SlideShare a Scribd company logo
1 of 30
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO
TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN
Tham khảo thêm tài liệu tại Luanvantot.com
Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận,Báo Cáo
Khoá Luận, Luận Văn
Zalo Hỗ Trợ : 0934.573.149
1.1. Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại
1.1.1. Khái niệm hoạt động cho vay khách hàng cá nhân
Theo khoản 16 Điều 4 Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 thì: “Cho vaylà một
hình thứccấp tín dụng, theo đó tổ chứctín dụng giao hoặccam kết giao cho khách hàng một
khoản tiền đểsử dụng vào mụcđích xácđịnhvà trongmột thờigian nhấtđịnh theothỏathuận
với nguyên tắc có hoàn trả gốc và lãi”.
Hoạt động cho vay là một giao dịch dân sự giữa bên cho vay (ngân hàng và các định chế
tài chính) và bên đi vay. Trong đó, bên cho vay chuyển giao quyền sử dụng tiền cho bên đi
vay trongmột thời gian nhất định. Khi đếnhạn trả nợ, bên đi vay cam kết hoàn trả gốc và lãi
cho bên cho vay theo các điều kiện đã thỏa thuận.
Cho vay khách hàng cá nhân (KHCN) là một bộ phận của hoạt độngcho vay trongkinh
doanh ngân hàng, trong đó, khách hàng vay vốn là các cá nhân, hộ gia đình nhằm phục vụ
mục đíchmua nhà, xây sửa nhà, mua ô tô, mua trang thiết bị gia đình, thực hiện các phương
án sản xuất kinh doanh trong một khoảng thời gian nhất định dựa trên nguyên tắc hoàn trả
đúng thời hạn. Các phương thức vay vốn đa dạng như: cho vay theo món, cho vay theo hạn
mức, cho vay cầm cố sổ tiết kiệm.... Thời hạn cho vay linh hoạt tùy vào mục đích vay của
khách hàng và kết quả thẩm định của cán bộ tín dụng.
1.1.2. Đặc điểm hoạt động cho vay KHCN
Hầu hết các khoản cho vay KHCN có quy mô nhỏ nhưng số lượng khoản vay lớn do
đối tượng cho vay là các cá nhân, hộ gia đình có địa bàn sinh sống khá rộng, số lượng
khách hàng lớn khiến cho ngân hàng khó có thể kiểm soát chặt chẽ từng khoản vay, điều
này cũng gây khó khăn trong quá trình thu hồi nợ.
Cho vay KHCN có mức độ rủi ro lớn và được coi là tài sản rủi ro nhất trong danh
mục tài sản của ngân hàng. Xuất phát từ bản thân khách hàng vay vốn cố tình sử dụng vốn
sai mục đích, có thể có sự biến động về tình hình tài chính dẫn đến mất khả năng chi trả
hay khách hàng cố tình không chịu trả nợ, hoặc do biến động về tình trạng sức khỏe, công
việc...
Quy mô các khoản vay thường nhỏ dẫn đến chi phí cho vay cao đồng thời rủi ro của
các khoản vay cũng rất cao. Do vậy, đây là hình thức cho vay với mức lãi suất cao nhất so
với các khoản cho vay khác của ngân hàng thương mại (NHTM).
1.1.3. Vai trò của hoạt động cho vay KHCN
1.1.3.1. Đối với khách hàng
Hoạt động cho vay của NHTM có các kỳ hạn khác nhau như ngắn hạn, trung hạn, dài
hạn. Bên cạnh đó, lãi suất cũng được áp dụng linh hoạt theo hình thức cố định hay thả nổi.
Vì thế khách hàng có thể lựa chọn kỳ hạn và lãi suất vay sao cho phù hợp với mục tiêu
kinh doanh của mình. Mặt khác, vay vốn ngân hàng giúp khách hàng tập trung được vốn
kinh doanh đồng bộ, giảm chi phí huy động và chủ động trong việc hoàn trả gốc lãi theo
thỏa thuận tại hợp đồng tín dụng.
Tín dụng ngân hàng giúp cho các cá nhân có nhu cầu mua sắm nhà cửa, xe cộ, tiêu
dùng đạt được mục đích được dễ dàng hơn. Khi vốn tự có chưa đủ trang trải toàn bộ chi
phí mua sắm thì vay vốn ngân hàng là giải pháp tốt nhất để có thể sở hữu nhà, xe cho riêng
mình, giúp khách hàng sớm thực hiện được ước mơ, góp phần nâng cao chất lượng cuộc
sống.
1.1.3.2. Đối với ngân hàng
Ngân hàng muốn tồn tại và phát triển tốt, phải luôn nỗ lực tìm kiếm và huy động được
những nguồn vốn trong xã hội, từ đó đẩy mạnh cho vay và đầu tư kiếm lời. Việc sử dụng
vốn có hiệu quả hay không quyết định sự thành bại trong hoạt động của ngân hàng. Hoạt
động cho vay nói chung và cho vay KHCN nói riêng chứa nhiều rủi ro tiềm ẩn, tuy nhiên
lợi nhuận tỷ lệ thuận với mức độ rủi ro, ngân hàng thu được mức lợi suất cao hơn so với
các hoạt động cho vay khác.
1.1.3.3. Đối với nền kinh tế
Cho vay góp phần thu hút vốn đầu tư cho nền kinh tế. Do đặc điểm cho vay KHCN
là quy mô rộng, khách hàng đa dạng nên với vai trò là trung gian tài chính, ngân hàng đóng
vai trò là cầu nối cho nền kinh tế, giữa người thừa vốn và người cần vốn để đầu tư. Vì thế
ngân hàng giải quyết được một trong những đặc điểm của tiền là “tiền có giá trị thời gian”.
Các nguồn vốn nhàn rỗi được tập hợp và đầu tư cho các phương án, dự án kinh doanh khác
nhau đang cần vốn, giúp tăng trưởng, phát triển kinh tế, giải quyết công ăn việc làm cho
người lao động.
Hoạt động cho vay KHCN góp phần mở rộng sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy đổi mới
công nghệ, thiết bị, cải tiến khoa học kỹ thuật theo xu hướng mới nhất của thế giới. Việc
vay vốn không những giải quyết được nhu cầu vốn kinh doanh mà còn làm thay đổi cách
nghĩ, cách làm… làm thế nào để sử dụng đồng vốn có hiệu quả, đủ trang trải cho khoản lãi
ngân hàng giúp các cá nhân tích cực cập nhật và đổi mới công nghệ góp phần phát triển
kinh doanh, phát triển nền kinh tế, xã hội.
1.2. Rủi ro tín dụng trong cho vay KHCN của NHTM
1.2.1. Khái niệm rủi ro tín dụng trong cho vay KHCN
Theo Basel II: “Rủi ro tín dụng đơn giản được định nghĩa là khả năng bên vay hay
đối tác của ngân hàng không thực hiện các nghĩa vụ theo các điều khoản đã thỏa thuận”.
Theo Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Thống đốc ngân hàng Nhà
Nước Việt Nam thì “Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng là tổn thất có khả năng
xảy ra đối với nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do khách hàng
không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của
mình theo cam kết” (Điều 3, khoản 1)
Rủi ro là những biến cố không mong đợi, khi xảy ra dẫn đến tổn thất về tài sản của
ngân hàng, giảm sút lợi nhuận thực tế so với dự kiến hoặc phải bỏ ra thêm một khoản chi
phí để có thể hoàn thành được một nghiệp vụ tài chính nhất định.
Kinh doanh ngân hàng là kinh doanh rủi ro, theo đuổi lợi nhuận với rủi ro chấp nhận
được là bản chất của hoạt động ngân hàng. Rủi ro tín dụng nói chung và rủi ro trong hoạt
động cho vay nói riêng là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây tổn thất và ảnh hưởng
nghiêm trọng đến chất lượng kinh doanh ngân hàng.
Theo dự thảo Thông tư 2016/TT/NHNN ngày 12/08/2016củaThống đốcngân hàng Nhà
Nước Việt Nam thì “Rủi ro tín dụng là rủi ro do khách hàng không thựchiện hoặckhôngcó
khả năng thựchiện một phầnhoặctoànbộ nghĩavụ của mìnhtheohợp đồnghoặcthỏathuận
với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài”.
Như vậy, rủi ro tín dụng (RRTD) đối với ngân hàng xuất phát từ cả hai phía là người
cho vay (chủ nợ của ngân hàng) và người đi vay (con nợ của ngân hàng). Trường hợp thứ
nhất là người gửi tiền (người cho ngân hàng vay) muốn rút tiền mà ngân hàng lại không
thanh toán được, thực ra bản chất đấy là rủi ro thanh khoản nhưng nó lại liênquan mật thiết
đến trường hợp thứ hai là ngân hàng không thu được đầy đủ các khoản cho vay bao gồm
cả khoản gốc và lãi, hoặc việc thanh toán các khoản nợ (gồm gốc và lãi vay) không đúng
hạn. Điều này xảy ra khi khách hàng vay tiền của ngân hàng không có khả năng trả nợ hoặc
cố ý không trả nợ.
Rủi ro tín dụng trong cho vay KHCN mang đầy đủ các đặc điểm trên nhưng là rủi ro
xảy ra trong quá trình ngân hàng cho các khách hàng cá nhân vay vốn.
1.2.2. Phân loại rủi ro tín dụng trong cho vay KHCN
Có nhiều cách phân loại rủi ro tín dụng nói chung và rủi ro trong cho vay nói riêng,
tùy theo mục đích, yêu cầu nghiên cứu. Việc phân loại rủi ro tín dụng có ý nghĩa rất lớn
trong việc thiết lập chính sách, quy trình và mô hình tổ chức quản trị tín dụng. Phân loại
rủi ro tín dụng giúp nhận biết đầy đủ các yếu tố và giai đoạn gây ra rủi ro. Rủi ro tín dụng
trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân có thể được phân loại như sau:
Theo nguyên nhân phát sinh rủi ro
- Rủi ro giao dịch: là rủi ro liên quan đến từng khoản vay đơn lẻ hoặc từng khách
hàng cụ thể. Đây là rủi ro mà nguyên nhân phát sinh từ những hạn chế, thiếu sót trong quá
trình tác nghiệp như thẩm định xét duyệt hồ sơ vay vốn, giải ngân, kiểm soát sau vay…
Rủi ro giao dịch bao gồm: rủi ro lựa chọn đối nghịch (do thông tin không cân xứng tạo ra
trước khi quyết định tín dụng); rủi ro bảo đảm; rủi ro nghiệp vụ.
- Rủi ro danh mục tín dụng: Do những hạn chế trong quản lý danh mục tín dụng của
ngân hàng, bao gồm rủi ro nội tại và rủi ro tập trung.
Theo mức độ tổn thất
- Rủi ro đọng vốn (do không hoàn trả nợ đúng hạn): khách hàng sử dụng vốn không
hiệu quả hoặc gặp phải rủi ro nên không thể thanh toán khoản nợ đúng hạn.
- Rủi ro mất vốn (do không có khả năng trả nợ): ngân hàng không thu được các khoản
gốc và lãi của khoản vay do người vay cố ý không trả nợ hoặc mất khả năng trả nợ, buộc
ngân hàng phải thanh lý tài sản đảm bảo để thu nợ. Rủi ro mất vốn làm tăng chi phí nợ khó
đòi và chi phí giám sát, đồng thời làm giảm lợi nhuận do các khoản dự phòng rủi ro tín
dụng gia tăng.
Theo nguyên nhân khách quan hay chủ quan
- Rủi ro khách quan: do các nguyên nhân khách quan như thiên tai, người vay bị chết,
mất tích và các biến cố bất khả kháng khác làm thất thoát tín dụng trong khi khách hàng và
ngân hàng đã thực hiện đúng quy định, quy trình, chính sách tín dụng cũng như những thỏa
thuận trong hợp đồng tín dụng.
- Rủi ro chủ quan: Do nguyên nhân thuộc về chủ quan khách hàng và ngân hàng vì
vô tình hay cố ý làm thất thoát vốn hay những lý do chủ quan khác.
Theo giai đoạn phát sinh rủi ro
- Rủi ro trước khi cho vay: Rủi ro xảy ra trong khâu lập hồ sơ và phân tích tín dụng, nhận
biết thôngtinkháchhàng, đánh giásơ bộ khoản vay dẫn đếnquyết địnhcho vay các khách hàng
không đủ điều kiện và không đủ khả năng trả nợ trong tương lai.
- Rủi ro trong khi cho vay: Rủi ro xảy ra trong quy trình giải ngân. Các nguyên nhân
gồm: sai sót trong quá trình giải ngân, giải ngân không đúng tiến độ, không cập nhật thông
tin khách hàng thường xuyên, không dự báo được rủi ro tiềm năng.
- Rủi ro sau khi cho vay: Rủi ro xảy ra khi ngân hàng không nắm được tình hình và
mục đích sử dụng vốn vay, khi khách hàng cố tình sử dụng vốn vay không đúng mục đích
ban đầu hoặc thay đổi trong khả năng tài chính, cũng như thiện chí trả nợ của khách hàng.
1.2.3. Các chỉ tiêu phản ánh rủi ro tín dụng trong cho vay KHCN
1.2.3.1. Quy mô tín dụng
Quy mô tín dụng không phải là chỉ tiêu phản ánh trực tiếp rủi ro tín dụng. Tuy nhiên,
nếu quy mô tín dụng tăng trưởng quá nóng, không tương ứng với khả năng kiểm soát của
ngân hàng thì lúc đó, quy mô tín dụng sẽ phản ánh rủi ro tín dụng.
Nếu quy mô tíndụng quá lớn, vượt quá khả năng quản lý của ngân hàng thể hiện qua sự
gia tăng của các chỉ tiêu: dư nợ trêntổngtài sản, dư nợ trêntổngsố cán bộ tíndụng so với mức
trung bình của các ngân hàng … thì mức độ rủi ro tăng lên.
Nếu ngân hàng mở rộng quy mô tín dụng theo hướng nới lỏng tín dụng cho từng khách
hàng: cho vay vượt quá nhu cầu khách hàng, cho vay vượt quá mức tài sản đảm bảo cho phép,
cho vay vượt quá khả năng trảnợ của khách hàng sẽ dẫn tới rủi ro là khách hàng sử dụng vốn
sai mục đích, không kiểm soát được mục đíchsử dụng vốn vay… điều này sẽ gây rủi ro cho
ngân hàng.
1.2.3.2. Cơ cấu tín dụng
Cũng giống như quy mô tín dụng, yếu tố này không phản ánh trực tiếp mức độrủi ro, mà chỉ
phản ánh mức độ tập trung tín dụng trong một ngành, lĩnh vực, thời gian…. Nếu cơ cấu tín dụng
quá thiên lệch vào những lĩnh vực mạo hiểm sẽ phản ánh các rủi ro tín dụng tiềm năng. Cơ cấu tín
dụng cóthể chia thành các nhóm như sau:
- Cơ cấu tín dụng theo ngành: Khi cơ cấu tín dụng tập trung quá nhiều vào một ngành, lĩnh
vực thì mức độ rủi ro sẽ cao khi ngành, lĩnh vực đó bị suy thoái hoặc bị ảnh hưởng bởi một ngành
khác cóliên quan.
- Cơ cấu tín dụng theo thời hạn cho vay: Nếu ngân hàng có cơ cấu vốn ngắn hạn lớn, vốn dài
hạn thấp, trong khi cơ cấu tín dụng trong dài hạn lại lớn, điều đó có nghĩa là ngân hàng đã sử dụng
quá nhiều vốn ngắn hạn sang cho vay trung và dài hạn, khi đó ngân hàng có thể sẽ gặp phải rủi ro
thanh khoản.
- Cơ cấu tín dụng theo tài sản đảm bảo: Tỷ lệ các khoản cho vay có tài sản đảm bảo
thấp thì ngân hàng đối mặt với rủi ro tiềm ẩn khi khách hàng không trả được nợ.
1.2.3.3. Nợ quá hạn
Nợ quá hạn là chỉ tiêu cơ bản phản ánh rủi ro tín dụng. Nợ quá hạn là kết quả của
quan hệ tín dụng không hoàn hảo, nó vi phạm đặc trưng cơ bản của tín dụng là tính thời
hạn và tính hoàn trả đầy đủ. Nợ quá hạn sẽ phát sinh khi tới hạn hoàn trả theo cam kết,
người vay không có khả năng hoàn trả đầy đủ hay một phần gốc và/hoặc lãi cho bên cho
vay. Trong hoạt động tín dụng ngân hàng, nợ quá hạn phát sinh là không thể tránh khỏi,
nhưng nếu nợ quá hạn vượt quá tỷ lệ cho phép sẽ dẫn đến mất khả năng thanh toán của
ngân hàng. Nợ quá hạn có nhiều mức độ khác nhau, căn cứ vào tính chất rủi ro, ta có các
chỉ tiêu phản ánh như sau:
Số dư nợ quá hạn
- Tỷ lệ nợ quá hạn = x 100% (1.1)
Tổng dư nợ
Tỷ lệ “nợ quá hạn” phản ánh số dư nợ gốc và lãi đã quá hạn mà chưa thu hồi được.
Nợ quá hạn cho biết, cứ trên 100 đồng dư nợ hiện tại có bao nhiêu đồng đã quá hạn, đây là
một tiêu chí cơ bản cho biết chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng. Tỷ lệ nợ quá
hạn tỷ lệ nghịch với chất lượng tín dụng của ngân hàng.
Tỷ lệ này chỉ phản ánh những số dư nợ thực sự đã quá hạn, mà không phản ánh toàn
bộ quy mô dư nợ có nguy cơ quá hạn. Do đó, chỉ tiêu “tỷ lệ tổng dư nợ có nợ quá hạn” có
thể khắc phục được nhược điểm này.
Tổng dư nợ có nợ quá hạn
- Tỷ lệ tổng dư nợ có nợ quá hạn = x 100% (1.2)
Tổng dư nợ
Chỉ tiêu này bao gồm toàn bộ dư nợ của một khách hàng (kể cả đến hạn và chưa đến
hạn) kể từ khi xuất hiện món nợ quá hạn đầu tiên, nên nó phản ánh chính xác hơn mức độ
rủi ro hay chất lượng tín dụng của ngân hàng.
1.2.3.4. Các chỉ tiêu nợ xấu
Theo quan điểm của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF): “Một khoảnchovayđược coi là không
sinh lời (nợ xấu) khi tiền thanhtoánlãi và/hoặctiền gốcđã quáhạn từ 90 ngàytrở lên, hoặc
các khoản thanh toán lãi đến90 ngày hoặchơn đã đượctái cơ cấu hay gia hạn nợ, hoặccác
khoảnthanhtoándưới90 ngàynhưngcó các nguyênnhânnghingờviệctrả nợ sẽ đượcthực
hiện đầy đủ”
Có thể hiểu nợ xấu (NPL) là các khoản tiền cho khách hàng vay mà không thể thu
hồi được do khách hàng đó làm ăn thua lỗ hoặc phá sản, nợ phải trả tăng, khách hàng
mất khả năng thanh toán. Thời gian tồn động nợ kéo dài trên ba tháng và rất khó giải
quyết.
Theo Thông tư số 02/2013/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (SBV)
Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc
sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân
hàng nước ngoài thay thế Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN thì: “Nợ xấu (NPL) là nợ
thuộc nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn), nhóm 4 (nợ nghi ngờ), nhóm 5 (nợ có khả năng mất
vốn)”.
Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn bao gồm:
+ Các khoản nợ quá hạn từ 91 đến 180 ngày;
+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu;
+ Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy
đủ theo hợp đồng tín dụng;
Nhóm 4: Nợ nghi ngờ bao gồm:
+ Các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày;
+ Các khoản nợ cơ cấu thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả
nợ cơ cấu lần đầu;
+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời gian trả nợ lần thứ hai;
Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn bao gồm:
+ Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày;
+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời gian trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời
hạn trả nợ được cơ cấu lần đầu;
+ Các khoản nợ cơ cấu lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lần thứ
hai;
+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trảnợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc
đã bị quá hạn;
+ Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý;
- Công thức tính tỷ lệ nợ xấu:
Tỷ lệ nợ xấu
Nợ xấu
= x 100% (1.3)
Tổng dư nợ
Tỷ lệ “nợ xấu” cho biết, trong 100 đồng tổng dư nợ thì có bao nhiêu đồng là nợ xấu,
vì vậy, tỷ lệ nợ xấu là một chỉ tiêu cơ bản đánh giá chất lượng tín dụng cũng như rủi ro tín
dụng của ngân hàng. Nợ xấu phản ánh khả năng thu hồi vốn khó khăn, vốn của ngân hàng
lúc này không ở mức độ rủi ro thông thường nữa mà có nguy cơ mất vốn.
1.2.3.5. Trích lập dự phòng và bù đắp rủi ro tín dụng
Dự phòng rủi ro theo Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 được khái niệm
như sau: “Dự phòng rủi ro là số tiền đượctrích lậpvà hạch toán vào chi phí hoạtđộng để dự
phòng cho nhữngtổnthấtcó thể xảy rađối với nợ của tổ chứctín dụng, chi nhánhngân hàng
nước ngoài. Dự phòng rủi rogồm dự phòng cụ thểvà dự phòng chung. Dự phòngcụ thể là số
tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra đối với từng khoản nợ cụ
thể. Dự phòng chung là số tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy
ra nhưng chưa xác định được khi trích lập dự phòng cụ thể”.
Dự phòng rủi ro đánh giá khả năng bù đắp tổn thất trong hoạt động tín dụng của ngân
hàng khi rủi ro xảy ra. Khi ngân hàng phải sử dụng quỹ dự phòng, điều đó đồng nghĩa với
việc ngân hàng đang gặp phải tình trạng rủi ro mất vốn, do đó, dự phòng rủi ro là chỉ tiêu
phản ánh tình trạng rủi ro mất vốn.
Dự phòng rủi ro trích lập
Tỷ lệ trích lập dự phòng RRTD = x 100% (1.4)
Tổng dư nợ
Tỷ lệ này phản ánh khả năng bù đắp rủi ro từ hoạt động tín dụng. Một tỷ lệ thấp hơn
cho thấy chất lượng tín dụng tốt hơn. Tại Việt Nam quy định dự phòng chung được trích
lập cho tất cả các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4 và bằng 0,75% tổng giá trị các khoản
nợ.
Tỷ lệ tríchlập dự phòng cụ thể đối với từng nhóm nợ như sau: Nhóm 1: 0%; nhóm 2:
5%; nhóm 3: 20%; nhóm 4: 50%; nhóm 5: 100%.
Công thức tính số tiền dự phòng cụ thể như sau:
R = max{0, (A-C)} x r (1.5)
Trong đó R: số tiền dự phòng cụ thể phải trích
A: giá trị khoản nợ
C: giá trị tài sản bảo đảm
r: tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể
Theo cách tính toán trên, số tiền dự phòng cụ thể không chỉ phụ thuộc vào giá trị
khoản nợ và tỷ lệ trích lập dự phòng, mà còn phụ thuộc vào giá trị tài sản bảo đảm. Do đó,
ngân hàng cần định giá chính xác giá trị tài sản đảm bảo tại thời điểm ký kết hợp đồng thế
chấp khoản vay.
- Tỷ lệ xóa nợ
Tỷ lệ xóa nợ
Xóa nợ
= x 100% (1.6)
Tổng dư nợ
Những khoản nợ khó đòi sẽ được xóa theo quy chế đưa ra hạch toán ngoại bảng và
được bù đắp bởi quỹ dự phòng rủi ro tín dụng. Ngân hàng có tỷ lệ xóa nợ cao thể hiện tỷ
lệ mất vốn lớn, chất lượng tín dụng thấp. Nếu tỷ lệ này lớn hơn thường là 2% thì chất lượng
tín dụng của ngân hàng được xem là có vấn đề.
1.2.4.Nguyên nhân và hậu quả của rủi ro tín dụng
1.2.4.1. Nguyên nhân
a) Nguyên nhân khách quan
- Môi trườngvĩ mô: các yếu tố vĩ mô tác động đếnhoạt dộng kinh doanh của ngân hàng
và khách hàng đượcphân tíchtheomô hình PEST. Đây lànguyên nhân khách quan, nằm ngoài
sự kiểm soát của doanh nghiệp và ngành, nhưng có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng trả nợ
của khách hàng. Bao gồm:
+ Môi trường chính trị và pháp luật (Political): sự thay đổi thể chế, luật pháp, bất ổn
chính trị,… có thể đe dọa đến sự tồn tại và phát triển của bất cứ ngành nào. Ngoài luật pháp
trung ương, các doanh nghiệp và cá nhân còn phải tuân theo luật pháp của khu vực. Đối với
các doanh nghiệp và cánhân hoạt độngtrênbình diện quốc tế, họ cònphải hiểu biết luật pháp
quốc tế, luật lệ địaphương, sự ổn định của nền chính trị ảnh hưởng đếnhoạt độngkinh doanh
của họ như thế nào.
+ Môi trường kinh tế (Economics): môi trườngkinh tế không những có ý nghĩa đối với
các khách hàng mà còn đối với ngân hàng cho vay. Các yếu tố thuộc môi trường kinh tế tác
động đếnkhả năng trảnợ của khách hàng gồm: tínhchu kỳ của nền kinh tế; các biến số vĩ mô
như lãi suất, lạm phát, tỷ giá; các chính sách của chính phủ như tiềnlương, đầu tư công, các
hướng ưu tiên đầu tư, miễn giảm thuế, trợ cấp…
+ Môi trường văn hóa và xã hội (Sociocultural): đặc điểm giá trị văn hóa – xã hội của
các nhóm khách hàng khác nhau như tuổi thọ trung bình, tình trạng sức khỏe, chế độ dinh
dưỡng, thu nhập bình quân, trình độ dân trí… tác động đến định vị sản phẩm/dịch vụ, phân
khúc khách hàng mà các doanh nghiệp, nhà sản xuất cung cấp, qua đó tác độngđến sự thành
công hay thất bại của khách hàng vay vốn.
+ Môi trường công nghệ (Technological): côngnghệ đã và đang là yếu tố quan trọng tác
độngtrực tiếp đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, cá nhân. Ứng dụng và nắm bắt
được xu hướng phát triểncủacông nghệ là một trongnhững yếu tố thenchốt để tồntại và phát
triển.
- Môi trường vi mô: Đây là môi trường ngành tác động đến khả năng trả nợ của khách
hàng vay vốn khi gặp các rủi ro:
+ Từ phía nhà cung cấp: không giao hàng, giao hàng chậm, giao hàng kém chất lượng,
không thực hiện bảo hành bảo trì như thỏa thuận, không cung cấp hàng phụ tùng thay thế…
+ Từ phía khách hàng mua: hủy đơnđặt hàng trongkhi hàng hóa đã được sản xuất, nhận
hàng nhưng không thanh toán, thanh toán chậm, dây dưa, quỵt nợ…
+ Từ phía tài sản bảo đảm: tài sản bảo đảm khó định giá, tínhkhả mại thấp, biếnđổi theo
chiều hướng bất lợi hoặc thay đổi hiện trạng, phát sinh tranh chấp về pháp lý.
b) Nguyên nhân chủ quan từ phía khách hàng
Khách hàng chủ ý lừa đảo, chiếm dụng vốn của ngân hàng thông qua việc gian lận về
số liệu, giấy tờ, quyền sở hữu tài sản, sử dụng vốn vay không đúng mục đích, không đúng
đối tượng kinh doanh, phương án kinh doanh,… .Một khách hàng đã phát sinh nợ quá hạn
tại các tổ chức tín dụng (TCTD) khác hoặc đã từng bội tín trong hoạt động kinh doanh sẽ
là những khách hàng tiềm ẩn khả năng phát sinh nợ quá hạn.
Năng lực quản lý kinh doanh yếu kém, khả năng tổ chức điều hành sản xuất không
bắt kịp thay đổi của thị trường, dẫn đến hoạt động kinh doanh thua lỗ, mất khả năng trả nợ
ngân hàng.
c) Nguyên nhân chủ quan từ phía ngân hàng cho vay
Chính sách tín dụng của ngân hàng không hiệu quả, không phù hợp với nền kinh tế,
quy chế tín dụng không chặt chẽ để khách hàng lợi dụng chiếm đoạt vốn của ngân hàng.
Cán bộ tín dụng không chấp hành đúng quy trình tín dụng như: không đánh giá đầy
đủ chính xác khách hàng trước khi cho vay, cho vay khống, thiếu tài sản bảo đảm, cho vay
vượt tỷ lệ cho vay trên tài sản, không kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc sử dụng vốn vay của
khách hàng và kiểm soát sau vay, thông đồng với khách hàng lập hồ sơ giả mạo, nhận quà
biếu hay nhận hối lộ của khách hàng.
Do áp lực cạnh tranh nên ngân hàng đã nới lỏng các điều kiện tín dụng để thu hút
khách hàng. Ngoài ra, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ tín dụng yếu kém cũng
dẫn đếnviệc đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng không chính
xác, đánh giá sai khả năng trả nợ của khách hàng.
1.2.4.2. Hậu quả của rủi ro tín dụng
a, Đối với nền kinh tế
Rủi ro tín dụng có thể khiến ngân hàng dè dặt trong việc huy động và cung ứng vốn
cho nền kinh tế, làm cho sản xuất bị đình trệ, tăng trưởng kinh tế chậm lại, giá cả tăng, sức
mua giảm, thất nghiệp gia tăng, chất lượng cuộc sống giảm sút.
Hoạt động kinh doanh ngân hàng mang tính hệ thống, có mối quan hệ chặt chẽ với
nhiều chủ thể trong toàn bộ nền kinh tế, do đó, rủi ro tín dụng có thể gây hậu quả với toàn
bộ hệ thống tài chính quốc gia.
b, Đối với ngân hàng
Do không thu hồi được nợ (gốc, lãi và các loại phí) làm cho nguồn vốn ngân hàng bị
thất thoát, trong khi ngân hàng vẫn phải chi trả tiền lãi cho nguồn vốn hoạt động, làm cho
lợi nhuận bị giảm sút, thậm chí nếu trầm trọng hơn có thể bị phá sản.
Nếu một ngân hàng có kết quả hoạt động xấu, thậm chí mất khả năng thanh toán và
phá sản thì sẽ có những tác động dây chuyền ảnh hưởng xấu đến các ngân hàng và các bộ
phận kinh tế khác. Nếu không có sự can thiệp kịp thời của Ngân hàng nhà nước (NHNN)
và Chính phủ thì tâm lý sợ mất tiền sẽ lây lan đến toàn bộ người gửi tiền và họ sẽ đồng loạt
rút tiền tại các ngân hàng làm cho các ngân hàng khác vô hình chung cũng rơi vào tình
trạng mất khả năng thanh toán.
1.3. Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay KHCN của NHTM
1.3.1. Khái niệm
Đối với các NHTM, trong hoạt động kinh doanh luôn phải chú ý đến hoạt động quản
trị rủi ro. Quản trị rủi ro (QTRR) là trung tâm của hoạt động quản trị điều hành NHTM.
Theo ủy ban Basel thì: “quản trị rủi ro tín dụng là việc thiết lập cơ chế nhận biết, đo
lường, quản lý và kiểm soát được các rủi ro hiện tại và rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động tín
dụng một cách đầy đủ, nhằm tối đa hóa lợi nhuận được điều chỉnh theo yếu tố rủi ro bằng
cách duy trì mức độ rủi ro tín dụng trong phạm vi chấp nhận được”.
Kiểm soát rủi ro ở mức có thể chấp nhận được là việc NHTM tăng cường các biện
pháp phòng ngừa, hạn chế và giảm thấp nợ quá hạn, nợ xấu trong kinh doanh tín dụng,
nhằm tăng doanh thu tín dụng, giảm thấp chi phí bù đắp rủi ro, đạt được hiệu quả trong
kinh doanh tín dụng cả trong ngắn hạn và dài hạn.
1.3.2. Mục tiêu và nguyên tắc quản trị rủi ro tín dụng
1.3.2.1. Mục tiêu
Mục tiêu quản trị rủi ro tín dụng (QTRRTD) là tối đa hóa thu nhập bằng cách duy trì
rủi ro tín dụng ở mức chấp nhận được. Ngân hàng cần quản trị rủi ro tín dụng của danh
mục cho vay tổng thể cũng như các khoản cho vay riêng lẻ; xem xét các mối tương quan
giữa rủi ro tín dụng với các loại rủi ro khác. Quản trị rủi ro tín dụng có hiệu quả giúp đảm
bảo cho hoạt động của ngân hàng và góp phần gia tăng lợi nhuận từ hoạt động cho vay của
ngân hàng nếu quản lý và đánh giá tốt rủi ro.
1.3.2.2. Nguyên tắc
Tháng 7 năm 2004, Ủy ban Basel về Giám sát Ngân hàng cho ra đời ấn phẩm mang
tên “Hiệp ước quốc tế về tiêu chuẩn vốn và đo lường rủi ro” hay còn gọi là Hiệp ước Basel
II. Theo đó, ủy ban Basel đã ban hành các nguyên tắc trong quản trị rủi ro tín dụng, đảm
bảo tính hiệu quả và an toàn trong hoạt động cấp tín dụng. Các nguyên tắc này tập trung
vào các nội dung cơ bản sau đây:
Ủy ban Basel yêu cầu Hội đồng quản trị phải thực hiện phê duyệt và định kỳ (ít nhất
1 năm/lần) rà soát lại các chiến lược rủi ro tín dụng, các chính sách rủi ro tín dụng. Chiến
lược này cần bao hàm mức độ chấp nhận rủi ro, khả năng ứng phó dự kiến nếu có xảy ra
các loại hình rủi ro tín dụng. Các ngân hàng cần xác định và quản trị rủi ro tín dụng trong
mọi sản phẩm và hoạt động của mình nhằm xây dựng môi trường tín dụng thích hợp.
Các ngân hàng cần xác định rõ ràng các tiêu chí cấp tín dụng lành mạnh (thị trường
mục tiêu, đối tượng khách hàng, điều khoản, điều kiện cấp tín dụng...). Ngân hàng cần có
quy trình rõ ràng trong phê duyệt tín dụng với sự tham gia của các bộ phận tiếp thị, bộ phận
phân tích tín dụng và bộ phận phê duyệt tín dụng cũng như trách nhiệm rạch ròi của các bộ
phận tham gia, đồng thời cần phát triển đội ngũ nhân viên quản trị rủi ro tín dụng có kinh
nghiệm, có kiến thức, nhằm đưa ra các nhận định thận trọng trong việc đánh giá, phê duyệt
và quản trị rủi ro tín dụng.
Ngân hàng cần có hệ thống quản trị các danh mục tín dụng hiệu quả, có hệ thống
giám sát đối với các điều kiện liên quan đến từng khoản tín dụng, bao hàm việc xác định
quy mô thích hợp các khoản dự phòng, xây dựng và sử dụng hệ thống xếp hạng rủi ro.
Ngân hàng cần có hệ thống thông tin và kỹ thuật phân tích giúp ban điều hành đánh giá rủi
ro tín dụng cho các hoạt động trong và ngoài bảng cân đối kế toán; có hệ thống giám sát
cơ cấu và chất lượng tổng thể của danh mục tín dụng.
Ngân hàng cần thiết lập hệ thống đánh giá độc lập và liên tục đối với các quy trình
quản trị rủi ro tín dụng và các kết quả đánh giá này cần thông báo cho Hội đồng quản trị
và ban quản lý cấp cao. Quy trình cấp tín dụng cần phải được quản lý chặt chẽ, mức cho
vay phải nằm trong các chuẩn mực an toàn và giới hạn cho phép. Ngân hàng cần có hệ
thống cảnh báo sớm đối với các khoản tín dụng có dấu hiệu xấu đi, quản lý các khoản tín
dụng có vấn đề và các tình huống tương tự.
1.3.3. Nội dung của công tác quản trị rủi ro tín dụng
1.3.3.1. Thiết lập khung pháp lý hoạt động cho vay
Chính sách tín dụng là tổng thể các quy định của ngân hàng về hoạt động tín dụng
nhằm đưa ra định hướng và hướng dẫn hoạt động của cán bộ ngân hàng trong việc cấp tín
dụng cho khách hàng. Bao gồm: điềukiện cho vay, hạn mức, lãi suất, kỳ hạn, phạm vi, các
khoản tín dụng có vấn đề và các nội dung khác… Chính sách tín dụng được phản ánh thông
qua các nội dung cụ thể về điều kiện cho vay, hạn mức cho vay, thời hạn cho vay, lãi suất
và mức đảm bảo cho mỗi khoản tín dụng. Các tiêu chuẩn điều kiện về hạn mức cho vay
được quy định trong từng sản phẩm cụ thể, đối với từng khách hàng.
Rủi ro đi liền với lợi nhuận, đó chính là sự đánh đổi. Trong mỗi giai đoạn, ngân hàng
cần xác định rõ khẩu vị rủi ro và đánh giá mức độ rủi ro mong muốn có xứng đáng với lợi
ích, mục tiêu tăng trưởng, mục tiêu chiến lược của ngân hàng hay không. Khẩu vị rủi ro là
khả năng, cách thức, mức độ và phạm vi chấp nhận rủi ro nhằm đạt được những mục tiêu
hoạt động, kinh doanh mà ngân hàng theo đuổi. Làm được điều này, ngân hàng sẽ hạn chế
được rủi ro ở mức thấp nhất, và tối đa hóa lợi nhuận cho ngân hàng.
1.3.3.2. Xây dựng quy trình tín dụng
Quy trình tín dụng là trình tự tổ chức thực hiện các bước kỹ thuật nghiệp vụ cơ bản,
chỉ rõ cách làm, trình tự các bước từ khi bắt đầu đến khi kết thúc một giao dịch thuộc chức
năng, nhiệm vụ của cán bộ tín dụng và lãnh đạo ngân hàng có liên quan. Vì vậy, ngân hàng
cần xây dựng quy trình tín dụng khoa học, hợp lý giúp bảo đảm thực hiện các khoản vay
có chất lượng.
1.3.3.3. Thiết lập chiến lược, xây dựng văn hóa quản trị rủi ro
Chiến lược quản trị rủi ro tín dụng nằm trong chiến lược quản trị rủi ro chung của
toàn ngân hàng, là kế hoạch tổng thể thống nhất của ngân hàng về công tác quản trị rủi ro
do ban điều hành dự thảo và được hội đồng quản trị, hội đồng thành viên phê duyệt. Chiến
lược quản trị rủi ro cho ngân hàng có thể trong khoảng thời gian từ ba đến năm năm.
Chiến lược quản trị RRTD phải phù hợp với tình hình hiện tại của ngân hàng và thị
trường, phải phù hợp với chiến lược chung của ngân hàng. Chiến lược quản trị RRTD được
xây dựng rõ ràng sẽ giúp cho các bộ phận tham gia vào quá trình quản trị rủi ro có thể hình
dung được mục tiêu, đích đến trong công tác quản trị rủi ro, tránh việc hiểu sai, lệch lạc,
không nhất quán giữa các bộ phận.
Xây dựng văn hóa quản trị rủi ro cũng rất quan trọng. Văn hóa quản trị rủi ro được
cấu thành từ những giá trị, chiến lược, mục tiêu, niềm tin đối với rủi ro, từ đó định hình
cho mỗi nhân viên ngân hàng những quan điểm về sự đánh đổi giữa rủi ro và lợi ích. Văn
hóa quản trị rủi ro mạnh đồng nghĩa với việc tất cả nhân viên, các cấp quản lý đều hiểu
được rõ mục tiêu, chiến lược, luôn đặt lợi ích của ngân hàng song hành với lợi ích cá nhân.
1.3.3.4. Tổ chức bộ máy quản lý
Trong cơ cấu tổ chức của ngân hàng thường hình thành khối chuyên trách quản trị rủi
ro với nhiều cấp độ quản lý. Trong trường hợp này, có sự phân định rõ ràng ở từng cấp
trong ngân hàng và quản lý rủi ro là quá trình thực hiện từ trên xuống và từ dưới lên. Tại
cấp cao nhất là việc xác định mục tiêu thu nhập với giới hạn rủi ro. Trong quá trình quản
lý thực hiện từ trên xuống, mục tiêu chung của ngân hàng sẽ được cụ thể hóa bằng những
chỉ dẫn cho các bộ phận chức năng, và cho những người quản lý có trách nhiệm. Những
chỉ dẫn này bao gồm mục tiêu thu nhập, giới hạn rủi ro và các văn bản hướng dẫn chính
sách quản trị rủi ro. Việc giám sát và lập báo cáo được định hướng từ dưới lên trên, bắt đầu
từ giao dịch và kết thúc với những mức rủi ro đã được tổng hợp.
Nói tóm lại, tổ chức quản lý rủi ro kinh doanh nói chung và quản lý rủi ro tín dụng
nói riêng có liên quan đến nhiều hệ thống cấp bậc trong ngân hàng từ trên xuống dưới,
nhằm tổng hợp rủi ro và khả năng sinh lời của ngân hàng để kiểm soát và giám sát.
1.3.4. Quy trình quản trị rủi ro tín dụng
Quy trình quản trị rủi ro tín dụng bao gồm 4 nội dung: Nhận biết rủi ro, đo lường rủi
ro, quản trị rủi ro, kiểm soát và xử lý rủi ro. Tuy có sự phân đoạn trong quy trình quản trị
rủi ro tín dụng, song các khâu được phân ra trong quy trình phải luôn có sự gắn bó với
nhau, tạo thành một chu trình liên tục, có vậy mới đảm bảo kiểm soát rủi ro theo mục tiêu
đã định. RRTD một khi đã được xác định thì cần phải được phân tích, đo đường và đưa ra
các biện pháp xử lý theo dõi. Trong quá trình quản lý theo dõi, hệ thống quản lý rủi ro tín
dụng phải có khả năng xác định và tìm ra các nguy cơ rủi ro mới và các rủi ro tín dụng
đang tồn tại.
Nguồn: (Dương Hữu Hạnh 2013)
Sơ đồ 1.1: Quy trình quản trị rủi ro tín dụng
1.3.4.1. Nhận biết rủi ro
Đây là bước đầu tiên trong quá trình quản trị rủi ro tín dụng tại các NHTM, ngân hàng
phải nhìn nhận từ chính mình để thấy nguy cơ rủi ro có thể xảy ra, kết hợp với việc nhìn
nhận từ phía khách hàng vay vốn để nhận ra rủi ro từ các dấu hiệu báo trước.
Ngân hàng có thể nhận biết qua các dấu hiệu như: danh mục tín dụng có biểu hiện tập
trung cao; tín dụng tăng trưởng cao bất thường trong thời gian ngắn; tỷ lệ nợ xấu, nợ có
vấn đề và nợ quá hạn tăng vượt ngưỡng cho phép; hệ thống thông tin quản lý không được
nâng cấp, dễ gặp sự cố hay tin tặc tấn công.
Khi các dấu hiệu tiềm ẩn rủi ro xuất hiện từ phía khách hàng, ngân hàng cần nhận
biết được khả năng xảy ra rủi ro để có thể đưa ra các quyết định ứng phó kịp thời. Để nhận
biết rủi ro, một số công việc ngân hàng cần phải thực hiện như sau:
- Nhận biết rủi ro tín dụng trước khi cấp tín dụng: thông tin không cân xứng là tình
huống phát sinh khi ngân hàng không nhận biết đầy đủ về đối tác của mình, dẫn đến quyết
định cấp tín dụng cho các khách hàng có điều kiện dưới tiêu chuẩn. Sự tồn tại thông tin
không cân xứng dẫn đến lựa chọn đối nghịch xuất hiện trước khi giao dịch cấp tín dụng
Nhận biết rủi ro
Đo lường rủi ro
Kiểm soát và xử
lý rủi ro
Quản trị rủi ro
được thực hiện. Những người đi vay tiềm ẩn rủi ro cao lại là những người tích cực nhiệt
tình trong việc tìm kiếm khoản vay. Một số dấu hiệu rủi ro lựa chọn đối nghịch như: khách
hàng mong muốn vay tiền bằng mọi giá như sẵn sàng chấp nhận lãi suất cao bất thường;
khách hàng không xem xét các điều khoản của hợp đồng một cách cẩn thận và chu đáo, dễ
dàng chấp nhận các điều khoản ngân hàng đưa ra cho dù nó có thể bất lợi cho người vay.
- Nhận biết rủi ro tín dụng sau khi cấp tín dụng: khách hàng chậm trễ, né tránh, cản
trở việc cán bộ ngân hàng kiểm tra cơ sở sản xuất kinh doanh, kiểm tra sau vay. Các biểu
hiện như không nghe điện thoại, cử người không có trách nhiệm tiếp khách, viện cớ bận,
đi công tác, khất lần trong các cuộc hẹn với ngân hàng; khách hàng không cung cấp những
thông tin bổ sung sau vay mà ngân hàng yêu cầu, sử dụng vốn sai mục đích, tự ý chuyển
giao tài sản đảm bảo cho người khác sử dụng, cung cấp tài liệu thông tin sai sự thật, không
trả nợ đầy đủ và đúng hạn theo thỏa thuận; khách hàng thường xuyên xin gia hạn nợ, điều
chỉnh kỳ hạn trả nợ.
1.3.4.2. Đo lường rủi ro tín dụng
Sau khi RRTD được nhận biết, khâu tiếp theo trong quy trình quản trị RRTD là tiến
hành đo lường (lượng hóa) RRTD. Đo lường rủi ro là giai đoạn quan trọng, cần có sự kết
hợp tổng hòa của rất nhiều yếu tố như quy trình nghiệp vụ, con người và công nghệ,… để
tạo thành hệ thống đo lường rủi ro.
Đo lường RRTD giúp góp phần tính toán vốn kinh tế cho ngân hàng. Vốn kinh tế
được xác định bằng phần tổn thất ngoài dự tính (Unexpected Loss – UL), theo đó UL sẽ
được bù đắp bằng vốn tự có của ngân hàng. Xác định được rủi ro chính xác sẽ giúp hình
thành một tấm đệm vốn tự có đủ lớn nhằm đối phó với các tổn thất không thể dự tính có
khả năng xảy ra.
Khi mức độ rủi ro đã được lượng hóa, ngân hàng có cơ sở để xác định lãi suất cho
vay phù hợp với quan hệ “rủi ro/ lợi nhuận” thông qua cơ chế tính giá bù đắp rủi ro. Ngoài
ra, ngân hàng có thể căn cứ thêm vào khẩu vị RRTD để sàng lọc và lựa chọn khách hàng
nhằm nâng cao hiệu quả của danh mục tín dụng.
Đo lường RRTD còn góp phần quản lý danh mục tín dụng theo phương pháp chủ
động, nhằm tái cấu trúc danh mục tín dụng theo hướng giảm rủi ro tập trung và phù hợp
với khẩu vị RRTD của ngân hàng, giúp ngân hàng tính toán và trích lập mức dự phòng
RRTD phù hợp nhất với mức độ rủi ro của khoản vay, từ đó xác định mức dự phòng cho
toàn bộ danh mục tín dụng, tập trung giám sát, xử lý tín dụng có rủi ro cao và tái xếp hạng
khách hàng sau khi cho vay.
Các ngân hàng hiện đang sử dụng nhiều phương pháp và mô hình đo lường rủi ro vừa
truyền thống, vừa hiện đại, tiên tiến. Một số mô hình tiêu biểu như:
a) Mô hình định tính về rủi ro tín dụng
Là mô hình truyền thống đánh giá khách hàng vay vốn dựa vào chủ quan từ phía ngân
hàng. Theo mô hình này, các ngân hàng chủ yếu sử dụng các thông tin khác nhau về người
vay theo mô hình 6C để đưa ra nhận xét chủ quan của mình, bao gồm các thông tin định
tính sau:
- Tư cách người vay (Character): cán bộ tín dụng (CBTD) phải chắc chắn rằng người
vay có mục đích tín dụng rõ ràng và có thiện chí nghiêm chỉnh trả nợ khi đến hạn.
- Năng lực của người vay (Capacity): người đi vay phải có năng lực pháp luật và năng
lực hành vi dân sự, người vay có phải là đại diện hợp pháp của doanh nghiệp.
- Thu nhập của người vay (Cashflow): xác định nguồn trả nợ của khách hàng.
- Bảo đảm tiền vay (Collateral): là nguồn thu thứ hai có thể dùng để trả nợ vay cho
ngân hàng.
- Các điều kiện (Conditions): ngân hàng quy định các điều kiện tùy theo chính sách
tín dụng từng thời kỳ.
- Kiểm soát (Control): đánh giá ảnh hưởng do sự thay đổi của luật pháp, quy chế hoạt
động, khả năng khách hàng đáp ứng các tiêu chuẩn của ngân hàng.
Việc sử dụng mô hình này tương đối đơn giản, song có hạn chế là phụ thuộc vào mức
độ chính xác của nguồn thông tin thu thập, khả năng dự báo cũng như trình độ phân tích,
đánh giá của cán bộ tín dụng.
b) Mô hình định lượng rủi ro tín dụng
- Mô hình xác suất vỡ nợ
Mô hình xác suất vỡ nợ còn gọi là phương pháp ước tính tổn thất tín dụng dựa trên
hệ thống cơ sở dữ liệu đánh giá nội bộ (Internal Ratings Based- IRB). Đây là phương pháp
được áp dụng theo Hiệp định mới về tiêu chuẩn vốn quốc tế của Basel II. Việc sử dụng
IRB để ước lượng tổn thất tín dụng đã được ủy ban Basel khuyến khích các nước tham gia
sử dụng. Việc ước lượng tổn thất phụ thuộc vào ba yếu tố chính là: (i) xác suất không trả
nợ của khách hàng (Probability of Default, PD); (ii) tỷ trọng tổn thất ước tính (Loss Given
of Default, LGD); (iii) tổng dư nợ của khách hàng tại thời điểm khách hàng không trả được
nợ (Exposure at Default, EAD). Từ đó, Ngân hàng sẽ ước tính được tổn thất (Expected
Loss, EL) như sau:
EL = PD x EAD x LGD (1.7)
Phương pháp IRB là một quy trình phức tạp, đòi hỏi ngân hàng phải có một hệ thống
công nghệ quản lý mạnh và hệ thống dữ liệu lịch sử đầy đủ trong một giai đoạn cũng như
phải đáp ứng một số yêu cầu nhất định về hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, trình độ quản
trị ngân hàng và các quy định về công khai thông tin.
- Mô hình điểm số tín dụng tiêu dùng
Nhiều ngân hàng còn áp dụng mô hình cho điểm để xử lý đơn xin vay của người tiêu
dùng như: mua xe ô tô, trang thiết bị gia đình, bất động sản, … Các yếu tố quan trọng trong
mô hình cho điểm tín dụng bao gồm: tuổi đời, tình trạng hôn nhân trạng thái tài sản, số
người phụ thuộc, tình trạng sở hữu nhà, thu nhập, hình thức trả lương, thâm niên công tác,
lịch sử tín dụng. Một số mô hình có thể áp dụng là:
+ Mô hình điểm số tín dụng cá nhân của FICO
Điểm số tín dụng (Credit Score) cá nhân là một phương tiện kiểm soát tín dụng được
gán cho mỗi cá nhân tại một số nước phát triển giúp tổ chức tín dụng ước lượng được mức
rủi ro khi cho vay. Điểm tín dụng càng thấp thì mức rủi ro của bên cho vay càng cao. Fair
Isaac Corp đã xây dựng mô hình điểm số tín dụng FICO thấp nhất là 300 và cao nhất là
850 áp dụng cho cá nhân dựa vào tỷ trọng của 5 chỉ số phân tích được trình bày trong Bảng
1.1:
Bảng 1.1: Tỷ trọng các tiêu chí đánh giá trong mô hình điểm số tín dụng FICO.
Tỷ trọng Tiêu chí đánh giá
35% Lịch sử trả nợ (payment history): Thời gian quá hạn càng dài và số
tiền quá hạn càng cao thì điểm số tín dụng càng thấp.
30% Dư nợ tại các tổ chức tín dụng (Amounts owed): Nợ quá nhiều so với
mức cho phép, đặc biệt là thẻ tín dụng sẽ làm giảm điểm số.
15% Độ dài của lịch sử tín dụng (Length of credit history): Thông tin càng
nhiều năm càng đáng tin cậy và điểm số tín dụng sẽ càng cao.
10% Số lần nợ vay mới (New credit): Vay nợ thường xuyên được xem là
dấu hiệu có khó khăn về tài chính nên điểm số tín dụng càng thấp.
10% Các loại tín dụng được sử dụng (Types of credit used): Các loại nợ
khác nhau sẽ được tính điểm số tín dụng khác nhau
Nguồn: (Trương Thị Hồng và Lê Thị Minh Ngọc, diễn đàn nghiên cứu về tài chính
tiền tệ, số 21(414)/2014, tr.17 – tr.21)
Mô hình điểm số tín dụng FICO được áp dụng rộng rãi tại Mỹ do các thông tin liên
quan đến tình trạng tín dụng của mọi người có thể được ngân hàng tra soát dễ dàng qua các
công ty thông tin tín dụng (Credit reporting companies). Công ty thông tin tín dụng thực
hiện ghi nhận và cập nhật thông tin từ các tổ chức tín dụng, phân tích và cho điểm tín dụng
từng người. Theo mô hình điểm số tín dụng của FICO thì người có điểm số tín dụng ở mức
700 được xem là tốt, đối với cá nhân có điểm số tín dụng thấp hơn 620 sẽ có thể bị ngân
hàng thận trọng hơn trong xét duyệt cho vay.
+ Mô hình điểm số Vantage Score
Đây là mô hình do ba công ty cung cấp thông tin tín dụng là Equifax, Experian,
TransUnion xây dựng. Mô hình điểm số tín dụng Vantage Score rất đơn giản giúp mọi
người dễ hiểu với năm mức xếp hạng tăng dần từ F đến A tương ứng với số điểm được
thiết lập từ 501 (thấp nhất, không đáng tin cậy nhất) đến 990 (cao nhất, đáng tin cậy nhất).
Tỷ trọng các tiêu chí đánh giá được trình bày như Bảng 1.2.
Bảng 1.2: Tỷ trọng các tiêu chí đánh giá trong mô hình điểm số tín dụng Vantage Score
Tỷ trọng Tiêu chí đánh giá
32% Lịch sử trả nợ (Payment History): Tình trạng thanh toán kịp thời và
đúng cam kết.
23% Tình trạng lịch sử tín dụng (Credit Utilization): Tỷ lệ vay trả, ý thức
trả nợ đúng hạn.
15% Tình trạng số dư có (Credit Balances): Tổng các khoản vay và mức tín
dụng sẵn có còn để đáp ứng, các khoản nợ quá hạn được chấm điểm rất
khắt khe.
13% Độ sâu tíndụng (Depth of Credit): Lịch sử tín dụng càng dài càng đáng
tin cậy.
10% Tình trạng tín dụng gần đây (Recent Credit): Mức độ thường xuyên
vay nợ và số lần yêu cầu vay.
7% Tình trạng tín dụng sẵn có (Available Credit): Mức tín dụng có thể
nhận được ngay hay trong một thời gian ngắn có thể.
Nguồn: (Trương Thị Hồng và Lê Thị Minh Ngọc, diễn đàn nghiên cứu về tài chính
tiền tệ, số 21(414)/2014, tr.17 – tr.21)
- Mô hình xếp hạng tín dụng
Hệ thống xếp hạng tín dụng (XHTD) giúp NHTM quản trị rủi ro tín dụng bằng
phương pháp tiên tiến, giúp đánh giá mức độ tín nhiệm khách hàng, thiết lập mức lãi suất
cho vay phù hợp với dự báo khả năng thất bại của từng nhóm khách hàng. NHTM có thể
đánh giá hiệu quả danh mục cho vay thông qua giám sát sự thay đổi dư nợ và phân loại nợ
trong từng nhóm khách hàng đã được xếp hạng, qua đó điều chỉnh nguồn lực vào nhóm
khách hàng an toàn.
Các chỉ số tài chính được sử dụng trong mô hình bao gồm các chỉ tiêu thanh khoản,
các chỉ tiêu hoạt động, chỉ tiêu đòn cân nợ, chỉ tiêu lợi tức, chỉ tiêu vay nợ và chi phí trả
lãi. Các chỉ tiêuphi tài chính thường được sử dụng bao gồm thời gian hoạt động kinh doanh
của khách hàng, số năm kinh nghiệm và trình độ của nhà quản trị cao cấp, triểnvọng ngành.
Căn cứ vào chính sách tín dụng và các quy trình có liên quan của từng ngân hàng
nhằm xác lập quy trình XHTD. Một quy trình XHTD bao gồm các bước cơ bản sau:
(i) Thu thập thông tin có liên quan đến các chỉ tiêu sử dụng trong phân tích đánh giá;
(ii) Phân tích bằng mô hình để kết luận về mức xếp hạng. Mức xếp hạng cuối cùng
được quyết định theo ý kiến của Hội đồng xếp hạng. Trong xếp hạng tín dụng thì kết quả
xếp hạng tín dụng không được công bố rộng rãi;
(iii) Theo dõi tình trạng tín dụng của đối tượng xếp hạng để điều chỉnh mức xếp hạng
các thông tin điều chỉnh được lưu giữ. Tổng hợp kết quả xếp hạng so với thực tế rủi ro xảy
ra, và dựa trên tần suất phải điều chỉnh mức xếp hạng đã thực hiện đối với khách hàng để
xem xét điều chỉnh mô hình xếp hạng.
XHTD theo mô hình điểm số là phương pháp khoa học kết hợp sử dụng dữ liệu để
nghiên cứu thống kê và áp dụng mô hình thuật toán để phân tích, tính điểm cho các chỉ tiêu
đánh giá trong mô hình một biến hoặc đa biến. Các chỉ tiêu sử dụng trong XHTD được xác
lập theo nhóm bao gồm phân tích ngành, phân tích hoạt động kinh doanh, phân tích hoạt
động tài chính. Sau đó đưa vào mô hình để tính điểm theo trọng số và quy đổi điểm nhận
được sang biểu xếp hạng tương ứng.
1.3.4.3. Quản trị rủi ro
Sau khi xác định, phân tích và hình thành các chỉ tiêu đo lường, rủi ro cần phải được
theo dõi thường xuyên. Mục đích của khâu này là giúp cho bộ máy quản trị rủi ro nắm bắt
được tình trạng rủi ro của ngân hàng theo thời gian để có biện pháp giảm thiểu rủi ro. Trước
hết, ngân hàng cần phải có một hệ thống các công cụ quản lý rủi ro. Song song với các
công cụ quản lý rủi ro tín dụng, là việc tổ chức quản trị rủi ro tín dụng được thực hiện ở
cấp độ tập trung trong toàn ngân hàng. Các công cụ quản trị rủi ro tín dụng bao gồm:
- Mức ủy quyền phán quyết là hạn mức tín dụng tối đa mà hội sở chính giao cho chi
nhánh được toàn quyền quyết định.
- Giới hạn rủi ro là mức rủi ro tối đa mà ngân hàng có thể chịu đựng được để đảm bảo
đạt được mức lợi nhuận tương ứng.
- Quản trị danh mục cho vay: ngân hàng phải thường xuyên phân tích và theo dõi
danh mục tín dụng, đặc biệt là các khoản nợ xấu, nợ có vấn đề để có những biện pháp xử
lý kịp thời khi có rủi ro xảy ra.
- Rà soát chính sách quản trị rủi ro theo từng thời kỳ: ngân hàng cần chú ý tới việc
xây dựng chính sách cụ thể, bao quát được toàn bộ quá trình kinh doanh cũng như hoạt
động của mình. Do môi trường kinh doanh biến đổi không ngừng, ngân hàng cũng cần luôn
luôn rà soát lại để các chính sách quản trị rủi ro phù hợp với từng giai đoạn và chiến lược
kinh doanh của ngân hàng trong từng thời kỳ.
- Phân tán rủi ro: phân tán rủi ro trong hoạt động tín dụng là việc thực hiện cấp tín
dụng cho nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, khu vực sản xuất kinh doanh, cá nhân nhằm tránh
những tổn thất lớn xảy ra cho ngân hàng thương mại.
- Thực hiện bảo hiểm tín dụng: bảo hiểm tín dụng là biện pháp chuyển một phần hay
toàn bộ các rủi ro tín dụng cho tổ chức bảo hiểm. Có thể thực hiện nhiều loại bảo hiểm
khác nhau như bảo hiểm hoạt động cho vay, bảo hiểm tài sản … Trong các nghiệp vụ trên,
các NHTM Việt Nam đã triển khai tương đối rộng khắp bảo hiểm đối tượng cho vay, bảo
hiểm tài sản, bảo hiểm phương tiện vận tải …
- Thực hiện bảo đảm tín dụng: là việc một tổ chức tín dụng áp dụng các biện pháp
phòng ngừa rủi ro, tạo cơ sở kinh tế và pháp lý để thu hồi được các khoản nợ đã cho khách
hàng vay. Bù đắp tín dụng có thể thực hiện theo chính sách sau: Cầm cố, thế chấp, bảo lãnh
của bên thứ ba.
- Lập quỹ dự phòng rủi ro: lập quỹ dự phòng rủi ro được coi như một trong những
biện pháp cơ bản để bù đắp những tổn thất có thể xảy ra đối với các tổ chức tín dụng. Hiện
nay, việc lập dự phòng rủi ro và sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý rủi ro trong hoạt động
của tổ chức tín dụng được thực hiện theo Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013
của NHNN.
- Sử dụng các công cụ phái sinh để phòng ngừa và hạn chế rủi ro: các công cụ phái
sinh thông qua hợp đồng trao đổi tín dụng, hợp đồng quyền chọn tín dụng.
1.3.4.4. Kiểm soát và xử lý rủi ro tín dụng
Kiểm soát rủi ro
Kiểm soát rủi ro tín dụng là một nội dung của quản trị rủi ro tín dụng, được thực hiện
song song với hoạt động quản trị rủi ro nhằm mục tiêu: (i) phòng, chống và kiểm soát các
rủi ro có thể phát sinh trong hoạt động ngân hàng, (ii) đảm bảo toàn bộ các hoạt động, các
bộ phận và từng cá nhân trong ngân hàng đều tuân thủ các quy định của pháp luật, tuân thủ
và thực hiện các chiến lược, chính sách, quy trình và quyết định của các cấp thẩm quyền,
đảm bảo mục tiêu an toàn và hiệu quả trong hoạt động của ngân hàng. Cần thực hiện kiểm
soát các khâu sau:
Kiểm soát trước khi cho vay bao gồm kiểm soát quá trình thiết lập chính sách, thủ tục,
quy trìnhcho vay; kiểm traquá trìnhlập hồ sơ vay vốn và thẩm định, các cán bộ tíndụng thực
hiện đối chiếuvới quy định để kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp của hồ sơ vay vốn, kiểm tratính
chính xác của các số liệu tính toán.
Kiểm soát trong khi cho vay gồm kiểm soát một lần nữa hợp đồng tín dụng; kiểm tra
quá trình giải ngân, bao gồm đối chiếu xác nhận của khách hàng với số liệu tại ngân hàng
để từ đó, phát hiện các trường hợp vay hộ, lập hồ sơ giải ngân vay vốn, kê khai khống tài
sản đảm bảo, cán bộ tín dụng thu nợ, lãi không nộp ngân hàng, điều tra việc sử dụng vốn
vay của khách hàng có đúng mục đích xin vay không.
Kiểm soát sau khi cho vay là kiểm soát việc đôn đốc thu hồi nợ, kiểm soát tín dụng
nội bộ độc lập, đánh giá lại chính sách tín dụng.
Biện pháp xử lý rủi ro tín dụng
- Biệnpháp khai thác nợ: đối với những khoản nợ có vấn đề, nhưng chưa đến mức phải
thanh lý theo trìnhtự của pháp luật, ngân hàng thường áp dụng biện pháp khai thác nợ. Ngân
hàng có thể áp dụng linh hoạt như sau:
Trường hợp tuy gặp khó khăn trả nợ trước mắt nhưng hoạt động của khách hàng vẫn
trongtầm kiểm soát, đặc biệt khách hàng có thiệnchí trảnợ cao, thì ngân hàng chỉ cần đưa ra
các biện pháp có tính chất tư vấn nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, tăng khả
năng trả nợ cho ngân hàng.
Yêu cầu bổ sung tài sản bảo đảm hoặc tìm người bảo lãnh. Việc này phải được thực hiện
khi việc hoàntrảnợ địnhkỳ gặp khó khăn, nguồn thu biếnđộng, giátrịtài sảnđảm bảo (TSĐB)
giảm sút. Việc tăng giá trị TSĐB được làm thành văn bản và là một bộ phận cấu thành hợp
đồng tíndụng hiện hành. Ngoài ra, ngân hàng có thể cơ cấu lại nợ bằng các hình thức như gia
hạn nợ, tái cấu trúc khoản vay.
- Biện pháp thanh lý nợ: sau khi áp dụng các biện pháp ngăn ngừa, nếu khoản nợ trở về
trạng thái tốt thì sẽ được theo dõi bình thường theo quy trình tín dụng của ngân hàng. Nếu khả
năng thu hồi nợ là không còn hoặc khách hàng không có thiện chí trả nợ, có hành vi lừa đảo,
vi phạm pháp luật, thì ngân hàng phải thanh lý tíndụng theo pháp luật. Hiệnnay các hình thức
phát mại tài sản để thu nợ chủ yếu gồm:
Ngân hàng dùng biện pháp xiết nợ bằng cách mua lại tài sản thế chấp của khách hàng.
Để thực hiện được, hai bên phải thỏa thuận giá cả tài sản và xử lý phần chênh lệchgiữa giá
bán và giá trị khoản nợ.
Trường hợp ngân hàng không mua lại hoặc hai bên không thỏa thuận mua bán trực tiếp
tài sản, thì các bên làm thủ tục bán đấu giá tài sản tại trung tâm bán đấu giá.
Trường hợp cótranh chấp về tài sảnđảm bảo, hoặc khách hàng cốtình không trảnợ bằng
hình thức phát mại tài sản thì ngân hàng có thể làm đơn gửi ra tòaán để được giải quyết theo
trình tự của pháp luật.
- Bù đắp tổnthất trongthanh lýtín dụng: về nguyên tắc, biện pháp này chỉ sử dụng đối
với các khoản nợ xấu. Hiện tại, ngân hàng phải tuân thủ theo Thông tư 02/2013/TT-NHNN
ngày 21/01/2013 củaThống đốc Ngân hàng Nhà nước và Thông tư số 09/2014/TT-NHNN
ngày 18/03/2014 v/v sửa đổi một số điều của Thông tư 02/2013/TT-NHNN quy định về
phân loại tài sản Có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự
phòng để xử lý rủi ro. Ngoài ra, theo chế độ tài chính, nếu quỹ dự phòng rủi ro không đủ
bù đắp tổn thất tín dụng, thì phần thiếu hụt phải được bù đắp bằng quỹ dự phòng tài chính.
Trường hợp quỹ dự phòng tài chính không đủ bù đắp, thì phần thiếu hụt được hạch toán
vào chi phí bất thường.
- Bán nợ: các ngân hàng ngày càng tích cực chủ động mua bán các khoản nợ của mình
nhằm đạt được các mục đích quản trị rủi ro và tăng khả năng sinh lời. Các khoản nợ là tài
sản chính thuộc sở hữu của ngân hàng nên ngân hàng có thể bán chúng như bán bất kỳ một
tài sản nào khác.
“Bán nợ là việc ngân hàng cho vay chuyển quyền sở hữu khoản nợ, tức quyền đòi nợ
cho một người khác để thu hồi vốn trước khi hợp đồng tín dụng hết hạn” (Nguyễn Văn
Tiến, 2015, tr.319).
Hầu hết các khoản nợ được ngân hàng đem bán trên thị trường mở thường đáo hạn
trong 90 ngày, đó có thể là một khoản nợ mới hay một khoản nợ cũ có thời hạn đến hạn
trong 90 ngày và thường là khoản có tài sản bảo đảm. Nếu lãi suất thị trường tăng hoặc con
nợ được tăng hạng tín dụng thì khoản nợ có thể được bán với giá cao hơn mệnh giá. Nếu
lãi suất thị trường giảm hoặc con nợ bị giáng hạng thì khoản nợ có thể được bán với giá
thấp hơn mệnh giá. Đối với những khoản nợ xấu, ngân hàng phải tháo nợ để cải thiện tính
hình thanh khoản, thì giá bán thường là rất thấp so với mệnh giá của khoản nợ.
1.3.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản trị rủi ro tín dụng
Hầu hết các hoạt động của ngân hàng đều liên quan đến công nghệ, do đó nhân tố
công nghệ thông tin có ảnh hưởng nhiều đến công tác quản trị rủi ro tín dụng. Từ lưu trữ
thông tin đến các công cụ, phần mềm hỗ trợ trong quá trình quản lý, triển khai công việc
đều có sự hỗ trợ của các phần mềm, chương trình công nghệ. Vì vậy, ngân hàng cần xây
dựng hệ thống công nghệ thông tin mạnh để tăng cường hiệu quả hoạt động và giảm thiểu
rủi ro tối đa.
Bên cạnh đó, sự thay đổi của hệ thống quy chế, chính sách, quy trình, cơ sở dữ liệu
tín dụng khách hàng cũng tác động lớn đến công tác quản trị rủi ro tín dụng: Các quy chế,
chính sách cho vay hiện đại thường quy định rằng tổng mức giá trị một ngân hàng được
phép đầu tư, cho vay hoặc cung cấp tín dụng khác đối với một khách hàng cá nhân có liên
quan vượt hơn một tỷ lệ nhất định tính trên tổng số vốn và dự phòng của ngân hàng đó. Uỷ
ban Basel về giám sát ngân hàng khuyến nghị nên áp dụng tỷ lệ tối đa là 25%, có thể giảm
xuống 10% khi thực tế cho phép. Mức ngưỡng phải báo cáo cho cơ quan quản lý chức năng
thường được đặt thấp hơn mức tỷ lệ tối đa. Ngân hàng cần tríchlậpdự phòng rủi ro một cách
nghiêm túc và phù hợp với tình hình dư nợ tại ngân hàng mình.
Ngoài ra, sự thay đổi của các chính sách kinh tế vĩ mô như các chính sách tiền tệ, thay
đổi lãi suất huy động, hoặc tỷ lệ dự trữ bắt buộc… làm thay đổi và ảnh hưởng lớn đến công
tác quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng. Với mức lãi suất huy động cao thì lãi suất đối
với hoạt động tín dụng cũng phải được đẩy lên để đảm bảo lợi nhuận cho ngân hàng. Điều
đó cũng đồng nghĩa với việc khách hàng trả lãi và gốc cho ngân hàng là rất khó, và rủi ro
tín dụng tăng.

More Related Content

More from Luanvantot.com 0934.573.149

Sáng kiến ứng dụng trò chơi vận môn thể dục cho học sinh
Sáng kiến ứng dụng trò chơi vận môn thể dục cho học sinhSáng kiến ứng dụng trò chơi vận môn thể dục cho học sinh
Sáng kiến ứng dụng trò chơi vận môn thể dục cho học sinhLuanvantot.com 0934.573.149
 
Sáng kiến ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học cho học sinh
Sáng kiến ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học cho học sinhSáng kiến ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học cho học sinh
Sáng kiến ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học cho học sinhLuanvantot.com 0934.573.149
 
Trọn bộ 98 đề tài báo cáo lý luận nhà nước và pháp luật
 Trọn bộ 98 đề tài báo cáo lý luận nhà nước và pháp luật  Trọn bộ 98 đề tài báo cáo lý luận nhà nước và pháp luật
Trọn bộ 98 đề tài báo cáo lý luận nhà nước và pháp luật Luanvantot.com 0934.573.149
 
Đề tài báo cáo khoá luận luật hiến pháp
 Đề tài báo cáo khoá luận luật hiến pháp  Đề tài báo cáo khoá luận luật hiến pháp
Đề tài báo cáo khoá luận luật hiến pháp Luanvantot.com 0934.573.149
 
Trọn bộ đề tài báo cáo khoá luận luật hình sự
Trọn bộ đề tài báo cáo khoá luận luật hình sự Trọn bộ đề tài báo cáo khoá luận luật hình sự
Trọn bộ đề tài báo cáo khoá luận luật hình sự Luanvantot.com 0934.573.149
 
Đề tài báo cáo khoá luận luật dân sự
Đề tài báo cáo khoá luận luật dân sựĐề tài báo cáo khoá luận luật dân sự
Đề tài báo cáo khoá luận luật dân sựLuanvantot.com 0934.573.149
 
Báo cáo thực tập ngành quản trị khách sạn
Báo cáo thực tập ngành quản trị khách sạnBáo cáo thực tập ngành quản trị khách sạn
Báo cáo thực tập ngành quản trị khách sạnLuanvantot.com 0934.573.149
 
Đánh giá công tác tạo động lực làm việc cho nhân viên tại công ty tnhh glod p...
Đánh giá công tác tạo động lực làm việc cho nhân viên tại công ty tnhh glod p...Đánh giá công tác tạo động lực làm việc cho nhân viên tại công ty tnhh glod p...
Đánh giá công tác tạo động lực làm việc cho nhân viên tại công ty tnhh glod p...Luanvantot.com 0934.573.149
 
Bài thu hoạch lớp bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch công chức 9 điểm
 Bài thu hoạch lớp bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch công chức 9 điểm Bài thu hoạch lớp bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch công chức 9 điểm
Bài thu hoạch lớp bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch công chức 9 điểmLuanvantot.com 0934.573.149
 
Cách viết báo cáo thực tập cao đẳng du lịch sài gòn điểm cao
Cách viết báo cáo thực tập cao đẳng du lịch sài gòn điểm cao Cách viết báo cáo thực tập cao đẳng du lịch sài gòn điểm cao
Cách viết báo cáo thực tập cao đẳng du lịch sài gòn điểm cao Luanvantot.com 0934.573.149
 
Chuyên đề về hệ thống ota trong kinh doanh khách sạn
Chuyên đề về hệ thống ota trong kinh doanh khách sạn Chuyên đề về hệ thống ota trong kinh doanh khách sạn
Chuyên đề về hệ thống ota trong kinh doanh khách sạn Luanvantot.com 0934.573.149
 
Lập kế hoạch và quản lý quy trình nhập khẩu ở công ty hồng lương
Lập kế hoạch và quản lý quy trình nhập khẩu ở công ty hồng lươngLập kế hoạch và quản lý quy trình nhập khẩu ở công ty hồng lương
Lập kế hoạch và quản lý quy trình nhập khẩu ở công ty hồng lươngLuanvantot.com 0934.573.149
 
Hoàn thiện tuyển dụng nguồn nhân lực tại công ty thiết bị giáo dục
Hoàn thiện tuyển dụng nguồn nhân lực tại công ty thiết bị giáo dụcHoàn thiện tuyển dụng nguồn nhân lực tại công ty thiết bị giáo dục
Hoàn thiện tuyển dụng nguồn nhân lực tại công ty thiết bị giáo dụcLuanvantot.com 0934.573.149
 
Mẫu đề cương báo cáo thực tập ngành trung quốc
Mẫu đề cương báo cáo thực tập ngành trung quốcMẫu đề cương báo cáo thực tập ngành trung quốc
Mẫu đề cương báo cáo thực tập ngành trung quốcLuanvantot.com 0934.573.149
 
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả bảo vệ môi trường doanh trại tại lữ đoàn
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả bảo vệ môi trường doanh trại tại lữ đoànMột số biện pháp nâng cao hiệu quả bảo vệ môi trường doanh trại tại lữ đoàn
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả bảo vệ môi trường doanh trại tại lữ đoànLuanvantot.com 0934.573.149
 
Phân tích chiến lược markerting online cho dự án nu's corner
Phân tích chiến lược markerting online cho dự án nu's cornerPhân tích chiến lược markerting online cho dự án nu's corner
Phân tích chiến lược markerting online cho dự án nu's cornerLuanvantot.com 0934.573.149
 
Giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động của đội quản lý thị trường số 4 huyện hông ...
Giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động của đội quản lý thị trường số 4 huyện hông ...Giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động của đội quản lý thị trường số 4 huyện hông ...
Giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động của đội quản lý thị trường số 4 huyện hông ...Luanvantot.com 0934.573.149
 
Chuyên đề thực tập pháp luật về điều kiện kinh doanh giáo dục
Chuyên đề thực tập pháp luật về điều kiện kinh doanh giáo dụcChuyên đề thực tập pháp luật về điều kiện kinh doanh giáo dục
Chuyên đề thực tập pháp luật về điều kiện kinh doanh giáo dụcLuanvantot.com 0934.573.149
 
Phát triển năng lực tư duy toán học cho học sinh thông qua phương pháp trò chơi
Phát triển năng lực tư duy toán học cho học sinh thông qua phương pháp trò chơi Phát triển năng lực tư duy toán học cho học sinh thông qua phương pháp trò chơi
Phát triển năng lực tư duy toán học cho học sinh thông qua phương pháp trò chơi Luanvantot.com 0934.573.149
 
Báo cáo thực tập hoạt động uỷ ban nhân dân phường,9 điểm
Báo cáo thực tập hoạt động uỷ ban nhân dân phường,9 điểm Báo cáo thực tập hoạt động uỷ ban nhân dân phường,9 điểm
Báo cáo thực tập hoạt động uỷ ban nhân dân phường,9 điểm Luanvantot.com 0934.573.149
 

More from Luanvantot.com 0934.573.149 (20)

Sáng kiến ứng dụng trò chơi vận môn thể dục cho học sinh
Sáng kiến ứng dụng trò chơi vận môn thể dục cho học sinhSáng kiến ứng dụng trò chơi vận môn thể dục cho học sinh
Sáng kiến ứng dụng trò chơi vận môn thể dục cho học sinh
 
Sáng kiến ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học cho học sinh
Sáng kiến ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học cho học sinhSáng kiến ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học cho học sinh
Sáng kiến ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học cho học sinh
 
Trọn bộ 98 đề tài báo cáo lý luận nhà nước và pháp luật
 Trọn bộ 98 đề tài báo cáo lý luận nhà nước và pháp luật  Trọn bộ 98 đề tài báo cáo lý luận nhà nước và pháp luật
Trọn bộ 98 đề tài báo cáo lý luận nhà nước và pháp luật
 
Đề tài báo cáo khoá luận luật hiến pháp
 Đề tài báo cáo khoá luận luật hiến pháp  Đề tài báo cáo khoá luận luật hiến pháp
Đề tài báo cáo khoá luận luật hiến pháp
 
Trọn bộ đề tài báo cáo khoá luận luật hình sự
Trọn bộ đề tài báo cáo khoá luận luật hình sự Trọn bộ đề tài báo cáo khoá luận luật hình sự
Trọn bộ đề tài báo cáo khoá luận luật hình sự
 
Đề tài báo cáo khoá luận luật dân sự
Đề tài báo cáo khoá luận luật dân sựĐề tài báo cáo khoá luận luật dân sự
Đề tài báo cáo khoá luận luật dân sự
 
Báo cáo thực tập ngành quản trị khách sạn
Báo cáo thực tập ngành quản trị khách sạnBáo cáo thực tập ngành quản trị khách sạn
Báo cáo thực tập ngành quản trị khách sạn
 
Đánh giá công tác tạo động lực làm việc cho nhân viên tại công ty tnhh glod p...
Đánh giá công tác tạo động lực làm việc cho nhân viên tại công ty tnhh glod p...Đánh giá công tác tạo động lực làm việc cho nhân viên tại công ty tnhh glod p...
Đánh giá công tác tạo động lực làm việc cho nhân viên tại công ty tnhh glod p...
 
Bài thu hoạch lớp bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch công chức 9 điểm
 Bài thu hoạch lớp bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch công chức 9 điểm Bài thu hoạch lớp bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch công chức 9 điểm
Bài thu hoạch lớp bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch công chức 9 điểm
 
Cách viết báo cáo thực tập cao đẳng du lịch sài gòn điểm cao
Cách viết báo cáo thực tập cao đẳng du lịch sài gòn điểm cao Cách viết báo cáo thực tập cao đẳng du lịch sài gòn điểm cao
Cách viết báo cáo thực tập cao đẳng du lịch sài gòn điểm cao
 
Chuyên đề về hệ thống ota trong kinh doanh khách sạn
Chuyên đề về hệ thống ota trong kinh doanh khách sạn Chuyên đề về hệ thống ota trong kinh doanh khách sạn
Chuyên đề về hệ thống ota trong kinh doanh khách sạn
 
Lập kế hoạch và quản lý quy trình nhập khẩu ở công ty hồng lương
Lập kế hoạch và quản lý quy trình nhập khẩu ở công ty hồng lươngLập kế hoạch và quản lý quy trình nhập khẩu ở công ty hồng lương
Lập kế hoạch và quản lý quy trình nhập khẩu ở công ty hồng lương
 
Hoàn thiện tuyển dụng nguồn nhân lực tại công ty thiết bị giáo dục
Hoàn thiện tuyển dụng nguồn nhân lực tại công ty thiết bị giáo dụcHoàn thiện tuyển dụng nguồn nhân lực tại công ty thiết bị giáo dục
Hoàn thiện tuyển dụng nguồn nhân lực tại công ty thiết bị giáo dục
 
Mẫu đề cương báo cáo thực tập ngành trung quốc
Mẫu đề cương báo cáo thực tập ngành trung quốcMẫu đề cương báo cáo thực tập ngành trung quốc
Mẫu đề cương báo cáo thực tập ngành trung quốc
 
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả bảo vệ môi trường doanh trại tại lữ đoàn
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả bảo vệ môi trường doanh trại tại lữ đoànMột số biện pháp nâng cao hiệu quả bảo vệ môi trường doanh trại tại lữ đoàn
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả bảo vệ môi trường doanh trại tại lữ đoàn
 
Phân tích chiến lược markerting online cho dự án nu's corner
Phân tích chiến lược markerting online cho dự án nu's cornerPhân tích chiến lược markerting online cho dự án nu's corner
Phân tích chiến lược markerting online cho dự án nu's corner
 
Giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động của đội quản lý thị trường số 4 huyện hông ...
Giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động của đội quản lý thị trường số 4 huyện hông ...Giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động của đội quản lý thị trường số 4 huyện hông ...
Giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động của đội quản lý thị trường số 4 huyện hông ...
 
Chuyên đề thực tập pháp luật về điều kiện kinh doanh giáo dục
Chuyên đề thực tập pháp luật về điều kiện kinh doanh giáo dụcChuyên đề thực tập pháp luật về điều kiện kinh doanh giáo dục
Chuyên đề thực tập pháp luật về điều kiện kinh doanh giáo dục
 
Phát triển năng lực tư duy toán học cho học sinh thông qua phương pháp trò chơi
Phát triển năng lực tư duy toán học cho học sinh thông qua phương pháp trò chơi Phát triển năng lực tư duy toán học cho học sinh thông qua phương pháp trò chơi
Phát triển năng lực tư duy toán học cho học sinh thông qua phương pháp trò chơi
 
Báo cáo thực tập hoạt động uỷ ban nhân dân phường,9 điểm
Báo cáo thực tập hoạt động uỷ ban nhân dân phường,9 điểm Báo cáo thực tập hoạt động uỷ ban nhân dân phường,9 điểm
Báo cáo thực tập hoạt động uỷ ban nhân dân phường,9 điểm
 

Cơ sở lý luận về quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân

  • 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN Tham khảo thêm tài liệu tại Luanvantot.com Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận,Báo Cáo Khoá Luận, Luận Văn Zalo Hỗ Trợ : 0934.573.149
  • 2. 1.1. Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại 1.1.1. Khái niệm hoạt động cho vay khách hàng cá nhân Theo khoản 16 Điều 4 Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 thì: “Cho vaylà một hình thứccấp tín dụng, theo đó tổ chứctín dụng giao hoặccam kết giao cho khách hàng một khoản tiền đểsử dụng vào mụcđích xácđịnhvà trongmột thờigian nhấtđịnh theothỏathuận với nguyên tắc có hoàn trả gốc và lãi”. Hoạt động cho vay là một giao dịch dân sự giữa bên cho vay (ngân hàng và các định chế tài chính) và bên đi vay. Trong đó, bên cho vay chuyển giao quyền sử dụng tiền cho bên đi vay trongmột thời gian nhất định. Khi đếnhạn trả nợ, bên đi vay cam kết hoàn trả gốc và lãi cho bên cho vay theo các điều kiện đã thỏa thuận. Cho vay khách hàng cá nhân (KHCN) là một bộ phận của hoạt độngcho vay trongkinh doanh ngân hàng, trong đó, khách hàng vay vốn là các cá nhân, hộ gia đình nhằm phục vụ mục đíchmua nhà, xây sửa nhà, mua ô tô, mua trang thiết bị gia đình, thực hiện các phương án sản xuất kinh doanh trong một khoảng thời gian nhất định dựa trên nguyên tắc hoàn trả đúng thời hạn. Các phương thức vay vốn đa dạng như: cho vay theo món, cho vay theo hạn mức, cho vay cầm cố sổ tiết kiệm.... Thời hạn cho vay linh hoạt tùy vào mục đích vay của khách hàng và kết quả thẩm định của cán bộ tín dụng. 1.1.2. Đặc điểm hoạt động cho vay KHCN Hầu hết các khoản cho vay KHCN có quy mô nhỏ nhưng số lượng khoản vay lớn do đối tượng cho vay là các cá nhân, hộ gia đình có địa bàn sinh sống khá rộng, số lượng khách hàng lớn khiến cho ngân hàng khó có thể kiểm soát chặt chẽ từng khoản vay, điều này cũng gây khó khăn trong quá trình thu hồi nợ. Cho vay KHCN có mức độ rủi ro lớn và được coi là tài sản rủi ro nhất trong danh mục tài sản của ngân hàng. Xuất phát từ bản thân khách hàng vay vốn cố tình sử dụng vốn sai mục đích, có thể có sự biến động về tình hình tài chính dẫn đến mất khả năng chi trả hay khách hàng cố tình không chịu trả nợ, hoặc do biến động về tình trạng sức khỏe, công việc...
  • 3. Quy mô các khoản vay thường nhỏ dẫn đến chi phí cho vay cao đồng thời rủi ro của các khoản vay cũng rất cao. Do vậy, đây là hình thức cho vay với mức lãi suất cao nhất so với các khoản cho vay khác của ngân hàng thương mại (NHTM). 1.1.3. Vai trò của hoạt động cho vay KHCN 1.1.3.1. Đối với khách hàng Hoạt động cho vay của NHTM có các kỳ hạn khác nhau như ngắn hạn, trung hạn, dài hạn. Bên cạnh đó, lãi suất cũng được áp dụng linh hoạt theo hình thức cố định hay thả nổi. Vì thế khách hàng có thể lựa chọn kỳ hạn và lãi suất vay sao cho phù hợp với mục tiêu kinh doanh của mình. Mặt khác, vay vốn ngân hàng giúp khách hàng tập trung được vốn kinh doanh đồng bộ, giảm chi phí huy động và chủ động trong việc hoàn trả gốc lãi theo thỏa thuận tại hợp đồng tín dụng. Tín dụng ngân hàng giúp cho các cá nhân có nhu cầu mua sắm nhà cửa, xe cộ, tiêu dùng đạt được mục đích được dễ dàng hơn. Khi vốn tự có chưa đủ trang trải toàn bộ chi phí mua sắm thì vay vốn ngân hàng là giải pháp tốt nhất để có thể sở hữu nhà, xe cho riêng mình, giúp khách hàng sớm thực hiện được ước mơ, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống. 1.1.3.2. Đối với ngân hàng Ngân hàng muốn tồn tại và phát triển tốt, phải luôn nỗ lực tìm kiếm và huy động được những nguồn vốn trong xã hội, từ đó đẩy mạnh cho vay và đầu tư kiếm lời. Việc sử dụng vốn có hiệu quả hay không quyết định sự thành bại trong hoạt động của ngân hàng. Hoạt động cho vay nói chung và cho vay KHCN nói riêng chứa nhiều rủi ro tiềm ẩn, tuy nhiên lợi nhuận tỷ lệ thuận với mức độ rủi ro, ngân hàng thu được mức lợi suất cao hơn so với các hoạt động cho vay khác. 1.1.3.3. Đối với nền kinh tế Cho vay góp phần thu hút vốn đầu tư cho nền kinh tế. Do đặc điểm cho vay KHCN là quy mô rộng, khách hàng đa dạng nên với vai trò là trung gian tài chính, ngân hàng đóng vai trò là cầu nối cho nền kinh tế, giữa người thừa vốn và người cần vốn để đầu tư. Vì thế
  • 4. ngân hàng giải quyết được một trong những đặc điểm của tiền là “tiền có giá trị thời gian”. Các nguồn vốn nhàn rỗi được tập hợp và đầu tư cho các phương án, dự án kinh doanh khác nhau đang cần vốn, giúp tăng trưởng, phát triển kinh tế, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động. Hoạt động cho vay KHCN góp phần mở rộng sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy đổi mới công nghệ, thiết bị, cải tiến khoa học kỹ thuật theo xu hướng mới nhất của thế giới. Việc vay vốn không những giải quyết được nhu cầu vốn kinh doanh mà còn làm thay đổi cách nghĩ, cách làm… làm thế nào để sử dụng đồng vốn có hiệu quả, đủ trang trải cho khoản lãi ngân hàng giúp các cá nhân tích cực cập nhật và đổi mới công nghệ góp phần phát triển kinh doanh, phát triển nền kinh tế, xã hội. 1.2. Rủi ro tín dụng trong cho vay KHCN của NHTM 1.2.1. Khái niệm rủi ro tín dụng trong cho vay KHCN Theo Basel II: “Rủi ro tín dụng đơn giản được định nghĩa là khả năng bên vay hay đối tác của ngân hàng không thực hiện các nghĩa vụ theo các điều khoản đã thỏa thuận”. Theo Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Thống đốc ngân hàng Nhà Nước Việt Nam thì “Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng là tổn thất có khả năng xảy ra đối với nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình theo cam kết” (Điều 3, khoản 1) Rủi ro là những biến cố không mong đợi, khi xảy ra dẫn đến tổn thất về tài sản của ngân hàng, giảm sút lợi nhuận thực tế so với dự kiến hoặc phải bỏ ra thêm một khoản chi phí để có thể hoàn thành được một nghiệp vụ tài chính nhất định. Kinh doanh ngân hàng là kinh doanh rủi ro, theo đuổi lợi nhuận với rủi ro chấp nhận được là bản chất của hoạt động ngân hàng. Rủi ro tín dụng nói chung và rủi ro trong hoạt động cho vay nói riêng là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây tổn thất và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng kinh doanh ngân hàng.
  • 5. Theo dự thảo Thông tư 2016/TT/NHNN ngày 12/08/2016củaThống đốcngân hàng Nhà Nước Việt Nam thì “Rủi ro tín dụng là rủi ro do khách hàng không thựchiện hoặckhôngcó khả năng thựchiện một phầnhoặctoànbộ nghĩavụ của mìnhtheohợp đồnghoặcthỏathuận với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài”. Như vậy, rủi ro tín dụng (RRTD) đối với ngân hàng xuất phát từ cả hai phía là người cho vay (chủ nợ của ngân hàng) và người đi vay (con nợ của ngân hàng). Trường hợp thứ nhất là người gửi tiền (người cho ngân hàng vay) muốn rút tiền mà ngân hàng lại không thanh toán được, thực ra bản chất đấy là rủi ro thanh khoản nhưng nó lại liênquan mật thiết đến trường hợp thứ hai là ngân hàng không thu được đầy đủ các khoản cho vay bao gồm cả khoản gốc và lãi, hoặc việc thanh toán các khoản nợ (gồm gốc và lãi vay) không đúng hạn. Điều này xảy ra khi khách hàng vay tiền của ngân hàng không có khả năng trả nợ hoặc cố ý không trả nợ. Rủi ro tín dụng trong cho vay KHCN mang đầy đủ các đặc điểm trên nhưng là rủi ro xảy ra trong quá trình ngân hàng cho các khách hàng cá nhân vay vốn. 1.2.2. Phân loại rủi ro tín dụng trong cho vay KHCN Có nhiều cách phân loại rủi ro tín dụng nói chung và rủi ro trong cho vay nói riêng, tùy theo mục đích, yêu cầu nghiên cứu. Việc phân loại rủi ro tín dụng có ý nghĩa rất lớn trong việc thiết lập chính sách, quy trình và mô hình tổ chức quản trị tín dụng. Phân loại rủi ro tín dụng giúp nhận biết đầy đủ các yếu tố và giai đoạn gây ra rủi ro. Rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân có thể được phân loại như sau: Theo nguyên nhân phát sinh rủi ro - Rủi ro giao dịch: là rủi ro liên quan đến từng khoản vay đơn lẻ hoặc từng khách hàng cụ thể. Đây là rủi ro mà nguyên nhân phát sinh từ những hạn chế, thiếu sót trong quá trình tác nghiệp như thẩm định xét duyệt hồ sơ vay vốn, giải ngân, kiểm soát sau vay… Rủi ro giao dịch bao gồm: rủi ro lựa chọn đối nghịch (do thông tin không cân xứng tạo ra trước khi quyết định tín dụng); rủi ro bảo đảm; rủi ro nghiệp vụ.
  • 6. - Rủi ro danh mục tín dụng: Do những hạn chế trong quản lý danh mục tín dụng của ngân hàng, bao gồm rủi ro nội tại và rủi ro tập trung. Theo mức độ tổn thất - Rủi ro đọng vốn (do không hoàn trả nợ đúng hạn): khách hàng sử dụng vốn không hiệu quả hoặc gặp phải rủi ro nên không thể thanh toán khoản nợ đúng hạn. - Rủi ro mất vốn (do không có khả năng trả nợ): ngân hàng không thu được các khoản gốc và lãi của khoản vay do người vay cố ý không trả nợ hoặc mất khả năng trả nợ, buộc ngân hàng phải thanh lý tài sản đảm bảo để thu nợ. Rủi ro mất vốn làm tăng chi phí nợ khó đòi và chi phí giám sát, đồng thời làm giảm lợi nhuận do các khoản dự phòng rủi ro tín dụng gia tăng. Theo nguyên nhân khách quan hay chủ quan - Rủi ro khách quan: do các nguyên nhân khách quan như thiên tai, người vay bị chết, mất tích và các biến cố bất khả kháng khác làm thất thoát tín dụng trong khi khách hàng và ngân hàng đã thực hiện đúng quy định, quy trình, chính sách tín dụng cũng như những thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng. - Rủi ro chủ quan: Do nguyên nhân thuộc về chủ quan khách hàng và ngân hàng vì vô tình hay cố ý làm thất thoát vốn hay những lý do chủ quan khác. Theo giai đoạn phát sinh rủi ro - Rủi ro trước khi cho vay: Rủi ro xảy ra trong khâu lập hồ sơ và phân tích tín dụng, nhận biết thôngtinkháchhàng, đánh giásơ bộ khoản vay dẫn đếnquyết địnhcho vay các khách hàng không đủ điều kiện và không đủ khả năng trả nợ trong tương lai. - Rủi ro trong khi cho vay: Rủi ro xảy ra trong quy trình giải ngân. Các nguyên nhân gồm: sai sót trong quá trình giải ngân, giải ngân không đúng tiến độ, không cập nhật thông tin khách hàng thường xuyên, không dự báo được rủi ro tiềm năng.
  • 7. - Rủi ro sau khi cho vay: Rủi ro xảy ra khi ngân hàng không nắm được tình hình và mục đích sử dụng vốn vay, khi khách hàng cố tình sử dụng vốn vay không đúng mục đích ban đầu hoặc thay đổi trong khả năng tài chính, cũng như thiện chí trả nợ của khách hàng. 1.2.3. Các chỉ tiêu phản ánh rủi ro tín dụng trong cho vay KHCN 1.2.3.1. Quy mô tín dụng Quy mô tín dụng không phải là chỉ tiêu phản ánh trực tiếp rủi ro tín dụng. Tuy nhiên, nếu quy mô tín dụng tăng trưởng quá nóng, không tương ứng với khả năng kiểm soát của ngân hàng thì lúc đó, quy mô tín dụng sẽ phản ánh rủi ro tín dụng. Nếu quy mô tíndụng quá lớn, vượt quá khả năng quản lý của ngân hàng thể hiện qua sự gia tăng của các chỉ tiêu: dư nợ trêntổngtài sản, dư nợ trêntổngsố cán bộ tíndụng so với mức trung bình của các ngân hàng … thì mức độ rủi ro tăng lên. Nếu ngân hàng mở rộng quy mô tín dụng theo hướng nới lỏng tín dụng cho từng khách hàng: cho vay vượt quá nhu cầu khách hàng, cho vay vượt quá mức tài sản đảm bảo cho phép, cho vay vượt quá khả năng trảnợ của khách hàng sẽ dẫn tới rủi ro là khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, không kiểm soát được mục đíchsử dụng vốn vay… điều này sẽ gây rủi ro cho ngân hàng. 1.2.3.2. Cơ cấu tín dụng Cũng giống như quy mô tín dụng, yếu tố này không phản ánh trực tiếp mức độrủi ro, mà chỉ phản ánh mức độ tập trung tín dụng trong một ngành, lĩnh vực, thời gian…. Nếu cơ cấu tín dụng quá thiên lệch vào những lĩnh vực mạo hiểm sẽ phản ánh các rủi ro tín dụng tiềm năng. Cơ cấu tín dụng cóthể chia thành các nhóm như sau: - Cơ cấu tín dụng theo ngành: Khi cơ cấu tín dụng tập trung quá nhiều vào một ngành, lĩnh vực thì mức độ rủi ro sẽ cao khi ngành, lĩnh vực đó bị suy thoái hoặc bị ảnh hưởng bởi một ngành khác cóliên quan. - Cơ cấu tín dụng theo thời hạn cho vay: Nếu ngân hàng có cơ cấu vốn ngắn hạn lớn, vốn dài hạn thấp, trong khi cơ cấu tín dụng trong dài hạn lại lớn, điều đó có nghĩa là ngân hàng đã sử dụng quá nhiều vốn ngắn hạn sang cho vay trung và dài hạn, khi đó ngân hàng có thể sẽ gặp phải rủi ro
  • 8. thanh khoản. - Cơ cấu tín dụng theo tài sản đảm bảo: Tỷ lệ các khoản cho vay có tài sản đảm bảo thấp thì ngân hàng đối mặt với rủi ro tiềm ẩn khi khách hàng không trả được nợ. 1.2.3.3. Nợ quá hạn Nợ quá hạn là chỉ tiêu cơ bản phản ánh rủi ro tín dụng. Nợ quá hạn là kết quả của quan hệ tín dụng không hoàn hảo, nó vi phạm đặc trưng cơ bản của tín dụng là tính thời hạn và tính hoàn trả đầy đủ. Nợ quá hạn sẽ phát sinh khi tới hạn hoàn trả theo cam kết, người vay không có khả năng hoàn trả đầy đủ hay một phần gốc và/hoặc lãi cho bên cho vay. Trong hoạt động tín dụng ngân hàng, nợ quá hạn phát sinh là không thể tránh khỏi, nhưng nếu nợ quá hạn vượt quá tỷ lệ cho phép sẽ dẫn đến mất khả năng thanh toán của ngân hàng. Nợ quá hạn có nhiều mức độ khác nhau, căn cứ vào tính chất rủi ro, ta có các chỉ tiêu phản ánh như sau: Số dư nợ quá hạn - Tỷ lệ nợ quá hạn = x 100% (1.1) Tổng dư nợ Tỷ lệ “nợ quá hạn” phản ánh số dư nợ gốc và lãi đã quá hạn mà chưa thu hồi được. Nợ quá hạn cho biết, cứ trên 100 đồng dư nợ hiện tại có bao nhiêu đồng đã quá hạn, đây là một tiêu chí cơ bản cho biết chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng. Tỷ lệ nợ quá hạn tỷ lệ nghịch với chất lượng tín dụng của ngân hàng. Tỷ lệ này chỉ phản ánh những số dư nợ thực sự đã quá hạn, mà không phản ánh toàn bộ quy mô dư nợ có nguy cơ quá hạn. Do đó, chỉ tiêu “tỷ lệ tổng dư nợ có nợ quá hạn” có thể khắc phục được nhược điểm này. Tổng dư nợ có nợ quá hạn - Tỷ lệ tổng dư nợ có nợ quá hạn = x 100% (1.2) Tổng dư nợ Chỉ tiêu này bao gồm toàn bộ dư nợ của một khách hàng (kể cả đến hạn và chưa đến hạn) kể từ khi xuất hiện món nợ quá hạn đầu tiên, nên nó phản ánh chính xác hơn mức độ
  • 9. rủi ro hay chất lượng tín dụng của ngân hàng. 1.2.3.4. Các chỉ tiêu nợ xấu Theo quan điểm của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF): “Một khoảnchovayđược coi là không sinh lời (nợ xấu) khi tiền thanhtoánlãi và/hoặctiền gốcđã quáhạn từ 90 ngàytrở lên, hoặc các khoản thanh toán lãi đến90 ngày hoặchơn đã đượctái cơ cấu hay gia hạn nợ, hoặccác khoảnthanhtoándưới90 ngàynhưngcó các nguyênnhânnghingờviệctrả nợ sẽ đượcthực hiện đầy đủ” Có thể hiểu nợ xấu (NPL) là các khoản tiền cho khách hàng vay mà không thể thu hồi được do khách hàng đó làm ăn thua lỗ hoặc phá sản, nợ phải trả tăng, khách hàng mất khả năng thanh toán. Thời gian tồn động nợ kéo dài trên ba tháng và rất khó giải quyết. Theo Thông tư số 02/2013/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (SBV) Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thay thế Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN thì: “Nợ xấu (NPL) là nợ thuộc nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn), nhóm 4 (nợ nghi ngờ), nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn)”. Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn bao gồm: + Các khoản nợ quá hạn từ 91 đến 180 ngày; + Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu; + Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng; Nhóm 4: Nợ nghi ngờ bao gồm: + Các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày; + Các khoản nợ cơ cấu thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ cơ cấu lần đầu;
  • 10. + Các khoản nợ cơ cấu lại thời gian trả nợ lần thứ hai; Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn bao gồm: + Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày; + Các khoản nợ cơ cấu lại thời gian trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lần đầu; + Các khoản nợ cơ cấu lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lần thứ hai; + Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trảnợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã bị quá hạn; + Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý; - Công thức tính tỷ lệ nợ xấu: Tỷ lệ nợ xấu Nợ xấu = x 100% (1.3) Tổng dư nợ Tỷ lệ “nợ xấu” cho biết, trong 100 đồng tổng dư nợ thì có bao nhiêu đồng là nợ xấu, vì vậy, tỷ lệ nợ xấu là một chỉ tiêu cơ bản đánh giá chất lượng tín dụng cũng như rủi ro tín dụng của ngân hàng. Nợ xấu phản ánh khả năng thu hồi vốn khó khăn, vốn của ngân hàng lúc này không ở mức độ rủi ro thông thường nữa mà có nguy cơ mất vốn. 1.2.3.5. Trích lập dự phòng và bù đắp rủi ro tín dụng Dự phòng rủi ro theo Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 được khái niệm như sau: “Dự phòng rủi ro là số tiền đượctrích lậpvà hạch toán vào chi phí hoạtđộng để dự phòng cho nhữngtổnthấtcó thể xảy rađối với nợ của tổ chứctín dụng, chi nhánhngân hàng nước ngoài. Dự phòng rủi rogồm dự phòng cụ thểvà dự phòng chung. Dự phòngcụ thể là số tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra đối với từng khoản nợ cụ thể. Dự phòng chung là số tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra nhưng chưa xác định được khi trích lập dự phòng cụ thể”.
  • 11. Dự phòng rủi ro đánh giá khả năng bù đắp tổn thất trong hoạt động tín dụng của ngân hàng khi rủi ro xảy ra. Khi ngân hàng phải sử dụng quỹ dự phòng, điều đó đồng nghĩa với việc ngân hàng đang gặp phải tình trạng rủi ro mất vốn, do đó, dự phòng rủi ro là chỉ tiêu phản ánh tình trạng rủi ro mất vốn. Dự phòng rủi ro trích lập Tỷ lệ trích lập dự phòng RRTD = x 100% (1.4) Tổng dư nợ Tỷ lệ này phản ánh khả năng bù đắp rủi ro từ hoạt động tín dụng. Một tỷ lệ thấp hơn cho thấy chất lượng tín dụng tốt hơn. Tại Việt Nam quy định dự phòng chung được trích lập cho tất cả các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4 và bằng 0,75% tổng giá trị các khoản nợ. Tỷ lệ tríchlập dự phòng cụ thể đối với từng nhóm nợ như sau: Nhóm 1: 0%; nhóm 2: 5%; nhóm 3: 20%; nhóm 4: 50%; nhóm 5: 100%. Công thức tính số tiền dự phòng cụ thể như sau: R = max{0, (A-C)} x r (1.5) Trong đó R: số tiền dự phòng cụ thể phải trích A: giá trị khoản nợ C: giá trị tài sản bảo đảm r: tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể Theo cách tính toán trên, số tiền dự phòng cụ thể không chỉ phụ thuộc vào giá trị khoản nợ và tỷ lệ trích lập dự phòng, mà còn phụ thuộc vào giá trị tài sản bảo đảm. Do đó, ngân hàng cần định giá chính xác giá trị tài sản đảm bảo tại thời điểm ký kết hợp đồng thế chấp khoản vay. - Tỷ lệ xóa nợ
  • 12. Tỷ lệ xóa nợ Xóa nợ = x 100% (1.6) Tổng dư nợ Những khoản nợ khó đòi sẽ được xóa theo quy chế đưa ra hạch toán ngoại bảng và được bù đắp bởi quỹ dự phòng rủi ro tín dụng. Ngân hàng có tỷ lệ xóa nợ cao thể hiện tỷ lệ mất vốn lớn, chất lượng tín dụng thấp. Nếu tỷ lệ này lớn hơn thường là 2% thì chất lượng tín dụng của ngân hàng được xem là có vấn đề. 1.2.4.Nguyên nhân và hậu quả của rủi ro tín dụng 1.2.4.1. Nguyên nhân a) Nguyên nhân khách quan - Môi trườngvĩ mô: các yếu tố vĩ mô tác động đếnhoạt dộng kinh doanh của ngân hàng và khách hàng đượcphân tíchtheomô hình PEST. Đây lànguyên nhân khách quan, nằm ngoài sự kiểm soát của doanh nghiệp và ngành, nhưng có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng trả nợ của khách hàng. Bao gồm: + Môi trường chính trị và pháp luật (Political): sự thay đổi thể chế, luật pháp, bất ổn chính trị,… có thể đe dọa đến sự tồn tại và phát triển của bất cứ ngành nào. Ngoài luật pháp trung ương, các doanh nghiệp và cá nhân còn phải tuân theo luật pháp của khu vực. Đối với các doanh nghiệp và cánhân hoạt độngtrênbình diện quốc tế, họ cònphải hiểu biết luật pháp quốc tế, luật lệ địaphương, sự ổn định của nền chính trị ảnh hưởng đếnhoạt độngkinh doanh của họ như thế nào. + Môi trường kinh tế (Economics): môi trườngkinh tế không những có ý nghĩa đối với các khách hàng mà còn đối với ngân hàng cho vay. Các yếu tố thuộc môi trường kinh tế tác động đếnkhả năng trảnợ của khách hàng gồm: tínhchu kỳ của nền kinh tế; các biến số vĩ mô như lãi suất, lạm phát, tỷ giá; các chính sách của chính phủ như tiềnlương, đầu tư công, các hướng ưu tiên đầu tư, miễn giảm thuế, trợ cấp… + Môi trường văn hóa và xã hội (Sociocultural): đặc điểm giá trị văn hóa – xã hội của các nhóm khách hàng khác nhau như tuổi thọ trung bình, tình trạng sức khỏe, chế độ dinh
  • 13. dưỡng, thu nhập bình quân, trình độ dân trí… tác động đến định vị sản phẩm/dịch vụ, phân khúc khách hàng mà các doanh nghiệp, nhà sản xuất cung cấp, qua đó tác độngđến sự thành công hay thất bại của khách hàng vay vốn. + Môi trường công nghệ (Technological): côngnghệ đã và đang là yếu tố quan trọng tác độngtrực tiếp đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, cá nhân. Ứng dụng và nắm bắt được xu hướng phát triểncủacông nghệ là một trongnhững yếu tố thenchốt để tồntại và phát triển. - Môi trường vi mô: Đây là môi trường ngành tác động đến khả năng trả nợ của khách hàng vay vốn khi gặp các rủi ro: + Từ phía nhà cung cấp: không giao hàng, giao hàng chậm, giao hàng kém chất lượng, không thực hiện bảo hành bảo trì như thỏa thuận, không cung cấp hàng phụ tùng thay thế… + Từ phía khách hàng mua: hủy đơnđặt hàng trongkhi hàng hóa đã được sản xuất, nhận hàng nhưng không thanh toán, thanh toán chậm, dây dưa, quỵt nợ… + Từ phía tài sản bảo đảm: tài sản bảo đảm khó định giá, tínhkhả mại thấp, biếnđổi theo chiều hướng bất lợi hoặc thay đổi hiện trạng, phát sinh tranh chấp về pháp lý. b) Nguyên nhân chủ quan từ phía khách hàng Khách hàng chủ ý lừa đảo, chiếm dụng vốn của ngân hàng thông qua việc gian lận về số liệu, giấy tờ, quyền sở hữu tài sản, sử dụng vốn vay không đúng mục đích, không đúng đối tượng kinh doanh, phương án kinh doanh,… .Một khách hàng đã phát sinh nợ quá hạn tại các tổ chức tín dụng (TCTD) khác hoặc đã từng bội tín trong hoạt động kinh doanh sẽ là những khách hàng tiềm ẩn khả năng phát sinh nợ quá hạn. Năng lực quản lý kinh doanh yếu kém, khả năng tổ chức điều hành sản xuất không bắt kịp thay đổi của thị trường, dẫn đến hoạt động kinh doanh thua lỗ, mất khả năng trả nợ ngân hàng. c) Nguyên nhân chủ quan từ phía ngân hàng cho vay Chính sách tín dụng của ngân hàng không hiệu quả, không phù hợp với nền kinh tế,
  • 14. quy chế tín dụng không chặt chẽ để khách hàng lợi dụng chiếm đoạt vốn của ngân hàng. Cán bộ tín dụng không chấp hành đúng quy trình tín dụng như: không đánh giá đầy đủ chính xác khách hàng trước khi cho vay, cho vay khống, thiếu tài sản bảo đảm, cho vay vượt tỷ lệ cho vay trên tài sản, không kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc sử dụng vốn vay của khách hàng và kiểm soát sau vay, thông đồng với khách hàng lập hồ sơ giả mạo, nhận quà biếu hay nhận hối lộ của khách hàng. Do áp lực cạnh tranh nên ngân hàng đã nới lỏng các điều kiện tín dụng để thu hút khách hàng. Ngoài ra, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ tín dụng yếu kém cũng dẫn đếnviệc đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng không chính xác, đánh giá sai khả năng trả nợ của khách hàng. 1.2.4.2. Hậu quả của rủi ro tín dụng a, Đối với nền kinh tế Rủi ro tín dụng có thể khiến ngân hàng dè dặt trong việc huy động và cung ứng vốn cho nền kinh tế, làm cho sản xuất bị đình trệ, tăng trưởng kinh tế chậm lại, giá cả tăng, sức mua giảm, thất nghiệp gia tăng, chất lượng cuộc sống giảm sút. Hoạt động kinh doanh ngân hàng mang tính hệ thống, có mối quan hệ chặt chẽ với nhiều chủ thể trong toàn bộ nền kinh tế, do đó, rủi ro tín dụng có thể gây hậu quả với toàn bộ hệ thống tài chính quốc gia. b, Đối với ngân hàng Do không thu hồi được nợ (gốc, lãi và các loại phí) làm cho nguồn vốn ngân hàng bị thất thoát, trong khi ngân hàng vẫn phải chi trả tiền lãi cho nguồn vốn hoạt động, làm cho lợi nhuận bị giảm sút, thậm chí nếu trầm trọng hơn có thể bị phá sản. Nếu một ngân hàng có kết quả hoạt động xấu, thậm chí mất khả năng thanh toán và phá sản thì sẽ có những tác động dây chuyền ảnh hưởng xấu đến các ngân hàng và các bộ phận kinh tế khác. Nếu không có sự can thiệp kịp thời của Ngân hàng nhà nước (NHNN) và Chính phủ thì tâm lý sợ mất tiền sẽ lây lan đến toàn bộ người gửi tiền và họ sẽ đồng loạt rút tiền tại các ngân hàng làm cho các ngân hàng khác vô hình chung cũng rơi vào tình
  • 15. trạng mất khả năng thanh toán. 1.3. Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay KHCN của NHTM 1.3.1. Khái niệm Đối với các NHTM, trong hoạt động kinh doanh luôn phải chú ý đến hoạt động quản trị rủi ro. Quản trị rủi ro (QTRR) là trung tâm của hoạt động quản trị điều hành NHTM. Theo ủy ban Basel thì: “quản trị rủi ro tín dụng là việc thiết lập cơ chế nhận biết, đo lường, quản lý và kiểm soát được các rủi ro hiện tại và rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động tín dụng một cách đầy đủ, nhằm tối đa hóa lợi nhuận được điều chỉnh theo yếu tố rủi ro bằng cách duy trì mức độ rủi ro tín dụng trong phạm vi chấp nhận được”. Kiểm soát rủi ro ở mức có thể chấp nhận được là việc NHTM tăng cường các biện pháp phòng ngừa, hạn chế và giảm thấp nợ quá hạn, nợ xấu trong kinh doanh tín dụng, nhằm tăng doanh thu tín dụng, giảm thấp chi phí bù đắp rủi ro, đạt được hiệu quả trong kinh doanh tín dụng cả trong ngắn hạn và dài hạn. 1.3.2. Mục tiêu và nguyên tắc quản trị rủi ro tín dụng 1.3.2.1. Mục tiêu Mục tiêu quản trị rủi ro tín dụng (QTRRTD) là tối đa hóa thu nhập bằng cách duy trì rủi ro tín dụng ở mức chấp nhận được. Ngân hàng cần quản trị rủi ro tín dụng của danh mục cho vay tổng thể cũng như các khoản cho vay riêng lẻ; xem xét các mối tương quan giữa rủi ro tín dụng với các loại rủi ro khác. Quản trị rủi ro tín dụng có hiệu quả giúp đảm bảo cho hoạt động của ngân hàng và góp phần gia tăng lợi nhuận từ hoạt động cho vay của ngân hàng nếu quản lý và đánh giá tốt rủi ro. 1.3.2.2. Nguyên tắc Tháng 7 năm 2004, Ủy ban Basel về Giám sát Ngân hàng cho ra đời ấn phẩm mang tên “Hiệp ước quốc tế về tiêu chuẩn vốn và đo lường rủi ro” hay còn gọi là Hiệp ước Basel II. Theo đó, ủy ban Basel đã ban hành các nguyên tắc trong quản trị rủi ro tín dụng, đảm bảo tính hiệu quả và an toàn trong hoạt động cấp tín dụng. Các nguyên tắc này tập trung vào các nội dung cơ bản sau đây:
  • 16. Ủy ban Basel yêu cầu Hội đồng quản trị phải thực hiện phê duyệt và định kỳ (ít nhất 1 năm/lần) rà soát lại các chiến lược rủi ro tín dụng, các chính sách rủi ro tín dụng. Chiến lược này cần bao hàm mức độ chấp nhận rủi ro, khả năng ứng phó dự kiến nếu có xảy ra các loại hình rủi ro tín dụng. Các ngân hàng cần xác định và quản trị rủi ro tín dụng trong mọi sản phẩm và hoạt động của mình nhằm xây dựng môi trường tín dụng thích hợp. Các ngân hàng cần xác định rõ ràng các tiêu chí cấp tín dụng lành mạnh (thị trường mục tiêu, đối tượng khách hàng, điều khoản, điều kiện cấp tín dụng...). Ngân hàng cần có quy trình rõ ràng trong phê duyệt tín dụng với sự tham gia của các bộ phận tiếp thị, bộ phận phân tích tín dụng và bộ phận phê duyệt tín dụng cũng như trách nhiệm rạch ròi của các bộ phận tham gia, đồng thời cần phát triển đội ngũ nhân viên quản trị rủi ro tín dụng có kinh nghiệm, có kiến thức, nhằm đưa ra các nhận định thận trọng trong việc đánh giá, phê duyệt và quản trị rủi ro tín dụng. Ngân hàng cần có hệ thống quản trị các danh mục tín dụng hiệu quả, có hệ thống giám sát đối với các điều kiện liên quan đến từng khoản tín dụng, bao hàm việc xác định quy mô thích hợp các khoản dự phòng, xây dựng và sử dụng hệ thống xếp hạng rủi ro. Ngân hàng cần có hệ thống thông tin và kỹ thuật phân tích giúp ban điều hành đánh giá rủi ro tín dụng cho các hoạt động trong và ngoài bảng cân đối kế toán; có hệ thống giám sát cơ cấu và chất lượng tổng thể của danh mục tín dụng. Ngân hàng cần thiết lập hệ thống đánh giá độc lập và liên tục đối với các quy trình quản trị rủi ro tín dụng và các kết quả đánh giá này cần thông báo cho Hội đồng quản trị và ban quản lý cấp cao. Quy trình cấp tín dụng cần phải được quản lý chặt chẽ, mức cho vay phải nằm trong các chuẩn mực an toàn và giới hạn cho phép. Ngân hàng cần có hệ thống cảnh báo sớm đối với các khoản tín dụng có dấu hiệu xấu đi, quản lý các khoản tín dụng có vấn đề và các tình huống tương tự. 1.3.3. Nội dung của công tác quản trị rủi ro tín dụng 1.3.3.1. Thiết lập khung pháp lý hoạt động cho vay
  • 17. Chính sách tín dụng là tổng thể các quy định của ngân hàng về hoạt động tín dụng nhằm đưa ra định hướng và hướng dẫn hoạt động của cán bộ ngân hàng trong việc cấp tín dụng cho khách hàng. Bao gồm: điềukiện cho vay, hạn mức, lãi suất, kỳ hạn, phạm vi, các khoản tín dụng có vấn đề và các nội dung khác… Chính sách tín dụng được phản ánh thông qua các nội dung cụ thể về điều kiện cho vay, hạn mức cho vay, thời hạn cho vay, lãi suất và mức đảm bảo cho mỗi khoản tín dụng. Các tiêu chuẩn điều kiện về hạn mức cho vay được quy định trong từng sản phẩm cụ thể, đối với từng khách hàng. Rủi ro đi liền với lợi nhuận, đó chính là sự đánh đổi. Trong mỗi giai đoạn, ngân hàng cần xác định rõ khẩu vị rủi ro và đánh giá mức độ rủi ro mong muốn có xứng đáng với lợi ích, mục tiêu tăng trưởng, mục tiêu chiến lược của ngân hàng hay không. Khẩu vị rủi ro là khả năng, cách thức, mức độ và phạm vi chấp nhận rủi ro nhằm đạt được những mục tiêu hoạt động, kinh doanh mà ngân hàng theo đuổi. Làm được điều này, ngân hàng sẽ hạn chế được rủi ro ở mức thấp nhất, và tối đa hóa lợi nhuận cho ngân hàng. 1.3.3.2. Xây dựng quy trình tín dụng Quy trình tín dụng là trình tự tổ chức thực hiện các bước kỹ thuật nghiệp vụ cơ bản, chỉ rõ cách làm, trình tự các bước từ khi bắt đầu đến khi kết thúc một giao dịch thuộc chức năng, nhiệm vụ của cán bộ tín dụng và lãnh đạo ngân hàng có liên quan. Vì vậy, ngân hàng cần xây dựng quy trình tín dụng khoa học, hợp lý giúp bảo đảm thực hiện các khoản vay có chất lượng. 1.3.3.3. Thiết lập chiến lược, xây dựng văn hóa quản trị rủi ro Chiến lược quản trị rủi ro tín dụng nằm trong chiến lược quản trị rủi ro chung của toàn ngân hàng, là kế hoạch tổng thể thống nhất của ngân hàng về công tác quản trị rủi ro do ban điều hành dự thảo và được hội đồng quản trị, hội đồng thành viên phê duyệt. Chiến lược quản trị rủi ro cho ngân hàng có thể trong khoảng thời gian từ ba đến năm năm. Chiến lược quản trị RRTD phải phù hợp với tình hình hiện tại của ngân hàng và thị trường, phải phù hợp với chiến lược chung của ngân hàng. Chiến lược quản trị RRTD được xây dựng rõ ràng sẽ giúp cho các bộ phận tham gia vào quá trình quản trị rủi ro có thể hình
  • 18. dung được mục tiêu, đích đến trong công tác quản trị rủi ro, tránh việc hiểu sai, lệch lạc, không nhất quán giữa các bộ phận. Xây dựng văn hóa quản trị rủi ro cũng rất quan trọng. Văn hóa quản trị rủi ro được cấu thành từ những giá trị, chiến lược, mục tiêu, niềm tin đối với rủi ro, từ đó định hình cho mỗi nhân viên ngân hàng những quan điểm về sự đánh đổi giữa rủi ro và lợi ích. Văn hóa quản trị rủi ro mạnh đồng nghĩa với việc tất cả nhân viên, các cấp quản lý đều hiểu được rõ mục tiêu, chiến lược, luôn đặt lợi ích của ngân hàng song hành với lợi ích cá nhân. 1.3.3.4. Tổ chức bộ máy quản lý Trong cơ cấu tổ chức của ngân hàng thường hình thành khối chuyên trách quản trị rủi ro với nhiều cấp độ quản lý. Trong trường hợp này, có sự phân định rõ ràng ở từng cấp trong ngân hàng và quản lý rủi ro là quá trình thực hiện từ trên xuống và từ dưới lên. Tại cấp cao nhất là việc xác định mục tiêu thu nhập với giới hạn rủi ro. Trong quá trình quản lý thực hiện từ trên xuống, mục tiêu chung của ngân hàng sẽ được cụ thể hóa bằng những chỉ dẫn cho các bộ phận chức năng, và cho những người quản lý có trách nhiệm. Những chỉ dẫn này bao gồm mục tiêu thu nhập, giới hạn rủi ro và các văn bản hướng dẫn chính sách quản trị rủi ro. Việc giám sát và lập báo cáo được định hướng từ dưới lên trên, bắt đầu từ giao dịch và kết thúc với những mức rủi ro đã được tổng hợp. Nói tóm lại, tổ chức quản lý rủi ro kinh doanh nói chung và quản lý rủi ro tín dụng nói riêng có liên quan đến nhiều hệ thống cấp bậc trong ngân hàng từ trên xuống dưới, nhằm tổng hợp rủi ro và khả năng sinh lời của ngân hàng để kiểm soát và giám sát. 1.3.4. Quy trình quản trị rủi ro tín dụng Quy trình quản trị rủi ro tín dụng bao gồm 4 nội dung: Nhận biết rủi ro, đo lường rủi ro, quản trị rủi ro, kiểm soát và xử lý rủi ro. Tuy có sự phân đoạn trong quy trình quản trị rủi ro tín dụng, song các khâu được phân ra trong quy trình phải luôn có sự gắn bó với nhau, tạo thành một chu trình liên tục, có vậy mới đảm bảo kiểm soát rủi ro theo mục tiêu đã định. RRTD một khi đã được xác định thì cần phải được phân tích, đo đường và đưa ra các biện pháp xử lý theo dõi. Trong quá trình quản lý theo dõi, hệ thống quản lý rủi ro tín
  • 19. dụng phải có khả năng xác định và tìm ra các nguy cơ rủi ro mới và các rủi ro tín dụng đang tồn tại. Nguồn: (Dương Hữu Hạnh 2013) Sơ đồ 1.1: Quy trình quản trị rủi ro tín dụng 1.3.4.1. Nhận biết rủi ro Đây là bước đầu tiên trong quá trình quản trị rủi ro tín dụng tại các NHTM, ngân hàng phải nhìn nhận từ chính mình để thấy nguy cơ rủi ro có thể xảy ra, kết hợp với việc nhìn nhận từ phía khách hàng vay vốn để nhận ra rủi ro từ các dấu hiệu báo trước. Ngân hàng có thể nhận biết qua các dấu hiệu như: danh mục tín dụng có biểu hiện tập trung cao; tín dụng tăng trưởng cao bất thường trong thời gian ngắn; tỷ lệ nợ xấu, nợ có vấn đề và nợ quá hạn tăng vượt ngưỡng cho phép; hệ thống thông tin quản lý không được nâng cấp, dễ gặp sự cố hay tin tặc tấn công. Khi các dấu hiệu tiềm ẩn rủi ro xuất hiện từ phía khách hàng, ngân hàng cần nhận biết được khả năng xảy ra rủi ro để có thể đưa ra các quyết định ứng phó kịp thời. Để nhận biết rủi ro, một số công việc ngân hàng cần phải thực hiện như sau: - Nhận biết rủi ro tín dụng trước khi cấp tín dụng: thông tin không cân xứng là tình huống phát sinh khi ngân hàng không nhận biết đầy đủ về đối tác của mình, dẫn đến quyết định cấp tín dụng cho các khách hàng có điều kiện dưới tiêu chuẩn. Sự tồn tại thông tin không cân xứng dẫn đến lựa chọn đối nghịch xuất hiện trước khi giao dịch cấp tín dụng Nhận biết rủi ro Đo lường rủi ro Kiểm soát và xử lý rủi ro Quản trị rủi ro
  • 20. được thực hiện. Những người đi vay tiềm ẩn rủi ro cao lại là những người tích cực nhiệt tình trong việc tìm kiếm khoản vay. Một số dấu hiệu rủi ro lựa chọn đối nghịch như: khách hàng mong muốn vay tiền bằng mọi giá như sẵn sàng chấp nhận lãi suất cao bất thường; khách hàng không xem xét các điều khoản của hợp đồng một cách cẩn thận và chu đáo, dễ dàng chấp nhận các điều khoản ngân hàng đưa ra cho dù nó có thể bất lợi cho người vay. - Nhận biết rủi ro tín dụng sau khi cấp tín dụng: khách hàng chậm trễ, né tránh, cản trở việc cán bộ ngân hàng kiểm tra cơ sở sản xuất kinh doanh, kiểm tra sau vay. Các biểu hiện như không nghe điện thoại, cử người không có trách nhiệm tiếp khách, viện cớ bận, đi công tác, khất lần trong các cuộc hẹn với ngân hàng; khách hàng không cung cấp những thông tin bổ sung sau vay mà ngân hàng yêu cầu, sử dụng vốn sai mục đích, tự ý chuyển giao tài sản đảm bảo cho người khác sử dụng, cung cấp tài liệu thông tin sai sự thật, không trả nợ đầy đủ và đúng hạn theo thỏa thuận; khách hàng thường xuyên xin gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ. 1.3.4.2. Đo lường rủi ro tín dụng Sau khi RRTD được nhận biết, khâu tiếp theo trong quy trình quản trị RRTD là tiến hành đo lường (lượng hóa) RRTD. Đo lường rủi ro là giai đoạn quan trọng, cần có sự kết hợp tổng hòa của rất nhiều yếu tố như quy trình nghiệp vụ, con người và công nghệ,… để tạo thành hệ thống đo lường rủi ro. Đo lường RRTD giúp góp phần tính toán vốn kinh tế cho ngân hàng. Vốn kinh tế được xác định bằng phần tổn thất ngoài dự tính (Unexpected Loss – UL), theo đó UL sẽ được bù đắp bằng vốn tự có của ngân hàng. Xác định được rủi ro chính xác sẽ giúp hình thành một tấm đệm vốn tự có đủ lớn nhằm đối phó với các tổn thất không thể dự tính có khả năng xảy ra. Khi mức độ rủi ro đã được lượng hóa, ngân hàng có cơ sở để xác định lãi suất cho vay phù hợp với quan hệ “rủi ro/ lợi nhuận” thông qua cơ chế tính giá bù đắp rủi ro. Ngoài ra, ngân hàng có thể căn cứ thêm vào khẩu vị RRTD để sàng lọc và lựa chọn khách hàng nhằm nâng cao hiệu quả của danh mục tín dụng.
  • 21. Đo lường RRTD còn góp phần quản lý danh mục tín dụng theo phương pháp chủ động, nhằm tái cấu trúc danh mục tín dụng theo hướng giảm rủi ro tập trung và phù hợp với khẩu vị RRTD của ngân hàng, giúp ngân hàng tính toán và trích lập mức dự phòng RRTD phù hợp nhất với mức độ rủi ro của khoản vay, từ đó xác định mức dự phòng cho toàn bộ danh mục tín dụng, tập trung giám sát, xử lý tín dụng có rủi ro cao và tái xếp hạng khách hàng sau khi cho vay. Các ngân hàng hiện đang sử dụng nhiều phương pháp và mô hình đo lường rủi ro vừa truyền thống, vừa hiện đại, tiên tiến. Một số mô hình tiêu biểu như: a) Mô hình định tính về rủi ro tín dụng Là mô hình truyền thống đánh giá khách hàng vay vốn dựa vào chủ quan từ phía ngân hàng. Theo mô hình này, các ngân hàng chủ yếu sử dụng các thông tin khác nhau về người vay theo mô hình 6C để đưa ra nhận xét chủ quan của mình, bao gồm các thông tin định tính sau: - Tư cách người vay (Character): cán bộ tín dụng (CBTD) phải chắc chắn rằng người vay có mục đích tín dụng rõ ràng và có thiện chí nghiêm chỉnh trả nợ khi đến hạn. - Năng lực của người vay (Capacity): người đi vay phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự, người vay có phải là đại diện hợp pháp của doanh nghiệp. - Thu nhập của người vay (Cashflow): xác định nguồn trả nợ của khách hàng. - Bảo đảm tiền vay (Collateral): là nguồn thu thứ hai có thể dùng để trả nợ vay cho ngân hàng. - Các điều kiện (Conditions): ngân hàng quy định các điều kiện tùy theo chính sách tín dụng từng thời kỳ. - Kiểm soát (Control): đánh giá ảnh hưởng do sự thay đổi của luật pháp, quy chế hoạt động, khả năng khách hàng đáp ứng các tiêu chuẩn của ngân hàng.
  • 22. Việc sử dụng mô hình này tương đối đơn giản, song có hạn chế là phụ thuộc vào mức độ chính xác của nguồn thông tin thu thập, khả năng dự báo cũng như trình độ phân tích, đánh giá của cán bộ tín dụng. b) Mô hình định lượng rủi ro tín dụng - Mô hình xác suất vỡ nợ Mô hình xác suất vỡ nợ còn gọi là phương pháp ước tính tổn thất tín dụng dựa trên hệ thống cơ sở dữ liệu đánh giá nội bộ (Internal Ratings Based- IRB). Đây là phương pháp được áp dụng theo Hiệp định mới về tiêu chuẩn vốn quốc tế của Basel II. Việc sử dụng IRB để ước lượng tổn thất tín dụng đã được ủy ban Basel khuyến khích các nước tham gia sử dụng. Việc ước lượng tổn thất phụ thuộc vào ba yếu tố chính là: (i) xác suất không trả nợ của khách hàng (Probability of Default, PD); (ii) tỷ trọng tổn thất ước tính (Loss Given of Default, LGD); (iii) tổng dư nợ của khách hàng tại thời điểm khách hàng không trả được nợ (Exposure at Default, EAD). Từ đó, Ngân hàng sẽ ước tính được tổn thất (Expected Loss, EL) như sau: EL = PD x EAD x LGD (1.7) Phương pháp IRB là một quy trình phức tạp, đòi hỏi ngân hàng phải có một hệ thống công nghệ quản lý mạnh và hệ thống dữ liệu lịch sử đầy đủ trong một giai đoạn cũng như phải đáp ứng một số yêu cầu nhất định về hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, trình độ quản trị ngân hàng và các quy định về công khai thông tin. - Mô hình điểm số tín dụng tiêu dùng Nhiều ngân hàng còn áp dụng mô hình cho điểm để xử lý đơn xin vay của người tiêu dùng như: mua xe ô tô, trang thiết bị gia đình, bất động sản, … Các yếu tố quan trọng trong mô hình cho điểm tín dụng bao gồm: tuổi đời, tình trạng hôn nhân trạng thái tài sản, số người phụ thuộc, tình trạng sở hữu nhà, thu nhập, hình thức trả lương, thâm niên công tác, lịch sử tín dụng. Một số mô hình có thể áp dụng là: + Mô hình điểm số tín dụng cá nhân của FICO
  • 23. Điểm số tín dụng (Credit Score) cá nhân là một phương tiện kiểm soát tín dụng được gán cho mỗi cá nhân tại một số nước phát triển giúp tổ chức tín dụng ước lượng được mức rủi ro khi cho vay. Điểm tín dụng càng thấp thì mức rủi ro của bên cho vay càng cao. Fair Isaac Corp đã xây dựng mô hình điểm số tín dụng FICO thấp nhất là 300 và cao nhất là 850 áp dụng cho cá nhân dựa vào tỷ trọng của 5 chỉ số phân tích được trình bày trong Bảng 1.1: Bảng 1.1: Tỷ trọng các tiêu chí đánh giá trong mô hình điểm số tín dụng FICO. Tỷ trọng Tiêu chí đánh giá 35% Lịch sử trả nợ (payment history): Thời gian quá hạn càng dài và số tiền quá hạn càng cao thì điểm số tín dụng càng thấp. 30% Dư nợ tại các tổ chức tín dụng (Amounts owed): Nợ quá nhiều so với mức cho phép, đặc biệt là thẻ tín dụng sẽ làm giảm điểm số. 15% Độ dài của lịch sử tín dụng (Length of credit history): Thông tin càng nhiều năm càng đáng tin cậy và điểm số tín dụng sẽ càng cao. 10% Số lần nợ vay mới (New credit): Vay nợ thường xuyên được xem là dấu hiệu có khó khăn về tài chính nên điểm số tín dụng càng thấp. 10% Các loại tín dụng được sử dụng (Types of credit used): Các loại nợ khác nhau sẽ được tính điểm số tín dụng khác nhau Nguồn: (Trương Thị Hồng và Lê Thị Minh Ngọc, diễn đàn nghiên cứu về tài chính tiền tệ, số 21(414)/2014, tr.17 – tr.21) Mô hình điểm số tín dụng FICO được áp dụng rộng rãi tại Mỹ do các thông tin liên quan đến tình trạng tín dụng của mọi người có thể được ngân hàng tra soát dễ dàng qua các công ty thông tin tín dụng (Credit reporting companies). Công ty thông tin tín dụng thực hiện ghi nhận và cập nhật thông tin từ các tổ chức tín dụng, phân tích và cho điểm tín dụng từng người. Theo mô hình điểm số tín dụng của FICO thì người có điểm số tín dụng ở mức
  • 24. 700 được xem là tốt, đối với cá nhân có điểm số tín dụng thấp hơn 620 sẽ có thể bị ngân hàng thận trọng hơn trong xét duyệt cho vay. + Mô hình điểm số Vantage Score Đây là mô hình do ba công ty cung cấp thông tin tín dụng là Equifax, Experian, TransUnion xây dựng. Mô hình điểm số tín dụng Vantage Score rất đơn giản giúp mọi người dễ hiểu với năm mức xếp hạng tăng dần từ F đến A tương ứng với số điểm được thiết lập từ 501 (thấp nhất, không đáng tin cậy nhất) đến 990 (cao nhất, đáng tin cậy nhất). Tỷ trọng các tiêu chí đánh giá được trình bày như Bảng 1.2. Bảng 1.2: Tỷ trọng các tiêu chí đánh giá trong mô hình điểm số tín dụng Vantage Score Tỷ trọng Tiêu chí đánh giá 32% Lịch sử trả nợ (Payment History): Tình trạng thanh toán kịp thời và đúng cam kết. 23% Tình trạng lịch sử tín dụng (Credit Utilization): Tỷ lệ vay trả, ý thức trả nợ đúng hạn. 15% Tình trạng số dư có (Credit Balances): Tổng các khoản vay và mức tín dụng sẵn có còn để đáp ứng, các khoản nợ quá hạn được chấm điểm rất khắt khe. 13% Độ sâu tíndụng (Depth of Credit): Lịch sử tín dụng càng dài càng đáng tin cậy. 10% Tình trạng tín dụng gần đây (Recent Credit): Mức độ thường xuyên vay nợ và số lần yêu cầu vay. 7% Tình trạng tín dụng sẵn có (Available Credit): Mức tín dụng có thể nhận được ngay hay trong một thời gian ngắn có thể. Nguồn: (Trương Thị Hồng và Lê Thị Minh Ngọc, diễn đàn nghiên cứu về tài chính tiền tệ, số 21(414)/2014, tr.17 – tr.21)
  • 25. - Mô hình xếp hạng tín dụng Hệ thống xếp hạng tín dụng (XHTD) giúp NHTM quản trị rủi ro tín dụng bằng phương pháp tiên tiến, giúp đánh giá mức độ tín nhiệm khách hàng, thiết lập mức lãi suất cho vay phù hợp với dự báo khả năng thất bại của từng nhóm khách hàng. NHTM có thể đánh giá hiệu quả danh mục cho vay thông qua giám sát sự thay đổi dư nợ và phân loại nợ trong từng nhóm khách hàng đã được xếp hạng, qua đó điều chỉnh nguồn lực vào nhóm khách hàng an toàn. Các chỉ số tài chính được sử dụng trong mô hình bao gồm các chỉ tiêu thanh khoản, các chỉ tiêu hoạt động, chỉ tiêu đòn cân nợ, chỉ tiêu lợi tức, chỉ tiêu vay nợ và chi phí trả lãi. Các chỉ tiêuphi tài chính thường được sử dụng bao gồm thời gian hoạt động kinh doanh của khách hàng, số năm kinh nghiệm và trình độ của nhà quản trị cao cấp, triểnvọng ngành. Căn cứ vào chính sách tín dụng và các quy trình có liên quan của từng ngân hàng nhằm xác lập quy trình XHTD. Một quy trình XHTD bao gồm các bước cơ bản sau: (i) Thu thập thông tin có liên quan đến các chỉ tiêu sử dụng trong phân tích đánh giá; (ii) Phân tích bằng mô hình để kết luận về mức xếp hạng. Mức xếp hạng cuối cùng được quyết định theo ý kiến của Hội đồng xếp hạng. Trong xếp hạng tín dụng thì kết quả xếp hạng tín dụng không được công bố rộng rãi; (iii) Theo dõi tình trạng tín dụng của đối tượng xếp hạng để điều chỉnh mức xếp hạng các thông tin điều chỉnh được lưu giữ. Tổng hợp kết quả xếp hạng so với thực tế rủi ro xảy ra, và dựa trên tần suất phải điều chỉnh mức xếp hạng đã thực hiện đối với khách hàng để xem xét điều chỉnh mô hình xếp hạng. XHTD theo mô hình điểm số là phương pháp khoa học kết hợp sử dụng dữ liệu để nghiên cứu thống kê và áp dụng mô hình thuật toán để phân tích, tính điểm cho các chỉ tiêu đánh giá trong mô hình một biến hoặc đa biến. Các chỉ tiêu sử dụng trong XHTD được xác lập theo nhóm bao gồm phân tích ngành, phân tích hoạt động kinh doanh, phân tích hoạt động tài chính. Sau đó đưa vào mô hình để tính điểm theo trọng số và quy đổi điểm nhận được sang biểu xếp hạng tương ứng.
  • 26. 1.3.4.3. Quản trị rủi ro Sau khi xác định, phân tích và hình thành các chỉ tiêu đo lường, rủi ro cần phải được theo dõi thường xuyên. Mục đích của khâu này là giúp cho bộ máy quản trị rủi ro nắm bắt được tình trạng rủi ro của ngân hàng theo thời gian để có biện pháp giảm thiểu rủi ro. Trước hết, ngân hàng cần phải có một hệ thống các công cụ quản lý rủi ro. Song song với các công cụ quản lý rủi ro tín dụng, là việc tổ chức quản trị rủi ro tín dụng được thực hiện ở cấp độ tập trung trong toàn ngân hàng. Các công cụ quản trị rủi ro tín dụng bao gồm: - Mức ủy quyền phán quyết là hạn mức tín dụng tối đa mà hội sở chính giao cho chi nhánh được toàn quyền quyết định. - Giới hạn rủi ro là mức rủi ro tối đa mà ngân hàng có thể chịu đựng được để đảm bảo đạt được mức lợi nhuận tương ứng. - Quản trị danh mục cho vay: ngân hàng phải thường xuyên phân tích và theo dõi danh mục tín dụng, đặc biệt là các khoản nợ xấu, nợ có vấn đề để có những biện pháp xử lý kịp thời khi có rủi ro xảy ra. - Rà soát chính sách quản trị rủi ro theo từng thời kỳ: ngân hàng cần chú ý tới việc xây dựng chính sách cụ thể, bao quát được toàn bộ quá trình kinh doanh cũng như hoạt động của mình. Do môi trường kinh doanh biến đổi không ngừng, ngân hàng cũng cần luôn luôn rà soát lại để các chính sách quản trị rủi ro phù hợp với từng giai đoạn và chiến lược kinh doanh của ngân hàng trong từng thời kỳ. - Phân tán rủi ro: phân tán rủi ro trong hoạt động tín dụng là việc thực hiện cấp tín dụng cho nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, khu vực sản xuất kinh doanh, cá nhân nhằm tránh những tổn thất lớn xảy ra cho ngân hàng thương mại. - Thực hiện bảo hiểm tín dụng: bảo hiểm tín dụng là biện pháp chuyển một phần hay toàn bộ các rủi ro tín dụng cho tổ chức bảo hiểm. Có thể thực hiện nhiều loại bảo hiểm khác nhau như bảo hiểm hoạt động cho vay, bảo hiểm tài sản … Trong các nghiệp vụ trên, các NHTM Việt Nam đã triển khai tương đối rộng khắp bảo hiểm đối tượng cho vay, bảo hiểm tài sản, bảo hiểm phương tiện vận tải …
  • 27. - Thực hiện bảo đảm tín dụng: là việc một tổ chức tín dụng áp dụng các biện pháp phòng ngừa rủi ro, tạo cơ sở kinh tế và pháp lý để thu hồi được các khoản nợ đã cho khách hàng vay. Bù đắp tín dụng có thể thực hiện theo chính sách sau: Cầm cố, thế chấp, bảo lãnh của bên thứ ba. - Lập quỹ dự phòng rủi ro: lập quỹ dự phòng rủi ro được coi như một trong những biện pháp cơ bản để bù đắp những tổn thất có thể xảy ra đối với các tổ chức tín dụng. Hiện nay, việc lập dự phòng rủi ro và sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng được thực hiện theo Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của NHNN. - Sử dụng các công cụ phái sinh để phòng ngừa và hạn chế rủi ro: các công cụ phái sinh thông qua hợp đồng trao đổi tín dụng, hợp đồng quyền chọn tín dụng. 1.3.4.4. Kiểm soát và xử lý rủi ro tín dụng Kiểm soát rủi ro Kiểm soát rủi ro tín dụng là một nội dung của quản trị rủi ro tín dụng, được thực hiện song song với hoạt động quản trị rủi ro nhằm mục tiêu: (i) phòng, chống và kiểm soát các rủi ro có thể phát sinh trong hoạt động ngân hàng, (ii) đảm bảo toàn bộ các hoạt động, các bộ phận và từng cá nhân trong ngân hàng đều tuân thủ các quy định của pháp luật, tuân thủ và thực hiện các chiến lược, chính sách, quy trình và quyết định của các cấp thẩm quyền, đảm bảo mục tiêu an toàn và hiệu quả trong hoạt động của ngân hàng. Cần thực hiện kiểm soát các khâu sau: Kiểm soát trước khi cho vay bao gồm kiểm soát quá trình thiết lập chính sách, thủ tục, quy trìnhcho vay; kiểm traquá trìnhlập hồ sơ vay vốn và thẩm định, các cán bộ tíndụng thực hiện đối chiếuvới quy định để kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp của hồ sơ vay vốn, kiểm tratính chính xác của các số liệu tính toán. Kiểm soát trong khi cho vay gồm kiểm soát một lần nữa hợp đồng tín dụng; kiểm tra quá trình giải ngân, bao gồm đối chiếu xác nhận của khách hàng với số liệu tại ngân hàng để từ đó, phát hiện các trường hợp vay hộ, lập hồ sơ giải ngân vay vốn, kê khai khống tài
  • 28. sản đảm bảo, cán bộ tín dụng thu nợ, lãi không nộp ngân hàng, điều tra việc sử dụng vốn vay của khách hàng có đúng mục đích xin vay không. Kiểm soát sau khi cho vay là kiểm soát việc đôn đốc thu hồi nợ, kiểm soát tín dụng nội bộ độc lập, đánh giá lại chính sách tín dụng. Biện pháp xử lý rủi ro tín dụng - Biệnpháp khai thác nợ: đối với những khoản nợ có vấn đề, nhưng chưa đến mức phải thanh lý theo trìnhtự của pháp luật, ngân hàng thường áp dụng biện pháp khai thác nợ. Ngân hàng có thể áp dụng linh hoạt như sau: Trường hợp tuy gặp khó khăn trả nợ trước mắt nhưng hoạt động của khách hàng vẫn trongtầm kiểm soát, đặc biệt khách hàng có thiệnchí trảnợ cao, thì ngân hàng chỉ cần đưa ra các biện pháp có tính chất tư vấn nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, tăng khả năng trả nợ cho ngân hàng. Yêu cầu bổ sung tài sản bảo đảm hoặc tìm người bảo lãnh. Việc này phải được thực hiện khi việc hoàntrảnợ địnhkỳ gặp khó khăn, nguồn thu biếnđộng, giátrịtài sảnđảm bảo (TSĐB) giảm sút. Việc tăng giá trị TSĐB được làm thành văn bản và là một bộ phận cấu thành hợp đồng tíndụng hiện hành. Ngoài ra, ngân hàng có thể cơ cấu lại nợ bằng các hình thức như gia hạn nợ, tái cấu trúc khoản vay. - Biện pháp thanh lý nợ: sau khi áp dụng các biện pháp ngăn ngừa, nếu khoản nợ trở về trạng thái tốt thì sẽ được theo dõi bình thường theo quy trình tín dụng của ngân hàng. Nếu khả năng thu hồi nợ là không còn hoặc khách hàng không có thiện chí trả nợ, có hành vi lừa đảo, vi phạm pháp luật, thì ngân hàng phải thanh lý tíndụng theo pháp luật. Hiệnnay các hình thức phát mại tài sản để thu nợ chủ yếu gồm: Ngân hàng dùng biện pháp xiết nợ bằng cách mua lại tài sản thế chấp của khách hàng. Để thực hiện được, hai bên phải thỏa thuận giá cả tài sản và xử lý phần chênh lệchgiữa giá bán và giá trị khoản nợ. Trường hợp ngân hàng không mua lại hoặc hai bên không thỏa thuận mua bán trực tiếp tài sản, thì các bên làm thủ tục bán đấu giá tài sản tại trung tâm bán đấu giá.
  • 29. Trường hợp cótranh chấp về tài sảnđảm bảo, hoặc khách hàng cốtình không trảnợ bằng hình thức phát mại tài sản thì ngân hàng có thể làm đơn gửi ra tòaán để được giải quyết theo trình tự của pháp luật. - Bù đắp tổnthất trongthanh lýtín dụng: về nguyên tắc, biện pháp này chỉ sử dụng đối với các khoản nợ xấu. Hiện tại, ngân hàng phải tuân thủ theo Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 củaThống đốc Ngân hàng Nhà nước và Thông tư số 09/2014/TT-NHNN ngày 18/03/2014 v/v sửa đổi một số điều của Thông tư 02/2013/TT-NHNN quy định về phân loại tài sản Có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro. Ngoài ra, theo chế độ tài chính, nếu quỹ dự phòng rủi ro không đủ bù đắp tổn thất tín dụng, thì phần thiếu hụt phải được bù đắp bằng quỹ dự phòng tài chính. Trường hợp quỹ dự phòng tài chính không đủ bù đắp, thì phần thiếu hụt được hạch toán vào chi phí bất thường. - Bán nợ: các ngân hàng ngày càng tích cực chủ động mua bán các khoản nợ của mình nhằm đạt được các mục đích quản trị rủi ro và tăng khả năng sinh lời. Các khoản nợ là tài sản chính thuộc sở hữu của ngân hàng nên ngân hàng có thể bán chúng như bán bất kỳ một tài sản nào khác. “Bán nợ là việc ngân hàng cho vay chuyển quyền sở hữu khoản nợ, tức quyền đòi nợ cho một người khác để thu hồi vốn trước khi hợp đồng tín dụng hết hạn” (Nguyễn Văn Tiến, 2015, tr.319). Hầu hết các khoản nợ được ngân hàng đem bán trên thị trường mở thường đáo hạn trong 90 ngày, đó có thể là một khoản nợ mới hay một khoản nợ cũ có thời hạn đến hạn trong 90 ngày và thường là khoản có tài sản bảo đảm. Nếu lãi suất thị trường tăng hoặc con nợ được tăng hạng tín dụng thì khoản nợ có thể được bán với giá cao hơn mệnh giá. Nếu lãi suất thị trường giảm hoặc con nợ bị giáng hạng thì khoản nợ có thể được bán với giá thấp hơn mệnh giá. Đối với những khoản nợ xấu, ngân hàng phải tháo nợ để cải thiện tính hình thanh khoản, thì giá bán thường là rất thấp so với mệnh giá của khoản nợ. 1.3.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản trị rủi ro tín dụng
  • 30. Hầu hết các hoạt động của ngân hàng đều liên quan đến công nghệ, do đó nhân tố công nghệ thông tin có ảnh hưởng nhiều đến công tác quản trị rủi ro tín dụng. Từ lưu trữ thông tin đến các công cụ, phần mềm hỗ trợ trong quá trình quản lý, triển khai công việc đều có sự hỗ trợ của các phần mềm, chương trình công nghệ. Vì vậy, ngân hàng cần xây dựng hệ thống công nghệ thông tin mạnh để tăng cường hiệu quả hoạt động và giảm thiểu rủi ro tối đa. Bên cạnh đó, sự thay đổi của hệ thống quy chế, chính sách, quy trình, cơ sở dữ liệu tín dụng khách hàng cũng tác động lớn đến công tác quản trị rủi ro tín dụng: Các quy chế, chính sách cho vay hiện đại thường quy định rằng tổng mức giá trị một ngân hàng được phép đầu tư, cho vay hoặc cung cấp tín dụng khác đối với một khách hàng cá nhân có liên quan vượt hơn một tỷ lệ nhất định tính trên tổng số vốn và dự phòng của ngân hàng đó. Uỷ ban Basel về giám sát ngân hàng khuyến nghị nên áp dụng tỷ lệ tối đa là 25%, có thể giảm xuống 10% khi thực tế cho phép. Mức ngưỡng phải báo cáo cho cơ quan quản lý chức năng thường được đặt thấp hơn mức tỷ lệ tối đa. Ngân hàng cần tríchlậpdự phòng rủi ro một cách nghiêm túc và phù hợp với tình hình dư nợ tại ngân hàng mình. Ngoài ra, sự thay đổi của các chính sách kinh tế vĩ mô như các chính sách tiền tệ, thay đổi lãi suất huy động, hoặc tỷ lệ dự trữ bắt buộc… làm thay đổi và ảnh hưởng lớn đến công tác quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng. Với mức lãi suất huy động cao thì lãi suất đối với hoạt động tín dụng cũng phải được đẩy lên để đảm bảo lợi nhuận cho ngân hàng. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc khách hàng trả lãi và gốc cho ngân hàng là rất khó, và rủi ro tín dụng tăng.