SlideShare a Scribd company logo
1 of 23
Download to read offline
1
Bạn đã tải tài liệu này từ
www.bme.vn
( Vui lòng sử dụng tài liệu cho các mục đích học tập, nghiên cứu)
2
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ DAO MỔ CAO TẦN
1.1. PHẢN ỨNG SINH HỌC CỦA CƠ THỂ DƯỚI TÁC
DỤNG CỦA DÒNG ĐIỆN VÀ NHIỆT ĐỘ
1.1.1. Những vấn đề cơ bản về sinh lý điện học tế bào
Mọi thực thể sống trên trái đất đều được cấu thành từ
nhiều kiểu tế bào khác nhau. Ở người, tế bào có đường kính
thay đổi trong khoảng từ 1m cho đến 100 m, chiều dài từ
1mm đến 1m, độ dày của màng tế bào cỡ 0,01 m.
Ở trạng thái nghỉ, phía bên trong màng tế bào tích điện
âm và bề mặt ngoài của màng tích điện dương. Sự phân bố
không cân bằng điện tích này là kết quả của các phản ứng điện
hoá. Điện thế giữa hai lớp điện tích này được gọi là điện thế
nghỉ, người ta gọi trạng thái này của tế bào là trạng thái phân
cực, điện thế nghỉ (điện thế phân cực) giữa hai bên màng tế bào
khoảng -90mV.
Khi tế bào bị kích thích, điện thế bên ngoài màng tế bào
trở nên âm hơn so với điện thế bên trong màng tế bào và điện
áp giữa hai bên màng tế bào lúc này vào khoảng + 20mV. Quá
trình chuyển từ -90mV lên +20mV gọi là quá trình khử cực
(thực chất là sự khuếch tán ion qua màng tế bào). Quá trình tái
cực (quá trình phục hồi) diễn ra sau một khoảng thời gian ngắn
Mµng tÕ bµo
T¸i cùcKhö cùc
3
khi quá trình khử cực kết thúc để đưa tế bào về trạng thái ban
đầu ổn định (trạng thái nghỉ). Dạng sóng điện thế tế bào được
biểu diễn trên hình 1-2. Quá trình khử cực được lan đi từ tế bào
này sang tế bào khác cho đến khi toàn bộ các tế bào (cơ tim
chẳng hạn) được khử rồi tái cực.
Hình 1-1. Quá trình khử cực và tái cực của tế bào.
Hình 1- 2. Dạng sóng điện thế tế bào
1.1.2. Phản ứng sinh học của cơ thể dưới tác dụng của các
dạng dòng điện khác nhau
a) Cơ thể người có tính dẫn điện
Như chúng ta đã biết, cơ thể người là một vật thể dẫn điện
bởi sự có mặt của muối Natriclorure (NaCL) tồn tại dưới dạng
ion (Na+
; CL-
) ở dịch trong và ngoài tế bào. Nồng độ trung bình
của NaCl là 7g/lít dịch.
Trở kháng của các tổ chức trong cơ thể thay đổi tuỳ thuộc
vào sự hoạt động, trạng thái của nó, vào sức khoẻ và tuổi tác
2s
Mức điện
thế nghỉ
Tái cực
Dòng kích thích
-90mV
0 mV
Mức
ngưỡng
20 mV
Độ rộng nhỏ nhất của
dòng kích thích để tạo
ra điện thế hoạt động
-06mV
Khử cực
4
của mỗi người. Trở kháng đó có giá trị cỡ 350 với các tổ chức
bên trong và cỡ vài nghìn  với da.
Nếu cho dòng điện đi qua một tổ chức nào đó trong cơ
thể, sẽ xảy ra các hiện tượng cảm ứng sau đây:
 Hiện tượng cảm ứng nhiệt.
 Hiện tượng cảm ứng điện.
 Hiện tượng phân cực của các chất điện giải.
Các phản ứng sinh học của cơ thể như kể ở trên hoàn toàn
tuỳ thuộc vào đặc trưng, tính chất hay nói một cách khác là tuỳ
thuộc vào các dạng khác nhau của dòng điện.
b) Phản ứng sinh học của cơ thể dưới tác dụng của dòng
điện một chiều - Hiện tượng điện giải
Trong một số điều kiện nhất định, dòng điện một chiều khi
đi qua cơ thể sẽ làm phân cực các chất điện giải như ion Na+
,
CL-
… có trong dịch tế bào, kéo theo hàng loạt các phản ứng
hoá học giữa các chất trong cơ thể, gây hoại tử các tổ chức.
Dòng điện một chiều có cường độ đủ lớn có thể làm tê liệt
hoàn toàn hệ thống thần kinh cảm giác và có thể gây ra các hội
chứng co giật.
c) Phản ứng sinh học của cơ thể dưới tác dụng của dòng
điện xoay chiều tần số thấp và tần số trung bình - Hiện tượng
cảm ứng dòng điện
Nếu như ảnh hưởng của dòng điện một chiều lên cơ thể
tuỳ thuộc vào cường độ của nó thì dòng điện xoay chiều, khi đi
qua cơ thể, các cấp độ phản ứng sinh học phụ thuộc hoàn toàn
vào tần số của dòng điện.
5
Đối với dòng điện xoay chiều tần số thấp, trong khoảng
tần số từ 0Hz đến 3000Hz sẽ kích thích các tế bào thần kinh.
Ngay cả khi cường độ dòng điện rất nhỏ cũng đủ để gây ra hội
chứng co giật, rung thất làm tê liệt hệ thống thần kinh trung
ương, rất nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong.
Hình 1-3. Sự phụ thuộc của phản ứng sinh học vào tần số của
dòng điện
Từ đồ thị (hình 1-3) cho thấy hiện tượng cảm ứng dòng
điện là lớn nhất tại vị trí tần số f  50 Hz. Hiện tượng này sẽ
giảm dần trong dải tần số trung bình từ f  3000Hz đến
5000Hz.
d) Phản ứng sinh học của cơ thể dưới tác dụng của dòng
điện xoay chiều tần số cao - Hiện tượng cảm ứng nhiệt
Đối với dòng điện xoay chiều tần số cao, tần số có giá trị
từ 50.000Hz (50KHz) trở lên, khi cho đi qua cơ thể sẽ không
gây ra hiện tượng cảm ứng dòng điện (rung cơ, rung thất…) và
cũng không làm thay đổi trật tự trao đổi các chất điện giải tự
nhiên trong cơ thể, không gây nên hiện tượng điện giải, nó chỉ
có tác dụng làm nóng các tổ chức.
1Hz 100Hz 1kHz 10kHz
Phản ứng
sinh học
100kHz 10MHz1MHz10Hz
6
Ta có thể cho dòng xoay chiều tần số cao với cường độ
dòng điện lớn tới vài Ampe đi qua một tổ chức nào đó của cơ
thể cũng không gây ra một phản ứng nào khác ngoài tác dụng
làm nóng tổ chức đó lên. mức độ cảm ứng nhiệt tuỳ thuộc vào
độ lớn của nhiệt độ do dòng điện xoay chiều tần số cao (HF)
sinh ra khi thâm nhập vào cơ thể.
e) Hiệu ứng nhiệt Joule
Khi nghiên cứu về dòng điện, người ta thấy rằng: Nếu cho
dòng điện đi qua một vật thể dẫn điện (cơ thể người cũng là một
vật thể dẫn điện) thì dòng điện sẽ sinh ra một năng lượng làm
nóng vật thể dẫn điện đó. Năng lượng này được gọi là nhiệt
năng do dòng điện sinh ra. Độ lớn của nhiệt năng được tính
theo hai biểu thức sau đây:
P = Ri2
(1.1)
E = Pt = Ri2
t (1.2)
Trong đó:
- P là công suất của dòng điện - đơn vị là W.
- R là điện trở của vật dẫn - đơn vị là .
- i là cường độ dòng điện - đơn vị là A.
- E là nhiệt năng do dòng điện sinh ra để làm nóng vật dẫn
điện khi cho dòng điện đi qua trong một khoảng thời gian t.
Biểu thức (1.1), (1.2) chính là nội dung của định luật Joule
do nhà bác học Joule tìm ra.
Cũng từ hai biểu thức trên ta thấy rằng: mức nhiệt độ
(nhiệt năng E) nóng nhiều hay ít tuỳ thuộc vào:
+ Trở kháng R của tổ chức.
+ Cường độ dòng điện i.
7
+ Thời gian t dòng điện đi qua tổ
chức.
1.1.3. Phản ứng sinh học của cơ thể dưới tác dụng của các
mức nhiệt độ khác nhau
a) Phản ứng sinh học của cơ thể dưới tác dụng của mức
nhiệt độ T0
1000
C
Ở những nhiệt độ lớn hơn hoặc xấp xỉ bằng 1000
C, dịch tế
bào sẽ tự bốc hơi. Quá trình tự bốc hơi này diễn ra rất nhanh tạo
nên một áp lực đủ lớn để phá vỡ mối liên kết giữa các tế bào,
làm cho tổ chức bị tách ra. Có nghĩa là ta đã thực hiện một vết
cắt, rạch (Coupe or section) tổ chức đó.
b) Phản ứng sinh học của cơ thể dưới tác dụng của mức
nhiệt độ T0
< 1000
C
Ở mức nhiệt độ dưới 1000
C, quá trình tự bốc hơi của dịch
tế bào diễn ra từ từ. Hơi nước của dịch tế bào thoát ra sẽ làm bề
mặt các tế bào sát lại gần nhau hơn, kết dính hơn, có nghĩa là ta
đã thực hiện làm đông (Coagulation or hemostat) tổ chức hay
mạch máu đó lại.
c) Phản ứng sinh học của cơ thể dưới tác dụng của mức
nhiệt độ T0
>>1000
C
Ở mức nhiệt độ rất lớn (khoảng từ vài trăm độ trở lên) sẽ
xuất hiện các tia lửa điện trong vùng tiếp xúc giữa tổ chức với
đầu điện cực hoạt động, các tia lửa này sẽ đốt cháy thành than
bề mặt tiếp xúc đó.
Độ nông, sâu, kích thước của vết cháy đó tuỳ thuộc vào
diện tích tiếp xúc giữa điện cực hoạt động và tổ chức, tuỳ thuộc
8
vào khoảng cách (gần, xa) giữa đầu điện cực hoạt động và tổ
chức.
Ứng dụng chủ yếu của loại này dùng để tạo sẹo, đốt cháy
một tổ chức dư thừa nào đó trên cơ thể trong các chuyên khoa
sản phụ, tai- mũi- họng…
d) Dao mổ điện H.F (high frequency) là gì?
Qua những nghiên cứu ở trên ta thấy rằng:
Lợi dụng những đặc tính quý báu của dòng điện xoay
chiều tần số cao.
Khai thác những tác dụng của các mức nhiệt độ khác nhau
lên cơ thể.
Ứng dụng của hiệu ứng nhiệt Joule khi cho dòng điện HF
đi qua cơ thể. Căn cứ vào ba điều kiện trên làm cơ sở lý thuyết,
khoa học cho việc thiết kế, chế tạo nên thiết bị điện phẫu thuật
cao tần (Hay còn gọi là dao mổ điện cao tần HF).
Vậy, dao mổ điện cao tần là một thiết bị phát ra dao động
điện cao tần (có tần số f 300KHz trở lên) nhằm để tạo ra các
mức nhiệt độ khác nhau tác động lên một tổ chức nào đấy của
cơ thể bệnh nhân nhằm để thực hiện các chức năng đối với một
hay nhiều tổ chức nào đó của cơ thể.
- Cắt (Section).
- Làm đông (Coagulation).
- Đốt cháy (Carbonisation).
1.2. NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA DAO MỔ CAO
TẦN
1.2.1. Nguyên lý hoạt động của dao mổ điện cao tần
9
Ta có thể mổ tả tóm tắt nguyên lý hoạt động của thiết bị
như hình 1-4.
Hình 1-4. Nguyên lý hoạt động của dao mổ điện cao tần
a) Nguyên lý hoạt động
Dao động cao tần từ máy phát đưa đến đầu điện cực hoạt
động (A). Dòng điện được truyền theo hướng mũi tên đi qua tổ
chức sinh học (B) của cơ thể tới điện cực trung tính C (hay còn
gọi là Plaque) áp trên da bệnh nhân và sau đó đi qua dây dẫn trở
về máy phát tạo nên một chu trình khép kín của dòng điện.
Thực hiện một trong các chức năng sau ở một vị trí nào
đó của tổ chức:
- Cắt.
- Cầm máu.
- Đốt cháy.
Cần phải tạo ra được một nhiệt độ thích hợp tại đầu điện
cực hoạt động, nơi tiếp xúc với vị trí cần phẫu thuật. Sự gia
tăng của nhiệt độ được tính theo biểu thức sau:
T0
= (I/S)2
(1.3)
Trong đó:
- T0
là sự gia tăng của nhiệt độ tại vùng tiếp xúc giữa
điện cực hoạt động và tổ chức trong một khoảng thời gian t.
Khối phát sóng
tần số cao
Bệnh nhân
B
C
A
10
- I là cường độ dòng HF đưa tới điện cực hoạt động.
- S là diện tích bề mặt tiếp xúc giữa tổ chức và đầu điện
cực.
- Tỷ số I/S được gọi là mật độ dòng điện tại điểm tiếp xúc.
- Từ biểu thức (1.3) ta thấy sự gia tăng của nhiệt độ T0
tỷ
lệ thuận với mật độ dòng điện HF (I/S).
b) Cấu tạo của điện cực hoạt động
Nếu I có giá trị không đổi thì khi đó T0
phụ thuộc hoàn
toàn vào S. Nhiệt độ T0
càng lớn khi diện tích tiếp xúc S càng
nhỏ (có nghĩa là: giảm diện tích bề mặt đầu điện cực hoạt động
xuống). Điều đó lý giải vì sao điện cực hoạt động luôn có cấu
tạo rất nhỏ (cỡ mm). Mặt khác, tuỳ thuộc vào yêu cầu sử dụng,
điện cực hoạt động sẽ có các hình dạng và kích thước rất khác
nhau như hình dao, truỳ, pince, chữ U…
c) Cấu tạo của điện cực trung tính (plaque)
Điện cực trung tính thường là một tấm kim loại dẫn điện
có kích thước (0,5 4) dm2
, lớn hơn rất nhiều so với điện cực
hoạt động, nhằm để giảm đến mức thấp nhất sự gia tăng của
nhiệt độ giữa bề mặt tiếp xúc của điện cực trung tính (plaque)
với da bệnh nhân, tránh gây bỏng cho bệnh nhân.
1.2.2. Các phương thức hoạt động - ứng dụng của dao mổ
điện cao tần
Dao mổ điện HF có ba chế độ làm việc như sau:
a) Chế độ cắt đơn thuần (Section)
+ Biên độ IHF có dạng sóng cao tần liên tục (không điều
chế), hình 1-5a.
11
Hình 1-5. Chế độ đơn cực.
+ Có khả năng tạo ra một năng lượng rất lớn để phá vỡ tế
bào mà không làm đông khô chúng dưới một điện áp thấp (P
lớn, U nhỏ), trong một khoảng thời gian rất ngắn.
+ Trong quá trình cắt, điện cực hoạt động không tiếp xúc
trực tiếp với tổ chức mà thông qua các tia lửa điện. Chỉ có
những tế bào gần tia lửa điện mới bị phá vỡ hình 1-5b.
+ Chế độ cắt đơn thuần được sử dụng rộng rãi để cắt bỏ
một tổ chức nào đấy ít chảy máu, trong trường hợp không thể
dùng chế độ đơn cực cắt được.
a.1 Chế độ đơn cực (Monopolaire)
12
Hình 1-6. Chế độ đơn cực
Được sử dụng thường xuyên cho các loại phẫu thuật
thông dụng.
Dòng IHF tới điện cực hoạt động - bệnh nhân - điện cực
trung tính - máy phát (hình 1-6).
Ở chế độ này:
+ Điện cực hoạt động di chuyển trên vùng cần phẫu thuật,
mật độ dòng điện tại khu vực này là rất lớn có khả năng làm
nóng nhanh tổ chức. Tuỳ từng loại phẫu thuật khác nhau để
chọn hình dạng và kích thước điện cực cho phù hợp.
+ Điện cực trung tính là tấm kim loại dẫn điện lớn (1dm2
cho người lớn và  0,5 dm2
cho trẻ em). Yêu cầu điện cực phải
tiếp xúc thật tốt, đảm bảo mật độ dòng điện tại đây là thấp nhất,
t0
nhỏ, tránh gây bỏng cho bệnh nhân và tránh các phản ứng vật
lý gây nguy hiểm cho bệnh nhân và người sử dụng.
Ứng dụng của chế độ này:
+ Dùng để cắt, cầm máu các tổ chức trong cơ thể, sử dụng
trong hầu hết các loại phẫu thuật khác nhau.
+ Ưu điểm nổi bật của phương pháp này là dễ sử dụng,
phổ cập, được các phẫu thuật viên ưa dùng.
+ Nhược điểm: Tại bờ vết cắt, diện tích đóng vẩy rộng,
không đẹp.
13
a.2. Chế độ lưỡng cực (Bipolaire)
Điện cực hoạt động là 2 đầu của một pince kẹp, giữa
chúng được hoàn toàn cách điện đối với nhau. Dòng điện chỉ đi
qua một phần rất nhỏ của tổ chức nằm kẹp giữa 2 điện cực
(Hình 1-7a).
(a) (b)
(c)
14
Hình 1-7. Chế độ lưỡng cực
Trong phương pháp này công suất được tạo ra rất nhỏ so
với phương pháp đơn cực vì thể tích của tổ chức mà dòng điện
đi qua là rất nhỏ, do đó tiết kiệm được năng lượng (hình 1-7b).
Phương pháp này cho phép đạt được một độ nóng mong
muốn trong một phạm vi rất hẹp. Chế độ lưỡng cực được sử
dụng trong các phẫu thuật thần kinh, vi phẫu thuật kẹp mạch
máu.
Lưu ý: khi sử dụng phương pháp này dòng điện không đi
qua tổ chức, do vậy tổ chức sẽ không được làm nóng. Hình 1-7c
cho thấy khả năng tiết kiệm năng lượng khi dùng hai chế độ
khác nhau trên cùng một loại phẫu thuật.
b) Chế độ cắt hỗn hợp (Coupe mixte)
Để thực hiện một vết cắt hỗn hợp: cắt, cầm máu, cắt…
15
+ Biên độ IHF có dạng như trường hợp hình 1-8a và hình
1-8b trong đó dao động cao tần được điều chế thành những
chùm xung đan xen giữa các tín hiệu dùng để cắt và cầm máu.
+ Để tăng hay giảm bề dày phần làm đông K của bờ vết
cắt, ta có thể thay đổi biên độ điện áp cắt hoặc thay đổi tốc độ
cắt.
+ Để thay đổi chu trình cắt hỗn hợp ta thay đổi khoảng
cách giữa các chùm xung.
+ Để thực hiện cắt hỗn hợp, ta dùng điện cực hoạt động
hình lưỡi dao. Chế độ cắt hỗn hợp được sử dụng rộng rãi trong
rất nhiều lĩnh vực khác nhau của phẫu thuật.
+ Hình 1-8a và hình 1-8b cho biết các dạng tín hiệu hỗn
hợp để cắt và cầm máu ở các mức khác nhau.
+ Hình 1-8c cho biết chế độ cắt hỗn hợp bằng tia lửa điện.
Trong chế độ này, điện cực không tiếp xúc trực tiếp với tổ
chức.
16
c) Chế độ làm đông – cầm máu (Coagulation Hemostat)
+ Biên độ tín hiệu IHF có dạng là những xung được điều
chế.
(a)
(b)
(c)
(a). Phương pháp làm đông khô
tổ chức bằng tia lửa điện
(b). Phương pháp làm đông khô tổ
chức bằng tiếp xúc trực tiếp
Hình 1-8. Chế độ cắt hỗn hợp
Hình 1-9. Chế độ làm đông - cầm máu
17
+ Dao động được tạo ra dưới một điện áp cao mang một
nhiệt năng thấp hơn đủ để dịch tế bào bốc hơi làm cho tổ chức
đông khô lại.
+ Thường dùng điện cực hoạt động có dạng hình truỳ
hoặc hình lam.
+ Có hai phương pháp làm đông khô tổ chức.
Hình 1-9a cho thấy phương pháp làm đông khô tổ chức
dùng tia lửa điện:
Điện cực không tiếp xúc trực tiếp với tổ chức. Dưới tác
dụng của tia lửa điện, tế bào bị bốc hơi và làm đông khô tổ
chức trên một diện tích bề mặt rộng. Điện cực có dạng hình
lam, chữ U.
Ứng dụng của phương pháp này:
+ Dùng trong phẫu thuật gan.
+ Phẫu thuật xương.
+ Phẫu thuật thẩm mỹ.
+ Phẫu thuật tiết niệu, mổ u xơ tiền liệt tuyến.
Ưu điểm của phương pháp này là: khả năng cầm máu
nhanh nếu dùng kìm kẹp mạch máu.
Hình 1-9b cho thấy phương pháp làm khô se tổ chức bằng
cách cho tiếp xúc trực tiếp điện cực với tổ chức.
+ Điện cực có dạng truỳ.
+ Nhiệt năng từ điện cực tới tổ chức là yếu, chỉ đủ để làm
bốc hơi nước trong dịch tế bào, do vậy không gây ra hiện tượng
rạch, cắt mà chỉ làm đông khô tổ chức một cách từ từ.
1.3. CẤU TẠO CỦA DAO MỔ CAO TẦN
1.3.1. Lược qua các thế hệ dao mổ điện
18
Dao mổ điện tần thực chất là một thiết bị tạo dao động
cao tần với tần số f300KHz. Trong thiết bị này thì đầu phát
xung cao tần là các điện cực có hình dạng khác nhau phụ thuộc
vào từng ca phẫu thuật. Các thiết bị này không ngừng được cải
tiến về mặt công nghệ, ngày càng hiện đại, hoàn chỉnh, đáp ứng
nhu cầu sử dụng: Tiện lợi – Tiết kiệm – An toàn. Cho tới nay,
đã cho ra đời thế hệ thứ ba: dao mổ điện tử tần số hoá.
Trước khi đi sâu vào phân tích, nghiên cứu phần này ta
điểm qua các thế hệ trước đó.
a) Mạch tạo dao động cao tần dùng cầu nổ (Eclateur)
Sơ đồ cấu tạo hình 1-10:
Cơ chế hoạt động:
- Khi tụ C1 nạp tới giá trị đủ lớn  xuất hiện tia lửa điện
trên bề mặt của cầu nổ Ec  không khí giữa chúng dẫn điện 
C1 phóng điện qua L1.
- Quá trình phóng nạp của tụ C1 tạo cho đầu ra một dao
động cao tần có biên độ phụ thuộc vào chu kỳ phóng nạp của
tụ.
- Tần số dao động HF phụ thuộc vào điện dung của tụ,
điện kháng của cuộn L1.
L1
C1
Ec
T
19
Hình 1-10. Mạch tạo dao động cao tần dùng cầu nổ
Những mạch dao động cao tần dùng cầu nổ bị hạn chế
khi cắt. Do vậy, mạch dao động cao tần dùng cầu nổ chỉ được
dùng để làm đông đặc hay đốt cháy các tổ chức.
b) Mạch tạo dao động cao tần dùng đèn điện tử
Sơ đồ cấu tạo như hình 1-11.
Hình 1-11. Mạch tạo dao động cao tần dùng đèn điện tử
Với sự ra đời của bóng đèn điện tử (triode) ta có thể tạo
ra được dao động cao tần liên tục có biên độ và nhiệt năng sinh
ra đủ lớn.
L2L1
C2
C1
R
T
A
C
20
Ứng dụng của loại này dùng để cắt, rạch đơn thuần.
Phối hợp hai loại kể trên ta thực hiện được một chu trình
cắt – cầm máu hoặc đốt cháy như mong muốn.
- Tuy nhiên, hai thế hệ này có khích thước cồng kềnh,
nặng do biến thế nguồn cao tần rất lớn.
- Chưa sử dụng mạch phân cách nên rất nguy hiểm nếu có
sự rò điện. Sử dụng hai loại này không an toàn cho bệnh nhân
và phẫu thuật viên.
- Gây hiện tượng nhiễu cho các thiết bị khác khi dao mổ
điện HF làm việc.
c) Mạch tạo dao động cao tần dùng bán dẫn
Để tạo dao động HF, người ta dùng một mạch tạo dao
động HF công suất nhỏ, tín hiệu được khuếch đại ở mạch công
suất và đưa ra sử dụng.
Ứng dụng: Cho phép thực hiện hầu hết các kỹ thuật từ
đơn giản đến phức tạp trong các lĩnh vực phẫu thuật khác nhau
của ngoại khoa như mổ vi phẫu, phẫu thuật nội soi, chỉnh
hình…
Về mặt cấu tạo: giảm được kích thước, trọng lượng rất
nhiều so với các thế hệ trước đó do đó mà mạch dao động cao
tần dùng bàn dẫn là tiết kiệm hơn rất nhiều về mặt kết cấu, diện
tích và giá cả.
Về mặt an toàn, do có sử dụng các mạch phân cách giữa
mạch sử dụng với tất cả các khối còn lại của thiết bị. Do đó
tránh được dòng rò cao tần, thấp tần, đảm bảo an toàn cho bệnh
nhân và phẫu thuật viên.
21
1.3.2. Các khối chức năng cơ bản và hoạt động theo sơ đồ
khối.
a) Sơ đồ khối
Sơ đồ khối của dao mổ điện cao tần được chỉ ra trên hình
1-12, bao gồm: Bộ tạo dao động cao tần, bộ tạo chuỗi xung làm
đông, bộ nhân, các chuyển mạch lựa chọn chế độ, các điện cực.
b) Hoạt động theo sơ đồ khối
Bộ tạo dao động cao tần tạo ra các xung cao tần liên tục.
Trong chế độ cắt, các xung này được đưa qua chuyển mạch lựa
chọn chế độ cắt/ làm đông rồi đến bộ khuếch đại công suất.
Năng lượng đầu của bộ khuếc đại công suất được đưa tới bệnh
nhân thông qua điện cực hoạt động. Sau đó, năng lượng được
hồi tiếp trở lại bệnh nhân qua điện cực hồi tiếp tạo thành một
vòng khép kín.
Trong chế độ làm đông, bộ tạo chuỗi xung làm đông tạo
ra các xung làm đông có độ rộng thay đổi. Chuyển mạch lựa
chọn các chế độ làm đông/ hỗn hợp 1/ hỗn hợp 2 có tác dụng
đưa ra chuỗi xung có độ rộng tương ứng. Chuỗi xung này được
Khuếch
đại công
Bệnh nhân
Điện cực
hoạt
động
Điện cực
hồi tiếp
Làm
đông
CắtTạo sóng
cao tần
Tạo
chuỗi
xung
Làm
đông Bộ nhân
Hình 1-12. Sơ đồ khối của dao mổ điện
cao tần
Hỗn hợp
2Hỗn hợp
1
22
đưa tới bộ nhân để tạo ra xung cao tần. Sau đó, các xung này
được đưa qua chuyển mạch chọn chế độ cắt/ làm đông (khi này
ở vị trí làm đông) rồi đưa tới điện cực hoạt động. Tiếp theo,
đường đi của tín hiệu cũng giống như trường hợp chế độ cắt.
Đầu ra công suất của dạng sóng cắt có thể tới 400W ở
điện trở 500. Các điện áp không tải từ đỉnh tới đỉnh có thể
nằm trong vùng từ 1000 tới 10000V. Trên hình 1-12, chuỗi
xung làm đông là xung số, nó điều chế đầu ra RF (radio
frequency) tương ứng với chu kỳ được chọn dưới đây:
Chuỗi
xung
Chu kỳ
làm việc
(%)
Công
suất
(W)
Cắ
t
Là
m
đông
H
ỗn
hợp 1
H
ỗn
hợp 2
100
33
50
75
400
132
200
300
23
Chế độ cắt được sử dụng để tạo ra sự hoá hơi của các tế bào.
Chế độ làm đông làm nóng mô, gây ra sự loại nước nhiều và sự
đốt mô tương ứng. Việc lựa chọn chế độ hỗn hợp 1 và hỗn hợp
2 được quyết định bởi bác sĩ phẫu thuật cùng với điều khiển hệ
số khuếch đại để tạo ra được nhiệt độ và tốc độ làm đông mong
muốn. Khi công suất trong chế độ hỗn hợp được chọn không
đổi, ta có thể thay đổi chu kỳ làm việc của sóng để quyết định
máy làm việc ở chế độ nào.
__________________________
Cắt
Làm đông
Hỗn hợp
1
Hỗn hợp
2
Hình 1-13. Dạng sóng dùng trong phẫu thuật điện

More Related Content

What's hot

MÔ HỌC HỆ TIẾT NIỆU
MÔ HỌC HỆ TIẾT NIỆUMÔ HỌC HỆ TIẾT NIỆU
MÔ HỌC HỆ TIẾT NIỆUSoM
 
ĐỘNG MẠCH DƯỚI ĐÒN - TĨNH MẠCH BẠCH HUYẾT TK CỔ
ĐỘNG MẠCH DƯỚI ĐÒN - TĨNH MẠCH BẠCH HUYẾT TK CỔĐỘNG MẠCH DƯỚI ĐÒN - TĨNH MẠCH BẠCH HUYẾT TK CỔ
ĐỘNG MẠCH DƯỚI ĐÒN - TĨNH MẠCH BẠCH HUYẾT TK CỔTín Nguyễn-Trương
 
CƠ QUAN TIỀN ĐÌNH ỐC TAI
CƠ QUAN TIỀN ĐÌNH ỐC TAICƠ QUAN TIỀN ĐÌNH ỐC TAI
CƠ QUAN TIỀN ĐÌNH ỐC TAISoM
 
sinh lý tuyến giáp, tuyến cận giáp
sinh lý tuyến giáp, tuyến cận giápsinh lý tuyến giáp, tuyến cận giáp
sinh lý tuyến giáp, tuyến cận giápyoungunoistalented1995
 
TÁC DỤNG SINH HỌC CỦA BỨC XẠ ION HÓA
TÁC DỤNG SINH HỌC CỦA BỨC XẠ ION HÓATÁC DỤNG SINH HỌC CỦA BỨC XẠ ION HÓA
TÁC DỤNG SINH HỌC CỦA BỨC XẠ ION HÓASoM
 
ĐỘNG MẠCH CẢNH VÀ ĐỘNG MẠCH DƯỚI ĐÒN
ĐỘNG MẠCH CẢNH VÀ ĐỘNG MẠCH DƯỚI ĐÒNĐỘNG MẠCH CẢNH VÀ ĐỘNG MẠCH DƯỚI ĐÒN
ĐỘNG MẠCH CẢNH VÀ ĐỘNG MẠCH DƯỚI ĐÒNSoM
 
1. ĐẠI CƯƠNG ĐIỆN TÂM ĐỒ.pdf
1. ĐẠI CƯƠNG ĐIỆN TÂM ĐỒ.pdf1. ĐẠI CƯƠNG ĐIỆN TÂM ĐỒ.pdf
1. ĐẠI CƯƠNG ĐIỆN TÂM ĐỒ.pdfSoM
 
HOẠT ĐỘNG ĐIỆN TIM
HOẠT ĐỘNG ĐIỆN TIMHOẠT ĐỘNG ĐIỆN TIM
HOẠT ĐỘNG ĐIỆN TIMSoM
 
HÌNH THỂ NGOÀI TỦY GAI - TRÁM - TRUNG NÃO
HÌNH THỂ NGOÀI TỦY GAI - TRÁM - TRUNG NÃOHÌNH THỂ NGOÀI TỦY GAI - TRÁM - TRUNG NÃO
HÌNH THỂ NGOÀI TỦY GAI - TRÁM - TRUNG NÃOTín Nguyễn-Trương
 
Ứng dụng lâm sàng giải phẩu
Ứng dụng lâm sàng giải phẩuỨng dụng lâm sàng giải phẩu
Ứng dụng lâm sàng giải phẩuTrần Đương
 
18 đường dẫn truyền cơ bản của hệ thần kinh
18 đường dẫn truyền cơ bản của hệ thần kinh18 đường dẫn truyền cơ bản của hệ thần kinh
18 đường dẫn truyền cơ bản của hệ thần kinhDr NgocSâm
 
[Bài giảng, chi trên] xương chi trên yct
[Bài giảng, chi trên] xương chi trên   yct[Bài giảng, chi trên] xương chi trên   yct
[Bài giảng, chi trên] xương chi trên ycttailieuhoctapctump
 
[Bài giảng, ngực bụng] phoi t.that 2014a
[Bài giảng, ngực bụng] phoi t.that 2014a[Bài giảng, ngực bụng] phoi t.that 2014a
[Bài giảng, ngực bụng] phoi t.that 2014atailieuhoctapctump
 
Hướng dẫn đọc cnhh update
Hướng dẫn đọc cnhh updateHướng dẫn đọc cnhh update
Hướng dẫn đọc cnhh updateBác sĩ nhà quê
 
Cung lượng tim và các yếu tố ảnh hưởng
Cung lượng tim và các yếu tố ảnh hưởngCung lượng tim và các yếu tố ảnh hưởng
Cung lượng tim và các yếu tố ảnh hưởngTrần Đức Anh
 
Đề cương Lý Sinh Y Học - ĐHYD Thái Nguyên (pdf)
Đề cương Lý Sinh Y Học - ĐHYD Thái Nguyên (pdf)Đề cương Lý Sinh Y Học - ĐHYD Thái Nguyên (pdf)
Đề cương Lý Sinh Y Học - ĐHYD Thái Nguyên (pdf)VuKirikou
 
K phổi di căn
K phổi di cănK phổi di căn
K phổi di cănPham Kiem
 

What's hot (20)

Cơ chi trên
Cơ chi trênCơ chi trên
Cơ chi trên
 
MÔ HỌC HỆ TIẾT NIỆU
MÔ HỌC HỆ TIẾT NIỆUMÔ HỌC HỆ TIẾT NIỆU
MÔ HỌC HỆ TIẾT NIỆU
 
ĐỘNG MẠCH DƯỚI ĐÒN - TĨNH MẠCH BẠCH HUYẾT TK CỔ
ĐỘNG MẠCH DƯỚI ĐÒN - TĨNH MẠCH BẠCH HUYẾT TK CỔĐỘNG MẠCH DƯỚI ĐÒN - TĨNH MẠCH BẠCH HUYẾT TK CỔ
ĐỘNG MẠCH DƯỚI ĐÒN - TĨNH MẠCH BẠCH HUYẾT TK CỔ
 
GIAN NÃO
GIAN NÃOGIAN NÃO
GIAN NÃO
 
CƠ QUAN TIỀN ĐÌNH ỐC TAI
CƠ QUAN TIỀN ĐÌNH ỐC TAICƠ QUAN TIỀN ĐÌNH ỐC TAI
CƠ QUAN TIỀN ĐÌNH ỐC TAI
 
sinh lý tuyến giáp, tuyến cận giáp
sinh lý tuyến giáp, tuyến cận giápsinh lý tuyến giáp, tuyến cận giáp
sinh lý tuyến giáp, tuyến cận giáp
 
TÁC DỤNG SINH HỌC CỦA BỨC XẠ ION HÓA
TÁC DỤNG SINH HỌC CỦA BỨC XẠ ION HÓATÁC DỤNG SINH HỌC CỦA BỨC XẠ ION HÓA
TÁC DỤNG SINH HỌC CỦA BỨC XẠ ION HÓA
 
ĐỘNG MẠCH CẢNH VÀ ĐỘNG MẠCH DƯỚI ĐÒN
ĐỘNG MẠCH CẢNH VÀ ĐỘNG MẠCH DƯỚI ĐÒNĐỘNG MẠCH CẢNH VÀ ĐỘNG MẠCH DƯỚI ĐÒN
ĐỘNG MẠCH CẢNH VÀ ĐỘNG MẠCH DƯỚI ĐÒN
 
1. ĐẠI CƯƠNG ĐIỆN TÂM ĐỒ.pdf
1. ĐẠI CƯƠNG ĐIỆN TÂM ĐỒ.pdf1. ĐẠI CƯƠNG ĐIỆN TÂM ĐỒ.pdf
1. ĐẠI CƯƠNG ĐIỆN TÂM ĐỒ.pdf
 
HOẠT ĐỘNG ĐIỆN TIM
HOẠT ĐỘNG ĐIỆN TIMHOẠT ĐỘNG ĐIỆN TIM
HOẠT ĐỘNG ĐIỆN TIM
 
Thuc hanh mo
Thuc hanh moThuc hanh mo
Thuc hanh mo
 
HÌNH THỂ NGOÀI TỦY GAI - TRÁM - TRUNG NÃO
HÌNH THỂ NGOÀI TỦY GAI - TRÁM - TRUNG NÃOHÌNH THỂ NGOÀI TỦY GAI - TRÁM - TRUNG NÃO
HÌNH THỂ NGOÀI TỦY GAI - TRÁM - TRUNG NÃO
 
Ứng dụng lâm sàng giải phẩu
Ứng dụng lâm sàng giải phẩuỨng dụng lâm sàng giải phẩu
Ứng dụng lâm sàng giải phẩu
 
18 đường dẫn truyền cơ bản của hệ thần kinh
18 đường dẫn truyền cơ bản của hệ thần kinh18 đường dẫn truyền cơ bản của hệ thần kinh
18 đường dẫn truyền cơ bản của hệ thần kinh
 
[Bài giảng, chi trên] xương chi trên yct
[Bài giảng, chi trên] xương chi trên   yct[Bài giảng, chi trên] xương chi trên   yct
[Bài giảng, chi trên] xương chi trên yct
 
[Bài giảng, ngực bụng] phoi t.that 2014a
[Bài giảng, ngực bụng] phoi t.that 2014a[Bài giảng, ngực bụng] phoi t.that 2014a
[Bài giảng, ngực bụng] phoi t.that 2014a
 
Hướng dẫn đọc cnhh update
Hướng dẫn đọc cnhh updateHướng dẫn đọc cnhh update
Hướng dẫn đọc cnhh update
 
Cung lượng tim và các yếu tố ảnh hưởng
Cung lượng tim và các yếu tố ảnh hưởngCung lượng tim và các yếu tố ảnh hưởng
Cung lượng tim và các yếu tố ảnh hưởng
 
Đề cương Lý Sinh Y Học - ĐHYD Thái Nguyên (pdf)
Đề cương Lý Sinh Y Học - ĐHYD Thái Nguyên (pdf)Đề cương Lý Sinh Y Học - ĐHYD Thái Nguyên (pdf)
Đề cương Lý Sinh Y Học - ĐHYD Thái Nguyên (pdf)
 
K phổi di căn
K phổi di cănK phổi di căn
K phổi di căn
 

Similar to Ly thuyet dao mo dien

BÀI GIẢNG ĐIỆN SINH HỌC ELEARNING 2021.pptx
BÀI GIẢNG ĐIỆN SINH HỌC ELEARNING 2021.pptxBÀI GIẢNG ĐIỆN SINH HỌC ELEARNING 2021.pptx
BÀI GIẢNG ĐIỆN SINH HỌC ELEARNING 2021.pptxThaL10
 
Đề cương Lý Sinh Y Học - ĐHYD Thái Nguyên
Đề cương Lý Sinh Y Học - ĐHYD Thái NguyênĐề cương Lý Sinh Y Học - ĐHYD Thái Nguyên
Đề cương Lý Sinh Y Học - ĐHYD Thái NguyênVuKirikou
 
Đề Lý Sinh cuối kỳ II 2016
Đề Lý Sinh cuối kỳ II 2016Đề Lý Sinh cuối kỳ II 2016
Đề Lý Sinh cuối kỳ II 2016VuKirikou
 
An toàn điện
An toàn điệnAn toàn điện
An toàn điệnNgọc Tâm
 
chuyên đề 1: các quá trình cơ học và cơ thể sống
chuyên đề 1: các quá trình cơ học và cơ thể sốngchuyên đề 1: các quá trình cơ học và cơ thể sống
chuyên đề 1: các quá trình cơ học và cơ thể sốngvatly2030
 
[ykhoa247.com] ÔN TẬP LÝ SINH
[ykhoa247.com] ÔN TẬP LÝ SINH[ykhoa247.com] ÔN TẬP LÝ SINH
[ykhoa247.com] ÔN TẬP LÝ SINHVuKirikou
 
SOẠN ĐỀ CƯƠNG VLLS.docx
SOẠN ĐỀ CƯƠNG VLLS.docxSOẠN ĐỀ CƯƠNG VLLS.docx
SOẠN ĐỀ CƯƠNG VLLS.docxTrangNgc32
 
Ly sinh y hoc
Ly sinh y hocLy sinh y hoc
Ly sinh y hocVmu Share
 
Giới thiệu quang phi tuyến
Giới thiệu quang phi tuyếnGiới thiệu quang phi tuyến
Giới thiệu quang phi tuyếnwww. mientayvn.com
 
Bai giang ECG thay Tan -Ypnt
Bai giang ECG thay Tan -Ypnt Bai giang ECG thay Tan -Ypnt
Bai giang ECG thay Tan -Ypnt Nhung Tuyết
 
BỨC XẠ ION HÓA VÀ CƠ THỂ SỐNG.pptx
BỨC XẠ ION HÓA VÀ CƠ THỂ SỐNG.pptxBỨC XẠ ION HÓA VÀ CƠ THỂ SỐNG.pptx
BỨC XẠ ION HÓA VÀ CƠ THỂ SỐNG.pptxCBNgcNghch
 
Nhiệt Động Học - Lý Sinh
Nhiệt Động Học - Lý SinhNhiệt Động Học - Lý Sinh
Nhiệt Động Học - Lý SinhVuKirikou
 
chapter3-1-Troi-Khuech-tan_v2.pdf
chapter3-1-Troi-Khuech-tan_v2.pdfchapter3-1-Troi-Khuech-tan_v2.pdf
chapter3-1-Troi-Khuech-tan_v2.pdfLINHTRANHOANG2
 
Trương thành phú
Trương thành phúTrương thành phú
Trương thành phúThanh Phu
 

Similar to Ly thuyet dao mo dien (20)

BÀI GIẢNG ĐIỆN SINH HỌC ELEARNING 2021.pptx
BÀI GIẢNG ĐIỆN SINH HỌC ELEARNING 2021.pptxBÀI GIẢNG ĐIỆN SINH HỌC ELEARNING 2021.pptx
BÀI GIẢNG ĐIỆN SINH HỌC ELEARNING 2021.pptx
 
Kqht 4
Kqht 4Kqht 4
Kqht 4
 
Đề cương Lý Sinh Y Học - ĐHYD Thái Nguyên
Đề cương Lý Sinh Y Học - ĐHYD Thái NguyênĐề cương Lý Sinh Y Học - ĐHYD Thái Nguyên
Đề cương Lý Sinh Y Học - ĐHYD Thái Nguyên
 
Đề Lý Sinh cuối kỳ II 2016
Đề Lý Sinh cuối kỳ II 2016Đề Lý Sinh cuối kỳ II 2016
Đề Lý Sinh cuối kỳ II 2016
 
An toàn điện
An toàn điệnAn toàn điện
An toàn điện
 
K thu-t an toàn -i-n trong s-n xu-t
K  thu-t an toàn -i-n trong s-n xu-tK  thu-t an toàn -i-n trong s-n xu-t
K thu-t an toàn -i-n trong s-n xu-t
 
chuyên đề 1: các quá trình cơ học và cơ thể sống
chuyên đề 1: các quá trình cơ học và cơ thể sốngchuyên đề 1: các quá trình cơ học và cơ thể sống
chuyên đề 1: các quá trình cơ học và cơ thể sống
 
C5-OHSM.pptx
C5-OHSM.pptxC5-OHSM.pptx
C5-OHSM.pptx
 
[ykhoa247.com] ÔN TẬP LÝ SINH
[ykhoa247.com] ÔN TẬP LÝ SINH[ykhoa247.com] ÔN TẬP LÝ SINH
[ykhoa247.com] ÔN TẬP LÝ SINH
 
SOẠN ĐỀ CƯƠNG VLLS.docx
SOẠN ĐỀ CƯƠNG VLLS.docxSOẠN ĐỀ CƯƠNG VLLS.docx
SOẠN ĐỀ CƯƠNG VLLS.docx
 
Ly sinh y hoc
Ly sinh y hocLy sinh y hoc
Ly sinh y hoc
 
Giới thiệu quang phi tuyến
Giới thiệu quang phi tuyếnGiới thiệu quang phi tuyến
Giới thiệu quang phi tuyến
 
Đại cương điện tâm đồ ECG
Đại cương điện tâm đồ ECGĐại cương điện tâm đồ ECG
Đại cương điện tâm đồ ECG
 
ĐạI cương ECG
ĐạI cương ECGĐạI cương ECG
ĐạI cương ECG
 
Bai giang ECG thay Tan -Ypnt
Bai giang ECG thay Tan -Ypnt Bai giang ECG thay Tan -Ypnt
Bai giang ECG thay Tan -Ypnt
 
BỨC XẠ ION HÓA VÀ CƠ THỂ SỐNG.pptx
BỨC XẠ ION HÓA VÀ CƠ THỂ SỐNG.pptxBỨC XẠ ION HÓA VÀ CƠ THỂ SỐNG.pptx
BỨC XẠ ION HÓA VÀ CƠ THỂ SỐNG.pptx
 
Phan tich cong_cu_th_vung_
Phan tich cong_cu_th_vung_Phan tich cong_cu_th_vung_
Phan tich cong_cu_th_vung_
 
Nhiệt Động Học - Lý Sinh
Nhiệt Động Học - Lý SinhNhiệt Động Học - Lý Sinh
Nhiệt Động Học - Lý Sinh
 
chapter3-1-Troi-Khuech-tan_v2.pdf
chapter3-1-Troi-Khuech-tan_v2.pdfchapter3-1-Troi-Khuech-tan_v2.pdf
chapter3-1-Troi-Khuech-tan_v2.pdf
 
Trương thành phú
Trương thành phúTrương thành phú
Trương thành phú
 

More from Lệnh Xung

Fabian therapy evolution setup
Fabian therapy evolution setup Fabian therapy evolution setup
Fabian therapy evolution setup Lệnh Xung
 
Yêu cầu kỹ thuật lắp đặt ghế răng ADEC 200
Yêu cầu kỹ thuật lắp đặt ghế răng ADEC 200Yêu cầu kỹ thuật lắp đặt ghế răng ADEC 200
Yêu cầu kỹ thuật lắp đặt ghế răng ADEC 200Lệnh Xung
 
V730 network connection
V730 network connectionV730 network connection
V730 network connectionLệnh Xung
 
Biomedical equipment technician skill standards
Biomedical equipment technician skill standardsBiomedical equipment technician skill standards
Biomedical equipment technician skill standardsLệnh Xung
 
Control keyboard x8
Control keyboard x8Control keyboard x8
Control keyboard x8Lệnh Xung
 
Thiết bị hỗ trợ người khiếm thị bằng sóng siêu âm
Thiết bị hỗ trợ người khiếm thị bằng sóng siêu âmThiết bị hỗ trợ người khiếm thị bằng sóng siêu âm
Thiết bị hỗ trợ người khiếm thị bằng sóng siêu âmLệnh Xung
 
Monitor theo doi_benh_nhan
Monitor theo doi_benh_nhanMonitor theo doi_benh_nhan
Monitor theo doi_benh_nhanLệnh Xung
 
Reference ranges-for-blood-tests
Reference ranges-for-blood-testsReference ranges-for-blood-tests
Reference ranges-for-blood-testsLệnh Xung
 

More from Lệnh Xung (9)

Fabian therapy evolution setup
Fabian therapy evolution setup Fabian therapy evolution setup
Fabian therapy evolution setup
 
Yêu cầu kỹ thuật lắp đặt ghế răng ADEC 200
Yêu cầu kỹ thuật lắp đặt ghế răng ADEC 200Yêu cầu kỹ thuật lắp đặt ghế răng ADEC 200
Yêu cầu kỹ thuật lắp đặt ghế răng ADEC 200
 
V730 network connection
V730 network connectionV730 network connection
V730 network connection
 
Hifu
Hifu  Hifu
Hifu
 
Biomedical equipment technician skill standards
Biomedical equipment technician skill standardsBiomedical equipment technician skill standards
Biomedical equipment technician skill standards
 
Control keyboard x8
Control keyboard x8Control keyboard x8
Control keyboard x8
 
Thiết bị hỗ trợ người khiếm thị bằng sóng siêu âm
Thiết bị hỗ trợ người khiếm thị bằng sóng siêu âmThiết bị hỗ trợ người khiếm thị bằng sóng siêu âm
Thiết bị hỗ trợ người khiếm thị bằng sóng siêu âm
 
Monitor theo doi_benh_nhan
Monitor theo doi_benh_nhanMonitor theo doi_benh_nhan
Monitor theo doi_benh_nhan
 
Reference ranges-for-blood-tests
Reference ranges-for-blood-testsReference ranges-for-blood-tests
Reference ranges-for-blood-tests
 

Ly thuyet dao mo dien

  • 1. 1 Bạn đã tải tài liệu này từ www.bme.vn ( Vui lòng sử dụng tài liệu cho các mục đích học tập, nghiên cứu)
  • 2. 2 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ DAO MỔ CAO TẦN 1.1. PHẢN ỨNG SINH HỌC CỦA CƠ THỂ DƯỚI TÁC DỤNG CỦA DÒNG ĐIỆN VÀ NHIỆT ĐỘ 1.1.1. Những vấn đề cơ bản về sinh lý điện học tế bào Mọi thực thể sống trên trái đất đều được cấu thành từ nhiều kiểu tế bào khác nhau. Ở người, tế bào có đường kính thay đổi trong khoảng từ 1m cho đến 100 m, chiều dài từ 1mm đến 1m, độ dày của màng tế bào cỡ 0,01 m. Ở trạng thái nghỉ, phía bên trong màng tế bào tích điện âm và bề mặt ngoài của màng tích điện dương. Sự phân bố không cân bằng điện tích này là kết quả của các phản ứng điện hoá. Điện thế giữa hai lớp điện tích này được gọi là điện thế nghỉ, người ta gọi trạng thái này của tế bào là trạng thái phân cực, điện thế nghỉ (điện thế phân cực) giữa hai bên màng tế bào khoảng -90mV. Khi tế bào bị kích thích, điện thế bên ngoài màng tế bào trở nên âm hơn so với điện thế bên trong màng tế bào và điện áp giữa hai bên màng tế bào lúc này vào khoảng + 20mV. Quá trình chuyển từ -90mV lên +20mV gọi là quá trình khử cực (thực chất là sự khuếch tán ion qua màng tế bào). Quá trình tái cực (quá trình phục hồi) diễn ra sau một khoảng thời gian ngắn Mµng tÕ bµo T¸i cùcKhö cùc
  • 3. 3 khi quá trình khử cực kết thúc để đưa tế bào về trạng thái ban đầu ổn định (trạng thái nghỉ). Dạng sóng điện thế tế bào được biểu diễn trên hình 1-2. Quá trình khử cực được lan đi từ tế bào này sang tế bào khác cho đến khi toàn bộ các tế bào (cơ tim chẳng hạn) được khử rồi tái cực. Hình 1-1. Quá trình khử cực và tái cực của tế bào. Hình 1- 2. Dạng sóng điện thế tế bào 1.1.2. Phản ứng sinh học của cơ thể dưới tác dụng của các dạng dòng điện khác nhau a) Cơ thể người có tính dẫn điện Như chúng ta đã biết, cơ thể người là một vật thể dẫn điện bởi sự có mặt của muối Natriclorure (NaCL) tồn tại dưới dạng ion (Na+ ; CL- ) ở dịch trong và ngoài tế bào. Nồng độ trung bình của NaCl là 7g/lít dịch. Trở kháng của các tổ chức trong cơ thể thay đổi tuỳ thuộc vào sự hoạt động, trạng thái của nó, vào sức khoẻ và tuổi tác 2s Mức điện thế nghỉ Tái cực Dòng kích thích -90mV 0 mV Mức ngưỡng 20 mV Độ rộng nhỏ nhất của dòng kích thích để tạo ra điện thế hoạt động -06mV Khử cực
  • 4. 4 của mỗi người. Trở kháng đó có giá trị cỡ 350 với các tổ chức bên trong và cỡ vài nghìn  với da. Nếu cho dòng điện đi qua một tổ chức nào đó trong cơ thể, sẽ xảy ra các hiện tượng cảm ứng sau đây:  Hiện tượng cảm ứng nhiệt.  Hiện tượng cảm ứng điện.  Hiện tượng phân cực của các chất điện giải. Các phản ứng sinh học của cơ thể như kể ở trên hoàn toàn tuỳ thuộc vào đặc trưng, tính chất hay nói một cách khác là tuỳ thuộc vào các dạng khác nhau của dòng điện. b) Phản ứng sinh học của cơ thể dưới tác dụng của dòng điện một chiều - Hiện tượng điện giải Trong một số điều kiện nhất định, dòng điện một chiều khi đi qua cơ thể sẽ làm phân cực các chất điện giải như ion Na+ , CL- … có trong dịch tế bào, kéo theo hàng loạt các phản ứng hoá học giữa các chất trong cơ thể, gây hoại tử các tổ chức. Dòng điện một chiều có cường độ đủ lớn có thể làm tê liệt hoàn toàn hệ thống thần kinh cảm giác và có thể gây ra các hội chứng co giật. c) Phản ứng sinh học của cơ thể dưới tác dụng của dòng điện xoay chiều tần số thấp và tần số trung bình - Hiện tượng cảm ứng dòng điện Nếu như ảnh hưởng của dòng điện một chiều lên cơ thể tuỳ thuộc vào cường độ của nó thì dòng điện xoay chiều, khi đi qua cơ thể, các cấp độ phản ứng sinh học phụ thuộc hoàn toàn vào tần số của dòng điện.
  • 5. 5 Đối với dòng điện xoay chiều tần số thấp, trong khoảng tần số từ 0Hz đến 3000Hz sẽ kích thích các tế bào thần kinh. Ngay cả khi cường độ dòng điện rất nhỏ cũng đủ để gây ra hội chứng co giật, rung thất làm tê liệt hệ thống thần kinh trung ương, rất nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong. Hình 1-3. Sự phụ thuộc của phản ứng sinh học vào tần số của dòng điện Từ đồ thị (hình 1-3) cho thấy hiện tượng cảm ứng dòng điện là lớn nhất tại vị trí tần số f  50 Hz. Hiện tượng này sẽ giảm dần trong dải tần số trung bình từ f  3000Hz đến 5000Hz. d) Phản ứng sinh học của cơ thể dưới tác dụng của dòng điện xoay chiều tần số cao - Hiện tượng cảm ứng nhiệt Đối với dòng điện xoay chiều tần số cao, tần số có giá trị từ 50.000Hz (50KHz) trở lên, khi cho đi qua cơ thể sẽ không gây ra hiện tượng cảm ứng dòng điện (rung cơ, rung thất…) và cũng không làm thay đổi trật tự trao đổi các chất điện giải tự nhiên trong cơ thể, không gây nên hiện tượng điện giải, nó chỉ có tác dụng làm nóng các tổ chức. 1Hz 100Hz 1kHz 10kHz Phản ứng sinh học 100kHz 10MHz1MHz10Hz
  • 6. 6 Ta có thể cho dòng xoay chiều tần số cao với cường độ dòng điện lớn tới vài Ampe đi qua một tổ chức nào đó của cơ thể cũng không gây ra một phản ứng nào khác ngoài tác dụng làm nóng tổ chức đó lên. mức độ cảm ứng nhiệt tuỳ thuộc vào độ lớn của nhiệt độ do dòng điện xoay chiều tần số cao (HF) sinh ra khi thâm nhập vào cơ thể. e) Hiệu ứng nhiệt Joule Khi nghiên cứu về dòng điện, người ta thấy rằng: Nếu cho dòng điện đi qua một vật thể dẫn điện (cơ thể người cũng là một vật thể dẫn điện) thì dòng điện sẽ sinh ra một năng lượng làm nóng vật thể dẫn điện đó. Năng lượng này được gọi là nhiệt năng do dòng điện sinh ra. Độ lớn của nhiệt năng được tính theo hai biểu thức sau đây: P = Ri2 (1.1) E = Pt = Ri2 t (1.2) Trong đó: - P là công suất của dòng điện - đơn vị là W. - R là điện trở của vật dẫn - đơn vị là . - i là cường độ dòng điện - đơn vị là A. - E là nhiệt năng do dòng điện sinh ra để làm nóng vật dẫn điện khi cho dòng điện đi qua trong một khoảng thời gian t. Biểu thức (1.1), (1.2) chính là nội dung của định luật Joule do nhà bác học Joule tìm ra. Cũng từ hai biểu thức trên ta thấy rằng: mức nhiệt độ (nhiệt năng E) nóng nhiều hay ít tuỳ thuộc vào: + Trở kháng R của tổ chức. + Cường độ dòng điện i.
  • 7. 7 + Thời gian t dòng điện đi qua tổ chức. 1.1.3. Phản ứng sinh học của cơ thể dưới tác dụng của các mức nhiệt độ khác nhau a) Phản ứng sinh học của cơ thể dưới tác dụng của mức nhiệt độ T0 1000 C Ở những nhiệt độ lớn hơn hoặc xấp xỉ bằng 1000 C, dịch tế bào sẽ tự bốc hơi. Quá trình tự bốc hơi này diễn ra rất nhanh tạo nên một áp lực đủ lớn để phá vỡ mối liên kết giữa các tế bào, làm cho tổ chức bị tách ra. Có nghĩa là ta đã thực hiện một vết cắt, rạch (Coupe or section) tổ chức đó. b) Phản ứng sinh học của cơ thể dưới tác dụng của mức nhiệt độ T0 < 1000 C Ở mức nhiệt độ dưới 1000 C, quá trình tự bốc hơi của dịch tế bào diễn ra từ từ. Hơi nước của dịch tế bào thoát ra sẽ làm bề mặt các tế bào sát lại gần nhau hơn, kết dính hơn, có nghĩa là ta đã thực hiện làm đông (Coagulation or hemostat) tổ chức hay mạch máu đó lại. c) Phản ứng sinh học của cơ thể dưới tác dụng của mức nhiệt độ T0 >>1000 C Ở mức nhiệt độ rất lớn (khoảng từ vài trăm độ trở lên) sẽ xuất hiện các tia lửa điện trong vùng tiếp xúc giữa tổ chức với đầu điện cực hoạt động, các tia lửa này sẽ đốt cháy thành than bề mặt tiếp xúc đó. Độ nông, sâu, kích thước của vết cháy đó tuỳ thuộc vào diện tích tiếp xúc giữa điện cực hoạt động và tổ chức, tuỳ thuộc
  • 8. 8 vào khoảng cách (gần, xa) giữa đầu điện cực hoạt động và tổ chức. Ứng dụng chủ yếu của loại này dùng để tạo sẹo, đốt cháy một tổ chức dư thừa nào đó trên cơ thể trong các chuyên khoa sản phụ, tai- mũi- họng… d) Dao mổ điện H.F (high frequency) là gì? Qua những nghiên cứu ở trên ta thấy rằng: Lợi dụng những đặc tính quý báu của dòng điện xoay chiều tần số cao. Khai thác những tác dụng của các mức nhiệt độ khác nhau lên cơ thể. Ứng dụng của hiệu ứng nhiệt Joule khi cho dòng điện HF đi qua cơ thể. Căn cứ vào ba điều kiện trên làm cơ sở lý thuyết, khoa học cho việc thiết kế, chế tạo nên thiết bị điện phẫu thuật cao tần (Hay còn gọi là dao mổ điện cao tần HF). Vậy, dao mổ điện cao tần là một thiết bị phát ra dao động điện cao tần (có tần số f 300KHz trở lên) nhằm để tạo ra các mức nhiệt độ khác nhau tác động lên một tổ chức nào đấy của cơ thể bệnh nhân nhằm để thực hiện các chức năng đối với một hay nhiều tổ chức nào đó của cơ thể. - Cắt (Section). - Làm đông (Coagulation). - Đốt cháy (Carbonisation). 1.2. NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA DAO MỔ CAO TẦN 1.2.1. Nguyên lý hoạt động của dao mổ điện cao tần
  • 9. 9 Ta có thể mổ tả tóm tắt nguyên lý hoạt động của thiết bị như hình 1-4. Hình 1-4. Nguyên lý hoạt động của dao mổ điện cao tần a) Nguyên lý hoạt động Dao động cao tần từ máy phát đưa đến đầu điện cực hoạt động (A). Dòng điện được truyền theo hướng mũi tên đi qua tổ chức sinh học (B) của cơ thể tới điện cực trung tính C (hay còn gọi là Plaque) áp trên da bệnh nhân và sau đó đi qua dây dẫn trở về máy phát tạo nên một chu trình khép kín của dòng điện. Thực hiện một trong các chức năng sau ở một vị trí nào đó của tổ chức: - Cắt. - Cầm máu. - Đốt cháy. Cần phải tạo ra được một nhiệt độ thích hợp tại đầu điện cực hoạt động, nơi tiếp xúc với vị trí cần phẫu thuật. Sự gia tăng của nhiệt độ được tính theo biểu thức sau: T0 = (I/S)2 (1.3) Trong đó: - T0 là sự gia tăng của nhiệt độ tại vùng tiếp xúc giữa điện cực hoạt động và tổ chức trong một khoảng thời gian t. Khối phát sóng tần số cao Bệnh nhân B C A
  • 10. 10 - I là cường độ dòng HF đưa tới điện cực hoạt động. - S là diện tích bề mặt tiếp xúc giữa tổ chức và đầu điện cực. - Tỷ số I/S được gọi là mật độ dòng điện tại điểm tiếp xúc. - Từ biểu thức (1.3) ta thấy sự gia tăng của nhiệt độ T0 tỷ lệ thuận với mật độ dòng điện HF (I/S). b) Cấu tạo của điện cực hoạt động Nếu I có giá trị không đổi thì khi đó T0 phụ thuộc hoàn toàn vào S. Nhiệt độ T0 càng lớn khi diện tích tiếp xúc S càng nhỏ (có nghĩa là: giảm diện tích bề mặt đầu điện cực hoạt động xuống). Điều đó lý giải vì sao điện cực hoạt động luôn có cấu tạo rất nhỏ (cỡ mm). Mặt khác, tuỳ thuộc vào yêu cầu sử dụng, điện cực hoạt động sẽ có các hình dạng và kích thước rất khác nhau như hình dao, truỳ, pince, chữ U… c) Cấu tạo của điện cực trung tính (plaque) Điện cực trung tính thường là một tấm kim loại dẫn điện có kích thước (0,5 4) dm2 , lớn hơn rất nhiều so với điện cực hoạt động, nhằm để giảm đến mức thấp nhất sự gia tăng của nhiệt độ giữa bề mặt tiếp xúc của điện cực trung tính (plaque) với da bệnh nhân, tránh gây bỏng cho bệnh nhân. 1.2.2. Các phương thức hoạt động - ứng dụng của dao mổ điện cao tần Dao mổ điện HF có ba chế độ làm việc như sau: a) Chế độ cắt đơn thuần (Section) + Biên độ IHF có dạng sóng cao tần liên tục (không điều chế), hình 1-5a.
  • 11. 11 Hình 1-5. Chế độ đơn cực. + Có khả năng tạo ra một năng lượng rất lớn để phá vỡ tế bào mà không làm đông khô chúng dưới một điện áp thấp (P lớn, U nhỏ), trong một khoảng thời gian rất ngắn. + Trong quá trình cắt, điện cực hoạt động không tiếp xúc trực tiếp với tổ chức mà thông qua các tia lửa điện. Chỉ có những tế bào gần tia lửa điện mới bị phá vỡ hình 1-5b. + Chế độ cắt đơn thuần được sử dụng rộng rãi để cắt bỏ một tổ chức nào đấy ít chảy máu, trong trường hợp không thể dùng chế độ đơn cực cắt được. a.1 Chế độ đơn cực (Monopolaire)
  • 12. 12 Hình 1-6. Chế độ đơn cực Được sử dụng thường xuyên cho các loại phẫu thuật thông dụng. Dòng IHF tới điện cực hoạt động - bệnh nhân - điện cực trung tính - máy phát (hình 1-6). Ở chế độ này: + Điện cực hoạt động di chuyển trên vùng cần phẫu thuật, mật độ dòng điện tại khu vực này là rất lớn có khả năng làm nóng nhanh tổ chức. Tuỳ từng loại phẫu thuật khác nhau để chọn hình dạng và kích thước điện cực cho phù hợp. + Điện cực trung tính là tấm kim loại dẫn điện lớn (1dm2 cho người lớn và  0,5 dm2 cho trẻ em). Yêu cầu điện cực phải tiếp xúc thật tốt, đảm bảo mật độ dòng điện tại đây là thấp nhất, t0 nhỏ, tránh gây bỏng cho bệnh nhân và tránh các phản ứng vật lý gây nguy hiểm cho bệnh nhân và người sử dụng. Ứng dụng của chế độ này: + Dùng để cắt, cầm máu các tổ chức trong cơ thể, sử dụng trong hầu hết các loại phẫu thuật khác nhau. + Ưu điểm nổi bật của phương pháp này là dễ sử dụng, phổ cập, được các phẫu thuật viên ưa dùng. + Nhược điểm: Tại bờ vết cắt, diện tích đóng vẩy rộng, không đẹp.
  • 13. 13 a.2. Chế độ lưỡng cực (Bipolaire) Điện cực hoạt động là 2 đầu của một pince kẹp, giữa chúng được hoàn toàn cách điện đối với nhau. Dòng điện chỉ đi qua một phần rất nhỏ của tổ chức nằm kẹp giữa 2 điện cực (Hình 1-7a). (a) (b) (c)
  • 14. 14 Hình 1-7. Chế độ lưỡng cực Trong phương pháp này công suất được tạo ra rất nhỏ so với phương pháp đơn cực vì thể tích của tổ chức mà dòng điện đi qua là rất nhỏ, do đó tiết kiệm được năng lượng (hình 1-7b). Phương pháp này cho phép đạt được một độ nóng mong muốn trong một phạm vi rất hẹp. Chế độ lưỡng cực được sử dụng trong các phẫu thuật thần kinh, vi phẫu thuật kẹp mạch máu. Lưu ý: khi sử dụng phương pháp này dòng điện không đi qua tổ chức, do vậy tổ chức sẽ không được làm nóng. Hình 1-7c cho thấy khả năng tiết kiệm năng lượng khi dùng hai chế độ khác nhau trên cùng một loại phẫu thuật. b) Chế độ cắt hỗn hợp (Coupe mixte) Để thực hiện một vết cắt hỗn hợp: cắt, cầm máu, cắt…
  • 15. 15 + Biên độ IHF có dạng như trường hợp hình 1-8a và hình 1-8b trong đó dao động cao tần được điều chế thành những chùm xung đan xen giữa các tín hiệu dùng để cắt và cầm máu. + Để tăng hay giảm bề dày phần làm đông K của bờ vết cắt, ta có thể thay đổi biên độ điện áp cắt hoặc thay đổi tốc độ cắt. + Để thay đổi chu trình cắt hỗn hợp ta thay đổi khoảng cách giữa các chùm xung. + Để thực hiện cắt hỗn hợp, ta dùng điện cực hoạt động hình lưỡi dao. Chế độ cắt hỗn hợp được sử dụng rộng rãi trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau của phẫu thuật. + Hình 1-8a và hình 1-8b cho biết các dạng tín hiệu hỗn hợp để cắt và cầm máu ở các mức khác nhau. + Hình 1-8c cho biết chế độ cắt hỗn hợp bằng tia lửa điện. Trong chế độ này, điện cực không tiếp xúc trực tiếp với tổ chức.
  • 16. 16 c) Chế độ làm đông – cầm máu (Coagulation Hemostat) + Biên độ tín hiệu IHF có dạng là những xung được điều chế. (a) (b) (c) (a). Phương pháp làm đông khô tổ chức bằng tia lửa điện (b). Phương pháp làm đông khô tổ chức bằng tiếp xúc trực tiếp Hình 1-8. Chế độ cắt hỗn hợp Hình 1-9. Chế độ làm đông - cầm máu
  • 17. 17 + Dao động được tạo ra dưới một điện áp cao mang một nhiệt năng thấp hơn đủ để dịch tế bào bốc hơi làm cho tổ chức đông khô lại. + Thường dùng điện cực hoạt động có dạng hình truỳ hoặc hình lam. + Có hai phương pháp làm đông khô tổ chức. Hình 1-9a cho thấy phương pháp làm đông khô tổ chức dùng tia lửa điện: Điện cực không tiếp xúc trực tiếp với tổ chức. Dưới tác dụng của tia lửa điện, tế bào bị bốc hơi và làm đông khô tổ chức trên một diện tích bề mặt rộng. Điện cực có dạng hình lam, chữ U. Ứng dụng của phương pháp này: + Dùng trong phẫu thuật gan. + Phẫu thuật xương. + Phẫu thuật thẩm mỹ. + Phẫu thuật tiết niệu, mổ u xơ tiền liệt tuyến. Ưu điểm của phương pháp này là: khả năng cầm máu nhanh nếu dùng kìm kẹp mạch máu. Hình 1-9b cho thấy phương pháp làm khô se tổ chức bằng cách cho tiếp xúc trực tiếp điện cực với tổ chức. + Điện cực có dạng truỳ. + Nhiệt năng từ điện cực tới tổ chức là yếu, chỉ đủ để làm bốc hơi nước trong dịch tế bào, do vậy không gây ra hiện tượng rạch, cắt mà chỉ làm đông khô tổ chức một cách từ từ. 1.3. CẤU TẠO CỦA DAO MỔ CAO TẦN 1.3.1. Lược qua các thế hệ dao mổ điện
  • 18. 18 Dao mổ điện tần thực chất là một thiết bị tạo dao động cao tần với tần số f300KHz. Trong thiết bị này thì đầu phát xung cao tần là các điện cực có hình dạng khác nhau phụ thuộc vào từng ca phẫu thuật. Các thiết bị này không ngừng được cải tiến về mặt công nghệ, ngày càng hiện đại, hoàn chỉnh, đáp ứng nhu cầu sử dụng: Tiện lợi – Tiết kiệm – An toàn. Cho tới nay, đã cho ra đời thế hệ thứ ba: dao mổ điện tử tần số hoá. Trước khi đi sâu vào phân tích, nghiên cứu phần này ta điểm qua các thế hệ trước đó. a) Mạch tạo dao động cao tần dùng cầu nổ (Eclateur) Sơ đồ cấu tạo hình 1-10: Cơ chế hoạt động: - Khi tụ C1 nạp tới giá trị đủ lớn  xuất hiện tia lửa điện trên bề mặt của cầu nổ Ec  không khí giữa chúng dẫn điện  C1 phóng điện qua L1. - Quá trình phóng nạp của tụ C1 tạo cho đầu ra một dao động cao tần có biên độ phụ thuộc vào chu kỳ phóng nạp của tụ. - Tần số dao động HF phụ thuộc vào điện dung của tụ, điện kháng của cuộn L1. L1 C1 Ec T
  • 19. 19 Hình 1-10. Mạch tạo dao động cao tần dùng cầu nổ Những mạch dao động cao tần dùng cầu nổ bị hạn chế khi cắt. Do vậy, mạch dao động cao tần dùng cầu nổ chỉ được dùng để làm đông đặc hay đốt cháy các tổ chức. b) Mạch tạo dao động cao tần dùng đèn điện tử Sơ đồ cấu tạo như hình 1-11. Hình 1-11. Mạch tạo dao động cao tần dùng đèn điện tử Với sự ra đời của bóng đèn điện tử (triode) ta có thể tạo ra được dao động cao tần liên tục có biên độ và nhiệt năng sinh ra đủ lớn. L2L1 C2 C1 R T A C
  • 20. 20 Ứng dụng của loại này dùng để cắt, rạch đơn thuần. Phối hợp hai loại kể trên ta thực hiện được một chu trình cắt – cầm máu hoặc đốt cháy như mong muốn. - Tuy nhiên, hai thế hệ này có khích thước cồng kềnh, nặng do biến thế nguồn cao tần rất lớn. - Chưa sử dụng mạch phân cách nên rất nguy hiểm nếu có sự rò điện. Sử dụng hai loại này không an toàn cho bệnh nhân và phẫu thuật viên. - Gây hiện tượng nhiễu cho các thiết bị khác khi dao mổ điện HF làm việc. c) Mạch tạo dao động cao tần dùng bán dẫn Để tạo dao động HF, người ta dùng một mạch tạo dao động HF công suất nhỏ, tín hiệu được khuếch đại ở mạch công suất và đưa ra sử dụng. Ứng dụng: Cho phép thực hiện hầu hết các kỹ thuật từ đơn giản đến phức tạp trong các lĩnh vực phẫu thuật khác nhau của ngoại khoa như mổ vi phẫu, phẫu thuật nội soi, chỉnh hình… Về mặt cấu tạo: giảm được kích thước, trọng lượng rất nhiều so với các thế hệ trước đó do đó mà mạch dao động cao tần dùng bàn dẫn là tiết kiệm hơn rất nhiều về mặt kết cấu, diện tích và giá cả. Về mặt an toàn, do có sử dụng các mạch phân cách giữa mạch sử dụng với tất cả các khối còn lại của thiết bị. Do đó tránh được dòng rò cao tần, thấp tần, đảm bảo an toàn cho bệnh nhân và phẫu thuật viên.
  • 21. 21 1.3.2. Các khối chức năng cơ bản và hoạt động theo sơ đồ khối. a) Sơ đồ khối Sơ đồ khối của dao mổ điện cao tần được chỉ ra trên hình 1-12, bao gồm: Bộ tạo dao động cao tần, bộ tạo chuỗi xung làm đông, bộ nhân, các chuyển mạch lựa chọn chế độ, các điện cực. b) Hoạt động theo sơ đồ khối Bộ tạo dao động cao tần tạo ra các xung cao tần liên tục. Trong chế độ cắt, các xung này được đưa qua chuyển mạch lựa chọn chế độ cắt/ làm đông rồi đến bộ khuếch đại công suất. Năng lượng đầu của bộ khuếc đại công suất được đưa tới bệnh nhân thông qua điện cực hoạt động. Sau đó, năng lượng được hồi tiếp trở lại bệnh nhân qua điện cực hồi tiếp tạo thành một vòng khép kín. Trong chế độ làm đông, bộ tạo chuỗi xung làm đông tạo ra các xung làm đông có độ rộng thay đổi. Chuyển mạch lựa chọn các chế độ làm đông/ hỗn hợp 1/ hỗn hợp 2 có tác dụng đưa ra chuỗi xung có độ rộng tương ứng. Chuỗi xung này được Khuếch đại công Bệnh nhân Điện cực hoạt động Điện cực hồi tiếp Làm đông CắtTạo sóng cao tần Tạo chuỗi xung Làm đông Bộ nhân Hình 1-12. Sơ đồ khối của dao mổ điện cao tần Hỗn hợp 2Hỗn hợp 1
  • 22. 22 đưa tới bộ nhân để tạo ra xung cao tần. Sau đó, các xung này được đưa qua chuyển mạch chọn chế độ cắt/ làm đông (khi này ở vị trí làm đông) rồi đưa tới điện cực hoạt động. Tiếp theo, đường đi của tín hiệu cũng giống như trường hợp chế độ cắt. Đầu ra công suất của dạng sóng cắt có thể tới 400W ở điện trở 500. Các điện áp không tải từ đỉnh tới đỉnh có thể nằm trong vùng từ 1000 tới 10000V. Trên hình 1-12, chuỗi xung làm đông là xung số, nó điều chế đầu ra RF (radio frequency) tương ứng với chu kỳ được chọn dưới đây: Chuỗi xung Chu kỳ làm việc (%) Công suất (W) Cắ t Là m đông H ỗn hợp 1 H ỗn hợp 2 100 33 50 75 400 132 200 300
  • 23. 23 Chế độ cắt được sử dụng để tạo ra sự hoá hơi của các tế bào. Chế độ làm đông làm nóng mô, gây ra sự loại nước nhiều và sự đốt mô tương ứng. Việc lựa chọn chế độ hỗn hợp 1 và hỗn hợp 2 được quyết định bởi bác sĩ phẫu thuật cùng với điều khiển hệ số khuếch đại để tạo ra được nhiệt độ và tốc độ làm đông mong muốn. Khi công suất trong chế độ hỗn hợp được chọn không đổi, ta có thể thay đổi chu kỳ làm việc của sóng để quyết định máy làm việc ở chế độ nào. __________________________ Cắt Làm đông Hỗn hợp 1 Hỗn hợp 2 Hình 1-13. Dạng sóng dùng trong phẫu thuật điện