SlideShare a Scribd company logo
1 of 18
Download to read offline
tháng 8+9
2018
tap Chí
PHÁP LUÂT
LAO ĐÔNG
DỰ THẢO DANH MỤC CÔNG VIỆC VÀ NƠI LÀM
VIỆC CẤM SỬ DỤNG NGƯỜI LAO ĐỘNG
CHƯA THÀNH NIÊN (Trang 9)
DỰ THẢO CÁC QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM
HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC LAO ĐỘNG,
BẢO HIỂM XÃ HỘI (Trang 5)
Dự thảo quy định về tự kiểm tra của doanh
nghiệp về tuân thủ pháp luật lao động (Trang 3)
Dự thảo danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả
năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý
nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và
Xã hội (Trang 11)Cập nhật pháp luật lao động tháng 8/2018 (Trang 16)
CHUYỂN NGƯỜI LAO ĐỘNG
LÀM CÔNG VIỆC KHÁC CÓ MỨC
LƯƠNG THẤP HƠN (Trang 14)
(Trang 15)
Hỏi đáp về Pháp luật lao động
KÝ “HỢP ĐỒNG CỘNG TÁC VIÊN”
©2018 LE & TRAN. All rights reserved. Attorney Advertising.
Ban Biên tập
Mr. Stephen Le Hoang Chuong
Managing Partner
hoangchuong.le@letranlaw.com
Ms. Hannah Huynh Thi My Hanh
Senior Associate
myhanh.huynh@letranlaw.com
Mr. Chad L. Meek
Affiliate Counsel
chadmeek@letranlaw.com
Dự thảo (lần 1) Thông
tư hướng dẫn Khoản
4 Điều 21 Nghị định
số 110/2017/NĐ-CP
ngày 04/10/2017 của
Chính phủ về tổ chức
hoạt động của Thanh
tra ngành Lao động
- Thương binh và Xã
hội về tự kiểm tra của
doanh nghiệp
4
Tóm lược nội dung
Tình trạng: Hết hạn lấy ý kiến (từ ngày 14/06/2018 đến ngày 14/08/2018). Theo kế
hoạch, Dự thảo Thông tư sẽ được trình Lãnh đạo Bộ vào tháng 10/2018 [xem kế hoạch
tại đây].
Văn bản dự kiến bị thay thế: Quyết định số 02/2006/QĐ-BLĐTBXH ngày 16/02/2006
của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành quy chế sử dụng phiếu
tự kiểm tra thực hiện pháp luật lao động.
1Dự thảo Thông tư này hướng dẫn việc tự kiểm tra việc thực hiện pháp luật lao động,
báo cáo kết quả tự kiểm tra việc thực hiện pháp luật lao động trực tuyến. Người sử
dụng lao động phải tổ chức tự kiểm tra việc chấp hành pháp luật lao động tại cơ sở của
mình ít nhất 01 lần trong năm nhằm đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật lao động và có
giải pháp cải tiến việc tuân thủ. Thời gian tự kiểm tra cụ thể do người sử dụng lao động
quyết định. Thời kỳ tự kiểm tra: từ ngày đầu tiên tháng một dương lịch của năm trước
đến thời điểm kiểm tra.
3 Nội dung tự kiểm tra cụ thể được thiết kế thành phiếu tự kiểm tra theo từng lĩnh vực
sản xuất, kinh doanh đăng trên trang thông tin điện tử http://tukiemtraphapluatlaodong.
gov.vn. Căn cứ vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh chính, người sử dụng lao động lựa
chọn 01 hoặc nhiều phiếu tự kiểm tra làm nội dung tự kiểm tra.
4 Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân không chấp hành công tác tự kiểm tra và
báo cáo theo quy định tại Dự thảo Thông tư này là cơ sở để cơ quan thanh tra nhà nước
về lao động tiến hành thanh tra đột xuất hoặc đưa vào kế hoạch thanh tra năm sau, đồng
thời là tình tiết tăng nặng để quyết định mức xử phạt vi phạm hành chính, nếu gây hậu
quả nghiêm trọng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự và bị xử lý bằng các hình thức khác
theo quy định của pháp luật.
2 Nội dung tự kiểm tra pháp luật lao động bao gồm:
•	 Việc thực hiện báo cáo định kỳ;
•	 Việc tuyển dụng và đào tạo lao động;
•	 Việc giao kết và thực hiện hợp đồng lao động;
•	 Việc đối thoại, thương lượng và ký thỏa ước lao động tập thể;
•	 Thời giờ làm việc và nghỉ ngơi;
•	 Việc trả lương cho người lao động;
•	 Việc tổ chức, thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động;
•	 Việc thực hiện quy định đối với các lao động nữ, lao động là người cao tuổi, lao
động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, lao động là người nước ngoài;
•	 Việc xây dựng và đăng ký nội quy lao động; xử lý kỷ luật lao động, bồi thường trách
nhiệm vật chất;
•	 Việc tham gia và trích đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp, bảo
hiểm y tế hàng tháng cho người lao động thuộc đối tượng phải tham gia;
•	 Việc giải quyết tranh chấp và khiếu nại lao động;
•	 Nội dung khác mà người sử dụng lao động thấy cần thiết.
Xem toàn bộ nội dung dự thảo tiếng Việt tại đây.
5
DựthảoNghịđịnhquy
định xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh
vựclaođộng,bảohiểm
xã hội, đưa người lao
động Việt Nam đi làm
việc ở nước ngoài theo
hợp đồng
Tóm lược nội dung
Tình trạng: Hết hạn lấy ý kiến (từ ngày 16/3/2018 đến ngày 16/5/2018). Theo kế hoạch,
Dự thảo Nghị định sẽ được trình Chính phủ vào tháng 11/2018 [xem kế hoạch tại đây].
Văn bản dự kiến bị thay thế:
•	 Nghị định số 95/2013/NĐ-CP ngày 22/8/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt
Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; và
•	 Nghị định số 88/2015/NĐ-CP ngày 07/10/2015 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung
một số điều của Nghị định số 95/2013/NĐ-CP ngày 22/8/2013 của Chính phủ quy
định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa
người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Dự thảo Nghị định quy định về hành vi vi phạm, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện
pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền xử phạt, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước
ngoài theo hợp đồng.
Xem toàn bộ nội dung dự thảo tiếng Việt tại đây.
6
Một số điểm mới của Dự thảo Nghị định:
1Nâng mức xử phạt đối với một số hành vi vi phạm:
STT HÀNH VI
MỨC XỬ PHẠT
*Mức phạt tiền được nêu trong bảng này là mức phạt đối
với cá nhân; Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức
phạt tiền đối với cá nhân.
MỨC HIỆN HÀNH DỰ THẢO
1 Vi phạm về tuyển, quản lý lao động:
•	 Thu tiền của người lao động tham gia
tuyển lao động;
•	 Không lập sổ quản lý lao động; lập sổ
quản lý lao động không đúng thời hạn,
không đảm bảo các nội dung cơ bản
theo quy định pháp luật; không ghi chép,
nhập đầy đủ thông tin về người lao động
vào sổ quản lý lao động khi hợp đồng
lao động có hiệu lực; không cập nhật
thông tin khi có sự thay đổi vào sổ quản
lý lao động.
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng
đến 3.000.000 đồng.
Phạt tiền từ 3.000.000 đồng
đến 5.000.000 đồng.
2 Vi phạm quy định về thương lượng tập
thể, thỏa ước lao động tập thể:
•	 Không gửi thỏa ước lao động tập thể
đến cơ quan quản lý nhà nước về lao
động cấp tỉnh;
•	 Không trả chi phí cho việc thương
lượng, ký kết, sửa đổi, bổ sung, gửi và
công bố thỏa ước lao động tập thể;
•	 Không công bố nội dung của thỏa ước
lao động tập thể đã được ký kết cho
người lao động biết.
Phạt cảnh cáo hoặc phạt
tiền từ 500.000 đồng đến
1.000.000 đồng.
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng
đến 2.000.000 đồng.
3 Vi phạm quy định về người nước ngoài
làm việc tại Việt Nam:
Không báo cáo tình hình sử dụng lao động là
người nước ngoài cho cơ quan quản lý nhà
nước về lao động hoặc báo cáo nhưng chưa
đảm bảo những nội dung, thời hạn theo quy
định của pháp luật.
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng
đến 2.000.000 đồng.
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng
đến 10.000.000 đồng.
7
4 Vi phạm quy định về giao kết hợp đồng
lao động:
•	 Không giao kết hợp đồng lao động bằng
văn bản đối với công việc có thời hạn
trên 3 tháng;
•	 Không giao kết đúng loại hợp đồng lao
động với người lao động;
•	 Giao kết hợp đồng lao động không đầy
đủ các nội dung chủ yếu của hợp đồng
lao động;
•	 Giao kết hợp đồng lao động trong
trường hợp thuê người lao động làm
giám đốc trong doanh nghiệp có vốn
của Nhà nước không theo quy định của
pháp luật.
•	 Từ 1.000.000 đồng đến
2.000.000 đồng với vi
phạm từ 01 người đến
10 người lao động;
•	 Từ 2.000.000 đồng đến
5.000.000 đồng với vi
phạm từ 11 người đến
50 người lao động;
•	 Từ 5.000.000 đồng đến
10.000.000 đồng với vi
phạm từ 51 người đến
100 người lao động;
•	 Từ 10.000.000 đồng
đến 15.000.000 đồng
với vi phạm từ 101
người đến 300 người
lao động;
•	 Từ 15.000.000 đồng
đến 20.000.000 đồng
với vi phạm từ 301
người lao động trở lên.
•	 Từ 2.000.000 đồng
đến 5.000.000 đồng
với vi phạm từ 01
người đến 10 người
lao động;
•	 Từ 5.000.000 đồng
đến 10.000.000 đồng
với vi phạm từ 11
người đến 50 người
lao động;
•	 Từ 10.000.000 đồng
đến 15.000.000 đồng
với vi phạm từ 51
người đến 100 người
lao động;
•	 Từ 15.000.000 đồng
đến 20.000.000 đồng
với vi phạm từ 101
người đến 300 người
lao động;
•	 Từ 20.000.000 đồng
đến 25.000.000 đồng
với vi phạm từ 301
người lao động trở lên.
5 Vi phạm quy định về thời giờ làm việc,
thời giờ nghỉ ngơi:
Hành vi huy động người lao động làm thêm
giờ vượt quá số giờ quy định tại Điểm b
Khoản 2 Điều 106 của Bộ luật lao động hoặc
quá 12 giờ trong 01 ngày khi làm thêm vào
ngày nghỉ lễ, tết và ngày nghỉ hằng tuần.
Phạt tiền từ 25.000.000 đồng
đến 50.000.000 đồng.
•	 Từ 5.000.000 đồng
đến 10.000.000 đồng
với vi phạm từ 01
người đến 10 người
lao động;
•	 Từ 10.000.000 đồng
đến 20.000.000 đồng
với vi phạm từ 11
người đến 50 người
lao động;
•	 Từ 20.000.000 đồng
đến 40.000.000 đồng
với vi phạm từ 51
người đến 100 người
lao động;
•	 Từ 40.000.000 đồng
đến 60.000.000 đồng
với vi phạm từ 101
người đến 300 người
lao động;
•	 Từ 60.000.000 đồng
đến 75.000.000 đồng
với vi phạm từ 301
người lao động trở lên.
2 Bổ sung hành vi cưỡng bức lao động với mức phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến
25.000.000 đồng đối với cá nhân; và từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với
tổ chức.
4 Quy định chi tiết hơn các hành vi:
•	 Vi phạm quy định về báo cáo công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động;
•	 Vi phạm quy định về các biện pháp đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động;
•	 Vi phạm quy định về phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
•	 Vi phạm quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với tai nạn lao
động, bệnh nghề nghiệp;
•	 Vi phạm quy định về sử dụng máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ
sinh lao động;
•	 Vi phạm quy định về hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động;
•	 Vi phạm quy định về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động;
•	 Vi phạm quy định về quan trắc môi trường lao động.
3 Bổ sung các trường hợp ngoại lệ đối với các hành vi sử dụng lao động nữ, cụ thể:
•	 Đối với hành vi sử dụng lao động nữ làm thêm giờ, làm việc ban đêm và đi công tác
xa thuộc một trong các trường hợp mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ
06 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo; đang nuôi con
dưới 12 tháng tuổi: Được loại trừ nếu người sử dụng lao động và người lao động
có thoả thuận bằng văn bản về việc đi công tác xa.
•	 Đối với hành vi không bảo đảm việc làm cũ khi lao động nữ trở lại làm việc sau khi
hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 3 Điều 157 của Bộ
luật Lao động 2012: Được loại trừ nếu việc làm cũ không còn.
8
9
Dự thảo (lần 1)
Thông tư ban
hành danh mục
các công việc và
nơi làm việc cấm
sử dụng lao động
là người chưa
thành niên
Tình trạng: Hết hạn lấy ý kiến (từ ngày
15/05/2018 đến ngày 15/07/2018). Theo
kế hoạch, Dự thảo Thông tư sẽ được trình
Lãnh đạo Bộ vào tháng 12/2018 [xem kế
hoạch tại đây].
Văn bản dự kiến bị thay thế: Thông tư
10/2013/TT-BLĐTBXH ngày 10/6/2013 của
Bộ Lao động – Thương Binh và Xã hội ban
hành danh mục các công việc và nơi làm
việc cấm sử dụng lao động là người chưa
thành niên.
10
Tóm lược nội dung
Ban hành danh mục (1) các công việc và (2) nơi làm việc cấm sử dụng lao động là người
chưa thành niên.
2 Một số công việc cấm sử dụng lao động là người chưa thành niên được nêu trong
Dự thảo:
•	 Công việc phải mang, vác, nâng các vật nặng vượt quá thể trạng lao động chưa
thành niên:
•	 Điều khiển các phương tiện giao thông vận tải có động cơ có dung tích xi lanh từ
50cm3
trở lên.
•	 Trực tiếp tiếp xúc với các hóa chất gây biến đổi gien, gây tác hại sinh sản lâu dài
(như: gây thiểu năng tinh hoàn, thiểu năng buồng trứng), hóa chất gây ung thư (có
danh sách các hóa chất kèm theo Dự thảo).
•	 Công việc tiếp xúc với xăng, dầu trong hang, hầm: giao nhận, bảo quản, vận hành
máy bơm và đo xăng, dầu.
•	 Chế tạo, sử dụng, vận chuyển các sản phẩm nguy hiểm: chất nổ, chất dễ cháy, chất
ô xy hóa, khí đốt, thuốc súng, đạn dược, pháo có nguy cơ gây nổ, cháy.
•	 Công việc trên giàn giáo hoặc trên rầm xà cao hơn 3m so với sàn thao tác.
•	 Lắp dựng, tháo dỡ hoặc thay đổi giàn giáo (trừ trường hợp phụ việc làm trên mặt
đất hoặc trên sàn nhà).
•	 Nhặt hoặc phân loại rác thải, chất thải, các chất thải hoặc phế liệu.
•	 Kiểm tra, sửa chữa và xử lý các mạch điện có điện thế 700V trong trường hợp dòng
điện một chiều; > 220V trong trường hợp dòng điện xoay chiều và các vật duy trì
mạch điện ấy.
1 Danh mục nơi làm việc cấm sử dụng lao động là người chưa thành niên:
•	 Tiếp xúc với các yếu tố vệ sinh lao động và các chất trong môi trường lao động (bao
gồm: điện từ trường, rung, ồn, nhiệt độ, bụi silic, bụi không chứa silic, bụi bông, bụi
amiăng; các loại chất, tia phóng xạ; bức xạ bởi tia X và các tia có hại khác) không
đạt mức cho phép theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;
•	 Tiếp xúc với các yếu tố gây bệnh truyền nhiễm;
•	 Thời gian làm việc trên 04 giờ/ngày trong không gian làm việc gò bó, chật hẹp, công
việc có khi phải quỳ gối, nằm, cúi khom;
•	 Trên giá cao hay dây treo cao hơn 2m so với mặt sàn làm việc; địa hình đồi núi dốc
trên 30o.
Xem toàn bộ nội dung dự thảo tiếng Việt tại đây.
Phân loại Công việc
thường xuyên
(kg)
Công việc
không thường xuyên
(kg)
Nam Nữ Nam Nữ
Từ 15 tuổi đến dưới 16 tuổi ≥ 15 ≥ 12 ≥ 10 ≥ 8
Từ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi ≥ 30 ≥ 25 ≥ 20 ≥ 15
11
DỰTHẢO(LẦN1)THÔNG
TƯ QUY ĐỊNH DANH
MỤC SẢN PHẨM, HÀNG
HÓA CÓ KHẢ NĂNG GÂY
MẤT AN TOÀN THUỘC
TRÁCH NHIỆM QUẢN
LÝ NHÀ NƯỚC CỦA BỘ
LAO ĐỘNG – THƯƠNG
BINH VÀ XÃ HỘI
Tình trạng: Hết hạn lấy ý kiến (từ ngày 18/05/2018 đến ngày 18/07/2018).
Văn bản dự kiến bị thay thế: Danh mục sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 quy định tại
Thông tư số 03/2010/TT-BLĐTBXH ngày 22/12/2010 của Bộ trưởng Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội ban hành Danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất
an toàn thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
12
Tóm lược nội dung
1 Đối tượng áp dụng:
•	 Các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài hoạt động sản xuất, kinh doanh,
sử dụng các sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn (sản phẩm, hàng
hóa nhóm 2) thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
•	 Tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động quản lý, đánh giá chứng nhận sự phù
hợp các sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ
Lao động - Thương binh và Xã hội.
2 Nội dung: Ban hành danh mục sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 thuộc trách nhiệm quản
lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
•	 Nguyên tắc chung về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa nhóm 2:
 Sản phẩm, hàng hóa đã có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia: Thực hiện theo quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng.
 Sản phẩm, hàng hóa chưa có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia: Thực hiện theo
các tiêu chuẩn quy định tại Dự thảo Thông tư này cho đến khi có quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia
•	 Một số sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ
Lao động - Thương binh và Xã hội:
Xem toàn bộ nội dung dự thảo tiếng Việt tại đây.
S
T
T
Tên
sản phẩm,
hàng hóa
Mã HS Quy chuẩn/
Tiêu chuẩn
Văn bản
điều chỉnh
Biện pháp
quản lý đối
với hàng
hóa nhập
khẩu
1 Phương tiện bảo vệ
đầu (Mũ an toàn
công nghiệp)
6506.10
6506.10.20
6506.10.30
QCVN 06:2012/
BLĐTBXH
TCVN 6407:1998
TCVN 2603:1987
Thông tư
04/2012/
TT-BLĐTBXH
Kiểm tra
nhà nước
về chất
lượng
trước khi
thông quan.
2 Phương tiện bảo vệ
mắt, mặt (Kính chống
bức xạ hồng ngoại,
bức xạ, tia Rơnghen,
phóng xạ; Kính hàn,
mặt nạ hàn)
3926.90.42
9004.90
TCVN 5082:1990
TCVN 5039:1990
QCVN 27:2016/
BLĐTBXH
QCVN 28:2016/
BLĐTBXH
Thông tư
49/2016/
TT-BLĐTBXH
Thông tư
50/2016/
TT-BLĐTBXH
Kiểm tra
nhà nước
về chất
lượng
trước khi
thông quan.
13
3 Phương tiện bảo
vệ cơ quan hô hấp
(Khẩu trang, mặt nạ
và bán mặt nạ lọc
bụi; Khẩu trang, mặt
nạ và bán mặt nạ lọc
hơi khí độc)
9020.00.00 QCVN 08:2012/
BLĐTBXH
QCVN 10:2012/
BLĐTBXH
Thông tư
07/2012/
TT-BLĐTBXH
Thông tư
25/2012/
TT-BLĐTBXH
Kiểm tra
nhà nước
về chất
lượng
trước khi
thông quan.
4 Phương tiện bảo vệ
thân thể (Quần áo
chống cháy, chống
chất phóng xạ,
chống hóa chất)
6211 TCVN 6693:2000
TCVN 6694:2010
TCVN 6875:2010
TCVN 6876-
1,2:2010
TCVN 6877:2001
TCVN 6878:2007
TCVN 7205:2002
TCVN 7617:2007
TCVN 7618:2007
TCVN 6880:2001
TCVN 6691:2007
TCVN 6692:2007
TCVN 6881:2007
TCVN 9547:2013
Kiểm tra
nhà nước
về chất
lượng
trước khi
thông quan.
5 Phương tiện bảo vệ
tay (Găng tay chống
đâm thủng, cứa
rách, chống cháy,
cách điện, chống hóa
chất)
6116.10.90
6216.00.10
3926.20.60
TCVN 8838-
1,2,3:2011
TCVN 7616:2007
QCVN 24:2014/
BLĐTBXH
Thông tư
37/2014/
TT-BLĐTBXH
Kiểm tra
nhà nước
về chất
lượng
trước khi
thông quan.
6 Phương tiện bảo vệ
chân (Giầy chống
đâm thủng, cứa
rách, va đập, hóa
chất; Ủng cách điện)
6405.90.00 TCVN 6412:2009
TCVN 7651:2007
TCVN 7652:2007
TCVN 7653:2007
TCVN 7654:2007
TCVN 8197:2009
TCVN 7544:2005
TCVN 7545:2005
QCVN 15:2013/
BLĐTBXH
Thông tư
39/2013/
TT-BLĐTBXH
Kiểm tra
nhà nước
về chất
lượng
trước khi
thông quan.
7 Phương tiện bảo vệ
cá nhân khác (Dây
đai an toàn; Hệ thống
chống rơi ngã cá
nhân)
4205.00.20 QCVN 23:2014/
BLĐTBXH
Thông tư
36/2014/
TT-BLĐTBXH
Kiểm tra
nhà nước
về chất
lượng
trước khi
thông quan.
14
HỎI  ĐÁP
VỀ LAO ĐỘNG
HỎI:
Công ty có một người lao động
được đánh giá là làm việc không
hiệu quả nên muốn chuyển người
lao động qua làm công việc khác
tại bộ phận khác. Về việc thuyên
chuyển công việc và mức lương,
người lao động này phải chuyển
sang công việc với mức lương
thấp hơn. Công ty đã thỏa thuận
với người lao động và người lao
động đã đồng ý thì công ty cần
làm thêm thủ tục nào để chứng
minh người lao động đồng ý với
thỏa thuận này? Do nhiều trường
hợp thanh tra lao động sẽ có thể
cho rằng công ty ép buộc người
lao động.
Ngoài ra, theo thỏa thuận, công ty
muốn cho người lao động đó thử
việc ở vị trí mới trong thời gian 02
tháng và người lao động đã đồng
ý. Vậy công ty làm vậy có đúng
quy định không? Sau khi thử việc
xong, công ty nên làm thế nào cho
đúng quy định:
(1) Người lao động nộp đơn xin
nghỉ việc để kết thúc hợp đồng lao
động hiện tại, sau đó nộp đơn cho
vị trí tuyển dụng mới?
(2) Sửa đổi hợp đồng lao động
hiện tại, làm phụ lục hợp đồng
thay đổi công việc và mức lương?
ĐÁP:
1. “Thử việc” chỉ áp dụng trong trường hợp người lao động chưa ký hợp đồng
lao động với công ty; thời gian thử việc tối đa chỉ được 60 ngày (Điều 27, Bộ
luật Lao động 2012).
2. Trong trường hợp giữa công ty và người lao động đang có hợp đồng lao
động thì khi người lao động và công ty thỏa thuận để người lao động làm công
việc khác ở bộ phận khác thì có thể được xem là trường hợp chuyển người lao
động làm công việc khác so với hợp đồng lao động do nhu cầu sản xuất kinh
doanh nêu tại Điều 31, Bộ luật Lao động 2012. Lưu ý, công ty phải quy định
cụ thể trong nội quy của công ty những trường hợp do nhu cầu sản xuất, kinh
doanh mà công ty được tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác
so với hợp đồng lao động (Điều 8, Nghị định 05/2015/NĐ-CP).
3. Khi muốn thay đổi công việc và mức lương, công ty nên làm phụ lục sửa
đổi hợp đồng lao động (Điều 35, Bộ luật Lao động 2012) thay vì chấm dứt hợp
đồng lao động hiện tại và ký kết hợp đồng lao động mới (mặc dù công ty có
thể áp dụng một trong hai cách đều được và trong cả hai trường hợp thì đều
phải có sự đồng thuận của người lao động). Phương án ký phụ lục sửa đổi
nội dung hợp đồng lao động sẽ giúp hạn chế phát sinh các vấn đề như thông
báo lao động tăng, giảm (nếu có), thanh toán lương và phụ cấp, trả trợ cấp thôi
việc (nếu có) v.v.
Lưu ý, trong trường hợp công ty lựa chọn phương án chấm dứt hợp đồng lao
động hiện tại rồi ký lại hợp đồng lao động mới thì công ty vẫn phải tuân thủ
quy định về số lần ký hợp đồng lao động xác định thời hạn. Ví dụ, nếu hiện tại,
công ty đã hai lần ký hợp đồng lao động xác định thời hạn với người lao động
thì khi ký lại hợp đồng lao động mới cho vị trí công việc mới, công ty phải ký
hợp đồng lao động không xác định thời hạn.
4. Khi cơ quan nhà nước tiến hành thanh tra và có kết luận là công ty ép buộc
người lao động thì cơ quan thanh tra phải có chứng cứ và cơ sở pháp lý để
chứng minh. Nếu cơ quan thanh tra không có đủ chứng cứ và cơ sở pháp
lý để chứng minh mà chỉ là những quy chụp hoặc quy kết thiếu cơ sở, công
ty có quyền phản đối và khiếu nại hoặc khiếu kiện. Bởi vì, như đã nói ở trên,
cho dù công ty áp dụng phương án nào trong hai phương án trên thì đều phải
có sự đồng thuận của người lao động. Công ty cần lưu giữ đầy đủ tất cả các
thỏa thuận ký kết với người lao động, và trong trường hợp cần thiết, có thể mời
người đại diện từ công đoàn cơ sở tham gia vào các buổi họp và chứng kiến
việc ký kết các thỏa thuận giữa công ty với người lao động.
HỎI:
Về bản chất, “hợp đồng
cộng tác viên” là một
loại hợp đồng thời vụ
hay khác gì với hợp
đồng thời vụ? Có người
cho rằng, với hợp đồng
cộng tác viên thì có thể
ký bao nhiêu lần cũng
được. Vậy cơ sở nào
để thực hiện việc ký
như thế này? Cách ký
hợp đồng cộng tác viên
để đảm bảo đúng luật là
như thế nào?
ĐÁP:
1. Theo quy định của pháp luật lao động, không có khái niệm về “hợp đồng cộng tác
viên”. Điều 22, Bộ luật Lao động 2012 chỉ quy định 03 loại hợp đồng lao động là:
•	 Loại 1: Hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
•	 Loại 2: Hợp đồng lao động xác định thời hạn (từ đủ 12 tháng đến 36 tháng); và
•	 Loại 3: Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời
hạn dưới 12 tháng (đây là tên gọi đúng của “hợp đồng thời vụ”).
Theo đó, đối với các trường hợp làm những công việc mà có thể hoàn thành trong
khoảng thời gian dưới 12 tháng hoặc mang tính tạm thời, thì có thể áp dụng loại hợp
đồng thứ ba là “hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có
thời hạn dưới 12 tháng”. Pháp luật lao động quy định không được giao kết hợp đồng
lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng để
làm những công việc có tính chất thường xuyên từ 12 tháng trở lên, trừ trường hợp phải
tạm thời thay thế người lao động đi làm nghĩa vụ quân sự, nghỉ theo chế độ thai sản, ốm
đau, tai nạn lao động hoặc nghỉ việc có tính chất tạm thời khác. Vì vậy, cần phải căn cứ
vào tính chất công việc của cộng tác viên để áp dụng loại hợp đồng lao động phù hợp.
2. Việc xác định tính chất “thường xuyên từ 12 tháng trở lên” của một công việc chưa
được quy định rõ. Tham khảo một quy định trước đây (đã hết hiệu lực) của Thông tư
21/LĐTBXH-TT ngày 12/10/1996 hướng dẫn về hợp đồng lao động thì “công việc có tính
chất thường xuyên, ổn định từ 1 năm trở lên được hiểu là công việc đó được thực hiện
hết ngày này qua ngày khác liên tục từ 1 năm trở lên”. Như vậy, theo hướng dẫn của
quy định trước đây thì những công việc ví dụ như đào đường, hoặc bán hàng vào các
dịp lễ ngắn hạn như Tết Trung thu có thể áp dụng loại “hợp đồng lao động theo mùa vụ
hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng” này. Tuy nhiên, những
công việc kế toán hoặc các công việc thường xuyên gắn liền với hoạt động của công
ty thì không thể áp dụng (trừ trường hợp tạm thời thay thế người lao động đi làm nghĩa
vụ quân sự, nghỉ theo chế độ thai sản, ốm đau, tai nạn lao động hoặc nghỉ việc có tính
chất tạm thời khác).
3. Khi hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn
dưới 12 tháng hết thời hạn mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc, thì hai bên phải ký
hợp đồng lao động mới; và không giới hạn số lần ký kết với điều kiện là các lần ký kết
này không diễn ra liên tục mà phải có điều kiện hoặc sự kiện làm phát sinh tính chất
công việc không thường xuyên. Ví dụ: nếu hết mùa Trung thu thì xem như hết hạn hợp
đồng và phải chờ ký hợp đồng lần sau khi mùa Trung thu kế tiếp đến.
4. Nếu doanh nghiệp tuyển dụng người lao động dưới hình thức là “hợp đồng cộng tác
viên” thì khi có tranh chấp xảy ra, tòa án sẽ tập trung vào bản chất công việc thực tế và
quan hệ thực tế diễn ra giữa hai bên để xác định xem các bên có lợi dụng việc ký kết
loại hợp đồng này cho công việc thường xuyên hay không chứ không đơn thuần là câu
chữ trong hợp đồng. Thực tế, hợp đồng cộng tác viên thường được các doanh nghiệp
lạm dụng để áp dụng cho quan hệ lao động (là quan hệ xã hội phát sinh trong việc thuê
mướn, sử dụng lao động, trả lương giữa người lao động và người sử dụng lao động).
Đây là hình thức thực hiện không đúng quy định pháp luật của một số doanh nghiệp.
Khi bị phát hiện, doanh nghiệp có thể bi xử phạt về các hành vi vi phạm quy định về ký
kết hợp đồng lao động (mức xử phạt từ 2.000.000 Đồng đến 40.000.000 Đồng tùy theo
số lượng người lao động bị vi phạm – Điều 5 và Điều 3, Nghị định 95/2013/NĐ-CP được
sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 88/2015/NĐ-CP), vi phạm quy định về đóng bảo hiểm
xã hội bắt buộc cho người lao động (mức xử phạt tối đa là 150.000.000 Đồng – Điều
26 và Điều 3, Nghị định 95/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 88/2015/
NĐ-CP).
5. Ngoài ra, cũng cần lưu ý rằng không thể xem “hợp đồng cộng tác viên” ký kết với cá
nhân là một loại hợp đồng dịch vụ, bởi vì cá nhân khi muốn kí hợp đồng dịch vụ phải
đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.
16
CẬP NHẬT
PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG
TỪ 24/7/2018 ĐẾN 24/8/2018
1. TÌNH HÌNH THỰC THI PHÁP LUẬT
STT Cơ quan
ban hành
Loại
văn bản
Số hiệu Ngày
ban hành
Ngày hiệu lực/
Ngày áp dụng
Trích yếu
1 Thanh tra
BLĐTBXH
Quyết định 51/QĐ-
XPVPHC
Ngày
25/07/2018
Ngày
25/07/2018
Xử phạt vi phạm hành
chính về lao động đối với
Công ty TNHH Strategic
Marine (V).
Xem nội dung tại đây.
2 Thanh tra
BLĐTBXH
Quyết định 52/QĐ-
XPVPHC
Ngày
27/07/2018
Ngày
27/07/2018
Xử phạt vi phạm hành
chính về lao động đối với
Công ty TNHH Thương
mại Sản xuất CH Vina.
Xem nội dung tại đây.
3 Thanh tra
BLĐTBXH
Quyết định 53/QĐ-
XPVPHC
Ngày
27/07/2018
Ngày
27/07/2018
Xử phạt vi phạm hành
chính về lao động đối với
Công ty Cổ phần Thiện
Phú.
Xem nội dung tại đây.
2. VĂN BẢN PHÁP LUẬT
STT Cơ quan
ban hành
Loại
văn bản
Số hiệu Ngày
ban hành
Ngày hiệu lực/
Ngày áp dụng
Trích yếu
3. VĂN BẢN CHỈ ĐẠO, ĐIỀU HÀNH
STT Cơ quan
ban hành
Loại
văn bản
Số hiệu Ngày
ban hành
Ngày hiệu lực/
Ngày áp dụng
Trích yếu
17
4. DỰ THẢO
STT Cơ quan
soạn thảo
Loại
văn bản
Lần
dự thảo
Ngày bắt
đầu lấy ý
kiến
Ngày kết thúc
lấy ý kiến
Trích yếu
1 BLĐTBXH Nghị định 1 Ngày
6/8/2018
Ngày
6/10/2018
Điều chỉnh lương hưu đối
với số lao động nữ bắt
đầu hưởng lương hưu
trong giai đoạn từ năm
2018 đến năm 2021.
Xem nội dung tại đây.
2 BLĐTBXH Thông tư 1 Ngày
14/8/2018
Ngày
14/10/2018
Hướng dẫn thực hiện
quản lý lao động, tiền
lương, thù lao, tiền
thưởng đối với Quỹ bảo
lãnh tín dụng cho doanh
nghiệp nhỏ và vừa.
Xem nội dung tại đây.
3 BLĐTBXH Nghị định 1 Ngày
16/8/2018
Ngày
16/10/2018
Quy định mức lương tối
thiểu vùng đối với người
lao động làm việc theo
hợp đồng lao động.
Xem nội dung tại đây.
4 BLĐTBXH Quyết định 1 Ngày
19/8/2018
Ngày
19/10/2018
Sửa đổi, bổ sung một số
điều của Quyết định số
1465/QĐ-TTg ngày 21
tháng 8 năm 2013 của
Thủ tướng Chính phủ về
việc thực hiện thí điểm
ký quỹ đối với người lao
động đi làm việc tại Hàn
Quốc theo Chương trình
cấp phép việc làm cho
lao động nước ngoài của
Hàn Quốc.
Xem nội dung tại đây.
5 BLĐTBXH Thông tư 1 Ngày
21/8/2018
Ngày
21/10/2018
Quy định chi tiết hoạt
động huấn luyện an toàn,
vệ sinh lao động.
Xem nội dung tại đây.
LE  TRAN Building
No.9, Area 284 Nguyen Trong Tuyen Street,
Ward 10, Phu Nhuan District, Ho Chi Minh City.
T: (+84 28) 38 42 12 42/ F: (+84 28) 38 44 40 80
E: info@letranlaw.com/ www.letranlaw.com
R
ECOMMENDEDFIR
M
R
ECOMMENDE
D
Highly Ranked
2017
Highly Ranked
2017
The winer of
Dispute Star of the Year
2017
PROFESSIONAL INDEMNITY INSURANCE VALUED AT USD1,000,000 UNDER THE INSURANCE POLICY CONTRACTED WITH QBE INSURANCE (VIETNAM)
EXCELLENT TAX ACHIEVEMENT in the 2017 Fiscal Year

More Related Content

Similar to Le tran vietnam labor law review (aug - sep 2018).final.vn

KỸ LUẬT LAO ĐỘNG & TRÁCH NHIỆM VẬT CHẤT
KỸ LUẬT LAO ĐỘNG & TRÁCH NHIỆM VẬT CHẤTKỸ LUẬT LAO ĐỘNG & TRÁCH NHIỆM VẬT CHẤT
KỸ LUẬT LAO ĐỘNG & TRÁCH NHIỆM VẬT CHẤTScarletTran2
 
Quy dinh xu phat vi pham hanh chinh trong viec dua nguoi lao dong viet nam di...
Quy dinh xu phat vi pham hanh chinh trong viec dua nguoi lao dong viet nam di...Quy dinh xu phat vi pham hanh chinh trong viec dua nguoi lao dong viet nam di...
Quy dinh xu phat vi pham hanh chinh trong viec dua nguoi lao dong viet nam di...nguyenhung84vn
 
New points of OSH policy 2023.pdf
New points of OSH policy 2023.pdfNew points of OSH policy 2023.pdf
New points of OSH policy 2023.pdfThMinhTNguyn1
 
Bai 3_Sua doi bo sung BLLD 2019_MoLISA_TH 11.11.pptx
Bai 3_Sua doi bo sung BLLD 2019_MoLISA_TH 11.11.pptxBai 3_Sua doi bo sung BLLD 2019_MoLISA_TH 11.11.pptx
Bai 3_Sua doi bo sung BLLD 2019_MoLISA_TH 11.11.pptxnguyenanvuong2007
 
Huan luyen an toan nhom 1 va 2 theo nghi dinh 442016.ppt
Huan luyen an toan nhom 1 va 2 theo nghi dinh 442016.pptHuan luyen an toan nhom 1 va 2 theo nghi dinh 442016.ppt
Huan luyen an toan nhom 1 va 2 theo nghi dinh 442016.pptVNguynnh11
 
Hướng dẫn luật lao động 2012 điểm chính và mới
Hướng dẫn luật lao động 2012   điểm chính và mớiHướng dẫn luật lao động 2012   điểm chính và mới
Hướng dẫn luật lao động 2012 điểm chính và mớiThao Ho Phuong
 
Bài 4: Sử dụng lao động có trách nhiệm trong du lịch
Bài 4: Sử dụng lao động có trách nhiệm trong du lịchBài 4: Sử dụng lao động có trách nhiệm trong du lịch
Bài 4: Sử dụng lao động có trách nhiệm trong du lịchduanesrt
 
nghị định 100/2012/NĐ-CP hướng dẫn thi hành luật BHXH về bảo hiểm thất nghiệp
nghị định 100/2012/NĐ-CP hướng dẫn thi hành luật BHXH về bảo hiểm thất nghiệpnghị định 100/2012/NĐ-CP hướng dẫn thi hành luật BHXH về bảo hiểm thất nghiệp
nghị định 100/2012/NĐ-CP hướng dẫn thi hành luật BHXH về bảo hiểm thất nghiệpPerfect Man
 
Tt28 2007 Bldtbxh
Tt28 2007 BldtbxhTt28 2007 Bldtbxh
Tt28 2007 Bldtbxhguest800532
 
Tt28 2007 Bldtbxh Va Ba Pos
Tt28 2007 Bldtbxh Va Ba PosTt28 2007 Bldtbxh Va Ba Pos
Tt28 2007 Bldtbxh Va Ba Posguest800532
 
Bài thuyết trình về Bộ luật lao động
Bài thuyết trình về Bộ luật lao độngBài thuyết trình về Bộ luật lao động
Bài thuyết trình về Bộ luật lao độngnataliej4
 
Bài Giảng Hợp Đồng Lao Động
Bài Giảng Hợp Đồng Lao Động Bài Giảng Hợp Đồng Lao Động
Bài Giảng Hợp Đồng Lao Động nataliej4
 
Bo luat lao dong
Bo luat lao dongBo luat lao dong
Bo luat lao dongQuoc Nguyen
 

Similar to Le tran vietnam labor law review (aug - sep 2018).final.vn (20)

Cơ Sở Lý Luận Nâng Cao Kỷ Luật Lao Động Tại Công Ty.
Cơ Sở Lý Luận Nâng Cao Kỷ Luật Lao Động Tại Công Ty.Cơ Sở Lý Luận Nâng Cao Kỷ Luật Lao Động Tại Công Ty.
Cơ Sở Lý Luận Nâng Cao Kỷ Luật Lao Động Tại Công Ty.
 
Cơ Sở Lý Luận Nâng Cao Kỷ Luật Lao Động Tại Công Ty.
Cơ Sở Lý Luận Nâng Cao Kỷ Luật Lao Động Tại Công Ty.Cơ Sở Lý Luận Nâng Cao Kỷ Luật Lao Động Tại Công Ty.
Cơ Sở Lý Luận Nâng Cao Kỷ Luật Lao Động Tại Công Ty.
 
LE&TRAN.Labor-law-review_Jun2018
LE&TRAN.Labor-law-review_Jun2018LE&TRAN.Labor-law-review_Jun2018
LE&TRAN.Labor-law-review_Jun2018
 
KỸ LUẬT LAO ĐỘNG & TRÁCH NHIỆM VẬT CHẤT
KỸ LUẬT LAO ĐỘNG & TRÁCH NHIỆM VẬT CHẤTKỸ LUẬT LAO ĐỘNG & TRÁCH NHIỆM VẬT CHẤT
KỸ LUẬT LAO ĐỘNG & TRÁCH NHIỆM VẬT CHẤT
 
Quy dinh xu phat vi pham hanh chinh trong viec dua nguoi lao dong viet nam di...
Quy dinh xu phat vi pham hanh chinh trong viec dua nguoi lao dong viet nam di...Quy dinh xu phat vi pham hanh chinh trong viec dua nguoi lao dong viet nam di...
Quy dinh xu phat vi pham hanh chinh trong viec dua nguoi lao dong viet nam di...
 
New points of OSH policy 2023.pdf
New points of OSH policy 2023.pdfNew points of OSH policy 2023.pdf
New points of OSH policy 2023.pdf
 
Bai 3_Sua doi bo sung BLLD 2019_MoLISA_TH 11.11.pptx
Bai 3_Sua doi bo sung BLLD 2019_MoLISA_TH 11.11.pptxBai 3_Sua doi bo sung BLLD 2019_MoLISA_TH 11.11.pptx
Bai 3_Sua doi bo sung BLLD 2019_MoLISA_TH 11.11.pptx
 
Huan luyen an toan nhom 1 va 2 theo nghi dinh 442016.ppt
Huan luyen an toan nhom 1 va 2 theo nghi dinh 442016.pptHuan luyen an toan nhom 1 va 2 theo nghi dinh 442016.ppt
Huan luyen an toan nhom 1 va 2 theo nghi dinh 442016.ppt
 
Hướng dẫn luật lao động 2012 điểm chính và mới
Hướng dẫn luật lao động 2012   điểm chính và mớiHướng dẫn luật lao động 2012   điểm chính và mới
Hướng dẫn luật lao động 2012 điểm chính và mới
 
Bài 4: Sử dụng lao động có trách nhiệm trong du lịch
Bài 4: Sử dụng lao động có trách nhiệm trong du lịchBài 4: Sử dụng lao động có trách nhiệm trong du lịch
Bài 4: Sử dụng lao động có trách nhiệm trong du lịch
 
nghị định 100/2012/NĐ-CP hướng dẫn thi hành luật BHXH về bảo hiểm thất nghiệp
nghị định 100/2012/NĐ-CP hướng dẫn thi hành luật BHXH về bảo hiểm thất nghiệpnghị định 100/2012/NĐ-CP hướng dẫn thi hành luật BHXH về bảo hiểm thất nghiệp
nghị định 100/2012/NĐ-CP hướng dẫn thi hành luật BHXH về bảo hiểm thất nghiệp
 
Tt28 2007 Bldtbxh
Tt28 2007 BldtbxhTt28 2007 Bldtbxh
Tt28 2007 Bldtbxh
 
Tt28 2007 Bldtbxh Va Ba Pos
Tt28 2007 Bldtbxh Va Ba PosTt28 2007 Bldtbxh Va Ba Pos
Tt28 2007 Bldtbxh Va Ba Pos
 
Bài thuyết trình về Bộ luật lao động
Bài thuyết trình về Bộ luật lao độngBài thuyết trình về Bộ luật lao động
Bài thuyết trình về Bộ luật lao động
 
Luận văn: Quyền quản lý lao động của người sử dụng lao động
Luận văn: Quyền quản lý lao động của người sử dụng lao độngLuận văn: Quyền quản lý lao động của người sử dụng lao động
Luận văn: Quyền quản lý lao động của người sử dụng lao động
 
Báo Cáo Tổng Kết Thi Hành Bộ Luật Lao Động Năm 2012
Báo Cáo Tổng Kết Thi Hành Bộ Luật Lao Động Năm 2012Báo Cáo Tổng Kết Thi Hành Bộ Luật Lao Động Năm 2012
Báo Cáo Tổng Kết Thi Hành Bộ Luật Lao Động Năm 2012
 
Báo Cáo Tổng Kết Thi Hành Bộ Luật Lao Động Năm 2012
Báo Cáo Tổng Kết Thi Hành Bộ Luật Lao Động Năm 2012Báo Cáo Tổng Kết Thi Hành Bộ Luật Lao Động Năm 2012
Báo Cáo Tổng Kết Thi Hành Bộ Luật Lao Động Năm 2012
 
Bài Giảng Hợp Đồng Lao Động
Bài Giảng Hợp Đồng Lao Động Bài Giảng Hợp Đồng Lao Động
Bài Giảng Hợp Đồng Lao Động
 
Bo luat lao dong
Bo luat lao dongBo luat lao dong
Bo luat lao dong
 
Hướng giải quyết khi người sử dụng lao động bắt làm thêm giờ
Hướng giải quyết khi người sử dụng lao động bắt làm thêm giờHướng giải quyết khi người sử dụng lao động bắt làm thêm giờ
Hướng giải quyết khi người sử dụng lao động bắt làm thêm giờ
 

More from LE & TRAN | Trial Lawyers

Shareholder disputes: Practical tips to prepare shareholder agreements and co...
Shareholder disputes: Practical tips to prepare shareholder agreements and co...Shareholder disputes: Practical tips to prepare shareholder agreements and co...
Shareholder disputes: Practical tips to prepare shareholder agreements and co...LE & TRAN | Trial Lawyers
 
Is Covid-19 a "force majeure" in commercial contracts?
Is Covid-19 a "force majeure" in commercial contracts?Is Covid-19 a "force majeure" in commercial contracts?
Is Covid-19 a "force majeure" in commercial contracts?LE & TRAN | Trial Lawyers
 
Booklet of “Rights & Obligations of Foreigners in Criminal Proceedings”
Booklet of “Rights & Obligations of Foreigners in Criminal Proceedings”Booklet of “Rights & Obligations of Foreigners in Criminal Proceedings”
Booklet of “Rights & Obligations of Foreigners in Criminal Proceedings”LE & TRAN | Trial Lawyers
 
Winning litigation strategies at court and arbitration
Winning litigation strategies at court and arbitration   Winning litigation strategies at court and arbitration
Winning litigation strategies at court and arbitration LE & TRAN | Trial Lawyers
 
Enhanced criminal liability for unlawful dismissals
Enhanced criminal liability for unlawful dismissalsEnhanced criminal liability for unlawful dismissals
Enhanced criminal liability for unlawful dismissalsLE & TRAN | Trial Lawyers
 
Unilateral termination of the labor contract due to The Covid-19 outbreak
Unilateral termination of the labor contract due to The Covid-19 outbreakUnilateral termination of the labor contract due to The Covid-19 outbreak
Unilateral termination of the labor contract due to The Covid-19 outbreakLE & TRAN | Trial Lawyers
 
Le tran vietnam labor law review (aug - sep 2018).final.en
Le tran vietnam labor law review (aug - sep 2018).final.enLe tran vietnam labor law review (aug - sep 2018).final.en
Le tran vietnam labor law review (aug - sep 2018).final.enLE & TRAN | Trial Lawyers
 
LE&TRAN.Evidence in-commercial-dispute-resolution
LE&TRAN.Evidence in-commercial-dispute-resolutionLE&TRAN.Evidence in-commercial-dispute-resolution
LE&TRAN.Evidence in-commercial-dispute-resolutionLE & TRAN | Trial Lawyers
 
LE & TRAN. Diagram. Cases of Termination of Labor Contract
LE & TRAN. Diagram. Cases of Termination of Labor ContractLE & TRAN. Diagram. Cases of Termination of Labor Contract
LE & TRAN. Diagram. Cases of Termination of Labor ContractLE & TRAN | Trial Lawyers
 

More from LE & TRAN | Trial Lawyers (20)

Shareholder disputes: Practical tips to prepare shareholder agreements and co...
Shareholder disputes: Practical tips to prepare shareholder agreements and co...Shareholder disputes: Practical tips to prepare shareholder agreements and co...
Shareholder disputes: Practical tips to prepare shareholder agreements and co...
 
Labor law review (03.2020)
Labor law review (03.2020)Labor law review (03.2020)
Labor law review (03.2020)
 
Losing Points Arbitration Procedures
Losing Points Arbitration ProceduresLosing Points Arbitration Procedures
Losing Points Arbitration Procedures
 
Is Covid-19 a "force majeure" in commercial contracts?
Is Covid-19 a "force majeure" in commercial contracts?Is Covid-19 a "force majeure" in commercial contracts?
Is Covid-19 a "force majeure" in commercial contracts?
 
Labor Law Review (No.02.2020)
Labor Law Review (No.02.2020)Labor Law Review (No.02.2020)
Labor Law Review (No.02.2020)
 
Booklet of “Rights & Obligations of Foreigners in Criminal Proceedings”
Booklet of “Rights & Obligations of Foreigners in Criminal Proceedings”Booklet of “Rights & Obligations of Foreigners in Criminal Proceedings”
Booklet of “Rights & Obligations of Foreigners in Criminal Proceedings”
 
Winning litigation strategies at court and arbitration
Winning litigation strategies at court and arbitration   Winning litigation strategies at court and arbitration
Winning litigation strategies at court and arbitration
 
Enhanced criminal liability for unlawful dismissals
Enhanced criminal liability for unlawful dismissalsEnhanced criminal liability for unlawful dismissals
Enhanced criminal liability for unlawful dismissals
 
Unilateral termination of the labor contract due to The Covid-19 outbreak
Unilateral termination of the labor contract due to The Covid-19 outbreakUnilateral termination of the labor contract due to The Covid-19 outbreak
Unilateral termination of the labor contract due to The Covid-19 outbreak
 
Judgement enforcement in Vietnam
Judgement enforcement in VietnamJudgement enforcement in Vietnam
Judgement enforcement in Vietnam
 
Shareholder disputes
Shareholder disputesShareholder disputes
Shareholder disputes
 
LeTran.Litigation Law Review. No.5/2018
LeTran.Litigation Law Review. No.5/2018LeTran.Litigation Law Review. No.5/2018
LeTran.Litigation Law Review. No.5/2018
 
Le tran vietnam labor law review (aug - sep 2018).final.en
Le tran vietnam labor law review (aug - sep 2018).final.enLe tran vietnam labor law review (aug - sep 2018).final.en
Le tran vietnam labor law review (aug - sep 2018).final.en
 
LeTran.Litigation Law Review.April.2018
LeTran.Litigation Law Review.April.2018LeTran.Litigation Law Review.April.2018
LeTran.Litigation Law Review.April.2018
 
LE&TRAN.Labor.april.2018
LE&TRAN.Labor.april.2018LE&TRAN.Labor.april.2018
LE&TRAN.Labor.april.2018
 
LE&TRAN.Shareholder-disputes
LE&TRAN.Shareholder-disputesLE&TRAN.Shareholder-disputes
LE&TRAN.Shareholder-disputes
 
LE&TRAN.Judgement-enforcement
LE&TRAN.Judgement-enforcementLE&TRAN.Judgement-enforcement
LE&TRAN.Judgement-enforcement
 
LE&TRAN.Evidence in-commercial-dispute-resolution
LE&TRAN.Evidence in-commercial-dispute-resolutionLE&TRAN.Evidence in-commercial-dispute-resolution
LE&TRAN.Evidence in-commercial-dispute-resolution
 
Customs Legal Documents Update (May 2017)
Customs Legal Documents Update (May 2017)Customs Legal Documents Update (May 2017)
Customs Legal Documents Update (May 2017)
 
LE & TRAN. Diagram. Cases of Termination of Labor Contract
LE & TRAN. Diagram. Cases of Termination of Labor ContractLE & TRAN. Diagram. Cases of Termination of Labor Contract
LE & TRAN. Diagram. Cases of Termination of Labor Contract
 

Le tran vietnam labor law review (aug - sep 2018).final.vn

  • 1. tháng 8+9 2018 tap Chí PHÁP LUÂT LAO ĐÔNG DỰ THẢO DANH MỤC CÔNG VIỆC VÀ NƠI LÀM VIỆC CẤM SỬ DỤNG NGƯỜI LAO ĐỘNG CHƯA THÀNH NIÊN (Trang 9) DỰ THẢO CÁC QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC LAO ĐỘNG, BẢO HIỂM XÃ HỘI (Trang 5) Dự thảo quy định về tự kiểm tra của doanh nghiệp về tuân thủ pháp luật lao động (Trang 3) Dự thảo danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Trang 11)Cập nhật pháp luật lao động tháng 8/2018 (Trang 16) CHUYỂN NGƯỜI LAO ĐỘNG LÀM CÔNG VIỆC KHÁC CÓ MỨC LƯƠNG THẤP HƠN (Trang 14) (Trang 15) Hỏi đáp về Pháp luật lao động KÝ “HỢP ĐỒNG CỘNG TÁC VIÊN” ©2018 LE & TRAN. All rights reserved. Attorney Advertising.
  • 2. Ban Biên tập Mr. Stephen Le Hoang Chuong Managing Partner hoangchuong.le@letranlaw.com Ms. Hannah Huynh Thi My Hanh Senior Associate myhanh.huynh@letranlaw.com Mr. Chad L. Meek Affiliate Counsel chadmeek@letranlaw.com
  • 3. Dự thảo (lần 1) Thông tư hướng dẫn Khoản 4 Điều 21 Nghị định số 110/2017/NĐ-CP ngày 04/10/2017 của Chính phủ về tổ chức hoạt động của Thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội về tự kiểm tra của doanh nghiệp
  • 4. 4 Tóm lược nội dung Tình trạng: Hết hạn lấy ý kiến (từ ngày 14/06/2018 đến ngày 14/08/2018). Theo kế hoạch, Dự thảo Thông tư sẽ được trình Lãnh đạo Bộ vào tháng 10/2018 [xem kế hoạch tại đây]. Văn bản dự kiến bị thay thế: Quyết định số 02/2006/QĐ-BLĐTBXH ngày 16/02/2006 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành quy chế sử dụng phiếu tự kiểm tra thực hiện pháp luật lao động. 1Dự thảo Thông tư này hướng dẫn việc tự kiểm tra việc thực hiện pháp luật lao động, báo cáo kết quả tự kiểm tra việc thực hiện pháp luật lao động trực tuyến. Người sử dụng lao động phải tổ chức tự kiểm tra việc chấp hành pháp luật lao động tại cơ sở của mình ít nhất 01 lần trong năm nhằm đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật lao động và có giải pháp cải tiến việc tuân thủ. Thời gian tự kiểm tra cụ thể do người sử dụng lao động quyết định. Thời kỳ tự kiểm tra: từ ngày đầu tiên tháng một dương lịch của năm trước đến thời điểm kiểm tra. 3 Nội dung tự kiểm tra cụ thể được thiết kế thành phiếu tự kiểm tra theo từng lĩnh vực sản xuất, kinh doanh đăng trên trang thông tin điện tử http://tukiemtraphapluatlaodong. gov.vn. Căn cứ vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh chính, người sử dụng lao động lựa chọn 01 hoặc nhiều phiếu tự kiểm tra làm nội dung tự kiểm tra. 4 Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân không chấp hành công tác tự kiểm tra và báo cáo theo quy định tại Dự thảo Thông tư này là cơ sở để cơ quan thanh tra nhà nước về lao động tiến hành thanh tra đột xuất hoặc đưa vào kế hoạch thanh tra năm sau, đồng thời là tình tiết tăng nặng để quyết định mức xử phạt vi phạm hành chính, nếu gây hậu quả nghiêm trọng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự và bị xử lý bằng các hình thức khác theo quy định của pháp luật. 2 Nội dung tự kiểm tra pháp luật lao động bao gồm: • Việc thực hiện báo cáo định kỳ; • Việc tuyển dụng và đào tạo lao động; • Việc giao kết và thực hiện hợp đồng lao động; • Việc đối thoại, thương lượng và ký thỏa ước lao động tập thể; • Thời giờ làm việc và nghỉ ngơi; • Việc trả lương cho người lao động; • Việc tổ chức, thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động; • Việc thực hiện quy định đối với các lao động nữ, lao động là người cao tuổi, lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, lao động là người nước ngoài; • Việc xây dựng và đăng ký nội quy lao động; xử lý kỷ luật lao động, bồi thường trách nhiệm vật chất; • Việc tham gia và trích đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế hàng tháng cho người lao động thuộc đối tượng phải tham gia; • Việc giải quyết tranh chấp và khiếu nại lao động; • Nội dung khác mà người sử dụng lao động thấy cần thiết. Xem toàn bộ nội dung dự thảo tiếng Việt tại đây.
  • 5. 5 DựthảoNghịđịnhquy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vựclaođộng,bảohiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng Tóm lược nội dung Tình trạng: Hết hạn lấy ý kiến (từ ngày 16/3/2018 đến ngày 16/5/2018). Theo kế hoạch, Dự thảo Nghị định sẽ được trình Chính phủ vào tháng 11/2018 [xem kế hoạch tại đây]. Văn bản dự kiến bị thay thế: • Nghị định số 95/2013/NĐ-CP ngày 22/8/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; và • Nghị định số 88/2015/NĐ-CP ngày 07/10/2015 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 95/2013/NĐ-CP ngày 22/8/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Dự thảo Nghị định quy định về hành vi vi phạm, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền xử phạt, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Xem toàn bộ nội dung dự thảo tiếng Việt tại đây.
  • 6. 6 Một số điểm mới của Dự thảo Nghị định: 1Nâng mức xử phạt đối với một số hành vi vi phạm: STT HÀNH VI MỨC XỬ PHẠT *Mức phạt tiền được nêu trong bảng này là mức phạt đối với cá nhân; Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. MỨC HIỆN HÀNH DỰ THẢO 1 Vi phạm về tuyển, quản lý lao động: • Thu tiền của người lao động tham gia tuyển lao động; • Không lập sổ quản lý lao động; lập sổ quản lý lao động không đúng thời hạn, không đảm bảo các nội dung cơ bản theo quy định pháp luật; không ghi chép, nhập đầy đủ thông tin về người lao động vào sổ quản lý lao động khi hợp đồng lao động có hiệu lực; không cập nhật thông tin khi có sự thay đổi vào sổ quản lý lao động. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng. 2 Vi phạm quy định về thương lượng tập thể, thỏa ước lao động tập thể: • Không gửi thỏa ước lao động tập thể đến cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh; • Không trả chi phí cho việc thương lượng, ký kết, sửa đổi, bổ sung, gửi và công bố thỏa ước lao động tập thể; • Không công bố nội dung của thỏa ước lao động tập thể đã được ký kết cho người lao động biết. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng. 3 Vi phạm quy định về người nước ngoài làm việc tại Việt Nam: Không báo cáo tình hình sử dụng lao động là người nước ngoài cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động hoặc báo cáo nhưng chưa đảm bảo những nội dung, thời hạn theo quy định của pháp luật. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
  • 7. 7 4 Vi phạm quy định về giao kết hợp đồng lao động: • Không giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản đối với công việc có thời hạn trên 3 tháng; • Không giao kết đúng loại hợp đồng lao động với người lao động; • Giao kết hợp đồng lao động không đầy đủ các nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động; • Giao kết hợp đồng lao động trong trường hợp thuê người lao động làm giám đốc trong doanh nghiệp có vốn của Nhà nước không theo quy định của pháp luật. • Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động; • Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động; • Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động; • Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động; • Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên. • Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động; • Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động; • Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động; • Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động; • Từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên. 5 Vi phạm quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi: Hành vi huy động người lao động làm thêm giờ vượt quá số giờ quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 106 của Bộ luật lao động hoặc quá 12 giờ trong 01 ngày khi làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết và ngày nghỉ hằng tuần. Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng. • Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động; • Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động; • Từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động; • Từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động; • Từ 60.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
  • 8. 2 Bổ sung hành vi cưỡng bức lao động với mức phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với cá nhân; và từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với tổ chức. 4 Quy định chi tiết hơn các hành vi: • Vi phạm quy định về báo cáo công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động; • Vi phạm quy định về các biện pháp đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động; • Vi phạm quy định về phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; • Vi phạm quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; • Vi phạm quy định về sử dụng máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động; • Vi phạm quy định về hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động; • Vi phạm quy định về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động; • Vi phạm quy định về quan trắc môi trường lao động. 3 Bổ sung các trường hợp ngoại lệ đối với các hành vi sử dụng lao động nữ, cụ thể: • Đối với hành vi sử dụng lao động nữ làm thêm giờ, làm việc ban đêm và đi công tác xa thuộc một trong các trường hợp mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo; đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi: Được loại trừ nếu người sử dụng lao động và người lao động có thoả thuận bằng văn bản về việc đi công tác xa. • Đối với hành vi không bảo đảm việc làm cũ khi lao động nữ trở lại làm việc sau khi hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 3 Điều 157 của Bộ luật Lao động 2012: Được loại trừ nếu việc làm cũ không còn. 8
  • 9. 9 Dự thảo (lần 1) Thông tư ban hành danh mục các công việc và nơi làm việc cấm sử dụng lao động là người chưa thành niên Tình trạng: Hết hạn lấy ý kiến (từ ngày 15/05/2018 đến ngày 15/07/2018). Theo kế hoạch, Dự thảo Thông tư sẽ được trình Lãnh đạo Bộ vào tháng 12/2018 [xem kế hoạch tại đây]. Văn bản dự kiến bị thay thế: Thông tư 10/2013/TT-BLĐTBXH ngày 10/6/2013 của Bộ Lao động – Thương Binh và Xã hội ban hành danh mục các công việc và nơi làm việc cấm sử dụng lao động là người chưa thành niên.
  • 10. 10 Tóm lược nội dung Ban hành danh mục (1) các công việc và (2) nơi làm việc cấm sử dụng lao động là người chưa thành niên. 2 Một số công việc cấm sử dụng lao động là người chưa thành niên được nêu trong Dự thảo: • Công việc phải mang, vác, nâng các vật nặng vượt quá thể trạng lao động chưa thành niên: • Điều khiển các phương tiện giao thông vận tải có động cơ có dung tích xi lanh từ 50cm3 trở lên. • Trực tiếp tiếp xúc với các hóa chất gây biến đổi gien, gây tác hại sinh sản lâu dài (như: gây thiểu năng tinh hoàn, thiểu năng buồng trứng), hóa chất gây ung thư (có danh sách các hóa chất kèm theo Dự thảo). • Công việc tiếp xúc với xăng, dầu trong hang, hầm: giao nhận, bảo quản, vận hành máy bơm và đo xăng, dầu. • Chế tạo, sử dụng, vận chuyển các sản phẩm nguy hiểm: chất nổ, chất dễ cháy, chất ô xy hóa, khí đốt, thuốc súng, đạn dược, pháo có nguy cơ gây nổ, cháy. • Công việc trên giàn giáo hoặc trên rầm xà cao hơn 3m so với sàn thao tác. • Lắp dựng, tháo dỡ hoặc thay đổi giàn giáo (trừ trường hợp phụ việc làm trên mặt đất hoặc trên sàn nhà). • Nhặt hoặc phân loại rác thải, chất thải, các chất thải hoặc phế liệu. • Kiểm tra, sửa chữa và xử lý các mạch điện có điện thế 700V trong trường hợp dòng điện một chiều; > 220V trong trường hợp dòng điện xoay chiều và các vật duy trì mạch điện ấy. 1 Danh mục nơi làm việc cấm sử dụng lao động là người chưa thành niên: • Tiếp xúc với các yếu tố vệ sinh lao động và các chất trong môi trường lao động (bao gồm: điện từ trường, rung, ồn, nhiệt độ, bụi silic, bụi không chứa silic, bụi bông, bụi amiăng; các loại chất, tia phóng xạ; bức xạ bởi tia X và các tia có hại khác) không đạt mức cho phép theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia; • Tiếp xúc với các yếu tố gây bệnh truyền nhiễm; • Thời gian làm việc trên 04 giờ/ngày trong không gian làm việc gò bó, chật hẹp, công việc có khi phải quỳ gối, nằm, cúi khom; • Trên giá cao hay dây treo cao hơn 2m so với mặt sàn làm việc; địa hình đồi núi dốc trên 30o. Xem toàn bộ nội dung dự thảo tiếng Việt tại đây. Phân loại Công việc thường xuyên (kg) Công việc không thường xuyên (kg) Nam Nữ Nam Nữ Từ 15 tuổi đến dưới 16 tuổi ≥ 15 ≥ 12 ≥ 10 ≥ 8 Từ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi ≥ 30 ≥ 25 ≥ 20 ≥ 15
  • 11. 11 DỰTHẢO(LẦN1)THÔNG TƯ QUY ĐỊNH DANH MỤC SẢN PHẨM, HÀNG HÓA CÓ KHẢ NĂNG GÂY MẤT AN TOÀN THUỘC TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI Tình trạng: Hết hạn lấy ý kiến (từ ngày 18/05/2018 đến ngày 18/07/2018). Văn bản dự kiến bị thay thế: Danh mục sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 quy định tại Thông tư số 03/2010/TT-BLĐTBXH ngày 22/12/2010 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
  • 12. 12 Tóm lược nội dung 1 Đối tượng áp dụng: • Các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài hoạt động sản xuất, kinh doanh, sử dụng các sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn (sản phẩm, hàng hóa nhóm 2) thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. • Tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động quản lý, đánh giá chứng nhận sự phù hợp các sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. 2 Nội dung: Ban hành danh mục sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. • Nguyên tắc chung về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa nhóm 2: Sản phẩm, hàng hóa đã có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia: Thực hiện theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng. Sản phẩm, hàng hóa chưa có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia: Thực hiện theo các tiêu chuẩn quy định tại Dự thảo Thông tư này cho đến khi có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia • Một số sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội: Xem toàn bộ nội dung dự thảo tiếng Việt tại đây. S T T Tên sản phẩm, hàng hóa Mã HS Quy chuẩn/ Tiêu chuẩn Văn bản điều chỉnh Biện pháp quản lý đối với hàng hóa nhập khẩu 1 Phương tiện bảo vệ đầu (Mũ an toàn công nghiệp) 6506.10 6506.10.20 6506.10.30 QCVN 06:2012/ BLĐTBXH TCVN 6407:1998 TCVN 2603:1987 Thông tư 04/2012/ TT-BLĐTBXH Kiểm tra nhà nước về chất lượng trước khi thông quan. 2 Phương tiện bảo vệ mắt, mặt (Kính chống bức xạ hồng ngoại, bức xạ, tia Rơnghen, phóng xạ; Kính hàn, mặt nạ hàn) 3926.90.42 9004.90 TCVN 5082:1990 TCVN 5039:1990 QCVN 27:2016/ BLĐTBXH QCVN 28:2016/ BLĐTBXH Thông tư 49/2016/ TT-BLĐTBXH Thông tư 50/2016/ TT-BLĐTBXH Kiểm tra nhà nước về chất lượng trước khi thông quan.
  • 13. 13 3 Phương tiện bảo vệ cơ quan hô hấp (Khẩu trang, mặt nạ và bán mặt nạ lọc bụi; Khẩu trang, mặt nạ và bán mặt nạ lọc hơi khí độc) 9020.00.00 QCVN 08:2012/ BLĐTBXH QCVN 10:2012/ BLĐTBXH Thông tư 07/2012/ TT-BLĐTBXH Thông tư 25/2012/ TT-BLĐTBXH Kiểm tra nhà nước về chất lượng trước khi thông quan. 4 Phương tiện bảo vệ thân thể (Quần áo chống cháy, chống chất phóng xạ, chống hóa chất) 6211 TCVN 6693:2000 TCVN 6694:2010 TCVN 6875:2010 TCVN 6876- 1,2:2010 TCVN 6877:2001 TCVN 6878:2007 TCVN 7205:2002 TCVN 7617:2007 TCVN 7618:2007 TCVN 6880:2001 TCVN 6691:2007 TCVN 6692:2007 TCVN 6881:2007 TCVN 9547:2013 Kiểm tra nhà nước về chất lượng trước khi thông quan. 5 Phương tiện bảo vệ tay (Găng tay chống đâm thủng, cứa rách, chống cháy, cách điện, chống hóa chất) 6116.10.90 6216.00.10 3926.20.60 TCVN 8838- 1,2,3:2011 TCVN 7616:2007 QCVN 24:2014/ BLĐTBXH Thông tư 37/2014/ TT-BLĐTBXH Kiểm tra nhà nước về chất lượng trước khi thông quan. 6 Phương tiện bảo vệ chân (Giầy chống đâm thủng, cứa rách, va đập, hóa chất; Ủng cách điện) 6405.90.00 TCVN 6412:2009 TCVN 7651:2007 TCVN 7652:2007 TCVN 7653:2007 TCVN 7654:2007 TCVN 8197:2009 TCVN 7544:2005 TCVN 7545:2005 QCVN 15:2013/ BLĐTBXH Thông tư 39/2013/ TT-BLĐTBXH Kiểm tra nhà nước về chất lượng trước khi thông quan. 7 Phương tiện bảo vệ cá nhân khác (Dây đai an toàn; Hệ thống chống rơi ngã cá nhân) 4205.00.20 QCVN 23:2014/ BLĐTBXH Thông tư 36/2014/ TT-BLĐTBXH Kiểm tra nhà nước về chất lượng trước khi thông quan.
  • 14. 14 HỎI ĐÁP VỀ LAO ĐỘNG HỎI: Công ty có một người lao động được đánh giá là làm việc không hiệu quả nên muốn chuyển người lao động qua làm công việc khác tại bộ phận khác. Về việc thuyên chuyển công việc và mức lương, người lao động này phải chuyển sang công việc với mức lương thấp hơn. Công ty đã thỏa thuận với người lao động và người lao động đã đồng ý thì công ty cần làm thêm thủ tục nào để chứng minh người lao động đồng ý với thỏa thuận này? Do nhiều trường hợp thanh tra lao động sẽ có thể cho rằng công ty ép buộc người lao động. Ngoài ra, theo thỏa thuận, công ty muốn cho người lao động đó thử việc ở vị trí mới trong thời gian 02 tháng và người lao động đã đồng ý. Vậy công ty làm vậy có đúng quy định không? Sau khi thử việc xong, công ty nên làm thế nào cho đúng quy định: (1) Người lao động nộp đơn xin nghỉ việc để kết thúc hợp đồng lao động hiện tại, sau đó nộp đơn cho vị trí tuyển dụng mới? (2) Sửa đổi hợp đồng lao động hiện tại, làm phụ lục hợp đồng thay đổi công việc và mức lương? ĐÁP: 1. “Thử việc” chỉ áp dụng trong trường hợp người lao động chưa ký hợp đồng lao động với công ty; thời gian thử việc tối đa chỉ được 60 ngày (Điều 27, Bộ luật Lao động 2012). 2. Trong trường hợp giữa công ty và người lao động đang có hợp đồng lao động thì khi người lao động và công ty thỏa thuận để người lao động làm công việc khác ở bộ phận khác thì có thể được xem là trường hợp chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động do nhu cầu sản xuất kinh doanh nêu tại Điều 31, Bộ luật Lao động 2012. Lưu ý, công ty phải quy định cụ thể trong nội quy của công ty những trường hợp do nhu cầu sản xuất, kinh doanh mà công ty được tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động (Điều 8, Nghị định 05/2015/NĐ-CP). 3. Khi muốn thay đổi công việc và mức lương, công ty nên làm phụ lục sửa đổi hợp đồng lao động (Điều 35, Bộ luật Lao động 2012) thay vì chấm dứt hợp đồng lao động hiện tại và ký kết hợp đồng lao động mới (mặc dù công ty có thể áp dụng một trong hai cách đều được và trong cả hai trường hợp thì đều phải có sự đồng thuận của người lao động). Phương án ký phụ lục sửa đổi nội dung hợp đồng lao động sẽ giúp hạn chế phát sinh các vấn đề như thông báo lao động tăng, giảm (nếu có), thanh toán lương và phụ cấp, trả trợ cấp thôi việc (nếu có) v.v. Lưu ý, trong trường hợp công ty lựa chọn phương án chấm dứt hợp đồng lao động hiện tại rồi ký lại hợp đồng lao động mới thì công ty vẫn phải tuân thủ quy định về số lần ký hợp đồng lao động xác định thời hạn. Ví dụ, nếu hiện tại, công ty đã hai lần ký hợp đồng lao động xác định thời hạn với người lao động thì khi ký lại hợp đồng lao động mới cho vị trí công việc mới, công ty phải ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn. 4. Khi cơ quan nhà nước tiến hành thanh tra và có kết luận là công ty ép buộc người lao động thì cơ quan thanh tra phải có chứng cứ và cơ sở pháp lý để chứng minh. Nếu cơ quan thanh tra không có đủ chứng cứ và cơ sở pháp lý để chứng minh mà chỉ là những quy chụp hoặc quy kết thiếu cơ sở, công ty có quyền phản đối và khiếu nại hoặc khiếu kiện. Bởi vì, như đã nói ở trên, cho dù công ty áp dụng phương án nào trong hai phương án trên thì đều phải có sự đồng thuận của người lao động. Công ty cần lưu giữ đầy đủ tất cả các thỏa thuận ký kết với người lao động, và trong trường hợp cần thiết, có thể mời người đại diện từ công đoàn cơ sở tham gia vào các buổi họp và chứng kiến việc ký kết các thỏa thuận giữa công ty với người lao động.
  • 15. HỎI: Về bản chất, “hợp đồng cộng tác viên” là một loại hợp đồng thời vụ hay khác gì với hợp đồng thời vụ? Có người cho rằng, với hợp đồng cộng tác viên thì có thể ký bao nhiêu lần cũng được. Vậy cơ sở nào để thực hiện việc ký như thế này? Cách ký hợp đồng cộng tác viên để đảm bảo đúng luật là như thế nào? ĐÁP: 1. Theo quy định của pháp luật lao động, không có khái niệm về “hợp đồng cộng tác viên”. Điều 22, Bộ luật Lao động 2012 chỉ quy định 03 loại hợp đồng lao động là: • Loại 1: Hợp đồng lao động không xác định thời hạn; • Loại 2: Hợp đồng lao động xác định thời hạn (từ đủ 12 tháng đến 36 tháng); và • Loại 3: Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng (đây là tên gọi đúng của “hợp đồng thời vụ”). Theo đó, đối với các trường hợp làm những công việc mà có thể hoàn thành trong khoảng thời gian dưới 12 tháng hoặc mang tính tạm thời, thì có thể áp dụng loại hợp đồng thứ ba là “hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng”. Pháp luật lao động quy định không được giao kết hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng để làm những công việc có tính chất thường xuyên từ 12 tháng trở lên, trừ trường hợp phải tạm thời thay thế người lao động đi làm nghĩa vụ quân sự, nghỉ theo chế độ thai sản, ốm đau, tai nạn lao động hoặc nghỉ việc có tính chất tạm thời khác. Vì vậy, cần phải căn cứ vào tính chất công việc của cộng tác viên để áp dụng loại hợp đồng lao động phù hợp. 2. Việc xác định tính chất “thường xuyên từ 12 tháng trở lên” của một công việc chưa được quy định rõ. Tham khảo một quy định trước đây (đã hết hiệu lực) của Thông tư 21/LĐTBXH-TT ngày 12/10/1996 hướng dẫn về hợp đồng lao động thì “công việc có tính chất thường xuyên, ổn định từ 1 năm trở lên được hiểu là công việc đó được thực hiện hết ngày này qua ngày khác liên tục từ 1 năm trở lên”. Như vậy, theo hướng dẫn của quy định trước đây thì những công việc ví dụ như đào đường, hoặc bán hàng vào các dịp lễ ngắn hạn như Tết Trung thu có thể áp dụng loại “hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng” này. Tuy nhiên, những công việc kế toán hoặc các công việc thường xuyên gắn liền với hoạt động của công ty thì không thể áp dụng (trừ trường hợp tạm thời thay thế người lao động đi làm nghĩa vụ quân sự, nghỉ theo chế độ thai sản, ốm đau, tai nạn lao động hoặc nghỉ việc có tính chất tạm thời khác). 3. Khi hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng hết thời hạn mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc, thì hai bên phải ký hợp đồng lao động mới; và không giới hạn số lần ký kết với điều kiện là các lần ký kết này không diễn ra liên tục mà phải có điều kiện hoặc sự kiện làm phát sinh tính chất công việc không thường xuyên. Ví dụ: nếu hết mùa Trung thu thì xem như hết hạn hợp đồng và phải chờ ký hợp đồng lần sau khi mùa Trung thu kế tiếp đến. 4. Nếu doanh nghiệp tuyển dụng người lao động dưới hình thức là “hợp đồng cộng tác viên” thì khi có tranh chấp xảy ra, tòa án sẽ tập trung vào bản chất công việc thực tế và quan hệ thực tế diễn ra giữa hai bên để xác định xem các bên có lợi dụng việc ký kết loại hợp đồng này cho công việc thường xuyên hay không chứ không đơn thuần là câu chữ trong hợp đồng. Thực tế, hợp đồng cộng tác viên thường được các doanh nghiệp lạm dụng để áp dụng cho quan hệ lao động (là quan hệ xã hội phát sinh trong việc thuê mướn, sử dụng lao động, trả lương giữa người lao động và người sử dụng lao động). Đây là hình thức thực hiện không đúng quy định pháp luật của một số doanh nghiệp. Khi bị phát hiện, doanh nghiệp có thể bi xử phạt về các hành vi vi phạm quy định về ký kết hợp đồng lao động (mức xử phạt từ 2.000.000 Đồng đến 40.000.000 Đồng tùy theo số lượng người lao động bị vi phạm – Điều 5 và Điều 3, Nghị định 95/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 88/2015/NĐ-CP), vi phạm quy định về đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động (mức xử phạt tối đa là 150.000.000 Đồng – Điều 26 và Điều 3, Nghị định 95/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 88/2015/ NĐ-CP). 5. Ngoài ra, cũng cần lưu ý rằng không thể xem “hợp đồng cộng tác viên” ký kết với cá nhân là một loại hợp đồng dịch vụ, bởi vì cá nhân khi muốn kí hợp đồng dịch vụ phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.
  • 16. 16 CẬP NHẬT PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG TỪ 24/7/2018 ĐẾN 24/8/2018 1. TÌNH HÌNH THỰC THI PHÁP LUẬT STT Cơ quan ban hành Loại văn bản Số hiệu Ngày ban hành Ngày hiệu lực/ Ngày áp dụng Trích yếu 1 Thanh tra BLĐTBXH Quyết định 51/QĐ- XPVPHC Ngày 25/07/2018 Ngày 25/07/2018 Xử phạt vi phạm hành chính về lao động đối với Công ty TNHH Strategic Marine (V). Xem nội dung tại đây. 2 Thanh tra BLĐTBXH Quyết định 52/QĐ- XPVPHC Ngày 27/07/2018 Ngày 27/07/2018 Xử phạt vi phạm hành chính về lao động đối với Công ty TNHH Thương mại Sản xuất CH Vina. Xem nội dung tại đây. 3 Thanh tra BLĐTBXH Quyết định 53/QĐ- XPVPHC Ngày 27/07/2018 Ngày 27/07/2018 Xử phạt vi phạm hành chính về lao động đối với Công ty Cổ phần Thiện Phú. Xem nội dung tại đây. 2. VĂN BẢN PHÁP LUẬT STT Cơ quan ban hành Loại văn bản Số hiệu Ngày ban hành Ngày hiệu lực/ Ngày áp dụng Trích yếu 3. VĂN BẢN CHỈ ĐẠO, ĐIỀU HÀNH STT Cơ quan ban hành Loại văn bản Số hiệu Ngày ban hành Ngày hiệu lực/ Ngày áp dụng Trích yếu
  • 17. 17 4. DỰ THẢO STT Cơ quan soạn thảo Loại văn bản Lần dự thảo Ngày bắt đầu lấy ý kiến Ngày kết thúc lấy ý kiến Trích yếu 1 BLĐTBXH Nghị định 1 Ngày 6/8/2018 Ngày 6/10/2018 Điều chỉnh lương hưu đối với số lao động nữ bắt đầu hưởng lương hưu trong giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2021. Xem nội dung tại đây. 2 BLĐTBXH Thông tư 1 Ngày 14/8/2018 Ngày 14/10/2018 Hướng dẫn thực hiện quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. Xem nội dung tại đây. 3 BLĐTBXH Nghị định 1 Ngày 16/8/2018 Ngày 16/10/2018 Quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động. Xem nội dung tại đây. 4 BLĐTBXH Quyết định 1 Ngày 19/8/2018 Ngày 19/10/2018 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 1465/QĐ-TTg ngày 21 tháng 8 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện thí điểm ký quỹ đối với người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài của Hàn Quốc. Xem nội dung tại đây. 5 BLĐTBXH Thông tư 1 Ngày 21/8/2018 Ngày 21/10/2018 Quy định chi tiết hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động. Xem nội dung tại đây.
  • 18. LE TRAN Building No.9, Area 284 Nguyen Trong Tuyen Street, Ward 10, Phu Nhuan District, Ho Chi Minh City. T: (+84 28) 38 42 12 42/ F: (+84 28) 38 44 40 80 E: info@letranlaw.com/ www.letranlaw.com R ECOMMENDEDFIR M R ECOMMENDE D Highly Ranked 2017 Highly Ranked 2017 The winer of Dispute Star of the Year 2017 PROFESSIONAL INDEMNITY INSURANCE VALUED AT USD1,000,000 UNDER THE INSURANCE POLICY CONTRACTED WITH QBE INSURANCE (VIETNAM) EXCELLENT TAX ACHIEVEMENT in the 2017 Fiscal Year