SlideShare a Scribd company logo
1 of 32
Contents
Lời mở đầu..........................................................................................................3
I. TỔNG QUAN VỀ CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ (BOP):............3
1. Khái niệm cán cân thanh toán quốc tế:......................................................3
1.1. Khái niệm cán cân thanh toán quốc tế......................................................3
1.2. Khái niệm người cư trú và người không cư trú........................................4
2. Phân loại BOP:................................................................................................4
2.1. Cán cân thời điểm và cán cân thời kỳ:...........................................................4
2.2 Cán cân song phương, cán cân đa phương :.....................................................5
3. Vai trò của cán cân thanh toán quốc tế :............................................................5
4. Các khoản mục trong cán cân thanh toán quốc tế...............................................5
4.1 Cán cân vãng lai hay tài khoản vãng lai ..........................................................5
4.2 Cán cân vốn...................................................................................................8
5. Một số phân tích cơ bản.................................................................................10
6. Cân bằng BOP khi thâm hụt hoặc thặng dư :...................................................10
6.1 Khi thâm hụt :..............................................................................................10
6.2 Khi thặng dư :......................................................................................11
II. Thực trạng cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam giai đoạn 2014-2015......11
1. Tổng quan cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam giai đoạn 2014-2015
11
2. Tình hình cán cân vãng lai của Việt Nam 2014-2015 ...............................13
2.1. Cán cân thương mại của Việt Nam 2014-2015........................................13
2.2. Cán cân dịch vụ của Việt Nam 2014-2015...............................................23
2.3. Cán cân thu nhập của Việt Nam 2014-2015............................................24
2.4. Cán cân chuyển giao vãng lai một chiều của Việt Nam 2014-2015.........24
3. Tình hình cán cân vốn của Việt Nam 2014-2015......................................25
3.1. Cán cân di chuyển vốn giới hạn................................................................26
3.1.1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài ròng...........................................................26
3.1.2. vay nợ dài hạn và trung hạn......................................................................26
3.2. cán cân vốn di chuyển ngắn hạn...................................................................27
3.2.1. vay nợ ngắn hạn.......................................................................................27
3.2.2. Tiền gửi...................................................................................................27
4. Bảng tổng kết cán cân thanh toán quý I 2015 ..........................................27
5. Những tồn tại trong cán cân thanh toán quốc tế VN................................29
III. Các giải pháp cho cán cân thanh toán quốc tế VN..........................................29
Kết luận ............................................................................................................32
Lời mở đầu
Trong nền kinh tế mở và hội nhập quốc tế, mối quan hệ giữa các quốc gia là rất phong phú và đa
dạng, bao gồm: thương mại, đầu tư, du lich, văn hóa, quân sự, chính trị,… Những mối quan hệ
này tạo nên nguồn thu, chi ngoại tệ cho một quốc gia và được phản ánh chặt chẽ trên cán cân
thanh toán. Trong điều kiện nền kinh tế mở hiện nay, việc theo dõi các luồng ngoại tệ ra vào là
hết sức quan trọng để có được những chính sách đúng đắn, hiệu quả cho nền kinh tế, điều này
khiến cho vai trò của cán cân thanh toán trở nên hết sức quan trọng. Tuy nhiên, trong điều kiện
nền kinh tế phát triển quá nóng và đang gặp nhiều khó khăn, môi trường kinh tế quốc tế diễn biến
tiêu cực, cán cân thanh toán phản ánh những diễn biến xấu của nền kinh tế. Thâm hụt trong tài
khoản vãng lai của cán cân thanh toán Việt Nam được đánh giá là một trong 3 ngòi nổ của khủng
hoảng kinh tế. Vậy, thực chất cán cân thanh toán là gì, vai trò và sức ảnh hưởng của nó đến đâu
trong nền kinh tế thời kỳ hội nhập hiện nay. Với đề tài tìm hiểu về cán cân thanh toán quốc tế và
tình hình cán cân thanh toán quốc tế ở Việt Nam, đề án này sẽ làm rõ một số vấn đề về cán cân
thanh toán và thực tế diễn biến ở Việt Nam trong giai đoạn 2014-2015, cũng như chỉ ra những
guy cơ tiểm ần trong cán cân thanh toán của Việt Nam trong thời gian gần đây.
I. TỔNG QUAN VỀ CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ (BOP):
1. Khái niệm cán cân thanh toán quốc tế:
1.1.Khái niệm cán cân thanh toán quốc tế
Cán cân thanh toán quốc tế (BOP) là một bản báo cáo thống kê tổng hợp có hệ thống, ghi chép lại
tất cả những giao dịch kinh tế giữa người cứ trú và người không cư trú trong một thời kỳ nhất
định thường là 1 năm.
BOP là một bản ghi chép tổng hợp phản ánh mối quan hệ kinh tế giữa một quốc gia với phần còn
lại trên thế giới hay giữa một quốc gia và các quốc gia khác.
BOP là một trong những báo cáo thống kê tổng hợp quan trọng nhất đối với mỗi quốc gia. Các
chỉ tiêu BOP cho biết:
+ Có bao nhiêu hàng hóa, dịch vụ mà một quốc gia đó xuất khẩu, nhập khâu
+ Quốc gia này hiện đang là con nợ hay chủ nợ đối với phần còn lại của thế giới
+ Dự trữ ngoại hối của Ngân hàng TW tăng lên hay giảm xuống trong kỳ báo cáo là như thế nào.
Để nhất quán IMF qui định: CCTTQT là một bản báo cáo tổng hợp ghi chép và phản ánh tất cả
các giao dịch kinh tế phát sinh giữa người cư trú và người không cư trú của quốc gia đó.
“Người cư trú” và “không cư trú” là các cá nhân, các gia đình, các công ty, các cơ quan đại diện
cho các quốc gia, các tổ chức quốc tế…Căn cứ xác định “người cư trú” hay “không cư trú” chủ
yếu dựa vào qui định về thời gian sinh sống, làm việc liên tục cần thiết tại quốc gia đó của nước
sở tại, thường là 1 năm (một số qui định là hơn 6 tháng).
1.2.Khái niệm người cư trú và người không cư trú
Để trở thành người cư trú của một quốc gia cần hội đủ đồng thời hai tiêu chí:
+ Thời gian cư trú từ 12 tháng trở lên
+ Có nguồn thu nhập từ quốc gia nơi cư trú.
* Một số qui định chung:
* Các cơ quan và những người làm việc tại các cơ quan đại diện cho Chính phủ các quốc gia (đại
sứ quán, tổng lãnh sự quán,…), cho các tổ chức quốc tế (IMF, WB, UN, WTO…) đều được coi là
“người không cư trú”.
* Các công ty xuyên quốc gia có chi nhánh ở nhiều nước khác nhau, thì chỉ những chi nhánh ở
nước sở tại mới được coi là “người cư trú”.
* Công dân của quốc gia này đến quốc gia khác học tập, du học, chữa bệnh không kể thời gian
dài hay ngắn đều được coi là “người không cư trú”.
2. Phân loại BOP:
2.1. Cán cân thời điểm và cán cân thời kỳ:
Cán cân thanh toán trong một thời kỳ là bản đối chiếu giữa những khoản tiền thực tế thu được từ
nước ngoài với những khoản tiền mà thực tế nước đó chi ra cho nước ngoài trong một thời kỳ
nhất định. Vậy, loại cán cân này chỉ phản ánh số liệu thực thu và thực chi của một nước đối với
nước ngoài trong thời kỳ đã qua.
Cán cân thanh toán tại một thời điểm nhất định là bản đối chiếu giữa các khoản tiền đã và sẽ thu
về và chi ra ở một thời điểm cụ thể nào đó. Vậy, trong loại cán cân thanh toán này chứa đựng cả
những số liệu phản ánh các khoản tiền nợ nước ngoài và nước ngoài nợ nước đó mà thời hạn
thanh toán rơi đúng vào ngày của cán cân.
2.2 Cán cân song phương, cán cân đa phương :
Cán cân song phương được lập cho những giao dịch kinh tế phát sinh giữa hai quốc gia.
Cán cân đa phương được lập cho một nước với phần còn lại của thế giới, cho biết cơ cấu tỷ lệ
mối quan hệ giữa một quốc gia với quốc gia khác từ đó hoạch định chính sách để điều chỉnh cơ
cấu hợp lý.
3. Vai trò của cán cân thanh toán quốc tế :
* Phản ánh tổng hợp tình hình hoạt động kinh tế đối ngoại, và ở một mức độ nhất định phản ánh
tình hình kinh tế-xã hội của một quốc gia thông qua cán cân thương mại, cán cân vốn, dự trữ
ngoại tệ; cho biết quốc gia là con nợ hay chủ nợ với phần còn lại của thế giới.
* Phản ánh mức độ mở cửa hội nhập của nền kinh tế quốc gia vào nền kinh tế thế giới và địa vị
tài chính của quốc gia trên trường quốc tế.
Phản ánh cung cầu ngoại tệ của một quốc gia, có ảnh hưởng to lớn đến tỷ giá hối đoái, chính sách
tỷ giá, chính sách tiền tệ quốc gia
4. Các khoản mục trong cán cân thanh toán quốc tế
4.1 Cán cân vãng lai hay tài khoản vãng lai
Ghi lại các dòng hàng hóa, dịch vụ và các khoản chuyển tiền qua lại. Khoản mục cán cân vãng
lai được chia thành 4 nhóm nhỏ: thương mại hàng hoá, dịch vụ, yếu tố thu nhập, chuyển tiền
thuần.
* Cán cân thương mại: (Cán cân hữu hình)
Phản ánh toàn bộ các khoản thu chi ngoại tệ gắn với xuất nhập khẩu hàng hóa của quốc gia
đó.Xuất khẩu phát sinh cung về ngoại tệ thì ghi dương (+), nhập khẩu phát sinh cầu về ngoại tệ
thi ghi âm (-). Thông thường thì khoản mục này đóng vai trò quan trọng nhất trong cán cân thanh
toán quốc tế .
- Cán cân này phản ánh những khoản thu chi về xuất nhập khẩu hàng hoá trong một thời kỳ nhất
định.
- Khi cán cân thương mại thặng dư điều này có nghĩa là nước đó đã thu được từ xuất khẩu nhiều
hơn phải trả cho nhập khẩu. Ngược lại, cán cân bội chi phản ánh nước đó nhập khẩu nhiều hơn
xuất khẩu.
+ Khi xuất khẩu, trị giá hàng xuất khẩu được phản ánh vào bên Có. Khi nhập khẩu, trị giá hàng
nhập khẩu được phản ánh vào bên Nợ. Vì xuất khẩu làm phát sinh cung ngoại tệ và cầu nội tệ
trên thị trường ngoại hối. Nhập khẩu làm phát sinh cầu ngoại tệ
- Thu từ xuất khẩu > chi cho nhập khẩu => thặng dư hay xuất siêu
- Thu từ xuất khẩu < chi cho nhập khẩu => thâm hụt hay nhập siêu
Cán cân thương mại còn được gọi là cán cân hữu hình ( visible )
* Những nhân tố ảnh hưởng đến tình trạng cán cân thương mại:
Là những nhân tố ảnh hưởng đến qui mô hàng hóa xuất nhập khẩu như: tỷ giá, chính sách thương
mại quốc tế, tâm lý ưa chuộng tiêu dùng hàng ngoại, thu nhập của người dân, lạm phát..
* Cán cân dịch vụ (Cán cân vô hình).
- Phản ánh các khoản thu chi từ các hoạt động dịch vụ về vận tải (cước phí vận chuyển thuê tàu,
bến bãi...) du lịch, bưu chính, cố vấn pháp luật, dịch vụ kỹ thuật, bản quyền, bằng phát minh...
- Thực chất của cán cân dịch vụ là cán cân thương mại nhưng gắn với việc xuất nhập khẩu dịch
vụ. Khoản mục này phản ảnh toàn bộ thu chi đối ngoại của một quốc gia về các dịch vụ đã cung
ứng và được cung ứng như các dịch vụ vận tải, bảo hiểm, ngân hàng....
Ghi chép: Xuất khẩu dịch vụ ( phản ánh bên Có )
Nhập khẩu dịch vụ ( phản ánh bên Nợ )
* Cán cân thu nhập:
Phản ánh các dòng tiền về thu nhập chuyển vào và chuyển ra. Bao gồm:
- Thu nhập từ hoạt động đầu tư như: FDI, ODA...Các khoản thanh toán và được thanh toán từ
tiền lãi, cổ tức đến những khoản thu nhập từ đầu tư ở nước ngoài từ trước.
- Phản ánh: Thu nhập chảy vào phản ánh bên Có (làm tăng cung ngoại tệ).
Khi chuyển thu nhập ra được phản ánh bên Nợ (làm giảm cung ngoại tệ).
Ngoài ra , còn phản ánh thu nhập ròng của người lao động hoặc thu nhập ròng từ đầu tư.
- Thu nhập của người lao động gồm: Các khoản tiền lương, tiền thưởng và các khoản thu nhập
bằng tiền, hiện vật do người cư trú trả cho người không cư trú và ngược lại.
* Những nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của người lao động như:
- Năng suất lao động, trình độ lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, chế độ đãi
ngộ đối với người lao động..
- Những nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập về đầu tư như: cổ tức, lãi suất…
* Những nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập từ hoạt động đầu tư như :
Số lượng đầu tư và tỷ lệ sinh lời của các dự án đã đầu tư trước đây .
* Cán cân chuyển giao vãng lai một chiều :
Ghi chép các khoản viện trợ không hoàn lại , quà tặng , quà biếu và các khoản chuyển giao bằng
tiền , hiện vật cho mục đích tiêu dùng do người không cư trú chuyển cho người cư trú và ngược
lại .
* Nhân tố ảnh hưởng : Lòng tốt , tình cảm mối quan hệ giữa người cư trú và người không cư trú
* Chuyển tiền đơn phương:
Bao gồm các khoản chuyển giao một chiều không được hoàn lại.
- Bao gồm:
+ Viện trợ không hoàn lại.
+ Khoản bồi thường, quà tặng, quà biếu.
+ Trợ cấp tư nhân, trợ cấp chính phủ.
- Ghi chép:
+ Các khoản thu đơn phương được xem như tăng thu nhập nội địa do thu được từ nước ngoài,
làm tăng cung ngoại tệ (phản ánh vào bên có )
+ Các khoản phải trả đơn phương do phải thanh toán cho người nước ngoài phát sinh cầu
ngoại tệ ( phản ánh vào bên Nợ )
4.2 Cán cân vốn
Được tổng hợp toàn bộ các chỉ tiêu về giao dịch kinh tế giữa “người cư trú” với “người không
cư trú” về chuyển vốn từ nước ngoài vào Việt Nam và chuyển vốn từ Việt Nam ra nước ngoài
trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp, đầu tư vào giấy tờ có giá, vay và trả nợ nước ngoài, cho vay và
thu hồi nợ nước ngoài, chuyển giao vốn một chiều, các hình thức đầu tư khác và các giao dịch
khác theo quy định của pháp luật Việt Nam làm tăng hoặc giảm tài sản có hoặc tài sản nợ
Phản ánh sự chuyển dịch tư bản của một nước với các nước khác (luồng vốn được đầu tư vào
hay đầu tư ra của một quốc gia). Được chia làm các loại bao gồm : ngắn hạn , dài hạn và một
chiều .
*Cán cân di chuyển vốn dài hạn:
Phản ánh các luồng vốn đi ra, đi vào của một quốc gia trong một thời gian dài. Gồm :
 Đầu tư trực tiếp nước ngoài.
 Đầu tư gián tiếp nước ngoài dài hạn (mua cổ phiếu, trái phiếu).
 Đầu tư dài hạn khác: cho vay thương mại dài hạn,…
* Quy mô và tình trạng cán cân vốn dài hạn phụ thuộc vào những nhân tố như tỷ suất lợi nhuận
kỳ vọng dài hạn, môi trường đầu tư…
*Cán cân di chuyển vốn ngắn hạn:
Phản ánh các luồng vốn ngắn hạn. Gồm nhiều hạng mục phong phú, nhưng chủ yếu là:
 Tín dụng thương mại ngắn hạn.
 Hoạt động tiền gửi.
 Mua bán các giấy tờ có giá ngắn hạn.
 Các khoản tín dụng ngân hàng ngắn hạn.
- Quy mô cán cân di chuyển vốn ngắn hạn ngoài chịu tác động của những nhân tố như cán
cân di chuyển vốn ngắn hạn con chịu tác động của yếu tố lãi suất.
* Cán cân di chuyển vốn một chiều:
Phản ánh các khoản viện trợ không hoàn lại nhằm mục đích đầu tư, phản ánh các khoản
nợ được xóa.
- Quy mô và tình trạng cán cân chuyển giao vốn một chiều phụ thuộc chủ yếu vào các mối
quan hệ ngoại giao, kinh tế-chính trị, giữa các nước có chung lợi ích và tình hữu nghị đặc biệt…
*Lỗi và sai sót
Khoản mục này nếu có là do sự sai lệch về thống kê do nhầm lẫn, bỏ sót hoặc không thu thập
được số liệu. Nguyên nhân:
Những ghi chép của những khoản thanh toán hoặc hoá đơn quốc tế được thực hiện vào những
thời gian khác nhau, địa điểm khác nhau và có thể bằng những phương pháp khác nhau. Do vậy,
những ghi chép này - cơ sở để xây dựng những thống kê của cán cân thanh toán quốc tế- chắc
chắn không hoàn hảo. Từ đó, dẫn đến những sai số thống kê.
-Các giao dịch phát sinh giữa người cư trú và người không cư trú rất nhiều. Do vậy trong quá
trình thống kê rất khó không có sai sót.
-Sự không trùng khớp giữa thời điểm diễn ra giao dịch và thời điểm thanh toán.
*Cán cân bù đắp chính thức
Cán cân bù đắp chính thức bao gồm các khoản mục sau:
- Dự trữ ngoại hối quốc gia.
- Quan hệ với IMF và các ngân hàng trung ương khác.
- Thay đổi dự trữ của các ngân hàng trung ương khác bằng đồng tiền của quốc gia có lập cán cân
thanh toán...
Trong đó dự trữ ngoại hối quốc gia đóng vai trò quyết định do đó để đơn giản trong phân tích, ta
coi khoản mục dự trữ ngoại hối chính là cán cân bù đắp chính thức.
5. Một số phân tích cơ bản
CC vãng lai = CC hữu hình + CC vô hình
CCTTQT = CC vãng lai + CCvốn + nhầm lẫn, sai sót + CC bù đắp chính thức = 0.
CC tổng thể = CC vãng lai + CC vốn + nhầm lẫn sai sót.
CC cơ bản = CC vãng lai + CC di chuyển vốn dài hạn.
CC bù đắp chính thức = - CC tổng thể
6. Cân bằng BOP khi thâm hụt hoặc thặng dư :
6.1 Khi thâm hụt :
Cán cân thanh toán quốc tế có thâm hụt, tỷ giá tăng cao, đồng nội tệ mất giá. Để ổn định BOP đòi
hỏi phải thực hiện những giải pháp cơ bản sau đây:
 Tăng xuất khẩu.
 Giảm nhập khẩu.
 Thu hút đầu tư nước ngoài : Ngân hàng Trung ương của các nước thường áp dụng những
chính sách tiền tệ, tín dụng cần thiết thích hợp để thu hút được nhiều tư bản ngắn hạn, làm
tăng thêm phần thu nhập ngoại tệ của cán cân thanh toán, thu hẹp khoản cách về sự thiếu
hụt giữa thu và chi trong cán cân thanh toán đó
 Giảm dự trữ ngoại hối.
 Vay nợ nước ngoài.
 Phá giá đồng nội tệ: là sự công bố của Nhà nước về sự giảm giá đồng tiền của nước mình
so với vàng hay so với một hoặc nhiều đồng tiền nước khác. Phá giá tiền tệ để tạo điều
kiện đẩy mạnh xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu từ đó cải thiện điều kiện cán cân thanh
toán. Nhưng chúng ta cũng cần nhận thấy rằng, phá giá tiền tệ chỉ là một trong những yếu
tố có tính chất tiền đề cho việc đẩy mạnh xuất khẩu mà thôi. Còn kết quả hoạt động xuất
khẩu còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như năng lực sản xuất, khả năng cạnh tranh...
trên thị trường quốc tế.
Như vây, khi cán cân thanh toán thâm hụt thì các biện pháp đưa ra đều có tác động tiêu
cực cho nền kinh tế
6.2 Khi thặng dư :
Trong trường hợp BOP thặng dư, những biện pháp thường được đưa ra để cải thiện cán
cân thanh toán quốc tế:
 Hạn chế xuất khẩu nguyên liệu thô.
 Tăng nhập khẩu hàng hóa, tư liệu sản xuất.
 Tăng cường đầu tư ra nước ngoài, nâng cao hiệu quả sự dụng vốn.
 Tăng dự trữ ngoại hối.
 Kiểm soát chặt chẽ các dòng vốn ngắn hạn.
Như vậy, khi cán cân thanh toán quốc tế thặng dư thì các biện pháp đưa ra có ảnh hưởng tích
cực đến nền kinh tế
II. Thực trạng cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam giai đoạn 2014-2015
1. Tổng quan cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam giai đoạn 2014-2015
Năm 2014:
Trong năm 2014, cán cân thanh toán tổng thể của Việt Nam đã đạt mức thặng dư lớn, bổ
sung cho dự trữ ngoại hối và đóng góp đáng kể vào việc hỗ trợ duy trì tỷ giá ổn định.
6 tháng đầu năm, Việt Nam đạt thặng dư kép với mức thặng dư lớn được ghi nhận ở cả
cán cân vãng lai và cán cân vốn và tài chính. Đồng thời, khoản mục lỗi và sai sót cũng
giảm mạnh so với cùng kỳ.
Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), trong 2 quý đầu năm, cán cân vãng lai
được cải thiện đáng kể với thặng dư 5,48 tỷ USD, tăng 40% so với cùng kỳ năm 2013.
Mức tăng này chủ yếu do thặng dư cán cân thương mại hàng hóa và dịch vụ tăng hơn gấp
đôi so với cùng kỳ, đạt 4,95 tỷ USD và các khoản chuyển tiền vãng lai tăng nhẹ 1,07% so
với cùng kỳ.
Hai chỉ tiêu này đủ bù đắp dòng tiền ròng của thu nhập từ đầu tư chuyển ra nước ngoài
đạt hơn 4 tỷ USD, tăng 35,3% so với cùng kỳ.
Trong báo cáo quý III/2014, VPBS đã dự báo thặng dư thương mại cả năm ở mức 2,5 tỷ
USD. Dù con số thực tế mới được công bố chỉ ở mức 2 tỷ USD, nhưng đây vẫn là một
mức xuất siêu đáng kể.
Cán cân vốn và tài chính cũng tăng từ mức âm 390 triệu USD trong 6 tháng đầu năm
2013 lên 5,3 tỷ USD cùng kỳ năm nay. Trong đó, đầu tư ròng trực tiếp từ nước ngoài tăng
11,3% so với cùng kỳ, lên 3,2 tỷ USD, nhờ vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tăng
5,3% và vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài giảm 12,2% so với cùng kỳ. Đầu tư gián
tiếp nước ngoài ròng đã giảm 71% so với cùng kỳ, xuống chỉ còn 340 triệu USD. Điều
này không gây ngạc nhiên, vì triển vọng gói hỗ trợ QE3 bị cắt giảm dần và triển vọng
tăng lãi suất USD và đồng USD sẽ khuyến khích các nhà đầu tư chuyển vốn về đầu tư tại
Mỹ.
Bên cạnh đó, các khoản vay nước ngoài ròng tăng 16,9%, lên 1,8 tỷ USD, nhờ tận dụng
chi phí vay tại các thị trường quốc tế thấp hơn so với Việt Nam, trong khi tỷ giá được cam
kết duy trì ổn định.
Mức tăng của các khoản vay nước ngoài ròng chủ yếu do tăng vay nợ ròng trung và dài
hạn của Chính phủ, tăng 50% so với cùng kỳ, trong khi vay nước ngoài ròng trung và dài
hạn từ khu vực tư nhân tăng 44% so với cùng kỳ. Đồng thời, tổng vay nợ ngắn hạn giảm
31% so với cùng kỳ. Xu hướng tăng vay nợ nước ngoài trung và dài hạn sẽ tiếp tục trong
6 tháng cuối năm khi Việt Nam đã phát hành thành công 1 tỷ USD trái phiếu quốc tế kỳ
hạn 10 năm với lãi suất thấp 4,8%/năm.
Chỉ tiêu tiền và tiền gửi đã giảm đáng kể 87% so với cùng kỳ, khi các ngân hàng rút các
khoản tiền gửi bằng USD từ ngân hàng nước ngoài về để cho vay bằng ngoại tệ. Tín dụng
ngoại tệ đóng góp 51,3% trong mức tăng trưởng tín dụng 6 tháng đầu năm.
Từ tháng 7 đến 11/2014, lượng vốn FDI giải ngân tăng khá, đạt 5,45 tỷ USD. Theo Cục
Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), giải ngân vốn FDI cả năm dự báo đạt 12,5
tỷ USD. Đồng thời, lượng kiều hối được dự báo tăng trong năm nay.
Như vậy, tổng cán cân thanh toán thặng dư 10,2 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm. Theo
NHNN, đến tháng 11/2014, cán cân tổng thể thặng dư ở mức hơn 10 tỷ USD.
Tác động tới nền kinh tế là đáng kể. Dự trữ ngoại hối nhờ đó được cải thiện, tăng lên mức
cao kỷ lục hơn 36 tỷ USD. Điều này giúp Chính phủ duy trì tỷ giá ổn định và giữ lạm phát
ở mức thấp.
Năm 2015:
Sau nhiều năm có thặng dư đáng kể, cán cân vãng lai năm 2015 đã chịu áp lực do nhập
khẩu tăng mạnh. Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa trong nửa đầu năm nay ước tăng đến
16,7%, trên cơ sở cán cân thanh toán và đồng đô-la Mỹ, so với xuất khẩu hàng hóa tăng
9,3%. Cầu nhập khẩu mạnh, do đầu tư vốn trong khu vực FDI cộng với tiêu dùng trong
nước gia tăng, đã có tác động mạnh hơn lên cán cân thương mại so với việc giá cả hàng
hóa nhập khẩu giảm. Xuất khẩu vẫn tăng trưởng với tốc độ tích cực, chủ yếu là nhờ khối
lượng xuất khẩu hàng hóa chế tạo tăng gần 25%, bao gồm các mặt hàng điện tử, may mặc,
giầy dép, theo số liệu của hải quan. Thặng dư thương mại trong sáu tháng đầu năm giảm,
làm cho thặng dư cán cân vãng lai ước tính chỉ còn khoảng 0,3% GDP, so với 6,2% nửa
đầu năm 2014. Nếu tính cả cán cân vốn thặng dư đáng kể nhờ số vốn giải ngân FDI ròng
tăng 15,6%, thì thặng dư cán cân thương mại đạt ước đạt 3,9% GDP (Hình 3.10.4). Ngân
hàng trung ương (NHNN), với mục tiêu hỗ trợ năng lực cạnh tranh quốc tế của Việt Nam
và phản ứng trước xu hướng mất giá của các đồng tiền Châu Á khác, đã điều chỉnh tỉ giá
của đồng Việt Nam so với đồng đô-la Mỹ ba lần trong 8 tháng đầu năm 2015, mỗi lần
điều chỉnh tỉ giá tham chiếu 1%. Trong tháng Tám, NHNN đã tăng biên độ giao dịch
ngoại hối từ 1% lên 3% cả hai chiều tỉ giá tham chiếu. Cộng với kỳ vọng đồng tiền tiếp
tục giảm giá ở các nền kinh tế châu Á khác, động thái này góp phần làm cho tỉ giá đồng
Việt Nam so với đô-la Mỹ trên thị trường tự do giảm 3,4% trong tháng Tám. Dự trữ ngoại
hối tăng, ước đạt 2,8 tháng nhập khẩu tại thời điểm cuối tháng 6/2015 so với 2,7 tháng
nhập khẩu vào cuối năm 2014.
2. Tình hình cán cân vãng lai của Việt Nam 2014-2015
2.1. Cán cân thương mại của Việt Nam 2014-2015
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa cả nước
trong tháng 10/2015 đạt gần 28,13 tỷ USD, tăng nhẹ 1% so với tháng trước; trong đó trị giá xuất
khẩu là 14,31 tỷ USD, tăng 3,6% và trị giá nhập khẩu là 13,81 tỷ USD, giảm 1,6%. Trong tháng
10/2015, cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu gần 500 triệu USD, là tháng xuất siêu thứ 3
trong năm 2015 và cũng là tháng có mức xuất siêu cao nhất tính từ đầu năm.
Trong 10 tháng/2015, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa cả nước đạt 272,4 tỷ USD, tăng
11% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất hàng hóa đạt 134,41 tỷ USD, tăng 8,3% so với
cùng kỳ năm trước và nhập khẩu hàng hóa là 137,99 tỷ USD, tăng 13,7% so với cùng kỳ năm
trước. Tuy nhiên, tính đến hết tháng 10/2015, Cán cân thương mại hàng hóa cả nước vẫn thâm
hụt 3,58 tỷ USD, ngược lại so với xu hướng thặng dư 2,71 tỷ của 10 tháng/2014.
Biểu đồ 1: Kim ngạch xuât khẩu, nhập khẩu và cán cân thương mại từ tháng 1 đến tháng 10 năm
2015
Xuất nhập khẩu theo loại hình doanh nghiệp
Tăng trưởng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của khối doanh nghiệp trong nước đều thấp hơn
nhiều so với tốc độ tăng của khối doanh nghiệp FDI.
Tổng trị giá xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp trong nước trong 10 tháng qua là gần 99,1 tỷ
USD, giảm 0,7% so với cùng kỳ năm 2014. Trong khi khối các doanh nghiệp FDI đạt tổng kim
ngạch xuất nhập khẩu tới 173,31 tỷ USD, tăng mạnh 18,9%.
Biểu đồ 2: Kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu theo khối doanh nghiệp từ năm 2010-2014 và 10
tháng/2015
Trong 10 tháng đầu năm nay, xuất khẩu của khối doanh nghiệp trong nước giảm tới 9,7% (kim
ngạch là 42,65 tỷ USD) trong khi khối doanh nghiệp FDI vẫn tiếp tục có mức tăng trưởng tốt
19,4% và đạt kim ngạch là 91,76 tỷ USD. Nguyên nhân của sự khác biệt này một phần là do cơ
cấu xuất khẩu của khối doanh nghiệp trong nước tập trung vào hàng nông sản, nhiên liệu và
khoáng sản. Đây là những nhóm hàng gặp nhiều khó khăn về giá cả và thị trường trong thời gian
qua. Trong khi đó, khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không ngừng tăng trưởng về quy
mô và đẩy mạnh gia công, sản xuất hàng công nghiệp nhẹ, chế biến, lắp ráp.
Nhập khẩu của khối doanh nghiệp trong nước trong 10 tháng qua cũng chỉ đạt 56,44 tỷ USD,
tăng 7,4% so với cùng kỳ năm trước, trong khi khối doanh nghiệp FDI là 81,55 tỷ và tăng 18,5%.
Thị trường xuất nhập khẩu hàng hóa
Kết thúc 10 tháng/2015, trao đổi thương mại hàng hóa của Việt Nam với hầu hết các châu lục đều
tăng so với cùng kỳ năm 2014 (trừ Châu Đại Dương), trong đó tăng mạnh nhất ở Châu Mỹ (tăng
19,9%) và Châu Phi (tăng 13,9%).
Tổng trị giá trao đổi hàng hóa của Việt Nam với châu Á 10 tháng/2015 đạt 176,27 tỷ USD, tăng
10,1% so với cùng kỳ năm 2014 và là châu lục chiếm tỷ trọng cao nhất (64,7%) trong tổng kim
ngạch xuất nhập khẩu cả nước.
Tiếp theo là xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với các nước châu Mỹ đạt kim ngạch 45,97 tỷ USD,
tăng 19,9% so với cùng kỳ năm trước; với châu Âu đạt 38,75 tỷ USD, tăng 11,4%; châu Đại
Dương đạt 4,89 tỷ USD, giảm 16,8%; châu Phi đạt 4,48 tỷ USD, tăng 13,9%.
Một số mặt hàng xuất khẩu chính
Điện thoại các loại & linh kiện: xuất khẩu đạt 25,67 tỷ USD trong 10 tháng/2015 và đóng góp
nhiều nhất vào phần tăng kim ngạch xuất khẩu.
Trị giá xuất khẩu nhóm hàng này trong tháng 10/2015 đạt 2,67 tỷ USD, giảm 5,7% so với tháng
trước (tương ứng giảm gần 160 triệu USD), nâng tổng trị giá xuất khẩu nhóm hàng này trong 10
tháng/2015 lên 25,67 tỷ USD, tăng 31,8% so với cùng kỳ năm 2014, đóng góp hơn 6 tỷ USD
trong số 10 tỷ USD của phần tăng kim ngạch xuất khẩu.
EU là đối tác lớn nhất nhập khẩu nhóm hàng điện thoại các loại và linh kiện từ Việt Nam với trị
giá đạt 8,55 tỷ USD, tăng 22,7% và chiếm 33,3% tổng trị giá xuất khẩu nhóm hàng này của cả
nước; tiếp theo là các thị trường: các Tiểu Vương Quốc Arập thống nhất: 3,89 tỷ USD, tăng
24,6%; Hoa Kỳ: 2,28 tỷ USD, tăng 105,7%; Hồng Kông: 1,22 tỷ USD, tăng 75,8%; Hàn Quốc:
1,19 tỷ USD, tăng hơn 4 lần... so với cùng kỳ năm 2014.
Máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện: kim ngạch xuất khẩu trong tháng 10/2015 là 1,47 tỷ
USD, tăng 8,2% so với tháng trước. Tính đến hết tháng 10/2015, trị giá xuất khẩu nhóm hàng
này đạt 12,81 tỷ USD, tăng 44,7%, trong đó, xuất khẩu sang EU đạt 2,58 tỷ USD, tăng 51,3%,
sang Hoa Kỳ: 2,34 tỷ USD, tăng 42,2%; Trung Quốc: 2,14 tỷ USD, tăng 23,1%; Hồng Kông:
1,43 tỷ USD, tăng 108,4%... so với cùng kỳ năm trước.
Máy móc, thiết bị, dụng cụ & phụ tùng: trong tháng 10/2015, xuất khẩu đạt gần 774 triệu USD,
tăng 9,5% so với tháng trước, đưa tổng trị giá xuất khẩu nhóm hàng này trong 10 tháng/2015 lên
6,65 tỷ USD, tăng 9,4% so với cùng kỳ năm 2014.
Tính đến hết tháng 10/2015, xuất khẩu nhóm hàng này sang Hoa Kỳ là 1,33 tỷ USD, tăng 26,5%;
sang Nhật Bản: 1,16 tỷ USD, giảm 3%; sang Trung Quốc đạt gần 587 triệu USD, tăng 19,1% so
với cùng kỳ năm trước.
Hàng dệt may: xuất khẩu nhóm hàng dệt may trong tháng 10/2015 đạt gần 1,98 tỷ USD, giảm
7,4% so với tháng trước, qua đó nâng trị giá xuất khẩu nhóm hàng này trong 10 tháng/2015 lên
18,95 tỷ USD, tăng 9% so với cùng kỳ năm 2014.
Trong đó, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Hoa Kỳ đạt 9,51 tỷ USD, tăng
12,3%; sang EU đạt 2,8 tỷ USD, tăng 3,5%; sang Nhật Bản đạt 2,28 tỷ USD, tăng 5,6%. Như
vậy, tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này sang 3 thị trường trên đã chiếm tới 75% tổng trị
giá xuất khẩu hàng dệt may của cả nước.
Giày dép các loại: kim ngạch xuất khẩu trong tháng đạt 959 triệu USD, tăng 18,7% so với tháng
trước. Tính đến hết tháng 10/2015, xuất khẩu nhóm hàng giày dép đạt 9,7 tỷ USD, tăng mạnh
(17%) so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó, xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ đạt 3,34 tỷ USD, tăng 24,8% và chiếm 34,4% kim
ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước; tiếp theo là xuất khẩu sang thị trường EU đạt 3,24
tỷ USD, tăng 12,6%; sang Trung Quốc đạt 611 triệu USD, tăng 43,4%; sang Nhật Bản đạt 489
triệu USD, tăng 12,6% so với cùng kỳ năm 2014.
Xơ, sợi dệt các loại: xuất khẩu mặt hàng này của cả nước trong tháng đạt gần 80 nghìn tấn với trị
giá gần 208 triệu USD, tăng 1,1% về lượng và 0,3% về trị giá so với tháng trước. Tính đến hết
tháng 10/2015, lượng xuất khẩu nhóm hàng này đạt 796 nghìn tấn, tăng 12,9% và trị giá đạt 2,12
tỷ USD, tăng 0,4% so với cùng kỳ năm trước
Trong 10 tháng đầu năm 2015, nhóm hàng xơ sợi dệt các loại xuất khẩu sang Trung Quốc đạt
hơn 412 nghìn tấn tăng 30,9%; sang Hàn Quốc đạt 60,4 nghìn tấn, tăng 7,9%, sang Thổ Nhĩ Kỳ
đạt 79 nghìn tấn, giảm 13,3%... so với cùng kỳ năm 2014.
Túi xách, ví, va li, mũ và ô dù: trong tháng xuất khẩu mặt hàng này đạt gần 229 triệu USD, giảm
nhẹ 0,4% so với tháng trước, nâng tổng trị giá xuất khẩu nhóm hàng này trong 10 tháng/2015 lên
gần 2,4 tỷ USD, tăng 14,3% so với cùng kỳ năm trước.
Hoa Kỳ là đối tác chính nhập khẩu túi xách, ví, vali mũ và ô dù của Việt Nam trong 10
tháng/2015 với hơn 1 tỷ USD, tăng 15,8% so với 10 tháng/2014, tiếp theo là EU với trị giá 616
triệu USD, tăng 12,8%; Nhật Bản là 253 triệu USD, tăng 9,8% .
Gỗ & sản phẩm gỗ: xuất khẩu trong tháng đạt 634,5 triệu USD, tăng 12,6% so với tháng trước,
nâng tổng kim ngạch xuất khẩu trong 10 tháng/2015 lên 5,54 tỷ USD, tăng 9,1% so với cùng kỳ
năm 2014.
Tính đến hết tháng 10/2015, nhóm hàng gỗ & sản phẩm gỗ xuất sang Hoa Kỳ đạt 2,15 tỷ USD,
tăng 18%; sang Nhật Bản: 832 triệu USD tăng 5,1%; sang Trung Quốc: 740 triệu USD tương
đương với mức xuất khẩu cùng kỳ năm 2014.
Dầu thô: kim ngạch xuất khẩu 10 tháng/2015 giảm 3,04 tỷ USD so với 10 tháng/2014.
Trong tháng, lượng xuất khẩu dầu thô là 761 nghìn tấn, tăng khá 10,4% so với tháng trước và trị
giá đạt 276 triệu USD, tăng 11,4%. Tính đến hết tháng 10/2015, lượng dầu thô xuất khẩu của cả
nước đạt gần 7,7 triệu tấn, tăng nhẹ 1,2% và kim ngạch đạt 3,26 tỷ USD, giảm mạnh 48,3% (do
đơn giá xuất khẩu bình quân trong 10 tháng/2015 giảm mạnh 48,9% so với cùng kỳ năm trước).
Dầu thô của Việt Nam chủ yếu được xuất khẩu sang Trung Quốc: 1,47 triệu tấn, tăng 10,8%,
sang Singapo: 1,36 triệu tấn, tăng 3 lần; sang Nhật Bản: 1,23 triệu tấn, giảm 27,2%; sang
Malaixia: 1,29 triệu tấn, tăng 54,3% so với cùng kỳ năm 2014.
Than đá: lượng than đá xuất khẩu trong 10 tháng/2015 chỉ bằng gần ¼ cùng kỳ năm 2014 (tương
ứng giảm 4,76 triệu tấn).
Lượng xuất khẩu than đá của cả nước trong tháng đạt 107 nghìn tấn, giảm 23,9% và trị giá đạt
11,42 triệu USD, giảm 22,7% so với tháng trước. Tính đến hết tháng 10/2015, cả nước xuất khẩu
1,53 triệu tấn, giảm mạnh 75,7% và trị giá là 162 triệu USD, giảm 65,4% so với cùng kỳ năm
2014.
Gạo: xuất khẩu sang Indonexia sau gần 1 năm ở mức rất thấp đã được nối lại với lượng xuất
khẩu lên tới 218 nghìn tấn trong tháng 10/2015 (9 tháng/2015 xuất khẩu sang thị trường này chỉ
gần 17 nghìn tấn).
Dù đơn giá xuất khẩu tháng 10/2015 giảm so với tháng trước nhưng do lượng tăng mạnh (đạt 859
nghìn tấn, tăng 82,9%) nên trị giá xuất khẩu trong tháng đạt hơn 353 triệu USD, tăng 83,5% so
với tháng 9/2015. Tính đến hết tháng 10/2015, lượng xuất khẩu gạo là 5,36 triệu tấn, giảm 3,9%
và trị giá đạt 2,28 tỷ USD, giảm 11,1% so với cùng kỳ năm trước.
Trong 10 tháng năm 2015, Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ gạo lớn nhất của Việt Nam với
1,95 triệu tấn, tăng 7,2% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 36% tổng lượng xuất khẩu gạo của
cả nước. Xuất khẩu gạo sang Philipin giảm mạnh 26,8% về lượng, đạt 919 nghìn tấn; tiếp theo là
Malaixia: 476 nghìn tấn, tăng 11,5%; Ghana: 320 nghìn tấn, tăng 16,8%.
Cà phê: lượng cà phê xuất khẩu trong tháng 10/2015 là 89 nghìn tấn, trị giá đạt 171 triệu USD,
tăng 2,6% về lượng và tăng 2,5% về trị giá so với tháng trước. Tính đến hết tháng 10/2015, lượng
cà phê xuất khẩu của nước ta đạt hơn 1 triệu tấn, trị giá đạt 2,14 tỷ USD, giảm 29,3% về lượng và
giảm 31,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2014.
Hàng thủy sản: có trị giá cao nhất kể từ đầu năm do tính thời vụ xuất khẩu.
Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong tháng đạt 676 triệu USD, tăng 7,4% so với tháng trước
và là tháng có kim ngạch cao nhất kể từ đầu năm. Tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu trong 10 tháng
là 5,43 tỷ USD lại giảm 16,9% so với cùng kỳ năm 2014.
Trong 10 tháng/2015, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang các thị trường chính đều giảm so
với cùng kỳ năm trước. Cụ thể, sang thị trường Hoa Kỳ đạt 1,07 tỷ USD, giảm 25,2%; EU: 978
triệu USD, giảm 17,2%; Nhật Bản: 848 triệu USD, giảm 13,3%; Hàn Quốc: 160 triệu USD, giảm
13,6%...
Một số mặt hàng nhập khẩu chính
Máy móc, thiết bị, dụng cụ & phụ tùng: trị giá nhập khẩu giảm so với tháng trước, nhưng 10
tháng/2015 vẫn tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2014.
Trị giá nhập khẩu nhóm hàng này trong tháng là 2,16 tỷ USD, giảm 4,2% so với tháng trước,
nâng trị giá nhập khẩu trong 10 tháng/2015 lên 22,92 tỷ USD, tăng mạnh 25,8% so với 10
tháng/2014. Khối doanh nghiệp FDI nhập khẩu 14,45 tỷ USD, tăng 31,4% trong khi khối doanh
nghiệp trong nước nhập khẩu 8,47 tỷ USD, tăng 17,4% so với cùng kỳ năm 2014.
Trung Quốc tiếp tục là thị trường lớn nhất cung cấp nhóm hàng này cho Việt Nam trong 10 tháng
qua với trị giá là 7,43 tỷ USD, tăng 17,2%; tiếp theo là các thị trường: Hàn Quốc: 4,26 tỷ USD,
tăng mạnh 67,1%; Nhật Bản: 3,87 tỷ USD, tăng 29,7%; Đài Loan: 1,2 tỷ USD, tăng 1,6%... so
với cùng kỳ năm 2014.
Máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện: nhập khẩu trong tháng 10/2015 tuy có giảm so với
tháng trước nhưng vẫn duy trì mức kim ngạch trên 2 tỷ USD/tháng.
Trị giá nhập khẩu nhóm hàng này trong tháng là 2,02 tỷ USD, giảm 6,1% so với tháng trước.
Tính trong 10 tháng/2015, cả nước nhập khẩu 19,35 tỷ USD, tăng 28,4%; trong đó nhập khẩu của
khu vực FDI là 17,78 tỷ USD, tăng 29,7% và nhập khẩu của khu vực doanh nghiệp trong nước là
1,57 tỷ USD, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm trước.
Hàn Quốc tiếp tục là đối tác lớn nhất cung cấp nhóm hàng này cho Việt Nam với trị giá nhập
khẩu là 5,72 tỷ USD, tăng 37,2%; tiếp theo là các thị trường: Trung Quốc: 4,28 tỷ USD, tăng
15,3%; Nhật Bản: 1,9 tỷ USD, tăng 26,8%; Đài Loan: 1,79 tỷ USD, tăng mạnh 58,3%; Singapo:
1,62 tỷ USD, giảm 16,8%;... so với cùng kỳ năm 2014.
Điện thoại các loại và linh kiện: kim ngạch nhập khẩu trong tháng đạt 978 triệu USD tăng 2,5%
so với tháng trước, đưa kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này trong 10 tháng/2015 lên 9,12 tỷ USD,
tăng 31,8% so với cùng kì năm 2014.
Việt Nam nhập khẩu nhóm hàng này trong 10 tháng đầu năm chủ yếu từ các thị trường: Trung
Quốc đạt 5,86 tỷ USD, tăng 14%; Hàn Quốc đạt 2,65 tỷ USD, tăng 83,8%…so với cùng kì năm
2014.
Sắt thép các loại: nhập khẩu nhóm hàng này từ thị trường Trung Quốc tăng mạnh trong cả tháng
10 và 10 tháng của năm 2015
Nhập khẩu sắt thép của cả nước trong tháng 10 là 1,48 triệu tấn, trị giá là 577 triệu USD, tăng
16,9% về lượng và tăng 3,2% về trị giá so với tháng trước. Trong đó, nhập khẩu từ Trung Quốc
trong tháng 10 là 965 nghìn tấn, tăng 25,5%.
Tính đến hết tháng 10/2015, lượng sắt thép cả nước nhập về là 12,62 triệu tấn, tăng 34% về
lượng. Đơn giá nhập khẩu sắt thép các loại bình quân trong 10 tháng/2015 giảm 25,2% nên trị giá
nhập khẩu là 6,28 tỷ USD, chỉ tăng nhẹ 0,3% so với cùng kỳ năm 2014.
Sắt thép các loại nhập khẩu vào Việt Nam trong 10 tháng qua từ Trung Quốc là 7,71 triệu tấn,
tăng mạnh 62,1% và chiếm tới 61,1% tổng lượng nhập khẩu nhóm hàng này của cả nước.
Sản phẩm từ sắt thép: trong tháng 10/2015, cả nước nhập khẩu hơn 276 triệu USD, giảm 4,7% so
với tháng trước. Tính đến hết tháng 10/2015, tổng trị giá nhập khẩu nhóm hàng này của cả nước
là 3,26 tỷ USD, tăng 30% so với cùng kỳ năm 2014.
Trong 10 tháng/2015, Việt Nam nhập khẩu mặt hàng này từ Trung Quốc với trị giá đạt 1,13 tỷ
USD, tăng 39,8%; từ Hàn Quốc là hơn 910 triệu USD tăng 68,7% so với cùng kỳ năm
trước,…Xăng dầu các loại: lượng nhập khẩu trong tháng ở mức cao nhất kể từ tháng 4/2015.
Biểu đồ 3: Lượng nhập khẩu xăng dầu các loại theo tháng trong năm 2014 và 10 tháng/2015
Lượng nhập khẩu xăng dầu các loại trong tháng là 991 nghìn tấn, tăng 59,8%. Đơn giá
nhập khẩu bình quân tăng 2,4% nên trị giá nhập khẩu là 483triệu USD, tăng 63,6% so với tháng
trước.
Tính đến hết 10 tháng/2015, cả nước nhập khẩu 8,08 triệu tấn với trị giá là 4,47 tỷ USD,
tăng 11,4% về lượng và giảm 33,7% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.
Xăng dầu các loại nhập khẩu vào Việt Nam trong 10 tháng qua chủ yếu có xuất xứ
từ: Singapore với 3,09 triệu tấn, tăng 34%; Thái Lan: 1,8 triệu tấn, gấp hơn 3 lần; Trung
Quốc: 1,28 triệu tấn, giảm 7,9%; Đài Loan: 743 nghìn tấn, giảm 35,4%... so với 10 tháng/2014.
Chất dẻo nguyên liệu: lượng nhập khẩu trong tháng 10/2015 là gần 379 nghìn tấn, trị
giá đạt hơn 538 triệu USD. Tính đến hết tháng 10/2015, tổng lượng nhập khẩu chất dẻo nguyên
liệu của Việt Nam là 3,16 triệu tấn, tăng 11,1%, kim ngạch nhập khẩu là 4,89 tỷ USD, giảm 6,7%
so với cùng kỳ năm trước.
Trong 10 tháng/ 2015, Việt Nam nhập khẩu mặt hàng này chủ yếu từ các thị trường: Hàn
Quốc đạt 615,6 nghìn tấn,tăng 18,2%; Ả rập Xê út đạt 627 nghìn tấn, tăng nhẹ 0,03%; Đài Loan
đạt 467 nghìn tấn tăng 12,5%; Thái Lan đạt gần 313 nghìn tấn, tăng 19,9%… so với cùng kỳ năm
2014.
Sản phẩm chất dẻo: trong tháng 10/2015 sản phẩm từ chất dẻo nhập khẩu ở mức 329,8
triệu USD giảm 2,9% so với tháng trước. Nhập khẩu mặt hàng này đến trong 10 tháng đầu năm
đạt gần 3,11 tỷ USD tăng 20,5% so với cùng kỳ năm trước.
Việt Nam nhập khẩu mặt hàng sản phẩm chất dẻo từ Hàn Quốc trong 10 tháng/2015 là
917,62 triệu USD, tăng 38,5 % so với cùng kỳ năm 2014; Trung Quốc là hơn 928 triệu USD,
tăng 32,8%; Nhật Bản là gần 514,46 triệu USD tăng nhẹ 0,7%,…
Nhóm hàng nguyên, phụ liệu dệt may, da, giày: Trị giá nhập khẩu nhóm hàng này trong
tháng là 1,59 tỷ USD, tăng 4,5% so với tháng trước. Tính đến hết 10 tháng/2015, cả nước nhập
khẩu 15,29 tỷ USD nhóm hàng này, tăng 7,6% so với cùng kỳ năm 2014. Trong đó, trị giá vải
nhập khẩu là 8,39 tỷ USD, tăng 7,9%; nguyên phụ liệu: 4,22 tỷ USD, tăng 8%;bông là 1,42
tỷ USD, tăng 14,9% và xơ sợi: 1,26 tỷ USD, giảm 2,4%.
Trong 10 tháng/2015, Việt Nam nhập khẩu nhóm mặt hàng này chủ yếu từ Trung Quốc
với 6,3 tỷ USD, tăng 12,7%; tiếp theo là Hàn Quốc: 2,32 tỷ USD, giảm 1,5%; Đài
Loan: 1,98 tỷ USD, tăng 4,1%… so với cùng kỳ năm trước.
Thức ăn gia súc và nguyên liệu: trong tháng 10/2015, kim ngạch nhập khẩu đạt gần 268
triệu USD, nâng tổng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này trong 10 tháng đầu năm đạt 2,82 tỷ
USD, tăng 3,1% so với cùng kỳ năm 2014.
Tính đến hết tháng 10/2015, nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu từ Ác-hen-tina đạt
1,2 tỷ USD, tăng 10,4%; từ Hoa Kỳ là 370,8 triệu USD, tăng 11,7%; từ Braxin là gần 250 triệu
USD, tăng 20,8% so với cùng kỳ 2014.
Ô tô nguyên chiếc: lượng nhập khẩu xe ô tô từ 9 chỗ ngồi trở xuống trong tháng đạt mức
cao nhất kể từ năm 2010, do các doanh nghiệp tiếp tục tăng nhập khẩu các dòng xe nhỏ, có giá
thấp.
Lượng nhập khẩu ô tô nguyên chiếc các loại trong tháng 10/2015 là 13,96 nghìn chiếc,
tăng 62,7%, trị giá nhập khẩu là 230 triệu USD, tăng 17,1% so với tháng trước. Trong đó, lượng
nhập khẩu ô tô từ 9 chỗ ngồi trở xuống đạt 7,58 nghìn chiếc, tăng 115% so với tháng trước và
chiếm 55% tổng lượng ô tô nhập khẩu trong tháng.
Biểu đồ 4: Lượng nhập khẩu ô tô nguyên chiếc các loại từ tháng 1 đến tháng 10/2015
Tính từ đầu năm đến hết tháng 10/2015, lượng xe ô tô nguyên chiếc cả nước nhập về
là 97,32 nghìn chiếc, tăng mạnh 88,1%, trị giá là 2,33 tỷ USD, tăng mạnh 101,8% so với cùng kỳ
năm 2014.
Trung Quốc là thị trường chính cung cấp ô tô nguyên chiếc cho Việt Nam trong 10
tháng/2015 với 21,05 nghìn chiếc,tăng mạnh 115%; tiếp theo là Hàn Quốc: 20,79 nghìn chiếc,
tăng 59,3%; Thái Lan: 20,33 nghìn chiếc, tăng 89,8%; Ấn Độ: 17,54 nghìn chiếc, tăng 104,2% ...
so với cùng kỳ năm 2014.
Đặc biệt, trong 10 tháng qua, nhập khẩu ô tô từ 9 chỗ ngồi trở xuống từ thị trường Ấn Độ đạt gần
17,49 nghìn chiếc, chiếm tới 45% tổng lượng ô tô loại này nhập khẩu của cả nước và tăng 105%
so với 10 tháng/2014.
Đánh giá:
Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam tăng nhưng nhập khẩu cũng tăng. Xuất khẩu thì đã có sự phân
tán dần sang các thị trường khác trên thế giới còn nhập khẩu thì ngày càng phụ thuộc vào một thị
trường cụ thể là Trung Quốc. Đây không phải là một tín hiệu tốt cho thị trường Việt Nam, cần
phải có sự chuyển dịch thị trường nhập khẩu không tập trung vào một thị trường và ngành sản
xuất trong nước nhất là công nghiệp phụ trợ, cũng cần được đẩy mạnh để giảm tình trạng nhập
khẩu, góp phần thúc đẩy nền kinh tế trong nước phát triển.
2.2.Cán cân dịch vụ của Việt Nam 2014-2015
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, xuất khẩu dịch vụ năm 2014 đạt 11 tỷ usd, tăng 2,8%.
Trong đó xuất khẩu dịch vụ du lịch đạt 3,7 tỷ usd , chiếm 66% tổng kim ngạch và không biến
động nhiều so với năm trước. Nhập dịch vụ đạt 15 tỷ usd, tăng 5,6% , trong đó dịch vụ vận tải và
bảo hiểm hàng nhập khẩu đạt 8,1 tỷ usd , chiếm 54% tổng kim ngạch và tăng 12,6% . Nhập siêu
dịch vụ năm 2014 khoảng 4 tỷ usd và có hướng tăng lên trong những năm gần đây, chủ yếu do
nhập khẩu dịch vụ vận tải và hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài.
Năm 2015 xuất khẩu dịch vụ ước tính đạt 11,2 tỷ USD, tăng 2,1% so với năm 2014, trong đó
xuất khẩu dịch vụ du lịch ước tính đạt 7,3 tỷ USD, chiếm 65% tổng kim ngạch và giảm 0,4% so
với năm 2014.
Nhập khẩu dịch vụ năm 2015 ước tính đạt 15,5 tỷ USD, tăng 6,9% so với năm trước, trong đó
chủ yếu vẫn là nhập khẩu dịch vụ vận tải và bảo hiểm hàng nhập khẩu với 9 tỷ USD, chiếm 58%.
Nhập siêu dịch vụ năm 2015 ước tính 4,3 tỷ USD, tăng 16% so với năm 2014. Như vậy, cân đối
thương mại hàng hóa và dịch vụ năm 2015 ước tính xuất siêu 1,5 tỷ USD, giảm 77% so với năm
2014, trong đó hàng hóa xuất siêu 5,8 tỷ USD, dịch vụ nhập siêu 4,3 tỷ USD.
Nguyên nhân:
Cán cân dịch vụ luôn thâm hụt do nhập khẩu dịch vụ nhiều hơn xuất khẩu. Việt Nam nằm ở khu
vực có vị trí địa lý và khí hậu khá thuận lợi, nhiều danh lam thắng cảnh cùng truyền thống lịch sử
hào hùng rất thích hợp đẻ phát triển ngành duu lịch. Tuy nhiê, VN chưa có một chiến lược lâu dài
vào toàn diện trong việc phát triển ngành du lịch và giới thiệu hình ảnh đất nước đến bạn bè thế
giới: chưa đầu tư nhiều vào tôn tạo cảnh quan, bảo vệ môi trường, chưa có nhiều chiến dịch quy
mô để quảng bá về đất nước, con người VN, các địa phương nới có địa điểm du lịch mới chỉ chú
trọng đến khâu thu hút khách mà chưa nghĩ đến việc giữ chân khách bằng chất lượng và thái độ
phục vụ… Đây là những điểm cần khác phuc để thu hút nhiều lượt khách du lịch đến VN hơn.
Bên cạnh đó các ngành dịch vụ như vận tải, bảo hiểm, bưu chính viễn thông, tài chính ngân hàng
ở trong nước chưa được phát triển do thời gian hội nhập với quốc tế chưa lâu, hơn nữa lại gặp
phải sự cạnh tranh gay gắt từ phía các công ty nước ngoài cung câp giá cả rẻ hơn, đã có nhiều
kinh nghiệm trong các lĩnh vực dịch vụ này và tạo dựng được uy tín trên thị trường. vì vậy, nhập
khẩu dịch vụ ở nước ta vẫn còn khá cao, gây ra khoản thâm hụt lớn trong cán cân dịch vụ cũng
như cán cân vãng lai.
2.3.Cán cân thu nhập của Việt Nam 2014-2015
Thâm hụt cán cân thu nhập tăng do phần thu của các hạng mục thu nhập đầu tư (bao gồm lãi tiền
gửi của hệ thống ngân hàng,thu cổ tức từ hoạt động đầu tư trực tiếp của Việt Nam ra nước ngoài
và đầu tư vào chứng khoán do người không cư trú phát hành) tăng với tốc độ thấp hơn tốc độ
tăng chi của các khoản mục này.
Năm 2014, Bộ Kế hoạch và đầu tư đã tiếp nhận 153 hồ sơ dự án đầu tư ra nước ngoài, đã cấp
giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài cho 109 dự án đầu tư sang 28 quốc gia và vùng lãnh thổ
với tổng số vốn đăng kí phía Việt Nam trên 1,047 tỷ usd và điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư
cho 22 dự án với tổng vốn tăng thêm đạt 739 triệu usd. Tổng vốn đăng kí đầu tư ra nước ngoài
đạt trên 1,786 tỷ usd. Trong đó, lĩnh vực dầu khí có số vốn thực hiện lớn nhất đạt khoảng 2,9 tỷ
usd; lĩnh vực nông,lâm nghiệp trên 660 triệu usd; lĩnh vực thủy điện đạt khoảng trên 500 triệu
usd; lĩnh vực thông tin truyền thông đạt 450,6 triệu usd; lĩnh vực tài chính ngân hàng, bảo hiểm
đạt trên 230 triệu usd...
Hiện các dự án đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài tập trung chủ yếu vào thị trường Campuchia
với 23 dự án ( chiếm 21% tổng số dự án), Myanmar với 16 dự án (14,7%), Hoa Kỳ với 12 dự án
(11%) và Singapo với 9 dự án (8,2%).
Đánh giá:
Từ thực tế đầu tư cuacs các doah nghiệp VN ra thị trường nước ngoài cho thấy, hầu hết hoạt động
đầu tưu này đang có tiềm năng lớn đem lại hiệu quả, triển vọng cao. Nguồn vốn rót vào thị
trường quốc tế đang dàn được thu hồi nhờ kết quả tốt của hoạt đọng kinh daonh các công ty có dù
giá trị thực chưa cao. Điều này có tác dộng tích cực cho việc cải thiện cán can vãng lai của VN
do lợi nhuận từ nước ngaoif chuyển về dang tăng lên tương xứng với sự phát triển của công ty
trên thị trường quốc tế. tuy nhiên, số lượng các doanh nghiệp của chúng ta các đủ khả năng lấn
sân sang thị trường quốc tế còn khá khiêm tốn nên tác dộng của hoạt dộng đầu tư này chưa cao,
đòi hỏi phải có sự hỗ trợ chính từ những chính sách hỗ trợ, tạo điều kkieenj thuận lợi cho các
doanh nghiệp VN có cơ hộ vươn xa trên thị trường quốc tế.
2.4. Cán cân chuyển giao vãng lai một chiều của Việt Nam 2014-2015
Theo một báo cáo do Ngân hàng Thế giới (WB) công bố mới đây, Việt Nam đón lượng kiều hối
12,25 tỷ USD trong năm 2015, đứng thứ 11 thế giới.
Báo cáo mang tên "Migration and remittances factbook 2016" của WB về di cư và kiều hối cho
biết, lượng kiều hối mà Việt Nam đón nhận trong năm nay tăng khoảng 0,25 tỷ USD so với năm
2014.
Năm 2014, Việt Nam nhận 12 tỷ USD kiều hối, tương đương 6,4% GDP. Mức kiều hối vào Việt
Nam trong năm 2013 và 2012 tương ứng lần lượt là 11 tỷ USD và 10 tỷ USD.
Năm 2015, Việt Nam đứng thứ 11 thế giới và đứng thứ 3 ở khu vực Đông Á - Thái Bình Dương,
sau Trung Quốc và Philippines, về lượng kiều hối nhận được.
WB dự báo Ấn Độ sẽ là nước đón nhiều kiều hối nhất thế giới trong năm nay, với lượng kiều hối
có thể đạt hơn 72 tỷ USD. Tiếp đó là Trung Quốc với 63,9 tỷ USD và Philippines với khoảng 30
tỷ USD. Các nước dẫn đầu thế giới khác về kiều hối bao gồm Mexico, Pháp, Nigeria, Ai Cập, và
Pakistan, mỗi nước nhận hơn 20 tỷ USD.
Mỹ là nguồn kiều hối gửi về Việt Nam lớn nhất năm 2015, theo báo cáo của WB, với khoảng 7 tỷ
USD.
WB ước tính số người di cư trên thế giới trong năm 2015 đạt khoảng 250 triệu người, và lượng
kiều hối gửi về nước sẽ đạt 601 tỷ USD. Trong đó, có 441 tỷ USD kiều hối gửi về các nước đang
phát triển.
Theo số liệu của Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài thuộc Bộ Ngoại giao, hiện
có gần 5 triệu người Việt Nam cư trú tại 103 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Từ năm 1993-2014, Việt Nam nhận tổng cộng 96,66 tỷ USD kiều hối, chiếm 6,8% GDP trong
thời kỳ này.
Nguyên nhân:
Do sự tăn lên của lượng người VN sinh sống ở nước ngoài
Hiện nay cộng đồng nười Việt ở nước ngoài hiện có khoảng 4,5 triệu người Vn ở 109 nước và
vùng lãnh thổ. Đặc biệt vị thế uy tín của cộng đồng người Việt ở nước ngaoif ngày càng được
khẳng định. Điều này góp phần nâng cao uy tin VN trên trường quốc tế.
Kinh tế tăng trưởng ở mức cao trong nhiều năm, năm sau cao hơn tốc độ tăng của năm trước. với
GDP bình quân đàu người ước đạt 2000 USD/năm, VN với mạng lưới rộng , công nghệ kiều hối
hiện đại cho phép xử lý giai dịch kiều hối tập trung với mức độ cao.
Các chính sách cẩu chính phủ nhằm thu hút kiều hối, công tác đối với người VN ở nước ngoài tạo
điều kiện thuận lượi. sự thông thoáng về chính sách của nhà nước trong viecj thu hút nguồn kiều
hối.
3. Tình hình cán cân vốn của Việt Nam 2014-2015
3.1. Cán cân di chuyển vốn giới hạn
3.1.1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài ròng
Tính đến 31/12/2014 đã có 101 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam với
17.768 dự án, tổng vốn đăng ký 252,715 tỷ USD. Đầu tư tập trung nhiều nhất trong lĩnh
vực công nghiệp chế biến chế tạo với 9.600 dự án, vốn đăng ký 141,4 tỷ USD, chiếm 54%
số dự án và 56% tổng vốn đăng ký, tiếp theo là lĩnh vực KD bất động sản, xây dựng, dịch
vụ lưu trú,…. Về đối tác đầu tư, Hàn Quốc là đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam với
tổng vốn đăng ký 37,72 tỷ USD, chiếm 14,9%, tiếp theo là các đối tác Nhật Bản,
Singapore, Đài Loan. Về địa bàn đầu tư, ĐTNN đã có mặt tại 62 tỉnh trong cả nước (trừ
tỉnh Điện Biên), trong đó dẫn đầu là TP Hồ Chí Minh, Bà Rịa-Vũng Tàu, Hà Nội và Đồng
Nai.
Hình 1: cơ cấu vốn đàu tư nước ngoài vào VN
3.1.2. vay nợ dài hạn và trung hạn
Khoản mục này tương ứng với lượng ODA giải ngân thực tế (không tính phần ODA
không hoàn lại đã tính vào khoản mục chuyển giao cán cân vốn 1 chiều).Tổng vốn ODA và vốn
vay ưu đãi ký kết của cả năm 2014 ước đạt 5 tỷ USD, bằng 76,91% so với mức của năm 2013.
Trước đó, tổng vốn ODA và nguồn vốn vay ưu đãi ký kết với nhà tài trợ trong năm 2013 đạt hơn
6,5 tỷ USD (ODA vốn vay và nguồn vốn vay ưu đãi xấp xỉ 6,14 tỷ USD, ODA viện trợ không
hoàn lại đạt 366 triệu USD).Trong khi đó, mức giải ngân vốn ODA và vốn vay ưu đãi trong 11
tháng đầu năm ước đạt khoảng 4,96 tỷ USD, tăng 7% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: vốn
vay khoảng 4,84 tỷ USD, viện trợ không hoàn lại khoảng 116 triệu USD.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đánh giá, tình hình thực hiện và giải ngân các chương trình, dự
án ODA và vốn vay ưu đãi giữa các ngành, lĩnh vực và giữa các địa phương chưa thực sự đồng
đều. Các lĩnh vực như giao thông, năng lượng điện, phát triển đô thị, nông nghiệp và phát triển
nông thôn có tiến độ thực hiện tốt hơn nhiều so với các lĩnh vực khác như y tế, giáo dục và đào
tạo, thông tin truyền thông, lao động, thương binh và xã hội. Tương tự, giải ngân của các thành
phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh có mức cao hơn nhiều so với các địa phương khác trong
cả nước.
3.2. cán cân vốn di chuyển ngắn hạn
3.2.1. vay nợ ngắn hạn
Tỷ trọng vay trong nước tăng lên, chủ yếu qua phát hành trái phiếu Chính phủ ngắn hạn
(năm 2012, kỳ hạn phát hành bình quân là 2,9 năm, lãi suất bình quân 10%/năm; năm 2013 là 3,4
năm và 7,96%/năm; 10 tháng đầu năm 2014 là 4,84 năm và 6,81%/năm) dẫn đến nghĩa vụ trả nợ
trực tiếp của Chính phủ tăng nhanh trong ngắn hạn.
“Trong bối cảnh đó, chúng ta vẫn bảo đảm trả nợ đầy đủ, không để phát sinh nợ quá hạn”,
thông cáo viết. Tỷ lệ trả nợ trực tiếp của Chính phủ so với tổng thu ngân sách nhà nước năm 2014
ước khoảng 14,2% (theo quy định của Chiến lược nợ công là không quá 25%). Ngoài ra, còn sử
dụng một phần vay mới để đảo nợ với kỳ hạn dài hơn, lãi suất thấp hơn, góp phần giảm áp lực trả
nợ trong ngắn hạn và giảm chi phí vay vốn (năm 2014 vay đảo nợ khoảng 77 ngàn tỷ đồng). Việc
đảo nợ này không làm tăng nợ công và phù hợp với thông lệ quốc tế.
3.2.2. Tiền gửi
Theo số liệu của NHNN dư nợ cho ngành Nông nghiệp (không bao gồm dư nợ cho vay
của Ngân hàng Chính sách Xã hội và Ngân hàng Phát triển Việt Nam) đến 30/9/2015 là 443.528
tỷ đồng tăng 13,08% so với cuối năm 2014, mức tăng này tăng cao hơn mức tăng tín dụng chung
cùng thời điểm (12,12%) và cao hơn mức tăng tín dụng ngành nông nghiệp của năm 2014
(7,13%); tín dụng tiêu dùng có sự khởi sắc mạnh trong năm 2014 - 2015 thông qua hoạt động cho
vay của các công ty tài chính, các NHTM cũng đẩy mạnh các hoạt động tín dụng bán lẻ; tăng
trưởng tín dụng ngoại tệ thấp, tín dụng VND tăng cao. Tính đến 31/10/2015 dự nợ tín dụng ngoại
tệ có sự giảm thấp so với dư nợ ngoại tệ cuối năm 2014 (giảm 4%), dự nợ tín dụng VND tăng
khoảng 16%. Dư nợ tín dụng ngoại tệ thấp, trong khi hoạt động xuất nhập khẩu vẫn gia tăng.
4. Bảng tổng kết cán cân thanh toán quý I 2015
Chỉ tiêu Số liệu
A. Cán cân vãng lai -1,341
Hàng hóa: Xuất khẩu f.o.b 36,377
Hàng hóa: Nhập khẩu f.o.b 36,408
Hàng hóa( ròng) -31
Dịch vụ: Xuất khẩu 2,720
Dịch vụ: Nhập khẩu 3,550
Dịch vụ (ròng) -830
Thu nhập đầu tư (Thu nhập sơ cấp):
Thu 87
Thu nhập đầu tư (Thu nhập sơ cấp):
Chi 2,505
Thu nhập đầu tư (thu nhập sơ
cấp)(ròng) -2,418
Chuyển giao vãng lai (Thu nhập thứ
cấp): Thu 2,111
Chuyển giao vãng lai (Thu nhập thứ
cấp): Chi 173
Chuyển giao vãng lai (thu nhập
thứ cấp)(ròng) 1,938
B. Cán cân vốn 0
Cán cân vốn: Thu
Cán cân vốn: Chi
C. Cán cân tài chính 3,805
Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài: Tài
sản có -296
Đầu tư trực tiếp vào Việt Nam: Tài
sản nợ 2,270
Đầu tư trực tiếp (ròng) 1,974
Đầu tư gián tiếp ra nước ngoài: Tài
sản có 0
Đầu tư gián tiếp vào Việt Nam: Tài
sản nợ -53
Đầu tư gián tiếp (ròng) -53
Đầu tư khác: Tài sản có 418
Tiền và tiền gửi 479
Tổ chức tín dụng 2,827
Khu vực khác -2,348
Các khoản phải thu/ phải trả
khác -61
Đầu tư khác: Tài sản nợ 1,466
Tiền và tiền gửi 389
Tổ chức tín dụng 406
Khu vực khác -17
Vay, trả nợ nước ngoài 1,077
Ngắn hạn 511
Rút vốn 3,277
Trả nợ gốc -2,766
Dài hạn 566
Rút vốn 1,663
Chính phủ 918
Tư nhân 745
Trả nợ gốc -1,097
Chính phủ -359
Tư nhân -738
Đầu tư khác (ròng) 1,884
D. Lỗi và Sai sót 198
E. Cán cân tổng thể 2,662
F. Dự trữ và các hạng mục liên quan -2,662
Tài sản dự trữ -2,662
Tín dụng và vay nợ từ IMF 0
Tài trợ đặc biệt 0
5. Những tồn tại trong cán cân thanh toán quốc tế VN
6 tháng đầu năm 2014, Việt Nam đạt thặng dư kép với mức thặng dư lớn được ghi nhận ở cả cán
cân vãng lai và cán cân vốn và tài chính. Đồng thời, khoản mục lỗi và sai sót cũng giảm mạnh so
với cùng kỳ.
- Cán cân vãng lai của Việt nam trong năm 2014 được đánh giá khá ổn ở nhiều điểm tuy
nhiên vẫn còn những mặt hạn chế ở một số mảng. Qua việc phân tích, đánh giá thực trạng cán
cân vãng lai Việt nam, ta có thể thấy rõ hơn được những vấn đề còn tồn đọng trong nền kinh tế
Việt nam, đặc biệt là lĩnh vực Thu nhập đầu tư (ròng). Đây sẽ là tiền đề tốt để Việt Nam tự đánh
giá lại bản thân trước những thời cơ và thách thức mới sắp tới.
- Nguồn vốn đầu tư vào Việt Nam có chất lượng không cao và khó kiểm soát, đối với
nguồn vốn ODA và FDI, tốc độ giải ngân rất chậm. Đây cũng là một yếu tố làm giảm hiệu quả và
chất lượng của vốn đầu tư vào Việt Nam, hơn nữa, còn hạ thấp uy tín của Việt Nam trên thị
trường tài chính quốc tế.
III. Các giải pháp cho cán cân thanh toán quốc tế VN
- Thứ nhất: Thay đổi chính sách tỷ giá bởi theo lý thuyết tỷ giá có thể đóng vai trò nhất định
trong viêc kiểm soát nhập siêu; hay các chính sách quản lý thương mại như: hạn chế tín dụng
cho nhập khẩu, áp dụng các biện pháp thuế quan, phi thuế quan, hàng rào kỹ thuật…; xây
dựng công nghiệp hỗ trợ bởi việc phát triển công nghiệp hỗ trợ sẽ tạo ra liên kết sản xuất bền
vững, hiệu quả, có thể làm tăng nhập khẩu nhưng kèm theo gia tăng xuất khẩu, theo đó có
thể cải thiện được cán cân thương mại…. Nhưng cũng theo các lý thuyết kinh tế cũng như
những thực tế phát triển kinh tế toàn cầu cho thấy, các chính sách tiền tệ thường có tác động
mạnh và nhanh nhất đến hoạt động và sự vận động của nền kinh tế. Trong trường hợp phá
giá tiền tệ, trước khi thu được những kết quả tích cực thì nền kinh tế cũng phải đối mặt với
nhiều rủi ro đi kèm: bất ổn kinh tế vĩ mô, mất giá đồng nội tệ làm tăng lạm phát… từ đó có
thể gây khủng hoảng kinh tế. Để có thể cải thiện được tình trạng này phải ít nhất 6 tháng và
thời gian phục hồi còn phụ thuộc rất nhiều vào cách điều hành của chính phủ và phản ứng
của doanh nghiệp với chính sách tiền tệ này. Do vậy, phá giá tiền tệ là phương án giải quyết
thâm hụt cán cân thương mai đem lại những ảnh hưởng xấu nhất, chứa đựng nhiều rủi ro
nhất.
- *Thứ hai: Căn nguyên gốc rễ của thâm hụt thương mại là sự chênh lệch tiết kiệm - đầu tư
trong nước chưa được giải quyết triệt để. Chừng nào chênh lệch giữa tiết kiệm và đầu tư còn
chưa được thu hẹp thì vấn đề nhập siêu chắc chắn sẽ tiếp tục kéo dài. Trong thập niên qua, do
tiết kiệm trong nước thấp không đủ đáp ứng nhu cầu đầu tư tăng cao nhưng kém hiệu quả
dẫn đến tình trạng thâm hụt kéo dài và sâu sắc hơn. Vì vậy, mặc dù các chính sách thúc đẩy
xuất khẩu và hạn chế nhập siêu vẫn là một lựa chọn hữu hiệu trong giai đoạn tới do đặc điểm
thương mại Việt Nam trong mối quan hệ thương mại toàn cầu thì các giải pháp nâng cao hiệu
quả đầu tư, giảm chênh lệch tiết kiệm- đầu tư phải được coi là nhiệm vụ trọng tâm và then
chốt để giải quyết triệt để thâm hụt thương mại.
- *Thứ ba: Để giải quyết vấn đề thâm hụt cán cân thương mại, Việt Nam có những biện pháp
để giảm nhập khẩu, ổn định tăng trưởng xuất khẩu.
- Chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo hướng công nghiệp hóa, gia tăng tỷ trọng hàng
công nghiệp chế biến và nguyên liệu chứa nhiều hàm lượng kỹ thuật, phát triển các ngành
chế biến và các lĩnh vực công nghệ hiện đại nhất như: công nghệ phần mềm, dữ liệu, lắp ráp
điện tử… Về lâu dài, cần có chiến lược phát triển xuất khẩu chủ động thông qua việc xác
định các ngành công nghiệp mũi nhọn, ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng và các điều kiện thúc đẩy
tăng trưởng xuất khẩu trong tương lai.
- Thực hiện đồng bộ các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng hàng hóa xuất khẩu tham gia
vào chuỗi giá trị toàn cầu thông qua việc tăng cường đầu tư phát triển các ngành công nghiệp
hỗ trợ. Ða số các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam phụ thuộc vào nguồn nguyên vật
liệu nhập khẩu đầu vào. Vì vậy, phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ là một trong những
biện pháp quan trọng để giảm nhập khẩu nguyên vật liệu và phụ kiện, nâng cao sức cạnh
tranh của hàng xuất khẩu đồng thời tạo điều kiện thu hút nguồn vốn nước ngoài.
- Cùng với nâng cao chất lượng hàng hóa xuất khẩu, cần quan tâm đến việc đa dạng hóa các
mặt hàng, đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, tìm kiếm và mở rộng thị trường.
- Tuy nhiên để có thể thực hiện và có những chuyển biến tích cực trong việc thực hiện nhóm
giải pháp này, cần thời gian ít nhất từ 2 đến 3 năm. Đây được cho là biện pháp trong dài hạn
và phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố vốn và công nghệ.
- Nâng cao hiệu quả và năng lực sản xuất nhằm giảm giá thành sản phẩm.
*Thứ tư: Vấn đề giải ngân ODA cũng cần được cải thiện bằng một số biện pháp
như :
- Đưa vốn về đúng chủ, chủ dự án phải là người trực tiếp quản lý, khai thác sử dụng
kết quả đầu tư của dự án, sử dụng công trình và hoàn trả ODA.
- Chuyên nghiệp hơn trong giám sát. Rút kinh nghiệm từ những tiêu cực gây thất thoát
ODA, thì việc theo giõi đánh giá chương trình dự án sử dụng ODA cần được kiêm tra định
kỳ hoạc đột xuất có hệ thống và đảm bảo khách quan.
*Thứ năm: Áp dụng các rào cản phi thuế quan đối với hàng nhập khẩu. Khi Việt
Nam là thành viên WTO, phải cam kết không tăng thuế vượt mức đã cam kết đối với phần
lớn các mặt hàng trong biểu thuế nhập khẩu. Cam kết này được gọi là cam kết “ràng buộc
thuế quan”. Trên thực tế, từ sau Vòng đàm phán Uruguay, các thành viên WTO đã cam kết
ràng buộc tới 98% số dòng thuế đối với hàng công nghiệp và 100% đối với hàng nông
nghiệp. Như vậy, số dòng thuế ngoại lệ là rất ít. Mặt khác, qua nhiều vòng đàm phán căng
thẳng, mức thuế suất đối với hàng công nghiệp chỉ còn trung bình 3,8%. Với các sản phẩm
nông nghiệp thì các nước phát triển và đang phát triển đều phải cắt giảm thuế quan tương
ứng 36% và 24%. Do đó, để vừa thực hiện đúng cam kết không tăng thuế, vừa đạt được mục
tiêu điều tiết nhập khẩu, Việt Nam có thể áp dụng các rào cản phi thuế quan. Trong khuôn
khổ WTO, trong một chừng mực nào đó, các biện pháp phi thuế quan có thể được phép áp
dụng, nếu nó tuân theo những tiêu chí của WTO và không được gây cản trở hay bóp méo
thương mại.
- - Hiện nay, để bù đắp cho thâm hụt thương mại, Việt Nam vẫn trông chờ vào các nguồn là
kiều hối, đầu tư nước ngoài trực tiếp và gián tiếp, ODA... Tuy nhiên, ngoại trừ kiều hối, dòng
vốn ngoại gần đây có dấu hiệu sụt giảm mạnh, một phần do khủng hoảng tài chính thế giới
khiến các nhà đầu tư trở nên thận trọng hơn, một phần do những yếu kém, bất cập trong
nướ Cần có những chính sách điều hành kinh tế ổn định, làm tăng niềm tin và giữ chân
các nhà đầu tư. Các nhà đầu tư vốn không xa lạ với cách điều hành kinh tế không nhất quán,
những quyết định đột ngột và mang tính “sửa sai” của chính phủ Việt Nam, đây là điều mà
các nhà đầu tư hết sức lo ngại và là một yếu tố hạn chế các ý định đầu tư. Một hệ thống các
chính sách vĩ mô ổn định, nhất quán sẽ giúp ổn định tâm lý các nhà đầu tư và tăng cường thu
hút vốn vào thị trường. Vì vậy, nhiều chuyên gia cho rằng việc quy định một tỷ giá linh hoạt
cộng với các biện pháp dài hạn như giảm thâm hụt thương mại, tăng dự trữ ngoại tệ… là cần
thiết đối với Việt Nam hiện nay. Muốn làm được điều này, đòi hỏi Việt Nam cần tăng cường
tính minh bạch, rõ ràng trong việc cung cấp thông tin về tài chính cho thị trường, ổn định
được tỷ giá và gây dựng niềm tin trong nhân dân.
- Có thể nói, giải quyết được vấn đề thâm hụt thương mại không phải là việc làm dễ dàng,
muốn giải quyết sao cho hợp lý và thuận lợi đòi hỏi sự nỗ lực của Chính phủ, các ngành, các
cấp, trong việc kiểm soát tỷ giá, rút ngắn khoảng cách của chênh lệch tiết kiệm- đầu tư.
Mong rằng với sự vào cuộc của mọi thành phần kinh tế, thâm hụt thương mại sẽ dần được cải
thiện, góp phần tạo ra sự phát triển ổn định, bền vững cho nền kinh tế .
Kết luận
Cán cân thương mại là một bộ phận quan trọng của cán cân thanh taosn quốc tế. trạng thái của
cán cân thuwong mại phản ánh được nhiều yếu tố trong sức khỏe của nền kinh tế nói chung và
ngành xuất nhập khẩu nói riêng.
Cán cân thương mại của VN trong những năm 2014-2015 được dánh giá khá ổn ở nhiều điểm.
tuy nhiên vẫn cong những mặt hạn chế ở một số mảng. Qu việc phân tích đánh giá thực trạng cán
cân thương mại VN 2014-2015 ta có thể thấy rõ được những vấn đề tồn đọng trong nền kinh tế
VN, đặc biệt là lĩnh vựu xuất nhập khẩu. đây sẽ à tiền đề tốt để Vn tự đánh giá lại bản thân mình
trươc những thời cơ và thách thức mới sắp tới khi Vn đã tham gia một loạt các hiệp định tự do
hóa thương mai.
Qua đó đưa ra được những chiến lược, chính sách đúng đắn để giữu nguyên đà ohats triển kinh tế
trong tương lai.

More Related Content

What's hot

Bảng các thông số trong hồi quy eview
Bảng các thông số trong hồi quy eviewBảng các thông số trong hồi quy eview
Bảng các thông số trong hồi quy eviewthewindcold
 
CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ (BOP)
CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ (BOP)CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ (BOP)
CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ (BOP)pikachukt04
 
Xác định giá trị doanh nghiệp của công ty cổ phần thương mại châu hưng
Xác định giá trị doanh nghiệp của công ty cổ phần thương mại châu hưngXác định giá trị doanh nghiệp của công ty cổ phần thương mại châu hưng
Xác định giá trị doanh nghiệp của công ty cổ phần thương mại châu hưnghttps://www.facebook.com/garmentspace
 
1 trac nghiem thanh_toan_quoc_te_moi_7549
1 trac nghiem thanh_toan_quoc_te_moi_75491 trac nghiem thanh_toan_quoc_te_moi_7549
1 trac nghiem thanh_toan_quoc_te_moi_7549Bichtram Nguyen
 
Cách tính tỷ giá chéo môn tiền tệ thanh toán quốc tế
Cách tính tỷ giá chéo   môn tiền tệ thanh toán quốc tếCách tính tỷ giá chéo   môn tiền tệ thanh toán quốc tế
Cách tính tỷ giá chéo môn tiền tệ thanh toán quốc tếHọc Huỳnh Bá
 
4. bai giang 4 tieu chi danh gia du an
4. bai giang 4   tieu chi danh gia du an4. bai giang 4   tieu chi danh gia du an
4. bai giang 4 tieu chi danh gia du anNgoc Minh
 
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...Nguyễn Công Huy
 
CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ
CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾCÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ
CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾpikachukt04
 
2. bai giang 2 xay dung bao cao ngan luu
2. bai giang 2   xay dung bao cao ngan luu2. bai giang 2   xay dung bao cao ngan luu
2. bai giang 2 xay dung bao cao ngan luuNgoc Minh
 
Bài tập quản trị tài chính và lời giải chi tiết 1428108
Bài tập quản trị tài chính và lời giải chi tiết 1428108Bài tập quản trị tài chính và lời giải chi tiết 1428108
Bài tập quản trị tài chính và lời giải chi tiết 1428108jackjohn45
 
Bài tập tài chính doanh nghiệp phần giá trị của dòng tiền
Bài tập tài chính doanh nghiệp phần giá trị của dòng tiềnBài tập tài chính doanh nghiệp phần giá trị của dòng tiền
Bài tập tài chính doanh nghiệp phần giá trị của dòng tiềnNam Cengroup
 
Phân tích tài chính và nâng cao hiệu quả tài chính của Tổng công ty Hàng khôn...
Phân tích tài chính và nâng cao hiệu quả tài chính của Tổng công ty Hàng khôn...Phân tích tài chính và nâng cao hiệu quả tài chính của Tổng công ty Hàng khôn...
Phân tích tài chính và nâng cao hiệu quả tài chính của Tổng công ty Hàng khôn...Dương Hà
 
Chương 2: Lợi suất và Rủi ro
Chương 2: Lợi suất và Rủi roChương 2: Lợi suất và Rủi ro
Chương 2: Lợi suất và Rủi roDzung Phan Tran Trung
 
Bài tập thuế xuất nhập khẩu có lời giải
Bài tập thuế xuất nhập khẩu có lời giảiBài tập thuế xuất nhập khẩu có lời giải
Bài tập thuế xuất nhập khẩu có lời giảiKetoantaichinh.net
 
Bài giảng môn lý thuyết tài chính tiền tệ
Bài giảng môn lý thuyết tài chính   tiền tệBài giảng môn lý thuyết tài chính   tiền tệ
Bài giảng môn lý thuyết tài chính tiền tệTrường An
 
Chia sẻ file Thẩm định dự án đầu tư cho các bạn PaceBook .
Chia sẻ file Thẩm định dự án đầu tư cho các bạn PaceBook .Chia sẻ file Thẩm định dự án đầu tư cho các bạn PaceBook .
Chia sẻ file Thẩm định dự án đầu tư cho các bạn PaceBook .Căn Hộ Nổi Bật
 
Chương 5 đạo đức doanh nghiệp
Chương 5 đạo đức doanh nghiệpChương 5 đạo đức doanh nghiệp
Chương 5 đạo đức doanh nghiệpNgọc Yến Lê Thị
 
Bài giảng thẩm định dự án đầu tư
Bài giảng thẩm định dự án đầu tưBài giảng thẩm định dự án đầu tư
Bài giảng thẩm định dự án đầu tưCleverCFO Education
 

What's hot (20)

Bảng các thông số trong hồi quy eview
Bảng các thông số trong hồi quy eviewBảng các thông số trong hồi quy eview
Bảng các thông số trong hồi quy eview
 
CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ (BOP)
CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ (BOP)CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ (BOP)
CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ (BOP)
 
Xác định giá trị doanh nghiệp của công ty cổ phần thương mại châu hưng
Xác định giá trị doanh nghiệp của công ty cổ phần thương mại châu hưngXác định giá trị doanh nghiệp của công ty cổ phần thương mại châu hưng
Xác định giá trị doanh nghiệp của công ty cổ phần thương mại châu hưng
 
1 trac nghiem thanh_toan_quoc_te_moi_7549
1 trac nghiem thanh_toan_quoc_te_moi_75491 trac nghiem thanh_toan_quoc_te_moi_7549
1 trac nghiem thanh_toan_quoc_te_moi_7549
 
Cách tính tỷ giá chéo môn tiền tệ thanh toán quốc tế
Cách tính tỷ giá chéo   môn tiền tệ thanh toán quốc tếCách tính tỷ giá chéo   môn tiền tệ thanh toán quốc tế
Cách tính tỷ giá chéo môn tiền tệ thanh toán quốc tế
 
Mô hình CAPM
Mô hình CAPMMô hình CAPM
Mô hình CAPM
 
4. bai giang 4 tieu chi danh gia du an
4. bai giang 4   tieu chi danh gia du an4. bai giang 4   tieu chi danh gia du an
4. bai giang 4 tieu chi danh gia du an
 
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...
 
Bai hoan chinh
Bai hoan chinhBai hoan chinh
Bai hoan chinh
 
CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ
CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾCÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ
CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ
 
2. bai giang 2 xay dung bao cao ngan luu
2. bai giang 2   xay dung bao cao ngan luu2. bai giang 2   xay dung bao cao ngan luu
2. bai giang 2 xay dung bao cao ngan luu
 
Bài tập quản trị tài chính và lời giải chi tiết 1428108
Bài tập quản trị tài chính và lời giải chi tiết 1428108Bài tập quản trị tài chính và lời giải chi tiết 1428108
Bài tập quản trị tài chính và lời giải chi tiết 1428108
 
Bài tập tài chính doanh nghiệp phần giá trị của dòng tiền
Bài tập tài chính doanh nghiệp phần giá trị của dòng tiềnBài tập tài chính doanh nghiệp phần giá trị của dòng tiền
Bài tập tài chính doanh nghiệp phần giá trị của dòng tiền
 
Phân tích tài chính và nâng cao hiệu quả tài chính của Tổng công ty Hàng khôn...
Phân tích tài chính và nâng cao hiệu quả tài chính của Tổng công ty Hàng khôn...Phân tích tài chính và nâng cao hiệu quả tài chính của Tổng công ty Hàng khôn...
Phân tích tài chính và nâng cao hiệu quả tài chính của Tổng công ty Hàng khôn...
 
Chương 2: Lợi suất và Rủi ro
Chương 2: Lợi suất và Rủi roChương 2: Lợi suất và Rủi ro
Chương 2: Lợi suất và Rủi ro
 
Bài tập thuế xuất nhập khẩu có lời giải
Bài tập thuế xuất nhập khẩu có lời giảiBài tập thuế xuất nhập khẩu có lời giải
Bài tập thuế xuất nhập khẩu có lời giải
 
Bài giảng môn lý thuyết tài chính tiền tệ
Bài giảng môn lý thuyết tài chính   tiền tệBài giảng môn lý thuyết tài chính   tiền tệ
Bài giảng môn lý thuyết tài chính tiền tệ
 
Chia sẻ file Thẩm định dự án đầu tư cho các bạn PaceBook .
Chia sẻ file Thẩm định dự án đầu tư cho các bạn PaceBook .Chia sẻ file Thẩm định dự án đầu tư cho các bạn PaceBook .
Chia sẻ file Thẩm định dự án đầu tư cho các bạn PaceBook .
 
Chương 5 đạo đức doanh nghiệp
Chương 5 đạo đức doanh nghiệpChương 5 đạo đức doanh nghiệp
Chương 5 đạo đức doanh nghiệp
 
Bài giảng thẩm định dự án đầu tư
Bài giảng thẩm định dự án đầu tưBài giảng thẩm định dự án đầu tư
Bài giảng thẩm định dự án đầu tư
 

Similar to Cán cân thanh toán of vn

Tình Hình Cán Cân Thanh Toán Quốc Tế Ở Việt Nam Hiện Nay
Tình Hình Cán Cân Thanh Toán Quốc Tế Ở Việt Nam Hiện Nay Tình Hình Cán Cân Thanh Toán Quốc Tế Ở Việt Nam Hiện Nay
Tình Hình Cán Cân Thanh Toán Quốc Tế Ở Việt Nam Hiện Nay nataliej4
 
Căn bản về BOP
Căn bản về BOPCăn bản về BOP
Căn bản về BOPnhomhivong
 
Phân tích BOP
Phân tích BOPPhân tích BOP
Phân tích BOPbaconga
 
CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ
CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾCÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ
CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾQuy Moke
 
Phân tích bop
Phân tích bopPhân tích bop
Phân tích bopnhomhivong
 
Phân tích BOP
Phân tích BOPPhân tích BOP
Phân tích BOPemythuy
 
Bop & nền kinh tế
Bop & nền kinh tếBop & nền kinh tế
Bop & nền kinh tếTrung Hiếu
 
C2. Can thanh toan QT
C2. Can thanh toan QTC2. Can thanh toan QT
C2. Can thanh toan QTGIALANG
 
Cán Cân Thanh Toán BoP
Cán Cân Thanh Toán BoPCán Cân Thanh Toán BoP
Cán Cân Thanh Toán BoPPhanQuocTri
 
Phan tich bop dh28kt03 nhom xuka
Phan tich bop dh28kt03 nhom xukaPhan tich bop dh28kt03 nhom xuka
Phan tich bop dh28kt03 nhom xukah160194
 
ChươNg 11 Va Ba Po
ChươNg 11 Va Ba PoChươNg 11 Va Ba Po
ChươNg 11 Va Ba Poguest800532
 
08 acc202 bai 5_v2.0013107222
08 acc202 bai 5_v2.001310722208 acc202 bai 5_v2.0013107222
08 acc202 bai 5_v2.0013107222Yen Dang
 

Similar to Cán cân thanh toán of vn (20)

Tình Hình Cán Cân Thanh Toán Quốc Tế Ở Việt Nam Hiện Nay
Tình Hình Cán Cân Thanh Toán Quốc Tế Ở Việt Nam Hiện Nay Tình Hình Cán Cân Thanh Toán Quốc Tế Ở Việt Nam Hiện Nay
Tình Hình Cán Cân Thanh Toán Quốc Tế Ở Việt Nam Hiện Nay
 
Cán cân thanh toán quốc tế
Cán cân thanh toán quốc tếCán cân thanh toán quốc tế
Cán cân thanh toán quốc tế
 
Tcqt
TcqtTcqt
Tcqt
 
Tcq tpptx
Tcq tpptxTcq tpptx
Tcq tpptx
 
Tcqt
TcqtTcqt
Tcqt
 
Căn bản về BOP
Căn bản về BOPCăn bản về BOP
Căn bản về BOP
 
Tcq tpptx
Tcq tpptxTcq tpptx
Tcq tpptx
 
Bop 1
Bop 1Bop 1
Bop 1
 
Phân tích BOP
Phân tích BOPPhân tích BOP
Phân tích BOP
 
Bài tập nhóm cán cân thanh toán quốc tế
Bài tập nhóm   cán cân thanh toán quốc tếBài tập nhóm   cán cân thanh toán quốc tế
Bài tập nhóm cán cân thanh toán quốc tế
 
CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ
CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾCÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ
CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ
 
Phân tích bop
Phân tích bopPhân tích bop
Phân tích bop
 
Phân tích BOP
Phân tích BOPPhân tích BOP
Phân tích BOP
 
Bop & nền kinh tế
Bop & nền kinh tếBop & nền kinh tế
Bop & nền kinh tế
 
Phân tích BOP
Phân tích BOPPhân tích BOP
Phân tích BOP
 
C2. Can thanh toan QT
C2. Can thanh toan QTC2. Can thanh toan QT
C2. Can thanh toan QT
 
Cán Cân Thanh Toán BoP
Cán Cân Thanh Toán BoPCán Cân Thanh Toán BoP
Cán Cân Thanh Toán BoP
 
Phan tich bop dh28kt03 nhom xuka
Phan tich bop dh28kt03 nhom xukaPhan tich bop dh28kt03 nhom xuka
Phan tich bop dh28kt03 nhom xuka
 
ChươNg 11 Va Ba Po
ChươNg 11 Va Ba PoChươNg 11 Va Ba Po
ChươNg 11 Va Ba Po
 
08 acc202 bai 5_v2.0013107222
08 acc202 bai 5_v2.001310722208 acc202 bai 5_v2.0013107222
08 acc202 bai 5_v2.0013107222
 

Cán cân thanh toán of vn

  • 1. Contents Lời mở đầu..........................................................................................................3 I. TỔNG QUAN VỀ CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ (BOP):............3 1. Khái niệm cán cân thanh toán quốc tế:......................................................3 1.1. Khái niệm cán cân thanh toán quốc tế......................................................3 1.2. Khái niệm người cư trú và người không cư trú........................................4 2. Phân loại BOP:................................................................................................4 2.1. Cán cân thời điểm và cán cân thời kỳ:...........................................................4 2.2 Cán cân song phương, cán cân đa phương :.....................................................5 3. Vai trò của cán cân thanh toán quốc tế :............................................................5 4. Các khoản mục trong cán cân thanh toán quốc tế...............................................5 4.1 Cán cân vãng lai hay tài khoản vãng lai ..........................................................5 4.2 Cán cân vốn...................................................................................................8 5. Một số phân tích cơ bản.................................................................................10 6. Cân bằng BOP khi thâm hụt hoặc thặng dư :...................................................10 6.1 Khi thâm hụt :..............................................................................................10 6.2 Khi thặng dư :......................................................................................11 II. Thực trạng cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam giai đoạn 2014-2015......11 1. Tổng quan cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam giai đoạn 2014-2015 11 2. Tình hình cán cân vãng lai của Việt Nam 2014-2015 ...............................13 2.1. Cán cân thương mại của Việt Nam 2014-2015........................................13 2.2. Cán cân dịch vụ của Việt Nam 2014-2015...............................................23 2.3. Cán cân thu nhập của Việt Nam 2014-2015............................................24 2.4. Cán cân chuyển giao vãng lai một chiều của Việt Nam 2014-2015.........24 3. Tình hình cán cân vốn của Việt Nam 2014-2015......................................25 3.1. Cán cân di chuyển vốn giới hạn................................................................26
  • 2. 3.1.1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài ròng...........................................................26 3.1.2. vay nợ dài hạn và trung hạn......................................................................26 3.2. cán cân vốn di chuyển ngắn hạn...................................................................27 3.2.1. vay nợ ngắn hạn.......................................................................................27 3.2.2. Tiền gửi...................................................................................................27 4. Bảng tổng kết cán cân thanh toán quý I 2015 ..........................................27 5. Những tồn tại trong cán cân thanh toán quốc tế VN................................29 III. Các giải pháp cho cán cân thanh toán quốc tế VN..........................................29 Kết luận ............................................................................................................32
  • 3. Lời mở đầu Trong nền kinh tế mở và hội nhập quốc tế, mối quan hệ giữa các quốc gia là rất phong phú và đa dạng, bao gồm: thương mại, đầu tư, du lich, văn hóa, quân sự, chính trị,… Những mối quan hệ này tạo nên nguồn thu, chi ngoại tệ cho một quốc gia và được phản ánh chặt chẽ trên cán cân thanh toán. Trong điều kiện nền kinh tế mở hiện nay, việc theo dõi các luồng ngoại tệ ra vào là hết sức quan trọng để có được những chính sách đúng đắn, hiệu quả cho nền kinh tế, điều này khiến cho vai trò của cán cân thanh toán trở nên hết sức quan trọng. Tuy nhiên, trong điều kiện nền kinh tế phát triển quá nóng và đang gặp nhiều khó khăn, môi trường kinh tế quốc tế diễn biến tiêu cực, cán cân thanh toán phản ánh những diễn biến xấu của nền kinh tế. Thâm hụt trong tài khoản vãng lai của cán cân thanh toán Việt Nam được đánh giá là một trong 3 ngòi nổ của khủng hoảng kinh tế. Vậy, thực chất cán cân thanh toán là gì, vai trò và sức ảnh hưởng của nó đến đâu trong nền kinh tế thời kỳ hội nhập hiện nay. Với đề tài tìm hiểu về cán cân thanh toán quốc tế và tình hình cán cân thanh toán quốc tế ở Việt Nam, đề án này sẽ làm rõ một số vấn đề về cán cân thanh toán và thực tế diễn biến ở Việt Nam trong giai đoạn 2014-2015, cũng như chỉ ra những guy cơ tiểm ần trong cán cân thanh toán của Việt Nam trong thời gian gần đây. I. TỔNG QUAN VỀ CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ (BOP): 1. Khái niệm cán cân thanh toán quốc tế: 1.1.Khái niệm cán cân thanh toán quốc tế Cán cân thanh toán quốc tế (BOP) là một bản báo cáo thống kê tổng hợp có hệ thống, ghi chép lại tất cả những giao dịch kinh tế giữa người cứ trú và người không cư trú trong một thời kỳ nhất định thường là 1 năm. BOP là một bản ghi chép tổng hợp phản ánh mối quan hệ kinh tế giữa một quốc gia với phần còn lại trên thế giới hay giữa một quốc gia và các quốc gia khác. BOP là một trong những báo cáo thống kê tổng hợp quan trọng nhất đối với mỗi quốc gia. Các chỉ tiêu BOP cho biết: + Có bao nhiêu hàng hóa, dịch vụ mà một quốc gia đó xuất khẩu, nhập khâu
  • 4. + Quốc gia này hiện đang là con nợ hay chủ nợ đối với phần còn lại của thế giới + Dự trữ ngoại hối của Ngân hàng TW tăng lên hay giảm xuống trong kỳ báo cáo là như thế nào. Để nhất quán IMF qui định: CCTTQT là một bản báo cáo tổng hợp ghi chép và phản ánh tất cả các giao dịch kinh tế phát sinh giữa người cư trú và người không cư trú của quốc gia đó. “Người cư trú” và “không cư trú” là các cá nhân, các gia đình, các công ty, các cơ quan đại diện cho các quốc gia, các tổ chức quốc tế…Căn cứ xác định “người cư trú” hay “không cư trú” chủ yếu dựa vào qui định về thời gian sinh sống, làm việc liên tục cần thiết tại quốc gia đó của nước sở tại, thường là 1 năm (một số qui định là hơn 6 tháng). 1.2.Khái niệm người cư trú và người không cư trú Để trở thành người cư trú của một quốc gia cần hội đủ đồng thời hai tiêu chí: + Thời gian cư trú từ 12 tháng trở lên + Có nguồn thu nhập từ quốc gia nơi cư trú. * Một số qui định chung: * Các cơ quan và những người làm việc tại các cơ quan đại diện cho Chính phủ các quốc gia (đại sứ quán, tổng lãnh sự quán,…), cho các tổ chức quốc tế (IMF, WB, UN, WTO…) đều được coi là “người không cư trú”. * Các công ty xuyên quốc gia có chi nhánh ở nhiều nước khác nhau, thì chỉ những chi nhánh ở nước sở tại mới được coi là “người cư trú”. * Công dân của quốc gia này đến quốc gia khác học tập, du học, chữa bệnh không kể thời gian dài hay ngắn đều được coi là “người không cư trú”. 2. Phân loại BOP: 2.1. Cán cân thời điểm và cán cân thời kỳ: Cán cân thanh toán trong một thời kỳ là bản đối chiếu giữa những khoản tiền thực tế thu được từ nước ngoài với những khoản tiền mà thực tế nước đó chi ra cho nước ngoài trong một thời kỳ nhất định. Vậy, loại cán cân này chỉ phản ánh số liệu thực thu và thực chi của một nước đối với nước ngoài trong thời kỳ đã qua. Cán cân thanh toán tại một thời điểm nhất định là bản đối chiếu giữa các khoản tiền đã và sẽ thu về và chi ra ở một thời điểm cụ thể nào đó. Vậy, trong loại cán cân thanh toán này chứa đựng cả những số liệu phản ánh các khoản tiền nợ nước ngoài và nước ngoài nợ nước đó mà thời hạn thanh toán rơi đúng vào ngày của cán cân.
  • 5. 2.2 Cán cân song phương, cán cân đa phương : Cán cân song phương được lập cho những giao dịch kinh tế phát sinh giữa hai quốc gia. Cán cân đa phương được lập cho một nước với phần còn lại của thế giới, cho biết cơ cấu tỷ lệ mối quan hệ giữa một quốc gia với quốc gia khác từ đó hoạch định chính sách để điều chỉnh cơ cấu hợp lý. 3. Vai trò của cán cân thanh toán quốc tế : * Phản ánh tổng hợp tình hình hoạt động kinh tế đối ngoại, và ở một mức độ nhất định phản ánh tình hình kinh tế-xã hội của một quốc gia thông qua cán cân thương mại, cán cân vốn, dự trữ ngoại tệ; cho biết quốc gia là con nợ hay chủ nợ với phần còn lại của thế giới. * Phản ánh mức độ mở cửa hội nhập của nền kinh tế quốc gia vào nền kinh tế thế giới và địa vị tài chính của quốc gia trên trường quốc tế. Phản ánh cung cầu ngoại tệ của một quốc gia, có ảnh hưởng to lớn đến tỷ giá hối đoái, chính sách tỷ giá, chính sách tiền tệ quốc gia 4. Các khoản mục trong cán cân thanh toán quốc tế 4.1 Cán cân vãng lai hay tài khoản vãng lai Ghi lại các dòng hàng hóa, dịch vụ và các khoản chuyển tiền qua lại. Khoản mục cán cân vãng lai được chia thành 4 nhóm nhỏ: thương mại hàng hoá, dịch vụ, yếu tố thu nhập, chuyển tiền thuần. * Cán cân thương mại: (Cán cân hữu hình) Phản ánh toàn bộ các khoản thu chi ngoại tệ gắn với xuất nhập khẩu hàng hóa của quốc gia đó.Xuất khẩu phát sinh cung về ngoại tệ thì ghi dương (+), nhập khẩu phát sinh cầu về ngoại tệ thi ghi âm (-). Thông thường thì khoản mục này đóng vai trò quan trọng nhất trong cán cân thanh toán quốc tế . - Cán cân này phản ánh những khoản thu chi về xuất nhập khẩu hàng hoá trong một thời kỳ nhất định.
  • 6. - Khi cán cân thương mại thặng dư điều này có nghĩa là nước đó đã thu được từ xuất khẩu nhiều hơn phải trả cho nhập khẩu. Ngược lại, cán cân bội chi phản ánh nước đó nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu. + Khi xuất khẩu, trị giá hàng xuất khẩu được phản ánh vào bên Có. Khi nhập khẩu, trị giá hàng nhập khẩu được phản ánh vào bên Nợ. Vì xuất khẩu làm phát sinh cung ngoại tệ và cầu nội tệ trên thị trường ngoại hối. Nhập khẩu làm phát sinh cầu ngoại tệ - Thu từ xuất khẩu > chi cho nhập khẩu => thặng dư hay xuất siêu - Thu từ xuất khẩu < chi cho nhập khẩu => thâm hụt hay nhập siêu Cán cân thương mại còn được gọi là cán cân hữu hình ( visible ) * Những nhân tố ảnh hưởng đến tình trạng cán cân thương mại: Là những nhân tố ảnh hưởng đến qui mô hàng hóa xuất nhập khẩu như: tỷ giá, chính sách thương mại quốc tế, tâm lý ưa chuộng tiêu dùng hàng ngoại, thu nhập của người dân, lạm phát.. * Cán cân dịch vụ (Cán cân vô hình). - Phản ánh các khoản thu chi từ các hoạt động dịch vụ về vận tải (cước phí vận chuyển thuê tàu, bến bãi...) du lịch, bưu chính, cố vấn pháp luật, dịch vụ kỹ thuật, bản quyền, bằng phát minh... - Thực chất của cán cân dịch vụ là cán cân thương mại nhưng gắn với việc xuất nhập khẩu dịch vụ. Khoản mục này phản ảnh toàn bộ thu chi đối ngoại của một quốc gia về các dịch vụ đã cung ứng và được cung ứng như các dịch vụ vận tải, bảo hiểm, ngân hàng.... Ghi chép: Xuất khẩu dịch vụ ( phản ánh bên Có ) Nhập khẩu dịch vụ ( phản ánh bên Nợ ) * Cán cân thu nhập: Phản ánh các dòng tiền về thu nhập chuyển vào và chuyển ra. Bao gồm: - Thu nhập từ hoạt động đầu tư như: FDI, ODA...Các khoản thanh toán và được thanh toán từ tiền lãi, cổ tức đến những khoản thu nhập từ đầu tư ở nước ngoài từ trước.
  • 7. - Phản ánh: Thu nhập chảy vào phản ánh bên Có (làm tăng cung ngoại tệ). Khi chuyển thu nhập ra được phản ánh bên Nợ (làm giảm cung ngoại tệ). Ngoài ra , còn phản ánh thu nhập ròng của người lao động hoặc thu nhập ròng từ đầu tư. - Thu nhập của người lao động gồm: Các khoản tiền lương, tiền thưởng và các khoản thu nhập bằng tiền, hiện vật do người cư trú trả cho người không cư trú và ngược lại. * Những nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của người lao động như: - Năng suất lao động, trình độ lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, chế độ đãi ngộ đối với người lao động.. - Những nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập về đầu tư như: cổ tức, lãi suất… * Những nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập từ hoạt động đầu tư như : Số lượng đầu tư và tỷ lệ sinh lời của các dự án đã đầu tư trước đây . * Cán cân chuyển giao vãng lai một chiều : Ghi chép các khoản viện trợ không hoàn lại , quà tặng , quà biếu và các khoản chuyển giao bằng tiền , hiện vật cho mục đích tiêu dùng do người không cư trú chuyển cho người cư trú và ngược lại . * Nhân tố ảnh hưởng : Lòng tốt , tình cảm mối quan hệ giữa người cư trú và người không cư trú * Chuyển tiền đơn phương: Bao gồm các khoản chuyển giao một chiều không được hoàn lại. - Bao gồm: + Viện trợ không hoàn lại. + Khoản bồi thường, quà tặng, quà biếu. + Trợ cấp tư nhân, trợ cấp chính phủ. - Ghi chép:
  • 8. + Các khoản thu đơn phương được xem như tăng thu nhập nội địa do thu được từ nước ngoài, làm tăng cung ngoại tệ (phản ánh vào bên có ) + Các khoản phải trả đơn phương do phải thanh toán cho người nước ngoài phát sinh cầu ngoại tệ ( phản ánh vào bên Nợ ) 4.2 Cán cân vốn Được tổng hợp toàn bộ các chỉ tiêu về giao dịch kinh tế giữa “người cư trú” với “người không cư trú” về chuyển vốn từ nước ngoài vào Việt Nam và chuyển vốn từ Việt Nam ra nước ngoài trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp, đầu tư vào giấy tờ có giá, vay và trả nợ nước ngoài, cho vay và thu hồi nợ nước ngoài, chuyển giao vốn một chiều, các hình thức đầu tư khác và các giao dịch khác theo quy định của pháp luật Việt Nam làm tăng hoặc giảm tài sản có hoặc tài sản nợ Phản ánh sự chuyển dịch tư bản của một nước với các nước khác (luồng vốn được đầu tư vào hay đầu tư ra của một quốc gia). Được chia làm các loại bao gồm : ngắn hạn , dài hạn và một chiều . *Cán cân di chuyển vốn dài hạn: Phản ánh các luồng vốn đi ra, đi vào của một quốc gia trong một thời gian dài. Gồm :  Đầu tư trực tiếp nước ngoài.  Đầu tư gián tiếp nước ngoài dài hạn (mua cổ phiếu, trái phiếu).  Đầu tư dài hạn khác: cho vay thương mại dài hạn,… * Quy mô và tình trạng cán cân vốn dài hạn phụ thuộc vào những nhân tố như tỷ suất lợi nhuận kỳ vọng dài hạn, môi trường đầu tư… *Cán cân di chuyển vốn ngắn hạn: Phản ánh các luồng vốn ngắn hạn. Gồm nhiều hạng mục phong phú, nhưng chủ yếu là:  Tín dụng thương mại ngắn hạn.  Hoạt động tiền gửi.  Mua bán các giấy tờ có giá ngắn hạn.  Các khoản tín dụng ngân hàng ngắn hạn.
  • 9. - Quy mô cán cân di chuyển vốn ngắn hạn ngoài chịu tác động của những nhân tố như cán cân di chuyển vốn ngắn hạn con chịu tác động của yếu tố lãi suất. * Cán cân di chuyển vốn một chiều: Phản ánh các khoản viện trợ không hoàn lại nhằm mục đích đầu tư, phản ánh các khoản nợ được xóa. - Quy mô và tình trạng cán cân chuyển giao vốn một chiều phụ thuộc chủ yếu vào các mối quan hệ ngoại giao, kinh tế-chính trị, giữa các nước có chung lợi ích và tình hữu nghị đặc biệt… *Lỗi và sai sót Khoản mục này nếu có là do sự sai lệch về thống kê do nhầm lẫn, bỏ sót hoặc không thu thập được số liệu. Nguyên nhân: Những ghi chép của những khoản thanh toán hoặc hoá đơn quốc tế được thực hiện vào những thời gian khác nhau, địa điểm khác nhau và có thể bằng những phương pháp khác nhau. Do vậy, những ghi chép này - cơ sở để xây dựng những thống kê của cán cân thanh toán quốc tế- chắc chắn không hoàn hảo. Từ đó, dẫn đến những sai số thống kê. -Các giao dịch phát sinh giữa người cư trú và người không cư trú rất nhiều. Do vậy trong quá trình thống kê rất khó không có sai sót. -Sự không trùng khớp giữa thời điểm diễn ra giao dịch và thời điểm thanh toán. *Cán cân bù đắp chính thức Cán cân bù đắp chính thức bao gồm các khoản mục sau: - Dự trữ ngoại hối quốc gia. - Quan hệ với IMF và các ngân hàng trung ương khác. - Thay đổi dự trữ của các ngân hàng trung ương khác bằng đồng tiền của quốc gia có lập cán cân thanh toán... Trong đó dự trữ ngoại hối quốc gia đóng vai trò quyết định do đó để đơn giản trong phân tích, ta coi khoản mục dự trữ ngoại hối chính là cán cân bù đắp chính thức.
  • 10. 5. Một số phân tích cơ bản CC vãng lai = CC hữu hình + CC vô hình CCTTQT = CC vãng lai + CCvốn + nhầm lẫn, sai sót + CC bù đắp chính thức = 0. CC tổng thể = CC vãng lai + CC vốn + nhầm lẫn sai sót. CC cơ bản = CC vãng lai + CC di chuyển vốn dài hạn. CC bù đắp chính thức = - CC tổng thể 6. Cân bằng BOP khi thâm hụt hoặc thặng dư : 6.1 Khi thâm hụt : Cán cân thanh toán quốc tế có thâm hụt, tỷ giá tăng cao, đồng nội tệ mất giá. Để ổn định BOP đòi hỏi phải thực hiện những giải pháp cơ bản sau đây:  Tăng xuất khẩu.  Giảm nhập khẩu.  Thu hút đầu tư nước ngoài : Ngân hàng Trung ương của các nước thường áp dụng những chính sách tiền tệ, tín dụng cần thiết thích hợp để thu hút được nhiều tư bản ngắn hạn, làm tăng thêm phần thu nhập ngoại tệ của cán cân thanh toán, thu hẹp khoản cách về sự thiếu hụt giữa thu và chi trong cán cân thanh toán đó  Giảm dự trữ ngoại hối.  Vay nợ nước ngoài.  Phá giá đồng nội tệ: là sự công bố của Nhà nước về sự giảm giá đồng tiền của nước mình so với vàng hay so với một hoặc nhiều đồng tiền nước khác. Phá giá tiền tệ để tạo điều kiện đẩy mạnh xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu từ đó cải thiện điều kiện cán cân thanh toán. Nhưng chúng ta cũng cần nhận thấy rằng, phá giá tiền tệ chỉ là một trong những yếu tố có tính chất tiền đề cho việc đẩy mạnh xuất khẩu mà thôi. Còn kết quả hoạt động xuất khẩu còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như năng lực sản xuất, khả năng cạnh tranh... trên thị trường quốc tế. Như vây, khi cán cân thanh toán thâm hụt thì các biện pháp đưa ra đều có tác động tiêu cực cho nền kinh tế
  • 11. 6.2 Khi thặng dư : Trong trường hợp BOP thặng dư, những biện pháp thường được đưa ra để cải thiện cán cân thanh toán quốc tế:  Hạn chế xuất khẩu nguyên liệu thô.  Tăng nhập khẩu hàng hóa, tư liệu sản xuất.  Tăng cường đầu tư ra nước ngoài, nâng cao hiệu quả sự dụng vốn.  Tăng dự trữ ngoại hối.  Kiểm soát chặt chẽ các dòng vốn ngắn hạn. Như vậy, khi cán cân thanh toán quốc tế thặng dư thì các biện pháp đưa ra có ảnh hưởng tích cực đến nền kinh tế II. Thực trạng cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam giai đoạn 2014-2015 1. Tổng quan cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam giai đoạn 2014-2015 Năm 2014: Trong năm 2014, cán cân thanh toán tổng thể của Việt Nam đã đạt mức thặng dư lớn, bổ sung cho dự trữ ngoại hối và đóng góp đáng kể vào việc hỗ trợ duy trì tỷ giá ổn định. 6 tháng đầu năm, Việt Nam đạt thặng dư kép với mức thặng dư lớn được ghi nhận ở cả cán cân vãng lai và cán cân vốn và tài chính. Đồng thời, khoản mục lỗi và sai sót cũng giảm mạnh so với cùng kỳ. Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), trong 2 quý đầu năm, cán cân vãng lai được cải thiện đáng kể với thặng dư 5,48 tỷ USD, tăng 40% so với cùng kỳ năm 2013. Mức tăng này chủ yếu do thặng dư cán cân thương mại hàng hóa và dịch vụ tăng hơn gấp đôi so với cùng kỳ, đạt 4,95 tỷ USD và các khoản chuyển tiền vãng lai tăng nhẹ 1,07% so với cùng kỳ. Hai chỉ tiêu này đủ bù đắp dòng tiền ròng của thu nhập từ đầu tư chuyển ra nước ngoài đạt hơn 4 tỷ USD, tăng 35,3% so với cùng kỳ. Trong báo cáo quý III/2014, VPBS đã dự báo thặng dư thương mại cả năm ở mức 2,5 tỷ USD. Dù con số thực tế mới được công bố chỉ ở mức 2 tỷ USD, nhưng đây vẫn là một mức xuất siêu đáng kể. Cán cân vốn và tài chính cũng tăng từ mức âm 390 triệu USD trong 6 tháng đầu năm 2013 lên 5,3 tỷ USD cùng kỳ năm nay. Trong đó, đầu tư ròng trực tiếp từ nước ngoài tăng 11,3% so với cùng kỳ, lên 3,2 tỷ USD, nhờ vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tăng
  • 12. 5,3% và vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài giảm 12,2% so với cùng kỳ. Đầu tư gián tiếp nước ngoài ròng đã giảm 71% so với cùng kỳ, xuống chỉ còn 340 triệu USD. Điều này không gây ngạc nhiên, vì triển vọng gói hỗ trợ QE3 bị cắt giảm dần và triển vọng tăng lãi suất USD và đồng USD sẽ khuyến khích các nhà đầu tư chuyển vốn về đầu tư tại Mỹ. Bên cạnh đó, các khoản vay nước ngoài ròng tăng 16,9%, lên 1,8 tỷ USD, nhờ tận dụng chi phí vay tại các thị trường quốc tế thấp hơn so với Việt Nam, trong khi tỷ giá được cam kết duy trì ổn định. Mức tăng của các khoản vay nước ngoài ròng chủ yếu do tăng vay nợ ròng trung và dài hạn của Chính phủ, tăng 50% so với cùng kỳ, trong khi vay nước ngoài ròng trung và dài hạn từ khu vực tư nhân tăng 44% so với cùng kỳ. Đồng thời, tổng vay nợ ngắn hạn giảm 31% so với cùng kỳ. Xu hướng tăng vay nợ nước ngoài trung và dài hạn sẽ tiếp tục trong 6 tháng cuối năm khi Việt Nam đã phát hành thành công 1 tỷ USD trái phiếu quốc tế kỳ hạn 10 năm với lãi suất thấp 4,8%/năm. Chỉ tiêu tiền và tiền gửi đã giảm đáng kể 87% so với cùng kỳ, khi các ngân hàng rút các khoản tiền gửi bằng USD từ ngân hàng nước ngoài về để cho vay bằng ngoại tệ. Tín dụng ngoại tệ đóng góp 51,3% trong mức tăng trưởng tín dụng 6 tháng đầu năm. Từ tháng 7 đến 11/2014, lượng vốn FDI giải ngân tăng khá, đạt 5,45 tỷ USD. Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), giải ngân vốn FDI cả năm dự báo đạt 12,5 tỷ USD. Đồng thời, lượng kiều hối được dự báo tăng trong năm nay. Như vậy, tổng cán cân thanh toán thặng dư 10,2 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm. Theo NHNN, đến tháng 11/2014, cán cân tổng thể thặng dư ở mức hơn 10 tỷ USD. Tác động tới nền kinh tế là đáng kể. Dự trữ ngoại hối nhờ đó được cải thiện, tăng lên mức cao kỷ lục hơn 36 tỷ USD. Điều này giúp Chính phủ duy trì tỷ giá ổn định và giữ lạm phát ở mức thấp. Năm 2015: Sau nhiều năm có thặng dư đáng kể, cán cân vãng lai năm 2015 đã chịu áp lực do nhập khẩu tăng mạnh. Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa trong nửa đầu năm nay ước tăng đến 16,7%, trên cơ sở cán cân thanh toán và đồng đô-la Mỹ, so với xuất khẩu hàng hóa tăng 9,3%. Cầu nhập khẩu mạnh, do đầu tư vốn trong khu vực FDI cộng với tiêu dùng trong nước gia tăng, đã có tác động mạnh hơn lên cán cân thương mại so với việc giá cả hàng hóa nhập khẩu giảm. Xuất khẩu vẫn tăng trưởng với tốc độ tích cực, chủ yếu là nhờ khối lượng xuất khẩu hàng hóa chế tạo tăng gần 25%, bao gồm các mặt hàng điện tử, may mặc, giầy dép, theo số liệu của hải quan. Thặng dư thương mại trong sáu tháng đầu năm giảm,
  • 13. làm cho thặng dư cán cân vãng lai ước tính chỉ còn khoảng 0,3% GDP, so với 6,2% nửa đầu năm 2014. Nếu tính cả cán cân vốn thặng dư đáng kể nhờ số vốn giải ngân FDI ròng tăng 15,6%, thì thặng dư cán cân thương mại đạt ước đạt 3,9% GDP (Hình 3.10.4). Ngân hàng trung ương (NHNN), với mục tiêu hỗ trợ năng lực cạnh tranh quốc tế của Việt Nam và phản ứng trước xu hướng mất giá của các đồng tiền Châu Á khác, đã điều chỉnh tỉ giá của đồng Việt Nam so với đồng đô-la Mỹ ba lần trong 8 tháng đầu năm 2015, mỗi lần điều chỉnh tỉ giá tham chiếu 1%. Trong tháng Tám, NHNN đã tăng biên độ giao dịch ngoại hối từ 1% lên 3% cả hai chiều tỉ giá tham chiếu. Cộng với kỳ vọng đồng tiền tiếp tục giảm giá ở các nền kinh tế châu Á khác, động thái này góp phần làm cho tỉ giá đồng Việt Nam so với đô-la Mỹ trên thị trường tự do giảm 3,4% trong tháng Tám. Dự trữ ngoại hối tăng, ước đạt 2,8 tháng nhập khẩu tại thời điểm cuối tháng 6/2015 so với 2,7 tháng nhập khẩu vào cuối năm 2014. 2. Tình hình cán cân vãng lai của Việt Nam 2014-2015 2.1. Cán cân thương mại của Việt Nam 2014-2015 Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa cả nước trong tháng 10/2015 đạt gần 28,13 tỷ USD, tăng nhẹ 1% so với tháng trước; trong đó trị giá xuất khẩu là 14,31 tỷ USD, tăng 3,6% và trị giá nhập khẩu là 13,81 tỷ USD, giảm 1,6%. Trong tháng 10/2015, cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu gần 500 triệu USD, là tháng xuất siêu thứ 3 trong năm 2015 và cũng là tháng có mức xuất siêu cao nhất tính từ đầu năm. Trong 10 tháng/2015, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa cả nước đạt 272,4 tỷ USD, tăng 11% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất hàng hóa đạt 134,41 tỷ USD, tăng 8,3% so với cùng kỳ năm trước và nhập khẩu hàng hóa là 137,99 tỷ USD, tăng 13,7% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, tính đến hết tháng 10/2015, Cán cân thương mại hàng hóa cả nước vẫn thâm hụt 3,58 tỷ USD, ngược lại so với xu hướng thặng dư 2,71 tỷ của 10 tháng/2014.
  • 14. Biểu đồ 1: Kim ngạch xuât khẩu, nhập khẩu và cán cân thương mại từ tháng 1 đến tháng 10 năm 2015
  • 15. Xuất nhập khẩu theo loại hình doanh nghiệp Tăng trưởng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của khối doanh nghiệp trong nước đều thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng của khối doanh nghiệp FDI. Tổng trị giá xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp trong nước trong 10 tháng qua là gần 99,1 tỷ USD, giảm 0,7% so với cùng kỳ năm 2014. Trong khi khối các doanh nghiệp FDI đạt tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tới 173,31 tỷ USD, tăng mạnh 18,9%. Biểu đồ 2: Kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu theo khối doanh nghiệp từ năm 2010-2014 và 10 tháng/2015 Trong 10 tháng đầu năm nay, xuất khẩu của khối doanh nghiệp trong nước giảm tới 9,7% (kim ngạch là 42,65 tỷ USD) trong khi khối doanh nghiệp FDI vẫn tiếp tục có mức tăng trưởng tốt 19,4% và đạt kim ngạch là 91,76 tỷ USD. Nguyên nhân của sự khác biệt này một phần là do cơ cấu xuất khẩu của khối doanh nghiệp trong nước tập trung vào hàng nông sản, nhiên liệu và khoáng sản. Đây là những nhóm hàng gặp nhiều khó khăn về giá cả và thị trường trong thời gian qua. Trong khi đó, khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không ngừng tăng trưởng về quy mô và đẩy mạnh gia công, sản xuất hàng công nghiệp nhẹ, chế biến, lắp ráp.
  • 16. Nhập khẩu của khối doanh nghiệp trong nước trong 10 tháng qua cũng chỉ đạt 56,44 tỷ USD, tăng 7,4% so với cùng kỳ năm trước, trong khi khối doanh nghiệp FDI là 81,55 tỷ và tăng 18,5%. Thị trường xuất nhập khẩu hàng hóa Kết thúc 10 tháng/2015, trao đổi thương mại hàng hóa của Việt Nam với hầu hết các châu lục đều tăng so với cùng kỳ năm 2014 (trừ Châu Đại Dương), trong đó tăng mạnh nhất ở Châu Mỹ (tăng 19,9%) và Châu Phi (tăng 13,9%). Tổng trị giá trao đổi hàng hóa của Việt Nam với châu Á 10 tháng/2015 đạt 176,27 tỷ USD, tăng 10,1% so với cùng kỳ năm 2014 và là châu lục chiếm tỷ trọng cao nhất (64,7%) trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước. Tiếp theo là xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với các nước châu Mỹ đạt kim ngạch 45,97 tỷ USD, tăng 19,9% so với cùng kỳ năm trước; với châu Âu đạt 38,75 tỷ USD, tăng 11,4%; châu Đại Dương đạt 4,89 tỷ USD, giảm 16,8%; châu Phi đạt 4,48 tỷ USD, tăng 13,9%. Một số mặt hàng xuất khẩu chính Điện thoại các loại & linh kiện: xuất khẩu đạt 25,67 tỷ USD trong 10 tháng/2015 và đóng góp nhiều nhất vào phần tăng kim ngạch xuất khẩu. Trị giá xuất khẩu nhóm hàng này trong tháng 10/2015 đạt 2,67 tỷ USD, giảm 5,7% so với tháng trước (tương ứng giảm gần 160 triệu USD), nâng tổng trị giá xuất khẩu nhóm hàng này trong 10 tháng/2015 lên 25,67 tỷ USD, tăng 31,8% so với cùng kỳ năm 2014, đóng góp hơn 6 tỷ USD trong số 10 tỷ USD của phần tăng kim ngạch xuất khẩu. EU là đối tác lớn nhất nhập khẩu nhóm hàng điện thoại các loại và linh kiện từ Việt Nam với trị giá đạt 8,55 tỷ USD, tăng 22,7% và chiếm 33,3% tổng trị giá xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước; tiếp theo là các thị trường: các Tiểu Vương Quốc Arập thống nhất: 3,89 tỷ USD, tăng 24,6%; Hoa Kỳ: 2,28 tỷ USD, tăng 105,7%; Hồng Kông: 1,22 tỷ USD, tăng 75,8%; Hàn Quốc: 1,19 tỷ USD, tăng hơn 4 lần... so với cùng kỳ năm 2014. Máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện: kim ngạch xuất khẩu trong tháng 10/2015 là 1,47 tỷ USD, tăng 8,2% so với tháng trước. Tính đến hết tháng 10/2015, trị giá xuất khẩu nhóm hàng này đạt 12,81 tỷ USD, tăng 44,7%, trong đó, xuất khẩu sang EU đạt 2,58 tỷ USD, tăng 51,3%, sang Hoa Kỳ: 2,34 tỷ USD, tăng 42,2%; Trung Quốc: 2,14 tỷ USD, tăng 23,1%; Hồng Kông: 1,43 tỷ USD, tăng 108,4%... so với cùng kỳ năm trước. Máy móc, thiết bị, dụng cụ & phụ tùng: trong tháng 10/2015, xuất khẩu đạt gần 774 triệu USD, tăng 9,5% so với tháng trước, đưa tổng trị giá xuất khẩu nhóm hàng này trong 10 tháng/2015 lên 6,65 tỷ USD, tăng 9,4% so với cùng kỳ năm 2014.
  • 17. Tính đến hết tháng 10/2015, xuất khẩu nhóm hàng này sang Hoa Kỳ là 1,33 tỷ USD, tăng 26,5%; sang Nhật Bản: 1,16 tỷ USD, giảm 3%; sang Trung Quốc đạt gần 587 triệu USD, tăng 19,1% so với cùng kỳ năm trước. Hàng dệt may: xuất khẩu nhóm hàng dệt may trong tháng 10/2015 đạt gần 1,98 tỷ USD, giảm 7,4% so với tháng trước, qua đó nâng trị giá xuất khẩu nhóm hàng này trong 10 tháng/2015 lên 18,95 tỷ USD, tăng 9% so với cùng kỳ năm 2014. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Hoa Kỳ đạt 9,51 tỷ USD, tăng 12,3%; sang EU đạt 2,8 tỷ USD, tăng 3,5%; sang Nhật Bản đạt 2,28 tỷ USD, tăng 5,6%. Như vậy, tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này sang 3 thị trường trên đã chiếm tới 75% tổng trị giá xuất khẩu hàng dệt may của cả nước. Giày dép các loại: kim ngạch xuất khẩu trong tháng đạt 959 triệu USD, tăng 18,7% so với tháng trước. Tính đến hết tháng 10/2015, xuất khẩu nhóm hàng giày dép đạt 9,7 tỷ USD, tăng mạnh (17%) so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ đạt 3,34 tỷ USD, tăng 24,8% và chiếm 34,4% kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước; tiếp theo là xuất khẩu sang thị trường EU đạt 3,24 tỷ USD, tăng 12,6%; sang Trung Quốc đạt 611 triệu USD, tăng 43,4%; sang Nhật Bản đạt 489 triệu USD, tăng 12,6% so với cùng kỳ năm 2014. Xơ, sợi dệt các loại: xuất khẩu mặt hàng này của cả nước trong tháng đạt gần 80 nghìn tấn với trị giá gần 208 triệu USD, tăng 1,1% về lượng và 0,3% về trị giá so với tháng trước. Tính đến hết tháng 10/2015, lượng xuất khẩu nhóm hàng này đạt 796 nghìn tấn, tăng 12,9% và trị giá đạt 2,12 tỷ USD, tăng 0,4% so với cùng kỳ năm trước Trong 10 tháng đầu năm 2015, nhóm hàng xơ sợi dệt các loại xuất khẩu sang Trung Quốc đạt hơn 412 nghìn tấn tăng 30,9%; sang Hàn Quốc đạt 60,4 nghìn tấn, tăng 7,9%, sang Thổ Nhĩ Kỳ đạt 79 nghìn tấn, giảm 13,3%... so với cùng kỳ năm 2014. Túi xách, ví, va li, mũ và ô dù: trong tháng xuất khẩu mặt hàng này đạt gần 229 triệu USD, giảm nhẹ 0,4% so với tháng trước, nâng tổng trị giá xuất khẩu nhóm hàng này trong 10 tháng/2015 lên gần 2,4 tỷ USD, tăng 14,3% so với cùng kỳ năm trước. Hoa Kỳ là đối tác chính nhập khẩu túi xách, ví, vali mũ và ô dù của Việt Nam trong 10 tháng/2015 với hơn 1 tỷ USD, tăng 15,8% so với 10 tháng/2014, tiếp theo là EU với trị giá 616 triệu USD, tăng 12,8%; Nhật Bản là 253 triệu USD, tăng 9,8% . Gỗ & sản phẩm gỗ: xuất khẩu trong tháng đạt 634,5 triệu USD, tăng 12,6% so với tháng trước, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu trong 10 tháng/2015 lên 5,54 tỷ USD, tăng 9,1% so với cùng kỳ năm 2014.
  • 18. Tính đến hết tháng 10/2015, nhóm hàng gỗ & sản phẩm gỗ xuất sang Hoa Kỳ đạt 2,15 tỷ USD, tăng 18%; sang Nhật Bản: 832 triệu USD tăng 5,1%; sang Trung Quốc: 740 triệu USD tương đương với mức xuất khẩu cùng kỳ năm 2014. Dầu thô: kim ngạch xuất khẩu 10 tháng/2015 giảm 3,04 tỷ USD so với 10 tháng/2014. Trong tháng, lượng xuất khẩu dầu thô là 761 nghìn tấn, tăng khá 10,4% so với tháng trước và trị giá đạt 276 triệu USD, tăng 11,4%. Tính đến hết tháng 10/2015, lượng dầu thô xuất khẩu của cả nước đạt gần 7,7 triệu tấn, tăng nhẹ 1,2% và kim ngạch đạt 3,26 tỷ USD, giảm mạnh 48,3% (do đơn giá xuất khẩu bình quân trong 10 tháng/2015 giảm mạnh 48,9% so với cùng kỳ năm trước). Dầu thô của Việt Nam chủ yếu được xuất khẩu sang Trung Quốc: 1,47 triệu tấn, tăng 10,8%, sang Singapo: 1,36 triệu tấn, tăng 3 lần; sang Nhật Bản: 1,23 triệu tấn, giảm 27,2%; sang Malaixia: 1,29 triệu tấn, tăng 54,3% so với cùng kỳ năm 2014. Than đá: lượng than đá xuất khẩu trong 10 tháng/2015 chỉ bằng gần ¼ cùng kỳ năm 2014 (tương ứng giảm 4,76 triệu tấn). Lượng xuất khẩu than đá của cả nước trong tháng đạt 107 nghìn tấn, giảm 23,9% và trị giá đạt 11,42 triệu USD, giảm 22,7% so với tháng trước. Tính đến hết tháng 10/2015, cả nước xuất khẩu 1,53 triệu tấn, giảm mạnh 75,7% và trị giá là 162 triệu USD, giảm 65,4% so với cùng kỳ năm 2014. Gạo: xuất khẩu sang Indonexia sau gần 1 năm ở mức rất thấp đã được nối lại với lượng xuất khẩu lên tới 218 nghìn tấn trong tháng 10/2015 (9 tháng/2015 xuất khẩu sang thị trường này chỉ gần 17 nghìn tấn). Dù đơn giá xuất khẩu tháng 10/2015 giảm so với tháng trước nhưng do lượng tăng mạnh (đạt 859 nghìn tấn, tăng 82,9%) nên trị giá xuất khẩu trong tháng đạt hơn 353 triệu USD, tăng 83,5% so với tháng 9/2015. Tính đến hết tháng 10/2015, lượng xuất khẩu gạo là 5,36 triệu tấn, giảm 3,9% và trị giá đạt 2,28 tỷ USD, giảm 11,1% so với cùng kỳ năm trước. Trong 10 tháng năm 2015, Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ gạo lớn nhất của Việt Nam với 1,95 triệu tấn, tăng 7,2% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 36% tổng lượng xuất khẩu gạo của cả nước. Xuất khẩu gạo sang Philipin giảm mạnh 26,8% về lượng, đạt 919 nghìn tấn; tiếp theo là Malaixia: 476 nghìn tấn, tăng 11,5%; Ghana: 320 nghìn tấn, tăng 16,8%. Cà phê: lượng cà phê xuất khẩu trong tháng 10/2015 là 89 nghìn tấn, trị giá đạt 171 triệu USD, tăng 2,6% về lượng và tăng 2,5% về trị giá so với tháng trước. Tính đến hết tháng 10/2015, lượng cà phê xuất khẩu của nước ta đạt hơn 1 triệu tấn, trị giá đạt 2,14 tỷ USD, giảm 29,3% về lượng và giảm 31,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2014. Hàng thủy sản: có trị giá cao nhất kể từ đầu năm do tính thời vụ xuất khẩu.
  • 19. Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong tháng đạt 676 triệu USD, tăng 7,4% so với tháng trước và là tháng có kim ngạch cao nhất kể từ đầu năm. Tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu trong 10 tháng là 5,43 tỷ USD lại giảm 16,9% so với cùng kỳ năm 2014. Trong 10 tháng/2015, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang các thị trường chính đều giảm so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể, sang thị trường Hoa Kỳ đạt 1,07 tỷ USD, giảm 25,2%; EU: 978 triệu USD, giảm 17,2%; Nhật Bản: 848 triệu USD, giảm 13,3%; Hàn Quốc: 160 triệu USD, giảm 13,6%... Một số mặt hàng nhập khẩu chính Máy móc, thiết bị, dụng cụ & phụ tùng: trị giá nhập khẩu giảm so với tháng trước, nhưng 10 tháng/2015 vẫn tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2014. Trị giá nhập khẩu nhóm hàng này trong tháng là 2,16 tỷ USD, giảm 4,2% so với tháng trước, nâng trị giá nhập khẩu trong 10 tháng/2015 lên 22,92 tỷ USD, tăng mạnh 25,8% so với 10 tháng/2014. Khối doanh nghiệp FDI nhập khẩu 14,45 tỷ USD, tăng 31,4% trong khi khối doanh nghiệp trong nước nhập khẩu 8,47 tỷ USD, tăng 17,4% so với cùng kỳ năm 2014. Trung Quốc tiếp tục là thị trường lớn nhất cung cấp nhóm hàng này cho Việt Nam trong 10 tháng qua với trị giá là 7,43 tỷ USD, tăng 17,2%; tiếp theo là các thị trường: Hàn Quốc: 4,26 tỷ USD, tăng mạnh 67,1%; Nhật Bản: 3,87 tỷ USD, tăng 29,7%; Đài Loan: 1,2 tỷ USD, tăng 1,6%... so với cùng kỳ năm 2014. Máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện: nhập khẩu trong tháng 10/2015 tuy có giảm so với tháng trước nhưng vẫn duy trì mức kim ngạch trên 2 tỷ USD/tháng. Trị giá nhập khẩu nhóm hàng này trong tháng là 2,02 tỷ USD, giảm 6,1% so với tháng trước. Tính trong 10 tháng/2015, cả nước nhập khẩu 19,35 tỷ USD, tăng 28,4%; trong đó nhập khẩu của khu vực FDI là 17,78 tỷ USD, tăng 29,7% và nhập khẩu của khu vực doanh nghiệp trong nước là 1,57 tỷ USD, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm trước. Hàn Quốc tiếp tục là đối tác lớn nhất cung cấp nhóm hàng này cho Việt Nam với trị giá nhập khẩu là 5,72 tỷ USD, tăng 37,2%; tiếp theo là các thị trường: Trung Quốc: 4,28 tỷ USD, tăng 15,3%; Nhật Bản: 1,9 tỷ USD, tăng 26,8%; Đài Loan: 1,79 tỷ USD, tăng mạnh 58,3%; Singapo: 1,62 tỷ USD, giảm 16,8%;... so với cùng kỳ năm 2014. Điện thoại các loại và linh kiện: kim ngạch nhập khẩu trong tháng đạt 978 triệu USD tăng 2,5% so với tháng trước, đưa kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này trong 10 tháng/2015 lên 9,12 tỷ USD, tăng 31,8% so với cùng kì năm 2014. Việt Nam nhập khẩu nhóm hàng này trong 10 tháng đầu năm chủ yếu từ các thị trường: Trung Quốc đạt 5,86 tỷ USD, tăng 14%; Hàn Quốc đạt 2,65 tỷ USD, tăng 83,8%…so với cùng kì năm 2014.
  • 20. Sắt thép các loại: nhập khẩu nhóm hàng này từ thị trường Trung Quốc tăng mạnh trong cả tháng 10 và 10 tháng của năm 2015 Nhập khẩu sắt thép của cả nước trong tháng 10 là 1,48 triệu tấn, trị giá là 577 triệu USD, tăng 16,9% về lượng và tăng 3,2% về trị giá so với tháng trước. Trong đó, nhập khẩu từ Trung Quốc trong tháng 10 là 965 nghìn tấn, tăng 25,5%. Tính đến hết tháng 10/2015, lượng sắt thép cả nước nhập về là 12,62 triệu tấn, tăng 34% về lượng. Đơn giá nhập khẩu sắt thép các loại bình quân trong 10 tháng/2015 giảm 25,2% nên trị giá nhập khẩu là 6,28 tỷ USD, chỉ tăng nhẹ 0,3% so với cùng kỳ năm 2014. Sắt thép các loại nhập khẩu vào Việt Nam trong 10 tháng qua từ Trung Quốc là 7,71 triệu tấn, tăng mạnh 62,1% và chiếm tới 61,1% tổng lượng nhập khẩu nhóm hàng này của cả nước. Sản phẩm từ sắt thép: trong tháng 10/2015, cả nước nhập khẩu hơn 276 triệu USD, giảm 4,7% so với tháng trước. Tính đến hết tháng 10/2015, tổng trị giá nhập khẩu nhóm hàng này của cả nước là 3,26 tỷ USD, tăng 30% so với cùng kỳ năm 2014. Trong 10 tháng/2015, Việt Nam nhập khẩu mặt hàng này từ Trung Quốc với trị giá đạt 1,13 tỷ USD, tăng 39,8%; từ Hàn Quốc là hơn 910 triệu USD tăng 68,7% so với cùng kỳ năm trước,…Xăng dầu các loại: lượng nhập khẩu trong tháng ở mức cao nhất kể từ tháng 4/2015. Biểu đồ 3: Lượng nhập khẩu xăng dầu các loại theo tháng trong năm 2014 và 10 tháng/2015 Lượng nhập khẩu xăng dầu các loại trong tháng là 991 nghìn tấn, tăng 59,8%. Đơn giá nhập khẩu bình quân tăng 2,4% nên trị giá nhập khẩu là 483triệu USD, tăng 63,6% so với tháng trước.
  • 21. Tính đến hết 10 tháng/2015, cả nước nhập khẩu 8,08 triệu tấn với trị giá là 4,47 tỷ USD, tăng 11,4% về lượng và giảm 33,7% về trị giá so với cùng kỳ năm trước. Xăng dầu các loại nhập khẩu vào Việt Nam trong 10 tháng qua chủ yếu có xuất xứ từ: Singapore với 3,09 triệu tấn, tăng 34%; Thái Lan: 1,8 triệu tấn, gấp hơn 3 lần; Trung Quốc: 1,28 triệu tấn, giảm 7,9%; Đài Loan: 743 nghìn tấn, giảm 35,4%... so với 10 tháng/2014. Chất dẻo nguyên liệu: lượng nhập khẩu trong tháng 10/2015 là gần 379 nghìn tấn, trị giá đạt hơn 538 triệu USD. Tính đến hết tháng 10/2015, tổng lượng nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu của Việt Nam là 3,16 triệu tấn, tăng 11,1%, kim ngạch nhập khẩu là 4,89 tỷ USD, giảm 6,7% so với cùng kỳ năm trước. Trong 10 tháng/ 2015, Việt Nam nhập khẩu mặt hàng này chủ yếu từ các thị trường: Hàn Quốc đạt 615,6 nghìn tấn,tăng 18,2%; Ả rập Xê út đạt 627 nghìn tấn, tăng nhẹ 0,03%; Đài Loan đạt 467 nghìn tấn tăng 12,5%; Thái Lan đạt gần 313 nghìn tấn, tăng 19,9%… so với cùng kỳ năm 2014. Sản phẩm chất dẻo: trong tháng 10/2015 sản phẩm từ chất dẻo nhập khẩu ở mức 329,8 triệu USD giảm 2,9% so với tháng trước. Nhập khẩu mặt hàng này đến trong 10 tháng đầu năm đạt gần 3,11 tỷ USD tăng 20,5% so với cùng kỳ năm trước. Việt Nam nhập khẩu mặt hàng sản phẩm chất dẻo từ Hàn Quốc trong 10 tháng/2015 là 917,62 triệu USD, tăng 38,5 % so với cùng kỳ năm 2014; Trung Quốc là hơn 928 triệu USD, tăng 32,8%; Nhật Bản là gần 514,46 triệu USD tăng nhẹ 0,7%,… Nhóm hàng nguyên, phụ liệu dệt may, da, giày: Trị giá nhập khẩu nhóm hàng này trong tháng là 1,59 tỷ USD, tăng 4,5% so với tháng trước. Tính đến hết 10 tháng/2015, cả nước nhập khẩu 15,29 tỷ USD nhóm hàng này, tăng 7,6% so với cùng kỳ năm 2014. Trong đó, trị giá vải nhập khẩu là 8,39 tỷ USD, tăng 7,9%; nguyên phụ liệu: 4,22 tỷ USD, tăng 8%;bông là 1,42 tỷ USD, tăng 14,9% và xơ sợi: 1,26 tỷ USD, giảm 2,4%. Trong 10 tháng/2015, Việt Nam nhập khẩu nhóm mặt hàng này chủ yếu từ Trung Quốc với 6,3 tỷ USD, tăng 12,7%; tiếp theo là Hàn Quốc: 2,32 tỷ USD, giảm 1,5%; Đài Loan: 1,98 tỷ USD, tăng 4,1%… so với cùng kỳ năm trước. Thức ăn gia súc và nguyên liệu: trong tháng 10/2015, kim ngạch nhập khẩu đạt gần 268 triệu USD, nâng tổng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này trong 10 tháng đầu năm đạt 2,82 tỷ USD, tăng 3,1% so với cùng kỳ năm 2014. Tính đến hết tháng 10/2015, nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu từ Ác-hen-tina đạt 1,2 tỷ USD, tăng 10,4%; từ Hoa Kỳ là 370,8 triệu USD, tăng 11,7%; từ Braxin là gần 250 triệu USD, tăng 20,8% so với cùng kỳ 2014.
  • 22. Ô tô nguyên chiếc: lượng nhập khẩu xe ô tô từ 9 chỗ ngồi trở xuống trong tháng đạt mức cao nhất kể từ năm 2010, do các doanh nghiệp tiếp tục tăng nhập khẩu các dòng xe nhỏ, có giá thấp. Lượng nhập khẩu ô tô nguyên chiếc các loại trong tháng 10/2015 là 13,96 nghìn chiếc, tăng 62,7%, trị giá nhập khẩu là 230 triệu USD, tăng 17,1% so với tháng trước. Trong đó, lượng nhập khẩu ô tô từ 9 chỗ ngồi trở xuống đạt 7,58 nghìn chiếc, tăng 115% so với tháng trước và chiếm 55% tổng lượng ô tô nhập khẩu trong tháng. Biểu đồ 4: Lượng nhập khẩu ô tô nguyên chiếc các loại từ tháng 1 đến tháng 10/2015 Tính từ đầu năm đến hết tháng 10/2015, lượng xe ô tô nguyên chiếc cả nước nhập về là 97,32 nghìn chiếc, tăng mạnh 88,1%, trị giá là 2,33 tỷ USD, tăng mạnh 101,8% so với cùng kỳ năm 2014. Trung Quốc là thị trường chính cung cấp ô tô nguyên chiếc cho Việt Nam trong 10 tháng/2015 với 21,05 nghìn chiếc,tăng mạnh 115%; tiếp theo là Hàn Quốc: 20,79 nghìn chiếc, tăng 59,3%; Thái Lan: 20,33 nghìn chiếc, tăng 89,8%; Ấn Độ: 17,54 nghìn chiếc, tăng 104,2% ... so với cùng kỳ năm 2014. Đặc biệt, trong 10 tháng qua, nhập khẩu ô tô từ 9 chỗ ngồi trở xuống từ thị trường Ấn Độ đạt gần 17,49 nghìn chiếc, chiếm tới 45% tổng lượng ô tô loại này nhập khẩu của cả nước và tăng 105% so với 10 tháng/2014. Đánh giá:
  • 23. Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam tăng nhưng nhập khẩu cũng tăng. Xuất khẩu thì đã có sự phân tán dần sang các thị trường khác trên thế giới còn nhập khẩu thì ngày càng phụ thuộc vào một thị trường cụ thể là Trung Quốc. Đây không phải là một tín hiệu tốt cho thị trường Việt Nam, cần phải có sự chuyển dịch thị trường nhập khẩu không tập trung vào một thị trường và ngành sản xuất trong nước nhất là công nghiệp phụ trợ, cũng cần được đẩy mạnh để giảm tình trạng nhập khẩu, góp phần thúc đẩy nền kinh tế trong nước phát triển. 2.2.Cán cân dịch vụ của Việt Nam 2014-2015 Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, xuất khẩu dịch vụ năm 2014 đạt 11 tỷ usd, tăng 2,8%. Trong đó xuất khẩu dịch vụ du lịch đạt 3,7 tỷ usd , chiếm 66% tổng kim ngạch và không biến động nhiều so với năm trước. Nhập dịch vụ đạt 15 tỷ usd, tăng 5,6% , trong đó dịch vụ vận tải và bảo hiểm hàng nhập khẩu đạt 8,1 tỷ usd , chiếm 54% tổng kim ngạch và tăng 12,6% . Nhập siêu dịch vụ năm 2014 khoảng 4 tỷ usd và có hướng tăng lên trong những năm gần đây, chủ yếu do nhập khẩu dịch vụ vận tải và hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài. Năm 2015 xuất khẩu dịch vụ ước tính đạt 11,2 tỷ USD, tăng 2,1% so với năm 2014, trong đó xuất khẩu dịch vụ du lịch ước tính đạt 7,3 tỷ USD, chiếm 65% tổng kim ngạch và giảm 0,4% so với năm 2014. Nhập khẩu dịch vụ năm 2015 ước tính đạt 15,5 tỷ USD, tăng 6,9% so với năm trước, trong đó chủ yếu vẫn là nhập khẩu dịch vụ vận tải và bảo hiểm hàng nhập khẩu với 9 tỷ USD, chiếm 58%. Nhập siêu dịch vụ năm 2015 ước tính 4,3 tỷ USD, tăng 16% so với năm 2014. Như vậy, cân đối thương mại hàng hóa và dịch vụ năm 2015 ước tính xuất siêu 1,5 tỷ USD, giảm 77% so với năm 2014, trong đó hàng hóa xuất siêu 5,8 tỷ USD, dịch vụ nhập siêu 4,3 tỷ USD. Nguyên nhân: Cán cân dịch vụ luôn thâm hụt do nhập khẩu dịch vụ nhiều hơn xuất khẩu. Việt Nam nằm ở khu vực có vị trí địa lý và khí hậu khá thuận lợi, nhiều danh lam thắng cảnh cùng truyền thống lịch sử hào hùng rất thích hợp đẻ phát triển ngành duu lịch. Tuy nhiê, VN chưa có một chiến lược lâu dài vào toàn diện trong việc phát triển ngành du lịch và giới thiệu hình ảnh đất nước đến bạn bè thế giới: chưa đầu tư nhiều vào tôn tạo cảnh quan, bảo vệ môi trường, chưa có nhiều chiến dịch quy mô để quảng bá về đất nước, con người VN, các địa phương nới có địa điểm du lịch mới chỉ chú trọng đến khâu thu hút khách mà chưa nghĩ đến việc giữ chân khách bằng chất lượng và thái độ phục vụ… Đây là những điểm cần khác phuc để thu hút nhiều lượt khách du lịch đến VN hơn. Bên cạnh đó các ngành dịch vụ như vận tải, bảo hiểm, bưu chính viễn thông, tài chính ngân hàng ở trong nước chưa được phát triển do thời gian hội nhập với quốc tế chưa lâu, hơn nữa lại gặp phải sự cạnh tranh gay gắt từ phía các công ty nước ngoài cung câp giá cả rẻ hơn, đã có nhiều kinh nghiệm trong các lĩnh vực dịch vụ này và tạo dựng được uy tín trên thị trường. vì vậy, nhập khẩu dịch vụ ở nước ta vẫn còn khá cao, gây ra khoản thâm hụt lớn trong cán cân dịch vụ cũng như cán cân vãng lai.
  • 24. 2.3.Cán cân thu nhập của Việt Nam 2014-2015 Thâm hụt cán cân thu nhập tăng do phần thu của các hạng mục thu nhập đầu tư (bao gồm lãi tiền gửi của hệ thống ngân hàng,thu cổ tức từ hoạt động đầu tư trực tiếp của Việt Nam ra nước ngoài và đầu tư vào chứng khoán do người không cư trú phát hành) tăng với tốc độ thấp hơn tốc độ tăng chi của các khoản mục này. Năm 2014, Bộ Kế hoạch và đầu tư đã tiếp nhận 153 hồ sơ dự án đầu tư ra nước ngoài, đã cấp giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài cho 109 dự án đầu tư sang 28 quốc gia và vùng lãnh thổ với tổng số vốn đăng kí phía Việt Nam trên 1,047 tỷ usd và điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư cho 22 dự án với tổng vốn tăng thêm đạt 739 triệu usd. Tổng vốn đăng kí đầu tư ra nước ngoài đạt trên 1,786 tỷ usd. Trong đó, lĩnh vực dầu khí có số vốn thực hiện lớn nhất đạt khoảng 2,9 tỷ usd; lĩnh vực nông,lâm nghiệp trên 660 triệu usd; lĩnh vực thủy điện đạt khoảng trên 500 triệu usd; lĩnh vực thông tin truyền thông đạt 450,6 triệu usd; lĩnh vực tài chính ngân hàng, bảo hiểm đạt trên 230 triệu usd... Hiện các dự án đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài tập trung chủ yếu vào thị trường Campuchia với 23 dự án ( chiếm 21% tổng số dự án), Myanmar với 16 dự án (14,7%), Hoa Kỳ với 12 dự án (11%) và Singapo với 9 dự án (8,2%). Đánh giá: Từ thực tế đầu tư cuacs các doah nghiệp VN ra thị trường nước ngoài cho thấy, hầu hết hoạt động đầu tưu này đang có tiềm năng lớn đem lại hiệu quả, triển vọng cao. Nguồn vốn rót vào thị trường quốc tế đang dàn được thu hồi nhờ kết quả tốt của hoạt đọng kinh daonh các công ty có dù giá trị thực chưa cao. Điều này có tác dộng tích cực cho việc cải thiện cán can vãng lai của VN do lợi nhuận từ nước ngaoif chuyển về dang tăng lên tương xứng với sự phát triển của công ty trên thị trường quốc tế. tuy nhiên, số lượng các doanh nghiệp của chúng ta các đủ khả năng lấn sân sang thị trường quốc tế còn khá khiêm tốn nên tác dộng của hoạt dộng đầu tư này chưa cao, đòi hỏi phải có sự hỗ trợ chính từ những chính sách hỗ trợ, tạo điều kkieenj thuận lợi cho các doanh nghiệp VN có cơ hộ vươn xa trên thị trường quốc tế. 2.4. Cán cân chuyển giao vãng lai một chiều của Việt Nam 2014-2015 Theo một báo cáo do Ngân hàng Thế giới (WB) công bố mới đây, Việt Nam đón lượng kiều hối 12,25 tỷ USD trong năm 2015, đứng thứ 11 thế giới. Báo cáo mang tên "Migration and remittances factbook 2016" của WB về di cư và kiều hối cho biết, lượng kiều hối mà Việt Nam đón nhận trong năm nay tăng khoảng 0,25 tỷ USD so với năm 2014.
  • 25. Năm 2014, Việt Nam nhận 12 tỷ USD kiều hối, tương đương 6,4% GDP. Mức kiều hối vào Việt Nam trong năm 2013 và 2012 tương ứng lần lượt là 11 tỷ USD và 10 tỷ USD. Năm 2015, Việt Nam đứng thứ 11 thế giới và đứng thứ 3 ở khu vực Đông Á - Thái Bình Dương, sau Trung Quốc và Philippines, về lượng kiều hối nhận được. WB dự báo Ấn Độ sẽ là nước đón nhiều kiều hối nhất thế giới trong năm nay, với lượng kiều hối có thể đạt hơn 72 tỷ USD. Tiếp đó là Trung Quốc với 63,9 tỷ USD và Philippines với khoảng 30 tỷ USD. Các nước dẫn đầu thế giới khác về kiều hối bao gồm Mexico, Pháp, Nigeria, Ai Cập, và Pakistan, mỗi nước nhận hơn 20 tỷ USD. Mỹ là nguồn kiều hối gửi về Việt Nam lớn nhất năm 2015, theo báo cáo của WB, với khoảng 7 tỷ USD. WB ước tính số người di cư trên thế giới trong năm 2015 đạt khoảng 250 triệu người, và lượng kiều hối gửi về nước sẽ đạt 601 tỷ USD. Trong đó, có 441 tỷ USD kiều hối gửi về các nước đang phát triển. Theo số liệu của Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài thuộc Bộ Ngoại giao, hiện có gần 5 triệu người Việt Nam cư trú tại 103 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Từ năm 1993-2014, Việt Nam nhận tổng cộng 96,66 tỷ USD kiều hối, chiếm 6,8% GDP trong thời kỳ này. Nguyên nhân: Do sự tăn lên của lượng người VN sinh sống ở nước ngoài Hiện nay cộng đồng nười Việt ở nước ngoài hiện có khoảng 4,5 triệu người Vn ở 109 nước và vùng lãnh thổ. Đặc biệt vị thế uy tín của cộng đồng người Việt ở nước ngaoif ngày càng được khẳng định. Điều này góp phần nâng cao uy tin VN trên trường quốc tế. Kinh tế tăng trưởng ở mức cao trong nhiều năm, năm sau cao hơn tốc độ tăng của năm trước. với GDP bình quân đàu người ước đạt 2000 USD/năm, VN với mạng lưới rộng , công nghệ kiều hối hiện đại cho phép xử lý giai dịch kiều hối tập trung với mức độ cao. Các chính sách cẩu chính phủ nhằm thu hút kiều hối, công tác đối với người VN ở nước ngoài tạo điều kiện thuận lượi. sự thông thoáng về chính sách của nhà nước trong viecj thu hút nguồn kiều hối. 3. Tình hình cán cân vốn của Việt Nam 2014-2015
  • 26. 3.1. Cán cân di chuyển vốn giới hạn 3.1.1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài ròng Tính đến 31/12/2014 đã có 101 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam với 17.768 dự án, tổng vốn đăng ký 252,715 tỷ USD. Đầu tư tập trung nhiều nhất trong lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo với 9.600 dự án, vốn đăng ký 141,4 tỷ USD, chiếm 54% số dự án và 56% tổng vốn đăng ký, tiếp theo là lĩnh vực KD bất động sản, xây dựng, dịch vụ lưu trú,…. Về đối tác đầu tư, Hàn Quốc là đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam với tổng vốn đăng ký 37,72 tỷ USD, chiếm 14,9%, tiếp theo là các đối tác Nhật Bản, Singapore, Đài Loan. Về địa bàn đầu tư, ĐTNN đã có mặt tại 62 tỉnh trong cả nước (trừ tỉnh Điện Biên), trong đó dẫn đầu là TP Hồ Chí Minh, Bà Rịa-Vũng Tàu, Hà Nội và Đồng Nai. Hình 1: cơ cấu vốn đàu tư nước ngoài vào VN 3.1.2. vay nợ dài hạn và trung hạn Khoản mục này tương ứng với lượng ODA giải ngân thực tế (không tính phần ODA không hoàn lại đã tính vào khoản mục chuyển giao cán cân vốn 1 chiều).Tổng vốn ODA và vốn vay ưu đãi ký kết của cả năm 2014 ước đạt 5 tỷ USD, bằng 76,91% so với mức của năm 2013. Trước đó, tổng vốn ODA và nguồn vốn vay ưu đãi ký kết với nhà tài trợ trong năm 2013 đạt hơn 6,5 tỷ USD (ODA vốn vay và nguồn vốn vay ưu đãi xấp xỉ 6,14 tỷ USD, ODA viện trợ không hoàn lại đạt 366 triệu USD).Trong khi đó, mức giải ngân vốn ODA và vốn vay ưu đãi trong 11
  • 27. tháng đầu năm ước đạt khoảng 4,96 tỷ USD, tăng 7% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: vốn vay khoảng 4,84 tỷ USD, viện trợ không hoàn lại khoảng 116 triệu USD. Bộ Kế hoạch và Đầu tư đánh giá, tình hình thực hiện và giải ngân các chương trình, dự án ODA và vốn vay ưu đãi giữa các ngành, lĩnh vực và giữa các địa phương chưa thực sự đồng đều. Các lĩnh vực như giao thông, năng lượng điện, phát triển đô thị, nông nghiệp và phát triển nông thôn có tiến độ thực hiện tốt hơn nhiều so với các lĩnh vực khác như y tế, giáo dục và đào tạo, thông tin truyền thông, lao động, thương binh và xã hội. Tương tự, giải ngân của các thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh có mức cao hơn nhiều so với các địa phương khác trong cả nước. 3.2. cán cân vốn di chuyển ngắn hạn 3.2.1. vay nợ ngắn hạn Tỷ trọng vay trong nước tăng lên, chủ yếu qua phát hành trái phiếu Chính phủ ngắn hạn (năm 2012, kỳ hạn phát hành bình quân là 2,9 năm, lãi suất bình quân 10%/năm; năm 2013 là 3,4 năm và 7,96%/năm; 10 tháng đầu năm 2014 là 4,84 năm và 6,81%/năm) dẫn đến nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ tăng nhanh trong ngắn hạn. “Trong bối cảnh đó, chúng ta vẫn bảo đảm trả nợ đầy đủ, không để phát sinh nợ quá hạn”, thông cáo viết. Tỷ lệ trả nợ trực tiếp của Chính phủ so với tổng thu ngân sách nhà nước năm 2014 ước khoảng 14,2% (theo quy định của Chiến lược nợ công là không quá 25%). Ngoài ra, còn sử dụng một phần vay mới để đảo nợ với kỳ hạn dài hơn, lãi suất thấp hơn, góp phần giảm áp lực trả nợ trong ngắn hạn và giảm chi phí vay vốn (năm 2014 vay đảo nợ khoảng 77 ngàn tỷ đồng). Việc đảo nợ này không làm tăng nợ công và phù hợp với thông lệ quốc tế. 3.2.2. Tiền gửi Theo số liệu của NHNN dư nợ cho ngành Nông nghiệp (không bao gồm dư nợ cho vay của Ngân hàng Chính sách Xã hội và Ngân hàng Phát triển Việt Nam) đến 30/9/2015 là 443.528 tỷ đồng tăng 13,08% so với cuối năm 2014, mức tăng này tăng cao hơn mức tăng tín dụng chung cùng thời điểm (12,12%) và cao hơn mức tăng tín dụng ngành nông nghiệp của năm 2014 (7,13%); tín dụng tiêu dùng có sự khởi sắc mạnh trong năm 2014 - 2015 thông qua hoạt động cho vay của các công ty tài chính, các NHTM cũng đẩy mạnh các hoạt động tín dụng bán lẻ; tăng trưởng tín dụng ngoại tệ thấp, tín dụng VND tăng cao. Tính đến 31/10/2015 dự nợ tín dụng ngoại tệ có sự giảm thấp so với dư nợ ngoại tệ cuối năm 2014 (giảm 4%), dự nợ tín dụng VND tăng khoảng 16%. Dư nợ tín dụng ngoại tệ thấp, trong khi hoạt động xuất nhập khẩu vẫn gia tăng. 4. Bảng tổng kết cán cân thanh toán quý I 2015 Chỉ tiêu Số liệu A. Cán cân vãng lai -1,341
  • 28. Hàng hóa: Xuất khẩu f.o.b 36,377 Hàng hóa: Nhập khẩu f.o.b 36,408 Hàng hóa( ròng) -31 Dịch vụ: Xuất khẩu 2,720 Dịch vụ: Nhập khẩu 3,550 Dịch vụ (ròng) -830 Thu nhập đầu tư (Thu nhập sơ cấp): Thu 87 Thu nhập đầu tư (Thu nhập sơ cấp): Chi 2,505 Thu nhập đầu tư (thu nhập sơ cấp)(ròng) -2,418 Chuyển giao vãng lai (Thu nhập thứ cấp): Thu 2,111 Chuyển giao vãng lai (Thu nhập thứ cấp): Chi 173 Chuyển giao vãng lai (thu nhập thứ cấp)(ròng) 1,938 B. Cán cân vốn 0 Cán cân vốn: Thu Cán cân vốn: Chi C. Cán cân tài chính 3,805 Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài: Tài sản có -296 Đầu tư trực tiếp vào Việt Nam: Tài sản nợ 2,270 Đầu tư trực tiếp (ròng) 1,974 Đầu tư gián tiếp ra nước ngoài: Tài sản có 0 Đầu tư gián tiếp vào Việt Nam: Tài sản nợ -53 Đầu tư gián tiếp (ròng) -53 Đầu tư khác: Tài sản có 418 Tiền và tiền gửi 479 Tổ chức tín dụng 2,827 Khu vực khác -2,348 Các khoản phải thu/ phải trả khác -61 Đầu tư khác: Tài sản nợ 1,466 Tiền và tiền gửi 389 Tổ chức tín dụng 406 Khu vực khác -17 Vay, trả nợ nước ngoài 1,077 Ngắn hạn 511 Rút vốn 3,277
  • 29. Trả nợ gốc -2,766 Dài hạn 566 Rút vốn 1,663 Chính phủ 918 Tư nhân 745 Trả nợ gốc -1,097 Chính phủ -359 Tư nhân -738 Đầu tư khác (ròng) 1,884 D. Lỗi và Sai sót 198 E. Cán cân tổng thể 2,662 F. Dự trữ và các hạng mục liên quan -2,662 Tài sản dự trữ -2,662 Tín dụng và vay nợ từ IMF 0 Tài trợ đặc biệt 0 5. Những tồn tại trong cán cân thanh toán quốc tế VN 6 tháng đầu năm 2014, Việt Nam đạt thặng dư kép với mức thặng dư lớn được ghi nhận ở cả cán cân vãng lai và cán cân vốn và tài chính. Đồng thời, khoản mục lỗi và sai sót cũng giảm mạnh so với cùng kỳ. - Cán cân vãng lai của Việt nam trong năm 2014 được đánh giá khá ổn ở nhiều điểm tuy nhiên vẫn còn những mặt hạn chế ở một số mảng. Qua việc phân tích, đánh giá thực trạng cán cân vãng lai Việt nam, ta có thể thấy rõ hơn được những vấn đề còn tồn đọng trong nền kinh tế Việt nam, đặc biệt là lĩnh vực Thu nhập đầu tư (ròng). Đây sẽ là tiền đề tốt để Việt Nam tự đánh giá lại bản thân trước những thời cơ và thách thức mới sắp tới. - Nguồn vốn đầu tư vào Việt Nam có chất lượng không cao và khó kiểm soát, đối với nguồn vốn ODA và FDI, tốc độ giải ngân rất chậm. Đây cũng là một yếu tố làm giảm hiệu quả và chất lượng của vốn đầu tư vào Việt Nam, hơn nữa, còn hạ thấp uy tín của Việt Nam trên thị trường tài chính quốc tế. III. Các giải pháp cho cán cân thanh toán quốc tế VN - Thứ nhất: Thay đổi chính sách tỷ giá bởi theo lý thuyết tỷ giá có thể đóng vai trò nhất định trong viêc kiểm soát nhập siêu; hay các chính sách quản lý thương mại như: hạn chế tín dụng cho nhập khẩu, áp dụng các biện pháp thuế quan, phi thuế quan, hàng rào kỹ thuật…; xây dựng công nghiệp hỗ trợ bởi việc phát triển công nghiệp hỗ trợ sẽ tạo ra liên kết sản xuất bền vững, hiệu quả, có thể làm tăng nhập khẩu nhưng kèm theo gia tăng xuất khẩu, theo đó có thể cải thiện được cán cân thương mại…. Nhưng cũng theo các lý thuyết kinh tế cũng như những thực tế phát triển kinh tế toàn cầu cho thấy, các chính sách tiền tệ thường có tác động
  • 30. mạnh và nhanh nhất đến hoạt động và sự vận động của nền kinh tế. Trong trường hợp phá giá tiền tệ, trước khi thu được những kết quả tích cực thì nền kinh tế cũng phải đối mặt với nhiều rủi ro đi kèm: bất ổn kinh tế vĩ mô, mất giá đồng nội tệ làm tăng lạm phát… từ đó có thể gây khủng hoảng kinh tế. Để có thể cải thiện được tình trạng này phải ít nhất 6 tháng và thời gian phục hồi còn phụ thuộc rất nhiều vào cách điều hành của chính phủ và phản ứng của doanh nghiệp với chính sách tiền tệ này. Do vậy, phá giá tiền tệ là phương án giải quyết thâm hụt cán cân thương mai đem lại những ảnh hưởng xấu nhất, chứa đựng nhiều rủi ro nhất. - *Thứ hai: Căn nguyên gốc rễ của thâm hụt thương mại là sự chênh lệch tiết kiệm - đầu tư trong nước chưa được giải quyết triệt để. Chừng nào chênh lệch giữa tiết kiệm và đầu tư còn chưa được thu hẹp thì vấn đề nhập siêu chắc chắn sẽ tiếp tục kéo dài. Trong thập niên qua, do tiết kiệm trong nước thấp không đủ đáp ứng nhu cầu đầu tư tăng cao nhưng kém hiệu quả dẫn đến tình trạng thâm hụt kéo dài và sâu sắc hơn. Vì vậy, mặc dù các chính sách thúc đẩy xuất khẩu và hạn chế nhập siêu vẫn là một lựa chọn hữu hiệu trong giai đoạn tới do đặc điểm thương mại Việt Nam trong mối quan hệ thương mại toàn cầu thì các giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư, giảm chênh lệch tiết kiệm- đầu tư phải được coi là nhiệm vụ trọng tâm và then chốt để giải quyết triệt để thâm hụt thương mại. - *Thứ ba: Để giải quyết vấn đề thâm hụt cán cân thương mại, Việt Nam có những biện pháp để giảm nhập khẩu, ổn định tăng trưởng xuất khẩu. - Chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo hướng công nghiệp hóa, gia tăng tỷ trọng hàng công nghiệp chế biến và nguyên liệu chứa nhiều hàm lượng kỹ thuật, phát triển các ngành chế biến và các lĩnh vực công nghệ hiện đại nhất như: công nghệ phần mềm, dữ liệu, lắp ráp điện tử… Về lâu dài, cần có chiến lược phát triển xuất khẩu chủ động thông qua việc xác định các ngành công nghiệp mũi nhọn, ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng và các điều kiện thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu trong tương lai. - Thực hiện đồng bộ các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng hàng hóa xuất khẩu tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu thông qua việc tăng cường đầu tư phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ. Ða số các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam phụ thuộc vào nguồn nguyên vật liệu nhập khẩu đầu vào. Vì vậy, phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ là một trong những biện pháp quan trọng để giảm nhập khẩu nguyên vật liệu và phụ kiện, nâng cao sức cạnh tranh của hàng xuất khẩu đồng thời tạo điều kiện thu hút nguồn vốn nước ngoài. - Cùng với nâng cao chất lượng hàng hóa xuất khẩu, cần quan tâm đến việc đa dạng hóa các mặt hàng, đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, tìm kiếm và mở rộng thị trường. - Tuy nhiên để có thể thực hiện và có những chuyển biến tích cực trong việc thực hiện nhóm giải pháp này, cần thời gian ít nhất từ 2 đến 3 năm. Đây được cho là biện pháp trong dài hạn và phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố vốn và công nghệ.
  • 31. - Nâng cao hiệu quả và năng lực sản xuất nhằm giảm giá thành sản phẩm. *Thứ tư: Vấn đề giải ngân ODA cũng cần được cải thiện bằng một số biện pháp như : - Đưa vốn về đúng chủ, chủ dự án phải là người trực tiếp quản lý, khai thác sử dụng kết quả đầu tư của dự án, sử dụng công trình và hoàn trả ODA. - Chuyên nghiệp hơn trong giám sát. Rút kinh nghiệm từ những tiêu cực gây thất thoát ODA, thì việc theo giõi đánh giá chương trình dự án sử dụng ODA cần được kiêm tra định kỳ hoạc đột xuất có hệ thống và đảm bảo khách quan. *Thứ năm: Áp dụng các rào cản phi thuế quan đối với hàng nhập khẩu. Khi Việt Nam là thành viên WTO, phải cam kết không tăng thuế vượt mức đã cam kết đối với phần lớn các mặt hàng trong biểu thuế nhập khẩu. Cam kết này được gọi là cam kết “ràng buộc thuế quan”. Trên thực tế, từ sau Vòng đàm phán Uruguay, các thành viên WTO đã cam kết ràng buộc tới 98% số dòng thuế đối với hàng công nghiệp và 100% đối với hàng nông nghiệp. Như vậy, số dòng thuế ngoại lệ là rất ít. Mặt khác, qua nhiều vòng đàm phán căng thẳng, mức thuế suất đối với hàng công nghiệp chỉ còn trung bình 3,8%. Với các sản phẩm nông nghiệp thì các nước phát triển và đang phát triển đều phải cắt giảm thuế quan tương ứng 36% và 24%. Do đó, để vừa thực hiện đúng cam kết không tăng thuế, vừa đạt được mục tiêu điều tiết nhập khẩu, Việt Nam có thể áp dụng các rào cản phi thuế quan. Trong khuôn khổ WTO, trong một chừng mực nào đó, các biện pháp phi thuế quan có thể được phép áp dụng, nếu nó tuân theo những tiêu chí của WTO và không được gây cản trở hay bóp méo thương mại. - - Hiện nay, để bù đắp cho thâm hụt thương mại, Việt Nam vẫn trông chờ vào các nguồn là kiều hối, đầu tư nước ngoài trực tiếp và gián tiếp, ODA... Tuy nhiên, ngoại trừ kiều hối, dòng vốn ngoại gần đây có dấu hiệu sụt giảm mạnh, một phần do khủng hoảng tài chính thế giới khiến các nhà đầu tư trở nên thận trọng hơn, một phần do những yếu kém, bất cập trong nướ Cần có những chính sách điều hành kinh tế ổn định, làm tăng niềm tin và giữ chân các nhà đầu tư. Các nhà đầu tư vốn không xa lạ với cách điều hành kinh tế không nhất quán, những quyết định đột ngột và mang tính “sửa sai” của chính phủ Việt Nam, đây là điều mà các nhà đầu tư hết sức lo ngại và là một yếu tố hạn chế các ý định đầu tư. Một hệ thống các chính sách vĩ mô ổn định, nhất quán sẽ giúp ổn định tâm lý các nhà đầu tư và tăng cường thu hút vốn vào thị trường. Vì vậy, nhiều chuyên gia cho rằng việc quy định một tỷ giá linh hoạt cộng với các biện pháp dài hạn như giảm thâm hụt thương mại, tăng dự trữ ngoại tệ… là cần thiết đối với Việt Nam hiện nay. Muốn làm được điều này, đòi hỏi Việt Nam cần tăng cường
  • 32. tính minh bạch, rõ ràng trong việc cung cấp thông tin về tài chính cho thị trường, ổn định được tỷ giá và gây dựng niềm tin trong nhân dân. - Có thể nói, giải quyết được vấn đề thâm hụt thương mại không phải là việc làm dễ dàng, muốn giải quyết sao cho hợp lý và thuận lợi đòi hỏi sự nỗ lực của Chính phủ, các ngành, các cấp, trong việc kiểm soát tỷ giá, rút ngắn khoảng cách của chênh lệch tiết kiệm- đầu tư. Mong rằng với sự vào cuộc của mọi thành phần kinh tế, thâm hụt thương mại sẽ dần được cải thiện, góp phần tạo ra sự phát triển ổn định, bền vững cho nền kinh tế . Kết luận Cán cân thương mại là một bộ phận quan trọng của cán cân thanh taosn quốc tế. trạng thái của cán cân thuwong mại phản ánh được nhiều yếu tố trong sức khỏe của nền kinh tế nói chung và ngành xuất nhập khẩu nói riêng. Cán cân thương mại của VN trong những năm 2014-2015 được dánh giá khá ổn ở nhiều điểm. tuy nhiên vẫn cong những mặt hạn chế ở một số mảng. Qu việc phân tích đánh giá thực trạng cán cân thương mại VN 2014-2015 ta có thể thấy rõ được những vấn đề tồn đọng trong nền kinh tế VN, đặc biệt là lĩnh vựu xuất nhập khẩu. đây sẽ à tiền đề tốt để Vn tự đánh giá lại bản thân mình trươc những thời cơ và thách thức mới sắp tới khi Vn đã tham gia một loạt các hiệp định tự do hóa thương mai. Qua đó đưa ra được những chiến lược, chính sách đúng đắn để giữu nguyên đà ohats triển kinh tế trong tương lai.