SlideShare a Scribd company logo
1 of 72
Download to read offline
Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 12 - 2020 1
LỜI CHÚA
MỤC TỬ
THIẾU NHI
SINH HOẠT
GIÁO XỨ
HNGĐ
BẠN TRẺ
CẢM NGHIỆM
SỨC KHỎE
THIẾU NHI
CN II MV- CN Gia Thất... .......................
Hạnh các Thánh -tháng 12..........................
ĐTC giảng lễ về người nghèo.......................
Logo năphụng vụ mới..................................
Tuổi trẻ và ước mơ........................................
Công bằng ..................................................
Công ích dưới cái nhìn Giáo hội...............
Công ích .....................................................
Câu chuyện tháng 12....................................
Nhân bản: lịch sự khi ta giúp người...........
Em yêu Chúa Hài Đồng...............................
Chương trình lễ tháng 12.............................
Chúc mừng hiệp thông.........................
Bác ái mùa vọng.........................................
Sống công ích............................................
Cỏ lùng 006............................................
Hãy luôn cảm tạ và biết ơn.......................
Mùa đông đã về ....................................
Youcat ........................................................
Can đảm .................................................
Thiên Chúa làm người ............................
Tâm tình mùa vọng ............................
Thánh đường đêm đông.............................
Nghĩ về Noel...............................................
Thấy hài nhi ................................................
Mưa ..............................................................
Nêm gia vị ...................................................
Vui cười .......................................................
Bánh Tiamisu..............................................
Đáp án đố vui tháng 11.............................
Đố vui thiếu nhi tháng 12.......................
Facebook & Youtupe giáo xứ...........
Trang 3
Trang 7
Trang 13
Trang 16
Trang 18
Trang 21
Trang 22
Trang 32
Trang 38
Trang 42
Trang 44
Trang 45
Trang 46
Trang 47
Trang 48
Trang 50
Trang 51
Trang 52
Trang 54
Trang 57
Trang 58
Trang 60
Trang 61
Trang 62
Trang 64
Trang 65
Trang 66
Trang 68
Trang 69
Trang 70
Trang 71
Trang 72
Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 12 - 20202
LỊCH CÔNG GIÁO THÁNG 12/2020
CHÚA
NHẬT
THỨ
HAI
THỨ
BA
THỨ
TƯ
THỨ
NĂM
THỨ
SÁU
THỨ
BẢY
1 2 3
thánh
Phanxico
Xavie
4
thánh
Gioan
Damas
5
6
CN II
mùa
vọng B
7
thánh
Am-
broxio
8
Đức
Mẹ Vô
Nhiễm
9
t.Gioan
Didaco
Cung
hiến NT
Đức Bà
10
Đức Mẹ
Loreto
11
thánh
Damaso
I
12
Đức Mẹ
Guada-
lupe
13
CN III
mùa
vọng B
14
thánh
Gioan
thánh
giá
15 16 17 18 19
20
CN IV
mùa
vọng B
21
thánh
Phêro
Canisio
22 23
thánh
Gioan
Kêty
24
vọng
GIÁNG
SINH
25
GIÁNG
SINH
26
thánh
Stepha-
no
27
CN lễ
THÁNH
GIA
28
các-
thánh
anh hài
29
thánh
Tôma
Becket
30 31
Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 12 - 2020 3
BÀI TIN MỪNG: Mc 1, 1-8
Khởi đầu Phúc Âm của Ðức Giêsu
Kitô Con Thiên Chúa. Như có lời
Tiên tri Isaia chép rằng: Ðây Ta sai
Thiên Thần của Ta đến trước mặt
ngươi để dọn đường cho ngươi. Có
tiếng kêu trong hoang địa rằng:
“Hãy dọn đường Chúa, hãy sửa
đường Chúa cho ngay thẳng”. Gio-
an Tẩy Giả xuất hiện trong hoang
địa, rao giảng phép rửa sám hối
cầu ơn tha tội. Dân cả miền Giuđêa
và Giêrusalem tuôn đến với người,
thú tội và chịu phép rửa trong sông
Giođan. Lúc đó Gioan mặc áo lông
lạc đà, thắt lưng bằng dây da thú,
ăn châu chấu và uống mật ong
rừng. Người rao giảng rằng: “Ðấng
đến sau tôi, quyền năng hơn tôi, tôi
không đáng cúi xuống cởi dây giày
Người. Phần tôi, tôi lấy nước mà
CHÚA NHẬT II MÙA VỌNG
6 – 12 – 2020
“Hãy dọn đường Chúa, hãy sửa đường Chúa cho ngay thẳng”.
rửa các ngươi, còn Ngài, Ngài sẽ
rửa các ngươi trong Chúa Thánh
Thần”.
SUY NIỆM
Ông Gioan Tẩy Giả xuất hiện
trong hoang địa, rao giảng kêu
gọi dân chúng chịu phép rửa, tỏ
lòng sám hối để được ơn tha tội.
Mọi người từ khắp miền Giu-đê
và thành Giêrusalem kéo đến với
ông. Họ thú tội, và ông làm phép
rửa cho họ tại sông Gio-đan. Còn
chúng ta có khi nào dành thời
gian nhìn lại bản thân, sửa đổi
những lỗi lầm của bản thân để
sẵn sàng đón Chúa hay chưa?
CẦU NGUYỆN
Lạy Chúa Giêsu, Xin cho chúng
con biết dọn lòng đón Chúa đến
bằng việc thành tâm sám hối, từ
bỏ các thói hư tật xấu, mỗi ngày
cố gắng làm ít nhất một việc bác
ái, để cùng nhau đem Chúa là
niềm vui, bình an. tình thương và
hạnh phúc đến cho mọi người.
Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 12 - 20204
BÀI TIN MỪNG:Ga1,6-8.19-28
Có một người được Chúa sai đến,
tên là Gio-an. Ông đến để làm chứng,
và làm chứng về ánh sáng, để mọi
người nhờ ông mà tin. Ông không
phải là ánh sáng, nhưng ông đến để
làm chứng về ánh sáng. Và đây là
lời chứng của ông Gio-an: Khi người
Do Thái từ Giê-ru-sa-lem cử một số
tư tế và mấy thầy Lê-vi đến hỏi ông:
“Ông là ai?”. Ông tuyên bố thẳng
thắn. Ông tuyên bố rằng: “Tôi không
phải là Đấng Ki-tô”. Họ lại bảo ông:
“Vậy thì thế nào? Ông có phải là
ông Ê-li-a không?” Ông nói: “Không
phải”. -“Ông có phải là vị ngôn sứ
chăng?” Ông đáp: “Không”. Họ liền
nói với ông: “Thế ông là ai, để chúng
tôi còn trả lời cho những người cử
chúng tôi đến? Ông nói gì về chính
ông?”. Ông nói: “Tôi là tiếng người
hô trong hoang địa: Hãy sửa đường
cho thẳng để Đức Chúa đi, như ngôn
sứ I-sai-a đã nói. Trong nhóm được
cử đi, có mấy người thuộc phái Pha-
CHÚA NHẬT III MÙA VỌNG
13 – 12 – 2020
“Giữa các ngươi có một Ðấng
mà các ngươi không biết”.
ri-sêu. Họ hỏi ông: “Vậy tại sao
ông làm phép Rửa, nếu ông
không phải là Đấng Ki-tô, cũng
không phải là ông Ê-li-a hay vị
ngôn sứ?”. Ông Gio-an trả lời:
“Tôi đây làm phép Rửa trong
nước. Nhưng có một vị đang ở
giữa các ông mà các ông không
biết. Người sẽ đến sau tôi, và
tôi không xứng đáng cởi quai
dép cho Người”. Các việc đó đã
xảy ra tại Bê-ta-ni-a, bên kia
sông Gio-đan, nơi ông Gio-an
làm phép Rửa.
SUY NIỆM
Trong lúc chờ đợi Ðức Kitô
đến, chúng ta phải tỉnh thức,
phải lắng nghe tiếng Chúa kêu
gọi.
CẦU NGUYỆN
Lạy Chúa Giêsu, xin cho con biết
khám phá con người bí ẩn mà
thánh Gioan nói đến: “Ngài ở
giữa anh em mà anh em không
biết”, Xin cho chúng con có thể
nhận ra Chúa qua người bạn
cùng lớp, người đồng nghiệp
cùng công ty, người hàng xóm
láng giềng, hay người đang gặp
khó khăn hoạn nạn. Amen.
Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 12 - 2020 5
CHÚA NHẬT IV MÙA VỌNG
20 – 12 – 2020
“Này đây, trinh nữ sẽ thụ thai và sinh hạ một con trai, người
ta sẽ gọi tên con trẻ là Em-ma-nu-en, nghĩa là “Thiên Chúa
ở cùng chúng ta”
BÀI TIN MỪNG: Mt 1, 18-25
Sau đây là gốc tích Đức Giê-su
Ki-tô: bà Ma-ri-a Mẹ Người, đã
thành hôn với ông Giu-se. Nhưng
trước khi hai ông bà về chung
sống, bà đã có thai do quyền năng
Chúa Thánh Thần. Ông Giu-se
chồng bà là người công chính và
không muốn tố giác bà, nên mới
định tâm bỏ bà cách kín đáo. Ông
đang toan tính như vậy, thì kìa sứ
thần Chúa hiện đến báo mộng cho
ông rằng: “Này ông Giu-se là con
cháu Đa-vít, đừng ngại đón bà
Ma-ri-a vợ ông về, vì người con
bà cưu mang là do quyền năng
Chúa Thánh Thần. Bà sẽ sinh con
trai và ông phải đặt tên con trẻ là
Giê-su, vì chính Người sẽ cứu dân
Người khỏi tội lỗi của họ. Tất cả
sự việc này đã xảy ra, là để ứng
nghiệm lời xưa kia Chúa phán qua
miệng ngôn sứ: “Này đây, trinh nữ
sẽ thụ thai và sinh hạ một con trai,
người ta sẽ gọi tên con trẻ là Em-
ma-nu-en, nghĩa là “Thiên Chúa ở
cùng chúng ta”. Khi tỉnh giấc,
ông Giu-se làm như sứ thần
Chúa dạy và đón vợ về nhà.
Ông không ăn ở với bà, cho
đến khi bà sinh một con trai,
và ông đặt tên cho con trẻ là
Giê-su.
SUY NIỆM
Chỉ bằng một điềm báo trong
giấc mơ thì Giuse đã không
còn băn khoăn gì nữa và ông
đã sẵn sàng để đón nhận Ma-
ria làm vợ và ông trở thành
người cha của trẻ Giêsu.
Chúng ta phải sống thế nào
để noi gương thánh Giu-se? 	
CẦU NGUYỆN
Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng
con biết hy sinh quên mình
để lo công việc nhà Chúa. Xin
cho chúng con luôn sẵn sàng
làm theo ý Chúa. Để sau này
chúng con cũng đáng được
Chúa đón về quê trời hưởng
hạnh phúc muôn đời như
thánh Giu-se khi xưa.
Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 12 - 20206
CHÚA NHẬT THÁNH GIA THẤT
27 – 12 – 2020
“Khi hai ông bà đã làm xong mọi việc như Luật Chúa
truyền, thì trở về nơi cư ngụ là Nadarét, miền Galilê.
Còn Hài Nhi, ngày càng lớn lên, thêm vững mạnh, đầy
khôn ngoan, và hằng được ân nghĩa cùng Thiên Chúa”
SUY NIỆM
Bài Tin Mừng hôm nay tường
thuật việc Thánh Giuse và Đức
Maria đem Hài Nhi lên đền thờ
Giêrusalem theo luật dạy. Luật
Do thái quy định người mẹ phải
được thanh tẩy sau khi sinh con
(nếu sinh con trai thì 40 ngày, nếu
sinh con gái thì 80 ngày) và nếu
là con trai đầu lòng thì phải dâng
vào Đền Thờ để thánh hiến cho
Thiên Chúa. Lễ phẩm dâng Chúa
là lễ vật của một gia đình nghèo:
một cặp bồ câu non, thay vì chiên
là lễ phẩm của người giàu.
Đúng ra, các ngài không buộc
làm việc này vì Đức Maria thụ
thai bởi quyền năng Thánh Thần
nên sinh con mà không cần thanh
tẩy, còn Đức Giêsu là Con Thiên
Chúa nên không cần phải dâng
để được thánh hiến. Cuộc hành
hương lên Giêrusalem này cho
chúng ta biết Thánh Gia là một
gia đình hiệp nhất, gương mẫu
vì cùng nhau tuân giữ luật Chúa
truyền.
CẦU NGUYỆN
Xin cho cộng đoàn giáo xứ
chúng con nên một gia đình
hợp nhất và yêu thương: luôn
chuyên cần lắng nghe và suy
niệm Lời Chúa, để Thánh ý Chúa
và tinh thần Phúc Âm thấm
đẫm mọi sinh hoạt của đời sống
chúng con và chiếu tỏa cho môi
trường xã hội chung quanh. Xin
giúp chúng con tham dự cách
ý thức và sống động vào Hy tế
Thánh Thể cùng các cử hành
phụng vụ…
Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 12 - 2020
7
Hạnh các thánh - tháng 12 TÚ TÚ
theo Internet
3/12 THÁNH PHANXICO
XAVIE
Ngài thụ phong linh mục tại Ven-
ice năm 1537, sau đó ngài đi tàu tới
Lisbon rồi đi Đông Ấn, cặp bến tại
Goa, Tây duyên hải Ấn Độ. Ngài dành
nhiều thời gian ở Ấn Độ, và làm giám
tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế mới thành
lập của tỉnh dòng Ấn Độ.
Đi đâu ngài cũng sống với những
người nghèo khổ nhất, chia sẻ lương
thực và ở những nơi nghèo khhó với
họ. Ngài dành nhiều thời gian cho
người nghèo và người bệnh, nhất là
người phong cùi. Ngài thường không
có thời gian ngủ hoặc đọc kinh nhật
tụng nhưng, theo thư ngài viết, ngài
rất vui.
Ngài đến các đảo ở Malaysia, rồi sang
Nhật. Ngài học tiếng Nhật đủ để giảng
đơn giản với dân chúng, để hướng
dẫn họ, rửa tội cho họ, và lập các
hội truyền giáo. Ở Nhật, ngài muốn
đến Trung quốc nhưng dự định này
không bao giờ hiện thực vì ngài qua
đời trước khi thỏa ước nguyện. Di
hài ngài hiện nay còn ở Nhà thờ Chúa
Giêsu Nhân lành tại Goa.
8/12 – ĐỨC MẸ
VÔ NHIỄM
Trong Giáo hội Đông phương,
lễ Đức Mẹ được thụ thai có từ thế
kỷ VII, truyền sang Tây phương
hồi thế kỷ VIII. Thế kỷ XI, lễ này
chính thức có tên là Vô nhiễm.
Thế kỷ VIII, lễ này trở nên phổ
biến trong Giáo hội hoàn vũ.
Các giáo phụ và các Tiến sĩ Giáo
hội coi Đức Maria là vị thánh vĩ
đại và thánh thiện nhất, nhưng
vẫn cho rằng Đức Mẹ khó mà
vô nhiễm tội truyền. Và rồi năm
1854, ĐGH Piô IX đã công bố tín
điều Đức Mẹ Vô nhiễm. Thánh
Bênađô và thánh Thomas Aquinas
cũng không thể coi là sự biện hộ
thần học đối với giáo huấn này.
Hai tu sĩ Phanxicô là William
Ware và chân phước Gioan Duns
Scotus đã giúp phát triển thần học
này. Họ chỉ ra rằng ơn Vô nhiễm
của Đức Maria làm nổi bật công
cuộc cứu độ của Chúa Giêsu.
Nhân loại được khỏi Nguyên tội
khi lãnh nhận Bí tích Thánh tẩy.
Ở Đức Maria, công việc của Chúa
Giêsu rất mạnh để ngăn ngừa sự
cám dỗ của sự dữ.
Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 12 - 20208
25/12 – ĐẠI LỄ
GIÁNG SINH
Hôm nay Giáo hội tập trung vào
Vương Nhi Giêsu, Thiên Chúa làm
người, để chúng ta được hạnh phúc,
bình an và hy vọng. Bên Bé Giêsu có
Cha Mẹ Ngài là Đức Mẹ Maria và
Đức Thánh Giuse, có cả những mục
đồng đại diện cho giới lao động ng-
hèo khó.
Ngày Con Chúa giáng trần làm
người, đất trời được giao hòa, nhân
phẩm nhân loại được phục hồi.
Thật hạnh phúc biết bao khi những
tội nhân chúng ta được trắng án và
được trở thành con cái của Thiên
Chúa, đó là mầu nhiệm đức tin. Hãy
mở rộng lòng yêu thương để đón
tiếp nhau chân thành:
Vinh danh Thiên Chúa trên trời
Bình an dưới thế cho người
thiện tâm.
26/12 – THÁNH
STEPHANÔ
Những gì chúng ta biết về thánh
Stêphanô được tìm thấy trong
sách Công vụ Tông đồ, chương 6
và 7, đủ để chúng ta biết ngài là
con người thế nào: “Thời đó, khi
số môn đệ thêm đông, thì các tín
hữu Do Thái theo văn hoá Hy Lạp
kêu trách những tín hữu Do Thái
bản xứ, vì trong việc phân phát
lương thực hằng ngày, các bà goá
trong nhóm họ bị bỏ quên. Bởi
thế, Nhóm Mười Hai triệu tập toàn
thể các môn đệ và nói: “Chúng tôi
mà bỏ việc rao giảng Lời Thiên
Chúa để lo việc ăn uống, là điều
không phải. Vậy, thưa anh em, anh
em hãy tìm trong cộng đoàn bảy
người được tiếng tốt, đầy Thần
Khí và khôn ngoan, rồi chúng tôi
sẽ cắt đặt họ làm công việc đó. Còn
chúng tôi, chúng tôi sẽ chuyên lo
cầu nguyện và phục vụ Lời Thiên
Chúa”. Đề nghị trên được mọi
người tán thành. Họ chọn ông
Stêphanô, một người đầy lòng tin
và đầy Thánh Thần, cùng với các
ông Philípphê, Pơrôkhôrô, Nicanô,
Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 12 - 2020
9
Timôn, Pácmêna và ông Nicôla, một
người ngoại quê Antiôkhia đã theo
đạo Do Thái. Ông Stêphanô được
đầy ân sủng và quyền năng, đã làm
những điềm thiêng dấu lạ lớn lao
trong dân. Có những người thuộc
hội đường gọi là hội đường của
nhóm nô lệ được giải phóng, gốc
Kyrênê và Alêxanria, cùng với một
số người gốc Kilikia và Axia, đứng
lên tranh luận với ông Stêphanô.
Nhưng họ không địch nổi lời lẽ
khôn ngoan mà Thần Khí đã ban
cho ông.” Bấy giờ, họ mới xui mấy
người phao lên rằng: “Chúng tôi đã
nghe hắn nói lộng ngôn xúc phạm
đến ông Môsê và Thiên Chúa”. Họ
sách động dân và các kỳ mục cùng
kinh sư, rồi ập đến bắt ông và điệu
đến Thượng Hội Đồng. Họ đưa mấy
người chứng gian ra khai rằng:
“Tên này không ngừng nói những
lời phạm đến Nơi Thánh và Lề Luật.
Vì chúng tôi đã nghe hắn nói rằng
Giêsu người Nadarét sẽ phá huỷ
nơi này và thay đổi những tục lệ mà
ông Môsê đã truyền lại cho chúng
ta”. Toàn thể cử toạ trong Thượng
Hội Đồng đều nhìn thẳng vào ông
Stêphanô, và họ thấy mặt ông giống
như mặt thiên sứ” (Cv 6:1-5,
8-15).
Chỗ khác, sách Công vụ cho biết:
“Được đầy ơn Thánh Thần, ông
đăm đăm nhìn trời, thấy vinh
quang Thiên Chúa, và thấy Đức
Giêsu đứng bên hữu Thiên Chúa.
Ông nói: “Kìa, tôi thấy trời mở
ra, và Con Người đứng bên hữu
Thiên Chúa”. Họ liền kêu lớn
tiếng, bịt tai lại và nhất tề xông
vào ông rồi lôi ra ngoài thành
mà ném đá. Các nhân chứng để
áo mình dưới chân một thanh
niên tên là Saolô. Họ ném đá ông
Stêphanô, đang lúc ông cầu xin
rằng: “Lạy Chúa Giêsu, xin nhận
lấy hồn con”. Rồi ông quỳ gối
xuống, kêu lớn tiếng: “Lạy Chúa,
xin đừng chấp họ tội này”. Nói
thế rồi, ông an nghỉ” (Cv 7:55-
60).
Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 12 - 202010
28/12 – CÁC THÁNH
ANH HÀI
Mt 2:1-18 kể chuyện này: Khi Đức
Giêsu ra đời tại Bêlem, miền Giuđê,
thời vua Hêrôđê trị vì, có mấy nhà
chiêm tinh từ phương Đông đến
Giêrusalem, và hỏi: “Đức Vua dân
Do Thái mới sinh, hiện ở đâu? Chúng
tôi đã thấy vì sao của Người xuất hiện
bên phương Đông, nên chúng tôi đến
báilạyNgười.Nghetinấy,vuaHêrôđê
bối rối, và cả thành Giêrusalem cũng
xôn xao. Nhà vua liền triệu tập tất cả
các thượng tế và kinh sư trong dân
lại, rồi hỏi cho biết Đấng Ki-tô phải
sinh ra ở đâu. Họ trả lời: “Tại Bêlem,
miền Giuđê, vì trong sách ngôn sứ,
có chép rằng: Phần ngươi, hỡi Bêlem,
miền đất Giuđa, ngươi đâu phải là
thành nhỏ nhất của Giuđa, vì ngươi
là nơi vị lãnh tụ chăn dắt Ítraen dân
Ta sẽ ra đời. Bấy giờ vua Hêrôđê bí
mật vời các nhà chiêm tinh đến, hỏi
cặn kẽ về ngày giờ ngôi sao đã xuất
hiện. Rồi vua phái các vị ấy đi Bêlem
và dặn: “Xin quý ngài đi dò hỏi tường
tận về Hài Nhi, và khi đã tìm thấy, xin
báo lại cho tôi, để tôi cũng đến bái
lạy Người”. Nghe nhà vua nói thế, họ
ra đi. Bấy giờ ngôi sao họ đã thấy ở
phương Đông, lại dẫn đường cho họ
đến tận nơi Hài Nhi ở, mới dừng
lại. Trông thấy ngôi sao, họ mừng
rỡ vô cùng. Họ vào nhà, thấy Hài
Nhi với thân mẫu là bà Maria, liền
sấp mình thờ lạy Người. Rồi họ
mở bảo tráp, lấy vàng, nhũ hương
và mộc dược mà dâng tiến. Sau
đó, họ được báo mộng là đừng trở
lại gặp vua Hêrôđê nữa, nên đã đi
lối khác mà về xứ mình.
Hêrôđê đã “nổi điên” và ra lệnh
tàn sát hết các bé trai ở Bêlem
từ 2 tuổi trở xuống”. Thật khủng
khiếp, đúng như lời tiên báo của
ngôn sứ Giêrêmia: “Ở Rama, vẳng
nghe tiếng khóc than rền rĩ: tiếng
bà Rakhen khóc thương con mình
và không chịu để cho người ta an
ủi, vì chúng không còn nữa” (Mt
2:18).
Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 12 - 2020
11
27/12 -
LỄ THÁNH GIA THẤT
Đọc lại sách Sáng Thế, ta thấy gia
đình ông bà Ađam và Evà đã sống
không đúng đường lối Chúa muốn,
vì thế gia đình ông bà tổ tiên bị xáo
trộn. Chúa Giêsu đã chọn một gia
đình để sinh ra, Ngài đã làm cho gia
đình trần thế có một ý nghĩa cao
vời, sâu xa. Chúa giáng thế, Chúa
đã chọn một gia đình như mọi
người, nghĩa là Ngài cũng có mẹ, có
cha vì Ngài đã sống thật kiếp người
ngoại trừ tội lỗi. Mừng kính lễ
thánh gia thất. Hội Thánh muốn đề
cao gia đình Chúa Giêsu, Mẹ Maria
và thánh Giuse như mẫu gương cho
mọi gia đình Kitô giáo.
GIA ĐÌNH THÁNH: Nhìn vào
gương gia đình thánh, nhân loại sẽ
thấy có một điều rất lạ lùng:
Chúa Giêsu là Chúa, Ngài đã chấp
nhận đến trong một gia đình và khi
đã có một gia đình để sống kiếp làm
người, Chúa Giêsu đã sống hoàn
toàn con người của mình. Ngài đã
sống tôn trọng cha mẹ của Ngài.
Chúa Giêsu quả đã làm gương cho
ta về sự hiếu thảo của Ngài đối với
thánh Giuse và Mẹ Maria. Ngài đã
làm nổi bật điều răn thứ bốn trong
mười điều răn của Thiên Chúa. Chúa
Giêsu đã sống những ngày trong gia
đình Nagiarét với tất cả lòng yêu mến,
kính trọng, Ngài đã sống phó thác,
yêu thương, khiêm nhu, vâng lời cha
mẹ.
Còn Maria là Mẹ Thiên chúa, là Nữ
vương các thiên thần và các thánh,
Mẹ cũng là Mẹ nhân loại và Mẹ mỗi
người chúng ta. Mẹ đã giữ vai trò hết
sức khiêm tốn trong gia đình thánh
gia. Mẹ đã làm nghề nội trợ, đã yêu
thương Chúa Giêsu và thánh Giuse
với tất cả con người đơn sơ của mình.
Mẹ luôn sống hy sinh, quảng đại, xả
thân vì gia đình. Mẹ luôn luôn hiền
lành và phục vụ thánh Giuse, Chúa
Giêsu một cách hết sức chu đáo và
không bao giờ quản ngại khó khăn,
nguy khốn.
Thánh Giuse đã được nhìn tận mắt,
sờ tận tay điều mà các ngôn sứ và các
tổ phụ khi xưa hằng mong đợi. Thánh
Giuse đã dưỡng nuôi, bảo vệ Chúa
Giêsu. Người đã hoàn thành trách
nhiệm Thiên Chúa Cha trao phó một
cách xuất sắc và tốt đẹp nhất.
Nhìn chung gia đình thánh gia ba
Đấng tuy là ba bậc đại thánh không ai
Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 12 - 202012
có thể sánh ví, nhưng ba Đấng đã
sống tôn ty trên thuận dưới hòa và
hoàn toàn tin tưởng nhau.
NHÂN LOẠI HỌC ĐƯỢC GÌ
NƠI GIA ĐÌNH THÁNH ?
Dưới lăng kính nhân loại, gia đình
Nagiarét là gia đình khó nghèo,
nhưng nhìn về siêu nhiên, ta có
thể hiểu rõ rằng gia đình Nagiarét
là một gia đình lý tưởng cho mọi
gia đình vì nơi gia đình này ta bắt
gặp sự trinh khiết, trong trắng của
ba Đấng sự trong trắng mà Chúa
Giêsu đã dậy:” Phúc cho những
ai có tấm lòng trong sạch vì họ sẽ
được xem thấy Thiên Chúa”( Mt 5,
8 ). Gia đình thánh gia có đủ mọi
nhân đức.Cả ba Đấng đều rất cao
trọng nhưng cả ba đều sống kh-
iêm tốn, vâng phục vì cả ba Đấng
đều tìm thánh ý Thiên Chúa trên
hết mọi sự. Ba Đấng đều sống khó
nghèo, đều hoàn toàn sống theo ý
Chúa. Gia đình thánh gia lúc nào
cũng có Chúa hiện diện và như
thế cảnh gia đình thánh là cảnh
thiên đàng. Gia đình thánh luôn
sống hòa thuận yêu thương nhau
và như thế, gia đình thánh luôn
sống tình bác ái thẩm sâu, luôn quên
thân mình để nghĩ đến người khác.
Tất cả ba Đấng đều sống theo địa vị
mình: thánh Giuse âm thầm làm việc
để lo lắng cho gia đình, Mẹ Maria
làm nghề nội trợ phục vụ thánh Gi-
use và Chúa Giêsu; Chúa Giêsu luôn
ngoan hiền, vâng phục, hiếu thảo
với cha mẹ và san sẻ gánh nặng với
cha mẹ mình. Nơi gia đình Nagia-
rét, nhân loại còn học được ý nghĩa
của sự cần cù lao động: những giọt
mồ hôi của thánh Giuse, Mẹ Maria
và Chúa Giêsu đổ ra có giá trị cứu
rỗi, góp phần vào việc cộng tác với
cái chết của Chúa Giêsu trên thập giá
và mang cho nhân loại sự hạnh phúc
tuyệt vời. Gia đình thánh gia quả đã
nêu gương cho nhân loại về một mẫu
gia đình hoàn hảo nhất trong mọi
nhân đức và đặc biệt trong việc tuân
theo ý Chúa.
Lạy Chúa, Chúa đã muốn đề cao
thánh gia như tấm gương sáng lạn
để mọi người bắt chước. Xin làm cho
chúng con cũng biết noi gương để ăn
ở đúng lễ nghĩa gia phong, sống đùm
bọc lẫn nhau trong tình yêu mến,
hầu được chung hưởng niềm an vui
vĩnh cửu trong nhà Chúa trên trời.
Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 12 - 2020
13
ĐTC PHANXICÔ
Giảng Lễ Chúa Nhật về Ngày
Thế Giới Người Nghèo 15/11
	 Phần mở. Hết mọi sự được mở đầu là một sự thiện cao cả.
Người chủ không giữ lấy cho mình cái giầu sang của mình, mà ban
phát nó cho các người đầy tớ của ông; 5 nén cho người này, 2 nén
cho người kia, 1 nén cho người thứ ba, "tùy theo khả năng của họ"
(Mt 25:15).
	 Đối với chúng ta cũng thế, hết mọi sự đều được bắt đầu nhờ
bởi ân sủng của Chúa, Đấng là một Người Cha và đã ban cho chúng
ta rất nhiều sự tốt lành, trao phó cho chúng ta mỗi người những nén
bạc khác nhau. Chúng ta có được một kho tàng to lớn, không phải
nơi những gì chúng ta có mà là nơi những gì chúng ta là: sự sống
chúng ta đã lãnh nhận, sự thiện ở nơi chúng ta, vẻ đẹp bất khả xóa
mờ Thiên Chúa đã ban cho chúng ta, bằng cách dựng nên chúng ta
theo hình ảnh của Ngài... Tất cả những điều ấy làm cho chúng ta trở
nên quí báu trước nhan Ngài, mỗi một người chúng ta đều vô giá và
đặc thù trong lịch sử!
	 Chúng ta quá thường nhìn vào cuộc đời của mình chúng ta
chỉ thấy mình thiếu hụt, và chúng ta than van về những gì chúng ta
thiếu thốn. Rồi chúng ta có khung hướng "giá mà..!" Giá mà tôi có
công việc ấy, giá mà tôi có cái nhà ấy, giá mà tôi có tiền bạc và thành
đạt, giá mà tôi không có vấn đề này hay vấn đề kia, giá mà tôi khá giả
hơn những người chung quanh tôi...! Thế nhưng, những lời - giá mà!
- ảo tưởng ấy là những gì ngăn cản chúng ta thấy được tất cả những
gì là thiện hảo chung quang chúng ta. Chúng khiến chúng ta quên đi
các nén bạc chúng ta có. Anh chị em có thể không có cái đó, nhưng
Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 12 - 202014
anh chị em lại có cái này, và "cái giá mà" làm cho chúng ta quên như
thế.
	 Phần thân của dụ ngôn, đó là hoạt động của các người đầy tớ
là việc phục vụ. Nó làm cho các nén bạc sinh hoa kết trái, và giúp cho
đời sống chúng ta có ý nghĩa.
	 Trong Phúc Âm, các người đầy tớ tốt lành là những người
dám liều. Họ không sợ hãi cũng không quá cẩn trọng, họ không dính
chặt với những gì họ có, nhưng biết sử dụng cách tốt đẹp. Vì nếu sự
thiện không được đầu tư thì nó bị mất đi, và tính chất cao cả của đời
sống chúng ta không được cân đo bằng việc chúng ta phục vụ bao
nhiêu, mà bằng hoa trái chúng ta sinh lợi. Biết bao nhiêu là người
sống một cuộc đời chỉ biết tích lũy những gì sở hữu được, chỉ quan
tâm đến đời sống tốt đẹp chứ không phải là sự thiện họ có thể làm.
Thế nhưng, trống rỗng biết bao cho một cuộc sống chỉ tập trung vào
các nhu cầu của chúng ta, và nhắm mắt làm ngơ trước các nhu cầu
của người khác!
	 Anh chị em ơi, đến đây chúng ta cần phải tự vấn xem: tôi có
chỉ theo đuổi các nhu cầu riêng của mình, hay tôi có thể nhìn đến
các nhu cầu của người khác, đến những ai đang thiếu thốn cần giúp
đỡ? Đôi tay của tôi có mở ra hay chăng, hay là chúng đang nắm lại?
	 Hãy dám liều: không có vấn đề trung tín nếu không dám liều.
Lòng trung tín đối với Thiên Chúa nghĩa là để đời mình lơ lửng treo
lên, để những dự án đã được cẩn thận sắp xếp của mình bị lũng đoạn
bởi nhu cầu phục vụ của mình.
	 Vậy thì chúng ta phục vụ ra sao, như Chúa muốn chúng ta
phục vụ? Người chủ bảo người đầy tớ bất trung rằng: "Ngươi cần
phải đầu tư tiền bạc của ta trong nhà băng, để khi ta trở về ta nhận
được những gì lợi lộc từ những gì của ta" (v.27). Ai là "nhà băng"
có thể cung cấp cho chúng ta số lời dài hạn đây? Họ là thành phần
nghèo khổ. Đừng quên nhé: người nghèo ở ngay tâm điểm của Phúc
Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 12 - 2020
15
Âm; chúng ta không thể hiểu được Phúc Âm mà không có người
nghèo đâu. Người nghèo giống như chính Chúa Giêsu, Đấng, cho dù
giầu có, đã tự hóa ra như không, biến mình thành nghèo khó, thậm
chí nhận lấy tội lỗi vào bản thân mình là loại bần cùng tồi tệ nhất.
Người nghèo bảo đảm cho chúng ta một lợi tức vĩnh hằng. Ngay cả
hiện nay họ cũng giúp chúng ta trở nên giầu có về tình yêu thương,
giá trị còn trọng đại cao quí hơn cả các thứ ngọc ngà châu báu.
	 Hãy chìa tay của anh chị em ra cho người nghèo, thay vì đòi
hỏi những gì anh chị em thiếu hụt. Như thế anh chị em mới tăng bội
các nén bạc anh chị em đã lãnh nhận.
	 Sắp tới Mùa Giáng Sinh, mùa lễ hội. Biết bao nhiêu lần chúng
ta nghe người ta đặt vấn đề: "Tôi có thể mua những gì đây? Đâu là
những gì tôi muốn có nữa? Tôi cần phải đi mua sắm". Chúng ta hãy
sử dụng những lời khác như thế này: "Tôi có thể trao tặng những
người khác cái gì đây?", để trở nên như Chúa Giêsu, Đấng đã hiến
mình và đã được hạ sinh trong máng cỏ".
	 Phần kết của dụ ngôn. Một số người sẽ là thành phần giầu có,
trong khi những người khác, thành phần đã có nhiều và đã hoang
phí cuộc đời của mình, sẽ trở nên nghèo (cf.v.29). Thế rồi, vào cuối
đời của mình, sự thật sẽ được tỏ hiện. Cái giả tạo của thế giới này sẽ
bị tàn phai, cùng với chủ trương của nó là sự thành đạt, quyền lực và
tiền bạc là những gì làm cho đời sống có ý nghĩa, thì lòng yêu thương
- thứ tình yêu chúng ta đã ban tặng - mới cho thấy là kho tàng thực
sự. Những thứ kia sẽ sụp đổ, còn lòng yêu thương sẽ vươn lên.
	 Nếu chúng ta không muốn sống đời nghèo khó, chúng ta
hãy xin ơn để thấy được Chúa Giêsu nơi người nghèo, để phục vụ
Chúa Giêsu nơi người nghèo.
Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 12 - 202016
HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM
ỦY BAN MỤC VỤ GIỚI TRẺ – THIẾU NHI
Công Bố Logo Năm Mục Vụ Giới Trẻ 2021
Đồng Hành Với Người Trẻ Trong Đời Sống Gia Đình
1. Logo mang hình dáng ngôi
nhà: Đây là hình ảnh về gia đình,
nơi mà người trẻ được sinh ra,
được chăm sóc và dạy dỗ nên
người. Và cũng là nơi mà hai
người trẻ nam và nữ yêu thương
nhau cùng nhau gây dựng nên
những hoa trái tốt đẹp, tạo nên
những gia đình mới cho Mẹ
Giáo Hội.
2. Khối ba hình ảnh con người:
- Hình người chính giữa: là hình ảnh cách điệu Chúa Giêsu Phục
Sinh trong trang phục áo thụng dài với mảnh vải hình chữ S vắt qua
vai.
- Hình người hai bên phải trái: tượng trưng cho hai môn đệ trên
đường Emmau. Cánh tay vươn lên cao như cách thể hiện sự vui
mừng, hoan hỷ của hai môn đệ vì được Chúa Giêsu.
3. Những tia sáng và thánh giá đi ra khỏi đường tròn của logo thể
hiện tính siêu việt và phá vỡ những giới hạn mà sự Phục Sinh của
Chúa mang đến cho người trẻ. Điều đó mang lại hy vọng rằng những
giới hạn của bản thân sẽ được phá vỡ khi chúng ta tin vào Ánh Sáng
Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 12 - 2020
17
Phục Sinh, tin vào sự đồng hành của Chúa trên tiến trình thăng tiến
của mỗi người cách riêng là người trẻ. Sự phát triển toàn diện nhằm
hướng người trẻ và mời gọi người trẻ chia sẻ khả năng, sử dụng nén
vàng Chúa trao để can đảm dấn thân loan báo Tin mừng như hai
môn đệ.
	 Ý NGHĨA MÀU SẮC
	 Màu sắc của logo được sử dụng dựa trên 5 màu chủ đạo mang
màu sắc trẻ trung, tươi vui, diễn tả ý nghĩa niềm hy vọng của mầu
nhiệm Phục sinh.
- Sắc Cam của lửa - biểu tượng nguồn ơn Chúa Thánh Thần, của
nhiệt huyết, được chọn tô cho hình ảnh Chúa Giêsu, như muốn tập
trung nguồn ơn sức mạnh mà người trẻ cần tìm kiếm cho cuộc đời
mình chính là Chúa Giêsu.
- Sắc Xanh Dương diễn tả sắc xanh của hy vọng, sự mong chờ niềm
vui của ơn cứu độ.
- Sắc Xanh Lá mang sức sống tinh thần của người trẻ, màu sắc của
sự tươi mát và tinh thần sống xanh nhắc nhớ người trẻ trong việc
chung tay bảo vệ ngôi nhà chung.
	 Sự hoà quyện của 3 sắc màu trên hướng tới Thánh Giá màu
Đỏ – biểu tượng của tình yêu, nhắc nhớ về sự hy sinh của Chúa trên
Thập Giá, về Bí tích Tình Yêu và con đường Trắng diễn tả sự Phục
sinh - con đường hướng người trẻ về quê trời trong hân hoan và
vững tin vào mầu nhiệm sống lại của Chúa Giêsu.
Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 12 - 202018
	 Chúa Giêsu sống ở thế gian 33 năm; 30 năm ẩn dật ở Nazareth,
3 năm cuối cùng Ngài đi rao giảng Tin Mừng, rồi tự nguyện, hiến thân
chịu khổ hình và chịu chết trên Thánh Giá chuộc tội cho nhân loại.
Ngài sống lại từ cõi chết, lên trời ngự bên hữu Thiên Chúa Cha.
	 Cả 33 năm ở tại thế điều Chúa Giêsu ao ước nồng nhiệt đã
hướng dẫn Ngài đi trọn con đường vất vả và hy sinh ấy là “thi hành”
trọng Thánh Ý Chúa Cha. Của ăn của Thầy là thực hiện Thánh Ý Cha
Thầy và vâng phục Chúa Cha cho đến chết và chết trên Thánh Giá.
	 Chúng ta có thể nói Chúa Giêsu là người trẻ tuy đã là “tam thập
nhi lập” (Ba mươi tuổi là tuổi lập thân) Ngài ôm ấp mộng ước là Cứu
Thế, Cứu Chuộc toàn thể nhân loại và thi hành trọn vẹn “Mọi sự đã
hoàn tất” (Ga 19, 20)
	 Bây giờ đến chúng ta, hỡi những người trẻ. Người trẻ là những
người có những ước mơ, dự tính cho tương lai.
	 Có một câu nói: Người già hồi tưởng về quá khứ, trẻ con nhìn
vào hiện tại, còn người trẻ thì hướng về tương lai. Tương lai là cái chưa
đến, chưa có; phải có ước mơ mới đi tới được, mới có được.
1. ƯỚC MƠ VƯƠN TỚI
	 Ước mơ có lẽ là một thứ gì đó vượt ngoài tầm với, nó là khát
vọng, là những điều tốt đẹp mà người trẻ luôn hướng tới.
	 Ước mơ là điều ai cũng có, đối với mỗi người đều khác nhau. Có
những ước mơ vĩ đại như giải phóng dân tộc, trở thành nhà lãnh đạo
tài ba, trở thành tỷ phú… Mà cũng có những ước mơ nhỏ bé, giản đơn
tuổi trẻ và ước mơ
CHA XỨ GIUSE
Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 12 - 2020
19
là có một gia đình ấm cúng, một chuyến du lịch đi trong nước hay nước
ngoài; một công việc làm đúng theo khả năng… có người muốn trở
thành giáo viên, một bác sĩ, kỹ sư, một cầu thủ bóng đá, diễn viên điện
ảnh, ca sĩ; tựu trung đều muốn có một tương lai ổn định, huy hoàng
càng tốt.
2. NÊN NƯỜI và NÊN THÁNH
	 “Nên người” là mẫu số chung cho mọi người trẻ. Thiên Chúa ban
cho con người có thể xác và có linh hồn, có lý trí và có tự do, từ đó con
người vượt lên trên mọi thụ tạo; tuy con người sinh ra là người, nhưng
cần phải được uốn nắn, giáo dục cho nên người đáng là “linh ư vạn vật”
nếu không con người cũng chỉ là sống theo bản năng như con vật.
	 Thêm nữa vì là một Kitô hữu, người trẻ Công Giáo không chỉ
dừng lại ở con người tốt lành bình thường mà còn phải là một “thánh
thần”. (Thánh Đaminh Savio, Thánh nữ Têrêsa Hài Đồng Giêsu, Thánh
Nữ Maria Goretti, Thánh Phanxicô Xaviê) và mới đây Á Thánh Carlo
Acutis sinh năm 1991 và mất năm 2006. (Chúa Kitô đang sống, số 50)
3. THỰC HIỆN ƯỚC MƠ
a. Phải tranh đấu không ngừng
	 Các nhà Tu Đức luôn nói với người trẻ và mỗi người chúng ta
“Đời là tranh đấu” và với người Công Giáo là chiến đấu không ngừng
với ba kẻ thù là ma quỷ, thế gian và xác thịt. Trong cuộc chiến đấu này
có kẻ thắng người thua chứ không có “huề cả làng”; hoặc là chúng ta lột
bỏ được con người cũ xấu xa tội lỗi để mặc lấy con người mới tốt lành
thánh thiện hoặc là chúng ta phải làm nô lệ cho con người cũ, đầy đam
mê thấp hèn, lôi kéo chúng ta vào con đường tội lỗi. Tranh đấu cách tích
cực với chính mình.
	 Ở giữa cuộc đời thì phải chống chọi với biết bao gian khổ cả bên
trong đến bên ngoài và cuộc chiến khó nhất, dai dẳng nhất vẫn là chiến
Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 12 - 202020
đấu với chính mình, chúng ta phải thắng chính mình.
• Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi, nhưng khó vì lòng
người ngại núi e sông” (Nguyễn Bá Học)
• Thắng được cả Âu Châu, còn dễ hơn là thắng được chính mình
(Hoàng đế Napoleon)
• Hôm ấy, cha Bề Trên Tu Viện hỏi một tu sĩ: “Mỗi ngày con đã làm gì?”
- Thưa cha, con rất bận rộn hàng ngày; ngày nào con cũng phải trông
coi hai con chim ưng, giữ hai con nai, kìm hãm hai con diều hâu, thắng
một con cá sấu, trị được một con gấu và săn sóc cho một bệnh nhân.
Con xin nói thêm cho cha biết. Với bản thân con thì không làm nổi
đâu, con phải cầu xin ơn Chúa và Mẹ Maria; xin cha cũng cầu nguyện
cho con.
- Thưa cha đúng như vậy. Con xin giãi bày: Hai con chim ưng là hai con
mắt của con; con phải giữ để nó khỏi xem, khỏi nhìn những điều xấu,
hai con nai là đôi chân của con để nó khỏi đi vào đường cấm, hai con
diều hâu là hai tay của con, con luôn bắt nó làm điều phải; con cá sấu
tức là miệng lưỡi, con phải kìm hãm hàng ngày để đừng nói lời vô ích
và thô bỉ; con gấu là tấm lòng con, con phải rèn giũa để khỏi ích kỷ và
tham lam; còn bệnh nhân là chính thân thể con, con phải canh chừng
để nó không bị nhục dục xâm nhập vào. Con thật yếu ớt thấp hèn, dễ
sa ngã lắm.
(Chí khí người thanh niên – Đức Cha Tihamer Toth)
	 Kết: Năm Phụng Vụ mới bắt đầu là Mùa Vọng và mùa Giáng
Sinh. Chúa Giêsu con Thiên Chúa giáng sinh làm người để Cứu Độ
trần gian, Ngài đã chiến thắng tội lỗi, đau khổ và sự chết. Ước mong
mỗi người trẻ cũng chuẩn bị tâm hồn trong sạch khi chiêm ngắm tình
yêu khiêm nhường thẳm sâu của Chúa Giêsu và toàn tâm phục tùng
thánh ý Thiên Chúa với tâm tình “trông đợi” khao khát như dân Chúa
xưa: “Trời cao hãy đổ sương xuống và ngàn mây hãy mưa Đấng cứu
tinh cho chúng con.”
Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 12 - 2020
21
HĐ ĐAMINH
HĐ ĐAMINH
Công bằng nhân đức phải cần
Đối thần cho xứng đối nhân cho bằng
Đời này sống mãi được chăng
Dối gian thu vén hỏi rằng ích chi
Một cơn té đủ đến thì
Công bằng chẳng có cũng vì lợi danh
Mắt nhìn của cải cũng đành
Đau lòng thoi thóp lòng sanh hận thù
Oán trời than đất mắt mù
Dầy công thu vén bao thu kiếp người
Thế gian giành giật đến nơi
Đau lòng trăn trối kêu trời khổ thân
Làm người khi sống phải cần
Công bằng bác ái dự phần mới nên
Công bằng với Chúa sống bền
Công bằng bác ái ấm êm mọi người
Cũng là giới luật Chúa trời
Công bằng nợ thiếu trả người đời sau
Công bằng trả hiếu cho mau
Mẹ cha đền đáp ốm đau tận tình
Dù bao trái ngược phát sinh
Công bằng báo hiếu đáp tình cho cân
Công bằng nghèo đói có phần
Làm ngơ vô cảm đến lần ai thương
Giàu dầy khó mỏng chẳng vương
Giúp nhau mau chóng theo đường thánh kinh
Kẻ nào thiếu thốn họ xin
Hãy cho cùng kẻ đến tìm mượn vay
CÔNG
BẰNG
Kẻ thù yêu được mới hay
Công bằng hãy nhớ cầu thay
kẻ thù
Con người sống được bao thu
Mặt trời soi chiếu cùng
chung mọi nhà
Công bằng hai chữ vui tươi
Khắc ghi lời Chúa ơn trời
Phước ban
Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 12 - 202022
	 Trong những năm vừa qua, nhiều biến cố đau buồn xảy đến
cho Hội Thánh Việt Nam cũng như nhiều nơi trên thế giới ngày càng
dồn dập hơn.
	 Từ vị chủ chăn nhân hậu can trường cho đến người giáo dân
hiền lành chất phác đã phải vác lấy thập giá đau thương trong cuộc
đời để bảo vệ niềm tin của họ. Trước những bất công tràn lan, có
người cho rằng cần phải hy sinh quyền tư hữu vì công ích. Nhưng
như thế có đúng với lương tri phổ quát và phù hợp với giáo huấn của
Hội Thánh không? Chúng tôi thiết nghĩ cần điểm lại vài nét về công
ích – một cách thật ngắn gọn – theo Học thuyết Xã Hội Công Giáo,
xem Hội Thánh minh định thế nào về công ích.
	 Nếu đếm số mục trong bản Tóm Lược Học Thuyết Xã Hội
Công Giáo thì người đọc sẽ nhận thấy thế này: bản tóm lược có 12
chương với 583 khoản, thì trong đó có 103 khoản nhắc đến công ích,
và hạn từ công ích được dùng 139 lần. Điều này có ý nghĩa gì? Trong
khi Học Thuyết Xã Hội bàn về mọi vấn đề liên quan đến xã hội loài
người, thì đã có một phần năm nói đến công ích, nghĩa là công ích
được Hội Thánh coi là một trong những vấn đề cốt lõi của các mối
quan hệ xã hội.
	 Vậy công ích là gì?
	 Hiến chế Mục Vụ về Hội Thánh trong Thế Giới Ngày Nay
CHA PHÓ
MAXIMILIANO KOLBE MARIA
CÔNG ÍCH Dưới cái nhìn của
GIÁO HỘI CÔNG GIÁO
Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 12 - 2020
23
(Gaudium et Spes) của Công Đồng Vatican II định nghĩa:
	 “Công ích – là toàn bộ những điều kiện của đời sống xã hội
cho phép những tập thể hay những phần tử riêng rẽ có thể đạt tới sự
hoàn hảo riêng một cách đầy đủ và dễ dàng hơn – ngày nay mỗi lúc
một nới rộng tầm phổ quát hơn và do đó bao hàm những quyền lợi
và nghĩa vụ của toàn thể nhân loại” (1).
	 Công ích là một trong bốn nguyên tắc làm nền tảng xây dựng
ngôi nhà sự sống của loài người, công trình kỳ diệu nhất do bàn tay
Chúa tạo thành. Hội Thánh dạy: “Mọi khía cạnh trong đời sống xã hội
đều phải liên hệ đến công ích, nếu muốn đạt được ý nghĩa trọn vẹn
nhất, công ích xuất phát từ chính phẩm giá, sự thống nhất và bình
đẳng của hết mọi người”.(2)
	 Nền tảng Kinh Thánh của công ích cũng có thể nhận thấy rõ
ràng ngay từ trình thuật về ngày sáng thế cho đến mãi về sau này.
Thiên Chúa trao thế giới Ngài tạo dựng không phải là cho một người
hay một giai cấp nào riêng lẻ, mà là cho toàn thể xã hội loài người từ
ngày sáng tạo đến ngày thế mạt để họ có quyền sử dụng và cộng tác
vào công trình sáng tạo nhiệm mầu của Thiên Chúa.
	 Hội Thánh dạy: “Tự bản chất, con người là một hữu thể xã
hội vì Thiên Chúa – Đấng tạo dựng con người – muốn như thế” (3).
	 Vì là hữu thể xã hội, con người không những sống chung với
mà còn sống vì và cho người khác. Do đó, trong Thông Điệp Sol-
licitudo Rei Socialis, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II nhấn mạnh:
“Chính vì yêu quý điều có ích cho mình và cho người khác mà người
ta quy tụ thành những tập thể bền vững nhằm tìm kiếm ích lợi
chung. Các xã hội loài người khác nhau cũng phải tạo ra nơi mình
những quan hệ liên đới, liên lạc và cộng tác với nhau để phục vụ con
người và công ích” (4)
Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 12 - 202024
Cộng đồng chính trị và công ích
	 Hội Thánh dạy rằng: “Cộng đồng chính trị chủ yếu là để phục
vụ xã hội dân sự và nếu phân tích tới cùng, là phục vụ những con
người và những tập thể làm nên xã hội dân sự”(5).
	 Là công cụ của Nhà Nước, các cơ quan hành chính ở bất cứ
cấp nào – quốc gia, khu vực hay địa phương – đều phải nhắm phục
vụ các công dân: “Đã đặt mình phục vụ các công dân, nhà nước phải
trở thành người quản lý các nguồn lợi của nhân dân và vì thế họ phải
quản lý các nguồn lợi ấy với ý định hướng tới công ích” (6)
	 Nhìn thấy trước những viễn cảnh không phù hợp với việc
phục vụ con người và công ích trong một số thể chế xã hội, Hội
Thánh muốn lên tiếng nhắc nhở và cảnh báo những cách làm việc
không phù hợp với tinh thần Tin Mừng và đối nghịch với ích lợi của
cá nhân cũng như xã hội.
	 Trong Tông Huấn Hậu Thượng Hội đồng Christifideles Laici,
Đức Thánh Cha Gioan Phaolô nhận định: “Đi ngược với cái nhìn
này là thái độ quan liêu quá mức; thái độ này xuất hiện khi “các cơ
quan trở nên quá phức tạp trong cách tổ chức và đòi xử lý hết mọi
vấn đề. Rốt cuộc, chúng không còn hiệu năng nữa do chủ nghĩa công
chức vô cảm, do hệ thống hành chính quan liêu thái quá, do việc lo
tìm tư lợi không chính đáng và do đánh mất ý thức bổn phận một
cách quá dễ dàng và quá phổ biến”(7). Vì thế, không được quan niệm
vai trò của những người làm việc trong các cơ quan hành chính là
vô cảm hay quan liêu, mà đúng ra phải coi đó như hành động rộng
lượng giúp đỡ các công dân với tinh thần phục vụ.”(8)
	 Như vậy, việc tìm công ích trước hết là do cung cách phục vụ
của cộng đồng chính trị đối với xã hội dân sự, chứ không phải là sử
dụng của cải của tư nhân để dồn hết cho công ích.
Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 12 - 2020
25
Công ích phải bảo đảm ích lợi cho cá nhân
	 Trước khi nói đến nguyên tắc công ích, Hội Thánh đưa ra
nguyên tắc nhân vị, là bởi vì “Hội Thánh nhìn thấy nơi mỗi người,
nam cũng như nữ, hình ảnh sống động của chính Thiên Chúa. Hình
ảnh này mỗi ngày được triển khai thêm một cách trọn vẹn và sâu sắc
hơn nơi mầu nhiệm Đức Kitô, hình ảnh tuyệt hảo của Thiên Chúa,
Đấng duy nhất đã mạc khải Thiên Chúa cho con người và mạc khải
con người cho chính con người”.(9)
	 Vậy khi nói về công ích, Hội Thánh dạy rằng: “Mỗi người
cũng có quyền hưởng những điều kiện của đời sống xã hội do việc
tìm kiếm công ích đem lại.” (10) Không thể nhân danh công ích để
bỏ qua những đòi hỏi chính đáng về quyền lợi và phúc lợi của những
con người riêng lẻ, là hình ảnh Thiên Chúa.
	 Hội Thánh còn chỉ ra cụ thể: công ích chính là phục vụ con
người, và “thông tin do các phương tiện truyền thông đại chúng
cung cấp phải nhằm phục vụ công ích. Xã hội có quyền nhận được
những thông tin căn cứ trên sự thật, tự do, công lý và liên đới” (11).
	 Do đó, mỗi người trong phận vụ của mình phải góp phần
phát triển thông tin để các giá trị của Học Thuyết Xã Hội Công Giáo
(sự thật, tự do, công lý và liên đới) được phổ biến nhanh chóng và
rộng rãi nhất.
Chiều kích siêu việt của công ích
	 Nhưng điều quan trọng hơn hết cần phải lưu ý là “Công ích
của xã hội không phải là một mục tiêu tự thân: nó chỉ có giá trị khi
có liên quan với việc thực hiện các mục tiêu tối hậu của con người và
ích lợi chung của toàn thể thụ tạo”(12). Vậy mục tiêu tối hậu của con
người là gì? Trong Thông Điệp Centessimus Annus, Đức Thánh Cha
Gioan Phaolô nhắc nhở: “Thiên Chúa là mục tiêu tối hậu của các thụ
tạo do Ngài dựng nên, và vì thế, không thể vì bất cứ lý do gì mà công
Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 12 - 202026
ích mất đi chiều hướng siêu việt, tức là chiều hướng vừa vượt lên
trên lịch sử vừa hoàn thành lịch sử”.
	 Nói một cách đơn giản, công ích chỉ có ý nghĩa thật sự khi
giúp con người hướng về Thiên Chúa là Đấng Tạo Hoá và là mục
tiêu con người hướng đến. Khi người ta nhân danh công ích để phá
bỏ nhà thờ, đập tan Thánh Giá Chúa hay phân rẽ dân Chúa, thì chắc
chắn là người ta lợi dụng công ích vì tư lợi.
	 Khi Hội Thánh địa phương gìn giữ một mảnh đất hay một
căn nhà để làm nơi thờ phượng Chúa và phục vụ anh chị em mình,
rõ ràng công ích được đề cao vì mục tiêu tối hậu được nhắm đến và
những con người nhỏ bé được chăm sóc như hình ảnh đích thực của
Đức Giêsu.
	 Còn khi người ta biến một mảnh đất thành công viên hay khu
thương mại giải trí (chưa nói đến chuyện chia năm xẻ bảy để tranh
giành tư lợi), thì họ đã nhạo báng công ích. Học Thuyết Xã Hội Công
Giáo nhấn mạnh: “Một nhãn quan thuần tuý lịch sử và vật chất sẽ kết
thúc bằng cách biến công ích thành một sự an vui đơn thuần về mặt
kinh tế và xã hội mà không hướng tới một mục tiêu siêu việt nào, tức
là không có lý do hiện hữu sâu xa nào của chính công ích”(13). Nói
khác đi, lúc đó công ích đã bị gạt sang bên lề rồi.
Tóm lại
	 Vài phân tích ngắn ngủi trên đây chỉ vẽ ra vài nét chính yếu
trong giáo huấn của Hội Thánh về công ích nên chưa đầy đủ và còn
cần được phát triển thêm. Thay cho lời kết luận, chúng tôi xin được
trích lời Đức cố Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn văn Thuận, chủ tịch
Hội Đồng Toà Thánh Công Lý và Hoà Bình: “Nếu chúng ta muốn cổ
võ sự phát triển toàn diện và đích thực của con người trong hoàn
cảnh thực tế của các dân tộc trên thế giới, chúng ta phải có “lòng can
đảm của một tình liên đới mới có khả năng tiến hành những bước
Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 12 - 2020
27
đi sáng tạo và hữu hiệu để khắc phục tình trạng kém phát triển phi
nhân cũng như tình trạng phát triển quá độ có khuynh hướng biến
con người thành một đơn vị kinh tế” (Ecclesia in Asia 32). (…) Trên
bình diện cộng đồng, chúng ta cần sự cống hiến của nhiều nhóm
khác nhau, tất cả hoạt động trong tình hiệp nhất với nhau. Một số
người sẽ đào sâu khả năng phân tích xã hội học hay sẽ dấn thân vào
các vấn đề chính trị thực tế. Một số khác sẽ dấn thân trực tiếp vào
việc phục vụ người nghèo. Dù chúng ta ở đâu những nỗ lực mang
tính giáo dục của chúng ta sẽ góp phần vào việc xây dựng công ích
và nâng cao các chuẩn mực đạo đức.”(14).
	 Truyện kể: Cái giá của sự thu tích của cải!
	 Người kia làm việc trong một công ty đang phát triển mạnh,
lương anh khá cao cho nên gia đình rất hạnh phúc. Anh có một ngôi
nhà xinh xắn, một người vợ hiền và mấy đứa con ngoan. Nhưng anh
tự nghĩ: mình còn trẻ, sức lực còn nhiều, mà công ty hiện không
thiếu việc. Thế là anh làm thêm giờ phụ trội. Thu nhập càng cao hơn.
Anh lại nghĩ: nếu mình phấn đấu để lên chức thì sẽ được tăng lương
nữa. Và anh phấn đấu, và quả thực anh lên chức.
	 Cho đến một hôm đi khám bệnh, anh được cho biết mình đã
mắc phải một chứng bệnh nguy hiểm và đã tới giai đoạn cuối cùng.
Nghĩa là anh không sống được bao lâu nữa. Lúc sắp rời bỏ vợ con ấy,
anh mới biết rằng xưa nay anh chẳng hiểu vợ con bao nhiêu, và con
cái anh cũng chẳng hiểu anh bao nhiêu. Và anh chết, để lại cho con
cái một gia tài lớn. Đối với người khác, anh là một con người thành
đạt. Nhưng đối với vợ con thì anh là một con người thất bại. Vợ con
anh hưởng gia tài của anh mà chẳng nghĩ tới anh bao nhiêu: bấy lâu
nay họ sống không có anh, sau này họ cũng tiếp tục sống không cần
anh. (15)
Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 12 - 202028
Một áp dụng cụ thể
	 Sau hồi thế chiến thứ I, một linh mục Pháp trẻ tuổi được lệnh
đi coi xứ, tay xách hai vali mạnh dạn ra đi, đến nơi chỉ thấy những
hầm sâu, tường đổ, còn sót lại một bức tường nham nhở: Đó là tất cả
nhà xứ, nhà thờ chỉ còn có bấy nhiêu!!!
	 Cha hết sức hoạt động, con Chiên dần dần trở về gầy dựng
lại cơ đồ, nhưng con Chiên ở rải rác, khổ cho Cha lúc đi kẻ liệt, trèo
tường, nhoai hầm hố. Nhờ gương sáng và lời Cha ủy lạo, con Chiên
tu sửa lại lòng đạo đức cũng như vật chất, và giúp Cha kiến thiết ngôi
Thánh Đường và Nhà xứ cho Cha sở ở.
	 Giữa lúc tình cha con mặn nồng, Cha tuy tuổi chưa nhiều
nhưng đã kiệt sức, nằm trên giường bệnh vẫn thản nhiên. Giờ hấp
hối gần đến, Cha nói với những người đứng xung quanh: “Nay tôi
vui mừng vì đã trung thành giữ lời nhủ bảo của thân phụ tôi trong
ngày tôi lĩnh chức Linh mục, dâng lễ mở tay rằng: “Nay con làm Linh
mục Chúa, Cha chỉ cầu ước cho con ba điều:
Thứ nhất: Lúc con chết, con đừng nợ ai xu nào.
Thứ hai: Lúc chết, trong tay con cũng chẳng dư xu nào.
Thứ ba: Con đừng vướng một xu nợ nào, là tội với Chúa”
	 “Cả ba điểm đó, tôi cẩn thận giữ: Hiện tôi không còn dư thừa
xu nào, có bao nhiêu làm việc cho vinh danh Chúa, giúp anh em hết;
giờ đây tôi xét thấy không nợ ai xu nào cả, còn nợ với Chúa là tội lỗi,
tôi đã tính cẩn thận hết sức rồi”
	 Nói xong, vị Tông đồ trẻ tuổi chỉ còn việc thân mật với Chúa,
Đấng suốt đời mình đã trìu mến. Cha an nghỉ giữa đoàn con Chiên
mến thương thực tình than khóc: “Ôi Cha đã vất vả với chúng con,
nay đến lúc tưởng cha con an hưởng có nhau, Cha đã vội lìa bỏ chúng
con”.
	 Người lành thánh chết êm ái chừng nào. Đây là mẫu gương
Linh mục, không ham mê danh vọng, cũng chẳng thiết gì tiền bạc.
Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 12 - 2020
29
(Theo báo Prêtre et Apôtre, thuật trong mục Belle figure sacerdotale,
Gương Linh Mục sáng ngời) (16)
Nhân Viên Cứu Hỏa
	 Vụ khủng bố ngày 11-9-2001 tại New York, Hoa Kỳ, đã làm
cho hơn 200 nhân viên cứu hỏa bị thiệt mạng. Đa số là người gốc
Ái-nhĩ-lan hay gốc Ba-Lan và là các tín hữu Kitô rất sùng đạo, trung
thành với các truyền thống Công Giáo tới xương tủy.
	 Cũng tại thành phố New York, hàng năm có hơn phân nửa số
nhân viên cứu hỏa bị thương trong khi thi hành nhiệm vụ. Ngoài ra,
trung bình mỗi năm có đến 8 nhân viên tử nạn ..
	 Trước đây, tôi phải trải qua nhiều cuộc khảo hạch, đặc biệt
liên quan đến đời sống luân lý, đến sức chịu đựng của tinh thần và
của thể xác. Rồi đến những tuần lễ dài vừa học lý thuyết vừa thực tập
các buổi chữa lửa. Tuổi thanh niên thật hăng say, giàu thiện chí và cả
trí tưởng tượng nữa.. Sau cùng, tôi được chính thức chấp nhận làm
nhân viên cứu hỏa của thành phố New York, hành nghề trong một
khu phố nghèo với đủ thứ tệ nạn xã hội: xì-ke, ma-túy, cướp bóc,
buôn lậu và những vụ hỏa hoạn giết người..
	 Càng đi vào thực tế nghề nghiệp, càng chạm trán với những
hoạn nạn và những đau khổ của con người, tâm tính tôi càng chín
mùi và lòng yêu chuộng nghề nghiệp của tôi cũng được thanh luyện.
Giờ đây tôi chiến đấu để cứu thoát những người gặp hiểm nguy thật,
nhưng không phải với lòng hãnh diện căng phồng, mà là với một chủ
đích hoàn toàn dấn thân phục vụ.
	 Một ngày kia, hiền thê tôi - giống như mọi bà vợ của nhân
viên cứu hỏa khác - tỏ dấu lo âu cho tính mệnh của tôi. Cứ mỗi lần
tôi ra đi thi hành công tác là mỗi lần nàng thấp thỏm mong chờ tôi
trở về bằng an. Tuy nhiên, để trấn an vợ, tôi không biết giải thích
ra sao với nàng về lý tưởng nghề nghiệp của tôi. Cho đến một ngày
Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 12 - 202030
kia, chính nàng thổ lộ: “Phải có người làm nghề như anh đang làm.
Em bắt đầu chấp nhận thực tế, dầu vẫn tiếp tục lo âu. Chẳng hạn
đêm nay, em không thể nào chợp mắt được. Em trằn trọc với ý nghĩ:
‘mình nằm đây an toàn, trong khi chồng mình phải vật lộn với cơn
lửa tàn ác’.. Nhưng đàng khác, em cũng cảm thấy thật hãnh diện về
anh, giống như ba đứa con của chúng ta. Chúng hãnh diện biết rằng,
Ba chúng có mặt trên chiếc xe cứu hỏa, chạy hết tốc lực với còi hụ réo
vang. Còn em, em biết rằng, anh làm một nghề mà anh nghĩ là phải
làm, để Phục Vụ Cho Công Ích. Ý tưởng này giúp em can đảm”.
	 Nghe vợ nói thế, tôi cảm thấy lòng tràn đầy an ủi. Còn gì hạnh
phúc hơn là sự tâm đầu ý hợp của đôi vợ chồng! Có được sự cảm
thông của vợ, tôi còn hưởng nếm được tình huynh đệ chân thành
giữa các bạn cùng nghề. Sát cánh bên nhau trong gian nguy, trong
chiến đấu, chúng tôi thực tình yêu thương đùm bọc nhau. Chúng tôi
lo lắng cho tính mệnh của nhau và chăm sóc nhau, nếu chẳng may
có người bị thương trong khi thi hành nghề nghiệp.
	 Giờ đây, kiểm điểm lại chặng đường 18 năm hành nghề, tôi
gặt được một thành quả to lớn: đó là tôi trở nên một người nhân
hậu, cảm thông hơn, khi hàng ngày đụng chạm với khổ đau của con
người, khổ đau mà đôi khi chúng tôi hoàn toàn bất lực, đau đớn lặng
nhìn những tang thương, xé nát ruột gan.. Và tôi đã không bao giờ
hối tiếc vì đã chọn hành nghề cứu hỏa, cũng như tự hứa sẽ tiếp tục
tận tâm hành nghề này..
(“Sélection du Reader’s Digest”, Février 1974, trang 145-178). (17)
Tổng hợp từ Internet.
Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 12 - 2020
31
(1) CĐ. Vatican II, Hiến chế Mục vụ Gaudium et Spes, 26: AAS 58
(1966), 1046; x. Giáo lý Giáo hội Công giáo, 1905-1912; Gioan XXIII,
Thông điệp Mater et Magistra: AAS 53 (1961), 417-421; Gioan
XXIII, Thông điệp Pacem in Terris: AAS 55 (1963), 272-273; Phaolô
VI, Tông thư Octogesima Adveniens, 46: AAS 63 (1971), 433-435.
(2) HTXHCG, khoản 164
(3) x. CĐ. Vatican II, Hiến chế Mục vụ Gaudium et Spes, 12: AAS
58 (1996), 1034; Giáo lý Giáo hội Công giáo, 1879; x. Piô XII, Thông
điệp Truyền thanh ngày 24-12-1942, 6: AAS 35 (1943), 11-12; Gioan
XXIII, Thông điệp Pacem in Terris: AAS 55 (1963), 264-265.
(4) x. Gioan Phaolô II, Thông điệp Sollicitudo Rei Socialis, 26: AAS
80 (1988), 544-547; CĐ. Vatican II, Hiến chế Mục vụ Gaudium et
Spes, 76: AAS 58 (1966), 1099- 1100.
(5) x. Giáo lý Giáo hội Công giáo, 1910.
(6) Gioan Phaolô II, Thông điệp Ngày Thế giới Hoà bình năm 1998,
5: AAS 90 (1998), 152.
(7) Gioan Phaolô II, Tông huấn Hậu Thượng Hội đồng Christifi-
deles Laici, 41: AAS 81 (1989), 471-472.
(8) HTXHCG, khoản 402.
(9) HTXHCG, khoản 105, CĐ. Vatican II, Hiến chế Mục vụ Gaudi-
um et Spes, 22: AAS 58 (1966), 1042.
(10) HTXHCG, khoản 167
(11) Giáo lý Giáo hội Công giáo, 2494; x. CĐ. Vatican II, Sắc lệnh
Inter Mirifica, 11: AAS 56 (1964), 148-149.
(12) (13) HTXHCG, khoản 170
(14) Đức Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn văn Thuận, Thư gửi Hội
Nghị Giáo Dân Á Châu lần thứ hai, 2001.
Nguồn: Gioan Lê Quang Vinh
(15), (16) & (17) Soeur Jean Berchmans Minh Nguyệt, Radio Vati-
can. Roma
Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 12 - 202032
I. CÔNG ÍCH LÀ GÌ?
	 Công ích là các lợi ích công cộng thường được nhà nước và
xã hội xác nhận hoặc thừa nhận một cách đương nhiên. Ý nghĩa
công cộng ở đây có thể hiểu là lợi ích trực tiếp của một cộng đồng
hoặc của toàn xã hội. Công ích bao gồm:
- Dịch vụ công ích
- Lao động công ích
- Làm việc công ích
	 Từ những điều kiện để tạo nên lợi ích CÔNG ÍCH ta có thể
kể ra các CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG để phục vụ nhu cầu dân sinh,
nói chung là Công Ích Xã Hội.
II. CÔNG ÍCH XÃ HỘI: Các công ích xã hội gồm:
- Các công trình dân dụng như nhà công, công sở, bệnh viện,
trường học, bảo tàng, nhà hát cho nhu cầu văn hóa, nhà thi đấu
thể thao, dịch vụ tài chính như ngân hàng, thương mại như siêu
thị, bảo hiểm, khách sạn, ký túc xá…
- Các công trình hạ tầng giao thông như đường bộ, đường sắt,
cầu cống, kênh đào, bến cảng nhà ga, sân bay…
- Không gian công cộng gồm quảng trường, công viên, bãi biển…
- Dịch vụ công ích như mạng lưới cung cấp điện, cấp thoát nước,
mạng viễn thông, thủy điện, thủy lợi, đê điều, đập nước…
	 Những công trình công cộng này được gọi là CÔNG ÍCH
được chính quyền trung ương hoặc địa phương đầu tư xây dựng
CÔNG ÍCH
J.NGUYỄN VIẾT KÍNH (tổng hợp)
Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 12 - 2020
33
bằng nguồn vốn ngân sách Quốc gia hoặc nguồn vốn vay Quốc tế
cũng như tài trợ. Các công trình công cộng này cũng có thể được
các doanh nghiệp đầu tư xây dựng bằng nguồn ngân sách nhà
nước.
	 Ngoài những công trình công cộng xã hội. Người Kitô hữu
còn có những dịch vụ hay tổ chức nào đem lại những lợi ích cho
đời sống trong tinh thần BÁC ÁI như lời Chúa Giêsu đã dậy chúng
ta theo giới răn MẾN CHÚA YÊU NGƯỜI không?
	 Có rất nhiều những tổ chức do các cơ sở tư nhân cũng như
các Tu đoàn, Nhà dòng, Nhà xứ… mở ra nhằm phục vụ các đối
tượng kém may mắn như nhà nuôi dạy trẻ mồ côi, khuyết tật hay
các cơ sở Bác ái dạy nghề, hướng nghiệp cho những thành phần
cơ nhỡ như mại dâm, ma túy…
	 Hội đồng Giám mục Việt Nam có Ủy Ban Bác Ái Xã Hội mà
cơ quan CARITAS trực thuộc chuyên phụ trách những công việc
trong phạm trù tạo ra những dịch vụ CÔNG ÍCH với mục đích
phục vụ tha nhân hầu xoa dịu cũng như mang lại những lợi ích
cần thiết trong tinh thần Kitô giáo.
III. CÔNG ÍCH KITÔ GIÁO
	 Trong ba năm sống công khai Chúa Giêsu đã thiết lập nền
móng của Hội Thánh. Người đã qui tụ các môn đệ đầu tiền và cho
họ tham gia vào sứ mạng của Người.
	 Sau khi Người Phục sinh, một dân mới đã được khai sinh.
Dưới ánh sáng Lời Chúa Giêsu, dân mới ấy lên đường loan báo
cho mọi dân tộc biết những kỳ công của Thiên Chúa và qui tụ con
cái Người đang tản mác khắp nơi về một mối
1) Cộng đoàn tín hữu đầu tiên:
	 “Các tín hữu thời bấy giờ đông đảo, mà chỉ có một lòng
Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 12 - 202034
một ý. Không ai coi bất cứ cái gì mình có là của riêng, nhưng đối
với họ, mọi sự đều là của chung” (Cv. 4, 32)
	 “Trong cộng đoàn, không ai phải thiếu thốn, vì tất cả
những người có ruộng đất nhà cửa, đều bán đi, lấy tiền đem đặt
dưới chân các Tông Đồ. Tiền ấy được phân phát cho mọi người,
tùy theo nhu cầu” (Cv. 34, 35)
	 Đối với các tín hữu, cộng đoàn thật sự là gia đình mới của
họ. Đó là nơi mà họ chia sẻ cuộc sống với nhau và cầu nguyện.
	 “Các tín hữu chuyên cần nghe các Tông Đồ giảng dạy, hiện
luôn hiệp thông với nhau, siêng năng tham dự lễ bẻ bánh và cầu
nguyện không ngừng”. (Cv 2, 12)
	 ”Tất cả các tín hữu hợp nhất với nhau, và để mọi sự làm
của chung. Họ đem bán đất đai của cải, lấy tiền chia cho mỗi
người tùy theo nhu cầu. Họ đồng tâm nhất trí, ngày càng chuyên
cần đến Đền thờ. Khi làm Lễ Bẻ Bánh tại tư gia, họ dùng bữa với
lòng đơn sơ vui vẻ. Họ ca tụng Thiên Chúa và được toàn dân
thương mến. Và Chúa cho cộng đoàn mỗi ngày có thêm những
người được cứu độ (Cv 2. 44-46)
	 Trong Cộng đồng Kitô hữu sơ khai Giêrusalem có bốn yếu
tố chủ đạo, mà nếu thiếu thì không thẻ có Hội thánh Chúa Giêsu
Kitô.
a) Lời giảng dạy của các Tông Đồ: Hội thánh được Chúa Giêsu
thiết lập để làm chứng cho thực tại mới của nước Thiên Chúa, là
một Hội Thánh Tông truyền dựa trên những người đã được Chúa
Giêsu chọn và lập thành Tông Đồ. Hội thánh được nuôi dưỡng
bằng lời giảng dạy của các Ngài, nghĩa là Lời của Thiên Chúa mà
chỉ một mình Hội thánh có khả năng truyền đạt cho chúng ta
cách đầy đủ.
b) Hiệp thông với nhau: Cộng đoàn Hội thánh phải là dấu chỉ
Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 12 - 2020
35
hữu hình cho thấy Chúa Giêsu qui tụ loài người trong Tình yêu.
Và ở điểm này cũng phải nói không thể có Hội thánh nếu không
có cuộc sống huynh đệ đích thực.
c) Lễ bẻ bánh: Đây là từ ngữ mà Hội thánh tiên khởi đã dùng để
chỉ Lễ Tạ Ơn, là Thánh lễ. Đây là Bí tích hiệp thông với Chúa Kitô,
Đấng là Lời và là BÁNH HẰNG SỐNG.
d) Cầu nguyện: Làm sao những người đã khám phá ra tình yêu
của Chúa Cha nơi Chúa Giêsu Kitô lại có thẻ sống mà không cầu
nguyện.
	 Bốn yếu tố chủ đạo trên dược Thánh Luca làm rõ nét này
là gốc rễ của mọi Cộng đoàn Kitô hữu. Thật thế, thần khí của
Chúa Giêsu đến với chúng ta qua Lời Người và qua Thánh Thể, là
chính nguồn năng động của Hội Thánh.
IV. TỔ CHỨC CARITAS
	 Caristas là một tổ chức bác ái, từ thiện của Giáo hội Công
giáo quốc tế và Việt Nam là thành viên trực thuộc Ủy Ban Bác
Ái Xã Hội của Hội đồng Giám mục Việt Nam. Caritas Việt Nam
được thành lập năm 1965. Trong những năm chiến tranh (1965-
1976) Caritas Việt Nam đã tích cực giúp đỡ những nạn nhân ng-
hèo khổ, tàn tật, mồ côi, góa bụa. Nhiều chương trình về y tế giúp
đỡ các người phong cùi, câm điếc; giúp đỡ các cô gái mại dâm
hoàn lương hay nghiện hút. Đặc biệt giúp cho các nạn nhân chiến
tranh trở về nguyên quán. Mạng lưới Caritas hoạt động liên tục
nhờ sự trợ giúp về nhân sự lẫn tài chính từ Tòa thánh và các
nước như Pháp, Đức, Hoa Kỳ…
• Năm 1976 Caritas Việt Nam được lệnh nhà nước Cộng Hòa Xã
Hội Chủ Nghĩa Việt nam giải thể.
• Năm 2008, Chính phủ Việt Nam đã cho phép tái lập Caritas
Việt Nam sau 32 năm gián đoạn
Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 12 - 202036
• Năm 2011, Caritas Việt Nam gia nhập Caritas Á Châu và trở
thành thành viên chính thức của Cariatas Quốc tế.
	 Dù vậy chính phủ Việt Nam vẫn chưa cấp phép để Caritas
Quốc tế đặt văn phòng chi nhánh tại Việt Nam.
	 Hiện nay ở Việt Nam có 26 Hiệp hội Caritas giáo phận
dưới sự chỉ đạo của Hội đồng Giám mục Việt Nam. Caritas thực
hiện các hoạt động Bác Ái Xã Hội nhằm mục đích:
- Thăng tiến và phát triển con người toàn diện.
- Phát huy tình yêu thương, bác ái, liên đới giữa mọi người trong
xã hội.
- Giúp đỡ khẩn cấp khi có thiên tai hay dịch bệnh.
	 Tóm lại đối tượng phục vụ của Caritas là những người
thiếu thốn về vật chất và tinh thần, bị gạt ra bên lề xã hội vì bất
cứ lý do gì.
V. HÃY LÀM VIỆC VÌ CÔNG ÍCH
	 Ngày 22.09.2018 Đức Giáo Hoàng Phanxicô mở đầu
chuyến tông du đến các nước vùng Baltic và Satvia, Estonia và
Lithuania. Bằng buổi gặp các giới chức, đại diện dân sự và các
đoàn ngoại giao tại dinh Tổng thống ở Thủ đô Vilnius. Đức Giáo
Hoàng nhắc rằng chuyến tông du lần này của ngài trùng dịp kỷ
niệm một trăm năm tuyên bố độc lập của đất nước này vào năm
1918 sau khi kết thúc Thế Chiến Thứ nhất.
	 Lithuania sau đó lại bị Liên bang Xô Viết chiếm đóng vào
năm 1940. Sau đó họ lại rơi vào bàn tay Đức Quốc Xã cho đến tận
năm 1944 rồi lại tiếp tục bị Xô Viết chiếm đóng. Đến năm 1990
Liên bang Xô Viết sụp đổ Lithuania mới giành lại được tự do.
	 Đức Giáo Hoàng chỉ ra rằng “Đã một thế kỷ trôi qua với vô
số gian nan và đau khổ, với những chuyện giam cầm, trục xuất và
thậm chí cả tử đạo. Mừng một trăm năm độc lập có nghĩa là dành
Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 12 - 2020
37
thời gian gian để dừng lại và hồi sinh ký ức về những trải nghiệm
này để có thể gắn bó với những gì gắn kết anh chị em thành một
quốc gia, và tìm được chìa khóa để đối diện các thách thức cũng
như hướng về tương lai trong tinh thần đối thoại và hiệp nhất
với tất cả những người sống trong Quốc gia này, bảo đảm không
một ai bị loại trừ.”
• Đức Giáo Hoàng mong muốn người dân Lithuania hãy khoan
dung, hiếu khách, tôn trọng và đoàn kết, hãy nâng những phẩm
chất của dân tộc mình trong quá khứ chứ đừng co cụm lại. Tôi
mong anh chị em hãy khao khát MƯU CẦU CÔNG ÍCH và đấu tra-
nh vì nó.
• Người dân Lithuania đã chịu nhiều đau khổ khi những hệ tư
tưởngchuyênchếcốgắngápđặthìnhmẫuduynhấtcủahọ,muốn
loại trừ mọi sự khác biệt dưới chiêu bài tuyên truyền muốn mọi
người tin rằng đặc quyền đặc lợi của một số người thì quan trọng
hơn phẩm giá của những người khác, hơn cả CÔNG ÍCH.
• Đức Giáo Hoàng Phanxicô thúc dục người dân Lithuania chú
ý đặc biệt đến giới trẻ, thăng tiến những chính sách cho phép
người trẻ tham gia tích cực hơn trong việc xây dựng xã hội và
cộng đồng hầu đem lại một nền hòa bình tốt đẹp dựa trên nền
tảng CÔNG ÍCH cho mọi người.
LỜI NGUYỆN:
	 Lạy Thiên Chúa Cha toàn năng hằng hữu. Xin cho chúng
con biết yêu thương nhau trong tình anh em là con một Cha
trên trời. Nhờ đó chúng con biết chia sẻ cho nhau những của
cải vật chất cũng như xoa dịu những nỗi đau tinh thần trên
nền tảng BÁC ÁI và CÔNG ÍCH. Qua những việc làm này mọi
người nhận biết Thiên Chúa là Đấng từ bi giàu lòng Thương
Xót. Nhờ danh Chúa Giêsu Kitô Chúa chúng con. Amen.
Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 12 - 202038
Hết năm phụng vụ 2019-2020
	 Giáo Hội bước vào những tuần lễ cuối
cùng của năm phụng vụ 2019-2020, lời Chúa
thường nhắc nhở con cái mình hãy tỉnh thức, vì
không biết ngày nào, giờ nào Chúa của các con
sẽ gọi các con.
	 Cái chết là một thảm họa tồi tệ nhất của
con người. Dù biết rằng: trước hoặc sau cái chết cũng sẽ đến với mình;
và chẳng ai lường được cái chết đến với mình như thế nào. Tuy nhiên
Giáo hội dựa vào lời Chúa, để dạy chúng ta đón nhận nó với sự chuẩn
bị của Đức Kitô. Trong các dụ ngôn Đức Giêsu thường dùng là hình
ảnh tiệc cưới nửa đêm, hoặc kẻ trộm bất chợt... Các nhà chú giải kinh
thánh nói rằng: “ Xứ Palestina thuộc khí hậu Sa mạc, ban ngày nhiệt
độ thường từ 38o
C đến 40o
C trở lên. Trong khi về đêm, nhiệt độ xuống
thấp dưới 10o
C. Do đó thời Chúa Giêsu tiện nghi khoa học chưa có, vì
thế cuộc sống phải dựa vào thiên nhiên, nên đám cưới đều tổ chức vào
nửa đêm cho mát mẻ. Tập tục lễ cưới của người Do Thái, thời đó có
khác. Đám cưới có khi kéo dài nhiều ngày. Với những gia đình giàu có,
thường may rất nhiều áo cưới: để tặng hoặc cho thực khách mượn khi
tham dự tiệc cưới. Đối với những gia đình nghèo, thì thực khách có thể
thuê mướn, như dịch vụ cho thuê mướn đồ cưới của chúng ta ngày nay.
Tuy nhiên dụ ngôn chỉ là hình bóng của những linh hồn đã an nghỉ,
được phúc dự tiệc cưới trong nước Chúa, có hay không có y phục lễ
cưới là xứng đáng hay để bị loại ra ngoài. Đối với những người được ơn
mạc khải của Chúa Thánh Thần sẽ được soi sáng hiểu biết về nước trời
CÂU CHUYỆN THÁNG 12
BÙI NINH CƠ
Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 12 - 2020
39
thêm. Còn đối với những người chấp nhận không nghe, hoặc do mọi
tơ vương trần thế, làm họ lơ là nên có nghe, có nhìn cũng như không
nghe không thấy vậy... Như vậy theo Thánh Phaolô tông đồ, ơn đức tin
là ơn rất trọng đại mà Chúa ban cho, nhưng không và tùy ở mỗi người
sống trong ơn Thánh sủng mà cố gắng trui rèn, để mỗi ngày mỗi trưởng
thành trong tình yêu Chúa hơn nữa...
Chúa giáng sinh trong mọi hoàn cảnh
	 Đón mừng Chúa giáng sinh hằng năm, thế giới lại đua nhau
trưng bày, quảng cáo các sản phẩm: Độc, mới, lạ và những khu du lịch
vui chơi phè phỡn, ở thời điểm Giáng sinh và Tết Dương lịch. Chúng
ta không truy về nguồn gốc ngày 25 tháng 12, có đúng là ngày Chúa
cứu thế chọn để xuống thế cứu chuộc nhân loại hay không. Mà tìm về
một cội nguồn khác: kỷ nguyên ánh sáng và mốc thời gian của nhân
loại. Lịch sử cổ đại của các nền văn hóa: Hy Lạp, Trung Hoa, La Mã, Do
Thái.v.v. Gọi những diễn biến lịch sử đó bằng tên: Trước Công Nguyên,
và được tính lùi lại từ thế kỷ thứ nhất Chúa Giáng sinh.
	 Thánh Phaolô trong thư gửi tín hữu Philiphê viết: Chúa Giêsu
vốn dĩ là Thiên Chúa, mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị
ngang hàng với Thiên Chúa. Mặc lấy thân tôi đòi trở nên giống phàm
nhân.v.v. Chúa xuống thế trong tư thế một hài nhi gia đình nghèo hèn.
Sinh ra cha mẹ không có một mái nhà, trưởng thành đi rao giảng tin
mừng, thi ân giáng phúc cho thiên hạ, không có chỗ gối đầu và chết
trần trụi trên khổ giá. Chúa đã yêu thương con người và chết cho tình
yêu đó. Trong bữa tiệc ly Ngài đã truyền cho các môn đệ một điều răn
mới là: “Anh em hãy thương yêu nhau, như thầy đã yêu thương anh em”.
Vì lòng dạ con người hẹp hòi đố kỵ, nên Chúa muốn nhấn mạnh: “ Yêu
như thầy yêu anh em”. Một tình yêu vô vị lợi không đòi hỏi hai chiều...
	 Qua 21 thế kỷ ánh sáng cộng đồng Vaticanô 2 đã cho người giáo
dân quan chiêm mầu nhiệm Giáng sinh tỏ tường hơn, thực tế hơn...
Xin cho con đón Chúa bằng tình yêu đối với mọi người, vì đây là điều
Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 12 - 202040
răn khó thực hiện nhất. dù ở hoàn cảnh nào, đấng bậc nào, con vẫn có
những người bên cạnh con. Để con luôn nói với chính mình: “ Đó là
Chúa đang hiện diện trong anh em của con vậy.”
Lấy đà cho tương lai
a) Năm 2021 Giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, sẽ kỷ niệm ngân khánh
50 năm thành lập: nửa thế kỷ từ khai sinh, cưu mang đến trưởng thành,
đã có biết bao tấm lòng hy sinh, tận tụy góp công, góp của, đầu tư trí
óc, từ linh mục khai sáng, các linh mục kế nhiệm và tất cả thành phần
dân Chúa của giáo xứ. Ngày nay qua bao thăng trầm, giáo xứ Đức Mẹ
Hằng Cứu Giúp đã thay đổi vượt bậc, từ cơ sở vật chất, chủ chăn, các
đoàn thể đạo đức đang cố gắng vươn lên tầm cao hơn nữa. Sự hòa đồng
trong phục vụ được trải rộng ra cho mọi người, mọi gia đình trong cả
bốn giáo khu. Không còn cảnh con ông cháu cha ưu tiên, đó là điều
đáng mừng mà Chúa Thánh Thần đã ban cho giáo xứ này vậy...
b) Về tinh thần phục vụ, dù có vài trục trặc như hạt sạn trong guồng
máy, nhưng vì lòng yêu mến Chúa và Giáo xứ. Những nhiệm kỳ của các
Hội đồng giáo xứ và khu giáo nói chung, mỗi ngày tốt đẹp, đoàn kết và
hy sinh hơn. Cảm ơn Chúa những gì Ngài đã khởi sự, thì Ngài lại ban
cho chúng con những kết quả tốt đẹp nhất.
c) Sự mở lòng đón nhận những người “thân cận”, không phải người
nhà ta (giáo xứ). Dù đó là lương hay giáo, cũng quá tốt đẹp và đáng
hoan nghênh. Xin cho chúng con có một tâm tình người Samari nhân
hậu trên đường Giêrikhô vậy... Làm chứng bằng việc làm, hơn là nói
hay mà trống rỗng...
	 Ôi lạy Chúa, đứng trước một tương lai, nhiều biến động như
ngày nay, chẳng ai biết cuộc đời sẽ như thế nào? Chẳng ai dám quả
quyết: “Dầu tất cả có vấp ngã đi nữa, thì con cũng nhất định là không”.
Đức Giêsu nói: “Thầy bảo thật anh: ‘Hôm nay, nội đêm nay gà chưa
gáy hai lần thì chính anh, anh đã chối thầy đến ba lần (Mt 14 29-31)”.
Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 12 - 2020
41
Lạy Chúa Thánh Thần, Ngài là tình yêu là lẽ sống, là sức mạnh, là đức
tin kiên vững vào Chúa. Chúng con xin trao tất cả những gì Chúa đã
ban cho chúng con: là của Chúa, để tùy Ngài sử dụng để làm sáng danh
Chúa và mưu ích cho mọi người...
Rộng rãi cứu giúp
	 Đứng trước những thiên tai dồn dập của các tỉnh miền Trung
trong những ngày tháng vừa qua, chỉ những người lòng chai dạ đá, vô
cảm mới thấy dửng dưng. Cha ông ta đã dạy: “Nhiễu điều phủ lấy giá
gương, người trong một nước phải thương nhau cùng.” Hoặc: “Một con
ngựa đau, cả tàu không ăn cỏ”, hay: “Lá lành đùm lá rách”.v.v. Các đoàn
thể của các tôn giáo, các tổ chức bác ái xã hội, hoặc các cá nhân có uy
tín, đứng lên hô hào chung tay cứu giúp đồng bào miền Trung đang
chịu cảnh thiên tai khốn khổ bão lũ tan cửa nát nhà, người chết của
trôi.v.v. Tất cả đều chung tay góp sức với chính quyền, để cứu giúp kịp
thời và ổn định cuộc sống cho đồng bào. Nhìn dưới khía cạnh nhân
sinh, ai không cảm kích: “Một miếng khi đói, bằng một gói khi no”. Việc
tái thiết các cơ sơ hạ tầng, nhà ở, đường xá, trường học sau bão lũ phải
được tính toán khoa học, để tránh lãng phí và thất thoát. Trách nhiệm
của chính quyền cơ sở, kiểm tra, đôn đốc, không cho bọn lợi dụng nước
đục thả câu, làm giàu trên xương máu và khốn cùng của người khác...
	 Miền Bắc và miền Trung đang bước vào mùa đông, cái rét, cái
đói, cái túng quẫn đang ùa về các tháng cuối năm Canh Tý, ở những
vùng lũ lụt thiên tai vừa qua. Chúng ta cùng chung tay ít, nhiều tùy
khả năng của mỗi người Chúa cho. “Một cây làm chẳng nên non ba cây
chụm lại nên hòn núi cao”. Được biết Ban Bác ái và cha xứ Đức Mẹ
hằng Cứu giúp, cũng đã lên đường vào trung tuần tháng 11 đến với
đồng bào nghéo ở Kon tum. Cảm tạ Chúa vì Chúa đã gìn giữ và chúc
phúc cho công việc được tốt đẹp mỹ mãn.
Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 12 - 202042
Nhân bản cho thiếu nhi
“Đức mến thì nhẫn nhục, hiền
hậu, không ghen tương, không
vênh vang, không tự đắc, không
làm điều bất chính, không tìm tư
lợi, không nóng giận, không nuôi
hận thù, không mừng khi thấy sự
gian ác, nhưng vui khi thấy điều
chân thật. Đức mến tha thứ tất
cả, tin tưởng tất cả, hy vọng tất
cả, chịu đựng tất cả”(1Tm 4,12).
1.Sống ở đời ai cũng cần đến sự
giúp đỡ của người khác, có những
sự giúp đỡ âm thầm kín đáo, có
những giúp đỡ trực tiếp công khai.
134. Khi có người khác nhờ ta
giúp đỡ, em quảng đại và vui vẻ
nhận lời. Nếu không thể giúp được
vì có hẹn hay có việc đã định trước
thì nên nói cho họ biết lý do.
2. Khi đã nhận lời giúp ai
thì ta phải hoàn thành, nếu có
việc quan trọng không thể tiếp
tục giúp được thì phải báo lại
cho người mình hứa giúp.
3.Khi giúp đỡ người khác,
em không đi kể lể rêu rao cho
mọi người biết, vì khi làm
phúc đừng cho tay trái biết
việc tay phải làm (Mt 6,3).
4.Khi ta nhờ ai làm việc gì,
ta nên tạo điều kiện cho họ
làm việc tốt. Cụ thể:
+ Bênh vực họ khi bị kẻ khác
cản phá.
+ Đưa tiền trước cho họ, để
họ có phương tiện làm việc.
+ Cần bồi dưỡng với lòng biết
ơn người đã giúp mình.
LỊCH SỰ KHI TA
GIÚP NGƯỜI-NGƯỜI GIÚP TA
Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 12 - 2020 43
Mọi đóng góp bài viết, hình ảnh cho Thông tin dân Chúa,
xin gởi về email: vanphonghdmv@gmail.com
Bài viết tay xin gởi cho các ông trùm
Xin cảm ơn. (xin gởi bài trước ngày 20)
Chủ đề cho Thông tin dân Chúa tháng 1/2021, số 216
TÌNH HUYNH ĐỆ
5.Thỉnh thoảng nên ân cần thăm
hỏi xem họ có gặp khó khăn gì khi
làm công việc em nhờ họ giúp.
6.Khi em là người được giao đi
mua sắm, nên viết giấy liệt kê các
món đồ đã mua, cùng giá tiền mua
mỗi món cho chủ. Nếu chủ đưa dư
tiền thì phải trả lại ngay.
7.Đã tín nhiệm nhờ ai mua đồ
giúp ta, khi họ đã mua về, đừng
than mua đắt hoặc chê đồ dzỏm!
Nếu em biết thực sự là mua đắt,
vật mua không vừa ý, thì im lặng,
lần sau không nhờ người đó nữa.
8.Khi người khác đã giúp
em hoàn thành công việc, em
phải cảm ơn họ và nếu có tốn
phí phải trả theo lẽ công bằng.
Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 12 - 202044
	 G iáng Sinh đã về rồi, là mùa mà em thích nhất.
	 Mấy bữa nay đi lễ em thấy các ông đã làm Hang đá, treo đèn
rồi, em rất hào hứng. Hôm nào đi lễ em cũng chạy tung tăng nhìn
ngắm và thầm mong mau đến Giáng Sinh.
	 Nhưng mùa Giáng Sinh cũng là thời điểm học sinh bước vào
đợt thi học kì một. Tự dưng em cũng muốn học tập tốt hơn siêng
năng hơn để em đạt được những điểm kiểm tra cao dâng tặng Chúa
Hài đồng. Em cũng siêng đi lễ hơn để được nhìn ngắm hang đá và
Chúa Hài Đồng nữa.
	 Chúa sinh ra trong đêm đông giá rét, nhưng từng ngọn đèn
như ánh mắt của chúng con sẽ sưởi ấm Chúa. Con biết nếu con càng
ngoan, làm nhiều việc tốt, yêu thương bạn bè, giúp đỡ cha mẹ... thì
Chúa càng ấm hơn vì đèn của con thật sáng. Còn nếu con còn làm
biếng học, gian lận khi thi cử, không phụ giúp cha mẹ chỉ mê chơi...
thì đèn của con sẽ mờ lắm và Chúa càng lạnh hơn.
	 Chúa Hài Đồng ơi, xin hãy luôn nhắc nhở con trở thành một
thiếu nhi ngoan, chăm đi lễ, đi học giáo lý, chăm học hành, và siêng
năng phụ giúp cha mẹ việc nhà tùy theo khả năng của mình Chúa
nhé. Để con luôn là ngọn đèn cháy sáng làm cho Chúa ấm lòng.
EM YÊU
CHÚA HÀI ĐỒNG
NGHÉ CON
Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 12 - 2020 45
CHƯƠNG TRÌNH LỄ THÁNG 12
* Thứ hai, thứ ba 30,1/12:
- 18g: tĩnh tâm mùa Vọng
* Thứ năm 24/12: vọng Giáng sinh
- 5g: lễ sáng
- 19g: lễ thiếu nhi
- 21g: lễ người lớn
* Thứ sáu 25/12: Lễ Giáng Sinh
- 5g: lễ sáng - 18g: lễ chiều
* Thứ bảy 26/12:
- 18g: GK Gioan mừng bổn mạng
Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 12 - 202046
Chúc mừng Hôn Phối anh chị
Giuse Phạm Trần Hồng Phước
Cecilia Mai Thị Ngọc Linh
22/11/2020
xin cộng đoàn cầu nguyện cho linh hồn:
Ông Phêrô NGUYỄN ĐÌNH TẤN, GK Maccô
Mau được hưởng thánh nhan Chúa
Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 12 - 2020 47
BÁC ÁI MÙA VỌNG
PHẠM GIAO
	 Ban Bác Ái cùng cha xứ đã đi bác ái mùa vọng tại Kon-
tum. Tối ngày 15/11, đoàn từ thiện đã lên đường đến giáo xứ Hara,
hạt Măng Giang, giáo phận Kontum.
	 Giáo xứ này địa bàn rộng lớn, người giáo dân không được bao
nhiêu và đời sống của họ rất khó khăn, thiếu thốn về mọi mặt. Hiện
coi sóc giáo xứ là cha Quang và cha Tài dòng Chúa Cứu Thế.
	 Đoàn từ thiện ra đi đại diện những nhà hảo tâm mang theo
những món quà thắm nghĩa tình đến cho đồng bào tại đây không
phân biệt lương giáo, chủ yếu họ là người dân tộc.
	 Đi từ 8 giờ tối đến 9 giờ sáng hôm sau đoàn từ thiện đến nơi,
ở đây những người dân họ đã chờ đợi từ rất sớm. Ở những bản làng
xa xôi, bản làng mang theo xe máy cày để chở quà còn dân họ đi bộ
theo. Cũng có người đi xe máy xe đạp đến nhận quà.
	 650 phần quà đã được chuẩn bị, mỗi phần trị giá 300 ngàn,
nhìn họ nhận quà với niềm vui đầy xúc động đoàn từ thiện cũng vui
mừng không kém. Đoàn cũng chuẩn bị 500 phần quà gồm bánh và
sữa cho các trẻ em, em nào cũng vui mừng cười nói ríu rít. Đoàn
cũng trao một số tiền cho mái ấm của các sơ nuôi các em gái mồ côi.
	 Buổi tối đoàn được giao lưu với những bạn trẻ dân tộc với
những điệu múa bài hát hồn nhiên trong sáng.
	 Sáng hôm sau đoàn ra về trong sự lưu luyến của hai cha và của
bà con nơi đây. Trên đường về đoàn ghé thăm mái ấm Thiên Phước
Phan Thiết nơi nuôi những người già neo đơn... Nhìn thấy những
người già không con cái gia đình thật đáng thương.
	 Cảm tạ Chúa đã cho chúng con hoàn thành chuyến bác ái
tốt đẹp. Xin Chúa cho chúng con luôn mạnh khỏe, để chúng con tiếp
tục đến với người nghèo bằng một tình yêu vô vị lợi. Amen
Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 12 - 202048
		
	 Nếu hiểu công ích là những điều kiện sống và phát triển
tốt nhất của con người, cả tinh thần lẫn vật chất, thì bản thân mỗi
người có thể sống công ích, góp phần làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn.
	 Trong gia đình nếu đều có quan điểm giống nhau về sống
công ích thì mọi người sẽ vui vẻ và giúp nhau hoàn thành những
công việc giúp ích cho cộng đoàn dân Chúa hoặc cho xã hội.
	 Nhất tề gia nhì trị quốc, người biết sống công ích là người
luôn tạo cho gia đình mình những thoải mái nhất trong cuộc sống.
Chẳng hạn như người mẹ làm những bữa cơm ngon cho gia đình,
người cha xây dựng nhà cửa khang trang... gia đình cùng nhau đi lễ
đọc kinh sớm tối.
	 Sống công ích cũng là biết sống cho đi, phục vụ hết mình
trong những công việc chung của giáo xứ, ngoài xã hội cũng sống
cho đi như làm việc bác ái, giữ gìn của công và làm những việc từ
thiện vì cộng đồng.
SỐNG
CÔNG ÍCH
THỦY NGUYỄN
Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 12 - 2020 49
	 Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người đặc biệt thanh thiếu niên
sống rất vị kỷ chỉ biết đến bản thân, làm những việc ảnh hưởng đến
mọi người như vất rác bừa bãi nơi công cộng, không mảy may để
tâm đến những khó khăn vất vả của những người xunh quanh mà
tiêu xài phung phí... “ta có tiền mà, ta thích thì cứ làm thôi”
	 Lúc nào rảnh rỗi chúng ta thử xem ở những nhà thờ nơi bãi
giữ xe công cộng không thu phí, thì cái thùng để ở đó kêu gọi sự tự
nguyện có bao nhiêu bạn trẻ bỏ tiền... (miễn phí mà!), hoặc ở những
nơi vệ sinh công cộng có thùng bỏ tiền tự nguyện, có bao nhiêu
người nghĩ đến người đang phục vụ cho sự sạch sẽ của mình mà tự
nguyện bỏ tiền?
	 Trong nhà thờ khi mà giỏ xin tiền được chuyền đến tay, nhiều
bạn trẻ có nghĩ đó là bổn phận của mình trong việc trả tiền điện
nước... mà rộng tay?
	 Có thể bản thân mỗi chúng ta nếu đến một nơi công cộng mà
thấy không được sạch sẽ, không được thoải mái, có phải việc đầu
tiên là chê bai, ca thán, trách móc người có trách nhiệm, có khi nào
mình nghĩ sạch sẽ nơi công cộng chính là trách nhiệm của mỗi công
dân?
	 Sống công ích là luôn cống hiến sức mình vì sự thăng tiến của
cộng đồng, sức ít góp ít, sức nhiều góp nhiều, mỗi đóng góp của con
người sẽ tạo nên một xã hội văn minh tốt đẹp và đầy tình người.
Lạy Chúa, Chúa đã ban cho
chúng con mỗi người những
nén vàng, xin cho chúng con
dùng nó đúng cách như Chúa
muốn để làm ích lợi cho bản
thân và cho tha nhân.
Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 12 - 202050
	
	 Trong chúng ta ai cũng biết mình là con cái Chúa. Nhưng
lại nghe” Lời Chúa” với tâm thế kẻ nô lệ, Sợ sệt, lo lắng và hoang
mang.
	 Gọi những lời chỉ dạy hướng dẫn của Người CHA là “Điều
răn “ và “Luật Chúa “ và hiểu có tính răn đe và trừng phạt. Coi Thiên
Chúa như quan án trần gian lạnh tanh và tàn nhẫn
	 BẠN ĐỪNG BAO GIỜ NGHĨ THẾ !
	 Mọi Lời Chúa được ghi chép trong KINH THÁNH. Luôn là
đối thoại chân tình của người Cha yêu thương
lo lắng cho con cái mình. Muốn nó lắng nghe
và đáp lại để nâng đỡ bảo bọc. Dẫu biết rằng nó
chẳng mấy khi vâng phục. Vì biết như thế mà :
NGÔI LỜI NHẬP THỂ
	 Để nói trực tiếp về sự chờ đợi con cái trở
về để tha thứ.
Ngại gì nữa, sợ gì nữa, những đứa con hoang
đàng ? Chỉ cần trái tim còn thổn thức thôi.
CỎ LÙNG
006
DUY AN
Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 12 - 2020 51
Tản mạn những ngày cuối năm
Hãy luôn Cảm Tạ và Biết Ơn
TÚ TÚ
	 Cái bằng cấp đã giúp bạn tìm được công việc làm thì cũng
giống như cái bằng cấp của nhiều người vẫn chưa tìm được việc làm.
Vậy hãy luôn cảm tạ và biết ơn!
	 Lời cầu nguyện của bạn đã được Chúa chấp nhận thì cũng
giống như những lời cầu nguyện của nhiều người khác nhưng chưa
được đáp trả. Vậy hãy luôn cảm tạ và biết ơn!
	 Con đường mà bạn vẫn đi lại bình an mỗi ngày thì cũng con
đường đó đã lấy đi nhiều mạng sống quý giá. Vậy hãy luôn cảm tạ và
biết ơn!
	 Ngôi thánh đường mà Thiên Chúa đã chúc phúc cho bạn thì
cũng chính là ngôi thánh đường mà nhiều người cũng đã đến cầu
nguyện nhưng cuộc sống của họ vẫn còn bất ổn. Vậy hãy luôn cảm
tạ và biết ơn!
	 Chiếc giường trong bệnh viện mà bạn đã từng nằm, rồi bạn
được bình phục và xuất viện thì cũng chính là cái giường mà nhiều
người đã trút hơi thở cuối cùng. Vậy hãy luôn cảm tạ và biết ơn!
	 Cơn mưa đã tưới tắm cho ruộng vườn của bạn vào đúng thời
vụ để có được một mùa bội thu thì cũng cơn mưa ấy đã tàn phá hoa
màu của những người khác. Vậy hãy luôn cảm tạ và biết ơn!
	 Hãy luôn có lòng biết ơn, vì tất cả những gì ta có được không
phải là nhờ vào sức mạnh, sự khôn ngoan, tài trí hay trình độ của
ta, nhưng tất cả là hồng ân của Thiên Chúa. Ngài là Đấng ban cho
ta mọi thứ ta đang có. Tất cả những gì ta có, hãy luôn cảm tạ và biết
ơn, Amen.
Thông Tin Dân Chúa - Tháng 12/2020
Thông Tin Dân Chúa - Tháng 12/2020
Thông Tin Dân Chúa - Tháng 12/2020
Thông Tin Dân Chúa - Tháng 12/2020
Thông Tin Dân Chúa - Tháng 12/2020
Thông Tin Dân Chúa - Tháng 12/2020
Thông Tin Dân Chúa - Tháng 12/2020
Thông Tin Dân Chúa - Tháng 12/2020
Thông Tin Dân Chúa - Tháng 12/2020
Thông Tin Dân Chúa - Tháng 12/2020
Thông Tin Dân Chúa - Tháng 12/2020
Thông Tin Dân Chúa - Tháng 12/2020
Thông Tin Dân Chúa - Tháng 12/2020
Thông Tin Dân Chúa - Tháng 12/2020
Thông Tin Dân Chúa - Tháng 12/2020
Thông Tin Dân Chúa - Tháng 12/2020
Thông Tin Dân Chúa - Tháng 12/2020
Thông Tin Dân Chúa - Tháng 12/2020
Thông Tin Dân Chúa - Tháng 12/2020
Thông Tin Dân Chúa - Tháng 12/2020
Thông Tin Dân Chúa - Tháng 12/2020

More Related Content

Similar to Thông Tin Dân Chúa - Tháng 12/2020

Similar to Thông Tin Dân Chúa - Tháng 12/2020 (12)

So 160
So 160So 160
So 160
 
Ephata 612
Ephata 612Ephata 612
Ephata 612
 
Le thanh giuse
Le thanh giuseLe thanh giuse
Le thanh giuse
 
So 164
So 164So 164
So 164
 
Thông Tin Dân Chúa Tháng 03/2021
Thông Tin Dân Chúa Tháng 03/2021Thông Tin Dân Chúa Tháng 03/2021
Thông Tin Dân Chúa Tháng 03/2021
 
So 182
So 182So 182
So 182
 
Thong diep tu kenneth copeland
Thong diep tu kenneth copelandThong diep tu kenneth copeland
Thong diep tu kenneth copeland
 
Thong diep tu kenneth copeland
Thong diep tu kenneth copelandThong diep tu kenneth copeland
Thong diep tu kenneth copeland
 
So 147
So 147So 147
So 147
 
So 147
So 147So 147
So 147
 
So 174
So 174So 174
So 174
 
Ttdc 04 2010 Mau
Ttdc 04  2010 MauTtdc 04  2010 Mau
Ttdc 04 2010 Mau
 

Thông Tin Dân Chúa - Tháng 12/2020

  • 1. Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 12 - 2020 1 LỜI CHÚA MỤC TỬ THIẾU NHI SINH HOẠT GIÁO XỨ HNGĐ BẠN TRẺ CẢM NGHIỆM SỨC KHỎE THIẾU NHI CN II MV- CN Gia Thất... ....................... Hạnh các Thánh -tháng 12.......................... ĐTC giảng lễ về người nghèo....................... Logo năphụng vụ mới.................................. Tuổi trẻ và ước mơ........................................ Công bằng .................................................. Công ích dưới cái nhìn Giáo hội............... Công ích ..................................................... Câu chuyện tháng 12.................................... Nhân bản: lịch sự khi ta giúp người........... Em yêu Chúa Hài Đồng............................... Chương trình lễ tháng 12............................. Chúc mừng hiệp thông......................... Bác ái mùa vọng......................................... Sống công ích............................................ Cỏ lùng 006............................................ Hãy luôn cảm tạ và biết ơn....................... Mùa đông đã về .................................... Youcat ........................................................ Can đảm ................................................. Thiên Chúa làm người ............................ Tâm tình mùa vọng ............................ Thánh đường đêm đông............................. Nghĩ về Noel............................................... Thấy hài nhi ................................................ Mưa .............................................................. Nêm gia vị ................................................... Vui cười ....................................................... Bánh Tiamisu.............................................. Đáp án đố vui tháng 11............................. Đố vui thiếu nhi tháng 12....................... Facebook & Youtupe giáo xứ........... Trang 3 Trang 7 Trang 13 Trang 16 Trang 18 Trang 21 Trang 22 Trang 32 Trang 38 Trang 42 Trang 44 Trang 45 Trang 46 Trang 47 Trang 48 Trang 50 Trang 51 Trang 52 Trang 54 Trang 57 Trang 58 Trang 60 Trang 61 Trang 62 Trang 64 Trang 65 Trang 66 Trang 68 Trang 69 Trang 70 Trang 71 Trang 72
  • 2. Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 12 - 20202 LỊCH CÔNG GIÁO THÁNG 12/2020 CHÚA NHẬT THỨ HAI THỨ BA THỨ TƯ THỨ NĂM THỨ SÁU THỨ BẢY 1 2 3 thánh Phanxico Xavie 4 thánh Gioan Damas 5 6 CN II mùa vọng B 7 thánh Am- broxio 8 Đức Mẹ Vô Nhiễm 9 t.Gioan Didaco Cung hiến NT Đức Bà 10 Đức Mẹ Loreto 11 thánh Damaso I 12 Đức Mẹ Guada- lupe 13 CN III mùa vọng B 14 thánh Gioan thánh giá 15 16 17 18 19 20 CN IV mùa vọng B 21 thánh Phêro Canisio 22 23 thánh Gioan Kêty 24 vọng GIÁNG SINH 25 GIÁNG SINH 26 thánh Stepha- no 27 CN lễ THÁNH GIA 28 các- thánh anh hài 29 thánh Tôma Becket 30 31
  • 3. Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 12 - 2020 3 BÀI TIN MỪNG: Mc 1, 1-8 Khởi đầu Phúc Âm của Ðức Giêsu Kitô Con Thiên Chúa. Như có lời Tiên tri Isaia chép rằng: Ðây Ta sai Thiên Thần của Ta đến trước mặt ngươi để dọn đường cho ngươi. Có tiếng kêu trong hoang địa rằng: “Hãy dọn đường Chúa, hãy sửa đường Chúa cho ngay thẳng”. Gio- an Tẩy Giả xuất hiện trong hoang địa, rao giảng phép rửa sám hối cầu ơn tha tội. Dân cả miền Giuđêa và Giêrusalem tuôn đến với người, thú tội và chịu phép rửa trong sông Giođan. Lúc đó Gioan mặc áo lông lạc đà, thắt lưng bằng dây da thú, ăn châu chấu và uống mật ong rừng. Người rao giảng rằng: “Ðấng đến sau tôi, quyền năng hơn tôi, tôi không đáng cúi xuống cởi dây giày Người. Phần tôi, tôi lấy nước mà CHÚA NHẬT II MÙA VỌNG 6 – 12 – 2020 “Hãy dọn đường Chúa, hãy sửa đường Chúa cho ngay thẳng”. rửa các ngươi, còn Ngài, Ngài sẽ rửa các ngươi trong Chúa Thánh Thần”. SUY NIỆM Ông Gioan Tẩy Giả xuất hiện trong hoang địa, rao giảng kêu gọi dân chúng chịu phép rửa, tỏ lòng sám hối để được ơn tha tội. Mọi người từ khắp miền Giu-đê và thành Giêrusalem kéo đến với ông. Họ thú tội, và ông làm phép rửa cho họ tại sông Gio-đan. Còn chúng ta có khi nào dành thời gian nhìn lại bản thân, sửa đổi những lỗi lầm của bản thân để sẵn sàng đón Chúa hay chưa? CẦU NGUYỆN Lạy Chúa Giêsu, Xin cho chúng con biết dọn lòng đón Chúa đến bằng việc thành tâm sám hối, từ bỏ các thói hư tật xấu, mỗi ngày cố gắng làm ít nhất một việc bác ái, để cùng nhau đem Chúa là niềm vui, bình an. tình thương và hạnh phúc đến cho mọi người.
  • 4. Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 12 - 20204 BÀI TIN MỪNG:Ga1,6-8.19-28 Có một người được Chúa sai đến, tên là Gio-an. Ông đến để làm chứng, và làm chứng về ánh sáng, để mọi người nhờ ông mà tin. Ông không phải là ánh sáng, nhưng ông đến để làm chứng về ánh sáng. Và đây là lời chứng của ông Gio-an: Khi người Do Thái từ Giê-ru-sa-lem cử một số tư tế và mấy thầy Lê-vi đến hỏi ông: “Ông là ai?”. Ông tuyên bố thẳng thắn. Ông tuyên bố rằng: “Tôi không phải là Đấng Ki-tô”. Họ lại bảo ông: “Vậy thì thế nào? Ông có phải là ông Ê-li-a không?” Ông nói: “Không phải”. -“Ông có phải là vị ngôn sứ chăng?” Ông đáp: “Không”. Họ liền nói với ông: “Thế ông là ai, để chúng tôi còn trả lời cho những người cử chúng tôi đến? Ông nói gì về chính ông?”. Ông nói: “Tôi là tiếng người hô trong hoang địa: Hãy sửa đường cho thẳng để Đức Chúa đi, như ngôn sứ I-sai-a đã nói. Trong nhóm được cử đi, có mấy người thuộc phái Pha- CHÚA NHẬT III MÙA VỌNG 13 – 12 – 2020 “Giữa các ngươi có một Ðấng mà các ngươi không biết”. ri-sêu. Họ hỏi ông: “Vậy tại sao ông làm phép Rửa, nếu ông không phải là Đấng Ki-tô, cũng không phải là ông Ê-li-a hay vị ngôn sứ?”. Ông Gio-an trả lời: “Tôi đây làm phép Rửa trong nước. Nhưng có một vị đang ở giữa các ông mà các ông không biết. Người sẽ đến sau tôi, và tôi không xứng đáng cởi quai dép cho Người”. Các việc đó đã xảy ra tại Bê-ta-ni-a, bên kia sông Gio-đan, nơi ông Gio-an làm phép Rửa. SUY NIỆM Trong lúc chờ đợi Ðức Kitô đến, chúng ta phải tỉnh thức, phải lắng nghe tiếng Chúa kêu gọi. CẦU NGUYỆN Lạy Chúa Giêsu, xin cho con biết khám phá con người bí ẩn mà thánh Gioan nói đến: “Ngài ở giữa anh em mà anh em không biết”, Xin cho chúng con có thể nhận ra Chúa qua người bạn cùng lớp, người đồng nghiệp cùng công ty, người hàng xóm láng giềng, hay người đang gặp khó khăn hoạn nạn. Amen.
  • 5. Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 12 - 2020 5 CHÚA NHẬT IV MÙA VỌNG 20 – 12 – 2020 “Này đây, trinh nữ sẽ thụ thai và sinh hạ một con trai, người ta sẽ gọi tên con trẻ là Em-ma-nu-en, nghĩa là “Thiên Chúa ở cùng chúng ta” BÀI TIN MỪNG: Mt 1, 18-25 Sau đây là gốc tích Đức Giê-su Ki-tô: bà Ma-ri-a Mẹ Người, đã thành hôn với ông Giu-se. Nhưng trước khi hai ông bà về chung sống, bà đã có thai do quyền năng Chúa Thánh Thần. Ông Giu-se chồng bà là người công chính và không muốn tố giác bà, nên mới định tâm bỏ bà cách kín đáo. Ông đang toan tính như vậy, thì kìa sứ thần Chúa hiện đến báo mộng cho ông rằng: “Này ông Giu-se là con cháu Đa-vít, đừng ngại đón bà Ma-ri-a vợ ông về, vì người con bà cưu mang là do quyền năng Chúa Thánh Thần. Bà sẽ sinh con trai và ông phải đặt tên con trẻ là Giê-su, vì chính Người sẽ cứu dân Người khỏi tội lỗi của họ. Tất cả sự việc này đã xảy ra, là để ứng nghiệm lời xưa kia Chúa phán qua miệng ngôn sứ: “Này đây, trinh nữ sẽ thụ thai và sinh hạ một con trai, người ta sẽ gọi tên con trẻ là Em- ma-nu-en, nghĩa là “Thiên Chúa ở cùng chúng ta”. Khi tỉnh giấc, ông Giu-se làm như sứ thần Chúa dạy và đón vợ về nhà. Ông không ăn ở với bà, cho đến khi bà sinh một con trai, và ông đặt tên cho con trẻ là Giê-su. SUY NIỆM Chỉ bằng một điềm báo trong giấc mơ thì Giuse đã không còn băn khoăn gì nữa và ông đã sẵn sàng để đón nhận Ma- ria làm vợ và ông trở thành người cha của trẻ Giêsu. Chúng ta phải sống thế nào để noi gương thánh Giu-se? CẦU NGUYỆN Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con biết hy sinh quên mình để lo công việc nhà Chúa. Xin cho chúng con luôn sẵn sàng làm theo ý Chúa. Để sau này chúng con cũng đáng được Chúa đón về quê trời hưởng hạnh phúc muôn đời như thánh Giu-se khi xưa.
  • 6. Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 12 - 20206 CHÚA NHẬT THÁNH GIA THẤT 27 – 12 – 2020 “Khi hai ông bà đã làm xong mọi việc như Luật Chúa truyền, thì trở về nơi cư ngụ là Nadarét, miền Galilê. Còn Hài Nhi, ngày càng lớn lên, thêm vững mạnh, đầy khôn ngoan, và hằng được ân nghĩa cùng Thiên Chúa” SUY NIỆM Bài Tin Mừng hôm nay tường thuật việc Thánh Giuse và Đức Maria đem Hài Nhi lên đền thờ Giêrusalem theo luật dạy. Luật Do thái quy định người mẹ phải được thanh tẩy sau khi sinh con (nếu sinh con trai thì 40 ngày, nếu sinh con gái thì 80 ngày) và nếu là con trai đầu lòng thì phải dâng vào Đền Thờ để thánh hiến cho Thiên Chúa. Lễ phẩm dâng Chúa là lễ vật của một gia đình nghèo: một cặp bồ câu non, thay vì chiên là lễ phẩm của người giàu. Đúng ra, các ngài không buộc làm việc này vì Đức Maria thụ thai bởi quyền năng Thánh Thần nên sinh con mà không cần thanh tẩy, còn Đức Giêsu là Con Thiên Chúa nên không cần phải dâng để được thánh hiến. Cuộc hành hương lên Giêrusalem này cho chúng ta biết Thánh Gia là một gia đình hiệp nhất, gương mẫu vì cùng nhau tuân giữ luật Chúa truyền. CẦU NGUYỆN Xin cho cộng đoàn giáo xứ chúng con nên một gia đình hợp nhất và yêu thương: luôn chuyên cần lắng nghe và suy niệm Lời Chúa, để Thánh ý Chúa và tinh thần Phúc Âm thấm đẫm mọi sinh hoạt của đời sống chúng con và chiếu tỏa cho môi trường xã hội chung quanh. Xin giúp chúng con tham dự cách ý thức và sống động vào Hy tế Thánh Thể cùng các cử hành phụng vụ…
  • 7. Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 12 - 2020 7 Hạnh các thánh - tháng 12 TÚ TÚ theo Internet 3/12 THÁNH PHANXICO XAVIE Ngài thụ phong linh mục tại Ven- ice năm 1537, sau đó ngài đi tàu tới Lisbon rồi đi Đông Ấn, cặp bến tại Goa, Tây duyên hải Ấn Độ. Ngài dành nhiều thời gian ở Ấn Độ, và làm giám tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế mới thành lập của tỉnh dòng Ấn Độ. Đi đâu ngài cũng sống với những người nghèo khổ nhất, chia sẻ lương thực và ở những nơi nghèo khhó với họ. Ngài dành nhiều thời gian cho người nghèo và người bệnh, nhất là người phong cùi. Ngài thường không có thời gian ngủ hoặc đọc kinh nhật tụng nhưng, theo thư ngài viết, ngài rất vui. Ngài đến các đảo ở Malaysia, rồi sang Nhật. Ngài học tiếng Nhật đủ để giảng đơn giản với dân chúng, để hướng dẫn họ, rửa tội cho họ, và lập các hội truyền giáo. Ở Nhật, ngài muốn đến Trung quốc nhưng dự định này không bao giờ hiện thực vì ngài qua đời trước khi thỏa ước nguyện. Di hài ngài hiện nay còn ở Nhà thờ Chúa Giêsu Nhân lành tại Goa. 8/12 – ĐỨC MẸ VÔ NHIỄM Trong Giáo hội Đông phương, lễ Đức Mẹ được thụ thai có từ thế kỷ VII, truyền sang Tây phương hồi thế kỷ VIII. Thế kỷ XI, lễ này chính thức có tên là Vô nhiễm. Thế kỷ VIII, lễ này trở nên phổ biến trong Giáo hội hoàn vũ. Các giáo phụ và các Tiến sĩ Giáo hội coi Đức Maria là vị thánh vĩ đại và thánh thiện nhất, nhưng vẫn cho rằng Đức Mẹ khó mà vô nhiễm tội truyền. Và rồi năm 1854, ĐGH Piô IX đã công bố tín điều Đức Mẹ Vô nhiễm. Thánh Bênađô và thánh Thomas Aquinas cũng không thể coi là sự biện hộ thần học đối với giáo huấn này. Hai tu sĩ Phanxicô là William Ware và chân phước Gioan Duns Scotus đã giúp phát triển thần học này. Họ chỉ ra rằng ơn Vô nhiễm của Đức Maria làm nổi bật công cuộc cứu độ của Chúa Giêsu. Nhân loại được khỏi Nguyên tội khi lãnh nhận Bí tích Thánh tẩy. Ở Đức Maria, công việc của Chúa Giêsu rất mạnh để ngăn ngừa sự cám dỗ của sự dữ.
  • 8. Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 12 - 20208 25/12 – ĐẠI LỄ GIÁNG SINH Hôm nay Giáo hội tập trung vào Vương Nhi Giêsu, Thiên Chúa làm người, để chúng ta được hạnh phúc, bình an và hy vọng. Bên Bé Giêsu có Cha Mẹ Ngài là Đức Mẹ Maria và Đức Thánh Giuse, có cả những mục đồng đại diện cho giới lao động ng- hèo khó. Ngày Con Chúa giáng trần làm người, đất trời được giao hòa, nhân phẩm nhân loại được phục hồi. Thật hạnh phúc biết bao khi những tội nhân chúng ta được trắng án và được trở thành con cái của Thiên Chúa, đó là mầu nhiệm đức tin. Hãy mở rộng lòng yêu thương để đón tiếp nhau chân thành: Vinh danh Thiên Chúa trên trời Bình an dưới thế cho người thiện tâm. 26/12 – THÁNH STEPHANÔ Những gì chúng ta biết về thánh Stêphanô được tìm thấy trong sách Công vụ Tông đồ, chương 6 và 7, đủ để chúng ta biết ngài là con người thế nào: “Thời đó, khi số môn đệ thêm đông, thì các tín hữu Do Thái theo văn hoá Hy Lạp kêu trách những tín hữu Do Thái bản xứ, vì trong việc phân phát lương thực hằng ngày, các bà goá trong nhóm họ bị bỏ quên. Bởi thế, Nhóm Mười Hai triệu tập toàn thể các môn đệ và nói: “Chúng tôi mà bỏ việc rao giảng Lời Thiên Chúa để lo việc ăn uống, là điều không phải. Vậy, thưa anh em, anh em hãy tìm trong cộng đoàn bảy người được tiếng tốt, đầy Thần Khí và khôn ngoan, rồi chúng tôi sẽ cắt đặt họ làm công việc đó. Còn chúng tôi, chúng tôi sẽ chuyên lo cầu nguyện và phục vụ Lời Thiên Chúa”. Đề nghị trên được mọi người tán thành. Họ chọn ông Stêphanô, một người đầy lòng tin và đầy Thánh Thần, cùng với các ông Philípphê, Pơrôkhôrô, Nicanô,
  • 9. Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 12 - 2020 9 Timôn, Pácmêna và ông Nicôla, một người ngoại quê Antiôkhia đã theo đạo Do Thái. Ông Stêphanô được đầy ân sủng và quyền năng, đã làm những điềm thiêng dấu lạ lớn lao trong dân. Có những người thuộc hội đường gọi là hội đường của nhóm nô lệ được giải phóng, gốc Kyrênê và Alêxanria, cùng với một số người gốc Kilikia và Axia, đứng lên tranh luận với ông Stêphanô. Nhưng họ không địch nổi lời lẽ khôn ngoan mà Thần Khí đã ban cho ông.” Bấy giờ, họ mới xui mấy người phao lên rằng: “Chúng tôi đã nghe hắn nói lộng ngôn xúc phạm đến ông Môsê và Thiên Chúa”. Họ sách động dân và các kỳ mục cùng kinh sư, rồi ập đến bắt ông và điệu đến Thượng Hội Đồng. Họ đưa mấy người chứng gian ra khai rằng: “Tên này không ngừng nói những lời phạm đến Nơi Thánh và Lề Luật. Vì chúng tôi đã nghe hắn nói rằng Giêsu người Nadarét sẽ phá huỷ nơi này và thay đổi những tục lệ mà ông Môsê đã truyền lại cho chúng ta”. Toàn thể cử toạ trong Thượng Hội Đồng đều nhìn thẳng vào ông Stêphanô, và họ thấy mặt ông giống như mặt thiên sứ” (Cv 6:1-5, 8-15). Chỗ khác, sách Công vụ cho biết: “Được đầy ơn Thánh Thần, ông đăm đăm nhìn trời, thấy vinh quang Thiên Chúa, và thấy Đức Giêsu đứng bên hữu Thiên Chúa. Ông nói: “Kìa, tôi thấy trời mở ra, và Con Người đứng bên hữu Thiên Chúa”. Họ liền kêu lớn tiếng, bịt tai lại và nhất tề xông vào ông rồi lôi ra ngoài thành mà ném đá. Các nhân chứng để áo mình dưới chân một thanh niên tên là Saolô. Họ ném đá ông Stêphanô, đang lúc ông cầu xin rằng: “Lạy Chúa Giêsu, xin nhận lấy hồn con”. Rồi ông quỳ gối xuống, kêu lớn tiếng: “Lạy Chúa, xin đừng chấp họ tội này”. Nói thế rồi, ông an nghỉ” (Cv 7:55- 60).
  • 10. Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 12 - 202010 28/12 – CÁC THÁNH ANH HÀI Mt 2:1-18 kể chuyện này: Khi Đức Giêsu ra đời tại Bêlem, miền Giuđê, thời vua Hêrôđê trị vì, có mấy nhà chiêm tinh từ phương Đông đến Giêrusalem, và hỏi: “Đức Vua dân Do Thái mới sinh, hiện ở đâu? Chúng tôi đã thấy vì sao của Người xuất hiện bên phương Đông, nên chúng tôi đến báilạyNgười.Nghetinấy,vuaHêrôđê bối rối, và cả thành Giêrusalem cũng xôn xao. Nhà vua liền triệu tập tất cả các thượng tế và kinh sư trong dân lại, rồi hỏi cho biết Đấng Ki-tô phải sinh ra ở đâu. Họ trả lời: “Tại Bêlem, miền Giuđê, vì trong sách ngôn sứ, có chép rằng: Phần ngươi, hỡi Bêlem, miền đất Giuđa, ngươi đâu phải là thành nhỏ nhất của Giuđa, vì ngươi là nơi vị lãnh tụ chăn dắt Ítraen dân Ta sẽ ra đời. Bấy giờ vua Hêrôđê bí mật vời các nhà chiêm tinh đến, hỏi cặn kẽ về ngày giờ ngôi sao đã xuất hiện. Rồi vua phái các vị ấy đi Bêlem và dặn: “Xin quý ngài đi dò hỏi tường tận về Hài Nhi, và khi đã tìm thấy, xin báo lại cho tôi, để tôi cũng đến bái lạy Người”. Nghe nhà vua nói thế, họ ra đi. Bấy giờ ngôi sao họ đã thấy ở phương Đông, lại dẫn đường cho họ đến tận nơi Hài Nhi ở, mới dừng lại. Trông thấy ngôi sao, họ mừng rỡ vô cùng. Họ vào nhà, thấy Hài Nhi với thân mẫu là bà Maria, liền sấp mình thờ lạy Người. Rồi họ mở bảo tráp, lấy vàng, nhũ hương và mộc dược mà dâng tiến. Sau đó, họ được báo mộng là đừng trở lại gặp vua Hêrôđê nữa, nên đã đi lối khác mà về xứ mình. Hêrôđê đã “nổi điên” và ra lệnh tàn sát hết các bé trai ở Bêlem từ 2 tuổi trở xuống”. Thật khủng khiếp, đúng như lời tiên báo của ngôn sứ Giêrêmia: “Ở Rama, vẳng nghe tiếng khóc than rền rĩ: tiếng bà Rakhen khóc thương con mình và không chịu để cho người ta an ủi, vì chúng không còn nữa” (Mt 2:18).
  • 11. Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 12 - 2020 11 27/12 - LỄ THÁNH GIA THẤT Đọc lại sách Sáng Thế, ta thấy gia đình ông bà Ađam và Evà đã sống không đúng đường lối Chúa muốn, vì thế gia đình ông bà tổ tiên bị xáo trộn. Chúa Giêsu đã chọn một gia đình để sinh ra, Ngài đã làm cho gia đình trần thế có một ý nghĩa cao vời, sâu xa. Chúa giáng thế, Chúa đã chọn một gia đình như mọi người, nghĩa là Ngài cũng có mẹ, có cha vì Ngài đã sống thật kiếp người ngoại trừ tội lỗi. Mừng kính lễ thánh gia thất. Hội Thánh muốn đề cao gia đình Chúa Giêsu, Mẹ Maria và thánh Giuse như mẫu gương cho mọi gia đình Kitô giáo. GIA ĐÌNH THÁNH: Nhìn vào gương gia đình thánh, nhân loại sẽ thấy có một điều rất lạ lùng: Chúa Giêsu là Chúa, Ngài đã chấp nhận đến trong một gia đình và khi đã có một gia đình để sống kiếp làm người, Chúa Giêsu đã sống hoàn toàn con người của mình. Ngài đã sống tôn trọng cha mẹ của Ngài. Chúa Giêsu quả đã làm gương cho ta về sự hiếu thảo của Ngài đối với thánh Giuse và Mẹ Maria. Ngài đã làm nổi bật điều răn thứ bốn trong mười điều răn của Thiên Chúa. Chúa Giêsu đã sống những ngày trong gia đình Nagiarét với tất cả lòng yêu mến, kính trọng, Ngài đã sống phó thác, yêu thương, khiêm nhu, vâng lời cha mẹ. Còn Maria là Mẹ Thiên chúa, là Nữ vương các thiên thần và các thánh, Mẹ cũng là Mẹ nhân loại và Mẹ mỗi người chúng ta. Mẹ đã giữ vai trò hết sức khiêm tốn trong gia đình thánh gia. Mẹ đã làm nghề nội trợ, đã yêu thương Chúa Giêsu và thánh Giuse với tất cả con người đơn sơ của mình. Mẹ luôn sống hy sinh, quảng đại, xả thân vì gia đình. Mẹ luôn luôn hiền lành và phục vụ thánh Giuse, Chúa Giêsu một cách hết sức chu đáo và không bao giờ quản ngại khó khăn, nguy khốn. Thánh Giuse đã được nhìn tận mắt, sờ tận tay điều mà các ngôn sứ và các tổ phụ khi xưa hằng mong đợi. Thánh Giuse đã dưỡng nuôi, bảo vệ Chúa Giêsu. Người đã hoàn thành trách nhiệm Thiên Chúa Cha trao phó một cách xuất sắc và tốt đẹp nhất. Nhìn chung gia đình thánh gia ba Đấng tuy là ba bậc đại thánh không ai
  • 12. Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 12 - 202012 có thể sánh ví, nhưng ba Đấng đã sống tôn ty trên thuận dưới hòa và hoàn toàn tin tưởng nhau. NHÂN LOẠI HỌC ĐƯỢC GÌ NƠI GIA ĐÌNH THÁNH ? Dưới lăng kính nhân loại, gia đình Nagiarét là gia đình khó nghèo, nhưng nhìn về siêu nhiên, ta có thể hiểu rõ rằng gia đình Nagiarét là một gia đình lý tưởng cho mọi gia đình vì nơi gia đình này ta bắt gặp sự trinh khiết, trong trắng của ba Đấng sự trong trắng mà Chúa Giêsu đã dậy:” Phúc cho những ai có tấm lòng trong sạch vì họ sẽ được xem thấy Thiên Chúa”( Mt 5, 8 ). Gia đình thánh gia có đủ mọi nhân đức.Cả ba Đấng đều rất cao trọng nhưng cả ba đều sống kh- iêm tốn, vâng phục vì cả ba Đấng đều tìm thánh ý Thiên Chúa trên hết mọi sự. Ba Đấng đều sống khó nghèo, đều hoàn toàn sống theo ý Chúa. Gia đình thánh gia lúc nào cũng có Chúa hiện diện và như thế cảnh gia đình thánh là cảnh thiên đàng. Gia đình thánh luôn sống hòa thuận yêu thương nhau và như thế, gia đình thánh luôn sống tình bác ái thẩm sâu, luôn quên thân mình để nghĩ đến người khác. Tất cả ba Đấng đều sống theo địa vị mình: thánh Giuse âm thầm làm việc để lo lắng cho gia đình, Mẹ Maria làm nghề nội trợ phục vụ thánh Gi- use và Chúa Giêsu; Chúa Giêsu luôn ngoan hiền, vâng phục, hiếu thảo với cha mẹ và san sẻ gánh nặng với cha mẹ mình. Nơi gia đình Nagia- rét, nhân loại còn học được ý nghĩa của sự cần cù lao động: những giọt mồ hôi của thánh Giuse, Mẹ Maria và Chúa Giêsu đổ ra có giá trị cứu rỗi, góp phần vào việc cộng tác với cái chết của Chúa Giêsu trên thập giá và mang cho nhân loại sự hạnh phúc tuyệt vời. Gia đình thánh gia quả đã nêu gương cho nhân loại về một mẫu gia đình hoàn hảo nhất trong mọi nhân đức và đặc biệt trong việc tuân theo ý Chúa. Lạy Chúa, Chúa đã muốn đề cao thánh gia như tấm gương sáng lạn để mọi người bắt chước. Xin làm cho chúng con cũng biết noi gương để ăn ở đúng lễ nghĩa gia phong, sống đùm bọc lẫn nhau trong tình yêu mến, hầu được chung hưởng niềm an vui vĩnh cửu trong nhà Chúa trên trời.
  • 13. Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 12 - 2020 13 ĐTC PHANXICÔ Giảng Lễ Chúa Nhật về Ngày Thế Giới Người Nghèo 15/11 Phần mở. Hết mọi sự được mở đầu là một sự thiện cao cả. Người chủ không giữ lấy cho mình cái giầu sang của mình, mà ban phát nó cho các người đầy tớ của ông; 5 nén cho người này, 2 nén cho người kia, 1 nén cho người thứ ba, "tùy theo khả năng của họ" (Mt 25:15). Đối với chúng ta cũng thế, hết mọi sự đều được bắt đầu nhờ bởi ân sủng của Chúa, Đấng là một Người Cha và đã ban cho chúng ta rất nhiều sự tốt lành, trao phó cho chúng ta mỗi người những nén bạc khác nhau. Chúng ta có được một kho tàng to lớn, không phải nơi những gì chúng ta có mà là nơi những gì chúng ta là: sự sống chúng ta đã lãnh nhận, sự thiện ở nơi chúng ta, vẻ đẹp bất khả xóa mờ Thiên Chúa đã ban cho chúng ta, bằng cách dựng nên chúng ta theo hình ảnh của Ngài... Tất cả những điều ấy làm cho chúng ta trở nên quí báu trước nhan Ngài, mỗi một người chúng ta đều vô giá và đặc thù trong lịch sử! Chúng ta quá thường nhìn vào cuộc đời của mình chúng ta chỉ thấy mình thiếu hụt, và chúng ta than van về những gì chúng ta thiếu thốn. Rồi chúng ta có khung hướng "giá mà..!" Giá mà tôi có công việc ấy, giá mà tôi có cái nhà ấy, giá mà tôi có tiền bạc và thành đạt, giá mà tôi không có vấn đề này hay vấn đề kia, giá mà tôi khá giả hơn những người chung quanh tôi...! Thế nhưng, những lời - giá mà! - ảo tưởng ấy là những gì ngăn cản chúng ta thấy được tất cả những gì là thiện hảo chung quang chúng ta. Chúng khiến chúng ta quên đi các nén bạc chúng ta có. Anh chị em có thể không có cái đó, nhưng
  • 14. Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 12 - 202014 anh chị em lại có cái này, và "cái giá mà" làm cho chúng ta quên như thế. Phần thân của dụ ngôn, đó là hoạt động của các người đầy tớ là việc phục vụ. Nó làm cho các nén bạc sinh hoa kết trái, và giúp cho đời sống chúng ta có ý nghĩa. Trong Phúc Âm, các người đầy tớ tốt lành là những người dám liều. Họ không sợ hãi cũng không quá cẩn trọng, họ không dính chặt với những gì họ có, nhưng biết sử dụng cách tốt đẹp. Vì nếu sự thiện không được đầu tư thì nó bị mất đi, và tính chất cao cả của đời sống chúng ta không được cân đo bằng việc chúng ta phục vụ bao nhiêu, mà bằng hoa trái chúng ta sinh lợi. Biết bao nhiêu là người sống một cuộc đời chỉ biết tích lũy những gì sở hữu được, chỉ quan tâm đến đời sống tốt đẹp chứ không phải là sự thiện họ có thể làm. Thế nhưng, trống rỗng biết bao cho một cuộc sống chỉ tập trung vào các nhu cầu của chúng ta, và nhắm mắt làm ngơ trước các nhu cầu của người khác! Anh chị em ơi, đến đây chúng ta cần phải tự vấn xem: tôi có chỉ theo đuổi các nhu cầu riêng của mình, hay tôi có thể nhìn đến các nhu cầu của người khác, đến những ai đang thiếu thốn cần giúp đỡ? Đôi tay của tôi có mở ra hay chăng, hay là chúng đang nắm lại? Hãy dám liều: không có vấn đề trung tín nếu không dám liều. Lòng trung tín đối với Thiên Chúa nghĩa là để đời mình lơ lửng treo lên, để những dự án đã được cẩn thận sắp xếp của mình bị lũng đoạn bởi nhu cầu phục vụ của mình. Vậy thì chúng ta phục vụ ra sao, như Chúa muốn chúng ta phục vụ? Người chủ bảo người đầy tớ bất trung rằng: "Ngươi cần phải đầu tư tiền bạc của ta trong nhà băng, để khi ta trở về ta nhận được những gì lợi lộc từ những gì của ta" (v.27). Ai là "nhà băng" có thể cung cấp cho chúng ta số lời dài hạn đây? Họ là thành phần nghèo khổ. Đừng quên nhé: người nghèo ở ngay tâm điểm của Phúc
  • 15. Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 12 - 2020 15 Âm; chúng ta không thể hiểu được Phúc Âm mà không có người nghèo đâu. Người nghèo giống như chính Chúa Giêsu, Đấng, cho dù giầu có, đã tự hóa ra như không, biến mình thành nghèo khó, thậm chí nhận lấy tội lỗi vào bản thân mình là loại bần cùng tồi tệ nhất. Người nghèo bảo đảm cho chúng ta một lợi tức vĩnh hằng. Ngay cả hiện nay họ cũng giúp chúng ta trở nên giầu có về tình yêu thương, giá trị còn trọng đại cao quí hơn cả các thứ ngọc ngà châu báu. Hãy chìa tay của anh chị em ra cho người nghèo, thay vì đòi hỏi những gì anh chị em thiếu hụt. Như thế anh chị em mới tăng bội các nén bạc anh chị em đã lãnh nhận. Sắp tới Mùa Giáng Sinh, mùa lễ hội. Biết bao nhiêu lần chúng ta nghe người ta đặt vấn đề: "Tôi có thể mua những gì đây? Đâu là những gì tôi muốn có nữa? Tôi cần phải đi mua sắm". Chúng ta hãy sử dụng những lời khác như thế này: "Tôi có thể trao tặng những người khác cái gì đây?", để trở nên như Chúa Giêsu, Đấng đã hiến mình và đã được hạ sinh trong máng cỏ". Phần kết của dụ ngôn. Một số người sẽ là thành phần giầu có, trong khi những người khác, thành phần đã có nhiều và đã hoang phí cuộc đời của mình, sẽ trở nên nghèo (cf.v.29). Thế rồi, vào cuối đời của mình, sự thật sẽ được tỏ hiện. Cái giả tạo của thế giới này sẽ bị tàn phai, cùng với chủ trương của nó là sự thành đạt, quyền lực và tiền bạc là những gì làm cho đời sống có ý nghĩa, thì lòng yêu thương - thứ tình yêu chúng ta đã ban tặng - mới cho thấy là kho tàng thực sự. Những thứ kia sẽ sụp đổ, còn lòng yêu thương sẽ vươn lên. Nếu chúng ta không muốn sống đời nghèo khó, chúng ta hãy xin ơn để thấy được Chúa Giêsu nơi người nghèo, để phục vụ Chúa Giêsu nơi người nghèo.
  • 16. Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 12 - 202016 HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM ỦY BAN MỤC VỤ GIỚI TRẺ – THIẾU NHI Công Bố Logo Năm Mục Vụ Giới Trẻ 2021 Đồng Hành Với Người Trẻ Trong Đời Sống Gia Đình 1. Logo mang hình dáng ngôi nhà: Đây là hình ảnh về gia đình, nơi mà người trẻ được sinh ra, được chăm sóc và dạy dỗ nên người. Và cũng là nơi mà hai người trẻ nam và nữ yêu thương nhau cùng nhau gây dựng nên những hoa trái tốt đẹp, tạo nên những gia đình mới cho Mẹ Giáo Hội. 2. Khối ba hình ảnh con người: - Hình người chính giữa: là hình ảnh cách điệu Chúa Giêsu Phục Sinh trong trang phục áo thụng dài với mảnh vải hình chữ S vắt qua vai. - Hình người hai bên phải trái: tượng trưng cho hai môn đệ trên đường Emmau. Cánh tay vươn lên cao như cách thể hiện sự vui mừng, hoan hỷ của hai môn đệ vì được Chúa Giêsu. 3. Những tia sáng và thánh giá đi ra khỏi đường tròn của logo thể hiện tính siêu việt và phá vỡ những giới hạn mà sự Phục Sinh của Chúa mang đến cho người trẻ. Điều đó mang lại hy vọng rằng những giới hạn của bản thân sẽ được phá vỡ khi chúng ta tin vào Ánh Sáng
  • 17. Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 12 - 2020 17 Phục Sinh, tin vào sự đồng hành của Chúa trên tiến trình thăng tiến của mỗi người cách riêng là người trẻ. Sự phát triển toàn diện nhằm hướng người trẻ và mời gọi người trẻ chia sẻ khả năng, sử dụng nén vàng Chúa trao để can đảm dấn thân loan báo Tin mừng như hai môn đệ. Ý NGHĨA MÀU SẮC Màu sắc của logo được sử dụng dựa trên 5 màu chủ đạo mang màu sắc trẻ trung, tươi vui, diễn tả ý nghĩa niềm hy vọng của mầu nhiệm Phục sinh. - Sắc Cam của lửa - biểu tượng nguồn ơn Chúa Thánh Thần, của nhiệt huyết, được chọn tô cho hình ảnh Chúa Giêsu, như muốn tập trung nguồn ơn sức mạnh mà người trẻ cần tìm kiếm cho cuộc đời mình chính là Chúa Giêsu. - Sắc Xanh Dương diễn tả sắc xanh của hy vọng, sự mong chờ niềm vui của ơn cứu độ. - Sắc Xanh Lá mang sức sống tinh thần của người trẻ, màu sắc của sự tươi mát và tinh thần sống xanh nhắc nhớ người trẻ trong việc chung tay bảo vệ ngôi nhà chung. Sự hoà quyện của 3 sắc màu trên hướng tới Thánh Giá màu Đỏ – biểu tượng của tình yêu, nhắc nhớ về sự hy sinh của Chúa trên Thập Giá, về Bí tích Tình Yêu và con đường Trắng diễn tả sự Phục sinh - con đường hướng người trẻ về quê trời trong hân hoan và vững tin vào mầu nhiệm sống lại của Chúa Giêsu.
  • 18. Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 12 - 202018 Chúa Giêsu sống ở thế gian 33 năm; 30 năm ẩn dật ở Nazareth, 3 năm cuối cùng Ngài đi rao giảng Tin Mừng, rồi tự nguyện, hiến thân chịu khổ hình và chịu chết trên Thánh Giá chuộc tội cho nhân loại. Ngài sống lại từ cõi chết, lên trời ngự bên hữu Thiên Chúa Cha. Cả 33 năm ở tại thế điều Chúa Giêsu ao ước nồng nhiệt đã hướng dẫn Ngài đi trọn con đường vất vả và hy sinh ấy là “thi hành” trọng Thánh Ý Chúa Cha. Của ăn của Thầy là thực hiện Thánh Ý Cha Thầy và vâng phục Chúa Cha cho đến chết và chết trên Thánh Giá. Chúng ta có thể nói Chúa Giêsu là người trẻ tuy đã là “tam thập nhi lập” (Ba mươi tuổi là tuổi lập thân) Ngài ôm ấp mộng ước là Cứu Thế, Cứu Chuộc toàn thể nhân loại và thi hành trọn vẹn “Mọi sự đã hoàn tất” (Ga 19, 20) Bây giờ đến chúng ta, hỡi những người trẻ. Người trẻ là những người có những ước mơ, dự tính cho tương lai. Có một câu nói: Người già hồi tưởng về quá khứ, trẻ con nhìn vào hiện tại, còn người trẻ thì hướng về tương lai. Tương lai là cái chưa đến, chưa có; phải có ước mơ mới đi tới được, mới có được. 1. ƯỚC MƠ VƯƠN TỚI Ước mơ có lẽ là một thứ gì đó vượt ngoài tầm với, nó là khát vọng, là những điều tốt đẹp mà người trẻ luôn hướng tới. Ước mơ là điều ai cũng có, đối với mỗi người đều khác nhau. Có những ước mơ vĩ đại như giải phóng dân tộc, trở thành nhà lãnh đạo tài ba, trở thành tỷ phú… Mà cũng có những ước mơ nhỏ bé, giản đơn tuổi trẻ và ước mơ CHA XỨ GIUSE
  • 19. Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 12 - 2020 19 là có một gia đình ấm cúng, một chuyến du lịch đi trong nước hay nước ngoài; một công việc làm đúng theo khả năng… có người muốn trở thành giáo viên, một bác sĩ, kỹ sư, một cầu thủ bóng đá, diễn viên điện ảnh, ca sĩ; tựu trung đều muốn có một tương lai ổn định, huy hoàng càng tốt. 2. NÊN NƯỜI và NÊN THÁNH “Nên người” là mẫu số chung cho mọi người trẻ. Thiên Chúa ban cho con người có thể xác và có linh hồn, có lý trí và có tự do, từ đó con người vượt lên trên mọi thụ tạo; tuy con người sinh ra là người, nhưng cần phải được uốn nắn, giáo dục cho nên người đáng là “linh ư vạn vật” nếu không con người cũng chỉ là sống theo bản năng như con vật. Thêm nữa vì là một Kitô hữu, người trẻ Công Giáo không chỉ dừng lại ở con người tốt lành bình thường mà còn phải là một “thánh thần”. (Thánh Đaminh Savio, Thánh nữ Têrêsa Hài Đồng Giêsu, Thánh Nữ Maria Goretti, Thánh Phanxicô Xaviê) và mới đây Á Thánh Carlo Acutis sinh năm 1991 và mất năm 2006. (Chúa Kitô đang sống, số 50) 3. THỰC HIỆN ƯỚC MƠ a. Phải tranh đấu không ngừng Các nhà Tu Đức luôn nói với người trẻ và mỗi người chúng ta “Đời là tranh đấu” và với người Công Giáo là chiến đấu không ngừng với ba kẻ thù là ma quỷ, thế gian và xác thịt. Trong cuộc chiến đấu này có kẻ thắng người thua chứ không có “huề cả làng”; hoặc là chúng ta lột bỏ được con người cũ xấu xa tội lỗi để mặc lấy con người mới tốt lành thánh thiện hoặc là chúng ta phải làm nô lệ cho con người cũ, đầy đam mê thấp hèn, lôi kéo chúng ta vào con đường tội lỗi. Tranh đấu cách tích cực với chính mình. Ở giữa cuộc đời thì phải chống chọi với biết bao gian khổ cả bên trong đến bên ngoài và cuộc chiến khó nhất, dai dẳng nhất vẫn là chiến
  • 20. Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 12 - 202020 đấu với chính mình, chúng ta phải thắng chính mình. • Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi, nhưng khó vì lòng người ngại núi e sông” (Nguyễn Bá Học) • Thắng được cả Âu Châu, còn dễ hơn là thắng được chính mình (Hoàng đế Napoleon) • Hôm ấy, cha Bề Trên Tu Viện hỏi một tu sĩ: “Mỗi ngày con đã làm gì?” - Thưa cha, con rất bận rộn hàng ngày; ngày nào con cũng phải trông coi hai con chim ưng, giữ hai con nai, kìm hãm hai con diều hâu, thắng một con cá sấu, trị được một con gấu và săn sóc cho một bệnh nhân. Con xin nói thêm cho cha biết. Với bản thân con thì không làm nổi đâu, con phải cầu xin ơn Chúa và Mẹ Maria; xin cha cũng cầu nguyện cho con. - Thưa cha đúng như vậy. Con xin giãi bày: Hai con chim ưng là hai con mắt của con; con phải giữ để nó khỏi xem, khỏi nhìn những điều xấu, hai con nai là đôi chân của con để nó khỏi đi vào đường cấm, hai con diều hâu là hai tay của con, con luôn bắt nó làm điều phải; con cá sấu tức là miệng lưỡi, con phải kìm hãm hàng ngày để đừng nói lời vô ích và thô bỉ; con gấu là tấm lòng con, con phải rèn giũa để khỏi ích kỷ và tham lam; còn bệnh nhân là chính thân thể con, con phải canh chừng để nó không bị nhục dục xâm nhập vào. Con thật yếu ớt thấp hèn, dễ sa ngã lắm. (Chí khí người thanh niên – Đức Cha Tihamer Toth) Kết: Năm Phụng Vụ mới bắt đầu là Mùa Vọng và mùa Giáng Sinh. Chúa Giêsu con Thiên Chúa giáng sinh làm người để Cứu Độ trần gian, Ngài đã chiến thắng tội lỗi, đau khổ và sự chết. Ước mong mỗi người trẻ cũng chuẩn bị tâm hồn trong sạch khi chiêm ngắm tình yêu khiêm nhường thẳm sâu của Chúa Giêsu và toàn tâm phục tùng thánh ý Thiên Chúa với tâm tình “trông đợi” khao khát như dân Chúa xưa: “Trời cao hãy đổ sương xuống và ngàn mây hãy mưa Đấng cứu tinh cho chúng con.”
  • 21. Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 12 - 2020 21 HĐ ĐAMINH HĐ ĐAMINH Công bằng nhân đức phải cần Đối thần cho xứng đối nhân cho bằng Đời này sống mãi được chăng Dối gian thu vén hỏi rằng ích chi Một cơn té đủ đến thì Công bằng chẳng có cũng vì lợi danh Mắt nhìn của cải cũng đành Đau lòng thoi thóp lòng sanh hận thù Oán trời than đất mắt mù Dầy công thu vén bao thu kiếp người Thế gian giành giật đến nơi Đau lòng trăn trối kêu trời khổ thân Làm người khi sống phải cần Công bằng bác ái dự phần mới nên Công bằng với Chúa sống bền Công bằng bác ái ấm êm mọi người Cũng là giới luật Chúa trời Công bằng nợ thiếu trả người đời sau Công bằng trả hiếu cho mau Mẹ cha đền đáp ốm đau tận tình Dù bao trái ngược phát sinh Công bằng báo hiếu đáp tình cho cân Công bằng nghèo đói có phần Làm ngơ vô cảm đến lần ai thương Giàu dầy khó mỏng chẳng vương Giúp nhau mau chóng theo đường thánh kinh Kẻ nào thiếu thốn họ xin Hãy cho cùng kẻ đến tìm mượn vay CÔNG BẰNG Kẻ thù yêu được mới hay Công bằng hãy nhớ cầu thay kẻ thù Con người sống được bao thu Mặt trời soi chiếu cùng chung mọi nhà Công bằng hai chữ vui tươi Khắc ghi lời Chúa ơn trời Phước ban
  • 22. Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 12 - 202022 Trong những năm vừa qua, nhiều biến cố đau buồn xảy đến cho Hội Thánh Việt Nam cũng như nhiều nơi trên thế giới ngày càng dồn dập hơn. Từ vị chủ chăn nhân hậu can trường cho đến người giáo dân hiền lành chất phác đã phải vác lấy thập giá đau thương trong cuộc đời để bảo vệ niềm tin của họ. Trước những bất công tràn lan, có người cho rằng cần phải hy sinh quyền tư hữu vì công ích. Nhưng như thế có đúng với lương tri phổ quát và phù hợp với giáo huấn của Hội Thánh không? Chúng tôi thiết nghĩ cần điểm lại vài nét về công ích – một cách thật ngắn gọn – theo Học thuyết Xã Hội Công Giáo, xem Hội Thánh minh định thế nào về công ích. Nếu đếm số mục trong bản Tóm Lược Học Thuyết Xã Hội Công Giáo thì người đọc sẽ nhận thấy thế này: bản tóm lược có 12 chương với 583 khoản, thì trong đó có 103 khoản nhắc đến công ích, và hạn từ công ích được dùng 139 lần. Điều này có ý nghĩa gì? Trong khi Học Thuyết Xã Hội bàn về mọi vấn đề liên quan đến xã hội loài người, thì đã có một phần năm nói đến công ích, nghĩa là công ích được Hội Thánh coi là một trong những vấn đề cốt lõi của các mối quan hệ xã hội. Vậy công ích là gì? Hiến chế Mục Vụ về Hội Thánh trong Thế Giới Ngày Nay CHA PHÓ MAXIMILIANO KOLBE MARIA CÔNG ÍCH Dưới cái nhìn của GIÁO HỘI CÔNG GIÁO
  • 23. Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 12 - 2020 23 (Gaudium et Spes) của Công Đồng Vatican II định nghĩa: “Công ích – là toàn bộ những điều kiện của đời sống xã hội cho phép những tập thể hay những phần tử riêng rẽ có thể đạt tới sự hoàn hảo riêng một cách đầy đủ và dễ dàng hơn – ngày nay mỗi lúc một nới rộng tầm phổ quát hơn và do đó bao hàm những quyền lợi và nghĩa vụ của toàn thể nhân loại” (1). Công ích là một trong bốn nguyên tắc làm nền tảng xây dựng ngôi nhà sự sống của loài người, công trình kỳ diệu nhất do bàn tay Chúa tạo thành. Hội Thánh dạy: “Mọi khía cạnh trong đời sống xã hội đều phải liên hệ đến công ích, nếu muốn đạt được ý nghĩa trọn vẹn nhất, công ích xuất phát từ chính phẩm giá, sự thống nhất và bình đẳng của hết mọi người”.(2) Nền tảng Kinh Thánh của công ích cũng có thể nhận thấy rõ ràng ngay từ trình thuật về ngày sáng thế cho đến mãi về sau này. Thiên Chúa trao thế giới Ngài tạo dựng không phải là cho một người hay một giai cấp nào riêng lẻ, mà là cho toàn thể xã hội loài người từ ngày sáng tạo đến ngày thế mạt để họ có quyền sử dụng và cộng tác vào công trình sáng tạo nhiệm mầu của Thiên Chúa. Hội Thánh dạy: “Tự bản chất, con người là một hữu thể xã hội vì Thiên Chúa – Đấng tạo dựng con người – muốn như thế” (3). Vì là hữu thể xã hội, con người không những sống chung với mà còn sống vì và cho người khác. Do đó, trong Thông Điệp Sol- licitudo Rei Socialis, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II nhấn mạnh: “Chính vì yêu quý điều có ích cho mình và cho người khác mà người ta quy tụ thành những tập thể bền vững nhằm tìm kiếm ích lợi chung. Các xã hội loài người khác nhau cũng phải tạo ra nơi mình những quan hệ liên đới, liên lạc và cộng tác với nhau để phục vụ con người và công ích” (4)
  • 24. Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 12 - 202024 Cộng đồng chính trị và công ích Hội Thánh dạy rằng: “Cộng đồng chính trị chủ yếu là để phục vụ xã hội dân sự và nếu phân tích tới cùng, là phục vụ những con người và những tập thể làm nên xã hội dân sự”(5). Là công cụ của Nhà Nước, các cơ quan hành chính ở bất cứ cấp nào – quốc gia, khu vực hay địa phương – đều phải nhắm phục vụ các công dân: “Đã đặt mình phục vụ các công dân, nhà nước phải trở thành người quản lý các nguồn lợi của nhân dân và vì thế họ phải quản lý các nguồn lợi ấy với ý định hướng tới công ích” (6) Nhìn thấy trước những viễn cảnh không phù hợp với việc phục vụ con người và công ích trong một số thể chế xã hội, Hội Thánh muốn lên tiếng nhắc nhở và cảnh báo những cách làm việc không phù hợp với tinh thần Tin Mừng và đối nghịch với ích lợi của cá nhân cũng như xã hội. Trong Tông Huấn Hậu Thượng Hội đồng Christifideles Laici, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô nhận định: “Đi ngược với cái nhìn này là thái độ quan liêu quá mức; thái độ này xuất hiện khi “các cơ quan trở nên quá phức tạp trong cách tổ chức và đòi xử lý hết mọi vấn đề. Rốt cuộc, chúng không còn hiệu năng nữa do chủ nghĩa công chức vô cảm, do hệ thống hành chính quan liêu thái quá, do việc lo tìm tư lợi không chính đáng và do đánh mất ý thức bổn phận một cách quá dễ dàng và quá phổ biến”(7). Vì thế, không được quan niệm vai trò của những người làm việc trong các cơ quan hành chính là vô cảm hay quan liêu, mà đúng ra phải coi đó như hành động rộng lượng giúp đỡ các công dân với tinh thần phục vụ.”(8) Như vậy, việc tìm công ích trước hết là do cung cách phục vụ của cộng đồng chính trị đối với xã hội dân sự, chứ không phải là sử dụng của cải của tư nhân để dồn hết cho công ích.
  • 25. Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 12 - 2020 25 Công ích phải bảo đảm ích lợi cho cá nhân Trước khi nói đến nguyên tắc công ích, Hội Thánh đưa ra nguyên tắc nhân vị, là bởi vì “Hội Thánh nhìn thấy nơi mỗi người, nam cũng như nữ, hình ảnh sống động của chính Thiên Chúa. Hình ảnh này mỗi ngày được triển khai thêm một cách trọn vẹn và sâu sắc hơn nơi mầu nhiệm Đức Kitô, hình ảnh tuyệt hảo của Thiên Chúa, Đấng duy nhất đã mạc khải Thiên Chúa cho con người và mạc khải con người cho chính con người”.(9) Vậy khi nói về công ích, Hội Thánh dạy rằng: “Mỗi người cũng có quyền hưởng những điều kiện của đời sống xã hội do việc tìm kiếm công ích đem lại.” (10) Không thể nhân danh công ích để bỏ qua những đòi hỏi chính đáng về quyền lợi và phúc lợi của những con người riêng lẻ, là hình ảnh Thiên Chúa. Hội Thánh còn chỉ ra cụ thể: công ích chính là phục vụ con người, và “thông tin do các phương tiện truyền thông đại chúng cung cấp phải nhằm phục vụ công ích. Xã hội có quyền nhận được những thông tin căn cứ trên sự thật, tự do, công lý và liên đới” (11). Do đó, mỗi người trong phận vụ của mình phải góp phần phát triển thông tin để các giá trị của Học Thuyết Xã Hội Công Giáo (sự thật, tự do, công lý và liên đới) được phổ biến nhanh chóng và rộng rãi nhất. Chiều kích siêu việt của công ích Nhưng điều quan trọng hơn hết cần phải lưu ý là “Công ích của xã hội không phải là một mục tiêu tự thân: nó chỉ có giá trị khi có liên quan với việc thực hiện các mục tiêu tối hậu của con người và ích lợi chung của toàn thể thụ tạo”(12). Vậy mục tiêu tối hậu của con người là gì? Trong Thông Điệp Centessimus Annus, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô nhắc nhở: “Thiên Chúa là mục tiêu tối hậu của các thụ tạo do Ngài dựng nên, và vì thế, không thể vì bất cứ lý do gì mà công
  • 26. Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 12 - 202026 ích mất đi chiều hướng siêu việt, tức là chiều hướng vừa vượt lên trên lịch sử vừa hoàn thành lịch sử”. Nói một cách đơn giản, công ích chỉ có ý nghĩa thật sự khi giúp con người hướng về Thiên Chúa là Đấng Tạo Hoá và là mục tiêu con người hướng đến. Khi người ta nhân danh công ích để phá bỏ nhà thờ, đập tan Thánh Giá Chúa hay phân rẽ dân Chúa, thì chắc chắn là người ta lợi dụng công ích vì tư lợi. Khi Hội Thánh địa phương gìn giữ một mảnh đất hay một căn nhà để làm nơi thờ phượng Chúa và phục vụ anh chị em mình, rõ ràng công ích được đề cao vì mục tiêu tối hậu được nhắm đến và những con người nhỏ bé được chăm sóc như hình ảnh đích thực của Đức Giêsu. Còn khi người ta biến một mảnh đất thành công viên hay khu thương mại giải trí (chưa nói đến chuyện chia năm xẻ bảy để tranh giành tư lợi), thì họ đã nhạo báng công ích. Học Thuyết Xã Hội Công Giáo nhấn mạnh: “Một nhãn quan thuần tuý lịch sử và vật chất sẽ kết thúc bằng cách biến công ích thành một sự an vui đơn thuần về mặt kinh tế và xã hội mà không hướng tới một mục tiêu siêu việt nào, tức là không có lý do hiện hữu sâu xa nào của chính công ích”(13). Nói khác đi, lúc đó công ích đã bị gạt sang bên lề rồi. Tóm lại Vài phân tích ngắn ngủi trên đây chỉ vẽ ra vài nét chính yếu trong giáo huấn của Hội Thánh về công ích nên chưa đầy đủ và còn cần được phát triển thêm. Thay cho lời kết luận, chúng tôi xin được trích lời Đức cố Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn văn Thuận, chủ tịch Hội Đồng Toà Thánh Công Lý và Hoà Bình: “Nếu chúng ta muốn cổ võ sự phát triển toàn diện và đích thực của con người trong hoàn cảnh thực tế của các dân tộc trên thế giới, chúng ta phải có “lòng can đảm của một tình liên đới mới có khả năng tiến hành những bước
  • 27. Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 12 - 2020 27 đi sáng tạo và hữu hiệu để khắc phục tình trạng kém phát triển phi nhân cũng như tình trạng phát triển quá độ có khuynh hướng biến con người thành một đơn vị kinh tế” (Ecclesia in Asia 32). (…) Trên bình diện cộng đồng, chúng ta cần sự cống hiến của nhiều nhóm khác nhau, tất cả hoạt động trong tình hiệp nhất với nhau. Một số người sẽ đào sâu khả năng phân tích xã hội học hay sẽ dấn thân vào các vấn đề chính trị thực tế. Một số khác sẽ dấn thân trực tiếp vào việc phục vụ người nghèo. Dù chúng ta ở đâu những nỗ lực mang tính giáo dục của chúng ta sẽ góp phần vào việc xây dựng công ích và nâng cao các chuẩn mực đạo đức.”(14). Truyện kể: Cái giá của sự thu tích của cải! Người kia làm việc trong một công ty đang phát triển mạnh, lương anh khá cao cho nên gia đình rất hạnh phúc. Anh có một ngôi nhà xinh xắn, một người vợ hiền và mấy đứa con ngoan. Nhưng anh tự nghĩ: mình còn trẻ, sức lực còn nhiều, mà công ty hiện không thiếu việc. Thế là anh làm thêm giờ phụ trội. Thu nhập càng cao hơn. Anh lại nghĩ: nếu mình phấn đấu để lên chức thì sẽ được tăng lương nữa. Và anh phấn đấu, và quả thực anh lên chức. Cho đến một hôm đi khám bệnh, anh được cho biết mình đã mắc phải một chứng bệnh nguy hiểm và đã tới giai đoạn cuối cùng. Nghĩa là anh không sống được bao lâu nữa. Lúc sắp rời bỏ vợ con ấy, anh mới biết rằng xưa nay anh chẳng hiểu vợ con bao nhiêu, và con cái anh cũng chẳng hiểu anh bao nhiêu. Và anh chết, để lại cho con cái một gia tài lớn. Đối với người khác, anh là một con người thành đạt. Nhưng đối với vợ con thì anh là một con người thất bại. Vợ con anh hưởng gia tài của anh mà chẳng nghĩ tới anh bao nhiêu: bấy lâu nay họ sống không có anh, sau này họ cũng tiếp tục sống không cần anh. (15)
  • 28. Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 12 - 202028 Một áp dụng cụ thể Sau hồi thế chiến thứ I, một linh mục Pháp trẻ tuổi được lệnh đi coi xứ, tay xách hai vali mạnh dạn ra đi, đến nơi chỉ thấy những hầm sâu, tường đổ, còn sót lại một bức tường nham nhở: Đó là tất cả nhà xứ, nhà thờ chỉ còn có bấy nhiêu!!! Cha hết sức hoạt động, con Chiên dần dần trở về gầy dựng lại cơ đồ, nhưng con Chiên ở rải rác, khổ cho Cha lúc đi kẻ liệt, trèo tường, nhoai hầm hố. Nhờ gương sáng và lời Cha ủy lạo, con Chiên tu sửa lại lòng đạo đức cũng như vật chất, và giúp Cha kiến thiết ngôi Thánh Đường và Nhà xứ cho Cha sở ở. Giữa lúc tình cha con mặn nồng, Cha tuy tuổi chưa nhiều nhưng đã kiệt sức, nằm trên giường bệnh vẫn thản nhiên. Giờ hấp hối gần đến, Cha nói với những người đứng xung quanh: “Nay tôi vui mừng vì đã trung thành giữ lời nhủ bảo của thân phụ tôi trong ngày tôi lĩnh chức Linh mục, dâng lễ mở tay rằng: “Nay con làm Linh mục Chúa, Cha chỉ cầu ước cho con ba điều: Thứ nhất: Lúc con chết, con đừng nợ ai xu nào. Thứ hai: Lúc chết, trong tay con cũng chẳng dư xu nào. Thứ ba: Con đừng vướng một xu nợ nào, là tội với Chúa” “Cả ba điểm đó, tôi cẩn thận giữ: Hiện tôi không còn dư thừa xu nào, có bao nhiêu làm việc cho vinh danh Chúa, giúp anh em hết; giờ đây tôi xét thấy không nợ ai xu nào cả, còn nợ với Chúa là tội lỗi, tôi đã tính cẩn thận hết sức rồi” Nói xong, vị Tông đồ trẻ tuổi chỉ còn việc thân mật với Chúa, Đấng suốt đời mình đã trìu mến. Cha an nghỉ giữa đoàn con Chiên mến thương thực tình than khóc: “Ôi Cha đã vất vả với chúng con, nay đến lúc tưởng cha con an hưởng có nhau, Cha đã vội lìa bỏ chúng con”. Người lành thánh chết êm ái chừng nào. Đây là mẫu gương Linh mục, không ham mê danh vọng, cũng chẳng thiết gì tiền bạc.
  • 29. Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 12 - 2020 29 (Theo báo Prêtre et Apôtre, thuật trong mục Belle figure sacerdotale, Gương Linh Mục sáng ngời) (16) Nhân Viên Cứu Hỏa Vụ khủng bố ngày 11-9-2001 tại New York, Hoa Kỳ, đã làm cho hơn 200 nhân viên cứu hỏa bị thiệt mạng. Đa số là người gốc Ái-nhĩ-lan hay gốc Ba-Lan và là các tín hữu Kitô rất sùng đạo, trung thành với các truyền thống Công Giáo tới xương tủy. Cũng tại thành phố New York, hàng năm có hơn phân nửa số nhân viên cứu hỏa bị thương trong khi thi hành nhiệm vụ. Ngoài ra, trung bình mỗi năm có đến 8 nhân viên tử nạn .. Trước đây, tôi phải trải qua nhiều cuộc khảo hạch, đặc biệt liên quan đến đời sống luân lý, đến sức chịu đựng của tinh thần và của thể xác. Rồi đến những tuần lễ dài vừa học lý thuyết vừa thực tập các buổi chữa lửa. Tuổi thanh niên thật hăng say, giàu thiện chí và cả trí tưởng tượng nữa.. Sau cùng, tôi được chính thức chấp nhận làm nhân viên cứu hỏa của thành phố New York, hành nghề trong một khu phố nghèo với đủ thứ tệ nạn xã hội: xì-ke, ma-túy, cướp bóc, buôn lậu và những vụ hỏa hoạn giết người.. Càng đi vào thực tế nghề nghiệp, càng chạm trán với những hoạn nạn và những đau khổ của con người, tâm tính tôi càng chín mùi và lòng yêu chuộng nghề nghiệp của tôi cũng được thanh luyện. Giờ đây tôi chiến đấu để cứu thoát những người gặp hiểm nguy thật, nhưng không phải với lòng hãnh diện căng phồng, mà là với một chủ đích hoàn toàn dấn thân phục vụ. Một ngày kia, hiền thê tôi - giống như mọi bà vợ của nhân viên cứu hỏa khác - tỏ dấu lo âu cho tính mệnh của tôi. Cứ mỗi lần tôi ra đi thi hành công tác là mỗi lần nàng thấp thỏm mong chờ tôi trở về bằng an. Tuy nhiên, để trấn an vợ, tôi không biết giải thích ra sao với nàng về lý tưởng nghề nghiệp của tôi. Cho đến một ngày
  • 30. Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 12 - 202030 kia, chính nàng thổ lộ: “Phải có người làm nghề như anh đang làm. Em bắt đầu chấp nhận thực tế, dầu vẫn tiếp tục lo âu. Chẳng hạn đêm nay, em không thể nào chợp mắt được. Em trằn trọc với ý nghĩ: ‘mình nằm đây an toàn, trong khi chồng mình phải vật lộn với cơn lửa tàn ác’.. Nhưng đàng khác, em cũng cảm thấy thật hãnh diện về anh, giống như ba đứa con của chúng ta. Chúng hãnh diện biết rằng, Ba chúng có mặt trên chiếc xe cứu hỏa, chạy hết tốc lực với còi hụ réo vang. Còn em, em biết rằng, anh làm một nghề mà anh nghĩ là phải làm, để Phục Vụ Cho Công Ích. Ý tưởng này giúp em can đảm”. Nghe vợ nói thế, tôi cảm thấy lòng tràn đầy an ủi. Còn gì hạnh phúc hơn là sự tâm đầu ý hợp của đôi vợ chồng! Có được sự cảm thông của vợ, tôi còn hưởng nếm được tình huynh đệ chân thành giữa các bạn cùng nghề. Sát cánh bên nhau trong gian nguy, trong chiến đấu, chúng tôi thực tình yêu thương đùm bọc nhau. Chúng tôi lo lắng cho tính mệnh của nhau và chăm sóc nhau, nếu chẳng may có người bị thương trong khi thi hành nghề nghiệp. Giờ đây, kiểm điểm lại chặng đường 18 năm hành nghề, tôi gặt được một thành quả to lớn: đó là tôi trở nên một người nhân hậu, cảm thông hơn, khi hàng ngày đụng chạm với khổ đau của con người, khổ đau mà đôi khi chúng tôi hoàn toàn bất lực, đau đớn lặng nhìn những tang thương, xé nát ruột gan.. Và tôi đã không bao giờ hối tiếc vì đã chọn hành nghề cứu hỏa, cũng như tự hứa sẽ tiếp tục tận tâm hành nghề này.. (“Sélection du Reader’s Digest”, Février 1974, trang 145-178). (17) Tổng hợp từ Internet.
  • 31. Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 12 - 2020 31 (1) CĐ. Vatican II, Hiến chế Mục vụ Gaudium et Spes, 26: AAS 58 (1966), 1046; x. Giáo lý Giáo hội Công giáo, 1905-1912; Gioan XXIII, Thông điệp Mater et Magistra: AAS 53 (1961), 417-421; Gioan XXIII, Thông điệp Pacem in Terris: AAS 55 (1963), 272-273; Phaolô VI, Tông thư Octogesima Adveniens, 46: AAS 63 (1971), 433-435. (2) HTXHCG, khoản 164 (3) x. CĐ. Vatican II, Hiến chế Mục vụ Gaudium et Spes, 12: AAS 58 (1996), 1034; Giáo lý Giáo hội Công giáo, 1879; x. Piô XII, Thông điệp Truyền thanh ngày 24-12-1942, 6: AAS 35 (1943), 11-12; Gioan XXIII, Thông điệp Pacem in Terris: AAS 55 (1963), 264-265. (4) x. Gioan Phaolô II, Thông điệp Sollicitudo Rei Socialis, 26: AAS 80 (1988), 544-547; CĐ. Vatican II, Hiến chế Mục vụ Gaudium et Spes, 76: AAS 58 (1966), 1099- 1100. (5) x. Giáo lý Giáo hội Công giáo, 1910. (6) Gioan Phaolô II, Thông điệp Ngày Thế giới Hoà bình năm 1998, 5: AAS 90 (1998), 152. (7) Gioan Phaolô II, Tông huấn Hậu Thượng Hội đồng Christifi- deles Laici, 41: AAS 81 (1989), 471-472. (8) HTXHCG, khoản 402. (9) HTXHCG, khoản 105, CĐ. Vatican II, Hiến chế Mục vụ Gaudi- um et Spes, 22: AAS 58 (1966), 1042. (10) HTXHCG, khoản 167 (11) Giáo lý Giáo hội Công giáo, 2494; x. CĐ. Vatican II, Sắc lệnh Inter Mirifica, 11: AAS 56 (1964), 148-149. (12) (13) HTXHCG, khoản 170 (14) Đức Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn văn Thuận, Thư gửi Hội Nghị Giáo Dân Á Châu lần thứ hai, 2001. Nguồn: Gioan Lê Quang Vinh (15), (16) & (17) Soeur Jean Berchmans Minh Nguyệt, Radio Vati- can. Roma
  • 32. Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 12 - 202032 I. CÔNG ÍCH LÀ GÌ? Công ích là các lợi ích công cộng thường được nhà nước và xã hội xác nhận hoặc thừa nhận một cách đương nhiên. Ý nghĩa công cộng ở đây có thể hiểu là lợi ích trực tiếp của một cộng đồng hoặc của toàn xã hội. Công ích bao gồm: - Dịch vụ công ích - Lao động công ích - Làm việc công ích Từ những điều kiện để tạo nên lợi ích CÔNG ÍCH ta có thể kể ra các CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG để phục vụ nhu cầu dân sinh, nói chung là Công Ích Xã Hội. II. CÔNG ÍCH XÃ HỘI: Các công ích xã hội gồm: - Các công trình dân dụng như nhà công, công sở, bệnh viện, trường học, bảo tàng, nhà hát cho nhu cầu văn hóa, nhà thi đấu thể thao, dịch vụ tài chính như ngân hàng, thương mại như siêu thị, bảo hiểm, khách sạn, ký túc xá… - Các công trình hạ tầng giao thông như đường bộ, đường sắt, cầu cống, kênh đào, bến cảng nhà ga, sân bay… - Không gian công cộng gồm quảng trường, công viên, bãi biển… - Dịch vụ công ích như mạng lưới cung cấp điện, cấp thoát nước, mạng viễn thông, thủy điện, thủy lợi, đê điều, đập nước… Những công trình công cộng này được gọi là CÔNG ÍCH được chính quyền trung ương hoặc địa phương đầu tư xây dựng CÔNG ÍCH J.NGUYỄN VIẾT KÍNH (tổng hợp)
  • 33. Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 12 - 2020 33 bằng nguồn vốn ngân sách Quốc gia hoặc nguồn vốn vay Quốc tế cũng như tài trợ. Các công trình công cộng này cũng có thể được các doanh nghiệp đầu tư xây dựng bằng nguồn ngân sách nhà nước. Ngoài những công trình công cộng xã hội. Người Kitô hữu còn có những dịch vụ hay tổ chức nào đem lại những lợi ích cho đời sống trong tinh thần BÁC ÁI như lời Chúa Giêsu đã dậy chúng ta theo giới răn MẾN CHÚA YÊU NGƯỜI không? Có rất nhiều những tổ chức do các cơ sở tư nhân cũng như các Tu đoàn, Nhà dòng, Nhà xứ… mở ra nhằm phục vụ các đối tượng kém may mắn như nhà nuôi dạy trẻ mồ côi, khuyết tật hay các cơ sở Bác ái dạy nghề, hướng nghiệp cho những thành phần cơ nhỡ như mại dâm, ma túy… Hội đồng Giám mục Việt Nam có Ủy Ban Bác Ái Xã Hội mà cơ quan CARITAS trực thuộc chuyên phụ trách những công việc trong phạm trù tạo ra những dịch vụ CÔNG ÍCH với mục đích phục vụ tha nhân hầu xoa dịu cũng như mang lại những lợi ích cần thiết trong tinh thần Kitô giáo. III. CÔNG ÍCH KITÔ GIÁO Trong ba năm sống công khai Chúa Giêsu đã thiết lập nền móng của Hội Thánh. Người đã qui tụ các môn đệ đầu tiền và cho họ tham gia vào sứ mạng của Người. Sau khi Người Phục sinh, một dân mới đã được khai sinh. Dưới ánh sáng Lời Chúa Giêsu, dân mới ấy lên đường loan báo cho mọi dân tộc biết những kỳ công của Thiên Chúa và qui tụ con cái Người đang tản mác khắp nơi về một mối 1) Cộng đoàn tín hữu đầu tiên: “Các tín hữu thời bấy giờ đông đảo, mà chỉ có một lòng
  • 34. Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 12 - 202034 một ý. Không ai coi bất cứ cái gì mình có là của riêng, nhưng đối với họ, mọi sự đều là của chung” (Cv. 4, 32) “Trong cộng đoàn, không ai phải thiếu thốn, vì tất cả những người có ruộng đất nhà cửa, đều bán đi, lấy tiền đem đặt dưới chân các Tông Đồ. Tiền ấy được phân phát cho mọi người, tùy theo nhu cầu” (Cv. 34, 35) Đối với các tín hữu, cộng đoàn thật sự là gia đình mới của họ. Đó là nơi mà họ chia sẻ cuộc sống với nhau và cầu nguyện. “Các tín hữu chuyên cần nghe các Tông Đồ giảng dạy, hiện luôn hiệp thông với nhau, siêng năng tham dự lễ bẻ bánh và cầu nguyện không ngừng”. (Cv 2, 12) ”Tất cả các tín hữu hợp nhất với nhau, và để mọi sự làm của chung. Họ đem bán đất đai của cải, lấy tiền chia cho mỗi người tùy theo nhu cầu. Họ đồng tâm nhất trí, ngày càng chuyên cần đến Đền thờ. Khi làm Lễ Bẻ Bánh tại tư gia, họ dùng bữa với lòng đơn sơ vui vẻ. Họ ca tụng Thiên Chúa và được toàn dân thương mến. Và Chúa cho cộng đoàn mỗi ngày có thêm những người được cứu độ (Cv 2. 44-46) Trong Cộng đồng Kitô hữu sơ khai Giêrusalem có bốn yếu tố chủ đạo, mà nếu thiếu thì không thẻ có Hội thánh Chúa Giêsu Kitô. a) Lời giảng dạy của các Tông Đồ: Hội thánh được Chúa Giêsu thiết lập để làm chứng cho thực tại mới của nước Thiên Chúa, là một Hội Thánh Tông truyền dựa trên những người đã được Chúa Giêsu chọn và lập thành Tông Đồ. Hội thánh được nuôi dưỡng bằng lời giảng dạy của các Ngài, nghĩa là Lời của Thiên Chúa mà chỉ một mình Hội thánh có khả năng truyền đạt cho chúng ta cách đầy đủ. b) Hiệp thông với nhau: Cộng đoàn Hội thánh phải là dấu chỉ
  • 35. Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 12 - 2020 35 hữu hình cho thấy Chúa Giêsu qui tụ loài người trong Tình yêu. Và ở điểm này cũng phải nói không thể có Hội thánh nếu không có cuộc sống huynh đệ đích thực. c) Lễ bẻ bánh: Đây là từ ngữ mà Hội thánh tiên khởi đã dùng để chỉ Lễ Tạ Ơn, là Thánh lễ. Đây là Bí tích hiệp thông với Chúa Kitô, Đấng là Lời và là BÁNH HẰNG SỐNG. d) Cầu nguyện: Làm sao những người đã khám phá ra tình yêu của Chúa Cha nơi Chúa Giêsu Kitô lại có thẻ sống mà không cầu nguyện. Bốn yếu tố chủ đạo trên dược Thánh Luca làm rõ nét này là gốc rễ của mọi Cộng đoàn Kitô hữu. Thật thế, thần khí của Chúa Giêsu đến với chúng ta qua Lời Người và qua Thánh Thể, là chính nguồn năng động của Hội Thánh. IV. TỔ CHỨC CARITAS Caristas là một tổ chức bác ái, từ thiện của Giáo hội Công giáo quốc tế và Việt Nam là thành viên trực thuộc Ủy Ban Bác Ái Xã Hội của Hội đồng Giám mục Việt Nam. Caritas Việt Nam được thành lập năm 1965. Trong những năm chiến tranh (1965- 1976) Caritas Việt Nam đã tích cực giúp đỡ những nạn nhân ng- hèo khổ, tàn tật, mồ côi, góa bụa. Nhiều chương trình về y tế giúp đỡ các người phong cùi, câm điếc; giúp đỡ các cô gái mại dâm hoàn lương hay nghiện hút. Đặc biệt giúp cho các nạn nhân chiến tranh trở về nguyên quán. Mạng lưới Caritas hoạt động liên tục nhờ sự trợ giúp về nhân sự lẫn tài chính từ Tòa thánh và các nước như Pháp, Đức, Hoa Kỳ… • Năm 1976 Caritas Việt Nam được lệnh nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt nam giải thể. • Năm 2008, Chính phủ Việt Nam đã cho phép tái lập Caritas Việt Nam sau 32 năm gián đoạn
  • 36. Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 12 - 202036 • Năm 2011, Caritas Việt Nam gia nhập Caritas Á Châu và trở thành thành viên chính thức của Cariatas Quốc tế. Dù vậy chính phủ Việt Nam vẫn chưa cấp phép để Caritas Quốc tế đặt văn phòng chi nhánh tại Việt Nam. Hiện nay ở Việt Nam có 26 Hiệp hội Caritas giáo phận dưới sự chỉ đạo của Hội đồng Giám mục Việt Nam. Caritas thực hiện các hoạt động Bác Ái Xã Hội nhằm mục đích: - Thăng tiến và phát triển con người toàn diện. - Phát huy tình yêu thương, bác ái, liên đới giữa mọi người trong xã hội. - Giúp đỡ khẩn cấp khi có thiên tai hay dịch bệnh. Tóm lại đối tượng phục vụ của Caritas là những người thiếu thốn về vật chất và tinh thần, bị gạt ra bên lề xã hội vì bất cứ lý do gì. V. HÃY LÀM VIỆC VÌ CÔNG ÍCH Ngày 22.09.2018 Đức Giáo Hoàng Phanxicô mở đầu chuyến tông du đến các nước vùng Baltic và Satvia, Estonia và Lithuania. Bằng buổi gặp các giới chức, đại diện dân sự và các đoàn ngoại giao tại dinh Tổng thống ở Thủ đô Vilnius. Đức Giáo Hoàng nhắc rằng chuyến tông du lần này của ngài trùng dịp kỷ niệm một trăm năm tuyên bố độc lập của đất nước này vào năm 1918 sau khi kết thúc Thế Chiến Thứ nhất. Lithuania sau đó lại bị Liên bang Xô Viết chiếm đóng vào năm 1940. Sau đó họ lại rơi vào bàn tay Đức Quốc Xã cho đến tận năm 1944 rồi lại tiếp tục bị Xô Viết chiếm đóng. Đến năm 1990 Liên bang Xô Viết sụp đổ Lithuania mới giành lại được tự do. Đức Giáo Hoàng chỉ ra rằng “Đã một thế kỷ trôi qua với vô số gian nan và đau khổ, với những chuyện giam cầm, trục xuất và thậm chí cả tử đạo. Mừng một trăm năm độc lập có nghĩa là dành
  • 37. Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 12 - 2020 37 thời gian gian để dừng lại và hồi sinh ký ức về những trải nghiệm này để có thể gắn bó với những gì gắn kết anh chị em thành một quốc gia, và tìm được chìa khóa để đối diện các thách thức cũng như hướng về tương lai trong tinh thần đối thoại và hiệp nhất với tất cả những người sống trong Quốc gia này, bảo đảm không một ai bị loại trừ.” • Đức Giáo Hoàng mong muốn người dân Lithuania hãy khoan dung, hiếu khách, tôn trọng và đoàn kết, hãy nâng những phẩm chất của dân tộc mình trong quá khứ chứ đừng co cụm lại. Tôi mong anh chị em hãy khao khát MƯU CẦU CÔNG ÍCH và đấu tra- nh vì nó. • Người dân Lithuania đã chịu nhiều đau khổ khi những hệ tư tưởngchuyênchếcốgắngápđặthìnhmẫuduynhấtcủahọ,muốn loại trừ mọi sự khác biệt dưới chiêu bài tuyên truyền muốn mọi người tin rằng đặc quyền đặc lợi của một số người thì quan trọng hơn phẩm giá của những người khác, hơn cả CÔNG ÍCH. • Đức Giáo Hoàng Phanxicô thúc dục người dân Lithuania chú ý đặc biệt đến giới trẻ, thăng tiến những chính sách cho phép người trẻ tham gia tích cực hơn trong việc xây dựng xã hội và cộng đồng hầu đem lại một nền hòa bình tốt đẹp dựa trên nền tảng CÔNG ÍCH cho mọi người. LỜI NGUYỆN: Lạy Thiên Chúa Cha toàn năng hằng hữu. Xin cho chúng con biết yêu thương nhau trong tình anh em là con một Cha trên trời. Nhờ đó chúng con biết chia sẻ cho nhau những của cải vật chất cũng như xoa dịu những nỗi đau tinh thần trên nền tảng BÁC ÁI và CÔNG ÍCH. Qua những việc làm này mọi người nhận biết Thiên Chúa là Đấng từ bi giàu lòng Thương Xót. Nhờ danh Chúa Giêsu Kitô Chúa chúng con. Amen.
  • 38. Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 12 - 202038 Hết năm phụng vụ 2019-2020 Giáo Hội bước vào những tuần lễ cuối cùng của năm phụng vụ 2019-2020, lời Chúa thường nhắc nhở con cái mình hãy tỉnh thức, vì không biết ngày nào, giờ nào Chúa của các con sẽ gọi các con. Cái chết là một thảm họa tồi tệ nhất của con người. Dù biết rằng: trước hoặc sau cái chết cũng sẽ đến với mình; và chẳng ai lường được cái chết đến với mình như thế nào. Tuy nhiên Giáo hội dựa vào lời Chúa, để dạy chúng ta đón nhận nó với sự chuẩn bị của Đức Kitô. Trong các dụ ngôn Đức Giêsu thường dùng là hình ảnh tiệc cưới nửa đêm, hoặc kẻ trộm bất chợt... Các nhà chú giải kinh thánh nói rằng: “ Xứ Palestina thuộc khí hậu Sa mạc, ban ngày nhiệt độ thường từ 38o C đến 40o C trở lên. Trong khi về đêm, nhiệt độ xuống thấp dưới 10o C. Do đó thời Chúa Giêsu tiện nghi khoa học chưa có, vì thế cuộc sống phải dựa vào thiên nhiên, nên đám cưới đều tổ chức vào nửa đêm cho mát mẻ. Tập tục lễ cưới của người Do Thái, thời đó có khác. Đám cưới có khi kéo dài nhiều ngày. Với những gia đình giàu có, thường may rất nhiều áo cưới: để tặng hoặc cho thực khách mượn khi tham dự tiệc cưới. Đối với những gia đình nghèo, thì thực khách có thể thuê mướn, như dịch vụ cho thuê mướn đồ cưới của chúng ta ngày nay. Tuy nhiên dụ ngôn chỉ là hình bóng của những linh hồn đã an nghỉ, được phúc dự tiệc cưới trong nước Chúa, có hay không có y phục lễ cưới là xứng đáng hay để bị loại ra ngoài. Đối với những người được ơn mạc khải của Chúa Thánh Thần sẽ được soi sáng hiểu biết về nước trời CÂU CHUYỆN THÁNG 12 BÙI NINH CƠ
  • 39. Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 12 - 2020 39 thêm. Còn đối với những người chấp nhận không nghe, hoặc do mọi tơ vương trần thế, làm họ lơ là nên có nghe, có nhìn cũng như không nghe không thấy vậy... Như vậy theo Thánh Phaolô tông đồ, ơn đức tin là ơn rất trọng đại mà Chúa ban cho, nhưng không và tùy ở mỗi người sống trong ơn Thánh sủng mà cố gắng trui rèn, để mỗi ngày mỗi trưởng thành trong tình yêu Chúa hơn nữa... Chúa giáng sinh trong mọi hoàn cảnh Đón mừng Chúa giáng sinh hằng năm, thế giới lại đua nhau trưng bày, quảng cáo các sản phẩm: Độc, mới, lạ và những khu du lịch vui chơi phè phỡn, ở thời điểm Giáng sinh và Tết Dương lịch. Chúng ta không truy về nguồn gốc ngày 25 tháng 12, có đúng là ngày Chúa cứu thế chọn để xuống thế cứu chuộc nhân loại hay không. Mà tìm về một cội nguồn khác: kỷ nguyên ánh sáng và mốc thời gian của nhân loại. Lịch sử cổ đại của các nền văn hóa: Hy Lạp, Trung Hoa, La Mã, Do Thái.v.v. Gọi những diễn biến lịch sử đó bằng tên: Trước Công Nguyên, và được tính lùi lại từ thế kỷ thứ nhất Chúa Giáng sinh. Thánh Phaolô trong thư gửi tín hữu Philiphê viết: Chúa Giêsu vốn dĩ là Thiên Chúa, mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa. Mặc lấy thân tôi đòi trở nên giống phàm nhân.v.v. Chúa xuống thế trong tư thế một hài nhi gia đình nghèo hèn. Sinh ra cha mẹ không có một mái nhà, trưởng thành đi rao giảng tin mừng, thi ân giáng phúc cho thiên hạ, không có chỗ gối đầu và chết trần trụi trên khổ giá. Chúa đã yêu thương con người và chết cho tình yêu đó. Trong bữa tiệc ly Ngài đã truyền cho các môn đệ một điều răn mới là: “Anh em hãy thương yêu nhau, như thầy đã yêu thương anh em”. Vì lòng dạ con người hẹp hòi đố kỵ, nên Chúa muốn nhấn mạnh: “ Yêu như thầy yêu anh em”. Một tình yêu vô vị lợi không đòi hỏi hai chiều... Qua 21 thế kỷ ánh sáng cộng đồng Vaticanô 2 đã cho người giáo dân quan chiêm mầu nhiệm Giáng sinh tỏ tường hơn, thực tế hơn... Xin cho con đón Chúa bằng tình yêu đối với mọi người, vì đây là điều
  • 40. Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 12 - 202040 răn khó thực hiện nhất. dù ở hoàn cảnh nào, đấng bậc nào, con vẫn có những người bên cạnh con. Để con luôn nói với chính mình: “ Đó là Chúa đang hiện diện trong anh em của con vậy.” Lấy đà cho tương lai a) Năm 2021 Giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, sẽ kỷ niệm ngân khánh 50 năm thành lập: nửa thế kỷ từ khai sinh, cưu mang đến trưởng thành, đã có biết bao tấm lòng hy sinh, tận tụy góp công, góp của, đầu tư trí óc, từ linh mục khai sáng, các linh mục kế nhiệm và tất cả thành phần dân Chúa của giáo xứ. Ngày nay qua bao thăng trầm, giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp đã thay đổi vượt bậc, từ cơ sở vật chất, chủ chăn, các đoàn thể đạo đức đang cố gắng vươn lên tầm cao hơn nữa. Sự hòa đồng trong phục vụ được trải rộng ra cho mọi người, mọi gia đình trong cả bốn giáo khu. Không còn cảnh con ông cháu cha ưu tiên, đó là điều đáng mừng mà Chúa Thánh Thần đã ban cho giáo xứ này vậy... b) Về tinh thần phục vụ, dù có vài trục trặc như hạt sạn trong guồng máy, nhưng vì lòng yêu mến Chúa và Giáo xứ. Những nhiệm kỳ của các Hội đồng giáo xứ và khu giáo nói chung, mỗi ngày tốt đẹp, đoàn kết và hy sinh hơn. Cảm ơn Chúa những gì Ngài đã khởi sự, thì Ngài lại ban cho chúng con những kết quả tốt đẹp nhất. c) Sự mở lòng đón nhận những người “thân cận”, không phải người nhà ta (giáo xứ). Dù đó là lương hay giáo, cũng quá tốt đẹp và đáng hoan nghênh. Xin cho chúng con có một tâm tình người Samari nhân hậu trên đường Giêrikhô vậy... Làm chứng bằng việc làm, hơn là nói hay mà trống rỗng... Ôi lạy Chúa, đứng trước một tương lai, nhiều biến động như ngày nay, chẳng ai biết cuộc đời sẽ như thế nào? Chẳng ai dám quả quyết: “Dầu tất cả có vấp ngã đi nữa, thì con cũng nhất định là không”. Đức Giêsu nói: “Thầy bảo thật anh: ‘Hôm nay, nội đêm nay gà chưa gáy hai lần thì chính anh, anh đã chối thầy đến ba lần (Mt 14 29-31)”.
  • 41. Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 12 - 2020 41 Lạy Chúa Thánh Thần, Ngài là tình yêu là lẽ sống, là sức mạnh, là đức tin kiên vững vào Chúa. Chúng con xin trao tất cả những gì Chúa đã ban cho chúng con: là của Chúa, để tùy Ngài sử dụng để làm sáng danh Chúa và mưu ích cho mọi người... Rộng rãi cứu giúp Đứng trước những thiên tai dồn dập của các tỉnh miền Trung trong những ngày tháng vừa qua, chỉ những người lòng chai dạ đá, vô cảm mới thấy dửng dưng. Cha ông ta đã dạy: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng.” Hoặc: “Một con ngựa đau, cả tàu không ăn cỏ”, hay: “Lá lành đùm lá rách”.v.v. Các đoàn thể của các tôn giáo, các tổ chức bác ái xã hội, hoặc các cá nhân có uy tín, đứng lên hô hào chung tay cứu giúp đồng bào miền Trung đang chịu cảnh thiên tai khốn khổ bão lũ tan cửa nát nhà, người chết của trôi.v.v. Tất cả đều chung tay góp sức với chính quyền, để cứu giúp kịp thời và ổn định cuộc sống cho đồng bào. Nhìn dưới khía cạnh nhân sinh, ai không cảm kích: “Một miếng khi đói, bằng một gói khi no”. Việc tái thiết các cơ sơ hạ tầng, nhà ở, đường xá, trường học sau bão lũ phải được tính toán khoa học, để tránh lãng phí và thất thoát. Trách nhiệm của chính quyền cơ sở, kiểm tra, đôn đốc, không cho bọn lợi dụng nước đục thả câu, làm giàu trên xương máu và khốn cùng của người khác... Miền Bắc và miền Trung đang bước vào mùa đông, cái rét, cái đói, cái túng quẫn đang ùa về các tháng cuối năm Canh Tý, ở những vùng lũ lụt thiên tai vừa qua. Chúng ta cùng chung tay ít, nhiều tùy khả năng của mỗi người Chúa cho. “Một cây làm chẳng nên non ba cây chụm lại nên hòn núi cao”. Được biết Ban Bác ái và cha xứ Đức Mẹ hằng Cứu giúp, cũng đã lên đường vào trung tuần tháng 11 đến với đồng bào nghéo ở Kon tum. Cảm tạ Chúa vì Chúa đã gìn giữ và chúc phúc cho công việc được tốt đẹp mỹ mãn.
  • 42. Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 12 - 202042 Nhân bản cho thiếu nhi “Đức mến thì nhẫn nhục, hiền hậu, không ghen tương, không vênh vang, không tự đắc, không làm điều bất chính, không tìm tư lợi, không nóng giận, không nuôi hận thù, không mừng khi thấy sự gian ác, nhưng vui khi thấy điều chân thật. Đức mến tha thứ tất cả, tin tưởng tất cả, hy vọng tất cả, chịu đựng tất cả”(1Tm 4,12). 1.Sống ở đời ai cũng cần đến sự giúp đỡ của người khác, có những sự giúp đỡ âm thầm kín đáo, có những giúp đỡ trực tiếp công khai. 134. Khi có người khác nhờ ta giúp đỡ, em quảng đại và vui vẻ nhận lời. Nếu không thể giúp được vì có hẹn hay có việc đã định trước thì nên nói cho họ biết lý do. 2. Khi đã nhận lời giúp ai thì ta phải hoàn thành, nếu có việc quan trọng không thể tiếp tục giúp được thì phải báo lại cho người mình hứa giúp. 3.Khi giúp đỡ người khác, em không đi kể lể rêu rao cho mọi người biết, vì khi làm phúc đừng cho tay trái biết việc tay phải làm (Mt 6,3). 4.Khi ta nhờ ai làm việc gì, ta nên tạo điều kiện cho họ làm việc tốt. Cụ thể: + Bênh vực họ khi bị kẻ khác cản phá. + Đưa tiền trước cho họ, để họ có phương tiện làm việc. + Cần bồi dưỡng với lòng biết ơn người đã giúp mình. LỊCH SỰ KHI TA GIÚP NGƯỜI-NGƯỜI GIÚP TA
  • 43. Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 12 - 2020 43 Mọi đóng góp bài viết, hình ảnh cho Thông tin dân Chúa, xin gởi về email: vanphonghdmv@gmail.com Bài viết tay xin gởi cho các ông trùm Xin cảm ơn. (xin gởi bài trước ngày 20) Chủ đề cho Thông tin dân Chúa tháng 1/2021, số 216 TÌNH HUYNH ĐỆ 5.Thỉnh thoảng nên ân cần thăm hỏi xem họ có gặp khó khăn gì khi làm công việc em nhờ họ giúp. 6.Khi em là người được giao đi mua sắm, nên viết giấy liệt kê các món đồ đã mua, cùng giá tiền mua mỗi món cho chủ. Nếu chủ đưa dư tiền thì phải trả lại ngay. 7.Đã tín nhiệm nhờ ai mua đồ giúp ta, khi họ đã mua về, đừng than mua đắt hoặc chê đồ dzỏm! Nếu em biết thực sự là mua đắt, vật mua không vừa ý, thì im lặng, lần sau không nhờ người đó nữa. 8.Khi người khác đã giúp em hoàn thành công việc, em phải cảm ơn họ và nếu có tốn phí phải trả theo lẽ công bằng.
  • 44. Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 12 - 202044 G iáng Sinh đã về rồi, là mùa mà em thích nhất. Mấy bữa nay đi lễ em thấy các ông đã làm Hang đá, treo đèn rồi, em rất hào hứng. Hôm nào đi lễ em cũng chạy tung tăng nhìn ngắm và thầm mong mau đến Giáng Sinh. Nhưng mùa Giáng Sinh cũng là thời điểm học sinh bước vào đợt thi học kì một. Tự dưng em cũng muốn học tập tốt hơn siêng năng hơn để em đạt được những điểm kiểm tra cao dâng tặng Chúa Hài đồng. Em cũng siêng đi lễ hơn để được nhìn ngắm hang đá và Chúa Hài Đồng nữa. Chúa sinh ra trong đêm đông giá rét, nhưng từng ngọn đèn như ánh mắt của chúng con sẽ sưởi ấm Chúa. Con biết nếu con càng ngoan, làm nhiều việc tốt, yêu thương bạn bè, giúp đỡ cha mẹ... thì Chúa càng ấm hơn vì đèn của con thật sáng. Còn nếu con còn làm biếng học, gian lận khi thi cử, không phụ giúp cha mẹ chỉ mê chơi... thì đèn của con sẽ mờ lắm và Chúa càng lạnh hơn. Chúa Hài Đồng ơi, xin hãy luôn nhắc nhở con trở thành một thiếu nhi ngoan, chăm đi lễ, đi học giáo lý, chăm học hành, và siêng năng phụ giúp cha mẹ việc nhà tùy theo khả năng của mình Chúa nhé. Để con luôn là ngọn đèn cháy sáng làm cho Chúa ấm lòng. EM YÊU CHÚA HÀI ĐỒNG NGHÉ CON
  • 45. Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 12 - 2020 45 CHƯƠNG TRÌNH LỄ THÁNG 12 * Thứ hai, thứ ba 30,1/12: - 18g: tĩnh tâm mùa Vọng * Thứ năm 24/12: vọng Giáng sinh - 5g: lễ sáng - 19g: lễ thiếu nhi - 21g: lễ người lớn * Thứ sáu 25/12: Lễ Giáng Sinh - 5g: lễ sáng - 18g: lễ chiều * Thứ bảy 26/12: - 18g: GK Gioan mừng bổn mạng
  • 46. Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 12 - 202046 Chúc mừng Hôn Phối anh chị Giuse Phạm Trần Hồng Phước Cecilia Mai Thị Ngọc Linh 22/11/2020 xin cộng đoàn cầu nguyện cho linh hồn: Ông Phêrô NGUYỄN ĐÌNH TẤN, GK Maccô Mau được hưởng thánh nhan Chúa
  • 47. Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 12 - 2020 47 BÁC ÁI MÙA VỌNG PHẠM GIAO Ban Bác Ái cùng cha xứ đã đi bác ái mùa vọng tại Kon- tum. Tối ngày 15/11, đoàn từ thiện đã lên đường đến giáo xứ Hara, hạt Măng Giang, giáo phận Kontum. Giáo xứ này địa bàn rộng lớn, người giáo dân không được bao nhiêu và đời sống của họ rất khó khăn, thiếu thốn về mọi mặt. Hiện coi sóc giáo xứ là cha Quang và cha Tài dòng Chúa Cứu Thế. Đoàn từ thiện ra đi đại diện những nhà hảo tâm mang theo những món quà thắm nghĩa tình đến cho đồng bào tại đây không phân biệt lương giáo, chủ yếu họ là người dân tộc. Đi từ 8 giờ tối đến 9 giờ sáng hôm sau đoàn từ thiện đến nơi, ở đây những người dân họ đã chờ đợi từ rất sớm. Ở những bản làng xa xôi, bản làng mang theo xe máy cày để chở quà còn dân họ đi bộ theo. Cũng có người đi xe máy xe đạp đến nhận quà. 650 phần quà đã được chuẩn bị, mỗi phần trị giá 300 ngàn, nhìn họ nhận quà với niềm vui đầy xúc động đoàn từ thiện cũng vui mừng không kém. Đoàn cũng chuẩn bị 500 phần quà gồm bánh và sữa cho các trẻ em, em nào cũng vui mừng cười nói ríu rít. Đoàn cũng trao một số tiền cho mái ấm của các sơ nuôi các em gái mồ côi. Buổi tối đoàn được giao lưu với những bạn trẻ dân tộc với những điệu múa bài hát hồn nhiên trong sáng. Sáng hôm sau đoàn ra về trong sự lưu luyến của hai cha và của bà con nơi đây. Trên đường về đoàn ghé thăm mái ấm Thiên Phước Phan Thiết nơi nuôi những người già neo đơn... Nhìn thấy những người già không con cái gia đình thật đáng thương. Cảm tạ Chúa đã cho chúng con hoàn thành chuyến bác ái tốt đẹp. Xin Chúa cho chúng con luôn mạnh khỏe, để chúng con tiếp tục đến với người nghèo bằng một tình yêu vô vị lợi. Amen
  • 48. Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 12 - 202048 Nếu hiểu công ích là những điều kiện sống và phát triển tốt nhất của con người, cả tinh thần lẫn vật chất, thì bản thân mỗi người có thể sống công ích, góp phần làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn. Trong gia đình nếu đều có quan điểm giống nhau về sống công ích thì mọi người sẽ vui vẻ và giúp nhau hoàn thành những công việc giúp ích cho cộng đoàn dân Chúa hoặc cho xã hội. Nhất tề gia nhì trị quốc, người biết sống công ích là người luôn tạo cho gia đình mình những thoải mái nhất trong cuộc sống. Chẳng hạn như người mẹ làm những bữa cơm ngon cho gia đình, người cha xây dựng nhà cửa khang trang... gia đình cùng nhau đi lễ đọc kinh sớm tối. Sống công ích cũng là biết sống cho đi, phục vụ hết mình trong những công việc chung của giáo xứ, ngoài xã hội cũng sống cho đi như làm việc bác ái, giữ gìn của công và làm những việc từ thiện vì cộng đồng. SỐNG CÔNG ÍCH THỦY NGUYỄN
  • 49. Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 12 - 2020 49 Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người đặc biệt thanh thiếu niên sống rất vị kỷ chỉ biết đến bản thân, làm những việc ảnh hưởng đến mọi người như vất rác bừa bãi nơi công cộng, không mảy may để tâm đến những khó khăn vất vả của những người xunh quanh mà tiêu xài phung phí... “ta có tiền mà, ta thích thì cứ làm thôi” Lúc nào rảnh rỗi chúng ta thử xem ở những nhà thờ nơi bãi giữ xe công cộng không thu phí, thì cái thùng để ở đó kêu gọi sự tự nguyện có bao nhiêu bạn trẻ bỏ tiền... (miễn phí mà!), hoặc ở những nơi vệ sinh công cộng có thùng bỏ tiền tự nguyện, có bao nhiêu người nghĩ đến người đang phục vụ cho sự sạch sẽ của mình mà tự nguyện bỏ tiền? Trong nhà thờ khi mà giỏ xin tiền được chuyền đến tay, nhiều bạn trẻ có nghĩ đó là bổn phận của mình trong việc trả tiền điện nước... mà rộng tay? Có thể bản thân mỗi chúng ta nếu đến một nơi công cộng mà thấy không được sạch sẽ, không được thoải mái, có phải việc đầu tiên là chê bai, ca thán, trách móc người có trách nhiệm, có khi nào mình nghĩ sạch sẽ nơi công cộng chính là trách nhiệm của mỗi công dân? Sống công ích là luôn cống hiến sức mình vì sự thăng tiến của cộng đồng, sức ít góp ít, sức nhiều góp nhiều, mỗi đóng góp của con người sẽ tạo nên một xã hội văn minh tốt đẹp và đầy tình người. Lạy Chúa, Chúa đã ban cho chúng con mỗi người những nén vàng, xin cho chúng con dùng nó đúng cách như Chúa muốn để làm ích lợi cho bản thân và cho tha nhân.
  • 50. Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 12 - 202050 Trong chúng ta ai cũng biết mình là con cái Chúa. Nhưng lại nghe” Lời Chúa” với tâm thế kẻ nô lệ, Sợ sệt, lo lắng và hoang mang. Gọi những lời chỉ dạy hướng dẫn của Người CHA là “Điều răn “ và “Luật Chúa “ và hiểu có tính răn đe và trừng phạt. Coi Thiên Chúa như quan án trần gian lạnh tanh và tàn nhẫn BẠN ĐỪNG BAO GIỜ NGHĨ THẾ ! Mọi Lời Chúa được ghi chép trong KINH THÁNH. Luôn là đối thoại chân tình của người Cha yêu thương lo lắng cho con cái mình. Muốn nó lắng nghe và đáp lại để nâng đỡ bảo bọc. Dẫu biết rằng nó chẳng mấy khi vâng phục. Vì biết như thế mà : NGÔI LỜI NHẬP THỂ Để nói trực tiếp về sự chờ đợi con cái trở về để tha thứ. Ngại gì nữa, sợ gì nữa, những đứa con hoang đàng ? Chỉ cần trái tim còn thổn thức thôi. CỎ LÙNG 006 DUY AN
  • 51. Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 12 - 2020 51 Tản mạn những ngày cuối năm Hãy luôn Cảm Tạ và Biết Ơn TÚ TÚ Cái bằng cấp đã giúp bạn tìm được công việc làm thì cũng giống như cái bằng cấp của nhiều người vẫn chưa tìm được việc làm. Vậy hãy luôn cảm tạ và biết ơn! Lời cầu nguyện của bạn đã được Chúa chấp nhận thì cũng giống như những lời cầu nguyện của nhiều người khác nhưng chưa được đáp trả. Vậy hãy luôn cảm tạ và biết ơn! Con đường mà bạn vẫn đi lại bình an mỗi ngày thì cũng con đường đó đã lấy đi nhiều mạng sống quý giá. Vậy hãy luôn cảm tạ và biết ơn! Ngôi thánh đường mà Thiên Chúa đã chúc phúc cho bạn thì cũng chính là ngôi thánh đường mà nhiều người cũng đã đến cầu nguyện nhưng cuộc sống của họ vẫn còn bất ổn. Vậy hãy luôn cảm tạ và biết ơn! Chiếc giường trong bệnh viện mà bạn đã từng nằm, rồi bạn được bình phục và xuất viện thì cũng chính là cái giường mà nhiều người đã trút hơi thở cuối cùng. Vậy hãy luôn cảm tạ và biết ơn! Cơn mưa đã tưới tắm cho ruộng vườn của bạn vào đúng thời vụ để có được một mùa bội thu thì cũng cơn mưa ấy đã tàn phá hoa màu của những người khác. Vậy hãy luôn cảm tạ và biết ơn! Hãy luôn có lòng biết ơn, vì tất cả những gì ta có được không phải là nhờ vào sức mạnh, sự khôn ngoan, tài trí hay trình độ của ta, nhưng tất cả là hồng ân của Thiên Chúa. Ngài là Đấng ban cho ta mọi thứ ta đang có. Tất cả những gì ta có, hãy luôn cảm tạ và biết ơn, Amen.