SlideShare a Scribd company logo
1 of 283
Download to read offline
 Truyện cổ Phật giáo (Phần 5)
1
----- N --------------------------------------------------------
349 - Nước mắt mẹ hiền................................................. 5
----- O --------------------------------------------------------
350 - Oan nghiệt .......................................................... 10
351 - Oán thù vay trả .................................................... 14
352 - Oanh Vũ cứu đàn ............................................... 15
353 - Ở hiền gặp lành .................................................. 16
354 - Ô Sào Thiền Sư................................................... 17
355 - Ông sư Huyền Trân ............................................ 19
356 - Ông trưởng giả kén rễ ......................................... 20
357 - Ông trưởng giả keo kiệt....................................... 39
358 - Ông vua kiểu mẫu ............................................... 44
----- P --------------------------------------------------------
359 - Phá táo đọa ......................................................... 49
360 - Pháp sư tàu hũ.................................................... 50
361 - Phạm chí ngạo mạn ............................................ 54
362 - Phận đẹp duyên may........................................... 56
363 - Phật Ấn với Đông Pha ........................................ 60
364 - Phật cắt thịt mình thế thịt Chim Bồ Câu............... 66
365 - Phật dạy vua Thắng Quang làm chính trị ............ 67
366 - Phật pháp nan văn .............................................. 69
367 - Phật tích Chùa Hương......................................... 71
368 - Phật ở đâu?......................................................... 75
369 - Phật xử kiện ....................................................... 77
370 - Phất Già Sa Vương với pháp vô thường............. 79
371 - Phóng rộng tình thương ..................................... 81
372 - Phóng sinh tăng tuổi thọ ..................................... 86
373 - Phóng túng ......................................................... 87
 Truyện cổ Phật giáo (Phần 5)
2
374 - Phục hổ thu đồ đệ ............................................... 89
375 - Phước báo của sự bảo vệ sanh linh ................... 96
376 - Phước báo hiện tiền ........................................... 97
377 - Phước cúng dường tăng ................................... 101
378 - Phước đức của hoàng hậu................................ 104
379 - Phước huệ song tu............................................ 106
380 - Pothila ông sư rỗng .......................................... 107
----- Q --------------------------------------------------------
381 - Quạ Cú thù nhau ............................................... 110
382 - Quả báo ác khẩu ............................................... 112
383 - Quả báo của lời nói, hành động đâm thọc ly gián 118
384 - Quả báo của sự keo kiệt.................................... 120
385 - Quả cam oan nghiệt ....................................... 125
386 - Quả quyết hoàn thành việc nhân ...................... 129
387 - Quỷ mẹ.............................................................. 130
388 - Quan âm thị kính .............................................. 133
389 - Quét ốc nhồi gieo mầm phước ......................... 136
390 - Quốc vương được đạo ..................................... 137
391 - Qủy la sát .......................................................... 141
----- R --------------------------------------------------------
392 - Rắn trả ơn ......................................................... 143
393 - Ryonen .............................................................. 148
----- S --------------------------------------------------------
394 - Sa di ngộ đạo .................................................... 149
395 - Sát sinh bị quả báo nhãn tiền ........................... 151
396 - Sát sinh cúng tế người chết............................... 152
397 - Sáu giác quan tranh công ................................. 155
398 - Sét đánh kẻ tham tàn ........................................ 157
399 - So sánh phúc báo.............................................. 158
400 - Sợi dây bền nhất ............................................... 160
401 - Sư bác quản tượng .......................................... 162
402 - Sư đệ................................................................. 163
403 - Sự tích bánh cốm .............................................. 164
404 - Sự tích Cá He .................................................. 168
405 - Sự tích cái mõ .................................................. 171
 Truyện cổ Phật giáo (Phần 5)
3
406 - Sự tích cây huyết dụ.......................................... 173
407 - Sự tích cây nêu ngày tết ................................... 175
408 - Sự tích Chim Tu Hú........................................... 178
409 - Sự tích Con Muỗi............................................... 182
410 - Sự tích Con Nhái .............................................. 185
411 - Sự tích ông bình vôi .......................................... 188
----- T ---------------------------------------------------------
412 - Tam nghiệp hằng thanh tịnh ............................. 190
413 - Tâm an thì đất bằng .......................................... 191
414 - Tâm độc địa....................................................... 192
415 - Tâm ham danh .................................................. 195
416 - Tâm tà thối đạo ................................................. 198
417 - Tấm gương đạo hạnh muôn đời còn ghi .......... 201
418 - Tầm nhìn .......................................................... 207
419 - Tai hại của lòng tham ....................................... 208
420 - Tai hại của sân hận .......................................... 209
421 - Tai hại của tham ái ........................................... 213
422 - Tại sao phải niệm Phật? ................................... 215
423 - Tái sinh thọ phước ............................................ 216
424 - Tảng đá lót cột chùa ......................................... 217
425 - Tạo hóa vãn hồi ................................................ 220
426 - Thay đổi số phận nhờ lòng từ............................ 221
427 - Thả Chồn thoát được tai ương ......................... 222
428 - Thả Rắn được ngọc........................................... 224
429 - Tham y hóa rận ................................................ 225
430 - Tham thực cựu thân .......................................... 227
431 - Thân có hay không ............................................ 228
432 - Thân là gốc khổ................................................. 231
433 - Thân người mà đầu Trâu .................................. 233
434 - Thần thông không chống được nghiệp lực........ 234
435 - Thiện Quang công chúa .................................... 238
436 - Thầy nhường đệ tử đi trước.............................. 244
437 - Thử lòng ............................................................ 245
438 - Thọ trì ba giới ................................................... 262
439 - Thiếp nguyện hai điều ...................................... 265
 Truyện cổ Phật giáo (Phần 5)
4
440 - Thế nào là thượng tọa? .................................... 273
441 - Thiền trong mọi phút.......................................... 274
442 - Thành tiên nhờ đức tin ..................................... 275
443 - Thần thông xuyên đá ........................................ 277
444 - Tín Đại Sư cầu mưa ......................................... 282
…………………..
(*) Tài liệu tham khảo: Truyện Tích Phật Giáo. Nguyên
bản chữ Hoa: Phật Giáo Cố Sự Đại Toàn. Việt dịch: Diệu
Hạnh Giao Trinh. Thích Minh Chiếu sưu tầm.
----------------------------------------------------------------------------
---Trình bày: Thiện Tài---
 Truyện cổ Phật giáo (Phần 5)
5
----- N --------------------------------------------------------
349 - Nước mắt mẹ hiền
Nắng chiều ẩn vàng những căn nhà mới dựng trên bãi
biển của thành Ba La Nại. Ðó là nhà của một người lái
buôn giàu có. Hơn mười năm nay, anh ta đã bao lần lên
đênh trên biển cả, tìm đến những bến bờ xa lạ của các
nước Ả Rập, tiếp xúc với những dân tộc hiền lành cũng
như hung dữ. Sau mỗi chuyến đi anh ta lời rất lớn. Rồi
anh trở thành một trong những người nhiều của cải nhất.
Vợ anh là một người đảm đang. Mắt nàng luôn ẩn vẻ lo
buồn. Và ngày về của chồng với bao đồ quí giá vẫn
không làm cho nàng vui, vì cái viễn ảnh của ngày ra đi,
của cuộc chia ly sắp đến.
Hai vợ chồng sanh được một đứa con trai. Nàng đặt cho
nó cái tên thật dài Métracanyaca. Ðứa bé đem lại cho
nàng những nỗi khuây khỏa trong lúc xa chồng.
Métracanyaca đã lên sáu. Một đêm về mùa đông nàng
thao thức không ngủ được vì sắp đến ngày cha Métra
về. Ðến gần sáng, trời bỗng trở gió, gió càng lúc càng
mạnh. Tiếng gió bể ầm ầm. Những nối lo ngại như nhiều
lần trước trỗi dậy. Mãi đến chiều đoàn thuyền vẫn chưa
thấy về. Người ta ra bãi ngóng trông.
Ðến gần tối, một chiếc thuyền buồm xuất hiện. Trong số
hàng chục chiếc ra đi chỉ có một chiếc trở về, và chiếc đó
không phải là thuyền của chồng nàng. Người ta báo cho
nàng cái tin hung dữ. Thuyền của chồng nàng bị đánh
đắm. Nàng ngất đi, sự đau đớn lớn lao nhất của đời
nàng ghi mãi nét buồn trên gương mặt nàng. Và tất cả hi
vọng của mình còn lại, nàng đã trút vào cuộc đời của
Métra.
Métra lớn lên khoẻ mạnh hơn người. Mắt hắn long lanh
đen nháy, luôn luôn nhìn thẳng ra xa mơ ước một cuộc
 Truyện cổ Phật giáo (Phần 5)
6
đời phiêu bạc. Nàng đã đoán trước được điều ấy nên tìm
hết cách khuyên bảo con. Ðôi lúc hắn hỏi mẹ: “Mẹ ơi!
Cha con thuở trước làm nghề gì?”. Câu hỏi đó đã làm
nàng nhiều đêm không ngủ yên. Nàng thấy lại nỗi đau
xót của mình trong buổi chiều đông năm xưa. Nàng nói
dối hắn: “Cha con hồi trước làm nghề đi buôn trong
nước”. Hắn liền nuôi mộng đi buôn trong nước.
Năm năm sau, Métra trở thành một thanh niên cứng cỏi,
và hắn đi buôn trong nước. Trong chuyến đi buôn đầu,
hắn lời được bốn đồng. Ðó là một thành công lớn đối với
kẻ còn thiếu kinh nghiệm như hắn. Hắn đem cả bốn đồng
về giao cho mẹ hắn và yêu cầu mẹ cúng dường giúp đỡ
các vị Sa môn, Ba La môn, các người nghèo khổ và ăn
xin. Mẹ hắn tưởng hắn an phận thích nghề ấy rồi.
Nhưng một hôm hắn trở về buồn rười rượi. Hắn muốn
đổi nghề vì nghe người ta nói cha hắn làm nghề bán dầu
thơm. Mẹ hắn đành chiều hắn. Ngày hôm sau hắn lập
quán trong thành phố. Lần này hắn lời được tám đồng
khá hơn lần trước. Nhưng cái nghề bán dầu thơm tầm
thường nọ không làm hắn hứng thú chút nào. Lại thêm
có người bảo cha hắn trước kia làm nghề bán nữ trang.
Thế là lần sao, hắn đem tám đồng về cho mẹ nó với cả ý
định bỏ nghề bán dầu thơm.
Nó chuyển sang nghề bán nữ trang. Nó bán chạy và
cạnh tranh với những tiệm vàng lớn trong thành phố. Nó
lời tháng đầu mười sáu đồng. Tháng sau ba mươi hai
đồng. Thật là những món tiền to lớn. Hắn đem về cho mẹ
và cũng yêu cầu mẹ làm các việc công đức như những
lần trước. Nhưng cái nghề này giữ chân hắn một chỗ và
hắn thấy bực bội. Sự hoạt động của hắn bị bó hẹp, tầm
mắt hắn bị chặn lại. Rồi có một chủ tiệm vàng đến nói với
hắn: “Sau chàng không làm nghề hàng hải như ông thân
chàng mà lại đi làm nghề bán nữ trang hèn mọn tù túng
này”. Hắn bị kích thích đúng chỗ… Vậy là hôm sau,
Métra bán tất cả số vàng còn lại dồn được một số vốn
 Truyện cổ Phật giáo (Phần 5)
7
lớn. Bể khơi với sóng gió ngàn trùng, với các bến bờ xa
lạ kêu gọi hắn.
Hắn nhất quyết rồi, hắn về nói với mẹ: “Thưa mẹ có phải
cha con trước kia làm nghề hàng hải không? Mẹ cho con
theo nghiệp cha con đi buôn ngoài bể cả”.
Mẹ hắn sửng sốt. Bà đã cảm thấy trước điều mong muốn
của con. Bà đã để ý đến cái nhìn đăm đăm của hắn ra
tận bể khơi như cố tìm đến bên kia bờ đại dương. Bà đã
để ý con say sưa thèm thuồng cuộc đời của những thủy
thủ trên các thuyền buồm từ xa đến. Bà cũng muốn cho
con thỏa nguyện, nhưng hình ảnh của cuộc ra đi không
ngày về của cha Métra đã làm cho nàng tìm hết cách
ngăn con: “Phải, Métra ạ! Cha con trước đây làm nghề
hàng hải nhưng bị nạn chết đánh từ ngoài bể khơi. Mẹ
đã đau khổ lắm rồi. Nay mẹ chỉ có mình con, con nỡ nào
bỏ mẹ đi ra góc bể chân trời, mẹ sẽ khô héo mà chết”.
Métra tuy cảm động nhưng hắn đã quyết. Chiều hôm ấy
hắn cho người đánh chuông rao khắp kinh thành Ba La
Nại: “Hỡi các thương gia đáng tôn kính! Métra sắp đi
buôn xa, vậy ai muốn đem hàng ra hải ngoại thì cứ đi
chung với người”.
Mẹ Métra khuyên răng hắn rất nhiều. Hắn vẫn không đổi
ý định. Ðến ngày ra đi, năm trăm lái buôn cùng đi chuyến
này với hắn, bà mẹ quá thương con. Cái cảnh ra đi giống
hệt như cảnh ra đi của cha con ngày trước, làm bà quá
đau xót. Bà ngã xuống ôm lấy chân con mà khóc. Mọi
người đều cảm động, Métra ngồi xuống một lát, nhưng
hắn bỗng đứng dậy, rút mặt chân ra, bước qua đầu mẹ
hắn. Hắn đi thẳng xuống thuyền không ngoái nhìn lại. Bà
mẹ chậm chạp ngồi dậy và trong nước mắt mà niệm nho
nhỏ: “Con ơi! Mẹ cầu cho con tai qua nạn khỏi. Mẹ cầu
cho con khỏi bị quả báo đã bước ngang đầu mẹ con ơi”.
Ðoàn thuyền vượt sóng đã ba ngày trường, đến ngày
thứ tư trời bỗng đổi biến đột ngột rồi có gió mạnh. Gió
cuốn từng hồi báo trước một cơn bão lớn. Mọi người lo
 Truyện cổ Phật giáo (Phần 5)
8
ngại và cố sức chống chọi. Nhưng chuyện phải đến đã
đến. Bão to đã đánh tan cả đoàn thuyền.
Métra đeo trên một tấm ván và may mắn trôi dạt vào bờ
xa lạ. Hắn lần lần hồi tưởng lại và đi đến một thành phố.
Ðây là thành Ramana. Anh chàng thanh niên của kinh
thành Ba La Nại được người ta niềm nở tiếp đón. Có bốn
nàng tiên đẹp đẽ đến chào hắn, trước ngực mỗi nàng
đều lấp lánh một đồng tiền vàng giống như đồng vàng
hắn đã trao cho mẹ ngày trước đây. Các nàng tiên nói
với hắn: “Chào chàng Métra, đây là đền đài của các em.
Ðây là tất cả sự khoái lạc ở đời. Chàng vào đây chung
vui với chúng em”. Métra nhận lời. Hắn sống đầy đủ về
vật chất hình như được hưởng những phước đức đã làm
nên ngày trước, nhưng hình như có một nguyên do vô
hình thúc đẩy hắn: Hắn buồn ý và ra đi, xuống miền
Nam. Hắn đến thành Sadamaham. Có tám nàng tiên trẻ
đẹp đến chào hắn. Trước ngực mỗi nàng lấp lánh một
đồng tiền vàng giống như đồng tiền vàng của hắn đã trao
cho mẹ ngày trước đây. Các nàng tiên cũng nói với hắn
những lời dịu dàng như những nàng trước. Hắn cũng
nhận lời ở lại đây và hắn cũng đã sống đầy đủ về vật
chất như được thừa hưởng những phước đức đã làm
nên ngày trước. Sau, buồn ý lại ra đi, xuống miền Nam.
Hắn đến thành Nandana. Mười sáu nàng tiên đẹp đẽ đến
chào hắn. Trước ngực mỗi nàng lấp lánh một đồng tiền
vàng giống như đồng tiền vàng hắn đã trao cho mẹ hắn
ngày trước. Các nàng dịu dàng mời hắn ở lại và chăm
sóc như những nàng trước. Hắn đã sống đầy đủ về vật
chất như được thừa hưởng những phước đức đã làm
nên ngày trước. Nhưng rồi hắn cũng lại ra đi về phía
Nam.
Hắn đến thành Brahmottora. Ba mươi hai nàng tiên đẹp
đẽ chào hắn. Trước ngực mỗi nàng lấp lánh một đồng
tiền vàng giống như đồng tiền vàng hắn đã trao cho mẹ
hắn ngày trước. Hắn được mời ở lại hưởng khoái lạc
 Truyện cổ Phật giáo (Phần 5)
9
trong thành. Ðến đây nhiều điều đã làm cho hắn suy
nghĩ: Tại sao hắn, một kẻ có tội với mẹ, hắn đã hưởng
những sung sướng đã qua. Phải chăng đó là do ngày
trước hắn đã trao những món tiền bốn đồng, tám đồng,
mười sáu đồng, và ba mươi hai đồng cho mẹ hắn để làm
việc thi ân. Nhưng sự sung sướng được hưởng đối với
hắn quá nhiều rồi. Hắn không thể ở lại đây nữa. Hắn lại
muốn ra đi xuống miền Nam, mặc dù các nàng tiên hết
sức khuyên can.
Lần này hắn đi thật xa. Hắn đến một bức thành bằng sắt.
Hắn đi vào thành thì cửa thành đóng lại. Hắn cứ đi nữa
và không mấy chốc hắn gặp một người to lớn trên đầu
đội một vành sắc cháy đỏ. Lửa phun rừng rực máu mủ
trên đầu người ấy chảy tràn xuống miệng, người ấy liếm
tất cả. Hắn đến gần và hỏi:
- Nhà ngươi là ai? Tại sao lại bị hình phạt đau đớn khổ
sở như vậy?
Người ấy nén đau xót, ngẩn nhìn hắn một lát rồi trả lời:
- Tôi là người đã làm cho mẹ tôi đau khổ, nên tôi phải
gánh lấy quả báo như thế này. Tôi sẽ chịu quả báo mãi
cho đến khi một người khác đã tạo nghiệp ác làm mẹ
đau khổ đi ngang qua đây sẽ thay thế cho tôi.
Cái quá khứ tội lỗi của Métra hiện lên rõ ràng trong tâm
trí. Métra đã bước ngang đầu mẹ, đứa con bất hiếu đó
đang đứng đây và đáng nhận những hình phạt nặng nề
nhất. Métra vừa nghĩ như thế thì vành lữa nóng bay qua
chụp lên đầu chàng. Métra nhìn người kia bây giờ đã
khỏe mạnh, vết thương trên đầu bấy giờ đã lành hẳn và
hỏi:
- Tôi phải chịu vòng lửa này trong bao lâu?
Người kia đáp:
- Chàng phải chịu hình phạt này đời đời kiếp kiếp cho
đến khi có người phạm tội đã làm mẹ đau khổ như
chàng, đến thay thế cho chàng. Métra đau khổ vô cùng.
Lửa cháy xèo từng mảnh thịt, mặt như bị cắt từng mảnh
 Truyện cổ Phật giáo (Phần 5)
10
thịt, mặt như bị cắt đi từng đường gân máu và tê liệt từng
chỗ. Tuy vậy Métra vẫn bằng lòng với hình phạt mình đã
chịu. Chàng nghĩ rằng: “Lại sẽ có người phạm tội đối với
mẹ để đến chịu thay ta? Không nên như thế! Chúng sanh
ơi! Hãy đừng ai sanh tâm làm mẹ mình đau khổ. Hãy
đừng ai làm cho nước mắt mẹ mình tuôn chảy vì mình”.
Rồi Métracanyana phát nguyện rằng: “Tôi xin nguyện đội
vành này mãi mãi, xin thay chịu đau khổ cho tất cả chúng
sanh”.
Lời phát nguyện của Métracanyaca thật là vô cùng chứa
chan tình yêu thương rộng lớn. Lời phát nguyện chân
thành ấy đã dải thoát Métra khỏi vòng tội lỗi và vòng lửa
bỗng rời khỏi đầu Métra bay lên hư không trả lại cho
Métra đời sống an lành.
Quảng Huệ
“Xin mẹ hiền nhận lạy này con bất hiếu
Ðã bao lần làm mẹ khổ ngày xưa
Ðã bao lần làm mẹ khóc như mưa
Bao nhiêu lạy cũng chẳng vừa ân mẹ.”
----- O --------------------------------------------------------
350 - Oan nghiệt
Thuở xưa, vào thời chánh pháp của đức Phật Thích Ca,
tại một nơi nọ có một vị trưởng giả giàu có. Vị này có hai
người vợ, người vợ lớn không con, người vợ nhỏ sinh
được một đứa con trai khôi ngô tuấn tú, cả gia đình nhờ
thế mà sinh vui vẻ.
Khi ấy người vợ lớn sinh lòng đố kỵ, luôn tìm cách để hại
đứa bé con người vợ nhỏ, nhưng bên ngoài bà tỏ ra hết
lòng thương yêu, chiều chuộng, không một chút ganh tị
nào.
Một hôm người vợ nhỏ đi vắng, người vợ lớn lén lấy cái
kim ghim vào đỉnh đầu đứa bé. Ðứa bé từ ấy phát bịnh la
 Truyện cổ Phật giáo (Phần 5)
11
khóc suốt ngày, bỏ ăn bỏ uống, thân hình tiều tụy, qua
bảy hôm thì chết. Trong nhà ai cũng sầu khổ. Người vợ
lớn cũng tỏ ra đau đớn, tiếc thương, Còn người vợ nhỏ
thì vật mình xuống đất, khóc than thảm thiết suốt cả ngày
đêm. Nhưng cả nhà chẳng ai biết được vì sao đứa bé ấy
chết. Về sau bà vợ nhỏ biết được do lòng ganh tị của
người vợ lớn và chính bà ấy giết. Bà vợ nhỏ lập tâm báo
thù. Bà đến chùa hỏi các thầy Tỳ kheo.
- Bạch Ðại đức muốn toại nguyện lòng mong cầu, phải
làm công đức gì?
Các Tỳ kheo đáp:
- Muốn toại nguyện lòng mong cầu thì phải thọ trì bát
quan trai giới, điều cầu xin sẽ được như ý.
Nghe xong, bà xin thọ bát quan trai giới. Sau đó bảy
ngày bà chết đầu thai làm con gái lớn bà vợ lớn, thân
tướng đẹp đẽ. Bà vợ lớn thương yêu, quý trọng hơn
vàng, nhưng oan nghiệt thay, đứa bé gái ấy chỉ sống
được một năm rồi chết, khiến cho người mẹ khổ sở đau
đớn khôn cùng, khóc lóc thảm thương bỏ ăn, quên ngủ.
Oan oan tương báo như thế đến bảy lần, bà vợ lớn đoán
biết đây là sự báo oán của người vợ nhỏ.
Cho đến lần cuối cùng, bà vợ lớn sinh được một bé gái
lại càng đẹp đẽ, thân thể đoan trang hơn mấy lần trước,
nhưng lần này đứa bé sống được 14 tuổi, sắp có gia
đình. Một hôm đang đêm nàng bước ra khỏi cửa, liền
ngã ra chết. Bà mẹ khóc lóc kêu gào la hét suốt ngày,
lòng thương con cùng cực, khiến bà phát cuồng, không
còn biết chi nữa. Bà để xác con giữa nhà, chẳng chịu tẩn
liệm càng nhìn xác con càng thấy đẹp lạ thường. Ðể như
thế hơn 20 ngày.
Một buổi sáng nọ, các thầy Tỳ kheo thiền định, dùng từ
tâm quán khắp tâm chúng sinh, thấy người đàn bà ấy bị
một chuỗi oan nghiệt nối dài và nay chính là lúc nhờ sự
đau khổ cùng tột có thể làm tâm bà bừng sáng. Sau khi
dùng từ tâm quán sát, thầy Tỳ kheo liền khoát y ôm bát,
 Truyện cổ Phật giáo (Phần 5)
12
đến nhà bà vợ lớn khất thực. Ðến nơi trước nhà vắng vẻ,
bên trong nghe tiếng khóc than quằn quại. Thầy rung tích
trượng, hồi lâu có kẻ đầy tớ mang cơm ra cúng:
- Bạch Ngài, bà chủ con bận việc không thể ra, xin Ngài
từ bi nạp thọ.
Thầy Sa môn im lặng, không mở bát ra mà nói:
- Ta muốn gặp thí chủ.
Người đầy tớ trở vào thưa cùng bà vợ lớn rằng:
- Thầy Sa môn muốn gặp bà.
- Ta có chuyện buồn khổ, chỉ muốn chết thôi, ta không
muốn gặp ai cả. Mày hãy mang cơm ra cúng dường
Thầy Sa môn ấy và xin Ngài hãy đi đi.
Nhưng khi đứa đầy tớ mang cơm ra, Ngài cũng không
nhận và nói như trước. Bà vợ lớn tự nghĩ: “Ta đang lúc
khổ sở mà vị Sa môn này chẳng hiểu được tâm ta, sai
người đem cúng dường mà chẳng nhận, quyết muốn
gặp ta. Khổ quá! Thôi ta cứ ra coi Ngài muốn gì?” Nghĩ
xong bà bước ra. Thầy Sa môn vừa trông thấy liền hỏi:
- Này thí chủ, vì sao bà có vẻ sầu khổ, đầu tóc rối bù,
mặt mày hốc hác tiều tụy đến thế?
- Bạch Ngài, từ ngày tôi có gia đình đến nay, sanh bảy
đứa con gái đứa nào cũng đẹp đẽ dễ thương, nhưng khi
đến một hoặc ba tuổi thì chết, duy chỉ có đứa con này
đến 14 tuổi, đêm hôm vừa bước ra khỏi nhà liền té
xuống đất chết ngay. Thật tôi quá khổ sở, chỉ còn có
muốn chết nữa mà thôi. Nói xong bà khóc nức nở. Thầy
Sa môn bảo:
- Hãy rửa mặt, chải đầu rồi ta sẽ nói cho bà nghe.
Nhưng bà ta vẫn khóc. Thầy Sa môn nói:
- Này bà, người vợ nhỏ của ông chủ nhà này vì sao
chết?
Bà vợ lớn nghe nói trong lòng bối rối sợ hãi, tự nghĩ: “Vì
sao vị Sa môn này lại biết được việc của nhà ta?”.
- Hãy quay đầu ra đây ta sẽ nói cho bà nghe.
Bà liền quay đầu ra.
 Truyện cổ Phật giáo (Phần 5)
13
- Người vợ nhỏ của nhà này sanh được một đứa con
trai, vì sao đứa con ấy lại chết đi? Bà vợ lớn nghe nói
trong lòng càng sợ hãi, run rẩy chẳng nói lên lời.
- Này bà, do bà giết đứa bé ấy, nên người mẹ của nó
đau khổ rồi chết theo, vì oan oan tương báo, người mẹ
của đứa bé quyết báo thù, nên bảy lần sanh làm con của
bà rồi lại chết, để bà phải đau khổ mà chết theo như bà
đã gây ra cho người vợ nhỏ. Giờ đây đứa con bà vừa
mới chết, bà hãy xa ra thì sẽ biết đứa con ấy thế nào?
Nghe vị Sa môn nói, bà quay lại thì toàn thân đứa con ấy
tan rã, hôi thối vô cùng, trong lòng cảm thấy hổ thẹn,
khủng khiếp. Bà cúi đầu đảnh lễ vị Sa môn cầu xin cứu
độ.
- Ngày mai bà hãy đến chùa ta sẽ làm lễ qui y cho. Ngay
khi ấy, xác đứa con gái liền biến thành rắn độc, biết
được bà vợ lớn sẽ đi thọ giới, nên rắn nằm ngang chận
đường. Sáng ngày bà vợ lớn đi đến chùa, rắn đuổi theo.
Bà sợi hãi nói:
- Ta đến chùa thọ giới qui y, tại sao mày lại chận đường
không cho tao đi? Lúc ấy, thầy Sa môn biết được, đến
nơi, người vợ lớn trông thấy vô cùng mừng rỡ. Thầy Sa
môn nói với rắn:
- Oan nghiệt, đã trãi qua mấy đời nhiễu hại, người vợ lớn
chỉ giết có một người con của nhà ngươi, thì tại sao nhà
ngươi lại làm khổ người ta đến bảy lần. Tội nhà ngươi
rất lớn, hôm nay lại muốn cản đường không cho người ta
đi qui y Tam Bảo nữa, tội này đời đời sẽ đọa vào địa
ngục, hiện tại nhà ngươi chỉ là thân rắn đâu được thân
người.
- Rắn nghe nói, liền nhớ lại kiếp trước, đau đớn trong
lòng, vặn mình uốn khúc, đập đầu xuống đất, hướng về
vị Sa môn mà sám hối.
- Hai người đời trước đã tạo oan nghiệt gây khổ đau cho
nhau. Vậy kể từ nay tội lỗi mỗi người sẽ được chấm dứt,
đời đời đừng có ý niệm giết hại nhau nữa.
 Truyện cổ Phật giáo (Phần 5)
14
Cả hai đều ăn năn, khi ấy rắn độc nhờ sức chú nguyện
của Thầy Sa môn, liền được thác sanh làm thân người,
tâm ý khai mở. Rồi cũng được qui y Tam Bảo, tinh tấn tu
hành.
Giới Ðức
“Luân hồi nhân quả không sai
Không tu ắt phải đọa đày khổ thân”.
351 - Oán thù vay trả
Phất Già Sa Vương đi vào thành La Duyệt, giữa đường
bị con bò mới sanh, sợ người ta bắt mất con, chạy lại
húc ông vỡ bụng chết ngay. Người chủ bò thấy thế sợ
quá, vội bán bò cho người khác. Người kia mua bò dắt
về định nuôi lấy sữa, vừa dắt về đến nhà lại bị bò húc,
người chủ chết luôn. Con người chủ bò nổi giận, giết bò
đem thịt bán. Người nhà quê mua đầu bò gánh về, đi
được nửa đường mệt, treo đầu bò lên cây rồi nghĩ mát.
Bỗng nhiên đầu bò đứt dây rơi trúng anh nhà quê, sừng
bò trúng vào bụng anh chết ngay. Trong một ngày ba
người bị chết vì một đầu bò.
Bình SaVương cho là điềm quái gở. Lo sợ, vội vàng
cùng quần thần đi đến hầu Phật. Ðến nơi, vua cung kính
đảnh lễ rồi đứng hầu một bên:
- Bạch Thế Tôn, một đầu bò làm chết ba người, việc đó
không biết duyên do vì sao?Xin Ngài chỉ dạy cho.
Phật bảo:
- Ðại Vương này, các tội lỗi đã tạo ra, có nguyên nhân rồi
phải trả báo, không phải tình cờ mà có.
Vua thưa:
- Xin Ngài dạy cho con biết để tránh điều tội ác.
Phật dạy:
- Trước kia có ba người lái buôn, cùng nhau thuê chung
cái nhà của một bà già. Ở được mấy tháng ba người
thấy bà già có một mình đau yếu, chờ khi bà đi vắng, ba
 Truyện cổ Phật giáo (Phần 5)
15
người rủ nhau lén đi, không trả tiền thuê nhà cho bà. Bà
đi chơivề, thấy nhà vắng không có ai, hỏi người hàng
xóm mới biết ba người đã trốn đi rồi. Bà vừa giận vừa
tiếc tiền, hấp tấp chạy theo cho kịp bangười, khi gặp, bà
đòi tiền thuê nhà mấy tháng nay. Ba người xúm nhau
mắng thậm tệ, nói tiền nhà đã trả rồi còn đòi chi nữa, ai
công nợ chi mụ... Bà cô đơn yếu đuối cãi không lại giận
hờn buồn tủi khóc lóc, kêu trời vang đất, rồi bà nguyền
rủa thề rằng: “Trời đất quỷ thần làm chứng cho tôi cùng
cực vô lộ bị ba người này khinh khi lường gạt, lại mắng
nhiếc sĩ nhục. Tôi nguyện đời sau sanh ra chỗ nào, gặp
ba người này tôi sẽ trả oán, làm cho mất mạng, ví dầu
đặng đạo cũng phải trả nợ này đã.
Phật bảo Bình Sa Vương: Bà già khi ấy là con bò ngày
nay, ba người lái buôn thuê nhà xưa là ba người bị bò
húc chết ngày nay vậy.
Bình SaVương và các vị đại thần nghe Phật dạy ai nấy
đều sợ hãi, cung kính đảnh lễ phát nguyện từ nay về sau
không dám lường gạt dối trá, gây thù kết oán nữa.
Một lời thề nguyện, không có hình tướng mà không mất,
cứ tìm nhau đòi oán trả thù rất đáng ghê sợ, chúng ta
cần phải giữ gìn lời nói và hành động vậy.
Thích Nữ Ðàm Minh
Không có một Quả nào mà không có Nhân, cũng như
không có một Nhân nào mà không có Quả.
352 - Oanh Vũ cứu đàn
Ngày xưa, bên một sườn núi cao là cụm rừng hoang, lá
xanh bao phủ độ vài mươi mẫu đất, đấy là nơi trú ngụ
của hàng vạn gia đình hươu, nai và chim chóc.
Một buổi trưa hè, vạn vật như bị tê liệt dưới sức nóng
của những tia lửa mặt trời thiêu đốt. Chim thú uể oải gần
như chết ngạt trong bầu không khí nặng nề oi bức. Tiếp
theo đó những ngọn lửa hồng khe khắt bừng cháy từ góc
 Truyện cổ Phật giáo (Phần 5)
16
rừng này qua góc rừng khác. Ngọn lửa độc ác cứ lên
cao, lan rộng, bao vây dồn lần thú rừng, chim chóc vào
những cụm rừng chưa kịp cháy…
Ảo não thay! Những tiếng kêu la thảm thiết, tuyệt vọng
vang động một góc trời…
Trước cảnh bi thương, nhìn thấy sự chết chóc đau đớn
của đồng loại, một chiếc chim bé nhỏ trong đoàn oanh vũ
vụt bay qua làn khói đen nghi ngút làm cho đàn ngạc
nhiên và hoảng sợ.
Thì sau đó vài phút, cũng chiếc chim nhỏ bé ấy trở về với
một thân hình ướt đẫm, rồi đập mạnh đôi cánh và vung
văng cho nước tưới vào lửa.
Chiếc oanh vũ ấy bay đi bay lại nhiều lần như thế. Với
nắm thân bé nhỏ, với sức lực không bao nhiêu, oanh vũ
mệt nhoài, không bay được nữa. Nhưng một lát sau
người ta thấy oanh vũ lại làm công việc đã làm…
Cũng khi ấy đứng chợi trên đồi cao, một chủ trại vô tình
trông thấy nghĩa cử của oanh vũ vô cùng thương xót,
đem tâm cảm phục, bèn sai người nhà ra cứu lửa và kết
quả ngọn lửa bạo tàn kia bị dập tắt.
Khi lửa đã tàn, thú rừng chim chóc kêu nhau trở về nơi
quê hương tổ ấm sum họp trong cuộc sống an lành của
gia đình thân mến.
Chim Oanh Vũ ấy là tiền thân của Ðức Phật Thích Ca.
Thiện Châu
“Trước khi làm phước tứ phương, hãy giúp đỡ cho ngay
người ở gần mình đi đã.”
353 - Ở hiền gặp lành
Đại sư Vĩnh Minh húy là Diên Thọ, lúc chưa xuất gia, làm
một viên quan giữ kho tại huyện Diên Khánh. Trong lúc
ngài đang làm nhiệm vụ, hằng ngày thường dùng tiền
ngân khố mua tôm cá phóng sinh. Chung cục, công qũy
bị hao hụt, quan phủ bèn bắt ngài giam vào ngục.
 Truyện cổ Phật giáo (Phần 5)
17
Lúc bấy giờ, những điều luật trừng trị tội tham ô rất
nghiêm khắc, mà tội của Đại sư Vĩnh Minh là xâm phạm
công quỹ nên
bi khép vào tội tử hình, phải đem xử công khai để răn đe
những kẻ khác.
Khi ấy, Ngô Việt Vương biết Đại sư lâu nay vốn có lòng
từ bi, từng phóng sinh rất nhiều, nên truyền lệnh cho viên
quan chấp pháp để ý xem lúc đem ra hành quyết ngài có
nói điều gì và sắc diện như thế nào về bẩm báo lại.
Thế rồi, lúc bị tử hình, thần sắc của vị Đại sư vẫn thản
nhiên, xem cái chết như được trở về cố hương, không
một mảy may sợ sệt, ung dung tự tại một cách khác
thường, khiến cho người ta phải sinh lòng kính phục.
Viên quan chấp pháp thấy thái độ của vị Đại sư như thế,
cực kỳ kinh ngạc, liền hỏi: "Những người khác lúc sắp
chết đều sợ hãi muôn phần, vì sao ông vẫn thản nhiên?"
Đại sư đáp: "Tôi lấy tiền trong kho không phải để tiêu
pha việc riêng mà dùng để mua động vật phóng sinh, nay
được về cảnh giới Tây phương cực lạc thử hỏi còn gì vui
thú cho bằng?"
Viên quan chấp pháp bèn đem lời nói và cử chỉ của Đại
sư trình lên Ngô Việt Vương. Vua nghe rất khâm phục,
bèn ra lệnh tha tội chết và phóng thích cho Đại sư. Về
sau, Đại sư xuất gia làm Tăng, và cuối cùng chứng đắc
Thánh quả.
354 - Ô Sào Thiền Sư
Ô Sào là một cao Tăng Trung Hoa vào đời Ðường, khi
bà mẹ hạ sinh sư, bà không ưng ý lắm nên đem bỏ con
vào một chiếc tổ quạ trên cội đại thọ trước hiên chùa rồi
lẩn mất. Sư xuất gia từ đó… và người ta gọi sư là thầy Ô
Sào (ô: quạ,sào: tổ).
Tuổi ấu thơ và tráng niên của sư trôi qua bình thản trong
bóng mát của các tòng lâm cổ kính… sư thường hành
 Truyện cổ Phật giáo (Phần 5)
18
thiền trên quê hương của mình, tức là nơi cháng ba có
đặt tổ quạ ngày xưa mà theo năm tháng, cội cây đã to và
rộng đầy đủ cành nhánh có thể cho sư đặt một chiếc tọa
cụ trên ấy. Cho đến khi ngộ đạo và hành đạo, thiền sư
vẫn không rời “quê mẹ”.
Một hôm quan Thị lang Bạch Cư Dị, một thi hào lừng
danh đương thời, đi dạo ngang cổng chùa trông thấy nhà
sư đang ngồi vắt vẻo trên tang cây, vốn không ưa hạng
người “lánh nợ đời” như thế, ông cau mày hỏi:
- Bộ hết chỗ ngồi rồi hay sao mà thầy lựa chỗ hiểm
nghèo như thế để ngồi?
Thiền sư bình thản đáp:
- Chỗ của tôi xem ra còn vững vàng hơn chỗ của quan
lớn đang an tọa nhiều…
Quan thị Lang nhìn lại chiếc kiệu của mình đang ngồi,
ngạc nhiên:
- Chỗ tôi đang ngồi có gì đáng ngại đâu?
- Thưa, chỗ của đại quan là dưới vua trên các quan và
trăm họ, vua thương thì quần thần ghét, được lòng dân
thì mất lòng vua… Tính mạng của đại quan cùng thân
quyến đều lệ thuộc vào lòng yêu ghét của vua, sự tật đố
tỵ hiềm của bạn bè. Một chiếc ghế được kê trên đầu lưỡi
của thiên hạ thì làm sao bì được với sự vững chắc của
cội cây này được…Có phải thế không?
Bạch Cư Dị nghe nhà sư nói, chỉ im lặng cúi đầu. Giây
lâu, vị quan lão mới cất tiếng hỏi:
- Thầy có thể cho tôi biết thế nào là đại ý của Phật pháp
chăng?
Thiền sư đáp liền:
- Không gì dễ bằng câu hỏi này. Ðại quan hãy nghe tôi
trả lời đây, đó là:
“Chư ác mạc tác
Chúng thiện phụng hành
Tự tịnh kỳ ý
Thị chư Phật giáo”.
 Truyện cổ Phật giáo (Phần 5)
19
Nghĩa là:
Các điều ác chớ làm
Các điều lành vâng giữ
Tự thanh lọc ý mình
Ðó là lời Phật dạy
Bạch Cư Dị nghe xong bảo:
- Những bài thầy vừa đáp con nít lên ba cũng nói được.
Thiền sư mỉm cười:
- Thưa đại quan, con nít lên ba nói được, nhưng ông lão
sáu mươi chưa chắc làm xong… Ngài có thấy như thế
không?
Bạch Cư Dị lại im lặng cúi đầu.
Ông bắt đầu học đạo với thiền sư Ô Sào từ đó. Người ta
kể rằng, dưới sự dẫn dắt của thiền sư “Tổ quạ” không
bao lâu vị đại quan này “hoát nhiên đại ngộ”.Chuyện kể
chỉ có thế, còn việc ông đại ngộ cái gì chúng ta đành chịu
vậy.
Như Thủy
Cảnh tỉnh Ta Bà danh lợi khách
Hoán hồi khổ hải mộng mê nhơn.
355 - Ông sư Huyền Trân
Xưa ở chùa Quang Minh, làng Hậu Bỗng, huyện Gia Lộc
tỉnh Hải Dương, có một vị sư tên Huyền Trân, tu đắc
đạo. Một đêm, nằm thấy Phật Di Ðà báo mộng rằng: Nhà
ngươi tu hành có công đức, trời Phật độ cho kiếp sau
được làm vua nước Tàu. Nhà sư thức dậy lấy làm kỳ dị,
gọi các đạo tràng bảo rằng:
- Ðêm, Thầy thấy mộng lạ, đến khi Thầy chết hãy lấy bút
son mà viết trên vai Thầy mười chữ rằng: “Nhà sư tu ở
chùa Quang Minh, nước An Nam”, rồi đem thiêu đừng có
chôn!
Khi vị sư chết, tuổi đã chín mươi, các đạo tràng làm theo
như lời dặn trước.
 Truyện cổ Phật giáo (Phần 5)
20
Ðời vua Hoàng Ðịnh, nhà Lê, ông tiến sĩ tên là Nguyễn
Tự Huyện sang cống vua Khang Hi nước Tàu, vua
Khang Hi phán hỏi:
- Ngươi có biết chùa Quang Minh, ở nước An Nam,
thuộc về tỉnh nào?
Ông ấy tâu rằng:
- Muôn tâu bệ hạ, hạ thần chỉ biết chùa Quỳnh Lâm,
chùa Thiên Phúc, còn chùa Quang Minh thì thần không
rõ.
Vua nói rằng:
- Khi Trẫm giáng sinh, ở trên vai có mười chữ son, hẳn là
kiếp trước Trẫm tu ở chùa ấy. Nay Trẫm muốn bỏ những
chữ ấy đi, mà không phép nào rửa sạch.
Ông ấy tâu lại rằng:
- Dám xin có phải thế, thì lấy nước giếng chùa ấy mới
rửa được.
Vua dặn rằng:
- Thế thì khi về, người tâu với vua Lê cho đi tìm, lấy hộ
Trẫm nước giếng ấy.
Ông Nguyễn Tự Huyền về tâu lại với vua Lê như thế. Rồi
ông tìm đến chùa Quang Minh, lấy một vò nước đem
sang Tàu, dâng vua Khang Hi. Vua Khang Hi lấy nước
ấy rửa, thì những chữ son đi ngay. Nhà vua mừng lắm,
mới đưa cho ông ta ba trăm lạng vàng, nhờ đem về tu bổ
chùa Quang Minh cho lịch sự.
Nguyễn Bình (Truyện cổ tích Việt Nam)
“Làm sao hiểu được luân hồi,
Rõ thân kiếp trước, biết nơi sau về?”
356 - Ông trưởng giả kén rễ
Thuở xưa có gia đình ông trưởng giả giàu có và sang
trọng hơn người. Tuy giàu có sang trọng mà đối với đám
dân nghèo hai ông bà chẳng hề giúp đỡ, làm ơn làm
phước cho ai.
 Truyện cổ Phật giáo (Phần 5)
21
Ông bà sanh hạ được bốn người con, ba trai và một gái.
Mặc dù của nhiều con có, mà hai ông bà thường lo buồn
than thở vì cậu con trai đầu lớn lên thì cờ bạc rượu chè
ăn chơi phung phí, hao tốn không biết bao nhiêu tiền
của; còn cậu thứ hai thì thân thể vốn suy nhược, từ khi
sanh ra đến lớn lên bịnh hoạn triền miên, tiền thầy, tiền
thuốc tốn kém rất nhiều mà bịnh vẫn còn nguyên. Không
một cậu nào biết hiếu để hoặc biết lo gia nghiệp. Duy có
thằng thứ ba và cô út, tánh tình hiền từ, thảo thuận và
biết lam lũ làm ăn. Hai ông bà nhờ cậy hơn hết chỉ có
một mình cô gái út, nhưng khốn nỗi cô là phận gái, làm
sao nối được sự nghiệp của Tổ Tiên! Vì thế mà hai ông
bà mỗi đêm, không khỏi gác tay lên trán, lo rầu than thở!
Một hôm, bà bảo ông rằng:
- Nhà mình có tiếng là giàu sang chẳng kém thua ai, gia
tài sự nghiệp kinh doanh to lớn, đáng lẽ là hạnh phúc
lắm, nhưng sao lại vô phúc thế nầy, đã sanh đặng mấy
đứa con trai mà thằng cả với thằng thứ hai không một
đứa nào biết hiếu đạo, lo nối giỏi gia phong. Có cũng
như không, vậy biết làm sao? Duy có thằng thứ ba và
con út biết lo làm ăn thạnh lợi cho gia đình. Sách nói: "Vi
phúc bất nhân". Có lẽ hai vợ chồng chúng ta cứ lo làm
giàu, từ hồi nào đến giờ không biết làm những điều nhân
đức, nên Trời Phật khiến cho hai con ta hung hoang phá
của như thế để phạt chúng ta chăng? Bây giờ tôi nghĩ
như thế nầy, may ra con ta có hồi tâm hướng thiện
chăng? Chúng ta nên sắm hương hoa trà quả đến chùa
cúng Phật, quy y để nương dựa theo bóng từ bi, nhờ
thần lực Tam bảo gia hộ cho chút phước duyên, khiến
cho con chúng ta tánh tình trở nên hiền từ biết lo hiếu
dưỡng phụ mẫu, duy trì gia nghiệp đặng mong cầu hành
phúc tương lai. Vậy ông nghĩ sao?
- Bà nói nghe hữu lý, vậy thì bà lo sắm sửa hương hoa
trà nếp, để chúng ta cùng đi ...
 Truyện cổ Phật giáo (Phần 5)
22
Sáng hôm sau hai ông bà đem lễ vật lên chùa quy y và
giải bày tâm sự cho Hòa thượng nghe. Nghe xong, Hòa
thượng cảm động, thương người biết ăn năn hối lỗi, nên
hoan hỷ truyền trao quy giới và dùng những lời hòa nhã
đạo đức khuyên nhủ ông bà, giảng nói thuyết luân hồi
nhân quả. Hòa thượng lại dạy phải kính thờ Tam Bảo, y
theo lời Phật dạy, giữ gìn năm giới, mỗi tháng ăn chay 4
ngày và tụng kinh niệm chú, đem của cải chuẩn bần bố
thí. Làm được như thế thì hai đứa con ông bà sẽ hồi tâm
hướng thiện lo phụng sự gia nghiệp.
Hai ông bà nghe lời thầy khuyên dạy như vậy, hết lòng
kính phục. Sau khi trở về nhà, hai ông bà y như lời thầy
dạy, siêng năng niệm Phật tu hành. Nhưng chưa đầy một
tháng, thì ôi thôi, cậu cả lâm phải bịnh nặng, ông bà cầu
đảo các chùa miễu, chạy đủ thuốc hay, thầy giỏi, mà bịnh
tình của cậu lại càng ngày càng thêm nguy ngập! Thế rồi
cậu chỉ để lại cho ông bà một sự thất vọng quá ư sầu
thảm mà một mình riêng về cõi hư vô.
Sau khi mai táng cậu cả rồi, ông bà lên chùa khóc than
tha thiết, kể lại tình cảnh cho thầy nghe. Thầy động lòng
cảm thương, khuyên dạy rằng:
- “Con người có sanh phải có tử, đó là lẽ cố nhiên, từ vua
chúa đến quan dân, không một ai tránh khỏi. Dù cho có
ngọc ngà châu báu đầy kho cũng không thể đổi được cái
chết, tôi tớ đầy nhà cũng không sao thay thế đặng. Cha
mẹ vợ chồng con cái, dù tình thương có mặn nồng bao
nhiêu rồi cũng phải phân ly.
Tình chồng vợ, cha con sống trong một nhà, cũng như
bầy chim chung ngủ trong một cụm rừng, hễ cơn giông
tố ào đến, thì mạnh con nào nấy bay!
Cổ nhân đã dạy:
Phụ mẫu ân thâm chung hữu biệt
Phu thê nghĩa trọng giã phân ly
Nhơn tình tợ điều đồng lâm túc
Đại hạn lai thời các tự phi.
 Truyện cổ Phật giáo (Phần 5)
23
Dịch nghĩa:
Cha mẹ ơn sâu còn có biệt
Vợ chồng nghĩa nặng cũng phân ly
Nhơn tình nào khác chim chung ngủ
Sáng lại, con nào nấy bay đi.
Hòa thượng lại nói tiếp:
- “Ông Bà nghĩ coi, ai lại không muốn sống, sống để
hưởng cuộc phú quí vinh hoa. Kia như vua chúa là bực
giàu sang phú quí nhất trên đời, họ còn muốn sống gấp
trăm lần dân chúng, đặng hưởng hạnh phúc, nhưng
không tránh khỏi số mạng đã định.
Sách nói:
Diêm Vương chủ định tam canh tử
Định bất lưu nhơn đáo ngũ canh
Nghĩa là:
Diêm Vương nhất định canh ba chết
Quyết chẳng để người đến canh năm.
Cuộc đời của cậu cả hưởng thọ chỉ có bấy nhiêu, bởi
kiếp trước cậu không tu nhơn trường thọ. Vậy ông bà
cũng nên khuây khỏa, chớ nên buồn rầu lắm mà thêm
hao tổn tinh thần. Bây giờ ông bà có thương yêu sầu
thảm cho mấy, cậu cũng không sống lại được, tốt hơn là
ông bà lo tụng kinh cầu nguyện cho hương hồn của cậu
cả, được tiêu diêu về miền Cực Lạc, thì ích lợi hơn. Từ
nay ông bà nên dũng mãnh phát nguyện ăn chay mỗi
tháng 6 ngày và thọ trì Kinh Phổ Môn, thì tai họa sẽ tiêu
tan, gia đình yên ổn, và hương hồn cậu cả được siêu
thăng.
Hai vợ chồng ông trưởng giả được nghe lời thầy khuyên
dạy, nên trong lòng cũng tạm khuây. Hai ông bà từ tạ
thầy về nhà tinh tấn tu hành. Chưa đầy ba tháng, thì kế
tiếp người con thứ hai kỳ này chỉ lâm bịnh sơ sài, rồi
cũng theo anh Cả mà thả hồn về nơi chín suối.
Ôi thôi! Lúc bấy giờ hai ông bà biết bao sầu thảm, oán
Trời trách Đất, khinh miệt Thánh Thần, nghi Phật Trời
 Truyện cổ Phật giáo (Phần 5)
24
không linh thiêng, bảo vì tu theo Phật mà ra nông nỗi
nầy!
Sau khi tống táng người con thứ hai xong rồi, hai vợ
chồng lên chùa, sắc mặt chứa chan những nét âu sầu và
tức giận.
Bà nức nở khóc, nói:
- Tôi cũng tưởng quy y theo Phật để mong nhờ Phật phù
hộ cho con tôi được lành mạnh, nào ngờ đâu, mới vừa
quy y làm phước, mà con tôi lại chết luôn cả hai thằng! ...
Vậy nay, chúng tôi xin trả phái điệp, chuông mõ và Phật
tượng lại Thầy, từ đây thôi không tu nữa! ...
Thầy ôn tồn khuyên bảo:
- “Con người ta sanh ra ở đời, sự chết sống đều do số
mạng. Sách nói: Nhứt ẩm, nhứt trác giai do tiền định
(một hớp nước hay một miếng ăn cũng đều do tiền định)
Có người được phước giàu sang mà không trường thọ.
Có người được trường thọ mà không có phước giàu
sang, đó là do nghiệp nhơn đời trước, chớ không phải
muốn mà được đâu. Người chết yểu hay sống lâu là đều
do nghiệp trước đã gây tạo cả. Như trong kinh Pháp Cú
Phật có dạy rằng: "Dục tri tiền thế nhơn, kim sanh thọ giả
thị, yếu tri hậu thế quả, kim sanh tác giả thị" Nghĩa là:
Người muốn biết nhơn đời trước thì cứ theo quả báo đời
nay mà suy nghiệm; còn muốn biết quả báo đời sau, thì
nên xem chỗ tạo nhơn của mình ngày nay vậy.
Suy đó thì biết hai cậu đời trước tuy có bố thí làm phước
chút ít, nên đời nay mới được đầu thai làm con ông bà
để hưởng phước giàu sang; còn cậu chết yểu là do đời
trước cậu không tu nhơn trường thọ. Bởi hai cậu đời
trước tạo nhơn ngắn ngủi, nên nay chỉ sống được chừng
ấy thôi. Nè! Vậy xin khuyên Ông Bà chớ vì chỗ thấy biết
hẹp hòi của mình mà thối tâm Bồ Đề, vùi lấp giống Phật
tử, oán hờn Phật Tổ, trách móc quỉ thần, gây thêm tội lỗi.
Ông Bà nên nhớ rằng: “Nhứt nhựt hành thiện, thiện du
bất túc; nhứt nhựt hành ác, ác tự hữu dư”.Ông Bà cũng
 Truyện cổ Phật giáo (Phần 5)
25
nên tinh tấn ăn chay thêm, mỗi tháng 10 ngày và nguyện
thọ trì Kinh Kim Cang đi, để cầu nguyện cho hương hồn
của hai cậu được siêu thoát, và gia đình từ đây chắc
được bình an, để vun trồng cội phúc về sau”.Hai vợ
chồng ông trưởng giả nhờ thầy lấy nước từ bi rưới tắt
lửa sân hận, nên không oán Phật, sầu con nữa, mà lại
còn thêm kính Tam Bảo, vâng lời thầy dạy. Ông bà tinh
tấn tu hành, vừa lúc đúng một năm thì ôi thôi, người con
thứ ba của ông bà cũng từ biệt ông bà hồn dạo nơi âm
cảnh.
Lúc bấy giờ tình thầy trò đã không còn thương mến, mà
lại trở nên kẻ thù của ông bà. Ác tâm của ông bà nổi lên
cực điểm, nào phái điệp, kinh sách, Phật tượng trên bàn
thờ, đều bị ông tuôn xuống đất một lượt, không còn một
mảy may nào kính trọng cả. Từ đây, hễ ông thấy đến ông
thầy hay cô ni nào đi ngang qua ngõ, nếu ông không
đánh đập thì cũng mắng chưởi tồi tàn.
Trải qua hai ba năm trời, mà ông vẫn còn ôm lòng oán
Phật ghét Tăng, hủy báng người tu hành.
Các việc buồn dồn dập làm cho bà trưởng giả không ăn
không ngủ, khóc luôn cả ngày đêm, nên hai con mắt
sưng vù và ra máu, không bao lâu bà cũng theo 3 con
trai của bà, hồn về chín suối!
Thế là ông trưởng giả chỉ còn một cô gái út tên là Lan
Phương. Lan Phương tuổi vừa đôi chín, nhan sắc lộng
lẫy tuyệt vời, công dung ngôn hạnh đều đặng vẹn toàn.
Ông trưởng giả cưng nàng như trứng mỏng.
Nàng thôi học, từ khi anh thứ Ba nàng từ biệt cõi trần, để
trở về an ủi cha già và thế cho các anh chăm nom săn
sóc gia đình. Nàng là một cô gái rất hiếu hạnh, cả ngày
chỉ lo việc nữ công, và chăm nom từ bữa ăn cho cha già,
nên cha nàng quí nàng như ngọc. Đã nhiều lần, Ông
ngồi nghĩ đến việc gia đình và tương lai của con... Ông
đầy những nỗi lo buồn, vì không có con trai để nối
 Truyện cổ Phật giáo (Phần 5)
26
nghiệp, chỉ còn một đứa con út, song phận nó là gái rồi
đây sẽ phải theo chồng.
Sau mấy đêm nghĩ ngợi, ông tính ra được một kế là kén
chọn một chàng rể, không cần con nhà giàu có quan
quyền, mà chỉ cần văn chương lỗi lạc để nối gia phong.
Sau mấy lần suy tính, ông tuyên bố lên rằng: Nếu ai thi
được đậu, thì sẽ được một phần thưởng vô giá là: một
cô gái yêu quí của ông và một gia nghiệp triệu phú nầy.
Trái lại, nếu người nào bị rớt, sẽ bị đánh 100 roi đuổi ra.
Lời tuyên bố được truyền khắp mọi nơi, từ già đến trẻ, ai
nấy cũng đều biết gia tài triệu phú và cô gái nhà ông
trưởng giả, nên không biết bao nhiêu văn nhơn thi sĩ tài
ba lỗi lạc đều hy vọng chứa chan mong sẽ lãnh được
phần thưởng quí giá của đời họ. Nhưng đã bao nhiêu
người rồi, khi đến thi chẳng những thất vọng không lãnh
được phần thưởng quí báu ấy, trái lại còn bị đánh 100 roi
và đuổi ra khỏi cửa. Bởi cuộc khảo thí quá khó khăn và
nghiêm khắc, nên trải qua trên một năm trường mà ông
trưởng giả chưa kén chọn được một chú rể nào cả, gần
đến khúc đường bế tắc, và thất vọng.
Bỗng một hôm có một người phong độ giống tu sĩ, điệu
bộ khoan thai và nhàn nhã, mặc đồ nâu sòng, đến xin dự
thí.
Người gác cổng hỏi:
- Thầy đi đâu đó?
- Tôi nghe ông trưởng giả có mở cuộc thi để chọn rể tài
nên tôi xin đến dự thí.
- Bấy lâu nay biết bao bực văn nhân tài tử đến dự thi,
song rốt cuộc đều bị đánh đòn và đuổi ra, huống chi ông,
tôi xem bộ tịch thiệt thà như thế nầy, chắc không tránh
khỏi bị đòn 100 roi, rồi bị đuổi ra đấy.
- Không, không hề chi đâu miễn anh vui lòng cho tôi vào,
may ra thi được đậu, thì ơn ấy tôi chẳng dám quên.
- Thôi được, ông hãy đi theo tôi. Nói xong anh gác cửa
liền dẫn chàng đi vào nhà.
 Truyện cổ Phật giáo (Phần 5)
27
Khi vào tận nơi, trưởng giả vừa thấy liền quát to bảo anh
gác cửa rằng:
- Người không biết sao, đã lâu rồi, ta nghiêm cấm không
cho ông thầy, cô vãi lai vãng đến đây, nay người còn dẫn
vào! Đè lão ấy xuống, đánh 100 roi rồi đuổi ra lập tức cho
ta!
Thí sinh ôn tồn đáp rằng:
- Thưa Cụ, cháu không phải nhà Sư, Cụ ạ.
- Không phải nhà Sư à? Không phải nhà Sư sao lại cạo
đầu?
- Cháu muốn cho mát mẻ giản tiện khi tắm rửa và khỏi
mất thì giờ chải gở.
- Ngươi còn giấu gì nữa chớ? Nếu không phải nhà Sư
sao mặc đồ nâu sòng.
- Thưa Cụ vì cháu ở gần chùa, nhà cháu nghèo khó,
không tiền mua sắm, chỉ nhờ các Sư bố thí y phục, nên
cháu mới mặc đồ như thế nầy.
- Ngươi nói ngươi nghèo khổ, nếu quả thật như thế thì
ngươi làm sao biết chữ để thi?
- Thưa Cụ, khi cha mẹ cháu còn sanh tiền, có cho cháu
đi học, nhưng rủi thay, cha mẹ cháu khuất núi sớm, nên
cháu phải côi cút và vất vả đến thế nầy! ... Hiện nay hằng
ngày cháu chỉ nhờ miếng cơm thừa của cô bác, nuôi
sống qua ngày, để theo đòi việc học tập. Nay nghe Cụ
mở cuộc thi chọn rể, cháu cũng xin đem chút tài mọn dự
thí, mong rằng: "bỉ cực thới lai" gặp lúc "thời lai phong
tống Đằng Vương các", cháu sẽ được thỏa mãn lòng
hoài vọng bấy lâu.
- Thôi được, ngươi hãy ngồi đó, để ta ra đề cho thi, nếu
đậu thì ta sẽ làm đúng theo lời hứa, còn không thì ngươi
phải bị đánh 100 roi đuổi ra. Song lối thi nầy không phải
như cách thi Hương hay thi Hội, nghĩa là không cần có
bài vỡ chi cả, miễn ta chỉ đâu ngươi lập tức ứng khẩu
làm thi theo đó, nếu hay và thích hợp với ý ta thì được
đậu.
 Truyện cổ Phật giáo (Phần 5)
28
- Dạ vâng!
Lúc bấy giờ, ông trưởng giả ngó ra trước ngõ, thấy hai
cánh cửa, một cánh mở và một cánh khép, tòng bá trang
hoàng hai bên đường đi; ông liền chỉ tay vào cảnh đó và
bảo chàng làm một bài thơ.
Chàng thí sinh liền ứng khẩu ngâm:
Môn tiền nhứt phiến khai
Tòng bá lưỡng biên bày
Nhược nhơn hành tà đạo
Bất năng kiến Như Lai
Dịch nghĩa:
Cửa ngoài một cánh mở
Tòng bá hai hàng dài
Nếu người theo đạo quấy
Chẳng thấy đặng Như Lai
Nghe xong, ông trưởng giả giận mừng lẫn lộn: vì đã trên
một năm rồi, không biết bao nhiêu người đến thi, mà
chưa có ai tài đặc biệt hay lỗi lạc như trò nầy, nhưng
lòng ông đang thù oán Phật, mà ông nghe đến câu
“Nhược nhơn hành tà đạo, bất năng kiến Như Lai” là hai
câu kệ trong Kinh Kim Cang mà ông đã thường đọc tụng
hơn một năm, nên lòng thêm tức giận và quát to lên
rằng:
- Người làm thi thì hay và bặt thiệp lắm! Nhưng người
không biết ta sao? Ta rất oán Phật. Vì theo đạo Phật mà
ba đứa con trai ta đã chết nên Ta không muốn nghe đến
tên Như Lai hay Phật nữa. Lỡ lần đầu Ta tha thứ, nếu
sau người còn dùng đến danh từ Như Lai hay Phật thì sẽ
bị đánh trăm roi đuổi ra lập tức nhé!
- Dạ vâng! Những danh từ nào Cụ cấm, cháu không dám
tái phạm.
Ông Trưởng giả êm dịu cơn nóng giận, lại nhìn ra trước
sân thấy có một con gà trống cồ, màu lông năm sắc,
đang đập cánh gáy lên. Ông ôn tồn đưa tay chỉ và bảo
làm thi.
 Truyện cổ Phật giáo (Phần 5)
29
Chàng liền ứng khẩu ngâm:
Đình tiền hữu nhứt kê
Thân phi ngũ sắc ê
Ngũ canh thường báo hiệu
Tam miệu tam Bồ Đề
Dịch nghĩa:
Trước sân con gà trống
Mập mạp năm sắc lông
Năm canh thường báo hiệu
Tam miệu tam Bồ Đề
Nghe xong, ông trưởng giả quát to lên: Rằng hay thì thật
là hay, nhưng ta không ưa Phật pháp, oán ghét tăng, ni,
chẳng thích Bồ Tát, không chịu Bồ Đề. Sao người cứ
dùng những danh từ ấy mãi? Lại nữa người nói người
không phải nhà Sư, sao rất thuộc những danh từ Phật
pháp?
- Thưa Cụ, vì cháu ở gần chùa thường nghe chư Tăng
đọc kinh tự nhiên thấm nhiễm thôi, chớ thật không phải
nhà Sư. Nếu cháu thật nhà Sư thì đâu có dự thi như thế
nầy.
- Thôi người đừng nói chi nhiều lời hãy nằm xuống đây
chịu đánh 30 roi, rồi ta sẽ cho làm bài khác.
- Thưa Cụ, xin Cụ hãy xét kỹ mà dung thứ cho cháu. Cụ
chỉ cấm không cho nói tới Phật và Như Lai, thì cháu
không nói đến hai danh từ đó chớ Cụ đâu có cấm dùng
danh từ Bồ Tát hay Bồ Đề. Lại nữa, Cụ bảo làm thi trong
tức khắc, chỉ đâu phải đọc liền đó, không cho cháu được
một phút suy nghĩ, trong lúc cấp bách lựa lời chẳng kịp,
vì túng vãn nên cháu nói lỡ như thế, xin Cụ mở lượng
khoan hồng mà dung thứ cho.
Ông trưởng giả nghe chàng phân trần cũng phải, nên
cơn nóng giận dịu xuống, bèn tha thứ cho chàng. Lúc
bấy giờ ông chỉ ngay bức tranh vẽ hình con cọp treo trên
vách và bảo làm thi.
Chàng liền ứng khẩu ngâm rằng:
 Truyện cổ Phật giáo (Phần 5)
30
Bích trung hữu nhứt hổ
Thân ly tam xích thổ
Thượng báo tứ trọng ân
Hạ tế tam đồ khổ.
Dịch nghĩa:
Trên tường có con hổ
Thân cách đất ba thước
Trên báo bốn ơn dày
Dưới cứu ba đường khổ.
Kinh Kim Cang Bát Nhã là một quyển kinh mà ông
Trưởng giả đã thuộc làu. Trong bài thi nầy chàng dùng
hai câu “Thượng báo tứ trọng ân, hạ tế tam đồ khổ” là
hai câu kệ trong kinh Kim Cang, vì chàng muốn thức tỉnh
cho ông trưởng giả luôn luôn nhớ lại Phật pháp. Nhưng
trái lại, khi nghe đến hai câu kinh làm cho ông trưởng giả
thêm khêu gợi lại lửa hờn xưa, vì ông nhớ bởi tụng kinh
nầy mà ba đứa con trai của ông bị chết!
Lúc bấy giờ ông nổi giận lôi đình, la quát om sòm, lần
nầy quyết định không tha. Ông bảo: “Nằm xuống! Nằm
xuống! Đã ba lần rồi, lần nào ngươi cũng dùng đến danh
từ trong kinh Phật, khêu gợi sự tức giận của ta.”
Tay ông vừa đánh và miệng vừa la mắng, đập một hơi
không biết mấy chục roi. Thấy thế, động mối từ tâm, nên
Lan Phương là con gái ông bước đến khuyên rằng:
- Thôi cha! ... Thôi cha! ... Vì người ta ở gần chùa chiền
thấm nhiễm đạo Phật đã lâu, hôm nay chỉ trong tức khắc,
Cha bảo họ phải bỏ hết những cái gì mà người ta đã
thấm nhiễm, thì không thể được, để sau về ở nhà mình,
lần hồi dạy dỗ, chàng sẽ làm được vừa lòng cha. Cha
không nhớ Cổ nhân dạy: "Cận châu giã xích, cận mặc
giã hắc" hay sao? (gần son thì đỏ, gần mực thì đen).
Hơn nữa đã hơn một năm rồi, không biết bao nhiêu nhà
thi sĩ văn nhân vào thi, song rốt cuộc đều bị đòn đi ra,
không có một người nào tài hay lỗi lạc như anh nầy. Cha
chỉ đâu thì anh ứng khẩu ngâm thi liền đến đó, không
 Truyện cổ Phật giáo (Phần 5)
31
cần suy nghĩ, rất bặt thiệp, làm thi trong chớp nhoáng,
nếu cha còn chê nữa thì con chắc chắn cha không tìm
được một người nào hơn nữa.
Nói xong cô bèn trở vào phòng.
Sau mấy lời can gián, cơn nóng giận dịu lần, ông trưởng
giả nghĩ thầm có lẽ con mình đã thương chàng nầy nên
ông cũng chìu theo ý muốn của con, tha đánh và bảo
chàng đứng dậy.
Khi đó ông trưởng giả ngồi suy nghĩ: Con mình nói cũng
phải, đã hơn một năm rồi, không biết bao nhiêu tài sĩ văn
nhân vào thi, nhưng không có một người nào tài hay bặt
thiệp và văn chương hay tuyệt như chàng nầy. Đã ba bài
rồi, bài nào cũng xuất sắc, chỉ có một điều, chàng thấm
nhiễm đạo Phật đã lâu, nên từ ngôn ngữ cho đến điệu bộ
cũng đều nhuộm màu sắc Phật giáo. Nhưng nếu ta cố
chấp và gắt gao thế nầy mãi thì chắc không có một
người nào được hoàn toàn theo ý muốn, rốt cuộc rồi con
ta phải côi cút và lạnh lẽo suốt đời! Thôi ta hãy châm chế
và dễ dãi bớt đi, để cho con ta được vui lòng.
Khi đó Lan Phương ở trong phòng phía đông, vừa khoát
màn bước ra, diện mạo sáng rỡ như mặt nhựt, điệu bộ
khoan thai và thùy mị. Ông liền chỉ ngay vào Lan
Phương và bảo chàng làm thi.
Chàng kính cẩn khép nép và ứng khẩu ngâm:
Nhựt xuất hướng đông phương
Diện như minh kính trương
Dung nhan thậm kỳ diệu
Phổ chiếu biến thập phương
Dịch nghĩa:
Mặt nhựt mọc hướng Đông
Diện mạo tợ gương trong
Dung nhan thật kỳ diệu
Soi sáng khắp mười phương.
Lần nầy có phần êm dịu hơn các lần trước. Ông trưởng
giả nghe xong có hơi tức giận, nhưng vẫn còn giữ được
 Truyện cổ Phật giáo (Phần 5)
32
thái độ điềm tĩnh vì ông nghĩ thầm rằng: "Do ở gần chùa,
chàng bị thấm nhiễm lâu ngày, nên mỗi bài thi đều bị ảnh
hưởng đến Phật giáo chớ có lý nào chàng muốn chọc ta
mãi như thế?"
Ông ôn tồn hỏi tiếp:
- Nầy cháu! Bác hỏi thật cháu: Vậy thân thế cháu có phải
là nhà Sư chăng?
- Không, thưa Cụ.
- Nếu không phải nhà Sư, sao cháu biết kinh Phật, và
trong mỗi bài thi cháu đều dùng những câu kinh, tỏ ra
người rất thông Đạo Phật?
- Thưa Cụ, cháu đã thưa: Nhà cháu ở gần chùa Phật,
sớm chiều cháu thường được nghe các thầy tụng kinh
bái sám, với những giọng hòa huởn êm dịu và thanh
thoát, khi bỗng khi trầm, lúc khoan lúc nhặt; thỉnh thoảng
điểm một vài tiếng chuông, ngân nga trong cõi không
gian tịch mịch, để đánh thức người say mê trong cảnh
mộng, một vài tiếng mõ kêu sương trong đêm khuya
thanh vắng, để gọi ai còn say ngủ trong đêm trường. Vì
quá thích thú với mùi Thiền, nên cháu để ý thuộc được
các bài kinh ấy. Thú thật, cháu không phải là tu sĩ.
Ông Trưởng giả yên lặng và nghĩ thầm: "Có lẽ, vì tập
nhiễm lâu ngày nên phong độ của chàng nầy giống hệt
nhà tu. Nếu sau khi chàng về làm con rể nhà ta, lần hồi
huấn luyện, chắc cũng được vừa theo ý muốn."
Lúc bấy giờ ông hứa sẽ gả Lan Phương cho chàng, và
định ngày làm lễ thành hôn cho hai trẻ.
Suốt cả ngày, vì bận việc thi cử quá mệt mỏi, nên đêm
nay ông Trưởng giả ngủ sớm. Đang mê man trong giấc
điệp, ông bỗng thấy chàng thí sinh đến gọi:
- Thưa Cụ, Cụ có muốn tìm các con của Cụ không?
Cháu xin tình nguyện dẫn Cụ đi.
Ông Trưởng giả vui mừng hớn hở đáp:
- Còn gì quí bằng! Bác cám ơn cháu lắm.
 Truyện cổ Phật giáo (Phần 5)
33
Hai người dẫn đi một hồi... Ông Trưởng giả bỗng thấy
một cảnh giới khác thường, rùn rợn!
Ông hỏi:
- Có phải đây là âm phủ không?
- Thưa Cụ, âm phủ thì cháu chẳng biết, cháu chỉ biết chỗ
nầy người ta gọi là chốn "Huỳnh Tuyền" hay gọi là chốn
"Suối Vàng".
- Suối vàng à! Suối vàng à! Bác nghe nói người chết rồi
thả hồn xuống "Suối Vàng". Hôm nay ta xuống đến Suối
vàng, thế thì ta đã chết rồi sao?
- Không! Cụ chưa chết ạ. Vì Cụ muốn tìm vợ con nên
cháu dẫn đến chốn nầy.
Nói xong chàng dẫn ông đi một đỗi nữa... Xa xa thấy
dạng cậu Cả, ông mừng quá giục tốc chạy đến, ôm con
và khóc kể:
- Con ơi! Sao con đành bỏ cha mẹ ra đi, làm cho cha
ngày khóc đêm sầu! ...
- “Thôi đi ông, tôi đâu phải con cái gì của ông. Nhà ông
thiếu nợ tôi. Tôi đến đòi lại. Đòi xong tôi đi, chớ tôi đâu
có phải con cái gì của ông.
Ông còn nhớ không? Trên 30 năm về trước tôi là người
tá điền của ông, vì ông buộc phải đem thế vợ con trừ nợ,
chúng tôi không thể làm theo ý muốn của ông được, nên
ông dùng quyền thế ép chế và phá tan gia đình sự
nghiệp của tôi. Tức giận quá nên tôi phải tự tử. Cái oan
thù nầy chưa rửa sạch, tôi thề theo báo thù ông.
Bởi thế nên tôi sanh vào nhà ông, trong mấy chục năm,
chỉ phá hại gia sản, làm cho ông phải hao tài tốn của.
May nhờ ông biết hối hận tu hành nên tôi vui lòng hủy bỏ
nợ cũ. Bằng không thì tôi quyết theo báo ông đến tiêu
tan sự nghiệp mới thôi.”
Nói xong cậu bỏ đi không chút gì quyến luyến. Thấy con
nói thế, ông tuôn rơi nước mắt, tức tưởi khóc một hồi.
Chàng thí sinh nói:
 Truyện cổ Phật giáo (Phần 5)
34
- Thôi Cụ, con của Cụ đã nói như vậy, Cụ còn bịn rịn chi
nữa cho vô ích! Để cháu dẫn Cụ đi tìm cậu Hai.
Đi một đoạn đường, ông lại thấy người con thứ Hai của
ông đang đi ngang qua. Ông vội vã chạy theo, mừng rỡ
và kêu vang:
- Con ơi! Con! Sao con đành bỏ cha đi biệt mất, làm cho
cha đêm ngày sầu thảm, ốm o gầy mòn đến thế nầy!
Cậu gạt ngang nói:
-Ai cha con gì với ông. Ông thiếu nợ tôi đến đòi; đòi xong
rồi đi, chớ tôi đâu có phải con cái gì của ông. Ông còn
nhớ không: trên 20 năm về trước, nhà ông bị mất mấy
lượng vàng. Ông nghi cho tôi, nên bắt ra tra khảo. Vì
chịu không nổi sự đánh đập tàn nhẫn của người tra, nên
tôi phải bỏ mạng. Rồi tiền tài của tôi ông tịch thâu hết.
Mặc dù vợ con tôi bị đói rách mà ông cũng chẳng trả lại
phần nào. Cái oán thù nầy tràn ngập, nên tôi thề trở lại
nhà ông để báo thù. Khi nhà ông sanh tôi ra, cho đến
ngày khôn lớn thì tôi đau ốm liên miên, làm cho hai ông
bà có khi lo chạy gần hết tiền của cải, không làm một
chút gì lợi cho nhà ông. May thay! Ông biết hối hận, sớm
lo tu hành, nên tôi vui lòng xóa bỏ oán thù trước, chỉ đòi
ông bấy nhiêu năm thôi.
Nói xong cậu bỏ đi một nước. Ông Trưởng giả gạt nước
mắt, tức tưởi khóc, chàng thí sinh khuyên:
- Thôi Cụ, thế tình như thế... Cụ còn luyến ái nữa làm
chi. Cụ nên đi tìm cậu Ba, thử xem nào.
Chàng dẫn ông Trưởng giả đi một khoảng đường nữa,
ông thấy đứa con thứ Ba của ông đang đứng nói chuyện
với một người bạn ở bên đường. Mừng quá! Ông hấp
tấp chạy đến ôm con mà khóc.
- Con ơi! Con! Sao con đành bỏ cha mẹ ra đi, làm cho
cha mẹ rầu buồn suốt cả ngày đêm. Mẹ con cũng vì rầu
buồn quá, khóc cả ngày đêm không ăn bỏ ngủ, trong
mấy tháng trường, nên phải bỏ mình, thả hồn về Âm
cảnh.
 Truyện cổ Phật giáo (Phần 5)
35
- “Thưa ông! Tôi thiếu nợ ông, tôi phải đến trả, trả xong
tôi đi; chớ tôi không phải con cái gì của nhà ông. Ông
còn nhớ không? Trên 20 năm về trước, ở trong bọn tá
điền của ông, có một gia đình rất nghèo, nhà dột cột
xiêu, thiếu trước hụt sau, làm suốt cả năm, bị ông thâu
góp hết. Nào lúa vốn lúa lời, lúa quần lúa áo, đến mùa rồi
chỉ phủi hai bàn tay không. Cả gia đình suốt năm nầy
đến năm nọ, phải mặc rách ăn hèn, tai bùn chân lấm, tóc
rám môi chì, da đen mặt nám, cực khổ suốt đời, ấy là gia
đình của tôi.
Khi cha tôi chết đã 3 ngày mà không có hòm chôn, đến
xin ông chẳng được, mà vay tiền thì ông bảo phải trả lời
20. Chao ôi! Của đâu mà trả! Túng thế, tôi phải lẻn vào
nhà ông, trộm lấy 5 lượng vàng để đem về chôn cất cha
tôi.
Chôn cất xong tôi có thề với Phật Trời rằng: "Kiếp nầy trả
không được, xin nguyện kiếp sau".
Vì lao tâm cùng lao lực, bởi gia đình nghèo khổ nhiều
năm, nên trong vài năm sau tôi phải lâm bịnh nặng, rồi từ
biệt cõi đời! ...
Sau khi chết, tôi đầu thai vào nhà ông, để thanh toán số
nợ nần mà tôi đã thiếu ông ngày trước.
Ông sanh tôi ra, đến khi khôn lớn thì tôi vẫn lam lụ làm
ăn, làm cho cửa nhà ông tiền vô như nước. Nợ ông
thanh toán đã dứt khoát rồi, nên tôi đi nơi khác. Hôm nay
ông còn tìm kiếm tôi làm gì?”
Nói xong, cậu bỏ đi. Ông trưởng giả lấy hai tay bụm mặt,
nức nở khóc và than:
- Chao ôi! Vậy cảnh trần gian nầy có phải là một bãi
trường để vay trả, trả vay nợ nần cho nhau chăng?
Chàng thí sinh khuyên lơn một hồi, rồi dẫn ông đi tìm bà
trưởng giả. Hai người cùng đi được một khoảng đường,
đến một cảnh âm u tịch mịch, ông trưởng giả thấy một
người mình gầy vóc ốm chỉ còn da bọc xương, in như đã
bị đói khát nhiều ngày. Đầu người bạc trắng phới, má
 Truyện cổ Phật giáo (Phần 5)
36
hóp, đôi mắt sưng vù, đang ngồi rên khóc dưới một gốc
cây. Ông bước gần đến mới nhận ra là bà trưởng giả.
Ông gọi:
- Bà ơi! ... Bà!
- Ai đó?
- Tôi là ông Trưởng giả đây. Vậy chớ tại sao thân hình
bà tiều tụy, khổ sở đến thế nầy?
- Ông ôi! Ông ngồi xuống đây để tôi kể chuyện cho mà
nghe. Vì tôi quá tham lam độc ác, muốn cho gia đình
mình giàu có muôn hộ, mà tôi phải tạo nhiều tội lỗi. Tôi
có ngờ đâu: Làm ra thì cả chồng con chung hưởng, mà
bây giờ đây một mình tôi phải chịu tội khổ đến thế nầy!
Ngày đêm đói khát, đã mấy tháng rồi không ăn được một
chút cháo hay một miếng cơm. Thân hình tôi chỉ còn da
bọc xương, lại còn bị hành phạt khổ sở lắm điều.
- Vậy chớ bà làm tội gì?
- “Ông không nhớ sao? Một lần nhà mình bị mất 5 lượng
vàng, nghi cho thằng ở, bắt ra tra tấn, nó chịu không nỗi
phải bỏ mình. Khi nó chết rồi, bỏ lại một ít tiền của. Ông
bảo trả về cho gia quyến nó. Tôi lại giấu đi chẳng chịu
trả. Đến khi vợ con nó kiện ra đến quan làng, tôi lại thề
rằng: “Nếu tôi có nói ngược, thì cho hai con mắt của tôi
chảy máu, đui và chết.”
Tưởng rằng không Trời không Phật, không ai hay biết,
nào hay đâu: “Lưới Trời lồng lộng, thưa mà chẳng lọt”.
Tôi vẫn tưởng thề càn cho qua buổi; không ngờ nhơn
nào quả nấy. Khi các con chết rồi, tôi rầu khóc luôn mấy
ngày đêm, bỏ ăn bỏ ngủ, nên đôi mắt chảy máu, sưng vù
và đui mù đến thế nầy. Khổ sở lắm ông ơi! Ngoài ra còn
nhiều tội ác không sao kể hết.
Hôm nay ông đến đây thăm tôi, nếu ông còn nghĩ chút
nghĩa tào khang tình xưa bạn cũ, thì sau khi trở về
dương thế, ông nên vì tôi mà chuẩn bần bố thí làm các
việc từ thiện và cầu siêu độ cho vong hồn của tôi. Một
 Truyện cổ Phật giáo (Phần 5)
37
điều ông phải nhớ là nên lo tu tâm dưỡng tánh, làm
những điều hiền đức để nhờ kiếp sau.”
Đến đó, ông tỉnh giấc mộng trường, mồ hôi vả ra như
tắm, trong lòng còn hoang mang sợ hãi vô cùng, ông
Trưởng giả bỗng nghe trên không trung có tiếng gọi:
- “Trưởng giả! Ông trưởng giả! Ta đây là Quan Thế Âm
Bồ Tát. Vì thấy nhà ngươi là kẻ trần gian mê muội, chạnh
lòng thương xót, cho nên ta hóa hiện làm chàng thí sinh
để đến nhắc thức nhà ngươi.
Bởi nhà ngươi ngày trước tạo nhiều điều tội ác, nên
ngày nay bị oan gia nghiệp báo đến báo lại ngươi. Ngươi
hãy nhớ lại kỹ: Từ khi nhà ngươi sanh con trai đầu lòng,
đến khôn lớn, nó chỉ phá hại gia tài sự sản của ngươi,
đôi khi nó còn muốn giết cả vợ chồng ngươi để tự do
phá của. Bởi mấy mươi năm về trước, ngươi có làm một
việc tội ác, là buộc một người tá điền đem vợ con đến
thế nợ. Chúng không làm theo ý muốn của ngươi. Lúc
bấy giờ nhà ngươi dùng quyền thế ép chế, vì chịu không
nổi nên chúng phải tự tử. Việc đó nhà ngươi còn nhớ
chăng? Bởi thế nên chúng đầu thai lại nhà ngươi để báo
thù cho đến ngày cuối cùng. Nhờ ngươi biết ăn năn hối
ngộ, lo tu hành, nên nó chỉ đòi bấy nhiêu đó thôi.
Thằng thứ Hai là đứa ở của nhà ngươi. Ngươi nghi nó
ăn cắp vàng, đem ra tra tấn đến chết. Cái oan hồn ấy trở
lại nhà ngươi để báo thù, nên khi sanh ra cho đến lớn,
nó cứ đau mãi, để hai vợ chồng ngươi phải lo chạy thuốc
men, hao tốn gần hết tiền của. Và nó còn phá tán gia tài
sự sản của ngươi. Nhờ người có tu hành, nên nó mới
thôi đòi nợ.
Thằng thứ Ba, vì ăn trộm của ngươi năm lượng vàng, để
đem về chôn cất cha nó, nên phải đến trả lại cho ngươi.
Vì thế nên khi ngươi sanh ra nó, nó làm cho gia đình
ngươi tiền vô như nước. Khi trả nợ xong rồi, nó đi nơi
khác. Nhơn nào quả nấy, không có sai chạy.
 Truyện cổ Phật giáo (Phần 5)
38
Nhà ngươi nên biết: Do oan trái kiếp trước, nên kiếp nầy
phải trở lại, kẻ làm vợ, người làm chồng và làm con cái
v.v... để đền trả cho nhau đó thôi. Sách nói: “Vô oan trái
bất thành phu phụ”. Nay chúng nó chết đi, là oan gia
ngươi đã trả xong. Thế mà nhà ngươi mê muội không
biết, lại hờn Trời oán Phật, tạo thêm tội lỗi, thật đáng
thương xót!
Bởi trước kia người tạo cái nhơn tội ác, nên nay phải trả.
Còn người mới tu hành vài ba năm nay, vì cái nhơn nầy
chưa hoàn bị, nên người chưa được quả lành.
Thí như người năm nay làm 100 công ruộng, mà vẫn bị
thiếu trước hụt sau, là vì năm rồi họ chỉ cờ bạc ăn chơi
nợ nần ấp lút, nên năm nay phải chịu thiếu hụt. Còn
ruộng làm năm nay tuy nhiều, xong sang năm họ mới
hưởng được.
Một thí dụ thứ hai: Như chú Xoài trộm cướp sát nhơn,
chú mới vừa buông cái dao vào chùa tu niệm; ít ngày bị
lính đến bắt bỏ tù. Không phải vì tu mà bị lính bắt, mà
chính vì chú gây cái nhơn trộm cướp trước kia, nên nay
bị cái quả ở tù. Còn sự tu hành làm phước hiện nay, phải
thời gian sau mới hưởng quả.
Người đời không thấy xa, chỉ nhìn hiện tại, rồi vội vàng
trách móc Phật Trời: "Tôi tu hành lo làm lành làm phước,
sao lại gặp tai nạn thế nầy!"
Nhà ngươi là người có học thức, sao lại chẳng nhớ câu:
“Thiệc ác đáo đầu chung hữu báo, chỉ tranh lại tảo dữ lai
trì” nghĩa là: làm lành hay làm dữ, rốt cuộc rồi đều có quả
báo, chẳng qua đến sớm hay đến muộn mà thôi .
Trong kinh nói: “Dã sử bá thiên kiếp, sở tác nghiệp bất
vong, nhơn duyên hội ngộ thời quả báo hoàn tự thọ”
nghĩa là: người tạo ra một nghiệp gì, dầu trải qua trăm
ngàn muôn kiếp cũng không mất, khi nhơn duyên đến
rồi, quả báo nầy phải chịu.
Vậy nhà ngươi từ đây nên ăn năn hối ngộ lo tu tâm
dưỡng tánh, để nhờ kiếp sau...”
 Truyện cổ Phật giáo (Phần 5)
39
Nhờ mấy lời giáo hóa của đức Quan Thế Âm Bồ Tát, mà
ông phú trưởng giả kia được giác ngộ, hồi tâm hướng
thiện, tinh tấn tu hành.
Tòa lâu đài nguy nga đồ sộ của ông trước kia, lúc bấy
giờ biến thành chốn thiền lâm tu niệm, là nơi lễ Phật đi
chùa của khách hành hương rộn rịp...
Huyên
357 - Ông trưởng giả keo kiệt
Cách thành Vương Xá không xa có một gia đình ông
Truởng giả mệnh danh là keo kiệt. Bởi vì, mặc dầu ông
sở hữu tài sản kho đụn chất đống, gia súc ruộng vườn
mênh mông bát ngát, ông không bao giờ sử dụng của ấy
cho vợ con hay cho chính mình, nói gì đến người thiên
hạ.
Một buổi sáng, sau khi có việc đến cung vua trở về, ông
keo kiệt trông thấy một người ăn xin đang gặm một
miếng bánh tiêu giữa đường (thứ bánh làm bằng bột mì
trộn đường bỏ vào dầu sôi phồng lên làm thành một cái
bánh rỗng ruột). Ông thèm quá định bụng về bảo vợ làm
như vậy. Nhưng về đến nhà, ông suy nghĩ: “Nếu ta nói
cho bà ấy biết ta thèm bánh tiêu bà ấy sẽ làm cho cả nhà
cùng ăn, thì sẽ tốn kém quá nhiều bột, đường, mè, dầu
mỡ, và các thứ khác. Chi bằng lặng thinh tốt hơn”. Nghĩ
như vậy ông keo kiệt lặng lẽ vào phòng, leo lên giường
nằm thở dài sườn sượt, chiến đấu với cơn thèm, nhưng
sợ hao tốn ông không dám thố lộ cùng ai nỗi thèm khác
ấy.
Bà vợ thấy chồng buồn bã, đến bên hỏi han:
- Sao ông buồn rầu như vậy? Có chuyện gì không?
- Không có gì đâu, bà ạ. Vua có rầy rà gì ông
chăng?
- Không có.
 Truyện cổ Phật giáo (Phần 5)
40
- Các con trai, con gái, dâu, rễ, cháu chắt, người ăn,
kẻ làm, tôi tới trong nhà, có đứa nào làm ông phật lòng
hay không?
- Tuyệt đối không có chuyện ấy. Vậy thì, ông đang
ao ước một điều gì?
Ông keo kiệt nghe vợ nói vậy, càng sợ tốn hao của cải,
nên nhất quyết không hở môi, vẫn nằm bất động mà thở
dài. Bà vợ năn nỉ:
- Này, ông hãy nói đi, ông muốn cái gì thì bảo?
Ông Trưởng giả nuốt nước bọt đánh ực một cái rồi mới
thở dài não ruột mà bảo: Phải tôi thèm một chuyện.
- Thèm chi, ông nói ra thử tôi nghe.
- Tôi thèm ăn một cái bánh tiêu.
- Trời đất quỷ thần ơi! Bộ mình nghèo lắm sao? Tạo
sao ông không bảo tôi ngay? Thứ bánh đó làm dễ ợt. Tôi
có thể làm ngay một mớ bánh tiêu, cho dân chúng cả
thành phố này ăn..
- Này, nhưng tại sao bà nghĩ điên rồ như vậy? Dân
chúng ai làm nấy ăn, mắc gì tới bà?
- Vậy thì, tôi có thể làm bánh cho hết thảy người ở
con đường này ăn.
- Cái đầu của bà làm sao vậy hả? Tại sao lại cứ
nghĩ chuyện ngoài đường?
- Vậy, tôi có thể làm bánh cho cả nhà ăn.
- Bà điên mất rồi. Bà có biết nhà ta đông đến mấy
trăm mấy ngàn miệng ăn không?
- Vậy, tội sẽ làm bánh cho ông, tôi, và các con
chúng ta ăn.
- Tại sao bà phải bận tâm với chúng nó?
- Vậy, tôi sẽ làm bánh cho ông và tôi ăn thôi.
- Nhưng còn bà, bà ăn bánh tiêu làm gì đã chứ?
- Vậy, tôi làm bánh cho một mình ông ăn thôi.
- Bà nói vậy nghe mới được. Nhưng ở trong cái nhà
này, chúng ta làm gì cũng nhiều người trông thấy. Vậy
bà hãy đem bột, đường, dầu, mè và các thứ soong chảo,
 Truyện cổ Phật giáo (Phần 5)
41
lò bê đi lên tuốt trên tầng lầu thứ 7, ở chót vót trên cao
ấy, chúng ta mới làm bánh được, khỏi bị ai nhòm ngó.
- Ðược rồi.
Bà vợ soạn tất cả dụng cụ và vật dụng làm bánh, lễ mễ
bưng lên từng lầu chót. Ông Trưởng giả xách xâu chìa
khóa đi theo, khóa hết các lối đi lên. Sau khi đến tầng lầu
cuối, khóa cửa xong, ông mới bắt đầu bảo vợ khuấy bột
chiên bánh.
Lúc ấy, tại Kỳ Viên Tịnh xá, Ðức Ðạo sư bảo Tôn giả
Mục Kiền Liên:
- Này Mục Liên, trong thành phố kia, có ông Trưởng
giả keo kiệt đang ngồi trên tầng lầu chót mà chiên bánh
vì sợi mọi người thấy. Vậy ông hãy vận thần thông mà
đến đó, đem tất cả người và bánh lại cho ta. Trưa nay ta
và chúng Tỳ kheo sẽ độ ngọ bằng bánh ấy và cải hóa
Trưởng giả keo kiệt.
- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
Tôn giả Mục Kiền Liên vâng lời vận thần thông đi đến
chỗ trưởng giả Ngài hiện hình đắp y chỉnh tề đứng giữa
hư không, ngay trước cửa sổ. Ông keo kiệt nhìn ra giật
mình tự nhủ: “Chính vì sợ gặp những người như vậy mà
ta mới leo tận đây, thế mà Sa môn này cũng lò dò tới
được, lại đứng ngay trước cửa sổ! Rồi ông tức giận nói
lớn:
- Này Tỳ kheo kia, muốn gì mà đứng như trời trồng ở
đó? Dù ngươi có đi tới đi lui cho mỏi cả chân, cho thành
một con đường mòn giữa hư không, ngươi cũng không
được gì đâu.
Tức thì vị Tôn giả đi tới đi lui. Ông keo kiệt tức mình bảo:
- Ngươi đi tới đi lui làm chi cho mất công! Dù ngươi có
ngồi kiết già giữa trời, ngươi cũng không được gì đâu.
Vị Tôn giả liền ngồi kiết già giữa hư không. Ông keo kiệt
liền bảo:
- Ngồi kiết già làm chi đó? Vô ích mà thôi! Cho dầu ngươi
có phun ra khói đi nữa, ngươi cũng không được gì đâu.
 Truyện cổ Phật giáo (Phần 5)
42
Tôn giả liền phun khói vào cửa sổ, khói lên đầy đặc cả
căn phòng. Sợ Tôn giả sẽ làm cho căn phòng phát hỏa
nên ông keo kiệt không dám nói thêm “Dù ngươi có
phun lửa ngươi cũng không được cái bánh nào! Ông tự
nhủ: “Sa môn lì lợm này có lẽ nhất quyết ăn cho được
bánh của mình mới chịu đi”. rồi ông bảo vợ:
- Này bà, thôi thì hãy chiên một cái bánh nhỏ xíu đưa cho
ông ta đi cho xong.
Bà vợ lấy một ít bột bỏ vào chảo dầu. Nhưng cái bánh
phồng lên đầy cả chảo. Ông bảo bà:
- Bà lấy nhiều bột quá để tôi lấy cho.
Ông lấy một chút bột dính đầu muỗng bỏ vào chảo. Do
thần lực của tôn giả, cái bánh này còn lớn hơn cái trước.
Ông keo kiệt cứ tưởng mình lấy nhiều bột, nên tiếp tục
chiên cái khác nhỏ hơn mới đem cho. Nhưng càng ngày
bánh cứ càng lớn, không thấy cái nào nhỏ cả, ông bèn
bảo bà:
- Thôi bà hãy lấy đưa cho ông ấy bất cứ cái nào, một cái
một mà thôi.
Bà vợ lấy một cái từ nơi rổ bánh đã chiên. Nhưng bà
không rứt ra được cái nào, nên bảo:
- Ông ơi, bánh mắc dính với nhau. Tôi không thể nào gỡ
ra được một cái.
- Ðể tôi gỡ cho.
Rồi ông cầm một cái bánh đã chiên, bà cầm rổ bánh, cả
hai cố kéo ra một cái mà biếu vị Sa môn. Nhưng ông
không tài nào rứt ra được, mồ hôi đổ ra nhể nhại, ướt cả
mặt mày y phục. Mắt hai vợ chồng đỏ ngầu vì khói do
Tôn giả phun ra, cuối cùng ông Trưởng giả mệt nhoài,
không thiết gì nữa, bảo vợ:
- Này bà, tôi không ăn uống gì nữa hết. bà hãy đem hết
rỗ bánh cúng đường vị Sa môn đi.
Mục Liên Tôn giả thu hồi thần lực là cho hết khói, rồi
thuyết pháp cho ông keo kiệt nghe. Nghe xong ông phát
sinh lòng tin thanh tịnh đối với Tam bảo, cung kính mời:
 Truyện cổ Phật giáo (Phần 5)
43
Bạch Tôn giả, xin Ngài hãy tới đây, ngồi trên chỗ này mà
dùng bánh của con.
- Này Trưởng giả, Ðức Ðạo sư đang chờ để dùng
bánh này. Ta hãy đem tới cúng dường Ngài.
- Bạch Tôn giả, nhưng hiện giờ Ngài ở đâu?
- Ngài đang ở Kỳ Viên Tịnh xá, cách đây chừng 45
dặm.
- Quỷ thần ơi, xa như vậy làm sao chúng con kịp
giờ Ngài dùng ngọ?
- Trưởng giả, nếu ngươi muốn, ta sẽ đưa ngươi, vợ
ngươi và bánh đến nơi Ngài trong chớp mắt. Ðỉnh cầu
thang ở nguyên chỗ, nhưng cái chân cầu thang này sẽ ở
ngay chỗ vào Tịnh xá.
Các ngươi sẽ đến đó trong thời gian ngắn hơn đi bộ
xuống bảy từng lầu.
Bạch Tôn giả, như vậy rất tốt.
Tôn giả liền hoá phép cho cái chân cầu thang ở ngay
cổng Tịnh xá trong chớp mắt. Vợ chồng ông keo kiệt
xuất hiện trước đấng Ðạo sư, đảnh lễ và thỉnh Phật dùng
bánh. Khi Phật và chúng Tỳ kheo ngồi vào bàn ăn ông
Trưởng giả đặt một cái bánh vào bát của Ngài. Tăng
chúng thì dùng bánh từ rổ do bà vợ dâng lên. Vợ chồng
Trưởng giả cũng được dùng bánh thỏa thích. Sau khi
Ðức phật, Tăng chúng và hai cư sĩ dùng xong bữa, rổ
bánh vẫn còn nguyên vẹn như cũ. Ðức Phật bảo đem
bánh ấy để ngoài cổng Tịnh xá cho chim ăn. Ðến nay nơi
ấy vẫn còn được gọi là động bánh.
Ðức Phật thuyết tùy hỷ pháp cho hai cư sĩ. Khi nghe
xong thời pháp của Phật, ông bà Trưởng giả đều đắc
quả Dự lưu (nhập dòng thánh). Họ đảnh lễ Phật bước
lên cầu thang và do thần lực của Tôn giả Mục Kiền Liên,
đến ngay tầng bảy của lâu đài mình. Ðức Thế Tôn nhân
đấy đã khen Tôn giả Mục Kiền Liên một lời mà sau được
ghi vào kinh Pháp cú như sau:
 Truyện cổ Phật giáo (Phần 5)
44
“Này các Tỳ kheo, một vị Tỳ kheo muốn cải hóa một gia
đình mà không làm mất tín tâm của họ, không phiền
nhiễu họ, thì phải như ong hút mật hoa, chỉ giữ lấy mùi
vị, không làm tổn thương hương sắc và như vậy chính là
hạnh của Pháp Tử Mục Liên!”.
Thích Nữ Trí Hải
“Nhân quả kia kìa có sai đâu
Thử xem trần thế khắp hoàn cầu
Giàu nghèo, sướng khổ sang hèn đó
Khác biệt do nhân tạo thuở nào”.
358 - Ông vua kiểu mẫu
Cách thành Xá Vệ không xa có một khu vườn hoa, tên là
vườn Cấp Cô Ðộc cây Kỳ. Trong vườn cây cối sum sê,
cỏ hoa ngào ngạt hương, có phòng ốc, giảng đường đồ
sộ.
Ðây chính là đạo tràng mà trưởng giả Cấp Cô Ðộc đã
hợp sức với thái tử Kỳ Ðà dâng lên đức Phật, và Thế
Tôn thường thuyết pháp tại nơi này.
Cũng tại nơi này, không biết bao nhiêu chúng sinh cõi
trời, cõi người đã được độ.
Có một hôm, một luồng ánh sáng cát tường huy hoàng
bỗng chiếu thẳng tới thiên cung. Thái tử Bích La tại thiên
cung biết ngay đây là điềm báo đức Phật sắp thuyết
pháp nên không dám chần chờ, lập tức cưỡi luồng từ
quang ấy và trong chớp mắt đã đến vườn Cấp Cô Ðộc
cây Kỳ, lễ bái đức Phật và yên lặng đứng sang một bên
chờ đợi.
Pháp hội đã bắt đầu, thái tử Bích La đứng dậy, cung kính
chắp tay thưa với đức Phật rằng :
- Thế Tôn ! Từ quang bi nguyện của Như Lai đã
làm lợi lạc cho chúng sinh cùng khắp, công đức vĩ đại ấy
con tán thán không bao giờ cùng tận ! Hôm nay con có
một câu hỏi, thỉnh Thế Tôn giải đáp cho con.
 Truyện cổ Phật giáo (Phần 5)
45
Ðức Phật đáp :
- Tốt lắm, ông có điều chi cứ hỏi, ta sẵn sàng trả lời
cho ông.
Hoàng tử Bích La mừng rỡ bạch rằng :
- Thế Tôn ! Làm người trong khắp cả thiên hạ, ai
cũng ôm ấp đầy những mong muốn : muốn mình được
khoẻ mạnh không ưu sầu, không bệnh hoạn, muốn con
cháu đầy nhà, quyền cao chức trọng, lại muốn ăn ngon
mặc đẹp... rồi ngồi đó mà chờ những thứ ấy rơi vào tay
mình !
Kỳ thật, làm gì có chuyện không làm gì mà được tất cả,
một người không chịu làm việc, vĩnh viễn không thu
hoạch được gì hết ! Cái mà họ gặt hái được trái lại là khổ
nhiều vui ít. Thế Tôn ! Trong thế giới tam thiên đại thiên
rộng lớn vô biên này, có bao nhiêu người đạt được
những vui thú hay sự bình an mà họ mong cầu ? Phật là
bậc đại giác, thỉnh Ngài cho con biết tại sao cuộc đời lại
như thế ?
Ðức Phật khen ngợi mà trả lời rằng :
- Ðiều ông muốn nói là muốn cầu phúc báo thì có
phương pháp để được phúc báo, song nếu cầu không
đúng cách thì dĩ nhiên không đạt được gì hết. Ông nên
biết, bất kỳ ở cõi trời hay cõi con người, điều tốt hay xấu
mà tự mình đã làm nên thì cũng sẽ do tự mình gánh vác
lấy. Chờ khi nghiệp báo tới lúc trổ quả thì trốn không
thoát mà ai thay thế cho cũng không được. Một người
tạo nghiệp lành thì sẽ được phúc báo, còn giả như một
người làm ác bằng đủ mọi cách, thì sẽ gặt hái toàn là tai
họa. Ðó là nhân quả, không có ai do may mắn mà được
quả phúc, cũng không có ai gặp nguy nàn một cách vô
cớ. Họa và phúc như cái bóng theo ta bén gót, như âm
thanh vừa phát ra thì tai ta liền có phản ứng.
- Thưa vâng, Thế Tôn ! Con nghĩ tới một câu
chuyện xưa, cũng đúng như vậy, trong đời quá khứ, con
nhớ lúc còn làm một vị vua trong loài người, vì rõ biết
 Truyện cổ Phật giáo (Phần 5)
46
nhờ đã có hành bố thí nên mới được hưởng phước báo,
quốc gia của con mới thịnh vượng, nhân dân mới an lạc
như thế. Một hôm, con lại nghĩ, đời người vốn ngắn ngủi,
nên lợi dụng lúc còn thì giờ mà hành bố thí và làm chút
gì lợi ích cho chúng sinh, hầu trồng trọt hạt giống phúc
đức cho tương lai của chính mình.Vì thế nên vào buổi
lâm triều sớm, khi quần thần đã tụ tập đầy đủ, con nói
với họ rằng :
- Trẫm muốn bố thí sâu rộng trong quần chúng nên
cần có một cái trống lớn, mỗi khi gióng trống lên thì tiếng
của nó phải vang xa tới một trăm dặm để cho người ở xa
có thể nghe thấy mà mau đến nhận bố thí. Ai tạo cho
trẫm được một cái trống như thế, trẫm sẽ trọng thưởng.
Quần thần ai nấy đều im lặng suy nghĩ, vì điều con đòi
hỏi không giản dị chút nào. Thật lâu sau, bỗng nhiên có
một vị quan đứng dậy tâu :
- Ðể đáp hồng ân của bệ hạ từ bi cứu tế muôn dân,
thần xin nguyện cố gắng hết sức mình để đảm nhiệm
việc này.
Ðó là một vị đại thần thên là Khuông Thượng, mọi người
ai cũng kính phúc lòng trung tín cũng như tài năng của
ông, nên họ đồng thanh tiến cử ông lên cho con. Con
cũng vui mừng tán thưởng :
- Thế thì hay quá !
- Tuy nhiên, Khuông Thượng tiến lên tâu rằng, có
lẽ sẽ phải cần rất nhiều tiền mới làm nên chuyện.
Con ra lệnh cho mở ngân khố quốc gia, và nói :
- Ðiều đó không thành vấn đề, khanh cần bao nhiêu
cứ tự tiện lấy mà chi dùng.
Khuông Thượng bèn lấy trong kho nào tài sản, lương
thực, tất cả những gì cần thiết cho đời sống, rồi cho
người lấy xe chở hết ra ngoài cung thành, chia ra từng
món phẩm vật khác nhau tử tế, xong lại phái người đi
khắp nơi truyền rao và dán cáo thị cho dân chúng biết
:"Nhờ hồng ân của hoàng thượng, những ai nghèo khó,
 Truyện cổ Phật giáo (Phần 5)
47
ăn không đủ no, mặc không đủ ấm, đều có thể đến đây
nhận sự trợ giúp."
Ngoài ra, ông phái sứ giả đức độ tài giỏi đem phẩm vật
cần thiết hằng năm cho các vị sa môn và bà la môn, tùy
tháng, tùy khu tùy thời mà phân phát.
Từ xa tới gần, một đồn mười, mười đồn trăm, dân chúng
trong cả nước ai ai cũng nghe tin ấy, và ai ai cũng không
quản lặn lội đường xa nhắm hướng kinh thành mà đi.
Cho đến dân chúng trong những nước lân cận cũng
nhập theo đoàn người đi nhận vật trợ tế. Những nước
nhỏ nghèo đói thì cảm động trước từ bi đức độ của con,
nên đua nhau đến xin quy phục.
Mỗi ngày, trước mặt cung thành, khung cảnh náo nhiệt
như buổi họp chợ, trẻ già lớn bé dìu dập liên tục tới lãnh
của bố thí, họ tay ôm tay xách rất nhiều thứ, không
ngừng hướng về vương cung lạy tạ, và cũng không
ngừng tán thán nhân đức của nước con :
- Hỡi quốc vương nhân từ ! Ngài thương yêu bảo
bọc chúng thần như cha mẹ, chúng thần nguyện sẽ mãi
mãi ủng hộ ngài, để mãi mãi được che chở dưới chính
thể nhân đức của ngài.
Qua một năm, con gặp lại Khuông Thượng, hỏi xem ông
ta làm cái trống tới đâu rồi, ông đáp :
- Tuân lệnh của bệ hạ, thần đã làm xong từ lâu rồi !
- Thế sao ta không nghe tiếng trống bao giờ cả ?
Con sửng sốt hỏi.
- Kính thỉnh bệ hạ lên xa giá ra ngoài thành khảo
sát, chắc chắn ngài sẽ nghe trống pháp của Phật vang
xa. Không phải chỉ 100 dặm mà thôi, tới ngàn dặm cũng
còn nghe được.
Khuông Thượng cúi mình tâu lên.
Con bèn lên xa giá cùng thị vệ ra khỏi cung điện khảo
sát. Thị trấn nào cũng sầm uất tấp nập, nhân dân sống
trong sung túc, người nào cũng có vẻ rỡ ràng hạnh phúc,
và ai ai cũng cảm tạ ân đức của con. Tự mắt mình chứng
Truyện cổ Phật giáo tập V.
Truyện cổ Phật giáo tập V.
Truyện cổ Phật giáo tập V.
Truyện cổ Phật giáo tập V.
Truyện cổ Phật giáo tập V.
Truyện cổ Phật giáo tập V.
Truyện cổ Phật giáo tập V.
Truyện cổ Phật giáo tập V.
Truyện cổ Phật giáo tập V.
Truyện cổ Phật giáo tập V.
Truyện cổ Phật giáo tập V.
Truyện cổ Phật giáo tập V.
Truyện cổ Phật giáo tập V.
Truyện cổ Phật giáo tập V.
Truyện cổ Phật giáo tập V.
Truyện cổ Phật giáo tập V.
Truyện cổ Phật giáo tập V.
Truyện cổ Phật giáo tập V.
Truyện cổ Phật giáo tập V.
Truyện cổ Phật giáo tập V.
Truyện cổ Phật giáo tập V.
Truyện cổ Phật giáo tập V.
Truyện cổ Phật giáo tập V.
Truyện cổ Phật giáo tập V.
Truyện cổ Phật giáo tập V.
Truyện cổ Phật giáo tập V.
Truyện cổ Phật giáo tập V.
Truyện cổ Phật giáo tập V.
Truyện cổ Phật giáo tập V.
Truyện cổ Phật giáo tập V.
Truyện cổ Phật giáo tập V.
Truyện cổ Phật giáo tập V.
Truyện cổ Phật giáo tập V.
Truyện cổ Phật giáo tập V.
Truyện cổ Phật giáo tập V.
Truyện cổ Phật giáo tập V.
Truyện cổ Phật giáo tập V.
Truyện cổ Phật giáo tập V.
Truyện cổ Phật giáo tập V.
Truyện cổ Phật giáo tập V.
Truyện cổ Phật giáo tập V.
Truyện cổ Phật giáo tập V.
Truyện cổ Phật giáo tập V.
Truyện cổ Phật giáo tập V.
Truyện cổ Phật giáo tập V.
Truyện cổ Phật giáo tập V.
Truyện cổ Phật giáo tập V.
Truyện cổ Phật giáo tập V.
Truyện cổ Phật giáo tập V.
Truyện cổ Phật giáo tập V.
Truyện cổ Phật giáo tập V.
Truyện cổ Phật giáo tập V.
Truyện cổ Phật giáo tập V.
Truyện cổ Phật giáo tập V.
Truyện cổ Phật giáo tập V.
Truyện cổ Phật giáo tập V.
Truyện cổ Phật giáo tập V.
Truyện cổ Phật giáo tập V.
Truyện cổ Phật giáo tập V.
Truyện cổ Phật giáo tập V.
Truyện cổ Phật giáo tập V.
Truyện cổ Phật giáo tập V.
Truyện cổ Phật giáo tập V.
Truyện cổ Phật giáo tập V.
Truyện cổ Phật giáo tập V.
Truyện cổ Phật giáo tập V.
Truyện cổ Phật giáo tập V.
Truyện cổ Phật giáo tập V.
Truyện cổ Phật giáo tập V.
Truyện cổ Phật giáo tập V.
Truyện cổ Phật giáo tập V.
Truyện cổ Phật giáo tập V.
Truyện cổ Phật giáo tập V.
Truyện cổ Phật giáo tập V.
Truyện cổ Phật giáo tập V.
Truyện cổ Phật giáo tập V.
Truyện cổ Phật giáo tập V.
Truyện cổ Phật giáo tập V.
Truyện cổ Phật giáo tập V.
Truyện cổ Phật giáo tập V.
Truyện cổ Phật giáo tập V.
Truyện cổ Phật giáo tập V.
Truyện cổ Phật giáo tập V.
Truyện cổ Phật giáo tập V.
Truyện cổ Phật giáo tập V.
Truyện cổ Phật giáo tập V.
Truyện cổ Phật giáo tập V.
Truyện cổ Phật giáo tập V.
Truyện cổ Phật giáo tập V.
Truyện cổ Phật giáo tập V.
Truyện cổ Phật giáo tập V.
Truyện cổ Phật giáo tập V.
Truyện cổ Phật giáo tập V.
Truyện cổ Phật giáo tập V.
Truyện cổ Phật giáo tập V.
Truyện cổ Phật giáo tập V.
Truyện cổ Phật giáo tập V.
Truyện cổ Phật giáo tập V.
Truyện cổ Phật giáo tập V.
Truyện cổ Phật giáo tập V.
Truyện cổ Phật giáo tập V.
Truyện cổ Phật giáo tập V.
Truyện cổ Phật giáo tập V.
Truyện cổ Phật giáo tập V.
Truyện cổ Phật giáo tập V.
Truyện cổ Phật giáo tập V.
Truyện cổ Phật giáo tập V.
Truyện cổ Phật giáo tập V.
Truyện cổ Phật giáo tập V.
Truyện cổ Phật giáo tập V.
Truyện cổ Phật giáo tập V.
Truyện cổ Phật giáo tập V.
Truyện cổ Phật giáo tập V.
Truyện cổ Phật giáo tập V.
Truyện cổ Phật giáo tập V.
Truyện cổ Phật giáo tập V.
Truyện cổ Phật giáo tập V.
Truyện cổ Phật giáo tập V.
Truyện cổ Phật giáo tập V.
Truyện cổ Phật giáo tập V.
Truyện cổ Phật giáo tập V.
Truyện cổ Phật giáo tập V.
Truyện cổ Phật giáo tập V.
Truyện cổ Phật giáo tập V.
Truyện cổ Phật giáo tập V.
Truyện cổ Phật giáo tập V.
Truyện cổ Phật giáo tập V.
Truyện cổ Phật giáo tập V.
Truyện cổ Phật giáo tập V.
Truyện cổ Phật giáo tập V.
Truyện cổ Phật giáo tập V.
Truyện cổ Phật giáo tập V.
Truyện cổ Phật giáo tập V.
Truyện cổ Phật giáo tập V.
Truyện cổ Phật giáo tập V.
Truyện cổ Phật giáo tập V.
Truyện cổ Phật giáo tập V.
Truyện cổ Phật giáo tập V.
Truyện cổ Phật giáo tập V.
Truyện cổ Phật giáo tập V.
Truyện cổ Phật giáo tập V.
Truyện cổ Phật giáo tập V.
Truyện cổ Phật giáo tập V.
Truyện cổ Phật giáo tập V.
Truyện cổ Phật giáo tập V.
Truyện cổ Phật giáo tập V.
Truyện cổ Phật giáo tập V.
Truyện cổ Phật giáo tập V.
Truyện cổ Phật giáo tập V.
Truyện cổ Phật giáo tập V.
Truyện cổ Phật giáo tập V.
Truyện cổ Phật giáo tập V.
Truyện cổ Phật giáo tập V.
Truyện cổ Phật giáo tập V.
Truyện cổ Phật giáo tập V.
Truyện cổ Phật giáo tập V.
Truyện cổ Phật giáo tập V.
Truyện cổ Phật giáo tập V.
Truyện cổ Phật giáo tập V.
Truyện cổ Phật giáo tập V.
Truyện cổ Phật giáo tập V.
Truyện cổ Phật giáo tập V.
Truyện cổ Phật giáo tập V.
Truyện cổ Phật giáo tập V.
Truyện cổ Phật giáo tập V.
Truyện cổ Phật giáo tập V.
Truyện cổ Phật giáo tập V.
Truyện cổ Phật giáo tập V.
Truyện cổ Phật giáo tập V.
Truyện cổ Phật giáo tập V.
Truyện cổ Phật giáo tập V.
Truyện cổ Phật giáo tập V.
Truyện cổ Phật giáo tập V.
Truyện cổ Phật giáo tập V.
Truyện cổ Phật giáo tập V.
Truyện cổ Phật giáo tập V.
Truyện cổ Phật giáo tập V.
Truyện cổ Phật giáo tập V.
Truyện cổ Phật giáo tập V.
Truyện cổ Phật giáo tập V.
Truyện cổ Phật giáo tập V.
Truyện cổ Phật giáo tập V.
Truyện cổ Phật giáo tập V.
Truyện cổ Phật giáo tập V.
Truyện cổ Phật giáo tập V.
Truyện cổ Phật giáo tập V.
Truyện cổ Phật giáo tập V.
Truyện cổ Phật giáo tập V.
Truyện cổ Phật giáo tập V.
Truyện cổ Phật giáo tập V.
Truyện cổ Phật giáo tập V.
Truyện cổ Phật giáo tập V.
Truyện cổ Phật giáo tập V.
Truyện cổ Phật giáo tập V.
Truyện cổ Phật giáo tập V.
Truyện cổ Phật giáo tập V.
Truyện cổ Phật giáo tập V.
Truyện cổ Phật giáo tập V.
Truyện cổ Phật giáo tập V.
Truyện cổ Phật giáo tập V.
Truyện cổ Phật giáo tập V.
Truyện cổ Phật giáo tập V.
Truyện cổ Phật giáo tập V.
Truyện cổ Phật giáo tập V.
Truyện cổ Phật giáo tập V.
Truyện cổ Phật giáo tập V.
Truyện cổ Phật giáo tập V.
Truyện cổ Phật giáo tập V.
Truyện cổ Phật giáo tập V.
Truyện cổ Phật giáo tập V.
Truyện cổ Phật giáo tập V.
Truyện cổ Phật giáo tập V.
Truyện cổ Phật giáo tập V.
Truyện cổ Phật giáo tập V.
Truyện cổ Phật giáo tập V.
Truyện cổ Phật giáo tập V.
Truyện cổ Phật giáo tập V.
Truyện cổ Phật giáo tập V.
Truyện cổ Phật giáo tập V.
Truyện cổ Phật giáo tập V.
Truyện cổ Phật giáo tập V.
Truyện cổ Phật giáo tập V.
Truyện cổ Phật giáo tập V.
Truyện cổ Phật giáo tập V.
Truyện cổ Phật giáo tập V.
Truyện cổ Phật giáo tập V.
Truyện cổ Phật giáo tập V.
Truyện cổ Phật giáo tập V.
Truyện cổ Phật giáo tập V.
Truyện cổ Phật giáo tập V.
Truyện cổ Phật giáo tập V.
Truyện cổ Phật giáo tập V.
Truyện cổ Phật giáo tập V.
Truyện cổ Phật giáo tập V.
Truyện cổ Phật giáo tập V.
Truyện cổ Phật giáo tập V.

More Related Content

What's hot

NHỮNG CÂU CHUYỆN VỀ LUÂN HỒI - NHÂN QUẢ - NGHIỆP BÁO IV
NHỮNG CÂU CHUYỆN VỀ LUÂN HỒI - NHÂN QUẢ - NGHIỆP BÁO IVNHỮNG CÂU CHUYỆN VỀ LUÂN HỒI - NHÂN QUẢ - NGHIỆP BÁO IV
NHỮNG CÂU CHUYỆN VỀ LUÂN HỒI - NHÂN QUẢ - NGHIỆP BÁO IVChiến Thắng Bản Thân
 
36 Ke Nhan Hoa 1
36 Ke Nhan Hoa 136 Ke Nhan Hoa 1
36 Ke Nhan Hoa 1dungpv299
 
The X File of History - Câu chuyện lịch sử
The X File of History - Câu chuyện lịch sử  The X File of History - Câu chuyện lịch sử
The X File of History - Câu chuyện lịch sử biology_dnu
 
Phật giáo cố sự đại toàn
Phật giáo cố sự đại toànPhật giáo cố sự đại toàn
Phật giáo cố sự đại toànKien Thuc
 
Truyện nhân quả luân hồi tập 1
Truyện nhân quả luân hồi tập 1Truyện nhân quả luân hồi tập 1
Truyện nhân quả luân hồi tập 1Nhân Quả Luân Hồi
 
Message Viet
Message VietMessage Viet
Message Vietminh_va
 
Tuduytichcuc dcn
Tuduytichcuc dcnTuduytichcuc dcn
Tuduytichcuc dcnXuan Le
 
Dich cankinh thuchanh
Dich cankinh thuchanhDich cankinh thuchanh
Dich cankinh thuchanhtran minh tho
 
So tay thap chi dao
So tay thap chi daoSo tay thap chi dao
So tay thap chi daoquyennhi
 

What's hot (14)

NHỮNG CÂU CHUYỆN VỀ LUÂN HỒI - NHÂN QUẢ - NGHIỆP BÁO IV
NHỮNG CÂU CHUYỆN VỀ LUÂN HỒI - NHÂN QUẢ - NGHIỆP BÁO IVNHỮNG CÂU CHUYỆN VỀ LUÂN HỒI - NHÂN QUẢ - NGHIỆP BÁO IV
NHỮNG CÂU CHUYỆN VỀ LUÂN HỒI - NHÂN QUẢ - NGHIỆP BÁO IV
 
Hop am vol3
Hop am vol3Hop am vol3
Hop am vol3
 
36 Ke Nhan Hoa 1
36 Ke Nhan Hoa 136 Ke Nhan Hoa 1
36 Ke Nhan Hoa 1
 
The X File of History - Câu chuyện lịch sử
The X File of History - Câu chuyện lịch sử  The X File of History - Câu chuyện lịch sử
The X File of History - Câu chuyện lịch sử
 
Phật giáo cố sự đại toàn
Phật giáo cố sự đại toànPhật giáo cố sự đại toàn
Phật giáo cố sự đại toàn
 
Truyện nhân quả luân hồi tập 1
Truyện nhân quả luân hồi tập 1Truyện nhân quả luân hồi tập 1
Truyện nhân quả luân hồi tập 1
 
36.Ke.Nhan.Hoa
36.Ke.Nhan.Hoa36.Ke.Nhan.Hoa
36.Ke.Nhan.Hoa
 
Message Viet
Message VietMessage Viet
Message Viet
 
Tuduytichcuc dcn
Tuduytichcuc dcnTuduytichcuc dcn
Tuduytichcuc dcn
 
Luận văn: Các thể chế chính trị liên minh Châu Âu, HOT
Luận văn: Các thể chế chính trị liên minh Châu Âu, HOTLuận văn: Các thể chế chính trị liên minh Châu Âu, HOT
Luận văn: Các thể chế chính trị liên minh Châu Âu, HOT
 
Dich cankinh thuchanh
Dich cankinh thuchanhDich cankinh thuchanh
Dich cankinh thuchanh
 
Chuyen la the gioi
Chuyen la the gioiChuyen la the gioi
Chuyen la the gioi
 
The gioi nhung chuyen la 1
The gioi nhung chuyen la 1The gioi nhung chuyen la 1
The gioi nhung chuyen la 1
 
So tay thap chi dao
So tay thap chi daoSo tay thap chi dao
So tay thap chi dao
 

Viewers also liked

Microsoft Azure. Funcionalidades em Infraestrutura
Microsoft Azure. Funcionalidades em InfraestruturaMicrosoft Azure. Funcionalidades em Infraestrutura
Microsoft Azure. Funcionalidades em InfraestruturaAlvaro Rezende
 
MMW June 2016: The Rise and Fall of Angler
MMW June 2016: The Rise and Fall of Angler MMW June 2016: The Rise and Fall of Angler
MMW June 2016: The Rise and Fall of Angler Cyphort
 
Bài Thôi Miên Chuẩn dùng để viết thành bài thôi miền cụ thể hoàn chỉnh
Bài Thôi Miên Chuẩn dùng để viết thành bài thôi miền cụ thể hoàn chỉnhBài Thôi Miên Chuẩn dùng để viết thành bài thôi miền cụ thể hoàn chỉnh
Bài Thôi Miên Chuẩn dùng để viết thành bài thôi miền cụ thể hoàn chỉnhNLP Việt Nam
 
"Tendencias que marcarán el futuro de los viajes"
"Tendencias que marcarán el futuro de los viajes""Tendencias que marcarán el futuro de los viajes"
"Tendencias que marcarán el futuro de los viajes"Turistenístico
 
3 Things Every Sales Team Needs to Be Thinking About in 2017
3 Things Every Sales Team Needs to Be Thinking About in 20173 Things Every Sales Team Needs to Be Thinking About in 2017
3 Things Every Sales Team Needs to Be Thinking About in 2017Drift
 
2015 Upload Campaigns Calendar - SlideShare
2015 Upload Campaigns Calendar - SlideShare2015 Upload Campaigns Calendar - SlideShare
2015 Upload Campaigns Calendar - SlideShareSlideShare
 
What to Upload to SlideShare
What to Upload to SlideShareWhat to Upload to SlideShare
What to Upload to SlideShareSlideShare
 
Getting Started With SlideShare
Getting Started With SlideShareGetting Started With SlideShare
Getting Started With SlideShareSlideShare
 

Viewers also liked (8)

Microsoft Azure. Funcionalidades em Infraestrutura
Microsoft Azure. Funcionalidades em InfraestruturaMicrosoft Azure. Funcionalidades em Infraestrutura
Microsoft Azure. Funcionalidades em Infraestrutura
 
MMW June 2016: The Rise and Fall of Angler
MMW June 2016: The Rise and Fall of Angler MMW June 2016: The Rise and Fall of Angler
MMW June 2016: The Rise and Fall of Angler
 
Bài Thôi Miên Chuẩn dùng để viết thành bài thôi miền cụ thể hoàn chỉnh
Bài Thôi Miên Chuẩn dùng để viết thành bài thôi miền cụ thể hoàn chỉnhBài Thôi Miên Chuẩn dùng để viết thành bài thôi miền cụ thể hoàn chỉnh
Bài Thôi Miên Chuẩn dùng để viết thành bài thôi miền cụ thể hoàn chỉnh
 
"Tendencias que marcarán el futuro de los viajes"
"Tendencias que marcarán el futuro de los viajes""Tendencias que marcarán el futuro de los viajes"
"Tendencias que marcarán el futuro de los viajes"
 
3 Things Every Sales Team Needs to Be Thinking About in 2017
3 Things Every Sales Team Needs to Be Thinking About in 20173 Things Every Sales Team Needs to Be Thinking About in 2017
3 Things Every Sales Team Needs to Be Thinking About in 2017
 
2015 Upload Campaigns Calendar - SlideShare
2015 Upload Campaigns Calendar - SlideShare2015 Upload Campaigns Calendar - SlideShare
2015 Upload Campaigns Calendar - SlideShare
 
What to Upload to SlideShare
What to Upload to SlideShareWhat to Upload to SlideShare
What to Upload to SlideShare
 
Getting Started With SlideShare
Getting Started With SlideShareGetting Started With SlideShare
Getting Started With SlideShare
 

More from Chiến Thắng Bản Thân

THẾ-HỆ-PHỔ CỦA ĐỨC QUANG-THÁNH-ĐẠI ĐẾ
THẾ-HỆ-PHỔ CỦA ĐỨC QUANG-THÁNH-ĐẠI ĐẾTHẾ-HỆ-PHỔ CỦA ĐỨC QUANG-THÁNH-ĐẠI ĐẾ
THẾ-HỆ-PHỔ CỦA ĐỨC QUANG-THÁNH-ĐẠI ĐẾChiến Thắng Bản Thân
 
Đường Là Hiểm Họa Của Toàn Nhân Loại
Đường Là Hiểm Họa Của Toàn Nhân LoạiĐường Là Hiểm Họa Của Toàn Nhân Loại
Đường Là Hiểm Họa Của Toàn Nhân LoạiChiến Thắng Bản Thân
 
Nhân Tố Enzyme - Phương Thức Sống Lành Mạnh
Nhân Tố Enzyme - Phương Thức Sống Lành MạnhNhân Tố Enzyme - Phương Thức Sống Lành Mạnh
Nhân Tố Enzyme - Phương Thức Sống Lành MạnhChiến Thắng Bản Thân
 
Kinh tối thắng phật đảnh tịnh trừ nghiệp chướng thần chú
Kinh tối thắng phật đảnh tịnh trừ nghiệp chướng thần chúKinh tối thắng phật đảnh tịnh trừ nghiệp chướng thần chú
Kinh tối thắng phật đảnh tịnh trừ nghiệp chướng thần chúChiến Thắng Bản Thân
 

More from Chiến Thắng Bản Thân (20)

Vô thừa chơn giáo.
Vô thừa chơn giáo.Vô thừa chơn giáo.
Vô thừa chơn giáo.
 
Milarepa Con Người Siêu Việt
Milarepa Con Người Siêu ViệtMilarepa Con Người Siêu Việt
Milarepa Con Người Siêu Việt
 
Đại giác thánh kinh
Đại giác thánh kinhĐại giác thánh kinh
Đại giác thánh kinh
 
Vo vi meditation
Vo vi meditationVo vi meditation
Vo vi meditation
 
Con Đường Chuyển Hóa
Con Đường Chuyển HóaCon Đường Chuyển Hóa
Con Đường Chuyển Hóa
 
THẾ-HỆ-PHỔ CỦA ĐỨC QUANG-THÁNH-ĐẠI ĐẾ
THẾ-HỆ-PHỔ CỦA ĐỨC QUANG-THÁNH-ĐẠI ĐẾTHẾ-HỆ-PHỔ CỦA ĐỨC QUANG-THÁNH-ĐẠI ĐẾ
THẾ-HỆ-PHỔ CỦA ĐỨC QUANG-THÁNH-ĐẠI ĐẾ
 
AMI CẬU BÉ CỦA CÁC VÌ SAO
AMI CẬU BÉ CỦA CÁC VÌ SAOAMI CẬU BÉ CỦA CÁC VÌ SAO
AMI CẬU BÉ CỦA CÁC VÌ SAO
 
Sống để trao tặng
Sống để trao tặngSống để trao tặng
Sống để trao tặng
 
LĂNG KÍNH CỦA LYRA
LĂNG KÍNH CỦA LYRALĂNG KÍNH CỦA LYRA
LĂNG KÍNH CỦA LYRA
 
THIỀN Tự do đầu tiên và cuối cùng.
THIỀN Tự do đầu tiên và cuối cùng.THIỀN Tự do đầu tiên và cuối cùng.
THIỀN Tự do đầu tiên và cuối cùng.
 
Bách Hiếu Kinh .
Bách Hiếu Kinh .Bách Hiếu Kinh .
Bách Hiếu Kinh .
 
Thất Chân Nhân Quả.
Thất Chân Nhân Quả.Thất Chân Nhân Quả.
Thất Chân Nhân Quả.
 
NỘI LỰC TỰ SINH.
NỘI LỰC TỰ SINH.NỘI LỰC TỰ SINH.
NỘI LỰC TỰ SINH.
 
Kinh Cúng Tứ Thời.
Kinh Cúng Tứ Thời.Kinh Cúng Tứ Thời.
Kinh Cúng Tứ Thời.
 
Huỳnh Đình Kinh.
Huỳnh Đình Kinh. Huỳnh Đình Kinh.
Huỳnh Đình Kinh.
 
Cõi vô hình Vô vi tâm pháp.
Cõi vô hình  Vô vi tâm pháp.Cõi vô hình  Vô vi tâm pháp.
Cõi vô hình Vô vi tâm pháp.
 
Đường Là Hiểm Họa Của Toàn Nhân Loại
Đường Là Hiểm Họa Của Toàn Nhân LoạiĐường Là Hiểm Họa Của Toàn Nhân Loại
Đường Là Hiểm Họa Của Toàn Nhân Loại
 
Nhân Tố Enzyme - Phương Thức Sống Lành Mạnh
Nhân Tố Enzyme - Phương Thức Sống Lành MạnhNhân Tố Enzyme - Phương Thức Sống Lành Mạnh
Nhân Tố Enzyme - Phương Thức Sống Lành Mạnh
 
Vệ Sinh Yếu Quyết
Vệ Sinh Yếu QuyếtVệ Sinh Yếu Quyết
Vệ Sinh Yếu Quyết
 
Kinh tối thắng phật đảnh tịnh trừ nghiệp chướng thần chú
Kinh tối thắng phật đảnh tịnh trừ nghiệp chướng thần chúKinh tối thắng phật đảnh tịnh trừ nghiệp chướng thần chú
Kinh tối thắng phật đảnh tịnh trừ nghiệp chướng thần chú
 

Truyện cổ Phật giáo tập V.

  • 1.  Truyện cổ Phật giáo (Phần 5) 1 ----- N -------------------------------------------------------- 349 - Nước mắt mẹ hiền................................................. 5 ----- O -------------------------------------------------------- 350 - Oan nghiệt .......................................................... 10 351 - Oán thù vay trả .................................................... 14 352 - Oanh Vũ cứu đàn ............................................... 15 353 - Ở hiền gặp lành .................................................. 16 354 - Ô Sào Thiền Sư................................................... 17 355 - Ông sư Huyền Trân ............................................ 19 356 - Ông trưởng giả kén rễ ......................................... 20 357 - Ông trưởng giả keo kiệt....................................... 39 358 - Ông vua kiểu mẫu ............................................... 44 ----- P -------------------------------------------------------- 359 - Phá táo đọa ......................................................... 49 360 - Pháp sư tàu hũ.................................................... 50 361 - Phạm chí ngạo mạn ............................................ 54 362 - Phận đẹp duyên may........................................... 56 363 - Phật Ấn với Đông Pha ........................................ 60 364 - Phật cắt thịt mình thế thịt Chim Bồ Câu............... 66 365 - Phật dạy vua Thắng Quang làm chính trị ............ 67 366 - Phật pháp nan văn .............................................. 69 367 - Phật tích Chùa Hương......................................... 71 368 - Phật ở đâu?......................................................... 75 369 - Phật xử kiện ....................................................... 77 370 - Phất Già Sa Vương với pháp vô thường............. 79 371 - Phóng rộng tình thương ..................................... 81 372 - Phóng sinh tăng tuổi thọ ..................................... 86 373 - Phóng túng ......................................................... 87
  • 2.  Truyện cổ Phật giáo (Phần 5) 2 374 - Phục hổ thu đồ đệ ............................................... 89 375 - Phước báo của sự bảo vệ sanh linh ................... 96 376 - Phước báo hiện tiền ........................................... 97 377 - Phước cúng dường tăng ................................... 101 378 - Phước đức của hoàng hậu................................ 104 379 - Phước huệ song tu............................................ 106 380 - Pothila ông sư rỗng .......................................... 107 ----- Q -------------------------------------------------------- 381 - Quạ Cú thù nhau ............................................... 110 382 - Quả báo ác khẩu ............................................... 112 383 - Quả báo của lời nói, hành động đâm thọc ly gián 118 384 - Quả báo của sự keo kiệt.................................... 120 385 - Quả cam oan nghiệt ....................................... 125 386 - Quả quyết hoàn thành việc nhân ...................... 129 387 - Quỷ mẹ.............................................................. 130 388 - Quan âm thị kính .............................................. 133 389 - Quét ốc nhồi gieo mầm phước ......................... 136 390 - Quốc vương được đạo ..................................... 137 391 - Qủy la sát .......................................................... 141 ----- R -------------------------------------------------------- 392 - Rắn trả ơn ......................................................... 143 393 - Ryonen .............................................................. 148 ----- S -------------------------------------------------------- 394 - Sa di ngộ đạo .................................................... 149 395 - Sát sinh bị quả báo nhãn tiền ........................... 151 396 - Sát sinh cúng tế người chết............................... 152 397 - Sáu giác quan tranh công ................................. 155 398 - Sét đánh kẻ tham tàn ........................................ 157 399 - So sánh phúc báo.............................................. 158 400 - Sợi dây bền nhất ............................................... 160 401 - Sư bác quản tượng .......................................... 162 402 - Sư đệ................................................................. 163 403 - Sự tích bánh cốm .............................................. 164 404 - Sự tích Cá He .................................................. 168 405 - Sự tích cái mõ .................................................. 171
  • 3.  Truyện cổ Phật giáo (Phần 5) 3 406 - Sự tích cây huyết dụ.......................................... 173 407 - Sự tích cây nêu ngày tết ................................... 175 408 - Sự tích Chim Tu Hú........................................... 178 409 - Sự tích Con Muỗi............................................... 182 410 - Sự tích Con Nhái .............................................. 185 411 - Sự tích ông bình vôi .......................................... 188 ----- T --------------------------------------------------------- 412 - Tam nghiệp hằng thanh tịnh ............................. 190 413 - Tâm an thì đất bằng .......................................... 191 414 - Tâm độc địa....................................................... 192 415 - Tâm ham danh .................................................. 195 416 - Tâm tà thối đạo ................................................. 198 417 - Tấm gương đạo hạnh muôn đời còn ghi .......... 201 418 - Tầm nhìn .......................................................... 207 419 - Tai hại của lòng tham ....................................... 208 420 - Tai hại của sân hận .......................................... 209 421 - Tai hại của tham ái ........................................... 213 422 - Tại sao phải niệm Phật? ................................... 215 423 - Tái sinh thọ phước ............................................ 216 424 - Tảng đá lót cột chùa ......................................... 217 425 - Tạo hóa vãn hồi ................................................ 220 426 - Thay đổi số phận nhờ lòng từ............................ 221 427 - Thả Chồn thoát được tai ương ......................... 222 428 - Thả Rắn được ngọc........................................... 224 429 - Tham y hóa rận ................................................ 225 430 - Tham thực cựu thân .......................................... 227 431 - Thân có hay không ............................................ 228 432 - Thân là gốc khổ................................................. 231 433 - Thân người mà đầu Trâu .................................. 233 434 - Thần thông không chống được nghiệp lực........ 234 435 - Thiện Quang công chúa .................................... 238 436 - Thầy nhường đệ tử đi trước.............................. 244 437 - Thử lòng ............................................................ 245 438 - Thọ trì ba giới ................................................... 262 439 - Thiếp nguyện hai điều ...................................... 265
  • 4.  Truyện cổ Phật giáo (Phần 5) 4 440 - Thế nào là thượng tọa? .................................... 273 441 - Thiền trong mọi phút.......................................... 274 442 - Thành tiên nhờ đức tin ..................................... 275 443 - Thần thông xuyên đá ........................................ 277 444 - Tín Đại Sư cầu mưa ......................................... 282 ………………….. (*) Tài liệu tham khảo: Truyện Tích Phật Giáo. Nguyên bản chữ Hoa: Phật Giáo Cố Sự Đại Toàn. Việt dịch: Diệu Hạnh Giao Trinh. Thích Minh Chiếu sưu tầm. ---------------------------------------------------------------------------- ---Trình bày: Thiện Tài---
  • 5.  Truyện cổ Phật giáo (Phần 5) 5 ----- N -------------------------------------------------------- 349 - Nước mắt mẹ hiền Nắng chiều ẩn vàng những căn nhà mới dựng trên bãi biển của thành Ba La Nại. Ðó là nhà của một người lái buôn giàu có. Hơn mười năm nay, anh ta đã bao lần lên đênh trên biển cả, tìm đến những bến bờ xa lạ của các nước Ả Rập, tiếp xúc với những dân tộc hiền lành cũng như hung dữ. Sau mỗi chuyến đi anh ta lời rất lớn. Rồi anh trở thành một trong những người nhiều của cải nhất. Vợ anh là một người đảm đang. Mắt nàng luôn ẩn vẻ lo buồn. Và ngày về của chồng với bao đồ quí giá vẫn không làm cho nàng vui, vì cái viễn ảnh của ngày ra đi, của cuộc chia ly sắp đến. Hai vợ chồng sanh được một đứa con trai. Nàng đặt cho nó cái tên thật dài Métracanyaca. Ðứa bé đem lại cho nàng những nỗi khuây khỏa trong lúc xa chồng. Métracanyaca đã lên sáu. Một đêm về mùa đông nàng thao thức không ngủ được vì sắp đến ngày cha Métra về. Ðến gần sáng, trời bỗng trở gió, gió càng lúc càng mạnh. Tiếng gió bể ầm ầm. Những nối lo ngại như nhiều lần trước trỗi dậy. Mãi đến chiều đoàn thuyền vẫn chưa thấy về. Người ta ra bãi ngóng trông. Ðến gần tối, một chiếc thuyền buồm xuất hiện. Trong số hàng chục chiếc ra đi chỉ có một chiếc trở về, và chiếc đó không phải là thuyền của chồng nàng. Người ta báo cho nàng cái tin hung dữ. Thuyền của chồng nàng bị đánh đắm. Nàng ngất đi, sự đau đớn lớn lao nhất của đời nàng ghi mãi nét buồn trên gương mặt nàng. Và tất cả hi vọng của mình còn lại, nàng đã trút vào cuộc đời của Métra. Métra lớn lên khoẻ mạnh hơn người. Mắt hắn long lanh đen nháy, luôn luôn nhìn thẳng ra xa mơ ước một cuộc
  • 6.  Truyện cổ Phật giáo (Phần 5) 6 đời phiêu bạc. Nàng đã đoán trước được điều ấy nên tìm hết cách khuyên bảo con. Ðôi lúc hắn hỏi mẹ: “Mẹ ơi! Cha con thuở trước làm nghề gì?”. Câu hỏi đó đã làm nàng nhiều đêm không ngủ yên. Nàng thấy lại nỗi đau xót của mình trong buổi chiều đông năm xưa. Nàng nói dối hắn: “Cha con hồi trước làm nghề đi buôn trong nước”. Hắn liền nuôi mộng đi buôn trong nước. Năm năm sau, Métra trở thành một thanh niên cứng cỏi, và hắn đi buôn trong nước. Trong chuyến đi buôn đầu, hắn lời được bốn đồng. Ðó là một thành công lớn đối với kẻ còn thiếu kinh nghiệm như hắn. Hắn đem cả bốn đồng về giao cho mẹ hắn và yêu cầu mẹ cúng dường giúp đỡ các vị Sa môn, Ba La môn, các người nghèo khổ và ăn xin. Mẹ hắn tưởng hắn an phận thích nghề ấy rồi. Nhưng một hôm hắn trở về buồn rười rượi. Hắn muốn đổi nghề vì nghe người ta nói cha hắn làm nghề bán dầu thơm. Mẹ hắn đành chiều hắn. Ngày hôm sau hắn lập quán trong thành phố. Lần này hắn lời được tám đồng khá hơn lần trước. Nhưng cái nghề bán dầu thơm tầm thường nọ không làm hắn hứng thú chút nào. Lại thêm có người bảo cha hắn trước kia làm nghề bán nữ trang. Thế là lần sao, hắn đem tám đồng về cho mẹ nó với cả ý định bỏ nghề bán dầu thơm. Nó chuyển sang nghề bán nữ trang. Nó bán chạy và cạnh tranh với những tiệm vàng lớn trong thành phố. Nó lời tháng đầu mười sáu đồng. Tháng sau ba mươi hai đồng. Thật là những món tiền to lớn. Hắn đem về cho mẹ và cũng yêu cầu mẹ làm các việc công đức như những lần trước. Nhưng cái nghề này giữ chân hắn một chỗ và hắn thấy bực bội. Sự hoạt động của hắn bị bó hẹp, tầm mắt hắn bị chặn lại. Rồi có một chủ tiệm vàng đến nói với hắn: “Sau chàng không làm nghề hàng hải như ông thân chàng mà lại đi làm nghề bán nữ trang hèn mọn tù túng này”. Hắn bị kích thích đúng chỗ… Vậy là hôm sau, Métra bán tất cả số vàng còn lại dồn được một số vốn
  • 7.  Truyện cổ Phật giáo (Phần 5) 7 lớn. Bể khơi với sóng gió ngàn trùng, với các bến bờ xa lạ kêu gọi hắn. Hắn nhất quyết rồi, hắn về nói với mẹ: “Thưa mẹ có phải cha con trước kia làm nghề hàng hải không? Mẹ cho con theo nghiệp cha con đi buôn ngoài bể cả”. Mẹ hắn sửng sốt. Bà đã cảm thấy trước điều mong muốn của con. Bà đã để ý đến cái nhìn đăm đăm của hắn ra tận bể khơi như cố tìm đến bên kia bờ đại dương. Bà đã để ý con say sưa thèm thuồng cuộc đời của những thủy thủ trên các thuyền buồm từ xa đến. Bà cũng muốn cho con thỏa nguyện, nhưng hình ảnh của cuộc ra đi không ngày về của cha Métra đã làm cho nàng tìm hết cách ngăn con: “Phải, Métra ạ! Cha con trước đây làm nghề hàng hải nhưng bị nạn chết đánh từ ngoài bể khơi. Mẹ đã đau khổ lắm rồi. Nay mẹ chỉ có mình con, con nỡ nào bỏ mẹ đi ra góc bể chân trời, mẹ sẽ khô héo mà chết”. Métra tuy cảm động nhưng hắn đã quyết. Chiều hôm ấy hắn cho người đánh chuông rao khắp kinh thành Ba La Nại: “Hỡi các thương gia đáng tôn kính! Métra sắp đi buôn xa, vậy ai muốn đem hàng ra hải ngoại thì cứ đi chung với người”. Mẹ Métra khuyên răng hắn rất nhiều. Hắn vẫn không đổi ý định. Ðến ngày ra đi, năm trăm lái buôn cùng đi chuyến này với hắn, bà mẹ quá thương con. Cái cảnh ra đi giống hệt như cảnh ra đi của cha con ngày trước, làm bà quá đau xót. Bà ngã xuống ôm lấy chân con mà khóc. Mọi người đều cảm động, Métra ngồi xuống một lát, nhưng hắn bỗng đứng dậy, rút mặt chân ra, bước qua đầu mẹ hắn. Hắn đi thẳng xuống thuyền không ngoái nhìn lại. Bà mẹ chậm chạp ngồi dậy và trong nước mắt mà niệm nho nhỏ: “Con ơi! Mẹ cầu cho con tai qua nạn khỏi. Mẹ cầu cho con khỏi bị quả báo đã bước ngang đầu mẹ con ơi”. Ðoàn thuyền vượt sóng đã ba ngày trường, đến ngày thứ tư trời bỗng đổi biến đột ngột rồi có gió mạnh. Gió cuốn từng hồi báo trước một cơn bão lớn. Mọi người lo
  • 8.  Truyện cổ Phật giáo (Phần 5) 8 ngại và cố sức chống chọi. Nhưng chuyện phải đến đã đến. Bão to đã đánh tan cả đoàn thuyền. Métra đeo trên một tấm ván và may mắn trôi dạt vào bờ xa lạ. Hắn lần lần hồi tưởng lại và đi đến một thành phố. Ðây là thành Ramana. Anh chàng thanh niên của kinh thành Ba La Nại được người ta niềm nở tiếp đón. Có bốn nàng tiên đẹp đẽ đến chào hắn, trước ngực mỗi nàng đều lấp lánh một đồng tiền vàng giống như đồng vàng hắn đã trao cho mẹ ngày trước đây. Các nàng tiên nói với hắn: “Chào chàng Métra, đây là đền đài của các em. Ðây là tất cả sự khoái lạc ở đời. Chàng vào đây chung vui với chúng em”. Métra nhận lời. Hắn sống đầy đủ về vật chất hình như được hưởng những phước đức đã làm nên ngày trước, nhưng hình như có một nguyên do vô hình thúc đẩy hắn: Hắn buồn ý và ra đi, xuống miền Nam. Hắn đến thành Sadamaham. Có tám nàng tiên trẻ đẹp đến chào hắn. Trước ngực mỗi nàng lấp lánh một đồng tiền vàng giống như đồng tiền vàng của hắn đã trao cho mẹ ngày trước đây. Các nàng tiên cũng nói với hắn những lời dịu dàng như những nàng trước. Hắn cũng nhận lời ở lại đây và hắn cũng đã sống đầy đủ về vật chất như được thừa hưởng những phước đức đã làm nên ngày trước. Sau, buồn ý lại ra đi, xuống miền Nam. Hắn đến thành Nandana. Mười sáu nàng tiên đẹp đẽ đến chào hắn. Trước ngực mỗi nàng lấp lánh một đồng tiền vàng giống như đồng tiền vàng hắn đã trao cho mẹ hắn ngày trước. Các nàng dịu dàng mời hắn ở lại và chăm sóc như những nàng trước. Hắn đã sống đầy đủ về vật chất như được thừa hưởng những phước đức đã làm nên ngày trước. Nhưng rồi hắn cũng lại ra đi về phía Nam. Hắn đến thành Brahmottora. Ba mươi hai nàng tiên đẹp đẽ chào hắn. Trước ngực mỗi nàng lấp lánh một đồng tiền vàng giống như đồng tiền vàng hắn đã trao cho mẹ hắn ngày trước. Hắn được mời ở lại hưởng khoái lạc
  • 9.  Truyện cổ Phật giáo (Phần 5) 9 trong thành. Ðến đây nhiều điều đã làm cho hắn suy nghĩ: Tại sao hắn, một kẻ có tội với mẹ, hắn đã hưởng những sung sướng đã qua. Phải chăng đó là do ngày trước hắn đã trao những món tiền bốn đồng, tám đồng, mười sáu đồng, và ba mươi hai đồng cho mẹ hắn để làm việc thi ân. Nhưng sự sung sướng được hưởng đối với hắn quá nhiều rồi. Hắn không thể ở lại đây nữa. Hắn lại muốn ra đi xuống miền Nam, mặc dù các nàng tiên hết sức khuyên can. Lần này hắn đi thật xa. Hắn đến một bức thành bằng sắt. Hắn đi vào thành thì cửa thành đóng lại. Hắn cứ đi nữa và không mấy chốc hắn gặp một người to lớn trên đầu đội một vành sắc cháy đỏ. Lửa phun rừng rực máu mủ trên đầu người ấy chảy tràn xuống miệng, người ấy liếm tất cả. Hắn đến gần và hỏi: - Nhà ngươi là ai? Tại sao lại bị hình phạt đau đớn khổ sở như vậy? Người ấy nén đau xót, ngẩn nhìn hắn một lát rồi trả lời: - Tôi là người đã làm cho mẹ tôi đau khổ, nên tôi phải gánh lấy quả báo như thế này. Tôi sẽ chịu quả báo mãi cho đến khi một người khác đã tạo nghiệp ác làm mẹ đau khổ đi ngang qua đây sẽ thay thế cho tôi. Cái quá khứ tội lỗi của Métra hiện lên rõ ràng trong tâm trí. Métra đã bước ngang đầu mẹ, đứa con bất hiếu đó đang đứng đây và đáng nhận những hình phạt nặng nề nhất. Métra vừa nghĩ như thế thì vành lữa nóng bay qua chụp lên đầu chàng. Métra nhìn người kia bây giờ đã khỏe mạnh, vết thương trên đầu bấy giờ đã lành hẳn và hỏi: - Tôi phải chịu vòng lửa này trong bao lâu? Người kia đáp: - Chàng phải chịu hình phạt này đời đời kiếp kiếp cho đến khi có người phạm tội đã làm mẹ đau khổ như chàng, đến thay thế cho chàng. Métra đau khổ vô cùng. Lửa cháy xèo từng mảnh thịt, mặt như bị cắt từng mảnh
  • 10.  Truyện cổ Phật giáo (Phần 5) 10 thịt, mặt như bị cắt đi từng đường gân máu và tê liệt từng chỗ. Tuy vậy Métra vẫn bằng lòng với hình phạt mình đã chịu. Chàng nghĩ rằng: “Lại sẽ có người phạm tội đối với mẹ để đến chịu thay ta? Không nên như thế! Chúng sanh ơi! Hãy đừng ai sanh tâm làm mẹ mình đau khổ. Hãy đừng ai làm cho nước mắt mẹ mình tuôn chảy vì mình”. Rồi Métracanyana phát nguyện rằng: “Tôi xin nguyện đội vành này mãi mãi, xin thay chịu đau khổ cho tất cả chúng sanh”. Lời phát nguyện của Métracanyaca thật là vô cùng chứa chan tình yêu thương rộng lớn. Lời phát nguyện chân thành ấy đã dải thoát Métra khỏi vòng tội lỗi và vòng lửa bỗng rời khỏi đầu Métra bay lên hư không trả lại cho Métra đời sống an lành. Quảng Huệ “Xin mẹ hiền nhận lạy này con bất hiếu Ðã bao lần làm mẹ khổ ngày xưa Ðã bao lần làm mẹ khóc như mưa Bao nhiêu lạy cũng chẳng vừa ân mẹ.” ----- O -------------------------------------------------------- 350 - Oan nghiệt Thuở xưa, vào thời chánh pháp của đức Phật Thích Ca, tại một nơi nọ có một vị trưởng giả giàu có. Vị này có hai người vợ, người vợ lớn không con, người vợ nhỏ sinh được một đứa con trai khôi ngô tuấn tú, cả gia đình nhờ thế mà sinh vui vẻ. Khi ấy người vợ lớn sinh lòng đố kỵ, luôn tìm cách để hại đứa bé con người vợ nhỏ, nhưng bên ngoài bà tỏ ra hết lòng thương yêu, chiều chuộng, không một chút ganh tị nào. Một hôm người vợ nhỏ đi vắng, người vợ lớn lén lấy cái kim ghim vào đỉnh đầu đứa bé. Ðứa bé từ ấy phát bịnh la
  • 11.  Truyện cổ Phật giáo (Phần 5) 11 khóc suốt ngày, bỏ ăn bỏ uống, thân hình tiều tụy, qua bảy hôm thì chết. Trong nhà ai cũng sầu khổ. Người vợ lớn cũng tỏ ra đau đớn, tiếc thương, Còn người vợ nhỏ thì vật mình xuống đất, khóc than thảm thiết suốt cả ngày đêm. Nhưng cả nhà chẳng ai biết được vì sao đứa bé ấy chết. Về sau bà vợ nhỏ biết được do lòng ganh tị của người vợ lớn và chính bà ấy giết. Bà vợ nhỏ lập tâm báo thù. Bà đến chùa hỏi các thầy Tỳ kheo. - Bạch Ðại đức muốn toại nguyện lòng mong cầu, phải làm công đức gì? Các Tỳ kheo đáp: - Muốn toại nguyện lòng mong cầu thì phải thọ trì bát quan trai giới, điều cầu xin sẽ được như ý. Nghe xong, bà xin thọ bát quan trai giới. Sau đó bảy ngày bà chết đầu thai làm con gái lớn bà vợ lớn, thân tướng đẹp đẽ. Bà vợ lớn thương yêu, quý trọng hơn vàng, nhưng oan nghiệt thay, đứa bé gái ấy chỉ sống được một năm rồi chết, khiến cho người mẹ khổ sở đau đớn khôn cùng, khóc lóc thảm thương bỏ ăn, quên ngủ. Oan oan tương báo như thế đến bảy lần, bà vợ lớn đoán biết đây là sự báo oán của người vợ nhỏ. Cho đến lần cuối cùng, bà vợ lớn sinh được một bé gái lại càng đẹp đẽ, thân thể đoan trang hơn mấy lần trước, nhưng lần này đứa bé sống được 14 tuổi, sắp có gia đình. Một hôm đang đêm nàng bước ra khỏi cửa, liền ngã ra chết. Bà mẹ khóc lóc kêu gào la hét suốt ngày, lòng thương con cùng cực, khiến bà phát cuồng, không còn biết chi nữa. Bà để xác con giữa nhà, chẳng chịu tẩn liệm càng nhìn xác con càng thấy đẹp lạ thường. Ðể như thế hơn 20 ngày. Một buổi sáng nọ, các thầy Tỳ kheo thiền định, dùng từ tâm quán khắp tâm chúng sinh, thấy người đàn bà ấy bị một chuỗi oan nghiệt nối dài và nay chính là lúc nhờ sự đau khổ cùng tột có thể làm tâm bà bừng sáng. Sau khi dùng từ tâm quán sát, thầy Tỳ kheo liền khoát y ôm bát,
  • 12.  Truyện cổ Phật giáo (Phần 5) 12 đến nhà bà vợ lớn khất thực. Ðến nơi trước nhà vắng vẻ, bên trong nghe tiếng khóc than quằn quại. Thầy rung tích trượng, hồi lâu có kẻ đầy tớ mang cơm ra cúng: - Bạch Ngài, bà chủ con bận việc không thể ra, xin Ngài từ bi nạp thọ. Thầy Sa môn im lặng, không mở bát ra mà nói: - Ta muốn gặp thí chủ. Người đầy tớ trở vào thưa cùng bà vợ lớn rằng: - Thầy Sa môn muốn gặp bà. - Ta có chuyện buồn khổ, chỉ muốn chết thôi, ta không muốn gặp ai cả. Mày hãy mang cơm ra cúng dường Thầy Sa môn ấy và xin Ngài hãy đi đi. Nhưng khi đứa đầy tớ mang cơm ra, Ngài cũng không nhận và nói như trước. Bà vợ lớn tự nghĩ: “Ta đang lúc khổ sở mà vị Sa môn này chẳng hiểu được tâm ta, sai người đem cúng dường mà chẳng nhận, quyết muốn gặp ta. Khổ quá! Thôi ta cứ ra coi Ngài muốn gì?” Nghĩ xong bà bước ra. Thầy Sa môn vừa trông thấy liền hỏi: - Này thí chủ, vì sao bà có vẻ sầu khổ, đầu tóc rối bù, mặt mày hốc hác tiều tụy đến thế? - Bạch Ngài, từ ngày tôi có gia đình đến nay, sanh bảy đứa con gái đứa nào cũng đẹp đẽ dễ thương, nhưng khi đến một hoặc ba tuổi thì chết, duy chỉ có đứa con này đến 14 tuổi, đêm hôm vừa bước ra khỏi nhà liền té xuống đất chết ngay. Thật tôi quá khổ sở, chỉ còn có muốn chết nữa mà thôi. Nói xong bà khóc nức nở. Thầy Sa môn bảo: - Hãy rửa mặt, chải đầu rồi ta sẽ nói cho bà nghe. Nhưng bà ta vẫn khóc. Thầy Sa môn nói: - Này bà, người vợ nhỏ của ông chủ nhà này vì sao chết? Bà vợ lớn nghe nói trong lòng bối rối sợ hãi, tự nghĩ: “Vì sao vị Sa môn này lại biết được việc của nhà ta?”. - Hãy quay đầu ra đây ta sẽ nói cho bà nghe. Bà liền quay đầu ra.
  • 13.  Truyện cổ Phật giáo (Phần 5) 13 - Người vợ nhỏ của nhà này sanh được một đứa con trai, vì sao đứa con ấy lại chết đi? Bà vợ lớn nghe nói trong lòng càng sợ hãi, run rẩy chẳng nói lên lời. - Này bà, do bà giết đứa bé ấy, nên người mẹ của nó đau khổ rồi chết theo, vì oan oan tương báo, người mẹ của đứa bé quyết báo thù, nên bảy lần sanh làm con của bà rồi lại chết, để bà phải đau khổ mà chết theo như bà đã gây ra cho người vợ nhỏ. Giờ đây đứa con bà vừa mới chết, bà hãy xa ra thì sẽ biết đứa con ấy thế nào? Nghe vị Sa môn nói, bà quay lại thì toàn thân đứa con ấy tan rã, hôi thối vô cùng, trong lòng cảm thấy hổ thẹn, khủng khiếp. Bà cúi đầu đảnh lễ vị Sa môn cầu xin cứu độ. - Ngày mai bà hãy đến chùa ta sẽ làm lễ qui y cho. Ngay khi ấy, xác đứa con gái liền biến thành rắn độc, biết được bà vợ lớn sẽ đi thọ giới, nên rắn nằm ngang chận đường. Sáng ngày bà vợ lớn đi đến chùa, rắn đuổi theo. Bà sợi hãi nói: - Ta đến chùa thọ giới qui y, tại sao mày lại chận đường không cho tao đi? Lúc ấy, thầy Sa môn biết được, đến nơi, người vợ lớn trông thấy vô cùng mừng rỡ. Thầy Sa môn nói với rắn: - Oan nghiệt, đã trãi qua mấy đời nhiễu hại, người vợ lớn chỉ giết có một người con của nhà ngươi, thì tại sao nhà ngươi lại làm khổ người ta đến bảy lần. Tội nhà ngươi rất lớn, hôm nay lại muốn cản đường không cho người ta đi qui y Tam Bảo nữa, tội này đời đời sẽ đọa vào địa ngục, hiện tại nhà ngươi chỉ là thân rắn đâu được thân người. - Rắn nghe nói, liền nhớ lại kiếp trước, đau đớn trong lòng, vặn mình uốn khúc, đập đầu xuống đất, hướng về vị Sa môn mà sám hối. - Hai người đời trước đã tạo oan nghiệt gây khổ đau cho nhau. Vậy kể từ nay tội lỗi mỗi người sẽ được chấm dứt, đời đời đừng có ý niệm giết hại nhau nữa.
  • 14.  Truyện cổ Phật giáo (Phần 5) 14 Cả hai đều ăn năn, khi ấy rắn độc nhờ sức chú nguyện của Thầy Sa môn, liền được thác sanh làm thân người, tâm ý khai mở. Rồi cũng được qui y Tam Bảo, tinh tấn tu hành. Giới Ðức “Luân hồi nhân quả không sai Không tu ắt phải đọa đày khổ thân”. 351 - Oán thù vay trả Phất Già Sa Vương đi vào thành La Duyệt, giữa đường bị con bò mới sanh, sợ người ta bắt mất con, chạy lại húc ông vỡ bụng chết ngay. Người chủ bò thấy thế sợ quá, vội bán bò cho người khác. Người kia mua bò dắt về định nuôi lấy sữa, vừa dắt về đến nhà lại bị bò húc, người chủ chết luôn. Con người chủ bò nổi giận, giết bò đem thịt bán. Người nhà quê mua đầu bò gánh về, đi được nửa đường mệt, treo đầu bò lên cây rồi nghĩ mát. Bỗng nhiên đầu bò đứt dây rơi trúng anh nhà quê, sừng bò trúng vào bụng anh chết ngay. Trong một ngày ba người bị chết vì một đầu bò. Bình SaVương cho là điềm quái gở. Lo sợ, vội vàng cùng quần thần đi đến hầu Phật. Ðến nơi, vua cung kính đảnh lễ rồi đứng hầu một bên: - Bạch Thế Tôn, một đầu bò làm chết ba người, việc đó không biết duyên do vì sao?Xin Ngài chỉ dạy cho. Phật bảo: - Ðại Vương này, các tội lỗi đã tạo ra, có nguyên nhân rồi phải trả báo, không phải tình cờ mà có. Vua thưa: - Xin Ngài dạy cho con biết để tránh điều tội ác. Phật dạy: - Trước kia có ba người lái buôn, cùng nhau thuê chung cái nhà của một bà già. Ở được mấy tháng ba người thấy bà già có một mình đau yếu, chờ khi bà đi vắng, ba
  • 15.  Truyện cổ Phật giáo (Phần 5) 15 người rủ nhau lén đi, không trả tiền thuê nhà cho bà. Bà đi chơivề, thấy nhà vắng không có ai, hỏi người hàng xóm mới biết ba người đã trốn đi rồi. Bà vừa giận vừa tiếc tiền, hấp tấp chạy theo cho kịp bangười, khi gặp, bà đòi tiền thuê nhà mấy tháng nay. Ba người xúm nhau mắng thậm tệ, nói tiền nhà đã trả rồi còn đòi chi nữa, ai công nợ chi mụ... Bà cô đơn yếu đuối cãi không lại giận hờn buồn tủi khóc lóc, kêu trời vang đất, rồi bà nguyền rủa thề rằng: “Trời đất quỷ thần làm chứng cho tôi cùng cực vô lộ bị ba người này khinh khi lường gạt, lại mắng nhiếc sĩ nhục. Tôi nguyện đời sau sanh ra chỗ nào, gặp ba người này tôi sẽ trả oán, làm cho mất mạng, ví dầu đặng đạo cũng phải trả nợ này đã. Phật bảo Bình Sa Vương: Bà già khi ấy là con bò ngày nay, ba người lái buôn thuê nhà xưa là ba người bị bò húc chết ngày nay vậy. Bình SaVương và các vị đại thần nghe Phật dạy ai nấy đều sợ hãi, cung kính đảnh lễ phát nguyện từ nay về sau không dám lường gạt dối trá, gây thù kết oán nữa. Một lời thề nguyện, không có hình tướng mà không mất, cứ tìm nhau đòi oán trả thù rất đáng ghê sợ, chúng ta cần phải giữ gìn lời nói và hành động vậy. Thích Nữ Ðàm Minh Không có một Quả nào mà không có Nhân, cũng như không có một Nhân nào mà không có Quả. 352 - Oanh Vũ cứu đàn Ngày xưa, bên một sườn núi cao là cụm rừng hoang, lá xanh bao phủ độ vài mươi mẫu đất, đấy là nơi trú ngụ của hàng vạn gia đình hươu, nai và chim chóc. Một buổi trưa hè, vạn vật như bị tê liệt dưới sức nóng của những tia lửa mặt trời thiêu đốt. Chim thú uể oải gần như chết ngạt trong bầu không khí nặng nề oi bức. Tiếp theo đó những ngọn lửa hồng khe khắt bừng cháy từ góc
  • 16.  Truyện cổ Phật giáo (Phần 5) 16 rừng này qua góc rừng khác. Ngọn lửa độc ác cứ lên cao, lan rộng, bao vây dồn lần thú rừng, chim chóc vào những cụm rừng chưa kịp cháy… Ảo não thay! Những tiếng kêu la thảm thiết, tuyệt vọng vang động một góc trời… Trước cảnh bi thương, nhìn thấy sự chết chóc đau đớn của đồng loại, một chiếc chim bé nhỏ trong đoàn oanh vũ vụt bay qua làn khói đen nghi ngút làm cho đàn ngạc nhiên và hoảng sợ. Thì sau đó vài phút, cũng chiếc chim nhỏ bé ấy trở về với một thân hình ướt đẫm, rồi đập mạnh đôi cánh và vung văng cho nước tưới vào lửa. Chiếc oanh vũ ấy bay đi bay lại nhiều lần như thế. Với nắm thân bé nhỏ, với sức lực không bao nhiêu, oanh vũ mệt nhoài, không bay được nữa. Nhưng một lát sau người ta thấy oanh vũ lại làm công việc đã làm… Cũng khi ấy đứng chợi trên đồi cao, một chủ trại vô tình trông thấy nghĩa cử của oanh vũ vô cùng thương xót, đem tâm cảm phục, bèn sai người nhà ra cứu lửa và kết quả ngọn lửa bạo tàn kia bị dập tắt. Khi lửa đã tàn, thú rừng chim chóc kêu nhau trở về nơi quê hương tổ ấm sum họp trong cuộc sống an lành của gia đình thân mến. Chim Oanh Vũ ấy là tiền thân của Ðức Phật Thích Ca. Thiện Châu “Trước khi làm phước tứ phương, hãy giúp đỡ cho ngay người ở gần mình đi đã.” 353 - Ở hiền gặp lành Đại sư Vĩnh Minh húy là Diên Thọ, lúc chưa xuất gia, làm một viên quan giữ kho tại huyện Diên Khánh. Trong lúc ngài đang làm nhiệm vụ, hằng ngày thường dùng tiền ngân khố mua tôm cá phóng sinh. Chung cục, công qũy bị hao hụt, quan phủ bèn bắt ngài giam vào ngục.
  • 17.  Truyện cổ Phật giáo (Phần 5) 17 Lúc bấy giờ, những điều luật trừng trị tội tham ô rất nghiêm khắc, mà tội của Đại sư Vĩnh Minh là xâm phạm công quỹ nên bi khép vào tội tử hình, phải đem xử công khai để răn đe những kẻ khác. Khi ấy, Ngô Việt Vương biết Đại sư lâu nay vốn có lòng từ bi, từng phóng sinh rất nhiều, nên truyền lệnh cho viên quan chấp pháp để ý xem lúc đem ra hành quyết ngài có nói điều gì và sắc diện như thế nào về bẩm báo lại. Thế rồi, lúc bị tử hình, thần sắc của vị Đại sư vẫn thản nhiên, xem cái chết như được trở về cố hương, không một mảy may sợ sệt, ung dung tự tại một cách khác thường, khiến cho người ta phải sinh lòng kính phục. Viên quan chấp pháp thấy thái độ của vị Đại sư như thế, cực kỳ kinh ngạc, liền hỏi: "Những người khác lúc sắp chết đều sợ hãi muôn phần, vì sao ông vẫn thản nhiên?" Đại sư đáp: "Tôi lấy tiền trong kho không phải để tiêu pha việc riêng mà dùng để mua động vật phóng sinh, nay được về cảnh giới Tây phương cực lạc thử hỏi còn gì vui thú cho bằng?" Viên quan chấp pháp bèn đem lời nói và cử chỉ của Đại sư trình lên Ngô Việt Vương. Vua nghe rất khâm phục, bèn ra lệnh tha tội chết và phóng thích cho Đại sư. Về sau, Đại sư xuất gia làm Tăng, và cuối cùng chứng đắc Thánh quả. 354 - Ô Sào Thiền Sư Ô Sào là một cao Tăng Trung Hoa vào đời Ðường, khi bà mẹ hạ sinh sư, bà không ưng ý lắm nên đem bỏ con vào một chiếc tổ quạ trên cội đại thọ trước hiên chùa rồi lẩn mất. Sư xuất gia từ đó… và người ta gọi sư là thầy Ô Sào (ô: quạ,sào: tổ). Tuổi ấu thơ và tráng niên của sư trôi qua bình thản trong bóng mát của các tòng lâm cổ kính… sư thường hành
  • 18.  Truyện cổ Phật giáo (Phần 5) 18 thiền trên quê hương của mình, tức là nơi cháng ba có đặt tổ quạ ngày xưa mà theo năm tháng, cội cây đã to và rộng đầy đủ cành nhánh có thể cho sư đặt một chiếc tọa cụ trên ấy. Cho đến khi ngộ đạo và hành đạo, thiền sư vẫn không rời “quê mẹ”. Một hôm quan Thị lang Bạch Cư Dị, một thi hào lừng danh đương thời, đi dạo ngang cổng chùa trông thấy nhà sư đang ngồi vắt vẻo trên tang cây, vốn không ưa hạng người “lánh nợ đời” như thế, ông cau mày hỏi: - Bộ hết chỗ ngồi rồi hay sao mà thầy lựa chỗ hiểm nghèo như thế để ngồi? Thiền sư bình thản đáp: - Chỗ của tôi xem ra còn vững vàng hơn chỗ của quan lớn đang an tọa nhiều… Quan thị Lang nhìn lại chiếc kiệu của mình đang ngồi, ngạc nhiên: - Chỗ tôi đang ngồi có gì đáng ngại đâu? - Thưa, chỗ của đại quan là dưới vua trên các quan và trăm họ, vua thương thì quần thần ghét, được lòng dân thì mất lòng vua… Tính mạng của đại quan cùng thân quyến đều lệ thuộc vào lòng yêu ghét của vua, sự tật đố tỵ hiềm của bạn bè. Một chiếc ghế được kê trên đầu lưỡi của thiên hạ thì làm sao bì được với sự vững chắc của cội cây này được…Có phải thế không? Bạch Cư Dị nghe nhà sư nói, chỉ im lặng cúi đầu. Giây lâu, vị quan lão mới cất tiếng hỏi: - Thầy có thể cho tôi biết thế nào là đại ý của Phật pháp chăng? Thiền sư đáp liền: - Không gì dễ bằng câu hỏi này. Ðại quan hãy nghe tôi trả lời đây, đó là: “Chư ác mạc tác Chúng thiện phụng hành Tự tịnh kỳ ý Thị chư Phật giáo”.
  • 19.  Truyện cổ Phật giáo (Phần 5) 19 Nghĩa là: Các điều ác chớ làm Các điều lành vâng giữ Tự thanh lọc ý mình Ðó là lời Phật dạy Bạch Cư Dị nghe xong bảo: - Những bài thầy vừa đáp con nít lên ba cũng nói được. Thiền sư mỉm cười: - Thưa đại quan, con nít lên ba nói được, nhưng ông lão sáu mươi chưa chắc làm xong… Ngài có thấy như thế không? Bạch Cư Dị lại im lặng cúi đầu. Ông bắt đầu học đạo với thiền sư Ô Sào từ đó. Người ta kể rằng, dưới sự dẫn dắt của thiền sư “Tổ quạ” không bao lâu vị đại quan này “hoát nhiên đại ngộ”.Chuyện kể chỉ có thế, còn việc ông đại ngộ cái gì chúng ta đành chịu vậy. Như Thủy Cảnh tỉnh Ta Bà danh lợi khách Hoán hồi khổ hải mộng mê nhơn. 355 - Ông sư Huyền Trân Xưa ở chùa Quang Minh, làng Hậu Bỗng, huyện Gia Lộc tỉnh Hải Dương, có một vị sư tên Huyền Trân, tu đắc đạo. Một đêm, nằm thấy Phật Di Ðà báo mộng rằng: Nhà ngươi tu hành có công đức, trời Phật độ cho kiếp sau được làm vua nước Tàu. Nhà sư thức dậy lấy làm kỳ dị, gọi các đạo tràng bảo rằng: - Ðêm, Thầy thấy mộng lạ, đến khi Thầy chết hãy lấy bút son mà viết trên vai Thầy mười chữ rằng: “Nhà sư tu ở chùa Quang Minh, nước An Nam”, rồi đem thiêu đừng có chôn! Khi vị sư chết, tuổi đã chín mươi, các đạo tràng làm theo như lời dặn trước.
  • 20.  Truyện cổ Phật giáo (Phần 5) 20 Ðời vua Hoàng Ðịnh, nhà Lê, ông tiến sĩ tên là Nguyễn Tự Huyện sang cống vua Khang Hi nước Tàu, vua Khang Hi phán hỏi: - Ngươi có biết chùa Quang Minh, ở nước An Nam, thuộc về tỉnh nào? Ông ấy tâu rằng: - Muôn tâu bệ hạ, hạ thần chỉ biết chùa Quỳnh Lâm, chùa Thiên Phúc, còn chùa Quang Minh thì thần không rõ. Vua nói rằng: - Khi Trẫm giáng sinh, ở trên vai có mười chữ son, hẳn là kiếp trước Trẫm tu ở chùa ấy. Nay Trẫm muốn bỏ những chữ ấy đi, mà không phép nào rửa sạch. Ông ấy tâu lại rằng: - Dám xin có phải thế, thì lấy nước giếng chùa ấy mới rửa được. Vua dặn rằng: - Thế thì khi về, người tâu với vua Lê cho đi tìm, lấy hộ Trẫm nước giếng ấy. Ông Nguyễn Tự Huyền về tâu lại với vua Lê như thế. Rồi ông tìm đến chùa Quang Minh, lấy một vò nước đem sang Tàu, dâng vua Khang Hi. Vua Khang Hi lấy nước ấy rửa, thì những chữ son đi ngay. Nhà vua mừng lắm, mới đưa cho ông ta ba trăm lạng vàng, nhờ đem về tu bổ chùa Quang Minh cho lịch sự. Nguyễn Bình (Truyện cổ tích Việt Nam) “Làm sao hiểu được luân hồi, Rõ thân kiếp trước, biết nơi sau về?” 356 - Ông trưởng giả kén rễ Thuở xưa có gia đình ông trưởng giả giàu có và sang trọng hơn người. Tuy giàu có sang trọng mà đối với đám dân nghèo hai ông bà chẳng hề giúp đỡ, làm ơn làm phước cho ai.
  • 21.  Truyện cổ Phật giáo (Phần 5) 21 Ông bà sanh hạ được bốn người con, ba trai và một gái. Mặc dù của nhiều con có, mà hai ông bà thường lo buồn than thở vì cậu con trai đầu lớn lên thì cờ bạc rượu chè ăn chơi phung phí, hao tốn không biết bao nhiêu tiền của; còn cậu thứ hai thì thân thể vốn suy nhược, từ khi sanh ra đến lớn lên bịnh hoạn triền miên, tiền thầy, tiền thuốc tốn kém rất nhiều mà bịnh vẫn còn nguyên. Không một cậu nào biết hiếu để hoặc biết lo gia nghiệp. Duy có thằng thứ ba và cô út, tánh tình hiền từ, thảo thuận và biết lam lũ làm ăn. Hai ông bà nhờ cậy hơn hết chỉ có một mình cô gái út, nhưng khốn nỗi cô là phận gái, làm sao nối được sự nghiệp của Tổ Tiên! Vì thế mà hai ông bà mỗi đêm, không khỏi gác tay lên trán, lo rầu than thở! Một hôm, bà bảo ông rằng: - Nhà mình có tiếng là giàu sang chẳng kém thua ai, gia tài sự nghiệp kinh doanh to lớn, đáng lẽ là hạnh phúc lắm, nhưng sao lại vô phúc thế nầy, đã sanh đặng mấy đứa con trai mà thằng cả với thằng thứ hai không một đứa nào biết hiếu đạo, lo nối giỏi gia phong. Có cũng như không, vậy biết làm sao? Duy có thằng thứ ba và con út biết lo làm ăn thạnh lợi cho gia đình. Sách nói: "Vi phúc bất nhân". Có lẽ hai vợ chồng chúng ta cứ lo làm giàu, từ hồi nào đến giờ không biết làm những điều nhân đức, nên Trời Phật khiến cho hai con ta hung hoang phá của như thế để phạt chúng ta chăng? Bây giờ tôi nghĩ như thế nầy, may ra con ta có hồi tâm hướng thiện chăng? Chúng ta nên sắm hương hoa trà quả đến chùa cúng Phật, quy y để nương dựa theo bóng từ bi, nhờ thần lực Tam bảo gia hộ cho chút phước duyên, khiến cho con chúng ta tánh tình trở nên hiền từ biết lo hiếu dưỡng phụ mẫu, duy trì gia nghiệp đặng mong cầu hành phúc tương lai. Vậy ông nghĩ sao? - Bà nói nghe hữu lý, vậy thì bà lo sắm sửa hương hoa trà nếp, để chúng ta cùng đi ...
  • 22.  Truyện cổ Phật giáo (Phần 5) 22 Sáng hôm sau hai ông bà đem lễ vật lên chùa quy y và giải bày tâm sự cho Hòa thượng nghe. Nghe xong, Hòa thượng cảm động, thương người biết ăn năn hối lỗi, nên hoan hỷ truyền trao quy giới và dùng những lời hòa nhã đạo đức khuyên nhủ ông bà, giảng nói thuyết luân hồi nhân quả. Hòa thượng lại dạy phải kính thờ Tam Bảo, y theo lời Phật dạy, giữ gìn năm giới, mỗi tháng ăn chay 4 ngày và tụng kinh niệm chú, đem của cải chuẩn bần bố thí. Làm được như thế thì hai đứa con ông bà sẽ hồi tâm hướng thiện lo phụng sự gia nghiệp. Hai ông bà nghe lời thầy khuyên dạy như vậy, hết lòng kính phục. Sau khi trở về nhà, hai ông bà y như lời thầy dạy, siêng năng niệm Phật tu hành. Nhưng chưa đầy một tháng, thì ôi thôi, cậu cả lâm phải bịnh nặng, ông bà cầu đảo các chùa miễu, chạy đủ thuốc hay, thầy giỏi, mà bịnh tình của cậu lại càng ngày càng thêm nguy ngập! Thế rồi cậu chỉ để lại cho ông bà một sự thất vọng quá ư sầu thảm mà một mình riêng về cõi hư vô. Sau khi mai táng cậu cả rồi, ông bà lên chùa khóc than tha thiết, kể lại tình cảnh cho thầy nghe. Thầy động lòng cảm thương, khuyên dạy rằng: - “Con người có sanh phải có tử, đó là lẽ cố nhiên, từ vua chúa đến quan dân, không một ai tránh khỏi. Dù cho có ngọc ngà châu báu đầy kho cũng không thể đổi được cái chết, tôi tớ đầy nhà cũng không sao thay thế đặng. Cha mẹ vợ chồng con cái, dù tình thương có mặn nồng bao nhiêu rồi cũng phải phân ly. Tình chồng vợ, cha con sống trong một nhà, cũng như bầy chim chung ngủ trong một cụm rừng, hễ cơn giông tố ào đến, thì mạnh con nào nấy bay! Cổ nhân đã dạy: Phụ mẫu ân thâm chung hữu biệt Phu thê nghĩa trọng giã phân ly Nhơn tình tợ điều đồng lâm túc Đại hạn lai thời các tự phi.
  • 23.  Truyện cổ Phật giáo (Phần 5) 23 Dịch nghĩa: Cha mẹ ơn sâu còn có biệt Vợ chồng nghĩa nặng cũng phân ly Nhơn tình nào khác chim chung ngủ Sáng lại, con nào nấy bay đi. Hòa thượng lại nói tiếp: - “Ông Bà nghĩ coi, ai lại không muốn sống, sống để hưởng cuộc phú quí vinh hoa. Kia như vua chúa là bực giàu sang phú quí nhất trên đời, họ còn muốn sống gấp trăm lần dân chúng, đặng hưởng hạnh phúc, nhưng không tránh khỏi số mạng đã định. Sách nói: Diêm Vương chủ định tam canh tử Định bất lưu nhơn đáo ngũ canh Nghĩa là: Diêm Vương nhất định canh ba chết Quyết chẳng để người đến canh năm. Cuộc đời của cậu cả hưởng thọ chỉ có bấy nhiêu, bởi kiếp trước cậu không tu nhơn trường thọ. Vậy ông bà cũng nên khuây khỏa, chớ nên buồn rầu lắm mà thêm hao tổn tinh thần. Bây giờ ông bà có thương yêu sầu thảm cho mấy, cậu cũng không sống lại được, tốt hơn là ông bà lo tụng kinh cầu nguyện cho hương hồn của cậu cả, được tiêu diêu về miền Cực Lạc, thì ích lợi hơn. Từ nay ông bà nên dũng mãnh phát nguyện ăn chay mỗi tháng 6 ngày và thọ trì Kinh Phổ Môn, thì tai họa sẽ tiêu tan, gia đình yên ổn, và hương hồn cậu cả được siêu thăng. Hai vợ chồng ông trưởng giả được nghe lời thầy khuyên dạy, nên trong lòng cũng tạm khuây. Hai ông bà từ tạ thầy về nhà tinh tấn tu hành. Chưa đầy ba tháng, thì kế tiếp người con thứ hai kỳ này chỉ lâm bịnh sơ sài, rồi cũng theo anh Cả mà thả hồn về nơi chín suối. Ôi thôi! Lúc bấy giờ hai ông bà biết bao sầu thảm, oán Trời trách Đất, khinh miệt Thánh Thần, nghi Phật Trời
  • 24.  Truyện cổ Phật giáo (Phần 5) 24 không linh thiêng, bảo vì tu theo Phật mà ra nông nỗi nầy! Sau khi tống táng người con thứ hai xong rồi, hai vợ chồng lên chùa, sắc mặt chứa chan những nét âu sầu và tức giận. Bà nức nở khóc, nói: - Tôi cũng tưởng quy y theo Phật để mong nhờ Phật phù hộ cho con tôi được lành mạnh, nào ngờ đâu, mới vừa quy y làm phước, mà con tôi lại chết luôn cả hai thằng! ... Vậy nay, chúng tôi xin trả phái điệp, chuông mõ và Phật tượng lại Thầy, từ đây thôi không tu nữa! ... Thầy ôn tồn khuyên bảo: - “Con người ta sanh ra ở đời, sự chết sống đều do số mạng. Sách nói: Nhứt ẩm, nhứt trác giai do tiền định (một hớp nước hay một miếng ăn cũng đều do tiền định) Có người được phước giàu sang mà không trường thọ. Có người được trường thọ mà không có phước giàu sang, đó là do nghiệp nhơn đời trước, chớ không phải muốn mà được đâu. Người chết yểu hay sống lâu là đều do nghiệp trước đã gây tạo cả. Như trong kinh Pháp Cú Phật có dạy rằng: "Dục tri tiền thế nhơn, kim sanh thọ giả thị, yếu tri hậu thế quả, kim sanh tác giả thị" Nghĩa là: Người muốn biết nhơn đời trước thì cứ theo quả báo đời nay mà suy nghiệm; còn muốn biết quả báo đời sau, thì nên xem chỗ tạo nhơn của mình ngày nay vậy. Suy đó thì biết hai cậu đời trước tuy có bố thí làm phước chút ít, nên đời nay mới được đầu thai làm con ông bà để hưởng phước giàu sang; còn cậu chết yểu là do đời trước cậu không tu nhơn trường thọ. Bởi hai cậu đời trước tạo nhơn ngắn ngủi, nên nay chỉ sống được chừng ấy thôi. Nè! Vậy xin khuyên Ông Bà chớ vì chỗ thấy biết hẹp hòi của mình mà thối tâm Bồ Đề, vùi lấp giống Phật tử, oán hờn Phật Tổ, trách móc quỉ thần, gây thêm tội lỗi. Ông Bà nên nhớ rằng: “Nhứt nhựt hành thiện, thiện du bất túc; nhứt nhựt hành ác, ác tự hữu dư”.Ông Bà cũng
  • 25.  Truyện cổ Phật giáo (Phần 5) 25 nên tinh tấn ăn chay thêm, mỗi tháng 10 ngày và nguyện thọ trì Kinh Kim Cang đi, để cầu nguyện cho hương hồn của hai cậu được siêu thoát, và gia đình từ đây chắc được bình an, để vun trồng cội phúc về sau”.Hai vợ chồng ông trưởng giả nhờ thầy lấy nước từ bi rưới tắt lửa sân hận, nên không oán Phật, sầu con nữa, mà lại còn thêm kính Tam Bảo, vâng lời thầy dạy. Ông bà tinh tấn tu hành, vừa lúc đúng một năm thì ôi thôi, người con thứ ba của ông bà cũng từ biệt ông bà hồn dạo nơi âm cảnh. Lúc bấy giờ tình thầy trò đã không còn thương mến, mà lại trở nên kẻ thù của ông bà. Ác tâm của ông bà nổi lên cực điểm, nào phái điệp, kinh sách, Phật tượng trên bàn thờ, đều bị ông tuôn xuống đất một lượt, không còn một mảy may nào kính trọng cả. Từ đây, hễ ông thấy đến ông thầy hay cô ni nào đi ngang qua ngõ, nếu ông không đánh đập thì cũng mắng chưởi tồi tàn. Trải qua hai ba năm trời, mà ông vẫn còn ôm lòng oán Phật ghét Tăng, hủy báng người tu hành. Các việc buồn dồn dập làm cho bà trưởng giả không ăn không ngủ, khóc luôn cả ngày đêm, nên hai con mắt sưng vù và ra máu, không bao lâu bà cũng theo 3 con trai của bà, hồn về chín suối! Thế là ông trưởng giả chỉ còn một cô gái út tên là Lan Phương. Lan Phương tuổi vừa đôi chín, nhan sắc lộng lẫy tuyệt vời, công dung ngôn hạnh đều đặng vẹn toàn. Ông trưởng giả cưng nàng như trứng mỏng. Nàng thôi học, từ khi anh thứ Ba nàng từ biệt cõi trần, để trở về an ủi cha già và thế cho các anh chăm nom săn sóc gia đình. Nàng là một cô gái rất hiếu hạnh, cả ngày chỉ lo việc nữ công, và chăm nom từ bữa ăn cho cha già, nên cha nàng quí nàng như ngọc. Đã nhiều lần, Ông ngồi nghĩ đến việc gia đình và tương lai của con... Ông đầy những nỗi lo buồn, vì không có con trai để nối
  • 26.  Truyện cổ Phật giáo (Phần 5) 26 nghiệp, chỉ còn một đứa con út, song phận nó là gái rồi đây sẽ phải theo chồng. Sau mấy đêm nghĩ ngợi, ông tính ra được một kế là kén chọn một chàng rể, không cần con nhà giàu có quan quyền, mà chỉ cần văn chương lỗi lạc để nối gia phong. Sau mấy lần suy tính, ông tuyên bố lên rằng: Nếu ai thi được đậu, thì sẽ được một phần thưởng vô giá là: một cô gái yêu quí của ông và một gia nghiệp triệu phú nầy. Trái lại, nếu người nào bị rớt, sẽ bị đánh 100 roi đuổi ra. Lời tuyên bố được truyền khắp mọi nơi, từ già đến trẻ, ai nấy cũng đều biết gia tài triệu phú và cô gái nhà ông trưởng giả, nên không biết bao nhiêu văn nhơn thi sĩ tài ba lỗi lạc đều hy vọng chứa chan mong sẽ lãnh được phần thưởng quí giá của đời họ. Nhưng đã bao nhiêu người rồi, khi đến thi chẳng những thất vọng không lãnh được phần thưởng quí báu ấy, trái lại còn bị đánh 100 roi và đuổi ra khỏi cửa. Bởi cuộc khảo thí quá khó khăn và nghiêm khắc, nên trải qua trên một năm trường mà ông trưởng giả chưa kén chọn được một chú rể nào cả, gần đến khúc đường bế tắc, và thất vọng. Bỗng một hôm có một người phong độ giống tu sĩ, điệu bộ khoan thai và nhàn nhã, mặc đồ nâu sòng, đến xin dự thí. Người gác cổng hỏi: - Thầy đi đâu đó? - Tôi nghe ông trưởng giả có mở cuộc thi để chọn rể tài nên tôi xin đến dự thí. - Bấy lâu nay biết bao bực văn nhân tài tử đến dự thi, song rốt cuộc đều bị đánh đòn và đuổi ra, huống chi ông, tôi xem bộ tịch thiệt thà như thế nầy, chắc không tránh khỏi bị đòn 100 roi, rồi bị đuổi ra đấy. - Không, không hề chi đâu miễn anh vui lòng cho tôi vào, may ra thi được đậu, thì ơn ấy tôi chẳng dám quên. - Thôi được, ông hãy đi theo tôi. Nói xong anh gác cửa liền dẫn chàng đi vào nhà.
  • 27.  Truyện cổ Phật giáo (Phần 5) 27 Khi vào tận nơi, trưởng giả vừa thấy liền quát to bảo anh gác cửa rằng: - Người không biết sao, đã lâu rồi, ta nghiêm cấm không cho ông thầy, cô vãi lai vãng đến đây, nay người còn dẫn vào! Đè lão ấy xuống, đánh 100 roi rồi đuổi ra lập tức cho ta! Thí sinh ôn tồn đáp rằng: - Thưa Cụ, cháu không phải nhà Sư, Cụ ạ. - Không phải nhà Sư à? Không phải nhà Sư sao lại cạo đầu? - Cháu muốn cho mát mẻ giản tiện khi tắm rửa và khỏi mất thì giờ chải gở. - Ngươi còn giấu gì nữa chớ? Nếu không phải nhà Sư sao mặc đồ nâu sòng. - Thưa Cụ vì cháu ở gần chùa, nhà cháu nghèo khó, không tiền mua sắm, chỉ nhờ các Sư bố thí y phục, nên cháu mới mặc đồ như thế nầy. - Ngươi nói ngươi nghèo khổ, nếu quả thật như thế thì ngươi làm sao biết chữ để thi? - Thưa Cụ, khi cha mẹ cháu còn sanh tiền, có cho cháu đi học, nhưng rủi thay, cha mẹ cháu khuất núi sớm, nên cháu phải côi cút và vất vả đến thế nầy! ... Hiện nay hằng ngày cháu chỉ nhờ miếng cơm thừa của cô bác, nuôi sống qua ngày, để theo đòi việc học tập. Nay nghe Cụ mở cuộc thi chọn rể, cháu cũng xin đem chút tài mọn dự thí, mong rằng: "bỉ cực thới lai" gặp lúc "thời lai phong tống Đằng Vương các", cháu sẽ được thỏa mãn lòng hoài vọng bấy lâu. - Thôi được, ngươi hãy ngồi đó, để ta ra đề cho thi, nếu đậu thì ta sẽ làm đúng theo lời hứa, còn không thì ngươi phải bị đánh 100 roi đuổi ra. Song lối thi nầy không phải như cách thi Hương hay thi Hội, nghĩa là không cần có bài vỡ chi cả, miễn ta chỉ đâu ngươi lập tức ứng khẩu làm thi theo đó, nếu hay và thích hợp với ý ta thì được đậu.
  • 28.  Truyện cổ Phật giáo (Phần 5) 28 - Dạ vâng! Lúc bấy giờ, ông trưởng giả ngó ra trước ngõ, thấy hai cánh cửa, một cánh mở và một cánh khép, tòng bá trang hoàng hai bên đường đi; ông liền chỉ tay vào cảnh đó và bảo chàng làm một bài thơ. Chàng thí sinh liền ứng khẩu ngâm: Môn tiền nhứt phiến khai Tòng bá lưỡng biên bày Nhược nhơn hành tà đạo Bất năng kiến Như Lai Dịch nghĩa: Cửa ngoài một cánh mở Tòng bá hai hàng dài Nếu người theo đạo quấy Chẳng thấy đặng Như Lai Nghe xong, ông trưởng giả giận mừng lẫn lộn: vì đã trên một năm rồi, không biết bao nhiêu người đến thi, mà chưa có ai tài đặc biệt hay lỗi lạc như trò nầy, nhưng lòng ông đang thù oán Phật, mà ông nghe đến câu “Nhược nhơn hành tà đạo, bất năng kiến Như Lai” là hai câu kệ trong Kinh Kim Cang mà ông đã thường đọc tụng hơn một năm, nên lòng thêm tức giận và quát to lên rằng: - Người làm thi thì hay và bặt thiệp lắm! Nhưng người không biết ta sao? Ta rất oán Phật. Vì theo đạo Phật mà ba đứa con trai ta đã chết nên Ta không muốn nghe đến tên Như Lai hay Phật nữa. Lỡ lần đầu Ta tha thứ, nếu sau người còn dùng đến danh từ Như Lai hay Phật thì sẽ bị đánh trăm roi đuổi ra lập tức nhé! - Dạ vâng! Những danh từ nào Cụ cấm, cháu không dám tái phạm. Ông Trưởng giả êm dịu cơn nóng giận, lại nhìn ra trước sân thấy có một con gà trống cồ, màu lông năm sắc, đang đập cánh gáy lên. Ông ôn tồn đưa tay chỉ và bảo làm thi.
  • 29.  Truyện cổ Phật giáo (Phần 5) 29 Chàng liền ứng khẩu ngâm: Đình tiền hữu nhứt kê Thân phi ngũ sắc ê Ngũ canh thường báo hiệu Tam miệu tam Bồ Đề Dịch nghĩa: Trước sân con gà trống Mập mạp năm sắc lông Năm canh thường báo hiệu Tam miệu tam Bồ Đề Nghe xong, ông trưởng giả quát to lên: Rằng hay thì thật là hay, nhưng ta không ưa Phật pháp, oán ghét tăng, ni, chẳng thích Bồ Tát, không chịu Bồ Đề. Sao người cứ dùng những danh từ ấy mãi? Lại nữa người nói người không phải nhà Sư, sao rất thuộc những danh từ Phật pháp? - Thưa Cụ, vì cháu ở gần chùa thường nghe chư Tăng đọc kinh tự nhiên thấm nhiễm thôi, chớ thật không phải nhà Sư. Nếu cháu thật nhà Sư thì đâu có dự thi như thế nầy. - Thôi người đừng nói chi nhiều lời hãy nằm xuống đây chịu đánh 30 roi, rồi ta sẽ cho làm bài khác. - Thưa Cụ, xin Cụ hãy xét kỹ mà dung thứ cho cháu. Cụ chỉ cấm không cho nói tới Phật và Như Lai, thì cháu không nói đến hai danh từ đó chớ Cụ đâu có cấm dùng danh từ Bồ Tát hay Bồ Đề. Lại nữa, Cụ bảo làm thi trong tức khắc, chỉ đâu phải đọc liền đó, không cho cháu được một phút suy nghĩ, trong lúc cấp bách lựa lời chẳng kịp, vì túng vãn nên cháu nói lỡ như thế, xin Cụ mở lượng khoan hồng mà dung thứ cho. Ông trưởng giả nghe chàng phân trần cũng phải, nên cơn nóng giận dịu xuống, bèn tha thứ cho chàng. Lúc bấy giờ ông chỉ ngay bức tranh vẽ hình con cọp treo trên vách và bảo làm thi. Chàng liền ứng khẩu ngâm rằng:
  • 30.  Truyện cổ Phật giáo (Phần 5) 30 Bích trung hữu nhứt hổ Thân ly tam xích thổ Thượng báo tứ trọng ân Hạ tế tam đồ khổ. Dịch nghĩa: Trên tường có con hổ Thân cách đất ba thước Trên báo bốn ơn dày Dưới cứu ba đường khổ. Kinh Kim Cang Bát Nhã là một quyển kinh mà ông Trưởng giả đã thuộc làu. Trong bài thi nầy chàng dùng hai câu “Thượng báo tứ trọng ân, hạ tế tam đồ khổ” là hai câu kệ trong kinh Kim Cang, vì chàng muốn thức tỉnh cho ông trưởng giả luôn luôn nhớ lại Phật pháp. Nhưng trái lại, khi nghe đến hai câu kinh làm cho ông trưởng giả thêm khêu gợi lại lửa hờn xưa, vì ông nhớ bởi tụng kinh nầy mà ba đứa con trai của ông bị chết! Lúc bấy giờ ông nổi giận lôi đình, la quát om sòm, lần nầy quyết định không tha. Ông bảo: “Nằm xuống! Nằm xuống! Đã ba lần rồi, lần nào ngươi cũng dùng đến danh từ trong kinh Phật, khêu gợi sự tức giận của ta.” Tay ông vừa đánh và miệng vừa la mắng, đập một hơi không biết mấy chục roi. Thấy thế, động mối từ tâm, nên Lan Phương là con gái ông bước đến khuyên rằng: - Thôi cha! ... Thôi cha! ... Vì người ta ở gần chùa chiền thấm nhiễm đạo Phật đã lâu, hôm nay chỉ trong tức khắc, Cha bảo họ phải bỏ hết những cái gì mà người ta đã thấm nhiễm, thì không thể được, để sau về ở nhà mình, lần hồi dạy dỗ, chàng sẽ làm được vừa lòng cha. Cha không nhớ Cổ nhân dạy: "Cận châu giã xích, cận mặc giã hắc" hay sao? (gần son thì đỏ, gần mực thì đen). Hơn nữa đã hơn một năm rồi, không biết bao nhiêu nhà thi sĩ văn nhân vào thi, song rốt cuộc đều bị đòn đi ra, không có một người nào tài hay lỗi lạc như anh nầy. Cha chỉ đâu thì anh ứng khẩu ngâm thi liền đến đó, không
  • 31.  Truyện cổ Phật giáo (Phần 5) 31 cần suy nghĩ, rất bặt thiệp, làm thi trong chớp nhoáng, nếu cha còn chê nữa thì con chắc chắn cha không tìm được một người nào hơn nữa. Nói xong cô bèn trở vào phòng. Sau mấy lời can gián, cơn nóng giận dịu lần, ông trưởng giả nghĩ thầm có lẽ con mình đã thương chàng nầy nên ông cũng chìu theo ý muốn của con, tha đánh và bảo chàng đứng dậy. Khi đó ông trưởng giả ngồi suy nghĩ: Con mình nói cũng phải, đã hơn một năm rồi, không biết bao nhiêu tài sĩ văn nhân vào thi, nhưng không có một người nào tài hay bặt thiệp và văn chương hay tuyệt như chàng nầy. Đã ba bài rồi, bài nào cũng xuất sắc, chỉ có một điều, chàng thấm nhiễm đạo Phật đã lâu, nên từ ngôn ngữ cho đến điệu bộ cũng đều nhuộm màu sắc Phật giáo. Nhưng nếu ta cố chấp và gắt gao thế nầy mãi thì chắc không có một người nào được hoàn toàn theo ý muốn, rốt cuộc rồi con ta phải côi cút và lạnh lẽo suốt đời! Thôi ta hãy châm chế và dễ dãi bớt đi, để cho con ta được vui lòng. Khi đó Lan Phương ở trong phòng phía đông, vừa khoát màn bước ra, diện mạo sáng rỡ như mặt nhựt, điệu bộ khoan thai và thùy mị. Ông liền chỉ ngay vào Lan Phương và bảo chàng làm thi. Chàng kính cẩn khép nép và ứng khẩu ngâm: Nhựt xuất hướng đông phương Diện như minh kính trương Dung nhan thậm kỳ diệu Phổ chiếu biến thập phương Dịch nghĩa: Mặt nhựt mọc hướng Đông Diện mạo tợ gương trong Dung nhan thật kỳ diệu Soi sáng khắp mười phương. Lần nầy có phần êm dịu hơn các lần trước. Ông trưởng giả nghe xong có hơi tức giận, nhưng vẫn còn giữ được
  • 32.  Truyện cổ Phật giáo (Phần 5) 32 thái độ điềm tĩnh vì ông nghĩ thầm rằng: "Do ở gần chùa, chàng bị thấm nhiễm lâu ngày, nên mỗi bài thi đều bị ảnh hưởng đến Phật giáo chớ có lý nào chàng muốn chọc ta mãi như thế?" Ông ôn tồn hỏi tiếp: - Nầy cháu! Bác hỏi thật cháu: Vậy thân thế cháu có phải là nhà Sư chăng? - Không, thưa Cụ. - Nếu không phải nhà Sư, sao cháu biết kinh Phật, và trong mỗi bài thi cháu đều dùng những câu kinh, tỏ ra người rất thông Đạo Phật? - Thưa Cụ, cháu đã thưa: Nhà cháu ở gần chùa Phật, sớm chiều cháu thường được nghe các thầy tụng kinh bái sám, với những giọng hòa huởn êm dịu và thanh thoát, khi bỗng khi trầm, lúc khoan lúc nhặt; thỉnh thoảng điểm một vài tiếng chuông, ngân nga trong cõi không gian tịch mịch, để đánh thức người say mê trong cảnh mộng, một vài tiếng mõ kêu sương trong đêm khuya thanh vắng, để gọi ai còn say ngủ trong đêm trường. Vì quá thích thú với mùi Thiền, nên cháu để ý thuộc được các bài kinh ấy. Thú thật, cháu không phải là tu sĩ. Ông Trưởng giả yên lặng và nghĩ thầm: "Có lẽ, vì tập nhiễm lâu ngày nên phong độ của chàng nầy giống hệt nhà tu. Nếu sau khi chàng về làm con rể nhà ta, lần hồi huấn luyện, chắc cũng được vừa theo ý muốn." Lúc bấy giờ ông hứa sẽ gả Lan Phương cho chàng, và định ngày làm lễ thành hôn cho hai trẻ. Suốt cả ngày, vì bận việc thi cử quá mệt mỏi, nên đêm nay ông Trưởng giả ngủ sớm. Đang mê man trong giấc điệp, ông bỗng thấy chàng thí sinh đến gọi: - Thưa Cụ, Cụ có muốn tìm các con của Cụ không? Cháu xin tình nguyện dẫn Cụ đi. Ông Trưởng giả vui mừng hớn hở đáp: - Còn gì quí bằng! Bác cám ơn cháu lắm.
  • 33.  Truyện cổ Phật giáo (Phần 5) 33 Hai người dẫn đi một hồi... Ông Trưởng giả bỗng thấy một cảnh giới khác thường, rùn rợn! Ông hỏi: - Có phải đây là âm phủ không? - Thưa Cụ, âm phủ thì cháu chẳng biết, cháu chỉ biết chỗ nầy người ta gọi là chốn "Huỳnh Tuyền" hay gọi là chốn "Suối Vàng". - Suối vàng à! Suối vàng à! Bác nghe nói người chết rồi thả hồn xuống "Suối Vàng". Hôm nay ta xuống đến Suối vàng, thế thì ta đã chết rồi sao? - Không! Cụ chưa chết ạ. Vì Cụ muốn tìm vợ con nên cháu dẫn đến chốn nầy. Nói xong chàng dẫn ông đi một đỗi nữa... Xa xa thấy dạng cậu Cả, ông mừng quá giục tốc chạy đến, ôm con và khóc kể: - Con ơi! Sao con đành bỏ cha mẹ ra đi, làm cho cha ngày khóc đêm sầu! ... - “Thôi đi ông, tôi đâu phải con cái gì của ông. Nhà ông thiếu nợ tôi. Tôi đến đòi lại. Đòi xong tôi đi, chớ tôi đâu có phải con cái gì của ông. Ông còn nhớ không? Trên 30 năm về trước tôi là người tá điền của ông, vì ông buộc phải đem thế vợ con trừ nợ, chúng tôi không thể làm theo ý muốn của ông được, nên ông dùng quyền thế ép chế và phá tan gia đình sự nghiệp của tôi. Tức giận quá nên tôi phải tự tử. Cái oan thù nầy chưa rửa sạch, tôi thề theo báo thù ông. Bởi thế nên tôi sanh vào nhà ông, trong mấy chục năm, chỉ phá hại gia sản, làm cho ông phải hao tài tốn của. May nhờ ông biết hối hận tu hành nên tôi vui lòng hủy bỏ nợ cũ. Bằng không thì tôi quyết theo báo ông đến tiêu tan sự nghiệp mới thôi.” Nói xong cậu bỏ đi không chút gì quyến luyến. Thấy con nói thế, ông tuôn rơi nước mắt, tức tưởi khóc một hồi. Chàng thí sinh nói:
  • 34.  Truyện cổ Phật giáo (Phần 5) 34 - Thôi Cụ, con của Cụ đã nói như vậy, Cụ còn bịn rịn chi nữa cho vô ích! Để cháu dẫn Cụ đi tìm cậu Hai. Đi một đoạn đường, ông lại thấy người con thứ Hai của ông đang đi ngang qua. Ông vội vã chạy theo, mừng rỡ và kêu vang: - Con ơi! Con! Sao con đành bỏ cha đi biệt mất, làm cho cha đêm ngày sầu thảm, ốm o gầy mòn đến thế nầy! Cậu gạt ngang nói: -Ai cha con gì với ông. Ông thiếu nợ tôi đến đòi; đòi xong rồi đi, chớ tôi đâu có phải con cái gì của ông. Ông còn nhớ không: trên 20 năm về trước, nhà ông bị mất mấy lượng vàng. Ông nghi cho tôi, nên bắt ra tra khảo. Vì chịu không nổi sự đánh đập tàn nhẫn của người tra, nên tôi phải bỏ mạng. Rồi tiền tài của tôi ông tịch thâu hết. Mặc dù vợ con tôi bị đói rách mà ông cũng chẳng trả lại phần nào. Cái oán thù nầy tràn ngập, nên tôi thề trở lại nhà ông để báo thù. Khi nhà ông sanh tôi ra, cho đến ngày khôn lớn thì tôi đau ốm liên miên, làm cho hai ông bà có khi lo chạy gần hết tiền của cải, không làm một chút gì lợi cho nhà ông. May thay! Ông biết hối hận, sớm lo tu hành, nên tôi vui lòng xóa bỏ oán thù trước, chỉ đòi ông bấy nhiêu năm thôi. Nói xong cậu bỏ đi một nước. Ông Trưởng giả gạt nước mắt, tức tưởi khóc, chàng thí sinh khuyên: - Thôi Cụ, thế tình như thế... Cụ còn luyến ái nữa làm chi. Cụ nên đi tìm cậu Ba, thử xem nào. Chàng dẫn ông Trưởng giả đi một khoảng đường nữa, ông thấy đứa con thứ Ba của ông đang đứng nói chuyện với một người bạn ở bên đường. Mừng quá! Ông hấp tấp chạy đến ôm con mà khóc. - Con ơi! Con! Sao con đành bỏ cha mẹ ra đi, làm cho cha mẹ rầu buồn suốt cả ngày đêm. Mẹ con cũng vì rầu buồn quá, khóc cả ngày đêm không ăn bỏ ngủ, trong mấy tháng trường, nên phải bỏ mình, thả hồn về Âm cảnh.
  • 35.  Truyện cổ Phật giáo (Phần 5) 35 - “Thưa ông! Tôi thiếu nợ ông, tôi phải đến trả, trả xong tôi đi; chớ tôi không phải con cái gì của nhà ông. Ông còn nhớ không? Trên 20 năm về trước, ở trong bọn tá điền của ông, có một gia đình rất nghèo, nhà dột cột xiêu, thiếu trước hụt sau, làm suốt cả năm, bị ông thâu góp hết. Nào lúa vốn lúa lời, lúa quần lúa áo, đến mùa rồi chỉ phủi hai bàn tay không. Cả gia đình suốt năm nầy đến năm nọ, phải mặc rách ăn hèn, tai bùn chân lấm, tóc rám môi chì, da đen mặt nám, cực khổ suốt đời, ấy là gia đình của tôi. Khi cha tôi chết đã 3 ngày mà không có hòm chôn, đến xin ông chẳng được, mà vay tiền thì ông bảo phải trả lời 20. Chao ôi! Của đâu mà trả! Túng thế, tôi phải lẻn vào nhà ông, trộm lấy 5 lượng vàng để đem về chôn cất cha tôi. Chôn cất xong tôi có thề với Phật Trời rằng: "Kiếp nầy trả không được, xin nguyện kiếp sau". Vì lao tâm cùng lao lực, bởi gia đình nghèo khổ nhiều năm, nên trong vài năm sau tôi phải lâm bịnh nặng, rồi từ biệt cõi đời! ... Sau khi chết, tôi đầu thai vào nhà ông, để thanh toán số nợ nần mà tôi đã thiếu ông ngày trước. Ông sanh tôi ra, đến khi khôn lớn thì tôi vẫn lam lụ làm ăn, làm cho cửa nhà ông tiền vô như nước. Nợ ông thanh toán đã dứt khoát rồi, nên tôi đi nơi khác. Hôm nay ông còn tìm kiếm tôi làm gì?” Nói xong, cậu bỏ đi. Ông trưởng giả lấy hai tay bụm mặt, nức nở khóc và than: - Chao ôi! Vậy cảnh trần gian nầy có phải là một bãi trường để vay trả, trả vay nợ nần cho nhau chăng? Chàng thí sinh khuyên lơn một hồi, rồi dẫn ông đi tìm bà trưởng giả. Hai người cùng đi được một khoảng đường, đến một cảnh âm u tịch mịch, ông trưởng giả thấy một người mình gầy vóc ốm chỉ còn da bọc xương, in như đã bị đói khát nhiều ngày. Đầu người bạc trắng phới, má
  • 36.  Truyện cổ Phật giáo (Phần 5) 36 hóp, đôi mắt sưng vù, đang ngồi rên khóc dưới một gốc cây. Ông bước gần đến mới nhận ra là bà trưởng giả. Ông gọi: - Bà ơi! ... Bà! - Ai đó? - Tôi là ông Trưởng giả đây. Vậy chớ tại sao thân hình bà tiều tụy, khổ sở đến thế nầy? - Ông ôi! Ông ngồi xuống đây để tôi kể chuyện cho mà nghe. Vì tôi quá tham lam độc ác, muốn cho gia đình mình giàu có muôn hộ, mà tôi phải tạo nhiều tội lỗi. Tôi có ngờ đâu: Làm ra thì cả chồng con chung hưởng, mà bây giờ đây một mình tôi phải chịu tội khổ đến thế nầy! Ngày đêm đói khát, đã mấy tháng rồi không ăn được một chút cháo hay một miếng cơm. Thân hình tôi chỉ còn da bọc xương, lại còn bị hành phạt khổ sở lắm điều. - Vậy chớ bà làm tội gì? - “Ông không nhớ sao? Một lần nhà mình bị mất 5 lượng vàng, nghi cho thằng ở, bắt ra tra tấn, nó chịu không nỗi phải bỏ mình. Khi nó chết rồi, bỏ lại một ít tiền của. Ông bảo trả về cho gia quyến nó. Tôi lại giấu đi chẳng chịu trả. Đến khi vợ con nó kiện ra đến quan làng, tôi lại thề rằng: “Nếu tôi có nói ngược, thì cho hai con mắt của tôi chảy máu, đui và chết.” Tưởng rằng không Trời không Phật, không ai hay biết, nào hay đâu: “Lưới Trời lồng lộng, thưa mà chẳng lọt”. Tôi vẫn tưởng thề càn cho qua buổi; không ngờ nhơn nào quả nấy. Khi các con chết rồi, tôi rầu khóc luôn mấy ngày đêm, bỏ ăn bỏ ngủ, nên đôi mắt chảy máu, sưng vù và đui mù đến thế nầy. Khổ sở lắm ông ơi! Ngoài ra còn nhiều tội ác không sao kể hết. Hôm nay ông đến đây thăm tôi, nếu ông còn nghĩ chút nghĩa tào khang tình xưa bạn cũ, thì sau khi trở về dương thế, ông nên vì tôi mà chuẩn bần bố thí làm các việc từ thiện và cầu siêu độ cho vong hồn của tôi. Một
  • 37.  Truyện cổ Phật giáo (Phần 5) 37 điều ông phải nhớ là nên lo tu tâm dưỡng tánh, làm những điều hiền đức để nhờ kiếp sau.” Đến đó, ông tỉnh giấc mộng trường, mồ hôi vả ra như tắm, trong lòng còn hoang mang sợ hãi vô cùng, ông Trưởng giả bỗng nghe trên không trung có tiếng gọi: - “Trưởng giả! Ông trưởng giả! Ta đây là Quan Thế Âm Bồ Tát. Vì thấy nhà ngươi là kẻ trần gian mê muội, chạnh lòng thương xót, cho nên ta hóa hiện làm chàng thí sinh để đến nhắc thức nhà ngươi. Bởi nhà ngươi ngày trước tạo nhiều điều tội ác, nên ngày nay bị oan gia nghiệp báo đến báo lại ngươi. Ngươi hãy nhớ lại kỹ: Từ khi nhà ngươi sanh con trai đầu lòng, đến khôn lớn, nó chỉ phá hại gia tài sự sản của ngươi, đôi khi nó còn muốn giết cả vợ chồng ngươi để tự do phá của. Bởi mấy mươi năm về trước, ngươi có làm một việc tội ác, là buộc một người tá điền đem vợ con đến thế nợ. Chúng không làm theo ý muốn của ngươi. Lúc bấy giờ nhà ngươi dùng quyền thế ép chế, vì chịu không nổi nên chúng phải tự tử. Việc đó nhà ngươi còn nhớ chăng? Bởi thế nên chúng đầu thai lại nhà ngươi để báo thù cho đến ngày cuối cùng. Nhờ ngươi biết ăn năn hối ngộ, lo tu hành, nên nó chỉ đòi bấy nhiêu đó thôi. Thằng thứ Hai là đứa ở của nhà ngươi. Ngươi nghi nó ăn cắp vàng, đem ra tra tấn đến chết. Cái oan hồn ấy trở lại nhà ngươi để báo thù, nên khi sanh ra cho đến lớn, nó cứ đau mãi, để hai vợ chồng ngươi phải lo chạy thuốc men, hao tốn gần hết tiền của. Và nó còn phá tán gia tài sự sản của ngươi. Nhờ người có tu hành, nên nó mới thôi đòi nợ. Thằng thứ Ba, vì ăn trộm của ngươi năm lượng vàng, để đem về chôn cất cha nó, nên phải đến trả lại cho ngươi. Vì thế nên khi ngươi sanh ra nó, nó làm cho gia đình ngươi tiền vô như nước. Khi trả nợ xong rồi, nó đi nơi khác. Nhơn nào quả nấy, không có sai chạy.
  • 38.  Truyện cổ Phật giáo (Phần 5) 38 Nhà ngươi nên biết: Do oan trái kiếp trước, nên kiếp nầy phải trở lại, kẻ làm vợ, người làm chồng và làm con cái v.v... để đền trả cho nhau đó thôi. Sách nói: “Vô oan trái bất thành phu phụ”. Nay chúng nó chết đi, là oan gia ngươi đã trả xong. Thế mà nhà ngươi mê muội không biết, lại hờn Trời oán Phật, tạo thêm tội lỗi, thật đáng thương xót! Bởi trước kia người tạo cái nhơn tội ác, nên nay phải trả. Còn người mới tu hành vài ba năm nay, vì cái nhơn nầy chưa hoàn bị, nên người chưa được quả lành. Thí như người năm nay làm 100 công ruộng, mà vẫn bị thiếu trước hụt sau, là vì năm rồi họ chỉ cờ bạc ăn chơi nợ nần ấp lút, nên năm nay phải chịu thiếu hụt. Còn ruộng làm năm nay tuy nhiều, xong sang năm họ mới hưởng được. Một thí dụ thứ hai: Như chú Xoài trộm cướp sát nhơn, chú mới vừa buông cái dao vào chùa tu niệm; ít ngày bị lính đến bắt bỏ tù. Không phải vì tu mà bị lính bắt, mà chính vì chú gây cái nhơn trộm cướp trước kia, nên nay bị cái quả ở tù. Còn sự tu hành làm phước hiện nay, phải thời gian sau mới hưởng quả. Người đời không thấy xa, chỉ nhìn hiện tại, rồi vội vàng trách móc Phật Trời: "Tôi tu hành lo làm lành làm phước, sao lại gặp tai nạn thế nầy!" Nhà ngươi là người có học thức, sao lại chẳng nhớ câu: “Thiệc ác đáo đầu chung hữu báo, chỉ tranh lại tảo dữ lai trì” nghĩa là: làm lành hay làm dữ, rốt cuộc rồi đều có quả báo, chẳng qua đến sớm hay đến muộn mà thôi . Trong kinh nói: “Dã sử bá thiên kiếp, sở tác nghiệp bất vong, nhơn duyên hội ngộ thời quả báo hoàn tự thọ” nghĩa là: người tạo ra một nghiệp gì, dầu trải qua trăm ngàn muôn kiếp cũng không mất, khi nhơn duyên đến rồi, quả báo nầy phải chịu. Vậy nhà ngươi từ đây nên ăn năn hối ngộ lo tu tâm dưỡng tánh, để nhờ kiếp sau...”
  • 39.  Truyện cổ Phật giáo (Phần 5) 39 Nhờ mấy lời giáo hóa của đức Quan Thế Âm Bồ Tát, mà ông phú trưởng giả kia được giác ngộ, hồi tâm hướng thiện, tinh tấn tu hành. Tòa lâu đài nguy nga đồ sộ của ông trước kia, lúc bấy giờ biến thành chốn thiền lâm tu niệm, là nơi lễ Phật đi chùa của khách hành hương rộn rịp... Huyên 357 - Ông trưởng giả keo kiệt Cách thành Vương Xá không xa có một gia đình ông Truởng giả mệnh danh là keo kiệt. Bởi vì, mặc dầu ông sở hữu tài sản kho đụn chất đống, gia súc ruộng vườn mênh mông bát ngát, ông không bao giờ sử dụng của ấy cho vợ con hay cho chính mình, nói gì đến người thiên hạ. Một buổi sáng, sau khi có việc đến cung vua trở về, ông keo kiệt trông thấy một người ăn xin đang gặm một miếng bánh tiêu giữa đường (thứ bánh làm bằng bột mì trộn đường bỏ vào dầu sôi phồng lên làm thành một cái bánh rỗng ruột). Ông thèm quá định bụng về bảo vợ làm như vậy. Nhưng về đến nhà, ông suy nghĩ: “Nếu ta nói cho bà ấy biết ta thèm bánh tiêu bà ấy sẽ làm cho cả nhà cùng ăn, thì sẽ tốn kém quá nhiều bột, đường, mè, dầu mỡ, và các thứ khác. Chi bằng lặng thinh tốt hơn”. Nghĩ như vậy ông keo kiệt lặng lẽ vào phòng, leo lên giường nằm thở dài sườn sượt, chiến đấu với cơn thèm, nhưng sợ hao tốn ông không dám thố lộ cùng ai nỗi thèm khác ấy. Bà vợ thấy chồng buồn bã, đến bên hỏi han: - Sao ông buồn rầu như vậy? Có chuyện gì không? - Không có gì đâu, bà ạ. Vua có rầy rà gì ông chăng? - Không có.
  • 40.  Truyện cổ Phật giáo (Phần 5) 40 - Các con trai, con gái, dâu, rễ, cháu chắt, người ăn, kẻ làm, tôi tới trong nhà, có đứa nào làm ông phật lòng hay không? - Tuyệt đối không có chuyện ấy. Vậy thì, ông đang ao ước một điều gì? Ông keo kiệt nghe vợ nói vậy, càng sợ tốn hao của cải, nên nhất quyết không hở môi, vẫn nằm bất động mà thở dài. Bà vợ năn nỉ: - Này, ông hãy nói đi, ông muốn cái gì thì bảo? Ông Trưởng giả nuốt nước bọt đánh ực một cái rồi mới thở dài não ruột mà bảo: Phải tôi thèm một chuyện. - Thèm chi, ông nói ra thử tôi nghe. - Tôi thèm ăn một cái bánh tiêu. - Trời đất quỷ thần ơi! Bộ mình nghèo lắm sao? Tạo sao ông không bảo tôi ngay? Thứ bánh đó làm dễ ợt. Tôi có thể làm ngay một mớ bánh tiêu, cho dân chúng cả thành phố này ăn.. - Này, nhưng tại sao bà nghĩ điên rồ như vậy? Dân chúng ai làm nấy ăn, mắc gì tới bà? - Vậy thì, tôi có thể làm bánh cho hết thảy người ở con đường này ăn. - Cái đầu của bà làm sao vậy hả? Tại sao lại cứ nghĩ chuyện ngoài đường? - Vậy, tôi có thể làm bánh cho cả nhà ăn. - Bà điên mất rồi. Bà có biết nhà ta đông đến mấy trăm mấy ngàn miệng ăn không? - Vậy, tội sẽ làm bánh cho ông, tôi, và các con chúng ta ăn. - Tại sao bà phải bận tâm với chúng nó? - Vậy, tôi sẽ làm bánh cho ông và tôi ăn thôi. - Nhưng còn bà, bà ăn bánh tiêu làm gì đã chứ? - Vậy, tôi làm bánh cho một mình ông ăn thôi. - Bà nói vậy nghe mới được. Nhưng ở trong cái nhà này, chúng ta làm gì cũng nhiều người trông thấy. Vậy bà hãy đem bột, đường, dầu, mè và các thứ soong chảo,
  • 41.  Truyện cổ Phật giáo (Phần 5) 41 lò bê đi lên tuốt trên tầng lầu thứ 7, ở chót vót trên cao ấy, chúng ta mới làm bánh được, khỏi bị ai nhòm ngó. - Ðược rồi. Bà vợ soạn tất cả dụng cụ và vật dụng làm bánh, lễ mễ bưng lên từng lầu chót. Ông Trưởng giả xách xâu chìa khóa đi theo, khóa hết các lối đi lên. Sau khi đến tầng lầu cuối, khóa cửa xong, ông mới bắt đầu bảo vợ khuấy bột chiên bánh. Lúc ấy, tại Kỳ Viên Tịnh xá, Ðức Ðạo sư bảo Tôn giả Mục Kiền Liên: - Này Mục Liên, trong thành phố kia, có ông Trưởng giả keo kiệt đang ngồi trên tầng lầu chót mà chiên bánh vì sợi mọi người thấy. Vậy ông hãy vận thần thông mà đến đó, đem tất cả người và bánh lại cho ta. Trưa nay ta và chúng Tỳ kheo sẽ độ ngọ bằng bánh ấy và cải hóa Trưởng giả keo kiệt. - Thưa vâng, bạch Thế Tôn. Tôn giả Mục Kiền Liên vâng lời vận thần thông đi đến chỗ trưởng giả Ngài hiện hình đắp y chỉnh tề đứng giữa hư không, ngay trước cửa sổ. Ông keo kiệt nhìn ra giật mình tự nhủ: “Chính vì sợ gặp những người như vậy mà ta mới leo tận đây, thế mà Sa môn này cũng lò dò tới được, lại đứng ngay trước cửa sổ! Rồi ông tức giận nói lớn: - Này Tỳ kheo kia, muốn gì mà đứng như trời trồng ở đó? Dù ngươi có đi tới đi lui cho mỏi cả chân, cho thành một con đường mòn giữa hư không, ngươi cũng không được gì đâu. Tức thì vị Tôn giả đi tới đi lui. Ông keo kiệt tức mình bảo: - Ngươi đi tới đi lui làm chi cho mất công! Dù ngươi có ngồi kiết già giữa trời, ngươi cũng không được gì đâu. Vị Tôn giả liền ngồi kiết già giữa hư không. Ông keo kiệt liền bảo: - Ngồi kiết già làm chi đó? Vô ích mà thôi! Cho dầu ngươi có phun ra khói đi nữa, ngươi cũng không được gì đâu.
  • 42.  Truyện cổ Phật giáo (Phần 5) 42 Tôn giả liền phun khói vào cửa sổ, khói lên đầy đặc cả căn phòng. Sợ Tôn giả sẽ làm cho căn phòng phát hỏa nên ông keo kiệt không dám nói thêm “Dù ngươi có phun lửa ngươi cũng không được cái bánh nào! Ông tự nhủ: “Sa môn lì lợm này có lẽ nhất quyết ăn cho được bánh của mình mới chịu đi”. rồi ông bảo vợ: - Này bà, thôi thì hãy chiên một cái bánh nhỏ xíu đưa cho ông ta đi cho xong. Bà vợ lấy một ít bột bỏ vào chảo dầu. Nhưng cái bánh phồng lên đầy cả chảo. Ông bảo bà: - Bà lấy nhiều bột quá để tôi lấy cho. Ông lấy một chút bột dính đầu muỗng bỏ vào chảo. Do thần lực của tôn giả, cái bánh này còn lớn hơn cái trước. Ông keo kiệt cứ tưởng mình lấy nhiều bột, nên tiếp tục chiên cái khác nhỏ hơn mới đem cho. Nhưng càng ngày bánh cứ càng lớn, không thấy cái nào nhỏ cả, ông bèn bảo bà: - Thôi bà hãy lấy đưa cho ông ấy bất cứ cái nào, một cái một mà thôi. Bà vợ lấy một cái từ nơi rổ bánh đã chiên. Nhưng bà không rứt ra được cái nào, nên bảo: - Ông ơi, bánh mắc dính với nhau. Tôi không thể nào gỡ ra được một cái. - Ðể tôi gỡ cho. Rồi ông cầm một cái bánh đã chiên, bà cầm rổ bánh, cả hai cố kéo ra một cái mà biếu vị Sa môn. Nhưng ông không tài nào rứt ra được, mồ hôi đổ ra nhể nhại, ướt cả mặt mày y phục. Mắt hai vợ chồng đỏ ngầu vì khói do Tôn giả phun ra, cuối cùng ông Trưởng giả mệt nhoài, không thiết gì nữa, bảo vợ: - Này bà, tôi không ăn uống gì nữa hết. bà hãy đem hết rỗ bánh cúng đường vị Sa môn đi. Mục Liên Tôn giả thu hồi thần lực là cho hết khói, rồi thuyết pháp cho ông keo kiệt nghe. Nghe xong ông phát sinh lòng tin thanh tịnh đối với Tam bảo, cung kính mời:
  • 43.  Truyện cổ Phật giáo (Phần 5) 43 Bạch Tôn giả, xin Ngài hãy tới đây, ngồi trên chỗ này mà dùng bánh của con. - Này Trưởng giả, Ðức Ðạo sư đang chờ để dùng bánh này. Ta hãy đem tới cúng dường Ngài. - Bạch Tôn giả, nhưng hiện giờ Ngài ở đâu? - Ngài đang ở Kỳ Viên Tịnh xá, cách đây chừng 45 dặm. - Quỷ thần ơi, xa như vậy làm sao chúng con kịp giờ Ngài dùng ngọ? - Trưởng giả, nếu ngươi muốn, ta sẽ đưa ngươi, vợ ngươi và bánh đến nơi Ngài trong chớp mắt. Ðỉnh cầu thang ở nguyên chỗ, nhưng cái chân cầu thang này sẽ ở ngay chỗ vào Tịnh xá. Các ngươi sẽ đến đó trong thời gian ngắn hơn đi bộ xuống bảy từng lầu. Bạch Tôn giả, như vậy rất tốt. Tôn giả liền hoá phép cho cái chân cầu thang ở ngay cổng Tịnh xá trong chớp mắt. Vợ chồng ông keo kiệt xuất hiện trước đấng Ðạo sư, đảnh lễ và thỉnh Phật dùng bánh. Khi Phật và chúng Tỳ kheo ngồi vào bàn ăn ông Trưởng giả đặt một cái bánh vào bát của Ngài. Tăng chúng thì dùng bánh từ rổ do bà vợ dâng lên. Vợ chồng Trưởng giả cũng được dùng bánh thỏa thích. Sau khi Ðức phật, Tăng chúng và hai cư sĩ dùng xong bữa, rổ bánh vẫn còn nguyên vẹn như cũ. Ðức Phật bảo đem bánh ấy để ngoài cổng Tịnh xá cho chim ăn. Ðến nay nơi ấy vẫn còn được gọi là động bánh. Ðức Phật thuyết tùy hỷ pháp cho hai cư sĩ. Khi nghe xong thời pháp của Phật, ông bà Trưởng giả đều đắc quả Dự lưu (nhập dòng thánh). Họ đảnh lễ Phật bước lên cầu thang và do thần lực của Tôn giả Mục Kiền Liên, đến ngay tầng bảy của lâu đài mình. Ðức Thế Tôn nhân đấy đã khen Tôn giả Mục Kiền Liên một lời mà sau được ghi vào kinh Pháp cú như sau:
  • 44.  Truyện cổ Phật giáo (Phần 5) 44 “Này các Tỳ kheo, một vị Tỳ kheo muốn cải hóa một gia đình mà không làm mất tín tâm của họ, không phiền nhiễu họ, thì phải như ong hút mật hoa, chỉ giữ lấy mùi vị, không làm tổn thương hương sắc và như vậy chính là hạnh của Pháp Tử Mục Liên!”. Thích Nữ Trí Hải “Nhân quả kia kìa có sai đâu Thử xem trần thế khắp hoàn cầu Giàu nghèo, sướng khổ sang hèn đó Khác biệt do nhân tạo thuở nào”. 358 - Ông vua kiểu mẫu Cách thành Xá Vệ không xa có một khu vườn hoa, tên là vườn Cấp Cô Ðộc cây Kỳ. Trong vườn cây cối sum sê, cỏ hoa ngào ngạt hương, có phòng ốc, giảng đường đồ sộ. Ðây chính là đạo tràng mà trưởng giả Cấp Cô Ðộc đã hợp sức với thái tử Kỳ Ðà dâng lên đức Phật, và Thế Tôn thường thuyết pháp tại nơi này. Cũng tại nơi này, không biết bao nhiêu chúng sinh cõi trời, cõi người đã được độ. Có một hôm, một luồng ánh sáng cát tường huy hoàng bỗng chiếu thẳng tới thiên cung. Thái tử Bích La tại thiên cung biết ngay đây là điềm báo đức Phật sắp thuyết pháp nên không dám chần chờ, lập tức cưỡi luồng từ quang ấy và trong chớp mắt đã đến vườn Cấp Cô Ðộc cây Kỳ, lễ bái đức Phật và yên lặng đứng sang một bên chờ đợi. Pháp hội đã bắt đầu, thái tử Bích La đứng dậy, cung kính chắp tay thưa với đức Phật rằng : - Thế Tôn ! Từ quang bi nguyện của Như Lai đã làm lợi lạc cho chúng sinh cùng khắp, công đức vĩ đại ấy con tán thán không bao giờ cùng tận ! Hôm nay con có một câu hỏi, thỉnh Thế Tôn giải đáp cho con.
  • 45.  Truyện cổ Phật giáo (Phần 5) 45 Ðức Phật đáp : - Tốt lắm, ông có điều chi cứ hỏi, ta sẵn sàng trả lời cho ông. Hoàng tử Bích La mừng rỡ bạch rằng : - Thế Tôn ! Làm người trong khắp cả thiên hạ, ai cũng ôm ấp đầy những mong muốn : muốn mình được khoẻ mạnh không ưu sầu, không bệnh hoạn, muốn con cháu đầy nhà, quyền cao chức trọng, lại muốn ăn ngon mặc đẹp... rồi ngồi đó mà chờ những thứ ấy rơi vào tay mình ! Kỳ thật, làm gì có chuyện không làm gì mà được tất cả, một người không chịu làm việc, vĩnh viễn không thu hoạch được gì hết ! Cái mà họ gặt hái được trái lại là khổ nhiều vui ít. Thế Tôn ! Trong thế giới tam thiên đại thiên rộng lớn vô biên này, có bao nhiêu người đạt được những vui thú hay sự bình an mà họ mong cầu ? Phật là bậc đại giác, thỉnh Ngài cho con biết tại sao cuộc đời lại như thế ? Ðức Phật khen ngợi mà trả lời rằng : - Ðiều ông muốn nói là muốn cầu phúc báo thì có phương pháp để được phúc báo, song nếu cầu không đúng cách thì dĩ nhiên không đạt được gì hết. Ông nên biết, bất kỳ ở cõi trời hay cõi con người, điều tốt hay xấu mà tự mình đã làm nên thì cũng sẽ do tự mình gánh vác lấy. Chờ khi nghiệp báo tới lúc trổ quả thì trốn không thoát mà ai thay thế cho cũng không được. Một người tạo nghiệp lành thì sẽ được phúc báo, còn giả như một người làm ác bằng đủ mọi cách, thì sẽ gặt hái toàn là tai họa. Ðó là nhân quả, không có ai do may mắn mà được quả phúc, cũng không có ai gặp nguy nàn một cách vô cớ. Họa và phúc như cái bóng theo ta bén gót, như âm thanh vừa phát ra thì tai ta liền có phản ứng. - Thưa vâng, Thế Tôn ! Con nghĩ tới một câu chuyện xưa, cũng đúng như vậy, trong đời quá khứ, con nhớ lúc còn làm một vị vua trong loài người, vì rõ biết
  • 46.  Truyện cổ Phật giáo (Phần 5) 46 nhờ đã có hành bố thí nên mới được hưởng phước báo, quốc gia của con mới thịnh vượng, nhân dân mới an lạc như thế. Một hôm, con lại nghĩ, đời người vốn ngắn ngủi, nên lợi dụng lúc còn thì giờ mà hành bố thí và làm chút gì lợi ích cho chúng sinh, hầu trồng trọt hạt giống phúc đức cho tương lai của chính mình.Vì thế nên vào buổi lâm triều sớm, khi quần thần đã tụ tập đầy đủ, con nói với họ rằng : - Trẫm muốn bố thí sâu rộng trong quần chúng nên cần có một cái trống lớn, mỗi khi gióng trống lên thì tiếng của nó phải vang xa tới một trăm dặm để cho người ở xa có thể nghe thấy mà mau đến nhận bố thí. Ai tạo cho trẫm được một cái trống như thế, trẫm sẽ trọng thưởng. Quần thần ai nấy đều im lặng suy nghĩ, vì điều con đòi hỏi không giản dị chút nào. Thật lâu sau, bỗng nhiên có một vị quan đứng dậy tâu : - Ðể đáp hồng ân của bệ hạ từ bi cứu tế muôn dân, thần xin nguyện cố gắng hết sức mình để đảm nhiệm việc này. Ðó là một vị đại thần thên là Khuông Thượng, mọi người ai cũng kính phúc lòng trung tín cũng như tài năng của ông, nên họ đồng thanh tiến cử ông lên cho con. Con cũng vui mừng tán thưởng : - Thế thì hay quá ! - Tuy nhiên, Khuông Thượng tiến lên tâu rằng, có lẽ sẽ phải cần rất nhiều tiền mới làm nên chuyện. Con ra lệnh cho mở ngân khố quốc gia, và nói : - Ðiều đó không thành vấn đề, khanh cần bao nhiêu cứ tự tiện lấy mà chi dùng. Khuông Thượng bèn lấy trong kho nào tài sản, lương thực, tất cả những gì cần thiết cho đời sống, rồi cho người lấy xe chở hết ra ngoài cung thành, chia ra từng món phẩm vật khác nhau tử tế, xong lại phái người đi khắp nơi truyền rao và dán cáo thị cho dân chúng biết :"Nhờ hồng ân của hoàng thượng, những ai nghèo khó,
  • 47.  Truyện cổ Phật giáo (Phần 5) 47 ăn không đủ no, mặc không đủ ấm, đều có thể đến đây nhận sự trợ giúp." Ngoài ra, ông phái sứ giả đức độ tài giỏi đem phẩm vật cần thiết hằng năm cho các vị sa môn và bà la môn, tùy tháng, tùy khu tùy thời mà phân phát. Từ xa tới gần, một đồn mười, mười đồn trăm, dân chúng trong cả nước ai ai cũng nghe tin ấy, và ai ai cũng không quản lặn lội đường xa nhắm hướng kinh thành mà đi. Cho đến dân chúng trong những nước lân cận cũng nhập theo đoàn người đi nhận vật trợ tế. Những nước nhỏ nghèo đói thì cảm động trước từ bi đức độ của con, nên đua nhau đến xin quy phục. Mỗi ngày, trước mặt cung thành, khung cảnh náo nhiệt như buổi họp chợ, trẻ già lớn bé dìu dập liên tục tới lãnh của bố thí, họ tay ôm tay xách rất nhiều thứ, không ngừng hướng về vương cung lạy tạ, và cũng không ngừng tán thán nhân đức của nước con : - Hỡi quốc vương nhân từ ! Ngài thương yêu bảo bọc chúng thần như cha mẹ, chúng thần nguyện sẽ mãi mãi ủng hộ ngài, để mãi mãi được che chở dưới chính thể nhân đức của ngài. Qua một năm, con gặp lại Khuông Thượng, hỏi xem ông ta làm cái trống tới đâu rồi, ông đáp : - Tuân lệnh của bệ hạ, thần đã làm xong từ lâu rồi ! - Thế sao ta không nghe tiếng trống bao giờ cả ? Con sửng sốt hỏi. - Kính thỉnh bệ hạ lên xa giá ra ngoài thành khảo sát, chắc chắn ngài sẽ nghe trống pháp của Phật vang xa. Không phải chỉ 100 dặm mà thôi, tới ngàn dặm cũng còn nghe được. Khuông Thượng cúi mình tâu lên. Con bèn lên xa giá cùng thị vệ ra khỏi cung điện khảo sát. Thị trấn nào cũng sầm uất tấp nập, nhân dân sống trong sung túc, người nào cũng có vẻ rỡ ràng hạnh phúc, và ai ai cũng cảm tạ ân đức của con. Tự mắt mình chứng