SlideShare a Scribd company logo
1 of 15
Câu 1: Vì sao lợi nhuận không thể hiện ra bên ngoài là giá trị thặng dư?
 Chứng minh lợi nhuận chính là GTTD
Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí sản xuất
 Doanh thu = Tổng giá cả hàng hóa = Tổng giá trị hàng hóa = c + v + m
 Chi phí sản xuất: là chi phí về tiền mà nhà tư bản phải bỏ ra để tiến hành sản xuất hàng hóa
(bao gồm chi phí để mua tư liệu sản xuất (c) và mua sức lao động (v)). Ký hiệu: k: k = c + v
 Lợi nhuận p = m
 Thực chất lợi nhuận chính là GTTD.
Lợi nhuận là hình thức biểu hiện, là tên gọi của GTTD trong đời sống thực tế
=> Bản chất của lợi nhuận là do GTTD mà lao động làm thuê tạo ra.
Phạm trù lợi nhuận phản ánh sai lệch bản chất quan hệ sản xuất giữa nhà tư bản và lao động làm
thuê, vì nó làm cho người ta hiểu lầm rằng giá trị thặng dư không phải chỉ do lao dộng làm thuê tạo
ra mà do tài kinh doanh của người đầu tư, của nhà tư bản, do vốn đầu tư mà có. Còn GTTD được tạo
ra từ 1 nhân tố đầu tư của nhà tư bản đó là nhân tố vốn đầu tư vào lao động – tư bản khả biến (v). 2
quan niệm này hoàn toàn khác nhau.
Hơn nữa, trong 1 số trường hợp, tại 1 thời điểm thì lượng lợi nhuận (p) khác lượng GTTD (p ≠ m
– khi có hiện tượng trao đổi không ngang giá). Vd bán đắt, mua rẻ
Tuy nhiên, trao đổi không ngang giá là hiện tượng không phổ biến, và không kéo dài, xu hướng
hoạt động của giá cả luôn cân bằng với giá trị. Thế nên, xét trên phạm vi toàn bộ xã hội, lợi nhuận có
nguồn gốc từ GTTD.
Chính điều này càng làm cho người ta nghĩ rằng lợi nhuận không liên quan đến GTTD => lợi
nhuận dường như không phải do GTTD sinh ra.
lợi nhuận chẳng qua chỉ là một hình thái thần bí hóa của giá trị thặng dư.
Giá trị thặng dư được so với toàn bộ tư bản ứng trước, được quan niệm là con đẻ của toàn bộ tư bản
ứng trước sẽ mang hình thức biến tướng là lợi nhuận.
Câu 2: Ý nghĩa các giả định nghiên cứu quá trình sản xuất GTTD? Các giả định này có
đúng trong thực tế không và nó ảnh hưởng gì đến kq nghiên cứu?
 Ý nghĩa các giả định nghiên cứu của quá trình sản xuất giá trị thặng dư:
- Khi nghiên cứu quá trình sản xuất GTTD, có 2 giả định được đặt ra:
 Trao đổi mua bán được diễn ra theo nguyên tắc ngang giá.
 Điều kiện sản xuất thuộc mức trung bình trong XH: (trình độ máy móc thiết bị, trình độ
người lao động, điều kiện làm việc, cường độ lao động.)
Việc đưa ra giả định để chúng ta khẳng định 1 điều là: Ngay cả khi mua đầu vào, bán sản phẩm
đầu ra theo đúng giá trị thì nhà tư bản vẫn còn thu được GTTD. Như vậy, GTTD không phải được
sinh ra từ việc mua rẻ hay bán sản phẩm đầu ra với giá cao. Phương pháp nghiên cứu trừu tượng hóa
khoa học - gạt bỏ những yếu tố ngẫu nhiên không cơ bản ra khỏi đối tượng nghiên cứu, mục đích
làm đơn giản hóa đối tượng nghiên cứu. Một đối tượng nghiên cứu có thể ảnh hưởng bởi nhiều nhân
tố, nhưng chúng ta sẽ sắp xếp các nhân tố ảnh hưởng đến nó xem đâu là nhân tố cơ bản, điển hình,
bền vững thì sẽ tập trung vào nó để nghiên cứu, nhằm rút ra bản chất của vấn đề, còn những nhân tố
nào là ngẫu nhiên, không cơ bản thì gạt bỏ để đơn giản hóa đối tượng nghiên cứu.
Ở đây, với mục đích là tìm ra xem cái gì tạo ra GTTD, chúng ta xếp nhân tố ngẫu nhiên đó là
việc trao đổi không ngang giá sang 1 bên, chỉ xét trường hợp các nhà tư bản tuân theo nguyên tắc
phổ biến của thị trường là trao đổi ngang giá. Và chúng ta sẽ chứng minh được rằng ngay cả trong
điều kiện ngang giá thì vẫn thu được GTTD.
Tương tự, chúng ta không lấy 1 điều kiện sản xuất tối ưu, vượt trội hơn cả trong xã hội mà chỉ
lấy điều kiện sản xuất ở mức trung bình và chúng ta chỉ ra rằng ngay cả trong điều kiện sản xuất
trung bình thì vẫn còn thu được GTTD.
* Các giả định không tồn tại trên thực tế vì:
+ Vẫn có trường hợp trao đổi không ngang giá (mua rẻ, bán đắt)
+ 1 số nhà TBản có Đkiện sxuất cao hơn mức trung bình, ngược 1 số nhà TBản có ĐK sản xuất
thấp hơn mức trung bình
*… không ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu vì:
+ Ngay cả khi trao đổi diễn ra theo nguyên tắc phổ biến của XH – nguyên tắc ngang giá – thì nhà
TBản vẫn thu được GTTD. Trong khi trên thực tế, nhà tư bản còn tìm mọi cách để mua rẻ, bán đắt để
thu được lợi nhuận cao hơn.
+ Trường hợp mua rẻ bán đắt: sự giàu có lên của người này là sự thiệt hại của đối tác => xét trên
phạm vi toàn XH: không có sự tạo ra GTTD
+ Trong nền kinh tế hàng hóa, tại 1 thời điểm nhất điịnh có thể có trao đổi không ngang giá
nhưng không phổ biến ( khi lời thế thuộc về 1 bên – cung >cầu hoặc cung<cầu). Nhưng tình trangk
đó không kéo dài đc mãi mãi, xu hướng thị trường luôn là gias cả cần bằng với giá trị , quay trở về
giá trị, vì gnười sx sẽ điểu chỉnh cung tương ứng với cầu.
Câu 3: Vì sao lợi nhuận bình quân lại một lần nữa che giấu bản chất bóc lột của tư bản đối
với công nhân làm thuê?
 Nguồn gốc lợi nhuận bình quân:
Quá trình cạnh tranh tự do đã làm san bằng các mức m khác nhau giữa các ngành của nền kinh tế
về mức p bình quân. Mà nguồn gốc lợi nhuận mà các nhà tư bản thu được trong nền kinh tế: GTTD.
Nếu như chỉ nhìn dưới góc độ 1 ngành thì không thể nhìn thấy được mối liên hệ giữa m và p bình
quân => khó nhìn thấy nguồn gốc lợi nhuận bình quân là từ GTTD, nhưng thực chất trong toàn bộ
nền kinh tế p bình quân mà mỗi ngành thu được cũng vẫn có nguồn gốc từ GTTD do người lao động
tạo ra.
 Trong đk cạnh tranh tự do GTTD chuyển hóa thành lợi nhuận bình quân.
Lợi nhuận là hình thức biểu hiện của GTTD, mặt khác cạnh tranh tự do làm lợi nhuận biểu hiện
thành lợi nhuận bình quân. Khi nói đến phạm trù lợi nhuận thì khó có thể nhìn thấy nguồn gốc thực
sự của lợi nhuận là từ lao động làm thuê tạo ra bởi vì thông thường quan niệm lợi nhuận là do tài
kinh doanh của nhà tư bản, do vốn đầu tư (k) mà có; còn khi nói đến m thì chỉ nói đến nhân tố người
lao động (v – vốn để mua sức lao động). => Thêm 1 lần nữa trong quá trình cạnh tranh tự do lợi
nhuận của các nhà tư bản lại chịu ảnh hưởng của quá trình cạnh tranh tự do mà theo đó nó lại tính
theo 1 mức lợi nhuận chung trong nền kinh tế, dù đầu tư vào ngành nào cũng thu được 1 mức lợi
nhuận bình quân là tương đương nhau => càng khó thấy được nguồn gốc thật sự của nó là từ GTTD,
nhưng bản chất của nó chính là từ GTTD
Câu 4: Phân tích tính chất của giá trị thặng dư siêu ngạch? (có tài liệu kèm)
– Quá trình cạnh tranh giữa các nhà tư bản buộc họ phải áp dụng phương pháp sản xuất tốt nhất để
tăng năng suất lao động trong xí nghiệp của mình nhằm giảm giá trị cá biệt của hàng hoá thấp hơn
giá trị xã hội của hàng hoá, nhờ đó thu dược giá trị thặng dư siêu ngạch.
– Khái niệm: Giá trị thặng dư siêu ngạch là phần giá thặng dư thu được do tăng năng suất lao động
cá biệt, làm cho giá trị cá biệt của hàng hoá thấp hơn giá trị thị trường của nó.
Tính chất của giá trị thặng dư siêu ngạch là tính phổ biến và tạm thời.
Ta có: MSN = MA – MTB.
Khi xuất hiện hiện tượng tư bản A thu được giá trị thặng dư siêu ngạch thì cạnh tranh trong
ngành này sẽ gay gắt hơn. Khi tư bản A thu được lợi nhuận kếch xù => kích thích các tư bản khác
tìm biện pháp tăng năng suất lao động và hiệu quả sản xuất. Về nguyên tắc, tư bản A có thể giảm giá
bán để cạnh tranh mà vẫn thu được lợi nhuận siêu ngạch. Như vậy, khi tư bản A giảm giá thì các tư
bản khác cũng phải tìm cách giảm giá để cạnh tranh với tư bản A nên thứ nhất là động cơ lợi nhuận,
thứ 2 là động cơ tồn tại trong quá trình cạnh tranh thôi thúc họ buộc phải tìm các biện pháp để tăng
năng suất. Và khi năng suất lao động của các tư bản đều tăng lên => NSLĐXH tăng lên => giá trị
của hàng hóa giảm xuống => Msn A giảm xuống => có xu hướng tiến tới 0. (tiến tới 0 khi các nhà tư
bản khác bắt kịp công nghệ của tư bản A).
=> Tính chất của GTTDSN: tạm thời với từng nhà tư bản. Nhưng nó là động lực mạnh nhất thúc
đẩy các nhà TB tăng năng suất => là hiện tượng phổ biến, luôn xảy ra trong xã hội.
 Mác gọi giá trị thặng dư siêu ngạch là biến tướng của giá trị thặng dư tương đối vì:
- Cả hai đều dựa trên cơ sở tăng năng suất lao động, do người công nhân tạo ra
- Giá trị thặng dư siêu ngạch là phần giá trị thặng dư thu được do tăng năng suất lao động cá
biệt làm cho giá trị cá biệt của hàng hóa thấp hơn giá trị thường của nó.
- GTTD tương đối do toàn bộ nhà tư bản đều có thể thu dược, nhưng GTTD SN chỉ do 1 số
nhà TB có kỹ thuật tiên tiến mới thu được, nó không chỉ thể hiện quan hệ bóc lột giữa nhà tư
bản và công nhân mà còn thể hiện quan hệ cạnh tranh giữa các nhà tư bản
- GTTD siêu ngạch là động lực mạnh nhất để thúc đẩy tư bản cải tiến kĩ thuật, áp dụng công
nghệ mới vào sản xuất nhằm tăng năng suất lao động.
 CNTB chủ yếu tạo ra giá trị thặng dư tương đối song GTTD siêu ngạch là mục đích tối
thượng của bất kì nhà tư bản nào.
https://luatduonggia.vn/gia-tri-thang-du-sieu-ngach-la-gi-tim-hieu-extra-surplus-value/
Thứ nhất: Giá trị thặng dưsiêungạch làhiệntượngtạm thời,nhanhxuấthiệnvàcũng nhanhmất đi.
Giá trị thặngdư siêungạchđược sinhra từ các hoạtđộng tăng cườngáp dụng kỹthuật và công nghệ
mới vào các hoạt động sản xuấtcủa các doanhnghiệp,nhàtư bản;Vậy tại sao giá trị thặngdư siêungạch
lại là hiệntượngmangtính tạm thời nhanhxuấthiệnvà cũng nhanhbiếtmất.Bởi lẽ,trong môi trường
cạnh tranh khốcliệtnhưhiệnnayvới sự xuấthiệncó nhiềutậpđoàn, công tylớnkinhdoanhcùng một
loại sản phẩmkhiếnchothị phần trênthị trườngbị thu hẹp,chiathành nhiềumiếngnhỏ,đòi hỏi các
doanhnghiệpphải tích cực trong việcđổi mới phươngthức sản xuất,áp dụngkỹ thuật– công nghệ mới
vào hoạtđộng sản xuấtnhằm tăng năngsuất lao độngtạo ra thật nhiềugiátrị thặng dư siêungạch.
Xem thêm: Thặng dư vốn cổ phần là gì? Cách tính thặng dư vốn cổ phần năm 2022?
Tuy nhiêncác đối thủ cạnh tranh cũngkhông đứngyênmột chỗ một khi doanhnghiệpnàyáp dụng
thànhcông nhữngcải tiếnvề mặt kỹ thuậtlàm tăng năngsuất lao độngthì ngaylập tức các doanh
nghiệpkháccũng sẽ áp dụng phươngphápđó hay pháttriểnnhiềuphươngthứcsản xuấtmới khiếncho
giá trị thặng dư siêungạchcủa các doanhnghiệpkhácbị mất đi và cứ tác động qua lại trong xuthế cạnh
tranh giữacác doanhnghiệpgiátrị thặngdư siêungạchnhanh chóngxuấthiệnrồi cũng nhanhchóng
mất đi.
Thứ hai:Giá trị thặng dư siêungạchlà biếntướngcủa giátrị thặng dưtương đối.
Giá trị thặngdư tươngđối – GTTD tương đối là giátrị thặng dư thuđược từ việcrút ngắn thời gianlao
động tất yếubằng việcnângcao năng suất laođộng trong hoạtđộng sản xuấtra tư liệusinhhoạtđể hạ
thấp giátrị sức lao động,nhờ đó tăng thời gianlao động thặngdư lênngaytrong điềukiệnđộdài ngày
laođộng khôngthay đổi,cường độ laođộng vẫn nhưcũ.
Phân biệt giá trị thặng dư siêu ngạch và giá trị thặng dư tương đối:
Sự khác nhau giữa giá trị thặng dư siêu ngạch và giá trị thặng dư tương đối còn thể hiện ở chỗ giá
trị thặng dư tương đối do toàn bộ giai cấp các nhà tư bản, doanh nghiệp thu được. Xét về mặt đó,
nó thể hiện quan hệ bóc lột của các nhà tư bản, doanh nghiệp đối với toàn bộ giai cấp công nhân
làm thuê bằng việc rút ngắn thời gian lao động tất yếu trong điều kiện thời gian lao động của
ngày lao động không đổi, nhờ đó tăng thời gian lao động thặng dư, để tạo ra giá trị thặng dư
tương đối thì phải hạ thấp giá trị sức lao động bằng cách giảm giá trị tư liệu sinh hoạt và dịch vụ
cần thiết cho người lao động. Đối với giá trị thặng dư siêu ngạch là sự thể hiện áp dụng các
phương pháp sản xuất mới hiện đại vào hoạt động sản xuất để sản xuất được nhiều sản phẩm và
thu được nhiều lợi nhuận bên cạnh sức ép của thị trường và các đối thủ cạnh tranh trực tiếp. Xét
về mặt đó, nó không chỉ biểu hiện mối quan hệ giữa tư bản và lao động làm thuê, mà còn trực
tiếp biểu hiện mối quan hệ cạnh tranh giữa các nhà tư bản.
Từ đó, ta thấy rằng giá trị thặng dư siêu ngạch là động lực trực tiếp, mạnh nhất thúc đẩy các nhà
tư bản cải tiến kỹ thuật, áp dụng công nghệ mới vào sản xuất, hoàn thiện tổ chức lao động và tổ
chức sản xuất để tăng năng suất lao động, giảm giá trị của hàng hoá.
Câu 5: Tại sao trao đổi trên thị trường phải tuân theo quy tắc ngang giá?
Trao đổi hàng hóa phải dựa trên cơ sở HPLĐXH cần thiết, có nghĩa là trao đổi phải theo nguyên
tắc ngang giá. (trao đổi hàng hóa ngang nhau về giá trị, hay có giá cả = giá trị).
Phản chứng: Xét trường hợp diễn ra trao đổi không ngang giá (giá cả cao hơn giá trị hoặc giá cả
< giá trị) - khi lợi thể thuộc về 1 phía (cung > cầu => lợi thế thuộc về người mua => giá cả < giá trị,
ngược lại cung < cầu => lợi thế thuộc về người bán => giá cả > giá trị), mặt khác trong nền kinh tế
hàng hóa, cung luôn có xu hướng cân bằng với cầu => giá cả có xu hướng ngang bằng với giá trị.
 Nguyên tắc trao đổi phố biến trong nên kinh tế hàng hóa là trao đổi ngang giá.
Vì trên thị trường cạnh tranh tự do có vô số người bán và vô số người mua. Ai cũng muốn có lợi
cho bản thân. Bán giá cao hơn giá trị => ko có người mua, ngược lại muốn mua với giá thấp hơn giá
trị => ko có người bán. Có trao đổi ngang giá mới đảm bảo nguyên tắc thuận mua vừa bán trong thị
trường cạnh tranh tự do có vô số người bán, vô số người mua.
Câu 6: Nếutư bản trả lương theo đúng gt lao động của công nhân thì tư bản có thu được
giá trị thặng dư không? Giải thích?
Giá trị thặng dư ~ phần chênh lệch giữa giá trị hàng hóa và số tiền nhà tư bản bỏ ra. Trong quá
trình kinh doanh, nhà tư bản bỏ ra tư bản dưới hình thức tư liệu sản xuất gọi là tư bản bất biến và bỏ
ra tư bản để thuê mướn lao động (hàng hoá slđ) gọi là tư bản khả biến. Hàng hoá sức lao động là 1
hàng hoá đặc biệt, tạo ra 1 lượng giá trị mới còn lớn hơn giá trị của bản thân nó => người lao động
đã đưa vào hàng hóa một lượng giá trị lớn hơn số tư bản khả biến mà nhà tư bản trả cho người lao
động. Phần dư ra đó chính là GTTD.
+ Cái mà công nhân bán cho TB chính là SLĐ. Tiền công trong CNTB là giá cả SLĐ nhưng lại
được biểu hiện bên ngoài thành giá cả của lao động.
+ Chủ TB đã tìm thấy HH này trên thị trường. Giá trị thực của SLĐ không được trả đúng theo số
tiền lương mà nhà TB đã trả cho CN.
+ Về hình thức thì giá trị SLĐ được bán ngang giá, nhưng thực chất thì vẫn còn 1 bộ phận giá trị
mới do CN tạo ra bị nhà TB chiếm giữ .
Có thể nói là chủ TB trả tiền để mua “gốc” (giá trị SLĐ) nhưng lại hưởng “ngọn” (thành quả do
SLĐ sáng tạo ra).
Liên hệ thực tế ở Việt Nam:
Ở Việt Nam một số doanh nghiệp tư nhân hay doanh nghiệp nước ngoài thường trả lương cho công
nhân cao hơn doanh nghiệp nhà nước. Thế nhưng ta vẫn khẳng định rằng họ vẫn bị bóc lột. Ta giải
thích điều này thế nào?
Người công nhân làm việc trong các doanh nghiệp tư nhân hay nước ngoài, họ được trả lương cao
nhưng đổi lại họ lại phải làm việc trong một chế độ hà khắc, luôn ở trong tình trạng căng thẳng mệt
mỏi, họ phải làm việc hầu hết thời gian của mình, dường như chẳng có thời gian nghĩ ngơi. Mặt khác
chủ xí nghiệp đầu tư máy móc và trang thiết bị hiện đại cố làm tăng số lượng sản phẩm và quỹ lương
của công nhân, nhưng tiền lương trên một đơn vị sản phẩm lại giảm đi, tiền lương của họ cao là do
thời gian làm thêm giờ chứ không phải là thực chất của họ được hưởng. Vì vậy dù chủ xí nghiệp có
trả lương cao cho công nhân thì họ vẫn bị bóc lột. Còn trong doanh nghiệp nhà nước người công
nhân được làm viêc trong một chế độ và thời gian nghĩ ngơi hợp lý, có mức lương ổn định làm nhiều
hưởng nhiều làm ít hưởng ít, không ở trong tình trạng căng thẳng.
Hiện nay cùng với cơ chế mở cửa, bên cạnh xuất khẩu lương thực phẩm, vật liệu xây dựng, nguyên
vật liệu…. chúng ta còn xuất khẩu một loại hàng hoá đặc biệt nữa là hàng hoá sức lao động. Những
người lao động của chúng ta với cầu mong cuộc sống tốt hơn, với mức lương cao hơn, nên họ chấp
nhận ra nước ngoài làm việc qua các môi giới, hay các trung tâm dịch vụ việc làm. Ở đây không xét
đến những trường hợp bị lừa mà chỉ xem xét một khía cạnh nhỏ là “liệu người lao động làm việc ở
nước ngoài họ có bị ăn chặn tiền lương hay không”?. Phải thừa nhận rằng những người lao động sao
khi đi xuất khẩu lao động về họ có đời sống khá hơn, họ có đủ vốn để làm ăn. Thế nhưng ẩn chứa
sau đó là cả một vấn đề, họ phải làm việc trong một chế độ vô cùng hà khắc, trong khi đó lương mà
họ được hưởng thường thấp hơn những người lao động bản địa, và những gì mà họ đựơc hưởng
không đúng với thực chất những gì họ đã bỏ ra, chưa kể giá tư liệu tiêu dùng cao, tiền phí cho các
nhà môi giới. Để chứng minh cho lập luận của này, chúng ta có thể xem trường hợp về những thuyền
viên Việt Nam làm trên các tàu nước ngoài.
Đi “đánh thuê” (xuất khẩu lao động) trên các tàu nước ngoài luôn là mong ước của không ít thuyền
viên Việt Nam, bởi lương trả thường cao hơn các công ty vận tải trong nước mặc dù phải lao động
vất vả nặng nhọc và nguy hiểm hơn trên những con tàu lớn, đi biển xa dài ngày…. Thế nhưng có
phải lúc nào và ở đâu mức lương cao đó thuyền viên đó cũng được hưởng. Hợp đồng lao động với
thuyền viên được tách ra 2 khoản thu, khoản tiền thu trả cho đại lý cung cấp thuyền viên, đáng chú ý
là thuế thu nhập phải nộp rất cao, từ khoảng 40%- 80% tổng lương kí nhận, khiến đồng lương của
người lao động thực nhận rất thấp so với mức lương kí, chủ tàu trả lương 740 USD/tháng, người lao
động chỉ được nhận 426 USD thu nhập còn lại chủ yếu phải vắt sức lao động làm thêm giờ.
Ngày nay trong các doanh ngiệp nước ngoài còn có hiện tượng công nhân bị kéo dài thời gian lao
động, giãn ca tăng ca mà không được tăng lương, làm ngoài giờ hành chính mà không được trả lương
thoả đáng, công nhân không được ký hợp đồng lao động, bị đánh đập, hành hạ thân thể, bị phạt nặng
vào tiền lương nếu phạm lỗi hay đình công phản đối cách quản lý của chủ và nhiều tai nạn lao động
đã xảy ra do công nhân không được đảm bảo cân đối giữa lao động và nghỉ ngơi.
Câu 7: Phân tích nhân tố tăng lợi nhuận của TBSX?
 Tỷ suất lợi nhuận: 𝒑′
=
𝒎
𝒄+𝒗
=
𝒎′
𝒄
𝒗
+𝟏
- Tỷ suất GTTD: càng cao thì tỷ suất lợi nhuận càng lớn. (theo cùng tỷ lệ trong trường hợp
CTHC ko đổi, CTHC chỉ thay đổi khi trình độ kỹ thuật của tư bản thay đổi).
 Biện pháp: tăng m hoặc giảm v => tăng m’ => tăng p’
 Sản xuất GTTD tuyệt đối: bằng cách kéo dài ngày lao động trong điều kiện thời gian lao
động tất yếu không đổi => tăng thời gian lao động thặng dư => m tăng; tăng cường độ lao động
(cưỡng bức hoặc trả lương theo sản phẩm).
 Sản xuất GTTD tương đối: bằng cách tăng NSLĐXH => giảm giá trị TLSH cần thiết cho
người lđ => giá trị SLĐ giảm => thời gian lao động tất yếu giảm => m tăng; tăng NSLĐ cá biệt =>
giảm giá trị cá biệt => m siêu ngạch.
- Tăng tốc độ chu chuyển của tư bản (tốc độ quay vòng vốn) => p’ tăng
 Biện pháp: Rút ngắn thời gian từ T- T’
 Rút ngắn thời gian sản xuất: bao gồm thời gian lao động, thời gian gián đoạn lao động và thời
gian dự trữ sản xuất. Thời gian sản xuất phụ thuộc vào: tính chất của ngành sản xuất; quy mô hoặc
chất lượng các sản phẩm; sự tác động của tự nhiên đối với sản xuất; năng suất lao động và tình trạng
dự trữ các yếu tố sản xuất.
 Rút ngắn thời gian lưu thông: bao gồm thời gian mua các yếu tố sản xuất như nguyên liệu,
máy móc, thuê lao động và bán hàng hóa. Thời gian lưu thông phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: thị
trường, cung cầu, phương tiện vận chuyển,…
- Cấu tạo hữu cơ: Khoa học kĩ thuật phát triển và dưới sự tác động của quá trình tích lũy tư bản
làm cho CTHC của tư bản có xu hướng tăng lên => kéo p’ giảm xuống nhưng mặt khác, việc tăng
CTHC của tư bản, việc thay đổi công nghệ lại có thể làm tăng m’ => kéo p’ tăng lên. Tùy thuộc vào
tác động nào thắng thế mà p’ sẽ tăng lên hay giảm xuống. Thường khi tăng CTHC => p’ giảm có xu
hướng thắng thế.
- Tiết kiệm chống lãng phí: Nếu sử dụng yếu tố đầu vào tiết kiệm, hiệu quả, chống lãng phí =>
c giảm => tăng p’
 Cạnh tranh:
Cạnh tranh giữa người mua với nhau: khi số lượng hàng hóa bán ra (cung) < nhu cầu của người mua
cần mua (cầu) tức là hàng hóa khan hiếm => giá cả sẽ cao => tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Cạnh tranh trong nội bộ ngành: sự cạnh tranh giữa các nhà sản xuất thuộc cùng 1 ngành, cùng sản
xuất ra 1 loại hàng hóa, nhằm giành được nhưng điều kiện sản xuất và bán hàng tốt nhất => kết quả:
hình thành nên giá trị thị trường, giá trị hàng hóa có xu hướng giảm xuống => thu được lợi nhuận
siêu ngạch.
 Biện pháp: Psn là hình thức biểu hiện của msn => giảm hao phí lao động cá biệt => tăng năng suất
lao động, tăng hiệu quả sử dụng nguồn lực. (nêu bp tăng NSLĐ).
 Tăng vốn đầu tư (k):
Do p = p’.k, mà theo thời gian p’ có xu hướng suy giảm nên các doanh nghiệp muốn gia tăng lợi
nhuận p thì cần phải tăng vốn đầu tư bằng cách đầu tư nhiều hơn, tích lũy tư bản nhiều hơn; có như
vậy mới tăng được lượng lợi nhuận trong tương lai, trong điều kiện tỷ suất lợi nhuận có xu hướng
giảm xuống.
Câu 8: Các nhân tố ảnh hưởng đến giá cả, phân tích rõ sự ảnh hưởng.
Giá cả là hình thức biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa.
 Nhân tố nội sinh (nhân tố cơ bản) hình thành giá cả chính là giá trị của hàng hóa. Hàng hóa
nào mà hao phí nhiều lao động mới tạo ra được nó => giá cả cao và ngược lại.
Ta có: Giá trị hàng hóa = HPLĐXH để sản xuất ra hàng hóa = HPLĐ sống (người lđ trực tiếp sản
xuất sản phẩm) + HPLĐ quá khứ (để sản xuất ra tư liệu sản xuất).
Hàng hóa nào mà cần phải hao phí nhiều lđ mớ tạo ra được nó => có giá trị cao => giá cả càng
cao.
HPLĐ sống: thuê nhân công. Nhân công mà có trình độ càng cao => trả nhiều lương => giá cả sẽ
tăng.
HPLĐ quá khứ bao gồm: Chi phí sản xuất, nguyên nhiên vật liệu; khấu hao máy móc, tài sản cố
định.
Chi phí nguyên nhiên vật liệu càng cao => giá cả càng cao. Khấu hao máy móc, tài sản cố định
càng cao => giá cả càng cao.
Nếu như biểu diễn giá cả 1 hàng hóa bất kì nào đó trên đồ thị. Ta có, đồ thị biểu diễn giá cả theo
thời gian là đường hình sin. (Vẽ hình).
 Cung < cầu: giá cả > giá trị, hàng hóa đang khan hiếm => người sản xuất gia tăng sản lượng
vì lợi ích của chính bản thân nhà sản xuất => cung tăng (điều kiện khác không đổi) => sự thiếu hụt,
khan hiếm hàng hóa giảm xuống => giá cả sẽ giảm dần, quay trở về giá trị => cơ sở hình thành giá
cả chính là giá trị của hàng hóa.
 Giá cả hàng hóa có xu hướng vận động quay trở về giá trị, cân bằng với giá trị.
 Nhân tố ngoại sinh
 Giá trị của tiền: Giá cả chính là biểu hiện của giá trị thông qua tiền, nên giá trị của đơn vị đo
lường thay đổi => giá cả cũng thay đổi.
Ngày 14/9/1985 Nhà nước công bố đổi tiền theo tỷ lệ 10 đồng tiền NHNN cũ ăn 1 đồng tiền
NHNN mới => mặc dù giá trị hàng hóa không thay đổi nhưng giá cả hàng hóa trước và sau khi đổi
tiền là khác nhau.
 Cung – cầu về hàng hóa: Cung < cầu => giá cả > giá trị. Ngược lại, cung > cầu => giá cả <
giá trị, cung = cầu => giá cả cân bằng với giá trị. Nhà sản xuất luôn có xu hướng điều chỉnh cho cung
ngang bằng với cầu và giá cả có xu hướng quay về giá trị.
Không chỉ vậy, cung – cầu của 1 hàng hóa có liên quan cũng ảnh hưởng tới hàng hóa đang
nghiên cứu. VD: giá xăng tăng lên thì cầu về xe máy giảm => giá xe máy nói chung giảm xuống; giá
xe đạp, vé xe buýt (phương tiện thay thế cho xe máy) tăng lên.
Cạnh tranh: Cạnh tranh giữa người mua với nhau: khi số lượng hàng hóa bán ra (cung) < nhu cầu
của người mua cần mua (cầu) tức là hàng hóa khan hiếm => giá cả sẽ cao và ngược lại.
Thương hiệu: 1 hàng hóa có thương hiệu => cầu cao => giá cả cao.
 Sự điều tiết của Nhà nước: thông qua hệ thống thuế, các hàng hóa, mặt hàng khác nhau thì có
các mức thuế khác nhau (ví dụ: mặt hàng rượu, bia, thuốc lá đa số đều bị đánh thuế cao, vì nhà nước
không khuyến khích tiêu dùng những mặt hàng này.)
Câu 9: Phân tích yếu tố ảnh hưởng đến tiền lương từ đó liên hệ làm tnao để ra trường có mức
lương cao
Tiền lương là giá cả của hàng hóa sức lao động, là biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao động. Hay
nói cách khác, nhân tố nội sinh (nhân tố cơ bản) hình thành giá cả hàng hóa sức lao động chính là giá
trị hàng hóa sức lao động. Hàng hóa nào mà hao phí nhiều lao động mới tạo ra được nó => giá cả cao
và ngược lại.
Giá trị sức lao động = HPLĐ xã hội để sx ra SLĐ = hao phí lđ xã hội để sản xuất ra tư liệu sinh hoạt
cần thiết cho ng lao động = giá trị TLSH cần thiết cho ng lao động
Giá trị hàng hóa sức lao động được quyết định bởi lượng thời gian lao động xã hội cần thiết để sản
xuất và tái sản xuất ra sức lao động. Nhưng sức lao động là khả năng lao động gắn liền với cơ thể
sống của con người, vì vậy tái sản xuất ra năng lực đó cũng có nghĩa là duy trì sự sống, sự hoạt động
bình thường của người lao động. Để thực hiện điều đó đòi hỏi phải có những tư liệu sinh hoạt nhất
định. Do đó, giá trị hàng hóa sức lao động được đo bằng giá trị của những tư liệu sinh hoạt cần thiết
để sản xuất và tái sản xuất ra sức lao động.
Giá trị hàng hóa sức lao động được cấu thành bởi: giá trị tư liệu sinh hoạt cần thiết cho bản thân
người lao động, giá trị tư liệu sinh hoạt cần thiết cho gia đình người lao động và phí tổn đào tạo
người lao động.
=> Với tư cách là sự biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao động, tiền lương mà người lao động nhận
được phải bảo đảm được các yêu cầu sau:
Một là, một bộ phận của tiền lương phải bảo đảm mua được lượng hàng hóa và dịch vụ cần thiết đáp
ứng nhu cầu vật chất, tinh thần để người lao động sống và hoạt động bình thường trong môi trường
sống và lao động của họ.
Hai là, một bộ phận của tiền lương phải bảo đảm trang trải các chi phí đào tạo để họ có được trình độ
lành nghề thích hợp. Bởi vì người lao động tham gia vào quá trình sản xuất không chỉ dựa vào thể
lực mà còn sử dụng cả trí tuệ nữa. Không những thế, sản xuất ngày càng phát triển, lao động ngày
càng phức tạp nên chi phí đào tạo ngày càng tăng. Những người lao động làm việc trong các lĩnh vực
khác nhau, với trình độ lao động khác nhau (lao động giản đơn hoặc lao động phức tạp) có phí tổn
đào tạo khác nhau nên mức độ thỏa mãn nhu cầu vật chất và nhu cầu tinh thần để duy trì sự sống và
hoạt động bình thường cũng khác nhau. Vì vậy, mức lương của những người lao động giản đơn và
lao động phức tạp có sự chênh lệch.
Ba là, một bộ phận của tiền lương phải bảo đảm nuôi con cái người lao động. Bởi vì, tái sản xuất sức
lao động không chỉ về chất lượng mà còn về số lượng. Con cái người lao động chính là lực lượng
thay thế và bổ sung cho thị trường sức lao động. Quy mô một gia đình Việt Nam hiện nay trung bình
có hai con, nên mỗi người lao động phải bảo đảm nuôi được ít nhất một con.
Yếu tố ngoại sinh
Giá trị hàng hóa sức lao động còn bao hàm cả yếu tố lịch sử và tinh thần. Điều đó có nghĩa là những
nhu cầu, cũng như quy mô của những nhu cầu của người lao động tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên,
tập quán, trình độ văn minh đã đạt được. Điều này cho thấy, một mặt, giá trị sức lao động của những
người sống ở các vùng khác nhau có sự khác nhau, nên tiền lương của họ có sự chênh lệch. Mặt
khác, sản xuất ngày càng phát triển, khoa học kỹ thuật ngày càng tiến bộ, trình độ văn minh ngày
càng cao, nên nhu cầu của con người cũng ngày càng tăng về số lượng, chất lượng và chủng loại. Vì
vậy, giá trị sức lao động cũng như tiền lương không phải là cố định mà xu hướng vận động của
chúng ngày càng tăng lên.
Tiền lương là giá cả của sức lao động, nên một mặt nó dựa trên cơ sở giá trị sức lao động, mặt khác,
cũng tuân thủ theo các quy luật của thị trường sức lao động. Do đó, tiền lương phụ thuộc vào các yếu
tố thị trường
Quan hệ cung - cầu về sức lao động. Tương quan cung cầu về sức lao động ở các ngành khác nhau
không giống nhau. Nhìn chung, những ngành sử dụng lao động giản đơn là chủ yếu thường có cung
lớn hơn cầu về sức lao động, vì thế tiền lương ở những ngành này có xu hướng ngày càng thấp đi.
Ngược lại, ở những ngành sử dụng lao động trí tuệ, lao động có trình độ cao là chính, thường có
cung nhỏ hơn cầu về sức lao động, vì thế tiền lương có xu hướng tăng cao. Tương quan cung - cầu về
sức lao động cũng thay đổi ở các giai đoạn phát triển khác nhau của nền kinh tế. Chẳng hạn, khi nền
kinh tế bị suy thoái, tiền lương cũng có xu hướng giảm, khi nền kinh tế hưng thịnh, đầu tư mở rộng,
cầu về lao động tăng thì tiền lương cũng có xu hướng tăng. Giữa các vùng khác nhau trong một quốc
gia hoặc giữa các quốc gia khác nhau có điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau, tương quan cung - cầu
về sức lao động cũng khác nhau nên tiền lương cũng có sự chênh lệch.
- Giá cả hàng hóa và dịch vụ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trên thị trường. Ở đây, cần phân biệt tiền
lương danh nghĩa và tiền lương thực tế. Tiền lương danh nghĩa là tiền lương mà người lao động nhận
được dưới hình thức tiền tệ. Tiền lương thực tế là lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người lao động
mua được bằng tiền lương danh nghĩa với mức giá cả hàng hóa và dịch vụ trên thị trường sau khi đã
trừ đi thuế và các khoản trích nộp khác. Như vậy tiền lương thực tế tỷ lệ nghịch với giá cả hàng hóa
và dịch vụ. Trong điều kiện phát triển bình thường của nền kinh tế, tỷ lệ lạm phát tự nhiên hằng năm
thường ở mức một con số. Do đó, tiền lương danh nghĩa nếu không được điều chỉnh theo tỷ lệ lạm
phát thì tiền lương thực tế sẽ giảm xuống. Vì vậy, để bảo đảm tiền lương thực tế cho người lao động
cần có sự điều chỉnh tiền lương danh nghĩa theo tỷ lệ lạm phát. Đối với người lao động, lợi ích và
mục đích cuối cùng của việc cung ứng sức lao động là tiền lương thực tế chứ không phải là tiền
lương danh nghĩa.
- Các yếu tố chính trị - xã hội, chẳng hạn như sự can thiệp của nhà nước thông qua chính sách tiền
lương; vào sự phát triển và tác động của các tổ chức công đoàn, tổ chức đảng trong các doanh
nghiệp. Tiền lương không chỉ thuần túy là vấn đề kinh tế, vấn đề lợi ích, mà cao hơn, nó là vấn đề xã
hội, liên quan trực tiếp đến chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước. Cơ chế điều tiết của thị trường lao
động phải được định hướng bằng chính sách tiền lương của nhà nước, trong đó việc quy định và
kiểm soát mức lương tối thiểu là sự cần thiết tất yếu. Luật hóa mức lương tối thiểu là hình thức can
thiệp của nhà nước vào tiền lương trong điều kiện thị trường sức lao động luôn có số cung tiềm tàng
lớn hơn số cầu, hoặc do sự giảm sút tiền lương thực tế khi nền kinh tế đang có lạm phát cao để bảo
hộ mức lương thực tế cho người lao động.
Tại mỗi thời kỳ khác nhau thì có những quan điểm khác nhau về tiền lương. Tuy nhiên, trong tất cả
các thời kỳ, tiền lương đều là phần thù lao lao động mà người lao động được hưởng duy chỉ có cách
xác định là khác nhau.
Trước đại hội VI 1986, nền kinh tế nước ta vận hành theo cơ chế tập trung quan liêu bao cấp. Trong
suốt những năm này, quan niệm tiền lương là một phần thu nhập quốc dân, được nhà nước phân phối
một cách có tổ chức, có kế hoạch cho người lao động căn cứ vào số lượng và chất lượng người lao
động. Điều đó có nghĩa là tiền lương chịu sự tác động của quy luật cân đối, có kế hoạch và chịu sự
chi phối của nhà nước. Tiền lương của người lao động phụ thuộc vào kết quả sản xuất của toàn đơn
vị chứ không phụ thuộc vào năng suất của mỗi người. Tiền lương của người làm nhiều cũng chỉ bằng
người làm ít, người làm việc có hiệu quả cũng chỉ bằng người làm việc chưa hiệu quả. Chính vì lí do
này mà nó không kích thích phát triển được khả năng của người lao động => những năm 80, khủng
hoảng trầm trọng về kinh tế xã hội.
Để khắc phục những sai lầm trên, đại hội VI của Đảng đã đề ra những đường lối mới. Trên lĩnh vực
kinh tế, Đảng chủ trương đẩy mạnh quá trình chuyển nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang
nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường. Khi đó, tất yếu thị trường sức lao động
phải được hình thành và hoạt động theo quy luật cung cầu về sức lao động. Với quan niệm này thì
bản chất của tiền lương chính là giá cả sức lao động được hình thành trên cơ sở giá trị sức lao động
thông qua sự thỏa thuận giữa người có sức lao động và người sử dụng lao động.
Làm thế nào để có mức lương cao khi ra trường
Giá trị sức lao động = HPLĐ xã hội để sx ra SLĐ
- Khôngngừnghọc tập và nâng cao trình độ
+ Kiếnthứcchuyênmôn
+ Kĩ năng mềm:Ngoài kiếnthứcchuyênmôn,để vượtqua thử thách và nắm bắt được các cơ hội
phía trước tân cử nhân cần có và nâng cao các kĩ năng mềm:Kỹ nănggiao tiếp,làmviệcnhóm,kỹ
năng viếtCV tìm việcvà trả lời phỏngvấntuyểndụng… Thực tế,khi còn ngồi trênghế nhàtrường
nhiềusinhviênthườngítchú trọngđến vấn đề này, đếnkhi ra trườngmới thấybản thân còn nhiều
thiếusót.Thế nên,bêncạnh việchọc kiếnthứchãy trang bị thêmcho mình nhữngkỹ năngcần thiết
bởi kỹ năngmềmsẽ quyếtđịnhbạnlà ai,làm việcthế nào,là thướcđo hiệuquảcao trong công việc
- Biếtáp dụngkhoa học kĩ thuật
- Kinhnghiệm:Sinhviênmới ratrườngthì lấyđâu ra kinhnghiệm?Đâylàthắc mắc của rất nhiềusinh
viênmới “chânướt chân ráo” trên bướcđườngtìm việc.Nhưngthậtra bạncần hiểurõrằng, kinh
nghiệmkhôngnhấtthiếtphải làbạn đã từng làmngành nghề nàyở một nơi nào khác,trong một
khoảngthời giannào đó…
- Kinhnghiệmcòncó thể là nhữnggì bạnđã trải quavà đúc rút được từ thực tiễncuộc sống,trên
giảngđường haycác hoạt động xãhội…Bạn từngnằm trong thànhphần BTC hội trường,từng tham
gia tình nguyện, kêugọi mộtchươngtrình từ thiện…Hãy cứ nói về những hoạtđộng bạn đã trải
nghiệm.Cácnhà tuyểndụngsẽ rất quantâm và đánh giácao nhữngđiềunày,vì nó cho thấy sự năng
động,tìm tòi,khámphá và phát triểnbảnthân của chính bạn.
- Lựa chọn nhữngngành sử dụnglaođộng trí tuệ,laođộng có trình độ cao làchính, thườngcó cung
nhỏhơn cầu về sức lao động,vì thế tiềnlươngcóxu hướngtăngcao
- Địa điểm:dântrí cao, khuvực phát triển
ktct-mid-term.docx
ktct-mid-term.docx
ktct-mid-term.docx

More Related Content

Similar to ktct-mid-term.docx

Thực trạng cạnh tranh và độc quyền ở nước ta hiện nay (TẢI FREE ZALO: 093 45...
Thực trạng cạnh tranh và độc quyền ở nước ta hiện nay  (TẢI FREE ZALO: 093 45...Thực trạng cạnh tranh và độc quyền ở nước ta hiện nay  (TẢI FREE ZALO: 093 45...
Thực trạng cạnh tranh và độc quyền ở nước ta hiện nay (TẢI FREE ZALO: 093 45...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
sự ổn và không ổn định củagiá trị thặng dư sieu ngạch đối với toàn xã hội và ...
sự ổn và không ổn định củagiá trị thặng dư sieu ngạch đối với toàn xã hội và ...sự ổn và không ổn định củagiá trị thặng dư sieu ngạch đối với toàn xã hội và ...
sự ổn và không ổn định củagiá trị thặng dư sieu ngạch đối với toàn xã hội và ...Hân Trần
 
CHƯƠNG 3 HOÀN CHỈNH NHAT- KTCT 2020 (1).ppt
CHƯƠNG 3 HOÀN CHỈNH NHAT- KTCT 2020 (1).pptCHƯƠNG 3 HOÀN CHỈNH NHAT- KTCT 2020 (1).ppt
CHƯƠNG 3 HOÀN CHỈNH NHAT- KTCT 2020 (1).pptKimAnh194723
 
Bản chất của lợi nhuận là gì và lợi nhuận đóng vai trò như thế nào trong sự p...
Bản chất của lợi nhuận là gì và lợi nhuận đóng vai trò như thế nào trong sự p...Bản chất của lợi nhuận là gì và lợi nhuận đóng vai trò như thế nào trong sự p...
Bản chất của lợi nhuận là gì và lợi nhuận đóng vai trò như thế nào trong sự p...Cat Love
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (7).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (7).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (7).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (7).docNguyễn Công Huy
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (7).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (7).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (7).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (7).docNguyễn Công Huy
 
Chương 3
Chương 3Chương 3
Chương 3HaPhngL
 
Tiểu luận “Lợi nhuận trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa...
Tiểu luận “Lợi nhuận trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa...Tiểu luận “Lợi nhuận trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa...
Tiểu luận “Lợi nhuận trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa...Thích Hô Hấp
 
Báo cáo tốt nghiệp một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ của công...
Báo cáo tốt nghiệp một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ của công...Báo cáo tốt nghiệp một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ của công...
Báo cáo tốt nghiệp một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ của công...Thu Vien Luan Van
 
Báo cáo tốt nghiệp một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ của công...
Báo cáo tốt nghiệp một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ của công...Báo cáo tốt nghiệp một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ của công...
Báo cáo tốt nghiệp một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ của công...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài: Một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ của công ty Sứ Bình...
Đề tài: Một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ của công ty Sứ Bình...Đề tài: Một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ của công ty Sứ Bình...
Đề tài: Một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ của công ty Sứ Bình...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
đáp án môn kinh tế chính trị
đáp án môn kinh tế chính trịđáp án môn kinh tế chính trị
đáp án môn kinh tế chính trịĐinh Công Lượng
 
Nâng cao năng lực cạnh tranh ở Tổng công ty Phát triển và Đầu tư nhà Hà Nội
Nâng cao năng lực cạnh tranh ở Tổng công ty Phát triển và Đầu tư nhà Hà NộiNâng cao năng lực cạnh tranh ở Tổng công ty Phát triển và Đầu tư nhà Hà Nội
Nâng cao năng lực cạnh tranh ở Tổng công ty Phát triển và Đầu tư nhà Hà NộiGiang Coffee
 
Một số phương pháp định giá mang tính khoa học
Một số phương pháp định giá mang tính khoa họcMột số phương pháp định giá mang tính khoa học
Một số phương pháp định giá mang tính khoa họcPhan Tom
 
Học thuyết của máct tuần hoàn và chu chuyển tư bản và sự vận dụng nó vào nền ...
Học thuyết của máct tuần hoàn và chu chuyển tư bản và sự vận dụng nó vào nền ...Học thuyết của máct tuần hoàn và chu chuyển tư bản và sự vận dụng nó vào nền ...
Học thuyết của máct tuần hoàn và chu chuyển tư bản và sự vận dụng nó vào nền ...Cat Love
 

Similar to ktct-mid-term.docx (20)

Thực trạng cạnh tranh và độc quyền ở nước ta hiện nay (TẢI FREE ZALO: 093 45...
Thực trạng cạnh tranh và độc quyền ở nước ta hiện nay  (TẢI FREE ZALO: 093 45...Thực trạng cạnh tranh và độc quyền ở nước ta hiện nay  (TẢI FREE ZALO: 093 45...
Thực trạng cạnh tranh và độc quyền ở nước ta hiện nay (TẢI FREE ZALO: 093 45...
 
sự ổn và không ổn định củagiá trị thặng dư sieu ngạch đối với toàn xã hội và ...
sự ổn và không ổn định củagiá trị thặng dư sieu ngạch đối với toàn xã hội và ...sự ổn và không ổn định củagiá trị thặng dư sieu ngạch đối với toàn xã hội và ...
sự ổn và không ổn định củagiá trị thặng dư sieu ngạch đối với toàn xã hội và ...
 
CHƯƠNG 3 HOÀN CHỈNH NHAT- KTCT 2020 (1).ppt
CHƯƠNG 3 HOÀN CHỈNH NHAT- KTCT 2020 (1).pptCHƯƠNG 3 HOÀN CHỈNH NHAT- KTCT 2020 (1).ppt
CHƯƠNG 3 HOÀN CHỈNH NHAT- KTCT 2020 (1).ppt
 
Bản chất của lợi nhuận là gì và lợi nhuận đóng vai trò như thế nào trong sự p...
Bản chất của lợi nhuận là gì và lợi nhuận đóng vai trò như thế nào trong sự p...Bản chất của lợi nhuận là gì và lợi nhuận đóng vai trò như thế nào trong sự p...
Bản chất của lợi nhuận là gì và lợi nhuận đóng vai trò như thế nào trong sự p...
 
Tiểu Luận Môn Mác Quy Luật Giá Trị Và Sự Vận Dụng Ở Nước Ta Hiện Nay.doc
Tiểu Luận Môn Mác Quy Luật Giá Trị Và Sự Vận Dụng Ở Nước Ta Hiện Nay.docTiểu Luận Môn Mác Quy Luật Giá Trị Và Sự Vận Dụng Ở Nước Ta Hiện Nay.doc
Tiểu Luận Môn Mác Quy Luật Giá Trị Và Sự Vận Dụng Ở Nước Ta Hiện Nay.doc
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (7).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (7).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (7).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (7).doc
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (7).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (7).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (7).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (7).doc
 
1
11
1
 
Chương 3
Chương 3Chương 3
Chương 3
 
Tiểu luận “Lợi nhuận trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa...
Tiểu luận “Lợi nhuận trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa...Tiểu luận “Lợi nhuận trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa...
Tiểu luận “Lợi nhuận trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa...
 
Triet2.1 hu
Triet2.1   huTriet2.1   hu
Triet2.1 hu
 
Báo cáo tốt nghiệp một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ của công...
Báo cáo tốt nghiệp một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ của công...Báo cáo tốt nghiệp một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ của công...
Báo cáo tốt nghiệp một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ của công...
 
Báo cáo tốt nghiệp một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ của công...
Báo cáo tốt nghiệp một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ của công...Báo cáo tốt nghiệp một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ của công...
Báo cáo tốt nghiệp một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ của công...
 
Đề tài: Một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ của công ty Sứ Bình...
Đề tài: Một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ của công ty Sứ Bình...Đề tài: Một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ của công ty Sứ Bình...
Đề tài: Một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ của công ty Sứ Bình...
 
đáp án môn kinh tế chính trị
đáp án môn kinh tế chính trịđáp án môn kinh tế chính trị
đáp án môn kinh tế chính trị
 
Đề tài: Kế toán tiêu thụ thành phẩm tại Công ty liên hợp thực phẩm
Đề tài: Kế toán tiêu thụ thành phẩm tại Công ty liên hợp thực phẩmĐề tài: Kế toán tiêu thụ thành phẩm tại Công ty liên hợp thực phẩm
Đề tài: Kế toán tiêu thụ thành phẩm tại Công ty liên hợp thực phẩm
 
Nâng cao năng lực cạnh tranh ở Tổng công ty Phát triển và Đầu tư nhà Hà Nội
Nâng cao năng lực cạnh tranh ở Tổng công ty Phát triển và Đầu tư nhà Hà NộiNâng cao năng lực cạnh tranh ở Tổng công ty Phát triển và Đầu tư nhà Hà Nội
Nâng cao năng lực cạnh tranh ở Tổng công ty Phát triển và Đầu tư nhà Hà Nội
 
Tailieu.vncty.com qt004
Tailieu.vncty.com   qt004Tailieu.vncty.com   qt004
Tailieu.vncty.com qt004
 
Một số phương pháp định giá mang tính khoa học
Một số phương pháp định giá mang tính khoa họcMột số phương pháp định giá mang tính khoa học
Một số phương pháp định giá mang tính khoa học
 
Học thuyết của máct tuần hoàn và chu chuyển tư bản và sự vận dụng nó vào nền ...
Học thuyết của máct tuần hoàn và chu chuyển tư bản và sự vận dụng nó vào nền ...Học thuyết của máct tuần hoàn và chu chuyển tư bản và sự vận dụng nó vào nền ...
Học thuyết của máct tuần hoàn và chu chuyển tư bản và sự vận dụng nó vào nền ...
 

Recently uploaded

CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdfCATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdfOrient Homes
 
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướngTạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướngMay Ong Vang
 
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdfCatalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdfOrient Homes
 
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdfCatalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdfOrient Homes
 
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdfcatalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdfOrient Homes
 
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdfDây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdfOrient Homes
 
Chương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slide
Chương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slideChương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slide
Chương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slideKiuTrang523831
 
CNXHKH-Chương-2.-Sứ-mệnh-lịch-sử-của-giai-cấp-công-nhân.pdf
CNXHKH-Chương-2.-Sứ-mệnh-lịch-sử-của-giai-cấp-công-nhân.pdfCNXHKH-Chương-2.-Sứ-mệnh-lịch-sử-của-giai-cấp-công-nhân.pdf
CNXHKH-Chương-2.-Sứ-mệnh-lịch-sử-của-giai-cấp-công-nhân.pdfThanhH487859
 
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdfCATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdfOrient Homes
 
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdfCatalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdfOrient Homes
 

Recently uploaded (10)

CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdfCATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
 
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướngTạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
 
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdfCatalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
 
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdfCatalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
 
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdfcatalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
 
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdfDây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
 
Chương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slide
Chương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slideChương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slide
Chương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slide
 
CNXHKH-Chương-2.-Sứ-mệnh-lịch-sử-của-giai-cấp-công-nhân.pdf
CNXHKH-Chương-2.-Sứ-mệnh-lịch-sử-của-giai-cấp-công-nhân.pdfCNXHKH-Chương-2.-Sứ-mệnh-lịch-sử-của-giai-cấp-công-nhân.pdf
CNXHKH-Chương-2.-Sứ-mệnh-lịch-sử-của-giai-cấp-công-nhân.pdf
 
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdfCATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
 
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdfCatalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
 

ktct-mid-term.docx

  • 1. Câu 1: Vì sao lợi nhuận không thể hiện ra bên ngoài là giá trị thặng dư?  Chứng minh lợi nhuận chính là GTTD Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí sản xuất  Doanh thu = Tổng giá cả hàng hóa = Tổng giá trị hàng hóa = c + v + m  Chi phí sản xuất: là chi phí về tiền mà nhà tư bản phải bỏ ra để tiến hành sản xuất hàng hóa (bao gồm chi phí để mua tư liệu sản xuất (c) và mua sức lao động (v)). Ký hiệu: k: k = c + v  Lợi nhuận p = m  Thực chất lợi nhuận chính là GTTD. Lợi nhuận là hình thức biểu hiện, là tên gọi của GTTD trong đời sống thực tế => Bản chất của lợi nhuận là do GTTD mà lao động làm thuê tạo ra. Phạm trù lợi nhuận phản ánh sai lệch bản chất quan hệ sản xuất giữa nhà tư bản và lao động làm thuê, vì nó làm cho người ta hiểu lầm rằng giá trị thặng dư không phải chỉ do lao dộng làm thuê tạo ra mà do tài kinh doanh của người đầu tư, của nhà tư bản, do vốn đầu tư mà có. Còn GTTD được tạo ra từ 1 nhân tố đầu tư của nhà tư bản đó là nhân tố vốn đầu tư vào lao động – tư bản khả biến (v). 2 quan niệm này hoàn toàn khác nhau. Hơn nữa, trong 1 số trường hợp, tại 1 thời điểm thì lượng lợi nhuận (p) khác lượng GTTD (p ≠ m – khi có hiện tượng trao đổi không ngang giá). Vd bán đắt, mua rẻ Tuy nhiên, trao đổi không ngang giá là hiện tượng không phổ biến, và không kéo dài, xu hướng hoạt động của giá cả luôn cân bằng với giá trị. Thế nên, xét trên phạm vi toàn bộ xã hội, lợi nhuận có nguồn gốc từ GTTD. Chính điều này càng làm cho người ta nghĩ rằng lợi nhuận không liên quan đến GTTD => lợi nhuận dường như không phải do GTTD sinh ra. lợi nhuận chẳng qua chỉ là một hình thái thần bí hóa của giá trị thặng dư. Giá trị thặng dư được so với toàn bộ tư bản ứng trước, được quan niệm là con đẻ của toàn bộ tư bản ứng trước sẽ mang hình thức biến tướng là lợi nhuận. Câu 2: Ý nghĩa các giả định nghiên cứu quá trình sản xuất GTTD? Các giả định này có đúng trong thực tế không và nó ảnh hưởng gì đến kq nghiên cứu?  Ý nghĩa các giả định nghiên cứu của quá trình sản xuất giá trị thặng dư: - Khi nghiên cứu quá trình sản xuất GTTD, có 2 giả định được đặt ra:  Trao đổi mua bán được diễn ra theo nguyên tắc ngang giá.  Điều kiện sản xuất thuộc mức trung bình trong XH: (trình độ máy móc thiết bị, trình độ người lao động, điều kiện làm việc, cường độ lao động.) Việc đưa ra giả định để chúng ta khẳng định 1 điều là: Ngay cả khi mua đầu vào, bán sản phẩm đầu ra theo đúng giá trị thì nhà tư bản vẫn còn thu được GTTD. Như vậy, GTTD không phải được sinh ra từ việc mua rẻ hay bán sản phẩm đầu ra với giá cao. Phương pháp nghiên cứu trừu tượng hóa khoa học - gạt bỏ những yếu tố ngẫu nhiên không cơ bản ra khỏi đối tượng nghiên cứu, mục đích làm đơn giản hóa đối tượng nghiên cứu. Một đối tượng nghiên cứu có thể ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố, nhưng chúng ta sẽ sắp xếp các nhân tố ảnh hưởng đến nó xem đâu là nhân tố cơ bản, điển hình, bền vững thì sẽ tập trung vào nó để nghiên cứu, nhằm rút ra bản chất của vấn đề, còn những nhân tố nào là ngẫu nhiên, không cơ bản thì gạt bỏ để đơn giản hóa đối tượng nghiên cứu.
  • 2. Ở đây, với mục đích là tìm ra xem cái gì tạo ra GTTD, chúng ta xếp nhân tố ngẫu nhiên đó là việc trao đổi không ngang giá sang 1 bên, chỉ xét trường hợp các nhà tư bản tuân theo nguyên tắc phổ biến của thị trường là trao đổi ngang giá. Và chúng ta sẽ chứng minh được rằng ngay cả trong điều kiện ngang giá thì vẫn thu được GTTD. Tương tự, chúng ta không lấy 1 điều kiện sản xuất tối ưu, vượt trội hơn cả trong xã hội mà chỉ lấy điều kiện sản xuất ở mức trung bình và chúng ta chỉ ra rằng ngay cả trong điều kiện sản xuất trung bình thì vẫn còn thu được GTTD. * Các giả định không tồn tại trên thực tế vì: + Vẫn có trường hợp trao đổi không ngang giá (mua rẻ, bán đắt) + 1 số nhà TBản có Đkiện sxuất cao hơn mức trung bình, ngược 1 số nhà TBản có ĐK sản xuất thấp hơn mức trung bình *… không ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu vì: + Ngay cả khi trao đổi diễn ra theo nguyên tắc phổ biến của XH – nguyên tắc ngang giá – thì nhà TBản vẫn thu được GTTD. Trong khi trên thực tế, nhà tư bản còn tìm mọi cách để mua rẻ, bán đắt để thu được lợi nhuận cao hơn. + Trường hợp mua rẻ bán đắt: sự giàu có lên của người này là sự thiệt hại của đối tác => xét trên phạm vi toàn XH: không có sự tạo ra GTTD + Trong nền kinh tế hàng hóa, tại 1 thời điểm nhất điịnh có thể có trao đổi không ngang giá nhưng không phổ biến ( khi lời thế thuộc về 1 bên – cung >cầu hoặc cung<cầu). Nhưng tình trangk đó không kéo dài đc mãi mãi, xu hướng thị trường luôn là gias cả cần bằng với giá trị , quay trở về giá trị, vì gnười sx sẽ điểu chỉnh cung tương ứng với cầu. Câu 3: Vì sao lợi nhuận bình quân lại một lần nữa che giấu bản chất bóc lột của tư bản đối với công nhân làm thuê?  Nguồn gốc lợi nhuận bình quân: Quá trình cạnh tranh tự do đã làm san bằng các mức m khác nhau giữa các ngành của nền kinh tế về mức p bình quân. Mà nguồn gốc lợi nhuận mà các nhà tư bản thu được trong nền kinh tế: GTTD. Nếu như chỉ nhìn dưới góc độ 1 ngành thì không thể nhìn thấy được mối liên hệ giữa m và p bình quân => khó nhìn thấy nguồn gốc lợi nhuận bình quân là từ GTTD, nhưng thực chất trong toàn bộ nền kinh tế p bình quân mà mỗi ngành thu được cũng vẫn có nguồn gốc từ GTTD do người lao động tạo ra.  Trong đk cạnh tranh tự do GTTD chuyển hóa thành lợi nhuận bình quân. Lợi nhuận là hình thức biểu hiện của GTTD, mặt khác cạnh tranh tự do làm lợi nhuận biểu hiện thành lợi nhuận bình quân. Khi nói đến phạm trù lợi nhuận thì khó có thể nhìn thấy nguồn gốc thực sự của lợi nhuận là từ lao động làm thuê tạo ra bởi vì thông thường quan niệm lợi nhuận là do tài kinh doanh của nhà tư bản, do vốn đầu tư (k) mà có; còn khi nói đến m thì chỉ nói đến nhân tố người lao động (v – vốn để mua sức lao động). => Thêm 1 lần nữa trong quá trình cạnh tranh tự do lợi nhuận của các nhà tư bản lại chịu ảnh hưởng của quá trình cạnh tranh tự do mà theo đó nó lại tính
  • 3. theo 1 mức lợi nhuận chung trong nền kinh tế, dù đầu tư vào ngành nào cũng thu được 1 mức lợi nhuận bình quân là tương đương nhau => càng khó thấy được nguồn gốc thật sự của nó là từ GTTD, nhưng bản chất của nó chính là từ GTTD Câu 4: Phân tích tính chất của giá trị thặng dư siêu ngạch? (có tài liệu kèm) – Quá trình cạnh tranh giữa các nhà tư bản buộc họ phải áp dụng phương pháp sản xuất tốt nhất để tăng năng suất lao động trong xí nghiệp của mình nhằm giảm giá trị cá biệt của hàng hoá thấp hơn giá trị xã hội của hàng hoá, nhờ đó thu dược giá trị thặng dư siêu ngạch. – Khái niệm: Giá trị thặng dư siêu ngạch là phần giá thặng dư thu được do tăng năng suất lao động cá biệt, làm cho giá trị cá biệt của hàng hoá thấp hơn giá trị thị trường của nó. Tính chất của giá trị thặng dư siêu ngạch là tính phổ biến và tạm thời. Ta có: MSN = MA – MTB. Khi xuất hiện hiện tượng tư bản A thu được giá trị thặng dư siêu ngạch thì cạnh tranh trong ngành này sẽ gay gắt hơn. Khi tư bản A thu được lợi nhuận kếch xù => kích thích các tư bản khác tìm biện pháp tăng năng suất lao động và hiệu quả sản xuất. Về nguyên tắc, tư bản A có thể giảm giá bán để cạnh tranh mà vẫn thu được lợi nhuận siêu ngạch. Như vậy, khi tư bản A giảm giá thì các tư bản khác cũng phải tìm cách giảm giá để cạnh tranh với tư bản A nên thứ nhất là động cơ lợi nhuận, thứ 2 là động cơ tồn tại trong quá trình cạnh tranh thôi thúc họ buộc phải tìm các biện pháp để tăng năng suất. Và khi năng suất lao động của các tư bản đều tăng lên => NSLĐXH tăng lên => giá trị của hàng hóa giảm xuống => Msn A giảm xuống => có xu hướng tiến tới 0. (tiến tới 0 khi các nhà tư bản khác bắt kịp công nghệ của tư bản A). => Tính chất của GTTDSN: tạm thời với từng nhà tư bản. Nhưng nó là động lực mạnh nhất thúc đẩy các nhà TB tăng năng suất => là hiện tượng phổ biến, luôn xảy ra trong xã hội.  Mác gọi giá trị thặng dư siêu ngạch là biến tướng của giá trị thặng dư tương đối vì: - Cả hai đều dựa trên cơ sở tăng năng suất lao động, do người công nhân tạo ra - Giá trị thặng dư siêu ngạch là phần giá trị thặng dư thu được do tăng năng suất lao động cá biệt làm cho giá trị cá biệt của hàng hóa thấp hơn giá trị thường của nó. - GTTD tương đối do toàn bộ nhà tư bản đều có thể thu dược, nhưng GTTD SN chỉ do 1 số nhà TB có kỹ thuật tiên tiến mới thu được, nó không chỉ thể hiện quan hệ bóc lột giữa nhà tư bản và công nhân mà còn thể hiện quan hệ cạnh tranh giữa các nhà tư bản - GTTD siêu ngạch là động lực mạnh nhất để thúc đẩy tư bản cải tiến kĩ thuật, áp dụng công nghệ mới vào sản xuất nhằm tăng năng suất lao động.  CNTB chủ yếu tạo ra giá trị thặng dư tương đối song GTTD siêu ngạch là mục đích tối thượng của bất kì nhà tư bản nào. https://luatduonggia.vn/gia-tri-thang-du-sieu-ngach-la-gi-tim-hieu-extra-surplus-value/ Thứ nhất: Giá trị thặng dưsiêungạch làhiệntượngtạm thời,nhanhxuấthiệnvàcũng nhanhmất đi.
  • 4. Giá trị thặngdư siêungạchđược sinhra từ các hoạtđộng tăng cườngáp dụng kỹthuật và công nghệ mới vào các hoạt động sản xuấtcủa các doanhnghiệp,nhàtư bản;Vậy tại sao giá trị thặngdư siêungạch lại là hiệntượngmangtính tạm thời nhanhxuấthiệnvà cũng nhanhbiếtmất.Bởi lẽ,trong môi trường cạnh tranh khốcliệtnhưhiệnnayvới sự xuấthiệncó nhiềutậpđoàn, công tylớnkinhdoanhcùng một loại sản phẩmkhiếnchothị phần trênthị trườngbị thu hẹp,chiathành nhiềumiếngnhỏ,đòi hỏi các doanhnghiệpphải tích cực trong việcđổi mới phươngthức sản xuất,áp dụngkỹ thuật– công nghệ mới vào hoạtđộng sản xuấtnhằm tăng năngsuất lao độngtạo ra thật nhiềugiátrị thặng dư siêungạch. Xem thêm: Thặng dư vốn cổ phần là gì? Cách tính thặng dư vốn cổ phần năm 2022? Tuy nhiêncác đối thủ cạnh tranh cũngkhông đứngyênmột chỗ một khi doanhnghiệpnàyáp dụng thànhcông nhữngcải tiếnvề mặt kỹ thuậtlàm tăng năngsuất lao độngthì ngaylập tức các doanh nghiệpkháccũng sẽ áp dụng phươngphápđó hay pháttriểnnhiềuphươngthứcsản xuấtmới khiếncho giá trị thặng dư siêungạchcủa các doanhnghiệpkhácbị mất đi và cứ tác động qua lại trong xuthế cạnh tranh giữacác doanhnghiệpgiátrị thặngdư siêungạchnhanh chóngxuấthiệnrồi cũng nhanhchóng mất đi. Thứ hai:Giá trị thặng dư siêungạchlà biếntướngcủa giátrị thặng dưtương đối. Giá trị thặngdư tươngđối – GTTD tương đối là giátrị thặng dư thuđược từ việcrút ngắn thời gianlao động tất yếubằng việcnângcao năng suất laođộng trong hoạtđộng sản xuấtra tư liệusinhhoạtđể hạ thấp giátrị sức lao động,nhờ đó tăng thời gianlao động thặngdư lênngaytrong điềukiệnđộdài ngày laođộng khôngthay đổi,cường độ laođộng vẫn nhưcũ. Phân biệt giá trị thặng dư siêu ngạch và giá trị thặng dư tương đối: Sự khác nhau giữa giá trị thặng dư siêu ngạch và giá trị thặng dư tương đối còn thể hiện ở chỗ giá trị thặng dư tương đối do toàn bộ giai cấp các nhà tư bản, doanh nghiệp thu được. Xét về mặt đó, nó thể hiện quan hệ bóc lột của các nhà tư bản, doanh nghiệp đối với toàn bộ giai cấp công nhân làm thuê bằng việc rút ngắn thời gian lao động tất yếu trong điều kiện thời gian lao động của ngày lao động không đổi, nhờ đó tăng thời gian lao động thặng dư, để tạo ra giá trị thặng dư tương đối thì phải hạ thấp giá trị sức lao động bằng cách giảm giá trị tư liệu sinh hoạt và dịch vụ cần thiết cho người lao động. Đối với giá trị thặng dư siêu ngạch là sự thể hiện áp dụng các phương pháp sản xuất mới hiện đại vào hoạt động sản xuất để sản xuất được nhiều sản phẩm và thu được nhiều lợi nhuận bên cạnh sức ép của thị trường và các đối thủ cạnh tranh trực tiếp. Xét về mặt đó, nó không chỉ biểu hiện mối quan hệ giữa tư bản và lao động làm thuê, mà còn trực tiếp biểu hiện mối quan hệ cạnh tranh giữa các nhà tư bản.
  • 5. Từ đó, ta thấy rằng giá trị thặng dư siêu ngạch là động lực trực tiếp, mạnh nhất thúc đẩy các nhà tư bản cải tiến kỹ thuật, áp dụng công nghệ mới vào sản xuất, hoàn thiện tổ chức lao động và tổ chức sản xuất để tăng năng suất lao động, giảm giá trị của hàng hoá. Câu 5: Tại sao trao đổi trên thị trường phải tuân theo quy tắc ngang giá? Trao đổi hàng hóa phải dựa trên cơ sở HPLĐXH cần thiết, có nghĩa là trao đổi phải theo nguyên tắc ngang giá. (trao đổi hàng hóa ngang nhau về giá trị, hay có giá cả = giá trị). Phản chứng: Xét trường hợp diễn ra trao đổi không ngang giá (giá cả cao hơn giá trị hoặc giá cả < giá trị) - khi lợi thể thuộc về 1 phía (cung > cầu => lợi thế thuộc về người mua => giá cả < giá trị, ngược lại cung < cầu => lợi thế thuộc về người bán => giá cả > giá trị), mặt khác trong nền kinh tế hàng hóa, cung luôn có xu hướng cân bằng với cầu => giá cả có xu hướng ngang bằng với giá trị.  Nguyên tắc trao đổi phố biến trong nên kinh tế hàng hóa là trao đổi ngang giá. Vì trên thị trường cạnh tranh tự do có vô số người bán và vô số người mua. Ai cũng muốn có lợi cho bản thân. Bán giá cao hơn giá trị => ko có người mua, ngược lại muốn mua với giá thấp hơn giá trị => ko có người bán. Có trao đổi ngang giá mới đảm bảo nguyên tắc thuận mua vừa bán trong thị trường cạnh tranh tự do có vô số người bán, vô số người mua. Câu 6: Nếutư bản trả lương theo đúng gt lao động của công nhân thì tư bản có thu được giá trị thặng dư không? Giải thích? Giá trị thặng dư ~ phần chênh lệch giữa giá trị hàng hóa và số tiền nhà tư bản bỏ ra. Trong quá trình kinh doanh, nhà tư bản bỏ ra tư bản dưới hình thức tư liệu sản xuất gọi là tư bản bất biến và bỏ ra tư bản để thuê mướn lao động (hàng hoá slđ) gọi là tư bản khả biến. Hàng hoá sức lao động là 1 hàng hoá đặc biệt, tạo ra 1 lượng giá trị mới còn lớn hơn giá trị của bản thân nó => người lao động đã đưa vào hàng hóa một lượng giá trị lớn hơn số tư bản khả biến mà nhà tư bản trả cho người lao động. Phần dư ra đó chính là GTTD. + Cái mà công nhân bán cho TB chính là SLĐ. Tiền công trong CNTB là giá cả SLĐ nhưng lại được biểu hiện bên ngoài thành giá cả của lao động. + Chủ TB đã tìm thấy HH này trên thị trường. Giá trị thực của SLĐ không được trả đúng theo số tiền lương mà nhà TB đã trả cho CN. + Về hình thức thì giá trị SLĐ được bán ngang giá, nhưng thực chất thì vẫn còn 1 bộ phận giá trị mới do CN tạo ra bị nhà TB chiếm giữ . Có thể nói là chủ TB trả tiền để mua “gốc” (giá trị SLĐ) nhưng lại hưởng “ngọn” (thành quả do SLĐ sáng tạo ra). Liên hệ thực tế ở Việt Nam: Ở Việt Nam một số doanh nghiệp tư nhân hay doanh nghiệp nước ngoài thường trả lương cho công nhân cao hơn doanh nghiệp nhà nước. Thế nhưng ta vẫn khẳng định rằng họ vẫn bị bóc lột. Ta giải thích điều này thế nào? Người công nhân làm việc trong các doanh nghiệp tư nhân hay nước ngoài, họ được trả lương cao nhưng đổi lại họ lại phải làm việc trong một chế độ hà khắc, luôn ở trong tình trạng căng thẳng mệt mỏi, họ phải làm việc hầu hết thời gian của mình, dường như chẳng có thời gian nghĩ ngơi. Mặt khác
  • 6. chủ xí nghiệp đầu tư máy móc và trang thiết bị hiện đại cố làm tăng số lượng sản phẩm và quỹ lương của công nhân, nhưng tiền lương trên một đơn vị sản phẩm lại giảm đi, tiền lương của họ cao là do thời gian làm thêm giờ chứ không phải là thực chất của họ được hưởng. Vì vậy dù chủ xí nghiệp có trả lương cao cho công nhân thì họ vẫn bị bóc lột. Còn trong doanh nghiệp nhà nước người công nhân được làm viêc trong một chế độ và thời gian nghĩ ngơi hợp lý, có mức lương ổn định làm nhiều hưởng nhiều làm ít hưởng ít, không ở trong tình trạng căng thẳng. Hiện nay cùng với cơ chế mở cửa, bên cạnh xuất khẩu lương thực phẩm, vật liệu xây dựng, nguyên vật liệu…. chúng ta còn xuất khẩu một loại hàng hoá đặc biệt nữa là hàng hoá sức lao động. Những người lao động của chúng ta với cầu mong cuộc sống tốt hơn, với mức lương cao hơn, nên họ chấp nhận ra nước ngoài làm việc qua các môi giới, hay các trung tâm dịch vụ việc làm. Ở đây không xét đến những trường hợp bị lừa mà chỉ xem xét một khía cạnh nhỏ là “liệu người lao động làm việc ở nước ngoài họ có bị ăn chặn tiền lương hay không”?. Phải thừa nhận rằng những người lao động sao khi đi xuất khẩu lao động về họ có đời sống khá hơn, họ có đủ vốn để làm ăn. Thế nhưng ẩn chứa sau đó là cả một vấn đề, họ phải làm việc trong một chế độ vô cùng hà khắc, trong khi đó lương mà họ được hưởng thường thấp hơn những người lao động bản địa, và những gì mà họ đựơc hưởng không đúng với thực chất những gì họ đã bỏ ra, chưa kể giá tư liệu tiêu dùng cao, tiền phí cho các nhà môi giới. Để chứng minh cho lập luận của này, chúng ta có thể xem trường hợp về những thuyền viên Việt Nam làm trên các tàu nước ngoài. Đi “đánh thuê” (xuất khẩu lao động) trên các tàu nước ngoài luôn là mong ước của không ít thuyền viên Việt Nam, bởi lương trả thường cao hơn các công ty vận tải trong nước mặc dù phải lao động vất vả nặng nhọc và nguy hiểm hơn trên những con tàu lớn, đi biển xa dài ngày…. Thế nhưng có phải lúc nào và ở đâu mức lương cao đó thuyền viên đó cũng được hưởng. Hợp đồng lao động với thuyền viên được tách ra 2 khoản thu, khoản tiền thu trả cho đại lý cung cấp thuyền viên, đáng chú ý là thuế thu nhập phải nộp rất cao, từ khoảng 40%- 80% tổng lương kí nhận, khiến đồng lương của người lao động thực nhận rất thấp so với mức lương kí, chủ tàu trả lương 740 USD/tháng, người lao động chỉ được nhận 426 USD thu nhập còn lại chủ yếu phải vắt sức lao động làm thêm giờ. Ngày nay trong các doanh ngiệp nước ngoài còn có hiện tượng công nhân bị kéo dài thời gian lao động, giãn ca tăng ca mà không được tăng lương, làm ngoài giờ hành chính mà không được trả lương thoả đáng, công nhân không được ký hợp đồng lao động, bị đánh đập, hành hạ thân thể, bị phạt nặng vào tiền lương nếu phạm lỗi hay đình công phản đối cách quản lý của chủ và nhiều tai nạn lao động đã xảy ra do công nhân không được đảm bảo cân đối giữa lao động và nghỉ ngơi. Câu 7: Phân tích nhân tố tăng lợi nhuận của TBSX?  Tỷ suất lợi nhuận: 𝒑′ = 𝒎 𝒄+𝒗 = 𝒎′ 𝒄 𝒗 +𝟏
  • 7. - Tỷ suất GTTD: càng cao thì tỷ suất lợi nhuận càng lớn. (theo cùng tỷ lệ trong trường hợp CTHC ko đổi, CTHC chỉ thay đổi khi trình độ kỹ thuật của tư bản thay đổi).  Biện pháp: tăng m hoặc giảm v => tăng m’ => tăng p’  Sản xuất GTTD tuyệt đối: bằng cách kéo dài ngày lao động trong điều kiện thời gian lao động tất yếu không đổi => tăng thời gian lao động thặng dư => m tăng; tăng cường độ lao động (cưỡng bức hoặc trả lương theo sản phẩm).  Sản xuất GTTD tương đối: bằng cách tăng NSLĐXH => giảm giá trị TLSH cần thiết cho người lđ => giá trị SLĐ giảm => thời gian lao động tất yếu giảm => m tăng; tăng NSLĐ cá biệt => giảm giá trị cá biệt => m siêu ngạch. - Tăng tốc độ chu chuyển của tư bản (tốc độ quay vòng vốn) => p’ tăng  Biện pháp: Rút ngắn thời gian từ T- T’  Rút ngắn thời gian sản xuất: bao gồm thời gian lao động, thời gian gián đoạn lao động và thời gian dự trữ sản xuất. Thời gian sản xuất phụ thuộc vào: tính chất của ngành sản xuất; quy mô hoặc chất lượng các sản phẩm; sự tác động của tự nhiên đối với sản xuất; năng suất lao động và tình trạng dự trữ các yếu tố sản xuất.  Rút ngắn thời gian lưu thông: bao gồm thời gian mua các yếu tố sản xuất như nguyên liệu, máy móc, thuê lao động và bán hàng hóa. Thời gian lưu thông phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: thị trường, cung cầu, phương tiện vận chuyển,… - Cấu tạo hữu cơ: Khoa học kĩ thuật phát triển và dưới sự tác động của quá trình tích lũy tư bản làm cho CTHC của tư bản có xu hướng tăng lên => kéo p’ giảm xuống nhưng mặt khác, việc tăng CTHC của tư bản, việc thay đổi công nghệ lại có thể làm tăng m’ => kéo p’ tăng lên. Tùy thuộc vào tác động nào thắng thế mà p’ sẽ tăng lên hay giảm xuống. Thường khi tăng CTHC => p’ giảm có xu hướng thắng thế. - Tiết kiệm chống lãng phí: Nếu sử dụng yếu tố đầu vào tiết kiệm, hiệu quả, chống lãng phí => c giảm => tăng p’  Cạnh tranh: Cạnh tranh giữa người mua với nhau: khi số lượng hàng hóa bán ra (cung) < nhu cầu của người mua cần mua (cầu) tức là hàng hóa khan hiếm => giá cả sẽ cao => tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Cạnh tranh trong nội bộ ngành: sự cạnh tranh giữa các nhà sản xuất thuộc cùng 1 ngành, cùng sản xuất ra 1 loại hàng hóa, nhằm giành được nhưng điều kiện sản xuất và bán hàng tốt nhất => kết quả: hình thành nên giá trị thị trường, giá trị hàng hóa có xu hướng giảm xuống => thu được lợi nhuận siêu ngạch.  Biện pháp: Psn là hình thức biểu hiện của msn => giảm hao phí lao động cá biệt => tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả sử dụng nguồn lực. (nêu bp tăng NSLĐ).  Tăng vốn đầu tư (k): Do p = p’.k, mà theo thời gian p’ có xu hướng suy giảm nên các doanh nghiệp muốn gia tăng lợi nhuận p thì cần phải tăng vốn đầu tư bằng cách đầu tư nhiều hơn, tích lũy tư bản nhiều hơn; có như vậy mới tăng được lượng lợi nhuận trong tương lai, trong điều kiện tỷ suất lợi nhuận có xu hướng giảm xuống.
  • 8. Câu 8: Các nhân tố ảnh hưởng đến giá cả, phân tích rõ sự ảnh hưởng. Giá cả là hình thức biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa.  Nhân tố nội sinh (nhân tố cơ bản) hình thành giá cả chính là giá trị của hàng hóa. Hàng hóa nào mà hao phí nhiều lao động mới tạo ra được nó => giá cả cao và ngược lại. Ta có: Giá trị hàng hóa = HPLĐXH để sản xuất ra hàng hóa = HPLĐ sống (người lđ trực tiếp sản xuất sản phẩm) + HPLĐ quá khứ (để sản xuất ra tư liệu sản xuất). Hàng hóa nào mà cần phải hao phí nhiều lđ mớ tạo ra được nó => có giá trị cao => giá cả càng cao. HPLĐ sống: thuê nhân công. Nhân công mà có trình độ càng cao => trả nhiều lương => giá cả sẽ tăng. HPLĐ quá khứ bao gồm: Chi phí sản xuất, nguyên nhiên vật liệu; khấu hao máy móc, tài sản cố định. Chi phí nguyên nhiên vật liệu càng cao => giá cả càng cao. Khấu hao máy móc, tài sản cố định càng cao => giá cả càng cao. Nếu như biểu diễn giá cả 1 hàng hóa bất kì nào đó trên đồ thị. Ta có, đồ thị biểu diễn giá cả theo thời gian là đường hình sin. (Vẽ hình).  Cung < cầu: giá cả > giá trị, hàng hóa đang khan hiếm => người sản xuất gia tăng sản lượng vì lợi ích của chính bản thân nhà sản xuất => cung tăng (điều kiện khác không đổi) => sự thiếu hụt, khan hiếm hàng hóa giảm xuống => giá cả sẽ giảm dần, quay trở về giá trị => cơ sở hình thành giá cả chính là giá trị của hàng hóa.  Giá cả hàng hóa có xu hướng vận động quay trở về giá trị, cân bằng với giá trị.  Nhân tố ngoại sinh  Giá trị của tiền: Giá cả chính là biểu hiện của giá trị thông qua tiền, nên giá trị của đơn vị đo lường thay đổi => giá cả cũng thay đổi. Ngày 14/9/1985 Nhà nước công bố đổi tiền theo tỷ lệ 10 đồng tiền NHNN cũ ăn 1 đồng tiền NHNN mới => mặc dù giá trị hàng hóa không thay đổi nhưng giá cả hàng hóa trước và sau khi đổi tiền là khác nhau.  Cung – cầu về hàng hóa: Cung < cầu => giá cả > giá trị. Ngược lại, cung > cầu => giá cả < giá trị, cung = cầu => giá cả cân bằng với giá trị. Nhà sản xuất luôn có xu hướng điều chỉnh cho cung ngang bằng với cầu và giá cả có xu hướng quay về giá trị. Không chỉ vậy, cung – cầu của 1 hàng hóa có liên quan cũng ảnh hưởng tới hàng hóa đang nghiên cứu. VD: giá xăng tăng lên thì cầu về xe máy giảm => giá xe máy nói chung giảm xuống; giá xe đạp, vé xe buýt (phương tiện thay thế cho xe máy) tăng lên. Cạnh tranh: Cạnh tranh giữa người mua với nhau: khi số lượng hàng hóa bán ra (cung) < nhu cầu của người mua cần mua (cầu) tức là hàng hóa khan hiếm => giá cả sẽ cao và ngược lại. Thương hiệu: 1 hàng hóa có thương hiệu => cầu cao => giá cả cao.  Sự điều tiết của Nhà nước: thông qua hệ thống thuế, các hàng hóa, mặt hàng khác nhau thì có các mức thuế khác nhau (ví dụ: mặt hàng rượu, bia, thuốc lá đa số đều bị đánh thuế cao, vì nhà nước không khuyến khích tiêu dùng những mặt hàng này.)
  • 9. Câu 9: Phân tích yếu tố ảnh hưởng đến tiền lương từ đó liên hệ làm tnao để ra trường có mức lương cao Tiền lương là giá cả của hàng hóa sức lao động, là biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao động. Hay nói cách khác, nhân tố nội sinh (nhân tố cơ bản) hình thành giá cả hàng hóa sức lao động chính là giá trị hàng hóa sức lao động. Hàng hóa nào mà hao phí nhiều lao động mới tạo ra được nó => giá cả cao và ngược lại. Giá trị sức lao động = HPLĐ xã hội để sx ra SLĐ = hao phí lđ xã hội để sản xuất ra tư liệu sinh hoạt cần thiết cho ng lao động = giá trị TLSH cần thiết cho ng lao động Giá trị hàng hóa sức lao động được quyết định bởi lượng thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất và tái sản xuất ra sức lao động. Nhưng sức lao động là khả năng lao động gắn liền với cơ thể sống của con người, vì vậy tái sản xuất ra năng lực đó cũng có nghĩa là duy trì sự sống, sự hoạt động bình thường của người lao động. Để thực hiện điều đó đòi hỏi phải có những tư liệu sinh hoạt nhất định. Do đó, giá trị hàng hóa sức lao động được đo bằng giá trị của những tư liệu sinh hoạt cần thiết để sản xuất và tái sản xuất ra sức lao động. Giá trị hàng hóa sức lao động được cấu thành bởi: giá trị tư liệu sinh hoạt cần thiết cho bản thân người lao động, giá trị tư liệu sinh hoạt cần thiết cho gia đình người lao động và phí tổn đào tạo người lao động. => Với tư cách là sự biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao động, tiền lương mà người lao động nhận được phải bảo đảm được các yêu cầu sau: Một là, một bộ phận của tiền lương phải bảo đảm mua được lượng hàng hóa và dịch vụ cần thiết đáp ứng nhu cầu vật chất, tinh thần để người lao động sống và hoạt động bình thường trong môi trường sống và lao động của họ. Hai là, một bộ phận của tiền lương phải bảo đảm trang trải các chi phí đào tạo để họ có được trình độ lành nghề thích hợp. Bởi vì người lao động tham gia vào quá trình sản xuất không chỉ dựa vào thể lực mà còn sử dụng cả trí tuệ nữa. Không những thế, sản xuất ngày càng phát triển, lao động ngày càng phức tạp nên chi phí đào tạo ngày càng tăng. Những người lao động làm việc trong các lĩnh vực khác nhau, với trình độ lao động khác nhau (lao động giản đơn hoặc lao động phức tạp) có phí tổn đào tạo khác nhau nên mức độ thỏa mãn nhu cầu vật chất và nhu cầu tinh thần để duy trì sự sống và hoạt động bình thường cũng khác nhau. Vì vậy, mức lương của những người lao động giản đơn và lao động phức tạp có sự chênh lệch. Ba là, một bộ phận của tiền lương phải bảo đảm nuôi con cái người lao động. Bởi vì, tái sản xuất sức lao động không chỉ về chất lượng mà còn về số lượng. Con cái người lao động chính là lực lượng thay thế và bổ sung cho thị trường sức lao động. Quy mô một gia đình Việt Nam hiện nay trung bình có hai con, nên mỗi người lao động phải bảo đảm nuôi được ít nhất một con. Yếu tố ngoại sinh
  • 10. Giá trị hàng hóa sức lao động còn bao hàm cả yếu tố lịch sử và tinh thần. Điều đó có nghĩa là những nhu cầu, cũng như quy mô của những nhu cầu của người lao động tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên, tập quán, trình độ văn minh đã đạt được. Điều này cho thấy, một mặt, giá trị sức lao động của những người sống ở các vùng khác nhau có sự khác nhau, nên tiền lương của họ có sự chênh lệch. Mặt khác, sản xuất ngày càng phát triển, khoa học kỹ thuật ngày càng tiến bộ, trình độ văn minh ngày càng cao, nên nhu cầu của con người cũng ngày càng tăng về số lượng, chất lượng và chủng loại. Vì vậy, giá trị sức lao động cũng như tiền lương không phải là cố định mà xu hướng vận động của chúng ngày càng tăng lên. Tiền lương là giá cả của sức lao động, nên một mặt nó dựa trên cơ sở giá trị sức lao động, mặt khác, cũng tuân thủ theo các quy luật của thị trường sức lao động. Do đó, tiền lương phụ thuộc vào các yếu tố thị trường Quan hệ cung - cầu về sức lao động. Tương quan cung cầu về sức lao động ở các ngành khác nhau không giống nhau. Nhìn chung, những ngành sử dụng lao động giản đơn là chủ yếu thường có cung lớn hơn cầu về sức lao động, vì thế tiền lương ở những ngành này có xu hướng ngày càng thấp đi. Ngược lại, ở những ngành sử dụng lao động trí tuệ, lao động có trình độ cao là chính, thường có cung nhỏ hơn cầu về sức lao động, vì thế tiền lương có xu hướng tăng cao. Tương quan cung - cầu về sức lao động cũng thay đổi ở các giai đoạn phát triển khác nhau của nền kinh tế. Chẳng hạn, khi nền kinh tế bị suy thoái, tiền lương cũng có xu hướng giảm, khi nền kinh tế hưng thịnh, đầu tư mở rộng, cầu về lao động tăng thì tiền lương cũng có xu hướng tăng. Giữa các vùng khác nhau trong một quốc gia hoặc giữa các quốc gia khác nhau có điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau, tương quan cung - cầu về sức lao động cũng khác nhau nên tiền lương cũng có sự chênh lệch. - Giá cả hàng hóa và dịch vụ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trên thị trường. Ở đây, cần phân biệt tiền lương danh nghĩa và tiền lương thực tế. Tiền lương danh nghĩa là tiền lương mà người lao động nhận được dưới hình thức tiền tệ. Tiền lương thực tế là lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người lao động mua được bằng tiền lương danh nghĩa với mức giá cả hàng hóa và dịch vụ trên thị trường sau khi đã trừ đi thuế và các khoản trích nộp khác. Như vậy tiền lương thực tế tỷ lệ nghịch với giá cả hàng hóa và dịch vụ. Trong điều kiện phát triển bình thường của nền kinh tế, tỷ lệ lạm phát tự nhiên hằng năm thường ở mức một con số. Do đó, tiền lương danh nghĩa nếu không được điều chỉnh theo tỷ lệ lạm phát thì tiền lương thực tế sẽ giảm xuống. Vì vậy, để bảo đảm tiền lương thực tế cho người lao động cần có sự điều chỉnh tiền lương danh nghĩa theo tỷ lệ lạm phát. Đối với người lao động, lợi ích và mục đích cuối cùng của việc cung ứng sức lao động là tiền lương thực tế chứ không phải là tiền lương danh nghĩa. - Các yếu tố chính trị - xã hội, chẳng hạn như sự can thiệp của nhà nước thông qua chính sách tiền lương; vào sự phát triển và tác động của các tổ chức công đoàn, tổ chức đảng trong các doanh nghiệp. Tiền lương không chỉ thuần túy là vấn đề kinh tế, vấn đề lợi ích, mà cao hơn, nó là vấn đề xã hội, liên quan trực tiếp đến chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước. Cơ chế điều tiết của thị trường lao động phải được định hướng bằng chính sách tiền lương của nhà nước, trong đó việc quy định và kiểm soát mức lương tối thiểu là sự cần thiết tất yếu. Luật hóa mức lương tối thiểu là hình thức can
  • 11. thiệp của nhà nước vào tiền lương trong điều kiện thị trường sức lao động luôn có số cung tiềm tàng lớn hơn số cầu, hoặc do sự giảm sút tiền lương thực tế khi nền kinh tế đang có lạm phát cao để bảo hộ mức lương thực tế cho người lao động. Tại mỗi thời kỳ khác nhau thì có những quan điểm khác nhau về tiền lương. Tuy nhiên, trong tất cả các thời kỳ, tiền lương đều là phần thù lao lao động mà người lao động được hưởng duy chỉ có cách xác định là khác nhau. Trước đại hội VI 1986, nền kinh tế nước ta vận hành theo cơ chế tập trung quan liêu bao cấp. Trong suốt những năm này, quan niệm tiền lương là một phần thu nhập quốc dân, được nhà nước phân phối một cách có tổ chức, có kế hoạch cho người lao động căn cứ vào số lượng và chất lượng người lao động. Điều đó có nghĩa là tiền lương chịu sự tác động của quy luật cân đối, có kế hoạch và chịu sự chi phối của nhà nước. Tiền lương của người lao động phụ thuộc vào kết quả sản xuất của toàn đơn vị chứ không phụ thuộc vào năng suất của mỗi người. Tiền lương của người làm nhiều cũng chỉ bằng người làm ít, người làm việc có hiệu quả cũng chỉ bằng người làm việc chưa hiệu quả. Chính vì lí do này mà nó không kích thích phát triển được khả năng của người lao động => những năm 80, khủng hoảng trầm trọng về kinh tế xã hội. Để khắc phục những sai lầm trên, đại hội VI của Đảng đã đề ra những đường lối mới. Trên lĩnh vực kinh tế, Đảng chủ trương đẩy mạnh quá trình chuyển nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường. Khi đó, tất yếu thị trường sức lao động phải được hình thành và hoạt động theo quy luật cung cầu về sức lao động. Với quan niệm này thì bản chất của tiền lương chính là giá cả sức lao động được hình thành trên cơ sở giá trị sức lao động thông qua sự thỏa thuận giữa người có sức lao động và người sử dụng lao động. Làm thế nào để có mức lương cao khi ra trường Giá trị sức lao động = HPLĐ xã hội để sx ra SLĐ - Khôngngừnghọc tập và nâng cao trình độ + Kiếnthứcchuyênmôn + Kĩ năng mềm:Ngoài kiếnthứcchuyênmôn,để vượtqua thử thách và nắm bắt được các cơ hội phía trước tân cử nhân cần có và nâng cao các kĩ năng mềm:Kỹ nănggiao tiếp,làmviệcnhóm,kỹ năng viếtCV tìm việcvà trả lời phỏngvấntuyểndụng… Thực tế,khi còn ngồi trênghế nhàtrường nhiềusinhviênthườngítchú trọngđến vấn đề này, đếnkhi ra trườngmới thấybản thân còn nhiều thiếusót.Thế nên,bêncạnh việchọc kiếnthứchãy trang bị thêmcho mình nhữngkỹ năngcần thiết bởi kỹ năngmềmsẽ quyếtđịnhbạnlà ai,làm việcthế nào,là thướcđo hiệuquảcao trong công việc - Biếtáp dụngkhoa học kĩ thuật - Kinhnghiệm:Sinhviênmới ratrườngthì lấyđâu ra kinhnghiệm?Đâylàthắc mắc của rất nhiềusinh viênmới “chânướt chân ráo” trên bướcđườngtìm việc.Nhưngthậtra bạncần hiểurõrằng, kinh nghiệmkhôngnhấtthiếtphải làbạn đã từng làmngành nghề nàyở một nơi nào khác,trong một khoảngthời giannào đó…
  • 12. - Kinhnghiệmcòncó thể là nhữnggì bạnđã trải quavà đúc rút được từ thực tiễncuộc sống,trên giảngđường haycác hoạt động xãhội…Bạn từngnằm trong thànhphần BTC hội trường,từng tham gia tình nguyện, kêugọi mộtchươngtrình từ thiện…Hãy cứ nói về những hoạtđộng bạn đã trải nghiệm.Cácnhà tuyểndụngsẽ rất quantâm và đánh giácao nhữngđiềunày,vì nó cho thấy sự năng động,tìm tòi,khámphá và phát triểnbảnthân của chính bạn. - Lựa chọn nhữngngành sử dụnglaođộng trí tuệ,laođộng có trình độ cao làchính, thườngcó cung nhỏhơn cầu về sức lao động,vì thế tiềnlươngcóxu hướngtăngcao - Địa điểm:dântrí cao, khuvực phát triển