SlideShare a Scribd company logo
1 of 101
Download to read offline
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM
KHOA LUẬT QUỐC TẾ
-----------***------------
NGUYỄN PHƯƠNG NHƯ
MSSV: 1753801015177
QUYỀN RIÊNG TƯ THEO PHÁP
LUẬT QUỐC TẾ VÀ PHÁP LUẬT
VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH
ĐẠI DỊCH COVID-19
Khóa luận tốt nghiệp cử nhân luật
Niên khóa: 2017 - 2021
Người hướng dẫn:
Thạc sĩ LÊ ĐỨC PHƯƠNG
TP.HCM – Năm 2021
2
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM
KHOA LUẬT QUỐC TẾ
-----------***------------
NGUYỄN PHƯƠNG NHƯ
MSSV: 1753801015177
QUYỀN RIÊNG TƯ THEO PHÁP
LUẬT QUỐC TẾ VÀ PHÁP LUẬT
VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH
ĐẠI DỊCH COVID-19
Khóa luận tốt nghiệp cử nhân luật
Niên khóa: 2017 - 2021
Người hướng dẫn:
Thạc sĩ LÊ ĐỨC PHƯƠNG
TP.HCM – Năm 2021
3
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT................................................................................. 5
PHẦN MỞ ĐẦU..................................................................................................... 6
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ QUYỀN RIÊNG TƯ THEO PHÁP LUẬT
QUỐC TẾ VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM ........................................................... 13
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của quyền riêng tư theo pháp luật
quốc tế và pháp luật Việt Nam ......................................................................... 13
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của quyền riêng tư theo pháp luật quốc
tế ...................................................................................................................... 13
1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của quyền riêng tư theo pháp luật Việt
Nam ................................................................................................................. 14
1.2. Khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa của quyền riêng tư ............................... 16
1.2.1. Khái niệm về quyền riêng tư ................................................................. 16
1.2.2. Đặc điểm quyền riêng tư ....................................................................... 21
1.2.3. Ý nghĩa của quyền riêng tư ................................................................... 22
1.3. Nội dung của quyền riêng tư theo pháp luật quốc tế và pháp luật Việt
Nam ..................................................................................................................... 23
1.3.1. Nội dung của quyền riêng tư theo pháp luật quốc tế............................. 23
1.3.2. Nội dung của quyền riêng tư theo pháp luật Việt Nam......................... 31
1.3.3. So sánh các quy định về quyền riêng tư trong pháp luật quốc tế và pháp
luật Việt Nam .................................................................................................. 35
1.4. Giới hạn của quyền riêng tư theo pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam
.............................................................................................................................. 37
1.4.1. Giới hạn của quyền riêng tư theo pháp luật quốc tế.............................. 37
1.4.2. Giới hạn của quyền riêng tư theo pháp luật Việt Nam.......................... 38
1.4.3. So sánh các quy định về giới hạn của quyền riêng tư trong pháp luật quốc
tế và pháp luật Việt Nam................................................................................. 39
Kết luận Chương 1............................................................................................. 42
CHƯƠNG 2: QUYỀN RIÊNG TƯ VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG
ĐẠI DỊCH COVID-19 TRÊN BÌNH DIỆN QUỐC TẾ VÀ TẠI VIỆT NAM -
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM ĐẢM BẢO QUYỀN RIÊNG TƯ TRONG BỐI
CẢNH ĐẠI DỊCH COVID-19 TẠI VIỆT NAM................................................. 44
2.1. Quyền riêng tư và các hoạt động phòng chống đại dịch COVID-19 trên
bình diện quốc tế và tại Việt Nam .................................................................... 44
4
2.1.1. Thu thập, sử dụng thông tin và vấn đề bảo mật các thông tin của người
nhiễm, nghi nhiễm COVID-19 và quyền riêng tư........................................... 45
2.1.2. Khai báo y tế và quyền riêng tư ............................................................ 49
2.1.3. Công khai lịch trình di chuyển, tiếp xúc của người nhiễm, nghi nhiễm
COVID-19 và quyền riêng tư.......................................................................... 53
2.1.4. Công khai thông tin của người tử vong do COVID-19 và quyền riêng tư
......................................................................................................................... 59
2.1.5. Vấn đề bảo mật của các ứng dụng truy vết COVID-19 và quyền riêng tư
......................................................................................................................... 61
2.1.6. Các biện pháp xử lý đối với người có hành vi xâm phạm quyền riêng tư
trong bối cảnh phòng chống COVID-19......................................................... 66
2.2. Kiến nghị một số giải pháp nhằm đảm bảo quyền riêng tư trong bối cảnh
đại dịch COVID-19 tại Việt Nam ..................................................................... 70
2.2.1. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam về bảo đảm quyền riêng tư nói
chung ............................................................................................................... 71
2.2.2. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam về bảo đảm quyền riêng tư trong
bối cảnh COVID-19. ....................................................................................... 75
Kết luận Chương 2............................................................................................. 81
KẾT LUẬN CHUNG ............................................................................................. 83
PHỤ LỤC................................................................................................................ 97
5
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BLDS Bộ luật Dân sự
BLHS Bộ luật Hình sự
BLTTHS Bộ luật Tố tụng hình sự
COVID-19
Bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi-rút corona
(coronavirus disease 2019)
ECHR
Công ước châu Âu về Nhân quyền 1950 (European Convention on
Human Rights)
EU Liên minh châu Âu (European Union)
GDPR
Quy định bảo vệ dữ liệu chung (General Data Protection
Regulation)
HRC
Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc (United Nations Human
Rights Council)
ICCPR
Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị năm 1966
(International Covenant on Civil and Political Rights)
SARS-CoV-2
Virus corona gây hội chứng hô hấp cấp tính nặng 2 (severe acute
respiratory syndrome corona virus 2)
UDHR
Tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền (Universal Declaration of
Human Rights)
WHO Tổ chức Y tế Thế giới (World Health Organization)
6
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
COVID-19 là một đại dịch truyền nhiễm được gây ra bởi virus SARS-CoV-2
bắt đầu bùng phát từ tháng 12 năm 2019 tại thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung
Quốc. Ngày 31/01/2020, Tổ chức y tế thế giới (WHO) công bố dịch bệnh COVID-19
là tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu. Vào ngày 11/3/2020, WHO chính thức tuyên bố
COVID-19 là đại dịch toàn cầu. Tính đến ngày 01/04/2021, toàn thế giới đã có
130,164,886 ca nhiễm với 2,839,785 ca tử vong1
. Dịch bệnh COVID-19 trở thành
một mối đe doạ đến toàn thế giới. Song song với những tổn thất về kinh tế, xã hội,
đại dịch COVID-19 còn gây ra những ảnh hưởng chưa từng ghi nhận trước đây về
quyền riêng tư của cá nhân.
Về mặt thực tiễn, do yêu cầu cấp bách về vấn đề kiểm soát nguồn lây của
COVID-19, nhiều quốc gia đã tiến hành các biện pháp như xét nghiệm diện rộng,
cách ly xã hội,… Và biện pháp về công nghệ được tận dụng tối đa. Tại Trung Quốc,
chính phủ áp dụng hệ thống giám sát bao gồm nhận diện khuôn mặt và đo nhiệt độ
của SenseTime để xác định người có khả năng bị bệnh, dùng Big Data để xác định
người dân bị nhiễm thông qua lịch sử đi lại. Người dân nước này buộc phải cài phần
mềm có tên Ant-Alipay vào điện thoại.2
Tại Singapore, ứng dụng TraceTogether đang
được sử dụng rộng rãi tại đất nước này3
. Tuy nhiên có rất nhiều ý kiến xoay quanh
việc bảo mật của các ứng dụng, cơ quan tổ chức nào sẽ quản lý nguồn dữ liệu khổng
lồ bao gồm tình hình sức khoẻ, lịch sử đi lại,… của người dùng, đặc biệt là việc xử
lý dữ liệu hậu đại dịch4
.
1
https://ncov.moh.gov.vn/, (truy cập ngày 01/04/2021).
2
“Công nghệ trong cuộc chiến chống Covid-19”, <https://tcnn.vn/news/detail/46882/Cong-nghe-trong-cuoc-
chien-chong-Covid-19.html> (truy cập ngày 01/4/2021).
3
Aaron Tan, “Singapore government to open source contact-tracing protocol”,
<https://www.computerweekly.com/news/252480501/Singapore-government-to-open-source-contact-
tracing-protocol> (truy cập ngày 01/4/2021).
4
Ben Power, “The coronavirus is expanding the surveillance state. How will this play out?”,
<https://www.washingtonpost.com/politics/2020/03/27/coronavirus-is-expanding-surveillance-state-how-
will-this-play-out/> (truy cập ngày 01/04/2021).
7
Bên cạnh những e ngại về bảo mật trong việc sử dụng các ứng dụng truy vết
COVID-19, thế giới đang nóng lên vấn đề về quyền riêng tư trong các hoạt động
phòng chống đại dịch COVID-19 khác như khai báo y tế, công khai lịch trình di
chuyển và tiếp xúc của người nhiễm và nghi nhiễm COVID-19, thu thập và sử dụng
thông tin của người nhiễm và nghi nhiễm COVID-19,… Điều này tạo nên các ý kiến
về quyền riêng tư, mối tương quan giữa lợi ích cộng đồng và quyền riêng tư của người
bệnh. Việc xác định ranh giới của việc hạn chế quyền, mối liên hệ cũng như xung đột
giữa bảo vệ lợi ích cá nhân và lợi ích cộng đồng, lợi ích xã hội có ý nghĩa rất lớn
trong thời điểm hiện nay.5
Về mặt pháp lý, WHO đã ban hành Tuyên bố chung về Bảo vệ dữ liệu và
Quyền riêng tư trong Phản hồi COVID-19, nhấn mạnh “Mọi hoạt động thu thập, sử
dụng và xử lý dữ liệu của các Tổ chức Hệ thống Liên hợp quốc trong bối cảnh đại
dịch COVID-19 phải bắt nguồn từ quyền con người và được thực hiện theo đúng luật
quốc tế hiện hành, các nguyên tắc bảo vệ dữ liệu và quyền riêng tư, bao gồm cả
Nguyên tắc về Quyền riêng tư và Bảo vệ Dữ liệu Cá nhân của Liên hợp quốc.”6
Tại
châu Âu, Tuyên bố chung về quyền bảo vệ dữ liệu trong bối cảnh đại dịch COVID-
19 dựa trên nền tảng Công ước 108 về Bảo vệ các Cá nhân liên quan đến Xử lý Tự
động Dữ liệu Cá nhân được đưa ra. Theo đó, “việc xử lý dữ liệu cá nhân chỉ được
thực hiện nếu cần thiết và tương xứng với mục đích rõ ràng, cụ thể và hợp pháp”, “sự
riêng tư phải được đảm bảo và các biện pháp thích hợp được áp dụng để bảo vệ tính
bảo mật của dữ liệu, đặc biệt khi liên quan đến các danh mục dữ liệu đặc biệt như dữ
liệu liên quan đến sức khỏe; chủ thể dữ liệu được thực hiện các quyền của mình”.7
5
Đăng Nguyên, “Lo ngại quyền riêng tư của người nhiễm và nghi nhiễm Covid-19”,
<https://thanhnien.vn/giao-duc/lo-ngai-quyen-rieng-tu-cua-nguoi-nhiem-va-nghi-nhiem-covid-19-
1332293.html> (truy cập ngày 01/04/2021).
6
“Joint Statement on Data Protection and Privacy in the COVID-19 Response”,
<https://www.who.int/news/item/19-11-2020-joint-statement-on-data-protection-and-privacy-in-the-covid-
19-response> (truy cập ngày 01/04/2021).
7
Alessandra Pierucci, Jean-Philippe Walte, “Joint Statement on the right to data protection in the context of
the COVID-19 pandemic by Alessandra Pierucci, Chair of the Committee of Convention 108 and Jean-Philippe
Walter, Data Protection Commissioner of the Council of Europe”, <https://www.coe.int/en/web/data-
protection/statement-by-alessandra-pierucci-and-jean-philippe-walter> (truy cập ngày 01/04/2021).
8
Các quốc gia đã bước đầu ban hành các đạo luật về các vấn đề trong đại dịch COVID-
19, trong đó có đề cập đến quyền riêng tư8,9
. Tại Việt Nam, quyền riêng tư đã được
ghi nhận trong Hiến pháp 2013, tuy nhiên các quy định về quyền riêng tư không được
tập hợp trong một luật riêng mà nằm rải rác tại nhiều luật như: Bộ luật Dân sự, Luật
Báo chí, Luật Khám, chữa bệnh, Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm,… Thực tế
cho thấy, các văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam về quyền riêng tư còn chưa toàn
diện, thống nhất và đầy đủ khiến việc bảo đảm quyền riêng tư trong bối cảnh đại dịch
COVID-19 bị ảnh hưởng.
Vì vậy, việc nghiên cứu vấn đề quyền riêng tư theo pháp luật quốc tế và pháp
luật Việt Nam trong bối cảnh đại dịch COVID-19 có tính cấp thiết về mặt pháp lý và
thực tiễn. Đó cũng là lý do mà sinh viên chọn đề tài “Quyền riêng tư theo pháp luật
quốc tế và pháp luật Việt Nam trong bối cảnh đại dịch COVID-19” để làm khoá luận
tốt nghiệp của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Quyền riêng tư không phải là vần đề mới, do vậy số lượng công trình nghiên
cứu về quyền riêng tư rất phong phú. Tuy nhiên, vì đại dịch COVID-19 là vấn đề mới
nên các công trình về quyền riêng tư trong bối cảnh đại dịch chưa nhiều.
Ở Việt Nam có các công trình nghiên cứu chung tiêu biểu về quyền riêng tư
như sau:
i) Trần Thị Hồng Hạnh (2018), Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân
ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ chuyên ngành Lý luận và lịch sử nhà
nước và pháp luật, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
Trong phạm vi luận văn, tác giả đã nêu cơ sở lý luận, quá trình hình thành,
phát triển và thực trạng pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân ở Việt Nam hiện
nay, đồng thời tác giả cũng đưa ra những quan điểm và giải pháp hoàn thiện pháp
luật về bảo vệ thông tin cá nhân ở Việt Nam.
8
United Kingdom, “Coronavirus Act 2020”, chapter 7,
<https://www.legislation.gov.uk/ukpga/2020/7/enacted> (truy cập ngày 06/7/2021).
9
Republic of Singapore, “COVID-19 (Temporary Measures) Act 2020”, part 11: Personal contact tracing data,
<https://sso.agc.gov.sg/Act/COVID19TMA2020#P111-> (truy cập ngày 06/7/2021).
9
ii) Thái Thị Tuyết Dung (2012), Quyền tiếp cận thông tin và quyền riêng tư ở
Việt Nam và một số quốc gia, NXB Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh.
Trong quyển sách này, tác giả đã khái quát các vấn đề lý thuyết của quyền tiếp
cận thông tin và quyền riêng tư ở Việt Nam và một số quốc gia, trình bày mối quan
hệ giữa hai quyền này và đưa ra một số kiến nghị.
iii) Nguyễn Văn Cương (2020), Thực trạng pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân
ở Việt Nam hiện nay và hướng hoàn thiện, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số
15 (415).
Trong phạm vi bài viết này, tác giả đã phân tích những thành tựu, chỉ rõ những
hạn chế cơ bản của pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân ở Việt Nam hiện nay và đề
xuất phương hướng, giải pháp khắc phục.
iv) Nguyễn Thị Huyền Trang (2014), Quyền được bảo vệ đời tư trong pháp luật
quốc tế và pháp luật Việt Nam, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Pháp luật về
quyền con người, Khoa Luật Đại học quốc gia Hà Nội.
Trong phạm vi luận văn, tác giả đã trình bày một số vấn đề lý luận xung quanh
quyền được bảo vệ đời tư trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam, thực tiễn áp
dụng quyền này ở Việt Nam, và những giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng
cao hiệu quả bảo vệ quyền về đời tư.
v) Trần Hoàng Đức (2016), Quyền riêng tư dưới góc độ lý luận và pháp luật thực
định, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Luật dân sự và tố tụng dân sự, Đại học
Luật Hà Nội.
Trong phạm vi luận văn, tác giả đã trình bày một số vấn đề lý luận chung về
quyền riêng tư, nội dung quyền riêng tư trong một số lĩnh vực cụ thể trên thế giới và
tại Việt Nam, thực tiễn áp dụng quyền này ở Việt Nam, những yếu tố tác động tới
pháp luật về quyền riêng tư tại Việt Nam và giải pháp nâng cao hiệu quả của việc bảo
vệ quyền riêng tư tại Việt Nam.
Trên bình diện quốc tế có một số công trình nghiên cứu tiêu biểu về quyền
riêng tư trong bối cảnh đại dịch COVID-19 như sau:
10
i) Blasimme Alessandro, Ferretti Agata, Vayena Effy (2021), “Digital Contact
Tracing Against COVID-19 in Europe: Current Features and Ongoing
Developments”, Frontiers in Digital Health volume 3(660823).
Bài báo xem xét sự phát triển của việc truy vết bằng kỹ thuật số ở tám quốc
gia châu Âu và sự thay đổi từ cách giải thích chặt chẽ về việc giảm thiểu dữ liệu
và giới hạn mục đích sang một cách tiếp cận mở rộng hơn.
ii) Lucie White, Philippe van Basshuysen (2021), “Without a trace: Why did
corona apps fail?”, Journal of medical ethics, medethics-2020-107061.
Bài báo nêu quan điểm về việc thất bại của các ứng dụng truy vết COVID-19
vì những mối quan ngại liên quan đến quyền riêng tư của công chúng.
iii) Sharifah Sekalala và các tác giả khác (2020), “Analyzing the Human Rights
Impact of Increased Digital Public Health Surveillance during the COVID-19
Crisis”, Health And Human Rights Journal, Volume 22/2.
Bài báo khái quát về các công nghệ giám sát đang được sử dụng để giải quyết
COVID-19 và tính tương thích của các công cụ đó với quyền con người. Từ đó các
tác giả đánh giá các tác động tiềm ẩn về quyền con người của các công cụ giám sát,
đề xuất các cách giảm thiểu tác động có hại của nhân quyền liên quan đến các công
nghệ này.
Các công trình này nghiên cứu bày chủ yếu khái quát về các vấn đề trong
quyền riêng tư như bảo mật thông tin cá nhân, quyền tiếp cận thông tin cùng một số
ảnh hưởng về việc sử dụng các biện pháp phòng, chống đại dịch COVID-19 với quyền
riêng tư. Trên cơ sở kế thừa các lý luận về quyền riêng tư, các đánh giá về ảnh hưởng
của một số biện pháp phòng, chống đại dịch COVID-19, tác giả sẽ tiếp tục nghiên
cứu quyền riêng tư trong bối cảnh đại dịch COVID-19, mở rộng nội dung nghiên cứu
về ảnh hưởng của một số biện pháp phòng, chống đại dịch COVID-19 khác đối với
quyền riêng tư.
3. Mục đích nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu
11
Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở kết quả tổng hợp các quan điểm khoa học
của các tác giả trong và ngoài nước về quyền riêng tư, khóa luận hệ thống hóa và làm
rõ một số vấn đề lý luận vế quyền riêng tư, chỉ ra mối liên hệ giữa các hoạt động
phòng chống đại dịch COVID-19 đối với quyền riêng tư trên bình diện quốc tế và tại
Việt Nam, qua đó đề ra một số giải pháp nhằm góp phần bảo đảm quyền riêng tư
trong hoạt động phòng chống dịch COVID-19 tại Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu:
• Đối với pháp luật quốc tế: gồm các Điều ước quốc tế của Liên hợp
quốc, EU,…, pháp luật của một số quốc gia về quyền riêng tư.
• Đối với pháp luật Việt Nam: gồm các văn bản quy phạm pháp luật về
quyền riêng tư như Hiến pháp 2013, Bộ luật Dân sự 2015, Luật Luật
Khám, chữa bệnh năm 2009, Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm
2007,…
• Thực tiễn tình hình COVID-19 và các hoạt động phòng, chống COVID-
19 đối với quyền riêng tư tại một số quốc gia và tại Việt Nam.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu: Để làm rõ các vấn đề nghiên cứu, tác giả sử dụng
phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống, so sánh trên cơ sở các quy định pháp luật
quốc tế, pháp luật Việt Nam, các tài liệu thu thập được, các công trình khoa học của
các nhà khoa học trong và ngoài nước. Các phương pháp nghiên cứu nêu trên được
sử dụng một cách linh hoạt để làm sáng tỏ các vấn đề pháp lý, thực tiễn về quyền
riêng tư trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19.
5. Ý nghĩa nghiên cứu đề tài
Việc nghiên cứu thành công đề tài này sẽ góp phần hoàn thiện những vấn đề
pháp lý chung về quyền riêng tư; làm rõ mối liên hệ của các hoạt động phòng, chống
đại dịch COVID-19 trên bình diện quốc tế và tại Việt Nam đối với quyền riêng tư;
xây dựng được các giải pháp có giá trị tham khảo cho các cơ quan lập pháp, cơ quan,
tổ chức, cá nhân liên quan nhằm bảo đảm quyền riêng tư trong bối cảnh đại dịch
COVID-19 tại Việt Nam.
12
6. Bố cục khóa luận
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục, khóa
luận gồm 02 chương như sau:
Chương 1: Khái quát về quyền riêng tư theo pháp luật quốc tế và pháp luật
Việt Nam.
Chương 2: Quyền riêng tư và các hoạt động phòng chống đại dịch COVID-19
trên bình diện quốc tế và tại Việt Nam – Một số kiến nghị nhằm đảm bảo quyền riêng
tư trong bối cảnh đại dịch COVID-19 tại Việt Nam.
13
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ QUYỀN RIÊNG TƯ THEO PHÁP LUẬT
QUỐC TẾ VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của quyền riêng tư theo pháp luật
quốc tế và pháp luật Việt Nam
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của quyền riêng tư theo pháp
luật quốc tế
Quyền riêng tư của cá nhân đã xuất hiện kể từ khi nền văn minh ra đời. Khái
niệm về quyền riêng tư đã được đề cập trong Bộ luật Hammurabi, Kinh thánh, kinh
Qur'an, cũng như hiện diện trong nền văn minh Trung Quốc và Hy Lạp cổ đại10
. Lịch
sử pháp lý thế giới ghi nhận, vào năm 1361, các Thẩm phán của Đạo luật Hòa bình
(Peace Act) ở Anh quy định việc bắt giữ những kẻ nhìn trộm và nghe trộm. Năm
1789, Hiến pháp Hoa Kỳ có hiệu lực. Mặc dù Hiến pháp Hoa Kỳ không bảo vệ quyền
riêng tư một cách rõ ràng, nhưng Tòa án tối cao nhận thấy rằng Hiến pháp quy định
quyền riêng tư trong các Tu chính án Thứ nhất, Thứ ba, Thứ tư và Thứ năm11
. Tại
Pháp, năm 1858, quyền đối với hình ảnh của một người được ra đời từ vụ kiện của
nữ diễn viên Rachel bị đăng tải hình ảnh trên giường bệnh12
.
Sau Chiến tranh Thế giới thứ II, Liên hợp quốc thông qua bản Tuyên ngôn toàn
thế giới về nhân quyền (UDHR) năm 1948, ghi nhận quyền riêng tư là một trong các
quyền cơ bản của con người tại Điều 12 UDHR. Và sau đó quyền riêng tư lại được
tái khẳng định tại Điều 17 Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm
1966 (ICCPR). Ở cấp độ khu vực, quyền riêng tư cũng được thừa nhận tại nhiều điều
ước quốc tế như Điều 8 Công ước châu Âu về nhân quyền 1950 (ECHR), Điều 11
Công ước châu Mỹ về nhân quyền 1969 (ACHR).
10
David Banisar, Simon Davies (1999), “Global Trends in Privacy Protection: An International Survey of
Privacy, Data Protection, and Surveillance Laws and Developments”, The John Marshall Journal of
Information Technology & Privacy Law, vol 18, issue 1, tr.6.
11
“History of Privacy Timeline”, <https://safecomputing.umich.edu/privacy/history-of-privacy-timeline>,
(truy cập ngày 04/05/2021).
12
Huw Beverley-Smith, Ansgar Ohly, Agnes Lucas-Schloetter (2005), Privacy, Property and Personality:
Civil Law Perspectives on Commercial Appropriation, Cambridge University Press, tr. 147-149.
14
Đến đầu những năm 60, sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin đã
thúc đẩy Uỷ hội châu Âu (CoE) thiết lập một khuôn khổ các nguyên tắc và chuẩn
mực cụ thể để ngăn chặn việc thu thập và xử lý dữ liệu cá nhân không công bằng.
Công ước bảo vệ các cá nhân liên quan đến xử lý tự động dữ liệu cá nhân (hay còn
gọi là Công ước 108) ra đời năm 1981. Trong những năm tiếp theo, liên minh châu
Âu (EU) đã ban hành tiếp nhiều văn bản về quyền riêng tư thông tin như Chỉ thị bảo
vệ dữ liệu (Data Protection Directive) năm 1995, Quy định bảo vệ dữ liệu chung
(GDPR) năm 2016. Dù xu hướng bảo vệ dữ liệu cá nhân ngày càng phát triển, nhưng
vẫn chưa có một tiêu chuẩn toàn cầu nào điều chỉnh về vấn đề này. Tính đến thời
điểm hiện tại, chỉ có văn bản Hướng dẫn Bảo vệ quyền riêng tư và luồng dữ liệu cá
nhân xuyên biên giới năm 1980, cập nhật năm 2013 (gọi tắt là Hướng dẫn 1980) do
Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) thông qua và khuyến nghị các thành
viên thực hiện.
1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của quyền riêng tư theo pháp
luật Việt Nam
Ở Việt Nam, quyền riêng tư là chủ đề mới trong pháp lý và thực tiễn. So với sự
phát triển về quyền riêng tư của các quốc gia trên thế giới thì Việt Nam công nhận
tính pháp lý của quyền riêng tư khá muộn. Quyền riêng tư được chính thức công nhận
lần đầu tiên tại Điều 11 Hiến Pháp năm 1946: “Tư pháp chưa quyết định thì không
được bắt bớ và giam cầm người công dân Việt Nam. Nhà ở và thư tín của công dân
Việt Nam không ai được xâm phạm một cách trái pháp luật.”
Sau đó, Hiến pháp năm 1959 ghi nhận quyền riêng tư tại Điều 28: “Pháp luật
bảo đảm nhà ở của công dân nước Việt Nam dân chủ cộng hoà không bị xâm phạm,
thư tín được giữ bí mật.” Tại thời điểm này, các khía cạnh của quyền riêng tư được
quy định trong Hiến pháp khá hạn chế, vẫn chưa thừa nhận đối tượng bảo vệ là danh
dự, nhân phẩm.
Đến Hiến pháp 1980, Điều 71 quy định: “Công dân có quyền bất khả xâm phạm
về chỗ ở. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu người đó không đồng ý,
trừ trường hợp được pháp luật cho phép. Việc khám xét chỗ ở phải do đại diện cơ
15
quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành, theo quy định của pháp luật. Bí mật thư tín,
điện thoại, điện tín được bảo đảm.” Tuy có bổ sung thêm đối tượng được bảo vệ là
điện thoại, thư tín và danh dự, nhân phẩm (Điều 70), song Hiến pháp 1980 vẫn chưa
thừa nhận quyền bảo mật về bí mật đời tư hoặc thông tin cá nhân.
Hiến pháp 1992 vẫn kế thừa những quy định trong Hiến pháp 1980 nhưng có
sửa đổi, bổ sung các hành vi xâm phạm đến thư tín, điện tín tại Điều 73 là “bóc mở,
kiểm soát, thu giữ”. Và đến năm 1995, sự ra đời của BLDS 1995 đã đánh dấu bước
phát triển đột phá về quyền riêng tư khi lần đầu tiên quy định trực tiếp “quyền đối với
bí mật đời tư” tại khoản 1 Điều 34 “Quyền đối với bí mật đời tư của cá nhân được
tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.” Ngoài ra, Điều 34 cũng mở rộng những hành
vi xâm phạm quyền bí mật về thư tín, điện tín, điện thoại (khoản 3), và lần đầu tiên
quy định về việc thu thập, công bố thông tin, tư liệu về đời tư cá nhân (khoản 2). Bên
cạnh đó, lần đầu tiên quyền của cá nhân đối với hình ảnh xuất hiện trong Điều 31
BLDS 1995. Nhìn chung, việc bảo vệ quyền riêng tư cũng được quy định trong nhiều
văn bản pháp luật khác nhau, ví dụ như Bộ luật Tố tụng hình sự, Luật Báo chí, Luật
Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác, Luật Khám bệnh, chữa bệnh,…
Trên tinh thần của BLDS 1995, Điều 38 BLDS 2005 có bổ sung thêm “các hình
thức thông tin điện tử cá nhân”, thay thế việc liệt kê các hành vi xâm phạm bí mật thư
tín, điện tín, điện thoại bằng quy định khái quát hơn là “được bảo đảm an toàn và bảo
mật”. Đến Hiến pháp 2013, phạm vi quy định quyền riêng tư đã được mở rộng đáng
kể. Điều 21 thay thế cụm từ “bí mật đời tư” bằng cụm từ “đời sống riêng tư, bí mật
cá nhân và bí mật gia đình”. Theo đó, Điều 36 BLDS 2015 cũng quy định về quyền
bất khả xâm phạm đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình. BLHS 2015
cũng quy định về các tội xâm phạm quyền riêng tư như xâm phạm chỗ ở (Điều 158),
xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín hoặc hình thức trao đổi
thông tin riêng tư khác (Điều 159),… Đối với lĩnh vực hành chính, các hành vi xâm
phạm quyền riêng tư sẽ được xử lý tùy theo từng lĩnh vực cụ thể như lĩnh vực báo
chí, truyền thông (khoản 2 Điều 8 Nghị định 159/2013/NĐ-CP), hoạt động thương
mại điện tử (khoản 4 Điều 84 Nghị định số 185/2013/NĐ-CP),…
16
Cùng lúc đó, do sự ra đời và phát triển của mạng Internet, nhiều phương thức
truyền thông, liên lạc mới ra đời kéo theo sự gia tăng nguy cơ bị xâm phạm quyền
riêng tư trên không gian mạng. Chính vì thế, nhiều đạo luật mới được ban hành nhằm
bảo vệ người dân trên không gian mạng, trong đó có bảo vệ quyền riêng tư, ví dụ như
Luật Giao dịch điện tử, Luật An toàn thông tin mạng, Luật An ninh mạng,…
1.2. Khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa của quyền riêng tư
1.2.1. Khái niệm về quyền riêng tư
Quyền riêng tư là một khái niệm phát triển theo thời gian, được gắn bó chặt chẽ
với sự phát triển của tập quán, tư tưởng, tôn giáo và pháp luật trong các giai đoạn lịch
sử của nhân loại. Các quốc gia, các nền văn hoá, tuỳ theo điều kiện của mình, sẽ có
những hiểu biết khác nhau về quyền riêng tư. Chính vì thế, không có sự thống nhất
về định nghĩa của quyền riêng tư trong các tài liệu pháp lý và triết học13
. Chính vì thế
mà các điều ước quốc tế như UDHR 1948, Công ước quốc tế về các quyền dân sự
(ICCPR) và chính trị 1966 hay Công ước châu Âu về Nhân quyền (ECHR) 1950
không có đưa ra định nghĩa thế nào là quyền riêng tư mà chỉ đưa ra nội dung của
quyền riêng tư. So với việc đưa ra một định nghĩa trừu tượng, khó xác định để làm
căn cứ trong pháp luật, liệt kê cụ thể những nội dung của quyền riêng tư sẽ giúp đưa
ra một căn cứ cụ thể, dễ dàng dựa vào để thực hiện và bảo vệ quyền.
Theo đó, Điều 12 UDHR ghi nhận: “Không ai phải chịu sự can thiệp một
cách tuỳ tiện vào cuộc sống riêng tư, gia đình, nơi ở hoặc thư tín, cũng như bị xúc
phạm danh dự hoặc uy tín cá nhân. Mọi người đều có quyền được pháp luật bảo vệ
chống lại sự can thiệp và xâm phạm như vậy.”
Sau đó, Điều 17 ICCPR tái khẳng định nội dung Điều 12 UDHR: “1. Không
ai bị can thiệp một cách tuỳ tiện hoặc bất hợp pháp vào đời sống riêng tư, gia đình,
nhà ở, thư tín, hoặc bị xâm phạm bất hợp pháp đến danh dự và uy tín. 2. Mọi người
đều có quyền được pháp luật bảo vệ chống lại những can thiệp hoặc xâm phạm như
vậy.”
13
Richard B. Parker (1974), “A Definition of Privacy”, Rutgers Law Review, vol. 27, tr. 275.
17
Tại ECHR 1950, quyền riêng tư được đề cập đến tại Điều 8 về Quyền được
tôn trọng đời sống riêng tư và gia đình: “1. Mọi người có quyền được tôn trọng đời
sống riêng tư và cuộc sống gia đình, nhà ở và thư tín. 2. Cơ quan công quyền sẽ
không can thiệp vào việc thực hiện quyền này ngoại trừ trường hợp được quy định
trong pháp luật và cần thiết trong một xã hội dân chủ vì lợi ích của an ninh quốc gia,
an toàn công cộng hoặc sự thịnh vượng kinh tế của đất nước, để ngăn ngừa rối loạn
hoặc tội phạm, để bảo vệ sức khỏe hoặc đạo đức, hoặc để bảo vệ các quyền và quyền
tự do của những người khác.”
Bên cạnh đó, nhiều học giả trên thế giới cũng đã đưa ra một số khái niệm của
riêng mình. Năm 1888, khái niệm quyền riêng tư được định nghĩa lần đầu tiên bởi
Thẩm phán Thomas Cooley14
. Theo ông, ‘quyền riêng tư’ nói chung có nghĩa là
“quyền được cho phép một mình”.15
Sau đó, vào năm 1890, định nghĩa này được Samuel D. Warren16
và Louis D.
Brandeis17
ủng hộ, giải thích và mở rộng trong bài báo “The Right to Privacy” xuất
bản trên tạp chí Luật Harvard (Harvard Law Review). Các tác giả chỉ ra rằng “những
thay đổi về chính trị, xã hội và kinh tế kéo theo sự thừa nhận các quyền mới”18
, và
cần có sự công nhận pháp luật đối với suy nghĩ, cảm xúc và cảm giác của con người19
.
Không giống như Luật La Mã, hệ thống thông luật vào thời điểm đó “không có biện
pháp khắc phục đối với những đau khổ về tinh thần do sự sỉ nhục và xúc phạm, xuất
14
Thomas McIntyre Cooley (1824 – 1898): Thẩm phán thứ 25 và là Chánh án của Tòa án Tối cao Michigan,
từng là hiệu trưởng của Trường luật Đại học Michigan (1871 – 1883) (theo Wikipedia).
15
Thomas M. Cooley (1888), A Treatise on the Law of Torts, 2nd. Edn.,Callagham & Co., Chicago, tr. 2 (trích
dẫn trong Sangeeta Chatterjee (2017), Right to privacy and its current trends a comparative study under the
legal systems of USA UK and India, Doctor of Philosophy in Department of Law, University of North Bengal,
<http://hdl.handle.net/10603/214608>).
16
Samuel D. Warren (1852 – 1910): luật sư tại Boston (Hoa Kỳ), từng là biên tập viên nhật báo Harvard
Crimson, là thành viên sáng lập công ty luật Nutter McClennen & Fish nổi tiếng tại Boston (theo Wikipedia).
17
Louis Dembitz Brandeis (1856 – 1941): luật sư, Thẩm phán Tòa án Tối cao Hoa Kỳ (1916 – 1939), thành
viên sáng lập công ty luật Nutter McClennen & Fish nổi tiếng tại Boston (theo Wikipedia).
18
Samuel D. Warren, Louis D. Brandeis (1890), “The Right to Privacy”, Harvard Law Review vol. 4(5), tr.
193, <www.jstor.org/stable/1321160> (truy cập ngày 12/04/2021).
19
Samuel D. Warren, Louis D. Brandeis, tlđd (18), tr.195.
18
phát từ sự xâm phạm cố ý và không chính đáng đối với “danh dự” của người khác”20
.
Warren và Brandeis đã được thấy tầm quan trọng của việc đưa ra một quyền trong
Thông luật để bảo vệ cảm xúc và tình cảm của con người, dù nó được thể hiện “bằng
văn bản, hoặc trong ứng xử, trong cuộc trò chuyện, thái độ hoặc biểu hiện trên khuôn
mặt”21
. Và họ đã đặt quyền đó tên là “quyền riêng tư”.
Năm 1965, Charles Fried22
đã định nghĩa quyền riêng tư theo một hướng mới
khác với Warren và Brandeis. Ông cho rằng:
“Quyền riêng tư không chỉ đơn giản là sự vắng mặt của thông tin về chúng
ta trong tâm trí của người khác; đúng hơn nó là sự kiểm soát mà chúng ta
có đối với thông tin về bản thân. [...] Người được hưởng quyền riêng tư có
thể cấp hoặc từ chối quyền truy cập cho người khác. [...] Do đó, quyền
riêng tư là sự kiểm soát những hiểu biết về bản thân chúng ta.”23
Theo ông, quyền riêng tư là khi một cá nhân có thể quyết định thời điểm, cách
thức và phạm vi thông tin về mình cho người khác. Nói cách khác, quyền riêng tư là
sự kiểm soát các thông tin về bản thân. Cùng cách tiếp cận như thế, Arthur R. Miller24
đã xác định quyền riêng tư trong cuốn sách “The Assault on Privacy” vào năm 1972
như sau “Quyền riêng tư là khả năng của mỗi cá nhân để kiểm soát việc lưu thông
thông tin liên quan đến họ”25
.
20
Samuel D. Warren, Louis D. Brandeis, tlđd (18), tr.198.
21
Samuel D. Warren, Louis D. Brandeis, tlđd (18), tr. 206.
22
Charles Anthony Fried (1935 – nay): luật gia và luật sư người Mỹ. Ông từng là Tổng Biện lý Sự vụ (Solicitor
General) Hoa Kỳ dưới thời Tổng thống Ronald Reagan (1985 – 1989). Ông là giáo sư tại Trường Luật Harvard
và là giáo sư thỉnh giảng tại trường Luật Columbia (theo Wikipedia).
23
Charles Fried (1965), “Privacy”, Yale Law Journal vol. 77, tr. 482-483, <www.jstor.org/stable/794941>, truy
cập ngày 15/04/2021.
24
Arthur Raphael Miller CBE (1934 – nay): học giả hàng đầu trong lĩnh vực tố tụng dân sự Hoa Kỳ, Giáo sư
Đại học New York. Năm 2011, ông được Nữ hoàng Anh trao tặng huân chương Tư lệnh Hội đồng Đế quốc
Anh (Commander of the Order of the British Empire) (theo Wikipedia).
25
Arthur R. Miller (1971), The Assault On Privacy”, tr. 25 (trích dẫn trong Richard B. Parker (1974), A
Definition of Privacy, Rutgers Law Review, vol. 27, tr. 276)
19
Cùng khoảng thời gian đó, Alan F. Westin26
đã xuất bản tác phẩm nổi tiếng
“Privacy and Freedom”, một tác phẩm ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của
quyền riêng tư sau này. Ông định nghĩa quyền riêng tư như sau: “Quyền riêng tư là
yêu cầu của các cá nhân, nhóm hoặc tổ chức để được tự xác định thời điểm, cách thức
và mức độ thông tin về họ được truyền đạt cho người khác.”27
Như vậy, quyền riêng tư của Westin có thể hiểu là sự kiểm soát thông tin cá
nhân thông qua việc xác định khu vực và mức độ truyền đạt thông tin về mình. Ngoài
ra, ông đã mở rộng định nghĩa quyền riêng tư hơn so với Fried và Miller vì ông cho
rằng quyền riêng tư là quyền tự do của mọi cá nhân được quyết định mức độ truyền
đạt thông tin về bản thân. Theo ý kiến của ông, một cá nhân được tự do quyết định
mức độ riêng tư của mình với những người khác.
Tuy nhiên, khi xem xét quyền riêng tư như là quyền kiểm soát thông tin, Richard
B. Parker28
(1974) lại cho rằng định nghĩa như thế là quá hẹp vì sự riêng tư bao hàm
nhiều vấn đề rộng hơn thông tin cá nhân. Ông cho rằng quyền riêng tư là quyền kiểm
soát việc truy cập và sử dụng các địa điểm liên quan chặt chẽ với cá nhân (như phòng
ở,…), cơ thể (như giọng nói, sản phẩm của cơ thể,…) và thông tin cá nhân.29
Ủy ban Quốc tế Stockholm 1967 của Hội nghị Bắc Âu của các luật gia về Quyền
riêng tư đã định nghĩa thuật ngữ này là:
“Quyền riêng tư là quyền được cho phép một mình, sống cuộc sống của
riêng mình với mức độ can thiệp tối thiểu. Ở dạng mở rộng, điều này có
nghĩa là quyền của cá nhân được bảo vệ cuộc sống của mình chống lại:
a) Sự can thiệp vào cuộc sống riêng tư, gia đình và gia đình của họ;
b) Sự can thiệp vào sự toàn vẹn về thể chất hoặc tinh thần hoặc tự do về
đạo đức hoặc trí tuệ của họ;
26
Alan Furman Westin (1929 – 2013): Giáo sư Luật công và Chính phủ của Đại học Columbia, cựu Chủ tịch
Trung tâm nghiên cứu Xã hội và Pháp lý (theo Wikipedia).
27
Alan F. Westin (1967), “Privacy and Freedom”, New York: Atheneum Press, tr. 7,
<https://archive.org/details/privacyfreedom00west> (truy cập ngày 13/04/2021).
28
Richard B. Parker: tiến sĩ Đại học Chicago (1968), tiến sĩ Luật (Juris Doctor) Đại học Harvard (1971); Giáo
sư trợ lý (Assistant Professor) trường Luật Rutgers, tlđd (13), tr. 275.
29
Richard B. Parker, tlđd (13), tr. 276-281.
20
c) Sự tấn công danh dự và danh tiếng của họ;
d) Bị xuyên tạc;
e) Bị tiết lộ những sự thật đáng xấu hổ không liên quan liên quan đến đời
tư của họ;
f) Việc sử dụng tên, danh tính hoặc sự giống nhau của họ;
g) Bị do thám, dòm ngó, theo dõi và bao vây;
h) Bị can thiệp vào thư từ của họ;
i) Bị lạm dụng thông tin liên lạc riêng tư của mình, bằng văn bản hoặc
bằng miệng;
j) Bị tiết lộ những thông tin do họ cung cấp hoặc nhận được trong các
trường hợp về bí mật nghề nghiệp.”30
Đây có thể xem là định nghĩa đầy đủ nhất bởi vì đã đề cập hầu hết khía cạnh
của quyền riêng tư. Bởi lẽ quyền riêng tư gồm nhiều quyền lợi của cá nhân hơn chỉ ở
khía cạnh thông tin cá nhân. Vậy nên quyền riêng tư phải được hiểu là quyền của cá
nhân để bảo vệ cuộc sống của mình trước những sự xâm phạm được liệt kê rõ ràng.
Nếu chỉ định nghĩa quyền riêng tư bằng một khái niệm thì rất khó áp dụng vào thực
tế vì cách hiểu của mỗi người hay mỗi quốc gia là khác nhau.
Về phía học giả Việt Nam, tiến sĩ Thái Thị Tuyết Dung31
cho rằng:
“Quyền riêng tư là quyền của các cá nhân được phép giữ kín những thông
tin, tư liệu, dữ liệu gắn liền với cuộc sống riêng tư của mình, quyền bất
khả xâm phạm về thân thể, về nơi ở, về thư tín, điện thoại, điện tín và các
thông tin điện tử khác mà không một chủ thể nào có quyền tiếp cận, công
khai trừ trường hợp được chính người này đồng ý hoặc được bằng quyết
định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.”32
30
International Commission of Jurists (1967), “The Conclusions of the Nordic Conference on Right to
Privacy”, tr.2, <https://www.icj.org/wp-content/uploads/2013/06/Right-to-privacy-seminar-report-
conclusions-1967-eng.pdf> (truy cập ngày 13/04/2021).
31
Thái Thị Tuyết Dung: tiến sĩ Luật, giảng viên trường Đại học Luật TPHCM.
32
Thái Thị Tuyết Dung (2012), Quyền tiếp cận thông tin và quyền riêng tư ở Việt Nam và một số quốc gia,
NXB Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, tr. 115.
21
Định nghĩa của tiến sĩ Dung tương đối đầy đủ về các khía cạnh về quyền riêng
tư hiện nay. Tuy nhiên, theo ý kiến tác giả, quyền riêng tư không chỉ bao gồm quyền
được giữ kín, mà còn bao gồm cả quyền được kiểm soát sự truy cập, sử dụng những
thông tin, tư liệu, dữ liệu gắn liền với cuộc sống riêng tư của cá nhân công khai và
không công khai. Nếu chỉ cho rằng quyền riêng tư là quyền được phép giữ kín những
thông tin, tư liệu, dữ liệu gắn liền với cuộc sống riêng tư của cá nhân, thì định nghĩa
này lại bị hẹp đi, làm giảm khả năng bảo vệ quyền riêng tư vì giới hạn phạm vicac1
hành vi xâm phạm.
Với những khái niệm trên, theo ý kiến tác giả:
Quyền riêng tư là quyền mà cá nhân được tôn trọng đời sống riêng tư, đời
sống gia đình, danh dự, uy tín, thân thể, nơi ở, thư tín, điện thoại, điện tín và các
phương thức thông tin liên lạc khác. Không chủ thể nào được quyền xâm phạm
vào quyền này trừ trường hợp được quy định trong pháp luật.
1.2.2. Đặc điểm quyền riêng tư
Thứ nhất, quyền riêng tư là quyền dân sự cơ bản của con người từ khi được quy
định trong ĐiICCPR 1966. Mọi cá nhân đều có được thụ hưởng quyền này một cách
bình đẳng bất kể chủng tộc, dân tộc, giới tính, tôn giáo, độ tuổi, thành phần xuất thân.
Bên cạnh đó, quyền riêng tư mang tính chất của một quyền dân sự, gắn liền với từng
cá nhân. Vì thế việc thực hiện quyền riêng tư phụ thuộc năng lực hành vi dân sự của
mỗi cá nhân.
Thứ hai, chủ thể của quyền riêng tư là cá nhân, không phải là tổ chức. Mặc dù
tổ chức cũng có bí mật riêng tư, song pháp luật không bảo vệ quyền riêng tư của tổ
chức mà có thể bảo vệ dưới dạng bí mật kinh doanh.
Thứ ba, quyền riêng tư không phải là quyền tuyệt đối vì thế nhà nước có quyền
hạn chế quyền riêng tư ở một số trường hợp cụ thể. Tuy nhiên, việc hạn chế quyền
phải được quy định trong pháp luật quốc gia, phù hợp với pháp luật quốc tế, không
được hạn chế tùy tiện.
Thứ tư, quyền riêng tư có tính liên hệ, phụ thuộc và tác động lẫn nhau với những
quyền con người khác như: quyền tự do biểu đạt; quyền tự do tìm kiếm, tiếp nhận và
22
truyền đạt thông tin; quyền tự do hội họp và lập hội. Chẳng hạn như quyền riêng tư
cho phép cha mẹ được thực hiện quyền tự do truyền đạt thông tin cho con cái mà
không bị chủ thể thứ ba nghe lén, nhưng quyền riêng tư cũng hạn chế quyền tự do
biểu đạt của nhà báo không được đưa tin về bí mật đời tư của người khác nếu không
được cho phép. Chính vì quyền riêng tư có sự liên kết với các quyền khác nên các
chủ thể không thể viện dẫn quyền riêng tư để chống lại quyền khác và ngược lại.
1.2.3. Ý nghĩa của quyền riêng tư
Thể hiện giá trị tự do
Giá trị của quyền riêng tư là sự tự do quyết định, thể hiện ở sự tự chủ, không bị
người khác thao túng hoặc xâm phạm. Quyền riêng tư thiết lập một bức tường phòng
thủ nhằm bảo vệ phẩm giá con người, cho phép các cá nhân có những cảm xúc, suy
nghĩ, sở thích,… hoàn toàn thuộc về bản thân. Khi quyền riêng tư bị xâm phạm, cá
nhân sẽ bị tổn thương về tinh thần hoặc thể xác vì bị tước đi quyền tự do quyết định
– giá trị cốt lõi tạo nên một cá nhân độc lập khỏi một cá nhân khác.
Bảo vệ những giá trị của con người
Quyền riêng tư giúp bảo vệ những giá trị của con người. Những giá trị này bao
gồm giá trị đạo đức, tâm lý và giá an ninh cá nhân. Giá trị đạo đức, tâm lý được thể
hiện qua nhân phẩm, danh dự, uy tín, còn giá trị về an ninh cá nhân liên quan đến dữ
liệu cá nhân, thân thể, phương thức liên lạc, nhà ở, gia đình. Việc xâm phạm trái phép
quyền riêng tư của người khác ảnh hưởng tới cuộc sống bình thường của cá nhân đó,
thậm chí dẫn đến thái độ kỳ thị, xa lánh, khiến họ tách khỏi xã hội.
Đảm bảo an toàn, trật tự xã hội
Quyền riêng tư ngăn cản những chủ thể khác xâm nhập sâu vào đời sống riêng
tư, đời sống gia đình, danh dự, uy tín, thân thể, nơi ở, thư tín, điện thoại, điện tín và
các phương thức thông tin liên lạc khác, từ đó tránh được những sự xung đột giữa các
chủ thể, giúp cho xã hội được trật tự. Ngoài ra, trong xã hội hiện đại, quyền riêng tư
còn bao gồm dữ liệu cá nhân, một trong những “tài nguyên” mới của con người. Việc
bảo đảm an toàn cho dữ liệu cá nhân giúp xã hội tránh được sự nguy hiểm do hậu quả
23
nghiêm trọng từ hành vi xâm phạm dữ liệu cá nhân gây ra, ví dụ như hành vi chuyển
dữ liệu cá nhân trái phép sang nước kẻ thù.
1.3. Nội dung của quyền riêng tư theo pháp luật quốc tế và pháp luật Việt
Nam
1.3.1. Nội dung của quyền riêng tư theo pháp luật quốc tế.
Quyền riêng tư được đề cập lần đầu tiên trong Điều 12 UDHR: “Không ai
phải chịu sự can thiệp một cách tuỳ tiện vào cuộc sống riêng tư, gia đình, nơi ở hoặc
thư tín, cũng như bị xúc phạm danh dự hoặc uy tín cá nhân. Mọi người đều có quyền
được pháp luật bảo vệ chống lại sự can thiệp và xâm phạm như vậy.”
Sau đó, quy định tại Điều 12 UDHR được tái khẳng định tại Điều 17 ICCPR:
“1. Không ai bị can thiệp một cách tuỳ tiện hoặc bất hợp pháp vào đời sống riêng tư,
gia đình, nhà ở, thư tín, hoặc bị xâm phạm bất hợp pháp đến danh dự và uy tín. 2.
Mọi người đều có quyền được pháp luật bảo vệ chống lại những can thiệp hoặc xâm
phạm như vậy.”
Chủ thể quyền riêng tư theo pháp luật quốc tế
Theo Điều 12 UDHR và Điều 17 ICCPR, quyền riêng tư là quyền dân sự cơ
bản của con người, vì thế chủ thể quyền riêng tư là cá nhân không phân quốc tịch,
dân tộc, chủng tộc, tôn giáo,…
Nghĩa vụ của các chủ thể trong quyền riêng tư theo pháp luật quốc tế
Căn cứ theo Điều 12 UDHR và Điều 17 ICCPR, nhà nước có nghĩa vụ bảo
đảm quyền riêng tư. Theo đó, nghĩa vụ bảo đảm đòi hỏi nhà nước phải ngăn chặn sự
vi phạm quyền riêng tư của bên thứ ba và của chính nhà nước, không được phép tiến
hành các hành vi can thiệp tùy tiện hoặc bất hợp pháp đến đời sống riêng tư, gia đình,
nhà ở, thư tín, danh dự và uy tín. Có thể thấy đây là nghĩa vụ thụ động của nhà nước,
có nghĩa là nhà nước chỉ phải ngăn chặn các hành vi xâm phạm khi nó diễn ra, không
yêu cầu nhà nước phải có những biện pháp đảm bảo việc thực hiện quyền riêng tư
của cá nhân. Bên cạnh nghĩa vụ của nhà nước, các cá nhân cũng có nghĩa vụ tôn
trọng, không được thực hiện các hành vi xâm phạm đến quyền riêng tư của người
khác.
24
Các khía cạnh trong quyền riêng tư theo pháp luật quốc tế
Để làm rõ thêm một số nội dung của Điều 17 ICCPR, Hội đồng Nhân quyền
Liên Hiệp Quốc (HRC) đã thông qua Bình luận chung số 16 tại phiên họp lần thứ 31
năm 198833
. Bình luận chung này cùng với những quyết định xử lý khiếu nại của
HRC cho phép mọi người có cái nhìn rõ nét hơn về quy định và việc áp dụng Điều
17 trong thực tế.
*Đời sống riêng tư
Dù sự riêng tư hay đời sống riêng tư là một thành tố quan trọng tại Điều 17,
song HRC vẫn chưa giải thích ý nghĩa của sự riêng tư tại Điều 17 trong các Bình luận
chung. Dù vậy, trong vụ kiện Coeriel và đồng sự kiện Hà Lan, HRC đã đề cập đến
khái niệm sự riêng tư là “không gian đời sống cá nhân mà người đó có thể tự do bày
tỏ nhân thân của mình, điều đó làm được thông qua việc tham gia vào các quan hệ
với những người khác hoặc tự mình”34
. Như vậy ta có thể hiểu đời sống riêng tư là
tập hợp những hành động thể hiện ý chí tự do xảy ra trong mối quan hệ với người
khác hoặc một mình, và những hành động không làm ảnh hưởng đến sự tự do của
người khác.
Bên cạnh đó, những vấn đề về giới tính, xu hướng tính dục và HIV/AIDS cũng
gây ra khá nhiều tranh cãi liên quan đến đời tư của cá nhân. Về phía HRC, Ủy ban đã
thể hiện ý chí rằng việc quy định về hành vi tình dục tại nơi riêng tư có thể là sự can
thiệp tùy tiện vào đời tư. Ví dụ như trong vụ kiện Toonen kiện Úc vì bang Tasmania
đã hình sự hóa hành vi quan hệ tình dục có sự đồng thuận giữa những nam giới trưởng
thành, HRC cho rằng phòng ngừa HIV/AIDS không phải là mục đích hợp lý và tương
xứng cho việc hạn chế quyền riêng tư của nguyên đơn. Vì vậy HRC đã kết luận rằng
33
UN Human Rights Committee (HRC), CCPR General Comment No. 16: Article 17 (Right to Privacy), The
Right to Respect of Privacy, Family, Home and Correspondence, and Protection of Honour and Reputation, 8
April 1988, <http://hrlibrary.umn.edu/gencomm/hrcom16.htm> (truy cập ngày 20/5/2021).
34
“Coeriel et al. v. The Netherlands”, Communication No. 453/1991, U.N. Doc. CCPR/C/52/D/453/1991
(1994), đoạn 10.2, <http://hrlibrary.umn.edu/undocs/html/vws453.htm> (truy cập ngày 20/5/2021).
25
các điều khoản của Bộ luật Hình sự Tasmania đã vi phạm quyền của Toonen theo
Điều 17 vì đã can thiệp vào đời tư của nguyên đơn35
.
*Gia đình và nhà ở
Khoản 1 Điều 17 ICCPR nhắc đến quyền bất khả xâm phạm về gia đình, nhà
ở. Trong đoạn 5 Bình luận chung số 16, HRC giải thích khá cặn kẽ về khái niệm “gia
đình” và “nhà ở”. Theo HRC, thuật ngữ “gia đình” cần được hiểu theo nghĩa rộng là
tất cả thành viên liên quan trong gia đình mà xã hội của các quốc gia thành viên hiểu
và chấp nhận. Còn thuật ngữ “nhà ở” chỉ nơi một người cư trú hoặc thực hiện công
việc thường xuyên của mình. Ngoài ra HRC cũng đề nghị các quốc gia chỉ ra nội hàm
cách hiểu thuật ngữ “gia đình” và “nhà ở” trong nước mình. Như vậy, trong Bình luận
chung số 16, HRC đã mở rộng ý nghĩa về “nhà ở” khi bao gồm cả cơ sở kinh doanh,
nơi làm việc của một cá nhân.
Ngoài ra, trong vụ kiện Naidenova và hàng xóm kiện Bulgaria, HRC đã khẳng
định rằng một "ngôi nhà" chỉ đơn giản là nơi cá nhân cư trú hoặc thực hiện công việc
thường xuyên, và cá nhân không cần phải có quyền sở hữu hợp pháp36
. Đây là một
quyết định quan trọng của HRC bởi vì nó mở rộng sự bảo vệ của Điều 17 cho những
cá nhân không nhất thiết phải có quyền sở hữu hợp pháp nơi họ cư trú. Cũng chính
vì sự quan trọng của ngôi nhà, tại đoạn 8 Bình luận chung số 16, HRC yêu cầu các
quốc gia cần tuân thủ những quy định khi thực hiện việc khám xét. Theo đó, việc lục
soát nhà ở nên hạn chế trong phạm vi tìm chứng cứ cần thiết và không được phép
mang tính chất quấy rối người dân.
*Thư tín
Về vấn đề bảo mật thư tín, trong đoạn 8 Bình luận chung số 16, HRC giải thích
thêm rằng Điều 17 yêu cầu đảm bảo tính toàn vẹn và bí mật của thư từ trong pháp
35
“Toonen v. Australia”, Communication No. 488/1992, U.N. Doc CCPR/C/50/D/488/1992 (1994), đoạn 8.4
– 11, <http://hrlibrary.umn.edu/undocs/html/vws488.htm> (truy cập ngày 20/5/2021).
36
“Naidenova et al. v. Bulgaria”, Communication No. 2073/2011, U.N. Doc. CCPR/C/106/D/2073/2011
(2012), đoạn 14.2, <http://hrlibrary.umn.edu/undocs/2073-2011.html> (truy cập ngày 20/5/2021).
26
luật (de jude) và trên thực tế (de facto). Thư từ phải được gửi đến người nhận mà
không bị chặn lại, bị mở ra hoặc bị đọc. Nghiêm cấm việc giám sát (dù bằng phương
thức điện tử hoặc phương thức khác), đánh chặn điện thoại, điện tín và các hình thức
liên lạc khác, cũng như cấm nghe trộm và ghi âm các cuộc trò chuyện. Tóm lại, quốc
gia có nghĩa vụ ban hành và áp dụng pháp luật để bảo vệ thư tín, điện tín và các hình
thức liên lạc khác.
Mặt khác, quyền riêng tư không phải là quyền tuyệt đối, và nó có thể bị hạn
chế theo pháp luật quốc tế. Tuy nhiên, các biện pháp kiểm soát, kiểm duyệt thư từ
phải tuân thủ quy định pháp luật để tránh việc áp dụng tùy tiện. Việc hạn chế quá
mức hoặc kiểm duyệt thư từ của tù nhân là vi phạm quyền riêng tư (ví dụ vụ kiện
Estrella kiện Uruguay)37
.
*Danh dự và uy tín
Điều 17 ICCPR cũng bảo vệ danh dự và uy tín cá nhân không bị xâm phạm,
tấn công bất hợp pháp. Về khía cạnh này, tại đoạn 11 Bình luận chung số 16, HRC
yêu cầu các quốc gia thành viên phải ban hành những quy định pháp luật cần thiết để
bảo vệ danh dự và uy tín của cá nhân. Ngoài ra các quốc gia cũng cần chỉ ra mức độ
được bảo vệ và phương thức bảo vệ danh dự và uy tín cá nhân. Dù yêu cầu khá nhiều
về việc bảo vệ danh dự và uy tín, song HRC vẫn chưa đưa ra bất kỳ định nghĩa chính
thức nào về hai thuật ngữ này.
*Bảo vệ dữ liệu
Liên quan đến vấn đề thu thập và lưu giữ thông tin cá nhân, tại đoạn 7 Bình
luận chung số 16, HRC lưu ý rằng các cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ có thể
thu thập những thông tin liên quan đến đời tư của một cá nhân vì lợi ích xã hội được
thừa nhận trong ICCPR. HRC cũng đưa ra những đòi hỏi chi tiết hơn về vấn đề này
tại đoạn 10 Bình luận chung 16. Tóm lại, pháp luật các quốc gia phải quy định rõ về
37
“Miguel Angel Estrella v. Uruguay”, Communication No. 74/1980, U.N. Doc. CCPR/C/OP/2 (1990), đoạn
9.2, <http://hrlibrary.umn.edu/undocs/session38/74-1980.htm> (truy cập ngày 20/5/2021).
27
hành vi thu thập và lưu trữ thông tin cá nhân, bảo đảm chính xác đối tượng được
quyền tiếp cận, cũng như mục đích sử dụng thông tin phải phù hợp với ICCPR. Ngoài
ra, mỗi cá nhân cần có quyền được biết chủ thể nào thu thập, lưu giữ thông tin cá
nhân của mình, vì mục đích gì, lưu trữ ở đâu. Thêm vào đó, nếu thông tin đang được
lưu trữ không chính xác, hoặc bị thu thập, xử lý trái pháp luật, cá nhân cũng cần được
quyền yêu cầu cải chính hoặc xóa bỏ thông tin của mình.
*Sự xâm phạm quyền riêng tư
Mục đích cốt lõi của Điều 17 ICCPR là bảo vệ quyền riêng tư khỏi sự can
thiệp bất hợp pháp và can thiệp tùy tiện. Nhằm làm rõ ý nghĩa hai thuật ngữ này, tại
đoạn 3 Bình luận chung số 16, HRC đã giải thích thuật ngữ can thiệp “bất hợp pháp”
(unlawful) bao gồm bất kỳ sự can thiệp nào vào đời tư, gia đình, nhà ở, thư tín, danh
dự, uy tín của mọi người mà không được quy định trong pháp luật. Theo HRC, những
can thiệp hợp pháp vào đời tư là những can thiệp được quy định trong pháp luật và
phù hợp với các quy định khác của ICCPR.
HRC cũng giải thích thuật ngữ “can thiệp tùy tiện” (arbitrary interference) có
thể mở rộng đến sự can thiệp hợp pháp. Mục đích HRC đưa ra khái niệm này nhằm
đảm bảo việc can thiệp hợp pháp phải phù hợp với các quy định, mục đích và mục
tiêu của ICCPR và phải hợp lý trong mọi trường hợp, hoàn cảnh cụ thể (đoạn 4).
So sánh nội dung của quyền riêng tư trong ICCPR và ECHR
Tại ECHR 1950, quyền riêng tư được đề cập đến tại Điều 8 về Quyền được
tôn trọng đời sống riêng tư và gia đình.
“1. Mọi người có quyền được tôn trọng đời sống riêng tư và cuộc sống gia
đình, nhà ở và thư tín. 2. Cơ quan công quyền sẽ không can thiệp vào việc thực hiện
quyền này ngoại trừ trường hợp được quy định trong pháp luật và cần thiết trong một
xã hội dân chủ vì lợi ích của an ninh quốc gia, an toàn công cộng hoặc sự thịnh
vượng kinh tế của đất nước, để ngăn ngừa rối loạn hoặc tội phạm, để bảo vệ sức khỏe
hoặc đạo đức, hoặc để bảo vệ các quyền và quyền tự do của những người khác.”
28
Khác với ICCPR, ECHR không có những văn bản như Bình luận chung để
giải thích, làm rõ nội dung trong công ước. Vì vậy các án lệ của Tòa án Nhân quyền
châu Âu có giá trị giải thích, làm rõ thêm nội dung ECHR trong quá trình áp dụng
vào thực tiễn.
Cũng như ICCPR, ECHR không có định nghĩa chính xác về “đời sống riêng
tư”. Tuy nhiên, thông qua án lệ Paradiso và Campanelli kiện Italy, Tòa án đã đưa ra
hướng dẫn về ý nghĩa và phạm vi về cuộc sống riêng tư cho Điều 8.
Khái niệm “đời tư” theo nghĩa của Điều 8 của Công ước là một khái
niệm rộng không thể định nghĩa đầy đủ. Nó bao gồm sự toàn vẹn về thể
chất và tâm lý của một người (xem vụ X và Y kiện Hà Lan, 26/03/1985,
§.22, Series A no. 91), và ở một mức độ nhất định, gồm quyền thiết lập và
phát triển các mối quan hệ với những người khác (xem vụ Niemietz kiện
Đức, 16/12/1992, §.29, Series A no. 251-B). Nó đôi khi có thể bao gồm
các khía cạnh của bản sắc thể chất và xã hội của một cá nhân (xem Mikulić
kiện Croatia, số 53176/99, §.53, ECHR 2002-I)38
.
Có thể thấy khái niệm về cuộc sống riêng tư theo tinh thần của ECHR không
bị giới hạn trong một “vòng tròn ranh giới” cuộc sống cá nhân không bao gồm thế
giới bên ngoài. Với rất nhiều vấn đề liên quan đến đời sống riêng tư, các trường hợp
thuộc khái niệm đã được nhóm thành ba loại lớn (đôi khi chồng chéo) nhằm phân
loại, cụ thể là: (i) sự toàn vẹn về thể chất, tâm lý hoặc đạo đức của một người, (ii) bí
mật và (iii) danh tính và quyền tự chủ 39
. Ở đây, thay vì phân chia danh dự, nhân
phẩm khỏi đời sống cá nhân như ICCPR, ECHR gom tất cả những khía cạnh liên
quan đến đời sống của cá nhân vào “đời sống riêng tư”. Cách tiếp cận vấn đề rộng
rãi, đề cao lợi ích cá nhân này đã cho phép Điều 8 ECHR phát triển phù hợp với sự
phát triển của xã hội và công nghệ dù quy định đã ra đời từ năm 1950.
38
European Court of Human Rights, “Paradiso and Campanelli v. Italy”, Application no. 25358/12,
24/01/2017, đoạn 159, <http://hudoc.echr.coe.int/eng?i=001-170359> (truy cập ngày 15/6/2021).
39
European Court of Human Rights, “Guide on Article 8 of the European Convention on Human Rights –
Right to respect for private and family life”, tr. 23, cập nhật lần cuối ngày 31/12/2020,
<https://www.echr.coe.int/Documents/Guide_Art_8_ENG.pdf> (truy cập ngày 15/06/2021).
29
So với ICCPR, ECHR quy định rộng hơn về vấn đề đời sống gia đình. Tuy
nhiên, cũng giống như ICCPR, ECHR không có một định nghĩa về “cuộc sống gia
đình” mà phụ thuộc vào Tòa án quyết định về sự tồn tại của đời sống gia đình dựa
trên tình tiết của từng vụ án. Nguyên tắc chung được áp dụng khi xem xét là liệu các
bên có quan hệ cá nhân chặt chẽ hay không, không hạn chế ở tình trạng hôn nhân
hoặc huyết thống. Ví dụ: Trong vụ Gas và Dubois kiện Pháp40
, Tòa án đã xác định
mối quan hệ giữa hai người phụ nữ sống cùng nhau, cùng tham gia vào quan hệ đối
tác dân sự, và đứa trẻ do một trong hai người thụ thai bằng phương pháp hỗ trợ sinh
sản nhưng được cả hai người nuôi dưỡng thuộc về khái niệm cuộc sống gia đình theo
Điều 841
.
Về vấn đề nhà ở, tuy không có khái niệm cụ thể trong ECHR, các án lệ cho
thấy “nhà ở” là một khái niệm không phụ thuộc vào phân loại theo pháp luật trong
nước. Theo đó, điều kiện xem xét một nơi cư trú là một “ngôi nhà” theo Điều 8 phụ
thuộc vào hoàn cảnh thực tế, cụ thể là khi cá nhân có liên kết đầy đủ và liên tục với
một địa điểm cụ thể42
. Thêm vào đó, “nhà ở” không nhất thiết thuộc quyền sở hữu
hợp pháp của cá nhân43
, cũng không giới hạn loại hình nhà ở (ví dụ nhà lưu động, xe
du lịch44
), và được mở rộng khái niệm cho cơ sở kinh doanh của một cá nhân (ví dụ
như văn phòng của một giáo sư đại học45
). Như vậy, dù có sự tương đồng nhất định
về định nghĩa nhà ở trong ICCPR và ECHR, việc quyết định khái niệm nhà ở theo
từng trường hợp cho phép ECHR linh động trong giải quyết những loại hình nhà ở
40
European Court of Human Rights, “Gas and Dubois v. France”, Application no. 25951/07, 31/8/2010,
<https://www.refworld.org/cases,ECHR,583ffa924.html> (truy cập ngày 15/6/2021).
41
European Court of Human Rights, tlđd (39), tr. 67.
42
European Court of Human Rights, “Prokopovic v. Russia”, Application no. 58255/00, 18/11/2004, đoạn 36,
<https://hudoc.echr.coe.int/eng#{%22itemid%22:[%22001-67538%22]}> (truy cập ngày 15/6/2021).
43
European Court of Human Rights: Grand Chambre, “Menteş and others v. Turkey”, Application no.
58/1996/677/867, 28/11/1997, đoạn 73, <http://hudoc.echr.coe.int/eng?i=001-58120> (truy cập ngày
15/6/2021).
44
European Court of Human Rights, “Chapman v. The United Kingdom”, Application no. 27238/95,
18/01/2001, đoạn 71-74, <http://hudoc.echr.coe.int/eng?i=001-59154> (truy cập ngày 15/6/2021).
45
Cour européenne des droits de l'homme, “Delta Pekárny a.s. c République Tchèque”, Requête no 97/11,
02/10/2014, définitif 02/01/2015, đoạn 71, <http://hudoc.echr.coe.int/eng?i=001-146675>, truy cập ngày
15/6/2021.
30
mới trong tương lai, cũng như bảo vệ toàn diện quyền lợi của cá nhân sống trong các
loại nhà ở khác nhau.
Về vấn đề thư tín, ngoài các tài liệu được chuyển qua đường bưu điện, Tòa án
cũng đã bổ sung sự liên lạc qua điện thoại46
và telex47
. Các công nghệ mới cũng nằm
trong phạm vi của Điều 8 như dữ liệu từ điện thoại thông minh và/hoặc bản sao hình
ảnh của nó48
, dữ liệu được lưu trữ trên máy chủ máy tính49
,…nhằm bắt kịp xu hướng
phát triển công nghệ.
Một điểm khác biệt quan trọng nữa giữa ICCPR và ECHR là nghĩa vụ của nhà
nước. Khoản 1 Điều 8 ECHR quy định nhà nước có nghĩa vụ tôn trọng đời sống riêng
tư, cuộc sống gia đình, nhà ở và thư tín của công dân. Nghĩa vụ tôn trọng này không
chỉ bao gồm việc ngăn chặn sự vi phạm quyền riêng tư mà còn phải chủ động đưa ra
những biện pháp bảo vệ, bảo đảm việc thực hiện quyền của công dân. Trong khi đó,
Điều 17 ICCPR chỉ mới dừng lại nghĩa vụ ngăn chặn những hành vi can thiệp tùy
tiện, bất hợp pháp đối với quyền riêng tư. Hơn thế nữa, khoản 2 Điều 8 ECHR liệt kê
các mục đích hợp pháp để thực hiện việc hạn chế quyền tại Điều 8: “vì lợi ích của an
ninh quốc gia, an toàn công cộng hoặc nền kinh tế của đất nước, để ngăn ngừa rối
loạn hoặc tội phạm, để bảo vệ sức khỏe hoặc đạo đức, hoặc để bảo vệ các quyền và
tự do của người khác”.
Tóm lại, quy định về quyền riêng tư trong ECHR được xây dựng theo hướng
mở nhằm tối đa khả năng bảo vệ quyền của công dân. Việc sử dụng các án lệ thay vì
một văn bản như Bình luận chung để giải thích, hướng dẫn nội dung cho phép việc
46
European Court of Human Rights, “Klass and others v. Germany”, Application no. 5029/71, 6/9/1978, đoạn
72, <http://hudoc.echr.coe.int/fre?i=001-57510> (truy cập ngày 15/6/2021).
47
European Commission of Human Rights, “Campbell Christie v. the United Kingdom, Application no.
21482/93, 27/6/1994, <http://hudoc.echr.coe.int/eng?i=001-1870> (truy cập ngày 15/6/2021).
48
European Court of Human Rights, “Saber v. Norway”, Application no. 459/18, 17/12/2020, final 17/03/2021,
đoạn 48, <http://hudoc.echr.coe.int/eng?i=001-206519> (truy cập ngày 15/6/2021).
49
European Court of Human Rights, “Wieser and Bicos Beteiligungen GmbH v. Austria”, Application no.
74336/01, 16/10/2007, final 16/01/2008, đoạn 45, <http://hudoc.echr.coe.int/eng?i=001-82711> (truy cập ngày
15/6/2021).
31
áp dụng ECHR theo kịp sự phát triển của xã hội cũng như công nghệ. Chính vì thế
dù ECHR 1950 ra đời trước ICCPR 1966 nhưng vẫn không bị tụt hậu so với thực tế.
1.3.2. Nội dung của quyền riêng tư theo pháp luật Việt Nam
Hiện nay các quy định về quyền riêng tư tại Việt Nam không được quy định
tập trung mà được ghi nhận trong nhiều văn bản khác nhau, trong đó văn bản quan
trọng nhất là Hiến pháp 2013. Điều 21 Hiến pháp 2013 quy định về quyền riêng tư
như sau:
“1. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá
nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình. Thông
tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật
bảo đảm an toàn.
2. Mọi người có quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức
trao đổi thông tin riêng tư khác. Không ai được bóc mở, kiểm soát, thu giữ
trái luật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin
riêng tư của người khác.”
Ngoài ra, một khía cạnh khác về quyền riêng tư là nhà ở cũng được quy định
tại Điều 22 Hiến pháp 2013.
“1. Công dân có quyền có nơi ở hợp pháp.
2. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Không ai được tự ý
vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý.
3. Việc khám xét chỗ ở do luật định.”
Chủ thể quyền riêng tư theo pháp luật Việt Nam
Theo Điều 21 và 22, Hiến pháp 2013 quy định chủ thể quyền riêng tư chỉ là
cá nhân, không bao gồm tổ chức. Thông qua từ “mọi người”, “không ai”, Hiến pháp
2013 đã ghi nhận tất cả mọi người hiện diện trên lãnh thổ Việt Nam đều có quyền
riêng tư, không phân biệt là công dân Việt Nam, người nước ngoài hay người không
quốc tịch. Việc mở rộng chủ thể quyền riêng tư thể hiện sự nỗ lực nội luật hóa các
32
công ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam là thành viên, phù hợp với xu thế
hội nhập và phát triển.
Phạm vi hưởng quyền riêng tư theo pháp luật Việt Nam
Quyền riêng tư trong pháp luật Việt Nam bao gồm: quyền bất khả xâm phạm
về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; quyền bảo vệ danh dự, uy tín
của mình; quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông
tin riêng tư khác; quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Dù đã được ghi nhận là quyền
hiến định, song các văn bản pháp luật Việt Nam vẫn có hướng dẫn cụ thể về phạm vi
các đối tượng thuộc quyền riêng tư được pháp luật bảo vệ. Ví dụ, đời sống riêng tư
bao gồm những nội dung gì: nơi thường trú, tạm trú, nơi công tác, các mối quan hệ
xã hội, sở thích, thói quen, học vấn của cá nhân...? Danh dự, uy tín của cá nhân được
xác định như thế nào? Rõ ràng việc không thể xác định cụ thể phạm vi quyền, nhất là
đối với các những khái niệm mang tính định tính như bí mật gia đình, đời sống riêng
tư,… ảnh hưởng rất nhiều trong thực tiễn áp dụng pháp luật, gây ra những tranh cãi
vì các đối tượng hiểu những khái niệm này theo hướng khác nhau.
Nghĩa vụ của các chủ thể trong quyền riêng tư theo pháp luật Việt Nam
Điều 3 Hiến pháp năm 2013 đã ghi nhận ba nghĩa vụ của Nhà nước là nghĩa
vụ tôn trọng, nghĩa vụ bảo vệ và nghĩa vụ bảo đảm thực hiện quyền riêng tư. Theo
đó, nghĩa vụ tôn trọng đòi hỏi nhà nước không can thiệp vào việc thụ hưởng quyền
của cá nhân, ví dụ nhà nước không bóc mở, kiểm soát, thu giữ trái luật thư tín, điện
thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư của cá nhân. Nghĩa vụ bảo
vệ đòi hỏi nhà nước phải ngăn chặn sự vi phạm quyền riêng tư của bên thứ ba, ví dụ
nhà nước quy định tội phạm đối với hành vi xâm phạm chỗ ở của người khác trong
Bộ luật Hình sự và áp dụng hình phạt đối với đối tượng thực hiện hành vi này. Nghĩa
vụ bảo đảm đòi hỏi các nhà nước phải tạo điều kiện hỗ trợ cá nhân trong việc thực
hiện quyền, ví dụ nhà nước tạo điều kiện để người dân có thể yêu cầu Tòa án bác bỏ
những thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình.
Đối với chủ thể hưởng quyền, cá nhân có nghĩa vụ tôn trọng, không được thực
hiện các hành vi xâm phạm đến quyền riêng tư của người khác. Khi cá nhân đã xâm
33
phạm đến quyền riêng tư của người khác, cá nhân có nghĩa vụ phải tuân thủ các quy
định pháp luật xử lý hành vi của mình như đóng tiền phạt; gỡ bỏ, cải chính trên
phương tiện thông tin đại chúng đã đăng tải; hủy bỏ thông tin cất giữ; xin lỗi, cải
chính công khai và bồi thường thiệt hại,…
Các khía cạnh trong quyền riêng tư theo pháp luật Việt Nam
Quyền riêng tư trong pháp luật Việt Nam có các khía cạnh sau:
*Đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình
Đời sống riêng tư, bí mật cá nhân là thành tố quan trọng trong quyền riêng tư
tại Việt Nam, tuy nhiên pháp luật Việt Nam lại không có quy định giải thích các khái
niệm này. Do vậy các văn bản pháp luật chỉ đề cập một các chung chung hoặc đề cập
đến một vấn đề trong các khái niệm này (ví dụ hình ảnh cá nhân). Thực tế cho thấy
do thiếu quy định về phạm vi của đời sống riêng tư, bí mật cá nhân mà việc áp dụng
pháp luật quá rộng hoặc quá hẹp. Ví dụ Điều 9 Luật Báo chí 2016 nghiêm cấm những
hành vi tiết lộ thông tin bí mật đời tư của cá nhân, tuy nhiên nếu đối tượng là người
nổi tiếng thì những thông tin như tình trạng hôn nhân, sở thích của họ có thể xem là
bí mật đời tư để cấm đăng tải hay không?
So với đời sống cá nhân, bí mật cá nhân, phạm vi về bí mật gia đình được quy
định rõ ràng hơn. Theo đó, gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn
nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các quyền và
nghĩa vụ giữa họ với nhau theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 201650
.
Thành viên gia đình bao gồm vợ, chồng; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, cha dượng, mẹ kế,
cha mẹ vợ, cha mẹ chồng; con đẻ, con nuôi, con riêng của vợ hoặc chồng, con dâu,
con rể; anh, chị, em cùng cha mẹ, anh, chị, em cùng cha khác mẹ, anh, chị, em cùng
mẹ khác cha, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người cùng cha mẹ hoặc cùng cha
khác mẹ, cùng mẹ khác cha; ông bà nội, ông bà ngoại; cháu nội, cháu ngoại; cô, dì,
chú, cậu, bác ruột và cháu ruột51
. Như vậy bí mật gia đình là tất cả những bí mật của
các thành viên gia đình được nêu trên.
50
Khoản 3 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2016.
51
Khoản 16 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2016.
34
*Danh dự,nhân phẩm, uy tín
Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp
luật bảo vệ. Theo đó, đối với những thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân
phẩm, uy tín của mình, Điều 34 BLDS 2015 cho phép cá nhân có quyền: yêu cầu Tòa
án bác bỏ; yêu cầu gỡ bỏ, cải chính trên phương tiện thông tin đại chúng đã đăng tải;
yêu cầu hủy bỏ thông tin được cơ quan, tổ chức, cá nhân cất giữ; yêu cầu người đưa
ra thông tin xin lỗi, cải chính công khai và bồi thường thiệt hại. Ngoài ra việc bảo vệ
danh dự, nhân phẩm, uy tín có thể được thực hiện sau khi cá nhân chết theo yêu cầu
của vợ, chồng hoặc con thành niên, cha, mẹ của người đã chết. Đối với những hành
vi xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân một cách nghiêm trọng,
dẫn đến hậu quả lớn, đối tượng xâm phạm sẽ bị xử lý theo BLHS 2015 về Tội làm
nhục người khác tại Điều 155. Dù yêu cầu khá nhiều về việc bảo vệ danh dự và uy
tín, song pháp luật Việt Nam vẫn chưa đưa ra bất kỳ định nghĩa chính thức nào về hai
thuật ngữ này.
* Thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác
Về vấn đề thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng
tư khác, Điều 21 Hiến pháp 2013 ghi nhận quyền được giữ bí mật, nghiêm cấm hành
vi bóc mở, kiểm soát, thu giữ trái luật. Các văn bản dưới Hiến pháp cũng quy định
chi tiết về vấn đề này.
Theo Điều 38 BLDS 2015 cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật đối với
thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin
riêng tư khác của mình. Điều đáng ghi nhận là BLDS cho phép bảo vệ cơ sở dữ liệu
điện tử và các hình thức thông tin liên lạc riêng tư khác, nghĩa là pháp luật Việt Nam
mở rộng việc bảo vệ quyền riêng tư lên không gian mạng. Mọi sự khám xét, tạm giữ
và thu giữ thư tín, điện thoại, điện tín, dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông
tin riêng tư khác phải được thực hiện theo quy định của BLTTHS 2015 (Điều 192 –
200). Các hành vi xâm phạm tùy theo mức độ mà có thể xử lý hình sự về Tội xâm
35
phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín hoặc hình thức trao đổi thông
tin riêng tư khác của người khác tại Điều 159 BLHS 2015.
Mặt khác, quyền riêng tư không phải là quyền tuyệt đối, và nó có thể bị hạn
chế theo pháp luật Việt Nam. Điều 223 BLTTHS 2015 cho phép người có thẩm quyền
tiến hành tố tụng có thể áp dụng các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt gồm ghi âm,
ghi hình bí mật; nghe điện thoại bí mật; thu thập bí mật dữ liệu điện tử đối với một
số trường hợp đặc biệt quy định tại Điều 224.
*Nhà ở
Điều 22 Hiến pháp đề cập đến quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, không ai
được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu người đó không đồng ý, trừ trường hợp được
pháp luật cho phép. Chỗ ở của người khác được hiểu là nơi ở hợp pháp được sử dụng
để sinh sống, thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của công dân, bao gồm nhà ở,
tàu, thuyền, phương tiện khác có khả năng di chuyển hoặc chỗ ở khác theo quy định
của pháp luật52
. Có thể thấy pháp luật Việt Nam loại trừ trường hợp cư trú bất hợp
pháp khỏi quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Theo ý kiến tác giả, việc quy định như
vậy tránh trường hợp những đối tượng cư trú bất hợp pháp lợi dụng quyền bất khả
xâm phạm về chỗ ở để trục lợi, từ đó bảo đảm trật tự xã hội.
Vì sự quan trọng của ngôi nhà, pháp luật Việt Nam đặt ra những quy định chặt
chẽ khi thực hiện việc khám xét. Theo đó, mọi sự can thiệp vào chỗ ở của người dân
phải tuân thủ quy định của BLTTHS 2015 (Điều 192 – 200). Khi xảy ra hành vi cản
trở hoặc tước bỏ quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của người khác một cách trái luật,
đối tượng có thể bị xử lý hình sự về Tội xâm phạm chỗ ở của người khác được quy
định tại Điều 158 BLHS 2015.
1.3.3. So sánh các quy định về quyền riêng tư trong pháp luật quốc tế và
pháp luật Việt Nam
52
Khoản 1 Điều 2 Luật Cư trú 2020.
36
Khi so sánh các quy định về quyền riêng tư trong pháp luật quốc tế (đặc biệt
là Điều 12 UDHR và Điều 17 ICCPR9) và pháp luật Việt Nam, tác giả nhận thấy có
những sự tương đồng và khác biệt trong quy định như sau:
Thứ nhất, về chủ thể quyền, cả pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam đều
chỉ thừa nhận chủ thể duy nhất của quyền là cá nhân. Theo đó, dưới quan niệm đặt
con người vào vị trí trung tâm, pháp luật quốc tế và Việt Nam đều ghi nhận tất cả mọi
người không phân biệt quốc tịch, dân tộc, tôn giáo,… đều quyền riêng tư như nhau.
Tuy nhiên, về nghĩa vụ của nhà nước, có một sự khác biệt quan trọng giữa ICCPR,
UDHR và Hiến pháp 2013. Hiến pháp 2013 quy định nhà nước có nghĩa vụ tôn trọng,
nghĩa vụ bảo vệ và nghĩa vụ bảo đảm thực hiện quyền riêng tư, bao gồm việc ngăn
chặn sự vi phạm, chủ động đưa ra những biện pháp bảo vệ, bảo đảm việc thực hiện
quyền riêng tư của người dân. Trong khi đó, Điều 12 UDHR và Điều 17 ICCPR chỉ
mới dừng lại nghĩa vụ ngăn chặn những hành vi can thiệp tùy tiện, bất hợp pháp đối
với quyền riêng tư. Như vậy, rõ ràng nhà nước Việt Nam có sự chủ động hơn trong
bảo đảm quyền riêng tư của người dân, tạo điều kiện để người dân hưởng quyền riêng
tư tốt hơn.
Thứ hai, về phạm vi hưởng quyền riêng tư, pháp luật quốc tế và pháp luật Việt
có sự tương đồng đáng kể như quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật
cá nhân và bí mật gia đình; quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình; quyền bí mật thư
tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác; quyền bất
khả xâm phạm về chỗ ở. Tuy nhiên, ICCPR có ưu điểm là có những bình luận chung
để giải thích, làm rõ những nội dung về quyền riêng tư. Bình luận chung này cùng
với những quyết định xử lý khiếu nại của HRC cho phép mọi người có cái nhìn rõ nét
hơn về việc áp dụng Điều 17 trong thực tế. Trong khi đó hệ thống pháp luật Việt Nam
lại thiếu các văn bản giải thích cụ thể về nội dung quyền riêng tư, dẫn đến tình trạng
cơ quan tư pháp gặp khó khăn trong việc áp dụng quy định vào thực tiễn.
Thứ ba, pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam có sự giống nhau về các khía
cạnh của quyền riêng tư như: đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, gia đình, danh dự, uy
tín, thư tín, điện thoại, điện tín, chỗ ở. Các khái niệm như đời sống riêng tư, bái mật
37
cá nhân, danh dự, uy tín tuy chiếm thành tố quan trọng trong quyền riêng tư như cả
pháp luật quốc tế và Việt Nam đều không giải thích về những khái niệm này. Đây là
một khoảng trống pháp lý cần phải được bổ sung nhằm vạch rõ phạm vi được hưởng
quyền của chủ thể, từ đó xây dựng những quy định phù hợp để bảo vệ quyền riêng tư
của cá nhân. Mặt khác, nội dung của một số khía cạnh quyền riêng tư tại Việt Nam
có sự khác biệt đáng kể so với quốc tế, trong đó nổi bật nhất là nhà ở. Bình luận chung
số 16 của HRC đã mở rộng ý nghĩa về “nhà ở” bao gồm cả cơ sở kinh doanh, nơi làm
việc của một cá nhân, trong khi đó Việt Nam chỉ thừa nhận “nhà ở” là nơi sinh sống
thường trú hoặc tạm trú của cá nhân. Theo ý kiến của tác giả, việc mở rộng khái niệm
nhà ở bao gồm cả cơ sở kinh doanh, nơi làm việc là một điểm tiến bộ đáng học hỏi,
bởi lẽ những địa điểm nay cũng chứa đựng nhiều thứ liên quan đến đời sống, bí mật
cá nhân.
1.4. Giới hạn của quyền riêng tư theo pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam
1.4.1. Giới hạn của quyền riêng tư theo pháp luật quốc tế
Quyền riêng tư không phải là quyền tuyệt đối, vì thế Điều 4 ICCPR cho phép
các quốc gia hạn chế quyền riêng tư của cá nhân trong bối cảnh tình trạng khẩn cấp
xảy ra đe doạ sự sống còn của quốc gia đã được chính thức công bố. Tuy nhiên, để
áp dụng các biện pháp hạn chế quyền riêng tư, Điều 4 ICCPR bắt buộc các biện pháp
mà quốc gia áp dụng phải thực sự xuất phát từ tình huống khẩn cấp, và không được
mang tính chất phân biệt đối xử về giới tính, chủng tộc, tôn giáo, màu da, quốc tịch
hoặc vị trí xã hội.
Nhằm làm rõ việc hạn chế các quyền dân sự và chính trị, tránh việc lạm quyền
của các quốc gia, một văn bản quan trọng là Các nguyên tắc Siracusa về các điều
khoản hạn chế và tạm đình chỉ trong ICCPR (gọi tắt là Nguyên tắc Siracusa) được
Hội đồng Kinh tế và Xã hội (ECOSOC) Liên hợp quốc thông qua năm 198453
. Theo
Nguyên tắc Siracusa, một mối đe dọa đối với cuộc sống của quốc gia được hiểu là:
53
United Nations: Economic and Social Council, Siracusa Principles on the Limitation and Derogation
Provisions in the International Covenant on Civil and Political Rights (‘Siracusa Principles”), U.N. Doc.
E/CN.4/1985/4, Annex, 28 September 1984, E/CN.4/1985/4,
<http://hrlibrary.umn.edu/instree/siracusaprinciples.html> (truy cập ngày 23/5/2021).
38
(a) Ảnh hưởng đến toàn bộ dân số và toàn bộ hoặc một phần lãnh thổ của quốc
gia, và
(b) Đe dọa sự toàn vẹn về thể chất của dân cư, sự độc lập về chính trị hoặc
toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia hoặc sự tồn tại hoặc hoạt động cơ bản của các thể chế
không thể thiếu để đảm bảo và thể hiện các quyền được công nhận trong Công ước
ICCPR.54
Ngoài ra, Nguyên tắc Siracusa cũng yêu cầu việc giới hạn quyền riêng tư phải
bám sát tình hình xảy ra, chỉ áp dụng khi thực sự cần thiết để đối phó với mối đe dọa
đối với quốc gia và phải tương xứng với bản chất và mức độ của tình hình55
.
1.4.2.Giới hạn của quyền riêng tư theo pháp luật Việt Nam
Đối với pháp luật Việt Nam, khoản 2 Điều 14 Hiến pháp 2013 cho phép hạn
chế quyền con người, quyền công dân theo quy định của luật trong trường hợp cần
thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội,
sức khỏe của cộng đồng. Những quy định về việc hạn chế quyền riêng tư được nằm
rải rác trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau. Nhìn chung, những mục đích hạn
chế quyền riêng tư là:
i) Bảo vệ quốc phòng, an ninh quốc gia. Ví dụ: trong quá trình điều tra, người có
thẩm quyền tiến hành tố tụng có thể áp dụng các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt
gồm ghi âm, ghi hình bí mật; nghe điện thoại bí mật; thu thập bí mật dữ liệu điện tử
đối với các trường hợp tội xâm phạm an ninh quốc gia, tội phạm về ma túy, tội phạm
về tham nhũng, tội khủng bố, tội rửa tiền (Điều 223, khoản 1 Điều 224 BLTTHS
2015). Khi có căn cứ xác định liên quan đến hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia,
cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia được quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức,
cá nhân: cung cấp thông tin, tài liệu, đồ vật; kiểm tra, phong toả tài khoản, nguồn tài
chính; bóc mở hoặc giao thư tín, điện tín, bưu phẩm, bưu kiện, hàng hoá để kiểm tra
khi có căn cứ xác định trong đó có thông tin, tài liệu, chất nổ, vũ khí, vật phẩm khác
có nguy hại cho an ninh quốc gia; cho phép kiểm tra phương tiện giao thông, phương
54
Đoạn 39 Nguyên tắc Siracusa.
55
Đoạn 51 – 57 Nguyên tắc Siracusa.
39
tiện thông tin, máy tính, mạng máy tính, đồ vật, tài liệu, hàng hoá, chỗ ở, nơi làm việc
hoặc các cơ sở khác của cơ quan, tổ chức, cá nhân (khoản 1 Điều 24 Luật An ninh
quốc gia 2004).
ii) Bảo đảm trật tự, an toàn xã hội. Ví dụ: Khi có căn cứ để nhận định trong thư
tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm, dữ liệu điện tử có công cụ, phương tiện phạm tội,
tài liệu, đồ vật, tài sản liên quan đến vụ án thì có thể khám xét thư tín, điện tín, bưu
kiện, bưu phẩm, dữ liệu điện tử (khoản 2 Điều 192 BLTTHS 2015).
iii) Bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Ví dụ: thông tin về tình trạng sức khỏe và đời tư
được ghi trong hồ sơ bệnh án được phép công bố để chia sẻ thông tin, kinh nghiệm
nhằm nâng cao chất lượng chẩn đoán, chăm sóc, điều trị người bệnh giữa những
người hành nghề trong nhóm trực tiếp điều trị cho người bệnh hoặc trong trường hợp
khác được pháp luật quy định mà không cần người bệnh đồng ý (khoản 2 Điều 8 Luật
Khám bệnh, chữa bệnh 2009). Cơ quan có thẩm quyền giám sát bệnh truyền nhiễm
có quyền giám sát các trường hợp mắc bệnh, bị nghi ngờ mắc bệnh và mang mầm
bệnh truyền nhiễm bao gồm thông tin về địa điểm, thời gian, các trường hợp mắc
bệnh, tử vong; tình trạng bệnh; tình trạng miễn dịch; đặc điểm chủ yếu về dân số và
các thông tin cần thiết khác nhằm phòng, chống bệnh truyền nhiễm (khoản 1 Điều 21
Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007).
iv) Bảo vệ đạo đức xã hội. Ví dụ: nhà nước có quyền áp dụng các biện pháp để
bảo vệ không gian mạng quốc gia, phòng ngừa, xử lý những hành vi sử dụng không
gian mạng để thực hiện: hoạt động mại dâm, tệ nạn xã hội, mua bán người; đăng tải
thông tin dâm ô, đồi trụy, tội ác; phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân tộc, đạo đức
xã hội (Điều 5, Điều 6, điểm đ khoản 1 Điều 8 Luật An ninh mạng 2018).
v) Vì lợi ích công cộng. Ví dụ: sử dụng hình ảnh không cần có sự đồng ý của
người có hình ảnh hoặc người đại diện theo pháp luật của họ trong trường hợp hình
ảnh được sử dụng vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng (khoản 2 Điều 32
BLDS 2015).
1.4.3. So sánh các quy định về giới hạn của quyền riêng tư trong pháp luật quốc
tế và pháp luật Việt Nam
_ Luận văn.pdf
_ Luận văn.pdf
_ Luận văn.pdf
_ Luận văn.pdf
_ Luận văn.pdf
_ Luận văn.pdf
_ Luận văn.pdf
_ Luận văn.pdf
_ Luận văn.pdf
_ Luận văn.pdf
_ Luận văn.pdf
_ Luận văn.pdf
_ Luận văn.pdf
_ Luận văn.pdf
_ Luận văn.pdf
_ Luận văn.pdf
_ Luận văn.pdf
_ Luận văn.pdf
_ Luận văn.pdf
_ Luận văn.pdf
_ Luận văn.pdf
_ Luận văn.pdf
_ Luận văn.pdf
_ Luận văn.pdf
_ Luận văn.pdf
_ Luận văn.pdf
_ Luận văn.pdf
_ Luận văn.pdf
_ Luận văn.pdf
_ Luận văn.pdf
_ Luận văn.pdf
_ Luận văn.pdf
_ Luận văn.pdf
_ Luận văn.pdf
_ Luận văn.pdf
_ Luận văn.pdf
_ Luận văn.pdf
_ Luận văn.pdf
_ Luận văn.pdf
_ Luận văn.pdf
_ Luận văn.pdf
_ Luận văn.pdf
_ Luận văn.pdf
_ Luận văn.pdf
_ Luận văn.pdf
_ Luận văn.pdf
_ Luận văn.pdf
_ Luận văn.pdf
_ Luận văn.pdf
_ Luận văn.pdf
_ Luận văn.pdf
_ Luận văn.pdf
_ Luận văn.pdf
_ Luận văn.pdf
_ Luận văn.pdf
_ Luận văn.pdf
_ Luận văn.pdf
_ Luận văn.pdf
_ Luận văn.pdf
_ Luận văn.pdf
_ Luận văn.pdf
_ Luận văn.pdf

More Related Content

Similar to _ Luận văn.pdf

Tìm hiểu sự tác động của đại dịch Covid-19 đến nền kinh tế Việt Nam
Tìm hiểu sự tác động của đại dịch Covid-19 đến nền kinh tế Việt NamTìm hiểu sự tác động của đại dịch Covid-19 đến nền kinh tế Việt Nam
Tìm hiểu sự tác động của đại dịch Covid-19 đến nền kinh tế Việt Namluanvantrust
 
Luận văn: Thực trạng thi hành pháp luật bảo hiểm y tế tự nguyện ở Việt Nam
Luận văn: Thực trạng thi hành pháp luật bảo hiểm y tế tự nguyện ở Việt NamLuận văn: Thực trạng thi hành pháp luật bảo hiểm y tế tự nguyện ở Việt Nam
Luận văn: Thực trạng thi hành pháp luật bảo hiểm y tế tự nguyện ở Việt NamViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Thông điệp về hôn nhân có yếu tố nước ngoài trên báo điện tử, HAY - Gửi miễn ...
Thông điệp về hôn nhân có yếu tố nước ngoài trên báo điện tử, HAY - Gửi miễn ...Thông điệp về hôn nhân có yếu tố nước ngoài trên báo điện tử, HAY - Gửi miễn ...
Thông điệp về hôn nhân có yếu tố nước ngoài trên báo điện tử, HAY - Gửi miễn ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Tiểu luận tác động của đại dịch đến nền kinh tế việt nam
Tiểu luận tác động của đại dịch đến nền kinh tế việt namTiểu luận tác động của đại dịch đến nền kinh tế việt nam
Tiểu luận tác động của đại dịch đến nền kinh tế việt namluanvantrust
 
GIẢI PHÁP PHỤC HỒI, PHÁT TRIỂN DU LỊCH QUẢNG NINH DO ẢNH HƯỞNG DỊCH COVID-19
GIẢI PHÁP PHỤC HỒI, PHÁT TRIỂN DU LỊCH QUẢNG NINH DO ẢNH HƯỞNG DỊCH COVID-19GIẢI PHÁP PHỤC HỒI, PHÁT TRIỂN DU LỊCH QUẢNG NINH DO ẢNH HƯỞNG DỊCH COVID-19
GIẢI PHÁP PHỤC HỒI, PHÁT TRIỂN DU LỊCH QUẢNG NINH DO ẢNH HƯỞNG DỊCH COVID-19lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Luận văn: Thực hành về phòng, chống dịch Covid -19 và một số yếu tố liên quan
Luận văn: Thực hành về phòng, chống dịch Covid -19 và một số yếu tố liên quanLuận văn: Thực hành về phòng, chống dịch Covid -19 và một số yếu tố liên quan
Luận văn: Thực hành về phòng, chống dịch Covid -19 và một số yếu tố liên quanViết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Luận Văn Thực Trạng Tăng Huyết Áp Và Hiệu Quả Của Mô Hình Quản Lý Điều Trị Tạ...
Luận Văn Thực Trạng Tăng Huyết Áp Và Hiệu Quả Của Mô Hình Quản Lý Điều Trị Tạ...Luận Văn Thực Trạng Tăng Huyết Áp Và Hiệu Quả Của Mô Hình Quản Lý Điều Trị Tạ...
Luận Văn Thực Trạng Tăng Huyết Áp Và Hiệu Quả Của Mô Hình Quản Lý Điều Trị Tạ...tcoco3199
 

Similar to _ Luận văn.pdf (20)

Tìm hiểu sự tác động của đại dịch Covid-19 đến nền kinh tế Việt Nam
Tìm hiểu sự tác động của đại dịch Covid-19 đến nền kinh tế Việt NamTìm hiểu sự tác động của đại dịch Covid-19 đến nền kinh tế Việt Nam
Tìm hiểu sự tác động của đại dịch Covid-19 đến nền kinh tế Việt Nam
 
Tội phá hủy công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia
Tội phá hủy công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc giaTội phá hủy công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia
Tội phá hủy công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia
 
Tuyên truyền pháp luật cho cán bộ, đảng viên trên báo điện tử, 9đ
Tuyên truyền pháp luật cho cán bộ, đảng viên trên báo điện tử, 9đTuyên truyền pháp luật cho cán bộ, đảng viên trên báo điện tử, 9đ
Tuyên truyền pháp luật cho cán bộ, đảng viên trên báo điện tử, 9đ
 
Luận văn: Các tội có liên quan đến HIV trong luật hình sự, HOT
Luận văn: Các tội có liên quan đến HIV trong luật hình sự, HOTLuận văn: Các tội có liên quan đến HIV trong luật hình sự, HOT
Luận văn: Các tội có liên quan đến HIV trong luật hình sự, HOT
 
Luận văn: Các tội có liên quan đến HIV trong luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Các tội có liên quan đến HIV trong luật hình sự Việt NamLuận văn: Các tội có liên quan đến HIV trong luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Các tội có liên quan đến HIV trong luật hình sự Việt Nam
 
Các tội có liên quan đến HIV trong Luật Hình Sự Việt Nam
Các tội có liên quan đến HIV trong Luật Hình Sự Việt NamCác tội có liên quan đến HIV trong Luật Hình Sự Việt Nam
Các tội có liên quan đến HIV trong Luật Hình Sự Việt Nam
 
BÀI MẪU Khóa Luận luật quốc tế, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa Luận luật quốc tế, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Khóa Luận luật quốc tế, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa Luận luật quốc tế, HAY, 9 ĐIỂM
 
Quyền hưởng lợi ích của tiến bộ khoa học và ứng dụng, HOT
Quyền hưởng lợi ích của tiến bộ khoa học và ứng dụng, HOTQuyền hưởng lợi ích của tiến bộ khoa học và ứng dụng, HOT
Quyền hưởng lợi ích của tiến bộ khoa học và ứng dụng, HOT
 
Luận văn: Thực trạng thi hành pháp luật bảo hiểm y tế tự nguyện ở Việt Nam
Luận văn: Thực trạng thi hành pháp luật bảo hiểm y tế tự nguyện ở Việt NamLuận văn: Thực trạng thi hành pháp luật bảo hiểm y tế tự nguyện ở Việt Nam
Luận văn: Thực trạng thi hành pháp luật bảo hiểm y tế tự nguyện ở Việt Nam
 
Luận Văn Thạc Sĩ Đại Học Quốc Gia Hà Nội.
Luận Văn Thạc Sĩ Đại Học Quốc Gia Hà Nội.Luận Văn Thạc Sĩ Đại Học Quốc Gia Hà Nội.
Luận Văn Thạc Sĩ Đại Học Quốc Gia Hà Nội.
 
Luận Văn Bảo Vệ Quyền Lợi Của Người Tiêu Dùng Trong Tiêm Phòng Vaccin Theo P...
Luận Văn Bảo Vệ Quyền Lợi Của Người Tiêu Dùng Trong Tiêm Phòng Vaccin Theo P...Luận Văn Bảo Vệ Quyền Lợi Của Người Tiêu Dùng Trong Tiêm Phòng Vaccin Theo P...
Luận Văn Bảo Vệ Quyền Lợi Của Người Tiêu Dùng Trong Tiêm Phòng Vaccin Theo P...
 
Thông điệp về hôn nhân có yếu tố nước ngoài trên báo điện tử, HAY - Gửi miễn ...
Thông điệp về hôn nhân có yếu tố nước ngoài trên báo điện tử, HAY - Gửi miễn ...Thông điệp về hôn nhân có yếu tố nước ngoài trên báo điện tử, HAY - Gửi miễn ...
Thông điệp về hôn nhân có yếu tố nước ngoài trên báo điện tử, HAY - Gửi miễn ...
 
Tiểu luận tác động của đại dịch đến nền kinh tế việt nam
Tiểu luận tác động của đại dịch đến nền kinh tế việt namTiểu luận tác động của đại dịch đến nền kinh tế việt nam
Tiểu luận tác động của đại dịch đến nền kinh tế việt nam
 
Đề tài: Bảo đảm quyền con người của phạm nhân theo pháp luật
Đề tài: Bảo đảm quyền con người của phạm nhân theo pháp luậtĐề tài: Bảo đảm quyền con người của phạm nhân theo pháp luật
Đề tài: Bảo đảm quyền con người của phạm nhân theo pháp luật
 
Bảo đảm quyền của trẻ em sống chung và bị ảnh hưởng HIV, HOT
Bảo đảm quyền của trẻ em sống chung và bị ảnh hưởng HIV, HOTBảo đảm quyền của trẻ em sống chung và bị ảnh hưởng HIV, HOT
Bảo đảm quyền của trẻ em sống chung và bị ảnh hưởng HIV, HOT
 
Luận Văn Bảo Vệ Quyền Lợi Của Người Tiêu Dùng Trong Lĩnh Vực Vệ Sinh, An Toà...
Luận Văn Bảo Vệ Quyền Lợi Của Người Tiêu Dùng Trong Lĩnh Vực Vệ Sinh, An Toà...Luận Văn Bảo Vệ Quyền Lợi Của Người Tiêu Dùng Trong Lĩnh Vực Vệ Sinh, An Toà...
Luận Văn Bảo Vệ Quyền Lợi Của Người Tiêu Dùng Trong Lĩnh Vực Vệ Sinh, An Toà...
 
GIẢI PHÁP PHỤC HỒI, PHÁT TRIỂN DU LỊCH QUẢNG NINH DO ẢNH HƯỞNG DỊCH COVID-19
GIẢI PHÁP PHỤC HỒI, PHÁT TRIỂN DU LỊCH QUẢNG NINH DO ẢNH HƯỞNG DỊCH COVID-19GIẢI PHÁP PHỤC HỒI, PHÁT TRIỂN DU LỊCH QUẢNG NINH DO ẢNH HƯỞNG DỊCH COVID-19
GIẢI PHÁP PHỤC HỒI, PHÁT TRIỂN DU LỊCH QUẢNG NINH DO ẢNH HƯỞNG DỊCH COVID-19
 
Các yếu tố cấu thành tội danh làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ch...
Các yếu tố cấu thành tội danh làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ch...Các yếu tố cấu thành tội danh làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ch...
Các yếu tố cấu thành tội danh làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ch...
 
Luận văn: Thực hành về phòng, chống dịch Covid -19 và một số yếu tố liên quan
Luận văn: Thực hành về phòng, chống dịch Covid -19 và một số yếu tố liên quanLuận văn: Thực hành về phòng, chống dịch Covid -19 và một số yếu tố liên quan
Luận văn: Thực hành về phòng, chống dịch Covid -19 và một số yếu tố liên quan
 
Luận Văn Thực Trạng Tăng Huyết Áp Và Hiệu Quả Của Mô Hình Quản Lý Điều Trị Tạ...
Luận Văn Thực Trạng Tăng Huyết Áp Và Hiệu Quả Của Mô Hình Quản Lý Điều Trị Tạ...Luận Văn Thực Trạng Tăng Huyết Áp Và Hiệu Quả Của Mô Hình Quản Lý Điều Trị Tạ...
Luận Văn Thực Trạng Tăng Huyết Áp Và Hiệu Quả Của Mô Hình Quản Lý Điều Trị Tạ...
 

_ Luận văn.pdf

  • 1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM KHOA LUẬT QUỐC TẾ -----------***------------ NGUYỄN PHƯƠNG NHƯ MSSV: 1753801015177 QUYỀN RIÊNG TƯ THEO PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH ĐẠI DỊCH COVID-19 Khóa luận tốt nghiệp cử nhân luật Niên khóa: 2017 - 2021 Người hướng dẫn: Thạc sĩ LÊ ĐỨC PHƯƠNG TP.HCM – Năm 2021
  • 2. 2 TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM KHOA LUẬT QUỐC TẾ -----------***------------ NGUYỄN PHƯƠNG NHƯ MSSV: 1753801015177 QUYỀN RIÊNG TƯ THEO PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH ĐẠI DỊCH COVID-19 Khóa luận tốt nghiệp cử nhân luật Niên khóa: 2017 - 2021 Người hướng dẫn: Thạc sĩ LÊ ĐỨC PHƯƠNG TP.HCM – Năm 2021
  • 3. 3 MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT................................................................................. 5 PHẦN MỞ ĐẦU..................................................................................................... 6 CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ QUYỀN RIÊNG TƯ THEO PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM ........................................................... 13 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của quyền riêng tư theo pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam ......................................................................... 13 1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của quyền riêng tư theo pháp luật quốc tế ...................................................................................................................... 13 1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của quyền riêng tư theo pháp luật Việt Nam ................................................................................................................. 14 1.2. Khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa của quyền riêng tư ............................... 16 1.2.1. Khái niệm về quyền riêng tư ................................................................. 16 1.2.2. Đặc điểm quyền riêng tư ....................................................................... 21 1.2.3. Ý nghĩa của quyền riêng tư ................................................................... 22 1.3. Nội dung của quyền riêng tư theo pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam ..................................................................................................................... 23 1.3.1. Nội dung của quyền riêng tư theo pháp luật quốc tế............................. 23 1.3.2. Nội dung của quyền riêng tư theo pháp luật Việt Nam......................... 31 1.3.3. So sánh các quy định về quyền riêng tư trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam .................................................................................................. 35 1.4. Giới hạn của quyền riêng tư theo pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam .............................................................................................................................. 37 1.4.1. Giới hạn của quyền riêng tư theo pháp luật quốc tế.............................. 37 1.4.2. Giới hạn của quyền riêng tư theo pháp luật Việt Nam.......................... 38 1.4.3. So sánh các quy định về giới hạn của quyền riêng tư trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam................................................................................. 39 Kết luận Chương 1............................................................................................. 42 CHƯƠNG 2: QUYỀN RIÊNG TƯ VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG ĐẠI DỊCH COVID-19 TRÊN BÌNH DIỆN QUỐC TẾ VÀ TẠI VIỆT NAM - MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM ĐẢM BẢO QUYỀN RIÊNG TƯ TRONG BỐI CẢNH ĐẠI DỊCH COVID-19 TẠI VIỆT NAM................................................. 44 2.1. Quyền riêng tư và các hoạt động phòng chống đại dịch COVID-19 trên bình diện quốc tế và tại Việt Nam .................................................................... 44
  • 4. 4 2.1.1. Thu thập, sử dụng thông tin và vấn đề bảo mật các thông tin của người nhiễm, nghi nhiễm COVID-19 và quyền riêng tư........................................... 45 2.1.2. Khai báo y tế và quyền riêng tư ............................................................ 49 2.1.3. Công khai lịch trình di chuyển, tiếp xúc của người nhiễm, nghi nhiễm COVID-19 và quyền riêng tư.......................................................................... 53 2.1.4. Công khai thông tin của người tử vong do COVID-19 và quyền riêng tư ......................................................................................................................... 59 2.1.5. Vấn đề bảo mật của các ứng dụng truy vết COVID-19 và quyền riêng tư ......................................................................................................................... 61 2.1.6. Các biện pháp xử lý đối với người có hành vi xâm phạm quyền riêng tư trong bối cảnh phòng chống COVID-19......................................................... 66 2.2. Kiến nghị một số giải pháp nhằm đảm bảo quyền riêng tư trong bối cảnh đại dịch COVID-19 tại Việt Nam ..................................................................... 70 2.2.1. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam về bảo đảm quyền riêng tư nói chung ............................................................................................................... 71 2.2.2. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam về bảo đảm quyền riêng tư trong bối cảnh COVID-19. ....................................................................................... 75 Kết luận Chương 2............................................................................................. 81 KẾT LUẬN CHUNG ............................................................................................. 83 PHỤ LỤC................................................................................................................ 97
  • 5. 5 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BLDS Bộ luật Dân sự BLHS Bộ luật Hình sự BLTTHS Bộ luật Tố tụng hình sự COVID-19 Bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi-rút corona (coronavirus disease 2019) ECHR Công ước châu Âu về Nhân quyền 1950 (European Convention on Human Rights) EU Liên minh châu Âu (European Union) GDPR Quy định bảo vệ dữ liệu chung (General Data Protection Regulation) HRC Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc (United Nations Human Rights Council) ICCPR Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị năm 1966 (International Covenant on Civil and Political Rights) SARS-CoV-2 Virus corona gây hội chứng hô hấp cấp tính nặng 2 (severe acute respiratory syndrome corona virus 2) UDHR Tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền (Universal Declaration of Human Rights) WHO Tổ chức Y tế Thế giới (World Health Organization)
  • 6. 6 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài COVID-19 là một đại dịch truyền nhiễm được gây ra bởi virus SARS-CoV-2 bắt đầu bùng phát từ tháng 12 năm 2019 tại thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Ngày 31/01/2020, Tổ chức y tế thế giới (WHO) công bố dịch bệnh COVID-19 là tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu. Vào ngày 11/3/2020, WHO chính thức tuyên bố COVID-19 là đại dịch toàn cầu. Tính đến ngày 01/04/2021, toàn thế giới đã có 130,164,886 ca nhiễm với 2,839,785 ca tử vong1 . Dịch bệnh COVID-19 trở thành một mối đe doạ đến toàn thế giới. Song song với những tổn thất về kinh tế, xã hội, đại dịch COVID-19 còn gây ra những ảnh hưởng chưa từng ghi nhận trước đây về quyền riêng tư của cá nhân. Về mặt thực tiễn, do yêu cầu cấp bách về vấn đề kiểm soát nguồn lây của COVID-19, nhiều quốc gia đã tiến hành các biện pháp như xét nghiệm diện rộng, cách ly xã hội,… Và biện pháp về công nghệ được tận dụng tối đa. Tại Trung Quốc, chính phủ áp dụng hệ thống giám sát bao gồm nhận diện khuôn mặt và đo nhiệt độ của SenseTime để xác định người có khả năng bị bệnh, dùng Big Data để xác định người dân bị nhiễm thông qua lịch sử đi lại. Người dân nước này buộc phải cài phần mềm có tên Ant-Alipay vào điện thoại.2 Tại Singapore, ứng dụng TraceTogether đang được sử dụng rộng rãi tại đất nước này3 . Tuy nhiên có rất nhiều ý kiến xoay quanh việc bảo mật của các ứng dụng, cơ quan tổ chức nào sẽ quản lý nguồn dữ liệu khổng lồ bao gồm tình hình sức khoẻ, lịch sử đi lại,… của người dùng, đặc biệt là việc xử lý dữ liệu hậu đại dịch4 . 1 https://ncov.moh.gov.vn/, (truy cập ngày 01/04/2021). 2 “Công nghệ trong cuộc chiến chống Covid-19”, <https://tcnn.vn/news/detail/46882/Cong-nghe-trong-cuoc- chien-chong-Covid-19.html> (truy cập ngày 01/4/2021). 3 Aaron Tan, “Singapore government to open source contact-tracing protocol”, <https://www.computerweekly.com/news/252480501/Singapore-government-to-open-source-contact- tracing-protocol> (truy cập ngày 01/4/2021). 4 Ben Power, “The coronavirus is expanding the surveillance state. How will this play out?”, <https://www.washingtonpost.com/politics/2020/03/27/coronavirus-is-expanding-surveillance-state-how- will-this-play-out/> (truy cập ngày 01/04/2021).
  • 7. 7 Bên cạnh những e ngại về bảo mật trong việc sử dụng các ứng dụng truy vết COVID-19, thế giới đang nóng lên vấn đề về quyền riêng tư trong các hoạt động phòng chống đại dịch COVID-19 khác như khai báo y tế, công khai lịch trình di chuyển và tiếp xúc của người nhiễm và nghi nhiễm COVID-19, thu thập và sử dụng thông tin của người nhiễm và nghi nhiễm COVID-19,… Điều này tạo nên các ý kiến về quyền riêng tư, mối tương quan giữa lợi ích cộng đồng và quyền riêng tư của người bệnh. Việc xác định ranh giới của việc hạn chế quyền, mối liên hệ cũng như xung đột giữa bảo vệ lợi ích cá nhân và lợi ích cộng đồng, lợi ích xã hội có ý nghĩa rất lớn trong thời điểm hiện nay.5 Về mặt pháp lý, WHO đã ban hành Tuyên bố chung về Bảo vệ dữ liệu và Quyền riêng tư trong Phản hồi COVID-19, nhấn mạnh “Mọi hoạt động thu thập, sử dụng và xử lý dữ liệu của các Tổ chức Hệ thống Liên hợp quốc trong bối cảnh đại dịch COVID-19 phải bắt nguồn từ quyền con người và được thực hiện theo đúng luật quốc tế hiện hành, các nguyên tắc bảo vệ dữ liệu và quyền riêng tư, bao gồm cả Nguyên tắc về Quyền riêng tư và Bảo vệ Dữ liệu Cá nhân của Liên hợp quốc.”6 Tại châu Âu, Tuyên bố chung về quyền bảo vệ dữ liệu trong bối cảnh đại dịch COVID- 19 dựa trên nền tảng Công ước 108 về Bảo vệ các Cá nhân liên quan đến Xử lý Tự động Dữ liệu Cá nhân được đưa ra. Theo đó, “việc xử lý dữ liệu cá nhân chỉ được thực hiện nếu cần thiết và tương xứng với mục đích rõ ràng, cụ thể và hợp pháp”, “sự riêng tư phải được đảm bảo và các biện pháp thích hợp được áp dụng để bảo vệ tính bảo mật của dữ liệu, đặc biệt khi liên quan đến các danh mục dữ liệu đặc biệt như dữ liệu liên quan đến sức khỏe; chủ thể dữ liệu được thực hiện các quyền của mình”.7 5 Đăng Nguyên, “Lo ngại quyền riêng tư của người nhiễm và nghi nhiễm Covid-19”, <https://thanhnien.vn/giao-duc/lo-ngai-quyen-rieng-tu-cua-nguoi-nhiem-va-nghi-nhiem-covid-19- 1332293.html> (truy cập ngày 01/04/2021). 6 “Joint Statement on Data Protection and Privacy in the COVID-19 Response”, <https://www.who.int/news/item/19-11-2020-joint-statement-on-data-protection-and-privacy-in-the-covid- 19-response> (truy cập ngày 01/04/2021). 7 Alessandra Pierucci, Jean-Philippe Walte, “Joint Statement on the right to data protection in the context of the COVID-19 pandemic by Alessandra Pierucci, Chair of the Committee of Convention 108 and Jean-Philippe Walter, Data Protection Commissioner of the Council of Europe”, <https://www.coe.int/en/web/data- protection/statement-by-alessandra-pierucci-and-jean-philippe-walter> (truy cập ngày 01/04/2021).
  • 8. 8 Các quốc gia đã bước đầu ban hành các đạo luật về các vấn đề trong đại dịch COVID- 19, trong đó có đề cập đến quyền riêng tư8,9 . Tại Việt Nam, quyền riêng tư đã được ghi nhận trong Hiến pháp 2013, tuy nhiên các quy định về quyền riêng tư không được tập hợp trong một luật riêng mà nằm rải rác tại nhiều luật như: Bộ luật Dân sự, Luật Báo chí, Luật Khám, chữa bệnh, Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm,… Thực tế cho thấy, các văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam về quyền riêng tư còn chưa toàn diện, thống nhất và đầy đủ khiến việc bảo đảm quyền riêng tư trong bối cảnh đại dịch COVID-19 bị ảnh hưởng. Vì vậy, việc nghiên cứu vấn đề quyền riêng tư theo pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam trong bối cảnh đại dịch COVID-19 có tính cấp thiết về mặt pháp lý và thực tiễn. Đó cũng là lý do mà sinh viên chọn đề tài “Quyền riêng tư theo pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam trong bối cảnh đại dịch COVID-19” để làm khoá luận tốt nghiệp của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Quyền riêng tư không phải là vần đề mới, do vậy số lượng công trình nghiên cứu về quyền riêng tư rất phong phú. Tuy nhiên, vì đại dịch COVID-19 là vấn đề mới nên các công trình về quyền riêng tư trong bối cảnh đại dịch chưa nhiều. Ở Việt Nam có các công trình nghiên cứu chung tiêu biểu về quyền riêng tư như sau: i) Trần Thị Hồng Hạnh (2018), Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ chuyên ngành Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Trong phạm vi luận văn, tác giả đã nêu cơ sở lý luận, quá trình hình thành, phát triển và thực trạng pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân ở Việt Nam hiện nay, đồng thời tác giả cũng đưa ra những quan điểm và giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân ở Việt Nam. 8 United Kingdom, “Coronavirus Act 2020”, chapter 7, <https://www.legislation.gov.uk/ukpga/2020/7/enacted> (truy cập ngày 06/7/2021). 9 Republic of Singapore, “COVID-19 (Temporary Measures) Act 2020”, part 11: Personal contact tracing data, <https://sso.agc.gov.sg/Act/COVID19TMA2020#P111-> (truy cập ngày 06/7/2021).
  • 9. 9 ii) Thái Thị Tuyết Dung (2012), Quyền tiếp cận thông tin và quyền riêng tư ở Việt Nam và một số quốc gia, NXB Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh. Trong quyển sách này, tác giả đã khái quát các vấn đề lý thuyết của quyền tiếp cận thông tin và quyền riêng tư ở Việt Nam và một số quốc gia, trình bày mối quan hệ giữa hai quyền này và đưa ra một số kiến nghị. iii) Nguyễn Văn Cương (2020), Thực trạng pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân ở Việt Nam hiện nay và hướng hoàn thiện, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 15 (415). Trong phạm vi bài viết này, tác giả đã phân tích những thành tựu, chỉ rõ những hạn chế cơ bản của pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân ở Việt Nam hiện nay và đề xuất phương hướng, giải pháp khắc phục. iv) Nguyễn Thị Huyền Trang (2014), Quyền được bảo vệ đời tư trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Pháp luật về quyền con người, Khoa Luật Đại học quốc gia Hà Nội. Trong phạm vi luận văn, tác giả đã trình bày một số vấn đề lý luận xung quanh quyền được bảo vệ đời tư trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam, thực tiễn áp dụng quyền này ở Việt Nam, và những giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền về đời tư. v) Trần Hoàng Đức (2016), Quyền riêng tư dưới góc độ lý luận và pháp luật thực định, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Luật dân sự và tố tụng dân sự, Đại học Luật Hà Nội. Trong phạm vi luận văn, tác giả đã trình bày một số vấn đề lý luận chung về quyền riêng tư, nội dung quyền riêng tư trong một số lĩnh vực cụ thể trên thế giới và tại Việt Nam, thực tiễn áp dụng quyền này ở Việt Nam, những yếu tố tác động tới pháp luật về quyền riêng tư tại Việt Nam và giải pháp nâng cao hiệu quả của việc bảo vệ quyền riêng tư tại Việt Nam. Trên bình diện quốc tế có một số công trình nghiên cứu tiêu biểu về quyền riêng tư trong bối cảnh đại dịch COVID-19 như sau:
  • 10. 10 i) Blasimme Alessandro, Ferretti Agata, Vayena Effy (2021), “Digital Contact Tracing Against COVID-19 in Europe: Current Features and Ongoing Developments”, Frontiers in Digital Health volume 3(660823). Bài báo xem xét sự phát triển của việc truy vết bằng kỹ thuật số ở tám quốc gia châu Âu và sự thay đổi từ cách giải thích chặt chẽ về việc giảm thiểu dữ liệu và giới hạn mục đích sang một cách tiếp cận mở rộng hơn. ii) Lucie White, Philippe van Basshuysen (2021), “Without a trace: Why did corona apps fail?”, Journal of medical ethics, medethics-2020-107061. Bài báo nêu quan điểm về việc thất bại của các ứng dụng truy vết COVID-19 vì những mối quan ngại liên quan đến quyền riêng tư của công chúng. iii) Sharifah Sekalala và các tác giả khác (2020), “Analyzing the Human Rights Impact of Increased Digital Public Health Surveillance during the COVID-19 Crisis”, Health And Human Rights Journal, Volume 22/2. Bài báo khái quát về các công nghệ giám sát đang được sử dụng để giải quyết COVID-19 và tính tương thích của các công cụ đó với quyền con người. Từ đó các tác giả đánh giá các tác động tiềm ẩn về quyền con người của các công cụ giám sát, đề xuất các cách giảm thiểu tác động có hại của nhân quyền liên quan đến các công nghệ này. Các công trình này nghiên cứu bày chủ yếu khái quát về các vấn đề trong quyền riêng tư như bảo mật thông tin cá nhân, quyền tiếp cận thông tin cùng một số ảnh hưởng về việc sử dụng các biện pháp phòng, chống đại dịch COVID-19 với quyền riêng tư. Trên cơ sở kế thừa các lý luận về quyền riêng tư, các đánh giá về ảnh hưởng của một số biện pháp phòng, chống đại dịch COVID-19, tác giả sẽ tiếp tục nghiên cứu quyền riêng tư trong bối cảnh đại dịch COVID-19, mở rộng nội dung nghiên cứu về ảnh hưởng của một số biện pháp phòng, chống đại dịch COVID-19 khác đối với quyền riêng tư. 3. Mục đích nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu
  • 11. 11 Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở kết quả tổng hợp các quan điểm khoa học của các tác giả trong và ngoài nước về quyền riêng tư, khóa luận hệ thống hóa và làm rõ một số vấn đề lý luận vế quyền riêng tư, chỉ ra mối liên hệ giữa các hoạt động phòng chống đại dịch COVID-19 đối với quyền riêng tư trên bình diện quốc tế và tại Việt Nam, qua đó đề ra một số giải pháp nhằm góp phần bảo đảm quyền riêng tư trong hoạt động phòng chống dịch COVID-19 tại Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu: • Đối với pháp luật quốc tế: gồm các Điều ước quốc tế của Liên hợp quốc, EU,…, pháp luật của một số quốc gia về quyền riêng tư. • Đối với pháp luật Việt Nam: gồm các văn bản quy phạm pháp luật về quyền riêng tư như Hiến pháp 2013, Bộ luật Dân sự 2015, Luật Luật Khám, chữa bệnh năm 2009, Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007,… • Thực tiễn tình hình COVID-19 và các hoạt động phòng, chống COVID- 19 đối với quyền riêng tư tại một số quốc gia và tại Việt Nam. 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu: Để làm rõ các vấn đề nghiên cứu, tác giả sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống, so sánh trên cơ sở các quy định pháp luật quốc tế, pháp luật Việt Nam, các tài liệu thu thập được, các công trình khoa học của các nhà khoa học trong và ngoài nước. Các phương pháp nghiên cứu nêu trên được sử dụng một cách linh hoạt để làm sáng tỏ các vấn đề pháp lý, thực tiễn về quyền riêng tư trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19. 5. Ý nghĩa nghiên cứu đề tài Việc nghiên cứu thành công đề tài này sẽ góp phần hoàn thiện những vấn đề pháp lý chung về quyền riêng tư; làm rõ mối liên hệ của các hoạt động phòng, chống đại dịch COVID-19 trên bình diện quốc tế và tại Việt Nam đối với quyền riêng tư; xây dựng được các giải pháp có giá trị tham khảo cho các cơ quan lập pháp, cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan nhằm bảo đảm quyền riêng tư trong bối cảnh đại dịch COVID-19 tại Việt Nam.
  • 12. 12 6. Bố cục khóa luận Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục, khóa luận gồm 02 chương như sau: Chương 1: Khái quát về quyền riêng tư theo pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam. Chương 2: Quyền riêng tư và các hoạt động phòng chống đại dịch COVID-19 trên bình diện quốc tế và tại Việt Nam – Một số kiến nghị nhằm đảm bảo quyền riêng tư trong bối cảnh đại dịch COVID-19 tại Việt Nam.
  • 13. 13 CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ QUYỀN RIÊNG TƯ THEO PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của quyền riêng tư theo pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam 1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của quyền riêng tư theo pháp luật quốc tế Quyền riêng tư của cá nhân đã xuất hiện kể từ khi nền văn minh ra đời. Khái niệm về quyền riêng tư đã được đề cập trong Bộ luật Hammurabi, Kinh thánh, kinh Qur'an, cũng như hiện diện trong nền văn minh Trung Quốc và Hy Lạp cổ đại10 . Lịch sử pháp lý thế giới ghi nhận, vào năm 1361, các Thẩm phán của Đạo luật Hòa bình (Peace Act) ở Anh quy định việc bắt giữ những kẻ nhìn trộm và nghe trộm. Năm 1789, Hiến pháp Hoa Kỳ có hiệu lực. Mặc dù Hiến pháp Hoa Kỳ không bảo vệ quyền riêng tư một cách rõ ràng, nhưng Tòa án tối cao nhận thấy rằng Hiến pháp quy định quyền riêng tư trong các Tu chính án Thứ nhất, Thứ ba, Thứ tư và Thứ năm11 . Tại Pháp, năm 1858, quyền đối với hình ảnh của một người được ra đời từ vụ kiện của nữ diễn viên Rachel bị đăng tải hình ảnh trên giường bệnh12 . Sau Chiến tranh Thế giới thứ II, Liên hợp quốc thông qua bản Tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền (UDHR) năm 1948, ghi nhận quyền riêng tư là một trong các quyền cơ bản của con người tại Điều 12 UDHR. Và sau đó quyền riêng tư lại được tái khẳng định tại Điều 17 Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 (ICCPR). Ở cấp độ khu vực, quyền riêng tư cũng được thừa nhận tại nhiều điều ước quốc tế như Điều 8 Công ước châu Âu về nhân quyền 1950 (ECHR), Điều 11 Công ước châu Mỹ về nhân quyền 1969 (ACHR). 10 David Banisar, Simon Davies (1999), “Global Trends in Privacy Protection: An International Survey of Privacy, Data Protection, and Surveillance Laws and Developments”, The John Marshall Journal of Information Technology & Privacy Law, vol 18, issue 1, tr.6. 11 “History of Privacy Timeline”, <https://safecomputing.umich.edu/privacy/history-of-privacy-timeline>, (truy cập ngày 04/05/2021). 12 Huw Beverley-Smith, Ansgar Ohly, Agnes Lucas-Schloetter (2005), Privacy, Property and Personality: Civil Law Perspectives on Commercial Appropriation, Cambridge University Press, tr. 147-149.
  • 14. 14 Đến đầu những năm 60, sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin đã thúc đẩy Uỷ hội châu Âu (CoE) thiết lập một khuôn khổ các nguyên tắc và chuẩn mực cụ thể để ngăn chặn việc thu thập và xử lý dữ liệu cá nhân không công bằng. Công ước bảo vệ các cá nhân liên quan đến xử lý tự động dữ liệu cá nhân (hay còn gọi là Công ước 108) ra đời năm 1981. Trong những năm tiếp theo, liên minh châu Âu (EU) đã ban hành tiếp nhiều văn bản về quyền riêng tư thông tin như Chỉ thị bảo vệ dữ liệu (Data Protection Directive) năm 1995, Quy định bảo vệ dữ liệu chung (GDPR) năm 2016. Dù xu hướng bảo vệ dữ liệu cá nhân ngày càng phát triển, nhưng vẫn chưa có một tiêu chuẩn toàn cầu nào điều chỉnh về vấn đề này. Tính đến thời điểm hiện tại, chỉ có văn bản Hướng dẫn Bảo vệ quyền riêng tư và luồng dữ liệu cá nhân xuyên biên giới năm 1980, cập nhật năm 2013 (gọi tắt là Hướng dẫn 1980) do Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) thông qua và khuyến nghị các thành viên thực hiện. 1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của quyền riêng tư theo pháp luật Việt Nam Ở Việt Nam, quyền riêng tư là chủ đề mới trong pháp lý và thực tiễn. So với sự phát triển về quyền riêng tư của các quốc gia trên thế giới thì Việt Nam công nhận tính pháp lý của quyền riêng tư khá muộn. Quyền riêng tư được chính thức công nhận lần đầu tiên tại Điều 11 Hiến Pháp năm 1946: “Tư pháp chưa quyết định thì không được bắt bớ và giam cầm người công dân Việt Nam. Nhà ở và thư tín của công dân Việt Nam không ai được xâm phạm một cách trái pháp luật.” Sau đó, Hiến pháp năm 1959 ghi nhận quyền riêng tư tại Điều 28: “Pháp luật bảo đảm nhà ở của công dân nước Việt Nam dân chủ cộng hoà không bị xâm phạm, thư tín được giữ bí mật.” Tại thời điểm này, các khía cạnh của quyền riêng tư được quy định trong Hiến pháp khá hạn chế, vẫn chưa thừa nhận đối tượng bảo vệ là danh dự, nhân phẩm. Đến Hiến pháp 1980, Điều 71 quy định: “Công dân có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu người đó không đồng ý, trừ trường hợp được pháp luật cho phép. Việc khám xét chỗ ở phải do đại diện cơ
  • 15. 15 quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành, theo quy định của pháp luật. Bí mật thư tín, điện thoại, điện tín được bảo đảm.” Tuy có bổ sung thêm đối tượng được bảo vệ là điện thoại, thư tín và danh dự, nhân phẩm (Điều 70), song Hiến pháp 1980 vẫn chưa thừa nhận quyền bảo mật về bí mật đời tư hoặc thông tin cá nhân. Hiến pháp 1992 vẫn kế thừa những quy định trong Hiến pháp 1980 nhưng có sửa đổi, bổ sung các hành vi xâm phạm đến thư tín, điện tín tại Điều 73 là “bóc mở, kiểm soát, thu giữ”. Và đến năm 1995, sự ra đời của BLDS 1995 đã đánh dấu bước phát triển đột phá về quyền riêng tư khi lần đầu tiên quy định trực tiếp “quyền đối với bí mật đời tư” tại khoản 1 Điều 34 “Quyền đối với bí mật đời tư của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.” Ngoài ra, Điều 34 cũng mở rộng những hành vi xâm phạm quyền bí mật về thư tín, điện tín, điện thoại (khoản 3), và lần đầu tiên quy định về việc thu thập, công bố thông tin, tư liệu về đời tư cá nhân (khoản 2). Bên cạnh đó, lần đầu tiên quyền của cá nhân đối với hình ảnh xuất hiện trong Điều 31 BLDS 1995. Nhìn chung, việc bảo vệ quyền riêng tư cũng được quy định trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau, ví dụ như Bộ luật Tố tụng hình sự, Luật Báo chí, Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác, Luật Khám bệnh, chữa bệnh,… Trên tinh thần của BLDS 1995, Điều 38 BLDS 2005 có bổ sung thêm “các hình thức thông tin điện tử cá nhân”, thay thế việc liệt kê các hành vi xâm phạm bí mật thư tín, điện tín, điện thoại bằng quy định khái quát hơn là “được bảo đảm an toàn và bảo mật”. Đến Hiến pháp 2013, phạm vi quy định quyền riêng tư đã được mở rộng đáng kể. Điều 21 thay thế cụm từ “bí mật đời tư” bằng cụm từ “đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình”. Theo đó, Điều 36 BLDS 2015 cũng quy định về quyền bất khả xâm phạm đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình. BLHS 2015 cũng quy định về các tội xâm phạm quyền riêng tư như xâm phạm chỗ ở (Điều 158), xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác (Điều 159),… Đối với lĩnh vực hành chính, các hành vi xâm phạm quyền riêng tư sẽ được xử lý tùy theo từng lĩnh vực cụ thể như lĩnh vực báo chí, truyền thông (khoản 2 Điều 8 Nghị định 159/2013/NĐ-CP), hoạt động thương mại điện tử (khoản 4 Điều 84 Nghị định số 185/2013/NĐ-CP),…
  • 16. 16 Cùng lúc đó, do sự ra đời và phát triển của mạng Internet, nhiều phương thức truyền thông, liên lạc mới ra đời kéo theo sự gia tăng nguy cơ bị xâm phạm quyền riêng tư trên không gian mạng. Chính vì thế, nhiều đạo luật mới được ban hành nhằm bảo vệ người dân trên không gian mạng, trong đó có bảo vệ quyền riêng tư, ví dụ như Luật Giao dịch điện tử, Luật An toàn thông tin mạng, Luật An ninh mạng,… 1.2. Khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa của quyền riêng tư 1.2.1. Khái niệm về quyền riêng tư Quyền riêng tư là một khái niệm phát triển theo thời gian, được gắn bó chặt chẽ với sự phát triển của tập quán, tư tưởng, tôn giáo và pháp luật trong các giai đoạn lịch sử của nhân loại. Các quốc gia, các nền văn hoá, tuỳ theo điều kiện của mình, sẽ có những hiểu biết khác nhau về quyền riêng tư. Chính vì thế, không có sự thống nhất về định nghĩa của quyền riêng tư trong các tài liệu pháp lý và triết học13 . Chính vì thế mà các điều ước quốc tế như UDHR 1948, Công ước quốc tế về các quyền dân sự (ICCPR) và chính trị 1966 hay Công ước châu Âu về Nhân quyền (ECHR) 1950 không có đưa ra định nghĩa thế nào là quyền riêng tư mà chỉ đưa ra nội dung của quyền riêng tư. So với việc đưa ra một định nghĩa trừu tượng, khó xác định để làm căn cứ trong pháp luật, liệt kê cụ thể những nội dung của quyền riêng tư sẽ giúp đưa ra một căn cứ cụ thể, dễ dàng dựa vào để thực hiện và bảo vệ quyền. Theo đó, Điều 12 UDHR ghi nhận: “Không ai phải chịu sự can thiệp một cách tuỳ tiện vào cuộc sống riêng tư, gia đình, nơi ở hoặc thư tín, cũng như bị xúc phạm danh dự hoặc uy tín cá nhân. Mọi người đều có quyền được pháp luật bảo vệ chống lại sự can thiệp và xâm phạm như vậy.” Sau đó, Điều 17 ICCPR tái khẳng định nội dung Điều 12 UDHR: “1. Không ai bị can thiệp một cách tuỳ tiện hoặc bất hợp pháp vào đời sống riêng tư, gia đình, nhà ở, thư tín, hoặc bị xâm phạm bất hợp pháp đến danh dự và uy tín. 2. Mọi người đều có quyền được pháp luật bảo vệ chống lại những can thiệp hoặc xâm phạm như vậy.” 13 Richard B. Parker (1974), “A Definition of Privacy”, Rutgers Law Review, vol. 27, tr. 275.
  • 17. 17 Tại ECHR 1950, quyền riêng tư được đề cập đến tại Điều 8 về Quyền được tôn trọng đời sống riêng tư và gia đình: “1. Mọi người có quyền được tôn trọng đời sống riêng tư và cuộc sống gia đình, nhà ở và thư tín. 2. Cơ quan công quyền sẽ không can thiệp vào việc thực hiện quyền này ngoại trừ trường hợp được quy định trong pháp luật và cần thiết trong một xã hội dân chủ vì lợi ích của an ninh quốc gia, an toàn công cộng hoặc sự thịnh vượng kinh tế của đất nước, để ngăn ngừa rối loạn hoặc tội phạm, để bảo vệ sức khỏe hoặc đạo đức, hoặc để bảo vệ các quyền và quyền tự do của những người khác.” Bên cạnh đó, nhiều học giả trên thế giới cũng đã đưa ra một số khái niệm của riêng mình. Năm 1888, khái niệm quyền riêng tư được định nghĩa lần đầu tiên bởi Thẩm phán Thomas Cooley14 . Theo ông, ‘quyền riêng tư’ nói chung có nghĩa là “quyền được cho phép một mình”.15 Sau đó, vào năm 1890, định nghĩa này được Samuel D. Warren16 và Louis D. Brandeis17 ủng hộ, giải thích và mở rộng trong bài báo “The Right to Privacy” xuất bản trên tạp chí Luật Harvard (Harvard Law Review). Các tác giả chỉ ra rằng “những thay đổi về chính trị, xã hội và kinh tế kéo theo sự thừa nhận các quyền mới”18 , và cần có sự công nhận pháp luật đối với suy nghĩ, cảm xúc và cảm giác của con người19 . Không giống như Luật La Mã, hệ thống thông luật vào thời điểm đó “không có biện pháp khắc phục đối với những đau khổ về tinh thần do sự sỉ nhục và xúc phạm, xuất 14 Thomas McIntyre Cooley (1824 – 1898): Thẩm phán thứ 25 và là Chánh án của Tòa án Tối cao Michigan, từng là hiệu trưởng của Trường luật Đại học Michigan (1871 – 1883) (theo Wikipedia). 15 Thomas M. Cooley (1888), A Treatise on the Law of Torts, 2nd. Edn.,Callagham & Co., Chicago, tr. 2 (trích dẫn trong Sangeeta Chatterjee (2017), Right to privacy and its current trends a comparative study under the legal systems of USA UK and India, Doctor of Philosophy in Department of Law, University of North Bengal, <http://hdl.handle.net/10603/214608>). 16 Samuel D. Warren (1852 – 1910): luật sư tại Boston (Hoa Kỳ), từng là biên tập viên nhật báo Harvard Crimson, là thành viên sáng lập công ty luật Nutter McClennen & Fish nổi tiếng tại Boston (theo Wikipedia). 17 Louis Dembitz Brandeis (1856 – 1941): luật sư, Thẩm phán Tòa án Tối cao Hoa Kỳ (1916 – 1939), thành viên sáng lập công ty luật Nutter McClennen & Fish nổi tiếng tại Boston (theo Wikipedia). 18 Samuel D. Warren, Louis D. Brandeis (1890), “The Right to Privacy”, Harvard Law Review vol. 4(5), tr. 193, <www.jstor.org/stable/1321160> (truy cập ngày 12/04/2021). 19 Samuel D. Warren, Louis D. Brandeis, tlđd (18), tr.195.
  • 18. 18 phát từ sự xâm phạm cố ý và không chính đáng đối với “danh dự” của người khác”20 . Warren và Brandeis đã được thấy tầm quan trọng của việc đưa ra một quyền trong Thông luật để bảo vệ cảm xúc và tình cảm của con người, dù nó được thể hiện “bằng văn bản, hoặc trong ứng xử, trong cuộc trò chuyện, thái độ hoặc biểu hiện trên khuôn mặt”21 . Và họ đã đặt quyền đó tên là “quyền riêng tư”. Năm 1965, Charles Fried22 đã định nghĩa quyền riêng tư theo một hướng mới khác với Warren và Brandeis. Ông cho rằng: “Quyền riêng tư không chỉ đơn giản là sự vắng mặt của thông tin về chúng ta trong tâm trí của người khác; đúng hơn nó là sự kiểm soát mà chúng ta có đối với thông tin về bản thân. [...] Người được hưởng quyền riêng tư có thể cấp hoặc từ chối quyền truy cập cho người khác. [...] Do đó, quyền riêng tư là sự kiểm soát những hiểu biết về bản thân chúng ta.”23 Theo ông, quyền riêng tư là khi một cá nhân có thể quyết định thời điểm, cách thức và phạm vi thông tin về mình cho người khác. Nói cách khác, quyền riêng tư là sự kiểm soát các thông tin về bản thân. Cùng cách tiếp cận như thế, Arthur R. Miller24 đã xác định quyền riêng tư trong cuốn sách “The Assault on Privacy” vào năm 1972 như sau “Quyền riêng tư là khả năng của mỗi cá nhân để kiểm soát việc lưu thông thông tin liên quan đến họ”25 . 20 Samuel D. Warren, Louis D. Brandeis, tlđd (18), tr.198. 21 Samuel D. Warren, Louis D. Brandeis, tlđd (18), tr. 206. 22 Charles Anthony Fried (1935 – nay): luật gia và luật sư người Mỹ. Ông từng là Tổng Biện lý Sự vụ (Solicitor General) Hoa Kỳ dưới thời Tổng thống Ronald Reagan (1985 – 1989). Ông là giáo sư tại Trường Luật Harvard và là giáo sư thỉnh giảng tại trường Luật Columbia (theo Wikipedia). 23 Charles Fried (1965), “Privacy”, Yale Law Journal vol. 77, tr. 482-483, <www.jstor.org/stable/794941>, truy cập ngày 15/04/2021. 24 Arthur Raphael Miller CBE (1934 – nay): học giả hàng đầu trong lĩnh vực tố tụng dân sự Hoa Kỳ, Giáo sư Đại học New York. Năm 2011, ông được Nữ hoàng Anh trao tặng huân chương Tư lệnh Hội đồng Đế quốc Anh (Commander of the Order of the British Empire) (theo Wikipedia). 25 Arthur R. Miller (1971), The Assault On Privacy”, tr. 25 (trích dẫn trong Richard B. Parker (1974), A Definition of Privacy, Rutgers Law Review, vol. 27, tr. 276)
  • 19. 19 Cùng khoảng thời gian đó, Alan F. Westin26 đã xuất bản tác phẩm nổi tiếng “Privacy and Freedom”, một tác phẩm ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của quyền riêng tư sau này. Ông định nghĩa quyền riêng tư như sau: “Quyền riêng tư là yêu cầu của các cá nhân, nhóm hoặc tổ chức để được tự xác định thời điểm, cách thức và mức độ thông tin về họ được truyền đạt cho người khác.”27 Như vậy, quyền riêng tư của Westin có thể hiểu là sự kiểm soát thông tin cá nhân thông qua việc xác định khu vực và mức độ truyền đạt thông tin về mình. Ngoài ra, ông đã mở rộng định nghĩa quyền riêng tư hơn so với Fried và Miller vì ông cho rằng quyền riêng tư là quyền tự do của mọi cá nhân được quyết định mức độ truyền đạt thông tin về bản thân. Theo ý kiến của ông, một cá nhân được tự do quyết định mức độ riêng tư của mình với những người khác. Tuy nhiên, khi xem xét quyền riêng tư như là quyền kiểm soát thông tin, Richard B. Parker28 (1974) lại cho rằng định nghĩa như thế là quá hẹp vì sự riêng tư bao hàm nhiều vấn đề rộng hơn thông tin cá nhân. Ông cho rằng quyền riêng tư là quyền kiểm soát việc truy cập và sử dụng các địa điểm liên quan chặt chẽ với cá nhân (như phòng ở,…), cơ thể (như giọng nói, sản phẩm của cơ thể,…) và thông tin cá nhân.29 Ủy ban Quốc tế Stockholm 1967 của Hội nghị Bắc Âu của các luật gia về Quyền riêng tư đã định nghĩa thuật ngữ này là: “Quyền riêng tư là quyền được cho phép một mình, sống cuộc sống của riêng mình với mức độ can thiệp tối thiểu. Ở dạng mở rộng, điều này có nghĩa là quyền của cá nhân được bảo vệ cuộc sống của mình chống lại: a) Sự can thiệp vào cuộc sống riêng tư, gia đình và gia đình của họ; b) Sự can thiệp vào sự toàn vẹn về thể chất hoặc tinh thần hoặc tự do về đạo đức hoặc trí tuệ của họ; 26 Alan Furman Westin (1929 – 2013): Giáo sư Luật công và Chính phủ của Đại học Columbia, cựu Chủ tịch Trung tâm nghiên cứu Xã hội và Pháp lý (theo Wikipedia). 27 Alan F. Westin (1967), “Privacy and Freedom”, New York: Atheneum Press, tr. 7, <https://archive.org/details/privacyfreedom00west> (truy cập ngày 13/04/2021). 28 Richard B. Parker: tiến sĩ Đại học Chicago (1968), tiến sĩ Luật (Juris Doctor) Đại học Harvard (1971); Giáo sư trợ lý (Assistant Professor) trường Luật Rutgers, tlđd (13), tr. 275. 29 Richard B. Parker, tlđd (13), tr. 276-281.
  • 20. 20 c) Sự tấn công danh dự và danh tiếng của họ; d) Bị xuyên tạc; e) Bị tiết lộ những sự thật đáng xấu hổ không liên quan liên quan đến đời tư của họ; f) Việc sử dụng tên, danh tính hoặc sự giống nhau của họ; g) Bị do thám, dòm ngó, theo dõi và bao vây; h) Bị can thiệp vào thư từ của họ; i) Bị lạm dụng thông tin liên lạc riêng tư của mình, bằng văn bản hoặc bằng miệng; j) Bị tiết lộ những thông tin do họ cung cấp hoặc nhận được trong các trường hợp về bí mật nghề nghiệp.”30 Đây có thể xem là định nghĩa đầy đủ nhất bởi vì đã đề cập hầu hết khía cạnh của quyền riêng tư. Bởi lẽ quyền riêng tư gồm nhiều quyền lợi của cá nhân hơn chỉ ở khía cạnh thông tin cá nhân. Vậy nên quyền riêng tư phải được hiểu là quyền của cá nhân để bảo vệ cuộc sống của mình trước những sự xâm phạm được liệt kê rõ ràng. Nếu chỉ định nghĩa quyền riêng tư bằng một khái niệm thì rất khó áp dụng vào thực tế vì cách hiểu của mỗi người hay mỗi quốc gia là khác nhau. Về phía học giả Việt Nam, tiến sĩ Thái Thị Tuyết Dung31 cho rằng: “Quyền riêng tư là quyền của các cá nhân được phép giữ kín những thông tin, tư liệu, dữ liệu gắn liền với cuộc sống riêng tư của mình, quyền bất khả xâm phạm về thân thể, về nơi ở, về thư tín, điện thoại, điện tín và các thông tin điện tử khác mà không một chủ thể nào có quyền tiếp cận, công khai trừ trường hợp được chính người này đồng ý hoặc được bằng quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.”32 30 International Commission of Jurists (1967), “The Conclusions of the Nordic Conference on Right to Privacy”, tr.2, <https://www.icj.org/wp-content/uploads/2013/06/Right-to-privacy-seminar-report- conclusions-1967-eng.pdf> (truy cập ngày 13/04/2021). 31 Thái Thị Tuyết Dung: tiến sĩ Luật, giảng viên trường Đại học Luật TPHCM. 32 Thái Thị Tuyết Dung (2012), Quyền tiếp cận thông tin và quyền riêng tư ở Việt Nam và một số quốc gia, NXB Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, tr. 115.
  • 21. 21 Định nghĩa của tiến sĩ Dung tương đối đầy đủ về các khía cạnh về quyền riêng tư hiện nay. Tuy nhiên, theo ý kiến tác giả, quyền riêng tư không chỉ bao gồm quyền được giữ kín, mà còn bao gồm cả quyền được kiểm soát sự truy cập, sử dụng những thông tin, tư liệu, dữ liệu gắn liền với cuộc sống riêng tư của cá nhân công khai và không công khai. Nếu chỉ cho rằng quyền riêng tư là quyền được phép giữ kín những thông tin, tư liệu, dữ liệu gắn liền với cuộc sống riêng tư của cá nhân, thì định nghĩa này lại bị hẹp đi, làm giảm khả năng bảo vệ quyền riêng tư vì giới hạn phạm vicac1 hành vi xâm phạm. Với những khái niệm trên, theo ý kiến tác giả: Quyền riêng tư là quyền mà cá nhân được tôn trọng đời sống riêng tư, đời sống gia đình, danh dự, uy tín, thân thể, nơi ở, thư tín, điện thoại, điện tín và các phương thức thông tin liên lạc khác. Không chủ thể nào được quyền xâm phạm vào quyền này trừ trường hợp được quy định trong pháp luật. 1.2.2. Đặc điểm quyền riêng tư Thứ nhất, quyền riêng tư là quyền dân sự cơ bản của con người từ khi được quy định trong ĐiICCPR 1966. Mọi cá nhân đều có được thụ hưởng quyền này một cách bình đẳng bất kể chủng tộc, dân tộc, giới tính, tôn giáo, độ tuổi, thành phần xuất thân. Bên cạnh đó, quyền riêng tư mang tính chất của một quyền dân sự, gắn liền với từng cá nhân. Vì thế việc thực hiện quyền riêng tư phụ thuộc năng lực hành vi dân sự của mỗi cá nhân. Thứ hai, chủ thể của quyền riêng tư là cá nhân, không phải là tổ chức. Mặc dù tổ chức cũng có bí mật riêng tư, song pháp luật không bảo vệ quyền riêng tư của tổ chức mà có thể bảo vệ dưới dạng bí mật kinh doanh. Thứ ba, quyền riêng tư không phải là quyền tuyệt đối vì thế nhà nước có quyền hạn chế quyền riêng tư ở một số trường hợp cụ thể. Tuy nhiên, việc hạn chế quyền phải được quy định trong pháp luật quốc gia, phù hợp với pháp luật quốc tế, không được hạn chế tùy tiện. Thứ tư, quyền riêng tư có tính liên hệ, phụ thuộc và tác động lẫn nhau với những quyền con người khác như: quyền tự do biểu đạt; quyền tự do tìm kiếm, tiếp nhận và
  • 22. 22 truyền đạt thông tin; quyền tự do hội họp và lập hội. Chẳng hạn như quyền riêng tư cho phép cha mẹ được thực hiện quyền tự do truyền đạt thông tin cho con cái mà không bị chủ thể thứ ba nghe lén, nhưng quyền riêng tư cũng hạn chế quyền tự do biểu đạt của nhà báo không được đưa tin về bí mật đời tư của người khác nếu không được cho phép. Chính vì quyền riêng tư có sự liên kết với các quyền khác nên các chủ thể không thể viện dẫn quyền riêng tư để chống lại quyền khác và ngược lại. 1.2.3. Ý nghĩa của quyền riêng tư Thể hiện giá trị tự do Giá trị của quyền riêng tư là sự tự do quyết định, thể hiện ở sự tự chủ, không bị người khác thao túng hoặc xâm phạm. Quyền riêng tư thiết lập một bức tường phòng thủ nhằm bảo vệ phẩm giá con người, cho phép các cá nhân có những cảm xúc, suy nghĩ, sở thích,… hoàn toàn thuộc về bản thân. Khi quyền riêng tư bị xâm phạm, cá nhân sẽ bị tổn thương về tinh thần hoặc thể xác vì bị tước đi quyền tự do quyết định – giá trị cốt lõi tạo nên một cá nhân độc lập khỏi một cá nhân khác. Bảo vệ những giá trị của con người Quyền riêng tư giúp bảo vệ những giá trị của con người. Những giá trị này bao gồm giá trị đạo đức, tâm lý và giá an ninh cá nhân. Giá trị đạo đức, tâm lý được thể hiện qua nhân phẩm, danh dự, uy tín, còn giá trị về an ninh cá nhân liên quan đến dữ liệu cá nhân, thân thể, phương thức liên lạc, nhà ở, gia đình. Việc xâm phạm trái phép quyền riêng tư của người khác ảnh hưởng tới cuộc sống bình thường của cá nhân đó, thậm chí dẫn đến thái độ kỳ thị, xa lánh, khiến họ tách khỏi xã hội. Đảm bảo an toàn, trật tự xã hội Quyền riêng tư ngăn cản những chủ thể khác xâm nhập sâu vào đời sống riêng tư, đời sống gia đình, danh dự, uy tín, thân thể, nơi ở, thư tín, điện thoại, điện tín và các phương thức thông tin liên lạc khác, từ đó tránh được những sự xung đột giữa các chủ thể, giúp cho xã hội được trật tự. Ngoài ra, trong xã hội hiện đại, quyền riêng tư còn bao gồm dữ liệu cá nhân, một trong những “tài nguyên” mới của con người. Việc bảo đảm an toàn cho dữ liệu cá nhân giúp xã hội tránh được sự nguy hiểm do hậu quả
  • 23. 23 nghiêm trọng từ hành vi xâm phạm dữ liệu cá nhân gây ra, ví dụ như hành vi chuyển dữ liệu cá nhân trái phép sang nước kẻ thù. 1.3. Nội dung của quyền riêng tư theo pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam 1.3.1. Nội dung của quyền riêng tư theo pháp luật quốc tế. Quyền riêng tư được đề cập lần đầu tiên trong Điều 12 UDHR: “Không ai phải chịu sự can thiệp một cách tuỳ tiện vào cuộc sống riêng tư, gia đình, nơi ở hoặc thư tín, cũng như bị xúc phạm danh dự hoặc uy tín cá nhân. Mọi người đều có quyền được pháp luật bảo vệ chống lại sự can thiệp và xâm phạm như vậy.” Sau đó, quy định tại Điều 12 UDHR được tái khẳng định tại Điều 17 ICCPR: “1. Không ai bị can thiệp một cách tuỳ tiện hoặc bất hợp pháp vào đời sống riêng tư, gia đình, nhà ở, thư tín, hoặc bị xâm phạm bất hợp pháp đến danh dự và uy tín. 2. Mọi người đều có quyền được pháp luật bảo vệ chống lại những can thiệp hoặc xâm phạm như vậy.” Chủ thể quyền riêng tư theo pháp luật quốc tế Theo Điều 12 UDHR và Điều 17 ICCPR, quyền riêng tư là quyền dân sự cơ bản của con người, vì thế chủ thể quyền riêng tư là cá nhân không phân quốc tịch, dân tộc, chủng tộc, tôn giáo,… Nghĩa vụ của các chủ thể trong quyền riêng tư theo pháp luật quốc tế Căn cứ theo Điều 12 UDHR và Điều 17 ICCPR, nhà nước có nghĩa vụ bảo đảm quyền riêng tư. Theo đó, nghĩa vụ bảo đảm đòi hỏi nhà nước phải ngăn chặn sự vi phạm quyền riêng tư của bên thứ ba và của chính nhà nước, không được phép tiến hành các hành vi can thiệp tùy tiện hoặc bất hợp pháp đến đời sống riêng tư, gia đình, nhà ở, thư tín, danh dự và uy tín. Có thể thấy đây là nghĩa vụ thụ động của nhà nước, có nghĩa là nhà nước chỉ phải ngăn chặn các hành vi xâm phạm khi nó diễn ra, không yêu cầu nhà nước phải có những biện pháp đảm bảo việc thực hiện quyền riêng tư của cá nhân. Bên cạnh nghĩa vụ của nhà nước, các cá nhân cũng có nghĩa vụ tôn trọng, không được thực hiện các hành vi xâm phạm đến quyền riêng tư của người khác.
  • 24. 24 Các khía cạnh trong quyền riêng tư theo pháp luật quốc tế Để làm rõ thêm một số nội dung của Điều 17 ICCPR, Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc (HRC) đã thông qua Bình luận chung số 16 tại phiên họp lần thứ 31 năm 198833 . Bình luận chung này cùng với những quyết định xử lý khiếu nại của HRC cho phép mọi người có cái nhìn rõ nét hơn về quy định và việc áp dụng Điều 17 trong thực tế. *Đời sống riêng tư Dù sự riêng tư hay đời sống riêng tư là một thành tố quan trọng tại Điều 17, song HRC vẫn chưa giải thích ý nghĩa của sự riêng tư tại Điều 17 trong các Bình luận chung. Dù vậy, trong vụ kiện Coeriel và đồng sự kiện Hà Lan, HRC đã đề cập đến khái niệm sự riêng tư là “không gian đời sống cá nhân mà người đó có thể tự do bày tỏ nhân thân của mình, điều đó làm được thông qua việc tham gia vào các quan hệ với những người khác hoặc tự mình”34 . Như vậy ta có thể hiểu đời sống riêng tư là tập hợp những hành động thể hiện ý chí tự do xảy ra trong mối quan hệ với người khác hoặc một mình, và những hành động không làm ảnh hưởng đến sự tự do của người khác. Bên cạnh đó, những vấn đề về giới tính, xu hướng tính dục và HIV/AIDS cũng gây ra khá nhiều tranh cãi liên quan đến đời tư của cá nhân. Về phía HRC, Ủy ban đã thể hiện ý chí rằng việc quy định về hành vi tình dục tại nơi riêng tư có thể là sự can thiệp tùy tiện vào đời tư. Ví dụ như trong vụ kiện Toonen kiện Úc vì bang Tasmania đã hình sự hóa hành vi quan hệ tình dục có sự đồng thuận giữa những nam giới trưởng thành, HRC cho rằng phòng ngừa HIV/AIDS không phải là mục đích hợp lý và tương xứng cho việc hạn chế quyền riêng tư của nguyên đơn. Vì vậy HRC đã kết luận rằng 33 UN Human Rights Committee (HRC), CCPR General Comment No. 16: Article 17 (Right to Privacy), The Right to Respect of Privacy, Family, Home and Correspondence, and Protection of Honour and Reputation, 8 April 1988, <http://hrlibrary.umn.edu/gencomm/hrcom16.htm> (truy cập ngày 20/5/2021). 34 “Coeriel et al. v. The Netherlands”, Communication No. 453/1991, U.N. Doc. CCPR/C/52/D/453/1991 (1994), đoạn 10.2, <http://hrlibrary.umn.edu/undocs/html/vws453.htm> (truy cập ngày 20/5/2021).
  • 25. 25 các điều khoản của Bộ luật Hình sự Tasmania đã vi phạm quyền của Toonen theo Điều 17 vì đã can thiệp vào đời tư của nguyên đơn35 . *Gia đình và nhà ở Khoản 1 Điều 17 ICCPR nhắc đến quyền bất khả xâm phạm về gia đình, nhà ở. Trong đoạn 5 Bình luận chung số 16, HRC giải thích khá cặn kẽ về khái niệm “gia đình” và “nhà ở”. Theo HRC, thuật ngữ “gia đình” cần được hiểu theo nghĩa rộng là tất cả thành viên liên quan trong gia đình mà xã hội của các quốc gia thành viên hiểu và chấp nhận. Còn thuật ngữ “nhà ở” chỉ nơi một người cư trú hoặc thực hiện công việc thường xuyên của mình. Ngoài ra HRC cũng đề nghị các quốc gia chỉ ra nội hàm cách hiểu thuật ngữ “gia đình” và “nhà ở” trong nước mình. Như vậy, trong Bình luận chung số 16, HRC đã mở rộng ý nghĩa về “nhà ở” khi bao gồm cả cơ sở kinh doanh, nơi làm việc của một cá nhân. Ngoài ra, trong vụ kiện Naidenova và hàng xóm kiện Bulgaria, HRC đã khẳng định rằng một "ngôi nhà" chỉ đơn giản là nơi cá nhân cư trú hoặc thực hiện công việc thường xuyên, và cá nhân không cần phải có quyền sở hữu hợp pháp36 . Đây là một quyết định quan trọng của HRC bởi vì nó mở rộng sự bảo vệ của Điều 17 cho những cá nhân không nhất thiết phải có quyền sở hữu hợp pháp nơi họ cư trú. Cũng chính vì sự quan trọng của ngôi nhà, tại đoạn 8 Bình luận chung số 16, HRC yêu cầu các quốc gia cần tuân thủ những quy định khi thực hiện việc khám xét. Theo đó, việc lục soát nhà ở nên hạn chế trong phạm vi tìm chứng cứ cần thiết và không được phép mang tính chất quấy rối người dân. *Thư tín Về vấn đề bảo mật thư tín, trong đoạn 8 Bình luận chung số 16, HRC giải thích thêm rằng Điều 17 yêu cầu đảm bảo tính toàn vẹn và bí mật của thư từ trong pháp 35 “Toonen v. Australia”, Communication No. 488/1992, U.N. Doc CCPR/C/50/D/488/1992 (1994), đoạn 8.4 – 11, <http://hrlibrary.umn.edu/undocs/html/vws488.htm> (truy cập ngày 20/5/2021). 36 “Naidenova et al. v. Bulgaria”, Communication No. 2073/2011, U.N. Doc. CCPR/C/106/D/2073/2011 (2012), đoạn 14.2, <http://hrlibrary.umn.edu/undocs/2073-2011.html> (truy cập ngày 20/5/2021).
  • 26. 26 luật (de jude) và trên thực tế (de facto). Thư từ phải được gửi đến người nhận mà không bị chặn lại, bị mở ra hoặc bị đọc. Nghiêm cấm việc giám sát (dù bằng phương thức điện tử hoặc phương thức khác), đánh chặn điện thoại, điện tín và các hình thức liên lạc khác, cũng như cấm nghe trộm và ghi âm các cuộc trò chuyện. Tóm lại, quốc gia có nghĩa vụ ban hành và áp dụng pháp luật để bảo vệ thư tín, điện tín và các hình thức liên lạc khác. Mặt khác, quyền riêng tư không phải là quyền tuyệt đối, và nó có thể bị hạn chế theo pháp luật quốc tế. Tuy nhiên, các biện pháp kiểm soát, kiểm duyệt thư từ phải tuân thủ quy định pháp luật để tránh việc áp dụng tùy tiện. Việc hạn chế quá mức hoặc kiểm duyệt thư từ của tù nhân là vi phạm quyền riêng tư (ví dụ vụ kiện Estrella kiện Uruguay)37 . *Danh dự và uy tín Điều 17 ICCPR cũng bảo vệ danh dự và uy tín cá nhân không bị xâm phạm, tấn công bất hợp pháp. Về khía cạnh này, tại đoạn 11 Bình luận chung số 16, HRC yêu cầu các quốc gia thành viên phải ban hành những quy định pháp luật cần thiết để bảo vệ danh dự và uy tín của cá nhân. Ngoài ra các quốc gia cũng cần chỉ ra mức độ được bảo vệ và phương thức bảo vệ danh dự và uy tín cá nhân. Dù yêu cầu khá nhiều về việc bảo vệ danh dự và uy tín, song HRC vẫn chưa đưa ra bất kỳ định nghĩa chính thức nào về hai thuật ngữ này. *Bảo vệ dữ liệu Liên quan đến vấn đề thu thập và lưu giữ thông tin cá nhân, tại đoạn 7 Bình luận chung số 16, HRC lưu ý rằng các cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ có thể thu thập những thông tin liên quan đến đời tư của một cá nhân vì lợi ích xã hội được thừa nhận trong ICCPR. HRC cũng đưa ra những đòi hỏi chi tiết hơn về vấn đề này tại đoạn 10 Bình luận chung 16. Tóm lại, pháp luật các quốc gia phải quy định rõ về 37 “Miguel Angel Estrella v. Uruguay”, Communication No. 74/1980, U.N. Doc. CCPR/C/OP/2 (1990), đoạn 9.2, <http://hrlibrary.umn.edu/undocs/session38/74-1980.htm> (truy cập ngày 20/5/2021).
  • 27. 27 hành vi thu thập và lưu trữ thông tin cá nhân, bảo đảm chính xác đối tượng được quyền tiếp cận, cũng như mục đích sử dụng thông tin phải phù hợp với ICCPR. Ngoài ra, mỗi cá nhân cần có quyền được biết chủ thể nào thu thập, lưu giữ thông tin cá nhân của mình, vì mục đích gì, lưu trữ ở đâu. Thêm vào đó, nếu thông tin đang được lưu trữ không chính xác, hoặc bị thu thập, xử lý trái pháp luật, cá nhân cũng cần được quyền yêu cầu cải chính hoặc xóa bỏ thông tin của mình. *Sự xâm phạm quyền riêng tư Mục đích cốt lõi của Điều 17 ICCPR là bảo vệ quyền riêng tư khỏi sự can thiệp bất hợp pháp và can thiệp tùy tiện. Nhằm làm rõ ý nghĩa hai thuật ngữ này, tại đoạn 3 Bình luận chung số 16, HRC đã giải thích thuật ngữ can thiệp “bất hợp pháp” (unlawful) bao gồm bất kỳ sự can thiệp nào vào đời tư, gia đình, nhà ở, thư tín, danh dự, uy tín của mọi người mà không được quy định trong pháp luật. Theo HRC, những can thiệp hợp pháp vào đời tư là những can thiệp được quy định trong pháp luật và phù hợp với các quy định khác của ICCPR. HRC cũng giải thích thuật ngữ “can thiệp tùy tiện” (arbitrary interference) có thể mở rộng đến sự can thiệp hợp pháp. Mục đích HRC đưa ra khái niệm này nhằm đảm bảo việc can thiệp hợp pháp phải phù hợp với các quy định, mục đích và mục tiêu của ICCPR và phải hợp lý trong mọi trường hợp, hoàn cảnh cụ thể (đoạn 4). So sánh nội dung của quyền riêng tư trong ICCPR và ECHR Tại ECHR 1950, quyền riêng tư được đề cập đến tại Điều 8 về Quyền được tôn trọng đời sống riêng tư và gia đình. “1. Mọi người có quyền được tôn trọng đời sống riêng tư và cuộc sống gia đình, nhà ở và thư tín. 2. Cơ quan công quyền sẽ không can thiệp vào việc thực hiện quyền này ngoại trừ trường hợp được quy định trong pháp luật và cần thiết trong một xã hội dân chủ vì lợi ích của an ninh quốc gia, an toàn công cộng hoặc sự thịnh vượng kinh tế của đất nước, để ngăn ngừa rối loạn hoặc tội phạm, để bảo vệ sức khỏe hoặc đạo đức, hoặc để bảo vệ các quyền và quyền tự do của những người khác.”
  • 28. 28 Khác với ICCPR, ECHR không có những văn bản như Bình luận chung để giải thích, làm rõ nội dung trong công ước. Vì vậy các án lệ của Tòa án Nhân quyền châu Âu có giá trị giải thích, làm rõ thêm nội dung ECHR trong quá trình áp dụng vào thực tiễn. Cũng như ICCPR, ECHR không có định nghĩa chính xác về “đời sống riêng tư”. Tuy nhiên, thông qua án lệ Paradiso và Campanelli kiện Italy, Tòa án đã đưa ra hướng dẫn về ý nghĩa và phạm vi về cuộc sống riêng tư cho Điều 8. Khái niệm “đời tư” theo nghĩa của Điều 8 của Công ước là một khái niệm rộng không thể định nghĩa đầy đủ. Nó bao gồm sự toàn vẹn về thể chất và tâm lý của một người (xem vụ X và Y kiện Hà Lan, 26/03/1985, §.22, Series A no. 91), và ở một mức độ nhất định, gồm quyền thiết lập và phát triển các mối quan hệ với những người khác (xem vụ Niemietz kiện Đức, 16/12/1992, §.29, Series A no. 251-B). Nó đôi khi có thể bao gồm các khía cạnh của bản sắc thể chất và xã hội của một cá nhân (xem Mikulić kiện Croatia, số 53176/99, §.53, ECHR 2002-I)38 . Có thể thấy khái niệm về cuộc sống riêng tư theo tinh thần của ECHR không bị giới hạn trong một “vòng tròn ranh giới” cuộc sống cá nhân không bao gồm thế giới bên ngoài. Với rất nhiều vấn đề liên quan đến đời sống riêng tư, các trường hợp thuộc khái niệm đã được nhóm thành ba loại lớn (đôi khi chồng chéo) nhằm phân loại, cụ thể là: (i) sự toàn vẹn về thể chất, tâm lý hoặc đạo đức của một người, (ii) bí mật và (iii) danh tính và quyền tự chủ 39 . Ở đây, thay vì phân chia danh dự, nhân phẩm khỏi đời sống cá nhân như ICCPR, ECHR gom tất cả những khía cạnh liên quan đến đời sống của cá nhân vào “đời sống riêng tư”. Cách tiếp cận vấn đề rộng rãi, đề cao lợi ích cá nhân này đã cho phép Điều 8 ECHR phát triển phù hợp với sự phát triển của xã hội và công nghệ dù quy định đã ra đời từ năm 1950. 38 European Court of Human Rights, “Paradiso and Campanelli v. Italy”, Application no. 25358/12, 24/01/2017, đoạn 159, <http://hudoc.echr.coe.int/eng?i=001-170359> (truy cập ngày 15/6/2021). 39 European Court of Human Rights, “Guide on Article 8 of the European Convention on Human Rights – Right to respect for private and family life”, tr. 23, cập nhật lần cuối ngày 31/12/2020, <https://www.echr.coe.int/Documents/Guide_Art_8_ENG.pdf> (truy cập ngày 15/06/2021).
  • 29. 29 So với ICCPR, ECHR quy định rộng hơn về vấn đề đời sống gia đình. Tuy nhiên, cũng giống như ICCPR, ECHR không có một định nghĩa về “cuộc sống gia đình” mà phụ thuộc vào Tòa án quyết định về sự tồn tại của đời sống gia đình dựa trên tình tiết của từng vụ án. Nguyên tắc chung được áp dụng khi xem xét là liệu các bên có quan hệ cá nhân chặt chẽ hay không, không hạn chế ở tình trạng hôn nhân hoặc huyết thống. Ví dụ: Trong vụ Gas và Dubois kiện Pháp40 , Tòa án đã xác định mối quan hệ giữa hai người phụ nữ sống cùng nhau, cùng tham gia vào quan hệ đối tác dân sự, và đứa trẻ do một trong hai người thụ thai bằng phương pháp hỗ trợ sinh sản nhưng được cả hai người nuôi dưỡng thuộc về khái niệm cuộc sống gia đình theo Điều 841 . Về vấn đề nhà ở, tuy không có khái niệm cụ thể trong ECHR, các án lệ cho thấy “nhà ở” là một khái niệm không phụ thuộc vào phân loại theo pháp luật trong nước. Theo đó, điều kiện xem xét một nơi cư trú là một “ngôi nhà” theo Điều 8 phụ thuộc vào hoàn cảnh thực tế, cụ thể là khi cá nhân có liên kết đầy đủ và liên tục với một địa điểm cụ thể42 . Thêm vào đó, “nhà ở” không nhất thiết thuộc quyền sở hữu hợp pháp của cá nhân43 , cũng không giới hạn loại hình nhà ở (ví dụ nhà lưu động, xe du lịch44 ), và được mở rộng khái niệm cho cơ sở kinh doanh của một cá nhân (ví dụ như văn phòng của một giáo sư đại học45 ). Như vậy, dù có sự tương đồng nhất định về định nghĩa nhà ở trong ICCPR và ECHR, việc quyết định khái niệm nhà ở theo từng trường hợp cho phép ECHR linh động trong giải quyết những loại hình nhà ở 40 European Court of Human Rights, “Gas and Dubois v. France”, Application no. 25951/07, 31/8/2010, <https://www.refworld.org/cases,ECHR,583ffa924.html> (truy cập ngày 15/6/2021). 41 European Court of Human Rights, tlđd (39), tr. 67. 42 European Court of Human Rights, “Prokopovic v. Russia”, Application no. 58255/00, 18/11/2004, đoạn 36, <https://hudoc.echr.coe.int/eng#{%22itemid%22:[%22001-67538%22]}> (truy cập ngày 15/6/2021). 43 European Court of Human Rights: Grand Chambre, “Menteş and others v. Turkey”, Application no. 58/1996/677/867, 28/11/1997, đoạn 73, <http://hudoc.echr.coe.int/eng?i=001-58120> (truy cập ngày 15/6/2021). 44 European Court of Human Rights, “Chapman v. The United Kingdom”, Application no. 27238/95, 18/01/2001, đoạn 71-74, <http://hudoc.echr.coe.int/eng?i=001-59154> (truy cập ngày 15/6/2021). 45 Cour européenne des droits de l'homme, “Delta Pekárny a.s. c République Tchèque”, Requête no 97/11, 02/10/2014, définitif 02/01/2015, đoạn 71, <http://hudoc.echr.coe.int/eng?i=001-146675>, truy cập ngày 15/6/2021.
  • 30. 30 mới trong tương lai, cũng như bảo vệ toàn diện quyền lợi của cá nhân sống trong các loại nhà ở khác nhau. Về vấn đề thư tín, ngoài các tài liệu được chuyển qua đường bưu điện, Tòa án cũng đã bổ sung sự liên lạc qua điện thoại46 và telex47 . Các công nghệ mới cũng nằm trong phạm vi của Điều 8 như dữ liệu từ điện thoại thông minh và/hoặc bản sao hình ảnh của nó48 , dữ liệu được lưu trữ trên máy chủ máy tính49 ,…nhằm bắt kịp xu hướng phát triển công nghệ. Một điểm khác biệt quan trọng nữa giữa ICCPR và ECHR là nghĩa vụ của nhà nước. Khoản 1 Điều 8 ECHR quy định nhà nước có nghĩa vụ tôn trọng đời sống riêng tư, cuộc sống gia đình, nhà ở và thư tín của công dân. Nghĩa vụ tôn trọng này không chỉ bao gồm việc ngăn chặn sự vi phạm quyền riêng tư mà còn phải chủ động đưa ra những biện pháp bảo vệ, bảo đảm việc thực hiện quyền của công dân. Trong khi đó, Điều 17 ICCPR chỉ mới dừng lại nghĩa vụ ngăn chặn những hành vi can thiệp tùy tiện, bất hợp pháp đối với quyền riêng tư. Hơn thế nữa, khoản 2 Điều 8 ECHR liệt kê các mục đích hợp pháp để thực hiện việc hạn chế quyền tại Điều 8: “vì lợi ích của an ninh quốc gia, an toàn công cộng hoặc nền kinh tế của đất nước, để ngăn ngừa rối loạn hoặc tội phạm, để bảo vệ sức khỏe hoặc đạo đức, hoặc để bảo vệ các quyền và tự do của người khác”. Tóm lại, quy định về quyền riêng tư trong ECHR được xây dựng theo hướng mở nhằm tối đa khả năng bảo vệ quyền của công dân. Việc sử dụng các án lệ thay vì một văn bản như Bình luận chung để giải thích, hướng dẫn nội dung cho phép việc 46 European Court of Human Rights, “Klass and others v. Germany”, Application no. 5029/71, 6/9/1978, đoạn 72, <http://hudoc.echr.coe.int/fre?i=001-57510> (truy cập ngày 15/6/2021). 47 European Commission of Human Rights, “Campbell Christie v. the United Kingdom, Application no. 21482/93, 27/6/1994, <http://hudoc.echr.coe.int/eng?i=001-1870> (truy cập ngày 15/6/2021). 48 European Court of Human Rights, “Saber v. Norway”, Application no. 459/18, 17/12/2020, final 17/03/2021, đoạn 48, <http://hudoc.echr.coe.int/eng?i=001-206519> (truy cập ngày 15/6/2021). 49 European Court of Human Rights, “Wieser and Bicos Beteiligungen GmbH v. Austria”, Application no. 74336/01, 16/10/2007, final 16/01/2008, đoạn 45, <http://hudoc.echr.coe.int/eng?i=001-82711> (truy cập ngày 15/6/2021).
  • 31. 31 áp dụng ECHR theo kịp sự phát triển của xã hội cũng như công nghệ. Chính vì thế dù ECHR 1950 ra đời trước ICCPR 1966 nhưng vẫn không bị tụt hậu so với thực tế. 1.3.2. Nội dung của quyền riêng tư theo pháp luật Việt Nam Hiện nay các quy định về quyền riêng tư tại Việt Nam không được quy định tập trung mà được ghi nhận trong nhiều văn bản khác nhau, trong đó văn bản quan trọng nhất là Hiến pháp 2013. Điều 21 Hiến pháp 2013 quy định về quyền riêng tư như sau: “1. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình. Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an toàn. 2. Mọi người có quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác. Không ai được bóc mở, kiểm soát, thu giữ trái luật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư của người khác.” Ngoài ra, một khía cạnh khác về quyền riêng tư là nhà ở cũng được quy định tại Điều 22 Hiến pháp 2013. “1. Công dân có quyền có nơi ở hợp pháp. 2. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý. 3. Việc khám xét chỗ ở do luật định.” Chủ thể quyền riêng tư theo pháp luật Việt Nam Theo Điều 21 và 22, Hiến pháp 2013 quy định chủ thể quyền riêng tư chỉ là cá nhân, không bao gồm tổ chức. Thông qua từ “mọi người”, “không ai”, Hiến pháp 2013 đã ghi nhận tất cả mọi người hiện diện trên lãnh thổ Việt Nam đều có quyền riêng tư, không phân biệt là công dân Việt Nam, người nước ngoài hay người không quốc tịch. Việc mở rộng chủ thể quyền riêng tư thể hiện sự nỗ lực nội luật hóa các
  • 32. 32 công ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam là thành viên, phù hợp với xu thế hội nhập và phát triển. Phạm vi hưởng quyền riêng tư theo pháp luật Việt Nam Quyền riêng tư trong pháp luật Việt Nam bao gồm: quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình; quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác; quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Dù đã được ghi nhận là quyền hiến định, song các văn bản pháp luật Việt Nam vẫn có hướng dẫn cụ thể về phạm vi các đối tượng thuộc quyền riêng tư được pháp luật bảo vệ. Ví dụ, đời sống riêng tư bao gồm những nội dung gì: nơi thường trú, tạm trú, nơi công tác, các mối quan hệ xã hội, sở thích, thói quen, học vấn của cá nhân...? Danh dự, uy tín của cá nhân được xác định như thế nào? Rõ ràng việc không thể xác định cụ thể phạm vi quyền, nhất là đối với các những khái niệm mang tính định tính như bí mật gia đình, đời sống riêng tư,… ảnh hưởng rất nhiều trong thực tiễn áp dụng pháp luật, gây ra những tranh cãi vì các đối tượng hiểu những khái niệm này theo hướng khác nhau. Nghĩa vụ của các chủ thể trong quyền riêng tư theo pháp luật Việt Nam Điều 3 Hiến pháp năm 2013 đã ghi nhận ba nghĩa vụ của Nhà nước là nghĩa vụ tôn trọng, nghĩa vụ bảo vệ và nghĩa vụ bảo đảm thực hiện quyền riêng tư. Theo đó, nghĩa vụ tôn trọng đòi hỏi nhà nước không can thiệp vào việc thụ hưởng quyền của cá nhân, ví dụ nhà nước không bóc mở, kiểm soát, thu giữ trái luật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư của cá nhân. Nghĩa vụ bảo vệ đòi hỏi nhà nước phải ngăn chặn sự vi phạm quyền riêng tư của bên thứ ba, ví dụ nhà nước quy định tội phạm đối với hành vi xâm phạm chỗ ở của người khác trong Bộ luật Hình sự và áp dụng hình phạt đối với đối tượng thực hiện hành vi này. Nghĩa vụ bảo đảm đòi hỏi các nhà nước phải tạo điều kiện hỗ trợ cá nhân trong việc thực hiện quyền, ví dụ nhà nước tạo điều kiện để người dân có thể yêu cầu Tòa án bác bỏ những thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình. Đối với chủ thể hưởng quyền, cá nhân có nghĩa vụ tôn trọng, không được thực hiện các hành vi xâm phạm đến quyền riêng tư của người khác. Khi cá nhân đã xâm
  • 33. 33 phạm đến quyền riêng tư của người khác, cá nhân có nghĩa vụ phải tuân thủ các quy định pháp luật xử lý hành vi của mình như đóng tiền phạt; gỡ bỏ, cải chính trên phương tiện thông tin đại chúng đã đăng tải; hủy bỏ thông tin cất giữ; xin lỗi, cải chính công khai và bồi thường thiệt hại,… Các khía cạnh trong quyền riêng tư theo pháp luật Việt Nam Quyền riêng tư trong pháp luật Việt Nam có các khía cạnh sau: *Đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình Đời sống riêng tư, bí mật cá nhân là thành tố quan trọng trong quyền riêng tư tại Việt Nam, tuy nhiên pháp luật Việt Nam lại không có quy định giải thích các khái niệm này. Do vậy các văn bản pháp luật chỉ đề cập một các chung chung hoặc đề cập đến một vấn đề trong các khái niệm này (ví dụ hình ảnh cá nhân). Thực tế cho thấy do thiếu quy định về phạm vi của đời sống riêng tư, bí mật cá nhân mà việc áp dụng pháp luật quá rộng hoặc quá hẹp. Ví dụ Điều 9 Luật Báo chí 2016 nghiêm cấm những hành vi tiết lộ thông tin bí mật đời tư của cá nhân, tuy nhiên nếu đối tượng là người nổi tiếng thì những thông tin như tình trạng hôn nhân, sở thích của họ có thể xem là bí mật đời tư để cấm đăng tải hay không? So với đời sống cá nhân, bí mật cá nhân, phạm vi về bí mật gia đình được quy định rõ ràng hơn. Theo đó, gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 201650 . Thành viên gia đình bao gồm vợ, chồng; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, cha dượng, mẹ kế, cha mẹ vợ, cha mẹ chồng; con đẻ, con nuôi, con riêng của vợ hoặc chồng, con dâu, con rể; anh, chị, em cùng cha mẹ, anh, chị, em cùng cha khác mẹ, anh, chị, em cùng mẹ khác cha, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người cùng cha mẹ hoặc cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha; ông bà nội, ông bà ngoại; cháu nội, cháu ngoại; cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột51 . Như vậy bí mật gia đình là tất cả những bí mật của các thành viên gia đình được nêu trên. 50 Khoản 3 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2016. 51 Khoản 16 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2016.
  • 34. 34 *Danh dự,nhân phẩm, uy tín Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ. Theo đó, đối với những thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình, Điều 34 BLDS 2015 cho phép cá nhân có quyền: yêu cầu Tòa án bác bỏ; yêu cầu gỡ bỏ, cải chính trên phương tiện thông tin đại chúng đã đăng tải; yêu cầu hủy bỏ thông tin được cơ quan, tổ chức, cá nhân cất giữ; yêu cầu người đưa ra thông tin xin lỗi, cải chính công khai và bồi thường thiệt hại. Ngoài ra việc bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín có thể được thực hiện sau khi cá nhân chết theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc con thành niên, cha, mẹ của người đã chết. Đối với những hành vi xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân một cách nghiêm trọng, dẫn đến hậu quả lớn, đối tượng xâm phạm sẽ bị xử lý theo BLHS 2015 về Tội làm nhục người khác tại Điều 155. Dù yêu cầu khá nhiều về việc bảo vệ danh dự và uy tín, song pháp luật Việt Nam vẫn chưa đưa ra bất kỳ định nghĩa chính thức nào về hai thuật ngữ này. * Thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác Về vấn đề thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác, Điều 21 Hiến pháp 2013 ghi nhận quyền được giữ bí mật, nghiêm cấm hành vi bóc mở, kiểm soát, thu giữ trái luật. Các văn bản dưới Hiến pháp cũng quy định chi tiết về vấn đề này. Theo Điều 38 BLDS 2015 cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật đối với thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của mình. Điều đáng ghi nhận là BLDS cho phép bảo vệ cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức thông tin liên lạc riêng tư khác, nghĩa là pháp luật Việt Nam mở rộng việc bảo vệ quyền riêng tư lên không gian mạng. Mọi sự khám xét, tạm giữ và thu giữ thư tín, điện thoại, điện tín, dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác phải được thực hiện theo quy định của BLTTHS 2015 (Điều 192 – 200). Các hành vi xâm phạm tùy theo mức độ mà có thể xử lý hình sự về Tội xâm
  • 35. 35 phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác tại Điều 159 BLHS 2015. Mặt khác, quyền riêng tư không phải là quyền tuyệt đối, và nó có thể bị hạn chế theo pháp luật Việt Nam. Điều 223 BLTTHS 2015 cho phép người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có thể áp dụng các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt gồm ghi âm, ghi hình bí mật; nghe điện thoại bí mật; thu thập bí mật dữ liệu điện tử đối với một số trường hợp đặc biệt quy định tại Điều 224. *Nhà ở Điều 22 Hiến pháp đề cập đến quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu người đó không đồng ý, trừ trường hợp được pháp luật cho phép. Chỗ ở của người khác được hiểu là nơi ở hợp pháp được sử dụng để sinh sống, thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của công dân, bao gồm nhà ở, tàu, thuyền, phương tiện khác có khả năng di chuyển hoặc chỗ ở khác theo quy định của pháp luật52 . Có thể thấy pháp luật Việt Nam loại trừ trường hợp cư trú bất hợp pháp khỏi quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Theo ý kiến tác giả, việc quy định như vậy tránh trường hợp những đối tượng cư trú bất hợp pháp lợi dụng quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở để trục lợi, từ đó bảo đảm trật tự xã hội. Vì sự quan trọng của ngôi nhà, pháp luật Việt Nam đặt ra những quy định chặt chẽ khi thực hiện việc khám xét. Theo đó, mọi sự can thiệp vào chỗ ở của người dân phải tuân thủ quy định của BLTTHS 2015 (Điều 192 – 200). Khi xảy ra hành vi cản trở hoặc tước bỏ quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của người khác một cách trái luật, đối tượng có thể bị xử lý hình sự về Tội xâm phạm chỗ ở của người khác được quy định tại Điều 158 BLHS 2015. 1.3.3. So sánh các quy định về quyền riêng tư trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam 52 Khoản 1 Điều 2 Luật Cư trú 2020.
  • 36. 36 Khi so sánh các quy định về quyền riêng tư trong pháp luật quốc tế (đặc biệt là Điều 12 UDHR và Điều 17 ICCPR9) và pháp luật Việt Nam, tác giả nhận thấy có những sự tương đồng và khác biệt trong quy định như sau: Thứ nhất, về chủ thể quyền, cả pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam đều chỉ thừa nhận chủ thể duy nhất của quyền là cá nhân. Theo đó, dưới quan niệm đặt con người vào vị trí trung tâm, pháp luật quốc tế và Việt Nam đều ghi nhận tất cả mọi người không phân biệt quốc tịch, dân tộc, tôn giáo,… đều quyền riêng tư như nhau. Tuy nhiên, về nghĩa vụ của nhà nước, có một sự khác biệt quan trọng giữa ICCPR, UDHR và Hiến pháp 2013. Hiến pháp 2013 quy định nhà nước có nghĩa vụ tôn trọng, nghĩa vụ bảo vệ và nghĩa vụ bảo đảm thực hiện quyền riêng tư, bao gồm việc ngăn chặn sự vi phạm, chủ động đưa ra những biện pháp bảo vệ, bảo đảm việc thực hiện quyền riêng tư của người dân. Trong khi đó, Điều 12 UDHR và Điều 17 ICCPR chỉ mới dừng lại nghĩa vụ ngăn chặn những hành vi can thiệp tùy tiện, bất hợp pháp đối với quyền riêng tư. Như vậy, rõ ràng nhà nước Việt Nam có sự chủ động hơn trong bảo đảm quyền riêng tư của người dân, tạo điều kiện để người dân hưởng quyền riêng tư tốt hơn. Thứ hai, về phạm vi hưởng quyền riêng tư, pháp luật quốc tế và pháp luật Việt có sự tương đồng đáng kể như quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình; quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác; quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Tuy nhiên, ICCPR có ưu điểm là có những bình luận chung để giải thích, làm rõ những nội dung về quyền riêng tư. Bình luận chung này cùng với những quyết định xử lý khiếu nại của HRC cho phép mọi người có cái nhìn rõ nét hơn về việc áp dụng Điều 17 trong thực tế. Trong khi đó hệ thống pháp luật Việt Nam lại thiếu các văn bản giải thích cụ thể về nội dung quyền riêng tư, dẫn đến tình trạng cơ quan tư pháp gặp khó khăn trong việc áp dụng quy định vào thực tiễn. Thứ ba, pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam có sự giống nhau về các khía cạnh của quyền riêng tư như: đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, gia đình, danh dự, uy tín, thư tín, điện thoại, điện tín, chỗ ở. Các khái niệm như đời sống riêng tư, bái mật
  • 37. 37 cá nhân, danh dự, uy tín tuy chiếm thành tố quan trọng trong quyền riêng tư như cả pháp luật quốc tế và Việt Nam đều không giải thích về những khái niệm này. Đây là một khoảng trống pháp lý cần phải được bổ sung nhằm vạch rõ phạm vi được hưởng quyền của chủ thể, từ đó xây dựng những quy định phù hợp để bảo vệ quyền riêng tư của cá nhân. Mặt khác, nội dung của một số khía cạnh quyền riêng tư tại Việt Nam có sự khác biệt đáng kể so với quốc tế, trong đó nổi bật nhất là nhà ở. Bình luận chung số 16 của HRC đã mở rộng ý nghĩa về “nhà ở” bao gồm cả cơ sở kinh doanh, nơi làm việc của một cá nhân, trong khi đó Việt Nam chỉ thừa nhận “nhà ở” là nơi sinh sống thường trú hoặc tạm trú của cá nhân. Theo ý kiến của tác giả, việc mở rộng khái niệm nhà ở bao gồm cả cơ sở kinh doanh, nơi làm việc là một điểm tiến bộ đáng học hỏi, bởi lẽ những địa điểm nay cũng chứa đựng nhiều thứ liên quan đến đời sống, bí mật cá nhân. 1.4. Giới hạn của quyền riêng tư theo pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam 1.4.1. Giới hạn của quyền riêng tư theo pháp luật quốc tế Quyền riêng tư không phải là quyền tuyệt đối, vì thế Điều 4 ICCPR cho phép các quốc gia hạn chế quyền riêng tư của cá nhân trong bối cảnh tình trạng khẩn cấp xảy ra đe doạ sự sống còn của quốc gia đã được chính thức công bố. Tuy nhiên, để áp dụng các biện pháp hạn chế quyền riêng tư, Điều 4 ICCPR bắt buộc các biện pháp mà quốc gia áp dụng phải thực sự xuất phát từ tình huống khẩn cấp, và không được mang tính chất phân biệt đối xử về giới tính, chủng tộc, tôn giáo, màu da, quốc tịch hoặc vị trí xã hội. Nhằm làm rõ việc hạn chế các quyền dân sự và chính trị, tránh việc lạm quyền của các quốc gia, một văn bản quan trọng là Các nguyên tắc Siracusa về các điều khoản hạn chế và tạm đình chỉ trong ICCPR (gọi tắt là Nguyên tắc Siracusa) được Hội đồng Kinh tế và Xã hội (ECOSOC) Liên hợp quốc thông qua năm 198453 . Theo Nguyên tắc Siracusa, một mối đe dọa đối với cuộc sống của quốc gia được hiểu là: 53 United Nations: Economic and Social Council, Siracusa Principles on the Limitation and Derogation Provisions in the International Covenant on Civil and Political Rights (‘Siracusa Principles”), U.N. Doc. E/CN.4/1985/4, Annex, 28 September 1984, E/CN.4/1985/4, <http://hrlibrary.umn.edu/instree/siracusaprinciples.html> (truy cập ngày 23/5/2021).
  • 38. 38 (a) Ảnh hưởng đến toàn bộ dân số và toàn bộ hoặc một phần lãnh thổ của quốc gia, và (b) Đe dọa sự toàn vẹn về thể chất của dân cư, sự độc lập về chính trị hoặc toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia hoặc sự tồn tại hoặc hoạt động cơ bản của các thể chế không thể thiếu để đảm bảo và thể hiện các quyền được công nhận trong Công ước ICCPR.54 Ngoài ra, Nguyên tắc Siracusa cũng yêu cầu việc giới hạn quyền riêng tư phải bám sát tình hình xảy ra, chỉ áp dụng khi thực sự cần thiết để đối phó với mối đe dọa đối với quốc gia và phải tương xứng với bản chất và mức độ của tình hình55 . 1.4.2.Giới hạn của quyền riêng tư theo pháp luật Việt Nam Đối với pháp luật Việt Nam, khoản 2 Điều 14 Hiến pháp 2013 cho phép hạn chế quyền con người, quyền công dân theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng. Những quy định về việc hạn chế quyền riêng tư được nằm rải rác trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau. Nhìn chung, những mục đích hạn chế quyền riêng tư là: i) Bảo vệ quốc phòng, an ninh quốc gia. Ví dụ: trong quá trình điều tra, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có thể áp dụng các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt gồm ghi âm, ghi hình bí mật; nghe điện thoại bí mật; thu thập bí mật dữ liệu điện tử đối với các trường hợp tội xâm phạm an ninh quốc gia, tội phạm về ma túy, tội phạm về tham nhũng, tội khủng bố, tội rửa tiền (Điều 223, khoản 1 Điều 224 BLTTHS 2015). Khi có căn cứ xác định liên quan đến hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia, cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia được quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân: cung cấp thông tin, tài liệu, đồ vật; kiểm tra, phong toả tài khoản, nguồn tài chính; bóc mở hoặc giao thư tín, điện tín, bưu phẩm, bưu kiện, hàng hoá để kiểm tra khi có căn cứ xác định trong đó có thông tin, tài liệu, chất nổ, vũ khí, vật phẩm khác có nguy hại cho an ninh quốc gia; cho phép kiểm tra phương tiện giao thông, phương 54 Đoạn 39 Nguyên tắc Siracusa. 55 Đoạn 51 – 57 Nguyên tắc Siracusa.
  • 39. 39 tiện thông tin, máy tính, mạng máy tính, đồ vật, tài liệu, hàng hoá, chỗ ở, nơi làm việc hoặc các cơ sở khác của cơ quan, tổ chức, cá nhân (khoản 1 Điều 24 Luật An ninh quốc gia 2004). ii) Bảo đảm trật tự, an toàn xã hội. Ví dụ: Khi có căn cứ để nhận định trong thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm, dữ liệu điện tử có công cụ, phương tiện phạm tội, tài liệu, đồ vật, tài sản liên quan đến vụ án thì có thể khám xét thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm, dữ liệu điện tử (khoản 2 Điều 192 BLTTHS 2015). iii) Bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Ví dụ: thông tin về tình trạng sức khỏe và đời tư được ghi trong hồ sơ bệnh án được phép công bố để chia sẻ thông tin, kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng chẩn đoán, chăm sóc, điều trị người bệnh giữa những người hành nghề trong nhóm trực tiếp điều trị cho người bệnh hoặc trong trường hợp khác được pháp luật quy định mà không cần người bệnh đồng ý (khoản 2 Điều 8 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009). Cơ quan có thẩm quyền giám sát bệnh truyền nhiễm có quyền giám sát các trường hợp mắc bệnh, bị nghi ngờ mắc bệnh và mang mầm bệnh truyền nhiễm bao gồm thông tin về địa điểm, thời gian, các trường hợp mắc bệnh, tử vong; tình trạng bệnh; tình trạng miễn dịch; đặc điểm chủ yếu về dân số và các thông tin cần thiết khác nhằm phòng, chống bệnh truyền nhiễm (khoản 1 Điều 21 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007). iv) Bảo vệ đạo đức xã hội. Ví dụ: nhà nước có quyền áp dụng các biện pháp để bảo vệ không gian mạng quốc gia, phòng ngừa, xử lý những hành vi sử dụng không gian mạng để thực hiện: hoạt động mại dâm, tệ nạn xã hội, mua bán người; đăng tải thông tin dâm ô, đồi trụy, tội ác; phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân tộc, đạo đức xã hội (Điều 5, Điều 6, điểm đ khoản 1 Điều 8 Luật An ninh mạng 2018). v) Vì lợi ích công cộng. Ví dụ: sử dụng hình ảnh không cần có sự đồng ý của người có hình ảnh hoặc người đại diện theo pháp luật của họ trong trường hợp hình ảnh được sử dụng vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng (khoản 2 Điều 32 BLDS 2015). 1.4.3. So sánh các quy định về giới hạn của quyền riêng tư trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam