SlideShare a Scribd company logo
1 of 109
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
MAI HỒNG ANH
Tải miễn phí kết bạn zalo 0917 193 864
Dịch vụ viết luận văn chất lượng
Website: luanvantrust.com
Zalo/Tele: 0917 193 864
Mail: baocaothuctapnet@gmail.com
TÁI THẨM TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Hà Nội - 2017
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
MAI HỒNG ANH
TÁI THẨM TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM
Chuyên ngành : Luật dân sự và tố tụng dân sự
Mã số :60380103
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Ngọc Khánh
Hà nội - 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các
kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào
khác. Cácsố liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác,
tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tấtcả các môn học và đã thanh toán
tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia
Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan nàyđề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể
bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜICAM ĐOAN
Mai Hồng Anh
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mụccác từ viết tắt
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TÁI THẨM 7
TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ
1.1. Khái niệm tái thẩm dân sự 7
1.2. Đặc điểm của tái thẩm 9
1.3. Ý nghĩa của tái thẩm trong tố tụng dân sự 14
1.3.1. Ý nghĩa pháp lý của tái thẩm 14
1.3.2. Ý nghĩa chính trị của tái thẩm 15
1.3.3. Ý nghĩa xã hội của tái thẩm 16
1.4. Sự hình thành và phát triển của các quy định về tái thẩm 17
trong pháp luật Việt Nam
1.4.1. Sự hình thành và phát triển của tái thẩm trong Luật tổ chức 17
Tòa án nhân dân
1.4.2. Sự hình thành và phát triển của những quy định về tái thẩm 21
trong các văn bản quy phạm pháp luật khác
1.5. Tái thẩm theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự một số 27
nước trên thế giới
1.5.1. Liên bang Nga 28
1.5.2. Cộng hòa Pháp 29
Chương 2: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG DÂN 30
SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ TÁI THẨM
2.1. Tính chất của tái thẩm 30
2.2. Kháng nghị theo thủ tục tái thẩm dân sự 31
2.2.1. Căn cứ kháng nghị theo thủ tục tái thẩm 31
2.2.2. Người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm 41
2.2.3. Đối tượng kháng nghị theo thủ tục tái thẩm 47
2.2.4. Thời hạn kháng nghị, thay đổi, bổ sung và rút kháng nghị 49
theo thủ tục tái thẩm
2.2.5. Hình thức kháng nghị và gửi quyết định kháng nghị 51
2.3. Xét xử tái thẩm 52
2.3.1. Thẩm quyền tái thẩm 52
2.3.2. Hội đồng tái thẩm 55
2.3.3. Những người tham gia phiên tòa tái thẩm 57
2.3.4. Chuẩn bị phiên tòa tái thẩm 59
2.3.5. Thủ tục tiến hành phiên tòa tái thẩm 60
2.3.6. Phạm vi xét xử tái thẩm 62
2.3.7. Thẩm quyền của Hội đồng tái thẩm 63
2.3.8. Quyết định tái thẩm 65
Chương 3: THỰC TIỄN THI HÀNH VÀ KIẾN NGHỊ 67
NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÁI THẨM
TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM
3.1. Thực tiễn thi hành quy định của pháp luật tố tụng dân sự 67
Việt Nam về tái thẩm
3.1.1. Công tác giải quyết đơn đề nghị xem xét lại bản án, quyết 68
định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục tái thẩm
3.1.2. Công tác kháng nghị theo thủ tục tái thẩm 73
3.1.3. Thực tiễn hoạt động xét xử tái thẩm 82
3.2. Kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả tái thẩm trong tố tụng 84
dân sự Việt Nam
3.2.1. Một số kiến nghị về lập pháp 84
3.2.2. Một số kiến nghị về thực hiện chế định tái thẩm 92
KẾT LUẬN 98
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 100
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BLTTDS
HĐTP
TAND
TANDTC
VKS
VKSND
VKSNDTC
: Bộ luật tố tụng dân sự
: Hội đồng thẩm phán
: Tòa án nhân dân
: Tòa án nhân dân tối cao
: Viện kiểm sát
: Viện kiểm sát nhân dân
: Viện kiểm sát nhân dân tối cao
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Một bản án được xét xử nghiêm minh, công bằng, đúng pháp luật là
trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng và cũng là mong muốn của cá
nhân, cơ quan, tổ chức khi quyền và lợi ích hợp pháp của họ được bảo vệ một
cách kịp thời và đúng đắn. Tuy nhiên, trên thực tế có tình trạng một số bản án,
quyết định dân sự của Tòa án đã có hiệu lực nhưng vẫn bị phát hiện là có
thiếu sóthoặc sai lầm vì những nguyên nhân khác nhau. Khi đó, những bản
án, quyết định kể trên cần phải được xem xét và sửa chữa theo một thủ tục đặc
biệt do pháp luật tố tụng quy định. Việc xét lại bản án , quyết định đã có hiệu
lực không chỉ là yêu cầu đặt ra của nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa mà
còn là sự thể hiện của nguyên tắc công bằng xã hội trong hoạt động xét xử,
đảm bảo cho tất cả các bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật
tuyệt đối không được trái pháp luật.
Tái thẩm là một trong hai phương thức xét lại bản án, quyết định đã có
hiệu lực pháp luật, được quy định thành một chương (chương 19) trong Bô ̣
luâṭtốtung̣ dân sư ̣năm 2004 và được sửa đổi, bổ sung năm 2011 theo Luật số
65/2011/QH12, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2012. Trong
thời gian qua, thực tiễn áp dụng thủ tục tái thẩm dân sự đã gặp phải không ít
những vướng mắc, bất cập. Tình hình khiếu nại bản án, quyết định dân sự đã
có hiệu lực pháp luật của người dân đang tăng. Công tác giải quyết đơn khiếu
nại của Toà án các cấp cũng gặp nhiều vấn đề phức tạp, quá tải; nhiều vụ án
kéo dài nên chưa đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng của nhân dân và gây bức xúc
trong dư luận. Nhiều quy định của Bộ luật tố tụng dân sự về thủ tục tái thẩm đã
bộc lộ những hạn chế, bất cập cần tiếp tục được bổ sung, hoàn thiện.
Ngày 25 tháng 11 năm 2015, Quốc hội thông qua Bộ luật tố tụng dân sự
1
mới thay thế Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 (đã được sửa đổi, bổ sung năm
2011), nhằm thể chế hóa các chủ trương, đường lối của Đảng về cải cách tư
pháp, cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp năm 2013, Luật tổ chức Tòa án
nhân dân năm 2014 và Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014; bảo
đảm tính đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật. Thủ tục tái thẩm được
quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 trên cơ sở kế thừa các quy định
của Bộ luật tố tụng dân sự và các văn bản hướng dẫn hiện hành; đồng thời,
sửa đổi, bổ sung quy định nhằm khắc phục khó khăn, vướng mắc trong thực
tiễn. Tuy nhiên Bộ luật tố tụng dân sự mới vẫn chưa giải quyết được triệt để.
Tuy thủ tục tái thẩm trong Bộ luật tố tụng dân sự đã được sửa đổi, bổ sung và
hoàn thiện thêm một bước những vẫn còn nhiều vấn đề pháp lý liên quan đến
thủ tục này chưa được làm rõ như: Căn cứ kháng nghị tái thẩm, địa vị pháp lý
của người tham gia tố tụng trong thủ tục tái thẩm, thời hạn kháng nghị tái
thẩm, phạm vi xét xử tái thẩm, những vấn đề liên quan đến công tác nghiên
cứu, giải quyết đơn khiếu nại của đương sự đề nghị kháng nghị theo thủ tục
tái thẩm... Vì vậy, vẫn cần phải tiếp tục nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý
luận và thực tiễn của tái thẩm trong tố tụng dân sự Việt Nam để từ đó có
những đề xuất thiết thực, cụ thể nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật
về tái thẩm và nâng cao hiệu quả công tác tái thẩm của Tòa án, Viện kiểm sát.
Vì những lý do trên, học viên đã chọn đề tài "Tái thẩm trong tố tụng
dân sự Việt Nam" làm đề tài luận văn thạc sĩ luật học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Liên quan đến đề tài “Tái thẩm trong tố tụng dân sự Việt Nam”, hiện tại
trong khoa học luật tố tụng dân sự chưa có một công trình nghiên cứu khoa
học riêng biệt và chuyên sâu về vấn đề này. Tuy nhiên, có một số công trình
nghiên cứu về “Thủ tục xét lại bản án, quyết định dân sự đã có hiệu lực pháp
luật”, “Thủ tục giám đốc thẩm dân sự” có nhiều nét tương đồng với đề tài,
2
chúng ta có thể kể đến:
Luận văn thạc sĩ luật học: "Thủ tục xét lại bản án, quyết định dân sự đã
có hiệu lực pháp luật theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam", của Ngô Anh
Dũng, bảo vệ tại Trường Đại học Luật Hà Nội, 1996; luận án tiến sĩ luật học:
"Thủ tục xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật trong
tố tụng kinh tế, dân sự ở Việt Nam", của Đào Xuân Tiến, bảo vệ tại Viện Nhà
nước và Pháp luật, 2009; luận án tiến sĩ luật học: "Giám đốc thẩm trong tố
tụng dân sự Việt Nam - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn", của Mai Ngọc
Dương, bảo vệ tại Trường Đại học Luật Hà Nội, 2010; ...
Đề tài khoa học cấp bộ của Viện khoa học kiểm sát - Viện kiểm sát nhân
dân tối cao: “Thủ tụcgiám đốc thẩm trong tố tụng dân sự Việt Nam” do Tiến
sĩ Trần Văn Trung làm chủ nhiệm đề tài, 2003; đề tài khoa học cấp Bộ năm
2012 "Thực trạng giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm tại Tòa án
nhân dân tối cao" của TANDTC, do tiến sĩ Nguyễn Huy Du làm chủ nhiệm
đề tài ...
Một số chuyên đề, bài viết của các tác giả đăng trong các sách, báo, tạp
chí chuyên ngành như: "Chế định giám đốc thẩm, tái thẩm và những vấn đề
đặt ra trong việc thi hành", của Trần Anh Tuấn, Tạp chí Luật học, số Đặc san
về tố tụng dân sự năm 2005; "Bàn về Dự thảo Thông tư liên tịch hướng dẫn
Điều 284B Bộ luật tố tụng dân sự sửa đổi, bổ sung năm 2011", của Nguyễn
Hồng Nam, Tạp chí TAND, tháng 5, 2012 (kỳ 2) và tháng 6, 2012 (kỳ 1);
chuyên đề "Thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm dân sự và thủ tục xem xét lại các
quyết định của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao", của Trần Anh
Tuấn, trong cuốn Bình luận khoa học BLTTDS sửa đổi năm 2011...
Các công trình nghiên cứu trên chỉ nghiên cứu một cách tổng thể về thủ
tục xét lại bản án, quyết định dân sự đã có hiệu lực pháp luật hoặc tập trung
nghiên cứu về thủ tục giám đốc thẩm mà chưa tập trung nghiên cứu thủ tục tái
3
thẩm trong tố tụng dân sự. Cho đến nay, sau khi Hiến pháp năm 2013, Luật tổ
chức Tòa án nhân dân năm 2014, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm
2014 có hiệu lực thi hành, nhất là khi Quốc hội đã thông qua Bộ luật Tố tụng
dân sự năm 2015, chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu một cách đầy
đủ, toàn diện các vấn đề lý luận và thực tiễn về tái thẩm trong tố tụng dân sự
Việt Nam.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
Mục đích nghiên cứu của luận văn là nhằm làm rõ những vấn đề lý luận
và thực tiễn về tái thẩm trong tố tụng dân sự, từ đó, phân tích các điểm chưa
hợp lý trong quy định của pháp luật và đưa ra những giải pháp khắc phục
nhằm hạn chế những vướng mắc trong thực tiễn tái thẩm, nâng cao hiệu quả
tái thẩm.
Để thực hiện được mục đích nghiên cứu trên, luận văn tập trung giải
quyết những vấn đề cụ thể sau:
- Làm rõ một số vấn đề lý luận về tái thẩm trong tố tụng dân sự như:
Khái niệm, đặc điểm pháp lý, ý nghĩa, quá trình hình thành và phát triển của
pháp luật Việt Nam về tái thẩm dân sự.
- Phân tích, đánh giá các quy định của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam
về tái thẩm.
- Phản ánh thực tiễn thi hành các quy định của pháp luật tố tụng dân sự
Việt Nam về tái thẩm trong phạm vi từ khi Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004
(được sửa đổi, bổ sung năm 2011) có hiệu lực đến trước khi Bộ luật tố tụng
dân sự năm 2015 có hiệu lực thi hành (trước ngày 01/7/2016).
- Tìm hiểu nguyên nhân của những hạn chế trong việc quy định và thi
hành quy định của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam về tái thẩm, từ đó đưa ra
các giải pháp cụ thể để nâng cao hiệu quả tái thẩm.
4. Đốitượng và phạm vi nghiên cứu đề tài
4
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề lý luận chung về tái
thẩm trong tố tụng dân sự; pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam về tái thẩm;
thực tiễn thi hành các quy định của pháp luật tố tụng dân sự về tái thẩm ở Việt
Nam.
Tuy nhiên, trong khuôn khổ phạm vi luận văn thạc sĩ việc nghiên cứu đề
tài chỉ tập trung vào một số vấn đề sau:
- Về mặt lý luận, luận văn nghiên cứu khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa và
quá trình phát triển của các quy định về tái thẩm dân sự ở Việt Nam.
- Đối với pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam về tái thẩm, luận văn chủ
yếu tập trung nghiên cứu các quy định pháp luật hiện hành về tái thẩm được
quy định trong Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2011),
trong đó phân tích và so sánh những điểm tương đồng, những điểm khác biệt
với giám đốc thẩm dân sự, đồng thời phân tích những điểm mới, những quy
định được sửa đổi, bổ sung về tái thẩm dân sự trong Bộ luật tố tụng dân sự
năm 2015.
- Việc khảo sát thực tiễn thực hiện các quy định của pháp luật tố tụng
dân sự Việt Nam về tái thẩm chủ yếu thực hiện tại Tòa án nhân dân tối cao,
Viện kiểm sát nhân dân tối cao; các Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân
cấp tỉnh và trong những năm gần đây (trước khi Bộ luật tố tụng dân sự năm
2015 có hiệu lực thi hành).
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu đề tài
Đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác -
Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về
Nhà nước và pháp luật, về cải cách tư pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác
xét xử nói chung và xét xử các vụ án dân sự nói riêng. Trên cơ sở đó, luận văn
sử dụng các biện pháp nghiên cứu cụ thể như: Phương pháp phân tích,
phương pháp tổng hợp, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh, phương
5
pháp lịch sử, phương pháp kết hợp lý luận với thực tiễn… để nghiên cứu vấn
đề này.
6. Những đóng gópmới về khoa học của luận văn
Luận văn là công trình nghiên cứu hệ thống, toàn diện các vấn đề về tái
thẩm trong tố tụng dân sự. Làm rõ thêm những vấn đề lý luận về tái thẩm dân
sự; đánh giá đúng thực trạng các quy định của pháp luật tố tụng dân sự Việt
Nam hiện hành về tái thẩm. So sánh, phân tích, đánh giá những điểm mới,
điểm sửa đổi, bổ sung về tái thẩm dân sự được quy định trong Bộ luật tố tụng
dân sự năm 2015.
Luận văn cũng giúp người đọc hình dung được thực tiễn công tác tái
thẩm của ngành Toà án, Viện kiểm sát trong những năm qua, những mặt còn
tồn tại, nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng
công tác tái thẩm.
Đề xuất một số kiến nghị xây dựng và thực hiện pháp luật tố tụng dân sự
về tái thẩm, góp phần quan trọng vào việc hoàn thiện các quy định pháp luật
về tái thẩm, xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành các quy định của pháp
luật tố tụng dân sự về tái thẩm trong thực tiễn áp dụng.
7. Kết cấucủa luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1:Một số vấn đề lý luận về tái thẩm trong tố tụng dân sự.
Chương 2:Quy định của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam hiện hành về
tái thẩm.
Chương 3:Thực tiễn thi hành và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả tái
thẩm trong tố tụng dân sự Việt Nam.
6
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TÁI THẨM
TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ
1.1. Khái niệm tái thẩm dân sự
Theo pháp luật Việt Nam, thủ tục xét lại bản án, quyết định đã có hiệu
lực pháp luật được tiến hành theo hai loại thủ tục, đó là thủ tục giám đốc thẩm
và thủ tục tái thẩm. Thủ tục tái thẩm được quy định khá sớm và luôn được
hoàn thiện cho phù hợp với điều kiện tổ chức của các cơ quan tư pháp nói
chung và Toà án nói riêng, phù hợp với trình độ quản lý của Nhà nước và ý
thức pháp luật của người dân, phù hợp với thông lệ quốc tế. Các quy định này
đã tạo điều kiện thuận lợi cho Toà án và các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
trong việc giải quyết các tranh chấp theo thủ tục tái thẩm, bảo vệ lợi ích của
Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự.
Theo Từ điển Tiếng Việt do giáo sư Hoàng Phê chủ biên và xuất bản
năm 1992 có đưa ra khái niệm: “Tái thẩm là xét lại một bản án đã xử” [44].
Theo khái niệm này thì tái thẩm được hiểu như một hoạt động của chủ thể, đó
là Toà án. Hoạt động này là hoạt động xét lại một bản án đã xử. Thủ tục phúc
thẩm cũng là xét lại một bản án đã xử, và thủ tục giám đốc thẩm cũng là việc
xét lại một bản án đã xử. Nên khái niệm như trên chưa giúp người đọc thấy
được bản chất của thủ tục tái thẩm và nội hàm của khái niệm “thủ tục tái
thẩm” trong tố tụng dân sự.
Theo tác giả Đinh Văn Quế thì: “Tái thẩm là xét lại bản án hoặc quyết
định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật, nhưng bị kháng nghị vì có những
tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án
hoặc quyết định mà Toà án không biết được khi ra bản án hoặc quyết định
đó” [14, tr.102]. Với khái niệm này, đã thấy được căn cứ kháng nghị tái thẩm
là những tình tiết mới phát hiện nhưng không đưa ra được quan điểm của tác
7
giả về việc xác định thủ tục tái thẩm là một giai đoạn tố tụng hay một thủ tục
tố tụng đặc biệt.
Theo Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam của trường Đại học Luật
Hà Nội đã đưa ra khái niệm: “Tái thẩm dân sự là việc xét lại bản án, quyết
định đã có hiệu lực pháp luậtcủa toà án bị kháng nghịdo mới pháthiện được
tình tiết quan trọng của vụ án mà tòa án và các đương sự đã không biết được
khi toà án giải quyết vụ án” [37, tr.352]. Với khái niệm này, thì đối tượng của
việc xét lại theo thủ tục tái thẩm là những bản án, quyết định đã có hiệu lực
pháp luật mà phát hiện được những tình tiết mới có ý nghĩa quan trọng đối với
việc giải quyết vụ án nhưng lúc ra bản án, quyết định các đương sự và Toà án
đã không thể biết. Do mới phát hiện được những tình tiết của vụ án mà trước
đó các đương sự và Toà án đã không biết được nên làm bản án, quyết định đã
có hiệu lực pháp luật của Toà án trở nên không phù hợp với thực tế khách
quan của vụ án, không đúng đắn.
Điều 304 BLTTDS quy định tính chất của tái thẩm, đồng thời cũng chính
là khái niệm pháp lý về tái thẩm: “Táithẩm là xét lại bản án, quyết định đã có
hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì có những tình tiết mới được phát
hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định mà Toà án,
các đương sự không biết được khi Toà án ra bản án, quyết định đó” [22].
Khái niệm pháp lý này tiếp tục được BLTTDS năm 2015 kế thừa và quy định
tại Điều 351 [25].
Như vậy, có thể hiểu: Tái thẩm trong tố tụng dân sự là thủ tục tố tụng
đặc biệt của tố tụng dân sự, theo đó Hội đồng tái thẩm xét lại bản án, quyết
định đã có hiệu lực pháp luậttrên cơ sở kháng nghịcủa người có thẩm quyền
vì có những tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung
của bản án hoặc quyết định mà Tòa án, các đương sự đã không biết và không
thể biết được khi Tòa án ra bản án hoặc quyết định đó, nhằm đảm bảo sự thật
8
của vụ án được xác định khách quan, toàn diện và đầy đủ. Tuy nhiên, để nhận
diện đầy đủ bản chất của tái thẩm cần làm rõ đặc điểm của tái thẩm trong tố
tụng dân sự.
1.2. Đặc điểm của tái thẩm
Tái thẩm là thủ tục đặc biệt trong hoạt động tố tụng dân sự, tính chất đặc
biệt này được hình thành bởi những đặc trưng riêng và thông qua đó có thể
phân biệt được thủ tục này với các thủ tục tố tụng khác. Tái thẩm có những
đặc điểm cơ bản sau:
Thứ nhất, đối tượng của tái thẩm là những bản án, quyết định dân sự
của Toà án đã có hiệu lực pháp luật.
Trước hết, bản án, quyết định của Tòa án được hiểu là văn bản pháp lý
được Tòa án có thẩm quyền tuyên xử hoặc quyết định theo một trình tự tố
tụng do luật định về tính hợp pháp hay không hợp pháp của hành vi hoặc quan
hệ pháp luật phát sinh từ một vụ án cụ thể. Bên cạnh đó, đối với một bản án,
quyết định của Tòaán không phải lúc nào cũng có hiệu lực pháp luật ngay lập
tức, tùy vào từng loại bản án, quyết định có thời hạn khác nhau theo luật định.
Chẳng hạn, quyết định công nhận sự thỏa thuận của đương sự sẽ có hiệu lực
pháp luật ngay hay bản án dân sự sơ thẩm nếu không có kháng cáo, kháng
nghị thì sau 15 ngày kể từ ngày tuyên án sẽ có hiệu lực pháp luật . Với tái
thẩm chỉđăṭra vấn đềkháng nghi đốị với những bản án, quyết định đã có hiệu
lực pháp luật được cho là không đúng với thực tế khách quan do mới phát
hiện được tình tiết quan trọng của vụ án mà trước đó Toà án và các đương sự
không thể biết được khi giải quyết vụ việc dân sự. Theo quy định của
BLTTDS, các bản án, quyết định dân sự đã có hiệu lực pháp luật có thể trở
thành đối tượng kháng nghị tái thẩm, bao gồm, bản án, quyết định của Toà án
cấp sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm đã hết
thời hạn kháng cáo, kháng nghị; bản án, quyết định của Toà án cấp phúc
9
thẩm; quyết định của Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm, trừ quyết định của
Hội đồng thẩm phán TANDTC.
Thứ hai, tái thẩm không xét xử lại vụ án mà là xem xét tình tiết mới
được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định đã
có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị.
Như vậy, trước hết phải xem xét tình tiết được phát hiện có phải là tình
tiết mới hay không. Tình tiết được coi là mới khi thỏa mãn các điều kiện sau:
Tình tiết đó tồn tại trước khi Tòa án ra bản án, quyết định; được phát hiện sau
khi bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật và Tòa án không biết được tình
tiết đó khi ra bản án, quyết định. Sau đó phải xem xét ý nghĩa của tình tiết mới
đối với vụ án. Tình tiết mới phải có ý nghĩa làm thay đổi cơ bản nội dung của
vụ án thì mới là căn cứ để có thể làm phát sinh tái thẩm.
Thứ ba, việc xét lại bản án, quyết định phải dựa trên kháng nghị của
người có thẩm quyền.
Theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam, cơ sở làm phát
sinh thủ tục tái thẩm chỉ có thể là kháng nghị của người có thẩm quyền. Tuy
nhiên, nguyên tắc tôn trọng quyền tự định đoạt của đương sự là nét đặc thù
trong pháp luật tố tụng dân sự. Vì vậy, đơn đề nghị kháng nghị theo thủ tục tái
thẩm đối với bản án đã có hiệu lực pháp luật là cơ sở ưu tiên hàng đầu để Tòa
án xem xét, kiểm tra lại bản án, quyết định. Không phải đơn đề nghị hoặc văn
bản thông báo nào của đương sự, của cá nhân, cơ quan, tổ chức cũng được
kháng nghị và đưa ra để Hội đồng tái thẩm xem xét mà còn cần dựa trên các
căn cứ kháng nghị theo quy định của pháp luật để người có thẩm quyền ra
quyết định kháng nghị trong thời hạn luật định. Như vậy, quyền đề nghị xem
xét lại theo thủ tục tái thẩm của đương sự chỉ là cơ sở để người có thẩm quyền
kháng nghị xem xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật
chứ không phải là căn cứ để Hội đồng tái thẩm xác định những tình tiết mới
10
có thể làm thay đổi cơ bản nội dung bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu
lực pháp luật. Hội đồng tái thẩm chỉ xem xét lại bản án, quyết định đó tại
phiên tòa tái thẩm trên cơ sở quyết định kháng nghị của người có thẩm quyền
kháng nghị.
Thứ tư, phạm vi tái thẩm bị giới hạn bởi phạm vi của kháng nghị.
Chỉ có phần quyết định của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật
bị kháng nghị hoặc có liên quan đến việc xem xét nội dung kháng nghị mới
được đưa ra xem xét. Phần quyết định của bản án, quyết định đã có hiệu lực
pháp luật không bị kháng nghị hoặc không có liên quan đến việc xem xét nội
dung kháng nghị chỉ bị xem xét lại nếu nó xâm phạm đến lợi ích của Nhà
nước, của người thứ ba không phải là đương sự trong vụ án [22, Điều 296].
BLTTDS năm 2015 đã bổ sung thêm trường hợp phần quyết định của bản án,
quyết định đã có hiệu lực pháp luật không bị kháng nghị hoặc không có liên
quan đến việc xem xét nội dung kháng nghị cũng sẽ bị xem xét lại nếu nó xâm
phạm đến lợi ích công cộng [25, Điều 342].
Thứ năm, phiên tòa tái thẩm không mở công khai. Về thành phần tham
gia, chỉ đại diện VKS cùng cấp bắt buộc phải có mặt, những người tham gia
tố tụng và những người khác có liên quan đến việc kháng nghị chỉ được tham
gia phiên tòa tái thẩm trong trường hợp Tòa án "xét thấy cần thiết" [22, Điều
292] [25, Điều 338].
Từ những đặc điểm trên, nhận thấy tái thẩm có khá nhiều điểm tương
đồng với thủ tục giám đốc thẩm, bên cạnh đó cũng có nhiều điểm khác biệt,
cụ thể như sau:
* Giống nhau:
- Đối tượng kháng nghị: Đối tượng kháng nghị theo thủ tục giám đốc
thẩm, tái thẩm đều là những bản án, quyết định dân sự đã có hiệu lực pháp
luật.
11
- Chủ thể có quyền kháng nghị: chỉ có Chánh án TAND cấp tỉnh, Viện
trưởng VKSND cấp tỉnh (nay là Chánh án TAND cấp cao, Viện trưởng
VKSND cấp cao), Chánh án TANDTC, Viện trưởng VKSNDTC mới có
quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm.
- Hậu quả khi bị kháng nghị: quyết định kháng nghị giám đốc thẩm, tái
thẩm chưa làm mất hiệu lực pháp luật của bản án hoặc quyết định bị kháng
nghị nếu người có thẩm quyền kháng nghị không ra quyết định tạm đình chỉ
thi hành án hoặc quyết định hoãn thi hành án.
- Hiệu lực: Quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm sẽ có hiệu lực ngay khi
Hội Đồng giám đốc thẩm, tái thẩm ra quyết định.
Ngoài ra, tái thẩm và giám đốc thẩm vụ án dân sự còn giống nhau ở nội
dung quyết định kháng nghị; thẩm quyền xét xử; Hội đồng xét xử và những
người tham gia phiên tòa; trình tự, diễn biến phiên tòa; phạm vi xét xử; nội
dung quyết định;...
* Khác nhau:
- Về tính chất:
+ Giám đốc thẩm là xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực
pháp luật nhưng bị kháng nghị vì phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm
trọng trong việc giải quyết vụ án.
+ Tái thẩm là xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng
bị kháng nghị vì có tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản
nội dung của bản án, quyết định mà Tòa án, các đương sự không biết được
khi Tòa án ra bản án, quyết định đó.
- Về căn cứ kháng nghị:
+ Giám đốc thẩm: Kết luận trong bản án, quyết định không phù hợp với
những tình tiết khách quan trong vụ án. Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố
tụng hoặc có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật.
12
+ Tái thẩm: phát hiện được tình tiết mới trong vụ án mà đương sự không
thể biết được trong quá trình giải quyết vụ án, có cơ sở chứng minh kết luận
của người giám định, lời dịch của người phiên dịch không đúng sự thật hoặc
có sự giả mạo chứng cứ, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên cố ý
làm sai lệch hồ sơ vụ án hoặc cố ý kết luận trái pháp luật.
- Về thời hạn kháng nghị:
+ Giám đốc thẩm: 3 năm kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp
luật, trừ trường hợp đương sự vẫn tiếp tục có đơn đề nghị, hoặc bản án, quyết
định xâm phạm nghiêm trọng đến lợi ích của đương sự, người thứ ba, Nhà
nước và phải kháng nghị để khắc phục sai lầm thì sẽ được kéo dài thêm 2
năm.
+ Tái thẩm: 1 năm kể từ ngày người có thẩm quyền kháng nghị biết
được căn cứ cứ kháng nghị theo thủ tục tái thẩm.
- Về thẩm quyền của Hội đồng xét xử:
Nếu như hội đồng giám đốc thẩm có quyền huỷ bản án, quyết định đã có
hiệu lực pháp luật để xét xử sơ thẩm lại hoặc phúc thẩm lại thì hội đồng tái
thẩm chỉ có thẩm quyền hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật dể
xét xử sơ thẩm lại theo thủ tục chung.
Như vậy, việc tách riêng thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm như hiện nay là
hợp lý vì như đã phân tích ở trên, hai thủ tục này khác nhau về tính chất, dẫn
đến các quy định về cơ chế xử lý và hậu quả pháp lý là khác nhau. BLTTDS
đã có những quy định khá rõ ràng, và chi tiết về thủ tục giám đốc thẩm, tái
thẩm nhưng pháp lý là một ngành khoa học đặc thù nên xung quanh những
vấn đề mà luật đã quy định còn có nhiều ý kiến trái chiều. Những quan điểm
khác nhau cũng như những luận điểm mà các nhà nghiên cứu đưa ra sẽ góp
phần xây dựng và hoàn thiện hơn các quy định của pháp luật TTDS về hai thủ
tục này.
13
1.3. Ý nghĩa của tái thẩm trong tố tụng dân sự
1.3.1. Ý nghĩa pháp lýcủa tái thẩm
Tái thẩm có ý nghĩa pháp lý đặc biệt trong tố tụng dân sự. Tái thẩm khắc
phục sai lầm về sự việc trong bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật, bảo
đảm giải quyết vụ án khách quan, công bằng, góp phần bảo đảm quyền con
người, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong tố tụng dân sự,
góp phần bảo đảm sự tồn tại của nguyên tắc Nhà nước pháp quyền trong mỗi
quốc gia.
Tái thẩm ý nghĩa với hoạt động lập pháp. Khi tiến hành tái thẩm, Tòa án
có điều kiện phát hiện những chỉ dẫn mới của các ngành khoa học khác có
liên quan cũng như của khoa học pháp lý có thể sử dụng trong quá trình xác
định sự kiện thực tế đã xảy ra trên thế giới khách quan trên cơ sở đó đưa ra
các kiến nghị hoàn thiện pháp luật.
Thứ nhất, tái thẩm dân sự bảo đảm tính pháp chế xã hội chủ nghĩa của
công tác xét xử.
Việc xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật theo
thủ tục tái thẩm giúp cho Tòa án khắc phục được những thiếu sót trong bản
án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật không phụ thuộc vào thời gian của bản
án, quyết định có hiệu lực pháp luật và được thi hành từ bao giờ [37, tr.353].
Chính vì lẽ đó mà tái thẩm là cơ sở pháp lý để khẳng định tính đúng đắn của
bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật; là cơ sở để hủy bỏ bản án, quyết
định đã có hiệu lực pháp luật; từ đó chấm dứt tố tụng đối với vụ án hoặc khôi
phục lại trình tự tố tụng đối với vụ án nhằm xác định chính xác sự thật khách
quan của vụ án, giúp vụ án được giải quyết một cách đúng đắn, công bằng
nhất.
Thứ hai, tái thẩm còn có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động lập pháp.
Thông qua công tác tái thẩm, Tòa án phát hiện những bất hợp lý của
14
pháp luật nội dung và pháp luật tố tụng dân sự, kiến nghị với cơ quan lập pháp
kịp thời sửa đổi, bổ sung pháp luật thực định cho phù hợp với yêu cầu của
thực tiễn. Tái thẩm là một hoạt động thực tiễn của ngành Tòa án nhằm kiểm
nghiệm những lý luận của khoa học pháp lý và các văn bản pháp luật, là cơ sở
cho việc hoàn thiện, bổ sung và nâng cao hoạt động lý luận trong khoa học
pháp lý và trong hoạt động xây dựng pháp luật.
Thứ ba, thông qua hoạt động tái thẩm Tòa án cấp trên còn có thể tổng
kết, rút kinh nghiệm công tác xét xử, hướng dẫn xét xử cho Tòa án cấp dưới,
góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ xét xử.
Hướng dẫn xét xử và áp dụng thống nhất pháp luật là công tác rất quan
trọng của ngành Tòa án. Các quyết định tái thẩm là nguồn tư liệu thực tế
phong phú để TANDTC làm cơ sở đưa ra những kết luận, tổng kết kinh
nghiệm xét xử cho các Tòa án địa phương hàng năm, nhằm nâng cao chất
lượng xét xử, hạn chế những sai sót của Tòa án cấp dưới. Thông qua công tác
tái thẩm, TANDTC ban hành các văn bản hướng dẫn xét xử cho các Tòa án
cấp dưới. Do vậy, tái thẩm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với Tòa án, nhất
là TANDTC trong việc thực hiện chức năng quan trọng là hướng dẫn xét xử
đối với các Tòa án cấp dưới. Các quyết định tái thẩm được công bố công khai
cũng là nguồn tư liệu quý giá để các Thẩm phán tham khảo và rút kinh
nghiệm trong quá trình xét xử, tránh lặp lại những sai lầm tương tự. Ngoài ra,
thông qua công tác tái thẩm TANDTC còn đánh giá được chất lượng Thẩm
phán, để từ đó có kế hoạch cho việc đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ
ngành TAND phù hợp với năng lực, đạo đức [5, tr.19].
1.3.2. Ý nghĩa chính trị của tái thẩm
Quy định về tái thẩm góp phần đáp ứng những đòi hỏi của Nhà nước
pháp quyền và là một trong những cơ chế để đảm bảo việc kiểm tra, giám sát
pháp luật.
15
Khi phát hiện những tình tiết mới trong bản án hoặc quyết định đã có
hiệu lực pháp luật, Toà án có thẩm quyền tái thẩm sẽ huỷ bản án hoặc quyết
định đó để xét xử lại hoặc đình chỉ vụ án. Thông qua hoạt động của mình, các
Toà án này đã góp phần giáo dục ý thức pháp luật cho các cán bộ làm công
tác xét xử. Những vụ án xét xử theo thủ tục tái thẩm được nêu trong các hội
nghị tổng kết ngành, hội thảo về xét xử giúp cán bộ làm công tác xét xử nói
chung có được nhận thức đúng đắn và tôn trọng pháp luật hơn. Thông qua tái
thẩm, TANDTC sẽ hướng dẫn việc áp dụng pháp luật một cách đúng đắn,
thống nhất, tránh việc nhận thức pháp luật sai lầm và áp dụng pháp luật một
cách tuỳ tiện. Không chỉ có ý nghĩa giáo dục ý thức pháp luật đối với cán bộ
làm công tác xét xử mà nó còn góp phần giáo dục ý thức pháp luật cho những
người có liên quan đến vụ việc và người dân nói chung.
Vấn đề bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân
được coi là yêu cầu trung tâm của nội dung Nhà nước pháp quyền, thể hiện
bản chất tốt đẹp của Nhà nước ta. Toà án trong hoạt động của mình phải đảm
bảo việc xét xử được đúng đắn, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của nhân
dân. Tuy Toà án cấp tái thẩm không trực tiếp xét xử vụ án, không trực tiếp
khôi phục các quyền và lợi ích hợp pháp đã bị xâm phạm nhưng bằng việc
huỷ những bản án, quyết định sai, tạo cơ sở pháp lý để vụ án được phục hồi
và xét xử lại đã góp phần khắc phục những vi phạm, bảo vệ quyền, lợi ích hợp
pháp của nhân dân.
Tái thẩm có nhiệm vụ xét lại những bản án, quyết định đã có hiệu lực
pháp luật, vô hiệu các bản án, quyết định sai trái, đảm bảo việc xét xử hợp
pháp và hợp hiến. Với mục đích này, tái thẩm góp phần đảm bảo thực hiện
nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa, đảm bảo tính thống nhất, ổn định, chặt
chẽ của Nhà nước và pháp luật.
1.3.3. Ý nghĩa xã hội của tái thẩm
16
Tái thẩm góp phần đảm bảo công bằng xã hội, củng cố lòng tin của nhân
dân vào hoạt động xét xử của Toà án, góp phần đảm bảo uy tín của cơ quan tư
pháp.
Việc đảm bảo pháp luật được giải thích và áp dụng thống nhất là điều
kiện quan trọng để hành vi của công dân được điều chỉnh bởi một hệ thống
pháp luật thống nhất, đảm bảo nguyên tắc mọi công dân đều bình đẳng trước
pháp luật. Thủ tục tái thẩm cho phép người dân được quyền đề nghị kháng
nghị một khi phát hiện những căn cứ làm cho việc xét xử trước đó là sai lầm,
dẫn đến quyền và lợi ích của họ bị xâm phạm. Những bản án, quyết định này
có thể bị huỷ nếu có căn cứ, trình tự tố tụng để giải quyết vụ án sẽ được khôi
phục lại. Những quy định này giúp người dân tin tưởng hơn vào pháp luật,
đồng thời góp phần củng cố lòng tin của người dân vào cơ quan tư pháp.
1.4. Sự hình thành và phát triển của các quy định về tái thẩm trong
pháp luật Việt Nam
1.4.1. Sựhình thành và phát triển của tái thẩm trong Luậttổ chức Tòa
án nhân dân
Những quy định về tái thẩm trong Luật tổ chức Tòa án nhân dân bao
gồm những quy định liên quan đến thẩm quyền kháng nghị cũng như thẩm
quyền tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án các
cấp, từ Tòa án nhân dân tối cao cho đến các Tòa án địa phương khác.
Luật tổ chức Tòaán nhân dân năm 1960 là Luật tổ chức Tòa án nhân dân
đầu tiên của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, những quy định về
thủ tục xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật được ghi nhận một
cách chính thức và đầu tiên tại văn bản này. Theo đó, xét về thẩm quyền của
Tòa án, Luật tổ chức TAND năm 1960 trao cho Tòa án nhân dân tối cao thẩm
quyền xét lại những bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật
nhưng bị phát hiện là có sai lầm. Các Tòa án cấp dưới chỉ được quyền xét lại
17
đối với những bản án, quyết định của Toà án địa phương và việc xét lại chỉ
được thực hiện một khi các Tòa án cấp dưới này được Tòa án nhân dân tối
cao phân, giao nhiệm vụ xét lại. Một cách cụ thể Điều 12 Luật tổ chức TAND
năm 1960 quy định:
Những bản án và q uyết định của Tòa án đã cóhiệu lực pháp luật ,
nếu phát hiện có sai lầm thì đươc ̣xét lại.
Đối với bản án và quyết định của các Tòa án nhân dân địa phương
đã cóhiệu lực pháp luật nhưng phát hiện có sai lầm thì Tòa án nhân
dân tối cao có quyền xét lại hoăc ̣giao cho Tòa án nhân dân cấp
dưới xét lại.
Đối với những bản án và quyết định của Tòa án nhân dân tối cao đã
có hiệu lực pháp luật , nếu phát hiện có sai lầm thì Chánh án Tòa án
nhân dân tối cao đưa ra Ủy ban thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
xét định.
Đối với những bản án và quyết định đã cóhiệu lực pháp luật của
Tòa án mình hoăc ̣Tòa án cấp dưới nếu phát hiện có sai lầm thì
Tòa án nhân dân địa phương có quyền nêu lên để Tòa án nhân dân
tối cao xét định.
Mặc dù Điều luật này không quy định cụ thể việc xét lại thực hiện theo
thủ tục giám đốc thẩm hay tái thẩm, tuy nhiên căn cứ vào tính chất của giám
đốc thẩm thì đây là quy định dành cho thủ tục giám đốc thẩm chứ không phải
tái thẩm. Như vậy, ở văn bản này cơ bản quy định về tái thẩm vẫn chưa xuất
hiện.
Cùng với sự ra đời của Hiến pháp năm 1980 là Luật tổ chức TAND năm
1981, đây không chỉ là văn bản thay thế mà căn bản nó còn kế thừa những
quy định của Luật Tổ chức TAND năm 1960. Đặc biệt đến giai đoạn này, lần
đầu tiên cụm từ “thủ tục tái thẩm” xuất hiện trong một văn bản luật chính
18
thức. Đồng thời, những quy định về giám đốc thẩm và tái thẩm cũng trở nên
rõ ràng hơn , một cách cụ thể nhất. Điều 12 Luật tổ chức TAND năm 1981
quy định: “Những bảnán và quyết định đã cóhiệu lực pháp luậtđươc̣xét lại
theo thủ tục giám đốc thẩm, nếu thấy có vi phạm pháp luật, hoăc̣đươc̣xét lại
theo thủ tục tái thẩm, nếu pháthiện những tình tiết mới”. Thông qua quy định
này có thể thấy, việc xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm sẽ được thực hiện nếu
như có vi phạm pháp luật chứ không phải là “phát hiện có sai lầm” như ở Luật
tổ chức TAND năm 1960, đồng thời bổ sung thêm việc xét lại theo thủ tục tái
thẩm nếu phát hiện những tình tiết mới. Việc thay đổi này đã tạo tiền đề cho
sự phát triển của những quy định về tái thẩm cũng như giám đốc thẩm ở các
văn bản sau này . Ở Luật tổ chức TAND năm 1981 Tòa án nhân dân tối cao
vẫn mang thẩm quyền cao nhất trong việc xét lại bản án , quyết định của Tòa
án đã có hiệu lực pháp luật , tuy nhiên thẩm quyền xét lại được mở rộng ra đối
với các Tòaán cấp dưới . Chẳng hạn: Theo quy định tại khoản 4 Điều 33 Luật
tổ chức Tòa án nhân dân năm 1981 thì Ủy ban thẩm phán Tòa án nhân dân
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cấp tương đương được trao cho thẩm
quyền “Giám đốc thẩm hoăc̣tái thẩm những bản án và quyết định đã cóhiệu
lực pháp luậtcủa các Tòa án nhân dân huyện , quận, thịxã, thành phốthuộc
tỉnh”. Thêm vào đó , Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh , thành phố trực thuộc
trung ương có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm đốivới những
bản án và quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp dưới,
tạm đình chỉ việc thi hành án nếu thấy cần thiết theo khoản 4 Điều 35 Luật tổ
chức TAND năm 1981. Tuy nhiên, Luật tổ chức TAND năm 1981 không có
quy định nào về thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm. Như vậy, nhìn
chung những quy định về giám đốc thẩm , tái thẩm ngày càng trở nên cụ thể
và nguyên tắc hơn . Việc mở rộng thẩm quyền xét lại bản án cũng như quyết
định đã có hiệu lực pháp luật mang ýnghĩa quan trọng bởi lẽ, trong
19
khi xã hội ngày càng phát triển nhu cầu khởi kiện và yêu cầu khởi kiện của
người dân cũng ngày một nhiều hơn, khi đó việc xét xử gặp sai sót dẫn đến
kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm là điều không thể tránh khỏi. Nếu thẩm
quyền xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực chỉ tập trung vào Tòa án nhân
dân tối cao, sẽ dẫn đến tình trạng quá tải trong hoạt động giải quyết kháng
nghị. Bởi vậy, việc trao cho các Tòa án cấp dưới thêm thẩm quyền kháng nghị
và giải quyết kháng nghị là kịp thời và cần thiết.
Luật tổ chức TAND năm 1992 và năm 2002 lần lượt ra đời thay thế các
Luật tổ chức TAND trước đó. Ở hai văn bản những quy định về giám đốc
thẩm và tái thẩm được bổ sung, hoàn thiện hơn so với Luật tổ chức TAND
năm 1981, đặc biệt là đã quy định thêm thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục
tái thẩm.
Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 được Quốc hội khóa XIII, kỳ
họp thứ 8 thông qua ngày 24/11/2014. Luật có hiệu lực từ ngày 01/4/2015 và
thay thế Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002. Theo quy định mới của
luật, tổ chức Tòa án nhân dân gồm có: Tòa án nhân dân tối cao; Tòa án nhân
dân cấp cao; Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Tòa án
nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương và Tòa án
quân sự. So với Luật Tổ chức tòa án nhân dân năm 2002, Luật Tổ chức tòa án
nhân dân năm 2014 đã bổ sung thêm hình thức Tòa án nhân dân cấp cao.
Theo đó thẩm quyền tái thẩm cũng có sự thay đổi, TANDTC không thực hiện
nhiệm vụ xét xử phúc thẩm mà chỉ thực hiện nhiệm vụ giám đốc việc xét xử
của các Tòa án khác; xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm bằng Hội đồng xét xử
gồm 5 Thẩm phán hoặc Hội đồng toàn thể Thẩm phán TANDTC; tổng kết
thực tiễn xét xử; bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử; quản lý
các Toà án về tổ chức; xây dựng pháp luật theo sự phân công của Quốc hội,
Ủy ban thường vụ Quốc hội; bổ sung nhiệm vụ đào tạo nhằm đáp ứng yêu cầu
20
nâng cao năng lực, trình độ của đội ngũ Thẩm phán, Hội thẩm và các chức
danh khác của Tòa án. Đồng thời, để cụ thể hóa quy định tại khoản 1 Điều
104 của Hiến pháp về việc “Tòa án nhân dân tối cao là cơ quan xét xử cao
nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, tại khoản 4 Điều 22 của
Luật quy định: “Quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Hội đồng Thẩm
phán Toà án nhân dân tối cao là quyết định cao nhất, không bị kháng nghị”.
Về Toà án nhân dân cấp cao, theo quy định của Luật, Tòa án nhân dân cấp
cao có nhiệm vụ xét xử phúc thẩm các bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án
nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chưa có hiệu lực pháp luật bị
kháng cáo, kháng nghị; giám đốc thẩm, tái thẩm các bản án, quyết định của
Toà án thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ đã có hiệu lực pháp luật
nhưng bị kháng nghị bằng Hội đồng 3 Thẩm phán hoặc Hội đồng toàn thể Uỷ
ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao.
Về Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, theo quy định
của Luật, Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xét xử phúc
thẩm các bản án, quyết định sơ thẩm của Toà án nhân dân sơ thẩm có kháng
cáo, kháng nghị và xét xử sơ thẩm một số vụ án không thuộc thẩm quyền của
Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; không thực hiện
nhiệm vụ giám đốc thẩm, tái thẩm.
1.4.2. Sựhình thành và phát triển của những quyđịnhvề tái thẩm
trong các văn bản quyphạm pháp luậtkhác
Trước hết phải đề cập đến Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự
năm 1989, đây là Pháp lệnh đầu tiên được ban hành với mục đích quy định về
trình tự, thủ tục để giải quyết các vụ án dân sự nói chung và trình tự, thủ tục
giám đốc thẩm, tái thẩm đối với các vụ án dân sự nói riêng. Pháp lệnh thủ tục
giải quyết các vụ án dân sự được ban hành vào ngày 29/11/1989, có hiệu lực
kể từ ngày 01/01/1990. Ở văn bản này, thủ tục tái thẩm được quy định tại
21
Chương 13. Điều 78 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự quy định
04 căn cứ để bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án bị kháng
nghị theo thủ tục tái thẩm, đó là:
1- Mới phát hiện được tình tiết quan trọng của vụ án mà đương sự
đã không thể biết được;
2- Đã xác định được là lời khai của người làm chứng, kết luận giám
định hoặc lời dịch của người phiên dịch rõ ràng không đúng sự thật
hoặc đã có sự giả mạo bằng chứng;
3- Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên cố tình làm sai
lệch hồ sơ vụ án hoặc cố tình kết luận trái pháp luật;
4- Bản án hình sự, dân sự hoặc quyết định của cơ quan, tổ chức mà
Toà án đã dựa vào để giải quyết vụ án dã bị huỷ.
Với những căn cứ này, một khi bản án cũng như quyết định đã có hiệu
lực pháp luật của Tòa án có một trong những căn cứ kháng nghị trên thì có thể
sẽ bị kháng nghị theo thủ tục tái thẩm. Về thời hạn kháng nghị tái thẩm, theo
quy định tại khoản 1 Điều 79 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự thì
thời hạn kháng nghị tái thẩm là một năm kể từ ngày phát hiện được những căn
cứ để kháng nghị tại Điều 78 của Pháp lệnh này. Theo đó, khi hết thời hạn
kháng nghị thì mọi kháng nghị điều trở nên vô căn cứ, tuy nhiên, trong trường
hợp kháng nghị theo hướng không gây bất lợi cho bất kỳ đương sự nào thì
thời hạn kháng nghị sẽ không bị giới hạn. Về người có quyền kháng nghị,
khác với thủ tục giám đốc thẩm, quyền kháng nghị tái thẩm chỉ được Pháp
lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự trao cho Chánh án Tòa án nhân dân,
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và cấp tỉnh [8, Điều 79] chứ
không bao gồm thêm Phó chánh án Tòa án nhân dân tối cao hay Phó Viện
trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Bên cạnh đó, những quy định về thẩm
quyền tái thẩm, thời hạn xét xử, phạm vi tái thẩm được Pháp lệnh thủ tục giải
22
quyết các vụ án dân sự ghi nhận tương tự như thủ tục giám đốc thẩm.
Sau sự ra đời của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự năm
1989, đến năm 1994, Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế được Ủy
ban thường vụ Quốc hội thông qua ngày 16/3/1994, có hiệu lực thi hành từ
ngày 01/7/1994. Đây là văn bản ra đời nhằm giải quyết đúng pháp luật, kịp
thời các vụ án kinh tế, cũng giống như Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án
dân sự năm 1989, Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế năm 1994
dành ra một chương để quy định về thủ tục tái thẩm, cụ thể là tại Chương XII.
Ở văn bản này, có thể thấy những quy định về tái thẩm được Pháp lệnh thủ
tục giải quyết các vụ án kinh tế năm 1994 quy định không khác nhiều so với
văn bản ra đời trước đó là Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự năm
1989. Sự khác biệt đến từ căn cứ kháng nghị tái thẩm, theo đó, khoản 2 Điều
82 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế năm 1994 quy định căn cứ
kháng nghị tái thẩm thứ hai là “Cócơ sở chứng minh kết luận của ngườigiám
định, lời dịch của người phiên dịch không đúng sự thật hoăc̣có giảmạobằng
chứng” thay vì “Đã xác định đươc̣là lời khaicủa người làm chứng , kết luận
giám định hoăc̣lời dịch của người phiên dịch rõ ràng không đúng sự thật
hoăc̣đã cósự giảmạobằng chứng” như ở khoản 2 Điều 78 của Pháp lệnh thủ
tục giải quyết các vụ án dân sự. Như vậy, Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ
án kinh tế đã bỏ đi phần căn cứ là lời khai của người làm chứng không đúng
sự thật hoặc giả mạo bằng chứng. Có thể hiểu trong trường hợp này, xuất phát
từ bản chất là những vụ án kinh tế, bởi vậy, không phải lúc nào cũng có sự
góp mặt, tham gia của người làm chứng; việc không đưa chi tiết lời khai của
người làm chứng vào căn cứ kháng nghị là hợp lý.
Đến năm 1996, Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động
được ban hành, cùng với Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự năm
1989 và Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế năm 1994 giải quyết
23
các vấn đề phát sinh trong các lĩnh vực khác nhau như dân sự, kinh tế hay lao
động. Theo quy định của Pháp lệnh này, căn cứ kháng nghị theo thủ tục tái
thẩm về căn bản là giống với Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự
năm 1989. Nghĩa là, lời khai của người làm chứng không rõràng cũng là căn
cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm. Điều này khác với Pháp lệnh thủ tục
giải quyết các vụ án kinh tế. Qua đó, có thể thấy sự không thống nhất trong
các quy định tại ba Pháp lệnh lúc bấy giờ. Về thời hạn kháng nghị, thì thời
hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm là sáu tháng kể từ ngày
bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật; nếu việc kháng nghị có lợi cho
người lao động thì thời hạn đó là một năm [42, Khoản 1 Điều 75]. Ngoài ra,
trước khi ba Pháp lệnh trên ra đời, giám đốc thẩm và tái thẩm còn được quy
định tại các Thông tư, chẳng hạn như: Thông tư số 01/TTLN ngày 01/02/1982
hướng dẫn về thủ tục giám đốc thẩm hình sự, giám đốc thẩm dân sự ở Tòaán
nhân dân cấp tỉnh; Thông tư số 83/TATC ngày 02/8/1982 hướng dẫn thủ tục
giám đốc thẩm ở Tòa án nhân dân tối cao; Thông tư 02/TTLN hướng dẫn thủ
tục tái thẩm hình sự, tái thẩm dân sự ở Tòa án nhân dân cấp tỉnh…Nhìn
chung, các Pháp lệnh trên là những cơ sở pháp lýđể Tòaán tiến hành các thủ
tục giải quyết các vụ án dân sự, vụ án kinh tế hay các tranh chấp lao động nói
chung và thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm nói riêng. Những quy định về giám
đốc thẩm, tái thẩm được thể hiện rõ nét, tuy nhiên, các Pháp lệnh này mới chỉ
dừng lại ở việc quy định những nguyên tắc, thủ tục cơ bản mà còn thiếu nhiều
những quy định cụ thể phát sinh trong quá trình giải quyết, nhiều quy định
không đồng bộ và thống nhất với các văn bản pháp luật hiện hành. Chính vì
sự không đồng bộ, thống nhất trong những quy định tại Pháp lệnh thủ tục giải
quyết các vụ án dân sự, Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế và Pháp
lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động, thêm vào đó với chính sách
mở cửa và hội nhập quốc tế trong quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư giữa
24
nước ta với các nước trong khu vực và thế giới đã dẫn đến một vấn đề cấp
bách đó là phải hoàn thiện cơ chế giải quyết tranh chấp. Trước bối cảnh đó,
Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 ra đời như một tất yếu khách quan, là liều
thuốc kích thích sự phát triển pháp luật quốc gia.
Trên cơ sở kế thừa và phát triển ba Pháp lệnh về thủ tục tố tụng trước đó,
đồng thời tiếp thu những thành tựu lập pháp của nhiều nước trên thế giới như
Cộng hoà Pháp, Mỹ, Úc, Nga, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan,
Thái Lan, Singapore… năm 2004, nhà lập pháp Việt Nam đã xây dựng Bộ
luật tố tụng dân sự chung thống nhất. Khi đó các vấn đề tố tụng về dân sự,
kinh tế hay lao động đều được giải quyết thông qua văn bản là Bộ luật tố tụng
dân sự. Về căn cứ kháng nghị, Bộ luật tố tụng dân sự đưa ra 04 căn cứ đối với
tái thẩm theo quy định tại Điều 305 BLTTDS. Thời hạn kháng nghị theo thủ
tục tái thẩm được quy định cụ thể và rõràng hơn . Theo đó, thời hạn kháng
nghị của tái thẩm là 01 năm kể từ ngày phát hiện căn cứ để kháng nghị. Như
vậy, ở BLTTDS thời hạn kháng nghị bị giới hạn trong một khoảng thời gian
nhất định chứ không giới hạn về thời gian đối với việc kháng nghị theo hướng
không gây bất lợi cho bất kỳ đương sự nào trong vụ án như ở ba Pháp lệnh
trước đó. Việc quy định này nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm của cơ quan
có thẩm quyền trong việc bảo đảm tính hợp pháp cho bản án, quyết định đã có
hiệu lực pháp luật . Ngoài ra, nội dung BLTTDS còn xuất hiện thêm quy định
mới để làm rõhơn về thủ tục tái thẩm.
Năm 2011, BLTTDS năm 2004 được sửa đổi, bổ sung. Theo đó, việc sửa
đổi, bổ sung những quy định về giám đốc thẩm cũng như tái thẩm chỉ được
thực hiện đối với một số quy định tại Điều 284, 288, 297, 298 và Điều 299.
Điều 284 BLTTDS năm 2004 quy định: “Đương sự hoăc̣cá nhân , cơ quan,
tổ chức khác , Tòa án , Viện kiểm sát có quyền pháthiện vi phạm pháp luật
trong bản án , quyết định của Tòa án đã cóhiệu lực pháp luậtvà thông báo
25
bằng văn bản đến những ngườicó thẩm quyền kháng nghị” , không quy định
thời hạn gửi thông báo đến người có thẩm quyền kháng nghị trong thời hạn
bao lâu. Nhận thấy sự thiếu sóthiện nay Điều 284 đã được sửa đổi, bổ sung
cụ thể và chi tiết hơn, theo đó, “đối với đương sự nếu pháthiện vi phạm pháp
luật trong bản án, quyết định đóthì đương sự có quyền đềnghịbằng văn bản
với những ngườicó quyền kháng nghịđểxem xét kháng nghịtheo thủ tục
giám đốc thẩm. Thờihạn đềnghịgiám đốc thẩm của đương sự là một năm, kể
từ ngàybản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật”, đồngthời “đối
với Tòa án , Viện kiểm sát hoăc̣các nhân , cơ quan , tổ chức khác , nếu phát
hiện có vi phạm pháp luậttrong bản án, quyết định của Tòa án đã cóhiệu lực
pháp luậtthì phảithông báo bằng văn bản cho người có thẩm quyền kháng
nghị”. Việc quy định trong thời hạn một năm là nhằm để nâng cao trách
nhiệm và quyền định đoạt của đương sự trong việc đề nghị giám đốc thẩm.
Việc đương sự gửi đơn đề nghị kháng nghị theo thủ tục tái thẩm được thực
hiện như quy định của Bộ luật về thủ tục giám đốc thẩm. Ngoài ra, đối với các
sửa đổi, bổ sung cònlại trong BLTTDS hiện hành đa số đều mang tính chất
làm rõhơn quy định trước đó [29, tr.36-37].
Ngày 25 tháng 11 năm 2015, Quốc hội đã thông qua Bộ luật tố tụng dân
sự mới thay thế Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 (đã được sửa đổi, bổ sung
năm 2011). Thủ tục tái thẩm được quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự năm
2015 trên cơ sở kế thừa các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự và các văn
bản hướng dẫn hiện hành; đồng thời, sửa đổi, bổ sung quy định nhằm khắc
phục khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn, phù hợp với quy định của Luật tổ
chức Tòa án nhân dân năm 2014, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm
2014; cụ thể là: Sửa đổi, bổ sung quy định về người có quyền kháng nghị theo
thủ tục tái thẩm, theo đó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện
kiểm sát nhân dân tối cao có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm bản
26
án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp cao; bản án,
quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án khác khi xét thấy cần thiết, trừ
quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp
cao có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm bản án, quyết định đã có
hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện
trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ. Bổ sung điều luật mới quy định
đương sự được quyền cung cấp tài liệu, chứng cứ cho người có thẩm quyền
xem xét kháng nghị theo thủ tục tái thẩm nếu những tài liệu, chứng cứ đó
chưa được Tòa án cấp sơ thẩm, Tòa án cấp phúc thẩm yêu cầu đương sự giao
nộp hoặc đã yêu cầu giao nộp nhưng đương sự không giao nộp được vì có lý
do chính đáng hoặc những tài liệu, chứng cứ mà đương sự không thể biết
được trong quá trình giải quyết vụ việc. Trong quá trình giải quyết đơn đề
nghị tái thẩm, người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm có thể tự
mình thu thập tài liệu, chứng cứ cần thiết cho việc giải quyết vụ án. Bổ sung
quy định về thủ tục tại phiên tòa tái thẩm, đương sự, người đại diện hợp pháp,
người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự được Tòa án triệu tập
đến phiên tòa tái thẩm trình bày ý kiến, tranh luận về những vấn đề mà Hội
đồng tái thẩm yêu cầu….
Như vậy, tính đến thời điểm hiện nay có thể thấy rằng những quy định về
thủ tục tái thẩm phát triển từng ngày theo sự phát triển của dòng chảy lịch sử.
Từ những quy định còn mang tính nguyên tắc, phân bố tản mạn, chồng chéo,
giờ đây các quy định đó đã được tập hợp và pháp điển hóa một cách cụ thể,
chi tiết cũng như rõràng hơn, nhờ đó việc áp dụng pháp luật vào việc giải
quyết các vụ việc dân sự trở nên dễ dàng và thống nhất có hiệu quả hơn.
1.5. Táithẩm theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự một số
nước trên thế giới
27
1.5.1. Liên bangNga
Bộ luật tố tụng dân sự của Liên bang Nga quy định chi tiết về việc xét lại
bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, đồng thời có sự phân
định rõ ràng về thủ tục giám đốc thẩm và tái thẩm. BLTTDS Liên bang Nga
quy định nguyên đơn, bị đơn, những người tham gia tố tụng có quyền yêu cầu
xem xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của tòa án theo thủ tục
tái thẩm khi có các căn cứ được quy định tại Điều 392 BLTTDS Nga:
1) Những tình tiết có ý nghĩa cơ bản đối với vụ án mà người gửi
đơn không biết hoặc không thể biết;
2) Việc khai báo gian dối của người làm chứng, kết luận giám định
gian dối, dịch gian dối, làm giả chứng cứ dẫn đến việc ra bản án,
quyết định trái pháp luật hoặc không có căn cứ và được xác định
bởi bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật;
3) Hành vi phạm tội của nguyên đơn, bị đơn, những người tham gia
tố tụng khác, đại diện của họ, thẩm phán, được thực hiện trong quá
trình xem xét, giải quyết vụ án và được xác định bởi bản án kết tội
của Toà án đã có hiệu lực pháp luật;
4) Huỷ bỏ bản án, quyết định hoặc bản án kết tội của Toà án hoặc
quyết định của cơ quan chính quyền nhà nước hoặc cơ quan chính
quyền tự quản địa phương, nếu chúng là căn cứ của việc ra bản án,
quyết định của Toàán.
Đơn yêu cầu tái thẩm, đề nghị tái thẩm đối với bản án, quyết định của
Tòa án được gửi đến Tòa án đã ra bản án, quyết định bởi nguyên đơn, bị đơn,
những người tham gia tố tụng khác. Đơn yêu cầu tái thẩm, đề nghị tái thẩm có
thể được gửi trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày xác định được căn cứ tái
thẩm (Điều 394 BLTTDS Nga). Khi giải quyết đơn yêu cầu xem xét lại bản
28
án, quyết định của tòa án theo thủ tục tái thẩm, tòa án có quyền bác đơn yêu
cầu hoặc chấp nhận đơn yêu cầu và hủy bỏ bản án, quyết định của Tòa án
(Điều 397 BLTTDS Nga). [10]
1.5.2. Công hòa Pháp
Theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự mới của Công hòa Pháp,
đương sự, người đại diện của đương sự có quyền kháng cáo bản án đã có hiệu
lực pháp luật để yêu cầu tòa án cấp trên xem xét lại theo thủ tục tái thẩm. Thời
hạn kháng cáo là 02 tháng kể từ ngày phát hiện ra tình tiết mới làm căn cứ cho
việc kháng cáo tái thẩm. Căn cứ để kháng cáo tái thẩm là bản án được quyết
định do có sự gian lận của bên được kiện; phát hiện được những chứng cứ
mới quan trọng do bên đương sự kia che giấu; việc ra quyết định của tòa án
dựa trên những tài liệu mà tòa án công nhận hoặc tuyên bố là giả mạo (Điều
595 BLTTDS mới). Trong trường hợp kháng cáo tái thẩm được chấp nhận thì
tòa án xét xử nội dung vụ việc trừ trường hợp phải thẩm cứu bổ sung (Điều
601 BLTTDS mới). [37, tr.496]
Chương 1 tác giả đã tập trung làm sáng tỏ bản chất một số vấn đề lý luận
có liên quan đến nội dung nghiên cứu tái thẩm dân sự như : Khái niệm tái
thẩm, đăc ̣ điểm, ý nghiã, lươc ̣ sử hình thành và phát triển tái thẩm dân sự. Đây
là những vấn đề lý luận cần thiết làm nền tảng để sử dụng phục vụ cho việc
nghiên cứu thực tiễn quy định của pháp luật dân sự Việt Nam liên quan đến
tái thẩm dân sự tại chương 2 và làm cơ sở cho việc chỉ ra những bất cập và đề
xuất hoàn thiện quy định của pháp luật tố tụng dân sự về nội dung này tại
chương 3.
29
Chương 2
QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ
VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ TÁI THẨM
Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2016,
tại thời điểm nghiên cứu luận văn, BLTTDS 2015 chưa có hiệu lực thi hành,
do đó, luận văn tập trung phân tích các quy định hiện hành của BLTTDS năm
2004 sửa đổi bổ sung năm 2011 về tái thẩm, đồng thời phân tích phân tích các
quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 để làm nổi bật điểm mới.
2.1. Tính chất của tái thẩm
Việc làm rõ tính chất của tái thẩm có một ý nghĩa vô cùng quan trọng
trong việc xác định các quy định khác của BLTTDS về tái thẩm cũng như
giúp cho việc phân biệt rõ thủ tục tái thẩm với những thủ tục tố tụng khác, đặc
biệt là phân biệt với thủ tục giám đốc thẩm.
Tái thẩm cũng là thủ tục đặc biệt của tố tụng dân sự như thủ tục giám
đốc thẩm. Trong đó, tòa án có thẩm quyền kiểm tra tính hợp pháp của bản án,
quyết định đã có hiệu lực pháp luật khi có kháng nghị. Tuy vậy, việc xét lại
bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục này là dựa trên cơ sở
mới phát hiện được tình tiết quan trọng của vụ án chứ không phải trên cơ sở
phát hiện được sai lầm, vi phạm pháp luật của tòa án trong việc giải quyết vụ
án.
Tính chất của tái thẩm dân sự được quy định tại Điều 304 BLTTDS:
“Tái thẩm là xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị
kháng nghị vì có những tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ
bản nội dung của bản án, quyết định mà Toà án, các đương sự không biết
được khi Toà án ra bản án, quyết định đó”.
Trong lịch sử lập pháp, thì quy định về tính chất của tái thẩm lần đầu tiên
30
được đề cập đến tại Điều 304 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 (sửa đổi,
bổ sung năm 2011). BLTTDS năm 2015 ra đời, tiếp tục kế thừa, giữ nguyên
quy định về tính chất của tái thẩm như BLTTDS năm 2004 (sửa đổi, bổ sung
năm 2011) tại Điều 351 BLTTDS năm 2015.
2.2. Kháng nghị theo thủ tục tái thẩm dân sự
2.2.1. Căn cứ kháng nghị theo thủ tục tái thẩm
Thủ tục tái thẩm và thủ tục giám đốc thẩm đều là những thủ tục đặc biệt
trong tố tụng dân sự để xem xét lại các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp
luật nhưng bị kháng nghị. Chính vì vậy, giữa hai thủ tục này có rất nhiều điểm
tương đồng. Tuy nhiên, do tính chất của giám đốc thẩm và tái thẩm khác nhau
nên đã chi phối các quy định của pháp luật về căn cứ kháng nghị. Pháp luật tố
tụng dân sự Việt Nam quy định căn cứ kháng nghị tái thẩm tại Điều 305
BLTTDS; và được kế thừa tại Điều 352 BLTTDS năm 2015.
Bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị
theo thủ tục tái thẩm khi có một trong bốn căn cứ sau:
- Thứ nhất: Mới pháthiện được tình tiết quan trọng của vụ án mà
đương sự đã không thể biết được trong quá trình giải quyết vụ án.
Theo Điều 304 của BLTTDS thì tái thẩm là xét lại bản án, quyết định
đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì có những tình tiết mới được
phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định mà toà
án, các đương sự không biết được khi toà án ra bản án, quyết định đó. Tuy
nhiên, việc sử dụng thuật ngữ “có những tình tiết mới được phát hiện có thể
làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định mà toà án, các đương sự
không biết được khi toà án ra bản án, quyết định đó” là chưa chính xác và
mâu thuẫn với quy định về căn cứ kháng nghị theo khoản 1 Điều 305
BLTTDS. Bởi vì, theo khoản 1 Điều 305 BLTTDS thì bản án, quyết định đã
có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục tái thẩm khi “Mới phát hiện
31
được tình tiết quan trọng của vụ án mà đương sự đã không thể biết được trong
quá trình giải quyết vụ án”. Xét về thuật ngữ thì việc “các đương sự không
biết được” và việc “đương sự đã không thể biết được” là hoàn toàn khác nhau
[38, tr.98]. Vì vậy, các quy định của luật cần có sự thống nhất trong việc sử
dụng thuật ngữ để tránh những cách hiểu khác nhau, gây khó khăn trong việc
áp dụng.
Khi xác định những tình tiết nào mới được phát hiện là căn cứ để kháng
nghị theo thủ tục tái thẩm thì phải xét tới các vấn đề sau:
+ Tình tiết mới được phát hiện phải là tình tiết đã có vào lúc Toà án
giải quyết vụ án mà Toà án và đương sự đã không thể biết được. Những tình
tiết mới phát sinh sau khi Toà án giải quyết vụ án thì không phải là căn cứ
kháng nghị theo thủ tục tái thẩm, có chăng chỉ là căn cứ để khởi kiện một vụ
án khác.
+ Tình tiết mới được phát hiện phải là những tình tiết quan trọng, liên
quan đến vụ án, làm thay đổi hẳn nội dung vụ án, làm cho bản án, quyết định
đã có hiệu lực pháp luật không hợp pháp, không có căn cứ. Đối với những
tình tiết tuy mới được phát hiện nhưng không làm phát sinh, thay đổi, chấm
dứt quan hệ pháp luật giữa các đương sự, không có mối quan hệ nhân quả đối
với quyết định của Toà án thì cũng không là căn cứ kháng nghị theo thủ tục
tái thẩm.
“Tình tiết quan trọng” trong căn cứ này phải là những tình tiết làm thay
đổi nội dung của vụ án. Ví dụ: trong quá trình giải quyết vụ án chia di sản
thừa kế, các đương sự không biết được người để lại di sản thừa kế đã lập di
chúc để lại toàn bộ khối di sản cho người con út, nên vụ án đã được giải quyết
theo pháp luật. Mấy năm sau, người con út mới phát hiện ra di chúc. Việc
phát hiện ra di chúc là tình tiết mới quan trọng làm thay đổi bản chất của vụ
án. Bản án nếu so với di chúc thì khác nhiều và kết luận của bản án đã làm
32
thiệt hại đến lợi íchcủa người thừa kế được chỉ định trong di chúc. Đây là
tình tiết quan trọng để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm.
+ Những tình tiết mới được phát hiện làm căn cứ để kháng nghị theo
thủ tục tái thẩm phải là những tình tiết Toà án muốn xác định được phải qua
quá trình xét xử lại. Những tình tiết đã có sẵn trong hồ sơ vụ án, Toà án không
đánh giá sử dụng hoặc những tình tiết đã có vào lúc Toà án giải quyết vụ án
nhưng do sai lầm nên Toà án không phát hiện được, không yêu cầu đương sự
cung cấp thì không được coi là tình tiết mới [37, tr.356].
Hiện nay, đối với tái thẩm, vấn đề xác định “tình tiết mới đươc̣phát
hiện” của vụ án, hiện nay chưa có quy định nào mang tính hướng dẫn cũng
như giải thích cho “tình tiết mới” ở đây là những tình tiết như thế nào, từ đó
dẫn đến trên thực tế việc áp dụng quy định pháp luật về tái thẩm gặp rất nhiều
khó khăn. Sự nhầm lẫn trong việc nhìn nhận căn cứ kháng nghị giữa kháng
nghị tái thẩm với giám đốc thẩm là một trong những khó khăn trong thực tiễn.
Một minh chứng thực tế: Bản án dân sự phúc thẩm số 10/2007/LHPT
ngày 17/8/2007 của TAND tỉnh H có phần quyết định: “Chấp nhận sự thỏa
thuận của các đương sự giao cho chị S sửdụng 5,3 ha đất sản xuất lâm nghiệp
đã đo cấp Sổ lâm bạ ngày27/01/1994 mangtên anh N…” bản án có hiệu lực
và chị S có đơn yêu cầu thi hành.
Do quá trình giải quyết vụ án, TAND tỉnh H chỉ căn cứ vào Sổ lâm bạ do
anh N cung cấp; không xác minh thực địa, không thành lập Hội đồng kiểm
tra, đo đạc mà vẫn công nhận sự thỏa thuận của các đương sự trên. Khi tổ
chức thi hành bản án, Chi cục thi hành án dân sự huyện C không thể xác định
được vị trí của thửa đất; không phối hợp với các cơ quan chức năng để giải
quyết vụ việc. Sau đó UBND huyện C có văn bản với nội dung: Diện tích 5,3
ha đất sản xuất lâm nghiệp được cấp Sổ lâm bạ ngày 27/01/1994 mang tên
anh N hiện nay không tồn tại trên thực tế vì diện tích đất này khi thực hiện
33
chính sách về đất đai qua kiểm tra, soát xét anh N chỉ thực tế sử dụng diện
tích 12.443 m2
nên năm 1996 UBND huyện C đã cấp lại đất cho anh N với
diện tích 12.443 m2
theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số 728 ngày
10/01/1996 thay thế Sổ lâm bạ 5,3 ha đất sản xuất lâm nghiệp đã được cấp
ngày 27/01/1994. Lúc này, Quyết định công nhận sự thỏa thuận giữa các
đương sự đã có hiệu lực pháp luật, do đó Thủ trưởng Cơ quan thi hành án dân
sự kiến nghị đến người có thẩm quyền theo thủ tục tái thẩm với nhận định
“tình tiết mới” là nội dung trong văn bản của UBND huyện C.
Tuy nhiên, trong trường hợp này, không thể xem là tình tiết mới để kiến
nghị theo thủ tục tái thẩm, vì Tòa án có thể xác minh thực địa, thành lập Hội
đồng đo đạc, kiểm tra theo quy định của luật tố tụng dân sự. Anh N là người
biết rõ nhất vì năm 1994 Nhà nước cấp đất cho anh, nhưng đến năm 1996 đã
cấp lại thành một diện tích khác. Vụ án này cần kháng nghị theo thủ tục giám
đốc thẩm, bởi lý do sau: tại thời điểm Tòa án nhân dân tỉnh H xét xử năm
2007, diện tích 5,3 ha đất sản xuất lâm nghiệp được cấp cho anh N theo sổ
lâm bạ ngày 27/01/1994 đã không tồn tại trên thực tế , nhưng khi xét xử Tòa
án chưa làm rõ, chưa thu thập thông tin, chưa đánh giá đúng về chứng cứ dẫn
tới việc công nhận sự thỏa thuận của các đương sự về việc chia tài sản nhưng
tài sản đó lại không có trên thực tế; Tòa án chỉ căn cứ vào Sổ lâm bạ để công
nhận sự thỏa thuận nhưng Sổ lâm bạ này lại không có giá trị.
- Thứ hai: Có cơ sở chứng minh kết luận của người giám định, lời dịch
của ngườiphiên dịch không đúng sự thậthoặc có giả mạo chứng cứ.
Kết luận của người giám định, lời dịch của người phiên dịch là những
phương tiện quan trọng được Tòa án sử dụng để xác định sự thật của vụ án.
Có thể thấy, trong nhiều trường hợp nó còn mang tính chất quyết định đối với
việc giải quyết vụ việc dân sự. Về mặt lý luận, kết luận của người giám định
là sản phẩm của sự phân tích, đánh giá mà người giám định thực hiện đối với
34
các đối tượng cần giám định. Đối với lời dịch của người phiên dịch, về
nguyên tắc tiếng nói được sử dụng tại phiên tòa là Tiếng Việt, thế nên việc có
đương sự là người dân tộc thiểu số hoặc là người nước ngoài thì sự có mặt của
người phiên dịch là cần thiết (trong phiên tòa và cả trong quá trình lấy lời khai
cũng như hòa giải ). Việc người phiên dịch dịch không đúng sự thật sẽ dẫn
đến sai lầm trong việc giải quyết vụ việc dân sự.
Do đó, khi có cơ sở chứng minh kết luận của người giám định , lời dịch
của người phiên dịch rõràng không đúng sự thật hoặc có giả mạo bằng chứng
thì phải kháng nghị xét lại bản án, quyết định theo thủ tục tái thẩm. Có thể lấy
ví dụ: bản án căn cứ vào kết luận giám định chữ ký của người lập di chúc, lời
dịch của người phiên dịch, nhưng sau đó xác định được kết luận giám định,
lời dịch này là sai sự thật, trong trường hợp này người có thẩm quyền có
quyền kháng nghị tái thẩm để xét lại bản án, đảm bảo quyền và lợi ích hợp
pháp của đương sự.
- Thứ ba: Thẩm phán, Hộithẩm nhân dân, Kiểm sát viên cố ý làm sai
lệch hồ sơ vụ án hoặc cố ý kết luận trái pháp luật.
Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân và Kiểm sát viên là những người có
trách nhiệm trong việc giải quyết vụ án. Thế nên, một khi họ đã cố tình làm
sai lệch hồ sơ vụ án hoặc cố tình kết luận trái pháp luật thì vụ án sẽ được giải
quyết không đúng với bản chất vốn dĩ của nó. Có thể nói rằng, hai hành vi cố
ý làm sai lệch hồ sơ vụ án và cố ý kết luận trái pháp luật chỉ bị kháng nghị
nếu việc cố ý này được thực hiện bởi chủ thể là Thẩm phán, Hội thẩm nhân
dân hoặc là Kiểm sát viên.
Tuy nhiên, trên thực tế việc xác định Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân,
Kiểm sát viên cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ án hoặc cố ý kết luận trái pháp luật là
tương đốikhó khăn, đòi hỏi người có thẩm quyền kháng nghị phải xem xét
cũng như cân nhắc một cách cẩn trọng nhất trước khi kháng nghị. Bởi lẽ, vẫn
35
có trường hợp nhiều người không đồng ý với phán quyết của Tòa án, họ có
thể sẵn sàng vu khống cho những chủ thể này trong việc giải quyết vụ án để
bản án hoặc quyết định được xét lại theo hướng có lợi cho họ. Do đó, chỉ nên
kháng nghị khi các hành vi lạm quyền trên của Thẩm phán, Hội thẩm nhân
dân, Kiểm sát viên đã được xác định trong bản án, quyết định của Toà án hoặc
quyết định của cơ quan có thẩm quyền đã có hiệu lực pháp luật và là nguyên
nhân cho việc giải quyết vụ án không đúng pháp luật.
- Thứ tư: Bản án, quyết định hình sự, hành chính, dân sự, hôn nhân và gia
đình, kinh doanh, thương mại, lao động của Toà án hoặc quyết định của cơ quan
nhà nước mà Toà án đã căn cứ vào đó để giải quyết vụ án đã bị huỷ bỏ.
Đây là một căn cứ kháng nghị mà trên thực tế rất ít khi xảy ra. Khi một
sự kiện pháp lý nếu đã được xác định trong bản án, quyết định của Toà án
hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì khi giải quyết vụ án,
Toà án có thể căn cứ vào đó để giải quyết vụ án mà không cần phải xác định
lại. Tuy nhiên, nếu việc xác định sự kiện này của Toà án hay cơ quan nhà
nước có thẩm quyền trước đó có sai lầm nên bản án, quyết định mà Toà án đã
dựa vào để giải quyết vụ án đã bị huỷ thì phải kháng nghị để xét lại bản án,
quyết định của Toà án vì Tòa án đã giải quyết vụ án không đúng bản chất của
nó.
Ví dụ: Trong vụ kiện “Tranh chấp về hợp đồng vay tài sản” giữa:
Nguyên đơn bà Nguyễn Thị Mai Phương và bị đơn bà Trần Thị Liên tại tỉnh
Bắc Ninh:
Ngày 22/04/2010, Toà án nhân dân huyện Tiên Du đã thụ lý vụ kiện số
22/2010/TLST-DS để giải quyết yêu cầu khởi kiện về “Tranh chấp hợp đồng
vay tài sản” giữa bà Nguyễn Thị Mai Phương kiện đòi số tiền cho vay
440.000.000 đồng đối với bà Trần Thị Liên. Trong thời gian chuẩn bị xét xử,
phía bà Phương cũng có đơn đề nghị Cơ quan điều tra của Công an tỉnh Bắc
36
Ninh xem xét về hành vi vay tiền của bà Liên có dấu hiệu của tội lạm dụng tín
nhiệm chiếm đoạt tài sản. Ngày 8/9/2010, Cơ quan điều tra Công an tỉnh Bắc
Ninh có công văn số 451/TB gửi Toà án với nội dung “…Cơ quan Cảnh sát
điều tra Công an tỉnh Bắc Ninh tiến hành điều tra, thu thập tài liệu chứng cứ
thấy: Hành vi vay tiền của chị Phương nêu trên của Trần Thị Liên có dấu hiệu
của tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản…Hiện cơ quan điều tra đang
tiếp tục thu thập tài liệu, củng cố chứng cứ để xử lý hành vi của Trần Thị Liên
theo quy định của pháp luật”. Căn cứ trả lời của Cơ quan Cảnh sát điều tra,
Toà án nhân dân huyện Tiên Du đã áp dụng Khoản 2 Điều 192; Khoản 3 Điều
193 BLTTDS để ban hành Quyết định đình chỉ số 07/2010/QĐST-DS ngày
10/9/2010 với lý do “Tranh chấp hợp đồng vay tài sản giữa bà Phương với bà
Liên không thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án nhân dân huyện Tiên
Du”.
Sau khi vụ án được đình chỉ, ngày 17/02/2012, Cơ quan Cảnh sát điều tra
Công an tỉnh Bắc Ninh tiếp tục có công văn số 190/PC44 gửi Toà án nhân dân
huyện Tiên Du với nội dung: “…Việc Trần Thị Liên vay tiền của chị Phương
440.000.000 đồng, sau đó vợ chồng chị Liên có hợp đồng chuyển nhượng
quyền sử dụng đất và tài sản trên đất với diện tích đất 188 m2
tại thôn Bái
Uyên, xã Liên Bão, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh với trị giá 220.000.000
đồng, còn nợ lại 240.000.000 đồng. Hành vi của Trần Thị Liên chưa có dấu
hiệu của tội phạm: Lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 139
BLHS”.
Sau khi có trả lời của Cơ quan điều tra, bà Phương tiếp tục có đơn khởi
kiện và Toà án nhân dân huyện Tiên Du đã thụ lý vụ kiện số 26/2012/TLST-
DS ngày 05/03/2012 để giải quyết yêu cầu đòi tiền của bà Phương đối với bà
Liên. Trong quá trình giải quyết vụ án, do nhận thấy việc thụ lý vụ án không
có gì khác trước về nguyên đơn, bị đơn, quan hệ pháp luật tranh chấp và sự
37
việc đã được giải quyết bằng quyết định đã có hiệu lực của Toà án. Nên Toà
án nhân dân huyện Tiên Du đã căn cứ điểm i khoản 1 Điều 192; khoản 3 Điều
193; Điều 194 BLTTDS để ban hành quyết định số 04/2012/QĐST-ĐC ngày
5/4/2012 đình chỉ việc giải quyết vụ án dân sự sơ thẩm thụ lý số
26/2012/TLST-DS ngày 5/3/2012 về việc: “Tranh chấp hợp đồng vay tài sản”
giữa bà Phương với bà Liên.
Nhận thấy các quyết định của Toà án nhân dân huyện Tiên Du đã xâm
phạm tới quyền lợi hợp pháp của mình nên bà Phương đã có đơn gửi Toà án
nhân dân tỉnh Bắc Ninh, đề nghị Chánh án Toà án nhân dân tỉnh Bắc Ninh
xem xét kháng nghị Quyết định số 07/2010/QĐST-DS ngày 10/9/2010 của
Toà án nhân dân huyện Tiên Du theo trình tự giám đốc thẩm.
Ngày 23/4/2012, Chánh án Toà án nhân dân tỉnh Bắc Ninh đã ra quyết
định kháng nghị đối với Quyết định nêu trên. Ngày 29/05/2012, Uỷ ban Thẩm
phán Toà án nhân dân tỉnh Bắc Ninh đã xét xử giám đốc thẩm, huỷ Quyết
định số 07/2010/QĐST-DS ngày 10/9/2010 của Toà án nhân dân huyện Tiên
Du.
Ngày 16/7/2012, Chánh án Toà án nhân dân tỉnh Bắc Ninh đã ban hành
Kháng nghị số 04/2012/QĐDS-KN, kháng nghị theo trình tự tái thẩm đối với
Quyết định đình chỉ số 04/2012/QĐST-DS ngày 05/4/2012 của Toà án nhân
dân huyện Tiên Du với lý do căn cứ để ban hành Quyết định số
04/2012/QĐST-DS ngày 05/4/2012 đã bị huỷ bỏ bởi Quyết định giám đốc
thẩm số 01/2012/DS-GĐT ngày 29/05/2012 của Uỷ ban Thẩm phán Toà án
nhân dân tỉnh Bắc Ninh.
Ngày 31 tháng 08 năm 2012, tại trụ sở Toà án nhân dân tỉnh Bắc Ninh
tiến hành xét xử theo thủ tục tái thẩm vụ kiện trên. Tại phiên tòa Hội đồng xét
xử tái thẩm đã nhận định:
Toà án nhân dân huyện Tiên Du đã nhận đơn và thụ lý vụ án số
38
26/2012/TLST-DS ngày 05/3/2012 về việc “Tranh chấp hợp đồng vay tài sản”
giữa nguyên đơn bà Nguyễn Thị Mai Phương với bị đơn bà Trần Thị Liên, mà
trước đó tranh chấp này đã được Toà án thụ lý và giải quyết bằng Quyết định
đình chỉ số 07/2010/QĐST-DS ngày 10/9/2010 là không đúng quy định của
pháp luật. Trong trường hợp này, khi nhận được đơn khởi kiện lại của phía bà
Phương, Toà án không được thụ lý vụ án mà phải có kiến nghị với Chánh án
Toà án nhân dân tỉnh Bắc Ninh xem xét kháng nghị Quyết định số
07/2010/QĐST-DS theo trình tự giám đốc thẩm. Do việc thụ lý lại vụ kiện
không đúng quy định nên Toà án nhân dân huyện Tiên Du đã xét thấy đây
thuộc trường hợp “Sự việc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định đã có
hiệu lực pháp luật của Toà án…” được quy định tại điểm b khoản 1 Điều 168,
để căn cứ điểm i Khoản 1 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự, đình chỉ giải quyết
vụ án.
Do Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự số 07/2010/QĐST-DS
ngày 10/9/2010 của Toà án nhân dân huyện Tiên Du về việc đình chỉ giải
quyết vụ án dân sự giữa bà Nguyễn Thị Mai Phương với bà Trần Thị Liên đã
bị huỷ bỏ bằng Quyết định giám đốc thẩm số 01/2012/DS-GĐT ngày
29/05/2012 của Uỷ ban Thẩm phán Toà án nhân dân tỉnh Bắc Ninh. Vì vậy
căn cứ để Toà án nhân dân huyện Tiên Du ban hành Quyết định số
04/2012/QĐST-DS ngày 05/04/2012 đã không còn. Do đó cần chấp nhận
Kháng nghị tái thẩm của Chánh án Toà án nhân dân tỉnh Bắc Ninh, xử huỷ
Quyết định đình chỉ nêu trên và đình chỉ giải quyết vụ án thụ lý số
26/2012/TLST-DS ngày 05/03/2012 của Toà án nhân dân huyện Tiên Du.
Bởi những lẽ trên; căn cứ Điều 304; Khoản 4 Điều 305; Khoản 3 Điều
309 Bộ luật tố tụng dân sự. Quyết định Tái thẩm số 04/2012/DS-TT ngày
31/08/2012 đã quyết định:
Chấp nhận Kháng nghị theo trình tự tái thẩm số 04/2012/QĐKN-DS
39
Luận văn: Tái thẩm trong tố tụng dân sự Việt Nam, 9 ĐIỂM
Luận văn: Tái thẩm trong tố tụng dân sự Việt Nam, 9 ĐIỂM
Luận văn: Tái thẩm trong tố tụng dân sự Việt Nam, 9 ĐIỂM
Luận văn: Tái thẩm trong tố tụng dân sự Việt Nam, 9 ĐIỂM
Luận văn: Tái thẩm trong tố tụng dân sự Việt Nam, 9 ĐIỂM
Luận văn: Tái thẩm trong tố tụng dân sự Việt Nam, 9 ĐIỂM
Luận văn: Tái thẩm trong tố tụng dân sự Việt Nam, 9 ĐIỂM
Luận văn: Tái thẩm trong tố tụng dân sự Việt Nam, 9 ĐIỂM
Luận văn: Tái thẩm trong tố tụng dân sự Việt Nam, 9 ĐIỂM
Luận văn: Tái thẩm trong tố tụng dân sự Việt Nam, 9 ĐIỂM
Luận văn: Tái thẩm trong tố tụng dân sự Việt Nam, 9 ĐIỂM
Luận văn: Tái thẩm trong tố tụng dân sự Việt Nam, 9 ĐIỂM
Luận văn: Tái thẩm trong tố tụng dân sự Việt Nam, 9 ĐIỂM
Luận văn: Tái thẩm trong tố tụng dân sự Việt Nam, 9 ĐIỂM
Luận văn: Tái thẩm trong tố tụng dân sự Việt Nam, 9 ĐIỂM
Luận văn: Tái thẩm trong tố tụng dân sự Việt Nam, 9 ĐIỂM
Luận văn: Tái thẩm trong tố tụng dân sự Việt Nam, 9 ĐIỂM
Luận văn: Tái thẩm trong tố tụng dân sự Việt Nam, 9 ĐIỂM
Luận văn: Tái thẩm trong tố tụng dân sự Việt Nam, 9 ĐIỂM
Luận văn: Tái thẩm trong tố tụng dân sự Việt Nam, 9 ĐIỂM
Luận văn: Tái thẩm trong tố tụng dân sự Việt Nam, 9 ĐIỂM
Luận văn: Tái thẩm trong tố tụng dân sự Việt Nam, 9 ĐIỂM
Luận văn: Tái thẩm trong tố tụng dân sự Việt Nam, 9 ĐIỂM
Luận văn: Tái thẩm trong tố tụng dân sự Việt Nam, 9 ĐIỂM
Luận văn: Tái thẩm trong tố tụng dân sự Việt Nam, 9 ĐIỂM
Luận văn: Tái thẩm trong tố tụng dân sự Việt Nam, 9 ĐIỂM
Luận văn: Tái thẩm trong tố tụng dân sự Việt Nam, 9 ĐIỂM
Luận văn: Tái thẩm trong tố tụng dân sự Việt Nam, 9 ĐIỂM
Luận văn: Tái thẩm trong tố tụng dân sự Việt Nam, 9 ĐIỂM
Luận văn: Tái thẩm trong tố tụng dân sự Việt Nam, 9 ĐIỂM
Luận văn: Tái thẩm trong tố tụng dân sự Việt Nam, 9 ĐIỂM
Luận văn: Tái thẩm trong tố tụng dân sự Việt Nam, 9 ĐIỂM
Luận văn: Tái thẩm trong tố tụng dân sự Việt Nam, 9 ĐIỂM
Luận văn: Tái thẩm trong tố tụng dân sự Việt Nam, 9 ĐIỂM
Luận văn: Tái thẩm trong tố tụng dân sự Việt Nam, 9 ĐIỂM
Luận văn: Tái thẩm trong tố tụng dân sự Việt Nam, 9 ĐIỂM
Luận văn: Tái thẩm trong tố tụng dân sự Việt Nam, 9 ĐIỂM
Luận văn: Tái thẩm trong tố tụng dân sự Việt Nam, 9 ĐIỂM
Luận văn: Tái thẩm trong tố tụng dân sự Việt Nam, 9 ĐIỂM
Luận văn: Tái thẩm trong tố tụng dân sự Việt Nam, 9 ĐIỂM
Luận văn: Tái thẩm trong tố tụng dân sự Việt Nam, 9 ĐIỂM
Luận văn: Tái thẩm trong tố tụng dân sự Việt Nam, 9 ĐIỂM
Luận văn: Tái thẩm trong tố tụng dân sự Việt Nam, 9 ĐIỂM
Luận văn: Tái thẩm trong tố tụng dân sự Việt Nam, 9 ĐIỂM
Luận văn: Tái thẩm trong tố tụng dân sự Việt Nam, 9 ĐIỂM
Luận văn: Tái thẩm trong tố tụng dân sự Việt Nam, 9 ĐIỂM
Luận văn: Tái thẩm trong tố tụng dân sự Việt Nam, 9 ĐIỂM
Luận văn: Tái thẩm trong tố tụng dân sự Việt Nam, 9 ĐIỂM
Luận văn: Tái thẩm trong tố tụng dân sự Việt Nam, 9 ĐIỂM
Luận văn: Tái thẩm trong tố tụng dân sự Việt Nam, 9 ĐIỂM
Luận văn: Tái thẩm trong tố tụng dân sự Việt Nam, 9 ĐIỂM
Luận văn: Tái thẩm trong tố tụng dân sự Việt Nam, 9 ĐIỂM
Luận văn: Tái thẩm trong tố tụng dân sự Việt Nam, 9 ĐIỂM
Luận văn: Tái thẩm trong tố tụng dân sự Việt Nam, 9 ĐIỂM
Luận văn: Tái thẩm trong tố tụng dân sự Việt Nam, 9 ĐIỂM
Luận văn: Tái thẩm trong tố tụng dân sự Việt Nam, 9 ĐIỂM
Luận văn: Tái thẩm trong tố tụng dân sự Việt Nam, 9 ĐIỂM
Luận văn: Tái thẩm trong tố tụng dân sự Việt Nam, 9 ĐIỂM
Luận văn: Tái thẩm trong tố tụng dân sự Việt Nam, 9 ĐIỂM
Luận văn: Tái thẩm trong tố tụng dân sự Việt Nam, 9 ĐIỂM
Luận văn: Tái thẩm trong tố tụng dân sự Việt Nam, 9 ĐIỂM
Luận văn: Tái thẩm trong tố tụng dân sự Việt Nam, 9 ĐIỂM
Luận văn: Tái thẩm trong tố tụng dân sự Việt Nam, 9 ĐIỂM
Luận văn: Tái thẩm trong tố tụng dân sự Việt Nam, 9 ĐIỂM

More Related Content

Similar to Luận văn: Tái thẩm trong tố tụng dân sự Việt Nam, 9 ĐIỂM

Similar to Luận văn: Tái thẩm trong tố tụng dân sự Việt Nam, 9 ĐIỂM (20)

Thời Hạn Tố Tụng Dân Sự.doc
Thời Hạn Tố Tụng Dân Sự.docThời Hạn Tố Tụng Dân Sự.doc
Thời Hạn Tố Tụng Dân Sự.doc
 
Thời Hạn Tố Tụng Dân Sự.doc
Thời Hạn Tố Tụng Dân Sự.docThời Hạn Tố Tụng Dân Sự.doc
Thời Hạn Tố Tụng Dân Sự.doc
 
Luận văn: Mô hình tố tụng hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Mô hình tố tụng hình sự Việt Nam, HOTLuận văn: Mô hình tố tụng hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Mô hình tố tụng hình sự Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Tố tụng hình sự và vấn đề áp dụng tố tụng tranh tụng
Luận văn: Tố tụng hình sự và vấn đề áp dụng tố tụng tranh tụngLuận văn: Tố tụng hình sự và vấn đề áp dụng tố tụng tranh tụng
Luận văn: Tố tụng hình sự và vấn đề áp dụng tố tụng tranh tụng
 
Mô hình tố tụng hình sự Việt Nam và áp dụng tố tụng tranh tụng
Mô hình tố tụng hình sự Việt Nam và áp dụng tố tụng tranh tụngMô hình tố tụng hình sự Việt Nam và áp dụng tố tụng tranh tụng
Mô hình tố tụng hình sự Việt Nam và áp dụng tố tụng tranh tụng
 
Viện kiểm sát tham gia tố tụng dân sự theo quy định của luật, HAY
Viện kiểm sát tham gia tố tụng dân sự theo quy định của luật, HAYViện kiểm sát tham gia tố tụng dân sự theo quy định của luật, HAY
Viện kiểm sát tham gia tố tụng dân sự theo quy định của luật, HAY
 
Luận văn: Thời hạn tố tụng dân sự theo pháp luật, HOT
Luận văn: Thời hạn tố tụng dân sự theo pháp luật, HOTLuận văn: Thời hạn tố tụng dân sự theo pháp luật, HOT
Luận văn: Thời hạn tố tụng dân sự theo pháp luật, HOT
 
Tranh tụng trong TTDS Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn
Tranh tụng trong TTDS Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễnTranh tụng trong TTDS Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn
Tranh tụng trong TTDS Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn
 
Chế Định Hòa Giải Trong Pháp Luật Tố Tụng Dân Sự Việt Nam.doc
Chế Định Hòa Giải Trong Pháp Luật Tố Tụng Dân Sự Việt Nam.docChế Định Hòa Giải Trong Pháp Luật Tố Tụng Dân Sự Việt Nam.doc
Chế Định Hòa Giải Trong Pháp Luật Tố Tụng Dân Sự Việt Nam.doc
 
Luận văn: Giám đốc thẩm vụ án hình sự theo pháp luật tố tụng
Luận văn: Giám đốc thẩm vụ án hình sự theo pháp luật tố tụngLuận văn: Giám đốc thẩm vụ án hình sự theo pháp luật tố tụng
Luận văn: Giám đốc thẩm vụ án hình sự theo pháp luật tố tụng
 
Xét xử phúc thẩm vụ án hình sự từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai
Xét xử phúc thẩm vụ án hình sự từ thực tiễn tỉnh Đồng NaiXét xử phúc thẩm vụ án hình sự từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai
Xét xử phúc thẩm vụ án hình sự từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai
 
Luận văn: Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân, HAY
Luận văn: Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân, HAYLuận văn: Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân, HAY
Luận văn: Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân, HAY
 
Tranh tụng trong TTDS Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn
Tranh tụng trong TTDS Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn Tranh tụng trong TTDS Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn
Tranh tụng trong TTDS Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn
 
Tranh tụng trong tố tụng dân sự việt nam những vấn đề lý luận và thực tiễn
Tranh tụng trong tố tụng dân sự việt nam những vấn đề lý luận và thực tiễnTranh tụng trong tố tụng dân sự việt nam những vấn đề lý luận và thực tiễn
Tranh tụng trong tố tụng dân sự việt nam những vấn đề lý luận và thực tiễn
 
Giám Đốc Thẩm Vụ Án Hình Sự Theo Pháp Luật Tố Tụng.doc
Giám Đốc Thẩm Vụ Án Hình Sự Theo Pháp Luật Tố Tụng.docGiám Đốc Thẩm Vụ Án Hình Sự Theo Pháp Luật Tố Tụng.doc
Giám Đốc Thẩm Vụ Án Hình Sự Theo Pháp Luật Tố Tụng.doc
 
Tranh tụng tại phiên tòa hình sự sơ thẩm tại Tòa án quân sự, 9đ
Tranh tụng tại phiên tòa hình sự sơ thẩm tại Tòa án quân sự, 9đTranh tụng tại phiên tòa hình sự sơ thẩm tại Tòa án quân sự, 9đ
Tranh tụng tại phiên tòa hình sự sơ thẩm tại Tòa án quân sự, 9đ
 
Tranh tụng tại phiên tòa hình sự của các Tòa án quân sự Quân khu 2
Tranh tụng tại phiên tòa hình sự  của các Tòa án quân sự Quân khu 2Tranh tụng tại phiên tòa hình sự  của các Tòa án quân sự Quân khu 2
Tranh tụng tại phiên tòa hình sự của các Tòa án quân sự Quân khu 2
 
Luận Văn Thạc Sĩ Cưỡng Chế Thi Hành Án Dân Sự Trên Địa Bàn Huyện Krông Nô
Luận Văn Thạc Sĩ Cưỡng Chế Thi Hành Án Dân Sự Trên Địa Bàn Huyện Krông NôLuận Văn Thạc Sĩ Cưỡng Chế Thi Hành Án Dân Sự Trên Địa Bàn Huyện Krông Nô
Luận Văn Thạc Sĩ Cưỡng Chế Thi Hành Án Dân Sự Trên Địa Bàn Huyện Krông Nô
 
Thi hành phần dân sự trong các bản án, quyết định hình sự, HAY
Thi hành phần dân sự trong các bản án, quyết định hình sự, HAYThi hành phần dân sự trong các bản án, quyết định hình sự, HAY
Thi hành phần dân sự trong các bản án, quyết định hình sự, HAY
 
Hoàn thiện địa vị pháp lý của Chấp hành trong thi hành án dân sự
Hoàn thiện địa vị pháp lý của Chấp hành trong thi hành án dân sựHoàn thiện địa vị pháp lý của Chấp hành trong thi hành án dân sự
Hoàn thiện địa vị pháp lý của Chấp hành trong thi hành án dân sự
 

More from Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default

More from Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default (20)

Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAYKhóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
 
Bài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Bài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAYBài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Bài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY
 
Bài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV
Bài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDVBài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV
Bài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV
 
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAYBáo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
 
Khóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAY
Khóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAYKhóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAY
Khóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAY
Bài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAYBài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAY
Bài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAYBài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAY
 
Tiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAY
Tiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAYTiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAY
Tiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAY
Bài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAYBài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAY
Bài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về FPT, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về FPT, HAYBài mẫu Tiểu luận về FPT, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về FPT, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAYBài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAY
Bài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAYBài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAY
Bài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAY
 
Tiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAY
Tiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAYTiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAY
Tiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAYBài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂMBài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
 
Bài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAY
Bài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAYBài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAY
Bài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về báo in, HAY
Bài mẫu tiểu luận về báo in, HAYBài mẫu tiểu luận về báo in, HAY
Bài mẫu tiểu luận về báo in, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAYBài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
 
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nayTiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
 
Tiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAY
Tiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAYTiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAY
Tiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAY
 

Recently uploaded

Recently uploaded (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 

Luận văn: Tái thẩm trong tố tụng dân sự Việt Nam, 9 ĐIỂM

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT MAI HỒNG ANH Tải miễn phí kết bạn zalo 0917 193 864 Dịch vụ viết luận văn chất lượng Website: luanvantrust.com Zalo/Tele: 0917 193 864 Mail: baocaothuctapnet@gmail.com TÁI THẨM TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Hà Nội - 2017
  • 2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT MAI HỒNG ANH TÁI THẨM TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM Chuyên ngành : Luật dân sự và tố tụng dân sự Mã số :60380103 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Ngọc Khánh Hà nội - 2017
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Cácsố liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tấtcả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan nàyđề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƯỜICAM ĐOAN Mai Hồng Anh
  • 4. MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mụccác từ viết tắt MỞ ĐẦU 1 Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TÁI THẨM 7 TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ 1.1. Khái niệm tái thẩm dân sự 7 1.2. Đặc điểm của tái thẩm 9 1.3. Ý nghĩa của tái thẩm trong tố tụng dân sự 14 1.3.1. Ý nghĩa pháp lý của tái thẩm 14 1.3.2. Ý nghĩa chính trị của tái thẩm 15 1.3.3. Ý nghĩa xã hội của tái thẩm 16 1.4. Sự hình thành và phát triển của các quy định về tái thẩm 17 trong pháp luật Việt Nam 1.4.1. Sự hình thành và phát triển của tái thẩm trong Luật tổ chức 17 Tòa án nhân dân 1.4.2. Sự hình thành và phát triển của những quy định về tái thẩm 21 trong các văn bản quy phạm pháp luật khác 1.5. Tái thẩm theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự một số 27 nước trên thế giới 1.5.1. Liên bang Nga 28 1.5.2. Cộng hòa Pháp 29 Chương 2: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG DÂN 30 SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ TÁI THẨM 2.1. Tính chất của tái thẩm 30 2.2. Kháng nghị theo thủ tục tái thẩm dân sự 31
  • 5. 2.2.1. Căn cứ kháng nghị theo thủ tục tái thẩm 31 2.2.2. Người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm 41 2.2.3. Đối tượng kháng nghị theo thủ tục tái thẩm 47 2.2.4. Thời hạn kháng nghị, thay đổi, bổ sung và rút kháng nghị 49 theo thủ tục tái thẩm 2.2.5. Hình thức kháng nghị và gửi quyết định kháng nghị 51 2.3. Xét xử tái thẩm 52 2.3.1. Thẩm quyền tái thẩm 52 2.3.2. Hội đồng tái thẩm 55 2.3.3. Những người tham gia phiên tòa tái thẩm 57 2.3.4. Chuẩn bị phiên tòa tái thẩm 59 2.3.5. Thủ tục tiến hành phiên tòa tái thẩm 60 2.3.6. Phạm vi xét xử tái thẩm 62 2.3.7. Thẩm quyền của Hội đồng tái thẩm 63 2.3.8. Quyết định tái thẩm 65 Chương 3: THỰC TIỄN THI HÀNH VÀ KIẾN NGHỊ 67 NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÁI THẨM TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM 3.1. Thực tiễn thi hành quy định của pháp luật tố tụng dân sự 67 Việt Nam về tái thẩm 3.1.1. Công tác giải quyết đơn đề nghị xem xét lại bản án, quyết 68 định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục tái thẩm 3.1.2. Công tác kháng nghị theo thủ tục tái thẩm 73 3.1.3. Thực tiễn hoạt động xét xử tái thẩm 82 3.2. Kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả tái thẩm trong tố tụng 84 dân sự Việt Nam 3.2.1. Một số kiến nghị về lập pháp 84 3.2.2. Một số kiến nghị về thực hiện chế định tái thẩm 92 KẾT LUẬN 98 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 100
  • 6. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BLTTDS HĐTP TAND TANDTC VKS VKSND VKSNDTC : Bộ luật tố tụng dân sự : Hội đồng thẩm phán : Tòa án nhân dân : Tòa án nhân dân tối cao : Viện kiểm sát : Viện kiểm sát nhân dân : Viện kiểm sát nhân dân tối cao
  • 7. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Một bản án được xét xử nghiêm minh, công bằng, đúng pháp luật là trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng và cũng là mong muốn của cá nhân, cơ quan, tổ chức khi quyền và lợi ích hợp pháp của họ được bảo vệ một cách kịp thời và đúng đắn. Tuy nhiên, trên thực tế có tình trạng một số bản án, quyết định dân sự của Tòa án đã có hiệu lực nhưng vẫn bị phát hiện là có thiếu sóthoặc sai lầm vì những nguyên nhân khác nhau. Khi đó, những bản án, quyết định kể trên cần phải được xem xét và sửa chữa theo một thủ tục đặc biệt do pháp luật tố tụng quy định. Việc xét lại bản án , quyết định đã có hiệu lực không chỉ là yêu cầu đặt ra của nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa mà còn là sự thể hiện của nguyên tắc công bằng xã hội trong hoạt động xét xử, đảm bảo cho tất cả các bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật tuyệt đối không được trái pháp luật. Tái thẩm là một trong hai phương thức xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, được quy định thành một chương (chương 19) trong Bô ̣ luâṭtốtung̣ dân sư ̣năm 2004 và được sửa đổi, bổ sung năm 2011 theo Luật số 65/2011/QH12, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2012. Trong thời gian qua, thực tiễn áp dụng thủ tục tái thẩm dân sự đã gặp phải không ít những vướng mắc, bất cập. Tình hình khiếu nại bản án, quyết định dân sự đã có hiệu lực pháp luật của người dân đang tăng. Công tác giải quyết đơn khiếu nại của Toà án các cấp cũng gặp nhiều vấn đề phức tạp, quá tải; nhiều vụ án kéo dài nên chưa đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng của nhân dân và gây bức xúc trong dư luận. Nhiều quy định của Bộ luật tố tụng dân sự về thủ tục tái thẩm đã bộc lộ những hạn chế, bất cập cần tiếp tục được bổ sung, hoàn thiện. Ngày 25 tháng 11 năm 2015, Quốc hội thông qua Bộ luật tố tụng dân sự 1
  • 8. mới thay thế Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2011), nhằm thể chế hóa các chủ trương, đường lối của Đảng về cải cách tư pháp, cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp năm 2013, Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 và Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014; bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật. Thủ tục tái thẩm được quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 trên cơ sở kế thừa các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự và các văn bản hướng dẫn hiện hành; đồng thời, sửa đổi, bổ sung quy định nhằm khắc phục khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn. Tuy nhiên Bộ luật tố tụng dân sự mới vẫn chưa giải quyết được triệt để. Tuy thủ tục tái thẩm trong Bộ luật tố tụng dân sự đã được sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện thêm một bước những vẫn còn nhiều vấn đề pháp lý liên quan đến thủ tục này chưa được làm rõ như: Căn cứ kháng nghị tái thẩm, địa vị pháp lý của người tham gia tố tụng trong thủ tục tái thẩm, thời hạn kháng nghị tái thẩm, phạm vi xét xử tái thẩm, những vấn đề liên quan đến công tác nghiên cứu, giải quyết đơn khiếu nại của đương sự đề nghị kháng nghị theo thủ tục tái thẩm... Vì vậy, vẫn cần phải tiếp tục nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn của tái thẩm trong tố tụng dân sự Việt Nam để từ đó có những đề xuất thiết thực, cụ thể nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật về tái thẩm và nâng cao hiệu quả công tác tái thẩm của Tòa án, Viện kiểm sát. Vì những lý do trên, học viên đã chọn đề tài "Tái thẩm trong tố tụng dân sự Việt Nam" làm đề tài luận văn thạc sĩ luật học của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Liên quan đến đề tài “Tái thẩm trong tố tụng dân sự Việt Nam”, hiện tại trong khoa học luật tố tụng dân sự chưa có một công trình nghiên cứu khoa học riêng biệt và chuyên sâu về vấn đề này. Tuy nhiên, có một số công trình nghiên cứu về “Thủ tục xét lại bản án, quyết định dân sự đã có hiệu lực pháp luật”, “Thủ tục giám đốc thẩm dân sự” có nhiều nét tương đồng với đề tài, 2
  • 9. chúng ta có thể kể đến: Luận văn thạc sĩ luật học: "Thủ tục xét lại bản án, quyết định dân sự đã có hiệu lực pháp luật theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam", của Ngô Anh Dũng, bảo vệ tại Trường Đại học Luật Hà Nội, 1996; luận án tiến sĩ luật học: "Thủ tục xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật trong tố tụng kinh tế, dân sự ở Việt Nam", của Đào Xuân Tiến, bảo vệ tại Viện Nhà nước và Pháp luật, 2009; luận án tiến sĩ luật học: "Giám đốc thẩm trong tố tụng dân sự Việt Nam - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn", của Mai Ngọc Dương, bảo vệ tại Trường Đại học Luật Hà Nội, 2010; ... Đề tài khoa học cấp bộ của Viện khoa học kiểm sát - Viện kiểm sát nhân dân tối cao: “Thủ tụcgiám đốc thẩm trong tố tụng dân sự Việt Nam” do Tiến sĩ Trần Văn Trung làm chủ nhiệm đề tài, 2003; đề tài khoa học cấp Bộ năm 2012 "Thực trạng giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm tại Tòa án nhân dân tối cao" của TANDTC, do tiến sĩ Nguyễn Huy Du làm chủ nhiệm đề tài ... Một số chuyên đề, bài viết của các tác giả đăng trong các sách, báo, tạp chí chuyên ngành như: "Chế định giám đốc thẩm, tái thẩm và những vấn đề đặt ra trong việc thi hành", của Trần Anh Tuấn, Tạp chí Luật học, số Đặc san về tố tụng dân sự năm 2005; "Bàn về Dự thảo Thông tư liên tịch hướng dẫn Điều 284B Bộ luật tố tụng dân sự sửa đổi, bổ sung năm 2011", của Nguyễn Hồng Nam, Tạp chí TAND, tháng 5, 2012 (kỳ 2) và tháng 6, 2012 (kỳ 1); chuyên đề "Thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm dân sự và thủ tục xem xét lại các quyết định của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao", của Trần Anh Tuấn, trong cuốn Bình luận khoa học BLTTDS sửa đổi năm 2011... Các công trình nghiên cứu trên chỉ nghiên cứu một cách tổng thể về thủ tục xét lại bản án, quyết định dân sự đã có hiệu lực pháp luật hoặc tập trung nghiên cứu về thủ tục giám đốc thẩm mà chưa tập trung nghiên cứu thủ tục tái 3
  • 10. thẩm trong tố tụng dân sự. Cho đến nay, sau khi Hiến pháp năm 2013, Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014 có hiệu lực thi hành, nhất là khi Quốc hội đã thông qua Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn diện các vấn đề lý luận và thực tiễn về tái thẩm trong tố tụng dân sự Việt Nam. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài Mục đích nghiên cứu của luận văn là nhằm làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về tái thẩm trong tố tụng dân sự, từ đó, phân tích các điểm chưa hợp lý trong quy định của pháp luật và đưa ra những giải pháp khắc phục nhằm hạn chế những vướng mắc trong thực tiễn tái thẩm, nâng cao hiệu quả tái thẩm. Để thực hiện được mục đích nghiên cứu trên, luận văn tập trung giải quyết những vấn đề cụ thể sau: - Làm rõ một số vấn đề lý luận về tái thẩm trong tố tụng dân sự như: Khái niệm, đặc điểm pháp lý, ý nghĩa, quá trình hình thành và phát triển của pháp luật Việt Nam về tái thẩm dân sự. - Phân tích, đánh giá các quy định của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam về tái thẩm. - Phản ánh thực tiễn thi hành các quy định của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam về tái thẩm trong phạm vi từ khi Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 (được sửa đổi, bổ sung năm 2011) có hiệu lực đến trước khi Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 có hiệu lực thi hành (trước ngày 01/7/2016). - Tìm hiểu nguyên nhân của những hạn chế trong việc quy định và thi hành quy định của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam về tái thẩm, từ đó đưa ra các giải pháp cụ thể để nâng cao hiệu quả tái thẩm. 4. Đốitượng và phạm vi nghiên cứu đề tài 4
  • 11. Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề lý luận chung về tái thẩm trong tố tụng dân sự; pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam về tái thẩm; thực tiễn thi hành các quy định của pháp luật tố tụng dân sự về tái thẩm ở Việt Nam. Tuy nhiên, trong khuôn khổ phạm vi luận văn thạc sĩ việc nghiên cứu đề tài chỉ tập trung vào một số vấn đề sau: - Về mặt lý luận, luận văn nghiên cứu khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa và quá trình phát triển của các quy định về tái thẩm dân sự ở Việt Nam. - Đối với pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam về tái thẩm, luận văn chủ yếu tập trung nghiên cứu các quy định pháp luật hiện hành về tái thẩm được quy định trong Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2011), trong đó phân tích và so sánh những điểm tương đồng, những điểm khác biệt với giám đốc thẩm dân sự, đồng thời phân tích những điểm mới, những quy định được sửa đổi, bổ sung về tái thẩm dân sự trong Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015. - Việc khảo sát thực tiễn thực hiện các quy định của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam về tái thẩm chủ yếu thực hiện tại Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao; các Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh và trong những năm gần đây (trước khi Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 có hiệu lực thi hành). 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu đề tài Đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về Nhà nước và pháp luật, về cải cách tư pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác xét xử nói chung và xét xử các vụ án dân sự nói riêng. Trên cơ sở đó, luận văn sử dụng các biện pháp nghiên cứu cụ thể như: Phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh, phương 5
  • 12. pháp lịch sử, phương pháp kết hợp lý luận với thực tiễn… để nghiên cứu vấn đề này. 6. Những đóng gópmới về khoa học của luận văn Luận văn là công trình nghiên cứu hệ thống, toàn diện các vấn đề về tái thẩm trong tố tụng dân sự. Làm rõ thêm những vấn đề lý luận về tái thẩm dân sự; đánh giá đúng thực trạng các quy định của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam hiện hành về tái thẩm. So sánh, phân tích, đánh giá những điểm mới, điểm sửa đổi, bổ sung về tái thẩm dân sự được quy định trong Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015. Luận văn cũng giúp người đọc hình dung được thực tiễn công tác tái thẩm của ngành Toà án, Viện kiểm sát trong những năm qua, những mặt còn tồn tại, nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác tái thẩm. Đề xuất một số kiến nghị xây dựng và thực hiện pháp luật tố tụng dân sự về tái thẩm, góp phần quan trọng vào việc hoàn thiện các quy định pháp luật về tái thẩm, xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành các quy định của pháp luật tố tụng dân sự về tái thẩm trong thực tiễn áp dụng. 7. Kết cấucủa luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1:Một số vấn đề lý luận về tái thẩm trong tố tụng dân sự. Chương 2:Quy định của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam hiện hành về tái thẩm. Chương 3:Thực tiễn thi hành và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả tái thẩm trong tố tụng dân sự Việt Nam. 6
  • 13. Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TÁI THẨM TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ 1.1. Khái niệm tái thẩm dân sự Theo pháp luật Việt Nam, thủ tục xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật được tiến hành theo hai loại thủ tục, đó là thủ tục giám đốc thẩm và thủ tục tái thẩm. Thủ tục tái thẩm được quy định khá sớm và luôn được hoàn thiện cho phù hợp với điều kiện tổ chức của các cơ quan tư pháp nói chung và Toà án nói riêng, phù hợp với trình độ quản lý của Nhà nước và ý thức pháp luật của người dân, phù hợp với thông lệ quốc tế. Các quy định này đã tạo điều kiện thuận lợi cho Toà án và các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong việc giải quyết các tranh chấp theo thủ tục tái thẩm, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự. Theo Từ điển Tiếng Việt do giáo sư Hoàng Phê chủ biên và xuất bản năm 1992 có đưa ra khái niệm: “Tái thẩm là xét lại một bản án đã xử” [44]. Theo khái niệm này thì tái thẩm được hiểu như một hoạt động của chủ thể, đó là Toà án. Hoạt động này là hoạt động xét lại một bản án đã xử. Thủ tục phúc thẩm cũng là xét lại một bản án đã xử, và thủ tục giám đốc thẩm cũng là việc xét lại một bản án đã xử. Nên khái niệm như trên chưa giúp người đọc thấy được bản chất của thủ tục tái thẩm và nội hàm của khái niệm “thủ tục tái thẩm” trong tố tụng dân sự. Theo tác giả Đinh Văn Quế thì: “Tái thẩm là xét lại bản án hoặc quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật, nhưng bị kháng nghị vì có những tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án hoặc quyết định mà Toà án không biết được khi ra bản án hoặc quyết định đó” [14, tr.102]. Với khái niệm này, đã thấy được căn cứ kháng nghị tái thẩm là những tình tiết mới phát hiện nhưng không đưa ra được quan điểm của tác 7
  • 14. giả về việc xác định thủ tục tái thẩm là một giai đoạn tố tụng hay một thủ tục tố tụng đặc biệt. Theo Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam của trường Đại học Luật Hà Nội đã đưa ra khái niệm: “Tái thẩm dân sự là việc xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luậtcủa toà án bị kháng nghịdo mới pháthiện được tình tiết quan trọng của vụ án mà tòa án và các đương sự đã không biết được khi toà án giải quyết vụ án” [37, tr.352]. Với khái niệm này, thì đối tượng của việc xét lại theo thủ tục tái thẩm là những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật mà phát hiện được những tình tiết mới có ý nghĩa quan trọng đối với việc giải quyết vụ án nhưng lúc ra bản án, quyết định các đương sự và Toà án đã không thể biết. Do mới phát hiện được những tình tiết của vụ án mà trước đó các đương sự và Toà án đã không biết được nên làm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án trở nên không phù hợp với thực tế khách quan của vụ án, không đúng đắn. Điều 304 BLTTDS quy định tính chất của tái thẩm, đồng thời cũng chính là khái niệm pháp lý về tái thẩm: “Táithẩm là xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì có những tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định mà Toà án, các đương sự không biết được khi Toà án ra bản án, quyết định đó” [22]. Khái niệm pháp lý này tiếp tục được BLTTDS năm 2015 kế thừa và quy định tại Điều 351 [25]. Như vậy, có thể hiểu: Tái thẩm trong tố tụng dân sự là thủ tục tố tụng đặc biệt của tố tụng dân sự, theo đó Hội đồng tái thẩm xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luậttrên cơ sở kháng nghịcủa người có thẩm quyền vì có những tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án hoặc quyết định mà Tòa án, các đương sự đã không biết và không thể biết được khi Tòa án ra bản án hoặc quyết định đó, nhằm đảm bảo sự thật 8
  • 15. của vụ án được xác định khách quan, toàn diện và đầy đủ. Tuy nhiên, để nhận diện đầy đủ bản chất của tái thẩm cần làm rõ đặc điểm của tái thẩm trong tố tụng dân sự. 1.2. Đặc điểm của tái thẩm Tái thẩm là thủ tục đặc biệt trong hoạt động tố tụng dân sự, tính chất đặc biệt này được hình thành bởi những đặc trưng riêng và thông qua đó có thể phân biệt được thủ tục này với các thủ tục tố tụng khác. Tái thẩm có những đặc điểm cơ bản sau: Thứ nhất, đối tượng của tái thẩm là những bản án, quyết định dân sự của Toà án đã có hiệu lực pháp luật. Trước hết, bản án, quyết định của Tòa án được hiểu là văn bản pháp lý được Tòa án có thẩm quyền tuyên xử hoặc quyết định theo một trình tự tố tụng do luật định về tính hợp pháp hay không hợp pháp của hành vi hoặc quan hệ pháp luật phát sinh từ một vụ án cụ thể. Bên cạnh đó, đối với một bản án, quyết định của Tòaán không phải lúc nào cũng có hiệu lực pháp luật ngay lập tức, tùy vào từng loại bản án, quyết định có thời hạn khác nhau theo luật định. Chẳng hạn, quyết định công nhận sự thỏa thuận của đương sự sẽ có hiệu lực pháp luật ngay hay bản án dân sự sơ thẩm nếu không có kháng cáo, kháng nghị thì sau 15 ngày kể từ ngày tuyên án sẽ có hiệu lực pháp luật . Với tái thẩm chỉđăṭra vấn đềkháng nghi đốị với những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật được cho là không đúng với thực tế khách quan do mới phát hiện được tình tiết quan trọng của vụ án mà trước đó Toà án và các đương sự không thể biết được khi giải quyết vụ việc dân sự. Theo quy định của BLTTDS, các bản án, quyết định dân sự đã có hiệu lực pháp luật có thể trở thành đối tượng kháng nghị tái thẩm, bao gồm, bản án, quyết định của Toà án cấp sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm đã hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị; bản án, quyết định của Toà án cấp phúc 9
  • 16. thẩm; quyết định của Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm, trừ quyết định của Hội đồng thẩm phán TANDTC. Thứ hai, tái thẩm không xét xử lại vụ án mà là xem xét tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị. Như vậy, trước hết phải xem xét tình tiết được phát hiện có phải là tình tiết mới hay không. Tình tiết được coi là mới khi thỏa mãn các điều kiện sau: Tình tiết đó tồn tại trước khi Tòa án ra bản án, quyết định; được phát hiện sau khi bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật và Tòa án không biết được tình tiết đó khi ra bản án, quyết định. Sau đó phải xem xét ý nghĩa của tình tiết mới đối với vụ án. Tình tiết mới phải có ý nghĩa làm thay đổi cơ bản nội dung của vụ án thì mới là căn cứ để có thể làm phát sinh tái thẩm. Thứ ba, việc xét lại bản án, quyết định phải dựa trên kháng nghị của người có thẩm quyền. Theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam, cơ sở làm phát sinh thủ tục tái thẩm chỉ có thể là kháng nghị của người có thẩm quyền. Tuy nhiên, nguyên tắc tôn trọng quyền tự định đoạt của đương sự là nét đặc thù trong pháp luật tố tụng dân sự. Vì vậy, đơn đề nghị kháng nghị theo thủ tục tái thẩm đối với bản án đã có hiệu lực pháp luật là cơ sở ưu tiên hàng đầu để Tòa án xem xét, kiểm tra lại bản án, quyết định. Không phải đơn đề nghị hoặc văn bản thông báo nào của đương sự, của cá nhân, cơ quan, tổ chức cũng được kháng nghị và đưa ra để Hội đồng tái thẩm xem xét mà còn cần dựa trên các căn cứ kháng nghị theo quy định của pháp luật để người có thẩm quyền ra quyết định kháng nghị trong thời hạn luật định. Như vậy, quyền đề nghị xem xét lại theo thủ tục tái thẩm của đương sự chỉ là cơ sở để người có thẩm quyền kháng nghị xem xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật chứ không phải là căn cứ để Hội đồng tái thẩm xác định những tình tiết mới 10
  • 17. có thể làm thay đổi cơ bản nội dung bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Hội đồng tái thẩm chỉ xem xét lại bản án, quyết định đó tại phiên tòa tái thẩm trên cơ sở quyết định kháng nghị của người có thẩm quyền kháng nghị. Thứ tư, phạm vi tái thẩm bị giới hạn bởi phạm vi của kháng nghị. Chỉ có phần quyết định của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị hoặc có liên quan đến việc xem xét nội dung kháng nghị mới được đưa ra xem xét. Phần quyết định của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật không bị kháng nghị hoặc không có liên quan đến việc xem xét nội dung kháng nghị chỉ bị xem xét lại nếu nó xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, của người thứ ba không phải là đương sự trong vụ án [22, Điều 296]. BLTTDS năm 2015 đã bổ sung thêm trường hợp phần quyết định của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật không bị kháng nghị hoặc không có liên quan đến việc xem xét nội dung kháng nghị cũng sẽ bị xem xét lại nếu nó xâm phạm đến lợi ích công cộng [25, Điều 342]. Thứ năm, phiên tòa tái thẩm không mở công khai. Về thành phần tham gia, chỉ đại diện VKS cùng cấp bắt buộc phải có mặt, những người tham gia tố tụng và những người khác có liên quan đến việc kháng nghị chỉ được tham gia phiên tòa tái thẩm trong trường hợp Tòa án "xét thấy cần thiết" [22, Điều 292] [25, Điều 338]. Từ những đặc điểm trên, nhận thấy tái thẩm có khá nhiều điểm tương đồng với thủ tục giám đốc thẩm, bên cạnh đó cũng có nhiều điểm khác biệt, cụ thể như sau: * Giống nhau: - Đối tượng kháng nghị: Đối tượng kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm đều là những bản án, quyết định dân sự đã có hiệu lực pháp luật. 11
  • 18. - Chủ thể có quyền kháng nghị: chỉ có Chánh án TAND cấp tỉnh, Viện trưởng VKSND cấp tỉnh (nay là Chánh án TAND cấp cao, Viện trưởng VKSND cấp cao), Chánh án TANDTC, Viện trưởng VKSNDTC mới có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm. - Hậu quả khi bị kháng nghị: quyết định kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm chưa làm mất hiệu lực pháp luật của bản án hoặc quyết định bị kháng nghị nếu người có thẩm quyền kháng nghị không ra quyết định tạm đình chỉ thi hành án hoặc quyết định hoãn thi hành án. - Hiệu lực: Quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm sẽ có hiệu lực ngay khi Hội Đồng giám đốc thẩm, tái thẩm ra quyết định. Ngoài ra, tái thẩm và giám đốc thẩm vụ án dân sự còn giống nhau ở nội dung quyết định kháng nghị; thẩm quyền xét xử; Hội đồng xét xử và những người tham gia phiên tòa; trình tự, diễn biến phiên tòa; phạm vi xét xử; nội dung quyết định;... * Khác nhau: - Về tính chất: + Giám đốc thẩm là xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án. + Tái thẩm là xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì có tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định mà Tòa án, các đương sự không biết được khi Tòa án ra bản án, quyết định đó. - Về căn cứ kháng nghị: + Giám đốc thẩm: Kết luận trong bản án, quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan trong vụ án. Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng hoặc có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật. 12
  • 19. + Tái thẩm: phát hiện được tình tiết mới trong vụ án mà đương sự không thể biết được trong quá trình giải quyết vụ án, có cơ sở chứng minh kết luận của người giám định, lời dịch của người phiên dịch không đúng sự thật hoặc có sự giả mạo chứng cứ, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ án hoặc cố ý kết luận trái pháp luật. - Về thời hạn kháng nghị: + Giám đốc thẩm: 3 năm kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật, trừ trường hợp đương sự vẫn tiếp tục có đơn đề nghị, hoặc bản án, quyết định xâm phạm nghiêm trọng đến lợi ích của đương sự, người thứ ba, Nhà nước và phải kháng nghị để khắc phục sai lầm thì sẽ được kéo dài thêm 2 năm. + Tái thẩm: 1 năm kể từ ngày người có thẩm quyền kháng nghị biết được căn cứ cứ kháng nghị theo thủ tục tái thẩm. - Về thẩm quyền của Hội đồng xét xử: Nếu như hội đồng giám đốc thẩm có quyền huỷ bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật để xét xử sơ thẩm lại hoặc phúc thẩm lại thì hội đồng tái thẩm chỉ có thẩm quyền hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật dể xét xử sơ thẩm lại theo thủ tục chung. Như vậy, việc tách riêng thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm như hiện nay là hợp lý vì như đã phân tích ở trên, hai thủ tục này khác nhau về tính chất, dẫn đến các quy định về cơ chế xử lý và hậu quả pháp lý là khác nhau. BLTTDS đã có những quy định khá rõ ràng, và chi tiết về thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm nhưng pháp lý là một ngành khoa học đặc thù nên xung quanh những vấn đề mà luật đã quy định còn có nhiều ý kiến trái chiều. Những quan điểm khác nhau cũng như những luận điểm mà các nhà nghiên cứu đưa ra sẽ góp phần xây dựng và hoàn thiện hơn các quy định của pháp luật TTDS về hai thủ tục này. 13
  • 20. 1.3. Ý nghĩa của tái thẩm trong tố tụng dân sự 1.3.1. Ý nghĩa pháp lýcủa tái thẩm Tái thẩm có ý nghĩa pháp lý đặc biệt trong tố tụng dân sự. Tái thẩm khắc phục sai lầm về sự việc trong bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật, bảo đảm giải quyết vụ án khách quan, công bằng, góp phần bảo đảm quyền con người, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong tố tụng dân sự, góp phần bảo đảm sự tồn tại của nguyên tắc Nhà nước pháp quyền trong mỗi quốc gia. Tái thẩm ý nghĩa với hoạt động lập pháp. Khi tiến hành tái thẩm, Tòa án có điều kiện phát hiện những chỉ dẫn mới của các ngành khoa học khác có liên quan cũng như của khoa học pháp lý có thể sử dụng trong quá trình xác định sự kiện thực tế đã xảy ra trên thế giới khách quan trên cơ sở đó đưa ra các kiến nghị hoàn thiện pháp luật. Thứ nhất, tái thẩm dân sự bảo đảm tính pháp chế xã hội chủ nghĩa của công tác xét xử. Việc xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục tái thẩm giúp cho Tòa án khắc phục được những thiếu sót trong bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật không phụ thuộc vào thời gian của bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật và được thi hành từ bao giờ [37, tr.353]. Chính vì lẽ đó mà tái thẩm là cơ sở pháp lý để khẳng định tính đúng đắn của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật; là cơ sở để hủy bỏ bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật; từ đó chấm dứt tố tụng đối với vụ án hoặc khôi phục lại trình tự tố tụng đối với vụ án nhằm xác định chính xác sự thật khách quan của vụ án, giúp vụ án được giải quyết một cách đúng đắn, công bằng nhất. Thứ hai, tái thẩm còn có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động lập pháp. Thông qua công tác tái thẩm, Tòa án phát hiện những bất hợp lý của 14
  • 21. pháp luật nội dung và pháp luật tố tụng dân sự, kiến nghị với cơ quan lập pháp kịp thời sửa đổi, bổ sung pháp luật thực định cho phù hợp với yêu cầu của thực tiễn. Tái thẩm là một hoạt động thực tiễn của ngành Tòa án nhằm kiểm nghiệm những lý luận của khoa học pháp lý và các văn bản pháp luật, là cơ sở cho việc hoàn thiện, bổ sung và nâng cao hoạt động lý luận trong khoa học pháp lý và trong hoạt động xây dựng pháp luật. Thứ ba, thông qua hoạt động tái thẩm Tòa án cấp trên còn có thể tổng kết, rút kinh nghiệm công tác xét xử, hướng dẫn xét xử cho Tòa án cấp dưới, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ xét xử. Hướng dẫn xét xử và áp dụng thống nhất pháp luật là công tác rất quan trọng của ngành Tòa án. Các quyết định tái thẩm là nguồn tư liệu thực tế phong phú để TANDTC làm cơ sở đưa ra những kết luận, tổng kết kinh nghiệm xét xử cho các Tòa án địa phương hàng năm, nhằm nâng cao chất lượng xét xử, hạn chế những sai sót của Tòa án cấp dưới. Thông qua công tác tái thẩm, TANDTC ban hành các văn bản hướng dẫn xét xử cho các Tòa án cấp dưới. Do vậy, tái thẩm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với Tòa án, nhất là TANDTC trong việc thực hiện chức năng quan trọng là hướng dẫn xét xử đối với các Tòa án cấp dưới. Các quyết định tái thẩm được công bố công khai cũng là nguồn tư liệu quý giá để các Thẩm phán tham khảo và rút kinh nghiệm trong quá trình xét xử, tránh lặp lại những sai lầm tương tự. Ngoài ra, thông qua công tác tái thẩm TANDTC còn đánh giá được chất lượng Thẩm phán, để từ đó có kế hoạch cho việc đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ ngành TAND phù hợp với năng lực, đạo đức [5, tr.19]. 1.3.2. Ý nghĩa chính trị của tái thẩm Quy định về tái thẩm góp phần đáp ứng những đòi hỏi của Nhà nước pháp quyền và là một trong những cơ chế để đảm bảo việc kiểm tra, giám sát pháp luật. 15
  • 22. Khi phát hiện những tình tiết mới trong bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật, Toà án có thẩm quyền tái thẩm sẽ huỷ bản án hoặc quyết định đó để xét xử lại hoặc đình chỉ vụ án. Thông qua hoạt động của mình, các Toà án này đã góp phần giáo dục ý thức pháp luật cho các cán bộ làm công tác xét xử. Những vụ án xét xử theo thủ tục tái thẩm được nêu trong các hội nghị tổng kết ngành, hội thảo về xét xử giúp cán bộ làm công tác xét xử nói chung có được nhận thức đúng đắn và tôn trọng pháp luật hơn. Thông qua tái thẩm, TANDTC sẽ hướng dẫn việc áp dụng pháp luật một cách đúng đắn, thống nhất, tránh việc nhận thức pháp luật sai lầm và áp dụng pháp luật một cách tuỳ tiện. Không chỉ có ý nghĩa giáo dục ý thức pháp luật đối với cán bộ làm công tác xét xử mà nó còn góp phần giáo dục ý thức pháp luật cho những người có liên quan đến vụ việc và người dân nói chung. Vấn đề bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân được coi là yêu cầu trung tâm của nội dung Nhà nước pháp quyền, thể hiện bản chất tốt đẹp của Nhà nước ta. Toà án trong hoạt động của mình phải đảm bảo việc xét xử được đúng đắn, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân. Tuy Toà án cấp tái thẩm không trực tiếp xét xử vụ án, không trực tiếp khôi phục các quyền và lợi ích hợp pháp đã bị xâm phạm nhưng bằng việc huỷ những bản án, quyết định sai, tạo cơ sở pháp lý để vụ án được phục hồi và xét xử lại đã góp phần khắc phục những vi phạm, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nhân dân. Tái thẩm có nhiệm vụ xét lại những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, vô hiệu các bản án, quyết định sai trái, đảm bảo việc xét xử hợp pháp và hợp hiến. Với mục đích này, tái thẩm góp phần đảm bảo thực hiện nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa, đảm bảo tính thống nhất, ổn định, chặt chẽ của Nhà nước và pháp luật. 1.3.3. Ý nghĩa xã hội của tái thẩm 16
  • 23. Tái thẩm góp phần đảm bảo công bằng xã hội, củng cố lòng tin của nhân dân vào hoạt động xét xử của Toà án, góp phần đảm bảo uy tín của cơ quan tư pháp. Việc đảm bảo pháp luật được giải thích và áp dụng thống nhất là điều kiện quan trọng để hành vi của công dân được điều chỉnh bởi một hệ thống pháp luật thống nhất, đảm bảo nguyên tắc mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật. Thủ tục tái thẩm cho phép người dân được quyền đề nghị kháng nghị một khi phát hiện những căn cứ làm cho việc xét xử trước đó là sai lầm, dẫn đến quyền và lợi ích của họ bị xâm phạm. Những bản án, quyết định này có thể bị huỷ nếu có căn cứ, trình tự tố tụng để giải quyết vụ án sẽ được khôi phục lại. Những quy định này giúp người dân tin tưởng hơn vào pháp luật, đồng thời góp phần củng cố lòng tin của người dân vào cơ quan tư pháp. 1.4. Sự hình thành và phát triển của các quy định về tái thẩm trong pháp luật Việt Nam 1.4.1. Sựhình thành và phát triển của tái thẩm trong Luậttổ chức Tòa án nhân dân Những quy định về tái thẩm trong Luật tổ chức Tòa án nhân dân bao gồm những quy định liên quan đến thẩm quyền kháng nghị cũng như thẩm quyền tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án các cấp, từ Tòa án nhân dân tối cao cho đến các Tòa án địa phương khác. Luật tổ chức Tòaán nhân dân năm 1960 là Luật tổ chức Tòa án nhân dân đầu tiên của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, những quy định về thủ tục xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật được ghi nhận một cách chính thức và đầu tiên tại văn bản này. Theo đó, xét về thẩm quyền của Tòa án, Luật tổ chức TAND năm 1960 trao cho Tòa án nhân dân tối cao thẩm quyền xét lại những bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị phát hiện là có sai lầm. Các Tòa án cấp dưới chỉ được quyền xét lại 17
  • 24. đối với những bản án, quyết định của Toà án địa phương và việc xét lại chỉ được thực hiện một khi các Tòa án cấp dưới này được Tòa án nhân dân tối cao phân, giao nhiệm vụ xét lại. Một cách cụ thể Điều 12 Luật tổ chức TAND năm 1960 quy định: Những bản án và q uyết định của Tòa án đã cóhiệu lực pháp luật , nếu phát hiện có sai lầm thì đươc ̣xét lại. Đối với bản án và quyết định của các Tòa án nhân dân địa phương đã cóhiệu lực pháp luật nhưng phát hiện có sai lầm thì Tòa án nhân dân tối cao có quyền xét lại hoăc ̣giao cho Tòa án nhân dân cấp dưới xét lại. Đối với những bản án và quyết định của Tòa án nhân dân tối cao đã có hiệu lực pháp luật , nếu phát hiện có sai lầm thì Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đưa ra Ủy ban thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xét định. Đối với những bản án và quyết định đã cóhiệu lực pháp luật của Tòa án mình hoăc ̣Tòa án cấp dưới nếu phát hiện có sai lầm thì Tòa án nhân dân địa phương có quyền nêu lên để Tòa án nhân dân tối cao xét định. Mặc dù Điều luật này không quy định cụ thể việc xét lại thực hiện theo thủ tục giám đốc thẩm hay tái thẩm, tuy nhiên căn cứ vào tính chất của giám đốc thẩm thì đây là quy định dành cho thủ tục giám đốc thẩm chứ không phải tái thẩm. Như vậy, ở văn bản này cơ bản quy định về tái thẩm vẫn chưa xuất hiện. Cùng với sự ra đời của Hiến pháp năm 1980 là Luật tổ chức TAND năm 1981, đây không chỉ là văn bản thay thế mà căn bản nó còn kế thừa những quy định của Luật Tổ chức TAND năm 1960. Đặc biệt đến giai đoạn này, lần đầu tiên cụm từ “thủ tục tái thẩm” xuất hiện trong một văn bản luật chính 18
  • 25. thức. Đồng thời, những quy định về giám đốc thẩm và tái thẩm cũng trở nên rõ ràng hơn , một cách cụ thể nhất. Điều 12 Luật tổ chức TAND năm 1981 quy định: “Những bảnán và quyết định đã cóhiệu lực pháp luậtđươc̣xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm, nếu thấy có vi phạm pháp luật, hoăc̣đươc̣xét lại theo thủ tục tái thẩm, nếu pháthiện những tình tiết mới”. Thông qua quy định này có thể thấy, việc xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm sẽ được thực hiện nếu như có vi phạm pháp luật chứ không phải là “phát hiện có sai lầm” như ở Luật tổ chức TAND năm 1960, đồng thời bổ sung thêm việc xét lại theo thủ tục tái thẩm nếu phát hiện những tình tiết mới. Việc thay đổi này đã tạo tiền đề cho sự phát triển của những quy định về tái thẩm cũng như giám đốc thẩm ở các văn bản sau này . Ở Luật tổ chức TAND năm 1981 Tòa án nhân dân tối cao vẫn mang thẩm quyền cao nhất trong việc xét lại bản án , quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật , tuy nhiên thẩm quyền xét lại được mở rộng ra đối với các Tòaán cấp dưới . Chẳng hạn: Theo quy định tại khoản 4 Điều 33 Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 1981 thì Ủy ban thẩm phán Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cấp tương đương được trao cho thẩm quyền “Giám đốc thẩm hoăc̣tái thẩm những bản án và quyết định đã cóhiệu lực pháp luậtcủa các Tòa án nhân dân huyện , quận, thịxã, thành phốthuộc tỉnh”. Thêm vào đó , Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh , thành phố trực thuộc trung ương có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm đốivới những bản án và quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp dưới, tạm đình chỉ việc thi hành án nếu thấy cần thiết theo khoản 4 Điều 35 Luật tổ chức TAND năm 1981. Tuy nhiên, Luật tổ chức TAND năm 1981 không có quy định nào về thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm. Như vậy, nhìn chung những quy định về giám đốc thẩm , tái thẩm ngày càng trở nên cụ thể và nguyên tắc hơn . Việc mở rộng thẩm quyền xét lại bản án cũng như quyết định đã có hiệu lực pháp luật mang ýnghĩa quan trọng bởi lẽ, trong 19
  • 26. khi xã hội ngày càng phát triển nhu cầu khởi kiện và yêu cầu khởi kiện của người dân cũng ngày một nhiều hơn, khi đó việc xét xử gặp sai sót dẫn đến kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm là điều không thể tránh khỏi. Nếu thẩm quyền xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực chỉ tập trung vào Tòa án nhân dân tối cao, sẽ dẫn đến tình trạng quá tải trong hoạt động giải quyết kháng nghị. Bởi vậy, việc trao cho các Tòa án cấp dưới thêm thẩm quyền kháng nghị và giải quyết kháng nghị là kịp thời và cần thiết. Luật tổ chức TAND năm 1992 và năm 2002 lần lượt ra đời thay thế các Luật tổ chức TAND trước đó. Ở hai văn bản những quy định về giám đốc thẩm và tái thẩm được bổ sung, hoàn thiện hơn so với Luật tổ chức TAND năm 1981, đặc biệt là đã quy định thêm thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm. Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 24/11/2014. Luật có hiệu lực từ ngày 01/4/2015 và thay thế Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002. Theo quy định mới của luật, tổ chức Tòa án nhân dân gồm có: Tòa án nhân dân tối cao; Tòa án nhân dân cấp cao; Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương và Tòa án quân sự. So với Luật Tổ chức tòa án nhân dân năm 2002, Luật Tổ chức tòa án nhân dân năm 2014 đã bổ sung thêm hình thức Tòa án nhân dân cấp cao. Theo đó thẩm quyền tái thẩm cũng có sự thay đổi, TANDTC không thực hiện nhiệm vụ xét xử phúc thẩm mà chỉ thực hiện nhiệm vụ giám đốc việc xét xử của các Tòa án khác; xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm bằng Hội đồng xét xử gồm 5 Thẩm phán hoặc Hội đồng toàn thể Thẩm phán TANDTC; tổng kết thực tiễn xét xử; bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử; quản lý các Toà án về tổ chức; xây dựng pháp luật theo sự phân công của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội; bổ sung nhiệm vụ đào tạo nhằm đáp ứng yêu cầu 20
  • 27. nâng cao năng lực, trình độ của đội ngũ Thẩm phán, Hội thẩm và các chức danh khác của Tòa án. Đồng thời, để cụ thể hóa quy định tại khoản 1 Điều 104 của Hiến pháp về việc “Tòa án nhân dân tối cao là cơ quan xét xử cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, tại khoản 4 Điều 22 của Luật quy định: “Quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao là quyết định cao nhất, không bị kháng nghị”. Về Toà án nhân dân cấp cao, theo quy định của Luật, Tòa án nhân dân cấp cao có nhiệm vụ xét xử phúc thẩm các bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị; giám đốc thẩm, tái thẩm các bản án, quyết định của Toà án thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị bằng Hội đồng 3 Thẩm phán hoặc Hội đồng toàn thể Uỷ ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao. Về Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, theo quy định của Luật, Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xét xử phúc thẩm các bản án, quyết định sơ thẩm của Toà án nhân dân sơ thẩm có kháng cáo, kháng nghị và xét xử sơ thẩm một số vụ án không thuộc thẩm quyền của Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; không thực hiện nhiệm vụ giám đốc thẩm, tái thẩm. 1.4.2. Sựhình thành và phát triển của những quyđịnhvề tái thẩm trong các văn bản quyphạm pháp luậtkhác Trước hết phải đề cập đến Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự năm 1989, đây là Pháp lệnh đầu tiên được ban hành với mục đích quy định về trình tự, thủ tục để giải quyết các vụ án dân sự nói chung và trình tự, thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm đối với các vụ án dân sự nói riêng. Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự được ban hành vào ngày 29/11/1989, có hiệu lực kể từ ngày 01/01/1990. Ở văn bản này, thủ tục tái thẩm được quy định tại 21
  • 28. Chương 13. Điều 78 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự quy định 04 căn cứ để bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án bị kháng nghị theo thủ tục tái thẩm, đó là: 1- Mới phát hiện được tình tiết quan trọng của vụ án mà đương sự đã không thể biết được; 2- Đã xác định được là lời khai của người làm chứng, kết luận giám định hoặc lời dịch của người phiên dịch rõ ràng không đúng sự thật hoặc đã có sự giả mạo bằng chứng; 3- Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên cố tình làm sai lệch hồ sơ vụ án hoặc cố tình kết luận trái pháp luật; 4- Bản án hình sự, dân sự hoặc quyết định của cơ quan, tổ chức mà Toà án đã dựa vào để giải quyết vụ án dã bị huỷ. Với những căn cứ này, một khi bản án cũng như quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án có một trong những căn cứ kháng nghị trên thì có thể sẽ bị kháng nghị theo thủ tục tái thẩm. Về thời hạn kháng nghị tái thẩm, theo quy định tại khoản 1 Điều 79 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự thì thời hạn kháng nghị tái thẩm là một năm kể từ ngày phát hiện được những căn cứ để kháng nghị tại Điều 78 của Pháp lệnh này. Theo đó, khi hết thời hạn kháng nghị thì mọi kháng nghị điều trở nên vô căn cứ, tuy nhiên, trong trường hợp kháng nghị theo hướng không gây bất lợi cho bất kỳ đương sự nào thì thời hạn kháng nghị sẽ không bị giới hạn. Về người có quyền kháng nghị, khác với thủ tục giám đốc thẩm, quyền kháng nghị tái thẩm chỉ được Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự trao cho Chánh án Tòa án nhân dân, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và cấp tỉnh [8, Điều 79] chứ không bao gồm thêm Phó chánh án Tòa án nhân dân tối cao hay Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Bên cạnh đó, những quy định về thẩm quyền tái thẩm, thời hạn xét xử, phạm vi tái thẩm được Pháp lệnh thủ tục giải 22
  • 29. quyết các vụ án dân sự ghi nhận tương tự như thủ tục giám đốc thẩm. Sau sự ra đời của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự năm 1989, đến năm 1994, Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế được Ủy ban thường vụ Quốc hội thông qua ngày 16/3/1994, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/1994. Đây là văn bản ra đời nhằm giải quyết đúng pháp luật, kịp thời các vụ án kinh tế, cũng giống như Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự năm 1989, Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế năm 1994 dành ra một chương để quy định về thủ tục tái thẩm, cụ thể là tại Chương XII. Ở văn bản này, có thể thấy những quy định về tái thẩm được Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế năm 1994 quy định không khác nhiều so với văn bản ra đời trước đó là Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự năm 1989. Sự khác biệt đến từ căn cứ kháng nghị tái thẩm, theo đó, khoản 2 Điều 82 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế năm 1994 quy định căn cứ kháng nghị tái thẩm thứ hai là “Cócơ sở chứng minh kết luận của ngườigiám định, lời dịch của người phiên dịch không đúng sự thật hoăc̣có giảmạobằng chứng” thay vì “Đã xác định đươc̣là lời khaicủa người làm chứng , kết luận giám định hoăc̣lời dịch của người phiên dịch rõ ràng không đúng sự thật hoăc̣đã cósự giảmạobằng chứng” như ở khoản 2 Điều 78 của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự. Như vậy, Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế đã bỏ đi phần căn cứ là lời khai của người làm chứng không đúng sự thật hoặc giả mạo bằng chứng. Có thể hiểu trong trường hợp này, xuất phát từ bản chất là những vụ án kinh tế, bởi vậy, không phải lúc nào cũng có sự góp mặt, tham gia của người làm chứng; việc không đưa chi tiết lời khai của người làm chứng vào căn cứ kháng nghị là hợp lý. Đến năm 1996, Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động được ban hành, cùng với Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự năm 1989 và Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế năm 1994 giải quyết 23
  • 30. các vấn đề phát sinh trong các lĩnh vực khác nhau như dân sự, kinh tế hay lao động. Theo quy định của Pháp lệnh này, căn cứ kháng nghị theo thủ tục tái thẩm về căn bản là giống với Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự năm 1989. Nghĩa là, lời khai của người làm chứng không rõràng cũng là căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm. Điều này khác với Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế. Qua đó, có thể thấy sự không thống nhất trong các quy định tại ba Pháp lệnh lúc bấy giờ. Về thời hạn kháng nghị, thì thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm là sáu tháng kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật; nếu việc kháng nghị có lợi cho người lao động thì thời hạn đó là một năm [42, Khoản 1 Điều 75]. Ngoài ra, trước khi ba Pháp lệnh trên ra đời, giám đốc thẩm và tái thẩm còn được quy định tại các Thông tư, chẳng hạn như: Thông tư số 01/TTLN ngày 01/02/1982 hướng dẫn về thủ tục giám đốc thẩm hình sự, giám đốc thẩm dân sự ở Tòaán nhân dân cấp tỉnh; Thông tư số 83/TATC ngày 02/8/1982 hướng dẫn thủ tục giám đốc thẩm ở Tòa án nhân dân tối cao; Thông tư 02/TTLN hướng dẫn thủ tục tái thẩm hình sự, tái thẩm dân sự ở Tòa án nhân dân cấp tỉnh…Nhìn chung, các Pháp lệnh trên là những cơ sở pháp lýđể Tòaán tiến hành các thủ tục giải quyết các vụ án dân sự, vụ án kinh tế hay các tranh chấp lao động nói chung và thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm nói riêng. Những quy định về giám đốc thẩm, tái thẩm được thể hiện rõ nét, tuy nhiên, các Pháp lệnh này mới chỉ dừng lại ở việc quy định những nguyên tắc, thủ tục cơ bản mà còn thiếu nhiều những quy định cụ thể phát sinh trong quá trình giải quyết, nhiều quy định không đồng bộ và thống nhất với các văn bản pháp luật hiện hành. Chính vì sự không đồng bộ, thống nhất trong những quy định tại Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự, Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế và Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động, thêm vào đó với chính sách mở cửa và hội nhập quốc tế trong quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư giữa 24
  • 31. nước ta với các nước trong khu vực và thế giới đã dẫn đến một vấn đề cấp bách đó là phải hoàn thiện cơ chế giải quyết tranh chấp. Trước bối cảnh đó, Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 ra đời như một tất yếu khách quan, là liều thuốc kích thích sự phát triển pháp luật quốc gia. Trên cơ sở kế thừa và phát triển ba Pháp lệnh về thủ tục tố tụng trước đó, đồng thời tiếp thu những thành tựu lập pháp của nhiều nước trên thế giới như Cộng hoà Pháp, Mỹ, Úc, Nga, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Singapore… năm 2004, nhà lập pháp Việt Nam đã xây dựng Bộ luật tố tụng dân sự chung thống nhất. Khi đó các vấn đề tố tụng về dân sự, kinh tế hay lao động đều được giải quyết thông qua văn bản là Bộ luật tố tụng dân sự. Về căn cứ kháng nghị, Bộ luật tố tụng dân sự đưa ra 04 căn cứ đối với tái thẩm theo quy định tại Điều 305 BLTTDS. Thời hạn kháng nghị theo thủ tục tái thẩm được quy định cụ thể và rõràng hơn . Theo đó, thời hạn kháng nghị của tái thẩm là 01 năm kể từ ngày phát hiện căn cứ để kháng nghị. Như vậy, ở BLTTDS thời hạn kháng nghị bị giới hạn trong một khoảng thời gian nhất định chứ không giới hạn về thời gian đối với việc kháng nghị theo hướng không gây bất lợi cho bất kỳ đương sự nào trong vụ án như ở ba Pháp lệnh trước đó. Việc quy định này nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền trong việc bảo đảm tính hợp pháp cho bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật . Ngoài ra, nội dung BLTTDS còn xuất hiện thêm quy định mới để làm rõhơn về thủ tục tái thẩm. Năm 2011, BLTTDS năm 2004 được sửa đổi, bổ sung. Theo đó, việc sửa đổi, bổ sung những quy định về giám đốc thẩm cũng như tái thẩm chỉ được thực hiện đối với một số quy định tại Điều 284, 288, 297, 298 và Điều 299. Điều 284 BLTTDS năm 2004 quy định: “Đương sự hoăc̣cá nhân , cơ quan, tổ chức khác , Tòa án , Viện kiểm sát có quyền pháthiện vi phạm pháp luật trong bản án , quyết định của Tòa án đã cóhiệu lực pháp luậtvà thông báo 25
  • 32. bằng văn bản đến những ngườicó thẩm quyền kháng nghị” , không quy định thời hạn gửi thông báo đến người có thẩm quyền kháng nghị trong thời hạn bao lâu. Nhận thấy sự thiếu sóthiện nay Điều 284 đã được sửa đổi, bổ sung cụ thể và chi tiết hơn, theo đó, “đối với đương sự nếu pháthiện vi phạm pháp luật trong bản án, quyết định đóthì đương sự có quyền đềnghịbằng văn bản với những ngườicó quyền kháng nghịđểxem xét kháng nghịtheo thủ tục giám đốc thẩm. Thờihạn đềnghịgiám đốc thẩm của đương sự là một năm, kể từ ngàybản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật”, đồngthời “đối với Tòa án , Viện kiểm sát hoăc̣các nhân , cơ quan , tổ chức khác , nếu phát hiện có vi phạm pháp luậttrong bản án, quyết định của Tòa án đã cóhiệu lực pháp luậtthì phảithông báo bằng văn bản cho người có thẩm quyền kháng nghị”. Việc quy định trong thời hạn một năm là nhằm để nâng cao trách nhiệm và quyền định đoạt của đương sự trong việc đề nghị giám đốc thẩm. Việc đương sự gửi đơn đề nghị kháng nghị theo thủ tục tái thẩm được thực hiện như quy định của Bộ luật về thủ tục giám đốc thẩm. Ngoài ra, đối với các sửa đổi, bổ sung cònlại trong BLTTDS hiện hành đa số đều mang tính chất làm rõhơn quy định trước đó [29, tr.36-37]. Ngày 25 tháng 11 năm 2015, Quốc hội đã thông qua Bộ luật tố tụng dân sự mới thay thế Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2011). Thủ tục tái thẩm được quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 trên cơ sở kế thừa các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự và các văn bản hướng dẫn hiện hành; đồng thời, sửa đổi, bổ sung quy định nhằm khắc phục khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn, phù hợp với quy định của Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014; cụ thể là: Sửa đổi, bổ sung quy định về người có quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm, theo đó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm bản 26
  • 33. án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp cao; bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án khác khi xét thấy cần thiết, trừ quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ. Bổ sung điều luật mới quy định đương sự được quyền cung cấp tài liệu, chứng cứ cho người có thẩm quyền xem xét kháng nghị theo thủ tục tái thẩm nếu những tài liệu, chứng cứ đó chưa được Tòa án cấp sơ thẩm, Tòa án cấp phúc thẩm yêu cầu đương sự giao nộp hoặc đã yêu cầu giao nộp nhưng đương sự không giao nộp được vì có lý do chính đáng hoặc những tài liệu, chứng cứ mà đương sự không thể biết được trong quá trình giải quyết vụ việc. Trong quá trình giải quyết đơn đề nghị tái thẩm, người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm có thể tự mình thu thập tài liệu, chứng cứ cần thiết cho việc giải quyết vụ án. Bổ sung quy định về thủ tục tại phiên tòa tái thẩm, đương sự, người đại diện hợp pháp, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự được Tòa án triệu tập đến phiên tòa tái thẩm trình bày ý kiến, tranh luận về những vấn đề mà Hội đồng tái thẩm yêu cầu…. Như vậy, tính đến thời điểm hiện nay có thể thấy rằng những quy định về thủ tục tái thẩm phát triển từng ngày theo sự phát triển của dòng chảy lịch sử. Từ những quy định còn mang tính nguyên tắc, phân bố tản mạn, chồng chéo, giờ đây các quy định đó đã được tập hợp và pháp điển hóa một cách cụ thể, chi tiết cũng như rõràng hơn, nhờ đó việc áp dụng pháp luật vào việc giải quyết các vụ việc dân sự trở nên dễ dàng và thống nhất có hiệu quả hơn. 1.5. Táithẩm theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự một số nước trên thế giới 27
  • 34. 1.5.1. Liên bangNga Bộ luật tố tụng dân sự của Liên bang Nga quy định chi tiết về việc xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, đồng thời có sự phân định rõ ràng về thủ tục giám đốc thẩm và tái thẩm. BLTTDS Liên bang Nga quy định nguyên đơn, bị đơn, những người tham gia tố tụng có quyền yêu cầu xem xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của tòa án theo thủ tục tái thẩm khi có các căn cứ được quy định tại Điều 392 BLTTDS Nga: 1) Những tình tiết có ý nghĩa cơ bản đối với vụ án mà người gửi đơn không biết hoặc không thể biết; 2) Việc khai báo gian dối của người làm chứng, kết luận giám định gian dối, dịch gian dối, làm giả chứng cứ dẫn đến việc ra bản án, quyết định trái pháp luật hoặc không có căn cứ và được xác định bởi bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật; 3) Hành vi phạm tội của nguyên đơn, bị đơn, những người tham gia tố tụng khác, đại diện của họ, thẩm phán, được thực hiện trong quá trình xem xét, giải quyết vụ án và được xác định bởi bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật; 4) Huỷ bỏ bản án, quyết định hoặc bản án kết tội của Toà án hoặc quyết định của cơ quan chính quyền nhà nước hoặc cơ quan chính quyền tự quản địa phương, nếu chúng là căn cứ của việc ra bản án, quyết định của Toàán. Đơn yêu cầu tái thẩm, đề nghị tái thẩm đối với bản án, quyết định của Tòa án được gửi đến Tòa án đã ra bản án, quyết định bởi nguyên đơn, bị đơn, những người tham gia tố tụng khác. Đơn yêu cầu tái thẩm, đề nghị tái thẩm có thể được gửi trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày xác định được căn cứ tái thẩm (Điều 394 BLTTDS Nga). Khi giải quyết đơn yêu cầu xem xét lại bản 28
  • 35. án, quyết định của tòa án theo thủ tục tái thẩm, tòa án có quyền bác đơn yêu cầu hoặc chấp nhận đơn yêu cầu và hủy bỏ bản án, quyết định của Tòa án (Điều 397 BLTTDS Nga). [10] 1.5.2. Công hòa Pháp Theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự mới của Công hòa Pháp, đương sự, người đại diện của đương sự có quyền kháng cáo bản án đã có hiệu lực pháp luật để yêu cầu tòa án cấp trên xem xét lại theo thủ tục tái thẩm. Thời hạn kháng cáo là 02 tháng kể từ ngày phát hiện ra tình tiết mới làm căn cứ cho việc kháng cáo tái thẩm. Căn cứ để kháng cáo tái thẩm là bản án được quyết định do có sự gian lận của bên được kiện; phát hiện được những chứng cứ mới quan trọng do bên đương sự kia che giấu; việc ra quyết định của tòa án dựa trên những tài liệu mà tòa án công nhận hoặc tuyên bố là giả mạo (Điều 595 BLTTDS mới). Trong trường hợp kháng cáo tái thẩm được chấp nhận thì tòa án xét xử nội dung vụ việc trừ trường hợp phải thẩm cứu bổ sung (Điều 601 BLTTDS mới). [37, tr.496] Chương 1 tác giả đã tập trung làm sáng tỏ bản chất một số vấn đề lý luận có liên quan đến nội dung nghiên cứu tái thẩm dân sự như : Khái niệm tái thẩm, đăc ̣ điểm, ý nghiã, lươc ̣ sử hình thành và phát triển tái thẩm dân sự. Đây là những vấn đề lý luận cần thiết làm nền tảng để sử dụng phục vụ cho việc nghiên cứu thực tiễn quy định của pháp luật dân sự Việt Nam liên quan đến tái thẩm dân sự tại chương 2 và làm cơ sở cho việc chỉ ra những bất cập và đề xuất hoàn thiện quy định của pháp luật tố tụng dân sự về nội dung này tại chương 3. 29
  • 36. Chương 2 QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ TÁI THẨM Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2016, tại thời điểm nghiên cứu luận văn, BLTTDS 2015 chưa có hiệu lực thi hành, do đó, luận văn tập trung phân tích các quy định hiện hành của BLTTDS năm 2004 sửa đổi bổ sung năm 2011 về tái thẩm, đồng thời phân tích phân tích các quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 để làm nổi bật điểm mới. 2.1. Tính chất của tái thẩm Việc làm rõ tính chất của tái thẩm có một ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc xác định các quy định khác của BLTTDS về tái thẩm cũng như giúp cho việc phân biệt rõ thủ tục tái thẩm với những thủ tục tố tụng khác, đặc biệt là phân biệt với thủ tục giám đốc thẩm. Tái thẩm cũng là thủ tục đặc biệt của tố tụng dân sự như thủ tục giám đốc thẩm. Trong đó, tòa án có thẩm quyền kiểm tra tính hợp pháp của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật khi có kháng nghị. Tuy vậy, việc xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục này là dựa trên cơ sở mới phát hiện được tình tiết quan trọng của vụ án chứ không phải trên cơ sở phát hiện được sai lầm, vi phạm pháp luật của tòa án trong việc giải quyết vụ án. Tính chất của tái thẩm dân sự được quy định tại Điều 304 BLTTDS: “Tái thẩm là xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì có những tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định mà Toà án, các đương sự không biết được khi Toà án ra bản án, quyết định đó”. Trong lịch sử lập pháp, thì quy định về tính chất của tái thẩm lần đầu tiên 30
  • 37. được đề cập đến tại Điều 304 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2011). BLTTDS năm 2015 ra đời, tiếp tục kế thừa, giữ nguyên quy định về tính chất của tái thẩm như BLTTDS năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2011) tại Điều 351 BLTTDS năm 2015. 2.2. Kháng nghị theo thủ tục tái thẩm dân sự 2.2.1. Căn cứ kháng nghị theo thủ tục tái thẩm Thủ tục tái thẩm và thủ tục giám đốc thẩm đều là những thủ tục đặc biệt trong tố tụng dân sự để xem xét lại các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị. Chính vì vậy, giữa hai thủ tục này có rất nhiều điểm tương đồng. Tuy nhiên, do tính chất của giám đốc thẩm và tái thẩm khác nhau nên đã chi phối các quy định của pháp luật về căn cứ kháng nghị. Pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam quy định căn cứ kháng nghị tái thẩm tại Điều 305 BLTTDS; và được kế thừa tại Điều 352 BLTTDS năm 2015. Bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục tái thẩm khi có một trong bốn căn cứ sau: - Thứ nhất: Mới pháthiện được tình tiết quan trọng của vụ án mà đương sự đã không thể biết được trong quá trình giải quyết vụ án. Theo Điều 304 của BLTTDS thì tái thẩm là xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì có những tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định mà toà án, các đương sự không biết được khi toà án ra bản án, quyết định đó. Tuy nhiên, việc sử dụng thuật ngữ “có những tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định mà toà án, các đương sự không biết được khi toà án ra bản án, quyết định đó” là chưa chính xác và mâu thuẫn với quy định về căn cứ kháng nghị theo khoản 1 Điều 305 BLTTDS. Bởi vì, theo khoản 1 Điều 305 BLTTDS thì bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục tái thẩm khi “Mới phát hiện 31
  • 38. được tình tiết quan trọng của vụ án mà đương sự đã không thể biết được trong quá trình giải quyết vụ án”. Xét về thuật ngữ thì việc “các đương sự không biết được” và việc “đương sự đã không thể biết được” là hoàn toàn khác nhau [38, tr.98]. Vì vậy, các quy định của luật cần có sự thống nhất trong việc sử dụng thuật ngữ để tránh những cách hiểu khác nhau, gây khó khăn trong việc áp dụng. Khi xác định những tình tiết nào mới được phát hiện là căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm thì phải xét tới các vấn đề sau: + Tình tiết mới được phát hiện phải là tình tiết đã có vào lúc Toà án giải quyết vụ án mà Toà án và đương sự đã không thể biết được. Những tình tiết mới phát sinh sau khi Toà án giải quyết vụ án thì không phải là căn cứ kháng nghị theo thủ tục tái thẩm, có chăng chỉ là căn cứ để khởi kiện một vụ án khác. + Tình tiết mới được phát hiện phải là những tình tiết quan trọng, liên quan đến vụ án, làm thay đổi hẳn nội dung vụ án, làm cho bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật không hợp pháp, không có căn cứ. Đối với những tình tiết tuy mới được phát hiện nhưng không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật giữa các đương sự, không có mối quan hệ nhân quả đối với quyết định của Toà án thì cũng không là căn cứ kháng nghị theo thủ tục tái thẩm. “Tình tiết quan trọng” trong căn cứ này phải là những tình tiết làm thay đổi nội dung của vụ án. Ví dụ: trong quá trình giải quyết vụ án chia di sản thừa kế, các đương sự không biết được người để lại di sản thừa kế đã lập di chúc để lại toàn bộ khối di sản cho người con út, nên vụ án đã được giải quyết theo pháp luật. Mấy năm sau, người con út mới phát hiện ra di chúc. Việc phát hiện ra di chúc là tình tiết mới quan trọng làm thay đổi bản chất của vụ án. Bản án nếu so với di chúc thì khác nhiều và kết luận của bản án đã làm 32
  • 39. thiệt hại đến lợi íchcủa người thừa kế được chỉ định trong di chúc. Đây là tình tiết quan trọng để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm. + Những tình tiết mới được phát hiện làm căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm phải là những tình tiết Toà án muốn xác định được phải qua quá trình xét xử lại. Những tình tiết đã có sẵn trong hồ sơ vụ án, Toà án không đánh giá sử dụng hoặc những tình tiết đã có vào lúc Toà án giải quyết vụ án nhưng do sai lầm nên Toà án không phát hiện được, không yêu cầu đương sự cung cấp thì không được coi là tình tiết mới [37, tr.356]. Hiện nay, đối với tái thẩm, vấn đề xác định “tình tiết mới đươc̣phát hiện” của vụ án, hiện nay chưa có quy định nào mang tính hướng dẫn cũng như giải thích cho “tình tiết mới” ở đây là những tình tiết như thế nào, từ đó dẫn đến trên thực tế việc áp dụng quy định pháp luật về tái thẩm gặp rất nhiều khó khăn. Sự nhầm lẫn trong việc nhìn nhận căn cứ kháng nghị giữa kháng nghị tái thẩm với giám đốc thẩm là một trong những khó khăn trong thực tiễn. Một minh chứng thực tế: Bản án dân sự phúc thẩm số 10/2007/LHPT ngày 17/8/2007 của TAND tỉnh H có phần quyết định: “Chấp nhận sự thỏa thuận của các đương sự giao cho chị S sửdụng 5,3 ha đất sản xuất lâm nghiệp đã đo cấp Sổ lâm bạ ngày27/01/1994 mangtên anh N…” bản án có hiệu lực và chị S có đơn yêu cầu thi hành. Do quá trình giải quyết vụ án, TAND tỉnh H chỉ căn cứ vào Sổ lâm bạ do anh N cung cấp; không xác minh thực địa, không thành lập Hội đồng kiểm tra, đo đạc mà vẫn công nhận sự thỏa thuận của các đương sự trên. Khi tổ chức thi hành bản án, Chi cục thi hành án dân sự huyện C không thể xác định được vị trí của thửa đất; không phối hợp với các cơ quan chức năng để giải quyết vụ việc. Sau đó UBND huyện C có văn bản với nội dung: Diện tích 5,3 ha đất sản xuất lâm nghiệp được cấp Sổ lâm bạ ngày 27/01/1994 mang tên anh N hiện nay không tồn tại trên thực tế vì diện tích đất này khi thực hiện 33
  • 40. chính sách về đất đai qua kiểm tra, soát xét anh N chỉ thực tế sử dụng diện tích 12.443 m2 nên năm 1996 UBND huyện C đã cấp lại đất cho anh N với diện tích 12.443 m2 theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số 728 ngày 10/01/1996 thay thế Sổ lâm bạ 5,3 ha đất sản xuất lâm nghiệp đã được cấp ngày 27/01/1994. Lúc này, Quyết định công nhận sự thỏa thuận giữa các đương sự đã có hiệu lực pháp luật, do đó Thủ trưởng Cơ quan thi hành án dân sự kiến nghị đến người có thẩm quyền theo thủ tục tái thẩm với nhận định “tình tiết mới” là nội dung trong văn bản của UBND huyện C. Tuy nhiên, trong trường hợp này, không thể xem là tình tiết mới để kiến nghị theo thủ tục tái thẩm, vì Tòa án có thể xác minh thực địa, thành lập Hội đồng đo đạc, kiểm tra theo quy định của luật tố tụng dân sự. Anh N là người biết rõ nhất vì năm 1994 Nhà nước cấp đất cho anh, nhưng đến năm 1996 đã cấp lại thành một diện tích khác. Vụ án này cần kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, bởi lý do sau: tại thời điểm Tòa án nhân dân tỉnh H xét xử năm 2007, diện tích 5,3 ha đất sản xuất lâm nghiệp được cấp cho anh N theo sổ lâm bạ ngày 27/01/1994 đã không tồn tại trên thực tế , nhưng khi xét xử Tòa án chưa làm rõ, chưa thu thập thông tin, chưa đánh giá đúng về chứng cứ dẫn tới việc công nhận sự thỏa thuận của các đương sự về việc chia tài sản nhưng tài sản đó lại không có trên thực tế; Tòa án chỉ căn cứ vào Sổ lâm bạ để công nhận sự thỏa thuận nhưng Sổ lâm bạ này lại không có giá trị. - Thứ hai: Có cơ sở chứng minh kết luận của người giám định, lời dịch của ngườiphiên dịch không đúng sự thậthoặc có giả mạo chứng cứ. Kết luận của người giám định, lời dịch của người phiên dịch là những phương tiện quan trọng được Tòa án sử dụng để xác định sự thật của vụ án. Có thể thấy, trong nhiều trường hợp nó còn mang tính chất quyết định đối với việc giải quyết vụ việc dân sự. Về mặt lý luận, kết luận của người giám định là sản phẩm của sự phân tích, đánh giá mà người giám định thực hiện đối với 34
  • 41. các đối tượng cần giám định. Đối với lời dịch của người phiên dịch, về nguyên tắc tiếng nói được sử dụng tại phiên tòa là Tiếng Việt, thế nên việc có đương sự là người dân tộc thiểu số hoặc là người nước ngoài thì sự có mặt của người phiên dịch là cần thiết (trong phiên tòa và cả trong quá trình lấy lời khai cũng như hòa giải ). Việc người phiên dịch dịch không đúng sự thật sẽ dẫn đến sai lầm trong việc giải quyết vụ việc dân sự. Do đó, khi có cơ sở chứng minh kết luận của người giám định , lời dịch của người phiên dịch rõràng không đúng sự thật hoặc có giả mạo bằng chứng thì phải kháng nghị xét lại bản án, quyết định theo thủ tục tái thẩm. Có thể lấy ví dụ: bản án căn cứ vào kết luận giám định chữ ký của người lập di chúc, lời dịch của người phiên dịch, nhưng sau đó xác định được kết luận giám định, lời dịch này là sai sự thật, trong trường hợp này người có thẩm quyền có quyền kháng nghị tái thẩm để xét lại bản án, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. - Thứ ba: Thẩm phán, Hộithẩm nhân dân, Kiểm sát viên cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ án hoặc cố ý kết luận trái pháp luật. Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân và Kiểm sát viên là những người có trách nhiệm trong việc giải quyết vụ án. Thế nên, một khi họ đã cố tình làm sai lệch hồ sơ vụ án hoặc cố tình kết luận trái pháp luật thì vụ án sẽ được giải quyết không đúng với bản chất vốn dĩ của nó. Có thể nói rằng, hai hành vi cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ án và cố ý kết luận trái pháp luật chỉ bị kháng nghị nếu việc cố ý này được thực hiện bởi chủ thể là Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân hoặc là Kiểm sát viên. Tuy nhiên, trên thực tế việc xác định Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ án hoặc cố ý kết luận trái pháp luật là tương đốikhó khăn, đòi hỏi người có thẩm quyền kháng nghị phải xem xét cũng như cân nhắc một cách cẩn trọng nhất trước khi kháng nghị. Bởi lẽ, vẫn 35
  • 42. có trường hợp nhiều người không đồng ý với phán quyết của Tòa án, họ có thể sẵn sàng vu khống cho những chủ thể này trong việc giải quyết vụ án để bản án hoặc quyết định được xét lại theo hướng có lợi cho họ. Do đó, chỉ nên kháng nghị khi các hành vi lạm quyền trên của Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên đã được xác định trong bản án, quyết định của Toà án hoặc quyết định của cơ quan có thẩm quyền đã có hiệu lực pháp luật và là nguyên nhân cho việc giải quyết vụ án không đúng pháp luật. - Thứ tư: Bản án, quyết định hình sự, hành chính, dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động của Toà án hoặc quyết định của cơ quan nhà nước mà Toà án đã căn cứ vào đó để giải quyết vụ án đã bị huỷ bỏ. Đây là một căn cứ kháng nghị mà trên thực tế rất ít khi xảy ra. Khi một sự kiện pháp lý nếu đã được xác định trong bản án, quyết định của Toà án hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì khi giải quyết vụ án, Toà án có thể căn cứ vào đó để giải quyết vụ án mà không cần phải xác định lại. Tuy nhiên, nếu việc xác định sự kiện này của Toà án hay cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước đó có sai lầm nên bản án, quyết định mà Toà án đã dựa vào để giải quyết vụ án đã bị huỷ thì phải kháng nghị để xét lại bản án, quyết định của Toà án vì Tòa án đã giải quyết vụ án không đúng bản chất của nó. Ví dụ: Trong vụ kiện “Tranh chấp về hợp đồng vay tài sản” giữa: Nguyên đơn bà Nguyễn Thị Mai Phương và bị đơn bà Trần Thị Liên tại tỉnh Bắc Ninh: Ngày 22/04/2010, Toà án nhân dân huyện Tiên Du đã thụ lý vụ kiện số 22/2010/TLST-DS để giải quyết yêu cầu khởi kiện về “Tranh chấp hợp đồng vay tài sản” giữa bà Nguyễn Thị Mai Phương kiện đòi số tiền cho vay 440.000.000 đồng đối với bà Trần Thị Liên. Trong thời gian chuẩn bị xét xử, phía bà Phương cũng có đơn đề nghị Cơ quan điều tra của Công an tỉnh Bắc 36
  • 43. Ninh xem xét về hành vi vay tiền của bà Liên có dấu hiệu của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Ngày 8/9/2010, Cơ quan điều tra Công an tỉnh Bắc Ninh có công văn số 451/TB gửi Toà án với nội dung “…Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bắc Ninh tiến hành điều tra, thu thập tài liệu chứng cứ thấy: Hành vi vay tiền của chị Phương nêu trên của Trần Thị Liên có dấu hiệu của tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản…Hiện cơ quan điều tra đang tiếp tục thu thập tài liệu, củng cố chứng cứ để xử lý hành vi của Trần Thị Liên theo quy định của pháp luật”. Căn cứ trả lời của Cơ quan Cảnh sát điều tra, Toà án nhân dân huyện Tiên Du đã áp dụng Khoản 2 Điều 192; Khoản 3 Điều 193 BLTTDS để ban hành Quyết định đình chỉ số 07/2010/QĐST-DS ngày 10/9/2010 với lý do “Tranh chấp hợp đồng vay tài sản giữa bà Phương với bà Liên không thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án nhân dân huyện Tiên Du”. Sau khi vụ án được đình chỉ, ngày 17/02/2012, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bắc Ninh tiếp tục có công văn số 190/PC44 gửi Toà án nhân dân huyện Tiên Du với nội dung: “…Việc Trần Thị Liên vay tiền của chị Phương 440.000.000 đồng, sau đó vợ chồng chị Liên có hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản trên đất với diện tích đất 188 m2 tại thôn Bái Uyên, xã Liên Bão, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh với trị giá 220.000.000 đồng, còn nợ lại 240.000.000 đồng. Hành vi của Trần Thị Liên chưa có dấu hiệu của tội phạm: Lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 139 BLHS”. Sau khi có trả lời của Cơ quan điều tra, bà Phương tiếp tục có đơn khởi kiện và Toà án nhân dân huyện Tiên Du đã thụ lý vụ kiện số 26/2012/TLST- DS ngày 05/03/2012 để giải quyết yêu cầu đòi tiền của bà Phương đối với bà Liên. Trong quá trình giải quyết vụ án, do nhận thấy việc thụ lý vụ án không có gì khác trước về nguyên đơn, bị đơn, quan hệ pháp luật tranh chấp và sự 37
  • 44. việc đã được giải quyết bằng quyết định đã có hiệu lực của Toà án. Nên Toà án nhân dân huyện Tiên Du đã căn cứ điểm i khoản 1 Điều 192; khoản 3 Điều 193; Điều 194 BLTTDS để ban hành quyết định số 04/2012/QĐST-ĐC ngày 5/4/2012 đình chỉ việc giải quyết vụ án dân sự sơ thẩm thụ lý số 26/2012/TLST-DS ngày 5/3/2012 về việc: “Tranh chấp hợp đồng vay tài sản” giữa bà Phương với bà Liên. Nhận thấy các quyết định của Toà án nhân dân huyện Tiên Du đã xâm phạm tới quyền lợi hợp pháp của mình nên bà Phương đã có đơn gửi Toà án nhân dân tỉnh Bắc Ninh, đề nghị Chánh án Toà án nhân dân tỉnh Bắc Ninh xem xét kháng nghị Quyết định số 07/2010/QĐST-DS ngày 10/9/2010 của Toà án nhân dân huyện Tiên Du theo trình tự giám đốc thẩm. Ngày 23/4/2012, Chánh án Toà án nhân dân tỉnh Bắc Ninh đã ra quyết định kháng nghị đối với Quyết định nêu trên. Ngày 29/05/2012, Uỷ ban Thẩm phán Toà án nhân dân tỉnh Bắc Ninh đã xét xử giám đốc thẩm, huỷ Quyết định số 07/2010/QĐST-DS ngày 10/9/2010 của Toà án nhân dân huyện Tiên Du. Ngày 16/7/2012, Chánh án Toà án nhân dân tỉnh Bắc Ninh đã ban hành Kháng nghị số 04/2012/QĐDS-KN, kháng nghị theo trình tự tái thẩm đối với Quyết định đình chỉ số 04/2012/QĐST-DS ngày 05/4/2012 của Toà án nhân dân huyện Tiên Du với lý do căn cứ để ban hành Quyết định số 04/2012/QĐST-DS ngày 05/4/2012 đã bị huỷ bỏ bởi Quyết định giám đốc thẩm số 01/2012/DS-GĐT ngày 29/05/2012 của Uỷ ban Thẩm phán Toà án nhân dân tỉnh Bắc Ninh. Ngày 31 tháng 08 năm 2012, tại trụ sở Toà án nhân dân tỉnh Bắc Ninh tiến hành xét xử theo thủ tục tái thẩm vụ kiện trên. Tại phiên tòa Hội đồng xét xử tái thẩm đã nhận định: Toà án nhân dân huyện Tiên Du đã nhận đơn và thụ lý vụ án số 38
  • 45. 26/2012/TLST-DS ngày 05/3/2012 về việc “Tranh chấp hợp đồng vay tài sản” giữa nguyên đơn bà Nguyễn Thị Mai Phương với bị đơn bà Trần Thị Liên, mà trước đó tranh chấp này đã được Toà án thụ lý và giải quyết bằng Quyết định đình chỉ số 07/2010/QĐST-DS ngày 10/9/2010 là không đúng quy định của pháp luật. Trong trường hợp này, khi nhận được đơn khởi kiện lại của phía bà Phương, Toà án không được thụ lý vụ án mà phải có kiến nghị với Chánh án Toà án nhân dân tỉnh Bắc Ninh xem xét kháng nghị Quyết định số 07/2010/QĐST-DS theo trình tự giám đốc thẩm. Do việc thụ lý lại vụ kiện không đúng quy định nên Toà án nhân dân huyện Tiên Du đã xét thấy đây thuộc trường hợp “Sự việc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án…” được quy định tại điểm b khoản 1 Điều 168, để căn cứ điểm i Khoản 1 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự, đình chỉ giải quyết vụ án. Do Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự số 07/2010/QĐST-DS ngày 10/9/2010 của Toà án nhân dân huyện Tiên Du về việc đình chỉ giải quyết vụ án dân sự giữa bà Nguyễn Thị Mai Phương với bà Trần Thị Liên đã bị huỷ bỏ bằng Quyết định giám đốc thẩm số 01/2012/DS-GĐT ngày 29/05/2012 của Uỷ ban Thẩm phán Toà án nhân dân tỉnh Bắc Ninh. Vì vậy căn cứ để Toà án nhân dân huyện Tiên Du ban hành Quyết định số 04/2012/QĐST-DS ngày 05/04/2012 đã không còn. Do đó cần chấp nhận Kháng nghị tái thẩm của Chánh án Toà án nhân dân tỉnh Bắc Ninh, xử huỷ Quyết định đình chỉ nêu trên và đình chỉ giải quyết vụ án thụ lý số 26/2012/TLST-DS ngày 05/03/2012 của Toà án nhân dân huyện Tiên Du. Bởi những lẽ trên; căn cứ Điều 304; Khoản 4 Điều 305; Khoản 3 Điều 309 Bộ luật tố tụng dân sự. Quyết định Tái thẩm số 04/2012/DS-TT ngày 31/08/2012 đã quyết định: Chấp nhận Kháng nghị theo trình tự tái thẩm số 04/2012/QĐKN-DS 39