa chúc phúc. 2. Qua các văn bản của Thánh Phao lô Thánh Phao lô đã đánh dấu một bước ngoặt thật sự cho sự phát triển Kitô giáo tách khỏi Do Thái giáo. Việc sử dụng cụm từ “anh em” của thánh Phao lô là một bằng chứng cho sự tách biệt này. Đối với thánh Phao lô “anh em” là những Kitô hữu cùng chia sẻ niềm tin vào Thiên Chúa của Đức Giêsu Kitô.
  • 38. Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 1 - 202138 “Qủa vậy, phàm ai được Thần Khí Thiên Chúa hướng dẫn, đều là con cái Thiên Chúa. Phần anh em, anh em đã không lãnh nhận Thần Khí khiến anh em trở thành nô lệ và phải sợ sệt như xưa, nhưng là Thần Khí làm cho anh em nên nghĩa tử, nhờ đó chúng ta được kêu lên “Ap ba! Cha ơi! Chính Thần Khí chứng thực cho thần trí chúng ta rằng chúng ta là con cái Thiên Chúa. Vậy đã là con, thì cũng là thừa kế, mà được Thiên Chúa cho thừa kế, thì tức là đồng thừa kế với Đức Kitô; vì một khi cùng chịu đau khổ với Người, chúng ta sẽ cùng được hưởng vinh quang với Người.” (Rm 8, 14-17) Trong Kitô giáo ý tưởng của tình phụ tử được thiết lập một cách sâu sắc qua Ba ngôi Thiên Chúa. Tình phụ tử của Thiên Chúa được biểu lộ đầu tiên trong Con Thiên Chúa, Đức Giêsu Kitô, và qua Người tới chúng ta. Cũng vậy, Thánh Thần của Người ở trong chúng ta, làm cho chúng ta kêu lên Thiên Chúa là “Cha”. Nói cách khác, tình phụ tử của Thiên Chúa được bộc lộ cho chúng ta qua trung gian của Đức Giêsu Kitô trong Chúa Thánh Thần. 3. Qua giáo huấn của các Giáo phụ Thời kỳ của các Giáo phụ là thời kỳ của Kitô giáo tiến sâu vào trong thế giới của người ngoại. Như vậy Phép Rửa được xem là hành vi cụ thể mà một người trở thành “anh em”. Phép Rửa đồng nghĩa với việc sinh lại và người lãnh nhận chấp nhận đi vào trong TÌNH HUYNH ĐỆ Kitô giáo như chính tên của Cộng đoàn. Trong việc sinh lại này thì Giáo hội là Mẹ và Thiên Chúa là Cha. Cũng vậy, việc cử hành Bí tích Thánh Thể là trung tâm của tình huynh đệ. 4. Huynh đệ trong thế giới ngày nay Trong một thế giới đầy chia rẽ ngày nay, hai chữ “huynh
  • 39. Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 1 - 2021 39 đệ” có vẻ như mất dần đi ý nghĩa của nó nhưng trên hết chính Chúa Giêsu Kitô sẽ liên kết chúng ta thành một thực thể thống nhất và vì chúng ta có cùng một Đức tin vào Chúa Giêsu Kitô nên Ngài là nguyên lý để kết nối tình huynh đệ giữa người này với người kia, giữa thế hệ trước với thế hệ sau. Nước Thiên Đàng là một thành tựu trọn vẹn của một thực thể thống nhất và được qui tụ bởi Đức Chúa Cha. “Qủa thế, bất cứ ai trong anh em được thanh tẩy, để thuộc về Đức Kitô, đều mặc lấy Đức Kitô. Không còn chuyện phân biệt Do Thái hay Hy Lạp, nô lệ hay tự do, đàn ông hay đàn bà, nhưng tất cả anh em chỉ là một trong Đức Kitô.” (Gl 3, 27-28) LỜI NGUYỆN CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ - Lời nguyện với Đấng tạo dựng: Lạy Chúa, Cha của gia đình nhân loại chúng con. Cha đã tạo dựng mọi hữu thể nhân bản bình đẳng về phẩm giá tuôn đổ vào tâm hồn chúng con một tinh thần huynh đệ và linh ứng nơi chúng con một giấc mơ gặp gỡ đổi mới, đối thoại, công lý và hòa bình. Xin Cha thúc đẩy chúng con tạo ra xã hội lành mạnh hơn và một thế giới xứng đáng hơn, một thế giới không có đói nghèo, bạo lực và chiến tranh. Xin cho trái tim chúng con cởi mở đối với mọi dân tộc, và các quốc gia trên trái đất. Xin cho chúng con nhận biết sự tốt lành và vẻ đẹp mà Cha đã giao nơi mỗi người chúng con và do đó tạo nên mối dây hiệp nhất, các dự án chung và các giấc mơ chung. Amen. - Một lời cầu nguyện cho Đại kết Kitô giáo: Lạy Thiên Chúa Ba Ngôi tình yêu, từ sự hiệp thông sâu sắc từ sự sống thần thiêng của Chúa, xin tuôn đổ trên chúng con suối lượng tình yêu huynh đệ. Xin ban cho chúng con tình yêu phản
  • 40. Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 1 - 202140 ánh trong các hành động của Chúa Giêsu trong gia đình Nazareth của Người và trong Cộng đồng Kitô giáo tiên khởi. Xin ban ơn để Kitô hữu chúng con biết sống theo Tin Mừng, khám phá ra Chúa Kitô trong mỗi hữu thể nhân bản, nhận ra Người bị đóng đinh trong những đau khổ của những người bị bỏ rơi và bị lãng quên trong thế giới của chúng con và sống lại trong mỗi anh chị em đang thực hiện một khởi đầu mới. Lạy Chúa Thánh Thần, xin hãy đến chỉ cho chúng con thấy vẻ đẹp của Chúa phản ánh trong mọi dân tộc trên trái đất, để chúng con có thể khám phá lại điều này là mọi người đều quan trọng và đều cần thiết, những khuôn mặt khác nhau của một nhân loại được Thiên Chúa rất yêu thương. Amen. (Trích Thông điệp Freatelli Tutti (Tất cả Anh Em) của Đức Thánh Cha Phanxicô Ban hành tại Assisi, tại mộ Thánh Phanxicô ngày 03.10, Vọng lễ của Thánh nhân 2020)
  • 41. Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 1 - 2021 41 Bước qua tháng 1 năm 2021 em thấy mình lớn hẳn, em cao hơn một chút, và quần áo mặc cũng chật một chút, mình đã thêm một tuổi rồi mà. Bắt chước Chúa Giêsu, càng thêm tuổi càng thêm khôn ngoan và đạo đức. Em sẽ cố gắng siêng đi lễ, chăm học giáo lý, ở nhà biết phụ giúp cha mẹ việc nhà không cần ai phải nhắc nhở. Năm nay Giáo Hội mở năm Thánh Thánh Giuse, giáo xứ lại là năm Thánh giáo xứ mừng kỉ niệm 50 năm thành lập giáo xứ, hồng ân nối tiếp hồng ân. Năm nay đúng là năm Đại Phúc của giáo xứ chúng ta. Em sẽ cố gắng siêng đi lễ chăm xưng tội rước lễ, làm nhiều việc tốt để nhận được nhiều ân sủng của Chúa. Ân sủng Chúa ban em sẽ chia bớt cho những bạn còn chưa biết Chúa, những bạn còn kém may mắn hơn em khi chưa biết rằng ân sủng của Chúa ban sẽ giúp ta sống hạnh phúc hơn. Chúa ơi, con được thêm tuổi mới con cũng cảm ơn cha mẹ đã nuôi nấng con vất vả trong năm qua. Con cũng cũng cảm ơn những người đã yêu thương và dạy dỗ con. Lạy Chúa Hài Đồng xin luôn nhắc nhở con sống ngoan sống bác ái, yêu thương, không cãi nhau hay nói xấu bạn bè, biết chăm chỉ và vâng lời cha mẹ Chúa nhé! EM THÊM TUỔI MỚI NGHÉ CON
  • 42. Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 1 - 202142 “Vui với người vui, khóc với người khóc.” (Rm 12,15). 1.Khi đến thăm người quá cố, em không được đùa giỡn, nên nói nhỏ nhẹ vừa nghe. 2.Khi cầu nguyện bên linh cữu, thấy có những người khác đang chờ đợi thì cần ngắn gọn, không dài dòng, lê thê. 3.Không lấy lý do canh xác người quá cố để chơi cờ bạc hay ăn nhậu. 4.Khi quan tài còn ở nhà, không kèn trống, hát xướng mãi tới khuya làm hàng xóm mất ngủ. 5.Không nên gào khóc lớn tiếng, kể lể dài dòng, có khi người nghe hiểu lầm là mượn tiếng khóc để chửi xéo họ. 6.Không nên đề bảng “miễn phúng điếu”, vì đức ái là phải biết nhận và biết cho (x. Ga 13,6t). 7.Tạo điều kiện cho người quá cố có quà tặng. Cụ thể thay vì phúng vòng hoa, em dùng tiền để nhà hiếu có điều kiện chia sẻ. Thí dụ: gởi cha sở thưởng cho em nào học giáo lý giỏi, hoặc chia cho người túng thiếu. Nếu em bắt chước thói đời chỉ phúng vòng hoa, thì không tạo điều kiện cho người quá cố trả lời Chúa khi tới cửa trời, Ngài sẽ hỏi: “sống trên đời, ngươi có chia sẻ không?” (x. Mt 25,31- 46). 8.Phúng vòng hoa sinh nhiều bất lợi: + Tốn kém, làm phiền nhà hiếu mỗi khi dịch chuyển, không có nơi đặt… LỊCH SỰ TRONG TANG CHẾ - CƯỚI HỎI Nhân bản cho thiếu nhi
  • 43. Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 1 - 2021 43 Mọi đóng góp bài viết, hình ảnh cho Thông tin dân Chúa, xin gởi về email: vanphonghdmv@gmail.com Bài viết tay xin gởi cho các ông trùm Xin cảm ơn. (xin gởi bài trước ngày 20) Chủ đề cho Thông tin dân Chúa tháng 2/2021, số 217 CHỐNG BẠO HÀNH PHỤ NỮ + Người nghèo nhìn thấy xót xa phận mình. + Khác với lương dân, khi đưa quan tài ra nghĩa trang, họ còn rải quà dọc đường cho ma đói ăn; người Công Giáo cũng nên tiết kiệm để chia cho người đói ăn, người có hoàn cảnh đặc biệt trong dịp này. 9.Khi đến nhà hiếu thăm viếng người quá cố và cầu nguyện cho họ, em phải bỏ hẳn kiểu nói của nhiều người không có đức tin. Thí dụ: không được nói: “nhà héo”, mà phải nói “nhà hiếu”; không nói: “đây là một mất mát vô cùng to lớn, không gì bù đắp lại được!”. Nếu nói như thế là nghịch đức tin Kitô Giáo, vì giáo lý Công Giáo dạy: chết là “sinh thì”, nghĩa là thời gian sống, nhất là được Chúa đưa về thiên đàng sống hạnh phúc với Chúa và các thánh. 10.Khi đi dự tiệc cưới, tiệc mừng nên đúng giờ kẻo bắt người khác phải chờ. 11.Khi dự tiệc cưới tránh mặc toàn đồ đen hay những đồ “rách rưới”, hoặc thời trang “bãi biển”. 12.Dự tiệc cưới không ăn nhậu quá đà say xỉn không kiểm soát được lời nói và hành động. Cũng không ngồi nhậu lâu giờ bắt người khác chờ đợi.
  • 44. Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 1 - 202144 CHƯƠNG TRÌNH LỄ THÁNG 1 * Thứ sáu ngày 1/1: Lễ Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa - 18g: Hội Legio mừng Bổn mạng * Thứ bảy 2/1: - 5g: lễ sáng - 9g30: lễ khai mạc Năm Thánh kỉ niệm 50 năm thành lập giáo xứ - 18g: lễ chiều * Thứ năm 28/1: Lễ thánh Tôma Aquino - 18g: Ban Lễ Sinh mừng bổn mạng xin cộng đoàn cầu nguyện cho linh hồn: Cụ Bà MARIA ĐINH THỊ TUYNH, GK Maccô Mau được hưởng thánh nhan Chúa
  • 45. Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 1 - 2021 45 Chúc mừng Bổn Mạng Hội Legio Marie lễ ĐứcMẹ là Mẹ Thiên Chúa 1/1/2021 Chúc mừng Bổn Mạng Ban Lễ Sinh lễ thánh Toma Aquino 28/1/2021 xin cộng đoàn cầu nguyện cho linh hồn: Cụ Bà MARIA NGUYỄN THỊ HIẾU, GK Gioan Mau được hưởng thánh nhan Chúa
  • 46. Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 1 - 202146 Chúc mừng Hôn Phối anh chị Giuse Doãn Huy Hoàng Huỳnh Kim Nhân 28/12/2020 Chúc mừng Hôn Phối anh chị Giuse Vũ Minh Trí Maria Phạm Thị Hồng Gấm 13/12/2020
  • 47. Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 1 - 2021 47 Những em thiếu nhi luôn gần bên phụ giúp các linh mục trong thánh lễ, ở trên Cung Thánh các em luôn gần Bàn thờ hơn cả đó chính là các em Lễ Sinh. Các em thường ở trong độ tuổi từ 10 đến 15 tuổi, cái tuổi mà còn lo ăn lo ngủ và còn mê chơi, thế mà các em đã hy sinh tham gia Ban lễ sinh. Để mỗi sáng đến phiên trực các em phải dậy sớm đi lễ giúp lễ, buổi chiều đi học về các em mau chóng đến nhà thờ, thật đáng yêu. Phần lớn các linh mục hoặc các thầy đều từ những em lễ sinh nhỏ mà thành, do vậy lễ sinh luôn là những mầm non ơn gọi của Chúa. Được gần Chúa các em được thêm ân sủng mỗi ngày, những hy sinh nhỏ mỗi ngày là những tích góp nhân đức mai sau. Gởi gắm cho lễ sinh nhiều niềm hy vọng nên từ các bậc phụ huynh, hay các cha cũng như các hội đoàn luôn dành cho Ban Lễ Sinh nhiều ưu ái, và luôn cầu nguyện cho các em để hạt giống ơn gọi được triển nở. Nhân ngày bổn mạng Ban Lễ Sinh, lễ thánh Tôma Aquinô, mến chúc các em lễ sinh luôn tràn đầy ơn Chúa, sống hồn nhiên, vui tươi, đạo đức mỗi ngày, và chịu khó tìm hiểu về nét đẹp của đời sống tận hiến các em nhé! BAN LỄ SINHBBT
  • 48. Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 1 - 202148 Là đạo binh của Đức Mẹ nên hội Legio Marie luôn là hội đoàn đông nhất hùng hậu nhất. Được biết hiện nay hội Legio giáo xứ khoảng 130 hội viên, chia làm hai nhóm: nhóm hoạt động và nhóm tán trợ, cả hai nhóm dàn thành một đạo binh đứng trước mặt sa-tan nhằm đánh tan những ý định làm hại nhân loại của chúng, mà kì diệu ở chỗ chỉ bằng phương thức giản dị là chuỗi hạt Mân Côi. Thỉnh thoảng tôi vẫn gặp những nhóm hội viên đi công tác, họ đến thăm gia đình hoặc bệnh nhân với một phong thái vui vẻ tự tin. Ngay cả với những gia đình hoặc bệnh nhân không mấy niềm nở đón tiếp, chắc hẳn họ tin rằng đã có Mẹ cùng đi, cùng với sự hy sinh và kiên nhẫn để mang lại hoa trái thiêng liêng cho mọi người họ gặp. Hội Legio trong giáo xứ là một hội đoàn lớn, cùng đảm nhận những công tác lớn trong giáo xứ với một sự hăng say và nhiệt huyết. Sáng nào các hội viên cũng đọc kinh Catena sau lễ, “Kìa Bà nào đang tiến lên như rạng đông”, các buổi họp hàng tuần của hội luôn diễn ra trong sự trang nghiêm và ấm cúng. Có ai ngờ với những phương thế giản dị nhưng với sự hy sinh và kiên tâm hội đã đem lại nhiều linh hồn về với Chúa. Nhân ngày bổn mạng hội Legio, ngày lễ Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa, kính chúc Ban chấp hành hội, nhóm hoạt động luôn mạnh mẽ can đảm lên đường, kính chúc các thành viên luôn đoàn kết với tràng chuỗi Mân Côi để tạo nên một sức mạnh Bất khả chiến bại. HỘI LEGIO MARIAE BBT
  • 49. Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 1 - 2021 49 CHÚC MỪNG BAN HOẠT ĐỘNG-LEGIO Hội viên Anna, Kính tặng. Mẹ Maria ơi, Mẹ của chúng con Quân binh của Mẹ, Mẹ dẫn đường Hoạt động dâng Mẹ những bông hồng Hàng ngày luôn làm sáng Danh Chúa Và làm đẹp lòng Mẹ, Mẹ ơi. Mẹ ơn nhìn xuống đàn con Tâm - Nhung -Kỳ - Tự - Hồng - Mừng -Hiền Lành -Lộc - Minh - Dung - Cúc - Lan - Hương Hợi - Trường - Liên - Thủy - Nhi - Vân - Tiếp Chị Trưởng Lê giô là chị Hiền Có lòng đạo đức lại có duyên Uỷ viên ba chị Cúc Minh Vân Lãnh đạo quân bình mẹ tài tình Hoạt động đưa nhiều người Tin Chúa Một lòng tin vững dạ đi lên Đàn con Mẹ bền lòng vững chí Hội viên thâu nạp ngày một đông Chúc mừng ban hoạt động thành công Trên đường hoạt động đầy gian khó Có Chúa Thánh Thần phù giúp cho Thánh Thần ban sức mạnh tình thương Giữ gìn anh chị khắp nẻo đường Có Chúa Thánh Thần luôn phù hộ Giúp ta vượt thắng mọi bất thường.
  • 50. Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 1 - 202150 Bàn tay ngón dài ngón ngắn, anh chị em trong một gia đình không phải ai cũng giống ai. Người hiền lành người lanh lợi, người học giỏi người lại không chịu học, người đạo đức người khô khan... dù là vậy nhưng đã là anh chị em thì luôn có một mối gắn kết đặc biệt. Đó chính là tình ANH CHỊ EM. Như những ngón tay chẳng ai chọn được mình sẽ là ngón dài hay ngắn, nên nếu may mắn mình là ngón tay giữa dài đẹp thì không thể coi thường ngón tay út ngắn ngủn. Mỗi ngón tay đều có những công việc riêng, như ngón cái và ngón trỏ dường như phải đảm trách công việc đòi hỏi sức mạnh và sự khéo léo. Nhưng chỉ ngón trỏ và ngón cái cũng không thể cầm nắm vật gì chặt được, cũng không thể làm tốt nếu không được những ngón kia hỗ trợ. Và bàn tay không thể thiếu ngón nào vì nếu thiếu một ngón bàn tay đâu còn đẹp nữa. Anh chị em trong một gia đình cũng vậy, có người luôn phải đảm nhận những công việc cần đến tiền, nhưng có người lại có thời gian, cũng có người ngó lơ với mọi việc... tuy nhiên anh chị em biết hỗ trợ thông cảm cho nhau, luôn luôn cùng nhau xum vầy, thì làm cho gia đình đầm ấm biết bao. ANH CHỊ EM THỦY NGUYỄN
  • 51. Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 1 - 2021 51 Không chỉ trong gia đình, anh chị em ruột thịt phải chấp nhận và yêu thương nhau. người Công giáo chúng ta còn được Chúa mời gọi yêu thương mọi người như anh em. Như trong kinh Lạy Cha Chúa Giêsu đã dạy: “Lạy Cha chúng con ở trên trời.” Chúa muốn chúng ta biết rằng chúng ta cùng một Cha, người Cha yêu thương hết mọi con cái của mình. Vậy nếu đã cùng một cha thì mọi người đều là anh em, và đã là anh em thì phải yêu thương, nâng đỡ và tha thứ cho nhau. Chúa còn muốn chúng ta yêu thương cả kẻ thù, cầu nguyện cho cả người làm hại mình. Đối với Chúa kẻ thù của mình cũng là anh em con một cha nên Chúa muốn chúng ta lấy tình anh em mà đối xử với họ. Có thể ai trong chúng ta cũng hiểu rõ những điều Chúa dạy, nhưng để coi mọi người như anh em chắc hẳn là khó lắm. Anh em trong nhà khi bất đồng quan điểm đã cãi nhau, không muốn sống chung hoặc không muốn thấy mặt rồi. Còn với người khác thì một lần làm mất lòng nhau đã không còn muốn gặp nhau nữa, huống chi là kẻ thù...! Có phải Chúa dạy ta làm những điều quá khó không? Nhưng nếu chúng ta lắng nghe và thực hành lới Chúa dạy thì mới là anh em của Người. Lạy Chúa, xin giúp con sống được như Chúa muốn, biết yêu thương mọi người như anh chị em ruột thịt. Luôn chấp nhận và tha thứ, cho đi mà không phân bì, và luôn biết rằng chúng con có một người Cha chung yêu thương và nhân hậu. Amen
  • 52. Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 1 - 202152 Xưa nay trong ca dao tục ngữ của người Việt Nam có rất nhiều câu nói về tình cảm gia đình của các cha ông để lại thể hiện kinh nghiệm của các bậc tiền bối. Người Việt Nam rất coi trọng đạo nghĩa, sự liên hệ trong gia đình gồm: ông bà, cha mẹ, anh chị em… có những lời thơ cho tình cảm đó. Nói về tình anh em ruột thịt trong nhà: Anh em nào phải người xa Cùng chung bố mẹ, một nhà cùng thân Yêu nhau như thể tay chân Anh em hòa thuận, hai thân vui vầy. Hay: Anh em bát máu sẻ đôi Tình cảm chị em cũng vậy: -Cắt dây bầu dây bí, ai cắt dây chị dây em -Chị ngã em nâng. Cho dù có xảy ra chuyện gì, anh chị em cùng chia sẻ khi gặp khó khăn hoạn nạn. Và có những vấn đề mâu thuẫn thì “Anh em trong nhà đóng cửa bảo nhau” “Đừng làm lớn chuyện sẽ ảnh hưởng hàng xóm và người khác chê cười.” Mở rộng hơn tình anh em còn nói đến là đồng bào ruột thịt, cùng chung một màu da, một đất nước, phải luôn đoàn kết và thương BÁC ÁI MÙA GIÁNG SINH LIÊN NGUYỄN
  • 53. Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 1 - 2021 53 yêu nhau như anh em ruột: Anh em cốt nhục đồng bào Kẻ sau người trước phải hào cho vui Lo là ăn thịt, ăn xôi Quý hồ ở nết, tới lui bằng lòng. Bước qua lãnh lực tôn giáo, Đạo Kitô Giáo có cái nhìn bao quát hơn, sâu sắc hơn về tình huynh đệ. Tình cảm “Anh em” đây không chỉ trong phạm vi ruột thịt, gia đình, mà rộng lớn hơn. Chúa dạy: Tất cả đều là anh em, không phân biệt giàu hay nghèo, lương hay giáo… Thiên Chúa là nguồn vui của nhân loại, chính Ngài ban tặng niềm vui và nụ cười cho con người. Ngài yêu thương mọi người đặc biệt là những người nghèo khổ rách rưới bần hàn và cả người tội lỗi. Ngài kêu gọi chúng ta có sự sẻ chia và giúp đỡ. Theo tinh thần của thư gửi tín hữu Do Thái (10, 24): “Chúng ta hãy quan tâm đến nhau, khích lệ nhau trong yêu thương và những việc thiện.” Đức Thánh Cha đã nhấn mạnh tầm quan trọng của “việc quan tâm” dành cho nhau và Ngài đã lên tiếng mời gọi chúng ta “Đừng mãi cách ly và lãnh đạm đối với số phận của anh chị em chúng ta.” Trong xã hội hiện nay, con người thường thờ ơ, vô cảm trước những bất công, tệ nạn, nghèo đói… Dửng dưng với những người nghèo khổ cần giúp đỡ, chỉ biết sống cho riêng mình và hưởng thụ. Tinh thần bác ái của người Công Giáo là quan tâm và giúp đỡ. Thể hiện sự quan tâm và tu chỉnh tình huynh đệ qua việc: - Giúp nhau sửa đổi - Tha thứ cho nhau - Nâng đỡ nhau trong tình huynh đệ - Giúp nhau về vật chất và tinh thần để cùng nhau hướng thiện. Ngay trước dịp lễ Giáng Sinh, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã
  • 54. Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 1 - 202154 kêu gọi mọi người sống yêu thương gắn kết, đề cao tầm quan trọng của sự tha thứ và canh tân mối tương quan của mỗi người chúng ta trong đời sống hằng ngày. Đồng bào Công Giáo Việt Nam bước vào không khí Giáng Sinh với tinh thần mang tình thương đến mọi người và tha thứ cho mọi người. Mong rằng tinh thần đó được lan rộng khắp mọi nơi, không chỉ với những người có Đạo mà còn cho những lương dân nữa. Mùa Giáng Sinh người ta thường gởi cho nhau những lời chúc tốt đẹp, chân thành, ấm áp và những việc làm bác ái, giúp đỡ những người thiếu thốn, không chỉ bằng lời nói mà bằng hành động thiết thực. “Tình bạn là Đời Tình huynh đệ là Đạo” Lạy Chúa Giêsu Hài Đồng, Chúa sinh ra trong máng cỏ ng- hèo hèn, xuống trần thế để cứu chuộc nhân loại. Xin cho chúng con biết sống trong sự nghèo khó, yêu thương, quan tâm và chia sẻ lẫn nhau, học tập noi gương Chúa. Biến đổi cuộc đời đêm tối của con thành đêm Thánh. Amen.
  • 55. Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 1 - 2021 55 Đói Khát - Trần chuồng - Lạc lối - Ngược đãi và Tù đầy. Là những điều tệ hại làm cho con người trở nên hèn mọn và thất thế, mất hết giá trị trong cuộc sống. NHƯNG . Trước Ngai tòa Chúa nó trở nên “Kim vàng thước ngọc “ phân định hạnh phúc hay trầm luân đời đời . ĐƯỢC ĐỊNH ĐOẠT TỪ THÁI ĐỘ MỖI NGƯỜI khi đối diện với sự tệ hại này vì Thiên Chúa đã đồng dạng với nó để con người suy nghĩ và hành động tìm đến sự công chính trong tình huynh đệ. KHI CÁC NGƯƠI LÀM CHO NHỮNG NGƯỜI ANH EM HÈN MỌN NÀY LÀ LÀM CHO CHÍNH TA Thấy Chúa trong người khó nghèo cơ hàn là một thách đố nhiệm mầu như niềm tin vào sự sống đời đời phải không bạn! CỎ LÙNG 007 DUY AN
  • 56. Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 1 - 202156 Công bằng giao hoán là gì? Công bằng giao hoán là sự trao đổi giữa các con người với nhau trong tôn trọng đúng quyền lợi của họ. Nó giám sát để quyền sở hữu được bảo đảm, nợ được trả lại, bổn phận đã tự ý giao kèo phải làm xong, và nó theo dõi để bất công đã phạm phải đền bù, và của cải bị ăn cắp được trả lại. Có được phép gian lận thuế không? Sáng kiến các hệ thống thuế phức tạp thì không bị chỉ trích về mặt luân lý. Điều trái luân lý là tìm các thủ đoạn để không trả thuế, gian lận thuế, làm sai hoặc che giấu của cải bị cầm giữ. Khi phải trả thuế theo lợi tức, các người nộp thuế chi trả cho những tổn phí công cộng của Nhà Nước. Vì thế, gian lận thuế không phải tội nhẹ. Thuế phải công bằng và tương xứng, và phải được thu theo luật định.thận, họ phân phối các lợi ích để mỗi người đều được hưởng phần xứng đáng, chính người chủ đó đang hành động theo trật tự của Đấng Sáng Tạo. Kitô hữu có thể đầu cơ trong giao dịch chứng khoán, hoặc trên Internet không? 430 “Chúa Giêsu khen ông Giakêu người thu thuế đã hứa: Thưa Ngài nếu tôi đã cưỡng đoạt của ai cái gì. Tôi xin đền gấp bốn.” Lc 19,8 “Ai yêu tiền sẽ không thỏa mãn với tiền. Hc 5,10 “Tiền của hắn chi phối hắn hơn là hắn chi phối tiền.” Thánh Cyprien ở Carthagecoi 431 432
  • 57. Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 1 - 2021 57 Kitô hữu có quyền làm các giao dịch chứng khoán hay trên Internet, khi mà việc đầu tư trên của mình hoặc được người khác gửi, được thực hiện trong khuôn khổ giao dịch thương mại bình thường vừa khôn ngoan vừa hợp luân lý. Ai Việc đầu cơ trong giao dịch chứng khoán trở nên trái luân lý khi nó dùng đến những thực hành bất lương (ví dụ: Le délit d’initié) khi nó gây nguy cơ làm cho người ta mất nguồn lợi tài chính riêng của họ hoặc của người khác mà đáng lẽ nó phải bảo đảm; khi nó mặc lấy tính cách của người ghiền như mê chơi cờ bạc, cá cược. Phải đối xử với tài sản thuộc về mọi người thế nào? Chủ trương phá hoại và cố ý làm hư hỏng các công trình và tài sản chung là các thứ hành vi trộm cắp, và đòi phải bồi thường. Kitô hữu có được chơi cá cược và chơi cờ bạc không? Cá cược (cá độ) và cờ bạc (bài bạc) là hành vi vô luân và nguy hiểm khi người chơi làm mất đi những phương thế để sinh sống. Nó trở nên nguy hiểm hơn khi liên quan đến cuộc sống của người khác, nhất là những người trông cậy vào sự săn sóc của mình. Thật là điều cực kỳ đáng trách về mặt đạo đức khi “Khi bạn cung cấp hoặc sử dụng một đồ vật, bạn hãy nghĩ rằng đó là sản phẩm do lao động của mọi người, và nếu bạn dùng nó một cách lạm dụng, chẳng hạn làm hư hỏng hoặc phá hủy nó, đó chính là bạn đã phá hủy sự lao động, và cả sự sống con người mà bạn đã lạm dụng.” Léon Tolstoi (1818-1910, văn sĩ Nga) “Một nguời giàu nhiều khi chỉ là “một người nghèo” có nhiều tiền bạc.” Aristote “Trước những hành vi độc ác của tư bản chủ nghĩa hạ giá con người xuống loại hàng hóa, mắt chúng ta mở ra để thấy những nguy 433 434