SlideShare a Scribd company logo
1 of 30
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ
Khoa Tài nguyên đất và Môi trường
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
Tên đề tài: Đánh giá hiệu quả sử dụng đất trồng cây lâu
năm và cây lâm nghiệp trên địa bàn huyện PhongĐiền,
tỉnh Thừa Thiên Huế
Tham khảo thêm tài liệu tại Luanvantot.com
Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận,Báo Cáo
Khoá Luận, Luận Văn
Zalo Hỗ Trợ : 0934.573.149
PHẦN 1.
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá mà thiên nhiên đã ban tặng cho
con người. Đất đai là nền tảng để conngười định cư và tổ chức các hoạt động
kinh tế xã hội, nó không chỉ là đốitượng lao động mà còn là tư liệu sản xuất
nông nghiệp, đất là yếu tố đầu vào các tát động mạnh mẽ đến hiệu quả sản xuất
đất nông nghiệp, đồng thời cũng là môi trường duy nhất sản xuất ra những lương
thực thực phảm nuôi sống con người. Việc sử dụng đất có hiệu quả và bền vững
đang trở thành vấn đề cấp thiết với mỗi quốc gia, nhằm duy trì sức sản xuất của
đất đai cho hiện tại và cho tương lai.
Xã hội phát triển, dân số tăng nhanh kéo theo những đòi hỏi ngày càng tăng
về lương thực và thực phẩm, chỗ ở cũng như các nhu cầu về văn hóa, xã hội. Con
người đã tìm mọi cách để khai thác đất đai nhằm thỏa mãn những nhu cầu ngày
càng tăng đó. Như vậy đất đai, đặt biệt là đất nông nghiệp có hạn về diện tích
nhưng lại có nguy cơ bị suy thoái dưới tác động của thiên nhiên và sự thiếu ý
thức của con người trong quá trình sản sản xuất. Đó còn chưa kể đến sự suy giảm
về diện tích đất nông nghiệp do quá trình đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ, trong
khi khả năng khai hoang đất mới lại rất hạn chế.
Nước ta là một nước có nền nông nghiệp lâu đời với hơn 70% dân số sốngở
nông thôn và 48% trực tiếp sống bằng nghề nông. Đất đai đã và đang là công cụ
sản xuất quan trọng. Đặt biệt người dân nghèo hiện hàng ngày phải lệ thuộc vào
các hoạt động canh tát trên đất. Đất không chỉ đơn thuần là phương tiện sản xuất,
mà còn là tài sản quý giá của nhiều gia đình. Hơn nữa, nông nghiệp là nguồn thu
nhập quan trọng cho gần một nữa dân số của Việt Nam. Từ đó, ta thấy được
thách thức lớn đặt ra cho ngành nông nghiệp cũng như khu vực nông thôn là làm
thế nào với diện tích ngày càng bị thu hẹp như vậy nhưng vẫn đảm bảo an ninh
lương thực, có giá trị kinh tế cao, đáp ứng được nhu cầu nông sản của xã hội. Vì
vậy việc định hướng cho người dân trong việc khai thác và sử đụng hợp lý, có
hiệu quả đất trồng cây lâu năm và cây lâm nghiệp là một trong những vấn đề hết
sức cần thiết để nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Để giải quyết vấn đề này thì việc
đánh giá hiệu quả sử dụng đất trồng cây lâu năm nhằm đề suất hướng sử dụng
đất và các loại hình sử dụng đất thích hợp là việc rất quan trọng.
Xuất phát từ ý nghĩa thực tiễn và nhu cầu sử dụng đất, được sự đồng ý của
ban chủ nhiệm khoa Tài nguyên đất và Môi trường Nông Nghiệp – Trường đại
học Nông Lâm Huế, dưới sự hướng dẫn của thầy giáo TS. Nguyễn Văn Bình, tôi
đã tiến hành nghiện cứu đề tài “ Đánh giá hiệu quả sử dụng đất trồng cây lâu năm
và cây lâm nghiệp trên địa bàn huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế”.
1.2. Mục tiêu đề tài
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá hiệu quả sử dụng đất trồng cây lâu năm và cây lâm nghiệp trên địa
bàn huyện Phong Điền từ đó đề suất hướng sử dụng đất trồng cây có hiệu quả cao,
phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Phong Điền, tỉnh Thừa
Thiên Huế trong thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất.
- Đánh giá các yếu tố về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ảnh hưởng đến hiệu
quả sử dụng đất.
- Lựa chọn được những loại hình sử dụng đất có hiệu quả cao.
- Đưa ra định hướng về sử dụng đất có hiệu quả cao hơn.
1.3. Yêu cầucủa đề tài
- Các thông tin số liệu thu thập được phải chính xác, trung thực,khách quan.
- Đánh giá đầy đủ, chính xác về hiệu quả sử dụng đất trồng cây lâu năm và cây
lâm nghiệp trên địa bàn huyện Phong Điền.
- Mẫu câu hỏi phỏng vấn phải khoa học, đại diệ cho khu vực nghiên cứu.
- Phải tổng hợp và phân tích các kết quả.
- Giải pháp kiến nghị đưa ra phải thực tế, có tính khả thi và phù hợp với điều
kiện khu vực.
PHẦN 2
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Khái niệm đất đai, đất trồng câylâu năm và đất trồng cây lâm nghiệp
Đất là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá mà thiên nhiên ban tặng cho con
người, con người sinh ra trên mặt đất, sống và lớn lên nhờ vào các sản phẩm từ
đất. Nhưng không phải ai cũng hiểu đất là gì? Đất sinh ra từ đâu? Đất quý giá
như thế nào? Và tại sao phải giữ gìn nguồn tài nguyên này?
Cho đến nay đã có rất nhiều khái niệm, định nghĩa về đất đai. Khái niệm đầu
tiên của học giả người Nga Docutraiep năm 1987 cho rằng “ Đất là vật thể tự
nhiên cấu tạo độc lập lâu đời do kết quả quá trình hoạt động tổng hợp của 5 yếu
tố hình thành đất, do đó:Đá mẹ, sinh vật, khí hậu, địa hình và thời gian” (
Nguyễn Thế Đặng và cs, 1999). Tuy vậy, khái niệm này chưa đề cập đến sự tác
động của các yếu tố khác tồn tại trong môi trường xung quanh, do đó sau này
một số học giả khác đã bổ sung các yếu tố: nước của đất, nước ngầm và đặt biệt
là vai trò của conngười để hoàn chỉnh khái niệm về đất nêu trên.
Các nhà kinh tế, quy hoạch và thổ nhưỡng Việt Nam cho rằng: Đất đai là
phần trên mặt của vỏ trái đất mà ở đó cây cối có thể mọc được và đất đai được
hiểu theo nghĩa rộng như sau: Đất đai là một diện tíchcụ thể của bề mặt trái đất,
bao gồm các cấu thành của môi trường sinh thái ngay bên trên và bên dưới bề
mặt đó bao gồm: khí hậu, thời tiết, thổ nhưỡng, địa hình, mặt nước (hồ, sông,
suối,…) các dạng trầm tíchsát bề mặt cùng với nước ngầm và khoáng sản trong
lòng đất, tập đoànthực vật, trạng thái định cư của con người trong quá khứ và
hiện tại để lại.
Như vậy, đã có rất nhiều khái niệm và định nghĩa khác nhau về đất, có khái
niệm phản ánh quá trình phát sinh hình thành đất, có khái niệm thể hiện mối
quan hệ giữa đất với cây trồng và các ngành sản xuất nhưng khái niệm chung
nhất có thể hiểu: Đất đai là khoảng không gian có giới hạn, theo chiều thẳng
đứng, gồm: khí hậu và bầu khí quyển, lớp phủ thổ nhưỡng, thảm thực vật, động
vật, diện tích mặt nước, tài nguyên nước ngầm và khoáng sản trong lòng đất,
theo chiều ngang, trên mặt đất là sự kết hợp giữa thổ nhưỡng, địa hình, thủy
văn, thực vật các thành phần khác, nó tác động giữ vai trò quan trọng và có ý
nghĩa to lớn đế với hoạt động sản xuất cũng như cuộc sống của xã hội loài
người.
Đất nông nghiệp là đất sử dụng vào mục đíchsản xuất, nghiên cứu, thí
nghiệm về nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối và đất sử
dụng vào mục đíchbảo vệ, phát triển rừng. Theo Luật đất đai năm 2003 trong
phân loại đất thì đất nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây: đất trồng cây
hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng
đặc dụng, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối và đất nông nghiệp khác.
Theo báo cáo của World Bank, cho đến cuối thế kỷ XX vẫn còn 1/10 dân số
thế giới thiếu ăn và bị nạn đóiđe dọa, hàng năm mức sản xuất so với yêu cầu sử
dụng lưng thực vẫn thiếu hụt từ 150 -200 triệu tấn, trong khi đó vẫn có từ 6 – 7
triệu ha đất nông nghiệp bị loại bỏ do xói mòn.
Đất trồng cây lâu năm là đất trồng các loại cây có thời gian sinh trưởng trên
một năm từ khi giao trồng đến khi thu hoạch, kể cả loại cây có thời gian sinh
trưởng như cây hàng năm nhưng cho thu hoạch trong nhiều năm như tranh trà,
cây cao su, cây chuối,…
Đất trồng cây lâm nghiệp là một trong những loại đất thuộc nhóm đất nông
nghiệp, Đất lâm nghiệp bao gồm đất tròng rừng, đất rừng tự nhiên, đất nuôi
dưỡng làm giàu rừng, đất quy định tái sinh phục hồi rừng hay dùng cho nghiên
cứu thí nghiệm về rừng.
2.1.2. Các vấnđề đánh giá hiệu quả sử dụng đất
2.1.2.1. Khái niệm về hiệu quả sử dụng đất
Hiểu một cách đơn giản, sử dụng đất đai là việc các cá nhân, tổ chức sử
dụng, khai thác các thuộc tính có íchcủa đất đai vì mục đíchkinh tế và đời
sống, xã hội trong quá trình sử dụng dất.
Theo quy định của pháp luật đất đai, người sử dụng đất là các tổ chức trong
nước, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, tổ chức nước
ngoài có chức năng ngoại giao, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh
nghiệp cỏ conđầu tư nước ngoài được Nhà nước giao đất, cho thuê đất hoặc
công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất hay cho phép
được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.
Pháp luật Việt Nam chưa đưa ra một khái niệm cụ thể nào về hiệu quả sử
dụng đất. Tuy nhiên, hiểu một cách đơn giản thì hiệu quả sử dụng đất là việc các
chủ thể là người sử dụng đất sử dụng, khai thác quá trình sử dụng đất một cách
có hiệu quả vì mục đíchkinh tế và đời sống, xã hội.
2.1.2.2. Hiệu quả về sử dụng đất trồng cây lâu năm và câylâm nghiệp
Khi tiến hành đánh giá hiệu quả sử dụng đất trồng cây lâu năm chúng ta
không chỉ đánh giá về mặt kinh tế mà phải xem xét, đánh giá cả về mặt hiệu quả
xã hội và hiệu quả môi trường.
- Hiệu quả kinh tế: Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh chất
lượng của các hoạt động kinh tế. Mục đíchcủa sản xuất và phát triển kinh tế,
xã hội là đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về vật chất và tinh thần của toàn xã
hội, khi nguồn lực sản xuất của xã hội ngày càng trở nên khan hiếm, việc
nâng cao hiệu quả là một đòihỏi khách quan của mọi nền sản xuất xã hội.
- Hiệu quả về mặt xã hội: Hiệu quả về mặt xã hội sử dụng đất nông nghiệp chủ
yếu được xác định bằng khả năng tạo việc làm trên một đơn vị diện tíchđất
nông nghiệp, thu nhập bình quân trên đầu người và bình quân diện tích trên
đầu người. Phản ánh mối tương quan giữa kết quả thu được về mặt xã hội mà
sản xuất mang lại với các chi phí sản xuất xã hội bỏ ra.
- Hiệu quả về mặt môi trường: Đây là loại hiệu quả được các nhà môi trường
học rất quan tâm trong điều kiện hiện nay. Mọi hoạt động sản xuất được coilà
có hiệu quả khi mà hoạt động sản xuất đó không có những ảnh hưởng xấu đến
môi trường đất, nước, không khí…
Tóm lại: xem xét một cáchtoàn diện về mặt không gian và thời gian trong
mối quan hệ hệu quả chung của toàn nền kinh tế. Hiệu quả đó bao gồm: hiệu
quả kinh tế, hiệ quả môi trường. Ba hiệu quả này có tính mật thiết với nhau
như một hệ thống thống nhất và không thể tách rời.
2.1.3. Các chỉtiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất
2.1.3.1. Nhómchỉ tiêu hiệu quả kinh tế
Là mục tiêu hiệu của người sản xuất, là thước đo phản ánh mức độ thành
công của người sản xuất trong việc lựa chọn tổ hợp đầu vào và đầu ra tối ưu.
Về chất lượng: sản phẩm đạt tiêu chuẩn thị trường. Chỉ tiêu này phản ánh
trình độ tiếp cận thị trường, việc giải pháp ùn tắt thề thị trường phải được bắt
đầu ngay từ khâu sản xuất, chọn giống thích hợp, phù hợp với thị trường
thích nghi được với ngươi tiêu dùng, bố trí thời vụ hợp lý nhất để bán sản
phẩm được giá.
Giá trị sản xuất, giá trị gia tăng trên một đơn vị diện tích là thước đo quan
trọng nhất của hiệu quả sử dụng kinh tế đối với một hệ thống sử dụng đất.
Các chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế được xen xét trong từng điều kiện cụ thể
về không gian và thời gian để góp phần đề ra các quyết định cho hệ thống sử
dụng đất. Tuy nhiên, chỉ tiêu lãi ròng trong sản xuất ít nhất phải lớn hơn lãi
xuất tiền vay vốn ngân hàng.
Giảm rủi ro: Hệ thống sử dụng đất cố gắng giảm đến mức thấp nhất thiệt
hạn do thiên tai, sâu bệnh.
2.1.3.2. Nhómchỉ tiêu hiệu quả về xã hội
Hiệu quả xã hội là hiệu quả phản ánh mối quan hệ lợi ích giữa con người
với con người, có tác động tới mục tiêu kinh tế của conngười, việc lượng hóa
các chỉ tiêu biểu hiện hiệu quả xã hội còngặp nhiều khó khăn mà chủ yếu
phản ánh bằng các biểu hiện kinh tế.
Người dân được tham gia triệt để vào việc ra quyết định và phương án sản
xuất, có quyền bình đẳng trong hưởng lợi đới với mọi hợp đồng có liên quan.
2.1.3.3. Nhómchỉ tiêu hiệu quả về môi trường
Đảm bảo đa danh sinh học thể hiện qua thành phần loài sinh vật ( đa canh
bền vững hơn độc canh, cây dài ngày có khả năng bảo vệ tốt hơn cây dài
ngày…)
Tùy theo từng đặt tính và mục tiêu của mỗi kiểu sử dụng đất các tiêu chí và
chỉ tiêu cũng có ý nghĩa khác nhau. Vì vậy, khi đánh giá xem xét trong từng
trường hợp cụ thể mà đặt cho chúng những trọng số khác nhau.
2.1.4. Sửdụng đất và những nhân tố ảnh hưởng đến sử dụng đất
a. Sử dụng đất
Sử dụng đất là một hệ thống các biện pháp nhằm điều hòa mối quan hệ
người – đất trong tổ hợp nguồn tài nguyên thiên nhiên khác và môi trường.
Căn cứ vào quy luật phát triển kinh tế xã hội cùng với yêu cầu không ngừng
ổn định và bền vững về mặt sinh thái. Trong mỗi phương thức sản xuất nhất
định, việc sử dụng đất theo yêu cầu của sản xuất và đời sống căn cứ vào thuộc
tính tự nhiên của đất đai.
Loạ hình sử dụng:
- Loại hình sử dụng đất (LUT) là bức tranh mô tả thực trạng sử dụng đất đai
của mỗi vùng với những phương thức quản lý sản xuất trong điều kiện kinh tế
- xã hội và kỹ thuật được xác định với mức độ chi tiết thay đổitheo phạm vi
và mục đíchnghiên cứu.
Để sử dụng đất triệt để và có hiệu quả, đảm bảo cho quá trình sản xuất được
liên tục thì việc tuân thủ những nguyên tác trên là việc cần thiết và hết sức
quan trọng với mỗi quốc gia.
2.1.4.2. Những quan điểm sử dụng đất bền vững
a. Sử dụng đất bền vững
Theo FAO, nông nghiệp bền vững bao gồm quản lý hiệu quả tài nguyên
cho nông nghiệp (đất đai, lao động,...)để đáp ứng nhu cầu cuộc sống của con
người đồng thời giữ gìn và cải thiện tài nguyên thiên nhiên, môi trường và
bảo vệ tài nguyên. Hệ thống nông nghiệp bền vững phải có hiệu quả kinh tế,
đáp ứng nhu cầu xã hội và an ninh lương thực, đồng thời giữ gìn và cải thiện
môi trường tài nguyên cho đời sau.
+ Bên vững thường có ba thành phần cơ bản:
- Bền vững về an ninh lương thực trong thời gian dài trên cơ sở hệ thống nông
nghiệp phù hợp điều kiện sinh thái và không tổn hại môi trường.
- Bền vững về tổ chức quản lý, hệ thống nông nghiệp phù hợp trong mối quan
hệ con người hiện tại và cả cho đời sau.
- Bề vững thể hiện ở tính cộng đồng trong hệ thống nông nghiệp hợp lý.
+ Mục tiêu và quan điểm sử dụng đất bền vững là:
- An toàn lương thực, thực phẩm
- Tăng cường nguyên liệu cho công nghiệp và nông sản xuất khẩu theo yêu cầu
của thị trường.
- Phát triển môi trường bền vững
Ngày nay hiệu quả kinh tế cao cần được xen xét kỹ lưỡng trước áp lực xã hội
đòi hỏi trừ khủ căn nguyên làm hại sức khỏe loài người. Từ đó thấy rằng tính
bền vững của sử dụng đất phải được xem xét đồng bộ trên cả ba mặt: kimh tế,
xã hội và môi trường.
+ Việc quản lý và sử dụng đất bền vững bao gồm tổ hợp các công nghệ,
chính sách và hoạt động nhằm liên hợp các nguyên lý kinh tế - xã hội với các
quan tâm về môi trường để đồng thời:
- Duy trì hoặc nâng cao sản lượng (hiệuquả sản xuất)
- Giảm rủi ro sản xuất (an toàn)
- Có hiệu quả lâu bền (lâu bền)
- Được xã hội chấp nhận (tính chấp nhận )
Như vậy, sử dụng đất bền vững không chỉ thuần túy về mặt tự nhiên mà còn
cả về mặt môi trường, lợi ích kinh tế và xã hội.
Bốn nguyên tắc trên nếu trong thực tế đạt được đầy đủ thì sự bền vững
trong sử dụng đất sẽ thành công, ngược lại sẽ chỉ đạt được khả năng bền vững
một số bộ phận hay chỉ bền vững có điều kiện. Theo quan điểm và nguyên tắc
FAO thì sử dụng đất bền vững áp dụng vào điều kiện ở Việt Nam cần phải thể
hiện ở ba nguyên tác như sau:
- Bền vững về mặt kinh tế
- Bền vững về mặt xã hội
- Bền vững về mặt môi trường
b. Một số định hướng phát triển nền nông nghiệp bền vững
Để nền kinh tế tăng trưởng nhanh, bền vững, cần có 4 ưu tiên: tăng trưởng
kinh tế nhanh, thay đổimô hình tiêu dùng, “ công nghiệp hóa sạch” và phát
triển nông nghiệp bền vững. Theo khuyến cáo của các chuyên gia, cần chuyển
từ tăng trưởng chủ yếu theo chiều rộng sang tăng trưởng chủ yếu theo chiều
sâu. Sự chuyển đổi này sẽ làm giảm suất đầu tư hạn chế tiêu hao tài nguyên
tính cho mỗi đơn vị giá trị sản phẩm.
Đối với định hướng phát triển nông nghiệp bền vững, cần đặt biệt chú trọng
những giải pháp liên quan đến hoàn thiện pháp luật và chính sách phát triển
bền vững, quy hoạch phát triển nông thôn, cơ cấu lại kinh tế nông thôn theo
hướng đẩy mạnh các ngành phi nông nghiệp, hỗ trợ ứng dụng công nghệ mới,
công nghệ sinh học, thúc đẩy côngnghệ chế biến nông sản…
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Tình hình sử dụng đất trên thế giới
Tổng diện tích toàn thể bề mặt thế giới là khoản 510.072.00 km2 trong đó
đại dương chiếm gần ¾ toàn bộ diện tíchbề mặt. Diện tích lục địa chỉ chiếm
148.940.00 km2. Toàn bộ quỹ đất có khả năng sản xuất nông nghiệp trên thế
giới là 3.256 triệu ha, chiếm khoản 22% tổng diện tích đất liền.
Đất nông nghiệp là nhân tố vô cùng quan trọng đốivới sản xuất nông
nghiệp của các nước phát triển không giống nhau nhưng tầm quan trọng đối
với đời sống con người thì quôc gia nào cũng thừa nhận. Hầu hết các nước coi
sản xuất nông nghiệp là cơ sở nền tảng của sự phát triển. Tuy nhiên, khi dân
số ngày một tăng thì nhu cầu lương thực, thực phẩm là một sức ép rất lớn. Để
đảm bảo an ninh lương thực loài người phải tăng cường các biện pháp khai
hoang đất đai. Do đó, đã phá vỡ cân bằng sinh thái của nhiều vùng, đất đai bị
khai thác triệt để và không còn thời gian nghĩ, các biện pháp gìn giữ độ phì
nhiêu cho đất chưa được coi trọng. Mặt khác, cùng với việc phát triển mạnh
mẽ kinh tế - xã hội, công nghệ, khoa học và kỹ thuật, công năng của đất được
mỡ rộng và có vai trò quan trọng đốivới cuộc sống của conngười. Nhân loại
đẫ có những bước tiến kỳ diệu làm thây đổi bộ mặt trái đất và mức sống hằng
ngày. Nhưng do chạy theo lợi nhuận tối đa cục bộ không có một chiến lược
phát triển chung nên đã gây ra những hiệu quả tiêu cực như: ô nhiễm môi
trường, thối hố đất. Kết quả là hàng loạt diện tíchđất bị thối hố trên phạm vi
toàn thế giới qua các hình thức bị mất chất dinh dưỡng và chất hữu cơ, bị xói
mồn, bị nhiễm mặn và bị phá hoại cấu trúc tầng đất… Người ta ước tính có
tới 15 tổng diện tích đất trên trái đất bị thoái hóa do những hành động bất cẩn
của conngười gây ra.
Theo P.Buringh, toàn bộ đất có khả năng canh tác nông nghiệp của thế
giới chừng 3,3 tỷ ha chiếm 22 tổng diện tích đất liền, khoảng 78 xấp xỉ 11,7
tỷ ha không dùng được vào nông nghiệp. Đất trồng trọt là đất đang sử dụng,
cũng có loại đất hiện tại chưa sủ dụng nhưng có khả năng trồng trọt. Đất đang
trồng trọt của thế giới có khoảng 1,5 tỷ ha chiếm xấp xỉ 10.8 tổng diện tích
đất đai và 46 đất có khả năng trồng trọt. Như vậy, còn 54 đất có khả năng
trồng trọt chưa được khai thác.
Đất đai trên thế giới phân bố ở các châu lục không điều. Tuy có diện tích
đất nông nghiệp khá cao so với các Châu lục khác nhưng Châu Á lại có tỷ lệ
diện tíchđất nông nghiệp trên tổng diện tích đất tự nhiên thấp. Mặt khác,
Châu Á là nơi tập trung phần lớn dân số thế giới là Trung Quốc, ấn Độ,
Indonexia. Ở Châu Á, đất đồinúi chiếm 35 tổng diện tích. Tiềm năng đất
trồng trọt nhờ nước trời nói chung là khá lớn khoảng 407 triệu ha, trong đó
xấp xỉ 282 triệu ha đang được trồng trọt và khoảng 100 triệu ha chủ yếu nằm
trong vùng nhiệt đới ẩm của Đông Nam Á. Phần lớn diện tích này là đất dốc
và chua , khoảng 40-60 triệu ha trước đây vốn là đất rừng tự nhiên che ohur,
nhưng đến nay do bị khai thác khốc liệt nên rừng đã bị phá và thảm thực vật
đã chuyển thành cây bụ và cỏ.
2.2.2. Tình hình sử dụng đất tại Việt Nam
Đất sản xuất nông nghiệp là đất được xác định chủ yếu để sử dụng vào sản
xuất nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, hoặc nghiên cứu thí nghiệm về
nông nghiệp. Theo kết quả kiểm đất đai năm 2007, Việt Nam có tổng diện
tích tự nhiên là 33.115.039,62 ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp chỉ có
9.420.276,14 ha, dân số là 85.154,9 nghìn người, bình quân diện tích đất sản
xuất nông nghiệp là 1106,25m2 người. Vì vậy, việc nâng cao hiệu quả sử
dụng đất nhằm thỏa mãn nhu cầu cho xã hội về sản phẩm nông nghiệp đang
trở thành vấn đề cấp bách luôn được các nhà quản lý và sử dụng đất quan
tâm. Thực tế cho thấy, trong những năm qua do tốc độ công nghiệp hóa cũng
như đô thị hóa diễn ra khá mạnh mẽ ở nhiều địa phương trên phạm vi cả
nước, cả nước làm cho diện tíchđất nông nghiệp ở Việt Nam có nhiều biến
động.
2.4. Mộtsố đề tài nghiên cứu có liên qua
Những đề tài nghiên cứu các yếu tố về kỹ thuật trong sử dụng đất nông
nghiệp. Việc nghiên cứu chủ yếu tập trung vào các vấn đề như tạo giống cây
ngắn ngày có năng suất cao, hiệu quả của việc trồng cây ăn quả xen canh với
các loại cây khác. Các công trình có giá trị như:
- Luận văn Thạc sĩ của Bùi Trung Dũng (2018) ở trường đại học Thái Nguyên
trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên, tỉnh Thai Nguyên về “Đánh giá hiệu
quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình” đã
đưa ra những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nông
nghiệp đó là điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội, cơ sở hạ tầng, điều
kiện sản xuất nông hộ và thị trường. Kết quả cho thấy mức ảnh hưởng của các
nhân tố khác nhau, nhưng nếu một trong những nhân tố đó được cải thiện thì
nền nông nghiệp cũng có sự thây đổi về thu nhập của nông hộ và hiệu quả
kinh tế tăng.
- Luận án Tiến sĩ “ Nghiên cứu giải pháp quản lý và sử dụng hiệu quả đất trồng
lúa trên địa bàn huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên” cho thấy huyện Phú Bình
là trọng điểm trùng lúa của tỉnh, năm 2013 diện tích đất lúa có 7595 ha.
Nhưng đến năm 2000 đến nay, diện tíchlúa của huyện đã giảm 1000 ha,
không kể diện tích đất người dân tự ý chuyển đổi sang trồng cây khác. Đất
trùng luá có 2 vụ lúa – màu, đất 1 vụ lúa và từ 1-2 vụ màu. Sử dụng phần
mềm nội suy IDW xây dựng bản đồ độ phì, các mẫu đất lấy phân tích phân bố
điều trên tất cả các xã.
- Luận án Tiến sĩ Nguyễn Văn Bình (2017) Đại học Huế, trường Đại Họa Nông
Lâm, về “ Đánh giá thực trạng về đề xuất hướng sử dụng đất nông nghiệp bền
vững tại thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế” đã lựa chọn và đề xuất
hướng sử dụng đất nông nghiệp cho các loại hình sử dụng đất. Cơ cấu ngành
nông nghiệp theo hướng hiệu quả và bền vững trên cơ sở vận dụng phương
pháp đa chỉ tiêu (MCE) và hệ thống tin địa lý ( GIS) để giải bài toán đánh giá
đất đa chỉ tiêu.
Tại huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế, đến nay chưa có công trình
nghiên cứu và đánh giá hiệu qảu sử dụng đất sản xuất nông nghiệp về cả 3
mặt kinh tế, xã hội, môi trường thuộc huyện. Trên cơ sở đó, việc đánh giá
hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp nhằm đưa ra các giải pháp nâng
cao hiệu quả sử dụng đất rất là cần thiets.
PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đốitượng nghiên cứu
Các loại hình cây trồng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp chủ yếu của vùng là
thanh trà, chanh, chuối, cam, bưới, trồng các loại cây lấy gỗ tại các xã, thị trấn thuộc
huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Người dân ở huyện Phong Điền
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế
Phạm vi thời gian: Đề tài được thực hiện từ ngày 1/1/2022 đến ngày 8/5/2022.
3.3. Nộidung nghiên cứu
- Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên
Huế
- Tình hình sản xuất nông nghiệp của huyện Phong Điều
- Đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn
huyện Phong Điền
- Đề suất những loại hình sử dụng đất có hiệu quả tại địa phương
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu
- Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Thông tin, số liêụ được thu thập từ các Ban nghành có liên quan ở huyện
Phong Điền , phòng tài nguyên và môi trường huyện Phong Điền, chi nhánh văn
phòng đăng ký đất đai huyện Phong Điền. Công trình khoa học và các nghiên cứu
liên quan đến tình hình sử dụng đất của huyện thông qua các công trình nghiên cứu
có chất lượng như: Báo cáo, luận văn cao học, khóa luận tốt nghiệp đại học, các
phương tiện truyền thông đại chúng…
- Phương pháp triều tra số liệu thứ cấp
+ Điều tra hộ là phương pháp tiến hành bằng cách sử dụng bản hỏi để điều tra
ngẫu nhiên các hộ nông dân nhằm đảm bảo tính thực tế, khách quan cũng như
chính xác của số liệu được.
+ Phương pháp chuyên gia là tham khảo cán bộ địa chính, cán bộ phòng tài
nguyên, cán bộ phòng nông nghiệp tại địa phương, các chủ hộ sản xuất và các
vấn đề có liên quan đến nội dung nghiên cứu đề tài.
3.4.2. Phương pháp phân tích
Đây là phương pháp phân tích và sử lý các số liệu thô đã thu thập được để
thiết lập các bảng biểu để so sánh được sự biến động và tìm nguyên nhân của nó.
Trên cơ sở đó đưa ra các biện pháp cần thực hiện.
3.4.2.1. Phương pháp NPV và IRR
- Phương pháp NPV được dịch là giá trị hiện tại ròng, có nghĩa là giá trị tại
thời điểm hiện nay của toàn bộ dòng tiền dự án trong tương lai được chiếc khấu
về hiện tại.
- Phương pháp IRR là suất thu lợi nội tại. Có nghĩa là suất sinh lợi của chính
bản thân dự án, IRR là nghiệm của phương trình NPV=0. Nói cách khác muốn
tìm IRR chỉ cần giải phương trình NPV (IRR)=0. Đây là phương trình bậc cao,
nếu sự đổidấu sẽ có nhiều nghiệm. Còn nếu không thì chỉ có 1 nghiệm.
3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu và phân tích các chỉ tiêu về hiệu quả sử
dụng đất.
PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Phong
Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế
4.1.1. Điềukiện tự nhiên
4.1.1.1. Vị trí địa lý
Phong Điền là huyện nằm ở cửa ngõ phía Bắc tỉnh Thừa Thiên Huế, rộng
953,751 km2, gần bằng 1/5 diện tíchtự nhiên của tỉnh, có tọa độ địa lý ( chỉ tính
đất liền) từ 16o20’55’’ đến 16o44’30’’ vĩ Bắc và 107030’22’’ kinh Đông.
Phong Điền phía Bắc giáp huyện Hải Lăng tỉnh Quản Trị. Địa giới hai huyện
ở đồinúi phíaTây chạy dọc theo đường phân thủy của các nhánh sông Thác Mã
và sông Câu Nhi. Về đồng bằng phía Đông, địa giới ấy gần trùng với dòng sông
Ô Lâu từ phường Tây Lái về Vân Trình, rồi từ Vân Trình cắt qua dải cát ven biển
và tận cùng ở làng Trung Đồng.
Về phía Tây, Tây Nam về phíaNam, huyện Phong Điền giá hai huyện
Đakrông và A Lưới.
Về phái Đông và Đông Nam, huyện Phong Điền giáp hai huyện Quảng Điền
và Hương Trà.
Huyện Phong Điền phíaĐông Bắc giáp biển Đông với đường bờ thẳng tắp
theo hướng Tây Bắc – Đông Nam trên chiều gài gần 16 km.
Huyện Phong Điền bao gồm 16 đơn vị hành chính, trong đó gồm 1 thị trấn
Phong Điền và 15 xã, với tổng diện tíchđất tự nhiên là 94.822,79 ha, chiếm
18,89% diện tích đất tự nhiên của tỉnh Thừa Thiên Huế.
Trên địa bàn huyện có Quốc lọ 1A, Quốc lộ 49B, các đường Tỉnh lộ
4,6,11A, 11B, 11C và tuyến đường sắt xuyên việt chạy qua với chiều dài khoảng
17 km là điều kiện thuận lợi giao lưu hội nhập, trao đổihàng hóa, thông tin khoa
học kyc thuật, khả năng thu hút vốn đầy tư của các tổ chức, cá nhân trong và
ngoài huyện cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội xủa huyện Phong Điền.
Hình 4.1. sơ đồ khu vực nghiên cứu
4.1.1.2. Địa hình, địa mạo
Địa hình huyện Phong Điền trên nét chung là hình ảnh thu gọn của địa hình
tỉnh Thừa Thiên Huế, có đầy đủ cả núi đồi, đồng bằng, đầm phá và bở biển. Đó
là kết quả của một quá trình biến đổi không ngừng của bô phận lãnh thổ thuộc
sườn Đông Trường Sơn từ hàng trăm triệu năm về trước đến nay. Có tầm quan
trọng lớn lao và để lại những dấu vết rõ ràng hơn cả là những biến đổi gần đây
trong các kỷ địa chất Đệ Tam, Đệ Tứ. Trong thời gian này, lãnh thổ phíaTây
được nâng cao và sông suối chia cắt mặt đất ngày càng sâu thành đồinúi, lãnh
thổ phíaĐông bị hạ thấp kết hợp với biển tiến, vật liệu từ núi đồi theo sông suối
và biển đưa đến bồi đắp thành các đồng bằng phù sa và cồn cát nội đồng, ven
biển. Di tích biển cũ cònsót lại thành phá ngày nay. Đi từ Tây sang Đông gồm:
- Vùng đồi núi: là vùng đất phía Tây Nam của huyện thuộc địa phận các xã
Phong Mỹ, Phong Xuân, Phong Sơn, Phong An, một phần xã Phong Thu và thị
trấn Phong Điền, gồm những dãy núi cao, độ dốc bìnhquân 35o, nhiều nơi địa
hình hiểm trở. Địa hình thấp dần từ Tây Nam xuống Đông Bắc, với vị trí là khu
vực đầu nguồn sông Bồ, sông Ô Liêu nên thảm thực vật ở đây có ảnh hưởng lớn
đến khu vực hạ lưu. Đây là khu vực có nhiều tiềm năng phát triển các vùng
chuyên canh, cây công nghiệp dài ngày.
- Vùng đồng bằng: Đại bộ phận lãnh thổ đồng bằng phân bố phíaĐông Quốc lộ
1A, phía Tây Quốc lộ chỉ chiếm một bộ phận nhỏ. Địa hình đồng bằng có sự
khác rõ rệt về hình dạng, phân bố, vật liệu cấu tạo và nguồn gốc hình thành, được
phân chia thành hai loại: loại thứ nhất là đồng bằng thềm biển, loại thứ hai là
đồng bằng phù sa do phù sa các sông bồitụ mà hình thành trong thời gian lâu dài
sau khi biển rút. Là vùng đất tương đối bằng phẳng và lượn theo các trằm nước
có độ cao trung bình 7,8m so với mặt nước biển và phân bố theo 3 kiểu địa hình:
vùng vòm cao trên 8,5m, vùng tiếp giáp với các trằm nước gần 8m, và vùng lòng
trằm 4 -5m. Vùng đất này có nhiều khả năng đưa vào sản xuất các loại cây công
nghiệp ngắn ngày, rau, đậu, đỗ và các vùng nguyên liệu.
- Vùng ven biển: là một bộ phận của đồi cát chắn bờ tiếp nối từ Quảng Trị keó
dài vào phía Nam đến tận cửa Thuận An. Đây là bộ phận tận cùng về phía Bắc
chỉ dài gần 16 km từ làng Trung Đồng giáp Quảng Trị đến làng Thế Chí Tây
trước đây. Địa hình bờ biển cát của Phong Điền cao và rộng, với độ cao tối đa 28
– 30m và rộng từ 3.000-5.000m thu hẹp dần về phíaNam, được tạo thành cách
đây tối đa khoảng 5.000 năm. Nhìn theo mặt cát ngang có 2 sườn không cân đối.
Sườn hướng ra biển, sườn hướng vào nội địa dốc do hàng năm gió từ biển thổi
vào tạo nên những cồn cát vì vậy đã và đang thực hiện một cáchtích cực. Ven
biển là dải bờ thoải, rộng, nước trong, sóng nhỏ vào mùa hè, có nhiều bãi biễn
sạch rất thuận lợi cho nghỉ ngơi, tắm biển vào mùa nóng.
4.1.1.3. Khí hậu
Khí hậu huyên Phong Điền mag đặt điểm khí hậu tỉnh Thừa Thiên Huế, có nền
tảng chung với khí hậu cả nước. Đó là tính chất khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa,
phân hóa mạnh mẽ, diễn biến thất thường. Do địa hình của dải Trường Sơn có
ảnh hưởng mạnh đến hoàn lưu khí quyển tạo nên sự khác biệt lớn trong phân hóa
khí hậu của huyện’
Chế độ nhiệt: Phong Điền cũng như toàn tỉnh Thừa Thiên Huế có nền nhiệt độ
cao. Tiêu biểu cho chế độ nhiệt ở vùng nhiệt đới. Nhiệt độ trung bình nằm trên
đại bộ phận lãnh thổ đạt 20- 15oC. Nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất là tháng
giêng: 19-20oC, tháng nóng nhất là tháng 7: 29,4oC. Tuy nhiên do ảnh hưởng
hưởng độ cao địa hình và các tác động của các loại gió nùa trong năm mà nhiệt
độ có sự thây đổitheo không gian và thời gian trong năm .
Mùa nóng: Từ tháng 3 đế tháng 8 do chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam nên
khô nóng, nhiệt độ cao trung bình lớn hơn 25oC, tháng nóng nhất thường là tháng
6 và tháng 7 nhiệt độ trung bình 29oC. Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối 39-40oC.
Mùa lạnh: Từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau, chịu ảnh hưởng của gió mùa
Đông Bắc nên mưa nhiều, trời lạnh. Nhiệt độ trung bình vào mùa lạnh ở vùng
đồng bằng từ 20-22oC, ở miền núi từ 17-19oC, tháng có nhiệt độ thấp nhất tháng
1 xuống dưới 15oC.
Chế độ mưa ẩm: Phong điền là huyện có lượng mưa trung bình năm gần 3.000
mm. Lượng mua tằng dần từ Đông sang Tây, từ đồng bằng lên vùng núi. Lượng
mua trong năm tập trung chủ yếu vào mùa mưa chính từ tháng 9 đến tháng 12,
chiếm đến 72-75% lượng mưa năm. Độ ẩm không khí trong vùng trung bình đạt
84%, trong mùa mưa độ ẩm lên tới 90%.
Gió, bảo: huyện Phong Điền chịu ảnh hưởng của 2 hướng gió chính:
- Gió mùa Tây Nam: bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 8 tốc độ gió bình quân từ 2-
3m/s có khi lên 7-8m/s. Gió khô nóng, bốc hơi mạnh gây khô hạn kéo dài.
- Gió mùa Đông Bắc: bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau, tốc độ gió đạt 4-
6m/s, trong mùa mưa bảo có thể lên tới 30-40m/s. gió kèm theo mưa lớn dễ
gây ra lũ ngập úng nhiều vùng.
Đây cũng là vùng chịu nhiều ảnh hưởng của bảo thường tập trung vào các
tháng 8,9,10, bão có cường suất lớn tạo nên ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời
sống người dân.
4.1.1.4Thủy văn
Do địa hình dốc nghiêng ra biển nên sông ngòi có đặt điểm là ngắn, dốc,
nhiều thác ghềnh, cửa sông hẹp. Vào mùa mưa lưu lựng nước lên cao, lưu
lượng nước trung bình 3000m/s, mùa khô cạn, lưu lượng nước xuống thấp 3-
4m/s. Huyện Phong Điền có các hệ thống sông chính sau:
- Phía Bắc và Tây Bắc có hệ thống sông Ô Lâu. Đây là con sông có lưu lượng
nằm toàn bộ trong xã Phong Mỹ và có vai trò hết sức quan trọng trong việc đi
lại cũng như cung cấp nước cho khu vực vùng hạ lưu.
- Phần ranh giới phía Nam có sông Bồ là một nhánh của sông Hương, bắt
nguồn từ vùng núi phía Nam huyện A Lưới ở độ cao 800-900m chạy về phía
Bắc rồi Đông Bắc qua vùng rừng núi A Lưới, Hương Trà, Phong Điền.
Ngoài ra trong vùng còn các hệ thống khe rạch, sông cụt chỉ hoạt động vào
mùa mưa, cạn kiệt vào mùa khô.
4.1.1.5. Các nguồntài nguyên
a. Tài nguyên đất
Được chia các loại đất chính như sau:
- Đất cát: được hình thành ở vùng ven biển và cửa sông gồm: đất cát ven
biển và cồn cát trắng vàng. Mác ma hoạt động và sông đã tạo thành những dòng
chảy mạnh, các hạt cát lắng đong tạo thành những dải có mức độ dài ngắn khác
nhau, sự tác động của gió đã làm những cồn cát di động. Đặc điểm nhóm đất này là
sự phân hoá phẫu diện không rõ, thành phần cơ giới rời rạc, hạt khô, khả năng giữ
nước và độ phì kém. Trong nhóm này, diện tíchđất cát phân bố dọc bờ sông Ô Lâu,
ven phá Tam Giang và vùng cát nội đồng là có giá trị trong sản xuất nông nghiệp
nhưng đất có thành phần cơ giới nhẹ, không có kết cấu, dung tích hấp thụ thấp, các
chất dinh dưỡng (mùn, đạm, lân…) đều nghèo, Kali tổng số cao nhưng Kali trao đổi
thấp. Loại đất này thích hợp cho trồng các loại hoa màu, cây công nghiệp ngắn ngày
như: mía, lạc, đậu đỏ, cây ăn quả, cam, chanh…. Hiện nay, đất cát và cồn cát biển
đang được sử dụng vào mục đíchnông nghiệp và lâm nghiệp (chủ yếu là rừng
phòng hộ, rừng sản xuất để bảo vệ vùng đất nội đồng, chống cát bay, cát di động và
giữ nguồn nước ngọt). - Đất phù sa: gồm 3 loại là đất phù sa được bồihàng năm
(Pb), đất phù sa ít được bồi (Pi) và đất phù sa không được bồi(Pk); thành phần cơ
giới chủ yếu là thịt nhẹ, thịt trung bình. Đây là loại đất thích hợp cho sản xuất nông
nghiệp đặc biệt là lúa, màu….phân bố chủ yếu ở Phong Chương, Phong Bình,
Phong Hoà, Phong Hiền. - Đất đỏ vàng trên đá sét biến chất (Fs): diện tíchđiều tra
được phát triển trên sản phẩm phong hoá của đá bazơ và trung tính, đá vôi…. phân
bố ở địa hình tương đốicao đến bằng thoải lượn sóng. Đất có thành phần cơ giới
nặng đến trung bình, hàm lượng dinh dưỡng cao, tầng đất trung bình đến dày, thoát
nước tốt. Nhóm đất này rất thích hợp cho việc trồng cây ăn quả, nông lâm kết hợp
(cao su, hồ tiêu, mía, thông, keo, màu...). - Đất vàng nhạt trên đá cát (Fq): diện tích
điều tra được phát triển trên nhiều loại đá mẹ khác nhau như granit, mác ma axit,
trầm tích và biến chất. Đất có màu vàng nhạt do giàu Silic, thành phần cơ giới nhẹ.
Độ dày tầng đất mặt trung bình, độ phì tự nhiên nghèo, khả năng thấm nước khá
nhưng giữ nước kém. - Đất xói mòn trơ sỏi đá (E): diện tích điều tra phân bố trên
đất dốc, tầng mặt bị xói mòn rửa trôi. Đất này chỉ có khả năng sử dụng cho việc khai
thác vật liệu xây dựng hoặc khoanh nuôi bảo vệ rừng. Diện tích này cần được phủ
xanh sớm bằng các chương trình phát triển lâm nghiệp. Ngoài ra, còn có một số diện
tích đất nâu vàng trên phù sa cổ, đất nâu vàng trên sản phẩm dốc tụ ... nhưng với
diện tíchkhông đáng kể. Tài nguyên đất ở Phong Điền khá đa dạng trên cả 3 vùng
sinh thái nên thích hợp với nhiều loại cây trồng, song việc canh tác hiện nay còn
phân tán manh mún, điều kiện cơ giới hoá, thuỷ lợi hoá còngặp nhiều khó khăn.
b. Tài nguyên nước
Huyện Phong Điền có nguồn nước mặt khá phong phú được cung cấp bởi 2 con
sông lớn Ô Lâu và sông Bồ. Ngoài ra còncó các sông nhánh, các ao, hồ, trằm,
bàu… cùng với hệ thống đập phân bố khá dày đặc, đảm bảo đủ lượng nước phục vụ
tốt cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp. Nguồn nước ngầm dồi dào đáp ứng được
nhu cầu của nhân dân tuy nhiên cần có biện pháp đảm bảo vệ sinh, tránh bị nhiễm
mặn, phèn và chất thải.
C. Tài nguyên rừng
Theo số liệu thống kê năm 2012, tổng diện tích có rừng trên địa bàn huyện là
61.735,15 ha chiếm 64,93% diện tích đất tự nhiên bao gồm đất rừng sản xuất, đất
rừng phòng hộ và đất rừng đặc dụng. Trữ lượng gỗ lớn với nhiều loại gỗ quý như:
lim, kiền kiền, sến… và nhiều loại lâm sản khác như: mây, tre, nứa, lồ ô… Rừng
trồng sản xuất tập trung chủ yếu ở các vùng đồi núi thấp gần khu dân.
d. Tài nguyên biển và đầm phá
Với chiều dài bờ biển khoảng 16 km, Phong Điền có nhiều chủng loại hải sản có
giá trị kinh tế cao như: tôm hùm, cá thu, ... trữ lượng khai thác bình quân 1000
tấn/năm. Phong Điền có ưu thế về phát triển thuỷ sản ở cả 3 vùng: biển, đầm phá và
nước ngọt. Vùng ven biển và vùng đầm phá có những đặc thù của hệ sinh thái ven
bờ nên có khả năng nuôi tôm trên cát cho hiệu quả cao. Đặc biệt phá Tam Giang có
thể nuôi trồng và đánh bắt nhiều loại thuỷ sản có giá trị như: tôm sú, cua…Vùng
nước ngọt hiện đang triển khai nuôi cá bằng cách khoanh nuôi, sử dụng các hồ đập
tự nhiên.
e. Tài nguyên khoán sản
Huyện Phong Điền có nhiều mỏ đá vôi lớn tập trung ở Phong Xuân với trữ lượng
đạt 240 triệu m3 thuận lợi cho việc phát triển ngành công nghiệp sản xuất xi măng
các loại. Các mỏ titan, cát thuỷ tinh, than bùn đã đưa vào khai thác công nghiệp
nhưng quy mô còn nhỏ; đây là một trong những nguồn lực góp phần cho phát triển
nền kinh tế về lâu dài của huyện, tỉnh. Ngoài ra huyện còncó mỏ nước khoáng lớn ở
Phong Sơn có khả năng sản xuất nước giải khát và phục vụ chữa bệnh.
f. Tài nguyên du lịch
Với những nét văn hóa truyền thống lâu đời, những di tíchđấu tranh cách mạng
trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ kết hợp với những cảnh quan
đẹp như: Phá Tam Giang, Tràng Chiêu, Hồ Quao, động A Đon, khe Me, suối nước
khoáng Thanh Tân…đã tạo điều kiện thuận lợi cho ngành du lịch của huyện phát
triển. Bên cạnh đó khu bảo tồn thiên nhiên Phong Điền là một nơi bảo tồn các loài
động thực, vật quý hiếm có giá trị lớn trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học kết hợp
với du lịch sinh thái tham quan. Huyện có nhiều bãi biển đẹp cần khai thác để phục
vụ du lịch.
g. Tài nguyên nhân văn
Theo số liệu thống kê năm 2012, dân số huyện Phong Điền có 100.730 người.
Nhân dân Phong Điền cần cù, yêu lao động, không ngừng sáng tạo… nên đời sống
ngày một khá hơn. Sự kết hợp khéo léo giữa thiên nhiên và tài năng lao động, sức
sáng tạo của con người; phong tục tập quán, tín ngưỡng tôn giáo cũng là những
thành tố góp phần làm phong phú nguồn tài nguyên nhân văn của huyện. Trên địa
bàn huyện có nhiều dân tộc sinh sống nhưng chủ yếu là dân tộc Kinh và các dân tộc
ít người như Pa Hi, Pa Cô, Vân Kiều. Một số dân tộc có những tập quán, trình độ
sản xuất khác nhau, các dân tộc ít người có trình độ sản xuất còn hạn chế. Lao động
nông nghiệp chủ yếu là sản xuất theo tập tục, thói quen kinh nghiệm và khả năng áp
dụng biện pháp kỹ thuật còn hạn chế.
4.1.2. Khái quát về kinh tế - xã hội huyện Phong Điền
4.1.2.1. Nông nghiệp
Tỷ trọng các ngành nông - lâm - ngư nghiệp năm 2012 chiếm 18,94%. Đầu tư
trong nông nghiệp được quan tâm nên đã tạo động lực cho sự tăng trưởng và phát
triển cả trên lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, trồng rừng.
a. Trồng trọt
- Cây lúa: Tổng diện tích gieo cấy năm 2012 là 9.886,85 ha, đạt 100% so với kế
hoạch đề ra. Năng suất bình quân đạt: 54,40 tạ/ha, giảm 1,27 tạ/ha so năm 2011. Sản
lượng lượng thực có hạt 54.340 tấn, giảm 632 tấn so với năm 2011. Tỷ lệ sử dụng
giống lúa xác nhận đạt trên 95%. Trong đó: vụ Đông Xuân: diện tích4.974,80 ha,
năng suất bình quân 55,90 tạ/ha, sản lượng đạt 27.809 tấn; vụ Hè Thu: diện tích
4.912,00 ha, năng suất bình quân 52,80 tạ/ha, sản lượng 25.935 tấn.
- Cây sắn: Năm 2012, diện tích trồng được là 1.595,48 ha, giảm 154,00 ha so năm
trước.
- Cây lạc: Năm 2012, diện tíchtrồng 1.164,60 ha (vụ Đông Xuân: 1.151,80 ha; vụ
Hè Thu 12,80 ha), tăng 27,00 ha so với năm trước, đạt 97% so với kế hoạch. Tỷ lệ
sử dụng các loại giống có chất lượng cao chiếm trên 60% tổng diện tích, năng suất
bình quân đạt 22,5 tạ/ha.
- Cây cao su: Toàn huyện hiện có 1.725,00 ha cao su, trong đó diện tích đưa vào
khai thác năm 2012 là 970,00 ha, sản lượng dự ước khoảng 3.500 tấn mủ đông. Diện
tích cao su tập trung chủ yếu ở xã Phong Mỹ, Phong Sơn.
- Cây ăn quả: Diện tíchhiện có 310,00 ha, trong đó bưởi thanh trà 259,00 ha, diện
tích cho thu hoạch là 70,00 ha tập trung chủ yếu ở Thị trấn và Phong Thu.
b. Chăn nuôi:
Tổng đàn hiện có: 4.987 con trâu, 2.462 con bò, 30.169 conlợn và 370.970 con
gia cầm. So với kế hoạch đề ra, số lượng đàn bò mới chỉ đạt 70,34%, đàn lợn đạt
86,19%. Phát triển chăn nuôi lợn giống có tỷ lệ nạc đạt kết quả khá: 100% lợn nái
ngoại và 99% lợn nái lai F1 sinh sản lứa thứ nhất. Công tác tiêm phòng gia súc, gia
cầm được quan tâm; công tác kiểm dịch, kiểm soát giết mổ triển khai thường xuyên
đã ngăn chặn kịp thời dịch bệnh, không xảy ra dịch bệnh trên diện rộng.
c. Thuỷ sản:
Ngành thuỷ sản đã phát triển cả về đánh bắt, nuôi trồng và chế biến thuỷ, hải sản.
Diện tích nuôi trồng thuỷ sản từ đầu năm đến nay 690,00 ha, trong đó:nuôi tôm trên
cát 270,00 ha, nuôi cá nước ngọt 420,00 ha. Sản lượng khai thác năm 2012 ước đạt
1.500 tấn các loại thuỷ hải sản; trong đó khai thác sôngđầm 250 tấn, khai thác biển
1.250 tấn. Giá trị sản xuất thủy sản (theo giá so sánh năm 2010) năm 2012 đạt
235.536 triệu đồng tăng 101,96% so với năm 2011 trong đó:nuôi trồng đạt 191.661
triệu đồng, đánh bắt đạt 43.646 triệu đồng, dịch vụ đạt 229 triệu đồng, góp phần giải
quyết việc làm và cải thiện đời sống nhân dân vùng biển và đầm phá.
d. Lâm nghiệp
Công tác trồng mới, chăm sóc, tu bổ rừng được chú trọng; cơ cấu rừng trồng đã
bố trí hợp lý giữa diện tích rừng phòng hộ và rừng kinh tế nhằm phát 14 triển bền
vừng môi trường sinh thái vừa bảo đảm thu nhập cho người lao động sinh sống bằng
nghề rừng. Diện tích đất lâm nghiệp chiếm 64,9% tổng diện tíchđất tự nhiên toàn
huyện. Kinh tế rừng đã mang lại thu nhập cho người dân trên vùng gò đồi, miền núi.
Tổng giá trị sản xuất lâm nghiệp năm 2012 (giá so sánh năm 2000) đạt 81.060,5
triệu đồng, trong đó khai thác rừng trồng và khoanh nuôi là 8.335,5 triệu đồng; khai
thác lâm sản đạt 64.795 triệu đồng; dịch vụ và các hoạt động khác đạt 7.930 triệu
đồng. Sản lượng gỗ khai thác năm 2010 là 14.500 m3 , năm 2011 tăng lên 18.615
m3 , năm 2012 tăng lên 29.500 m3 . Diện tích đất trồng rừng mới đã có tác dụng
phủ xanh đất trống đồi núi trọc, hạn chế xói mòn rửa trôi và phát triển kinh tế vùng
gò đồi. Kinh tế rừng đã mang lại thu nhập cho người dân trên vùng gò đồi, miền núi.
Những kết quả đạt được trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp đã góp phần làm cho
bộ mặt nông thôn khởi sắc. Đã hình thành nhiều mô hình kinh tế làm ăn có hiệu quả.
Một số địa phương đã khẳng định được thế mạnh vật nuôi và cây trồng với giá trị
kinh tế cao.
4.1.2.2. Công nghệ, tiểu thủ công nghiệp
Lĩnh vực công nghiệp phát triển khá ổn định, tiếp tục khẳng định vai trò mũi
nhọn trong phát triển kinh tế của huyện. Hiện nay, khu công nghiệp Phong Điền đã
thu hút 14 dự án đầu tư, trong đó 13 dự án đi vào hoạt động ( 03 nhà đầu tư kinh
doanh hạ tầng và 14 nhà đầu tư thứ cấp), đạt tỷ lệ 39,11% vốn đăng ký, tỷ lệ lấp đầy
khu công nghiệp đạt 35%, giải quyết việt làm cho khoản 8000 lao động.
Các làng nghề truyền thống tiếp tục được duy trì và quan tâm tạo điều kiện để
phát triển. Hoàn thành việc lập quy hoạch vùng nguyên liệu phục vụ phát triển thủ
công nghiệp như: cỏ bàng, nón lá, măng, tràm,… Đã liên kết với công ty TNHH một
thành viên Hữu cơ Huế Việt sản xuất thêm một số sản phẩm khác như giỏ xách,
đệm,…
4.1.2.3. Thương mại – dịch vụ, du lịch
Từng bước khai thác tiềm năng, lợi thế, xây dựng mạng lưới rộng khắp và đa
dạng, năm 2012 chiếm tỷ trọng 24,31 % GDP. Cơ sở vật chất một số ngành được
mở rộng về quy mô, hiện đại về công nghệ như bưu chính - viễn thông, ngân hàng,
du lịch, thương mại, giao thông vận tải,… xuất hiện nhiều loại hình dịch vụ mới.
Dịch vụ du lịch là ngành phát triển cả quy mô và chất lượng gồm các loại hình du
lịch sinh thái, lễ hội,... gắn du lịch với khôi phục các ngành nghề thủ công truyền
thống. Hoạt động thương mại tiếp tục phát triển, đáp ứng yêu cầu xã hội. Đầu tư xây
dựng các siêu thị, kế hoạch phát triển dịch vụ tại khu vực ngoài khu du lịch Thanh
Tân, An Lỗ và trung tâm thị trấn Phong Điền.
4.1.2.4. Tàichính ngân sách
Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn ước thực hiện là 174,611 tỷ đồng, đạt
87,8% dự toán huyện giao, đath 106,3% so với dự toán tỉnh giao, so với cùng kỳ
giảm 26%, trong đó thu đấu bản quyền sử dụng đất là 56,6 tỷ đồng, đạt 70,8% so
với dự toán HĐND huyện giao, đạt 91% so với dự án toàn tỉnh, HĐND huyện giao.
Tổng chi ngân sáchđịa phương dự ước 630,2 tỷ đồng, vượt 16% so với dự án.
Lĩnh vực tín dụng, ngân hàng: Tổng dự nợ nguồn vốn vay ưu đãi ước thực hiện
năm 2019 từ Ngân hàng chính sách xã hội 380 tỷ đồng, đạt 100% kê hoạch, tăng
8,3% so với cùng kỳ, tổng dư nợ tại ngân hàng Agibank chi nhánh Phong Điền là
751,9 tỷ đồng.
4.1.2.5. Tàinguyên môi trường
Tiếp tục chỉ đạo thực hiện công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, ước
thực hiện trong năm 2019 tỷ lệ cấp mới đại 97,84% về số thửa và cấp đổi đạt
85,83% về số thửa.Thực hiện rà soát chống lấn trong quy hoạch đất khoáng sản, đất
năng lượng, đấtlâm nghiệp,… Xây dựng phương án giá đất năm 5(2020-2024) trên
địa bàn huyện. Trình UBND tỉnh về phương án giao rừng, đất rừng quỹ đất do
UBND tỉnh chuyển giao cho UBND huyện quản lý để giao cho người dân các xã
quản lý, bảo vệ và sử dụng.
4.1.2.6. Dânsố, lao động, việc làm và thu nhập
Năm 2012, dân số trung bình toàn huyện là 100.730 người, trong đó dân số đô thị
là 6.452 người và số dân nông thôn là 94.278 ha. Dân cư phân bố không đều, tập
trung chủ yếu ở thị trấn, các xã đồng bằng ven thị trấn, ven biển. Mật độ dân số bình
quân toàn huyện là 106 người/km2 . Theo số liệu thống kê 2012, nguồn lao động
trên địa bàn huyện có khoảng 50.063 người, chiếm 49,7% dân số của huyện. Lực
lượng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật, lao động lành nghề thấp và số lao
động có trình độ đại học trở lên chỉ chiếm số ít. Như vậy có thể nói nguồn lực lao
động của huyện rất dồi dào song phần lớn là lao động phổ thông, năng suất lao động
thấp. Trong tương 15 lai cần làm tốt công tác giải quyết việc làm cho người lao
động đồng thời đào tạo để nâng cao trình độ chuyên môn cho người lao động.
4.1.2.7. Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn
Một số cụm dân cư nông thôn đã có diện mạo đô thị hóa như: Điền Môn, Điền
Lộc, Điền Hòa, Điền Hải, Phong Hải, Phong Hòa, Phong An, Phong Hiền phát triển
mạnh các dịch vụ, các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, sản xuất các sản phẩm phục
vụ cho tiêu dùng và phát triển kinh tế nông thôn.
Khu vực trung tâm huyện lỵ được ưu tiên đầu tư hạ tầng để phát triển theo quy
hoạch tổng thể đã được phê duyệt. Đồng thời, đẩy mạnh phát triển dịch vụ và xúc
tiến mời gọi đầu tư vào khu công nghiệp Phong Điền, từng bước xây dựng trung tâm
huyện lỵ trở thành hạt nhân, là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của
các xã.
Hình thái phân bố dân cư theo thôn, dân cư chủ yếu tập trung hai bên các trục
đường quốc lộ, liên xã, liên thôn. Nhìn chung trong những năm qua cơ sở hạ tầng
khu vực nông thôn đã được cải thiện và phát triển thông qua các chương trình, dự án
phát triển kinh tế xã hội. Vùng các xã nông nghiệp đã tập trung xây dựng hệ thống
thuỷ lợi hoàn chỉnh, xây dựng trạm bơm và kiên cố hoá kênh mương, đê bao.
4.1.2.8. Thực trạng phát triển giao thông – thủy lợi
a. Giao thông
Hệ thống giao thông trên địa bàn huyện phát triển khá đồng bộ và toàn diện, một
phần do được chính quyền các cấp hết sức quan tâm và ưu tiên đầu tư, một phần do
nhân dân nỗ lực đóng góp. Hệ thống giao thông gồm các tuyến: quốc lộ, đường sắt,
tỉnh lộ, huyện lộ đã tương đốiđáp ứng được nhu cầu về giao thông vận tải của
huyện. Các tuyến giao thông nông thôn gồm: đường liên thôn liên xã, đường nội
đồng từng bước được nhựa hoá, bê tông hoá. Hệ thống đường thuỷ gồm: Sông Bồ,
sông Ô Lâu và phá Tam Giang tất cả đều được đầu tư và khai thác tốt.
Hệ thống giao thông đường bộ:
Các tuyến giao thông đường bộ đã được kết nối thành mạng lưới giao thông
liên hoàn, phục vụ phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện.
Cáctuyến quốc lộ:
Bao gồm quốc lộ 1A, quốc lộ 49B chạy qua địa phận huyện với tổng chiều dài
là 43,92 km. Đây là 02 tuyến huyết mạch của huyện Phong Điền. Trong những năm
gần đây, đặc biệt là vào mùa mưa lũ, các tuyến đường này đã 16 được sữa chữa
nâng cấp chất lượng, nên các tuyến này đã cải thiện năng lực thông hành cho các
phương tiện tham gia giao thông.
Cáctuyến tỉnh lộ:
Toàn huyện hiện có 7 tuyến tỉnh lộ phục vụ hoạt động giao thông vận tải trên
địa bàn gồm: Tỉnh lộ 11A, 11B, 11C, 17, 4, 6 và 9 với tổng chiều dài là 78,27 km.
Hiện tại, các tuyến tỉnh lộ trên địa bàn đều được bê tông hoá, nhựa hoá và có năng
lực thông hành cao. Hệ thống tỉnh lộ đạt cấp đường từ cấp VI – V đồng bằng.
Cáctuyến đường huyện lộ:
Trên địa bàn huyện hiện có 134 km đường huyện. Hệ thống đường huyện hầu
hết đều được bê tông hóa. Hiện nay có nhiều đoạn bị hư hỏng và đang tiến hành sửa
chữa các tuyến đường trọng yếu để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của
địa phương.
Các tuyến đường nội thị:
Hệ thống giao thông trong khu vực thị trấn Phong Điền hiện đang được xây
dựng và đang tuân thủ quy hoạch xây dựng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Giao thông nông thôn:
Cùng với sự phát triển đồng bộ hệ thống giao thông chính: quốc lộ, tỉnh lộ,
huyện lộ trên địa bàn, hệ thống giao thông nông thôn đã được đầu tư bê tông hóa tạo
điều kiện thuận lợi cho nhân dân trong sinh hoạt, trao đổi hàng hóa.
Hệ thống cầu cống:
Cầu cống: Nhìn chung hệ thống cầu cống trên địa bàn huyện Phong Điền tương
đối ổn định. Ngoài hai cầu lớn là: cầu An Lỗ ranh giới giữa thị xã Hương Trà và
huyện Phong Điền còncó thêm cầu Phò Trạch, cả hai cầu này đều nằm trên tuyến
đường quốc lộ 1A. Tuy nhiên đến nay có một số cầu, cống đang xuống cấp cần
được sửa chữa để đáp ứng nhu cầu thông thương.
Hệ thống giao thông đường sắt:
Hiện nay trên địa bàn huyện có tuyến đường sắt dài 17 km chạy qua với hai
điểm dừng chính là ga Hiền Sĩ và ga Phò Trạch.
Hệ thống giao thông đường thuỷ:
Hệ thống giao thông đường thuỷ baogồm:
- Đường sông: Các tuyến đường sông chủ yếu phục vụ vận tải nhỏ, chuyên chở
hàng hoá tới các chợ quê. Chất lượng luồng lạch còn rất kém, cần phải nạo vét, khơi
thông dòng chảy mới đảm bảo chuyên chở hàng hoá.
- Đường biển: Với gần 16 km chiều dài bờ biển, đây là điều kiện thuận lợi cho
các xã bãi ngang làm nghề đánh bắt hải sản. Đồng thời xây dựng các bãi tắm, khu
nghỉ dưỡng, khu du lịch sinh thái phục vụ du khách trong và ngoài nước.
- Đầm phá: hệ thống đầm phá qua huyện Phong Điền tương đối lớn là lợi thế về
nhiều mặt của tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung và huyện Phong Điền nói riêng.
Ngoài việc cung cấp nguồn lợi thuỷ sản, đầm phá còn là tuyến giao thông thuỷ rất
thuận tiện, nối liền các huyện trong khu vực; giúp các huyện giao lưu, trao đổi các
loại sản phẩm hàng hoá như: lương thực, thực phẩm, công nghệ phẩm, hàng công
nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, hàng thủ công mỹ nghệ, phân bón, hoá chất, vật liệu
xây dựng... Đặc biệt, đốivới khu vực đầm phá, huyện cần tập trung xây dựng và
phát triển kinh tế xã hội vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai trở thành vùng phát
triển kinh tế năng động toàn diện bao gồm: du lịch, thuỷ sản, nông lâm, dịch vụ, chế
biến... Mở rộng các loại hình kinh tế trang trại, kinh tế vườn rừng, phát triển mô
hình kinh tế trang trại trên vùng cát nội đồng, góp phần phát triển chung nền kinh tế
toàn tỉnh và của huyện Phong Điền.
b. Thủy lợi
Huyện luôn chú trọng đến việc đầu tư cải tạo, nâng cấp năng lực tưới tiêu của các hệ
thống thuỷ nông, toàn huyện đã xây dựng nhiều hồ chứa nước loại vừa và nhỏ, hệ
thống kênh mương được kiên cố hoá, nhiều trạm bơm mới được xây dựng, ... đã
nâng diện tíchtưới chủ động đạt 72,78% và tiêu chủ động đạt 55% diện tíchgieo
trồng, đồng thời giải quyết thoát lũ, ngăn mặn,... góp phần ổn định sản xuất và đời
sống dân cư.
4.1.3. Đánhgiá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
a. Thuận lợi:
Trên địa bàn huyện có các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ, đường sắt và các tuyến trục
ngang nối các tỉnh lộ với quốc lộ tạo điều kiện thuận lợi trong việc lưu 21 thông,
trao đổihàng hóa nông sản, vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp và các ngành kinh
tế khác cũng như việc tiếp cận các tiến bộ khoa học kỹ thuật và thông tin thị trường.
Bờ biển có nhiều bãi tắm đẹp, có nhiều cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn để phát
triển du lịch, có những điểm du lịch triển vọng với những di tích lịch sử được xếp
hạng. Nhìn chung có lợi thế để phát triển ngành du lịch đặc biệt là du lịch sinh thái.
Tài nguyên khoáng sản phong phú, trữ lượng một số khoáng sản lớn đủ để đầu
tư khai thác công nghiệp như: đá vôi, than bùn, nước khoáng…tạo điều kiện đẩy
mạnh nền kinh tế của huyện.
Địa hình phân bố không đồng đều thấp dần từ Tây sang Đông, nguồn nước mặt,
nước ngầm và nước mưa phong phú, cung cấp đủ nước tưới cho sản xuất nông
nghiệp một cách khá chủ động, cũng như việc cấp nước cho công nghiệp và cho
sinh hoạt của người dân.
Với lượng bức xạ dồi dào, lượng mưa trung bình năm cao là điều kiện tương
đối thuận lợi cho phát triển đa dạng nông lâm nghiệp nhiệt đới.
Đất đai của huyện rất đa dạng với đầy đủ các loại đất, đây là điểm thuận lợi cho
phát triển một nền nông nghiệp toàn diện, đặc biệt là tiềm năng phát triển lúa năng
suất cao, thủy sản,...
b. Khó khăn
Phong Điền nằm trong dải đất miền Trung nên cũng chịu ảnh hưởng rất lớn của
khí hậu thời tiết khắc nghiệt, mùa hạ nắng hạn kéo dài kèm theo gió Tây Nam khô
nóng, cònvào mùa mưa khí hậu lạnh, lượng mưa tập trung vào một số tháng gây ra
lũ lụt, ngập úng làm ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất, đời sống dân sinh.
Ô nhiễm môi trường cảnh quan đang là vấn đề tồn tại trong nhiều năm nay, đặc
biệt là ô nhiễm môi trường biển, ven bờ, đầm phá bởi các hoạt động khai thác thủy
sản và hiện tượng xói mòn, rửa trôi xảy ra ở vùng gò đồi.
4.2. Đánh giá tình hình sử dụng đất của huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên
Huế.
4.3. Đánh giá hiệu quả các loạihình sử dụng đất trồng câylâu năm và cây lâm
nghiệp trên địa bàn huyện Phong Điền, tỉnh Thùa Thiên Huế.
4.4. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất sảnxuất
nông nghiệp trên đại bàn huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
PHẦN 5.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. Kết luận
5.2. Kiến nghị
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (2013), Thông tư 47/2011/TT-
BNNPTNT về hướng dẫn thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp trong trồng trọt,
chăn nuôi, nuôi thủy sản theo Quy định số 315/QĐ-TTG ngày 01 tháng 03 năm
2021 của Thủ tướng Chính Phủ.
[2]. Nguyễn Thị Thanh Thủy ( 2014) Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và
đề xuất hướng sử dụng đất hiệu quả trên địa bàn huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam.
[3]. Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (2014), thông tư 47/2014/TT –
BNNPTNT về ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về điều kiện trồng, chăm sóc
cây trồng ở niền núi phíaBắc.
[4]. Bùi Nữ Hoàng Anh (2013), giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trong sử sụng
đất nông nghiệp tại Yên Bái giai đoạn 2012-2020
[5]. Bùi Thị Hải Ngọc (2015), Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa
bàn xã Khánh Lộc, huyện Cam Lộ, tỉnh Hà Tĩnh.
[6]. Lương Văn Minh và cộng sự (2003), giáo trình Quy hoạch sử dụng đất đai,
NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
 Báo cáo tốt nghiệp đánh giá hiệu quả sử dụng đất trồng cây lâu năm

More Related Content

More from Luanvantot.com 0934.573.149

Sáng kiến ứng dụng trò chơi vận môn thể dục cho học sinh
Sáng kiến ứng dụng trò chơi vận môn thể dục cho học sinhSáng kiến ứng dụng trò chơi vận môn thể dục cho học sinh
Sáng kiến ứng dụng trò chơi vận môn thể dục cho học sinhLuanvantot.com 0934.573.149
 
Sáng kiến ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học cho học sinh
Sáng kiến ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học cho học sinhSáng kiến ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học cho học sinh
Sáng kiến ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học cho học sinhLuanvantot.com 0934.573.149
 
Trọn bộ 98 đề tài báo cáo lý luận nhà nước và pháp luật
 Trọn bộ 98 đề tài báo cáo lý luận nhà nước và pháp luật  Trọn bộ 98 đề tài báo cáo lý luận nhà nước và pháp luật
Trọn bộ 98 đề tài báo cáo lý luận nhà nước và pháp luật Luanvantot.com 0934.573.149
 
Đề tài báo cáo khoá luận luật hiến pháp
 Đề tài báo cáo khoá luận luật hiến pháp  Đề tài báo cáo khoá luận luật hiến pháp
Đề tài báo cáo khoá luận luật hiến pháp Luanvantot.com 0934.573.149
 
Trọn bộ đề tài báo cáo khoá luận luật hình sự
Trọn bộ đề tài báo cáo khoá luận luật hình sự Trọn bộ đề tài báo cáo khoá luận luật hình sự
Trọn bộ đề tài báo cáo khoá luận luật hình sự Luanvantot.com 0934.573.149
 
Đề tài báo cáo khoá luận luật dân sự
Đề tài báo cáo khoá luận luật dân sựĐề tài báo cáo khoá luận luật dân sự
Đề tài báo cáo khoá luận luật dân sựLuanvantot.com 0934.573.149
 
Báo cáo thực tập ngành quản trị khách sạn
Báo cáo thực tập ngành quản trị khách sạnBáo cáo thực tập ngành quản trị khách sạn
Báo cáo thực tập ngành quản trị khách sạnLuanvantot.com 0934.573.149
 
Đánh giá công tác tạo động lực làm việc cho nhân viên tại công ty tnhh glod p...
Đánh giá công tác tạo động lực làm việc cho nhân viên tại công ty tnhh glod p...Đánh giá công tác tạo động lực làm việc cho nhân viên tại công ty tnhh glod p...
Đánh giá công tác tạo động lực làm việc cho nhân viên tại công ty tnhh glod p...Luanvantot.com 0934.573.149
 
Bài thu hoạch lớp bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch công chức 9 điểm
 Bài thu hoạch lớp bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch công chức 9 điểm Bài thu hoạch lớp bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch công chức 9 điểm
Bài thu hoạch lớp bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch công chức 9 điểmLuanvantot.com 0934.573.149
 
Cách viết báo cáo thực tập cao đẳng du lịch sài gòn điểm cao
Cách viết báo cáo thực tập cao đẳng du lịch sài gòn điểm cao Cách viết báo cáo thực tập cao đẳng du lịch sài gòn điểm cao
Cách viết báo cáo thực tập cao đẳng du lịch sài gòn điểm cao Luanvantot.com 0934.573.149
 
Chuyên đề về hệ thống ota trong kinh doanh khách sạn
Chuyên đề về hệ thống ota trong kinh doanh khách sạn Chuyên đề về hệ thống ota trong kinh doanh khách sạn
Chuyên đề về hệ thống ota trong kinh doanh khách sạn Luanvantot.com 0934.573.149
 
Lập kế hoạch và quản lý quy trình nhập khẩu ở công ty hồng lương
Lập kế hoạch và quản lý quy trình nhập khẩu ở công ty hồng lươngLập kế hoạch và quản lý quy trình nhập khẩu ở công ty hồng lương
Lập kế hoạch và quản lý quy trình nhập khẩu ở công ty hồng lươngLuanvantot.com 0934.573.149
 
Hoàn thiện tuyển dụng nguồn nhân lực tại công ty thiết bị giáo dục
Hoàn thiện tuyển dụng nguồn nhân lực tại công ty thiết bị giáo dụcHoàn thiện tuyển dụng nguồn nhân lực tại công ty thiết bị giáo dục
Hoàn thiện tuyển dụng nguồn nhân lực tại công ty thiết bị giáo dụcLuanvantot.com 0934.573.149
 
Mẫu đề cương báo cáo thực tập ngành trung quốc
Mẫu đề cương báo cáo thực tập ngành trung quốcMẫu đề cương báo cáo thực tập ngành trung quốc
Mẫu đề cương báo cáo thực tập ngành trung quốcLuanvantot.com 0934.573.149
 
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả bảo vệ môi trường doanh trại tại lữ đoàn
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả bảo vệ môi trường doanh trại tại lữ đoànMột số biện pháp nâng cao hiệu quả bảo vệ môi trường doanh trại tại lữ đoàn
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả bảo vệ môi trường doanh trại tại lữ đoànLuanvantot.com 0934.573.149
 
Phân tích chiến lược markerting online cho dự án nu's corner
Phân tích chiến lược markerting online cho dự án nu's cornerPhân tích chiến lược markerting online cho dự án nu's corner
Phân tích chiến lược markerting online cho dự án nu's cornerLuanvantot.com 0934.573.149
 
Giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động của đội quản lý thị trường số 4 huyện hông ...
Giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động của đội quản lý thị trường số 4 huyện hông ...Giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động của đội quản lý thị trường số 4 huyện hông ...
Giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động của đội quản lý thị trường số 4 huyện hông ...Luanvantot.com 0934.573.149
 
Chuyên đề thực tập pháp luật về điều kiện kinh doanh giáo dục
Chuyên đề thực tập pháp luật về điều kiện kinh doanh giáo dụcChuyên đề thực tập pháp luật về điều kiện kinh doanh giáo dục
Chuyên đề thực tập pháp luật về điều kiện kinh doanh giáo dụcLuanvantot.com 0934.573.149
 
Phát triển năng lực tư duy toán học cho học sinh thông qua phương pháp trò chơi
Phát triển năng lực tư duy toán học cho học sinh thông qua phương pháp trò chơi Phát triển năng lực tư duy toán học cho học sinh thông qua phương pháp trò chơi
Phát triển năng lực tư duy toán học cho học sinh thông qua phương pháp trò chơi Luanvantot.com 0934.573.149
 
Báo cáo thực tập hoạt động uỷ ban nhân dân phường,9 điểm
Báo cáo thực tập hoạt động uỷ ban nhân dân phường,9 điểm Báo cáo thực tập hoạt động uỷ ban nhân dân phường,9 điểm
Báo cáo thực tập hoạt động uỷ ban nhân dân phường,9 điểm Luanvantot.com 0934.573.149
 

More from Luanvantot.com 0934.573.149 (20)

Sáng kiến ứng dụng trò chơi vận môn thể dục cho học sinh
Sáng kiến ứng dụng trò chơi vận môn thể dục cho học sinhSáng kiến ứng dụng trò chơi vận môn thể dục cho học sinh
Sáng kiến ứng dụng trò chơi vận môn thể dục cho học sinh
 
Sáng kiến ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học cho học sinh
Sáng kiến ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học cho học sinhSáng kiến ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học cho học sinh
Sáng kiến ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học cho học sinh
 
Trọn bộ 98 đề tài báo cáo lý luận nhà nước và pháp luật
 Trọn bộ 98 đề tài báo cáo lý luận nhà nước và pháp luật  Trọn bộ 98 đề tài báo cáo lý luận nhà nước và pháp luật
Trọn bộ 98 đề tài báo cáo lý luận nhà nước và pháp luật
 
Đề tài báo cáo khoá luận luật hiến pháp
 Đề tài báo cáo khoá luận luật hiến pháp  Đề tài báo cáo khoá luận luật hiến pháp
Đề tài báo cáo khoá luận luật hiến pháp
 
Trọn bộ đề tài báo cáo khoá luận luật hình sự
Trọn bộ đề tài báo cáo khoá luận luật hình sự Trọn bộ đề tài báo cáo khoá luận luật hình sự
Trọn bộ đề tài báo cáo khoá luận luật hình sự
 
Đề tài báo cáo khoá luận luật dân sự
Đề tài báo cáo khoá luận luật dân sựĐề tài báo cáo khoá luận luật dân sự
Đề tài báo cáo khoá luận luật dân sự
 
Báo cáo thực tập ngành quản trị khách sạn
Báo cáo thực tập ngành quản trị khách sạnBáo cáo thực tập ngành quản trị khách sạn
Báo cáo thực tập ngành quản trị khách sạn
 
Đánh giá công tác tạo động lực làm việc cho nhân viên tại công ty tnhh glod p...
Đánh giá công tác tạo động lực làm việc cho nhân viên tại công ty tnhh glod p...Đánh giá công tác tạo động lực làm việc cho nhân viên tại công ty tnhh glod p...
Đánh giá công tác tạo động lực làm việc cho nhân viên tại công ty tnhh glod p...
 
Bài thu hoạch lớp bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch công chức 9 điểm
 Bài thu hoạch lớp bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch công chức 9 điểm Bài thu hoạch lớp bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch công chức 9 điểm
Bài thu hoạch lớp bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch công chức 9 điểm
 
Cách viết báo cáo thực tập cao đẳng du lịch sài gòn điểm cao
Cách viết báo cáo thực tập cao đẳng du lịch sài gòn điểm cao Cách viết báo cáo thực tập cao đẳng du lịch sài gòn điểm cao
Cách viết báo cáo thực tập cao đẳng du lịch sài gòn điểm cao
 
Chuyên đề về hệ thống ota trong kinh doanh khách sạn
Chuyên đề về hệ thống ota trong kinh doanh khách sạn Chuyên đề về hệ thống ota trong kinh doanh khách sạn
Chuyên đề về hệ thống ota trong kinh doanh khách sạn
 
Lập kế hoạch và quản lý quy trình nhập khẩu ở công ty hồng lương
Lập kế hoạch và quản lý quy trình nhập khẩu ở công ty hồng lươngLập kế hoạch và quản lý quy trình nhập khẩu ở công ty hồng lương
Lập kế hoạch và quản lý quy trình nhập khẩu ở công ty hồng lương
 
Hoàn thiện tuyển dụng nguồn nhân lực tại công ty thiết bị giáo dục
Hoàn thiện tuyển dụng nguồn nhân lực tại công ty thiết bị giáo dụcHoàn thiện tuyển dụng nguồn nhân lực tại công ty thiết bị giáo dục
Hoàn thiện tuyển dụng nguồn nhân lực tại công ty thiết bị giáo dục
 
Mẫu đề cương báo cáo thực tập ngành trung quốc
Mẫu đề cương báo cáo thực tập ngành trung quốcMẫu đề cương báo cáo thực tập ngành trung quốc
Mẫu đề cương báo cáo thực tập ngành trung quốc
 
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả bảo vệ môi trường doanh trại tại lữ đoàn
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả bảo vệ môi trường doanh trại tại lữ đoànMột số biện pháp nâng cao hiệu quả bảo vệ môi trường doanh trại tại lữ đoàn
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả bảo vệ môi trường doanh trại tại lữ đoàn
 
Phân tích chiến lược markerting online cho dự án nu's corner
Phân tích chiến lược markerting online cho dự án nu's cornerPhân tích chiến lược markerting online cho dự án nu's corner
Phân tích chiến lược markerting online cho dự án nu's corner
 
Giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động của đội quản lý thị trường số 4 huyện hông ...
Giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động của đội quản lý thị trường số 4 huyện hông ...Giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động của đội quản lý thị trường số 4 huyện hông ...
Giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động của đội quản lý thị trường số 4 huyện hông ...
 
Chuyên đề thực tập pháp luật về điều kiện kinh doanh giáo dục
Chuyên đề thực tập pháp luật về điều kiện kinh doanh giáo dụcChuyên đề thực tập pháp luật về điều kiện kinh doanh giáo dục
Chuyên đề thực tập pháp luật về điều kiện kinh doanh giáo dục
 
Phát triển năng lực tư duy toán học cho học sinh thông qua phương pháp trò chơi
Phát triển năng lực tư duy toán học cho học sinh thông qua phương pháp trò chơi Phát triển năng lực tư duy toán học cho học sinh thông qua phương pháp trò chơi
Phát triển năng lực tư duy toán học cho học sinh thông qua phương pháp trò chơi
 
Báo cáo thực tập hoạt động uỷ ban nhân dân phường,9 điểm
Báo cáo thực tập hoạt động uỷ ban nhân dân phường,9 điểm Báo cáo thực tập hoạt động uỷ ban nhân dân phường,9 điểm
Báo cáo thực tập hoạt động uỷ ban nhân dân phường,9 điểm
 

Báo cáo tốt nghiệp đánh giá hiệu quả sử dụng đất trồng cây lâu năm

  • 1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ Khoa Tài nguyên đất và Môi trường BÁO CÁO TỐT NGHIỆP Tên đề tài: Đánh giá hiệu quả sử dụng đất trồng cây lâu năm và cây lâm nghiệp trên địa bàn huyện PhongĐiền, tỉnh Thừa Thiên Huế Tham khảo thêm tài liệu tại Luanvantot.com Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận,Báo Cáo Khoá Luận, Luận Văn Zalo Hỗ Trợ : 0934.573.149
  • 2. PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá mà thiên nhiên đã ban tặng cho con người. Đất đai là nền tảng để conngười định cư và tổ chức các hoạt động kinh tế xã hội, nó không chỉ là đốitượng lao động mà còn là tư liệu sản xuất nông nghiệp, đất là yếu tố đầu vào các tát động mạnh mẽ đến hiệu quả sản xuất đất nông nghiệp, đồng thời cũng là môi trường duy nhất sản xuất ra những lương thực thực phảm nuôi sống con người. Việc sử dụng đất có hiệu quả và bền vững đang trở thành vấn đề cấp thiết với mỗi quốc gia, nhằm duy trì sức sản xuất của đất đai cho hiện tại và cho tương lai. Xã hội phát triển, dân số tăng nhanh kéo theo những đòi hỏi ngày càng tăng về lương thực và thực phẩm, chỗ ở cũng như các nhu cầu về văn hóa, xã hội. Con người đã tìm mọi cách để khai thác đất đai nhằm thỏa mãn những nhu cầu ngày càng tăng đó. Như vậy đất đai, đặt biệt là đất nông nghiệp có hạn về diện tích nhưng lại có nguy cơ bị suy thoái dưới tác động của thiên nhiên và sự thiếu ý thức của con người trong quá trình sản sản xuất. Đó còn chưa kể đến sự suy giảm về diện tích đất nông nghiệp do quá trình đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ, trong khi khả năng khai hoang đất mới lại rất hạn chế. Nước ta là một nước có nền nông nghiệp lâu đời với hơn 70% dân số sốngở nông thôn và 48% trực tiếp sống bằng nghề nông. Đất đai đã và đang là công cụ sản xuất quan trọng. Đặt biệt người dân nghèo hiện hàng ngày phải lệ thuộc vào các hoạt động canh tát trên đất. Đất không chỉ đơn thuần là phương tiện sản xuất, mà còn là tài sản quý giá của nhiều gia đình. Hơn nữa, nông nghiệp là nguồn thu nhập quan trọng cho gần một nữa dân số của Việt Nam. Từ đó, ta thấy được thách thức lớn đặt ra cho ngành nông nghiệp cũng như khu vực nông thôn là làm thế nào với diện tích ngày càng bị thu hẹp như vậy nhưng vẫn đảm bảo an ninh lương thực, có giá trị kinh tế cao, đáp ứng được nhu cầu nông sản của xã hội. Vì vậy việc định hướng cho người dân trong việc khai thác và sử đụng hợp lý, có
  • 3. hiệu quả đất trồng cây lâu năm và cây lâm nghiệp là một trong những vấn đề hết sức cần thiết để nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Để giải quyết vấn đề này thì việc đánh giá hiệu quả sử dụng đất trồng cây lâu năm nhằm đề suất hướng sử dụng đất và các loại hình sử dụng đất thích hợp là việc rất quan trọng. Xuất phát từ ý nghĩa thực tiễn và nhu cầu sử dụng đất, được sự đồng ý của ban chủ nhiệm khoa Tài nguyên đất và Môi trường Nông Nghiệp – Trường đại học Nông Lâm Huế, dưới sự hướng dẫn của thầy giáo TS. Nguyễn Văn Bình, tôi đã tiến hành nghiện cứu đề tài “ Đánh giá hiệu quả sử dụng đất trồng cây lâu năm và cây lâm nghiệp trên địa bàn huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế”. 1.2. Mục tiêu đề tài 1.2.1. Mục tiêu chung Đánh giá hiệu quả sử dụng đất trồng cây lâu năm và cây lâm nghiệp trên địa bàn huyện Phong Điền từ đó đề suất hướng sử dụng đất trồng cây có hiệu quả cao, phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời gian tới. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất. - Đánh giá các yếu tố về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất. - Lựa chọn được những loại hình sử dụng đất có hiệu quả cao. - Đưa ra định hướng về sử dụng đất có hiệu quả cao hơn. 1.3. Yêu cầucủa đề tài - Các thông tin số liệu thu thập được phải chính xác, trung thực,khách quan. - Đánh giá đầy đủ, chính xác về hiệu quả sử dụng đất trồng cây lâu năm và cây lâm nghiệp trên địa bàn huyện Phong Điền. - Mẫu câu hỏi phỏng vấn phải khoa học, đại diệ cho khu vực nghiên cứu. - Phải tổng hợp và phân tích các kết quả. - Giải pháp kiến nghị đưa ra phải thực tế, có tính khả thi và phù hợp với điều kiện khu vực. PHẦN 2
  • 4. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở lý luận 2.1.1. Khái niệm đất đai, đất trồng câylâu năm và đất trồng cây lâm nghiệp Đất là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá mà thiên nhiên ban tặng cho con người, con người sinh ra trên mặt đất, sống và lớn lên nhờ vào các sản phẩm từ đất. Nhưng không phải ai cũng hiểu đất là gì? Đất sinh ra từ đâu? Đất quý giá như thế nào? Và tại sao phải giữ gìn nguồn tài nguyên này? Cho đến nay đã có rất nhiều khái niệm, định nghĩa về đất đai. Khái niệm đầu tiên của học giả người Nga Docutraiep năm 1987 cho rằng “ Đất là vật thể tự nhiên cấu tạo độc lập lâu đời do kết quả quá trình hoạt động tổng hợp của 5 yếu tố hình thành đất, do đó:Đá mẹ, sinh vật, khí hậu, địa hình và thời gian” ( Nguyễn Thế Đặng và cs, 1999). Tuy vậy, khái niệm này chưa đề cập đến sự tác động của các yếu tố khác tồn tại trong môi trường xung quanh, do đó sau này một số học giả khác đã bổ sung các yếu tố: nước của đất, nước ngầm và đặt biệt là vai trò của conngười để hoàn chỉnh khái niệm về đất nêu trên. Các nhà kinh tế, quy hoạch và thổ nhưỡng Việt Nam cho rằng: Đất đai là phần trên mặt của vỏ trái đất mà ở đó cây cối có thể mọc được và đất đai được hiểu theo nghĩa rộng như sau: Đất đai là một diện tíchcụ thể của bề mặt trái đất, bao gồm các cấu thành của môi trường sinh thái ngay bên trên và bên dưới bề mặt đó bao gồm: khí hậu, thời tiết, thổ nhưỡng, địa hình, mặt nước (hồ, sông, suối,…) các dạng trầm tíchsát bề mặt cùng với nước ngầm và khoáng sản trong lòng đất, tập đoànthực vật, trạng thái định cư của con người trong quá khứ và hiện tại để lại. Như vậy, đã có rất nhiều khái niệm và định nghĩa khác nhau về đất, có khái niệm phản ánh quá trình phát sinh hình thành đất, có khái niệm thể hiện mối quan hệ giữa đất với cây trồng và các ngành sản xuất nhưng khái niệm chung nhất có thể hiểu: Đất đai là khoảng không gian có giới hạn, theo chiều thẳng đứng, gồm: khí hậu và bầu khí quyển, lớp phủ thổ nhưỡng, thảm thực vật, động vật, diện tích mặt nước, tài nguyên nước ngầm và khoáng sản trong lòng đất, theo chiều ngang, trên mặt đất là sự kết hợp giữa thổ nhưỡng, địa hình, thủy văn, thực vật các thành phần khác, nó tác động giữ vai trò quan trọng và có ý nghĩa to lớn đế với hoạt động sản xuất cũng như cuộc sống của xã hội loài người.
  • 5. Đất nông nghiệp là đất sử dụng vào mục đíchsản xuất, nghiên cứu, thí nghiệm về nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối và đất sử dụng vào mục đíchbảo vệ, phát triển rừng. Theo Luật đất đai năm 2003 trong phân loại đất thì đất nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây: đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối và đất nông nghiệp khác. Theo báo cáo của World Bank, cho đến cuối thế kỷ XX vẫn còn 1/10 dân số thế giới thiếu ăn và bị nạn đóiđe dọa, hàng năm mức sản xuất so với yêu cầu sử dụng lưng thực vẫn thiếu hụt từ 150 -200 triệu tấn, trong khi đó vẫn có từ 6 – 7 triệu ha đất nông nghiệp bị loại bỏ do xói mòn. Đất trồng cây lâu năm là đất trồng các loại cây có thời gian sinh trưởng trên một năm từ khi giao trồng đến khi thu hoạch, kể cả loại cây có thời gian sinh trưởng như cây hàng năm nhưng cho thu hoạch trong nhiều năm như tranh trà, cây cao su, cây chuối,… Đất trồng cây lâm nghiệp là một trong những loại đất thuộc nhóm đất nông nghiệp, Đất lâm nghiệp bao gồm đất tròng rừng, đất rừng tự nhiên, đất nuôi dưỡng làm giàu rừng, đất quy định tái sinh phục hồi rừng hay dùng cho nghiên cứu thí nghiệm về rừng. 2.1.2. Các vấnđề đánh giá hiệu quả sử dụng đất 2.1.2.1. Khái niệm về hiệu quả sử dụng đất Hiểu một cách đơn giản, sử dụng đất đai là việc các cá nhân, tổ chức sử dụng, khai thác các thuộc tính có íchcủa đất đai vì mục đíchkinh tế và đời sống, xã hội trong quá trình sử dụng dất. Theo quy định của pháp luật đất đai, người sử dụng đất là các tổ chức trong nước, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp cỏ conđầu tư nước ngoài được Nhà nước giao đất, cho thuê đất hoặc công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất hay cho phép được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam. Pháp luật Việt Nam chưa đưa ra một khái niệm cụ thể nào về hiệu quả sử dụng đất. Tuy nhiên, hiểu một cách đơn giản thì hiệu quả sử dụng đất là việc các chủ thể là người sử dụng đất sử dụng, khai thác quá trình sử dụng đất một cách có hiệu quả vì mục đíchkinh tế và đời sống, xã hội. 2.1.2.2. Hiệu quả về sử dụng đất trồng cây lâu năm và câylâm nghiệp
  • 6. Khi tiến hành đánh giá hiệu quả sử dụng đất trồng cây lâu năm chúng ta không chỉ đánh giá về mặt kinh tế mà phải xem xét, đánh giá cả về mặt hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường. - Hiệu quả kinh tế: Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh chất lượng của các hoạt động kinh tế. Mục đíchcủa sản xuất và phát triển kinh tế, xã hội là đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về vật chất và tinh thần của toàn xã hội, khi nguồn lực sản xuất của xã hội ngày càng trở nên khan hiếm, việc nâng cao hiệu quả là một đòihỏi khách quan của mọi nền sản xuất xã hội. - Hiệu quả về mặt xã hội: Hiệu quả về mặt xã hội sử dụng đất nông nghiệp chủ yếu được xác định bằng khả năng tạo việc làm trên một đơn vị diện tíchđất nông nghiệp, thu nhập bình quân trên đầu người và bình quân diện tích trên đầu người. Phản ánh mối tương quan giữa kết quả thu được về mặt xã hội mà sản xuất mang lại với các chi phí sản xuất xã hội bỏ ra. - Hiệu quả về mặt môi trường: Đây là loại hiệu quả được các nhà môi trường học rất quan tâm trong điều kiện hiện nay. Mọi hoạt động sản xuất được coilà có hiệu quả khi mà hoạt động sản xuất đó không có những ảnh hưởng xấu đến môi trường đất, nước, không khí… Tóm lại: xem xét một cáchtoàn diện về mặt không gian và thời gian trong mối quan hệ hệu quả chung của toàn nền kinh tế. Hiệu quả đó bao gồm: hiệu quả kinh tế, hiệ quả môi trường. Ba hiệu quả này có tính mật thiết với nhau như một hệ thống thống nhất và không thể tách rời. 2.1.3. Các chỉtiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất 2.1.3.1. Nhómchỉ tiêu hiệu quả kinh tế Là mục tiêu hiệu của người sản xuất, là thước đo phản ánh mức độ thành công của người sản xuất trong việc lựa chọn tổ hợp đầu vào và đầu ra tối ưu. Về chất lượng: sản phẩm đạt tiêu chuẩn thị trường. Chỉ tiêu này phản ánh trình độ tiếp cận thị trường, việc giải pháp ùn tắt thề thị trường phải được bắt đầu ngay từ khâu sản xuất, chọn giống thích hợp, phù hợp với thị trường thích nghi được với ngươi tiêu dùng, bố trí thời vụ hợp lý nhất để bán sản phẩm được giá. Giá trị sản xuất, giá trị gia tăng trên một đơn vị diện tích là thước đo quan trọng nhất của hiệu quả sử dụng kinh tế đối với một hệ thống sử dụng đất. Các chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế được xen xét trong từng điều kiện cụ thể về không gian và thời gian để góp phần đề ra các quyết định cho hệ thống sử
  • 7. dụng đất. Tuy nhiên, chỉ tiêu lãi ròng trong sản xuất ít nhất phải lớn hơn lãi xuất tiền vay vốn ngân hàng. Giảm rủi ro: Hệ thống sử dụng đất cố gắng giảm đến mức thấp nhất thiệt hạn do thiên tai, sâu bệnh. 2.1.3.2. Nhómchỉ tiêu hiệu quả về xã hội Hiệu quả xã hội là hiệu quả phản ánh mối quan hệ lợi ích giữa con người với con người, có tác động tới mục tiêu kinh tế của conngười, việc lượng hóa các chỉ tiêu biểu hiện hiệu quả xã hội còngặp nhiều khó khăn mà chủ yếu phản ánh bằng các biểu hiện kinh tế. Người dân được tham gia triệt để vào việc ra quyết định và phương án sản xuất, có quyền bình đẳng trong hưởng lợi đới với mọi hợp đồng có liên quan. 2.1.3.3. Nhómchỉ tiêu hiệu quả về môi trường Đảm bảo đa danh sinh học thể hiện qua thành phần loài sinh vật ( đa canh bền vững hơn độc canh, cây dài ngày có khả năng bảo vệ tốt hơn cây dài ngày…) Tùy theo từng đặt tính và mục tiêu của mỗi kiểu sử dụng đất các tiêu chí và chỉ tiêu cũng có ý nghĩa khác nhau. Vì vậy, khi đánh giá xem xét trong từng trường hợp cụ thể mà đặt cho chúng những trọng số khác nhau. 2.1.4. Sửdụng đất và những nhân tố ảnh hưởng đến sử dụng đất a. Sử dụng đất Sử dụng đất là một hệ thống các biện pháp nhằm điều hòa mối quan hệ người – đất trong tổ hợp nguồn tài nguyên thiên nhiên khác và môi trường. Căn cứ vào quy luật phát triển kinh tế xã hội cùng với yêu cầu không ngừng ổn định và bền vững về mặt sinh thái. Trong mỗi phương thức sản xuất nhất định, việc sử dụng đất theo yêu cầu của sản xuất và đời sống căn cứ vào thuộc tính tự nhiên của đất đai. Loạ hình sử dụng: - Loại hình sử dụng đất (LUT) là bức tranh mô tả thực trạng sử dụng đất đai của mỗi vùng với những phương thức quản lý sản xuất trong điều kiện kinh tế - xã hội và kỹ thuật được xác định với mức độ chi tiết thay đổitheo phạm vi và mục đíchnghiên cứu. Để sử dụng đất triệt để và có hiệu quả, đảm bảo cho quá trình sản xuất được liên tục thì việc tuân thủ những nguyên tác trên là việc cần thiết và hết sức quan trọng với mỗi quốc gia. 2.1.4.2. Những quan điểm sử dụng đất bền vững
  • 8. a. Sử dụng đất bền vững Theo FAO, nông nghiệp bền vững bao gồm quản lý hiệu quả tài nguyên cho nông nghiệp (đất đai, lao động,...)để đáp ứng nhu cầu cuộc sống của con người đồng thời giữ gìn và cải thiện tài nguyên thiên nhiên, môi trường và bảo vệ tài nguyên. Hệ thống nông nghiệp bền vững phải có hiệu quả kinh tế, đáp ứng nhu cầu xã hội và an ninh lương thực, đồng thời giữ gìn và cải thiện môi trường tài nguyên cho đời sau. + Bên vững thường có ba thành phần cơ bản: - Bền vững về an ninh lương thực trong thời gian dài trên cơ sở hệ thống nông nghiệp phù hợp điều kiện sinh thái và không tổn hại môi trường. - Bền vững về tổ chức quản lý, hệ thống nông nghiệp phù hợp trong mối quan hệ con người hiện tại và cả cho đời sau. - Bề vững thể hiện ở tính cộng đồng trong hệ thống nông nghiệp hợp lý. + Mục tiêu và quan điểm sử dụng đất bền vững là: - An toàn lương thực, thực phẩm - Tăng cường nguyên liệu cho công nghiệp và nông sản xuất khẩu theo yêu cầu của thị trường. - Phát triển môi trường bền vững Ngày nay hiệu quả kinh tế cao cần được xen xét kỹ lưỡng trước áp lực xã hội đòi hỏi trừ khủ căn nguyên làm hại sức khỏe loài người. Từ đó thấy rằng tính bền vững của sử dụng đất phải được xem xét đồng bộ trên cả ba mặt: kimh tế, xã hội và môi trường. + Việc quản lý và sử dụng đất bền vững bao gồm tổ hợp các công nghệ, chính sách và hoạt động nhằm liên hợp các nguyên lý kinh tế - xã hội với các quan tâm về môi trường để đồng thời: - Duy trì hoặc nâng cao sản lượng (hiệuquả sản xuất) - Giảm rủi ro sản xuất (an toàn) - Có hiệu quả lâu bền (lâu bền) - Được xã hội chấp nhận (tính chấp nhận ) Như vậy, sử dụng đất bền vững không chỉ thuần túy về mặt tự nhiên mà còn cả về mặt môi trường, lợi ích kinh tế và xã hội. Bốn nguyên tắc trên nếu trong thực tế đạt được đầy đủ thì sự bền vững trong sử dụng đất sẽ thành công, ngược lại sẽ chỉ đạt được khả năng bền vững một số bộ phận hay chỉ bền vững có điều kiện. Theo quan điểm và nguyên tắc
  • 9. FAO thì sử dụng đất bền vững áp dụng vào điều kiện ở Việt Nam cần phải thể hiện ở ba nguyên tác như sau: - Bền vững về mặt kinh tế - Bền vững về mặt xã hội - Bền vững về mặt môi trường b. Một số định hướng phát triển nền nông nghiệp bền vững Để nền kinh tế tăng trưởng nhanh, bền vững, cần có 4 ưu tiên: tăng trưởng kinh tế nhanh, thay đổimô hình tiêu dùng, “ công nghiệp hóa sạch” và phát triển nông nghiệp bền vững. Theo khuyến cáo của các chuyên gia, cần chuyển từ tăng trưởng chủ yếu theo chiều rộng sang tăng trưởng chủ yếu theo chiều sâu. Sự chuyển đổi này sẽ làm giảm suất đầu tư hạn chế tiêu hao tài nguyên tính cho mỗi đơn vị giá trị sản phẩm. Đối với định hướng phát triển nông nghiệp bền vững, cần đặt biệt chú trọng những giải pháp liên quan đến hoàn thiện pháp luật và chính sách phát triển bền vững, quy hoạch phát triển nông thôn, cơ cấu lại kinh tế nông thôn theo hướng đẩy mạnh các ngành phi nông nghiệp, hỗ trợ ứng dụng công nghệ mới, công nghệ sinh học, thúc đẩy côngnghệ chế biến nông sản… 2.2. Cơ sở thực tiễn 2.2.1. Tình hình sử dụng đất trên thế giới Tổng diện tích toàn thể bề mặt thế giới là khoản 510.072.00 km2 trong đó đại dương chiếm gần ¾ toàn bộ diện tíchbề mặt. Diện tích lục địa chỉ chiếm 148.940.00 km2. Toàn bộ quỹ đất có khả năng sản xuất nông nghiệp trên thế giới là 3.256 triệu ha, chiếm khoản 22% tổng diện tích đất liền. Đất nông nghiệp là nhân tố vô cùng quan trọng đốivới sản xuất nông nghiệp của các nước phát triển không giống nhau nhưng tầm quan trọng đối với đời sống con người thì quôc gia nào cũng thừa nhận. Hầu hết các nước coi sản xuất nông nghiệp là cơ sở nền tảng của sự phát triển. Tuy nhiên, khi dân số ngày một tăng thì nhu cầu lương thực, thực phẩm là một sức ép rất lớn. Để đảm bảo an ninh lương thực loài người phải tăng cường các biện pháp khai hoang đất đai. Do đó, đã phá vỡ cân bằng sinh thái của nhiều vùng, đất đai bị khai thác triệt để và không còn thời gian nghĩ, các biện pháp gìn giữ độ phì
  • 10. nhiêu cho đất chưa được coi trọng. Mặt khác, cùng với việc phát triển mạnh mẽ kinh tế - xã hội, công nghệ, khoa học và kỹ thuật, công năng của đất được mỡ rộng và có vai trò quan trọng đốivới cuộc sống của conngười. Nhân loại đẫ có những bước tiến kỳ diệu làm thây đổi bộ mặt trái đất và mức sống hằng ngày. Nhưng do chạy theo lợi nhuận tối đa cục bộ không có một chiến lược phát triển chung nên đã gây ra những hiệu quả tiêu cực như: ô nhiễm môi trường, thối hố đất. Kết quả là hàng loạt diện tíchđất bị thối hố trên phạm vi toàn thế giới qua các hình thức bị mất chất dinh dưỡng và chất hữu cơ, bị xói mồn, bị nhiễm mặn và bị phá hoại cấu trúc tầng đất… Người ta ước tính có tới 15 tổng diện tích đất trên trái đất bị thoái hóa do những hành động bất cẩn của conngười gây ra. Theo P.Buringh, toàn bộ đất có khả năng canh tác nông nghiệp của thế giới chừng 3,3 tỷ ha chiếm 22 tổng diện tích đất liền, khoảng 78 xấp xỉ 11,7 tỷ ha không dùng được vào nông nghiệp. Đất trồng trọt là đất đang sử dụng, cũng có loại đất hiện tại chưa sủ dụng nhưng có khả năng trồng trọt. Đất đang trồng trọt của thế giới có khoảng 1,5 tỷ ha chiếm xấp xỉ 10.8 tổng diện tích đất đai và 46 đất có khả năng trồng trọt. Như vậy, còn 54 đất có khả năng trồng trọt chưa được khai thác. Đất đai trên thế giới phân bố ở các châu lục không điều. Tuy có diện tích đất nông nghiệp khá cao so với các Châu lục khác nhưng Châu Á lại có tỷ lệ diện tíchđất nông nghiệp trên tổng diện tích đất tự nhiên thấp. Mặt khác, Châu Á là nơi tập trung phần lớn dân số thế giới là Trung Quốc, ấn Độ, Indonexia. Ở Châu Á, đất đồinúi chiếm 35 tổng diện tích. Tiềm năng đất trồng trọt nhờ nước trời nói chung là khá lớn khoảng 407 triệu ha, trong đó xấp xỉ 282 triệu ha đang được trồng trọt và khoảng 100 triệu ha chủ yếu nằm trong vùng nhiệt đới ẩm của Đông Nam Á. Phần lớn diện tích này là đất dốc và chua , khoảng 40-60 triệu ha trước đây vốn là đất rừng tự nhiên che ohur, nhưng đến nay do bị khai thác khốc liệt nên rừng đã bị phá và thảm thực vật đã chuyển thành cây bụ và cỏ. 2.2.2. Tình hình sử dụng đất tại Việt Nam Đất sản xuất nông nghiệp là đất được xác định chủ yếu để sử dụng vào sản xuất nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, hoặc nghiên cứu thí nghiệm về
  • 11. nông nghiệp. Theo kết quả kiểm đất đai năm 2007, Việt Nam có tổng diện tích tự nhiên là 33.115.039,62 ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp chỉ có 9.420.276,14 ha, dân số là 85.154,9 nghìn người, bình quân diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 1106,25m2 người. Vì vậy, việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất nhằm thỏa mãn nhu cầu cho xã hội về sản phẩm nông nghiệp đang trở thành vấn đề cấp bách luôn được các nhà quản lý và sử dụng đất quan tâm. Thực tế cho thấy, trong những năm qua do tốc độ công nghiệp hóa cũng như đô thị hóa diễn ra khá mạnh mẽ ở nhiều địa phương trên phạm vi cả nước, cả nước làm cho diện tíchđất nông nghiệp ở Việt Nam có nhiều biến động. 2.4. Mộtsố đề tài nghiên cứu có liên qua Những đề tài nghiên cứu các yếu tố về kỹ thuật trong sử dụng đất nông nghiệp. Việc nghiên cứu chủ yếu tập trung vào các vấn đề như tạo giống cây ngắn ngày có năng suất cao, hiệu quả của việc trồng cây ăn quả xen canh với các loại cây khác. Các công trình có giá trị như: - Luận văn Thạc sĩ của Bùi Trung Dũng (2018) ở trường đại học Thái Nguyên trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên, tỉnh Thai Nguyên về “Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình” đã đưa ra những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp đó là điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội, cơ sở hạ tầng, điều kiện sản xuất nông hộ và thị trường. Kết quả cho thấy mức ảnh hưởng của các nhân tố khác nhau, nhưng nếu một trong những nhân tố đó được cải thiện thì nền nông nghiệp cũng có sự thây đổi về thu nhập của nông hộ và hiệu quả kinh tế tăng. - Luận án Tiến sĩ “ Nghiên cứu giải pháp quản lý và sử dụng hiệu quả đất trồng lúa trên địa bàn huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên” cho thấy huyện Phú Bình là trọng điểm trùng lúa của tỉnh, năm 2013 diện tích đất lúa có 7595 ha. Nhưng đến năm 2000 đến nay, diện tíchlúa của huyện đã giảm 1000 ha, không kể diện tích đất người dân tự ý chuyển đổi sang trồng cây khác. Đất trùng luá có 2 vụ lúa – màu, đất 1 vụ lúa và từ 1-2 vụ màu. Sử dụng phần mềm nội suy IDW xây dựng bản đồ độ phì, các mẫu đất lấy phân tích phân bố điều trên tất cả các xã.
  • 12. - Luận án Tiến sĩ Nguyễn Văn Bình (2017) Đại học Huế, trường Đại Họa Nông Lâm, về “ Đánh giá thực trạng về đề xuất hướng sử dụng đất nông nghiệp bền vững tại thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế” đã lựa chọn và đề xuất hướng sử dụng đất nông nghiệp cho các loại hình sử dụng đất. Cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng hiệu quả và bền vững trên cơ sở vận dụng phương pháp đa chỉ tiêu (MCE) và hệ thống tin địa lý ( GIS) để giải bài toán đánh giá đất đa chỉ tiêu. Tại huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế, đến nay chưa có công trình nghiên cứu và đánh giá hiệu qảu sử dụng đất sản xuất nông nghiệp về cả 3 mặt kinh tế, xã hội, môi trường thuộc huyện. Trên cơ sở đó, việc đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp nhằm đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất rất là cần thiets. PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đốitượng nghiên cứu Các loại hình cây trồng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp chủ yếu của vùng là thanh trà, chanh, chuối, cam, bưới, trồng các loại cây lấy gỗ tại các xã, thị trấn thuộc huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Người dân ở huyện Phong Điền 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi không gian: huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế Phạm vi thời gian: Đề tài được thực hiện từ ngày 1/1/2022 đến ngày 8/5/2022. 3.3. Nộidung nghiên cứu - Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế - Tình hình sản xuất nông nghiệp của huyện Phong Điều - Đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Phong Điền
  • 13. - Đề suất những loại hình sử dụng đất có hiệu quả tại địa phương 3.4. Phương pháp nghiên cứu 3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu - Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp Thông tin, số liêụ được thu thập từ các Ban nghành có liên quan ở huyện Phong Điền , phòng tài nguyên và môi trường huyện Phong Điền, chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai huyện Phong Điền. Công trình khoa học và các nghiên cứu liên quan đến tình hình sử dụng đất của huyện thông qua các công trình nghiên cứu có chất lượng như: Báo cáo, luận văn cao học, khóa luận tốt nghiệp đại học, các phương tiện truyền thông đại chúng… - Phương pháp triều tra số liệu thứ cấp + Điều tra hộ là phương pháp tiến hành bằng cách sử dụng bản hỏi để điều tra ngẫu nhiên các hộ nông dân nhằm đảm bảo tính thực tế, khách quan cũng như chính xác của số liệu được. + Phương pháp chuyên gia là tham khảo cán bộ địa chính, cán bộ phòng tài nguyên, cán bộ phòng nông nghiệp tại địa phương, các chủ hộ sản xuất và các vấn đề có liên quan đến nội dung nghiên cứu đề tài. 3.4.2. Phương pháp phân tích Đây là phương pháp phân tích và sử lý các số liệu thô đã thu thập được để thiết lập các bảng biểu để so sánh được sự biến động và tìm nguyên nhân của nó. Trên cơ sở đó đưa ra các biện pháp cần thực hiện. 3.4.2.1. Phương pháp NPV và IRR - Phương pháp NPV được dịch là giá trị hiện tại ròng, có nghĩa là giá trị tại thời điểm hiện nay của toàn bộ dòng tiền dự án trong tương lai được chiếc khấu về hiện tại. - Phương pháp IRR là suất thu lợi nội tại. Có nghĩa là suất sinh lợi của chính bản thân dự án, IRR là nghiệm của phương trình NPV=0. Nói cách khác muốn
  • 14. tìm IRR chỉ cần giải phương trình NPV (IRR)=0. Đây là phương trình bậc cao, nếu sự đổidấu sẽ có nhiều nghiệm. Còn nếu không thì chỉ có 1 nghiệm. 3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu và phân tích các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng đất. PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế 4.1.1. Điềukiện tự nhiên 4.1.1.1. Vị trí địa lý Phong Điền là huyện nằm ở cửa ngõ phía Bắc tỉnh Thừa Thiên Huế, rộng 953,751 km2, gần bằng 1/5 diện tíchtự nhiên của tỉnh, có tọa độ địa lý ( chỉ tính đất liền) từ 16o20’55’’ đến 16o44’30’’ vĩ Bắc và 107030’22’’ kinh Đông. Phong Điền phía Bắc giáp huyện Hải Lăng tỉnh Quản Trị. Địa giới hai huyện ở đồinúi phíaTây chạy dọc theo đường phân thủy của các nhánh sông Thác Mã và sông Câu Nhi. Về đồng bằng phía Đông, địa giới ấy gần trùng với dòng sông Ô Lâu từ phường Tây Lái về Vân Trình, rồi từ Vân Trình cắt qua dải cát ven biển và tận cùng ở làng Trung Đồng. Về phía Tây, Tây Nam về phíaNam, huyện Phong Điền giá hai huyện Đakrông và A Lưới. Về phái Đông và Đông Nam, huyện Phong Điền giáp hai huyện Quảng Điền và Hương Trà. Huyện Phong Điền phíaĐông Bắc giáp biển Đông với đường bờ thẳng tắp theo hướng Tây Bắc – Đông Nam trên chiều gài gần 16 km. Huyện Phong Điền bao gồm 16 đơn vị hành chính, trong đó gồm 1 thị trấn Phong Điền và 15 xã, với tổng diện tíchđất tự nhiên là 94.822,79 ha, chiếm 18,89% diện tích đất tự nhiên của tỉnh Thừa Thiên Huế.
  • 15. Trên địa bàn huyện có Quốc lọ 1A, Quốc lộ 49B, các đường Tỉnh lộ 4,6,11A, 11B, 11C và tuyến đường sắt xuyên việt chạy qua với chiều dài khoảng 17 km là điều kiện thuận lợi giao lưu hội nhập, trao đổihàng hóa, thông tin khoa học kyc thuật, khả năng thu hút vốn đầy tư của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài huyện cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội xủa huyện Phong Điền. Hình 4.1. sơ đồ khu vực nghiên cứu 4.1.1.2. Địa hình, địa mạo Địa hình huyện Phong Điền trên nét chung là hình ảnh thu gọn của địa hình tỉnh Thừa Thiên Huế, có đầy đủ cả núi đồi, đồng bằng, đầm phá và bở biển. Đó là kết quả của một quá trình biến đổi không ngừng của bô phận lãnh thổ thuộc sườn Đông Trường Sơn từ hàng trăm triệu năm về trước đến nay. Có tầm quan trọng lớn lao và để lại những dấu vết rõ ràng hơn cả là những biến đổi gần đây trong các kỷ địa chất Đệ Tam, Đệ Tứ. Trong thời gian này, lãnh thổ phíaTây được nâng cao và sông suối chia cắt mặt đất ngày càng sâu thành đồinúi, lãnh thổ phíaĐông bị hạ thấp kết hợp với biển tiến, vật liệu từ núi đồi theo sông suối và biển đưa đến bồi đắp thành các đồng bằng phù sa và cồn cát nội đồng, ven biển. Di tích biển cũ cònsót lại thành phá ngày nay. Đi từ Tây sang Đông gồm:
  • 16. - Vùng đồi núi: là vùng đất phía Tây Nam của huyện thuộc địa phận các xã Phong Mỹ, Phong Xuân, Phong Sơn, Phong An, một phần xã Phong Thu và thị trấn Phong Điền, gồm những dãy núi cao, độ dốc bìnhquân 35o, nhiều nơi địa hình hiểm trở. Địa hình thấp dần từ Tây Nam xuống Đông Bắc, với vị trí là khu vực đầu nguồn sông Bồ, sông Ô Liêu nên thảm thực vật ở đây có ảnh hưởng lớn đến khu vực hạ lưu. Đây là khu vực có nhiều tiềm năng phát triển các vùng chuyên canh, cây công nghiệp dài ngày. - Vùng đồng bằng: Đại bộ phận lãnh thổ đồng bằng phân bố phíaĐông Quốc lộ 1A, phía Tây Quốc lộ chỉ chiếm một bộ phận nhỏ. Địa hình đồng bằng có sự khác rõ rệt về hình dạng, phân bố, vật liệu cấu tạo và nguồn gốc hình thành, được phân chia thành hai loại: loại thứ nhất là đồng bằng thềm biển, loại thứ hai là đồng bằng phù sa do phù sa các sông bồitụ mà hình thành trong thời gian lâu dài sau khi biển rút. Là vùng đất tương đối bằng phẳng và lượn theo các trằm nước có độ cao trung bình 7,8m so với mặt nước biển và phân bố theo 3 kiểu địa hình: vùng vòm cao trên 8,5m, vùng tiếp giáp với các trằm nước gần 8m, và vùng lòng trằm 4 -5m. Vùng đất này có nhiều khả năng đưa vào sản xuất các loại cây công nghiệp ngắn ngày, rau, đậu, đỗ và các vùng nguyên liệu. - Vùng ven biển: là một bộ phận của đồi cát chắn bờ tiếp nối từ Quảng Trị keó dài vào phía Nam đến tận cửa Thuận An. Đây là bộ phận tận cùng về phía Bắc chỉ dài gần 16 km từ làng Trung Đồng giáp Quảng Trị đến làng Thế Chí Tây trước đây. Địa hình bờ biển cát của Phong Điền cao và rộng, với độ cao tối đa 28 – 30m và rộng từ 3.000-5.000m thu hẹp dần về phíaNam, được tạo thành cách đây tối đa khoảng 5.000 năm. Nhìn theo mặt cát ngang có 2 sườn không cân đối. Sườn hướng ra biển, sườn hướng vào nội địa dốc do hàng năm gió từ biển thổi vào tạo nên những cồn cát vì vậy đã và đang thực hiện một cáchtích cực. Ven biển là dải bờ thoải, rộng, nước trong, sóng nhỏ vào mùa hè, có nhiều bãi biễn sạch rất thuận lợi cho nghỉ ngơi, tắm biển vào mùa nóng. 4.1.1.3. Khí hậu Khí hậu huyên Phong Điền mag đặt điểm khí hậu tỉnh Thừa Thiên Huế, có nền tảng chung với khí hậu cả nước. Đó là tính chất khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, phân hóa mạnh mẽ, diễn biến thất thường. Do địa hình của dải Trường Sơn có
  • 17. ảnh hưởng mạnh đến hoàn lưu khí quyển tạo nên sự khác biệt lớn trong phân hóa khí hậu của huyện’ Chế độ nhiệt: Phong Điền cũng như toàn tỉnh Thừa Thiên Huế có nền nhiệt độ cao. Tiêu biểu cho chế độ nhiệt ở vùng nhiệt đới. Nhiệt độ trung bình nằm trên đại bộ phận lãnh thổ đạt 20- 15oC. Nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất là tháng giêng: 19-20oC, tháng nóng nhất là tháng 7: 29,4oC. Tuy nhiên do ảnh hưởng hưởng độ cao địa hình và các tác động của các loại gió nùa trong năm mà nhiệt độ có sự thây đổitheo không gian và thời gian trong năm . Mùa nóng: Từ tháng 3 đế tháng 8 do chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam nên khô nóng, nhiệt độ cao trung bình lớn hơn 25oC, tháng nóng nhất thường là tháng 6 và tháng 7 nhiệt độ trung bình 29oC. Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối 39-40oC. Mùa lạnh: Từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau, chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc nên mưa nhiều, trời lạnh. Nhiệt độ trung bình vào mùa lạnh ở vùng đồng bằng từ 20-22oC, ở miền núi từ 17-19oC, tháng có nhiệt độ thấp nhất tháng 1 xuống dưới 15oC. Chế độ mưa ẩm: Phong điền là huyện có lượng mưa trung bình năm gần 3.000 mm. Lượng mua tằng dần từ Đông sang Tây, từ đồng bằng lên vùng núi. Lượng mua trong năm tập trung chủ yếu vào mùa mưa chính từ tháng 9 đến tháng 12, chiếm đến 72-75% lượng mưa năm. Độ ẩm không khí trong vùng trung bình đạt 84%, trong mùa mưa độ ẩm lên tới 90%. Gió, bảo: huyện Phong Điền chịu ảnh hưởng của 2 hướng gió chính: - Gió mùa Tây Nam: bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 8 tốc độ gió bình quân từ 2- 3m/s có khi lên 7-8m/s. Gió khô nóng, bốc hơi mạnh gây khô hạn kéo dài. - Gió mùa Đông Bắc: bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau, tốc độ gió đạt 4- 6m/s, trong mùa mưa bảo có thể lên tới 30-40m/s. gió kèm theo mưa lớn dễ gây ra lũ ngập úng nhiều vùng. Đây cũng là vùng chịu nhiều ảnh hưởng của bảo thường tập trung vào các tháng 8,9,10, bão có cường suất lớn tạo nên ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống người dân. 4.1.1.4Thủy văn
  • 18. Do địa hình dốc nghiêng ra biển nên sông ngòi có đặt điểm là ngắn, dốc, nhiều thác ghềnh, cửa sông hẹp. Vào mùa mưa lưu lựng nước lên cao, lưu lượng nước trung bình 3000m/s, mùa khô cạn, lưu lượng nước xuống thấp 3- 4m/s. Huyện Phong Điền có các hệ thống sông chính sau: - Phía Bắc và Tây Bắc có hệ thống sông Ô Lâu. Đây là con sông có lưu lượng nằm toàn bộ trong xã Phong Mỹ và có vai trò hết sức quan trọng trong việc đi lại cũng như cung cấp nước cho khu vực vùng hạ lưu. - Phần ranh giới phía Nam có sông Bồ là một nhánh của sông Hương, bắt nguồn từ vùng núi phía Nam huyện A Lưới ở độ cao 800-900m chạy về phía Bắc rồi Đông Bắc qua vùng rừng núi A Lưới, Hương Trà, Phong Điền. Ngoài ra trong vùng còn các hệ thống khe rạch, sông cụt chỉ hoạt động vào mùa mưa, cạn kiệt vào mùa khô. 4.1.1.5. Các nguồntài nguyên a. Tài nguyên đất Được chia các loại đất chính như sau: - Đất cát: được hình thành ở vùng ven biển và cửa sông gồm: đất cát ven biển và cồn cát trắng vàng. Mác ma hoạt động và sông đã tạo thành những dòng chảy mạnh, các hạt cát lắng đong tạo thành những dải có mức độ dài ngắn khác nhau, sự tác động của gió đã làm những cồn cát di động. Đặc điểm nhóm đất này là sự phân hoá phẫu diện không rõ, thành phần cơ giới rời rạc, hạt khô, khả năng giữ nước và độ phì kém. Trong nhóm này, diện tíchđất cát phân bố dọc bờ sông Ô Lâu, ven phá Tam Giang và vùng cát nội đồng là có giá trị trong sản xuất nông nghiệp nhưng đất có thành phần cơ giới nhẹ, không có kết cấu, dung tích hấp thụ thấp, các chất dinh dưỡng (mùn, đạm, lân…) đều nghèo, Kali tổng số cao nhưng Kali trao đổi thấp. Loại đất này thích hợp cho trồng các loại hoa màu, cây công nghiệp ngắn ngày như: mía, lạc, đậu đỏ, cây ăn quả, cam, chanh…. Hiện nay, đất cát và cồn cát biển đang được sử dụng vào mục đíchnông nghiệp và lâm nghiệp (chủ yếu là rừng phòng hộ, rừng sản xuất để bảo vệ vùng đất nội đồng, chống cát bay, cát di động và giữ nguồn nước ngọt). - Đất phù sa: gồm 3 loại là đất phù sa được bồihàng năm (Pb), đất phù sa ít được bồi (Pi) và đất phù sa không được bồi(Pk); thành phần cơ giới chủ yếu là thịt nhẹ, thịt trung bình. Đây là loại đất thích hợp cho sản xuất nông nghiệp đặc biệt là lúa, màu….phân bố chủ yếu ở Phong Chương, Phong Bình, Phong Hoà, Phong Hiền. - Đất đỏ vàng trên đá sét biến chất (Fs): diện tíchđiều tra được phát triển trên sản phẩm phong hoá của đá bazơ và trung tính, đá vôi…. phân
  • 19. bố ở địa hình tương đốicao đến bằng thoải lượn sóng. Đất có thành phần cơ giới nặng đến trung bình, hàm lượng dinh dưỡng cao, tầng đất trung bình đến dày, thoát nước tốt. Nhóm đất này rất thích hợp cho việc trồng cây ăn quả, nông lâm kết hợp (cao su, hồ tiêu, mía, thông, keo, màu...). - Đất vàng nhạt trên đá cát (Fq): diện tích điều tra được phát triển trên nhiều loại đá mẹ khác nhau như granit, mác ma axit, trầm tích và biến chất. Đất có màu vàng nhạt do giàu Silic, thành phần cơ giới nhẹ. Độ dày tầng đất mặt trung bình, độ phì tự nhiên nghèo, khả năng thấm nước khá nhưng giữ nước kém. - Đất xói mòn trơ sỏi đá (E): diện tích điều tra phân bố trên đất dốc, tầng mặt bị xói mòn rửa trôi. Đất này chỉ có khả năng sử dụng cho việc khai thác vật liệu xây dựng hoặc khoanh nuôi bảo vệ rừng. Diện tích này cần được phủ xanh sớm bằng các chương trình phát triển lâm nghiệp. Ngoài ra, còn có một số diện tích đất nâu vàng trên phù sa cổ, đất nâu vàng trên sản phẩm dốc tụ ... nhưng với diện tíchkhông đáng kể. Tài nguyên đất ở Phong Điền khá đa dạng trên cả 3 vùng sinh thái nên thích hợp với nhiều loại cây trồng, song việc canh tác hiện nay còn phân tán manh mún, điều kiện cơ giới hoá, thuỷ lợi hoá còngặp nhiều khó khăn. b. Tài nguyên nước Huyện Phong Điền có nguồn nước mặt khá phong phú được cung cấp bởi 2 con sông lớn Ô Lâu và sông Bồ. Ngoài ra còncó các sông nhánh, các ao, hồ, trằm, bàu… cùng với hệ thống đập phân bố khá dày đặc, đảm bảo đủ lượng nước phục vụ tốt cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp. Nguồn nước ngầm dồi dào đáp ứng được nhu cầu của nhân dân tuy nhiên cần có biện pháp đảm bảo vệ sinh, tránh bị nhiễm mặn, phèn và chất thải. C. Tài nguyên rừng Theo số liệu thống kê năm 2012, tổng diện tích có rừng trên địa bàn huyện là 61.735,15 ha chiếm 64,93% diện tích đất tự nhiên bao gồm đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ và đất rừng đặc dụng. Trữ lượng gỗ lớn với nhiều loại gỗ quý như: lim, kiền kiền, sến… và nhiều loại lâm sản khác như: mây, tre, nứa, lồ ô… Rừng trồng sản xuất tập trung chủ yếu ở các vùng đồi núi thấp gần khu dân. d. Tài nguyên biển và đầm phá Với chiều dài bờ biển khoảng 16 km, Phong Điền có nhiều chủng loại hải sản có giá trị kinh tế cao như: tôm hùm, cá thu, ... trữ lượng khai thác bình quân 1000
  • 20. tấn/năm. Phong Điền có ưu thế về phát triển thuỷ sản ở cả 3 vùng: biển, đầm phá và nước ngọt. Vùng ven biển và vùng đầm phá có những đặc thù của hệ sinh thái ven bờ nên có khả năng nuôi tôm trên cát cho hiệu quả cao. Đặc biệt phá Tam Giang có thể nuôi trồng và đánh bắt nhiều loại thuỷ sản có giá trị như: tôm sú, cua…Vùng nước ngọt hiện đang triển khai nuôi cá bằng cách khoanh nuôi, sử dụng các hồ đập tự nhiên. e. Tài nguyên khoán sản Huyện Phong Điền có nhiều mỏ đá vôi lớn tập trung ở Phong Xuân với trữ lượng đạt 240 triệu m3 thuận lợi cho việc phát triển ngành công nghiệp sản xuất xi măng các loại. Các mỏ titan, cát thuỷ tinh, than bùn đã đưa vào khai thác công nghiệp nhưng quy mô còn nhỏ; đây là một trong những nguồn lực góp phần cho phát triển nền kinh tế về lâu dài của huyện, tỉnh. Ngoài ra huyện còncó mỏ nước khoáng lớn ở Phong Sơn có khả năng sản xuất nước giải khát và phục vụ chữa bệnh. f. Tài nguyên du lịch Với những nét văn hóa truyền thống lâu đời, những di tíchđấu tranh cách mạng trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ kết hợp với những cảnh quan đẹp như: Phá Tam Giang, Tràng Chiêu, Hồ Quao, động A Đon, khe Me, suối nước khoáng Thanh Tân…đã tạo điều kiện thuận lợi cho ngành du lịch của huyện phát triển. Bên cạnh đó khu bảo tồn thiên nhiên Phong Điền là một nơi bảo tồn các loài động thực, vật quý hiếm có giá trị lớn trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học kết hợp với du lịch sinh thái tham quan. Huyện có nhiều bãi biển đẹp cần khai thác để phục vụ du lịch. g. Tài nguyên nhân văn Theo số liệu thống kê năm 2012, dân số huyện Phong Điền có 100.730 người. Nhân dân Phong Điền cần cù, yêu lao động, không ngừng sáng tạo… nên đời sống ngày một khá hơn. Sự kết hợp khéo léo giữa thiên nhiên và tài năng lao động, sức sáng tạo của con người; phong tục tập quán, tín ngưỡng tôn giáo cũng là những thành tố góp phần làm phong phú nguồn tài nguyên nhân văn của huyện. Trên địa bàn huyện có nhiều dân tộc sinh sống nhưng chủ yếu là dân tộc Kinh và các dân tộc ít người như Pa Hi, Pa Cô, Vân Kiều. Một số dân tộc có những tập quán, trình độ sản xuất khác nhau, các dân tộc ít người có trình độ sản xuất còn hạn chế. Lao động
  • 21. nông nghiệp chủ yếu là sản xuất theo tập tục, thói quen kinh nghiệm và khả năng áp dụng biện pháp kỹ thuật còn hạn chế. 4.1.2. Khái quát về kinh tế - xã hội huyện Phong Điền 4.1.2.1. Nông nghiệp Tỷ trọng các ngành nông - lâm - ngư nghiệp năm 2012 chiếm 18,94%. Đầu tư trong nông nghiệp được quan tâm nên đã tạo động lực cho sự tăng trưởng và phát triển cả trên lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, trồng rừng. a. Trồng trọt - Cây lúa: Tổng diện tích gieo cấy năm 2012 là 9.886,85 ha, đạt 100% so với kế hoạch đề ra. Năng suất bình quân đạt: 54,40 tạ/ha, giảm 1,27 tạ/ha so năm 2011. Sản lượng lượng thực có hạt 54.340 tấn, giảm 632 tấn so với năm 2011. Tỷ lệ sử dụng giống lúa xác nhận đạt trên 95%. Trong đó: vụ Đông Xuân: diện tích4.974,80 ha, năng suất bình quân 55,90 tạ/ha, sản lượng đạt 27.809 tấn; vụ Hè Thu: diện tích 4.912,00 ha, năng suất bình quân 52,80 tạ/ha, sản lượng 25.935 tấn. - Cây sắn: Năm 2012, diện tích trồng được là 1.595,48 ha, giảm 154,00 ha so năm trước. - Cây lạc: Năm 2012, diện tíchtrồng 1.164,60 ha (vụ Đông Xuân: 1.151,80 ha; vụ Hè Thu 12,80 ha), tăng 27,00 ha so với năm trước, đạt 97% so với kế hoạch. Tỷ lệ sử dụng các loại giống có chất lượng cao chiếm trên 60% tổng diện tích, năng suất bình quân đạt 22,5 tạ/ha. - Cây cao su: Toàn huyện hiện có 1.725,00 ha cao su, trong đó diện tích đưa vào khai thác năm 2012 là 970,00 ha, sản lượng dự ước khoảng 3.500 tấn mủ đông. Diện tích cao su tập trung chủ yếu ở xã Phong Mỹ, Phong Sơn. - Cây ăn quả: Diện tíchhiện có 310,00 ha, trong đó bưởi thanh trà 259,00 ha, diện tích cho thu hoạch là 70,00 ha tập trung chủ yếu ở Thị trấn và Phong Thu. b. Chăn nuôi: Tổng đàn hiện có: 4.987 con trâu, 2.462 con bò, 30.169 conlợn và 370.970 con gia cầm. So với kế hoạch đề ra, số lượng đàn bò mới chỉ đạt 70,34%, đàn lợn đạt 86,19%. Phát triển chăn nuôi lợn giống có tỷ lệ nạc đạt kết quả khá: 100% lợn nái
  • 22. ngoại và 99% lợn nái lai F1 sinh sản lứa thứ nhất. Công tác tiêm phòng gia súc, gia cầm được quan tâm; công tác kiểm dịch, kiểm soát giết mổ triển khai thường xuyên đã ngăn chặn kịp thời dịch bệnh, không xảy ra dịch bệnh trên diện rộng. c. Thuỷ sản: Ngành thuỷ sản đã phát triển cả về đánh bắt, nuôi trồng và chế biến thuỷ, hải sản. Diện tích nuôi trồng thuỷ sản từ đầu năm đến nay 690,00 ha, trong đó:nuôi tôm trên cát 270,00 ha, nuôi cá nước ngọt 420,00 ha. Sản lượng khai thác năm 2012 ước đạt 1.500 tấn các loại thuỷ hải sản; trong đó khai thác sôngđầm 250 tấn, khai thác biển 1.250 tấn. Giá trị sản xuất thủy sản (theo giá so sánh năm 2010) năm 2012 đạt 235.536 triệu đồng tăng 101,96% so với năm 2011 trong đó:nuôi trồng đạt 191.661 triệu đồng, đánh bắt đạt 43.646 triệu đồng, dịch vụ đạt 229 triệu đồng, góp phần giải quyết việc làm và cải thiện đời sống nhân dân vùng biển và đầm phá. d. Lâm nghiệp Công tác trồng mới, chăm sóc, tu bổ rừng được chú trọng; cơ cấu rừng trồng đã bố trí hợp lý giữa diện tích rừng phòng hộ và rừng kinh tế nhằm phát 14 triển bền vừng môi trường sinh thái vừa bảo đảm thu nhập cho người lao động sinh sống bằng nghề rừng. Diện tích đất lâm nghiệp chiếm 64,9% tổng diện tíchđất tự nhiên toàn huyện. Kinh tế rừng đã mang lại thu nhập cho người dân trên vùng gò đồi, miền núi. Tổng giá trị sản xuất lâm nghiệp năm 2012 (giá so sánh năm 2000) đạt 81.060,5 triệu đồng, trong đó khai thác rừng trồng và khoanh nuôi là 8.335,5 triệu đồng; khai thác lâm sản đạt 64.795 triệu đồng; dịch vụ và các hoạt động khác đạt 7.930 triệu đồng. Sản lượng gỗ khai thác năm 2010 là 14.500 m3 , năm 2011 tăng lên 18.615 m3 , năm 2012 tăng lên 29.500 m3 . Diện tích đất trồng rừng mới đã có tác dụng phủ xanh đất trống đồi núi trọc, hạn chế xói mòn rửa trôi và phát triển kinh tế vùng gò đồi. Kinh tế rừng đã mang lại thu nhập cho người dân trên vùng gò đồi, miền núi. Những kết quả đạt được trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp đã góp phần làm cho bộ mặt nông thôn khởi sắc. Đã hình thành nhiều mô hình kinh tế làm ăn có hiệu quả. Một số địa phương đã khẳng định được thế mạnh vật nuôi và cây trồng với giá trị kinh tế cao. 4.1.2.2. Công nghệ, tiểu thủ công nghiệp
  • 23. Lĩnh vực công nghiệp phát triển khá ổn định, tiếp tục khẳng định vai trò mũi nhọn trong phát triển kinh tế của huyện. Hiện nay, khu công nghiệp Phong Điền đã thu hút 14 dự án đầu tư, trong đó 13 dự án đi vào hoạt động ( 03 nhà đầu tư kinh doanh hạ tầng và 14 nhà đầu tư thứ cấp), đạt tỷ lệ 39,11% vốn đăng ký, tỷ lệ lấp đầy khu công nghiệp đạt 35%, giải quyết việt làm cho khoản 8000 lao động. Các làng nghề truyền thống tiếp tục được duy trì và quan tâm tạo điều kiện để phát triển. Hoàn thành việc lập quy hoạch vùng nguyên liệu phục vụ phát triển thủ công nghiệp như: cỏ bàng, nón lá, măng, tràm,… Đã liên kết với công ty TNHH một thành viên Hữu cơ Huế Việt sản xuất thêm một số sản phẩm khác như giỏ xách, đệm,… 4.1.2.3. Thương mại – dịch vụ, du lịch Từng bước khai thác tiềm năng, lợi thế, xây dựng mạng lưới rộng khắp và đa dạng, năm 2012 chiếm tỷ trọng 24,31 % GDP. Cơ sở vật chất một số ngành được mở rộng về quy mô, hiện đại về công nghệ như bưu chính - viễn thông, ngân hàng, du lịch, thương mại, giao thông vận tải,… xuất hiện nhiều loại hình dịch vụ mới. Dịch vụ du lịch là ngành phát triển cả quy mô và chất lượng gồm các loại hình du lịch sinh thái, lễ hội,... gắn du lịch với khôi phục các ngành nghề thủ công truyền thống. Hoạt động thương mại tiếp tục phát triển, đáp ứng yêu cầu xã hội. Đầu tư xây dựng các siêu thị, kế hoạch phát triển dịch vụ tại khu vực ngoài khu du lịch Thanh Tân, An Lỗ và trung tâm thị trấn Phong Điền. 4.1.2.4. Tàichính ngân sách Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn ước thực hiện là 174,611 tỷ đồng, đạt 87,8% dự toán huyện giao, đath 106,3% so với dự toán tỉnh giao, so với cùng kỳ giảm 26%, trong đó thu đấu bản quyền sử dụng đất là 56,6 tỷ đồng, đạt 70,8% so với dự toán HĐND huyện giao, đạt 91% so với dự án toàn tỉnh, HĐND huyện giao. Tổng chi ngân sáchđịa phương dự ước 630,2 tỷ đồng, vượt 16% so với dự án. Lĩnh vực tín dụng, ngân hàng: Tổng dự nợ nguồn vốn vay ưu đãi ước thực hiện năm 2019 từ Ngân hàng chính sách xã hội 380 tỷ đồng, đạt 100% kê hoạch, tăng 8,3% so với cùng kỳ, tổng dư nợ tại ngân hàng Agibank chi nhánh Phong Điền là 751,9 tỷ đồng. 4.1.2.5. Tàinguyên môi trường
  • 24. Tiếp tục chỉ đạo thực hiện công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, ước thực hiện trong năm 2019 tỷ lệ cấp mới đại 97,84% về số thửa và cấp đổi đạt 85,83% về số thửa.Thực hiện rà soát chống lấn trong quy hoạch đất khoáng sản, đất năng lượng, đấtlâm nghiệp,… Xây dựng phương án giá đất năm 5(2020-2024) trên địa bàn huyện. Trình UBND tỉnh về phương án giao rừng, đất rừng quỹ đất do UBND tỉnh chuyển giao cho UBND huyện quản lý để giao cho người dân các xã quản lý, bảo vệ và sử dụng. 4.1.2.6. Dânsố, lao động, việc làm và thu nhập Năm 2012, dân số trung bình toàn huyện là 100.730 người, trong đó dân số đô thị là 6.452 người và số dân nông thôn là 94.278 ha. Dân cư phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở thị trấn, các xã đồng bằng ven thị trấn, ven biển. Mật độ dân số bình quân toàn huyện là 106 người/km2 . Theo số liệu thống kê 2012, nguồn lao động trên địa bàn huyện có khoảng 50.063 người, chiếm 49,7% dân số của huyện. Lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật, lao động lành nghề thấp và số lao động có trình độ đại học trở lên chỉ chiếm số ít. Như vậy có thể nói nguồn lực lao động của huyện rất dồi dào song phần lớn là lao động phổ thông, năng suất lao động thấp. Trong tương 15 lai cần làm tốt công tác giải quyết việc làm cho người lao động đồng thời đào tạo để nâng cao trình độ chuyên môn cho người lao động. 4.1.2.7. Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn Một số cụm dân cư nông thôn đã có diện mạo đô thị hóa như: Điền Môn, Điền Lộc, Điền Hòa, Điền Hải, Phong Hải, Phong Hòa, Phong An, Phong Hiền phát triển mạnh các dịch vụ, các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, sản xuất các sản phẩm phục vụ cho tiêu dùng và phát triển kinh tế nông thôn. Khu vực trung tâm huyện lỵ được ưu tiên đầu tư hạ tầng để phát triển theo quy hoạch tổng thể đã được phê duyệt. Đồng thời, đẩy mạnh phát triển dịch vụ và xúc tiến mời gọi đầu tư vào khu công nghiệp Phong Điền, từng bước xây dựng trung tâm huyện lỵ trở thành hạt nhân, là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của các xã. Hình thái phân bố dân cư theo thôn, dân cư chủ yếu tập trung hai bên các trục đường quốc lộ, liên xã, liên thôn. Nhìn chung trong những năm qua cơ sở hạ tầng khu vực nông thôn đã được cải thiện và phát triển thông qua các chương trình, dự án
  • 25. phát triển kinh tế xã hội. Vùng các xã nông nghiệp đã tập trung xây dựng hệ thống thuỷ lợi hoàn chỉnh, xây dựng trạm bơm và kiên cố hoá kênh mương, đê bao. 4.1.2.8. Thực trạng phát triển giao thông – thủy lợi a. Giao thông Hệ thống giao thông trên địa bàn huyện phát triển khá đồng bộ và toàn diện, một phần do được chính quyền các cấp hết sức quan tâm và ưu tiên đầu tư, một phần do nhân dân nỗ lực đóng góp. Hệ thống giao thông gồm các tuyến: quốc lộ, đường sắt, tỉnh lộ, huyện lộ đã tương đốiđáp ứng được nhu cầu về giao thông vận tải của huyện. Các tuyến giao thông nông thôn gồm: đường liên thôn liên xã, đường nội đồng từng bước được nhựa hoá, bê tông hoá. Hệ thống đường thuỷ gồm: Sông Bồ, sông Ô Lâu và phá Tam Giang tất cả đều được đầu tư và khai thác tốt. Hệ thống giao thông đường bộ: Các tuyến giao thông đường bộ đã được kết nối thành mạng lưới giao thông liên hoàn, phục vụ phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện. Cáctuyến quốc lộ: Bao gồm quốc lộ 1A, quốc lộ 49B chạy qua địa phận huyện với tổng chiều dài là 43,92 km. Đây là 02 tuyến huyết mạch của huyện Phong Điền. Trong những năm gần đây, đặc biệt là vào mùa mưa lũ, các tuyến đường này đã 16 được sữa chữa nâng cấp chất lượng, nên các tuyến này đã cải thiện năng lực thông hành cho các phương tiện tham gia giao thông. Cáctuyến tỉnh lộ: Toàn huyện hiện có 7 tuyến tỉnh lộ phục vụ hoạt động giao thông vận tải trên địa bàn gồm: Tỉnh lộ 11A, 11B, 11C, 17, 4, 6 và 9 với tổng chiều dài là 78,27 km. Hiện tại, các tuyến tỉnh lộ trên địa bàn đều được bê tông hoá, nhựa hoá và có năng lực thông hành cao. Hệ thống tỉnh lộ đạt cấp đường từ cấp VI – V đồng bằng. Cáctuyến đường huyện lộ: Trên địa bàn huyện hiện có 134 km đường huyện. Hệ thống đường huyện hầu hết đều được bê tông hóa. Hiện nay có nhiều đoạn bị hư hỏng và đang tiến hành sửa
  • 26. chữa các tuyến đường trọng yếu để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Các tuyến đường nội thị: Hệ thống giao thông trong khu vực thị trấn Phong Điền hiện đang được xây dựng và đang tuân thủ quy hoạch xây dựng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Giao thông nông thôn: Cùng với sự phát triển đồng bộ hệ thống giao thông chính: quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ trên địa bàn, hệ thống giao thông nông thôn đã được đầu tư bê tông hóa tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân trong sinh hoạt, trao đổi hàng hóa. Hệ thống cầu cống: Cầu cống: Nhìn chung hệ thống cầu cống trên địa bàn huyện Phong Điền tương đối ổn định. Ngoài hai cầu lớn là: cầu An Lỗ ranh giới giữa thị xã Hương Trà và huyện Phong Điền còncó thêm cầu Phò Trạch, cả hai cầu này đều nằm trên tuyến đường quốc lộ 1A. Tuy nhiên đến nay có một số cầu, cống đang xuống cấp cần được sửa chữa để đáp ứng nhu cầu thông thương. Hệ thống giao thông đường sắt: Hiện nay trên địa bàn huyện có tuyến đường sắt dài 17 km chạy qua với hai điểm dừng chính là ga Hiền Sĩ và ga Phò Trạch. Hệ thống giao thông đường thuỷ: Hệ thống giao thông đường thuỷ baogồm: - Đường sông: Các tuyến đường sông chủ yếu phục vụ vận tải nhỏ, chuyên chở hàng hoá tới các chợ quê. Chất lượng luồng lạch còn rất kém, cần phải nạo vét, khơi thông dòng chảy mới đảm bảo chuyên chở hàng hoá. - Đường biển: Với gần 16 km chiều dài bờ biển, đây là điều kiện thuận lợi cho các xã bãi ngang làm nghề đánh bắt hải sản. Đồng thời xây dựng các bãi tắm, khu nghỉ dưỡng, khu du lịch sinh thái phục vụ du khách trong và ngoài nước. - Đầm phá: hệ thống đầm phá qua huyện Phong Điền tương đối lớn là lợi thế về nhiều mặt của tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung và huyện Phong Điền nói riêng.
  • 27. Ngoài việc cung cấp nguồn lợi thuỷ sản, đầm phá còn là tuyến giao thông thuỷ rất thuận tiện, nối liền các huyện trong khu vực; giúp các huyện giao lưu, trao đổi các loại sản phẩm hàng hoá như: lương thực, thực phẩm, công nghệ phẩm, hàng công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, hàng thủ công mỹ nghệ, phân bón, hoá chất, vật liệu xây dựng... Đặc biệt, đốivới khu vực đầm phá, huyện cần tập trung xây dựng và phát triển kinh tế xã hội vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai trở thành vùng phát triển kinh tế năng động toàn diện bao gồm: du lịch, thuỷ sản, nông lâm, dịch vụ, chế biến... Mở rộng các loại hình kinh tế trang trại, kinh tế vườn rừng, phát triển mô hình kinh tế trang trại trên vùng cát nội đồng, góp phần phát triển chung nền kinh tế toàn tỉnh và của huyện Phong Điền. b. Thủy lợi Huyện luôn chú trọng đến việc đầu tư cải tạo, nâng cấp năng lực tưới tiêu của các hệ thống thuỷ nông, toàn huyện đã xây dựng nhiều hồ chứa nước loại vừa và nhỏ, hệ thống kênh mương được kiên cố hoá, nhiều trạm bơm mới được xây dựng, ... đã nâng diện tíchtưới chủ động đạt 72,78% và tiêu chủ động đạt 55% diện tíchgieo trồng, đồng thời giải quyết thoát lũ, ngăn mặn,... góp phần ổn định sản xuất và đời sống dân cư. 4.1.3. Đánhgiá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội a. Thuận lợi: Trên địa bàn huyện có các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ, đường sắt và các tuyến trục ngang nối các tỉnh lộ với quốc lộ tạo điều kiện thuận lợi trong việc lưu 21 thông, trao đổihàng hóa nông sản, vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp và các ngành kinh tế khác cũng như việc tiếp cận các tiến bộ khoa học kỹ thuật và thông tin thị trường. Bờ biển có nhiều bãi tắm đẹp, có nhiều cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn để phát triển du lịch, có những điểm du lịch triển vọng với những di tích lịch sử được xếp hạng. Nhìn chung có lợi thế để phát triển ngành du lịch đặc biệt là du lịch sinh thái. Tài nguyên khoáng sản phong phú, trữ lượng một số khoáng sản lớn đủ để đầu tư khai thác công nghiệp như: đá vôi, than bùn, nước khoáng…tạo điều kiện đẩy mạnh nền kinh tế của huyện.
  • 28. Địa hình phân bố không đồng đều thấp dần từ Tây sang Đông, nguồn nước mặt, nước ngầm và nước mưa phong phú, cung cấp đủ nước tưới cho sản xuất nông nghiệp một cách khá chủ động, cũng như việc cấp nước cho công nghiệp và cho sinh hoạt của người dân. Với lượng bức xạ dồi dào, lượng mưa trung bình năm cao là điều kiện tương đối thuận lợi cho phát triển đa dạng nông lâm nghiệp nhiệt đới. Đất đai của huyện rất đa dạng với đầy đủ các loại đất, đây là điểm thuận lợi cho phát triển một nền nông nghiệp toàn diện, đặc biệt là tiềm năng phát triển lúa năng suất cao, thủy sản,... b. Khó khăn Phong Điền nằm trong dải đất miền Trung nên cũng chịu ảnh hưởng rất lớn của khí hậu thời tiết khắc nghiệt, mùa hạ nắng hạn kéo dài kèm theo gió Tây Nam khô nóng, cònvào mùa mưa khí hậu lạnh, lượng mưa tập trung vào một số tháng gây ra lũ lụt, ngập úng làm ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất, đời sống dân sinh. Ô nhiễm môi trường cảnh quan đang là vấn đề tồn tại trong nhiều năm nay, đặc biệt là ô nhiễm môi trường biển, ven bờ, đầm phá bởi các hoạt động khai thác thủy sản và hiện tượng xói mòn, rửa trôi xảy ra ở vùng gò đồi. 4.2. Đánh giá tình hình sử dụng đất của huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. 4.3. Đánh giá hiệu quả các loạihình sử dụng đất trồng câylâu năm và cây lâm nghiệp trên địa bàn huyện Phong Điền, tỉnh Thùa Thiên Huế. 4.4. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất sảnxuất nông nghiệp trên đại bàn huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
  • 29. PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận 5.2. Kiến nghị TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (2013), Thông tư 47/2011/TT- BNNPTNT về hướng dẫn thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi thủy sản theo Quy định số 315/QĐ-TTG ngày 01 tháng 03 năm 2021 của Thủ tướng Chính Phủ. [2]. Nguyễn Thị Thanh Thủy ( 2014) Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và đề xuất hướng sử dụng đất hiệu quả trên địa bàn huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam. [3]. Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (2014), thông tư 47/2014/TT – BNNPTNT về ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về điều kiện trồng, chăm sóc cây trồng ở niền núi phíaBắc. [4]. Bùi Nữ Hoàng Anh (2013), giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trong sử sụng đất nông nghiệp tại Yên Bái giai đoạn 2012-2020 [5]. Bùi Thị Hải Ngọc (2015), Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn xã Khánh Lộc, huyện Cam Lộ, tỉnh Hà Tĩnh. [6]. Lương Văn Minh và cộng sự (2003), giáo trình Quy hoạch sử dụng đất đai, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.