SlideShare a Scribd company logo
1 of 16
B. Câu hỏi trắc nghiệm chọn một phương án đúng nhất
1. Quan hệ pháp luật là:
a. Quan hệ xã hội được các quy phạm pháp luật điều chỉnh.
b. Quan hệ giữa người với người về một giá trị vật chất hoặc tinh
thần nhất định.
c. Quan hệ xã hội do các quy phạm pháp luật, đạo đức, tín điều tôn
giáo điều chỉnh.
d. Cả a, b, c đều đúng.
2. Quan hệ pháp luật là quan hệ xã hội có:
a. Tính ý chí.
b. Tính giai cấp.
c. Tính xã hội.
d. Tính giai cấp và tính xã hội.
3. Một sự kiện pháp lý làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt:
a. Chỉ một quan hệ pháp luật.
b. Có thể nhiều quan hệ pháp luật.
c. Hai quan hệ pháp luật.
d. Không làm chấm dứt quan hệ pháp luật.
4. Cơ cấu của quan hệ pháp luật gồm:
a. Chủ thể, khách thể, hành vi.
b. Chủ thể, khách thể, nội dung.
c. Chủ thể, nội dung, sự biến.
d. Tùy thuộc vào từng loại quan hệ pháp luật cụ thể.
5. Chủ thể của quan hệ pháp luật gồm:
a. Cá nhân, pháp nhân.
b. Thể nhân, pháp nhân.
c. Cá nhân, tổ chức.
d. Doanh nghiệp, hợp tác xã.
6. Quan hệ pháp luật hình thành do:
a. Ý chí của các chủ thể tham gia.
b. Ý chí của Nhà nước.
c. Ý chí của cá nhân.
d. Ý chí của tổ chức.
7. Khách thể của quan hệ pháp luật là:
a. Mục tiêu mà các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật hướng tới.
b. Vật, hành vi.
c. Lợi ích vật chất, lợi ích tinh thần, lợi ích chính trị xã hội mà các
chủ thể tham gia hướng tới.
d. Cả a, b, c đều đúng.
8. Hành vi là:
a. Cách xử sự có ý thức của con người.
b. Hành động có ý thức của con người.
c. Hành động vô thức của con người.
d. Tùy từng trường hợp cụ thể.
9. Chủ thể của quan hệ pháp luật phải có:
a. Năng lực pháp luật.
b. Năng lực hành vi.
c. Năng lực chủ thể.
d. Năng lực khác
10. Xét về độ tuổi, người có năng lực hành vi dân sự chưa đầy đủ khi:
a. Từ đủ 18 tuổi.
b. Từ đủ 6 tuổi đến dưới 18 tuổi.
c. Từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi.
d. Dưới 21 tuổi.
11. Trong các nhận định sau đây, nhận định nào không đúng:
a. Mọi cá nhân muốn trở thành chủ thể của quan hệ pháp luật chỉ
cần có năng lực pháp luật.
b. Năng lực pháp luật là toàn bộ những quyền và nghĩa vụ pháp lý
mà chủ thể có được theo quy định của pháp luật.
c. Năng lực hành vi được hiểu là khả năng mà nhà nước thừa nhận
cho các cá nhân, tổ chức bằng chính hành vi của mình có thể xác lập và
thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý - tức là tham gia vào các quan hệ
pháp luật.
d. Chủ thể của quan hệ pháp luật bao gồm: Cá nhân, tổ chức.
12. Chủ thể là tổ chức được tham gia:
a. Mọi quan hệ pháp luật.
b. Một số quan hệ pháp luật theo quy định của pháp luật.
c. Không được tham gia trực tiếp vào quan hệ pháp luật.
d. Cả a, b, c đều đúng.
13. Khi pháp nhân tham gia vào quan hệ pháp luật phải:
a. Thông qua hành vi của người đại diện theo pháp luật.
b. Thông qua hành vi của tất cả các thành viên trong tổ chức.
c. Thông qua người đại diện được các thành viên ủy quyền.
d. Thông qua cơ quan chủ quản.
14. Các điều kiện làm phát sinh quan hệ pháp luật:
a. Có quy phạm pháp luật tương ứng điều chỉnh quan hệ xã hội đó.
b. Có sự kiện pháp lý.
c. Có chủ thể đủ điều kiện tham gia quan hệ pháp luật.
d. Cả a, b, c.
15. Sự kiện pháp lý có thể:
a. Làm phát sinh quan hệ pháp luật cụ thể.
b. Làm thay đổi quan hệ pháp luật cụ thể.
c. Làm chấm dứt quan hệ pháp luật cụ thể.
d. Cả a, b, c đều đúng.
16. Những khẳng định sau đây, khẳng định nào không đúng:
a. Để trực tiếp tham gia vào quan hệ pháp luật, chủ thể phải có cả
năng lực pháp luật và năng lực hành vi.
b. Thông thường, năng lực pháp luật xuất hiện từ khi con người được
sinh ra.
c. Cứ đủ 18 tuổi là công dân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
d. Chủ thể là cá nhân, năng lực pháp luật có trước năng lực hành vi.
17. Cá nhân nhận thức được hành vi của mình, tự chịu trách nhiệm trước
hành vi của mình và từ đủ …….. được coi là có năng lực hành vi dân sự
đầy đủ.
a. 16 tuổi.
b. 18 tuổi.
c. 20 tuổi.
d. 21 tuổi.
18. Căn cứ vào dấu hiệu ý chí, sự kiện pháp lý được phân loại thành:
a. Sự biến và hành vi.
b. Sự kiện làm thay đổi.
c. Sự kiện làm chấm dứt.
d. Sự kiện làm phát sinh.
19. Căn cứ vào hậu quả do sự kiện pháp lý gây ra, sự kiện pháp lý được
phân loại thành:
a. Sự kiện làm phát sinh.
b. Sự kiện làm thay đổi.
c. Sự kiện làm chấm dứt.
d. Cả a, b, c đều đúng.
20. Căn cứ vào số lượng, điều kiện, hoàn cảnh làm nảy sinh hậu quả pháp
lý, sự kiện pháp lý có thể được chia thành:
a. Sự kiện pháp lý giản đơn.
b. Sự kiện pháp lý phức tạp.
c. Sự kiện pháp lý phức hợp.
d. Cả a, b đều đúng.
21. Cá nhân là chủ thể của quan hệ pháp luật bao gồm:
a. Công dân Việt Nam.
b. Công dân nước ngoài.
c. Người không quốc tịch.
d. Cả a, b, c đều đúng.
22. Để trở thành chủ thể trực tiếp của quan hệ pháp luật, cá nhân, tổ chức
phải có:
a. Năng lực pháp luật.
b. Năng lực hành vi.
c. Năng lực chủ thể.
d. Năng lực hợp pháp.
23. Điều 33 Hiến pháp năm 2013 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam quy định: “Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những
ngành nghề mà pháp luật không cấm” được hiểu là:
a. Quy định về năng lực pháp luật.
b. Quy định về năng lực hành vi.
c. Quy định về năng lực pháp luật và năng lực hành vi.
d. Cả a, b, c đều sai.
24. Người nghiện ma túy hoặc các chất kích thích khác bị hạn chế năng
lực hành vi dân sự khi:
a. Bị công an hạn chế năng lực hành vi dân sự.
b. Bị Tòa án nhân dân có thẩm quyền tuyên bố hạn chế năng lực
hành vi dân sự.
c. Bị Viện kiểm sát nhân dân có thẩm quyền tuyên bố hạn chế năng
lực hành vi dân sự.
d. Cả a, b, c đều đúng.
25. Xét về độ tuổi, người không có năng lực hành vi dân sự là người:
a. Dưới 6 tuổi.
b. Dưới 14 tuổi.
c. Dưới 16 tuổi.
d. Dưới 18 tuổi.
26. Sự kiện pháp lý, xem xét ở khía cạnh sự biến là:
a. Những sự kiện của đời sống thực tế khách quan xảy ra không phụ
thuộc vào ý chí con người.
b. Những sự kiện của đời sống thực tế khách quan xảy ra phụ thuộc
trực tiếp vào ý chí con người.
c. Những sự kiện của đời sống thực tế khách quan xảy ra có thể phụ
thuộc vào ý chí con người hoặc không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của
con người tùy từng trường hợp cụ thể.
d. Cả a, b, c đều sai.
27. Sự kiện pháp lý, xem xét ở khía cạnh hành vi là:
a. Những sự kiện của đời sống thực tế khách quan xảy ra không phụ
thuộc vào ý chí con người.
b. Những sự kiện của xảy ra theo ý chí của con người, là hình thức
biểu thị ý chí của chủ thể pháp luật, mà trong những trường hợp nhất định,
pháp luật gắn sự tồn tại của nó với việc làm phát sinh, thay đổi hay chấm
dứt các quan hệ pháp luật.
c. Những sự kiện của đời sống thực tế khách quan xảy ra có thể phụ
thuộc vào ý chí con người hoặc không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của
con người tùy từng trường hợp cụ thể.
d. Cả a, b, c đều đúng.
28. Năng lực chủ thể (năng lực pháp luật và năng lực hành vi) của pháp
nhân chấm dứt khi pháp nhân:
a. Không hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng.
b. Bị giải thể, bị tuyên bố phá sản.
c. Cả a và b đều đúng.
d. Cả a và b đều sai.
29. Năng lực hành vi xuất hiện ở cá nhân khi:
a. Cá nhân có khả năng nhận thức.
b. Cá nhân sinh ra.
c. Cá nhân đạt đến một độ tuổi nhất định.
d. Cá nhân đạt đến một độ tuổi nhất định và có khả năng nhận thức.
30. Chủ thể của quan hệ pháp luật là:
a. Bất kỳ cá nhân, tổ chức nào trong xã hội.
b. Cá nhân, tổ chức được Nhà nước công nhận có khả năng tham gia
vào các quan hệ pháp luật.
c. Cá nhân có năng lực hành vi, pháp nhân được thành lập hợp pháp.
d. Cả a, b, c đều sai.
31. Khả năng để chủ thể được hưởng quyền và nghĩa vụ từ quan hệ pháp
luật là:
a. Năng lực pháp luật.
b. Năng lực hành vi.
c. Năng lực pháp luật và năng lực hành vi.
d. Pháp luật không quy định.
32. Người có năng lực hành vi là người:
a. Đạt một độ tuổi nhất định theo quy định của pháp luật, có thể nhận
thức và điều khiển hành vi của mình.
b. Không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận
thức.
c. Tự quyết định cách xử sự của mình và độc lập chịu trách nhiệm
về hành vi đã thực hiện.
d. Đạt một độ tuổi nhất định theo quy định của pháp luật.
33. Quan hệ xã hội nào sau đây không phải là quan hệ pháp luật:
a. Anh A và chị B làm thủ tục đăng ký kết hôn.
b. Anh A và chị B làm lễ đính hôn.
c. Anh A và chị B ly hôn.
d. Anh A và chị B ký hợp đồng lao động.
C. Câu hỏi trắc nghiệm đúng/sai có giải thích
1. Quan hệ pháp luật chính là quan hệ xã hội.
2. Quan hệ pháp luật là hình thức thể hiện của quy phạm pháp luật.
3. Quan hệ pháp luật chỉ có thể xuất hiện khi được một quy phạm
pháp luật điều chỉnh quan hệ xã hội tương ứng.
4. Quan hệ pháp luật luôn mang tính ý chí.
5. Quan hệ pháp luật cũng thể hiện tính giai cấp.
6. Chỉ có hành vi của con người mới làm phát sinh quan hệ pháp
luật.
7. Các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật đều mang những quyền
và nghĩa vụ pháp lý do các quy phạm pháp luật dự liệu trước.
8. Quan hệ pháp luật luôn mang tính cụ thể và xác định, gắn với
những chủ thể, sự kiện pháp lý và do quy phạm pháp luật cụ thể điều chỉnh.
9. Khi quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh thì quan hệ xã hội
không còn tồn tại.
10. Để trực tiếp tham gia vào quan hệ pháp luật, chủ thể của quan
hệ pháp luật đó phải có năng lực chủ thể gồm năng lực pháp luật và năng
lực hành vi.
11. Năng lực pháp luật là khả năng chủ thể có được những quyền và
nghĩa vụ pháp lý theo quy định của pháp luật.
12. Quyền được sống, quyền được nhận tặng cho chính là năng lực
pháp luật của chủ thể.
13. Năng lực hành vi là khả năng của chủ thể bằng các hành vi của
mình thực hiện trên thực tế các quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý khi
tham gia vào các quan hệ pháp luật.
14. Một tổ chức khi được thành lập hợp pháp thì có cả năng lực pháp
luật và năng lực hành vi.
15. Cá nhân khi sinh ra đã có năng lực pháp luật.
16. Cá nhân khi sinh ra đã có đầy đủ năng lực chủ thể.
17. Cá nhân có năng lực pháp luật nhưng chưa có hoặc không có
năng lực hành vi thì khi tham gia quan hệ pháp luật phải thông qua người
đại diện.
18. Người từ đủ 18 tuổi trở lên được coi là có năng lực hành vi dân
sự đầy đủ.
19. Không phải mọi sự kiện xảy ra trong thực tế đều là sự kiện pháp
lý.
20. Sự kiện pháp lý có thể là sự biến hoặc hành vi của con người.
21. Một sự kiện pháp lý có thể làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm
dứt nhiều quan hệ pháp luật.
22. Sự biến là những sự kiện tự nhiên, xảy ra không phụ thuộc vào
ý chí chủ quan của con người làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quan
hệ pháp luật.
23. Hành vi là sự kiện pháp lý xảy ra phụ thuộc hoặc không phụ
thuộc vào ý chí chủ quan của con người làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm
dứt quan hệ pháp luật.
24. Sự kiện pháp lý chỉ thể hiện dưới là hành động của con người.
25. Nội dung của quan hệ pháp luật bao gồm các quyền và nghĩa vụ
pháp lý của các chủ thể trong quan hệ pháp luật đó.
26. Chủ thể là người nước ngoài được tham gia mọi quan hệ pháp
luật tại Việt Nam.
27. Mọi quan hệ pháp luật đều được quy phạm pháp luật điều chỉnh.
28. Chỉ những hành vi của chủ thể mới làm phát sinh, thay đổi hoặc
chấm dứt quan hệ pháp luật.
D. Bài tập
Bài tập 1
Anh Nguyễn Văn H thỏa thuận chuyển nhượng quyền sử dụng
100m2
đất thổ cư tại số 43 đường Trần Duy, phường Hoa Trung, quận Tây
Bắc, thành phố Hoa Kinh cho bà Trần Thị D. Trị giá hợp đồng chuyển
nhượng này là 30 tỷ đồng. Hai bên thỏa thuận, bên chuyển nhượng có
nghĩa vụ nộp các loại thuế liên quan đến việc chuyển nhượng. Bên nhận
chuyển nhượng nộp lệ phí trước bạ.
Anh/chị hãy xác định:
1. Chủ thể trong quan hệ pháp luật nêu trên?
2. Chỉ rõ quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ pháp luật?
3. Sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ pháp luật trong tình huống
trên
Bài tập 2
Công ty cổ phần X ký hợp đồng thuê Công ty trách nhiệm hữu hạn
Y thiết kế, xây dựng và lắp đặt hệ thống xử lý nước thải trong nhà máy
của Công ty cổ phần X, trị giá hợp đồng 800 triệu đồng.
Anh/chị hãy xác định:
1. Chủ thể trong quan hệ pháp luật này?
2. Chỉ rõ quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ pháp luật?
3. Sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ pháp luật này?
Bài tập 3
Anh Nguyễn Ngọc B 20 tuổi ký hợp đồng lao động với chị Trần Thị
D 18 tuổi. Công việc của chị D là chăm sóc cụ Nguyễn Văn N (cha của
B), với mức lương 4 triệu đồng/tháng, thời gian làm việc từ 07h đến 17h
hàng ngày, từ thứ hai đến thứ bảy hàng tuần, nghỉ ngày chủ nhật.
Anh/chị hãy xác định:
1. Chủ thể trong quan hệ pháp luật này?
2. Chỉ rõ quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ pháp luật?
3. Sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ pháp luật trong tình huống
trên?
Bài tập 4
Công ty cổ phần XN ký hợp đồng tín dụng với Ngân hàng VA số
552/04/HĐTH-VAB ngày 26/08/2014 với số tiền cho vay là 4 tỷ đồng,
thời hạn vay 18 tháng (từ 01/9/2014 đến 01/3/2016), với lãi suất cho vay
là 1,1%/tháng, lãi suất nợ quá hạn là 1,65%/tháng, lãi trả hàng tháng, vốn
trả cuối kỳ. Tài sản thế chấp là quyền sử dụng 17.588m2 đất, trị giá 7 tỷ
đồng tại phường X, quận T, thành phố Đ.
Anh/chị hãy xác định:
1. Chủ thể trong quan hệ pháp luật này?
2. Chỉ rõ quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ pháp luật?
3. Sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ pháp luật trong tình huống
này? Bài tập 5
Anh Trần Văn A điều khiển xe máy vượt đèn đỏ tại ngã tư X và đã
bị cảnh sát giao thông Nguyễn Văn Y phạt vi phạm hành chính 300 nghìn
đồng, tạm giữ phương tiện. Anh/chị hãy chỉ ra sự kiện pháp lý làm phát
sinh quan hệ pháp luật này?
Bài tập 6
Chị Hoàng Thị H xây nhà trái phép trên đất nông nghiệp được Nhà
nước giao tại xã T huyện X thành phố H. Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã T
đã ra quyết định yêu cầu chị H phải tháo dỡ nhà xây dựng trái phép và
khôi phục lại tình trạng ban đầu. Anh/chị hãy nêu sự kiện pháp lý làm phát
sinh quan hệ pháp luật nêu trên?
Bài tập 7
Ông Trần Duy Đ 73 tuổi viết di chúc phân chia tài sản trị giá 700
triệu đồng của ông cho 4 người con là Trần Duy A, Trần Duy B, Trần Thị
T, Trần Thị H và vợ của ông là bà Hoàng Thị G. Ngày 08/3/2015, ông Đ
chết. Anh/chị hãy cho biết sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ pháp
luật thừa kế đối với 4 người con và vợ của ông Đ?
Bài tập 8
Anh N làm công nhân xây dựng cho đội thợ do anh B làm chủ. Hai
bên thỏa thuận với nhau bằng lời nói về công việc phải làm (xây dựng
nhà), thời gian làm việc 8h/ngày. Thời gian bắt đầu và kết thúc tùy theo
mùa. Mùa hè, thời gian làm việc bắt đầu sáng từ 6h đến 10h; chiều từ
14h30 đến 18h30. Mùa đông, thời gian làm việc bắt đầu từ 7h đến 11h
sáng; chiều từ 13h30 đến 17h30, lương trả theo ngày 200.000đ/ngày.
Lương của anh N được trả vào ngày 10 hàng tháng.
Anh/chị hãy xác định:
1. Chủ thể trong quan hệ pháp luật này?
2. Chỉ rõ quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ pháp luật?
3. Sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ pháp luật trong tình huống
này?
Bài tập 9
Công ty trách nhiệm hữu hạn Z tuyển anh V vào làm nhân viên
phòng hành chính từ ngày 01/01/2013, với thời hạn hợp đồng lao động 36
tháng. Trong quá trình thực hiện hợp đồng, anh V đều hoàn thành tốt công
việc được giao. Tuy nhiên, vào tháng 3 năm 2014 do Tổ bảo vệ có 2 người
nghỉ việc mà chưa kịp tuyển bổ sung nên Giám đốc Công ty đã ra quyết
định điều chuyển anh V sang Tổ bảo vệ để làm việc trong thời hạn 2 tháng
và đã báo trước cho anh V một tuần. Anh/chị hãy trình bày nội dung quan
hệ pháp luật nêu trên và chỉ ra sự kiện làm phát sinh, thay đổi quan hệ
pháp luật này?
Bài tập 10
Trưa ngày 15 tháng 6 năm 2015, trời mưa to, gió lớn, chị H đi qua
nhà bà D không may tấm lợp Pờ rô xi măng trên tầng 3 nhà bà D rơi trúng
đầu. Chị H bị chấn thương sọ não. Anh/chị hãy cho biết, trong trường hợp
này có sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ pháp luật giữa bà D và chị
H không? Nếu có, đó là sự kiện pháp lý gì?

More Related Content

Similar to BT PLĐC CHƯƠNG 4.docx

Law106 faq (1)
Law106   faq (1)Law106   faq (1)
Law106 faq (1)Le Hang
 
- PHAP LUAT DAN SU.pdf file học tập moonnpldc
- PHAP LUAT DAN SU.pdf file học tập moonnpldc- PHAP LUAT DAN SU.pdf file học tập moonnpldc
- PHAP LUAT DAN SU.pdf file học tập moonnpldcjunvan26092005
 
Slide Trắc Nghiệm Pháp Luật Đại Cương (Có Đáp Án)
Slide Trắc Nghiệm Pháp Luật Đại Cương (Có Đáp Án)Slide Trắc Nghiệm Pháp Luật Đại Cương (Có Đáp Án)
Slide Trắc Nghiệm Pháp Luật Đại Cương (Có Đáp Án)Phuc Duong
 
Trac nghiem mon_phap_luat_dai_cuong-vfu đh lâm nghiệp
Trac nghiem mon_phap_luat_dai_cuong-vfu đh lâm nghiệpTrac nghiem mon_phap_luat_dai_cuong-vfu đh lâm nghiệp
Trac nghiem mon_phap_luat_dai_cuong-vfu đh lâm nghiệpĐức Anh
 
Trắc nghiệm môn Pháp luật đại cương có đáp án_1102292.pdf
Trắc nghiệm môn Pháp luật đại cương có đáp án_1102292.pdfTrắc nghiệm môn Pháp luật đại cương có đáp án_1102292.pdf
Trắc nghiệm môn Pháp luật đại cương có đáp án_1102292.pdfHuThnhNguyn14
 
Chuyên đề 3 giao dịch dân sự
Chuyên đề 3 giao dịch dân sựChuyên đề 3 giao dịch dân sự
Chuyên đề 3 giao dịch dân sựNgọc Ngố
 
Luật dân sự
Luật dân sựLuật dân sự
Luật dân sựN3 Q
 
BÀI 1: KHÁI QUÁT LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM TS. BÙI QUANG XUÂN
BÀI 1: KHÁI QUÁT LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM      TS. BÙI QUANG XUÂNBÀI 1: KHÁI QUÁT LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM      TS. BÙI QUANG XUÂN
BÀI 1: KHÁI QUÁT LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM TS. BÙI QUANG XUÂNMinh Chanh
 
Đề tài: Phương thức nhận diện chủ thể trong hoạt động công chứng, giải pháp đ...
Đề tài: Phương thức nhận diện chủ thể trong hoạt động công chứng, giải pháp đ...Đề tài: Phương thức nhận diện chủ thể trong hoạt động công chứng, giải pháp đ...
Đề tài: Phương thức nhận diện chủ thể trong hoạt động công chứng, giải pháp đ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Bo-luat-dan-su-91_2015_QH13.pdf
Bo-luat-dan-su-91_2015_QH13.pdfBo-luat-dan-su-91_2015_QH13.pdf
Bo-luat-dan-su-91_2015_QH13.pdfThnhNhnDip
 
Bình luận về chủ thể quan hệ dân sự trong bộ luật dân sự năm
Bình luận về chủ thể quan hệ dân sự trong bộ luật dân sự nămBình luận về chủ thể quan hệ dân sự trong bộ luật dân sự năm
Bình luận về chủ thể quan hệ dân sự trong bộ luật dân sự nămLÊ Tuấn
 
Trắc Nghiệm PLDC.docx
Trắc Nghiệm PLDC.docxTrắc Nghiệm PLDC.docx
Trắc Nghiệm PLDC.docxQucThnhNguyn8
 

Similar to BT PLĐC CHƯƠNG 4.docx (20)

Law106 faq (1)
Law106   faq (1)Law106   faq (1)
Law106 faq (1)
 
- PHAP LUAT DAN SU.pdf file học tập moonnpldc
- PHAP LUAT DAN SU.pdf file học tập moonnpldc- PHAP LUAT DAN SU.pdf file học tập moonnpldc
- PHAP LUAT DAN SU.pdf file học tập moonnpldc
 
Slide Trắc Nghiệm Pháp Luật Đại Cương (Có Đáp Án)
Slide Trắc Nghiệm Pháp Luật Đại Cương (Có Đáp Án)Slide Trắc Nghiệm Pháp Luật Đại Cương (Có Đáp Án)
Slide Trắc Nghiệm Pháp Luật Đại Cương (Có Đáp Án)
 
Trac nghiem mon_phap_luat_dai_cuong-vfu đh lâm nghiệp
Trac nghiem mon_phap_luat_dai_cuong-vfu đh lâm nghiệpTrac nghiem mon_phap_luat_dai_cuong-vfu đh lâm nghiệp
Trac nghiem mon_phap_luat_dai_cuong-vfu đh lâm nghiệp
 
Trắc nghiệm môn Pháp luật đại cương có đáp án_1102292.pdf
Trắc nghiệm môn Pháp luật đại cương có đáp án_1102292.pdfTrắc nghiệm môn Pháp luật đại cương có đáp án_1102292.pdf
Trắc nghiệm môn Pháp luật đại cương có đáp án_1102292.pdf
 
Chuyên đề 3 giao dịch dân sự
Chuyên đề 3 giao dịch dân sựChuyên đề 3 giao dịch dân sự
Chuyên đề 3 giao dịch dân sự
 
Luat dan su
Luat dan suLuat dan su
Luat dan su
 
Cơ sở lý luận và pháp lý về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao th...
Cơ sở lý luận và pháp lý về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao th...Cơ sở lý luận và pháp lý về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao th...
Cơ sở lý luận và pháp lý về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao th...
 
Luật dân sự
Luật dân sựLuật dân sự
Luật dân sự
 
BÀI 1: KHÁI QUÁT LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM TS. BÙI QUANG XUÂN
BÀI 1: KHÁI QUÁT LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM      TS. BÙI QUANG XUÂNBÀI 1: KHÁI QUÁT LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM      TS. BÙI QUANG XUÂN
BÀI 1: KHÁI QUÁT LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM TS. BÙI QUANG XUÂN
 
Khóa luận: Năng lực bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, HAY
Khóa luận: Năng lực bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, HAYKhóa luận: Năng lực bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, HAY
Khóa luận: Năng lực bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, HAY
 
BÀI MẪU Khóa luận tranh chấp hợp đồng, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận tranh chấp hợp đồng, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Khóa luận tranh chấp hợp đồng, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận tranh chấp hợp đồng, HAY, 9 ĐIỂM
 
Đề tài: Phương thức nhận diện chủ thể trong hoạt động công chứng, giải pháp đ...
Đề tài: Phương thức nhận diện chủ thể trong hoạt động công chứng, giải pháp đ...Đề tài: Phương thức nhận diện chủ thể trong hoạt động công chứng, giải pháp đ...
Đề tài: Phương thức nhận diện chủ thể trong hoạt động công chứng, giải pháp đ...
 
Phap luat
Phap luatPhap luat
Phap luat
 
Phap luat
Phap luatPhap luat
Phap luat
 
BÀI MẪU khóa luận hợp dân sự, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU khóa luận hợp dân sự, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU khóa luận hợp dân sự, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU khóa luận hợp dân sự, HAY, 9 ĐIỂM
 
Bo-luat-dan-su-91_2015_QH13.pdf
Bo-luat-dan-su-91_2015_QH13.pdfBo-luat-dan-su-91_2015_QH13.pdf
Bo-luat-dan-su-91_2015_QH13.pdf
 
Bình luận về chủ thể quan hệ dân sự trong bộ luật dân sự năm
Bình luận về chủ thể quan hệ dân sự trong bộ luật dân sự nămBình luận về chủ thể quan hệ dân sự trong bộ luật dân sự năm
Bình luận về chủ thể quan hệ dân sự trong bộ luật dân sự năm
 
Luận văn: Năng lực hành vi dân sự của cá nhân theo pháp luật, HOT
Luận văn: Năng lực hành vi dân sự của cá nhân theo pháp luật, HOTLuận văn: Năng lực hành vi dân sự của cá nhân theo pháp luật, HOT
Luận văn: Năng lực hành vi dân sự của cá nhân theo pháp luật, HOT
 
Trắc Nghiệm PLDC.docx
Trắc Nghiệm PLDC.docxTrắc Nghiệm PLDC.docx
Trắc Nghiệm PLDC.docx
 

Recently uploaded

Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdf
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdfCatalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdf
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdfOrient Homes
 
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướngTạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướngMay Ong Vang
 
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdf
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdfCATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdf
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdfOrient Homes
 
Phân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptx
Phân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptxPhân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptx
Phân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptxtung2072003
 
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdf
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdfCatalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdf
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdfOrient Homes
 
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdf
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdfCATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdf
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdfOrient Homes
 
Xu hướng tạp dề đồng phục hiện đại trong các ngành nghề
Xu hướng tạp dề đồng phục hiện đại trong các ngành nghềXu hướng tạp dề đồng phục hiện đại trong các ngành nghề
Xu hướng tạp dề đồng phục hiện đại trong các ngành nghềMay Ong Vang
 
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdfDây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdfOrient Homes
 
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdfCATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdfOrient Homes
 
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdfOrient Homes
 
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdfcatalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdfOrient Homes
 
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdfCatalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdfOrient Homes
 
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdfCatalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdfOrient Homes
 
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdfCATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdfOrient Homes
 
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdfCatalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdfOrient Homes
 

Recently uploaded (15)

Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdf
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdfCatalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdf
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdf
 
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướngTạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
 
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdf
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdfCATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdf
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdf
 
Phân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptx
Phân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptxPhân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptx
Phân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptx
 
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdf
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdfCatalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdf
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdf
 
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdf
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdfCATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdf
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdf
 
Xu hướng tạp dề đồng phục hiện đại trong các ngành nghề
Xu hướng tạp dề đồng phục hiện đại trong các ngành nghềXu hướng tạp dề đồng phục hiện đại trong các ngành nghề
Xu hướng tạp dề đồng phục hiện đại trong các ngành nghề
 
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdfDây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
 
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdfCATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
 
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf
 
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdfcatalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
 
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdfCatalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
 
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdfCatalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
 
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdfCATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
 
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdfCatalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
 

BT PLĐC CHƯƠNG 4.docx

  • 1. B. Câu hỏi trắc nghiệm chọn một phương án đúng nhất 1. Quan hệ pháp luật là: a. Quan hệ xã hội được các quy phạm pháp luật điều chỉnh. b. Quan hệ giữa người với người về một giá trị vật chất hoặc tinh thần nhất định. c. Quan hệ xã hội do các quy phạm pháp luật, đạo đức, tín điều tôn giáo điều chỉnh. d. Cả a, b, c đều đúng. 2. Quan hệ pháp luật là quan hệ xã hội có: a. Tính ý chí. b. Tính giai cấp. c. Tính xã hội. d. Tính giai cấp và tính xã hội. 3. Một sự kiện pháp lý làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt: a. Chỉ một quan hệ pháp luật. b. Có thể nhiều quan hệ pháp luật. c. Hai quan hệ pháp luật. d. Không làm chấm dứt quan hệ pháp luật. 4. Cơ cấu của quan hệ pháp luật gồm: a. Chủ thể, khách thể, hành vi. b. Chủ thể, khách thể, nội dung. c. Chủ thể, nội dung, sự biến. d. Tùy thuộc vào từng loại quan hệ pháp luật cụ thể.
  • 2. 5. Chủ thể của quan hệ pháp luật gồm: a. Cá nhân, pháp nhân. b. Thể nhân, pháp nhân. c. Cá nhân, tổ chức. d. Doanh nghiệp, hợp tác xã. 6. Quan hệ pháp luật hình thành do: a. Ý chí của các chủ thể tham gia. b. Ý chí của Nhà nước. c. Ý chí của cá nhân. d. Ý chí của tổ chức. 7. Khách thể của quan hệ pháp luật là: a. Mục tiêu mà các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật hướng tới. b. Vật, hành vi. c. Lợi ích vật chất, lợi ích tinh thần, lợi ích chính trị xã hội mà các chủ thể tham gia hướng tới. d. Cả a, b, c đều đúng. 8. Hành vi là: a. Cách xử sự có ý thức của con người. b. Hành động có ý thức của con người. c. Hành động vô thức của con người. d. Tùy từng trường hợp cụ thể. 9. Chủ thể của quan hệ pháp luật phải có: a. Năng lực pháp luật.
  • 3. b. Năng lực hành vi. c. Năng lực chủ thể. d. Năng lực khác 10. Xét về độ tuổi, người có năng lực hành vi dân sự chưa đầy đủ khi: a. Từ đủ 18 tuổi. b. Từ đủ 6 tuổi đến dưới 18 tuổi. c. Từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi. d. Dưới 21 tuổi. 11. Trong các nhận định sau đây, nhận định nào không đúng: a. Mọi cá nhân muốn trở thành chủ thể của quan hệ pháp luật chỉ cần có năng lực pháp luật. b. Năng lực pháp luật là toàn bộ những quyền và nghĩa vụ pháp lý mà chủ thể có được theo quy định của pháp luật. c. Năng lực hành vi được hiểu là khả năng mà nhà nước thừa nhận cho các cá nhân, tổ chức bằng chính hành vi của mình có thể xác lập và thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý - tức là tham gia vào các quan hệ pháp luật. d. Chủ thể của quan hệ pháp luật bao gồm: Cá nhân, tổ chức. 12. Chủ thể là tổ chức được tham gia: a. Mọi quan hệ pháp luật. b. Một số quan hệ pháp luật theo quy định của pháp luật. c. Không được tham gia trực tiếp vào quan hệ pháp luật. d. Cả a, b, c đều đúng.
  • 4. 13. Khi pháp nhân tham gia vào quan hệ pháp luật phải: a. Thông qua hành vi của người đại diện theo pháp luật. b. Thông qua hành vi của tất cả các thành viên trong tổ chức. c. Thông qua người đại diện được các thành viên ủy quyền. d. Thông qua cơ quan chủ quản. 14. Các điều kiện làm phát sinh quan hệ pháp luật: a. Có quy phạm pháp luật tương ứng điều chỉnh quan hệ xã hội đó. b. Có sự kiện pháp lý. c. Có chủ thể đủ điều kiện tham gia quan hệ pháp luật. d. Cả a, b, c. 15. Sự kiện pháp lý có thể: a. Làm phát sinh quan hệ pháp luật cụ thể. b. Làm thay đổi quan hệ pháp luật cụ thể. c. Làm chấm dứt quan hệ pháp luật cụ thể. d. Cả a, b, c đều đúng. 16. Những khẳng định sau đây, khẳng định nào không đúng: a. Để trực tiếp tham gia vào quan hệ pháp luật, chủ thể phải có cả năng lực pháp luật và năng lực hành vi. b. Thông thường, năng lực pháp luật xuất hiện từ khi con người được sinh ra. c. Cứ đủ 18 tuổi là công dân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. d. Chủ thể là cá nhân, năng lực pháp luật có trước năng lực hành vi.
  • 5. 17. Cá nhân nhận thức được hành vi của mình, tự chịu trách nhiệm trước hành vi của mình và từ đủ …….. được coi là có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. a. 16 tuổi. b. 18 tuổi. c. 20 tuổi. d. 21 tuổi. 18. Căn cứ vào dấu hiệu ý chí, sự kiện pháp lý được phân loại thành: a. Sự biến và hành vi. b. Sự kiện làm thay đổi. c. Sự kiện làm chấm dứt. d. Sự kiện làm phát sinh. 19. Căn cứ vào hậu quả do sự kiện pháp lý gây ra, sự kiện pháp lý được phân loại thành: a. Sự kiện làm phát sinh. b. Sự kiện làm thay đổi. c. Sự kiện làm chấm dứt. d. Cả a, b, c đều đúng. 20. Căn cứ vào số lượng, điều kiện, hoàn cảnh làm nảy sinh hậu quả pháp lý, sự kiện pháp lý có thể được chia thành: a. Sự kiện pháp lý giản đơn. b. Sự kiện pháp lý phức tạp. c. Sự kiện pháp lý phức hợp.
  • 6. d. Cả a, b đều đúng. 21. Cá nhân là chủ thể của quan hệ pháp luật bao gồm: a. Công dân Việt Nam. b. Công dân nước ngoài. c. Người không quốc tịch. d. Cả a, b, c đều đúng. 22. Để trở thành chủ thể trực tiếp của quan hệ pháp luật, cá nhân, tổ chức phải có: a. Năng lực pháp luật. b. Năng lực hành vi. c. Năng lực chủ thể. d. Năng lực hợp pháp. 23. Điều 33 Hiến pháp năm 2013 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định: “Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm” được hiểu là: a. Quy định về năng lực pháp luật. b. Quy định về năng lực hành vi. c. Quy định về năng lực pháp luật và năng lực hành vi. d. Cả a, b, c đều sai. 24. Người nghiện ma túy hoặc các chất kích thích khác bị hạn chế năng lực hành vi dân sự khi: a. Bị công an hạn chế năng lực hành vi dân sự.
  • 7. b. Bị Tòa án nhân dân có thẩm quyền tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự. c. Bị Viện kiểm sát nhân dân có thẩm quyền tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự. d. Cả a, b, c đều đúng. 25. Xét về độ tuổi, người không có năng lực hành vi dân sự là người: a. Dưới 6 tuổi. b. Dưới 14 tuổi. c. Dưới 16 tuổi. d. Dưới 18 tuổi. 26. Sự kiện pháp lý, xem xét ở khía cạnh sự biến là: a. Những sự kiện của đời sống thực tế khách quan xảy ra không phụ thuộc vào ý chí con người. b. Những sự kiện của đời sống thực tế khách quan xảy ra phụ thuộc trực tiếp vào ý chí con người. c. Những sự kiện của đời sống thực tế khách quan xảy ra có thể phụ thuộc vào ý chí con người hoặc không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của con người tùy từng trường hợp cụ thể. d. Cả a, b, c đều sai. 27. Sự kiện pháp lý, xem xét ở khía cạnh hành vi là: a. Những sự kiện của đời sống thực tế khách quan xảy ra không phụ thuộc vào ý chí con người.
  • 8. b. Những sự kiện của xảy ra theo ý chí của con người, là hình thức biểu thị ý chí của chủ thể pháp luật, mà trong những trường hợp nhất định, pháp luật gắn sự tồn tại của nó với việc làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt các quan hệ pháp luật. c. Những sự kiện của đời sống thực tế khách quan xảy ra có thể phụ thuộc vào ý chí con người hoặc không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của con người tùy từng trường hợp cụ thể. d. Cả a, b, c đều đúng. 28. Năng lực chủ thể (năng lực pháp luật và năng lực hành vi) của pháp nhân chấm dứt khi pháp nhân: a. Không hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng. b. Bị giải thể, bị tuyên bố phá sản. c. Cả a và b đều đúng. d. Cả a và b đều sai. 29. Năng lực hành vi xuất hiện ở cá nhân khi: a. Cá nhân có khả năng nhận thức. b. Cá nhân sinh ra. c. Cá nhân đạt đến một độ tuổi nhất định. d. Cá nhân đạt đến một độ tuổi nhất định và có khả năng nhận thức. 30. Chủ thể của quan hệ pháp luật là: a. Bất kỳ cá nhân, tổ chức nào trong xã hội. b. Cá nhân, tổ chức được Nhà nước công nhận có khả năng tham gia vào các quan hệ pháp luật.
  • 9. c. Cá nhân có năng lực hành vi, pháp nhân được thành lập hợp pháp. d. Cả a, b, c đều sai. 31. Khả năng để chủ thể được hưởng quyền và nghĩa vụ từ quan hệ pháp luật là: a. Năng lực pháp luật. b. Năng lực hành vi. c. Năng lực pháp luật và năng lực hành vi. d. Pháp luật không quy định. 32. Người có năng lực hành vi là người: a. Đạt một độ tuổi nhất định theo quy định của pháp luật, có thể nhận thức và điều khiển hành vi của mình. b. Không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức. c. Tự quyết định cách xử sự của mình và độc lập chịu trách nhiệm về hành vi đã thực hiện. d. Đạt một độ tuổi nhất định theo quy định của pháp luật. 33. Quan hệ xã hội nào sau đây không phải là quan hệ pháp luật: a. Anh A và chị B làm thủ tục đăng ký kết hôn. b. Anh A và chị B làm lễ đính hôn. c. Anh A và chị B ly hôn. d. Anh A và chị B ký hợp đồng lao động. C. Câu hỏi trắc nghiệm đúng/sai có giải thích 1. Quan hệ pháp luật chính là quan hệ xã hội.
  • 10. 2. Quan hệ pháp luật là hình thức thể hiện của quy phạm pháp luật. 3. Quan hệ pháp luật chỉ có thể xuất hiện khi được một quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ xã hội tương ứng. 4. Quan hệ pháp luật luôn mang tính ý chí. 5. Quan hệ pháp luật cũng thể hiện tính giai cấp. 6. Chỉ có hành vi của con người mới làm phát sinh quan hệ pháp luật. 7. Các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật đều mang những quyền và nghĩa vụ pháp lý do các quy phạm pháp luật dự liệu trước. 8. Quan hệ pháp luật luôn mang tính cụ thể và xác định, gắn với những chủ thể, sự kiện pháp lý và do quy phạm pháp luật cụ thể điều chỉnh. 9. Khi quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh thì quan hệ xã hội không còn tồn tại. 10. Để trực tiếp tham gia vào quan hệ pháp luật, chủ thể của quan hệ pháp luật đó phải có năng lực chủ thể gồm năng lực pháp luật và năng lực hành vi. 11. Năng lực pháp luật là khả năng chủ thể có được những quyền và nghĩa vụ pháp lý theo quy định của pháp luật. 12. Quyền được sống, quyền được nhận tặng cho chính là năng lực pháp luật của chủ thể. 13. Năng lực hành vi là khả năng của chủ thể bằng các hành vi của mình thực hiện trên thực tế các quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý khi tham gia vào các quan hệ pháp luật.
  • 11. 14. Một tổ chức khi được thành lập hợp pháp thì có cả năng lực pháp luật và năng lực hành vi. 15. Cá nhân khi sinh ra đã có năng lực pháp luật. 16. Cá nhân khi sinh ra đã có đầy đủ năng lực chủ thể. 17. Cá nhân có năng lực pháp luật nhưng chưa có hoặc không có năng lực hành vi thì khi tham gia quan hệ pháp luật phải thông qua người đại diện. 18. Người từ đủ 18 tuổi trở lên được coi là có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. 19. Không phải mọi sự kiện xảy ra trong thực tế đều là sự kiện pháp lý. 20. Sự kiện pháp lý có thể là sự biến hoặc hành vi của con người. 21. Một sự kiện pháp lý có thể làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt nhiều quan hệ pháp luật. 22. Sự biến là những sự kiện tự nhiên, xảy ra không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của con người làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ pháp luật. 23. Hành vi là sự kiện pháp lý xảy ra phụ thuộc hoặc không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của con người làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ pháp luật. 24. Sự kiện pháp lý chỉ thể hiện dưới là hành động của con người. 25. Nội dung của quan hệ pháp luật bao gồm các quyền và nghĩa vụ pháp lý của các chủ thể trong quan hệ pháp luật đó.
  • 12. 26. Chủ thể là người nước ngoài được tham gia mọi quan hệ pháp luật tại Việt Nam. 27. Mọi quan hệ pháp luật đều được quy phạm pháp luật điều chỉnh. 28. Chỉ những hành vi của chủ thể mới làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ pháp luật. D. Bài tập Bài tập 1 Anh Nguyễn Văn H thỏa thuận chuyển nhượng quyền sử dụng 100m2 đất thổ cư tại số 43 đường Trần Duy, phường Hoa Trung, quận Tây Bắc, thành phố Hoa Kinh cho bà Trần Thị D. Trị giá hợp đồng chuyển nhượng này là 30 tỷ đồng. Hai bên thỏa thuận, bên chuyển nhượng có nghĩa vụ nộp các loại thuế liên quan đến việc chuyển nhượng. Bên nhận chuyển nhượng nộp lệ phí trước bạ. Anh/chị hãy xác định: 1. Chủ thể trong quan hệ pháp luật nêu trên? 2. Chỉ rõ quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ pháp luật? 3. Sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ pháp luật trong tình huống trên Bài tập 2 Công ty cổ phần X ký hợp đồng thuê Công ty trách nhiệm hữu hạn Y thiết kế, xây dựng và lắp đặt hệ thống xử lý nước thải trong nhà máy của Công ty cổ phần X, trị giá hợp đồng 800 triệu đồng. Anh/chị hãy xác định:
  • 13. 1. Chủ thể trong quan hệ pháp luật này? 2. Chỉ rõ quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ pháp luật? 3. Sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ pháp luật này? Bài tập 3 Anh Nguyễn Ngọc B 20 tuổi ký hợp đồng lao động với chị Trần Thị D 18 tuổi. Công việc của chị D là chăm sóc cụ Nguyễn Văn N (cha của B), với mức lương 4 triệu đồng/tháng, thời gian làm việc từ 07h đến 17h hàng ngày, từ thứ hai đến thứ bảy hàng tuần, nghỉ ngày chủ nhật. Anh/chị hãy xác định: 1. Chủ thể trong quan hệ pháp luật này? 2. Chỉ rõ quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ pháp luật? 3. Sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ pháp luật trong tình huống trên? Bài tập 4 Công ty cổ phần XN ký hợp đồng tín dụng với Ngân hàng VA số 552/04/HĐTH-VAB ngày 26/08/2014 với số tiền cho vay là 4 tỷ đồng, thời hạn vay 18 tháng (từ 01/9/2014 đến 01/3/2016), với lãi suất cho vay là 1,1%/tháng, lãi suất nợ quá hạn là 1,65%/tháng, lãi trả hàng tháng, vốn trả cuối kỳ. Tài sản thế chấp là quyền sử dụng 17.588m2 đất, trị giá 7 tỷ đồng tại phường X, quận T, thành phố Đ. Anh/chị hãy xác định: 1. Chủ thể trong quan hệ pháp luật này? 2. Chỉ rõ quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ pháp luật?
  • 14. 3. Sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ pháp luật trong tình huống này? Bài tập 5 Anh Trần Văn A điều khiển xe máy vượt đèn đỏ tại ngã tư X và đã bị cảnh sát giao thông Nguyễn Văn Y phạt vi phạm hành chính 300 nghìn đồng, tạm giữ phương tiện. Anh/chị hãy chỉ ra sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ pháp luật này? Bài tập 6 Chị Hoàng Thị H xây nhà trái phép trên đất nông nghiệp được Nhà nước giao tại xã T huyện X thành phố H. Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã T đã ra quyết định yêu cầu chị H phải tháo dỡ nhà xây dựng trái phép và khôi phục lại tình trạng ban đầu. Anh/chị hãy nêu sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ pháp luật nêu trên? Bài tập 7 Ông Trần Duy Đ 73 tuổi viết di chúc phân chia tài sản trị giá 700 triệu đồng của ông cho 4 người con là Trần Duy A, Trần Duy B, Trần Thị T, Trần Thị H và vợ của ông là bà Hoàng Thị G. Ngày 08/3/2015, ông Đ chết. Anh/chị hãy cho biết sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ pháp luật thừa kế đối với 4 người con và vợ của ông Đ? Bài tập 8 Anh N làm công nhân xây dựng cho đội thợ do anh B làm chủ. Hai bên thỏa thuận với nhau bằng lời nói về công việc phải làm (xây dựng nhà), thời gian làm việc 8h/ngày. Thời gian bắt đầu và kết thúc tùy theo mùa. Mùa hè, thời gian làm việc bắt đầu sáng từ 6h đến 10h; chiều từ
  • 15. 14h30 đến 18h30. Mùa đông, thời gian làm việc bắt đầu từ 7h đến 11h sáng; chiều từ 13h30 đến 17h30, lương trả theo ngày 200.000đ/ngày. Lương của anh N được trả vào ngày 10 hàng tháng. Anh/chị hãy xác định: 1. Chủ thể trong quan hệ pháp luật này? 2. Chỉ rõ quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ pháp luật? 3. Sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ pháp luật trong tình huống này? Bài tập 9 Công ty trách nhiệm hữu hạn Z tuyển anh V vào làm nhân viên phòng hành chính từ ngày 01/01/2013, với thời hạn hợp đồng lao động 36 tháng. Trong quá trình thực hiện hợp đồng, anh V đều hoàn thành tốt công việc được giao. Tuy nhiên, vào tháng 3 năm 2014 do Tổ bảo vệ có 2 người nghỉ việc mà chưa kịp tuyển bổ sung nên Giám đốc Công ty đã ra quyết định điều chuyển anh V sang Tổ bảo vệ để làm việc trong thời hạn 2 tháng và đã báo trước cho anh V một tuần. Anh/chị hãy trình bày nội dung quan hệ pháp luật nêu trên và chỉ ra sự kiện làm phát sinh, thay đổi quan hệ pháp luật này? Bài tập 10 Trưa ngày 15 tháng 6 năm 2015, trời mưa to, gió lớn, chị H đi qua nhà bà D không may tấm lợp Pờ rô xi măng trên tầng 3 nhà bà D rơi trúng đầu. Chị H bị chấn thương sọ não. Anh/chị hãy cho biết, trong trường hợp
  • 16. này có sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ pháp luật giữa bà D và chị H không? Nếu có, đó là sự kiện pháp lý gì?