SlideShare a Scribd company logo
1 of 24
Câu 1 : So sánh bỏ phiếu tín nhiệm , lấy phiếu tín nhiệm của Quốc Hội
* Giống nhau:
- Mục đích: nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát của của bộ máy nhà nước; giúp người được lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm thấy
được mức độ tín nhiệm để phấn đấu, rèn luyện, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động; làm cơ sở để xem xét đánh giá cán bộ.
- Nguyên tắc áp dụng:
+ Bảo đảm quyền và đề cao trách nhiệm của đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân; tôn trọng quyền báo cáo,giải trình của người được lấy phiếu tín
nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm.
+ Công khai, công bằng, dân chủ, khách quan; bảo đảm đánh giá đúng thực chất về người được lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm.
+ Bảo đảm sự ổn định và hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước, sự lãnh đạo của Đảng trong công tác cán bộ.
- Căn cứ đánh giá mức độ tín nhiệm:
+ Kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao;
+ Phẩm chất chính trị, đạo đức,lối sống; việc chấp hành Hiến pháp và pháp luật
Khác nhau :
Tiêu chí Lấy phiếu tín nhiệm Bỏ phiếu tín nhiệm
Định
nghĩa
Lấy phiếu tín nhiệm là việc Quốc hội, Hội đồng nhân dân thực hiện quyền giám
sát, đánh giá mức độ tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng
nhân dân bầu hoặc phê chuẩn để làm cơ sở cho việc xem xét đánh giá cán bộ.
Bỏ phiếu tín nhiệm là việc Quốc hội, Hội đồng nhân dân thể hiện sự tín nhiệm
hoặc không tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân
dân bầu hoặc phê chuẩn để làm cơ sở cho việc miễn nhiệm hoặc phê chuẩn đề
nghị miễn nhiệm người không được Quốc hội, Hội đồng nhân dân tín nhiệm.
Lý do khác nhau : tên gọi khác nhau và do cách thức hình thức thực hiện để dẫn đến hệ quả như mong muốn. Khi QH và HĐND muốn láy phiếu tín nhiệm là để làm việc , xem
xét , đánh giá bộ phận . Còn bỏ phiếu tín nhiệm là cơ sở để cho việc hoặc bộ phê duyệt tiêu chuẩn rồi đưa ra kết quả phê chuẩn hay không được phê chuẩn .
Đối
tượng
áp dụng
Quốc hội, Hội đồng nhân dân tổ chức lấy phiếu tín nhiệm một lần trong mỗi
nhiệm kỳ vào kỳ họp thường lệ cuối năm thứ ba của nhiệm kỳ. Theo đó:
- Quốc hội tổ chức lấy phiếu tín nhiệm:
+ Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước;
+ Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc
hội, Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội;
+ Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, các thành viên
khác của Chính phủ;
+ Chánh án Tòa án tối cao,Viện trưởng Viện kiểm sát tối cao, Tổng kiểm toán
nhà nước.
Ủy ban thường vụ Quốc hội trình Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ
chức vụ do cơ quan này bầu hoặc phê chuẩn:
+ Ủy ban thường vụ Quốc hội tự mình đề nghị;
+ Có kiến nghị của Hội đồng dân tộc hoặc Ủy ban của Quốc hội, hoặc có ít nhất
hai mươi phần trăm tổng số đạibiểu Quốc hội;
+ Người được lấy phiếu tín nhiệm có từ 2/3 tổng số đại biểu Quốc hội trở lên
đánh giá “tín nhiệm thấp”.
Lý do khác nhau : Khác nhau về việc bầu những chủ thể nào là do QH quy định cả về thời hạn thời điểm trình tự lấy phiếu tín nhiệm , còn bỏ phiếu tín nhiệm việc QH bỏ phiếu
tín nhiệm đối với những người giữ chức do QH bầu ra hoặc phê chuẩn là phải trong TH : UBTVQH đề nghị , có kiến nghị của UBMTTQ hoặc ủy ban QH ….
Hạng
tín
nhiệm
- Tín nhiệm cao
- Tín nhiệm
- Tín nhiêm thấp.
- Tín nhiệm
- Không tín nhiệm.
Lý do khác nhau : Do QH đề nghị nên việc chủ thể được lấy phiếu tín nhiệm có từ từ tín nhiệm cao xuống thấp tùy các chức vụ của mỗi chủ thể , còn việc bỏ phiếu tín nhiệm
chỉ được một là có tín nhiệm hai là không tín nhiệm sau khi được QH bầu hoặc phê chuẩn.
Quy
trình
UBTVQH trình Quốc hội những người được lấy phiếu tín nhiệm;
- Quốc hội thảo luận. UBTVQH báo cáo trước Quốc hội kết quả thảo luận tại
Đoàn đại biểu Quốc hội;
- Quốc hội thành lập Ban kiểm phiếu;
- Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm bằng cách bỏ phiếu kín;
- Ban kiểm phiếu công bố kết quả kiểm phiếu;
- Quốc hội xem xét, thông qua Nghị quyết xác nhận kết quả lấy phiếu tín nhiệm
UBTVQH trình Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm;
- Quốc hội thảo luận tại Đoàn đại biểu Quốc hội; UBTVQH báo cáo trước Quốc
hội kết quả thảo luận tại Đoàn đạibiểu Quốc hội;
- Quốc hội thành lập Ban kiểm phiếu;
- Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm bằng cách bỏ phiếu kín;
 Thực tế về việc lấy phiếu tín nhiệm và bỏ phiếu tín nhiệm ngày nay .
1. Về lấy phiếu tín nhiệm .
Khoản 8 Điều 70 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Quốc hội có quyền bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn”.
Năm 2014, Quốc hội ban hành Nghị quyết số 85/2014/QH13 về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội
bầu hoặc phê chuẩn. Song vì còn tồn tại nhiều bất cập trong quy định của pháp luật nên trong suốt thời gian qua, hai hoạt động (lấy phiếu tín nhiệm và
bỏ phiếu tín nhiệm) vẫn chưa thực sự phát huy vai trò và sứ mệnh của mình trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội.
Thứ nhất, nếu tổ chức lấy phiếu tín nhiệm hàng năm thì thời gian giữa các lần lấy phiếu tín nhiệm là quá ngắn. Khoảng thời gian này không đủ để
phản ánh đúng mức độ biến chuyển trong công tác của đối tượng được lấy phiếu tín nhiệm cũng như không đủ để đốitượng này khắc phục, sửa chữa
những sai lầm, khuyết điểm.[3]
Thứ hai, việc tổ chức lấy phiếu tín nhiệm vào năm thứ ba của nhiệm kỳ Quốc hội sẽ “kết nối” kết quả lấy phiếu tín nhiệm với việc xem xét, đánh giá
cán bộ giữa nhiệm kỳ của các tổ chức Đảng, làm cơ sở cho việc quy hoạch, chuẩn bị nhân sự cho khóa tiếp theo.
Nhiều ý kiến cho rằng, việc chỉ lấy phiếu tín nhiệm một lần trong mỗi nhiệm kỳ như hiện nay thì các đối tượng bị đánh giá ở mức tín nhiệm thấp sẽ
“mãi mãi bị mang tiếng là phiếu tín nhiệm thấp”,[4] không có cơ hội “sửa sai” và không có “quyền được ghi nhận về nỗ lực khắc phục hạn chế”.[5]
Mục đích của lấy phiếu tín nhiệm tại Điều 3 Nghị quyết số 85/2014/QH13 là “giúp người được lấy phiếu tín nhiệm thấy được mức độ tín nhiệm của
mình để phấn đấu,rèn luyện, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động”. Vì thế, nếu người bị đánh giá tín nhiệm thấp đã sửa chữa,đã nâng cao chất
lượng và hiệu quả hoạt động mà lại không có cơ hội để được Quốc hội đánh giá lại mức độ tín nhiệm thì mục đích của lấy phiếu tín nhiệm tại Điều 3
Nghị quyết số 85/2014/QH13 sẽ không đạt được.
- Ban kiểm phiếu công bố kết quả
Lý do khác nhau : Do việc lấy phiếu tín nhiệm là quy trình rất cần cẩn trọng trong việc lựa chọn xem xét đánh giá cán bộ để được tín nhiệm nên sẽ có thêm một bước nữa khi
đưa ra kết quả lấy phiếu tín nhiệm đó là QH xem xét thông qua Nghị quyết xác nhận kết quả trong việc lấy phiếu tín nhiệm .
Hệ quả - Người được lấy phiếu tín nhiệm có quá nửa tổng số đạibiểu Quốc hội đánh giá
“tín nhiệm thấp” thì có thể xin từ chức.
- Người được lấy phiếu tín nhiệm có từ hai phần ba tổng số đạibiểu Quốc hội trở
lên đánh giá “tín nhiệm thấp” thì UBTVQH trình Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm
Người được bỏ phiếu tín nhiệm có quá nửa tổng số đạibiểu Quốc hội đánh giá
“không tín nhiệm” thì có thể xin từ chức;
- Nếu không từ chức thì cơ quan hoặc người có thẩm quyền giới thiệu người đó
để Quốc hội xem xét, quyết định việc miễn nhiệm hoặc phê chuẩn đề nghị miễn
nhiệm đối với người đó
Lý do khác nhau : Lấy phiếu tín nhiệm một khi đã ra quyết định chỉ nếu QH đánh giá thấp thì có thể xin từ chức ,k bị phải để QH xem xét nếu không từ chức như bên bỏ phiếu
tín nhiệm .
2. Về bỏ phiếu tín nhiệm
Thực tế là việc áp dụng quyền bỏ phiếu tín nhiệm ở nước ta có quá nhiều bất cập và rào cản:
Thứ nhất, tên gọi “bỏ phiếu tín nhiệm” là không hợp lý, không phù hợp với quan điểm chung của các quốc gia trên thế giới về vấn đề này. Các quốc
gia trên trên thế giới quan niệm bỏ phiếu tín nhiệm là việc Chính phủ chủ động đưa vấn đề tín nhiệm ra trước Quốc hội để Quốc hội xem xét, còn bỏ
phiếu bất tín nhiệm là việc Quốc hội chủ động đưa vấn đề tín nhiệm Chính phủ ra xem xét.[6] Do đó, cách thức mà nước ta đang áp dụng hiện nay
phải gọi là “bỏ phiếu bất tín nhiệm”.
Thứ hai, về chủ thể yêu cầu bỏ phiếu tín nhiệm: theo Điều 33 Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014, Điều 19 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và
Hội đồng nhân dân năm 2015 và Điều 11, Điều 12 Nghị quyết số 85/2014/QH13 thì đạibiểu Quốc hội có quyền kiến nghị với Ủy ban thường vụ Quốc
hội xem xét trình Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm đối với những người giữ các chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn, nhưng phải là kiến nghị bằng
văn bản của 20% tổng số đạibiểu Quốc hội. Bên cạnh đó, đối với kiến nghị bằng văn bản của ít nhất 20% tổng số thành viên Hội đồng dân tộc, thành
viên Ủy ban của Quốc hội về việc xem xét bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn thì thường trực Hội đồng,
thường trực Ủy ban có trách nhiệm báo cáo Hội đồng, Ủy ban quyết định. Trong trường hợp có ít nhất 2/3 tổng số thành viên Hội đồng, thành viên Ủy
ban bỏ phiếu tán thành đề nghị đó thì Hội đồng, Ủy ban kiến nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét trình Quốc hội quyết định việc bỏ phiếu tín
nhiệm.
Như vậy, để Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét trình Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm thì phải có kiến nghị của 20% tổng số Đạibiểu Quốc hội, 20%
tổng số thành viên Hội đồng dân tộc, thành viên của Ủy ban. Tuy nhiên, pháp luật lại không quy định làm cách nào để thu thập được 20% kiến nghị
của đại biểu Quốc hội, thành viên Hội đồng dân tộc và thành viên Ủy ban. Việc để có được kiến nghị bằng văn bản của 20% tổng số đại biểu Quốc hội
là không đơn giản. Tổng số đạibiểu Quốc hội gần 500 người, vậy để có được kiến nghị của 20% tổng số đại biểu Quốc hội tức là phải có kiến nghị
bằng văn bản của gần 100 đại biểu, tương tự cũng rất khó để có được kiến nghị của 20% tổng số thành viên Hội đồng dân tộc, thành viên Ủy ban. Quy
định tỷ lệ là một con số cụ thể nhưng lại không có hướng dẫn cụ thể để đạt được tỷ lệ ấy nên sẽ tạo ra sự khó khăn trong việc triển khai thi hành.
Thứ ba, đối tượng bị bỏ phiếu tín nhiệm là những chức danh do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn là quá rộng, khó có thể thực thi bởi lẽ, chức danh do
Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn là một số lượng không nhỏ nếu đem ra bỏ phiếu tín nhiệm. Trong số những chức danh do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn
có những chức danh mà quyền ra quyết định của họ ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống xã hội (Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng, Bộ trưởng,
Thủ trưởng cơ quan ngang bộ). Tuy nhiên, cũng có những chức danh mà quyền ra quyết định của họ chỉ mang tính gián tiếp, ảnh hưởng không đáng
kể đến các mối quan hệ xã hội (Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm các ủy ban của Quốc hội). Nếu tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm cho cả những chức
danh này thì liệu có thật sự cần thiết.
Trong khi các quốc gia trên thế giới quan niệm cơ chế tín nhiệm và bất tín nhiệm chỉ được áp dụng trong chính thể đạinghị và một phần Chính phủ
(Thủ tướng và các bộ trưởng) trong chính thể cộng hòa hỗn hợp thì pháp luật của Việt Nam quy định Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm với tất cả các chức
danh do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn là không khả thi. Ngoài ra, pháp luật Việt Nam chỉ quy định bỏ phiếu tín nhiệm đối với từng cá nhân thành viên
của Chính phủ mà không quy định đối với tập thể Chính phủ cũng là điều không hợp lý.
Thứ tư, về hậu quả pháp lý của bỏ phiếu tín nhiệm: theo quy định của pháp luật hiện hành, người được đưa ra bỏ phiếu tín nhiệm có quá nửa tổng số
đại biểu Quốc hội bỏ phiếu không tín nhiệm có thể xin từ chức, nếu không từ chức thì chủ thể đã giới thiệu Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn chức danh
này sẽ trình Quốc hội miễn nhiệm hoặc phê chuẩn miễn nhiệm. Như vậy, theo quy định trên, việc từ chức hay không từ chức là do chính người được
bỏ phiếu tín nhiệm quyết định. Trong khi đó, với thực trạng văn hóa từ chức chưa phổ biến ở nước ta hiện nay thì quy định này rất khó áp dụng trên
thực tế.Ngoàira, quy định về việc chủ thể có thẩm quyền trình Quốc hội quyết định việc bãi miễn có thể dẫn đến trường hợp: một thành viên của
Chính phủ bị đưa ra bỏ phiếu tín nhiệm và có quá nửa tổng số đạibiểu Quốc hội bỏ phiếu không tín nhiệm nhưng khi đưa ra Quốc hội xem xét, quyết
định việc miễn nhiệm thì lại không được quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành.[9] Nói cách khác, quy định này có thể dẫn đến
nghịch lý là: “một thành viên của Chính phủ không được Quốc hội tín nhiệm nhưng lại không bị Quốc hội bãi nhiệm”.
KL: Cho nên việc đưa ra giải pháp để giải quyết những bất cập rào cản của việc lấy phiếu tín nhiệm và bỏ phiếu tín nhiệm của nước ta ngày nay là hết
sức cấp thiết .
Câu 2 : So sánh chủ tịch nước 1946 và các HP 2013 , chứng minh chủ tịch nước năm 46 độc đáo , chính thể cộng hòa mới mẻ chỗ nào ?
Tiêu chí Hiến Pháp 1946 Hiến pháp 1959 Hiến pháp 1980 Hiến pháp 1992 Hiến Pháp 2013
Tên gọi Chủ tịch nước
Việt Nam dân
chủ cộng hoà
Chủ tịch nước
Việt Nam dân chủ
cộng hoà
Hội đồng nhà nước Chủ tịch nước CHXHCN Việt
Nam
Chủ tịch nước
Vị trí ,
tính chất
Là nười đứng đầu
nhà nước và
Chính phủ, thay
mặt cho nước
Việt Nam dân
chủ cộng hoà về
đối nội, đối
ngoại.
Là người đứng
đầu nhà nước,
thay mặt cho
nước Việt Nam
dân chủ cộng hoà
về đối nội, đối
ngoại.
Là cơ quan cao nhất hoạt động
thường xuyên của Quốc hội, là
Chủ tịch tập thể của nước
CHXHCN Việt Nam.
Là nười đứng đầu nhà nước,
thay mặt cho nước CHXHCN
Việt Nam về đối nội đối ngoại.
Là người đứng đầu nhà nước, thay mặt cho nước
CHXHCN Việt Nam về đối nội đối ngoại.
Nhiệm
vụ,
quyền
hạn
Thay mặt nhà
nước về đối nội,
đối ngoại; giữ
quyền tổng chỉ
huy quân đội toàn
quốc; kí sắc lệnh
bổ nhiệm các
chức danh trong
Chính phủ;
không chịu trách
nhiệm nào, trừ
khi phạm tội
phản quốc
Thay mặt nhà
nước về đối nội,
đối ngoại; giữ
quyền tổng chỉ
huy quân đội toàn
quốc…
Với tư cách đứng đầu nhà nước
và là cơ quan thường trực cao
nhất của Quốc hội
Với tư cách người đứng đầu nhà
nước
Với tư cách là người đứng đầu nhà nước. Ngoài ra
bổ sung thêm một số quyền hạn và nhiệm vụ như:
Quyết định phong, thăng, giáng, tước quân hàm cấp
tướng, chuẩn đô đốc,phó đô đốc, đô dốc hải quân;
bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Tổng tham mưu
trưởng…Có quyền yêu cầu Chính phủ họp bàn về
vấn đề Chủ tịch nước xét thấy cần thiết để thực hiện
nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước.
Cách
thức
thành lập
Chủ tịch nước
VNDCCH chọn
trong nghị viện
nhân dân và phải
được 2/3 tổng số
nghị viên bỏ
phiếu thuận.
_Nếu bỏ phiếu
lần đầu mà không
đủ số phiếu thì
theo đa số tương
đối
_Do Quốc hội
nước Việt Nam
dân chủ cộng hòa
bầu ra.
_Là công dân
nước Việt Nam
dân chủ cộng hòa
từ 35 tuổi trở lên
có quyền ứng cử
Chủ tịch
VNDCCH.
Hội đồng nhà nước do QH bầu
ra trong số các đạibiểu QH.
_Thành viên HDNN không thể
đồng thời là thành viên của Hội
đồng Bộ trưởng
Chủ tịch nước do Quốc hội bầu
trong số đại biểu quốc hội.
Chủ tịch nước do Quốc hội bầu trong số đại biểu
quốc hội.
Nhiệm
kì
_Chủ tịch nước
VNDCCH được
bầu trong thời
hạn 5 năm và có
thể được bầu lại.
_Trong vòng một
tháng trước khi
hết nhiệm kì của
chủ tịch, Ban
thường vụ phải
triệu tập Nghị
viện để bầu chủ
tịch mới.
Nhiệm kì của Chủ
tịch nước theo
nhiệm kì của quốc
hội, trong đó
nhiệm kì của quốc
hội là 4 năm và có
thể kéo dài nếu
xảy ra chiến tranh
và các sự việc bất
thường khác.
_Nhiệm kì của HĐNN theo
nhiệm kì của quốc hội, trong đó
nhiệm kì của quốc hôi là 5 năm
và có thể kéo dài.
_Khi Quốc hội hết nhiệm kì,
HĐNN tiếp tục làm nhiệm vụ
cho đến khi Quốc hội khóa mới
bầu ra HĐNN mới
Nhiệm kì của Chủ tịch nước
theo nhiệm kì của quốc hội. Khi
Quốc hội hết nhiệm kì, Chủ tịch
nước tiếp tục làm nhiệm vụ cho
tới khi bầu Quốc hội khóa mới,
trong đó nhiệm kì của Quốc hội
là 5 năm và có thể rút ngắn hoặc
kéo dài nếu gặp trường hợp đặc
biệt và phải được 2/3 tổng số đại
biểu Quốc hội tán thành.
_Nhiệm kì của Chủ tịch nước theo nhiệm kì của
quốc hội. Khi Quốc hội hết nhiệm kì, Chủ tịch nước
tiếp tục làm nhiệm vụ cho tới khi bầu Quốc hội
khóa mới, trong đó nhiệm kì của Quốc hội là 5 năm
và có thể rút ngắn hoặc kéo dài theo đề nghị của Uỷ
ban thường vụ Quốc hội; việc kéo dài không được
quá 12 tháng trừ trường hợp có chiến tranh.
Chứng minh
Chế định Chủ tịch nước trong cơ chế quyền lực nhà nước theo Hiến pháp 1946: một hình thức tổ chức nguyên thủ quốc gia độc đáo
Chủ tịch nước là Vừa đứng đầu nhà nước-nguyên thủ quốc gia, vừa đứng đầu Chính phủ nắm quyền hành pháp, tổng chỉ huy quân đội, có nhiệm kì cao hơn cả
nhiệm kì của Nghị viện và có quyền hạn lớn nhất.Giải thích: Do nước ta lúc bấy giờ đang ở trong tình trạng đa đảng,thù trong giặc ngoài, bọn Việt Quốc, Việt
Cách,các thế lực thù địch chống phá vô cùng khó khăn, ‘ngàn cân treo sợi tóc’ nên phải cần có một Chủ tịch nước có thiết chế đủ mạnh để đối trọng với Nghị
viện nhân dân có cơ cấu vô cùng phức tạp và đủ năng lực, quyền hạn giải quyết các vấn đề phát sinh trên thực tế. Và cũng do ta đã nhường 70 ghế trong Quốc
hội và một số ghế bộ trưởng cho bọ tay sai Tưởng, sau 3 năm nhiệm kì Nghị viện nhân dân, e sợ có nhiều người phe mình bị mua chuộc theo giặc, bầu lên
Chủ tịch nước mới thâu tóm đất nước nên Chủ tịch nước phải có nhiệm kì dài hơn để đề phòng bất trắc xảy ra, giữ gìn vị trí lãnh đạo của Đảng Cộng sản, giữ
trọn vẹn thành quả cách mạng của dân tộc→Thể hiện sự tài trí, thông minh sáng suốt cũng như tầm nhìn xa trông rộng của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Chế định nguyên thủ quốc gia - Chủ tịch nước trong cơ chế nhà nước Việt Nam mới (thể hiện tại Hiến pháp 1946) với điều kiện đặc thù của Việt Nam lúc bấy
giờ, được tổ chức với những nét khác biệt khá độc đáo,từ đó tạo nên mô hình nhà nước dân chủ nhân dân- một hình thức của nhà nước xã hội chủ nghĩa.
Đặc biệt bởi vì theo mô hình lý luận, trong cơ chế nhà nước xã hội chủ nghĩa không tổ chức chế định nguyên thủ quốc gia riêng biệt như ở các nước tư bản
chủ nghĩa mà chức năng này do cơ quan quyền lực cao nhất của nhân dân- Xô viết tối cao, Quốc hội- thực hiện. Theo chế độ tập quyền (nguyên tắc thống nhất
quyền lực), mọi quyền lực nhà nước thống nhất (tập trung) vào cơ quan đạidiện quyền lực nhà nước cao nhất của nhân dân thì cũng chính cơ quan này đóng
vai trò nguyên thủ. Giữa hai kỳ họp của cơ quan này do cơ quan thường trực thực hiện. Từ đó, coi cơ quan thường trực này là nguyên thủ quốc gia tập thể.
Nhà nước Việt Nam mới (và một số nhà nước dân chủ nhân dân khác) về bản chất là thuộc phạm trù xã hội chủ nghĩa nên đúng ra cũng phải theo mô hình
Cộng hoà Xô viết, tức không có chế định nguyên thủ quốc gia cá nhân mà sẽ chỉ có một định chế nào đó nằm ở trong Quốc hội thực hiện chức năng Nguyên
thủ (giống như Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Xô viết tối cao Liên Xô) – và điều này đã thể hiện trong giai đoạn năm 1945-1946 của nước nhà khi Quốc hội bầu ra
Chính phủ, đứng đầu là Chủ tịch Chính phủ chứ không phải là Chủ tịch nước. Thiết chế Chủ tịch nước chỉ có từ Hiến pháp 1946 (từ tháng 11-1946) và là kết
quả của tư duy mới phù hợp với điều kiện Việt Nam lúc bấy giờ.
Về tính chất của Chủ tịch nước,Hiến pháp 1946 không có quy định định nghĩa về chế định này. Song từ các quy định về cách thức thành lập và thẩm quyền
thì Chủ tịch nước là người vừa đứng đầu Nhà nước vừa đứng đầu Chính phủ.
Tính chất đứng đầu Nhà nước (nguyên thủ quốc gia) của Chủ tịch nước thể hiện ở chỗ: Chủ tịch nước thay mặt Nhà nước; giữ quyền tổng chỉ huy quân đội
toàn quốc; chỉ định hoặc cách chức các tướng soái trong lục quân, hải quân, không quân; ban bố các đạo luật đã được Nghị viện quyết nghị; thưởng huy
chương và các bằng cấp danh dự; đặc xá; ký hiệp ước với các nước; phái đại biểu Việt Nam đến nước ngoài và tiếp nhận đại biểu ngoại giao của các nước;
tuyên chiến hay đình chiến; chọn Thủ tướng trong Nghị viện để đưa ra Nghị viện biểu quyết; bổ nhiệm (dưới hình thức sắc lệnh của Chủ tịch nước) Thủ tướng,
nhân viên Nội các và nhân viên cao cấp thuộc các cơ quan Chính phủ. Vị trí “đứng đầu nhà nước” này cũng giống như ở các nhà nước dân chủ khác, đó là có
sự phân công, phối hợp thực hiện các chức năng “nguyên thủ” giữa Nghị viện, Ban Thường vụ Nghị viện và Chủ tịch nước chứ không phải chỉ một mình Chủ
tịch nước thực hiện.
Tính chất là người đứng đầu Chính phủ thể hiện ở chỗ Chủ tịch nước chủ toạ Hội đồng Chính phủ, ký các sắc lệnh của Chính phủ quy định các chính sách thi
hành các đạo luật và nghị quyết của Nghị viện.
Quan hệ giữa Chủ tịch nước với các thiết chế nhà nước khác được thiết lập bảo đảm cho Chủ tịch nước có vị trí độc lập không bị lệ thuộc quá nhiều vào Nghị
viện (vốn là điều bắt buộc trong cơ chế tập quyền) với quyền hành pháp được tăng cường, đồng thời khi cần thiết, giữ vị trí là người điều hoà, phối hợp các
hoạt động lập pháp và hành pháp trong điều kiện các cơ quan này còn khá độc lập với nhau. Chủ tịch nước do Nghị viện nhân dân chọn bầu trong Nghị viện
nhân dân, song có nhiệm kỳ khác với nhiệm kỳ của Nghị viện (nhiệm kỳ của Nghị viện nhân dân là ba năm, còn Chủ tịch nước là năm năm). Chủ tịch nước
được chọn Thủ tướng trong Nghị viện và đưa ra Nghị viện biểu quyết; được quyền (trong thời hạn 10 ngày) yêu cầu Nghị viện thảo luận lại những luật đã
được biểu quyết thông qua mà Chủ tịch nước không đồng ý. Đặc biệt, Chủ tịch nước không phải chịu một trách nhiệm nào trừ khi phạm tội phản quốc
(Chương IV và Điều 31 Chương III).
Vị trí này của Chủ tịch nước ở Hiến pháp 1946 được so sánh giống như Tổng thống ở các chế độ cộng hoà tổng thống tư sản. Song, Tổng thống ở đó là do
nhân dân bầu lên và Chính phủ do Tổng thống đứng đầu không chịu trách nhiệm trước Nghị viện. Còn Chủ tịch nước nước ta do Nghị viện nhân dân bầu ra,
Nội các phải chịu trách nhiệm trước Nghị viện nhân dân. Có lẽ gần đúng hơn là vị trí của Chủ tịch nước nước ta lúc bấy giờ mang dáng dấp của Tổng thống ở
các chính thể cộng hoà hỗn hợp mà sau này và hiện nay được thiết lập ở nhiều nước trên thế giới (bắt đầu từ Pháp- Hiến pháp 1958, sau đến một vài nước
khác như Hàn Quốc- Hiến pháp 1948 và đặc biệt là thời gian gần đây ở Bungari- Hiến pháp 1991, Nga- Hiến pháp 1993, Ba Lan - Hiến pháp 1997 v.v..).
Chính điểm này cho ta liên tưởng một điều lý thú: phải chăng cách tổ chức nhà nước nước ta đã mở ra kinh nghiệm hay cho nhiều nước sau này vận dụng.
Tất nhiên, mọi sự so sánh hay liên tưởng đều là khập khiễng. Như đã nói ở trên, chính thể nhà nước ta là cộng hoà dân chủ nhân dân thì không thể và không
nên gán ghép với chính thể nhà nước tư sản. Và thực tế, tuy Chủ tịch nước được quy định thực hiện các quyền hạn lớn cả về lập pháp lẫn hành pháp, song
Hiến pháp cũng quy định những hạn chế đối với Chủ tịch nước để bảo đảm tính cơ quan có quyền cao nhất của Nghị viện nhân dân (vì có thế mới đúng là cơ
quan đại diện cao nhất quyền lực nhà nước của nhân dân). Đó là: Nghị viện bầu Chủ tịch nước trong số nghị viên (nghĩa là Chủ tịch nước trước hết phải là đại
biểu); chuẩn y các hiệp ước do Chính phủ ký với nước ngoài (chính là Chủ tịch nước ký); những luật mà Chủ tịch nước yêu cầu thảo luận lại nếu vẫn được
Nghị viện ưng chuẩn, thì bắt buộc Chủ tịch nước phải ban bố; khi Nghị viện không họp được,Ban Thường vụ Nghị viện cùng với Chính phủ quyết định tuyên
chiến hay đình chiến, Chủ tịch nước tuyên chiến hay đình chiến theo quyết định đó; quy định áp dụng chế độ phó thự (Bộ trưởng tiếp ký) để ràng buộc các Bộ
trưởng (nhưng ở một nghĩa nào đó là sự hạn chế đối với Chủ tịch nước); và đặc biệt là Nghị viện nhân dân không thể bị giải tán (như ở các nước tư bản) trừ
trường hợp tự giải tán.
Tóm lại,chế định Chủ tịch nước - Nguyên thủ quốc gia tại Hiến pháp 1946 được xây dựng khá độc đáo , mới mẻ . Bằng cách đó vừa bảo đảm quyền lực nhà
nước thống nhất vào cơ quan đại diện quyền lực nhà nước cao nhất của nhân dân (Nghị viện nhân dân) vừa tăng cường quyền hạn cho Chính phủ điều hành
công việc quốc gia mạnh mẽ và hiệu quả phù hợp với yêu cầu kháng chiến, kiến quốc lúc bấy giờ.
Câu 3 ; Vị trí tính chất pháp lí của chính phủ điều 94 HP 2013 , và so sánh điểm khác nhau cơ bản với vị trí tính chất pháp lí của Chính phủ Điều 109 HP
1992 .
Điều 94 : Hiến pháp hiện hành quy định Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam , thực hiện quyền
hành pháp , là cơ quan chấp hành của Quốc Hội .
Hiến Pháp 2013 chsinh thức xác định Chính Phủ thực hiện quyền hành pháp , thể hiện rõ hơn ở nguyên tắc phân công thực hiện quyền lực nhà nước ở nước ta
hiện nay .
Về tính chất pháp lí của Chính Phủ có hai tính chất sau đây :
1. Cơ quan chấp hành của Quốc Hội
a. Chính phủ được hình thành lập trên cơ sở của Quốc Hội
+ Quốc hội quyết định cơ cấu tổ chức của CP thông qua các việc quy địinh số lượng và tên gọi của các Bộ , cơ quan ngang Bộ
+ QH quyết định số lượng Phó CP
+ Thủ tướng CP do QH bầu ra trong các số đạibiểu của QH
+ QH phê chuẩn việc bổ nhiệm Phó thủ tướng , Bộ trưởng và các thành viên của CP theo đề nghị của Thủ tướng CP ,trừ Thủ tướng , các thành
viên khác của CP không nhất thiết phải là ĐBQH
b. Chính phủ và chấp hành Hiến pháp luật nghị quyết của Quốc hội pháp lệnh nghị quyết của Ủy ban thường vụ quốc hội
+ Chính phủ không có quyền phủ quyết các dự luật của Quốc hội
+ Chính phủ trực tiếp hoặc chỉ đạo các Bộ cơ quan ngang bộ ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để cụ thể hóa chi tiết hóa và hướng dẫn được thi hành
hiến pháp, luật nghị quyết của QH. Các văn bản này không được trái với hiến pháp, luật ,nghị quyết của Quốc hội
+ Chính phủ phân công chỉ đạo các bộ , ngành tiến hành các biện pháp cụ thể để những quy định của hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội được triển khai
được thực hiện trên thực tế.
c. Chính phủ chịu sự giám sát và trách nhiệm trước Quốc hội
+ Chính phủ phải báo cáo công tác trước Quốc hội ,trong thời gian Quốc hội không họp thì phải báo cáo công tác trước Ủy ban thường vụ quốc hội.
+Đại biểu quốc hội có quyền chất vấn thủ tướng Chính phủ và các thành viên của chính phủ.
+Thông qua hoạt động giám sát ,QH có quyền bãi nhiệm miễn nhiệm Thủ tướng Chính phủ , phê chuẩn việc miễn nhiệm cách chức Phó Thủ tướng, Bộ trưởng
và các thành viên khác của Chính phủ ; Bỏ phiếu tín nhiệm đối với các chức danh của CP do QH bầu hoặc phê chuẩn ; Bãi bỏ các văn bản pháp luật của Chính
phủ của Thủ tướng Chính phủ …nếu các văn bản đó trái với hiến pháp, luật ,nghị quyết của Quốc hội .
2. Cơ quan hành chính cao nhất cả nước
+Chính phủ là cơ quan thực hiện quyền hành pháp là cơ quan đứng đầu hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước từ Trung ương đến địa phương
+Trực tiếp tổ chức chỉ đạo các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện hoạt động quản lý nhà nước đối với tất cả các ngành các lĩnh vực (Hành chính- chính
trị kinh tế ,văn hóa, xã hội an ninh - quốc phòng…) trên phạm vi cả nước .
Ban hành các văn bản pháp luật nhằm cụ thể hóa, chi tiết hóa hướng dẫn việc thi hành Hiến pháp, luật ,nghị quyết của Quốc hội ; pháp lệnh , nghị quyết của
Ủy ban thường vụ QH ; có tính bắt buộc thực hiện chung đối với các cơ quan , tổ chức và mọi cá nhân trong phạm vi cả nước .
+Kiểm tra giám sát hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước ở trung ương cũng như ở địa phương, các Bộ ,cơ quan ngang bộ, các cơ quan khác thuộc
CP Ủy ban nhân dân cấp Tỉnh cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân.
KL: So với Hiến pháp năm 1992, quy định của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Hiến pháp năm 2013) về vị trí, tính chất, chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn, cũng như về cơ chế thực hiện quyền lực của Chính phủ đều có những sửa đổi, bổ sung theo tinh thần đổi mới theo hướng, đề cao vị trí,
vai trò là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; bảo đảm tính độc lập tương So với Hiến pháp năm 1992,
trong Hiến pháp năm 2013, tính chất, vị trí, chức năng của Chính phủ đều có những sửa đổi, bổ sung theo tinh thần đổi mới nhằm xây dựng Chính phủ mạnh,
hiện đại, dân chủ, pháp quyền, thống nhất quản lý vĩ mô các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của đất nước.
Cùng với việc lần đầu tiên chính thức khẳng định tính chất, vai trò của Chính phủ thực hiện quyền hành pháp, Hiến pháp mới đã có một số sửa đổi, bổ sung
quan trọng cả về phạm vi và nội dung quyền hành pháp của Chính phủ. Với quy định tại khoản 1 và 2 Điều 96 của Hiến pháp mới, quyền hành pháp của
Chính phủ đã được bổ sung, đổi mới, hoàn thiện, phù hợp với bản chất, chức năng của quyền hành pháp hiện đại: hoạch định, điều hành chính sách quốc gia
và tổ chức thi hành các đạo luật.
Tư tưởng chủ đạo xuyên suốt toàn bộ nội dung sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện nội dung và cơ chế thực hiện quyền hành pháp và hành chính của Chính phủ
trong Hiến pháp năm 2013 là làm rõ hơn và đề cao vị trí, vai trò, chức năng của Chính phủ trong phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực; đề cao tính dân
chủ pháp quyền trong tổ chức và hoạt động của Chính phủ và hệ thống hành chính nhà nước theo hướng minh bạch, theo pháp luật, được kiểm soát và bảo
đảm tính thống nhất, thông suốt trong thực hiện quyền lực.
đối, tăng cường tính chủ động, linh hoạt, sáng tạo và tính dân chủ pháp quyền trong tổ chức và hoạt động của Chính phủ.
@@ So sánh điểm khác nhau cơ bản giữa với vị trí tính chất pháp lí của Chính phủ Điều 109 HP 1992 ( Giai thích và bluan
Tiêu chí Hiến Pháp 1992 Hiến Pháp 2013
Vị trí Điều 109 HP 1992 Chính phủ là cơ quan chấp hành
của QH , cơ quan hành chính cao nhất của nước cộng
hòa XHCN VN
Điều 94 HP 2013 Chính Phủ là cơ quan hành chính cao nhất
của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa VN , thực hiện quyền
hành pháp , là cơ quan chấp hành của QH .
Bình luận : Hiến Pháp 1992 mới đưa ra CP là cơ quan chấp hành của QH , là cơ quan hành chính nhưng chưa nêu rõ vị
trí cụ thể , thực hiện quyền gì của QH như HP 2013 .Cho nên, vệc HP 2013 chính thức xác định CP thực hiện quyền
hành pháp thể hiện rõ hơn nguyên tắc phân công trong thực hiện quyền lực nhà nước ở nước ta hiện nay. việc quy định
trong Hiến pháp “Chính phủ là cơ
quan hành chính nhà nước cao nhất của nước
cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” là hợp lý,
đã xác định được vị trí chính trị - pháp lý của
Chính phủ.
Giai thích :Với quy định khái quát “Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất nước Cộng hòa xã hội chủ
nghiã Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, cơ quan chấp hành của Quốc hội”, Hiến pháp đã đồng thời thể hiện tính
chất, vị trí, chức năng của Chính phủ trên 3 phương diện: hành chính nhà nước, hành pháp, chấp hành của Quốc hội,
gắn bó chặt chẽ với nhau. Chính vì vậy, cả về nhận thức và thực tiễn, các chức năng của Chính phủ (hành chính nhà
nước, hành pháp và chấp hành) có sự đan xen, quan hệ chặt chẽ với nhau, khó phân biệt, tách bạchViệc phân định rõ
ràng hơn trên đây về tính chất, vị trí trong phân công quyền lực tạo cho Chính phủ có vị trí độc lập hơn, do vậy sẽ chủ
động, linh hoạt và sáng tạo hơn trong hoạt động. Qua đó, Hiến pháp mới đã đề cao tính hành động, tính chủ động, linh
hoạt, sáng tạo trong tổ chức thực thi chức năng, thẩm quyền của Chính phủ. Đây chính là cơ sở Hiến định xác lập vai
trò kiến tạo phát triển của Chính phủ.
Tính chất pháp
lí
CP là cơ quan hành chính NN cao nhất của nước
CHXHCN VN
Chính Phủ là CQHCNN cao nhất của nước CHXHCN VN
+CP thưc hiện các chức năng quản lí
+Thực hiện các chức năng quản lí
+ CP là cơ quan quản lí hành chính NN cao nhất của
nước CHXHCN VN
CP là cơ quan chấp hành cao nhất của QH
+QH thành lập ra CP
+ Chính Phủ phải chấp hành văn bản quy phạm pháp
luật của QH
+ Quốc hội giám sát hoạt động của CP
+ CP là cơ quan quản lí cao nhất trong hệ thống các cơ quan
có chức năng quản lí
Chính Phủ là cơ quan chấp hành cao nhất của QH
+ QH thành lập ra chính phủ
+ Chính Phủ phải chấp hành văn bản quy phạm pháp luật của
QH
+ Quốc hội giám sát hoạt động của CP
Bình luận về CP là cơ quan hành chính cao nhất của nước CHXHCNVN :Với quy định này Chính phủ là cơ quan hành chính Nhà nước
cao nhất của Nhà nước chứ không phải của Quốc hội, có thể hoạt động một cách độc lập tương đối trong lĩnh vực hành chính Nhà nước.
Khẳng định Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội nhưng là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam nhằm chỉ rõ tính chất của Chính phủ và mối quan hệ giữa Chính phủ và Quốc hội.Nhưng điều này đã không lảm rõ
vị trí cụ thể của CP mà còn dễ gây nhầm lẫn , hiểu lầm .Chỉ khi đến Hiến pháp năm 2013, với quy định Chính phủ là “cơ quan hành
chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội
điều này đã chính thức thừa nhận CP là cơ quan thực hiện quyền hành pháp là bước tiến quan trọng trong việc phân công , phối hợp và
kiểm soát quyền lực NN trong NN pháp quyền XHCN , vừa chỉ rõ CP không chỉ là cơ quan chấp hành của QH mà còn tạo cho CP đầy
đủ vị thế và thẩm qiuyeefn độc lập nhất định trong quna hệ với cơ quan lập pháp và tư pháp. Về vị trí tính chất pháp lý đã đặt nội dung
“Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” lên trước nội dung “là cơ quan
chấp hành của Quốc hội”. Đây không chỉ đơn giản là việc thay đổi trật tự câu chữ mà chính là sự đề cao quyền hành pháp của Chính
phủ, tạo cơ sở để xây dựng một Chính phủ phát triển, có khả năng chủ động, sáng tạo cao trong quản lý điều hành các mặt kinh tế - xã
hội của đất nước; là cơ sở hiến định để xác lập trật tự trong tổ chức và hoạt động của nền hành chính quốc gia thống nhất, thông suốt,
hiệu lực, kỷ cương.
Giải thích : Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có nghĩa là Chính phủ
nắm quyền thống nhất quản lý điều hành các mặt đời sống kinh tế - xã hội của đất nước,trước hết là quyết định những vấn đề về chủ
trương, cơ chế,chính sách,thể chế quản lý hành chính nhà nước. Có vị trí cao nhất nước về mặt quản lý hành chính, nên chức năng hành
chính của Chính phủ phải bao quát toàn bộ các công việc quản lý hành chính nhà nước của đất nước,của cả bộ máy nhà nước và hệ
thống chính trị. Các quyết định của Chính phủ phải được tất cả các cơ quan, tổ chức trong xã hội, trong hệ thống chính trị, bộ máy nhà
nước tôn trọng và chấp hành nghiêm túc. Quy định Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất là phản ánh một trật tự trong tổ
chức và hoạt động của nền hành chính nhà nước, đề cao tính thống nhất, thông suốt, có hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động quản lý, điều
hành mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội. Chính phủ là thiết chế có thẩm quyền cao nhất đối với hệ thống hành chính nhà nước.
Bình luận vè chính phủ là cơ quan chấp hành cao nhất của QH : Hiến pháp 1992 đã sự điều chỉnh nhất định, xác định Chính phủ "là cơ
quan chấp hành của Quốc hội", thể hiện tiến nhận thức quan trọng về mối quan hệ giữa Quốc hội với Chính phủ. Sang HP 2013 cũng đã
được kế thừa và phát triển tiếp về việc xác định CP là cơ quan chấp hành của QH và cũng là cơ quan cao nhất .Khi đã được QH thành
lập ra thì đương nhiên phải chấp hành và chịu sự giám sát của QH điều này cũng cho thấy vị thế của QH khi lập ra các cơ quan NN .
Quốc hội thành lập ra Chính phủ không phải Quốc hội trao quyền lực cho Chính phủ, nhưng điều này tạo ra sự gắn bó chặt chẽ giữa
Quốc hội và Chính phủ. Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội. Tính phụ thuộc của Chính phủ vào Quốc hội xuất phát từ nguyên
tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước ta là nguyên tắc “quyền lực nhà nước là thống nhất” mà quyền lực lại tập
trung cao nhất ở Quốc hội, do vậy Chính phủ trước hết là cơ quan chấp hành của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất. Với tư cách là cơ
quan chấp hành của Quốc hội, Chính phủ có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo thực hiện pháp luật và nghị quyết của Quốc hội. Đối
với các đạo luật, nghị quyết của Quốc hội ban hành, Chính phủ có nhiệm vụ phải chấp hành chứ không có quyền phủ quyết như Chính
phủ một số nước trên thế giới.
Giai thích :Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội suy cho cùng là Vì Chính phủ do Quôc hội bầu ra để điều hành công việc hành
chính nhà nước trong toàn quốc. Việc Chính phủ chấp hành và tổ chức thi hành các đạo luật, các nghị quyết của Quốc hội; là thể hiện
tính chịu trách nhiệm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các thành viên Chính phủ trước Quốc hội; là cơ sở cho việc thực hiện
quyền giám sát tối cao của Quốc hội đối với Chính phủ; là bảo đảm sự gắn bó chặt chẽ giữa Chính phủ và Quốc hội, bảo đảm tính thống
nhất trong việc thực hiện quyền lập pháp và hành pháp. Và trên hết là thể hiện đúng nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự
phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Quốc hội là cơ quan
quyền lực nhà nước cao nhất, cơ quan duy nhất do cử tri cả nước bầu ra, là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân. Chính phủ có trách
nhiệm phải tuân thủ và thực hiện các luật, nghị quyết của Quốc hội, báo cáo công tác trước Quốc hội, chịu trách nhiệm giải trình trước
Quốc hội về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được phân công Quy định trên nhằm chỉ rõ tính chất của Chính phủ và mối quan hệ
giữa Chính phủ và Quốc hội. Quy định của Hiến pháp năm 1992 về vị trí, tính chất, chức năng Chính phủ là sự kế thừa có chọn lọc quy
định các Hiến pháp Việt Nam đồng thời phù hợp quan điểm chung của các nhà nước hiện đại. Để Chính phủ thật sự là cơ quan hành
chính nhà nước cao nhất, Hiến pháp năm 1992 đã sửa đổi, bổ sung nhiều quy định về nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức,trật tự hình
thành và các hình thức hoạt động của Chính phủ cho phù hợp yêu cầu công cuộc đổi mới đất nước.
Hiến pháp năm 1992 ra đời, đã đổi tên Hội đồng bộ trưởng thành Chính phủ và xác định rõ vị trí: “Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan
hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam” (Điều 109).
Câu 4 : So sánh vị trí tính chất pháp lí của CP Đ104 HP 1980 và DD109 HP 1992
Điều 104 Hiến Pháp 1980 Điều 109 Hiến Pháp 1992
Hội đồng bộ trưởng là: Cơ quan chấp hành của Quốc hội. Cơ quan hành chính
cao nhất của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất.
Bình luận : nếu như nói như trên chứng tỏ CP không phải là cơ quan hành
chính cao nhất mà Quốc hội mới là cơ quan hành chính cao nhất. HP 1980 áp
dụng nguyên tắc tập quyền XHCN triệt để, cao độ. Các nhà lập hiến năm
1980 đã rất quyết tâm, nỗ lực để xây dựng mô hình QH toàn quyền (quyền
lực tập trung vào tay QH) .Không có sự phân công rõ ràng về lập pháp và
hành pháp , tính hành chính của HĐBT bị lu mờ, hoàn toàn bị lệ thuộc và trói
buộc vào QH. Nói khác đi, HP 1980 đã dung cơ chế “trói chân” HĐBT. Vìtư
duy cảm tính QH toàn quyềnvà tập quyền triệt để đã phát sinh nhiều bất cập:
bộ máy nhà nước có sự chồng chéo, lẫn lộn về mặt chức năng sự cảm tính vì
người đặt việc, không mang lại hiệu quả công việc .
Giai thích : Gọi là HĐBT vìhọc tập Hiến pháp của Liên Xô. Phản ánh tinh
thần làm chủ tập thể tràn lan .Mang dấu ấn cảm tính chủ quan quy kết trách
nhiệm cá nhân , bộ máy nhà nước cồng kềnh, tốn kém. Theo HP 1980, tất cả
quyền lực lập pháp, hành pháp, tư pháp đều thuộc về nhân dân. Người dân đi
bầu cử bằng lá phiếu của mình đã trao tất cả quyền lực (trong đó có quyền
hành pháp) cho Quốc hội. Về phần mình, QH làm việc theo chế độ kiêm
nhiệm (1 năm họp 2 lần) nên QH không thể hành pháp được nên trao cho
HĐBT quyền quản lý, Tuy nhiên, bản thân QH rất tiếc nuối và lo ngại rằng
HĐBT toàn quyền hành pháp sẽ lấn át QH, QH không tìm ra cách nào hiệu
quả để kiểm soát quyền lực HĐBT. Để phản ứng nỗi sợ đó, QH không trao tất
cả quyền hành pháp cho HĐBT mà chỉ trao từ từ và tất cả quyết định quan
trọng của hành pháp là QH quyết và CP phải thi hành theo quyết định của
QH, QH hoàn toàn có thể làm thay công việc hành pháp của HĐBT. Thậm
chí trong nhiều trường hợp, QH còn “trói chân” HĐBT,không cho HĐBT
làm. Vì không trao trọn vẹn quyền hành pháp cho HĐBT nên HĐBT hoàn
toàn bị động và lệ thuộc vào QH.Dẫn đến không hiệu quả trong công việc.
Chính phủ là Cơ quan chấp hành của Quốc hội.Là cơ quan hành chính cao
nhất của nước CHXHCN Việt Nam.
Bình luận : Cho thấy HP 1992 nhấn mạnh,chú trọng và đề cao tính hành
chính của CP, CP thật sự là cơ quan hành chính cao nhất của cả nước chứ
không phải là QH. Theo tinh thần HP 1992, quyền lực nhà nước gồm một
khối thống quyền đó cho Quốc hội. Đến phiên mình, bản thân QH không thể
điều hành quản lý đất nước được nên QH đành lập ra CP vàtrao quyền điều
hành quản lý đất nước cho CP . Bản thân CP dc chủ động, năng động sáng tạo
trong việc quản lý, chăm lo đời sống vật chất tinhthần cho người dân.
phản ánh tư tưởng QH cốt thực quyền, không cốt ở chỗ toàn quyền (những ai
tin tưởng QH hãy làm cho QH thực quyền chứ đừng làm QH toàn quyền)nhất
thuộc về nhân dân, bằng lá phiểu của mình, người dân đã trao.
Giai thích : Nguyên tắc tập quyền XHCN đã đượcnhận thức lại và thayvào đó
là nguyên tắc phân công phối hợp quyền lực: QH vẫn là cơ quan có quyền cao
nhất trong bộ máy nhà nước nhưngQH không can thiệp, làm thay công việc
của cơ quan nhà nước khác. Chính phủ được năng động,chủ động sáng tạo
trong việc điều hành quản lý đất nước để mang lại hiệu quả cho công việc
nhưng phải chịu trách nhiệm báo cáo trướ ết dung cơ chế
“đóng yên cương” cho CP thay cơ chế “trói chân” HĐBT như trong HP 1980
Tiêu chí Hiến Pháp 1992 Hiến Pháp 2013
Cơ sở pháp lí Điều 127 HP 1992 quy định
Tòa án nhân dân tối cao , các TAND địa phương , các Tòa án
quân sự và các Tòa án khác do luật định là những cơ quan xét
xử của nước công hòa XHCNVN
Trong tình hình đặc biệt, QH có thể quyết định thành lập TA
đặc biệt
Ở cơ sở , thành lập các tổ chức thích hợp của nhân dân để giải
quyết những việc vi phạm pháp luật và tranh chấp nhỏ trong
nhân dân theo quy định của pháp luật .
Điều 102 HP 2013 quy định
“1. Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa XHCN Việt
Nam, thực hiện quyền tư pháp.
2. Tòa án nhân dân gồm Tòa án nhân dân tối cao và các Tòa án khác do
luật định.
3. Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người,
quyền công dân, bảo vệ chế độ XHCN, bảo vệ lợi ích của Nhà nước,
quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức,cá nhân”.
Câu 6 :
Điều 127 HP 1992
Tiêu chí Hiến Pháp 1992 Hiến Pháp 2013
Toà án nhân dân tối cao, các Toà án nhân dân địa phương, các Toà án quân sự và các Toà án khác do luật định là những cơ quan xét xử của nước Cộng hoà xã
hội chủ nghĩa Việt Nam. Trong tình hình đặc biệt, Quốc hội có thể quyết định thành lập Toà án đặc biệt. Ở cơ sở, thành lập các tổ chức thích hợp của nhân dân
để giải quyết những việc vi phạm pháp luật và tranh chấp nhỏ trong nhân dân theo quy định của pháp luật.
Điều 102 HP 2013
Điều 102 1. Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp. 2. Tòa án nhân dân gồm Tòa án
nhân dân tối cao và các Tòa án khác do luật định. 3. Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã
hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân
Quyền tư pháp thuộc về Tòa án (Tòa án nhân dân Tối cao và Tòa án nhân dân các cấp). Sự khẳng định này thể hiện sự công nhận nguyên tắc phân công quyền
lực giữa quyền tư pháp với các quyền lập pháp và hành pháp. - Ngoài ra,Hiến pháp cũng nêu rõ quyền tư pháp là quyền của Tòa án chứ không phải quyền
của bất kỳ cơ quan nào khác như Viện Kiểm sát, công an và các cơ quan thi hành án.
- Hiến pháp ghi nhận một chương riêng về “Tòa án nhân dân”. Điều khoản về tư pháp được quy định như sau: Khoản 1 Điều 102 HP 2013 “Tòa án là cơ quan
xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp”. Tòa án cần phải bảo vệ các quyền con người trước sự xâm phạm của
ngành lập pháp và hành pháp Tòa án cần duy trì sự độc lập của ngành tư pháp trước sự can thiệp của các quyền lực khác; Sự độc lập tư pháp là yếu tố cơ bản
nhất giúp cho nhành này có khả năng bảo vệ công lý, an ninh cho con người.
Tại Khoản 1 Điều 102 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư
pháp”. So với Hiến pháp năm 1992 thì ngoài chức năng xét xử thì Tòa án nhân dân còn thực hiện quyền tư pháp là nhằm phân định quyền lực nhà nước theo
hướng Tòa án nhân dân là cơ quan thực hiện quyền tư pháp, Chính phủ là cơ quan thực hiện quyền hành pháp, Quốc hội là cơ quan thực hiện quyền
lập hiến, lập pháp. Đây là cơ sở pháp lý để giao cho Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết những loại vụ việc liên quyền con người, quyền của công dân,
mà những loại việc đó hiện nay là các cơ quan hành chính đang thực hiện…
Bổ sung Khoản 3 Điều 102 Hiến pháp năm 2013 quy định về nhiệm vụ của Tòa án nhân dân là bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo
vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân đã thể hiện rõ nét về nhiệm vụ của Tòa án, đảm bảo
thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ Tòa án. Hiến pháp năm 2013 không quy định về việc thành lập các tổ chức thích hợp ở cơ sở để giải quyết các tranh chấp
nhỏ trong nhân dân như Điều 127 Hiến pháp năm 1992 mà để luật quy định.
Câu 7 :
1. Giai đoạn 1946 đến 1959:
Năm 1954, Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết, hoà bình được lập lại ở Đông Dương trên cơ sở công nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất và lãnh thổ toàn vẹn
của nước ta.
Trong giai đoạn này, cách mạng nước ta bước vào giai đoạn xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật cho xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc làm hậu phương cho
đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Xuất phát từ những đặc điểm lịch sử của đất nước lúc bấy giờ: Nền kinh tế lạc hậu, sản xuất nhỏ là phổ
biến, tâm lý dân tộc chịu ảnh hưởng nặng nề của quá khứ hàng nghìn năm phong kiến đầy rẫy những thiên kiến về pháp luật. Trước hết phải kể đến sự ảnh
hưởng của Nho giáo đề cao đức trị thay cho pháp trị. Trong xã hội phong kiến Việt Nam, với cơ cấu làng xã cổ truyền, luật pháp của Nhà nước trung ương
luôn bị đặt dưới hương ước làng xã vì luật pháp phong kiến chỉ điều chỉnh những lĩnh vực trực tiếp liên quan đến lợi ích sống còn của nhà vua và hoàng tộc,
trong khi đó hương ước của làng xã do cộng đồng dân cư tự đặt ra giải quyết hầu hết những vấn đề thiết thực liên quan đến đờisống của mỗi người dân, mỗi
gia đình nên được người dân quan tâm và tự nguyện chấp hành. Thực trạng đó hình thành thói quen coi thường luật pháp của Nhà nước,tùy tiện trong chấp
hành luật pháp.
Nhu cầu của cuộc cách mạng chủ nghĩa xã hội đòi hỏi pháp luật phải được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất, đòi hỏi một sự nhất trí về mục đích và hành
động trong nhân dân, giữa nhân dân và Nhà nước cũng như giữa các ngành hoạt động Nhà nước với nhau. Nếu không đạt được sự thống nhất trong việc chấp
hành pháp luật thì sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội sẽ gặp nhiều khó khăn. Vì lẽ trên phải tổ chức ra Viện kiểm sát nhân dân để kiểm sát việc tuân theo
pháp luật nhằm giữ vững pháp chế chủ nghĩa xã hội, bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất .
Đáp ứng yêu cầu thực tiễn bức thiết đang đặt ra lúc bấy giờ, Hiến pháp năm 1959 đã lần đầu tiên ghi nhận chế định Viện kiểm sát nhân dân, trong đó xác định
vị trí, chức năng và các nguyên tắc cơ bản về tổ chức và hoạt động của hệ thống Viện kiểm sát nhân dân Việt Nam. Theo Điều 105 Hiến pháp năm 1959, Viện
kiểm sát nhân dân tối cao có chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật của các cơ quan thuộc Hội đồng Chính phủ, cơ quan nhà nước địa phương, các nhân
viên cơ quan nhà nước và công dân. Các Viện kiểm sát nhân dân địa phương và Viện kiểm sát quân sự có quyền trong phạm vi do luật định.
Trên cơ sở Hiến pháp năm 1959, tháng 7 năm 1960, tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hòa khóa II đã thông qua Luật Tổ chức Viện
kiểm sát nhân dân gồm 06 Chương, 25 Điều quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của Viện kiểm sát nhân dân và đã được Chủ tịch
Hồ Chí Minh ký Lệnh công bố ngày 26/7/1960. Đây là các đạo luật quan trọng, đánh dấu sự ra đời của Viện kiểm sát nhân dân trong bộ máy nhà nước ta.
Ngày 26/7 hằng năm đã trở thành ngày truyền thống của ngành Kiểm sát nhân dân và nay đã được Quốc hội ghi nhận tại Điều 11 của Luật tổ chức Viện kiểm
sát nhân dân năm 2014. Tại Hội nghị nghiên cứu, quán triệt Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 1960 của ngành Kiểm sát vào ngày 02/8/1960, đồng
chí Trường Chinh, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nhấn mạnh đến sự cần thiết và trách nhiệm to lớn của Viện kiểm sát nhân
dân : “Việc thành lập Viện kiểmsát nhân dân chính là để đảmbảo nhiệmvụ chuyên chính dân chủ nhân dân, thực hiện dân chủ rộng rãi và phát triển nền dân
chủ ấy. Việc thành lập Viện kiểmsát nhân dân có mục đích bảo đảmpháp chế dân chủ nhân dân được tôn trọng,luật pháp được tôn trọng,quyền lợi chính
đáng của nhân dân được tôn trọng. Kiểmsát việc tuân theo pháp luật của các cơ quan nhà nước,nhân viên nhà nước và mọi người công dân là rất quan
trọng. So với Công tố trước kia thì nhiệmvụ đã mở rộng, quyền hạn lớn lên...Kiểmsát là làmthế nào bảo đảmtrấn áp phản cách mạng, không để chúng lọt
lưới hoành hành, đảmbảo giữ gìn trật an ninh, tài sản và quyền lợi chính đáng của nhân dân”.
3. Thời kỳ từ năm 2001 đến nay
Ngành Kiểm sát đã tổ chức nhiều Hội nghị pháp chế ở Trung ương và địa phương với các đơn vị được kiểm sát nhằm phòng ngừa vi phạm, phục vụ cho việc
đổi mới cơ chế quản lý kinh tế. Hàng năm, ngành Kiểm sát đã kháng nghị, kiến nghị yêu cầu thu hồi cho Nhà nước hàng trăm tỷ đồng, yêu cầu khởi tố nhiều
vụ án hình sự, dân sự, yêu cầu xử lý nghiêm minh những người vi phạm pháp luật nhằm khôi phục trật tự pháp luật trên các lĩnh vực được kiểm sát. Nhiều
Viện kiểm sát tổ chức tốt việc nắm thông tin vi phạm pháp luật để xác định đúng đối tượng cần kiểm sát,vận dụng đồng bộ các phương thức kiểm sát,tăng
cường phối hợp với các cơ quan thanh tra, kiểm tra nên các cuộc kiểm sát đã đạt chất lượng và hiệu quả ngày càng cao.
Qua kiểm sát các văn bản quy phạm pháp luật, hàng năm, ngành Kiểm sát đã phát hiện và kháng nghị, kiến nghị khắc phục hàng nghìn văn bản có vi phạm
pháp luật, trong đó có nhiều văn bản của các Bộ, ngành ở Trung ương. Nhiều Viện kiểm sát địa phương đã tổng hợp vi phạm, kiến nghị với chính quyền địa
phương mở Hội nghị rút kinh nghiệm để nâng cao chất lượng công tác soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Năm 2002, đánh dấu bước điều chỉnh quan trọng về chức năng hoạt động của Viện kiểm sát theo yêu cầu của công cuộc cải cách tư pháp. Để thực hiện cải
cách tư pháp, Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi) và Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002 đã quy định Viện kiểm sát nhân dân thực hiện chức năng thực
hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp, không thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong lĩnh vực hành chính, kinh tế, xã hội
nữa.
Thực hiện các quy định của Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002 và các văn bản pháp luật có liên quan đến tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát
nhân dân mới được ban hành như Pháp lệnh kiểm sát viên năm 2002, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 2004, Bộ luật
tố tụng dân sự năm 2004, Nghị quyết số 388 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về bồi thường thiệt hại cho người bị oan do người có thẩm quyền trong hoạt
động tố tụng hình sự gây ra, tiếp tục thực hiện các yêu cầu của cải cách tư pháp theo tinh thần các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng như Chỉ thị số 53-CT/TW
ngày 21/3/2000, Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/1/2002 của Bộ Chính trị... các lĩnh vực công tác của Viện kiểm sát nhân dân các cấp đã có những tiến bộ
đáng kể, nhất là công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp trong lĩnh vực hình sự.
Từ năm 2010 đến nay, đất nước ta đã có nhiều thay đổi trong bối cảnh tình hình quốc tế có những biến đổi to lớn, sâu sắc và phức tạp. Cương lĩnh xây dựng
đất nước trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) và các văn kiện khác của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng
đã xác định mục tiêu, định hướng phát triển toàn diện, bền vững đất nước trong giai đoạn cách mạng mới nhằm xây dựng nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa,
dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Để bảo đảm đổi mới đồng bộ cả về kinh tế và chính trị, xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội
chủ nghĩa, của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo đảm tốt hơn quyền con người,
quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; xây dựng và bảo vệ đất nước; tích cực và chủ động hội nhập quốc tế. Hiến pháp năm 1992 đã được sửa đổimột cách
toàn diện cho phù hợp.
Năm 2013, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 6 đã thông qua Hiến pháp mới vào ngày 28/11/2013 và có hiệu lực thi
hành từ ngày 01/01/2014. Những sửa đổi, bổ sung trong Hiến pháp mới là rất căn bản, sâu sắc,khẳng định con đường chúng ta đi theo là đúng và được nâng
lên tầm cao hơn, tạo điều kiện cho bước phát triển mới của đất nước. Đối với ngành Kiểm sát nhân dân, Hiến pháp 2013 đã có những nội dung mới quan trọng
về chế định Viện kiểm sát nhân dân; bổ sung, làm rõ hơn những nguyên tắc mới, tiến bộ của tố tụng tư pháp liên quan trực tiếp đến hoạt động của Viện kiểm
sát nhân dân. Đồng thời, trước yêu cầu phát triển và bảo vệ đất nước trong tình hình mới, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, để thực
hiện mục tiêu cảicách tư pháp là “Xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêmminh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại,phục vụ nhân
dân, phụng sự Tổ quốc Việt Namxã hội chủ nghĩa”. Để phù hợp với những chế định mới theo Hiến pháp, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân cần sửa đổi để
tạo cơ sở pháp lý đổi mới toàn diện cả về hệ thống tổ chức và các nguyên tắc thực hiện chức năng, nhiệm vụ; chuẩn hóa các chức danh tư pháp và bảo đảm sự
lãnh đạo của Đảng, tăng cường sự giám sát bên trong và bên ngoài hệ thống, nhất là sự giám sát của cơ quan dân cử... Vớisự chuẩn bị chu đáo,đầy trách
nhiệm của cán bộ, công chức ngành Kiểm sát; sự chỉ đạo sâu sát của Đảng và sự quan tâm, ủng hộ của các ngành, các cấp,dự thảo Luật Tổ chức Viện kiểm
sát nhân dân đã được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 24/11/2014.
Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014 có nhiều quy định mới trong đó có những quy định đã xác định rõ vị trí, vai trò của Viện kiểm sát nhân dân
trong mối quan hệ phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước. Với chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp, Viện
kiểm sát nhân dân được xác định là thiết chế kiểm sát hoạt động tư pháp, có trách nhiệm phối hợp, đồng thời kiểm sát chặt chẽ,thường xuyên đối với Cơ quan
điều tra, Tòa án, Cơ quan thi hành án và các cơ quan khác trong việc thực hiện hoạt động tư pháp nhằm đảm bảo cho hoạt động tư pháp được thực hiện đúng
pháp luật, mọi vi phạm pháp luật được phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh.
Những thành tựu ngành Kiểm sát nhân dân đạt được trong 58 năm qua là kết quả phấn đấu không ngừng của nhiều thế hệ cán bộ, kiểm sát viên dưới sự lãnh
đạo của Đảng và Nhà nước. Cũng trong quá trình đó, ngành Kiểm sát đã tích lũy và đúc kết được nhiều bài học quý báu, hun đúc nên những truyền thống tốt
đẹp mà đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định. Đó là truyền thống: "Nghiêmchỉnh tuân thủ pháp luật, kiên quyết tấn công tội phạm, bản
lĩnh thực thi công lý, tận tâmbảo vệ nhân dân". Đây cũng chính là nhiệm vụ, là yêu cầu của Đảng, của nhân dân giao cho ngành Kiểm sát.
Nhiệm vụ đặt ra cho ngành Kiểm sát trong thời gian tới rất to lớn và nặng nề. Để hoàn thành tốt trọng trách được giao, đòi hỏi toàn ngành phải nỗ lực nhiều
hơn nữa, trách nhiệm hơn nữa, phát huy những thành tích đã đạt được,triệt để khắc phục những hạn chế,tồn tại. Tích cực triển khai thi hành Hiến pháp năm
2013, đưa những nguyên tắc tư pháp tiến bộ đã được Hiến định vào các Dự án Luật mà ngành Kiểm sát được Quốc hội phân công chủ trì hoặc tham gia soạn
thảo; Tổ chức đấu tranh phòng, chống vi phạm và tội phạm theo tinh thần mới của Hiến pháp, kiên quyết tiến công tội phạm, đồng thời, tôn trọng, bảo đảm
các quyền con người, quyền công dân; Tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng Đảng, xây dựng ngành, kiện toàn bộ máy tinh gọn, hiệu quả, chuyên
nghiệp, xây dựng đội ngũ cán bộ, kiểm sát viên có kiến thức pháp luật và trình độ chuyên môn vững chắc, có trách nhiệm và bản lĩnh bảo vệ pháp luật.
Câu hỏi hp

More Related Content

Similar to Câu hỏi hp

Tiến trình đại hội chi bộ 2013 2015
Tiến trình đại hội chi bộ 2013   2015Tiến trình đại hội chi bộ 2013   2015
Tiến trình đại hội chi bộ 2013 2015Ken Hero
 
Quy che lam viec cua ban ttnd
Quy che lam viec cua ban ttndQuy che lam viec cua ban ttnd
Quy che lam viec cua ban ttndHang Nguyen
 
Bài giảng luật hoạt động giám sát của quốc hội và hội đồng nhân dân
Bài giảng luật hoạt động giám sát của quốc hội và hội đồng nhân dânBài giảng luật hoạt động giám sát của quốc hội và hội đồng nhân dân
Bài giảng luật hoạt động giám sát của quốc hội và hội đồng nhân dânjackjohn45
 
Bài tập nhóm Hiến Pháp
Bài tập nhóm Hiến Pháp Bài tập nhóm Hiến Pháp
Bài tập nhóm Hiến Pháp Long Nguyễn
 
kiem-sat-vien-grade-9.docx
kiem-sat-vien-grade-9.docxkiem-sat-vien-grade-9.docx
kiem-sat-vien-grade-9.docxnguyehieu1
 
4. CƠ QUAN LẬP PHÁP.pptx
4. CƠ QUAN LẬP PHÁP.pptx4. CƠ QUAN LẬP PHÁP.pptx
4. CƠ QUAN LẬP PHÁP.pptxMinhKhuL2
 
Luật tổ chức Quốc hội 2014
Luật tổ chức Quốc hội 2014Luật tổ chức Quốc hội 2014
Luật tổ chức Quốc hội 2014XaNganGiang
 

Similar to Câu hỏi hp (20)

Tiến trình đại hội chi bộ 2013 2015
Tiến trình đại hội chi bộ 2013   2015Tiến trình đại hội chi bộ 2013   2015
Tiến trình đại hội chi bộ 2013 2015
 
BÀI MẪU Tiểu luận về quốc hội, HAY
BÀI MẪU Tiểu luận về quốc hội, HAYBÀI MẪU Tiểu luận về quốc hội, HAY
BÀI MẪU Tiểu luận về quốc hội, HAY
 
Đổi mới chế độ bầu cử đại biểu Quốc hội ở nước ta, HAY.docx
Đổi mới chế độ bầu cử đại biểu Quốc hội ở nước ta, HAY.docxĐổi mới chế độ bầu cử đại biểu Quốc hội ở nước ta, HAY.docx
Đổi mới chế độ bầu cử đại biểu Quốc hội ở nước ta, HAY.docx
 
Đổi mới chế độ bầu cử đại biểu Quốc hội ở nước ta, HAY.docx
Đổi mới chế độ bầu cử đại biểu Quốc hội ở nước ta, HAY.docxĐổi mới chế độ bầu cử đại biểu Quốc hội ở nước ta, HAY.docx
Đổi mới chế độ bầu cử đại biểu Quốc hội ở nước ta, HAY.docx
 
Vankien tong hop
Vankien tong hopVankien tong hop
Vankien tong hop
 
Quy che lam viec cua ban ttnd
Quy che lam viec cua ban ttndQuy che lam viec cua ban ttnd
Quy che lam viec cua ban ttnd
 
Bài giảng luật hoạt động giám sát của quốc hội và hội đồng nhân dân
Bài giảng luật hoạt động giám sát của quốc hội và hội đồng nhân dânBài giảng luật hoạt động giám sát của quốc hội và hội đồng nhân dân
Bài giảng luật hoạt động giám sát của quốc hội và hội đồng nhân dân
 
Luận văn: Giám sát của Hội đồng nhân dân phường, HAY
Luận văn: Giám sát của Hội đồng nhân dân phường, HAYLuận văn: Giám sát của Hội đồng nhân dân phường, HAY
Luận văn: Giám sát của Hội đồng nhân dân phường, HAY
 
Hướng dẫn thủ tục khiếu nại kết luận điều tra vụ án hình sự
Hướng dẫn thủ tục khiếu nại kết luận điều tra vụ án hình sựHướng dẫn thủ tục khiếu nại kết luận điều tra vụ án hình sự
Hướng dẫn thủ tục khiếu nại kết luận điều tra vụ án hình sự
 
Tiểu luận về kỳ họp quốc hội - 9 điểm, Tải miễn phí.doc
Tiểu luận về kỳ họp quốc hội - 9 điểm, Tải miễn phí.docTiểu luận về kỳ họp quốc hội - 9 điểm, Tải miễn phí.doc
Tiểu luận về kỳ họp quốc hội - 9 điểm, Tải miễn phí.doc
 
Cơ sở lí luận về hoạt động giám sát của đại biểu quốc hội và đoàn đại biểu qu...
Cơ sở lí luận về hoạt động giám sát của đại biểu quốc hội và đoàn đại biểu qu...Cơ sở lí luận về hoạt động giám sát của đại biểu quốc hội và đoàn đại biểu qu...
Cơ sở lí luận về hoạt động giám sát của đại biểu quốc hội và đoàn đại biểu qu...
 
Luận văn: Đổi mới chế độ bầu cử đại biểu Quốc hội ở nước ta
Luận văn: Đổi mới chế độ bầu cử đại biểu Quốc hội ở nước ta Luận văn: Đổi mới chế độ bầu cử đại biểu Quốc hội ở nước ta
Luận văn: Đổi mới chế độ bầu cử đại biểu Quốc hội ở nước ta
 
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Tổ Chức Và Hoạt Động Của Ủy Ban Nhân Dân Cấp Xã Từ...
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Tổ Chức Và Hoạt Động Của Ủy Ban Nhân Dân Cấp Xã Từ...Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Tổ Chức Và Hoạt Động Của Ủy Ban Nhân Dân Cấp Xã Từ...
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Tổ Chức Và Hoạt Động Của Ủy Ban Nhân Dân Cấp Xã Từ...
 
Bài tập nhóm Hiến Pháp
Bài tập nhóm Hiến Pháp Bài tập nhóm Hiến Pháp
Bài tập nhóm Hiến Pháp
 
Tính đại diện của Quốc hội đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước XHCN
Tính đại diện của Quốc hội đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước XHCNTính đại diện của Quốc hội đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước XHCN
Tính đại diện của Quốc hội đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước XHCN
 
Bài mẫu Luận văn thạc sĩ hội đồng nhân dân, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn thạc sĩ hội đồng nhân dân, 9 ĐIỂMBài mẫu Luận văn thạc sĩ hội đồng nhân dân, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn thạc sĩ hội đồng nhân dân, 9 ĐIỂM
 
kiem-sat-vien-grade-9.docx
kiem-sat-vien-grade-9.docxkiem-sat-vien-grade-9.docx
kiem-sat-vien-grade-9.docx
 
4. CƠ QUAN LẬP PHÁP.pptx
4. CƠ QUAN LẬP PHÁP.pptx4. CƠ QUAN LẬP PHÁP.pptx
4. CƠ QUAN LẬP PHÁP.pptx
 
Luật tổ chức Quốc hội 2014
Luật tổ chức Quốc hội 2014Luật tổ chức Quốc hội 2014
Luật tổ chức Quốc hội 2014
 
Thủ tục giải quyết tranh chấp yêu cầu thay đổi người giám hộ
Thủ tục giải quyết tranh chấp yêu cầu thay đổi người giám hộThủ tục giải quyết tranh chấp yêu cầu thay đổi người giám hộ
Thủ tục giải quyết tranh chấp yêu cầu thay đổi người giám hộ
 

More from ThoNguynTh36

Tổ chức lao động sao chép
Tổ chức lao động   sao chépTổ chức lao động   sao chép
Tổ chức lao động sao chépThoNguynTh36
 
Câu hỏi ktct laptop-v9 gvovcd
Câu hỏi ktct laptop-v9 gvovcdCâu hỏi ktct laptop-v9 gvovcd
Câu hỏi ktct laptop-v9 gvovcdThoNguynTh36
 
Lý thuyết cầu lông
Lý thuyết cầu lôngLý thuyết cầu lông
Lý thuyết cầu lôngThoNguynTh36
 
Cm hiến pháp 1959 là hiến pháp xã hội chủ nghĩa đầu tiên của việt nam là sai
Cm hiến pháp 1959 là hiến pháp xã hội chủ nghĩa đầu tiên của việt nam là saiCm hiến pháp 1959 là hiến pháp xã hội chủ nghĩa đầu tiên của việt nam là sai
Cm hiến pháp 1959 là hiến pháp xã hội chủ nghĩa đầu tiên của việt nam là saiThoNguynTh36
 

More from ThoNguynTh36 (6)

Tổ chức lao động sao chép
Tổ chức lao động   sao chépTổ chức lao động   sao chép
Tổ chức lao động sao chép
 
Câu hỏi ktct laptop-v9 gvovcd
Câu hỏi ktct laptop-v9 gvovcdCâu hỏi ktct laptop-v9 gvovcd
Câu hỏi ktct laptop-v9 gvovcd
 
Cle 2
Cle 2Cle 2
Cle 2
 
Lý thuyết cầu lông
Lý thuyết cầu lôngLý thuyết cầu lông
Lý thuyết cầu lông
 
Cm hiến pháp 1959 là hiến pháp xã hội chủ nghĩa đầu tiên của việt nam là sai
Cm hiến pháp 1959 là hiến pháp xã hội chủ nghĩa đầu tiên của việt nam là saiCm hiến pháp 1959 là hiến pháp xã hội chủ nghĩa đầu tiên của việt nam là sai
Cm hiến pháp 1959 là hiến pháp xã hội chủ nghĩa đầu tiên của việt nam là sai
 
Câu hỏi ktct
Câu hỏi ktctCâu hỏi ktct
Câu hỏi ktct
 

Câu hỏi hp

  • 1. Câu 1 : So sánh bỏ phiếu tín nhiệm , lấy phiếu tín nhiệm của Quốc Hội * Giống nhau: - Mục đích: nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát của của bộ máy nhà nước; giúp người được lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm thấy được mức độ tín nhiệm để phấn đấu, rèn luyện, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động; làm cơ sở để xem xét đánh giá cán bộ. - Nguyên tắc áp dụng: + Bảo đảm quyền và đề cao trách nhiệm của đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân; tôn trọng quyền báo cáo,giải trình của người được lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm. + Công khai, công bằng, dân chủ, khách quan; bảo đảm đánh giá đúng thực chất về người được lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm. + Bảo đảm sự ổn định và hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước, sự lãnh đạo của Đảng trong công tác cán bộ. - Căn cứ đánh giá mức độ tín nhiệm: + Kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao; + Phẩm chất chính trị, đạo đức,lối sống; việc chấp hành Hiến pháp và pháp luật Khác nhau :
  • 2. Tiêu chí Lấy phiếu tín nhiệm Bỏ phiếu tín nhiệm Định nghĩa Lấy phiếu tín nhiệm là việc Quốc hội, Hội đồng nhân dân thực hiện quyền giám sát, đánh giá mức độ tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn để làm cơ sở cho việc xem xét đánh giá cán bộ. Bỏ phiếu tín nhiệm là việc Quốc hội, Hội đồng nhân dân thể hiện sự tín nhiệm hoặc không tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn để làm cơ sở cho việc miễn nhiệm hoặc phê chuẩn đề nghị miễn nhiệm người không được Quốc hội, Hội đồng nhân dân tín nhiệm. Lý do khác nhau : tên gọi khác nhau và do cách thức hình thức thực hiện để dẫn đến hệ quả như mong muốn. Khi QH và HĐND muốn láy phiếu tín nhiệm là để làm việc , xem xét , đánh giá bộ phận . Còn bỏ phiếu tín nhiệm là cơ sở để cho việc hoặc bộ phê duyệt tiêu chuẩn rồi đưa ra kết quả phê chuẩn hay không được phê chuẩn . Đối tượng áp dụng Quốc hội, Hội đồng nhân dân tổ chức lấy phiếu tín nhiệm một lần trong mỗi nhiệm kỳ vào kỳ họp thường lệ cuối năm thứ ba của nhiệm kỳ. Theo đó: - Quốc hội tổ chức lấy phiếu tín nhiệm: + Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước; + Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội; + Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, các thành viên khác của Chính phủ; + Chánh án Tòa án tối cao,Viện trưởng Viện kiểm sát tối cao, Tổng kiểm toán nhà nước. Ủy ban thường vụ Quốc hội trình Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do cơ quan này bầu hoặc phê chuẩn: + Ủy ban thường vụ Quốc hội tự mình đề nghị; + Có kiến nghị của Hội đồng dân tộc hoặc Ủy ban của Quốc hội, hoặc có ít nhất hai mươi phần trăm tổng số đạibiểu Quốc hội; + Người được lấy phiếu tín nhiệm có từ 2/3 tổng số đại biểu Quốc hội trở lên đánh giá “tín nhiệm thấp”. Lý do khác nhau : Khác nhau về việc bầu những chủ thể nào là do QH quy định cả về thời hạn thời điểm trình tự lấy phiếu tín nhiệm , còn bỏ phiếu tín nhiệm việc QH bỏ phiếu tín nhiệm đối với những người giữ chức do QH bầu ra hoặc phê chuẩn là phải trong TH : UBTVQH đề nghị , có kiến nghị của UBMTTQ hoặc ủy ban QH …. Hạng tín nhiệm - Tín nhiệm cao - Tín nhiệm - Tín nhiêm thấp. - Tín nhiệm - Không tín nhiệm. Lý do khác nhau : Do QH đề nghị nên việc chủ thể được lấy phiếu tín nhiệm có từ từ tín nhiệm cao xuống thấp tùy các chức vụ của mỗi chủ thể , còn việc bỏ phiếu tín nhiệm chỉ được một là có tín nhiệm hai là không tín nhiệm sau khi được QH bầu hoặc phê chuẩn. Quy trình UBTVQH trình Quốc hội những người được lấy phiếu tín nhiệm; - Quốc hội thảo luận. UBTVQH báo cáo trước Quốc hội kết quả thảo luận tại Đoàn đại biểu Quốc hội; - Quốc hội thành lập Ban kiểm phiếu; - Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm bằng cách bỏ phiếu kín; - Ban kiểm phiếu công bố kết quả kiểm phiếu; - Quốc hội xem xét, thông qua Nghị quyết xác nhận kết quả lấy phiếu tín nhiệm UBTVQH trình Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm; - Quốc hội thảo luận tại Đoàn đại biểu Quốc hội; UBTVQH báo cáo trước Quốc hội kết quả thảo luận tại Đoàn đạibiểu Quốc hội; - Quốc hội thành lập Ban kiểm phiếu; - Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm bằng cách bỏ phiếu kín;
  • 3.  Thực tế về việc lấy phiếu tín nhiệm và bỏ phiếu tín nhiệm ngày nay . 1. Về lấy phiếu tín nhiệm . Khoản 8 Điều 70 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Quốc hội có quyền bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn”. Năm 2014, Quốc hội ban hành Nghị quyết số 85/2014/QH13 về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn. Song vì còn tồn tại nhiều bất cập trong quy định của pháp luật nên trong suốt thời gian qua, hai hoạt động (lấy phiếu tín nhiệm và bỏ phiếu tín nhiệm) vẫn chưa thực sự phát huy vai trò và sứ mệnh của mình trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội. Thứ nhất, nếu tổ chức lấy phiếu tín nhiệm hàng năm thì thời gian giữa các lần lấy phiếu tín nhiệm là quá ngắn. Khoảng thời gian này không đủ để phản ánh đúng mức độ biến chuyển trong công tác của đối tượng được lấy phiếu tín nhiệm cũng như không đủ để đốitượng này khắc phục, sửa chữa những sai lầm, khuyết điểm.[3] Thứ hai, việc tổ chức lấy phiếu tín nhiệm vào năm thứ ba của nhiệm kỳ Quốc hội sẽ “kết nối” kết quả lấy phiếu tín nhiệm với việc xem xét, đánh giá cán bộ giữa nhiệm kỳ của các tổ chức Đảng, làm cơ sở cho việc quy hoạch, chuẩn bị nhân sự cho khóa tiếp theo. Nhiều ý kiến cho rằng, việc chỉ lấy phiếu tín nhiệm một lần trong mỗi nhiệm kỳ như hiện nay thì các đối tượng bị đánh giá ở mức tín nhiệm thấp sẽ “mãi mãi bị mang tiếng là phiếu tín nhiệm thấp”,[4] không có cơ hội “sửa sai” và không có “quyền được ghi nhận về nỗ lực khắc phục hạn chế”.[5] Mục đích của lấy phiếu tín nhiệm tại Điều 3 Nghị quyết số 85/2014/QH13 là “giúp người được lấy phiếu tín nhiệm thấy được mức độ tín nhiệm của mình để phấn đấu,rèn luyện, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động”. Vì thế, nếu người bị đánh giá tín nhiệm thấp đã sửa chữa,đã nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động mà lại không có cơ hội để được Quốc hội đánh giá lại mức độ tín nhiệm thì mục đích của lấy phiếu tín nhiệm tại Điều 3 Nghị quyết số 85/2014/QH13 sẽ không đạt được. - Ban kiểm phiếu công bố kết quả Lý do khác nhau : Do việc lấy phiếu tín nhiệm là quy trình rất cần cẩn trọng trong việc lựa chọn xem xét đánh giá cán bộ để được tín nhiệm nên sẽ có thêm một bước nữa khi đưa ra kết quả lấy phiếu tín nhiệm đó là QH xem xét thông qua Nghị quyết xác nhận kết quả trong việc lấy phiếu tín nhiệm . Hệ quả - Người được lấy phiếu tín nhiệm có quá nửa tổng số đạibiểu Quốc hội đánh giá “tín nhiệm thấp” thì có thể xin từ chức. - Người được lấy phiếu tín nhiệm có từ hai phần ba tổng số đạibiểu Quốc hội trở lên đánh giá “tín nhiệm thấp” thì UBTVQH trình Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm Người được bỏ phiếu tín nhiệm có quá nửa tổng số đạibiểu Quốc hội đánh giá “không tín nhiệm” thì có thể xin từ chức; - Nếu không từ chức thì cơ quan hoặc người có thẩm quyền giới thiệu người đó để Quốc hội xem xét, quyết định việc miễn nhiệm hoặc phê chuẩn đề nghị miễn nhiệm đối với người đó Lý do khác nhau : Lấy phiếu tín nhiệm một khi đã ra quyết định chỉ nếu QH đánh giá thấp thì có thể xin từ chức ,k bị phải để QH xem xét nếu không từ chức như bên bỏ phiếu tín nhiệm .
  • 4. 2. Về bỏ phiếu tín nhiệm Thực tế là việc áp dụng quyền bỏ phiếu tín nhiệm ở nước ta có quá nhiều bất cập và rào cản: Thứ nhất, tên gọi “bỏ phiếu tín nhiệm” là không hợp lý, không phù hợp với quan điểm chung của các quốc gia trên thế giới về vấn đề này. Các quốc gia trên trên thế giới quan niệm bỏ phiếu tín nhiệm là việc Chính phủ chủ động đưa vấn đề tín nhiệm ra trước Quốc hội để Quốc hội xem xét, còn bỏ phiếu bất tín nhiệm là việc Quốc hội chủ động đưa vấn đề tín nhiệm Chính phủ ra xem xét.[6] Do đó, cách thức mà nước ta đang áp dụng hiện nay phải gọi là “bỏ phiếu bất tín nhiệm”. Thứ hai, về chủ thể yêu cầu bỏ phiếu tín nhiệm: theo Điều 33 Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014, Điều 19 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân năm 2015 và Điều 11, Điều 12 Nghị quyết số 85/2014/QH13 thì đạibiểu Quốc hội có quyền kiến nghị với Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét trình Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm đối với những người giữ các chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn, nhưng phải là kiến nghị bằng văn bản của 20% tổng số đạibiểu Quốc hội. Bên cạnh đó, đối với kiến nghị bằng văn bản của ít nhất 20% tổng số thành viên Hội đồng dân tộc, thành viên Ủy ban của Quốc hội về việc xem xét bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn thì thường trực Hội đồng, thường trực Ủy ban có trách nhiệm báo cáo Hội đồng, Ủy ban quyết định. Trong trường hợp có ít nhất 2/3 tổng số thành viên Hội đồng, thành viên Ủy ban bỏ phiếu tán thành đề nghị đó thì Hội đồng, Ủy ban kiến nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét trình Quốc hội quyết định việc bỏ phiếu tín nhiệm. Như vậy, để Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét trình Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm thì phải có kiến nghị của 20% tổng số Đạibiểu Quốc hội, 20% tổng số thành viên Hội đồng dân tộc, thành viên của Ủy ban. Tuy nhiên, pháp luật lại không quy định làm cách nào để thu thập được 20% kiến nghị của đại biểu Quốc hội, thành viên Hội đồng dân tộc và thành viên Ủy ban. Việc để có được kiến nghị bằng văn bản của 20% tổng số đại biểu Quốc hội là không đơn giản. Tổng số đạibiểu Quốc hội gần 500 người, vậy để có được kiến nghị của 20% tổng số đại biểu Quốc hội tức là phải có kiến nghị bằng văn bản của gần 100 đại biểu, tương tự cũng rất khó để có được kiến nghị của 20% tổng số thành viên Hội đồng dân tộc, thành viên Ủy ban. Quy định tỷ lệ là một con số cụ thể nhưng lại không có hướng dẫn cụ thể để đạt được tỷ lệ ấy nên sẽ tạo ra sự khó khăn trong việc triển khai thi hành. Thứ ba, đối tượng bị bỏ phiếu tín nhiệm là những chức danh do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn là quá rộng, khó có thể thực thi bởi lẽ, chức danh do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn là một số lượng không nhỏ nếu đem ra bỏ phiếu tín nhiệm. Trong số những chức danh do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn có những chức danh mà quyền ra quyết định của họ ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống xã hội (Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ). Tuy nhiên, cũng có những chức danh mà quyền ra quyết định của họ chỉ mang tính gián tiếp, ảnh hưởng không đáng
  • 5. kể đến các mối quan hệ xã hội (Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm các ủy ban của Quốc hội). Nếu tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm cho cả những chức danh này thì liệu có thật sự cần thiết. Trong khi các quốc gia trên thế giới quan niệm cơ chế tín nhiệm và bất tín nhiệm chỉ được áp dụng trong chính thể đạinghị và một phần Chính phủ (Thủ tướng và các bộ trưởng) trong chính thể cộng hòa hỗn hợp thì pháp luật của Việt Nam quy định Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm với tất cả các chức danh do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn là không khả thi. Ngoài ra, pháp luật Việt Nam chỉ quy định bỏ phiếu tín nhiệm đối với từng cá nhân thành viên của Chính phủ mà không quy định đối với tập thể Chính phủ cũng là điều không hợp lý. Thứ tư, về hậu quả pháp lý của bỏ phiếu tín nhiệm: theo quy định của pháp luật hiện hành, người được đưa ra bỏ phiếu tín nhiệm có quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội bỏ phiếu không tín nhiệm có thể xin từ chức, nếu không từ chức thì chủ thể đã giới thiệu Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn chức danh này sẽ trình Quốc hội miễn nhiệm hoặc phê chuẩn miễn nhiệm. Như vậy, theo quy định trên, việc từ chức hay không từ chức là do chính người được bỏ phiếu tín nhiệm quyết định. Trong khi đó, với thực trạng văn hóa từ chức chưa phổ biến ở nước ta hiện nay thì quy định này rất khó áp dụng trên thực tế.Ngoàira, quy định về việc chủ thể có thẩm quyền trình Quốc hội quyết định việc bãi miễn có thể dẫn đến trường hợp: một thành viên của Chính phủ bị đưa ra bỏ phiếu tín nhiệm và có quá nửa tổng số đạibiểu Quốc hội bỏ phiếu không tín nhiệm nhưng khi đưa ra Quốc hội xem xét, quyết định việc miễn nhiệm thì lại không được quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành.[9] Nói cách khác, quy định này có thể dẫn đến nghịch lý là: “một thành viên của Chính phủ không được Quốc hội tín nhiệm nhưng lại không bị Quốc hội bãi nhiệm”. KL: Cho nên việc đưa ra giải pháp để giải quyết những bất cập rào cản của việc lấy phiếu tín nhiệm và bỏ phiếu tín nhiệm của nước ta ngày nay là hết sức cấp thiết . Câu 2 : So sánh chủ tịch nước 1946 và các HP 2013 , chứng minh chủ tịch nước năm 46 độc đáo , chính thể cộng hòa mới mẻ chỗ nào ? Tiêu chí Hiến Pháp 1946 Hiến pháp 1959 Hiến pháp 1980 Hiến pháp 1992 Hiến Pháp 2013 Tên gọi Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hoà Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hoà Hội đồng nhà nước Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Chủ tịch nước
  • 6. Vị trí , tính chất Là nười đứng đầu nhà nước và Chính phủ, thay mặt cho nước Việt Nam dân chủ cộng hoà về đối nội, đối ngoại. Là người đứng đầu nhà nước, thay mặt cho nước Việt Nam dân chủ cộng hoà về đối nội, đối ngoại. Là cơ quan cao nhất hoạt động thường xuyên của Quốc hội, là Chủ tịch tập thể của nước CHXHCN Việt Nam. Là nười đứng đầu nhà nước, thay mặt cho nước CHXHCN Việt Nam về đối nội đối ngoại. Là người đứng đầu nhà nước, thay mặt cho nước CHXHCN Việt Nam về đối nội đối ngoại. Nhiệm vụ, quyền hạn Thay mặt nhà nước về đối nội, đối ngoại; giữ quyền tổng chỉ huy quân đội toàn quốc; kí sắc lệnh bổ nhiệm các chức danh trong Chính phủ; không chịu trách nhiệm nào, trừ khi phạm tội phản quốc Thay mặt nhà nước về đối nội, đối ngoại; giữ quyền tổng chỉ huy quân đội toàn quốc… Với tư cách đứng đầu nhà nước và là cơ quan thường trực cao nhất của Quốc hội Với tư cách người đứng đầu nhà nước Với tư cách là người đứng đầu nhà nước. Ngoài ra bổ sung thêm một số quyền hạn và nhiệm vụ như: Quyết định phong, thăng, giáng, tước quân hàm cấp tướng, chuẩn đô đốc,phó đô đốc, đô dốc hải quân; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Tổng tham mưu trưởng…Có quyền yêu cầu Chính phủ họp bàn về vấn đề Chủ tịch nước xét thấy cần thiết để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước. Cách thức thành lập Chủ tịch nước VNDCCH chọn trong nghị viện nhân dân và phải được 2/3 tổng số nghị viên bỏ phiếu thuận. _Nếu bỏ phiếu lần đầu mà không đủ số phiếu thì theo đa số tương đối _Do Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hòa bầu ra. _Là công dân nước Việt Nam dân chủ cộng hòa từ 35 tuổi trở lên có quyền ứng cử Chủ tịch VNDCCH. Hội đồng nhà nước do QH bầu ra trong số các đạibiểu QH. _Thành viên HDNN không thể đồng thời là thành viên của Hội đồng Bộ trưởng Chủ tịch nước do Quốc hội bầu trong số đại biểu quốc hội. Chủ tịch nước do Quốc hội bầu trong số đại biểu quốc hội.
  • 7. Nhiệm kì _Chủ tịch nước VNDCCH được bầu trong thời hạn 5 năm và có thể được bầu lại. _Trong vòng một tháng trước khi hết nhiệm kì của chủ tịch, Ban thường vụ phải triệu tập Nghị viện để bầu chủ tịch mới. Nhiệm kì của Chủ tịch nước theo nhiệm kì của quốc hội, trong đó nhiệm kì của quốc hội là 4 năm và có thể kéo dài nếu xảy ra chiến tranh và các sự việc bất thường khác. _Nhiệm kì của HĐNN theo nhiệm kì của quốc hội, trong đó nhiệm kì của quốc hôi là 5 năm và có thể kéo dài. _Khi Quốc hội hết nhiệm kì, HĐNN tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khóa mới bầu ra HĐNN mới Nhiệm kì của Chủ tịch nước theo nhiệm kì của quốc hội. Khi Quốc hội hết nhiệm kì, Chủ tịch nước tiếp tục làm nhiệm vụ cho tới khi bầu Quốc hội khóa mới, trong đó nhiệm kì của Quốc hội là 5 năm và có thể rút ngắn hoặc kéo dài nếu gặp trường hợp đặc biệt và phải được 2/3 tổng số đại biểu Quốc hội tán thành. _Nhiệm kì của Chủ tịch nước theo nhiệm kì của quốc hội. Khi Quốc hội hết nhiệm kì, Chủ tịch nước tiếp tục làm nhiệm vụ cho tới khi bầu Quốc hội khóa mới, trong đó nhiệm kì của Quốc hội là 5 năm và có thể rút ngắn hoặc kéo dài theo đề nghị của Uỷ ban thường vụ Quốc hội; việc kéo dài không được quá 12 tháng trừ trường hợp có chiến tranh. Chứng minh Chế định Chủ tịch nước trong cơ chế quyền lực nhà nước theo Hiến pháp 1946: một hình thức tổ chức nguyên thủ quốc gia độc đáo Chủ tịch nước là Vừa đứng đầu nhà nước-nguyên thủ quốc gia, vừa đứng đầu Chính phủ nắm quyền hành pháp, tổng chỉ huy quân đội, có nhiệm kì cao hơn cả nhiệm kì của Nghị viện và có quyền hạn lớn nhất.Giải thích: Do nước ta lúc bấy giờ đang ở trong tình trạng đa đảng,thù trong giặc ngoài, bọn Việt Quốc, Việt Cách,các thế lực thù địch chống phá vô cùng khó khăn, ‘ngàn cân treo sợi tóc’ nên phải cần có một Chủ tịch nước có thiết chế đủ mạnh để đối trọng với Nghị viện nhân dân có cơ cấu vô cùng phức tạp và đủ năng lực, quyền hạn giải quyết các vấn đề phát sinh trên thực tế. Và cũng do ta đã nhường 70 ghế trong Quốc hội và một số ghế bộ trưởng cho bọ tay sai Tưởng, sau 3 năm nhiệm kì Nghị viện nhân dân, e sợ có nhiều người phe mình bị mua chuộc theo giặc, bầu lên Chủ tịch nước mới thâu tóm đất nước nên Chủ tịch nước phải có nhiệm kì dài hơn để đề phòng bất trắc xảy ra, giữ gìn vị trí lãnh đạo của Đảng Cộng sản, giữ trọn vẹn thành quả cách mạng của dân tộc→Thể hiện sự tài trí, thông minh sáng suốt cũng như tầm nhìn xa trông rộng của Chủ tịch Hồ Chí Minh Chế định nguyên thủ quốc gia - Chủ tịch nước trong cơ chế nhà nước Việt Nam mới (thể hiện tại Hiến pháp 1946) với điều kiện đặc thù của Việt Nam lúc bấy giờ, được tổ chức với những nét khác biệt khá độc đáo,từ đó tạo nên mô hình nhà nước dân chủ nhân dân- một hình thức của nhà nước xã hội chủ nghĩa.
  • 8. Đặc biệt bởi vì theo mô hình lý luận, trong cơ chế nhà nước xã hội chủ nghĩa không tổ chức chế định nguyên thủ quốc gia riêng biệt như ở các nước tư bản chủ nghĩa mà chức năng này do cơ quan quyền lực cao nhất của nhân dân- Xô viết tối cao, Quốc hội- thực hiện. Theo chế độ tập quyền (nguyên tắc thống nhất quyền lực), mọi quyền lực nhà nước thống nhất (tập trung) vào cơ quan đạidiện quyền lực nhà nước cao nhất của nhân dân thì cũng chính cơ quan này đóng vai trò nguyên thủ. Giữa hai kỳ họp của cơ quan này do cơ quan thường trực thực hiện. Từ đó, coi cơ quan thường trực này là nguyên thủ quốc gia tập thể. Nhà nước Việt Nam mới (và một số nhà nước dân chủ nhân dân khác) về bản chất là thuộc phạm trù xã hội chủ nghĩa nên đúng ra cũng phải theo mô hình Cộng hoà Xô viết, tức không có chế định nguyên thủ quốc gia cá nhân mà sẽ chỉ có một định chế nào đó nằm ở trong Quốc hội thực hiện chức năng Nguyên thủ (giống như Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Xô viết tối cao Liên Xô) – và điều này đã thể hiện trong giai đoạn năm 1945-1946 của nước nhà khi Quốc hội bầu ra Chính phủ, đứng đầu là Chủ tịch Chính phủ chứ không phải là Chủ tịch nước. Thiết chế Chủ tịch nước chỉ có từ Hiến pháp 1946 (từ tháng 11-1946) và là kết quả của tư duy mới phù hợp với điều kiện Việt Nam lúc bấy giờ. Về tính chất của Chủ tịch nước,Hiến pháp 1946 không có quy định định nghĩa về chế định này. Song từ các quy định về cách thức thành lập và thẩm quyền thì Chủ tịch nước là người vừa đứng đầu Nhà nước vừa đứng đầu Chính phủ. Tính chất đứng đầu Nhà nước (nguyên thủ quốc gia) của Chủ tịch nước thể hiện ở chỗ: Chủ tịch nước thay mặt Nhà nước; giữ quyền tổng chỉ huy quân đội toàn quốc; chỉ định hoặc cách chức các tướng soái trong lục quân, hải quân, không quân; ban bố các đạo luật đã được Nghị viện quyết nghị; thưởng huy chương và các bằng cấp danh dự; đặc xá; ký hiệp ước với các nước; phái đại biểu Việt Nam đến nước ngoài và tiếp nhận đại biểu ngoại giao của các nước; tuyên chiến hay đình chiến; chọn Thủ tướng trong Nghị viện để đưa ra Nghị viện biểu quyết; bổ nhiệm (dưới hình thức sắc lệnh của Chủ tịch nước) Thủ tướng, nhân viên Nội các và nhân viên cao cấp thuộc các cơ quan Chính phủ. Vị trí “đứng đầu nhà nước” này cũng giống như ở các nhà nước dân chủ khác, đó là có sự phân công, phối hợp thực hiện các chức năng “nguyên thủ” giữa Nghị viện, Ban Thường vụ Nghị viện và Chủ tịch nước chứ không phải chỉ một mình Chủ tịch nước thực hiện. Tính chất là người đứng đầu Chính phủ thể hiện ở chỗ Chủ tịch nước chủ toạ Hội đồng Chính phủ, ký các sắc lệnh của Chính phủ quy định các chính sách thi hành các đạo luật và nghị quyết của Nghị viện. Quan hệ giữa Chủ tịch nước với các thiết chế nhà nước khác được thiết lập bảo đảm cho Chủ tịch nước có vị trí độc lập không bị lệ thuộc quá nhiều vào Nghị viện (vốn là điều bắt buộc trong cơ chế tập quyền) với quyền hành pháp được tăng cường, đồng thời khi cần thiết, giữ vị trí là người điều hoà, phối hợp các hoạt động lập pháp và hành pháp trong điều kiện các cơ quan này còn khá độc lập với nhau. Chủ tịch nước do Nghị viện nhân dân chọn bầu trong Nghị viện nhân dân, song có nhiệm kỳ khác với nhiệm kỳ của Nghị viện (nhiệm kỳ của Nghị viện nhân dân là ba năm, còn Chủ tịch nước là năm năm). Chủ tịch nước được chọn Thủ tướng trong Nghị viện và đưa ra Nghị viện biểu quyết; được quyền (trong thời hạn 10 ngày) yêu cầu Nghị viện thảo luận lại những luật đã
  • 9. được biểu quyết thông qua mà Chủ tịch nước không đồng ý. Đặc biệt, Chủ tịch nước không phải chịu một trách nhiệm nào trừ khi phạm tội phản quốc (Chương IV và Điều 31 Chương III). Vị trí này của Chủ tịch nước ở Hiến pháp 1946 được so sánh giống như Tổng thống ở các chế độ cộng hoà tổng thống tư sản. Song, Tổng thống ở đó là do nhân dân bầu lên và Chính phủ do Tổng thống đứng đầu không chịu trách nhiệm trước Nghị viện. Còn Chủ tịch nước nước ta do Nghị viện nhân dân bầu ra, Nội các phải chịu trách nhiệm trước Nghị viện nhân dân. Có lẽ gần đúng hơn là vị trí của Chủ tịch nước nước ta lúc bấy giờ mang dáng dấp của Tổng thống ở các chính thể cộng hoà hỗn hợp mà sau này và hiện nay được thiết lập ở nhiều nước trên thế giới (bắt đầu từ Pháp- Hiến pháp 1958, sau đến một vài nước khác như Hàn Quốc- Hiến pháp 1948 và đặc biệt là thời gian gần đây ở Bungari- Hiến pháp 1991, Nga- Hiến pháp 1993, Ba Lan - Hiến pháp 1997 v.v..). Chính điểm này cho ta liên tưởng một điều lý thú: phải chăng cách tổ chức nhà nước nước ta đã mở ra kinh nghiệm hay cho nhiều nước sau này vận dụng. Tất nhiên, mọi sự so sánh hay liên tưởng đều là khập khiễng. Như đã nói ở trên, chính thể nhà nước ta là cộng hoà dân chủ nhân dân thì không thể và không nên gán ghép với chính thể nhà nước tư sản. Và thực tế, tuy Chủ tịch nước được quy định thực hiện các quyền hạn lớn cả về lập pháp lẫn hành pháp, song Hiến pháp cũng quy định những hạn chế đối với Chủ tịch nước để bảo đảm tính cơ quan có quyền cao nhất của Nghị viện nhân dân (vì có thế mới đúng là cơ quan đại diện cao nhất quyền lực nhà nước của nhân dân). Đó là: Nghị viện bầu Chủ tịch nước trong số nghị viên (nghĩa là Chủ tịch nước trước hết phải là đại biểu); chuẩn y các hiệp ước do Chính phủ ký với nước ngoài (chính là Chủ tịch nước ký); những luật mà Chủ tịch nước yêu cầu thảo luận lại nếu vẫn được Nghị viện ưng chuẩn, thì bắt buộc Chủ tịch nước phải ban bố; khi Nghị viện không họp được,Ban Thường vụ Nghị viện cùng với Chính phủ quyết định tuyên chiến hay đình chiến, Chủ tịch nước tuyên chiến hay đình chiến theo quyết định đó; quy định áp dụng chế độ phó thự (Bộ trưởng tiếp ký) để ràng buộc các Bộ trưởng (nhưng ở một nghĩa nào đó là sự hạn chế đối với Chủ tịch nước); và đặc biệt là Nghị viện nhân dân không thể bị giải tán (như ở các nước tư bản) trừ trường hợp tự giải tán. Tóm lại,chế định Chủ tịch nước - Nguyên thủ quốc gia tại Hiến pháp 1946 được xây dựng khá độc đáo , mới mẻ . Bằng cách đó vừa bảo đảm quyền lực nhà nước thống nhất vào cơ quan đại diện quyền lực nhà nước cao nhất của nhân dân (Nghị viện nhân dân) vừa tăng cường quyền hạn cho Chính phủ điều hành công việc quốc gia mạnh mẽ và hiệu quả phù hợp với yêu cầu kháng chiến, kiến quốc lúc bấy giờ. Câu 3 ; Vị trí tính chất pháp lí của chính phủ điều 94 HP 2013 , và so sánh điểm khác nhau cơ bản với vị trí tính chất pháp lí của Chính phủ Điều 109 HP 1992 .
  • 10. Điều 94 : Hiến pháp hiện hành quy định Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam , thực hiện quyền hành pháp , là cơ quan chấp hành của Quốc Hội . Hiến Pháp 2013 chsinh thức xác định Chính Phủ thực hiện quyền hành pháp , thể hiện rõ hơn ở nguyên tắc phân công thực hiện quyền lực nhà nước ở nước ta hiện nay . Về tính chất pháp lí của Chính Phủ có hai tính chất sau đây : 1. Cơ quan chấp hành của Quốc Hội a. Chính phủ được hình thành lập trên cơ sở của Quốc Hội + Quốc hội quyết định cơ cấu tổ chức của CP thông qua các việc quy địinh số lượng và tên gọi của các Bộ , cơ quan ngang Bộ + QH quyết định số lượng Phó CP + Thủ tướng CP do QH bầu ra trong các số đạibiểu của QH + QH phê chuẩn việc bổ nhiệm Phó thủ tướng , Bộ trưởng và các thành viên của CP theo đề nghị của Thủ tướng CP ,trừ Thủ tướng , các thành viên khác của CP không nhất thiết phải là ĐBQH b. Chính phủ và chấp hành Hiến pháp luật nghị quyết của Quốc hội pháp lệnh nghị quyết của Ủy ban thường vụ quốc hội + Chính phủ không có quyền phủ quyết các dự luật của Quốc hội + Chính phủ trực tiếp hoặc chỉ đạo các Bộ cơ quan ngang bộ ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để cụ thể hóa chi tiết hóa và hướng dẫn được thi hành hiến pháp, luật nghị quyết của QH. Các văn bản này không được trái với hiến pháp, luật ,nghị quyết của Quốc hội + Chính phủ phân công chỉ đạo các bộ , ngành tiến hành các biện pháp cụ thể để những quy định của hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội được triển khai được thực hiện trên thực tế. c. Chính phủ chịu sự giám sát và trách nhiệm trước Quốc hội + Chính phủ phải báo cáo công tác trước Quốc hội ,trong thời gian Quốc hội không họp thì phải báo cáo công tác trước Ủy ban thường vụ quốc hội. +Đại biểu quốc hội có quyền chất vấn thủ tướng Chính phủ và các thành viên của chính phủ.
  • 11. +Thông qua hoạt động giám sát ,QH có quyền bãi nhiệm miễn nhiệm Thủ tướng Chính phủ , phê chuẩn việc miễn nhiệm cách chức Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ ; Bỏ phiếu tín nhiệm đối với các chức danh của CP do QH bầu hoặc phê chuẩn ; Bãi bỏ các văn bản pháp luật của Chính phủ của Thủ tướng Chính phủ …nếu các văn bản đó trái với hiến pháp, luật ,nghị quyết của Quốc hội . 2. Cơ quan hành chính cao nhất cả nước +Chính phủ là cơ quan thực hiện quyền hành pháp là cơ quan đứng đầu hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước từ Trung ương đến địa phương +Trực tiếp tổ chức chỉ đạo các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện hoạt động quản lý nhà nước đối với tất cả các ngành các lĩnh vực (Hành chính- chính trị kinh tế ,văn hóa, xã hội an ninh - quốc phòng…) trên phạm vi cả nước . Ban hành các văn bản pháp luật nhằm cụ thể hóa, chi tiết hóa hướng dẫn việc thi hành Hiến pháp, luật ,nghị quyết của Quốc hội ; pháp lệnh , nghị quyết của Ủy ban thường vụ QH ; có tính bắt buộc thực hiện chung đối với các cơ quan , tổ chức và mọi cá nhân trong phạm vi cả nước . +Kiểm tra giám sát hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước ở trung ương cũng như ở địa phương, các Bộ ,cơ quan ngang bộ, các cơ quan khác thuộc CP Ủy ban nhân dân cấp Tỉnh cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân. KL: So với Hiến pháp năm 1992, quy định của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Hiến pháp năm 2013) về vị trí, tính chất, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cũng như về cơ chế thực hiện quyền lực của Chính phủ đều có những sửa đổi, bổ sung theo tinh thần đổi mới theo hướng, đề cao vị trí, vai trò là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; bảo đảm tính độc lập tương So với Hiến pháp năm 1992, trong Hiến pháp năm 2013, tính chất, vị trí, chức năng của Chính phủ đều có những sửa đổi, bổ sung theo tinh thần đổi mới nhằm xây dựng Chính phủ mạnh, hiện đại, dân chủ, pháp quyền, thống nhất quản lý vĩ mô các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của đất nước. Cùng với việc lần đầu tiên chính thức khẳng định tính chất, vai trò của Chính phủ thực hiện quyền hành pháp, Hiến pháp mới đã có một số sửa đổi, bổ sung quan trọng cả về phạm vi và nội dung quyền hành pháp của Chính phủ. Với quy định tại khoản 1 và 2 Điều 96 của Hiến pháp mới, quyền hành pháp của Chính phủ đã được bổ sung, đổi mới, hoàn thiện, phù hợp với bản chất, chức năng của quyền hành pháp hiện đại: hoạch định, điều hành chính sách quốc gia và tổ chức thi hành các đạo luật.
  • 12. Tư tưởng chủ đạo xuyên suốt toàn bộ nội dung sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện nội dung và cơ chế thực hiện quyền hành pháp và hành chính của Chính phủ trong Hiến pháp năm 2013 là làm rõ hơn và đề cao vị trí, vai trò, chức năng của Chính phủ trong phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực; đề cao tính dân chủ pháp quyền trong tổ chức và hoạt động của Chính phủ và hệ thống hành chính nhà nước theo hướng minh bạch, theo pháp luật, được kiểm soát và bảo đảm tính thống nhất, thông suốt trong thực hiện quyền lực. đối, tăng cường tính chủ động, linh hoạt, sáng tạo và tính dân chủ pháp quyền trong tổ chức và hoạt động của Chính phủ. @@ So sánh điểm khác nhau cơ bản giữa với vị trí tính chất pháp lí của Chính phủ Điều 109 HP 1992 ( Giai thích và bluan Tiêu chí Hiến Pháp 1992 Hiến Pháp 2013 Vị trí Điều 109 HP 1992 Chính phủ là cơ quan chấp hành của QH , cơ quan hành chính cao nhất của nước cộng hòa XHCN VN Điều 94 HP 2013 Chính Phủ là cơ quan hành chính cao nhất của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa VN , thực hiện quyền hành pháp , là cơ quan chấp hành của QH . Bình luận : Hiến Pháp 1992 mới đưa ra CP là cơ quan chấp hành của QH , là cơ quan hành chính nhưng chưa nêu rõ vị trí cụ thể , thực hiện quyền gì của QH như HP 2013 .Cho nên, vệc HP 2013 chính thức xác định CP thực hiện quyền hành pháp thể hiện rõ hơn nguyên tắc phân công trong thực hiện quyền lực nhà nước ở nước ta hiện nay. việc quy định trong Hiến pháp “Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” là hợp lý, đã xác định được vị trí chính trị - pháp lý của Chính phủ. Giai thích :Với quy định khái quát “Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất nước Cộng hòa xã hội chủ nghiã Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, cơ quan chấp hành của Quốc hội”, Hiến pháp đã đồng thời thể hiện tính chất, vị trí, chức năng của Chính phủ trên 3 phương diện: hành chính nhà nước, hành pháp, chấp hành của Quốc hội, gắn bó chặt chẽ với nhau. Chính vì vậy, cả về nhận thức và thực tiễn, các chức năng của Chính phủ (hành chính nhà nước, hành pháp và chấp hành) có sự đan xen, quan hệ chặt chẽ với nhau, khó phân biệt, tách bạchViệc phân định rõ ràng hơn trên đây về tính chất, vị trí trong phân công quyền lực tạo cho Chính phủ có vị trí độc lập hơn, do vậy sẽ chủ động, linh hoạt và sáng tạo hơn trong hoạt động. Qua đó, Hiến pháp mới đã đề cao tính hành động, tính chủ động, linh hoạt, sáng tạo trong tổ chức thực thi chức năng, thẩm quyền của Chính phủ. Đây chính là cơ sở Hiến định xác lập vai trò kiến tạo phát triển của Chính phủ. Tính chất pháp lí CP là cơ quan hành chính NN cao nhất của nước CHXHCN VN Chính Phủ là CQHCNN cao nhất của nước CHXHCN VN +CP thưc hiện các chức năng quản lí
  • 13. +Thực hiện các chức năng quản lí + CP là cơ quan quản lí hành chính NN cao nhất của nước CHXHCN VN CP là cơ quan chấp hành cao nhất của QH +QH thành lập ra CP + Chính Phủ phải chấp hành văn bản quy phạm pháp luật của QH + Quốc hội giám sát hoạt động của CP + CP là cơ quan quản lí cao nhất trong hệ thống các cơ quan có chức năng quản lí Chính Phủ là cơ quan chấp hành cao nhất của QH + QH thành lập ra chính phủ + Chính Phủ phải chấp hành văn bản quy phạm pháp luật của QH + Quốc hội giám sát hoạt động của CP Bình luận về CP là cơ quan hành chính cao nhất của nước CHXHCNVN :Với quy định này Chính phủ là cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất của Nhà nước chứ không phải của Quốc hội, có thể hoạt động một cách độc lập tương đối trong lĩnh vực hành chính Nhà nước. Khẳng định Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội nhưng là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhằm chỉ rõ tính chất của Chính phủ và mối quan hệ giữa Chính phủ và Quốc hội.Nhưng điều này đã không lảm rõ vị trí cụ thể của CP mà còn dễ gây nhầm lẫn , hiểu lầm .Chỉ khi đến Hiến pháp năm 2013, với quy định Chính phủ là “cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội điều này đã chính thức thừa nhận CP là cơ quan thực hiện quyền hành pháp là bước tiến quan trọng trong việc phân công , phối hợp và kiểm soát quyền lực NN trong NN pháp quyền XHCN , vừa chỉ rõ CP không chỉ là cơ quan chấp hành của QH mà còn tạo cho CP đầy đủ vị thế và thẩm qiuyeefn độc lập nhất định trong quna hệ với cơ quan lập pháp và tư pháp. Về vị trí tính chất pháp lý đã đặt nội dung “Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” lên trước nội dung “là cơ quan chấp hành của Quốc hội”. Đây không chỉ đơn giản là việc thay đổi trật tự câu chữ mà chính là sự đề cao quyền hành pháp của Chính phủ, tạo cơ sở để xây dựng một Chính phủ phát triển, có khả năng chủ động, sáng tạo cao trong quản lý điều hành các mặt kinh tế - xã hội của đất nước; là cơ sở hiến định để xác lập trật tự trong tổ chức và hoạt động của nền hành chính quốc gia thống nhất, thông suốt, hiệu lực, kỷ cương. Giải thích : Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có nghĩa là Chính phủ nắm quyền thống nhất quản lý điều hành các mặt đời sống kinh tế - xã hội của đất nước,trước hết là quyết định những vấn đề về chủ trương, cơ chế,chính sách,thể chế quản lý hành chính nhà nước. Có vị trí cao nhất nước về mặt quản lý hành chính, nên chức năng hành chính của Chính phủ phải bao quát toàn bộ các công việc quản lý hành chính nhà nước của đất nước,của cả bộ máy nhà nước và hệ thống chính trị. Các quyết định của Chính phủ phải được tất cả các cơ quan, tổ chức trong xã hội, trong hệ thống chính trị, bộ máy nhà nước tôn trọng và chấp hành nghiêm túc. Quy định Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất là phản ánh một trật tự trong tổ chức và hoạt động của nền hành chính nhà nước, đề cao tính thống nhất, thông suốt, có hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động quản lý, điều hành mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội. Chính phủ là thiết chế có thẩm quyền cao nhất đối với hệ thống hành chính nhà nước. Bình luận vè chính phủ là cơ quan chấp hành cao nhất của QH : Hiến pháp 1992 đã sự điều chỉnh nhất định, xác định Chính phủ "là cơ
  • 14. quan chấp hành của Quốc hội", thể hiện tiến nhận thức quan trọng về mối quan hệ giữa Quốc hội với Chính phủ. Sang HP 2013 cũng đã được kế thừa và phát triển tiếp về việc xác định CP là cơ quan chấp hành của QH và cũng là cơ quan cao nhất .Khi đã được QH thành lập ra thì đương nhiên phải chấp hành và chịu sự giám sát của QH điều này cũng cho thấy vị thế của QH khi lập ra các cơ quan NN . Quốc hội thành lập ra Chính phủ không phải Quốc hội trao quyền lực cho Chính phủ, nhưng điều này tạo ra sự gắn bó chặt chẽ giữa Quốc hội và Chính phủ. Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội. Tính phụ thuộc của Chính phủ vào Quốc hội xuất phát từ nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước ta là nguyên tắc “quyền lực nhà nước là thống nhất” mà quyền lực lại tập trung cao nhất ở Quốc hội, do vậy Chính phủ trước hết là cơ quan chấp hành của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất. Với tư cách là cơ quan chấp hành của Quốc hội, Chính phủ có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo thực hiện pháp luật và nghị quyết của Quốc hội. Đối với các đạo luật, nghị quyết của Quốc hội ban hành, Chính phủ có nhiệm vụ phải chấp hành chứ không có quyền phủ quyết như Chính phủ một số nước trên thế giới. Giai thích :Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội suy cho cùng là Vì Chính phủ do Quôc hội bầu ra để điều hành công việc hành chính nhà nước trong toàn quốc. Việc Chính phủ chấp hành và tổ chức thi hành các đạo luật, các nghị quyết của Quốc hội; là thể hiện tính chịu trách nhiệm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các thành viên Chính phủ trước Quốc hội; là cơ sở cho việc thực hiện quyền giám sát tối cao của Quốc hội đối với Chính phủ; là bảo đảm sự gắn bó chặt chẽ giữa Chính phủ và Quốc hội, bảo đảm tính thống nhất trong việc thực hiện quyền lập pháp và hành pháp. Và trên hết là thể hiện đúng nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, cơ quan duy nhất do cử tri cả nước bầu ra, là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân. Chính phủ có trách nhiệm phải tuân thủ và thực hiện các luật, nghị quyết của Quốc hội, báo cáo công tác trước Quốc hội, chịu trách nhiệm giải trình trước Quốc hội về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được phân công Quy định trên nhằm chỉ rõ tính chất của Chính phủ và mối quan hệ giữa Chính phủ và Quốc hội. Quy định của Hiến pháp năm 1992 về vị trí, tính chất, chức năng Chính phủ là sự kế thừa có chọn lọc quy định các Hiến pháp Việt Nam đồng thời phù hợp quan điểm chung của các nhà nước hiện đại. Để Chính phủ thật sự là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất, Hiến pháp năm 1992 đã sửa đổi, bổ sung nhiều quy định về nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức,trật tự hình thành và các hình thức hoạt động của Chính phủ cho phù hợp yêu cầu công cuộc đổi mới đất nước. Hiến pháp năm 1992 ra đời, đã đổi tên Hội đồng bộ trưởng thành Chính phủ và xác định rõ vị trí: “Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam” (Điều 109). Câu 4 : So sánh vị trí tính chất pháp lí của CP Đ104 HP 1980 và DD109 HP 1992
  • 15. Điều 104 Hiến Pháp 1980 Điều 109 Hiến Pháp 1992 Hội đồng bộ trưởng là: Cơ quan chấp hành của Quốc hội. Cơ quan hành chính cao nhất của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất. Bình luận : nếu như nói như trên chứng tỏ CP không phải là cơ quan hành chính cao nhất mà Quốc hội mới là cơ quan hành chính cao nhất. HP 1980 áp dụng nguyên tắc tập quyền XHCN triệt để, cao độ. Các nhà lập hiến năm 1980 đã rất quyết tâm, nỗ lực để xây dựng mô hình QH toàn quyền (quyền lực tập trung vào tay QH) .Không có sự phân công rõ ràng về lập pháp và hành pháp , tính hành chính của HĐBT bị lu mờ, hoàn toàn bị lệ thuộc và trói buộc vào QH. Nói khác đi, HP 1980 đã dung cơ chế “trói chân” HĐBT. Vìtư duy cảm tính QH toàn quyềnvà tập quyền triệt để đã phát sinh nhiều bất cập: bộ máy nhà nước có sự chồng chéo, lẫn lộn về mặt chức năng sự cảm tính vì người đặt việc, không mang lại hiệu quả công việc . Giai thích : Gọi là HĐBT vìhọc tập Hiến pháp của Liên Xô. Phản ánh tinh thần làm chủ tập thể tràn lan .Mang dấu ấn cảm tính chủ quan quy kết trách nhiệm cá nhân , bộ máy nhà nước cồng kềnh, tốn kém. Theo HP 1980, tất cả quyền lực lập pháp, hành pháp, tư pháp đều thuộc về nhân dân. Người dân đi bầu cử bằng lá phiếu của mình đã trao tất cả quyền lực (trong đó có quyền hành pháp) cho Quốc hội. Về phần mình, QH làm việc theo chế độ kiêm nhiệm (1 năm họp 2 lần) nên QH không thể hành pháp được nên trao cho HĐBT quyền quản lý, Tuy nhiên, bản thân QH rất tiếc nuối và lo ngại rằng HĐBT toàn quyền hành pháp sẽ lấn át QH, QH không tìm ra cách nào hiệu quả để kiểm soát quyền lực HĐBT. Để phản ứng nỗi sợ đó, QH không trao tất cả quyền hành pháp cho HĐBT mà chỉ trao từ từ và tất cả quyết định quan trọng của hành pháp là QH quyết và CP phải thi hành theo quyết định của QH, QH hoàn toàn có thể làm thay công việc hành pháp của HĐBT. Thậm chí trong nhiều trường hợp, QH còn “trói chân” HĐBT,không cho HĐBT làm. Vì không trao trọn vẹn quyền hành pháp cho HĐBT nên HĐBT hoàn toàn bị động và lệ thuộc vào QH.Dẫn đến không hiệu quả trong công việc. Chính phủ là Cơ quan chấp hành của Quốc hội.Là cơ quan hành chính cao nhất của nước CHXHCN Việt Nam. Bình luận : Cho thấy HP 1992 nhấn mạnh,chú trọng và đề cao tính hành chính của CP, CP thật sự là cơ quan hành chính cao nhất của cả nước chứ không phải là QH. Theo tinh thần HP 1992, quyền lực nhà nước gồm một khối thống quyền đó cho Quốc hội. Đến phiên mình, bản thân QH không thể điều hành quản lý đất nước được nên QH đành lập ra CP vàtrao quyền điều hành quản lý đất nước cho CP . Bản thân CP dc chủ động, năng động sáng tạo trong việc quản lý, chăm lo đời sống vật chất tinhthần cho người dân. phản ánh tư tưởng QH cốt thực quyền, không cốt ở chỗ toàn quyền (những ai tin tưởng QH hãy làm cho QH thực quyền chứ đừng làm QH toàn quyền)nhất thuộc về nhân dân, bằng lá phiểu của mình, người dân đã trao. Giai thích : Nguyên tắc tập quyền XHCN đã đượcnhận thức lại và thayvào đó là nguyên tắc phân công phối hợp quyền lực: QH vẫn là cơ quan có quyền cao nhất trong bộ máy nhà nước nhưngQH không can thiệp, làm thay công việc của cơ quan nhà nước khác. Chính phủ được năng động,chủ động sáng tạo trong việc điều hành quản lý đất nước để mang lại hiệu quả cho công việc nhưng phải chịu trách nhiệm báo cáo trướ ết dung cơ chế “đóng yên cương” cho CP thay cơ chế “trói chân” HĐBT như trong HP 1980
  • 16. Tiêu chí Hiến Pháp 1992 Hiến Pháp 2013 Cơ sở pháp lí Điều 127 HP 1992 quy định Tòa án nhân dân tối cao , các TAND địa phương , các Tòa án quân sự và các Tòa án khác do luật định là những cơ quan xét xử của nước công hòa XHCNVN Trong tình hình đặc biệt, QH có thể quyết định thành lập TA đặc biệt Ở cơ sở , thành lập các tổ chức thích hợp của nhân dân để giải quyết những việc vi phạm pháp luật và tranh chấp nhỏ trong nhân dân theo quy định của pháp luật . Điều 102 HP 2013 quy định “1. Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp. 2. Tòa án nhân dân gồm Tòa án nhân dân tối cao và các Tòa án khác do luật định. 3. Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ XHCN, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức,cá nhân”.
  • 18. Điều 127 HP 1992 Tiêu chí Hiến Pháp 1992 Hiến Pháp 2013
  • 19. Toà án nhân dân tối cao, các Toà án nhân dân địa phương, các Toà án quân sự và các Toà án khác do luật định là những cơ quan xét xử của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trong tình hình đặc biệt, Quốc hội có thể quyết định thành lập Toà án đặc biệt. Ở cơ sở, thành lập các tổ chức thích hợp của nhân dân để giải quyết những việc vi phạm pháp luật và tranh chấp nhỏ trong nhân dân theo quy định của pháp luật. Điều 102 HP 2013 Điều 102 1. Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp. 2. Tòa án nhân dân gồm Tòa án nhân dân tối cao và các Tòa án khác do luật định. 3. Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân Quyền tư pháp thuộc về Tòa án (Tòa án nhân dân Tối cao và Tòa án nhân dân các cấp). Sự khẳng định này thể hiện sự công nhận nguyên tắc phân công quyền lực giữa quyền tư pháp với các quyền lập pháp và hành pháp. - Ngoài ra,Hiến pháp cũng nêu rõ quyền tư pháp là quyền của Tòa án chứ không phải quyền của bất kỳ cơ quan nào khác như Viện Kiểm sát, công an và các cơ quan thi hành án. - Hiến pháp ghi nhận một chương riêng về “Tòa án nhân dân”. Điều khoản về tư pháp được quy định như sau: Khoản 1 Điều 102 HP 2013 “Tòa án là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp”. Tòa án cần phải bảo vệ các quyền con người trước sự xâm phạm của
  • 20. ngành lập pháp và hành pháp Tòa án cần duy trì sự độc lập của ngành tư pháp trước sự can thiệp của các quyền lực khác; Sự độc lập tư pháp là yếu tố cơ bản nhất giúp cho nhành này có khả năng bảo vệ công lý, an ninh cho con người. Tại Khoản 1 Điều 102 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp”. So với Hiến pháp năm 1992 thì ngoài chức năng xét xử thì Tòa án nhân dân còn thực hiện quyền tư pháp là nhằm phân định quyền lực nhà nước theo hướng Tòa án nhân dân là cơ quan thực hiện quyền tư pháp, Chính phủ là cơ quan thực hiện quyền hành pháp, Quốc hội là cơ quan thực hiện quyền lập hiến, lập pháp. Đây là cơ sở pháp lý để giao cho Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết những loại vụ việc liên quyền con người, quyền của công dân, mà những loại việc đó hiện nay là các cơ quan hành chính đang thực hiện… Bổ sung Khoản 3 Điều 102 Hiến pháp năm 2013 quy định về nhiệm vụ của Tòa án nhân dân là bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân đã thể hiện rõ nét về nhiệm vụ của Tòa án, đảm bảo thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ Tòa án. Hiến pháp năm 2013 không quy định về việc thành lập các tổ chức thích hợp ở cơ sở để giải quyết các tranh chấp nhỏ trong nhân dân như Điều 127 Hiến pháp năm 1992 mà để luật quy định. Câu 7 : 1. Giai đoạn 1946 đến 1959: Năm 1954, Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết, hoà bình được lập lại ở Đông Dương trên cơ sở công nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất và lãnh thổ toàn vẹn của nước ta. Trong giai đoạn này, cách mạng nước ta bước vào giai đoạn xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật cho xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc làm hậu phương cho đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Xuất phát từ những đặc điểm lịch sử của đất nước lúc bấy giờ: Nền kinh tế lạc hậu, sản xuất nhỏ là phổ biến, tâm lý dân tộc chịu ảnh hưởng nặng nề của quá khứ hàng nghìn năm phong kiến đầy rẫy những thiên kiến về pháp luật. Trước hết phải kể đến sự ảnh hưởng của Nho giáo đề cao đức trị thay cho pháp trị. Trong xã hội phong kiến Việt Nam, với cơ cấu làng xã cổ truyền, luật pháp của Nhà nước trung ương luôn bị đặt dưới hương ước làng xã vì luật pháp phong kiến chỉ điều chỉnh những lĩnh vực trực tiếp liên quan đến lợi ích sống còn của nhà vua và hoàng tộc, trong khi đó hương ước của làng xã do cộng đồng dân cư tự đặt ra giải quyết hầu hết những vấn đề thiết thực liên quan đến đờisống của mỗi người dân, mỗi gia đình nên được người dân quan tâm và tự nguyện chấp hành. Thực trạng đó hình thành thói quen coi thường luật pháp của Nhà nước,tùy tiện trong chấp hành luật pháp.
  • 21. Nhu cầu của cuộc cách mạng chủ nghĩa xã hội đòi hỏi pháp luật phải được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất, đòi hỏi một sự nhất trí về mục đích và hành động trong nhân dân, giữa nhân dân và Nhà nước cũng như giữa các ngành hoạt động Nhà nước với nhau. Nếu không đạt được sự thống nhất trong việc chấp hành pháp luật thì sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội sẽ gặp nhiều khó khăn. Vì lẽ trên phải tổ chức ra Viện kiểm sát nhân dân để kiểm sát việc tuân theo pháp luật nhằm giữ vững pháp chế chủ nghĩa xã hội, bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất . Đáp ứng yêu cầu thực tiễn bức thiết đang đặt ra lúc bấy giờ, Hiến pháp năm 1959 đã lần đầu tiên ghi nhận chế định Viện kiểm sát nhân dân, trong đó xác định vị trí, chức năng và các nguyên tắc cơ bản về tổ chức và hoạt động của hệ thống Viện kiểm sát nhân dân Việt Nam. Theo Điều 105 Hiến pháp năm 1959, Viện kiểm sát nhân dân tối cao có chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật của các cơ quan thuộc Hội đồng Chính phủ, cơ quan nhà nước địa phương, các nhân viên cơ quan nhà nước và công dân. Các Viện kiểm sát nhân dân địa phương và Viện kiểm sát quân sự có quyền trong phạm vi do luật định. Trên cơ sở Hiến pháp năm 1959, tháng 7 năm 1960, tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hòa khóa II đã thông qua Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân gồm 06 Chương, 25 Điều quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của Viện kiểm sát nhân dân và đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Lệnh công bố ngày 26/7/1960. Đây là các đạo luật quan trọng, đánh dấu sự ra đời của Viện kiểm sát nhân dân trong bộ máy nhà nước ta. Ngày 26/7 hằng năm đã trở thành ngày truyền thống của ngành Kiểm sát nhân dân và nay đã được Quốc hội ghi nhận tại Điều 11 của Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014. Tại Hội nghị nghiên cứu, quán triệt Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 1960 của ngành Kiểm sát vào ngày 02/8/1960, đồng chí Trường Chinh, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nhấn mạnh đến sự cần thiết và trách nhiệm to lớn của Viện kiểm sát nhân dân : “Việc thành lập Viện kiểmsát nhân dân chính là để đảmbảo nhiệmvụ chuyên chính dân chủ nhân dân, thực hiện dân chủ rộng rãi và phát triển nền dân chủ ấy. Việc thành lập Viện kiểmsát nhân dân có mục đích bảo đảmpháp chế dân chủ nhân dân được tôn trọng,luật pháp được tôn trọng,quyền lợi chính đáng của nhân dân được tôn trọng. Kiểmsát việc tuân theo pháp luật của các cơ quan nhà nước,nhân viên nhà nước và mọi người công dân là rất quan trọng. So với Công tố trước kia thì nhiệmvụ đã mở rộng, quyền hạn lớn lên...Kiểmsát là làmthế nào bảo đảmtrấn áp phản cách mạng, không để chúng lọt lưới hoành hành, đảmbảo giữ gìn trật an ninh, tài sản và quyền lợi chính đáng của nhân dân”. 3. Thời kỳ từ năm 2001 đến nay Ngành Kiểm sát đã tổ chức nhiều Hội nghị pháp chế ở Trung ương và địa phương với các đơn vị được kiểm sát nhằm phòng ngừa vi phạm, phục vụ cho việc đổi mới cơ chế quản lý kinh tế. Hàng năm, ngành Kiểm sát đã kháng nghị, kiến nghị yêu cầu thu hồi cho Nhà nước hàng trăm tỷ đồng, yêu cầu khởi tố nhiều vụ án hình sự, dân sự, yêu cầu xử lý nghiêm minh những người vi phạm pháp luật nhằm khôi phục trật tự pháp luật trên các lĩnh vực được kiểm sát. Nhiều
  • 22. Viện kiểm sát tổ chức tốt việc nắm thông tin vi phạm pháp luật để xác định đúng đối tượng cần kiểm sát,vận dụng đồng bộ các phương thức kiểm sát,tăng cường phối hợp với các cơ quan thanh tra, kiểm tra nên các cuộc kiểm sát đã đạt chất lượng và hiệu quả ngày càng cao. Qua kiểm sát các văn bản quy phạm pháp luật, hàng năm, ngành Kiểm sát đã phát hiện và kháng nghị, kiến nghị khắc phục hàng nghìn văn bản có vi phạm pháp luật, trong đó có nhiều văn bản của các Bộ, ngành ở Trung ương. Nhiều Viện kiểm sát địa phương đã tổng hợp vi phạm, kiến nghị với chính quyền địa phương mở Hội nghị rút kinh nghiệm để nâng cao chất lượng công tác soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Năm 2002, đánh dấu bước điều chỉnh quan trọng về chức năng hoạt động của Viện kiểm sát theo yêu cầu của công cuộc cải cách tư pháp. Để thực hiện cải cách tư pháp, Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi) và Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002 đã quy định Viện kiểm sát nhân dân thực hiện chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp, không thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong lĩnh vực hành chính, kinh tế, xã hội nữa. Thực hiện các quy định của Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002 và các văn bản pháp luật có liên quan đến tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân mới được ban hành như Pháp lệnh kiểm sát viên năm 2002, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 2004, Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004, Nghị quyết số 388 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về bồi thường thiệt hại cho người bị oan do người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra, tiếp tục thực hiện các yêu cầu của cải cách tư pháp theo tinh thần các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng như Chỉ thị số 53-CT/TW ngày 21/3/2000, Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/1/2002 của Bộ Chính trị... các lĩnh vực công tác của Viện kiểm sát nhân dân các cấp đã có những tiến bộ đáng kể, nhất là công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp trong lĩnh vực hình sự. Từ năm 2010 đến nay, đất nước ta đã có nhiều thay đổi trong bối cảnh tình hình quốc tế có những biến đổi to lớn, sâu sắc và phức tạp. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) và các văn kiện khác của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã xác định mục tiêu, định hướng phát triển toàn diện, bền vững đất nước trong giai đoạn cách mạng mới nhằm xây dựng nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Để bảo đảm đổi mới đồng bộ cả về kinh tế và chính trị, xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo đảm tốt hơn quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; xây dựng và bảo vệ đất nước; tích cực và chủ động hội nhập quốc tế. Hiến pháp năm 1992 đã được sửa đổimột cách toàn diện cho phù hợp. Năm 2013, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 6 đã thông qua Hiến pháp mới vào ngày 28/11/2013 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2014. Những sửa đổi, bổ sung trong Hiến pháp mới là rất căn bản, sâu sắc,khẳng định con đường chúng ta đi theo là đúng và được nâng lên tầm cao hơn, tạo điều kiện cho bước phát triển mới của đất nước. Đối với ngành Kiểm sát nhân dân, Hiến pháp 2013 đã có những nội dung mới quan trọng
  • 23. về chế định Viện kiểm sát nhân dân; bổ sung, làm rõ hơn những nguyên tắc mới, tiến bộ của tố tụng tư pháp liên quan trực tiếp đến hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân. Đồng thời, trước yêu cầu phát triển và bảo vệ đất nước trong tình hình mới, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, để thực hiện mục tiêu cảicách tư pháp là “Xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêmminh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại,phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc Việt Namxã hội chủ nghĩa”. Để phù hợp với những chế định mới theo Hiến pháp, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân cần sửa đổi để tạo cơ sở pháp lý đổi mới toàn diện cả về hệ thống tổ chức và các nguyên tắc thực hiện chức năng, nhiệm vụ; chuẩn hóa các chức danh tư pháp và bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, tăng cường sự giám sát bên trong và bên ngoài hệ thống, nhất là sự giám sát của cơ quan dân cử... Vớisự chuẩn bị chu đáo,đầy trách nhiệm của cán bộ, công chức ngành Kiểm sát; sự chỉ đạo sâu sát của Đảng và sự quan tâm, ủng hộ của các ngành, các cấp,dự thảo Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân đã được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 24/11/2014. Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014 có nhiều quy định mới trong đó có những quy định đã xác định rõ vị trí, vai trò của Viện kiểm sát nhân dân trong mối quan hệ phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước. Với chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp, Viện kiểm sát nhân dân được xác định là thiết chế kiểm sát hoạt động tư pháp, có trách nhiệm phối hợp, đồng thời kiểm sát chặt chẽ,thường xuyên đối với Cơ quan điều tra, Tòa án, Cơ quan thi hành án và các cơ quan khác trong việc thực hiện hoạt động tư pháp nhằm đảm bảo cho hoạt động tư pháp được thực hiện đúng pháp luật, mọi vi phạm pháp luật được phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh. Những thành tựu ngành Kiểm sát nhân dân đạt được trong 58 năm qua là kết quả phấn đấu không ngừng của nhiều thế hệ cán bộ, kiểm sát viên dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Cũng trong quá trình đó, ngành Kiểm sát đã tích lũy và đúc kết được nhiều bài học quý báu, hun đúc nên những truyền thống tốt đẹp mà đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định. Đó là truyền thống: "Nghiêmchỉnh tuân thủ pháp luật, kiên quyết tấn công tội phạm, bản lĩnh thực thi công lý, tận tâmbảo vệ nhân dân". Đây cũng chính là nhiệm vụ, là yêu cầu của Đảng, của nhân dân giao cho ngành Kiểm sát. Nhiệm vụ đặt ra cho ngành Kiểm sát trong thời gian tới rất to lớn và nặng nề. Để hoàn thành tốt trọng trách được giao, đòi hỏi toàn ngành phải nỗ lực nhiều hơn nữa, trách nhiệm hơn nữa, phát huy những thành tích đã đạt được,triệt để khắc phục những hạn chế,tồn tại. Tích cực triển khai thi hành Hiến pháp năm 2013, đưa những nguyên tắc tư pháp tiến bộ đã được Hiến định vào các Dự án Luật mà ngành Kiểm sát được Quốc hội phân công chủ trì hoặc tham gia soạn thảo; Tổ chức đấu tranh phòng, chống vi phạm và tội phạm theo tinh thần mới của Hiến pháp, kiên quyết tiến công tội phạm, đồng thời, tôn trọng, bảo đảm các quyền con người, quyền công dân; Tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng Đảng, xây dựng ngành, kiện toàn bộ máy tinh gọn, hiệu quả, chuyên nghiệp, xây dựng đội ngũ cán bộ, kiểm sát viên có kiến thức pháp luật và trình độ chuyên môn vững chắc, có trách nhiệm và bản lĩnh bảo vệ pháp luật.