SlideShare a Scribd company logo
1 of 52
Toàn cầu hoá là một xu thế khách quan, bởi toàn cầu hoá là động lực phát triển
của lực lượng sản xuất; lực lượng sản xuất thì không ngừng lớn mạnh đó là quy
luật chung nhất cho mọi thời đại, mọi chế độ xã hội.
Trong xã hội phong kiến lực lượng sản xuất còn hết sức thấp kém, các yếu tố
của quá trình sản xuất đóng khung, sự vận động trong phạm vi cai quản của lãnh
chúa phong kiến theo kiểu “nội bất xuất, ngoại bất nhập”. thị trường bị vây chặt
trong địa hạt của lãnh chúa.
cuộc cách mạng công nhiệp lần thứ nhất diễn ra, lực lượng sản xuất phát triển
cao hơn, quan hệ sản xuất phong kiến không thể dung nạp nổi sự phát triển của
lực lượng sản xuất, các cuộc cách mạng tư sản đã lật đổ chế độ phong kiến. chủ
nghĩa tư bản ra đời đã phá bỏ các rào cản do lãnh chúa thiết lập và áp chế, đã
hình thành được thị trường dân tộc. nhưng do lực lượng sản xuất không ngừng
phát triển, thị trường dân tộc đã không chứa nổi nhu cầu phát triển của lực
lượng sản xuất. do đó, nhà nước của giai cấp tư sản đã phát động các cuộc chiến
tranh xâm lược thuộc địa. xét cho cùng các cuộc chiến tranh này cũng là để tìm
kiếm các thị trường: nguyên liệu, sức lao động và thị trường tiêu thụ sản phẩm...
từ đầu thế kỷ xx, đặc biệt là sau thắng lợi vĩ đại của cách mạng tháng mười nga,
với sự ra đời của hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới, cùng với phong trào đấu
tranh giải phóng dân tộc, hàng loạt quốc gia đã giành được độc lập dân tộc, xoá
bỏ chủ nghĩa thực dân cũ. chủ nghĩa tư bản không thể chiếm giữ thị trường bằng
súng đạn mà bằng một biến thái khác là chủ nghĩa thực dân mới. về bản chất, đó
là một phương cách chiếm giữ thị trường bằng các thủ đoạn khác. trong khi đó,
những thành tựu của cuộc cách mạng kỹ thuật và công nghệ thông tin trong
những năm cuối thế kỷ 20 đã làm tăng tốc sự phát triển của lực lượng sản xuất,
đưa loài người từ xã hội công nghiệp sang xã hội hậu công nghiệp và đang bước
vào ngưỡng cửa của xã hội thông tin, nền kinh tế tri thức. chính sự phát triển
mạnh mẽ này, về khách quan đã dặt ra yêu cầu mở rộng thị trường lên một tầm
mức mới, bằng những phương cách mới. từ đó xuất hiện “toàn cầu hoá về kinh
tế”. mác là người đầu tiên phát hiện ra quá trình có tính khách quan này khi ông
viết: “đại công nghiệp tạo ra thị trường thế giới, thay cho tình trạng cô lập trước
kia của các địa phương, dân tộc vẫn tự cung tự cấp, ta thấy phát triển những mối
quan hệ phổ biến, sự phụ thuộc phổ biến của các dân tộc”
trong thời đại ngày nay, khi mà các yếu tố của sản xuất đã được quốc tế hoá một
cách sâu sắc, không một quốc gia nào có thể đạt được tăng trưởng kinh tế với
tốc độ cao nhằm rút ngắn khoảng cách phát triển nếu không tham gia vào quá
trình này, nhất là toàn cầu hoá luôn gắn với cải cách cơ cấu kinh tế của từng
nước dẫn đến sự chuyển dịch cơ cấu giữa các nước. điều đó giải thích tại sao tổ
chức thương mại thế giới (wto) định chế cơ bản của toàn cầu hoá- bao gồm 150
nền kinh tế thành viên, chiếm 97% gdp, 85% tổng thương mại hàng hoá, 90%
tổng thương mại dịch vụ toàn cầu. các nước chưa phải là thành viên của wto
như: nga, việt nam, ucraina, arập xê-út… cũng đang khẩn trương đàm phán để
được gia nhập tổ chức wto. như vậy, cùng với việc gia nhập liên hiệp quốc; việc
trở thành thành viên của wto các nước mới có quyền có tiếng nói chính thức thể
hiện lập trường của mình về chương trình nghị sự kinh tế toàn cầu. để có vị thế
vững chắc trong hợp tác và đấu tranh trên diễn đàn của tổ chức thương mại thế
giới còn cần nhiều yếu tố hội thành điều kiện đủ.
tổ chức thương mại thế giới tiền thân là hiệp định chung về thuế quan và thương
mại (gatt-11/1947) được thành lập và chính thức đi vào hoạt động
ngày1/1/1995. hiện nay wto có 150 nước thành viên và 30 nước quan sát viên.
cơ cấu chính của wto gồm có: cơ quan quyết định cao nhất: hội nghị bộ trưởng
wto gồm đại diện tất cả các nước thành viên, thông thường họp 2 năm một lần.
đại hội đồng là cơ quan quyết định giữa các hội nghị bộ trưởng. dưới đại hội
đồng là các hội đồng, uỷ ban và nhóm công tác chuyên ngành liên quan đến
thương mại.
ban thư ký wto có 550 thành viên, tổng giám đốc, ban thư ký do hội nghị bộ
trưởng uỷ nhiệm, ban thư ký của wto trực thuộc sự chỉ đạo của tổng giám đốc
wto và có trụ sở tại giơnevơ, thụy sĩ.
wto có 6 chức năng hoạt động chính là: quản lý việc thực hiện các hiệp định
thương mại của wto; tạo khuôn khổ thể chế cho các vòng đàm phán thương mại;
giải quyết tranh chấp giữa các thành viên; giám sát chính sách thương mại của
các thành viên; hỗ trợ kỹ thuật và đào tạo các thành viên đang chậm phát triển;
hợp tác với các tổ chức quốc tế khác.
wto có 5 nguyên tắc cơ bản làm nền tảng cho hệ thống thương mại đa phương
đó là: thương mại không phân biệt đối xử; tự do hoá thương mại thông qua đàm
phán; chính sách thương mại minh bạch và dễ dự đoán; thúc đẩy cạnh tranh
bình đẳng; khuyến khích phát triển và cải cách kinh tế tại từng thành viên.
các nước tham gia quá trình toàn cầu hoá kinh tế thể hiện trong các hiệp định
của wto về mở cửa thị trường, các nước tham gia tổ chức wto phải mở cửa thị
trường nước mình cho các nước thành viên về cả thương mại hoá, thương mại
dịch vụ và đầu tư. để mở cửa thị trường về thương mại hoá các nước phải loại
bỏ các hàng rào phi quan thuế cản trở thương mại, phải giảm thuế nhập khẩu
(mức độ và lộ trình cắt giảm còn phụ thuộc vào kết quả đàm phán). để mở cửa
thị trường dịch vụ, mỗi nước phải chấp nhận để các nước thành viên cung ứng
dịch vụ cho pháp nhân nước mình theo phương thức: cung ứng qua biên giới;
tiêu dùng ngoài lãnh thổ; hiện diện thương mại; hiện diện thể nhân.
mở cửa thị trường đầu tư: yêu cầu đặt ra là các nước phải mở cửa thị trường của
nước mình cho các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào nước mình mà không hạn
chế lĩnh vực đầu tư, trừ những lĩnh vực có liên quan đến an ninh quốc gia,
truyền thống văn hoá dân tộc.
khi mở cửa thị trường theo ba lĩnh vực nêu trên, mỗi thành viên của wto phải
tuân thủ các nguyên tắc: không phân biệt đối xử; thực hiện minh bạch công khai
trong cơ chế chính sách; thực hiện bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ; tuân thủ cơ chế
giải quyết tranh chấp của wto và sự phán xử của cơ quan tài phán quốc tế do tổ
chức này thiết lập. ngoài 4 nguyên tắc trên, các nước thành viên còn phải tuân
thủ hàng chục hiệp định khác của tổ chức thương mại thế giới.
khi một quốc gia thực hiện mở cửa thị trường theo các nội dung và nguyên tắc
trên đây tức là nước đó đã tham gia vào quá trình toàn cầu hoá kinh tế và do
vậy, quốc gia đó cũng đang hội nhập vào dòng chảy chung của nền kinh thế thế
giới.
chủ tịch hồ chí minh là người đầu tiên chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế của
việt nam. ngay từ tháng 12 -1946, trong lời kêu gọi liên hiệp quốc, hồ chí minh
đã đề cập: “đối với các nước dân chủ, nước việt nam sẵn sàng thực thi chính
sách mở cửa và hợp tác trong mọi lĩnh vực: nước việt nam dành sự tiếp nhận
thuận lợi cho đầu tư của các nhà tư bản, nhà kỹ thuật nước ngoài trong tất cả các
ngành kỹ nghệ của mình; nước việt nam sẵn sàng mở rộng các cảng, sân bay và
đường sá giao thông cho việc buôn bán và quá cảnh quốc tế; nước việt nam
chấp nhận tham gia mọi tổ chức hợp tác kinh tế quốc tế dưới sự lãnh đạo của
liên hiệp quốc…”
đảng ta đã đề ra đường lối đổi mới và chủ trương hội nhập từ đại hội đảng lần
thứ vi (1986), đó là đường lối đổi mới xã hội về mọi mặt. đại hội vii của đảng
chủ trương “đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ đối ngoại”. nghị quyết tw 3
(khoá vii) ngày29/6/1992 xác định “cố gắng khai thông quan hệ với các tổ chức
tài chính, tiền tệ quốc tế, mở rộng hợp tác với các tổ chức khu vực, trước hết là
châu á, thái bình dương” đại hội viii xác định: “ mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ
động tham gia các tổ chức quốc tế và khu vực”. nghị quyết tw 4 (khoá viii) ngày
29/12/1997: nguyên tắc hội nhập quốc tế của ta là “trên cơ sở phát huy nội lực,
thực hiện nhất quán lâu dài chính sách thu hút các nguồn lực bên ngoài”, “tích
cực và chủ động thâm nhập và mở rộng thị trường quốc tế”. đại hội ix của đảng
xác định: “phát huy cao độ nội lực, đồng thời tranh thủ nguồn lực bên ngoài và
chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển nhanh, có hiệu quả và bền
vững”. đại hội x cũng đã khẳng định mục tiêu 2006 -2010 “mở rộng quan hệ đối
ngoại; chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế…”. như vậy, đường lối đổi
mới và chủ trương hội nhập của việt nam là nhất quán và đã tham gia tích cực
vào tiến trình hợp tác quốc tế và khu vực.
việt nam đã có những bước đi rất cơ bản trong quá trình hội nhập kinh tế quốc
tế, đã thiết lập quan hệ ngoại giao với trên 167 nước, mở rộng quan hệ thương
mại với trên 155 nước, thu hút đầu tư trực tiếp của các tập đoàn và công ty
thuộc 70 nước và vùng lãnh thổ, tranh thủ viện trợ phát triển của 45 nước và
định chế tài chính quốc tế. năm 1992 khai thông được quan hệ với các tổ chức
tài chính- tiền tệ quốc tế: imf, vvb, adb.
đã tham gia các tổ chức kinh tế, thương mại quốc tế: việt nam có đơn xin gia
nhập hiệp định chung về thuế quan và thương mại (gatt) và được chấp thuận là
quan sát viên từ tháng 6/1994. sau khi wto được thành lập ngày 4/1/1995, wto
thành lập ban công tác về việt nam xem xét việc kết nạp việt nam vào wto. từ đó
đến nay, ban công tác về việt nam của wto đã có 12 phiên họp. đến tháng
5/2006, ta đã kết thúc đàm phán song phương với tất cả 28 nước và vùng lãnh
thổ là các đối tác có yêu cầu, trong đàm phán đa phương (việt nam đã trả lời gần
3.000 câu hỏi của các thành viên wto) về cơ bản ta đã hoàn thành giai đoạn
minh bạch chính sách thương mại, chính sách thuế và phí thuế, dịch vụ, chính
sách đầu tư liên quan đến thương mại, công nghiệp, nông nghiệp, bảo hộ, quyền
sở hữu trí tuệ và cải cách kinh tế trong nước, hệ thống pháp luật… theo các
chuyên gia việt nam tham gia vòng đàm phán đa phương việt nam- wto lần thứ
12 tại giơnevơ cho biết, việt nam có khả năng trở thành thành viên của wto vào
cuối năm 2006.
ngày 25/7/1995, việt nam đã tham gia hiệp hội các quốc gia đông nam á(asean);
tháng 3/1995, việt nam đã tham gia sáng lập (asem) tổ chức hợp tác á- âu; tháng
11/1998, việt nam đã gia nhập (apec) tổ chức diễn đàn hiệp tác kinh tế châu á-
thái bình dương.
những cơ hội khi việt nam trở thành thành viên của wto: mở rộng thị trường,
tăng cường xuất khẩu: việt nam sẽ có cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu những mặt
hàng tiềm năng, có lợi thế trên lĩnh vực nông nghiệp, dệt may… thị trường xuất
khẩu gạo và nông sản nói chung sẽ mở rộng. hàng hoá và dịch vụ của việt nam
được đối xử bình đẳng hơn trên thị trường của các thành viên wto nhờ được
hưởng quy chế mfn/ntr vĩnh viễn, gsp…, khắc phục tình trạng phân biệt đối xử,
tạo dựng được thế và lực trong thương mại quốc tế. tạo điều kiện cải cách chính
sách, thể chế luật pháp, hệ thống chính sách minh bạch, ổn định và dễ dự đoán
sẽ giúp việt nam tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài, tạo môi trường thuận lợi
cho đầu tư trong nước và nước ngoài, tạo điều kiện thuận lợi trong việc giải
quyết tranh chấp thương mại, chủ động tham gia vào đàm phán quốc tế để bảo
vệ quyền lợi và giải quyết tranh chấp có lợi cho ta hơn, có quyền thương lượng
và khiếu nại công bằng hơn đối với các tranh chấp thương mại trong wto. do
tiếp cận được hệ thống giải quyết tranh chấp wto, hạn chế bị các nước lớn gây
sức ép, tạo điều kiện để việt nam không bị đối xử như nền kinh tế phi thị trường
(nme) như hiện nay.
những thách thức đặt ra khi việt nam gia nhập wto: phải sửa đổi và xây dựng cơ
chế chính sách phù hợp với các quy định của wto, hệ thống pháp luật của việt
nam phải tiếp tục được cải cách sâu rộng để đảm bảo thực hiện những tiêu
chuẩn quốc tế về tính minh bạch, công bằng hợp lý. nguồn thu ngân sách bị suy
giảm: việc cắt giảm thuế nhập khẩu sẽ làm giảm đáng kể nguồn thu ngân sách
trong giai đoạn đầu; thâm hụt cán cân thanh toán. vấn đề an sinh xã hội, giải
quyết việc làm cho người lao động dư thừa do cải cách bộ máy hành chính, cải
tổ ngành công nghiệp, nông nghiệp, doanh nghiệp phá sản, bị đóng cửa do làm
ăn thua lỗ, giải quyết vấn đề phát sinh như đào tạo lại để giải quyết việc làm cho
những người lao động mất việc…, khoảng cách giàu nghèo và mất cân bằng xã
hội gia tăng. cạnh tranh gia tăng do chính sách bảo hộ giảm, do phải cắt giảm
chính sách bảo hộ không phù hợp như cấm nhập khẩu, trợcấp trực tiếp vào
giá…, việc mở cửa dịch vụ cho các nhà kinh doanh nước ngoài của việt nam
còn khó khăn trên nhiều lĩnh vực nhất là tài chính, viễn thông. về cơ chế bảo vệ
quyền lợi sở hữu trí tuệ, việt nam còn nhiều khó khăn về nhãn hiệu thương mại,
bản quyền tác giả, bảo vệ thiết kế công nghiệp và người dân chưa có thói quen
tuân thủ quyền sở hữu trí tuệ. việc cải cách doanh nghiệp đòi hỏi đầu tư rất
nhiều vốn, kỹ thuật và yếu tố con người.
như vậy, hội nhập kinh tế quốc tế vừa có cơ hội, vừa có thách thức. thách thức
là sứa ép trực tiếp, còn cơ hội tự nó không biến thành của cải, vật chất trên thị
trường mà phải thông qua hoạt động của chủ thể. cơ hội và thách thức luôn đan
xen và vận động, biến đổi phải tận dụng được cơ hội, đẩy lùi được thách thức để
tạo ra cơ hội mới lớn hơn. ngược lại, nếu không biết tận dụng được cơ hội thì
thách thức sẽ lấn át làm triệt tiêu cơ hội. chính vì vậy, mà vai trò “chủ thể” của
doanh nghiệp, của nhà nước là rất quyết định. doanh nghiệp là người “xung
trận” là lực lượng trực tiếp đương đầu trong cạnh tranh. nhưng nhà nước phải là
người mở đường.
việc gia nhập wto là cơ hội lớn và là sự lựa chọn đúng đắn đối với việt nam.
vượt qua được những thách thức trong quá trình hội nhập sẽ mang lại nhiều lợi
ích lớn cho đất nước, phát triển mạnh mẽ thương mại, tăng cường thu hút fdi,
đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy tốc độ cải cách kinh tế trong
nước, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu do đại hội đảng lần thứ x đề ra:
“…sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển; tạo nền tảng để đến năm
2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại”./.
Hội nhập quốc tế là một quá trình tất yếu, do bản chất xã hội của lao động và
quan hệ giữa con người. Các cá nhân muốn tồn tại và phát triển phải có quan hệ
và liên kết với nhau tạo thành cộng đồng. Nhiều cộng đồng liên kết với nhau tạo
thành xã hội và các quốc gia-dân tộc. Các quốc gia lại liên kết với nhau tạo
thành những thực thể quốc tế lớn hơn và hình thành hệ thống thế giới.
Sự ra đời và phát triển của kinh tế thị trường đòi hỏi phải mở rộng các thị
trường quốc gia, hình thành thị trường khu vực và quốc tế thống nhất. Đây là
động lực chủ yếu thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế nói riêng và hội
nhập quốc tế nói chung.
Đặc biệt là trong kinh tế, phát triển rất nhanh và trở thành một xu thế lớn của
quan hệ quốc tế hiện đại. Quá trình này diễn ra trên nhiều cấp độ: song phương,
đa phương, tiểu vùng, khu vực, liên khu vực và toàn cầu. Mức độ hội nhập cũng
ngày một sâu sắc hơn, bao quát toàn diện hơn. Hầu hết mọi nước trên thế giới
đã và đang tích cực tham gia vào quá trình này. Đây là một tổ chức hợp tác toàn
diện, bao quát hầu hết mọi lĩnh vực và có quy mô toàn cầu. Trong một số lĩnh
vực, Liên hiệp quốc đã có sự phát triển vượt lên trên sự hợp tác thông thường và
có thể nói đã đạt đến trình độ ban đầu của hội nhập (lĩnh vực chính trị-an ninh,
lĩnh vực nhân quyền, lĩnh vực tài chính). Trong lĩnh vực thương mại, tiến trình
hội nhập toàn cầu được thúc đẩy với việc ra đời của một định chế đa phương
đặc biệt quan trọng, đó là Hiệp định chung về Thương mại và Thuế quan
(GATT), sau đó được nối tiếp bằng Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) kể từ
năm 1995. Hiện nay, 160 quốc gia và vùng lãnh thổ đã tham gia với tư cách
thành viên chính thức của Tổ chức này, khoảng 30 quốc gia khác đang trong
quá trình đàm phán gia nhập. Trong hơn một thập kỷ qua, WTO đã phát triển
mạnh mẽ hệ thống “luật chơi” về thương mại quốc tế, bao quát hầu hết các lĩnh
vực của quan hệ kinh tế giữa các thành viên như hàng hóa, dich vụ, nông
nghiệp, kiểm dịch động thực vật, dệt may, hàng rào kỹ thuật, đầu tư, sở hữu trí
tuệ, chống bán phá giá, trợ cấp và các biện pháp đối kháng, các biện pháp tự vệ,
xác định giá trị tính thuế hải quan, giám định hàng hóa, quy tắc xuất xứ, quy tắc
và thủ tục giải quyết tranh chấp… Các quy định cơ bản của WTO trở thành nền
tảng của tất cả các thỏa thuận kinh tế khu vực hay song phương trên thế giới
hiện nay. Vòng đàm phán Đô-ha, bắt đầu từ hơn mười năm trước, đang tiếp tục
mở rộng và củng cố các quy định của WTO theo hướng tự do hóa hơn nữa. Về
phạm vi lĩnh vực và mức độ hội nhập, xem xét các thỏa thuận liên kết khu vực
và song phương trong thời gian gần đây, có thể thấy rất rõ rằng các lĩnh vực hội
nhập ngày càng được mở rộng hơn. Bên cạnh xu hướng đẩy mạnh hội nhập kinh
tế, các nước cũng quan tâm thúc đẩy hội nhập trong các lĩnh vực khác, đặc biệt
là chính trị-an ninh và văn hóa-xã hội. Tiến trình hội nhập toàn diện trong EU
đã đạt đến mức cao, biến tổ chức này trở thành một thực thể gần giống như một
nhà nước liên bang. ASEAN cũng đang tiến hành mở rộng và làm sâu sắc tiến
trình hội nhập khu vực một cách toàn diện hơn thông qua xây dựng Cộng đồng
ASEAN dựa trên ba trụ cột Cộng đồng Chính trị-An ninh, Cộng đồng Kinh tế
và Cộng đồng Văn hóa-Xã hội. Hàng loạt các hiệp định đối tác toàn diện hay
đối tác chiến lược song phương được ký kết gần đây bao quát khá toàn diện các
lĩnh vực hợp tác và liên kết giữa các bên…
Rõ ràng, hội nhập quốc tế đã trở thành một xu thế lớn và một đặc trưng quan
trọng của thế giới hiện nay. Không ít người khẳng định rằng chúng ta đang sống
trong thời đại toàn cầu hóa. Nói một cách khác, thời đại hội nhập toàn cầu. Xu
thế này chi phối toàn bộ quan hệ quốc tế và làm thay đổi to lớn cấu trúc của hệ
thống thế giới cũng như bản thân các chủ thể và mối quan hệ giữa chúng.
Hội nhập quốc tế là một quá trình phát triển tất yếu, do bản chất xã hội của lao
động và quan hệ giữa con người. Sự ra đời và phát triển của kinh tế thị trường
cũng là động lực hàng đầu thúc đẩy quá trình hội nhập. Hội nhập diễn ra dưới
nhiều hình thức, cấp độ và trên nhiều lĩnh vực khác nhau, theo tiến trình từ thấp
đến cao. Hội nhập đã trở thành một xu thế lớn của thế giới hiện đại, tác động
mạnh mẽ đến quan hệ quốc tế và đời sống của từng quốc gia. Ngày nay, hội
nhập quốc tế là lựa chọn chính sách của hầu hết các quốc gia để phát triển.
Những năm gần đây, hội nhập quốc tế đã trở thành ngôn từ khá thân quen với
hầu hết người Việt Nam. Trong công sở, nhà trường, ở quán nước trên hè phố,
thậm chí cả ở thôn quê, người ta đều sử dụng nó một cách rất thông dụng. Tuy
vậy, nhưng không phải ai cũng thực sự hiểu khái niệm này; đặc biệt, hiểu nó
một cách đầy đủ và ngọn nghành thì chẳng có mấy người. Giới học thuật và
những nhà hoạch định chính sách cũng còn hiểu rất khác nhau và vẫn tiếp tục
tranh luận về nhiều khía cạnh của hội nhập quốc tế. Trong bối cảnh nước ta
đang “tích cực, chủ động hội nhập quốc tế” theo tinh thần Nghị quyết Đại hội
Đảng lần thứ XI vừa qua, việc xác định đúng ý nghĩa, bản chất, nội hàm, xu
hướng vận động cũng như hệ lụy của hội nhập quốc tế là rất cần thiết và có ý
nghĩa quan trọng trong việc xây dựng chiến lược, chính sách và các biện pháp
cụ thể của nước ta trong quá trình hội nhập.
Để đóng góp vào cuộc thảo luận nói trên, bài viết này đề cập một số khía cạnh
về lý luận và thực tiễn của khái niệm hội nhập quốc tế, tập trung vào vấn đề
định nghĩa và xác định bản chất, nội hàm, các hình thức và tính chất của hội
nhập quốc tế; phân tích tính tất yếu và hệ lụy của hội nhập quốc tế như là một
xu thế lớn của thế giới hiện đại.
1. Định nghĩa khái niệm hội nhập quốc tế
Thuật ngữ “hội nhập quốc” tế trong tiếng Việt có nguồn gốc dịch từ tiếng nước
ngoài (tiếng Anh là “international integration”, tiếng Pháp là “intégration
internationale”). Đây là một khái niệm được sử dụng chủ yếu trong các lĩnh vực
chính trị học quốc tế và kinh tế quốc tế, ra đời từ khoảng giữa thế kỷ trước ở
châu Âu, trong bối cảnh những người theo trường phái thể chế chủ trương thúc
đẩy sự hợp tác và liên kết giữa các cựu thù (Đức-Pháp) nhằm tránh nguy cơ tái
diễn chiến tranh thế giới thông qua việc xây dựng Cộng đồng châu Âu.
Trên thực tế cho đến nay, có nhiều cách hiểu và định nghĩa khác nhau về khái
niệm “hội nhập quốc tế”. Tựu chung, có ba cách tiếp cận chủ yếu sau:
Cách tiếp cận thứ nhất, thuộc về trường phái theo chủ nghĩa liên bang, cho
rằng hội nhập (integration) là một sản phẩm cuối cùng hơn là một quá trình. Sản
phẩm đó là sự hình thành một Nhà nước liên bang kiểu như Hoa Kỳ hay Thụy
Sỹ. Để đánh giá sự liên kết, những người theo trường phái này quan tâm chủ
yếu tới các khía cạnh luật định và thể chế[1].
Cách tiếp cận thứ hai, với Karl W. Deutsch[2] là trụ cột, xem hội nhập trước
hết là sự liên kết các quốc gia thông qua phát triển các luồng giao lưu như
thương mại, đầu tư, thư tín, thông tin, du lịch, di trú, văn hóa… từ đó hình thành
dần các cộng đồng an ninh (security community). Theo Deutsch, có hai loại
cộng đồng an ninh: loại cộng đồng an ninh hợp nhất như kiểu Hoa Kỳ, và loại
cộng đồng an ninh đa nguyên như kiểu Tây Âu. Như vậy, cách tiếp cận thứ hai
này xem xét hội nhập vừa là một quá trình vừa là một sản phẩm cuối cùng.
Cách tiếp cận thứ ba xem xét hội nhập dưới góc độ là hiện tượng/hành vi các
nước mở rộng và làm sâu sắc hóa quan hệ hợp tác với nhau trên cơ sở phân
công lao động quốc tế có chủ đích, dựa vào lợi thế của mỗi nước và mục tiêu
theo đuổi.
Cách tiếp cận thứ nhất có nhiều hạn chế vì nó không đặt hiện tượng hội nhập
trong quá trình phát triển mà chỉ nhìn nhận hiện tượng này (chủ yếu về khía
cạnh luật định và thể chế) trong trạng thái tĩnh cuối cùng gắn với mô hình Nhà
nước liên bang. Cách tiếp cận này khó áp dụng để phân tích và giải thích thực
tiễn của quá trình hội nhập diễn ra với nhiều hình thức và mức độ khác nhau
như hiện nay trên thế giới. Không phải bất cứ sự hội nhập nào cũng dẫn đến một
Nhà nước liên bang. Cách tiếp cận thứ hai có điểm mạnh là nhìn nhận hiện
tượng hội nhập vừa trong quá trình tiến triển vừa trong trạng thái tĩnh cuối cùng,
đồng thời đưa ra được những nội dung khá cụ thể và sát thực tiễn của quá trình
hội nhập, góp phần phân tích và giải thích nhiều vấn đề của hiện tượng này.
Cách tiếp cận thứ ba tập trung vào hành vi của hiện tượng, không quan tâm xem
xét góc độ thể chế cũng như kết quả cuối cùng của hội nhập, do vậy, thiếu tính
toàn diện và hạn chế trong khả năng giải thích bản chất của quá trình hội nhập.
Ở Việt Nam, thuật ngữ ‘hội nhập kinh tế quốc tế” bắt đầu được sử dụng từ
khoảng giữa thập niên 1990 cùng với quá trình Việt Nam gia nhập ASEAN,
tham gia Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) và các thể chế kinh tế quốc
tế khác. Những năm gần đây, cụm từ “hội nhập quốc tế” (thậm chí nói ngắn gọn
là “hội nhập”) được sử dụng ngày càng phổ biến hơn và với hàm nghĩa rộng
hơn hội nhập kinh tế quốc tế. Có một thực tiễn đáng lưu ý là trước khi thuật ngữ
“hội nhập kinh tế quốc tế” được đưa vào sử dụng, trong tiếng Việt đã xuất hiện
các cụm từ “liên kết kinh tế quốc tế” và “nhất thể hóa kinh tế quốc tế”. Cả ba
thuật ngữ này thực ra được sử dụng để chỉ cùng một khái niệm mà tiếng Anh
gọi là “international economic integration”. Sự khác biệt giữa chúng chủ yếu là
cách dùng với hàm ý chính trị và lịch sử khác nhau. Thuật ngữ “nhất thể hóa
kinh tế quốc tế” được sử dụng chủ yếu trong bối cảnh hợp tác giữa các nước xã
hội chủ nghĩa trong khuôn khổ Hội đồng Tương trợ kinh tế (SEV) những năm
1970-1980.
Thuật ngữ “liên kết kinh tế quốc tế” được sử dụng khá nhiều khi nói về hiện
tượng phát triển các quan hệ kinh tế trên cơ sở tự do hóa mậu dịch giữa các
nước không phải là xã hội chủ nghĩa trong những thập niên sau Chiến tranh thế
giới II, đặc biệt là trong khuôn khổ các tổ chức kinh tế khu vực như Cộng đồng
Kinh tế châu Âu (EC), Liên minh châu Âu (EU), Hiệp hội Mậu dịch tự do châu
Âu (EFTA), Thị trường chung Trung Mỹ (CACM), Cộng đồng Caribê và Thị
trường chung (CARICOM), Khu vực Mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA), v.v...
Trong thực tiễn sử dụng ở Việt Nam hiện nay, các thuật ngữ “liên kết quốc
tế” và “hội nhập quốc tế” có thể thay thế nhau và hầu như không có sự khác
biệt về ý nghĩa.
Mặc dầu vậy, cho đến nay vẫn không có một định nghĩa nào về khái niệm “hội
nhập quốc tế” giành được sự nhất trí hoàn toàn trong giới học thuật và cả giới
làm chính sách ở Việt Nam. Từ các định nghĩa khác nhau nổi lên hai cách hiểu
chính. Thứ nhất, cách hiểu hẹp coi “hội nhập quốc tế” là sự tham gia vào các tổ
chức quốc tế và khu vực. Thứ hai, cách hiểu rộng, coi “hội nhập quốc tế” là sự
mở cửa và tham gia vào mọi mặt của đời sống quốc tế, đối lập với tình trạng
đóng cửa, cô lập hoặc ít giao lưu quốc tế. Với tư duy theo cách này, không ít
người thậm chí đã đánh đồng hội nhập với hợp tác quốc tế. Cả hai cách hiểu
trên về khái niệm “hội nhập quốc tế” đều không đầy đủ và thiếu chính xác.
Từ lý luận và thực tiễn nêu trên, chúng ta cần xác định một cách tiếp cận phù
hợp đối với khái niệm “hội nhập quốc tế” để làm nền tảng xây dựng chiến lược
hội nhập quốc tế của Việt Nam trong giai đoạn mới. Chúng tôi cho rằng cách
tiếp cận phù hợp nhất là xem xét hội nhập như là một quá trình xã hội có nội
hàm toàn diện và thường xuyên vận động hướng tới mục tiêu nhất định. Theo
đó, hội nhập quốc tế được hiểu như là quá trình các nước tiến hành các
hoạt động tăng cường sự gắn kết họ với nhau dựa trên sự chia sẻ về lợi ích,
mục tiêu, giá trị, nguồn lực, quyền lực (thẩm quyền định đoạt chính sách)
và tuân thủ các luật chơi chung trong khuôn khổ các định chế hoặc tổ chức
quốc tế. Như vậy, khác với hợp tác quốc tế (hành vi các chủ thể quốc tế đáp
ứng lợi ích hay nguyện vọng của nhau, không chống đối nhau), hội nhập quốc
tế vượt lên trên sự hợp tác quốc tế thông thường: nó đòi hỏi sự chia sẻ và
tính kỷ luật cao của các chủ thể tham gia. Nhìn ở góc độ thể chế, quá trình
hội nhập hình thành nên và củng cố các định chế/tổ chức quốc tế, thậm chí là
các chủ thế mới của quan hệ quốc tế. Những chủ thể quốc tế mới này có thể
dưới dạng: (i) hoặc là một tổ chức liên chính phủ (các thành viên vẫn giữ chủ
quyền quốc gia trong việc định đoạt chính sách, chẳng hạn như tổ chức Liên
hiệp quốc, ASEAN…), (ii) hoặc là một tổ chức siêu quốc gia (các thành viên
trao toàn bộ chủ quyền quốc gia cho một cơ cấu siêu quốc gia, hình thái này có
thể giống như mô hình nhà nước liên bang, chẳng hạn như Hoa Kỳ, Canada…),
(iii) hoặc là một tổ chức lai ghép giữa hai hình thái trên (các thành viên trao một
phần chủ quyền quốc gia cho một cơ cấu siêu quốc gia và vẫn giữ một phần chủ
quyền cho riêng mình, chẳng hạn như trường hợp EU hiện nay).
Chủ thể của hội nhập quốc tế trước hết là các quốc gia, chủ thể chính của quan
hệ quốc tế có đủ thẩm quyền và năng lực đàm phán, ký kết và thực hiện các cam
kết quốc tế. Bên cạnh chủ thể chính này, các chủ thể khác cùng hợp thành lực
lượng tổng hợp tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế.
2. Nội hàm của hội nhập quốc tế
Hội nhập quốc tế có thể diễn ra trên từng lĩnh vực của đời sống xã hội (kinh tế,
chính trị, an ninh-quốc phòng, văn hóa, giáo dục, xã hội, v.v.), nhưng cũng có
thể đồng thời diễn ra trên nhiều lĩnh vực với tính chất (tức là mức độ gắn kết),
phạm vi (gồm địa lý, lĩnh vực/ngành) và hình thức (song phương, đa phương,
khu vực, liên khu vực, toàn cầu) rất khác nhau.
a) Hội nhập kinh tế quốc tế
Đây là quá trình gắn kết các nền kinh tế của từng nước với kinh tế khu vực và
thế giới thông qua các nỗ lực tự do hóa và mở cửa nền kinh tế theo những hình
thức khác nhau, từ đơn phương[3] đến song phương[4], tiểu khu vực/vùng[5], khu
vực[6], liên khu vực[7] và toàn cầu[8]. Hội nhập kinh tế có thể diễn ra theo nhiều
mức độ. Theo một số nhà kinh tế, tiến trình hội nhập kinh tế được chia thành
năm mô hình cơ bản từ thấp đến cao như sau[9]:
(i) Thỏa thuận thương mại ưu đãi (PTA): Các nước thành viên dành cho
nhau các ưu đãi thương mại trên cơ sở cắt giảm thuế quan, nhưng còn hạn chế
về phạm vi (số lượng các mặt hàng đưa vào diện cắt giảm thuế quan) và mức độ
cắt giảm. Hiệp định PTA của ASEAN (1977), Hiệp định Thương mại Việt-Mỹ
(2001), Hiệp định GATT (1947 và 1994) là các ví dụ cụ thể của mô hình liên
kết kinh tế ở giai đoạn thấp nhất.
(ii) Khu vực mậu dịch tự do (FTA): Các thành viên phải thực hiện việc cắt
giảm và loại bỏ các hàng rào thuế quan và các hạn chế về định lượng (có thể
bao gồm cả việc giảm và bỏ một số hàng rào phi thuế quan) trong thương mại
hàng hóa nội khối, nhưng vẫn duy trì chính sách thuế quan độc lập đối với các
nước ngoài khối. Ví dụ: Khu vực mậu dịch tự do Bắc Âu (EFTA), Khu vực mậu
dịch tự do bắc Mỹ (NAFTA), Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN (AFTA).
Những năm gần đây, phần lớn các hiệp định FTA mới có phạm vi lĩnh vực điều
tiết rộng hơn nhiều. Ngoài lĩnh vực hàng hóa, các hiệp định này còn có những
quy định tự do hóa đối với nhiều lĩnh vực khác như dịch vụ, đầu tư, sở hữu trí
tuệ, mua sắm chính phủ… Ví dụ: Hiệp định FTA giữa ASEAN với Úc-Niudilân
(2009), Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình dương (TPP- đang đàm phán).
(iii) Liên minh thuế quan (CU): Các thành viên ngoài việc cắt giảm và loại
bỏ thuế quan trong thương mại nội khối còn thống nhất thực hiện chính sách
thuế quan chung đối với các nước bên ngoài khối. Ví dụ: Nhóm ANDEAN và
Liên minh thuế quan Nga-Bêlarút-Cadăcxtan.
(iv) Thị trường chung (hay thị trường duy nhất): Ngoài việc loại bỏ thuế
quan và hàng rào phi quan thuế trong thương mại nội khối và có chính sách thuế
quan chung đối với ngoài khối, các thành viên còn phải xóa bỏ các hạn chế đối
với việc lưu chuyển của các yếu tố sản xuất khác (vốn, lao động…) để tạo thành
một nền sản xuất chung của cả khối. Ví dụ: Liên minh châu Âu đã trải qua giai
đoạn xây dựng thị trường duy nhất (Thị trường chung châu Âu) trước khi trở
thành một liên minh kinh tế.
(v) Liên minh kinh tế-tiền tệ: Là mô hình hội nhập kinh tế ở giai đoạn cao
nhất dựa trên cơ sở một thị trường chung/duy nhất cộng thêm với việc thực hiện
chính sách kinh tế và tiền tệ chung (một đồng tiền chung, ngân hàng trung ương
thống nhất của khối). Ví dụ: EU hiện nay.
Một nước có thể đồng thời tham gia vào nhiều tiến trình hội nhập với tính chất,
phạm vi và hình thức khác nhau. Tuy nhiên, về cơ bản phải trải qua các bước
hội nhập từ thấp đến cao, việc đốt cháy giai đoạn chỉ có thể diễn ra trong những
điều kiện đặc thù nhất định mà thôi (chẳng hạn Cộng đồng Kinh tế châu Âu đã
đồng thời thực hiện xây dựng khu vực mậu dịch tự do và liên minh thuế quan
trong những thập niên 60-70). Hội nhập kinh tế là nền tảng hết sức quan trọng
cho sự tồn tại bền vững của hội nhập trong các lĩnh vực khác, đặc biệt là hội
nhập về chính trị và nhìn chung, được các nước ưu tiên thúc đẩy giống như một
đòn bẩy cho hợp tác và phát triển trong bối cảnh toàn cầu hóa[10].
b) Hội nhập chính trị
Hội nhập về chính trị là quá trình các nước tham gia vào các cơ chế quyền lực
tập thể (giữa hai hay nhiều nước) nhằm theo đuổi những mục tiêu nhất định và
hành xử phù hợp với các luật chơi chung. Hội nhập chính trị thể hiện mức độ
liên kết đặc biệt giữa các nước, trong đó họ chia sẻ với nhau về các giá trị cơ
bản (tư tưởng chính trị, ý thức hệ), mục tiêu, lợi ích, nguồn lực và đặc biệt là
quyền lực. Một quốc gia có thể tiến hành hội nhập chính trị quốc tế thông qua
ký hiệp ước với một hay một số quốc gia khác trên cơ sở thiết lập các mối liên
kết quyền lực giữa họ (hiệp ước liên minh hay đồng minh) hoặc tham gia vào
các tổ chức chính trị khu vực (chẳng hạn như ASEAN, EU) hay một tổ chức có
quy mô toàn cầu (chẳng hạn như Liên Hiệp quốc).
Ở giai đoạn thấp của hội nhập chính trị, liên kết giữa các thành viên còn hạn chế
và các thành viên vẫn cơ bản giữ thẩm quyền định đoạt chính sách riêng.
ASEAN hiện nay vẫn đang trong giai đoạn đầu quá trình hội nhập chính trị, nên
vẫn còn tồn tại nhiều sự khác biệt và độ tin cậy giữa các thành viên còn hạn chế.
Về mặt tổ chức quyền lực, ASEAN là một khuôn khổ liên chính phủ. Hoàn tất
xây dựng Cộng đồng ASEAN dựa trên 3 trụ cột (Cộng đồng Chính trị-An ninh,
Cộng đồng Kinh tế và Cộng đồng Văn hóa-Xã hội) sẽ giúp tăng cường quá trình
hội nhập chính trị trong ASEAN, tạo điều kiện để ASEAN bước tới một giai
đoạn hội nhập cao hơn nữa.
Giai đoạn hội nhập chính trị cao đòi hỏi sự tương đồng về thể chế chính trị và
độ tin cậy hoàn toàn của các thành viên. Về mặt tổ chức quyền lực, các thành
viên chỉ giữ lại một số thẩm quyền nhất định ở cấp quốc gia và trao các quyền
lực còn lại cho một cơ cấu siêu quốc gia. EU hiện nay là một mô hình hội nhập
chính trị cao.
Thông thường hội nhập chính trị là bước đi sau cùng trên cơ sở các nước liên
quan đã đạt đến trình độ hội nhập kinh tế và văn hóa-xã hội rất cao. Sự hình
thành Liên bang Hoa Kỳ, Liên bang Canađa trước đây và EU hiện nay cơ bản
theo phương thức này. Tuy nhiên, trong những bối cảnh nhất định, hội nhập
trong lĩnh vực chính trị có thể đi trước một bước để mở đường thúc đẩy hội
nhập trong các lĩnh vực khác. Trường hợp ASEAN thể hiện khá đặc biệt sự kết
hợp nhiều tiến trình hội nhập. Trong suốt hơn 2 thập kỷ đầu tồn tại, ASEAN chủ
yếu là một cơ chế hợp tác khu vực về chính trị-ngoại giao nhằm đối phó với
những thách thức đối với an ninh quốc gia của các thành viên. Một số học giả
nhìn nhận ASEAN như là một định chế/chế độ quốc tế (international regime) về
chính trị-an ninh ở khu vực Đông Nam Á[11]. Nói một cách khác, đây là dạng
thức ban đầu của hội nhập chính trị-an ninh. Sau giai đoạn khởi đầu chủ yếu
bằng hội nhập sơ khai về chính trị-an ninh, từ cuối thập niên 1970 trở đi,
ASEAN mới bắt đầu triển khai hợp tác về kinh tế và chỉ từ gần giữa thập niên
1990, ASEAN mới thực sự bắt đầu tiến trình hội nhập kinh tế. Hội nhập văn
hóa-xã hội phải đợi đến khi ASEAN thông qua Hiến chương năm 2008 mới
được triển khai.
c) Hội nhập an ninh-quốc phòng
Hội nhập về an ninh-quốc phòng là sự tham gia của quốc gia vào quá trình gắn
kết họ với các nước khác trong mục tiêu duy trì hòa bình và an ninh. Điều này
đòi hỏi các nước hội nhập phải tham gia vào các thỏa thuận song phương hay đa
phương về an ninh-quốc phòng trên cơ sở các nguyên tắc chia sẻ và liên kết:
mục tiêu chung, đối tượng/kẻ thù chung, tiến hành các hoạt động chung về đảm
bảo an ninh-quốc phòng...
Có nhiều kiểu liên kết an ninh-quốc phòng khác nhau, trong đó nổi lên những
hình thức chủ yếu được nhiều nước sử dụng như sau:
- Hiệp ước phòng thủ chung: Đây là hình thức khá phổ biến trong thời kỳ Chiến
tranh lạnh khi mà thế giới được cơ bản chia thành hai hệ thống (gọi là hệ thống
hai cực) giữa một bên là các nước xã hội chủ nghĩa do Liên Xô lãnh đạo và bên
kia là các nước tư bản chủ nghĩa do Mỹ đứng đầu. Hàng loạt tổ chức phòng thủ
chung đã được hai phe lập ra để thực hiện các mục tiêu chính trị và an ninh-
quốc phòng, chẳng hạn như Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO)[12],
Tổ chức Hiệp ước Trung tâm (CENTO)[13], Tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á
(SEATO)[14], Hiệp ước Liên minh Úc-Niudilân-Mỹ (ANZUS)[15], Tổ chức Hiệp
ước Vác-xô-vi[16]. Nguyên tắc của các tổ chức phòng thủ chung là: (i) các nước
tham gia phải có chung kẻ thù bên ngoài, khi một nước nào đó tấn công một
thành viên của khối thì nước đó được coi là kẻ thù của cả khối và tất cả các
thành viên cùng hành động chống lại kẻ thù đó; (ii) các thành viên có chính sách
phòng thủ chung; (iii) các thành viên cùng đóng góp lực lượng vũ trang tham
gia vào lực lượng chung của khối đặt dưới một bộ chỉ huy chung.
Đây là phương thức liên kết quân sự rất cao, đòi hỏi các thành viên phải đồng
về ý thức hệ và cùng chia sẻ cao về quan điểm, chính sách an ninh-quốc phòng,
chiến lược quân sự và có trình độ phát triển kỹ thuật quân sự cũng như năng lực
tác chiến không quá chênh lệch. Phương thức liên kết này cũng đòi hỏi các
thành viên phải chấp nhận chịu sự hạn chế về chủ quyền quốc gia và trao một
phần thẩm quyền quốc gia cho một cơ chế chung siêu quốc gia.
- Hiệp ước liên minh quân sự song phương: Đây là hình thức cổ điển rất phổ
biến trong lịch sử quan hệ quốc tế xưa và nay. Phần lớn, nếu như không nói là
hầu hết, các nước đều có hiệp ước liên minh với một hoặc một số nước khác,
trong đó có quy định về trợ giúp quân sự trong những tình huống cần thiết. Mỹ
có hiệp ước liên minh quân sự song phương với Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan,
Thái Lan và Philipin. Việt Nam cũng đã có Hiệp ước liên minh với Liên Xô cũ,
Lào và Cămpuchia.
- Các dàn xếp an ninh tập thể: Đây là hình thức liên kết an ninh dựa trên
nguyên tắc các thành viên cam kết không tấn công nhau, nếu có một thành viên
vi phạm, sẽ dùng sức mạnh hợp tác của cả khối để ngăn chặn và giúp giải quyết
xung đột. Hội quốc liên và sau này là Liên Hiệp quốc, Liên đoàn Ả-rập, Tổ
chức thống nhất châu Mỹ (OAS), Tổ chức Thống nhất châu phi (AU), Cộng
đồng chính trị-an ninh mà ASEAN đang xây dựng là những mô hình cụ thể của
phương thức liên kết an ninh tập thể.
- Các dàn xếp về an ninh hợp tác là phương thức liên kết an ninh-quốc phòng
lỏng lẻo hơn cả, dựa trên nguyên tắc lấy hợp tác trên các lĩnh vực, từ dễ đến
khó, với các hình thức đa dạng như đối thoại, xây dựng lòng tin, ngoại giao
phòng ngừa… để xây dựng thói quen hợp tác và sự phụ thuộc, ràng buộc lẫn
nhau, từ đó có thể hạn chế khả năng xảy ra xung đột giữa các thành viên.
ASEAN và một loạt cơ chế khu vực liên quan như Hội nghị sau Hội nghị Bộ
trưởng Ngoại giao (PMC), Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF), Hội nghị Bộ
trưởng quốc phòng ASEAN (ADMM), Hội nghị Bộ trưởng quốc phòng
ASEAN mở rộng (ADMM+), Hội nghị cấo cao Đông Á (EAS)… là những mô
hình cụ thể về dạng thức liên kết này.
Nhìn chung, hội nhập trong lĩnh vực an ninh-quốc phòng là tiến trình khó khăn
hơn cả, vì nó liên quan trực tiếp tới những vấn đề nhạy cảm nhất- cốt lõi tồn tại
của quốc gia, đó là hòa bình, độc lập và chủ quyền.
d) Hội nhập về văn hóa-xã hội
Hội nhập về văn hóa-xã hội là quá trình mở cửa, trao đổi văn hóa với các nước
khác; chia sẻ các giá trị văn hóa, tinh thần với thế giới; tiếp thu các giá trị văn
hóa tiến bộ của thế giới để bổ sung và làm giàu nền văn hóa dân tộc; tham gia
vào các tổ chức hợp tác và phát triển văn hóa-giáo dục và xã hội khu vực và hợp
tác chặt chẽ với các nước thành viên hướng tới xây dựng một cộng đồng văn
hóa-xã hội rộng lớn hơn trên phạm vi khu vực và toàn cầu (ví dụ, tham gia
Cộng đồng văn hóa-xã hội ASEAN, UNESCO…); ký kết và thực hiện các hiệp
định song phương về hợp tác-phát triển văn hóa-giáo dục-xã hội với các nước.
Hội nhập văn hóa-xã hội có ý nghĩa rất quan trọng trong việc làm sâu sắc quá
trình hội nhập, thực sự gắn kết các nước với nhau bằng chất keo bền vững hơn
cả. Quá trình này giúp các dân tộc ở các quốc gia khác nhau ngày càng gần gũi
và chia sẻ với nhau nhiều hơn về các giá trị, phương thức tư duy và hành động;
tạo ra sự hài hòa và thống nhất ngày càng cao hơn giữa các chính sách xã hội
của các nước thành viên; đồng thời tạo điều kiện để người dân mỗi nước được
thụ hưởng tốt hơn các giá trị văn hóa của nhân loại, các phúc lợi xã hội đa dạng;
đặc biệt, hình thành và củng cố tình cảm gắn bó thuộc về một cộng đồng chung
rộng lớn hơn quốc gia của riêng mình (ý thức công dân khu vực/toàn cầu).
3. Hội nhập quốc tế là một xu thế tất yếu lớn của thời đại ngày nay
Hội nhập quốc tế là một quá trình tất yếu, do bản chất xã hội của lao động và
quan hệ giữa con người. Các cá nhân muốn tồn tại và phát triển phải có quan hệ
và liên kết với nhau tạo thành cộng đồng. Nhiều cộng đồng liên kết với nhau tạo
thành xã hội và các quốc gia-dân tộc. Các quốc gia lại liên kết với nhau tạo
thành những thực thể quốc tế lớn hơn và hình thành hệ thống thế giới.
Sự ra đời và phát triển của kinh tế thị trường đòi hỏi phải mở rộng các thị
trường quốc gia, hình thành thị trường khu vực và quốc tế thống nhất. Đây là
động lực chủ yếu thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế nói riêng và hội
nhập quốc tế nói chung.
Từ sau Chiến tranh thế giới II, đặc biệt là từ khi chấm dứt Chiến tranh lạnh,
cùng với sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất thế giới nhờ hàng loạt
tiến bộ nhanh chóng về khoa học-công nghệ, xu thế hòa bình-hợp tác, nỗ lực tự
do hóa-mở cửa của các nước đã thúc đẩy quá trình hội nhập quốc tế trên nhiều
lĩnh vực, đặc biệt là trong kinh tế, phát triển rất nhanh và trở thành một xu thế
lớn của quan hệ quốc tế hiện đại. Quá trình này diễn ra trên nhiều cấp độ: song
phương, đa phương, tiểu vùng, khu vực, liên khu vực và toàn cầu. Mức độ hội
nhập cũng ngày một sâu sắc hơn, bao quát toàn diện hơn. Hầu hết mọi nước trên
thế giới đã và đang tích cực tham gia vào quá trình này.
Trên cấp độ toàn cầu, ngay sau Chiến tranh thế giới II, Liên hiệp quốc và hàng
loạt các tổ chức chuyên môn của Liên hiệp quốc, trong đó gồm nhiều thiết chế
thuộc hệ thống Bretton Woods (đặc biệt là Quỹ Tiền tệ quốc tế và Ngân hàng
Thế giới), ra đời với số lượng thành viên gia nhập ngày một nhiều hơn, bao quát
hầu hết các nước trên thế giới. Đây là một tổ chức hợp tác toàn diện, bao quát
hầu hết mọi lĩnh vực và có quy mô toàn cầu. Trong một số lĩnh vực, Liên hiệp
quốc đã có sự phát triển vượt lên trên sự hợp tác thông thường và có thể nói đã
đạt đến trình độ ban đầu của hội nhập (lĩnh vực chính trị-an ninh, lĩnh vực nhân
quyền, lĩnh vực tài chính). Trong lĩnh vực thương mại, tiến trình hội nhập toàn
cầu được thúc đẩy với việc ra đời của một định chế đa phương đặc biệt quan
trọng, đó Hiệp định chung về Thương mại và Thuế quan (GATT), sau đó được
nối tiếp bằng Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) kể từ năm 1995. Hiện nay,
153 quốc gia và vùng lãnh thổ đã tham gia với tư cách thành viên chính thức
của Tổ chức này, khoảng 30 quốc gia khác đang trong quá trình đàm phán gia
nhập. Trong hơn một thập kỷ qua, WTO đã phát triển mạnh mẽ hệ thống “luật
chơi” về thương mại quốc tế, bao quát hầu hết các lĩnh vực của quan hệ kinh tế
giữa các thành viên như hàng hóa, dich vụ, nông nghiệp, kiểm dịch động thực
vật, dệt may, hàng rào kỹ thuật, đầu tư, sở hữu trí tuệ, chống bán phá giá, trợ
cấp và các biện pháp đối kháng, các biện pháp tự vệ, xác định giá trị tính thuế
hải quan, giám định hàng hóa, quy tắc xuất xứ, quy tắc và thủ tục giải quyết
tranh chấp… Các quy định cơ bản của WTO trở thành nền tảng của tất cả các
thỏa thuận kinh tế khu vực hay song phương trên thế giới hiện nay. Vòng đàm
phán Đô-ha, bắt đầu từ hơn mười năm trước, đang tiếp tục mở rộng và củng cố
các quy định của WTO theo hướng tự do hóa hơn nữa.
Ở cấp độ khu vực, quá trình hội nhập phát triển rất nhanh trong những thập niên
1960 và 1970, đặc biệt “nở rộ” từ thập niên 1990 trở lại đây. Hàng loạt tổ
chức/thể chế khu vực đã ra đời ở khắp các châu lục. Hầu như không một khu
vực nào trên thế giới hiện nay không có các tổ chức/thể chế khu vực của riêng
mình. Các tổ chức/thể chế khu vực về chính trị-an ninh và đặc biệt là kinh tế,
chiếm nhiều nhất. Chỉ riêng trong lĩnh vực kinh tế, tính đến giữa tháng 5/2011
có 489 hiệp định về mậu dịch khu vực (RTAs) giữa các thành viên của WTO đã
được thông báo cho Ban Thư ký WTO, trong đó 90% là các thỏa thuận mậu
dịch tự do (FTAs) và 10% là các liên minh thuế quan (CU)[17]. Bên cạnh đó, có
tới hàng trăm RTAs đang trong quá trình đàm phán hoặc chuẩn bị đàm phán.
Nhiều tổ chức/thể chế liên kết kinh tế liên khu vực được hình thành, ví dụ như
APEC, ASEM, ASEAN với các đối tác ngoài khu vực chẳng hạn như Mỹ và
EU (dưới dạng các PCA và FTA), EU với một số tổ chức/thể chế hoặc quốc gia
ở các khu vực khác, v.v…
Bên cạnh các cấp độ toàn cầu và khu vực, quá trình hội nhập giữa các nước còn
được điều tiết bởi các hiệp định liên kết song phương, dưới dạng hiệp ước liên
minh (chính trị, an ninh, quốc phòng), hiệp định đối tác toàn diện, hiệp định đối
tác chiến lược, hiệp định kinh tế-thương mại (BFTA, BCU…). Từ cuối thập
niên 1990 trở lại đây, xu hướng ký kết các hiệp định đối tác chiến lược và hiệp
định mậu dịch tự do (BFTA) phát triển đặc biệt mạnh mẽ. Hầu hết các nước đều
đã ký hoặc đang trong quá trình đàm phán các BFTA. Thậm chí, có nước hiện
đã ký hoặc đàm phán tới hàng chục hiệp định BFTA (Singapore, Thái Lan,
Nhật, Úc…). Điều này được lý giải chủ yếu bởi bế tắc của vòng đàm phán Đôha
và những ưu thế của BFTA so với các hiệp định đa phương (dễ đàm phán và
nhanh đạt được hơn; việc thực hiện cũng thuận lợi hơn).
Về phạm vi lĩnh vực và mức độ hội nhập, xem xét các thỏa thuận liên kết khu
vực và song phương trong thời gian gần đây, có thể thấy rất rõ rằng các lĩnh vực
hội nhập ngày càng được mở rộng hơn. Bên cạnh xu hướng đẩy mạnh hội nhập
kinh tế, các nước cũng quan tâm thúc đẩy hội nhập trong các lĩnh vực khác, đặc
biệt là chính trị-an ninh và văn hóa-xã hội. Tiến trình hội nhập toàn diện trong
EU đã đạt đến mức cao, biến tổ chức này trở thành một thực thể gần giống như
một nhà nước liên bang. ASEAN cũng đang tiến hành mở rộng và làm sâu sắc
tiến trình hội nhập khu vực một cách toàn diện hơn thông qua xây dựng Cộng
đồng ASEAN dựa trên ba trụ cột Cộng đồng Chính trị-An ninh, Cộng đồng
Kinh tế và Cộng đồng Văn hóa-Xã hội. Hàng loạt các hiệp định đối tác toàn
diện hay đối tác chiến lược song phương được ký kết gần đây bao quát khá toàn
diện các lĩnh vực hợp tác và liên kết giữa các bên. Nếu chỉ xét riêng về mặt kinh
tế, thì các thỏa thuận gần đây, chẳng hạn như Hiệp định Mậu dịch tự do
ASEAN-Úc-Niudilân, Hiệp định Mậu dịch tự do Mỹ-Singapore, Hiệp định Mậu
dịch tự do Hàn Quốc-Singapore, Hiệp định Mậu dịch tự do Nhật-Singapore,
chứa đựng hầu hết các lĩnh vực và do vậy vượt xa so với các hiệp định FTA
truyền thống. Nhìn chung, các hiệp định FTA mới toàn diện hơn và bao hàm cả
những lĩnh vực “nhạy cảm” (ví dụ như mua sắm chính phủ, cạnh tranh, lao
động, môi trường, hàng rào kỹ thuật) thường không được đề cập trong hầu hết
các hiệp định FTA ký trước đây. Bên cạnh đó, các hiệp định FTA mới đưa ra
các quy định về tự do hóa triệt để hơn, thể hiện mức độ hội nhập cao hơn. Ví
dụ, trong lĩnh vực hàng hóa, cắt giảm thuế quan mạnh hơn và sớm đưa về 0%,
hạn chế tối đa số lượng các sản phẩm loại trừ.
Rõ ràng, hội nhập quốc tế đã trở thành một xu thế lớn và một đặc trưng quan
trọng của thế giới hiện nay. Không ít người khẳng định rằng chúng ta đang sống
trong thời đại toàn cầu hóa. Nói một cách khác, thời đại hội nhập toàn cầu. Xu
thế này chi phối toàn bộ quan hệ quốc tế và làm thay đổi to lớn cấu trúc của hệ
thống thế giới cũng như bản thân các chủ thể và mối quan hệ giữa chúng.
4. Lợi và bất lợi của hội nhập quốc tế
Khẳng định hội nhập quốc tế là một xu thế tất yếu lớn của thế giới cũng đồng
thời chỉ ra con đường phát triển không thể nào khác đối với các nước trong
thời đại toàn cầu hóa là tham gia hội nhập quốc tế. Sự lựa chọn tất yếu này
còn được quyết định bởi rất nhiều lợi ích mà hội nhập quốc tế tạo ra cho các
nước. Dưới đây, xin nêu những lợi ích chủ yếu của hội nhập quốc tế mà các
nước có thể tận dụng được:
Thứ nhất, quá trình hội nhập giúp mở rộng thị trường để thúc đẩy thương mại
và các quan hệ kinh tế quốc tế khác, từ đó thúc đẩy tăng trưởng và phát triển
kinh tế-xã hội.
Thứ hai, hội nhập cũng tạo động lực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cải
thiện môi trường đầu tư kinh doanh, từ đó nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh
tranh của nền kinh tế, của các sản phẩm và doanh nghiệp; đồng thời, làm tăng
khả năng thu hút đầu tư vào nền kinh tế.
Thứ ba, hội nhập giúp nâng cao trình độ của nguồn nhân lực và nền khoa học
công nghệ quốc gia, nhờ hợp tác giáo dục-đào tạo và nghiên cứu khoa học với
các nước và tiếp thu công nghệ mới thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài và
chuyển giao công nghệ từ các nước tiên tiến.
Thứ tư, hội nhập làm tăng cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước tiếp cận thị
trường quốc tế, nguồn tín dụng và các đối tác quốc tế.
Thứ năm, hội nhập tạo cơ hội để các cá nhân được thụ hưởng các sản phẩm
hàng hóa, dịch vụ đa dạng về chủng loại, mẫu mã và chất lượng với giá cạnh
tranh; được tiếp cận và giao lưu nhiều hơn với thế giới bên ngoài, từ đó có cơ
hội phát triển và tìm kiếm việc làm cả ở trong lẫn ngoài nước.
Thứ sáu, hội nhập tạo điều kiện để các nhà hoạch định chính sách nắm bắt tốt
hơn tình hình và xu thế phát triển của thế giới, từ đó có thể đề ra chính sách phát
triển phù hợp cho đất nước và không bị lề hóa.
Thứ bảy, hội nhập giúp bổ sung những giá trị và tiến bộ của văn hóa, văn minh
của thế giới, làm giàu văn hóa dân tộc và thúc đẩy tiến bộ xã hội.
Thứ tám, hội nhập tạo động lực và điều kiện để cải cách toàn diện hướng tới xây
dựng một xã hội mở, dân chủ hơn, và một nhà nước pháp quyền.
Thứ chín, hội nhập tạo điều kiện để mỗi nước tìm cho mình một vị trí thích hợp
trong trật tự quốc tế, giúp tăng cường uy tín và vị thế quốc tế, cũng như khả
năng duy trì an ninh, hòa bình và ổn định để phát triển.
Thứ mười, hội nhập giúp duy trì hòa bình và ổn định khu vực và quốc tế để các
nước tập trung cho phát triển; đồng thời mở ra khả năng phối hợp các nỗ lực và
nguồn lực của các nước để giải quyết những vấn đề quan tâm chung của khu
vực và thế giới .
Tuy nhiên, hội nhập không chỉ đưa lại những lợi ích, trái lại, nó cũng đặt các
nước trước nhiều bất lợi và thách thức, trong đó đặc biệt là:
Một, hội nhập làm gia tăng cạnh tranh gay gắt khiến nhiều doanh nghiệp và
ngành kinh tế gặp khó khăn, thậm chí là phá sản, từ đó gây nhiều hậu quả về
mặt kinh tế-xã hội.
Hai, hội nhập làm tăng sự phụ thuộc của nền kinh tế quốc gia vào thị trường bên
ngoài và, do vậy, khiến nền kinh tế dễ bị tổn thương trước những biến động của
thị trường quốc tế.
Ba, hội nhập không phân phối công bằng lơi ích và rủi ro cho các nước và các
nhóm khác nhau trong xã hội, do vậy có nguy cơ làm tăng khoảng cách giàu-
nghèo.
Bốn, trong quá trình hội nhập, các nước đang phát triển phải đối mặt với nguy
cơ chuyển dịch cơ cấu kinh tế tự nhiên bất lợi, do thiên hướng tập trung vào các
ngàng sử dụng nhiều tài nguyên, nhiều sức lao động, nhưng có giá trị gia tăng
thấp. Do vậy, họ dễ có thể trở thành bãi rác thải công nghiệp và công nghệ thấp,
bị cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên và hủy hoại môi trường.
Năm, hội nhập có thể tạo ra một số thách thức đối với quyền lực Nhà nước (theo
quan niện truyền thống về độc lập, chủ quyền) và phức tạp đối với việc duy trì
an ninh và ổn định ở các nước đang phát triển.
Sáu, hội nhập có thể làm gia tăng nguy cơ bản sắc dân tộc và văn hóa truyền
thống bị xói mòn trước sự “xâm lăng” của văn hóa nước ngoài.
Bảy, hội nhập có thể đặt các nước trước nguy cơ gia tăng của tình trạng khủng
bố quốc tế, buôn lậu, tội phạm xuyên quốc gia, dịch bệnh, nhập cư bất hợp
pháp…
Như vậy, hội nhập đồng thời đưa lại cả lợi ích lẫn bất lợi đối với các nước. Tuy
nhiên, không phải cứ hội nhập là đương nhiên hưởng đầy đủ tất cả các lợi ích và
gánh mọi bất lợi như đã nêu trên. Các lợi ích và bất lợi nhìn chung ở dạng tiềm
năng và đối với mỗi nước một khác, do các nước không giống nhau về điều
kiện, hoàn cảnh, trình độ phát triển… Việc khai thác được lợi ích đến đâu và
hạn chế các bất lợi, thách thức thế nào phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó đặc
biệt quan trọng là năng lực của mỗi nước, trước hết là chiến lược/chính sách,
biện pháp hội nhập và việc tổ chức thực hiện. Thực tế, nhiều nước đã khai thác
rất tốt các cơ hội và lợi ích của hội nhập để đạt được tăng trưởng và phát triển
kinh tế-xã hội cao, ổn định trong nhiều năm liên tục, nhanh chóng vươn lên
hàng các nước công nghiệp mới và tạo dựng được vị thế quốc tế đáng nể, đồng
thời xử lý khá thành công các bất lợi và thách thức của quá trình hội nhập, đó là
trường hợp Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Singapore, Trung Quốc,
Malaixia, Mêhicô, Braxin… Một số nước tuy vẫn gặt hái được nhiều lợi ích từ
hội nhập, song xử lý chưa tốt mặt trái của quá trình này, nên phải đối mặt với
nhiều khó khăn, thách thức lớn, có thể kể tới trường hợp Thái Lan, Phi-líp-pin,
Inđônêxia, Việt Nam, Hy Lạp, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha… Mặc dù vậy, suy
cho cùng lợi ích mà hầu hết các nước đã thu được trên thực tế từ quá trình hội
nhập vẫn lớn hơn cái giá mà họ phải trả cho những tác động tiêu cực xét trên
phương diện tăng trưởng và phát triển kinh tế. Điều này giải thích tại sao hội
nhập quốc tế trở thành lựa chọn chính sách của hầu hết các nước trên thế giới
hiện nay./
TOÀN CẦU HOÁ VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM
Toàn cầu hoá kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế trong những năm gần
đây đã trở thành đề tài được đông đảo các nhà chính trị, các học giả, các nhà
kinh doanh và dân chúng quan tâm đặc biệt. Có những ý kiến rất khác nhau khi
đánh giá quá trình này. Tài liệu này muốn giới thiệu quá trình toàn cầu hoá kinh
tế và hội nhập kinh tế quốc tế về cả phương diện lý luận và thực tiễn, đồng thời
phân tích những vấn đề liên quan đối với Việt Nam hiện nay.
I. NHỮNG CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Các tiếp cận lý luận về quá trình toàn cầu hóa
Thuật ngữ toàn cầu hoá (Globalization) đã xuất hiện lần đầu tiên vào năm
1961, được đưa vào Từ điển tiếng Anh của Webster, nhưng mãi đến năm 1980s
thuật ngữ này mới được sử dụng rộng rãi.
Toàn cầu hóa là một quá trình đa phương diện, bao hàm nhiều nhân tố
như kinh tế, chính trị, pháp luật, khoa học - công nghệ, văn hóa, xã hội. “Toàn
cầu hóa” là một thuật ngữ đòi hỏi phải có cách tiếp cận liên ngành và đa chiều
vì nó có liên quan đến tất cả các hiện tượng xã hội đương đại. Toàn cầu hóa
được tiếp cận từ góc độ kinh tế học, xã hội học, công nghệ học, môi trường, văn
hóa, v.v.. Đến nay đã có hàng trăm định nghĩa về toàn cầu hóa được đưa ra từ
nhiều góc độ tiếp cận khác nhau, thậm chí đối lập nhau. Nguyên nhân của sự
khác nhau hoặc đối lập đó không chỉ do khác nhau về lợi ích, về lập trường
quan điểm mà còn do khác nhau về cách tiếp cận vấn đề, về mục đích tìm hiểu
toàn cầu hóa1.
Toàn cầu hóa là kết quả tất yếu từ sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng
sản xuất. Quan niệm được nhiều học giả tán thành nhất. Chúng là biểu hiện hệ
1 Đề tài cấp nhà nước KX08.01: Xu thế toàn cầu hóa trong hai thập kỷ đầu thể kỷ XXI.
quả của sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất trong các nền kinh tế
riêng biệt, từ đó quá trình này dẫn đến phá vỡ sự biệt lập của từng quốc gia, tạo
ra mối quan hệ gắn kết, tương tác và phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia, dân
tộc trên quy mô toàn cầu trong sự vận động phát triển.
Kinh tế thị trường khẳng định được ưu thế của mình và phát tán ra nhiều
quốc gia trên thế giới. Nó tạo ra động lực phát triển và mở rộng quan hệ giữa
các quốc gia, trước hết là các quan hệ kinh tế, sau đó tới các quan hệ khác như
chính trị, văn hóa, v.v. Hệ thống kinh tế thị trường càng phát triển theo hướng
mở, không bị giới hạn bởi các đường biên giới và ranh giới dân tộc, chủng tộc
và tôn giáo. Đó là môi trường thuận lợi tạo thuận lợi cho quá trình tự nhiên xích
lại gần nhau của các cộng đồng dân cư các thể chế toàn thế giới. Toàn cầu hoá
phản ánh một quá trình mà thông qua đó thị trường và sản xuất ở nhiều nước
khác nhau đang trở nên ngày càng phụ thuộc lẫn nhau2.
Tác động của các hành vi kinh tế toàn cầu dẫn tới hệ lụy của hệ thống
chính trị thế giới, ngược lại chính trị lại có tác động to lớn hơn đối với kinh tế.
Toàn cầu hóa ngày nay về bản chất chính là sự tăng trưởng của hoạt động kinh
tế nói chung đã được vượt khỏi biên giới quốc gia và khu vực. Nói cách khác,
toàn cầu hóa mang một nội dung chủ đạo là toàn cầu hóa kinh tế, phát triển kinh
tế vừa là mục tiêu, vừa là động lực toàn cầu hóa. Đặc trưng phát triển kinh tế là
một nhu cầu thực tế khách quan của nhân loại trong toàn cầu hóa hiện nay.
Làn sóng khoa học công nghệ ngày càng trở nên phổ biến, trình độ khoa
học công nghệ ngày cao, khả năng ứng dụng rộng rãi trong tất cả các lĩnh vực
đời sống. Việc hợp tác khai thác, sử dụng công nghệ làm cho các nước phụ
thuộc vào nhau nhiều hơn. Các làn sóng phát triển khoa học công nghệ là chất
xúc tác làm cho quan hệ giữa các quốc gia xích lại gần nhau hơn. Thành tựu
khoa học công nghệ dường như xóa nhòa dần biên giới địa lý của từng quốc gia,
làm cho khoảng cách không gian trên thế giới càng co hẹp giữa các châu lục.
Toàn cầu hoá ngụ ý tầm quan trọng ngày càng giảm của các đường biên giới
quốc gia và sự tăng cường những đặc tính lan toả ra ngoài biên giới bắt nguồn
từ một nước, hoặc một khu vực nhất định3. Tức là, sự phụ thuộc lẫn nhau phải
đến mức toàn diện và vai trò của các đường biên giới quốc gia giảm dần.
2Grahane Thonpdion: Introduction, Sitmating Globalization, International Social Siences Journal,
Unesco, 1999, N.160, P.139-152.
3 Chủ tịch quỹ Ford Berresford, 1997
Toàn cầu hóa xét về bản chất là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối
liên hệ, sự ảnh hưởng, tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu
vực, các quốc gia, các dân tộc trên toàn thế giới. Toàn cầu hóa thể hiện sự biến
đổi tương quan giữa quan hệ sản xuất nhằm tới sự điều chỉnh thích ứng lực
lượng sản xuất biến thiên liên tục trên quy mô thế giới.
Toàn cầu hóa làm cho các nền kinh tế quốc gia bị hoà nhập vào và được
cấu trúc lại trên quy mô quốc tế thông qua một loạt quy trình, giao lưu, trao
đổi4. Như vậy, toàn cầu hoá không chỉ là sự phụ thuộc lẫn nhau, dù là phụ
thuộc toàn diện giữa các nền kinh tế mà là sự hoà nhập các nền kinh tế này để
xu thế hình thành nên một nền kinh tế toàn cầu thống nhất.
Luận điểm cơ bản chứng minh nấc thang phát triển của lực lượng sản
xuất trong lịch sử dẫn tới hiện tượng quốc tế hóa, sau nay là toàn cầu hóa thuộc
về Mác. Luận điểm này được giải thích trong tác phẩm “Tuyên ngôn của Đảng
Cộng sản”, xuất bản vào tháng 2 năm 1848. Trong ‘Tuyên ngôn của Đảng cộng
sản’, Mác và Ăngghen không sử dụng thuật ngữ ‘toàn cầu hóa’ nhưng nhấn
mạnh tới ‘tính thế giới’ trong quá trình sản xuất, lưu thông, ‘thị trường thế giới’
liên kết các nền kinh tế ở khắp mọi nơi, ‘sự phụ thuộc phổ biến’ giữa các dân
tộc về nhiều mặt, như sản xuất vật chất và văn hóa tinh thần5.
Nhờ có nhiều thành tựu khoa học-kỹ thuật, nhiều phát kiến địa lý
và khai phá các thị trường mới ở các châu lục, các nguồn lực và dòng
sản phẩm được lưu chuyển khắp toàn cầu.“Vì luôn luôn bị thúc đẩy bởi
nhu cầu về những nơi tiêu thụ sản phẩm, giai cấp tư sản xâm lấn khắp
toàn cầu. Nó phải xâm nhập vào khắp nơi, trụ lại ở khắp nơi và thiết lập
những mối liên hệ ở khắp nơi. Do bóp nặn thị trường thế giới, giai cấp
tư sản đã làm cho sản xuất và tiêu dùng của tất cả các nước mang tính
chất thế giới”6.
Tính chất thế giới của việc sản xuất và tiêu dùng thể hiện rõ trong
sự liên kết quá trình sản xuất, ngành nghề sản xuất, mạng lưới nguyên
4 Flie Cohen, Toàn cầu hóa, sự hấp dẫn và cơ chế điều tiết, Trung tâm nghiên cứu khoa học quốc gia
Pháp, Hội thảo khoa học "Những thách thức về phương diện pháp lý của quá trình toàn cầu hóa",
file://E:NDVFSITES/ViétSiteslogo.htm.
5 Vũ Thanh Sơn. Tuyên ngôn của Đảng cộng sản: dự báo về xu thế toàn cầu hóa. Hội thảo
khoa học về Tuyên ngôn Đảng cộng sản
6 Mác, C. và Ăngghen, F. (1995), Toàn tập, Tập IV, Nxb CTQG, Hà Nội tr. 601
vật liệu giữa nhiều quốc gia, dân tộc. “...Những ngành công nghiệp
không dùng những nguyên liệu bản xứ mà dùng những nguyên liệu đưa
từ những miền xa xôi nhất trên trái đất đến và sản phẩm làm ra không
những được tiêu thụ ngay trong xứ mà còn được tiêu thụ ở tất cả các nơi
trên trái đất nữa. Thay cho những nhu cầu cũ được thỏa mãn bằng
những sản phẩm trong nước, thì nảy sinh ra những nhu cầu mới, đòi hỏi
được thỏa mãn bằng những sản phẩm đưa từ những miền và xứ xa xôi
nhất về. Thay cho tình trạng cô lập trước kia của các địa phương và dân
tộc vẫn tự cung tự cấp, ta thấy phát triển những quan hệ phổ biến, sự
phụ thuộc phổ biến giữa các dân tộc”.7
Một điểm đáng lưu ý nữa mà Mác và Ăngghen đã công bố trong
tác phẩm nổi tiếng này là dự báo về sự liên kết phụ thuộc của các dân
tộc không chỉ về kinh tế mà cả sự hội nhập nhiều lĩnh vực khác, chẳng
hạn về tinh thần.“...Sản xuất vật chất đã như thế thì sản xuất tinh thần
cũng không kém như thế. Những thành quả của hoạt động tinh thần của
một dân tộc trở thành tài sản chung của tất cả các dân tộc. Tính chất
đơn phương và phiến diện dân tộc ngày càng không thể tồn tại được
nữa; và từ những nền văn học dân tộc và địa phương, muôn hình muôn
vẻ, đang nảy nở ra một nền văn học toàn thế giới.”8
Như phân tích ở trên theo quan điểm Mác xít, bản chất của toàn cầu hóa
có tính hai mặt. Cụ thể như sau:
- Một mặt, Toàn cầu hóa là xu thế khách quan gắn liền với sự phát
triển của nền sản xuất xã hội, lực lượng sản xuất và phân công lao động quốc tế.
Bản chất khách quan của toàn cầu hóa được quy định bởi tính tất yếu khách
quan của quá trình quốc tế hóa. Những phát kiến địa lý, giao thông vận tải đã
mở ra cơ hội cho quá trình quốc tế hóa kinh tế vào thế kỷ XV, nhưng tiến trình
này chỉ thực sự tăng tốc sau khi cách mạng công nghiệp ở Anh. Quá trình quốc
tế hóa mang tính tất yếu khách quan, do đòi hỏi của bản thân nền sản xuất, đặc
biệt là do sự phát triển của lực lượng sản xuất. Cách mạng khoa học-công nghệ
tạo tiền đề cho bước quá độ từ cơ sở vật chất-kỹ thuật truyền thống sang cơ sở
vật chất-kỹ thuật hoàn toàn mới về chất ở một số nước kinh tế phát triển.
Dưới sự tác động của cuộc cách mạng khoa học-công nghệ, loài người
đang từng bước tiến vào kinh tế tri thức, lực lượng sản xuất mang tính chất xã
7 Sđd tr. 601-602
8 Sđd tr. 602
hội hóa cao độ, phân công lao động quốc tế ngày càng sâu rộng, quốc tế hóa nền
kinh tế và đời sống xã hội, thúc đẩy kinh tế thị trường phát triển, đồng thời tạo
ra những phương tiện có hiệu quả đẩy nhanh quá trình toàn cầu hóa.
- Mặt khác, Toàn cầu hóa trong giai đoạn hiện nay gắn liền với chủ
nghĩa tư bản và hiện đang bị chủ nghĩa tư bản, nhất là các nước tư bản
phát triển chi phối, lợi dụng để phục vụ cho mục đích của họ. Hay nói
cách khác, toàn cầu hóa hiện nay đang trong quỹ đạo của chủ nghĩa tư
bản.
Theo logic của C.Mác, quá trình quốc tế hóa kinh tế dù mang trong nó
yếu tố khách quan, nhưng bên trong nó và thúc đẩy nó luôn là ý muốn áp đặt
chủ quan của những thể lực nắm giữ sức mạnh kinh tế. Nói cách khác, toàn cầu
hóa không phải là cái gì khác ngoài kết quả của tính tất yếu khách quan của sản
xuất và ý đồ chủ quan của chủ nghĩa tư bản vì mục tiêu lợi nhuận.
2.2. Những cơ sở thực tế thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa
2.2.1. Phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ
Sự phát triển của khoa học công nghệ làm thay đổi căn bản nền tảng cơ
sở và phương thức giao dịch giữa các nước trên thế giới. Nền công nghệ cơ khí
về cơ bản vẫn là một nền công nghệ có tính quốc gia, vì nó luôn phải lấy thị
trường trong nước làm chính. Hiệu năng của nền công nghệ cơ khí chưa cho
phép các quan hệ kinh tế quốc tế có thể phát triển xa hơn xét về mặt hiệu quả
kinh tế.
Nhưng trong những thập kỷ gần đây công nghệ thông tin và vận tải đã có
những tiến bộ vượt bậc, đã làm giảm chi phí vận tải quốc tế xuống cả chục lần
và giảm chi phí liên lạc viễn thông xuống tới vài trăm lần. Tiến bộ khoa học-
công nghệ này đã có tác động cực kỳ quan trọng đến toàn bộ các quan hệ kinh
tế quốc tế, nó đã biến các công nghệ có tính quốc gia thành công nghệ toàn
cầu. Các công nghệ sản xuất xe máy, ô tô, máy tính điện tử, máy bay... đã ngày
càng có tính toàn cầu sâu rộng. Tính toàn cầu này đã thể hiện ngay từ khâu sản
xuất (được phân công chuyên môn hoá ở nhiều nước) đến khâu phân phối (tiêu
thụ toàn cầu). Những công nghệ ngay khi ra đời đã có tính toàn cầu như công
nghệ vệ tinh viễn thông đã hiện diện.
Chính khoa học-công nghệ sáng tạo ra những ứng dụng rộng rãi cho
nhiều quốc gia, góp phần cho sự đẩy mạnh quá trình toàn cầu hoá. Nhờ có công
nghệ phát triển, sự hợp tác giữa các quốc gia, các tập đoàn có thể mở rộng từ
sản xuất đến phân phối dịch vụ trên phạm vi toàn cầu, những quan hệ tuỳ thuộc
lẫn nhau cùng có lợi phát triển.
2.2.2. Các quan hệ kinh tế toàn cầu ngày càng phát triển
Một nền công nghệ toàn cầu xuất hiện là cơ sở cho các quan hệ kinh tế
toàn cầu phát triển. Đầu tiên là các quan hệ thương mại. Chi phí vận tải liên lạc
càng giảm đi, thì khả năng bán hàng đi các thị trường xa càng tăng lên, thương
mại toàn cầu càng có khả năng phát triển. Đồng thời quá trình phân công,
chuyên môn hoá sản xuất càng có thể diễn ra giữa các quốc gia và châu lục. Các
quan hệ sản xuất, thương mại có tính toàn cầu, đã kéo theo các dòng tiền tệ,
vốn, dịch vụ... vận động trên phạm vi toàn cầu. Thương mại điện tử xuất hiện
với kim ngạch ngày càng tăng và đang trở thành một loại hình buôn bán toàn
cầu không biên giới đầy triển vọng.
Nhu cầu nội tại của các nước ngày càng lớn hối thúc các nước vươn ra
khỏi biên giới quốc gia để tìm kiếm những quan hệ giao dịch mới, kỳ vọng
nhiều lợi ích cho bản thân. Việc hợp tác, liên kết để phát huy các lợi thế so sánh
và tận dụng nguồn lực từ nhiều vị trí trên thế giới trở nên dễ dàng dưới sự hậu
thuẫn của thành tựu khoa học công nghệ và chuyển đổi tư duy khép kín sang tư
duy mở là những tác nhân góp phần cho quá trình toàn cầu hóa diễn trên thực tế.
2.2.3. Nhiều vấn đề toàn cầu đòi hỏi sự phối hợp nhiều quốc gia
Về phương pháp luận, những vấn đề toàn cầu bao gồm: thứ nhất, các vấn
đề có quan hệ trực tiếp đến hoạt động sống của mọi người trên trái đất, không
phân biệt địa vị giai cấp, chính trị - xã hội; đến sự phát triển của toàn thể nhân
loại, đến vận mệnh của các quốc gia dân tộc. Thứhai, những vấn đề toàn cầu đều
thể hiện là nhân tố khách quan của sự phát triển xã hội và thể hiện ở mọi nơi trên
trái đất. Thứba, tất cả những vấn đềtoàn cầu đều đòi hỏi phải được giải quyết vì
nếu không được giải quyết thì chúng sẽ đe dọa phá hủy cơ sở tồn tại của chính
con người. Thứ tư, việc giải quyết các vấn đề toàn cầu đòi hỏi phải có sự đầu tư
về phương tiện vật chất, sựhợp tác quốc tế về mọi mặt không phân biệt chế độ xã
hội, tôn giáo, chính kiến, hệ tư tưởng; đòi hỏi sự nỗ lực tối đa của cả nhân loại cả
về mặt nhận thức lẫn về những hành động thực tế9.
Sự phối hợp của nhiều quốc gia liên quan trong việc xử lý các vấn đề toàn
làm cho quan hệ của các quốc gia ngày càng bận rộn và phụ thuộc vào nhau
nhiều hơn. Tất yếu hình thành các cơ chế hợp tác, phối hợp chung cho các vấn
đề toàn cầu. Các nhà nước buộc phải đưa ra nhiều hành động chung vì lợi ích
của cộng đồng thế giới. Từ đó, hình thành nên các thể chế quốc tế vận hành trên
phạm vi toàn cầu nhằm thực thi các cơ chế mang tính toàn cầu.
9 Đề tài cấp nhà nước KX08.05: Những vấn đề toàn cầu trong hai thập niên đầu của thế kỷ
XXI.
II. SỰ TIẾN TRIỂN THỰC TẾ CỦA TOÀN CẦU HOÁ KINH TẾ
VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ
Khi xem xét quá trình tiến triển thực tế của toàn cầu hoá và hội nhập kinh
tế quốc tế đã có những ý kiến khác nhau.
Không ít các học giả đã cho rằng toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế
đã bắt đầu từ đầu thế kỷ XX và đến nay đã có ba làn sóng Toàn cầu hóa10.
Làn sóng thứ nhất bắt đầu từ đầu thế kỷ XX đến chiến tranh thế giới thứ
hai với những đặc trưng là: mậu dịch quốc tế phát triển mạnh mẽ, các luồng vốn
đầu tư tăng nhanh, gia tăng di cư liên lục địa; bắt đầu thực hiện phương pháp
sản xuất Taylor; các nước TBCN đi xâm chiếm thuộc địa, chiếm lĩnh thị trường;
các công ty xuyên quốc gia xuất hiện; các tàu biển đang phát triển cùng với
đường sắt.
Làn sóng toàn cầu hoá thứ hai từ sau chiến tranh thế giới thứ hai tới cuối
thập niên 60. Làn sóng này có những đặc trưng sau: sự hình thành và phát triển
của hai khối kinh tế đối lập nhau: khối kinh tế TBCN và khối kinh tế XHCN;
các thể chế liên kết kinh tế toàn cầu và khu vực phát triển mạnh, sự ra đời của
Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng thế giới (WB), Hiệp định chung về thuế
quan và thương mại (GATT) có chức năng điều phối hoạt động tiền tệ tài chính
và thương mại toàn cầu; các luồng thương mại, dịch vụ, đầu tư trực tiếp và gián
tiếp, công nghệ và lao động gia tăng mạnh về cả tốc độ và quy mô; bùng nổ các
công ty siêu quốc gia.
Làn sóng thứ ba từ thập niên 70 tới nay với những đặc trưng là: Hệ thống
tiền tệ thế giới chuyển sang thả nổi; kinh tế thế giới trải qua các chấn động lớn
như giá dầu mỏ tăng cao trong thập niên 70; lạm phát cao; thâm hụt ngân sách
lớn; Liên Xô sụp đổ, hệ thống XHCN tan rã; chiến tranh lạnh chấm dứt; các
ngành công nghệ cao đặc biệt là công nghệ thông tin phát triển, GATT chuyển
thành tổ chức thương mại thế giới (WTO) v.v..
Giai đoạn từ cuối thập kỷ 80 đến nay vẫn là một giai đoạn toàn cầu hoá
và hội nhập kinh tế quốc tế nổi rõ nhất với những đặc trưng sau đây:
a) Chấm dứt chiến tranh lạnh và sự sụp đổ của hệ thống XHCN thế giới
đã kết thúc thời kỳ thế giới hai cực, chấm dứt sự đối đầu giữa hai hệ thống, mở
ra thời kỳ hội nhập kinh tế toàn cầu thực sự với sự chuyển đổi của các quốc gia
từng là XHCN, các nước đang phát triển sang kinh tế thị trường, mở cửa hội
10 Nguyễn Văn Dân, Những vấn dề toàn cầu hóa kinh tế, Nxb KHXH, HN 2001, tr.86.
nhập kinh tế quốc tế; xu thế hoà bình, hợp tác phát triển đã trở thành xu thế
chính của thời đại.
b) Sự bùng nổ của thị trường tài chính toàn cầu
Bước vào nửa cuối thập kỷ 80, tốc độ và quy mô giao dịch tài chính toàn
cầu đạt mức độ cao hơn chưa từng thấy. Trong thời kỳ này các giao dịch ngoại
tệ đã lớn hơn 100 lần giá trị của những trao đổi hàng hoá và dịch vụ. Trung bình
mỗi ngày doanh số trao đổi ngoại hối đạt hơn 20 tỷ USD/ ngày năm 1973; tăng
lên 590 tỷ USD/ngày năm 1989; 1.500 tỷ USD/ngày năm 1998, và hiện nay
khoảng trên 2000 tỷ USD/ngày. Tổng giá trị tài chính được trao đổi trên thị
trường toàn cầu năm 1980 là 5000 tỷ USD, đến năm 1996 tăng vọt lên 35.000
tỷ, năm 2000 là 83.000 tỷ, gấp gần 3 lần GDP của các nước OECD11.
Sự bùng nổ của thị trường tài chính toàn cầu đi liền với xu hướng tập
trung các nguồn tài chính bằng cách sát nhập các tổ chức tài chính tạo ra những
siêu tập đoàn tài chính khổng lồ, tiêu biểu là sát nhập Bank of America với
Nations Bank có tổng tài sản 570 tỷ USD; Citicorp Travellero Group có tổng tài
sản 700 tỷ USD; Royal Bank of Canađa với Bank of Montreal có tài sản 311 tỷ
USD.
Xu hướng hội nhập các thị trường tài chính toàn cầu diễn ra mạnh mẽ.
Đầu tiên là các thị trường ngoại hối. Do chính sách thả nổi tỷ giá và tự do hoá
trao đổi ngoại hối, thị trường ngoại hối toàn cầu đã xuất hiện khoảng giữa
những năm 70. Thị trường chứng khoán cũng đi theo xu hướng này. Quý
IV/1999, 11 thị trường chứng khoán EU đã ký thoả thuận thành lập một thị
trường chứng khoán duy nhất.
c) Sự phát triển mạnh mẽ của các công ty xuyên quốc gia
Các công ty xuyên quốc gia kinh doanh toàn cầu đã gia tăng nhanh chóng
và ngày càng trở thành những chủ thể cơ bản chi phối nền kinh tế toàn cầu. Nếu
năm 1914, tại 14 nước đứng đầu thế giới có 7,3 ngàn công ty xuyên quốc gia
với 27,3 ngàn chi nhánh tại nước ngoài, thì năm 2005 đã tăng lên tới 70 ngàn
với 690 ngàn chi nhánh và tập trung chủ yếu ở các nước phát triển (UNCTAD,
2005). Ngày nay các nước đang phát triển cũng có các công ty này. Theo báo
cáo đầu tư thế giới 1998 của LHQ, thì các nước đang phát triển đã có 10.165
công ty xuyên quốc gia.
11 Toàn cầu hóa - quan điểm và thực tiễn, Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương Nxb Thống
kê, HN, 1999.
500 công ty xuyên quốc gia lớn nhất thế giới tập trung ở các nước phát
triển, nhiều nhất ở Mỹ và Nhật. Ngày nay không chỉ có các đại công ty mới hoạt
động xuyên quốc gia, mà ngày càng xuất hiện các công ty nhỏ và vừa cũng hoạt
động kinh doanh xuyên quốc gia. Các công ty xuyên quốc gia có vai trò chi
phối trong các quan hệ toàn cầu về thương mại, đầu tư, tài chính, tiền tệ và công
nghệ với tỷ trọng vào khoảng 60- 90% tổng giá trị toàn cầu.
d) Các nhà nước quốc gia với chính sách mở cửa và hội nhập quốc tế
đang ngày càng trở thành những chủ thể quan trọng của toàn cầu hoá
Từ cuối thập kỷ 80, sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, hầu hết các nhà
nước quốc gia đi theo kinh tế kế hoạch từ chối mở cửa hội nhập quốc tế đã bắt
đầu thời kỳ chuyển đổi sang kinh tế thị trường mở cửa hội nhập quốc tế.
Các Nhà nước quốc gia nói chung cho đến nay đã chấp nhận toàn cầu hoá
và Hội nhập kinh tế quốc tế, do vậy đã tham gia IMF, WB và WTO, và các tổ
chức kinh tế khu vực. Các nhà nước quốc gia trong điều kiện toàn cầu hoá phát
triển đã có những chức năng mới mà trước đây không có, đó là:
- Tham gia đàm phán quốc tế, song phương, đa phương hay toàn cầu để
hình thành ra những Hiệp nghị song phương, khu vực hay toàn cầu. Dù như các
nhà nước đại diện cho các nền kinh tế lớn có tiếng nói có trọng lượng hơn trong
các cuộc đàm phán này, thì người ta không thể phủ nhận vai trò của các nhà
nước đại diện cho các nền kinh tế đang phát triển, nhỏ hơn, ngày càng gia tăng.
- Tiến hành đổi mới hệ thống thể chế luật pháp quốc gia phù hợp với
những cam kết quốc tế. Một nước tham gia WTO phải đổi mới thể chế của mình
phù hợp với những cam kết với WTO.
- Thực thi các cam kết quốc tế tại nước mình và giám sát các nước khác
thực thi các cam kết quốc tế có liên quan đến nước mình. Nếu không thực thi
các cam kết đã ký, thì sẽ bị các nước khác kiện, và nếu thua kiện sẽ phải chịu
trừng phạt.
Chính những chức năng mới này đã ngày càng làm cho các Nhà nước
quốc gia trở thành những chủ thể quan trọng của nền kinh tế toàn cầu.
đ) Các tổ chức xã hội dân sự ngàycàng có vai trò lớn hơn trong nền kinh
tế toàn cầu
Các tổ chức xã hội dân sự gồm các hiệp hội tự nguyện, các loại quỹ từ
thiện, các thể chế tôn giáo, hoạt động đa dạng bên ngoài các phạm vi chức năng
của gia đình và Nhà nước, nghĩa là các tổ chức này làm những gì mà Nhà nước
và các gia đình không làm và có íchcho con người. Những tổ chức này đang gia
tăng hoạt động trên phạm vi toàn cầu.
Trong quá trình toàn cầu hoá, có quá nhiều vấn đề mà các Nhà nước quốc
gia và gia đình không thể quan tâm hết như: sự thoái hoá của môi sinh, nạn
nghèo đói, bệnh tật, những bất công, những mặt trái của toàn cầu hoá v.v. Các
tổ chức xã hội dân sự vào cuộc gây sức ép lên các chính phủ phải giải quyết các
vấn đề trên, và bản thân các tổ chức này cũng trực tiếp tham gia giải quyết các
vấn đề đó.
Nhiều tổ chức xã hội dân sự nổi tiếng trong hoạt động “chống” toàn cầu
hoá. Năm 1999, liên minh “Người chăn dắt” bao gồm các Liên đoàn, sinh viên,
người hoạt động môi trường đã xuống đường biểu tình chống toàn cầu hoá tại
Seatle ở Mỹ, phê phán những mặt tiêu cực như nạn nghèo đói; thất học; bất bình
đẳng nam nữ dân tộc; chủ quyền văn hoá bị vi phạm; sự đa dạng sinh học bị xói
mòn v.v.. 12.
e) Gia tăng hoạt động Các tổ chức kinh tế toàn cầu
Tháng 12/1945 Hiệp định chính thức thành lập các tổ chức: Quỹ tiền tệ
quốc tế (IMF), Ngân hàng quốc tế tái thiết và phát triển (IBRD) tiền thân của
Ngân hàng thế giới (WB), Hiệp định chung về thuế quan và thương mại
(GATT), tiền thân của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) đã được ký kết.
IBRD đã chính thức đi vào hoạt động tháng 6/1946. IMF chính thức hoạt động
3/1947. GATT cũng chính thức hoạt động vào 1947. Những tổ chức kinh tế toàn
cầu này đã thu hút hầu hết các quốc gia và các nền kinh tế lớn nhỏ tham gia, có
chức năng điều tiết các hoạt động tiền tệ, tài chính, thương mại toàn cầu theo
các nguyên tắc đã được thoả thuận.
Hoạt động của IMF, WB, WTO ngày càng được thừa nhận rộng rãi, và
ngày càng phù hợp hơn với những xu thế phát triển của thế giới. Điều này đã
được thể hiện trên các mặt sau đây:
- Hầu hết các Chính phủ của các quốc gia cho đến nay đều đã tham gia ba
tổ chức trên, các Chính phủ chưa tham gia cũng đang đàm phán để tham gia.
Điều này chứng tỏ hoạt động của các tổ chức trên đã mang lợi ích thiết thực cho
các quốc gia thành viên.
12 Jaydish Bhagwati. Đối phó với nạn chống toàn cầu hóa, Foreign Sffairs, Vol 81, No.1,
Jamuary/2002
Toan cu hoa_la_mt_xu_th_khach_quan
Toan cu hoa_la_mt_xu_th_khach_quan
Toan cu hoa_la_mt_xu_th_khach_quan
Toan cu hoa_la_mt_xu_th_khach_quan
Toan cu hoa_la_mt_xu_th_khach_quan
Toan cu hoa_la_mt_xu_th_khach_quan
Toan cu hoa_la_mt_xu_th_khach_quan
Toan cu hoa_la_mt_xu_th_khach_quan
Toan cu hoa_la_mt_xu_th_khach_quan
Toan cu hoa_la_mt_xu_th_khach_quan
Toan cu hoa_la_mt_xu_th_khach_quan
Toan cu hoa_la_mt_xu_th_khach_quan
Toan cu hoa_la_mt_xu_th_khach_quan
Toan cu hoa_la_mt_xu_th_khach_quan
Toan cu hoa_la_mt_xu_th_khach_quan
Toan cu hoa_la_mt_xu_th_khach_quan
Toan cu hoa_la_mt_xu_th_khach_quan
Toan cu hoa_la_mt_xu_th_khach_quan
Toan cu hoa_la_mt_xu_th_khach_quan
Toan cu hoa_la_mt_xu_th_khach_quan
Toan cu hoa_la_mt_xu_th_khach_quan

More Related Content

What's hot

Những đóng góp của ngành thương mại Việt Nam trong việc chống tụt hậu kinh tế...
Những đóng góp của ngành thương mại Việt Nam trong việc chống tụt hậu kinh tế...Những đóng góp của ngành thương mại Việt Nam trong việc chống tụt hậu kinh tế...
Những đóng góp của ngành thương mại Việt Nam trong việc chống tụt hậu kinh tế...Khánh Linh Trần
 
Vankien wto
Vankien wtoVankien wto
Vankien wtoAnh Lâm
 
Luật hợp đồng thương mại quốc tế (2)
Luật hợp đồng thương mại quốc tế (2)Luật hợp đồng thương mại quốc tế (2)
Luật hợp đồng thương mại quốc tế (2)Hae Mon
 
Tạo Thuận Lợi Thương Mại Của WTO Và Một Số Vấn Đề Đặt Ra Cho Hải Quan Và Doan...
Tạo Thuận Lợi Thương Mại Của WTO Và Một Số Vấn Đề Đặt Ra Cho Hải Quan Và Doan...Tạo Thuận Lợi Thương Mại Của WTO Và Một Số Vấn Đề Đặt Ra Cho Hải Quan Và Doan...
Tạo Thuận Lợi Thương Mại Của WTO Và Một Số Vấn Đề Đặt Ra Cho Hải Quan Và Doan...nataliej4
 
Tính tất yếu khách quan và lợi ích của việc mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại
Tính tất yếu khách quan và lợi ích của việc mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoạiTính tất yếu khách quan và lợi ích của việc mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại
Tính tất yếu khách quan và lợi ích của việc mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoạiLe Honghoa
 
hội nhập kinh tế quốc tế của việt nam
hội nhập kinh tế quốc tế của việt namhội nhập kinh tế quốc tế của việt nam
hội nhập kinh tế quốc tế của việt namTran Trang
 
WTO và Việt Nam
WTO và Việt NamWTO và Việt Nam
WTO và Việt NamMinh Mại
 
Doko.vn 43616-tac-dong-cua-gia-nhap-to-chuc-thuong-mai
Doko.vn 43616-tac-dong-cua-gia-nhap-to-chuc-thuong-maiDoko.vn 43616-tac-dong-cua-gia-nhap-to-chuc-thuong-mai
Doko.vn 43616-tac-dong-cua-gia-nhap-to-chuc-thuong-maiHoàng Phúc
 
TS BÙI QUANG XUÂN. HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM
TS BÙI QUANG XUÂN. HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAMTS BÙI QUANG XUÂN. HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM
TS BÙI QUANG XUÂN. HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAMBùi Quang Xuân
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (69).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (69).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (69).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (69).docNguyễn Công Huy
 
BG. LUÂT HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI QUÔC TẾ. TS. BÙI QUANG XUÂN
BG. LUÂT HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI QUÔC TẾ.   TS. BÙI QUANG XUÂNBG. LUÂT HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI QUÔC TẾ.   TS. BÙI QUANG XUÂN
BG. LUÂT HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI QUÔC TẾ. TS. BÙI QUANG XUÂNBùi Quang Xuân
 
Trường đại học công nghệ thông tin và truyền thông
Trường đại học công nghệ thông tin và truyền thôngTrường đại học công nghệ thông tin và truyền thông
Trường đại học công nghệ thông tin và truyền thôngBảo Bối
 
Phần mở đầu
Phần mở đầuPhần mở đầu
Phần mở đầuNgo Thuy
 
Phap luat ve hop dong nhap khau
Phap luat ve hop dong nhap khauPhap luat ve hop dong nhap khau
Phap luat ve hop dong nhap khauHung Nguyen
 

What's hot (20)

Những đóng góp của ngành thương mại Việt Nam trong việc chống tụt hậu kinh tế...
Những đóng góp của ngành thương mại Việt Nam trong việc chống tụt hậu kinh tế...Những đóng góp của ngành thương mại Việt Nam trong việc chống tụt hậu kinh tế...
Những đóng góp của ngành thương mại Việt Nam trong việc chống tụt hậu kinh tế...
 
Vankien wto
Vankien wtoVankien wto
Vankien wto
 
Luật hợp đồng thương mại quốc tế (2)
Luật hợp đồng thương mại quốc tế (2)Luật hợp đồng thương mại quốc tế (2)
Luật hợp đồng thương mại quốc tế (2)
 
Tạo Thuận Lợi Thương Mại Của WTO Và Một Số Vấn Đề Đặt Ra Cho Hải Quan Và Doan...
Tạo Thuận Lợi Thương Mại Của WTO Và Một Số Vấn Đề Đặt Ra Cho Hải Quan Và Doan...Tạo Thuận Lợi Thương Mại Của WTO Và Một Số Vấn Đề Đặt Ra Cho Hải Quan Và Doan...
Tạo Thuận Lợi Thương Mại Của WTO Và Một Số Vấn Đề Đặt Ra Cho Hải Quan Và Doan...
 
Tính tất yếu khách quan và lợi ích của việc mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại
Tính tất yếu khách quan và lợi ích của việc mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoạiTính tất yếu khách quan và lợi ích của việc mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại
Tính tất yếu khách quan và lợi ích của việc mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại
 
hội nhập kinh tế quốc tế của việt nam
hội nhập kinh tế quốc tế của việt namhội nhập kinh tế quốc tế của việt nam
hội nhập kinh tế quốc tế của việt nam
 
Afta 3 (bo-tai_chinh)
Afta 3 (bo-tai_chinh)Afta 3 (bo-tai_chinh)
Afta 3 (bo-tai_chinh)
 
WTO và Việt Nam
WTO và Việt NamWTO và Việt Nam
WTO và Việt Nam
 
Doko.vn 43616-tac-dong-cua-gia-nhap-to-chuc-thuong-mai
Doko.vn 43616-tac-dong-cua-gia-nhap-to-chuc-thuong-maiDoko.vn 43616-tac-dong-cua-gia-nhap-to-chuc-thuong-mai
Doko.vn 43616-tac-dong-cua-gia-nhap-to-chuc-thuong-mai
 
Chính sách chống bán phá giá hàng nhập khẩu trên thế giới, HAY
Chính sách chống bán phá giá hàng nhập khẩu trên thế giới, HAYChính sách chống bán phá giá hàng nhập khẩu trên thế giới, HAY
Chính sách chống bán phá giá hàng nhập khẩu trên thế giới, HAY
 
TS BÙI QUANG XUÂN. HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM
TS BÙI QUANG XUÂN. HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAMTS BÙI QUANG XUÂN. HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM
TS BÙI QUANG XUÂN. HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (69).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (69).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (69).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (69).doc
 
BG. LUÂT HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI QUÔC TẾ. TS. BÙI QUANG XUÂN
BG. LUÂT HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI QUÔC TẾ.   TS. BÙI QUANG XUÂNBG. LUÂT HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI QUÔC TẾ.   TS. BÙI QUANG XUÂN
BG. LUÂT HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI QUÔC TẾ. TS. BÙI QUANG XUÂN
 
Trường đại học công nghệ thông tin và truyền thông
Trường đại học công nghệ thông tin và truyền thôngTrường đại học công nghệ thông tin và truyền thông
Trường đại học công nghệ thông tin và truyền thông
 
Việt Nam và TPP
Việt Nam và TPPViệt Nam và TPP
Việt Nam và TPP
 
Phần mở đầu
Phần mở đầuPhần mở đầu
Phần mở đầu
 
Luận văn: Chính sách Hội nhập Kinh tế quốc tế của Việt Nam hiện nay
Luận văn: Chính sách Hội nhập Kinh tế quốc tế của Việt Nam hiện nayLuận văn: Chính sách Hội nhập Kinh tế quốc tế của Việt Nam hiện nay
Luận văn: Chính sách Hội nhập Kinh tế quốc tế của Việt Nam hiện nay
 
Luận văn: Giải quyết tranh chấp về chống bán phá giá trong WTO
Luận văn: Giải quyết tranh chấp về chống bán phá giá trong WTOLuận văn: Giải quyết tranh chấp về chống bán phá giá trong WTO
Luận văn: Giải quyết tranh chấp về chống bán phá giá trong WTO
 
Pháp luật về chống bán phá giá hàng hóa giữa Việt Nam và Hoa Kỳ
Pháp luật về chống bán phá giá hàng hóa giữa Việt Nam và Hoa KỳPháp luật về chống bán phá giá hàng hóa giữa Việt Nam và Hoa Kỳ
Pháp luật về chống bán phá giá hàng hóa giữa Việt Nam và Hoa Kỳ
 
Phap luat ve hop dong nhap khau
Phap luat ve hop dong nhap khauPhap luat ve hop dong nhap khau
Phap luat ve hop dong nhap khau
 

Similar to Toan cu hoa_la_mt_xu_th_khach_quan

Luận Văn Vấn Đề Phát Triển Kinh Tế Đối Ngoại Trong Thời Kỳ Quá Độ Lên Chủ Ngh...
Luận Văn Vấn Đề Phát Triển Kinh Tế Đối Ngoại Trong Thời Kỳ Quá Độ Lên Chủ Ngh...Luận Văn Vấn Đề Phát Triển Kinh Tế Đối Ngoại Trong Thời Kỳ Quá Độ Lên Chủ Ngh...
Luận Văn Vấn Đề Phát Triển Kinh Tế Đối Ngoại Trong Thời Kỳ Quá Độ Lên Chủ Ngh...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Hội nhập kinh tế quốc tế và vấn đề nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế Vi...
Hội nhập kinh tế quốc tế và vấn đề nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế Vi...Hội nhập kinh tế quốc tế và vấn đề nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế Vi...
Hội nhập kinh tế quốc tế và vấn đề nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế Vi...YenPhuong16
 
ĐỀ-20 (1).docx
ĐỀ-20 (1).docxĐỀ-20 (1).docx
ĐỀ-20 (1).docxLXunHo1
 
Bài thuyết trình Học phần Lịch sử Đảng nhóm 5_.pptx
Bài thuyết trình Học phần Lịch sử Đảng nhóm 5_.pptxBài thuyết trình Học phần Lịch sử Đảng nhóm 5_.pptx
Bài thuyết trình Học phần Lịch sử Đảng nhóm 5_.pptxnguyenvu7103
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (65).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (65).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (65).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (65).docNguyễn Công Huy
 
Đề tài: Xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc trong bối ...
Đề tài: Xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc trong bối ...Đề tài: Xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc trong bối ...
Đề tài: Xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc trong bối ...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Luận Văn Đổi Mới Cơ Chế Chính Sách Nhằm Khuyến Khích Phát Triển Kinh Tế Tư Nh...
Luận Văn Đổi Mới Cơ Chế Chính Sách Nhằm Khuyến Khích Phát Triển Kinh Tế Tư Nh...Luận Văn Đổi Mới Cơ Chế Chính Sách Nhằm Khuyến Khích Phát Triển Kinh Tế Tư Nh...
Luận Văn Đổi Mới Cơ Chế Chính Sách Nhằm Khuyến Khích Phát Triển Kinh Tế Tư Nh...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn tốt nghiệp
Luận văn tốt nghiệpLuận văn tốt nghiệp
Luận văn tốt nghiệpguest3c41775
 
Tailieu.vncty.com co hoi va thach thuc cac nhtmvn truoc nguong cua hoi nhap...
Tailieu.vncty.com   co hoi va thach thuc cac nhtmvn truoc nguong cua hoi nhap...Tailieu.vncty.com   co hoi va thach thuc cac nhtmvn truoc nguong cua hoi nhap...
Tailieu.vncty.com co hoi va thach thuc cac nhtmvn truoc nguong cua hoi nhap...Trần Đức Anh
 
[Luanvandaihoc.com]xây dựng kinh tế thị trường định hướng xhcn ở việt nam
[Luanvandaihoc.com]xây dựng kinh tế thị trường định hướng xhcn ở việt nam[Luanvandaihoc.com]xây dựng kinh tế thị trường định hướng xhcn ở việt nam
[Luanvandaihoc.com]xây dựng kinh tế thị trường định hướng xhcn ở việt namThư viện luận văn đại hoc
 
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở việt nam
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở việt namKinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở việt nam
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở việt namVanThang Le
 
Thuyttrnh2 131203202454-
Thuyttrnh2 131203202454-Thuyttrnh2 131203202454-
Thuyttrnh2 131203202454-Lem Shady
 
Tiểu luận “Một số vấn đề kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việ...
Tiểu luận “Một số vấn đề kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việ...Tiểu luận “Một số vấn đề kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việ...
Tiểu luận “Một số vấn đề kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việ...Thích Hô Hấp
 
32333_Mr._Quy_s_Revised_Presentation_-_Vietnamese.pdf
32333_Mr._Quy_s_Revised_Presentation_-_Vietnamese.pdf32333_Mr._Quy_s_Revised_Presentation_-_Vietnamese.pdf
32333_Mr._Quy_s_Revised_Presentation_-_Vietnamese.pdfThoLam5
 
Thanh toán quốc tế đối với hoạt động xuất khẩu
Thanh toán quốc tế đối với hoạt động xuất khẩuThanh toán quốc tế đối với hoạt động xuất khẩu
Thanh toán quốc tế đối với hoạt động xuất khẩuguest3c41775
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (21).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (21).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (21).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (21).docNguyễn Công Huy
 

Similar to Toan cu hoa_la_mt_xu_th_khach_quan (20)

Luận Văn Vấn Đề Phát Triển Kinh Tế Đối Ngoại Trong Thời Kỳ Quá Độ Lên Chủ Ngh...
Luận Văn Vấn Đề Phát Triển Kinh Tế Đối Ngoại Trong Thời Kỳ Quá Độ Lên Chủ Ngh...Luận Văn Vấn Đề Phát Triển Kinh Tế Đối Ngoại Trong Thời Kỳ Quá Độ Lên Chủ Ngh...
Luận Văn Vấn Đề Phát Triển Kinh Tế Đối Ngoại Trong Thời Kỳ Quá Độ Lên Chủ Ngh...
 
Hội nhập kinh tế quốc tế và vấn đề nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế Vi...
Hội nhập kinh tế quốc tế và vấn đề nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế Vi...Hội nhập kinh tế quốc tế và vấn đề nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế Vi...
Hội nhập kinh tế quốc tế và vấn đề nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế Vi...
 
ĐỀ-20 (1).docx
ĐỀ-20 (1).docxĐỀ-20 (1).docx
ĐỀ-20 (1).docx
 
Bài thuyết trình Học phần Lịch sử Đảng nhóm 5_.pptx
Bài thuyết trình Học phần Lịch sử Đảng nhóm 5_.pptxBài thuyết trình Học phần Lịch sử Đảng nhóm 5_.pptx
Bài thuyết trình Học phần Lịch sử Đảng nhóm 5_.pptx
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (65).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (65).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (65).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (65).doc
 
Đề tài: Xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc trong bối ...
Đề tài: Xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc trong bối ...Đề tài: Xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc trong bối ...
Đề tài: Xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc trong bối ...
 
Co hoi thach thuc,doanh nghiep,wto
Co hoi thach thuc,doanh nghiep,wtoCo hoi thach thuc,doanh nghiep,wto
Co hoi thach thuc,doanh nghiep,wto
 
Luận Văn Đổi Mới Cơ Chế Chính Sách Nhằm Khuyến Khích Phát Triển Kinh Tế Tư Nh...
Luận Văn Đổi Mới Cơ Chế Chính Sách Nhằm Khuyến Khích Phát Triển Kinh Tế Tư Nh...Luận Văn Đổi Mới Cơ Chế Chính Sách Nhằm Khuyến Khích Phát Triển Kinh Tế Tư Nh...
Luận Văn Đổi Mới Cơ Chế Chính Sách Nhằm Khuyến Khích Phát Triển Kinh Tế Tư Nh...
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Xuất Khẩu Nông Sản Của Việt Nam Sang Thị Trường Trung Qu...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Xuất Khẩu Nông Sản Của Việt Nam Sang Thị Trường Trung Qu...Khoá Luận Tốt Nghiệp Xuất Khẩu Nông Sản Của Việt Nam Sang Thị Trường Trung Qu...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Xuất Khẩu Nông Sản Của Việt Nam Sang Thị Trường Trung Qu...
 
Luận văn tốt nghiệp
Luận văn tốt nghiệpLuận văn tốt nghiệp
Luận văn tốt nghiệp
 
Tailieu.vncty.com co hoi va thach thuc cac nhtmvn truoc nguong cua hoi nhap...
Tailieu.vncty.com   co hoi va thach thuc cac nhtmvn truoc nguong cua hoi nhap...Tailieu.vncty.com   co hoi va thach thuc cac nhtmvn truoc nguong cua hoi nhap...
Tailieu.vncty.com co hoi va thach thuc cac nhtmvn truoc nguong cua hoi nhap...
 
[Luanvandaihoc.com]xây dựng kinh tế thị trường định hướng xhcn ở việt nam
[Luanvandaihoc.com]xây dựng kinh tế thị trường định hướng xhcn ở việt nam[Luanvandaihoc.com]xây dựng kinh tế thị trường định hướng xhcn ở việt nam
[Luanvandaihoc.com]xây dựng kinh tế thị trường định hướng xhcn ở việt nam
 
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở việt nam
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở việt namKinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở việt nam
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở việt nam
 
Bai giang chinh c8
Bai giang chinh c8Bai giang chinh c8
Bai giang chinh c8
 
Thuyttrnh2 131203202454-
Thuyttrnh2 131203202454-Thuyttrnh2 131203202454-
Thuyttrnh2 131203202454-
 
Tiểu luận “Một số vấn đề kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việ...
Tiểu luận “Một số vấn đề kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việ...Tiểu luận “Một số vấn đề kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việ...
Tiểu luận “Một số vấn đề kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việ...
 
Triết 2
Triết 2 Triết 2
Triết 2
 
32333_Mr._Quy_s_Revised_Presentation_-_Vietnamese.pdf
32333_Mr._Quy_s_Revised_Presentation_-_Vietnamese.pdf32333_Mr._Quy_s_Revised_Presentation_-_Vietnamese.pdf
32333_Mr._Quy_s_Revised_Presentation_-_Vietnamese.pdf
 
Thanh toán quốc tế đối với hoạt động xuất khẩu
Thanh toán quốc tế đối với hoạt động xuất khẩuThanh toán quốc tế đối với hoạt động xuất khẩu
Thanh toán quốc tế đối với hoạt động xuất khẩu
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (21).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (21).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (21).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (21).doc
 

Toan cu hoa_la_mt_xu_th_khach_quan

  • 1. Toàn cầu hoá là một xu thế khách quan, bởi toàn cầu hoá là động lực phát triển của lực lượng sản xuất; lực lượng sản xuất thì không ngừng lớn mạnh đó là quy luật chung nhất cho mọi thời đại, mọi chế độ xã hội. Trong xã hội phong kiến lực lượng sản xuất còn hết sức thấp kém, các yếu tố của quá trình sản xuất đóng khung, sự vận động trong phạm vi cai quản của lãnh chúa phong kiến theo kiểu “nội bất xuất, ngoại bất nhập”. thị trường bị vây chặt trong địa hạt của lãnh chúa. cuộc cách mạng công nhiệp lần thứ nhất diễn ra, lực lượng sản xuất phát triển cao hơn, quan hệ sản xuất phong kiến không thể dung nạp nổi sự phát triển của lực lượng sản xuất, các cuộc cách mạng tư sản đã lật đổ chế độ phong kiến. chủ nghĩa tư bản ra đời đã phá bỏ các rào cản do lãnh chúa thiết lập và áp chế, đã hình thành được thị trường dân tộc. nhưng do lực lượng sản xuất không ngừng phát triển, thị trường dân tộc đã không chứa nổi nhu cầu phát triển của lực lượng sản xuất. do đó, nhà nước của giai cấp tư sản đã phát động các cuộc chiến tranh xâm lược thuộc địa. xét cho cùng các cuộc chiến tranh này cũng là để tìm kiếm các thị trường: nguyên liệu, sức lao động và thị trường tiêu thụ sản phẩm... từ đầu thế kỷ xx, đặc biệt là sau thắng lợi vĩ đại của cách mạng tháng mười nga, với sự ra đời của hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới, cùng với phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc, hàng loạt quốc gia đã giành được độc lập dân tộc, xoá bỏ chủ nghĩa thực dân cũ. chủ nghĩa tư bản không thể chiếm giữ thị trường bằng súng đạn mà bằng một biến thái khác là chủ nghĩa thực dân mới. về bản chất, đó là một phương cách chiếm giữ thị trường bằng các thủ đoạn khác. trong khi đó, những thành tựu của cuộc cách mạng kỹ thuật và công nghệ thông tin trong những năm cuối thế kỷ 20 đã làm tăng tốc sự phát triển của lực lượng sản xuất, đưa loài người từ xã hội công nghiệp sang xã hội hậu công nghiệp và đang bước vào ngưỡng cửa của xã hội thông tin, nền kinh tế tri thức. chính sự phát triển mạnh mẽ này, về khách quan đã dặt ra yêu cầu mở rộng thị trường lên một tầm mức mới, bằng những phương cách mới. từ đó xuất hiện “toàn cầu hoá về kinh tế”. mác là người đầu tiên phát hiện ra quá trình có tính khách quan này khi ông viết: “đại công nghiệp tạo ra thị trường thế giới, thay cho tình trạng cô lập trước kia của các địa phương, dân tộc vẫn tự cung tự cấp, ta thấy phát triển những mối quan hệ phổ biến, sự phụ thuộc phổ biến của các dân tộc” trong thời đại ngày nay, khi mà các yếu tố của sản xuất đã được quốc tế hoá một cách sâu sắc, không một quốc gia nào có thể đạt được tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao nhằm rút ngắn khoảng cách phát triển nếu không tham gia vào quá trình này, nhất là toàn cầu hoá luôn gắn với cải cách cơ cấu kinh tế của từng nước dẫn đến sự chuyển dịch cơ cấu giữa các nước. điều đó giải thích tại sao tổ chức thương mại thế giới (wto) định chế cơ bản của toàn cầu hoá- bao gồm 150 nền kinh tế thành viên, chiếm 97% gdp, 85% tổng thương mại hàng hoá, 90%
  • 2. tổng thương mại dịch vụ toàn cầu. các nước chưa phải là thành viên của wto như: nga, việt nam, ucraina, arập xê-út… cũng đang khẩn trương đàm phán để được gia nhập tổ chức wto. như vậy, cùng với việc gia nhập liên hiệp quốc; việc trở thành thành viên của wto các nước mới có quyền có tiếng nói chính thức thể hiện lập trường của mình về chương trình nghị sự kinh tế toàn cầu. để có vị thế vững chắc trong hợp tác và đấu tranh trên diễn đàn của tổ chức thương mại thế giới còn cần nhiều yếu tố hội thành điều kiện đủ. tổ chức thương mại thế giới tiền thân là hiệp định chung về thuế quan và thương mại (gatt-11/1947) được thành lập và chính thức đi vào hoạt động ngày1/1/1995. hiện nay wto có 150 nước thành viên và 30 nước quan sát viên. cơ cấu chính của wto gồm có: cơ quan quyết định cao nhất: hội nghị bộ trưởng wto gồm đại diện tất cả các nước thành viên, thông thường họp 2 năm một lần. đại hội đồng là cơ quan quyết định giữa các hội nghị bộ trưởng. dưới đại hội đồng là các hội đồng, uỷ ban và nhóm công tác chuyên ngành liên quan đến thương mại. ban thư ký wto có 550 thành viên, tổng giám đốc, ban thư ký do hội nghị bộ trưởng uỷ nhiệm, ban thư ký của wto trực thuộc sự chỉ đạo của tổng giám đốc wto và có trụ sở tại giơnevơ, thụy sĩ. wto có 6 chức năng hoạt động chính là: quản lý việc thực hiện các hiệp định thương mại của wto; tạo khuôn khổ thể chế cho các vòng đàm phán thương mại; giải quyết tranh chấp giữa các thành viên; giám sát chính sách thương mại của các thành viên; hỗ trợ kỹ thuật và đào tạo các thành viên đang chậm phát triển; hợp tác với các tổ chức quốc tế khác. wto có 5 nguyên tắc cơ bản làm nền tảng cho hệ thống thương mại đa phương đó là: thương mại không phân biệt đối xử; tự do hoá thương mại thông qua đàm phán; chính sách thương mại minh bạch và dễ dự đoán; thúc đẩy cạnh tranh bình đẳng; khuyến khích phát triển và cải cách kinh tế tại từng thành viên. các nước tham gia quá trình toàn cầu hoá kinh tế thể hiện trong các hiệp định của wto về mở cửa thị trường, các nước tham gia tổ chức wto phải mở cửa thị trường nước mình cho các nước thành viên về cả thương mại hoá, thương mại dịch vụ và đầu tư. để mở cửa thị trường về thương mại hoá các nước phải loại bỏ các hàng rào phi quan thuế cản trở thương mại, phải giảm thuế nhập khẩu (mức độ và lộ trình cắt giảm còn phụ thuộc vào kết quả đàm phán). để mở cửa thị trường dịch vụ, mỗi nước phải chấp nhận để các nước thành viên cung ứng dịch vụ cho pháp nhân nước mình theo phương thức: cung ứng qua biên giới; tiêu dùng ngoài lãnh thổ; hiện diện thương mại; hiện diện thể nhân. mở cửa thị trường đầu tư: yêu cầu đặt ra là các nước phải mở cửa thị trường của nước mình cho các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào nước mình mà không hạn
  • 3. chế lĩnh vực đầu tư, trừ những lĩnh vực có liên quan đến an ninh quốc gia, truyền thống văn hoá dân tộc. khi mở cửa thị trường theo ba lĩnh vực nêu trên, mỗi thành viên của wto phải tuân thủ các nguyên tắc: không phân biệt đối xử; thực hiện minh bạch công khai trong cơ chế chính sách; thực hiện bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ; tuân thủ cơ chế giải quyết tranh chấp của wto và sự phán xử của cơ quan tài phán quốc tế do tổ chức này thiết lập. ngoài 4 nguyên tắc trên, các nước thành viên còn phải tuân thủ hàng chục hiệp định khác của tổ chức thương mại thế giới. khi một quốc gia thực hiện mở cửa thị trường theo các nội dung và nguyên tắc trên đây tức là nước đó đã tham gia vào quá trình toàn cầu hoá kinh tế và do vậy, quốc gia đó cũng đang hội nhập vào dòng chảy chung của nền kinh thế thế giới. chủ tịch hồ chí minh là người đầu tiên chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế của việt nam. ngay từ tháng 12 -1946, trong lời kêu gọi liên hiệp quốc, hồ chí minh đã đề cập: “đối với các nước dân chủ, nước việt nam sẵn sàng thực thi chính sách mở cửa và hợp tác trong mọi lĩnh vực: nước việt nam dành sự tiếp nhận thuận lợi cho đầu tư của các nhà tư bản, nhà kỹ thuật nước ngoài trong tất cả các ngành kỹ nghệ của mình; nước việt nam sẵn sàng mở rộng các cảng, sân bay và đường sá giao thông cho việc buôn bán và quá cảnh quốc tế; nước việt nam chấp nhận tham gia mọi tổ chức hợp tác kinh tế quốc tế dưới sự lãnh đạo của liên hiệp quốc…” đảng ta đã đề ra đường lối đổi mới và chủ trương hội nhập từ đại hội đảng lần thứ vi (1986), đó là đường lối đổi mới xã hội về mọi mặt. đại hội vii của đảng chủ trương “đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ đối ngoại”. nghị quyết tw 3 (khoá vii) ngày29/6/1992 xác định “cố gắng khai thông quan hệ với các tổ chức tài chính, tiền tệ quốc tế, mở rộng hợp tác với các tổ chức khu vực, trước hết là châu á, thái bình dương” đại hội viii xác định: “ mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ động tham gia các tổ chức quốc tế và khu vực”. nghị quyết tw 4 (khoá viii) ngày 29/12/1997: nguyên tắc hội nhập quốc tế của ta là “trên cơ sở phát huy nội lực, thực hiện nhất quán lâu dài chính sách thu hút các nguồn lực bên ngoài”, “tích cực và chủ động thâm nhập và mở rộng thị trường quốc tế”. đại hội ix của đảng xác định: “phát huy cao độ nội lực, đồng thời tranh thủ nguồn lực bên ngoài và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững”. đại hội x cũng đã khẳng định mục tiêu 2006 -2010 “mở rộng quan hệ đối ngoại; chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế…”. như vậy, đường lối đổi mới và chủ trương hội nhập của việt nam là nhất quán và đã tham gia tích cực vào tiến trình hợp tác quốc tế và khu vực. việt nam đã có những bước đi rất cơ bản trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, đã thiết lập quan hệ ngoại giao với trên 167 nước, mở rộng quan hệ thương
  • 4. mại với trên 155 nước, thu hút đầu tư trực tiếp của các tập đoàn và công ty thuộc 70 nước và vùng lãnh thổ, tranh thủ viện trợ phát triển của 45 nước và định chế tài chính quốc tế. năm 1992 khai thông được quan hệ với các tổ chức tài chính- tiền tệ quốc tế: imf, vvb, adb. đã tham gia các tổ chức kinh tế, thương mại quốc tế: việt nam có đơn xin gia nhập hiệp định chung về thuế quan và thương mại (gatt) và được chấp thuận là quan sát viên từ tháng 6/1994. sau khi wto được thành lập ngày 4/1/1995, wto thành lập ban công tác về việt nam xem xét việc kết nạp việt nam vào wto. từ đó đến nay, ban công tác về việt nam của wto đã có 12 phiên họp. đến tháng 5/2006, ta đã kết thúc đàm phán song phương với tất cả 28 nước và vùng lãnh thổ là các đối tác có yêu cầu, trong đàm phán đa phương (việt nam đã trả lời gần 3.000 câu hỏi của các thành viên wto) về cơ bản ta đã hoàn thành giai đoạn minh bạch chính sách thương mại, chính sách thuế và phí thuế, dịch vụ, chính sách đầu tư liên quan đến thương mại, công nghiệp, nông nghiệp, bảo hộ, quyền sở hữu trí tuệ và cải cách kinh tế trong nước, hệ thống pháp luật… theo các chuyên gia việt nam tham gia vòng đàm phán đa phương việt nam- wto lần thứ 12 tại giơnevơ cho biết, việt nam có khả năng trở thành thành viên của wto vào cuối năm 2006. ngày 25/7/1995, việt nam đã tham gia hiệp hội các quốc gia đông nam á(asean); tháng 3/1995, việt nam đã tham gia sáng lập (asem) tổ chức hợp tác á- âu; tháng 11/1998, việt nam đã gia nhập (apec) tổ chức diễn đàn hiệp tác kinh tế châu á- thái bình dương. những cơ hội khi việt nam trở thành thành viên của wto: mở rộng thị trường, tăng cường xuất khẩu: việt nam sẽ có cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu những mặt hàng tiềm năng, có lợi thế trên lĩnh vực nông nghiệp, dệt may… thị trường xuất khẩu gạo và nông sản nói chung sẽ mở rộng. hàng hoá và dịch vụ của việt nam được đối xử bình đẳng hơn trên thị trường của các thành viên wto nhờ được hưởng quy chế mfn/ntr vĩnh viễn, gsp…, khắc phục tình trạng phân biệt đối xử, tạo dựng được thế và lực trong thương mại quốc tế. tạo điều kiện cải cách chính sách, thể chế luật pháp, hệ thống chính sách minh bạch, ổn định và dễ dự đoán sẽ giúp việt nam tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài, tạo môi trường thuận lợi cho đầu tư trong nước và nước ngoài, tạo điều kiện thuận lợi trong việc giải quyết tranh chấp thương mại, chủ động tham gia vào đàm phán quốc tế để bảo vệ quyền lợi và giải quyết tranh chấp có lợi cho ta hơn, có quyền thương lượng và khiếu nại công bằng hơn đối với các tranh chấp thương mại trong wto. do tiếp cận được hệ thống giải quyết tranh chấp wto, hạn chế bị các nước lớn gây sức ép, tạo điều kiện để việt nam không bị đối xử như nền kinh tế phi thị trường (nme) như hiện nay. những thách thức đặt ra khi việt nam gia nhập wto: phải sửa đổi và xây dựng cơ chế chính sách phù hợp với các quy định của wto, hệ thống pháp luật của việt
  • 5. nam phải tiếp tục được cải cách sâu rộng để đảm bảo thực hiện những tiêu chuẩn quốc tế về tính minh bạch, công bằng hợp lý. nguồn thu ngân sách bị suy giảm: việc cắt giảm thuế nhập khẩu sẽ làm giảm đáng kể nguồn thu ngân sách trong giai đoạn đầu; thâm hụt cán cân thanh toán. vấn đề an sinh xã hội, giải quyết việc làm cho người lao động dư thừa do cải cách bộ máy hành chính, cải tổ ngành công nghiệp, nông nghiệp, doanh nghiệp phá sản, bị đóng cửa do làm ăn thua lỗ, giải quyết vấn đề phát sinh như đào tạo lại để giải quyết việc làm cho những người lao động mất việc…, khoảng cách giàu nghèo và mất cân bằng xã hội gia tăng. cạnh tranh gia tăng do chính sách bảo hộ giảm, do phải cắt giảm chính sách bảo hộ không phù hợp như cấm nhập khẩu, trợcấp trực tiếp vào giá…, việc mở cửa dịch vụ cho các nhà kinh doanh nước ngoài của việt nam còn khó khăn trên nhiều lĩnh vực nhất là tài chính, viễn thông. về cơ chế bảo vệ quyền lợi sở hữu trí tuệ, việt nam còn nhiều khó khăn về nhãn hiệu thương mại, bản quyền tác giả, bảo vệ thiết kế công nghiệp và người dân chưa có thói quen tuân thủ quyền sở hữu trí tuệ. việc cải cách doanh nghiệp đòi hỏi đầu tư rất nhiều vốn, kỹ thuật và yếu tố con người. như vậy, hội nhập kinh tế quốc tế vừa có cơ hội, vừa có thách thức. thách thức là sứa ép trực tiếp, còn cơ hội tự nó không biến thành của cải, vật chất trên thị trường mà phải thông qua hoạt động của chủ thể. cơ hội và thách thức luôn đan xen và vận động, biến đổi phải tận dụng được cơ hội, đẩy lùi được thách thức để tạo ra cơ hội mới lớn hơn. ngược lại, nếu không biết tận dụng được cơ hội thì thách thức sẽ lấn át làm triệt tiêu cơ hội. chính vì vậy, mà vai trò “chủ thể” của doanh nghiệp, của nhà nước là rất quyết định. doanh nghiệp là người “xung trận” là lực lượng trực tiếp đương đầu trong cạnh tranh. nhưng nhà nước phải là người mở đường. việc gia nhập wto là cơ hội lớn và là sự lựa chọn đúng đắn đối với việt nam. vượt qua được những thách thức trong quá trình hội nhập sẽ mang lại nhiều lợi ích lớn cho đất nước, phát triển mạnh mẽ thương mại, tăng cường thu hút fdi, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy tốc độ cải cách kinh tế trong nước, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu do đại hội đảng lần thứ x đề ra: “…sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển; tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại”./. Hội nhập quốc tế là một quá trình tất yếu, do bản chất xã hội của lao động và quan hệ giữa con người. Các cá nhân muốn tồn tại và phát triển phải có quan hệ và liên kết với nhau tạo thành cộng đồng. Nhiều cộng đồng liên kết với nhau tạo thành xã hội và các quốc gia-dân tộc. Các quốc gia lại liên kết với nhau tạo thành những thực thể quốc tế lớn hơn và hình thành hệ thống thế giới. Sự ra đời và phát triển của kinh tế thị trường đòi hỏi phải mở rộng các thị trường quốc gia, hình thành thị trường khu vực và quốc tế thống nhất. Đây là
  • 6. động lực chủ yếu thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế nói riêng và hội nhập quốc tế nói chung. Đặc biệt là trong kinh tế, phát triển rất nhanh và trở thành một xu thế lớn của quan hệ quốc tế hiện đại. Quá trình này diễn ra trên nhiều cấp độ: song phương, đa phương, tiểu vùng, khu vực, liên khu vực và toàn cầu. Mức độ hội nhập cũng ngày một sâu sắc hơn, bao quát toàn diện hơn. Hầu hết mọi nước trên thế giới đã và đang tích cực tham gia vào quá trình này. Đây là một tổ chức hợp tác toàn diện, bao quát hầu hết mọi lĩnh vực và có quy mô toàn cầu. Trong một số lĩnh vực, Liên hiệp quốc đã có sự phát triển vượt lên trên sự hợp tác thông thường và có thể nói đã đạt đến trình độ ban đầu của hội nhập (lĩnh vực chính trị-an ninh, lĩnh vực nhân quyền, lĩnh vực tài chính). Trong lĩnh vực thương mại, tiến trình hội nhập toàn cầu được thúc đẩy với việc ra đời của một định chế đa phương đặc biệt quan trọng, đó là Hiệp định chung về Thương mại và Thuế quan (GATT), sau đó được nối tiếp bằng Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) kể từ năm 1995. Hiện nay, 160 quốc gia và vùng lãnh thổ đã tham gia với tư cách thành viên chính thức của Tổ chức này, khoảng 30 quốc gia khác đang trong quá trình đàm phán gia nhập. Trong hơn một thập kỷ qua, WTO đã phát triển mạnh mẽ hệ thống “luật chơi” về thương mại quốc tế, bao quát hầu hết các lĩnh vực của quan hệ kinh tế giữa các thành viên như hàng hóa, dich vụ, nông nghiệp, kiểm dịch động thực vật, dệt may, hàng rào kỹ thuật, đầu tư, sở hữu trí tuệ, chống bán phá giá, trợ cấp và các biện pháp đối kháng, các biện pháp tự vệ, xác định giá trị tính thuế hải quan, giám định hàng hóa, quy tắc xuất xứ, quy tắc và thủ tục giải quyết tranh chấp… Các quy định cơ bản của WTO trở thành nền tảng của tất cả các thỏa thuận kinh tế khu vực hay song phương trên thế giới hiện nay. Vòng đàm phán Đô-ha, bắt đầu từ hơn mười năm trước, đang tiếp tục mở rộng và củng cố các quy định của WTO theo hướng tự do hóa hơn nữa. Về phạm vi lĩnh vực và mức độ hội nhập, xem xét các thỏa thuận liên kết khu vực và song phương trong thời gian gần đây, có thể thấy rất rõ rằng các lĩnh vực hội nhập ngày càng được mở rộng hơn. Bên cạnh xu hướng đẩy mạnh hội nhập kinh tế, các nước cũng quan tâm thúc đẩy hội nhập trong các lĩnh vực khác, đặc biệt là chính trị-an ninh và văn hóa-xã hội. Tiến trình hội nhập toàn diện trong EU đã đạt đến mức cao, biến tổ chức này trở thành một thực thể gần giống như một nhà nước liên bang. ASEAN cũng đang tiến hành mở rộng và làm sâu sắc tiến trình hội nhập khu vực một cách toàn diện hơn thông qua xây dựng Cộng đồng ASEAN dựa trên ba trụ cột Cộng đồng Chính trị-An ninh, Cộng đồng Kinh tế và Cộng đồng Văn hóa-Xã hội. Hàng loạt các hiệp định đối tác toàn diện hay đối tác chiến lược song phương được ký kết gần đây bao quát khá toàn diện các lĩnh vực hợp tác và liên kết giữa các bên… Rõ ràng, hội nhập quốc tế đã trở thành một xu thế lớn và một đặc trưng quan trọng của thế giới hiện nay. Không ít người khẳng định rằng chúng ta đang sống
  • 7. trong thời đại toàn cầu hóa. Nói một cách khác, thời đại hội nhập toàn cầu. Xu thế này chi phối toàn bộ quan hệ quốc tế và làm thay đổi to lớn cấu trúc của hệ thống thế giới cũng như bản thân các chủ thể và mối quan hệ giữa chúng. Hội nhập quốc tế là một quá trình phát triển tất yếu, do bản chất xã hội của lao động và quan hệ giữa con người. Sự ra đời và phát triển của kinh tế thị trường cũng là động lực hàng đầu thúc đẩy quá trình hội nhập. Hội nhập diễn ra dưới nhiều hình thức, cấp độ và trên nhiều lĩnh vực khác nhau, theo tiến trình từ thấp đến cao. Hội nhập đã trở thành một xu thế lớn của thế giới hiện đại, tác động mạnh mẽ đến quan hệ quốc tế và đời sống của từng quốc gia. Ngày nay, hội nhập quốc tế là lựa chọn chính sách của hầu hết các quốc gia để phát triển. Những năm gần đây, hội nhập quốc tế đã trở thành ngôn từ khá thân quen với hầu hết người Việt Nam. Trong công sở, nhà trường, ở quán nước trên hè phố, thậm chí cả ở thôn quê, người ta đều sử dụng nó một cách rất thông dụng. Tuy vậy, nhưng không phải ai cũng thực sự hiểu khái niệm này; đặc biệt, hiểu nó một cách đầy đủ và ngọn nghành thì chẳng có mấy người. Giới học thuật và những nhà hoạch định chính sách cũng còn hiểu rất khác nhau và vẫn tiếp tục tranh luận về nhiều khía cạnh của hội nhập quốc tế. Trong bối cảnh nước ta đang “tích cực, chủ động hội nhập quốc tế” theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI vừa qua, việc xác định đúng ý nghĩa, bản chất, nội hàm, xu hướng vận động cũng như hệ lụy của hội nhập quốc tế là rất cần thiết và có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng chiến lược, chính sách và các biện pháp cụ thể của nước ta trong quá trình hội nhập. Để đóng góp vào cuộc thảo luận nói trên, bài viết này đề cập một số khía cạnh về lý luận và thực tiễn của khái niệm hội nhập quốc tế, tập trung vào vấn đề định nghĩa và xác định bản chất, nội hàm, các hình thức và tính chất của hội nhập quốc tế; phân tích tính tất yếu và hệ lụy của hội nhập quốc tế như là một xu thế lớn của thế giới hiện đại. 1. Định nghĩa khái niệm hội nhập quốc tế Thuật ngữ “hội nhập quốc” tế trong tiếng Việt có nguồn gốc dịch từ tiếng nước ngoài (tiếng Anh là “international integration”, tiếng Pháp là “intégration internationale”). Đây là một khái niệm được sử dụng chủ yếu trong các lĩnh vực
  • 8. chính trị học quốc tế và kinh tế quốc tế, ra đời từ khoảng giữa thế kỷ trước ở châu Âu, trong bối cảnh những người theo trường phái thể chế chủ trương thúc đẩy sự hợp tác và liên kết giữa các cựu thù (Đức-Pháp) nhằm tránh nguy cơ tái diễn chiến tranh thế giới thông qua việc xây dựng Cộng đồng châu Âu. Trên thực tế cho đến nay, có nhiều cách hiểu và định nghĩa khác nhau về khái niệm “hội nhập quốc tế”. Tựu chung, có ba cách tiếp cận chủ yếu sau: Cách tiếp cận thứ nhất, thuộc về trường phái theo chủ nghĩa liên bang, cho rằng hội nhập (integration) là một sản phẩm cuối cùng hơn là một quá trình. Sản phẩm đó là sự hình thành một Nhà nước liên bang kiểu như Hoa Kỳ hay Thụy Sỹ. Để đánh giá sự liên kết, những người theo trường phái này quan tâm chủ yếu tới các khía cạnh luật định và thể chế[1]. Cách tiếp cận thứ hai, với Karl W. Deutsch[2] là trụ cột, xem hội nhập trước hết là sự liên kết các quốc gia thông qua phát triển các luồng giao lưu như thương mại, đầu tư, thư tín, thông tin, du lịch, di trú, văn hóa… từ đó hình thành dần các cộng đồng an ninh (security community). Theo Deutsch, có hai loại cộng đồng an ninh: loại cộng đồng an ninh hợp nhất như kiểu Hoa Kỳ, và loại cộng đồng an ninh đa nguyên như kiểu Tây Âu. Như vậy, cách tiếp cận thứ hai này xem xét hội nhập vừa là một quá trình vừa là một sản phẩm cuối cùng. Cách tiếp cận thứ ba xem xét hội nhập dưới góc độ là hiện tượng/hành vi các nước mở rộng và làm sâu sắc hóa quan hệ hợp tác với nhau trên cơ sở phân công lao động quốc tế có chủ đích, dựa vào lợi thế của mỗi nước và mục tiêu theo đuổi. Cách tiếp cận thứ nhất có nhiều hạn chế vì nó không đặt hiện tượng hội nhập trong quá trình phát triển mà chỉ nhìn nhận hiện tượng này (chủ yếu về khía cạnh luật định và thể chế) trong trạng thái tĩnh cuối cùng gắn với mô hình Nhà nước liên bang. Cách tiếp cận này khó áp dụng để phân tích và giải thích thực tiễn của quá trình hội nhập diễn ra với nhiều hình thức và mức độ khác nhau như hiện nay trên thế giới. Không phải bất cứ sự hội nhập nào cũng dẫn đến một Nhà nước liên bang. Cách tiếp cận thứ hai có điểm mạnh là nhìn nhận hiện tượng hội nhập vừa trong quá trình tiến triển vừa trong trạng thái tĩnh cuối cùng, đồng thời đưa ra được những nội dung khá cụ thể và sát thực tiễn của quá trình
  • 9. hội nhập, góp phần phân tích và giải thích nhiều vấn đề của hiện tượng này. Cách tiếp cận thứ ba tập trung vào hành vi của hiện tượng, không quan tâm xem xét góc độ thể chế cũng như kết quả cuối cùng của hội nhập, do vậy, thiếu tính toàn diện và hạn chế trong khả năng giải thích bản chất của quá trình hội nhập. Ở Việt Nam, thuật ngữ ‘hội nhập kinh tế quốc tế” bắt đầu được sử dụng từ khoảng giữa thập niên 1990 cùng với quá trình Việt Nam gia nhập ASEAN, tham gia Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) và các thể chế kinh tế quốc tế khác. Những năm gần đây, cụm từ “hội nhập quốc tế” (thậm chí nói ngắn gọn là “hội nhập”) được sử dụng ngày càng phổ biến hơn và với hàm nghĩa rộng hơn hội nhập kinh tế quốc tế. Có một thực tiễn đáng lưu ý là trước khi thuật ngữ “hội nhập kinh tế quốc tế” được đưa vào sử dụng, trong tiếng Việt đã xuất hiện các cụm từ “liên kết kinh tế quốc tế” và “nhất thể hóa kinh tế quốc tế”. Cả ba thuật ngữ này thực ra được sử dụng để chỉ cùng một khái niệm mà tiếng Anh gọi là “international economic integration”. Sự khác biệt giữa chúng chủ yếu là cách dùng với hàm ý chính trị và lịch sử khác nhau. Thuật ngữ “nhất thể hóa kinh tế quốc tế” được sử dụng chủ yếu trong bối cảnh hợp tác giữa các nước xã hội chủ nghĩa trong khuôn khổ Hội đồng Tương trợ kinh tế (SEV) những năm 1970-1980. Thuật ngữ “liên kết kinh tế quốc tế” được sử dụng khá nhiều khi nói về hiện tượng phát triển các quan hệ kinh tế trên cơ sở tự do hóa mậu dịch giữa các nước không phải là xã hội chủ nghĩa trong những thập niên sau Chiến tranh thế giới II, đặc biệt là trong khuôn khổ các tổ chức kinh tế khu vực như Cộng đồng Kinh tế châu Âu (EC), Liên minh châu Âu (EU), Hiệp hội Mậu dịch tự do châu Âu (EFTA), Thị trường chung Trung Mỹ (CACM), Cộng đồng Caribê và Thị trường chung (CARICOM), Khu vực Mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA), v.v... Trong thực tiễn sử dụng ở Việt Nam hiện nay, các thuật ngữ “liên kết quốc tế” và “hội nhập quốc tế” có thể thay thế nhau và hầu như không có sự khác biệt về ý nghĩa. Mặc dầu vậy, cho đến nay vẫn không có một định nghĩa nào về khái niệm “hội nhập quốc tế” giành được sự nhất trí hoàn toàn trong giới học thuật và cả giới làm chính sách ở Việt Nam. Từ các định nghĩa khác nhau nổi lên hai cách hiểu chính. Thứ nhất, cách hiểu hẹp coi “hội nhập quốc tế” là sự tham gia vào các tổ
  • 10. chức quốc tế và khu vực. Thứ hai, cách hiểu rộng, coi “hội nhập quốc tế” là sự mở cửa và tham gia vào mọi mặt của đời sống quốc tế, đối lập với tình trạng đóng cửa, cô lập hoặc ít giao lưu quốc tế. Với tư duy theo cách này, không ít người thậm chí đã đánh đồng hội nhập với hợp tác quốc tế. Cả hai cách hiểu trên về khái niệm “hội nhập quốc tế” đều không đầy đủ và thiếu chính xác. Từ lý luận và thực tiễn nêu trên, chúng ta cần xác định một cách tiếp cận phù hợp đối với khái niệm “hội nhập quốc tế” để làm nền tảng xây dựng chiến lược hội nhập quốc tế của Việt Nam trong giai đoạn mới. Chúng tôi cho rằng cách tiếp cận phù hợp nhất là xem xét hội nhập như là một quá trình xã hội có nội hàm toàn diện và thường xuyên vận động hướng tới mục tiêu nhất định. Theo đó, hội nhập quốc tế được hiểu như là quá trình các nước tiến hành các hoạt động tăng cường sự gắn kết họ với nhau dựa trên sự chia sẻ về lợi ích, mục tiêu, giá trị, nguồn lực, quyền lực (thẩm quyền định đoạt chính sách) và tuân thủ các luật chơi chung trong khuôn khổ các định chế hoặc tổ chức quốc tế. Như vậy, khác với hợp tác quốc tế (hành vi các chủ thể quốc tế đáp ứng lợi ích hay nguyện vọng của nhau, không chống đối nhau), hội nhập quốc tế vượt lên trên sự hợp tác quốc tế thông thường: nó đòi hỏi sự chia sẻ và tính kỷ luật cao của các chủ thể tham gia. Nhìn ở góc độ thể chế, quá trình hội nhập hình thành nên và củng cố các định chế/tổ chức quốc tế, thậm chí là các chủ thế mới của quan hệ quốc tế. Những chủ thể quốc tế mới này có thể dưới dạng: (i) hoặc là một tổ chức liên chính phủ (các thành viên vẫn giữ chủ quyền quốc gia trong việc định đoạt chính sách, chẳng hạn như tổ chức Liên hiệp quốc, ASEAN…), (ii) hoặc là một tổ chức siêu quốc gia (các thành viên trao toàn bộ chủ quyền quốc gia cho một cơ cấu siêu quốc gia, hình thái này có thể giống như mô hình nhà nước liên bang, chẳng hạn như Hoa Kỳ, Canada…), (iii) hoặc là một tổ chức lai ghép giữa hai hình thái trên (các thành viên trao một phần chủ quyền quốc gia cho một cơ cấu siêu quốc gia và vẫn giữ một phần chủ quyền cho riêng mình, chẳng hạn như trường hợp EU hiện nay). Chủ thể của hội nhập quốc tế trước hết là các quốc gia, chủ thể chính của quan hệ quốc tế có đủ thẩm quyền và năng lực đàm phán, ký kết và thực hiện các cam kết quốc tế. Bên cạnh chủ thể chính này, các chủ thể khác cùng hợp thành lực lượng tổng hợp tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế.
  • 11. 2. Nội hàm của hội nhập quốc tế Hội nhập quốc tế có thể diễn ra trên từng lĩnh vực của đời sống xã hội (kinh tế, chính trị, an ninh-quốc phòng, văn hóa, giáo dục, xã hội, v.v.), nhưng cũng có thể đồng thời diễn ra trên nhiều lĩnh vực với tính chất (tức là mức độ gắn kết), phạm vi (gồm địa lý, lĩnh vực/ngành) và hình thức (song phương, đa phương, khu vực, liên khu vực, toàn cầu) rất khác nhau. a) Hội nhập kinh tế quốc tế Đây là quá trình gắn kết các nền kinh tế của từng nước với kinh tế khu vực và thế giới thông qua các nỗ lực tự do hóa và mở cửa nền kinh tế theo những hình thức khác nhau, từ đơn phương[3] đến song phương[4], tiểu khu vực/vùng[5], khu vực[6], liên khu vực[7] và toàn cầu[8]. Hội nhập kinh tế có thể diễn ra theo nhiều mức độ. Theo một số nhà kinh tế, tiến trình hội nhập kinh tế được chia thành năm mô hình cơ bản từ thấp đến cao như sau[9]: (i) Thỏa thuận thương mại ưu đãi (PTA): Các nước thành viên dành cho nhau các ưu đãi thương mại trên cơ sở cắt giảm thuế quan, nhưng còn hạn chế về phạm vi (số lượng các mặt hàng đưa vào diện cắt giảm thuế quan) và mức độ cắt giảm. Hiệp định PTA của ASEAN (1977), Hiệp định Thương mại Việt-Mỹ (2001), Hiệp định GATT (1947 và 1994) là các ví dụ cụ thể của mô hình liên kết kinh tế ở giai đoạn thấp nhất. (ii) Khu vực mậu dịch tự do (FTA): Các thành viên phải thực hiện việc cắt giảm và loại bỏ các hàng rào thuế quan và các hạn chế về định lượng (có thể bao gồm cả việc giảm và bỏ một số hàng rào phi thuế quan) trong thương mại hàng hóa nội khối, nhưng vẫn duy trì chính sách thuế quan độc lập đối với các nước ngoài khối. Ví dụ: Khu vực mậu dịch tự do Bắc Âu (EFTA), Khu vực mậu dịch tự do bắc Mỹ (NAFTA), Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN (AFTA). Những năm gần đây, phần lớn các hiệp định FTA mới có phạm vi lĩnh vực điều tiết rộng hơn nhiều. Ngoài lĩnh vực hàng hóa, các hiệp định này còn có những quy định tự do hóa đối với nhiều lĩnh vực khác như dịch vụ, đầu tư, sở hữu trí tuệ, mua sắm chính phủ… Ví dụ: Hiệp định FTA giữa ASEAN với Úc-Niudilân (2009), Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình dương (TPP- đang đàm phán). (iii) Liên minh thuế quan (CU): Các thành viên ngoài việc cắt giảm và loại bỏ thuế quan trong thương mại nội khối còn thống nhất thực hiện chính sách thuế quan chung đối với các nước bên ngoài khối. Ví dụ: Nhóm ANDEAN và Liên minh thuế quan Nga-Bêlarút-Cadăcxtan.
  • 12. (iv) Thị trường chung (hay thị trường duy nhất): Ngoài việc loại bỏ thuế quan và hàng rào phi quan thuế trong thương mại nội khối và có chính sách thuế quan chung đối với ngoài khối, các thành viên còn phải xóa bỏ các hạn chế đối với việc lưu chuyển của các yếu tố sản xuất khác (vốn, lao động…) để tạo thành một nền sản xuất chung của cả khối. Ví dụ: Liên minh châu Âu đã trải qua giai đoạn xây dựng thị trường duy nhất (Thị trường chung châu Âu) trước khi trở thành một liên minh kinh tế. (v) Liên minh kinh tế-tiền tệ: Là mô hình hội nhập kinh tế ở giai đoạn cao nhất dựa trên cơ sở một thị trường chung/duy nhất cộng thêm với việc thực hiện chính sách kinh tế và tiền tệ chung (một đồng tiền chung, ngân hàng trung ương thống nhất của khối). Ví dụ: EU hiện nay. Một nước có thể đồng thời tham gia vào nhiều tiến trình hội nhập với tính chất, phạm vi và hình thức khác nhau. Tuy nhiên, về cơ bản phải trải qua các bước hội nhập từ thấp đến cao, việc đốt cháy giai đoạn chỉ có thể diễn ra trong những điều kiện đặc thù nhất định mà thôi (chẳng hạn Cộng đồng Kinh tế châu Âu đã đồng thời thực hiện xây dựng khu vực mậu dịch tự do và liên minh thuế quan trong những thập niên 60-70). Hội nhập kinh tế là nền tảng hết sức quan trọng cho sự tồn tại bền vững của hội nhập trong các lĩnh vực khác, đặc biệt là hội nhập về chính trị và nhìn chung, được các nước ưu tiên thúc đẩy giống như một đòn bẩy cho hợp tác và phát triển trong bối cảnh toàn cầu hóa[10]. b) Hội nhập chính trị Hội nhập về chính trị là quá trình các nước tham gia vào các cơ chế quyền lực tập thể (giữa hai hay nhiều nước) nhằm theo đuổi những mục tiêu nhất định và hành xử phù hợp với các luật chơi chung. Hội nhập chính trị thể hiện mức độ liên kết đặc biệt giữa các nước, trong đó họ chia sẻ với nhau về các giá trị cơ bản (tư tưởng chính trị, ý thức hệ), mục tiêu, lợi ích, nguồn lực và đặc biệt là quyền lực. Một quốc gia có thể tiến hành hội nhập chính trị quốc tế thông qua ký hiệp ước với một hay một số quốc gia khác trên cơ sở thiết lập các mối liên kết quyền lực giữa họ (hiệp ước liên minh hay đồng minh) hoặc tham gia vào các tổ chức chính trị khu vực (chẳng hạn như ASEAN, EU) hay một tổ chức có quy mô toàn cầu (chẳng hạn như Liên Hiệp quốc). Ở giai đoạn thấp của hội nhập chính trị, liên kết giữa các thành viên còn hạn chế và các thành viên vẫn cơ bản giữ thẩm quyền định đoạt chính sách riêng.
  • 13. ASEAN hiện nay vẫn đang trong giai đoạn đầu quá trình hội nhập chính trị, nên vẫn còn tồn tại nhiều sự khác biệt và độ tin cậy giữa các thành viên còn hạn chế. Về mặt tổ chức quyền lực, ASEAN là một khuôn khổ liên chính phủ. Hoàn tất xây dựng Cộng đồng ASEAN dựa trên 3 trụ cột (Cộng đồng Chính trị-An ninh, Cộng đồng Kinh tế và Cộng đồng Văn hóa-Xã hội) sẽ giúp tăng cường quá trình hội nhập chính trị trong ASEAN, tạo điều kiện để ASEAN bước tới một giai đoạn hội nhập cao hơn nữa. Giai đoạn hội nhập chính trị cao đòi hỏi sự tương đồng về thể chế chính trị và độ tin cậy hoàn toàn của các thành viên. Về mặt tổ chức quyền lực, các thành viên chỉ giữ lại một số thẩm quyền nhất định ở cấp quốc gia và trao các quyền lực còn lại cho một cơ cấu siêu quốc gia. EU hiện nay là một mô hình hội nhập chính trị cao. Thông thường hội nhập chính trị là bước đi sau cùng trên cơ sở các nước liên quan đã đạt đến trình độ hội nhập kinh tế và văn hóa-xã hội rất cao. Sự hình thành Liên bang Hoa Kỳ, Liên bang Canađa trước đây và EU hiện nay cơ bản theo phương thức này. Tuy nhiên, trong những bối cảnh nhất định, hội nhập trong lĩnh vực chính trị có thể đi trước một bước để mở đường thúc đẩy hội nhập trong các lĩnh vực khác. Trường hợp ASEAN thể hiện khá đặc biệt sự kết hợp nhiều tiến trình hội nhập. Trong suốt hơn 2 thập kỷ đầu tồn tại, ASEAN chủ yếu là một cơ chế hợp tác khu vực về chính trị-ngoại giao nhằm đối phó với những thách thức đối với an ninh quốc gia của các thành viên. Một số học giả nhìn nhận ASEAN như là một định chế/chế độ quốc tế (international regime) về chính trị-an ninh ở khu vực Đông Nam Á[11]. Nói một cách khác, đây là dạng thức ban đầu của hội nhập chính trị-an ninh. Sau giai đoạn khởi đầu chủ yếu bằng hội nhập sơ khai về chính trị-an ninh, từ cuối thập niên 1970 trở đi, ASEAN mới bắt đầu triển khai hợp tác về kinh tế và chỉ từ gần giữa thập niên 1990, ASEAN mới thực sự bắt đầu tiến trình hội nhập kinh tế. Hội nhập văn hóa-xã hội phải đợi đến khi ASEAN thông qua Hiến chương năm 2008 mới được triển khai. c) Hội nhập an ninh-quốc phòng
  • 14. Hội nhập về an ninh-quốc phòng là sự tham gia của quốc gia vào quá trình gắn kết họ với các nước khác trong mục tiêu duy trì hòa bình và an ninh. Điều này đòi hỏi các nước hội nhập phải tham gia vào các thỏa thuận song phương hay đa phương về an ninh-quốc phòng trên cơ sở các nguyên tắc chia sẻ và liên kết: mục tiêu chung, đối tượng/kẻ thù chung, tiến hành các hoạt động chung về đảm bảo an ninh-quốc phòng... Có nhiều kiểu liên kết an ninh-quốc phòng khác nhau, trong đó nổi lên những hình thức chủ yếu được nhiều nước sử dụng như sau: - Hiệp ước phòng thủ chung: Đây là hình thức khá phổ biến trong thời kỳ Chiến tranh lạnh khi mà thế giới được cơ bản chia thành hai hệ thống (gọi là hệ thống hai cực) giữa một bên là các nước xã hội chủ nghĩa do Liên Xô lãnh đạo và bên kia là các nước tư bản chủ nghĩa do Mỹ đứng đầu. Hàng loạt tổ chức phòng thủ chung đã được hai phe lập ra để thực hiện các mục tiêu chính trị và an ninh- quốc phòng, chẳng hạn như Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO)[12], Tổ chức Hiệp ước Trung tâm (CENTO)[13], Tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á (SEATO)[14], Hiệp ước Liên minh Úc-Niudilân-Mỹ (ANZUS)[15], Tổ chức Hiệp ước Vác-xô-vi[16]. Nguyên tắc của các tổ chức phòng thủ chung là: (i) các nước tham gia phải có chung kẻ thù bên ngoài, khi một nước nào đó tấn công một thành viên của khối thì nước đó được coi là kẻ thù của cả khối và tất cả các thành viên cùng hành động chống lại kẻ thù đó; (ii) các thành viên có chính sách phòng thủ chung; (iii) các thành viên cùng đóng góp lực lượng vũ trang tham gia vào lực lượng chung của khối đặt dưới một bộ chỉ huy chung. Đây là phương thức liên kết quân sự rất cao, đòi hỏi các thành viên phải đồng về ý thức hệ và cùng chia sẻ cao về quan điểm, chính sách an ninh-quốc phòng, chiến lược quân sự và có trình độ phát triển kỹ thuật quân sự cũng như năng lực tác chiến không quá chênh lệch. Phương thức liên kết này cũng đòi hỏi các thành viên phải chấp nhận chịu sự hạn chế về chủ quyền quốc gia và trao một phần thẩm quyền quốc gia cho một cơ chế chung siêu quốc gia. - Hiệp ước liên minh quân sự song phương: Đây là hình thức cổ điển rất phổ biến trong lịch sử quan hệ quốc tế xưa và nay. Phần lớn, nếu như không nói là hầu hết, các nước đều có hiệp ước liên minh với một hoặc một số nước khác,
  • 15. trong đó có quy định về trợ giúp quân sự trong những tình huống cần thiết. Mỹ có hiệp ước liên minh quân sự song phương với Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan và Philipin. Việt Nam cũng đã có Hiệp ước liên minh với Liên Xô cũ, Lào và Cămpuchia. - Các dàn xếp an ninh tập thể: Đây là hình thức liên kết an ninh dựa trên nguyên tắc các thành viên cam kết không tấn công nhau, nếu có một thành viên vi phạm, sẽ dùng sức mạnh hợp tác của cả khối để ngăn chặn và giúp giải quyết xung đột. Hội quốc liên và sau này là Liên Hiệp quốc, Liên đoàn Ả-rập, Tổ chức thống nhất châu Mỹ (OAS), Tổ chức Thống nhất châu phi (AU), Cộng đồng chính trị-an ninh mà ASEAN đang xây dựng là những mô hình cụ thể của phương thức liên kết an ninh tập thể. - Các dàn xếp về an ninh hợp tác là phương thức liên kết an ninh-quốc phòng lỏng lẻo hơn cả, dựa trên nguyên tắc lấy hợp tác trên các lĩnh vực, từ dễ đến khó, với các hình thức đa dạng như đối thoại, xây dựng lòng tin, ngoại giao phòng ngừa… để xây dựng thói quen hợp tác và sự phụ thuộc, ràng buộc lẫn nhau, từ đó có thể hạn chế khả năng xảy ra xung đột giữa các thành viên. ASEAN và một loạt cơ chế khu vực liên quan như Hội nghị sau Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao (PMC), Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF), Hội nghị Bộ trưởng quốc phòng ASEAN (ADMM), Hội nghị Bộ trưởng quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+), Hội nghị cấo cao Đông Á (EAS)… là những mô hình cụ thể về dạng thức liên kết này. Nhìn chung, hội nhập trong lĩnh vực an ninh-quốc phòng là tiến trình khó khăn hơn cả, vì nó liên quan trực tiếp tới những vấn đề nhạy cảm nhất- cốt lõi tồn tại của quốc gia, đó là hòa bình, độc lập và chủ quyền. d) Hội nhập về văn hóa-xã hội Hội nhập về văn hóa-xã hội là quá trình mở cửa, trao đổi văn hóa với các nước khác; chia sẻ các giá trị văn hóa, tinh thần với thế giới; tiếp thu các giá trị văn hóa tiến bộ của thế giới để bổ sung và làm giàu nền văn hóa dân tộc; tham gia vào các tổ chức hợp tác và phát triển văn hóa-giáo dục và xã hội khu vực và hợp tác chặt chẽ với các nước thành viên hướng tới xây dựng một cộng đồng văn hóa-xã hội rộng lớn hơn trên phạm vi khu vực và toàn cầu (ví dụ, tham gia
  • 16. Cộng đồng văn hóa-xã hội ASEAN, UNESCO…); ký kết và thực hiện các hiệp định song phương về hợp tác-phát triển văn hóa-giáo dục-xã hội với các nước. Hội nhập văn hóa-xã hội có ý nghĩa rất quan trọng trong việc làm sâu sắc quá trình hội nhập, thực sự gắn kết các nước với nhau bằng chất keo bền vững hơn cả. Quá trình này giúp các dân tộc ở các quốc gia khác nhau ngày càng gần gũi và chia sẻ với nhau nhiều hơn về các giá trị, phương thức tư duy và hành động; tạo ra sự hài hòa và thống nhất ngày càng cao hơn giữa các chính sách xã hội của các nước thành viên; đồng thời tạo điều kiện để người dân mỗi nước được thụ hưởng tốt hơn các giá trị văn hóa của nhân loại, các phúc lợi xã hội đa dạng; đặc biệt, hình thành và củng cố tình cảm gắn bó thuộc về một cộng đồng chung rộng lớn hơn quốc gia của riêng mình (ý thức công dân khu vực/toàn cầu). 3. Hội nhập quốc tế là một xu thế tất yếu lớn của thời đại ngày nay Hội nhập quốc tế là một quá trình tất yếu, do bản chất xã hội của lao động và quan hệ giữa con người. Các cá nhân muốn tồn tại và phát triển phải có quan hệ và liên kết với nhau tạo thành cộng đồng. Nhiều cộng đồng liên kết với nhau tạo thành xã hội và các quốc gia-dân tộc. Các quốc gia lại liên kết với nhau tạo thành những thực thể quốc tế lớn hơn và hình thành hệ thống thế giới. Sự ra đời và phát triển của kinh tế thị trường đòi hỏi phải mở rộng các thị trường quốc gia, hình thành thị trường khu vực và quốc tế thống nhất. Đây là động lực chủ yếu thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế nói riêng và hội nhập quốc tế nói chung. Từ sau Chiến tranh thế giới II, đặc biệt là từ khi chấm dứt Chiến tranh lạnh, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất thế giới nhờ hàng loạt tiến bộ nhanh chóng về khoa học-công nghệ, xu thế hòa bình-hợp tác, nỗ lực tự do hóa-mở cửa của các nước đã thúc đẩy quá trình hội nhập quốc tế trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trong kinh tế, phát triển rất nhanh và trở thành một xu thế lớn của quan hệ quốc tế hiện đại. Quá trình này diễn ra trên nhiều cấp độ: song phương, đa phương, tiểu vùng, khu vực, liên khu vực và toàn cầu. Mức độ hội nhập cũng ngày một sâu sắc hơn, bao quát toàn diện hơn. Hầu hết mọi nước trên thế giới đã và đang tích cực tham gia vào quá trình này.
  • 17. Trên cấp độ toàn cầu, ngay sau Chiến tranh thế giới II, Liên hiệp quốc và hàng loạt các tổ chức chuyên môn của Liên hiệp quốc, trong đó gồm nhiều thiết chế thuộc hệ thống Bretton Woods (đặc biệt là Quỹ Tiền tệ quốc tế và Ngân hàng Thế giới), ra đời với số lượng thành viên gia nhập ngày một nhiều hơn, bao quát hầu hết các nước trên thế giới. Đây là một tổ chức hợp tác toàn diện, bao quát hầu hết mọi lĩnh vực và có quy mô toàn cầu. Trong một số lĩnh vực, Liên hiệp quốc đã có sự phát triển vượt lên trên sự hợp tác thông thường và có thể nói đã đạt đến trình độ ban đầu của hội nhập (lĩnh vực chính trị-an ninh, lĩnh vực nhân quyền, lĩnh vực tài chính). Trong lĩnh vực thương mại, tiến trình hội nhập toàn cầu được thúc đẩy với việc ra đời của một định chế đa phương đặc biệt quan trọng, đó Hiệp định chung về Thương mại và Thuế quan (GATT), sau đó được nối tiếp bằng Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) kể từ năm 1995. Hiện nay, 153 quốc gia và vùng lãnh thổ đã tham gia với tư cách thành viên chính thức của Tổ chức này, khoảng 30 quốc gia khác đang trong quá trình đàm phán gia nhập. Trong hơn một thập kỷ qua, WTO đã phát triển mạnh mẽ hệ thống “luật chơi” về thương mại quốc tế, bao quát hầu hết các lĩnh vực của quan hệ kinh tế giữa các thành viên như hàng hóa, dich vụ, nông nghiệp, kiểm dịch động thực vật, dệt may, hàng rào kỹ thuật, đầu tư, sở hữu trí tuệ, chống bán phá giá, trợ cấp và các biện pháp đối kháng, các biện pháp tự vệ, xác định giá trị tính thuế hải quan, giám định hàng hóa, quy tắc xuất xứ, quy tắc và thủ tục giải quyết tranh chấp… Các quy định cơ bản của WTO trở thành nền tảng của tất cả các thỏa thuận kinh tế khu vực hay song phương trên thế giới hiện nay. Vòng đàm phán Đô-ha, bắt đầu từ hơn mười năm trước, đang tiếp tục mở rộng và củng cố các quy định của WTO theo hướng tự do hóa hơn nữa. Ở cấp độ khu vực, quá trình hội nhập phát triển rất nhanh trong những thập niên 1960 và 1970, đặc biệt “nở rộ” từ thập niên 1990 trở lại đây. Hàng loạt tổ chức/thể chế khu vực đã ra đời ở khắp các châu lục. Hầu như không một khu vực nào trên thế giới hiện nay không có các tổ chức/thể chế khu vực của riêng mình. Các tổ chức/thể chế khu vực về chính trị-an ninh và đặc biệt là kinh tế, chiếm nhiều nhất. Chỉ riêng trong lĩnh vực kinh tế, tính đến giữa tháng 5/2011 có 489 hiệp định về mậu dịch khu vực (RTAs) giữa các thành viên của WTO đã được thông báo cho Ban Thư ký WTO, trong đó 90% là các thỏa thuận mậu dịch tự do (FTAs) và 10% là các liên minh thuế quan (CU)[17]. Bên cạnh đó, có
  • 18. tới hàng trăm RTAs đang trong quá trình đàm phán hoặc chuẩn bị đàm phán. Nhiều tổ chức/thể chế liên kết kinh tế liên khu vực được hình thành, ví dụ như APEC, ASEM, ASEAN với các đối tác ngoài khu vực chẳng hạn như Mỹ và EU (dưới dạng các PCA và FTA), EU với một số tổ chức/thể chế hoặc quốc gia ở các khu vực khác, v.v… Bên cạnh các cấp độ toàn cầu và khu vực, quá trình hội nhập giữa các nước còn được điều tiết bởi các hiệp định liên kết song phương, dưới dạng hiệp ước liên minh (chính trị, an ninh, quốc phòng), hiệp định đối tác toàn diện, hiệp định đối tác chiến lược, hiệp định kinh tế-thương mại (BFTA, BCU…). Từ cuối thập niên 1990 trở lại đây, xu hướng ký kết các hiệp định đối tác chiến lược và hiệp định mậu dịch tự do (BFTA) phát triển đặc biệt mạnh mẽ. Hầu hết các nước đều đã ký hoặc đang trong quá trình đàm phán các BFTA. Thậm chí, có nước hiện đã ký hoặc đàm phán tới hàng chục hiệp định BFTA (Singapore, Thái Lan, Nhật, Úc…). Điều này được lý giải chủ yếu bởi bế tắc của vòng đàm phán Đôha và những ưu thế của BFTA so với các hiệp định đa phương (dễ đàm phán và nhanh đạt được hơn; việc thực hiện cũng thuận lợi hơn). Về phạm vi lĩnh vực và mức độ hội nhập, xem xét các thỏa thuận liên kết khu vực và song phương trong thời gian gần đây, có thể thấy rất rõ rằng các lĩnh vực hội nhập ngày càng được mở rộng hơn. Bên cạnh xu hướng đẩy mạnh hội nhập kinh tế, các nước cũng quan tâm thúc đẩy hội nhập trong các lĩnh vực khác, đặc biệt là chính trị-an ninh và văn hóa-xã hội. Tiến trình hội nhập toàn diện trong EU đã đạt đến mức cao, biến tổ chức này trở thành một thực thể gần giống như một nhà nước liên bang. ASEAN cũng đang tiến hành mở rộng và làm sâu sắc tiến trình hội nhập khu vực một cách toàn diện hơn thông qua xây dựng Cộng đồng ASEAN dựa trên ba trụ cột Cộng đồng Chính trị-An ninh, Cộng đồng Kinh tế và Cộng đồng Văn hóa-Xã hội. Hàng loạt các hiệp định đối tác toàn diện hay đối tác chiến lược song phương được ký kết gần đây bao quát khá toàn diện các lĩnh vực hợp tác và liên kết giữa các bên. Nếu chỉ xét riêng về mặt kinh tế, thì các thỏa thuận gần đây, chẳng hạn như Hiệp định Mậu dịch tự do ASEAN-Úc-Niudilân, Hiệp định Mậu dịch tự do Mỹ-Singapore, Hiệp định Mậu dịch tự do Hàn Quốc-Singapore, Hiệp định Mậu dịch tự do Nhật-Singapore, chứa đựng hầu hết các lĩnh vực và do vậy vượt xa so với các hiệp định FTA truyền thống. Nhìn chung, các hiệp định FTA mới toàn diện hơn và bao hàm cả
  • 19. những lĩnh vực “nhạy cảm” (ví dụ như mua sắm chính phủ, cạnh tranh, lao động, môi trường, hàng rào kỹ thuật) thường không được đề cập trong hầu hết các hiệp định FTA ký trước đây. Bên cạnh đó, các hiệp định FTA mới đưa ra các quy định về tự do hóa triệt để hơn, thể hiện mức độ hội nhập cao hơn. Ví dụ, trong lĩnh vực hàng hóa, cắt giảm thuế quan mạnh hơn và sớm đưa về 0%, hạn chế tối đa số lượng các sản phẩm loại trừ. Rõ ràng, hội nhập quốc tế đã trở thành một xu thế lớn và một đặc trưng quan trọng của thế giới hiện nay. Không ít người khẳng định rằng chúng ta đang sống trong thời đại toàn cầu hóa. Nói một cách khác, thời đại hội nhập toàn cầu. Xu thế này chi phối toàn bộ quan hệ quốc tế và làm thay đổi to lớn cấu trúc của hệ thống thế giới cũng như bản thân các chủ thể và mối quan hệ giữa chúng. 4. Lợi và bất lợi của hội nhập quốc tế Khẳng định hội nhập quốc tế là một xu thế tất yếu lớn của thế giới cũng đồng thời chỉ ra con đường phát triển không thể nào khác đối với các nước trong thời đại toàn cầu hóa là tham gia hội nhập quốc tế. Sự lựa chọn tất yếu này còn được quyết định bởi rất nhiều lợi ích mà hội nhập quốc tế tạo ra cho các nước. Dưới đây, xin nêu những lợi ích chủ yếu của hội nhập quốc tế mà các nước có thể tận dụng được: Thứ nhất, quá trình hội nhập giúp mở rộng thị trường để thúc đẩy thương mại và các quan hệ kinh tế quốc tế khác, từ đó thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế-xã hội. Thứ hai, hội nhập cũng tạo động lực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, từ đó nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, của các sản phẩm và doanh nghiệp; đồng thời, làm tăng khả năng thu hút đầu tư vào nền kinh tế. Thứ ba, hội nhập giúp nâng cao trình độ của nguồn nhân lực và nền khoa học công nghệ quốc gia, nhờ hợp tác giáo dục-đào tạo và nghiên cứu khoa học với các nước và tiếp thu công nghệ mới thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài và chuyển giao công nghệ từ các nước tiên tiến.
  • 20. Thứ tư, hội nhập làm tăng cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước tiếp cận thị trường quốc tế, nguồn tín dụng và các đối tác quốc tế. Thứ năm, hội nhập tạo cơ hội để các cá nhân được thụ hưởng các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đa dạng về chủng loại, mẫu mã và chất lượng với giá cạnh tranh; được tiếp cận và giao lưu nhiều hơn với thế giới bên ngoài, từ đó có cơ hội phát triển và tìm kiếm việc làm cả ở trong lẫn ngoài nước. Thứ sáu, hội nhập tạo điều kiện để các nhà hoạch định chính sách nắm bắt tốt hơn tình hình và xu thế phát triển của thế giới, từ đó có thể đề ra chính sách phát triển phù hợp cho đất nước và không bị lề hóa. Thứ bảy, hội nhập giúp bổ sung những giá trị và tiến bộ của văn hóa, văn minh của thế giới, làm giàu văn hóa dân tộc và thúc đẩy tiến bộ xã hội. Thứ tám, hội nhập tạo động lực và điều kiện để cải cách toàn diện hướng tới xây dựng một xã hội mở, dân chủ hơn, và một nhà nước pháp quyền. Thứ chín, hội nhập tạo điều kiện để mỗi nước tìm cho mình một vị trí thích hợp trong trật tự quốc tế, giúp tăng cường uy tín và vị thế quốc tế, cũng như khả năng duy trì an ninh, hòa bình và ổn định để phát triển. Thứ mười, hội nhập giúp duy trì hòa bình và ổn định khu vực và quốc tế để các nước tập trung cho phát triển; đồng thời mở ra khả năng phối hợp các nỗ lực và nguồn lực của các nước để giải quyết những vấn đề quan tâm chung của khu vực và thế giới . Tuy nhiên, hội nhập không chỉ đưa lại những lợi ích, trái lại, nó cũng đặt các nước trước nhiều bất lợi và thách thức, trong đó đặc biệt là: Một, hội nhập làm gia tăng cạnh tranh gay gắt khiến nhiều doanh nghiệp và ngành kinh tế gặp khó khăn, thậm chí là phá sản, từ đó gây nhiều hậu quả về mặt kinh tế-xã hội. Hai, hội nhập làm tăng sự phụ thuộc của nền kinh tế quốc gia vào thị trường bên ngoài và, do vậy, khiến nền kinh tế dễ bị tổn thương trước những biến động của thị trường quốc tế.
  • 21. Ba, hội nhập không phân phối công bằng lơi ích và rủi ro cho các nước và các nhóm khác nhau trong xã hội, do vậy có nguy cơ làm tăng khoảng cách giàu- nghèo. Bốn, trong quá trình hội nhập, các nước đang phát triển phải đối mặt với nguy cơ chuyển dịch cơ cấu kinh tế tự nhiên bất lợi, do thiên hướng tập trung vào các ngàng sử dụng nhiều tài nguyên, nhiều sức lao động, nhưng có giá trị gia tăng thấp. Do vậy, họ dễ có thể trở thành bãi rác thải công nghiệp và công nghệ thấp, bị cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên và hủy hoại môi trường. Năm, hội nhập có thể tạo ra một số thách thức đối với quyền lực Nhà nước (theo quan niện truyền thống về độc lập, chủ quyền) và phức tạp đối với việc duy trì an ninh và ổn định ở các nước đang phát triển. Sáu, hội nhập có thể làm gia tăng nguy cơ bản sắc dân tộc và văn hóa truyền thống bị xói mòn trước sự “xâm lăng” của văn hóa nước ngoài. Bảy, hội nhập có thể đặt các nước trước nguy cơ gia tăng của tình trạng khủng bố quốc tế, buôn lậu, tội phạm xuyên quốc gia, dịch bệnh, nhập cư bất hợp pháp… Như vậy, hội nhập đồng thời đưa lại cả lợi ích lẫn bất lợi đối với các nước. Tuy nhiên, không phải cứ hội nhập là đương nhiên hưởng đầy đủ tất cả các lợi ích và gánh mọi bất lợi như đã nêu trên. Các lợi ích và bất lợi nhìn chung ở dạng tiềm năng và đối với mỗi nước một khác, do các nước không giống nhau về điều kiện, hoàn cảnh, trình độ phát triển… Việc khai thác được lợi ích đến đâu và hạn chế các bất lợi, thách thức thế nào phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó đặc biệt quan trọng là năng lực của mỗi nước, trước hết là chiến lược/chính sách, biện pháp hội nhập và việc tổ chức thực hiện. Thực tế, nhiều nước đã khai thác rất tốt các cơ hội và lợi ích của hội nhập để đạt được tăng trưởng và phát triển kinh tế-xã hội cao, ổn định trong nhiều năm liên tục, nhanh chóng vươn lên hàng các nước công nghiệp mới và tạo dựng được vị thế quốc tế đáng nể, đồng thời xử lý khá thành công các bất lợi và thách thức của quá trình hội nhập, đó là trường hợp Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Singapore, Trung Quốc, Malaixia, Mêhicô, Braxin… Một số nước tuy vẫn gặt hái được nhiều lợi ích từ hội nhập, song xử lý chưa tốt mặt trái của quá trình này, nên phải đối mặt với
  • 22. nhiều khó khăn, thách thức lớn, có thể kể tới trường hợp Thái Lan, Phi-líp-pin, Inđônêxia, Việt Nam, Hy Lạp, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha… Mặc dù vậy, suy cho cùng lợi ích mà hầu hết các nước đã thu được trên thực tế từ quá trình hội nhập vẫn lớn hơn cái giá mà họ phải trả cho những tác động tiêu cực xét trên phương diện tăng trưởng và phát triển kinh tế. Điều này giải thích tại sao hội nhập quốc tế trở thành lựa chọn chính sách của hầu hết các nước trên thế giới hiện nay./ TOÀN CẦU HOÁ VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM Toàn cầu hoá kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế trong những năm gần đây đã trở thành đề tài được đông đảo các nhà chính trị, các học giả, các nhà kinh doanh và dân chúng quan tâm đặc biệt. Có những ý kiến rất khác nhau khi đánh giá quá trình này. Tài liệu này muốn giới thiệu quá trình toàn cầu hoá kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế về cả phương diện lý luận và thực tiễn, đồng thời phân tích những vấn đề liên quan đối với Việt Nam hiện nay. I. NHỮNG CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Các tiếp cận lý luận về quá trình toàn cầu hóa Thuật ngữ toàn cầu hoá (Globalization) đã xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1961, được đưa vào Từ điển tiếng Anh của Webster, nhưng mãi đến năm 1980s thuật ngữ này mới được sử dụng rộng rãi. Toàn cầu hóa là một quá trình đa phương diện, bao hàm nhiều nhân tố như kinh tế, chính trị, pháp luật, khoa học - công nghệ, văn hóa, xã hội. “Toàn cầu hóa” là một thuật ngữ đòi hỏi phải có cách tiếp cận liên ngành và đa chiều vì nó có liên quan đến tất cả các hiện tượng xã hội đương đại. Toàn cầu hóa được tiếp cận từ góc độ kinh tế học, xã hội học, công nghệ học, môi trường, văn hóa, v.v.. Đến nay đã có hàng trăm định nghĩa về toàn cầu hóa được đưa ra từ nhiều góc độ tiếp cận khác nhau, thậm chí đối lập nhau. Nguyên nhân của sự khác nhau hoặc đối lập đó không chỉ do khác nhau về lợi ích, về lập trường quan điểm mà còn do khác nhau về cách tiếp cận vấn đề, về mục đích tìm hiểu toàn cầu hóa1. Toàn cầu hóa là kết quả tất yếu từ sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất. Quan niệm được nhiều học giả tán thành nhất. Chúng là biểu hiện hệ 1 Đề tài cấp nhà nước KX08.01: Xu thế toàn cầu hóa trong hai thập kỷ đầu thể kỷ XXI.
  • 23. quả của sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất trong các nền kinh tế riêng biệt, từ đó quá trình này dẫn đến phá vỡ sự biệt lập của từng quốc gia, tạo ra mối quan hệ gắn kết, tương tác và phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia, dân tộc trên quy mô toàn cầu trong sự vận động phát triển. Kinh tế thị trường khẳng định được ưu thế của mình và phát tán ra nhiều quốc gia trên thế giới. Nó tạo ra động lực phát triển và mở rộng quan hệ giữa các quốc gia, trước hết là các quan hệ kinh tế, sau đó tới các quan hệ khác như chính trị, văn hóa, v.v. Hệ thống kinh tế thị trường càng phát triển theo hướng mở, không bị giới hạn bởi các đường biên giới và ranh giới dân tộc, chủng tộc và tôn giáo. Đó là môi trường thuận lợi tạo thuận lợi cho quá trình tự nhiên xích lại gần nhau của các cộng đồng dân cư các thể chế toàn thế giới. Toàn cầu hoá phản ánh một quá trình mà thông qua đó thị trường và sản xuất ở nhiều nước khác nhau đang trở nên ngày càng phụ thuộc lẫn nhau2. Tác động của các hành vi kinh tế toàn cầu dẫn tới hệ lụy của hệ thống chính trị thế giới, ngược lại chính trị lại có tác động to lớn hơn đối với kinh tế. Toàn cầu hóa ngày nay về bản chất chính là sự tăng trưởng của hoạt động kinh tế nói chung đã được vượt khỏi biên giới quốc gia và khu vực. Nói cách khác, toàn cầu hóa mang một nội dung chủ đạo là toàn cầu hóa kinh tế, phát triển kinh tế vừa là mục tiêu, vừa là động lực toàn cầu hóa. Đặc trưng phát triển kinh tế là một nhu cầu thực tế khách quan của nhân loại trong toàn cầu hóa hiện nay. Làn sóng khoa học công nghệ ngày càng trở nên phổ biến, trình độ khoa học công nghệ ngày cao, khả năng ứng dụng rộng rãi trong tất cả các lĩnh vực đời sống. Việc hợp tác khai thác, sử dụng công nghệ làm cho các nước phụ thuộc vào nhau nhiều hơn. Các làn sóng phát triển khoa học công nghệ là chất xúc tác làm cho quan hệ giữa các quốc gia xích lại gần nhau hơn. Thành tựu khoa học công nghệ dường như xóa nhòa dần biên giới địa lý của từng quốc gia, làm cho khoảng cách không gian trên thế giới càng co hẹp giữa các châu lục. Toàn cầu hoá ngụ ý tầm quan trọng ngày càng giảm của các đường biên giới quốc gia và sự tăng cường những đặc tính lan toả ra ngoài biên giới bắt nguồn từ một nước, hoặc một khu vực nhất định3. Tức là, sự phụ thuộc lẫn nhau phải đến mức toàn diện và vai trò của các đường biên giới quốc gia giảm dần. 2Grahane Thonpdion: Introduction, Sitmating Globalization, International Social Siences Journal, Unesco, 1999, N.160, P.139-152. 3 Chủ tịch quỹ Ford Berresford, 1997
  • 24. Toàn cầu hóa xét về bản chất là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, sự ảnh hưởng, tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, các dân tộc trên toàn thế giới. Toàn cầu hóa thể hiện sự biến đổi tương quan giữa quan hệ sản xuất nhằm tới sự điều chỉnh thích ứng lực lượng sản xuất biến thiên liên tục trên quy mô thế giới. Toàn cầu hóa làm cho các nền kinh tế quốc gia bị hoà nhập vào và được cấu trúc lại trên quy mô quốc tế thông qua một loạt quy trình, giao lưu, trao đổi4. Như vậy, toàn cầu hoá không chỉ là sự phụ thuộc lẫn nhau, dù là phụ thuộc toàn diện giữa các nền kinh tế mà là sự hoà nhập các nền kinh tế này để xu thế hình thành nên một nền kinh tế toàn cầu thống nhất. Luận điểm cơ bản chứng minh nấc thang phát triển của lực lượng sản xuất trong lịch sử dẫn tới hiện tượng quốc tế hóa, sau nay là toàn cầu hóa thuộc về Mác. Luận điểm này được giải thích trong tác phẩm “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản”, xuất bản vào tháng 2 năm 1848. Trong ‘Tuyên ngôn của Đảng cộng sản’, Mác và Ăngghen không sử dụng thuật ngữ ‘toàn cầu hóa’ nhưng nhấn mạnh tới ‘tính thế giới’ trong quá trình sản xuất, lưu thông, ‘thị trường thế giới’ liên kết các nền kinh tế ở khắp mọi nơi, ‘sự phụ thuộc phổ biến’ giữa các dân tộc về nhiều mặt, như sản xuất vật chất và văn hóa tinh thần5. Nhờ có nhiều thành tựu khoa học-kỹ thuật, nhiều phát kiến địa lý và khai phá các thị trường mới ở các châu lục, các nguồn lực và dòng sản phẩm được lưu chuyển khắp toàn cầu.“Vì luôn luôn bị thúc đẩy bởi nhu cầu về những nơi tiêu thụ sản phẩm, giai cấp tư sản xâm lấn khắp toàn cầu. Nó phải xâm nhập vào khắp nơi, trụ lại ở khắp nơi và thiết lập những mối liên hệ ở khắp nơi. Do bóp nặn thị trường thế giới, giai cấp tư sản đã làm cho sản xuất và tiêu dùng của tất cả các nước mang tính chất thế giới”6. Tính chất thế giới của việc sản xuất và tiêu dùng thể hiện rõ trong sự liên kết quá trình sản xuất, ngành nghề sản xuất, mạng lưới nguyên 4 Flie Cohen, Toàn cầu hóa, sự hấp dẫn và cơ chế điều tiết, Trung tâm nghiên cứu khoa học quốc gia Pháp, Hội thảo khoa học "Những thách thức về phương diện pháp lý của quá trình toàn cầu hóa", file://E:NDVFSITES/ViétSiteslogo.htm. 5 Vũ Thanh Sơn. Tuyên ngôn của Đảng cộng sản: dự báo về xu thế toàn cầu hóa. Hội thảo khoa học về Tuyên ngôn Đảng cộng sản 6 Mác, C. và Ăngghen, F. (1995), Toàn tập, Tập IV, Nxb CTQG, Hà Nội tr. 601
  • 25. vật liệu giữa nhiều quốc gia, dân tộc. “...Những ngành công nghiệp không dùng những nguyên liệu bản xứ mà dùng những nguyên liệu đưa từ những miền xa xôi nhất trên trái đất đến và sản phẩm làm ra không những được tiêu thụ ngay trong xứ mà còn được tiêu thụ ở tất cả các nơi trên trái đất nữa. Thay cho những nhu cầu cũ được thỏa mãn bằng những sản phẩm trong nước, thì nảy sinh ra những nhu cầu mới, đòi hỏi được thỏa mãn bằng những sản phẩm đưa từ những miền và xứ xa xôi nhất về. Thay cho tình trạng cô lập trước kia của các địa phương và dân tộc vẫn tự cung tự cấp, ta thấy phát triển những quan hệ phổ biến, sự phụ thuộc phổ biến giữa các dân tộc”.7 Một điểm đáng lưu ý nữa mà Mác và Ăngghen đã công bố trong tác phẩm nổi tiếng này là dự báo về sự liên kết phụ thuộc của các dân tộc không chỉ về kinh tế mà cả sự hội nhập nhiều lĩnh vực khác, chẳng hạn về tinh thần.“...Sản xuất vật chất đã như thế thì sản xuất tinh thần cũng không kém như thế. Những thành quả của hoạt động tinh thần của một dân tộc trở thành tài sản chung của tất cả các dân tộc. Tính chất đơn phương và phiến diện dân tộc ngày càng không thể tồn tại được nữa; và từ những nền văn học dân tộc và địa phương, muôn hình muôn vẻ, đang nảy nở ra một nền văn học toàn thế giới.”8 Như phân tích ở trên theo quan điểm Mác xít, bản chất của toàn cầu hóa có tính hai mặt. Cụ thể như sau: - Một mặt, Toàn cầu hóa là xu thế khách quan gắn liền với sự phát triển của nền sản xuất xã hội, lực lượng sản xuất và phân công lao động quốc tế. Bản chất khách quan của toàn cầu hóa được quy định bởi tính tất yếu khách quan của quá trình quốc tế hóa. Những phát kiến địa lý, giao thông vận tải đã mở ra cơ hội cho quá trình quốc tế hóa kinh tế vào thế kỷ XV, nhưng tiến trình này chỉ thực sự tăng tốc sau khi cách mạng công nghiệp ở Anh. Quá trình quốc tế hóa mang tính tất yếu khách quan, do đòi hỏi của bản thân nền sản xuất, đặc biệt là do sự phát triển của lực lượng sản xuất. Cách mạng khoa học-công nghệ tạo tiền đề cho bước quá độ từ cơ sở vật chất-kỹ thuật truyền thống sang cơ sở vật chất-kỹ thuật hoàn toàn mới về chất ở một số nước kinh tế phát triển. Dưới sự tác động của cuộc cách mạng khoa học-công nghệ, loài người đang từng bước tiến vào kinh tế tri thức, lực lượng sản xuất mang tính chất xã 7 Sđd tr. 601-602 8 Sđd tr. 602
  • 26. hội hóa cao độ, phân công lao động quốc tế ngày càng sâu rộng, quốc tế hóa nền kinh tế và đời sống xã hội, thúc đẩy kinh tế thị trường phát triển, đồng thời tạo ra những phương tiện có hiệu quả đẩy nhanh quá trình toàn cầu hóa. - Mặt khác, Toàn cầu hóa trong giai đoạn hiện nay gắn liền với chủ nghĩa tư bản và hiện đang bị chủ nghĩa tư bản, nhất là các nước tư bản phát triển chi phối, lợi dụng để phục vụ cho mục đích của họ. Hay nói cách khác, toàn cầu hóa hiện nay đang trong quỹ đạo của chủ nghĩa tư bản. Theo logic của C.Mác, quá trình quốc tế hóa kinh tế dù mang trong nó yếu tố khách quan, nhưng bên trong nó và thúc đẩy nó luôn là ý muốn áp đặt chủ quan của những thể lực nắm giữ sức mạnh kinh tế. Nói cách khác, toàn cầu hóa không phải là cái gì khác ngoài kết quả của tính tất yếu khách quan của sản xuất và ý đồ chủ quan của chủ nghĩa tư bản vì mục tiêu lợi nhuận. 2.2. Những cơ sở thực tế thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa 2.2.1. Phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ Sự phát triển của khoa học công nghệ làm thay đổi căn bản nền tảng cơ sở và phương thức giao dịch giữa các nước trên thế giới. Nền công nghệ cơ khí về cơ bản vẫn là một nền công nghệ có tính quốc gia, vì nó luôn phải lấy thị trường trong nước làm chính. Hiệu năng của nền công nghệ cơ khí chưa cho phép các quan hệ kinh tế quốc tế có thể phát triển xa hơn xét về mặt hiệu quả kinh tế. Nhưng trong những thập kỷ gần đây công nghệ thông tin và vận tải đã có những tiến bộ vượt bậc, đã làm giảm chi phí vận tải quốc tế xuống cả chục lần và giảm chi phí liên lạc viễn thông xuống tới vài trăm lần. Tiến bộ khoa học- công nghệ này đã có tác động cực kỳ quan trọng đến toàn bộ các quan hệ kinh tế quốc tế, nó đã biến các công nghệ có tính quốc gia thành công nghệ toàn cầu. Các công nghệ sản xuất xe máy, ô tô, máy tính điện tử, máy bay... đã ngày càng có tính toàn cầu sâu rộng. Tính toàn cầu này đã thể hiện ngay từ khâu sản xuất (được phân công chuyên môn hoá ở nhiều nước) đến khâu phân phối (tiêu thụ toàn cầu). Những công nghệ ngay khi ra đời đã có tính toàn cầu như công nghệ vệ tinh viễn thông đã hiện diện. Chính khoa học-công nghệ sáng tạo ra những ứng dụng rộng rãi cho nhiều quốc gia, góp phần cho sự đẩy mạnh quá trình toàn cầu hoá. Nhờ có công nghệ phát triển, sự hợp tác giữa các quốc gia, các tập đoàn có thể mở rộng từ sản xuất đến phân phối dịch vụ trên phạm vi toàn cầu, những quan hệ tuỳ thuộc lẫn nhau cùng có lợi phát triển.
  • 27. 2.2.2. Các quan hệ kinh tế toàn cầu ngày càng phát triển Một nền công nghệ toàn cầu xuất hiện là cơ sở cho các quan hệ kinh tế toàn cầu phát triển. Đầu tiên là các quan hệ thương mại. Chi phí vận tải liên lạc càng giảm đi, thì khả năng bán hàng đi các thị trường xa càng tăng lên, thương mại toàn cầu càng có khả năng phát triển. Đồng thời quá trình phân công, chuyên môn hoá sản xuất càng có thể diễn ra giữa các quốc gia và châu lục. Các quan hệ sản xuất, thương mại có tính toàn cầu, đã kéo theo các dòng tiền tệ, vốn, dịch vụ... vận động trên phạm vi toàn cầu. Thương mại điện tử xuất hiện với kim ngạch ngày càng tăng và đang trở thành một loại hình buôn bán toàn cầu không biên giới đầy triển vọng. Nhu cầu nội tại của các nước ngày càng lớn hối thúc các nước vươn ra khỏi biên giới quốc gia để tìm kiếm những quan hệ giao dịch mới, kỳ vọng nhiều lợi ích cho bản thân. Việc hợp tác, liên kết để phát huy các lợi thế so sánh và tận dụng nguồn lực từ nhiều vị trí trên thế giới trở nên dễ dàng dưới sự hậu thuẫn của thành tựu khoa học công nghệ và chuyển đổi tư duy khép kín sang tư duy mở là những tác nhân góp phần cho quá trình toàn cầu hóa diễn trên thực tế. 2.2.3. Nhiều vấn đề toàn cầu đòi hỏi sự phối hợp nhiều quốc gia Về phương pháp luận, những vấn đề toàn cầu bao gồm: thứ nhất, các vấn đề có quan hệ trực tiếp đến hoạt động sống của mọi người trên trái đất, không phân biệt địa vị giai cấp, chính trị - xã hội; đến sự phát triển của toàn thể nhân loại, đến vận mệnh của các quốc gia dân tộc. Thứhai, những vấn đề toàn cầu đều thể hiện là nhân tố khách quan của sự phát triển xã hội và thể hiện ở mọi nơi trên trái đất. Thứba, tất cả những vấn đềtoàn cầu đều đòi hỏi phải được giải quyết vì nếu không được giải quyết thì chúng sẽ đe dọa phá hủy cơ sở tồn tại của chính con người. Thứ tư, việc giải quyết các vấn đề toàn cầu đòi hỏi phải có sự đầu tư về phương tiện vật chất, sựhợp tác quốc tế về mọi mặt không phân biệt chế độ xã hội, tôn giáo, chính kiến, hệ tư tưởng; đòi hỏi sự nỗ lực tối đa của cả nhân loại cả về mặt nhận thức lẫn về những hành động thực tế9. Sự phối hợp của nhiều quốc gia liên quan trong việc xử lý các vấn đề toàn làm cho quan hệ của các quốc gia ngày càng bận rộn và phụ thuộc vào nhau nhiều hơn. Tất yếu hình thành các cơ chế hợp tác, phối hợp chung cho các vấn đề toàn cầu. Các nhà nước buộc phải đưa ra nhiều hành động chung vì lợi ích của cộng đồng thế giới. Từ đó, hình thành nên các thể chế quốc tế vận hành trên phạm vi toàn cầu nhằm thực thi các cơ chế mang tính toàn cầu. 9 Đề tài cấp nhà nước KX08.05: Những vấn đề toàn cầu trong hai thập niên đầu của thế kỷ XXI.
  • 28. II. SỰ TIẾN TRIỂN THỰC TẾ CỦA TOÀN CẦU HOÁ KINH TẾ VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ Khi xem xét quá trình tiến triển thực tế của toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế đã có những ý kiến khác nhau. Không ít các học giả đã cho rằng toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế đã bắt đầu từ đầu thế kỷ XX và đến nay đã có ba làn sóng Toàn cầu hóa10. Làn sóng thứ nhất bắt đầu từ đầu thế kỷ XX đến chiến tranh thế giới thứ hai với những đặc trưng là: mậu dịch quốc tế phát triển mạnh mẽ, các luồng vốn đầu tư tăng nhanh, gia tăng di cư liên lục địa; bắt đầu thực hiện phương pháp sản xuất Taylor; các nước TBCN đi xâm chiếm thuộc địa, chiếm lĩnh thị trường; các công ty xuyên quốc gia xuất hiện; các tàu biển đang phát triển cùng với đường sắt. Làn sóng toàn cầu hoá thứ hai từ sau chiến tranh thế giới thứ hai tới cuối thập niên 60. Làn sóng này có những đặc trưng sau: sự hình thành và phát triển của hai khối kinh tế đối lập nhau: khối kinh tế TBCN và khối kinh tế XHCN; các thể chế liên kết kinh tế toàn cầu và khu vực phát triển mạnh, sự ra đời của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng thế giới (WB), Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT) có chức năng điều phối hoạt động tiền tệ tài chính và thương mại toàn cầu; các luồng thương mại, dịch vụ, đầu tư trực tiếp và gián tiếp, công nghệ và lao động gia tăng mạnh về cả tốc độ và quy mô; bùng nổ các công ty siêu quốc gia. Làn sóng thứ ba từ thập niên 70 tới nay với những đặc trưng là: Hệ thống tiền tệ thế giới chuyển sang thả nổi; kinh tế thế giới trải qua các chấn động lớn như giá dầu mỏ tăng cao trong thập niên 70; lạm phát cao; thâm hụt ngân sách lớn; Liên Xô sụp đổ, hệ thống XHCN tan rã; chiến tranh lạnh chấm dứt; các ngành công nghệ cao đặc biệt là công nghệ thông tin phát triển, GATT chuyển thành tổ chức thương mại thế giới (WTO) v.v.. Giai đoạn từ cuối thập kỷ 80 đến nay vẫn là một giai đoạn toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế nổi rõ nhất với những đặc trưng sau đây: a) Chấm dứt chiến tranh lạnh và sự sụp đổ của hệ thống XHCN thế giới đã kết thúc thời kỳ thế giới hai cực, chấm dứt sự đối đầu giữa hai hệ thống, mở ra thời kỳ hội nhập kinh tế toàn cầu thực sự với sự chuyển đổi của các quốc gia từng là XHCN, các nước đang phát triển sang kinh tế thị trường, mở cửa hội 10 Nguyễn Văn Dân, Những vấn dề toàn cầu hóa kinh tế, Nxb KHXH, HN 2001, tr.86.
  • 29. nhập kinh tế quốc tế; xu thế hoà bình, hợp tác phát triển đã trở thành xu thế chính của thời đại. b) Sự bùng nổ của thị trường tài chính toàn cầu Bước vào nửa cuối thập kỷ 80, tốc độ và quy mô giao dịch tài chính toàn cầu đạt mức độ cao hơn chưa từng thấy. Trong thời kỳ này các giao dịch ngoại tệ đã lớn hơn 100 lần giá trị của những trao đổi hàng hoá và dịch vụ. Trung bình mỗi ngày doanh số trao đổi ngoại hối đạt hơn 20 tỷ USD/ ngày năm 1973; tăng lên 590 tỷ USD/ngày năm 1989; 1.500 tỷ USD/ngày năm 1998, và hiện nay khoảng trên 2000 tỷ USD/ngày. Tổng giá trị tài chính được trao đổi trên thị trường toàn cầu năm 1980 là 5000 tỷ USD, đến năm 1996 tăng vọt lên 35.000 tỷ, năm 2000 là 83.000 tỷ, gấp gần 3 lần GDP của các nước OECD11. Sự bùng nổ của thị trường tài chính toàn cầu đi liền với xu hướng tập trung các nguồn tài chính bằng cách sát nhập các tổ chức tài chính tạo ra những siêu tập đoàn tài chính khổng lồ, tiêu biểu là sát nhập Bank of America với Nations Bank có tổng tài sản 570 tỷ USD; Citicorp Travellero Group có tổng tài sản 700 tỷ USD; Royal Bank of Canađa với Bank of Montreal có tài sản 311 tỷ USD. Xu hướng hội nhập các thị trường tài chính toàn cầu diễn ra mạnh mẽ. Đầu tiên là các thị trường ngoại hối. Do chính sách thả nổi tỷ giá và tự do hoá trao đổi ngoại hối, thị trường ngoại hối toàn cầu đã xuất hiện khoảng giữa những năm 70. Thị trường chứng khoán cũng đi theo xu hướng này. Quý IV/1999, 11 thị trường chứng khoán EU đã ký thoả thuận thành lập một thị trường chứng khoán duy nhất. c) Sự phát triển mạnh mẽ của các công ty xuyên quốc gia Các công ty xuyên quốc gia kinh doanh toàn cầu đã gia tăng nhanh chóng và ngày càng trở thành những chủ thể cơ bản chi phối nền kinh tế toàn cầu. Nếu năm 1914, tại 14 nước đứng đầu thế giới có 7,3 ngàn công ty xuyên quốc gia với 27,3 ngàn chi nhánh tại nước ngoài, thì năm 2005 đã tăng lên tới 70 ngàn với 690 ngàn chi nhánh và tập trung chủ yếu ở các nước phát triển (UNCTAD, 2005). Ngày nay các nước đang phát triển cũng có các công ty này. Theo báo cáo đầu tư thế giới 1998 của LHQ, thì các nước đang phát triển đã có 10.165 công ty xuyên quốc gia. 11 Toàn cầu hóa - quan điểm và thực tiễn, Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương Nxb Thống kê, HN, 1999.
  • 30. 500 công ty xuyên quốc gia lớn nhất thế giới tập trung ở các nước phát triển, nhiều nhất ở Mỹ và Nhật. Ngày nay không chỉ có các đại công ty mới hoạt động xuyên quốc gia, mà ngày càng xuất hiện các công ty nhỏ và vừa cũng hoạt động kinh doanh xuyên quốc gia. Các công ty xuyên quốc gia có vai trò chi phối trong các quan hệ toàn cầu về thương mại, đầu tư, tài chính, tiền tệ và công nghệ với tỷ trọng vào khoảng 60- 90% tổng giá trị toàn cầu. d) Các nhà nước quốc gia với chính sách mở cửa và hội nhập quốc tế đang ngày càng trở thành những chủ thể quan trọng của toàn cầu hoá Từ cuối thập kỷ 80, sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, hầu hết các nhà nước quốc gia đi theo kinh tế kế hoạch từ chối mở cửa hội nhập quốc tế đã bắt đầu thời kỳ chuyển đổi sang kinh tế thị trường mở cửa hội nhập quốc tế. Các Nhà nước quốc gia nói chung cho đến nay đã chấp nhận toàn cầu hoá và Hội nhập kinh tế quốc tế, do vậy đã tham gia IMF, WB và WTO, và các tổ chức kinh tế khu vực. Các nhà nước quốc gia trong điều kiện toàn cầu hoá phát triển đã có những chức năng mới mà trước đây không có, đó là: - Tham gia đàm phán quốc tế, song phương, đa phương hay toàn cầu để hình thành ra những Hiệp nghị song phương, khu vực hay toàn cầu. Dù như các nhà nước đại diện cho các nền kinh tế lớn có tiếng nói có trọng lượng hơn trong các cuộc đàm phán này, thì người ta không thể phủ nhận vai trò của các nhà nước đại diện cho các nền kinh tế đang phát triển, nhỏ hơn, ngày càng gia tăng. - Tiến hành đổi mới hệ thống thể chế luật pháp quốc gia phù hợp với những cam kết quốc tế. Một nước tham gia WTO phải đổi mới thể chế của mình phù hợp với những cam kết với WTO. - Thực thi các cam kết quốc tế tại nước mình và giám sát các nước khác thực thi các cam kết quốc tế có liên quan đến nước mình. Nếu không thực thi các cam kết đã ký, thì sẽ bị các nước khác kiện, và nếu thua kiện sẽ phải chịu trừng phạt. Chính những chức năng mới này đã ngày càng làm cho các Nhà nước quốc gia trở thành những chủ thể quan trọng của nền kinh tế toàn cầu. đ) Các tổ chức xã hội dân sự ngàycàng có vai trò lớn hơn trong nền kinh tế toàn cầu Các tổ chức xã hội dân sự gồm các hiệp hội tự nguyện, các loại quỹ từ thiện, các thể chế tôn giáo, hoạt động đa dạng bên ngoài các phạm vi chức năng của gia đình và Nhà nước, nghĩa là các tổ chức này làm những gì mà Nhà nước
  • 31. và các gia đình không làm và có íchcho con người. Những tổ chức này đang gia tăng hoạt động trên phạm vi toàn cầu. Trong quá trình toàn cầu hoá, có quá nhiều vấn đề mà các Nhà nước quốc gia và gia đình không thể quan tâm hết như: sự thoái hoá của môi sinh, nạn nghèo đói, bệnh tật, những bất công, những mặt trái của toàn cầu hoá v.v. Các tổ chức xã hội dân sự vào cuộc gây sức ép lên các chính phủ phải giải quyết các vấn đề trên, và bản thân các tổ chức này cũng trực tiếp tham gia giải quyết các vấn đề đó. Nhiều tổ chức xã hội dân sự nổi tiếng trong hoạt động “chống” toàn cầu hoá. Năm 1999, liên minh “Người chăn dắt” bao gồm các Liên đoàn, sinh viên, người hoạt động môi trường đã xuống đường biểu tình chống toàn cầu hoá tại Seatle ở Mỹ, phê phán những mặt tiêu cực như nạn nghèo đói; thất học; bất bình đẳng nam nữ dân tộc; chủ quyền văn hoá bị vi phạm; sự đa dạng sinh học bị xói mòn v.v.. 12. e) Gia tăng hoạt động Các tổ chức kinh tế toàn cầu Tháng 12/1945 Hiệp định chính thức thành lập các tổ chức: Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng quốc tế tái thiết và phát triển (IBRD) tiền thân của Ngân hàng thế giới (WB), Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT), tiền thân của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) đã được ký kết. IBRD đã chính thức đi vào hoạt động tháng 6/1946. IMF chính thức hoạt động 3/1947. GATT cũng chính thức hoạt động vào 1947. Những tổ chức kinh tế toàn cầu này đã thu hút hầu hết các quốc gia và các nền kinh tế lớn nhỏ tham gia, có chức năng điều tiết các hoạt động tiền tệ, tài chính, thương mại toàn cầu theo các nguyên tắc đã được thoả thuận. Hoạt động của IMF, WB, WTO ngày càng được thừa nhận rộng rãi, và ngày càng phù hợp hơn với những xu thế phát triển của thế giới. Điều này đã được thể hiện trên các mặt sau đây: - Hầu hết các Chính phủ của các quốc gia cho đến nay đều đã tham gia ba tổ chức trên, các Chính phủ chưa tham gia cũng đang đàm phán để tham gia. Điều này chứng tỏ hoạt động của các tổ chức trên đã mang lợi ích thiết thực cho các quốc gia thành viên. 12 Jaydish Bhagwati. Đối phó với nạn chống toàn cầu hóa, Foreign Sffairs, Vol 81, No.1, Jamuary/2002