SlideShare a Scribd company logo
1 of 79
Download to read offline
1
Tài liệu học tập
TÀI CHÍNH
TIỀN TỆ
Dành riêng cho Sinh viên Học Viện Ngân Hàng
2
Biên soạn
Th.S Hoa Quốc Quỳnh
Khóa K17 – Học Viện Ngân Hàng
Thay mặt Trung tâm Ôn Thi Học Kì, anh Quỳnh gửi tặng
các em món quà nhỏ mà anh tổng hợp được trong suốt khoảng
thời gian đi dạy. Trung tâm Ôn Thi Học Kì không bán bất kỳ tài
liệu nào, chúng tôi luôn sẵn sàng cho tặng các em hoàn toàn
miễn phí. Ngoài ra còn cả một kho tàng chứa trong group “Đề
Thi và Tài Liệu BA” nhé dịch bệnh nguy hiểm các em vào đó mà
xem nha.
Tài liệu có tham khảo và tổng hợp chắt lọc từ Giáo trình
Tài chính – Tiền Tệ Học Viện Ngân Hàng. Hy vọng tài liệu này sẽ
giúp ích được cho các em để chúng ta cùng nhau vượt qua Tài
chính Tiền Tệ đầy gian nan nhé!
Một ngàn lời chúc đến với các em trong học kỳ này!
TRUNG TÂM ÔN THI HỌC KÌ TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ
Số 90 Ngõ 167 Tây Sơn
HOA QUỐC QUỲNH 1
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ TÀI CHÍNH VÀ TIỀN TỆ
I. Những vấn đề cơ bản về tiền tệ
1. Bản chất tiền tệ
a) Sự ra đời của tiền tệ
_ Sự trao đổi trực tiếp H-H:
 Cuối thời kì công xã nguyên thuỷ => chuyên môn hoá xuất hiện, 1 người sản xuất 1 loại
hàng hoá => nhu cầu trao đổi trực tiếp H-H.
 Điều kiện: có sự trùng hợp kép về nhu cầu giữa những người tham gia trao đổi về thời gian,
địa điểm trao đổi cũng như giá trị sử dụng của hàng hoá có nhu cầu trao đổi.
 Hạn chế:
 Chi phí cơ hội cao (chi phí thời gian, chờ đợi, tìm kiếm tác nhân thoả mãn nhu cầu
trao đổi,...).
 Khi năng suất lao động ngày càng tăng lên, lượng hàng hoá tăng lên thì trao đổi H-H
kìm hãm sự phát triển của sản xuất lưu thông hàng hoá.
 Khó khăn trong việc xác định tỉ lệ trao đổi cũng như xác định tiền lẻ trả lại khi hàng
hoá trao đổi với nhau không tương xứng về mặt giá trị.
_ Sự trao đổi gián tiếp H-vật trung gian-H:
 Bản chất của tiền tệ: 1 vật được chấp nhận làm môi giới trung gian trong trao đổi và là
phương tiện thanh toán các khoản nợ thì được coi là tiền tệ.
 Tiền tệ ra đời góp phần tăng tốc độ trao đổi hàng hoá, tiết kiệm chi phí trao đổi, đẩy mạnh
quá trình chuyên môn hoá và hiệu quả sản xuất xã hội.
b) Sự phát triển các hình thái tiền tệ
_ Tiền hàng hoá (hoá tệ phi kim loại):
 Điều kiện để hàng hoá được chọn làm tiền tệ: hàng hoá thông thường có tần số trao đổi
nhiều nhất.
 Hạn chế:
 Khó khăn trong việc chia nhỏ để trả lại tiền lẻ.
 Không đồng nhất, khó bảo quản.
 Khó di chuyển với khối lượng lớn.
 Chỉ được chấp thuận trong 1 vùng nhất định.
_ Tiền vàng (1870 - 1914):
 Khắc phục được so với tiền hàng hoá:
 Dễ bảo quản.
 Dễ chia nhỏ để trả lại, dễ hợp nhất.
 Đồng nhất.
 Hạn chế:
 Khó khăn trong di chuyển.
 Khi sản xuất phát triển, vàng dễ khan hiểm => khủng hoảng thừa.
_ Tiền giấy: bản thân tiền giấy không có giá trị, nhưng do sự tín nhiệm của mọi người mà nó được
coi là có giá trị và được lưu thông.
 Ưu điểm:
 Dễ vận chuyển với khối lượng lớn so với tiền kim loại.
 Chi phí in ấn, chạm khắc thấp.
 Có thể hình thành nhiều mệnh giá khác nhau (quy luật in tiền 1,2,5) => tạo ra bộ
phận tiền lẻ dễ dàng trả lại.
TRUNG TÂM ÔN THI HỌC KÌ TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ
Số 90 Ngõ 167 Tây Sơn
HOA QUỐC QUỲNH 2
 Hạn chế:
 Dễ rách, dễ bị làm giả.
 Cồng kềnh, mất an toàn khi giao dịch với khối lượng lớn.
 Có thể rơi vào tình trạng bất ổn định do sự phức tạp của việc giữ tiền giấy khan hiếm
trong lưu thông và điều chỉnh nó phù hợp với sự trao đổi hàng hoá.
_ Tiền qua ngân hàng:
 Ưu điểm:
 Tiết kiệm chi phí giao dịch
 Tốc độ thanh toán cao, an toàn, đơn giản => tăng hiệu quả kinh tế
 Thuận tiện cho việc thanh toán các giao dịch có giá trị lớn.
 Hạn chế:
 Chi phí về thời gian, xử lý chứng từ.
 Chi phí hiện đại hoá ngân hàng.
c) Tính chất của tiền tệ
_ Tính được chấp nhận: đặc tính quan trọng nhất.
_ Tính dễ nhận biết: được quy định bới những dấu hiệu đặc thù riêng.
_ Tính có thể chia nhỏ được.
_ Tính lâu bền.
_ Tính dễ vận chuyển.
_ Tính khan hiếm: do nhà nước sử dụng các chỉnh sách điều tiết và kiểm soát.
_ Tính đồng nhất.
2. Các chức năng của tiền tệ
_ Phương tiện trao đổi
 Phương tiện trao đổi – nhằm thực hiện giá trị của hàng hoá.
 Tiền tệ làm phương tiện trao đổi khắc phục được những hạn chế của quá trình trao đổi trực
tiếp => tiết kiệm các chi phí giao dịch (tìm kiếm, chờ đợi tác nhân thoả mãn nhu cầu trao
đổi) => tăng tính hiệu quả của sản xuất xã hội.
_ Đơn vị tính toán giá trị: Chức năng này biểu hiện giá trị hàng hoá thành tiền => hàng hoá có thể
so sánh với nhau về mặt lượng.
 Tiết kiệm được chi phí giao dịch (do giảm số lần hình thành giá trung gian so với khi trao
đổi trực tiếp).
 Tăng cường hiệu quả sản xuất xã hội.
_ Phương tiện tích luỹ giá trị: Chức năng này giúp tích luỹ sức mua trong thời gian nhận thu nhập
cho đến khi sử dụng chúng.
3. Vai trò của tiền tệ
_Đối với nền kinh tế vĩ mô
 Tiền tệ được sử dụng để xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế quốc dân và thiết lập các mối
quan hệ cân đối về mặt giá trị trong toàn bộ nền kinh tế.
 Tiền tệ còn là công cụ xây dựng một hệ thống chỉ tiêu kiểm soát về mặt giá trị mọi hoạt
động của nền kinh tế, căn cứ để thanh tra giám sát và xử lí các vi phạm nhằm đảm bảo sự ổn
định và trôi chảy trong các hoạt động kinh tế của 1 quốc gia.
 Tiền tệ thông qua chức năng của nó còn là cơ sở để hình thành nên hoạt động tài chính tín
dụng nhằm phân phối lại vốn tiền tệ trong toàn bộ nền kinh tế một cách có hiệu quả.
_ Đối với nền kinh tế vi mô
TRUNG TÂM ÔN THI HỌC KÌ TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ
Số 90 Ngõ 167 Tây Sơn
HOA QUỐC QUỲNH 3
 Tiền tệ là phương tiện để đo lường, thúc đẩy tính hiệu quả trong kinh doanh và khả năng
cạnh tranh của từng chủ thể kinh doanh.
 Tiền tệ dùng để xác định tổng doanh thu, tổng chi phí, tính toán lãi lỗ, từ đó làm căn cứ
quyết định đầu tư.
 Xây dựng các định mức kinh tế kĩ thuật, tiêu hao nguyên liệu làm tiêu chuẩn đo lường tính
hiệu quả việc sử dụng các nguồn lực.
 Tiền tệ như dầu bôi trơn cho cỗ máy tái sản xuất mở rộng của từng doanh nghiệp để hoạt
động trôi chảy.
4. Đô la hoá
_ Là hiện tượng đồng ngoại tệ được sử dụng để thay thế một phần hoặc toàn bộ đồng nội tệ trong
phạm vi 1 quốc gia.
_ Đo lường: tỷ lệ Tiền gửi ngoại tệ/ Tổng phương tiện thanh toán = FCD/M2
_ Phân loại:
 Đô la hoá không chính thức: đồng ngoại tệ được sử dụng rộng rãi trong nền kinh tế mặc dù
không được quốc gia đó công nhận.
 Đô la hoá bán chính thức: quốc gia đó có hệ thống lưu hành chính thức 2 đồng tiền.
 Đô la hoá chính thức: đồng ngoại tệ là đồng tiền hợp phát duy nhất được lưu hành.
II. Tổng quan về tài chính
1. Khái quát về sự ra đời và phát triển của tài chính
_ Tài chính là một phạm trù kinh tế và là một phạm trù lịch sử, ra đời trong những điều kiện lịch sử
nhất định, khi có các hiện tượng kinh tế - xã hội khách quan xuất hiện và tồn tại.
_ Tài chính ra đời do hai điều kiện:
 Thứ nhất, đó là sự ra đời của quá trình sản xuất, trao đổi hàng hoá thông qua tiền tệ
(kinh tế hàng hoá tiền tệ).
 Tiền ra đời làm cho hàng hoá được mang đi trao đổi một cách dễ dàng. Sản phẩm được trao
đổi liên tục dẫn đến sự vận động của tiền tệ, làm phát sinh thu nhập của người sản xuất hàng
hoá, hình thành các quỹ tiền tệ của các chủ thể kinh tế.
 Quá trình phát triển của sản xuất hàng hoá đòi hỏi các quỹ tiền tệ được tạo lập, phân phối, sử
dụng. Đó chính là cơ sở làm nảy sinh phạm trù tài chính.
 Điều kiện quyết định đến sự ra đời của tài chính
 Thứ hai, đó là sự xuất hiện của nhà nước. Đây là điều kiện mang tính định hướng
cho tài chính phát triển, môi trường pháp lý cho hoạt động phân phối của tài chính
gắn với việc tạo lập và sử dụng quỹ tiền tệ của chủ thể kinh tế - xã hội.
Tự
cung tự
cấp
Trao đổi
đơn giản
Trao đổi
hàng hoá
mở rộng
Tiền làm
phương
tiện trung
gian
TRUNG TÂM ÔN THI HỌC KÌ TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ
Số 90 Ngõ 167 Tây Sơn
HOA QUỐC QUỲNH 4
: Tại sao sự xuất hiện của nhà nước lại là điều kiện mang tính định hướng cho tài chính phát triển
?
 Nhà nước ra đời làm nảy sinh những quan hệ kinh tế gắn với việc hình thành, phân phối và
sử dụng quỹ tiền tệ của riêng mình để thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của mình.
 Đưa ra các chính sách, cơ chế, pháp luật nhằm thúc đẩy kinh tế hàng hoá tiền tệ phát triển;
tác động đến sự vận động độc lập của các nguồn tài chính và tạo ra môi trường thuận lợi cho
sự hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ của các chủ để trong xã hội.
 Nhà nước có quyền lực chính trị: nhà nước nắm việc in tiền, do dùng tiền vằng dễ bị hao hụt
khi cắt nhỏ, sản xuất và trao đổi hàng hoá thấp đi.
 Chuyển sang tiền giấy, giúp cho việc sản xuất và trao đổi hàng hoá phát triển.
2. Bản chất của tài chính
: Tài chính không phải là tiền.
_ Về hình thức, tài chính là:
 Quá trình tạo lập, sử dụng quỹ tiền.
 Thu vào, chi ra bằng tiền của các chủ thể xã hội.
 Sự vận động của nguồn tài chính.
: Khi mua bán, trao đổi ngay lập tức: tuy rằng có sự thay đổi về quỹ tiền tệ ở cả 2 bên nhưng 2 bên
vẫn nhận lại được hàng hoá.
 Đây không phải là quan hệ tài chính.
- Khi mua hàng trước, thanh toán tiền hàng sau.
 Đây là quan hệ tài chính.
: Nguồn tài chính theo khái niệm rộng là khả năng tài chính mà các chủ thể có thể khai thác và sử
dụng. Trong đó:
 Về nội dung: biểu hiện chính là của cải xã hội dưới hình thức giá trị (GDP, GNP,...)
 Về hình thức:
 Nguồn tài chính hữu hình tồn tại dưới hình thái giá trị (tiền, vàng, ngoại tệ) hay hiện
vật (bất động sản, tài nguyên, đất đai).
 Nguồn tài chính vô hình là nguồn tài chính không có hình thái vật chất cụ thể như:
phần mềm, dữ liệu, thông tin, hình ảnh, phát minh, sáng chế, bí quyết, thương hiệu,...
Những sản phẩm trên bản thân chúng có giá trị và trong điều kiện kinh tế thị trường
chúng có thể chuyển thành tiền thông qua hoạt động mua bán.
_ Về thực chất: tài chính phản ảnh hệ thống các quan hệ phân phối của cải xã hội dưới hình thức
gia trị thông qua quá trình tạo lập va sử dụng quỹ tiền tệ nhằm đáp ứng các mục tiêu khác nhau của
các chủ thể trong xã hội.
: Các quan hệ tài chính xuất hiện chắc chắn làm xuất hiện tiền tệ, nhưng sự xuất hiện tiền tệ chưa
chắc đã làm xuất hiện tài chính.
3. Chức năng của tài chính
a. Chức năng phân phối
_ Khái niệm: là quá trình phân phối của cải xã hội dưới hình thức giá trị, là sự phân phối lợi ích
không chỉ đảm bảo cho nhu cầu tiêu dùng, cho quá trình sản xuất kinh doanh phát triển bền vững
mà còn là công cụ giải quyết sự hài hoà lợi ích vì mục tiêu công bằng xã hội.
 Chức năng vốn có của tài chính, thể hiện bản chất của tài chính trong đời sống kinh
tế - xã hội.
_ Chủ thể của phân phối: thoả mãn một trong các tiêu chí sau
TRUNG TÂM ÔN THI HỌC KÌ TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ
Số 90 Ngõ 167 Tây Sơn
HOA QUỐC QUỲNH 5
 Có quyền sở hữu các nguồn tài chính.
 Có quyền sử dụng nguồn tài chính (là những người đi vay vốn tín dụng để hoạt động).
 Có quyền lực chính trị: Nhà nước có quyền lực chính trị, có thể huy động, phân phối và sử
dụng một phần các nguồn lực tài chính để đáp ứng yêu cầu thực hiện các chức năng, nhiệm
vụ của mình.
 Có sự ràng buộc của các quan hệ xã hội: các tổ chức xã hội, tổ chức chính trị,... nhận được
sự đóng góp, ủng hộ của các cá nhân, tổ chức trong xã hội.
_ Kết quả phân phối: chuyển dịch giá trị từ quỹ tiền tệ này sang quỹ tiền tệ khác.
_ Đặc điểm của phân phối:
 Luôn gắn liền với việc hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ nhất định.
 Phân phối diễn ra dưới hình thức giá trị, không kèm theo sự thay đổi hình thái giá trị.
 Phân phối diễn ra trong một chu trình khép kín bao gồm phân phối lần đầu và phân phối lại.
b. Chức năng kiểm tra, giám sát
_ Khái niệm: kiểm tra toàn bộ quá trình tạo lập, phân bổ và sử dụng nguồn tài chính, các quỹ tiền tệ
của các chủ thể trong xã hội nhằm đảm bảo cho quá trình phân phối diễn ra đúng mục đích của chủ
thể phân phối với hiệu quả phân phối cao nhất.
_ Chủ thể kiểm tra tài chính: chủ thể phân phối – người có quyền sở hữu hay quyền sử dụng nguồn
tài chính.
_ Mục đích kiểm tra:
 Đảm bảo tính hiệu quả của quá trình phân phối.
 Nhằm phát hiện những rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra trong quá trình phân phối để có những
biện pháp ngăn ngừa, hạn chế và kiểm soát các rủi ro.
: Kiểm tra tài chính là thuộc tính tất yếu khách quan của phạm trù tài chính, xuất phát từ bản chất
của tài chính. Chức năng kiểm tra gắn liền với chức năng phân phối của tài chính.
III. Hệ thống tài chính
1. Các quan niệm về hệ thống tài chính
a. Quan niệm thứ nhất
_ Căn cứ vào mục tiêu kiểm soát lãi suất, hệ thống tài chính được chia thành hai mô hình: hệ thống
tài chính được kiểm soát và hệ thống tài chính tự do.
Hệ thống tài chính được kiểm soát Hệ thống tài chính tự
do
Ưu điểm
_ Kiểm soát được lạm phát trong nền kinh tế do
điều chỉnh được lượng cung tiền trong xã hội (do
khi lạm phát, ấn định mức lãi suất cao => người
dân gửi tiền => cung tiền giảm => lạm phát
giảm).
 Ổn định kinh tế
_ Lãi suất vận động theo
quy luật thị trường.
Nhược điểm
_ Bóp méo lãi suất thị trường.
_ Khi lãi suất bị cố định, NHTW không biết được
lượng cầu tiền trong nền kinh tế.
 Không kiểm soát được lượng cung
tiền ra.
_ Khó theo đuổi các
mục tiêu của nhà nước.
b. Quan niệm thứ hai
TRUNG TÂM ÔN THI HỌC KÌ TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ
Số 90 Ngõ 167 Tây Sơn
HOA QUỐC QUỲNH 6
_ Theo quan điểm xuất phát từ các chủ thể trong nền kinh tế (theo quan niệm thứ hai) hệ thống tài
chính là tổng thể các hoạt động tài chính trong các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế quốc dân,
nhưng có quan hệ hữu cơ với nhau trong quá trình tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ nhằm đáp ứng
các nhu cầu khác nhau của các chủ thể kinh tế - xã hội.
_ Mô hình:
_ Phân tích: (nét liền thể hiện quan hệ trực tiếp, nét đứt thể hiện quan hệ gián tiếp)
 Ngân sách nhà nước giữ vị trí chủ đạo trong hệ thống tài chính (điều tiết, chi phối và hướng
dẫn các khâu tài chính khác).
 Tài chính doanh nghiệp và tài chính hộ gia đình và các tổ chức xã hội là khâu cơ sở, cung
cấp tiền thông qua việc gửi vào các khâu trung gian bao gồm tín dụng và bảo hiểm.
_ Ưu điểm: phù hợp với các quốc gia có nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi (do cần sự can
thiệp khá sâu của nhà nước nhằm bảo vệ và thúc đẩy khi nền kinh tế chưa đủ sức cạnh tranh với
toàn cầu).
_ Nhược điểm: không phù hợp với nền kinh tế hội nhập sâu rộng (do khi mở cửa, sự can thiệp của
nhà nước giảm dần, các dòng vốn luân chuyển một cách nhạy bén trong phạm vi toàn cầu).
c. Quan niệm thứ ba
_ Theo cách thức luân chuyển và cung ứng vốn trong nền kinh tế, hệ thống tài chính là một tổng thể
bao gồm:
 Người tiết kiệm: có nhu cầu về các công cụ tài chính, cung cấp nguồn vốn dư thừa tạm thời
cho thị trường (hộ gia đình, doanh nghiệp, ngân sách nhà nước,…)
 Người đầu tư: có nhu cầu vốn để sản xuất kinh doanh hoặc tiêu dùng, phát hành công cụ tài
chính đa dạng, cung cấp hàng hoá (công cụ tài chính) cho thị trường tài chính
 Thị trường tài chính: nơi mua bán các công cụ tài chính, nhờ đó mà vốn được chuyển giao 1
cách trực tiếp từ các chủ thể dư thừa vốn đến các chủ thể có nhu cầu về vốn.
 Các tổ chức tài chính (định chế tài chính trung gian): tổ chức chuyên thực hiện cung cấp các
dịch vụ, sản phẩm tài chính cho khách hàng (ngân hàng, công ty bảo hiểm, công ty tài
chính,…)
 Các tổ chức giám sát và điều hành hệ thống tài chính
Ngân sách nhà
nước
Thị
trường tài
chính
Tài chính doanh
nghiệp
Bảo hiểm
Tín dụng
Tài chính hộ gia đình
và các tổ chức xã hội
HỆ THỐNG TÀI CHÍNH THEO CÁC KHÂU TÀI CHÍNH
TRUNG TÂM ÔN THI HỌC KÌ TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ
Số 90 Ngõ 167 Tây Sơn
HOA QUỐC QUỲNH 7
_ Sơ đồ dòng tiền:
Thị trường tài chính trực tiếp Trung gian tài chính
Người có vốn
_ Lãi suất cao hơn khi gửi ngân
hàng.
_ Rủi ro nhiều hơn khi gửi ngân
hàng (mất tiền, không rút được tiền
khi cần,...)
_ Lãi suất gửi thấp hơn khi cho vay
trên TTTCTT.
_ Độ an toàn cao hơn.
Người cần vốn
_ Lãi suất thấp hơn khi đi vay ngân
hàng.
_ Quy mô vốn lớn (cần tạo dựng uy
tín).
_ Thời gian vay dài (>1 năm)
_ Lãi suất cao hơn khi đi vay trên
TTTCTT.
_ Quy mô vốn thấp hơn (thoả mãn
những điều kiện nhất định).
_ Mũi tên 2 chiều qua lại giữa trung gian tài chính và TTTCTT cho thấy có lúc TGTC cung cấp vốn
trực tiếp cho TTTCTT, có lúc ngược lại. Ví dụ: NHTW bán trái phiếu.
_ Các chủ thể kinh tế (doanh nghiệp, hộ gia đình, chính phủ,...) không cấu thành trong hệ thống tài
chính
nhưng lại là tác nhân đóng vai trò cực kì quan trọng trong việc cung ứng và hấp thụ vốn đối với nền
kinh tế, tạo điều kiện hệ thống tài chính hoạt động lành mạnh.
_ Mô hình giám sát tài chính được chia thành 4 loại:
 Mô hình giám sát thể chế: địa vị pháp lý của tổ chức tài chính sẽ quyết định cơ quan quản lý
nào có trách nhiệm giám sát hoạt động của nó. Khi đó, có 3 cơ quan tương ứng khác nhau,
riêng biệt, giám sát hệ thống tài chính, gồm ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán. Điều này sẽ
giúp các cơ quan hạot động chuyên biệt, có những nghiệp vụ và quy định riêng. Mô hình
này phổ biển ở các quốc gia có thị trường tài chính chưa thực sự phát triển (Thái Lan, Trung
Quốc). Tuy nhiên, nhược điểm của mô hình này là cơ quan nhà nước vừa đóng vai trò xây
dựng cơ chế chính sách, vừa đóng vai trò thanh tra giám sát hoạt động, khiến việc thanh tra
TRUNG TÂM ÔN THI HỌC KÌ TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ
Số 90 Ngõ 167 Tây Sơn
HOA QUỐC QUỲNH 8
giám sát khó minh bạch, đồng thời khó xác định trách nhiệm trong việc quản lý những sản
phẩm thuộc nhiều lĩnh vực 1 lúc. Để khắc phục nhược điểm này, ở 1 số quốc gia như Thái
Lan thực hiện kí kết biên bản ghi nhớ hợp tác, chia sẻ thông tin và phối hợp hành động theo
nguyên tắc tự nguyện giữa các cơ quan giám sát với nhau.
 Mô hình giám sát chức năng: việc giám sát được xác định bởi hoạt động kinh doanh của các
thực thể, không quan tâm đến hình thức pháp lý. Điểm khác biệt so với mô hình giám sát thể
chế đó là 1 thực thể tham gia kinh doanh nhiều loại hoạt động sẽ chịu sự giám sát của nhiều
hơn 1 cơ quan. Vì vậy mô hình này đòi hỏi các cơ quan có sự phân định rõ ràng giữa các cơ
quan, thường được áp dụng ở những nước có hệ thống tài chính phát triển, nơi mà có những
sản phẩm tài chính phức tạp (như Pháp, Ý). Ưu điểm của mô hình là loại trừ các kẽ hở giám
sát (tránh nhiều cơ quan giám sát cùng thực hiện 1 quy định theo nhiều hướng). Nhược điểm
là khó xác định 1 sản phẩm tài chính chịu sự quản lý của cơ quan nào do sự phát triển nhanh
chóng của lĩnh vực tài chính.
 Mô hình giám sát lưỡng đỉnh: 1 cơ quan giám sát an toàn của hệ thống (prudent) và 1 cơ
quan giám sát hoạt động kinh doanh cụ thể của các tổ chức tài chính (conduct-of-business)
nhằm bảo vệ lợi ích của khách hàng. Đây được coi là mô hình tối ưu trong việc đảm bảo sự
minh bạch, toàn vẹn thị trường và bảo vệ người tiêu dùng. Tuy nhiên mô hình làm nảy sinh
mâu thuẫn khi phải lựa chọn giữa sự an toàn của hệ thống và bảo vệ người tiêu dùng. Do
những cơ quan này thường ưu tiên sự an toàn của hệ thống và người tiêu dùng chịu thiệt,
nên 1 số quốc gia áp dụng mô hình này như Đức, Úc, quyết định thành lập thêm các cơ quan
giám sát bổ sung để cân bằng lợi ích cho người tiêu dùng như “Uỷ ban cạnh tranh và người
tiêu dùng”.
 Mô hình giám sát hợp nhất: chỉ có 1 cơ quan giám sát duy nhất chịu trách nhiệm giám sát
toàn bộ hệ thống (ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán), áp dụng tại các quốc gia có điều kiện
kinh tế và thị trường tài chính phát triển như Nhật, Hàn, Anh. Ưu điểm: giúp ngăn ngừa mâu
thuẫn trong việc giám sát các ngành. Nhược điểm là thiếu linh hoạt, độc quyền, cồng kềnh.
_ Mô hình giám sát tài chính ở Việt Nam
 Áp dụng mô hình giám sát thể chế
 Uỷ ban giám sát tài chính quốc gia có chức năng tham mưu, tư vấn cho Thủ tướng chính
phủ, phân tích, đánh giá, dự báo tác động của thị trường tài chính đến nền kinh tế vĩ mô và
tác động của chính sách vĩ mô đến thị trường tài chính; điều phối hoạt động giảm sát thị
trường tài chính quốc gia (ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm).
 NHNN có trách nhiệm cung cấp: Cán cân thanh toán quốc tế (quý, năm); Dự trữ ngoại hối
nhà nước (quý, năm); Bảng cân đối tiền tệ của NHNN (quý, năm); Tổng phương tiện thanh
toán, tiền gửi và tốc độ tăng/giảm (quý, năm).
 NHNN và Bộ tài chính có mối quan hệ phối hợp chéo trong quản lý và giám sát những ngân
hàng thương mại có sở hữu vốn nhà nước, đồng thời có mối quan hệ mật thiết liên quan đến
việc phát hành trái phiếu kho bạc, chính sách tài chính công, chính sách tiền tệ liên quan tới
trái phiếu kho bạc.
 Căn cứ dựa trên các luật: Luật NHNN, Luật các Tổ chức tín dụng, Luật Chứng khoán, Luật
Bảo hiểm.
TRUNG TÂM ÔN THI HỌC KÌ TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ
Số 90 Ngõ 167 Tây Sơn
HOA QUỐC QUỲNH 1
2. Chức năng của hệ thống tài chính
_ Phân bổ nguồn tài chính: hệ thống tài chính với sự có mặt của các trung gian tài chính và thị
trường tài chính đã giúp cho nguồn tài chính được phân bổ dễ dàng, thuận lợi từ người có vốn sang
người cần vốn, không chỉ trong phạm vi của một quốc gia mà còn trong phạm vi của khu vực và
quốc tế (linh hoạt về mọi khoảng thời gian và không gian khác nhau).
 Đáp ứng các mục tiêu khác nhau.
 Luân chuyển nguồn tài chính đến cho ngành hay nền kinh tế có hiệu quả cao nhất.
 Kích thích kinh tế tăng trưởng.
_ Sảng lọc, chuyển giao và phân tán rủi ro:
 Cơ hội sinh lời đồng thời mang theo những rủi ro nhất định (lợi nhuận càng cao thì rủi ro
càng lớn).
 Trong giao dịch tài chính có hai loại rủi ro: rủi ro do thông tin sai lệch (ví dụ: người đi vay
che dấu thông tin, sử dụng vốn sai mục đích so với cam kết,...) và rủi ro đạo đức (ví dụ:
người đi vay không muốn trả nợ, che dấu những vấn đề mờ ám để thoái thác trách nhiệm).
 Cần phải sàng lọc, chuyển giao, phân tán rủi ro.
 Hệ thống tài chính với:
Chính phủ
Uỷ ban giám sát tài chính quốc gia
Tham mưu, tư vấn
Cơ quan thanh
tra giám sát
Uỷ ban chứng
khoán nhà nước
Cục quản lý
giảm sát bảo
hiểm
Hệ thống ngân hàng Thị trường chứng
khoán
Thị trường bảo hiểm
Ngân hàng Nhà nước
Bộ Tài chính
Bảo hiểm tiền
gửi
TRUNG TÂM ÔN THI HỌC KÌ TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ
Số 90 Ngõ 167 Tây Sơn
HOA QUỐC QUỲNH 2
 Các tổ chức điều hành, giám sát HTTC + cơ sở hạ tầng pháp lý, kĩ thuật + trung gian
tài chính: giúp lựa chọn kênh đầu tư an toàn => sàng lọc
 Các công cụ tài chính phái sinh (hợp đồng tương lai, hợp đồng kì hạn,...) + bảo hiểm
kì hạn... + đa dạng hoá danh mục đầu tư: giúp phân tán rủi ro => phân tán
 Bảo hiểm + bảo lãnh + hoạt động mua bán chứng khoán => chuyển giao
_ Giám sát quá trình phân bổ nguồn tài chính:
Thông qua quá trình luân chuyển nguồn tài chính => HTTC có thể giám sát quá trình phân bổ
nguồn tài chính của các chủ thể => định hướng hoạt động kinh tế, ngăn ngừa những hoạt động gây
tổn thất lớn.
 Giúp nguồn vốn phân bổ đến những nơi sử dụng vốn hiệu quả, đem lại lợi ích cho
các chủ thể kinh tế, thúc đẩy nền kinh tế phát triển ổn định và bền vững.
_ Vận hành hệ thống thanh toán: Hoạt động của HTTC đòi hỏi hệ thống thanh toán phải vận hành
tốt, đặc biệt là hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt.
 Đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn và giúp các giao dịch được thực hiện an toàn,
thuận lợi, tiết kiệm được chi phí giao dịch.
3. Cấu trúc hệ thống tài chính
a. Thị trường tài chính
_ Thị trường tài chính là nơi diễn ra các hoạt động mua bán quyền sử dụng nguồn tài chính thông
qua các công cụ tài chính.
_ Các chủ thể trên thị trường tài chính: nhà phát hành, nhà đầu tư, nhà môi giới, các cơ quan quản lý
Chủ thể Mục đích tham gia TTTC
Nhà phát hành (chủ yếu là
doanh nghiệp hoặc nhà nước)
Huy động vốn (vốn cổ phần và vốn nợ)
Nhà đầu tư Tìm kiếm lợi nhuận và phân tán rủi ro tài sản khi cần thiết
Nhà môi giới Tư cách trung gian, chắp nối giữa người bán và người
mua theo một cơ chế thích hợp
Các cơ quan quản lý Đảm bảo cho thị trường hoạt động đúng pháp luật và tuân
thủ theo những nguyên tắc nhất định
 Thị trường tài chính được coi là trung tâm của HTTC. Một HTTC phát triển thì điều
kiện đầu tiên và tiên quyết là phải có TTTC phát triển
b. Trung gian tài chính
_ Trung gian tài chính là một tổ chức chuyên cung cấp dịch vụ tài chính, làm trung gian giữa những
chủ thể có vốn và chủ thể cần vốn, giúp cho đồng vốn được luân chuyển hiệu quả.
_ Các trung gian tài chính: ngân hàng thương mại, công ty bảo hiểm, công ty tài chính, quỹ hưu
trí,...
Trung gian tài chính Hoạt động
Ngân hàng thương mại Huy động vốn chủ yếu thông qua việc huy động tiền gửi, chủ
yếu là tiền gửi tiết kiệm để cho vay.
Công ty bảo hiểm Huy động vốn thông qua thu bảo hiểm phí.
Sử dụng nguồn tài chính nhàn rỗi đầu tư vào thị trường bất động
sản, thị trường tài chính để kiếm lời.
Công ty tài chính Huy động vốn thông qua hình thức phát hành trái phiếu để cho
vay chủ yếu dưới hình thức thuê mua, cho vay tiêu dùng.
TRUNG TÂM ÔN THI HỌC KÌ TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ
Số 90 Ngõ 167 Tây Sơn
HOA QUỐC QUỲNH 3
Quỹ hưu trí Huy động vốn từ việc đóng góp 1 phần thu nhập hàng tháng của
người lao động để (chỉ được) đầu tư vào những lĩnh vực an
toàn.
 Giảm chi phí giao dịch, chi phí thông tin, rủi ro.
 Với xu thế phát triển cao của thị trường, ranh giới giữa các trung gian và các thị
trường ngày càng mờ nhạt.
 Trong quá trình hoạt động, trung gian tài chính đóng cả 2 vai trò: môi giới tài chính
và biến đổi tài sản tài chính.
c. Cơ sở hạ tầng pháp lý – kĩ thuật về tài chính
_ Là khuôn khổ các luật lệ và hệ thống thông tin làm nền tảng để các bên (người có vốn, người cần
vốn) lập kế hoạch đàm phán và thực hiện các giao dịch tài chính.
_ Các thành phần:
 Hệ thống pháp luật và quản lý nhà nước: luật Ngân sách nàh nước, luật Ngân hàng nhà
nước, luật Các tổ chức tín dụng, luật Kinh doanh bảo hiểm, luật Bảo hiểm tiền gửi, luật Bảo
hiểm xã hội, luật Chứng khoán.
 Nguồn lực và cơ chế giám sát, thực thi.
 Cung cấp thông tin: công ty kiểm toán, tổ chức xếp hạng tín nhiệm, hệ thống thông tin trên
TTCK, cơ quan giám sát, thanh tra của chính phủ,...
 Hệ thống thanh toán và hỗ trợ giao dịch chứng khoán.
d. Các tổ chức điều hành, giám sát hệ thống tài chính
_ Các tổ chức thực hiện việc điều hành hệ thống tài chính thông qua việc trao cho họ những đặc
quyền, thực hiện việc kiểm soát thông qua việc hệ thống tài chính phải cung cấp các báo cáo, thông
tin về tài sản, kết quả kinh doanh, doanh số mua bán (đối với cổ phiếu, trái phiếu, các giấy nợ
khác); kiểm soát rủi ro (thanh tra đối với các hoạt động tín dụng, kiểm soát đối với các hoạt động
mua bán nội gián, đầu cơ, làm giá,...).
_ Các cơ quan điều hành hệ thống tài chính bao gồm:
 Tổ chức giám sát tài chính quốc gia.
 Ngân hàng trung ương.
 Bộ tài chính.
 Uỷ ban chứng khoán quốc gia.
 Các tổ chức tài chính quốc tế (IMF, WB, ADB).
4. Vai trò của hệ thống tài chính đối với tăng trưởng kinh tế
_ Vai trò của hệ thống tài chính đối với tăng trưởng kinh tế được thể hiện qua mối liên hệ giữa các
dòng vốn với tăng trưởng kinh tế và sự điều hành của định chế tài chính (trung gian tài chính) trong
vai trò phân bổ nguồn lực vào các khu vực kinh tế, các hoạt động kinh tế một cách hiệu quả.
Thứ nhất, HTTC tạo ra các dòng vốn phục vụ cho tăng trưởng kinh tế:
Dòng vốn nội sinh Dòng vốn quốc tế
Vốn của chính phủ Vốn của tư nhân
Chủ thể
cung cấp
Chính phủ Tư nhân Cá nhân hoặc tổ chức nước ngoài
Hình thức Thông qua trung gian tài chính Đầu tư trực tiếp hoặc gián tiếp
TRUNG TÂM ÔN THI HỌC KÌ TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ
Số 90 Ngõ 167 Tây Sơn
HOA QUỐC QUỲNH 4
Tác dụng _ Hỗ trợ đầu tư tư
nhân phát triển.
_ Đầu tư cho lĩnh vực
mới, khu vực mới.
_ Hướng dẫn đầu tư
tư nhân, thúc đầu đầu
tư tư nhân phát triển
đúng hướng từ đó
thúc đẩy phát triển
kinh tế.
_ Đáp ứng yêu cầu
tăng trưởng kinh tế.
_ Cực kì quan trọng
trong việc tạo ra sản
phẩm cho xã hội.
_ Vừa thu được vốn để mở rộng
kinh doanh, vừa tranh thủ kinh
nghiệm trong quản lý và tận dụng
được sự tiến bộ của KHKT.
_ Làm cho nền kinh tế mở hơn.
Tiêu cực _ Khi có những biến động xấu (lạm phát cao
hoặc có dấu hiệu khủng hoảng kinh tế) dễ
tạo ra sự bất ổn trong đầu tư.
_ Sự rút lui vốn theo trào lưu có thể gây ra
những cú sốc.
_ Dòng vốn chảy ra quá lớn làm cạn
kiệt nguồn dự trữ ngoại hối, làm
giảm các nguồn lực có sẵn cho đầu
tư nội địa và làm chậm lại sự linh
hoạt của khu vực tài chính.
_ Dòng vốn chảy vào quá giới hạn
gây áp lực lên tỉ giá hối đoái, tăng
chi phí tiếp nhận, làm phức tạp
thêm việc thiết kế và thực thi chính
sách nội địa.
Thứ hai, HTTC (chủ yếu là trung gian tài chính) có vài trò phân bổ nguồn lực một cách hiệu
quả.
 Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
5. Bất cân xứng thông tin
_ Hai bên mua bán không có đầy đủ thông tin, tương xứng về sản phẩm:
- Người đi vay biết rõ tình hình bản thân mình hơn người cho vay.
- Người cho vay không biết rõ về người đi vay => đánh giá thấp rủi ro và mạo hiểm hơn.
_ Lựa chọn đối nghịch: (giống như hậu quả của bất cân xứng thông tin xảy ra trước khi thực hiện
giao dịch) có nhiều người đi vay khác nhau, người cho vay không hiểu rõ họ, và có thể lựa chọn
những người không tốt để cho vay.
_ Rủi ro đạo đức: (hậu quả của bất cân xứng thông tin xảy ra sau khi phát sinh giao dịch) người đi
vay có xu hướng sử dụng vốn vào các hoạt động sai mục đích vay, phi đạo đức.
6. Hệ thống tài chính dựa vào ngân hàng và hệ thống tài chính dựa vào thị trường
_ Hệ thống tài chính dựa vào ngân hàng: ngân hàng đóng vai trò chủ đạo trong việc huy động và
phân bổ vốn trong nền kinh tế (ví dụ: Nhật, Đức, Pháp, các quốc gia đang phát triển,…).
 Ưu điểm: ngân hàng có khả năng thu thập, phân tích thông tin, giám sát các khoản vay tốt
hơn so với các cá nhân tham gia vào thị trường tài chính, đặc biệt đối với các quốc gia đang
phát triển.
 Nhược điểm: doanh nghiệp đi vay ngân hàng trả phí cao hơn so với đi vay trên thị trường,
ngân hàng hạn chế cho vay DN vừa và nhỏ (do quản trị rủi ro của ngân hàng), nhân viên
ngân hàng cấu kết với doanh nghiệp để cho doanh nghiệp vay tiền và gây thiệt hại cho ngân
hàng.
_ Hệ thống tài chính dựa vào thị trường: thị trường chứng khoán có vai trò tích cực hơn trong việc
tài trợ vốn và cung cấp các công cụ quản lý rủi ro cho các chủ thể kinh tế (ví dụ: Mỹ, Anh).
 Ưu điểm: khuyến khích sự phát triển của các DN vừa và nhỏ, tạo điều kiện để DN vừa và
nhỏ tiếp cận được nguồn vốn.
TRUNG TÂM ÔN THI HỌC KÌ TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ
Số 90 Ngõ 167 Tây Sơn
HOA QUỐC QUỲNH 5
 Nhược điểm: tại những nước đang phát triển, các công cụ trên thị trường không đầy đủ, do
đó các chủ thể tham gia thị trường bị hạn chế trong việc lựa chọn các công cụ đầu tư và
quản trị rủi ro.
TRUNG TÂM ÔN THI HỌC KÌ TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ
Số 90 Ngõ 167 Tây Sơn
HOA QUỐC QUỲNH 6
CHƯƠNG 2
TÀI CHÍNH CÔNG
I. Tổng quan về tài chính công
1. Khu vực công và cơ sở cho sự can thiệp của chính phủ
a. Khu vực công
_ Quan điểm về khu vực công:
 Quan điểm của Joseph E.Stiglitz: khu vực công là khu vực của chính phủ (khu vực hoạt
động của chính phủ ở mỗi quốc gia tuỳ thuộc vào mô hình tổ chức của chính quyền).
 Quan điểm khác: khu vực công gồm khu vực của chính phủ (chính phủ trung ương + cơ
quan thuộc chính phủ trung ương + chính quyền địa phương + cơ quan thuộc chính quyền
địa phương) và khu vực được chính phủ kiểm soát.
 Theo Việt Nam: khu vực công bao gồm khu vực chính phủ và khu vực được chính phủ kiểm
soát như doanh nghiệp nhà nước và các tổ chức tài chính nhà nước.
b. Hàng hoá và dịch vụ công
_ Phân biệt hàng hoá công và hàng hoá tư:
 Hàng hoá công là những loại hàng hoá mang tính tiêu dùng chung, nói một cách khác, hàng
hoá công là những hàng hoá không có tính cạnh tranh và/hoặc không bị loại trừ trong tiêu
dùng.
 Hàng hoá tư là loại hàng hoá được trao đổi trên thị trường trên cơ sở ngang giá.
_ Đặc tính của hàng hoá công:
 Tính không cạnh tranh trong tiêu dùng hàng hoá công: là việc một cá nhân đang hưởng thụ
lợi ích do hàng hoá đó tạo ra sẽ không làm giảm việc tiêu dùng/giảm lợi ích hưởng thụ của
những người khác (ví dụ: an ninh quốc gia – khi các công dân mới được sinh ra thì mức độ
hưởng thụ của những công dân khác không bị giảm đi) => chi phí đòi hỏi cho hàng hoá tăng
thêm (chi phí biên) = 0.
 Tính không bị loại trừ trong tiêu dùng: một khi hàng hoá công đã được cung cấp thì không
thể hoặc rất tốn kém nếu muốn loại trừ những cá nhân không trả tiền cho việc sử dụng hàng
hoá đó (ví dụ: an ninh quốc gia – không thể ngăn cấm ai đó hưởng thụ dịch vụ này khi mà
chính người đó không muốn trả tiền cho dịch vụ hoặc có những hành vi gây rối trật tự xã
hội).
_ Phân loại: hàng hoá công thuần tuý (đáp ứng cả 2 đặc tính) và hàng hoá công không thuần tuý
(đáp ứng 1 trong 2 đặc tính).
 Hàng hoá công có tính cạnh tranh nhưng không có tính loại trừ: ví dụ hàng hoá hoá công có
thể tắc nghẽn – khi có nhiều người cùng sử dụng thì có thể gây ra sự tắc nghẽn khiến cho lợi
ích của những người tiêu dùng trước bị giảm sút.
TRUNG TÂM ÔN THI HỌC KÌ TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ
Số 90 Ngõ 167 Tây Sơn
HOA QUỐC QUỲNH 7
 Hàng hoá công không có tính cạnh tranh nhưng có tính loại trừ: ví dụ hàng hoá có thể loại
trừ bằng giá – là những hàng hoá mà lợi ích do chúng tạo ra có thể được định giá.
 Phân biệt hàng hoá dịch vụ công thuần tuý và không thuần tuý chỉ mang tính chất tương đối,
vào 1 thời điểm nhất định nào đó.
_ Việc sản xuất và cung ứng hàng hoá công:
 Sản xuất và cung ứng hàng hoá công thuần tuý => khu vực công (khu vực tư không cung
cấp do không mang lại lợi ích)
 Sản xuất và cung ứng hàng hoá công không thuần tuý => khu vực công + tư (nhà nước
không khuyến khích khu vực tư tham gia do khi đó khu vực tư sẽ đẩy giá lên cao, người
nghèo không sử dụng được, gây tổn thất phúc lợi xã hội)
c. Cơ sở khách quan cho sự can thiệp kinh tế của chính phủ
_ Những thất bại của thị trường: độc quyền + ngoại ứng (tác động của 1 giao dịch trên thị trường
ảnh hưởng đến một đối tượng thứ ba nhưng không được phản ánh trong giá cả của thị trường) +
thông tin bất cân xứng.
_ Phân phối lại: chính phủ đảm bảo công bằng hơn thông qua phân phối lại thu nhập giữa các tầng
lớp dân cư trong xã hội.
_ Hàng hoá khuyến dụng: khi sử dụng 1 hàng hoá, người ta đôi khi không nhận thức được hết
những lợi ích hoặc tác hại của hàng hoá dịch vụ đó, ngay cả khi họ có đầy đủ thông tin (ví dụ: biết
rằng hút thuốc lá có hại nhưng vẫn hút; đội mũ bảo hiểm giảm rủi ro nhưng cố tình không đội) =>
chính phủ cần can thiệp.
2. Khái niệm và đặc điểm của tài chính công
a. Khái niệm
_ Các khía cạnh liên quan đến thuật ngữ “công”: tính sở hữu (sở hữu công cộng) + tính mục đích
(lợi ích cộng đồng) + tính chủ thể (chủ thể thuộc sở hữu nhà nước).
_ Về hình thức: tài chính công là các hoạt động thu, chi tiền tệ của nhà nước gắn liền với quá trình
tạo lập và sử dụng quỹ tài chính công nhằm đáp ứng các nhu cầu thực hiện chức năng, nhiệm vụ của
nhà nước trong việc cung cấp hàng hoá dịch vụ công cho xã hội.
_ Về bản chất: tài chính công phản ánh các quan hệ kinh tế trong phân phối nguồn tài chính quốc
gia phát sinh giữa các cơ quan công quyền của nhà nước với các chủ thể khác trong nền kinh tế,
nhằm thực hiện chứ năng, nhiệm vụ của nhà nước trong việc cung cấp hàng hoá, dịch vụ công cho
xã hội không vì mục tiêu lợi nhuận.
b. Đặc điểm
_ Chủ thể: gắn liền với sở hữu nhà nước, quyền lực chính trị của nhà nước.
_ Mục tiêu hoạt động: chứa đựng lợi ích chung, lợi ích công cộng.
_ Hiệu quả hoạt động: hiệu quả của hoạt động thu chi tài chính công không lượng hoá chính xác
được (một quyết định thu chi không chỉ có tác động trong 1 năm mà còn nhiều năm – ví dụ: cho
sinh viên vay tiền học, sau này cống hiến cho xã hội).
_ Phạm vi hoạt động: rộng, vào tất cả các lĩnh vực (kinh tế, văn hoá, xã hội), thu nhập của hầu hết
các chủ thể trong nền kinh tế.
3. Cơ cấu tài chính công
a. Phân loại theo chủ thể quản lí trực tiếp
TRUNG TÂM ÔN THI HỌC KÌ TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ
Số 90 Ngõ 167 Tây Sơn
HOA QUỐC QUỲNH 8
_ Ngân sách nhà nước:
 Về hình thức: là bảng tổng hợp các khoản thu, chi của nhà nước trong 1 khoảng thời gian
nhất định, nhằm đáp ứng nhu cầu thực hiện chức năng và nhiệm vụ của nhà nước.
 Về bản chất: NSNN phản ánh các quan hệ kinh tế giữa nhà nước với các chủ thể khác trong
xã hội, phát sinh trong quá trình phân phối các nguồn tài chính theo nguyên tắc không hoàn
trả trực tiếp là chủ yếu.
_ Quỹ tài chính nhà nước ngoài NSNN là quỹ tiền tệ tập trung do nhà nước thành lập, quản lí và sử
dụng nhằm cung cấp nguồn lực tài chính cho việc xử lí những biến động bất thường trong quá trình
phát triển kinh tế - xã hội và để hỗ trợ thêm cho NSNN trong trường hợp khó khăn về nguồn lực tài
chính.
_ Tài chính của các cơ quan hành chính NN: là các cơ quan có nhiệm vụ cung cấp các dịch vụ hành
chính công cho xã hội (gồm các cơ quan hành pháp + lập pháp + tư pháp từ TW đến địa phương),
có nguồn tài chính từ NSNN và từ việc thu 1 khoản nhỏ phí và lệ phí.
_ Tài chính của các đơn vị sự nghiệp NN: là các đơn vị thực hiện cung cấp các dịch vụ công cộng
nhằm duy trì sự hoạt động bình thường của các lĩnh vực trong nền kinh tế quốc dân; nguồn tài chính
từ NSNN và từ nguồn thu từ việc cung cấp dịch vụ công cho xã hội (xu hướng giảm lấy từ NSNN,
tăng thu từ xã hội).
b. Phân loại theo nội dung hoạt động và cơ chế quản lí
_ NSNN:
 Nội dung hoạt động: thu (thuế; phí; lệ phí; các khoản thu từ hoạt động kinh tế; thu từ bán,
cho thuê tài sản, tài nguyên quốc gia; các khoản thu khác theo quy định của pháp luật) + chi
(các lĩnh vực) + cân đối NSNN.
 Cơ chế quản lí NSNN: quản lí theo hệ thống NSNN (tương ứng với từng quốc gia).
TRUNG TÂM ÔN THI HỌC KÌ TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ
Số 90 Ngõ 167 Tây Sơn
HOA QUỐC QUỲNH 9
_ Tín dụng nhà nước: hình thức nhà nước vay nợ nhằm đáp ứng nhu cầu cân đối NSNN và chi đầu
tư phát triển.
Đặc điểm Nội dung
Chủ thể Nhà nước
Hình thức vay Thông qua phát hành trái phiếu chính phủ, công trái, tín phiếu kho bạc nhà
nước
Tính chất Có thể bắt buộc hoặc tự nguyện (tự nguyện là chủ yếu), xuất phát từ quyền lực
chính trị của nhà nước, từ chức năng nhiệm vụ quản lí kinh tế - xã hội.
Có hoàn trả.
Mục đích Bù đắp bội chi NSNN.
Đáp ứng nhu cầu chi đầu tư phát triển theo mục tiêu của nhà nước từng thời kì.
Điều tiết vĩ mô nền kinh tế.
Nguồn gốc trả
nợ (gốc + lãi)
Chủ yếu là từ thuế, từ trường hợp cho vay lại để đầu tư vào các công trình có
khả năng thu hồi vốn hoặc có thể tạo ra giá trị lớn => gọi trái phiếu là khoản
thuế thu trước
_ Các quỹ ngoài NSNN gồm:
 Quỹ dự trữ, dự phòng (các trường hợp thiên tai, hoả hoạn trên diện rộng; khắc phục hậu quả
thiên tai, hoả hoạn gây ra đối với tài sản nhà nước; hỗ trợ khắc phục hậu quả đối với các tổ
chức, dân cư;...).
 Quỹ hỗ trợ (nhằm duy trì cơ cấu kinh tế ổn định hoặc thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế
mới phù hợp hơn, góp phần thực hiện mục tiêu an sinh xã hội).
 Quỹ phục vụ các chương trình mục tiêu quốc gia: sử dụng linh hoạt tuỳ theo chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội của quốc gia theo từng giai đoạn (quỹ phủ xanh đất trống, đồi trọc; quỹ
xoá đói, giảm nghèo; quỹ môi trường;....).
4. Vai trò của tài chính công
a. Đảm bảo duy trì sự tồn tại và hoạt động của bộ máy nhà nước (1)
_ Là vai trò truyền thống của tài chính công trong mọi mô hình kinh tế:
 Huy động một phần nguồn tài chính quốc gia thông qua đóng góp bắt buộc (thuế) hoặc tự
nguyện (cho vay).
 Phân phối và sử dụng nguồn tài chính huy động từ các quỹ công để đáp ứng nhu cầu chi tiêu
của nhà nước.
TRUNG TÂM ÔN THI HỌC KÌ TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ
Số 90 Ngõ 167 Tây Sơn
HOA QUỐC QUỲNH 10
 Kiểm tra, giám sát các hoạt động kinh tế - xã hội từ đó nâng cao hiệu quả quán lí và điều
hành nhà nước.
b. Điều tiết vĩ mô các hoạt động kinh tế - xã hội (2)
_ Về kinh tế: thúc đẩy kinh tế tăng trưởng ổn định và bền vững thông qua
 Chính sách chi NSNN: đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ thành phần kinh tế khi cần
thiết.
 Chính sách thu NSNN: ban hành các luật thuế với các mức thuế suất khác nhau (ví dụ: khi
muốn khuyến khích sản xuất hàng nội địa, chính phủ đánh thuế lên hàng nhập khẩu nhằm
hạn chế từ đó khuyến khích hàng trong nước phát triển).
 Ổn định thị trường: thị trường hàng hoá (điều tiết với những hàng hoá quan trọng, mang tính
chiến lược như xăng, điện, nước, nông sản,... thông qua trợ giá, điều chỉnh thuế XNK, dự trữ
quốc gia) + kiểm chế lạm phát (cùng với NHTW bằng những chính sách tiền tệ, phát hành
trái phiếu, điều chỉnh chính sách thuế và chi tiêu của chính phủ).
_ Về xã hội: thực hiện công bằng xã hội và giải quyết các vấn đề xã hội thông qua các chính sách
chi (an sinh xã hội, bảo hiểm xã hội, trợ cấp,...).
: Giữa vai trò (1) và (2), đâu là vai trò quan trọng hơn?
Việc lựa chọn đâu là vai trò quan trọng hơn tuỳ thuộc vào quan điểm của từng quốc gia. Ví dụ như
Singapore lựa chọn (1) là vai trò quan trọng hơn, theo đó lương của quan chức chính phủ rất cao, do
đó họ yên tâm để công tác tốt. Còn những nước lựa chọn vai trò số (2) nhằm đảm bảo cho hoạt
động kinh tế - xã hội phát triển tốt.
II. Thu tài chính công
_ Khái niệm: thu tài chính công là việc nhà nước sử dụng quyền lực chính trị huy động một phần
nguồn tài chính quốc gia để hình thành nên quỹ tiền tệ tập trung của nhà nước nhằm đáp ứng các
nhu cầu cung cấp hàng hoá, dịch vụ công của nhà nước.
_ Phân loại:
 Theo nội dung kinh tế: thu thường xuyên (thuế, phí, lệ phí) + thu không thường xuyên (thu
từ hoạt động kinh tế; từ nghiệp vụ bán hoặc cho thuê tài sản thuộc sở hữu nhà nước, thu từ
vay nợ, viện trợ không hoàn lại của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước).
 Theo yêu cầu động viên nguồn tài chính vào NSNN: nguồn lực để cân đối NSNN + nguồn
lực để bù đắp thiếu hụt NSNN.
1. Thuế
_ Khái niệm: thuế là khoản thu mang tính chất bắt buộc được thể chế bằng luật do các pháp nhân và
thể nhân nộp cho nhà nước nhằm đáp ứng các nhu cầu chi tiêu công.
 Về mặt kinh tế: thuế là công cụ để động viên các nguồn lực đáp ứng nhu cầu chi tiêu của
nhà nước.
 Về mặt pháp lý: thuế là nghĩa vụ tài chính bắt buộc được quy định theo pháp luật.
 Tính nghĩa vụ, tính cưỡng bức.
_ Đặc điểm:
 Khoản thu mang tính bắt buộc.
 Khoản thu không hoàn trả trực tiếp (được hoàn trả khi sử dụng hàng hoá dịch vụ công).
 Khoản thu mang tính giai cấp (thể hiện ở việc bảo hộ cho 1 đối tượng nhất định tuỳ vào từng
loại nhà nước khác nhau).
_ Vai trò:
TRUNG TÂM ÔN THI HỌC KÌ TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ
Số 90 Ngõ 167 Tây Sơn
HOA QUỐC QUỲNH 11
 Tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước (97% NSNN đến từ thuế, trong đó thuế giá trị gia
tăng mang lại phần lớn nguồn thu).
 Điều tiết các hoạt động kinh tế (thông qua việc tăng thuế hoặc giảm thuế).
 Điều chỉnh thu nhập (thông qua thuế thu nhập cá nhân), hướng dẫn tiêu dùng (thông qua
thuế trực thu – tác động từ từ, và gián thu – tác động trực tiếp).
_ Các yếu tố cấu thành một sắc thuế:
 Người nộp thuế: là người được luật thuế quy định phải có nghĩa vụ đóng thuế cho nhà nước.
 Người chịu thuế: là người gánh chịu sau cùng khoản thuế phải nộp cho nhà nước.
 Đối tượng đánh thuế là đánh thuế vào cái gì, nhằm phân biệt các hình thức đánh thuế, đồng
thời chứa đựng nội dung, mục đích và phạm vi điều chỉnh của luật thuế.
 Căn cứ tính thuế: là các yếu tố mà dựa vào đó để xác định số thuế phải nộp cho nhà nước.
 Thuế suất (gồm thuế suất theo tỉ lệ và thuế suất theo mức): là mức hoặc tỉ lệ quy định phải
nộp cho nhà nước trên mỗi đơn vị của đối tượng đánh thuế => là “linh hồn” của mỗi sắc
thuế (do biểu hiện nhu cầu tập trung của nguồn tài chính + chính sách điều tiết kinh tế của
nhà nước + mức độ tác động đến người đóng).
 Đơn vị tính thuế: là đơn vị được sử dụng làm phương tiện tính toán của đối tượng đánh thuế.
 Giá tính thuế: là trị giá của đối tượng đánh thuế.
 Khởi điểm đánh thuế: là mức thu nhập bắt đầu phải chịu thuế.
 Miễn giảm thuế: là các quy định về số thuế được giảm hoặc miễn trong một số trường hợp
nhất định.
 Thưởng, phạt: là các quy định về khen thưởng hoặc xử phạt đối với các tổ chức, cá nhân khi
thực hiện tốt hoặc vi phạm các quy định về thuế.
 Thủ tục về thuế: là các quy định về chứng từ, hoá đơn, trình tự, thời hạn kê khai, nộp thuế,
quyết toán thuế.
: Người nộp thuế và người chịu thuế đối với thuế trực thu gộp là 1, đối với thuế gián thu thì ngược
lại.
_ Phân loại thuế:
 Theo đối tượng đánh thuế: thuế thu nhập + thuế tiêu dùng + thuế tài sản (trong trường hợp
có chuyển giao, nhượng bán hoặc tài sản đang sở hữu).
 Theo phương thức chuyển giao thuế: thuế trực thu (ở VN có thuế thu nhập doanh nghiệp, cá
nhân và thuế nhà đất) + thuế gián thu.
2. Phí và lệ phí
a. Phí
_ Khái niệm: là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải trả khi được một tổ chức, cá nhân khác cung
cấp dịch vụ theo quy định của pháp luật.
_ Phân loại:
 Phí đối với các dịch vụ do nhà nước đầu tư: là khoản thuộc NSNN (theo nguyên tắc đảm bảo
thu hồi vốn trong thời gian hợp lí + chính sách của NN).
 Phí đối với các dịch vụ do tổ chức, cá nhân đầu tư vốn: là khoản thu không thuộc NSNN.
_ Phân cấp quy định các khoản phí:
 Thứ nhất, chính phủ quy định đối với một số loại phí liên quan đến nhiều chính sách kinh tế
- xã hội của NN (học phí, viện phí, thuỷ lợi phí,...).
 Thứ hai, HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc TW quy định đối với một số khoản phí về quản lí
đất đai, tài nguyên thiên nhiên; một số khoản phí gắn với chức năng quản lí hành chính NN
của chính quyền địa phương.
TRUNG TÂM ÔN THI HỌC KÌ TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ
Số 90 Ngõ 167 Tây Sơn
HOA QUỐC QUỲNH 12
 Thứ ba, Bộ Tài chính quy định đối với các khoản phí còn lại để áp dụng thống nhất trong cả
nước (phí phòng cháy chữa cháy, phí giao dịch chứng khoán,...).
b. Lệ phí
_ Khái niệm: là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải nộp khi được cơ quan nhà nước hoặc tổ chức
được uỷ quyền phục vụ công việc quản lí NN theo quy định nhà nước.
_ Đặc điểm:
 Mức thu lệ phí được ấn định trước đối với từng công việc không nhằm mục đích bù đắp chi
phí, phù hợp với thông lệ quốc tế.
 Mọi khoản lệ phí thu được đều thuộc NSNN.
_ Phân loại:
 Lệ phí của chính quyền NN trung ương.
 Lệ phí của cấp chính quyền địa phương.
_ Phân cấp quy định các khoản lệ phí:
 Chính phủ quy định đối với những loại lệ phí quan trọng, lớn, ý nghĩa pháp lí quốc tế (lệ phí
trước bạ, lệ phí toà án,...).
 HĐND cấp tỉnh quy định đối với một số khoản lệ phí gắn với chức năng quản lí hành chính
nhà nước của mình (lệ phí hộ tịch, hộ khẩu,...).
 Bộ Tài chính quy định đối với các khoản lệ phí còn lại áp dụng thống nhất trong cả nước (lệ
phí đăng kí giao dịch đảm bảo,...).
3. Thu khác
_ Thu từ hoạt động kinh tế của NN.
_ Thu từ bán hoặc cho thuê tài sản, tài nguyên của quốc gia.
_ Thu từ nhận viện trợ từ các tổ chức chính phủ hoặc tổ chức quốc tế...
III. Chi tiêu công và cân đối ngân sách nhà nước
1. Chi tiêu công
_ Khái niệm: là quá trình phân phối và sử dụng nguồn tài chính đã được tập trung vào các quỹ tài
chính công (chủ yếu là NSNN) để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ kinh tế - xã hội của nhà nước.
_ Đặc điểm:
 Gắn liền với thực hiện chức năng của nhà nước với các mục tiêu kinh tế xã hội trong từng
thời kì.
 Gắn liền với quyền lực nhà nước và do quốc hội quyết định.
 Gắn liền với các phạm trù có liên quan đến tiền tệ như thu nhập, giá cả, lãi suất, tỉ giá hối
đoái,... (ví dụ: thu nhập tăng thì chi tiêu công tăng, giá cả tăng thì chi tiêu công tăng,...).
_ Nội dung chi tiêu công:
 Căn cứ vào chức năng của nhà nước: chi hệ thống quản lí hành chính; chi cho quốc phòng
an ninh; chi cho hệ thống giáo dục; chi cho toà án và viện kiểm soát; chi hỗ trợ phát triển
kinh tế;...
 Căn cứ vào tính chất kinh tế: chi đầu tư phát triển + chi thường xuyên + chi trả nợ và viện
trợ + chi khác (chi dự trữ: chi bổ sung quỹ dự trữ nhà nước và quỹ dự trữ tài chính).
Chi đầu tư phát triển Chi thường xuyên
Khái niệm
Quá trình nhà nước sử dụng một phần vốn
tiền tệ đã được tạo lập qua quỹ NSNN và
các quỹ ngoài NSNN (chủ yếu là NSNN)
Quá trình phân phối và sử dụng thu
nhập từ quỹ tài chính công nhằm
đáp ứng các nhu cầu chi gắn liền
TRUNG TÂM ÔN THI HỌC KÌ TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ
Số 90 Ngõ 167 Tây Sơn
HOA QUỐC QUỲNH 13
để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế -
xã hội, đầu tư phát triển sản xuất và dự trữ
hàng hoá vật tư có tính chiến lược nhằm
đảm bảo thực hiện các mục tiêu ổn định và
tăng trưởng kinh tế.
với việc thực hiện các nhiệm vụ
thường xuyên của nhà nước về
quản lí kinh tế - xã hội.
Đặc điểm
_ Khoản chi lớn nhưng không mang tính
ổn định.
_ Chi mang tính chất tích luỹ (do nhà nước
kì vọng mang lại lợi ích trong tương lai).
_ Gắn với mục tiêu, yêu cầu của phát triển
KT – XH đất nước trong từng thời kì, từng
năm và sự lựa chọn phương pháp cấp phát
của nhà nước.
_ Đa số các khoản chi thường
xuyên mang tính ổn định.
_ Mang tính chất tiêu dùng (đã chi
là xác định mất đi).
_ Gắn chặt với cơ cấu tổ chức của
bộ máy nhà nước.
Nội dung chi
_ Chi đầu tư xây dựng các công trình
KCHT KT – XH.
_ Chi hỗ trợ DNNN, đầu tư góp vốn cổ
phần vào các DN hoạt động trong những
lĩnh vực cần có sự quản lí và điều tiết của
NN.
_ Chi dự trữ nhà nước (ví dụ: trích quỹ
mua nông sản khi giá thấp do được mùa).
_ Chi cho hoạt động của các đơn vị
sự nghiệp VH, XH.
_ Chi cho hoạt động của các đơn vị
sự nghiệp KT của NN.
_ Chi cho các hoạt động quản lí
NN.
_ Chi cho hoạt động AN, QP và
trật tự an toàn xã hội.
_ Chi cho các tổ chức chính trị -
XH.
_ Chi khác: chi trợ giá, trả lãi tiền
vay, chi hỗ trợ quỹ bảo hiểm xã
hội,…
: Chi dự trữ thuộc chi đầu tư phát triển do nhằm ổn định kinh tế, đảm bảo lợi ích của người dân,
đồng thời mang lại lợi ích trong tương lại (khi mua nông sản được mùa mất giá, đợi giá lên sẽ
bán).
: Nhà nước muốn chi thường xuyên, nhưng lại không muốn chi cho đầu tư phát triển do chi thường
xuyên là chi cho phúc lợi xã hội, mang lại tiếng tăm cho nhà nước (củng cố vị thế, uy tín) + phúc
lợi chỉ có chính phủ cung cấp mà tư nhân không cung cấp.
: Phân biệt chi đầu tư và chi thuờg xuyên chỉ mang tính chất tương đối, đôi khi không phân biệt
được 2 khoản này (ví dụ các khoản chi phí cho giáo dục: các khoản chi học bổng cho học sinh giỏi,
chi cho vay sinh viên,...).
2. Cân đối ngân sách nhà nước và tài trợ thâm hụt NSNN
a. Cân đối ngân sách nhà nước
_ Khái niệm: là sự cân bằng giữa tổng thu và tổng chi NSNN trong một thời kì nhất định, thường là
một năm tài khoá.
_ Các quan điểm về cân đối NSNN:
Lý thuyết cổ điển về sự
thăng bằng ngân sách
Lý thuyết về ngân sách
chu kì
Lý thuyết về ngân sách cố ý
thiếu hụt
Quan
điểm
NSNN phải cân bằng hàng
năm, tức là tổng số chi
không vượt quá tổng số
thu.
Sự thăng bằng của NSNN
sẽ không duy trì trong
khuôn khổ một năm, mà
sẽ duy trì trong khuôn
Trong giai đoạn nền kinh tế
suy thoái, người ta có thể hy
sinh cân bằng ngân sách, chi
tiêu nhiều hơn để khơi mào
TRUNG TÂM ÔN THI HỌC KÌ TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ
Số 90 Ngõ 167 Tây Sơn
HOA QUỐC QUỲNH 14
khổ của một chu kì kinh
tế.
cho sự phục hồi của nền kinh
tế.
Đặc
điểm
_ Nếu vay để bù đắp thâm
hụt kì trước là rất khó khăn
vì thâm hụt ngày càng
tăng.
_ Khi thặng dư, tức là tiền
đang ở 1 chỗ, không được
lưu thông, không sinh lời,
ảnh hưởng đến tăng trưởng
kinh tế. Đồng thời tạo tâm
lý quản lí lỏng lẻo, gây sự
lãng phí tiền của XH.
 Nhà nước không
nợ nần nhưng nền
kinh tế khó phát
triển do không có
kích thích.
_ Trong thời kì suy thoái,
nền kinh tế nên cố ý tạo
ra tình trạng thâm hụt NS
để châm ngòi cho sự
phục hồi kinh tế. Sự thâm
hụt được đền bù bằng
những khoản thặng dư
NS vào những năm tăng
trưởng.
_ Cân bằng trong 1 chu
kì giúp chính phủ thực
hiện các chính sách kinh
tế phù hợp với từng giai
đoạn.
_ Hy sinh cân bằng NS theo
hướng tăng chi tiêu nhiều hơn
thu, khơi mào cho sự phục hồi
của kinh tế.
 Khi kinh tế phục hồi,
gánh nặng nhà nước
giảm (giảm trợ cấp cho
thất nghiệp,...), đồng
thời tăng thu thuế bù
đắp cho thâm hụt,
nhưng việc tăng chi dễ
gây ra lạm phát.
_ Việc bơm tiền vào nền kinh
tế như 1 động cơ phụ, khi nền
kinh tế phục hồi thì để nó tự
vận hành.
b. Thâm hụt và tài trợ thâm hụt NSNN
_ Khái niệm: thâm hụt NSNN là tình trạng mất cân bằng ngân sách nhà nước khi số chi vượt quá số
thu ngân sách trong cân đối NSNN trong một tài khoá nhất định.
_ Công thức tính thâm hụt NSNN:
Thâm hụt NSNN = Tổng thu trong cân đối – Tổng chi trong cân đối
 Nhà nước luôn cố ý che giấu mức thâm hụt thực sự.
 2 quốc gia có mức thâm hụt khác nhau nhưng ta sẽ không thể so sánh xem quốc gia nào
quản lí ngân sách tốt hơn do mỗi quốc gia sẽ có 1 cách tính tổng thu và tổng chi trong cân
đối khác nhau.
_ Nguyên nhân thâm hụt ngân sách:
 Nhóm nguyên nhân khách quan: tác động của chu kì kinh tế (khi nền kinh tế suy thoái =>
thu thuế giảm + tăng chi nhằm ngăn suy giảm kinh tế sâu hơn => càng thâm hụt) + hậu quả
do các tác nhân gây ra (thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh,...).
 Nhóm nguyên nhân chủ quan: do cơ cấu thu chi thay đổi (ví dụ:giảm thuế thu nhập doanh
nghiệp nhằm khuyến khích các ngành sản xuất; cho nghỉ lễ nhiều + tăng lương thưởng nhằm
tăng cầu mua sắm và du lịch của người dân) + do điều hành ngân sách nhà nước không hợp
lí (tham nhũng, thất thu do trốn lậu thuế, không khai thác nguồn thu một cách hợp lí,...).
_ Các biện pháp tài trợ thâm hụt ngân sách:
Ưu điểm Nhược điểm
Cắt giảm
chi tiêu
công
Chính phủ không chịu
sức ép từ bên ngoài, sức
ép từ lãi vay.
Cắt giảm chỉ có giới hạn ở 1 mức nào đấy.
Khó thực hiện (chi tiêu công cho quan chức và người
nghèo => nếu cắt giảm cho người nghèo dễ gây bất ổn
xã hội).
Tăng
thuế
Giảm gánh nặng vay nợ
của chính phủ, tạo nguồn
thu cho NSNN.
Tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế (thuế tăng =>
CPSX của DN tăng => cả người tiêu dùng + DN phải
gánh thuế => cầu + lợi nhuận DN giảm).
Chỉ thực hiện trong dài hạn (do áp thuế cần luật =>
Quốc hội quyết định; thuế tính đến lâu dài nhằm tạo
điều kiện cho các ngành sản xuất).
TRUNG TÂM ÔN THI HỌC KÌ TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ
Số 90 Ngõ 167 Tây Sơn
HOA QUỐC QUỲNH 15
Kiện toàn
thuế
Hạn chế được tình trạng
thất thu thuế (giảm số
giờ/năm nộp thuế của DN
=> tiết kiệm chi phí,
chống thất thoát).
Có giới hạn.
Vay nợ
(gồm vay
trong
nước và
vay nước
ngoài)
Vay trong nước tận dụng
nguồn vốn nhàn rỗi trong
xã hội, hạn chế sự phụ
thuộc vào nước ngoài.
Vay nước ngoài tận dụng
được nguồn vốn với quy
mô lớn, lãi suất ưu đãi từ
các nước, tổ chức tài
chính quốc tế.
Vay trong dân: khi chính phủ tăng lãi suất nhằm thu hút
vốn, làm lãi suất của các tổ chức khác cũng tăng => DN
vay vốn khó khăn, lạm phát.
Vay qua kho bạc => kho bạc in tiền => lạm phát.
Vay nước ngoài: bị ràng buộc về các điều kiện kinh tế
và chính trị.
Phát
hành tiền
Bù đắp được NSNN,
tránh tình trạng vỡ nợ
công.
Giải pháp mang tính chất tình thế.
Dẫn tới lạm phát (VN không còn dùng biện pháp này từ
năm 1992).
: Việc phát hành tiền để bù đắp thâm hụt cho NSNN giống như khoản thuế vô hình đánh vào mọi
thành viên trong nền kinh tế do khi phát hành tiền sẽ dẫn tới lạm phát:
 Đối với người tiêu dùng: cần nhiều tiền hơn để mua hàng hoá.
 Đối với doanh nghiệp: trả nhiều tiền hơn cho chi phí sản xuất (lương cho công nhân, nguyên
nhiên vật liệu đầu vào) + chịu 1 phần giá bán hàng hoá tăng thêm.
 Đối với chính phủ: là người chịu thiệt cuối cùng.
IV. Nợ công
1. Quan điểm nợ công và phân loại nợ công
_ Quan điểm quốc tế thì nợ công bao gồm: nợ của chính phủ, nợ của chính phủ bảo lãnh, nợ của
DNNN.
_ Quan điểm của VN thì nợ công bao gồm:
 Nợ chính phủ: là các khoản nợ được kí kết, phát hành nhân danh NN hoặc chính phủ, các
khoản nợ do bộ Tài chính kí kết, phát hành hoặc uỷ quyền phát hành nhưng không bao gồm
các khoản nợ do NHNN VN phát hành nhằm thực hiện mục tiêu chính sách tiền tệ trong
từng thời kì.
 Nợ được chính phủ bảo lãnh: là các khoản nợ của DN, tổ chức kinh tế trong và ngoài nước
được chính phủ đứng ra bảo lãnh.
 Nợ chính quyền địa phương: là các khoản nợ do UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc TW
kí kết phát hành hoặc uỷ quyền phát hành.
_ Phân loại nợ công:
Phân loại Ý nghĩa của việc phân chia
Theo kỳ hạn
Nợ ngắn hạn (< 1 năm, bù đắp
thiếu hụt NS tạm thời).
Nợ trung và dài hạn (> 1 năm,
phục vụ nhu cầu đầu tư phát
triển)
Tạo điều kiện cho việc quản lí khả năng
thanh toán các khoản vay, đưa ra giải pháp
bố trí trả nợ.
TRUNG TÂM ÔN THI HỌC KÌ TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ
Số 90 Ngõ 167 Tây Sơn
HOA QUỐC QUỲNH 16
Theo vị trí địa lí Nợ trong nước.
Nợ nước ngoài.
Đánh giá sự tác động của các yếu tố kinh tế
trong và ngoài nước đến quy mô, khả năng
trả nợ.
Theo nghĩa vụ
trả nợ
Nợ trực tiếp (chính quyền TW
và địa phương trực tiếp trả)
Nợ dự phòng (nợ được chính
phủ bảo lãnh).
Cho thấy rõ hơn các rủi ro tiềm ẩn đối với
nợ công khi mà môi trường kinh tế thay đổi
cũng như khả năng kiểm soát, xử lí đối với
các khoản nợ được bảo lãnh thường thấp
hơn so với các khoản nợ trực tiếp.
Theo lãi suất
vay
Nợ có lãi suất cố định (không
phụ thuộc vào sự biến động của
thị trường).
Nợ có lãi suất thả nổi (theo lãi
suất thị trường).
Giúp nhà quản lí nợ điều hành danh mục
nợ dựa trên các dự báo về biến động lãi
suất.
 Quản lí rủi ro lãi suất đối với các
khoản nợ có lãi thả nổi và cố định
khi có sự biến động của thị trường
và khi phát hành các khoản nợ mới.
Theo loại tiền
vay
Nợ bằng đồng nội tệ.
Nợ bằng ngoại tệ.
Giúp nhà quản lí nợ cân đối và bố trí nguồn
vốn thanh toán trả nợ phù hợp, xác định và
phòng ngừa rủi ro khi có biến động về tỉ
giá.
_ Vai trò của nợ công:
 Đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư, đảm bảo an sinh xã hội.
 Góp phần tài trợ thâm hụt NSNN (đi vay).
 Góp phần tạo ra công cụ để điều hành chính sách tiền tệ và thị trường tài chính (mua bán trái
phiếu chính phủ).
 Góp phần tích cực thúc đẩy quá trình hội nhập quốc tế (tiếp cận với nguồn vốn bên ngoài
đòi hỏi sự thay đổi về thể chế, môi trường kinh doanh, cơ sở hạ tầng,... + tiếp cận máy móc,
công nghệ hiện đại, kĩ năng quản lí,...).
_ Các nhân tố ảnh hưởng tới nợ công:
 Cân bằng ngân sách cơ bản.
 Lãi suất thực tế.
 Tốc độ tăng trưởng.
 Lãi suất ngoại tệ.
 Tỷ giá thực tế,...
_ Các hình thức vay nợ:
 Vay nợ trong nước.
 Vay nợ nước ngoài: vay viện trợ phát triển chính thức (viện trợ song phương, đa phương,
không hoàn lại) + vay có tính chất thương mại + vay ưu đãi.
2. An toàn nợ công
_ Khái niệm: là ngưỡng nợ tối đa mà chính phủ được phép vay nợ.
 Một quốc gia có thể ở dưới mức tối đa nhưng vẫn được cho là nguy hiểm do phụ thuộc vào
việc quốc gia đó có tìm được nguồn để trả nợ công hay không.
_ Các chỉ tiêu an toàn nợ: nợ công/GDP; nợ nước ngoài của quốc gia/GDP; trả nợ chính phủ/tổng
thu NSNN; nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của quốc gia/tổng kim ngạch xuất nhập khẩu.
_ Sự cần thiết của việc quản lí nợ công:
 Tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế.
TRUNG TÂM ÔN THI HỌC KÌ TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ
Số 90 Ngõ 167 Tây Sơn
HOA QUỐC QUỲNH 17
 Tạo áp lực lên lạm phát.
 Tác động tiêu cực đến tỉ giá và thâm hụt thương mại.
 Tạo gánh nặng nợ công lên thế hệ tương lai.
 Tiềm ẩn gây ra khủng hoảng nợ.
TRUNG TÂM ÔN THI HỌC KÌ TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ
Số 90 Ngõ 167 Tây Sơn
HOA QUỐC QUỲNH 18
CHƯƠNG 3
TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
I. Tổng quan về tài chính doanh nghiệp
1. Các hình thái tổ chức tài chính doanh nghiệp
_ Khái niệm về doanh nghiệp: Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở
giao dịch ổn định, được đăng kí kinh doanh theo quy định của pháp luật để thực hiện các hoạt động
kinh doanh từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích
kiếm lời.
_ Phân loại:
 Theo cung cầu về vốn: doanh nghiệp tài chính, doanh nghiệp phi tài chính.
 Theo địa lý: doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp nước ngoài.
 Theo hình thức sở hữu: DN tư nhân, công ty hợp danh, công ty TNHH (1 thành viên, nhiều
thành viên), công ty cổ phần.
2. Khái niệm và mục tiêu của tài chính doanh nghiệp
_ Tài chính doanh nghiệp là các cách thức huy động, phân bổ và sử dụng nguồn lực tài chính gắn
liền với các quyết định tài chính của các doanh nghiệp nhằm mục tiêu kinh doanh của doanh
nghiệp.
_ Mục tiêu: tối đa hoá lợi nhuận (cần được xem xét trong sự cân đối với các mục tiêu khác) và tối
đa hoá giá trị tài sản cho các chủ sở hữu (sử dụng các chiến lược lâu dài do cần tính đến giá trị thời
gian của tiền và mức độ rủi ro).
3. Các quyết định tài chính doanh nghiệp
_ Khái niệm: là những cân nhắc, tính toán của doanh nghiệp đối với việc huy động, phân bổ và sử
dụng quỹ tiền tệ của doanh nghiệp trong thời kì nhất định.
_ Các quyết định:
 Quyết định đầu tư – đầu tư vào những loại tài sản nào, bao gồm quyết định đầu tư tài sản
ngắn hạn, tài sản dài hạn và cơ cấu tài sản ngắn hạn – dài hạn.
 Quyết định nguồn vốn – lựa chọn nguồn vốn nào để tài trợ cho các hoạt động của doanh
nghiệp, bao gồm nguồn vốn ngắn hạn, nguồn vốn dài hạn và cấu trúc nguồn vốn.
 Quyết định phân phối lợi nhuận.
 Quyết định kiểm tra, giám sát – đan lồng vào các quyết định khác của doanh nghiệp (ví dụ:
khi quyết định đầu tư vào loại tài sản nào, luôn đi kèm việc kiểm tra xem việc đầu tư tài sản
đó có mang lại lợi ích không, giám sát xem quá trình đầu tư có đúng không).
: Trong doanh nghiệp, quyết định đầu tiên và quan trọng nhất không phải là nguồn vốn và cơ cấu
vốn, mà là ý tưởng kinh doanh, vì khi có ý tưởng kinh doanh rồi mới đi tìm nguồn vốn. Ngoài ra,
với TTTC trực tiếp và trung gian tài chính, khi đã có ý tưởng kinh doanh rồi thì có thể dễ dàng huy
động vốn.
_ Các nhân tố ảnh hưởng đến các quyết định tài chính của doanh nghiệp:
 Nhóm nhân tố bên ngoài: điều kiện kinh tế - môi trường kinh doanh (sự bất ổn về nền kinh
tế: biến động lãi suất thị trường, lạm phát, chiến tranh, dịch bệnh,...; môi trường kinh doanh
lành mạnh hay không: thủ tục, phí bôi trơn,...); sự phát triển của tiến bộ khoa học – kĩ thuật
(đầu tư máy móc, thiết bị phù hợp với nguồn vốn, nhằm tăng tính cạnh tranh của doanh
nghiệp); chính sách kinh tế tài chính của nhà nước (chính sách thuế, xuất nhập khẩu, chế độ
khấu hao tài sản cố định,...); sự phát triển của thị trường tài chính và trung gian tài chính
(ảnh hưởng đến khả năng cung ứng vốn, sử dụng các sản phẩm dịch vụ tài chính,...).
TRUNG TÂM ÔN THI HỌC KÌ TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ
Số 90 Ngõ 167 Tây Sơn
HOA QUỐC QUỲNH 19
 Nhóm nhân tố bên trong: hình thái tổ chức doanh nghiệp (ví dụ sự khác nhau giữa DN tư
nhân và công ty cổ phần); ảnh hưởng của đặc điểm kinh tế - kĩ thuật (tính chất ngành quyết
định quy mô vốn kinh doanh, cơ cấu tài sản,... + tính thời vụ và chu kì sản xuất ảnh hưởng
đến nhu cầu vốn, tình hình thu chi,...); chủ thể ra quyết định (thể hiện quyết sách của nhà
lãnh đạo trong doanh nghiệp; gồm: chủ sở hữu DN – luôn muốn tối đa hoá lợi nhuận, nhà
quản lí – chiến lược lâu dài, chủ nợ - đòi hỏi kế hoạch chi tiết về việc sử dụng vốn và cam
kết hoàn vốn cũng như lợi tức thanh toán kèm theo,...).
4. Vai trò của tài chính doanh nghiệp
_ Huy động vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh: đảm bảo không thiếu vốn cũng như không thừa
vốn (gây lãng phí) thông qua việc lựa chọn phương thức huy động vốn thích hợp với nhu cầu tài
chính về cả thời gian cũng như kết cấu vốn.
_ Sử dụng vốn tiết kiệm và hiệu quả thông qua các quyết định đầu tư đúng đắn.
_ Kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp: được thực hiện thông qua kế hoạch
tài chính + phân tích tình hình tài chính.
II. Nguồn vốn của doanh nghiệp – Huy động vốn
1. Quan niệm về vốn kinh doanh
_ Vốn kinh doanh: là số tiền đầu tư vào toàn bộ tài sản dùng vào hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp.
 Biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản của DN nhằm sử dụng kinh doanh.
_ Đặc điểm:
 Phải đảm bảo đủ 1 lượng nhất định.
 Biểu hiện bằng tiền.
 Sử dụng vào mục đích kinh doanh (tức là để mua sắm tài sản phục vụ cho sản xuất kinh
doanh) – sinh lời (T-T)
2. Nguồn vốn và phân loại nguồn vốn của doanh nghiệp
_ Khái niệm: nguồn vốn bao gồm tất cả các khoản tiền mà doanh nghiệp có thể sử dụng nhằm phục
vụ cho mục tiêu của mình.
_ Phân loại nguồn vốn:
 Theo thời gian: nguồn vốn ngắn hạn (dưới 1 năm, thường bao gồm: các khoản vay ngắn hạn
từ NH và các tổ chức tín dụng + nợ ngắn hạn phát sinh + ... => dùng để đầu tư vào tài sản
lưu động); nguồn vốn dài hạn – nguồn vốn thường xuyên (trên 1 năm, gồm: các khoản vay
dài hạn từ NH + phát hành trái phiếu + nguồn vốn liên doanh + ... => tính chất ổn định nên
được dùng đầu tư vào các dự án, tài sản cố định và 1 vài tài sản lưu động).
 Theo phương thức huy động vốn: nguồn vốn huy động từ phát hành (cổ phiếu và trái phiếu),
nguồn vốn đi vay.
 Theo quyền sở hữu: vốn chủ sở hữu (vốn chủ sở hữu + lợi nhuận sau thuế + lãi chia), nợ
phải trả (tín dụng thương mại, tín dụng ngân hàng, tín dụng nhà nước, vay trái phiếu, nợ
lương người lao động,...).
 Theo phạm vi hoạt động: nguồn vốn bên trong (huy động từ chính hoạt động của DN: nguồn
từ lợi nhuận để lại để tái đầu tư, nguồn từ khấu hao tài sản cố định chưa được sử dụng nhằm
đổi mới thay thế TSCĐ, nguồn từ tiền nhượng bán tài sản,...); nguồn vốn bên ngoài (huy
động từ bên ngoài để phục vụ kinh doanh, gồm các nguồn đi vay, liên kết,...).
_ Các phương thức huy động vốn:
TRUNG TÂM ÔN THI HỌC KÌ TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ
Số 90 Ngõ 167 Tây Sơn
HOA QUỐC QUỲNH 20
 Tăng nguồn vốn chủ sở hữu: phát hành cổ phiếu (cố phiếu thường, cố phiếu ưu đãi), tăng
khoản lợi nhuận để lại.
 Tăng các khoản nợ phải trả: phát hành trái phiếu, tín phiếu, tín dụng thương mại, vay ngân
hàng.
: DN muốn dùng nợ phải trả để gây áp lực lên chính họ, nhằm tạo động lực làm việc hiệu quả hơn
so với việc sử dụng vốn chủ sở hữu, do khi dùng VCSH, DN có tâm lí đó là của mình, còn nợ phải
trả DN có nghĩa vụ phải thanh toán nó.
III. Tài sản của doanh nghiệp – Sử dụng vốn
1. Tài sản và phân loại tài sản
_ Khái niệm: Tài sản là một nguồn lực mà doanh nghiệp có thể kiểm soát được và dự tính đem lại
lợi ích kinh tế trong tương lai cho doanh nghiệp.
_ Hình thái biểu hiện: hữu hình (máy móc, thiết bị, nhà xưởng,...) + vô hình (chi phí mua bản
quyền, lợi thế kinh doanh, quyền sử dụng đất,...).
_ Phân loại:
 Căn cứ vào đặc điểm luân chuyển: tài sản cố định (những TS có giá trị lớn, thời gian sử
dụng dài phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của DN, như máy móc, nhà xưởng,...) +
tài sản lưu động (những TS luôn vận động, thay thế và chuyển hoá lẫn nhau, đảm bảo cho
quá trình kinh doanh được tiến hành liên tục, như nguyên nhiên vật liệu,...) + tài sản tài
chính (những TS dễ dàng chuyển hoá thành tiền, có thể đem lại lợi ích tài chính cho người
sở hữu, như trái phiếu, cổ phiếu,...).
 Căn cứ vào thời hạn đầu tư: tài sản dài hạn (toàn bộ những TS của doanh nghiệp có thời
gian thu hồi vốn hoặc thanh toán từ 1 năm trở lên hoặc trên 1 chu kì kinh doanh, như TSCĐ
dài hạn, TSTC dài hạn,...) + tài sản ngắn hạn (toàn bộ những TS của doanh nghiệp có thời
gian thu hồi vốn hoặc thanh toán trong vòng 1 năm hoặc 1 chu kì kinh doanh).
2. Tài sản cố định
_ Khái niệm: là những tư liệu lao động có giá trị lớn và thời gian sử dụng dài, trực tiếp hoặc gián
tiếp tham gia vào quá trình sản xuất.
_ Đặc điểm:
 Tham gia vào nhiều chu kì kinh doanh nhưng hình thái vật chất không thay đổi.
 Giá trị của TSCĐ được chuyển dịch dần từng phần trong mỗi chu kì kinh doanh vào giá trị
sản phẩm => giá trị TSCĐ bị giảm dần do bị hao mòn (hao mòn hữu hình và hao mòn vô
hình).
 Toàn bộ giá trị TSCĐ được thu hồi khi tài sản cố định hết hạn sử dụng.
_ Phân loại TSCĐ:
Nội dung Ưu, nhược điểm
Căn cứ vào
hình thái
biểu hiện
TSCĐ hữu hình: có hình thái vật chất
cụ thể.
TSCĐ vô hình: không có hình thái
vật chất cụ thể nhưng xác định được
giá trị.
Giúp thấy được cơ cấu đầu tư vào
TSCĐ theo hình thái biểu hiện, từ đó
đánh giá và điều chỉnh cơ cấu cho
phù hợp.
Không thấy được kết cấu tài sản theo
tình hình sử dụng hay công dụng kinh
tế, gây khó khăn trong khai thác.
TRUNG TÂM ÔN THI HỌC KÌ TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ
Số 90 Ngõ 167 Tây Sơn
HOA QUỐC QUỲNH 21
Căn cứ theo
công dụng
kinh tế
Nhóm 1: TSCĐ tạo ra không gian
(nhà xưởng, kho bãi, văn phòng,...).
Nhóm 2: TSCĐ trực tiếp tham gia
vào sản xuất sản phẩm (máy móc,....).
Nhóm 3: phương tiện vận tải, cơ giới.
Nhóm 4: thiết bị, dụng cụ quản lý.
Nhóm 5: vườn cây lâu năm cho sp,...
Tạo điều kiện thuận lợi cho doanh
nghiệp dễ dàng khai thác các TSCĐ
hiện có.
Khó khăn trong việc thực hiện trích
khấu hao TSCĐ.
Căn cứ theo
tình hình sử
dụng
TSCĐ đang dùng.
TSCĐ chưa cần dùng.
TSCĐ không cần dùng (DN chưa
khấu hao hết nhưng không còn phù
hợp với yêu cầu sử dụng của DN).
TSCĐ chờ thanh lý (đã khấu hao hết
toàn bộ và chờ thanh lý).
Nắm được kết cấu TSCĐ theo tình
hình sử dụng nên thuận lợi cho việc
quản lí và trích khấu hao.
_ Tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ:
 Thời gian sử dụng trên 1 năm.
 Đáp ứng được tiêu chuẩn về giá trị theo quy định (từ 30 triệu VNĐ trở lên, theo TT
45/2013/TT-BTC).
 Chắc chắn mang lại lợi ích kinh tế trong tương lai.
 Nguyên giá tài sản được xác định 1 cách đáng tin cậy.
_ Phân biệt hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình:
Hao mòn hữu hình Hao mòn vô hình
Định nghĩa Là sự giảm dần về mặt giá trị sử dụng và theo đó làm
giảm dần giá trị của TSCĐ.
Là sự giảm thuần tuý về mặt
giá trị của TSCĐ.
Nguyên nhân
Thời gian sử dụng dài, cường độ sử dụng cao.
Do tác động của các yếu tố tự nhiên.
Sự ảnh hưởng của sức bền vật liệu.
Do sự phát triển mạnh mẽ của
khoa học kĩ thuật công nghệ.
_ Khấu hao tài sản cố định
 Khái niệm: là sự phân bổ 1 cách có hệ thống giá trị phải thu hồi của TSCĐ vào chi phí sản
xuất kinh doanh trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ (về mặt kế toán).
 Mục đích: nhằm thu hồi vốn để tái sản xuất tài sản cố định (giản đơn và mở rộng).
 Nguyên tắc khấu hao: phải dựa trên mức độ hao mòn thực tế của TSCĐ, đảm bảo tái sản
xuất TSCĐ.
: Về mặt tài chính, DN không chọn khấu hao theo đường thẳng, do sau 1 khoảng thời gian nhất
định, đồng tiền sẽ mất giá. Đồng thời, nhà quản lý sẽ dùng số tiền khấu hao được đem đi đầu tư để
có thêm lãi suất. Khi đó, khấu hao không chỉ để tái sản xuất mà còn để mở rộng sản xuất.
_ Quản lí TSCĐ:
 Quản lí hiện vật: quản lí về mặt vật chất + duy trì khả năng hoạt động của TSCĐ + phân
định trách nhiệm trong sử dụng TSCĐ.
 Quản lí về mặt giá trị: lựa chọn phương pháp khấu hao TSCĐ thích hợp + quản lý tốt quỹ
khấu hao TSCĐ.
3. Tài sản lưu động
_ Khái niệm: là tài sản tham gia trực tiếp vào 1 chu kì kinh doanh, có thời gian thu hồi vốn hoặc
thanh toán trong vòng 1 năm hoặc 1 chu kì kinh doanh bình thường của doanh nghiệp.
_ Đặc điểm:
TRUNG TÂM ÔN THI HỌC KÌ TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ
Số 90 Ngõ 167 Tây Sơn
HOA QUỐC QUỲNH 22
 Tham gia vào 1 chu kì kinh doanh.
 Thay đổi hình thái vật chất.
 Chuyển dịch 1 lần toàn bộ vào trong giá trị sản phẩm.
_ Hình thái biểu hiện: tiền và các khoản tương đương tiền, đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản
phải thu, hàng tồn kho, tài sản lưu động khác,...
_ Phân loại:
Nội dung Ưu điểm và nhược điểm
Căn cứ theo
hình thái biểu
hiện
Tiền và khoản tương đương tiền.
Đầu tư tài sản ngắn hạn.
Các khoản phải thu.
Hàng tồn kho.
Tài sản lưu động khác.
Đánh giá việc sử dụng TSLĐ theo từng
khoản mục để xem xét mức độ tổn kho và
khả năng thanh toán của doanh nghiệp, từ
đó đưa ra điều chỉnh hợp lí.
Căn cứ theo sự
vận động của
TSLĐ
TSLĐ trong khâu dự trữ sản
xuất.
TSLĐ trong khâu trực tiếp sản
xuất.
TSLĐ trong khâu lưu thông.
Thấy được kết cấu của TSLĐ theo từng
khâu của quá trình sản xuất kinh doanh, từ
đó đánh giá tình hình phân bổ TSLĐ trong
từng khâu sản xuất nhằm đẩy nhanh tốc độ
luân chuyển TSLĐ.
_ Quản lí TSLĐ:
Lý do quản lý Nội dung quản lí
Tiền mặt
Đảm bảo giao dịch KD hàng ngày.
Dự phòng cho các biến động bất
thường.
Nắm lấy cơ hội đầu tư, kiếm lời.
Xác định mức dự trữ tiền mặt hợp lí.
Quản lí chặt chẽ khoản thu – chi.
Việc đầu tư phải đảm bảo khả năng thanh
toán.
Hàng tồn
kho
Đảm bảo cho quá trình SXKD được
diễn ra bình thường, liên tục.
Giảm chi phí dự trữ, tránh ứ đọng
hàng.
Xác định lượng hàng tồn kho dự trữ cần
thiết.
Theo dõi, dự báo sự biến động của thị
trường hàng hoá, vật tư,...
Bảo quản tốt hàng tổn kho hay mua bảo
hiểm.
Khoản
phải thu
Ảnh hưởng trực tiếp đến tiêu thụ sản
phẩm của DN.
DN phát sinh thêm chi phí quản lí các
khoản phải thu.
Xác định chính sách bán chịu hợp lí.
Giảm thiểu rủi ro mất vốn.
Theo dõi vòng chặt chẽ các khoản phải thu
của khách hàng.
4. Chỉ tiêu đánh giá việc sử dụng tài sản
_ Chỉ tiêu đánh giá sử dụng tổng tài sản: vòng quay tổng TS = Tổng doanh thu / Tổng TS
 Ý nghĩa: với số tiền doanh nghiệp bỏ ra để đầu tư vào tổng tài sản sẽ tạo ra bao nhiêu doanh
thu, càng cao phản ánh việc sử dụng tài sản càng hiệu quả.
_ Chỉ tiêu đánh giá sử dụng TSCĐ: Hs(TSCĐ) = Doanh thu thuần / TSCĐ bình quân
 Ý nghĩa: cứ 1 đồng TSCĐ bình quân tham gia vào sản xuất kinh doanh của DN trong kỳ
đem lại bao nhiêu đồng doanh thu thuần (chỉ số càng cao – hiệu suất càng cao).
_ Chỉ tiêu đánh giá sử dụng TSLĐ: Hs(TSLĐ) = Doanh thu thuần / TSLĐ bình quân
 Ý nghĩa: 1 đồng TSLĐ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần.
TRUNG TÂM ÔN THI HỌC KÌ TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ
Số 90 Ngõ 167 Tây Sơn
HOA QUỐC QUỲNH 23
IV. Các khoản thu – chi của doanh nghiệp
1. Chi phí doanh nghiệp
_ Khái niệm: là những khoản tiền mà doanh nghiệp phải bỏ ra để thực hiện các hoạt động nhằm đạt
mục tiêu của DN.
_ Gồm: chi phí sản xuất kinh doanh, chi phí đầu tư tài chính, chi phí khác.
: Chi phí không bao gồm các khoản tiền phát sinh trong kì như ủng hộ, làm từ thiện,...
a. Chi phí sản xuất kinh doanh
_ Khái niệm: là chi phí liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của DN trong 1 thời kì nhất
định.
_ Phân loại:
Nội dung Ưu điểm và nhược điểm
Căn cứ vào
nội dung
kinh tế
Chi phí vật tư
Chi phí khấu hao TSCĐ
Chi phí tiền lương và các khoản trích theo
lương
Chi phí dịch vụ mua ngoài
Chi phí bằng tiền khác
Thấy được toàn bộ khoản chi phí
phát sinh của DN , giúp lập dự
toán chi phí sản xuất theo từng yếu
tố, kiểm tra sự cân đối trong từng
yếu tố chi phí.
Căn cứ vào
công dụng
kinh tế và
bộ phận
phát sinh
Chi phí sản xuất trực tiếp
Chi phí sản xuất gián tiếp
Chi phí tiêu thụ sản phẩm
Giúp xây dựng các định mức chi
tiêu, tập hợp chi phí và tính giá
thành cho từng loại sản phẩm, tạo
điều kiện thuận lợi cho việc phân
tích để tìm ra chi phí bất hợp lí,
Căn cứ theo
khoản mục
tính giá
thành
Chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí sản xuất chung
Chi phí bán hàng
Chi phí quản lí doanh nghiệp
Phân tích tác động của từng khoản
mục chi phí đến giá thành sản
phẩm.
Căn cứ vào
mối quan
hệ giữa chi
phí với quy
mô sản xuất
Chi phí cố định
Chi phí biến đổi
Thấy được xu hướng biến đổi của
từng loại chi phí theo quy mô kinh
doanh, từ đó nhà quản lí đưa ra
quyết định quy mô kinh doanh hợp
lí.
b. Chi phí đầu tư tài chính
_ Khái niệm: là chi phí liên quan đến hoạt động đầu tư vốn, huy động vốn, hoạt động tài chính khác
của DN trong một thời kì nhất định.
_ Bao gồm:
 Chi phí liên doanh liên kết
 Chi phí mua bán ngoại tệ, chứng khoán.
 Chi phí cho thuê tài sản.
 Chi phí trả lãi vay, hoạt động đầu tư cho vay.
2. Giá thành sản phẩm
_ Khái niệm: là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ chi phí mà DN bỏ ra để hoàn thành việc sản xuất và
tiêu thụ một loại sản phẩm nhất định.
_ Vai trò:
 Là căn cứ quan trọng để xác định giá bán cho sản phẩm.
TRUNG TÂM ÔN THI HỌC KÌ TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ
Số 90 Ngõ 167 Tây Sơn
HOA QUỐC QUỲNH 24
 Là công cụ quan trọng để kiểm tra, đánh giá chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh.
_ Phân biệt với chi phí sản xuất kinh doanh:
 Giá thành: biểu hiện lượng chi phí để hoàn thành việc sản xuất và tiêu thụ 1 đơn vị sản phẩm
hay khối lượng (chỉ tính đến những sản phẩm được tiêu thụ).
 Chi phí: chỉ tất cả những chi phí cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm mà doanh nghiệp phải bỏ
ra trong 1 thời kì nhất định (được tính cho cả những sản phẩm hoàn thành đã bán và những
sản phẩm đang làm dở dang).
_ Phân loại:
 Căn cứ theo thời điểm tính và nguồn số liệu để tính: giá thành kế hoạch + giá thành thực tế.
 Căn cứ theo phạm vi phát sinh: giá thành sản xuất sản phẩm + giá thành toàn bộ.
_ Ý nghĩa của việc hạ giá thành sản phẩm:
 Nâng cao khả năng cạnh tranh.
 Tăng lợi nhuận.
 Mở rộng quy mô sản xuất.
_ Các biện pháp hạ giá thành:
 Đổi mới kỹ thuật và công nghệ sản xuất.
 Tổ chức và quản lý tốt lao động, sản xuất và hoạt động tài chính.
3. Doanh thu và thu nhập khác của doanh nghiệp
_ Khái niệm: là toàn bộ số tiền mà DN thu được nhờ hoạt động kinh doanh của DN trong 1 thời kì
nhất định.
_ Nội dung: doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh thu từ hoạt động tài chính, doanh
thu khác.
_ Ý nghĩa:
 Là chỉ tiêu quan trọng trong đánh giá hoạt động kinh doanh của DN.
 Phản ánh trình độ tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của DN.
 Là nguồn tìa chính để đảm bảo trang trải chi phí sản xuất kinh doanh, thực hiện tái sản xuất
và các nghĩa vụ tài chính.
_ Các biện pháp tăng doanh thu:
 Nâng cao chất lượng sản phẩm.
 Tìm hiểu nhu cầu và xác định giá bán hợp lí.
 Đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ và thanh toán.
4. Lợi nhuận
_ Khái niệm: là khoản chênh lệhc giữa doanh thu và chi phí mà DN bỏ ra để đạt được doanh thu đó
từ các hoạt động kinh doanh của DN trong thời kì nhất định.
_ Ý nghĩa:
 Chỉ tiêu cơ bản đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của DN.
 Nguồn tích luỹ cơ bản để tái sản xuất mở rộng và tăng phúc lợi.
 Nguồn thu quan trọng của NSNN
_ Biện pháp tăng lợi nhuận: tăng doanh thu, giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm.
_ Các chỉ tiêu lợi nhuận tương đối:
 Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận doanh thu: ROS = Lợi nhuận/Doanh thu *100 (cứ 100 đồng doanh
thu sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận trong kì).
 Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận tổng tài sản: ROA = Lợi nhuận/Tổng TS bình quân trong kì *100
(cứ 100 đồng tài sản bình quân trong kì sẽ tạo bao nhiêu đồng lợi nhuận).
TRUNG TÂM ÔN THI HỌC KÌ TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ
Số 90 Ngõ 167 Tây Sơn
HOA QUỐC QUỲNH 25
 Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu: ROE = Lợi nhuận/VCSH bình quân *100 (cứ 100
đồng VCSH sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trong kì).
OTHK.vn - Tài Chính Tiền tệ - Hoa Quốc Quỳnh - Tài liệu Tặng SV HVNH.pdf
OTHK.vn - Tài Chính Tiền tệ - Hoa Quốc Quỳnh - Tài liệu Tặng SV HVNH.pdf
OTHK.vn - Tài Chính Tiền tệ - Hoa Quốc Quỳnh - Tài liệu Tặng SV HVNH.pdf
OTHK.vn - Tài Chính Tiền tệ - Hoa Quốc Quỳnh - Tài liệu Tặng SV HVNH.pdf
OTHK.vn - Tài Chính Tiền tệ - Hoa Quốc Quỳnh - Tài liệu Tặng SV HVNH.pdf
OTHK.vn - Tài Chính Tiền tệ - Hoa Quốc Quỳnh - Tài liệu Tặng SV HVNH.pdf
OTHK.vn - Tài Chính Tiền tệ - Hoa Quốc Quỳnh - Tài liệu Tặng SV HVNH.pdf
OTHK.vn - Tài Chính Tiền tệ - Hoa Quốc Quỳnh - Tài liệu Tặng SV HVNH.pdf
OTHK.vn - Tài Chính Tiền tệ - Hoa Quốc Quỳnh - Tài liệu Tặng SV HVNH.pdf
OTHK.vn - Tài Chính Tiền tệ - Hoa Quốc Quỳnh - Tài liệu Tặng SV HVNH.pdf
OTHK.vn - Tài Chính Tiền tệ - Hoa Quốc Quỳnh - Tài liệu Tặng SV HVNH.pdf
OTHK.vn - Tài Chính Tiền tệ - Hoa Quốc Quỳnh - Tài liệu Tặng SV HVNH.pdf
OTHK.vn - Tài Chính Tiền tệ - Hoa Quốc Quỳnh - Tài liệu Tặng SV HVNH.pdf
OTHK.vn - Tài Chính Tiền tệ - Hoa Quốc Quỳnh - Tài liệu Tặng SV HVNH.pdf
OTHK.vn - Tài Chính Tiền tệ - Hoa Quốc Quỳnh - Tài liệu Tặng SV HVNH.pdf
OTHK.vn - Tài Chính Tiền tệ - Hoa Quốc Quỳnh - Tài liệu Tặng SV HVNH.pdf
OTHK.vn - Tài Chính Tiền tệ - Hoa Quốc Quỳnh - Tài liệu Tặng SV HVNH.pdf
OTHK.vn - Tài Chính Tiền tệ - Hoa Quốc Quỳnh - Tài liệu Tặng SV HVNH.pdf
OTHK.vn - Tài Chính Tiền tệ - Hoa Quốc Quỳnh - Tài liệu Tặng SV HVNH.pdf
OTHK.vn - Tài Chính Tiền tệ - Hoa Quốc Quỳnh - Tài liệu Tặng SV HVNH.pdf
OTHK.vn - Tài Chính Tiền tệ - Hoa Quốc Quỳnh - Tài liệu Tặng SV HVNH.pdf
OTHK.vn - Tài Chính Tiền tệ - Hoa Quốc Quỳnh - Tài liệu Tặng SV HVNH.pdf
OTHK.vn - Tài Chính Tiền tệ - Hoa Quốc Quỳnh - Tài liệu Tặng SV HVNH.pdf
OTHK.vn - Tài Chính Tiền tệ - Hoa Quốc Quỳnh - Tài liệu Tặng SV HVNH.pdf
OTHK.vn - Tài Chính Tiền tệ - Hoa Quốc Quỳnh - Tài liệu Tặng SV HVNH.pdf
OTHK.vn - Tài Chính Tiền tệ - Hoa Quốc Quỳnh - Tài liệu Tặng SV HVNH.pdf
OTHK.vn - Tài Chính Tiền tệ - Hoa Quốc Quỳnh - Tài liệu Tặng SV HVNH.pdf
OTHK.vn - Tài Chính Tiền tệ - Hoa Quốc Quỳnh - Tài liệu Tặng SV HVNH.pdf
OTHK.vn - Tài Chính Tiền tệ - Hoa Quốc Quỳnh - Tài liệu Tặng SV HVNH.pdf
OTHK.vn - Tài Chính Tiền tệ - Hoa Quốc Quỳnh - Tài liệu Tặng SV HVNH.pdf
OTHK.vn - Tài Chính Tiền tệ - Hoa Quốc Quỳnh - Tài liệu Tặng SV HVNH.pdf
OTHK.vn - Tài Chính Tiền tệ - Hoa Quốc Quỳnh - Tài liệu Tặng SV HVNH.pdf
OTHK.vn - Tài Chính Tiền tệ - Hoa Quốc Quỳnh - Tài liệu Tặng SV HVNH.pdf
OTHK.vn - Tài Chính Tiền tệ - Hoa Quốc Quỳnh - Tài liệu Tặng SV HVNH.pdf
OTHK.vn - Tài Chính Tiền tệ - Hoa Quốc Quỳnh - Tài liệu Tặng SV HVNH.pdf
OTHK.vn - Tài Chính Tiền tệ - Hoa Quốc Quỳnh - Tài liệu Tặng SV HVNH.pdf
OTHK.vn - Tài Chính Tiền tệ - Hoa Quốc Quỳnh - Tài liệu Tặng SV HVNH.pdf
OTHK.vn - Tài Chính Tiền tệ - Hoa Quốc Quỳnh - Tài liệu Tặng SV HVNH.pdf
OTHK.vn - Tài Chính Tiền tệ - Hoa Quốc Quỳnh - Tài liệu Tặng SV HVNH.pdf
OTHK.vn - Tài Chính Tiền tệ - Hoa Quốc Quỳnh - Tài liệu Tặng SV HVNH.pdf
OTHK.vn - Tài Chính Tiền tệ - Hoa Quốc Quỳnh - Tài liệu Tặng SV HVNH.pdf
OTHK.vn - Tài Chính Tiền tệ - Hoa Quốc Quỳnh - Tài liệu Tặng SV HVNH.pdf
OTHK.vn - Tài Chính Tiền tệ - Hoa Quốc Quỳnh - Tài liệu Tặng SV HVNH.pdf
OTHK.vn - Tài Chính Tiền tệ - Hoa Quốc Quỳnh - Tài liệu Tặng SV HVNH.pdf

More Related Content

Similar to OTHK.vn - Tài Chính Tiền tệ - Hoa Quốc Quỳnh - Tài liệu Tặng SV HVNH.pdf

Tài Chính Tiền Tệ
Tài Chính Tiền TệTài Chính Tiền Tệ
Tài Chính Tiền TệNguyễn Long
 
BÀI GIẢNG TÀI CHÍNH TIỀN TỆ
BÀI GIẢNG TÀI CHÍNH TIỀN TỆBÀI GIẢNG TÀI CHÍNH TIỀN TỆ
BÀI GIẢNG TÀI CHÍNH TIỀN TỆBin Bin
 
nh381_D2gHmLAdbITT2F_104141.doc
nh381_D2gHmLAdbITT2F_104141.docnh381_D2gHmLAdbITT2F_104141.doc
nh381_D2gHmLAdbITT2F_104141.doccuong19011996
 
Bài giảng lý thuyết tài chính học viên ngân hàng _Nhận làm luận văn Miss Mai ...
Bài giảng lý thuyết tài chính học viên ngân hàng _Nhận làm luận văn Miss Mai ...Bài giảng lý thuyết tài chính học viên ngân hàng _Nhận làm luận văn Miss Mai ...
Bài giảng lý thuyết tài chính học viên ngân hàng _Nhận làm luận văn Miss Mai ...Nguyễn Thị Thanh Tươi
 
Baigiang Tc Tt1
Baigiang Tc Tt1Baigiang Tc Tt1
Baigiang Tc Tt1thuba2203
 
Một số vấn đề về Thanh toán không dùng tiền mặt tại NHĐT&PT Cao Bằng - Thực t...
Một số vấn đề về Thanh toán không dùng tiền mặt tại NHĐT&PT Cao Bằng - Thực t...Một số vấn đề về Thanh toán không dùng tiền mặt tại NHĐT&PT Cao Bằng - Thực t...
Một số vấn đề về Thanh toán không dùng tiền mặt tại NHĐT&PT Cao Bằng - Thực t...Dương Hà
 
đề Cương tài chính tiền tệ
đề Cương tài chính tiền tệđề Cương tài chính tiền tệ
đề Cương tài chính tiền tệNguyễn Linh
 
Câu hỏi ktct laptop-v9 gvovcd
Câu hỏi ktct laptop-v9 gvovcdCâu hỏi ktct laptop-v9 gvovcd
Câu hỏi ktct laptop-v9 gvovcdThoNguynTh36
 
Ly thuyet tai chinh tien te
Ly thuyet tai chinh tien teLy thuyet tai chinh tien te
Ly thuyet tai chinh tien teHang Vo Thi Thuy
 
Một số vấn đề về thanh toán không dùng tiền mặt tại nhđt&pt cao bằng thực t...
Một số vấn đề về thanh toán không dùng tiền mặt tại nhđt&pt cao bằng   thực t...Một số vấn đề về thanh toán không dùng tiền mặt tại nhđt&pt cao bằng   thực t...
Một số vấn đề về thanh toán không dùng tiền mặt tại nhđt&pt cao bằng thực t...taothichmi
 
Bai giang-ly-thuyet-tai-chinh-tien-te
Bai giang-ly-thuyet-tai-chinh-tien-teBai giang-ly-thuyet-tai-chinh-tien-te
Bai giang-ly-thuyet-tai-chinh-tien-teDiemmy Phamnguyen
 
Bài giảng môn lý thuyết tài chính tiền tệ
Bài giảng môn lý thuyết tài chính   tiền tệBài giảng môn lý thuyết tài chính   tiền tệ
Bài giảng môn lý thuyết tài chính tiền tệTrường An
 
Câu hỏi ôn thi phần tự luận lý thuyết tài chính tiền tệ (vb2)
Câu hỏi ôn thi phần tự luận lý thuyết tài chính tiền tệ (vb2)Câu hỏi ôn thi phần tự luận lý thuyết tài chính tiền tệ (vb2)
Câu hỏi ôn thi phần tự luận lý thuyết tài chính tiền tệ (vb2)https://www.facebook.com/garmentspace
 
de an mon hoc (44).doc
de an mon hoc  (44).docde an mon hoc  (44).doc
de an mon hoc (44).docLuanvan84
 

Similar to OTHK.vn - Tài Chính Tiền tệ - Hoa Quốc Quỳnh - Tài liệu Tặng SV HVNH.pdf (20)

Tài Chính Tiền Tệ
Tài Chính Tiền TệTài Chính Tiền Tệ
Tài Chính Tiền Tệ
 
Bài giảng tài chính tiền tệ
Bài giảng tài chính tiền tệBài giảng tài chính tiền tệ
Bài giảng tài chính tiền tệ
 
Câu hỏi ktct
Câu hỏi ktctCâu hỏi ktct
Câu hỏi ktct
 
BÀI GIẢNG TÀI CHÍNH TIỀN TỆ
BÀI GIẢNG TÀI CHÍNH TIỀN TỆBÀI GIẢNG TÀI CHÍNH TIỀN TỆ
BÀI GIẢNG TÀI CHÍNH TIỀN TỆ
 
nh381_D2gHmLAdbITT2F_104141.doc
nh381_D2gHmLAdbITT2F_104141.docnh381_D2gHmLAdbITT2F_104141.doc
nh381_D2gHmLAdbITT2F_104141.doc
 
On tap tctt_0417
On tap tctt_0417On tap tctt_0417
On tap tctt_0417
 
Bài giảng lý thuyết tài chính học viên ngân hàng _Nhận làm luận văn Miss Mai ...
Bài giảng lý thuyết tài chính học viên ngân hàng _Nhận làm luận văn Miss Mai ...Bài giảng lý thuyết tài chính học viên ngân hàng _Nhận làm luận văn Miss Mai ...
Bài giảng lý thuyết tài chính học viên ngân hàng _Nhận làm luận văn Miss Mai ...
 
đề Cương tài chính tiền tệ
đề Cương tài chính tiền tệđề Cương tài chính tiền tệ
đề Cương tài chính tiền tệ
 
Baigiang Tc Tt1
Baigiang Tc Tt1Baigiang Tc Tt1
Baigiang Tc Tt1
 
Một số vấn đề về Thanh toán không dùng tiền mặt tại NHĐT&PT Cao Bằng - Thực t...
Một số vấn đề về Thanh toán không dùng tiền mặt tại NHĐT&PT Cao Bằng - Thực t...Một số vấn đề về Thanh toán không dùng tiền mặt tại NHĐT&PT Cao Bằng - Thực t...
Một số vấn đề về Thanh toán không dùng tiền mặt tại NHĐT&PT Cao Bằng - Thực t...
 
đề Cương tài chính tiền tệ
đề Cương tài chính tiền tệđề Cương tài chính tiền tệ
đề Cương tài chính tiền tệ
 
Câu hỏi ktct laptop-v9 gvovcd
Câu hỏi ktct laptop-v9 gvovcdCâu hỏi ktct laptop-v9 gvovcd
Câu hỏi ktct laptop-v9 gvovcd
 
Ly thuyet tai chinh tien te
Ly thuyet tai chinh tien teLy thuyet tai chinh tien te
Ly thuyet tai chinh tien te
 
Một số vấn đề về thanh toán không dùng tiền mặt tại nhđt&pt cao bằng thực t...
Một số vấn đề về thanh toán không dùng tiền mặt tại nhđt&pt cao bằng   thực t...Một số vấn đề về thanh toán không dùng tiền mặt tại nhđt&pt cao bằng   thực t...
Một số vấn đề về thanh toán không dùng tiền mặt tại nhđt&pt cao bằng thực t...
 
Bai giang-ly-thuyet-tai-chinh-tien-te
Bai giang-ly-thuyet-tai-chinh-tien-teBai giang-ly-thuyet-tai-chinh-tien-te
Bai giang-ly-thuyet-tai-chinh-tien-te
 
Bài giảng môn lý thuyết tài chính tiền tệ
Bài giảng môn lý thuyết tài chính   tiền tệBài giảng môn lý thuyết tài chính   tiền tệ
Bài giảng môn lý thuyết tài chính tiền tệ
 
Câu hỏi ôn thi phần tự luận lý thuyết tài chính tiền tệ (vb2)
Câu hỏi ôn thi phần tự luận lý thuyết tài chính tiền tệ (vb2)Câu hỏi ôn thi phần tự luận lý thuyết tài chính tiền tệ (vb2)
Câu hỏi ôn thi phần tự luận lý thuyết tài chính tiền tệ (vb2)
 
de an mon hoc (44).doc
de an mon hoc  (44).docde an mon hoc  (44).doc
de an mon hoc (44).doc
 
Cơ sở lý luận về ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường.docx
Cơ sở lý luận về ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường.docxCơ sở lý luận về ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường.docx
Cơ sở lý luận về ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường.docx
 
Monetary k42-2005
Monetary k42-2005Monetary k42-2005
Monetary k42-2005
 

OTHK.vn - Tài Chính Tiền tệ - Hoa Quốc Quỳnh - Tài liệu Tặng SV HVNH.pdf

  • 1. 1 Tài liệu học tập TÀI CHÍNH TIỀN TỆ Dành riêng cho Sinh viên Học Viện Ngân Hàng
  • 2. 2 Biên soạn Th.S Hoa Quốc Quỳnh Khóa K17 – Học Viện Ngân Hàng Thay mặt Trung tâm Ôn Thi Học Kì, anh Quỳnh gửi tặng các em món quà nhỏ mà anh tổng hợp được trong suốt khoảng thời gian đi dạy. Trung tâm Ôn Thi Học Kì không bán bất kỳ tài liệu nào, chúng tôi luôn sẵn sàng cho tặng các em hoàn toàn miễn phí. Ngoài ra còn cả một kho tàng chứa trong group “Đề Thi và Tài Liệu BA” nhé dịch bệnh nguy hiểm các em vào đó mà xem nha. Tài liệu có tham khảo và tổng hợp chắt lọc từ Giáo trình Tài chính – Tiền Tệ Học Viện Ngân Hàng. Hy vọng tài liệu này sẽ giúp ích được cho các em để chúng ta cùng nhau vượt qua Tài chính Tiền Tệ đầy gian nan nhé! Một ngàn lời chúc đến với các em trong học kỳ này!
  • 3. TRUNG TÂM ÔN THI HỌC KÌ TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ Số 90 Ngõ 167 Tây Sơn HOA QUỐC QUỲNH 1 CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ TÀI CHÍNH VÀ TIỀN TỆ I. Những vấn đề cơ bản về tiền tệ 1. Bản chất tiền tệ a) Sự ra đời của tiền tệ _ Sự trao đổi trực tiếp H-H:  Cuối thời kì công xã nguyên thuỷ => chuyên môn hoá xuất hiện, 1 người sản xuất 1 loại hàng hoá => nhu cầu trao đổi trực tiếp H-H.  Điều kiện: có sự trùng hợp kép về nhu cầu giữa những người tham gia trao đổi về thời gian, địa điểm trao đổi cũng như giá trị sử dụng của hàng hoá có nhu cầu trao đổi.  Hạn chế:  Chi phí cơ hội cao (chi phí thời gian, chờ đợi, tìm kiếm tác nhân thoả mãn nhu cầu trao đổi,...).  Khi năng suất lao động ngày càng tăng lên, lượng hàng hoá tăng lên thì trao đổi H-H kìm hãm sự phát triển của sản xuất lưu thông hàng hoá.  Khó khăn trong việc xác định tỉ lệ trao đổi cũng như xác định tiền lẻ trả lại khi hàng hoá trao đổi với nhau không tương xứng về mặt giá trị. _ Sự trao đổi gián tiếp H-vật trung gian-H:  Bản chất của tiền tệ: 1 vật được chấp nhận làm môi giới trung gian trong trao đổi và là phương tiện thanh toán các khoản nợ thì được coi là tiền tệ.  Tiền tệ ra đời góp phần tăng tốc độ trao đổi hàng hoá, tiết kiệm chi phí trao đổi, đẩy mạnh quá trình chuyên môn hoá và hiệu quả sản xuất xã hội. b) Sự phát triển các hình thái tiền tệ _ Tiền hàng hoá (hoá tệ phi kim loại):  Điều kiện để hàng hoá được chọn làm tiền tệ: hàng hoá thông thường có tần số trao đổi nhiều nhất.  Hạn chế:  Khó khăn trong việc chia nhỏ để trả lại tiền lẻ.  Không đồng nhất, khó bảo quản.  Khó di chuyển với khối lượng lớn.  Chỉ được chấp thuận trong 1 vùng nhất định. _ Tiền vàng (1870 - 1914):  Khắc phục được so với tiền hàng hoá:  Dễ bảo quản.  Dễ chia nhỏ để trả lại, dễ hợp nhất.  Đồng nhất.  Hạn chế:  Khó khăn trong di chuyển.  Khi sản xuất phát triển, vàng dễ khan hiểm => khủng hoảng thừa. _ Tiền giấy: bản thân tiền giấy không có giá trị, nhưng do sự tín nhiệm của mọi người mà nó được coi là có giá trị và được lưu thông.  Ưu điểm:  Dễ vận chuyển với khối lượng lớn so với tiền kim loại.  Chi phí in ấn, chạm khắc thấp.  Có thể hình thành nhiều mệnh giá khác nhau (quy luật in tiền 1,2,5) => tạo ra bộ phận tiền lẻ dễ dàng trả lại.
  • 4. TRUNG TÂM ÔN THI HỌC KÌ TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ Số 90 Ngõ 167 Tây Sơn HOA QUỐC QUỲNH 2  Hạn chế:  Dễ rách, dễ bị làm giả.  Cồng kềnh, mất an toàn khi giao dịch với khối lượng lớn.  Có thể rơi vào tình trạng bất ổn định do sự phức tạp của việc giữ tiền giấy khan hiếm trong lưu thông và điều chỉnh nó phù hợp với sự trao đổi hàng hoá. _ Tiền qua ngân hàng:  Ưu điểm:  Tiết kiệm chi phí giao dịch  Tốc độ thanh toán cao, an toàn, đơn giản => tăng hiệu quả kinh tế  Thuận tiện cho việc thanh toán các giao dịch có giá trị lớn.  Hạn chế:  Chi phí về thời gian, xử lý chứng từ.  Chi phí hiện đại hoá ngân hàng. c) Tính chất của tiền tệ _ Tính được chấp nhận: đặc tính quan trọng nhất. _ Tính dễ nhận biết: được quy định bới những dấu hiệu đặc thù riêng. _ Tính có thể chia nhỏ được. _ Tính lâu bền. _ Tính dễ vận chuyển. _ Tính khan hiếm: do nhà nước sử dụng các chỉnh sách điều tiết và kiểm soát. _ Tính đồng nhất. 2. Các chức năng của tiền tệ _ Phương tiện trao đổi  Phương tiện trao đổi – nhằm thực hiện giá trị của hàng hoá.  Tiền tệ làm phương tiện trao đổi khắc phục được những hạn chế của quá trình trao đổi trực tiếp => tiết kiệm các chi phí giao dịch (tìm kiếm, chờ đợi tác nhân thoả mãn nhu cầu trao đổi) => tăng tính hiệu quả của sản xuất xã hội. _ Đơn vị tính toán giá trị: Chức năng này biểu hiện giá trị hàng hoá thành tiền => hàng hoá có thể so sánh với nhau về mặt lượng.  Tiết kiệm được chi phí giao dịch (do giảm số lần hình thành giá trung gian so với khi trao đổi trực tiếp).  Tăng cường hiệu quả sản xuất xã hội. _ Phương tiện tích luỹ giá trị: Chức năng này giúp tích luỹ sức mua trong thời gian nhận thu nhập cho đến khi sử dụng chúng. 3. Vai trò của tiền tệ _Đối với nền kinh tế vĩ mô  Tiền tệ được sử dụng để xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế quốc dân và thiết lập các mối quan hệ cân đối về mặt giá trị trong toàn bộ nền kinh tế.  Tiền tệ còn là công cụ xây dựng một hệ thống chỉ tiêu kiểm soát về mặt giá trị mọi hoạt động của nền kinh tế, căn cứ để thanh tra giám sát và xử lí các vi phạm nhằm đảm bảo sự ổn định và trôi chảy trong các hoạt động kinh tế của 1 quốc gia.  Tiền tệ thông qua chức năng của nó còn là cơ sở để hình thành nên hoạt động tài chính tín dụng nhằm phân phối lại vốn tiền tệ trong toàn bộ nền kinh tế một cách có hiệu quả. _ Đối với nền kinh tế vi mô
  • 5. TRUNG TÂM ÔN THI HỌC KÌ TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ Số 90 Ngõ 167 Tây Sơn HOA QUỐC QUỲNH 3  Tiền tệ là phương tiện để đo lường, thúc đẩy tính hiệu quả trong kinh doanh và khả năng cạnh tranh của từng chủ thể kinh doanh.  Tiền tệ dùng để xác định tổng doanh thu, tổng chi phí, tính toán lãi lỗ, từ đó làm căn cứ quyết định đầu tư.  Xây dựng các định mức kinh tế kĩ thuật, tiêu hao nguyên liệu làm tiêu chuẩn đo lường tính hiệu quả việc sử dụng các nguồn lực.  Tiền tệ như dầu bôi trơn cho cỗ máy tái sản xuất mở rộng của từng doanh nghiệp để hoạt động trôi chảy. 4. Đô la hoá _ Là hiện tượng đồng ngoại tệ được sử dụng để thay thế một phần hoặc toàn bộ đồng nội tệ trong phạm vi 1 quốc gia. _ Đo lường: tỷ lệ Tiền gửi ngoại tệ/ Tổng phương tiện thanh toán = FCD/M2 _ Phân loại:  Đô la hoá không chính thức: đồng ngoại tệ được sử dụng rộng rãi trong nền kinh tế mặc dù không được quốc gia đó công nhận.  Đô la hoá bán chính thức: quốc gia đó có hệ thống lưu hành chính thức 2 đồng tiền.  Đô la hoá chính thức: đồng ngoại tệ là đồng tiền hợp phát duy nhất được lưu hành. II. Tổng quan về tài chính 1. Khái quát về sự ra đời và phát triển của tài chính _ Tài chính là một phạm trù kinh tế và là một phạm trù lịch sử, ra đời trong những điều kiện lịch sử nhất định, khi có các hiện tượng kinh tế - xã hội khách quan xuất hiện và tồn tại. _ Tài chính ra đời do hai điều kiện:  Thứ nhất, đó là sự ra đời của quá trình sản xuất, trao đổi hàng hoá thông qua tiền tệ (kinh tế hàng hoá tiền tệ).  Tiền ra đời làm cho hàng hoá được mang đi trao đổi một cách dễ dàng. Sản phẩm được trao đổi liên tục dẫn đến sự vận động của tiền tệ, làm phát sinh thu nhập của người sản xuất hàng hoá, hình thành các quỹ tiền tệ của các chủ thể kinh tế.  Quá trình phát triển của sản xuất hàng hoá đòi hỏi các quỹ tiền tệ được tạo lập, phân phối, sử dụng. Đó chính là cơ sở làm nảy sinh phạm trù tài chính.  Điều kiện quyết định đến sự ra đời của tài chính  Thứ hai, đó là sự xuất hiện của nhà nước. Đây là điều kiện mang tính định hướng cho tài chính phát triển, môi trường pháp lý cho hoạt động phân phối của tài chính gắn với việc tạo lập và sử dụng quỹ tiền tệ của chủ thể kinh tế - xã hội. Tự cung tự cấp Trao đổi đơn giản Trao đổi hàng hoá mở rộng Tiền làm phương tiện trung gian
  • 6. TRUNG TÂM ÔN THI HỌC KÌ TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ Số 90 Ngõ 167 Tây Sơn HOA QUỐC QUỲNH 4 : Tại sao sự xuất hiện của nhà nước lại là điều kiện mang tính định hướng cho tài chính phát triển ?  Nhà nước ra đời làm nảy sinh những quan hệ kinh tế gắn với việc hình thành, phân phối và sử dụng quỹ tiền tệ của riêng mình để thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của mình.  Đưa ra các chính sách, cơ chế, pháp luật nhằm thúc đẩy kinh tế hàng hoá tiền tệ phát triển; tác động đến sự vận động độc lập của các nguồn tài chính và tạo ra môi trường thuận lợi cho sự hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ của các chủ để trong xã hội.  Nhà nước có quyền lực chính trị: nhà nước nắm việc in tiền, do dùng tiền vằng dễ bị hao hụt khi cắt nhỏ, sản xuất và trao đổi hàng hoá thấp đi.  Chuyển sang tiền giấy, giúp cho việc sản xuất và trao đổi hàng hoá phát triển. 2. Bản chất của tài chính : Tài chính không phải là tiền. _ Về hình thức, tài chính là:  Quá trình tạo lập, sử dụng quỹ tiền.  Thu vào, chi ra bằng tiền của các chủ thể xã hội.  Sự vận động của nguồn tài chính. : Khi mua bán, trao đổi ngay lập tức: tuy rằng có sự thay đổi về quỹ tiền tệ ở cả 2 bên nhưng 2 bên vẫn nhận lại được hàng hoá.  Đây không phải là quan hệ tài chính. - Khi mua hàng trước, thanh toán tiền hàng sau.  Đây là quan hệ tài chính. : Nguồn tài chính theo khái niệm rộng là khả năng tài chính mà các chủ thể có thể khai thác và sử dụng. Trong đó:  Về nội dung: biểu hiện chính là của cải xã hội dưới hình thức giá trị (GDP, GNP,...)  Về hình thức:  Nguồn tài chính hữu hình tồn tại dưới hình thái giá trị (tiền, vàng, ngoại tệ) hay hiện vật (bất động sản, tài nguyên, đất đai).  Nguồn tài chính vô hình là nguồn tài chính không có hình thái vật chất cụ thể như: phần mềm, dữ liệu, thông tin, hình ảnh, phát minh, sáng chế, bí quyết, thương hiệu,... Những sản phẩm trên bản thân chúng có giá trị và trong điều kiện kinh tế thị trường chúng có thể chuyển thành tiền thông qua hoạt động mua bán. _ Về thực chất: tài chính phản ảnh hệ thống các quan hệ phân phối của cải xã hội dưới hình thức gia trị thông qua quá trình tạo lập va sử dụng quỹ tiền tệ nhằm đáp ứng các mục tiêu khác nhau của các chủ thể trong xã hội. : Các quan hệ tài chính xuất hiện chắc chắn làm xuất hiện tiền tệ, nhưng sự xuất hiện tiền tệ chưa chắc đã làm xuất hiện tài chính. 3. Chức năng của tài chính a. Chức năng phân phối _ Khái niệm: là quá trình phân phối của cải xã hội dưới hình thức giá trị, là sự phân phối lợi ích không chỉ đảm bảo cho nhu cầu tiêu dùng, cho quá trình sản xuất kinh doanh phát triển bền vững mà còn là công cụ giải quyết sự hài hoà lợi ích vì mục tiêu công bằng xã hội.  Chức năng vốn có của tài chính, thể hiện bản chất của tài chính trong đời sống kinh tế - xã hội. _ Chủ thể của phân phối: thoả mãn một trong các tiêu chí sau
  • 7. TRUNG TÂM ÔN THI HỌC KÌ TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ Số 90 Ngõ 167 Tây Sơn HOA QUỐC QUỲNH 5  Có quyền sở hữu các nguồn tài chính.  Có quyền sử dụng nguồn tài chính (là những người đi vay vốn tín dụng để hoạt động).  Có quyền lực chính trị: Nhà nước có quyền lực chính trị, có thể huy động, phân phối và sử dụng một phần các nguồn lực tài chính để đáp ứng yêu cầu thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình.  Có sự ràng buộc của các quan hệ xã hội: các tổ chức xã hội, tổ chức chính trị,... nhận được sự đóng góp, ủng hộ của các cá nhân, tổ chức trong xã hội. _ Kết quả phân phối: chuyển dịch giá trị từ quỹ tiền tệ này sang quỹ tiền tệ khác. _ Đặc điểm của phân phối:  Luôn gắn liền với việc hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ nhất định.  Phân phối diễn ra dưới hình thức giá trị, không kèm theo sự thay đổi hình thái giá trị.  Phân phối diễn ra trong một chu trình khép kín bao gồm phân phối lần đầu và phân phối lại. b. Chức năng kiểm tra, giám sát _ Khái niệm: kiểm tra toàn bộ quá trình tạo lập, phân bổ và sử dụng nguồn tài chính, các quỹ tiền tệ của các chủ thể trong xã hội nhằm đảm bảo cho quá trình phân phối diễn ra đúng mục đích của chủ thể phân phối với hiệu quả phân phối cao nhất. _ Chủ thể kiểm tra tài chính: chủ thể phân phối – người có quyền sở hữu hay quyền sử dụng nguồn tài chính. _ Mục đích kiểm tra:  Đảm bảo tính hiệu quả của quá trình phân phối.  Nhằm phát hiện những rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra trong quá trình phân phối để có những biện pháp ngăn ngừa, hạn chế và kiểm soát các rủi ro. : Kiểm tra tài chính là thuộc tính tất yếu khách quan của phạm trù tài chính, xuất phát từ bản chất của tài chính. Chức năng kiểm tra gắn liền với chức năng phân phối của tài chính. III. Hệ thống tài chính 1. Các quan niệm về hệ thống tài chính a. Quan niệm thứ nhất _ Căn cứ vào mục tiêu kiểm soát lãi suất, hệ thống tài chính được chia thành hai mô hình: hệ thống tài chính được kiểm soát và hệ thống tài chính tự do. Hệ thống tài chính được kiểm soát Hệ thống tài chính tự do Ưu điểm _ Kiểm soát được lạm phát trong nền kinh tế do điều chỉnh được lượng cung tiền trong xã hội (do khi lạm phát, ấn định mức lãi suất cao => người dân gửi tiền => cung tiền giảm => lạm phát giảm).  Ổn định kinh tế _ Lãi suất vận động theo quy luật thị trường. Nhược điểm _ Bóp méo lãi suất thị trường. _ Khi lãi suất bị cố định, NHTW không biết được lượng cầu tiền trong nền kinh tế.  Không kiểm soát được lượng cung tiền ra. _ Khó theo đuổi các mục tiêu của nhà nước. b. Quan niệm thứ hai
  • 8. TRUNG TÂM ÔN THI HỌC KÌ TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ Số 90 Ngõ 167 Tây Sơn HOA QUỐC QUỲNH 6 _ Theo quan điểm xuất phát từ các chủ thể trong nền kinh tế (theo quan niệm thứ hai) hệ thống tài chính là tổng thể các hoạt động tài chính trong các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế quốc dân, nhưng có quan hệ hữu cơ với nhau trong quá trình tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ nhằm đáp ứng các nhu cầu khác nhau của các chủ thể kinh tế - xã hội. _ Mô hình: _ Phân tích: (nét liền thể hiện quan hệ trực tiếp, nét đứt thể hiện quan hệ gián tiếp)  Ngân sách nhà nước giữ vị trí chủ đạo trong hệ thống tài chính (điều tiết, chi phối và hướng dẫn các khâu tài chính khác).  Tài chính doanh nghiệp và tài chính hộ gia đình và các tổ chức xã hội là khâu cơ sở, cung cấp tiền thông qua việc gửi vào các khâu trung gian bao gồm tín dụng và bảo hiểm. _ Ưu điểm: phù hợp với các quốc gia có nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi (do cần sự can thiệp khá sâu của nhà nước nhằm bảo vệ và thúc đẩy khi nền kinh tế chưa đủ sức cạnh tranh với toàn cầu). _ Nhược điểm: không phù hợp với nền kinh tế hội nhập sâu rộng (do khi mở cửa, sự can thiệp của nhà nước giảm dần, các dòng vốn luân chuyển một cách nhạy bén trong phạm vi toàn cầu). c. Quan niệm thứ ba _ Theo cách thức luân chuyển và cung ứng vốn trong nền kinh tế, hệ thống tài chính là một tổng thể bao gồm:  Người tiết kiệm: có nhu cầu về các công cụ tài chính, cung cấp nguồn vốn dư thừa tạm thời cho thị trường (hộ gia đình, doanh nghiệp, ngân sách nhà nước,…)  Người đầu tư: có nhu cầu vốn để sản xuất kinh doanh hoặc tiêu dùng, phát hành công cụ tài chính đa dạng, cung cấp hàng hoá (công cụ tài chính) cho thị trường tài chính  Thị trường tài chính: nơi mua bán các công cụ tài chính, nhờ đó mà vốn được chuyển giao 1 cách trực tiếp từ các chủ thể dư thừa vốn đến các chủ thể có nhu cầu về vốn.  Các tổ chức tài chính (định chế tài chính trung gian): tổ chức chuyên thực hiện cung cấp các dịch vụ, sản phẩm tài chính cho khách hàng (ngân hàng, công ty bảo hiểm, công ty tài chính,…)  Các tổ chức giám sát và điều hành hệ thống tài chính Ngân sách nhà nước Thị trường tài chính Tài chính doanh nghiệp Bảo hiểm Tín dụng Tài chính hộ gia đình và các tổ chức xã hội HỆ THỐNG TÀI CHÍNH THEO CÁC KHÂU TÀI CHÍNH
  • 9. TRUNG TÂM ÔN THI HỌC KÌ TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ Số 90 Ngõ 167 Tây Sơn HOA QUỐC QUỲNH 7 _ Sơ đồ dòng tiền: Thị trường tài chính trực tiếp Trung gian tài chính Người có vốn _ Lãi suất cao hơn khi gửi ngân hàng. _ Rủi ro nhiều hơn khi gửi ngân hàng (mất tiền, không rút được tiền khi cần,...) _ Lãi suất gửi thấp hơn khi cho vay trên TTTCTT. _ Độ an toàn cao hơn. Người cần vốn _ Lãi suất thấp hơn khi đi vay ngân hàng. _ Quy mô vốn lớn (cần tạo dựng uy tín). _ Thời gian vay dài (>1 năm) _ Lãi suất cao hơn khi đi vay trên TTTCTT. _ Quy mô vốn thấp hơn (thoả mãn những điều kiện nhất định). _ Mũi tên 2 chiều qua lại giữa trung gian tài chính và TTTCTT cho thấy có lúc TGTC cung cấp vốn trực tiếp cho TTTCTT, có lúc ngược lại. Ví dụ: NHTW bán trái phiếu. _ Các chủ thể kinh tế (doanh nghiệp, hộ gia đình, chính phủ,...) không cấu thành trong hệ thống tài chính nhưng lại là tác nhân đóng vai trò cực kì quan trọng trong việc cung ứng và hấp thụ vốn đối với nền kinh tế, tạo điều kiện hệ thống tài chính hoạt động lành mạnh. _ Mô hình giám sát tài chính được chia thành 4 loại:  Mô hình giám sát thể chế: địa vị pháp lý của tổ chức tài chính sẽ quyết định cơ quan quản lý nào có trách nhiệm giám sát hoạt động của nó. Khi đó, có 3 cơ quan tương ứng khác nhau, riêng biệt, giám sát hệ thống tài chính, gồm ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán. Điều này sẽ giúp các cơ quan hạot động chuyên biệt, có những nghiệp vụ và quy định riêng. Mô hình này phổ biển ở các quốc gia có thị trường tài chính chưa thực sự phát triển (Thái Lan, Trung Quốc). Tuy nhiên, nhược điểm của mô hình này là cơ quan nhà nước vừa đóng vai trò xây dựng cơ chế chính sách, vừa đóng vai trò thanh tra giám sát hoạt động, khiến việc thanh tra
  • 10. TRUNG TÂM ÔN THI HỌC KÌ TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ Số 90 Ngõ 167 Tây Sơn HOA QUỐC QUỲNH 8 giám sát khó minh bạch, đồng thời khó xác định trách nhiệm trong việc quản lý những sản phẩm thuộc nhiều lĩnh vực 1 lúc. Để khắc phục nhược điểm này, ở 1 số quốc gia như Thái Lan thực hiện kí kết biên bản ghi nhớ hợp tác, chia sẻ thông tin và phối hợp hành động theo nguyên tắc tự nguyện giữa các cơ quan giám sát với nhau.  Mô hình giám sát chức năng: việc giám sát được xác định bởi hoạt động kinh doanh của các thực thể, không quan tâm đến hình thức pháp lý. Điểm khác biệt so với mô hình giám sát thể chế đó là 1 thực thể tham gia kinh doanh nhiều loại hoạt động sẽ chịu sự giám sát của nhiều hơn 1 cơ quan. Vì vậy mô hình này đòi hỏi các cơ quan có sự phân định rõ ràng giữa các cơ quan, thường được áp dụng ở những nước có hệ thống tài chính phát triển, nơi mà có những sản phẩm tài chính phức tạp (như Pháp, Ý). Ưu điểm của mô hình là loại trừ các kẽ hở giám sát (tránh nhiều cơ quan giám sát cùng thực hiện 1 quy định theo nhiều hướng). Nhược điểm là khó xác định 1 sản phẩm tài chính chịu sự quản lý của cơ quan nào do sự phát triển nhanh chóng của lĩnh vực tài chính.  Mô hình giám sát lưỡng đỉnh: 1 cơ quan giám sát an toàn của hệ thống (prudent) và 1 cơ quan giám sát hoạt động kinh doanh cụ thể của các tổ chức tài chính (conduct-of-business) nhằm bảo vệ lợi ích của khách hàng. Đây được coi là mô hình tối ưu trong việc đảm bảo sự minh bạch, toàn vẹn thị trường và bảo vệ người tiêu dùng. Tuy nhiên mô hình làm nảy sinh mâu thuẫn khi phải lựa chọn giữa sự an toàn của hệ thống và bảo vệ người tiêu dùng. Do những cơ quan này thường ưu tiên sự an toàn của hệ thống và người tiêu dùng chịu thiệt, nên 1 số quốc gia áp dụng mô hình này như Đức, Úc, quyết định thành lập thêm các cơ quan giám sát bổ sung để cân bằng lợi ích cho người tiêu dùng như “Uỷ ban cạnh tranh và người tiêu dùng”.  Mô hình giám sát hợp nhất: chỉ có 1 cơ quan giám sát duy nhất chịu trách nhiệm giám sát toàn bộ hệ thống (ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán), áp dụng tại các quốc gia có điều kiện kinh tế và thị trường tài chính phát triển như Nhật, Hàn, Anh. Ưu điểm: giúp ngăn ngừa mâu thuẫn trong việc giám sát các ngành. Nhược điểm là thiếu linh hoạt, độc quyền, cồng kềnh. _ Mô hình giám sát tài chính ở Việt Nam  Áp dụng mô hình giám sát thể chế  Uỷ ban giám sát tài chính quốc gia có chức năng tham mưu, tư vấn cho Thủ tướng chính phủ, phân tích, đánh giá, dự báo tác động của thị trường tài chính đến nền kinh tế vĩ mô và tác động của chính sách vĩ mô đến thị trường tài chính; điều phối hoạt động giảm sát thị trường tài chính quốc gia (ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm).  NHNN có trách nhiệm cung cấp: Cán cân thanh toán quốc tế (quý, năm); Dự trữ ngoại hối nhà nước (quý, năm); Bảng cân đối tiền tệ của NHNN (quý, năm); Tổng phương tiện thanh toán, tiền gửi và tốc độ tăng/giảm (quý, năm).  NHNN và Bộ tài chính có mối quan hệ phối hợp chéo trong quản lý và giám sát những ngân hàng thương mại có sở hữu vốn nhà nước, đồng thời có mối quan hệ mật thiết liên quan đến việc phát hành trái phiếu kho bạc, chính sách tài chính công, chính sách tiền tệ liên quan tới trái phiếu kho bạc.  Căn cứ dựa trên các luật: Luật NHNN, Luật các Tổ chức tín dụng, Luật Chứng khoán, Luật Bảo hiểm.
  • 11. TRUNG TÂM ÔN THI HỌC KÌ TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ Số 90 Ngõ 167 Tây Sơn HOA QUỐC QUỲNH 1 2. Chức năng của hệ thống tài chính _ Phân bổ nguồn tài chính: hệ thống tài chính với sự có mặt của các trung gian tài chính và thị trường tài chính đã giúp cho nguồn tài chính được phân bổ dễ dàng, thuận lợi từ người có vốn sang người cần vốn, không chỉ trong phạm vi của một quốc gia mà còn trong phạm vi của khu vực và quốc tế (linh hoạt về mọi khoảng thời gian và không gian khác nhau).  Đáp ứng các mục tiêu khác nhau.  Luân chuyển nguồn tài chính đến cho ngành hay nền kinh tế có hiệu quả cao nhất.  Kích thích kinh tế tăng trưởng. _ Sảng lọc, chuyển giao và phân tán rủi ro:  Cơ hội sinh lời đồng thời mang theo những rủi ro nhất định (lợi nhuận càng cao thì rủi ro càng lớn).  Trong giao dịch tài chính có hai loại rủi ro: rủi ro do thông tin sai lệch (ví dụ: người đi vay che dấu thông tin, sử dụng vốn sai mục đích so với cam kết,...) và rủi ro đạo đức (ví dụ: người đi vay không muốn trả nợ, che dấu những vấn đề mờ ám để thoái thác trách nhiệm).  Cần phải sàng lọc, chuyển giao, phân tán rủi ro.  Hệ thống tài chính với: Chính phủ Uỷ ban giám sát tài chính quốc gia Tham mưu, tư vấn Cơ quan thanh tra giám sát Uỷ ban chứng khoán nhà nước Cục quản lý giảm sát bảo hiểm Hệ thống ngân hàng Thị trường chứng khoán Thị trường bảo hiểm Ngân hàng Nhà nước Bộ Tài chính Bảo hiểm tiền gửi
  • 12. TRUNG TÂM ÔN THI HỌC KÌ TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ Số 90 Ngõ 167 Tây Sơn HOA QUỐC QUỲNH 2  Các tổ chức điều hành, giám sát HTTC + cơ sở hạ tầng pháp lý, kĩ thuật + trung gian tài chính: giúp lựa chọn kênh đầu tư an toàn => sàng lọc  Các công cụ tài chính phái sinh (hợp đồng tương lai, hợp đồng kì hạn,...) + bảo hiểm kì hạn... + đa dạng hoá danh mục đầu tư: giúp phân tán rủi ro => phân tán  Bảo hiểm + bảo lãnh + hoạt động mua bán chứng khoán => chuyển giao _ Giám sát quá trình phân bổ nguồn tài chính: Thông qua quá trình luân chuyển nguồn tài chính => HTTC có thể giám sát quá trình phân bổ nguồn tài chính của các chủ thể => định hướng hoạt động kinh tế, ngăn ngừa những hoạt động gây tổn thất lớn.  Giúp nguồn vốn phân bổ đến những nơi sử dụng vốn hiệu quả, đem lại lợi ích cho các chủ thể kinh tế, thúc đẩy nền kinh tế phát triển ổn định và bền vững. _ Vận hành hệ thống thanh toán: Hoạt động của HTTC đòi hỏi hệ thống thanh toán phải vận hành tốt, đặc biệt là hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt.  Đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn và giúp các giao dịch được thực hiện an toàn, thuận lợi, tiết kiệm được chi phí giao dịch. 3. Cấu trúc hệ thống tài chính a. Thị trường tài chính _ Thị trường tài chính là nơi diễn ra các hoạt động mua bán quyền sử dụng nguồn tài chính thông qua các công cụ tài chính. _ Các chủ thể trên thị trường tài chính: nhà phát hành, nhà đầu tư, nhà môi giới, các cơ quan quản lý Chủ thể Mục đích tham gia TTTC Nhà phát hành (chủ yếu là doanh nghiệp hoặc nhà nước) Huy động vốn (vốn cổ phần và vốn nợ) Nhà đầu tư Tìm kiếm lợi nhuận và phân tán rủi ro tài sản khi cần thiết Nhà môi giới Tư cách trung gian, chắp nối giữa người bán và người mua theo một cơ chế thích hợp Các cơ quan quản lý Đảm bảo cho thị trường hoạt động đúng pháp luật và tuân thủ theo những nguyên tắc nhất định  Thị trường tài chính được coi là trung tâm của HTTC. Một HTTC phát triển thì điều kiện đầu tiên và tiên quyết là phải có TTTC phát triển b. Trung gian tài chính _ Trung gian tài chính là một tổ chức chuyên cung cấp dịch vụ tài chính, làm trung gian giữa những chủ thể có vốn và chủ thể cần vốn, giúp cho đồng vốn được luân chuyển hiệu quả. _ Các trung gian tài chính: ngân hàng thương mại, công ty bảo hiểm, công ty tài chính, quỹ hưu trí,... Trung gian tài chính Hoạt động Ngân hàng thương mại Huy động vốn chủ yếu thông qua việc huy động tiền gửi, chủ yếu là tiền gửi tiết kiệm để cho vay. Công ty bảo hiểm Huy động vốn thông qua thu bảo hiểm phí. Sử dụng nguồn tài chính nhàn rỗi đầu tư vào thị trường bất động sản, thị trường tài chính để kiếm lời. Công ty tài chính Huy động vốn thông qua hình thức phát hành trái phiếu để cho vay chủ yếu dưới hình thức thuê mua, cho vay tiêu dùng.
  • 13. TRUNG TÂM ÔN THI HỌC KÌ TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ Số 90 Ngõ 167 Tây Sơn HOA QUỐC QUỲNH 3 Quỹ hưu trí Huy động vốn từ việc đóng góp 1 phần thu nhập hàng tháng của người lao động để (chỉ được) đầu tư vào những lĩnh vực an toàn.  Giảm chi phí giao dịch, chi phí thông tin, rủi ro.  Với xu thế phát triển cao của thị trường, ranh giới giữa các trung gian và các thị trường ngày càng mờ nhạt.  Trong quá trình hoạt động, trung gian tài chính đóng cả 2 vai trò: môi giới tài chính và biến đổi tài sản tài chính. c. Cơ sở hạ tầng pháp lý – kĩ thuật về tài chính _ Là khuôn khổ các luật lệ và hệ thống thông tin làm nền tảng để các bên (người có vốn, người cần vốn) lập kế hoạch đàm phán và thực hiện các giao dịch tài chính. _ Các thành phần:  Hệ thống pháp luật và quản lý nhà nước: luật Ngân sách nàh nước, luật Ngân hàng nhà nước, luật Các tổ chức tín dụng, luật Kinh doanh bảo hiểm, luật Bảo hiểm tiền gửi, luật Bảo hiểm xã hội, luật Chứng khoán.  Nguồn lực và cơ chế giám sát, thực thi.  Cung cấp thông tin: công ty kiểm toán, tổ chức xếp hạng tín nhiệm, hệ thống thông tin trên TTCK, cơ quan giám sát, thanh tra của chính phủ,...  Hệ thống thanh toán và hỗ trợ giao dịch chứng khoán. d. Các tổ chức điều hành, giám sát hệ thống tài chính _ Các tổ chức thực hiện việc điều hành hệ thống tài chính thông qua việc trao cho họ những đặc quyền, thực hiện việc kiểm soát thông qua việc hệ thống tài chính phải cung cấp các báo cáo, thông tin về tài sản, kết quả kinh doanh, doanh số mua bán (đối với cổ phiếu, trái phiếu, các giấy nợ khác); kiểm soát rủi ro (thanh tra đối với các hoạt động tín dụng, kiểm soát đối với các hoạt động mua bán nội gián, đầu cơ, làm giá,...). _ Các cơ quan điều hành hệ thống tài chính bao gồm:  Tổ chức giám sát tài chính quốc gia.  Ngân hàng trung ương.  Bộ tài chính.  Uỷ ban chứng khoán quốc gia.  Các tổ chức tài chính quốc tế (IMF, WB, ADB). 4. Vai trò của hệ thống tài chính đối với tăng trưởng kinh tế _ Vai trò của hệ thống tài chính đối với tăng trưởng kinh tế được thể hiện qua mối liên hệ giữa các dòng vốn với tăng trưởng kinh tế và sự điều hành của định chế tài chính (trung gian tài chính) trong vai trò phân bổ nguồn lực vào các khu vực kinh tế, các hoạt động kinh tế một cách hiệu quả. Thứ nhất, HTTC tạo ra các dòng vốn phục vụ cho tăng trưởng kinh tế: Dòng vốn nội sinh Dòng vốn quốc tế Vốn của chính phủ Vốn của tư nhân Chủ thể cung cấp Chính phủ Tư nhân Cá nhân hoặc tổ chức nước ngoài Hình thức Thông qua trung gian tài chính Đầu tư trực tiếp hoặc gián tiếp
  • 14. TRUNG TÂM ÔN THI HỌC KÌ TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ Số 90 Ngõ 167 Tây Sơn HOA QUỐC QUỲNH 4 Tác dụng _ Hỗ trợ đầu tư tư nhân phát triển. _ Đầu tư cho lĩnh vực mới, khu vực mới. _ Hướng dẫn đầu tư tư nhân, thúc đầu đầu tư tư nhân phát triển đúng hướng từ đó thúc đẩy phát triển kinh tế. _ Đáp ứng yêu cầu tăng trưởng kinh tế. _ Cực kì quan trọng trong việc tạo ra sản phẩm cho xã hội. _ Vừa thu được vốn để mở rộng kinh doanh, vừa tranh thủ kinh nghiệm trong quản lý và tận dụng được sự tiến bộ của KHKT. _ Làm cho nền kinh tế mở hơn. Tiêu cực _ Khi có những biến động xấu (lạm phát cao hoặc có dấu hiệu khủng hoảng kinh tế) dễ tạo ra sự bất ổn trong đầu tư. _ Sự rút lui vốn theo trào lưu có thể gây ra những cú sốc. _ Dòng vốn chảy ra quá lớn làm cạn kiệt nguồn dự trữ ngoại hối, làm giảm các nguồn lực có sẵn cho đầu tư nội địa và làm chậm lại sự linh hoạt của khu vực tài chính. _ Dòng vốn chảy vào quá giới hạn gây áp lực lên tỉ giá hối đoái, tăng chi phí tiếp nhận, làm phức tạp thêm việc thiết kế và thực thi chính sách nội địa. Thứ hai, HTTC (chủ yếu là trung gian tài chính) có vài trò phân bổ nguồn lực một cách hiệu quả.  Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. 5. Bất cân xứng thông tin _ Hai bên mua bán không có đầy đủ thông tin, tương xứng về sản phẩm: - Người đi vay biết rõ tình hình bản thân mình hơn người cho vay. - Người cho vay không biết rõ về người đi vay => đánh giá thấp rủi ro và mạo hiểm hơn. _ Lựa chọn đối nghịch: (giống như hậu quả của bất cân xứng thông tin xảy ra trước khi thực hiện giao dịch) có nhiều người đi vay khác nhau, người cho vay không hiểu rõ họ, và có thể lựa chọn những người không tốt để cho vay. _ Rủi ro đạo đức: (hậu quả của bất cân xứng thông tin xảy ra sau khi phát sinh giao dịch) người đi vay có xu hướng sử dụng vốn vào các hoạt động sai mục đích vay, phi đạo đức. 6. Hệ thống tài chính dựa vào ngân hàng và hệ thống tài chính dựa vào thị trường _ Hệ thống tài chính dựa vào ngân hàng: ngân hàng đóng vai trò chủ đạo trong việc huy động và phân bổ vốn trong nền kinh tế (ví dụ: Nhật, Đức, Pháp, các quốc gia đang phát triển,…).  Ưu điểm: ngân hàng có khả năng thu thập, phân tích thông tin, giám sát các khoản vay tốt hơn so với các cá nhân tham gia vào thị trường tài chính, đặc biệt đối với các quốc gia đang phát triển.  Nhược điểm: doanh nghiệp đi vay ngân hàng trả phí cao hơn so với đi vay trên thị trường, ngân hàng hạn chế cho vay DN vừa và nhỏ (do quản trị rủi ro của ngân hàng), nhân viên ngân hàng cấu kết với doanh nghiệp để cho doanh nghiệp vay tiền và gây thiệt hại cho ngân hàng. _ Hệ thống tài chính dựa vào thị trường: thị trường chứng khoán có vai trò tích cực hơn trong việc tài trợ vốn và cung cấp các công cụ quản lý rủi ro cho các chủ thể kinh tế (ví dụ: Mỹ, Anh).  Ưu điểm: khuyến khích sự phát triển của các DN vừa và nhỏ, tạo điều kiện để DN vừa và nhỏ tiếp cận được nguồn vốn.
  • 15. TRUNG TÂM ÔN THI HỌC KÌ TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ Số 90 Ngõ 167 Tây Sơn HOA QUỐC QUỲNH 5  Nhược điểm: tại những nước đang phát triển, các công cụ trên thị trường không đầy đủ, do đó các chủ thể tham gia thị trường bị hạn chế trong việc lựa chọn các công cụ đầu tư và quản trị rủi ro.
  • 16. TRUNG TÂM ÔN THI HỌC KÌ TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ Số 90 Ngõ 167 Tây Sơn HOA QUỐC QUỲNH 6 CHƯƠNG 2 TÀI CHÍNH CÔNG I. Tổng quan về tài chính công 1. Khu vực công và cơ sở cho sự can thiệp của chính phủ a. Khu vực công _ Quan điểm về khu vực công:  Quan điểm của Joseph E.Stiglitz: khu vực công là khu vực của chính phủ (khu vực hoạt động của chính phủ ở mỗi quốc gia tuỳ thuộc vào mô hình tổ chức của chính quyền).  Quan điểm khác: khu vực công gồm khu vực của chính phủ (chính phủ trung ương + cơ quan thuộc chính phủ trung ương + chính quyền địa phương + cơ quan thuộc chính quyền địa phương) và khu vực được chính phủ kiểm soát.  Theo Việt Nam: khu vực công bao gồm khu vực chính phủ và khu vực được chính phủ kiểm soát như doanh nghiệp nhà nước và các tổ chức tài chính nhà nước. b. Hàng hoá và dịch vụ công _ Phân biệt hàng hoá công và hàng hoá tư:  Hàng hoá công là những loại hàng hoá mang tính tiêu dùng chung, nói một cách khác, hàng hoá công là những hàng hoá không có tính cạnh tranh và/hoặc không bị loại trừ trong tiêu dùng.  Hàng hoá tư là loại hàng hoá được trao đổi trên thị trường trên cơ sở ngang giá. _ Đặc tính của hàng hoá công:  Tính không cạnh tranh trong tiêu dùng hàng hoá công: là việc một cá nhân đang hưởng thụ lợi ích do hàng hoá đó tạo ra sẽ không làm giảm việc tiêu dùng/giảm lợi ích hưởng thụ của những người khác (ví dụ: an ninh quốc gia – khi các công dân mới được sinh ra thì mức độ hưởng thụ của những công dân khác không bị giảm đi) => chi phí đòi hỏi cho hàng hoá tăng thêm (chi phí biên) = 0.  Tính không bị loại trừ trong tiêu dùng: một khi hàng hoá công đã được cung cấp thì không thể hoặc rất tốn kém nếu muốn loại trừ những cá nhân không trả tiền cho việc sử dụng hàng hoá đó (ví dụ: an ninh quốc gia – không thể ngăn cấm ai đó hưởng thụ dịch vụ này khi mà chính người đó không muốn trả tiền cho dịch vụ hoặc có những hành vi gây rối trật tự xã hội). _ Phân loại: hàng hoá công thuần tuý (đáp ứng cả 2 đặc tính) và hàng hoá công không thuần tuý (đáp ứng 1 trong 2 đặc tính).  Hàng hoá công có tính cạnh tranh nhưng không có tính loại trừ: ví dụ hàng hoá hoá công có thể tắc nghẽn – khi có nhiều người cùng sử dụng thì có thể gây ra sự tắc nghẽn khiến cho lợi ích của những người tiêu dùng trước bị giảm sút.
  • 17. TRUNG TÂM ÔN THI HỌC KÌ TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ Số 90 Ngõ 167 Tây Sơn HOA QUỐC QUỲNH 7  Hàng hoá công không có tính cạnh tranh nhưng có tính loại trừ: ví dụ hàng hoá có thể loại trừ bằng giá – là những hàng hoá mà lợi ích do chúng tạo ra có thể được định giá.  Phân biệt hàng hoá dịch vụ công thuần tuý và không thuần tuý chỉ mang tính chất tương đối, vào 1 thời điểm nhất định nào đó. _ Việc sản xuất và cung ứng hàng hoá công:  Sản xuất và cung ứng hàng hoá công thuần tuý => khu vực công (khu vực tư không cung cấp do không mang lại lợi ích)  Sản xuất và cung ứng hàng hoá công không thuần tuý => khu vực công + tư (nhà nước không khuyến khích khu vực tư tham gia do khi đó khu vực tư sẽ đẩy giá lên cao, người nghèo không sử dụng được, gây tổn thất phúc lợi xã hội) c. Cơ sở khách quan cho sự can thiệp kinh tế của chính phủ _ Những thất bại của thị trường: độc quyền + ngoại ứng (tác động của 1 giao dịch trên thị trường ảnh hưởng đến một đối tượng thứ ba nhưng không được phản ánh trong giá cả của thị trường) + thông tin bất cân xứng. _ Phân phối lại: chính phủ đảm bảo công bằng hơn thông qua phân phối lại thu nhập giữa các tầng lớp dân cư trong xã hội. _ Hàng hoá khuyến dụng: khi sử dụng 1 hàng hoá, người ta đôi khi không nhận thức được hết những lợi ích hoặc tác hại của hàng hoá dịch vụ đó, ngay cả khi họ có đầy đủ thông tin (ví dụ: biết rằng hút thuốc lá có hại nhưng vẫn hút; đội mũ bảo hiểm giảm rủi ro nhưng cố tình không đội) => chính phủ cần can thiệp. 2. Khái niệm và đặc điểm của tài chính công a. Khái niệm _ Các khía cạnh liên quan đến thuật ngữ “công”: tính sở hữu (sở hữu công cộng) + tính mục đích (lợi ích cộng đồng) + tính chủ thể (chủ thể thuộc sở hữu nhà nước). _ Về hình thức: tài chính công là các hoạt động thu, chi tiền tệ của nhà nước gắn liền với quá trình tạo lập và sử dụng quỹ tài chính công nhằm đáp ứng các nhu cầu thực hiện chức năng, nhiệm vụ của nhà nước trong việc cung cấp hàng hoá dịch vụ công cho xã hội. _ Về bản chất: tài chính công phản ánh các quan hệ kinh tế trong phân phối nguồn tài chính quốc gia phát sinh giữa các cơ quan công quyền của nhà nước với các chủ thể khác trong nền kinh tế, nhằm thực hiện chứ năng, nhiệm vụ của nhà nước trong việc cung cấp hàng hoá, dịch vụ công cho xã hội không vì mục tiêu lợi nhuận. b. Đặc điểm _ Chủ thể: gắn liền với sở hữu nhà nước, quyền lực chính trị của nhà nước. _ Mục tiêu hoạt động: chứa đựng lợi ích chung, lợi ích công cộng. _ Hiệu quả hoạt động: hiệu quả của hoạt động thu chi tài chính công không lượng hoá chính xác được (một quyết định thu chi không chỉ có tác động trong 1 năm mà còn nhiều năm – ví dụ: cho sinh viên vay tiền học, sau này cống hiến cho xã hội). _ Phạm vi hoạt động: rộng, vào tất cả các lĩnh vực (kinh tế, văn hoá, xã hội), thu nhập của hầu hết các chủ thể trong nền kinh tế. 3. Cơ cấu tài chính công a. Phân loại theo chủ thể quản lí trực tiếp
  • 18. TRUNG TÂM ÔN THI HỌC KÌ TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ Số 90 Ngõ 167 Tây Sơn HOA QUỐC QUỲNH 8 _ Ngân sách nhà nước:  Về hình thức: là bảng tổng hợp các khoản thu, chi của nhà nước trong 1 khoảng thời gian nhất định, nhằm đáp ứng nhu cầu thực hiện chức năng và nhiệm vụ của nhà nước.  Về bản chất: NSNN phản ánh các quan hệ kinh tế giữa nhà nước với các chủ thể khác trong xã hội, phát sinh trong quá trình phân phối các nguồn tài chính theo nguyên tắc không hoàn trả trực tiếp là chủ yếu. _ Quỹ tài chính nhà nước ngoài NSNN là quỹ tiền tệ tập trung do nhà nước thành lập, quản lí và sử dụng nhằm cung cấp nguồn lực tài chính cho việc xử lí những biến động bất thường trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội và để hỗ trợ thêm cho NSNN trong trường hợp khó khăn về nguồn lực tài chính. _ Tài chính của các cơ quan hành chính NN: là các cơ quan có nhiệm vụ cung cấp các dịch vụ hành chính công cho xã hội (gồm các cơ quan hành pháp + lập pháp + tư pháp từ TW đến địa phương), có nguồn tài chính từ NSNN và từ việc thu 1 khoản nhỏ phí và lệ phí. _ Tài chính của các đơn vị sự nghiệp NN: là các đơn vị thực hiện cung cấp các dịch vụ công cộng nhằm duy trì sự hoạt động bình thường của các lĩnh vực trong nền kinh tế quốc dân; nguồn tài chính từ NSNN và từ nguồn thu từ việc cung cấp dịch vụ công cho xã hội (xu hướng giảm lấy từ NSNN, tăng thu từ xã hội). b. Phân loại theo nội dung hoạt động và cơ chế quản lí _ NSNN:  Nội dung hoạt động: thu (thuế; phí; lệ phí; các khoản thu từ hoạt động kinh tế; thu từ bán, cho thuê tài sản, tài nguyên quốc gia; các khoản thu khác theo quy định của pháp luật) + chi (các lĩnh vực) + cân đối NSNN.  Cơ chế quản lí NSNN: quản lí theo hệ thống NSNN (tương ứng với từng quốc gia).
  • 19. TRUNG TÂM ÔN THI HỌC KÌ TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ Số 90 Ngõ 167 Tây Sơn HOA QUỐC QUỲNH 9 _ Tín dụng nhà nước: hình thức nhà nước vay nợ nhằm đáp ứng nhu cầu cân đối NSNN và chi đầu tư phát triển. Đặc điểm Nội dung Chủ thể Nhà nước Hình thức vay Thông qua phát hành trái phiếu chính phủ, công trái, tín phiếu kho bạc nhà nước Tính chất Có thể bắt buộc hoặc tự nguyện (tự nguyện là chủ yếu), xuất phát từ quyền lực chính trị của nhà nước, từ chức năng nhiệm vụ quản lí kinh tế - xã hội. Có hoàn trả. Mục đích Bù đắp bội chi NSNN. Đáp ứng nhu cầu chi đầu tư phát triển theo mục tiêu của nhà nước từng thời kì. Điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Nguồn gốc trả nợ (gốc + lãi) Chủ yếu là từ thuế, từ trường hợp cho vay lại để đầu tư vào các công trình có khả năng thu hồi vốn hoặc có thể tạo ra giá trị lớn => gọi trái phiếu là khoản thuế thu trước _ Các quỹ ngoài NSNN gồm:  Quỹ dự trữ, dự phòng (các trường hợp thiên tai, hoả hoạn trên diện rộng; khắc phục hậu quả thiên tai, hoả hoạn gây ra đối với tài sản nhà nước; hỗ trợ khắc phục hậu quả đối với các tổ chức, dân cư;...).  Quỹ hỗ trợ (nhằm duy trì cơ cấu kinh tế ổn định hoặc thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế mới phù hợp hơn, góp phần thực hiện mục tiêu an sinh xã hội).  Quỹ phục vụ các chương trình mục tiêu quốc gia: sử dụng linh hoạt tuỳ theo chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia theo từng giai đoạn (quỹ phủ xanh đất trống, đồi trọc; quỹ xoá đói, giảm nghèo; quỹ môi trường;....). 4. Vai trò của tài chính công a. Đảm bảo duy trì sự tồn tại và hoạt động của bộ máy nhà nước (1) _ Là vai trò truyền thống của tài chính công trong mọi mô hình kinh tế:  Huy động một phần nguồn tài chính quốc gia thông qua đóng góp bắt buộc (thuế) hoặc tự nguyện (cho vay).  Phân phối và sử dụng nguồn tài chính huy động từ các quỹ công để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của nhà nước.
  • 20. TRUNG TÂM ÔN THI HỌC KÌ TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ Số 90 Ngõ 167 Tây Sơn HOA QUỐC QUỲNH 10  Kiểm tra, giám sát các hoạt động kinh tế - xã hội từ đó nâng cao hiệu quả quán lí và điều hành nhà nước. b. Điều tiết vĩ mô các hoạt động kinh tế - xã hội (2) _ Về kinh tế: thúc đẩy kinh tế tăng trưởng ổn định và bền vững thông qua  Chính sách chi NSNN: đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ thành phần kinh tế khi cần thiết.  Chính sách thu NSNN: ban hành các luật thuế với các mức thuế suất khác nhau (ví dụ: khi muốn khuyến khích sản xuất hàng nội địa, chính phủ đánh thuế lên hàng nhập khẩu nhằm hạn chế từ đó khuyến khích hàng trong nước phát triển).  Ổn định thị trường: thị trường hàng hoá (điều tiết với những hàng hoá quan trọng, mang tính chiến lược như xăng, điện, nước, nông sản,... thông qua trợ giá, điều chỉnh thuế XNK, dự trữ quốc gia) + kiểm chế lạm phát (cùng với NHTW bằng những chính sách tiền tệ, phát hành trái phiếu, điều chỉnh chính sách thuế và chi tiêu của chính phủ). _ Về xã hội: thực hiện công bằng xã hội và giải quyết các vấn đề xã hội thông qua các chính sách chi (an sinh xã hội, bảo hiểm xã hội, trợ cấp,...). : Giữa vai trò (1) và (2), đâu là vai trò quan trọng hơn? Việc lựa chọn đâu là vai trò quan trọng hơn tuỳ thuộc vào quan điểm của từng quốc gia. Ví dụ như Singapore lựa chọn (1) là vai trò quan trọng hơn, theo đó lương của quan chức chính phủ rất cao, do đó họ yên tâm để công tác tốt. Còn những nước lựa chọn vai trò số (2) nhằm đảm bảo cho hoạt động kinh tế - xã hội phát triển tốt. II. Thu tài chính công _ Khái niệm: thu tài chính công là việc nhà nước sử dụng quyền lực chính trị huy động một phần nguồn tài chính quốc gia để hình thành nên quỹ tiền tệ tập trung của nhà nước nhằm đáp ứng các nhu cầu cung cấp hàng hoá, dịch vụ công của nhà nước. _ Phân loại:  Theo nội dung kinh tế: thu thường xuyên (thuế, phí, lệ phí) + thu không thường xuyên (thu từ hoạt động kinh tế; từ nghiệp vụ bán hoặc cho thuê tài sản thuộc sở hữu nhà nước, thu từ vay nợ, viện trợ không hoàn lại của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước).  Theo yêu cầu động viên nguồn tài chính vào NSNN: nguồn lực để cân đối NSNN + nguồn lực để bù đắp thiếu hụt NSNN. 1. Thuế _ Khái niệm: thuế là khoản thu mang tính chất bắt buộc được thể chế bằng luật do các pháp nhân và thể nhân nộp cho nhà nước nhằm đáp ứng các nhu cầu chi tiêu công.  Về mặt kinh tế: thuế là công cụ để động viên các nguồn lực đáp ứng nhu cầu chi tiêu của nhà nước.  Về mặt pháp lý: thuế là nghĩa vụ tài chính bắt buộc được quy định theo pháp luật.  Tính nghĩa vụ, tính cưỡng bức. _ Đặc điểm:  Khoản thu mang tính bắt buộc.  Khoản thu không hoàn trả trực tiếp (được hoàn trả khi sử dụng hàng hoá dịch vụ công).  Khoản thu mang tính giai cấp (thể hiện ở việc bảo hộ cho 1 đối tượng nhất định tuỳ vào từng loại nhà nước khác nhau). _ Vai trò:
  • 21. TRUNG TÂM ÔN THI HỌC KÌ TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ Số 90 Ngõ 167 Tây Sơn HOA QUỐC QUỲNH 11  Tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước (97% NSNN đến từ thuế, trong đó thuế giá trị gia tăng mang lại phần lớn nguồn thu).  Điều tiết các hoạt động kinh tế (thông qua việc tăng thuế hoặc giảm thuế).  Điều chỉnh thu nhập (thông qua thuế thu nhập cá nhân), hướng dẫn tiêu dùng (thông qua thuế trực thu – tác động từ từ, và gián thu – tác động trực tiếp). _ Các yếu tố cấu thành một sắc thuế:  Người nộp thuế: là người được luật thuế quy định phải có nghĩa vụ đóng thuế cho nhà nước.  Người chịu thuế: là người gánh chịu sau cùng khoản thuế phải nộp cho nhà nước.  Đối tượng đánh thuế là đánh thuế vào cái gì, nhằm phân biệt các hình thức đánh thuế, đồng thời chứa đựng nội dung, mục đích và phạm vi điều chỉnh của luật thuế.  Căn cứ tính thuế: là các yếu tố mà dựa vào đó để xác định số thuế phải nộp cho nhà nước.  Thuế suất (gồm thuế suất theo tỉ lệ và thuế suất theo mức): là mức hoặc tỉ lệ quy định phải nộp cho nhà nước trên mỗi đơn vị của đối tượng đánh thuế => là “linh hồn” của mỗi sắc thuế (do biểu hiện nhu cầu tập trung của nguồn tài chính + chính sách điều tiết kinh tế của nhà nước + mức độ tác động đến người đóng).  Đơn vị tính thuế: là đơn vị được sử dụng làm phương tiện tính toán của đối tượng đánh thuế.  Giá tính thuế: là trị giá của đối tượng đánh thuế.  Khởi điểm đánh thuế: là mức thu nhập bắt đầu phải chịu thuế.  Miễn giảm thuế: là các quy định về số thuế được giảm hoặc miễn trong một số trường hợp nhất định.  Thưởng, phạt: là các quy định về khen thưởng hoặc xử phạt đối với các tổ chức, cá nhân khi thực hiện tốt hoặc vi phạm các quy định về thuế.  Thủ tục về thuế: là các quy định về chứng từ, hoá đơn, trình tự, thời hạn kê khai, nộp thuế, quyết toán thuế. : Người nộp thuế và người chịu thuế đối với thuế trực thu gộp là 1, đối với thuế gián thu thì ngược lại. _ Phân loại thuế:  Theo đối tượng đánh thuế: thuế thu nhập + thuế tiêu dùng + thuế tài sản (trong trường hợp có chuyển giao, nhượng bán hoặc tài sản đang sở hữu).  Theo phương thức chuyển giao thuế: thuế trực thu (ở VN có thuế thu nhập doanh nghiệp, cá nhân và thuế nhà đất) + thuế gián thu. 2. Phí và lệ phí a. Phí _ Khái niệm: là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải trả khi được một tổ chức, cá nhân khác cung cấp dịch vụ theo quy định của pháp luật. _ Phân loại:  Phí đối với các dịch vụ do nhà nước đầu tư: là khoản thuộc NSNN (theo nguyên tắc đảm bảo thu hồi vốn trong thời gian hợp lí + chính sách của NN).  Phí đối với các dịch vụ do tổ chức, cá nhân đầu tư vốn: là khoản thu không thuộc NSNN. _ Phân cấp quy định các khoản phí:  Thứ nhất, chính phủ quy định đối với một số loại phí liên quan đến nhiều chính sách kinh tế - xã hội của NN (học phí, viện phí, thuỷ lợi phí,...).  Thứ hai, HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc TW quy định đối với một số khoản phí về quản lí đất đai, tài nguyên thiên nhiên; một số khoản phí gắn với chức năng quản lí hành chính NN của chính quyền địa phương.
  • 22. TRUNG TÂM ÔN THI HỌC KÌ TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ Số 90 Ngõ 167 Tây Sơn HOA QUỐC QUỲNH 12  Thứ ba, Bộ Tài chính quy định đối với các khoản phí còn lại để áp dụng thống nhất trong cả nước (phí phòng cháy chữa cháy, phí giao dịch chứng khoán,...). b. Lệ phí _ Khái niệm: là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải nộp khi được cơ quan nhà nước hoặc tổ chức được uỷ quyền phục vụ công việc quản lí NN theo quy định nhà nước. _ Đặc điểm:  Mức thu lệ phí được ấn định trước đối với từng công việc không nhằm mục đích bù đắp chi phí, phù hợp với thông lệ quốc tế.  Mọi khoản lệ phí thu được đều thuộc NSNN. _ Phân loại:  Lệ phí của chính quyền NN trung ương.  Lệ phí của cấp chính quyền địa phương. _ Phân cấp quy định các khoản lệ phí:  Chính phủ quy định đối với những loại lệ phí quan trọng, lớn, ý nghĩa pháp lí quốc tế (lệ phí trước bạ, lệ phí toà án,...).  HĐND cấp tỉnh quy định đối với một số khoản lệ phí gắn với chức năng quản lí hành chính nhà nước của mình (lệ phí hộ tịch, hộ khẩu,...).  Bộ Tài chính quy định đối với các khoản lệ phí còn lại áp dụng thống nhất trong cả nước (lệ phí đăng kí giao dịch đảm bảo,...). 3. Thu khác _ Thu từ hoạt động kinh tế của NN. _ Thu từ bán hoặc cho thuê tài sản, tài nguyên của quốc gia. _ Thu từ nhận viện trợ từ các tổ chức chính phủ hoặc tổ chức quốc tế... III. Chi tiêu công và cân đối ngân sách nhà nước 1. Chi tiêu công _ Khái niệm: là quá trình phân phối và sử dụng nguồn tài chính đã được tập trung vào các quỹ tài chính công (chủ yếu là NSNN) để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ kinh tế - xã hội của nhà nước. _ Đặc điểm:  Gắn liền với thực hiện chức năng của nhà nước với các mục tiêu kinh tế xã hội trong từng thời kì.  Gắn liền với quyền lực nhà nước và do quốc hội quyết định.  Gắn liền với các phạm trù có liên quan đến tiền tệ như thu nhập, giá cả, lãi suất, tỉ giá hối đoái,... (ví dụ: thu nhập tăng thì chi tiêu công tăng, giá cả tăng thì chi tiêu công tăng,...). _ Nội dung chi tiêu công:  Căn cứ vào chức năng của nhà nước: chi hệ thống quản lí hành chính; chi cho quốc phòng an ninh; chi cho hệ thống giáo dục; chi cho toà án và viện kiểm soát; chi hỗ trợ phát triển kinh tế;...  Căn cứ vào tính chất kinh tế: chi đầu tư phát triển + chi thường xuyên + chi trả nợ và viện trợ + chi khác (chi dự trữ: chi bổ sung quỹ dự trữ nhà nước và quỹ dự trữ tài chính). Chi đầu tư phát triển Chi thường xuyên Khái niệm Quá trình nhà nước sử dụng một phần vốn tiền tệ đã được tạo lập qua quỹ NSNN và các quỹ ngoài NSNN (chủ yếu là NSNN) Quá trình phân phối và sử dụng thu nhập từ quỹ tài chính công nhằm đáp ứng các nhu cầu chi gắn liền
  • 23. TRUNG TÂM ÔN THI HỌC KÌ TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ Số 90 Ngõ 167 Tây Sơn HOA QUỐC QUỲNH 13 để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, đầu tư phát triển sản xuất và dự trữ hàng hoá vật tư có tính chiến lược nhằm đảm bảo thực hiện các mục tiêu ổn định và tăng trưởng kinh tế. với việc thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên của nhà nước về quản lí kinh tế - xã hội. Đặc điểm _ Khoản chi lớn nhưng không mang tính ổn định. _ Chi mang tính chất tích luỹ (do nhà nước kì vọng mang lại lợi ích trong tương lai). _ Gắn với mục tiêu, yêu cầu của phát triển KT – XH đất nước trong từng thời kì, từng năm và sự lựa chọn phương pháp cấp phát của nhà nước. _ Đa số các khoản chi thường xuyên mang tính ổn định. _ Mang tính chất tiêu dùng (đã chi là xác định mất đi). _ Gắn chặt với cơ cấu tổ chức của bộ máy nhà nước. Nội dung chi _ Chi đầu tư xây dựng các công trình KCHT KT – XH. _ Chi hỗ trợ DNNN, đầu tư góp vốn cổ phần vào các DN hoạt động trong những lĩnh vực cần có sự quản lí và điều tiết của NN. _ Chi dự trữ nhà nước (ví dụ: trích quỹ mua nông sản khi giá thấp do được mùa). _ Chi cho hoạt động của các đơn vị sự nghiệp VH, XH. _ Chi cho hoạt động của các đơn vị sự nghiệp KT của NN. _ Chi cho các hoạt động quản lí NN. _ Chi cho hoạt động AN, QP và trật tự an toàn xã hội. _ Chi cho các tổ chức chính trị - XH. _ Chi khác: chi trợ giá, trả lãi tiền vay, chi hỗ trợ quỹ bảo hiểm xã hội,… : Chi dự trữ thuộc chi đầu tư phát triển do nhằm ổn định kinh tế, đảm bảo lợi ích của người dân, đồng thời mang lại lợi ích trong tương lại (khi mua nông sản được mùa mất giá, đợi giá lên sẽ bán). : Nhà nước muốn chi thường xuyên, nhưng lại không muốn chi cho đầu tư phát triển do chi thường xuyên là chi cho phúc lợi xã hội, mang lại tiếng tăm cho nhà nước (củng cố vị thế, uy tín) + phúc lợi chỉ có chính phủ cung cấp mà tư nhân không cung cấp. : Phân biệt chi đầu tư và chi thuờg xuyên chỉ mang tính chất tương đối, đôi khi không phân biệt được 2 khoản này (ví dụ các khoản chi phí cho giáo dục: các khoản chi học bổng cho học sinh giỏi, chi cho vay sinh viên,...). 2. Cân đối ngân sách nhà nước và tài trợ thâm hụt NSNN a. Cân đối ngân sách nhà nước _ Khái niệm: là sự cân bằng giữa tổng thu và tổng chi NSNN trong một thời kì nhất định, thường là một năm tài khoá. _ Các quan điểm về cân đối NSNN: Lý thuyết cổ điển về sự thăng bằng ngân sách Lý thuyết về ngân sách chu kì Lý thuyết về ngân sách cố ý thiếu hụt Quan điểm NSNN phải cân bằng hàng năm, tức là tổng số chi không vượt quá tổng số thu. Sự thăng bằng của NSNN sẽ không duy trì trong khuôn khổ một năm, mà sẽ duy trì trong khuôn Trong giai đoạn nền kinh tế suy thoái, người ta có thể hy sinh cân bằng ngân sách, chi tiêu nhiều hơn để khơi mào
  • 24. TRUNG TÂM ÔN THI HỌC KÌ TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ Số 90 Ngõ 167 Tây Sơn HOA QUỐC QUỲNH 14 khổ của một chu kì kinh tế. cho sự phục hồi của nền kinh tế. Đặc điểm _ Nếu vay để bù đắp thâm hụt kì trước là rất khó khăn vì thâm hụt ngày càng tăng. _ Khi thặng dư, tức là tiền đang ở 1 chỗ, không được lưu thông, không sinh lời, ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế. Đồng thời tạo tâm lý quản lí lỏng lẻo, gây sự lãng phí tiền của XH.  Nhà nước không nợ nần nhưng nền kinh tế khó phát triển do không có kích thích. _ Trong thời kì suy thoái, nền kinh tế nên cố ý tạo ra tình trạng thâm hụt NS để châm ngòi cho sự phục hồi kinh tế. Sự thâm hụt được đền bù bằng những khoản thặng dư NS vào những năm tăng trưởng. _ Cân bằng trong 1 chu kì giúp chính phủ thực hiện các chính sách kinh tế phù hợp với từng giai đoạn. _ Hy sinh cân bằng NS theo hướng tăng chi tiêu nhiều hơn thu, khơi mào cho sự phục hồi của kinh tế.  Khi kinh tế phục hồi, gánh nặng nhà nước giảm (giảm trợ cấp cho thất nghiệp,...), đồng thời tăng thu thuế bù đắp cho thâm hụt, nhưng việc tăng chi dễ gây ra lạm phát. _ Việc bơm tiền vào nền kinh tế như 1 động cơ phụ, khi nền kinh tế phục hồi thì để nó tự vận hành. b. Thâm hụt và tài trợ thâm hụt NSNN _ Khái niệm: thâm hụt NSNN là tình trạng mất cân bằng ngân sách nhà nước khi số chi vượt quá số thu ngân sách trong cân đối NSNN trong một tài khoá nhất định. _ Công thức tính thâm hụt NSNN: Thâm hụt NSNN = Tổng thu trong cân đối – Tổng chi trong cân đối  Nhà nước luôn cố ý che giấu mức thâm hụt thực sự.  2 quốc gia có mức thâm hụt khác nhau nhưng ta sẽ không thể so sánh xem quốc gia nào quản lí ngân sách tốt hơn do mỗi quốc gia sẽ có 1 cách tính tổng thu và tổng chi trong cân đối khác nhau. _ Nguyên nhân thâm hụt ngân sách:  Nhóm nguyên nhân khách quan: tác động của chu kì kinh tế (khi nền kinh tế suy thoái => thu thuế giảm + tăng chi nhằm ngăn suy giảm kinh tế sâu hơn => càng thâm hụt) + hậu quả do các tác nhân gây ra (thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh,...).  Nhóm nguyên nhân chủ quan: do cơ cấu thu chi thay đổi (ví dụ:giảm thuế thu nhập doanh nghiệp nhằm khuyến khích các ngành sản xuất; cho nghỉ lễ nhiều + tăng lương thưởng nhằm tăng cầu mua sắm và du lịch của người dân) + do điều hành ngân sách nhà nước không hợp lí (tham nhũng, thất thu do trốn lậu thuế, không khai thác nguồn thu một cách hợp lí,...). _ Các biện pháp tài trợ thâm hụt ngân sách: Ưu điểm Nhược điểm Cắt giảm chi tiêu công Chính phủ không chịu sức ép từ bên ngoài, sức ép từ lãi vay. Cắt giảm chỉ có giới hạn ở 1 mức nào đấy. Khó thực hiện (chi tiêu công cho quan chức và người nghèo => nếu cắt giảm cho người nghèo dễ gây bất ổn xã hội). Tăng thuế Giảm gánh nặng vay nợ của chính phủ, tạo nguồn thu cho NSNN. Tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế (thuế tăng => CPSX của DN tăng => cả người tiêu dùng + DN phải gánh thuế => cầu + lợi nhuận DN giảm). Chỉ thực hiện trong dài hạn (do áp thuế cần luật => Quốc hội quyết định; thuế tính đến lâu dài nhằm tạo điều kiện cho các ngành sản xuất).
  • 25. TRUNG TÂM ÔN THI HỌC KÌ TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ Số 90 Ngõ 167 Tây Sơn HOA QUỐC QUỲNH 15 Kiện toàn thuế Hạn chế được tình trạng thất thu thuế (giảm số giờ/năm nộp thuế của DN => tiết kiệm chi phí, chống thất thoát). Có giới hạn. Vay nợ (gồm vay trong nước và vay nước ngoài) Vay trong nước tận dụng nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội, hạn chế sự phụ thuộc vào nước ngoài. Vay nước ngoài tận dụng được nguồn vốn với quy mô lớn, lãi suất ưu đãi từ các nước, tổ chức tài chính quốc tế. Vay trong dân: khi chính phủ tăng lãi suất nhằm thu hút vốn, làm lãi suất của các tổ chức khác cũng tăng => DN vay vốn khó khăn, lạm phát. Vay qua kho bạc => kho bạc in tiền => lạm phát. Vay nước ngoài: bị ràng buộc về các điều kiện kinh tế và chính trị. Phát hành tiền Bù đắp được NSNN, tránh tình trạng vỡ nợ công. Giải pháp mang tính chất tình thế. Dẫn tới lạm phát (VN không còn dùng biện pháp này từ năm 1992). : Việc phát hành tiền để bù đắp thâm hụt cho NSNN giống như khoản thuế vô hình đánh vào mọi thành viên trong nền kinh tế do khi phát hành tiền sẽ dẫn tới lạm phát:  Đối với người tiêu dùng: cần nhiều tiền hơn để mua hàng hoá.  Đối với doanh nghiệp: trả nhiều tiền hơn cho chi phí sản xuất (lương cho công nhân, nguyên nhiên vật liệu đầu vào) + chịu 1 phần giá bán hàng hoá tăng thêm.  Đối với chính phủ: là người chịu thiệt cuối cùng. IV. Nợ công 1. Quan điểm nợ công và phân loại nợ công _ Quan điểm quốc tế thì nợ công bao gồm: nợ của chính phủ, nợ của chính phủ bảo lãnh, nợ của DNNN. _ Quan điểm của VN thì nợ công bao gồm:  Nợ chính phủ: là các khoản nợ được kí kết, phát hành nhân danh NN hoặc chính phủ, các khoản nợ do bộ Tài chính kí kết, phát hành hoặc uỷ quyền phát hành nhưng không bao gồm các khoản nợ do NHNN VN phát hành nhằm thực hiện mục tiêu chính sách tiền tệ trong từng thời kì.  Nợ được chính phủ bảo lãnh: là các khoản nợ của DN, tổ chức kinh tế trong và ngoài nước được chính phủ đứng ra bảo lãnh.  Nợ chính quyền địa phương: là các khoản nợ do UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc TW kí kết phát hành hoặc uỷ quyền phát hành. _ Phân loại nợ công: Phân loại Ý nghĩa của việc phân chia Theo kỳ hạn Nợ ngắn hạn (< 1 năm, bù đắp thiếu hụt NS tạm thời). Nợ trung và dài hạn (> 1 năm, phục vụ nhu cầu đầu tư phát triển) Tạo điều kiện cho việc quản lí khả năng thanh toán các khoản vay, đưa ra giải pháp bố trí trả nợ.
  • 26. TRUNG TÂM ÔN THI HỌC KÌ TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ Số 90 Ngõ 167 Tây Sơn HOA QUỐC QUỲNH 16 Theo vị trí địa lí Nợ trong nước. Nợ nước ngoài. Đánh giá sự tác động của các yếu tố kinh tế trong và ngoài nước đến quy mô, khả năng trả nợ. Theo nghĩa vụ trả nợ Nợ trực tiếp (chính quyền TW và địa phương trực tiếp trả) Nợ dự phòng (nợ được chính phủ bảo lãnh). Cho thấy rõ hơn các rủi ro tiềm ẩn đối với nợ công khi mà môi trường kinh tế thay đổi cũng như khả năng kiểm soát, xử lí đối với các khoản nợ được bảo lãnh thường thấp hơn so với các khoản nợ trực tiếp. Theo lãi suất vay Nợ có lãi suất cố định (không phụ thuộc vào sự biến động của thị trường). Nợ có lãi suất thả nổi (theo lãi suất thị trường). Giúp nhà quản lí nợ điều hành danh mục nợ dựa trên các dự báo về biến động lãi suất.  Quản lí rủi ro lãi suất đối với các khoản nợ có lãi thả nổi và cố định khi có sự biến động của thị trường và khi phát hành các khoản nợ mới. Theo loại tiền vay Nợ bằng đồng nội tệ. Nợ bằng ngoại tệ. Giúp nhà quản lí nợ cân đối và bố trí nguồn vốn thanh toán trả nợ phù hợp, xác định và phòng ngừa rủi ro khi có biến động về tỉ giá. _ Vai trò của nợ công:  Đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư, đảm bảo an sinh xã hội.  Góp phần tài trợ thâm hụt NSNN (đi vay).  Góp phần tạo ra công cụ để điều hành chính sách tiền tệ và thị trường tài chính (mua bán trái phiếu chính phủ).  Góp phần tích cực thúc đẩy quá trình hội nhập quốc tế (tiếp cận với nguồn vốn bên ngoài đòi hỏi sự thay đổi về thể chế, môi trường kinh doanh, cơ sở hạ tầng,... + tiếp cận máy móc, công nghệ hiện đại, kĩ năng quản lí,...). _ Các nhân tố ảnh hưởng tới nợ công:  Cân bằng ngân sách cơ bản.  Lãi suất thực tế.  Tốc độ tăng trưởng.  Lãi suất ngoại tệ.  Tỷ giá thực tế,... _ Các hình thức vay nợ:  Vay nợ trong nước.  Vay nợ nước ngoài: vay viện trợ phát triển chính thức (viện trợ song phương, đa phương, không hoàn lại) + vay có tính chất thương mại + vay ưu đãi. 2. An toàn nợ công _ Khái niệm: là ngưỡng nợ tối đa mà chính phủ được phép vay nợ.  Một quốc gia có thể ở dưới mức tối đa nhưng vẫn được cho là nguy hiểm do phụ thuộc vào việc quốc gia đó có tìm được nguồn để trả nợ công hay không. _ Các chỉ tiêu an toàn nợ: nợ công/GDP; nợ nước ngoài của quốc gia/GDP; trả nợ chính phủ/tổng thu NSNN; nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của quốc gia/tổng kim ngạch xuất nhập khẩu. _ Sự cần thiết của việc quản lí nợ công:  Tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế.
  • 27. TRUNG TÂM ÔN THI HỌC KÌ TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ Số 90 Ngõ 167 Tây Sơn HOA QUỐC QUỲNH 17  Tạo áp lực lên lạm phát.  Tác động tiêu cực đến tỉ giá và thâm hụt thương mại.  Tạo gánh nặng nợ công lên thế hệ tương lai.  Tiềm ẩn gây ra khủng hoảng nợ.
  • 28. TRUNG TÂM ÔN THI HỌC KÌ TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ Số 90 Ngõ 167 Tây Sơn HOA QUỐC QUỲNH 18 CHƯƠNG 3 TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP I. Tổng quan về tài chính doanh nghiệp 1. Các hình thái tổ chức tài chính doanh nghiệp _ Khái niệm về doanh nghiệp: Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng kí kinh doanh theo quy định của pháp luật để thực hiện các hoạt động kinh doanh từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích kiếm lời. _ Phân loại:  Theo cung cầu về vốn: doanh nghiệp tài chính, doanh nghiệp phi tài chính.  Theo địa lý: doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp nước ngoài.  Theo hình thức sở hữu: DN tư nhân, công ty hợp danh, công ty TNHH (1 thành viên, nhiều thành viên), công ty cổ phần. 2. Khái niệm và mục tiêu của tài chính doanh nghiệp _ Tài chính doanh nghiệp là các cách thức huy động, phân bổ và sử dụng nguồn lực tài chính gắn liền với các quyết định tài chính của các doanh nghiệp nhằm mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. _ Mục tiêu: tối đa hoá lợi nhuận (cần được xem xét trong sự cân đối với các mục tiêu khác) và tối đa hoá giá trị tài sản cho các chủ sở hữu (sử dụng các chiến lược lâu dài do cần tính đến giá trị thời gian của tiền và mức độ rủi ro). 3. Các quyết định tài chính doanh nghiệp _ Khái niệm: là những cân nhắc, tính toán của doanh nghiệp đối với việc huy động, phân bổ và sử dụng quỹ tiền tệ của doanh nghiệp trong thời kì nhất định. _ Các quyết định:  Quyết định đầu tư – đầu tư vào những loại tài sản nào, bao gồm quyết định đầu tư tài sản ngắn hạn, tài sản dài hạn và cơ cấu tài sản ngắn hạn – dài hạn.  Quyết định nguồn vốn – lựa chọn nguồn vốn nào để tài trợ cho các hoạt động của doanh nghiệp, bao gồm nguồn vốn ngắn hạn, nguồn vốn dài hạn và cấu trúc nguồn vốn.  Quyết định phân phối lợi nhuận.  Quyết định kiểm tra, giám sát – đan lồng vào các quyết định khác của doanh nghiệp (ví dụ: khi quyết định đầu tư vào loại tài sản nào, luôn đi kèm việc kiểm tra xem việc đầu tư tài sản đó có mang lại lợi ích không, giám sát xem quá trình đầu tư có đúng không). : Trong doanh nghiệp, quyết định đầu tiên và quan trọng nhất không phải là nguồn vốn và cơ cấu vốn, mà là ý tưởng kinh doanh, vì khi có ý tưởng kinh doanh rồi mới đi tìm nguồn vốn. Ngoài ra, với TTTC trực tiếp và trung gian tài chính, khi đã có ý tưởng kinh doanh rồi thì có thể dễ dàng huy động vốn. _ Các nhân tố ảnh hưởng đến các quyết định tài chính của doanh nghiệp:  Nhóm nhân tố bên ngoài: điều kiện kinh tế - môi trường kinh doanh (sự bất ổn về nền kinh tế: biến động lãi suất thị trường, lạm phát, chiến tranh, dịch bệnh,...; môi trường kinh doanh lành mạnh hay không: thủ tục, phí bôi trơn,...); sự phát triển của tiến bộ khoa học – kĩ thuật (đầu tư máy móc, thiết bị phù hợp với nguồn vốn, nhằm tăng tính cạnh tranh của doanh nghiệp); chính sách kinh tế tài chính của nhà nước (chính sách thuế, xuất nhập khẩu, chế độ khấu hao tài sản cố định,...); sự phát triển của thị trường tài chính và trung gian tài chính (ảnh hưởng đến khả năng cung ứng vốn, sử dụng các sản phẩm dịch vụ tài chính,...).
  • 29. TRUNG TÂM ÔN THI HỌC KÌ TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ Số 90 Ngõ 167 Tây Sơn HOA QUỐC QUỲNH 19  Nhóm nhân tố bên trong: hình thái tổ chức doanh nghiệp (ví dụ sự khác nhau giữa DN tư nhân và công ty cổ phần); ảnh hưởng của đặc điểm kinh tế - kĩ thuật (tính chất ngành quyết định quy mô vốn kinh doanh, cơ cấu tài sản,... + tính thời vụ và chu kì sản xuất ảnh hưởng đến nhu cầu vốn, tình hình thu chi,...); chủ thể ra quyết định (thể hiện quyết sách của nhà lãnh đạo trong doanh nghiệp; gồm: chủ sở hữu DN – luôn muốn tối đa hoá lợi nhuận, nhà quản lí – chiến lược lâu dài, chủ nợ - đòi hỏi kế hoạch chi tiết về việc sử dụng vốn và cam kết hoàn vốn cũng như lợi tức thanh toán kèm theo,...). 4. Vai trò của tài chính doanh nghiệp _ Huy động vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh: đảm bảo không thiếu vốn cũng như không thừa vốn (gây lãng phí) thông qua việc lựa chọn phương thức huy động vốn thích hợp với nhu cầu tài chính về cả thời gian cũng như kết cấu vốn. _ Sử dụng vốn tiết kiệm và hiệu quả thông qua các quyết định đầu tư đúng đắn. _ Kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp: được thực hiện thông qua kế hoạch tài chính + phân tích tình hình tài chính. II. Nguồn vốn của doanh nghiệp – Huy động vốn 1. Quan niệm về vốn kinh doanh _ Vốn kinh doanh: là số tiền đầu tư vào toàn bộ tài sản dùng vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.  Biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản của DN nhằm sử dụng kinh doanh. _ Đặc điểm:  Phải đảm bảo đủ 1 lượng nhất định.  Biểu hiện bằng tiền.  Sử dụng vào mục đích kinh doanh (tức là để mua sắm tài sản phục vụ cho sản xuất kinh doanh) – sinh lời (T-T) 2. Nguồn vốn và phân loại nguồn vốn của doanh nghiệp _ Khái niệm: nguồn vốn bao gồm tất cả các khoản tiền mà doanh nghiệp có thể sử dụng nhằm phục vụ cho mục tiêu của mình. _ Phân loại nguồn vốn:  Theo thời gian: nguồn vốn ngắn hạn (dưới 1 năm, thường bao gồm: các khoản vay ngắn hạn từ NH và các tổ chức tín dụng + nợ ngắn hạn phát sinh + ... => dùng để đầu tư vào tài sản lưu động); nguồn vốn dài hạn – nguồn vốn thường xuyên (trên 1 năm, gồm: các khoản vay dài hạn từ NH + phát hành trái phiếu + nguồn vốn liên doanh + ... => tính chất ổn định nên được dùng đầu tư vào các dự án, tài sản cố định và 1 vài tài sản lưu động).  Theo phương thức huy động vốn: nguồn vốn huy động từ phát hành (cổ phiếu và trái phiếu), nguồn vốn đi vay.  Theo quyền sở hữu: vốn chủ sở hữu (vốn chủ sở hữu + lợi nhuận sau thuế + lãi chia), nợ phải trả (tín dụng thương mại, tín dụng ngân hàng, tín dụng nhà nước, vay trái phiếu, nợ lương người lao động,...).  Theo phạm vi hoạt động: nguồn vốn bên trong (huy động từ chính hoạt động của DN: nguồn từ lợi nhuận để lại để tái đầu tư, nguồn từ khấu hao tài sản cố định chưa được sử dụng nhằm đổi mới thay thế TSCĐ, nguồn từ tiền nhượng bán tài sản,...); nguồn vốn bên ngoài (huy động từ bên ngoài để phục vụ kinh doanh, gồm các nguồn đi vay, liên kết,...). _ Các phương thức huy động vốn:
  • 30. TRUNG TÂM ÔN THI HỌC KÌ TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ Số 90 Ngõ 167 Tây Sơn HOA QUỐC QUỲNH 20  Tăng nguồn vốn chủ sở hữu: phát hành cổ phiếu (cố phiếu thường, cố phiếu ưu đãi), tăng khoản lợi nhuận để lại.  Tăng các khoản nợ phải trả: phát hành trái phiếu, tín phiếu, tín dụng thương mại, vay ngân hàng. : DN muốn dùng nợ phải trả để gây áp lực lên chính họ, nhằm tạo động lực làm việc hiệu quả hơn so với việc sử dụng vốn chủ sở hữu, do khi dùng VCSH, DN có tâm lí đó là của mình, còn nợ phải trả DN có nghĩa vụ phải thanh toán nó. III. Tài sản của doanh nghiệp – Sử dụng vốn 1. Tài sản và phân loại tài sản _ Khái niệm: Tài sản là một nguồn lực mà doanh nghiệp có thể kiểm soát được và dự tính đem lại lợi ích kinh tế trong tương lai cho doanh nghiệp. _ Hình thái biểu hiện: hữu hình (máy móc, thiết bị, nhà xưởng,...) + vô hình (chi phí mua bản quyền, lợi thế kinh doanh, quyền sử dụng đất,...). _ Phân loại:  Căn cứ vào đặc điểm luân chuyển: tài sản cố định (những TS có giá trị lớn, thời gian sử dụng dài phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của DN, như máy móc, nhà xưởng,...) + tài sản lưu động (những TS luôn vận động, thay thế và chuyển hoá lẫn nhau, đảm bảo cho quá trình kinh doanh được tiến hành liên tục, như nguyên nhiên vật liệu,...) + tài sản tài chính (những TS dễ dàng chuyển hoá thành tiền, có thể đem lại lợi ích tài chính cho người sở hữu, như trái phiếu, cổ phiếu,...).  Căn cứ vào thời hạn đầu tư: tài sản dài hạn (toàn bộ những TS của doanh nghiệp có thời gian thu hồi vốn hoặc thanh toán từ 1 năm trở lên hoặc trên 1 chu kì kinh doanh, như TSCĐ dài hạn, TSTC dài hạn,...) + tài sản ngắn hạn (toàn bộ những TS của doanh nghiệp có thời gian thu hồi vốn hoặc thanh toán trong vòng 1 năm hoặc 1 chu kì kinh doanh). 2. Tài sản cố định _ Khái niệm: là những tư liệu lao động có giá trị lớn và thời gian sử dụng dài, trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào quá trình sản xuất. _ Đặc điểm:  Tham gia vào nhiều chu kì kinh doanh nhưng hình thái vật chất không thay đổi.  Giá trị của TSCĐ được chuyển dịch dần từng phần trong mỗi chu kì kinh doanh vào giá trị sản phẩm => giá trị TSCĐ bị giảm dần do bị hao mòn (hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình).  Toàn bộ giá trị TSCĐ được thu hồi khi tài sản cố định hết hạn sử dụng. _ Phân loại TSCĐ: Nội dung Ưu, nhược điểm Căn cứ vào hình thái biểu hiện TSCĐ hữu hình: có hình thái vật chất cụ thể. TSCĐ vô hình: không có hình thái vật chất cụ thể nhưng xác định được giá trị. Giúp thấy được cơ cấu đầu tư vào TSCĐ theo hình thái biểu hiện, từ đó đánh giá và điều chỉnh cơ cấu cho phù hợp. Không thấy được kết cấu tài sản theo tình hình sử dụng hay công dụng kinh tế, gây khó khăn trong khai thác.
  • 31. TRUNG TÂM ÔN THI HỌC KÌ TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ Số 90 Ngõ 167 Tây Sơn HOA QUỐC QUỲNH 21 Căn cứ theo công dụng kinh tế Nhóm 1: TSCĐ tạo ra không gian (nhà xưởng, kho bãi, văn phòng,...). Nhóm 2: TSCĐ trực tiếp tham gia vào sản xuất sản phẩm (máy móc,....). Nhóm 3: phương tiện vận tải, cơ giới. Nhóm 4: thiết bị, dụng cụ quản lý. Nhóm 5: vườn cây lâu năm cho sp,... Tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp dễ dàng khai thác các TSCĐ hiện có. Khó khăn trong việc thực hiện trích khấu hao TSCĐ. Căn cứ theo tình hình sử dụng TSCĐ đang dùng. TSCĐ chưa cần dùng. TSCĐ không cần dùng (DN chưa khấu hao hết nhưng không còn phù hợp với yêu cầu sử dụng của DN). TSCĐ chờ thanh lý (đã khấu hao hết toàn bộ và chờ thanh lý). Nắm được kết cấu TSCĐ theo tình hình sử dụng nên thuận lợi cho việc quản lí và trích khấu hao. _ Tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ:  Thời gian sử dụng trên 1 năm.  Đáp ứng được tiêu chuẩn về giá trị theo quy định (từ 30 triệu VNĐ trở lên, theo TT 45/2013/TT-BTC).  Chắc chắn mang lại lợi ích kinh tế trong tương lai.  Nguyên giá tài sản được xác định 1 cách đáng tin cậy. _ Phân biệt hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình: Hao mòn hữu hình Hao mòn vô hình Định nghĩa Là sự giảm dần về mặt giá trị sử dụng và theo đó làm giảm dần giá trị của TSCĐ. Là sự giảm thuần tuý về mặt giá trị của TSCĐ. Nguyên nhân Thời gian sử dụng dài, cường độ sử dụng cao. Do tác động của các yếu tố tự nhiên. Sự ảnh hưởng của sức bền vật liệu. Do sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kĩ thuật công nghệ. _ Khấu hao tài sản cố định  Khái niệm: là sự phân bổ 1 cách có hệ thống giá trị phải thu hồi của TSCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ (về mặt kế toán).  Mục đích: nhằm thu hồi vốn để tái sản xuất tài sản cố định (giản đơn và mở rộng).  Nguyên tắc khấu hao: phải dựa trên mức độ hao mòn thực tế của TSCĐ, đảm bảo tái sản xuất TSCĐ. : Về mặt tài chính, DN không chọn khấu hao theo đường thẳng, do sau 1 khoảng thời gian nhất định, đồng tiền sẽ mất giá. Đồng thời, nhà quản lý sẽ dùng số tiền khấu hao được đem đi đầu tư để có thêm lãi suất. Khi đó, khấu hao không chỉ để tái sản xuất mà còn để mở rộng sản xuất. _ Quản lí TSCĐ:  Quản lí hiện vật: quản lí về mặt vật chất + duy trì khả năng hoạt động của TSCĐ + phân định trách nhiệm trong sử dụng TSCĐ.  Quản lí về mặt giá trị: lựa chọn phương pháp khấu hao TSCĐ thích hợp + quản lý tốt quỹ khấu hao TSCĐ. 3. Tài sản lưu động _ Khái niệm: là tài sản tham gia trực tiếp vào 1 chu kì kinh doanh, có thời gian thu hồi vốn hoặc thanh toán trong vòng 1 năm hoặc 1 chu kì kinh doanh bình thường của doanh nghiệp. _ Đặc điểm:
  • 32. TRUNG TÂM ÔN THI HỌC KÌ TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ Số 90 Ngõ 167 Tây Sơn HOA QUỐC QUỲNH 22  Tham gia vào 1 chu kì kinh doanh.  Thay đổi hình thái vật chất.  Chuyển dịch 1 lần toàn bộ vào trong giá trị sản phẩm. _ Hình thái biểu hiện: tiền và các khoản tương đương tiền, đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu, hàng tồn kho, tài sản lưu động khác,... _ Phân loại: Nội dung Ưu điểm và nhược điểm Căn cứ theo hình thái biểu hiện Tiền và khoản tương đương tiền. Đầu tư tài sản ngắn hạn. Các khoản phải thu. Hàng tồn kho. Tài sản lưu động khác. Đánh giá việc sử dụng TSLĐ theo từng khoản mục để xem xét mức độ tổn kho và khả năng thanh toán của doanh nghiệp, từ đó đưa ra điều chỉnh hợp lí. Căn cứ theo sự vận động của TSLĐ TSLĐ trong khâu dự trữ sản xuất. TSLĐ trong khâu trực tiếp sản xuất. TSLĐ trong khâu lưu thông. Thấy được kết cấu của TSLĐ theo từng khâu của quá trình sản xuất kinh doanh, từ đó đánh giá tình hình phân bổ TSLĐ trong từng khâu sản xuất nhằm đẩy nhanh tốc độ luân chuyển TSLĐ. _ Quản lí TSLĐ: Lý do quản lý Nội dung quản lí Tiền mặt Đảm bảo giao dịch KD hàng ngày. Dự phòng cho các biến động bất thường. Nắm lấy cơ hội đầu tư, kiếm lời. Xác định mức dự trữ tiền mặt hợp lí. Quản lí chặt chẽ khoản thu – chi. Việc đầu tư phải đảm bảo khả năng thanh toán. Hàng tồn kho Đảm bảo cho quá trình SXKD được diễn ra bình thường, liên tục. Giảm chi phí dự trữ, tránh ứ đọng hàng. Xác định lượng hàng tồn kho dự trữ cần thiết. Theo dõi, dự báo sự biến động của thị trường hàng hoá, vật tư,... Bảo quản tốt hàng tổn kho hay mua bảo hiểm. Khoản phải thu Ảnh hưởng trực tiếp đến tiêu thụ sản phẩm của DN. DN phát sinh thêm chi phí quản lí các khoản phải thu. Xác định chính sách bán chịu hợp lí. Giảm thiểu rủi ro mất vốn. Theo dõi vòng chặt chẽ các khoản phải thu của khách hàng. 4. Chỉ tiêu đánh giá việc sử dụng tài sản _ Chỉ tiêu đánh giá sử dụng tổng tài sản: vòng quay tổng TS = Tổng doanh thu / Tổng TS  Ý nghĩa: với số tiền doanh nghiệp bỏ ra để đầu tư vào tổng tài sản sẽ tạo ra bao nhiêu doanh thu, càng cao phản ánh việc sử dụng tài sản càng hiệu quả. _ Chỉ tiêu đánh giá sử dụng TSCĐ: Hs(TSCĐ) = Doanh thu thuần / TSCĐ bình quân  Ý nghĩa: cứ 1 đồng TSCĐ bình quân tham gia vào sản xuất kinh doanh của DN trong kỳ đem lại bao nhiêu đồng doanh thu thuần (chỉ số càng cao – hiệu suất càng cao). _ Chỉ tiêu đánh giá sử dụng TSLĐ: Hs(TSLĐ) = Doanh thu thuần / TSLĐ bình quân  Ý nghĩa: 1 đồng TSLĐ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần.
  • 33. TRUNG TÂM ÔN THI HỌC KÌ TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ Số 90 Ngõ 167 Tây Sơn HOA QUỐC QUỲNH 23 IV. Các khoản thu – chi của doanh nghiệp 1. Chi phí doanh nghiệp _ Khái niệm: là những khoản tiền mà doanh nghiệp phải bỏ ra để thực hiện các hoạt động nhằm đạt mục tiêu của DN. _ Gồm: chi phí sản xuất kinh doanh, chi phí đầu tư tài chính, chi phí khác. : Chi phí không bao gồm các khoản tiền phát sinh trong kì như ủng hộ, làm từ thiện,... a. Chi phí sản xuất kinh doanh _ Khái niệm: là chi phí liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của DN trong 1 thời kì nhất định. _ Phân loại: Nội dung Ưu điểm và nhược điểm Căn cứ vào nội dung kinh tế Chi phí vật tư Chi phí khấu hao TSCĐ Chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương Chi phí dịch vụ mua ngoài Chi phí bằng tiền khác Thấy được toàn bộ khoản chi phí phát sinh của DN , giúp lập dự toán chi phí sản xuất theo từng yếu tố, kiểm tra sự cân đối trong từng yếu tố chi phí. Căn cứ vào công dụng kinh tế và bộ phận phát sinh Chi phí sản xuất trực tiếp Chi phí sản xuất gián tiếp Chi phí tiêu thụ sản phẩm Giúp xây dựng các định mức chi tiêu, tập hợp chi phí và tính giá thành cho từng loại sản phẩm, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phân tích để tìm ra chi phí bất hợp lí, Căn cứ theo khoản mục tính giá thành Chi phí nhân công trực tiếp Chi phí sản xuất chung Chi phí bán hàng Chi phí quản lí doanh nghiệp Phân tích tác động của từng khoản mục chi phí đến giá thành sản phẩm. Căn cứ vào mối quan hệ giữa chi phí với quy mô sản xuất Chi phí cố định Chi phí biến đổi Thấy được xu hướng biến đổi của từng loại chi phí theo quy mô kinh doanh, từ đó nhà quản lí đưa ra quyết định quy mô kinh doanh hợp lí. b. Chi phí đầu tư tài chính _ Khái niệm: là chi phí liên quan đến hoạt động đầu tư vốn, huy động vốn, hoạt động tài chính khác của DN trong một thời kì nhất định. _ Bao gồm:  Chi phí liên doanh liên kết  Chi phí mua bán ngoại tệ, chứng khoán.  Chi phí cho thuê tài sản.  Chi phí trả lãi vay, hoạt động đầu tư cho vay. 2. Giá thành sản phẩm _ Khái niệm: là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ chi phí mà DN bỏ ra để hoàn thành việc sản xuất và tiêu thụ một loại sản phẩm nhất định. _ Vai trò:  Là căn cứ quan trọng để xác định giá bán cho sản phẩm.
  • 34. TRUNG TÂM ÔN THI HỌC KÌ TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ Số 90 Ngõ 167 Tây Sơn HOA QUỐC QUỲNH 24  Là công cụ quan trọng để kiểm tra, đánh giá chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh. _ Phân biệt với chi phí sản xuất kinh doanh:  Giá thành: biểu hiện lượng chi phí để hoàn thành việc sản xuất và tiêu thụ 1 đơn vị sản phẩm hay khối lượng (chỉ tính đến những sản phẩm được tiêu thụ).  Chi phí: chỉ tất cả những chi phí cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm mà doanh nghiệp phải bỏ ra trong 1 thời kì nhất định (được tính cho cả những sản phẩm hoàn thành đã bán và những sản phẩm đang làm dở dang). _ Phân loại:  Căn cứ theo thời điểm tính và nguồn số liệu để tính: giá thành kế hoạch + giá thành thực tế.  Căn cứ theo phạm vi phát sinh: giá thành sản xuất sản phẩm + giá thành toàn bộ. _ Ý nghĩa của việc hạ giá thành sản phẩm:  Nâng cao khả năng cạnh tranh.  Tăng lợi nhuận.  Mở rộng quy mô sản xuất. _ Các biện pháp hạ giá thành:  Đổi mới kỹ thuật và công nghệ sản xuất.  Tổ chức và quản lý tốt lao động, sản xuất và hoạt động tài chính. 3. Doanh thu và thu nhập khác của doanh nghiệp _ Khái niệm: là toàn bộ số tiền mà DN thu được nhờ hoạt động kinh doanh của DN trong 1 thời kì nhất định. _ Nội dung: doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh thu từ hoạt động tài chính, doanh thu khác. _ Ý nghĩa:  Là chỉ tiêu quan trọng trong đánh giá hoạt động kinh doanh của DN.  Phản ánh trình độ tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của DN.  Là nguồn tìa chính để đảm bảo trang trải chi phí sản xuất kinh doanh, thực hiện tái sản xuất và các nghĩa vụ tài chính. _ Các biện pháp tăng doanh thu:  Nâng cao chất lượng sản phẩm.  Tìm hiểu nhu cầu và xác định giá bán hợp lí.  Đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ và thanh toán. 4. Lợi nhuận _ Khái niệm: là khoản chênh lệhc giữa doanh thu và chi phí mà DN bỏ ra để đạt được doanh thu đó từ các hoạt động kinh doanh của DN trong thời kì nhất định. _ Ý nghĩa:  Chỉ tiêu cơ bản đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của DN.  Nguồn tích luỹ cơ bản để tái sản xuất mở rộng và tăng phúc lợi.  Nguồn thu quan trọng của NSNN _ Biện pháp tăng lợi nhuận: tăng doanh thu, giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm. _ Các chỉ tiêu lợi nhuận tương đối:  Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận doanh thu: ROS = Lợi nhuận/Doanh thu *100 (cứ 100 đồng doanh thu sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận trong kì).  Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận tổng tài sản: ROA = Lợi nhuận/Tổng TS bình quân trong kì *100 (cứ 100 đồng tài sản bình quân trong kì sẽ tạo bao nhiêu đồng lợi nhuận).
  • 35. TRUNG TÂM ÔN THI HỌC KÌ TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ Số 90 Ngõ 167 Tây Sơn HOA QUỐC QUỲNH 25  Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu: ROE = Lợi nhuận/VCSH bình quân *100 (cứ 100 đồng VCSH sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trong kì).