SlideShare a Scribd company logo
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
TRẦN DŨNG
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DỊCH VỤ THÔNG TIN DI ĐỘNG
MẶT ĐẤT TRẢ TRƯỚC TỪ THỰC TIỄN TỈNH ĐẮK LẮK
Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và hành chính
Mã số: 8380102
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Hoàng Văn Tú
ĐĂK LĂK - 2019
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, ngoài sự nỗ lực cố gắng của bản thân, tôi đã nhận
được sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy, cô giáo, đồng nghiệp, bạn bè, gia đình và
người thân.
Lời đầu tiên tôi xin bày tỏ lòng trân trọng biết ơn đối với lãnh đạo Học viện Khoa
học xã hội, Cơ sở Học viện Khoa học xã hội tại Tây Nguyên, các thầy, cô giáo giảng
viên thuộc các ban, khoa, tổ bộ môn của Học viện Khoa học xã hội, Cơ sở Học viện
Khoa học xã hội tại Tây Nguyên đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi về mọi mặt trong
suốt thời gian học tập và nghiên cứu.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành nhất đến PGS.TS.Hoàng Văn Tú–
Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Lập pháp thuộc Ủy ban thường vụ Quốc hội đã
dành nhiều thời gian, công sức và tâm huyết hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành luận
văn này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh và đồng nghiệp cơ quan,
Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Đắk Lắk đã cung cấp các số liệu, tài liệu cần thiết cũng
như những kiến thực tế liên quan đến đề tài luận văn.
Và cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn gia đình, bạn bè những người đã luôn bên
cạnh, tạo mọi điều kiện tốt nhất về tinh thần, vật chất, thời gian để tôi hoàn thành khóa
học này.
Xin chân thành cảm ơn!
Tác giả
Trần Dũng
LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan đề tài “Quản lý Nhà nước về dịch vụ thông tin di động
mặt đất trả trước từ thực tiễn tỉnh Đắk Lắk” là công trình nghiên cứu độc lập của
cá nhân tôi, các kết quả nghiên cứu chưa được công bố ở bất kỳ công trình nào khác.
Các thông tin, số liệu trong luận văn là trung thực, nguồn gốc rõ ràng.
Tác giả
Trần Dũng
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC SƠ ĐỒ
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC BIỀU ĐỒ
MỞ ĐẦU..............................................................................................................................1
1.Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài .................................................................................2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.......................................................................4
3.1.Mục đích của luận văn........................................................................................4
3.2.Nhiệm vụ của luận văn .......................................................................................5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................................5
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu .........................................................5
5.1. Cơ sở lý luận .......................................................................................................5
5.2.Phương pháp nghiên cứu....................................................................................6
6.Ý nghĩa lý luận và thực tiễn ..................................................................................6
7.Kết cấu của luận văn..............................................................................................6
CHƯƠNG 1:........................................................................................................................7
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DỊCH VỤ
THÔNG TIN DI ĐỘNG MẶT ĐẤT TRẢ TRƯỚC....................................................7
1.1. Quản lý Nhà nước đối với dịch vụ thông tin di động mặt đất trả trước.......7
1.1.1. Khái niệm của quản lý Nhà nước......................................................................7
1.1.2. Sự cần thiết của quản lý Nhà nước đối với dịch vụ thông tin di động mặt đất
trả trước ......................................................................................................................9
1.1.3. Quản lý Nhà nước đối với dịch vụ thông tin di động mặt đất trả trước .........10
1.1.4. Các nguyên tắc quản lý Nhà nước đối với dịch vụ thông tin di động mặt đất trả
trước..........................................................................................................................12
1.1.5. Kinh nghiệm về quản lý Nhà nước trong lĩnh vực dịch vụ thông tin di động mặt
đất trả trước ở một số quốc gia.................................................................................13
1.1.5.1. Tổng quan về lịch sử phát triển dịch vụ thông tin di động mặt đất trả trước
trên thế giới ...............................................................................................................13
1.1.5.2. Kinh nghiệm về quản lý Nhà nước trong lĩnh vực dịch vụ thông tin di động
mặt đất trả trước ở một số quốc gia..........................................................................18
1.2. Vai trò của quản lý Nhà nước đối với dịch vụ thông tin di động mặt đất trả
trước .........................................................................................................................21
1.3. Các loại hình thông tin di động mặt đất trả trước hiện nay ........................23
1.4. Lịch sử hình thành, phát triển của dịch vụ thông tin di động mặt đất trả
trước của Thế giới và Việt Nam.............................................................................24
1.4.1. Lịch sử phát triển của thế giới ........................................................................24
1.4.2. Lịch sử phát triển của Việt Nam .....................................................................26
Tiểu kết Chương 1............................................................................................................29
CHƯƠNG 2:......................................................................................................................30
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DỊCH VỤ THÔNG TIN DI
ĐỘNG MẶT ĐẤT TRẢ TRƯỚC TẠI TỈNH ĐẮK LẮK........................................30
2.1. Khái quát về đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội tỉnh Đắk Lắk........................30
2.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên............................................................................30
2.1.1.1. Vị trí địa lý ...................................................................................................30
2.1.1.2. Địa hình........................................................................................................30
2.1.1.3. Khí hậu.........................................................................................................31
2.1.2. Dân số và lao động .........................................................................................31
2.1.2.1. Dân số...........................................................................................................31
2.1.2.2. Lao động.......................................................................................................32
2.1.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội ................................................................................32
2.1.3.1. Đặc điểm kinh tế ..........................................................................................32
2.1.3.2. Đặc điểm xã hội ...........................................................................................35
2.1.4. Hạ tầng............................................................................................................36
2.1.4.1. Hạ tầng giao thông .......................................................................................36
2.1.4.2. Hạ tầng đô thị...............................................................................................36
2.1.4.3. Khu công nghiệp, cụm công nghiệp.............................................................37
2.1.4.4. Du lịch, dịch vụ............................................................................................37
2.2. Thực trạng quản lý Nhà nước đối với dịch vụ thông tin di động mặt đất trả
trước tại tỉnh Đắk Lắk............................................................................................38
2.2.1. Thực trạng chung của dịch vụ thông tin di động tại tỉnh Đắk Lắk.................38
2.2.2. Thực trạng dịch vụ thông tin di động mặt đất trả trước ở tỉnh Đắk Lắk........38
2.2.2.1. Nguyên tắc quản lý Nhà nước đối với dịch vụ ............................................40
2.2.2.2. Thực trạng phát triển dịch vụ thông tin di động ..........................................41
2.2.3. Chất lượng dịch vụ thông tin di động tại tỉnh Đắk Lắk.........................................51
2.2.4. Giá cước của dịch vụ thông tin di động .........................................................53
2.3. Đánh giá về quản lý dịch vụ thông tin di động mặt đất trả trước tại tỉnh Đắk
Lắk............................................................................................................................55
2.3.1. Những kết quả đạt được...........................................................................................55
2.3.1.1. Các thông tin cơ bản của mẫu ..............................................................................55
2.3.2. Những hạn chế bất cập ...................................................................................59
2.3.3. Nguyên nhân hạn chế...............................................................................................60
2.3.3.1. Nguyên nhân khách quan .....................................................................................60
2.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan .........................................................................................62
Tiểu kết luận Chương 2...................................................................................................67
CHƯƠNG 3.......................................................................................................................68
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
ĐỐI VỚI DỊCH VỤ THÔNG TIN DI ĐỘNG MẶT ĐẤT TRẢ TRƯỚC.............68
3.1. Phương hướng tăng cường quản lý Nhà nước đối với dịch vụ thông tin di
động mặt đất trả trước ...........................................................................................68
3.1.1. Quan điểm chiến lược .....................................................................................68
3.1.2. Mục tiêu của Chiến lược .................................................................................68
3.1.3. Phương hướng phát triển các dịch vụ.............................................................68
3.2. Giải pháp tăng cường quản lý Nhà nước đối với dịch vụ thông tin di động
mặt đất trả trước.....................................................................................................70
3.2.1. Hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật.......................................................71
3.2.2. Tăng cường sự quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ
thông tin di động mặt đất trả trước...........................................................................72
3.2.3. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế phục vụ phát triển ................................................72
3.2.4. Thu hút đầu tư và huy động nguồn vốn...........................................................72
3.2.5. Hỗ trợ thành lập hội người tiêu dùng dịch vụ thông tin di động....................72
3.2.6. Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát ...................................................................73
3.3. Giải pháp từ phía doanh nghiệp đối với dịch vụ thông tin di động mặt đất
trả trước. ..................................................................................................................73
3.3.1. Một số giải pháp chung...................................................................................73
3.3.2. Giải pháp ưu đãi về giá cước..........................................................................75
3.3.3. Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ thông tin di động .............................76
3.3.4. Công tác quảng cáo, khuyến mãi....................................................................77
Tiểu kết luận Chương 3 ...........................................................................................78
KẾT LUẬN .......................................................................................................................79
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHIẾU ĐIỀU TRA
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
WTO: Tổ chức Thương mại thế giới
WEB: World wide web
ĐTDĐ: Điện thoại di động
GSM: Global System for Mobile communications
TIA: Telecommunications Industry Association
CDMA: Code Division Multiple Access
AMPS: Advanced Mobile Phone System
BTS : Base transceiver station
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ: Cấu trúc mạng GSM 15
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Dịch vụ thông tin di động của tỉnh Đắk Lắk 2015 - 2018 39
Bảng 2: Các nhân tố ảnh hưởng tới nhu cầu của khách hàng 58-59
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1: Số thuê bao di động Mobifone tỉnh Đắk Lắk năm 2015 -2018 43
Biểu đồ 2: Số thuê bao di động Vinaphone tỉnh Đắk Lắk năm 2015 -2018 46
Biểu đồ 3: Thị trường dịch vụ di động Viettel Đắk Lắk năm 2015 -2018 48
Biểu đồ 4: Giới tính trong sử dụng dịch vụ thông tin di động mặt đất 56
Biểu đồ 5: Tuổi sử dụng thông tin di động mặt đất trả trước 56
Biểu đồ 6: Số lượng khách hàng sử dụng loại hình thuê bao 57
Biểu đồ 7: Lựa chọn mạng thông tin di động mặt đất trả trước 58
1
MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế là cơ hội để phát triển nhưng cũng ẩn
chứa nhiều thách thức đối với mọi nền kinh tế, đặc biệt đối với những quốc gia đang
phát triển. Việt Nam là thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới (WTO) đã
đem lại cơ hội thu hút đầu tư và mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa cho các doanh
nghiệp trong nước. Tuy nhiên, khi mở cửa thị trường theo cam kết gia nhập WTO thì
những ngành sản xuất, dịch vụ trong nước sẽ phải đối mặt với một áp lực cạnh tranh rất
lớn.
Ngành Viễn thông Việt Nam, do vai trò quan trọng của ngành vừa là một ngành hạ
tầng, vừa là một ngành kinh tế mũi nhọn đồng thời góp phần bảo đảm an ninh quốc phòng
và trật tự xã hội, nâng cao dân trí của người dân.
Trong những năm qua, chính phủ đã đưa ra nhiều chính sách hỗ trợ, phát triển
doanh nghiệp tạo điều kiện tối đa cho các doanh viễn thông phát triển từ đó thị trường
viễn thông đã có sự phát triển mạnh mẽ dẫn đến các dịch vụ viễn thông di động mặt
đất được cung cấp đến người dùng thông qua mạng viễn thông di động mặt đất với
chất lượng dịch vụ cơ bản, dịch vụ giá trị gia tăng và dịch vụ công cộng được nâng
cao, đáp ứng nhu cầu của người sử dụng dịch vụ viễn thông.
Theo quy định phân loại dịch vụ viễn thông của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Dịch vụ viễn thông di động mặt đất bao gồm: dịch vụ thông tin di động mặt đất, dịch
vụ trung kế vô tuyến, dịch vụ nhắn tin. Trong ba dịch vụ này chỉ có dịch vụ thông tin
di động mặt đất là có hình thức thanh toán cước sử dụng dịch vụ theo hình thức trả
trước hoặc sau. Do đó, các doanh nghiệp viễn thông đẩy mạnh cung cấp loại hình dịch
vụ thông tin di động trả trước.
Nhằm tăng số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ, chiếm lĩnh thị phần và tăng
doanh thu của doanh nghiệp, nên mặc dù Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản quy
phạm pháp luật để quản lý việc cung cấp và sử dụng dịch vụ viễn thông nhưng nhiều
doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông vẫn không chấp hành quy định của Nhà
nước về quản lý, đăng ký, lưu giữ thông tin của người sử dụng dịch vụ, tình trạng đăng
2
ký trước thông tin ảo của người sử dụng dịch vụ còn diễn ra thường xuyên, việc đăng
ký thông tin người dùng không chính xác dẫn đến khi cơ quan quản lý Nhà nước xác
định thông tin người sử dụng dịch vụ viễn thông sử dụng dịch vụ viễn thông vi phạm
pháp luật, xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội gặp không ít khó khăn.
Từ những vấn đề nêu trên, đặt ra là cần có những giải pháp hữu hiệu để nâng cao hiệu
quả quản lý Nhà nước về phương diện pháp lý lẫn thực tiễn do đó việc chọn đề tài
“Quản lý Nhà nước về dịch vụ thông tin di động mặt đất trả trước từ thực tiễn
tỉnh Đắk Lắk” để nghiên cứu là hết sức cần thiết; có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn
khoa học.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Quản lý Nhà nước về dịch vụ thông tin di động mặt đất trả trước là một đề tài
tương đối mới. Tuy nhiên chưa có nhiều công trình nghiên cứu đầy đủ về Quản lý Nhà
nước đối với dịch vụ thông tin di động mặt đất trả trước ở Việt Nam. Một số công trình
nghiên cứu liên quan có thể kể ra gồm:
- TS. Lê Minh Toàn (2012), Quản lý Nhà nước về Bưu chính, Viễn thông và công
nghệ thông tin, NXB Chính trị quốc gia. Cuốn sách này đã hệ thống hóa lịch sử ngành
Bưu chính Viễn thông Việt Nam từ năm 1945 đến nay, chỉ ra những chính sách của
Nhà nước đối với ngành Bưu chính Viễn thông theo từng giai đoạn, đề cập những nội
dung cơ bản đến công tác quản lý Nhà nước về bưu chính Viễn thông, công nghệ thông
tin.
- ThS. Dương Hải Hà (2007), Quản lý Nhà nước về Bưu chính, viễn thông và
công nghệ thông tin, Học viện Bưu chính viễn thông, Hà Nội. Cuốn sách đã cung cấp
nội dung liên quan đến công tác quản lý Nhà nước về kinh tế, tập trung vào từng lĩnh
vực bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin, cơ sở lý luận chủ yếu dựa vào Pháp
lệnh Bưu chính viễn thông năm 2002.
- Luận án Tiến sỹ của Trần Đăng Khoa (2007) về Phát triển ngành viễn thông
Việt Nam đến năm 2020. Trong Luận án tác giả đã tập trung phân tích thực trạng của
ngành viễn thông Việt Nam giai đoạn 2000 – 2006, dự báo về số lượng thuê bao tăng
trưởng, kết hợp với xu hướng công nghệ thế giới, từ đó đưa ra phương hướng về mục
3
tiêu tăng trưởng của ngành Viễn thông Việt Nam đến năm 2020 cũng như đề xuất các
chính sách liên quan đến công tác quản lý, hoạch định chính sách, thu hút vốn, nguồn
lực cho phát triển ngành viễn thông Việt Nam.
- Báo cáo đề tài khoa học và công nghệ về Nghiên cứu, xây dựng mô hình tổ
chức cơ quan quản lý viễn thông Việt Nam do Nguyễn Tiến Sơn – Cục Viễn thông –
Bộ Thông tin và Truyền thông nghiên cứu (2011). Tác giả nghiên cứu hiện trạng cơ
quan quản lý Viễn thông tại Việt Nam, mô hình của một số nước như Anh, Singapore,
Malaysia, Trung Quốc…
- Báo cáo đề tài khoa học và công nghệ về Nghiên cứu đề xuất chính sách quản
lý Internet phù hợp với quy định mới của pháp luật về viễn thông do Nguyễn Thành
Chung – Cục Viễn thông nghiên cứu (2011). Tác giả đã đưa ra các số liệu thống kê,
đánh giá về tình hình thị trường viễn thông Việt Nam từ 2006 – 2010, tập trung vào
dịch vụ Internet và các nhà cung cấp dịch vụ internet, nêu những quy định mới của
Nhà nước về công tác quản lý dịch vụ internet. Tác giả so sánh công tác quản lý tại
một số nước có dịch vụ internet phát triển như Mỹ, Anh, Úc, Trung Quốc…từ đó đề
ra phương hướng bổ sung các nghị định, hướng dẫn chi tiết thi hành việc quản lý chặt
chẽ các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ.
- Phạm Thị Minh Huệ (2007), Nâng cao năng lực cạnh tranh của Tập đoàn Bưu
chính viễn thông Việt Nam khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới WTO, Luận văn
thạc sỹ kinh tế, trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh. Tác giả đã chỉ ra tồn tại hạn chế
của Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao
năng lực cạnh tranh của Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam khi gia nhập Tổ chức
Thương mại thế giới WTO.
- Cuốn sách “Quản lý Nhà nước về bưu chính, viên thông và công nghệ thông tin”
của tác giả TS. Lê Minh Toàn, NXB Chính trị Quốc gia. Cuốn sách cung cấp các kiến
thức cơ bản liên quan đến quản lý Nhà nước về bưu chính, viên thông, công nghệ thông
tin như hệ thống cơ quan quản lý, quản lý Nhà nước về bưu chính, viễn thông, công nghệ
thông tin, tần số vô tuyến, internet, thanh tra và xử lý vi phạm về thông tin và truyền thông.
- Bùi Xuân Phong, Quản trị kinh doanh Viễn thông theo hướng hội nhập kinh tế,
4
NXB Bưu điện (2006). Công trình đề cập đến những vấn đề chung về kinh doanh, quản
trị kinh doanh viễn thông; các lĩnh vực quản trị kinh doanh viễn thông… đề xuất một số
phương pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp Viễn thông.
- Báo cáo Thực thi quản lý Nhà nước về viễn thông trong môi trường mới của tác
giả Hoàng Hải, đăng trên trang Web của Bộ Thông tin và Truyền thông ngày 15/8/2011.
Tác giả chỉ ra rằng “Trong một thập kỷ qua, kể từ thời điểm Ủy ban Thường vụ Quốc hội
ban hành Pháp lệnh Bưu chính, viễn thông (2002) tới nay, thị trường viễn thông Việt Nam
đã có những bước phát triển mạnh mẽ”. Tuy nhiên, bên cạnh sự phát triển của thị trường
và sự tác động của hội nhập kinh tế quốc tế thì công tác quản lý Nhà nước về viễn thông
cần được chú trọng nhằm đảm bảo cho viễn thông Việt Nam phát triển bền vững.
- Báo cáo “Thị trường Viễn thông Việt Nam sau một năm gia nhập WTO” của TS.
Phan Thảo Nguyên, đăng trên tạp chí Bưu chính, Viễn thông tháng 3/2008. Tác giả đã mở
rộng phạm vi quản lý Nhà nước theo xu hướng hội tụ viễn thông – công nghệ thông tin –
phát thanh – truyền hình. Xu thế chung của Viễn thông Việt Nam là khai thác cơ sở hạ
tầng chung để phát triển các dịch vụ và ứng dụng dịch vụ Công nghệ thông tin – viễn
thông. Với vai trò của cơ quan quản lý Nhà nước, Bộ Thông tin và Truyền thông tạo ra
môi trường cạnh tranh, đảm bảo lợi ích hài hòa giữa Nhà nước - doanh nghiệp – người sử
dụng dịch vụ.
Điểm mới của đề tài, tác giả đã nghiên cứu sâu hơn công tác quản lý Nhà nước về
dịch vụ thông tin di động mặt đất trả trước từ thực tiễn tỉnh Đắk Lắk. Đây là một đề
tài nghiên cứu mới, thông qua đề tài tác giả đưa ra phương hướng, giải pháp nhằm
nâng cao thực trạng quản lý Nhà nước về dịch vụ thông tin di động mặt đất trả trước
tại tỉnh Đắk Lắk trong giai đoạn hội nhập.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích của luận văn
Mục đích của luận văn là trên cơ sở làm sáng tỏ những vấn đề lý luận, pháp lý quản
lý Nhà nước về dịch vụ thông tin di động mặt đất trả trước gắn với thực tiễn tỉnh Đắk Lắk
từ đó đề xuất những phương hướng, giải pháp nhằm nâng cao quản lý Nhà nước về dịch
vụ thông tin di động mặt đất trả trước trong giai đoạn hiện nay.
5
3.2. Nhiệm vụ của luận văn
Để thực hiện được mục đích nêu trên, luận văn có những nhiệm vụ cụ thể sau đây:
- Làm rõ những vấn đề lý luận về quản lý Nhà nước về dịch vụ thông tin di động
mặt đất trả trước như: Khái niệm về dịch vụ thông tin di động mặt đất, đặc điểm dịch
vụ thông tin di động mặt đất, các yếu tố cấu thành dịch vụ thông tin di động mặt đất,
vai trò của dịch vụ thông tin di động mặt đất, sự cần thiết phát triển dịch vụ thông tin
di động mặt đất ở Việt Nam, các loại hình thông tin di động mặt đất trả trước hiện nay,
lịch sử hình thành, phát triển của dịch vụ thông tin di động mặt đất trả trước của Thế
giới và Việt Nam; khái niệm, vai trò của quản lý Nhà nước, sự cần thiết của quản lý Nhà
nước đối với dịch vụ thông tin di động, quản lý Nhà nước đối với dịch vụ thông tin di
động mặt đất trả trước, các nguyên tắc quản lý Nhà nước đối với dịch vụ thông tin di
động mặt đất trả trước.
- Phân tích, đánh giá thực trạng và chỉ ra những kết quả đạt được và những hạn
chế; chỉ ra các nguyên nhân của những kết quả đạt được và hạn chế trong quản lý Nhà
nước về dịch vụ thông tin di động mặt đất trả trước ở địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
- Đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm tăng cường quản lý Nhà nước đối
với dịch vụ thông tin di động mặt đất trả trước từ thực tiễn tỉnh Đắk Lắk.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề lý luận và thực tiễn quản lý
Nhà nước đối với dịch vụ thông tin di động mặt đất trả trước gắn với thực tiễn tỉnh
Đắk Lắk.
Phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu về quản lý Nhà nước đối với dịch vụ thông
tin di động mặt đất trả trước tại tỉnh Đắk Lắk trong giai đoạn từ năm 2012 đến nay.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận chủ nghĩa duy vật biện
chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử để phân tích đánh giá hoạt động quản lý Nhà nước
về dịch vụ viễn thông di động mặt đất trả trước.
5.2.Phương pháp nghiên cứu
6
Các phương pháp nghiên cứu cụ thể được sử dụng trong luận văn bao gồm:
Phương pháp phân tích, phương pháp so sánh, phương pháp tổng hợp.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
Luận văn đã làm rõ các luận cứ khoa học về dịch vụ thông tin di động mặt đất trả
trước tại tỉnh Đắk Lắk.
Đánh giá thực trạng quản lý Nhà nước đối với vụ dịch vụ thông tin di động mặt
đất trả trước từ thực tiễn tỉnh Đắk Lắk qua đó rút ra các kết quả đạt được, các hạn chế
và các nguyên nhân của hạn chế.
Đề xuất các giải pháp tăng cường quản lý Nhà nước đối với dịch vụ thông tin di
động mặt đất trả trước từ thực tiễn tỉnh Đắk Lắk.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các chữ viết tắt và danh mục tài liệu
tham khảo, luận văn được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về quản lý Nhà nước đối với dịch vụ thông tin
di động mặt đất trả trước
Chương 2: Thực trạng quản lý Nhà nước đối với dịch vụ thông tin di động mặt đất
trả trước tại tỉnh Đắk Lắk
Chương 3: Phương hướng và giải pháp tăng cường quản lý Nhà nước đối với
dịch vụ thông tin di động mặt đất trả trước
7
CHƯƠNG 1:
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DỊCH
VỤ THÔNG TIN DI ĐỘNG MẶT ĐẤT TRẢ TRƯỚC
1.1. Quản lý Nhà nước đối với dịch vụ thông tin di động mặt đất trả trước
1.1.1. Khái niệm của quản lý Nhà nước
Khái niệm quản lý Nhà nước xuất hiện và tồn tại cùng với sự ra đời và tồn tại của
Nhà nước. Theo nghĩa rộng, quản lý Nhà nước là hoạt động tổ chức, điều hành của cả bộ
máy Nhà nước, là sự tác động, tổ chức của quyền lực Nhà nước trên các phương diện lập
pháp, hành pháp và tư pháp. Theo cách hiểu này, quản lý Nhà nước là hoạt động của cả
ba hệ thống cơ quan Nhà nước: cơ quan lập pháp, cơ quan hành pháp, cơ quan tư pháp.
Quản lý Nhà nước có các đặc điểm sau đây:
- Chủ thể quản lý Nhà nước là các cơ quan, công chức trong bộ máy Nhà nước
được trao quyền lực công gồm: quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp.
- Đối tượng quản lý của Nhà nước là tất cả các cá nhân, tổ chức sinh sống và hoạt
động trong phạm vi lãnh thổ quốc gia.
- Quản lý Nhà nước có tính toàn diện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội:
chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, ngoại giao…
Mục tiêu của quản lý Nhà nước là phục vụ nhân dân, duy trì sự ổn định và phát triển
bền vững trong xã hội.
Theo nghĩa hẹp, quản lý Nhà nước chủ yếu là quá trình tổ chức, điều hành của hệ
thống cơ quan hành chính Nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của
con người theo pháp luật nhằm đạt được những mục tiêu yêu cầu nhiệm vụ quản lý Nhà
nước. Đồng thời, các cơ quan Nhà nước nói chung còn thực hiện các hoạt động có tính
chất chấp hành, điều hành, tính chất hành chính Nhà nước nhằm xây dựng tổ chức bộ máy
và củng cố chế độ công tác nội bộ của mình, chẳng hạn ra quyết định thành lập, chia tách,
sáp nhập các đơn vị tổ chức thuộc bộ máy của mình; đề bạt, khen thưởng, kỷ luật cán bộ,
công chức, ban hành quy chế làm việc nội bộ… Quản lý Nhà nước theo nghĩa hẹp còn
đồng nghĩa với khái niệm quản lý hành chính Nhà nước với các đặc điểm sau đây:
8
- Thứ nhất, Quản lý hành chính Nhà nước là hoạt động mang quyền lực Nhà
nước. Quyền lực Nhà nước trong quản lý hành chính Nhà nước trước hết thể hiện ở
việc các chủ thể có thẩm quyền thể hiện ý chí Nhà nước thông qua phương tiện nhất
định, trong đó phương tiện cơ bản và đặc biệt quan trọng được sử dụng là văn bản
quản lý hành chính Nhà nước. Bằng việc ban hành văn bản, chủ thể quản lý hành chính
Nhà nước thể hiện ý chí của mình dưới dạng các chủ trương, chính sách pháp luật
nhằm định hướng cho hoạt động xây dựng và áp dụng pháp luật; dưới dạng quy phạm
pháp luật nhằm cụ thể hóa các quy phạm pháp luật của cơ quan quyền lực Nhà nước
và của cấp trên thành những quy định chi tiết để có thể triển khai thực hiện trong thực
tiễn; dưới dạng các mệnh lệnh cá biệt nhằm áp dụng pháp luật vào thực tiễn, trực tiếp
thực hiện quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ quản lý; dưới những dạng
mệnh lệnh chỉ đạo cấp dưới trong hoạt động, nhằm tổ chức thực hiện pháp luật trong
thực tiễn; dưới dạng những thông tin hướng dẫn đối lập với cấp dưới nhằm đảm bảo
sự thống nhất, có hệ thống của bộ máy hành chính Nhà nước.
- Thứ hai, quản lý hành chính Nhà nước là hoạt động được tiến hành bởi những
chủ thể có quyền năng hành pháp. Cách hiểu phổ biến hiện nay thì Nhà nước có ba
quyền năng: lập pháp, hành pháp và tư pháp. Trong đó, quyền năng hành pháp trước
hết và chủ yếu thuộc về các cơ quan hành chính Nhà nước, tuy nhiên trong rất nhiều
hoạt động khác như: việc ổn định tổ chức nội bộ của các cơ quan Nhà nước, hoạt động
quản lý được tiến hành bởi các bộ…Trong những trường hợp này quyền năng hành
pháp cũng thể hiện rõ nét và nếu xét về bản chất thì tương đồng với hoạt động hành
pháp của các cơ quan hành chính Nhà nước.
- Thứ ba, quản lý hành chính Nhà nước là hoạt động có tính thống nhất, được
tổ chức chặt chẽ. Để bảo đảm tính pháp chế trong hoạt động hành pháp, bộ máy các
cơ quan hành pháp được tổ chức thành một khối thống nhất từ trung ương tới địa
phương, đứng đầu là Chính phủ, nhờ đó các hoạt động của bộ máy được chỉ đạo, điều
hành thống nhất, bảo đảm lợi ích chung của cả nước, bảo đảm sự liên kết, phối hợp
nhịp nhàng giữa các địa phương tạo ra sức mạnh tổng hợp, tránh được sự cục bộ phân
hóa giữa các địa phương hay vùng miền khác nhau. Tuy nhiên, do mỗi địa phương đều
9
có những nét đặc thù riêng về điều kiện kinh tế – xã hội, nên để có thể phát huy tối đa
những yếu tố của từng địa phương, tạo sự năng động sáng tạo trong quản lý điều hành,
bộ máy hành chính còn được tổ chức theo hướng phân cấp, trao quyền tự quyết, tạo sự
chủ động sáng tạo cho chính quyền địa phương.
- Thứ tư, hoạt động quản lý hành chính Nhà nước mang tính chấp hành và điều
hành. Tính chấp hành và điều hành của hoạt động quản lý Nhà nước thể hiện trong
việc những hoạt động này được tiến hành trên cơ sở pháp luật và nhằm mục đích thực
hiện pháp luật, cho dù đó là hoạt động chủ động sáng tạo của chủ thể quản lý thì cũng
không được vượt quá khuôn khổ pháp luật, điều hành cấp dưới, trực tiếp áp dụng pháp
luật hoặc tổ chức những hoạt động thực tiễn…, trên cơ sở quy định pháp luật nhằm
hiện thực hóa pháp luật.
Quản lý Nhà nước là một dạng đặc biệt của quản lý, được sử dụng các quyền lực
Nhà nước như lập pháp, hành pháp và tư pháp để quản lý mọi lĩnh vực của đời sống
xã hội. Trong đó, quản lý Nhà nước mang tính quyền lực đặc biệt là tính tổ chức cao,
và có mục tiêu chiến lược, chương trình kế hoạch để thực hiện mục tiêu, hơn cả là
quản lý Nhà nước ở Việt Nam mang nguyên tắc tập trung dân chủ. Quản lý Nhà nước
không có sự tách biệt tuyệt đối giữa chủ thể quản lý và khách thể quản lý và nó luôn
đảm bảo tính liên tục, ổn định trong tổ chức.
1.1.2. Sự cần thiết của quản lý Nhà nước đối với dịch vụ thông tin di động mặt
đất trả trước
Dịch vụ thông tin di động mặt đất trả trước có vai trò to lớn, đem lại những lợi
ích về kinh tế, chính trị, xã hội…góp phần đưa đất nước ngày càng phát triển phồn
vinh. Trong những năm gần đây, dịch vụ thông tin di động mặt đất trả trước của tỉnh
Đắk Lắk có những bước phát triển vượt bậc nhưng vẫn còn bộc lộ một số hạn chế làm
giảm khả năng phát triển.
Bên cạnh đó, các nhà cung cấp dịch vụ thông tin di động đứng trước những thách
thức của thị trường với sự xuất hiện của nhiều đối thủ cạnh tranh từ nước ngoài, đặc
biệt khi Việt Nam là thành viên chính thức của WTO. Ngày 07/2/2006, Quyết định số
32/2006/QĐ –TTg về việc “phê duyệt quy hoạch phát triển viễn thông và internet Việt
10
Nam đến 2010” nêu rất rõ xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông có công
nghệ hiện đại ngang tầm với các nước trong khu vực, có độ bao phủ rộng khắp trên cả
nước với dung lượng, chất lượng cao, cung cấp đa dịch vụ và hoạt động có hiệu quả.
Quan điểm chỉ đạo của Nhà nước về chiến lược phát triển cho ngành viễn thông
nói chung, dịch vụ thông tin di động mặt đất trả trước nói riêng là một yêu cầu mang
tầm chiến lược trong quá trình phát triển.
1.1.3. Quản lý Nhà nước đối với dịch vụ thông tin di động mặt đất trả trước
Quản lý Nhà nước về viễn thông nói chung, dịch vụ thông tin di động mặt đất trả
trước nói riêng là sự tác động có tổ chức, có mục đích của Nhà nước lên hoạt động
viễn thông để sử dụng có hiệu quả các nguồn lực nhằm đạt được các mục tiêu kinh tế
xã hội, quốc phòng an ninh.
Quản lý Nhà nước đối với dịch vụ thông tin di động mặt đất trả trước cũng như
bất kỳ dạng quản lý công vụ của bộ máy hành pháp, mang tính quyền lực, tính tổ chức
cao, được điều chỉnh bằng pháp luật, vừa mang tính phổ biến, vừa mang tính đặc thù
quản lý ngành.
Ngành viễn thông là ngành kinh tế kỹ thuật dịch vụ thuộc kết cấu hạ tầng của nền
kinh tế quốc dân, đồng thời là động lực quan trọng để phát triển kinh tế, xã hội, góp
phần nâng cao đời sống nhân dân và bảo đảm quốc phòng, an ninh. Sự phát triển cơ
sở hạ tầng viễn thông đã góp phần thúc đẩy các dịch vụ viễn thông phát triển vượt bậc,
đưa Việt Nam trở thành một quốc gia có tốc độ phát triển viễn thông nhanh trong khu
vực và trên thế giới. Tuy nhiên, việc phát triển và quản lý hạ tầng viễn thông, đặc biệt
là hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động (nhà, trạm máy; cống, bể cáp; cột ăng ten; cột
dây thông tin) vẫn còn nhiều hạn chế như: nhận thức chưa thống nhất; cơ chế, chính
sách, quy hoạch, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật còn thiếu và chưa đồng bộ; một số
quy định quản lý chưa cụ thể và sử dụng chưa hiệu quả; công tác thực thi pháp luật
còn nhiều bất cập.
Nghị định số 25/2011/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư số 14/2013/TT-
BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông, cùng với sự phát triển, hoạt động của các
doanh nghiệp viễn thông cũng bộc lộ những hạn chế mà không khó để nhận ra những
11
“điểm yếu” như doanh nghiệp vẫn chưa chủ động triển khai thực hiện, chưa tuân thủ
đầy đủ các quy trình, quy định của Nhà nước trong sản xuất - kinh doanh cũng như
phát triển hạ tầng, dẫn đến còn có sai sót trong công tác quản lý, phát triển thuê bao di
động trả trước; có doanh nghiệp còn chậm trễ trong việc triển khai xây dựng quy hoạch
phát triển hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động tại địa phương.
Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các đơn vị thuộc Bộ và các doanh nghiệp
cung cấp dịch vụ viễn thông di động tổ chức tuyên truyền, phổ biến việc thực hiện
quản lý dịch vụ thông tin di động mặt đất trả trước như xây dựng, ban hành kế hoạch
triển khai việc quản lý theo đúng quy định của Nhà nước; hướng dẫn, kiểm tra, thanh
tra xử lý vi phạm và giải quyết khiếu nại, tổ cáo trong các hoạt động đăng ký lưu trữ
và sử dụng thông tin thuê bao theo thẩm quyền và các quy định hiện hành của pháp
luật; phối hợp với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương triển khai việc quản lý thuê bao di động mặt đất trả trước theo
quy định; xây dựng hệ thống kỹ thuật kết nối tới các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ
di động phục vụ việc thu thập, lưu giữ, quản lý số liệu thuê bao di động.
Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo Sở Thông tin và
Truyền thông: Chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh, thành phố để tuyên truyền, hướng
dẫn các doanh nghiệp, đại lý thông tin di động trên địa bàn trong đăng ký, lưu giữ và
sử dụng thông tin thuê bao theo các quy định hiện hành; Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi
phạm hành chính và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động đăng ký, lưu giữ và
sử dụng thông tin thuê bao trên địa bàn theo thẩm quyền, theo quy định hiện hành của
pháp luật; Thanh tra, kiểm tra, phát hiện được chủ điểm đăng ký thông tin thuê bao
trên địa bàn vi phạm các hành vi bị nghiêm cấm quy định và xử lý vi phạm hành chính
theo quy định về quản lý thuê bao di động trả trước, tùy vào mức độ mà có hướng xử
lý phù hợp, trường hợp vi phạm nghiêm trọng thì có văn bản yêu cầu doanh nghiệp
cung cấp dịch vụ viễn thông di động chấm dứt hợp đồng uỷ quyền với chủ điểm đăng
ký thông tin thuê bao, đồng thời thông báo cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ
viễn thông di động khác chấm dứt hoặc không được ký hợp đồng ủy quyền đối với chủ
điểm đăng ký thông tin thuê bao.
12
1.1.4. Các nguyên tắc quản lý Nhà nước đối với dịch vụ thông tin di động mặt
đất trả trước.
Tùy thuộc vào cơ cấu và sự phát triển của từng quốc gia, khuôn khổ pháp luật và
khả năng quản lý Nhà nước, mà nguyên tắc quản lý dịch vụ viễn thông di động mặt
đất trả trước cũng thay đổi:
Tối thiểu hóa sự can thiệp quản lý Nhà nước sau khi canh tranh được thiết
lập: Quản lý Nhà nước cần được giữ ở mức độ tối thiểu, đặc biệt là trong những thị
trường cạnh tranh. Những bằng chứng trên toàn thế giới chỉ ra rằng các thị trường cạnh
tranh tự do thường có khả năng cạnh tranh đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng tốt
hơn những thị trường do Nhà nước kiểm soát. Những ưu điểm của cổ phần hóa và mở
cửa thị trường sẽ bị mất đi hoặc bị hạn chế nghiêm trọng bởi các biện pháp quản lý
Nhà nước nặng nề.
Cân đối các tiêu chuẩn quản lý Nhà nước của khu vực và toàn cầu: nền tảng
công nghệ của ngành viễn thông giống nhau. Thị trường viễn thông đang trở thành thị
trường chung của khu vực và toàn cầu. Các cơ quan quản lý thường quan tâm tới việc
duy trì tính cạnh tranh trong thị trường viễn thông nội địa; xu hướng quản lý quốc tế;
tăng cường hiệu quả và cạnh tranh. Trong đó, kỹ thuật quản lý Nhà nước đã được
khẳng định trong một số thị trường thì sẽ hoạt động được trong các thị trường tương
tự khác.
Tạo cạnh tranh: Ngày nay khi con người nhận thức một cách rộng rãi rằng lợi ích
của cạnh tranh trong việc cung cấp các dịch vụ và thiết bị viễn thông vượt xa những nhược
điểm của nó. Tại đa phần các quốc gia trên thế giới, các thị trường viễn thông đã được mở
cửa với nhiều mức độ cạnh tranh khác nhau. Sự can thiệp của quản lý Nhà nước thông
thường là cần thiết để đảm bảo việc thiết lập và duy trì cạnh tranh.
Quản lý theo nguyên tắc: Trong kinh doanh chậm trễ trong việc quyết định các
vấn đề quản lý sẽ trì hoãn sự phát triển của một ngành. Ví dụ về vấn đề kết nối mạng,
nếu cơ quan quản lý không đưa ra trước những chỉ dẫn rõ ràng, hợp lý về nguyên tắc
kết nối mạng thì doanh nghiệp phải tiến hành đàm phán hàng tháng, hàng năm và việc
cung ứng dịch vụ sẽ bị chậm trễ. Trong những trường hợp như vậy, cơ quan quản lý
13
cần thiết lập những nguyên tắc để doanh nghiệp áp dụng mà không cần phải mất quá
nhiều thời gian vào những chi tiết của việc thực thi. Những chi tiết đó thường dành
cho doanh nghiệp thực hiện.
Tạo hiệu quả hoạt động: Chia sẻ kinh nghiệm với các cơ quan quản lý khác
nhằm tạo các hiệu quả trong hoạt động. Ngày nay, hoạt động quản lý Nhà nước đạt
hiệu quả cao hơn nhiều so với trước đây, việc ứng dụng công nghệ thông tin, internet
vào quản lý thể hiện được tính minh bạch, công khai.
1.1.5. Kinh nghiệm về quản lý Nhà nước trong lĩnh vực dịch vụ thông tin di động
mặt đất trả trước ở một số quốc gia.
1.1.5.1. Tổng quan về lịch sử phát triển dịch vụ thông tin di động mặt đất trả
trước trên thế giới
Điện thoại di động ra đời từ những năm 1920, và chỉ được sử dụng như là các
phương tiện thông tin giữa các đơn vị cảnh sát ở Mỹ. Mặc dù các khái niệm tổ ong,
các kỹ thuật trải phổ, điều chế số và các công nghệ vô tuyến hiện đại khác được biết
đến hơn 50 năm trước đây, dịch vụ điện thoại di động mãi đến đầu những năm 1960
mới xuất hiện ở các dạng sử dụng được và khi đó nó chỉ là sửa đổi thích ứng của các
hệ thống điều vận. Các hệ thống điện thoại di động đầu tiền này ít tiện lợi và dung
lượng rất thấp so với các hệ thống hiện nay. Các hệ thống điện thoại tổ ong điều tần
song công sử dụng kỹ thuật đa truy cập phân chia theo tần số (FDMA) đã xuất hiện
vào những năm 1980. Hệ thống thông tin di động sử dụng kỹ thuật đa truy cập phân
chia theo thời gian (TDMA) đầu tiên trên thế giới được ra đời ở Châu Âu và có tên gọi
là GSM (Global System for Mobile communications).
GSM là chuẩn phổ biến nhất cho điện thoại di động (ĐTDĐ) trên thế giới. Khả
năng phủ sóng rộng khắp nơi của chuẩn GSM làm cho nó trở nên phổ biến trên thế
giới, cho phép người sử dụng có thể sử dụng ĐTDĐ của họ ở nhiều vùng trên thế giới.
GSM khác với các chuẩn tiền thân của nó về cả tín hiệu và tốc độ, chất lượng cuộc
gọi. Nó được xem như là một hệ thống ĐTDĐ thế hệ thứ hai (second generation, 2G).
GSM là một chuẩn mở, hiện tại nó được phát triển bởi 3rd Generation Partnership
14
Project (3GPP) Đứng về phía quan điểm khách hàng, lợi thế chính của GSM là chất
lượng cuộc gọi tốt hơn, giá thành thấp và dịch vụ tin nhắn. Thuận lợi đối với nhà điều
hành mạng là khả năng triển khai thiết bị từ nhiều người cung ứng. GSM cho phép nhà
điều hành mạng có thể sẵn sàng dịch vụ ở khắp nơi, vì thế người sử dụng có thể sử
dụng điện thoại của họ ở khắp nơi trên thế giới.
Ban đầu hệ thống này được gọi là “nhóm đặc trách di động” (Group Special
Mobile) theo tên gọi của một nhóm được CEPT – Conference of European Postal and
Telecommunications Administrations (Hội nghị các cơ quan quản lý viễn thông và
bưu chính Châu Âu) cử ra để nghiên cứu tiêu chuẩn để tiện việc thương mại hoá GSM.
GSM được phát triển từ năm 1982 khi các nước Bắc Âu gửi đề nghị đến CEPT để quy
định một dịch vụ viễn thông chung Châu Âu ở băng tần 900MHz. Trên thế giới hiện
nay, dịch vụ GSM được sử dụng bởi hơn 2 tỷ người của trên 212 quốc gia và vùng
lãnh thổ. Các mạng thông tin di động GSM cho phép có thể roaming với nhau do đó
những máy điện thoại di động GSM của các mạng GSM khác nhau có thể sử dụng
được nhiều nơi trên thế giới.
15
AUC: Trung tâm nhận thực
VLR: Bộ ghi định vị tạm trú
HLR: Bộ ghi định vị thường trú
EIR: Bộ ghi nhận dạng thiết bị MS
BSS: Phân hệ trạm gốc
MS: Trạm di động
OSS: Phân hệ khai thác bảo dưỡng
PSPDN: Mạng số liệu công cộng chuyển mạch gói
CSPDN: Mạng số liệu công cộng chuyển mạch kênh
PSTN: Mạng điện thoại chuyển mạch cơng cộng
PLMN: Mạng di động mặt đất
ISDN: Mạng số dịch vụ tích hợp
OMC: Trung tâm khai thác và bảo dưỡng
Sơ đồ cấu trúc mạng GSM
NSS
MAP
ISDN ISUP
PSPDN MAP MAP MAP
CSPDN
TUP BSSAP
PSTN
PLMN MUP
Truyền báo hiệu
Truyền lưu lượng
LAPDm
MS
MSC
HLRVLR
AUC
BSS
BSC
LAPD
BTS
OSS
EIR
16
Một mạng GSM để cung cấp đầy đủ các dịch vụ cho khách hàng cho nên nó khá phức
tạp vì vậy sau đây sẽ chia ra thành cácphần như sau: chia theo phân hệ:
- Phân hệ chuyển mạch NSS: Network switching SubSystem
- Phân hệ vô tuyến RSS = BSS + MS: Radio SubSystem
- Phân hệ vận hành và bảo dưỡng OMS: Operation and Maintenance SubSystem
BSS Base Station Subsystem= TRAU + BSC + BTS
+ TRAU: bộ chuyển đổi mã và phối hợp tốc độ
+ BSC: bộ điều khiển trạm gốc
+ BTS: trạm thu phát gốc
MS: chính là những chiếc di động gồm: ME và SIM
+ ME Mobile Equipment: phần cứng và phần mềm
+ SIM: lưu trữ các thông tin về thuê bao và mật mã / giải mật mã.
Chức năng của BSC: - điều khiển một số trạm BTS xử lý các bản tin báo hiệu - Khởi
tạo kết nối. - Điều khiển chuyển giao: Intra & Inter BTS HO - Kết nối đến các MSC, BTS
và OMC
Chức năng của BTS: - Thu phát vô tuyến - Ánh xạ kênh logic vào kênh vật lý - Mã
hóa và giải mã - Mật mã / giải mật mã - Điều chế / giải điều chế.
BSS nối với NSS thông qua luồng PCM cơ sở 2 Mbps
Mạng và hệ thống chuyển mạch Network and Switching Subsystem (phần này gần
giống với mạng điện thoại cố định). Đôi khi người ta còn gọi nó là mạng lõi (core
network).
Phần mạng GPRS (GPRS care network) Phần này là một phần lắp thêm để cung cấp
dịch vụ truy cập Internet.
Và một số phần khác phục vụ việc cung cấp các dịch vụ cho mạng GSM như gọi,
hay nhắn tin SMS...
Máy điện thoại - Mobile Equipment
Thẻ SIM (Subscriber identity module)
Modul nhận dạng thuê bao (Subscriber identity module)
17
Một bộ phận quan trọng của mạng GSM là modul nhận dạng thuê bao, còn được
gọi là thẻ SIM. SIM là 1 thẻ nhỏ, được gắn vào máy di động, để lưu thông tin thuê bao và
danh bạ điện thoại. Các thông tin trên thẻ SIM vẫn được lưu giữ khi đổi máy điện thoại.
Người dùng cũng có thể thay đổi nhà cung cấp khác, nếu đổi thẻ SIM. Một số rất ít nhà
cung cấp dịch vụ mạng ngăn cản điều này bởi việc chỉ cho phép 1 máy dùng 1 SIM hay
dùng SIM khác, nhưng do họ sản xuất, được gọi là tình trạng khóa SIM. Ở Australia, Bắc
Mỹ và châu Âu, một số nhà khai thác mạng viễn thông tiến hành khóa máy di động họ
bán. Lý do là giá của các máy này được những nhà cung cấp đó tài trợ, và họ không muốn
người dùng mua máy đó để sử dụng cho mạng khác. Người dùng cũng có thể liên hệ với
nhà sản xuất để đăng ký gỡ bỏ khóa máy. Số được khóa theo máy di động là số nhận dạng
máy di động quốc tế IMEI (International Mobile Equipment Identity), chứ không phải số
thuê bao. Một vài nước như Bangladesh, Belgium, Costa Rica, India, Indonesia, Malaysia,
và Pakistan tất cả các máy di động đều được bỏ khóa (tất nhiên, cả Việt Nam nữa).
Ở Mỹ khi hệ thống AMPS tương tự sử dụng phương thức FDMA được triển khai
vào giữa những năm 1980, các vấn đề về dung lượng đã phát sinh ở các thị trường di động
chính thức như: New York, Los Angeles và Chicago. Mỹ đã có chiến lược nâng cấp hệ
thống này thành hệ thống số: chuyển tới hệ thống TDMA được liên hiệp công nghệ viễn
thông – TIA (TIA: Telecommunications Industry Association) ký hiệu là IS-54. Cuối
những năm 1980 mọi việc trở lên rõ ràng là IS-54 đã gây thất vọng. Việc khảo sát khách
hàng cho thấy chất lượng của AMPS tốt hơn. Rất nhiều hãng của Mỹ lạnh nhạt với
TDMA. Tình trạng trên đã tạo cơ hội cho các nhà nghiên cứu ở Mỹ tìm ra một phương án
thông tin di động số mới. Để tìm kiếm hệ thống thông tin di động số mới người ta nghiên
cứu công nghệ đa truy nhập phân chia theo mã (CDMA). CDMA đã được ứng dụng trong
ngành viễn thông quân đội Hoa Kỳ từ thập niên 1960. CDMA dùng một mã ngẫu nhiên
để phân biệt kênh thoại và dùng chung băng tầng cho toàn mạng, có giải thuật mã hóa
riêng cho từng cuộc. Chỉ thiết bị được gọi mới biết được giá trị mã ngẫu nhiên và giải
thuật giải mã qua các kênh báo hiệu. Chính vì thế tính bảo mật của cuộc thoại và mức độ
hiệu quả khai thác băng tần cao hơn.
18
Hệ thống CDMA có khả năng chuyển mạch mềm: khi thiết bị di động dịch chuyển
vào giữa hai ô, thiết bị đồng thời nhận được tín hiệu từ hai trạm gần nhất, tổng đài sẽ điều
khiển cho hai trạm bắt tay nhau cho đến khi việc chuyển đổi trạm phát thành công. Có
phần tương tự cơ chế chuyển mạch cứng trong GSM nhưng khả năng bắt tay của CDMA
tốt hơn.
So với hệ thống tương tự AMPS, chất lượng thoại được nâng lên và dung lượng của
CDMA có thể tăng lên từ 6 – 10 lần. CDMA có cơ chế giúp tiết kiệm năng lượng, giúp
tăng thời gian thoại của pin thiết bị. Khả năng mở rộng dung lượng của CDMA dễ dàng
và chi phí thấp hơn so với GSM. GSM sẽ gặp bài toán khó về phân bố lại tầng số cho các
ô. Được thành lập vào năm 1985, Qualcom sau đó được gọi là “thông tin Qualcom”
(Qualcom Communications) đã phát triển công nghệ CDMA cho thông tin di động
và đã nhận được nhiều bằng phát minh trong lĩnh vực này. Đến nay công nghệ này đã trở
thành công nghệ thống trị ở Bắc Mỹ. Các mạng CDMA thương mại đã được đưa vào khai
thác tại Hàn Quốc và Hồng Kông. CDMA cũng được mua hoặc đưa vào thử nghiệm ở
Ac-hen-ti-na, Braxin, Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản, Việt Nam. Song song với sự phát
triển của các hệ thống thông tin di động tổ ong nói trên, các hệ thống thông tin di động
hạn chế cho mạng nội hạt sử dụng máy cầm tay không dây số (Digital Cordless Phone)
cũng được nghiên cứu phát triển.
Ngoài các hệ thống thông tin di động mặt đất các hệ thống thông tin di động vệ tinh
cũng được đưa vào thương mại hóa trong năm 1998
1.1.5.2. Kinh nghiệm về quản lý Nhà nước trong lĩnh vực dịch vụ thông tin di
động mặt đất trả trước ở một số quốc gia.
Kinh nghiệm của Trung Quốc
Trung Quốc là nước có tốc độ phát triển ngành viễn thông đứng hàng đầu trên thế
giới, số lượng thuê bao di động nhiều nhất trên toàn cầu với hơn 400 triệu thuê bao. Để
có những thành quả này ngành viễn thông Trung Quốc nói chung và hoạt động dịch vụ
thông tin di động nói riêng đã có những bước đi hết sức đúng đắn như sau:
Trung Quốc nhận thức rõ vai trò quan trọng của viễn thông trong việc phát triển
kinh tế. Vai trò của viễn thông là phục vụ quốc phòng, các cơ quan Nhà nước. Khi nền
19
kinh tế phát triển, nhiệm vụ của viễn thông Trung Quốc là đáp ứng mọi yêu cầu dịch
vụ của xã hội. Với sự phát triển của nền kinh tế, viễn thông được xem là ngành ưu tiên
phát triển hàng đầu. Vì thế, chính phủ Trung Quốc ban hành nhiều chính sách phát
triển mới dẫn đến sự bùng nổ đầu tư vào ngành viễn thông. Chính điều này đã chuyển
đổi phương thức cung cấp dịch vụ viễn thông chủ đạo từ hình thức độc quyền, bán độc
quyền sang chiến lược phân phối dịch vụ dựa trên thị trường và có cạnh tranh quyết
liệt hơn. Sự chuyển đổi này được mô tả như một sự chuyển đổi từ quản lý hành chính
sang quản lý thị trường.
Trong năm 2015, Trung Quốc đã đầu tư số tiền vượt Mỹ khoảng 24 tỷ USD cho
cơ sở hạ tầng truyền thông không dây (với số tiền dự kiến là hơn 400 tỷ USD). Trung
Quốc đã xây dụng một mạng lưới rộng lớn trên toàn quốc gồm 350.000 BTS mới.
Tăng cường chất lượng mạng lưới và phát triển các dịch vụ giá trị gia tăng: các
doanh nghiệp Trung Quốc không ngừng tăng cường chất lượng mạng lưới, phát triển
các dịch vụ giá trị gia tăng để tăng khả năng cạnh tranh đồng thời tăng doanh thu; lấy
nhu cầu của thị trường làm phương hướng phát triển. Tăng cường xây dựng đội ngũ
nhân viên văn minh, trình độ; Gia tăng các hoạt động chăm sóc khách hàng – lấy khách
hàng là tâm điểm để phục vụ.
Kinh nghiệm của Hàn Quốc
Hàn Quốc là một nước có tỷ lệ dân số sử dụng điện thoại di động khá cao. Các
công ty thông tin di động Hàn Quốc đã có những chiến lược phát triển hết sức thành
công. Việt Nam cần học hỏi một số kinh nghiệm phát dịch vụ thông tin di động của
Hàn Quốc như sau:
Phát triển công nghệ theo hướng hiện đại hóa: phát triển mạnh mẽ mạng
CDMA dưới sự hỗ trợ của Nhà nước. Phát triển công nghệ 5G.
Khai thác hiệu quả dịch vụ thông tin di động, Hàn Quốc đã giảm bớt các nhà khai
thác dịch vụ thông tin di động từ 5 nhà khai thác xuống còn 3 nhà khai thác. Với lý do
hạn chế số lượng nhà kinh doanh mạng di động vào việc đầu tư xây dựng trùng lắp,
lãng phí vật tư, tiền vốn và cả tài nguyên (tần số, mã số...). Mặt khác, kinh doanh với
20
quy mô lớn sẽ tiết kiệm, tăng năng suất, hạ giá thành, kết quả cả người sử dụng và nhà
kinh doanh đều có lợi.
Các doanh nghiệp di động Hàn Quốc rất chú trọng công tác chăm sóc khách hàng.
Họ xem việc thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, làm hài lòng khác hàng chính là tiêu
chí để công ty phát triển bền vững.
Đa dạng hóa dịch vụ giá trị gia tăng, luôn đưa ra các dịch vụ mới nhằm phục vụ
người tiêu dùng, nhất là giới trẻ.
Đầu tư thị trường quốc tế: chiến lược kinh doanh của các công ty thông tin di
động Hàn Quốc chú trọng đến việc mở rộng thị trường ra nước ngoài, đầu tư và liên
kết với các công ty viễn thông khác để khai thác thị trường
1.1.6. Những bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam
Từ những bài học kinh nghiệm của các nước nói trên có thể rút ra một số bài học
quý báu cho hoạt động dịch vụ thông tin di động mặt đất Việt Nam như sau:
+ Khi trình độ của ngành viễn thông còn hạn chế, mạng lưới chưa phát triển
mạnh, độc quyền sẽ là hình thức lựa chọn phù hợp. Khi đã đạt đến một mức phát triển
nhất định cần dần dần xóa bỏ độc quyền chuyển sang thị trường cạnh tranh, tạo điều
kiện cho mọi thành phần kinh tế tham gia. Phát huy nguồn nội lực của đất nước kết
hợp với hợp tác quốc tế hiệu quả để mở rộng, phát triển thị trường. Tuy nhiên, sự xoá
bỏ cơ chế độc quyền cần có lộ trình và tính đến yếu tố an ninh quốc phòng nhằm góp
phần xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
+ Cần có sự chuẩn bị tốt và nâng cao khả năng cạnh tranh của các công ty thông
tin di động trong nước ngang tầm quốc tế đủ sức đối phó với các tập đoàn viễn thông
quốc tế với nguồn tài chính dồi dào, kinh nghiệm quản lý tốt
+ Tích cực khai thác thị trường trong nước đồng thời vươn ra hoạt động trên thị
trường quốc tế, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế
+ Đầu tư, xây dựng công nghệ, mạng lưới tiên tiến, hiện đại ngang tầm thế giới
để tránh lạc hậu.
+ Đổi mới phương châm kinh doanh: hướng về khách hàng, khách hàng là mục
tiêu chính.
21
+ Xây dựng hoàn thiện pháp luật, chiến lược phát triển, chính sách, quy định về
viễn thông nói chung và về dịch vụ thông tin di động mặt đất nói riêng nhằm tạo môi
trường pháp lý lành mạnh để hoạt động dịch vụ thông di động phát triển bền vững.
1.2. Vai trò của quản lý Nhà nước đối với dịch vụ thông tin di động mặt đất
trả trước
Viễn thông là ngành kinh tế, kỹ thuật, dịch vụ quan trọng trong nền kinh tế quốc
dân: dựa vào các tính chất của kỹ thuật, công nghệ, ngành viễn thông làm nhiệm vụ
đảm bảo kết cấu cơ sở hạ tầng, cung cấp các dịch vụ kết nối cho khách hàng sử dụng,
góp phần thúc đẩy trao đổi thông tin, rút ngắn khoảng cách địa lý và thời gian, tạo điều
kiện cho Nhà nước, doanh nghiệp và nhân dân phát triển. Viễn thông tác động mạnh
mẽ đến quá trình chuyển đổi cơ cấu sản xuất, phương thức quản lý, cơ cấu kinh tế xã
hội, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Trong thời đại ngày nay, thông tin đóng vai trò rất quan trọng. Người nào nắm
được thông tin nhanh và chính xác thì người đó sẽ chiến thắng. Đặc biệt, điện thoại di
động có một vai trò rất lớn trong xã hội. Điện thoại di động là chiếc cầu nối thông tin
giữa mọi người, mọi miền ở mọi lúc mọi nơi. Sự ra đời của dịch vụ thông tin di động
giúp chúng ta tiếp cận được những công nghệ tiên tiến nhất, hòa mình với xu hướng
phát triển chung của thế giới. Ngoài ra, dịch vụ thông tin di động góp phần phát triển
nền kinh tế nước nhà, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Dịch vụ thông tin di động mặt đất trả trước có tốc độ phát triển rất cao, doanh thu
của các nhà mạng không ngừng tăng, tạo công ăn việc làm cho nhiều người lao động,
mỗi năm nộp cho ngân sách nhà nước hàng trăm tỷ đồng. Đội ngũ tri thức trẻ biết khai
thác và vận hành công nghệ thông tin hiện đại đây là nguồn tài sản hết sức quý báu cho
nền kinh tế khi chúng ta hội nhập vào quá trình toàn cầu hóa.
Ngoài ra, dịch vụ thông tin di động là công cụ bảo đảm an ninh quốc phòng, phục
vụ công tác chính trị của Đảng, Nhà nước.
Sự cần thiết phát triển dịch vụ thông tin di động mặt đất trả trước ở Việt Nam
Dịch vụ thông tin di động mặt đất trả trước có vai trò to lớn, đem lại nhiều lợi ích về
kinh tế, chính trị, xã hội…góp phần đưa đất nước ngày càng phát triển. Trong những năm
22
gần đây, đặc biệt khi Việt Nam giai nhập WTO, có nhiều tập đoàn viễn thông nước ngoài
có tiềm lực tài chính dồi dào, nhiều kinh nghiệm về dịch vụ thông tin di động tham gia thị
trường di động ở Việt Nam đòi hỏi các hoạt động dịch vụ thông tin di động nói riêng, viễn
thông nói chung ở Việt Nam phải có định hướng phát triển cụ thể.
Quyết định số 32/2006/QĐ-TTg ngày 07 tháng 2 năm 2006 về việc “phê duyệt
Quy hoạch phát triển viễn thông và internet Việt Nam đến năm 2010” chỉ rõ xây dựng
và phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông có công nghệ hiện đại ngang tầm các nước trong
khu vực, có độ bao phủ rộng khắp trên cả nước và dung lượng lớn, chất lượng cao, cung
cấp đa dịch vụ và hoạt động có hiệu quả.
Quyết định số 32/2012/QĐ-TTg ngày 27 tháng 7 năm 2012 về việc “phê duyệt
Quy hoạch phát triển viễn thông quốc gia đến năm 2020” chỉ rõ xây dựng và phát triển
cơ sở hạ tầng viễn thông hiện đại, an toàn có dung lượng lớn, tốc độ cao, vùng phủ
sóng rộng đến vùng sâu, vùng xa biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội
đặc biệt khó khăn, góp phần đảm bảo quốc phòng, an ninh và nâng cao chất lượng
cuộc sống của nhân dân; cung cấp dịch vụ viễn thông chất lượng tốt, giá cước hợp lý
trên cơ sở cạnh tranh nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của người sử dụng dịch vụ. Tăng
cường phát triển các dịch vụ ứng dụng viễn thông trên cơ sở hạ tầng viễn thông đã được
xây dựng nhằm phát huy tối đa sự hội tụ của công nghệ và dịch vụ; phát triển bền vững
thị trường viễn thông, bảo đảm môi trường cạnh tranh lành mạnh thông qua việc kiểm
soát chặt chẽ hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp viễn thông theo các quy định
của pháp luật về cạnh tranh. Phát huy nội lực, tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần
kinh tế tham gia phát triển viễn thông; ưu tiên áp dụng các công nghệ viễn thông tiên
tiến, hiện đại, tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường và sử dụng hiệu quả tài
nguyên viễn thông; Bảo đảm an toàn cơ sở hạ tầng viễn thông và an ninh thông tin cho
các họat động ứng dụng viễn thông, công nghệ thông tin, đặc biệt là trong việc thúc đẩy
phát triển chính phủ điện tử, thương mại điện tử.
Theo báo cáo nghiên cứu thị trường của Amazon Web Services (AWS) năm
2013, đến năm 2020, Châu Á – Thái Bình Dương trong đó có Việt Nam, sẽ là khu vực
tăng trưởng mạnh nhất về dữ liệu và các nhu cầu liên quan đến việc sử dụng, chia sẻ,
23
trao đổi, lưu trữ, sao lưu bảo vệ dữ liệu nội dung của cá nhân và tổ chức. Sự giao thoa
giữa công nghệ viễn thông, đặc biệt là viễn thông di động và công nghệ thông tin trong
những năm gần đây đã giúp cho các nhà cung cấp dịch vụ có thể đưa ra những dịch vụ
mới cùng các giải pháp phục vụ cho nhu cầu quản lý điều hành sản xuất kinh doanh
của các doanh nghiệp.
Cũng theo lộ trình phát triển đến năm 2020 của ngành Thông tin và Truyền thông,
các nhà mạng viễn thông di động Việt Nam sẽ triển khai hệ thống mạng data tốc độ
cao 5G. Đây sẽ là tiền đề vô cùng quan trọng không chỉ việc phát triển cơ sở hạ tầng,
mà còn là tiền đề để các nhà mạng chuyển hóa thành nhà cung cấp dịch vụ thực thụ,
cạnh tranh được một cách bình đẳng với các nhà cung cấp đa dịch vụ xuyên biên giới.
Tuy nhiên, đó mới chỉ là điều kiện cần. Điều kiện đủ là các doanh nghiệp viễn thông
di động Việt Nam cần phải nhận thức rõ được xu thế phát triển của thế giới trong
những năm tiếp theo, cũng như nhu cầu của người dùng là cá nhân và doanh nghiệp
trong nước. Lợi thế lớn nhất mà các doanh nghiệp viễn thông di động có được là khả
năng Việt hóa (Localize) các nội dung và dữ liệu, việc này hoàn toàn phù hợp với thị
trường Việt Nam khi khả năng ngoại ngữ của Việt Nam còn hạn chế.
Từ năm 2014 đến nay, các doanh nghiệp viễn thông di động trong nước như
Viettel, MobiFone, VinaPhone đã có những bước đi cụ thể nhằm xác định chiến lược
phát triển trong thời gian sắp tới, trong đó các dịch vụ về nội dung, dữ liệu và ứng
dụng cần được ưu tiên phát triển, phù hợp với nhu cầu của người dùng cá nhân cũng
như các tổ chức trong các lĩnh vực giải trí, chăm sóc sức khỏe, giáo dục, du lịch, thương
mại điện tử…Đây chính là hướng đi để các nhà mạng Việt Nam tiến một bước dài trở
thành “nhà cung cấp dịch vụ”, cạnh tranh được với các nhà cung cấp đa dịch vụ xuyên
biên giới, trong bối cảnh doanh thu từ các dịch vụ thoại và tin nhắn truyền thống đang
trên đà sụt giảm nhanh chóng theo thời gian.
1.3. Các loại hình thông tin di động mặt đất trả trước hiện nay
Ngày 18/5/2012, Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Thông tư 05/2012/TT-
BTTTT phân loại dịch vụ viễn thông. Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân cung
cấp, sử dụng dịch vụ viễn thông và các tổ chức, cá nhân liên quan tới hoạt động quản lý,
24
cung cấp, sử dụng dịch vụ viễn thông tại Việt Nam.
Theo đó, các loại hình dịch vụ thuộc dịch vụ viễn thông cố định mặt đất là một
trong những nội dung trọng tâm và được quy định tại Khoản 3 Điều 4 Thông tư
05/2012/TT-BTTTT. Cụ thể như sau:
- Dịch vụ viễn thông cơ bản bao gồm: dịch vụ điện thoại (thoại, fax, truyền số..),
dịch vụ truyền số liệu, dịch vụ nhắn tin, dịch vụ truyền hình ảnh; dịch vụ hội nghị
truyền hình, dịch vụ kênh thuê riêng; dịch vụ kết nối Internet, dịch vụ mạng riêng ảo
và các dịch vụ viễn thông cơ bản khác theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền
thông.
- Dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng bao gồm: dịch vụ thư điện tử, dịch vụ thư
thoại, dịch vụ fax gia tăng giá trị, dịch vụ truy nhập Internet, gồm dịch vụ truy nhập
Internet băng hẹp có tốc độ tải thông tin xuống thấp hơn 256 kb/s và dịch vụ truy nhập
Internet băng rộng có tốc độ tải thông tin xuống từ 256 kb/s trở lên và các dịch vụ viễn
thông giá trị gia tăng khác theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.
- Dịch vụ viễn thông cộng thêm bao gồm: dịch vụ hiển thị số chủ gọi, dịch vụ
giấu số gọi, dịch vụ bắt số, dịch vụ chờ cuộc gọi, dịch vụ chuyển cuộc gọi, dịch vụ
chặn cuộc gọi, dịch vụ quay số tắt và các dịch vụ viễn thông cộng thêm khác theo quy
định của Bộ Thông tin và Truyền thông.
1.4. Lịch sử hình thành, phát triển của dịch vụ thông tin di động mặt đất
trả trước của Thế giới và Việt Nam
1.4.1. Lịch sử phát triển của thế giới
Từ thời nguyên thủy, “tiếng hú” là những tín hiệu thông tin đầu tiên nhằm báo tin
cho nhau giữa con người. Nó là phương tiện truyền báo để con người liên kết nhau lại tạo
sức mạnh của cộng đồng bảo đảm cho cuộc sống săn bắt, hái lượm và chống đỡ với thiên
nhiên còn hoang dã, dữ dội và khắc nghiệt.
Tiếng mõ, tù và bằng vỏ ốc, sừng trâu và tiếng loa ra đời sau tiếng hú. Tiếp đó
đến cồng, chiêng, trống đồng cũng trở thành những phương tiện thông tin. Ánh lửa soi
sáng từ những đêm sâu thẳm dần dần trở thành những “phong hỏa đài” (Trung Quốc,
Việt Nam) hoặc “quang hiệu báo” (châu Âu) với những trạm nối tiếp theo khoảng cách
25
nối thành mạng lưới truyền tin tức theo chiều dài và chiều rộng mỗi quốc gia.
Ngôn ngữ ra đời đã xuất hiện thông tin truyền miệng. Khi có chữ viết thì nội
dung thông tin được diễn đạt và phong kín trong những bức thư. Sự ra đời của nghề in
đã đưa nội dung chuyển tải thông tin lên tầm vóc cao hơn qua các ấn phẩm, sách báo.
Những loại hình thông tin được nâng cao qua các phương thức thông tin khi bước vào
thời cận đại và hiện đại.
Khi những phương thức thông tin từng bước phát triển, con người sử dụng chim
bồ câu, ngựa, chó, thuyền bè để chuyển tải thông tin, điều đó phản ánh nhu cầu thông
tin của con người ngày càng phát triển. Qua từng thời kỳ lịch sử, con người lọc ra
những phát minh mới nhất để ứng dụng vào thông tin một cách năng động, điều đó
càng được nhân lên gấp bội khi khoa học thông tin xuất hiện.
Bước vào thời kỳ cận đại, nhất là thời kỳ đầu của cuộc cách mạng khoa học lần
thứ nhất, thông tin liên lạc không chỉ tiến lên bằng những bước nhảy vọt mà đã cất
mình bay lên.
Năm 1837: Xê-mu-en Mooc-xơ, một họa sĩ người Mỹ say mê vật lý đã chế tạo
máy điện báo mở đầu cho kỹ thuật điện báo. Phát minh này thật sự đã mở ra một thời
đại mới cho thông tin liên lạc đường dài.
Năm 1844: đường điện báo đầu tiên dài 60km nối thông từ Oa-sinh-tơn đến Ban-
ti-mo.
Năm 1866: đường điện báo xuyên Đại Tây dương dài 3.800km nối châu Âu với
châu Mỹ giúp nối liền các nước trên thế giới.
Năm 1876: giáo sư vật lý A-lếch-xan Ben-lơ cùng sự hoàn thiện của nhà phát
minh Tô-mát E-đi-xơn, điện thoại ra đời nối liền mọi khoảng cách trên phạm vi quốc
gia và thế giới. Tiếp bước điện báo, điện thoại cũng được xuyên qua biển cả và đại
dương để mọi người giao lưu với nhau trong mọi lĩnh vực và cuộc sống.
Năm 1895: A-lếch-xan pô-pốp thí nghiệm thành công máy phát sóng dựa trên
nguyên lý sóng điện từ của Hen-ric Hec-sơ. Tiếp đó đèn điện tử 2 cực, 3 cực ra đời tạo
nền móng cho kỹ thuật thông tin vô tuyến điện.
Bước vào thế kỷ 20, loài người đã có một mạng thông tin dày đặc được xác lập
26
từ dưới đáy sâu biển cả, xuyên trong lòng đất (cáp ngầm), dựng trên tầm cao (dây trần
và anten) và bay trong không gian.
Cũng vào thời kỳ này, thông tin bưu chính cũng chuyển mình từ chạy bộ, ngựa,
thuyền, bè sang chuyển tải bằng ô tô, tầu thủy, máy bay… Tem thư đầu tiên ra đời ở
nước Anh năm 1840 sau đó mở rộng ra khắp thế giới.
Vào nửa sau thế kỷ 20, trên thế giới, thông tin Bưu điện đã xuất hiện sự “bùng
nổ” trong Khoa học – Kỹ thuật. Vệ tinh nhân tạo đầu tiên của Liên Xô được phóng
ngày 04/10/1957, năm 1962 vệ tinh Telstar đã ra đời ở Mỹ mở ra liên lạc bằng vệ tinh
với 23 nước châu Âu và 23 thành phố nước Mỹ.
Ngày nay có hàng trăm vệ tinh thông tin bay trên bầu trời gồm cả vệ tinh địa tĩnh
và vệ tinh di động. Thông tin vệ tinh đã đi vào đời sống thường ngày và sử dụng rộng
rãi trên nhiều lĩnh vực kể cả hàng không, hàng hải. Với dung lượng cực lớn, nó đã
đóng vai trò quan trọng trong viễn thông Quốc tế.
Trên mặt đất, mạng lưới thông tin điện thoại được sử dụng dày đặc và đa dạng,
ngoài tự động hóa trên mạng lưới, còn được sử dụng điện thoại ghi âm, điện thoại thấy
hình.
1.4.2. Lịch sử phát triển của Việt Nam
Từ thời Hai Bà Trưng (năm 40-43), tiếng trống đồng đã vang động từ thành quách
đến thôn dã để truyền tin, dấy quân chống xâm lược.
Các triều Lý, Trần, Lê và các triều đại phong kiến đều xác lập hệ thống thông tin
trong cơ chế của Nhà nước phong kiến. Lực lượng thông tin được chọn những người
trung kiên nhất, phương tiện thông tin được chọn những khả năng có sức chuyển tải
và cơ động nhất so với thời ấy như ngựa, thuyền… Các phong hỏa đài được thiết lập
từ tuyến biên giới, tuyến phòng thủ bờ biển để truyền báo về kinh đô. Triều Nguyễn,
hệ thống thông tin trong cả nước được xác lập rộng khắp với hệ thống cung trạm bao
gồm bộ trạm, thủy trạm vững vàng và thực hiện bằng một quy chế có ưu tiên nhưng
hết sức nghiêm ngặt.
Ngày 01/9/1858, liên quân Pháp-Tây Ban Nha đã nổ súng vào bán đảo Sơn Trà
– Đà Nẵng bắt đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Năm 1862, đoạn đường điện
27
báo đầu tiên Sài Gòn – Biên Hòa được xây dựng phục vụ cuộc chiến dài 18km.
Năm 1863, thực dân Pháp phát hành con tem đầu tiên tại Việt Nam và năm 1864
bắt đầu phát triển bưu chính bằng thư. Tem bưu chính thuộc địa Pháp gồm có tem đại
bàng, Napoleon.. được phát hành năm 1881 in đè bằng chữ A&T ở Trung Kỳ và Bắc
Kỳ.
Năm 1864, điện thoại được dùng ở Sài Gòn, năm 1889 ở Hà Nội.
Năm 1872, thực dân Pháp đặt được 6.600km đường dây điện tín, trong đó có 36
km đường dây cáp đặt ngầm dưới nước.
Năm 1884, Pháp đặt xong cáp biển điện báo Sài Gòn – Đồ Sơn, thành lập các
bưu cục ở Hà Nội và các thành phố, thị xã thuộc miền Bắc, miền Trung tiếp với các
bưu cục chúng đã lập từ trước ở Nam Bộ.
Năm 1888 hoàn thành đường hữu tuyến dây trần Sài Gòn – Hà Nội dài 2000km.
Năm 1891-1892, phát hành các mẫu tem in hình biểu tượng của uy quyền nước
Pháp.
Năm 1906, thành lập Nha Tổng giám đốc Bưu điện Đông dương với tổng biên
chế 1644 người.
Đường liên lạc Việt Nam-Pháp, ngoài việc chuyển tải theo hệ bưu chính và vô
tuyến điện, còn dùng điện báo qua cáp biển Vũng Tàu – Singapo - Pháp.
Khi Cách mạng tháng 8 thành công ngày 19/8/1945, toàn bộ mạng thông tin trên
đất nước Việt Nam và bộ máy tổ chức Bưu điện hoàn toàn thuộc về chính quyền cách
mạng.
Ngày 19/12/1946, cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược
bùng nổ. Toàn bộ lực lượng thông tin Bưu điện đã nhanh chóng chuyển hướng để đáp
ứng yêu cầu thời chiến.
Trong suốt 2 cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ, đội ngũ thông tin Bưu điện
có mặt trên mọi chiến trường, trong mọi lĩnh vực và đã trải qua những hy sinh to lớn, phấn
đấu không mệt mỏi, vượt mọi gian nan, thử thách để hoàn thành sứ mệnh của mình.
Trong thời kỳ đổi mới, nhất là từ năm 1990 đến nay, viễn thông đã có một bước
tiến thần tốc, từ những thiết bị cũ kỹ, phương tiện thô sơ đến nay mạng thông tin quốc
28
gia của ta đã hoàn thiện và ngang tầm quốc tế và hòa mạng toàn cầu. Ngành Viễn
thông đã trở thành một trong những ngành mũi nhọn đi đầu trong sự nghiệp đổi mới
đất nước.
29
Tiểu kết Chương 1
Từ những nghiên cứu của Chương 1, tác giả có những kết luận như sau:
Trong Chương 1, tác giả đã phân tích và trình bày các vấn đề lý luận chung về
dịch vụ thông tin di động mặt đất trả trước. Cụ thể, tác giả đã phân tích, làm rõ những
khái niệm cơ bản về dịch vụ thông tin di động, quản lý Nhà nước đối với dịch vụ thông
tin di động mặt đất trả trước, vai trò của dịch vụ thông tin di động, các loại hình thông
tin di động, lịch sử hình thành, phát triển, kinh nghiệm và bài học kinh nghiệm đối với
Việt Nam nói chung và tỉnh Đắk Lắk nói riêng.
Kết quả lý luận ở Chương 1 là căn cứ khoa học quan trọng để tác giả tiến hành
nghiên cứu và phân tích thực trạng quản lý Nhà nước đối với dịch vụ thông tin di động
mặt đất trả trước ở tỉnh Đắk Lắk, được thực hiện trong Chương 2 của luận văn này.
30
CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DỊCH VỤ THÔNG TIN
DI ĐỘNG MẶT ĐẤT TRẢ TRƯỚC TẠI TỈNH ĐẮK LẮK
2.1. Khái quát về đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội tỉnh Đắk Lắk
2.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên
2.1.1.1. Vị trí địa lý
Đắk Lắk nằm ở trung tâm vùng Tây Nguyên, với diện tích tự nhiên là
13.123,49km2
. Phía Bắc giáp tỉnh Gia Lai, phía Nam giáp tỉnh Lâm Đồng, phía Tây
giáp tỉnh Đắk Nông và Vương quốc Campuchia, phía Đông giáp tỉnh Phú Yên và tỉnh
Khánh Hòa. Với chiều dài đường địa giới hành chính khoảng 660km, trong đó có 70km
chung với Vương quốc Campuchia.
Với vai trò, vị trí địa lý kinh tế, quốc phòng rất quan trọng trong vùng Tây
Nguyên nói riêng, Việt Nam nói chung, tỉnh Đắk Lắk luôn nhận được sự quan tâm chỉ
đạo của các cấp lãnh đạo Đảng và Nhà nước trong suốt quá trình phát triển, tầm ảnh
hưởng ngày càng được nâng cao. Đây cũng là điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp
viễn thông phát triển đồng bộ hạ tầng, đóng vai trò trong việc cung cấp thông tin liên
lạc, đảm bảo quốc phòng trên địa bàn tỉnh và khu vực.
2.1.1.2. Địa hình
Địa hình của tỉnh Đắk Lắk khá phức tạp, có sự xen kẽ giữa các địa hình thung
lũng, cao nguyên xen giữa núi cao và núi cao trung bình, có hướng thấp dần từ Đông
Nam sang Tây Bắc. Địa hình núi cao phân bố ở phía Nam, có độ cao từ 1.000 ÷ 1.500m,
chiếm 30% diện tích toàn tỉnh. Dãy núi cao nhất là dãy Chư Yang Sin có ngọn cao
nhất tới 2442m. Vùng cao nguyên Buôn Ma Thuột có địa hình thấp hơn, nằm ở trung
tâm tỉnh, độ cao trung bình 550 ÷ 750m, chiếm 53,5% diện tích toàn tỉnh. Địa hình
phần lớn đã được khai thác và đưa vào sản xuất trong nhiều năm nay, vùng địa hình
thấp trũng chiếm 12% diện tích tự nhiên, xen kẽ cao nguyên với núi cao tạo ra những
cánh đồng tương đối bằng; độ cao trung bình 400 ÷ 500m.
31
Với địa hình phức tạp, xen kẽ giữa thung lũng và cao nguyên đã gây khó khăn
không nhỏ cho công tác phát triển hạ tầng viễn thông thụ động trong các công tác xây
dựng, phát triển, bảo dưỡng cũng như tối ưu hoá hạ tầng viễn thông.
2.1.1.3. Khí hậu
Do đặc điểm vị trí địa lý, địa hình nên khí hậu ở Đăk Lắk vừa chịu sự chi phối
của khí hậu nhiệt đới gió mùa, vừa mang tính chất của khí hậu cao nguyên. Song chịu
ảnh hưởng mạnh nhất chủ yếu vấn là khí hậu Tây Trường Sơn.
Thời tiết chia 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 (tập trung 90%
lượng mưa hàng năm), chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam; mùa khô từ tháng 11
đến tháng 4 năm sau, trong mùa này độ ẩm giảm, gió Đông Bắc thổi mạnh.
2.1.2. Dân số và lao động
2.1.2.1. Dân số
Theo Niên giám thống kê tỉnh Đắk Lắk năm 2015, dân số trung bình toàn tỉnh
năm 2015 khoảng 1.853.698 người, trong đó: dân số đô thị chiếm 24,31% (345.585
người), nông thôn chiếm 75,69% (1.403.113 người); dân số đô thị tăng trong 10 năm
2005 đến 2015 chỉ 2,17% (năm 2005 chiếm 22,14%); phân theo giới tính nam 932.827
người (chiếm 50,32% dân số trung bình), nữ 920.871 người (chiếm 49,68% dân số
trung bình). Cộng đồng dân cư gồm nhiều dân tộc cùng chung sống, trong đó người
Kinh chiếm 72%, các dân tộc ít người như Ê Đê, M’Nông, Thái, Tày... chiếm 28%.
Các dân tộc ít người sống ở 135/184 xã phường của tỉnh. Ngoài các dân tộc ít người
tại chỗ còn có số đông khác di cư từ phía Bắc và miền Trung.
Mật độ dân số trung bình toàn tỉnh là 141 người/km2
, dân số phân bổ không đều
ở các huyện. Thành phố Buôn Ma Thuột có mật độ dân số cao nhất 943 người/km2
, thị
xã Buôn Hồ 363 người/km2
, các trung tâm thị trấn huyện lỵ dọc theo các quốc lộ hình
thành nhiều khu dân cư tập trung như Krông Pắc 331 người/km2
, Krông Năng 203
người/km2
, Ea Kar 146 người/km2
, Krông Ana 242 người/km2
, Cư Kuin 360
người/km2
; các huyện có mật độ dân số thấp là Ea Súp 37 người/km2
, Buôn Đôn 45
người/km2
, Lắk 51 người/km2
, M’Đrắk 53 người/km2
là các huyện có điều kiện sinh
sống ít thuận lợi hơn.
32
Về thành phần dân tộc biến động khá lớn, hiện có 47 dân tộc có dân cư nguồn
gốc từ 64 tỉnh thành trong cả nước đến sinh sống.
2.1.2.2. Lao động
Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc có khoảng 1.128.108 người,
chiếm 59,57% dân số, trong đó lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế là
1.107.307 người chiếm 97,89% so với các lực lượng lao động, số còn lại là học sinh,
mất khả năng lao động. Từ năm 2010 đến nay chất lượng nguồn nhân lực được nâng
lên, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 40%.
2.1.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội
2.1.3.1. Đặc điểm kinh tế
Kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 – 2015: Kinh tế - xã hội tỉnh giai đoạn này được
duy trì tốc độ tăng trưởng cao và khá ổn định, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng,
song mức độ chuyển dịch cơ cấu chưa cao.
Tốc độ tăng trưởng GRDP (giá so sánh 2010) bình quân hàng năm giai đoạn 2011
– 2015 là 4 – 4,5%/năm; trong đó, Nông, lâm, thủy sản 3 – 3,5%/năm; công nghiệp –
xây dựng 5 – 5,5%/năm; dịch vụ thương mại 5 – 5,5%/năm. Quy mô nền kinh tế năm
2015 đạt 77.223 tỷ đồng, gấp 1,28 lần so với năm 2010. Giá trị tổng sản phẩm năm
2015 bình quân đầu người ước đạt 32,75 triệu đồng/người gấp 2,07 lần so với năm
2010 (15,8 triệu đồng/người).
Cơ cấu kinh tế từng bước được chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng các
ngành phi nông nghiệp và giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp. Tăng trưởng giá trị
tổng sản phẩm (giá so sánh năm 2010) bình quân hàng năm giai đoạn 2011 – 2015 ước
đạt 4 – 4,5%. Trong đó: Tăng trưởng ngành nông - lâm - thủy sản đạt 3,12%; công
nghiệp – xây dựng đạt 5,31%; dịch vụ đạt 5,19%.
Cơ cấu kinh tế theo giá hiện hành theo giá so sánh năm 2010 qua các năm ngành
nông – lâm – thủy sản khá ổn định tỷ trọng nằm trong khoảng 47 – 54%, cụ thể qua
các năm như sau: Năm 2010 là 47,67% và đến năm 2015 là 48,20%. Công nghiệp –
xây dựng tăng nhẹ từ 23,55% năm 2010 lên 24% năm 2015; các ngành dịch vụ năm
33
2010 là 27,78% và năm 2015 là 27,83%. Thu nhập bình quân đầu người năm 2015 đạt
32,7 triệu đồng/người.
Nhìn chung, tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm so với giai đoạn
trước. Nền kinh tế vẫn còn phụ thuộc nhiều vào sản suất nông nghiệp trong khi phương
thức sản xuất vẫn còn khá đơn giản, chủ yếu phát triển theo chiều rộng; dịch vụ tăng
trưởng tốt, đóng góp nhiều cho tăng trưởng chung của tỉnh.
Sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản có mức tăng khá và tiếp tục đóng vai trò chủ
đạo trong phát triển kinh tế và xã hội ổn định. Nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn
48,2% trong nền kinh tế của tỉnh, trong những năm qua, mặc dù gặp nhiều bất lợi do
thiên tai, dịch bệnh nhưng ngành nông – lâm – ngư nghiệp vẫn có mức tăng trưởng
bình quân khá.
Giá trị sản xuất ngành công nghiệp năm 2015 (giá so sánh 2010) đạt 12.512 tỷ
đồng, tăng 1,34 lần so với năm 2011. Công nghiệp chế biến vẫn chiếm tỷ trọng chủ
yếu, chiếm 79,8% ngành công nghiệp; công nghiệp sản xuất, phân phối điện, khí đốt,
nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí chiếm 17,1%, còn lại là công nghiệp khai
khoáng và các ngành công nghiệp khác chiếm 3,1%.
Tăng trưởng ngành dịch vụ bình quân hàng năm đạt 14,34%. Tổng mức bán lẻ
hàng hóa và doanh thu dịch vụ xã hội trong 5 năm tăng bình quân 10,7%, giá trị năm
2015 đạt 46.318 tỷ đồng, gấp 2 lần so với năm 2010.
Kinh tế - xã hội năm 2016: Tổng sản phẩm xã hội (giá so sánh năm 2010) năm 2016
đạt 44.571 tỷ đồng, tăng 7,02% so với năm 2015. Trong đó, ngành nông, lâm, ngư nghiệp
đạt 18.892 tỷ đồng, tăng 4,25%; công nghiệp - xây dựng đạt 6.829 tỷ đồng, tăng 10,95%;
dịch vụ đạt 17.665 tỷ đồng, tăng 9%. Cơ cấu kinh tế (theo giá hiện hành): nông - lâm -
thủy sản đạt 44,81%; công nghiệp - xây dựng đạt 14,48%; dịch vụ đạt 38,68%. Thu nhập
bình quân đầu người theo giá hiện hành đạt 36,7 triệu đồng.
Sản xuất nông nghiệp tiếp tục phát triển, giữ vai trò quan trọng trong ổn định
kinh tế và đời sống nông thôn, góp phần chủ yếu trong việc duy trì tốc độ tăng trưởng
kinh tế của tỉnh. Do hậu quả của hạn hán, giá trị sản xuất (giá so sánh 2010) của ngành
Nông nghiệp giảm khoảng 1.858 tỷ đồng, dẫn tới VA (giá trị tăng thêm) giảm 985 tỷ
34
đồng . Với nỗ lực thực hiện của các địa phương trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng
để phù hợp với điều kiện biến đổi khí hậu, tăng cường thâm canh, xen canh gối vụ...
sản lượng một số cây trồng, vật nuôi tăng cao đã góp phần đưa giá trị gia tăng của
ngành nông, lâm, thủy sản tăng, đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra.
Xây dựng nông thôn mới: các cấp, các ngành và đoàn thể đã tích cực đẩy mạnh
công tác tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia thực hiện
Chương trình Xây dựng nông thôn mới. Đến nay, toàn tỉnh đạt 1.699 tiêu chí/2.888
tiêu chí, tăng 113 tiêu chí so với cuối năm 2015; bình quân toàn tỉnh đạt 11,18 tiêu
chí/xã, tăng 0,74 tiêu chí so với cuối năm 2015. Số xã cơ bản đạt chuẩn nông thôn mới
trong năm là 13 xã, lũy kế đến hết năm 2016 là 20 xã, đạt 13,2%.
Giá trị sản xuất công nghiệp (giá so sánh năm 2010) ước thực hiện 13.750 tỷ
đồng, tăng 18,5% so với thực hiện năm 2015. Nhìn chung ngành công nghiệp năm
2016 gặp nhiều khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ do đầu ra hạn chế, thiếu vốn đầu
tư, thiếu nguồn nước cấp cho các nhà máy thủy điện, các doanh nghiệp hoạt động cầm
chừng, không phát huy hết công suất. Các nhà máy sản xuất ổn định nhưng không đạt
hết công suất do thị trường tiêu thụ chậm.
Giá trị sản xuất xây dựng (giá so sánh năm 2010) ước đạt 6.912 tỷ đồng, bằng
100% kế hoạch. Công tác quy hoạch xây dựng và quản lý xây dựng, quy hoạch xây
dựng đô thị và nông thôn, quản lý nhà và thị trường bất động sản được thực hiện đúng
quy định. Tỷ lệ phủ kín quy hoạch chung đô thị đạt 100%. Tỷ lệ dân cư đô thị được
cấp nước sạch tập trung ước thực hiện 75%.
Hoạt động xúc tiến du lịch được quan tâm đầu tư, hình ảnh du lịch Đắk Lắk được
quảng bá tới đông đảo bạn bè trong nước và quốc tế, đem đến nhiều cơ hội thu hút đầu
tư vào Đắk Lắk.
Kinh tế - xã hội năm 2016 – 2020: Tốc độ tăng trưởng GRDP (giá so sánh 2010)
bình quân giai đoạn 2016 – 2020 từ 8,5 – 9%/năm, trong đó công nghiệp - xây dựng
tăng 10,5 – 11%/năm, nông lâm thủy sản tăng 4,5 – 5%/năm, dịch vụ tăng 11 –
11,5%/năm. Tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2021 – 2030 là 10 – 11%/năm, trong đó,
Luận văn: Quản lý về dịch vụ thông tin di động mặt đất trả trước
Luận văn: Quản lý về dịch vụ thông tin di động mặt đất trả trước
Luận văn: Quản lý về dịch vụ thông tin di động mặt đất trả trước
Luận văn: Quản lý về dịch vụ thông tin di động mặt đất trả trước
Luận văn: Quản lý về dịch vụ thông tin di động mặt đất trả trước
Luận văn: Quản lý về dịch vụ thông tin di động mặt đất trả trước
Luận văn: Quản lý về dịch vụ thông tin di động mặt đất trả trước
Luận văn: Quản lý về dịch vụ thông tin di động mặt đất trả trước
Luận văn: Quản lý về dịch vụ thông tin di động mặt đất trả trước
Luận văn: Quản lý về dịch vụ thông tin di động mặt đất trả trước
Luận văn: Quản lý về dịch vụ thông tin di động mặt đất trả trước
Luận văn: Quản lý về dịch vụ thông tin di động mặt đất trả trước
Luận văn: Quản lý về dịch vụ thông tin di động mặt đất trả trước
Luận văn: Quản lý về dịch vụ thông tin di động mặt đất trả trước
Luận văn: Quản lý về dịch vụ thông tin di động mặt đất trả trước
Luận văn: Quản lý về dịch vụ thông tin di động mặt đất trả trước
Luận văn: Quản lý về dịch vụ thông tin di động mặt đất trả trước
Luận văn: Quản lý về dịch vụ thông tin di động mặt đất trả trước
Luận văn: Quản lý về dịch vụ thông tin di động mặt đất trả trước
Luận văn: Quản lý về dịch vụ thông tin di động mặt đất trả trước
Luận văn: Quản lý về dịch vụ thông tin di động mặt đất trả trước
Luận văn: Quản lý về dịch vụ thông tin di động mặt đất trả trước
Luận văn: Quản lý về dịch vụ thông tin di động mặt đất trả trước
Luận văn: Quản lý về dịch vụ thông tin di động mặt đất trả trước
Luận văn: Quản lý về dịch vụ thông tin di động mặt đất trả trước
Luận văn: Quản lý về dịch vụ thông tin di động mặt đất trả trước
Luận văn: Quản lý về dịch vụ thông tin di động mặt đất trả trước
Luận văn: Quản lý về dịch vụ thông tin di động mặt đất trả trước
Luận văn: Quản lý về dịch vụ thông tin di động mặt đất trả trước
Luận văn: Quản lý về dịch vụ thông tin di động mặt đất trả trước
Luận văn: Quản lý về dịch vụ thông tin di động mặt đất trả trước
Luận văn: Quản lý về dịch vụ thông tin di động mặt đất trả trước
Luận văn: Quản lý về dịch vụ thông tin di động mặt đất trả trước
Luận văn: Quản lý về dịch vụ thông tin di động mặt đất trả trước
Luận văn: Quản lý về dịch vụ thông tin di động mặt đất trả trước
Luận văn: Quản lý về dịch vụ thông tin di động mặt đất trả trước
Luận văn: Quản lý về dịch vụ thông tin di động mặt đất trả trước
Luận văn: Quản lý về dịch vụ thông tin di động mặt đất trả trước
Luận văn: Quản lý về dịch vụ thông tin di động mặt đất trả trước
Luận văn: Quản lý về dịch vụ thông tin di động mặt đất trả trước
Luận văn: Quản lý về dịch vụ thông tin di động mặt đất trả trước
Luận văn: Quản lý về dịch vụ thông tin di động mặt đất trả trước
Luận văn: Quản lý về dịch vụ thông tin di động mặt đất trả trước
Luận văn: Quản lý về dịch vụ thông tin di động mặt đất trả trước
Luận văn: Quản lý về dịch vụ thông tin di động mặt đất trả trước
Luận văn: Quản lý về dịch vụ thông tin di động mặt đất trả trước
Luận văn: Quản lý về dịch vụ thông tin di động mặt đất trả trước
Luận văn: Quản lý về dịch vụ thông tin di động mặt đất trả trước
Luận văn: Quản lý về dịch vụ thông tin di động mặt đất trả trước
Luận văn: Quản lý về dịch vụ thông tin di động mặt đất trả trước
Luận văn: Quản lý về dịch vụ thông tin di động mặt đất trả trước

More Related Content

What's hot

Khóa luận: quản lý giao đất cho thuê đất thực hiện dự án đầu tư tại Bắc Cạn, ...
Khóa luận: quản lý giao đất cho thuê đất thực hiện dự án đầu tư tại Bắc Cạn, ...Khóa luận: quản lý giao đất cho thuê đất thực hiện dự án đầu tư tại Bắc Cạn, ...
Khóa luận: quản lý giao đất cho thuê đất thực hiện dự án đầu tư tại Bắc Cạn, ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài công tác bồi thường giải phóng mặt bằng,
Đề tài công tác bồi thường giải phóng mặt bằng,Đề tài công tác bồi thường giải phóng mặt bằng,
Đề tài công tác bồi thường giải phóng mặt bằng,
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
đề Tài nghiên cứu xây dựng chiến lƣợc quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng...
đề Tài nghiên cứu xây dựng chiến lƣợc quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng...đề Tài nghiên cứu xây dựng chiến lƣợc quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng...
đề Tài nghiên cứu xây dựng chiến lƣợc quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng...
nataliej4
 
đáNh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn thôn hồn...
đáNh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn thôn hồn...đáNh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn thôn hồn...
đáNh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn thôn hồn...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
ỨNG DỤNG GIS VÀ AHP TRONG ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG ĐẤT ĐAI CHO CÂY MACCA TẠI HUYỆN ...
ỨNG DỤNG GIS VÀ AHP TRONG ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG ĐẤT ĐAI CHO CÂY MACCA TẠI HUYỆN ...ỨNG DỤNG GIS VÀ AHP TRONG ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG ĐẤT ĐAI CHO CÂY MACCA TẠI HUYỆN ...
ỨNG DỤNG GIS VÀ AHP TRONG ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG ĐẤT ĐAI CHO CÂY MACCA TẠI HUYỆN ...
phamhieu56
 
Đề tài: Pháp luật về sử dụng năng lượng nguyên tử vì hòa bình, HAY
Đề tài: Pháp luật về sử dụng năng lượng nguyên tử vì hòa bình, HAYĐề tài: Pháp luật về sử dụng năng lượng nguyên tử vì hòa bình, HAY
Đề tài: Pháp luật về sử dụng năng lượng nguyên tử vì hòa bình, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận án: Quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý và sử dụng đất đai
Luận án: Quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý và sử dụng đất đaiLuận án: Quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý và sử dụng đất đai
Luận án: Quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý và sử dụng đất đai
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Đề tài đánh giá biến động giá đất, ĐIỂM CAO
Đề tài  đánh giá biến động giá đất, ĐIỂM CAOĐề tài  đánh giá biến động giá đất, ĐIỂM CAO
Đề tài đánh giá biến động giá đất, ĐIỂM CAO
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Quản lý Nhà nước về bưu chính tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận văn: Quản lý Nhà nước về bưu chính tỉnh Đắk Lắk, HAYLuận văn: Quản lý Nhà nước về bưu chính tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận văn: Quản lý Nhà nước về bưu chính tỉnh Đắk Lắk, HAY
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Đánh giá điều kiện tự nhiên phát triển nhóm cây ăn quả có múi
Luận văn: Đánh giá điều kiện tự nhiên phát triển nhóm cây ăn quả có múiLuận văn: Đánh giá điều kiện tự nhiên phát triển nhóm cây ăn quả có múi
Luận văn: Đánh giá điều kiện tự nhiên phát triển nhóm cây ăn quả có múi
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Nghiên cứu giá đất ở và các yếu tố ảnh hưởng đến giá đất ở trên địa...
Luận văn: Nghiên cứu giá đất ở và các yếu tố ảnh hưởng đến giá đất ở trên địa...Luận văn: Nghiên cứu giá đất ở và các yếu tố ảnh hưởng đến giá đất ở trên địa...
Luận văn: Nghiên cứu giá đất ở và các yếu tố ảnh hưởng đến giá đất ở trên địa...
Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Zalo/Telegram 0917193864
 
Luận văn: Xử lý vi phạm hành chính trong phòng cháy và chữa cháy
Luận văn: Xử lý vi phạm hành chính trong phòng cháy và chữa cháy Luận văn: Xử lý vi phạm hành chính trong phòng cháy và chữa cháy
Luận văn: Xử lý vi phạm hành chính trong phòng cháy và chữa cháy
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng tới giá đất, HOT
Đề tài  nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng tới giá đất,  HOTĐề tài  nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng tới giá đất,  HOT
Đề tài nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng tới giá đất, HOT
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
ĐỀ TÀI: Đánh giá công tác giao đất, cho thuê đất tỉnh Tuyên Quang
ĐỀ TÀI: Đánh giá công tác giao đất, cho thuê đất tỉnh Tuyên QuangĐỀ TÀI: Đánh giá công tác giao đất, cho thuê đất tỉnh Tuyên Quang
ĐỀ TÀI: Đánh giá công tác giao đất, cho thuê đất tỉnh Tuyên Quang
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng huyện Hoành Bồ, HAY
Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng huyện Hoành Bồ, HAYCông tác bồi thường giải phóng mặt bằng huyện Hoành Bồ, HAY
Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng huyện Hoành Bồ, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng, ĐIỂM 8
Đề tài  chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng, ĐIỂM 8Đề tài  chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng, ĐIỂM 8
Đề tài chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng, ĐIỂM 8
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

What's hot (16)

Khóa luận: quản lý giao đất cho thuê đất thực hiện dự án đầu tư tại Bắc Cạn, ...
Khóa luận: quản lý giao đất cho thuê đất thực hiện dự án đầu tư tại Bắc Cạn, ...Khóa luận: quản lý giao đất cho thuê đất thực hiện dự án đầu tư tại Bắc Cạn, ...
Khóa luận: quản lý giao đất cho thuê đất thực hiện dự án đầu tư tại Bắc Cạn, ...
 
Đề tài công tác bồi thường giải phóng mặt bằng,
Đề tài công tác bồi thường giải phóng mặt bằng,Đề tài công tác bồi thường giải phóng mặt bằng,
Đề tài công tác bồi thường giải phóng mặt bằng,
 
đề Tài nghiên cứu xây dựng chiến lƣợc quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng...
đề Tài nghiên cứu xây dựng chiến lƣợc quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng...đề Tài nghiên cứu xây dựng chiến lƣợc quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng...
đề Tài nghiên cứu xây dựng chiến lƣợc quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng...
 
đáNh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn thôn hồn...
đáNh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn thôn hồn...đáNh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn thôn hồn...
đáNh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn thôn hồn...
 
ỨNG DỤNG GIS VÀ AHP TRONG ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG ĐẤT ĐAI CHO CÂY MACCA TẠI HUYỆN ...
ỨNG DỤNG GIS VÀ AHP TRONG ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG ĐẤT ĐAI CHO CÂY MACCA TẠI HUYỆN ...ỨNG DỤNG GIS VÀ AHP TRONG ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG ĐẤT ĐAI CHO CÂY MACCA TẠI HUYỆN ...
ỨNG DỤNG GIS VÀ AHP TRONG ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG ĐẤT ĐAI CHO CÂY MACCA TẠI HUYỆN ...
 
Đề tài: Pháp luật về sử dụng năng lượng nguyên tử vì hòa bình, HAY
Đề tài: Pháp luật về sử dụng năng lượng nguyên tử vì hòa bình, HAYĐề tài: Pháp luật về sử dụng năng lượng nguyên tử vì hòa bình, HAY
Đề tài: Pháp luật về sử dụng năng lượng nguyên tử vì hòa bình, HAY
 
Luận án: Quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý và sử dụng đất đai
Luận án: Quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý và sử dụng đất đaiLuận án: Quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý và sử dụng đất đai
Luận án: Quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý và sử dụng đất đai
 
Đề tài đánh giá biến động giá đất, ĐIỂM CAO
Đề tài  đánh giá biến động giá đất, ĐIỂM CAOĐề tài  đánh giá biến động giá đất, ĐIỂM CAO
Đề tài đánh giá biến động giá đất, ĐIỂM CAO
 
Luận văn: Quản lý Nhà nước về bưu chính tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận văn: Quản lý Nhà nước về bưu chính tỉnh Đắk Lắk, HAYLuận văn: Quản lý Nhà nước về bưu chính tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận văn: Quản lý Nhà nước về bưu chính tỉnh Đắk Lắk, HAY
 
Luận văn: Đánh giá điều kiện tự nhiên phát triển nhóm cây ăn quả có múi
Luận văn: Đánh giá điều kiện tự nhiên phát triển nhóm cây ăn quả có múiLuận văn: Đánh giá điều kiện tự nhiên phát triển nhóm cây ăn quả có múi
Luận văn: Đánh giá điều kiện tự nhiên phát triển nhóm cây ăn quả có múi
 
Luận văn: Nghiên cứu giá đất ở và các yếu tố ảnh hưởng đến giá đất ở trên địa...
Luận văn: Nghiên cứu giá đất ở và các yếu tố ảnh hưởng đến giá đất ở trên địa...Luận văn: Nghiên cứu giá đất ở và các yếu tố ảnh hưởng đến giá đất ở trên địa...
Luận văn: Nghiên cứu giá đất ở và các yếu tố ảnh hưởng đến giá đất ở trên địa...
 
Luận văn: Xử lý vi phạm hành chính trong phòng cháy và chữa cháy
Luận văn: Xử lý vi phạm hành chính trong phòng cháy và chữa cháy Luận văn: Xử lý vi phạm hành chính trong phòng cháy và chữa cháy
Luận văn: Xử lý vi phạm hành chính trong phòng cháy và chữa cháy
 
Đề tài nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng tới giá đất, HOT
Đề tài  nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng tới giá đất,  HOTĐề tài  nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng tới giá đất,  HOT
Đề tài nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng tới giá đất, HOT
 
ĐỀ TÀI: Đánh giá công tác giao đất, cho thuê đất tỉnh Tuyên Quang
ĐỀ TÀI: Đánh giá công tác giao đất, cho thuê đất tỉnh Tuyên QuangĐỀ TÀI: Đánh giá công tác giao đất, cho thuê đất tỉnh Tuyên Quang
ĐỀ TÀI: Đánh giá công tác giao đất, cho thuê đất tỉnh Tuyên Quang
 
Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng huyện Hoành Bồ, HAY
Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng huyện Hoành Bồ, HAYCông tác bồi thường giải phóng mặt bằng huyện Hoành Bồ, HAY
Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng huyện Hoành Bồ, HAY
 
Đề tài chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng, ĐIỂM 8
Đề tài  chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng, ĐIỂM 8Đề tài  chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng, ĐIỂM 8
Đề tài chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng, ĐIỂM 8
 

Similar to Luận văn: Quản lý về dịch vụ thông tin di động mặt đất trả trước

Thực hiện công tác cấp mới,cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa...
Thực hiện công tác cấp mới,cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa...Thực hiện công tác cấp mới,cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa...
Thực hiện công tác cấp mới,cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ phát triển cây công nghiệp lâu ...
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ phát triển cây công nghiệp lâu ...Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ phát triển cây công nghiệp lâu ...
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ phát triển cây công nghiệp lâu ...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Đánh giá tài nguyên đất đai phát triển cây công nghiệp huyện Buôn Đôn
Đánh giá tài nguyên đất đai phát triển cây công nghiệp huyện Buôn ĐônĐánh giá tài nguyên đất đai phát triển cây công nghiệp huyện Buôn Đôn
Đánh giá tài nguyên đất đai phát triển cây công nghiệp huyện Buôn Đôn
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Đề tài: Quản lý về đất đai tại các lâm trường quốc doanh tỉnh Đắk Lắk
Đề tài: Quản lý về đất đai tại các lâm trường quốc doanh tỉnh Đắk LắkĐề tài: Quản lý về đất đai tại các lâm trường quốc doanh tỉnh Đắk Lắk
Đề tài: Quản lý về đất đai tại các lâm trường quốc doanh tỉnh Đắk Lắk
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Tài Nguyên Và Môi Trường
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Tài Nguyên Và Môi TrườngLuận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Tài Nguyên Và Môi Trường
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Tài Nguyên Và Môi Trường
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Khóa luận 4 Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa ...
Khóa luận 4 Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa ...Khóa luận 4 Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa ...
Khóa luận 4 Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa ...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Luận văn: Đánh giá tài nguyên phục vụ phát triển du lịch sinh thái tỉnh Đắk Nông
Luận văn: Đánh giá tài nguyên phục vụ phát triển du lịch sinh thái tỉnh Đắk NôngLuận văn: Đánh giá tài nguyên phục vụ phát triển du lịch sinh thái tỉnh Đắk Nông
Luận văn: Đánh giá tài nguyên phục vụ phát triển du lịch sinh thái tỉnh Đắk Nông
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Đánh giá thực trạng công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Đánh giá thực trạng công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đấtĐánh giá thực trạng công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Đánh giá thực trạng công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ là người dân tộc thiểu số tỉnh Đắk Lắk
Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ là người dân tộc thiểu số tỉnh Đắk LắkĐào tạo, bồi dưỡng cán bộ là người dân tộc thiểu số tỉnh Đắk Lắk
Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ là người dân tộc thiểu số tỉnh Đắk Lắk
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Bài mẫu Luận văn Quản lý nhà nước về đất đai, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn Quản lý nhà nước về đất đai, 9 ĐIỂMBài mẫu Luận văn Quản lý nhà nước về đất đai, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn Quản lý nhà nước về đất đai, 9 ĐIỂM
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Chính sách phát triển Nguồn nhân lực Khoa học tỉnh Đắk Lắk, 9đ
Chính sách phát triển Nguồn nhân lực Khoa học tỉnh Đắk Lắk, 9đChính sách phát triển Nguồn nhân lực Khoa học tỉnh Đắk Lắk, 9đ
Chính sách phát triển Nguồn nhân lực Khoa học tỉnh Đắk Lắk, 9đ
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Thực trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn...
Luận văn: Thực trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn...Luận văn: Thực trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn...
Luận văn: Thực trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn...
Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Zalo/Telegram 0917193864
 
Luận văn: Nâng cao năng lực tạo việc làm cho thanh niên nông thôn thị xã Sông...
Luận văn: Nâng cao năng lực tạo việc làm cho thanh niên nông thôn thị xã Sông...Luận văn: Nâng cao năng lực tạo việc làm cho thanh niên nông thôn thị xã Sông...
Luận văn: Nâng cao năng lực tạo việc làm cho thanh niên nông thôn thị xã Sông...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Nâng cao năng lực tạo việc làm cho thanh niên nông thôn thị xã Sông...
Luận văn: Nâng cao năng lực tạo việc làm cho thanh niên nông thôn thị xã Sông...Luận văn: Nâng cao năng lực tạo việc làm cho thanh niên nông thôn thị xã Sông...
Luận văn: Nâng cao năng lực tạo việc làm cho thanh niên nông thôn thị xã Sông...
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Đánh giá tình hình thực hiện Luật Đất đai 2003 ở Đồng Nai
Luận văn: Đánh giá tình hình thực hiện Luật Đất đai 2003 ở Đồng NaiLuận văn: Đánh giá tình hình thực hiện Luật Đất đai 2003 ở Đồng Nai
Luận văn: Đánh giá tình hình thực hiện Luật Đất đai 2003 ở Đồng Nai
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Nghiên cứu tai biến trượt lở đất dọc hành lang các tuyến giao thông...
Luận văn: Nghiên cứu tai biến trượt lở đất dọc hành lang các tuyến giao thông...Luận văn: Nghiên cứu tai biến trượt lở đất dọc hành lang các tuyến giao thông...
Luận văn: Nghiên cứu tai biến trượt lở đất dọc hành lang các tuyến giao thông...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận Văn Nghiên Cứu Giải Pháp Triển Khai Có Hiệu Quả Chương Trình Giảm Nghèo ...
Luận Văn Nghiên Cứu Giải Pháp Triển Khai Có Hiệu Quả Chương Trình Giảm Nghèo ...Luận Văn Nghiên Cứu Giải Pháp Triển Khai Có Hiệu Quả Chương Trình Giảm Nghèo ...
Luận Văn Nghiên Cứu Giải Pháp Triển Khai Có Hiệu Quả Chương Trình Giảm Nghèo ...
Dịch Vụ Viết Thuê Luận Văn Zalo : 0932.091.562
 
Luận Văn Nghiên Cứu Giải Pháp Triển Khai Có Hiệu Quả Chương Trình Giảm Nghèo ...
Luận Văn Nghiên Cứu Giải Pháp Triển Khai Có Hiệu Quả Chương Trình Giảm Nghèo ...Luận Văn Nghiên Cứu Giải Pháp Triển Khai Có Hiệu Quả Chương Trình Giảm Nghèo ...
Luận Văn Nghiên Cứu Giải Pháp Triển Khai Có Hiệu Quả Chương Trình Giảm Nghèo ...
Dịch Vụ Viết Thuê Luận Văn Zalo : 0932.091.562
 
Luận án: Quản lý nhà nước đối với đất nông nghiệp tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận án: Quản lý nhà nước đối với đất nông nghiệp tỉnh Đắk Lắk, HAYLuận án: Quản lý nhà nước đối với đất nông nghiệp tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận án: Quản lý nhà nước đối với đất nông nghiệp tỉnh Đắk Lắk, HAY
Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Zalo/Telegram 0917193864
 
Nghiên Cứu Đề Xuất Giải Pháp Bảo Vệ Và Phát Triển Rừng Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Th...
Nghiên Cứu Đề Xuất Giải Pháp Bảo Vệ Và Phát Triển Rừng Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Th...Nghiên Cứu Đề Xuất Giải Pháp Bảo Vệ Và Phát Triển Rừng Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Th...
Nghiên Cứu Đề Xuất Giải Pháp Bảo Vệ Và Phát Triển Rừng Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Th...
nataliej4
 

Similar to Luận văn: Quản lý về dịch vụ thông tin di động mặt đất trả trước (20)

Thực hiện công tác cấp mới,cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa...
Thực hiện công tác cấp mới,cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa...Thực hiện công tác cấp mới,cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa...
Thực hiện công tác cấp mới,cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa...
 
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ phát triển cây công nghiệp lâu ...
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ phát triển cây công nghiệp lâu ...Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ phát triển cây công nghiệp lâu ...
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ phát triển cây công nghiệp lâu ...
 
Đánh giá tài nguyên đất đai phát triển cây công nghiệp huyện Buôn Đôn
Đánh giá tài nguyên đất đai phát triển cây công nghiệp huyện Buôn ĐônĐánh giá tài nguyên đất đai phát triển cây công nghiệp huyện Buôn Đôn
Đánh giá tài nguyên đất đai phát triển cây công nghiệp huyện Buôn Đôn
 
Đề tài: Quản lý về đất đai tại các lâm trường quốc doanh tỉnh Đắk Lắk
Đề tài: Quản lý về đất đai tại các lâm trường quốc doanh tỉnh Đắk LắkĐề tài: Quản lý về đất đai tại các lâm trường quốc doanh tỉnh Đắk Lắk
Đề tài: Quản lý về đất đai tại các lâm trường quốc doanh tỉnh Đắk Lắk
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Tài Nguyên Và Môi Trường
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Tài Nguyên Và Môi TrườngLuận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Tài Nguyên Và Môi Trường
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Tài Nguyên Và Môi Trường
 
Khóa luận 4 Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa ...
Khóa luận 4 Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa ...Khóa luận 4 Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa ...
Khóa luận 4 Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa ...
 
Luận văn: Đánh giá tài nguyên phục vụ phát triển du lịch sinh thái tỉnh Đắk Nông
Luận văn: Đánh giá tài nguyên phục vụ phát triển du lịch sinh thái tỉnh Đắk NôngLuận văn: Đánh giá tài nguyên phục vụ phát triển du lịch sinh thái tỉnh Đắk Nông
Luận văn: Đánh giá tài nguyên phục vụ phát triển du lịch sinh thái tỉnh Đắk Nông
 
Đánh giá thực trạng công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Đánh giá thực trạng công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đấtĐánh giá thực trạng công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Đánh giá thực trạng công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
 
Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ là người dân tộc thiểu số tỉnh Đắk Lắk
Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ là người dân tộc thiểu số tỉnh Đắk LắkĐào tạo, bồi dưỡng cán bộ là người dân tộc thiểu số tỉnh Đắk Lắk
Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ là người dân tộc thiểu số tỉnh Đắk Lắk
 
Bài mẫu Luận văn Quản lý nhà nước về đất đai, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn Quản lý nhà nước về đất đai, 9 ĐIỂMBài mẫu Luận văn Quản lý nhà nước về đất đai, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn Quản lý nhà nước về đất đai, 9 ĐIỂM
 
Chính sách phát triển Nguồn nhân lực Khoa học tỉnh Đắk Lắk, 9đ
Chính sách phát triển Nguồn nhân lực Khoa học tỉnh Đắk Lắk, 9đChính sách phát triển Nguồn nhân lực Khoa học tỉnh Đắk Lắk, 9đ
Chính sách phát triển Nguồn nhân lực Khoa học tỉnh Đắk Lắk, 9đ
 
Luận văn: Thực trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn...
Luận văn: Thực trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn...Luận văn: Thực trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn...
Luận văn: Thực trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn...
 
Luận văn: Nâng cao năng lực tạo việc làm cho thanh niên nông thôn thị xã Sông...
Luận văn: Nâng cao năng lực tạo việc làm cho thanh niên nông thôn thị xã Sông...Luận văn: Nâng cao năng lực tạo việc làm cho thanh niên nông thôn thị xã Sông...
Luận văn: Nâng cao năng lực tạo việc làm cho thanh niên nông thôn thị xã Sông...
 
Luận văn: Nâng cao năng lực tạo việc làm cho thanh niên nông thôn thị xã Sông...
Luận văn: Nâng cao năng lực tạo việc làm cho thanh niên nông thôn thị xã Sông...Luận văn: Nâng cao năng lực tạo việc làm cho thanh niên nông thôn thị xã Sông...
Luận văn: Nâng cao năng lực tạo việc làm cho thanh niên nông thôn thị xã Sông...
 
Luận văn: Đánh giá tình hình thực hiện Luật Đất đai 2003 ở Đồng Nai
Luận văn: Đánh giá tình hình thực hiện Luật Đất đai 2003 ở Đồng NaiLuận văn: Đánh giá tình hình thực hiện Luật Đất đai 2003 ở Đồng Nai
Luận văn: Đánh giá tình hình thực hiện Luật Đất đai 2003 ở Đồng Nai
 
Luận văn: Nghiên cứu tai biến trượt lở đất dọc hành lang các tuyến giao thông...
Luận văn: Nghiên cứu tai biến trượt lở đất dọc hành lang các tuyến giao thông...Luận văn: Nghiên cứu tai biến trượt lở đất dọc hành lang các tuyến giao thông...
Luận văn: Nghiên cứu tai biến trượt lở đất dọc hành lang các tuyến giao thông...
 
Luận Văn Nghiên Cứu Giải Pháp Triển Khai Có Hiệu Quả Chương Trình Giảm Nghèo ...
Luận Văn Nghiên Cứu Giải Pháp Triển Khai Có Hiệu Quả Chương Trình Giảm Nghèo ...Luận Văn Nghiên Cứu Giải Pháp Triển Khai Có Hiệu Quả Chương Trình Giảm Nghèo ...
Luận Văn Nghiên Cứu Giải Pháp Triển Khai Có Hiệu Quả Chương Trình Giảm Nghèo ...
 
Luận Văn Nghiên Cứu Giải Pháp Triển Khai Có Hiệu Quả Chương Trình Giảm Nghèo ...
Luận Văn Nghiên Cứu Giải Pháp Triển Khai Có Hiệu Quả Chương Trình Giảm Nghèo ...Luận Văn Nghiên Cứu Giải Pháp Triển Khai Có Hiệu Quả Chương Trình Giảm Nghèo ...
Luận Văn Nghiên Cứu Giải Pháp Triển Khai Có Hiệu Quả Chương Trình Giảm Nghèo ...
 
Luận án: Quản lý nhà nước đối với đất nông nghiệp tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận án: Quản lý nhà nước đối với đất nông nghiệp tỉnh Đắk Lắk, HAYLuận án: Quản lý nhà nước đối với đất nông nghiệp tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận án: Quản lý nhà nước đối với đất nông nghiệp tỉnh Đắk Lắk, HAY
 
Nghiên Cứu Đề Xuất Giải Pháp Bảo Vệ Và Phát Triển Rừng Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Th...
Nghiên Cứu Đề Xuất Giải Pháp Bảo Vệ Và Phát Triển Rừng Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Th...Nghiên Cứu Đề Xuất Giải Pháp Bảo Vệ Và Phát Triển Rừng Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Th...
Nghiên Cứu Đề Xuất Giải Pháp Bảo Vệ Và Phát Triển Rừng Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Th...
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877

Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y TếHoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện TafQuy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng CáoThực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu TưHoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877 (20)

Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
 
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y TếHoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
 
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
 
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
 
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
 
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
 
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
 
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện TafQuy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
 
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng CáoThực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
 
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu TưHoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
 

Recently uploaded

30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
ngocnguyensp1
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
phamthuhoai20102005
 
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in englishAV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
Qucbo964093
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
Điện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
chinhkt50
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
duykhoacao
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
nvlinhchi1612
 

Recently uploaded (10)

30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
 
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in englishAV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
 

Luận văn: Quản lý về dịch vụ thông tin di động mặt đất trả trước

  • 1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRẦN DŨNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DỊCH VỤ THÔNG TIN DI ĐỘNG MẶT ĐẤT TRẢ TRƯỚC TỪ THỰC TIỄN TỈNH ĐẮK LẮK Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và hành chính Mã số: 8380102 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Hoàng Văn Tú ĐĂK LĂK - 2019
  • 2. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, ngoài sự nỗ lực cố gắng của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy, cô giáo, đồng nghiệp, bạn bè, gia đình và người thân. Lời đầu tiên tôi xin bày tỏ lòng trân trọng biết ơn đối với lãnh đạo Học viện Khoa học xã hội, Cơ sở Học viện Khoa học xã hội tại Tây Nguyên, các thầy, cô giáo giảng viên thuộc các ban, khoa, tổ bộ môn của Học viện Khoa học xã hội, Cơ sở Học viện Khoa học xã hội tại Tây Nguyên đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi về mọi mặt trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành nhất đến PGS.TS.Hoàng Văn Tú– Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Lập pháp thuộc Ủy ban thường vụ Quốc hội đã dành nhiều thời gian, công sức và tâm huyết hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh và đồng nghiệp cơ quan, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Đắk Lắk đã cung cấp các số liệu, tài liệu cần thiết cũng như những kiến thực tế liên quan đến đề tài luận văn. Và cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn gia đình, bạn bè những người đã luôn bên cạnh, tạo mọi điều kiện tốt nhất về tinh thần, vật chất, thời gian để tôi hoàn thành khóa học này. Xin chân thành cảm ơn! Tác giả Trần Dũng
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan đề tài “Quản lý Nhà nước về dịch vụ thông tin di động mặt đất trả trước từ thực tiễn tỉnh Đắk Lắk” là công trình nghiên cứu độc lập của cá nhân tôi, các kết quả nghiên cứu chưa được công bố ở bất kỳ công trình nào khác. Các thông tin, số liệu trong luận văn là trung thực, nguồn gốc rõ ràng. Tác giả Trần Dũng
  • 4. MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN LỜI CAM ĐOAN DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC SƠ ĐỒ DANH MỤC BẢNG DANH MỤC BIỀU ĐỒ MỞ ĐẦU..............................................................................................................................1 1.Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................1 2. Tình hình nghiên cứu đề tài .................................................................................2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.......................................................................4 3.1.Mục đích của luận văn........................................................................................4 3.2.Nhiệm vụ của luận văn .......................................................................................5 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................................5 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu .........................................................5 5.1. Cơ sở lý luận .......................................................................................................5 5.2.Phương pháp nghiên cứu....................................................................................6 6.Ý nghĩa lý luận và thực tiễn ..................................................................................6 7.Kết cấu của luận văn..............................................................................................6 CHƯƠNG 1:........................................................................................................................7 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DỊCH VỤ THÔNG TIN DI ĐỘNG MẶT ĐẤT TRẢ TRƯỚC....................................................7 1.1. Quản lý Nhà nước đối với dịch vụ thông tin di động mặt đất trả trước.......7 1.1.1. Khái niệm của quản lý Nhà nước......................................................................7 1.1.2. Sự cần thiết của quản lý Nhà nước đối với dịch vụ thông tin di động mặt đất trả trước ......................................................................................................................9 1.1.3. Quản lý Nhà nước đối với dịch vụ thông tin di động mặt đất trả trước .........10 1.1.4. Các nguyên tắc quản lý Nhà nước đối với dịch vụ thông tin di động mặt đất trả trước..........................................................................................................................12
  • 5. 1.1.5. Kinh nghiệm về quản lý Nhà nước trong lĩnh vực dịch vụ thông tin di động mặt đất trả trước ở một số quốc gia.................................................................................13 1.1.5.1. Tổng quan về lịch sử phát triển dịch vụ thông tin di động mặt đất trả trước trên thế giới ...............................................................................................................13 1.1.5.2. Kinh nghiệm về quản lý Nhà nước trong lĩnh vực dịch vụ thông tin di động mặt đất trả trước ở một số quốc gia..........................................................................18 1.2. Vai trò của quản lý Nhà nước đối với dịch vụ thông tin di động mặt đất trả trước .........................................................................................................................21 1.3. Các loại hình thông tin di động mặt đất trả trước hiện nay ........................23 1.4. Lịch sử hình thành, phát triển của dịch vụ thông tin di động mặt đất trả trước của Thế giới và Việt Nam.............................................................................24 1.4.1. Lịch sử phát triển của thế giới ........................................................................24 1.4.2. Lịch sử phát triển của Việt Nam .....................................................................26 Tiểu kết Chương 1............................................................................................................29 CHƯƠNG 2:......................................................................................................................30 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DỊCH VỤ THÔNG TIN DI ĐỘNG MẶT ĐẤT TRẢ TRƯỚC TẠI TỈNH ĐẮK LẮK........................................30 2.1. Khái quát về đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội tỉnh Đắk Lắk........................30 2.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên............................................................................30 2.1.1.1. Vị trí địa lý ...................................................................................................30 2.1.1.2. Địa hình........................................................................................................30 2.1.1.3. Khí hậu.........................................................................................................31 2.1.2. Dân số và lao động .........................................................................................31 2.1.2.1. Dân số...........................................................................................................31 2.1.2.2. Lao động.......................................................................................................32 2.1.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội ................................................................................32 2.1.3.1. Đặc điểm kinh tế ..........................................................................................32 2.1.3.2. Đặc điểm xã hội ...........................................................................................35 2.1.4. Hạ tầng............................................................................................................36
  • 6. 2.1.4.1. Hạ tầng giao thông .......................................................................................36 2.1.4.2. Hạ tầng đô thị...............................................................................................36 2.1.4.3. Khu công nghiệp, cụm công nghiệp.............................................................37 2.1.4.4. Du lịch, dịch vụ............................................................................................37 2.2. Thực trạng quản lý Nhà nước đối với dịch vụ thông tin di động mặt đất trả trước tại tỉnh Đắk Lắk............................................................................................38 2.2.1. Thực trạng chung của dịch vụ thông tin di động tại tỉnh Đắk Lắk.................38 2.2.2. Thực trạng dịch vụ thông tin di động mặt đất trả trước ở tỉnh Đắk Lắk........38 2.2.2.1. Nguyên tắc quản lý Nhà nước đối với dịch vụ ............................................40 2.2.2.2. Thực trạng phát triển dịch vụ thông tin di động ..........................................41 2.2.3. Chất lượng dịch vụ thông tin di động tại tỉnh Đắk Lắk.........................................51 2.2.4. Giá cước của dịch vụ thông tin di động .........................................................53 2.3. Đánh giá về quản lý dịch vụ thông tin di động mặt đất trả trước tại tỉnh Đắk Lắk............................................................................................................................55 2.3.1. Những kết quả đạt được...........................................................................................55 2.3.1.1. Các thông tin cơ bản của mẫu ..............................................................................55 2.3.2. Những hạn chế bất cập ...................................................................................59 2.3.3. Nguyên nhân hạn chế...............................................................................................60 2.3.3.1. Nguyên nhân khách quan .....................................................................................60 2.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan .........................................................................................62 Tiểu kết luận Chương 2...................................................................................................67 CHƯƠNG 3.......................................................................................................................68 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DỊCH VỤ THÔNG TIN DI ĐỘNG MẶT ĐẤT TRẢ TRƯỚC.............68 3.1. Phương hướng tăng cường quản lý Nhà nước đối với dịch vụ thông tin di động mặt đất trả trước ...........................................................................................68 3.1.1. Quan điểm chiến lược .....................................................................................68 3.1.2. Mục tiêu của Chiến lược .................................................................................68 3.1.3. Phương hướng phát triển các dịch vụ.............................................................68
  • 7. 3.2. Giải pháp tăng cường quản lý Nhà nước đối với dịch vụ thông tin di động mặt đất trả trước.....................................................................................................70 3.2.1. Hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật.......................................................71 3.2.2. Tăng cường sự quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ thông tin di động mặt đất trả trước...........................................................................72 3.2.3. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế phục vụ phát triển ................................................72 3.2.4. Thu hút đầu tư và huy động nguồn vốn...........................................................72 3.2.5. Hỗ trợ thành lập hội người tiêu dùng dịch vụ thông tin di động....................72 3.2.6. Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát ...................................................................73 3.3. Giải pháp từ phía doanh nghiệp đối với dịch vụ thông tin di động mặt đất trả trước. ..................................................................................................................73 3.3.1. Một số giải pháp chung...................................................................................73 3.3.2. Giải pháp ưu đãi về giá cước..........................................................................75 3.3.3. Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ thông tin di động .............................76 3.3.4. Công tác quảng cáo, khuyến mãi....................................................................77 Tiểu kết luận Chương 3 ...........................................................................................78 KẾT LUẬN .......................................................................................................................79 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHIẾU ĐIỀU TRA
  • 8. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT WTO: Tổ chức Thương mại thế giới WEB: World wide web ĐTDĐ: Điện thoại di động GSM: Global System for Mobile communications TIA: Telecommunications Industry Association CDMA: Code Division Multiple Access AMPS: Advanced Mobile Phone System BTS : Base transceiver station
  • 9. DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ: Cấu trúc mạng GSM 15 DANH MỤC BẢNG Bảng 1: Dịch vụ thông tin di động của tỉnh Đắk Lắk 2015 - 2018 39 Bảng 2: Các nhân tố ảnh hưởng tới nhu cầu của khách hàng 58-59 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1: Số thuê bao di động Mobifone tỉnh Đắk Lắk năm 2015 -2018 43 Biểu đồ 2: Số thuê bao di động Vinaphone tỉnh Đắk Lắk năm 2015 -2018 46 Biểu đồ 3: Thị trường dịch vụ di động Viettel Đắk Lắk năm 2015 -2018 48 Biểu đồ 4: Giới tính trong sử dụng dịch vụ thông tin di động mặt đất 56 Biểu đồ 5: Tuổi sử dụng thông tin di động mặt đất trả trước 56 Biểu đồ 6: Số lượng khách hàng sử dụng loại hình thuê bao 57 Biểu đồ 7: Lựa chọn mạng thông tin di động mặt đất trả trước 58
  • 10. 1 MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế là cơ hội để phát triển nhưng cũng ẩn chứa nhiều thách thức đối với mọi nền kinh tế, đặc biệt đối với những quốc gia đang phát triển. Việt Nam là thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới (WTO) đã đem lại cơ hội thu hút đầu tư và mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa cho các doanh nghiệp trong nước. Tuy nhiên, khi mở cửa thị trường theo cam kết gia nhập WTO thì những ngành sản xuất, dịch vụ trong nước sẽ phải đối mặt với một áp lực cạnh tranh rất lớn. Ngành Viễn thông Việt Nam, do vai trò quan trọng của ngành vừa là một ngành hạ tầng, vừa là một ngành kinh tế mũi nhọn đồng thời góp phần bảo đảm an ninh quốc phòng và trật tự xã hội, nâng cao dân trí của người dân. Trong những năm qua, chính phủ đã đưa ra nhiều chính sách hỗ trợ, phát triển doanh nghiệp tạo điều kiện tối đa cho các doanh viễn thông phát triển từ đó thị trường viễn thông đã có sự phát triển mạnh mẽ dẫn đến các dịch vụ viễn thông di động mặt đất được cung cấp đến người dùng thông qua mạng viễn thông di động mặt đất với chất lượng dịch vụ cơ bản, dịch vụ giá trị gia tăng và dịch vụ công cộng được nâng cao, đáp ứng nhu cầu của người sử dụng dịch vụ viễn thông. Theo quy định phân loại dịch vụ viễn thông của Bộ Thông tin và Truyền thông. Dịch vụ viễn thông di động mặt đất bao gồm: dịch vụ thông tin di động mặt đất, dịch vụ trung kế vô tuyến, dịch vụ nhắn tin. Trong ba dịch vụ này chỉ có dịch vụ thông tin di động mặt đất là có hình thức thanh toán cước sử dụng dịch vụ theo hình thức trả trước hoặc sau. Do đó, các doanh nghiệp viễn thông đẩy mạnh cung cấp loại hình dịch vụ thông tin di động trả trước. Nhằm tăng số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ, chiếm lĩnh thị phần và tăng doanh thu của doanh nghiệp, nên mặc dù Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật để quản lý việc cung cấp và sử dụng dịch vụ viễn thông nhưng nhiều doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông vẫn không chấp hành quy định của Nhà nước về quản lý, đăng ký, lưu giữ thông tin của người sử dụng dịch vụ, tình trạng đăng
  • 11. 2 ký trước thông tin ảo của người sử dụng dịch vụ còn diễn ra thường xuyên, việc đăng ký thông tin người dùng không chính xác dẫn đến khi cơ quan quản lý Nhà nước xác định thông tin người sử dụng dịch vụ viễn thông sử dụng dịch vụ viễn thông vi phạm pháp luật, xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội gặp không ít khó khăn. Từ những vấn đề nêu trên, đặt ra là cần có những giải pháp hữu hiệu để nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về phương diện pháp lý lẫn thực tiễn do đó việc chọn đề tài “Quản lý Nhà nước về dịch vụ thông tin di động mặt đất trả trước từ thực tiễn tỉnh Đắk Lắk” để nghiên cứu là hết sức cần thiết; có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn khoa học. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Quản lý Nhà nước về dịch vụ thông tin di động mặt đất trả trước là một đề tài tương đối mới. Tuy nhiên chưa có nhiều công trình nghiên cứu đầy đủ về Quản lý Nhà nước đối với dịch vụ thông tin di động mặt đất trả trước ở Việt Nam. Một số công trình nghiên cứu liên quan có thể kể ra gồm: - TS. Lê Minh Toàn (2012), Quản lý Nhà nước về Bưu chính, Viễn thông và công nghệ thông tin, NXB Chính trị quốc gia. Cuốn sách này đã hệ thống hóa lịch sử ngành Bưu chính Viễn thông Việt Nam từ năm 1945 đến nay, chỉ ra những chính sách của Nhà nước đối với ngành Bưu chính Viễn thông theo từng giai đoạn, đề cập những nội dung cơ bản đến công tác quản lý Nhà nước về bưu chính Viễn thông, công nghệ thông tin. - ThS. Dương Hải Hà (2007), Quản lý Nhà nước về Bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin, Học viện Bưu chính viễn thông, Hà Nội. Cuốn sách đã cung cấp nội dung liên quan đến công tác quản lý Nhà nước về kinh tế, tập trung vào từng lĩnh vực bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin, cơ sở lý luận chủ yếu dựa vào Pháp lệnh Bưu chính viễn thông năm 2002. - Luận án Tiến sỹ của Trần Đăng Khoa (2007) về Phát triển ngành viễn thông Việt Nam đến năm 2020. Trong Luận án tác giả đã tập trung phân tích thực trạng của ngành viễn thông Việt Nam giai đoạn 2000 – 2006, dự báo về số lượng thuê bao tăng trưởng, kết hợp với xu hướng công nghệ thế giới, từ đó đưa ra phương hướng về mục
  • 12. 3 tiêu tăng trưởng của ngành Viễn thông Việt Nam đến năm 2020 cũng như đề xuất các chính sách liên quan đến công tác quản lý, hoạch định chính sách, thu hút vốn, nguồn lực cho phát triển ngành viễn thông Việt Nam. - Báo cáo đề tài khoa học và công nghệ về Nghiên cứu, xây dựng mô hình tổ chức cơ quan quản lý viễn thông Việt Nam do Nguyễn Tiến Sơn – Cục Viễn thông – Bộ Thông tin và Truyền thông nghiên cứu (2011). Tác giả nghiên cứu hiện trạng cơ quan quản lý Viễn thông tại Việt Nam, mô hình của một số nước như Anh, Singapore, Malaysia, Trung Quốc… - Báo cáo đề tài khoa học và công nghệ về Nghiên cứu đề xuất chính sách quản lý Internet phù hợp với quy định mới của pháp luật về viễn thông do Nguyễn Thành Chung – Cục Viễn thông nghiên cứu (2011). Tác giả đã đưa ra các số liệu thống kê, đánh giá về tình hình thị trường viễn thông Việt Nam từ 2006 – 2010, tập trung vào dịch vụ Internet và các nhà cung cấp dịch vụ internet, nêu những quy định mới của Nhà nước về công tác quản lý dịch vụ internet. Tác giả so sánh công tác quản lý tại một số nước có dịch vụ internet phát triển như Mỹ, Anh, Úc, Trung Quốc…từ đó đề ra phương hướng bổ sung các nghị định, hướng dẫn chi tiết thi hành việc quản lý chặt chẽ các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ. - Phạm Thị Minh Huệ (2007), Nâng cao năng lực cạnh tranh của Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới WTO, Luận văn thạc sỹ kinh tế, trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh. Tác giả đã chỉ ra tồn tại hạn chế của Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới WTO. - Cuốn sách “Quản lý Nhà nước về bưu chính, viên thông và công nghệ thông tin” của tác giả TS. Lê Minh Toàn, NXB Chính trị Quốc gia. Cuốn sách cung cấp các kiến thức cơ bản liên quan đến quản lý Nhà nước về bưu chính, viên thông, công nghệ thông tin như hệ thống cơ quan quản lý, quản lý Nhà nước về bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin, tần số vô tuyến, internet, thanh tra và xử lý vi phạm về thông tin và truyền thông. - Bùi Xuân Phong, Quản trị kinh doanh Viễn thông theo hướng hội nhập kinh tế,
  • 13. 4 NXB Bưu điện (2006). Công trình đề cập đến những vấn đề chung về kinh doanh, quản trị kinh doanh viễn thông; các lĩnh vực quản trị kinh doanh viễn thông… đề xuất một số phương pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp Viễn thông. - Báo cáo Thực thi quản lý Nhà nước về viễn thông trong môi trường mới của tác giả Hoàng Hải, đăng trên trang Web của Bộ Thông tin và Truyền thông ngày 15/8/2011. Tác giả chỉ ra rằng “Trong một thập kỷ qua, kể từ thời điểm Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh Bưu chính, viễn thông (2002) tới nay, thị trường viễn thông Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ”. Tuy nhiên, bên cạnh sự phát triển của thị trường và sự tác động của hội nhập kinh tế quốc tế thì công tác quản lý Nhà nước về viễn thông cần được chú trọng nhằm đảm bảo cho viễn thông Việt Nam phát triển bền vững. - Báo cáo “Thị trường Viễn thông Việt Nam sau một năm gia nhập WTO” của TS. Phan Thảo Nguyên, đăng trên tạp chí Bưu chính, Viễn thông tháng 3/2008. Tác giả đã mở rộng phạm vi quản lý Nhà nước theo xu hướng hội tụ viễn thông – công nghệ thông tin – phát thanh – truyền hình. Xu thế chung của Viễn thông Việt Nam là khai thác cơ sở hạ tầng chung để phát triển các dịch vụ và ứng dụng dịch vụ Công nghệ thông tin – viễn thông. Với vai trò của cơ quan quản lý Nhà nước, Bộ Thông tin và Truyền thông tạo ra môi trường cạnh tranh, đảm bảo lợi ích hài hòa giữa Nhà nước - doanh nghiệp – người sử dụng dịch vụ. Điểm mới của đề tài, tác giả đã nghiên cứu sâu hơn công tác quản lý Nhà nước về dịch vụ thông tin di động mặt đất trả trước từ thực tiễn tỉnh Đắk Lắk. Đây là một đề tài nghiên cứu mới, thông qua đề tài tác giả đưa ra phương hướng, giải pháp nhằm nâng cao thực trạng quản lý Nhà nước về dịch vụ thông tin di động mặt đất trả trước tại tỉnh Đắk Lắk trong giai đoạn hội nhập. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích của luận văn Mục đích của luận văn là trên cơ sở làm sáng tỏ những vấn đề lý luận, pháp lý quản lý Nhà nước về dịch vụ thông tin di động mặt đất trả trước gắn với thực tiễn tỉnh Đắk Lắk từ đó đề xuất những phương hướng, giải pháp nhằm nâng cao quản lý Nhà nước về dịch vụ thông tin di động mặt đất trả trước trong giai đoạn hiện nay.
  • 14. 5 3.2. Nhiệm vụ của luận văn Để thực hiện được mục đích nêu trên, luận văn có những nhiệm vụ cụ thể sau đây: - Làm rõ những vấn đề lý luận về quản lý Nhà nước về dịch vụ thông tin di động mặt đất trả trước như: Khái niệm về dịch vụ thông tin di động mặt đất, đặc điểm dịch vụ thông tin di động mặt đất, các yếu tố cấu thành dịch vụ thông tin di động mặt đất, vai trò của dịch vụ thông tin di động mặt đất, sự cần thiết phát triển dịch vụ thông tin di động mặt đất ở Việt Nam, các loại hình thông tin di động mặt đất trả trước hiện nay, lịch sử hình thành, phát triển của dịch vụ thông tin di động mặt đất trả trước của Thế giới và Việt Nam; khái niệm, vai trò của quản lý Nhà nước, sự cần thiết của quản lý Nhà nước đối với dịch vụ thông tin di động, quản lý Nhà nước đối với dịch vụ thông tin di động mặt đất trả trước, các nguyên tắc quản lý Nhà nước đối với dịch vụ thông tin di động mặt đất trả trước. - Phân tích, đánh giá thực trạng và chỉ ra những kết quả đạt được và những hạn chế; chỉ ra các nguyên nhân của những kết quả đạt được và hạn chế trong quản lý Nhà nước về dịch vụ thông tin di động mặt đất trả trước ở địa bàn tỉnh Đắk Lắk. - Đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm tăng cường quản lý Nhà nước đối với dịch vụ thông tin di động mặt đất trả trước từ thực tiễn tỉnh Đắk Lắk. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề lý luận và thực tiễn quản lý Nhà nước đối với dịch vụ thông tin di động mặt đất trả trước gắn với thực tiễn tỉnh Đắk Lắk. Phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu về quản lý Nhà nước đối với dịch vụ thông tin di động mặt đất trả trước tại tỉnh Đắk Lắk trong giai đoạn từ năm 2012 đến nay. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử để phân tích đánh giá hoạt động quản lý Nhà nước về dịch vụ viễn thông di động mặt đất trả trước. 5.2.Phương pháp nghiên cứu
  • 15. 6 Các phương pháp nghiên cứu cụ thể được sử dụng trong luận văn bao gồm: Phương pháp phân tích, phương pháp so sánh, phương pháp tổng hợp. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn Luận văn đã làm rõ các luận cứ khoa học về dịch vụ thông tin di động mặt đất trả trước tại tỉnh Đắk Lắk. Đánh giá thực trạng quản lý Nhà nước đối với vụ dịch vụ thông tin di động mặt đất trả trước từ thực tiễn tỉnh Đắk Lắk qua đó rút ra các kết quả đạt được, các hạn chế và các nguyên nhân của hạn chế. Đề xuất các giải pháp tăng cường quản lý Nhà nước đối với dịch vụ thông tin di động mặt đất trả trước từ thực tiễn tỉnh Đắk Lắk. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các chữ viết tắt và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành 3 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận về quản lý Nhà nước đối với dịch vụ thông tin di động mặt đất trả trước Chương 2: Thực trạng quản lý Nhà nước đối với dịch vụ thông tin di động mặt đất trả trước tại tỉnh Đắk Lắk Chương 3: Phương hướng và giải pháp tăng cường quản lý Nhà nước đối với dịch vụ thông tin di động mặt đất trả trước
  • 16. 7 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DỊCH VỤ THÔNG TIN DI ĐỘNG MẶT ĐẤT TRẢ TRƯỚC 1.1. Quản lý Nhà nước đối với dịch vụ thông tin di động mặt đất trả trước 1.1.1. Khái niệm của quản lý Nhà nước Khái niệm quản lý Nhà nước xuất hiện và tồn tại cùng với sự ra đời và tồn tại của Nhà nước. Theo nghĩa rộng, quản lý Nhà nước là hoạt động tổ chức, điều hành của cả bộ máy Nhà nước, là sự tác động, tổ chức của quyền lực Nhà nước trên các phương diện lập pháp, hành pháp và tư pháp. Theo cách hiểu này, quản lý Nhà nước là hoạt động của cả ba hệ thống cơ quan Nhà nước: cơ quan lập pháp, cơ quan hành pháp, cơ quan tư pháp. Quản lý Nhà nước có các đặc điểm sau đây: - Chủ thể quản lý Nhà nước là các cơ quan, công chức trong bộ máy Nhà nước được trao quyền lực công gồm: quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp. - Đối tượng quản lý của Nhà nước là tất cả các cá nhân, tổ chức sinh sống và hoạt động trong phạm vi lãnh thổ quốc gia. - Quản lý Nhà nước có tính toàn diện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, ngoại giao… Mục tiêu của quản lý Nhà nước là phục vụ nhân dân, duy trì sự ổn định và phát triển bền vững trong xã hội. Theo nghĩa hẹp, quản lý Nhà nước chủ yếu là quá trình tổ chức, điều hành của hệ thống cơ quan hành chính Nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người theo pháp luật nhằm đạt được những mục tiêu yêu cầu nhiệm vụ quản lý Nhà nước. Đồng thời, các cơ quan Nhà nước nói chung còn thực hiện các hoạt động có tính chất chấp hành, điều hành, tính chất hành chính Nhà nước nhằm xây dựng tổ chức bộ máy và củng cố chế độ công tác nội bộ của mình, chẳng hạn ra quyết định thành lập, chia tách, sáp nhập các đơn vị tổ chức thuộc bộ máy của mình; đề bạt, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức, ban hành quy chế làm việc nội bộ… Quản lý Nhà nước theo nghĩa hẹp còn đồng nghĩa với khái niệm quản lý hành chính Nhà nước với các đặc điểm sau đây:
  • 17. 8 - Thứ nhất, Quản lý hành chính Nhà nước là hoạt động mang quyền lực Nhà nước. Quyền lực Nhà nước trong quản lý hành chính Nhà nước trước hết thể hiện ở việc các chủ thể có thẩm quyền thể hiện ý chí Nhà nước thông qua phương tiện nhất định, trong đó phương tiện cơ bản và đặc biệt quan trọng được sử dụng là văn bản quản lý hành chính Nhà nước. Bằng việc ban hành văn bản, chủ thể quản lý hành chính Nhà nước thể hiện ý chí của mình dưới dạng các chủ trương, chính sách pháp luật nhằm định hướng cho hoạt động xây dựng và áp dụng pháp luật; dưới dạng quy phạm pháp luật nhằm cụ thể hóa các quy phạm pháp luật của cơ quan quyền lực Nhà nước và của cấp trên thành những quy định chi tiết để có thể triển khai thực hiện trong thực tiễn; dưới dạng các mệnh lệnh cá biệt nhằm áp dụng pháp luật vào thực tiễn, trực tiếp thực hiện quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ quản lý; dưới những dạng mệnh lệnh chỉ đạo cấp dưới trong hoạt động, nhằm tổ chức thực hiện pháp luật trong thực tiễn; dưới dạng những thông tin hướng dẫn đối lập với cấp dưới nhằm đảm bảo sự thống nhất, có hệ thống của bộ máy hành chính Nhà nước. - Thứ hai, quản lý hành chính Nhà nước là hoạt động được tiến hành bởi những chủ thể có quyền năng hành pháp. Cách hiểu phổ biến hiện nay thì Nhà nước có ba quyền năng: lập pháp, hành pháp và tư pháp. Trong đó, quyền năng hành pháp trước hết và chủ yếu thuộc về các cơ quan hành chính Nhà nước, tuy nhiên trong rất nhiều hoạt động khác như: việc ổn định tổ chức nội bộ của các cơ quan Nhà nước, hoạt động quản lý được tiến hành bởi các bộ…Trong những trường hợp này quyền năng hành pháp cũng thể hiện rõ nét và nếu xét về bản chất thì tương đồng với hoạt động hành pháp của các cơ quan hành chính Nhà nước. - Thứ ba, quản lý hành chính Nhà nước là hoạt động có tính thống nhất, được tổ chức chặt chẽ. Để bảo đảm tính pháp chế trong hoạt động hành pháp, bộ máy các cơ quan hành pháp được tổ chức thành một khối thống nhất từ trung ương tới địa phương, đứng đầu là Chính phủ, nhờ đó các hoạt động của bộ máy được chỉ đạo, điều hành thống nhất, bảo đảm lợi ích chung của cả nước, bảo đảm sự liên kết, phối hợp nhịp nhàng giữa các địa phương tạo ra sức mạnh tổng hợp, tránh được sự cục bộ phân hóa giữa các địa phương hay vùng miền khác nhau. Tuy nhiên, do mỗi địa phương đều
  • 18. 9 có những nét đặc thù riêng về điều kiện kinh tế – xã hội, nên để có thể phát huy tối đa những yếu tố của từng địa phương, tạo sự năng động sáng tạo trong quản lý điều hành, bộ máy hành chính còn được tổ chức theo hướng phân cấp, trao quyền tự quyết, tạo sự chủ động sáng tạo cho chính quyền địa phương. - Thứ tư, hoạt động quản lý hành chính Nhà nước mang tính chấp hành và điều hành. Tính chấp hành và điều hành của hoạt động quản lý Nhà nước thể hiện trong việc những hoạt động này được tiến hành trên cơ sở pháp luật và nhằm mục đích thực hiện pháp luật, cho dù đó là hoạt động chủ động sáng tạo của chủ thể quản lý thì cũng không được vượt quá khuôn khổ pháp luật, điều hành cấp dưới, trực tiếp áp dụng pháp luật hoặc tổ chức những hoạt động thực tiễn…, trên cơ sở quy định pháp luật nhằm hiện thực hóa pháp luật. Quản lý Nhà nước là một dạng đặc biệt của quản lý, được sử dụng các quyền lực Nhà nước như lập pháp, hành pháp và tư pháp để quản lý mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong đó, quản lý Nhà nước mang tính quyền lực đặc biệt là tính tổ chức cao, và có mục tiêu chiến lược, chương trình kế hoạch để thực hiện mục tiêu, hơn cả là quản lý Nhà nước ở Việt Nam mang nguyên tắc tập trung dân chủ. Quản lý Nhà nước không có sự tách biệt tuyệt đối giữa chủ thể quản lý và khách thể quản lý và nó luôn đảm bảo tính liên tục, ổn định trong tổ chức. 1.1.2. Sự cần thiết của quản lý Nhà nước đối với dịch vụ thông tin di động mặt đất trả trước Dịch vụ thông tin di động mặt đất trả trước có vai trò to lớn, đem lại những lợi ích về kinh tế, chính trị, xã hội…góp phần đưa đất nước ngày càng phát triển phồn vinh. Trong những năm gần đây, dịch vụ thông tin di động mặt đất trả trước của tỉnh Đắk Lắk có những bước phát triển vượt bậc nhưng vẫn còn bộc lộ một số hạn chế làm giảm khả năng phát triển. Bên cạnh đó, các nhà cung cấp dịch vụ thông tin di động đứng trước những thách thức của thị trường với sự xuất hiện của nhiều đối thủ cạnh tranh từ nước ngoài, đặc biệt khi Việt Nam là thành viên chính thức của WTO. Ngày 07/2/2006, Quyết định số 32/2006/QĐ –TTg về việc “phê duyệt quy hoạch phát triển viễn thông và internet Việt
  • 19. 10 Nam đến 2010” nêu rất rõ xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông có công nghệ hiện đại ngang tầm với các nước trong khu vực, có độ bao phủ rộng khắp trên cả nước với dung lượng, chất lượng cao, cung cấp đa dịch vụ và hoạt động có hiệu quả. Quan điểm chỉ đạo của Nhà nước về chiến lược phát triển cho ngành viễn thông nói chung, dịch vụ thông tin di động mặt đất trả trước nói riêng là một yêu cầu mang tầm chiến lược trong quá trình phát triển. 1.1.3. Quản lý Nhà nước đối với dịch vụ thông tin di động mặt đất trả trước Quản lý Nhà nước về viễn thông nói chung, dịch vụ thông tin di động mặt đất trả trước nói riêng là sự tác động có tổ chức, có mục đích của Nhà nước lên hoạt động viễn thông để sử dụng có hiệu quả các nguồn lực nhằm đạt được các mục tiêu kinh tế xã hội, quốc phòng an ninh. Quản lý Nhà nước đối với dịch vụ thông tin di động mặt đất trả trước cũng như bất kỳ dạng quản lý công vụ của bộ máy hành pháp, mang tính quyền lực, tính tổ chức cao, được điều chỉnh bằng pháp luật, vừa mang tính phổ biến, vừa mang tính đặc thù quản lý ngành. Ngành viễn thông là ngành kinh tế kỹ thuật dịch vụ thuộc kết cấu hạ tầng của nền kinh tế quốc dân, đồng thời là động lực quan trọng để phát triển kinh tế, xã hội, góp phần nâng cao đời sống nhân dân và bảo đảm quốc phòng, an ninh. Sự phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông đã góp phần thúc đẩy các dịch vụ viễn thông phát triển vượt bậc, đưa Việt Nam trở thành một quốc gia có tốc độ phát triển viễn thông nhanh trong khu vực và trên thế giới. Tuy nhiên, việc phát triển và quản lý hạ tầng viễn thông, đặc biệt là hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động (nhà, trạm máy; cống, bể cáp; cột ăng ten; cột dây thông tin) vẫn còn nhiều hạn chế như: nhận thức chưa thống nhất; cơ chế, chính sách, quy hoạch, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật còn thiếu và chưa đồng bộ; một số quy định quản lý chưa cụ thể và sử dụng chưa hiệu quả; công tác thực thi pháp luật còn nhiều bất cập. Nghị định số 25/2011/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư số 14/2013/TT- BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông, cùng với sự phát triển, hoạt động của các doanh nghiệp viễn thông cũng bộc lộ những hạn chế mà không khó để nhận ra những
  • 20. 11 “điểm yếu” như doanh nghiệp vẫn chưa chủ động triển khai thực hiện, chưa tuân thủ đầy đủ các quy trình, quy định của Nhà nước trong sản xuất - kinh doanh cũng như phát triển hạ tầng, dẫn đến còn có sai sót trong công tác quản lý, phát triển thuê bao di động trả trước; có doanh nghiệp còn chậm trễ trong việc triển khai xây dựng quy hoạch phát triển hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động tại địa phương. Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các đơn vị thuộc Bộ và các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông di động tổ chức tuyên truyền, phổ biến việc thực hiện quản lý dịch vụ thông tin di động mặt đất trả trước như xây dựng, ban hành kế hoạch triển khai việc quản lý theo đúng quy định của Nhà nước; hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra xử lý vi phạm và giải quyết khiếu nại, tổ cáo trong các hoạt động đăng ký lưu trữ và sử dụng thông tin thuê bao theo thẩm quyền và các quy định hiện hành của pháp luật; phối hợp với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai việc quản lý thuê bao di động mặt đất trả trước theo quy định; xây dựng hệ thống kỹ thuật kết nối tới các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ di động phục vụ việc thu thập, lưu giữ, quản lý số liệu thuê bao di động. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo Sở Thông tin và Truyền thông: Chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh, thành phố để tuyên truyền, hướng dẫn các doanh nghiệp, đại lý thông tin di động trên địa bàn trong đăng ký, lưu giữ và sử dụng thông tin thuê bao theo các quy định hiện hành; Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động đăng ký, lưu giữ và sử dụng thông tin thuê bao trên địa bàn theo thẩm quyền, theo quy định hiện hành của pháp luật; Thanh tra, kiểm tra, phát hiện được chủ điểm đăng ký thông tin thuê bao trên địa bàn vi phạm các hành vi bị nghiêm cấm quy định và xử lý vi phạm hành chính theo quy định về quản lý thuê bao di động trả trước, tùy vào mức độ mà có hướng xử lý phù hợp, trường hợp vi phạm nghiêm trọng thì có văn bản yêu cầu doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông di động chấm dứt hợp đồng uỷ quyền với chủ điểm đăng ký thông tin thuê bao, đồng thời thông báo cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông di động khác chấm dứt hoặc không được ký hợp đồng ủy quyền đối với chủ điểm đăng ký thông tin thuê bao.
  • 21. 12 1.1.4. Các nguyên tắc quản lý Nhà nước đối với dịch vụ thông tin di động mặt đất trả trước. Tùy thuộc vào cơ cấu và sự phát triển của từng quốc gia, khuôn khổ pháp luật và khả năng quản lý Nhà nước, mà nguyên tắc quản lý dịch vụ viễn thông di động mặt đất trả trước cũng thay đổi: Tối thiểu hóa sự can thiệp quản lý Nhà nước sau khi canh tranh được thiết lập: Quản lý Nhà nước cần được giữ ở mức độ tối thiểu, đặc biệt là trong những thị trường cạnh tranh. Những bằng chứng trên toàn thế giới chỉ ra rằng các thị trường cạnh tranh tự do thường có khả năng cạnh tranh đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng tốt hơn những thị trường do Nhà nước kiểm soát. Những ưu điểm của cổ phần hóa và mở cửa thị trường sẽ bị mất đi hoặc bị hạn chế nghiêm trọng bởi các biện pháp quản lý Nhà nước nặng nề. Cân đối các tiêu chuẩn quản lý Nhà nước của khu vực và toàn cầu: nền tảng công nghệ của ngành viễn thông giống nhau. Thị trường viễn thông đang trở thành thị trường chung của khu vực và toàn cầu. Các cơ quan quản lý thường quan tâm tới việc duy trì tính cạnh tranh trong thị trường viễn thông nội địa; xu hướng quản lý quốc tế; tăng cường hiệu quả và cạnh tranh. Trong đó, kỹ thuật quản lý Nhà nước đã được khẳng định trong một số thị trường thì sẽ hoạt động được trong các thị trường tương tự khác. Tạo cạnh tranh: Ngày nay khi con người nhận thức một cách rộng rãi rằng lợi ích của cạnh tranh trong việc cung cấp các dịch vụ và thiết bị viễn thông vượt xa những nhược điểm của nó. Tại đa phần các quốc gia trên thế giới, các thị trường viễn thông đã được mở cửa với nhiều mức độ cạnh tranh khác nhau. Sự can thiệp của quản lý Nhà nước thông thường là cần thiết để đảm bảo việc thiết lập và duy trì cạnh tranh. Quản lý theo nguyên tắc: Trong kinh doanh chậm trễ trong việc quyết định các vấn đề quản lý sẽ trì hoãn sự phát triển của một ngành. Ví dụ về vấn đề kết nối mạng, nếu cơ quan quản lý không đưa ra trước những chỉ dẫn rõ ràng, hợp lý về nguyên tắc kết nối mạng thì doanh nghiệp phải tiến hành đàm phán hàng tháng, hàng năm và việc cung ứng dịch vụ sẽ bị chậm trễ. Trong những trường hợp như vậy, cơ quan quản lý
  • 22. 13 cần thiết lập những nguyên tắc để doanh nghiệp áp dụng mà không cần phải mất quá nhiều thời gian vào những chi tiết của việc thực thi. Những chi tiết đó thường dành cho doanh nghiệp thực hiện. Tạo hiệu quả hoạt động: Chia sẻ kinh nghiệm với các cơ quan quản lý khác nhằm tạo các hiệu quả trong hoạt động. Ngày nay, hoạt động quản lý Nhà nước đạt hiệu quả cao hơn nhiều so với trước đây, việc ứng dụng công nghệ thông tin, internet vào quản lý thể hiện được tính minh bạch, công khai. 1.1.5. Kinh nghiệm về quản lý Nhà nước trong lĩnh vực dịch vụ thông tin di động mặt đất trả trước ở một số quốc gia. 1.1.5.1. Tổng quan về lịch sử phát triển dịch vụ thông tin di động mặt đất trả trước trên thế giới Điện thoại di động ra đời từ những năm 1920, và chỉ được sử dụng như là các phương tiện thông tin giữa các đơn vị cảnh sát ở Mỹ. Mặc dù các khái niệm tổ ong, các kỹ thuật trải phổ, điều chế số và các công nghệ vô tuyến hiện đại khác được biết đến hơn 50 năm trước đây, dịch vụ điện thoại di động mãi đến đầu những năm 1960 mới xuất hiện ở các dạng sử dụng được và khi đó nó chỉ là sửa đổi thích ứng của các hệ thống điều vận. Các hệ thống điện thoại di động đầu tiền này ít tiện lợi và dung lượng rất thấp so với các hệ thống hiện nay. Các hệ thống điện thoại tổ ong điều tần song công sử dụng kỹ thuật đa truy cập phân chia theo tần số (FDMA) đã xuất hiện vào những năm 1980. Hệ thống thông tin di động sử dụng kỹ thuật đa truy cập phân chia theo thời gian (TDMA) đầu tiên trên thế giới được ra đời ở Châu Âu và có tên gọi là GSM (Global System for Mobile communications). GSM là chuẩn phổ biến nhất cho điện thoại di động (ĐTDĐ) trên thế giới. Khả năng phủ sóng rộng khắp nơi của chuẩn GSM làm cho nó trở nên phổ biến trên thế giới, cho phép người sử dụng có thể sử dụng ĐTDĐ của họ ở nhiều vùng trên thế giới. GSM khác với các chuẩn tiền thân của nó về cả tín hiệu và tốc độ, chất lượng cuộc gọi. Nó được xem như là một hệ thống ĐTDĐ thế hệ thứ hai (second generation, 2G). GSM là một chuẩn mở, hiện tại nó được phát triển bởi 3rd Generation Partnership
  • 23. 14 Project (3GPP) Đứng về phía quan điểm khách hàng, lợi thế chính của GSM là chất lượng cuộc gọi tốt hơn, giá thành thấp và dịch vụ tin nhắn. Thuận lợi đối với nhà điều hành mạng là khả năng triển khai thiết bị từ nhiều người cung ứng. GSM cho phép nhà điều hành mạng có thể sẵn sàng dịch vụ ở khắp nơi, vì thế người sử dụng có thể sử dụng điện thoại của họ ở khắp nơi trên thế giới. Ban đầu hệ thống này được gọi là “nhóm đặc trách di động” (Group Special Mobile) theo tên gọi của một nhóm được CEPT – Conference of European Postal and Telecommunications Administrations (Hội nghị các cơ quan quản lý viễn thông và bưu chính Châu Âu) cử ra để nghiên cứu tiêu chuẩn để tiện việc thương mại hoá GSM. GSM được phát triển từ năm 1982 khi các nước Bắc Âu gửi đề nghị đến CEPT để quy định một dịch vụ viễn thông chung Châu Âu ở băng tần 900MHz. Trên thế giới hiện nay, dịch vụ GSM được sử dụng bởi hơn 2 tỷ người của trên 212 quốc gia và vùng lãnh thổ. Các mạng thông tin di động GSM cho phép có thể roaming với nhau do đó những máy điện thoại di động GSM của các mạng GSM khác nhau có thể sử dụng được nhiều nơi trên thế giới.
  • 24. 15 AUC: Trung tâm nhận thực VLR: Bộ ghi định vị tạm trú HLR: Bộ ghi định vị thường trú EIR: Bộ ghi nhận dạng thiết bị MS BSS: Phân hệ trạm gốc MS: Trạm di động OSS: Phân hệ khai thác bảo dưỡng PSPDN: Mạng số liệu công cộng chuyển mạch gói CSPDN: Mạng số liệu công cộng chuyển mạch kênh PSTN: Mạng điện thoại chuyển mạch cơng cộng PLMN: Mạng di động mặt đất ISDN: Mạng số dịch vụ tích hợp OMC: Trung tâm khai thác và bảo dưỡng Sơ đồ cấu trúc mạng GSM NSS MAP ISDN ISUP PSPDN MAP MAP MAP CSPDN TUP BSSAP PSTN PLMN MUP Truyền báo hiệu Truyền lưu lượng LAPDm MS MSC HLRVLR AUC BSS BSC LAPD BTS OSS EIR
  • 25. 16 Một mạng GSM để cung cấp đầy đủ các dịch vụ cho khách hàng cho nên nó khá phức tạp vì vậy sau đây sẽ chia ra thành cácphần như sau: chia theo phân hệ: - Phân hệ chuyển mạch NSS: Network switching SubSystem - Phân hệ vô tuyến RSS = BSS + MS: Radio SubSystem - Phân hệ vận hành và bảo dưỡng OMS: Operation and Maintenance SubSystem BSS Base Station Subsystem= TRAU + BSC + BTS + TRAU: bộ chuyển đổi mã và phối hợp tốc độ + BSC: bộ điều khiển trạm gốc + BTS: trạm thu phát gốc MS: chính là những chiếc di động gồm: ME và SIM + ME Mobile Equipment: phần cứng và phần mềm + SIM: lưu trữ các thông tin về thuê bao và mật mã / giải mật mã. Chức năng của BSC: - điều khiển một số trạm BTS xử lý các bản tin báo hiệu - Khởi tạo kết nối. - Điều khiển chuyển giao: Intra & Inter BTS HO - Kết nối đến các MSC, BTS và OMC Chức năng của BTS: - Thu phát vô tuyến - Ánh xạ kênh logic vào kênh vật lý - Mã hóa và giải mã - Mật mã / giải mật mã - Điều chế / giải điều chế. BSS nối với NSS thông qua luồng PCM cơ sở 2 Mbps Mạng và hệ thống chuyển mạch Network and Switching Subsystem (phần này gần giống với mạng điện thoại cố định). Đôi khi người ta còn gọi nó là mạng lõi (core network). Phần mạng GPRS (GPRS care network) Phần này là một phần lắp thêm để cung cấp dịch vụ truy cập Internet. Và một số phần khác phục vụ việc cung cấp các dịch vụ cho mạng GSM như gọi, hay nhắn tin SMS... Máy điện thoại - Mobile Equipment Thẻ SIM (Subscriber identity module) Modul nhận dạng thuê bao (Subscriber identity module)
  • 26. 17 Một bộ phận quan trọng của mạng GSM là modul nhận dạng thuê bao, còn được gọi là thẻ SIM. SIM là 1 thẻ nhỏ, được gắn vào máy di động, để lưu thông tin thuê bao và danh bạ điện thoại. Các thông tin trên thẻ SIM vẫn được lưu giữ khi đổi máy điện thoại. Người dùng cũng có thể thay đổi nhà cung cấp khác, nếu đổi thẻ SIM. Một số rất ít nhà cung cấp dịch vụ mạng ngăn cản điều này bởi việc chỉ cho phép 1 máy dùng 1 SIM hay dùng SIM khác, nhưng do họ sản xuất, được gọi là tình trạng khóa SIM. Ở Australia, Bắc Mỹ và châu Âu, một số nhà khai thác mạng viễn thông tiến hành khóa máy di động họ bán. Lý do là giá của các máy này được những nhà cung cấp đó tài trợ, và họ không muốn người dùng mua máy đó để sử dụng cho mạng khác. Người dùng cũng có thể liên hệ với nhà sản xuất để đăng ký gỡ bỏ khóa máy. Số được khóa theo máy di động là số nhận dạng máy di động quốc tế IMEI (International Mobile Equipment Identity), chứ không phải số thuê bao. Một vài nước như Bangladesh, Belgium, Costa Rica, India, Indonesia, Malaysia, và Pakistan tất cả các máy di động đều được bỏ khóa (tất nhiên, cả Việt Nam nữa). Ở Mỹ khi hệ thống AMPS tương tự sử dụng phương thức FDMA được triển khai vào giữa những năm 1980, các vấn đề về dung lượng đã phát sinh ở các thị trường di động chính thức như: New York, Los Angeles và Chicago. Mỹ đã có chiến lược nâng cấp hệ thống này thành hệ thống số: chuyển tới hệ thống TDMA được liên hiệp công nghệ viễn thông – TIA (TIA: Telecommunications Industry Association) ký hiệu là IS-54. Cuối những năm 1980 mọi việc trở lên rõ ràng là IS-54 đã gây thất vọng. Việc khảo sát khách hàng cho thấy chất lượng của AMPS tốt hơn. Rất nhiều hãng của Mỹ lạnh nhạt với TDMA. Tình trạng trên đã tạo cơ hội cho các nhà nghiên cứu ở Mỹ tìm ra một phương án thông tin di động số mới. Để tìm kiếm hệ thống thông tin di động số mới người ta nghiên cứu công nghệ đa truy nhập phân chia theo mã (CDMA). CDMA đã được ứng dụng trong ngành viễn thông quân đội Hoa Kỳ từ thập niên 1960. CDMA dùng một mã ngẫu nhiên để phân biệt kênh thoại và dùng chung băng tầng cho toàn mạng, có giải thuật mã hóa riêng cho từng cuộc. Chỉ thiết bị được gọi mới biết được giá trị mã ngẫu nhiên và giải thuật giải mã qua các kênh báo hiệu. Chính vì thế tính bảo mật của cuộc thoại và mức độ hiệu quả khai thác băng tần cao hơn.
  • 27. 18 Hệ thống CDMA có khả năng chuyển mạch mềm: khi thiết bị di động dịch chuyển vào giữa hai ô, thiết bị đồng thời nhận được tín hiệu từ hai trạm gần nhất, tổng đài sẽ điều khiển cho hai trạm bắt tay nhau cho đến khi việc chuyển đổi trạm phát thành công. Có phần tương tự cơ chế chuyển mạch cứng trong GSM nhưng khả năng bắt tay của CDMA tốt hơn. So với hệ thống tương tự AMPS, chất lượng thoại được nâng lên và dung lượng của CDMA có thể tăng lên từ 6 – 10 lần. CDMA có cơ chế giúp tiết kiệm năng lượng, giúp tăng thời gian thoại của pin thiết bị. Khả năng mở rộng dung lượng của CDMA dễ dàng và chi phí thấp hơn so với GSM. GSM sẽ gặp bài toán khó về phân bố lại tầng số cho các ô. Được thành lập vào năm 1985, Qualcom sau đó được gọi là “thông tin Qualcom” (Qualcom Communications) đã phát triển công nghệ CDMA cho thông tin di động và đã nhận được nhiều bằng phát minh trong lĩnh vực này. Đến nay công nghệ này đã trở thành công nghệ thống trị ở Bắc Mỹ. Các mạng CDMA thương mại đã được đưa vào khai thác tại Hàn Quốc và Hồng Kông. CDMA cũng được mua hoặc đưa vào thử nghiệm ở Ac-hen-ti-na, Braxin, Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản, Việt Nam. Song song với sự phát triển của các hệ thống thông tin di động tổ ong nói trên, các hệ thống thông tin di động hạn chế cho mạng nội hạt sử dụng máy cầm tay không dây số (Digital Cordless Phone) cũng được nghiên cứu phát triển. Ngoài các hệ thống thông tin di động mặt đất các hệ thống thông tin di động vệ tinh cũng được đưa vào thương mại hóa trong năm 1998 1.1.5.2. Kinh nghiệm về quản lý Nhà nước trong lĩnh vực dịch vụ thông tin di động mặt đất trả trước ở một số quốc gia. Kinh nghiệm của Trung Quốc Trung Quốc là nước có tốc độ phát triển ngành viễn thông đứng hàng đầu trên thế giới, số lượng thuê bao di động nhiều nhất trên toàn cầu với hơn 400 triệu thuê bao. Để có những thành quả này ngành viễn thông Trung Quốc nói chung và hoạt động dịch vụ thông tin di động nói riêng đã có những bước đi hết sức đúng đắn như sau: Trung Quốc nhận thức rõ vai trò quan trọng của viễn thông trong việc phát triển kinh tế. Vai trò của viễn thông là phục vụ quốc phòng, các cơ quan Nhà nước. Khi nền
  • 28. 19 kinh tế phát triển, nhiệm vụ của viễn thông Trung Quốc là đáp ứng mọi yêu cầu dịch vụ của xã hội. Với sự phát triển của nền kinh tế, viễn thông được xem là ngành ưu tiên phát triển hàng đầu. Vì thế, chính phủ Trung Quốc ban hành nhiều chính sách phát triển mới dẫn đến sự bùng nổ đầu tư vào ngành viễn thông. Chính điều này đã chuyển đổi phương thức cung cấp dịch vụ viễn thông chủ đạo từ hình thức độc quyền, bán độc quyền sang chiến lược phân phối dịch vụ dựa trên thị trường và có cạnh tranh quyết liệt hơn. Sự chuyển đổi này được mô tả như một sự chuyển đổi từ quản lý hành chính sang quản lý thị trường. Trong năm 2015, Trung Quốc đã đầu tư số tiền vượt Mỹ khoảng 24 tỷ USD cho cơ sở hạ tầng truyền thông không dây (với số tiền dự kiến là hơn 400 tỷ USD). Trung Quốc đã xây dụng một mạng lưới rộng lớn trên toàn quốc gồm 350.000 BTS mới. Tăng cường chất lượng mạng lưới và phát triển các dịch vụ giá trị gia tăng: các doanh nghiệp Trung Quốc không ngừng tăng cường chất lượng mạng lưới, phát triển các dịch vụ giá trị gia tăng để tăng khả năng cạnh tranh đồng thời tăng doanh thu; lấy nhu cầu của thị trường làm phương hướng phát triển. Tăng cường xây dựng đội ngũ nhân viên văn minh, trình độ; Gia tăng các hoạt động chăm sóc khách hàng – lấy khách hàng là tâm điểm để phục vụ. Kinh nghiệm của Hàn Quốc Hàn Quốc là một nước có tỷ lệ dân số sử dụng điện thoại di động khá cao. Các công ty thông tin di động Hàn Quốc đã có những chiến lược phát triển hết sức thành công. Việt Nam cần học hỏi một số kinh nghiệm phát dịch vụ thông tin di động của Hàn Quốc như sau: Phát triển công nghệ theo hướng hiện đại hóa: phát triển mạnh mẽ mạng CDMA dưới sự hỗ trợ của Nhà nước. Phát triển công nghệ 5G. Khai thác hiệu quả dịch vụ thông tin di động, Hàn Quốc đã giảm bớt các nhà khai thác dịch vụ thông tin di động từ 5 nhà khai thác xuống còn 3 nhà khai thác. Với lý do hạn chế số lượng nhà kinh doanh mạng di động vào việc đầu tư xây dựng trùng lắp, lãng phí vật tư, tiền vốn và cả tài nguyên (tần số, mã số...). Mặt khác, kinh doanh với
  • 29. 20 quy mô lớn sẽ tiết kiệm, tăng năng suất, hạ giá thành, kết quả cả người sử dụng và nhà kinh doanh đều có lợi. Các doanh nghiệp di động Hàn Quốc rất chú trọng công tác chăm sóc khách hàng. Họ xem việc thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, làm hài lòng khác hàng chính là tiêu chí để công ty phát triển bền vững. Đa dạng hóa dịch vụ giá trị gia tăng, luôn đưa ra các dịch vụ mới nhằm phục vụ người tiêu dùng, nhất là giới trẻ. Đầu tư thị trường quốc tế: chiến lược kinh doanh của các công ty thông tin di động Hàn Quốc chú trọng đến việc mở rộng thị trường ra nước ngoài, đầu tư và liên kết với các công ty viễn thông khác để khai thác thị trường 1.1.6. Những bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam Từ những bài học kinh nghiệm của các nước nói trên có thể rút ra một số bài học quý báu cho hoạt động dịch vụ thông tin di động mặt đất Việt Nam như sau: + Khi trình độ của ngành viễn thông còn hạn chế, mạng lưới chưa phát triển mạnh, độc quyền sẽ là hình thức lựa chọn phù hợp. Khi đã đạt đến một mức phát triển nhất định cần dần dần xóa bỏ độc quyền chuyển sang thị trường cạnh tranh, tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế tham gia. Phát huy nguồn nội lực của đất nước kết hợp với hợp tác quốc tế hiệu quả để mở rộng, phát triển thị trường. Tuy nhiên, sự xoá bỏ cơ chế độc quyền cần có lộ trình và tính đến yếu tố an ninh quốc phòng nhằm góp phần xây dựng và bảo vệ tổ quốc. + Cần có sự chuẩn bị tốt và nâng cao khả năng cạnh tranh của các công ty thông tin di động trong nước ngang tầm quốc tế đủ sức đối phó với các tập đoàn viễn thông quốc tế với nguồn tài chính dồi dào, kinh nghiệm quản lý tốt + Tích cực khai thác thị trường trong nước đồng thời vươn ra hoạt động trên thị trường quốc tế, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế + Đầu tư, xây dựng công nghệ, mạng lưới tiên tiến, hiện đại ngang tầm thế giới để tránh lạc hậu. + Đổi mới phương châm kinh doanh: hướng về khách hàng, khách hàng là mục tiêu chính.
  • 30. 21 + Xây dựng hoàn thiện pháp luật, chiến lược phát triển, chính sách, quy định về viễn thông nói chung và về dịch vụ thông tin di động mặt đất nói riêng nhằm tạo môi trường pháp lý lành mạnh để hoạt động dịch vụ thông di động phát triển bền vững. 1.2. Vai trò của quản lý Nhà nước đối với dịch vụ thông tin di động mặt đất trả trước Viễn thông là ngành kinh tế, kỹ thuật, dịch vụ quan trọng trong nền kinh tế quốc dân: dựa vào các tính chất của kỹ thuật, công nghệ, ngành viễn thông làm nhiệm vụ đảm bảo kết cấu cơ sở hạ tầng, cung cấp các dịch vụ kết nối cho khách hàng sử dụng, góp phần thúc đẩy trao đổi thông tin, rút ngắn khoảng cách địa lý và thời gian, tạo điều kiện cho Nhà nước, doanh nghiệp và nhân dân phát triển. Viễn thông tác động mạnh mẽ đến quá trình chuyển đổi cơ cấu sản xuất, phương thức quản lý, cơ cấu kinh tế xã hội, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong thời đại ngày nay, thông tin đóng vai trò rất quan trọng. Người nào nắm được thông tin nhanh và chính xác thì người đó sẽ chiến thắng. Đặc biệt, điện thoại di động có một vai trò rất lớn trong xã hội. Điện thoại di động là chiếc cầu nối thông tin giữa mọi người, mọi miền ở mọi lúc mọi nơi. Sự ra đời của dịch vụ thông tin di động giúp chúng ta tiếp cận được những công nghệ tiên tiến nhất, hòa mình với xu hướng phát triển chung của thế giới. Ngoài ra, dịch vụ thông tin di động góp phần phát triển nền kinh tế nước nhà, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Dịch vụ thông tin di động mặt đất trả trước có tốc độ phát triển rất cao, doanh thu của các nhà mạng không ngừng tăng, tạo công ăn việc làm cho nhiều người lao động, mỗi năm nộp cho ngân sách nhà nước hàng trăm tỷ đồng. Đội ngũ tri thức trẻ biết khai thác và vận hành công nghệ thông tin hiện đại đây là nguồn tài sản hết sức quý báu cho nền kinh tế khi chúng ta hội nhập vào quá trình toàn cầu hóa. Ngoài ra, dịch vụ thông tin di động là công cụ bảo đảm an ninh quốc phòng, phục vụ công tác chính trị của Đảng, Nhà nước. Sự cần thiết phát triển dịch vụ thông tin di động mặt đất trả trước ở Việt Nam Dịch vụ thông tin di động mặt đất trả trước có vai trò to lớn, đem lại nhiều lợi ích về kinh tế, chính trị, xã hội…góp phần đưa đất nước ngày càng phát triển. Trong những năm
  • 31. 22 gần đây, đặc biệt khi Việt Nam giai nhập WTO, có nhiều tập đoàn viễn thông nước ngoài có tiềm lực tài chính dồi dào, nhiều kinh nghiệm về dịch vụ thông tin di động tham gia thị trường di động ở Việt Nam đòi hỏi các hoạt động dịch vụ thông tin di động nói riêng, viễn thông nói chung ở Việt Nam phải có định hướng phát triển cụ thể. Quyết định số 32/2006/QĐ-TTg ngày 07 tháng 2 năm 2006 về việc “phê duyệt Quy hoạch phát triển viễn thông và internet Việt Nam đến năm 2010” chỉ rõ xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông có công nghệ hiện đại ngang tầm các nước trong khu vực, có độ bao phủ rộng khắp trên cả nước và dung lượng lớn, chất lượng cao, cung cấp đa dịch vụ và hoạt động có hiệu quả. Quyết định số 32/2012/QĐ-TTg ngày 27 tháng 7 năm 2012 về việc “phê duyệt Quy hoạch phát triển viễn thông quốc gia đến năm 2020” chỉ rõ xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông hiện đại, an toàn có dung lượng lớn, tốc độ cao, vùng phủ sóng rộng đến vùng sâu, vùng xa biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, góp phần đảm bảo quốc phòng, an ninh và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân; cung cấp dịch vụ viễn thông chất lượng tốt, giá cước hợp lý trên cơ sở cạnh tranh nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của người sử dụng dịch vụ. Tăng cường phát triển các dịch vụ ứng dụng viễn thông trên cơ sở hạ tầng viễn thông đã được xây dựng nhằm phát huy tối đa sự hội tụ của công nghệ và dịch vụ; phát triển bền vững thị trường viễn thông, bảo đảm môi trường cạnh tranh lành mạnh thông qua việc kiểm soát chặt chẽ hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp viễn thông theo các quy định của pháp luật về cạnh tranh. Phát huy nội lực, tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế tham gia phát triển viễn thông; ưu tiên áp dụng các công nghệ viễn thông tiên tiến, hiện đại, tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường và sử dụng hiệu quả tài nguyên viễn thông; Bảo đảm an toàn cơ sở hạ tầng viễn thông và an ninh thông tin cho các họat động ứng dụng viễn thông, công nghệ thông tin, đặc biệt là trong việc thúc đẩy phát triển chính phủ điện tử, thương mại điện tử. Theo báo cáo nghiên cứu thị trường của Amazon Web Services (AWS) năm 2013, đến năm 2020, Châu Á – Thái Bình Dương trong đó có Việt Nam, sẽ là khu vực tăng trưởng mạnh nhất về dữ liệu và các nhu cầu liên quan đến việc sử dụng, chia sẻ,
  • 32. 23 trao đổi, lưu trữ, sao lưu bảo vệ dữ liệu nội dung của cá nhân và tổ chức. Sự giao thoa giữa công nghệ viễn thông, đặc biệt là viễn thông di động và công nghệ thông tin trong những năm gần đây đã giúp cho các nhà cung cấp dịch vụ có thể đưa ra những dịch vụ mới cùng các giải pháp phục vụ cho nhu cầu quản lý điều hành sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Cũng theo lộ trình phát triển đến năm 2020 của ngành Thông tin và Truyền thông, các nhà mạng viễn thông di động Việt Nam sẽ triển khai hệ thống mạng data tốc độ cao 5G. Đây sẽ là tiền đề vô cùng quan trọng không chỉ việc phát triển cơ sở hạ tầng, mà còn là tiền đề để các nhà mạng chuyển hóa thành nhà cung cấp dịch vụ thực thụ, cạnh tranh được một cách bình đẳng với các nhà cung cấp đa dịch vụ xuyên biên giới. Tuy nhiên, đó mới chỉ là điều kiện cần. Điều kiện đủ là các doanh nghiệp viễn thông di động Việt Nam cần phải nhận thức rõ được xu thế phát triển của thế giới trong những năm tiếp theo, cũng như nhu cầu của người dùng là cá nhân và doanh nghiệp trong nước. Lợi thế lớn nhất mà các doanh nghiệp viễn thông di động có được là khả năng Việt hóa (Localize) các nội dung và dữ liệu, việc này hoàn toàn phù hợp với thị trường Việt Nam khi khả năng ngoại ngữ của Việt Nam còn hạn chế. Từ năm 2014 đến nay, các doanh nghiệp viễn thông di động trong nước như Viettel, MobiFone, VinaPhone đã có những bước đi cụ thể nhằm xác định chiến lược phát triển trong thời gian sắp tới, trong đó các dịch vụ về nội dung, dữ liệu và ứng dụng cần được ưu tiên phát triển, phù hợp với nhu cầu của người dùng cá nhân cũng như các tổ chức trong các lĩnh vực giải trí, chăm sóc sức khỏe, giáo dục, du lịch, thương mại điện tử…Đây chính là hướng đi để các nhà mạng Việt Nam tiến một bước dài trở thành “nhà cung cấp dịch vụ”, cạnh tranh được với các nhà cung cấp đa dịch vụ xuyên biên giới, trong bối cảnh doanh thu từ các dịch vụ thoại và tin nhắn truyền thống đang trên đà sụt giảm nhanh chóng theo thời gian. 1.3. Các loại hình thông tin di động mặt đất trả trước hiện nay Ngày 18/5/2012, Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Thông tư 05/2012/TT- BTTTT phân loại dịch vụ viễn thông. Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân cung cấp, sử dụng dịch vụ viễn thông và các tổ chức, cá nhân liên quan tới hoạt động quản lý,
  • 33. 24 cung cấp, sử dụng dịch vụ viễn thông tại Việt Nam. Theo đó, các loại hình dịch vụ thuộc dịch vụ viễn thông cố định mặt đất là một trong những nội dung trọng tâm và được quy định tại Khoản 3 Điều 4 Thông tư 05/2012/TT-BTTTT. Cụ thể như sau: - Dịch vụ viễn thông cơ bản bao gồm: dịch vụ điện thoại (thoại, fax, truyền số..), dịch vụ truyền số liệu, dịch vụ nhắn tin, dịch vụ truyền hình ảnh; dịch vụ hội nghị truyền hình, dịch vụ kênh thuê riêng; dịch vụ kết nối Internet, dịch vụ mạng riêng ảo và các dịch vụ viễn thông cơ bản khác theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông. - Dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng bao gồm: dịch vụ thư điện tử, dịch vụ thư thoại, dịch vụ fax gia tăng giá trị, dịch vụ truy nhập Internet, gồm dịch vụ truy nhập Internet băng hẹp có tốc độ tải thông tin xuống thấp hơn 256 kb/s và dịch vụ truy nhập Internet băng rộng có tốc độ tải thông tin xuống từ 256 kb/s trở lên và các dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng khác theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông. - Dịch vụ viễn thông cộng thêm bao gồm: dịch vụ hiển thị số chủ gọi, dịch vụ giấu số gọi, dịch vụ bắt số, dịch vụ chờ cuộc gọi, dịch vụ chuyển cuộc gọi, dịch vụ chặn cuộc gọi, dịch vụ quay số tắt và các dịch vụ viễn thông cộng thêm khác theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông. 1.4. Lịch sử hình thành, phát triển của dịch vụ thông tin di động mặt đất trả trước của Thế giới và Việt Nam 1.4.1. Lịch sử phát triển của thế giới Từ thời nguyên thủy, “tiếng hú” là những tín hiệu thông tin đầu tiên nhằm báo tin cho nhau giữa con người. Nó là phương tiện truyền báo để con người liên kết nhau lại tạo sức mạnh của cộng đồng bảo đảm cho cuộc sống săn bắt, hái lượm và chống đỡ với thiên nhiên còn hoang dã, dữ dội và khắc nghiệt. Tiếng mõ, tù và bằng vỏ ốc, sừng trâu và tiếng loa ra đời sau tiếng hú. Tiếp đó đến cồng, chiêng, trống đồng cũng trở thành những phương tiện thông tin. Ánh lửa soi sáng từ những đêm sâu thẳm dần dần trở thành những “phong hỏa đài” (Trung Quốc, Việt Nam) hoặc “quang hiệu báo” (châu Âu) với những trạm nối tiếp theo khoảng cách
  • 34. 25 nối thành mạng lưới truyền tin tức theo chiều dài và chiều rộng mỗi quốc gia. Ngôn ngữ ra đời đã xuất hiện thông tin truyền miệng. Khi có chữ viết thì nội dung thông tin được diễn đạt và phong kín trong những bức thư. Sự ra đời của nghề in đã đưa nội dung chuyển tải thông tin lên tầm vóc cao hơn qua các ấn phẩm, sách báo. Những loại hình thông tin được nâng cao qua các phương thức thông tin khi bước vào thời cận đại và hiện đại. Khi những phương thức thông tin từng bước phát triển, con người sử dụng chim bồ câu, ngựa, chó, thuyền bè để chuyển tải thông tin, điều đó phản ánh nhu cầu thông tin của con người ngày càng phát triển. Qua từng thời kỳ lịch sử, con người lọc ra những phát minh mới nhất để ứng dụng vào thông tin một cách năng động, điều đó càng được nhân lên gấp bội khi khoa học thông tin xuất hiện. Bước vào thời kỳ cận đại, nhất là thời kỳ đầu của cuộc cách mạng khoa học lần thứ nhất, thông tin liên lạc không chỉ tiến lên bằng những bước nhảy vọt mà đã cất mình bay lên. Năm 1837: Xê-mu-en Mooc-xơ, một họa sĩ người Mỹ say mê vật lý đã chế tạo máy điện báo mở đầu cho kỹ thuật điện báo. Phát minh này thật sự đã mở ra một thời đại mới cho thông tin liên lạc đường dài. Năm 1844: đường điện báo đầu tiên dài 60km nối thông từ Oa-sinh-tơn đến Ban- ti-mo. Năm 1866: đường điện báo xuyên Đại Tây dương dài 3.800km nối châu Âu với châu Mỹ giúp nối liền các nước trên thế giới. Năm 1876: giáo sư vật lý A-lếch-xan Ben-lơ cùng sự hoàn thiện của nhà phát minh Tô-mát E-đi-xơn, điện thoại ra đời nối liền mọi khoảng cách trên phạm vi quốc gia và thế giới. Tiếp bước điện báo, điện thoại cũng được xuyên qua biển cả và đại dương để mọi người giao lưu với nhau trong mọi lĩnh vực và cuộc sống. Năm 1895: A-lếch-xan pô-pốp thí nghiệm thành công máy phát sóng dựa trên nguyên lý sóng điện từ của Hen-ric Hec-sơ. Tiếp đó đèn điện tử 2 cực, 3 cực ra đời tạo nền móng cho kỹ thuật thông tin vô tuyến điện. Bước vào thế kỷ 20, loài người đã có một mạng thông tin dày đặc được xác lập
  • 35. 26 từ dưới đáy sâu biển cả, xuyên trong lòng đất (cáp ngầm), dựng trên tầm cao (dây trần và anten) và bay trong không gian. Cũng vào thời kỳ này, thông tin bưu chính cũng chuyển mình từ chạy bộ, ngựa, thuyền, bè sang chuyển tải bằng ô tô, tầu thủy, máy bay… Tem thư đầu tiên ra đời ở nước Anh năm 1840 sau đó mở rộng ra khắp thế giới. Vào nửa sau thế kỷ 20, trên thế giới, thông tin Bưu điện đã xuất hiện sự “bùng nổ” trong Khoa học – Kỹ thuật. Vệ tinh nhân tạo đầu tiên của Liên Xô được phóng ngày 04/10/1957, năm 1962 vệ tinh Telstar đã ra đời ở Mỹ mở ra liên lạc bằng vệ tinh với 23 nước châu Âu và 23 thành phố nước Mỹ. Ngày nay có hàng trăm vệ tinh thông tin bay trên bầu trời gồm cả vệ tinh địa tĩnh và vệ tinh di động. Thông tin vệ tinh đã đi vào đời sống thường ngày và sử dụng rộng rãi trên nhiều lĩnh vực kể cả hàng không, hàng hải. Với dung lượng cực lớn, nó đã đóng vai trò quan trọng trong viễn thông Quốc tế. Trên mặt đất, mạng lưới thông tin điện thoại được sử dụng dày đặc và đa dạng, ngoài tự động hóa trên mạng lưới, còn được sử dụng điện thoại ghi âm, điện thoại thấy hình. 1.4.2. Lịch sử phát triển của Việt Nam Từ thời Hai Bà Trưng (năm 40-43), tiếng trống đồng đã vang động từ thành quách đến thôn dã để truyền tin, dấy quân chống xâm lược. Các triều Lý, Trần, Lê và các triều đại phong kiến đều xác lập hệ thống thông tin trong cơ chế của Nhà nước phong kiến. Lực lượng thông tin được chọn những người trung kiên nhất, phương tiện thông tin được chọn những khả năng có sức chuyển tải và cơ động nhất so với thời ấy như ngựa, thuyền… Các phong hỏa đài được thiết lập từ tuyến biên giới, tuyến phòng thủ bờ biển để truyền báo về kinh đô. Triều Nguyễn, hệ thống thông tin trong cả nước được xác lập rộng khắp với hệ thống cung trạm bao gồm bộ trạm, thủy trạm vững vàng và thực hiện bằng một quy chế có ưu tiên nhưng hết sức nghiêm ngặt. Ngày 01/9/1858, liên quân Pháp-Tây Ban Nha đã nổ súng vào bán đảo Sơn Trà – Đà Nẵng bắt đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Năm 1862, đoạn đường điện
  • 36. 27 báo đầu tiên Sài Gòn – Biên Hòa được xây dựng phục vụ cuộc chiến dài 18km. Năm 1863, thực dân Pháp phát hành con tem đầu tiên tại Việt Nam và năm 1864 bắt đầu phát triển bưu chính bằng thư. Tem bưu chính thuộc địa Pháp gồm có tem đại bàng, Napoleon.. được phát hành năm 1881 in đè bằng chữ A&T ở Trung Kỳ và Bắc Kỳ. Năm 1864, điện thoại được dùng ở Sài Gòn, năm 1889 ở Hà Nội. Năm 1872, thực dân Pháp đặt được 6.600km đường dây điện tín, trong đó có 36 km đường dây cáp đặt ngầm dưới nước. Năm 1884, Pháp đặt xong cáp biển điện báo Sài Gòn – Đồ Sơn, thành lập các bưu cục ở Hà Nội và các thành phố, thị xã thuộc miền Bắc, miền Trung tiếp với các bưu cục chúng đã lập từ trước ở Nam Bộ. Năm 1888 hoàn thành đường hữu tuyến dây trần Sài Gòn – Hà Nội dài 2000km. Năm 1891-1892, phát hành các mẫu tem in hình biểu tượng của uy quyền nước Pháp. Năm 1906, thành lập Nha Tổng giám đốc Bưu điện Đông dương với tổng biên chế 1644 người. Đường liên lạc Việt Nam-Pháp, ngoài việc chuyển tải theo hệ bưu chính và vô tuyến điện, còn dùng điện báo qua cáp biển Vũng Tàu – Singapo - Pháp. Khi Cách mạng tháng 8 thành công ngày 19/8/1945, toàn bộ mạng thông tin trên đất nước Việt Nam và bộ máy tổ chức Bưu điện hoàn toàn thuộc về chính quyền cách mạng. Ngày 19/12/1946, cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược bùng nổ. Toàn bộ lực lượng thông tin Bưu điện đã nhanh chóng chuyển hướng để đáp ứng yêu cầu thời chiến. Trong suốt 2 cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ, đội ngũ thông tin Bưu điện có mặt trên mọi chiến trường, trong mọi lĩnh vực và đã trải qua những hy sinh to lớn, phấn đấu không mệt mỏi, vượt mọi gian nan, thử thách để hoàn thành sứ mệnh của mình. Trong thời kỳ đổi mới, nhất là từ năm 1990 đến nay, viễn thông đã có một bước tiến thần tốc, từ những thiết bị cũ kỹ, phương tiện thô sơ đến nay mạng thông tin quốc
  • 37. 28 gia của ta đã hoàn thiện và ngang tầm quốc tế và hòa mạng toàn cầu. Ngành Viễn thông đã trở thành một trong những ngành mũi nhọn đi đầu trong sự nghiệp đổi mới đất nước.
  • 38. 29 Tiểu kết Chương 1 Từ những nghiên cứu của Chương 1, tác giả có những kết luận như sau: Trong Chương 1, tác giả đã phân tích và trình bày các vấn đề lý luận chung về dịch vụ thông tin di động mặt đất trả trước. Cụ thể, tác giả đã phân tích, làm rõ những khái niệm cơ bản về dịch vụ thông tin di động, quản lý Nhà nước đối với dịch vụ thông tin di động mặt đất trả trước, vai trò của dịch vụ thông tin di động, các loại hình thông tin di động, lịch sử hình thành, phát triển, kinh nghiệm và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam nói chung và tỉnh Đắk Lắk nói riêng. Kết quả lý luận ở Chương 1 là căn cứ khoa học quan trọng để tác giả tiến hành nghiên cứu và phân tích thực trạng quản lý Nhà nước đối với dịch vụ thông tin di động mặt đất trả trước ở tỉnh Đắk Lắk, được thực hiện trong Chương 2 của luận văn này.
  • 39. 30 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DỊCH VỤ THÔNG TIN DI ĐỘNG MẶT ĐẤT TRẢ TRƯỚC TẠI TỈNH ĐẮK LẮK 2.1. Khái quát về đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội tỉnh Đắk Lắk 2.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên 2.1.1.1. Vị trí địa lý Đắk Lắk nằm ở trung tâm vùng Tây Nguyên, với diện tích tự nhiên là 13.123,49km2 . Phía Bắc giáp tỉnh Gia Lai, phía Nam giáp tỉnh Lâm Đồng, phía Tây giáp tỉnh Đắk Nông và Vương quốc Campuchia, phía Đông giáp tỉnh Phú Yên và tỉnh Khánh Hòa. Với chiều dài đường địa giới hành chính khoảng 660km, trong đó có 70km chung với Vương quốc Campuchia. Với vai trò, vị trí địa lý kinh tế, quốc phòng rất quan trọng trong vùng Tây Nguyên nói riêng, Việt Nam nói chung, tỉnh Đắk Lắk luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp lãnh đạo Đảng và Nhà nước trong suốt quá trình phát triển, tầm ảnh hưởng ngày càng được nâng cao. Đây cũng là điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp viễn thông phát triển đồng bộ hạ tầng, đóng vai trò trong việc cung cấp thông tin liên lạc, đảm bảo quốc phòng trên địa bàn tỉnh và khu vực. 2.1.1.2. Địa hình Địa hình của tỉnh Đắk Lắk khá phức tạp, có sự xen kẽ giữa các địa hình thung lũng, cao nguyên xen giữa núi cao và núi cao trung bình, có hướng thấp dần từ Đông Nam sang Tây Bắc. Địa hình núi cao phân bố ở phía Nam, có độ cao từ 1.000 ÷ 1.500m, chiếm 30% diện tích toàn tỉnh. Dãy núi cao nhất là dãy Chư Yang Sin có ngọn cao nhất tới 2442m. Vùng cao nguyên Buôn Ma Thuột có địa hình thấp hơn, nằm ở trung tâm tỉnh, độ cao trung bình 550 ÷ 750m, chiếm 53,5% diện tích toàn tỉnh. Địa hình phần lớn đã được khai thác và đưa vào sản xuất trong nhiều năm nay, vùng địa hình thấp trũng chiếm 12% diện tích tự nhiên, xen kẽ cao nguyên với núi cao tạo ra những cánh đồng tương đối bằng; độ cao trung bình 400 ÷ 500m.
  • 40. 31 Với địa hình phức tạp, xen kẽ giữa thung lũng và cao nguyên đã gây khó khăn không nhỏ cho công tác phát triển hạ tầng viễn thông thụ động trong các công tác xây dựng, phát triển, bảo dưỡng cũng như tối ưu hoá hạ tầng viễn thông. 2.1.1.3. Khí hậu Do đặc điểm vị trí địa lý, địa hình nên khí hậu ở Đăk Lắk vừa chịu sự chi phối của khí hậu nhiệt đới gió mùa, vừa mang tính chất của khí hậu cao nguyên. Song chịu ảnh hưởng mạnh nhất chủ yếu vấn là khí hậu Tây Trường Sơn. Thời tiết chia 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 (tập trung 90% lượng mưa hàng năm), chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam; mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, trong mùa này độ ẩm giảm, gió Đông Bắc thổi mạnh. 2.1.2. Dân số và lao động 2.1.2.1. Dân số Theo Niên giám thống kê tỉnh Đắk Lắk năm 2015, dân số trung bình toàn tỉnh năm 2015 khoảng 1.853.698 người, trong đó: dân số đô thị chiếm 24,31% (345.585 người), nông thôn chiếm 75,69% (1.403.113 người); dân số đô thị tăng trong 10 năm 2005 đến 2015 chỉ 2,17% (năm 2005 chiếm 22,14%); phân theo giới tính nam 932.827 người (chiếm 50,32% dân số trung bình), nữ 920.871 người (chiếm 49,68% dân số trung bình). Cộng đồng dân cư gồm nhiều dân tộc cùng chung sống, trong đó người Kinh chiếm 72%, các dân tộc ít người như Ê Đê, M’Nông, Thái, Tày... chiếm 28%. Các dân tộc ít người sống ở 135/184 xã phường của tỉnh. Ngoài các dân tộc ít người tại chỗ còn có số đông khác di cư từ phía Bắc và miền Trung. Mật độ dân số trung bình toàn tỉnh là 141 người/km2 , dân số phân bổ không đều ở các huyện. Thành phố Buôn Ma Thuột có mật độ dân số cao nhất 943 người/km2 , thị xã Buôn Hồ 363 người/km2 , các trung tâm thị trấn huyện lỵ dọc theo các quốc lộ hình thành nhiều khu dân cư tập trung như Krông Pắc 331 người/km2 , Krông Năng 203 người/km2 , Ea Kar 146 người/km2 , Krông Ana 242 người/km2 , Cư Kuin 360 người/km2 ; các huyện có mật độ dân số thấp là Ea Súp 37 người/km2 , Buôn Đôn 45 người/km2 , Lắk 51 người/km2 , M’Đrắk 53 người/km2 là các huyện có điều kiện sinh sống ít thuận lợi hơn.
  • 41. 32 Về thành phần dân tộc biến động khá lớn, hiện có 47 dân tộc có dân cư nguồn gốc từ 64 tỉnh thành trong cả nước đến sinh sống. 2.1.2.2. Lao động Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc có khoảng 1.128.108 người, chiếm 59,57% dân số, trong đó lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế là 1.107.307 người chiếm 97,89% so với các lực lượng lao động, số còn lại là học sinh, mất khả năng lao động. Từ năm 2010 đến nay chất lượng nguồn nhân lực được nâng lên, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 40%. 2.1.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội 2.1.3.1. Đặc điểm kinh tế Kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 – 2015: Kinh tế - xã hội tỉnh giai đoạn này được duy trì tốc độ tăng trưởng cao và khá ổn định, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, song mức độ chuyển dịch cơ cấu chưa cao. Tốc độ tăng trưởng GRDP (giá so sánh 2010) bình quân hàng năm giai đoạn 2011 – 2015 là 4 – 4,5%/năm; trong đó, Nông, lâm, thủy sản 3 – 3,5%/năm; công nghiệp – xây dựng 5 – 5,5%/năm; dịch vụ thương mại 5 – 5,5%/năm. Quy mô nền kinh tế năm 2015 đạt 77.223 tỷ đồng, gấp 1,28 lần so với năm 2010. Giá trị tổng sản phẩm năm 2015 bình quân đầu người ước đạt 32,75 triệu đồng/người gấp 2,07 lần so với năm 2010 (15,8 triệu đồng/người). Cơ cấu kinh tế từng bước được chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng các ngành phi nông nghiệp và giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp. Tăng trưởng giá trị tổng sản phẩm (giá so sánh năm 2010) bình quân hàng năm giai đoạn 2011 – 2015 ước đạt 4 – 4,5%. Trong đó: Tăng trưởng ngành nông - lâm - thủy sản đạt 3,12%; công nghiệp – xây dựng đạt 5,31%; dịch vụ đạt 5,19%. Cơ cấu kinh tế theo giá hiện hành theo giá so sánh năm 2010 qua các năm ngành nông – lâm – thủy sản khá ổn định tỷ trọng nằm trong khoảng 47 – 54%, cụ thể qua các năm như sau: Năm 2010 là 47,67% và đến năm 2015 là 48,20%. Công nghiệp – xây dựng tăng nhẹ từ 23,55% năm 2010 lên 24% năm 2015; các ngành dịch vụ năm
  • 42. 33 2010 là 27,78% và năm 2015 là 27,83%. Thu nhập bình quân đầu người năm 2015 đạt 32,7 triệu đồng/người. Nhìn chung, tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm so với giai đoạn trước. Nền kinh tế vẫn còn phụ thuộc nhiều vào sản suất nông nghiệp trong khi phương thức sản xuất vẫn còn khá đơn giản, chủ yếu phát triển theo chiều rộng; dịch vụ tăng trưởng tốt, đóng góp nhiều cho tăng trưởng chung của tỉnh. Sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản có mức tăng khá và tiếp tục đóng vai trò chủ đạo trong phát triển kinh tế và xã hội ổn định. Nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn 48,2% trong nền kinh tế của tỉnh, trong những năm qua, mặc dù gặp nhiều bất lợi do thiên tai, dịch bệnh nhưng ngành nông – lâm – ngư nghiệp vẫn có mức tăng trưởng bình quân khá. Giá trị sản xuất ngành công nghiệp năm 2015 (giá so sánh 2010) đạt 12.512 tỷ đồng, tăng 1,34 lần so với năm 2011. Công nghiệp chế biến vẫn chiếm tỷ trọng chủ yếu, chiếm 79,8% ngành công nghiệp; công nghiệp sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí chiếm 17,1%, còn lại là công nghiệp khai khoáng và các ngành công nghiệp khác chiếm 3,1%. Tăng trưởng ngành dịch vụ bình quân hàng năm đạt 14,34%. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ xã hội trong 5 năm tăng bình quân 10,7%, giá trị năm 2015 đạt 46.318 tỷ đồng, gấp 2 lần so với năm 2010. Kinh tế - xã hội năm 2016: Tổng sản phẩm xã hội (giá so sánh năm 2010) năm 2016 đạt 44.571 tỷ đồng, tăng 7,02% so với năm 2015. Trong đó, ngành nông, lâm, ngư nghiệp đạt 18.892 tỷ đồng, tăng 4,25%; công nghiệp - xây dựng đạt 6.829 tỷ đồng, tăng 10,95%; dịch vụ đạt 17.665 tỷ đồng, tăng 9%. Cơ cấu kinh tế (theo giá hiện hành): nông - lâm - thủy sản đạt 44,81%; công nghiệp - xây dựng đạt 14,48%; dịch vụ đạt 38,68%. Thu nhập bình quân đầu người theo giá hiện hành đạt 36,7 triệu đồng. Sản xuất nông nghiệp tiếp tục phát triển, giữ vai trò quan trọng trong ổn định kinh tế và đời sống nông thôn, góp phần chủ yếu trong việc duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Do hậu quả của hạn hán, giá trị sản xuất (giá so sánh 2010) của ngành Nông nghiệp giảm khoảng 1.858 tỷ đồng, dẫn tới VA (giá trị tăng thêm) giảm 985 tỷ
  • 43. 34 đồng . Với nỗ lực thực hiện của các địa phương trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng để phù hợp với điều kiện biến đổi khí hậu, tăng cường thâm canh, xen canh gối vụ... sản lượng một số cây trồng, vật nuôi tăng cao đã góp phần đưa giá trị gia tăng của ngành nông, lâm, thủy sản tăng, đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Xây dựng nông thôn mới: các cấp, các ngành và đoàn thể đã tích cực đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia thực hiện Chương trình Xây dựng nông thôn mới. Đến nay, toàn tỉnh đạt 1.699 tiêu chí/2.888 tiêu chí, tăng 113 tiêu chí so với cuối năm 2015; bình quân toàn tỉnh đạt 11,18 tiêu chí/xã, tăng 0,74 tiêu chí so với cuối năm 2015. Số xã cơ bản đạt chuẩn nông thôn mới trong năm là 13 xã, lũy kế đến hết năm 2016 là 20 xã, đạt 13,2%. Giá trị sản xuất công nghiệp (giá so sánh năm 2010) ước thực hiện 13.750 tỷ đồng, tăng 18,5% so với thực hiện năm 2015. Nhìn chung ngành công nghiệp năm 2016 gặp nhiều khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ do đầu ra hạn chế, thiếu vốn đầu tư, thiếu nguồn nước cấp cho các nhà máy thủy điện, các doanh nghiệp hoạt động cầm chừng, không phát huy hết công suất. Các nhà máy sản xuất ổn định nhưng không đạt hết công suất do thị trường tiêu thụ chậm. Giá trị sản xuất xây dựng (giá so sánh năm 2010) ước đạt 6.912 tỷ đồng, bằng 100% kế hoạch. Công tác quy hoạch xây dựng và quản lý xây dựng, quy hoạch xây dựng đô thị và nông thôn, quản lý nhà và thị trường bất động sản được thực hiện đúng quy định. Tỷ lệ phủ kín quy hoạch chung đô thị đạt 100%. Tỷ lệ dân cư đô thị được cấp nước sạch tập trung ước thực hiện 75%. Hoạt động xúc tiến du lịch được quan tâm đầu tư, hình ảnh du lịch Đắk Lắk được quảng bá tới đông đảo bạn bè trong nước và quốc tế, đem đến nhiều cơ hội thu hút đầu tư vào Đắk Lắk. Kinh tế - xã hội năm 2016 – 2020: Tốc độ tăng trưởng GRDP (giá so sánh 2010) bình quân giai đoạn 2016 – 2020 từ 8,5 – 9%/năm, trong đó công nghiệp - xây dựng tăng 10,5 – 11%/năm, nông lâm thủy sản tăng 4,5 – 5%/năm, dịch vụ tăng 11 – 11,5%/năm. Tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2021 – 2030 là 10 – 11%/năm, trong đó,