SlideShare a Scribd company logo
1 of 53
LUẬN VĂN THẠC SĨ
ĐỀ TÀI : CÁC ĐIỀU KIỆN CÓ HIỆU
LỰC CỦA HỢP ĐỒNG DÂN SỰ
NHẬN VIẾT THUÊ LUẬN VĂN
ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ : 0917.193.864
WEBSITE:LUANVANLUAT.COM
1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Hợp đồng dân sự là một mảng quan hệ pháp luật vô cùng quan trọng, là
một trong những chế định pháp lí cổ xưa nhất, xuất hiện sớm nhất trong nội
dung luật dân sự. Hợp đồng dân sự là sự khái quát một cách toàn diện các hình
thức giao lưu dân sự phong phú của con người, là một trong những phương thức
hữu hiệu để các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự thực hiện quyền
và nghĩa vụ của mình. Từ những năm đầu của thời kì đổi mới một loạt các văn
bản pháp luật điều chỉnh quan hệ hợp đồng đã ra đời như: Pháp lệnh hợp đồng
kinh tế (1989); Pháp lệnh hợp đồng dân sự (1991) và trong 2 pháp lệnh về
chuyển giao công nghệ và sở hữu trí tuệ cũng có phần quy định về vấn đề hợp
đồng. Đến khi Bộ luật dân sự 1995 ra đời và được sửa đổi, bổ sung tại Bộ luật
dân sự 2005 thì hợp đồng dân sự đã được xem xét, quy định một cách đầy đủ,
toàn diện hơn. Bộ luật dân sự 2005 được Quốc hội thông qua ngày 14/6/2005, có
hiệu lực ngày 01/01/2006 tạo ra một hành lang pháp lí quan trọng cho giao lưu
dân sự, thể hiện một bước tiến cao hơn trong tư duy lập pháp, hành pháp và tư
pháp của những nhà làm luật. Các nhà lập pháp Việt Nam đã có sự tiếp thu, học
hỏi những quy định pháp luật từ thực tiễn cũng như luật pháp của các nước trên
thế giới, cân nhắc chúng cùng với hoàn cảnh thực tế tại Việt Nam để đưa ra một
văn bản có tính chuẩn mực pháp lí cao trong hệ thống pháp luật dân sự.Chế định
hợp đồng dân sự chiếm tới hơn 200 điều trong tổng số 777 điều của Bộ luật dân
sự. Bên cạnh những quy định mang tính khái quát về hợp đồng, Bộ luật dân sự
cũng có những quy định riêng về 16 loại hợp đồng thông dụng tạo cơ sở pháp lí
cho việc áp dụng và giải quyết các tranh chấp dân sự liên quan đến vấn đề hợp
đồng. Hiện nay Việt Nam đang đẩy mạnh quá trình xây dựng và phát triển nền
kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện
mục tiêu đảm bảo công bằng xã hội. Hơn nữa, đã hơn một năm qua Việt Nam
2
gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO), đang trên đà hội nhập nền kinh tế
toàn cầu, quá trình hội nhập mở ra nhiều cơ hội nhưng cũng có nhiều thách thức.
Chừng nào pháp luật nói chung và những quy định về hợp đồng dân sự nói riêng
chưa trở thành công cụ cơ bản để điều chỉnh quan hệ xã hội thì chừng đó Việt
Nam vẫn còn đứng ngoài sự phát triển chung của thế giới. Các tranh chấp về
hợp đồng dân sự cũng ngày một gia tăng và mức độ phức tạp ngày càng cao đòi
hỏi pháp luật về hợp đồng dân sự phải hoàn thiện hơn để giải quyết một cách
triệt để. Khó khăn trong việc giải quyết các tranh chấp liên quan đến hợp đồng
dân sự là do các bên không tuân thủ các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng. Để
giải quyết được các tranh chấp đó một câu hỏi đặt ra: “Liệu có tồn tại hợp đồng
hay không?” và “Hợp đồng có hiệu lực hay không?” để từ đó xác định các bên
có quyền và nghĩa vụ gì. Vì vậy, những quy định về điều kiện có hiệu lực của
hợp đồng có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh những quan hệ giao lưu
dân sự của nền kinh tế thị trường. Các quy định này không tồn tại độc lập mà có
sự liên hệ chặt chẽ với các quy định khác trong Bộ luật dân sự 2005. Các điều
kiện có hiệu lực của hợp đồng góp phần nâng cao ý thức cuả các chủ thể tham
gia vào quan hệ hợp đồng, giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp phát sinh trong
quá trình giao kết, thực hiện hợp đồng cũng như bảo vệ quyền lợi của các chủ
thể tham gia vào quan hệ hợp đồng và tạo nên sự bình đẳng trong giao lưu dân
sự. Vì những lí do trên mà em đã lựa chọn đề tài:
“Các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự” nhằm góp phần làm
sáng tỏ những quy định của Bộ luật dân sự 2005 về những điều kiện có hiệu lực
của hợp đồng và đưa ra một số phân tích, bình luận về vấn đề này.
2. Phạm vi của đề tài
Đề tài tập trung đưa ra những khái niệm chung và những vấn đề lí luận
liên quan đến điều kiện có hiệu lực của hợp đồng theo khoa học pháp lí, pháp
luật của Việt Nam và một số nước. Bên cạnh đó đề tài phân tích những quy định
của pháp luật dân sự Việt Nam, Bộ luật dân sự 2005 về điều kiện có hiệu lực của
hợp đồng và mối quan hệ giữa chúng với tổng thể nội dung của Bộ luật dân sự.
3. Phương pháp nghiên cứu
3
Đề tài lấy quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật
lịch sử làm cơ sở và phương pháp luận để nghiên cứu đề tài. Ngoài ra, phương
pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, phương pháp phân tích quy phạm được sử
dụng nhằm giải quyết vấn đề một cách hợp lí và rõ ràng nhất.
4. Kết cấu của đề tài
Khoá luận gồm có: phần mở đầu, ba chương với nội dung như sau:
Chương I. Khái quát chung về hợp đồng
Chương II. Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng
4
CHƯƠNG I
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG
1. Khái niệm hợp đồng và đặc điểm của hợp đồng
Thật khó có thể biết chính xác thuật ngữ” “hợp đồng” xuất hiện từ khi
nào. Chỉ biết rằng thuật ngữ “hợp đồng”(contractus) phát sinh từ động từ
“ contrahere” trong tiếng Latinh có nghĩa là “ràng buộc” và xuất hiện đầu tiên ở
La Mã vào thế kỉ V-IV trước Công nguyên. Sau khi đế quốc La Mã tan rã
(khoảng thế kỉ V-VI sau Công nguyên), các nước Châu Âu chấp nhận nhận
dùng thuật ngữ “hợp đồng” khởi nguồn từ luật La Mã.
Ở Việt Nam, thuật ngữ “khế ước” chỉ mới xuất hiện khi các bộ dân luật
Nam Kì, Bắc Kì, Trung Kì lần luợt được ban hành. Khái niệm hợp đồng cũng có
một quá trình phát triển theo thời gian. Bắt đầu từ khái niệm khế ước được quy
định tại Điều 644 đoạn 2 Bộ dân luật Bắc kì (1931): “khế ước là hợp ước của
một người hay nhiều người cam đoan với một hay nhiều người khác để chuyển
hữu, tác động hay bất tác động”. Như vậy, Bộ dân luật Bắc Kì nhìn nhận hợp
đồng là một hợp ước giữa cá nhân với cá nhân hoặc giữa một nhóm người với
nhau nhằm mục đích chuyển giao quyền sở hữu, thực hiện một công việc hay
không được thực hiện một công việc nào đó. Cho đến khái niệm pháp lí tổng
quát về khế ước quy định ở Điều 680 Bộ dân luật Trung Kì (1936): “khế ước là
hiệp ước của một người hay nhiều người cam đoan với một hay nhiều người
khác để cam đoan với một hay nhiều người khác để chuyển giao, để làm hay
không làm cái gì” thì khái niệm về hợp đồng cũng chỉ là sự thay thế về ngôn từ
sử dụng sao cho mang tính chất thuần việt hơn. Tiếp đến là khái niệm “hợp đồng
kinh tế là sự thoả thuận bằng văn bản, tài liệu giao dịch giữa các bên kinh tế về
việc thực hiện công việc sản xuất, trao đổi hàng hoá, dịch vụ, nghiên cứu, ứng
dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật và các thoả thuận khác có mục đích kinh doanh
5
với sự quy định rõ ràng về quyền và nghĩa vụ của mỗi bên để xây dựng và thực
hiện kế hoạch” (Pháp lệnh hợp đồng kinh tế 1989) thì khái niệm hợp đồng được
xem xét dưới góc độ là hợp đồng kinh tế. Theo đó, hợp đồng là sự thoả thuận
nhưng phải được thể hiện dưới hình thức nhất định bằng văn bản hay tài liệu
giao dịch. Nội dung thoả thuận của hợp đồng về các lĩnh vực đã được liệt kê một
cách cụ thể trong điều luật và mục đích của hợp đồng là mục đích kinh doanh.
Sau đó là sự thay đổi bằng khái niệm “Hợp đồng dân sự là sự thoả thuận giữa
các bên về việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên trong
mua, bán, thuê, vay mượn, tặng cho tài sản, làm hay không làm một việc, dịch
vụ hoặc các thoả thuận khác mà trong đó một hoặc các bên nhằm đáp ứng nhu
cầu sinh hoạt, tiêu dùng” (Điều 1- Pháp lệnh hợp đồng dân sự 1991). Đây là một
khái niệm về hợp đồng rộng hơn so với khái niệm về hợp đồng kinh tế được quy
định trong Pháp lệnh hợp đồng kinh tế 1989. Hợp đồng dân sự theo đó được
hiểu là sự thoả thuận giữa các bên và từ sự thoả thuận đó sẽ làm phát sinh, thay
đổi hay chấm dứt quyền, nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán, hợp
đồng thuê tài sản, hợp đồng vay mượn tài sản, hợp đồng tặng cho,… đã được
điều luật liệt kê. Mục đích của hợp đồng nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, tiêu
dùng. Tiếp đến khái niệm hợp đồng một lần nữa khẳng định lại tại Điều 394- Bộ
luật dân sự 1995 và Điều 388- Bộ luật dân sự 2005: “hợp đồng là sự thoả thuận
giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”.
Khái niệm hợp đồng được đưa ra một cách khái quát hơn theo đó hợp đồng
chính là sự thoả thuận giữa các bên, từ sự thoả thuận ấy làm phát sinh, thay đổi
hay chấm dứt các quyền, nghĩa vụ dân sự và đối tượng của hợp đồng là việc
thực hiện các quyền và nghĩa vụ dân sự. Để hiểu rõ hơn về khái niệm hợp đồng
chúng ta sẽ lần lượt xem xét các đặc điểm của hợp đồng đó là:
1.1. Hợp đồng là hành vi pháp lí song phương
Điều 121- Bộ luật dân sự 2005 quy định: “Giao dịch dân sự là hợp đồng
hoặc hành vi pháp lí đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền,
nghĩa vụ dân sự”. Hợp đồng là một loại giao dịch dân sự phổ biến nhất trong đời
sống hàng ngày. Theo Điều 388- Bộ luật dân sự 2005 cũng quy định: “hợp đồng
6
là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền,
nghĩa vụ dân sự”. Hợp đồng là sự thoả thuận giữa các bên – như vậy, hợp đồng
là hành vi pháp lí song phương. Hành vi pháp lí này đòi hỏi sự thể hiện và thống
nhất ý chí của hai hay nhiều bên làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt quyền,
nghĩa vụ dân sự.
Hành vi pháp lí này cũng khác so với hành vi pháp lí đơn phương – giao
dịch trong đó thể hiện ý chí của một bên làm phát sinh hệ quả pháp lí. Hành vi
pháp lí đơn phương chỉ được xác lập theo ý chí của một chủ thể duy nhất như
hành vi lập di chúc hay hành vi từ chối hưởng di chúc… Tính chất của hợp đồng
là sự thống nhất ý chí giữa hai hay nhiều người. Mục đích của hợp đồng chính là
việc mỗi bên theo đuổi những lợi ích riêng của mình và hợp đồng là kết quả của
sự dung hoà các lợi ích đối lập nhau.
Thông thường hợp đồng có hai bên tham gia trong đó thể hiện sự thống
nhất ý chí của các chủ thể trong một quan hệ cụ thể (mua, bán, cho thuê…),
nhưng bên cạnh đó cũng tồn tại hợp đồng có nhiều bên tham gia và mỗi bên
trong hợp đồng có thể có một hoặc nhiều chủ thể tham gia. Trong hợp đồng ý
chí của mỗi bên đòi hỏi phải có sự thống nhất ý chí để hình thành nên hợp đồng.
Hành vi pháp lí là hành vi có mục đích của các chủ thể nhằm phát sinh hệ quả
pháp lí. Đó là phương tiện để thực hiện ý chí của các chủ thể tạo ra các quan hệ
xã hội nói chung và các quan hệ pháp luật dân sự nói riêng. Hành vi pháp lí
chính là những sự kiện xuất hiện theo ý chí của con người và sự hiện diện của
chúng đưa đến những hệ quả pháp lí nhất định mà pháp luật đã quy định.
Nhưng để một hành vi pháp lí làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt một
quan hệ pháp luật dân sự thì hành vi đó phải là hành vi mà chủ thể thực hiện
phải phản ánh đúng ý chí của chủ thể đó. Sự phản ánh đúng ý chí của chủ thể
được biểu hiện trên hai mặt là chủ quan và khách quan. Mặt chủ quan của sự thể
hiện ý chí biểu hiện khả năng của chủ thể tự xác định cho mình mục đích hành
động và định hướng cho hành động đạt được mục đích đã xác định trước. Để
được như vậy ý chí đó phải có tính độc lập, phản ánh thái độ tự nguyện, tự giác
của chủ thể và ý chí đó được biểu hiện ra bên ngoài dưới một hình thức nhất
7
định. Mặt khách quan của sự thể hiện ý chí là ý chí đó phải được thể hiện ra bên
ngoài cho mọi người biết dưới một hành vi nhất định. Chủ thể tham gia vào hợp
đồng phải có sự thống nhất ý chí và thể hiện ý chí đó ra bên ngoài. Hợp đồng
được tạo lập là do sự hợp tác của hai hay nhiều bên, giữa các bên đã có sự thoả
thuận, sự thoả thuận này đủ để tạo lập nên hợp đồng. Nguyên tắc thoả thuận ý
chí là một tiến bộ quan trọng của kĩ thuật pháp lí hiện đại vì nguyên tắc ấy đã
nới rộng phạm vi của hợp đồng. Sự thoả thuận đó không cần phải theo một công
thức nào cả do đó người ta có thể lập hợp đồng bằng cách trao đổi thư tay, thư
điện tử hay qua điện thoại. Ý chí của các chủ thể sẽ không làm phát sinh bất cứ
một hệ quả pháp lí nào nếu nó không được biểu hiện ra bên ngoài cho mọi người
biết dưới một hình thức nhất định.
Nguyên tắc này được mặc nhiên công nhận tại Điều 401- Bộ luật dân sự
2005 theo đó hợp đồng có thể giao kết bằng lời nói, văn bản hoặc bằng hành vi
cụ thể… khi đó mới làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt một hợp đồng dân sự.
Nhưng sự thoả thuận ý chí về cùng một đối tượng chưa đủ tạo lập nên hợp đồng
mà hành vi thể hiện ý chí đó phải đáp ứng các điều kiện có hiệu lực của hợp
đồng. Hợp đồng là một loại giao dịch dân sự nên hợp đồng cũng chỉ có giá trị
pháp lí khi thoả mãn các điều kiện có hiệu lực của giao dich dân sự theo Điều
122- Bộ luật dân sự 2005 đó là:
* Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự;
* Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp
luật, không trái đạo đức xã hội;
* Nguời tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện;
* Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch
trong trường hợp pháp luật có quy định.
Các điều kiện này sẽ đảm bảo cho các giao dịch được xác lập hợp pháp,
được bảo đảm thực hiện bằng pháp luật, là công cụ quan trọng thoả mãn nhu cầu
trao đổi, giao lưu dân sự của các chủ thể.
1.2. Hợp đồng- nguồn chủ yếu làm phát sinh nghĩa vụ
8
Các quốc gia trên thế giới có những định nghĩa khác nhau về hợp đồng
như Điều 1101 Bộ luật dân sự Pháp 1804 quy định: “hợp đồng là sự thoả thuận
giữa hai hay nhiều bên về việc chuyển giao vật, làm hay không làm một việc
việc”. Hợp đồng là sự thoả thuận mà sự thoả thuận này là về việc chuyển giao
vật, làm hay không làm một việc. Đó cũng chính là đối tượng của nghĩa vụ dân
sự được quy định ở Điều 282- Bộ luật dân sự 2005. Như vậy, theo Bộ luật dân
sự Pháp ta hiểu hợp đồng là sự thoả thuận giữa các bên về các đối tượng của
nghĩa vụ dân sự. Hay như Điều 420- Bộ luật dân sự Nga 1994 quy định: “ hợp
đồng là sự thoả thuận giữa hai hay nhiều bên vê việc xác lập, thay đổi, chấm dứt
quyền, nghĩa vụ dân sự” thì khái niệm về hợp đồng được đưa ra hoàn toàn giống
Bộ luật dân sự của Việt Nam. Còn trong Điều 1-201 Bộ luật thương mại chuẩn
thống nhất Hoa Kì hợp đồng lại được định nghĩa là “khối nghĩa vụ pháp lí phát
sinh từ sự thoả thuận giữa các bên theo quy định của luật này và những luật có
liên quan” thì hợp đồng được nhìn nhận là một khối nghĩa vụ pháp lí đạt được
dựa trên sự thoả thuận nhưng phải căn cứ trên những quy định của pháp luật
quốc gia.
Như vậy có thể khẳng định được rằng, dù nhìn nhận hợp đồng với các
góc độ khác nhau nhưng nhìn chung hợp đồng chính là căn cứ chủ yếu làm phát
sinh nghĩa vụ. Theo Điều 13-khoản 1 Bộ luật dân sự 2005, giao dịch dân sự là
một trong những căn cứ xác lập quyền và nghĩa vụ dân sự. Cũng theo Điều 281-
khoản 1 Bộ luật dân sự 2005 căn cứ phát sinh nghĩa vụ dân sự là hợp đồng dân
sự. Hợp đồng là kết quả của sự thống nhất ý chí tự nguyện, trở thành nguồn chủ
yếu làm phát sinh nghĩa vụ. Nghĩa vụ dân sự theo định nghĩa tại Điều 280- Bộ
luật dân sự 2005 “là việc mà theo đó một hoặc nhiều chủ thể (sau đây gọi chung
là bên có nghĩa vụ) phải chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có giá, thực
hiện công việc hoặc không thực hiện công việc nhất định vì lợi ích của một hoặc
nhiều chủ thể khác (sau đây gọi chung là bên có quyền). Theo như cách định
nghiã trên nghĩa vụ được hiểu là mối quan hệ về mặt pháp lí. Như vậy có lẽ
chưa được chính xác và cách định nghiã này cũng khác so với cách định nghĩa ở
các bộ dân luật ở Việt Nam trước đó như Điều 644-Bộ dân luật Bắc Kì
9
1931“nghĩa vụ là mối liên lạc về luật thực tại hay luật thiên nhiên, bó buộc một
hay nhiều người phải làm hay đừng làm sự gì đối với một hay nhiều người đó.
Người bị bó buộc vào nghĩa vụ gọi là người mắc nợ, người được hưởng nghĩa
vụ gọi là chủ nợ”. Có thể thấy rằng tuy có khác nhau về ngôn từ nhưng nghĩa vụ
trong các quy định nói trên đều được hiểu thống nhất là một quan hệ pháp luật
khi xem xét nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng.
Như vậy, hợp đồng là một loại giao dịch dân sự, là hành vi pháp lí song
phương, là căn cứ phát sinh nghĩa vụ. Nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng trở thành
hình thức pháp lí chủ yếu mà nhờ đó các quan hệ dân sự phong phú, đa dạng của
nền kinh tế được xác lập, củng cố.
2. Sơ lược lịch sử của chế định hợp đồng
Hợp đồng được coi là một trong những chế định pháp lí cổ xưa nhất,
trước nó có lẽ là chế định nghĩa vụ ngoài hợp đồng. Đối với giới luật gia, hợp
đồng là một trong những khái niệm trung tâm của Luật dân sự, một trong những
đối tượng điều chỉnh của khoa học pháp lí. Ở những nước Châu Âu bộ môn lí
thuyết về hợp đồng đã có bề dày lịch sử hàng ngàn năm nhưng ở Việt Nam cho
đến những năm cuối của thế kỉ XIX và những năm đầu của thế kỉ XX thuật ngữ
“ khế ước” hay “ hợp đồng” mới bắt đầu được ghi nhận trong các văn bản chính
thức của nhà nước. Trước tiên phải kể đến Bộ dân luật giản yếu Nam Kì (1883),
Bộ dân luật Bắc Kì (1931) và Bộ dân luật Trung Kì (1936). Vậy Hợp đồng trong
Bộ luật dân sự được hình thành từ đâu? Chúng ta hãy xem xét sự hình thành và
phát triển của hợp đồng trên thế giới và tại Việt Nam.
Trong lịch sử văn minh thế giới, sự hình thành chế định hợp đồng gần như
xuất hiện cùng các nhu cầu giao lưu mang tính tài sản trong xã hội. Trước hết và
quan trọng nhất là nhu cầu giao lưu giữa mọi người với nhau nhằm hướng tới
một kết quả vật chất nhất định phù hợp với lợi ích của tất cả các bên. Theo thời
gian do sự phát triển mạnh mẽ và đa dạng của các hình thức giao lưu đó, một
nhu cầu mới nảy sinh đó là nhu cầu cần thiết phải có các mô hình xử sự chung
do nhà nước quy định để các bên tuỳ ý lựa chọn hoặc có thể do chính các bên tự
10
mình thiết lập. Các mô hình xử sự đó được pháp luật định danh với tên gọi “khế
ước” hay “ hợp đồng”.
Ở Châu Âu, sự khởi đầu của chế định hợp đồng gắn liền với Luật La Mã
cổ đại. Ngay từ thế kỉ V-IV trước công nguyên người La Mã đã biết đến và xây
dựng hệ thống những thuật ngữ, những khái niệm, những phạm trù pháp lí có
giá trị phổ biến toàn nhân loại về các vấn đề cơ bản nhất của chế định hợp đồng
như: hợp đồng (contractus) và mục đích, căn cứ hợp đồng (causa), hợp đồng
miệng và hợp đồng viết, hợp đồng thực tế và hợp đồng ưng thuận (res và
consensus), ý chí và thể hiện ý chí (id quod actum est và id quod dictum est)…..
Nó đã thật sự là khuôn mẫu để điều chỉnh toàn diện những quan hệ hợp
đồng theo quan điểm hiện nay và nhờ vào những giá trị phổ biến mang tính thời
đại ấy mà chế định hợp đồng khởi nguồn từ Luật La Mã đã được du nhập một
cách tự giác vào Tây Âu cùng với phong trào Phục Hưng diễn ra vào thế kỉ XII-
XIII và sau đó phát triển mạnh mẽ tại lãnh thổ nhiều nước như: Pháp, Đức, Hà
Lan. Đến thế kỉ XVIII, XIX và XX, với sự toả sáng của ngành khoa học pháp lí
có hàng ngàn năm bề dày lịch sử và do tác động của sự phát triển các quan hệ
kinh tế- xã hội, chế định hợp đồng đã lần lượt được các nước Châu Âu pháp
điển hoá khi xây dựng những Bộ luật dân sự đầu tiên của mình. Từ đó vị trí, vai
trò của chế định hợp đồng trong hệ thống pháp luật dân sự ngày càng được
khẳng định và khi bàn đến xu hướng phát triển của luật dân sự một nhà triết
học và xã hội học nổi tiếng người Pháp đã dự đoán rằng: “ hợp đồng chiếm 9/10
dung luợng các bộ luật dân sự hiện hành và đến một lúc nào đó tất cả các điều
khoản của bộ luật, từ điều khoản thứ nhất đến điều khoản cuối cùng đều quy
định về hợp đồng”1
Khác với những gì diễn ra ở Châu Âu, sự hình thành và phát triển của
pháp luật hợp đồng ở Việt Nam cho đến thế kỉ XIX chưa thực sự tồn tại theo
đúng nghĩa khoa học của thuật ngữ này. Chúng ta hãy cùng xem xét lịch sử pháp
luật hợp đồng tại Việt Nam để thấy được sự khác biệt đó.
1
M.I. Bragins kij i, V.V. Vitrijanskiji, luËt hîp ®ång, Nxb Statut, M¸txc¬va, 1998,Tr.6
11
Trong suốt quá trình lịch sử của mình, xã hội phong kiến Việt Nam trên
nhiều phương diện được xây dựng rập khuôn theo mô hình của xã hội phong
kiến Trung Quốc. Các triều đại phong kiến Việt Nam luôn dựa vào Nho giáo
như một hệ tư tưởng chính thống để xây dựng và quản lí xã hội. Ý muốn đặt
mình vào hệ thống và đạo lí Nho giáo được biểu hiện rõ nét trong những cố
gắng của các triều đại phong kiến nhằm duy trì một xã hội ổn định với 4 tầng
lớp (tứ dân) từ cao đến thấp: sĩ, nông, công, thương. Các hoạt động kinh tế luôn
bị kìm hãm bởi chính sách “ức thương” chủ yếu mang tính tự cung, tự cấp.Tình
trạng đó tồn tại trong suốt một thời kì dài cho đến những năm cuối của triều
đình nhà Nguyễn - triều đại phong kiến cuối cùng ở Việt Nam. Chính vì lẽ đó
mà quan hệ hợp đồng ở thời kì đầu của xã hội phong kiến không có cơ hội phát
triển, một sự cách tân hay cải cách thực sự.Về phía người dân là thái độ thờ ơ
với pháp luật, không coi trọng pháp luật.
Khác với những nước phương Tây và những nước ở Châu Á khác pháp
luật thành văn ở Việt Nam xa lạ với nhận thức của người dân và chủ yếu là luật
hành chính, luật hình sự, phần luật tư thành văn tuy có nhưng chỉ đóng vai trò
không đáng kể.
Ngay cả đến bộ luật nổi tiếng dưới thời vua Lê Thánh Tông là Quốc Triều
Hình Luật các quan hệ liên quan đến sinh hoạt, đến cuộc sống hàng ngày của
người dân đều được bảo vệ bằng các chế định nặng nề vẫn được gọi là Ngũ
Hình. Mặt khác đông đảo dân cư chỉ sống theo phong tục, tập quán của mình với
tư tưởng” phép vua thua lệ làng”. Chính thái độ thiếu quan tâm đến pháp luật
cùng với sự hạn chế về điều kiện kinh tế- chính trị- xã hội lúc bấy giờ đã giúp ta
lí giải được tại sao chúng ta không tìm thấy thuật ngữ “hợp đồng” hay một thuật
ngữ nào tương đương trong bất kì một văn bản chính thức nào của nhà nước
phong kiến.
Ngay trong các bộ cổ luật được đánh giá như là đỉnh cao của thành tựu
lập pháp phong kiến như Bộ luật Hồng Đức, Bộ Luật Gia Long, khái niệm hợp
đồng hay khế ước với tư cách là một thuật ngữ pháp lí độc lập và hoàn chỉnh
hầu như không được biết đến. Chế định hợp đồng chỉ được biểu hiện không thật
12
rõ nét qua các tình huống mua bán cụ thể như: việc mua bán, thuê mướn, vay
nợ, cầm cố, bảo lãnh…. không có tính khái quát cao và không thể áp dụng
chung cho mọi trường hợp. Các bộ cổ luật lúc đó còn chứa đựng nhiều các quy
định mang tính chất bất bình đẳng trong giao lưu dân sự, các chế tài vi phạm khế
ước còn mang nặng tính chất pháp luật hình sự, không phù hợp với bản chất của
quan hệ dân sự.
Tình hình trên đã có sự thay đổi khi người Pháp đặt chân vào Việt Nam
vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. Dưới sự bảo hộ của thực dân Pháp cùng với
chính sách khai thác thuộc địa đã làm cho cơ cấu xã hội ở Việt Nam biến đổi
mạnh mẽ trong đó hệ thống pháp luật dân sự là một trong những lĩnh vực có sự
thay đổi mạnh mẽ và toàn diện nhất. Dựa trên thành quả của hệ thống luật tư La
Mã, người Pháp đã ban hành ra Bộ luật nổi tiếng là Bộ luật dân sự Pháp năm
1804 và sau khi đặt ách thống trị của mình tại Việt nam người Pháp đã áp dụng
ngay thành quả của mình vào thực tế Việt Nam rồi từ đó cho ra đời ba bộ luật
riêng biệt áp dụng cho ba xứ với ba chế độ cai trị khác nhau là Bộ luật giản yếu
Nam Kì áp dụng cho Nam Kì năm 1883, Bộ dân luật Bắc Kì 1931 áp dụng cho
Bắc Kì và Bộ dân luật Trung Kì năm 1936 áp dụng cho Trung Kì. Đặc biệt bộ
dân luật Trung Kì 1936 với 1709 điều lần đầu tiên trong lịch sử pháp luật Việt
Nam đã có những vấn đề cơ bản nhất về chế định hợp đồng được hình thành
tương đối hoàn chỉnh và có hệ thống từ khái niệm pháp lí tổng quát về khế ước
cho đến những quy định cụ thể về giao kết khế ước, thực hiện khế ước và một số
khế ước thông dụng.
Ngay sau khi nước VN dân chủ cộng hòa được thành lập, chủ tịch Hồ Chí
Minh đã kí sắc lệnh 90/SL cho phép tạm sử dụng một số luật lệ hiện hành ở Bắc,
Trung, Nam cho đến khi ban hành bộ luật duy nhất cho toàn quốc. Với tinh thần
đó, các bộ luật dân sự Nam kì giản yếu 1883, bộ luật dân sự Bắc kì 1931 và bộ
luật Trung kì năm 1936 tiếp tục được thi hành. Chính vì thế mà ba bộ luật này
vẫn được áp dụng tại Việt Nam kể cả sau Cách Mạng tháng Tám (1945) với
việc thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hoà và cho tới năm 1972 ở miền
Nam dưới chính thể Việt Nam cộng hoà mới bị bãi bỏ. Đến năm 1986 với công
13
cuộc đổi mới toàn diện đất nước đòi hỏi phải xây dựng khung pháp luật điều
chỉnh nền kinh tế thị trường có điều tiết nên ngay từ những năm đầu của thời kì
đổi mới một loạt những văn bản điều chỉnh quan hệ hợp đồng kinh tế và quan hệ
hợp đồng đã được ban hành trong đó quan trong nhất là: Pháp lệnh Hợp đồng
kinh tế (1986); Pháp lệnh Hợp đồng dân sự (1991). Đây chính là những bước
đầu tiên về mặt lập pháp khẳng định vai trò quan trọng của chế định hợp đồng
trong đời sống xã hội cũng như quyết tâm của đất nước ta trên con đường đổi
mới toàn diện.
Đến năm 1995 Bộ luật dân sự lần đầu tiên được Quốc hội khoá IX, kì
họp thứ 8 thông qua ngày 28/10/1995 có hiệu lực thi hành ngày 01/07/1996 về
cơ bản chúng ta đã có chế định về hợp đồng theo đúng như tên gọi của nó. Tuy
nhiên trong qúa trình thực thi cũng đã bộc lộ những hạn chế và chỉ đến khi Bộ
luật dân sự 2005 ra đời đã khẳng định rõ hơn đây là bộ luật chung điều chỉnh các
quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản giữa các chủ thể bình đẳng về địa vị pháp lí
và chế định hợp đồng trong Bộ luật dân sự mới thực sự có chỗ đứng thoả đáng
trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Bộ luật dân sự 2005 đặt ra một dấu ấn trong
lịch sử trên con đường pháp điển hoá pháp luật về hợp đồng.
14
CHƯƠNG II
ĐIỀU KIỆN CÓ HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG
Hợp đồng như đã phân tích ở trên là một loại giao dịch dân sự nên chịu sự
điều chỉnh của quy định chung về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự.
Mặt khác hợp đồng là hành vi pháp lí song phương nên đòi hỏi sự thể hiện thống
nhất ý chí của các bên để có thể làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt quyền,
nghĩa vụ dân sự. Do vậy, để có thể làm phát sinh một hậu quả pháp lí nhất định
không chỉ đòi hỏi phải có sự thể hiện ý chí và sự thống nhất ý chí của các bên
tham gia hợp đồng mà còn đòi hỏi sự thống nhất của các bên. Ngoài ra, sự thống
nhất ý chí của các bên còn phải đáp ứng các điều kiện của pháp luật mới có thể
phát sinh hiệu lực. Đó là các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự. Bộ luật
dân sự Việt Nam quy định điều kiện để hợp đồng có hiệu lực bao gồm:
- Người tham gia hợp đồng có năng lực hành vi dân sự;
- Mục đích và nội dung của hợp đồng không vi phạm điều cấm của pháp
luật, không trái đạo đức xã hội;
- Người tham gia hợp đồng hoàn toàn tự nguyện;
- Hình thức của hợp đồng là điều kiện có hiệu lực của hợp đồng trong
trường hợp pháp luật có quy định.
Như vậy, theo Bộ luật dân sự Việt Nam điều kiện có hiệu lực của hợp
đồng bao gồm các điều kiện về chủ thể tham gia hợp đồng; mục đích, nội dung
của hợp đồng; điều kiện về sự tự nguyện và điều kiện về hình thức của hợp
đồng. Nhưng Cộng hoà Pháp là điển hình của hệ thống pháp luật Châu âu lục
địa lại quy định “hợp đồng chỉ có hiệu lực khi thoả mãn 4 điều kiện sau đây:
15
- Các bên giao kết hoàn toàn tự nguyện;
- Các bên giao kết có năng lực giao kết hợp đồng;
- Đối tượng của hợp đồng phải xác định;
- Căn cứ của hợp đồng phải hợp pháp” 2
Thì điều kiện có hiệu lực của hợp đồng lại bao gồm điều kiện về sự tự
nguyện; chủ thể tham gia hợp đồng; đối tượng của hợp đồng và căn cứ của hợp
đồng.
Như vậy, có sự khác biệt về điều kiện để hợp đồng có hiệu lực của Việt
Nam và Pháp. Chúng ta sẽ lần luợt phân tích từng điều kiện này theo quy định
của Bộ luật dân sự Việt Nam.
1. Điều kiện về chủ thể tham gia hợp đồng
Chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự mà cụ thể ở đây là quan hệ hợp
đồng là những “người” tham gia vào quan hệ đó. Phạm vi người tham gia quan
hệ hợp đồng bao gồm: cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác. Điều kiện để
hợp đồng có hiệu lực là “ người tham gia hợp đồng có năng lực hành vi dân sự”-
như vậy “ người” ở đây phải được nhìn nhận dưới góc độ pháp lí tức là không
chỉ là cá nhân mà còn bao gồm pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác.
1.1. Chủ thể tham gia hợp đồng là cá nhân
Pháp luật dân sự quy định chủ thể tham gia hợp đồng phải có năng lực
hành vi. Điều17- Bộ luật dân sự 2005 quy định: “năng lực hành vi của cá nhân
là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền và
nghĩa vụ dân sự”. Nếu như năng lực pháp luật dân sự là tiền đề, là quyền dân sự
khách quan của chủ thể thì năng lực hành vi là khả năng hành động của chính
chủ thể để tạo ra các quyền, thực hiện quyền và nghĩa vụ của họ.
Như đã phân tích, bản chất của hợp đồng là sự thống nhất ý chí và sự bày
tỏ ý chí ra bên ngoài của các chủ thể khi tham gia hợp đồng. Do vậy, chỉ có
những người có năng lực hành vi mới có ý chí riêng và khả năng nhận thức được
hành vi của họ để có thể tự mình xác lập, thực hiện các quyền và nghĩa vụ dân
sự phát sinh từ hợp đồng và tự mình chịu trách nhiệm trong hợp đồng. Bộ luật
2
Điều 1108- Bộ luật dân sự Pháp 1804
16
dân sự Việt Nam cũng không quy định cá nhân tham gia hợp đồng phải có năng
lực hành vi dân sự đẩy đủ mà đối với cá nhân ở các độ tuổi khác nhau sẽ có
năng lực hành vi dân sự khác nhau và từ đó sẽ có khả năng tham gia xác lập,
thực hiện hợp đồng khác nhau.
Đối với những người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ là những người
đã thành niên (từ đủ 18 tuổi trở lên) trừ trường hợp bị Toà Án tuyên bố mất năng
lực hành vi, tuyên bố hạn chế năng lực hành vi thì được toàn quyền xác lập mọi
hợp đồng. Như vậy, pháp luật chỉ quy định độ tuổi tối thiểu mà không quy định
độ tuổi tối đa của người tham gia xác lập, thực hiện hợp đồng. Họ có đủ tư cách
chủ thể, toàn quyền tham gia xác lập hợp đồng và tự mình chịu trách nhiệm về
những hành vi do họ thực hiện. Tuy nhiên,theo quy định của Luật hôn nhân và
gia đình đối với nữ từ 18 tuổi (17 tuổi + 1 ngày) trở lên có quyền kết hôn nhưng
người phụ nữ dù đủ tuổi kết hôn vẫn chưa có đủ năng lực hành vi dân sự. Vì
vậy, khi họ tham gia vào quan hệ hợp đồng phải được sự đồng ý của người đại
diện theo pháp luật nếu không hợp đồng sẽ bị vô hiệu.
Mặt khác, quy định có người năng lực hành vi là một trong những điều
kiện có hiệu lực của hợp đồng không được hiểu theo nghĩa cứ có năng lực hành
vi dân sự đầy đủ thì có thể tham gia mọi giao dịch mà trên thực tế vẫn có những
quy định mang tính hạn chế người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ tham gia
vào một số giao dịch nhất định nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của những người
liên quan. Đó là các trường hợp được quy định tại Điều 144- Bộ luật dân sự
2005 về người đại diện không được xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với
chính mình hoặc với người thứ ba mà mình cũng là người đại diện của người đó
hay các giao dịch dân sự giữa người giám hộ và người được giám hộ đều vô
hiệu chỉ trừ trường hợp giao dịch được thực hiện vì lợi ích của người được giám
hộ và có sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ. Hay tại khoản 3, Điều 69-
Bộ luật dân sự 2005 quy định: “các giao dịch dân sự giữa người giám hộ và
người được giám hộ có liên quan đến tài sản của người được giám hộ đều vô
hiệu, trừ trường hợp giao dịch được thực hiện vì lợi ích của người được giám hộ
và có sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ”.
17
Ngoài ra, đối với những cá nhân tuy có đủ năng lực hành vi dân sự nhưng
có thể tham gia xác lập, thực hiện hợp đồng thông qua người đại diện theo quy
định của pháp luật trừ trường hợp pháp luật quy định cá nhân đó phải tự mình
tham gia xác lập, thực hiện hợp đồng đó.
Đối với người có năng lực hành vi dân sự một phần chỉ có thể xác lập,
thực hiện quyền và nghĩa vụ trong một giới hạn nhất định do pháp luật dân sự
quy định. Đó là những người từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi khi tham gia xác
lập, thực hiện hợp đồng phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật. Cá
nhân từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi là những người có năng lực hành vi một
phần. Họ có thể bằng hành vi của mình tạo ra quyền và phải chịu những nghĩa
vụ khi tham gia hợp đồng để phục vụ nhu cầu sinh hoạt hằng ngày phù hợp với
lứa tuổi. Nhưng pháp luật lại không quy định rõ những giao dịch nào là giao
dịch “phục vụ nhu cầu sinh hoạt hằng ngày và phù hợp với lứa tuổi” nhưng có
thể hiểu rằng đó là các giao dịch mang các đặc điểm sau :
- Có giá trị nhỏ;
- Mục đích của hợp đồng là phục vụ nhu cầu sinh hoạt, học tập hằng ngày.
Đối với các giao dịch này được coi là những người đại diện của họ cho
phép thực hiện mà không cần sự đồng ý trực tiếp của những người đại diện. Trừ
các giao dịch có tính chất trên, các giao dịch do người từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ
18 tuổi xác lập, thực hiện phải được người đại diện đồng ý- đồng ý việc thực
hiện giao dịch cũng như nội dung của giao dịch đó. Thời điểm đồng ý không có
ý nghĩa quyết định. Nếu người được đại diện đã thực hiện giao dịch không có sự
đồng ý của người đại diện thì với tư cách là người đại diện, họ có quyền yêu cầu
Toà án tuyên bố giao dịch vô hiệu theo quy định của pháp luật.
Tại khoản 2 - Điều 20 Bộ luật dân sự 2005 quy định: “Trong trường hợp
người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có tài sản riêng bảo đảm thực hiện nghĩa
vụ thì có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch mà không cần phải có sự đồng
ý của người đại diện theo pháp luật”. Quy định này xuất phát từ thực tế người từ
đủ 15 tuổi có quyền giao kết hợp đồng lao động và có thu nhập riêng hợp pháp,
18
tạo điều kiện cho họ thực sự trở thành chủ thể độc lập trong đời sống kinh tế - xã
hội.
Nhưng cũng cần lưu ý pháp luật dân sự quy định một số giao dịch cụ thể
chỉ có thể do người đã thành niên xác lập mới có hiệu lực, đặc biệt là các hợp
đồng pháp luật bắt buộc phải có công chứng. Trong trường hợp đó người chưa
thành niên dù có tài sản riêng cũng không có năng lực hành vi dân sự để giao kết
hợp đồng.
Đối với người không có năng lực hành vi dân sự là người chưa đủ 6 tuổi.
Họ không có quyền tham gia bất cứ một giao dịch nào. Mọi giao dịch của những
người này phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện. Nguyên
nhân là do họ chưa đủ ý chí cũng như lý trí để hiểu được hành vi và hậu quả của
những hành vi đó.
Đối với người bị mất năng lực hành vi theo Điều 22 - Bộ luật dân sự 2005
là người “do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm
chủ được hành vi của mình”. Như vậy, người thành niên có thể bị tuyên bố mất
năng lực hành vi khi có những điều kiện, với trình tự, thủ tục nhất định và trên
cơ sở kết luận của tổ chức giám định có thẩm quyền, Toà án có thể tuyên bố một
người bị mất năng lực hành vi theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên
quan. Vì vậy, với những người bị mất năng lực hành vi khi tham gia xác lập,
thực hiện giao dịch họ đều phải thông qua người đại diện theo pháp luật.
Đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự theo Điều 23 Bộ luật
dân sự 2005 là người “nghiện ma tuý, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến
phá tán tài sản của gia đình” thì giao dịch dân sự liên qua đến tài sản của người
bị hạn chế năng lực hành vi dân sự phải có sự đồng ý của người đại diện theo
pháp luật trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hằng ngày. Người đại
diện theo pháp luật của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự và phạm vi đại
diện do Toà án quyết định.
Đại diện theo pháp luật của cá nhân có năng lực hành vi dân sự một phần,
cá nhân không có năng lực hành vi dân sự, cá nhân bị mất năng lực hành vi dân
sự hay bị hạn chế năng lực hành vi dân sự được xác lập theo quy định của pháp
19
luật hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Thẩm quyền đại
diện theo pháp luật được pháp luật quy định hoặc thể hiện trong quyết định cử
đại diện của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Việc xác lập đại diện này thường
không phụ thuộc vào ý chí cuả người được đại diện. Người đại diện theo pháp
luật có thẩm quyền xác lập, thực hiện mọi giao dịch vì lợi ích của người được
đại diện trừ trường hợp pháp luật có quy định khác hoặc cơ quan nhà nước có
thẩm quyền có quyết định khác.
Tuy nhiên, trường hợp đại diện người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự
có một số nét đặc biệt riêng. Thẩm quyền đại diện đối với người bị hạn chế năng
lực hành vi khác thẩm quyền đại diện đối với người bị mất năng lực hành vi dân
sự hoặc có năng lực hành vi dân sự một phần. Người đại diện cho người bị hạn
chế năng lực hành vi không thể tự mình xác lập giao dịch thay cho người bị hạn
chế mà chỉ có quyền “đồng ý” hay “ không đồng ý”. Chính người bị hạn chế
năng lực hành vi dân sự vẫn trực tiếp tham gia giao kết hợp đồng nhưng với sự
chấp thuận của người đại diện. Người đại diện chỉ đóng vai trò giám sát, đồng ý
hay không đồng ý mà thôi. Nếu giao dịch đó không làm ảnh hưởng đến lợi ích
của chính người đại diện của những người thân thích trong gia đình của người bị
hạn chế năng lực hành vi dân sự thì người đại diện theo pháp luật cho phép
người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự được xác lập, thực hiện giao dịch.
Tuy nhiên, một trường hợp đã được dự liệu trong pháp luật dân sự tại điều
133 là trường hợp người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, không bị hạn chế
năng lực hành vi dân sự nhưng đã xác lập, thực hiện giao dịch vào đúng thời
điểm không nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì sẽ bị tuyên là vô
hiệu. Đây có thể được coi là trường hợp ngoại lệ của trường họp người có năng
lực hành vi dân sự đầy đủ không bị mất năng lực hành vi dân sự hay bị hạn chế
năng lực hành vi dân sự song đã xác lập giao dịch trái với ý chí của họ nên họ có
quyền yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch vô hiệu để bảo vệ quyền lợi chính
đáng của mình bởi khi đó đã vi phạm tính tự nguyện khi tham gia giao dịch.
Như vậy, nếu cá nhân tham gia hợp đồng không có năng lực hành vi dân
sự thì hợp đồng sẽ vô hiệu. Trong trường hợp này hợp đồng vô hiệu tương đối
20
(vô hiệu bị tuyên) chỉ khi các bên hoặc những người đại diện của họ yêu cầu
Toà án tuyên bố vô hiệu thì Toà án mới xem xét và quyết định. Bên yêu cầu phải
có nghĩa vụ chứng minh trước Toà cơ sở của yêu cầu là do đã tham gia xác lập
hợp đồng với người không có năng lực hành vi dân sự. Điều 130- Bộ luật dân sự
2005 quy định hợp đồng do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi
dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện sẽ vô hiệu.
Theo Điều 136- Bộ luật dân sự 2005 thời hiệu yêu cầu Toà án tuyên bố hợp
đồng vô hiệu trong trường hợp này là 2 năm kể từ ngày xác lập hợp đồng. So với
quy định tại Điều 145- Bộ luật dân sự 1995 thì Bộ luật dân sự 2005 đã có sự
thay thế cụm từ “thời hạn” bằng cụm từ thời hiệu cho chính xác hơn và đã tăng
thời hiệu yêu cầu Toà án tuyên bố hợp đồng vô hiệu từ 1 năm lên thành 2 năm.
Việc quy định thời hiệu 1 năm như trước đây tương đối ngắn, chưa phù hợp thực
tế và không bảo đảm được quyền, lợi ích hợp pháp của bên không có lỗi khi
tham gia hợp đồng nên việc tăng thời hạn thành 2 năm là hoàn toàn hợp lí. Về
nguyên tắc, hợp đồng dân sự vô hiệu không phát sinh quyền, nghiã vụ nhưng
không phải lúc nào các bên tham gia hợp đồng cũng phát hiện ra các vi phạm là
điều kiện dẫn đến hợp đồng vô hiệu. Thông thường chỉ có một bên có quyền lợi
trong việc huỷ bỏ hợp đồng vô hiệu nên việc giải quyết hợp đồng vô hiệu
thường được thông qua con đường tố tụng tại Toà án. Do đó, việc quy định thời
hiệu để các bên yêu cầu Toà án tuyên bố một hợp đồng vô hiệu có ý nghĩa lớn
về lí luận và thực tiễn. Cơ sở lí luận của việc xác định thời hiệu yêu cầu Toà án
tuyên hợp đồng vô hiệu dựa trên:
 Thời gian có thể làm cho hợp đồng vi phạm điều kiện mà pháp luật
quy định trở thành hợp đồng có hiệu lực được không;
 Quyền tự định đoạt của các bên trong hợp đồng sau một thời gian
nhất định;
 Nhu cầu bảo vệ sự ổn định của hợp đồng nhằm bảo đảm hài hoà
giữa lợi ích của nhà nước và công dân.
Từ những cở sở đó, căn cứ vào quyền tự định đoạt của các bên tham gia
hợp đồng thì thời hạn để những người này quyết định việc có yêu cầu Toà án
21
bảo vệ hay không là 2 năm. Nếu họ không khởi kiện trong thời hạn này thì có
nghĩa là họ từ chối quyền yêu cầu được pháp luật bảo vệ. Nhưng thời hiệu 2
năm lại được tính từ thời điểm hợp đồng được xác lập. Trong khi đó, Bộ luật
dân sự Pháp lại quy định thời hiệu khởi kiện huỷ hợp đồng vô hiệu tương đối là
5 năm- thời hiệu dài hơn rất nhiều so với quy định của Bộ luật dân sự Việt Nam
và cũng theo nguyên tắc tính từ ngày hợp đồng được kí kết nhưng lại quy định
thêm trường hợp ngoại lệ: “Đối với hợp đồng được giao kết có chủ thể là người
không có, bị mất, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự: nếu chủ thể là người chưa
thành niên thì thời hiệu kiện huỷ hợp đồng được tính từ ngày người đó đủ tuổi
thành niên. Nếu chủ thể là người đã thành niên bị mất hoặc hạn chế năng lực
hành vi dân sự, thì thời hiệu khởi kiện được tính từ ngày người đó có đầy đủ
năng lực hành vi dân sự”.3
Theo em, Bộ luật dân sự Việt Nam nên tiếp cận cách
tính thời hiệu như vậy sẽ bảo vệ tối đa hơn quyền, lợi ích hợp pháp của bên bị vi
phạm.
1.2. Chủ thể tham gia hợp đồng là pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác
Ta có thể hiểu pháp nhân thông qua các điều kiện thành lập pháp nhân tại
Điều 84- Bộ luật dân sự theo đó pháp nhân là một thực thể độc lập thống nhất,
được thành lập hợp pháp, có tài sản riêng và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản
của mình, nhân danh mình tham gia vào các quan hệ pháp luật một cách độc lập.
Năng lực pháp luật của pháp nhân được hiểu là khả năng của pháp nhân có các
quyền và nghĩa vụ dân sự phù hợp mục đích hoạt động của mình. Năng lực pháp
luật của pháp nhân phát sinh từ thời điểm pháp nhân được thành lập và chấm dứt
từ thời điểm chấm dứt pháp nhân.4
Hộ gia đình theo quy định tại Điều 106- Bộ
luật dân sự 2005 được hình thành trên cơ sở các thành viên có tài sản chung,
cùng đóng góp công sức để hoạt động kinh tế chung trong sản xuất. Tổ hợp tác
theo quy định tại Điều 111- Bộ luật dân sự 2005 “được hình thành trên cơ sở
hợp đồng hợp tác có chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn từ ba
cá nhân trở lên, cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện những công việc
3
Đại cương pháp luật về hợp đồng, Corinne Renault – Brahinsky, Nxb văn hoá thông tin 2002, tr.71
4
Khoản 1,2 - Điều 86 - Bộ luật dân sự 2005
22
nhất định, cùng hưởng hoa lợi và cùng chịu trách nhiệm là chủ thể trong các
quan hệ dân sự”. Với quy định “người tham gia hợp đồng có năng lực hành vi
dân sự” chúng ta có thể hiểu năng lực hành vi của pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp
tác được xem xét thông qua vai trò của người đại diện. Người đại diện xác lập,
thực hiện hợp đồng nhân danh pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác sẽ làm phát
sinh quyền, nghĩa vụ cho pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác.
Theo quy định của pháp luật, pháp nhân chỉ tham gia hợp đồng phù hợp
với chức năng, nhiệm vụ của pháp nhân; hộ gia đình chỉ tham gia hợp đồng liên
quan đến quyền sử dụng đất, hoạt động sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và một
số lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác theo quy định của pháp luật. Tổ hợp tác
chỉ tham gia các hợp đồng liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của tổ
được xác định trong hoạt động hợp tác.
Người đại diện cho các chủ thể này có thể thực hiện thông qua 2 cơ chế
đại diện. Đó là:
- Đại diện theo pháp luật: Trường hợp người đại diện cho pháp nhân là
người đứng đầu pháp nhân được quy định trong điều lệ của pháp nhân hoặc
trong quyết định thành lập pháp nhân; trường hợp người đại diện cho hộ gia
đình là chủ hộ trong đó cha hoặc mẹ hoặc một thành viên khác đã thành niên có
thể là chủ hộ. Đối với người đại diện cho tổ hợp tác đại diện theo pháp luật là tổ
trưởng do các tổ viên cử ra. Giao dịch dân sự do người không có quyền đại diện
xác lập, thực hiện sẽ không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với bên được đại
diện là pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác trừ trường hợp ngươi đại diện cho
pháp nhân, họ gia đình, tổ hợp tác đó đồng ý.
- Đại diện theo uỷ quyền: đối với hình thức này ngưòi đại diện có thể là
bất cứ ai và phải dựa trên hợp đồng uỷ quyền. Trường hợp này, người đại diện
chỉ được xác lập, thực hiện những hợp đồng trong phạm vi đại diện. Nếu người
đại diện theo uỷ quyền của pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác xác lập, thực hiện
những hợp đồng vượt quá phạm vi đại diện hoặc không nằm trong phạm vi đại
diện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác
đối với phần giao dịch được thực hiện vượt quá phạm vi đại diện hoặc không
23
nằm trong phạm vi đại diện. Người đã giao dịch với người đại diện có quyền
đơn phương chấm dứt thực hiện hoặc huỷ bỏ giao dịch dân sự đối với phần vượt
quá phạm vi đại diện hoặc toàn bộ giao dịch dân sự và yêu cầu bồi thường thiệt
hại.
Trong trường hợp này, nếu người đại diện cho pháp nhân, hộ gia đình, tổ
hợp tác khi tham gia xác lập hợp đồng không có năng lực hành vi dân sự thì hợp
đồng bị vô hiệu tương đối và thời hiệu yêu cầu Toà án tuyên bố hợp đồng vô
hiệu cũng là 2 năm kể từ ngày xác lập hợp đồng.
2. Điều kiện về mục đích, nội dung của hợp đồng
Bộ luật dân sự quy định điều kiện có hiệu lực của hợp đồng là: “mục đích,
nội dung của hợp đồng không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo
đức xã hội”. Theo Điều 123 Bộ luật dân sự 2005: “Mục đích của hợp đồng là lợi
ích hợp pháp mà các bên mong muốn đạt được”. Lợi ích hợp pháp là các hành vi
mà các bên trong hợp đồng sẽ thực hiện để đem lại một kết quả nhất định. Hợp
đồng lại là căn cứ phát sinh nghĩa vụ mà đối tượng của nghĩa vụ chính là tài sản,
công việc phải thực hiện hoặc không được thực hiện. Vì vậy, lợi ích hợp pháp
đó có thể là vật, công việc phải thực hiện hoặc không được thực hiện. Không thể
có hành vi mang tính ý chí khi các chủ thể tham gia vào việc xác lập, thực hiện
hợp đồng lại không nhằm vào một mục đích nhất định. Mục đích của hợp đồng
là yếu tố không thể thiếu trong hợp đồng, là cơ sở xác định việc xác lập, thực
hiện hợp đồng đó có hiệu lực pháp lí hay không.
Mục đích của hợp đồng khác với động cơ xác lập hợp đồng. Động cơ của
hợp đồng là nguyên nhân thúc đẩy các bên tham gia hợp đồng không được coi là
yếu tố đương nhiên phải có trong hợp đồng. Nếu động cơ không đạt được không
làm ảnh hưởng đến hiệu lực của hợp đồng nhưng hợp đồng không có mục đích
hoặc mục đích không đạt được sẽ làm hợp đồng vô hiệu. Mục đích luôn luôn
được xác định cụ thể còn động cơ có thể được xác định hoặc không. Ví dụ như
trong hợp đồng mua bán nhà mục đích của hợp đồng là mua nhà để có quyền sở
hữu nhà nhưng động cơ có thể để ở, cho thuê hay bán lại cho người khác. Động
24
cơ của hợp đồng có thể được các bên thoả thuận trở thành một điều khoản của
hợp đồng, một bộ phận cấu thành của hợp đồng.
Mục đích của hợp đồng và nội dung của hợp đồng có mối liên hệ chặt chẽ
với nhau. Con người xác lập, thực hiện hợp đồng luôn nhằm một mục đích nhất
định. Muốn đạt được mục đích đó họ phải cam kết, thoả thuận về các điều khoản
trong hợp đồng hay chính là nội dung của hợp đồng. Nội dung của hợp đồng là
tổng hợp các điều khoản mà các bên đã cam kết, thoả thuận trong hợp đồng.
Các điều khoản đó sẽ xác định quyền, nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng. Nội dung
của hợp đồng được quy định cụ thể ở điều 402- Bộ luật dân sự theo đó nội dung
của hợp đồng gồm các điều khoản về đối tượng của hợp đồng; giá cả, phương
thức thanh toán; số lượng, chất lượng, thời hạn, phương thức thực hiện hợp
đồng; quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng… Nhưng để hợp đồng có
thể phát sinh hiệu lực pháp luật thì mục đích và nội dung của hợp đồng không vi
phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội có nghĩa là mục đích và
nội dung của hợp đồng không được xâm phạm đến lợi ích của Nhà nuớc, lợi ích
công cộng, lợi ích hợp pháp của nguời khác đã được khẳng định là một trong
những nguyên tắc cơ bản của luật dân sự.
So với Bộ luật dân sự 1995 thì Bộ luật dân sự 2005 đã có sự sửa đổi cho
chính xác hơn khi sử dụng cụm từ “điều cấm của pháp luật” thay cho cụm từ “
không trái pháp luật”- một cụm từ mang tính chung chung. Điều cấm của pháp
luật là những quy định của pháp luật không cho phép chủ thể thực hiện những
hành vi nhất định. Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung giữa
người với người trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng.
Đạo đức xã hội có phạm vi rộng, có vai trò chi phối hành vi và ý thức của con
người, góp phần làm hài hoà lợi ích của cá nhân, tập thể và xã hội. Đạo đức xã
hội là một dạng của quy phạm xã hội, cùng với quy phạm pháp luật -mang tính
bắt buộc chung, được đảm bảo thực hiện bằng cưỡng chế Nhà nước thì đạo đức
xã hội góp phần điều chỉnh hành vi của con người theo đúng chuẩn mực xã hội.
Điều 1123- Bộ luật dân sự Pháp 1804 cũng đã ghi nhận “nghĩa vụ không có
mục đích, hoặc dựa trên một mục đích bị làm sai lệch hoặc mục đích trái pháp
25
luật thì sẽ không có hiệu lực”. Hay tại Điều 138- Bộ luật dân sự Đức cũng quy
định hợp đồng trái với quy tắc đạo đức sẽ bị vô hiệu và hợp đồng vô hiệu nếu
một bên tham gia hợp đồng giữ vị trí ưu thế về kinh tế đã lạm dụng vị thế của
mình để áp đặt những điều khoản quá bất lợi cho bên kia. Ngoài ra hợp đồng sẽ
vô hiệu nếu vi phạm các quyền cơ bản được quy định trong Hiến pháp như
quyền tự do đi lại, tự do kinh doanh của công Đức… Một hình thức vi phạm đạo
đức xã hội nữa làm vô hiệu hợp đồng là việc một người lạm dụng vị trí ưu thế
của mình về thứ bậc hay vị trí yếu thế của người khác để áp đặt cho người đó
những điều kiện bất lợi (khoản 2- Điều 138 - Bộ luật dân sự Đức)5
. Như vậy, để
hợp đồng có hiệu lực pháp luật thì mục đích và nội dung của giao dịch không
được vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội. Nội dung của
hợp đồng, các quyền, nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng phải hợp pháp, có thể thực
hiện được và không được phép xác lập, thực hiện những hợp đồng mà pháp luật
cấm hoặc trái đạo đức xã hội (mua bán vũ khí, súng đạn..). Đối tượng của hợp
đồng phải là vật, quyền tài sản được phép giao dịch, phải tuân thủ những điều
kiện, trình tự, thủ tục, nội dung của từng loại hợp đồng cụ thể. Nếu pháp luật
không quy định cụ thể thì các bên có quyền xác lập, thực hiện những hợp đồng
không trái với những nguyên tắc cơ bản của luật dân sự. Các hợp đồng có mục
đích, nội dung không hợp pháp sẽ không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ dân sự.
Nói cách khác hợp đồng đó bị coi là vô hiệu.
Trong trường hợp hợp đồng đã xác lập vi phạm điều cấm của pháp luật,
trái đạo đức xã hội sẽ dẫn đến hậu quả pháp lí hợp đồng vô hiệu tuyết đối (vô
hiệu đương nhiên). Hợp đồng vô hiệu tuyệt đối không có hiệu lực từ thời điểm
giao kết và mặc nhiên bị coi là vô hiệu. Đối với trường hợp này, các bên tham
gia hợp đồng, những người có quyền, lợi ích liên quan đều có quyền yêu cầu
Toà án tuyên hợp đồng vô hiệu để bảo vệ lợi ích chung, lợi ích cộng đồng. Thời
hiệu yêu cầu Toà án tuyên hợp đồng vô hiệu không hạn chế. Trong khi đó, theo
Bộ luật dân sự Pháp lại quy định vấn đề về thời hiệu yêu cầu xem xét hợp đồng
vô hiệu tuyệt đối là 30 năm tính từ ngày hợp đồng được giao kết. Như vậy có vẻ
5
Những hệ thống pháp luật chính trong thế giới đương đại- René David, Nxb Tp. Hồ Chí Minh.
26
hợp lí hơn bởi nếu quy định hợp đồng vô hiệu có thời hiệu yêu cầu tuyên vô
hiệu là không xác định trên thực tế rất khó áp dụng mặc dù để bảo vệ lợi ích
cộng đồng nhưng có thể dẫn đến tình trạng mất ổn định xã hội, việc bảo vệ
quyền, lợi ích hợp pháp của các bên khó khăn và việc tìm chứng cứ chứng minh
cũng là cả một vấn đề. Do vậy, việc quy định một thời hiệu nhất định cho hợp
đồng vô hiệu tuyệt đối mà trong trường hợp này là vô hiệu do vi phạm điều cấm
của pháp luật, trái đạo đức xã hội là rất cần thiết.
3. Điều kiện về sự tự nguyện trong hợp đồng
Bản chất của hợp đồng là sự thống nhất ý chí và sự bày tỏ ý chí nên người
tham gia hợp đồng phải hoàn toàn tự nguyện. Sự tự nguyện của những người
tham gia hợp đồng được đặt trên căn bản của thuyết tự do ý chí. Thuyết tự do ý
chí trong giao kết hợp đồng xuất hiện từ thế kỉ thứ XVIII và nằm trong hệ thống
các quan điểm của nền triết học ánh sáng. Một số người cho rằng quan điểm này
là của Kant- nhà triết học người Đức đưa ra6
. Thuyết tự do ý chí trong giao kết
hợp đồng xuất phát từ quan điểm cho rằng ý chí của con người là tối thượng và
tự chủ. Chỉ các hành vi xuất phát từ ý chí của con người mới có hiệu lực ràng
buộc đối với người đó. Một người chỉ bị ràng buộc theo cách mà người đó
muốn.
Tuy nhiên mỗi bên tham gia hợp đồng nhằm thoả mãn những lợi ích
riêng của mình trong phạm vi phù hợp với lợi ích chung. Khi bàn về vấn đề tự
do ý chí, C.Mác đã chỉ ra rằng: “Không thể bàn về lí luận, đạo đức và pháp
quyền mà lại không đề cập đến tự do ý chí, đến quan hệ giữa tất yếu và tự do”7
.
Để tạo cho các chủ thể thoả mãn các nhu cầu về đời sống vật chất cũng như tinh
thần, pháp luật cho phép mọi chủ thể được quyền tự do giao kết hợp đồng. Mọi
cá nhân, tổ chức khi có đủ tư cách chủ thể đều có quyền tham gia giao kết bất kì
một hợp đồng nào nếu họ muốn mà không ai có quyền ngăn cản. Bằng ý chí tự
do của mình, các chủ thể có quyền giao kết những hợp đồng đã được pháp luật
quy định cụ thể cũng như các hợp đồng khác dù rằng pháp luật chưa quy định.
6
Đại cương pháp luật về hợp đồng, Corinne Renault – Brahinsky, Nxb văn hoá thông tin 2002, tr.6
7
C.Mac và Ph. Ănghen toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia. H.1993, tr.176.
27
Tự do ý chí của các chủ thể trong việc xác lập quan hệ hợp đồng bao gồm các
yếu tố: tự do đề nghị giao kết hợp đồng; tự do chấp nhận hay không chấp nhận
đề nghị; tự do thoả thuận những điều khoản cơ bản của hợp đồng như: đối
tượng, giá cả, phương thức thanh toán…
Xuất phát từ bản chất của quan hệ hợp đồng ngay thời kì của pháp luật La
Mã đã ghi nhận ý chí đã thoả thuận của các bên là một trong những điều kiện có
hiệu lực của hợp đồng. Có thể thấy rằng toàn bộ bản chất của hợp đồng (sự thoả
thuận và thống nhất ý chí của chủ thể khi tham gia hợp đồng) đã được thể hiện
ngay trong hầu hết khái niệm về hợp đồng của pháp luật các nước. Chúng ta có
thể thấy điều đó trong khái niệm về hợp đồng của Bộ luật dân sự Nhật Bản “là
một loại giao dịch dân sự thể hiện sự thống nhất ý chí của hai hay nhiều bên.
Mục đích của hợp đồng thông thường làm phát sinh nghĩa vụ” thì tự do ý chí
được đặt lên hàng đầu. Hay ở Điều 1305- Bộ luật dân sự Philipin cũng đưa ra
khái niệm hợp đồng “là sự thống nhất ý chí giữa hai bên, theo đó, mỗi bên tự
ràng buộc mình trên cơ sở tôn trọng bên kia để đưa ra một cái gì đó hoặc trả cho
một dịch vụ nào đó” và ngay trong Điều 388- Bộ luật dân sự nước ta khái niệm
về hợp đồng “là sự thoả thuận giữa các bên” cũng thể hiện rõ bản chất của hợp
đồng là sự tự do ý chí. Như vậy, tự do ý chí của chủ thể là yếu tố quan trọng
trong hợp đồng. Đó chính là một trong ba điều kiện để xác định hợp đồng có
hiệu lực hay không.
Trong hợp đồng các chủ thể tham gia hoàn toàn tự nguyện. Điều này cũng
được thể hiện trong nguyên tắc tự do, tự nguyện cam kết, thoả thuận quy định tại
Điều 4- Bộ luật dân sự theo đó quyền này được pháp luật bảo đảm nếu cam kết,
thoả thuận không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội.
Trong hợp đồng các chủ thể tham gia hoàn toàn tự nguyện, không bên nào được
ép buộc, cuỡng ép, đe doạ, ngăn cản bên nào. Hợp đồng là hành vi có chủ đích
của chủ thể tham gia, là hành vi mang tính ý chí của chủ thể. Cam kết, thoả
thuận là cốt lõi tạo nên hợp đồng và ý chí của các chủ thể là yếu tố cơ bản cuả
một hợp đồng. Vì vậy “nếu hợp đồng có điều khoản không rõ ràng thì theo Điều
28
409- Bộ luật dân sự 2005 chúng ta không chỉ dựa vào ngôn từ của hợp đồng mà
còn phải căn cứ vào ý chí chung của các bên để giải thích điều khoản đó”.
Người tham gia hợp đồng hoàn toàn tự nguyện có nghĩa là tự do ý chí và
sự thể hiện ý chí của các bên. Ý chí “là khả năng tự xác định mục đích cho hành
động và hướng hành động của mình, khắc phục khó khăn nhằm đạt mục đích
đó” nhưng nó vẫn chỉ là điều mong muốn, là nguyên nhân thúc đẩy các chủ thể
hướng tới việc xác lập hợp đồng. Ý muốn và lựa chọn biện pháp để đạt được ý
muốn đó thuộc ý chí chủ quan của chủ thể. Tự do ý chí ở đây được thể hiện là
việc tự do lựa chọn phương thức để đạt được ý muốn của mình. Tuy nhiên, việc
lựa chọn phương thức nào lại phụ thuộc vào các điều kiện khách quan, chủ quan
như khả năng tài chính, sở thích, điều kiện đưa ra của bên đối tác. Trên cơ sở đó
chủ thể lựa chọn phương thức để đạt được ý muốn đó.
Như vậy, tự do ý chí là ý muốn và lựa chọn phương thức để thể hiện ý
muốn trên cơ sở nhận thức được các điều kiện khách quan cũng như như chủ
quan. Tuy nhiên ý chí vẫn thuộc chủ quan của chủ thể, là động lực bên trong
thúc đẩy chủ thể xác lập hợp đồng do đó thể hiện ý chí là biểu lộ cái bên trong
đó ra bên ngoài, làm cho thấy rõ nội dung của ý chí duới hình thức cụ thể.
Ý chí và tự do ý chí là hai mặt của tự nguyện. Để có tự do ý chí phải có
độc lập về ý chí và chỉ khi có đủ lí trí mới có sự độc lập về ý chí. Do vậy, chừng
nào chủ thể chưa có khả năng, mất khả năng hoặc tạm thời không có khả năng
nhận thức và điều khiển hành vi của mình thì không có tự do ý chí. Vì thế chỉ có
người có năng lực hành vi dân sự mới độc lập về ý chí và đủ lí trí để xác lập hợp
đồng.8
Điều kiện về tính tự nguyện của hợp đồng có liên quan chặt chẽ đến điều
kiện thứ nhất - điều kiện về chủ thể tham gia hợp đồng. Người có năng lực hành
vi là người có lí trí, họ nhận thức được hành vi và hậu quả của hành vi đồng thời
có khả năng điều khiển hành vi của họ. Họ có khả năng chịu trách nhiệm về hợp
đồng đã xác lập và hậu quả do việc xác lập, thực hiện hợp đồng. Nhưng ý chí
của chủ thể tham gia quan hệ pháp luật nói chung, quan hệ dân sự nói riêng mà
8
Phạm Công Lạc: “Ý chí trong giao dịch dân sự”, Tạp chí Luật học số 5, 1998
29
cụ thể là quan hệ hợp đồng phải phù hợp với ý chí của Nhà nước. Vì vậy, ý chí
đó phải không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội. Trong
giới hạn bởi hành lang pháp lí các bên tham gia vào hợp đồng tự do thể hiện ý
chí của mình và pháp luật, đạo đức xã hội thể hiện ý chí của nhà nước đã hạn
chế tự do ý chí của chủ thể. Sự tự do ý chỉ phải nằm trong khuôn khổ nhất định.
Bên cạnh việc chú ý đến quyền lợi của mình, các chủ thể phải hướng tới việc
bảo đảm quyền lợi của những người khác cũng như lợi ích của toàn xã hội. Nằm
trong mối liên hệ tương ứng giữa quyền và nghĩa vụ, mỗi một chủ thể vừa có
quyền tự do hợp đồng vừa có nghĩa vụ tôn trọng pháp luật và đạo đức xã hội.
Lợi ích của cộng đồng (được quy định bằng pháp luật) và đạo đức xã hội được
coi là “khung giới hạn” ý chí tự do của mỗi chủ thể trong quan hệ hợp đồng. Bộ
luật dân sự xây dựng theo hướng bảo vệ tối đa quyền tự do hợp đồng của các
chủ thể trong xã hội, bảo đảm tính ổn định của các giao dịch dân sự, thông qua
các quy định hạn chế việc tuyên bố vô hiệu một cách tuỳ tiện các giao dịch dân
sự. Trên tinh thần đó, chỉ trong những trường hợp đặc biệt và phải có căn cứ rõ
ràng nhà nước mới được phép can thiệp vào ý chí của các bên trong hợp đồng.
Nguyên tắc tự nguyện buộc các bên giao kết phải được tự do thể hiện ý
chí trong việc xác lập, thực hiện hợp đồng và bằng các quy định việc thể hiện ý
chí này phải độc lập và có sự thống nhất giữa ý chí và sự thể hiện ý chí đó ra bên
ngoài mà không chịu sự tác động nào làm cho ý chí đó bị sai lệch.
Tuy nhiên, trên thực tế không phải hợp đồng nào cũng được xác lập trên
cơ sở sự tự nguyện của các chủ thể. Đây là những trường hợp hợp đồng xác lập
khi một trong các chủ thể bị ép buộc, đe doạ, lừa dối, nhầm lẫn hoặc tại thời
điểm không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình. Đó là các trường hợp
giao kết hợp đồng thiếu đi sự tự nguyện. Sau đây chúng ta sẽ xem xét từng
trường hợp cụ thể.
3.1. Hợp đồng giao kết do bị nhầm lẫn
Nhầm lẫn là việc các bên hình dung sai về nội dung của hợp đồng mà
tham gia vào hợp đồng gây thiệt hại cho mình hoặc cho phía bên kia. Điều 131-
Bộ luật dân sự 2005quy định: “Khi một bên có lỗi vô ý làm cho bên kia nhầm
30
lẫn về nội dung của giao dịch dân sự mà xác lập giao dịch thì bên bị nhầm lẫn có
quyền yêu cầu bên kia thay đổi nội dung của giao dịch đó, nếu bên kia không
chấp nhận thì bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch vô
hiệu”. Sự nhầm lẫn phải xuất phát từ nhận thức của các bên hoặc phán đoán sai
lầm về đối tượng sự việc, sự nhầm lẫn phải được thể hiện rõ ràng căn cứ vào nội
dung của hợp đồng được xác lập.
Trước đây, Bộ luật dân sự 1995 chỉ quy định sự nhầm lẫn là khi một bên
do nhầm lẫn về nội dung chủ yếu cuả giao dịch. Như vậy giao dịch có thể bị vô
hiệu do sự nhầm lẫn bất kể do lỗi của bên nào nhưng đến Bộ luật dân sự 2005 đã
có sự thay đổi căn bản khi quy định sự nhầm lẫn xảy ra do lỗi vô ý của đối tác.
Còn nếu sự nhầm lẫn là do lỗi của chính bên bị nhầm lẫn thì giao dịch không bị
vô hiệu, bên nhầm lẫn phải tiếp tục thực hiện hợp đồng. Theo em, cách giải
quyết như Bộ luật dân sự 1995 có vẻ hợp lí hơn bởi lẽ chỉ cần có sự nhầm lẫn
xảy ra là giao dịch đã không đáp ứng được yếu tố tự nguyện còn việc xác định
lỗi đó thuộc về ai chỉ nhằm mục đích giải quyết hậu quả phát sinh từ giao dịch
vô hiệu. Bên cạnh đó Điều 131- Bộ luật dân sự Việt Nam 2005 chỉ thừa nhận sự
nhầm lẫn đơn phương chứ không thừa nhận sự nhầm lẫn song phương là yếu tố
dẫn đến hợp đồng vô hiệu. Không có sự thống nhất ý chí chung đích thực thì
không có hợp đồng. Trong trường hợp cả hai bên nhầm lẫn về nội dung chủ yếu
của hợp đồng thì rõ ràng không có sự trùng hợp giữa ý chí đích thực của cả hai
bên với những gì được họ thể hiện trong nội dung cam kết. Vì vậy, không thể
không coi sự nhầm lẫn song phương (sự nhầm lẫn đến từ hai phía) là yếu tố dẫn
đến sự vô hiệu của hợp đồng. Sự nhầm lẫn đó phải là sự nhầm lẫm vô lí, khó có
thể chấp nhận được và người bị nhầm lẫn không được hành động một cách cẩu
thả. Điều kiện này được đánh giá tuỳ theo khả năng, năng lực của người đó. Sự
nhầm lẫn đó phải là một nhầm lẫn về một yếu tố mà bên kia biết rõ. Nói cách
khác đó là sự nhầm lẫn thường thấy. Ví dụ như đối với trường hợp nhầm lẫn về
tính chất, chất lượng chủ yếu của vật, bên kí kết kia phải biết được rằng tính
chất, số lượng đó của vật là yếu tố quyết định đối với việc giao kết hợp đồng.
Điều 3.5 Bộ nguyên tắc của Unidroit về hợp đồng thương mại quốc tế 2004 có
31
quy định: “Sự nhầm lẫn phải có tính chất quyết định hay lớn đến mức mà một
người bình thường, trong hoàn cảnh tương tự sẽ không giao kết hoặc chỉ giao
kết với các điều kiện hoàn toàn khác nếu người này đã biết rõ tình trạng thực
tế”. Nhưng Bộ luật dân sự Việt Nam lại coi bất kì một sự nhầm lẫn nào về nội
dung của hợp đồng (cho dù đó là sự nhầm lẫn mang tính chất quyết định hay
không mang tính chất quyết định đến việc giao kết hợp đồng) cũng đều có thể
dẫn đến hậu quả hợp đồng vô hiệu. Điều đó có nghĩa là hợp đồng có thể bị tuyên
vô hiệu ngay cả khi chỉ có các nhầm lẫn về nội dung không chủ yếu của hợp
đồng (ví dụ như nhầm lẫn về số lượng hàng hoá phải giao mà số lượng hàng hoá
đó có giá trị không đáng kể so với giá trị toàn bộ hợp đồng). Bộ luật dân sự 2005
tiếp cận về vấn đề nhầm lẫn như trên thể hiện xu hướng mở rộng phạm vi áp
dụng yếu tố nhầm lẫn trong giải quyết yêu cầu tuyên bố hợp đồng vô hiệu nhưng
điều này có thể dẫn đến việc hợp đồng bị tuyên bố vô hiệu tràn lan chỉ vì những
nhầm lẫn hoặc sơ suất rất nhỏ liên quan đến nội dung giao dịch của các bên.
Thông thường người ta thường chia thành các loại nhầm lẫn sau:
 Nhầm lẫn về đối tượng của hợp đồng
Trong các Bộ dân luật Bắc Kì và Trung Kì trước đây đã quy định sự nhầm
lẫn về nội dung cở bản của vật là đối tượng của hợp đồng đã phân tách rõ sự
nhầm lẫn về nội dung cở bản của đôí tượng hợp đồng thành hai dạng chính: sự
hình dung sai về bản chất của đối tượng hợp đồng và sự hình dung sai về tính
chất cơ bản của đối tượng của hợp đồng. Điều 658- Bộ dân luật Bắc Kì và Điều
694- Bộ dân luật Trung Kì quy định rằng: “sự sai lầm về đồ vật chỉ làm cho hợp
ước bị hà tỳ và có thể xin tiêu huỷ khi sự sai lầm ấy liên hệ đến một hay nhiều
tính chất chủ yếu mà người kết ước tưởng rằng đã có trong đồ vật ấy và vì vậy
đã quyết định cấu kết hay là hứa mua hay là bán đồ vật”. Ví dụ như trường hợp
một người mua một bức tranh do nghĩ đó là tranh gốc của hoạ sĩ Tô Ngọc Vân
nhưng thực chất đó chỉ là tranh được sao chép lại.
Bộ luật dân sự Pháp cũng quy định: “Sự nhầm lẫn chỉ trở thành nguyên
nhân làm cho hợp đồng vô hiệu khi đó là sự nhầm lẫn về nội dung cơ bản của
hợp đồng là đối tượng của hợp đồng”. Ví dụ như trong hợp đồng mua bán, một
32
người mua một chuỗi ngọc trai tưởng là ngọc trai thiên nhiên nên mới mua trong
khi đó chỉ là ngọc trai nhân tạo. Vì vậy, sự nhầm lẫn về đối tượng của hợp đồng
phải mang tính chất chủ yếu, đó phải là đối tượng mang đặc tính theo sự xét
đoán chung hoặc phải mang lợi ích nào đó mà chủ thể mong muốn mới dẫn đến
sự vô hiệu của hợp đồng. Đến Bộ luật dân sự 2005 thì chưa có quy định rõ ràng
về sự nhầm lẫn về đối tượng của hợp đồng dẫn đến sự vô hiệu của hợp đồng mà
chỉ có quy định chung về nhầm lẫn nhưng thông qua Điều 402- Bộ luật dân sự
2005 quy định về đối tượng của hợp đồng gồm: tài sản phải giao; công việc phải
làm hoặc không được làm ta có thể hiểu đó là sự nhầm lẫn về một trong các yếu
tố trên và đó phải là nội dung cơ bản trong hợp đồng.
 Nhầm lẫn về chủ thể của hợp đồng
Điều 1110- Bộ luật dân sự Pháp quy định: “Sự nhầm lẫn về chủ thể không
phải là nguyên nhân làm cho hợp đồng vô hiệu, trừ trường hợp nhân thân của
chủ thể là yếu tố quyết định dẫn đến việc giao kết hợp đồng”. Bộ luật dân sự
2005 không có quy định cụ thể về sự nhầm lẫn về chủ thể dẫn đến sự vô hiệu
của hợp đồng nhưng ta có thể hiểu sự nhầm lẫn về chủ thể chỉ làm hợp đồng vô
hiệu khi hợp đồng đó được kí kết dựa trên nhân thân của chủ thể và nhân thân
của chủ thể là yếu tố quan trọng cho việc giao kết hợp đồng. Nhân thân đó có
thể là phẩm chất, tài năng, đạo đức hay uy tín của chủ thể dẫn đến phía bên kia
giao kết hợp đồng. Ví dụ như một người kí hợp đồng thuê hoạ sĩ A vẽ tranh
trong khi người hoạ sĩ giao kết hợp đồng không phải là A mà là B. Nhưng nếu
sự quan tâm về tư cách đạo đức hay tài năng của cá nhân chỉ là yếu tố phụ trong
việc giao kết hợp đồng thì sự sai lầm về chủ thể sẽ không có hậu quả gì, không
dẫn đến sự vô hiệu của hợp đồng. Ví dụ như A cho một người thuê nhà vì tưởng
người này có tư cách đạo đức tốt nhưng thực ra A là một người không đứng đắn.
 Nhầm lẫn về bản chất của hợp đồng
Bản chất của hợp đồng là sự thống nhất ý chí và sự thể hiện ý chí đó ra
bên ngoài. Nếu sự thống nhất ý chí và sự thể hiện ý chí đó không trùng khớp với
nhau sẽ dẫn đến hợp đồng vô hiệu. Bộ luật dân sự 2005 cũng không đưa ra quy
định cụ thể nhầm lẫn về bản chất của hợp đồng nhưng có thể hiểu sự nhầm lẫn là
33
do không có sự thống nhất ý chí giữa các bên tham gia xác lập hợp đồng làm
cho mỗi bên hiểu sai về bản chất của hợp đồng. Ví dụ như một bên muốn bán
cho bên kia một tài sản nhưng bên kia lại tưởng rằng mình được tặng cho. Như
vậy, xét về bản chất của hợp đồng đã có sự khác nhau khi một bên nhầm lẫn
rằng bản chất hợp đồng mình tham gia xác lập là hợp đồng mua bán, hợp đồng
có đền bù nhưng một bên lại nhầm lẫn bản chất của hợp đồng là hợp đồng tặng
cho, hợp đồng không có đền bù.
Trong các trường hợp dẫn đến sự nhầm lẫn bên bị nhầm lẫn phải đưa ra
chứng cứ chứng minh cho sự nhầm lẫn đó và chỉ có họ mới có quyền xin huỷ bỏ
hợp đồng và có thể yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại. Nhưng nếu chỉ cần xét một
cách khách quan đã thấy được tính chất, chất lượng bị nhầm lẫn là tính chất,
chất lượng chủ yếu của vật thì không cần phải chứng minh sự nhầm lẫn đó là sự
nhầm lẫn thông thường và áp dụng ngay cơ chế suy đoán sự nhầm lẫn đó là sự
nhầm lẫn thông thường.9
Bộ luật dân sự 2005 quy định hợp đồng giao kết do bị nhầm lẫn sẽ bị vô
hiệu và thời hiệu yêu cầu Toà án tuyên bố hợp đồng vô hiệu là 2 năm kể từ thời
điểm xác lập. Còn Bộ luật dân sự Pháp bên cạnh việc quy định thời hiệu chung
còn quy định thời hiệu riêng cho trường hợp này thời hiệu kiện huỷ hợp đồng
được tính từ ngày phát hiện ra sự nhầm lẫn đó. Như vậy sẽ hợp lí hơn và bảo vệ
tối đa quyền, lợi ích của các bên tham gia hợp đồng.
3.2. Hợp đồng được giao kết trên cở sở của sự lừa dối, đe doạ
Tuy sự nhầm lẫn và lừa dối trong hợp đồng đều có một điểm chung là bên
bị nhầm lẫn và bên bị lừa dối do hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng
hợp đồng hay bản chất của hợp đồng nên đã xác lập hợp đồng nhưng giữa nhầm
lẫn và lừa dối có những điểm khác nhau cơ bản. Trong trường hợp xác lập hợp
đồng do bị nhầm lẫn, sự nhầm lẫn có thể gây ra bởi lỗi cẩu thả, sơ suất, kém
hiểu biết của chính bên bị nhầm lẫn hoặc do lỗi vô ý của bên kia hoặc người thứ
ba. Còn trong trường hợp xác lập hợp đồng do bị lừa dối, sự nhầm lẫn chỉ có thể
gây ra bởi hành vi mang tính chất cố ý của bên kia hoặc của người thứ ba.
9
Đại cương pháp luật về hợp đồng, Corinne Renault – Brahinsky, Nxb văn hoá thông tin 2002, tr.42
34
Lừa dối trong giao dịch dân sự theo quy định tại Điều 132- Bộ luật dân sự
2005 “là hành vi cố ý của một bên hoặc của bên thứ ba nhằm làm cho bên kia
hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân
sự đã xác lập”. Sự lừa dối chỉ là nguyên nhân làm cho hợp đồng vô hiệu nếu sự
lừa dối của một bên là nguyên nhân thúc đẩy bên kia giao kết hợp đồng. Như
vậy, trong lừa dối cũng có yếu tố nhầm lẫn nhưng sự nhầm lẫn này là do đối
phương cố ý gây ra bằng những mưu mô, thủ đoạn gian xảo. Điều 1116- Bộ luật
dân sự Pháp quy định: “lừa dối là khi một bên có nhiều thủ đoạn gian dối đối với
bên kia, mà nếu không có các thủ đoạn đó thì bên kia đã không giao kết hợp
đồng. Hành vi lừa dối không được suy đoán mà phải chứng minh”. Để hình
thành hành vi lừa dối cần có hai yếu tố:
 Sự cố ý: lừa dối phải là hành vi cố ý, bên này chủ ý lừa dối bên
kia.
 Yếu tố hiện thực: phải có thủ đoạn lừa dối mới cấu thành hành vi
lừa dối. Tuy nhiên, không cần thiết thủ đoạn gian dối đó có được thực hiện, dàn
dựng hay không mà chỉ cần có sự gian dối là đủ.
Điều hiển nhiên khi một bên hoặc bên thứ ba thể hiện thủ đoạn của mình
thông qua những hành vi tích cực như: cung cấp thông tin sai sự thật, cung cấp
giấy chứng nhận giả liên quan đến tình trạng tài sản… thì được coi là hành vi
gian dối. Vậy khi một bên hoặc người thứ ba cố tình che giấu sự kiện bằng cách
im lặng hoặc không cung cấp giấy tờ liên quan đến tài sản chuyền giao hoặc
công việc phải làm thì sự không hành động đó (bất tác vi) có thể coi như hành vi
gian dối được không? Theo án lệ tại Pháp thì chỉ cần một lời nói dối cũng đủ cấu
thành sự lừa dối mà không cần phải có một thủ đoạn nào khác. Cũng theo án lệ
này thì sự im lặng, không nói lên điều mà mình có bổn phận phải nói ra cũng bị
coi là lừa dối. Ngoài ra sự lừa dối phải có tính chất quyết định đối với nạn nhân
kí kết hợp đồng. Vấn đề xem xét sự lừa dối có tính chất quyết định hay không
thuộc thẩm quyền của Toà án theo từng trường hợp cụ thể ví dụ như sự lừa dối
có thể có tính quyết định đối với người này nhưng sẽ không có tính cách quyết
định đối với người kia. Kết hợp Điều 132- Bộ luật dân sự 2005 và các quy định
35
riêng tại Điều 442 (nghĩa vụ của bên bán phải cung cấp thông tin liên quan đến
tài sản và hướng dẫn cách sử dụng tài sản cho bên mua); Điều 469 (nghĩa vụ vủa
bên tặng cho phải thông báo cho bên được tặng cho biết khuyết tật của đối tài
sản tặng cho); Điều 520 (nghĩa vụ của bên thuê dịch vụ phải cung cấp cho bên
cung ứng dịch vụ thông tin, tài liệu cần thiết để thực hiện công việc); Điều 549
(nghĩa vụ của bên đặt gia công phải cung cấp cho bên nhận gia công các giấy tờ
cần thiết liên quan đến việc gia công); Điều 560 (nghĩa vụ của bên gửi tài sản
phải báo ngay cho bên giữ biết tình trạng tài sản và biện pháp bảo quản thích
hợp đối với tài sản gửi giữ); Điều 573 (nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm phải
cung cấp cho bên bảo hiểm thông tin liên quan đến đối tượng bảo hiểm, trừ
thông tin mà bên bảo hiểm đã biết hoặc phải biết) thì ta có thể khẳng định rằng
sự không hành động (bất tác vi) thông qua việc cố tình im lặng hoặc cố tình
không cung cấp đầy đủ những tài liệu, giấy tờ cần thiết có thể bị coi là yếu tố
dẫn đến sự vô hiệu của hợp đồng.
Đe doạ theo quy định tài điều 132- Bộ luật dân sự 2005 là “hành vi cố ý
của một bên hoặc người thứ ba làm cho bên kia buộc phải thực hiện giao dịch
nhằm tránh thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản của
mình hoặc của cha, mẹ, vợ, chồng, con của mình”. So với Bộ luật dân sự 1995
thì Bộ luật dân sự 2005 đã có sự sửa đổi khi quy định them sự đe doạ đó có thể
do một bên giao kết hợp đồng thực hiện hoặc có thể do một người thứ ba thực
hiện. Mặt khác sự đe doạ này tác động đến đối tượng được quy định cụ thể là
cha, mẹ, vợ, chồng, con là hàng thừa kế thứ nhất chứ không quy định chung là “
người thân thích” như Bộ luật dân sự 1995 nữa.
Điều 1112- Bộ luật dân sự Pháp cũng quy định “đe doạ là hành vi tác
động vào suy nghĩ của một người có lí trí làm cho người này lo sợ sắp phải chịu
một thiệt hại lớn về sức khoẻ, tính mạng, hay tài sản của mình. Để xác định
hành vi đe doạ cần phải tính đến độ tuổi, giới tính và các điều kiện khác của
những người có liên quan”. Người ta có thể chia sự đe doạ ra làm hai loại như:
đe doạ về thể chất như cầm tay bắt kí kết hợp đồng, cho uống rượu say; đe doạ
về tinh thần như dùng áp lực về tinh thần để buộc một người kí kết hợp đồng.
36
Theo sự phân tích ở trên thì sự đe doạ là căn cứ để Toà án tuyên hợp đồng vô
hiệu phải thoả mãn các điều kiện:
Thứ nhất, hành vi đe doạ phải là hành vi không chính đáng cả về phương
tiện sử dụng để đe doạ cũng như mục đích theo đuổi;
Thứ hai, sự đe doạ phải là yếu tố quyết định bên bị đe doạ tham gia kí kết
hợp đồng;
Thứ ba, sự đe doạ phải có thực và mang tính chất nghiêm trọng, sự đe
doạ đó là đe doạ gây thiệt hại về tài sản, tính mạng ,sức khoẻ, danh dự, uy tín,
nhân phẩm;
Thứ tư, sự đe doạ ở đây phải là đe doạ gây thiệt hại ngay tức khắc và
người bị đe doạ phải thực sự lo sợ vào thời điểm giao kết hợp đồng.10
Những hợp đồng được xác lập do bị lừa dối, đe doạ chỉ bị vô hiệu khi có
yêu cầu của bên bị lừa dối, bị đe doạ và Toà án chấp nhận yêu cầu đó. Những
giao dịch được xác lập do tác động này vẫn có hiệu lực nếu không có yêu cầu
của bên bị lừa dối, bị đe doạ. Sự đe doạ sẽ không bị coi là nguyên nhân dẫn đến
hợp đồng vô hiệu nếu đó chỉ là việc thực hiện một quyền lợi chính đáng. Ví dụ
như: một người làm công đã phạm tội ăn trộm đồ của chủ nhân, người làm công
đó buộc phải chấm dứt hợp đồng lao động vì chủ nhân đe doạ kiện anh ta ra
trước toà. Hay lòng tôn kính của con cháu đối với ông bà không được coi là đe
doạ khiến cho hợp đồng vô hiệu. Ví dụ như một người đe doạ ép buộc ông bà
mình phải kí kết hợp đồng với mình nếu không anh ta sẽ không kính trọng ông
bà sẽ không thể là căn cứ khiến hợp đồng bị vô hiệu.
Hợp đồng xác lập dựa trên sự lừa dối hay đe doạ đều vô hiệu tương đối và
thời hiệu yêu cầu Toà án tuyên bố hợp đồng vô hiệu trong trường hợp này là 2
năm kể từ ngày xác lập. Còn theo Bộ luật dân sự Pháp thì thời hiệu yêu cầu Toà
án tuyên hợp đồng vô hiệu do bị lừa dối là 5 năm được tính từ thời điểm phát
hiện ra sự lừa dối đó và thời hiệu yêu cầu Toà án tuyên bố hợp đồng vô hiệu do
bị đe doạ được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi đe doạ đó. Như vậy sẽ hợp lí
hơn trong việc bảo vệ quyền lợi cho bên bị lừa dối, bị đe doạ bởi dù thời hiệu
10
Đại cương pháp luật về hợp đồng, Corinne Renault – Brahinsky, Nxb văn hoá thông tin 2002, tr.48
Các Điều Kiện Có Hiệu Lực Của Hợp Đồng Dân Sự
Các Điều Kiện Có Hiệu Lực Của Hợp Đồng Dân Sự
Các Điều Kiện Có Hiệu Lực Của Hợp Đồng Dân Sự
Các Điều Kiện Có Hiệu Lực Của Hợp Đồng Dân Sự
Các Điều Kiện Có Hiệu Lực Của Hợp Đồng Dân Sự
Các Điều Kiện Có Hiệu Lực Của Hợp Đồng Dân Sự
Các Điều Kiện Có Hiệu Lực Của Hợp Đồng Dân Sự
Các Điều Kiện Có Hiệu Lực Của Hợp Đồng Dân Sự
Các Điều Kiện Có Hiệu Lực Của Hợp Đồng Dân Sự
Các Điều Kiện Có Hiệu Lực Của Hợp Đồng Dân Sự
Các Điều Kiện Có Hiệu Lực Của Hợp Đồng Dân Sự
Các Điều Kiện Có Hiệu Lực Của Hợp Đồng Dân Sự
Các Điều Kiện Có Hiệu Lực Của Hợp Đồng Dân Sự
Các Điều Kiện Có Hiệu Lực Của Hợp Đồng Dân Sự
Các Điều Kiện Có Hiệu Lực Của Hợp Đồng Dân Sự
Các Điều Kiện Có Hiệu Lực Của Hợp Đồng Dân Sự

More Related Content

Similar to Các Điều Kiện Có Hiệu Lực Của Hợp Đồng Dân Sự

Một số vấn đề pháp lý cơ bản của luật ký kết và gia nhập thực hiện điều ước q...
Một số vấn đề pháp lý cơ bản của luật ký kết và gia nhập thực hiện điều ước q...Một số vấn đề pháp lý cơ bản của luật ký kết và gia nhập thực hiện điều ước q...
Một số vấn đề pháp lý cơ bản của luật ký kết và gia nhập thực hiện điều ước q...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Ve tai san tri tue tu do kinh doanh tu do hop dong va ... tckhpl so 2(69)-2012
Ve tai san tri tue   tu do kinh doanh tu do hop dong va ... tckhpl so 2(69)-2012Ve tai san tri tue   tu do kinh doanh tu do hop dong va ... tckhpl so 2(69)-2012
Ve tai san tri tue tu do kinh doanh tu do hop dong va ... tckhpl so 2(69)-2012Hung Nguyen
 
lds_doan_viet_dung_don_phuong_cham_dut_thuc_hien_hop_dong_th_D2gMu9EYkAYrms_0...
lds_doan_viet_dung_don_phuong_cham_dut_thuc_hien_hop_dong_th_D2gMu9EYkAYrms_0...lds_doan_viet_dung_don_phuong_cham_dut_thuc_hien_hop_dong_th_D2gMu9EYkAYrms_0...
lds_doan_viet_dung_don_phuong_cham_dut_thuc_hien_hop_dong_th_D2gMu9EYkAYrms_0...nguyehieu1
 
HỢP ĐỒNG KINH TẾ VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP PHÁT SINH  - TẢI FR...
HỢP ĐỒNG KINH TẾ VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP PHÁT SINH  - TẢI FR...HỢP ĐỒNG KINH TẾ VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP PHÁT SINH  - TẢI FR...
HỢP ĐỒNG KINH TẾ VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP PHÁT SINH  - TẢI FR...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Giaodichdansu hopdongdansu
Giaodichdansu hopdongdansuGiaodichdansu hopdongdansu
Giaodichdansu hopdongdansuNgọc Ngố
 
Hiệu lực của hợp đồng theo qui định của pháp luật việt nam
Hiệu lực của hợp đồng theo qui định của pháp luật việt namHiệu lực của hợp đồng theo qui định của pháp luật việt nam
Hiệu lực của hợp đồng theo qui định của pháp luật việt namhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Luan an hieu luc cua hop dong theo qui dinh cua phap luat viet nam
Luan an   hieu luc cua hop dong theo qui dinh cua phap luat viet namLuan an   hieu luc cua hop dong theo qui dinh cua phap luat viet nam
Luan an hieu luc cua hop dong theo qui dinh cua phap luat viet namHung Nguyen
 
phân tich quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng theo quy định của bộ luật dân sự...
phân tich quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng theo quy định của bộ luật dân sự...phân tich quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng theo quy định của bộ luật dân sự...
phân tich quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng theo quy định của bộ luật dân sự...hieu anh
 

Similar to Các Điều Kiện Có Hiệu Lực Của Hợp Đồng Dân Sự (20)

Một số vấn đề pháp lý cơ bản của luật ký kết và gia nhập thực hiện điều ước q...
Một số vấn đề pháp lý cơ bản của luật ký kết và gia nhập thực hiện điều ước q...Một số vấn đề pháp lý cơ bản của luật ký kết và gia nhập thực hiện điều ước q...
Một số vấn đề pháp lý cơ bản của luật ký kết và gia nhập thực hiện điều ước q...
 
Cơ Sở Lý Luận Hợp Đồng Liên Doanh Trong Kinh Doanh Dịch Vụ Viễn Thông Ở Vi...
Cơ Sở Lý Luận Hợp Đồng Liên Doanh Trong Kinh Doanh Dịch Vụ Viễn Thông Ở Vi...Cơ Sở Lý Luận Hợp Đồng Liên Doanh Trong Kinh Doanh Dịch Vụ Viễn Thông Ở Vi...
Cơ Sở Lý Luận Hợp Đồng Liên Doanh Trong Kinh Doanh Dịch Vụ Viễn Thông Ở Vi...
 
Cơ Sở Lý Luận Hợp Đồng Liên Doanh Trong Kinh Doanh Dịch Vụ Viễn Thông Ở Vi...
Cơ Sở Lý Luận Hợp Đồng Liên Doanh Trong Kinh Doanh Dịch Vụ Viễn Thông Ở Vi...Cơ Sở Lý Luận Hợp Đồng Liên Doanh Trong Kinh Doanh Dịch Vụ Viễn Thông Ở Vi...
Cơ Sở Lý Luận Hợp Đồng Liên Doanh Trong Kinh Doanh Dịch Vụ Viễn Thông Ở Vi...
 
Những điểm cần lưu ý khi chuẩn bị soạn thảo hợp đồng
Những điểm cần lưu ý khi chuẩn bị soạn thảo hợp đồngNhững điểm cần lưu ý khi chuẩn bị soạn thảo hợp đồng
Những điểm cần lưu ý khi chuẩn bị soạn thảo hợp đồng
 
Ve tai san tri tue tu do kinh doanh tu do hop dong va ... tckhpl so 2(69)-2012
Ve tai san tri tue   tu do kinh doanh tu do hop dong va ... tckhpl so 2(69)-2012Ve tai san tri tue   tu do kinh doanh tu do hop dong va ... tckhpl so 2(69)-2012
Ve tai san tri tue tu do kinh doanh tu do hop dong va ... tckhpl so 2(69)-2012
 
BÀI MẪU khóa luận hợp đồng vô hiệu, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU khóa luận hợp đồng vô hiệu, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU khóa luận hợp đồng vô hiệu, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU khóa luận hợp đồng vô hiệu, HAY, 9 ĐIỂM
 
Các Loại Giao Dịch Dân Sự
Các Loại Giao Dịch Dân SựCác Loại Giao Dịch Dân Sự
Các Loại Giao Dịch Dân Sự
 
Hợp đồng là gì ? Vi phạm hợp đồng là gì ?
Hợp đồng là gì ? Vi phạm hợp đồng là gì ?Hợp đồng là gì ? Vi phạm hợp đồng là gì ?
Hợp đồng là gì ? Vi phạm hợp đồng là gì ?
 
lds_doan_viet_dung_don_phuong_cham_dut_thuc_hien_hop_dong_th_D2gMu9EYkAYrms_0...
lds_doan_viet_dung_don_phuong_cham_dut_thuc_hien_hop_dong_th_D2gMu9EYkAYrms_0...lds_doan_viet_dung_don_phuong_cham_dut_thuc_hien_hop_dong_th_D2gMu9EYkAYrms_0...
lds_doan_viet_dung_don_phuong_cham_dut_thuc_hien_hop_dong_th_D2gMu9EYkAYrms_0...
 
Cơ Sở Lý Luận Hợp Đồng Ủy Quyền Trong Giao Dịch Đối Với Nhà Ở Chung Cư
Cơ Sở Lý Luận Hợp Đồng Ủy Quyền Trong Giao Dịch Đối Với Nhà Ở Chung CưCơ Sở Lý Luận Hợp Đồng Ủy Quyền Trong Giao Dịch Đối Với Nhà Ở Chung Cư
Cơ Sở Lý Luận Hợp Đồng Ủy Quyền Trong Giao Dịch Đối Với Nhà Ở Chung Cư
 
Cơ Sở Lý Luận Hợp Đồng Ủy Quyền Trong Giao Dịch Đối Với Nhà Ở Chung Cư
Cơ Sở Lý Luận Hợp Đồng Ủy Quyền Trong Giao Dịch Đối Với Nhà Ở Chung CưCơ Sở Lý Luận Hợp Đồng Ủy Quyền Trong Giao Dịch Đối Với Nhà Ở Chung Cư
Cơ Sở Lý Luận Hợp Đồng Ủy Quyền Trong Giao Dịch Đối Với Nhà Ở Chung Cư
 
HỢP ĐỒNG KINH TẾ VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP PHÁT SINH  - TẢI FR...
HỢP ĐỒNG KINH TẾ VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP PHÁT SINH  - TẢI FR...HỢP ĐỒNG KINH TẾ VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP PHÁT SINH  - TẢI FR...
HỢP ĐỒNG KINH TẾ VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP PHÁT SINH  - TẢI FR...
 
Tiểu Luận Phương Thức Thực Hiện Điều Ước Quốc Tế Trong Luật Quốc Tế.docx
Tiểu Luận Phương Thức Thực Hiện Điều Ước Quốc Tế Trong Luật Quốc Tế.docxTiểu Luận Phương Thức Thực Hiện Điều Ước Quốc Tế Trong Luật Quốc Tế.docx
Tiểu Luận Phương Thức Thực Hiện Điều Ước Quốc Tế Trong Luật Quốc Tế.docx
 
Giaodichdansu hopdongdansu
Giaodichdansu hopdongdansuGiaodichdansu hopdongdansu
Giaodichdansu hopdongdansu
 
Hiệu lực của hợp đồng theo qui định của pháp luật việt nam
Hiệu lực của hợp đồng theo qui định của pháp luật việt namHiệu lực của hợp đồng theo qui định của pháp luật việt nam
Hiệu lực của hợp đồng theo qui định của pháp luật việt nam
 
Luan an hieu luc cua hop dong theo qui dinh cua phap luat viet nam
Luan an   hieu luc cua hop dong theo qui dinh cua phap luat viet namLuan an   hieu luc cua hop dong theo qui dinh cua phap luat viet nam
Luan an hieu luc cua hop dong theo qui dinh cua phap luat viet nam
 
Pháp luật chuyên sâu về các loại hợp đồng - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
Pháp luật chuyên sâu về các loại hợp đồng - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149Pháp luật chuyên sâu về các loại hợp đồng - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
Pháp luật chuyên sâu về các loại hợp đồng - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
 
phân tich quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng theo quy định của bộ luật dân sự...
phân tich quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng theo quy định của bộ luật dân sự...phân tich quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng theo quy định của bộ luật dân sự...
phân tich quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng theo quy định của bộ luật dân sự...
 
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA.docxCƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA.docx
 
Luận văn: Tự do giao kết hợp đồng - Những vấn đề lý luận, 9 ĐIỂM
Luận văn: Tự do giao kết hợp đồng - Những vấn đề lý luận, 9 ĐIỂMLuận văn: Tự do giao kết hợp đồng - Những vấn đề lý luận, 9 ĐIỂM
Luận văn: Tự do giao kết hợp đồng - Những vấn đề lý luận, 9 ĐIỂM
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877

Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877 (20)

Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
 
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y TếHoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
 
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
 
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
 
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
 
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
 
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
 
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện TafQuy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
 
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng CáoThực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
 
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu TưHoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
 

Recently uploaded

ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoidnghia2002
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfXem Số Mệnh
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptPhamThiThuThuy1
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàNguyen Thi Trang Nhung
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfXem Số Mệnh
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiNgocNguyen591215
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietKiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietNguyễn Quang Huy
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnpmtiendhti14a5hn
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxTrnHiYn5
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docxasdnguyendinhdang
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxDungxPeach
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfhoangtuansinh1
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietKiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 

Các Điều Kiện Có Hiệu Lực Của Hợp Đồng Dân Sự

  • 1. LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỀ TÀI : CÁC ĐIỀU KIỆN CÓ HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG DÂN SỰ NHẬN VIẾT THUÊ LUẬN VĂN ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ : 0917.193.864 WEBSITE:LUANVANLUAT.COM
  • 2. 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Hợp đồng dân sự là một mảng quan hệ pháp luật vô cùng quan trọng, là một trong những chế định pháp lí cổ xưa nhất, xuất hiện sớm nhất trong nội dung luật dân sự. Hợp đồng dân sự là sự khái quát một cách toàn diện các hình thức giao lưu dân sự phong phú của con người, là một trong những phương thức hữu hiệu để các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Từ những năm đầu của thời kì đổi mới một loạt các văn bản pháp luật điều chỉnh quan hệ hợp đồng đã ra đời như: Pháp lệnh hợp đồng kinh tế (1989); Pháp lệnh hợp đồng dân sự (1991) và trong 2 pháp lệnh về chuyển giao công nghệ và sở hữu trí tuệ cũng có phần quy định về vấn đề hợp đồng. Đến khi Bộ luật dân sự 1995 ra đời và được sửa đổi, bổ sung tại Bộ luật dân sự 2005 thì hợp đồng dân sự đã được xem xét, quy định một cách đầy đủ, toàn diện hơn. Bộ luật dân sự 2005 được Quốc hội thông qua ngày 14/6/2005, có hiệu lực ngày 01/01/2006 tạo ra một hành lang pháp lí quan trọng cho giao lưu dân sự, thể hiện một bước tiến cao hơn trong tư duy lập pháp, hành pháp và tư pháp của những nhà làm luật. Các nhà lập pháp Việt Nam đã có sự tiếp thu, học hỏi những quy định pháp luật từ thực tiễn cũng như luật pháp của các nước trên thế giới, cân nhắc chúng cùng với hoàn cảnh thực tế tại Việt Nam để đưa ra một văn bản có tính chuẩn mực pháp lí cao trong hệ thống pháp luật dân sự.Chế định hợp đồng dân sự chiếm tới hơn 200 điều trong tổng số 777 điều của Bộ luật dân sự. Bên cạnh những quy định mang tính khái quát về hợp đồng, Bộ luật dân sự cũng có những quy định riêng về 16 loại hợp đồng thông dụng tạo cơ sở pháp lí cho việc áp dụng và giải quyết các tranh chấp dân sự liên quan đến vấn đề hợp đồng. Hiện nay Việt Nam đang đẩy mạnh quá trình xây dựng và phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện mục tiêu đảm bảo công bằng xã hội. Hơn nữa, đã hơn một năm qua Việt Nam
  • 3. 2 gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO), đang trên đà hội nhập nền kinh tế toàn cầu, quá trình hội nhập mở ra nhiều cơ hội nhưng cũng có nhiều thách thức. Chừng nào pháp luật nói chung và những quy định về hợp đồng dân sự nói riêng chưa trở thành công cụ cơ bản để điều chỉnh quan hệ xã hội thì chừng đó Việt Nam vẫn còn đứng ngoài sự phát triển chung của thế giới. Các tranh chấp về hợp đồng dân sự cũng ngày một gia tăng và mức độ phức tạp ngày càng cao đòi hỏi pháp luật về hợp đồng dân sự phải hoàn thiện hơn để giải quyết một cách triệt để. Khó khăn trong việc giải quyết các tranh chấp liên quan đến hợp đồng dân sự là do các bên không tuân thủ các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng. Để giải quyết được các tranh chấp đó một câu hỏi đặt ra: “Liệu có tồn tại hợp đồng hay không?” và “Hợp đồng có hiệu lực hay không?” để từ đó xác định các bên có quyền và nghĩa vụ gì. Vì vậy, những quy định về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh những quan hệ giao lưu dân sự của nền kinh tế thị trường. Các quy định này không tồn tại độc lập mà có sự liên hệ chặt chẽ với các quy định khác trong Bộ luật dân sự 2005. Các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng góp phần nâng cao ý thức cuả các chủ thể tham gia vào quan hệ hợp đồng, giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp phát sinh trong quá trình giao kết, thực hiện hợp đồng cũng như bảo vệ quyền lợi của các chủ thể tham gia vào quan hệ hợp đồng và tạo nên sự bình đẳng trong giao lưu dân sự. Vì những lí do trên mà em đã lựa chọn đề tài: “Các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự” nhằm góp phần làm sáng tỏ những quy định của Bộ luật dân sự 2005 về những điều kiện có hiệu lực của hợp đồng và đưa ra một số phân tích, bình luận về vấn đề này. 2. Phạm vi của đề tài Đề tài tập trung đưa ra những khái niệm chung và những vấn đề lí luận liên quan đến điều kiện có hiệu lực của hợp đồng theo khoa học pháp lí, pháp luật của Việt Nam và một số nước. Bên cạnh đó đề tài phân tích những quy định của pháp luật dân sự Việt Nam, Bộ luật dân sự 2005 về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng và mối quan hệ giữa chúng với tổng thể nội dung của Bộ luật dân sự. 3. Phương pháp nghiên cứu
  • 4. 3 Đề tài lấy quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử làm cơ sở và phương pháp luận để nghiên cứu đề tài. Ngoài ra, phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, phương pháp phân tích quy phạm được sử dụng nhằm giải quyết vấn đề một cách hợp lí và rõ ràng nhất. 4. Kết cấu của đề tài Khoá luận gồm có: phần mở đầu, ba chương với nội dung như sau: Chương I. Khái quát chung về hợp đồng Chương II. Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng
  • 5. 4 CHƯƠNG I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG 1. Khái niệm hợp đồng và đặc điểm của hợp đồng Thật khó có thể biết chính xác thuật ngữ” “hợp đồng” xuất hiện từ khi nào. Chỉ biết rằng thuật ngữ “hợp đồng”(contractus) phát sinh từ động từ “ contrahere” trong tiếng Latinh có nghĩa là “ràng buộc” và xuất hiện đầu tiên ở La Mã vào thế kỉ V-IV trước Công nguyên. Sau khi đế quốc La Mã tan rã (khoảng thế kỉ V-VI sau Công nguyên), các nước Châu Âu chấp nhận nhận dùng thuật ngữ “hợp đồng” khởi nguồn từ luật La Mã. Ở Việt Nam, thuật ngữ “khế ước” chỉ mới xuất hiện khi các bộ dân luật Nam Kì, Bắc Kì, Trung Kì lần luợt được ban hành. Khái niệm hợp đồng cũng có một quá trình phát triển theo thời gian. Bắt đầu từ khái niệm khế ước được quy định tại Điều 644 đoạn 2 Bộ dân luật Bắc kì (1931): “khế ước là hợp ước của một người hay nhiều người cam đoan với một hay nhiều người khác để chuyển hữu, tác động hay bất tác động”. Như vậy, Bộ dân luật Bắc Kì nhìn nhận hợp đồng là một hợp ước giữa cá nhân với cá nhân hoặc giữa một nhóm người với nhau nhằm mục đích chuyển giao quyền sở hữu, thực hiện một công việc hay không được thực hiện một công việc nào đó. Cho đến khái niệm pháp lí tổng quát về khế ước quy định ở Điều 680 Bộ dân luật Trung Kì (1936): “khế ước là hiệp ước của một người hay nhiều người cam đoan với một hay nhiều người khác để cam đoan với một hay nhiều người khác để chuyển giao, để làm hay không làm cái gì” thì khái niệm về hợp đồng cũng chỉ là sự thay thế về ngôn từ sử dụng sao cho mang tính chất thuần việt hơn. Tiếp đến là khái niệm “hợp đồng kinh tế là sự thoả thuận bằng văn bản, tài liệu giao dịch giữa các bên kinh tế về việc thực hiện công việc sản xuất, trao đổi hàng hoá, dịch vụ, nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật và các thoả thuận khác có mục đích kinh doanh
  • 6. 5 với sự quy định rõ ràng về quyền và nghĩa vụ của mỗi bên để xây dựng và thực hiện kế hoạch” (Pháp lệnh hợp đồng kinh tế 1989) thì khái niệm hợp đồng được xem xét dưới góc độ là hợp đồng kinh tế. Theo đó, hợp đồng là sự thoả thuận nhưng phải được thể hiện dưới hình thức nhất định bằng văn bản hay tài liệu giao dịch. Nội dung thoả thuận của hợp đồng về các lĩnh vực đã được liệt kê một cách cụ thể trong điều luật và mục đích của hợp đồng là mục đích kinh doanh. Sau đó là sự thay đổi bằng khái niệm “Hợp đồng dân sự là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên trong mua, bán, thuê, vay mượn, tặng cho tài sản, làm hay không làm một việc, dịch vụ hoặc các thoả thuận khác mà trong đó một hoặc các bên nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng” (Điều 1- Pháp lệnh hợp đồng dân sự 1991). Đây là một khái niệm về hợp đồng rộng hơn so với khái niệm về hợp đồng kinh tế được quy định trong Pháp lệnh hợp đồng kinh tế 1989. Hợp đồng dân sự theo đó được hiểu là sự thoả thuận giữa các bên và từ sự thoả thuận đó sẽ làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt quyền, nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán, hợp đồng thuê tài sản, hợp đồng vay mượn tài sản, hợp đồng tặng cho,… đã được điều luật liệt kê. Mục đích của hợp đồng nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng. Tiếp đến khái niệm hợp đồng một lần nữa khẳng định lại tại Điều 394- Bộ luật dân sự 1995 và Điều 388- Bộ luật dân sự 2005: “hợp đồng là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”. Khái niệm hợp đồng được đưa ra một cách khái quát hơn theo đó hợp đồng chính là sự thoả thuận giữa các bên, từ sự thoả thuận ấy làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt các quyền, nghĩa vụ dân sự và đối tượng của hợp đồng là việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ dân sự. Để hiểu rõ hơn về khái niệm hợp đồng chúng ta sẽ lần lượt xem xét các đặc điểm của hợp đồng đó là: 1.1. Hợp đồng là hành vi pháp lí song phương Điều 121- Bộ luật dân sự 2005 quy định: “Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lí đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”. Hợp đồng là một loại giao dịch dân sự phổ biến nhất trong đời sống hàng ngày. Theo Điều 388- Bộ luật dân sự 2005 cũng quy định: “hợp đồng
  • 7. 6 là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”. Hợp đồng là sự thoả thuận giữa các bên – như vậy, hợp đồng là hành vi pháp lí song phương. Hành vi pháp lí này đòi hỏi sự thể hiện và thống nhất ý chí của hai hay nhiều bên làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Hành vi pháp lí này cũng khác so với hành vi pháp lí đơn phương – giao dịch trong đó thể hiện ý chí của một bên làm phát sinh hệ quả pháp lí. Hành vi pháp lí đơn phương chỉ được xác lập theo ý chí của một chủ thể duy nhất như hành vi lập di chúc hay hành vi từ chối hưởng di chúc… Tính chất của hợp đồng là sự thống nhất ý chí giữa hai hay nhiều người. Mục đích của hợp đồng chính là việc mỗi bên theo đuổi những lợi ích riêng của mình và hợp đồng là kết quả của sự dung hoà các lợi ích đối lập nhau. Thông thường hợp đồng có hai bên tham gia trong đó thể hiện sự thống nhất ý chí của các chủ thể trong một quan hệ cụ thể (mua, bán, cho thuê…), nhưng bên cạnh đó cũng tồn tại hợp đồng có nhiều bên tham gia và mỗi bên trong hợp đồng có thể có một hoặc nhiều chủ thể tham gia. Trong hợp đồng ý chí của mỗi bên đòi hỏi phải có sự thống nhất ý chí để hình thành nên hợp đồng. Hành vi pháp lí là hành vi có mục đích của các chủ thể nhằm phát sinh hệ quả pháp lí. Đó là phương tiện để thực hiện ý chí của các chủ thể tạo ra các quan hệ xã hội nói chung và các quan hệ pháp luật dân sự nói riêng. Hành vi pháp lí chính là những sự kiện xuất hiện theo ý chí của con người và sự hiện diện của chúng đưa đến những hệ quả pháp lí nhất định mà pháp luật đã quy định. Nhưng để một hành vi pháp lí làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt một quan hệ pháp luật dân sự thì hành vi đó phải là hành vi mà chủ thể thực hiện phải phản ánh đúng ý chí của chủ thể đó. Sự phản ánh đúng ý chí của chủ thể được biểu hiện trên hai mặt là chủ quan và khách quan. Mặt chủ quan của sự thể hiện ý chí biểu hiện khả năng của chủ thể tự xác định cho mình mục đích hành động và định hướng cho hành động đạt được mục đích đã xác định trước. Để được như vậy ý chí đó phải có tính độc lập, phản ánh thái độ tự nguyện, tự giác của chủ thể và ý chí đó được biểu hiện ra bên ngoài dưới một hình thức nhất
  • 8. 7 định. Mặt khách quan của sự thể hiện ý chí là ý chí đó phải được thể hiện ra bên ngoài cho mọi người biết dưới một hành vi nhất định. Chủ thể tham gia vào hợp đồng phải có sự thống nhất ý chí và thể hiện ý chí đó ra bên ngoài. Hợp đồng được tạo lập là do sự hợp tác của hai hay nhiều bên, giữa các bên đã có sự thoả thuận, sự thoả thuận này đủ để tạo lập nên hợp đồng. Nguyên tắc thoả thuận ý chí là một tiến bộ quan trọng của kĩ thuật pháp lí hiện đại vì nguyên tắc ấy đã nới rộng phạm vi của hợp đồng. Sự thoả thuận đó không cần phải theo một công thức nào cả do đó người ta có thể lập hợp đồng bằng cách trao đổi thư tay, thư điện tử hay qua điện thoại. Ý chí của các chủ thể sẽ không làm phát sinh bất cứ một hệ quả pháp lí nào nếu nó không được biểu hiện ra bên ngoài cho mọi người biết dưới một hình thức nhất định. Nguyên tắc này được mặc nhiên công nhận tại Điều 401- Bộ luật dân sự 2005 theo đó hợp đồng có thể giao kết bằng lời nói, văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể… khi đó mới làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt một hợp đồng dân sự. Nhưng sự thoả thuận ý chí về cùng một đối tượng chưa đủ tạo lập nên hợp đồng mà hành vi thể hiện ý chí đó phải đáp ứng các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng. Hợp đồng là một loại giao dịch dân sự nên hợp đồng cũng chỉ có giá trị pháp lí khi thoả mãn các điều kiện có hiệu lực của giao dich dân sự theo Điều 122- Bộ luật dân sự 2005 đó là: * Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự; * Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội; * Nguời tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện; * Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch trong trường hợp pháp luật có quy định. Các điều kiện này sẽ đảm bảo cho các giao dịch được xác lập hợp pháp, được bảo đảm thực hiện bằng pháp luật, là công cụ quan trọng thoả mãn nhu cầu trao đổi, giao lưu dân sự của các chủ thể. 1.2. Hợp đồng- nguồn chủ yếu làm phát sinh nghĩa vụ
  • 9. 8 Các quốc gia trên thế giới có những định nghĩa khác nhau về hợp đồng như Điều 1101 Bộ luật dân sự Pháp 1804 quy định: “hợp đồng là sự thoả thuận giữa hai hay nhiều bên về việc chuyển giao vật, làm hay không làm một việc việc”. Hợp đồng là sự thoả thuận mà sự thoả thuận này là về việc chuyển giao vật, làm hay không làm một việc. Đó cũng chính là đối tượng của nghĩa vụ dân sự được quy định ở Điều 282- Bộ luật dân sự 2005. Như vậy, theo Bộ luật dân sự Pháp ta hiểu hợp đồng là sự thoả thuận giữa các bên về các đối tượng của nghĩa vụ dân sự. Hay như Điều 420- Bộ luật dân sự Nga 1994 quy định: “ hợp đồng là sự thoả thuận giữa hai hay nhiều bên vê việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự” thì khái niệm về hợp đồng được đưa ra hoàn toàn giống Bộ luật dân sự của Việt Nam. Còn trong Điều 1-201 Bộ luật thương mại chuẩn thống nhất Hoa Kì hợp đồng lại được định nghĩa là “khối nghĩa vụ pháp lí phát sinh từ sự thoả thuận giữa các bên theo quy định của luật này và những luật có liên quan” thì hợp đồng được nhìn nhận là một khối nghĩa vụ pháp lí đạt được dựa trên sự thoả thuận nhưng phải căn cứ trên những quy định của pháp luật quốc gia. Như vậy có thể khẳng định được rằng, dù nhìn nhận hợp đồng với các góc độ khác nhau nhưng nhìn chung hợp đồng chính là căn cứ chủ yếu làm phát sinh nghĩa vụ. Theo Điều 13-khoản 1 Bộ luật dân sự 2005, giao dịch dân sự là một trong những căn cứ xác lập quyền và nghĩa vụ dân sự. Cũng theo Điều 281- khoản 1 Bộ luật dân sự 2005 căn cứ phát sinh nghĩa vụ dân sự là hợp đồng dân sự. Hợp đồng là kết quả của sự thống nhất ý chí tự nguyện, trở thành nguồn chủ yếu làm phát sinh nghĩa vụ. Nghĩa vụ dân sự theo định nghĩa tại Điều 280- Bộ luật dân sự 2005 “là việc mà theo đó một hoặc nhiều chủ thể (sau đây gọi chung là bên có nghĩa vụ) phải chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có giá, thực hiện công việc hoặc không thực hiện công việc nhất định vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể khác (sau đây gọi chung là bên có quyền). Theo như cách định nghiã trên nghĩa vụ được hiểu là mối quan hệ về mặt pháp lí. Như vậy có lẽ chưa được chính xác và cách định nghiã này cũng khác so với cách định nghĩa ở các bộ dân luật ở Việt Nam trước đó như Điều 644-Bộ dân luật Bắc Kì
  • 10. 9 1931“nghĩa vụ là mối liên lạc về luật thực tại hay luật thiên nhiên, bó buộc một hay nhiều người phải làm hay đừng làm sự gì đối với một hay nhiều người đó. Người bị bó buộc vào nghĩa vụ gọi là người mắc nợ, người được hưởng nghĩa vụ gọi là chủ nợ”. Có thể thấy rằng tuy có khác nhau về ngôn từ nhưng nghĩa vụ trong các quy định nói trên đều được hiểu thống nhất là một quan hệ pháp luật khi xem xét nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng. Như vậy, hợp đồng là một loại giao dịch dân sự, là hành vi pháp lí song phương, là căn cứ phát sinh nghĩa vụ. Nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng trở thành hình thức pháp lí chủ yếu mà nhờ đó các quan hệ dân sự phong phú, đa dạng của nền kinh tế được xác lập, củng cố. 2. Sơ lược lịch sử của chế định hợp đồng Hợp đồng được coi là một trong những chế định pháp lí cổ xưa nhất, trước nó có lẽ là chế định nghĩa vụ ngoài hợp đồng. Đối với giới luật gia, hợp đồng là một trong những khái niệm trung tâm của Luật dân sự, một trong những đối tượng điều chỉnh của khoa học pháp lí. Ở những nước Châu Âu bộ môn lí thuyết về hợp đồng đã có bề dày lịch sử hàng ngàn năm nhưng ở Việt Nam cho đến những năm cuối của thế kỉ XIX và những năm đầu của thế kỉ XX thuật ngữ “ khế ước” hay “ hợp đồng” mới bắt đầu được ghi nhận trong các văn bản chính thức của nhà nước. Trước tiên phải kể đến Bộ dân luật giản yếu Nam Kì (1883), Bộ dân luật Bắc Kì (1931) và Bộ dân luật Trung Kì (1936). Vậy Hợp đồng trong Bộ luật dân sự được hình thành từ đâu? Chúng ta hãy xem xét sự hình thành và phát triển của hợp đồng trên thế giới và tại Việt Nam. Trong lịch sử văn minh thế giới, sự hình thành chế định hợp đồng gần như xuất hiện cùng các nhu cầu giao lưu mang tính tài sản trong xã hội. Trước hết và quan trọng nhất là nhu cầu giao lưu giữa mọi người với nhau nhằm hướng tới một kết quả vật chất nhất định phù hợp với lợi ích của tất cả các bên. Theo thời gian do sự phát triển mạnh mẽ và đa dạng của các hình thức giao lưu đó, một nhu cầu mới nảy sinh đó là nhu cầu cần thiết phải có các mô hình xử sự chung do nhà nước quy định để các bên tuỳ ý lựa chọn hoặc có thể do chính các bên tự
  • 11. 10 mình thiết lập. Các mô hình xử sự đó được pháp luật định danh với tên gọi “khế ước” hay “ hợp đồng”. Ở Châu Âu, sự khởi đầu của chế định hợp đồng gắn liền với Luật La Mã cổ đại. Ngay từ thế kỉ V-IV trước công nguyên người La Mã đã biết đến và xây dựng hệ thống những thuật ngữ, những khái niệm, những phạm trù pháp lí có giá trị phổ biến toàn nhân loại về các vấn đề cơ bản nhất của chế định hợp đồng như: hợp đồng (contractus) và mục đích, căn cứ hợp đồng (causa), hợp đồng miệng và hợp đồng viết, hợp đồng thực tế và hợp đồng ưng thuận (res và consensus), ý chí và thể hiện ý chí (id quod actum est và id quod dictum est)….. Nó đã thật sự là khuôn mẫu để điều chỉnh toàn diện những quan hệ hợp đồng theo quan điểm hiện nay và nhờ vào những giá trị phổ biến mang tính thời đại ấy mà chế định hợp đồng khởi nguồn từ Luật La Mã đã được du nhập một cách tự giác vào Tây Âu cùng với phong trào Phục Hưng diễn ra vào thế kỉ XII- XIII và sau đó phát triển mạnh mẽ tại lãnh thổ nhiều nước như: Pháp, Đức, Hà Lan. Đến thế kỉ XVIII, XIX và XX, với sự toả sáng của ngành khoa học pháp lí có hàng ngàn năm bề dày lịch sử và do tác động của sự phát triển các quan hệ kinh tế- xã hội, chế định hợp đồng đã lần lượt được các nước Châu Âu pháp điển hoá khi xây dựng những Bộ luật dân sự đầu tiên của mình. Từ đó vị trí, vai trò của chế định hợp đồng trong hệ thống pháp luật dân sự ngày càng được khẳng định và khi bàn đến xu hướng phát triển của luật dân sự một nhà triết học và xã hội học nổi tiếng người Pháp đã dự đoán rằng: “ hợp đồng chiếm 9/10 dung luợng các bộ luật dân sự hiện hành và đến một lúc nào đó tất cả các điều khoản của bộ luật, từ điều khoản thứ nhất đến điều khoản cuối cùng đều quy định về hợp đồng”1 Khác với những gì diễn ra ở Châu Âu, sự hình thành và phát triển của pháp luật hợp đồng ở Việt Nam cho đến thế kỉ XIX chưa thực sự tồn tại theo đúng nghĩa khoa học của thuật ngữ này. Chúng ta hãy cùng xem xét lịch sử pháp luật hợp đồng tại Việt Nam để thấy được sự khác biệt đó. 1 M.I. Bragins kij i, V.V. Vitrijanskiji, luËt hîp ®ång, Nxb Statut, M¸txc¬va, 1998,Tr.6
  • 12. 11 Trong suốt quá trình lịch sử của mình, xã hội phong kiến Việt Nam trên nhiều phương diện được xây dựng rập khuôn theo mô hình của xã hội phong kiến Trung Quốc. Các triều đại phong kiến Việt Nam luôn dựa vào Nho giáo như một hệ tư tưởng chính thống để xây dựng và quản lí xã hội. Ý muốn đặt mình vào hệ thống và đạo lí Nho giáo được biểu hiện rõ nét trong những cố gắng của các triều đại phong kiến nhằm duy trì một xã hội ổn định với 4 tầng lớp (tứ dân) từ cao đến thấp: sĩ, nông, công, thương. Các hoạt động kinh tế luôn bị kìm hãm bởi chính sách “ức thương” chủ yếu mang tính tự cung, tự cấp.Tình trạng đó tồn tại trong suốt một thời kì dài cho đến những năm cuối của triều đình nhà Nguyễn - triều đại phong kiến cuối cùng ở Việt Nam. Chính vì lẽ đó mà quan hệ hợp đồng ở thời kì đầu của xã hội phong kiến không có cơ hội phát triển, một sự cách tân hay cải cách thực sự.Về phía người dân là thái độ thờ ơ với pháp luật, không coi trọng pháp luật. Khác với những nước phương Tây và những nước ở Châu Á khác pháp luật thành văn ở Việt Nam xa lạ với nhận thức của người dân và chủ yếu là luật hành chính, luật hình sự, phần luật tư thành văn tuy có nhưng chỉ đóng vai trò không đáng kể. Ngay cả đến bộ luật nổi tiếng dưới thời vua Lê Thánh Tông là Quốc Triều Hình Luật các quan hệ liên quan đến sinh hoạt, đến cuộc sống hàng ngày của người dân đều được bảo vệ bằng các chế định nặng nề vẫn được gọi là Ngũ Hình. Mặt khác đông đảo dân cư chỉ sống theo phong tục, tập quán của mình với tư tưởng” phép vua thua lệ làng”. Chính thái độ thiếu quan tâm đến pháp luật cùng với sự hạn chế về điều kiện kinh tế- chính trị- xã hội lúc bấy giờ đã giúp ta lí giải được tại sao chúng ta không tìm thấy thuật ngữ “hợp đồng” hay một thuật ngữ nào tương đương trong bất kì một văn bản chính thức nào của nhà nước phong kiến. Ngay trong các bộ cổ luật được đánh giá như là đỉnh cao của thành tựu lập pháp phong kiến như Bộ luật Hồng Đức, Bộ Luật Gia Long, khái niệm hợp đồng hay khế ước với tư cách là một thuật ngữ pháp lí độc lập và hoàn chỉnh hầu như không được biết đến. Chế định hợp đồng chỉ được biểu hiện không thật
  • 13. 12 rõ nét qua các tình huống mua bán cụ thể như: việc mua bán, thuê mướn, vay nợ, cầm cố, bảo lãnh…. không có tính khái quát cao và không thể áp dụng chung cho mọi trường hợp. Các bộ cổ luật lúc đó còn chứa đựng nhiều các quy định mang tính chất bất bình đẳng trong giao lưu dân sự, các chế tài vi phạm khế ước còn mang nặng tính chất pháp luật hình sự, không phù hợp với bản chất của quan hệ dân sự. Tình hình trên đã có sự thay đổi khi người Pháp đặt chân vào Việt Nam vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. Dưới sự bảo hộ của thực dân Pháp cùng với chính sách khai thác thuộc địa đã làm cho cơ cấu xã hội ở Việt Nam biến đổi mạnh mẽ trong đó hệ thống pháp luật dân sự là một trong những lĩnh vực có sự thay đổi mạnh mẽ và toàn diện nhất. Dựa trên thành quả của hệ thống luật tư La Mã, người Pháp đã ban hành ra Bộ luật nổi tiếng là Bộ luật dân sự Pháp năm 1804 và sau khi đặt ách thống trị của mình tại Việt nam người Pháp đã áp dụng ngay thành quả của mình vào thực tế Việt Nam rồi từ đó cho ra đời ba bộ luật riêng biệt áp dụng cho ba xứ với ba chế độ cai trị khác nhau là Bộ luật giản yếu Nam Kì áp dụng cho Nam Kì năm 1883, Bộ dân luật Bắc Kì 1931 áp dụng cho Bắc Kì và Bộ dân luật Trung Kì năm 1936 áp dụng cho Trung Kì. Đặc biệt bộ dân luật Trung Kì 1936 với 1709 điều lần đầu tiên trong lịch sử pháp luật Việt Nam đã có những vấn đề cơ bản nhất về chế định hợp đồng được hình thành tương đối hoàn chỉnh và có hệ thống từ khái niệm pháp lí tổng quát về khế ước cho đến những quy định cụ thể về giao kết khế ước, thực hiện khế ước và một số khế ước thông dụng. Ngay sau khi nước VN dân chủ cộng hòa được thành lập, chủ tịch Hồ Chí Minh đã kí sắc lệnh 90/SL cho phép tạm sử dụng một số luật lệ hiện hành ở Bắc, Trung, Nam cho đến khi ban hành bộ luật duy nhất cho toàn quốc. Với tinh thần đó, các bộ luật dân sự Nam kì giản yếu 1883, bộ luật dân sự Bắc kì 1931 và bộ luật Trung kì năm 1936 tiếp tục được thi hành. Chính vì thế mà ba bộ luật này vẫn được áp dụng tại Việt Nam kể cả sau Cách Mạng tháng Tám (1945) với việc thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hoà và cho tới năm 1972 ở miền Nam dưới chính thể Việt Nam cộng hoà mới bị bãi bỏ. Đến năm 1986 với công
  • 14. 13 cuộc đổi mới toàn diện đất nước đòi hỏi phải xây dựng khung pháp luật điều chỉnh nền kinh tế thị trường có điều tiết nên ngay từ những năm đầu của thời kì đổi mới một loạt những văn bản điều chỉnh quan hệ hợp đồng kinh tế và quan hệ hợp đồng đã được ban hành trong đó quan trong nhất là: Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế (1986); Pháp lệnh Hợp đồng dân sự (1991). Đây chính là những bước đầu tiên về mặt lập pháp khẳng định vai trò quan trọng của chế định hợp đồng trong đời sống xã hội cũng như quyết tâm của đất nước ta trên con đường đổi mới toàn diện. Đến năm 1995 Bộ luật dân sự lần đầu tiên được Quốc hội khoá IX, kì họp thứ 8 thông qua ngày 28/10/1995 có hiệu lực thi hành ngày 01/07/1996 về cơ bản chúng ta đã có chế định về hợp đồng theo đúng như tên gọi của nó. Tuy nhiên trong qúa trình thực thi cũng đã bộc lộ những hạn chế và chỉ đến khi Bộ luật dân sự 2005 ra đời đã khẳng định rõ hơn đây là bộ luật chung điều chỉnh các quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản giữa các chủ thể bình đẳng về địa vị pháp lí và chế định hợp đồng trong Bộ luật dân sự mới thực sự có chỗ đứng thoả đáng trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Bộ luật dân sự 2005 đặt ra một dấu ấn trong lịch sử trên con đường pháp điển hoá pháp luật về hợp đồng.
  • 15. 14 CHƯƠNG II ĐIỀU KIỆN CÓ HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG Hợp đồng như đã phân tích ở trên là một loại giao dịch dân sự nên chịu sự điều chỉnh của quy định chung về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự. Mặt khác hợp đồng là hành vi pháp lí song phương nên đòi hỏi sự thể hiện thống nhất ý chí của các bên để có thể làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Do vậy, để có thể làm phát sinh một hậu quả pháp lí nhất định không chỉ đòi hỏi phải có sự thể hiện ý chí và sự thống nhất ý chí của các bên tham gia hợp đồng mà còn đòi hỏi sự thống nhất của các bên. Ngoài ra, sự thống nhất ý chí của các bên còn phải đáp ứng các điều kiện của pháp luật mới có thể phát sinh hiệu lực. Đó là các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự. Bộ luật dân sự Việt Nam quy định điều kiện để hợp đồng có hiệu lực bao gồm: - Người tham gia hợp đồng có năng lực hành vi dân sự; - Mục đích và nội dung của hợp đồng không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội; - Người tham gia hợp đồng hoàn toàn tự nguyện; - Hình thức của hợp đồng là điều kiện có hiệu lực của hợp đồng trong trường hợp pháp luật có quy định. Như vậy, theo Bộ luật dân sự Việt Nam điều kiện có hiệu lực của hợp đồng bao gồm các điều kiện về chủ thể tham gia hợp đồng; mục đích, nội dung của hợp đồng; điều kiện về sự tự nguyện và điều kiện về hình thức của hợp đồng. Nhưng Cộng hoà Pháp là điển hình của hệ thống pháp luật Châu âu lục địa lại quy định “hợp đồng chỉ có hiệu lực khi thoả mãn 4 điều kiện sau đây:
  • 16. 15 - Các bên giao kết hoàn toàn tự nguyện; - Các bên giao kết có năng lực giao kết hợp đồng; - Đối tượng của hợp đồng phải xác định; - Căn cứ của hợp đồng phải hợp pháp” 2 Thì điều kiện có hiệu lực của hợp đồng lại bao gồm điều kiện về sự tự nguyện; chủ thể tham gia hợp đồng; đối tượng của hợp đồng và căn cứ của hợp đồng. Như vậy, có sự khác biệt về điều kiện để hợp đồng có hiệu lực của Việt Nam và Pháp. Chúng ta sẽ lần luợt phân tích từng điều kiện này theo quy định của Bộ luật dân sự Việt Nam. 1. Điều kiện về chủ thể tham gia hợp đồng Chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự mà cụ thể ở đây là quan hệ hợp đồng là những “người” tham gia vào quan hệ đó. Phạm vi người tham gia quan hệ hợp đồng bao gồm: cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác. Điều kiện để hợp đồng có hiệu lực là “ người tham gia hợp đồng có năng lực hành vi dân sự”- như vậy “ người” ở đây phải được nhìn nhận dưới góc độ pháp lí tức là không chỉ là cá nhân mà còn bao gồm pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác. 1.1. Chủ thể tham gia hợp đồng là cá nhân Pháp luật dân sự quy định chủ thể tham gia hợp đồng phải có năng lực hành vi. Điều17- Bộ luật dân sự 2005 quy định: “năng lực hành vi của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền và nghĩa vụ dân sự”. Nếu như năng lực pháp luật dân sự là tiền đề, là quyền dân sự khách quan của chủ thể thì năng lực hành vi là khả năng hành động của chính chủ thể để tạo ra các quyền, thực hiện quyền và nghĩa vụ của họ. Như đã phân tích, bản chất của hợp đồng là sự thống nhất ý chí và sự bày tỏ ý chí ra bên ngoài của các chủ thể khi tham gia hợp đồng. Do vậy, chỉ có những người có năng lực hành vi mới có ý chí riêng và khả năng nhận thức được hành vi của họ để có thể tự mình xác lập, thực hiện các quyền và nghĩa vụ dân sự phát sinh từ hợp đồng và tự mình chịu trách nhiệm trong hợp đồng. Bộ luật 2 Điều 1108- Bộ luật dân sự Pháp 1804
  • 17. 16 dân sự Việt Nam cũng không quy định cá nhân tham gia hợp đồng phải có năng lực hành vi dân sự đẩy đủ mà đối với cá nhân ở các độ tuổi khác nhau sẽ có năng lực hành vi dân sự khác nhau và từ đó sẽ có khả năng tham gia xác lập, thực hiện hợp đồng khác nhau. Đối với những người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ là những người đã thành niên (từ đủ 18 tuổi trở lên) trừ trường hợp bị Toà Án tuyên bố mất năng lực hành vi, tuyên bố hạn chế năng lực hành vi thì được toàn quyền xác lập mọi hợp đồng. Như vậy, pháp luật chỉ quy định độ tuổi tối thiểu mà không quy định độ tuổi tối đa của người tham gia xác lập, thực hiện hợp đồng. Họ có đủ tư cách chủ thể, toàn quyền tham gia xác lập hợp đồng và tự mình chịu trách nhiệm về những hành vi do họ thực hiện. Tuy nhiên,theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình đối với nữ từ 18 tuổi (17 tuổi + 1 ngày) trở lên có quyền kết hôn nhưng người phụ nữ dù đủ tuổi kết hôn vẫn chưa có đủ năng lực hành vi dân sự. Vì vậy, khi họ tham gia vào quan hệ hợp đồng phải được sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật nếu không hợp đồng sẽ bị vô hiệu. Mặt khác, quy định có người năng lực hành vi là một trong những điều kiện có hiệu lực của hợp đồng không được hiểu theo nghĩa cứ có năng lực hành vi dân sự đầy đủ thì có thể tham gia mọi giao dịch mà trên thực tế vẫn có những quy định mang tính hạn chế người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ tham gia vào một số giao dịch nhất định nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của những người liên quan. Đó là các trường hợp được quy định tại Điều 144- Bộ luật dân sự 2005 về người đại diện không được xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với chính mình hoặc với người thứ ba mà mình cũng là người đại diện của người đó hay các giao dịch dân sự giữa người giám hộ và người được giám hộ đều vô hiệu chỉ trừ trường hợp giao dịch được thực hiện vì lợi ích của người được giám hộ và có sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ. Hay tại khoản 3, Điều 69- Bộ luật dân sự 2005 quy định: “các giao dịch dân sự giữa người giám hộ và người được giám hộ có liên quan đến tài sản của người được giám hộ đều vô hiệu, trừ trường hợp giao dịch được thực hiện vì lợi ích của người được giám hộ và có sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ”.
  • 18. 17 Ngoài ra, đối với những cá nhân tuy có đủ năng lực hành vi dân sự nhưng có thể tham gia xác lập, thực hiện hợp đồng thông qua người đại diện theo quy định của pháp luật trừ trường hợp pháp luật quy định cá nhân đó phải tự mình tham gia xác lập, thực hiện hợp đồng đó. Đối với người có năng lực hành vi dân sự một phần chỉ có thể xác lập, thực hiện quyền và nghĩa vụ trong một giới hạn nhất định do pháp luật dân sự quy định. Đó là những người từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi khi tham gia xác lập, thực hiện hợp đồng phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật. Cá nhân từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi là những người có năng lực hành vi một phần. Họ có thể bằng hành vi của mình tạo ra quyền và phải chịu những nghĩa vụ khi tham gia hợp đồng để phục vụ nhu cầu sinh hoạt hằng ngày phù hợp với lứa tuổi. Nhưng pháp luật lại không quy định rõ những giao dịch nào là giao dịch “phục vụ nhu cầu sinh hoạt hằng ngày và phù hợp với lứa tuổi” nhưng có thể hiểu rằng đó là các giao dịch mang các đặc điểm sau : - Có giá trị nhỏ; - Mục đích của hợp đồng là phục vụ nhu cầu sinh hoạt, học tập hằng ngày. Đối với các giao dịch này được coi là những người đại diện của họ cho phép thực hiện mà không cần sự đồng ý trực tiếp của những người đại diện. Trừ các giao dịch có tính chất trên, các giao dịch do người từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi xác lập, thực hiện phải được người đại diện đồng ý- đồng ý việc thực hiện giao dịch cũng như nội dung của giao dịch đó. Thời điểm đồng ý không có ý nghĩa quyết định. Nếu người được đại diện đã thực hiện giao dịch không có sự đồng ý của người đại diện thì với tư cách là người đại diện, họ có quyền yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch vô hiệu theo quy định của pháp luật. Tại khoản 2 - Điều 20 Bộ luật dân sự 2005 quy định: “Trong trường hợp người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có tài sản riêng bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thì có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch mà không cần phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật”. Quy định này xuất phát từ thực tế người từ đủ 15 tuổi có quyền giao kết hợp đồng lao động và có thu nhập riêng hợp pháp,
  • 19. 18 tạo điều kiện cho họ thực sự trở thành chủ thể độc lập trong đời sống kinh tế - xã hội. Nhưng cũng cần lưu ý pháp luật dân sự quy định một số giao dịch cụ thể chỉ có thể do người đã thành niên xác lập mới có hiệu lực, đặc biệt là các hợp đồng pháp luật bắt buộc phải có công chứng. Trong trường hợp đó người chưa thành niên dù có tài sản riêng cũng không có năng lực hành vi dân sự để giao kết hợp đồng. Đối với người không có năng lực hành vi dân sự là người chưa đủ 6 tuổi. Họ không có quyền tham gia bất cứ một giao dịch nào. Mọi giao dịch của những người này phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện. Nguyên nhân là do họ chưa đủ ý chí cũng như lý trí để hiểu được hành vi và hậu quả của những hành vi đó. Đối với người bị mất năng lực hành vi theo Điều 22 - Bộ luật dân sự 2005 là người “do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình”. Như vậy, người thành niên có thể bị tuyên bố mất năng lực hành vi khi có những điều kiện, với trình tự, thủ tục nhất định và trên cơ sở kết luận của tổ chức giám định có thẩm quyền, Toà án có thể tuyên bố một người bị mất năng lực hành vi theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan. Vì vậy, với những người bị mất năng lực hành vi khi tham gia xác lập, thực hiện giao dịch họ đều phải thông qua người đại diện theo pháp luật. Đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự theo Điều 23 Bộ luật dân sự 2005 là người “nghiện ma tuý, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình” thì giao dịch dân sự liên qua đến tài sản của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hằng ngày. Người đại diện theo pháp luật của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự và phạm vi đại diện do Toà án quyết định. Đại diện theo pháp luật của cá nhân có năng lực hành vi dân sự một phần, cá nhân không có năng lực hành vi dân sự, cá nhân bị mất năng lực hành vi dân sự hay bị hạn chế năng lực hành vi dân sự được xác lập theo quy định của pháp
  • 20. 19 luật hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Thẩm quyền đại diện theo pháp luật được pháp luật quy định hoặc thể hiện trong quyết định cử đại diện của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Việc xác lập đại diện này thường không phụ thuộc vào ý chí cuả người được đại diện. Người đại diện theo pháp luật có thẩm quyền xác lập, thực hiện mọi giao dịch vì lợi ích của người được đại diện trừ trường hợp pháp luật có quy định khác hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền có quyết định khác. Tuy nhiên, trường hợp đại diện người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự có một số nét đặc biệt riêng. Thẩm quyền đại diện đối với người bị hạn chế năng lực hành vi khác thẩm quyền đại diện đối với người bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc có năng lực hành vi dân sự một phần. Người đại diện cho người bị hạn chế năng lực hành vi không thể tự mình xác lập giao dịch thay cho người bị hạn chế mà chỉ có quyền “đồng ý” hay “ không đồng ý”. Chính người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự vẫn trực tiếp tham gia giao kết hợp đồng nhưng với sự chấp thuận của người đại diện. Người đại diện chỉ đóng vai trò giám sát, đồng ý hay không đồng ý mà thôi. Nếu giao dịch đó không làm ảnh hưởng đến lợi ích của chính người đại diện của những người thân thích trong gia đình của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì người đại diện theo pháp luật cho phép người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự được xác lập, thực hiện giao dịch. Tuy nhiên, một trường hợp đã được dự liệu trong pháp luật dân sự tại điều 133 là trường hợp người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, không bị hạn chế năng lực hành vi dân sự nhưng đã xác lập, thực hiện giao dịch vào đúng thời điểm không nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì sẽ bị tuyên là vô hiệu. Đây có thể được coi là trường hợp ngoại lệ của trường họp người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ không bị mất năng lực hành vi dân sự hay bị hạn chế năng lực hành vi dân sự song đã xác lập giao dịch trái với ý chí của họ nên họ có quyền yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch vô hiệu để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình bởi khi đó đã vi phạm tính tự nguyện khi tham gia giao dịch. Như vậy, nếu cá nhân tham gia hợp đồng không có năng lực hành vi dân sự thì hợp đồng sẽ vô hiệu. Trong trường hợp này hợp đồng vô hiệu tương đối
  • 21. 20 (vô hiệu bị tuyên) chỉ khi các bên hoặc những người đại diện của họ yêu cầu Toà án tuyên bố vô hiệu thì Toà án mới xem xét và quyết định. Bên yêu cầu phải có nghĩa vụ chứng minh trước Toà cơ sở của yêu cầu là do đã tham gia xác lập hợp đồng với người không có năng lực hành vi dân sự. Điều 130- Bộ luật dân sự 2005 quy định hợp đồng do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện sẽ vô hiệu. Theo Điều 136- Bộ luật dân sự 2005 thời hiệu yêu cầu Toà án tuyên bố hợp đồng vô hiệu trong trường hợp này là 2 năm kể từ ngày xác lập hợp đồng. So với quy định tại Điều 145- Bộ luật dân sự 1995 thì Bộ luật dân sự 2005 đã có sự thay thế cụm từ “thời hạn” bằng cụm từ thời hiệu cho chính xác hơn và đã tăng thời hiệu yêu cầu Toà án tuyên bố hợp đồng vô hiệu từ 1 năm lên thành 2 năm. Việc quy định thời hiệu 1 năm như trước đây tương đối ngắn, chưa phù hợp thực tế và không bảo đảm được quyền, lợi ích hợp pháp của bên không có lỗi khi tham gia hợp đồng nên việc tăng thời hạn thành 2 năm là hoàn toàn hợp lí. Về nguyên tắc, hợp đồng dân sự vô hiệu không phát sinh quyền, nghiã vụ nhưng không phải lúc nào các bên tham gia hợp đồng cũng phát hiện ra các vi phạm là điều kiện dẫn đến hợp đồng vô hiệu. Thông thường chỉ có một bên có quyền lợi trong việc huỷ bỏ hợp đồng vô hiệu nên việc giải quyết hợp đồng vô hiệu thường được thông qua con đường tố tụng tại Toà án. Do đó, việc quy định thời hiệu để các bên yêu cầu Toà án tuyên bố một hợp đồng vô hiệu có ý nghĩa lớn về lí luận và thực tiễn. Cơ sở lí luận của việc xác định thời hiệu yêu cầu Toà án tuyên hợp đồng vô hiệu dựa trên:  Thời gian có thể làm cho hợp đồng vi phạm điều kiện mà pháp luật quy định trở thành hợp đồng có hiệu lực được không;  Quyền tự định đoạt của các bên trong hợp đồng sau một thời gian nhất định;  Nhu cầu bảo vệ sự ổn định của hợp đồng nhằm bảo đảm hài hoà giữa lợi ích của nhà nước và công dân. Từ những cở sở đó, căn cứ vào quyền tự định đoạt của các bên tham gia hợp đồng thì thời hạn để những người này quyết định việc có yêu cầu Toà án
  • 22. 21 bảo vệ hay không là 2 năm. Nếu họ không khởi kiện trong thời hạn này thì có nghĩa là họ từ chối quyền yêu cầu được pháp luật bảo vệ. Nhưng thời hiệu 2 năm lại được tính từ thời điểm hợp đồng được xác lập. Trong khi đó, Bộ luật dân sự Pháp lại quy định thời hiệu khởi kiện huỷ hợp đồng vô hiệu tương đối là 5 năm- thời hiệu dài hơn rất nhiều so với quy định của Bộ luật dân sự Việt Nam và cũng theo nguyên tắc tính từ ngày hợp đồng được kí kết nhưng lại quy định thêm trường hợp ngoại lệ: “Đối với hợp đồng được giao kết có chủ thể là người không có, bị mất, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự: nếu chủ thể là người chưa thành niên thì thời hiệu kiện huỷ hợp đồng được tính từ ngày người đó đủ tuổi thành niên. Nếu chủ thể là người đã thành niên bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự, thì thời hiệu khởi kiện được tính từ ngày người đó có đầy đủ năng lực hành vi dân sự”.3 Theo em, Bộ luật dân sự Việt Nam nên tiếp cận cách tính thời hiệu như vậy sẽ bảo vệ tối đa hơn quyền, lợi ích hợp pháp của bên bị vi phạm. 1.2. Chủ thể tham gia hợp đồng là pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác Ta có thể hiểu pháp nhân thông qua các điều kiện thành lập pháp nhân tại Điều 84- Bộ luật dân sự theo đó pháp nhân là một thực thể độc lập thống nhất, được thành lập hợp pháp, có tài sản riêng và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình, nhân danh mình tham gia vào các quan hệ pháp luật một cách độc lập. Năng lực pháp luật của pháp nhân được hiểu là khả năng của pháp nhân có các quyền và nghĩa vụ dân sự phù hợp mục đích hoạt động của mình. Năng lực pháp luật của pháp nhân phát sinh từ thời điểm pháp nhân được thành lập và chấm dứt từ thời điểm chấm dứt pháp nhân.4 Hộ gia đình theo quy định tại Điều 106- Bộ luật dân sự 2005 được hình thành trên cơ sở các thành viên có tài sản chung, cùng đóng góp công sức để hoạt động kinh tế chung trong sản xuất. Tổ hợp tác theo quy định tại Điều 111- Bộ luật dân sự 2005 “được hình thành trên cơ sở hợp đồng hợp tác có chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn từ ba cá nhân trở lên, cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện những công việc 3 Đại cương pháp luật về hợp đồng, Corinne Renault – Brahinsky, Nxb văn hoá thông tin 2002, tr.71 4 Khoản 1,2 - Điều 86 - Bộ luật dân sự 2005
  • 23. 22 nhất định, cùng hưởng hoa lợi và cùng chịu trách nhiệm là chủ thể trong các quan hệ dân sự”. Với quy định “người tham gia hợp đồng có năng lực hành vi dân sự” chúng ta có thể hiểu năng lực hành vi của pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác được xem xét thông qua vai trò của người đại diện. Người đại diện xác lập, thực hiện hợp đồng nhân danh pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác sẽ làm phát sinh quyền, nghĩa vụ cho pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác. Theo quy định của pháp luật, pháp nhân chỉ tham gia hợp đồng phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của pháp nhân; hộ gia đình chỉ tham gia hợp đồng liên quan đến quyền sử dụng đất, hoạt động sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và một số lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác theo quy định của pháp luật. Tổ hợp tác chỉ tham gia các hợp đồng liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của tổ được xác định trong hoạt động hợp tác. Người đại diện cho các chủ thể này có thể thực hiện thông qua 2 cơ chế đại diện. Đó là: - Đại diện theo pháp luật: Trường hợp người đại diện cho pháp nhân là người đứng đầu pháp nhân được quy định trong điều lệ của pháp nhân hoặc trong quyết định thành lập pháp nhân; trường hợp người đại diện cho hộ gia đình là chủ hộ trong đó cha hoặc mẹ hoặc một thành viên khác đã thành niên có thể là chủ hộ. Đối với người đại diện cho tổ hợp tác đại diện theo pháp luật là tổ trưởng do các tổ viên cử ra. Giao dịch dân sự do người không có quyền đại diện xác lập, thực hiện sẽ không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với bên được đại diện là pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác trừ trường hợp ngươi đại diện cho pháp nhân, họ gia đình, tổ hợp tác đó đồng ý. - Đại diện theo uỷ quyền: đối với hình thức này ngưòi đại diện có thể là bất cứ ai và phải dựa trên hợp đồng uỷ quyền. Trường hợp này, người đại diện chỉ được xác lập, thực hiện những hợp đồng trong phạm vi đại diện. Nếu người đại diện theo uỷ quyền của pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác xác lập, thực hiện những hợp đồng vượt quá phạm vi đại diện hoặc không nằm trong phạm vi đại diện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác đối với phần giao dịch được thực hiện vượt quá phạm vi đại diện hoặc không
  • 24. 23 nằm trong phạm vi đại diện. Người đã giao dịch với người đại diện có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hoặc huỷ bỏ giao dịch dân sự đối với phần vượt quá phạm vi đại diện hoặc toàn bộ giao dịch dân sự và yêu cầu bồi thường thiệt hại. Trong trường hợp này, nếu người đại diện cho pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác khi tham gia xác lập hợp đồng không có năng lực hành vi dân sự thì hợp đồng bị vô hiệu tương đối và thời hiệu yêu cầu Toà án tuyên bố hợp đồng vô hiệu cũng là 2 năm kể từ ngày xác lập hợp đồng. 2. Điều kiện về mục đích, nội dung của hợp đồng Bộ luật dân sự quy định điều kiện có hiệu lực của hợp đồng là: “mục đích, nội dung của hợp đồng không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội”. Theo Điều 123 Bộ luật dân sự 2005: “Mục đích của hợp đồng là lợi ích hợp pháp mà các bên mong muốn đạt được”. Lợi ích hợp pháp là các hành vi mà các bên trong hợp đồng sẽ thực hiện để đem lại một kết quả nhất định. Hợp đồng lại là căn cứ phát sinh nghĩa vụ mà đối tượng của nghĩa vụ chính là tài sản, công việc phải thực hiện hoặc không được thực hiện. Vì vậy, lợi ích hợp pháp đó có thể là vật, công việc phải thực hiện hoặc không được thực hiện. Không thể có hành vi mang tính ý chí khi các chủ thể tham gia vào việc xác lập, thực hiện hợp đồng lại không nhằm vào một mục đích nhất định. Mục đích của hợp đồng là yếu tố không thể thiếu trong hợp đồng, là cơ sở xác định việc xác lập, thực hiện hợp đồng đó có hiệu lực pháp lí hay không. Mục đích của hợp đồng khác với động cơ xác lập hợp đồng. Động cơ của hợp đồng là nguyên nhân thúc đẩy các bên tham gia hợp đồng không được coi là yếu tố đương nhiên phải có trong hợp đồng. Nếu động cơ không đạt được không làm ảnh hưởng đến hiệu lực của hợp đồng nhưng hợp đồng không có mục đích hoặc mục đích không đạt được sẽ làm hợp đồng vô hiệu. Mục đích luôn luôn được xác định cụ thể còn động cơ có thể được xác định hoặc không. Ví dụ như trong hợp đồng mua bán nhà mục đích của hợp đồng là mua nhà để có quyền sở hữu nhà nhưng động cơ có thể để ở, cho thuê hay bán lại cho người khác. Động
  • 25. 24 cơ của hợp đồng có thể được các bên thoả thuận trở thành một điều khoản của hợp đồng, một bộ phận cấu thành của hợp đồng. Mục đích của hợp đồng và nội dung của hợp đồng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Con người xác lập, thực hiện hợp đồng luôn nhằm một mục đích nhất định. Muốn đạt được mục đích đó họ phải cam kết, thoả thuận về các điều khoản trong hợp đồng hay chính là nội dung của hợp đồng. Nội dung của hợp đồng là tổng hợp các điều khoản mà các bên đã cam kết, thoả thuận trong hợp đồng. Các điều khoản đó sẽ xác định quyền, nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng. Nội dung của hợp đồng được quy định cụ thể ở điều 402- Bộ luật dân sự theo đó nội dung của hợp đồng gồm các điều khoản về đối tượng của hợp đồng; giá cả, phương thức thanh toán; số lượng, chất lượng, thời hạn, phương thức thực hiện hợp đồng; quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng… Nhưng để hợp đồng có thể phát sinh hiệu lực pháp luật thì mục đích và nội dung của hợp đồng không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội có nghĩa là mục đích và nội dung của hợp đồng không được xâm phạm đến lợi ích của Nhà nuớc, lợi ích công cộng, lợi ích hợp pháp của nguời khác đã được khẳng định là một trong những nguyên tắc cơ bản của luật dân sự. So với Bộ luật dân sự 1995 thì Bộ luật dân sự 2005 đã có sự sửa đổi cho chính xác hơn khi sử dụng cụm từ “điều cấm của pháp luật” thay cho cụm từ “ không trái pháp luật”- một cụm từ mang tính chung chung. Điều cấm của pháp luật là những quy định của pháp luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định. Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung giữa người với người trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng. Đạo đức xã hội có phạm vi rộng, có vai trò chi phối hành vi và ý thức của con người, góp phần làm hài hoà lợi ích của cá nhân, tập thể và xã hội. Đạo đức xã hội là một dạng của quy phạm xã hội, cùng với quy phạm pháp luật -mang tính bắt buộc chung, được đảm bảo thực hiện bằng cưỡng chế Nhà nước thì đạo đức xã hội góp phần điều chỉnh hành vi của con người theo đúng chuẩn mực xã hội. Điều 1123- Bộ luật dân sự Pháp 1804 cũng đã ghi nhận “nghĩa vụ không có mục đích, hoặc dựa trên một mục đích bị làm sai lệch hoặc mục đích trái pháp
  • 26. 25 luật thì sẽ không có hiệu lực”. Hay tại Điều 138- Bộ luật dân sự Đức cũng quy định hợp đồng trái với quy tắc đạo đức sẽ bị vô hiệu và hợp đồng vô hiệu nếu một bên tham gia hợp đồng giữ vị trí ưu thế về kinh tế đã lạm dụng vị thế của mình để áp đặt những điều khoản quá bất lợi cho bên kia. Ngoài ra hợp đồng sẽ vô hiệu nếu vi phạm các quyền cơ bản được quy định trong Hiến pháp như quyền tự do đi lại, tự do kinh doanh của công Đức… Một hình thức vi phạm đạo đức xã hội nữa làm vô hiệu hợp đồng là việc một người lạm dụng vị trí ưu thế của mình về thứ bậc hay vị trí yếu thế của người khác để áp đặt cho người đó những điều kiện bất lợi (khoản 2- Điều 138 - Bộ luật dân sự Đức)5 . Như vậy, để hợp đồng có hiệu lực pháp luật thì mục đích và nội dung của giao dịch không được vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội. Nội dung của hợp đồng, các quyền, nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng phải hợp pháp, có thể thực hiện được và không được phép xác lập, thực hiện những hợp đồng mà pháp luật cấm hoặc trái đạo đức xã hội (mua bán vũ khí, súng đạn..). Đối tượng của hợp đồng phải là vật, quyền tài sản được phép giao dịch, phải tuân thủ những điều kiện, trình tự, thủ tục, nội dung của từng loại hợp đồng cụ thể. Nếu pháp luật không quy định cụ thể thì các bên có quyền xác lập, thực hiện những hợp đồng không trái với những nguyên tắc cơ bản của luật dân sự. Các hợp đồng có mục đích, nội dung không hợp pháp sẽ không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ dân sự. Nói cách khác hợp đồng đó bị coi là vô hiệu. Trong trường hợp hợp đồng đã xác lập vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội sẽ dẫn đến hậu quả pháp lí hợp đồng vô hiệu tuyết đối (vô hiệu đương nhiên). Hợp đồng vô hiệu tuyệt đối không có hiệu lực từ thời điểm giao kết và mặc nhiên bị coi là vô hiệu. Đối với trường hợp này, các bên tham gia hợp đồng, những người có quyền, lợi ích liên quan đều có quyền yêu cầu Toà án tuyên hợp đồng vô hiệu để bảo vệ lợi ích chung, lợi ích cộng đồng. Thời hiệu yêu cầu Toà án tuyên hợp đồng vô hiệu không hạn chế. Trong khi đó, theo Bộ luật dân sự Pháp lại quy định vấn đề về thời hiệu yêu cầu xem xét hợp đồng vô hiệu tuyệt đối là 30 năm tính từ ngày hợp đồng được giao kết. Như vậy có vẻ 5 Những hệ thống pháp luật chính trong thế giới đương đại- René David, Nxb Tp. Hồ Chí Minh.
  • 27. 26 hợp lí hơn bởi nếu quy định hợp đồng vô hiệu có thời hiệu yêu cầu tuyên vô hiệu là không xác định trên thực tế rất khó áp dụng mặc dù để bảo vệ lợi ích cộng đồng nhưng có thể dẫn đến tình trạng mất ổn định xã hội, việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các bên khó khăn và việc tìm chứng cứ chứng minh cũng là cả một vấn đề. Do vậy, việc quy định một thời hiệu nhất định cho hợp đồng vô hiệu tuyệt đối mà trong trường hợp này là vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội là rất cần thiết. 3. Điều kiện về sự tự nguyện trong hợp đồng Bản chất của hợp đồng là sự thống nhất ý chí và sự bày tỏ ý chí nên người tham gia hợp đồng phải hoàn toàn tự nguyện. Sự tự nguyện của những người tham gia hợp đồng được đặt trên căn bản của thuyết tự do ý chí. Thuyết tự do ý chí trong giao kết hợp đồng xuất hiện từ thế kỉ thứ XVIII và nằm trong hệ thống các quan điểm của nền triết học ánh sáng. Một số người cho rằng quan điểm này là của Kant- nhà triết học người Đức đưa ra6 . Thuyết tự do ý chí trong giao kết hợp đồng xuất phát từ quan điểm cho rằng ý chí của con người là tối thượng và tự chủ. Chỉ các hành vi xuất phát từ ý chí của con người mới có hiệu lực ràng buộc đối với người đó. Một người chỉ bị ràng buộc theo cách mà người đó muốn. Tuy nhiên mỗi bên tham gia hợp đồng nhằm thoả mãn những lợi ích riêng của mình trong phạm vi phù hợp với lợi ích chung. Khi bàn về vấn đề tự do ý chí, C.Mác đã chỉ ra rằng: “Không thể bàn về lí luận, đạo đức và pháp quyền mà lại không đề cập đến tự do ý chí, đến quan hệ giữa tất yếu và tự do”7 . Để tạo cho các chủ thể thoả mãn các nhu cầu về đời sống vật chất cũng như tinh thần, pháp luật cho phép mọi chủ thể được quyền tự do giao kết hợp đồng. Mọi cá nhân, tổ chức khi có đủ tư cách chủ thể đều có quyền tham gia giao kết bất kì một hợp đồng nào nếu họ muốn mà không ai có quyền ngăn cản. Bằng ý chí tự do của mình, các chủ thể có quyền giao kết những hợp đồng đã được pháp luật quy định cụ thể cũng như các hợp đồng khác dù rằng pháp luật chưa quy định. 6 Đại cương pháp luật về hợp đồng, Corinne Renault – Brahinsky, Nxb văn hoá thông tin 2002, tr.6 7 C.Mac và Ph. Ănghen toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia. H.1993, tr.176.
  • 28. 27 Tự do ý chí của các chủ thể trong việc xác lập quan hệ hợp đồng bao gồm các yếu tố: tự do đề nghị giao kết hợp đồng; tự do chấp nhận hay không chấp nhận đề nghị; tự do thoả thuận những điều khoản cơ bản của hợp đồng như: đối tượng, giá cả, phương thức thanh toán… Xuất phát từ bản chất của quan hệ hợp đồng ngay thời kì của pháp luật La Mã đã ghi nhận ý chí đã thoả thuận của các bên là một trong những điều kiện có hiệu lực của hợp đồng. Có thể thấy rằng toàn bộ bản chất của hợp đồng (sự thoả thuận và thống nhất ý chí của chủ thể khi tham gia hợp đồng) đã được thể hiện ngay trong hầu hết khái niệm về hợp đồng của pháp luật các nước. Chúng ta có thể thấy điều đó trong khái niệm về hợp đồng của Bộ luật dân sự Nhật Bản “là một loại giao dịch dân sự thể hiện sự thống nhất ý chí của hai hay nhiều bên. Mục đích của hợp đồng thông thường làm phát sinh nghĩa vụ” thì tự do ý chí được đặt lên hàng đầu. Hay ở Điều 1305- Bộ luật dân sự Philipin cũng đưa ra khái niệm hợp đồng “là sự thống nhất ý chí giữa hai bên, theo đó, mỗi bên tự ràng buộc mình trên cơ sở tôn trọng bên kia để đưa ra một cái gì đó hoặc trả cho một dịch vụ nào đó” và ngay trong Điều 388- Bộ luật dân sự nước ta khái niệm về hợp đồng “là sự thoả thuận giữa các bên” cũng thể hiện rõ bản chất của hợp đồng là sự tự do ý chí. Như vậy, tự do ý chí của chủ thể là yếu tố quan trọng trong hợp đồng. Đó chính là một trong ba điều kiện để xác định hợp đồng có hiệu lực hay không. Trong hợp đồng các chủ thể tham gia hoàn toàn tự nguyện. Điều này cũng được thể hiện trong nguyên tắc tự do, tự nguyện cam kết, thoả thuận quy định tại Điều 4- Bộ luật dân sự theo đó quyền này được pháp luật bảo đảm nếu cam kết, thoả thuận không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội. Trong hợp đồng các chủ thể tham gia hoàn toàn tự nguyện, không bên nào được ép buộc, cuỡng ép, đe doạ, ngăn cản bên nào. Hợp đồng là hành vi có chủ đích của chủ thể tham gia, là hành vi mang tính ý chí của chủ thể. Cam kết, thoả thuận là cốt lõi tạo nên hợp đồng và ý chí của các chủ thể là yếu tố cơ bản cuả một hợp đồng. Vì vậy “nếu hợp đồng có điều khoản không rõ ràng thì theo Điều
  • 29. 28 409- Bộ luật dân sự 2005 chúng ta không chỉ dựa vào ngôn từ của hợp đồng mà còn phải căn cứ vào ý chí chung của các bên để giải thích điều khoản đó”. Người tham gia hợp đồng hoàn toàn tự nguyện có nghĩa là tự do ý chí và sự thể hiện ý chí của các bên. Ý chí “là khả năng tự xác định mục đích cho hành động và hướng hành động của mình, khắc phục khó khăn nhằm đạt mục đích đó” nhưng nó vẫn chỉ là điều mong muốn, là nguyên nhân thúc đẩy các chủ thể hướng tới việc xác lập hợp đồng. Ý muốn và lựa chọn biện pháp để đạt được ý muốn đó thuộc ý chí chủ quan của chủ thể. Tự do ý chí ở đây được thể hiện là việc tự do lựa chọn phương thức để đạt được ý muốn của mình. Tuy nhiên, việc lựa chọn phương thức nào lại phụ thuộc vào các điều kiện khách quan, chủ quan như khả năng tài chính, sở thích, điều kiện đưa ra của bên đối tác. Trên cơ sở đó chủ thể lựa chọn phương thức để đạt được ý muốn đó. Như vậy, tự do ý chí là ý muốn và lựa chọn phương thức để thể hiện ý muốn trên cơ sở nhận thức được các điều kiện khách quan cũng như như chủ quan. Tuy nhiên ý chí vẫn thuộc chủ quan của chủ thể, là động lực bên trong thúc đẩy chủ thể xác lập hợp đồng do đó thể hiện ý chí là biểu lộ cái bên trong đó ra bên ngoài, làm cho thấy rõ nội dung của ý chí duới hình thức cụ thể. Ý chí và tự do ý chí là hai mặt của tự nguyện. Để có tự do ý chí phải có độc lập về ý chí và chỉ khi có đủ lí trí mới có sự độc lập về ý chí. Do vậy, chừng nào chủ thể chưa có khả năng, mất khả năng hoặc tạm thời không có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình thì không có tự do ý chí. Vì thế chỉ có người có năng lực hành vi dân sự mới độc lập về ý chí và đủ lí trí để xác lập hợp đồng.8 Điều kiện về tính tự nguyện của hợp đồng có liên quan chặt chẽ đến điều kiện thứ nhất - điều kiện về chủ thể tham gia hợp đồng. Người có năng lực hành vi là người có lí trí, họ nhận thức được hành vi và hậu quả của hành vi đồng thời có khả năng điều khiển hành vi của họ. Họ có khả năng chịu trách nhiệm về hợp đồng đã xác lập và hậu quả do việc xác lập, thực hiện hợp đồng. Nhưng ý chí của chủ thể tham gia quan hệ pháp luật nói chung, quan hệ dân sự nói riêng mà 8 Phạm Công Lạc: “Ý chí trong giao dịch dân sự”, Tạp chí Luật học số 5, 1998
  • 30. 29 cụ thể là quan hệ hợp đồng phải phù hợp với ý chí của Nhà nước. Vì vậy, ý chí đó phải không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội. Trong giới hạn bởi hành lang pháp lí các bên tham gia vào hợp đồng tự do thể hiện ý chí của mình và pháp luật, đạo đức xã hội thể hiện ý chí của nhà nước đã hạn chế tự do ý chí của chủ thể. Sự tự do ý chỉ phải nằm trong khuôn khổ nhất định. Bên cạnh việc chú ý đến quyền lợi của mình, các chủ thể phải hướng tới việc bảo đảm quyền lợi của những người khác cũng như lợi ích của toàn xã hội. Nằm trong mối liên hệ tương ứng giữa quyền và nghĩa vụ, mỗi một chủ thể vừa có quyền tự do hợp đồng vừa có nghĩa vụ tôn trọng pháp luật và đạo đức xã hội. Lợi ích của cộng đồng (được quy định bằng pháp luật) và đạo đức xã hội được coi là “khung giới hạn” ý chí tự do của mỗi chủ thể trong quan hệ hợp đồng. Bộ luật dân sự xây dựng theo hướng bảo vệ tối đa quyền tự do hợp đồng của các chủ thể trong xã hội, bảo đảm tính ổn định của các giao dịch dân sự, thông qua các quy định hạn chế việc tuyên bố vô hiệu một cách tuỳ tiện các giao dịch dân sự. Trên tinh thần đó, chỉ trong những trường hợp đặc biệt và phải có căn cứ rõ ràng nhà nước mới được phép can thiệp vào ý chí của các bên trong hợp đồng. Nguyên tắc tự nguyện buộc các bên giao kết phải được tự do thể hiện ý chí trong việc xác lập, thực hiện hợp đồng và bằng các quy định việc thể hiện ý chí này phải độc lập và có sự thống nhất giữa ý chí và sự thể hiện ý chí đó ra bên ngoài mà không chịu sự tác động nào làm cho ý chí đó bị sai lệch. Tuy nhiên, trên thực tế không phải hợp đồng nào cũng được xác lập trên cơ sở sự tự nguyện của các chủ thể. Đây là những trường hợp hợp đồng xác lập khi một trong các chủ thể bị ép buộc, đe doạ, lừa dối, nhầm lẫn hoặc tại thời điểm không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình. Đó là các trường hợp giao kết hợp đồng thiếu đi sự tự nguyện. Sau đây chúng ta sẽ xem xét từng trường hợp cụ thể. 3.1. Hợp đồng giao kết do bị nhầm lẫn Nhầm lẫn là việc các bên hình dung sai về nội dung của hợp đồng mà tham gia vào hợp đồng gây thiệt hại cho mình hoặc cho phía bên kia. Điều 131- Bộ luật dân sự 2005quy định: “Khi một bên có lỗi vô ý làm cho bên kia nhầm
  • 31. 30 lẫn về nội dung của giao dịch dân sự mà xác lập giao dịch thì bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu bên kia thay đổi nội dung của giao dịch đó, nếu bên kia không chấp nhận thì bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch vô hiệu”. Sự nhầm lẫn phải xuất phát từ nhận thức của các bên hoặc phán đoán sai lầm về đối tượng sự việc, sự nhầm lẫn phải được thể hiện rõ ràng căn cứ vào nội dung của hợp đồng được xác lập. Trước đây, Bộ luật dân sự 1995 chỉ quy định sự nhầm lẫn là khi một bên do nhầm lẫn về nội dung chủ yếu cuả giao dịch. Như vậy giao dịch có thể bị vô hiệu do sự nhầm lẫn bất kể do lỗi của bên nào nhưng đến Bộ luật dân sự 2005 đã có sự thay đổi căn bản khi quy định sự nhầm lẫn xảy ra do lỗi vô ý của đối tác. Còn nếu sự nhầm lẫn là do lỗi của chính bên bị nhầm lẫn thì giao dịch không bị vô hiệu, bên nhầm lẫn phải tiếp tục thực hiện hợp đồng. Theo em, cách giải quyết như Bộ luật dân sự 1995 có vẻ hợp lí hơn bởi lẽ chỉ cần có sự nhầm lẫn xảy ra là giao dịch đã không đáp ứng được yếu tố tự nguyện còn việc xác định lỗi đó thuộc về ai chỉ nhằm mục đích giải quyết hậu quả phát sinh từ giao dịch vô hiệu. Bên cạnh đó Điều 131- Bộ luật dân sự Việt Nam 2005 chỉ thừa nhận sự nhầm lẫn đơn phương chứ không thừa nhận sự nhầm lẫn song phương là yếu tố dẫn đến hợp đồng vô hiệu. Không có sự thống nhất ý chí chung đích thực thì không có hợp đồng. Trong trường hợp cả hai bên nhầm lẫn về nội dung chủ yếu của hợp đồng thì rõ ràng không có sự trùng hợp giữa ý chí đích thực của cả hai bên với những gì được họ thể hiện trong nội dung cam kết. Vì vậy, không thể không coi sự nhầm lẫn song phương (sự nhầm lẫn đến từ hai phía) là yếu tố dẫn đến sự vô hiệu của hợp đồng. Sự nhầm lẫn đó phải là sự nhầm lẫm vô lí, khó có thể chấp nhận được và người bị nhầm lẫn không được hành động một cách cẩu thả. Điều kiện này được đánh giá tuỳ theo khả năng, năng lực của người đó. Sự nhầm lẫn đó phải là một nhầm lẫn về một yếu tố mà bên kia biết rõ. Nói cách khác đó là sự nhầm lẫn thường thấy. Ví dụ như đối với trường hợp nhầm lẫn về tính chất, chất lượng chủ yếu của vật, bên kí kết kia phải biết được rằng tính chất, số lượng đó của vật là yếu tố quyết định đối với việc giao kết hợp đồng. Điều 3.5 Bộ nguyên tắc của Unidroit về hợp đồng thương mại quốc tế 2004 có
  • 32. 31 quy định: “Sự nhầm lẫn phải có tính chất quyết định hay lớn đến mức mà một người bình thường, trong hoàn cảnh tương tự sẽ không giao kết hoặc chỉ giao kết với các điều kiện hoàn toàn khác nếu người này đã biết rõ tình trạng thực tế”. Nhưng Bộ luật dân sự Việt Nam lại coi bất kì một sự nhầm lẫn nào về nội dung của hợp đồng (cho dù đó là sự nhầm lẫn mang tính chất quyết định hay không mang tính chất quyết định đến việc giao kết hợp đồng) cũng đều có thể dẫn đến hậu quả hợp đồng vô hiệu. Điều đó có nghĩa là hợp đồng có thể bị tuyên vô hiệu ngay cả khi chỉ có các nhầm lẫn về nội dung không chủ yếu của hợp đồng (ví dụ như nhầm lẫn về số lượng hàng hoá phải giao mà số lượng hàng hoá đó có giá trị không đáng kể so với giá trị toàn bộ hợp đồng). Bộ luật dân sự 2005 tiếp cận về vấn đề nhầm lẫn như trên thể hiện xu hướng mở rộng phạm vi áp dụng yếu tố nhầm lẫn trong giải quyết yêu cầu tuyên bố hợp đồng vô hiệu nhưng điều này có thể dẫn đến việc hợp đồng bị tuyên bố vô hiệu tràn lan chỉ vì những nhầm lẫn hoặc sơ suất rất nhỏ liên quan đến nội dung giao dịch của các bên. Thông thường người ta thường chia thành các loại nhầm lẫn sau:  Nhầm lẫn về đối tượng của hợp đồng Trong các Bộ dân luật Bắc Kì và Trung Kì trước đây đã quy định sự nhầm lẫn về nội dung cở bản của vật là đối tượng của hợp đồng đã phân tách rõ sự nhầm lẫn về nội dung cở bản của đôí tượng hợp đồng thành hai dạng chính: sự hình dung sai về bản chất của đối tượng hợp đồng và sự hình dung sai về tính chất cơ bản của đối tượng của hợp đồng. Điều 658- Bộ dân luật Bắc Kì và Điều 694- Bộ dân luật Trung Kì quy định rằng: “sự sai lầm về đồ vật chỉ làm cho hợp ước bị hà tỳ và có thể xin tiêu huỷ khi sự sai lầm ấy liên hệ đến một hay nhiều tính chất chủ yếu mà người kết ước tưởng rằng đã có trong đồ vật ấy và vì vậy đã quyết định cấu kết hay là hứa mua hay là bán đồ vật”. Ví dụ như trường hợp một người mua một bức tranh do nghĩ đó là tranh gốc của hoạ sĩ Tô Ngọc Vân nhưng thực chất đó chỉ là tranh được sao chép lại. Bộ luật dân sự Pháp cũng quy định: “Sự nhầm lẫn chỉ trở thành nguyên nhân làm cho hợp đồng vô hiệu khi đó là sự nhầm lẫn về nội dung cơ bản của hợp đồng là đối tượng của hợp đồng”. Ví dụ như trong hợp đồng mua bán, một
  • 33. 32 người mua một chuỗi ngọc trai tưởng là ngọc trai thiên nhiên nên mới mua trong khi đó chỉ là ngọc trai nhân tạo. Vì vậy, sự nhầm lẫn về đối tượng của hợp đồng phải mang tính chất chủ yếu, đó phải là đối tượng mang đặc tính theo sự xét đoán chung hoặc phải mang lợi ích nào đó mà chủ thể mong muốn mới dẫn đến sự vô hiệu của hợp đồng. Đến Bộ luật dân sự 2005 thì chưa có quy định rõ ràng về sự nhầm lẫn về đối tượng của hợp đồng dẫn đến sự vô hiệu của hợp đồng mà chỉ có quy định chung về nhầm lẫn nhưng thông qua Điều 402- Bộ luật dân sự 2005 quy định về đối tượng của hợp đồng gồm: tài sản phải giao; công việc phải làm hoặc không được làm ta có thể hiểu đó là sự nhầm lẫn về một trong các yếu tố trên và đó phải là nội dung cơ bản trong hợp đồng.  Nhầm lẫn về chủ thể của hợp đồng Điều 1110- Bộ luật dân sự Pháp quy định: “Sự nhầm lẫn về chủ thể không phải là nguyên nhân làm cho hợp đồng vô hiệu, trừ trường hợp nhân thân của chủ thể là yếu tố quyết định dẫn đến việc giao kết hợp đồng”. Bộ luật dân sự 2005 không có quy định cụ thể về sự nhầm lẫn về chủ thể dẫn đến sự vô hiệu của hợp đồng nhưng ta có thể hiểu sự nhầm lẫn về chủ thể chỉ làm hợp đồng vô hiệu khi hợp đồng đó được kí kết dựa trên nhân thân của chủ thể và nhân thân của chủ thể là yếu tố quan trọng cho việc giao kết hợp đồng. Nhân thân đó có thể là phẩm chất, tài năng, đạo đức hay uy tín của chủ thể dẫn đến phía bên kia giao kết hợp đồng. Ví dụ như một người kí hợp đồng thuê hoạ sĩ A vẽ tranh trong khi người hoạ sĩ giao kết hợp đồng không phải là A mà là B. Nhưng nếu sự quan tâm về tư cách đạo đức hay tài năng của cá nhân chỉ là yếu tố phụ trong việc giao kết hợp đồng thì sự sai lầm về chủ thể sẽ không có hậu quả gì, không dẫn đến sự vô hiệu của hợp đồng. Ví dụ như A cho một người thuê nhà vì tưởng người này có tư cách đạo đức tốt nhưng thực ra A là một người không đứng đắn.  Nhầm lẫn về bản chất của hợp đồng Bản chất của hợp đồng là sự thống nhất ý chí và sự thể hiện ý chí đó ra bên ngoài. Nếu sự thống nhất ý chí và sự thể hiện ý chí đó không trùng khớp với nhau sẽ dẫn đến hợp đồng vô hiệu. Bộ luật dân sự 2005 cũng không đưa ra quy định cụ thể nhầm lẫn về bản chất của hợp đồng nhưng có thể hiểu sự nhầm lẫn là
  • 34. 33 do không có sự thống nhất ý chí giữa các bên tham gia xác lập hợp đồng làm cho mỗi bên hiểu sai về bản chất của hợp đồng. Ví dụ như một bên muốn bán cho bên kia một tài sản nhưng bên kia lại tưởng rằng mình được tặng cho. Như vậy, xét về bản chất của hợp đồng đã có sự khác nhau khi một bên nhầm lẫn rằng bản chất hợp đồng mình tham gia xác lập là hợp đồng mua bán, hợp đồng có đền bù nhưng một bên lại nhầm lẫn bản chất của hợp đồng là hợp đồng tặng cho, hợp đồng không có đền bù. Trong các trường hợp dẫn đến sự nhầm lẫn bên bị nhầm lẫn phải đưa ra chứng cứ chứng minh cho sự nhầm lẫn đó và chỉ có họ mới có quyền xin huỷ bỏ hợp đồng và có thể yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại. Nhưng nếu chỉ cần xét một cách khách quan đã thấy được tính chất, chất lượng bị nhầm lẫn là tính chất, chất lượng chủ yếu của vật thì không cần phải chứng minh sự nhầm lẫn đó là sự nhầm lẫn thông thường và áp dụng ngay cơ chế suy đoán sự nhầm lẫn đó là sự nhầm lẫn thông thường.9 Bộ luật dân sự 2005 quy định hợp đồng giao kết do bị nhầm lẫn sẽ bị vô hiệu và thời hiệu yêu cầu Toà án tuyên bố hợp đồng vô hiệu là 2 năm kể từ thời điểm xác lập. Còn Bộ luật dân sự Pháp bên cạnh việc quy định thời hiệu chung còn quy định thời hiệu riêng cho trường hợp này thời hiệu kiện huỷ hợp đồng được tính từ ngày phát hiện ra sự nhầm lẫn đó. Như vậy sẽ hợp lí hơn và bảo vệ tối đa quyền, lợi ích của các bên tham gia hợp đồng. 3.2. Hợp đồng được giao kết trên cở sở của sự lừa dối, đe doạ Tuy sự nhầm lẫn và lừa dối trong hợp đồng đều có một điểm chung là bên bị nhầm lẫn và bên bị lừa dối do hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hợp đồng hay bản chất của hợp đồng nên đã xác lập hợp đồng nhưng giữa nhầm lẫn và lừa dối có những điểm khác nhau cơ bản. Trong trường hợp xác lập hợp đồng do bị nhầm lẫn, sự nhầm lẫn có thể gây ra bởi lỗi cẩu thả, sơ suất, kém hiểu biết của chính bên bị nhầm lẫn hoặc do lỗi vô ý của bên kia hoặc người thứ ba. Còn trong trường hợp xác lập hợp đồng do bị lừa dối, sự nhầm lẫn chỉ có thể gây ra bởi hành vi mang tính chất cố ý của bên kia hoặc của người thứ ba. 9 Đại cương pháp luật về hợp đồng, Corinne Renault – Brahinsky, Nxb văn hoá thông tin 2002, tr.42
  • 35. 34 Lừa dối trong giao dịch dân sự theo quy định tại Điều 132- Bộ luật dân sự 2005 “là hành vi cố ý của một bên hoặc của bên thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự đã xác lập”. Sự lừa dối chỉ là nguyên nhân làm cho hợp đồng vô hiệu nếu sự lừa dối của một bên là nguyên nhân thúc đẩy bên kia giao kết hợp đồng. Như vậy, trong lừa dối cũng có yếu tố nhầm lẫn nhưng sự nhầm lẫn này là do đối phương cố ý gây ra bằng những mưu mô, thủ đoạn gian xảo. Điều 1116- Bộ luật dân sự Pháp quy định: “lừa dối là khi một bên có nhiều thủ đoạn gian dối đối với bên kia, mà nếu không có các thủ đoạn đó thì bên kia đã không giao kết hợp đồng. Hành vi lừa dối không được suy đoán mà phải chứng minh”. Để hình thành hành vi lừa dối cần có hai yếu tố:  Sự cố ý: lừa dối phải là hành vi cố ý, bên này chủ ý lừa dối bên kia.  Yếu tố hiện thực: phải có thủ đoạn lừa dối mới cấu thành hành vi lừa dối. Tuy nhiên, không cần thiết thủ đoạn gian dối đó có được thực hiện, dàn dựng hay không mà chỉ cần có sự gian dối là đủ. Điều hiển nhiên khi một bên hoặc bên thứ ba thể hiện thủ đoạn của mình thông qua những hành vi tích cực như: cung cấp thông tin sai sự thật, cung cấp giấy chứng nhận giả liên quan đến tình trạng tài sản… thì được coi là hành vi gian dối. Vậy khi một bên hoặc người thứ ba cố tình che giấu sự kiện bằng cách im lặng hoặc không cung cấp giấy tờ liên quan đến tài sản chuyền giao hoặc công việc phải làm thì sự không hành động đó (bất tác vi) có thể coi như hành vi gian dối được không? Theo án lệ tại Pháp thì chỉ cần một lời nói dối cũng đủ cấu thành sự lừa dối mà không cần phải có một thủ đoạn nào khác. Cũng theo án lệ này thì sự im lặng, không nói lên điều mà mình có bổn phận phải nói ra cũng bị coi là lừa dối. Ngoài ra sự lừa dối phải có tính chất quyết định đối với nạn nhân kí kết hợp đồng. Vấn đề xem xét sự lừa dối có tính chất quyết định hay không thuộc thẩm quyền của Toà án theo từng trường hợp cụ thể ví dụ như sự lừa dối có thể có tính quyết định đối với người này nhưng sẽ không có tính cách quyết định đối với người kia. Kết hợp Điều 132- Bộ luật dân sự 2005 và các quy định
  • 36. 35 riêng tại Điều 442 (nghĩa vụ của bên bán phải cung cấp thông tin liên quan đến tài sản và hướng dẫn cách sử dụng tài sản cho bên mua); Điều 469 (nghĩa vụ vủa bên tặng cho phải thông báo cho bên được tặng cho biết khuyết tật của đối tài sản tặng cho); Điều 520 (nghĩa vụ của bên thuê dịch vụ phải cung cấp cho bên cung ứng dịch vụ thông tin, tài liệu cần thiết để thực hiện công việc); Điều 549 (nghĩa vụ của bên đặt gia công phải cung cấp cho bên nhận gia công các giấy tờ cần thiết liên quan đến việc gia công); Điều 560 (nghĩa vụ của bên gửi tài sản phải báo ngay cho bên giữ biết tình trạng tài sản và biện pháp bảo quản thích hợp đối với tài sản gửi giữ); Điều 573 (nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm phải cung cấp cho bên bảo hiểm thông tin liên quan đến đối tượng bảo hiểm, trừ thông tin mà bên bảo hiểm đã biết hoặc phải biết) thì ta có thể khẳng định rằng sự không hành động (bất tác vi) thông qua việc cố tình im lặng hoặc cố tình không cung cấp đầy đủ những tài liệu, giấy tờ cần thiết có thể bị coi là yếu tố dẫn đến sự vô hiệu của hợp đồng. Đe doạ theo quy định tài điều 132- Bộ luật dân sự 2005 là “hành vi cố ý của một bên hoặc người thứ ba làm cho bên kia buộc phải thực hiện giao dịch nhằm tránh thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản của mình hoặc của cha, mẹ, vợ, chồng, con của mình”. So với Bộ luật dân sự 1995 thì Bộ luật dân sự 2005 đã có sự sửa đổi khi quy định them sự đe doạ đó có thể do một bên giao kết hợp đồng thực hiện hoặc có thể do một người thứ ba thực hiện. Mặt khác sự đe doạ này tác động đến đối tượng được quy định cụ thể là cha, mẹ, vợ, chồng, con là hàng thừa kế thứ nhất chứ không quy định chung là “ người thân thích” như Bộ luật dân sự 1995 nữa. Điều 1112- Bộ luật dân sự Pháp cũng quy định “đe doạ là hành vi tác động vào suy nghĩ của một người có lí trí làm cho người này lo sợ sắp phải chịu một thiệt hại lớn về sức khoẻ, tính mạng, hay tài sản của mình. Để xác định hành vi đe doạ cần phải tính đến độ tuổi, giới tính và các điều kiện khác của những người có liên quan”. Người ta có thể chia sự đe doạ ra làm hai loại như: đe doạ về thể chất như cầm tay bắt kí kết hợp đồng, cho uống rượu say; đe doạ về tinh thần như dùng áp lực về tinh thần để buộc một người kí kết hợp đồng.
  • 37. 36 Theo sự phân tích ở trên thì sự đe doạ là căn cứ để Toà án tuyên hợp đồng vô hiệu phải thoả mãn các điều kiện: Thứ nhất, hành vi đe doạ phải là hành vi không chính đáng cả về phương tiện sử dụng để đe doạ cũng như mục đích theo đuổi; Thứ hai, sự đe doạ phải là yếu tố quyết định bên bị đe doạ tham gia kí kết hợp đồng; Thứ ba, sự đe doạ phải có thực và mang tính chất nghiêm trọng, sự đe doạ đó là đe doạ gây thiệt hại về tài sản, tính mạng ,sức khoẻ, danh dự, uy tín, nhân phẩm; Thứ tư, sự đe doạ ở đây phải là đe doạ gây thiệt hại ngay tức khắc và người bị đe doạ phải thực sự lo sợ vào thời điểm giao kết hợp đồng.10 Những hợp đồng được xác lập do bị lừa dối, đe doạ chỉ bị vô hiệu khi có yêu cầu của bên bị lừa dối, bị đe doạ và Toà án chấp nhận yêu cầu đó. Những giao dịch được xác lập do tác động này vẫn có hiệu lực nếu không có yêu cầu của bên bị lừa dối, bị đe doạ. Sự đe doạ sẽ không bị coi là nguyên nhân dẫn đến hợp đồng vô hiệu nếu đó chỉ là việc thực hiện một quyền lợi chính đáng. Ví dụ như: một người làm công đã phạm tội ăn trộm đồ của chủ nhân, người làm công đó buộc phải chấm dứt hợp đồng lao động vì chủ nhân đe doạ kiện anh ta ra trước toà. Hay lòng tôn kính của con cháu đối với ông bà không được coi là đe doạ khiến cho hợp đồng vô hiệu. Ví dụ như một người đe doạ ép buộc ông bà mình phải kí kết hợp đồng với mình nếu không anh ta sẽ không kính trọng ông bà sẽ không thể là căn cứ khiến hợp đồng bị vô hiệu. Hợp đồng xác lập dựa trên sự lừa dối hay đe doạ đều vô hiệu tương đối và thời hiệu yêu cầu Toà án tuyên bố hợp đồng vô hiệu trong trường hợp này là 2 năm kể từ ngày xác lập. Còn theo Bộ luật dân sự Pháp thì thời hiệu yêu cầu Toà án tuyên hợp đồng vô hiệu do bị lừa dối là 5 năm được tính từ thời điểm phát hiện ra sự lừa dối đó và thời hiệu yêu cầu Toà án tuyên bố hợp đồng vô hiệu do bị đe doạ được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi đe doạ đó. Như vậy sẽ hợp lí hơn trong việc bảo vệ quyền lợi cho bên bị lừa dối, bị đe doạ bởi dù thời hiệu 10 Đại cương pháp luật về hợp đồng, Corinne Renault – Brahinsky, Nxb văn hoá thông tin 2002, tr.48