SlideShare a Scribd company logo
1 of 86
Download to read offline
THẾ-HỆ-PHỔ
CỦA ĐỨC QUANG-THÁNH-ĐẠI ĐẾ
2
THẾ-HỆ-PHỔ
CỦA ĐỨC QUANG-THÁNH-ĐẠI ĐẾ
Đức Quang Thánh Đại Đế Họ Quang, húy là võ, tự là Vân Trường.
Ông Thỉ Tổ của Ngài là ông Quang-Long-Phùng, làm chức Đại Phu đời nhà
Ha, triều vua kiệt (1818 trước chúa Gi-Giu Giáng sanh).
Ông Nội của Ngài , húy là Thẩm, tự là Vấn-Chi, hiệu là Thạch- Bàng, sanh
năm Canh Dần, nhằm năm thứ hai niên hiệu Vĩnh- Nguơn, triều vua Hiếu-
Hòa Đế, đời Đông-Hán (89 năm sau Giáng sanh. Ông ở tỉnh Sơn- Tây, Thành
Giải-Lương, làng Trường-Bình, xóm Bửu-Trì.Ông nổi danh là bực hiền hòa,
đạo đức. Ông dùng kinh Xuân Thu và kinh Dịch mà dạy con. Năm Đinh Dậu
nhằm năm thứ 3, triều vua Hiếu-Huờn-Đế, niên hiệu Vĩnh-Thọ, ông từ trần,
ông hưởng thọ 68 tuổi.
Ông thân của Ngài, húy là Nghị, tự là Đạo Viễn, tánh chí hiếu. Lúc cư tang
cha, thì che chòi ở phụng sự báo hiếu một bên mả cha trọn ba năm trời. Triều
vua Hiếu Huờn Đế niên hiệu Diên Hy, năm thứ 3, nhằm năm Canh Tý, ngày
24 tháng 6, ông sanh Đức Thánh Đế (157 năm sau Giáng sanh).
3
Khi Đức Thánh Đế ra đời có Hào quang chói sáng cả xóm Bửu Trì. Thiên hạ
đều khen ngợi nhà Họ Quang và trằm trồ nói rằng : « Người con của ông
Quang Nghị thiệt là một vị Thiên Thần Giáng sanh, chớ chẳng phải là bực
tầm thường đâu ». Đức Thánh Đế, lúc thiếu niên, thọ giáo với cha. Ngài bát
lãm sách Luận Ngữ, sách Mạnh Tử và kinh Xuân Thu. Trạng mạo của Ngài
tươi tốt và lẫm liệt phi thường. Hình dung cao lớn, mặt đỏ, mày tằm, mắt
phụng, râu rồng, trán cọp, và tiếng rang rãng như tiếng chuông đồng. Nghề
văn, nghiệp vỏ của Ngài lấy làm siêu quần, bạt tụy . Tâm tánh của Ngài lấy
làm công bình, chánh trực. Thao lược, cơ mưu, của Ngài càng ngày càng tấn
phát. Đến 17 tuổi Ngài cưới bà Hồ Thị . Đến sau, Ngài sanh ba người con trai
là : Quang Bình, Quang Hưng và Quang Sách.
Người đầu lòng là ông Bình, tự là Đát Chi, sanh ngày 13 tháng 5 năm Mậu
Ngũ, nhằm năm thứ 2 triều vua Hiếu Linh Đế, niên hiệu Quang Hòa (176 năm
sau Giáng Sanh). Ông Quang Bình lúc thiếu niên theo cha học rành nghề văn,
nghiệp vỏ, rồi khi lớn lên, thì cũng theo giúp cha trong việc chinh chiên. Mấy
trăm trận xông lên, đột pháo, chẳng giây phút rời cha. Lúc sống chẳng rời
cha, lúc thác cũng chẳng rời cha. Ngày mồng 7 tháng chạp, năm Kỷ Hợi, ông
đặng toàn trung, toàn hiếu, ông hưởng thọ đặng 42 tuổi.
Người thứ nhì là ông Hưng tự là An Quốc, lúc thiếu niên theo đức Võ Hầu
học tập nghề văn, nghiệp vỏ. Khi lớn lên thì lãnh chức Thị Trung Trung Giám
Quân ông có cử hình phạt Ngô nhiều phen đặng báo thù cho cha. Nước Ngô
kiên sợ có một mình ông mà thôi. Ông có hai người con trai là : Quang Thống
và Quang Duy. Đến năm 24 tuổi, ông thọ bịnh từ trần.
4
Người thứ ba là ông Sách, tự Là Duy Chi, nghề văn, nghiệp vỏ siêu quần bạt
tụy. Ông lãnh chức Tiên phong đánh giặc Mãnh Hoạch nhiều lần ông có đại
công với nhà Thục.
Nói về hai người con của ông Quang Hưng.
1. Ông Quang Thống tập tước Thượng Công Chủ Quan, Hổ Bôn Trung
Lang Tướng, Đông Ngô và Bắc Ngụy đều biết danh của ông. Ông không có
con.
2. Ông Quang Duy đặng lập phong tước Hớn Thọ Đình Hầu, khi ông lành
chức Tiền Tướng Quân đem binh phạt Ngụy, ông bị tử trận. Ông có một
người con tên là Quang Tệ. Ông Quang Tệ làm chức Giáng ngôi đại phu.
Khi nhà Thục mất nước thì ông vào đất Tin Đô ở ẩn. Ông có một người
con tên là Quang Lảng. Ông Quang Lảng bát lãm kinh Dịch và kinh Xuân
Thu. Vua nước Ngụy sai sứ mời ông ra làm Quan đã nhiều phen mà ông
cứ từ chối luôn luôn. Từ đây sắp xuống, con cháu nhà Họ Quang còn lưu
truyền nhiều đời kể ra không xiết.
Đức Thánh Đế lúc sanh tiền. Ngài lãnh chức Hớn Thọ Đình Hầu của
nhà Đại Hớn. Từ ngày Ngài hiển Thánh cho đến ngày nay. Ngài cứu Quốc
hộ dân nhiều lắm, cho nên từ đời nhà Hớn cho tới đời nhà Thanh, triều
nào cũng có tặng phong cho Ngài.
Đức Thánh Đế và ông Quang Bình hiển Thánh tại đất Lâm Thơ ngày
mồng 7 tháng chạp, năm Kỷ Hợi, nhằm năm thứ 21 triều vua Hiếu Hiến
Đế, niên hiệu Diên Khương (217 năm sau Giáng sanh). Lúc ấy Ngài hưởng
thọ 60 tuổi, ông Quang Bình hưởng thọ 42 tuổi.
5
LỊNH TRIỀU TẶNG PHONG CHO
ĐỨC QUANG THÁNH ĐẠI ĐẾ
-oOo-
NHÀ ĐÔNG HỚN
Vua Hiếu Hiến Đế, niên hiệu Kiến An, năm thứ 9, phong cho Ngài trước
Hớn Hớn Thọ Đình Hầu.
Cũng triều vua Hiếu Hiến Đế, niên hiệu Kiến An, năm thứ 24, ông Hớn
Trung Vương tâu vua phong cho Ngài tước Tiền Tướng Quân, Hớn Hớn
Thọ Đình Hầu.
NHÀ THỤC
Vua Hận Chúa, niên hiệu Cảnh Diệu, năm thứ 3, phong cho Ngài tước
Tráng Mục Hầu.
NHÀ TÙY
Vua Văn Đế, niên hiệu Khai Hoàng năm thứ 2, phong cho Ngài tước
Trung Huệ Công.
NHÀ ĐƯỜNG
Triều vua Cao Tông, niên hiệu Nghi Phụng, năm đầu, đức Lục Tổ Thiền
Sư lập bàn thờ thờ Ngài trong chùa Ngọc Truyền Sơn và đề bài vị : Già
Lam Chánh Thần.
NHÀ TỐNG
Vua Triết Tông, niên hiệu Thiệu Thánh, năm thứ 3, gia phong cho :
Ông Quang Bình tước Trung Kiệt Vương và ban tấm biển vàng treo
trước cửa miếu.
6
Ông Quang Hưng tước Hiển Trung Vương .
Ông Quang Sách tước Thuận Trung Vương.
Vua Hy Tông, niên hiệu Sùng Ninh, năm đầu, sang sứ đệ sắc ra tỉnh Sơn
Tây, thành Giải Lương, làng Trường Bình, xóm Bửu Trì, phong cho :
Đức Thánh Đế tước Sùng Ninh Chơn Quân.
Ông Quang Bình tước Võ Linh Hầu.
Ông Châu Thương tước oai linh Tướng Quân.
Cũng triều vua Hy Tông, niên hiệu Đại Quân, năm thứ 2, gia phong cho
đức Thánh Đế tước Võ An Vương. Sùng Ninh Chơn Quân :
Cũng triều vua Hy Tông, niên hiệu Tuyên Hòa năm thứ 5, gia phong cho
đức Thánh Đế thêm hai chữ Nghĩa Dõng và gia phong cho :
Ông Quang Bình thêm hai chữ Oai Hiển.
NHÀ NAM TỐNG
Triều vua Cao Tông, niên hiệu Viêm Hưng, năm thứ 2, phong cho đức
Thánh Đế tước Tráng Mục Nghĩa Dõng Vương.
Triều vua Hiếu Tông, niên hiệu Thuần Huy, năm thứ 14, giaphong cho
đức Thánh Đế thêm hai chữ Anh Tế.
NHÀ NGUƠN
Triều vua Võ Tông, niên hiệu Thiên Lịch, năm thứ 8, gia phong cho
đứcThánh Đế, tước hiển linh Nghĩa Dõng, Võ Anh Tế Vương.
Triều vua Thuận Tông, niên hiệu Chí Chánh, năm thú 16, phong cho :
Ông Tham Quân Vương Phủ tước Phụ Chánh Lợi Tế, Chiêu Trung
Hầu.
Ông Giám Quân Triệu Lụy tước Trợ Thuận Khu Ma, Tuyên Nghĩa Hầu.
7
Ông Châu Thương tước Oai Linh Tướng Quân, Oai Tuyên Trung Dõng
Công.
Ông Quang Bình tước Kiên Công Hầu, Liêu Hóa Củ Soát, Tốc Bảo, Oai
Linh Công.
NHÀ MINH
Triều vua Thần Tông, niên hiệu Vạn Lịch, năm thứ 42, sắc phong cho
đức Thánh Đế tước Phục Ma Đại Đế, Thần Oai Viễn Trấn Thiên Tôn
Quang Thánh Đế Quân.
Triều vua Hoài Tông, niên hiệu Sùng Trinh, năm thú ba, gia phong cho
đức Thánh Đế tước Chơn Nguơn Hiển Ứng , Chiêu Minh Dựt Hớn Thiên
Tôn.
NHÀ THANH
Triều vua Thế Tổ, Chương Hoàng Đế, niên hiệu Thuận Trị, năm đầu sắc
dụ tế lễ đức Thánh Đế và phong cho Ngài tước Trung Nghĩa Thần Võ
Quan Thánh Đại Đế.
Triều vua Thế Tông Hiếu Hoàng Đế, niên hiệu Ung Chánh, năm thứ 3,
truy phong tước công cho ba đời trước của đức Thánh Đế và chỉ dụ khắc
Thần chủ thờ trong đền thờ của Ngài, mỗi năm Xuân Thu quý tế hai kỳ.
Vua truy phong cho ông Cố của Ngài tước Quang Chiêu Công.
Ông Nội của Ngài tước Dũ Xương Công
Ông Thân của Ngài tước Thành Trung Công.
Triều vua Cao Tông Thuần Hoàng Đế, niên hiệu Càng Long, tôn đức
Thánh Đế là Sơn Tây Quang Phu Tử, lại gia phong thêm hai chữ Linh
Hựu.
Triều vua Nhơn Tông Duệ Hoàng Đế, niên hiệu Gia Khánh, năm thứ 18,
gia phong thêm cho Ngài hai chữ Nhơn Dõng.
8
Triều vua Tuyên Tông Thành Hoàng Đế, niên hiệu Đạo Quang năm thứ 8,
phong cho Ngài tước Trung Nghĩa Thần Vỏ, Linh Hựu Nhơn Dõng Oai
Hiển, Quang Thánh Đại Đế, vua Lai Tôn:
Đức Khổng Thánh tước Văn Đế.
Đức Quang Thánh tước Vỏ Đê.
Triều vua Quang Chữ, năm thứ ba, phong cho đức Thánh Đế tước Trung
Nghĩa Thần Vỏ, Linh Hựu, Nhơn Dõng, Oai Hiển, Hộ Quốc, Bảo Dân Tỉnh
Thành Tuy Tịnh, DựcToán, Quang Thánh Đại Đế.
***************************************
Các sự tích đã kể trên đây lưu đại Gia Phổ Để tại nhà Thờ lập từ xưa tới
nay nơi tỉnh Sơn Tây, thành Giải Lương, làng Trường Bình, xóm Bửu Trì.
9
CHỈ CÁC NGÀY VÍA CỦA NĂM ÔNG.
-oOo-
ĐỨC- QUANG-THÁNH- ĐẠI- ĐẾ
1. Ngày 21 tháng 6 ngày Giáng Sanh
2. Ngày mồng 9 tháng 9 Vía về Trời, thọ phong chức;
3. Ngày mồng 8 tháng 12 Kỵ.
4. Tam Thiên Môn, Đại Nguơn Soái thống quản 3 cứa Trời là: cửa Đông,
cửa Tây và cửa Nam.
ĐỨC QUANG THÁNH THÁI TỬ
Ngày 13 tháng 5 ngày Sanh
Ngày mồng 8 tháng 12 ngày Kỵ
ĐỨC CHÂU ĐẠI TƯỚNG QUÂN
Ngày 30 tháng 10 ngày Sanh
ĐỨC TRƯƠNG TIÊN ĐẠI ĐẾ
Ngày 23 tháng 11 ngày Phong Thần
ĐỨC VƯƠNG THIÊN QUÂN
Ngày 24 tháng 6 ngày phong Thần.
*******************************************
LỜI DẶN:
Tới ngày Vía phải trai, giái, mộc, dục. Trong lòng phải chí thành, chí kỉnh. Trên bàn thờ phải
sửa dọn cho chí tinh, chí khiết, rồi vọng : Hương, đăng, hoa, quả. Các việc an bài rồi, thì ngày
ấy phải tụng cho đặng 2 cuốn Minh Thánh Kinh.
10
ĐỨC HÀNG VĂN CÔNG GIÁNG CƠ ĐẶT BÀI
TỰA MINH THÁNH KINH NHƯ SAU NẦY:
-oOo-
Nếu muốn vì ngàn xưa mà dạy dỗ thiên hạ cuộc can thường luân lý,
nếu muốn vì trăm đời mà nhắc nhỡ thiên hạ giữ mình cho trọn danh,
rạng tiết, thì ngoại sách Luận Ngữ và sách Mạnh Tử, chẳng có kinh
điển nào rành rẽ và công đức lớn cho bằng Minh Thánh Kinh. Xét cho
chí lý, thì sách Luận Ngữ và sách Mạnh Tử cũng dạy việc Trung, Hiếu,
Liêm, Tiết, là mỗi của đạo Nhân Luân mà thôi.
Đức Quang Thánh Đại Đế, lúc thiếu niên do học thuật theo sách Luận
Ngữ và sách Mạnh Tử, cho nên tấm lòng của Ngài sóng sánh cũng kịp
tấm lòng của đức Khổng Thánh và cái chí của Ngài, so tài cũng bằng
cái chí của đức Mạnh Tử. Ngài cũng lấy bốn điều lớn là: Trau mình, sửa
nhà, trị nước và vỗ an thiên hạ mà đặt kinh điển lưu truyền dạy đời.
Ngài đặt Minh Thánh Kinh rồi, Ngài còn giao cho Vì Thiên Quân phê
chú và làm tựa. Thiệt là Ngài khổ tâm về việc muốn cứu đời cho khỏi
tội lỗi biết là dường nào. Nói thiệt kinh nầy chẳng lo chi là truyền tống
chẳng đặng xa xuôi, chỉ lo in ra chẳng đặng cho nhiều mà thôi. Thử xem
trong các Tỉnh, các Châu, các Huyện, sớm tối thiên hạ đều vâng tụng
kinh nầy, và gần xa thiên hạ đều biên chép kinh nầy. Như vậy thì, kinh
nầy lấy làm bổ ích cho cuộc phong hóa biết là dường nào. Nay kẻ Ngô
Sanh chẳng nài đường sá xa xôi ngàn dặm, đến tại đàng nầy cầu ta
giáng cơ đặt dùm một bài tựa. Ta phải đặt tựa cách nào? Ta có một ý, là
khuyên chúng sanh hai điều sau nầy mà thôi.
11
Điều thứ nhứt: - Những kẻ kỉnh tống kinh nầy, trước hết, phải rèn
lòng, trau nết, cho vẹn 8 chữ là: Hiếu, Để, Trung, Tín, Lễ, Nghĩa, Liêm,
Tiết, rồi ra công hoằng hóa thiên hạ cho đặng Nhơn
Nghĩa như mình. Làm đặng như vậy, thì Trời sẽ ban ơn vô biên, vô
lượng.
Điều thứ nhì:- Những kẻ xem kinh nầy, trì tụng kinh nầy, phải gắn
sức sửa mình cho ngay thẳng, phải vâng thi hành kinh những lời của
kinh nầy giáo huấn. Làm đặng như vậy, thì Trời sẽ ban phước vô cùng,
vô tận.
Hễ vâng lời thi hành theo kinh nầy, thì trong lòng chẳng rời điều
Trung, điều Hiếu, điều Liêm và điều Tiết. Bởi vậy cho nên ta mới nói
rằng:
Nếu muốn vì ngàn xưa mà dạy dỗ thiên hạ cuộc can thường, luân lý;
nếu muốn vì trăm đời mà nhắc nhỡ thiên hạ giữ mình cho trọn danh,
rạng tiết, thì, ngoại sách Luận Ngữ và sách Mạnh Tử, chẳng có kinh
điển nào rành rẽ và công đức lớn cho bằng Minh Thánh Kinh.
NẦY LÀ LỜI TỰA:
Đời nhà Thanh, triều vua Đạo Quang, tháng chạp, năm Tân Sửu,
nhằm năm 1841, mùa Thu, tháng 7, đêm mồng 5 giáng cơ tại Định Ấp,
xóm Thạch Trấn, núi Đại Long Sơn.
***************************************
12
ĐỨC PHÙ HỰU ĐẾ QUÂN GIÁNG CƠ ĐẶT BÀI
TỰA MINH THÁNH KINH NHƯ SAU NẦY:
Ta thầm nghĩ rằng: Cái gốc của cuộc sửa mình thì chẳng có điều chi
trọng hơn là việc làm lành; mà cái Đạo làm lành thì chẳng có điều chi
lớn hơn là việc khuyên dạy người ta; mà cái phép khuyên dạy người ta
thì chẳng có điều chi hay hơn là việc in kinh, in thiện thơ mà kỉnh tống.
Bởi vậy cho nên, đức Văn Đế “Là đức Khổng Thánh” mới đặt bài Âm
Chất Văn, đức Võ Đế “Là đức Quang Đế” mới đặt cuốn Giải Thế Kinh,
đức Thái Thái Thượng mới đặt cuốn Cảm Ứng Thiên, đáu đáu khuyên
đời chừa bỏ thói xấu; khăng khăng dạy dân cái dữ, cái lành. Nhưng mà
ít có ai chịu nghe theo những lời của Thánh Thần Giáo Hớn, cho nên
thói đời càng ngày càng đen bạc, lòng người càng ngày càng độc ác. Ai
cũng thấy liền năm trời làm cho nước lụt, làm cho nắng hạn, xuôi khiến
cho giặc giã lẫy lừng nhơn dân bị khổ, bị hại, biết là dường nào; ấy là tại
người gây nghiệp chướng mà Trời xuống tai ương đó vậy. Than ôi!
Phàm làm loài người ta thì phải có trí khôn hơn muôn loài thú vật, mà
sao chẳng biết suy nghĩ việc tội, việc phước, lại nỡ đành sanh các mối
họa không ngần? Đức Phu Tử của ta thấy vậy, thì chạnh dạ từ bi. Ngài
chẳng nỡ điểm nhiên tọa thị, để cho sanh linh sẫy hang, sa hố. Ngài bèn
đặt Minh Thánh Kinh mà ban hành khắp trong bốn biển, đặng dạy dân
cải tà, quy chánh, cải ác, tùng lương. Kinh nầy trên thì hiệp theo lòng
Trời, dưới thì nhằm theo thế sự. Từ ngày Minh Thánh kinh ban hành
cho đến nay, thì phong tục đất Quế Lâm đã đổi dời ra tốt, và Đạo Nhân
Luân của đất Đông Việt đã đặng rõ ràng đẹp đẽ. Như vậy thì chẳng
13
phải là nhờ sự linh nghiệm của kinh nầy hóa cuộc Tồi Phong bại tục ra
cuộc thuần phong mỹ tục hay sao? .
Từ ngày chư đệ tử ở cửa hàng Kiệm Thiện Đường tại ấp Việt Nam
quyên tiền, mướn khắc bảng in Minh Thánh Kinh mà kỉnh tống cho
dân sau thì nhân dân đất Việt Hải ùng ùng tu thân hành
Đạo theo kinh nầy rồi các tỉnh Mân Việt và Triết Giang cũng tu hành
theo nữa.
Bây giờ bảng cũ đã mòn in không rõ chữ, các nhà buôn đất Việt Nam
và đất Việt Hải quyên tiền mướn khắc bảng lại mà thỉnh ta giáng cơ đặt
tựa.
Ta đặt tựa, thì ta nói như vầy: Thiện thơ mà văn chương cao kỳ nghĩa
lý thâm trầm, xác tận thế tình như Minh Thánh Kinh nầy, thì dẫu in ra
nhiều thế mấy, dẫu kỉnh tống nhiều thế mấy thì cũng chẳng lo rằng kỉnh
tống không hết, là vì nhà nào cũng thỉnh về mà tụng đọc. Đọc hiểu rồi,
thì cải tà quy chánh, cải ác tùng thiện, tục đời càng ngày càng vượng,
dân vật càng ngày ngày càng thạnh; sanh linh may mắn biết là dường
nào! Các đệ tử kỉnh tống kinh nầy đặng phước biết là dường nào.
NẦY LÀ LỜI TỰA.
Đời nhà Thanh, triều vua Quang Chữ năm thứ hai, nhằm năm Bính
Tý “1876”. Mùa Thu trung tuần tháng 7, giáng cơ tại tỉnh Việt Tây, gò
Đơn Trước, trong một cảnh vườn nhỏ.
14
ĐỨC QUANG-THÁNH-ĐẠI ĐẾ GIÁNG BÚT
PHÊ THỊ CUỐN MINH THÁNH KINH
CỦA TRẦN- QUANG -THUẬN PHỤNG DIỄN RA TIẾNG QUỐC ÂM
-oOo-
Lời Tựa: Trời Đất thật là rộng lớn, mặt nhựt, mặt nguyệt thiệt là soi sáng,
nhưng mà, xét ra thì đạo lý của Thánh Nhân cũng là rộng lớn như Trời, như
Đất vậy, cũng là soi sáng như mặt nhựt, mặt nguyệt vậy Ta thấy thói đời càng
ngày càng đen bạc, xấu xa, tánh người càng ngày càng phách phỡ, gian trá,
cho nên ta phải giáng bút đặt Đạo Viên Kinh đặng khuyên lơn và răn he đời.
Như trong kinh ta nói câu: “Người đức, thiện, thêm bề quan tước”, ấy là lời
của ta khuyên lơn đời. Ta nói câu: “Kẻ độc, gian, hại ngược về sau”,(là hại
con, hại cháu, hoặc là bị tuyệt tự), ấy là lời của ta răn he đời. Ta nói câu: “Kìa
Tần Cối bất trung quá nổi; hóa loài muông đền tội nhân gian”. ấy là lời của ta
răn he đời.Ta nói câu: “Nhạc Vương Võ Mục trung can; Dự trong bốn Soái
Thiên Đàng sắc phong”. Ấy là lời của ta khuyên lơn đời .Ta có nói câu “Tào
Mang độc hiểm quá chừng ; Âm Min đương chịu khổ hình biết bao”. Ấy là lời
của ta răn he đời. Ta nói câu “Đức Gia Cát Võ Hầu trung nghĩa; khắp U
Minh đảnh lễ nơi nơi”. ấy là lời của ta khuyên lơn đời. Trong mấy đoạn ta
trưng việc Trung, việc Hiếu, việc Liêm, việc Tiết, là ta chủ ý khuyên lơn
người đời cư xử theo đó. Trong mấy chỗ ta chỉ việc Gian, việc Tham, việc
Sàm, việc Nịnh là ta chủ ý răn he, chẳng cho người đời bắt chước theo đó. Đây
là ta kể sơ lược ít đoạn trong kinh của ta mà thôi.
15
Nay đệ tử: Trần Quang Thuận đã gia tâm tìm kiếm nghĩa lý và điển tích, mà
điển tích cuốn Minh Thánh kinh của ta ra tiếng Quấc âm rành rẽ: lời nói êm
ái, thanh lịch, gọn gàng và thuần hậu, chẳng có chỗ nào là giọng đỏn đưa, pha
lững, cho nên ta lấy làm khen ngợi lắm. Đệ tử hãy mướn xuất bản, in cho
nhiều mà kỉnh tống khắp nơi, đặng cho thiên hạ tụng niệm, biết rõ những điều
của ta khuyên lơn mà làm theo, biết rõ những điều của ta răn he mà chừa cải.
Làm đặng như vậy thì thỏa lòng ước vọng của ta biết là dường nào!
Những lời Thánh Ngôn trong cuốn kinh của ta rút lại có hai chữ là Khuyến
Trừng mà thôi; (Khuyến là khuyên lơn việc làm lành, Trừng là răn he việc
làm dữ) bởi vậy cho nên ta chẳng cần chi mà phải đặt lời tựa cho dài lắm.
Nầy là lời Tựa.
16
VÕ ĐẾ MINH-THÁNH-CHƠN-KINH
-oOo-
MỖI KHI CHÚNG TA MUỐN TỤNG KINH, THÌ:
1. Phải: trai, giái, mộc, dục trước, và mặc quần áo mới
2. Trên bàn thờ phải sửa dọn cho tinh khiết và vọng: hương, đăng,
hoa, quả và trà.
3. Phải giữ trạng mạo cho nghiêm trang, cung kính, rón rén. Trong
nhà phải giữ việc lẳng lặng, không nên xao động. Phải định tâm,
định chí cho bình tịnh, chẳng nên xao lãng, chẳng nên lo ra.
Trong lòng phải chí thành, chí tín và trong trí phải tưởng tượng
“Có Đức QUANG- THÁNH-ĐẠI-ĐẾ hiện tại nơi trước mặt
chúng ta”.
4. Phải xông trầm hương cho lên khói
5. Thắp ba cây hương. Đứng ngay trước bàn thờ, xá bốn lần. Rồi
quỳ xuống, dưng hương lên ngay giữa trán. Khẩn cầu lầm thầm
trong miệng. Khẩn cầu xong rồi, thì đứng dậy cặm hương vào
chính giữa lư cho ngay ngắn. Cặm hương rồi, thì lạy bốn lạy, xá
bốn xá, lạy rồi, thì quỳ xuống đọc kinh. Đọc kinh, thì đọc cho rõ
ràng từng chữ, đọc cho xuôi câu, xuôi vận.
***********************************
LỜI DẶN: Kinh đã diễn Quấc âm, đọc cho liền câu, liền vần, nghe hay lắm. Kinh nầy
trích sao từ trang bên trái từ THẾ HỆ PHỔ CỦA ĐỨC QUANG-THÁNH-ĐẾ-QUÂN)
17
QUANG-THÁNH-ĐẾ-QUÂN KHAI TÂM
-oOo-
THÔNG MINH THẦN CHÚ:
(Phàm tụng kinh trước tiên tụng thần chú 3 lần, 3 bái)
Thiên chi huyền tinh, Địa chi huyền tinh
Thần chi huyền tinh, Quỷ chi huyền tinh
Trợ ngã nhứt thân vạn khiếu thông linh
Trù năng thức phá hổn độn lý
Thường giữ Thiên Địa đồng chơn thể
Trù năng thức phá hổn độn khiếu
Thương giữ Thiên Địa đồng chơn diệu
Nam Đẩu lục tinh, Bắc Đẩu thất tinh
Thất Khúc khôi tinh, Cửu diệu hương linh
Tốc trợ ngã than, Nhã phụng chí Thánh, chí Thần luật lịnh.
***********************************
18
BÀI SỚ CẦU ĐỨC QUANG-THÁNH ĐẠI-ĐẾ
(PHẢI ĐỌC LÚC KHAI KINH)
-oOo-
(Lạy bốn lạy, rồi quỳ xuống đọc câu sau nầy:
Kính lạy Đức Quang-Thánh Đại-Đế:
Lạy bốn lạy, rồi đọc luôn).
Khí cả lẫy lừng mây bạc;
Lòng son sáng suốt vầng hồng.
Giúp mối chánh rạng ngời tín nghĩa, oai dậy chín Châu;
Trọn tiết lành vẹn vẻ trung trinh, linh soi ngàn thuở
Trừ tà, dẹp (1) Giặc, đời đời tạc để công cao;
Cứu (2) thế, dạy dân, chốn chốn, kính vâng lời báu.
Vận sánh chín trùng vững đặc;
Đức nhuần trăm họ bình an.
Nay đệ tử kính thành cầu nguyện;
Xin Cao Minh chứng chiếu tất lòng.
Ngày nay là ngày.........tháng.........năm...........
19
Tôi tên là............................niên canh.............tuổi.........................
Xin cầu............................................................................................
Khấn hứa giữ trọn đời;
Quy y theo Đạo Thánh
Nhập đạo hằng ngày trì tụng, lời Thánh linh thuộc lấy làm lòng.
Minh kinh giốc dạ doãn cầu, nẻo huyền diệu ghi vào trong trí.
Lần bước vào đường chơn chánh;
Tấm lòng cầu đặng sáng soi.
Ngữa trông lượng Thánh từ bi, chở che đức cả;
Bao xiết phận hèn ngu mụi, nhuần gội ơn sâu.
Cẩn cáo.
(Lạy bốn lạy. Đứng dậy xá bốn xá, rồi đọc bài phía sau nầy).
***********************************
(Bài sớ nầy đọc miệng lúc khai kinh. Hoặc là viết bằng giấy vàng, vái
rồi đốt khi khai kinh cũng đặng)
CHÚ GIẢI:
(1) Đời Tam Quấc ba anh em Trương Giác. Trương Bửu và Trương Lương luyện phép tà thuật,
quy tụ binh ma, rồi làm giặc: Trên thì phản nghịch với Triều đình, dưới thì phá hại nhân dân; sanh
linh đồ khổ, chết oan vô số. Giặc nầy xưng hiệu là giặc Huỳnh Cân. Triều đình và mười tám nước
20
chư hầu không làm chi nổi. Triều đình sai đức Quang Thánh đến...Huỳnh Cân, iêu quỉ thấy Ngài
xuất trận, chánh khí chói lòa, thì chúng nó khủng khiếp, biến hóa mất hết. Ngài trừ an giặc Huỳnh
Cân mà cứu hộ nhân dân. Lúc ấy các nước chư hầu tôn Ngài là Phục Ma Tướng Quân.
(2) Thuở nay Đức Quang-Thánh Đại- Đế cứu hộ nhân dân nhiều lắm. Ngài có đặt kinh Giát thế và
Minh Thánh kinh mà dạy đời tu nhân theo việc: Hiếu, Để, Trung, Tín, Lễ, Nghĩa, Liêm, Tiết.
BÀI THỈNH ĐỨC CHÂU-ĐẠI-TƯỚNG-QUÂN
-oOo-
(Lạy bốn lạy, rồi quỳ xuống đọc câu sau nầy
Lời sắc tặng đức Châu-Đại-Tướng-Quân,
Dốc lòng làm lễ Thánh Linh
Lạy bốn lạy, rồi đọc luôn).
Danh Dõng Tướng cửa Trời lừng lẩy;
Oai Mãnh Thần mặt đất dọc ngang.
Đường đường tướng mạo phi thường, mặt đen môi đỏ;
Lẩm lẩm hình dung cổ quái, râu sắt, răng ngần (1)
Người thảy kiên vì kỉnh tiết;
Lòng thường vẹn giữ tinh trung
Việc dữ lành hết sức khảo tra;
21
Cõi trần thế ra công giám soát.
Ngời ngời oai hiển hích;
Chốn chốn bước du tuần.
Trừ loài gian, sẵn dạ thương dân;
Tru đảng ác, dày công cứu thế
Ai trung thần ; ai nghĩa sĩ, phò trì cho thẳng bước hiển vinh ;
Bọn nghịch tử (2), bọn quai nhi (3), giận chém quách làm gương
trừng trị.
Nối bền giềng Thế Giáo (4)
Sửa chánh đạo Nhân Luân (5)
Hộ pháp quyền (6), giết sạch loài iêu ;
Dìu dân chúng, lần theo đạo cả (7)
Rất linh bấy một vì chơn Tể ;
Rất hiển thay một bực Thần Quân.
Thẳng ngay ủng hộ Quấc triều ;
Sắc phong Trung Dõng Đại Thần Thiên Tôn.
(Lạy bốn lạy. Đứng dậy, xá bốn xá, rồi đọc bài phía sau nầy).
****************************************
22
CHÚ GIẢI:
1. Răng ngần: Là răng trăng ngần như màu bạc.
2. Nghịch tử : Là con ngổ nghịch với cha mẹ, phá hại cha mẹ, đánh giết cha mẹ
3. Quai nhi : Là con hổn hào, nói hông lống với cha mẹ, mắn, chưỡi cha mẹ.
4. Thế Giáo : Là cuộc dạy đời về việc nhơn nghĩa.
5. Nhân Luân: Là quân thần, phụ nữ, phu phụ, huynh đệ, bằng hữu, và nhơn nghĩa, lễ, trí, tin.
6. Pháp quyền: Là kinh, sám, luật, lệ, của đạo dạy thờ Trời Phật.
7. Đạo cả : Là đạo Chánh, Trời Phật truyền ra mà dạy chúng sanh cải tà, quy chánh, cải
ác, tùng thiện, đừng tin dị đoan, tà thuật.
BÀI THỈNH ĐỨC TRƯƠNG TIÊN ĐẠI ĐẾ
-oOo-
(Lạy bốn lạy, rồi quỳ xuống đọc câu sau đây:
Lời sắc tặng Đức Trương Tiên Đại Đế.
Dốc lòng làm lễ Thánh Linh
Lạy bốn lạy rồi đọc luôn).
Trong Quế Điện, cầm quyền chủ hạt (1 lạy);
Sao Văn Xương, bên tả hành cung (2).
Bảy mươi hai biến hóa pháp thân (3)
Trăm ngàn vạn kiếp căn vận số (4)
Giúp thiên hạ dài dòng con cháu;
23
Dạy nhơn gian biết lẽ chính tà.
Đeo bên mình: kim đạn, trúc cung;
Trừ mối hại: Cô Thần (5) Quả Tú (6).
Thương con nít tuổi còn thơ ấu, vệ thông quang (7) đổi đốt (8) tật nguyền;
Giúp đàn bà trong lúc sanh thai, hộ sản nạn, khỏi bề trắc trở;
Trí thông minh (9) càng lớn, càng thêm;
Bịnh ban trái (10) càng ngày càng giảm.
Con nuôi (11) khó, vái vang thì chẳng khó.
Bịnh lâu lành, cầu khẩn đặng mau lành.
Tiếng roi truyền: Đại Nguyện, Đại Bi;
Đời xưng tụng: Đại Từ, Đại Thánh.
Ngọc Hoàng hạ lịnh;
Kim sắc gia phong.
Cửu Thiên Phụ Ngươn khai hóa.
Linh Ứng Trương Tiên Đại Đế,
Thất Khúc Dục Thánh Thiên Tôn.
(Lạy bốn lạy. Đứng dậy xá bốn xá rồi đọc bài phía sau nầy)
*****************************************
24
CHÚ GIẢI:
(Từ 1 - 4 không thấy chú giải)
5. Ngài khử trừ sao Cô Thần, là vì sao làm cho người ta phải chịu mồ côi.
6. Ngài khử trừ sao Quả Tú, là vì sao làm cho người ta phải bị vá bua
7. Ngài cứu con nít khỏi bị Quan Sát, tục kêu là Con Sát bắt.
8. Ngài cứu con nít khỏi đốt, đặng ăn chơi,hết èo uột
9. Ngài cho con nít càng ngày càng thêm trí khôn, đặng thông minh, trí huệ.
10.Ai bị bịnh ban, bịnh trái, hể cầu khẩn Ngài, thì Ngài cho lành mạnh.
11. Ai không có con, hễ cầu khẩn Ngài, thì Ngài cho có con. Con ai khó muôi, hể cầu khẩn Ngài,
thi Ngài cho dễ nuôi.
BÀI THỈNH ĐỨC VƯƠNG THIÊN QUÂN
-oOo-
(Lạy bốn lạy, rồi quỳ xuống đọc câu sau nầy.
Lời sắc răn đức Vương Thiên Quân
Dốc lòng làm lễ Thánh Linh
Lạy bốn lạy rồi đọc luôn)
Tước Trời chịu: Tiên Thiên Chúa Tường;
Sắc lịnh phong: Nhứt Khí Thần Quân
Quan Đại Linh tra xét khắp Trời;
Tướng Mãnh Liệt phân minh ba cõi.
25
Mắt vàng, tóc đỏ, quản trăm xe Thiên Hỏa, lôi công (1)
Miệng phụng, răng ngần, thống muôn đạo Âm Binh , Thần Tướng.
Cởi gió, lướt mây, ra oai sấm sét;
Xuống mưa, làm nắng, trị bệnh, trừ tà.
Vâng lịnh Ngọc Đế, mười hai niên (2) xét việc lỗi lầm;
Thề giúp Tổ Sư (3), trăm ngàn vạn, nên công đồ sộ.
Đời khen tài: chí dõng, chí cang ;
Người gội đức: cứu sanh cứu tử.
Nơi nơi đều mở dạy (4);
Chốn chốn thảy khai đàng (5).
Lòng son thương tạc chữ trung lương;
Hộ pháp cứ trừ loài yêu quái.
Sắc Trời phong chức:
Vương Thiên Quân Thái Ất,
Lôi Thinh Ứng Hóa Thiên Tôn.
(Lạy bốn lạy. Đứng dậy xá bốn xá, rồi đọc bài phía sau nầy).
*****************************************************
CHÚ GIẢI:
1. Ông Vương Thiên Quân cai quản Thiên Lôi, làm mưa, làm nắng, làm gió, làm dông, làm sấm,
làm sét. Ngài đánh đuổi tà ma, trị bịnh, cứu kẻ sống, vớt các linh hồn.
26
2. Mười hai niên là 12 niên tuế, chi tuế. Loài người ta đều thống về 12 chi tuế là: Tý, Sửu, Dần,
Mẹo, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi. Đức Ngọc Hoàng sai Ngài tra xét những việc
lỗi lầm của loài người ta trong cả thế gian.
3. Đức Ngọc Hoàng sai Ngài theo hầu Đức Quang Thánh Đại Đế, đặng giúp Đức Quang Thánh
Đại Đế. Về việc trừ tà ma, trục quỷ mị, trị tật bịnh cho chúng sanh và phò hộ thiện nam, tín
nữ, trong cơn tai truân, kiểng mạng. Ngài đã cứu độ chúng sanh vô số.
4. Ngài lo giáo hóa chúng sanh, việc can thường, luân lý. Ngài khuyên lơn chúng sanh tránh xa
đạo Dị Đoan, khoa Tà Thuật.
5. Ngài thường khai đàng dạy Đạo. Ngài thường giáng cơ bảo việc tiến trình cho các thiện nam,
tín nữ, và chỉ phương trị bịnh cho các thiện nam, tín nữ.
BÀI THỈNH ĐỨC QUANG THÁNH ĐẠI ĐẾ
-oOo-
(Lạy bốn lạy, rồi quỳ xuống đọc câu sau nầy:
Lời sắc tặng Đức Quang Thánh Đại Đế
Dốc lòng làm lễ Thánh Linh
Lạy bốn lạy rồi đọc luôn).
Oai Thần tốt bực, văn, võ, gồm hai;
Tiết cả lẫy lừng, trung, trinh, vẹn một.
Cơ nghiệp sánh ngôi Trời đồ sộ;
Ân đức nhuần đạo Cả rộng truyền.
27
Đạo nho, đạo Phật, đạo Tiên, đạo Giáo thuộc một tay thống chưởng (1);
Cõi Trời, cõi Người, cõi Đất, Tam Tài gồm muôn mối quyền hành(2)
Trên xem xét Trời ba mươi sáu cõi, lớn, nhỏ, các sao (3)
Dưới gìn giữ Đất bảy mươi hai Châu, U Min, khắp chốn (4)
Cầm sổ sanh quyền thưởng phân minh: Người công đức điểm Sơn thêm tuổi
thọ;
Giữ bộ Tử oai hình nghiêm trọng: kẻ độc gian nét Mực giảm ngày xuân.
Khảo soát khắp: nào Thần, nào Phật (7);
Giảm chế cùng; các Thánh, các Tiên (8)
Chứng minh người thiện quả, phước duyên (9);
Phổ độ kẻ tu chơn, dưỡng tánh (10)
Ngàn thuở tiếng: chí Linh, chí Thánh:
Muôn nước truyền: chí thượng, chí tôn.
Phục Ma Đại Đế, Quang Thánh Đế Quân,
Đại Bi Đại Nguyện, Đại Thánh Đại Từ,
Chơn Nguơn Hiển Ứng Chiêu Minh Dực Hớn Thiên Tôn.
( Lạy bốn lạy. Đứng dậy xá bốn xá rồi khởi sự đọc kinh sau nầy).
********************************************
28
CHÚ GIẢI:
1. Đức Quang Thánh Đại Đế thay mặt cho vì Thượng Đế mà cai quản đạo Nho, đạo Phật và đạo
Tiên.
2. Ngài cai quản trên Trời, dưới Thế Gian và dưới Âm Phủ.
3. Ngài Cai quản 36 cõi Trời và hết thảy Tinh Tú lớn nhỏ.
4. Ngài cai quản 72 Châu dưới mặt Đất và các cõi U, cõi Min.
5. Ngài cầm Sổ Sanh và định việc ĐầuThai. Người nào tu thân theo việc Hiếu, Để, Trung, Tín,
Lễ, Nghĩa, Liêm, Tiết, thì Ngài đem tên người ấy vào Sổ Son, rồi Ngài ban thưởng cho người
ấy hoặc là việc sống lâu, hoặc là việc sang, hoặc là việc giàu và Ngài cho con thảo, cháu hiền.
6. Ngài giữ bộ Tử. Người nào tới số thì Ngài sai quỷ sứ đến bắt hồn dẫn đến Phong Đô Đài. Ngài
xét ra, như người ấy phước nhiều, tội ít, thì Ngài lưu người ấy lại tại xứ Phong Đô, rồi cho đi
đầu thai làm bực phú quý, hay là bực tầm thường. Người nào không có tội, mà có phước
nhiều, thì Ngài bổ đi làm Thần, làm Tiên. Người nào có tội, thì Ngài giao cho vua Thập Điện
tùy tội hành phạt. Người nào ăn ở, bất hiếu, bất nghĩa, bất trung, độc ác, gian giảo, xảo trá,
tham tàn, bất nhơn, thất đức, thì Ngài ghi tên vào Bộ Mực. Như tội lớn, thì Ngài giết ngan,
khỏi đợi tới số. Như tội nhỏ, thì Ngài bắt phải chịu tật bịnh liên miêng, bị tai nạn, khốn khổ.
Ngài có quyền cho kẻ chết sống lại. (Xin đọc trương thứ 9,công việc của Trương Đại Mỹ, phía
sau hình Năm Ông).
7. Ngài xét công quả của những người tu hành, rồi Ngài xin chức Phật, hoặc là chức Thần cho
những người có công quả lớn.
8. Ngài phong chức Tiên, chức Thánh cho những người có công đức lớn.
9. Ngài chứng minh đủ hết những việc phước duyên, thiện quả của người ta.
10. Ngài phổ độ hết những kẻ tu chơn, dưỡng tánh.
29
MINH - THÁNH - KINH
PHÂN RA LÀM BA CUỐN:
* CUỐN THỨ NHỨT LÀ: GIÁNG BÚT CHƠN KINH
* CUỐN THỨ NHÌ LÀ: ỨNG NGHIỆM ĐÀO VIÊN MINH THÁNH KINH
* CUỐN THỨ BA LÀ: ĐẨU KHẨU VƯƠNG THIỆN, KHÂM PHỤNG HỚN
THẤT, HỚN THỌ ĐÌNH HẦU, QUANG THÁNH ĐẠI ĐẾ SẮC MẠNG
30
CUỐN THỨ NHỨT LÀ:
QUANG – THÁNH – ĐẾ – QUÂN
GIÁNG BÚT CHƠN KINH
-oOo-
( Là Kinh của Đức Quang-Thánh-Đế-Quân giáng cơ viết ra)
*****************
(Lạy bốn lạy rồi quỳ xuống đọc câu nầy:
Vâng lời Giáng Bút chơn kinh(1); kính đem quốc ngữ điển thành một
chương.
Lạy ba lạy rồi đọc luôn).
Triều Đại Hớn, tước Quang Thánh Đế; sắc dụ cho trần thế rõ, hay.
Trên đời lắm việc rủi, (2) may; May, nhờ một điểm lòng hay chơn (3),
thành.
Chơn, thành, có Thần Minh ủng hộ; gian, hung, Trời đoản thọ đừng
than.
Đế (4) ra phò tá Hớn bang; Chí đồng kết nghĩa Lưu (5), Trương (6); ba
người.
Vườn Đào nguyện, ngàn đời còn tạc (7); Hội Đơn Đao (8), Bỉnh Chút (9)
lưu danh.
31
Ngụ Tào (10), đi ở, phân minh; Nuốt Ngô (11), vì Hớn, bỏ mình quản
chi.
Ngọc Hoàng cảm Đế (12), vì trung cảnh; Sắc phong Ngài tuyên(13) lịnh
đòi nơi.
Thần thông dạo khắp dưới Trời; Nào trung nào nịnh, xét soi rõ ràng.
Kìa, những kẻ tham, tàn, gian, xảo; Hản ngày sau quả báo rành rành.
Trước răn trong bọn học hành: Sau răn: quan(14) hoạn(15) dân, binh,
một lần.
Thứ nhứt: Chớ phụ ân cha mẹ; ra ngoài đừng hiếp kẻ xóm làng.
Cựu giao (16), chớ luận hèn, sang; Cũng trong năm đấng Đạo hằng dám
sai.
Nền phước thiện, hằng ngày vun quén; Trời chẳng cho tật bịnh, tai
truân.
Tào Mạng độc, hiểm, quá chừng; Âm min đương chịu khổ hình biết bao
(17)
Đức Gia Cát Vỏ Hầu trung nghĩa; khắp U, Minh, đảnh lễ nơi nơi.
Lòng ngay đặng hưởng phước Trời; càng gian xảo lắm, càng tai họa
thường.
Tội lỗi, sáng dường gương Nhựt (18), Nguyệt ; chẳng vị ai, Trời, Đất,
công bình.
Dẩu là nhi, nữ, chớ khinh (19). Đến đâu Quỷ sợ, Thần kiên nể mình.
***************************************
CHÚ GIẢI:
1. Đức Quang Thánh Đế Quân giáng bút đặt kinh nầy. Người ta thỉnh cơ. Ngài nhập vô cơ
viết ra.
2. Người nào gian dảo, tham lam, độc hiểm, hung ác, thì gặp việc rủi ro, việc nhục nhuốc luôn
luôn.
3. Người nào ngay thẳng, hiền lành, công bình, hay sợ tội, hay làm việc phước luôn luôn.
32
4. Là Đức Quang Đế
5. Là Ông Lưu Bị
6. Là Ông Trương Phi
7. Khi Ông Lưu, Ông Quang và Ông Trương vào Vườn Đào tế cáo Thiên Địa, kết làm anh em
với nhau đặng cứu khổn, phò nguy, thượng báo quấc gia, hạ an lê thứ, thì làm lời nguyện như
vầy: “Bất cầu đồng niên, đồng ngoạt, đồng nhựt sanh, chỉ nguyện đồng niên, đồng ngoạt,
đồng nhựt tử’’. Ông Thánh Tháng phê rằng: “Thiên cổ minh thơ đệ nhứt kỳ ngữ”.
8. Ngô Tôn Quờn đòi Kinh Châu Đức Quang Đế không chịu trả. Tôn Quờn biểu Lổ Túc thi kế
hại Đức Quang Đế. Lổ Túc mời Đức Quang Đế qua Đông Ngô phó hội.
Ngài chịu đi. Quang Bình và Mã Lương cản. Ngài trả lời rằng: “Chỗ một ngàn mũi giáo đâm
vô, một muôn lưởi gươm chém tới, tên áp bắn như trời mưa, tướng xông đánh như sấm dậy, ta
một người, một ngựa xốc vào, lui tới tung hoành, thi như là chỗ không có người ta vậy. Nay ta
há sợ bầy chuột bên Đông Ngô hay sao? Quả nhiên Ngài đơn đao phó hội, bên Đông Ngô
điều kinh tâm, tán đởm; không ai dám làm chi Ngài hết. Ngài rạng danh về việc đơn đao phó
hội nầy lắm.
9.Khi Ngài thất thủ Hạ Bì, Ngài phò Nhị Tẩu qua Tào, Tào Tháo gian hiểm để cho Ngài và
Nhị Tẩu ở chung một nhà nhỏ hẹp, nó lập kế ấy trông cho chị em loạn luân với nhau. Nếu
Ngài trúng nhằm kế của nó thì Ngài không dám trở về với ông Lưu, phải ở lại làm tướng cho
nó. Mỗi đêm nó và Trương Liêu cũng đều rình coi cho tới sáng. Thì đêm nào cũng như đêm
ấy, Ngài cũng ra trước hàng ba, nó đều thấy Ngài đứng trước cửa, đốt đuốt đọc kinh Xuân
Thu sáng đêm, nó thấy như vậy luôn luôn trót cả năm trời, thì chúng nó thất kinh, nói Ngài là
Thần. Đoạn nó
dọn nhà cho Ngài ở riêng cho đến khi Ngài đi qua Hà Bắc. Công việc của ba ông kiết thệ tại
Đào Viên, việc Ngài đơn đao phó hội và việc Ngài bỉnh chút đạt đáng đã gần 1800 năm nay
rồi, mà thiên hạ còn nhắc nhỡ khen ngợi.
10.Khi Ngài nghe tin Ông Lưu ở Hà Bắc, thì Ngài lo ơn đền, nghĩa trả xong xuôi rồi hết, Ngài
phó Nhị Tẩu thẳng qua Hà Bắc.
11. Đến sau, Ngài muốn nuốt hết nước Ngô, đặng thâu giang sang đêm về nhà Hớn, rồi Ngài
bị tiểu kế của Lữ Mông mà quy Thần.
33
12. Là Đức Quang Đế
13. Kiểm soát cả trên Trời, dưới thế gian và chốn Âm phủ.
14. Quan Văn, Quan Võ.
15. Quan lo việc xử đoán
16. Anh em kết nghĩa với nhau trong lúc hàng vi, bây giờ mình giàu sang, người ta thì nghèo
hèn, mình phải giữ thỉ chung như nhứt, không nên phụ bạt.
17. Tào Tháo thuở trước gian hung, xảo, trá, độc, hiểm, hung, ác, tàn nhẩn, sáng ngôi vua khi
chư hầu giết oan sanh linh vô số. Nó chết đã gần 1800 năm rồi, mà đến nay nó còn bị hành
hình dưới âm phủ, chưa đặng đi đầu thai. Người đời cũng nên noi gương đó mà giữ mình.
18. Những việc tội lỗi của chúng ta phạm tại dưới thê gian nầy, nó chiếu sáng lên trên Trời
cũng như là mặt nhựt, mặt nguyệt vậy. Thánh, Thần đều thấy rõ hết.
19. Ở đời đừng nên xảo trá, chẳng nên gian tham của ai một mảy chi hết, chẳng nên phỉnh
phờ, gạt gẫm ai hết. Thậm chí cho tới mấy đứa con gái khờ dại, mình cũng chẳng nên phớm
phỉnh, gạt gẫm, dổ dành chúng nó. Mình ở đặng như vậy, mình đi tới đâu, thì Quỷ cũng sợ
mình, Thần cũng phục mình.
Lập mưu kế dỗ dành gái sắc; vợ con mình người ắt dâm ô (1)
Gian, tham, lường gạt, giựt đồ; bạc, bài, đĩ, điếm, có mô đặng giàu (2)
Khoe hay, giỏi, tranh nhau mãi mãi; gặp nghèo, hèn, hủy hoại thường thường.
Mau mau xét, nghĩ, kỹ can ; Đừng đừng dông ruỗi xuống hang sâu hoài.
Ba kiếp phải luân hồi hèn hạ (3); ngàn năm người nhục mạ khóc than.
Làm quan ngòi viết độc, gian; Lưỡi như gươm bén giết oan cả nhà.
Giận bảy đứa đờn bà lan (4), độc (5); thói điêu ngoa (6) mạ nhục họ hàng (7)
34
Hiếp chồng xỉ mạ gia (8), nương; Đế (9) vừa ngó thấy giận càng xiết bao!
Xảy, tượng đất huơi đao nghiêm xử; Mẹ con vươn một lưỡi đứt hai (10)
Mừng cho thảo (11) thuận mấy người; gạo mang, củi gánh, hôm mai phụng
thừa (12)
Hóa ngựa đất gió đưa Tống Chúa (13); muôn dặm đường cứu hộ cùng quân
(14)
Muốn cầu trường thọ, nuôi con; phải mau giái sát, lại còn phóng sanh.
Loài trâu, chó, bao đành sát hại; Thịt không ăn, thì khỏi ngục tù (15)
Vâng theo lời Đế (16) dặn dò: Gặp cơn hoạn nạn Đế(17) phò hộ ngay
Đế (18) ngự đến dẹp bầy iêu quỷ; Dấu đao quang, sấm dậy, máu (19) trôi.
Trăm chiều giúp nước chẳng dời; công dày, tước cả, ơn Trời vẻ vang.
Trải đời đặng: giàu, sang, thạnh, vượng; sống lâu mà khỏi vướn tai nàng.
Ai mà: xuôi, ngược, trá gian; Lòn cân, tráo đấu, gạt đoàn dân ngu.
Trên Dương Thế chẳng cho tái (20) phục; Dưới A Tỳ hình lụt siết van (21)
Lúc chừ hết kịp ăn năng; Khá mau vâng chịu khuyên răn mọi điều.
Hồi tâm lại, chớ theo việc ác; Gắn sức ra, làm các sự lành.
Mấy lời Đế (22) dạy đành rành; Khuyên lơn trăm họ phụng hành, chớ khinh.
(Đọc tới đây thì đứng dậy lạy bốn lạy, rồi đọc kinh phía sau nầy).
******************************************
35
CHÚ GIẢI:
1. Hể mình lấy vợ, lấy con gái của người ta, thì Trời trả báo cho mình, khiến kẻ khác lấy vợ của
mình, lấy con gái của mình, chẳng khỏi đặng đâu.
2. Mấy người gian giảo, tham lam, kiếm thế lường gạt của người ta, giựt của người ta, Trời, Đất,
Thánh, Thần, chẳng hề khi nào dung tha. Bợm bài gian, bạc lậu và mấy người đờn bà lường gạt
của đờn ông, mấy chú đờn ông lường gạt của đờn bà, bọn nầy làm sao mà ăn đời cho đặng, làm
giàu cho đặng! Bất tảo tắc vãng phải tàn mạc hết, lại con cháu phải trả nợ!
3. Ác thú (hèn hạ). Là đầu thai làm đuôi, cuồi, câm, ăn mày, điên, du côn, ăn trộm, ăn cướp. Hoặc là
đầu thai làm chó, heo, trâu, ngựa vân.Vân…
4. Lan là lan tâm, cẩu hạnh (lòng lan, dạ chó), là đàn bà đụng ai lấy nấy, gìa chẳng bỏ, nhỏ chẳng
tha, không biết nhục nhuốt, thúi tha. Thành như loài thú.
5. Là độc hiểm, hung ác, hết biết việc tội phước, việc gì cũng dám làm hết.
6. Điêu ngoa là cái miệng chành chạch, nói rỗng rãng bể nhà, bể xóm, nói hồ đồ, hổn độn. Nói thêm
thừa: dộng đầu xuống đất, trở cẳng lên trời. Ngược xuôi tráo chát; việc có nói không, việc không
nói có.
7. Họ hàng là trong vòng bà con gần xa, trong cánh họ.
8. Cha, mẹ chồng.
9. Đức Quang Đế.
10. Đời nhà Tống có một người đờn bà tên là Nguơn Thị xằn xịu lắm, hổn hào lắm, ai thấy nó cũng
ghê. Nó ăn ở độc hiểm, hung ác, ai thấy nó cũng sợ. Bửa nọ, trong nhà có
khách đầy nhà, mà nó mắn chưỡi mẹ chồng nó, không chừa một chỗ. Mẹ chồng nó thấy có khách,
xấu hổ, gắn gượng nói lại một hai tiếng cho bớt nhục. Nó nói sao bả dám trả lời lại, một tay nó
bồng con, một tay nó xách cây đánh bả. Ai cản cũng không đặng. Bả vụt chạy ra đường. Nó tuốc
rượt theo . Bả chạy trước và la và khóc. Nó chạy sau, miệng thì chưỡi, tay thì cầm cây đánh tới.
Hai người chạy ngan tới trước Chùa Đức Quang Đế. Thình lình, Thần Tượng của Ngài bằng đất
xách siêu chạy ra chém mẹ con. Thị Nguơn đứt ra làm hai khúc.
11. Ngài thấy ai hiếu thảo với cha mẹ, thuận hòa với anh em, chị em, Ngài thương và vui mừng.
12. Ngài thấy ai dưỡng nuôi cha mẹ, siêng năng, lo làm ăn, cần kiệm, thiệt thà, thì Ngài thương,
Ngài thấy ai hủy bạt cha mẹ, làm biếng ở không, chơi bời, lường gạt thiên hạ, thì Ngài ghét.
13. Đời nhà Tống, Kim Phiên qua xâm lăng Trung Quấc luôn luôn. Vua Huy Tông truyền ngôi
cho Thái Tử. Tân quân xưng hiệu là Khâm Tông. Kim Phiên qua bắt Huy Tông, Khâm Tông và
Triệu Khấu (là em của Khâm Tông) đem về Bắc. Nó cầm tù Huy Tông và Khâm Tông tại Ngũ
Quấc Thành. Nó giao Triệu Cấu cho Ngột Truật làm con. Triệu Cấu lén trốn về Tống. Ngột Truật
36
dẫn binh theo bắt lại. Triệu Cấu thầy Ngột Truật đi gần tới, thì hoảng hốt, liền nhảy xuống sông
Huỳnh Hà mà tự vận. Bổng chút Đức Quang Đế làm phép lạ hoá ra một con ngựa bằng đất
choTriệu Cấu cởi, rồi làm gió bay người và ngựa về tới Trung Quấc,Triệu Cấu về tới nước, thì
Đình Thần tôn lên làm Vua, xưng hiệu là Cao Tông. Vua Cao Tông cải Quấc hiệu là Nam Tông,
rồi dời đô qua đất Trương An.
14. Cũng trong lúc cứu Triệu Cấu, Đức Quang Đế hóa ra một trận dông đưa hết quân binh gia
của Triệu Cấu về đất Tống.
15. Ai muốn cầu việc trường thọ, ai muốn cầu việc nuôi con, thì phải cử việc sát sanh, hại vật; lại
phải phóng sanh loài thượng cầm, loài hạ thú và loại thủy tộc. Ai không ăn thịt trâu, thịt chó, thì
tránh khỏi việc ngục tù trên Dương Thế và dưới Âm Phủ.
16. Là Đức Quang Đế
17. Là Đức Quang Đế
18. Là Đức Quang Đế
19. Chúng ta thờ Ngài cho thành kỉnh, khi chúng ta bị tà ma quỷ mị, phá hai, hể vái Ngài, thì Ngài
sẽ đến khử trừ tà ma, quỷ mị. Ngài làm sấm nổi, chớp dăn, Ngài giết chúng nó máu trôi như mưa.
20. Chẳng cho đầu thai làm loài người ta trên Dương Thế.
21. Bắt hành hình tại ngục A Tỳ luôn luôn, làm cho đau đớn van xiết.
37
CUỐN THỨ NHÌ LÀ:
QUANG –THÁNH – ĐẾ – QUÂN
Ứng-nghiệm Đào-Viên Minh-Thánh-Kinh
-oOo-
Đức Quang Thánh Đế Quân cho ông Thiền Tăng tại chùa Ngọc Tuyền Sơn
nằm chiêm bao học thuộc kinh nầy. Khi ông Tăng tĩnh giấc, thì lật đật lấy bút
chỉ chép lại y nguyên, không sai, không sót chữ nào hết.
Kinh Ứng-nghiệm Đào-Viên Minh-Thánh phân ra làm 15 đoạn, đặng cho
các Thiện Nam và các Tín Nữ dễ hiểu các sự tích. Đoạn nào thì nói theo công
việc của đoạn nấy, phân biệt và rành rẽ lắm.
Xin đọc cho kỹ càn. Mục đích của đoạn ấy in toàn chữ nằm mà đậm.
***********************
ĐOẠN THỨ NHỨT.- Chỉ các điều ích lợi về việc Sao lục, việc Ấn tống và
việc Trì Tụng Đào-Viên-Minh-Thánh-Kinh.
(Lạy bốn lạy rồi quỳ xuống đọc sau nầy:
Quang-Thánh-Đế-Quân Ứng nghiệm Đào-Viên-Minh-Thánh(1).
Lạy ba lạy rồi đọc luôn)
.
38
Tước Hớn Thọ Đình Hầu, nhà Hớn (2); kinh Đào Viên đặt nhón dõi
truyền.
Chơn Thần giáng hạ Ngọc Tuyền (3); đêm thanh ứng mộng cửa Thiền
đại tăng (4)
Rằng: “Kinh, điển, muôn, ngàn, có thảy; Minh-Thánh-Kinh chưa thấy
ban hành.
Đặng Tăng phải nhớ rành rành,: chép truyền Trần Thế, chớ khinh làm
thường.
Vọng bàn, vái, thắp hương, tụng niệm; phước lành kia ứng hiện tới liền
(5)
Ai mà sao, tống, ấn, truyền; ắc là bịnh hoạn, tật nguyền cũng qua (6)
Kinh nầy phụng trong nhà, kính lễ; iêu quỷ kia hóa bụi xa bay (7)
Tàu, thuyền, thờ, tụng, kinh nầy; gặp cơn sóng gió hãng rày bình an (8)
Người hành khách thường mang kinh ấy; trải dặm trường mạnh giỏi
không lo (9)
Xem kinh, mấy kẻ học trò; thang mây nhẹ bước, sớm cho gặp thời (10)
Đờn bà biết phụng thờ kinh ấy; sanh năm trai, hai gái thành thân (11)
Nếu vì kẻ Thát niệm thường; vong hồn lên chốn Thiên Đường (12)
Làm con biết gìn câu hiếu, kỉnh; phụng kinh nầy, thành tín trước sau.
Vì cha, vi mẹ, khẩn cầu; Thung Huyên, ắc đặng sống lâu, phước dày
(13)
Năm, ba biến, thường ngày trì tụng; hoặc trăm, ngàn, tiếng, cũng thêm
(14) hay.
***************************************
39
CHÚ GIẢI:
1.Nhơn sao mà cuốn kinh nầy đặt hiệu là ứng nghiệm Đào Viên Minh Thánh Kinh? Ứng nghiệm là
cảm ứng linh nghiệm vô cùng. Ai vưng thi hành theo những lời trong kinh nầy dạy, thì khẩn cầu việc
gì đều đặng việc nấy, chẳng sai. Đào Viên là chỗ ba ông kết trọng nghĩa với nhau. Chữ Minh nghĩa là
tỏ rạng như mặt nhựt., mặt nguyệt vậy. Phải giữ tấm lòng cho trong sạch, phải sáng láng như mặt
nhựt, mặt nguyệt. Chữ thánh nghĩa là thông suốt mọi việc. Giữ cho vẹn toàn chữ Trung, chữ Hiếu ,
thì cũng đặng thành Thần, thành Thánh. Chữ Kỉnh nghĩa là kính lòng, răn lòng, đừng tham, đừng
dâm. Giữ cho trọn tám chữ: Hiếu, Để,Trung, Tín, Lễ, Nghĩa, Liêm, Tiết.
2. Đức Quang Đế lãnh tước Hầu ăn lộc đất Hớn Thọ Đình của nhà Đại Hớn.
3.Chùa Ngọc Tuyền lập trên núi Ngọc Tuyền Sơn, là chỗ Đức Quang Đế, khi hiển Thánh, về kêu Hòa
Thượng Phổ Tịnh, biểu ráp đầu lại cho Ngài
4. Đại Tăng, là Đức Huệ Năng. Trong Thiền Môn tôn Ngài làm Đệ Lục Tổ Sư.
5. Bất câu là ban ngày hay ban đêm, tắm rửa sạch sẽ, thắp hương tụng kinh nầy. Mà cầu việc chi, thì
có Kiết Tinh cũng chiếu tức thì . Cầu việc gì, đặng việc nấy.
6. Tên Thế Mỹ bị tật hai con mắt, nghe lời đọc kinh nầy và in kinh nầy kỉnh tống, cách vài tháng hai
con mắt đặng sáng. Tên Minh Tân Huấn bịnh nặng gần chết, vợ con Va trì tụng kinh nầy mà cầu
nguyện. Lòng chí thành thấu tới Đức Quang Đế. Ngài cho Minh Tân Huấn lành bịnh và sống thêm
một kỷ.
7. Tại xứ Giang Tây có nhà của Quan Ngự Sử Diễn Diên Vỉnh bi Hồ Ly Tinh phá tán. Gia quyến
Quan Ngự Sử phải bỏ nhà đi ở chỗ khác. Quan Ngự Sử mắt ở kinh. Gia quyến Quan Ngự Sử nghe
đồn kinh nầy kinh nầy linh nghiệm, bèn trai, giái, mộc, dục, trì tụng kinh nầy mới đặng hai ngày, hai
đêm, thì nghe có tiếng nói ran rãng trên lầu như vầy: “Đại Đế ngự đến kia kìa, chúng ta phải mau
mau bỏ chỗ nầy, nếu diên trì, thì không toàn thân mạng . Từ đó về sau trong nhà bình an vô sự.
8.Ông Trương Kiến Chương bị bão giữa biển. Nước vô gần đầy thuyền. Ai nấy kể chắc phải chết.
Trương Kiến Chương lấy kinh ra trước mũi thuyền và đọc và kêu Đức Thánh Đế. Chưa đặng vài phút
đồng hồ, thì thấy Đức Quang Đế đến chỉ một cái thì dông tan, biển lặng ; nội thuyền đều đặng bình
an.
9.Đi đường đem kinh nầy theo, thì khỏi sợ trộm, cướp, tật bịnh, cùng là ai làm thiệt hại chi hết.
40
10. Có mấy người học trò tên là Trương Xuân. Hoác Vị Nhai và Kim Hòa rủ nhau vào chùa Đức
Quang Đế cầu nguyện. Đêm ngày trì tụng Minh Thánh Kinh. Đức Quang Đế ứng mộng dạy ba người
làm bài. Trường Hương, Trường Hội và Trường Đình, ba người đều đậu cao. Đến sau ba người đều
đặng lên tới bực thượng thơ.
11. Đờn bà có thai trì tụng kinh nầy, thì tới ngày lâm bồn, đặng mẹ tròn, con vuông. Ai không có con,
tụng kinh nầy mà cầu con cũng đặng. Người phú hộ tên là Thiên Bảo, ở tại đất Quý Châu, đã trộng
tuổi mà không có con . Va buồn rầu than vãng luôn luôn. Nghe người ta điềm chỉ, thì Va và ba người
vợ trì tụng Minh Thánh Kinh. Cách chẳng bao lâu, ba người vợ thọ thai, đẻ năm một. Mỗi người sanh
đặng hai gái, năm trai, đến sau đặng thành thân cả thảy.
12. Uông Tinh Hư, ở Vũ Châu, trì tụng cảm Ứng Kinh và Minh Thánh Kinh mà cầu cho vong hồn
cha mẹ. Cách một năm, cha mẹ về ứng mộng cho Va biết rằng nhờ Va cầu nguyện mà ông bà đã đặng
về chốn Thiên Đàng.
13. Đức Quang Đế quý trọng những người hiếu thảo. Tên Đảnh Thần, của Va tới 50 tuổi mới sanh Va
ra. Khi Va có trí khôn thì Va trì tụng Minh Thánh Kinh mà cầu Thọ cho cha Va. Đức Quang Đế cảm
lòng hiếu, Ngài cho cha mẹ Va sống tới 90 tuổi và cho Va thi đổ Trạng Nguyện mười một năm, trước
khi cha Va mãn phần.
14. Mỗi ngày đọc hoặc là ba cuốn, hoặc là năm cuốn Minh Thánh kinh, hoặc là đọc mấy trăm, mầy
ngàn tiếng cũng đặng. Đọc nhiều chừng nào thì thêm phước chừng nấy.
Chư Thần nghe, đẹp, vui, thay; lại trong nhà cửa từ rày quang(1) minh.
Việc dữ, hóa việc lành, cũng chóng; phước, lộc thêm, thọ cũng thêm (2).
ĐOẠN THỨ NHÌ: - Đức Ngọc HoàngThượng Đế sắc mạng cho
Chư Thánh, chư Thần ban hành Đào Viên Minh Thánh Kinh khắp.
Trên vì Thái Thượng Lão Quân; cùng trong tam giái Chư Thần rất
linh.
41
Thần Ngũ Nhạc, Lôi Đình hiển hiện, Thần Ngũ Hồ, Bối Biển linh thông.
Đôi vầng Nhựt, Nguyệt Tây, Đông; Bắc, Nam, Đẩu, Tú, soi cùng nơi nơi.
Thành Hoàng khắp dưới Trời vâng lịnh; Thổ Địa trong muôn cảnh
nghe truyền.
Tướng Trị Ngoạt (3), tướng Trị Niên (4); Thần chuyên Trị Nhựt (5)
Thần Chuyên Trị Thời (6).
Hắc sắc Soái (7), đêm sai săn sóc; Hạo Khiết Binh (8), ngày trót xem coi.
Qua qua, lại lại, xét soi ; mỗi điều tin tế, chẳng sai phân hào.
Thần Gia Trạch hội vào chứng kiến; đức Táo Quân (9), cứ chuyện trực
trần.
Ai mà tụng niệm ân cần; hoặc trai, hoặc gái, tấu văn hay liền.
Hoặc ban những phước duyên, thọ, khảo; hoặc cho thêm con thảo, cháu
lành.
Muôn thần tấu đối Thiên Đình (10); dưới Trời đâu đó ba hành rất mau.
ĐOẠN THỨ BA:- Thuật nhón các công việc sanh bình của đức
Quang Thánh Đại Đế lâm phàm trong đời Hớn Tam Quốc.
Đế (11) vốn học Xuân Thu, Luận, Mạnh; sớm lảu thông Kinh Thánh,
truyện hiền.
Trước là Hiếu, Để, vẹn truyền; giữ mình, trị nước, bổn nguyên suy lần.
Xảy gặp lúc Huỳnh Cân (12) rối loạn; họa binh qua tứ hướng hại dân.
Mười năm siêu, giáp, liền than; chẳng an đêm ngủ, chưa tần bữa no.
Đánh dẹp lũ tặc đồ giông ruỗi; non sông vừa một buổi chia ba(13).
Râu, mày, điểm điểm tuyết pha (14); đao mòn, ngựa mỏi, sức đà kém
suy.
******************************************
42
CHÚ GIẢI:
1. Thánh, Thần nghe nhà nào đọc Minh Thánh Kinh thì vui mừng lắm; biết rằng nhà ấy có
người lo làm lành, lo tu hành; bèn đến phò hộ. Các Ngài đến thì có hào quang doanh phủ
chói sáng. Tại xứ Giang Tây có Ông Thạch Trung Phát đêm ngày đều ở trên lầu trì tụng
Minh Thánh Kinh. Ban đêm, trong xóm của ông , ai ai cũng đều thấy trên lầu của ổng hào
quang chói sắc đỏ lòm bốn phía, thì nghĩ rằng cái lầu ấy có iêu quái chi đó . Ai nấy đều
đến rình coi. Ban đầu thì còn sợ. Một chặp thì bớt sợ. Đến khi biết rõ rằng ấy là hào quang
của Thánh, Thần, đến chứng minh việc tụng kinh, thì ai nấy đều hết nghi là việc iêu quái.
Từ đó về sau, thiên hạ lấy làm trân trọng việc tụng niệm Minh Thánh Kinh lắm.
2. Nhà nào có xảy ra việc dữ gì, nếu tụng Minh Thánh Kinh mà cầu khẩn, thi, tức tốc, việc
dữ ấy hóa ra việc lành. Nhà nào trì tụng kinh nầy thì đặng việc Phước, việc Lộc và việc
Thọ.
3. Ông Thần cai quản Tháng.
4. Ông Thần cai quản Năm.
5. Ông Thần cai quản Ngày.
6. Ông Thần cai quan Giờ.
7. Đạo binh Hắc Sắc Soái tuần du ban đêm.
8. Đạo binh Hạo Khiết Binh tuần du ban ngày
9. Ở trong nhà thì có Thân Gia Trạch là Đức Táo Quân soi xét mỗi việc lành, mỗi việc dữ,
rồi biên chép đủ hết, không sai, không sót một mãy.
10. Khi đờn ông, đờn bà, hoặc con trai, hoặc con gai, cúng tụng kinh nầy, thì Du Thần phải
mau lên chốn Thiên Đình tâu cho đức Quang Đế hay. Ngài sẽ ban hoặc là phước, hoặc là
thọ. Hoặc là Ngài cho con thảo ,cháu lành. Khi muôn Thần tấu đối cho Ngài rõ việc thiện,
việc ác, thì Ngài sắc mạng cho muôn Thần ban hành gấp gấp việc thưởng và việc phạt
cùng trong thế giái.
11. Ông nội Ngài truyền Kinh Xuân Thu cho ông thân Ngài. Ông thân Ngài truyền lại cho
Ngài, cho nên Ngài rành kinh nầy lắm. Ngài cứ theo đó mà xử thế . Lúc còn thiếu niên thì
Ngài đà thông suốt nghĩa lý Sách Luận Ngữ và sách Mạnh
Tử hơn người ta. Ngài cứ theo Luận Ngữ. Mạnh Tử và Xuân Thu mà tu thân, tề gia và trị
Quấc.
12. Nhà Đông Hớn, từ vua Hườn Đế và vua Linh Đế sắp về sau, vận nước càng ngày càng
suy vì, dị đoan càng ngày càng nổi lên, loạn tặc càng ngày càng mạng thế. Bọn Trương
Giác, Trương Bửu và Trương Lương, nổi lên xưng là Thiên Công, Địa Công và Nhân
Công tướng quân và xưng hiệu là Huỳnh Cân.
43
Chúng nó cử binh đánh với triều đình, làm cho nhân dân khổ đổ, chết oan vô số, dẹp tan
bọn Tả Tử, bọn Vu Kiết nổi lên dùng việc tà thuật, việc iêu quái phá hại nhân dân. Kế bên
Đông thì Tôn Quờn, bên Hà Bắc thì Viên Thiện nổi lên. Trong Triều thì Đổng Trát lộng
quyền, áp chế chư hầu. Tại Trường An thì Tào Tháo nổi lên. Lúc ấy binh qua thương tàn
dân mạng vô số, lấy làm thương tâm thảm khốc.
13. Đến sau nhà Đông Hớn chia làm Tam Quấc là Thục, Ngụy, Ngô. Tây Thục
thì về ông Lưu, Bắc Ngụy thì về Tào Tháo, Đông Ngô thì về Tôn Quân
14. Bị lao tâm và lao lực về việc nước, cho nên mới hơn bốn mươi tuổi mà tóc râu đều điểm
bạc.
Trãi gan ruột ra vì việc nước; Nguyện sắc, son, sau, trước, một lòng.
Huôn lao, kim ấn, hầu phong; Làu làu tiết, nghĩa, gan trung, giữa trần.
ĐOẠN THỨ TƯ:- Nói rằng đời nay có nhiều người làm tôi mà
mong lòng phản vua, có nhiều người làm con bội ân, ngổ nghịch với cha
mẹ; có nhiều người gian, tham, sàm, nịnh độc, hiểm, hung ác, tàn nhẩn,
bạo ngược, mà chẳng sợ Trời đất báo ứng. Khuyên ai nấy hãy nhớ rằng
mỗi việc lành, mỗi việc dữ, sớm muộn đều có thưởng phạt luôn luôn,
chẳng sai, chẳng sót một mảy.
Nay những lủ loạn thần, tặc rữ; lòng ngược, xuôi, độc, dữ, xiết chi.
Gian, tham, sảm, nịnh, nhiều bề; lập ra Đảng nọ, Đảng kia, tranh
cường.
Nào nghĩ đến cang thường, luân lý; nào kể chi Hiếu, Để , ngay, tin.
Nghinh ngang, mỗi việc hoành hành; nhiều điều tự đắc, nhiều lần cầu
may (1).
Ngôi vua tiếm (2) tói ngay bị hại; của cải tham, sắc gái càng mê.
Đem lòng độc, dữ, gớm ghê; biết bao tánh mạng chịu bề oan khiêng (3).
44
Chỉn tham việc nhản tiền khoái lạc; nào kiên chi tội ác về sau.
Thánh, hiền, xưa lắm công lao (4); chớ đem lòng trá gượng cầu hiển
vinh(5).
Kìa, mây (6) gấm, thủy tinh (7), rực rỡ; nọ, trăng trong (8), hoa nở (9),
tốt, tươi.
Mây tan, ngọc nát (10) rã rời; hoa tàn, nguyệt khuyết, vậy thời như
không.
Nếu chẳng biết dằng lòng giữ máy; như gươm linh bị gãy có khi (11).
Làm ngan, ở ngược , ra chi; gây nên oan nghiệt, bởi vì dể ngươi (12).
Vay, cũng chẳng mấy hồi phải trả; lâu, mau, thì thiên hạ đều hay (13).
Lẽ thường báo ứng đâu sai; đố ai ráp cánh mà bay khỏi Trời.
ĐOẠN THỨ NĂM:- Nói rằng ai làm lành thiệt tình và cho dày Công
phu, thì mới là đặng hưởng phước Trời. Thí dụ như quan văn, trước hết
phải dày công phu học hành, thì sau mới là đặng quyền cao tước cả. Thí
dụ như quan võ, trước hết phải có công chinh chiến, dư trăm trận nguy
hiểm, thì sau mới là đặng thăng tới tước công, tước hầu. Việc làm ruộng,
việc làm vườn, nếu không dày công cày bừa, vung quén, thì làm sao cho
có lúa, làm sao cho có trái cây? Cuộc kỵ nghệ, nếu làm dối dá, thì làm sao
cho có đồ vật dụng khéo léo, sắc sảo? Khuyên người đời phải thủ phận an
mạng, thuận thời, thính Thiên. Chẳng nên bôn chôn mà làm việc tội lỗi,
trái lòng Trời. Cứ làm việc lành luôn luôn , thì Trời sẽ thưởng phước.
Lúc vị ngộ, chờ thời mới phải; vui nghiệp thường, chớ trái mạng Trời
(14).
*******************************************
CHÚ GIẢI:
45
1. Đời nay thiên hạ hết biết tới can thường luân lý; hết biết tới Hiếu, Để, Trung, Tin, Lễ,
Nghĩa, Liêm, Tiết. Kiêu ngạo, phách phở, lập phe, lập Đảng. Muốn làm chi thì làm. Chẳng
kể ai ra chi hết. Hễ có thế thần làm việc gì đặng thì làm. Chẳng kể việc phước, việc tội,
chẳng sợ Trời Đất báo ứng.
2. Bọn Đổng Trát, Tào Tháo, Lữ Bỗ, tím ngôi vua, tham của cải, mê sắc gái.
3. Bị bọn nầy làm cho thiên hạ khốn khổ, chết oan nhiều lắm.
4. Các bực Thánh hiền đời xưa, ông nào cũng là bị chà xát tấm thân đáo đễ, rồi sau mới là
đặng hiển vinh trọn đời, lại danh tiếng còn bia trong thanh sử cho thiên hạ khen ngợi,
kính phục đời kia sau qua đời nọ. Như ông Thuấn bị cha thì hung dữ; mẹ ghẻ thì độc
hiểm, em một cha khác mẹ thì kiêu ngộ, ăn hiếp Ngài phải đi làm ruộng tại núi Lịch Sơn,
làm lò gốm tại xứ Hà Tân, đánh lưới tại cham Lôi Trạch đặng nuôi cha,nuôi mẹ ghẻ và
nuôi em. Đến sau vua Nghiêu nghe danh Ngài là người đại hiếu, bèn rước Ngài về mà gã
hai bà công chúa là Nga Hoàng và Nữ Anh cho Ngài, rồi nhường ngôi Thiên Tử cho
Ngài, Ông Y Doản phải làm ruộng tại đất Hữu Sang vua Thành Thang rước về làm quân
sư. Ông Lư Vọng đi câu cá tại Sòng Vị, vua Võ Vương, nhà Châu, rước về làm quân sư.
Đức Khổng Tử đi giảng Đạo và trước và sau 20 năm trời, khi thì bị vây nơi nước Khuôn,
khi thì bị thầy trò bị đói nơi nước Trần, khi thì bị đuổi nơi
nước Thái, rồi sau mới là đặng làm vạn đại đế sư. Ông Châu Hồng Vỏ phải đi chăn trâu
mướn rồi sau làm vua nhà Minh, phong là Minh Thái Tổ vân. vân…
5. Đã dày công lao khổ và lòng dạ hiền lương, thành thiệt, thì mới là đặng hưởng, cuộc vinh
hiển lâu dài. Nếu dùng mưu kế xảo trá, gian hùng, độc ác, mà cầu cuộc vinh hiển, thì mau
tàn mạc, lại con cháu bị hư hết.
6. Cũng như là đám mây ngũ sắc coi xinh tốt lắm.
7. Cũng như là thủy tinh chiếu ra đủ màu, coi đẹp con mắt vô cùng.
8. Cũng như là trăng trong mát mẽ, sáng láng vui vẻ.
9. Cũng như là hoa nở tốt tươi, coi xinh lịch lắm.
10. Rồi chẳng đặng bao lâu , đám mây gấm ấy tan mất, cục thủy tinh ấy bể mất, mặt trăng ấy
lặn mất, cái hoa ấy tàn rã hết.
11. Nếu chẳng biết dằng lòng, chẳng chìu theo mạng Trời, đụng đâu làm đó, không suy nghĩ,
không toán lợi hại, thì cũng như cây gươm cứng kia, ỷ nó chắc, rồi đụng đâu chặt đó, thì
có khi nó phải mẻ, phải gãy.
12. Ở đời, hễ làm phách, ỷ thị, gây ra việc thù oán thì bất tảo tắc vẫn phải bị tai bị hại.
13. Làm lành thì đặng phước, làm dữ thì bị họa. Có vay thì có trả luôn luôn; chẳng kiếp, thì
chầy đó mà thôi, sao sao cũng có.
46
14. Cuộc giàu nghèo, cuộc sang hèn, đâu đó đều có số Trời thảy thảy, chẳng phải là ai giỏi mà
đặng đâu. Nếu chưa gặp thời, thì phải an tâm mà chờ đợi, chẳng nên bôn chăn làm bậy
mà bị Trời phạt.
Thử xem trăm việc trong đời; làm mà dối dá, vật thời khó tinh(7)
Cây chẳng dưỡng, lá nhành không tốt; lúa dối trồng, bông hột nào
mong.
Văn thần trải mấy thơ công (2); võ Thần trăm trận; mới hòng hiển
vinh.
Đế vốn đấng trung tinh Nhựt, Nguyệt; trải muôn đời đại tiết Càn
Khôn(3)
Trời chẳng mòn, Đất chẳng mòn; còn Trời, còn Đất, hãy còn tánh linh
(4)
CÓ LỜI KỆ RẰNG:
Vì sao số Sáu hiệp ngôi Trời (5); Đế xuống phàm trần hộ khắp nơi.
Tuy khuất hình dung, Thần hiển ứng; oai phong lẫm liệt trải muôn đời.
ĐOẠN THỨ SÁU:- Chúng sanh phải biết rằng đức Quang Thánh Đại Đế
nguyên là Thần Châu Y ở trong cung Tử Vi. Ngài cai quản vì sao Văn
Xương và vì sao Võ Khúc. Ông Trương Tiên tu hành từ đời Huỳnh Đế
cho tới bây giờ, mà Trời chưa bổ đi làm chủ hạt chỗ nào, nay Đức Ngọc
Hoàng sai làm tùng thần cho Đức Quang Thánh Đại Đế. Ông Trương
Tiên lo phần việc phò hộ những con nít nhỏ; lo giúp mấy người tuyệt tự
cho có con, có cháu; lo phò hộ những đờn bà bi sản nạn, lo cứu những kẻ
47
bị quỷ phá, bị bịnh bang, bịnh trái. Ai có việc chi, hễ khẫn cầu Ông
Trương Tiên thì đặng bình an, dõng mạnh.
Kinh Minh Thánh tỏ lời răn dạy; khuyên chúng sanh cả thảy lóng nghe.
Cung Tử Vi, Thần Châu Y; Đế gồm Văn, Võ, hai vì đại (6) tỉnh
Trương Tiên chữa an dinh chủ hạt; sắc theo Ngài kiểm soát trần gian.
Hộ phò thiếu Nữ thiếu Nam; bọn hư khí huyết bặt điềm quế lang (7)
Tống sanh với sản nàng cấp cứu; mị yêu cùng chẩn, đậu, thương tàn.
Thắp hương, tụng niệm, cầu an; họa xây ra phước rõ ràng hiển linh.
Ai thờ Đế (8), lên hình, vẽ tượng; họa Trương Tiên, cung, đạn, hầu gần
(9).
ĐOẠN THỨ BẢY:- Dẫn sự tích đời Chiến Quấc thuở trước. Lúc ấy bảy
nước lớn là: Tần, Sở, Triệu, Ngụy, Yên, Hàng, Tề xưng là Thất Hùng,
tranh cường với nhau, làm cho lê dân đồ khổ. Nước Tần lấn lước, muốn
thâu phục chư hầu. Chư hầu không chịu phục, hóa ra giặc lớn, nhơn dân
bị chết oan vô số. Thấy vậy thì Trời sai Tử Vi Cung, lý Châu, Y Thần (đến
Tam Quấc là Quang Đế) lâm phàm cứu dân. Trời cho Ngài đầu thai vào
nhà họ Ngũ và đặt tên cho Ngài là Viên, tự là Tử Tư. Khi lớn lên, Ngài
học văn võ toàn tài rồi, thì Ngài đến tại ải Đồng Quang phá vỡ binh nước
Tần mà cứu các nước chư hầu khỏi nạn. Các nước chư hầu cảm ân đức
Ngài lắm, tôn Ngài là Minh Phủ Tướng Quân . Khi Ngài mãn kiếp nầy,
thì đức Ngọc Hoàng Thượng Đế phong cho Ngài chức Thần cai quản đất
Tiền Đường.
****************************************
CHÚ GIẢI:
1. Tinh là ròng, là khéo léo, chắc chắn, sắc sảo.
48
2. Thơ công là công thập niên đăng hỏa.
3. Tinh trung xung nhật nguyệt, nghĩa khí quán càn khôn
4. Còn Trời, còn Đất, thì đức Quang Thánh Đế Quân còn linh hiển, hết Trời, hết Đất, thì
Ngài mới hết linh hiển.
5. Trên cõi Thiên Đàng có tám vì sao lớn, làm chủ cai quản trên Trời, dưới Đất, dưới Âm
Phủ. Trong tám vì sao ấy đức Quang Thánh Đế Quân đứng vào số Sáu Tám vì sao ấy là:
Vì sao thứ nhứt : - Ngọc Hoàng Đại Thiên Tôn Huyền Khung Cao Thượng Đế là Đức
Thượng Đế.
Vì sao thứ nhì : - Tầm Thinh Phó Cảm Thái Ất Cứu Khổ Thiên Tôn, Phật Quan Thế Am
Bồ Tát.
Ví sao thứ ba : - Cửu Thiên Ứng Nguơn Lôi Thinh Phổ Quá Thiên Tôn, là đức Thái
Thượng Lão Quân.
Vì sao thư tư : - Huyền Thiên Thượng Đế Kim Khuyết Hóa Thân Đản Ma Thiên Tôn, là
đức Bắc Đế.
Vì sao thư năm: - Cửu Thiên Khai Hóa Thất Khúc Văn Xương Tử Đồng Đế Quân, là đức
Khổng Tử. Bây giờ dưới thế gian tôn làm Văn Đế.
Vì sao thứ sáu : - Tam Giái Phục Ma Đại Đế Thần Oai Viễn Trấn Quang Thánh Đế Quân,
là đức Quang Đế. Bây giờ dưới thế gian tôn làm Võ Đế.
Vì sao thứ bảy : - Ngọc Hư Sư Tướng Kim Khuyết Tuyển Tiên Phủ Hựu Đế Quân Diệu
Đao Thiên Tôn, là đức Lữ Tổ (Lữ Đồng Tân).
Vì sao thư tám: - Tam Nguơn Tam Phẩm Tam Quan Đại Đế Tam Cung Cửu Phủ Cảm
Ứng Thiên Tôn, là ông làm đầu mười tám nước Âm Phủ.
6. Đức Quang Đế quản vì sao Văn Xương Tinh và vì sao Võ Khúc Tinh
7. Quế Tử, lan tôn.
8. Đức Quang Đế.
9. Ai lên cốt, hay là vẽ hình đức Quang Đế mà thờ, thì phải lên cốt, hoặc là vẽ hình ông
Trương Tiên đứng hầu phía tay tả của Ngài.Tay trái của Trương Tiên cầm một viên đạn
bằng vàng; tay mặt cầm một cây cung bằng tre.
Trong đời Chiến Quấc phân vân; Trời sai Đế xuống cứu dân khỏi
nàn.
Ngọc Hoàng đặt tên sang Ngũ Tử (1); trải năm đời lịch sử Trung
Lương.
49
Ải đồng một hội tranh cường ; Đế tài Minh Phủ phi thường, ai đang
(2)?.
Cứu chư hầu khỏi mang nạn cả; ép Gian Tần rời rả lòng tham (3).
Sở Bình Vương tửu, hoang dâm; trung thần luốn bị miệng sàm oan
thay (4)
Quá quan khỏi nạn nầy một lúc; Đại cừu kia báo phục vừa xong (5).
Mấy phen Ngô, Việt, tranh hùng; đao binh rối loạn, chẳng không
ngày nào (6).
Lòng Thánh Đế Trời cao soi thấy; gương hiếu trung trải bấy nhiêu
đời.
Ngọc Hoàng hạ sắc sai Ngài; Tiền Đường cai quản, đêm ngày hộ dân
(7).
ĐOẠN THỨ TÁM:- Tới đời nhà Hớn, triều vua Huờn Đế và triều
vua Linh Đế, bọn gian tặc là Đổng Trát, Trương Giát, Tào Tháo, Tôn
Quờn, Viên Thiệu, nổi lên làm loạn với triều đình. Bọn tà thuật cũng
nổi lên phá hại nhân dân. Vì sao Tử Vi Cung, lý Châu Y Thần lâm
phàm một lần nữa đặng giúp nhà Hớn trong cơn tam phân đảnh túc.
Kiếp nầy Ngài đầu thai vào nhà họ Quang, là nhà đạo đức đã lâu đời.
Tới đời Hớn gian thần phe, đảng; đổi họ, tên, hạ giáng trần trung (8).
Ngựa Xích Thổ ấy Hỏa Long (9); đao Thanh Long cũng là rồng (10)
nước sanh.
Mày tằm vẽ phân minh Bát (11) Tự; mắt phụng thêm rực rỡ Song
Tình (12).
Râu Rồng năm khóm rành rành; trán Hùm chói rạng, Thiên Đình
oai nghiêm (13).
50
Thao lược đã sánh gồm Tôn Tẩn (14); cơ mưu càng so lấn Phạm tăng
(15).
Xuân Thu chí cả ai bằng ; giải lương quê quán vẫn tằng danh vang
(16)
Nhà đạo đức họ Quang dòng ; giống Sanh gặp đời Hớn thống phân
mang (17).
*************************************
CHÚ GIẢI:
1. Đời Chiến Quấc.Trời sai Ngài lâm phàm vào nhà họ Ngũ và đặt tên cho Ngài là Ngũ Viên,
tự là Tử Tư. Thuở trước Ngài đã luân hồi năm kiếp trung lương.
2. Ông Tử Tư văn võ toàn tài.Ngài đến tại ải Đồng Quang giãi cứu chư hầu khỏi nạn. Chư
hầu tôn Ngài là Minh Phủ Tướng Quân.
3. Ngài làm cho nước Tần lui binh.
4. Cha Ngài tên là Ngũ Xa làm tướng Quấc tại nước Sở. Anh Ngài là NgũThượng cũng làm
quan tại nước Sở.Vua Sở Bình Vương mê đắm tửu sắc cho đến nổi giựt vợ của Thái Tử
Mễ Kiến, là dâu của Vua. Ông Ngũ Xa can giáng hết sức mà Vua không thèm nghe. Vua
nghe lời của tên Phi Vô Cực sàm tấu, Vua bèn giết ông Ngũ Xa và ông Ngũ Thượng.
5. Ngài trốn qua nước Ngô. Lúc ấy Vua Sở Bình Vương đã chết rồi. Vua nước Ngô biết Ngài
khi trước tại Ải Đồng nên phong cho Ngài chức Nguơn Soái. Ngài cầm binh đánh nước
Sở đặng báo cứu cha và cho anh. Ngài quật thây Vua Sở Bình Vương lên, rồi Ngài đập
tan nát hết.
6. Kế nước Ngô và nước Việt giao chiến với nhau. Nước Việt thua. Ngài bắt đặng
Việt Vương Câu Tiễn. Vua Ngô Phù Ta không cho giết Câu Tiễn. Kế Ngài lâm bịnh. Ngô
Phù Ta dặn thăm Ngài. Ngài nói rằng : « Thắng Câu Tiễn hình như khô mộc, làm bộ bơ
đỡ, chưa nói đã cười, việc gì cũng nhiêm nhiểm, không giận, không buồn ; tướng đó là
tướng gian trá, độc hiểm lắm. Nếu bệ hạ không giết nó, thì ngày sau nó phẩn bội bệ hạ,
chẳng sai ».Ngô Phù Ta trả lời rằng : « Câu Tiễn tử tế với trẩm lắm,giết nó tội nghiệp ».
Ngài tâu rằng : Bịnh tôi nặng lắm, nay mai tôi phải chết. Khi tôi chết rồi, xin bệ hạ rộng
lòng cho phép con tôi gắn cặp tròng con mắt của tôi trên cửa Đông Môn . Cách ít ngày cặp
tròng mắt khô mất Kế Ngô Phù Ta tha Câu Tiễn về nước Việt. Câu Tiễn đem dưng mỹ nữ
tuyệt sắc là nàng Tây Thi và lễ vật quý báu vô số, Ngô Phù Ta lấy làm khoái lạc, bèn nói
rằng : « Lời của Tử Tư nói sai lầm lắm ». Cách vài năm Câu Tiễn cử bình phạt Ngô, Nó
51
bắt Ngô Phù Ta. Ngô Phù Ta năng nỉ, kể ơn nghĩa xin tha ».Câu Tiễn nói rằng : « Khi
trước tao giết cha mầy. Mầy bắt đặng tao. Mầy dại mầy không giết tao. Bây giờ tao bắt
đặng mầy, tao phải giết mầy ». Khi Câu Tiễn kéo binh tới Đông Môn, thì cặp tròng của Tử
Tư thình lình hiện ra và trừng qua, trừng lại. Câu Tiễn thấy vậy, thì tay xá lia lịa, miệng
cười và nói rằng : « Anh tiên tri thật giỏi lắm. Phải chi Ngô Phù Ta nghe theo lời anh, thì
tôi đã tiêu xương rồi ». Bởi cớ đó cho nên đời nay có lời Tục Diêu như
vầy : « Tác cao không sánh tuổi Bành ; cặp tròng xin gởi trước thành Ngô Vương ».
7. Khi mãn kiếp Ngũ Tứ Tư, thì Đức Ngọc Hoàng sắc mạng cho Ngài làm Thần tại đất
Tiền Đường đặng phò hộ nhân dân và sửa nước lớn, nước ròng cho đúng giờ, đúng
khắc.
8. Qua tới đời Hớn, vận nước si vi,gian thần nổi lên đông lắm, Đức Ngọc Hoàng sai vì
sao Tử Vi Cung lý Châu Y Thần lâm phàm một lần nữa, đặng giúp nhà Hớn trong cơn
tam phân đảnh túc. Ngài đầu thai vào nhà họ Quang. Kiếp nầy Trót cho Ngài diện
mạo đẹp đẽ lắm, lại sai con Hỏa Long xuống đầu thai con ngựa Xích Thố cho Ngài và
sai con Thủy Long xuống đầu thai Cây Thanh Long Đao (là cây siêu) cho Ngài.
9. Trời chọn Hỏa Long xuống làm con ngựa Xích Thố.
10. Con Thủy Long xuống làm cây Thanh Long Đao.
11. Trời lại vẽ trạng mạo cho Ngài như vầy; cặp chơn mày tằm như chữ Bát vẽ ngược.
12. Cặp mắt dài và kéo lên, như con mắt phụng.
13. Râu năm chòm như đuôi Rồng, trán tròn mà có lẵng như trán cọp.
14. Thao lược giỏi như Tôn Tẩn, đời chiến Quấc. Tôn Tẩn là học trò của ông Quỷ Cốc
Tiên Sanh. Ông gồm đủ lục thao, tam lược. Ông làm Soái cho nước Tề, Ổng cứu nước
Hàng; giải vây cho nước Triệu. Ổng giết Bàng Quyên tại đất Mã Lăng. Coi trong
truyện Phong kiến Xuân Thu, thì thấy ổng có tài nhiều lắm.
15. Phạm Tăng sinh đời Tần, cơ mưu giỏi lắm. Ổng giúp Hạng Vỏ đặng tranh thiên hạ
với Hớn Bái Công.
16. Đức Quang Đế lập chi theo Kinh Xuân Thu; Ngài quyết tịu binh gian đảng, hưng
phục Hớn thất. Ngài quê quán tại huyện Giải Lương, phủ Bồ Châu, tỉnh Sơn Tây. Cả
tỉnh ai cũng là biết Ngài văn võ toàn tài và gồm đủ: Hiếu. Để. Trung, Tín, Lễ, Nghĩa,
Liêm Tiết.
17. Ngài sanh nhằm đời nhà Đại Hớn bị suy vi.
ĐOẠN THỨ CHÍN:- Khi ngài còn nhỏ thì Ngài đã học văn võ đặng toàn tài.
Khi Ngài đặng 28 tuổi Ngài đi tìm vây cánh đặng giúp nước trong cơn bi loạn.
52
Đi tới Trát Quận vào Vườn Đào Ngài kết bạn với ông Lưu Bị và ông Trương Phi
rồi ba anh em lo việc khuôn phò Hớn thất.
Nhỏ du (1) lịch, lớn làm quan; anh hùng bốn biển giang sang .
Lo chi thiếu: trảo nha, huynh đệ; vào Vườn Đào bỗng thấy hai người.
Hình dung kỳ dị khác vời; non sông đâu (2) tá, là nơi anh hùng?
Oai mãnh liệt, lạ lùng Trương Tướng ; đường đường thay, khí tượng Lưu
Hoàng.
Nay mừng gặp chúa phi thường; nước Thiên Hà (3) rữa đảng gian có ngày.
Rồng, cọp, hội gió mây đã hãng; giết trâu đen, ngựa trắng, lễ (4)phô.
Nguyện cùng cao (5), thẳm (6), biết cho; anh em kết nghĩa khuôn phò Hớn
bang.
ĐOẠN THỨ MƯỜI:- Ông Lưu, Ông Quang và Ông Trương, đương lo dẹp
loạn, công danh chưa thành tựu, mà ba anh em đã bị tản lạc tại đất Tứ Châu.
Đức Quang Đế phò Nhị Tẩu qua ở đậu cùng TàoTháo. Khi Ngài nghe chắc tin
ông Lưu ở Hà Bắc, thì Ngài ơn trả, nghĩa đền, minh minh, bạch bạch, rồi Ngài
tạ từ Tào Tháo phò Nhị Tẩu, lướt qua năm ải, thiên nguy, vạn hiểm, mà đi qua
Hà Bắc tìm Anh.
Huỳnh Cân (7) phá, Đổng (8) tan, Bố (9) giết; Không Dinh (10) lầm chước
quyệt Tào Mang.
Từ Châu gặp lúc chia tan (11); cánh hồng man mác, xe loan dắt dìu.
Ngọn đuốc thiêu mưa sâu Văn Viễn; dòm vách coi: nghĩa vẹn Vườn Đào.
*******************************************
53
CHÚ GIẢI:
1.Khi Ngài lớn lên Ngài học văn chương xuất chúng, võ nghệ siêu quần. Ngài cưới bà Hồ Thị.
Khi Ngài có hai người con trai rồi ( là Quang Bình và Quang Hưng) thì Ngài thưa cùng cha
mẹ rằng: “Ngày nay gian thần nổi lên, trên thì áp chế vua, dưới thì làm cho nhân dân đổ thán.
Lại tứ phương phong khởi, thương tàn dân mạng vô số. Con đã có người kế tự đặng phụng sự
ông, bà, cha, mẹ. Nay con xin phép ra đầu quân, đặng khuôn phò nhà Hớn”. Ngài đi dọc
đường gặp một ông thầy coi tướng đứng nhìn sửng Ngài mà nói rằng: “Tướng quân hấp
chánh khí của Trời Đất nó đã châu lưu cùng cả thân thể, cho nên đến sau tướng quân đặng
cho thiên hạ tế lễ muôn thu. Hà Tất là Tướng quân phải lo lập công danh, sự nghiệp mà làm
gì”.Ngài đi ngan qua một xóm kia. Ngài nghe nhân dân van khóc van răn. Ngài đứng dừng lại
hỏi thì tên Hoàng Thủ Nghĩa và khóc và lạy Ngài, mà nói rằng: “Tại Tào Quận có tên Lữ
Hùng kết phe đảng với bảy cánh hạ, rồi ỷ thế mạnh mẻ, cướp phá thiên hạ, hãm hiếp vợ con
người ta, giết chết người ta đã nhiều, mà không ai dám nói tới. Xin ông kiếm thế cứu chúng
dân, kẻo tội nghiệp”. Ngài nghe nói chưa dứt lời, thì Ngài nổi giận. Ngài biểu tên Hoàng Thủ
Nghĩa dắt Ngài tới đó. Ngài hỏi rõ ràng tự sự, quả quyết là đám hung tàn, bạo ngược, thì Ngài
ra oai giết hết đặng hại dân ấy. Quan quận Thú hay việc nầy, mời Ngài lại mà nói rằng: “
Đảng cường bạo ấy đông lắm, Tướng quân trừ đặng, là Tướng quân làm việc đại nghĩa. Tôi
thì không nói chi. E quan Thượng Ty hay đặng, thì Tướng quân phải bị ám sát nhân. Thôi,
Tướng quân trốn đi cho khỏi nạn”. Ngài lưu lạc gian hồ đến sáu năm; đến sau Ngài mới là
gặp ông Lưu và ông Trương.
2. Đâu tá là tiếng Bắc Kỳ, chỉ nghĩa là đâu, ở xứ nào.
3. Nước Thiên Hà là nước sông Huỳnh Hà. Có câu Huỳnh Hà chi thủy thiên thượng lai.
4. Lễ phô, là lễ vật. Sát bạch mã tế Thiên, tru bắt ngưu tế địa.
5. Cao là Thiên.
6. Thẳm là Địa.
7. Phá tan nát giặc Huỳnh Cân.
8. Lưu Hoàng Thúc mưu với Vương Doãn đặng giết Đổng Trát.
9. Lữ Bố chiếm đất Tiểu Phái, rồi giựt luôn đất Từ Châu. Lúc ấy ông Lưu làm Dụ Châu Mục.
Tào Tháo biểu ông Lưu đem binh qua Hạ Bì đặng hiệp lực nó mà công Lữ Bố bị bắt. Tào
54
Tháo muốn dụng nó làm Tướng. Ông Lưu nhắc việc Đinh Nguyên và việc Đổng Trát khi
trước cho Tào Tháo nghe thì Tào Tháo giựt mình bèn biểu dẫn Lữ Bố ra Bạch Môn Lầu
chém quách.
10. Ông Lưu chiếm Từ Châu, đức Quang Đế chiếm Hạ Bì. Tào Tháo trở lại đánh với hai ông.
Ông Lưu kéo binh qua cướp trại của Tào Tháo, té ra nó đã lén rút đi mất, bỏ trại không, rồi
lỏn hậu qua lấy Từ Châu.
11. Ông Lưu chạy ra Hà Bắc, ông Trương chạy lên núi Đảng Sơn. Đức Quang Đế phò gia
quyến của ông Lưu lên đồn thành trên một hòn Thổ Sơn. Lúc ấy ba anh em tản lạc, cũng như
là chim nhạn lạc bầy sợ đạn tránh tên vậy.
12. Đức Quang Đế phò Nhị Tẩu về Hứa Xương, Tào Tháo để cho Ngài và Nhị Tẩu ở chung
một nhà. Nó lập kế ấy trông cho chị em loạn luân với nhau, rồi đem vào đó và Trương Liêu
cũng điều lén dòm coi. Ngài muốn tỏ lòng tiết nghĩa của Ngài cho nó biết, thì đêm nào Ngài
cũng ra trước hàng ba đốt đuốt dọc Xuân Thu cho nó sáng. Ai hỏi thì Ngài nói rằng. Ngài nhớ
lời thề tại Đào Viên thuở trước cho nên Ngài ngủ không đặng. Nó thấy như vậy luôn luôn, thì
nó nói Ngài là Thần Nhân. Ngọn đuốt của Ngài thấu tới Trời. Vua Tự Đức có làm bài thơ
Bỉnh chút đại đàng như vầy : « Chước quỷ Tào Mang đục phá trong ; năm canh ngọn đuốt
chứng soi lòng.
Lửa ngời tiết nghĩa trong u ám ; đèn tỏ can thường lúc láng vong. Rực rỡ gan trung lòa mấy
tấm ; chứa chan mắt nịnh sập đôi tròng. Vườn dưa, cội lý, nào ai rõ; Khuấy rối diền nầy phải
gỡ xong ». Vua Tự Đức cũng có làm bài thơ Quang Công Cư Tào như vầy : « Tôi chúa đôi
phương cảnh quạnh hiu; vì tình nghĩa trọng phải thâu liều. Ơn Tào dẫu sánh ngàn cân nặng,
nợ Hớn còn mang một gánh triều. Đuốt ngọc canh khuya Trời một góc; vườn Đào nguyệt cũ
ruột trăm chìu. Hỏi ai muốn rõ nguồn cơn ấy; xin hỏi chàng Trương nỗi khúc khuyu ».
Thề hàng Hớn, chẳng hàng Tào ; tôi trung thờ chúa, lòng nào đổi hai (1).
Ấn Hớn thọ, quyết nài chữ Hớn (2). tiệc hoa diên thêm chén tình gian (2).
Lấy đầu hai Tướng Văn (4), Nhan(5) ; ở, đền ơn mới, về, toàn nghĩa xưa (6).
Kế về Bắc (7), bây giờ mới quyết ; tin Lưu Hoàng đã biết rõ nơi.
55
Vàng niêm rồi, ấn treo rồi (8) ; ba phen từ Tháo (9), mấy hồi nhớ Lưu.
Hộ xe chị, qua cầu, vượt ải ; tìm dấu anh, xuống bải, lên đèo.
Dặm ngàn vó ngựa buông theo ; lòng trung khí, nghĩa, rạng nêu mặt Trời
(10).
Năm ải dẹp, đòi nơi khói bụi ; sáu tướng vương một mũi đao rồng.
Bắc, Nam, ly hiệp anh hùng ; cổ thành (11) ai ngỡ trùng phùng anh em.
Trí quyết thắng, vẫn hềm mình thiếu ; tài kinh luân, phải triệu người ra (12).
ĐOẠN THỨ MƯỜI MỘT :- Khi ông Lưu, ông Quang và ông Trương sum hiệp
cùng nhau rồi, thì ba ông lên chốn Mao Lư cầu thỉnh ông Khổng Minh về làm
Quân Sư. Ông Khổng Minh muốn thử lòng ông Lưu coi ra thế nào, cho nên khi
thì Ngài ẩn mặt ; khi thì Ngài đi nhạo sơn, nhạo thủy ; khi thì Ngài làm bộ ngũ.
Ba ông hành thân cực khổ, đi đi, về về, lặn suối , trèo non, dầm mưa, dang
nắng, lên cầu cho tới ba phen. Thấy ba ông thiệt tình lắm, cho nên lần thứ ba
Ngài mới ra mặt. Ba ông bái quỵ, cầu lụy hết sức, cho nên Ngài mới là chịu ra
làm Quân Sư cho ông Lưu. Chớ Ngài đã biết trước rằng dẫu làm cách gì, thì
quy nhứt cũng chưa đặng, phải, tam phân đảnh túc mà thôi.
Mao Lư ba đội dãy xa ; rồng (13) nằm chưa dậy bóng đà gần trưa.
« Điềm trị, loạn, ai chưa sớm đoán (14) ; bình sanh ta trù toán không (15)
sai ».
« Giấc xuân, lều cỏ, vừa phai (16) ; trì trì bóng nhựt hiên ngoài lân la (17).
56
Đức Gia Cát chưa ra một bước (18) Số tam phân định trước đành rành.
Võ Hầu nguyên Quãng Huệ Tinh (19) ; Hớn tiền Nghiêm Tử, (20) Tống đình
Văn Công (21).
********************************************
CHÚ GIẢI :
1. Khi Ngài thất thủ Hạ Bì, bi vây trên Thổ Sơn,Trương Liêu ra dụ Ngài đầu Tào. Ngài không
chịu đầu. Có bài Ca Trù khen Ngài như vầy : « đức Thánh Quang Hạ Bì thưởng thấy Trương
Liêu ra dụ hàng Tào. Đức Thánh Quang rằng : Có lời giao, Tào có khứng để cho ta nghĩ :
Một là đừng lân la nơi đôi chị. Hai là hàng Hớn, chẳng hàng Tào. Ba là nghe ông Huyền Đức
ở nơi nao, dẫu ngàn dặm cũng tìm cho biết. Lời gắn vó, đinh ninh chí quyết, chẳng nghe ta, ta
cũng đục xông. So trong Tam Quấc anh hùng ». Tào Tháo chịu ba lời giao nầy, bèn rước Ngài
về Hứa Xương.
2. Khi đức Quang Đế về Hứa Xương Ngài ra mắt Thiên Tử. Tào Tháo tâu vua phong cho Ngài
tước Hầu và ban ấn vàng cho Ngài, đề bốn chữ Hớn Thọ Đình Hầu. Ngài không chịu lãnh ấn
và nói rằng : « đất Hớn Thọ Đình thuộc về của Thừa Tướng. Nếu tôi lãnh ấn thì chỉ nghĩa
rằng tôi làm tước hầu của Thừa Tướng, tôi làm tước hầu của nhà Hớn, cho nên tôi xin thêm
một chữ Hớn. Xin đúc ấn lại ». Tào Tháo bèn truyền đúc ấn, đề năm chữ như vầy : « Hớn
Hớn Thọ Đinh Hầu ».
3. Tào Tháo chưa biết Ngài là anh hùng khí cốt, kiên ư thiết thạch, cho nên nó dụng việc tước
lộc, việc tiền tài và việc tửu sắc mà dụ dỗ Ngài. Ba bữa thì nó đãi Ngài một việc nhỏ, năm ngày
nó đãi Ngài một việc lớn. Ít ngày nó cấp vàng, bạc, gấm nhiều cho Ngài một kỳ. Nó chọn mỹ
nữ ở hầu Ngài. Mỹ nữ thì Ngài sai vô hầu Nhị Tẩu. Vàng, bạc, gấm, nhiểu, Ngài không xài
tới.
4. và 5 . Nhan Lương và Văn Xũ là hai tên Tướng đại tài bên Hà Bắc.
6 .Hai tên Tướng nầy đến đánh Hứa Xương. Tướng của Tào đánh không lại chúng nó. Ngài phải
ra sức chém chúng nó đặng đền cho xong ơn trọng hậu của Tào Tháo. Ơn mới Ngài đền xong rồi,
thì Ngài đi tìm Ông Lưu và ông Trương cho toàn nghĩa xưa kết tại Vườn Viên.
7.Ngài nghe tin chắc ông Lưu ở Hà Bắc.
57
8.Ngài gói niêm kỹ càn những vàng, bạc, gấm, nhiễu, của Tào Tháo cấp cho Ngài thuở nay, Ngài
treo ấn lên giữa nhà, rồi Ngài vô tạ từ Tào Tháo mà về.
9. Tào Tháo cứ ẩn mặt hoài, Ngài vào ba phen mà không gặp nó, cho nên Ngài phải phò Nhị Tẩu,
lướt xông năm ải, thẳng qua Hà Bắc tìm ông Lưu.
10. Lòng nghĩa khí của Ngài chói rạng như mặt trời vậy.
11. Ngài đi tới Cổ Thành gặp ông Trương. Ngài để Nhị Tẩu ở lại đó. Ngài đi thẳng qua Hà Bắc
tim ông Lưu. Cách ít ngày ba anh em sum hiệp tại Cổ Thành.
12. Ngài cơ mưu, thao lược tuy là giỏi mặt đầu, nhưng mà vận trù, quyết sách, chưa đặng toàn
vẹn, cho nên phải đi tìm người thượng sĩ về làm Quân Sư.
13. Rồng nằm chữ là Ngọa Long. Ngọa Long, là đạo hiệu của ông Khổng Minh
14, 15, 16 và 17. Bốn câu nầy là bốn câu thi của Đức Gia Cát Vỏ Hầu thường ngâm giải khuây
trong chốn Long Trung.
18. Đức Vỏ Hầu chưa ra khỏi chốn Long Trung, là chỗ Ngài tạm lẻn tránh đạm bạc mà Ngài đã
đoán trước rằng : « thiên hạ phải chia ba mà thôi, chớ quy nhứt thống chưa đặng.
19. Đức Vỏ Hầu nguyên là vì sao Quảng Huệ Tinh ở trên Trời.
20. Đời Đông Hớn Ngài là Nghiêm Tử Lăng, Ngài chỉ cơ mưu cho vua Quang Võ dựng thành cơ
nghiệp, rồi Ngài mai danh, ẩn tích tại núi Phú Xuân Sơn. Đời Hớn Tam Quấc Ngài đầu thai
Khổng Minh Gia Cát Lượng.
21. Qua triều Nam Tống, đời vua Ninh Tông, Ngài đầu thai là Châu Hy. Ngài làm Quan ít năm,
Ngài hồi hưu về dạy học. Lúc Ngài ở Nga Hồ Ngài diễn chư Tứ Thơ. Đến sau Ngài về ở Lộc
Động Ngài giải nghĩa Ngũ Kinh. Đến sau Ngài đặng phong tước Châu Văn Công.
Luân hồi đã ba vòng Sư Tướng ; hết xuống Trần phối hưởng miếu giao (1)
Vạc(2), Lưu, chia bởi Ngô(3), Tào (4) ; giang sang dời đổi biết bao anh
hùng.
Lưu Hoàng ngự trong cung Thạch Phủ (5) ; Thánh Đế nay trấn thủ Thiên
Môn.
58
Tứ Xuyên Thảo Cốc (7) nhuần ân ; Hoàng Hầu trung nghĩa, làm Thần đến
nay (8)
Sau, đời Tống đầu thai Võ Mục (9) ; trước, đời Đường hiệu thục Thơ
Dương (10)
Ba triều trung, liệt, tiếng vang ; ngôi Thần Hộ Quấc Ngọc Hoàng sắc phong
(11).
Binh qua nhỏ vẫn không sai tướng ; nguy nàng to sẽ xuống cứu Trần (12).
ĐOẠN THỨ MƯỜI HAI :- Dạy thiên hạ giữ cho trọn chữ Trung, chữ Hiếu
và tu nhơn, tích đức. Đặng như vậy thì cũng là thành Phật, thành Thần,
thành Thánh, thành Tiên. Chẳng phải là tu trì, trường trai mà đặng thành
Phật . Vậy chớ các vị Cổ Phật lại mấy Trường.
Cho Hay chánh, trực, làm Thần ; Thành Hoàng(13) Tướng Tướng xây vần
xưa nay.
Cảm Trời, Đất, bởi dày Trung, Hiếu ; hiển Phật linh, há biểu trì trai (14)
Cần chi ăn, mặc, phí, xài ; tùy gia phong kiệm, chớ nài, chớ chê (15)
Cầm, thú, cũng thuộc về sanh mạng ; không việc chi nào đáng sát sanh
(16).
Cũng đều mạng sống như mình ; Trương Cung, bũa lưới, tầm quanh sao
đành.
Cây, cỏ, chớ phá nhành, bông trái ; trải Đông tàn, Xuân lại phát vinh (17)
Muôn loài Trời Đất hóa sanh ; theo thời sanh trưởng cũng in như người
(18).
59
Ai mà biết thương loài sanh vật ; phước nhóm về, họa ắt lánh xa (19)
Chớ rằng lành nhỏ bỏ qua ; chớ rằng dữ nhỏ, làm mà hại chi (20).
Việc ngay, vạy, lưới Trời khôn tránh ; định dinh, hư, Thần, Thánh đã (21)
lường.
Làm người gốc tại cang thường ; Hiếu, Để, Trung, Tín, Lễ, nhường sĩ,
Liêm.
Vâng lời Đế cứ làm việc phải ; cố mây lành che, đỡ, cho Mình (22)
***************************************
CHÚ GIẢI :
1. Tại phủ Tuyền Châu, tỉnh Phước Kiến, là quê hương của Ngài, triều đình có lập Miếu vỏ thờ
Ngài.Trước Miếu có chạm một đôi liễn trong cột đá như vầy : « Nga Hồ điển chú thừa Tiên
Thánh. Lộc Động truyền kinh khải Hậu Hiền ».
2. Giang sang của ông Lưu Bang, là Hớn Cao Tổ, gầy dựng thuở trước.
3. Bây giờ bị Ngô Tôn Quờn và bị Tào Tháo phân chia ra làm Tam Quấc.(chú giải câu 3 và câu
4).
4.
5. Nay Đức Chiêu Liệt Đế làm Thiên Thần, ở tại Thanh Hư Phủ, trên Trời.
6. Đức Quang Đế làm Nguơn Soái cai quản ba cửa Trời là cửa Đông, cửa Tây và cửa Nam.
7. Ông Trương Phi làm chức Thổ Cốc Thần tại xứ Tứ Xuyên.
8. Hoàng Hầu là tước của ông Trương Phi.
9. Đời nhà Tống Ngài đầu thai là Nhạc Phi, đặng phong tước Võ Mục Đế.
10. Đời trước, là đời nhà Đường, Ngài đầu thai là Trương Tuần, tự là Thơ Dương làm Nguơn
Soái.
11. Nay Ngọc Hoàng phong cho Ngài chức Hộ Quấc Thần.
12. Chừng nào dưới thế gian có giặc lớn lắm thì Ngọc Hoàng mới là sai Ngài xuống Trần nữa.
13. Các vị Tướng trung liệt, đến khi chết, đặng làm bực Thành Hoàng bổn cảnh.
14. Các vị Cổ Phật lại mấy ăn chay ròng.
THẾ-HỆ-PHỔ CỦA ĐỨC QUANG-THÁNH-ĐẠI ĐẾ
THẾ-HỆ-PHỔ CỦA ĐỨC QUANG-THÁNH-ĐẠI ĐẾ
THẾ-HỆ-PHỔ CỦA ĐỨC QUANG-THÁNH-ĐẠI ĐẾ
THẾ-HỆ-PHỔ CỦA ĐỨC QUANG-THÁNH-ĐẠI ĐẾ
THẾ-HỆ-PHỔ CỦA ĐỨC QUANG-THÁNH-ĐẠI ĐẾ
THẾ-HỆ-PHỔ CỦA ĐỨC QUANG-THÁNH-ĐẠI ĐẾ
THẾ-HỆ-PHỔ CỦA ĐỨC QUANG-THÁNH-ĐẠI ĐẾ
THẾ-HỆ-PHỔ CỦA ĐỨC QUANG-THÁNH-ĐẠI ĐẾ
THẾ-HỆ-PHỔ CỦA ĐỨC QUANG-THÁNH-ĐẠI ĐẾ
THẾ-HỆ-PHỔ CỦA ĐỨC QUANG-THÁNH-ĐẠI ĐẾ
THẾ-HỆ-PHỔ CỦA ĐỨC QUANG-THÁNH-ĐẠI ĐẾ
THẾ-HỆ-PHỔ CỦA ĐỨC QUANG-THÁNH-ĐẠI ĐẾ
THẾ-HỆ-PHỔ CỦA ĐỨC QUANG-THÁNH-ĐẠI ĐẾ
THẾ-HỆ-PHỔ CỦA ĐỨC QUANG-THÁNH-ĐẠI ĐẾ
THẾ-HỆ-PHỔ CỦA ĐỨC QUANG-THÁNH-ĐẠI ĐẾ
THẾ-HỆ-PHỔ CỦA ĐỨC QUANG-THÁNH-ĐẠI ĐẾ
THẾ-HỆ-PHỔ CỦA ĐỨC QUANG-THÁNH-ĐẠI ĐẾ
THẾ-HỆ-PHỔ CỦA ĐỨC QUANG-THÁNH-ĐẠI ĐẾ
THẾ-HỆ-PHỔ CỦA ĐỨC QUANG-THÁNH-ĐẠI ĐẾ
THẾ-HỆ-PHỔ CỦA ĐỨC QUANG-THÁNH-ĐẠI ĐẾ
THẾ-HỆ-PHỔ CỦA ĐỨC QUANG-THÁNH-ĐẠI ĐẾ
THẾ-HỆ-PHỔ CỦA ĐỨC QUANG-THÁNH-ĐẠI ĐẾ
THẾ-HỆ-PHỔ CỦA ĐỨC QUANG-THÁNH-ĐẠI ĐẾ
THẾ-HỆ-PHỔ CỦA ĐỨC QUANG-THÁNH-ĐẠI ĐẾ
THẾ-HỆ-PHỔ CỦA ĐỨC QUANG-THÁNH-ĐẠI ĐẾ
THẾ-HỆ-PHỔ CỦA ĐỨC QUANG-THÁNH-ĐẠI ĐẾ
THẾ-HỆ-PHỔ CỦA ĐỨC QUANG-THÁNH-ĐẠI ĐẾ

More Related Content

What's hot

Quan thánh đế quân giác thế chân kinh
Quan thánh đế quân giác thế chân kinhQuan thánh đế quân giác thế chân kinh
Quan thánh đế quân giác thế chân kinhHoàng Lý Quốc
 
Hoạt ngục hiện hình ký
Hoạt ngục hiện hình kýHoạt ngục hiện hình ký
Hoạt ngục hiện hình kýHoàng Lý Quốc
 
Ấn Chứng Thảm Trạng Ngày Mạt Kiếp
Ấn Chứng Thảm Trạng Ngày Mạt KiếpẤn Chứng Thảm Trạng Ngày Mạt Kiếp
Ấn Chứng Thảm Trạng Ngày Mạt KiếpPhát Nhất Tuệ Viên
 
Cá Tinh Hiển Hóa - Nhân Quả Báo Ứng Của Đắc Kỷ Trụ Vương
Cá Tinh Hiển Hóa - Nhân Quả Báo Ứng Của Đắc Kỷ Trụ VươngCá Tinh Hiển Hóa - Nhân Quả Báo Ứng Của Đắc Kỷ Trụ Vương
Cá Tinh Hiển Hóa - Nhân Quả Báo Ứng Của Đắc Kỷ Trụ VươngPhát Nhất Tuệ Viên
 
Kinh- địa- tạng- bồ- tát- bổn- nguyện
Kinh- địa- tạng- bồ- tát- bổn- nguyệnKinh- địa- tạng- bồ- tát- bổn- nguyện
Kinh- địa- tạng- bồ- tát- bổn- nguyệnJackson Linh
 
Quần tiên gia ngôn lục
Quần tiên gia ngôn lụcQuần tiên gia ngôn lục
Quần tiên gia ngôn lụcHoàng Lý Quốc
 
Bạch dương tổ sư lược truyện
Bạch dương tổ sư lược truyệnBạch dương tổ sư lược truyện
Bạch dương tổ sư lược truyệnHoàng Lý Quốc
 
AN CHUNG DAO CHANH LY CHANH THIEN MENH CHANH
AN CHUNG DAO CHANH LY CHANH THIEN MENH CHANHAN CHUNG DAO CHANH LY CHANH THIEN MENH CHANH
AN CHUNG DAO CHANH LY CHANH THIEN MENH CHANHPhát Nhất Tuệ Viên
 
Hoat Phật Sư Tôn Chú Giải Nhất Quán Đạo Nghi Vấn Giải Đáp
Hoat Phật Sư Tôn Chú Giải Nhất Quán Đạo Nghi Vấn Giải ĐápHoat Phật Sư Tôn Chú Giải Nhất Quán Đạo Nghi Vấn Giải Đáp
Hoat Phật Sư Tôn Chú Giải Nhất Quán Đạo Nghi Vấn Giải ĐápPhát Nhất Tuệ Viên
 
Súc đạo luân hồi kí cảnh tỉnh đệ tử bạch dương
Súc đạo luân hồi kí   cảnh tỉnh đệ tử bạch dươngSúc đạo luân hồi kí   cảnh tỉnh đệ tử bạch dương
Súc đạo luân hồi kí cảnh tỉnh đệ tử bạch dươngHoàng Lý Quốc
 
Sau khi cầu đạo đừng quên đi tam bảo và tu đạo
Sau khi cầu đạo đừng quên đi tam bảo và tu đạoSau khi cầu đạo đừng quên đi tam bảo và tu đạo
Sau khi cầu đạo đừng quên đi tam bảo và tu đạoHoàng Lý Quốc
 
Bát nhã ba la mật đa tâm kinh chú giải
Bát nhã ba la mật đa tâm kinh   chú giảiBát nhã ba la mật đa tâm kinh   chú giải
Bát nhã ba la mật đa tâm kinh chú giảiHoàng Lý Quốc
 
Thái thượng cảm ứng thiên
Thái thượng cảm ứng thiênThái thượng cảm ứng thiên
Thái thượng cảm ứng thiênHoàng Lý Quốc
 

What's hot (20)

Quan thánh đế quân giác thế chân kinh
Quan thánh đế quân giác thế chân kinhQuan thánh đế quân giác thế chân kinh
Quan thánh đế quân giác thế chân kinh
 
địa mẫu chân kinh
địa mẫu chân kinhđịa mẫu chân kinh
địa mẫu chân kinh
 
Hoạt ngục hiện hình ký
Hoạt ngục hiện hình kýHoạt ngục hiện hình ký
Hoạt ngục hiện hình ký
 
Ấn Chứng Thảm Trạng Ngày Mạt Kiếp
Ấn Chứng Thảm Trạng Ngày Mạt KiếpẤn Chứng Thảm Trạng Ngày Mạt Kiếp
Ấn Chứng Thảm Trạng Ngày Mạt Kiếp
 
5 điều tu luyện của sinh mạng
5 điều tu luyện của sinh mạng5 điều tu luyện của sinh mạng
5 điều tu luyện của sinh mạng
 
Cá Tinh Hiển Hóa - Nhân Quả Báo Ứng Của Đắc Kỷ Trụ Vương
Cá Tinh Hiển Hóa - Nhân Quả Báo Ứng Của Đắc Kỷ Trụ VươngCá Tinh Hiển Hóa - Nhân Quả Báo Ứng Của Đắc Kỷ Trụ Vương
Cá Tinh Hiển Hóa - Nhân Quả Báo Ứng Của Đắc Kỷ Trụ Vương
 
Kinh- địa- tạng- bồ- tát- bổn- nguyện
Kinh- địa- tạng- bồ- tát- bổn- nguyệnKinh- địa- tạng- bồ- tát- bổn- nguyện
Kinh- địa- tạng- bồ- tát- bổn- nguyện
 
Quần tiên gia ngôn lục
Quần tiên gia ngôn lụcQuần tiên gia ngôn lục
Quần tiên gia ngôn lục
 
Bạch dương tổ sư lược truyện
Bạch dương tổ sư lược truyệnBạch dương tổ sư lược truyện
Bạch dương tổ sư lược truyện
 
AN CHUNG DAO CHANH LY CHANH THIEN MENH CHANH
AN CHUNG DAO CHANH LY CHANH THIEN MENH CHANHAN CHUNG DAO CHANH LY CHANH THIEN MENH CHANH
AN CHUNG DAO CHANH LY CHANH THIEN MENH CHANH
 
KINH ĐỊA TẠNG BỒ-TÁT BỔN NGUYỆN
KINH ĐỊA TẠNG BỒ-TÁT BỔN NGUYỆNKINH ĐỊA TẠNG BỒ-TÁT BỔN NGUYỆN
KINH ĐỊA TẠNG BỒ-TÁT BỔN NGUYỆN
 
Hoat Phật Sư Tôn Chú Giải Nhất Quán Đạo Nghi Vấn Giải Đáp
Hoat Phật Sư Tôn Chú Giải Nhất Quán Đạo Nghi Vấn Giải ĐápHoat Phật Sư Tôn Chú Giải Nhất Quán Đạo Nghi Vấn Giải Đáp
Hoat Phật Sư Tôn Chú Giải Nhất Quán Đạo Nghi Vấn Giải Đáp
 
Đại Đạo Tam Bảo
Đại Đạo Tam BảoĐại Đạo Tam Bảo
Đại Đạo Tam Bảo
 
Súc đạo luân hồi kí cảnh tỉnh đệ tử bạch dương
Súc đạo luân hồi kí   cảnh tỉnh đệ tử bạch dươngSúc đạo luân hồi kí   cảnh tỉnh đệ tử bạch dương
Súc đạo luân hồi kí cảnh tỉnh đệ tử bạch dương
 
Sau khi cầu đạo đừng quên đi tam bảo và tu đạo
Sau khi cầu đạo đừng quên đi tam bảo và tu đạoSau khi cầu đạo đừng quên đi tam bảo và tu đạo
Sau khi cầu đạo đừng quên đi tam bảo và tu đạo
 
Nghiep Luc Va Nguyen Luc
Nghiep Luc Va Nguyen LucNghiep Luc Va Nguyen Luc
Nghiep Luc Va Nguyen Luc
 
Bát nhã ba la mật đa tâm kinh chú giải
Bát nhã ba la mật đa tâm kinh   chú giảiBát nhã ba la mật đa tâm kinh   chú giải
Bát nhã ba la mật đa tâm kinh chú giải
 
Kinh điển trì tụng
Kinh điển trì tụngKinh điển trì tụng
Kinh điển trì tụng
 
Giác lộ chỉ nam
Giác lộ chỉ namGiác lộ chỉ nam
Giác lộ chỉ nam
 
Thái thượng cảm ứng thiên
Thái thượng cảm ứng thiênThái thượng cảm ứng thiên
Thái thượng cảm ứng thiên
 

Similar to THẾ-HỆ-PHỔ CỦA ĐỨC QUANG-THÁNH-ĐẠI ĐẾ

Nhà Mạc ba thời kỳ = Vanhien.vn
Nhà Mạc ba thời kỳ = Vanhien.vnNhà Mạc ba thời kỳ = Vanhien.vn
Nhà Mạc ba thời kỳ = Vanhien.vnPham Long
 
Đai Viet Su Ky Toan Thu
Đai Viet Su Ky Toan ThuĐai Viet Su Ky Toan Thu
Đai Viet Su Ky Toan Thubuiduongduong
 
[Thuvienso.org] đại việt sử ký toàn thư
[Thuvienso.org]  đại việt sử ký toàn thư[Thuvienso.org]  đại việt sử ký toàn thư
[Thuvienso.org] đại việt sử ký toàn thưHiếu Nguyễn
 
Dai viet suky_toanthu
Dai viet suky_toanthuDai viet suky_toanthu
Dai viet suky_toanthusungtran45
 
Dai viet su ky toan thu (le van huu)
Dai viet su ky toan thu (le van huu)Dai viet su ky toan thu (le van huu)
Dai viet su ky toan thu (le van huu)Hung Nguyen
 
Daovienminhthanhkinh 180515071505
Daovienminhthanhkinh 180515071505Daovienminhthanhkinh 180515071505
Daovienminhthanhkinh 180515071505LcHiuH
 
Nhà Mạc với mười hai đời vua
Nhà Mạc với mười hai đời vuaNhà Mạc với mười hai đời vua
Nhà Mạc với mười hai đời vualongvanhien
 
BINH BỘ THƯỢNG THƯ HIỆP BIỆN ĐẠI HỌC SỸ ĐOÀN VĂN PHÚ
BINH BỘ THƯỢNG THƯ HIỆP BIỆN ĐẠI HỌC SỸ ĐOÀN VĂN PHÚBINH BỘ THƯỢNG THƯ HIỆP BIỆN ĐẠI HỌC SỸ ĐOÀN VĂN PHÚ
BINH BỘ THƯỢNG THƯ HIỆP BIỆN ĐẠI HỌC SỸ ĐOÀN VĂN PHÚlangsontung
 
Kỷ niệm 590 năm khởi nghĩa lam sơn
Kỷ niệm 590 năm khởi nghĩa lam sơnKỷ niệm 590 năm khởi nghĩa lam sơn
Kỷ niệm 590 năm khởi nghĩa lam sơnKelsi Luist
 
Sơn Tùng - Mỹ Thạnh
Sơn Tùng - Mỹ ThạnhSơn Tùng - Mỹ Thạnh
Sơn Tùng - Mỹ Thạnhlangsontung
 
THÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNG
THÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNGTHÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNG
THÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNGPham Long
 

Similar to THẾ-HỆ-PHỔ CỦA ĐỨC QUANG-THÁNH-ĐẠI ĐẾ (20)

Nhà Mạc ba thời kỳ = Vanhien.vn
Nhà Mạc ba thời kỳ = Vanhien.vnNhà Mạc ba thời kỳ = Vanhien.vn
Nhà Mạc ba thời kỳ = Vanhien.vn
 
Đai Viet Su Ky Toan Thu
Đai Viet Su Ky Toan ThuĐai Viet Su Ky Toan Thu
Đai Viet Su Ky Toan Thu
 
Dai viet su_ky_toan_thu
Dai viet su_ky_toan_thuDai viet su_ky_toan_thu
Dai viet su_ky_toan_thu
 
[Thuvienso.org] đại việt sử ký toàn thư
[Thuvienso.org]  đại việt sử ký toàn thư[Thuvienso.org]  đại việt sử ký toàn thư
[Thuvienso.org] đại việt sử ký toàn thư
 
Dai viet suky_toanthu
Dai viet suky_toanthuDai viet suky_toanthu
Dai viet suky_toanthu
 
Dai viet su ky toan thu (le van huu)
Dai viet su ky toan thu (le van huu)Dai viet su ky toan thu (le van huu)
Dai viet su ky toan thu (le van huu)
 
Dai viet su ky toan thu
Dai viet su ky toan thuDai viet su ky toan thu
Dai viet su ky toan thu
 
Dai viet su ki toan thu
Dai viet su ki toan thuDai viet su ki toan thu
Dai viet su ki toan thu
 
Danhnhan
DanhnhanDanhnhan
Danhnhan
 
Truongquocte.ifno_Nhân vật lịch sử & giai thoại
Truongquocte.ifno_Nhân vật lịch sử & giai thoạiTruongquocte.ifno_Nhân vật lịch sử & giai thoại
Truongquocte.ifno_Nhân vật lịch sử & giai thoại
 
Lich su giai thoai
Lich su   giai thoaiLich su   giai thoai
Lich su giai thoai
 
Daovienminhthanhkinh 180515071505
Daovienminhthanhkinh 180515071505Daovienminhthanhkinh 180515071505
Daovienminhthanhkinh 180515071505
 
Dai viet su ky toan thu
Dai viet su ky toan thuDai viet su ky toan thu
Dai viet su ky toan thu
 
Nhà Mạc với mười hai đời vua
Nhà Mạc với mười hai đời vuaNhà Mạc với mười hai đời vua
Nhà Mạc với mười hai đời vua
 
Tam Quoc Dien Nghia
Tam Quoc Dien NghiaTam Quoc Dien Nghia
Tam Quoc Dien Nghia
 
BINH BỘ THƯỢNG THƯ HIỆP BIỆN ĐẠI HỌC SỸ ĐOÀN VĂN PHÚ
BINH BỘ THƯỢNG THƯ HIỆP BIỆN ĐẠI HỌC SỸ ĐOÀN VĂN PHÚBINH BỘ THƯỢNG THƯ HIỆP BIỆN ĐẠI HỌC SỸ ĐOÀN VĂN PHÚ
BINH BỘ THƯỢNG THƯ HIỆP BIỆN ĐẠI HỌC SỸ ĐOÀN VĂN PHÚ
 
Sukytumathien
SukytumathienSukytumathien
Sukytumathien
 
Kỷ niệm 590 năm khởi nghĩa lam sơn
Kỷ niệm 590 năm khởi nghĩa lam sơnKỷ niệm 590 năm khởi nghĩa lam sơn
Kỷ niệm 590 năm khởi nghĩa lam sơn
 
Sơn Tùng - Mỹ Thạnh
Sơn Tùng - Mỹ ThạnhSơn Tùng - Mỹ Thạnh
Sơn Tùng - Mỹ Thạnh
 
THÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNG
THÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNGTHÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNG
THÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNG
 

More from Chiến Thắng Bản Thân

Đường Là Hiểm Họa Của Toàn Nhân Loại
Đường Là Hiểm Họa Của Toàn Nhân LoạiĐường Là Hiểm Họa Của Toàn Nhân Loại
Đường Là Hiểm Họa Của Toàn Nhân LoạiChiến Thắng Bản Thân
 
Nhân Tố Enzyme - Phương Thức Sống Lành Mạnh
Nhân Tố Enzyme - Phương Thức Sống Lành MạnhNhân Tố Enzyme - Phương Thức Sống Lành Mạnh
Nhân Tố Enzyme - Phương Thức Sống Lành MạnhChiến Thắng Bản Thân
 
Kinh tối thắng phật đảnh tịnh trừ nghiệp chướng thần chú
Kinh tối thắng phật đảnh tịnh trừ nghiệp chướng thần chúKinh tối thắng phật đảnh tịnh trừ nghiệp chướng thần chú
Kinh tối thắng phật đảnh tịnh trừ nghiệp chướng thần chúChiến Thắng Bản Thân
 
Kinh Tối Thắng Phật Đỉnh Tịnh Trừ Nghiệp Chướng Thần Chú.
Kinh Tối Thắng Phật Đỉnh Tịnh Trừ Nghiệp Chướng Thần Chú.Kinh Tối Thắng Phật Đỉnh Tịnh Trừ Nghiệp Chướng Thần Chú.
Kinh Tối Thắng Phật Đỉnh Tịnh Trừ Nghiệp Chướng Thần Chú.Chiến Thắng Bản Thân
 

More from Chiến Thắng Bản Thân (20)

Vô thừa chơn giáo.
Vô thừa chơn giáo.Vô thừa chơn giáo.
Vô thừa chơn giáo.
 
Milarepa Con Người Siêu Việt
Milarepa Con Người Siêu ViệtMilarepa Con Người Siêu Việt
Milarepa Con Người Siêu Việt
 
Đại giác thánh kinh
Đại giác thánh kinhĐại giác thánh kinh
Đại giác thánh kinh
 
Vo vi meditation
Vo vi meditationVo vi meditation
Vo vi meditation
 
Con Đường Chuyển Hóa
Con Đường Chuyển HóaCon Đường Chuyển Hóa
Con Đường Chuyển Hóa
 
AMI CẬU BÉ CỦA CÁC VÌ SAO
AMI CẬU BÉ CỦA CÁC VÌ SAOAMI CẬU BÉ CỦA CÁC VÌ SAO
AMI CẬU BÉ CỦA CÁC VÌ SAO
 
Sống để trao tặng
Sống để trao tặngSống để trao tặng
Sống để trao tặng
 
LĂNG KÍNH CỦA LYRA
LĂNG KÍNH CỦA LYRALĂNG KÍNH CỦA LYRA
LĂNG KÍNH CỦA LYRA
 
THIỀN Tự do đầu tiên và cuối cùng.
THIỀN Tự do đầu tiên và cuối cùng.THIỀN Tự do đầu tiên và cuối cùng.
THIỀN Tự do đầu tiên và cuối cùng.
 
Bách Hiếu Kinh .
Bách Hiếu Kinh .Bách Hiếu Kinh .
Bách Hiếu Kinh .
 
Thất Chân Nhân Quả.
Thất Chân Nhân Quả.Thất Chân Nhân Quả.
Thất Chân Nhân Quả.
 
NỘI LỰC TỰ SINH.
NỘI LỰC TỰ SINH.NỘI LỰC TỰ SINH.
NỘI LỰC TỰ SINH.
 
Kinh Cúng Tứ Thời.
Kinh Cúng Tứ Thời.Kinh Cúng Tứ Thời.
Kinh Cúng Tứ Thời.
 
Huỳnh Đình Kinh.
Huỳnh Đình Kinh. Huỳnh Đình Kinh.
Huỳnh Đình Kinh.
 
Cõi vô hình Vô vi tâm pháp.
Cõi vô hình  Vô vi tâm pháp.Cõi vô hình  Vô vi tâm pháp.
Cõi vô hình Vô vi tâm pháp.
 
Đường Là Hiểm Họa Của Toàn Nhân Loại
Đường Là Hiểm Họa Của Toàn Nhân LoạiĐường Là Hiểm Họa Của Toàn Nhân Loại
Đường Là Hiểm Họa Của Toàn Nhân Loại
 
Nhân Tố Enzyme - Phương Thức Sống Lành Mạnh
Nhân Tố Enzyme - Phương Thức Sống Lành MạnhNhân Tố Enzyme - Phương Thức Sống Lành Mạnh
Nhân Tố Enzyme - Phương Thức Sống Lành Mạnh
 
Vệ Sinh Yếu Quyết
Vệ Sinh Yếu QuyếtVệ Sinh Yếu Quyết
Vệ Sinh Yếu Quyết
 
Kinh tối thắng phật đảnh tịnh trừ nghiệp chướng thần chú
Kinh tối thắng phật đảnh tịnh trừ nghiệp chướng thần chúKinh tối thắng phật đảnh tịnh trừ nghiệp chướng thần chú
Kinh tối thắng phật đảnh tịnh trừ nghiệp chướng thần chú
 
Kinh Tối Thắng Phật Đỉnh Tịnh Trừ Nghiệp Chướng Thần Chú.
Kinh Tối Thắng Phật Đỉnh Tịnh Trừ Nghiệp Chướng Thần Chú.Kinh Tối Thắng Phật Đỉnh Tịnh Trừ Nghiệp Chướng Thần Chú.
Kinh Tối Thắng Phật Đỉnh Tịnh Trừ Nghiệp Chướng Thần Chú.
 

THẾ-HỆ-PHỔ CỦA ĐỨC QUANG-THÁNH-ĐẠI ĐẾ

  • 2. 2 THẾ-HỆ-PHỔ CỦA ĐỨC QUANG-THÁNH-ĐẠI ĐẾ Đức Quang Thánh Đại Đế Họ Quang, húy là võ, tự là Vân Trường. Ông Thỉ Tổ của Ngài là ông Quang-Long-Phùng, làm chức Đại Phu đời nhà Ha, triều vua kiệt (1818 trước chúa Gi-Giu Giáng sanh). Ông Nội của Ngài , húy là Thẩm, tự là Vấn-Chi, hiệu là Thạch- Bàng, sanh năm Canh Dần, nhằm năm thứ hai niên hiệu Vĩnh- Nguơn, triều vua Hiếu- Hòa Đế, đời Đông-Hán (89 năm sau Giáng sanh. Ông ở tỉnh Sơn- Tây, Thành Giải-Lương, làng Trường-Bình, xóm Bửu-Trì.Ông nổi danh là bực hiền hòa, đạo đức. Ông dùng kinh Xuân Thu và kinh Dịch mà dạy con. Năm Đinh Dậu nhằm năm thứ 3, triều vua Hiếu-Huờn-Đế, niên hiệu Vĩnh-Thọ, ông từ trần, ông hưởng thọ 68 tuổi. Ông thân của Ngài, húy là Nghị, tự là Đạo Viễn, tánh chí hiếu. Lúc cư tang cha, thì che chòi ở phụng sự báo hiếu một bên mả cha trọn ba năm trời. Triều vua Hiếu Huờn Đế niên hiệu Diên Hy, năm thứ 3, nhằm năm Canh Tý, ngày 24 tháng 6, ông sanh Đức Thánh Đế (157 năm sau Giáng sanh).
  • 3. 3 Khi Đức Thánh Đế ra đời có Hào quang chói sáng cả xóm Bửu Trì. Thiên hạ đều khen ngợi nhà Họ Quang và trằm trồ nói rằng : « Người con của ông Quang Nghị thiệt là một vị Thiên Thần Giáng sanh, chớ chẳng phải là bực tầm thường đâu ». Đức Thánh Đế, lúc thiếu niên, thọ giáo với cha. Ngài bát lãm sách Luận Ngữ, sách Mạnh Tử và kinh Xuân Thu. Trạng mạo của Ngài tươi tốt và lẫm liệt phi thường. Hình dung cao lớn, mặt đỏ, mày tằm, mắt phụng, râu rồng, trán cọp, và tiếng rang rãng như tiếng chuông đồng. Nghề văn, nghiệp vỏ của Ngài lấy làm siêu quần, bạt tụy . Tâm tánh của Ngài lấy làm công bình, chánh trực. Thao lược, cơ mưu, của Ngài càng ngày càng tấn phát. Đến 17 tuổi Ngài cưới bà Hồ Thị . Đến sau, Ngài sanh ba người con trai là : Quang Bình, Quang Hưng và Quang Sách. Người đầu lòng là ông Bình, tự là Đát Chi, sanh ngày 13 tháng 5 năm Mậu Ngũ, nhằm năm thứ 2 triều vua Hiếu Linh Đế, niên hiệu Quang Hòa (176 năm sau Giáng Sanh). Ông Quang Bình lúc thiếu niên theo cha học rành nghề văn, nghiệp vỏ, rồi khi lớn lên, thì cũng theo giúp cha trong việc chinh chiên. Mấy trăm trận xông lên, đột pháo, chẳng giây phút rời cha. Lúc sống chẳng rời cha, lúc thác cũng chẳng rời cha. Ngày mồng 7 tháng chạp, năm Kỷ Hợi, ông đặng toàn trung, toàn hiếu, ông hưởng thọ đặng 42 tuổi. Người thứ nhì là ông Hưng tự là An Quốc, lúc thiếu niên theo đức Võ Hầu học tập nghề văn, nghiệp vỏ. Khi lớn lên thì lãnh chức Thị Trung Trung Giám Quân ông có cử hình phạt Ngô nhiều phen đặng báo thù cho cha. Nước Ngô kiên sợ có một mình ông mà thôi. Ông có hai người con trai là : Quang Thống và Quang Duy. Đến năm 24 tuổi, ông thọ bịnh từ trần.
  • 4. 4 Người thứ ba là ông Sách, tự Là Duy Chi, nghề văn, nghiệp vỏ siêu quần bạt tụy. Ông lãnh chức Tiên phong đánh giặc Mãnh Hoạch nhiều lần ông có đại công với nhà Thục. Nói về hai người con của ông Quang Hưng. 1. Ông Quang Thống tập tước Thượng Công Chủ Quan, Hổ Bôn Trung Lang Tướng, Đông Ngô và Bắc Ngụy đều biết danh của ông. Ông không có con. 2. Ông Quang Duy đặng lập phong tước Hớn Thọ Đình Hầu, khi ông lành chức Tiền Tướng Quân đem binh phạt Ngụy, ông bị tử trận. Ông có một người con tên là Quang Tệ. Ông Quang Tệ làm chức Giáng ngôi đại phu. Khi nhà Thục mất nước thì ông vào đất Tin Đô ở ẩn. Ông có một người con tên là Quang Lảng. Ông Quang Lảng bát lãm kinh Dịch và kinh Xuân Thu. Vua nước Ngụy sai sứ mời ông ra làm Quan đã nhiều phen mà ông cứ từ chối luôn luôn. Từ đây sắp xuống, con cháu nhà Họ Quang còn lưu truyền nhiều đời kể ra không xiết. Đức Thánh Đế lúc sanh tiền. Ngài lãnh chức Hớn Thọ Đình Hầu của nhà Đại Hớn. Từ ngày Ngài hiển Thánh cho đến ngày nay. Ngài cứu Quốc hộ dân nhiều lắm, cho nên từ đời nhà Hớn cho tới đời nhà Thanh, triều nào cũng có tặng phong cho Ngài. Đức Thánh Đế và ông Quang Bình hiển Thánh tại đất Lâm Thơ ngày mồng 7 tháng chạp, năm Kỷ Hợi, nhằm năm thứ 21 triều vua Hiếu Hiến Đế, niên hiệu Diên Khương (217 năm sau Giáng sanh). Lúc ấy Ngài hưởng thọ 60 tuổi, ông Quang Bình hưởng thọ 42 tuổi.
  • 5. 5 LỊNH TRIỀU TẶNG PHONG CHO ĐỨC QUANG THÁNH ĐẠI ĐẾ -oOo- NHÀ ĐÔNG HỚN Vua Hiếu Hiến Đế, niên hiệu Kiến An, năm thứ 9, phong cho Ngài trước Hớn Hớn Thọ Đình Hầu. Cũng triều vua Hiếu Hiến Đế, niên hiệu Kiến An, năm thứ 24, ông Hớn Trung Vương tâu vua phong cho Ngài tước Tiền Tướng Quân, Hớn Hớn Thọ Đình Hầu. NHÀ THỤC Vua Hận Chúa, niên hiệu Cảnh Diệu, năm thứ 3, phong cho Ngài tước Tráng Mục Hầu. NHÀ TÙY Vua Văn Đế, niên hiệu Khai Hoàng năm thứ 2, phong cho Ngài tước Trung Huệ Công. NHÀ ĐƯỜNG Triều vua Cao Tông, niên hiệu Nghi Phụng, năm đầu, đức Lục Tổ Thiền Sư lập bàn thờ thờ Ngài trong chùa Ngọc Truyền Sơn và đề bài vị : Già Lam Chánh Thần. NHÀ TỐNG Vua Triết Tông, niên hiệu Thiệu Thánh, năm thứ 3, gia phong cho : Ông Quang Bình tước Trung Kiệt Vương và ban tấm biển vàng treo trước cửa miếu.
  • 6. 6 Ông Quang Hưng tước Hiển Trung Vương . Ông Quang Sách tước Thuận Trung Vương. Vua Hy Tông, niên hiệu Sùng Ninh, năm đầu, sang sứ đệ sắc ra tỉnh Sơn Tây, thành Giải Lương, làng Trường Bình, xóm Bửu Trì, phong cho : Đức Thánh Đế tước Sùng Ninh Chơn Quân. Ông Quang Bình tước Võ Linh Hầu. Ông Châu Thương tước oai linh Tướng Quân. Cũng triều vua Hy Tông, niên hiệu Đại Quân, năm thứ 2, gia phong cho đức Thánh Đế tước Võ An Vương. Sùng Ninh Chơn Quân : Cũng triều vua Hy Tông, niên hiệu Tuyên Hòa năm thứ 5, gia phong cho đức Thánh Đế thêm hai chữ Nghĩa Dõng và gia phong cho : Ông Quang Bình thêm hai chữ Oai Hiển. NHÀ NAM TỐNG Triều vua Cao Tông, niên hiệu Viêm Hưng, năm thứ 2, phong cho đức Thánh Đế tước Tráng Mục Nghĩa Dõng Vương. Triều vua Hiếu Tông, niên hiệu Thuần Huy, năm thứ 14, giaphong cho đức Thánh Đế thêm hai chữ Anh Tế. NHÀ NGUƠN Triều vua Võ Tông, niên hiệu Thiên Lịch, năm thứ 8, gia phong cho đứcThánh Đế, tước hiển linh Nghĩa Dõng, Võ Anh Tế Vương. Triều vua Thuận Tông, niên hiệu Chí Chánh, năm thú 16, phong cho : Ông Tham Quân Vương Phủ tước Phụ Chánh Lợi Tế, Chiêu Trung Hầu. Ông Giám Quân Triệu Lụy tước Trợ Thuận Khu Ma, Tuyên Nghĩa Hầu.
  • 7. 7 Ông Châu Thương tước Oai Linh Tướng Quân, Oai Tuyên Trung Dõng Công. Ông Quang Bình tước Kiên Công Hầu, Liêu Hóa Củ Soát, Tốc Bảo, Oai Linh Công. NHÀ MINH Triều vua Thần Tông, niên hiệu Vạn Lịch, năm thứ 42, sắc phong cho đức Thánh Đế tước Phục Ma Đại Đế, Thần Oai Viễn Trấn Thiên Tôn Quang Thánh Đế Quân. Triều vua Hoài Tông, niên hiệu Sùng Trinh, năm thú ba, gia phong cho đức Thánh Đế tước Chơn Nguơn Hiển Ứng , Chiêu Minh Dựt Hớn Thiên Tôn. NHÀ THANH Triều vua Thế Tổ, Chương Hoàng Đế, niên hiệu Thuận Trị, năm đầu sắc dụ tế lễ đức Thánh Đế và phong cho Ngài tước Trung Nghĩa Thần Võ Quan Thánh Đại Đế. Triều vua Thế Tông Hiếu Hoàng Đế, niên hiệu Ung Chánh, năm thứ 3, truy phong tước công cho ba đời trước của đức Thánh Đế và chỉ dụ khắc Thần chủ thờ trong đền thờ của Ngài, mỗi năm Xuân Thu quý tế hai kỳ. Vua truy phong cho ông Cố của Ngài tước Quang Chiêu Công. Ông Nội của Ngài tước Dũ Xương Công Ông Thân của Ngài tước Thành Trung Công. Triều vua Cao Tông Thuần Hoàng Đế, niên hiệu Càng Long, tôn đức Thánh Đế là Sơn Tây Quang Phu Tử, lại gia phong thêm hai chữ Linh Hựu. Triều vua Nhơn Tông Duệ Hoàng Đế, niên hiệu Gia Khánh, năm thứ 18, gia phong thêm cho Ngài hai chữ Nhơn Dõng.
  • 8. 8 Triều vua Tuyên Tông Thành Hoàng Đế, niên hiệu Đạo Quang năm thứ 8, phong cho Ngài tước Trung Nghĩa Thần Vỏ, Linh Hựu Nhơn Dõng Oai Hiển, Quang Thánh Đại Đế, vua Lai Tôn: Đức Khổng Thánh tước Văn Đế. Đức Quang Thánh tước Vỏ Đê. Triều vua Quang Chữ, năm thứ ba, phong cho đức Thánh Đế tước Trung Nghĩa Thần Vỏ, Linh Hựu, Nhơn Dõng, Oai Hiển, Hộ Quốc, Bảo Dân Tỉnh Thành Tuy Tịnh, DựcToán, Quang Thánh Đại Đế. *************************************** Các sự tích đã kể trên đây lưu đại Gia Phổ Để tại nhà Thờ lập từ xưa tới nay nơi tỉnh Sơn Tây, thành Giải Lương, làng Trường Bình, xóm Bửu Trì.
  • 9. 9 CHỈ CÁC NGÀY VÍA CỦA NĂM ÔNG. -oOo- ĐỨC- QUANG-THÁNH- ĐẠI- ĐẾ 1. Ngày 21 tháng 6 ngày Giáng Sanh 2. Ngày mồng 9 tháng 9 Vía về Trời, thọ phong chức; 3. Ngày mồng 8 tháng 12 Kỵ. 4. Tam Thiên Môn, Đại Nguơn Soái thống quản 3 cứa Trời là: cửa Đông, cửa Tây và cửa Nam. ĐỨC QUANG THÁNH THÁI TỬ Ngày 13 tháng 5 ngày Sanh Ngày mồng 8 tháng 12 ngày Kỵ ĐỨC CHÂU ĐẠI TƯỚNG QUÂN Ngày 30 tháng 10 ngày Sanh ĐỨC TRƯƠNG TIÊN ĐẠI ĐẾ Ngày 23 tháng 11 ngày Phong Thần ĐỨC VƯƠNG THIÊN QUÂN Ngày 24 tháng 6 ngày phong Thần. ******************************************* LỜI DẶN: Tới ngày Vía phải trai, giái, mộc, dục. Trong lòng phải chí thành, chí kỉnh. Trên bàn thờ phải sửa dọn cho chí tinh, chí khiết, rồi vọng : Hương, đăng, hoa, quả. Các việc an bài rồi, thì ngày ấy phải tụng cho đặng 2 cuốn Minh Thánh Kinh.
  • 10. 10 ĐỨC HÀNG VĂN CÔNG GIÁNG CƠ ĐẶT BÀI TỰA MINH THÁNH KINH NHƯ SAU NẦY: -oOo- Nếu muốn vì ngàn xưa mà dạy dỗ thiên hạ cuộc can thường luân lý, nếu muốn vì trăm đời mà nhắc nhỡ thiên hạ giữ mình cho trọn danh, rạng tiết, thì ngoại sách Luận Ngữ và sách Mạnh Tử, chẳng có kinh điển nào rành rẽ và công đức lớn cho bằng Minh Thánh Kinh. Xét cho chí lý, thì sách Luận Ngữ và sách Mạnh Tử cũng dạy việc Trung, Hiếu, Liêm, Tiết, là mỗi của đạo Nhân Luân mà thôi. Đức Quang Thánh Đại Đế, lúc thiếu niên do học thuật theo sách Luận Ngữ và sách Mạnh Tử, cho nên tấm lòng của Ngài sóng sánh cũng kịp tấm lòng của đức Khổng Thánh và cái chí của Ngài, so tài cũng bằng cái chí của đức Mạnh Tử. Ngài cũng lấy bốn điều lớn là: Trau mình, sửa nhà, trị nước và vỗ an thiên hạ mà đặt kinh điển lưu truyền dạy đời. Ngài đặt Minh Thánh Kinh rồi, Ngài còn giao cho Vì Thiên Quân phê chú và làm tựa. Thiệt là Ngài khổ tâm về việc muốn cứu đời cho khỏi tội lỗi biết là dường nào. Nói thiệt kinh nầy chẳng lo chi là truyền tống chẳng đặng xa xuôi, chỉ lo in ra chẳng đặng cho nhiều mà thôi. Thử xem trong các Tỉnh, các Châu, các Huyện, sớm tối thiên hạ đều vâng tụng kinh nầy, và gần xa thiên hạ đều biên chép kinh nầy. Như vậy thì, kinh nầy lấy làm bổ ích cho cuộc phong hóa biết là dường nào. Nay kẻ Ngô Sanh chẳng nài đường sá xa xôi ngàn dặm, đến tại đàng nầy cầu ta giáng cơ đặt dùm một bài tựa. Ta phải đặt tựa cách nào? Ta có một ý, là khuyên chúng sanh hai điều sau nầy mà thôi.
  • 11. 11 Điều thứ nhứt: - Những kẻ kỉnh tống kinh nầy, trước hết, phải rèn lòng, trau nết, cho vẹn 8 chữ là: Hiếu, Để, Trung, Tín, Lễ, Nghĩa, Liêm, Tiết, rồi ra công hoằng hóa thiên hạ cho đặng Nhơn Nghĩa như mình. Làm đặng như vậy, thì Trời sẽ ban ơn vô biên, vô lượng. Điều thứ nhì:- Những kẻ xem kinh nầy, trì tụng kinh nầy, phải gắn sức sửa mình cho ngay thẳng, phải vâng thi hành kinh những lời của kinh nầy giáo huấn. Làm đặng như vậy, thì Trời sẽ ban phước vô cùng, vô tận. Hễ vâng lời thi hành theo kinh nầy, thì trong lòng chẳng rời điều Trung, điều Hiếu, điều Liêm và điều Tiết. Bởi vậy cho nên ta mới nói rằng: Nếu muốn vì ngàn xưa mà dạy dỗ thiên hạ cuộc can thường, luân lý; nếu muốn vì trăm đời mà nhắc nhỡ thiên hạ giữ mình cho trọn danh, rạng tiết, thì, ngoại sách Luận Ngữ và sách Mạnh Tử, chẳng có kinh điển nào rành rẽ và công đức lớn cho bằng Minh Thánh Kinh. NẦY LÀ LỜI TỰA: Đời nhà Thanh, triều vua Đạo Quang, tháng chạp, năm Tân Sửu, nhằm năm 1841, mùa Thu, tháng 7, đêm mồng 5 giáng cơ tại Định Ấp, xóm Thạch Trấn, núi Đại Long Sơn. ***************************************
  • 12. 12 ĐỨC PHÙ HỰU ĐẾ QUÂN GIÁNG CƠ ĐẶT BÀI TỰA MINH THÁNH KINH NHƯ SAU NẦY: Ta thầm nghĩ rằng: Cái gốc của cuộc sửa mình thì chẳng có điều chi trọng hơn là việc làm lành; mà cái Đạo làm lành thì chẳng có điều chi lớn hơn là việc khuyên dạy người ta; mà cái phép khuyên dạy người ta thì chẳng có điều chi hay hơn là việc in kinh, in thiện thơ mà kỉnh tống. Bởi vậy cho nên, đức Văn Đế “Là đức Khổng Thánh” mới đặt bài Âm Chất Văn, đức Võ Đế “Là đức Quang Đế” mới đặt cuốn Giải Thế Kinh, đức Thái Thái Thượng mới đặt cuốn Cảm Ứng Thiên, đáu đáu khuyên đời chừa bỏ thói xấu; khăng khăng dạy dân cái dữ, cái lành. Nhưng mà ít có ai chịu nghe theo những lời của Thánh Thần Giáo Hớn, cho nên thói đời càng ngày càng đen bạc, lòng người càng ngày càng độc ác. Ai cũng thấy liền năm trời làm cho nước lụt, làm cho nắng hạn, xuôi khiến cho giặc giã lẫy lừng nhơn dân bị khổ, bị hại, biết là dường nào; ấy là tại người gây nghiệp chướng mà Trời xuống tai ương đó vậy. Than ôi! Phàm làm loài người ta thì phải có trí khôn hơn muôn loài thú vật, mà sao chẳng biết suy nghĩ việc tội, việc phước, lại nỡ đành sanh các mối họa không ngần? Đức Phu Tử của ta thấy vậy, thì chạnh dạ từ bi. Ngài chẳng nỡ điểm nhiên tọa thị, để cho sanh linh sẫy hang, sa hố. Ngài bèn đặt Minh Thánh Kinh mà ban hành khắp trong bốn biển, đặng dạy dân cải tà, quy chánh, cải ác, tùng lương. Kinh nầy trên thì hiệp theo lòng Trời, dưới thì nhằm theo thế sự. Từ ngày Minh Thánh kinh ban hành cho đến nay, thì phong tục đất Quế Lâm đã đổi dời ra tốt, và Đạo Nhân Luân của đất Đông Việt đã đặng rõ ràng đẹp đẽ. Như vậy thì chẳng
  • 13. 13 phải là nhờ sự linh nghiệm của kinh nầy hóa cuộc Tồi Phong bại tục ra cuộc thuần phong mỹ tục hay sao? . Từ ngày chư đệ tử ở cửa hàng Kiệm Thiện Đường tại ấp Việt Nam quyên tiền, mướn khắc bảng in Minh Thánh Kinh mà kỉnh tống cho dân sau thì nhân dân đất Việt Hải ùng ùng tu thân hành Đạo theo kinh nầy rồi các tỉnh Mân Việt và Triết Giang cũng tu hành theo nữa. Bây giờ bảng cũ đã mòn in không rõ chữ, các nhà buôn đất Việt Nam và đất Việt Hải quyên tiền mướn khắc bảng lại mà thỉnh ta giáng cơ đặt tựa. Ta đặt tựa, thì ta nói như vầy: Thiện thơ mà văn chương cao kỳ nghĩa lý thâm trầm, xác tận thế tình như Minh Thánh Kinh nầy, thì dẫu in ra nhiều thế mấy, dẫu kỉnh tống nhiều thế mấy thì cũng chẳng lo rằng kỉnh tống không hết, là vì nhà nào cũng thỉnh về mà tụng đọc. Đọc hiểu rồi, thì cải tà quy chánh, cải ác tùng thiện, tục đời càng ngày càng vượng, dân vật càng ngày ngày càng thạnh; sanh linh may mắn biết là dường nào! Các đệ tử kỉnh tống kinh nầy đặng phước biết là dường nào. NẦY LÀ LỜI TỰA. Đời nhà Thanh, triều vua Quang Chữ năm thứ hai, nhằm năm Bính Tý “1876”. Mùa Thu trung tuần tháng 7, giáng cơ tại tỉnh Việt Tây, gò Đơn Trước, trong một cảnh vườn nhỏ.
  • 14. 14 ĐỨC QUANG-THÁNH-ĐẠI ĐẾ GIÁNG BÚT PHÊ THỊ CUỐN MINH THÁNH KINH CỦA TRẦN- QUANG -THUẬN PHỤNG DIỄN RA TIẾNG QUỐC ÂM -oOo- Lời Tựa: Trời Đất thật là rộng lớn, mặt nhựt, mặt nguyệt thiệt là soi sáng, nhưng mà, xét ra thì đạo lý của Thánh Nhân cũng là rộng lớn như Trời, như Đất vậy, cũng là soi sáng như mặt nhựt, mặt nguyệt vậy Ta thấy thói đời càng ngày càng đen bạc, xấu xa, tánh người càng ngày càng phách phỡ, gian trá, cho nên ta phải giáng bút đặt Đạo Viên Kinh đặng khuyên lơn và răn he đời. Như trong kinh ta nói câu: “Người đức, thiện, thêm bề quan tước”, ấy là lời của ta khuyên lơn đời. Ta nói câu: “Kẻ độc, gian, hại ngược về sau”,(là hại con, hại cháu, hoặc là bị tuyệt tự), ấy là lời của ta răn he đời. Ta nói câu: “Kìa Tần Cối bất trung quá nổi; hóa loài muông đền tội nhân gian”. ấy là lời của ta răn he đời.Ta nói câu: “Nhạc Vương Võ Mục trung can; Dự trong bốn Soái Thiên Đàng sắc phong”. Ấy là lời của ta khuyên lơn đời .Ta có nói câu “Tào Mang độc hiểm quá chừng ; Âm Min đương chịu khổ hình biết bao”. Ấy là lời của ta răn he đời. Ta nói câu “Đức Gia Cát Võ Hầu trung nghĩa; khắp U Minh đảnh lễ nơi nơi”. ấy là lời của ta khuyên lơn đời. Trong mấy đoạn ta trưng việc Trung, việc Hiếu, việc Liêm, việc Tiết, là ta chủ ý khuyên lơn người đời cư xử theo đó. Trong mấy chỗ ta chỉ việc Gian, việc Tham, việc Sàm, việc Nịnh là ta chủ ý răn he, chẳng cho người đời bắt chước theo đó. Đây là ta kể sơ lược ít đoạn trong kinh của ta mà thôi.
  • 15. 15 Nay đệ tử: Trần Quang Thuận đã gia tâm tìm kiếm nghĩa lý và điển tích, mà điển tích cuốn Minh Thánh kinh của ta ra tiếng Quấc âm rành rẽ: lời nói êm ái, thanh lịch, gọn gàng và thuần hậu, chẳng có chỗ nào là giọng đỏn đưa, pha lững, cho nên ta lấy làm khen ngợi lắm. Đệ tử hãy mướn xuất bản, in cho nhiều mà kỉnh tống khắp nơi, đặng cho thiên hạ tụng niệm, biết rõ những điều của ta khuyên lơn mà làm theo, biết rõ những điều của ta răn he mà chừa cải. Làm đặng như vậy thì thỏa lòng ước vọng của ta biết là dường nào! Những lời Thánh Ngôn trong cuốn kinh của ta rút lại có hai chữ là Khuyến Trừng mà thôi; (Khuyến là khuyên lơn việc làm lành, Trừng là răn he việc làm dữ) bởi vậy cho nên ta chẳng cần chi mà phải đặt lời tựa cho dài lắm. Nầy là lời Tựa.
  • 16. 16 VÕ ĐẾ MINH-THÁNH-CHƠN-KINH -oOo- MỖI KHI CHÚNG TA MUỐN TỤNG KINH, THÌ: 1. Phải: trai, giái, mộc, dục trước, và mặc quần áo mới 2. Trên bàn thờ phải sửa dọn cho tinh khiết và vọng: hương, đăng, hoa, quả và trà. 3. Phải giữ trạng mạo cho nghiêm trang, cung kính, rón rén. Trong nhà phải giữ việc lẳng lặng, không nên xao động. Phải định tâm, định chí cho bình tịnh, chẳng nên xao lãng, chẳng nên lo ra. Trong lòng phải chí thành, chí tín và trong trí phải tưởng tượng “Có Đức QUANG- THÁNH-ĐẠI-ĐẾ hiện tại nơi trước mặt chúng ta”. 4. Phải xông trầm hương cho lên khói 5. Thắp ba cây hương. Đứng ngay trước bàn thờ, xá bốn lần. Rồi quỳ xuống, dưng hương lên ngay giữa trán. Khẩn cầu lầm thầm trong miệng. Khẩn cầu xong rồi, thì đứng dậy cặm hương vào chính giữa lư cho ngay ngắn. Cặm hương rồi, thì lạy bốn lạy, xá bốn xá, lạy rồi, thì quỳ xuống đọc kinh. Đọc kinh, thì đọc cho rõ ràng từng chữ, đọc cho xuôi câu, xuôi vận. *********************************** LỜI DẶN: Kinh đã diễn Quấc âm, đọc cho liền câu, liền vần, nghe hay lắm. Kinh nầy trích sao từ trang bên trái từ THẾ HỆ PHỔ CỦA ĐỨC QUANG-THÁNH-ĐẾ-QUÂN)
  • 17. 17 QUANG-THÁNH-ĐẾ-QUÂN KHAI TÂM -oOo- THÔNG MINH THẦN CHÚ: (Phàm tụng kinh trước tiên tụng thần chú 3 lần, 3 bái) Thiên chi huyền tinh, Địa chi huyền tinh Thần chi huyền tinh, Quỷ chi huyền tinh Trợ ngã nhứt thân vạn khiếu thông linh Trù năng thức phá hổn độn lý Thường giữ Thiên Địa đồng chơn thể Trù năng thức phá hổn độn khiếu Thương giữ Thiên Địa đồng chơn diệu Nam Đẩu lục tinh, Bắc Đẩu thất tinh Thất Khúc khôi tinh, Cửu diệu hương linh Tốc trợ ngã than, Nhã phụng chí Thánh, chí Thần luật lịnh. ***********************************
  • 18. 18 BÀI SỚ CẦU ĐỨC QUANG-THÁNH ĐẠI-ĐẾ (PHẢI ĐỌC LÚC KHAI KINH) -oOo- (Lạy bốn lạy, rồi quỳ xuống đọc câu sau nầy: Kính lạy Đức Quang-Thánh Đại-Đế: Lạy bốn lạy, rồi đọc luôn). Khí cả lẫy lừng mây bạc; Lòng son sáng suốt vầng hồng. Giúp mối chánh rạng ngời tín nghĩa, oai dậy chín Châu; Trọn tiết lành vẹn vẻ trung trinh, linh soi ngàn thuở Trừ tà, dẹp (1) Giặc, đời đời tạc để công cao; Cứu (2) thế, dạy dân, chốn chốn, kính vâng lời báu. Vận sánh chín trùng vững đặc; Đức nhuần trăm họ bình an. Nay đệ tử kính thành cầu nguyện; Xin Cao Minh chứng chiếu tất lòng. Ngày nay là ngày.........tháng.........năm...........
  • 19. 19 Tôi tên là............................niên canh.............tuổi......................... Xin cầu............................................................................................ Khấn hứa giữ trọn đời; Quy y theo Đạo Thánh Nhập đạo hằng ngày trì tụng, lời Thánh linh thuộc lấy làm lòng. Minh kinh giốc dạ doãn cầu, nẻo huyền diệu ghi vào trong trí. Lần bước vào đường chơn chánh; Tấm lòng cầu đặng sáng soi. Ngữa trông lượng Thánh từ bi, chở che đức cả; Bao xiết phận hèn ngu mụi, nhuần gội ơn sâu. Cẩn cáo. (Lạy bốn lạy. Đứng dậy xá bốn xá, rồi đọc bài phía sau nầy). *********************************** (Bài sớ nầy đọc miệng lúc khai kinh. Hoặc là viết bằng giấy vàng, vái rồi đốt khi khai kinh cũng đặng) CHÚ GIẢI: (1) Đời Tam Quấc ba anh em Trương Giác. Trương Bửu và Trương Lương luyện phép tà thuật, quy tụ binh ma, rồi làm giặc: Trên thì phản nghịch với Triều đình, dưới thì phá hại nhân dân; sanh linh đồ khổ, chết oan vô số. Giặc nầy xưng hiệu là giặc Huỳnh Cân. Triều đình và mười tám nước
  • 20. 20 chư hầu không làm chi nổi. Triều đình sai đức Quang Thánh đến...Huỳnh Cân, iêu quỉ thấy Ngài xuất trận, chánh khí chói lòa, thì chúng nó khủng khiếp, biến hóa mất hết. Ngài trừ an giặc Huỳnh Cân mà cứu hộ nhân dân. Lúc ấy các nước chư hầu tôn Ngài là Phục Ma Tướng Quân. (2) Thuở nay Đức Quang-Thánh Đại- Đế cứu hộ nhân dân nhiều lắm. Ngài có đặt kinh Giát thế và Minh Thánh kinh mà dạy đời tu nhân theo việc: Hiếu, Để, Trung, Tín, Lễ, Nghĩa, Liêm, Tiết. BÀI THỈNH ĐỨC CHÂU-ĐẠI-TƯỚNG-QUÂN -oOo- (Lạy bốn lạy, rồi quỳ xuống đọc câu sau nầy Lời sắc tặng đức Châu-Đại-Tướng-Quân, Dốc lòng làm lễ Thánh Linh Lạy bốn lạy, rồi đọc luôn). Danh Dõng Tướng cửa Trời lừng lẩy; Oai Mãnh Thần mặt đất dọc ngang. Đường đường tướng mạo phi thường, mặt đen môi đỏ; Lẩm lẩm hình dung cổ quái, râu sắt, răng ngần (1) Người thảy kiên vì kỉnh tiết; Lòng thường vẹn giữ tinh trung Việc dữ lành hết sức khảo tra;
  • 21. 21 Cõi trần thế ra công giám soát. Ngời ngời oai hiển hích; Chốn chốn bước du tuần. Trừ loài gian, sẵn dạ thương dân; Tru đảng ác, dày công cứu thế Ai trung thần ; ai nghĩa sĩ, phò trì cho thẳng bước hiển vinh ; Bọn nghịch tử (2), bọn quai nhi (3), giận chém quách làm gương trừng trị. Nối bền giềng Thế Giáo (4) Sửa chánh đạo Nhân Luân (5) Hộ pháp quyền (6), giết sạch loài iêu ; Dìu dân chúng, lần theo đạo cả (7) Rất linh bấy một vì chơn Tể ; Rất hiển thay một bực Thần Quân. Thẳng ngay ủng hộ Quấc triều ; Sắc phong Trung Dõng Đại Thần Thiên Tôn. (Lạy bốn lạy. Đứng dậy, xá bốn xá, rồi đọc bài phía sau nầy). ****************************************
  • 22. 22 CHÚ GIẢI: 1. Răng ngần: Là răng trăng ngần như màu bạc. 2. Nghịch tử : Là con ngổ nghịch với cha mẹ, phá hại cha mẹ, đánh giết cha mẹ 3. Quai nhi : Là con hổn hào, nói hông lống với cha mẹ, mắn, chưỡi cha mẹ. 4. Thế Giáo : Là cuộc dạy đời về việc nhơn nghĩa. 5. Nhân Luân: Là quân thần, phụ nữ, phu phụ, huynh đệ, bằng hữu, và nhơn nghĩa, lễ, trí, tin. 6. Pháp quyền: Là kinh, sám, luật, lệ, của đạo dạy thờ Trời Phật. 7. Đạo cả : Là đạo Chánh, Trời Phật truyền ra mà dạy chúng sanh cải tà, quy chánh, cải ác, tùng thiện, đừng tin dị đoan, tà thuật. BÀI THỈNH ĐỨC TRƯƠNG TIÊN ĐẠI ĐẾ -oOo- (Lạy bốn lạy, rồi quỳ xuống đọc câu sau đây: Lời sắc tặng Đức Trương Tiên Đại Đế. Dốc lòng làm lễ Thánh Linh Lạy bốn lạy rồi đọc luôn). Trong Quế Điện, cầm quyền chủ hạt (1 lạy); Sao Văn Xương, bên tả hành cung (2). Bảy mươi hai biến hóa pháp thân (3) Trăm ngàn vạn kiếp căn vận số (4) Giúp thiên hạ dài dòng con cháu;
  • 23. 23 Dạy nhơn gian biết lẽ chính tà. Đeo bên mình: kim đạn, trúc cung; Trừ mối hại: Cô Thần (5) Quả Tú (6). Thương con nít tuổi còn thơ ấu, vệ thông quang (7) đổi đốt (8) tật nguyền; Giúp đàn bà trong lúc sanh thai, hộ sản nạn, khỏi bề trắc trở; Trí thông minh (9) càng lớn, càng thêm; Bịnh ban trái (10) càng ngày càng giảm. Con nuôi (11) khó, vái vang thì chẳng khó. Bịnh lâu lành, cầu khẩn đặng mau lành. Tiếng roi truyền: Đại Nguyện, Đại Bi; Đời xưng tụng: Đại Từ, Đại Thánh. Ngọc Hoàng hạ lịnh; Kim sắc gia phong. Cửu Thiên Phụ Ngươn khai hóa. Linh Ứng Trương Tiên Đại Đế, Thất Khúc Dục Thánh Thiên Tôn. (Lạy bốn lạy. Đứng dậy xá bốn xá rồi đọc bài phía sau nầy) *****************************************
  • 24. 24 CHÚ GIẢI: (Từ 1 - 4 không thấy chú giải) 5. Ngài khử trừ sao Cô Thần, là vì sao làm cho người ta phải chịu mồ côi. 6. Ngài khử trừ sao Quả Tú, là vì sao làm cho người ta phải bị vá bua 7. Ngài cứu con nít khỏi bị Quan Sát, tục kêu là Con Sát bắt. 8. Ngài cứu con nít khỏi đốt, đặng ăn chơi,hết èo uột 9. Ngài cho con nít càng ngày càng thêm trí khôn, đặng thông minh, trí huệ. 10.Ai bị bịnh ban, bịnh trái, hể cầu khẩn Ngài, thì Ngài cho lành mạnh. 11. Ai không có con, hễ cầu khẩn Ngài, thì Ngài cho có con. Con ai khó muôi, hể cầu khẩn Ngài, thi Ngài cho dễ nuôi. BÀI THỈNH ĐỨC VƯƠNG THIÊN QUÂN -oOo- (Lạy bốn lạy, rồi quỳ xuống đọc câu sau nầy. Lời sắc răn đức Vương Thiên Quân Dốc lòng làm lễ Thánh Linh Lạy bốn lạy rồi đọc luôn) Tước Trời chịu: Tiên Thiên Chúa Tường; Sắc lịnh phong: Nhứt Khí Thần Quân Quan Đại Linh tra xét khắp Trời; Tướng Mãnh Liệt phân minh ba cõi.
  • 25. 25 Mắt vàng, tóc đỏ, quản trăm xe Thiên Hỏa, lôi công (1) Miệng phụng, răng ngần, thống muôn đạo Âm Binh , Thần Tướng. Cởi gió, lướt mây, ra oai sấm sét; Xuống mưa, làm nắng, trị bệnh, trừ tà. Vâng lịnh Ngọc Đế, mười hai niên (2) xét việc lỗi lầm; Thề giúp Tổ Sư (3), trăm ngàn vạn, nên công đồ sộ. Đời khen tài: chí dõng, chí cang ; Người gội đức: cứu sanh cứu tử. Nơi nơi đều mở dạy (4); Chốn chốn thảy khai đàng (5). Lòng son thương tạc chữ trung lương; Hộ pháp cứ trừ loài yêu quái. Sắc Trời phong chức: Vương Thiên Quân Thái Ất, Lôi Thinh Ứng Hóa Thiên Tôn. (Lạy bốn lạy. Đứng dậy xá bốn xá, rồi đọc bài phía sau nầy). ***************************************************** CHÚ GIẢI: 1. Ông Vương Thiên Quân cai quản Thiên Lôi, làm mưa, làm nắng, làm gió, làm dông, làm sấm, làm sét. Ngài đánh đuổi tà ma, trị bịnh, cứu kẻ sống, vớt các linh hồn.
  • 26. 26 2. Mười hai niên là 12 niên tuế, chi tuế. Loài người ta đều thống về 12 chi tuế là: Tý, Sửu, Dần, Mẹo, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi. Đức Ngọc Hoàng sai Ngài tra xét những việc lỗi lầm của loài người ta trong cả thế gian. 3. Đức Ngọc Hoàng sai Ngài theo hầu Đức Quang Thánh Đại Đế, đặng giúp Đức Quang Thánh Đại Đế. Về việc trừ tà ma, trục quỷ mị, trị tật bịnh cho chúng sanh và phò hộ thiện nam, tín nữ, trong cơn tai truân, kiểng mạng. Ngài đã cứu độ chúng sanh vô số. 4. Ngài lo giáo hóa chúng sanh, việc can thường, luân lý. Ngài khuyên lơn chúng sanh tránh xa đạo Dị Đoan, khoa Tà Thuật. 5. Ngài thường khai đàng dạy Đạo. Ngài thường giáng cơ bảo việc tiến trình cho các thiện nam, tín nữ, và chỉ phương trị bịnh cho các thiện nam, tín nữ. BÀI THỈNH ĐỨC QUANG THÁNH ĐẠI ĐẾ -oOo- (Lạy bốn lạy, rồi quỳ xuống đọc câu sau nầy: Lời sắc tặng Đức Quang Thánh Đại Đế Dốc lòng làm lễ Thánh Linh Lạy bốn lạy rồi đọc luôn). Oai Thần tốt bực, văn, võ, gồm hai; Tiết cả lẫy lừng, trung, trinh, vẹn một. Cơ nghiệp sánh ngôi Trời đồ sộ; Ân đức nhuần đạo Cả rộng truyền.
  • 27. 27 Đạo nho, đạo Phật, đạo Tiên, đạo Giáo thuộc một tay thống chưởng (1); Cõi Trời, cõi Người, cõi Đất, Tam Tài gồm muôn mối quyền hành(2) Trên xem xét Trời ba mươi sáu cõi, lớn, nhỏ, các sao (3) Dưới gìn giữ Đất bảy mươi hai Châu, U Min, khắp chốn (4) Cầm sổ sanh quyền thưởng phân minh: Người công đức điểm Sơn thêm tuổi thọ; Giữ bộ Tử oai hình nghiêm trọng: kẻ độc gian nét Mực giảm ngày xuân. Khảo soát khắp: nào Thần, nào Phật (7); Giảm chế cùng; các Thánh, các Tiên (8) Chứng minh người thiện quả, phước duyên (9); Phổ độ kẻ tu chơn, dưỡng tánh (10) Ngàn thuở tiếng: chí Linh, chí Thánh: Muôn nước truyền: chí thượng, chí tôn. Phục Ma Đại Đế, Quang Thánh Đế Quân, Đại Bi Đại Nguyện, Đại Thánh Đại Từ, Chơn Nguơn Hiển Ứng Chiêu Minh Dực Hớn Thiên Tôn. ( Lạy bốn lạy. Đứng dậy xá bốn xá rồi khởi sự đọc kinh sau nầy). ********************************************
  • 28. 28 CHÚ GIẢI: 1. Đức Quang Thánh Đại Đế thay mặt cho vì Thượng Đế mà cai quản đạo Nho, đạo Phật và đạo Tiên. 2. Ngài cai quản trên Trời, dưới Thế Gian và dưới Âm Phủ. 3. Ngài Cai quản 36 cõi Trời và hết thảy Tinh Tú lớn nhỏ. 4. Ngài cai quản 72 Châu dưới mặt Đất và các cõi U, cõi Min. 5. Ngài cầm Sổ Sanh và định việc ĐầuThai. Người nào tu thân theo việc Hiếu, Để, Trung, Tín, Lễ, Nghĩa, Liêm, Tiết, thì Ngài đem tên người ấy vào Sổ Son, rồi Ngài ban thưởng cho người ấy hoặc là việc sống lâu, hoặc là việc sang, hoặc là việc giàu và Ngài cho con thảo, cháu hiền. 6. Ngài giữ bộ Tử. Người nào tới số thì Ngài sai quỷ sứ đến bắt hồn dẫn đến Phong Đô Đài. Ngài xét ra, như người ấy phước nhiều, tội ít, thì Ngài lưu người ấy lại tại xứ Phong Đô, rồi cho đi đầu thai làm bực phú quý, hay là bực tầm thường. Người nào không có tội, mà có phước nhiều, thì Ngài bổ đi làm Thần, làm Tiên. Người nào có tội, thì Ngài giao cho vua Thập Điện tùy tội hành phạt. Người nào ăn ở, bất hiếu, bất nghĩa, bất trung, độc ác, gian giảo, xảo trá, tham tàn, bất nhơn, thất đức, thì Ngài ghi tên vào Bộ Mực. Như tội lớn, thì Ngài giết ngan, khỏi đợi tới số. Như tội nhỏ, thì Ngài bắt phải chịu tật bịnh liên miêng, bị tai nạn, khốn khổ. Ngài có quyền cho kẻ chết sống lại. (Xin đọc trương thứ 9,công việc của Trương Đại Mỹ, phía sau hình Năm Ông). 7. Ngài xét công quả của những người tu hành, rồi Ngài xin chức Phật, hoặc là chức Thần cho những người có công quả lớn. 8. Ngài phong chức Tiên, chức Thánh cho những người có công đức lớn. 9. Ngài chứng minh đủ hết những việc phước duyên, thiện quả của người ta. 10. Ngài phổ độ hết những kẻ tu chơn, dưỡng tánh.
  • 29. 29 MINH - THÁNH - KINH PHÂN RA LÀM BA CUỐN: * CUỐN THỨ NHỨT LÀ: GIÁNG BÚT CHƠN KINH * CUỐN THỨ NHÌ LÀ: ỨNG NGHIỆM ĐÀO VIÊN MINH THÁNH KINH * CUỐN THỨ BA LÀ: ĐẨU KHẨU VƯƠNG THIỆN, KHÂM PHỤNG HỚN THẤT, HỚN THỌ ĐÌNH HẦU, QUANG THÁNH ĐẠI ĐẾ SẮC MẠNG
  • 30. 30 CUỐN THỨ NHỨT LÀ: QUANG – THÁNH – ĐẾ – QUÂN GIÁNG BÚT CHƠN KINH -oOo- ( Là Kinh của Đức Quang-Thánh-Đế-Quân giáng cơ viết ra) ***************** (Lạy bốn lạy rồi quỳ xuống đọc câu nầy: Vâng lời Giáng Bút chơn kinh(1); kính đem quốc ngữ điển thành một chương. Lạy ba lạy rồi đọc luôn). Triều Đại Hớn, tước Quang Thánh Đế; sắc dụ cho trần thế rõ, hay. Trên đời lắm việc rủi, (2) may; May, nhờ một điểm lòng hay chơn (3), thành. Chơn, thành, có Thần Minh ủng hộ; gian, hung, Trời đoản thọ đừng than. Đế (4) ra phò tá Hớn bang; Chí đồng kết nghĩa Lưu (5), Trương (6); ba người. Vườn Đào nguyện, ngàn đời còn tạc (7); Hội Đơn Đao (8), Bỉnh Chút (9) lưu danh.
  • 31. 31 Ngụ Tào (10), đi ở, phân minh; Nuốt Ngô (11), vì Hớn, bỏ mình quản chi. Ngọc Hoàng cảm Đế (12), vì trung cảnh; Sắc phong Ngài tuyên(13) lịnh đòi nơi. Thần thông dạo khắp dưới Trời; Nào trung nào nịnh, xét soi rõ ràng. Kìa, những kẻ tham, tàn, gian, xảo; Hản ngày sau quả báo rành rành. Trước răn trong bọn học hành: Sau răn: quan(14) hoạn(15) dân, binh, một lần. Thứ nhứt: Chớ phụ ân cha mẹ; ra ngoài đừng hiếp kẻ xóm làng. Cựu giao (16), chớ luận hèn, sang; Cũng trong năm đấng Đạo hằng dám sai. Nền phước thiện, hằng ngày vun quén; Trời chẳng cho tật bịnh, tai truân. Tào Mạng độc, hiểm, quá chừng; Âm min đương chịu khổ hình biết bao (17) Đức Gia Cát Vỏ Hầu trung nghĩa; khắp U, Minh, đảnh lễ nơi nơi. Lòng ngay đặng hưởng phước Trời; càng gian xảo lắm, càng tai họa thường. Tội lỗi, sáng dường gương Nhựt (18), Nguyệt ; chẳng vị ai, Trời, Đất, công bình. Dẩu là nhi, nữ, chớ khinh (19). Đến đâu Quỷ sợ, Thần kiên nể mình. *************************************** CHÚ GIẢI: 1. Đức Quang Thánh Đế Quân giáng bút đặt kinh nầy. Người ta thỉnh cơ. Ngài nhập vô cơ viết ra. 2. Người nào gian dảo, tham lam, độc hiểm, hung ác, thì gặp việc rủi ro, việc nhục nhuốc luôn luôn. 3. Người nào ngay thẳng, hiền lành, công bình, hay sợ tội, hay làm việc phước luôn luôn.
  • 32. 32 4. Là Đức Quang Đế 5. Là Ông Lưu Bị 6. Là Ông Trương Phi 7. Khi Ông Lưu, Ông Quang và Ông Trương vào Vườn Đào tế cáo Thiên Địa, kết làm anh em với nhau đặng cứu khổn, phò nguy, thượng báo quấc gia, hạ an lê thứ, thì làm lời nguyện như vầy: “Bất cầu đồng niên, đồng ngoạt, đồng nhựt sanh, chỉ nguyện đồng niên, đồng ngoạt, đồng nhựt tử’’. Ông Thánh Tháng phê rằng: “Thiên cổ minh thơ đệ nhứt kỳ ngữ”. 8. Ngô Tôn Quờn đòi Kinh Châu Đức Quang Đế không chịu trả. Tôn Quờn biểu Lổ Túc thi kế hại Đức Quang Đế. Lổ Túc mời Đức Quang Đế qua Đông Ngô phó hội. Ngài chịu đi. Quang Bình và Mã Lương cản. Ngài trả lời rằng: “Chỗ một ngàn mũi giáo đâm vô, một muôn lưởi gươm chém tới, tên áp bắn như trời mưa, tướng xông đánh như sấm dậy, ta một người, một ngựa xốc vào, lui tới tung hoành, thi như là chỗ không có người ta vậy. Nay ta há sợ bầy chuột bên Đông Ngô hay sao? Quả nhiên Ngài đơn đao phó hội, bên Đông Ngô điều kinh tâm, tán đởm; không ai dám làm chi Ngài hết. Ngài rạng danh về việc đơn đao phó hội nầy lắm. 9.Khi Ngài thất thủ Hạ Bì, Ngài phò Nhị Tẩu qua Tào, Tào Tháo gian hiểm để cho Ngài và Nhị Tẩu ở chung một nhà nhỏ hẹp, nó lập kế ấy trông cho chị em loạn luân với nhau. Nếu Ngài trúng nhằm kế của nó thì Ngài không dám trở về với ông Lưu, phải ở lại làm tướng cho nó. Mỗi đêm nó và Trương Liêu cũng đều rình coi cho tới sáng. Thì đêm nào cũng như đêm ấy, Ngài cũng ra trước hàng ba, nó đều thấy Ngài đứng trước cửa, đốt đuốt đọc kinh Xuân Thu sáng đêm, nó thấy như vậy luôn luôn trót cả năm trời, thì chúng nó thất kinh, nói Ngài là Thần. Đoạn nó dọn nhà cho Ngài ở riêng cho đến khi Ngài đi qua Hà Bắc. Công việc của ba ông kiết thệ tại Đào Viên, việc Ngài đơn đao phó hội và việc Ngài bỉnh chút đạt đáng đã gần 1800 năm nay rồi, mà thiên hạ còn nhắc nhỡ khen ngợi. 10.Khi Ngài nghe tin Ông Lưu ở Hà Bắc, thì Ngài lo ơn đền, nghĩa trả xong xuôi rồi hết, Ngài phó Nhị Tẩu thẳng qua Hà Bắc. 11. Đến sau, Ngài muốn nuốt hết nước Ngô, đặng thâu giang sang đêm về nhà Hớn, rồi Ngài bị tiểu kế của Lữ Mông mà quy Thần.
  • 33. 33 12. Là Đức Quang Đế 13. Kiểm soát cả trên Trời, dưới thế gian và chốn Âm phủ. 14. Quan Văn, Quan Võ. 15. Quan lo việc xử đoán 16. Anh em kết nghĩa với nhau trong lúc hàng vi, bây giờ mình giàu sang, người ta thì nghèo hèn, mình phải giữ thỉ chung như nhứt, không nên phụ bạt. 17. Tào Tháo thuở trước gian hung, xảo, trá, độc, hiểm, hung, ác, tàn nhẩn, sáng ngôi vua khi chư hầu giết oan sanh linh vô số. Nó chết đã gần 1800 năm rồi, mà đến nay nó còn bị hành hình dưới âm phủ, chưa đặng đi đầu thai. Người đời cũng nên noi gương đó mà giữ mình. 18. Những việc tội lỗi của chúng ta phạm tại dưới thê gian nầy, nó chiếu sáng lên trên Trời cũng như là mặt nhựt, mặt nguyệt vậy. Thánh, Thần đều thấy rõ hết. 19. Ở đời đừng nên xảo trá, chẳng nên gian tham của ai một mảy chi hết, chẳng nên phỉnh phờ, gạt gẫm ai hết. Thậm chí cho tới mấy đứa con gái khờ dại, mình cũng chẳng nên phớm phỉnh, gạt gẫm, dổ dành chúng nó. Mình ở đặng như vậy, mình đi tới đâu, thì Quỷ cũng sợ mình, Thần cũng phục mình. Lập mưu kế dỗ dành gái sắc; vợ con mình người ắt dâm ô (1) Gian, tham, lường gạt, giựt đồ; bạc, bài, đĩ, điếm, có mô đặng giàu (2) Khoe hay, giỏi, tranh nhau mãi mãi; gặp nghèo, hèn, hủy hoại thường thường. Mau mau xét, nghĩ, kỹ can ; Đừng đừng dông ruỗi xuống hang sâu hoài. Ba kiếp phải luân hồi hèn hạ (3); ngàn năm người nhục mạ khóc than. Làm quan ngòi viết độc, gian; Lưỡi như gươm bén giết oan cả nhà. Giận bảy đứa đờn bà lan (4), độc (5); thói điêu ngoa (6) mạ nhục họ hàng (7)
  • 34. 34 Hiếp chồng xỉ mạ gia (8), nương; Đế (9) vừa ngó thấy giận càng xiết bao! Xảy, tượng đất huơi đao nghiêm xử; Mẹ con vươn một lưỡi đứt hai (10) Mừng cho thảo (11) thuận mấy người; gạo mang, củi gánh, hôm mai phụng thừa (12) Hóa ngựa đất gió đưa Tống Chúa (13); muôn dặm đường cứu hộ cùng quân (14) Muốn cầu trường thọ, nuôi con; phải mau giái sát, lại còn phóng sanh. Loài trâu, chó, bao đành sát hại; Thịt không ăn, thì khỏi ngục tù (15) Vâng theo lời Đế (16) dặn dò: Gặp cơn hoạn nạn Đế(17) phò hộ ngay Đế (18) ngự đến dẹp bầy iêu quỷ; Dấu đao quang, sấm dậy, máu (19) trôi. Trăm chiều giúp nước chẳng dời; công dày, tước cả, ơn Trời vẻ vang. Trải đời đặng: giàu, sang, thạnh, vượng; sống lâu mà khỏi vướn tai nàng. Ai mà: xuôi, ngược, trá gian; Lòn cân, tráo đấu, gạt đoàn dân ngu. Trên Dương Thế chẳng cho tái (20) phục; Dưới A Tỳ hình lụt siết van (21) Lúc chừ hết kịp ăn năng; Khá mau vâng chịu khuyên răn mọi điều. Hồi tâm lại, chớ theo việc ác; Gắn sức ra, làm các sự lành. Mấy lời Đế (22) dạy đành rành; Khuyên lơn trăm họ phụng hành, chớ khinh. (Đọc tới đây thì đứng dậy lạy bốn lạy, rồi đọc kinh phía sau nầy). ******************************************
  • 35. 35 CHÚ GIẢI: 1. Hể mình lấy vợ, lấy con gái của người ta, thì Trời trả báo cho mình, khiến kẻ khác lấy vợ của mình, lấy con gái của mình, chẳng khỏi đặng đâu. 2. Mấy người gian giảo, tham lam, kiếm thế lường gạt của người ta, giựt của người ta, Trời, Đất, Thánh, Thần, chẳng hề khi nào dung tha. Bợm bài gian, bạc lậu và mấy người đờn bà lường gạt của đờn ông, mấy chú đờn ông lường gạt của đờn bà, bọn nầy làm sao mà ăn đời cho đặng, làm giàu cho đặng! Bất tảo tắc vãng phải tàn mạc hết, lại con cháu phải trả nợ! 3. Ác thú (hèn hạ). Là đầu thai làm đuôi, cuồi, câm, ăn mày, điên, du côn, ăn trộm, ăn cướp. Hoặc là đầu thai làm chó, heo, trâu, ngựa vân.Vân… 4. Lan là lan tâm, cẩu hạnh (lòng lan, dạ chó), là đàn bà đụng ai lấy nấy, gìa chẳng bỏ, nhỏ chẳng tha, không biết nhục nhuốt, thúi tha. Thành như loài thú. 5. Là độc hiểm, hung ác, hết biết việc tội phước, việc gì cũng dám làm hết. 6. Điêu ngoa là cái miệng chành chạch, nói rỗng rãng bể nhà, bể xóm, nói hồ đồ, hổn độn. Nói thêm thừa: dộng đầu xuống đất, trở cẳng lên trời. Ngược xuôi tráo chát; việc có nói không, việc không nói có. 7. Họ hàng là trong vòng bà con gần xa, trong cánh họ. 8. Cha, mẹ chồng. 9. Đức Quang Đế. 10. Đời nhà Tống có một người đờn bà tên là Nguơn Thị xằn xịu lắm, hổn hào lắm, ai thấy nó cũng ghê. Nó ăn ở độc hiểm, hung ác, ai thấy nó cũng sợ. Bửa nọ, trong nhà có khách đầy nhà, mà nó mắn chưỡi mẹ chồng nó, không chừa một chỗ. Mẹ chồng nó thấy có khách, xấu hổ, gắn gượng nói lại một hai tiếng cho bớt nhục. Nó nói sao bả dám trả lời lại, một tay nó bồng con, một tay nó xách cây đánh bả. Ai cản cũng không đặng. Bả vụt chạy ra đường. Nó tuốc rượt theo . Bả chạy trước và la và khóc. Nó chạy sau, miệng thì chưỡi, tay thì cầm cây đánh tới. Hai người chạy ngan tới trước Chùa Đức Quang Đế. Thình lình, Thần Tượng của Ngài bằng đất xách siêu chạy ra chém mẹ con. Thị Nguơn đứt ra làm hai khúc. 11. Ngài thấy ai hiếu thảo với cha mẹ, thuận hòa với anh em, chị em, Ngài thương và vui mừng. 12. Ngài thấy ai dưỡng nuôi cha mẹ, siêng năng, lo làm ăn, cần kiệm, thiệt thà, thì Ngài thương, Ngài thấy ai hủy bạt cha mẹ, làm biếng ở không, chơi bời, lường gạt thiên hạ, thì Ngài ghét. 13. Đời nhà Tống, Kim Phiên qua xâm lăng Trung Quấc luôn luôn. Vua Huy Tông truyền ngôi cho Thái Tử. Tân quân xưng hiệu là Khâm Tông. Kim Phiên qua bắt Huy Tông, Khâm Tông và Triệu Khấu (là em của Khâm Tông) đem về Bắc. Nó cầm tù Huy Tông và Khâm Tông tại Ngũ Quấc Thành. Nó giao Triệu Cấu cho Ngột Truật làm con. Triệu Cấu lén trốn về Tống. Ngột Truật
  • 36. 36 dẫn binh theo bắt lại. Triệu Cấu thầy Ngột Truật đi gần tới, thì hoảng hốt, liền nhảy xuống sông Huỳnh Hà mà tự vận. Bổng chút Đức Quang Đế làm phép lạ hoá ra một con ngựa bằng đất choTriệu Cấu cởi, rồi làm gió bay người và ngựa về tới Trung Quấc,Triệu Cấu về tới nước, thì Đình Thần tôn lên làm Vua, xưng hiệu là Cao Tông. Vua Cao Tông cải Quấc hiệu là Nam Tông, rồi dời đô qua đất Trương An. 14. Cũng trong lúc cứu Triệu Cấu, Đức Quang Đế hóa ra một trận dông đưa hết quân binh gia của Triệu Cấu về đất Tống. 15. Ai muốn cầu việc trường thọ, ai muốn cầu việc nuôi con, thì phải cử việc sát sanh, hại vật; lại phải phóng sanh loài thượng cầm, loài hạ thú và loại thủy tộc. Ai không ăn thịt trâu, thịt chó, thì tránh khỏi việc ngục tù trên Dương Thế và dưới Âm Phủ. 16. Là Đức Quang Đế 17. Là Đức Quang Đế 18. Là Đức Quang Đế 19. Chúng ta thờ Ngài cho thành kỉnh, khi chúng ta bị tà ma quỷ mị, phá hai, hể vái Ngài, thì Ngài sẽ đến khử trừ tà ma, quỷ mị. Ngài làm sấm nổi, chớp dăn, Ngài giết chúng nó máu trôi như mưa. 20. Chẳng cho đầu thai làm loài người ta trên Dương Thế. 21. Bắt hành hình tại ngục A Tỳ luôn luôn, làm cho đau đớn van xiết.
  • 37. 37 CUỐN THỨ NHÌ LÀ: QUANG –THÁNH – ĐẾ – QUÂN Ứng-nghiệm Đào-Viên Minh-Thánh-Kinh -oOo- Đức Quang Thánh Đế Quân cho ông Thiền Tăng tại chùa Ngọc Tuyền Sơn nằm chiêm bao học thuộc kinh nầy. Khi ông Tăng tĩnh giấc, thì lật đật lấy bút chỉ chép lại y nguyên, không sai, không sót chữ nào hết. Kinh Ứng-nghiệm Đào-Viên Minh-Thánh phân ra làm 15 đoạn, đặng cho các Thiện Nam và các Tín Nữ dễ hiểu các sự tích. Đoạn nào thì nói theo công việc của đoạn nấy, phân biệt và rành rẽ lắm. Xin đọc cho kỹ càn. Mục đích của đoạn ấy in toàn chữ nằm mà đậm. *********************** ĐOẠN THỨ NHỨT.- Chỉ các điều ích lợi về việc Sao lục, việc Ấn tống và việc Trì Tụng Đào-Viên-Minh-Thánh-Kinh. (Lạy bốn lạy rồi quỳ xuống đọc sau nầy: Quang-Thánh-Đế-Quân Ứng nghiệm Đào-Viên-Minh-Thánh(1). Lạy ba lạy rồi đọc luôn) .
  • 38. 38 Tước Hớn Thọ Đình Hầu, nhà Hớn (2); kinh Đào Viên đặt nhón dõi truyền. Chơn Thần giáng hạ Ngọc Tuyền (3); đêm thanh ứng mộng cửa Thiền đại tăng (4) Rằng: “Kinh, điển, muôn, ngàn, có thảy; Minh-Thánh-Kinh chưa thấy ban hành. Đặng Tăng phải nhớ rành rành,: chép truyền Trần Thế, chớ khinh làm thường. Vọng bàn, vái, thắp hương, tụng niệm; phước lành kia ứng hiện tới liền (5) Ai mà sao, tống, ấn, truyền; ắc là bịnh hoạn, tật nguyền cũng qua (6) Kinh nầy phụng trong nhà, kính lễ; iêu quỷ kia hóa bụi xa bay (7) Tàu, thuyền, thờ, tụng, kinh nầy; gặp cơn sóng gió hãng rày bình an (8) Người hành khách thường mang kinh ấy; trải dặm trường mạnh giỏi không lo (9) Xem kinh, mấy kẻ học trò; thang mây nhẹ bước, sớm cho gặp thời (10) Đờn bà biết phụng thờ kinh ấy; sanh năm trai, hai gái thành thân (11) Nếu vì kẻ Thát niệm thường; vong hồn lên chốn Thiên Đường (12) Làm con biết gìn câu hiếu, kỉnh; phụng kinh nầy, thành tín trước sau. Vì cha, vi mẹ, khẩn cầu; Thung Huyên, ắc đặng sống lâu, phước dày (13) Năm, ba biến, thường ngày trì tụng; hoặc trăm, ngàn, tiếng, cũng thêm (14) hay. ***************************************
  • 39. 39 CHÚ GIẢI: 1.Nhơn sao mà cuốn kinh nầy đặt hiệu là ứng nghiệm Đào Viên Minh Thánh Kinh? Ứng nghiệm là cảm ứng linh nghiệm vô cùng. Ai vưng thi hành theo những lời trong kinh nầy dạy, thì khẩn cầu việc gì đều đặng việc nấy, chẳng sai. Đào Viên là chỗ ba ông kết trọng nghĩa với nhau. Chữ Minh nghĩa là tỏ rạng như mặt nhựt., mặt nguyệt vậy. Phải giữ tấm lòng cho trong sạch, phải sáng láng như mặt nhựt, mặt nguyệt. Chữ thánh nghĩa là thông suốt mọi việc. Giữ cho vẹn toàn chữ Trung, chữ Hiếu , thì cũng đặng thành Thần, thành Thánh. Chữ Kỉnh nghĩa là kính lòng, răn lòng, đừng tham, đừng dâm. Giữ cho trọn tám chữ: Hiếu, Để,Trung, Tín, Lễ, Nghĩa, Liêm, Tiết. 2. Đức Quang Đế lãnh tước Hầu ăn lộc đất Hớn Thọ Đình của nhà Đại Hớn. 3.Chùa Ngọc Tuyền lập trên núi Ngọc Tuyền Sơn, là chỗ Đức Quang Đế, khi hiển Thánh, về kêu Hòa Thượng Phổ Tịnh, biểu ráp đầu lại cho Ngài 4. Đại Tăng, là Đức Huệ Năng. Trong Thiền Môn tôn Ngài làm Đệ Lục Tổ Sư. 5. Bất câu là ban ngày hay ban đêm, tắm rửa sạch sẽ, thắp hương tụng kinh nầy. Mà cầu việc chi, thì có Kiết Tinh cũng chiếu tức thì . Cầu việc gì, đặng việc nấy. 6. Tên Thế Mỹ bị tật hai con mắt, nghe lời đọc kinh nầy và in kinh nầy kỉnh tống, cách vài tháng hai con mắt đặng sáng. Tên Minh Tân Huấn bịnh nặng gần chết, vợ con Va trì tụng kinh nầy mà cầu nguyện. Lòng chí thành thấu tới Đức Quang Đế. Ngài cho Minh Tân Huấn lành bịnh và sống thêm một kỷ. 7. Tại xứ Giang Tây có nhà của Quan Ngự Sử Diễn Diên Vỉnh bi Hồ Ly Tinh phá tán. Gia quyến Quan Ngự Sử phải bỏ nhà đi ở chỗ khác. Quan Ngự Sử mắt ở kinh. Gia quyến Quan Ngự Sử nghe đồn kinh nầy kinh nầy linh nghiệm, bèn trai, giái, mộc, dục, trì tụng kinh nầy mới đặng hai ngày, hai đêm, thì nghe có tiếng nói ran rãng trên lầu như vầy: “Đại Đế ngự đến kia kìa, chúng ta phải mau mau bỏ chỗ nầy, nếu diên trì, thì không toàn thân mạng . Từ đó về sau trong nhà bình an vô sự. 8.Ông Trương Kiến Chương bị bão giữa biển. Nước vô gần đầy thuyền. Ai nấy kể chắc phải chết. Trương Kiến Chương lấy kinh ra trước mũi thuyền và đọc và kêu Đức Thánh Đế. Chưa đặng vài phút đồng hồ, thì thấy Đức Quang Đế đến chỉ một cái thì dông tan, biển lặng ; nội thuyền đều đặng bình an. 9.Đi đường đem kinh nầy theo, thì khỏi sợ trộm, cướp, tật bịnh, cùng là ai làm thiệt hại chi hết.
  • 40. 40 10. Có mấy người học trò tên là Trương Xuân. Hoác Vị Nhai và Kim Hòa rủ nhau vào chùa Đức Quang Đế cầu nguyện. Đêm ngày trì tụng Minh Thánh Kinh. Đức Quang Đế ứng mộng dạy ba người làm bài. Trường Hương, Trường Hội và Trường Đình, ba người đều đậu cao. Đến sau ba người đều đặng lên tới bực thượng thơ. 11. Đờn bà có thai trì tụng kinh nầy, thì tới ngày lâm bồn, đặng mẹ tròn, con vuông. Ai không có con, tụng kinh nầy mà cầu con cũng đặng. Người phú hộ tên là Thiên Bảo, ở tại đất Quý Châu, đã trộng tuổi mà không có con . Va buồn rầu than vãng luôn luôn. Nghe người ta điềm chỉ, thì Va và ba người vợ trì tụng Minh Thánh Kinh. Cách chẳng bao lâu, ba người vợ thọ thai, đẻ năm một. Mỗi người sanh đặng hai gái, năm trai, đến sau đặng thành thân cả thảy. 12. Uông Tinh Hư, ở Vũ Châu, trì tụng cảm Ứng Kinh và Minh Thánh Kinh mà cầu cho vong hồn cha mẹ. Cách một năm, cha mẹ về ứng mộng cho Va biết rằng nhờ Va cầu nguyện mà ông bà đã đặng về chốn Thiên Đàng. 13. Đức Quang Đế quý trọng những người hiếu thảo. Tên Đảnh Thần, của Va tới 50 tuổi mới sanh Va ra. Khi Va có trí khôn thì Va trì tụng Minh Thánh Kinh mà cầu Thọ cho cha Va. Đức Quang Đế cảm lòng hiếu, Ngài cho cha mẹ Va sống tới 90 tuổi và cho Va thi đổ Trạng Nguyện mười một năm, trước khi cha Va mãn phần. 14. Mỗi ngày đọc hoặc là ba cuốn, hoặc là năm cuốn Minh Thánh kinh, hoặc là đọc mấy trăm, mầy ngàn tiếng cũng đặng. Đọc nhiều chừng nào thì thêm phước chừng nấy. Chư Thần nghe, đẹp, vui, thay; lại trong nhà cửa từ rày quang(1) minh. Việc dữ, hóa việc lành, cũng chóng; phước, lộc thêm, thọ cũng thêm (2). ĐOẠN THỨ NHÌ: - Đức Ngọc HoàngThượng Đế sắc mạng cho Chư Thánh, chư Thần ban hành Đào Viên Minh Thánh Kinh khắp. Trên vì Thái Thượng Lão Quân; cùng trong tam giái Chư Thần rất linh.
  • 41. 41 Thần Ngũ Nhạc, Lôi Đình hiển hiện, Thần Ngũ Hồ, Bối Biển linh thông. Đôi vầng Nhựt, Nguyệt Tây, Đông; Bắc, Nam, Đẩu, Tú, soi cùng nơi nơi. Thành Hoàng khắp dưới Trời vâng lịnh; Thổ Địa trong muôn cảnh nghe truyền. Tướng Trị Ngoạt (3), tướng Trị Niên (4); Thần chuyên Trị Nhựt (5) Thần Chuyên Trị Thời (6). Hắc sắc Soái (7), đêm sai săn sóc; Hạo Khiết Binh (8), ngày trót xem coi. Qua qua, lại lại, xét soi ; mỗi điều tin tế, chẳng sai phân hào. Thần Gia Trạch hội vào chứng kiến; đức Táo Quân (9), cứ chuyện trực trần. Ai mà tụng niệm ân cần; hoặc trai, hoặc gái, tấu văn hay liền. Hoặc ban những phước duyên, thọ, khảo; hoặc cho thêm con thảo, cháu lành. Muôn thần tấu đối Thiên Đình (10); dưới Trời đâu đó ba hành rất mau. ĐOẠN THỨ BA:- Thuật nhón các công việc sanh bình của đức Quang Thánh Đại Đế lâm phàm trong đời Hớn Tam Quốc. Đế (11) vốn học Xuân Thu, Luận, Mạnh; sớm lảu thông Kinh Thánh, truyện hiền. Trước là Hiếu, Để, vẹn truyền; giữ mình, trị nước, bổn nguyên suy lần. Xảy gặp lúc Huỳnh Cân (12) rối loạn; họa binh qua tứ hướng hại dân. Mười năm siêu, giáp, liền than; chẳng an đêm ngủ, chưa tần bữa no. Đánh dẹp lũ tặc đồ giông ruỗi; non sông vừa một buổi chia ba(13). Râu, mày, điểm điểm tuyết pha (14); đao mòn, ngựa mỏi, sức đà kém suy. ******************************************
  • 42. 42 CHÚ GIẢI: 1. Thánh, Thần nghe nhà nào đọc Minh Thánh Kinh thì vui mừng lắm; biết rằng nhà ấy có người lo làm lành, lo tu hành; bèn đến phò hộ. Các Ngài đến thì có hào quang doanh phủ chói sáng. Tại xứ Giang Tây có Ông Thạch Trung Phát đêm ngày đều ở trên lầu trì tụng Minh Thánh Kinh. Ban đêm, trong xóm của ông , ai ai cũng đều thấy trên lầu của ổng hào quang chói sắc đỏ lòm bốn phía, thì nghĩ rằng cái lầu ấy có iêu quái chi đó . Ai nấy đều đến rình coi. Ban đầu thì còn sợ. Một chặp thì bớt sợ. Đến khi biết rõ rằng ấy là hào quang của Thánh, Thần, đến chứng minh việc tụng kinh, thì ai nấy đều hết nghi là việc iêu quái. Từ đó về sau, thiên hạ lấy làm trân trọng việc tụng niệm Minh Thánh Kinh lắm. 2. Nhà nào có xảy ra việc dữ gì, nếu tụng Minh Thánh Kinh mà cầu khẩn, thi, tức tốc, việc dữ ấy hóa ra việc lành. Nhà nào trì tụng kinh nầy thì đặng việc Phước, việc Lộc và việc Thọ. 3. Ông Thần cai quản Tháng. 4. Ông Thần cai quản Năm. 5. Ông Thần cai quản Ngày. 6. Ông Thần cai quan Giờ. 7. Đạo binh Hắc Sắc Soái tuần du ban đêm. 8. Đạo binh Hạo Khiết Binh tuần du ban ngày 9. Ở trong nhà thì có Thân Gia Trạch là Đức Táo Quân soi xét mỗi việc lành, mỗi việc dữ, rồi biên chép đủ hết, không sai, không sót một mãy. 10. Khi đờn ông, đờn bà, hoặc con trai, hoặc con gai, cúng tụng kinh nầy, thì Du Thần phải mau lên chốn Thiên Đình tâu cho đức Quang Đế hay. Ngài sẽ ban hoặc là phước, hoặc là thọ. Hoặc là Ngài cho con thảo ,cháu lành. Khi muôn Thần tấu đối cho Ngài rõ việc thiện, việc ác, thì Ngài sắc mạng cho muôn Thần ban hành gấp gấp việc thưởng và việc phạt cùng trong thế giái. 11. Ông nội Ngài truyền Kinh Xuân Thu cho ông thân Ngài. Ông thân Ngài truyền lại cho Ngài, cho nên Ngài rành kinh nầy lắm. Ngài cứ theo đó mà xử thế . Lúc còn thiếu niên thì Ngài đà thông suốt nghĩa lý Sách Luận Ngữ và sách Mạnh Tử hơn người ta. Ngài cứ theo Luận Ngữ. Mạnh Tử và Xuân Thu mà tu thân, tề gia và trị Quấc. 12. Nhà Đông Hớn, từ vua Hườn Đế và vua Linh Đế sắp về sau, vận nước càng ngày càng suy vì, dị đoan càng ngày càng nổi lên, loạn tặc càng ngày càng mạng thế. Bọn Trương Giác, Trương Bửu và Trương Lương, nổi lên xưng là Thiên Công, Địa Công và Nhân Công tướng quân và xưng hiệu là Huỳnh Cân.
  • 43. 43 Chúng nó cử binh đánh với triều đình, làm cho nhân dân khổ đổ, chết oan vô số, dẹp tan bọn Tả Tử, bọn Vu Kiết nổi lên dùng việc tà thuật, việc iêu quái phá hại nhân dân. Kế bên Đông thì Tôn Quờn, bên Hà Bắc thì Viên Thiện nổi lên. Trong Triều thì Đổng Trát lộng quyền, áp chế chư hầu. Tại Trường An thì Tào Tháo nổi lên. Lúc ấy binh qua thương tàn dân mạng vô số, lấy làm thương tâm thảm khốc. 13. Đến sau nhà Đông Hớn chia làm Tam Quấc là Thục, Ngụy, Ngô. Tây Thục thì về ông Lưu, Bắc Ngụy thì về Tào Tháo, Đông Ngô thì về Tôn Quân 14. Bị lao tâm và lao lực về việc nước, cho nên mới hơn bốn mươi tuổi mà tóc râu đều điểm bạc. Trãi gan ruột ra vì việc nước; Nguyện sắc, son, sau, trước, một lòng. Huôn lao, kim ấn, hầu phong; Làu làu tiết, nghĩa, gan trung, giữa trần. ĐOẠN THỨ TƯ:- Nói rằng đời nay có nhiều người làm tôi mà mong lòng phản vua, có nhiều người làm con bội ân, ngổ nghịch với cha mẹ; có nhiều người gian, tham, sàm, nịnh độc, hiểm, hung ác, tàn nhẩn, bạo ngược, mà chẳng sợ Trời đất báo ứng. Khuyên ai nấy hãy nhớ rằng mỗi việc lành, mỗi việc dữ, sớm muộn đều có thưởng phạt luôn luôn, chẳng sai, chẳng sót một mảy. Nay những lủ loạn thần, tặc rữ; lòng ngược, xuôi, độc, dữ, xiết chi. Gian, tham, sảm, nịnh, nhiều bề; lập ra Đảng nọ, Đảng kia, tranh cường. Nào nghĩ đến cang thường, luân lý; nào kể chi Hiếu, Để , ngay, tin. Nghinh ngang, mỗi việc hoành hành; nhiều điều tự đắc, nhiều lần cầu may (1). Ngôi vua tiếm (2) tói ngay bị hại; của cải tham, sắc gái càng mê. Đem lòng độc, dữ, gớm ghê; biết bao tánh mạng chịu bề oan khiêng (3).
  • 44. 44 Chỉn tham việc nhản tiền khoái lạc; nào kiên chi tội ác về sau. Thánh, hiền, xưa lắm công lao (4); chớ đem lòng trá gượng cầu hiển vinh(5). Kìa, mây (6) gấm, thủy tinh (7), rực rỡ; nọ, trăng trong (8), hoa nở (9), tốt, tươi. Mây tan, ngọc nát (10) rã rời; hoa tàn, nguyệt khuyết, vậy thời như không. Nếu chẳng biết dằng lòng giữ máy; như gươm linh bị gãy có khi (11). Làm ngan, ở ngược , ra chi; gây nên oan nghiệt, bởi vì dể ngươi (12). Vay, cũng chẳng mấy hồi phải trả; lâu, mau, thì thiên hạ đều hay (13). Lẽ thường báo ứng đâu sai; đố ai ráp cánh mà bay khỏi Trời. ĐOẠN THỨ NĂM:- Nói rằng ai làm lành thiệt tình và cho dày Công phu, thì mới là đặng hưởng phước Trời. Thí dụ như quan văn, trước hết phải dày công phu học hành, thì sau mới là đặng quyền cao tước cả. Thí dụ như quan võ, trước hết phải có công chinh chiến, dư trăm trận nguy hiểm, thì sau mới là đặng thăng tới tước công, tước hầu. Việc làm ruộng, việc làm vườn, nếu không dày công cày bừa, vung quén, thì làm sao cho có lúa, làm sao cho có trái cây? Cuộc kỵ nghệ, nếu làm dối dá, thì làm sao cho có đồ vật dụng khéo léo, sắc sảo? Khuyên người đời phải thủ phận an mạng, thuận thời, thính Thiên. Chẳng nên bôn chôn mà làm việc tội lỗi, trái lòng Trời. Cứ làm việc lành luôn luôn , thì Trời sẽ thưởng phước. Lúc vị ngộ, chờ thời mới phải; vui nghiệp thường, chớ trái mạng Trời (14). ******************************************* CHÚ GIẢI:
  • 45. 45 1. Đời nay thiên hạ hết biết tới can thường luân lý; hết biết tới Hiếu, Để, Trung, Tin, Lễ, Nghĩa, Liêm, Tiết. Kiêu ngạo, phách phở, lập phe, lập Đảng. Muốn làm chi thì làm. Chẳng kể ai ra chi hết. Hễ có thế thần làm việc gì đặng thì làm. Chẳng kể việc phước, việc tội, chẳng sợ Trời Đất báo ứng. 2. Bọn Đổng Trát, Tào Tháo, Lữ Bỗ, tím ngôi vua, tham của cải, mê sắc gái. 3. Bị bọn nầy làm cho thiên hạ khốn khổ, chết oan nhiều lắm. 4. Các bực Thánh hiền đời xưa, ông nào cũng là bị chà xát tấm thân đáo đễ, rồi sau mới là đặng hiển vinh trọn đời, lại danh tiếng còn bia trong thanh sử cho thiên hạ khen ngợi, kính phục đời kia sau qua đời nọ. Như ông Thuấn bị cha thì hung dữ; mẹ ghẻ thì độc hiểm, em một cha khác mẹ thì kiêu ngộ, ăn hiếp Ngài phải đi làm ruộng tại núi Lịch Sơn, làm lò gốm tại xứ Hà Tân, đánh lưới tại cham Lôi Trạch đặng nuôi cha,nuôi mẹ ghẻ và nuôi em. Đến sau vua Nghiêu nghe danh Ngài là người đại hiếu, bèn rước Ngài về mà gã hai bà công chúa là Nga Hoàng và Nữ Anh cho Ngài, rồi nhường ngôi Thiên Tử cho Ngài, Ông Y Doản phải làm ruộng tại đất Hữu Sang vua Thành Thang rước về làm quân sư. Ông Lư Vọng đi câu cá tại Sòng Vị, vua Võ Vương, nhà Châu, rước về làm quân sư. Đức Khổng Tử đi giảng Đạo và trước và sau 20 năm trời, khi thì bị vây nơi nước Khuôn, khi thì bị thầy trò bị đói nơi nước Trần, khi thì bị đuổi nơi nước Thái, rồi sau mới là đặng làm vạn đại đế sư. Ông Châu Hồng Vỏ phải đi chăn trâu mướn rồi sau làm vua nhà Minh, phong là Minh Thái Tổ vân. vân… 5. Đã dày công lao khổ và lòng dạ hiền lương, thành thiệt, thì mới là đặng hưởng, cuộc vinh hiển lâu dài. Nếu dùng mưu kế xảo trá, gian hùng, độc ác, mà cầu cuộc vinh hiển, thì mau tàn mạc, lại con cháu bị hư hết. 6. Cũng như là đám mây ngũ sắc coi xinh tốt lắm. 7. Cũng như là thủy tinh chiếu ra đủ màu, coi đẹp con mắt vô cùng. 8. Cũng như là trăng trong mát mẽ, sáng láng vui vẻ. 9. Cũng như là hoa nở tốt tươi, coi xinh lịch lắm. 10. Rồi chẳng đặng bao lâu , đám mây gấm ấy tan mất, cục thủy tinh ấy bể mất, mặt trăng ấy lặn mất, cái hoa ấy tàn rã hết. 11. Nếu chẳng biết dằng lòng, chẳng chìu theo mạng Trời, đụng đâu làm đó, không suy nghĩ, không toán lợi hại, thì cũng như cây gươm cứng kia, ỷ nó chắc, rồi đụng đâu chặt đó, thì có khi nó phải mẻ, phải gãy. 12. Ở đời, hễ làm phách, ỷ thị, gây ra việc thù oán thì bất tảo tắc vẫn phải bị tai bị hại. 13. Làm lành thì đặng phước, làm dữ thì bị họa. Có vay thì có trả luôn luôn; chẳng kiếp, thì chầy đó mà thôi, sao sao cũng có.
  • 46. 46 14. Cuộc giàu nghèo, cuộc sang hèn, đâu đó đều có số Trời thảy thảy, chẳng phải là ai giỏi mà đặng đâu. Nếu chưa gặp thời, thì phải an tâm mà chờ đợi, chẳng nên bôn chăn làm bậy mà bị Trời phạt. Thử xem trăm việc trong đời; làm mà dối dá, vật thời khó tinh(7) Cây chẳng dưỡng, lá nhành không tốt; lúa dối trồng, bông hột nào mong. Văn thần trải mấy thơ công (2); võ Thần trăm trận; mới hòng hiển vinh. Đế vốn đấng trung tinh Nhựt, Nguyệt; trải muôn đời đại tiết Càn Khôn(3) Trời chẳng mòn, Đất chẳng mòn; còn Trời, còn Đất, hãy còn tánh linh (4) CÓ LỜI KỆ RẰNG: Vì sao số Sáu hiệp ngôi Trời (5); Đế xuống phàm trần hộ khắp nơi. Tuy khuất hình dung, Thần hiển ứng; oai phong lẫm liệt trải muôn đời. ĐOẠN THỨ SÁU:- Chúng sanh phải biết rằng đức Quang Thánh Đại Đế nguyên là Thần Châu Y ở trong cung Tử Vi. Ngài cai quản vì sao Văn Xương và vì sao Võ Khúc. Ông Trương Tiên tu hành từ đời Huỳnh Đế cho tới bây giờ, mà Trời chưa bổ đi làm chủ hạt chỗ nào, nay Đức Ngọc Hoàng sai làm tùng thần cho Đức Quang Thánh Đại Đế. Ông Trương Tiên lo phần việc phò hộ những con nít nhỏ; lo giúp mấy người tuyệt tự cho có con, có cháu; lo phò hộ những đờn bà bi sản nạn, lo cứu những kẻ
  • 47. 47 bị quỷ phá, bị bịnh bang, bịnh trái. Ai có việc chi, hễ khẫn cầu Ông Trương Tiên thì đặng bình an, dõng mạnh. Kinh Minh Thánh tỏ lời răn dạy; khuyên chúng sanh cả thảy lóng nghe. Cung Tử Vi, Thần Châu Y; Đế gồm Văn, Võ, hai vì đại (6) tỉnh Trương Tiên chữa an dinh chủ hạt; sắc theo Ngài kiểm soát trần gian. Hộ phò thiếu Nữ thiếu Nam; bọn hư khí huyết bặt điềm quế lang (7) Tống sanh với sản nàng cấp cứu; mị yêu cùng chẩn, đậu, thương tàn. Thắp hương, tụng niệm, cầu an; họa xây ra phước rõ ràng hiển linh. Ai thờ Đế (8), lên hình, vẽ tượng; họa Trương Tiên, cung, đạn, hầu gần (9). ĐOẠN THỨ BẢY:- Dẫn sự tích đời Chiến Quấc thuở trước. Lúc ấy bảy nước lớn là: Tần, Sở, Triệu, Ngụy, Yên, Hàng, Tề xưng là Thất Hùng, tranh cường với nhau, làm cho lê dân đồ khổ. Nước Tần lấn lước, muốn thâu phục chư hầu. Chư hầu không chịu phục, hóa ra giặc lớn, nhơn dân bị chết oan vô số. Thấy vậy thì Trời sai Tử Vi Cung, lý Châu, Y Thần (đến Tam Quấc là Quang Đế) lâm phàm cứu dân. Trời cho Ngài đầu thai vào nhà họ Ngũ và đặt tên cho Ngài là Viên, tự là Tử Tư. Khi lớn lên, Ngài học văn võ toàn tài rồi, thì Ngài đến tại ải Đồng Quang phá vỡ binh nước Tần mà cứu các nước chư hầu khỏi nạn. Các nước chư hầu cảm ân đức Ngài lắm, tôn Ngài là Minh Phủ Tướng Quân . Khi Ngài mãn kiếp nầy, thì đức Ngọc Hoàng Thượng Đế phong cho Ngài chức Thần cai quản đất Tiền Đường. **************************************** CHÚ GIẢI: 1. Tinh là ròng, là khéo léo, chắc chắn, sắc sảo.
  • 48. 48 2. Thơ công là công thập niên đăng hỏa. 3. Tinh trung xung nhật nguyệt, nghĩa khí quán càn khôn 4. Còn Trời, còn Đất, thì đức Quang Thánh Đế Quân còn linh hiển, hết Trời, hết Đất, thì Ngài mới hết linh hiển. 5. Trên cõi Thiên Đàng có tám vì sao lớn, làm chủ cai quản trên Trời, dưới Đất, dưới Âm Phủ. Trong tám vì sao ấy đức Quang Thánh Đế Quân đứng vào số Sáu Tám vì sao ấy là: Vì sao thứ nhứt : - Ngọc Hoàng Đại Thiên Tôn Huyền Khung Cao Thượng Đế là Đức Thượng Đế. Vì sao thứ nhì : - Tầm Thinh Phó Cảm Thái Ất Cứu Khổ Thiên Tôn, Phật Quan Thế Am Bồ Tát. Ví sao thứ ba : - Cửu Thiên Ứng Nguơn Lôi Thinh Phổ Quá Thiên Tôn, là đức Thái Thượng Lão Quân. Vì sao thư tư : - Huyền Thiên Thượng Đế Kim Khuyết Hóa Thân Đản Ma Thiên Tôn, là đức Bắc Đế. Vì sao thư năm: - Cửu Thiên Khai Hóa Thất Khúc Văn Xương Tử Đồng Đế Quân, là đức Khổng Tử. Bây giờ dưới thế gian tôn làm Văn Đế. Vì sao thứ sáu : - Tam Giái Phục Ma Đại Đế Thần Oai Viễn Trấn Quang Thánh Đế Quân, là đức Quang Đế. Bây giờ dưới thế gian tôn làm Võ Đế. Vì sao thứ bảy : - Ngọc Hư Sư Tướng Kim Khuyết Tuyển Tiên Phủ Hựu Đế Quân Diệu Đao Thiên Tôn, là đức Lữ Tổ (Lữ Đồng Tân). Vì sao thư tám: - Tam Nguơn Tam Phẩm Tam Quan Đại Đế Tam Cung Cửu Phủ Cảm Ứng Thiên Tôn, là ông làm đầu mười tám nước Âm Phủ. 6. Đức Quang Đế quản vì sao Văn Xương Tinh và vì sao Võ Khúc Tinh 7. Quế Tử, lan tôn. 8. Đức Quang Đế. 9. Ai lên cốt, hay là vẽ hình đức Quang Đế mà thờ, thì phải lên cốt, hoặc là vẽ hình ông Trương Tiên đứng hầu phía tay tả của Ngài.Tay trái của Trương Tiên cầm một viên đạn bằng vàng; tay mặt cầm một cây cung bằng tre. Trong đời Chiến Quấc phân vân; Trời sai Đế xuống cứu dân khỏi nàn. Ngọc Hoàng đặt tên sang Ngũ Tử (1); trải năm đời lịch sử Trung Lương.
  • 49. 49 Ải đồng một hội tranh cường ; Đế tài Minh Phủ phi thường, ai đang (2)?. Cứu chư hầu khỏi mang nạn cả; ép Gian Tần rời rả lòng tham (3). Sở Bình Vương tửu, hoang dâm; trung thần luốn bị miệng sàm oan thay (4) Quá quan khỏi nạn nầy một lúc; Đại cừu kia báo phục vừa xong (5). Mấy phen Ngô, Việt, tranh hùng; đao binh rối loạn, chẳng không ngày nào (6). Lòng Thánh Đế Trời cao soi thấy; gương hiếu trung trải bấy nhiêu đời. Ngọc Hoàng hạ sắc sai Ngài; Tiền Đường cai quản, đêm ngày hộ dân (7). ĐOẠN THỨ TÁM:- Tới đời nhà Hớn, triều vua Huờn Đế và triều vua Linh Đế, bọn gian tặc là Đổng Trát, Trương Giát, Tào Tháo, Tôn Quờn, Viên Thiệu, nổi lên làm loạn với triều đình. Bọn tà thuật cũng nổi lên phá hại nhân dân. Vì sao Tử Vi Cung, lý Châu Y Thần lâm phàm một lần nữa đặng giúp nhà Hớn trong cơn tam phân đảnh túc. Kiếp nầy Ngài đầu thai vào nhà họ Quang, là nhà đạo đức đã lâu đời. Tới đời Hớn gian thần phe, đảng; đổi họ, tên, hạ giáng trần trung (8). Ngựa Xích Thổ ấy Hỏa Long (9); đao Thanh Long cũng là rồng (10) nước sanh. Mày tằm vẽ phân minh Bát (11) Tự; mắt phụng thêm rực rỡ Song Tình (12). Râu Rồng năm khóm rành rành; trán Hùm chói rạng, Thiên Đình oai nghiêm (13).
  • 50. 50 Thao lược đã sánh gồm Tôn Tẩn (14); cơ mưu càng so lấn Phạm tăng (15). Xuân Thu chí cả ai bằng ; giải lương quê quán vẫn tằng danh vang (16) Nhà đạo đức họ Quang dòng ; giống Sanh gặp đời Hớn thống phân mang (17). ************************************* CHÚ GIẢI: 1. Đời Chiến Quấc.Trời sai Ngài lâm phàm vào nhà họ Ngũ và đặt tên cho Ngài là Ngũ Viên, tự là Tử Tư. Thuở trước Ngài đã luân hồi năm kiếp trung lương. 2. Ông Tử Tư văn võ toàn tài.Ngài đến tại ải Đồng Quang giãi cứu chư hầu khỏi nạn. Chư hầu tôn Ngài là Minh Phủ Tướng Quân. 3. Ngài làm cho nước Tần lui binh. 4. Cha Ngài tên là Ngũ Xa làm tướng Quấc tại nước Sở. Anh Ngài là NgũThượng cũng làm quan tại nước Sở.Vua Sở Bình Vương mê đắm tửu sắc cho đến nổi giựt vợ của Thái Tử Mễ Kiến, là dâu của Vua. Ông Ngũ Xa can giáng hết sức mà Vua không thèm nghe. Vua nghe lời của tên Phi Vô Cực sàm tấu, Vua bèn giết ông Ngũ Xa và ông Ngũ Thượng. 5. Ngài trốn qua nước Ngô. Lúc ấy Vua Sở Bình Vương đã chết rồi. Vua nước Ngô biết Ngài khi trước tại Ải Đồng nên phong cho Ngài chức Nguơn Soái. Ngài cầm binh đánh nước Sở đặng báo cứu cha và cho anh. Ngài quật thây Vua Sở Bình Vương lên, rồi Ngài đập tan nát hết. 6. Kế nước Ngô và nước Việt giao chiến với nhau. Nước Việt thua. Ngài bắt đặng Việt Vương Câu Tiễn. Vua Ngô Phù Ta không cho giết Câu Tiễn. Kế Ngài lâm bịnh. Ngô Phù Ta dặn thăm Ngài. Ngài nói rằng : « Thắng Câu Tiễn hình như khô mộc, làm bộ bơ đỡ, chưa nói đã cười, việc gì cũng nhiêm nhiểm, không giận, không buồn ; tướng đó là tướng gian trá, độc hiểm lắm. Nếu bệ hạ không giết nó, thì ngày sau nó phẩn bội bệ hạ, chẳng sai ».Ngô Phù Ta trả lời rằng : « Câu Tiễn tử tế với trẩm lắm,giết nó tội nghiệp ». Ngài tâu rằng : Bịnh tôi nặng lắm, nay mai tôi phải chết. Khi tôi chết rồi, xin bệ hạ rộng lòng cho phép con tôi gắn cặp tròng con mắt của tôi trên cửa Đông Môn . Cách ít ngày cặp tròng mắt khô mất Kế Ngô Phù Ta tha Câu Tiễn về nước Việt. Câu Tiễn đem dưng mỹ nữ tuyệt sắc là nàng Tây Thi và lễ vật quý báu vô số, Ngô Phù Ta lấy làm khoái lạc, bèn nói rằng : « Lời của Tử Tư nói sai lầm lắm ». Cách vài năm Câu Tiễn cử bình phạt Ngô, Nó
  • 51. 51 bắt Ngô Phù Ta. Ngô Phù Ta năng nỉ, kể ơn nghĩa xin tha ».Câu Tiễn nói rằng : « Khi trước tao giết cha mầy. Mầy bắt đặng tao. Mầy dại mầy không giết tao. Bây giờ tao bắt đặng mầy, tao phải giết mầy ». Khi Câu Tiễn kéo binh tới Đông Môn, thì cặp tròng của Tử Tư thình lình hiện ra và trừng qua, trừng lại. Câu Tiễn thấy vậy, thì tay xá lia lịa, miệng cười và nói rằng : « Anh tiên tri thật giỏi lắm. Phải chi Ngô Phù Ta nghe theo lời anh, thì tôi đã tiêu xương rồi ». Bởi cớ đó cho nên đời nay có lời Tục Diêu như vầy : « Tác cao không sánh tuổi Bành ; cặp tròng xin gởi trước thành Ngô Vương ». 7. Khi mãn kiếp Ngũ Tứ Tư, thì Đức Ngọc Hoàng sắc mạng cho Ngài làm Thần tại đất Tiền Đường đặng phò hộ nhân dân và sửa nước lớn, nước ròng cho đúng giờ, đúng khắc. 8. Qua tới đời Hớn, vận nước si vi,gian thần nổi lên đông lắm, Đức Ngọc Hoàng sai vì sao Tử Vi Cung lý Châu Y Thần lâm phàm một lần nữa, đặng giúp nhà Hớn trong cơn tam phân đảnh túc. Ngài đầu thai vào nhà họ Quang. Kiếp nầy Trót cho Ngài diện mạo đẹp đẽ lắm, lại sai con Hỏa Long xuống đầu thai con ngựa Xích Thố cho Ngài và sai con Thủy Long xuống đầu thai Cây Thanh Long Đao (là cây siêu) cho Ngài. 9. Trời chọn Hỏa Long xuống làm con ngựa Xích Thố. 10. Con Thủy Long xuống làm cây Thanh Long Đao. 11. Trời lại vẽ trạng mạo cho Ngài như vầy; cặp chơn mày tằm như chữ Bát vẽ ngược. 12. Cặp mắt dài và kéo lên, như con mắt phụng. 13. Râu năm chòm như đuôi Rồng, trán tròn mà có lẵng như trán cọp. 14. Thao lược giỏi như Tôn Tẩn, đời chiến Quấc. Tôn Tẩn là học trò của ông Quỷ Cốc Tiên Sanh. Ông gồm đủ lục thao, tam lược. Ông làm Soái cho nước Tề, Ổng cứu nước Hàng; giải vây cho nước Triệu. Ổng giết Bàng Quyên tại đất Mã Lăng. Coi trong truyện Phong kiến Xuân Thu, thì thấy ổng có tài nhiều lắm. 15. Phạm Tăng sinh đời Tần, cơ mưu giỏi lắm. Ổng giúp Hạng Vỏ đặng tranh thiên hạ với Hớn Bái Công. 16. Đức Quang Đế lập chi theo Kinh Xuân Thu; Ngài quyết tịu binh gian đảng, hưng phục Hớn thất. Ngài quê quán tại huyện Giải Lương, phủ Bồ Châu, tỉnh Sơn Tây. Cả tỉnh ai cũng là biết Ngài văn võ toàn tài và gồm đủ: Hiếu. Để. Trung, Tín, Lễ, Nghĩa, Liêm Tiết. 17. Ngài sanh nhằm đời nhà Đại Hớn bị suy vi. ĐOẠN THỨ CHÍN:- Khi ngài còn nhỏ thì Ngài đã học văn võ đặng toàn tài. Khi Ngài đặng 28 tuổi Ngài đi tìm vây cánh đặng giúp nước trong cơn bi loạn.
  • 52. 52 Đi tới Trát Quận vào Vườn Đào Ngài kết bạn với ông Lưu Bị và ông Trương Phi rồi ba anh em lo việc khuôn phò Hớn thất. Nhỏ du (1) lịch, lớn làm quan; anh hùng bốn biển giang sang . Lo chi thiếu: trảo nha, huynh đệ; vào Vườn Đào bỗng thấy hai người. Hình dung kỳ dị khác vời; non sông đâu (2) tá, là nơi anh hùng? Oai mãnh liệt, lạ lùng Trương Tướng ; đường đường thay, khí tượng Lưu Hoàng. Nay mừng gặp chúa phi thường; nước Thiên Hà (3) rữa đảng gian có ngày. Rồng, cọp, hội gió mây đã hãng; giết trâu đen, ngựa trắng, lễ (4)phô. Nguyện cùng cao (5), thẳm (6), biết cho; anh em kết nghĩa khuôn phò Hớn bang. ĐOẠN THỨ MƯỜI:- Ông Lưu, Ông Quang và Ông Trương, đương lo dẹp loạn, công danh chưa thành tựu, mà ba anh em đã bị tản lạc tại đất Tứ Châu. Đức Quang Đế phò Nhị Tẩu qua ở đậu cùng TàoTháo. Khi Ngài nghe chắc tin ông Lưu ở Hà Bắc, thì Ngài ơn trả, nghĩa đền, minh minh, bạch bạch, rồi Ngài tạ từ Tào Tháo phò Nhị Tẩu, lướt qua năm ải, thiên nguy, vạn hiểm, mà đi qua Hà Bắc tìm Anh. Huỳnh Cân (7) phá, Đổng (8) tan, Bố (9) giết; Không Dinh (10) lầm chước quyệt Tào Mang. Từ Châu gặp lúc chia tan (11); cánh hồng man mác, xe loan dắt dìu. Ngọn đuốc thiêu mưa sâu Văn Viễn; dòm vách coi: nghĩa vẹn Vườn Đào. *******************************************
  • 53. 53 CHÚ GIẢI: 1.Khi Ngài lớn lên Ngài học văn chương xuất chúng, võ nghệ siêu quần. Ngài cưới bà Hồ Thị. Khi Ngài có hai người con trai rồi ( là Quang Bình và Quang Hưng) thì Ngài thưa cùng cha mẹ rằng: “Ngày nay gian thần nổi lên, trên thì áp chế vua, dưới thì làm cho nhân dân đổ thán. Lại tứ phương phong khởi, thương tàn dân mạng vô số. Con đã có người kế tự đặng phụng sự ông, bà, cha, mẹ. Nay con xin phép ra đầu quân, đặng khuôn phò nhà Hớn”. Ngài đi dọc đường gặp một ông thầy coi tướng đứng nhìn sửng Ngài mà nói rằng: “Tướng quân hấp chánh khí của Trời Đất nó đã châu lưu cùng cả thân thể, cho nên đến sau tướng quân đặng cho thiên hạ tế lễ muôn thu. Hà Tất là Tướng quân phải lo lập công danh, sự nghiệp mà làm gì”.Ngài đi ngan qua một xóm kia. Ngài nghe nhân dân van khóc van răn. Ngài đứng dừng lại hỏi thì tên Hoàng Thủ Nghĩa và khóc và lạy Ngài, mà nói rằng: “Tại Tào Quận có tên Lữ Hùng kết phe đảng với bảy cánh hạ, rồi ỷ thế mạnh mẻ, cướp phá thiên hạ, hãm hiếp vợ con người ta, giết chết người ta đã nhiều, mà không ai dám nói tới. Xin ông kiếm thế cứu chúng dân, kẻo tội nghiệp”. Ngài nghe nói chưa dứt lời, thì Ngài nổi giận. Ngài biểu tên Hoàng Thủ Nghĩa dắt Ngài tới đó. Ngài hỏi rõ ràng tự sự, quả quyết là đám hung tàn, bạo ngược, thì Ngài ra oai giết hết đặng hại dân ấy. Quan quận Thú hay việc nầy, mời Ngài lại mà nói rằng: “ Đảng cường bạo ấy đông lắm, Tướng quân trừ đặng, là Tướng quân làm việc đại nghĩa. Tôi thì không nói chi. E quan Thượng Ty hay đặng, thì Tướng quân phải bị ám sát nhân. Thôi, Tướng quân trốn đi cho khỏi nạn”. Ngài lưu lạc gian hồ đến sáu năm; đến sau Ngài mới là gặp ông Lưu và ông Trương. 2. Đâu tá là tiếng Bắc Kỳ, chỉ nghĩa là đâu, ở xứ nào. 3. Nước Thiên Hà là nước sông Huỳnh Hà. Có câu Huỳnh Hà chi thủy thiên thượng lai. 4. Lễ phô, là lễ vật. Sát bạch mã tế Thiên, tru bắt ngưu tế địa. 5. Cao là Thiên. 6. Thẳm là Địa. 7. Phá tan nát giặc Huỳnh Cân. 8. Lưu Hoàng Thúc mưu với Vương Doãn đặng giết Đổng Trát. 9. Lữ Bố chiếm đất Tiểu Phái, rồi giựt luôn đất Từ Châu. Lúc ấy ông Lưu làm Dụ Châu Mục. Tào Tháo biểu ông Lưu đem binh qua Hạ Bì đặng hiệp lực nó mà công Lữ Bố bị bắt. Tào
  • 54. 54 Tháo muốn dụng nó làm Tướng. Ông Lưu nhắc việc Đinh Nguyên và việc Đổng Trát khi trước cho Tào Tháo nghe thì Tào Tháo giựt mình bèn biểu dẫn Lữ Bố ra Bạch Môn Lầu chém quách. 10. Ông Lưu chiếm Từ Châu, đức Quang Đế chiếm Hạ Bì. Tào Tháo trở lại đánh với hai ông. Ông Lưu kéo binh qua cướp trại của Tào Tháo, té ra nó đã lén rút đi mất, bỏ trại không, rồi lỏn hậu qua lấy Từ Châu. 11. Ông Lưu chạy ra Hà Bắc, ông Trương chạy lên núi Đảng Sơn. Đức Quang Đế phò gia quyến của ông Lưu lên đồn thành trên một hòn Thổ Sơn. Lúc ấy ba anh em tản lạc, cũng như là chim nhạn lạc bầy sợ đạn tránh tên vậy. 12. Đức Quang Đế phò Nhị Tẩu về Hứa Xương, Tào Tháo để cho Ngài và Nhị Tẩu ở chung một nhà. Nó lập kế ấy trông cho chị em loạn luân với nhau, rồi đem vào đó và Trương Liêu cũng điều lén dòm coi. Ngài muốn tỏ lòng tiết nghĩa của Ngài cho nó biết, thì đêm nào Ngài cũng ra trước hàng ba đốt đuốt dọc Xuân Thu cho nó sáng. Ai hỏi thì Ngài nói rằng. Ngài nhớ lời thề tại Đào Viên thuở trước cho nên Ngài ngủ không đặng. Nó thấy như vậy luôn luôn, thì nó nói Ngài là Thần Nhân. Ngọn đuốt của Ngài thấu tới Trời. Vua Tự Đức có làm bài thơ Bỉnh chút đại đàng như vầy : « Chước quỷ Tào Mang đục phá trong ; năm canh ngọn đuốt chứng soi lòng. Lửa ngời tiết nghĩa trong u ám ; đèn tỏ can thường lúc láng vong. Rực rỡ gan trung lòa mấy tấm ; chứa chan mắt nịnh sập đôi tròng. Vườn dưa, cội lý, nào ai rõ; Khuấy rối diền nầy phải gỡ xong ». Vua Tự Đức cũng có làm bài thơ Quang Công Cư Tào như vầy : « Tôi chúa đôi phương cảnh quạnh hiu; vì tình nghĩa trọng phải thâu liều. Ơn Tào dẫu sánh ngàn cân nặng, nợ Hớn còn mang một gánh triều. Đuốt ngọc canh khuya Trời một góc; vườn Đào nguyệt cũ ruột trăm chìu. Hỏi ai muốn rõ nguồn cơn ấy; xin hỏi chàng Trương nỗi khúc khuyu ». Thề hàng Hớn, chẳng hàng Tào ; tôi trung thờ chúa, lòng nào đổi hai (1). Ấn Hớn thọ, quyết nài chữ Hớn (2). tiệc hoa diên thêm chén tình gian (2). Lấy đầu hai Tướng Văn (4), Nhan(5) ; ở, đền ơn mới, về, toàn nghĩa xưa (6). Kế về Bắc (7), bây giờ mới quyết ; tin Lưu Hoàng đã biết rõ nơi.
  • 55. 55 Vàng niêm rồi, ấn treo rồi (8) ; ba phen từ Tháo (9), mấy hồi nhớ Lưu. Hộ xe chị, qua cầu, vượt ải ; tìm dấu anh, xuống bải, lên đèo. Dặm ngàn vó ngựa buông theo ; lòng trung khí, nghĩa, rạng nêu mặt Trời (10). Năm ải dẹp, đòi nơi khói bụi ; sáu tướng vương một mũi đao rồng. Bắc, Nam, ly hiệp anh hùng ; cổ thành (11) ai ngỡ trùng phùng anh em. Trí quyết thắng, vẫn hềm mình thiếu ; tài kinh luân, phải triệu người ra (12). ĐOẠN THỨ MƯỜI MỘT :- Khi ông Lưu, ông Quang và ông Trương sum hiệp cùng nhau rồi, thì ba ông lên chốn Mao Lư cầu thỉnh ông Khổng Minh về làm Quân Sư. Ông Khổng Minh muốn thử lòng ông Lưu coi ra thế nào, cho nên khi thì Ngài ẩn mặt ; khi thì Ngài đi nhạo sơn, nhạo thủy ; khi thì Ngài làm bộ ngũ. Ba ông hành thân cực khổ, đi đi, về về, lặn suối , trèo non, dầm mưa, dang nắng, lên cầu cho tới ba phen. Thấy ba ông thiệt tình lắm, cho nên lần thứ ba Ngài mới ra mặt. Ba ông bái quỵ, cầu lụy hết sức, cho nên Ngài mới là chịu ra làm Quân Sư cho ông Lưu. Chớ Ngài đã biết trước rằng dẫu làm cách gì, thì quy nhứt cũng chưa đặng, phải, tam phân đảnh túc mà thôi. Mao Lư ba đội dãy xa ; rồng (13) nằm chưa dậy bóng đà gần trưa. « Điềm trị, loạn, ai chưa sớm đoán (14) ; bình sanh ta trù toán không (15) sai ». « Giấc xuân, lều cỏ, vừa phai (16) ; trì trì bóng nhựt hiên ngoài lân la (17).
  • 56. 56 Đức Gia Cát chưa ra một bước (18) Số tam phân định trước đành rành. Võ Hầu nguyên Quãng Huệ Tinh (19) ; Hớn tiền Nghiêm Tử, (20) Tống đình Văn Công (21). ******************************************** CHÚ GIẢI : 1. Khi Ngài thất thủ Hạ Bì, bi vây trên Thổ Sơn,Trương Liêu ra dụ Ngài đầu Tào. Ngài không chịu đầu. Có bài Ca Trù khen Ngài như vầy : « đức Thánh Quang Hạ Bì thưởng thấy Trương Liêu ra dụ hàng Tào. Đức Thánh Quang rằng : Có lời giao, Tào có khứng để cho ta nghĩ : Một là đừng lân la nơi đôi chị. Hai là hàng Hớn, chẳng hàng Tào. Ba là nghe ông Huyền Đức ở nơi nao, dẫu ngàn dặm cũng tìm cho biết. Lời gắn vó, đinh ninh chí quyết, chẳng nghe ta, ta cũng đục xông. So trong Tam Quấc anh hùng ». Tào Tháo chịu ba lời giao nầy, bèn rước Ngài về Hứa Xương. 2. Khi đức Quang Đế về Hứa Xương Ngài ra mắt Thiên Tử. Tào Tháo tâu vua phong cho Ngài tước Hầu và ban ấn vàng cho Ngài, đề bốn chữ Hớn Thọ Đình Hầu. Ngài không chịu lãnh ấn và nói rằng : « đất Hớn Thọ Đình thuộc về của Thừa Tướng. Nếu tôi lãnh ấn thì chỉ nghĩa rằng tôi làm tước hầu của Thừa Tướng, tôi làm tước hầu của nhà Hớn, cho nên tôi xin thêm một chữ Hớn. Xin đúc ấn lại ». Tào Tháo bèn truyền đúc ấn, đề năm chữ như vầy : « Hớn Hớn Thọ Đinh Hầu ». 3. Tào Tháo chưa biết Ngài là anh hùng khí cốt, kiên ư thiết thạch, cho nên nó dụng việc tước lộc, việc tiền tài và việc tửu sắc mà dụ dỗ Ngài. Ba bữa thì nó đãi Ngài một việc nhỏ, năm ngày nó đãi Ngài một việc lớn. Ít ngày nó cấp vàng, bạc, gấm nhiều cho Ngài một kỳ. Nó chọn mỹ nữ ở hầu Ngài. Mỹ nữ thì Ngài sai vô hầu Nhị Tẩu. Vàng, bạc, gấm, nhiểu, Ngài không xài tới. 4. và 5 . Nhan Lương và Văn Xũ là hai tên Tướng đại tài bên Hà Bắc. 6 .Hai tên Tướng nầy đến đánh Hứa Xương. Tướng của Tào đánh không lại chúng nó. Ngài phải ra sức chém chúng nó đặng đền cho xong ơn trọng hậu của Tào Tháo. Ơn mới Ngài đền xong rồi, thì Ngài đi tìm Ông Lưu và ông Trương cho toàn nghĩa xưa kết tại Vườn Viên. 7.Ngài nghe tin chắc ông Lưu ở Hà Bắc.
  • 57. 57 8.Ngài gói niêm kỹ càn những vàng, bạc, gấm, nhiễu, của Tào Tháo cấp cho Ngài thuở nay, Ngài treo ấn lên giữa nhà, rồi Ngài vô tạ từ Tào Tháo mà về. 9. Tào Tháo cứ ẩn mặt hoài, Ngài vào ba phen mà không gặp nó, cho nên Ngài phải phò Nhị Tẩu, lướt xông năm ải, thẳng qua Hà Bắc tìm ông Lưu. 10. Lòng nghĩa khí của Ngài chói rạng như mặt trời vậy. 11. Ngài đi tới Cổ Thành gặp ông Trương. Ngài để Nhị Tẩu ở lại đó. Ngài đi thẳng qua Hà Bắc tim ông Lưu. Cách ít ngày ba anh em sum hiệp tại Cổ Thành. 12. Ngài cơ mưu, thao lược tuy là giỏi mặt đầu, nhưng mà vận trù, quyết sách, chưa đặng toàn vẹn, cho nên phải đi tìm người thượng sĩ về làm Quân Sư. 13. Rồng nằm chữ là Ngọa Long. Ngọa Long, là đạo hiệu của ông Khổng Minh 14, 15, 16 và 17. Bốn câu nầy là bốn câu thi của Đức Gia Cát Vỏ Hầu thường ngâm giải khuây trong chốn Long Trung. 18. Đức Vỏ Hầu chưa ra khỏi chốn Long Trung, là chỗ Ngài tạm lẻn tránh đạm bạc mà Ngài đã đoán trước rằng : « thiên hạ phải chia ba mà thôi, chớ quy nhứt thống chưa đặng. 19. Đức Vỏ Hầu nguyên là vì sao Quảng Huệ Tinh ở trên Trời. 20. Đời Đông Hớn Ngài là Nghiêm Tử Lăng, Ngài chỉ cơ mưu cho vua Quang Võ dựng thành cơ nghiệp, rồi Ngài mai danh, ẩn tích tại núi Phú Xuân Sơn. Đời Hớn Tam Quấc Ngài đầu thai Khổng Minh Gia Cát Lượng. 21. Qua triều Nam Tống, đời vua Ninh Tông, Ngài đầu thai là Châu Hy. Ngài làm Quan ít năm, Ngài hồi hưu về dạy học. Lúc Ngài ở Nga Hồ Ngài diễn chư Tứ Thơ. Đến sau Ngài về ở Lộc Động Ngài giải nghĩa Ngũ Kinh. Đến sau Ngài đặng phong tước Châu Văn Công. Luân hồi đã ba vòng Sư Tướng ; hết xuống Trần phối hưởng miếu giao (1) Vạc(2), Lưu, chia bởi Ngô(3), Tào (4) ; giang sang dời đổi biết bao anh hùng. Lưu Hoàng ngự trong cung Thạch Phủ (5) ; Thánh Đế nay trấn thủ Thiên Môn.
  • 58. 58 Tứ Xuyên Thảo Cốc (7) nhuần ân ; Hoàng Hầu trung nghĩa, làm Thần đến nay (8) Sau, đời Tống đầu thai Võ Mục (9) ; trước, đời Đường hiệu thục Thơ Dương (10) Ba triều trung, liệt, tiếng vang ; ngôi Thần Hộ Quấc Ngọc Hoàng sắc phong (11). Binh qua nhỏ vẫn không sai tướng ; nguy nàng to sẽ xuống cứu Trần (12). ĐOẠN THỨ MƯỜI HAI :- Dạy thiên hạ giữ cho trọn chữ Trung, chữ Hiếu và tu nhơn, tích đức. Đặng như vậy thì cũng là thành Phật, thành Thần, thành Thánh, thành Tiên. Chẳng phải là tu trì, trường trai mà đặng thành Phật . Vậy chớ các vị Cổ Phật lại mấy Trường. Cho Hay chánh, trực, làm Thần ; Thành Hoàng(13) Tướng Tướng xây vần xưa nay. Cảm Trời, Đất, bởi dày Trung, Hiếu ; hiển Phật linh, há biểu trì trai (14) Cần chi ăn, mặc, phí, xài ; tùy gia phong kiệm, chớ nài, chớ chê (15) Cầm, thú, cũng thuộc về sanh mạng ; không việc chi nào đáng sát sanh (16). Cũng đều mạng sống như mình ; Trương Cung, bũa lưới, tầm quanh sao đành. Cây, cỏ, chớ phá nhành, bông trái ; trải Đông tàn, Xuân lại phát vinh (17) Muôn loài Trời Đất hóa sanh ; theo thời sanh trưởng cũng in như người (18).
  • 59. 59 Ai mà biết thương loài sanh vật ; phước nhóm về, họa ắt lánh xa (19) Chớ rằng lành nhỏ bỏ qua ; chớ rằng dữ nhỏ, làm mà hại chi (20). Việc ngay, vạy, lưới Trời khôn tránh ; định dinh, hư, Thần, Thánh đã (21) lường. Làm người gốc tại cang thường ; Hiếu, Để, Trung, Tín, Lễ, nhường sĩ, Liêm. Vâng lời Đế cứ làm việc phải ; cố mây lành che, đỡ, cho Mình (22) *************************************** CHÚ GIẢI : 1. Tại phủ Tuyền Châu, tỉnh Phước Kiến, là quê hương của Ngài, triều đình có lập Miếu vỏ thờ Ngài.Trước Miếu có chạm một đôi liễn trong cột đá như vầy : « Nga Hồ điển chú thừa Tiên Thánh. Lộc Động truyền kinh khải Hậu Hiền ». 2. Giang sang của ông Lưu Bang, là Hớn Cao Tổ, gầy dựng thuở trước. 3. Bây giờ bị Ngô Tôn Quờn và bị Tào Tháo phân chia ra làm Tam Quấc.(chú giải câu 3 và câu 4). 4. 5. Nay Đức Chiêu Liệt Đế làm Thiên Thần, ở tại Thanh Hư Phủ, trên Trời. 6. Đức Quang Đế làm Nguơn Soái cai quản ba cửa Trời là cửa Đông, cửa Tây và cửa Nam. 7. Ông Trương Phi làm chức Thổ Cốc Thần tại xứ Tứ Xuyên. 8. Hoàng Hầu là tước của ông Trương Phi. 9. Đời nhà Tống Ngài đầu thai là Nhạc Phi, đặng phong tước Võ Mục Đế. 10. Đời trước, là đời nhà Đường, Ngài đầu thai là Trương Tuần, tự là Thơ Dương làm Nguơn Soái. 11. Nay Ngọc Hoàng phong cho Ngài chức Hộ Quấc Thần. 12. Chừng nào dưới thế gian có giặc lớn lắm thì Ngọc Hoàng mới là sai Ngài xuống Trần nữa. 13. Các vị Tướng trung liệt, đến khi chết, đặng làm bực Thành Hoàng bổn cảnh. 14. Các vị Cổ Phật lại mấy ăn chay ròng.