SlideShare a Scribd company logo
1 of 29
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
TỘI LẠM DỤNG TÍN NHIỆM CHIẾM ĐOẠT TÀI
SẢN THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ
NĂM 2015 (SỬA ĐỔI BỔ SUNG NĂM 2017)
Ngành: ................
Tham khảo thêm tài liệu tại Luanvantot.com
Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận,Báo Cáo
Khoá Luận, Luận Văn
Zalo Hỗ Trợ : 0934.573.149
TP. HỒ CHÍ MINH 2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM
KHOA LUẬT
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
TỘI LẠM DỤNG TÍN NHIỆM CHIẾM ĐOẠT TÀI
SẢN THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ
NĂM 2015 (SỬA ĐỔI BỔ SUNG NĂM 2017)
Ngành: ................
Giảng viên hướng dẫn: ......
Sinh viên thực hiện: ......
MSSV:.............. Lớp: ............
Tp. Hồ Chí Minh - 2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM
KHOA LUẬT
LỜI CẢM ƠN
Sinh viên tự viết lời cảm ơn nhưng phải đảm bảo tính trang trọng, tôn nghiêm đối
với giảng viên hướng dẫn, đối với nhà trường và những người thân của sinh viên (nếu sinh
viên muốn gửi lời cảm ơn).
Sinh viên
........................................
LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên....................................................................., MSSV: ...................................
Tôi xin cam đoan các số liệu, thông tin sử dụng trong bài Báo cáo thực tập tốt nghiệp
này được thu thập từ nguồn thực tế tại Đơn vị thực tập, trên các sách báo khoa học chuyên
ngành (có trích dẫn đầy đủ và theo đúng qui định);
Nội dung trong báo cáo này do kinh nghiệm của bản thân được rút ra từ quá trình
nghiên cứu và thực tế KHÔNG SAO CHÉP từ các nguồn tài liệu, báo cáo khác.
Nếu sai sót tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm theo qui định của nhà trường và pháp
luật.
Sinh viên
........................................
MỤC LỤC
6
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Liên quan đến quyền con người, một trong những quyền cơ bản và quan trọng nhất
thường được Nhà nước và pháp luật quan tâm chính là quyền sở hữu tài sản. Hiến pháp
năm 2013 cũng khẳng định rằng: "Mọi người có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của
cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, phần vốn góp trong doanh nghiệp
hoặc trong các tổ chức kinh tế khác".1 Trong các hình thái xã hội khác nhau, để bảo vệ
quyền sở hữu tài sản hợp pháp của con người và xử lý những hành vi xâm hại đến quyền
sở hữu của con người, Nhà nước đặt ra những hình thức trách nhiệm pháp lý nhất định
cùng với các chế tài (cả về dân sự, hành chính và hình sự) áp dụng cho các hành vi xâm
phạm đến quyền sở hữu tài sản của người khác.
Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là tội xâm phạm quyền sở hữu tài sản phổ
biến, đặc biệt trong kinh doanh và đời sống thường nhật. Tội phạm xảy ra gây nhiều biến
động trong xã hội, không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến tài sản của Nhà nước, tình hình an
ninh - trật tự xã hội mà còn ảnh hưởng tới quyền và nghĩa vụ hợp pháp của những người
xung quanh.
Tội danh này được quy định trong pháp luật hình sự từ sớm nhưng có sự phân biệt về
chủ thể sở hữu tài sản. Cụ thể, Bộ luật Hình sự 1985 quy định thành hai tội danh gồm Tội
lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản của công dân và tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt
tài sản xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên từ Bộ luật Hình sự năm 1999, hai tội danh này đã được
quy định thành một tội duy nhất, đó là tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản và có quy
định chi tiết, cụ thể hơn ki Bộ luật Hình sự năm 2015 ra đời. Mặc dù đã có những thay đổi
tích cực trong quy định pháp luật và quan điểm lập pháp, tuy nhiên quá trình áp dụng pháp
luật vẫn còn gặp phải những vướng mắc bất cập nhất định khi xác định tội danh, quyết định
hình phạt, hay vấn đề “hình sự hóa” các quan hệ dân sự - quan hệ kinh tế và “phi hình sự
1 Quốc hội (2013), Điều 32 Hiến pháp ngày 28 tháng 11 năm 2013.
7
hoá”,... Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả trong công tác phòng chống tội
phạm của Nhà nước.
Xuất phát từ những lý do nêu trên, để có góc nhìn tổng quan và rõ nét về tội lạm dụng
tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, em đã lựa chọn đề tài: "Tội lạm dụng tínnhiệm chiếm đoạt
tài sản theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017)"làm
đề tài Báo cáo thực tập tốt nghiệp của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Thông qua việc tìm hiểu, nghiên cứu các quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015
(sửa đổi bổ sung năm 2017) (“BLHS năm 2015”) và thực tiễn áp dụng pháp luật về tội
lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản để đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện quy định
pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật.
3. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu của đề tài
- Phạm vi nội dung: quy định của BLHS năm 2015 về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm
đoạt tài sản.
- Phạm vi không gian: Nghiên cứu các quy định pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp
luật liên quan đến tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
- Phạm vi thời gian: theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, cụ thể theo
BLHS năm 2015.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được nghiên cứu thông qua các phương pháp sau đây:
- Phương pháp luận: Phương pháp này được thực hiện dựa trên cơ sở các quan điểm
về duy vật biện chứng, ý luận của Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đồng
thời đảm bảo thống nhất, tuân theo xuyên suốt với những chủ trương, đường lối của Đảng,
chính sách của Nhà nước và Pháp luật về điều kiện kinh doanh giáo dục tại Việt Nam.
8
- Phương pháp nghiên cứu:
+ Phương pháp phân tích: đây là phương pháp phân chia những vấn đề chung, khái
quát nhất thành những phần nội dung nhỏ, những bộ phận khác nhau. Thông qua phương
pháp này có thể nghiên cứu sâu sắc hơn, rõ ràng và chi tiết hơn các nội dung đề ra và nhận
biết được sự tồn tại của các mối quan hệ, tính phụ thuộc bên trong nội dung đó. Phương
pháp này được áp dụng chủ yếu trong việc tìm hiểu và phân tích quy định pháp luật.
+ Phương pháp tổng hợp: phương pháp tổng hợp được áp dụng tại bài báo cáo nhằm
liên kết, thống nhất những kết luận thuộc bộ phận nội dung đã được phân tích nhằm đánh
giá khái quát lại toàn bộ vấn đề. Bởi vậy, phương pháp tổng hợp và phương pháp phân tích
luôn song hành với nhau giúp bài viết đưa ra được cái nhìn, nhận thức sâu sắc hơn về tổng
thể vấn đề đưa ra.
+ Phương pháp đánh giá: phương pháp đánh giá được sử dụng thông qua việc đưa
nhận thức, quan điểm của chính học viên về vấn đề nghiên cứu để tạo ra cách nhìn, nhận
định khách quan nhất. Chính bởi xuất phát từ quan điểm của học viên nên phương pháp
này được sử dụng tại hầu hết toàn bộ nội dung bài báo cáo, đặc biệt là khi chỉ ra những
vướng mắc, bất cập của quy định pháp luật cùng đề xuất phương án giải quyết vấn đề.
Ngoài ra, một số phương pháp khác như: phương pháp quy nạp, phương pháp liệt kê,
phương pháp so sánh, ... cũng được vận dụng một cách hài hòa, linh hoạt nhằm đạt được
mục đích cuối cùng của bài Báo cáo được đề ra.
5. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung Báo cáo được
chia làm 2 chương gồm:
- Chương 1: Cơ sở lý luận và quy định pháp luật về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm
đoạt tài sản theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)
- Chương 2: Thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật hình sự về tội lạm dụng tín
nhiệm chiếm đoạt tài sản và kiến nghị hoàn thiện
9
10
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ TỘI LẠM
DỤNG TÍN NHIỆM CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ
LUẬT HÌNH SỰ NĂM 2015 (SỬA ĐỔI, BỔ SUNG NĂM 2017)
1.1. Khái quát về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
1.1.1. Khái niệm về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
Trước hết, xét về mặt ngôn ngữ học, để hiểu nội dung của thuật ngữ “lạm dụng tín
nhiệm chiếm đoạt tài sản”, ta xem xét khái niệm của từng thành phần cấu tạo nên thuật ngữ
này. Theo Từ điển tiếng Việt, lạm dụng được định nghĩa là “dùng, sử dụng quá mức hoặc
quá giới hạn”2. Tín nhiệm được hiểu là “tin tưởng mà giao phó, trông cậy vào nhiệm vụ,
sự việc cụ thể nào đó”3. Còn chiếm đoạt là “chiếm của người làm của mình, bằng cách
dựa vào vũ lực, quyền thế”4. Như vậy, dựa vào các khái niệm trên có thể hiểu “lạm dụng
tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” là hành vi lợi dụng sự tin tưởng của người khác để biến tài
sản của người khác trở thành của mình, xâm phạm đến quyền sở hữu của người khác.
Về mặt khoa học pháp lý, đã có nhiều tác giả nghiên cứu và đưa ra cách định nghĩa
về thuật ngữ này, cụ thể như sau:
Tác giả Dương Thị Hải Yến lại Luận án tiến sĩ luật học nghiên cứu về “tội lạm dụng
tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn thành phố Hồ
Chí Minh” đã đưa ra quan điểm về thuật ngữ này là: “Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt
tài sản là hành vi vay, mượn, thuê hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hợp
đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó; hoặcđến thời hạn
trả mặc dù có điều kiện, khả năng trả nhưng cố tình không trả, hoặc đã sử dụng tài sản đó
2 Hoàng Phê (1992), Từ điển Tiếng Việt, Viện Ngôn ngữ học, Nxb. Đà Nẵng, Hà Nội, tr.538.
3 Hoàng Phê (1992), Từ điển Tiếng Việt, Viện Ngôn ngữ học, Nxb. Đà Nẵng, Hà Nội, tr.1646
4 Hoàng Phê (1992), Từ điển Tiếng Việt, Viện Ngôn ngữ học, Nxb. Đà Nẵng, Hà Nội, tr.151
11
bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản”5. Có thể thấy khái niệm này được
đưa ra theo hướng liệt kê các hành vi được coi là lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản và
xuất phát chủ yếu từ quy định của pháp luật về tội phạm này.
Cách đưa ra khái niệm này cũng tương tự với quan điểm của các tác giả Đoàn Thị
Ngọc Hải và Nguyễn Văn Điền: “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là vay, mượn,
thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức
hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc sử dụng
tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản”6
Ở một góc nhìn và căn cứ khác, tác giả Vũ Thị Oanh Kiều đã đưa ra khái niệm: “Tội
lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là hành vi của chủ thể có năng lực chịu trách nhiệm
hình sự và đạt độ tuổi theo quy định của pháp luật hình sự đã vay, mượn, thuê tài sản của
người khác hoặc nhận được tài sản của người khác có giá trị từ bốn triệu đồng trở lên
bằng các hình thức hợp đồng rồi sử dụng hợp đồng đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến
không có khả năng hoàn trả lại tài sản và dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm
đoạt tài sản đó”7. Ở đây tác giả cũng đưa ra khái niệm về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm
đoạt tài sản hoàn toàn căn cứ trên các quy định của pháp luật. Tuy nhiên, đây là góc nhìn
xuất phát từ BLHS năm 1999 thay vì BLHS năm 2015.
Nhìn chung, các quan điểm về khái niệm “tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”
đa phần được các tác giả nhìn nhận và xuất phát từ quy định cụ thể của pháp luật hình sự
có hiệu lực tại từng thời kỳ. Từ lý luận và phân tích nêu trên, căn cứ theo quy định tại Điều
175 BLHS năm 2015 có thể rút ra khái niệm về thuật ngữ này như sau:
5 Dương Thị Hải Yến (2018), “Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực
tiễn thành phố Hồ Chí Minh”, Luận án tiến sĩ luật học, tr.9.
6 Đoàn Thị Ngọc Hải và Nguyễn Văn Điền (2018), “Một số vấn đề về tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”
theo quy định của pháp luật hình sự”, Tạp chí Toà án nhân dân điện tử, nguồn: https://tapchitoaan.vn
7 Vũ Thị Oanh Kiều (2017), “Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn
thành phố Hà Nội”, Luận văn thạc sĩ luật học, tr.7
12
“Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là hành vi của chủ thể có năng lực chịu
trách nhiệm hình sự thực hiện việc vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được
tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn
để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng
nhưng cố tình không trả hoặc đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến
không có khả năng trả lại tài sản”
Trong đó, hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản không dùng bất kỳ thủ đoạn
nào để lấy tài sản đang từ trong tay của chủ sở hữu hoặc người có trách nhiệm mà thông
qua việc nhận tài sản hợp pháp từ chủ sở hữu hoặc người có trách nhiệm trên cơ sở hợp
đồng dân sự, kinh tê. Sau đó lợi dụng sự tin tưởng của người bị hại, người phạm tội tạm
thời chiếm hữu, sử dụng tài sản của người bị hại, sau đó sử dụng các hành vi gian dối để
chiếm đoạt tài sản của người bị hại.
1.1.2. Đặc điểm về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
Xuất phát từ khái niệm nêu trên, có thể thấy tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài
sản có những đặc điểm nhất định sau đây:
Thứ nhất, căn cứ nhận tài sản bị lạm dụng tín nhiệm để chiếm đoạt là hợp pháp.
Căn cứ nhận tài sản ban đầu của người phạm tội xuất phát từ giao dịch như vay,
mượn, thuê tài sản,...thông qua hợp đồng với ý chí đồng thuận của chủ sở hữu, người có
quyền sử dụng tài sản hợp pháp. Nói một cách khác, một người chỉ được xem là phạm tội
lạm dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản khi ban đầu họ nhận được tài sản một cách chính
đáng bởi giao dịch hợp đồng với chủ sở hữu, người có quyền sử dụng tài sản theo quy định
của pháp luật dân sự. Trong thời điểm nhận tài sản không hề có bất kỳ hành vi có lỗi, vi
phạm nào xảy ra, đồng thời hợp đồng cũng không thuộc bất kỳ trường hợp vô hiệu hay vi
phạm pháp luật nào khác theo quy định.
Thứ hai, ý thức chiếm đoạt tài sản nảy sinh sau khi người phạm tội nhận được tài sản.
13
Sau khi nhận được tài sản một cách hợp pháp từ chủ sở hữu, người có quyền sử dụng
tài sản, vì những lý do nhất định, người phạm tội quyết định chiếm đoạt tài sản. Xuất phát
từ ý thức đó, người phạm tội đã dùng “thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản đó; hoặc
đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện trả, có khả năng nhưng cố tình không trả;
hoặc tuy không có ý thức chiếm đoạt những đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp
pháp dẫn đến không có khả năng trả lại cho chủ sở hữu”8. Nói một cách khác, hành vi
phạm tội của người phạm tội xuất phát sau thời điểm nhận tài sản và liên quan đến nghĩa
vụ hoàn trả tài sản lại cho chủ sở hữu, người quản lý, sử dụng tài sản hợp pháp theo quy
định của hợp đồng đã giao kết hoặc pháp luật có liên quan.
Để hiểu hơn về đặc điểm này có thể xem xét tại ví dụ minh họa tại bản án số
9/2020/HSST ngày 08/01/2020 của Tòa án nhân dân thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An về tội
lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản:
Ngày 30/8/2019, Nguyễn Hữu T đã đi đến cửa hàng cho thuê xe máy "Phú Béo" của
ông S, sinh năm 1956 trên đường C, khối 7, phường Trung Đô, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ
An làm Hợp đồng thuê một chiếc xe máy nhãn hiệu Honda Wave Alpha màu đenbạc, BKS
37 D1-64962, thời hạn thuê tính từ ngày 30/8/2019 đến ngày 02/9/2019, giá thuê xe là
100.000đ/1ngày với mục đích để đi lại. Tuyến đã trả số tiền thuê xe hai ngày là 200.000
đồng. Sau khi đến hạn hợp đồng thuê xe ông Sơn không thấy Tuyến mang chiếc xe máy
đến trả như đã hẹn nên ông Sơn đã nhiều lần điện thoại cho Tuyến nhưng không liên lạc
được. Đến ngày 07/9/2019, Tuyến gọi điện cho ông Sơn xin gia hạn thuê xe thêm hai ngày
và được ông Sơn đồng ý. Đến khoảng 18 giờ 00 phút ngày 10/9/2019 do thiếu tiền tiêu xài
cá nhân Nguyễn Hữu T nảy sinh ý định chiếm đoạt tài sản nên mang chiếc xe máy trên đến
tiệm cầm đồ Sơn Hải, tại địa chỉ số 45 đường L, xã H, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An do
anh Phạm Hồng S (sinh năm 1992, trú tại xóm M, xã H, thành phố V, tỉnh N làm chủ tiệm)
cầm cố cho anh Nguyễn Mạnh H (là nhân viên tiệm cầm đồ) số tiền 5.000.000 đồng, số
tiền này Tuyến đã tiêu xài cá nhân hết.
8 Vũ Thị Oanh Kiều (2017), “Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn
thành phố Hà Nội”, Luận văn thạc sĩ luật học, tr.7.
14
Theo đó, trong trường hợp này T đã nhận được tài sản là chiếc xe máy từ ông Sơn
thông qua hợp đồng thuê xe là hợp pháp. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng, T đã nảy sinh
ý định chiếm đoạt tài sản nên dùng thủ đoạn gian dối để thực hiện. Thời điểm nảy sinh ý
định là sau khi giao kết hợp đồng với ông Sơn.
Thứ ba, căn cứ để chiếm đoạt tài sản của người phạm tội là sự tín nhiệm của người bị
hại.
Căn cứ nhận tài sản của người phạm tội là từ một hợp đồng giao dịch hợp pháp với
chủ sở hữu, người có quyền sử dụng tài sản. Vì vậy, người phạm tội đã lợi dụng sự tin
tưởng của chủ sở hữu, người có quyền sử dụng tài sản trên cơ sở của hợp đồng để thực
hiện hành vi gian dối, chiếm đoạt tài sản, xâm phạm đến quyền và lợi ích của chủ thể này.
Để làm rõ, sự tín nhiệm ở đây không phải thể hiện trên cơ sở ý thức của người bị hại mà
dựa trên căn cứ có hợp đồng được xác lập. Việc xác lập hợp đồng để thực hiện giao dịch
được coi là biểu hiện cho sự tín nhiệm của người bị hại đối với người phạm tội.
1.1.3. Các dấu hiệu pháp lý về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
Dựa trên khoa học luật hình sự Việt Nam, tội phạm được hợp thành bởi sự kết hợp,
tồn tại của bốn yếu tố, có thể được phân chia trong tư duy và bởi vậy có thể cho phép
nghiên cứu độclập với nhau, đó là khách thể, mặt khách quan, chủ thể, mặt chủ quan.9 Bốn
yếu tố đó kết hợp với nhau tạo nên cấu thành của tội phạm. Hay nói cách khác, cấu thành
tội phạm là tổng hợp những dấu hiệu chung có tính đặc trưng cho loại tội phạm cụ thể được
quy định trong luật hình sự, cũng là những dấu hiệu pháp lý của tội phạm đó.
Cũng như bất kì loại tội phạm nào, tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản cũng
được cấu thành bởi bốn yếu tố: khách thể, mặt khách quan, chủ thể, mặt chủ quan.Việc
nghiên cứu các dấu hiệu cấu thành tội phạm có ý nghĩa quan trọng trong việc làm sáng tỏ
9 Trường Đại học Luật Hà Nội (2003), Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, tr.34.
15
bản chất pháp lý của loại tội phạm này từ đó là cơ sở pháp lý cho việc định tội và truy cứu
trách nhiệm hình sự. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, dấu hiệu chủ thể.
Căn cứ theo quy định tại Điều 12 BLHS năm 2015, chủ thể của tội phạm nói chung
là người có năng lực trách nhiệm hình sự, đạt độ tuổi luật định và đã thực hiện hành vi
phạm tội cụ thể. Theo đó, người có năng lực trách nhiệm hình sự là người khi thực hiện
hành vi nguy hiểm cho xã hội có khả năng nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã hội
về hành vi của mình và có khả năng điều khiển được hành vi ấy.
Theo đó, khi xem xét với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, chủ thể của tội
phạm chỉ cần đảm bảo các yếu tố:
(i) Có năng lực trách nhiệm hình sự;
(ii) Đạt độ tuổi luật định chịu trách nhiệm hình sự, không thuộc tình trạng không có
năng lực trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 12 BLHS năm 2015;
(iii) Có hành vi vi phạm quy định tại Điều 175 BLHS năm 2015.
Theo một góc nhìn chi tiết hơn, dựa trên quy định về các khung hình phạt của tội lạm
dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, đồng thời căn cứ theo đánh giá độ tuổi chịu trách nhiệm
hình sự được quy định tại BLHS năm 2015, có thể thấy: “Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16
tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự nếu thực hiện hành vi phạm tội quy định tại khoản 3,
khoản 4 và từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi hành vi phạm tội
được quy định tại Điều 175 BLHS năm 2015”10.
Thứ hai, dấu hiệu khách thể.
10 Vũ Thị Oanh Kiều (2017), “Tội lạm dụng tín nhiệm chiếmđoạt tài sản theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn
thành phố Hà Nội”, Luận văn thạc sĩ luật học, tr.18.
16
Về mặt lý luận, khách thể của tội phạm là quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ và
bị tội phạm xâm hại. Theo đó, đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, khách thể
được xác định chính là quan hệ sở hữu. Hành vi gây thiệt hại cho các quan hệ sở hữu là
hành vi xâm phạm đến các quyền: quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt tài
sản của chủ sở hữu. Đây cũng là điểm khác biệt để phân biệt tội lạm dụng tín nhiệm chiếm
đoạt tài sản với các tội xâm phạm quyền sở hữu khác. Bởi lẽ, khách thể của tội lạm dụng
tín nhiệm chiếm đoạt tài sản chỉ là quan hệ sở hữu. Trong khi đó, các tội như tội cướp tài
sản, cướp giật tài sản lại xâm phạm cả quan hệ nhân thân.
Cũng như các hành vi phạm tội khác, để xâm phạm đến quan hệ sở hữu thì người
phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản cũng phải tác động đến tài sản (đối tượng
vật chất mà nhờ đó quan hệ sở hữu phát sinh và tồn tại). Đối tượng bị tác động đến của tội
phạm này là tài sản tuy nhiên không phải loại tài sản bị xâm phạm về quyền sở hữu cũng
thuộc phạm vi của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Theo đó, việc chiếm đoạt
những tài sản bị pháp luật cấm giao dịch như: ma túy, thuốc phiện, vũ khí,... thì không
được coi là lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản bởi lẽ bản chất của tội phạm này là phải
xuất phát từ một hợp đồng giao dịch trước đó.
Thứ ba, dấu hiệu về mặt chủ quan.
Mặt chủ quan của tội phạm, bao gồm: lỗi, động cơ, mục đích phạm tội, trong đó lỗi
được coi là yếu tố quan trọng nhất trong mặt chủ quan khi xem xét định danh tội phạm bởi
nó được phản ánh trong tất cả các cấu thành tội phạm. Trong bất kỳ cấu thành tội phạm
nào, “lỗi” luôn là yếu tố thiết yếu được xem xét, đánh giá. Việc xem xét và đánh giá lỗi
của chủ thể phải đánh giá tại thời điểm thực hiện hành vi chiếm đoạt chứ không phải tại
thời điểm nhận tài sản. Bởi lẽ, chỉ sau khi đã giao kết hợp đồng và nhận được tài sản đó,
người phạm tội mới có hành vi chiếm đoạt.
Mặt khác, mục đích và động cơ phạm tội tuy cũng là những dấu hiệu thuộc mặt chủ
quan của tội phạm nhưng không phải luôn luôn có ý nghĩa quyết định tính chất nguy hiểm
cho xã hội của tội phạm. Cụ thể đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, động cơ
và mục đích phạm tội không có ý nghĩa trong việc xác định tội danh, chúng chỉ được xem
xét trong việc định khung hình phạt và lượng hình. Nhưng xem xét một cách chi tiết có thể
17
đánh giá rằng động cơ của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài là vụ lợi và mục đích
phạm tội là nhằm chiếm đoạt được tài sản. Ngoài mục đích chiếm đoạt người phạm tội còn
có thể có những mục đích khác cùng với mục đích chiếm đoạt hoặc chấp nhận mục đích
chiếm đoạt của người đồng phạm khác, trong trường hợp này người phạm tội cũng bị truy
cứu trách nhiệm hình sự.
Thứ tư, dấu hiệu về mặt khách quan.
Mặt khách quan của tội phạm là “mặt bên ngoài của tội phạm, bao gồm những biểu
hiện ra của tội phạm diễn ra hoặc tồn tại bên ngoài thế giới khách quan, có thể nhận thức
được bằng các giác quan trực tiếp hay bằng tư duy lôgic”11. Nội dung mặt khách quan bao
gồm: hành vi khách quan của tội phạm, hậu quả nguy hiểm cho xã hội, mối quan hệ nhân
quả giữa hành vi và hậu quả cũng như thủ đoạn, phương tiện, công cụ, hoàn cảnh, thời gian
phạm tội.
Xuất phát từ lý luận đó, xem xét và đánh giá ở tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài
sản cũng nhận thấy tội phạm này có đầy đủ đặc điểm mặt khách quan của tội phạm nói
chung, đó là: hành vi gây thiệt hại về vật chất cho chủ sở hữu, nguy hiểm cho xã hội, và
hành vi đã được tính toán cân nhắc là hoạt động có ý thức và ý chí của chủ thể, được thực
hiện dưới hình thức hành động phạm tội hành vi đã vi phạm quy định của pháp luật hình
sự.
Dựa trên quy định của pháp luật hình sự, có thể thấy, một trong các hành vi sau sẽ
được coi là hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản:
- “Giá trị tài sản bị chiếm đoạt từ 4.000.000 đồng;
- Giá trị tài sản bị chiếm đoạt dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt hành chính
về hành vi chiếm đoạt tài sản, hoặc đã bị kết án về tội này hoặc các tội danh cụ thể được
quy định theo pháp luật;
11 Phạm Thị Ngọc Loan (2021), “Mặt khách quan của tội phạm là gì ? Ý nghĩa nghiên cứu mặt khách quan của tội
phạm”,Công ty Luật TNHH Minh Khuê, nguồn: https://luatminhkhue.vn/mat-khach-quan-cua-toi-pham-la-gi----y-
nghia-nghien-cuu-mat-khach-quan-cua-toi-pham--.aspx, truy cập ngày 16/3/2022.
18
- Tài sản bị chiếm đoạt là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình
của họ.”12
Như vậy, đặc điểm hành vi khách quan của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
được thể hiện trước hết ở dấu hiệu: người phạm tội đã nhận được tài sản một cách hợp pháp
từ chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp. Căn cứ pháp lý của việc nhận tài sản là hợp
đồng dân sự, kinh tế như: hợp đồng vay, mượn, thuê tài sản, hoặc các hình thức hợp đồng
khác. Sau khi có được tài sản trong tay, người phạm tội mới có hành vi chiếm đoạt tài sản
được giao. Sự chiếm đoạt đó có thể là tiếp tục chiếm giữ không chịu trả lại tài sản cho chủ
sở hữu, hoặc tự ý sử dụng, định đoạt tài sản không đúng với nghĩa vụ cam kết trong hợp
đồng với ý định không muốn trả lại tài sản khi thời hạn hợp đồng đã hết.
Hậu quả của hành vi phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là việc chiếm
đoạt được tài sản của chủ sở hữu đã giao cho mình. Trong tội lạm dụng tín nhiệm chiếm
đoạt tài sản, các yếu tố về địa điểm, thời gian, v.v.. không phải là dấu hiệu bắt buộc trong
mặt khách quan của cấu thành tội phạm này.
Nhìn chung, bốn yếu tố của cấu thành tội phạm của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt
tài sản đã được phân tích nêu trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tồn tại không tách rời
nhau, đồng thời được xem là cơ sở pháp lý để truy cứu trách nhiệm hình sự và để định tội
danh. Vì vậy, việc hiểu rõ bản chất và các dấu hiệu này là rất quan trọng trong công tác
đấu tranh phòng chống tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, giúp định danh tội phạm
chính xác, tránh những nhầm lẫn, sai lầm trong hoạt động xét xử.
1.2. Phân biệt tội lạm dụng chiếm đoạt tài sản với một số tội phạm khác về xâm phạm
sở hữu
1.2.1. Phân biệt tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản với tội trộm cắp tài sản
Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản và tội trộm cắp tài sản đều là tội phạm
12 Quốc hội (2015), Điều 175 BLHS, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
19
được ghi nhận bởi BLHS năm 2015 liên quan đến việc xâm phạm quyền sở hữu tài sản
của các chủ thể, cụ thể là thực hiện chiếm đoạt tài sản. Bởi vậy, về mặt nghiên cứu lý luận,
các yếu tố cấu thành cơ bản của tội phạm này, đặc biệt là hành vi khách quan đã có sự phân
định khá chi tiết nhưng vẫn không ít trường hợp trênthực tế, khi phát sinh tình huống phạm
tội, cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng nhầm lẫn trong quá trình định tội
danh với hai tội phạm trên. Do đó, khi định tội danh, cần thiết phải xác định rõ thủ đoạn,
phương thức mà người phạm tội sử dụng.
Tuy nhiên, mỗi tội phạm lại có những điểm khác nhau nhất định, cũng chính là căn
cứ để định danh của mỗi tội phạm.
Theo quy định tại Điều 173 BLHS năm 2015, trộm cắp tài sản là “hành vi lén lút
chiếm đoạt tài sản của người khác”13, nghĩa là người phạm tội thông qua hành vi dịch
chuyển trái pháp luật tài sản của người khác để biến tài sản của người khác thành tài sản
của mình mà không để cho chủ sở hữu hoặc người trực tiếp đang quản lý tài sản biết. Như
vậy, “ Đặc trưng của loại tội phạm này là “việc thực hiện hành vi lén lút lấy tài sản của chủ
sở hữu hoặc người có trách nhiệm quản lý tài nhưng không dùng vũ lực hoặc đe doạ dùng
vũ lực hoặc bất cứ một thủ đoạn nào nhằm uy hiếp tinh thần của người quản lý tài sản và
người chủ tài sản này không hề biết là mình bị mất tài sản, chỉ sau khi bị mất tài sản họ
mới biết”14.
Trong một số trường hợp, người phạm tội trộm cắp tài sản cũng có sử dụng thủ đoạn
gian dối. Tuy nhiên, thủ đoạn gian dối của người phạm tội chỉ là cách thức mà người phạm
tội dùng để tiếp cận tài sản trước khi thực hiện hành vi “lén lút chiếm đoạt tài sản”. Người
phạm tội trong trường hợp này lợi dụng sơ hở của chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản,
sau đó dùng thủ đoạn gian dối để dễ dàng đột nhập nơi có tài sản mà người phạm tội muốn
13 Đinh Thị Ngọc Bích (2021), “Bàn về hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản trong tội trộm cắp tải sản Điều 173 BLHS”,
Tạp chí Tòa án nhân dân điện tử, nguồn: https://tapchitoaan.vn/bai-viet/phap-luat/ban-ve-hanh-vi-len-lut-chiem-doat-
tai-san-trong-toi-trom-cap-tai-san-dieu-173-blhs.
14 Vũ Thị Oanh Kiều (2017), “Tội lạm dụng tín nhiệm chiếmđoạt tài sản theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn
thành phố Hà Nội”, Luận văn thạc sĩ luật học, tr.25.
20
chiếm đoạt, nó xuất hiện trước khi người phạm tội có được tài sản, nhưng thủ đoạn đó hoàn
toàn không phải là nhằm tạo sự tin tưởng để người bị hại giao tài, mà nhằm che giấu hành
vi lén lút chiếm đoạt sẽ được thực hiện tiếp theo sau đó. Điều này là điểm khác biệt đặc
trưng so với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, bởi người phạm tội sử dụng thủ
đoạn gian dối sau khi có được tài sản thông qua các giao dịch hợp pháp (vay, mượn, thuê
tài sản,…) và quyền chiếm hữu tài sản được chuyển giao hợp pháp cho người phạm tội,
sau đó họ mới dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản.
1.2.2. Phân biệt tội công nhiên chiếm đoạt tài sản với tội tham ô tài sản
Tương tự như đối với tội trộm cắp tài sản, tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
và tội tham ô tài sản được quy định tại Điều 353 BLHS năm 2015 cũng có đặc điểm chung
là hành vi chiếm đoạt tài sản của người phạm tội.
Tuy nhiên, khi phân tích cụ thể về đốitượng, hành vi hay chủ thể thì giữa hai tội phạm
này cũng có những khác biệt nhất định:
Một là về đối tượng tài sản.
Tài sản là đối tượng của tội tham ô phải là tài sản thuộc sở hữu Nhà nước, tài sản của
doanh nghiệp Nhà nước hoặc có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước và tài sản đó đang do
người phạm tội trực tiếp quản lý theo quy định của pháp luật. Trường hợp người phạm tội
chiếm đoạt tài sản cũng do họ đang trực tiếp quản lý, nhưng tài sản đó không thuộc sở hữu
của Nhà nước hoặc có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước thì không phải tội tham ô tài sản.
Mặt khác, tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản thì tài sản có thể thuộc bất kỳ hình
thức sở hữu nào, kể cả của Nhà nước hay tư nhân.
Hai là về hành vi.
Hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là hành vi cố ý dịch chuyển một cách
trái pháp luật tài sản của người khác thành tài sản của mình thông qua việc người phạm tội
thực hiện việc vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người
khác bằng các hình thức hợp đồng. Sau khi có được tài sản, người phạm tội mới nảy sinh
21
ý định chiếm đoạt đối với tài sản đó. Hay nói cách khác, căn cứ thực hiện hành vi là xuất
phát từ sự tín nhiệm của người bị hại. Đối với tội tham ô tài sản, người phạm tội đã có
hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý
theo luật định, biến tài sản chung thành tài sản riêng, định đoạt tài sản chung nhằm phục
vụ mục đích cá nhân gây mất mát, thất thoát tài sản. Trường hợp này, căn cứ thực hiện
hành vi là lợi dụng chức vụ, quyền hạn của người phạm tội. Thủ đoạn của hành vi này rất
đa dạng, người phạm tội có thể công khai chiếm đoạt, lén lút và nhiều trường hợp có sử
dụng thủ đoạn gian dối hoặc mang tài sản do mình quản lý bỏ trốn.
Ba là về chủ thể của tội phạm.
Đối với tội tham ô tài sản, chủ thể tội phạm được xác định là những người có chức
vụ, quyền hạn trong việc quản lý tài sản, là chủ thể đặc biệt. Mặt khác, tội lạm dụng tín
nhiệm chiếm đoạt tài sản như đã phân tích ở trên, chủ thể chỉ cần đảm bảo các điều kiện
nhất định về chủ thể theo pháp luật hình sự, tức là người có năng lực trách nhiệm hình sự
và đạt độ đến tuổi nhất định theo quy định của pháp luật.
1.3. Quy định pháp luật về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
1.3.1. Quy định pháp luật về định tội danh tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
Định tội danh là một “quá trình nhậnthức lý luận có tínhlôgic, đồngthời là một trong
những dạngcủa hoạt độngthực tiễn áp dụngpháp luậthình sự, cũng như pháp luậttố tụng
hình sự và được tiến hành dựa trên cơ sở các chứng cứ, các tài liệu thu thập được và các
tình tiết thực tế của vụ án hình sự để đối chiếu, so sánh và kiểm tra nhằm xác định sự phù
hợp giữa các dấu hiệu của hành vi nguy hiểm cho xã hội đã thực hiện với các dấu hiệu của
cấu thànhtội phạm cụ thể tương ứng được quyđịnh trongBộ luật hìnhsự”15. Định tội danh
15 Nguyễn Văn Điền (2019), “Định tội danh đối với tội phạm chưa hoàn thành”,Sở Tư pháp tỉnh Bắc Giang, nguồn:
https://stp.bacgiang.gov.vn/hien-thi-noi-dung/-/asset_publisher/wtMnvtGfRUNi/content/-inh-toi-danh-oi-voi-toi-
pham-chua-hoan-thanh
22
còn là tiền đề, cơ sở cho việc áp dụng các quy phạm pháp luật khác của pháp luật hình sự
và pháp luật tố tụng hình sự.
Định tội danh đúng có nghĩa là từ quan điểm của đạo luật hình sự đánh giá đúng bản
chất chính trị - xã hội và pháp lý của tội phạm đã thực hiện, xác định được sự phù hợp của
hành vi phạm tội đã thực hiện với các dấu hiệu được chỉ ra trong luật ở dạng khái quát về
hành vi đó. Định tội danh đúng có nghĩa là tuân thủ chính xác các quy định của đạo luật
hình sự, áp dụng điều, khoản, điểm của điều luật hoặc tổng hợp các điềuluật bao quát được
hành vi phạm tội đã thực hiện. Việc định tội danh đúng hành vi nguy hiểm cho xã hội còn
“có ý nghĩa là áp dụng chính xác và đầy đủ đạo luật hình sự phản ánh được sự đánh giá
pháp lý của Nhà nước đối với tội phạm đã thực hiện”.16
Căn cứ quy định của BLHS 2015, để định tội danh tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt
tài sản bao gồm việc tiến hành đồng thời ba bước sau:
Bước 1: Xác định đúng, khách quan các tình tiết thực tế của vụ án.
Trước hết, để định tội danh tội phạm nói chung và tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt
tài sản nói riêng thì việc xác định, đánh giá các tình tiết thực tế của vụ án cần phải tiến hành
khách quan, vô tư, không suy diễn, đúng thực tế và theo quy định của pháp luật. Việc xác
định này cần được tiến hành toàn diện, bao quát trên cơ sở xem xét toàn bộ các hành vi
theo dấu hiệu pháp lý của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản và các nội dung cấu
thành tội phạm khác theo quy định của BLHS năm 2015.
Bước 2: Nhận thức đúng nội dung của các quy định trong Bộ luật hình sự về tội lạm
dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Để định danh chính xác tội phạm thì cần phải có sự nhận định đúng đắn về tội phạm
đó, cụ thể ở đây là tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Nhận đúng đúng đắn quy
định pháp luật có liên quan sẽ là cơ sở quan trọng để xác định dấu hiệu pháp lý của từng
16 Võ Khánh Vinh ( 2011) , Giáo trình lý luận chung về định tội danh, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội.
23
tội phạm, xác định chính xác yếu tố cấu thành của tội phạm để phân biệt tội lạm dụng tín
nhiệm chiếm đoạt tài sản với các tội phạm khác có bản chất tương đương.
Bước 3: Lựa chọn đúng quy định pháp luật tương ứng để đối chiếu chính xác, đầy
đủ các dấu hiệu cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Khi đã xác minh được hành vi của người phạm tội cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm
chiếm đoạt tài sản, bước sau cùng cần phải xác định chế tài áp dụng đối với tội phạm cho
phù hợp với hành vi phạm tội thực hiện. Để định tội danh đúng thì người tiến hành tố tụng
phải lựa chọn đúng quy phạm pháp luật, đối chiếu, so sánh xem hành vi của người phạm
tội cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm tín nhiệm chiếm đoạt tài sản với khoản, điểm nào, với
tình tiết giảm nhẹ nào phù hợp
1.3.2. Quy định pháp luật về quyết định hình phạt đối với tội lạm dụng tín nhiệm
chiếm đoạt tài sản
Quyết định hình phạt đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là “giai đoạn
cuối cùng của áp dụng pháp luật hình sự, được Tòa án thực hiện ngay sau khi xem xét các
chứng cứ, tình tiết và phân tích các hành vi cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt
tài sản, sau đó đưa ra các biện pháp trách nhiệm hình sự đối với người thực hiện hành vi
phạm tội này dựa trên các căn cứ mà pháp luật quy định”17.
Căn cứ theo quy định tại Điều 50 của BLHS năm 2015,việc quyết định hình phạt phải
cân nhắc và căn cứ theo những nội dung sau:
(i) Tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội. Theo đó, tính
chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội là căn cứ có ảnh hưởng quyết
định đến mức hình phạt cần được áp dụng đối với người phạm tội. Để đánh giá được mức
độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, Tòa án cần phải dựa vào nhiều tình tiết
như: tính chất và mức độ hậu quả đã gây ra hoặc đe dọa gây ra; mức độ lỗi; tính chất của
17 Vũ Thị Oanh Kiều (2017), “Tội lạm dụng tín nhiệm chiếmđoạt tài sản theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn
thành phố Hà Nội”, Luận văn thạc sĩ luật học, tr. 56.
24
động cơ phạm tội; tính chất của hành vi phạm tội như phương thức, thủ đoạn phạm tội,
công cụ, phương tiện phạm tội,…
(ii) Nhân thân người phạm tội. Căn cứ này nhằm đảm bảo hình phạt đã tuyên đạt được
mục đích trừng trị và giáo dục, cải tạo người phạm tội.
Những đặc điểm về nhân thân bao gồm: Thứ nhất là nhóm những tình tiết thuộc về
nhân thân người phạm tội phản ánh mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội
như phạm tội lần đầu hay đã có tiền án, tiền sự tái phạm hay tái phạm nguy hiểm, phạm tội
có tính chất chuyên nghiệp,… thứ hai là nhóm những tình tiết thuộc về nhân thân người
phạm tội phản ánh khả năng cải tạo, giáo dục của người phạm tội như có thái độ ăn năn hối
cải, tự thú, lập công chuộc tội,… thứ ba là nhóm những tình tiết thuộc về nhân thân người
phạm tội phản ánh hoàn cảnh của họ. Đây là những người thuộc đối tượng của các chính
sách lớn của nhà nước như chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo hoặc người có hoàn
cảnh đặc biệt như người phạm tội là người già, phụ nữ có thai,…
(iii) Các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự (Điều 51, Điều 52 BLHS
năm
25
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Với nội dung tại Chương 1, Báo cáo tập trung làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ
bản như khái niệm, đặc điểm, dấu hiệu pháp lý của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài
sản; qua đó cung cấp cái nhìn tổng quan về tội phạm này, có thể phân biệt dược với các tội
phạm khác có tính chất tương tự là tội trộm cắp tài sản, tội tham ô tài sản. Bên cạnh đó,
Chương 1 còn phân tích các quy định pháp luật về việc định tội và quyết định hình phạt,
quá đó giúp làm sáng tỏ cách thức vận hành và áp dụng quy định pháp luật về tội phạm nói
chung và tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản nói riêng.
Đây là những cơ sở quan trọng để xem xét, đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật, từ
đó xác định được tính hiệu quả, phù hợp của quy định pháp luật hiện hành về nội dung liên
quan.
26
Chương 2: THỰC TIỄN ÁP DỤNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH
SỰ VỀ TỘI LẠM DỤNG TÍN NHIỆM CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN VÀ KIẾN
NGHỊ HOÀN THIỆN
2.1. Thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật hình sự về tội lạm dụng tín nhiệm
chiếm đoạt tài sản
2.1.1. Thực tiễn định tội danh đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
2.1.2. Thực tiễn quyết định hình phạt đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài
sản
2.1.3. Đánh giá kết quả và hạn chế, vướng mắc từ thực tiễn áp dung quy định của
pháp luật hình sự về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
2.2. Giải pháp hoàn thiện bảo đảm việc áp dụng đúng đối với tội lạm dụng tínnhiệm
chiếm đoạt tài sản
2.2.1. Nhóm giải pháp về pháp luật
2.2.2. Nhóm giải pháp khác
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
27
KẾT LUẬN
28
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
1. Bản án số 9/2020/HSST ngày 08/01/2020 của Tòa án nhân dân thành phố Vinh, tỉnh
Nghệ An về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
2. Dương Thị Hải Yến (2018), “Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” theo pháp
luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh”, Luận án tiến sĩ luật học.
3. Đoàn Thị Ngọc Hải và Nguyễn Văn Điền (2018), “Một số vấn đề về tội “Lạm dụng
tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” theo quy định của pháp luật hình sự”, Tạp chí Toà án
nhân dân điện tử, nguồn: https://tapchitoaan.vn/bai-viet/phap-luat/mot-so-van-de-ve-
toi-lam-dung-tin-nhiem-chiem-doat-tai-san-theo-quy-dinh-cua-phap-luat-hinh-su.
4. Đinh Thị Ngọc Bích (2021), “Bàn về hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản trong tội trộm
cắp tải sản Điều 173 BLHS”, Tạp chí Tòa án nhân dân điện tử, nguồn:
https://tapchitoaan.vn/bai-viet/phap-luat/ban-ve-hanh-vi-len-lut-chiem-doat-tai-san-
trong-toi-trom-cap-tai-san-dieu-173-blhs.
5. Nguyễn Văn Điền (2019), “Định tội danh đối với tội phạm chưa hoàn thành”, Sở Tư
pháp tỉnh Bắc Giang, nguồn: https://stp.bacgiang.gov.vn/hien-thi-noi-dung/-
/asset_publisher/wtMnvtGfRUNi/content/-inh-toi-danh-oi-voi-toi-pham-chua-hoan-
thanh
6. Quốc hội (2013) Hiến pháp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
7. Quốc hội (2015), Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung 2017), Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội.
8. Phạm Thị Ngọc Loan (2021), “Mặt khách quan của tội phạm là gì ? Ý nghĩa nghiên
cứu mặt khách quan của tội phạm”,Công ty Luật TNHH Minh Khuê, nguồn:
https://luatminhkhue.vn/mat-khach-quan-cua-toi-pham-la-gi----y-nghia-nghien-cuu-
mat-khach-quan-cua-toi-pham--.aspx.
9. Vũ Thị Oanh Kiều (2017), “Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo pháp luật
hình sự Việt Nam từ thực tiễn thành phố Hà Nội”, Luận văn thạc sĩ luật học.
10. Võ Khánh Vinh ( 2011) , Giáo trình lý luận chung về định tội danh, Nxb. Công an
nhân dân, Hà Nội.
II. TÀI LIỆU TIẾNG NƯỚC NGOÀI
29

More Related Content

More from Luanvantot.com 0934.573.149

More from Luanvantot.com 0934.573.149 (20)

Sáng kiến ứng dụng trò chơi vận môn thể dục cho học sinh
Sáng kiến ứng dụng trò chơi vận môn thể dục cho học sinhSáng kiến ứng dụng trò chơi vận môn thể dục cho học sinh
Sáng kiến ứng dụng trò chơi vận môn thể dục cho học sinh
 
Sáng kiến ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học cho học sinh
Sáng kiến ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học cho học sinhSáng kiến ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học cho học sinh
Sáng kiến ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học cho học sinh
 
Trọn bộ 98 đề tài báo cáo lý luận nhà nước và pháp luật
 Trọn bộ 98 đề tài báo cáo lý luận nhà nước và pháp luật  Trọn bộ 98 đề tài báo cáo lý luận nhà nước và pháp luật
Trọn bộ 98 đề tài báo cáo lý luận nhà nước và pháp luật
 
Đề tài báo cáo khoá luận luật hiến pháp
 Đề tài báo cáo khoá luận luật hiến pháp  Đề tài báo cáo khoá luận luật hiến pháp
Đề tài báo cáo khoá luận luật hiến pháp
 
Trọn bộ đề tài báo cáo khoá luận luật hình sự
Trọn bộ đề tài báo cáo khoá luận luật hình sự Trọn bộ đề tài báo cáo khoá luận luật hình sự
Trọn bộ đề tài báo cáo khoá luận luật hình sự
 
Đề tài báo cáo khoá luận luật dân sự
Đề tài báo cáo khoá luận luật dân sựĐề tài báo cáo khoá luận luật dân sự
Đề tài báo cáo khoá luận luật dân sự
 
Báo cáo thực tập ngành quản trị khách sạn
Báo cáo thực tập ngành quản trị khách sạnBáo cáo thực tập ngành quản trị khách sạn
Báo cáo thực tập ngành quản trị khách sạn
 
Đánh giá công tác tạo động lực làm việc cho nhân viên tại công ty tnhh glod p...
Đánh giá công tác tạo động lực làm việc cho nhân viên tại công ty tnhh glod p...Đánh giá công tác tạo động lực làm việc cho nhân viên tại công ty tnhh glod p...
Đánh giá công tác tạo động lực làm việc cho nhân viên tại công ty tnhh glod p...
 
Bài thu hoạch lớp bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch công chức 9 điểm
 Bài thu hoạch lớp bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch công chức 9 điểm Bài thu hoạch lớp bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch công chức 9 điểm
Bài thu hoạch lớp bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch công chức 9 điểm
 
Cách viết báo cáo thực tập cao đẳng du lịch sài gòn điểm cao
Cách viết báo cáo thực tập cao đẳng du lịch sài gòn điểm cao Cách viết báo cáo thực tập cao đẳng du lịch sài gòn điểm cao
Cách viết báo cáo thực tập cao đẳng du lịch sài gòn điểm cao
 
Chuyên đề về hệ thống ota trong kinh doanh khách sạn
Chuyên đề về hệ thống ota trong kinh doanh khách sạn Chuyên đề về hệ thống ota trong kinh doanh khách sạn
Chuyên đề về hệ thống ota trong kinh doanh khách sạn
 
Lập kế hoạch và quản lý quy trình nhập khẩu ở công ty hồng lương
Lập kế hoạch và quản lý quy trình nhập khẩu ở công ty hồng lươngLập kế hoạch và quản lý quy trình nhập khẩu ở công ty hồng lương
Lập kế hoạch và quản lý quy trình nhập khẩu ở công ty hồng lương
 
Hoàn thiện tuyển dụng nguồn nhân lực tại công ty thiết bị giáo dục
Hoàn thiện tuyển dụng nguồn nhân lực tại công ty thiết bị giáo dụcHoàn thiện tuyển dụng nguồn nhân lực tại công ty thiết bị giáo dục
Hoàn thiện tuyển dụng nguồn nhân lực tại công ty thiết bị giáo dục
 
Mẫu đề cương báo cáo thực tập ngành trung quốc
Mẫu đề cương báo cáo thực tập ngành trung quốcMẫu đề cương báo cáo thực tập ngành trung quốc
Mẫu đề cương báo cáo thực tập ngành trung quốc
 
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả bảo vệ môi trường doanh trại tại lữ đoàn
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả bảo vệ môi trường doanh trại tại lữ đoànMột số biện pháp nâng cao hiệu quả bảo vệ môi trường doanh trại tại lữ đoàn
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả bảo vệ môi trường doanh trại tại lữ đoàn
 
Phân tích chiến lược markerting online cho dự án nu's corner
Phân tích chiến lược markerting online cho dự án nu's cornerPhân tích chiến lược markerting online cho dự án nu's corner
Phân tích chiến lược markerting online cho dự án nu's corner
 
Giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động của đội quản lý thị trường số 4 huyện hông ...
Giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động của đội quản lý thị trường số 4 huyện hông ...Giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động của đội quản lý thị trường số 4 huyện hông ...
Giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động của đội quản lý thị trường số 4 huyện hông ...
 
Chuyên đề thực tập pháp luật về điều kiện kinh doanh giáo dục
Chuyên đề thực tập pháp luật về điều kiện kinh doanh giáo dụcChuyên đề thực tập pháp luật về điều kiện kinh doanh giáo dục
Chuyên đề thực tập pháp luật về điều kiện kinh doanh giáo dục
 
Phát triển năng lực tư duy toán học cho học sinh thông qua phương pháp trò chơi
Phát triển năng lực tư duy toán học cho học sinh thông qua phương pháp trò chơi Phát triển năng lực tư duy toán học cho học sinh thông qua phương pháp trò chơi
Phát triển năng lực tư duy toán học cho học sinh thông qua phương pháp trò chơi
 
Báo cáo thực tập hoạt động uỷ ban nhân dân phường,9 điểm
Báo cáo thực tập hoạt động uỷ ban nhân dân phường,9 điểm Báo cáo thực tập hoạt động uỷ ban nhân dân phường,9 điểm
Báo cáo thực tập hoạt động uỷ ban nhân dân phường,9 điểm
 

Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định của bộ luật hình sự năm 2015

  • 1. BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TỘI LẠM DỤNG TÍN NHIỆM CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 2015 (SỬA ĐỔI BỔ SUNG NĂM 2017) Ngành: ................ Tham khảo thêm tài liệu tại Luanvantot.com Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận,Báo Cáo Khoá Luận, Luận Văn Zalo Hỗ Trợ : 0934.573.149 TP. HỒ CHÍ MINH 2022 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM KHOA LUẬT
  • 2. BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TỘI LẠM DỤNG TÍN NHIỆM CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 2015 (SỬA ĐỔI BỔ SUNG NĂM 2017) Ngành: ................ Giảng viên hướng dẫn: ...... Sinh viên thực hiện: ...... MSSV:.............. Lớp: ............ Tp. Hồ Chí Minh - 2022 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM KHOA LUẬT
  • 3. LỜI CẢM ƠN Sinh viên tự viết lời cảm ơn nhưng phải đảm bảo tính trang trọng, tôn nghiêm đối với giảng viên hướng dẫn, đối với nhà trường và những người thân của sinh viên (nếu sinh viên muốn gửi lời cảm ơn). Sinh viên ........................................
  • 4. LỜI CAM ĐOAN Tôi tên....................................................................., MSSV: ................................... Tôi xin cam đoan các số liệu, thông tin sử dụng trong bài Báo cáo thực tập tốt nghiệp này được thu thập từ nguồn thực tế tại Đơn vị thực tập, trên các sách báo khoa học chuyên ngành (có trích dẫn đầy đủ và theo đúng qui định); Nội dung trong báo cáo này do kinh nghiệm của bản thân được rút ra từ quá trình nghiên cứu và thực tế KHÔNG SAO CHÉP từ các nguồn tài liệu, báo cáo khác. Nếu sai sót tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm theo qui định của nhà trường và pháp luật. Sinh viên ........................................
  • 6. 6 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Liên quan đến quyền con người, một trong những quyền cơ bản và quan trọng nhất thường được Nhà nước và pháp luật quan tâm chính là quyền sở hữu tài sản. Hiến pháp năm 2013 cũng khẳng định rằng: "Mọi người có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, phần vốn góp trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác".1 Trong các hình thái xã hội khác nhau, để bảo vệ quyền sở hữu tài sản hợp pháp của con người và xử lý những hành vi xâm hại đến quyền sở hữu của con người, Nhà nước đặt ra những hình thức trách nhiệm pháp lý nhất định cùng với các chế tài (cả về dân sự, hành chính và hình sự) áp dụng cho các hành vi xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của người khác. Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là tội xâm phạm quyền sở hữu tài sản phổ biến, đặc biệt trong kinh doanh và đời sống thường nhật. Tội phạm xảy ra gây nhiều biến động trong xã hội, không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến tài sản của Nhà nước, tình hình an ninh - trật tự xã hội mà còn ảnh hưởng tới quyền và nghĩa vụ hợp pháp của những người xung quanh. Tội danh này được quy định trong pháp luật hình sự từ sớm nhưng có sự phân biệt về chủ thể sở hữu tài sản. Cụ thể, Bộ luật Hình sự 1985 quy định thành hai tội danh gồm Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản của công dân và tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên từ Bộ luật Hình sự năm 1999, hai tội danh này đã được quy định thành một tội duy nhất, đó là tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản và có quy định chi tiết, cụ thể hơn ki Bộ luật Hình sự năm 2015 ra đời. Mặc dù đã có những thay đổi tích cực trong quy định pháp luật và quan điểm lập pháp, tuy nhiên quá trình áp dụng pháp luật vẫn còn gặp phải những vướng mắc bất cập nhất định khi xác định tội danh, quyết định hình phạt, hay vấn đề “hình sự hóa” các quan hệ dân sự - quan hệ kinh tế và “phi hình sự 1 Quốc hội (2013), Điều 32 Hiến pháp ngày 28 tháng 11 năm 2013.
  • 7. 7 hoá”,... Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả trong công tác phòng chống tội phạm của Nhà nước. Xuất phát từ những lý do nêu trên, để có góc nhìn tổng quan và rõ nét về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, em đã lựa chọn đề tài: "Tội lạm dụng tínnhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017)"làm đề tài Báo cáo thực tập tốt nghiệp của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Thông qua việc tìm hiểu, nghiên cứu các quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017) (“BLHS năm 2015”) và thực tiễn áp dụng pháp luật về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản để đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện quy định pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật. 3. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu của đề tài - Phạm vi nội dung: quy định của BLHS năm 2015 về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. - Phạm vi không gian: Nghiên cứu các quy định pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật liên quan đến tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. - Phạm vi thời gian: theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, cụ thể theo BLHS năm 2015. 4. Phương pháp nghiên cứu Luận văn được nghiên cứu thông qua các phương pháp sau đây: - Phương pháp luận: Phương pháp này được thực hiện dựa trên cơ sở các quan điểm về duy vật biện chứng, ý luận của Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đồng thời đảm bảo thống nhất, tuân theo xuyên suốt với những chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước và Pháp luật về điều kiện kinh doanh giáo dục tại Việt Nam.
  • 8. 8 - Phương pháp nghiên cứu: + Phương pháp phân tích: đây là phương pháp phân chia những vấn đề chung, khái quát nhất thành những phần nội dung nhỏ, những bộ phận khác nhau. Thông qua phương pháp này có thể nghiên cứu sâu sắc hơn, rõ ràng và chi tiết hơn các nội dung đề ra và nhận biết được sự tồn tại của các mối quan hệ, tính phụ thuộc bên trong nội dung đó. Phương pháp này được áp dụng chủ yếu trong việc tìm hiểu và phân tích quy định pháp luật. + Phương pháp tổng hợp: phương pháp tổng hợp được áp dụng tại bài báo cáo nhằm liên kết, thống nhất những kết luận thuộc bộ phận nội dung đã được phân tích nhằm đánh giá khái quát lại toàn bộ vấn đề. Bởi vậy, phương pháp tổng hợp và phương pháp phân tích luôn song hành với nhau giúp bài viết đưa ra được cái nhìn, nhận thức sâu sắc hơn về tổng thể vấn đề đưa ra. + Phương pháp đánh giá: phương pháp đánh giá được sử dụng thông qua việc đưa nhận thức, quan điểm của chính học viên về vấn đề nghiên cứu để tạo ra cách nhìn, nhận định khách quan nhất. Chính bởi xuất phát từ quan điểm của học viên nên phương pháp này được sử dụng tại hầu hết toàn bộ nội dung bài báo cáo, đặc biệt là khi chỉ ra những vướng mắc, bất cập của quy định pháp luật cùng đề xuất phương án giải quyết vấn đề. Ngoài ra, một số phương pháp khác như: phương pháp quy nạp, phương pháp liệt kê, phương pháp so sánh, ... cũng được vận dụng một cách hài hòa, linh hoạt nhằm đạt được mục đích cuối cùng của bài Báo cáo được đề ra. 5. Kết cấu của đề tài Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung Báo cáo được chia làm 2 chương gồm: - Chương 1: Cơ sở lý luận và quy định pháp luật về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) - Chương 2: Thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật hình sự về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản và kiến nghị hoàn thiện
  • 9. 9
  • 10. 10 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ TỘI LẠM DỤNG TÍN NHIỆM CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 2015 (SỬA ĐỔI, BỔ SUNG NĂM 2017) 1.1. Khái quát về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản 1.1.1. Khái niệm về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản Trước hết, xét về mặt ngôn ngữ học, để hiểu nội dung của thuật ngữ “lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”, ta xem xét khái niệm của từng thành phần cấu tạo nên thuật ngữ này. Theo Từ điển tiếng Việt, lạm dụng được định nghĩa là “dùng, sử dụng quá mức hoặc quá giới hạn”2. Tín nhiệm được hiểu là “tin tưởng mà giao phó, trông cậy vào nhiệm vụ, sự việc cụ thể nào đó”3. Còn chiếm đoạt là “chiếm của người làm của mình, bằng cách dựa vào vũ lực, quyền thế”4. Như vậy, dựa vào các khái niệm trên có thể hiểu “lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” là hành vi lợi dụng sự tin tưởng của người khác để biến tài sản của người khác trở thành của mình, xâm phạm đến quyền sở hữu của người khác. Về mặt khoa học pháp lý, đã có nhiều tác giả nghiên cứu và đưa ra cách định nghĩa về thuật ngữ này, cụ thể như sau: Tác giả Dương Thị Hải Yến lại Luận án tiến sĩ luật học nghiên cứu về “tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh” đã đưa ra quan điểm về thuật ngữ này là: “Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là hành vi vay, mượn, thuê hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó; hoặcđến thời hạn trả mặc dù có điều kiện, khả năng trả nhưng cố tình không trả, hoặc đã sử dụng tài sản đó 2 Hoàng Phê (1992), Từ điển Tiếng Việt, Viện Ngôn ngữ học, Nxb. Đà Nẵng, Hà Nội, tr.538. 3 Hoàng Phê (1992), Từ điển Tiếng Việt, Viện Ngôn ngữ học, Nxb. Đà Nẵng, Hà Nội, tr.1646 4 Hoàng Phê (1992), Từ điển Tiếng Việt, Viện Ngôn ngữ học, Nxb. Đà Nẵng, Hà Nội, tr.151
  • 11. 11 bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản”5. Có thể thấy khái niệm này được đưa ra theo hướng liệt kê các hành vi được coi là lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản và xuất phát chủ yếu từ quy định của pháp luật về tội phạm này. Cách đưa ra khái niệm này cũng tương tự với quan điểm của các tác giả Đoàn Thị Ngọc Hải và Nguyễn Văn Điền: “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản”6 Ở một góc nhìn và căn cứ khác, tác giả Vũ Thị Oanh Kiều đã đưa ra khái niệm: “Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là hành vi của chủ thể có năng lực chịu trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi theo quy định của pháp luật hình sự đã vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác có giá trị từ bốn triệu đồng trở lên bằng các hình thức hợp đồng rồi sử dụng hợp đồng đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng hoàn trả lại tài sản và dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó”7. Ở đây tác giả cũng đưa ra khái niệm về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản hoàn toàn căn cứ trên các quy định của pháp luật. Tuy nhiên, đây là góc nhìn xuất phát từ BLHS năm 1999 thay vì BLHS năm 2015. Nhìn chung, các quan điểm về khái niệm “tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” đa phần được các tác giả nhìn nhận và xuất phát từ quy định cụ thể của pháp luật hình sự có hiệu lực tại từng thời kỳ. Từ lý luận và phân tích nêu trên, căn cứ theo quy định tại Điều 175 BLHS năm 2015 có thể rút ra khái niệm về thuật ngữ này như sau: 5 Dương Thị Hải Yến (2018), “Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh”, Luận án tiến sĩ luật học, tr.9. 6 Đoàn Thị Ngọc Hải và Nguyễn Văn Điền (2018), “Một số vấn đề về tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” theo quy định của pháp luật hình sự”, Tạp chí Toà án nhân dân điện tử, nguồn: https://tapchitoaan.vn 7 Vũ Thị Oanh Kiều (2017), “Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn thành phố Hà Nội”, Luận văn thạc sĩ luật học, tr.7
  • 12. 12 “Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là hành vi của chủ thể có năng lực chịu trách nhiệm hình sự thực hiện việc vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả hoặc đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản” Trong đó, hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản không dùng bất kỳ thủ đoạn nào để lấy tài sản đang từ trong tay của chủ sở hữu hoặc người có trách nhiệm mà thông qua việc nhận tài sản hợp pháp từ chủ sở hữu hoặc người có trách nhiệm trên cơ sở hợp đồng dân sự, kinh tê. Sau đó lợi dụng sự tin tưởng của người bị hại, người phạm tội tạm thời chiếm hữu, sử dụng tài sản của người bị hại, sau đó sử dụng các hành vi gian dối để chiếm đoạt tài sản của người bị hại. 1.1.2. Đặc điểm về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản Xuất phát từ khái niệm nêu trên, có thể thấy tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản có những đặc điểm nhất định sau đây: Thứ nhất, căn cứ nhận tài sản bị lạm dụng tín nhiệm để chiếm đoạt là hợp pháp. Căn cứ nhận tài sản ban đầu của người phạm tội xuất phát từ giao dịch như vay, mượn, thuê tài sản,...thông qua hợp đồng với ý chí đồng thuận của chủ sở hữu, người có quyền sử dụng tài sản hợp pháp. Nói một cách khác, một người chỉ được xem là phạm tội lạm dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản khi ban đầu họ nhận được tài sản một cách chính đáng bởi giao dịch hợp đồng với chủ sở hữu, người có quyền sử dụng tài sản theo quy định của pháp luật dân sự. Trong thời điểm nhận tài sản không hề có bất kỳ hành vi có lỗi, vi phạm nào xảy ra, đồng thời hợp đồng cũng không thuộc bất kỳ trường hợp vô hiệu hay vi phạm pháp luật nào khác theo quy định. Thứ hai, ý thức chiếm đoạt tài sản nảy sinh sau khi người phạm tội nhận được tài sản.
  • 13. 13 Sau khi nhận được tài sản một cách hợp pháp từ chủ sở hữu, người có quyền sử dụng tài sản, vì những lý do nhất định, người phạm tội quyết định chiếm đoạt tài sản. Xuất phát từ ý thức đó, người phạm tội đã dùng “thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản đó; hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện trả, có khả năng nhưng cố tình không trả; hoặc tuy không có ý thức chiếm đoạt những đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại cho chủ sở hữu”8. Nói một cách khác, hành vi phạm tội của người phạm tội xuất phát sau thời điểm nhận tài sản và liên quan đến nghĩa vụ hoàn trả tài sản lại cho chủ sở hữu, người quản lý, sử dụng tài sản hợp pháp theo quy định của hợp đồng đã giao kết hoặc pháp luật có liên quan. Để hiểu hơn về đặc điểm này có thể xem xét tại ví dụ minh họa tại bản án số 9/2020/HSST ngày 08/01/2020 của Tòa án nhân dân thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản: Ngày 30/8/2019, Nguyễn Hữu T đã đi đến cửa hàng cho thuê xe máy "Phú Béo" của ông S, sinh năm 1956 trên đường C, khối 7, phường Trung Đô, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An làm Hợp đồng thuê một chiếc xe máy nhãn hiệu Honda Wave Alpha màu đenbạc, BKS 37 D1-64962, thời hạn thuê tính từ ngày 30/8/2019 đến ngày 02/9/2019, giá thuê xe là 100.000đ/1ngày với mục đích để đi lại. Tuyến đã trả số tiền thuê xe hai ngày là 200.000 đồng. Sau khi đến hạn hợp đồng thuê xe ông Sơn không thấy Tuyến mang chiếc xe máy đến trả như đã hẹn nên ông Sơn đã nhiều lần điện thoại cho Tuyến nhưng không liên lạc được. Đến ngày 07/9/2019, Tuyến gọi điện cho ông Sơn xin gia hạn thuê xe thêm hai ngày và được ông Sơn đồng ý. Đến khoảng 18 giờ 00 phút ngày 10/9/2019 do thiếu tiền tiêu xài cá nhân Nguyễn Hữu T nảy sinh ý định chiếm đoạt tài sản nên mang chiếc xe máy trên đến tiệm cầm đồ Sơn Hải, tại địa chỉ số 45 đường L, xã H, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An do anh Phạm Hồng S (sinh năm 1992, trú tại xóm M, xã H, thành phố V, tỉnh N làm chủ tiệm) cầm cố cho anh Nguyễn Mạnh H (là nhân viên tiệm cầm đồ) số tiền 5.000.000 đồng, số tiền này Tuyến đã tiêu xài cá nhân hết. 8 Vũ Thị Oanh Kiều (2017), “Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn thành phố Hà Nội”, Luận văn thạc sĩ luật học, tr.7.
  • 14. 14 Theo đó, trong trường hợp này T đã nhận được tài sản là chiếc xe máy từ ông Sơn thông qua hợp đồng thuê xe là hợp pháp. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng, T đã nảy sinh ý định chiếm đoạt tài sản nên dùng thủ đoạn gian dối để thực hiện. Thời điểm nảy sinh ý định là sau khi giao kết hợp đồng với ông Sơn. Thứ ba, căn cứ để chiếm đoạt tài sản của người phạm tội là sự tín nhiệm của người bị hại. Căn cứ nhận tài sản của người phạm tội là từ một hợp đồng giao dịch hợp pháp với chủ sở hữu, người có quyền sử dụng tài sản. Vì vậy, người phạm tội đã lợi dụng sự tin tưởng của chủ sở hữu, người có quyền sử dụng tài sản trên cơ sở của hợp đồng để thực hiện hành vi gian dối, chiếm đoạt tài sản, xâm phạm đến quyền và lợi ích của chủ thể này. Để làm rõ, sự tín nhiệm ở đây không phải thể hiện trên cơ sở ý thức của người bị hại mà dựa trên căn cứ có hợp đồng được xác lập. Việc xác lập hợp đồng để thực hiện giao dịch được coi là biểu hiện cho sự tín nhiệm của người bị hại đối với người phạm tội. 1.1.3. Các dấu hiệu pháp lý về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản Dựa trên khoa học luật hình sự Việt Nam, tội phạm được hợp thành bởi sự kết hợp, tồn tại của bốn yếu tố, có thể được phân chia trong tư duy và bởi vậy có thể cho phép nghiên cứu độclập với nhau, đó là khách thể, mặt khách quan, chủ thể, mặt chủ quan.9 Bốn yếu tố đó kết hợp với nhau tạo nên cấu thành của tội phạm. Hay nói cách khác, cấu thành tội phạm là tổng hợp những dấu hiệu chung có tính đặc trưng cho loại tội phạm cụ thể được quy định trong luật hình sự, cũng là những dấu hiệu pháp lý của tội phạm đó. Cũng như bất kì loại tội phạm nào, tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản cũng được cấu thành bởi bốn yếu tố: khách thể, mặt khách quan, chủ thể, mặt chủ quan.Việc nghiên cứu các dấu hiệu cấu thành tội phạm có ý nghĩa quan trọng trong việc làm sáng tỏ 9 Trường Đại học Luật Hà Nội (2003), Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, tr.34.
  • 15. 15 bản chất pháp lý của loại tội phạm này từ đó là cơ sở pháp lý cho việc định tội và truy cứu trách nhiệm hình sự. Cụ thể như sau: Thứ nhất, dấu hiệu chủ thể. Căn cứ theo quy định tại Điều 12 BLHS năm 2015, chủ thể của tội phạm nói chung là người có năng lực trách nhiệm hình sự, đạt độ tuổi luật định và đã thực hiện hành vi phạm tội cụ thể. Theo đó, người có năng lực trách nhiệm hình sự là người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội có khả năng nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã hội về hành vi của mình và có khả năng điều khiển được hành vi ấy. Theo đó, khi xem xét với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, chủ thể của tội phạm chỉ cần đảm bảo các yếu tố: (i) Có năng lực trách nhiệm hình sự; (ii) Đạt độ tuổi luật định chịu trách nhiệm hình sự, không thuộc tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 12 BLHS năm 2015; (iii) Có hành vi vi phạm quy định tại Điều 175 BLHS năm 2015. Theo một góc nhìn chi tiết hơn, dựa trên quy định về các khung hình phạt của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, đồng thời căn cứ theo đánh giá độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự được quy định tại BLHS năm 2015, có thể thấy: “Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự nếu thực hiện hành vi phạm tội quy định tại khoản 3, khoản 4 và từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi hành vi phạm tội được quy định tại Điều 175 BLHS năm 2015”10. Thứ hai, dấu hiệu khách thể. 10 Vũ Thị Oanh Kiều (2017), “Tội lạm dụng tín nhiệm chiếmđoạt tài sản theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn thành phố Hà Nội”, Luận văn thạc sĩ luật học, tr.18.
  • 16. 16 Về mặt lý luận, khách thể của tội phạm là quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ và bị tội phạm xâm hại. Theo đó, đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, khách thể được xác định chính là quan hệ sở hữu. Hành vi gây thiệt hại cho các quan hệ sở hữu là hành vi xâm phạm đến các quyền: quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu. Đây cũng là điểm khác biệt để phân biệt tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản với các tội xâm phạm quyền sở hữu khác. Bởi lẽ, khách thể của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản chỉ là quan hệ sở hữu. Trong khi đó, các tội như tội cướp tài sản, cướp giật tài sản lại xâm phạm cả quan hệ nhân thân. Cũng như các hành vi phạm tội khác, để xâm phạm đến quan hệ sở hữu thì người phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản cũng phải tác động đến tài sản (đối tượng vật chất mà nhờ đó quan hệ sở hữu phát sinh và tồn tại). Đối tượng bị tác động đến của tội phạm này là tài sản tuy nhiên không phải loại tài sản bị xâm phạm về quyền sở hữu cũng thuộc phạm vi của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Theo đó, việc chiếm đoạt những tài sản bị pháp luật cấm giao dịch như: ma túy, thuốc phiện, vũ khí,... thì không được coi là lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản bởi lẽ bản chất của tội phạm này là phải xuất phát từ một hợp đồng giao dịch trước đó. Thứ ba, dấu hiệu về mặt chủ quan. Mặt chủ quan của tội phạm, bao gồm: lỗi, động cơ, mục đích phạm tội, trong đó lỗi được coi là yếu tố quan trọng nhất trong mặt chủ quan khi xem xét định danh tội phạm bởi nó được phản ánh trong tất cả các cấu thành tội phạm. Trong bất kỳ cấu thành tội phạm nào, “lỗi” luôn là yếu tố thiết yếu được xem xét, đánh giá. Việc xem xét và đánh giá lỗi của chủ thể phải đánh giá tại thời điểm thực hiện hành vi chiếm đoạt chứ không phải tại thời điểm nhận tài sản. Bởi lẽ, chỉ sau khi đã giao kết hợp đồng và nhận được tài sản đó, người phạm tội mới có hành vi chiếm đoạt. Mặt khác, mục đích và động cơ phạm tội tuy cũng là những dấu hiệu thuộc mặt chủ quan của tội phạm nhưng không phải luôn luôn có ý nghĩa quyết định tính chất nguy hiểm cho xã hội của tội phạm. Cụ thể đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, động cơ và mục đích phạm tội không có ý nghĩa trong việc xác định tội danh, chúng chỉ được xem xét trong việc định khung hình phạt và lượng hình. Nhưng xem xét một cách chi tiết có thể
  • 17. 17 đánh giá rằng động cơ của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài là vụ lợi và mục đích phạm tội là nhằm chiếm đoạt được tài sản. Ngoài mục đích chiếm đoạt người phạm tội còn có thể có những mục đích khác cùng với mục đích chiếm đoạt hoặc chấp nhận mục đích chiếm đoạt của người đồng phạm khác, trong trường hợp này người phạm tội cũng bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Thứ tư, dấu hiệu về mặt khách quan. Mặt khách quan của tội phạm là “mặt bên ngoài của tội phạm, bao gồm những biểu hiện ra của tội phạm diễn ra hoặc tồn tại bên ngoài thế giới khách quan, có thể nhận thức được bằng các giác quan trực tiếp hay bằng tư duy lôgic”11. Nội dung mặt khách quan bao gồm: hành vi khách quan của tội phạm, hậu quả nguy hiểm cho xã hội, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả cũng như thủ đoạn, phương tiện, công cụ, hoàn cảnh, thời gian phạm tội. Xuất phát từ lý luận đó, xem xét và đánh giá ở tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản cũng nhận thấy tội phạm này có đầy đủ đặc điểm mặt khách quan của tội phạm nói chung, đó là: hành vi gây thiệt hại về vật chất cho chủ sở hữu, nguy hiểm cho xã hội, và hành vi đã được tính toán cân nhắc là hoạt động có ý thức và ý chí của chủ thể, được thực hiện dưới hình thức hành động phạm tội hành vi đã vi phạm quy định của pháp luật hình sự. Dựa trên quy định của pháp luật hình sự, có thể thấy, một trong các hành vi sau sẽ được coi là hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản: - “Giá trị tài sản bị chiếm đoạt từ 4.000.000 đồng; - Giá trị tài sản bị chiếm đoạt dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản, hoặc đã bị kết án về tội này hoặc các tội danh cụ thể được quy định theo pháp luật; 11 Phạm Thị Ngọc Loan (2021), “Mặt khách quan của tội phạm là gì ? Ý nghĩa nghiên cứu mặt khách quan của tội phạm”,Công ty Luật TNHH Minh Khuê, nguồn: https://luatminhkhue.vn/mat-khach-quan-cua-toi-pham-la-gi----y- nghia-nghien-cuu-mat-khach-quan-cua-toi-pham--.aspx, truy cập ngày 16/3/2022.
  • 18. 18 - Tài sản bị chiếm đoạt là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình của họ.”12 Như vậy, đặc điểm hành vi khách quan của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản được thể hiện trước hết ở dấu hiệu: người phạm tội đã nhận được tài sản một cách hợp pháp từ chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp. Căn cứ pháp lý của việc nhận tài sản là hợp đồng dân sự, kinh tế như: hợp đồng vay, mượn, thuê tài sản, hoặc các hình thức hợp đồng khác. Sau khi có được tài sản trong tay, người phạm tội mới có hành vi chiếm đoạt tài sản được giao. Sự chiếm đoạt đó có thể là tiếp tục chiếm giữ không chịu trả lại tài sản cho chủ sở hữu, hoặc tự ý sử dụng, định đoạt tài sản không đúng với nghĩa vụ cam kết trong hợp đồng với ý định không muốn trả lại tài sản khi thời hạn hợp đồng đã hết. Hậu quả của hành vi phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là việc chiếm đoạt được tài sản của chủ sở hữu đã giao cho mình. Trong tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, các yếu tố về địa điểm, thời gian, v.v.. không phải là dấu hiệu bắt buộc trong mặt khách quan của cấu thành tội phạm này. Nhìn chung, bốn yếu tố của cấu thành tội phạm của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản đã được phân tích nêu trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tồn tại không tách rời nhau, đồng thời được xem là cơ sở pháp lý để truy cứu trách nhiệm hình sự và để định tội danh. Vì vậy, việc hiểu rõ bản chất và các dấu hiệu này là rất quan trọng trong công tác đấu tranh phòng chống tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, giúp định danh tội phạm chính xác, tránh những nhầm lẫn, sai lầm trong hoạt động xét xử. 1.2. Phân biệt tội lạm dụng chiếm đoạt tài sản với một số tội phạm khác về xâm phạm sở hữu 1.2.1. Phân biệt tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản với tội trộm cắp tài sản Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản và tội trộm cắp tài sản đều là tội phạm 12 Quốc hội (2015), Điều 175 BLHS, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
  • 19. 19 được ghi nhận bởi BLHS năm 2015 liên quan đến việc xâm phạm quyền sở hữu tài sản của các chủ thể, cụ thể là thực hiện chiếm đoạt tài sản. Bởi vậy, về mặt nghiên cứu lý luận, các yếu tố cấu thành cơ bản của tội phạm này, đặc biệt là hành vi khách quan đã có sự phân định khá chi tiết nhưng vẫn không ít trường hợp trênthực tế, khi phát sinh tình huống phạm tội, cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng nhầm lẫn trong quá trình định tội danh với hai tội phạm trên. Do đó, khi định tội danh, cần thiết phải xác định rõ thủ đoạn, phương thức mà người phạm tội sử dụng. Tuy nhiên, mỗi tội phạm lại có những điểm khác nhau nhất định, cũng chính là căn cứ để định danh của mỗi tội phạm. Theo quy định tại Điều 173 BLHS năm 2015, trộm cắp tài sản là “hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản của người khác”13, nghĩa là người phạm tội thông qua hành vi dịch chuyển trái pháp luật tài sản của người khác để biến tài sản của người khác thành tài sản của mình mà không để cho chủ sở hữu hoặc người trực tiếp đang quản lý tài sản biết. Như vậy, “ Đặc trưng của loại tội phạm này là “việc thực hiện hành vi lén lút lấy tài sản của chủ sở hữu hoặc người có trách nhiệm quản lý tài nhưng không dùng vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực hoặc bất cứ một thủ đoạn nào nhằm uy hiếp tinh thần của người quản lý tài sản và người chủ tài sản này không hề biết là mình bị mất tài sản, chỉ sau khi bị mất tài sản họ mới biết”14. Trong một số trường hợp, người phạm tội trộm cắp tài sản cũng có sử dụng thủ đoạn gian dối. Tuy nhiên, thủ đoạn gian dối của người phạm tội chỉ là cách thức mà người phạm tội dùng để tiếp cận tài sản trước khi thực hiện hành vi “lén lút chiếm đoạt tài sản”. Người phạm tội trong trường hợp này lợi dụng sơ hở của chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản, sau đó dùng thủ đoạn gian dối để dễ dàng đột nhập nơi có tài sản mà người phạm tội muốn 13 Đinh Thị Ngọc Bích (2021), “Bàn về hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản trong tội trộm cắp tải sản Điều 173 BLHS”, Tạp chí Tòa án nhân dân điện tử, nguồn: https://tapchitoaan.vn/bai-viet/phap-luat/ban-ve-hanh-vi-len-lut-chiem-doat- tai-san-trong-toi-trom-cap-tai-san-dieu-173-blhs. 14 Vũ Thị Oanh Kiều (2017), “Tội lạm dụng tín nhiệm chiếmđoạt tài sản theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn thành phố Hà Nội”, Luận văn thạc sĩ luật học, tr.25.
  • 20. 20 chiếm đoạt, nó xuất hiện trước khi người phạm tội có được tài sản, nhưng thủ đoạn đó hoàn toàn không phải là nhằm tạo sự tin tưởng để người bị hại giao tài, mà nhằm che giấu hành vi lén lút chiếm đoạt sẽ được thực hiện tiếp theo sau đó. Điều này là điểm khác biệt đặc trưng so với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, bởi người phạm tội sử dụng thủ đoạn gian dối sau khi có được tài sản thông qua các giao dịch hợp pháp (vay, mượn, thuê tài sản,…) và quyền chiếm hữu tài sản được chuyển giao hợp pháp cho người phạm tội, sau đó họ mới dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản. 1.2.2. Phân biệt tội công nhiên chiếm đoạt tài sản với tội tham ô tài sản Tương tự như đối với tội trộm cắp tài sản, tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản và tội tham ô tài sản được quy định tại Điều 353 BLHS năm 2015 cũng có đặc điểm chung là hành vi chiếm đoạt tài sản của người phạm tội. Tuy nhiên, khi phân tích cụ thể về đốitượng, hành vi hay chủ thể thì giữa hai tội phạm này cũng có những khác biệt nhất định: Một là về đối tượng tài sản. Tài sản là đối tượng của tội tham ô phải là tài sản thuộc sở hữu Nhà nước, tài sản của doanh nghiệp Nhà nước hoặc có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước và tài sản đó đang do người phạm tội trực tiếp quản lý theo quy định của pháp luật. Trường hợp người phạm tội chiếm đoạt tài sản cũng do họ đang trực tiếp quản lý, nhưng tài sản đó không thuộc sở hữu của Nhà nước hoặc có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước thì không phải tội tham ô tài sản. Mặt khác, tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản thì tài sản có thể thuộc bất kỳ hình thức sở hữu nào, kể cả của Nhà nước hay tư nhân. Hai là về hành vi. Hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là hành vi cố ý dịch chuyển một cách trái pháp luật tài sản của người khác thành tài sản của mình thông qua việc người phạm tội thực hiện việc vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng. Sau khi có được tài sản, người phạm tội mới nảy sinh
  • 21. 21 ý định chiếm đoạt đối với tài sản đó. Hay nói cách khác, căn cứ thực hiện hành vi là xuất phát từ sự tín nhiệm của người bị hại. Đối với tội tham ô tài sản, người phạm tội đã có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý theo luật định, biến tài sản chung thành tài sản riêng, định đoạt tài sản chung nhằm phục vụ mục đích cá nhân gây mất mát, thất thoát tài sản. Trường hợp này, căn cứ thực hiện hành vi là lợi dụng chức vụ, quyền hạn của người phạm tội. Thủ đoạn của hành vi này rất đa dạng, người phạm tội có thể công khai chiếm đoạt, lén lút và nhiều trường hợp có sử dụng thủ đoạn gian dối hoặc mang tài sản do mình quản lý bỏ trốn. Ba là về chủ thể của tội phạm. Đối với tội tham ô tài sản, chủ thể tội phạm được xác định là những người có chức vụ, quyền hạn trong việc quản lý tài sản, là chủ thể đặc biệt. Mặt khác, tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản như đã phân tích ở trên, chủ thể chỉ cần đảm bảo các điều kiện nhất định về chủ thể theo pháp luật hình sự, tức là người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ đến tuổi nhất định theo quy định của pháp luật. 1.3. Quy định pháp luật về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản 1.3.1. Quy định pháp luật về định tội danh tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản Định tội danh là một “quá trình nhậnthức lý luận có tínhlôgic, đồngthời là một trong những dạngcủa hoạt độngthực tiễn áp dụngpháp luậthình sự, cũng như pháp luậttố tụng hình sự và được tiến hành dựa trên cơ sở các chứng cứ, các tài liệu thu thập được và các tình tiết thực tế của vụ án hình sự để đối chiếu, so sánh và kiểm tra nhằm xác định sự phù hợp giữa các dấu hiệu của hành vi nguy hiểm cho xã hội đã thực hiện với các dấu hiệu của cấu thànhtội phạm cụ thể tương ứng được quyđịnh trongBộ luật hìnhsự”15. Định tội danh 15 Nguyễn Văn Điền (2019), “Định tội danh đối với tội phạm chưa hoàn thành”,Sở Tư pháp tỉnh Bắc Giang, nguồn: https://stp.bacgiang.gov.vn/hien-thi-noi-dung/-/asset_publisher/wtMnvtGfRUNi/content/-inh-toi-danh-oi-voi-toi- pham-chua-hoan-thanh
  • 22. 22 còn là tiền đề, cơ sở cho việc áp dụng các quy phạm pháp luật khác của pháp luật hình sự và pháp luật tố tụng hình sự. Định tội danh đúng có nghĩa là từ quan điểm của đạo luật hình sự đánh giá đúng bản chất chính trị - xã hội và pháp lý của tội phạm đã thực hiện, xác định được sự phù hợp của hành vi phạm tội đã thực hiện với các dấu hiệu được chỉ ra trong luật ở dạng khái quát về hành vi đó. Định tội danh đúng có nghĩa là tuân thủ chính xác các quy định của đạo luật hình sự, áp dụng điều, khoản, điểm của điều luật hoặc tổng hợp các điềuluật bao quát được hành vi phạm tội đã thực hiện. Việc định tội danh đúng hành vi nguy hiểm cho xã hội còn “có ý nghĩa là áp dụng chính xác và đầy đủ đạo luật hình sự phản ánh được sự đánh giá pháp lý của Nhà nước đối với tội phạm đã thực hiện”.16 Căn cứ quy định của BLHS 2015, để định tội danh tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản bao gồm việc tiến hành đồng thời ba bước sau: Bước 1: Xác định đúng, khách quan các tình tiết thực tế của vụ án. Trước hết, để định tội danh tội phạm nói chung và tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản nói riêng thì việc xác định, đánh giá các tình tiết thực tế của vụ án cần phải tiến hành khách quan, vô tư, không suy diễn, đúng thực tế và theo quy định của pháp luật. Việc xác định này cần được tiến hành toàn diện, bao quát trên cơ sở xem xét toàn bộ các hành vi theo dấu hiệu pháp lý của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản và các nội dung cấu thành tội phạm khác theo quy định của BLHS năm 2015. Bước 2: Nhận thức đúng nội dung của các quy định trong Bộ luật hình sự về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Để định danh chính xác tội phạm thì cần phải có sự nhận định đúng đắn về tội phạm đó, cụ thể ở đây là tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Nhận đúng đúng đắn quy định pháp luật có liên quan sẽ là cơ sở quan trọng để xác định dấu hiệu pháp lý của từng 16 Võ Khánh Vinh ( 2011) , Giáo trình lý luận chung về định tội danh, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội.
  • 23. 23 tội phạm, xác định chính xác yếu tố cấu thành của tội phạm để phân biệt tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản với các tội phạm khác có bản chất tương đương. Bước 3: Lựa chọn đúng quy định pháp luật tương ứng để đối chiếu chính xác, đầy đủ các dấu hiệu cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Khi đã xác minh được hành vi của người phạm tội cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, bước sau cùng cần phải xác định chế tài áp dụng đối với tội phạm cho phù hợp với hành vi phạm tội thực hiện. Để định tội danh đúng thì người tiến hành tố tụng phải lựa chọn đúng quy phạm pháp luật, đối chiếu, so sánh xem hành vi của người phạm tội cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm tín nhiệm chiếm đoạt tài sản với khoản, điểm nào, với tình tiết giảm nhẹ nào phù hợp 1.3.2. Quy định pháp luật về quyết định hình phạt đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản Quyết định hình phạt đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là “giai đoạn cuối cùng của áp dụng pháp luật hình sự, được Tòa án thực hiện ngay sau khi xem xét các chứng cứ, tình tiết và phân tích các hành vi cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, sau đó đưa ra các biện pháp trách nhiệm hình sự đối với người thực hiện hành vi phạm tội này dựa trên các căn cứ mà pháp luật quy định”17. Căn cứ theo quy định tại Điều 50 của BLHS năm 2015,việc quyết định hình phạt phải cân nhắc và căn cứ theo những nội dung sau: (i) Tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội. Theo đó, tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội là căn cứ có ảnh hưởng quyết định đến mức hình phạt cần được áp dụng đối với người phạm tội. Để đánh giá được mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, Tòa án cần phải dựa vào nhiều tình tiết như: tính chất và mức độ hậu quả đã gây ra hoặc đe dọa gây ra; mức độ lỗi; tính chất của 17 Vũ Thị Oanh Kiều (2017), “Tội lạm dụng tín nhiệm chiếmđoạt tài sản theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn thành phố Hà Nội”, Luận văn thạc sĩ luật học, tr. 56.
  • 24. 24 động cơ phạm tội; tính chất của hành vi phạm tội như phương thức, thủ đoạn phạm tội, công cụ, phương tiện phạm tội,… (ii) Nhân thân người phạm tội. Căn cứ này nhằm đảm bảo hình phạt đã tuyên đạt được mục đích trừng trị và giáo dục, cải tạo người phạm tội. Những đặc điểm về nhân thân bao gồm: Thứ nhất là nhóm những tình tiết thuộc về nhân thân người phạm tội phản ánh mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội như phạm tội lần đầu hay đã có tiền án, tiền sự tái phạm hay tái phạm nguy hiểm, phạm tội có tính chất chuyên nghiệp,… thứ hai là nhóm những tình tiết thuộc về nhân thân người phạm tội phản ánh khả năng cải tạo, giáo dục của người phạm tội như có thái độ ăn năn hối cải, tự thú, lập công chuộc tội,… thứ ba là nhóm những tình tiết thuộc về nhân thân người phạm tội phản ánh hoàn cảnh của họ. Đây là những người thuộc đối tượng của các chính sách lớn của nhà nước như chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo hoặc người có hoàn cảnh đặc biệt như người phạm tội là người già, phụ nữ có thai,… (iii) Các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự (Điều 51, Điều 52 BLHS năm
  • 25. 25 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Với nội dung tại Chương 1, Báo cáo tập trung làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản như khái niệm, đặc điểm, dấu hiệu pháp lý của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản; qua đó cung cấp cái nhìn tổng quan về tội phạm này, có thể phân biệt dược với các tội phạm khác có tính chất tương tự là tội trộm cắp tài sản, tội tham ô tài sản. Bên cạnh đó, Chương 1 còn phân tích các quy định pháp luật về việc định tội và quyết định hình phạt, quá đó giúp làm sáng tỏ cách thức vận hành và áp dụng quy định pháp luật về tội phạm nói chung và tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản nói riêng. Đây là những cơ sở quan trọng để xem xét, đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật, từ đó xác định được tính hiệu quả, phù hợp của quy định pháp luật hiện hành về nội dung liên quan.
  • 26. 26 Chương 2: THỰC TIỄN ÁP DỤNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VỀ TỘI LẠM DỤNG TÍN NHIỆM CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN 2.1. Thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật hình sự về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản 2.1.1. Thực tiễn định tội danh đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản 2.1.2. Thực tiễn quyết định hình phạt đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản 2.1.3. Đánh giá kết quả và hạn chế, vướng mắc từ thực tiễn áp dung quy định của pháp luật hình sự về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản 2.2. Giải pháp hoàn thiện bảo đảm việc áp dụng đúng đối với tội lạm dụng tínnhiệm chiếm đoạt tài sản 2.2.1. Nhóm giải pháp về pháp luật 2.2.2. Nhóm giải pháp khác KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
  • 28. 28 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO I. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT 1. Bản án số 9/2020/HSST ngày 08/01/2020 của Tòa án nhân dân thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. 2. Dương Thị Hải Yến (2018), “Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh”, Luận án tiến sĩ luật học. 3. Đoàn Thị Ngọc Hải và Nguyễn Văn Điền (2018), “Một số vấn đề về tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” theo quy định của pháp luật hình sự”, Tạp chí Toà án nhân dân điện tử, nguồn: https://tapchitoaan.vn/bai-viet/phap-luat/mot-so-van-de-ve- toi-lam-dung-tin-nhiem-chiem-doat-tai-san-theo-quy-dinh-cua-phap-luat-hinh-su. 4. Đinh Thị Ngọc Bích (2021), “Bàn về hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản trong tội trộm cắp tải sản Điều 173 BLHS”, Tạp chí Tòa án nhân dân điện tử, nguồn: https://tapchitoaan.vn/bai-viet/phap-luat/ban-ve-hanh-vi-len-lut-chiem-doat-tai-san- trong-toi-trom-cap-tai-san-dieu-173-blhs. 5. Nguyễn Văn Điền (2019), “Định tội danh đối với tội phạm chưa hoàn thành”, Sở Tư pháp tỉnh Bắc Giang, nguồn: https://stp.bacgiang.gov.vn/hien-thi-noi-dung/- /asset_publisher/wtMnvtGfRUNi/content/-inh-toi-danh-oi-voi-toi-pham-chua-hoan- thanh 6. Quốc hội (2013) Hiến pháp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 7. Quốc hội (2015), Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung 2017), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 8. Phạm Thị Ngọc Loan (2021), “Mặt khách quan của tội phạm là gì ? Ý nghĩa nghiên cứu mặt khách quan của tội phạm”,Công ty Luật TNHH Minh Khuê, nguồn: https://luatminhkhue.vn/mat-khach-quan-cua-toi-pham-la-gi----y-nghia-nghien-cuu- mat-khach-quan-cua-toi-pham--.aspx. 9. Vũ Thị Oanh Kiều (2017), “Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn thành phố Hà Nội”, Luận văn thạc sĩ luật học. 10. Võ Khánh Vinh ( 2011) , Giáo trình lý luận chung về định tội danh, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội. II. TÀI LIỆU TIẾNG NƯỚC NGOÀI
  • 29. 29